SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
1
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
ĐỀ ÁN MÔN HỌC:
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI
MÃ TÀI LIỆU: 80140
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao : luanvantrust.com
HỌ VÀ TÊN SV: TRỊNH THỊ THẢO PHƯƠNG
LỚP: 11DKQ1 MSSV: 1112060093
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S HÀ MINH HIẾU
TP.HỒ CHÍ MINH 12/2013
2
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
----------------
TRỊNH THỊ THẢO PHƯƠNG
LỚP: 11DKQ1
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THANH
TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG
THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI
NHÁNH HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: THANH TOÁN QUỐC TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH 12/2013
3
Lời cảm ơn
Để hoàn thành bài báo cáo kiến tập lần 1. Trước hết cho phép em gởi lời cảm
ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa thương mại. Với sự quan tâm,
dạy dỗ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các
bạn trong nhóm và trong lớp mà đến nay em có thể hoàn thành bài báo cáo, đề tài:
“Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ
tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội”
Để có được kết quả này cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến
thầy Hà Minh Hiếu người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình
hoàn thành bài báo cáo thực hành nghề nghiệp lần 1.
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một
sinh viên năm 3 và lân đầu tiên làm đề tài thực hành nghề nghiệp nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của
các thầy cô cùng toàn thề các bạn để em có điều kiện bổ sung thêm kiến thức, nâng
cao trình độ để thực hiện tốt hơn những bài báo cáo sau này cũng như phục vụ tốt
hơn công tác thực tế sau khi ra trường.
4
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Tp.HCM, ngày……tháng…...năm 2013
Giảng viên hướng dẫn
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1
Bảng 2
6
DANH MỤC CÁC HÌNH
7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
B/L Bill of Lading – Vận đơn đường biển
C/O Certificate of Origin – Chứng nhận xuất xứ
L/C Letter of Credit – Thư tín dụng
NH Ngân hàng
NHCK Ngân hàng chiết khấu
NHPH Ngân hàng phát hành
NHTB Ngân hàng thông báo
NHTM Ngân hàng thương mại
NHXN Ngân hàng xác nhận
P/L Packing list – Phiếuđóng gói hàng hóa
TDCT Tín dụng chứng từ
TTD Thư tín dụng
VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
Thương Việt Nam (Vietcombank)
8
MỤC LỤC
9
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt
Nam đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngày 11/1/2007,
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO). Đây là một sự kiện quan trọng mở ra các cơ hội cũng như các thách thức
cho nền kinh tế Việt Nam để ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế
giới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các hoạt động kinh
tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng của nước ta với các
nước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng và phát triển hết sức phong phú,
khẳng định ngày càng đầy đủ hơn vị trí và vai trò của Việt Nam trong cộng đồng thế
giới.
Việc mở ra các quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế ngày càng rộng rãi đòi hỏi
phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng
quốc tế. Các ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò như là cầu nối cho các quan
hệ kinh tế nói trên. Thanh toán quốc tế là một trong những nghiệp vụ quan trọng của
các NHTM. Việc tổ chức tốt hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM góp phần
thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và của nền
ngoại thương Việt Nam nói chung. Hoạt động thanh toán quốc tế mang lại lợi ích to
lớn đối với NHTM, ngoài phí dịch vụ thu được, NHTM còn có thể phát triển được các
mặt nghiệp vụ khác như nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ tài trợ xuất nhập
khẩu, nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế...
Tuy nhiên, trong thực tế, các rủi ro trong thanh toán là điều không thể tránh khỏi
đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cũng không ít trường hợp nguyên nhân
xuất phát từ bộ chứng từ thanh toán không hoàn thiện, không trung thực, giả mạo...Xác
định được tầm quan trọng của bộ chứng từ thanh toán xuất nhập khẩu, việc hoàn thiện
công tác thiết lập và xuất trình bộchứng từ để phòng ngừa, hạn chế những rủi ro trong
10
thanh toán đã trở nên nhu cầu cần thiết trong bối cảnh hiện nay không chỉ đối với các
doanh nghiệp mà còn cả đối với các NHTM - người trung gian giữa người mua và
người bán.
Vì những yếu tố đó nên em đã làm tiểu luận “Phân tích quy trình thanh toán quốc tế
bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hà Nội”
2. Mục đích nghiên cứu:.
 Nghiên cứu lý thuyết cơ bản về thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán
bằng tín dụng chứng từ
 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của ngân hàng VCB
khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
 Phân tích quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng VCB chi
nhánh Hà Nội
3. Phạm vi nghiên cứu:
Phân tích hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại Thương - VCB. Đề tài chỉ giới hạn phân tích quy trình thanh toán tín dụng
chứng từ, là phương thức thanh toán quốc tế được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Việt Nam sử dụng nhiều nhất hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để đánh giá tình hình
thực tế, kết hợp với các bảng biểu để minh họa, chứng minh và rút ra kết luận.
5. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận phần trình bày được kết cấu thành 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận về phương thức tín dụng chứng từ
Chương 2. Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín
dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại Thương (VCB) chi nhánh
Hà Nội
Chương 3. Các rủi ro và giải pháp nâng cao quy trình thanh toán quốc
tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại
Thương (VCB) chi nhánh Hà Nội
11
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ
1.1 Phương thức tíndụng chứng từ (TTD).
1.1.1 Khái niệm.
Tại điều 2, UCP 600, tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau:
“Credit means any arrangement, however named or described, that is
irrevocable and thereby constitutes a definite undertaking of the issuing bank to
honour a complying presentation.
“Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, dù cho được gọi tên hay miêu
tả như thế nào thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng
phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”
Trong phương thức này, việc cam kết thanh toán của ngân hàng mở tín dụng thư
(TTD) được thể hiện trong các trường hợp sau:
 Ngân hàng mở TTD sẽ thực hiện trả tiền ngay hoặc cam kết thanh toán đáo
hạn hoặc chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng lập và thanh toán hối
phiếu khi đáo hạn.
 Ngân hàng mở TTD chỉ thị cho một ngân hàng khác trực tiếp trả tiền ngay
hoặc cam kết thanh toán khi đáo hạn hoặc chấp nhận hối phiếu do nguwofi
thụ hưởng lập và thanh toán hối phiếu khi đáo hạn
 Ngân hàng mở TTD chỉ thị một ngân hàng khác đứng ra chiết khấu bộ chứng
từ xuất trình phù hợp với các điều khoản và điều kiện của TTD.
Thư tín dụng được lập trên cơ sở đơn xin mở thư tín dụng, nội dung của TTD bao
gồm các nội dung sau:
 Số hiệu TTD: mỗi TTD đều có số hiệu riêng, dùng để ghi vào các chứng từ
thanh toán và là cơ sở trao đổi thông tin của các đối tượng liên quan.
12
 Địa điểm mở TTD: là địa điểm mà ngân hàng cam kết trả tiền cho người xuất
khẩu.
 Ngày mở TTD: là ngày ngân hàng chính thức nhận đơn xin mở TTD của
người nhập khẩu, ngày bắt đầu thời hạn hiệu lực của TTD.
 Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến tín dụng chứng từ: người xin
mở TTD, người thụ hưởng TTD, ngân hàng mở TTD, ngân hàng thông báo,
ngân hàng xác nhận, ngân hàng thanh toán…
 Loại TTD: có nhiều loại TTD nên cần phải ghi rõ loại TTD nào. Theo UCP
600, nếu không ghi gì thì được coi như là TTD không thể huỷ ngang.
 Số tiền: phải ghi cả số và chữ, đồng thời phải có ghi đơn vị tiền tệ rõ ràng.
Không nên ghi bằng số tuyệt đối.
 Thời gian và nơi hết hiệu lực TTD. Thời hạn hiệu lực của TTD được tính từ
ngày mở TTD cho đến ngày hết hiệu lực thanh toán TTD. Thời hạn hết hiệu
lực là thời hạn sau ngày giao hàng một khoảng nhất định tuỳ theo quy định
cụ thể trong TTD.
 Mô tả hàng hoá, dịch vụ: tên hàng, quy cách, số lượng hoặc trọng lượng hàng
hoá, giá cả hàng hoá.
 Các chứng từ yêu cầu: phải quy định rõ ràng bao gồm những loại chứng từ
nào, số lượng bao nhiêu.
 Thời hạn xuất trình chứng từ: phải nằm trong thời gian hiệu lực của TTD.
 Thời hạn trả tiền: tuỳ theo từng quy định cụ thể, có thể nằm ngoài thời gian
hiệu lực của TTD.
 Thời hạn giao hàng: tuỳ theo phương tiện vận tải mà thời hạn giao hàng là
khác nhau.
1.1.2 Các bên tham gia và quy trình thanh toán theo phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ (TTD).
a. Các bên tham gia tín dụng chứng từ
13
Với khái niệm trên, phương thức tín dụng chứng từ bao gồm các đối tượng tham
gia:
 Người xin mở thư tín dụng (TTD): là người nhập khẩu hàng hoá.
 Ngân hàng mở TTD: là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ngân hàng này
cung cấp tín dụng và đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu.
 Người thụ hưởng: là người xuất khẩu hay người nào khác do người xuất
khẩu chỉ định.
 Ngân hàng thông báo TTD: là ngân hàng đại lý cho ngân hàng mở TTD và
phục vụ cho người thụ hưởng.
Ngoài ra, trong vài trường hợp đặc biệt có thể có thêm các bên khác tham gia
như ngân hàng xác nhận và ngân hàng trả tiền.
b. Quy trình thanh toán
Toàn bộ nội dung và quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ được mô tả ở sơ đồ sau:
Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện
theo các bước sau:
14
(1) Căn cứ vào các thảo thuận trên hợp đồng thương mại, nhà nhập khẩu đến
NHPH làm thủ tục mở TTD
(2) Ngân hàng hướng dẫn và thẩm định hồ sơ đề nghị mở TTD của khách hàng.
Nếu chấp thuận, ngân hàng phát hành soạn thảo và chuyển TTD cho ngân
hàng đại lý để thông báo TTD cho người thụ hưởng
(3) Sau khi kiểm tra tính xác thực của TTD, ngân hàng thông báo sẽ thông báo
TTD cho người thụ hưởng
(4) Người thụ hưởng kiểm tra nội của TTD. Nếu chấp thuận TTD, người thụ
hưởng giao hàng. Nếu không chấp nhận, người thụ hưởng đề nghị tu chỉnh
TTD.
(5) Người thụ hưởng lập bộ chứng từ theo yêu cầu của TTD và xuất trình vào
ngân hàng thông báo nhờ chuyển chứng từ cho ngân hàng phát hành
(6) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành
(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ. Nếu việc xuất trình hoàn hảo, ngân
hàng sẽ báo có và ghi có cho người thụ hưởng (nếu TTD trả chậm). Trong
trường hợp bộ chứng từ không hoàn hảo, ngân hàng thông báo từ chối thanh
toán
(8) Ngân hàng phát hành gửi bộ chứng từ đến nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu
kiểm tra bộ chứng từ. Nếu chứng từ hoàn hảo, họ phải chuyển tiền thanh toán
(nếu là TTD trả ngay) hoặc chấp nhận thanh toán (nếu TTD trả chậm) và
nhận hàng. Nếu chứng từ không hoàn hảo , nhà nhập khẩu sẽ đưa ý kiến xử
lý bộ chứng từ
(9) Ngân hàng phát hành chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng thông báo nếu
đươc thanh toán. Nếu không được thanh toán, gửi thông báo từ chối thanh
toán
1.1.3 Các loại thư tín dụng.
Trên thực tế trong thanh toán quốc tế có rất nhiều loại thư tín dụng, tùy theo từng
điều kiện cụ thể để lựa chọn loại thư tín dụng cho phù hợp, bao gồm các loại sau:
15
 Thư tín dụng không thể hủy ngang
 Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận
 Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi
 Thư tín dụng chuyển nhượng
 Thư tín dụng tuần hoàn
 Thư tín dụng giáp lưng
 Thư tín dụng đối ứng
 Thư tín dụng dự phòng
 Thư tín dụng thanh toán dần
1.1.4 Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ (TTD).
 Ưu điểm
 Đây là phương thức thanh toán đảm bảo quyền lợi của nhà xuất khẩu và nhà
nhập khẩu nên được áp dụng khá phổ biến trong thanh toán quốc tế, xuất
phát từ những lý do sau
Đối với nhà xuất khẩu:
 Khi nhận được TTD thì nhà xuất khẩu an tâm vì được có sự cam kết
thanh toán của ngân hàng phát hành. Nếu vì nguyên nhân nào đó mà
nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản thì
ngân hàng phát hành TTD vẫn đảm bảo thanh toán TTD. Ngay cả khi
người mua muốn trì hoãn hoặc ngăn cản việc thanh toán thì người bán
vẫn có thể được đảm bảo thanh toán nếu người bán thực hiện đúng
