SlideShare a Scribd company logo
1 of 78
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Sau khi gia nhập WTO và mở cửa hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động kinh tế đối
ngoại của nước ta ngày càng mở rộng, tạo điều kiện cho ngành ngân hàng phát triển
các loại hình dịch vụ của mình, đặc biệt là các loại hình thanh toán quốc tế. Trong các
phương thức thanh toán quốc tế thì tín dụng chứng từ có nhiều ưu điểm nhất, có thể
cân bằng lợi ích của các bên tham gia. Đây cũng là phương thức được sử dụng nhiều
chiếm khoảng 70 – 80 % trong thanh toán quốc tế. Mặc dù có nhiều ưu điểm và được
sử dụng nhiều nhưng phương thức thanh toán này vẫn tồn tại những rủi ro cho bất kì
bên nào tham gia. Thực tế trong hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng đã
xuất hiện không ít rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ, gây thiệt hại ảnh hưởng trực
tiếp đến về tài chính cũng như uy tín, sự tín nhiệm của đối tác nước ngoài dành cho
ngân hàng và các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế nghiên cứu phòng tránh rủi ro, nâng
cao hiệu quả trong thanh toán tín dụng chứng từ đã trở thành mối quan tâm hết sức cấp
bách và thường xuyên trong quá trình hoàn thiện và phát triển của mỗi ngân hàng vì
mục tiêu an toàn và lợi nhuận.
Là ngân hàng thương mại quốc doanh phục vụ đối ngoại có uy tín nhất trên địa
bàn thành phố Huế, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế luôn
được biết đến trong lĩnh vực tài trợ ngoại thương, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh
doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng....Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, nghiệp vụ
thanh toán tín dụng chứng từ của chi nhánh còn gặp một số rủi ro và hạn chế nhất định.
Qua thời gian thực tập tại đây và trên cơ sở kiến thức thầy cô truyền đạt, em đã chọn
đề tài: “Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi Nhánh Huế” cho khoá luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu khóa luận là đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt
động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank Huế.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Khoá luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận về hoạt động thanh toán quốc tế và các rủi ro
phát sinh khi áp dụng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân
hàng thương mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh
toán tín dụng chứng từ nói riêng tại Vietcombank Huế từ năm 2009 – năm 2011.
- Nhận dạng và phân tích các rủi ro phát sinh khi Vietcombank Huế thực hiện vai
trò: ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu …
- Đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro khi thực hiện phương thức tín dụng chứng
từ cho Vietcombank Huế.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các rủi ro phát sinh trong hoạt động thanh
toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương chi
nhánh Huế và các biện pháp phòng ngừa rủi ro đó.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: Phòng Thanh toán quốc tế - Ngân hàng Ngoại thương
Chi nhánh Huế.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ ở
Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Huế trong thời gian 3 năm 2009 – 2011.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm nổi bật các vấn đề về rủi ro, rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải
pháp có tính khả thi, khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập tài liệu: Tổng hợp các thông tin tư liệu từ giáo trình,
Internet, sách báo, tài liệu nghiệp vụ và tài liệu nghiên cứu nghiệp vụ và rủi ro trong
tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại nói chung và Vietcombank Huế nói riêng.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp thu thập số liệu phi thực nghiệm:
bằng câu hỏi mở phỏng vấn cá nhân trực tiếp các nhân viên trong phòng Thanh toán
quốc tế - Vietcombank Huế về thực tiễn các rủi ro thường gặp và có khả năng xảy ra.
Ngoài ra còn có số liệu thứ cấp do Vietcombank Huế cung cấp.
Phương pháp xử lí, phân tích số liệu: Phương pháp tổng hợp mô tả kết quả
phỏng vấn trực tiếp. Phương pháp xử lí số liệu thứ cấp: số liệu các bảng biểu số liệu do
Vietcombank Huế cung cấp, được tiến hành xử lí bằng excel và dùng phương pháp
phân tích, phương pháp so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối để phân tích thực trạng.
5. Nội dung nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu rủi ro cho Ngân hàng và khách hàng khi tham gia thanh
toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietcombank Huế, từ
đó đưa ra những giải pháp hạn chế những rủi ro đó. Kết cấu khoá luận gồm 3 chương:
Chƣơng I: Tổng quan về Thanh toán quốc tế, Phƣơng thức tín dụng chứng
từ và rủi ro khi áp dụng.
Chƣơng II: Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo
phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thƣơng chi nhánh Huế.
Chƣơng III: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thƣơng chi nhánh Huế.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ, PHƢƠNG THỨC
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO KHI ÁP DỤNG
1.1.Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc
Trong thời gian qua, đa số các đề tài nghiên cứu về hoạt động thanh toán tín dụng
chứng từ tại các ngân hàng chủ yếu tập trung: phân tích thực trạng; nâng cao hiệu quả
hoặc đánh giá nhân tố ảnh hưởng quy trình, chất lượng phương thức tín dụng chứng từ.
Khóa luận tốt nghiệp “Hạn chế rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Huế” năm 2010 của Nguyễn Thị Vĩnh
Hằng K41TCNH - Đại học Kinh Tế Huế đã nêu ra khái quát các rủi ro Vietcombank
Huế đã gặp, thông qua phương pháp chấm điểm ý kiến thu thập từ nhân viên chi nhánh
từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi sau khủng khoảng tài
chính toàn cầu thì nghiên cứu rủi ro tín dụng chứng từ vẫn rất cần thiết. Dựa trên cơ sở
tiếp thu kinh nghiệm các nghiên cứu trước, với đề tài “Hạn chế rủi ro hoạt động thanh
toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh
Huế” sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu các rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ,
thường xảy ra dưới khía cạnh ngân hàng trong giai đoạn nền kinh tế vừa trải qua
khủng hoảng, đang dần dần hồi phục và công tác TTQT đã cơ bản hoàn thiện tại chi
nhánh. Thông qua phỏng vấn tiếp thu, tổng hợp ý kiến trực tiếp từ các nhân viên phòng
Thanh toán quốc tế - Vietcombank Huế; qua đó đề xuất các giải pháp mới về công tác
phòng ngừa và hạn chế rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh với tính thực
tiễn cao, phù hợp quá trình hội nhập kinh tế và nền kinh tế hồi phục sau khủng hoảng
tài chính toàn cầu.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
1.2. Cơ sở lý luận về rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phƣơng thức
thanh toán tín dụng chứng từ
1.2.1. Những vấn đề chung về thanh toán quốc tế
1.2.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế
Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát
triển. Để đáp ứng được quá trình hợp tác và trao đổi quốc tế giữa các quốc gia,
“Nghiệp vụ thanh toán quốc tế” đã ra đời.
“Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về
tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa tổ chức, cá nhân
của nước này với tổ chức, cá nhân của nước khác, hay giữa một quốc gia với một tổ
chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan”1
.
TTQT liên quan tới các chủ thể kinh tế của các quốc gia khác nhau, chịu ảnh
hưởng của các yếu tố tiền tệ, phương thức chuyển đổi, tỷ giá, tín dụng, tập quán, ngôn
ngữ …nên luôn tiềm ẩn rủi ro cao và hậu quả rủi ro thường rất lớn. Hoạt động này
ngày càng phức tạp, đòi hỏi các NHTM và các bên tham gia phải hiểu rõ bản chất, tuân
thủ nghiêm túc điều kiện của các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trên nguyên tắc “bình
đẳng cùng có lợi”.
1.2.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế
a. Đối với nền kinh tế
Thanh toán quốc tế là một hoạt động tất yếu diễn ra trong nền kinh tế phát triển.
Hoạt động này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia
đặc biệt là quốc gia có nền kinh tế mở. Đó là cầu nối giữa người xuất khẩu và nhập
khẩu, xúc tiến sản xuất, lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu, qua đó thúc đẩy hoạt động
kinh tế đối ngoại phát triển. Đồng thời nó còn giúp bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu
tư nước ngoài; mở rộng các hoạt động dịch vụ như du lịch và hợp tác quốc tế. Thanh
1
Nguyễn Văn Tiến, 2008, Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, trang 219.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
toán quốc tế còn là thước đo hiệu quả sự phát triển nền kinh tế: thông qua cán cân
XNK, Nhà Nước có thể quản lí lượng hàng hóa XNK, đề ra chính sách ngoại thương
hợp lí; đồng thời điều chỉnh hệ thống pháp lí phù hợp với thông lệ quốc tế.
Với vai trò trung gian thanh toán, ngân hàng có thể tài trợ thanh toán hàng nhập
khẩu, bảo lãnh mở L/C, chiết khấu chứng từ xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp trong nước sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài; giúp thu hút kiều hối
và các nguồn lực tài chính; thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia phát triển.
b. Đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng. Triển khai
nghiệp vụ này sẽ mang lại lợi nhuận và hỗ trợ, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh
liên quan khác và giúp mở rộng phạm vi giao dịch, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng đa
dạng của khách hàng, nâng cao ưu thế và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Ngân hàng còn có thể tăng tính thanh khoản của mình: thông qua việc khách
hàng mở tài khoản và kí quỹ để hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết, kinh doanh đầu tư
ngắn hạn. Đặc biệt, thông qua hoạt động này, ngân hàng có thể tăng cường quan hệ; dễ
dàng tiếp cận và khai thác nguồn vốn tài trợ của ngân hàng nước ngoài và thị trường
tài chính quốc tế, đáp ứng nhu cầu về vốn đồng thời nâng cao uy tín của mình trên
trường quốc tế.
Tuy nhiên đây là nghiệp vụ khó yêu cầu trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, nắm rõ
luật pháp, đòi hỏi thanh toán viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức và nâng cao
trình độ. Thanh toán quốc tế còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để
việc thanh toán có thể diễn ra nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
1.2.1.3. Các phương thức chủ yếu trong thanh toán quốc tế
Trong TTQT, việc các bên tham gia lựa chọn phương thức thanh toán là rất quan
trọng. Phương thức TTQT là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng trong giao
dịch, mua bán ngoại thương giữa nhà XK và nhà NK, tức người bán dùng cách nào để
thu tiền về, người mua dùng cách nào để trả tiền. Tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện cụ thể,
hai bên thoả thuận bàn bạc và ghi vào hợp đồng ngoại thương, cùng sử dụng một
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
phương thức thanh toán trên nguyên tắc cùng có lợi: người bán thu được tiền nhanh và
đầy đủ, người mua nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn.
a. Phương thức mở tài khoản ghi sổ (Open Account)
Nhà xuất khẩu sau khi cung ứng hàng hoá dịch vụ đồng thời gửi bộ chứng từ cho
nhà nhập khẩu nhận hàng, sẽ mở tài khoản ghi nợ cho nhà NK thanh toán định kì.
- Ưu điểm: Có lợi cho nhà nhập khẩu: có thể mua chịu và thanh toán định kì
trong thời gian nhất định (6 tháng, 1 năm).
- Nhược điểm: Nhiều rủi ro cho nhà XK do việc trả tiền phụ thuộc vào khả năng
tài chính và thiện chí của nhà NK nên chỉ áp dụng trong thanh toán nội địa và quan hệ
bạn hàng thực sự tin cậy lẫn nhau và thanh toán tiền phi mậu dịch.
b. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Người trả tiền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho
người hưởng lợi ở địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền họ yêu cầu.
- Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, dễ thực hiện, phí thanh toán không cao, thanh toán
trực tiếp giữa bên mua và bên bán, ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian.
- Nhược điểm: Việc thanh toán dựa vào thiện chí người mua; không đảm bảo
người bán thu được tiền trong thanh toán sau và người mua nhận được hàng như yêu
cầu trong thanh toán trước.
c. Phương thức nhờ thu (Collection of payment)
Người bán sau khi đã hoàn thành giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ sẽ uỷ thác cho
ngân hàng của mình thu hộ số tiền từ người mua trên cơ sở chứng từ lập ra. Phương
thức này được chia thành: nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
Phương thức nhờ thu phiếu trơn (clean collection): Người bán uỷ thác cho
ngân hàng thu hộ tiền người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ
gửi hàng thì gửi thẳng cho khách hàng.
Nhược điểm: việc nhận hàng và thanh toán hoàn toàn tách rời nhau nên không
đảm bảo quyền lợi cho 2 bên. Người mua có thể nhận hàng mà không chịu thanh toán
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
hoặc thanh toán chậm trễ. Nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải trả
tiền ngay mà không biết người bán giao hàng đúng hợp đồng hay không.
Chỉ áp dụng trong trường hợp mua bán tin cậy lẫn nhau; quan hệ công ty mẹ -
con và thanh toán dịch vụ liên quan XK hàng hoá: cước phí vận tải, bảo hiểm, phạt..
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): Người bán uỷ
thác cho ngân hàng thu hộ tiền người mua căn cứ vào hối phiếu & bộ chứng từ gửi
hàng. Ngân hàng chỉ giao bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng với điều kiện
người mua trả tiền hối phiếu hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu.
Ưu điểm: Ngân hàng khống chế bộ chứng từ hàng hoá nên đảm bảo quyền lợi
của người bán thông qua ràng buộc giữa việc thanh toán tiền và nhận hàng người mua.
Nhược điểm: Chưa khống chế được việc trả tiền của người mua. Nếu người mua
không nhận hàng, người bán sẽ gặp khó khăn giải tỏa hàng và rủi ro tiêu thụ.
Chỉ áp dụng trong hàng bán lần đầu, hàng ứ đọng, khó tiêu thụ, thu cước phí.
d. Phương thức ứng trước(advanced payment)
Người mua chấp nhận giá của người bán và chuyển tiền thanh toán cùng với đơn
đặt hàng chắn chắn, việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hóa được người bán gửi đi.
- Ưu điểm: Nhà nhập khẩu chắc chắn nhận được hàng hoá và có thể thương
lượng giảm giá với nhà xuất khẩu; giúp 2 bên tránh được rủi ro tỷ giá, rủi ro vỡ nợ, tiết
kiệm chi phí quản lý và kiểm soát tín dụng.
- Nhược điểm: áp lực tài chính với nhà nhập khẩu nếu hàng đến chậm. Sau khi
nhận tiền, nhà xuất khẩu có thể không giao hàng, giao hàng không đúng hợp đồng, mất
khả năng giao hàng, thậm chí bị phá sản. Chính sách quản lý ngoại hối ở 1 số nước
cấm thanh toán cho người bán ở nước ngoài trước khi nhập khẩu hàng hoá.
e. Phương thức tín dụng chứng từ (Document Letter of Credit)
Đây là phương thức TTQT quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất tại NHTM
hiện nay, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch hàng hóa XNK. Có nhiều thuật ngữ khác
nhau được dùng để chỉ phương thức thanh toán này: Letter of credit (L/C; LC), Credit,
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Documentary Credit (DC; D/C). Credit ở đây hiểu theo nghĩa là sự tín nhiệm chứ
không phải là 1 khoản cho vay. Ở Việt Nam gọi là Tín dụng thư; Thư tín dụng; thông
dụng nhất là Tín dụng chứng từ vì thể hiện đúng nhất ý nghĩa tín dụng kèm chứng từ.
Cho dù cách gọi là gì, thì bản chất của nó vẫn phải tuân thủ nội dung Điều 2 của UCP
600. Phần sau sẽ đi sâu về phương thức thanh toán này để làm rõ tại sao nó được sử
dụng phổ biến như vậy và các rủi ro có thể gặp cho các bên khi tham gia phương thức.
1.2.2. Phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.2.2.1. Khái niệm tín dụng chứng từ
Theo điều 2, UCP 600, “Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kì dù được
mô tả hay đặt tên thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không thể hủy ngang của
Ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.”
“Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng
(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín
dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi thư tín dụng)
hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó khi người này
xuất trình cho Ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư
tín dụng.”2
1.2.2.2. Cơ sở pháp lí của thanh toán Tín dụng chứng từ
Các quốc gia đã cùng nhau xây dựng hệ thống luật pháp thống nhất toàn cầu để
áp dụng trong các hoạt động thương mại quốc tế hiện nay. Thanh toán bằng L/C được
các ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở UCP và ISBP. Nhưng đó chỉ là thông
lệ tập quán quốc tế do ICC-tổ chức phi chính phủ phát hành nên không mang tính chất
pháp lý bắt buộc. Trong L/C bắt buộc phải ghi dẫn chiếu áp dụng UCP. Giao dịch L/C
còn bị điều chỉnh bởi hệ thống luật pháp quốc gia và quốc tế. Trường hợp áp dụng
thông lệ và tập quán quốc tế nếu trong giao dịch có dấu hiệu vi phạm luật pháp thì cơ
quan điều tra có quyền đình chỉ giao dịch và thanh toán. Đây chính là tính chất pháp lý
2
Đinh Xuân Trình - Giáo trình Thanh toán quốc tế ( 2006) - NXB Lao động-Xã hội, Trang 323
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
của luật quốc gia vượt lên trên thông lệ và tập quán quốc tế. Sau đây là những văn bản
pháp lý quan trọng điều chỉnh hoạt động thanh toán TDCT:

Các thông lệ và tập quán quốc tế

UCP600 - Uniform Customs and Practice for Documentary Credit: Quy
tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ được soạn thảo bởi Phòng Thương
Mại Quốc Tế Paris năm 1933; giải thích, hướng dẫn thực hành nghiệp vụ TDCT trên
toàn thế giới.
Phương thức TDCT hiện đang được thực hiện theo UCP600 - bản sửa đổi hoàn
thiện (năm 2007) với 39 điều: có điều khoản Định nghĩa và Diễn giải thuật ngữ làm rõ
nội dung, thống nhất một số thuật ngữ sử dụng trong UCP; quy định rõ thời gian thông
báo chứng từ bất hợp lệ; bổ sung quy định chiết khấu L/C trả chậm; cho phép NH phát
hành từ chối và giao bộ chứng từ bất hợp lệ cho người yêu cầu mở L/C...
ISBP681 International Standard Banking Practice for the Examination of
Documents under Documentary Credit: Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để
kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng – số 681 năm 2007 của ICC tuân thủ UCP 600.
URR525 Uniform Rules for Bank Reimbursement under Documentary
Credit: Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng theo TDCT số xuất bản 525
năm 1996, chính là sự mở rộng và chi tiết hóa của điều khoản 19 trong UCP 600.
ISP98 International Standby Practice: Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng
quốc tế được xuất bản năm 1998.
eUCP-Supplement To The Uniform Customs and Practice Under
Documentary Credit For Electronic Presentation version 1.1 2007: Bản phụ trương
UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử - bản diễn giải số 1.1 năm 2007.
Incoterms 2000 - International Commerce Terms: Các điều khoản thương
mại quốc tế, quy định những quy tắc về giá cả, trách nhiệm các bên liên quan.
URC 522 - ICC Uniform Rules for Collections as ICC Publication No 522:
Quy tắc Thống nhất về nhờ thu của ICC.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Quy định về cấm vận của Hoa Kỳ:Các khoản thanh toán bằng USD qua các
nước sau không thể thực hiện: Balkans, Burma (Myanmar), Cuba, Iran, Iraq, Liberia,
Libya, North Korea, Sudan, Syria, Zimbabwe.

Luật và công ước quốc tế

United nations convention on contracts for the international sale of goods
Wien Convention 1980: Công ước Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng mua bán quốc tế
ICC clauses 1982 Institute Cargo Clause: Các điều kiện bảo hiểm vận chuyển
hàng hoá đường biển của Anh do Institute London Underwritters ban hành năm 1982.
ULB 1930 - United Law for Bill of Exchange: Công ước Geneve 1930 về
Luật thống nhất về hối phiếu Công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm
Hamburg Rules: Công ước Liên hiệp quốc1978 chuyên chở hàng hóa đường biển.

Các văn bản pháp luật trong nước: Bộ luật dân sự, Luật thương mại, Luật ngoại hối;
Luật các công cụ chuyển nhượng; Luật thanh toán quốc tế. Các quyết định, thông tư, pháp
lệnh, nghị định khác ( Tham khảo Phụ lục 1.1 về các văn bản pháp luật trong nước)

1.2.2.3. Các bên tham gia thanh toán
- Ngƣời xin mở thƣ tín dụng (the applicant for the credit): có thể là người
mua, nhà nhập khẩu hay người trả tiền. Theo điều 2 UCP600 người yêu cầu mở thư tín
dụng là bên mà theo yêu cầu của bên đó, thư tín dụng được phát hành.
- Ngƣời thụ hƣởng (beneficiary): là người nhận tiền thanh toán hoặc sở hữu
hối phiếu được chấp nhận thanh toán, có thể là người bán, người xuất khẩu, người kí
phát hối phiếu hay bất kì người nào mà người hưởng lợi chỉ định. Theo điều 2 UCP
600 người thụ hưởng là bên mà vì quyền lợi của bên đó, một tín dụng được phát hành.
- Ngân hàng mở thƣ tín dụng (issuing bank): còn gọi là ngân hàng phát hành.
Theo điều 2 UCP 600 thì ngân hàng phát hành là ngân hàng theo yêu cầu của người xin
mở L/C hoặc nhân danh chính mình, phát hành một thư tín dụng cho người thụ hưởng.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
- Ngân hàng thông báo (advising bank): thường là NH đại lí hay chi nhánh của
NH mở L/C ở nước người thụ hưởng. Theo điều 2 UCP 600 ngân hàng thông báo là
ngân hàng tiến hành thông báo thư tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành.
Ngoài ra còn có thể có các ngân hàng sau: Ngân hàng xác nhận(confirming
bank); Ngân hàng được chỉ định(nominated bank); Ngân hàng thanh toán(reimbursing
bank); Ngân hàng chiết khấu (negotiating bank).
1.2.2.4. Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
(3) Phát hành thư tín dụng
Ngân hàng (7) Gửi chứng từ Ngân hàng
phát hành (9) Thanh toán thông báo
(2) (8)
(4) (6) (9)
Đề Nộp
Thông Lập Thanh
nghị tiền,
mở nhận báo chứng toán
thư tín
thư chứng từ
tín từ dụng
dụng
Nhà nhập
(1) Hợp đồng
Nhà xuất
(5) Giao hàng
khẩu khẩu
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán thƣ tín dụng chứng từ
Ở trên là trình tự thực hiện phương thức thanh toán TDCT thường xảy ra trong
thực tế: với sự tham gia của Ngân hàng phát hành và Ngân hàng thông báo.
Bƣớc 1: Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương, trong
hợp đồng quy định thanh toán bằng phương thức TDCT.
Bƣớc 2: Nhà nhập khẩu chuẩn bị hồ sơ xin mở thư tín dụng gởi tới ngân hàng
phát hành, yêu cầu phát hành thư tín dụng cho nhà XK.
Bƣớc 3: Căn cứ vào yêu cầu mở L/C của nhà NK, NH phát hành nếu thấy hợp lí
sẽ trích tài khoản ký quỹ của nhà NK và phát hành L/C gởi cho ngân hàng thông báo
thông qua NH đại lí của mình ở nước XK. Phát hành L/C bằng thư, Telex, SWIFT.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Bƣớc 4: Khi nhận được thư tín dụng, ngân hàng thông báo kiểm tra tính xác thực
của thư tín dụng và thông báo kèm chuyển bản gốc thư tín dụng cho nhà xuất khẩu.
Bƣớc 5: Nhà XK khi nhận được L/C sẽ kiểm tra các điều khoản L/C và những
thỏa thuận đã kí kết trong HĐ mới tiến hành giao hàng. Nếu có những điều khoản L/C
không thực hiện được, nhà XK sẽ yêu cầu nhà NK sửa đổi L/C rồi mới giao hàng.
Bƣớc 6: Giao hàng xong, nhà XK lập bộ chứng từ hoàn chỉnh gởi NH thông báo.
Bƣớc 7: NH thông báo nhận chứng từ của nhà XK và kiểm tra chứng từ. Nếu bộ
chứng từ hợp lệ thì sẽ gởi cho NH phát hành để nhận thanh toán. Nếu bộ chứng từ bất
hợp lệ, NH thông báo yêu cầu nhà XK điều chỉnh chứng từ phù hợp với các điều
khoản L/C.
Bƣớc 8: NH phát hành nhận chứng từ và kiểm tra chứng từ. Nếu bộ chứng từ
hợp lệ sẽ thông báo nhà NK nộp tiền lấy chứng từ đi nhận hàng. Nếu bộ chứng từ bất
hợp lệ thì sẽ thông báo cho nhà NK để họ có ý kiến chấp nhận hay từ chối thanh toán.
Bƣớc 9: NH phát hành thanh toán tiền hàng cho NH thông báo bằng cách trích
tiền kí quỹ mở L/C đứng tên nhà NK và NH thông báo ghi có tài khoản nhà XK.
1.2.2.5. Các loại thư tín dụng thương mại

Khái niệm: Thư tín dụng là 1 bản cam kết thanh toán do NH phát hành mở theo yêu
cầu của nhà NK (người yêu cầu mở L/C) để trả một số tiền nhất định cho nhà XK

(người thụ hưởng) với điều kiện người đó phải thực hiện đầy đủ những quy định L/C.