các điều khoản và điều kiện mà TTD quy định
 Nhà xuất khẩu trong trường hợp nghi ngờ khả năng thanh toán của
ngân hàng phát hành TTD thì có thể thỏa thuận với người mua áp
dụng TTD xác nhận. Nếu trong trường hợp ngân hàng phát hành
không thanh toán TTD thì ngân hàng xác nhận sẽ đảm bảo thanh toán
TTD.
16
 Trường hợp sử dụng TTD không thể hủy ngang, nguwofi mua và
ngân hàng phát hành chỉ có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ TTD cần phải sự
chấp thuận của người bán.
 Trong trường hợp người bán cần được tài trợ trước khi gửi hàng, thì
có thể thương lượng với người mua phát hành một TTD có điều
khoản đó
Đối với nhà nhập khẩu
 Người mua có thể chủ động mở TTD để mua hàng hóa theo yêu cầu
của mình, và được ngân hàng cam kết thanh toán lô hàng nhập khẩu.
 Khi vận dụng phương thức thanh toán bằng TTD thì người mua yên
tâm vì người bán sẽ tuân thủ những điều khoản và điều kiện kể cả
những chứng từ theo quy định của TTD. Ngân hàng mở TTD thay
mặt nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ hoàn hảo thì ngân hàng mới
thanh toán
 Với nhiều loại TTD cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể
vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn thương mại
 Thông qua việc mở và điều chỉnh TTD cho phép các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu có thể bổ sung và điều chỉnh một số điều khoản trong
hợp đồng ngoại thương phù hợp với thực tiễn.
 Thông qua các phương thức tín dụng chứng từ các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu có thể nhận được sự tài trợ của ngân hàng khi thiếu vốn.
 Nhược điểm
 Phương thức này thủ tực rườm rà phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn,
phí cao.
 Doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi sử dụng phương thức tín dụng
chứng từ cần phải am hiểu kỹ thuật ngoại thương và thanh toán quốc
tế. Nếu sự hiểu biết không nhất quán hoặc không thể đáp ứng một số
17
điều khoản hoặc điều kiện của người mua được quy định trong TTD
thì người bán có thể không được đảm bảo thanh toán hoặc có thể bị
trì hoãn thanh toán.
 Đặc biệt đối với TTD có thể hủy ngang, người bán phải thật thận
trọng vì người mua có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ TTD vào bất kỳ lúc
nào mà không cần phải báo trước hay sự chấp nhận của người bán
 Còn trong TTD không hủy ngang, chỉ có ngân hàng phát hành cam
kết thanh toán. Nếu như ngân hàng phát hành bị phá sản hoặc luật
pháp của quốc gia người mua có những hạn chế thanh toán thì người
bán phải chịu những rủi ro do không được thanh toán hoặc thanh toán
chậm trễ.
 Bên cạnh đó khách hàng cũng gặp những bất lợi như: họ không thể
sửa đổi hoặc hủy bỏ trừ khi có sự chấp nhận của người bán và ngân
hàng phát hành, người mua phải chịu phí tổn mở TTD và các chi phí
khác.
 Nếu như người bán muốn gian lận thì họ sẽ gửi hàng kém chất lượng
mặc dù các chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều khoản và
điều kiện của TTD để được thanh toán. Đến khi người mua phát hiện
thì đã thanh toán vì trong các nghiệp vụ Tín dụng chứng từ tất cả các
bên đều giao dịch bằng chứng từ.
Mặt khác sử dụng phương thức tín dụng chứng từ không phải là một phương
thức đảm bảo an toàn tuyệt đối trong thanh toán, vì trên thực tế rủi ro vẫn có thể
xảy ra. Nếu như người mua, người bán cố tình lừa đảo, ngân hàng mất khả năng
thanh toán hoặc do ngân hàng còn yếu kém về trình độ dẫn đến những sai sót làm
ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Rủi ro có thể xuất phát từ vận chuyển
hàng hóa, bảo hiểm…
Phương thức tín dụng chứng từ chủ yếu dựa trên chứng từ. Do đó, trong thực tế
vẫn còn trường hợp giả mạo, trong trường hợp đối tác có ý đồ lừa đảo thì phương
18
thức này không còn là biện pháp hữu hiệu bảo vệ cho phía bên kia. Thế nên, kết
quả của việc thanh toán còn phụ thuộc vào sự hiểu biết kỹ thuật thanh toán, sự
vận dụng, tính trung thực và thiện chí của các bên tham gia.
1.2 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của phương thức tíndụng
chứng từ (TTD)
1.2.1.UCP600
Quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ (Uniform
customs and practice for documentary credits – UCP). UCP do Phòng thương mại
quốc tế (the International Chamber of Commerce) phát hành đầu tiên vào năm
1933. Để ngày càng phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế lúc ra đời đến nay,
UCP đã 6 lần sửa đổi vào các năm
1933 UCP 82
1951 UCP 131
1962 UCP 222
1974 UCP 290
1983 UCP 400
1993 UCP 500
2007 UCP 600
Hiện nay UCP được sử dụng trên 180 nước trên thế giới, năm 1962 lần đầu
tiên được dịch ra Tiếng Việt. UCP được coi là một văn bản quy tắc hướng dẫn, tùy
ý các bên sử dụng được quyền lựa chọn một trong sáu bản UCP. Tuy nhiên chỉ có
bản UCP tiếng Anh mới có giá trị pháp lý. Tháng 12/2006 ICC ban hành UCP 600
có hiệu lực vào ngày 1/7/2007. UCP 600 là văn bản hiện hành. Khi sử dụng chỉ cần
dẫn chiếu UCP 600 vào TTD:
40E: Applicable Rules
19
UCP LATEST VERSION
Khi đã dẫn chiếu UCP vào TTD thì nó trở thành một trong những cơ sở pháp
lý quan trọng để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia.
Ngoài các quy định cụ thể của UCP 600, còn cho phép các bên sử dụng có quyền
thỏa thuận thêm một số nội dung phù hợp với yêu cầu của mình nhưng phải ghi vào
TTD, thậm chí nếu có nội dung nào trên TTD không sử dụng điều khoản nào của
UCP 600 thì quy định cụ thể trong TTD.
Nhìn chung UCP 600 ra đời được hoàn thiện và phát triển trên nền tảng của
UCP 500 nhằm phù hợp với thương mại quốc tế, tập trung giải quyết những vấn đề
vướng mắc trong quá trình ứng dụng UCP 500.
1.2.2. ISBP681
 Văn bản về thực hành kiểm tra chứng từ theo tiêu chuẩn Ngân hàng quốc tế
đối với phương thức tín dụng chứng từ (International Standard Banking
Practice for examination of documents inder documentary credits) ISBP
681, được bổ sung sửa đổi theo UCP 600, do ICC phát hành tháng 4/2007 có
hiệu lực cùng thời điểm với UCP 600.
 Về cơ bản ISBP 681 không thay đổi nhiều so với ISBP 645(phát hành năm
2003) bỏ những nội dung đã đưa vào UCP 600, hoặc không còn phù hợp với
UCP 600, sử dụng các thuật ngữ thống nhất với UCP 600. ISBP 681 bao
gồm 185 nội dung được chắt lọc kinh nghiệm thực tiễn quý báu về kiểm tra
chứng từ của các ngân hàng thương mại trên thế giới, đồng thời phù hợp với
tinh thần sửa đổi của UCP 600. Có thể nói ISBP 681đã hệ thống hóa và hoàn
thiện một cách đầy đủ các vấn đề vướng mắc về cách xử lý chứng từ trong
thời gian vừa qua,giải quyết các trường hợp UCP 600 chưa đề cập đến, hoặc
đề cập đến nhưng chưa đầy đủ, các quy định về UCP được vận dụng với
tập quán của mỗi nước khác nhau, nên UCP đôi lúc giải quyết chưa trọn vẹn,
thỏa đáng quyền lợi của các bên tham gia.
20
 ISBP ra đời góp phần hạn chế sự cứng nhắc trong quá trình kiểm tra chứng
từ của ngân hàng, với mục đích kiểm tra nhằm tìm ra những dấu hiệu gian
lận hay lừa đảo từ phía nhà xuất khẩu, mà đôi khi gây không ít những khó
khăn cho khách hàng với những thủ tục phiền hà của ngân hàng. Điều này có
thể đi ngược lại với nguyện vọng của UCP là đảm bảo an toàn và nhanh
chóng trong thanh toán.
1.3. Một số loại chứng từ kèm theo tíndụng chứng từ (TTD)
Chứng từ trong thương mại quốc tế là những văn bản chứa đựng các thông
tin về hàng hóa, vận tải, bảo hiểm và thanh toán để chứng minh một sự việc, để
nhận hàng, để thanh toán, để khiếu nại đòi bồi thường…
Hệ thống chứng từ trong thương mại và tài chính trong thanh toán quốc tế
được thể hiện ở sơ đồ 1.1
21
Sơ đồ 1.1 Hệ thống chứng từ trong thương mại và tài chính trong thanh toán
quốc tế
1.3.1. Hối phiếu (Bill of Exchange)
Theo công ước ký về hối phiếu năm 1930, “Hối phiếu được hiểu là một tờ
lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này
khi nhận hối phiếu hoặc đến một ngày nhất định ghi trên hối phiếu phải trả một số
tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người
khác, hoặc trả cho người cầm hối phiếu”.
22
Theo luật hối phiếu quy định hối phiếu được lập thành một hoặc nhiều bản
có giá trị như nhau. Một hối phiếu muốn có hiệu lực thì trên hối phiếu phải ghi rõ
những quy định cụ thể sau:
 Tên đề hối phiếu, địa điểm phát hành, ngày, tháng ký phát hối phiếu.
 Mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện.
 Số tiền của hối phiếu (căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ).
 Thời hạn và địa điểm trả tiền của hối phiếu.
 Người hưởng lợi, người trả tiền, người ký phát hối phiếu.
Ngoài những nội dung bắt buộc trên, hối phiếu có thể ghi thêm những nội
dung khác theo thoả thuận của 2 bên, song không làm sai lạc tính chất của hối phiếu
theo luật định.
1.3.2. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Đây là chứng từ quan trọng khi kiểm tra dựa vào điều 18, 30 UCP 600, cần
chú ý các nội dung sau:
 Về loại hóa đơn, nếu TTD quy định hóa đơn trong bộ chứng tù xuất
trình mà không giải thích gì thêm thì bất cứ loại hóa đơn nào (hóa đơn
thương mại, hóa đơn hải quan, hóa đơn thuế, hóa đơn chính thức, hóa
đơn lãnh sự…) đều có thể đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, hóa đơn tạm
thời, hóa đơn chiếu lệ hoặc tương tự không được chấp nhân trừ khi
TTD có quy định. Nếu TTD quy định hóa đơn thương mại
(commercial invoice) thì hóa đơn chỉ ghi tiêu đề là Invoice được chấp
nhận (57 ISBP 681).
 Mô tả hàng hóa dịch vụ hoặc các nội dung thể hiện trên Invoice phải
phù hợp với mô tả trên tín dụng, không có yêu cầu giống hệt như
trong TTD (58 ISBP 681). Ví dụ TTD quy định có 2 loại hàng hóa là
10 xe ô tô và 5 máy kéo nhưng hóa đơn chỉ kê khai giao 4 xe ô tô
23
cũng sẽ được chấp nhận với điều kiện TTD không cấm giao hàng từng
phần.
 Trừ khi TTD yêu cầu hóa đơn không cần kí hoặc ghi ngày (62 ISBP
681). Tuy nhiên trên thực tế ngày lập hóa đơn thông thường có thể
trùng hoặc sau ngày giao hàng trừ khi có quy định khác trên TTD.
 Kiểm tra số bản hóa đơn bản gốc hay copy có đúng theo TTD không?
 Kiểm tra tên và địa chỉ: của người hóa đơn đúng với mục Beneficiary
và người trả tiền phải đúng với mục Applicant trong TTD (trừ khi áp
dụng điều 38). Tuy nhiên theo điều 14 UCP 600 địa chỉ người thụ
hưởng và người yêu cầu mở TTD không nhất thiết phải giống trên
TTD nhưng phải cùng quốc gia.
 Kiểm tra việc mô tả số lượng, trọng lượng, thể tích kê khai trên
invoice, không được mâu thuẫn với kê khai trên các chứng từ khác
(điều 63 ISBP 681).
 Nếu TTD cho phép giao hàng từng phần thì tổng giá trị hóa đơn có
thể nhỏ hơn trị giá TTD nhưng tổng trị giá các lần giao hàng phải nằm
trong dung sai cho phép nếu TTD không quy định gì thêm.
 Các điều kiện giao hàng FOB, CNF, CIF… phải ghi rõ đúng theo yêu
cầu của TTD và điều khoản này phải được thể hiện trên hóa đơn.
 Kiểm tra số tiền trên hóa đơn phải bằng số tiền ghi trên hối phiếu, số
tiền bằng số phải ghi theo kiểu Anh (“,”, thể hiện dấu phân cách hàng
nghìn), số tiền bằng chữ phải khớp với số tiền bằng số và đúng chính
tả.
 Kiểm tra cách tính toán và các khoản cộng thêm phải phù hợp với quy
định của TTD, ngân hàng không chịu trách nhiệm về tính chính xác
của các tính toán và các khoản cộng thêm trên hóa đơn.
 Kiểm tra các điều kiện khác được ghi thêm như: ký mã hiệu hàng hóa,
xuất xứ hàng hóa, số TTD, cách đóng gói, cảng bốc hàng, cảng dỡ
hàng, cảng chuyển tải, tên tàu, chuyến tàu… phải thể hiện chính xác
24
đúng như TTD đã yêu cầu và phù hợp với một số chứng từ khác có
liên quan như B/L, C/O, P/L…
1.3.3. Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
Là bảng kê tất cả các hàng hóa đựng trong một kiện hàng (hòm, hộp,
container)… Thông thường, phiếu đóng gói chỉ ra các chi tiết về :
 Số hàng hóa được đóng gói trong một bao, kiên, thùng, hộp hay
container nhất định.
 Trọng lượng tịnh và cả bì của mỗi bao, hộp, kiện hay thùng.
 Số lượng bao, kiện, thùng, hộp, containers.
Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm
thấy cũng có khi được để trong một túi gần ở bên ngoài bao bì. Ngoài ra, phiếu
đóng gói còn được gửi cùng với bộ chứng từ thanh toán của TTD.
1.3.4. Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading hay Marine Bill of Lading-
thường được viết tắt là B/L) là chứng từ chuyên chở hàng hóa (Transport
documents) bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng
sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để chở.
Các chức năng của vận đơn đường biển:
 Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi
hàng làm bằng chứng là đã nhận hàng từ người gửi hàng với chủng
loại, số lượng và tính trạng hàng hóa như ghi trên vận đơn
 Là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữu người gửi
hàng và người chuyên chở.
Là chứng từ sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn.
1.3.5. Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
25
Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan thẩm
quyền, thường là Phòng Thương Mại hoặc Bộ Thương Mại cấp để xác nhận nơi sản
xuất hoặc nơi khai thác ra hàng hóa.
 Mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ
 Xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa
 Xác định mức thuế xuất nhập khẩu giữa các nước dành cho nhau
những quy chế ưu đãi về thương mại, thuế quan.
 Nhằm mục đích xã hội và chính trị.
 Nhằm mục đích thị trường
 Các loại C/O:
 Form A: Dùng để thực hiện các chế độ ưu đãi phổ cập (GSP –
GENERALISED SYSTEM OF PREFERENCES). Các quốc gia thuộc
hệ thống GSP gồm: Mỹ, Nhật, Canada, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Phần
Lan, Úc, Áo… và các nước thuộc liên minh châu Âu thỏa thuận một
chính sách ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng có
xuất xứ từ một nước mà hàng hóa này sử dụng 65% nguyên liệu trong
nước. Mẫu “C/O form A” được lập theo hình thức thống nhất và dùng
cho toàn bộ các nước trong hệ thống GSP. Nếu C/O được lập không
theo mẫu quy định thì sẽ không được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan
này.
 Form B: Đươc lập cho các hàng hóa xuất khẩu theo yêu cầu của người
mua.
 Form O: Dùng cho hàng cafe sang những nước thuộc Hiệp hội cà phê
trên thế giới (ICO). Mục đích của C/O này là để nhận được những
chính sách ưu đãi do hiệp hội cà phê quốc tế ban hành
 Form X: Được lập riêng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu sang các nước
không thuộc ICO.
 Form T: Dùng cho hàng may mặc và dệt xuất khẩu sang thị trường
EU.
26
 Form D: Dùng cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang các nước
thành viên thuộc ASEAN để hưởng các ưu đãi theo “Hiệp định về
chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập
khu vực thương mại tự do AFTA”.
 Form AI: Dùng cho hàng hóa của Việt Nam hay các nước ASEAN
xuất khẩu sang Ấn Độ
1.3.6. Chứng từ bảo hiểm (Insurance Policy)
Trước tiên, kiểm tra các loại chứng từ bảo hiểm được xuất trình là Bảo hiểm
đơn (Insurance Policy) hay chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) mà TTD
đã yêu cầu. Phiếu bảo hiểm (Cover note) không được chấp nhận. Kiểm tra chứng từ
này được thực hiện theo điều 28 UCP 600, ngân hàng cần kiểm tra các nội dung:
 Theo điều 28 UC 600 chứng từ vận tải phải thể hiện trên bề mặt là
được công ty bảo hiểm hoặc đại lý của công ty bảo hiểm phát hành và
ký tên. Các phiếu bảo hiểm do người môi giới sẽ không được chấp
nhận, trừ khi có quy định rõ trong TTD. Tuy nhiên theo điều 172
ISBP bổ sung thêm, chứng từ bảo hiểm do người môi giới có thể được
chấp nhận nếu với điều kiện là chứng từ đó vẫn do công ty bảo hiểm
hoặc đại lý của nó đã kí tên, người môi giới có thể kí tên với tư cách
đại diện bảo hiểm hoặc do người bảo hiểm chỉ định.
 Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm nếu TTD không có quy định
gì thì đó là tên và địa chỉ của người gửi hàng (nhà xuất khẩu)
 Ngày phát hành và ngày hiệu lực: hàng hóa phải được bảo hiểm trước
khi được giao lên tàu vì vậy ngày kí chứng từ bảo hiểm phải trước
hoặc trùng với ngày kí B/L và ngày có hiệu lực chậm nhất là ngày vận
chuyển (175 ISBP 681)
 Trị giá của bảo hiểm: mức mua bảo hiểm phải đúng như quy định của
TTD thông thường tối thiểu 110% mức giá CIF hay CIP (trừ khi TTD
yêu cầu mức bảo hiểm cao hơn), nếu số tiền được ghi bằng chữ và
27
bằng số thì phải khớp nhau, loại tiền ghi trong chứng từ bảo hiểm phải
là loại tiền ghi trong TTD (176 ISBP 681).
 Mô tả hàng hóa và các nội dung như: số container, số seal, trọng
lượng, số TTD, số B/L, số Invoice, ký mã hiệu… phải đồng nhất với
các chứng từ khác và phải phù hợp với quy định của TTD.
 Các thông tin liên quan đến con tàu và hành trình phải nêu chính xác
và phù hợp với vận đơn
 Điều kiện bảo hiểm: ví dụ TTD quy định “Bảo hiểm mọi rủi ro” thì
chứng từ bảo hiểm phải ghi “ALL RISKS” được chấp nhận. Nếu TTD
không quy định gì thì người bán có thể mua bảo hiểm theo điều kiện
thấp nhất (173 ISBP 681)
 TTD quy định việc bảo hiểm hàng hóa tới địa điểm nào thì chứng từ
bảo hiểm cũng phải ghi đúng địa điểm đó. Nếu TTD không quy định
thì bảo hiểm hàng hóa tại cảng cuối cùng.
 Phí bảo hiểm đã được thanh toán hay chưa
 Người mua bảo hiểm phải ký hậu chứng từ đúng như quy định
 Tất cả các bản chính phải được xuất trình như điều 28 UCP 600 quy
định
 Các nội dung khác phải phù hợp với TTD và các chứng từ khác
 Kiểm tra việc chuyển nhượng chứng từ bảo hiểm có hợp lệ hay không
 Kiểm tra chứng từ có phải là bản gốc hay không, xuất trình có đủ bộ
so với TTD hay không
28
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ
BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG (VCB) CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1.Giới thiệuđôi nét về ngân hàng VCB.
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển.
2.1.1.1 Thông tin khái quát
• Tên giao dịch:
- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
- Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Ngoại thương
- Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Vietcombank
- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VCB
• Vốn điều lệ:23.174.170.760.000 đồng (Bằng chữ: Hai mươi ba nghìn một
trăm bảy mươi bốn tỷ một trăm bảy mươi triệu bảy trăm sáu mươi nghìn đồng.)
• Địa chỉ:198 Trần Quang Khải, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Tp.
Hà Nội, Việt Nam
• Số điện thoại:(84.4) 39343137
• Số fax:(84.4) 38241395
• Website: www.vietcombank.com.vn
• Mã cổ phiếu:VCB
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt
29
động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được
Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày
02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc
phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu
Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch
Chứng khoán TPHCM. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã
có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước,
phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho
phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với
cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank
ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp
cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại
quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín
dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh
ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét
trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân
hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao.
Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber
Bill Payment,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện
lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền
mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng.
Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên
13.560 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại
diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở
30
Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên
toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng
đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank
còn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 1.835 ATM và 32.178 điểm
chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được
hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh
thổ.
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy bén
với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn
là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo
khách hàng cá nhân.
Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang
và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank xứng đáng với vị thế là ngân hàng
hàng đầu tại Việt Nam.
 Các cột mốc lịch sử và thành tựu
Năm Sự kiện
1962 Ngày 30/10/1962, Ngân hàng Ngoại Thương (NHNT - Vietcombank)
được thành lập theo Quyết định số 115/CP của Hội đồng Chính phủ trên
cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung
ương (nay là NHNN)
1963 Ngày 01/04/1963, chính thức khai trương hoạt động NHNT như là một
ngân hàng đối ngoại độc quyền
1978 Thành lập Công ty Tài chính ở Hồng Kông – Vinafico Hong Kong
1990 Ngày 14/11/1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên
doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM
nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày
14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
31
1993 NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
NHNT thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Hàn Quốc - First
Vina Bank, nay là ShinhanVina Bank.
1994 Thành lập Công ty Thuê mua và Đầu tư trực thuộc NHNT (Công ty
Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản).
1995 NHNT được Tạp chí Asia Money – Tạp chí Tiền tệ uy tín của Châu Á -
bình chọn là Ngân hàng hạng nhất tại Việt Nam.
1996 Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về
việc thành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27
tháng 3 năm 1993 của Thống đốc NHNN. Theo đó, NHNT được hoạt
động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số
90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao
dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là
Vietcombank.
Thành lập VPĐD tại Paris (Pháp) và tại Moscow (Cộng hòa Liên bang
Nga)
Khai trương Công ty liên doanh Vietcombank Tower 198 với đối tác
Singapore.
1997 Thành lập VPĐD tại Singapore.
NHNT đăng ký nhãn hiệu kinh doanh độc quyền tại Cục sở hữu Công
Nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
1998 Thành lập Công ty cho thuê tài chính NHNT – VCB Leasing
2002 Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán NHNT – VCBS
2003 Vietcombank được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.
Được tạp chí EUROMONEY bình chọn là ngân hàng tốt nhất tại Việt
Nam
32
Sản phẩm thẻ Connect 24 của Vietcombank là sản phẩm ngân hàng duy
nhất được trao giải thưởng "Sao vàng Đất Việt".
2004 Vietcombank được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất
Việt Nam" năm thứ 5 liên tiếp.
2005 Vietcombank là ngân hàng duy nhất được trao giải thưởng Sao Khuê
(Giải thưởng do Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA)
tổ chức dưới sự bảo trợ của Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin
và Bộ Bưu chính Viễn thông.
Vietcombank chi nhánh Đồng Nai vinh dự là chi nhánh đầu tiên của hệ
thống NHNT được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý "Anh
hùng lao động" vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi
mới từ năm 1995-2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Tổ quốc.
Góp vốn thành lập Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán
– VCBF.
2006 Tổng Giám đốc Vietcombank nhận giải thưởng "Nhà lãnh đạo ngân
hàng châu Á tiêu biểu".
Vietcombank vinh dự là 1 trong 4 đơn vị được trao danh hiệu "Điển
hình sáng tạo" trong Hội nghị quốc gia về thúc đẩy sáng tạo cho Việt
Nam.
Tổng Giám đốc Vietcombank được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội
Ngân hàng Châu Á.
Vietcombank - lần thứ 3 liên tiếp - được trao tặng giải thưởng Thương
hiệu mạnh Việt Nam. Đặc biệt, thương hiệu Vietcombank lọt vào Top
Ten thương hiệu mạnh nhất trong số 98 thương hiệu đạt giải.
2007 Tháng 1/2007, Vietcombank và NHTMCP Sea Bank ký kết Hợp đồng
với đối tác Cardif thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ
33
Vietcombank – Cardif (VCLI).
Vietcom,bank được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối
cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn
2008 01/2008, Vietcombank được trao Giải thưởng Ngôi sao kinh doanh năm
2007 và là 1 trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu lớn nhất VN
- 4/2008, Vietcombank vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng
Huân chương Hồ Chí Minh, đúng vào dịp ngân hàng tổ chức kỷ niệm 45
năm ngày thành lập (1/4/2008).
- 4/2008, Vietcombank là đơn vị duy nhất thuộc lĩnh vực tài chính ngân
hàng được lựa chọn tham gia chương trình Thương hiệu Quốc gia.
02/6/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức chuyển đổi
thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo Giấy phép thành
lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN số 138/GP –
NHNN ngày 23/5/2008 của Thống đốc NHNN VN và Giấy Chứng nhận
đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103024468 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Tp.Hà Nội cấp ngày 02/6/2008.
07/2008, Vietcombank nhận danh hiệu Ngân hàng trong nước tốt nhất
tại Việt Nam năm 2008. Đây là Giải thưởng thường niên được bình chọn
bởi Asiamoney và năm 2008 là năm đầu tiên Việt Nam được tạp chí đưa
vào danh sách bình chọn với 01 giải thưởng duy nhất cho danh hiệu này