Vai trò thư tín dụng: Đây là phương tiện rất quan trọng của phương thức

TDCT, là công cụ hiệu quả để cụ thể và hoàn thiện những nội dung mà HĐ chưa bàn
tới; khắc phục những sai sót và những điều khoản bất lợi nếu thấy huỷ HĐ là có lợi.
Đây còn là một văn bản mang tính pháp lý, là căn cứ để ngân hàng quyết định trả tiền,
chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu, là cơ sở để người mua trả tiền cho ngân hàng.

Nội dung của thư tín dụng: Một thư tín dụng thường có những điều khoản sau:

(1) : Số hiệu, địa điểm, và ngày mở thư tín dụng.
(2) : Tên và địa chỉ những người có liên quan tới phương thức TDCT.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
(3) : Số tiền của thư tín dụng.
(4) : Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong L/C
(5) : Những nội dung về hàng hóa.
(6) : Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng, nơi gửi và nơi giao hàng, cách
vận chuyển và cách giao hàng.
(7) : Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình.
(8) : Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở thư tín dụng.
(9) : Những điều khoản đặc biệt khác.
(10) : Chữ ký của Ngân hàng mở thư tín dụng.

Một số hình thức thư tín dụng

Căn cứ vào tính chất thông dụng mà người ta có thể phân loại:
Thứ nhất: Các loại thư tín dụng cơ bản:
Thƣ tín dụng có thể huỷ ngang (revocable letter of credit): là loại L/C mà
người yêu cầu mở có toàn quyền đề nghị Ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hoặc
huỷ bỏ mà không cần báo trước cho người hưởng lợi biết. Ít được sử dụng trong
thương mại quốc tế vì không đảm bảo quyền lợi của người bán: người mua có thể đơn
phương huỷ bỏ L/C bất kì lúc nào trước khi việc thanh toán được thực hiện.
Thƣ tín dụng không thể huỷ ngang (irrevocable letter of credit): Sau khi
mở, mọi việc liên quan đến sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ trong thời gian hiệu lực chỉ
có thể tiến hành khi có sự thoả thuận của các bên liên quan. Tuy nhiên, L/C được công
nhận là không còn giá trị thực hiện trong trường hợp các bên đồng ý huỷ bỏ. L/C
không ghi IRREVOCABLE thì vẫn được coi là không huỷ bỏ được.
Thƣ tín dụng không thể huỷ ngang và có xác nhận (Confirmed
irrevocable letter of credit): Là loại L/C không thể huỷ bỏ, được một NH khác đảm
bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Được sử dụng khi người hưởng lợi
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
không tin tưởng vào khả năng tài chính của NH mở L/C thì có thể trả phí yêu cầu NH
khác đứng ra xác nhận.
Thứ hai: Các loại thư tín dụng đặc biệt :
Thƣ tín dụng không thể huỷ ngang có giá trị trực tiếp: là loại L/C mà
chứng từ được yêu cầu xuất trình trực tiếp để thanh toán tại Ngân hàng phát hành.
Thƣ tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi (irrevocable without
recource letter of credit): Là loại thư tín dụng mà sau khi nhà XK đã được trả tiền thì
ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại trong bất cứ trường hợp nào. Người xuất
khẩu phải ghi lên trên hối phiếu và L/C “miễn truy đòi người ký phát” .
Thƣ tín dụng tuần hoàn (Revolving letter of credit): là loại L/C không thể
huỷ bỏ, sau khi đã sử dụng hết giá trị hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động)
có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất
định cho đến khi tổng trị giá hợp đồng được thực hiện.
Thƣ tín dụng ứng trƣớc điều khoản đỏ (Advanced/Red clause letter of
credit): là loại L/C mà theo đó người mở L/C cam kết tài trợ cho nhà XK ngay sau khi
mở L/C. Điều khoản ban đầu được viết bằng mực đỏ: NH phát hành cam kết ứng một
số tiền nhất định (30-50% trị giá L/C) khi nhận các chứng từ trong thời hạn ấn định.
Thƣ tín dụng dự phòng (Stand by letter of credit): Là loại L/C do NH phục
vụ nhà XK phát hành để cam kết với nhà NK sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng
trước và chí phí mở L/C cho nhà NK; bảo vệ quyền lợi cho nhà NK.
Thƣ tín dụng chuyển nhƣợng (Transferable letter of credit): Là loại L/C
không thể huỷ ngang, quy định NH trả tiền được phép chuyển nhượng 1 lần toàn bộ
hay 1 phần số tiền của L/C cho 1 hay nhiều người trong theo lệnh của người hưởng lợi
đầu tiên. Trên L/C phải ghi “có thể chuyển nhượng được”L/C và phải có lệnh đặc biệt
của NH mở.
Thƣ tín dụng giáp lƣng (Back to Back lettet of credit): sử dụng trong giao
dịch mua bán qua trung gian, chuyển khẩu. Sau khi nhận được L/C do người NK mở
cho mình hưởng, nhà XK căn cứ vào nội dung L/C và dùng chính L/C này để thế chấp
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 15
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
mở một L/C giáp lưng cho người khác hưởng với nội dung gần giống L/C ban đầu. Số
chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc và kim ngạch L/C giáp lưng phải
nhỏ hơn L/C gốc.
Thƣ tín dụng đối ứng (Reciprocal letter of credit): không thể huỷ ngang;
chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C đối ứng với nó được mở ra, dùng trong hàng đổi hàng.

Ưu nhược điểm của thanh toán thư tín dụng

Ngƣời bán: được ngân hàng mở cam kết thanh toán và khống chế bộ chứng từ,
việc thanh toán không phụ thuộc thiện chí nhà NK; không sợ mất quyền sở hữu hàng
hóa hay tốn chi phí vận chuyển nếu làm đúng L/C. Được ngân hàng tài trợ xuất khẩu.
Tuy nhiên nhà XK đòi hỏi phải có kinh nghiệm giao dịch L/C: lựa chọn loại L/C
đảm bảo quyền lợi tối đa; phải kiểm tra kỹ sự phù hợp của điều khoản trong L/C với
hợp đồng đã thoả thuận và khả năng mình đáp ứng được các yêu cầu đã thỏa thuận.
Ngƣời mua: Có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng mà không phải tốn thời gian,
công sức tìm đối tác uy tín và tin cậy. Được ngân hàng kiểm tra giúp bộ chứng từ và
đảm bảo nhận được hàng hoá đúng hạn, đúng số lượng và chất lượng. Có thể tận dụng
được tín dụng ngân hàng cấp, các khoản ký quỹ mở L/C được hưởng lãi theo quy định.
Tuy nhiên, không tránh được trường hợp bị người bán gian lận lập bộ chứng từ
khống và không nhận được hàng đúng hợp đồng. Người mua phải thận trọng khi làm
đơn mở L/C, đưa ra các điều kiện để người bán thực hiện được mà vẫn đảm bảo được
quyền lợi của mình.
Đối với ngân hàng: Mở rộng nghiệp vụ kinh doanh giúp tăng thu nhập; kết hợp
bán chéo các sản phẩm; nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên; góp phần giúp đỡ
các khách hàng xuất nhập khẩu và tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý.
Tuy nhiên, quy trình thanh toán tỉ mỉ và máy móc và tương đối phức tạp, ngân
hàng chỉ có thể khống chế về mặt hình thức, mà không thể kiểm soát được tính pháp lý
hay tính chân thực của các loại chứng từ. Ngân hàng phải xem xét khả năng thanh toán
của người mua khi chấp nhận mở L/C.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
1.2.3. Rủi ro thanh toán quốc tế theo phƣơng thức tín dụng chứng từ
1.2.3.1. Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Thuật ngữ “rủi ro” được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày nhưng
chưa có định nghĩa thống nhất về rủi ro. Theo trường phái trung hòa “Rủi ro là sự bất
trắc có thể đo lường được”; theo trường phái tiêu cực thì “Rủi ro là những thiệt hại,
mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều
không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”. Mọi quan điểm đều thống nhất “Rủi ro
là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn, sự hiểu biết, dự tính của chủ thể và đem lại
những hậu quả xấu”.
Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong mọi lĩnh vực đời sống nhất là lĩnh vực
ngân hàng do đặc thù ngành là kinh doanh tiền, chịu sự điều chỉnh vĩ mô của Nhà
Nước, quan hệ mật thiết với các thành phần kinh tế. Thông qua 3 nghiệp vụ : nghiệp
vụ Nợ, nghiệp vụ Có, nghiệp vụ trung gian, ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro có
quan hệ với nhau và liên hợp tạo thành “dây truyền” đe doạ đến lợi ích, gây ra thiệt hại
không nhỏ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tổn thất trực tiếp cho quốc gia.
1.2.3.2. Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một bên tham gia bị vi phạm: chứng từ không
được thanh toán hoặc bất kỳ một sự chậm trễ trong các khâu của quá trình thanh toán.
Với người bán, rủi ro xảy ra khi bán hàng không thu được tiền hoặc chậm thu tiền, rủi
ro về thị trường, rủi ro không nhận hàng, rủi ro không thanh toán. Với người mua, rủi
ro xảy ra khi người bán giao hàng không đúng với hợp đồng, rủi ro không giao hàng,
rủi ro vận chuyển hàng hoá. Rủi ro có thể xảy ra với Ngân hàng khi người mua hoặc
người bán thiếu trung thực, không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng hay phát
sinh chi phí không cần thiết, làm uy tín của Ngân hàng bị giảm sút.
Trong thương mại quốc tế hiện nay, thanh toán L/C luôn là phương thức quan
trọng nhất vì sự an toàn và thuận lợi tối đa cho các bên tham gia nhưng vẫn không thể
tránh khỏi các rủi ro và tranh chấp phát sinh. Trong phương thức này, NH khi thanh
toán chỉ căn cứ vào bề mặt chứng từ đáp ứng đúng yêu cầu trong L/C, không kiểm tra
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
hàng hóa có đúng theo hợp đồng hay không, tạo thuận lợi khi thực hiện phương thức
nhưng dẫn đến không ít rủi ro. Sau đây là các rủi ro thường gặp với các bên trong
phương thức TDCT:
a. Rủi ro kĩ thuật: là những rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy
trình thanh toán TDCT. Đây là rủi ro thường gặp nhất, gây thiệt hại về vật chất không
lớn nhưng ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của ngân hàng trong cung cấp dịch vụ.
Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu: Nhà xuất khẩu hay gặp những rủi ro sau:

Khi nhận được L/C từ NH thông báo, nếu nhà XK kiểm tra không kĩ các điều kiện
L/C, chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi không thể đáp ứng khi lập chứng từ sau này. Nếu
không thoả mãn được các yêu cầu đó, NH phát hành sẽ từ chối không thanh toán bộ chứng từ,
dẫn tới nhà NK có lợi thế thương lượng lại về giá cả dẫn tới bất lợi.



Phương thức TDCT đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán với
nội dung quy định trong L/C. Việc lập bộ chứng từ thanh toán là một khâu quan trọng và rất
dễ gặp rủi ro đối với nhà xuất khẩu: chỉ cần sơ suất nhỏ trong việc lập chứng từ thì nhà XK thì
có thể bị ngân hàng mở L/C và người mua bắt lỗi và từ chối thanh toán.


Trên thực tế quá trình lập chứng từ thường gặp các sai sót sau:

+ Lập chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ của các bên tham gia, hãng vận tải.
+ Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng.
+ Sai sót trên bề mặt chứng từ: số tiền trên chứng từ không khớp giá trị của L/C;
không ghi số L/C; không đánh dấu bản gốc; các chứng từ không khớp nhau hoặc
không khớp với nội dung của L/C; không tuân theo các quy định của L/C.
+ Khác biệt về tập quán, luật lệ ở mỗi nước .

Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản
thanh toán có thể đều bị từ chối, và nhà XK phải tự xử lý hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho chờ
giải quyết hoặc tìm người mua mới, bán đấu giá; chở hàng về nước.

Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương

Nếu ngân hàng mở L/C mất khả năng thanh toán, bộ chứng từ xuất trình hợp lệ thì
cũng không được thanh toán. Chịu rủi ro cao nếu sử dụng L/C có thể huỷ ngang.

Rủi ro đối với nhà Nhập khẩu

Ngân hàng thanh toán cho người thụ hưởng căn cứ vào tính chân thật bề ngoài bộ
chứng từ xuất trình, không kiểm tra hàng hoá. Không có sự đảm bảo sẽ nhận được hàng hoá
đúng như hợp đồng trong khi phải hoàn trả đầy đủ tiền cho NH phát hành.



Nhà nhập khẩu có thể gặp rủi ro nếu không chú ý kiểm tra kỹ bộ chứng từ mà
chấp nhận bộ chứng từ có lỗi sẽ bị thiệt hại và gặp khó khăn trong khiếu nại sau này.



Rủi ro hay gặp là hàng đến trước bộ chứng từ: Thiếu vận đơn chứng từ sở hữu hàng
hoá thì không giải toả được hàng hoá, phát sinh chi phí phát hành bảo lãnh nhận hàng; tiền bồi
thường giữ tàu quá hạn hoặc chi phí lưu kho.



Nếu một trong 03 B/L gốc thất lạc thì người khác có thể lấy được hàng trong khi đó
nhà nhập khẩu phải thanh toán tiền cho lô hàng đó.



Nếu có thay đổi các điều kiện và điều khoản hợp đồng thì phải tu chỉnh L/C.

Rủi ro đối với ngân hàng phát hành

Trong nghiệp vụ mở L/C, nếu NH phát hành không kiểm tra kĩ đơn xin mở

L/C, dẫn đến chấp nhận cả những điều khoản hàm chứa rủi ro cho ngân hàng sau này.

Nếu ngân hàng phát hành trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà
không kiểm tra kĩ bộ chứng từ xuất trình nhận được, để bộ chứng từ có lỗi. Nhà nhập khẩu
không chấp nhận, thì ngân hàng không thể đòi tiền nhà nhập khẩu.



Ngân hàng phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng cả khi nhà NK mất khả
năng thanh toán, bị phá sản và phải thanh toán cho ngân hàng xuất trình khi chứng

từ xuất trình phù hợp L/C bị thất lạc khi chuyển từ NH xuất trình đến NH phát hành.

Trường hợp hàng đến trước bộ chứng từ: NH phát hành được yêu cầu thanh toán cho
người thụ hưởng khi chưa nhận bộ chứng từ. Nếu không có sự chấp nhận hoàn trả của người
nhập khẩu, thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro không truy hoàn được tiền từ nhà nhập khẩu khi bộ
chứng từ có sai sót mà nhà nhập khẩu không chấp nhận.

Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương

Nếu trong L/C không qui định bộ vận đơn đầy đủ thì người nhập khẩu có thể lấy
được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn.



NH phát hành phải thực hiện thanh toán: khi đưa quyết định từ chối bộ chứng từ vượt
quá 5 ngày làm việc theo qui định UCP600 hoặc thông báo từ chối chứng từ nhưng không nêu
rõ các bất hợp lệ hoặc thông báo chứng từ bất hợp lệ nhưng bị ngân hàng xuất trình bác bỏ
bằng các luận điểm phù hợp với UCP600 và ISBP681.



Ngân hàng phát hành có trách nhiệm thanh toán sau khi phát hành bảo lãnh nhận
hàng ngay cả khi trị giá chứng từ lớn hơn trị giá thư bảo lãnh.



NHđCĐ có thể yêu cầu thanh toán hoặc ghi nợ tài khoản NH phát hành trước

khi NH phát hành nhận bộ chứng từ. Khi NH phát hành nhận được bộ chứng từ sai sót,
về nguyên tắc thì có thể đòi lại tiền từ NHđCĐ nhưng mất nhiều công sức, thời gian.
Rủi ro đối với ngân hàng thông báo: Xảy ra khi ngân hàng thông báo, chiết
khấu một L/C giả hoặc sửa đổi một L/C không có hiệu lực mà chưa xác nhận được tình
trạng mã khoá, mẫu điện hay chữ ký uỷ quyền của ngân hàng mở L/C.
Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận: Nếu ngân hàng xác nhận trả tiền hay chấp
nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà kiểm tra bộ chứng từ không kĩ để bộ chứng từ có
lỗi dẫn tới ngân hàng phát hành không chấp nhận thanh toán thì ngân hàng xác nhận
không thể đòi tiền ngân hàng phát hành.
b. Rủi ro đạo đức: xảy ra khi 1 bên tham gia phương thức TDCT cố tình không
thực hiện đúng nghĩa vụ theo qui định của L/C, làm ảnh hưởng quyền lợi của bên kia.

Rủi ro đạo đức đối với nhà xuất khẩu: Bên cạnh cam kết của ngân hàng mở

L/C, sự tin tưởng và thiện chí giữa người mua và bán vẫn là yếu tố quan trọng đảm bảo
giao dịch. Nếu nhà NK không thiện chí, cố ý không thực hiện hợp đồng có thể dựa vào
sai sót rất nhỏ của bộ chứng từ: đòi giảm giá, kéo dài thời gian thanh toán, hoặc từ chối
thanh toán.

Rủi ro đạo đức đối với nhà nhập khẩu: Nếu nhà xuất khẩu có hành vi gian dối, lừa
đảo như giao hàng kém phẩm chất, sai số lượng; xuất trình bộ chứng từ giả mạo có

Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 20
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
bề ngoài phù hợp với L/C cho ngân hàng mà không giao hàng thì nhà nhập khẩu phải
thanh toán cho ngân hàng cho dù không nhận được hàng hoặc hàng không đúng HĐ.

Rủi ro đạo đức đối với ngân hàng: Ngân hàng phát hành phải thanh toán cho người
hưởng lợi theo qui định L/C ngay cả khi nhà nhập khẩu cố ý không hoàn trả hoặc giả mạo
chứng từ mà ngân hàng không phát hiện ra. Đặc biệt khi nhà nhập khẩu và xuất khẩu đồng loã
lừa ngân hàng bằng cách lập bộ chứng từ mà không có quan hệ mua bán hàng thực sự. Nhà
nhập khẩu có thể lợi dụng mối quan hệ với hãng tàu để nhận hàng rồi từ chối thanh toán trước
khi bộ chứng từ gởi tới ngân hàng. Nếu nhà xuất khẩu là tổ chức ma, hoặc bị phá sản mà nhà
nhập khẩu không có khả năng bồi thường cho ngân hàng mở thì ngân hàng sẽ gánh chịu hậu
quả. Ngân hàng mở L/C có thể vi phạm cam kết: từ chối, trì hoãn thanh toán hoặc đứng về
phía gây khó khăn trong quá trình thanh toán.

c. Rủi ro tín dụng: là rủi ro không thu được nợ khi đến hạn, thường xảy ra với
NH mở L/C và gây thiệt hại vật chất lớn nhất trong tất cả các loại rủi ro có thể xảy ra.

Đối với ngân hàng phát hành : Rủi ro tín dụng xảy ra khi không thu được hoặc

thu không đủ từ nhà nhập khẩu số tiền ngân hàng đã bỏ ra thanh toán cho nhà XK.
Rủi ro tín dụng thế chấp hàng nhập khẩu: ngân hàng đã thanh toán cho nhà
xuất khẩu và lấy chứng từ gửi hàng nhưng nhà nhập khẩu không lấy chứng từ để nhận
hàng và không trả tiền. Rủi ro xảy ra khi NH cho vay ký quỹ mở L/C hoặc thanh toán
mà bảo đảm bằng chính lô hàng đó. NH phải bán lô hàng và luôn bị lỗ do không quen
kinh doanh và hàng hóa có khi phải chế biến; chịu lỗ nhiều nếu là thực phẩm.
Rủi ro tín dụng bảo lãnh thư tín dụng trả chậm: Trường hợp mức ký quỹ nhỏ
hơn 100%, ngân hàng thực chất đã cho vay sự tín nhiệm của mình. Rủi ro xảy ra nếu
nhà nhập khẩu không thanh toán tiền khi đến hạn cho ngân hàng.

Đối với ngân hàng xác nhận: Rủi ro xảy ra khi xác nhận theo yêu cầu ngân hàng mở
L/C mà không rõ năng lực tài chính ngân hàng đó, phải nhận trách nhiệm thanh toán thay với
bộ chứng từ hợp lệ ngay cả khi ngân hàng mở thiếu thiện trí hoặc mất khả năng thanh toán,
thậm chí bị phá sản.

Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 21
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương

Đối với ngân hàng chiết khấu và ngân hàng hoàn trả: rủi ro xảy ra khi không thu
được khoản tiền đã thanh toán hoặc chiết khấu cho nhà nhập khẩu.



Đối với ngân hàng thông báo: Rủi ro xảy ra khi không thu hồi được vốn cho

vay tài trợ xuất khẩu hoặc chiết khấu bộ chứng từ. Trường hợp khác: NH phát hành
không chịu trả tiền cho ngân hàng thông báo mặc dù nhà nhập khẩu đã thanh toán tiền.

Đối với ngân hàng được chỉ định: chịu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành
và nhà xuất khẩu: trên cơ sở bộ chứng từ được xuất trình, các ngân hàng được chỉ định thường
ứng trước cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi để trợ giúp nhà XK.

d. Rủi ro kinh tế, chính trị
Bắt nguồn từ sự không ổn định chính trị của các nước có liên quan. Thay đổi về
kinh tế, chính trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và đáp ứng các điều kiện hợp
đồng. Thay đổi đột ngột về môi trường pháp lý như: thuế và luật xuất nhập khẩu, hạn
ngạch, cơ chế ngoại hối, làm thị trường tài chính thay đổi đột ngột dẫn tới các bên
tham gia và NH không thực hiện được nghĩa vụ, L/C có thể bị huỷ bỏ, gây thiệt hại
cho các bên tham gia.
Nền kinh tế quốc gia bị suy thoái, khủng hoảng sẽ kéo theo các ngân hàng bị
phong toả hoặc tạm ngưng hoạt động; giảm uy tín NH phát hành tại đó. Nếu nợ nước
ngoài quốc gia quá lớn thì tăng thuế, phá giá nội tệ được áp dụng, sẽ làm giảm khả
năng chi trả của nhà nhập khẩu nếu không thể tăng giá hàng nhập khẩu. Ngân hàng có
nguy cơ không đòi được tiền khi họ không nhận hàng và không thanh toán. Hoặc ngân
hàng dự trữ ngoại tệ không đủ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu nên thanh toán chậm làm
giảm uy tín ngân hàng.
Rủi ro chính trị còn liên quan lệnh cấm vận nhất là lệnh cấm vận của Mỹ. Nếu bị
phát hiện thanh toán với các nước, tổ chức bị cấm vận, tài khoản thanh toán sẽ lập tức
bị đóng băng, phong tỏa. Những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, chiến
tranh, đảo chính ở các nước liên quan, có thể làm chứng từ, hàng hóa bị thất lạc hoặc
giảm chất lượng, khiến nhà nhập khẩu phá sản cũng dẫn tới rủi ro thanh toán.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 22
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
1.2.3.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh toán thư tín dụng
a. Nguyên nhân khách quan
Môi trường tự nhiên kinh tế xã hội: nếu môi trường này biến động sẽ ảnh
hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi
khách hàng làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán. Điều kiện tự nhiên như thiên tai,
dịch hoạ...là nguyên nhân gây ra rủi ro bất khả kháng .
Nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng: Thiếu hiểu biết thông lệ quốc tế,
luật pháp nước đối tác và khan hiếm các chuyên gia khiến doanh nghiệp Việt Nam dễ
phạm sai lầm khi giao thương với nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh chủ
yếu bằng vốn vay ngân hàng khi buôn bán bị lừa đảo, thua lỗ, hoặc chịu bất lợi do các
điều kiện không rõ ràng trong hợp đồng ngoại thương và L/C sẽ làm ảnh hưởng tới
ngân hàng. Việc khách hàng cố tình lừa đảo cũng mang lại rủi ro: nắm được điểm yếu
phương thức TDCT là thanh toán tách rời khỏi hàng hoá, chỉ căn cứ vào chứng từ nên
bằng hình thức tinh vi lập bộ chứng từ giả khiến Ngân hàng không thể phát hiện ra tính
xác thực của nó.
Môi trường pháp lý: Chính sách luật thay đổi, hệ thống luật chưa hoàn thiện,
chưa đảm bảo nghiêm minh, còn nhiều khẽ hở cho doanh nghiệp lợi dụng. Sự khác
biệt về luật pháp giữa các nước cũng có thể là nguyên nhân gây ra tranh chấp, rủi ro
cho ngân hàng.
b. Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ chính ngân hàng, do những sơ suất
không đáng có, hạn chế về chuyên môn gây thiệt hại tới uy tín và lợi nhuận trong kinh
doanh. Kết quả thẩm định khách hàng không phải lúc nào cũng chính xác do thông tin
không cân xứng. Tuy nhiên có những trường hợp cán bộ ngân hàng thông đồng đưa ra
những phân tích giả hoặc không làm đúng qui trình nghiệp vụ tạo nên sự lựa chọn đối
nghịch và dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Rủi ro kĩ thuật xảy ra một phần do thiếu tinh
thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn của thanh toán viên, không kiểm tra kỹ sự phù
hợp nội dung L/C với hợp đồng và sự hợp lý tương đối của bộ chứng từ. Chính sách
tín dụng của ngân hàng cũng có thể gây ra rủi ro.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 23
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Các biểu hiện nhận biết rủi ro thanh toán thƣ tín dụng
Trong thanh toán hàng NK: Tình hình tài chính doanh nghiệp có vấn đề là dấu
hiệu đầu tiên cho biết rủi ro thanh toán L/C có thể xảy ra. Nhà nhập khẩu kinh doanh
những mặt hàng có nhu cầu lớn hoặc thị trường tiêu thụ rộng thì rủi ro đối với ngân
hàng thấp. Lịch sử giao dịch ngân hàng cũng giúp nhận biết rủi ro: rất khó thẩm định
thiện chí của KH giao dịch lần đầu. Sau khi nhà nhập khẩu nhận đủ hàng, biểu hiện
nhận biết rủi ro: trì hoãn thanh toán, kiếm cớ bộ chứng từ có lỗi để thanh toán chậm.
Trong thanh toán hàng XK: rủi ro có thể xảy ra với những L/C mở bởi ngân
hàng không phải đại lí, tình hình tài chính kém, chưa có xác nhận của NH uy tín và
những L/C trả chậm kèm theo những điều khoản quy định về đòi tiền rắc rối.
Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh toán L/C:
Người ta có thể xem xét mức độ rủi ro thanh toán thư tín dụng qua chỉ tiêu: Tỉ
lệ cho vay bắt buộc / Tổng giá trị thanh toán
Khi nhà nhập khẩu không thanh toán cho ngân hàng khi đến hạn, thì NH phải
trích tiền trong tài khoản tiền gửi của họ, nếu không đủ thì phải cho vay bắt buộc. Sẽ
có hai khả năng xảy ra: Nhà nhập khẩu thanh toán cả gốc và lãi; hoặc không có khả
năng thanh toán do làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn tới ngân hàng phải chịu rủi ro tín dụng.
Tỉ lệ tổn thất = Tổng giá trị tổn thất / Tổng giá trị cho vay bắt buộc (Tổng
giá trị thanh toán): phản ánh tổn thất thực sự thanh toán thư tín dụng có thể gặp phải.
1.2.3.3. Ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro tín dụng chứng từ
Quản lý và hạn chế rủi ro trong thanh toán L/C có ý nghĩa rất thiết thực: giúp NH
giảm thiểu tổn thất không đáng có và tăng khả năng cạnh tranh và uy tín. Quản lý rủi
ro hay cụ thể là quản lí rủi ro TDCT quyết định sự tồn tại và phát triển của NH .
1.2.4. Kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán thƣ tín
dụng của một số ngân hàng thƣơng mại
Quản lý rủi ro L/C là công việc thường xuyên và thiết yếu của ngân hàng. NH có
thể kiểm soát rủi ro (trừ rủi ro bất khả kháng:chỉ chống đỡ bằng quỹ dự phòng)
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 24
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Hạn chế rủi ro tín dụng: Tiến hành thẩm định kỹ lưỡng tình hình tài chính khách
hàng, khả năng tạo lợi nhuận, phương án kinh doanh khi cho vay nhập khẩu hàng hoá.
Cho vay mở L/C với mức kí quỹ 100% và có đảm bảo và hạn mức chiết khấu truy đòi.
Hạn chế rủi ro thanh toán: Lên kế hoạch xác định cầu ngoại tệ và biện pháp đáp
ứng: đi vay NHNN và các tổ chức tín dụng; mua của các tổ chức kinh tế và nhận gửi
tiết kiệm.
Hạn chế rủi ro tỉ giá: bằng cách tham gia hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai...
Hạn chế rủi ro kỹ thuật: Áp dụng công nghệ, chương trình quản lí hiện đại, nâng
cao nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của thanh toán viên. Kiểm
tra kỹ L/C trước khi gửi NH nước ngoài; kiểm tra kỹ bộ chứng từ mới thông báo cho
người XK.
Các biện pháp mang tính nguyên tắc thường áp dụng để giảm mức rủi ro:
Đa dạng hoá: hạn chế rủi ro phi hệ thống với đa dạng loại hình L/C, khách
hàng, thị trường xuất nhập khẩu. Phân loại khách hàng, sử dụng linh hoạt L/C và các
thỏa thuận, cam kết với các điều khoản ràng buộc trách nhiệm khách hàng khi rủi ro
xảy ra. Đa dạng hoá càng thuận lợi khi khoản thanh toán khác hướng và hậu quả có
quan hệ đối nghịch.
Chuyển rủi ro: bằng các hình thức mua bảo hiểm cho vay, cho vay đồng tài
trợ, bán rủi ro cho các công ty mua nợ, các trung gian tài chính khác.
Tìm kiếm thông tin khách hàng: Nếu nắm bắt được nhiều thông tin về khách
hàng và thị trường thì có thể hạn chế rủi ro do thiếu thông tin hoặc thông tin bất cân
xứng: thành lập phòng quan hệ quốc tế thu thập thông tin; trung tâm xử lí tài chính
thương mại.
Kết luận chương I
Trong chương 1, khóa luận đã giới thiệu khái niệm, các phương thức TTQT, quy
trình thực hiện phương thức TDCT và các loại L/C. Phân tích rủi ro cho các đối tượng
tham gia phương thức này và các văn bản pháp lý làm cơ sở phòng chống rủi ro. Qua
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 25
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
đó nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hiểu và nắm vững các văn bản pháp
lý nhất là UCP600 để tránh phát sinh tranh chấp. Nêu ra một số kinh nghiệm quản trị
rủi ro hoạt động TDCT của các NHTM. Nhận biết được các rủi ro cho NH sẽ là căn cứ
phân tích những rủi ro xảy ra trong phương thức TDCT của Vietcombank Huế ở
chương 2.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 26
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
THEO PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ
2.1. Giới thiệu khái quát NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam Chi nhánh Huế
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Huế được thành lập theo
quyết định số 68/QĐNH của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam. Ngày 02/11/1993, Chi nhánh đã khai trương và đi vào hoạt động với trụ sở đặt
tại 78 Đường Hùng Vương, Tp.Huế, Tỉnh TT.Huế, tên giao dịch quốc tế: Joint Stock
Commercial Bank For Foreign Trade of Vietnam (Hue City Branch), viết tắt là
Vietcombank(VCB) Huế. Chi nhánh ra đời đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết của các
cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, giúp
thanh toán thuận tiện hơn, góp phần phát triển kinh tế khu vực. Sau 1 thời gian hoạt
động, VCB Huế đã khai trương chi nhánh cấp II Quảng Bình tạo thuận lợi cho khách
hàng giao dịch. Mạng lưới hoạt động rộng và công nghệ hiện đại, chi nhánh đã đa
dạng hóa hoạt động kinh doanh như thanh toán thẻ Mastercard, Visa, JCB, American
Express; chuyển tiền nhanh MoneyGram. Đội ngũ nhân viên chi nhánh trẻ, nhiệt tình,
trình độ cao và quy trình giao dịch đơn giản đem sự tiện lợi nhất cho khách hàng.
2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động
Hiện nay VCB Huế thực hiện các nghiệp vụ chính bao gồm :
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng VN và ngoại tệ.
- Chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước.
- Nhận gửi tiết kiệm đồng VN và ngoại tệ.
- Thanh toán xuất nhập khẩu.
- Nhận mua bán ngay có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 27
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
- Bảo lãnh và tái bảo lãnh.
- Thực hiện nghiệp vụ hối đoái.
- Phát hành các loại thẻ nội địa và quốc tế. Dịch vụ E-banking, Home Banking.
- Thực hiện nghiệp vụ thuê mua tài chính.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
BAN GIÁM
ĐỐC
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Khách hàng
Tổ xử lí nợ xấu
Phòng Hành chính - Nhân sự
Phòng Kiểm tra nội bộ
Phòng Tổng hợp
Phòng Kế toán
Phòng Thanh toán quốc tế
Phòng Kinh doanh dịch vụ
Phòng Thanh toán thẻ
Phòng Ngân quỹ
Tổ vi tính
Nhóm tín dụng
DN
Nhóm tín dụng thể
nhân
Nhóm thị trường
và khách hàng
Phòng quản lý nợ
MẠNG LƯỚI TRONG TỈNH
Phòng giao dịch số 1 Phòng giao dịch số 2
Phòng giao dịch Mai Thúc P. giao dịch Phạm Văn Đồng
Phòng giao dịch Bến Ngự
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức chi nhánh Vietcombank Huế
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 28
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Giám đốc: Điều hành, lãnh đạo hoạt động chi nhánh và chịu trách nhiệm trực tiếp
với NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà Nước, cơ quan pháp luật.
Phó giám đốc: Chịu ủy quyền Giám đốc trực tiếp quản lí các bộ phận chức năng.
Phòng Quan hệ khách hàng: Tiếp xúc với khách hàng trong giao dịch, cho vay
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND và ngoại tệ.
Tổ xử lý nợ xấu: Chịu điều hành Giám đốc, chuyên xử lí các khoản vay khó đòi.
Phòng Hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ quản lý hành chính và tham mưu cho
Giám đốc trong công tác quản lý tổ chức, quy hoạch đào tạo và đề bạt cán bộ.
Phòng Kiểm tra nội bộ: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong quản lí và
khắc phục những sai sót trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Phòng Tổng hợp: Lập kế hoạch, định hướng cho chi nhánh từng thời điểm và
giai đoạn cụ thể, tổng hợp và cân đối nguồn vốn, kế hoạch tín dụng, xây dựng lãi suất.
Phòng Kế toán: Thực hiện nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi giao dịch với khách
hàng, kiểm tra các hoạt động kinh doanh, tài chính của chi nhánh; giúp Giám đốc điều
hành công tác tổ chức hạch toán, công tác kế toán đạt hiệu quả kinh tế cao.
Phòng Thanh toán quốc tế: Có chức năng hỗ trợ công tác thanh toán quốc tế
trong giao dịch với các Ngân hàng nước ngoài.
Phòng Kinh doanh dịch vụ: Nhận và chuyển tiền, thực hiện các sản phẩm dịch
vụ, thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài.
Phòng Thanh toán thẻ: Cung cấp các dịch vụ thanh toán thẻ nội địa và quốc tế.
Phòng Ngân quỹ: Quản lí trực tiếp, bảo quản các loại tiền, giấy tờ có giá, các hồ
sơ thế chấp, cầm cố, kí gửi theo chế độ quản lí ngân quỹ hệ thống NH Ngoại Thương.
Tổ vi tính: Giúp quản lí và duy trì hệ thống IT của chi nhánh.
Phòng giao dịch số 1, số 2, Phạm Văn Đồng, Mai Thúc Loan, Bến Ngự: Tiếp xúc
trực tiếp và thực hiện các giao dịch với khách hàng.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 29
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
2.1.4. Tình hình nguồn lực của Vietcombank Huế qua 3 năm 2009-2011
2.1.4.1.Tình hình lao động của Vietcombank Huế qua 3 năm 2009-2011
Lao động đóng vai trò rất quan trọng, mọi sự thay đổi nhân sự đều có ảnh hưởng
đến hoạt động của DN. Theo Bảng 2.1 có thể thấy trong 3 năm qua, tình hình lao động
của Vietcombank Huế có thay đổi đáng kể: So với năm 2009, lao động của chi nhánh
năm 2010 giảm 13 lao động có trình độ đại học trở lên kể cả nam và nữ. Sang năm
2011 tổng lao động là 166 người, tăng 7 lao động có trình độ đại học trở lên, tương
ứng 4,4% so với năm 2010. Đây có lẽ là sự điều chỉnh của chi nhánh để phù hợp với
điều kiện và tình hình thực tế của ngân hàng. Tăng lao động sẽ làm tăng chi phí hoạt
động của chi nhánh do vậy cần bố trí và sử dụng lao động hợp lí nhằm thu lợi ích tối
đa. Tỷ trọng lao động nữ tăng dần và chiếm tỷ lệ khá cao trên 65%, là 1 ưu thế của chi
nhánh, phù hợp đặc trưng ngành: cần nhân viên nữ để giao dịch với khách hàng tốt
hơn. Lao động Cao đẳng trung cấp có biến động nhẹ còn lao động phổ thông giữ
nguyên. Lao động có trình độ chủ yếu từ bậc đại học trở lên chiếm khoảng 95%, do chi
nhánh có sự ưu tiên tuyển chọn những người có trình độ đại học. Tỷ lệ này thể hiện
trình độ cao của đội ngũ nhân viên chi nhánh giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách
hàng và uy tín của Vietcombank Huế.
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Vietcombank Huế giai đoạn 2009 – 2011
Đơn vị tính: Người
CHỈ TIÊU
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh
2010/2009 2011/2010
SL % SL % SL % +/- % +/- %
1.Phân theo giới tính
Nam 59 34,3 52 32,7 54 32,5 -7 -11,8 2 3,84
Nữ 113 65,7 107 67,3 112 67,5 -6 -5,31 5 4,67
2.Phân theo trình độ
Đại học, trên đại học 165 95,9 150 94,3 157 94,6 -15 -9,09 7 4,67
Cao đẳng, trung cấp 2 1,3 4 2,5 4 2,4 2 28,57 0 0
Lao động phổ thông 5 3,9 5 3,2 5 3,0 0 0 0 0
Tổng số lao động 172 100 159 100 166 100 -13 -7,56 7 4,4
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự-NH TMCP Ngoại Thương Huế)
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 30
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
2.1.4.2. Tình hình nguồn vốn và tài sản của chi nhánh
Bảng 2.2: Tình hình tài sản- nguồn vốn của Vietcombank Huế giai đoạn 2009-2011
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh
2010/2009 2011/2010
GT % GT % GT % +/- % +/- %
TÀI SẢN 2.030,98 100,00 2.596,64 100,00 3.246,75 100,00 565,66 27,85 650,11 25,04
Tiền mặt 67,22 3,31 53,92 2,08 62,56 1,93 -13,30 -19,79 8,64 16,02
Tiền gửi NHNN 29,54 1,45 15,56 0,60 25,52 0,79 -13,98 -47,33 9,96 64,01
Cấp tín dụng KH 1.543,03 75,97 1.777,42 68,45 1.619,14 49,87 234,39 15,19 -158 -8,9
TSCĐHH 15,28 0,75 12,44 0,48 34,34 1,05 -2,84 -18,59 21,90 176,04
Tài sản có khác 375,91 18,51 737,30 28,39 1.505,19 46,36 361,39 96,14 767,89 104,15
NGUỒN VỐN 2.030,98 100,00 2.596,64 100,00 3.246,75 100,00 565,66 27,85 650,11 25,04
Tiền gửi NHNN 3,68 0,18 6,22 0,24 6,45 0,20 2,54 69,02 0,23 3,70
Tiền gửi của KH 1.585,98 78,09 1.960,97 75,52 2.244,80 69,14 374,99 23,64 283,83 14,47
Phát hành GTCG 5,24 0,26 4,87 0,19 3,05 0,09 -0,37 -7,06 -1,82 -37,4
Các khoản phải trả 154,56 7,61 383,69 14,78 418,66 12,90 229,13 148,25 34,97 9,11
Vốn và các quỹ 281,52 13,86 240,89 9,28 573,79 17,67 -40,63 -14,43 332,90 138,20
(Nguồn: Phòng Tổng hợp-Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Huế)
a. Tình hình nguồn vốn
Qua bảng 2.2 và phụ lục 2.2 ta thấy tổng nguồn vốn chi nhánh gia tăng qua từng
năm: năm 2010 nguồn vốn là 2596,64 tỷ đồng tăng 565 tỷ tương ứng với 27,8% so với
năm 2009. Năm 2010, phát hành giấy tờ có giá giảm 7,06% tương ứng giảm 0,37 tỷ do
1 bộ phận đã đến hạn trả. Chỉ tiêu vốn và các quỹ giảm 40,63 tỷ tương ứng giảm
14,43%. Với hiệu quả huy động vốn, chỉ tiêu tiền gửi KH tăng 374,99 tỷ tương đương
tăng 23,64%, đáng khích lệ trong thời kì cạnh tranh lãi suất. Sự gia tăng của khoản
mục khác như lãi và chi phí trả lãi, góp phần giữ mức tăng nguồn vốn trong năm.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 31
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Năm 2011, nguồn vốn của chi nhánh tăng 25% tương ứng 650,1 tỷ lên 3246,75 tỷ
đồng. Khoản mục phát hành giấy tờ có giá giảm 1,82 tỷ tương ứng giảm 37,37%. Các
khoản mục khác đều tăng: vốn và các quỹ tăng mạnh 332,9 tỷ tương đương tăng
138,2%. Tiền gửi của khách hàng tăng 283,83tỷ (14,47%) kéo theo tăng khoản phải trả
(tăng 34,97 tỷ) đặc biệt là chi phí trả lãi do áp dụng mức lãi suất cạnh tranh. Chi nhánh
vẫn huy động được nguồn vốn ổn định đảm bảo hoạt động, là 1 tín hiệu khá tốt sau
khủng hoảng.
b. Tình hình Tài sản
Tài sản chi nhánh gia tăng qua từng năm thể hiện sự mở rộng quy mô. So với
năm 2009, tổng tài sản năm 2010 ở mức 2596,64 tỷ đồng tăng mạnh 565,66 tỷ tương
ứng tăng 27,8%. Chi nhánh đã cắt giảm, đưa ra dự trữ phù hợp, tránh lãng phí vốn mà
đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc và khả năng thanh toán liên ngân hàng. Chỉ tiêu tiền mặt
tại quỹ lại giảm 19,79% tương ứng giảm 13,30 tỷ và tiền gửi NHNN cũng giảm 13,98
tỷ tương ứng giảm 47,33%. Khoản mục cho vay các tổ chức và cá nhân năm 2010 là
1777,42 tỷ tăng 15,19% so với năm 2009 kéo theo tăng chỉ tiêu chi phí dự phòng: thể
hiện nỗ lực tìm kiếm khách hàng, tăng trưởng tín dụng của chi nhánh. Chi nhánh cần
chú trọng công tác quản trị rủi ro, thẩm định tín dụng để hoạt động chính mang lại thu
nhập này tốt hơn. Sự gia tăng của khoản mục Tài sản có cũng góp phần làm tăng tổng
tài sản năm 2010: tài sản có khác tăng 361,39 tỷ tăng 96,14%
Sang năm 2011, tỷ lệ tăng tài sản là 25% tương ứng tăng 650,1 tỷ đồng so với
năm 2010, đạt 3246,75 tỷ đồng. Các chỉ tiêu đều tăng khá mạnh nhưng chỉ tiêu cho
vay các tổ chức và cá nhân trong năm có sự giảm sút nhẹ: giảm 158,28 tỷ tương ứng
giảm 8,9% do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Tăng dự trữ đảm bảo thanh khoản
đối phó khủng hoảng: tiền gửi NHNN tăng 9,96 tỷ tương ứng tăng 64,01%; tiền mặt
tăng 8,64 tỷ tương ứng tăng 16,02%. Tài sản cố định tăng 21,9 tỷ đồng tương ứng tăng
176,04%. Tài sản khác tăng 767,89 tỷ tương ứng tăng 104,15%. Mức tăng lớn ở các
khoản mục dự trữ, tài sản làm gia tăng tổng tài sản, thể hiện chi nhánh đầu tư mở rộng
hoạt động kinh doanh.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 32
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank Huế giai đoạn 2009 -2011
Năm 2009 nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, tác động tới 2 ngành xuất khẩu: công nghiệp và nông nghiệp. Chạy đua lãi suất
giữa các ngân hàng dẫn tới hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn, áp lực huy động
vốn và cho vay cao. Tuy nhiên VCB Huế vẫn đạt được mức tăng trưởng ổn định với
tổng thu nhập năm 2009 đạt 347,107 tỷ đồng. Trong các khoản mục, thu nhập từ lãi là
thu nhập chính của chi nhánh, đạt 70-95% tổng thu hàng năm.
Thu nhập từ dịch vụ và hoạt động ngoại hối có dấu hiệu cải thiện vào năm 2010