8/2008, Vietcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng Quản lý tiền mặt tốt
nhất tại Việt Nam năm 2008” do các doanh nghiệp bình chọn thông qua
tạp chí Asiamoney.
10/2008, ông Nguyễn Phước Thanh - Tổng Giám đốc Vietcombank -
được trao tặng Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2008 và
Giải thưởng Nhà lãnh đạo xuất sắc trong lĩnh vực bán lẻ năm 2008.
10/2008, Vietcombank được trao tặng Giải thưởng – Cúp vàng “Công ty
34
cổ phần hàng đầu Việt Nam”.
12/2008, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam theo Quyết định số 1697/QĐ-TTg vì đã có
thành tích trong việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, xuất khẩu,
đảm bảo an sinh xã hội.
2009 11/06/2009, chính thức khai trương hoạt động công ty TNHH Bảo hiểm
Nhân thọ Vietcombank – Cardif.
30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức
được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM.
7/2009, Vietcombank đạt Giải thưởng Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt
Nam về Tài trợ thương mại năm 2009 do độc giả tạp chí Trade Finance
Magazine (TFM) bình chọn. Vietcombank là ngân hàng duy nhất tại
Việt Nam lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng này.
9/2009, Vietcombank được tạp chí Asiamoney trao 06 giải thưởng quan
trọng trên các lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, quản lý tiền mặt và giao
dịch điện tử.
10/2009, ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT Vietcombank - nhận
danh hiệu Doanh nhân việt Nam tiêu biểu năm 2009.
10/2009, Vietcombank đạt Giải thưởng “Thương hiệu Chứng khoán uy
tín 2009” và “Top 20 Doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam”.
10/2009, Vietcombank nhận giải thưởng Thành viên đấu thầu trái phiếu
Chính phủ tiêu biểu. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ tôn vinh
Doanh nghiệp và thành viên tiêu biểu trên Sở giao dịch Chứng kháon hà
Nội (HNX) năm 2009 do HNX và báo Đầu tư tổ chức.
11/2009, Vietcombank là đơn vị đồng tổ chức Hội nghị thường niên các
nhà lãnh đạo tài chính khu vực châu Á
35
2010 01/2010, Vietcombank nhận Giải thưởng “Thương hiệu Kinh tế đối
ngoại uy tín năm 2009” và ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT
Vietcombank - được trao giải thưởng “Nhà hoạt động kinh tế đối ngoại
tiêu biểu năm 2009”.
4/2010, Vietcombank lần thứ 2 liên tiếp được lựa chọn tham gia chương
trình Thương hiệu Quốc gia.
7/2010, Vietcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa cung cấp
cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tạp
chí Trade Finance trao tặng. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Vietcombank
(đại diện duy nhất của Việt Nam) nhận được giải thưởng này.
29/7/2010, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã có quyết định số
1148/QĐ-CTN tặng thưởng Huân chương Lao động cho nhiều tập thể
và cá nhân Vietcombank.
8/2010, Vietcombank được trao danh hiệu “Thương hiệu bền vững toàn
quốc”
9/2010, Vietcombank nhận danh hiệu “Thương hiệu Chứng khoán uy
tín”.
10/2010, bà Nguyễn Thị Tâm - Uỷ viên HĐQT, nguyên Phó Tổng Giám
đốc và bà Nguyễn Thu Hà – Phó Tổng Giám đốc Vietcombank được
trao tặng giải thưởng “Bông hồng vàng thủ đô”.
10/2010, Vietcombank là 1 trong 4 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và cũng là ngân hàng nộp thuế lớn nhất
Việt Nam thuộc khối tài chính, ngân hàng
2011 7/4/2011, Vietcombank được The Asian Banker - Tạp chí hàng đầu thế
giới về cung cấp thông tin chiến lược trong lĩnh vực dịch vụ tài chính -
trao tặng giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam trong lĩnh
vực tài trợ thương mại năm 2011” (The Best Domestic Trade Finance
36
Bank, VietNam) và giải thưởng “Phát triển tài năng và lãnh đạo” (The
Asian Banker Talent and Leadership Development Award). Ông Phạm
Quang Dũng – Phó Tổng giám đốc Vietcombank - cũng đã vinh dự nhận
giải thưởng “Nhà Lãnh đạo Ngân hàng trẻ và triển vọng năm 2011” khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương (The Asian Banker Promising Young
Banker Award, 2011) .
10/4/2011, Vietcombank được trao biểu trưng Top Ten “Thương hiệu
mạnh Việt Nam 2011”. Đây là năm thứ 9 liên tiếp Vietcombank nhận
danh hiệu này.
Ngày 30/9/2011, Vietcombank đã ký kết thành công thoả thuận hợp tác
chiến lược với Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) - một thành viên của
Tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản) – thông qua việc bán cho đối tác
15% vốn cổ phần.
2012 Ngày 05/07/2012, Tạp chí Trade Finance đã trao tặng Vietcombank giải
thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất
Việt Nam năm 2012” (Best Vietnamese Trade Bank in 2012).
Vietcombank là đại diện duy nhất của Việt Nam lần thứ 5 liên tiếp nhận
được giải thưởng này (2008 - 2012).
2013 Ngày 7/01/2013, lần thứ 3 liên tiếp Vietcombank được Hội đồng
Thương hiệu Quốc gia công nhận và trao tặng biểu trưng Thương hiệu
Quốc gia.
37
 Hình dưới đây nêu rõ các giải thưởng nổi bật của VCB
Hình 2.1 Các giải thưởng nổi bật của VCB
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012 ngân hàng VCB
(http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/2012/20130415%20VCB%20A
R2012%20Final%20Web.pdf?7 – Truy cập ngày 01/12/2013)
38
2.1.1.3 Các biểu đồ tăng trưởng
 Dưới đây là biểu đồ thể hiện tổng tài sản của Vietcombank từ năm 2008 đến
năm 2012
Biểu đồ 2.1 Tổng tài sản của VCB từ 2008-2012
Nguồn: Tổng hợp lại từ báo cáo thường niên năm 2012 ngân hàng VCB
(http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/2012/20130415%20VCB%20A
R2012%20Final%20Web.pdf?7 – Truy cập ngày 01/12/2013)
222,090
255,496
307,621
366,722
414,475
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000
2008
2009
2010
2011
2012
Tổng tài sản
Tỷ đồng
39
 Biểu đồ dưới đây thể hiện tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản của
Vietcombank từ năm 2008 đến năm 2012
Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản của VCB từ 2008-2012
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên năm 2012 ngân hàng VCB
(http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/2012/20130415%20VCB%20A
R2012%20Final%20Web.pdf?7 – Truy cập ngày 01/12/2013)
222,090
255,496
307,621
366,722
414,475
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
350,000
400,000
450,000
2008 2009 2010 2011 2012
Tổng tài sản
Tỷ đồng Linear (Tỷ đồng)
40
 Biểu đồ dưới đây thể hiển tổng nguồn vốn chủ sở hữu của Vietcombank từ
năm 2008 đến năm 2012
Biểu đồ 2.3 Vốn chủ sở hữu của VCB từ 2008-2012
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên năm 2012 ngân hàng VCB
(http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/2012/20130415%20VCB%20A
R2012%20Final%20Web.pdf?7 – Truy cập ngày 01/12/2013)
0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000
2008
2009
2010
2011
2012
Vốn chủ sở hữu
Tỷ đồng
41
 Biểu đồ dưới đây thể hiện tổng vốn huy động hợp nhất của Vietcombank từ
năm 2008 đến năm 2012
Biểu đồ 2.4 Tổng vốn huy động hợp nhất VCB từ 2008-2012
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên năm 2012 ngân hàng VCB
(http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/2012/20130415%20VCB%20A
R2012%20Final%20Web.pdf?7 – Truy cập ngày 01/12/2013)
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000
2008
2009
2010
2011
2012
Tổng vốn huy động hợp nhất
Tỷ đồng
42
 Biểu đồ dưới đây thể hiện lượng tín dụng của Vietcombank từ năm 2008 đến
năm 2012
Biểu đồ 2.5 Tín dụng của VCB từ 2008-2012
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên năm 2012 ngân hàng VCB
(http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/2012/20130415%20VCB%20A
R2012%20Final%20Web.pdf?7 – Truy cập ngày 01/12/2013)
112,793
141,621
176,814
209,418
102,815
2008
2009
2010
2011
2012
Tín dụng
Tỷ đồng
43
 Biểu đồ dưới đây thể hiện tổng lợi nhuận trước thuế của Vietcombank từ
năm 2008 đến năm 2012
Biểu đồ 2.6 Tổng lợi nhuận trước thuế của VCB từ 2008-2012
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên năm 2012 ngân hàng VCB
(http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/2012/20130415%20VCB%20A
R2012%20Final%20Web.pdf?7 – Truy cập ngày 01/12/2013)
2.1.1.4 Ngành nghề kinh doanh
 Các sản phẩm dịch vụ của Vietcombank bao gồm:
Dịch vụ tài khoản
Dịch vụ huy động vốn (tiền gửi
tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu)
Dịch vụ cho vay (ngắn, trung,
dài hạn)
Dịch vụ bảo lãnh
Dịch vụ chiết khấu chứng từ
Dịch vụ thanh toán quốc tế
Dịch vụ chuyển tiền
3,590
5,004
5,569
5,697
1,043
2008
2009
2010
2011
2012
Tổng lợi nhuận trước thuế
Tỷ đồng
44
Dịch vụ thẻ
Dịch vụ nhờ thu
Dịch vụ mua bán ngoại tệ
Dịch vụ ngân hàng đại lý
Dịch vụ bao thanh toán
Các dịch vụ khác theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
2.1.2.Cơ cấu tổ chức.
 Hình 2.2 dưới đây thể hiện mô hình quản trị của ngân hàng Vietcombank với
các công ty khác
Hình 2.2 Mô hình quản trị của VCB
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 ngân hàng VCB
(http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/2012/20130415%20VCB
%20AR2012%20Final%20Web.pdf?7 – Truy cập ngày 01/12/2013)
45
 Địa bàn kinh doanh
Tính đến hết năm 2012, bên cạnh Hội sở chính, Vietcombank hiện có 01 Sở
giao dịch và 78 chi nhánh với 311 phòng giao dịch hoạt động tại 47/63 tỉnh
thành phố trong cả nước. Mạng lưới hoạt động phân bổ tập trung 26,0% ở
vùng Đông Nam Bộ, 20,5% ở Đồng bằng sông Hồng, 20,5% ở vùng Nam
Trung Bộ, 17,9% ở đồng bằng sông Cửu Long, 9,6% ở vùng Bắc Trung Bộ,
5,5% ở vùng Đông Bắc, chưa có chi nhánh nào ở Tây Bắc. Ngoài ra,
Vietcombank còn có trên 1.700 ngân hàng đại lý tại hơn 120 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
2.1.3.Mô hình mạng lưới tổ chức.
Hình 2.3 dưới đây thể hiện mô hình mạng lưới tổ chức của VCB
Hình 2.3 Mô hình mạng lưới tổ chức
46
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 ngân hàng VCB
(http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/2012/20130415%20VCB
%20AR2012%20Final%20Web.pdf?7 – Truy cập ngày 01/12/2013)
2.1.4. Phương hướng phát triển trong thời gian tới.
 Tóm lược một số nét chính trong hoạt động của Vietcombank 5 năm qua như
sau:
o Thứ nhất, tăng trưởng ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả. Tổng tài
sản của Vietcombank tại thời điểm 31/12/2012 đạt gần 415.000 tỷ
đồng, tăng 192.000 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2008, mức tăng
bình quân là 17%/năm. Mức tăng trưởng huy động vốn bình quân trên
17%/năm, trong đó năm 2010 và 2012 đạt trên 20%. Tốc độ tăng
trưởng tín dụng bình quân đạt 21%/năm, đưa tổng dư nợ cho vay tăng
từ gần 113.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2008 lên 241.000 tỷ
đồng tại thời điểm cuối năm 2012. Tổng thu nhập trước dự phòng rủi
ro tín dụng tăng từ 6.300 tỷ đồng năm 2008 lên 9.000 tỷ đồng trong
năm 2012, tăng bình quân trên 9%/năm. Tương tự, lợi nhuận trước
thuế tăng từ 3.600 tỷ đồng lên gần 5.800 tỷ đồng, tương đương với tốc
độ tăng bình quân 13%/năm. Các chỉ tiêu hiệu quả sinh lời của tài sản
và vốn chủ sở hữu được duy trì ở mức tương đối cao so với trung bình
của ngành.
o Thứ hai, mô hình và bộ máy tổ chức được củng cố, hoàn thiện. Đáng
chú ý là mô hình tổ chức tại Hội sở chính từng bước được chuẩn hóa
theo khối. Vietcombank đã thực hiện cơ cấu lại khối vốn, khối tín
dụng, khối quản lý rủi ro thông qua thành lập mới và bổ sung chức
năng, nhiệm vụ một số phòng, ban; xây dựng khối tài chính, khối bán
lẻ; thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Thẻ trên cơ
sở nâng cấp Trung tâm Tin học và Phòng Quản lý thẻ.
47
o Thứ ba, mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng, trong 5
năm qua, 181 phòng giao dịch đã được thành lập mới trên địa bàn cả
nước; số chi nhánh được nâng từ 61 (năm 2008) lên 79 (năm 2012);
đưa Công ty Chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ vào hoạt động từ năm
2010.
o Thứ tư, chính sách quản trị rủi ro được hệ thống hóa và thực hiện
đồng bộ trong toàn hệ thống. Từ quý II/2010, Vietcombank đã đưa
vào áp dụng hệ thống phân loại nợ định tính (được xây dựng trên cơ
sở tư vấn của Ernst & Young và được Ngân hàng Nhà nước phê
duyệt). Do đó, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank luôn phản ảnh trung
thực, minh bạch chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Do chú trọng thu
hồi nợ, tích cực xử lý nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank đã
giảm từ 4,6% tại thời điểm 31/12/2008 xuống còn 2,4% tại thời điểm
31/12/2012 và luôn dưới mức 3% trong giai đoạn 2009 - 2012.
o Thứ năm, triển khai thành công nhiều đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn
điều lệ. Cụ thể: phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn
điều lệ thêm 9,28% (năm 2010) và 33% (năm 2011) với giá phát hành
bằng mệnh giá; trả cổ tức năm 2010 bằng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ
thêm 12% (năm 2011), sau đó phát hành riêng lẻ 15% vốn cổ phần
cho cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank (năm 2011). Tại thời
điểm 31/12/2012, vốn điều lệ của Vietcombank đạt 23.174 tỷ đồng,
tăng 91,5% so với thời điểm 31/12/2008; quy mô vốn chủ sở hữu đạt
41.553 tỷ đồng, tăng gần 198% so với năm 2008.
o Thứ sáu, minh bạch hoá thông tin, tăng cường quan hệ cổ đông, nhà
đầu tư; duy trì chính sách chi trả cổ tức hàng năm ổn định ở mức 12%,
trong đó có 4 năm chi trả bằng tiền mặt và 1 năm chi trả bằng cổ
phiếu (năm 2010). Năm 2009, Vietcombank niêm yết cổ phiếu trên Sở
GDCK TP. HCM, với mã VCB. Hiện cổ phiếu VCB thuộc VN30 và
là một trong các cổ phiếu có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường (xấp
48
xỉ 3 tỷ USD). Từ khi niêm yết tới nay, cổ phiếu VCB luôn được giao
dịch ở mức giá cao nhất trong số các cổ phiếu ngân hàng niêm yết và
được nhà đầu tư nước ngoài duy trì trạng thái mua ròng hàng năm.
o Thứ bảy, củng cố quan hệ khách hàng, chuẩn hoá thương hiệu, nâng
cấp hệ thống ngân hàng lõi, đẩy mạnh các hoạt động vì cộng đồng và
mở rộng quan hệ đối ngoại.
2.1.5 Thực trạng Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng VCB
Là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về thanh toán quốc tế nhiều năm qua,
Vietcombank luôn cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ thanh toán quốc tế tốt
nhất, giúp hoạt động thương mại của doanh nghiệp thông suốt.
Giá trị nổi bật của Vietcombank
 Là ngân hàng phục vụ dịch vụ thanh toán quốc tế đầu tiên tại Việt Nam;
 Được bình chọn là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất
Việt Nam trong nhiều năm liền;
 Được Standard Chartered Bank trao tặng Chứng nhận Dịch vụ thanh toán
quốc tế xuất sắc về xử lí tự động (2009);
 Đồng vị trí số 1 cho giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất trên sàn giao dịch điện
tử" năm 2009 do EuroMoney bình chọn;
 Là ngân hàng đứng đầu về mức độ đa dạng các loại tiền mặt, tiền giao dịch,
các phương thức mua bán chuyển đổi ngoại tệ;
 Có mạng lưới đại lí rộng khắp thế giới là bao gồm hơn 1.250 ngân hàng, định
chế tài chính uy tín tại hơn 80 quốc gia trên thế giới;
 Hệ thống công nghệ hiện đại thường xuyên được cập nhật theo tiêu chuẩn
quốc tế;
 Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm
luôn sẵn sàng tư vấn cho doanh nghiệp tránh các rủi ro trong thanh toán quốc
tế.
49
Đối với TTD Xuất khẩu
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó ngân hàng phát hành,
theo yêu cầu của người yêu cầu (người nhập khẩu) cam kết thanh toán một số
tiền nhất định cho người hưởng lợi (người xuất khẩu) hoặc chấp nhận hối phiếu
do người hưởng lợi kí phát khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với
qui định của Thư tín dụng.
Đối với TTD Nhập khẩu
Vietcombank thực hiện phát hành TTD theo yêu cầu của doanh nghiệp (người
nhập khẩu) để cam kết thanh toán ngay hoặc thanh toán vào một thời hạn nhất
định trị giá của TTD cho người hưởng lợi khi người hưởng lợi xuất[01] trình bộ
chứng từ phù hợp với các điều kiện nêu trong TTD.
TTD có thể được phát hành miễn kí quĩ hoặc kí quĩ theo một tỉ lệ nhất định trên
tổng trị giá cam kết của Vietcombank, với tỉ lệ kí quĩ hoặc miễn kí quĩ tùy thuộc
vào mức độ tín nhiệm doanh nghiệp.
2.2. Quy trình thanh tóan quốc tế bằng phương thức tíndụng chứng từ tại
ngân hàng Ngoại thương (VCB) chi nhánh thành phố Hà Nội.
50
(1) Căn cứ vào các thảo thuận trên hợp đồng thương mại, Công ty Modern doors
and wood product đến ngân hàng Kathmadu, Nepal làm thủ tục mở TTD
(2) Ngân hàng Kathmadu, Nepal hướng dẫn và thẩm định hồ sơ đề nghị mở
TTD của khách hàng. Nếu chấp thuận, ngân hàng phát hành soạn thảo và
chuyển TTD cho ngân hàng VCB để thông báo TTD cho người thụ hưởng là
công ty TNHH XNK Trần Lê
(3) Sau khi kiểm tra tính xác thực của TTD, ngân hàng VCB sẽ thông báo TTD
cho công ty TNHH XNK Trần Lê
(4) Công ty TNHH XNK Trần Lê kiểm tra nội của TTD. Nếu chấp thuận TTD,
công ty TNHH XNK Trần Lê giao hàng. Nếu không chấp nhận, công ty
TNHH XNK Trần Lê đề nghị tu chỉnh TTD.
(5) Công ty TNHH XNK Trần Lê lập bộ chứng từ theo yêu cầu của TTD và xuất
trình vào ngân hàng VCB nhờ chuyển chứng từ cho ngân hàng Kathmadu
(6) Ngân hàng VCB chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng Kathmadu
(7) Ngân hàng Kathmadu kiểm tra chứng từ. Nếu việc xuất trình hoàn hảo, ngân
hàng sẽ báo có và ghi có cho người thụ hưởng (nếu TTD trả chậm). Trong
trường hợp bộ chứng từ không hoàn hảo, ngân hàng thông báo từ chối thanh
toán
(8) Ngân hàng Kathmadu gửi bộ chứng từ đến công ty Modern doors and wood
product. Công ty Modern doors and wood product kiểm tra bộ chứng từ. Nếu
chứng từ hoàn hảo, họ phải chuyển tiền thanh toán (nếu là TTD trả ngay)
hoặc chấp nhận thanh toán (nếu TTD trả chậm) và nhận hàng. Nếu chứng từ
không hoàn hảo , công ty Modern doors and wood product sẽ đưa ý kiến xử
lý bộ chứng từ
(9) Ngân hàng Kathmadu chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng VCB nếu đươc
thanh toán. Nếu không được thanh toán, gửi thông báo từ chối thanh toán.
51
2.3. Quy trình kiểm tra bộ chứng từ trong thanh tóan quốc tế bằng phương
thức tíndụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương (VCB)
2.3.1. Tín dụng thư (Letter of credit)
 Kiểm tra TTD có đối tượng điều chỉnh bởi UCP nào hay không
Theo như Advice Letter of Credit ta có TTD được điều chỉnh bơi UCP 600
 Kiểm tra tính chân thật của TTD. TTD giả rất hiếm thấy nhưng cực kì
nguy hiểm. Về nguyên tắc, TTD phải do NHTB hay NHXH tại Việt
Nam gửi đến doanh nghiêp. Mọi TTD nhận được bằng các kênh khác
đều phải cảnh giác cao độ. Nếu nhận TTD trực tiếp từ nước ngoài, thì
cần liên hệ với ngân hàng phục vụ mình để lảm rõ, hoặc ngay cả khi
nhận được TTD từ một ngân hàng Việt Nam gửi đến nhưng ngân
hàng này không phải ngân hang phục vụ mình cũng phải liên hệ làm
rõ.
Nếu nhận được TTD do một người mua không quen biết mở, nhưng
được một ngân hàng phục vụ mình thông báo, thì cũng phải kiểm tra
mọi chi tiết để làm rõ TTD.
 Kiểm tra TTD có được soạn theo mẫu của bức điện MT700 không
Kiểm tra TTD theo quy tắc sử dụng các trường của bức điện MT700
Field 40A – Trường 40A
Form of Documentary Credit.
Trường này thể hiện loại TTD. Phải thể hiện loại TTD theo một trong các
loại TTD sau:- IRREVOCABLE- REVOCABLE- IRREVOCABLE
TRANSFERABLE- REVOCABLE TRANSFERABLE- IRREVOCABLE
STANDBY- REVOCABLE STANDBY
52
TTD số 12ILC0097 là loại TTD không thể hủy ngang.
Field 20 – Trường 20
Documentary Credit Number.
Thể hiện số TTD do NHPH ấn định. Tất cả các TTD đều phải có số hiệu
riêng của nó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi
thư từ, điện tín trong việc thực hiện TTD, hoặc để ghi vào các
chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán TTD.
Số của TTD là 12ILC0097
Field 31C
Date of Issue.
Thể hiện ngày ngân hàng phát hành TTD. Nếu trường này để trống, thì ngày
bức điện được truyền đi được xem là ngày phát hành TTD.
TTD này có ngày phát hành là ngày 19/01/2012
Field 31D:
Date and place of Expiry.
Thể hiện ngày muộn nhất và địa điểm mà tại đó chứng từ có thể được xuất
trình là ngày 06/05/2012
Field 50
Applicant.
Thể hiện người yêu cầu mở TTD.
53
Người yêu cầu mở TTD là công tyMORDEN DOORS AND WOOD
PRODUCT
Field 59:
Benificiary.
Thể hiện người thụ hưởng TTD.
Người thụ hưởng TTD là công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Trần Lê
Field 32B:
Currency Code, Amount.
Thể hiện ký hiệu tiền tệ và trị giá của TTD. Thông tin cụ thể liên quan đến
giá trị TTD phải được thể hiện tại Field 39A, Field 39B, hoặc Field 39C.
Đơn vị tiền tệ là Dollar Mỹ và trị giá TTD là 4,634.85
Field 39A
Percentage Credit Amount Tolerance.
Thể hiện dung sai liên quan đến trị giá của TTD bằng tỷ lệ % +/-.
Field 41D
Available With…by…
Thể hiện ngân hàng mà tại đó TTD có giá trị (địa điểm xuất trình). Tại
trường này phải thể hiện một trong các phương án sau: -BY PAYMENT -
BY ACCEPTANCE-BY NEGOTIATION - BY DEF PAYMENT - BY
MIXED PAYMENT
54
TTD này được chiết khấu tại bất kì ngân hàng nào tại Việt Nam
Field 40E
Applicable Rules.
Thể hiện quy tắc áp dụng điều chỉnh giao dịch TTD
Văn bản pháp lý điều chỉnh giao dịch TTD này là UCP mới nhất đó là UCP
600
Field 42C
Drafts at…
Thể hiện thời hạn của hối phiếu theo TTD.
Hối phiếu theo TTD là hối phiếu trả chậm, sau 90 ngày kể từ ngày nhận được
hối phiếu
Field 42D
Drawee.
Thể hiện người trả tiền hối phiếu. Người trả tiền hối phiếu phải là một ngân
hàng. Nếu yêu cầu hối phiếu ký phát đòi tiền người mở TTD, thì
hối phiếu được xem là chứng từ thuộc trường 46D.
Field 43P
Partial Shipments.
Thể hiện có cho phép hay không cho phép giao hàng từng phần.
Giao hàng từng phần: Được phép
Field 43T
Transshipment.
Thể hiện có cho phép chuyển tải hay không.
55
Chuyển tải: Cho phép
Field 44C
Lastest Date of Shipment.
Thể hiện ngày muộn nhất phải gửi hàng/ nhận hàng/ hoặc bốc hàng lên tàu.
Ngày giao hàng muộn nhất: 06/04/2012
Field 45A
Description of Goods and/or Services.
Thể hiện việc mô tả hàng hóa. Các điều kiện cơ sở giao
hàng như FOB,CFR, CIF,… phải thể hiện.
Mô tả hàng hóa:
Core Veneer
Số lượng: 42.135 sản phẩm với đơn giá theo USD là 110.00 một sản
phẩm.
Mã: 4408.90.00
(Mô tả chi tiết của hàng hóa theo như trong hóa đơn tạm tính số :
TL2012-001 ngày 30.01.2012)
Giao hàng theo điều kiện CIF tại cảng Kolkata (Incoterms 2010)
Field 46A
Documents Required.
Thể hiện các chứng từ mà TTD yêu cầu xuất trình. Nếu ngày
phát hànhchứng từ vận tải chậm nhất được yêu cầu, thì ngày này
phải quy định tại chứng từ liên quan ở trường này.
56
Ở trường 46A của TTD này quy định các loại chứng từ:
1. Hóa đơn thương mại đã kí gồm 1 bản gốc và 3 bản sao.
2. Một bộ gốc đầy đủ vận đơn đường biển hoàn hảo đã lên tàu phát hành
bởi người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở theo lệnh của
Ngân hàng Kathmadu LTD., Số P.O 9044, Kamal, Pokhart, Kathmadu,
Nepal đã đánh dấu “Phí trả trước” và thông báo đến người yêu cầu phát
hành TTD.
3. Phiếu đóng gói gồm 1 bản gốc và 3 bản sao
4. Chứng nhận xuất xử gồm 1 bản gốc và 3 bản sao chứng nhận rằng sản
phâm có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam
5. Chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo hiểm đơn gồm 2 bản kí hậu để trắng,
bao gồm cả rủi ro đường biển và chiến tranh với trị giá bảo hiểm là giá
CIF cộng thêm 10%. Bảo hiểm bao gồm điều kiện “A” (tất cả mọi rủi ro)
cho hàng hóa, điều khoản SRCC, TPND và điều kiện chiến tranh. Bảo
hiểm cho đến khi hàng hóa đến điểm đến cuối cùng tại Nepal.
Sau khi kiểm tra bộ chứng từ kèm theo thấy đủ chủng loại và số lượng
theo trường 46A yêu cầu.
Hóa đơn thương mại có số TTD:
57
Vận đơn đường biển có số TTD:
Phiếu đóng gói có số TTD:
Bảo hiểm có số TTD:
Chứng nhận xuất xử có số TTD:
Số TTD được quy định ở trường 20 của TTD và hoàn toàn trùng khớp
với số TTD ở trên các chứng từ
Field 47A
Additional Conditions.
Thể hiện các điều kiện khác mà TTD yêu cầu.
58
1. Tất cả những chứng từ theo thư tín dụng này đều được xuất trình
bằng tiếng Anh và có ghi rõ số TTD cũng như ngày phát hành
TTD
2. Ngày phát hành chứng từ có trước ngày mở TTD và ngày TTD tu
chỉnh (nếu có) có hiệu lực thì không được chấp nhận.
3. Chứng từ vận chuyển có câu: “vận chuyển
Field 71B
Charges.
Chỉ được sử dụng để thể hiện các chi phí mà người thụ hưởng chịu.
Nếu không ghi gì, nghĩa là mọi chi phí (trừ phí chiết khấu và phí chuyển
nhượng) do người mở TTD chịu.
59
Trường 71B của TTD nêu rõ: Mọi chi phí ngân hàng ở bên ngoài Nepal bao
gồm cả phí chuyển hoàn và phí xác nhận (nếu có) được tính vào tài khoản
người thụ hưởng TTD
Field 48
Period for Presentation.
Thể hiện khoảng thời gian bằng số ngày tính từ sau ngày
giao hàng, bộ chứng từ phải được xuất trình để được trả
tiền, chấp nhận, hoặc chiết khấu. Nếu trường này để trống,
nghĩa là khoảng thời gian xuất trình là 21ngày sau ngày giao hàng.
Thời gian xuất trình: Bộ chứng từ phải được xuất trình trong vòng 21 ngày
sau ngày giao hàng nhưng phải trong thời gian hiệu lực của TTD
Field 49
Confirmation Instructions.
Thể hiện chỉ thị xác nhận TTD đối với ngân hàng nhận điện. Một
trong số các phương án sau đây phải được thể hiện:- CONFIRM- MAY
ADD- WITHOUT
Ở TTD này, trường 49 nêu rõ ngân hàng nhận điện không lập chỉ thị xác
nhận TTD
Field 78
Instruction to the Paying/Accepting/Negotiating Bank.
Chỉ thị cho ngân hàng Thanh toán/Chấp nhận/Chiết khấu.
60
Cho đến khi nhận được bộ chứng từ chính xác hoàn toàn theo những điều
khoản trong TTD, chúng tôi
Field 57A:
“Advise Through” Bank.
Ngân hàng xuất trình