riêng thu nhập hoạt động ngoại hối tăng 8,497 tỷ tương ứng 517,02% do ảnh hưởng
cơn sốt tỷ giá. Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh tăng qua các năm riêng năm
2010 chỉ đạt 227,134 tỷ đồng giảm 34,56% so với 2009 với thu nhập từ lãi tuy tăng
46,37% nhưng thu nhập ngoài lãi lại giảm tới 88,5%. Thu nhập từ kinh doanh ngoại
hối và dịch vụ tăng nhưng không bù được mức giảm của khoản mục thu nhập bất
thường dẫn tới tổng thu ngoài lãi giảm. Thu nhập bất thường giảm mạnh nhưng không
đáng lo ngại do là khoản thu không cố định, không nằm trong cơ cấu thu nhập chính.
Sang năm 2011, tổng thu nhập đạt 367,212 tỷ đồng, tăng 61,67% do thu nhập từ lãi
tăng mạnh(tăng 145,494 tỷ tương ứng 71,6%) nhờ chi nhánh không ngừng mở rộng, đa
dạng hoạt động tín dụng.
Tuy có nhiều nỗ lực giảm thiểu chi phí không cần thiết nhưng tổng chi phí của
chi nhánh không ngừng gia tăng qua các năm. Năm 2010 chi phí tăng 27,396 tỷ tương
ứng tăng 20,81% so với 2009 do chi nhánh phải trích lập chi phí dự phòng, chi trả lãi
tiền gửi và tiền vay. Năm 2011, chi phí tăng 93,982 tỷ tương đương 59,09 % so với
2010, do gia tăng ở tất cả khoản mục chi phí, đặc biệt tăng mạnh chi phí trả lãi 73,632
tỷ tương ứng 67,98% chứng tỏ chi nhánh đã thu hút nhiều vốn từ dân với chính sách
lãi suất cạnh tranh.
Cùng với biến động của thu nhập và chi phí, lợi nhuận của chi nhánh qua 3 năm
cũng có biến động. Năm 2009 lợi nhuận đạt giá trị 215,466 tỷ sang năm 2010 lợi
nhuận giảm xuống còn 68,096 tỷ do phải trích lập chi phí dự phòng. Sang năm 2011
ngân hàng đã có sự điều chỉnh chi phí, lợi nhuận đạt giá trị 114,192 tỷ.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 33
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Qua bảng 2.3 về tình hình hoạt động kinh doanh VCB Huế có thể nhận thấy sự
biến động khá lớn mỗi năm. Chịu ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, chi nhánh vẫn hoạt
động có hiệu quả và mở rộng tuy nhiên chi nhánh cần nghiên cứu hoạt động tín dụng
để hạn chế nợ xấu, dần giảm chi phí trích lập quỹ dự phòng để có kết quả tốt hơn.
Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh VCB Huế trong 2009 – 2011
ĐVT: Tỷ đồng
Năm Năm 2010/2009 2011/2010
Chỉ tiêu Năm 2010
2009 2011 +/- % +/- %
Tổng thu nhập 347,107 227,134 367,212 -119,973 -34,56 140,078 61,67
Thu nhập từ lãi 138,813 203,186 348,680 64,373 46,37 145,494 71,60
Thu nhập ngoài lãi 208,294 23,948 18,532 -184,346 -88,50 -5,416 -22,62
Tổng chi phí 131,641 159,038 253,020 27,396 20,81 93,982 59,09
Chi trả lãi 102,233 120,148 210,091 17,915 17,52 89,943 74,86
Chi phí ngoài lãi 29,408 38,889 42,929 9,481 32,24 4,040 10,38
Lợi nhuận sau thuế 215,465 68,096 114,192 -147,369 -68,40 46,096 67,69
(Nguồn: Phòng Tổng hợp-Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Huế)
2.2. Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phƣơng thức
tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thƣơng chi nhánh Huế
2.2.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietcombank Huế
2.2.2.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ hàng xuất khẩu
Bảng 2.4: Khái quát quy trình thanh toán L/C xuất khẩu tại VCB Huế
Tiếp nhận
Thông báo
Tiếp nhận và
Gửi chứng
và kiểm tra kiểm tra bộ
L/C từ đòi tiền
L/C chứng từ
Chiết Thanh toán
khấu & hạch
chứng từ toán
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 34
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Bước 1: Nhận và kiểm tra L/C từ NH phát hành: Vietcombank Trung Ương
(VCB TW) nhận điện SWIFT/TELEX phát hành L/C, tu chỉnh L/C từ NH khác và
chuyển về chi nhánh VCB Huế thông qua bộ phận văn thư. Thanh toán viên tại chi
nhánh kiểm tra mã khóa, các điều khoản L/C; in và lưu hồ sơ L/C xuất.
Bước 2: Thông báo L/C, tu chỉnh L/C cho khách hàng: Chọn hình thức thông báo
và thu phí thanh toán; giao thông báo L/C và lập hồ sơ theo dõi L/C.
Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra đối chiếu bộ chứng từ của khách hàng XK với nội
dung của L/C và các sửa đổi L/C nếu có, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu truy đòi với
số tiền chiết khấu không lớn hơn bộ chứng từ chiết khấu nếu có yêu cầu.
Bước 4: Gửi chứng từ ra nước ngoài đòi tiền thanh toán.
Bước 5: Thanh toán và hạch toán: NH nước ngoài thanh toán qua VCB TW và
VCB TW báo Có về Vietcombank Huế, Vietcombank Huế nhận báo Có và hạch toán.
2.2.2.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu
Bảng 2.5: Khái quát quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại VCB Huế
Tiếp nhận & kiểm Phát hành L/C, tu Tiếp nhận & kiểm
tra hồ sơ xin phát tra bộ chứng từ
chỉnh L/C
hành L/C
Phát hành bảo lãnh/ Hạch toán & kết
ủy quyền nhận hàng thúc hợp đồng
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin phát hành L/C. Khách hàng xuất trình
Đơn xin phát hành L/C và các giấy tờ cần thiết theo quy định Ngân hàng và nộp phí.
Bước 2: Phát hành L/C: VCB Huế lập điện phát hành L/C dựa trên nội dung Đơn
xin phát hành L/C và chuyển điện về VCB TW. VCB TW chuyển tiếp điện phát hành
cho NH phục vụ nhà XK nước ngoài thông qua hệ thống ngân hàng đại lí.
Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ do Ngân hàng nước ngoài gửi cho chi
nhánh. Nếu bộ chứng từ phù hợp hoặc có sai sót nhưng khách hàng NK vẫn chấp nhận
thanh toán thì giao cho khách hàng sau khi khách hàng thanh toán đủ tiền và chi phí.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 35
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Bước 4: Hạch toán và đóng hợp đồng: khi đến hạn thanh toán, thanh toán viên
chi nhánh lập điện chuyển tiền gửi NH VCB TW đề nghị thanh toán cho NH phục vụ
nhà XK nước ngoài bằng cách trích tiền gửi thanh toán của VCB Huế và báo Nợ.
Nhà NK có thể cam kết chấp nhận thanh toán và kí quỹ 100% giá trị hóa đơn
hoặc trích tài khoản tiền gửi/ghi nợ tài khoản tiền vay; xuất trình 1 số giấy tờ yêu cầu
NH phát hành Bảo lãnh/ủy quyền nhận hàng theo L/C khi hàng tới trước bộ chứng từ.
Đóng hồ sơ tín dụng khi L/C được hủy bỏ hoặc đã thanh toán; không còn giá trị
thanh toán; từ chối thanh toán và bộ chứng từ được gửi trả cho ngân hàng gửi chứng
từ. L/C không còn hiệu lực sẽ tự động đóng sau 2 tháng từ ngày hết hạn hiệu lực.
2.2.2 Tình hình hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của Vietcombank Huế
2.2.2.1. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Huế.
Kể từ khi thành lập, hoạt động TTQT luôn là thế mạnh của Vietcombank nói
chung và Vietcombank Huế nói riêng. Tham gia vào SWIFT3
đã nâng cao hiệu quả
hoạt động và chất lượng TTQT góp phần củng cố vị thế của chi nhánh trên địa bàn.
100% 2,450 4,150 4,420
80% 42,110
51,580 46,000
Nhờ thu
60%
L/C
40%
55,540
44,270 49,580
Chuyển tiền
20%
0%
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu bằng các phƣơng
thức TTQT tại VCB Huế từ năm 2009- năm 2011
Tại VCB Huế chủ yếu thực hiện 3 phương thức TTQT: Thanh toán TDCT, nhờ
thu và chuyển tiền. Trong 3 năm gần đây, hoạt động TTQT có xu hướng gia tăng tổng
doanh số thanh toán. Cụ thể doanh số thanh toán năm 2010 là 114,493 triệu USD tăng
3
Tổ chức viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 36
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
10,629 triệu USD tương ứng tăng 10,23% so với năm 2009. Trong năm 2011, doanh
số là 133 triệu USD tăng 18,507 triệu USD. Đi sâu vào tỷ trọng các phương thức thanh
toán được sử dụng (Phụ lục 2.2) có thể thấy phương thức TDCT tuy biến động nhưng
luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu. Năm
2009 tỷ trọng phương thức TDCT là 42,11%, năm 2010 là 51,58%; năm 2011 là 46%.
Bảng 2.6: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại VCB Huế từ 2009 -2011
Đơn vị: Triệu USD
Năm Năm Năm 2010/2009 2011/2010
Chỉ tiêu
2010 2011
2009 +/- % +/- %
Xuất khẩu 55,468 70,244 85,899 14,776 26,64 15,655 22,29
Nhập khẩu 48,396 44,249 47,101 -4,147 -8,57 2,852 6,45
Tổng kim ngạch XNK 103,864 114,493 133 10,629 10,23 18,507 16,16
(Nguồn:Phòng Thanh toán quốc tế Vietcombank Huế)
Hoạt động thanh toán hàng XK: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tập trung vào
hàng dệt may (Công ty Dệt may Huế), dăm gỗ và hàng mộc mỹ nghệ (Công ty TNHH
Ngọc Anh, CTCP Lâm sản xuất khẩu Pisico Huế, CTTNHH Shaiyo AA Việt Nam),
thủy hải sản (Công ty CP phát triển thủy sản Huế), hàng sợi (CTCP Sợi Phú Bài,
CTCP Dệt May Huế) hàng thủ công mỹ nghệ (Công ty TNHH Ngọc Anh). Kim ngạch
thanh toán hàng XK tăng qua từng năm, năm 2010 tăng 14,776 triệu USD tương ứng
tăng 26,64%, năm 2011 tăng 15,655 USD tương ứng tăng 22,29%. Phương thức các
DN trên địa bàn sử dụng thanh toán hàng XK chủ yếu là chuyển tiền và L/C. Tỷ trọng
thanh toán xuất khẩu bằng L/C: năm 2009 là 44,42%; năm 2010 đạt 51,42% sang năm
2011 chỉ còn 40,66%, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới làm số lượng
đơn đặt hàng nước ngoài giảm kéo theo nhu cầu sử dụng dịch vụ TTQT của các công
ty trên địa bàn giảm theo hoặc do chiến lược cạnh tranh thu hút khách hàng của các
NH khác trên địa bàn. Tỷ trọng sử dụng phương thức nhờ thu chiếm tỉ trọng nhỏ, tăng
nhẹ: từ 0,06% vào năm 2009 lên 2,8% vào năm 2011. Tỷ trọng sử dụng phương thức
chuyển tiền biến động trong khoảng 49- 56%.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 37
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Hoạt động thanh toán hàng NK: Cơ cấu hàng NK tập trung chủ yếu vào mặt hàng
sợi, thuốc tân dược (CTCP Dược TW Medipharco), oxit kẽm(CTCP Frit), bông,
nguyên phụ liệu về hàng may mặc (CTCP Sợi Phú Bài, CTCP Sợi Phú Nam). Kim
ngạch NK năm 2010 giảm 8,57% chủ yếu là do kim ngạch NK bằng chuyển tiền giảm
tận 37,92%. Sang năm 2011, kim ngạch NK cải thiện đạt 47,101 triệu đô. Tỷ trọng
thanh toán L/C ngày càng tăng: năm 2009 là 39,46% sang năm 2011 đạt tới 55,73%
trong khi phương thức chuyển tiền lại giảm từ 55,34% vào năm 2009 còn 36,9% năm
2011. Phương thức nhờ thu chiếm tỷ lệ nhỏ, cao nhất chỉ là 10,38% ( năm 2010).
Theo phụ lục 2.3 và 2.4 về tình hình thanh toán L/C xuất khẩu và nhập khẩu có
thể thấy: Sự phát triển của tổng doanh số thanh toán 1 phần nhờ vào sự tăng trưởng ổn
định doanh số thanh toán L/C nhập khẩu. Số lượng các món tuy giảm nhưng trị giá các
món lại tăng lên qua từng năm. Năm 2010, doanh số thanh toán L/C nhập khẩu là
22,938 triệu USD tăng 20,12% so với năm 2009; năm 2011, con số này là 26,251 triệu
USD tăng 14,44% so với năm 2010. Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu luôn ở mức
cao, cao hơn L/C nhập khẩu: Năm 2010 doanh số L/C đã thanh toán là 36,118
triệuUSD, tăng 46,58% về giá trị so với năm 2009; năm 2011 đạt 34,924USD. Đây thể
hiện nỗ lực của chi nhánh tìm kiếm khách hàng giao dịch.
2.2.2.2. Thu nhập từ hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ
Thu nhập từ hoạt động TTQT tăng qua từng năm nhưng không mạnh do ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế tác động tiêu cực tới tình hình sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn làm giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và
nguyên liệu giảm đáng kể, mặc dù có phục hồi nhưng số lượng và giá trị tăng không
đáng kể. Năm 2010 tổng thu nhập TTQT là 212.683 USD tăng 17.676 USD tương ứng
tăng 9,06% so với năm 2009. Năm 2011, tổng thu nhập đạt 224.425 USD tăng 11.742
USD tăng ương ứng 5,52%. Thu nhập từ L/C tăng trưởng qua các năm: năm 2009 đạt
150.605 USD, sang năm 2011 là 158.278 USD. Tuy nhiên tỷ trọng thu nhập từ L/C lại
giảm: từ 77,23% (năm 2009) giảm còn 70,53 (năm 2011). Có thể do thu nhập hoạt
động nhờ thu tăng trưởng mạnh: năm 2010 tăng gần 2,3 giá trị so với năm 2009, chiếm
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 38
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
11,91% tổng thu nhập TTQT năm 2011 đạt 30384 USD tương ứng tăng 20% so với
năm 2010, chiếm tỷ trọng 13,54% trong tổng thu nhập TTQT.
Bảng 2.7 :Thu nhập thanh toán quốc tế tại VCB Huế qua 3 năm 2009 -2011
Đơn vị : USD
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Thu từ chuyển tiền 36.678 18,81 34.585 16,26 35.763 15,94
Thu từ nhờ thu 7.724 3,96 25.320 11,91 30.384 13,54
Thu từ L/C 150.605 77,23 152.778 1,83 158.278 70,53
Tổng thu TTQT 195.007 100 212.683 100 224.425 100
(Nguồn:Phòng Thanh toán quốc tế Vietcombank Huế)
250,000% 227,809%
200,000%
Thu từ hđ chuyển tiền
150,000%
100,000%
11,554%
8,781%
1,443% 3,600%
Thu từ hđ nhờ thu
50,000% Thu từ thanh toán L/C
20,000%
9,232% -5,706%
,000% 3,406%
-50,000% 2009/20082010/2009 2011/2010
Biểu đồ 2.2: Tình hình biến động thu nhập Thanh toán quốc tế
tại Vietcombank Huế từ năm 2009- năm 2011
2.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động tín dụng chứng từ tại VCB Huế
2.2.3.1. Ảnh hưởng của môi trường vi mô
Các yếu tố và nguồn lực bên trong Ngân hàng: Ảnh hưởng trực tiếp hoạt
động thanh toán TDCT. Hoạt động TTQT là thế mạnh của Vietcombank nói chung và
Vietcombank Huế nói riêng, đặc biệt phương thức TDCT luôn được chú trọng.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 39
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Phòng TTQT-VCB Huế gồm 5 giao dịch viên, 1 phó phòng và 1 trưởng
phòng. Giao dịch viên chịu trách nhiệm: thẩm quyền xử lý tất cả nghiệp vụ phát sinh
liên quan qui trình kĩ thuật thanh toán TDCT. Trưởng và phó phòng trực tiếp phụ trách
kiểm soát, giám sát giao dịch viên và trách nhiệm kiểm tra, ký duyệt chứng từ, điện
báo hoạt động thanh toán và báo cáo Ban giám đốc các phát sinh trong giao dịch
TDCT để xử lý, giải quyết.
Chi nhánh đã hiện đại hoá cơ sở vật chất, từng bước hoàn thiện quy trình thanh
toán, nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh toán viên. Phòng TTQT luôn giữ mối liên hệ
chặt chẽ với các phòng nội bộ chi nhánh; các phòng chức năng liên quan hội sở VCB
TW trong chuyển điện SWIFT và quan hệ đại lý với hơn 1300 NH/ 85 quốc gia.
Các đối thủ cạnh tranh: Với thế mạnh dẫn đầu trong lĩnh vực ngoại thương,
chi nhánh có vị thế cạnh tranh tốt. Trên địa bàn, nhiều ngân hàng đã tham gia hoạt
động TTQT nên thị phần TTQT của chi nhánh có phần giảm nhẹ. Để duy trì và mở
rộng thị phần, VCB Huế phải đưa ra các chiến lược hợp lý, chú trọng nâng cao chất
lượng dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu nhằm đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng.
Khách hàng: Ảnh hưởng rất lớn tới kết quả quá trình thanh toán. Khi người
XK và người NK có hiểu biết và kinh nghiệm về TTQT thì trách nhiệm ngân hàng sẽ
nhẹ hơn, việc xuất trình và kiểm tra bộ chứng từ cũng dễ dàng hơn. Khi họ hiểu biết
hạn chế về ngoại thương, thiếu thiện chí và trách nhiệm trong quá trình thanh toán thì
sẽ gây khó khăn cho ngân hàng và ảnh hưởng không tốt tới chất lượng TTQT.
Vietcombank Huế luôn hướng dẫn quy trình lập chứng từ phù hợp L/C và tư vấn,
cung cấp thông tin đối tác, NH thanh toán cho khách hàng. Khách hàng phải cung cấp
thông tin xác thực về đối tác nước ngoài và cam kết thanh toán bồi hoàn đúng hạn.
Chính sách và dịch vụ khách hàng: Khách hàng đến với ngân hàng không
chỉ vì nhu cầu TTQT mà còn cần hỗ trợ với lãi suất ưu đãi. Với thanh toán hàng xuất
khẩu, khách hàng có thể được hưởng chính sách tài trợ xuất khẩu từ chi nhánh. Với
thanh toán hàng nhập khẩu, Vietcombank Huế có chính sách giảm mức ký quỹ, miễn
ký quỹ với khách hàng lớn, quan hệ giao dịch thường xuyên và uy tín trong thanh toán.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 40
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương
Cung cấp dịch vụ bảo lãnh/ủy quyền nhận hàng, giúp khách hàng nhận hàng trước khi
bộ chứng từ về đến ngân hàng, giúp giảm chi phí lưu kho bãi.
Vietcombank Huế còn tổ chức các chương trình khuyến mãi: trao thưởng đơn vị
có doanh số xuất nhập khẩu trị giá lớn, tặng phiếu siêu thị, tặng quà dịp đặc biệt...
2.2.3.2. Ảnh hƣởng của môi trƣờng vĩ mô
Môi trƣờng kinh tế: Sau khi nước ta hội nhập kinh tế, nền kinh tế tăng trưởng
cao, kim ngạch XNK không ngừng tăng lên, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của
chi nhánh và đặc biệt là hoạt động thanh toán TDCT. Ngược lại, nền kinh tế suy thoái,
quan hệ ngoại thương bị thu hẹp sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động TDCT.
Môi trƣờng công nghệ kỹ thuật: Áp dụng công nghệ: hệ thống và phần mềm
quản lí hiện đại, mạng internet, tham gia SWIFT với hơn 1300 NH trên 85 Quốc gia,
giúp Vietcombank Huế tiết kiệm chi phí, thời gian; tăng hiệu quả TDCT.
Môi trƣờng chính trị: Phương thức TDCT chịu ảnh hưởng rất lớn những
thông lệ, tập quán quốc tế, đặc biệt là luật pháp của Quốc gia. Hiện nay, Việt Nam đã
tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế, chính trị trong khu vực và thế giới, các hiệp định
thương mại đã và đang được ký kết, tạo cơ hội rất lớn cho lĩnh vực TTQT. Tuy nhiên,
Nhà nước vẫn chưa có một văn bản pháp lý quy định, hướng dẫn cụ thể về giao dịch
thanh toán TDCT, gây bất lợi đáng kể cho Ngân hàng TMCP Ngoại Thương trong quá
trình thanh toán TDCT.
2.2.4. Các rủi ro thƣờng gặp với phƣơng thức tín dụng chứng từ tại VCB Huế
Trong quá trình thực hiện thanh toán TDCT, Vietcombank Huế đã áp dụng nhiều
biện pháp hạn chế rủi ro, nhưng vẫn khó tránh được rủi ro. Sau đây là một số rủi ro chi
nhánh đã gặp phải trong phương thức TDCT những năm gần đây; dựa trên tổng hợp
kết quả phỏng vấn trực tiếp các nhân viên trong phòng TTQT-Vietcombank Huế.
Trong đó nghiệp vụ chiết khấu L/C và phát hành L/C được đánh giá có khả năng xảy
ra rủi ro cao.
Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 41
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

More Related Content

What's hot

Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Sổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng AgribankSổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng Agribankdissapointed
 
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đPhân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
 
Đề tài phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, 2018
Đề tài  phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng,  2018Đề tài  phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng,  2018
Đề tài phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, 2018
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng LongBáo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Sổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng AgribankSổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng Agribank
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
đề Tài nghiên cứu khoa học hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng t...
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
 

Similar to CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Thanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdf
Thanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdfThanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdf
Thanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdfTrungtmLutbinvHnghiQ
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tâyhieu anh
 
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...Dương Hà
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Hạnh Ngọc
 
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketingTrường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketingmaytrang20075
 
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte finalBai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte finalPham Thao
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán (AT...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán (AT...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán (AT...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán (AT...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...luanvantrust
 
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...nataliej4
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...OnTimeVitThu
 

Similar to CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (20)

Thanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdf
Thanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdfThanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdf
Thanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdf
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
 
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại VietcombankĐề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng...
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
 
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketingTrường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
 
Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPB
Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPBThanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPB
Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPB
 
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte finalBai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
 
Lv (22)
Lv (22)Lv (22)
Lv (22)
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán (AT...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán (AT...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán (AT...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán (AT...
 
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...
 
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...
 
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
 
Nh132
Nh132Nh132
Nh132
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
 
LV: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
LV: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại LV: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
LV: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
 

More from OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 

More from OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

  • 1. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Sau khi gia nhập WTO và mở cửa hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta ngày càng mở rộng, tạo điều kiện cho ngành ngân hàng phát triển các loại hình dịch vụ của mình, đặc biệt là các loại hình thanh toán quốc tế. Trong các phương thức thanh toán quốc tế thì tín dụng chứng từ có nhiều ưu điểm nhất, có thể cân bằng lợi ích của các bên tham gia. Đây cũng là phương thức được sử dụng nhiều chiếm khoảng 70 – 80 % trong thanh toán quốc tế. Mặc dù có nhiều ưu điểm và được sử dụng nhiều nhưng phương thức thanh toán này vẫn tồn tại những rủi ro cho bất kì bên nào tham gia. Thực tế trong hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng đã xuất hiện không ít rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ, gây thiệt hại ảnh hưởng trực tiếp đến về tài chính cũng như uy tín, sự tín nhiệm của đối tác nước ngoài dành cho ngân hàng và các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế nghiên cứu phòng tránh rủi ro, nâng cao hiệu quả trong thanh toán tín dụng chứng từ đã trở thành mối quan tâm hết sức cấp bách và thường xuyên trong quá trình hoàn thiện và phát triển của mỗi ngân hàng vì mục tiêu an toàn và lợi nhuận. Là ngân hàng thương mại quốc doanh phục vụ đối ngoại có uy tín nhất trên địa bàn thành phố Huế, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế luôn được biết đến trong lĩnh vực tài trợ ngoại thương, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng....Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ của chi nhánh còn gặp một số rủi ro và hạn chế nhất định. Qua thời gian thực tập tại đây và trên cơ sở kiến thức thầy cô truyền đạt, em đã chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi Nhánh Huế” cho khoá luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu khóa luận là đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank Huế. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 1
  • 2. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương Khoá luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau: - Hệ thống hóa các vấn đề lí luận về hoạt động thanh toán quốc tế và các rủi ro phát sinh khi áp dụng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng tại Vietcombank Huế từ năm 2009 – năm 2011. - Nhận dạng và phân tích các rủi ro phát sinh khi Vietcombank Huế thực hiện vai trò: ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu … - Đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ cho Vietcombank Huế. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các rủi ro phát sinh trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Huế và các biện pháp phòng ngừa rủi ro đó. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu: Phòng Thanh toán quốc tế - Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Huế. - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Huế trong thời gian 3 năm 2009 – 2011. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để làm nổi bật các vấn đề về rủi ro, rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp có tính khả thi, khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập tài liệu: Tổng hợp các thông tin tư liệu từ giáo trình, Internet, sách báo, tài liệu nghiệp vụ và tài liệu nghiên cứu nghiệp vụ và rủi ro trong tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại nói chung và Vietcombank Huế nói riêng. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 2
  • 3. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp thu thập số liệu phi thực nghiệm: bằng câu hỏi mở phỏng vấn cá nhân trực tiếp các nhân viên trong phòng Thanh toán quốc tế - Vietcombank Huế về thực tiễn các rủi ro thường gặp và có khả năng xảy ra. Ngoài ra còn có số liệu thứ cấp do Vietcombank Huế cung cấp. Phương pháp xử lí, phân tích số liệu: Phương pháp tổng hợp mô tả kết quả phỏng vấn trực tiếp. Phương pháp xử lí số liệu thứ cấp: số liệu các bảng biểu số liệu do Vietcombank Huế cung cấp, được tiến hành xử lí bằng excel và dùng phương pháp phân tích, phương pháp so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối để phân tích thực trạng. 5. Nội dung nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu rủi ro cho Ngân hàng và khách hàng khi tham gia thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietcombank Huế, từ đó đưa ra những giải pháp hạn chế những rủi ro đó. Kết cấu khoá luận gồm 3 chương: Chƣơng I: Tổng quan về Thanh toán quốc tế, Phƣơng thức tín dụng chứng từ và rủi ro khi áp dụng. Chƣơng II: Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thƣơng chi nhánh Huế. Chƣơng III: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thƣơng chi nhánh Huế. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 3
  • 4. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ, PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO KHI ÁP DỤNG 1.1.Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc Trong thời gian qua, đa số các đề tài nghiên cứu về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại các ngân hàng chủ yếu tập trung: phân tích thực trạng; nâng cao hiệu quả hoặc đánh giá nhân tố ảnh hưởng quy trình, chất lượng phương thức tín dụng chứng từ. Khóa luận tốt nghiệp “Hạn chế rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Huế” năm 2010 của Nguyễn Thị Vĩnh Hằng K41TCNH - Đại học Kinh Tế Huế đã nêu ra khái quát các rủi ro Vietcombank Huế đã gặp, thông qua phương pháp chấm điểm ý kiến thu thập từ nhân viên chi nhánh từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi sau khủng khoảng tài chính toàn cầu thì nghiên cứu rủi ro tín dụng chứng từ vẫn rất cần thiết. Dựa trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm các nghiên cứu trước, với đề tài “Hạn chế rủi ro hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Huế” sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu các rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ, thường xảy ra dưới khía cạnh ngân hàng trong giai đoạn nền kinh tế vừa trải qua khủng hoảng, đang dần dần hồi phục và công tác TTQT đã cơ bản hoàn thiện tại chi nhánh. Thông qua phỏng vấn tiếp thu, tổng hợp ý kiến trực tiếp từ các nhân viên phòng Thanh toán quốc tế - Vietcombank Huế; qua đó đề xuất các giải pháp mới về công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh với tính thực tiễn cao, phù hợp quá trình hội nhập kinh tế và nền kinh tế hồi phục sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 4
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương 1.2. Cơ sở lý luận về rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.2.1. Những vấn đề chung về thanh toán quốc tế 1.2.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Để đáp ứng được quá trình hợp tác và trao đổi quốc tế giữa các quốc gia, “Nghiệp vụ thanh toán quốc tế” đã ra đời. “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa tổ chức, cá nhân của nước này với tổ chức, cá nhân của nước khác, hay giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan”1 . TTQT liên quan tới các chủ thể kinh tế của các quốc gia khác nhau, chịu ảnh hưởng của các yếu tố tiền tệ, phương thức chuyển đổi, tỷ giá, tín dụng, tập quán, ngôn ngữ …nên luôn tiềm ẩn rủi ro cao và hậu quả rủi ro thường rất lớn. Hoạt động này ngày càng phức tạp, đòi hỏi các NHTM và các bên tham gia phải hiểu rõ bản chất, tuân thủ nghiêm túc điều kiện của các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trên nguyên tắc “bình đẳng cùng có lợi”. 1.2.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế a. Đối với nền kinh tế Thanh toán quốc tế là một hoạt động tất yếu diễn ra trong nền kinh tế phát triển. Hoạt động này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia đặc biệt là quốc gia có nền kinh tế mở. Đó là cầu nối giữa người xuất khẩu và nhập khẩu, xúc tiến sản xuất, lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. Đồng thời nó còn giúp bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài; mở rộng các hoạt động dịch vụ như du lịch và hợp tác quốc tế. Thanh 1 Nguyễn Văn Tiến, 2008, Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, trang 219. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 5
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương toán quốc tế còn là thước đo hiệu quả sự phát triển nền kinh tế: thông qua cán cân XNK, Nhà Nước có thể quản lí lượng hàng hóa XNK, đề ra chính sách ngoại thương hợp lí; đồng thời điều chỉnh hệ thống pháp lí phù hợp với thông lệ quốc tế. Với vai trò trung gian thanh toán, ngân hàng có thể tài trợ thanh toán hàng nhập khẩu, bảo lãnh mở L/C, chiết khấu chứng từ xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài; giúp thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính; thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia phát triển. b. Đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng. Triển khai nghiệp vụ này sẽ mang lại lợi nhuận và hỗ trợ, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh liên quan khác và giúp mở rộng phạm vi giao dịch, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, nâng cao ưu thế và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Ngân hàng còn có thể tăng tính thanh khoản của mình: thông qua việc khách hàng mở tài khoản và kí quỹ để hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết, kinh doanh đầu tư ngắn hạn. Đặc biệt, thông qua hoạt động này, ngân hàng có thể tăng cường quan hệ; dễ dàng tiếp cận và khai thác nguồn vốn tài trợ của ngân hàng nước ngoài và thị trường tài chính quốc tế, đáp ứng nhu cầu về vốn đồng thời nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên đây là nghiệp vụ khó yêu cầu trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, nắm rõ luật pháp, đòi hỏi thanh toán viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ. Thanh toán quốc tế còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để việc thanh toán có thể diễn ra nhanh chóng, kịp thời, chính xác. 1.2.1.3. Các phương thức chủ yếu trong thanh toán quốc tế Trong TTQT, việc các bên tham gia lựa chọn phương thức thanh toán là rất quan trọng. Phương thức TTQT là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng trong giao dịch, mua bán ngoại thương giữa nhà XK và nhà NK, tức người bán dùng cách nào để thu tiền về, người mua dùng cách nào để trả tiền. Tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, hai bên thoả thuận bàn bạc và ghi vào hợp đồng ngoại thương, cùng sử dụng một Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 6
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương phương thức thanh toán trên nguyên tắc cùng có lợi: người bán thu được tiền nhanh và đầy đủ, người mua nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. a. Phương thức mở tài khoản ghi sổ (Open Account) Nhà xuất khẩu sau khi cung ứng hàng hoá dịch vụ đồng thời gửi bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu nhận hàng, sẽ mở tài khoản ghi nợ cho nhà NK thanh toán định kì. - Ưu điểm: Có lợi cho nhà nhập khẩu: có thể mua chịu và thanh toán định kì trong thời gian nhất định (6 tháng, 1 năm). - Nhược điểm: Nhiều rủi ro cho nhà XK do việc trả tiền phụ thuộc vào khả năng tài chính và thiện chí của nhà NK nên chỉ áp dụng trong thanh toán nội địa và quan hệ bạn hàng thực sự tin cậy lẫn nhau và thanh toán tiền phi mậu dịch. b. Phương thức chuyển tiền (Remittance) Người trả tiền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền họ yêu cầu. - Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, dễ thực hiện, phí thanh toán không cao, thanh toán trực tiếp giữa bên mua và bên bán, ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian. - Nhược điểm: Việc thanh toán dựa vào thiện chí người mua; không đảm bảo người bán thu được tiền trong thanh toán sau và người mua nhận được hàng như yêu cầu trong thanh toán trước. c. Phương thức nhờ thu (Collection of payment) Người bán sau khi đã hoàn thành giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ sẽ uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền từ người mua trên cơ sở chứng từ lập ra. Phương thức này được chia thành: nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Phương thức nhờ thu phiếu trơn (clean collection): Người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho khách hàng. Nhược điểm: việc nhận hàng và thanh toán hoàn toàn tách rời nhau nên không đảm bảo quyền lợi cho 2 bên. Người mua có thể nhận hàng mà không chịu thanh toán Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 7
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương hoặc thanh toán chậm trễ. Nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay mà không biết người bán giao hàng đúng hợp đồng hay không. Chỉ áp dụng trong trường hợp mua bán tin cậy lẫn nhau; quan hệ công ty mẹ - con và thanh toán dịch vụ liên quan XK hàng hoá: cước phí vận tải, bảo hiểm, phạt.. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): Người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền người mua căn cứ vào hối phiếu & bộ chứng từ gửi hàng. Ngân hàng chỉ giao bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng với điều kiện người mua trả tiền hối phiếu hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu. Ưu điểm: Ngân hàng khống chế bộ chứng từ hàng hoá nên đảm bảo quyền lợi của người bán thông qua ràng buộc giữa việc thanh toán tiền và nhận hàng người mua. Nhược điểm: Chưa khống chế được việc trả tiền của người mua. Nếu người mua không nhận hàng, người bán sẽ gặp khó khăn giải tỏa hàng và rủi ro tiêu thụ. Chỉ áp dụng trong hàng bán lần đầu, hàng ứ đọng, khó tiêu thụ, thu cước phí. d. Phương thức ứng trước(advanced payment) Người mua chấp nhận giá của người bán và chuyển tiền thanh toán cùng với đơn đặt hàng chắn chắn, việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hóa được người bán gửi đi. - Ưu điểm: Nhà nhập khẩu chắc chắn nhận được hàng hoá và có thể thương lượng giảm giá với nhà xuất khẩu; giúp 2 bên tránh được rủi ro tỷ giá, rủi ro vỡ nợ, tiết kiệm chi phí quản lý và kiểm soát tín dụng. - Nhược điểm: áp lực tài chính với nhà nhập khẩu nếu hàng đến chậm. Sau khi nhận tiền, nhà xuất khẩu có thể không giao hàng, giao hàng không đúng hợp đồng, mất khả năng giao hàng, thậm chí bị phá sản. Chính sách quản lý ngoại hối ở 1 số nước cấm thanh toán cho người bán ở nước ngoài trước khi nhập khẩu hàng hoá. e. Phương thức tín dụng chứng từ (Document Letter of Credit) Đây là phương thức TTQT quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất tại NHTM hiện nay, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch hàng hóa XNK. Có nhiều thuật ngữ khác nhau được dùng để chỉ phương thức thanh toán này: Letter of credit (L/C; LC), Credit, Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 8
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương Documentary Credit (DC; D/C). Credit ở đây hiểu theo nghĩa là sự tín nhiệm chứ không phải là 1 khoản cho vay. Ở Việt Nam gọi là Tín dụng thư; Thư tín dụng; thông dụng nhất là Tín dụng chứng từ vì thể hiện đúng nhất ý nghĩa tín dụng kèm chứng từ. Cho dù cách gọi là gì, thì bản chất của nó vẫn phải tuân thủ nội dung Điều 2 của UCP 600. Phần sau sẽ đi sâu về phương thức thanh toán này để làm rõ tại sao nó được sử dụng phổ biến như vậy và các rủi ro có thể gặp cho các bên khi tham gia phương thức. 1.2.2. Phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.2.2.1. Khái niệm tín dụng chứng từ Theo điều 2, UCP 600, “Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kì dù được mô tả hay đặt tên thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không thể hủy ngang của Ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.” “Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tín dụng.”2 1.2.2.2. Cơ sở pháp lí của thanh toán Tín dụng chứng từ Các quốc gia đã cùng nhau xây dựng hệ thống luật pháp thống nhất toàn cầu để áp dụng trong các hoạt động thương mại quốc tế hiện nay. Thanh toán bằng L/C được các ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở UCP và ISBP. Nhưng đó chỉ là thông lệ tập quán quốc tế do ICC-tổ chức phi chính phủ phát hành nên không mang tính chất pháp lý bắt buộc. Trong L/C bắt buộc phải ghi dẫn chiếu áp dụng UCP. Giao dịch L/C còn bị điều chỉnh bởi hệ thống luật pháp quốc gia và quốc tế. Trường hợp áp dụng thông lệ và tập quán quốc tế nếu trong giao dịch có dấu hiệu vi phạm luật pháp thì cơ quan điều tra có quyền đình chỉ giao dịch và thanh toán. Đây chính là tính chất pháp lý 2 Đinh Xuân Trình - Giáo trình Thanh toán quốc tế ( 2006) - NXB Lao động-Xã hội, Trang 323 Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 9
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương của luật quốc gia vượt lên trên thông lệ và tập quán quốc tế. Sau đây là những văn bản pháp lý quan trọng điều chỉnh hoạt động thanh toán TDCT:  Các thông lệ và tập quán quốc tế  UCP600 - Uniform Customs and Practice for Documentary Credit: Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ được soạn thảo bởi Phòng Thương Mại Quốc Tế Paris năm 1933; giải thích, hướng dẫn thực hành nghiệp vụ TDCT trên toàn thế giới. Phương thức TDCT hiện đang được thực hiện theo UCP600 - bản sửa đổi hoàn thiện (năm 2007) với 39 điều: có điều khoản Định nghĩa và Diễn giải thuật ngữ làm rõ nội dung, thống nhất một số thuật ngữ sử dụng trong UCP; quy định rõ thời gian thông báo chứng từ bất hợp lệ; bổ sung quy định chiết khấu L/C trả chậm; cho phép NH phát hành từ chối và giao bộ chứng từ bất hợp lệ cho người yêu cầu mở L/C... ISBP681 International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credit: Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng – số 681 năm 2007 của ICC tuân thủ UCP 600. URR525 Uniform Rules for Bank Reimbursement under Documentary Credit: Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng theo TDCT số xuất bản 525 năm 1996, chính là sự mở rộng và chi tiết hóa của điều khoản 19 trong UCP 600. ISP98 International Standby Practice: Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng quốc tế được xuất bản năm 1998. eUCP-Supplement To The Uniform Customs and Practice Under Documentary Credit For Electronic Presentation version 1.1 2007: Bản phụ trương UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử - bản diễn giải số 1.1 năm 2007. Incoterms 2000 - International Commerce Terms: Các điều khoản thương mại quốc tế, quy định những quy tắc về giá cả, trách nhiệm các bên liên quan. URC 522 - ICC Uniform Rules for Collections as ICC Publication No 522: Quy tắc Thống nhất về nhờ thu của ICC. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 10