Ngân hàng xuất trình – FI BIC (số này đươc quy định theo địa chỉ SWIFT)
/0491371688564
BFTVVNVX049
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (chi nhánh Thăng Long) Hà Nội Việt
Nam
Field 72:
Sender to Receiver Information.
Thông tin người gửi đến người nhận
Hãy thông báo tín dụng thư thông qua ngân hàng được đề cập đến ở trường
57D
61
2.3.2. Hối phiếu (Bill of Exchange)
 Hối phiếu có ghi rõ tiêu đề “BILL OF EXCHANGE” mới được lưu hành
 Số tiền bằng chữ và bằng số trên hối phiếu khớp nhau. Loại tiền phải đúng
như TTD quy định ở trường 45A là US Dollar
62
 Kí phát đòi tiền bên quy định trong TTD ở trường 42A
Ở trường 42A quy định đòi tiền ngân hàng phát hành
Người bị kí phát hối phiếu
 Hối phiếu phải do người thụ hưởng kí phát
Người thụ hưởng trong TTD được quy định ở trường 59
Người kí phát hối phiếu là công ty Trần Lê và phù hợp với trường 59
 Số tiền kí phát trên hối phiếu không lớn hơn số tiền trên hóa đơn thương
mại
Số tiền trên hóa đơn thương mại là USD 4,634.85
63
 Số của hóa đơn thương mại và số TTD được thể hiện trên hối phiếu:
Số của hóa đơn thương mại:
Số của TTD được thể hiện ở trường 20
Ngày mở TTD được thể hiện ở trường 31C
 Ngày lập hối phiếu
Ngày lập hối phiếu phải sau ngày giao hàng lên tàu trên vận đơn đường biển
và ngày của vận đơn đường biển là
 Hối phiểu trả chậm được quy định rõ theo trường 42C trên TTD
Hối phiếu được kí phát: Trả “sau 90 ngày nhìn thấy”
64
2.3.3. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Yêu cầu về Invoice trong TTD quy định ở trường 46A
Ở trường 46A của TTD quy định là Hóa đơn thương mại (Commercia
Invoice), theo điều 57 ISBP 681 nêu rõ nếu TTD quy định hóa đơn thương
mại (commercial invoice) thì hóa đơn chỉ ghi tiêu đề là Invoice được chấp
nhận. Tiêu đề của Commercial Invoice
Đây là chứng từ quan trọng khi kiểm tra dựa vào điều 18, 30 UCP 600.
Article 18: Commercial Invoice
a. A commercial invoice:
i. must appear to have
been issued by the beneficiary
(except as provided in article
38);
ii. must be made out in
the name of the
applicant(except as provided in
sub-article 38 (g));
iii. must be made out in
the same currency as the credit;
and
iv. need not be signed.
b. A nominated bank acting on
its nomination, a confirming bank, if
Điều 18: Hóa đơn thương mại
a. Hóa đơn thương mại:
i. phải thể hiện là đã được
người thụ hưởng phát
hành (điều 38).
ii. Phải được lập đứng tên
người yêu cầu (trừ khi áp
dụng Điều 38 (g))
iii. Phải được lập bằng
đơn vị tiền tệ của tín
dụng thư; và
iv. Không nhất thiết phải
được ký
b. NHĐCĐ hành động theo
sự chỉ định, NHXN, nếu
65
any, or the issuing bank may accept
a commercial invoice issued for an
amount in excess of the amount
permitted by the credit, and its
decision will be binding upon all
parties, provided the bank in
question has not honoured or
negotiated for an amount in excess
of that permitted by the credit.
c. The description of the goods,
services or performance in a
commercial invoice must correspond
with that appearing in the credit.
có thể chấp nhân một hóa
đơn thương mại phát
hành có số tiền vượt quá
số tiền được phép của tín
dụng, và quyết định của
nó sẽ ràng buộc các bên,
miễn là ngân hàng đó đã
không thanh toán hoặc
chiết khấu số tiền vượt
quá số tiền cho phép của
tín dụng.
c. Mô tả hàng hóa, dịch vụ
hoặc thực hiện trong hóa
đơn thương mại phải phù
hợp với mô tả trong tín
dụng
 Theo mục i, khoản a của điều 18 UCP 600, người lập hóa đơn thương
mại là :
Và thông tin phù hợp với người thụ hưởng TTD đươc quy định ở
trường 59 của TTD:
66
 Theo mục ii, khoản a của điều 18 UCP 600, lập đứng tên người yêu cầu
Tuy nhiên ở Invoice này lại được lập dưới tên ngân hàng phát hành
thông qua cụm từ “In order to”
Cụm từ “In order to” là cụm từ hiếm gặp trong Hóa đơn thương mại, nó
thường chỉ xuất hiện khi nhà nhập khẩu mua bán sang tay cho công ty
thứ 3
 Theo mục iii, khoản a của điều 18 UCP 600, hoá đơn thương mại phải
được lập bằng đơn vị tiền tệ của tín dụng thư
Đơn vị tiền tệ của tín dụng thư được quy định ở trường 32B và thông tin
ở trong Invoice và trong TTD phù hợp với nhau
 Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện trong hóa đơn thương mại
Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện trong TTD được nêu rõ ở
trường 45A và thông tin ở trong Invoice và trong TTD phù hợp với
nhau.
67
Các điều kiện giao hàng FOB, CNF, CIF… phải ghi rõ đúng theo yêu
cầu của TTD và điều khoản này phải được thể hiện trên hóa đơn. ở đây
là giao hàng theo điều kiện CIF Incoterms 2010
Trong TTD yêu cầu về Hóa đơn ở trường 46A là cần phải được kí
Và trong Invoice, người ký phát cũng đã kí như yêu cầu của TTD
2.3.4. Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
Vận đơn đường biển được kiểm tra dựa vào các điều 20, 21, 22 của UCP 600
và các điều từ 91 đến 133 của ISBP 681.
 Số lượng vận đơn gốc: phải được phát hành và xuất trình đầy đủ theo quy
định của TTD ở trường 46A
68
Chứng nhận trên B/L cho thấy đây là bản gốc:
Số lượng bản gốc B/L:
 Trên TTD cũng quy định trên B/L ghi rõ “Freight prepaid”
 Mục “shipper” trên B/L là người thụ hưởng tín dụng thư (nhà xuất khẩu)
 Mục “consignee” trên B/L phù hợp với yêu cầu “Made out to the order of
Bank of Kathmandu” tức là “Người nhận hàng” là “theo lệnh của ngân
hàng phát hành” ( điều này để khống chế vận đơn, khi nào người mua
thanh toán tiền hàng thì ngân hàng mới kí hậu vận đơn để người mua đi
69
nhận hàng)
 Mục “notify party” (bên nhận thông báo) trên B/L phù hợp với yêu cầu
“Notify applicant” trên TTD
Mục “Applicant” được quy định ở trường 50 của TTD
 Kiểm tra cảng đến và cảng dỡ hàng trên B/L:
Cảng dỡ hàng và cảng đến được TTD quy định ở trường 44F
 Kiểm tra cảng xếp hàng trên B/L:
Cảng xếp hàng được TTD quy định ở trường 44E nêu rõ bất kì cảng nào
tại Việt Nam đều được
 Kiểm tra mô tả hàng hóa trên B/L. Mô tả hàng hóa trên B/L không cần
chi tiết như trên hóa đơn hoặc trong TTD nhưng phải phù hợp, không
mâu thuẫn với mô tả hàng hóa trong TTD
70
Mô tả hàng hóa trong TTD được quy định ở trường 45A
 Ngày giao hàng lên tàu
ngày phát hành vận đơn
Quy định của TTD về ngày giao hàng ở trường 44C
Trên TTD quy định ngày cuối cùng giao hàng là ngày 06/04/2012 như
vậy là giao hàng phù hợp
 Trên TTD quy định ở trường 47A, mục số 9 điều khoản thêm về B/L:
Ở trên B/L cũng đã có đề cập đến:
 Kiểm tra tên và năng lực người kí phát B/L theo yêu cầu của TTD:
Ở trường 46A của TTD quy định về B/L nêu rõ người kí phát B/L phải là
người chuyên chở hoặc đại lý người chuyên chở
71
Người kí phát B/L:
2.3.5. Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
 Tên và địa chỉ người nhận hàng
 Mô tả hàng hóa
Mô tả hàng hóa trong phiếu đóng gói phù hợp với mô tả hàng hóa trong hóa
đơn thương mại
72
 Cách đóng gói
 Ngày lập
2.3.6. Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
 Hướng dẫn kiểm tra chứng nhận xuất xứ được quy định từ điều 181 đến 185
trong ISBP 681.
 Bộ chứng từ trong TTD này có chứng nhận xuất xứ là Form AI
73
Form AI: Dùng cho hàng hóa được xuất từ Việt Nam sang Ấn Độ
 Trong TTD quy định về xuất trình chứng nhận xuất xứ ở trường 46A
TTD quy định giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi bộ công thương
 Theo điều 181 ISBP 681, thì yêu cầu cơ bản là chứng nhận xuất xứ đươc kí
và ghi ngày tháng xác nhận xuất xứ của hàng hóa
 Theo điều 183 của ISBP 681, giấy chứng nhận xuất xứ phải thể hiện là liên
quan đến hàng hóa trong hóa đơn.
Mô tả hàng hóa trong chứng nhận xuất xứ
74
Mô tả hàng hóa trong hóa đơn
Mô tả hàng hóa ở trường 45A trong TTD
 Theo điều 184 của ISBP 681, thông tin người nhận hàng trong giấy chứng
nhận xuất xứ không mâu thuẫn với thông tin người nhận hàng trong B/L:
Trong giấy chứng nhận xuất xứ
75
Và trong vận đơn đường biển
2.3.7. Đơn bảo hiểm (Insurance Policy)
 UCP 600 quy định về chứng từ bảo hiểm ở điều 28. Và các điều từ 170 đến
178 trong ISBP 681
 Trong TTD quy định về chứng từ bảo hiểm ở trường 46A như sau:
Giấy chứng nhận bảo hiểm hay là đơn bảo hiểm đều được chấp nhận và ở
đây, nhà xuất khẩu đã xuất trình đơn bảo hiểm và số bản gốc xuất trình là 03 (trong
TTD quy định 2 bản gốc)
Trong TTD quy định đơn bảo hiểm bồi thường theo giá CIF và thêm 10%,
trên bảo hiểm đã quy định rõ 110% giá CIF là USD 5,098.34. Theo khoản 7 điều
76
28, UCP 600 thì loại tiền bảo hiểm phải trùng khớp với loại tiền quy định trong
TTD (ở đây là USD)
Trong TTD quy định chứng từ bảo hiểm là theo điều khoản “A” ( mọi rủi ro)
và bảo hiểm cho đến điểm cuối cùng ở Nepal
 Người kí phát bảo hiểm đơn: theo khoản 3 điều 28 UCP 600
Ngày phát hành bảo hiểm đơn là ngày 05 tháng 03 năm 2012 và không sau ngày
giao hàng lên tàu
 Người thụ hưởng bảo hiểm đơn
77
Ở đây, người thụ hưởng bảo hiểm là nhà xuất khẩu: công ty xuất nhập khẩu
Trần Lê.
Ở đây chúng ta thấy một vấn đề là khi hàng hóa rời cảng nhưng bị rủi ro nào
đó làm cho hàng hóa bị thất lạc hay mất mát thì rủi ro đó do nhà nhập khẩu chịu
nhưng người được bảo hiểm lại là nhà xuất khẩu. Trong ISBP 681 không quy định
cụ thể nhưng trong ISBP 745 (2013) quy định rõ: “Nếu người được bảo hiểm
không phải là ngân hàng phát hành hay người nhập khẩu thì phải kí hậu để trắng”
Và trong bảo hiểm đơn này, đã được kí hậu bời nhà xuất khẩu
 Số của B/L trên B/L:
Số tàu và tên tàu trên B/L:
78
Những thông tín trên vận đơn đường biển trùng khớp với trên bảo hiểm đơn
KẾT LUẬN
 Sau khi kiểm tra bộ chứng từ theo UCP 600 và ISBP 681, tôi nhận thấy bộ
chứng từ có bất đồng ở ngày phát hành L/C.
Ngày phát hành L/C theo như ở trường 31C là ngày 19/01/2012
Tuy nhiên ngày phát hành L/C trên hóa đơn thương mại là:
Trên vận đơn đường biển
Trên phiếu đóng gói
Trên đơn bảo hiểm
Trên chứng nhận xuất xứ
 Sau kiểm tra bộ chứng từ, bên phía ngân hàng chúng tôi (Ngân hàng VCB)
lập “Phiếu kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất” như sau:
79
PHIẾU KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ HÀNG XUẤT
Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2012
Kính gửi: TRANLE Import-Export CO.LTD
No.12, 36 GROUP, NGUYEN KHANG STREET,
YEN HOA, CAU GIAY DIST, HANOI, VIETNAM
Số tham chiếu của chúng tôi: 068337201200402
Trị giá bộ chứng từ: USD 4,634.85
L/C No.: 12ILC0097
Ngân hàng xin thông báo bộ chứng từ do công ty xuất trình có bất đồng sau:
 Ngày phát hành L/C tại trường 31C là ngày 19/01/2012, tuy nhiên ngày phát
hành L/C ở trong các chứng từ như hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận
đơn đường biển, đơn bảo hiểm và chứng nhận xuất xứ đều ghi ngày phát
hành L/C là ngày 07/02/2012.
Đề nghị quý công ty chỉnh sửa chứng từ cho phù hợp hoặc chỉ dẫn để ngân hàng
phục vụ kịp thời.
Thanh toán viên TL GIÁM ĐỐC
TRƯỞNG PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
80
CHƯƠNG 3:CÁC RỦI RO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY TRÌNH
THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
(VIETCOMBANK) CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.1 Rủi ro và giải pháp khi VCB là ngân hàng phát hành (NHPH) thư tín dụng
Khi phát hành thư tín dụng, VCB thay mặt người nhập khẩu cam kết thanh toán
cho người xuất khẩu khi người xuất khẩu thực hiện đúng các điều khoản và điều
kiện của TTD. Trong phương thức này, doanh số nhập khẩu chiếm khoảng 70%
trong tổng doanh số thanh toán của VCB. Hiện nay, trong môi trường cạnh tranh
giữa các ngân hàng, người nhập khẩu chỉ cần ký quỹ một phần trị giá khi mở TTD,
phần còn lại sẽ thanh toán khi bộ chứng từ về đến NHPH. Tại VCB, việc cấp hạn
mức bảo lãnh mở thư tín dụng trả ngay ký quỹ nhỏ hơn 100% có thể căn cứ hoặc
không căn cứ vào tài sản đảm bảo. Vì vậy, VCB phải đối mặt với nhiều rủi ro có
khả năng xảy ra khi phát hành và thanh toán TTD.
 Rủi ro do người mở thư tín dụng
Việc phát hành TTD theo yêu cầu của nhà nhập khẩu hay người mở TTD
luôn mang tính chất cấp bảo lãnh cho khách hàng. Khách hàng có nhu cầu mở TTD
nhập khẩu tại VCB sẽ được xem xét các yếu tố như tài sản đảm bảo, mối quan hệ
tín dụng hoặc giao dịch, uy tín thanh toán, quy mô hoạt động, khả năng tài chính,
mặt hàng kinh doanh.... để được cấp hạn mức mở TTD với mức ký quỹ phù hợp.
Nếu bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với TTD đã mở mà khách hàng không có
khả năng hoặc không thanh toán thì VCB phải sử dụng nguồn vốn của mình để
thanh toán cho người thụ hưởng. Rủi ro này có khả năng xảy ra cho VCB cao.
Trong thực tế, rủi ro này đã xảy ra tại VCB, chủ yếu là do khâu thẩm định và đánh
giá khách hàng trong và sau khi cấp hạn mức vay và bảo lãnh; hoặc trong quá trình
kinh doanh có những thời điểm khách hàng gặp khó khăn về tài chính. Trong
trường hợp này, VCB phải đốc thúc hay cho khách hàng vay bắt buộc để thanh
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội

More Related Content

Similar to Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội

Similar to Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội (20)

Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...
 
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
 
37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hang Vietinbank.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hang Vietinbank.Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hang Vietinbank.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hang Vietinbank.
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại VietcombankĐề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành thẻ tại ngân hàng ĐÔNG Á, Chi nhánh 5
 Nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành thẻ tại ngân hàng ĐÔNG Á, Chi nhánh 5 Nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành thẻ tại ngân hàng ĐÔNG Á, Chi nhánh 5
Nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành thẻ tại ngân hàng ĐÔNG Á, Chi nhánh 5
 
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng Thư...
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng Thư...Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng Thư...
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng Thư...
 
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketingTrường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ...
 
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
 
Lv (22)
Lv (22)Lv (22)
Lv (22)
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân...
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG Đ...
 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  TMCP  PHƯƠNG  Đ... THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  TMCP  PHƯƠNG  Đ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG Đ...
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG OCB >>TẢI MIỄN P...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  OCB >>TẢI MIỄN P...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  OCB >>TẢI MIỄN P...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG OCB >>TẢI MIỄN P...
 
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...
 
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàngQuản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
 
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
 
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
 
Luận Văn Rủi Ro Trong Thanh Toán Bằng Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân...
Luận Văn Rủi Ro Trong Thanh Toán Bằng Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân...Luận Văn Rủi Ro Trong Thanh Toán Bằng Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân...
Luận Văn Rủi Ro Trong Thanh Toán Bằng Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân...
 
LV: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
LV: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại LV: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
LV: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
 