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương Quy định về cấm vận của Hoa Kỳ:Các khoản thanh toán bằng USD qua các nước sau không thể thực hiện: Balkans, Burma (Myanmar), Cuba, Iran, Iraq, Liberia, Libya, North Korea, Sudan, Syria, Zimbabwe.  Luật và công ước quốc tế  United nations convention on contracts for the international sale of goods Wien Convention 1980: Công ước Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng mua bán quốc tế ICC clauses 1982 Institute Cargo Clause: Các điều kiện bảo hiểm vận chuyển hàng hoá đường biển của Anh do Institute London Underwritters ban hành năm 1982. ULB 1930 - United Law for Bill of Exchange: Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu Công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm Hamburg Rules: Công ước Liên hiệp quốc1978 chuyên chở hàng hóa đường biển.  Các văn bản pháp luật trong nước: Bộ luật dân sự, Luật thương mại, Luật ngoại hối; Luật các công cụ chuyển nhượng; Luật thanh toán quốc tế. Các quyết định, thông tư, pháp lệnh, nghị định khác ( Tham khảo Phụ lục 1.1 về các văn bản pháp luật trong nước)  1.2.2.3. Các bên tham gia thanh toán - Ngƣời xin mở thƣ tín dụng (the applicant for the credit): có thể là người mua, nhà nhập khẩu hay người trả tiền. Theo điều 2 UCP600 người yêu cầu mở thư tín dụng là bên mà theo yêu cầu của bên đó, thư tín dụng được phát hành. - Ngƣời thụ hƣởng (beneficiary): là người nhận tiền thanh toán hoặc sở hữu hối phiếu được chấp nhận thanh toán, có thể là người bán, người xuất khẩu, người kí phát hối phiếu hay bất kì người nào mà người hưởng lợi chỉ định. Theo điều 2 UCP 600 người thụ hưởng là bên mà vì quyền lợi của bên đó, một tín dụng được phát hành. - Ngân hàng mở thƣ tín dụng (issuing bank): còn gọi là ngân hàng phát hành. Theo điều 2 UCP 600 thì ngân hàng phát hành là ngân hàng theo yêu cầu của người xin mở L/C hoặc nhân danh chính mình, phát hành một thư tín dụng cho người thụ hưởng. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 11
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương - Ngân hàng thông báo (advising bank): thường là NH đại lí hay chi nhánh của NH mở L/C ở nước người thụ hưởng. Theo điều 2 UCP 600 ngân hàng thông báo là ngân hàng tiến hành thông báo thư tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Ngoài ra còn có thể có các ngân hàng sau: Ngân hàng xác nhận(confirming bank); Ngân hàng được chỉ định(nominated bank); Ngân hàng thanh toán(reimbursing bank); Ngân hàng chiết khấu (negotiating bank). 1.2.2.4. Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ (3) Phát hành thư tín dụng Ngân hàng (7) Gửi chứng từ Ngân hàng phát hành (9) Thanh toán thông báo (2) (8) (4) (6) (9) Đề Nộp Thông Lập Thanh nghị tiền, mở nhận báo chứng toán thư tín thư chứng từ tín từ dụng dụng Nhà nhập (1) Hợp đồng Nhà xuất (5) Giao hàng khẩu khẩu Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán thƣ tín dụng chứng từ Ở trên là trình tự thực hiện phương thức thanh toán TDCT thường xảy ra trong thực tế: với sự tham gia của Ngân hàng phát hành và Ngân hàng thông báo. Bƣớc 1: Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương, trong hợp đồng quy định thanh toán bằng phương thức TDCT. Bƣớc 2: Nhà nhập khẩu chuẩn bị hồ sơ xin mở thư tín dụng gởi tới ngân hàng phát hành, yêu cầu phát hành thư tín dụng cho nhà XK. Bƣớc 3: Căn cứ vào yêu cầu mở L/C của nhà NK, NH phát hành nếu thấy hợp lí sẽ trích tài khoản ký quỹ của nhà NK và phát hành L/C gởi cho ngân hàng thông báo thông qua NH đại lí của mình ở nước XK. Phát hành L/C bằng thư, Telex, SWIFT. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 12
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương Bƣớc 4: Khi nhận được thư tín dụng, ngân hàng thông báo kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng và thông báo kèm chuyển bản gốc thư tín dụng cho nhà xuất khẩu. Bƣớc 5: Nhà XK khi nhận được L/C sẽ kiểm tra các điều khoản L/C và những thỏa thuận đã kí kết trong HĐ mới tiến hành giao hàng. Nếu có những điều khoản L/C không thực hiện được, nhà XK sẽ yêu cầu nhà NK sửa đổi L/C rồi mới giao hàng. Bƣớc 6: Giao hàng xong, nhà XK lập bộ chứng từ hoàn chỉnh gởi NH thông báo. Bƣớc 7: NH thông báo nhận chứng từ của nhà XK và kiểm tra chứng từ. Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì sẽ gởi cho NH phát hành để nhận thanh toán. Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ, NH thông báo yêu cầu nhà XK điều chỉnh chứng từ phù hợp với các điều khoản L/C. Bƣớc 8: NH phát hành nhận chứng từ và kiểm tra chứng từ. Nếu bộ chứng từ hợp lệ sẽ thông báo nhà NK nộp tiền lấy chứng từ đi nhận hàng. Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ thì sẽ thông báo cho nhà NK để họ có ý kiến chấp nhận hay từ chối thanh toán. Bƣớc 9: NH phát hành thanh toán tiền hàng cho NH thông báo bằng cách trích tiền kí quỹ mở L/C đứng tên nhà NK và NH thông báo ghi có tài khoản nhà XK. 1.2.2.5. Các loại thư tín dụng thương mại  Khái niệm: Thư tín dụng là 1 bản cam kết thanh toán do NH phát hành mở theo yêu cầu của nhà NK (người yêu cầu mở L/C) để trả một số tiền nhất định cho nhà XK  (người thụ hưởng) với điều kiện người đó phải thực hiện đầy đủ những quy định L/C.  Vai trò thư tín dụng: Đây là phương tiện rất quan trọng của phương thức  TDCT, là công cụ hiệu quả để cụ thể và hoàn thiện những nội dung mà HĐ chưa bàn tới; khắc phục những sai sót và những điều khoản bất lợi nếu thấy huỷ HĐ là có lợi. Đây còn là một văn bản mang tính pháp lý, là căn cứ để ngân hàng quyết định trả tiền, chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu, là cơ sở để người mua trả tiền cho ngân hàng.  Nội dung của thư tín dụng: Một thư tín dụng thường có những điều khoản sau:  (1) : Số hiệu, địa điểm, và ngày mở thư tín dụng. (2) : Tên và địa chỉ những người có liên quan tới phương thức TDCT. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 13
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương (3) : Số tiền của thư tín dụng. (4) : Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong L/C (5) : Những nội dung về hàng hóa. (6) : Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng, nơi gửi và nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng. (7) : Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình. (8) : Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở thư tín dụng. (9) : Những điều khoản đặc biệt khác. (10) : Chữ ký của Ngân hàng mở thư tín dụng.  Một số hình thức thư tín dụng  Căn cứ vào tính chất thông dụng mà người ta có thể phân loại: Thứ nhất: Các loại thư tín dụng cơ bản: Thƣ tín dụng có thể huỷ ngang (revocable letter of credit): là loại L/C mà người yêu cầu mở có toàn quyền đề nghị Ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ mà không cần báo trước cho người hưởng lợi biết. Ít được sử dụng trong thương mại quốc tế vì không đảm bảo quyền lợi của người bán: người mua có thể đơn phương huỷ bỏ L/C bất kì lúc nào trước khi việc thanh toán được thực hiện. Thƣ tín dụng không thể huỷ ngang (irrevocable letter of credit): Sau khi mở, mọi việc liên quan đến sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ trong thời gian hiệu lực chỉ có thể tiến hành khi có sự thoả thuận của các bên liên quan. Tuy nhiên, L/C được công nhận là không còn giá trị thực hiện trong trường hợp các bên đồng ý huỷ bỏ. L/C không ghi IRREVOCABLE thì vẫn được coi là không huỷ bỏ được. Thƣ tín dụng không thể huỷ ngang và có xác nhận (Confirmed irrevocable letter of credit): Là loại L/C không thể huỷ bỏ, được một NH khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Được sử dụng khi người hưởng lợi Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 14
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương không tin tưởng vào khả năng tài chính của NH mở L/C thì có thể trả phí yêu cầu NH khác đứng ra xác nhận. Thứ hai: Các loại thư tín dụng đặc biệt : Thƣ tín dụng không thể huỷ ngang có giá trị trực tiếp: là loại L/C mà chứng từ được yêu cầu xuất trình trực tiếp để thanh toán tại Ngân hàng phát hành. Thƣ tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi (irrevocable without recource letter of credit): Là loại thư tín dụng mà sau khi nhà XK đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại trong bất cứ trường hợp nào. Người xuất khẩu phải ghi lên trên hối phiếu và L/C “miễn truy đòi người ký phát” . Thƣ tín dụng tuần hoàn (Revolving letter of credit): là loại L/C không thể huỷ bỏ, sau khi đã sử dụng hết giá trị hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng trị giá hợp đồng được thực hiện. Thƣ tín dụng ứng trƣớc điều khoản đỏ (Advanced/Red clause letter of credit): là loại L/C mà theo đó người mở L/C cam kết tài trợ cho nhà XK ngay sau khi mở L/C. Điều khoản ban đầu được viết bằng mực đỏ: NH phát hành cam kết ứng một số tiền nhất định (30-50% trị giá L/C) khi nhận các chứng từ trong thời hạn ấn định. Thƣ tín dụng dự phòng (Stand by letter of credit): Là loại L/C do NH phục vụ nhà XK phát hành để cam kết với nhà NK sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chí phí mở L/C cho nhà NK; bảo vệ quyền lợi cho nhà NK. Thƣ tín dụng chuyển nhƣợng (Transferable letter of credit): Là loại L/C không thể huỷ ngang, quy định NH trả tiền được phép chuyển nhượng 1 lần toàn bộ hay 1 phần số tiền của L/C cho 1 hay nhiều người trong theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. Trên L/C phải ghi “có thể chuyển nhượng được”L/C và phải có lệnh đặc biệt của NH mở. Thƣ tín dụng giáp lƣng (Back to Back lettet of credit): sử dụng trong giao dịch mua bán qua trung gian, chuyển khẩu. Sau khi nhận được L/C do người NK mở cho mình hưởng, nhà XK căn cứ vào nội dung L/C và dùng chính L/C này để thế chấp Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 15
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương mở một L/C giáp lưng cho người khác hưởng với nội dung gần giống L/C ban đầu. Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc và kim ngạch L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc. Thƣ tín dụng đối ứng (Reciprocal letter of credit): không thể huỷ ngang; chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C đối ứng với nó được mở ra, dùng trong hàng đổi hàng.  Ưu nhược điểm của thanh toán thư tín dụng  Ngƣời bán: được ngân hàng mở cam kết thanh toán và khống chế bộ chứng từ, việc thanh toán không phụ thuộc thiện chí nhà NK; không sợ mất quyền sở hữu hàng hóa hay tốn chi phí vận chuyển nếu làm đúng L/C. Được ngân hàng tài trợ xuất khẩu. Tuy nhiên nhà XK đòi hỏi phải có kinh nghiệm giao dịch L/C: lựa chọn loại L/C đảm bảo quyền lợi tối đa; phải kiểm tra kỹ sự phù hợp của điều khoản trong L/C với hợp đồng đã thoả thuận và khả năng mình đáp ứng được các yêu cầu đã thỏa thuận. Ngƣời mua: Có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng mà không phải tốn thời gian, công sức tìm đối tác uy tín và tin cậy. Được ngân hàng kiểm tra giúp bộ chứng từ và đảm bảo nhận được hàng hoá đúng hạn, đúng số lượng và chất lượng. Có thể tận dụng được tín dụng ngân hàng cấp, các khoản ký quỹ mở L/C được hưởng lãi theo quy định. Tuy nhiên, không tránh được trường hợp bị người bán gian lận lập bộ chứng từ khống và không nhận được hàng đúng hợp đồng. Người mua phải thận trọng khi làm đơn mở L/C, đưa ra các điều kiện để người bán thực hiện được mà vẫn đảm bảo được quyền lợi của mình. Đối với ngân hàng: Mở rộng nghiệp vụ kinh doanh giúp tăng thu nhập; kết hợp bán chéo các sản phẩm; nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên; góp phần giúp đỡ các khách hàng xuất nhập khẩu và tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý. Tuy nhiên, quy trình thanh toán tỉ mỉ và máy móc và tương đối phức tạp, ngân hàng chỉ có thể khống chế về mặt hình thức, mà không thể kiểm soát được tính pháp lý hay tính chân thực của các loại chứng từ. Ngân hàng phải xem xét khả năng thanh toán của người mua khi chấp nhận mở L/C. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 16
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương 1.2.3. Rủi ro thanh toán quốc tế theo phƣơng thức tín dụng chứng từ 1.2.3.1. Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Thuật ngữ “rủi ro” được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày nhưng chưa có định nghĩa thống nhất về rủi ro. Theo trường phái trung hòa “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”; theo trường phái tiêu cực thì “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”. Mọi quan điểm đều thống nhất “Rủi ro là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn, sự hiểu biết, dự tính của chủ thể và đem lại những hậu quả xấu”. Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong mọi lĩnh vực đời sống nhất là lĩnh vực ngân hàng do đặc thù ngành là kinh doanh tiền, chịu sự điều chỉnh vĩ mô của Nhà Nước, quan hệ mật thiết với các thành phần kinh tế. Thông qua 3 nghiệp vụ : nghiệp vụ Nợ, nghiệp vụ Có, nghiệp vụ trung gian, ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro có quan hệ với nhau và liên hợp tạo thành “dây truyền” đe doạ đến lợi ích, gây ra thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tổn thất trực tiếp cho quốc gia. 1.2.3.2. Rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ Rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một bên tham gia bị vi phạm: chứng từ không được thanh toán hoặc bất kỳ một sự chậm trễ trong các khâu của quá trình thanh toán. Với người bán, rủi ro xảy ra khi bán hàng không thu được tiền hoặc chậm thu tiền, rủi ro về thị trường, rủi ro không nhận hàng, rủi ro không thanh toán. Với người mua, rủi ro xảy ra khi người bán giao hàng không đúng với hợp đồng, rủi ro không giao hàng, rủi ro vận chuyển hàng hoá. Rủi ro có thể xảy ra với Ngân hàng khi người mua hoặc người bán thiếu trung thực, không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng hay phát sinh chi phí không cần thiết, làm uy tín của Ngân hàng bị giảm sút. Trong thương mại quốc tế hiện nay, thanh toán L/C luôn là phương thức quan trọng nhất vì sự an toàn và thuận lợi tối đa cho các bên tham gia nhưng vẫn không thể tránh khỏi các rủi ro và tranh chấp phát sinh. Trong phương thức này, NH khi thanh toán chỉ căn cứ vào bề mặt chứng từ đáp ứng đúng yêu cầu trong L/C, không kiểm tra Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 17
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương hàng hóa có đúng theo hợp đồng hay không, tạo thuận lợi khi thực hiện phương thức nhưng dẫn đến không ít rủi ro. Sau đây là các rủi ro thường gặp với các bên trong phương thức TDCT: a. Rủi ro kĩ thuật: là những rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán TDCT. Đây là rủi ro thường gặp nhất, gây thiệt hại về vật chất không lớn nhưng ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của ngân hàng trong cung cấp dịch vụ. Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu: Nhà xuất khẩu hay gặp những rủi ro sau:  Khi nhận được L/C từ NH thông báo, nếu nhà XK kiểm tra không kĩ các điều kiện L/C, chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi không thể đáp ứng khi lập chứng từ sau này. Nếu không thoả mãn được các yêu cầu đó, NH phát hành sẽ từ chối không thanh toán bộ chứng từ, dẫn tới nhà NK có lợi thế thương lượng lại về giá cả dẫn tới bất lợi.    Phương thức TDCT đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung quy định trong L/C. Việc lập bộ chứng từ thanh toán là một khâu quan trọng và rất dễ gặp rủi ro đối với nhà xuất khẩu: chỉ cần sơ suất nhỏ trong việc lập chứng từ thì nhà XK thì có thể bị ngân hàng mở L/C và người mua bắt lỗi và từ chối thanh toán.   Trên thực tế quá trình lập chứng từ thường gặp các sai sót sau:  + Lập chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ của các bên tham gia, hãng vận tải. + Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng. + Sai sót trên bề mặt chứng từ: số tiền trên chứng từ không khớp giá trị của L/C; không ghi số L/C; không đánh dấu bản gốc; các chứng từ không khớp nhau hoặc không khớp với nội dung của L/C; không tuân theo các quy định của L/C. + Khác biệt về tập quán, luật lệ ở mỗi nước .  Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán có thể đều bị từ chối, và nhà XK phải tự xử lý hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho chờ giải quyết hoặc tìm người mua mới, bán đấu giá; chở hàng về nước.  Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 18
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương  Nếu ngân hàng mở L/C mất khả năng thanh toán, bộ chứng từ xuất trình hợp lệ thì cũng không được thanh toán. Chịu rủi ro cao nếu sử dụng L/C có thể huỷ ngang.  Rủi ro đối với nhà Nhập khẩu  Ngân hàng thanh toán cho người thụ hưởng căn cứ vào tính chân thật bề ngoài bộ chứng từ xuất trình, không kiểm tra hàng hoá. Không có sự đảm bảo sẽ nhận được hàng hoá đúng như hợp đồng trong khi phải hoàn trả đầy đủ tiền cho NH phát hành.    Nhà nhập khẩu có thể gặp rủi ro nếu không chú ý kiểm tra kỹ bộ chứng từ mà chấp nhận bộ chứng từ có lỗi sẽ bị thiệt hại và gặp khó khăn trong khiếu nại sau này.    Rủi ro hay gặp là hàng đến trước bộ chứng từ: Thiếu vận đơn chứng từ sở hữu hàng hoá thì không giải toả được hàng hoá, phát sinh chi phí phát hành bảo lãnh nhận hàng; tiền bồi thường giữ tàu quá hạn hoặc chi phí lưu kho.    Nếu một trong 03 B/L gốc thất lạc thì người khác có thể lấy được hàng trong khi đó nhà nhập khẩu phải thanh toán tiền cho lô hàng đó.    Nếu có thay đổi các điều kiện và điều khoản hợp đồng thì phải tu chỉnh L/C.  Rủi ro đối với ngân hàng phát hành  Trong nghiệp vụ mở L/C, nếu NH phát hành không kiểm tra kĩ đơn xin mở  L/C, dẫn đến chấp nhận cả những điều khoản hàm chứa rủi ro cho ngân hàng sau này.  Nếu ngân hàng phát hành trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không kiểm tra kĩ bộ chứng từ xuất trình nhận được, để bộ chứng từ có lỗi. Nhà nhập khẩu không chấp nhận, thì ngân hàng không thể đòi tiền nhà nhập khẩu.    Ngân hàng phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng cả khi nhà NK mất khả năng thanh toán, bị phá sản và phải thanh toán cho ngân hàng xuất trình khi chứng  từ xuất trình phù hợp L/C bị thất lạc khi chuyển từ NH xuất trình đến NH phát hành.  Trường hợp hàng đến trước bộ chứng từ: NH phát hành được yêu cầu thanh toán cho người thụ hưởng khi chưa nhận bộ chứng từ. Nếu không có sự chấp nhận hoàn trả của người nhập khẩu, thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro không truy hoàn được tiền từ nhà nhập khẩu khi bộ chứng từ có sai sót mà nhà nhập khẩu không chấp nhận.  Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 19
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương  Nếu trong L/C không qui định bộ vận đơn đầy đủ thì người nhập khẩu có thể lấy được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn.    NH phát hành phải thực hiện thanh toán: khi đưa quyết định từ chối bộ chứng từ vượt quá 5 ngày làm việc theo qui định UCP600 hoặc thông báo từ chối chứng từ nhưng không nêu rõ các bất hợp lệ hoặc thông báo chứng từ bất hợp lệ nhưng bị ngân hàng xuất trình bác bỏ bằng các luận điểm phù hợp với UCP600 và ISBP681.    Ngân hàng phát hành có trách nhiệm thanh toán sau khi phát hành bảo lãnh nhận hàng ngay cả khi trị giá chứng từ lớn hơn trị giá thư bảo lãnh.    NHđCĐ có thể yêu cầu thanh toán hoặc ghi nợ tài khoản NH phát hành trước  khi NH phát hành nhận bộ chứng từ. Khi NH phát hành nhận được bộ chứng từ sai sót, về nguyên tắc thì có thể đòi lại tiền từ NHđCĐ nhưng mất nhiều công sức, thời gian. Rủi ro đối với ngân hàng thông báo: Xảy ra khi ngân hàng thông báo, chiết khấu một L/C giả hoặc sửa đổi một L/C không có hiệu lực mà chưa xác nhận được tình trạng mã khoá, mẫu điện hay chữ ký uỷ quyền của ngân hàng mở L/C. Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận: Nếu ngân hàng xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà kiểm tra bộ chứng từ không kĩ để bộ chứng từ có lỗi dẫn tới ngân hàng phát hành không chấp nhận thanh toán thì ngân hàng xác nhận không thể đòi tiền ngân hàng phát hành. b. Rủi ro đạo đức: xảy ra khi 1 bên tham gia phương thức TDCT cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ theo qui định của L/C, làm ảnh hưởng quyền lợi của bên kia.  Rủi ro đạo đức đối với nhà xuất khẩu: Bên cạnh cam kết của ngân hàng mở  L/C, sự tin tưởng và thiện chí giữa người mua và bán vẫn là yếu tố quan trọng đảm bảo giao dịch. Nếu nhà NK không thiện chí, cố ý không thực hiện hợp đồng có thể dựa vào sai sót rất nhỏ của bộ chứng từ: đòi giảm giá, kéo dài thời gian thanh toán, hoặc từ chối thanh toán.  Rủi ro đạo đức đối với nhà nhập khẩu: Nếu nhà xuất khẩu có hành vi gian dối, lừa đảo như giao hàng kém phẩm chất, sai số lượng; xuất trình bộ chứng từ giả mạo có  Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 20
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương bề ngoài phù hợp với L/C cho ngân hàng mà không giao hàng thì nhà nhập khẩu phải thanh toán cho ngân hàng cho dù không nhận được hàng hoặc hàng không đúng HĐ.  Rủi ro đạo đức đối với ngân hàng: Ngân hàng phát hành phải thanh toán cho người hưởng lợi theo qui định L/C ngay cả khi nhà nhập khẩu cố ý không hoàn trả hoặc giả mạo chứng từ mà ngân hàng không phát hiện ra. Đặc biệt khi nhà nhập khẩu và xuất khẩu đồng loã lừa ngân hàng bằng cách lập bộ chứng từ mà không có quan hệ mua bán hàng thực sự. Nhà nhập khẩu có thể lợi dụng mối quan hệ với hãng tàu để nhận hàng rồi từ chối thanh toán trước khi bộ chứng từ gởi tới ngân hàng. Nếu nhà xuất khẩu là tổ chức ma, hoặc bị phá sản mà nhà nhập khẩu không có khả năng bồi thường cho ngân hàng mở thì ngân hàng sẽ gánh chịu hậu quả. Ngân hàng mở L/C có thể vi phạm cam kết: từ chối, trì hoãn thanh toán hoặc đứng về phía gây khó khăn trong quá trình thanh toán.  c. Rủi ro tín dụng: là rủi ro không thu được nợ khi đến hạn, thường xảy ra với NH mở L/C và gây thiệt hại vật chất lớn nhất trong tất cả các loại rủi ro có thể xảy ra.  Đối với ngân hàng phát hành : Rủi ro tín dụng xảy ra khi không thu được hoặc  thu không đủ từ nhà nhập khẩu số tiền ngân hàng đã bỏ ra thanh toán cho nhà XK. Rủi ro tín dụng thế chấp hàng nhập khẩu: ngân hàng đã thanh toán cho nhà xuất khẩu và lấy chứng từ gửi hàng nhưng nhà nhập khẩu không lấy chứng từ để nhận hàng và không trả tiền. Rủi ro xảy ra khi NH cho vay ký quỹ mở L/C hoặc thanh toán mà bảo đảm bằng chính lô hàng đó. NH phải bán lô hàng và luôn bị lỗ do không quen kinh doanh và hàng hóa có khi phải chế biến; chịu lỗ nhiều nếu là thực phẩm. Rủi ro tín dụng bảo lãnh thư tín dụng trả chậm: Trường hợp mức ký quỹ nhỏ hơn 100%, ngân hàng thực chất đã cho vay sự tín nhiệm của mình. Rủi ro xảy ra nếu nhà nhập khẩu không thanh toán tiền khi đến hạn cho ngân hàng.  Đối với ngân hàng xác nhận: Rủi ro xảy ra khi xác nhận theo yêu cầu ngân hàng mở L/C mà không rõ năng lực tài chính ngân hàng đó, phải nhận trách nhiệm thanh toán thay với bộ chứng từ hợp lệ ngay cả khi ngân hàng mở thiếu thiện trí hoặc mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản.  Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 21
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương  Đối với ngân hàng chiết khấu và ngân hàng hoàn trả: rủi ro xảy ra khi không thu được khoản tiền đã thanh toán hoặc chiết khấu cho nhà nhập khẩu.    Đối với ngân hàng thông báo: Rủi ro xảy ra khi không thu hồi được vốn cho  vay tài trợ xuất khẩu hoặc chiết khấu bộ chứng từ. Trường hợp khác: NH phát hành không chịu trả tiền cho ngân hàng thông báo mặc dù nhà nhập khẩu đã thanh toán tiền.  Đối với ngân hàng được chỉ định: chịu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành và nhà xuất khẩu: trên cơ sở bộ chứng từ được xuất trình, các ngân hàng được chỉ định thường ứng trước cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi để trợ giúp nhà XK.  d. Rủi ro kinh tế, chính trị Bắt nguồn từ sự không ổn định chính trị của các nước có liên quan. Thay đổi về kinh tế, chính trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và đáp ứng các điều kiện hợp đồng. Thay đổi đột ngột về môi trường pháp lý như: thuế và luật xuất nhập khẩu, hạn ngạch, cơ chế ngoại hối, làm thị trường tài chính thay đổi đột ngột dẫn tới các bên tham gia và NH không thực hiện được nghĩa vụ, L/C có thể bị huỷ bỏ, gây thiệt hại cho các bên tham gia. Nền kinh tế quốc gia bị suy thoái, khủng hoảng sẽ kéo theo các ngân hàng bị phong toả hoặc tạm ngưng hoạt động; giảm uy tín NH phát hành tại đó. Nếu nợ nước ngoài quốc gia quá lớn thì tăng thuế, phá giá nội tệ được áp dụng, sẽ làm giảm khả năng chi trả của nhà nhập khẩu nếu không thể tăng giá hàng nhập khẩu. Ngân hàng có nguy cơ không đòi được tiền khi họ không nhận hàng và không thanh toán. Hoặc ngân hàng dự trữ ngoại tệ không đủ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu nên thanh toán chậm làm giảm uy tín ngân hàng. Rủi ro chính trị còn liên quan lệnh cấm vận nhất là lệnh cấm vận của Mỹ. Nếu bị phát hiện thanh toán với các nước, tổ chức bị cấm vận, tài khoản thanh toán sẽ lập tức bị đóng băng, phong tỏa. Những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh, đảo chính ở các nước liên quan, có thể làm chứng từ, hàng hóa bị thất lạc hoặc giảm chất lượng, khiến nhà nhập khẩu phá sản cũng dẫn tới rủi ro thanh toán. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 22
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương 1.2.3.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh toán thư tín dụng a. Nguyên nhân khách quan Môi trường tự nhiên kinh tế xã hội: nếu môi trường này biến động sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi khách hàng làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán. Điều kiện tự nhiên như thiên tai, dịch hoạ...là nguyên nhân gây ra rủi ro bất khả kháng . Nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng: Thiếu hiểu biết thông lệ quốc tế, luật pháp nước đối tác và khan hiếm các chuyên gia khiến doanh nghiệp Việt Nam dễ phạm sai lầm khi giao thương với nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng khi buôn bán bị lừa đảo, thua lỗ, hoặc chịu bất lợi do các điều kiện không rõ ràng trong hợp đồng ngoại thương và L/C sẽ làm ảnh hưởng tới ngân hàng. Việc khách hàng cố tình lừa đảo cũng mang lại rủi ro: nắm được điểm yếu phương thức TDCT là thanh toán tách rời khỏi hàng hoá, chỉ căn cứ vào chứng từ nên bằng hình thức tinh vi lập bộ chứng từ giả khiến Ngân hàng không thể phát hiện ra tính xác thực của nó. Môi trường pháp lý: Chính sách luật thay đổi, hệ thống luật chưa hoàn thiện, chưa đảm bảo nghiêm minh, còn nhiều khẽ hở cho doanh nghiệp lợi dụng. Sự khác biệt về luật pháp giữa các nước cũng có thể là nguyên nhân gây ra tranh chấp, rủi ro cho ngân hàng. b. Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ chính ngân hàng, do những sơ suất không đáng có, hạn chế về chuyên môn gây thiệt hại tới uy tín và lợi nhuận trong kinh doanh. Kết quả thẩm định khách hàng không phải lúc nào cũng chính xác do thông tin không cân xứng. Tuy nhiên có những trường hợp cán bộ ngân hàng thông đồng đưa ra những phân tích giả hoặc không làm đúng qui trình nghiệp vụ tạo nên sự lựa chọn đối nghịch và dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Rủi ro kĩ thuật xảy ra một phần do thiếu tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn của thanh toán viên, không kiểm tra kỹ sự phù hợp nội dung L/C với hợp đồng và sự hợp lý tương đối của bộ chứng từ. Chính sách tín dụng của ngân hàng cũng có thể gây ra rủi ro. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 23
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương Các biểu hiện nhận biết rủi ro thanh toán thƣ tín dụng Trong thanh toán hàng NK: Tình hình tài chính doanh nghiệp có vấn đề là dấu hiệu đầu tiên cho biết rủi ro thanh toán L/C có thể xảy ra. Nhà nhập khẩu kinh doanh những mặt hàng có nhu cầu lớn hoặc thị trường tiêu thụ rộng thì rủi ro đối với ngân hàng thấp. Lịch sử giao dịch ngân hàng cũng giúp nhận biết rủi ro: rất khó thẩm định thiện chí của KH giao dịch lần đầu. Sau khi nhà nhập khẩu nhận đủ hàng, biểu hiện nhận biết rủi ro: trì hoãn thanh toán, kiếm cớ bộ chứng từ có lỗi để thanh toán chậm. Trong thanh toán hàng XK: rủi ro có thể xảy ra với những L/C mở bởi ngân hàng không phải đại lí, tình hình tài chính kém, chưa có xác nhận của NH uy tín và những L/C trả chậm kèm theo những điều khoản quy định về đòi tiền rắc rối. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh toán L/C: Người ta có thể xem xét mức độ rủi ro thanh toán thư tín dụng qua chỉ tiêu: Tỉ lệ cho vay bắt buộc / Tổng giá trị thanh toán Khi nhà nhập khẩu không thanh toán cho ngân hàng khi đến hạn, thì NH phải trích tiền trong tài khoản tiền gửi của họ, nếu không đủ thì phải cho vay bắt buộc. Sẽ có hai khả năng xảy ra: Nhà nhập khẩu thanh toán cả gốc và lãi; hoặc không có khả năng thanh toán do làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn tới ngân hàng phải chịu rủi ro tín dụng. Tỉ lệ tổn thất = Tổng giá trị tổn thất / Tổng giá trị cho vay bắt buộc (Tổng giá trị thanh toán): phản ánh tổn thất thực sự thanh toán thư tín dụng có thể gặp phải. 1.2.3.3. Ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro tín dụng chứng từ Quản lý và hạn chế rủi ro trong thanh toán L/C có ý nghĩa rất thiết thực: giúp NH giảm thiểu tổn thất không đáng có và tăng khả năng cạnh tranh và uy tín. Quản lý rủi ro hay cụ thể là quản lí rủi ro TDCT quyết định sự tồn tại và phát triển của NH . 1.2.4. Kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán thƣ tín dụng của một số ngân hàng thƣơng mại Quản lý rủi ro L/C là công việc thường xuyên và thiết yếu của ngân hàng. NH có thể kiểm soát rủi ro (trừ rủi ro bất khả kháng:chỉ chống đỡ bằng quỹ dự phòng) Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 24
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương Hạn chế rủi ro tín dụng: Tiến hành thẩm định kỹ lưỡng tình hình tài chính khách hàng, khả năng tạo lợi nhuận, phương án kinh doanh khi cho vay nhập khẩu hàng hoá. Cho vay mở L/C với mức kí quỹ 100% và có đảm bảo và hạn mức chiết khấu truy đòi. Hạn chế rủi ro thanh toán: Lên kế hoạch xác định cầu ngoại tệ và biện pháp đáp ứng: đi vay NHNN và các tổ chức tín dụng; mua của các tổ chức kinh tế và nhận gửi tiết kiệm. Hạn chế rủi ro tỉ giá: bằng cách tham gia hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai... Hạn chế rủi ro kỹ thuật: Áp dụng công nghệ, chương trình quản lí hiện đại, nâng cao nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của thanh toán viên. Kiểm tra kỹ L/C trước khi gửi NH nước ngoài; kiểm tra kỹ bộ chứng từ mới thông báo cho người XK. Các biện pháp mang tính nguyên tắc thường áp dụng để giảm mức rủi ro: Đa dạng hoá: hạn chế rủi ro phi hệ thống với đa dạng loại hình L/C, khách hàng, thị trường xuất nhập khẩu. Phân loại khách hàng, sử dụng linh hoạt L/C và các thỏa thuận, cam kết với các điều khoản ràng buộc trách nhiệm khách hàng khi rủi ro xảy ra. Đa dạng hoá càng thuận lợi khi khoản thanh toán khác hướng và hậu quả có quan hệ đối nghịch. Chuyển rủi ro: bằng các hình thức mua bảo hiểm cho vay, cho vay đồng tài trợ, bán rủi ro cho các công ty mua nợ, các trung gian tài chính khác. Tìm kiếm thông tin khách hàng: Nếu nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng và thị trường thì có thể hạn chế rủi ro do thiếu thông tin hoặc thông tin bất cân xứng: thành lập phòng quan hệ quốc tế thu thập thông tin; trung tâm xử lí tài chính thương mại. Kết luận chương I Trong chương 1, khóa luận đã giới thiệu khái niệm, các phương thức TTQT, quy trình thực hiện phương thức TDCT và các loại L/C. Phân tích rủi ro cho các đối tượng tham gia phương thức này và các văn bản pháp lý làm cơ sở phòng chống rủi ro. Qua Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 25
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương đó nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hiểu và nắm vững các văn bản pháp lý nhất là UCP600 để tránh phát sinh tranh chấp. Nêu ra một số kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động TDCT của các NHTM. Nhận biết được các rủi ro cho NH sẽ là căn cứ phân tích những rủi ro xảy ra trong phương thức TDCT của Vietcombank Huế ở chương 2. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 26
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương CHƢƠNG II THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ 2.1. Giới thiệu khái quát NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam Chi nhánh Huế 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Huế được thành lập theo quyết định số 68/QĐNH của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Ngày 02/11/1993, Chi nhánh đã khai trương và đi vào hoạt động với trụ sở đặt tại 78 Đường Hùng Vương, Tp.Huế, Tỉnh TT.Huế, tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade of Vietnam (Hue City Branch), viết tắt là Vietcombank(VCB) Huế. Chi nhánh ra đời đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết của các cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, giúp thanh toán thuận tiện hơn, góp phần phát triển kinh tế khu vực. Sau 1 thời gian hoạt động, VCB Huế đã khai trương chi nhánh cấp II Quảng Bình tạo thuận lợi cho khách hàng giao dịch. Mạng lưới hoạt động rộng và công nghệ hiện đại, chi nhánh đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh như thanh toán thẻ Mastercard, Visa, JCB, American Express; chuyển tiền nhanh MoneyGram. Đội ngũ nhân viên chi nhánh trẻ, nhiệt tình, trình độ cao và quy trình giao dịch đơn giản đem sự tiện lợi nhất cho khách hàng. 2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động Hiện nay VCB Huế thực hiện các nghiệp vụ chính bao gồm : - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng VN và ngoại tệ. - Chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước. - Nhận gửi tiết kiệm đồng VN và ngoại tệ. - Thanh toán xuất nhập khẩu. - Nhận mua bán ngay có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 27
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương - Bảo lãnh và tái bảo lãnh. - Thực hiện nghiệp vụ hối đoái. - Phát hành các loại thẻ nội địa và quốc tế. Dịch vụ E-banking, Home Banking. - Thực hiện nghiệp vụ thuê mua tài chính. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức BAN GIÁM ĐỐC Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Khách hàng Tổ xử lí nợ xấu Phòng Hành chính - Nhân sự Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Tổng hợp Phòng Kế toán Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Kinh doanh dịch vụ Phòng Thanh toán thẻ Phòng Ngân quỹ Tổ vi tính Nhóm tín dụng DN Nhóm tín dụng thể nhân Nhóm thị trường và khách hàng Phòng quản lý nợ MẠNG LƯỚI TRONG TỈNH Phòng giao dịch số 1 Phòng giao dịch số 2 Phòng giao dịch Mai Thúc P. giao dịch Phạm Văn Đồng Phòng giao dịch Bến Ngự Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức chi nhánh Vietcombank Huế Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 28
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương Giám đốc: Điều hành, lãnh đạo hoạt động chi nhánh và chịu trách nhiệm trực tiếp với NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà Nước, cơ quan pháp luật. Phó giám đốc: Chịu ủy quyền Giám đốc trực tiếp quản lí các bộ phận chức năng. Phòng Quan hệ khách hàng: Tiếp xúc với khách hàng trong giao dịch, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND và ngoại tệ. Tổ xử lý nợ xấu: Chịu điều hành Giám đốc, chuyên xử lí các khoản vay khó đòi. Phòng Hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ quản lý hành chính và tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý tổ chức, quy hoạch đào tạo và đề bạt cán bộ. Phòng Kiểm tra nội bộ: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong quản lí và khắc phục những sai sót trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Phòng Tổng hợp: Lập kế hoạch, định hướng cho chi nhánh từng thời điểm và giai đoạn cụ thể, tổng hợp và cân đối nguồn vốn, kế hoạch tín dụng, xây dựng lãi suất. Phòng Kế toán: Thực hiện nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi giao dịch với khách hàng, kiểm tra các hoạt động kinh doanh, tài chính của chi nhánh; giúp Giám đốc điều hành công tác tổ chức hạch toán, công tác kế toán đạt hiệu quả kinh tế cao. Phòng Thanh toán quốc tế: Có chức năng hỗ trợ công tác thanh toán quốc tế trong giao dịch với các Ngân hàng nước ngoài. Phòng Kinh doanh dịch vụ: Nhận và chuyển tiền, thực hiện các sản phẩm dịch vụ, thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài. Phòng Thanh toán thẻ: Cung cấp các dịch vụ thanh toán thẻ nội địa và quốc tế. Phòng Ngân quỹ: Quản lí trực tiếp, bảo quản các loại tiền, giấy tờ có giá, các hồ sơ thế chấp, cầm cố, kí gửi theo chế độ quản lí ngân quỹ hệ thống NH Ngoại Thương. Tổ vi tính: Giúp quản lí và duy trì hệ thống IT của chi nhánh. Phòng giao dịch số 1, số 2, Phạm Văn Đồng, Mai Thúc Loan, Bến Ngự: Tiếp xúc trực tiếp và thực hiện các giao dịch với khách hàng. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 29
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương 2.1.4. Tình hình nguồn lực của Vietcombank Huế qua 3 năm 2009-2011 2.1.4.1.Tình hình lao động của Vietcombank Huế qua 3 năm 2009-2011 Lao động đóng vai trò rất quan trọng, mọi sự thay đổi nhân sự đều có ảnh hưởng đến hoạt động của DN. Theo Bảng 2.1 có thể thấy trong 3 năm qua, tình hình lao động của Vietcombank Huế có thay đổi đáng kể: So với năm 2009, lao động của chi nhánh năm 2010 giảm 13 lao động có trình độ đại học trở lên kể cả nam và nữ. Sang năm 2011 tổng lao động là 166 người, tăng 7 lao động có trình độ đại học trở lên, tương ứng 4,4% so với năm 2010. Đây có lẽ là sự điều chỉnh của chi nhánh để phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của ngân hàng. Tăng lao động sẽ làm tăng chi phí hoạt động của chi nhánh do vậy cần bố trí và sử dụng lao động hợp lí nhằm thu lợi ích tối đa. Tỷ trọng lao động nữ tăng dần và chiếm tỷ lệ khá cao trên 65%, là 1 ưu thế của chi nhánh, phù hợp đặc trưng ngành: cần nhân viên nữ để giao dịch với khách hàng tốt hơn. Lao động Cao đẳng trung cấp có biến động nhẹ còn lao động phổ thông giữ nguyên. Lao động có trình độ chủ yếu từ bậc đại học trở lên chiếm khoảng 95%, do chi nhánh có sự ưu tiên tuyển chọn những người có trình độ đại học. Tỷ lệ này thể hiện trình độ cao của đội ngũ nhân viên chi nhánh giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và uy tín của Vietcombank Huế. Bảng 2.1: Tình hình lao động của Vietcombank Huế giai đoạn 2009 – 2011 Đơn vị tính: Người CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 SL % SL % SL % +/- % +/- % 1.Phân theo giới tính Nam 59 34,3 52 32,7 54 32,5 -7 -11,8 2 3,84 Nữ 113 65,7 107 67,3 112 67,5 -6 -5,31 5 4,67 2.Phân theo trình độ Đại học, trên đại học 165 95,9 150 94,3 157 94,6 -15 -9,09 7 4,67 Cao đẳng, trung cấp 2 1,3 4 2,5 4 2,4 2 28,57 0 0 Lao động phổ thông 5 3,9 5 3,2 5 3,0 0 0 0 0 Tổng số lao động 172 100 159 100 166 100 -13 -7,56 7 4,4 (Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự-NH TMCP Ngoại Thương Huế) Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 30
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương 2.1.4.2. Tình hình nguồn vốn và tài sản của chi nhánh Bảng 2.2: Tình hình tài sản- nguồn vốn của Vietcombank Huế giai đoạn 2009-2011 Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 GT % GT % GT % +/- % +/- % TÀI SẢN 2.030,98 100,00 2.596,64 100,00 3.246,75 100,00 565,66 27,85 650,11 25,04 Tiền mặt 67,22 3,31 53,92 2,08 62,56 1,93 -13,30 -19,79 8,64 16,02 Tiền gửi NHNN 29,54 1,45 15,56 0,60 25,52 0,79 -13,98 -47,33 9,96 64,01 Cấp tín dụng KH 1.543,03 75,97 1.777,42 68,45 1.619,14 49,87 234,39 15,19 -158 -8,9 TSCĐHH 15,28 0,75 12,44 0,48 34,34 1,05 -2,84 -18,59 21,90 176,04 Tài sản có khác 375,91 18,51 737,30 28,39 1.505,19 46,36 361,39 96,14 767,89 104,15 NGUỒN VỐN 2.030,98 100,00 2.596,64 100,00 3.246,75 100,00 565,66 27,85 650,11 25,04 Tiền gửi NHNN 3,68 0,18 6,22 0,24 6,45 0,20 2,54 69,02 0,23 3,70 Tiền gửi của KH 1.585,98 78,09 1.960,97 75,52 2.244,80 69,14 374,99 23,64 283,83 14,47 Phát hành GTCG 5,24 0,26 4,87 0,19 3,05 0,09 -0,37 -7,06 -1,82 -37,4 Các khoản phải trả 154,56 7,61 383,69 14,78 418,66 12,90 229,13 148,25 34,97 9,11 Vốn và các quỹ 281,52 13,86 240,89 9,28 573,79 17,67 -40,63 -14,43 332,90 138,20 (Nguồn: Phòng Tổng hợp-Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Huế) a. Tình hình nguồn vốn Qua bảng 2.2 và phụ lục 2.2 ta thấy tổng nguồn vốn chi nhánh gia tăng qua từng năm: năm 2010 nguồn vốn là 2596,64 tỷ đồng tăng 565 tỷ tương ứng với 27,8% so với năm 2009. Năm 2010, phát hành giấy tờ có giá giảm 7,06% tương ứng giảm 0,37 tỷ do 1 bộ phận đã đến hạn trả. Chỉ tiêu vốn và các quỹ giảm 40,63 tỷ tương ứng giảm 14,43%. Với hiệu quả huy động vốn, chỉ tiêu tiền gửi KH tăng 374,99 tỷ tương đương tăng 23,64%, đáng khích lệ trong thời kì cạnh tranh lãi suất. Sự gia tăng của khoản mục khác như lãi và chi phí trả lãi, góp phần giữ mức tăng nguồn vốn trong năm. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 31
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương Năm 2011, nguồn vốn của chi nhánh tăng 25% tương ứng 650,1 tỷ lên 3246,75 tỷ đồng. Khoản mục phát hành giấy tờ có giá giảm 1,82 tỷ tương ứng giảm 37,37%. Các khoản mục khác đều tăng: vốn và các quỹ tăng mạnh 332,9 tỷ tương đương tăng 138,2%. Tiền gửi của khách hàng tăng 283,83tỷ (14,47%) kéo theo tăng khoản phải trả (tăng 34,97 tỷ) đặc biệt là chi phí trả lãi do áp dụng mức lãi suất cạnh tranh. Chi nhánh vẫn huy động được nguồn vốn ổn định đảm bảo hoạt động, là 1 tín hiệu khá tốt sau khủng hoảng. b. Tình hình Tài sản Tài sản chi nhánh gia tăng qua từng năm thể hiện sự mở rộng quy mô. So với năm 2009, tổng tài sản năm 2010 ở mức 2596,64 tỷ đồng tăng mạnh 565,66 tỷ tương ứng tăng 27,8%. Chi nhánh đã cắt giảm, đưa ra dự trữ phù hợp, tránh lãng phí vốn mà đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc và khả năng thanh toán liên ngân hàng. Chỉ tiêu tiền mặt tại quỹ lại giảm 19,79% tương ứng giảm 13,30 tỷ và tiền gửi NHNN cũng giảm 13,98 tỷ tương ứng giảm 47,33%. Khoản mục cho vay các tổ chức và cá nhân năm 2010 là 1777,42 tỷ tăng 15,19% so với năm 2009 kéo theo tăng chỉ tiêu chi phí dự phòng: thể hiện nỗ lực tìm kiếm khách hàng, tăng trưởng tín dụng của chi nhánh. Chi nhánh cần chú trọng công tác quản trị rủi ro, thẩm định tín dụng để hoạt động chính mang lại thu nhập này tốt hơn. Sự gia tăng của khoản mục Tài sản có cũng góp phần làm tăng tổng tài sản năm 2010: tài sản có khác tăng 361,39 tỷ tăng 96,14% Sang năm 2011, tỷ lệ tăng tài sản là 25% tương ứng tăng 650,1 tỷ đồng so với năm 2010, đạt 3246,75 tỷ đồng. Các chỉ tiêu đều tăng khá mạnh nhưng chỉ tiêu cho vay các tổ chức và cá nhân trong năm có sự giảm sút nhẹ: giảm 158,28 tỷ tương ứng giảm 8,9% do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Tăng dự trữ đảm bảo thanh khoản đối phó khủng hoảng: tiền gửi NHNN tăng 9,96 tỷ tương ứng tăng 64,01%; tiền mặt tăng 8,64 tỷ tương ứng tăng 16,02%. Tài sản cố định tăng 21,9 tỷ đồng tương ứng tăng 176,04%. Tài sản khác tăng 767,89 tỷ tương ứng tăng 104,15%. Mức tăng lớn ở các khoản mục dự trữ, tài sản làm gia tăng tổng tài sản, thể hiện chi nhánh đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 32
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank Huế giai đoạn 2009 -2011 Năm 2009 nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tác động tới 2 ngành xuất khẩu: công nghiệp và nông nghiệp. Chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng dẫn tới hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn, áp lực huy động vốn và cho vay cao. Tuy nhiên VCB Huế vẫn đạt được mức tăng trưởng ổn định với tổng thu nhập năm 2009 đạt 347,107 tỷ đồng. Trong các khoản mục, thu nhập từ lãi là thu nhập chính của chi nhánh, đạt 70-95% tổng thu hàng năm. Thu nhập từ dịch vụ và hoạt động ngoại hối có dấu hiệu cải thiện vào năm 2010 riêng thu nhập hoạt động ngoại hối tăng 8,497 tỷ tương ứng 517,02% do ảnh hưởng cơn sốt tỷ giá. Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh tăng qua các năm riêng năm 2010 chỉ đạt 227,134 tỷ đồng giảm 34,56% so với 2009 với thu nhập từ lãi tuy tăng 46,37% nhưng thu nhập ngoài lãi lại giảm tới 88,5%. Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và dịch vụ tăng nhưng không bù được mức giảm của khoản mục thu nhập bất thường dẫn tới tổng thu ngoài lãi giảm. Thu nhập bất thường giảm mạnh nhưng không đáng lo ngại do là khoản thu không cố định, không nằm trong cơ cấu thu nhập chính. Sang năm 2011, tổng thu nhập đạt 367,212 tỷ đồng, tăng 61,67% do thu nhập từ lãi tăng mạnh(tăng 145,494 tỷ tương ứng 71,6%) nhờ chi nhánh không ngừng mở rộng, đa dạng hoạt động tín dụng. Tuy có nhiều nỗ lực giảm thiểu chi phí không cần thiết nhưng tổng chi phí của chi nhánh không ngừng gia tăng qua các năm. Năm 2010 chi phí tăng 27,396 tỷ tương ứng tăng 20,81% so với 2009 do chi nhánh phải trích lập chi phí dự phòng, chi trả lãi tiền gửi và tiền vay. Năm 2011, chi phí tăng 93,982 tỷ tương đương 59,09 % so với 2010, do gia tăng ở tất cả khoản mục chi phí, đặc biệt tăng mạnh chi phí trả lãi 73,632 tỷ tương ứng 67,98% chứng tỏ chi nhánh đã thu hút nhiều vốn từ dân với chính sách lãi suất cạnh tranh. Cùng với biến động của thu nhập và chi phí, lợi nhuận của chi nhánh qua 3 năm cũng có biến động. Năm 2009 lợi nhuận đạt giá trị 215,466 tỷ sang năm 2010 lợi nhuận giảm xuống còn 68,096 tỷ do phải trích lập chi phí dự phòng. Sang năm 2011 ngân hàng đã có sự điều chỉnh chi phí, lợi nhuận đạt giá trị 114,192 tỷ. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 33
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương Qua bảng 2.3 về tình hình hoạt động kinh doanh VCB Huế có thể nhận thấy sự biến động khá lớn mỗi năm. Chịu ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, chi nhánh vẫn hoạt động có hiệu quả và mở rộng tuy nhiên chi nhánh cần nghiên cứu hoạt động tín dụng để hạn chế nợ xấu, dần giảm chi phí trích lập quỹ dự phòng để có kết quả tốt hơn. Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh VCB Huế trong 2009 – 2011 ĐVT: Tỷ đồng Năm Năm 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Năm 2010 2009 2011 +/- % +/- % Tổng thu nhập 347,107 227,134 367,212 -119,973 -34,56 140,078 61,67 Thu nhập từ lãi 138,813 203,186 348,680 64,373 46,37 145,494 71,60 Thu nhập ngoài lãi 208,294 23,948 18,532 -184,346 -88,50 -5,416 -22,62 Tổng chi phí 131,641 159,038 253,020 27,396 20,81 93,982 59,09 Chi trả lãi 102,233 120,148 210,091 17,915 17,52 89,943 74,86 Chi phí ngoài lãi 29,408 38,889 42,929 9,481 32,24 4,040 10,38 Lợi nhuận sau thuế 215,465 68,096 114,192 -147,369 -68,40 46,096 67,69 (Nguồn: Phòng Tổng hợp-Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Huế) 2.2. Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thƣơng chi nhánh Huế 2.2.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietcombank Huế 2.2.2.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ hàng xuất khẩu Bảng 2.4: Khái quát quy trình thanh toán L/C xuất khẩu tại VCB Huế Tiếp nhận Thông báo Tiếp nhận và Gửi chứng và kiểm tra kiểm tra bộ L/C từ đòi tiền L/C chứng từ Chiết Thanh toán khấu & hạch chứng từ toán Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 34
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương Bước 1: Nhận và kiểm tra L/C từ NH phát hành: Vietcombank Trung Ương (VCB TW) nhận điện SWIFT/TELEX phát hành L/C, tu chỉnh L/C từ NH khác và chuyển về chi nhánh VCB Huế thông qua bộ phận văn thư. Thanh toán viên tại chi nhánh kiểm tra mã khóa, các điều khoản L/C; in và lưu hồ sơ L/C xuất. Bước 2: Thông báo L/C, tu chỉnh L/C cho khách hàng: Chọn hình thức thông báo và thu phí thanh toán; giao thông báo L/C và lập hồ sơ theo dõi L/C. Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra đối chiếu bộ chứng từ của khách hàng XK với nội dung của L/C và các sửa đổi L/C nếu có, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu truy đòi với số tiền chiết khấu không lớn hơn bộ chứng từ chiết khấu nếu có yêu cầu. Bước 4: Gửi chứng từ ra nước ngoài đòi tiền thanh toán. Bước 5: Thanh toán và hạch toán: NH nước ngoài thanh toán qua VCB TW và VCB TW báo Có về Vietcombank Huế, Vietcombank Huế nhận báo Có và hạch toán. 2.2.2.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu Bảng 2.5: Khái quát quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại VCB Huế Tiếp nhận & kiểm Phát hành L/C, tu Tiếp nhận & kiểm tra hồ sơ xin phát tra bộ chứng từ chỉnh L/C hành L/C Phát hành bảo lãnh/ Hạch toán & kết ủy quyền nhận hàng thúc hợp đồng Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin phát hành L/C. Khách hàng xuất trình Đơn xin phát hành L/C và các giấy tờ cần thiết theo quy định Ngân hàng và nộp phí. Bước 2: Phát hành L/C: VCB Huế lập điện phát hành L/C dựa trên nội dung Đơn xin phát hành L/C và chuyển điện về VCB TW. VCB TW chuyển tiếp điện phát hành cho NH phục vụ nhà XK nước ngoài thông qua hệ thống ngân hàng đại lí. Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ do Ngân hàng nước ngoài gửi cho chi nhánh. Nếu bộ chứng từ phù hợp hoặc có sai sót nhưng khách hàng NK vẫn chấp nhận thanh toán thì giao cho khách hàng sau khi khách hàng thanh toán đủ tiền và chi phí. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 35
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương Bước 4: Hạch toán và đóng hợp đồng: khi đến hạn thanh toán, thanh toán viên chi nhánh lập điện chuyển tiền gửi NH VCB TW đề nghị thanh toán cho NH phục vụ nhà XK nước ngoài bằng cách trích tiền gửi thanh toán của VCB Huế và báo Nợ. Nhà NK có thể cam kết chấp nhận thanh toán và kí quỹ 100% giá trị hóa đơn hoặc trích tài khoản tiền gửi/ghi nợ tài khoản tiền vay; xuất trình 1 số giấy tờ yêu cầu NH phát hành Bảo lãnh/ủy quyền nhận hàng theo L/C khi hàng tới trước bộ chứng từ. Đóng hồ sơ tín dụng khi L/C được hủy bỏ hoặc đã thanh toán; không còn giá trị thanh toán; từ chối thanh toán và bộ chứng từ được gửi trả cho ngân hàng gửi chứng từ. L/C không còn hiệu lực sẽ tự động đóng sau 2 tháng từ ngày hết hạn hiệu lực. 2.2.2 Tình hình hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của Vietcombank Huế 2.2.2.1. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Huế. Kể từ khi thành lập, hoạt động TTQT luôn là thế mạnh của Vietcombank nói chung và Vietcombank Huế nói riêng. Tham gia vào SWIFT3 đã nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng TTQT góp phần củng cố vị thế của chi nhánh trên địa bàn. 100% 2,450 4,150 4,420 80% 42,110 51,580 46,000 Nhờ thu 60% L/C 40% 55,540 44,270 49,580 Chuyển tiền 20% 0% Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu bằng các phƣơng thức TTQT tại VCB Huế từ năm 2009- năm 2011 Tại VCB Huế chủ yếu thực hiện 3 phương thức TTQT: Thanh toán TDCT, nhờ thu và chuyển tiền. Trong 3 năm gần đây, hoạt động TTQT có xu hướng gia tăng tổng doanh số thanh toán. Cụ thể doanh số thanh toán năm 2010 là 114,493 triệu USD tăng 3 Tổ chức viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 36
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương 10,629 triệu USD tương ứng tăng 10,23% so với năm 2009. Trong năm 2011, doanh số là 133 triệu USD tăng 18,507 triệu USD. Đi sâu vào tỷ trọng các phương thức thanh toán được sử dụng (Phụ lục 2.2) có thể thấy phương thức TDCT tuy biến động nhưng luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu. Năm 2009 tỷ trọng phương thức TDCT là 42,11%, năm 2010 là 51,58%; năm 2011 là 46%. Bảng 2.6: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại VCB Huế từ 2009 -2011 Đơn vị: Triệu USD Năm Năm Năm 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2010 2011 2009 +/- % +/- % Xuất khẩu 55,468 70,244 85,899 14,776 26,64 15,655 22,29 Nhập khẩu 48,396 44,249 47,101 -4,147 -8,57 2,852 6,45 Tổng kim ngạch XNK 103,864 114,493 133 10,629 10,23 18,507 16,16 (Nguồn:Phòng Thanh toán quốc tế Vietcombank Huế) Hoạt động thanh toán hàng XK: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tập trung vào hàng dệt may (Công ty Dệt may Huế), dăm gỗ và hàng mộc mỹ nghệ (Công ty TNHH Ngọc Anh, CTCP Lâm sản xuất khẩu Pisico Huế, CTTNHH Shaiyo AA Việt Nam), thủy hải sản (Công ty CP phát triển thủy sản Huế), hàng sợi (CTCP Sợi Phú Bài, CTCP Dệt May Huế) hàng thủ công mỹ nghệ (Công ty TNHH Ngọc Anh). Kim ngạch thanh toán hàng XK tăng qua từng năm, năm 2010 tăng 14,776 triệu USD tương ứng tăng 26,64%, năm 2011 tăng 15,655 USD tương ứng tăng 22,29%. Phương thức các DN trên địa bàn sử dụng thanh toán hàng XK chủ yếu là chuyển tiền và L/C. Tỷ trọng thanh toán xuất khẩu bằng L/C: năm 2009 là 44,42%; năm 2010 đạt 51,42% sang năm 2011 chỉ còn 40,66%, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới làm số lượng đơn đặt hàng nước ngoài giảm kéo theo nhu cầu sử dụng dịch vụ TTQT của các công ty trên địa bàn giảm theo hoặc do chiến lược cạnh tranh thu hút khách hàng của các NH khác trên địa bàn. Tỷ trọng sử dụng phương thức nhờ thu chiếm tỉ trọng nhỏ, tăng nhẹ: từ 0,06% vào năm 2009 lên 2,8% vào năm 2011. Tỷ trọng sử dụng phương thức chuyển tiền biến động trong khoảng 49- 56%. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 37
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương Hoạt động thanh toán hàng NK: Cơ cấu hàng NK tập trung chủ yếu vào mặt hàng sợi, thuốc tân dược (CTCP Dược TW Medipharco), oxit kẽm(CTCP Frit), bông, nguyên phụ liệu về hàng may mặc (CTCP Sợi Phú Bài, CTCP Sợi Phú Nam). Kim ngạch NK năm 2010 giảm 8,57% chủ yếu là do kim ngạch NK bằng chuyển tiền giảm tận 37,92%. Sang năm 2011, kim ngạch NK cải thiện đạt 47,101 triệu đô. Tỷ trọng thanh toán L/C ngày càng tăng: năm 2009 là 39,46% sang năm 2011 đạt tới 55,73% trong khi phương thức chuyển tiền lại giảm từ 55,34% vào năm 2009 còn 36,9% năm 2011. Phương thức nhờ thu chiếm tỷ lệ nhỏ, cao nhất chỉ là 10,38% ( năm 2010). Theo phụ lục 2.3 và 2.4 về tình hình thanh toán L/C xuất khẩu và nhập khẩu có thể thấy: Sự phát triển của tổng doanh số thanh toán 1 phần nhờ vào sự tăng trưởng ổn định doanh số thanh toán L/C nhập khẩu. Số lượng các món tuy giảm nhưng trị giá các món lại tăng lên qua từng năm. Năm 2010, doanh số thanh toán L/C nhập khẩu là 22,938 triệu USD tăng 20,12% so với năm 2009; năm 2011, con số này là 26,251 triệu USD tăng 14,44% so với năm 2010. Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu luôn ở mức cao, cao hơn L/C nhập khẩu: Năm 2010 doanh số L/C đã thanh toán là 36,118 triệuUSD, tăng 46,58% về giá trị so với năm 2009; năm 2011 đạt 34,924USD. Đây thể hiện nỗ lực của chi nhánh tìm kiếm khách hàng giao dịch. 2.2.2.2. Thu nhập từ hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ Thu nhập từ hoạt động TTQT tăng qua từng năm nhưng không mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tác động tiêu cực tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn làm giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và nguyên liệu giảm đáng kể, mặc dù có phục hồi nhưng số lượng và giá trị tăng không đáng kể. Năm 2010 tổng thu nhập TTQT là 212.683 USD tăng 17.676 USD tương ứng tăng 9,06% so với năm 2009. Năm 2011, tổng thu nhập đạt 224.425 USD tăng 11.742 USD tăng ương ứng 5,52%. Thu nhập từ L/C tăng trưởng qua các năm: năm 2009 đạt 150.605 USD, sang năm 2011 là 158.278 USD. Tuy nhiên tỷ trọng thu nhập từ L/C lại giảm: từ 77,23% (năm 2009) giảm còn 70,53 (năm 2011). Có thể do thu nhập hoạt động nhờ thu tăng trưởng mạnh: năm 2010 tăng gần 2,3 giá trị so với năm 2009, chiếm Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 38
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương 11,91% tổng thu nhập TTQT năm 2011 đạt 30384 USD tương ứng tăng 20% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 13,54% trong tổng thu nhập TTQT. Bảng 2.7 :Thu nhập thanh toán quốc tế tại VCB Huế qua 3 năm 2009 -2011 Đơn vị : USD Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Thu từ chuyển tiền 36.678 18,81 34.585 16,26 35.763 15,94 Thu từ nhờ thu 7.724 3,96 25.320 11,91 30.384 13,54 Thu từ L/C 150.605 77,23 152.778 1,83 158.278 70,53 Tổng thu TTQT 195.007 100 212.683 100 224.425 100 (Nguồn:Phòng Thanh toán quốc tế Vietcombank Huế) 250,000% 227,809% 200,000% Thu từ hđ chuyển tiền 150,000% 100,000% 11,554% 8,781% 1,443% 3,600% Thu từ hđ nhờ thu 50,000% Thu từ thanh toán L/C 20,000% 9,232% -5,706% ,000% 3,406% -50,000% 2009/20082010/2009 2011/2010 Biểu đồ 2.2: Tình hình biến động thu nhập Thanh toán quốc tế tại Vietcombank Huế từ năm 2009- năm 2011 2.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động tín dụng chứng từ tại VCB Huế 2.2.3.1. Ảnh hưởng của môi trường vi mô Các yếu tố và nguồn lực bên trong Ngân hàng: Ảnh hưởng trực tiếp hoạt động thanh toán TDCT. Hoạt động TTQT là thế mạnh của Vietcombank nói chung và Vietcombank Huế nói riêng, đặc biệt phương thức TDCT luôn được chú trọng. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 39
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương Phòng TTQT-VCB Huế gồm 5 giao dịch viên, 1 phó phòng và 1 trưởng phòng. Giao dịch viên chịu trách nhiệm: thẩm quyền xử lý tất cả nghiệp vụ phát sinh liên quan qui trình kĩ thuật thanh toán TDCT. Trưởng và phó phòng trực tiếp phụ trách kiểm soát, giám sát giao dịch viên và trách nhiệm kiểm tra, ký duyệt chứng từ, điện báo hoạt động thanh toán và báo cáo Ban giám đốc các phát sinh trong giao dịch TDCT để xử lý, giải quyết. Chi nhánh đã hiện đại hoá cơ sở vật chất, từng bước hoàn thiện quy trình thanh toán, nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh toán viên. Phòng TTQT luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ với các phòng nội bộ chi nhánh; các phòng chức năng liên quan hội sở VCB TW trong chuyển điện SWIFT và quan hệ đại lý với hơn 1300 NH/ 85 quốc gia. Các đối thủ cạnh tranh: Với thế mạnh dẫn đầu trong lĩnh vực ngoại thương, chi nhánh có vị thế cạnh tranh tốt. Trên địa bàn, nhiều ngân hàng đã tham gia hoạt động TTQT nên thị phần TTQT của chi nhánh có phần giảm nhẹ. Để duy trì và mở rộng thị phần, VCB Huế phải đưa ra các chiến lược hợp lý, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu nhằm đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng. Khách hàng: Ảnh hưởng rất lớn tới kết quả quá trình thanh toán. Khi người XK và người NK có hiểu biết và kinh nghiệm về TTQT thì trách nhiệm ngân hàng sẽ nhẹ hơn, việc xuất trình và kiểm tra bộ chứng từ cũng dễ dàng hơn. Khi họ hiểu biết hạn chế về ngoại thương, thiếu thiện chí và trách nhiệm trong quá trình thanh toán thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng và ảnh hưởng không tốt tới chất lượng TTQT. Vietcombank Huế luôn hướng dẫn quy trình lập chứng từ phù hợp L/C và tư vấn, cung cấp thông tin đối tác, NH thanh toán cho khách hàng. Khách hàng phải cung cấp thông tin xác thực về đối tác nước ngoài và cam kết thanh toán bồi hoàn đúng hạn. Chính sách và dịch vụ khách hàng: Khách hàng đến với ngân hàng không chỉ vì nhu cầu TTQT mà còn cần hỗ trợ với lãi suất ưu đãi. Với thanh toán hàng xuất khẩu, khách hàng có thể được hưởng chính sách tài trợ xuất khẩu từ chi nhánh. Với thanh toán hàng nhập khẩu, Vietcombank Huế có chính sách giảm mức ký quỹ, miễn ký quỹ với khách hàng lớn, quan hệ giao dịch thường xuyên và uy tín trong thanh toán. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 40
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hà Diệu Thương Cung cấp dịch vụ bảo lãnh/ủy quyền nhận hàng, giúp khách hàng nhận hàng trước khi bộ chứng từ về đến ngân hàng, giúp giảm chi phí lưu kho bãi. Vietcombank Huế còn tổ chức các chương trình khuyến mãi: trao thưởng đơn vị có doanh số xuất nhập khẩu trị giá lớn, tặng phiếu siêu thị, tặng quà dịp đặc biệt... 2.2.3.2. Ảnh hƣởng của môi trƣờng vĩ mô Môi trƣờng kinh tế: Sau khi nước ta hội nhập kinh tế, nền kinh tế tăng trưởng cao, kim ngạch XNK không ngừng tăng lên, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh và đặc biệt là hoạt động thanh toán TDCT. Ngược lại, nền kinh tế suy thoái, quan hệ ngoại thương bị thu hẹp sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động TDCT. Môi trƣờng công nghệ kỹ thuật: Áp dụng công nghệ: hệ thống và phần mềm quản lí hiện đại, mạng internet, tham gia SWIFT với hơn 1300 NH trên 85 Quốc gia, giúp Vietcombank Huế tiết kiệm chi phí, thời gian; tăng hiệu quả TDCT. Môi trƣờng chính trị: Phương thức TDCT chịu ảnh hưởng rất lớn những thông lệ, tập quán quốc tế, đặc biệt là luật pháp của Quốc gia. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế, chính trị trong khu vực và thế giới, các hiệp định thương mại đã và đang được ký kết, tạo cơ hội rất lớn cho lĩnh vực TTQT. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn chưa có một văn bản pháp lý quy định, hướng dẫn cụ thể về giao dịch thanh toán TDCT, gây bất lợi đáng kể cho Ngân hàng TMCP Ngoại Thương trong quá trình thanh toán TDCT. 2.2.4. Các rủi ro thƣờng gặp với phƣơng thức tín dụng chứng từ tại VCB Huế Trong quá trình thực hiện thanh toán TDCT, Vietcombank Huế đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế rủi ro, nhưng vẫn khó tránh được rủi ro. Sau đây là một số rủi ro chi nhánh đã gặp phải trong phương thức TDCT những năm gần đây; dựa trên tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp các nhân viên trong phòng TTQT-Vietcombank Huế. Trong đó nghiệp vụ chiết khấu L/C và phát hành L/C được đánh giá có khả năng xảy ra rủi ro cao. Nguyễn Thị Thúy Vy - K42TCNH 41