More from luanvantrust

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội

  • 1. 1 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI ĐỀ ÁN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI MÃ TÀI LIỆU: 80140 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao : luanvantrust.com HỌ VÀ TÊN SV: TRỊNH THỊ THẢO PHƯƠNG LỚP: 11DKQ1 MSSV: 1112060093 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S HÀ MINH HIẾU TP.HỒ CHÍ MINH 12/2013
  • 2. 2 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI ---------------- TRỊNH THỊ THẢO PHƯƠNG LỚP: 11DKQ1 ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: THANH TOÁN QUỐC TẾ TP.HỒ CHÍ MINH 12/2013
  • 3. 3 Lời cảm ơn Để hoàn thành bài báo cáo kiến tập lần 1. Trước hết cho phép em gởi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa thương mại. Với sự quan tâm, dạy dỗ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn trong nhóm và trong lớp mà đến nay em có thể hoàn thành bài báo cáo, đề tài: “Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hà Nội” Để có được kết quả này cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến thầy Hà Minh Hiếu người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành bài báo cáo thực hành nghề nghiệp lần 1. Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên năm 3 và lân đầu tiên làm đề tài thực hành nghề nghiệp nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thề các bạn để em có điều kiện bổ sung thêm kiến thức, nâng cao trình độ để thực hiện tốt hơn những bài báo cáo sau này cũng như phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau khi ra trường.
  • 4. 4 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN  ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Tp.HCM, ngày……tháng…...năm 2013 Giảng viên hướng dẫn
  • 5. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1 Bảng 2
  • 7. 7 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT B/L Bill of Lading – Vận đơn đường biển C/O Certificate of Origin – Chứng nhận xuất xứ L/C Letter of Credit – Thư tín dụng NH Ngân hàng NHCK Ngân hàng chiết khấu NHPH Ngân hàng phát hành NHTB Ngân hàng thông báo NHTM Ngân hàng thương mại NHXN Ngân hàng xác nhận P/L Packing list – Phiếuđóng gói hàng hóa TDCT Tín dụng chứng từ TTD Thư tín dụng VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
  • 9. 9 LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một sự kiện quan trọng mở ra các cơ hội cũng như các thách thức cho nền kinh tế Việt Nam để ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng của nước ta với các nước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng và phát triển hết sức phong phú, khẳng định ngày càng đầy đủ hơn vị trí và vai trò của Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Việc mở ra các quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế ngày càng rộng rãi đòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng quốc tế. Các ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò như là cầu nối cho các quan hệ kinh tế nói trên. Thanh toán quốc tế là một trong những nghiệp vụ quan trọng của các NHTM. Việc tổ chức tốt hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và của nền ngoại thương Việt Nam nói chung. Hoạt động thanh toán quốc tế mang lại lợi ích to lớn đối với NHTM, ngoài phí dịch vụ thu được, NHTM còn có thể phát triển được các mặt nghiệp vụ khác như nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế... Tuy nhiên, trong thực tế, các rủi ro trong thanh toán là điều không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cũng không ít trường hợp nguyên nhân xuất phát từ bộ chứng từ thanh toán không hoàn thiện, không trung thực, giả mạo...Xác định được tầm quan trọng của bộ chứng từ thanh toán xuất nhập khẩu, việc hoàn thiện công tác thiết lập và xuất trình bộchứng từ để phòng ngừa, hạn chế những rủi ro trong
  • 10. 10 thanh toán đã trở nên nhu cầu cần thiết trong bối cảnh hiện nay không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn cả đối với các NHTM - người trung gian giữa người mua và người bán. Vì những yếu tố đó nên em đã làm tiểu luận “Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hà Nội” 2. Mục đích nghiên cứu:.  Nghiên cứu lý thuyết cơ bản về thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ  Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của ngân hàng VCB khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.  Phân tích quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng VCB chi nhánh Hà Nội 3. Phạm vi nghiên cứu: Phân tích hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương - VCB. Đề tài chỉ giới hạn phân tích quy trình thanh toán tín dụng chứng từ, là phương thức thanh toán quốc tế được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sử dụng nhiều nhất hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để đánh giá tình hình thực tế, kết hợp với các bảng biểu để minh họa, chứng minh và rút ra kết luận. 5. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận phần trình bày được kết cấu thành 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận về phương thức tín dụng chứng từ Chương 2. Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại Thương (VCB) chi nhánh Hà Nội Chương 3. Các rủi ro và giải pháp nâng cao quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại Thương (VCB) chi nhánh Hà Nội
  • 11. 11 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1 Phương thức tíndụng chứng từ (TTD). 1.1.1 Khái niệm. Tại điều 2, UCP 600, tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: “Credit means any arrangement, however named or described, that is irrevocable and thereby constitutes a definite undertaking of the issuing bank to honour a complying presentation. “Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, dù cho được gọi tên hay miêu tả như thế nào thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp” Trong phương thức này, việc cam kết thanh toán của ngân hàng mở tín dụng thư (TTD) được thể hiện trong các trường hợp sau:  Ngân hàng mở TTD sẽ thực hiện trả tiền ngay hoặc cam kết thanh toán đáo hạn hoặc chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng lập và thanh toán hối phiếu khi đáo hạn.  Ngân hàng mở TTD chỉ thị cho một ngân hàng khác trực tiếp trả tiền ngay hoặc cam kết thanh toán khi đáo hạn hoặc chấp nhận hối phiếu do nguwofi thụ hưởng lập và thanh toán hối phiếu khi đáo hạn  Ngân hàng mở TTD chỉ thị một ngân hàng khác đứng ra chiết khấu bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều khoản và điều kiện của TTD. Thư tín dụng được lập trên cơ sở đơn xin mở thư tín dụng, nội dung của TTD bao gồm các nội dung sau:  Số hiệu TTD: mỗi TTD đều có số hiệu riêng, dùng để ghi vào các chứng từ thanh toán và là cơ sở trao đổi thông tin của các đối tượng liên quan.
  • 12. 12  Địa điểm mở TTD: là địa điểm mà ngân hàng cam kết trả tiền cho người xuất khẩu.  Ngày mở TTD: là ngày ngân hàng chính thức nhận đơn xin mở TTD của người nhập khẩu, ngày bắt đầu thời hạn hiệu lực của TTD.  Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến tín dụng chứng từ: người xin mở TTD, người thụ hưởng TTD, ngân hàng mở TTD, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, ngân hàng thanh toán…  Loại TTD: có nhiều loại TTD nên cần phải ghi rõ loại TTD nào. Theo UCP 600, nếu không ghi gì thì được coi như là TTD không thể huỷ ngang.  Số tiền: phải ghi cả số và chữ, đồng thời phải có ghi đơn vị tiền tệ rõ ràng. Không nên ghi bằng số tuyệt đối.  Thời gian và nơi hết hiệu lực TTD. Thời hạn hiệu lực của TTD được tính từ ngày mở TTD cho đến ngày hết hiệu lực thanh toán TTD. Thời hạn hết hiệu lực là thời hạn sau ngày giao hàng một khoảng nhất định tuỳ theo quy định cụ thể trong TTD.  Mô tả hàng hoá, dịch vụ: tên hàng, quy cách, số lượng hoặc trọng lượng hàng hoá, giá cả hàng hoá.  Các chứng từ yêu cầu: phải quy định rõ ràng bao gồm những loại chứng từ nào, số lượng bao nhiêu.  Thời hạn xuất trình chứng từ: phải nằm trong thời gian hiệu lực của TTD.  Thời hạn trả tiền: tuỳ theo từng quy định cụ thể, có thể nằm ngoài thời gian hiệu lực của TTD.  Thời hạn giao hàng: tuỳ theo phương tiện vận tải mà thời hạn giao hàng là khác nhau. 1.1.2 Các bên tham gia và quy trình thanh toán theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (TTD). a. Các bên tham gia tín dụng chứng từ
  • 13. 13 Với khái niệm trên, phương thức tín dụng chứng từ bao gồm các đối tượng tham gia:  Người xin mở thư tín dụng (TTD): là người nhập khẩu hàng hoá.  Ngân hàng mở TTD: là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ngân hàng này cung cấp tín dụng và đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu.  Người thụ hưởng: là người xuất khẩu hay người nào khác do người xuất khẩu chỉ định.  Ngân hàng thông báo TTD: là ngân hàng đại lý cho ngân hàng mở TTD và phục vụ cho người thụ hưởng. Ngoài ra, trong vài trường hợp đặc biệt có thể có thêm các bên khác tham gia như ngân hàng xác nhận và ngân hàng trả tiền. b. Quy trình thanh toán Toàn bộ nội dung và quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được mô tả ở sơ đồ sau: Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện theo các bước sau:
  • 14. 14 (1) Căn cứ vào các thảo thuận trên hợp đồng thương mại, nhà nhập khẩu đến NHPH làm thủ tục mở TTD (2) Ngân hàng hướng dẫn và thẩm định hồ sơ đề nghị mở TTD của khách hàng. Nếu chấp thuận, ngân hàng phát hành soạn thảo và chuyển TTD cho ngân hàng đại lý để thông báo TTD cho người thụ hưởng (3) Sau khi kiểm tra tính xác thực của TTD, ngân hàng thông báo sẽ thông báo TTD cho người thụ hưởng (4) Người thụ hưởng kiểm tra nội của TTD. Nếu chấp thuận TTD, người thụ hưởng giao hàng. Nếu không chấp nhận, người thụ hưởng đề nghị tu chỉnh TTD. (5) Người thụ hưởng lập bộ chứng từ theo yêu cầu của TTD và xuất trình vào ngân hàng thông báo nhờ chuyển chứng từ cho ngân hàng phát hành (6) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành (7) Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ. Nếu việc xuất trình hoàn hảo, ngân hàng sẽ báo có và ghi có cho người thụ hưởng (nếu TTD trả chậm). Trong trường hợp bộ chứng từ không hoàn hảo, ngân hàng thông báo từ chối thanh toán (8) Ngân hàng phát hành gửi bộ chứng từ đến nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ. Nếu chứng từ hoàn hảo, họ phải chuyển tiền thanh toán (nếu là TTD trả ngay) hoặc chấp nhận thanh toán (nếu TTD trả chậm) và nhận hàng. Nếu chứng từ không hoàn hảo , nhà nhập khẩu sẽ đưa ý kiến xử lý bộ chứng từ (9) Ngân hàng phát hành chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng thông báo nếu đươc thanh toán. Nếu không được thanh toán, gửi thông báo từ chối thanh toán 1.1.3 Các loại thư tín dụng. Trên thực tế trong thanh toán quốc tế có rất nhiều loại thư tín dụng, tùy theo từng điều kiện cụ thể để lựa chọn loại thư tín dụng cho phù hợp, bao gồm các loại sau:
  • 15. 15  Thư tín dụng không thể hủy ngang  Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận  Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi  Thư tín dụng chuyển nhượng  Thư tín dụng tuần hoàn  Thư tín dụng giáp lưng  Thư tín dụng đối ứng  Thư tín dụng dự phòng  Thư tín dụng thanh toán dần 1.1.4 Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ (TTD).  Ưu điểm  Đây là phương thức thanh toán đảm bảo quyền lợi của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu nên được áp dụng khá phổ biến trong thanh toán quốc tế, xuất phát từ những lý do sau Đối với nhà xuất khẩu:  Khi nhận được TTD thì nhà xuất khẩu an tâm vì được có sự cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành. Nếu vì nguyên nhân nào đó mà nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản thì ngân hàng phát hành TTD vẫn đảm bảo thanh toán TTD. Ngay cả khi người mua muốn trì hoãn hoặc ngăn cản việc thanh toán thì người bán vẫn có thể được đảm bảo thanh toán nếu người bán thực hiện đúng các điều khoản và điều kiện mà TTD quy định  Nhà xuất khẩu trong trường hợp nghi ngờ khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành TTD thì có thể thỏa thuận với người mua áp dụng TTD xác nhận. Nếu trong trường hợp ngân hàng phát hành không thanh toán TTD thì ngân hàng xác nhận sẽ đảm bảo thanh toán TTD.
  • 16. 16  Trường hợp sử dụng TTD không thể hủy ngang, nguwofi mua và ngân hàng phát hành chỉ có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ TTD cần phải sự chấp thuận của người bán.  Trong trường hợp người bán cần được tài trợ trước khi gửi hàng, thì có thể thương lượng với người mua phát hành một TTD có điều khoản đó Đối với nhà nhập khẩu  Người mua có thể chủ động mở TTD để mua hàng hóa theo yêu cầu của mình, và được ngân hàng cam kết thanh toán lô hàng nhập khẩu.  Khi vận dụng phương thức thanh toán bằng TTD thì người mua yên tâm vì người bán sẽ tuân thủ những điều khoản và điều kiện kể cả những chứng từ theo quy định của TTD. Ngân hàng mở TTD thay mặt nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ hoàn hảo thì ngân hàng mới thanh toán  Với nhiều loại TTD cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn thương mại  Thông qua việc mở và điều chỉnh TTD cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể bổ sung và điều chỉnh một số điều khoản trong hợp đồng ngoại thương phù hợp với thực tiễn.  Thông qua các phương thức tín dụng chứng từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể nhận được sự tài trợ của ngân hàng khi thiếu vốn.  Nhược điểm  Phương thức này thủ tực rườm rà phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, phí cao.  Doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ cần phải am hiểu kỹ thuật ngoại thương và thanh toán quốc tế. Nếu sự hiểu biết không nhất quán hoặc không thể đáp ứng một số
  • 17. 17 điều khoản hoặc điều kiện của người mua được quy định trong TTD thì người bán có thể không được đảm bảo thanh toán hoặc có thể bị trì hoãn thanh toán.  Đặc biệt đối với TTD có thể hủy ngang, người bán phải thật thận trọng vì người mua có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ TTD vào bất kỳ lúc nào mà không cần phải báo trước hay sự chấp nhận của người bán  Còn trong TTD không hủy ngang, chỉ có ngân hàng phát hành cam kết thanh toán. Nếu như ngân hàng phát hành bị phá sản hoặc luật pháp của quốc gia người mua có những hạn chế thanh toán thì người bán phải chịu những rủi ro do không được thanh toán hoặc thanh toán chậm trễ.  Bên cạnh đó khách hàng cũng gặp những bất lợi như: họ không thể sửa đổi hoặc hủy bỏ trừ khi có sự chấp nhận của người bán và ngân hàng phát hành, người mua phải chịu phí tổn mở TTD và các chi phí khác.  Nếu như người bán muốn gian lận thì họ sẽ gửi hàng kém chất lượng mặc dù các chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều khoản và điều kiện của TTD để được thanh toán. Đến khi người mua phát hiện thì đã thanh toán vì trong các nghiệp vụ Tín dụng chứng từ tất cả các bên đều giao dịch bằng chứng từ. Mặt khác sử dụng phương thức tín dụng chứng từ không phải là một phương thức đảm bảo an toàn tuyệt đối trong thanh toán, vì trên thực tế rủi ro vẫn có thể xảy ra. Nếu như người mua, người bán cố tình lừa đảo, ngân hàng mất khả năng thanh toán hoặc do ngân hàng còn yếu kém về trình độ dẫn đến những sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Rủi ro có thể xuất phát từ vận chuyển hàng hóa, bảo hiểm… Phương thức tín dụng chứng từ chủ yếu dựa trên chứng từ. Do đó, trong thực tế vẫn còn trường hợp giả mạo, trong trường hợp đối tác có ý đồ lừa đảo thì phương
  • 18. 18 thức này không còn là biện pháp hữu hiệu bảo vệ cho phía bên kia. Thế nên, kết quả của việc thanh toán còn phụ thuộc vào sự hiểu biết kỹ thuật thanh toán, sự vận dụng, tính trung thực và thiện chí của các bên tham gia. 1.2 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của phương thức tíndụng chứng từ (TTD) 1.2.1.UCP600 Quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ (Uniform customs and practice for documentary credits – UCP). UCP do Phòng thương mại quốc tế (the International Chamber of Commerce) phát hành đầu tiên vào năm 1933. Để ngày càng phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế lúc ra đời đến nay, UCP đã 6 lần sửa đổi vào các năm 1933 UCP 82 1951 UCP 131 1962 UCP 222 1974 UCP 290 1983 UCP 400 1993 UCP 500 2007 UCP 600 Hiện nay UCP được sử dụng trên 180 nước trên thế giới, năm 1962 lần đầu tiên được dịch ra Tiếng Việt. UCP được coi là một văn bản quy tắc hướng dẫn, tùy ý các bên sử dụng được quyền lựa chọn một trong sáu bản UCP. Tuy nhiên chỉ có bản UCP tiếng Anh mới có giá trị pháp lý. Tháng 12/2006 ICC ban hành UCP 600 có hiệu lực vào ngày 1/7/2007. UCP 600 là văn bản hiện hành. Khi sử dụng chỉ cần dẫn chiếu UCP 600 vào TTD: 40E: Applicable Rules
  • 19. 19 UCP LATEST VERSION Khi đã dẫn chiếu UCP vào TTD thì nó trở thành một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia. Ngoài các quy định cụ thể của UCP 600, còn cho phép các bên sử dụng có quyền thỏa thuận thêm một số nội dung phù hợp với yêu cầu của mình nhưng phải ghi vào TTD, thậm chí nếu có nội dung nào trên TTD không sử dụng điều khoản nào của UCP 600 thì quy định cụ thể trong TTD. Nhìn chung UCP 600 ra đời được hoàn thiện và phát triển trên nền tảng của UCP 500 nhằm phù hợp với thương mại quốc tế, tập trung giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình ứng dụng UCP 500. 1.2.2. ISBP681  Văn bản về thực hành kiểm tra chứng từ theo tiêu chuẩn Ngân hàng quốc tế đối với phương thức tín dụng chứng từ (International Standard Banking Practice for examination of documents inder documentary credits) ISBP 681, được bổ sung sửa đổi theo UCP 600, do ICC phát hành tháng 4/2007 có hiệu lực cùng thời điểm với UCP 600.  Về cơ bản ISBP 681 không thay đổi nhiều so với ISBP 645(phát hành năm 2003) bỏ những nội dung đã đưa vào UCP 600, hoặc không còn phù hợp với UCP 600, sử dụng các thuật ngữ thống nhất với UCP 600. ISBP 681 bao gồm 185 nội dung được chắt lọc kinh nghiệm thực tiễn quý báu về kiểm tra chứng từ của các ngân hàng thương mại trên thế giới, đồng thời phù hợp với tinh thần sửa đổi của UCP 600. Có thể nói ISBP 681đã hệ thống hóa và hoàn thiện một cách đầy đủ các vấn đề vướng mắc về cách xử lý chứng từ trong thời gian vừa qua,giải quyết các trường hợp UCP 600 chưa đề cập đến, hoặc đề cập đến nhưng chưa đầy đủ, các quy định về UCP được vận dụng với tập quán của mỗi nước khác nhau, nên UCP đôi lúc giải quyết chưa trọn vẹn, thỏa đáng quyền lợi của các bên tham gia.
  • 20. 20  ISBP ra đời góp phần hạn chế sự cứng nhắc trong quá trình kiểm tra chứng từ của ngân hàng, với mục đích kiểm tra nhằm tìm ra những dấu hiệu gian lận hay lừa đảo từ phía nhà xuất khẩu, mà đôi khi gây không ít những khó khăn cho khách hàng với những thủ tục phiền hà của ngân hàng. Điều này có thể đi ngược lại với nguyện vọng của UCP là đảm bảo an toàn và nhanh chóng trong thanh toán. 1.3. Một số loại chứng từ kèm theo tíndụng chứng từ (TTD) Chứng từ trong thương mại quốc tế là những văn bản chứa đựng các thông tin về hàng hóa, vận tải, bảo hiểm và thanh toán để chứng minh một sự việc, để nhận hàng, để thanh toán, để khiếu nại đòi bồi thường… Hệ thống chứng từ trong thương mại và tài chính trong thanh toán quốc tế được thể hiện ở sơ đồ 1.1
  • 21. 21 Sơ đồ 1.1 Hệ thống chứng từ trong thương mại và tài chính trong thanh toán quốc tế 1.3.1. Hối phiếu (Bill of Exchange) Theo công ước ký về hối phiếu năm 1930, “Hối phiếu được hiểu là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhận hối phiếu hoặc đến một ngày nhất định ghi trên hối phiếu phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác, hoặc trả cho người cầm hối phiếu”.
  • 22. 22 Theo luật hối phiếu quy định hối phiếu được lập thành một hoặc nhiều bản có giá trị như nhau. Một hối phiếu muốn có hiệu lực thì trên hối phiếu phải ghi rõ những quy định cụ thể sau:  Tên đề hối phiếu, địa điểm phát hành, ngày, tháng ký phát hối phiếu.  Mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện.  Số tiền của hối phiếu (căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ).  Thời hạn và địa điểm trả tiền của hối phiếu.  Người hưởng lợi, người trả tiền, người ký phát hối phiếu. Ngoài những nội dung bắt buộc trên, hối phiếu có thể ghi thêm những nội dung khác theo thoả thuận của 2 bên, song không làm sai lạc tính chất của hối phiếu theo luật định. 1.3.2. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) Đây là chứng từ quan trọng khi kiểm tra dựa vào điều 18, 30 UCP 600, cần chú ý các nội dung sau:  Về loại hóa đơn, nếu TTD quy định hóa đơn trong bộ chứng tù xuất trình mà không giải thích gì thêm thì bất cứ loại hóa đơn nào (hóa đơn thương mại, hóa đơn hải quan, hóa đơn thuế, hóa đơn chính thức, hóa đơn lãnh sự…) đều có thể đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, hóa đơn tạm thời, hóa đơn chiếu lệ hoặc tương tự không được chấp nhân trừ khi TTD có quy định. Nếu TTD quy định hóa đơn thương mại (commercial invoice) thì hóa đơn chỉ ghi tiêu đề là Invoice được chấp nhận (57 ISBP 681).  Mô tả hàng hóa dịch vụ hoặc các nội dung thể hiện trên Invoice phải phù hợp với mô tả trên tín dụng, không có yêu cầu giống hệt như trong TTD (58 ISBP 681). Ví dụ TTD quy định có 2 loại hàng hóa là 10 xe ô tô và 5 máy kéo nhưng hóa đơn chỉ kê khai giao 4 xe ô tô
  • 23. 23 cũng sẽ được chấp nhận với điều kiện TTD không cấm giao hàng từng phần.  Trừ khi TTD yêu cầu hóa đơn không cần kí hoặc ghi ngày (62 ISBP 681). Tuy nhiên trên thực tế ngày lập hóa đơn thông thường có thể trùng hoặc sau ngày giao hàng trừ khi có quy định khác trên TTD.  Kiểm tra số bản hóa đơn bản gốc hay copy có đúng theo TTD không?  Kiểm tra tên và địa chỉ: của người hóa đơn đúng với mục Beneficiary và người trả tiền phải đúng với mục Applicant trong TTD (trừ khi áp dụng điều 38). Tuy nhiên theo điều 14 UCP 600 địa chỉ người thụ hưởng và người yêu cầu mở TTD không nhất thiết phải giống trên TTD nhưng phải cùng quốc gia.  Kiểm tra việc mô tả số lượng, trọng lượng, thể tích kê khai trên invoice, không được mâu thuẫn với kê khai trên các chứng từ khác (điều 63 ISBP 681).  Nếu TTD cho phép giao hàng từng phần thì tổng giá trị hóa đơn có thể nhỏ hơn trị giá TTD nhưng tổng trị giá các lần giao hàng phải nằm trong dung sai cho phép nếu TTD không quy định gì thêm.  Các điều kiện giao hàng FOB, CNF, CIF… phải ghi rõ đúng theo yêu cầu của TTD và điều khoản này phải được thể hiện trên hóa đơn.  Kiểm tra số tiền trên hóa đơn phải bằng số tiền ghi trên hối phiếu, số tiền bằng số phải ghi theo kiểu Anh (“,”, thể hiện dấu phân cách hàng nghìn), số tiền bằng chữ phải khớp với số tiền bằng số và đúng chính tả.  Kiểm tra cách tính toán và các khoản cộng thêm phải phù hợp với quy định của TTD, ngân hàng không chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tính toán và các khoản cộng thêm trên hóa đơn.  Kiểm tra các điều kiện khác được ghi thêm như: ký mã hiệu hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, số TTD, cách đóng gói, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, cảng chuyển tải, tên tàu, chuyến tàu… phải thể hiện chính xác
  • 24. 24 đúng như TTD đã yêu cầu và phù hợp với một số chứng từ khác có liên quan như B/L, C/O, P/L… 1.3.3. Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list) Là bảng kê tất cả các hàng hóa đựng trong một kiện hàng (hòm, hộp, container)… Thông thường, phiếu đóng gói chỉ ra các chi tiết về :  Số hàng hóa được đóng gói trong một bao, kiên, thùng, hộp hay container nhất định.  Trọng lượng tịnh và cả bì của mỗi bao, hộp, kiện hay thùng.  Số lượng bao, kiện, thùng, hộp, containers. Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy cũng có khi được để trong một túi gần ở bên ngoài bao bì. Ngoài ra, phiếu đóng gói còn được gửi cùng với bộ chứng từ thanh toán của TTD. 1.3.4. Vận đơn đường biển (Bill of Lading) Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading hay Marine Bill of Lading- thường được viết tắt là B/L) là chứng từ chuyên chở hàng hóa (Transport documents) bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để chở. Các chức năng của vận đơn đường biển:  Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng làm bằng chứng là đã nhận hàng từ người gửi hàng với chủng loại, số lượng và tính trạng hàng hóa như ghi trên vận đơn  Là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữu người gửi hàng và người chuyên chở. Là chứng từ sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. 1.3.5. Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
  • 25. 25 Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan thẩm quyền, thường là Phòng Thương Mại hoặc Bộ Thương Mại cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc nơi khai thác ra hàng hóa.  Mục đích của giấy chứng nhận xuất xứ  Xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa  Xác định mức thuế xuất nhập khẩu giữa các nước dành cho nhau những quy chế ưu đãi về thương mại, thuế quan.  Nhằm mục đích xã hội và chính trị.  Nhằm mục đích thị trường  Các loại C/O:  Form A: Dùng để thực hiện các chế độ ưu đãi phổ cập (GSP – GENERALISED SYSTEM OF PREFERENCES). Các quốc gia thuộc hệ thống GSP gồm: Mỹ, Nhật, Canada, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Phần Lan, Úc, Áo… và các nước thuộc liên minh châu Âu thỏa thuận một chính sách ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng có xuất xứ từ một nước mà hàng hóa này sử dụng 65% nguyên liệu trong nước. Mẫu “C/O form A” được lập theo hình thức thống nhất và dùng cho toàn bộ các nước trong hệ thống GSP. Nếu C/O được lập không theo mẫu quy định thì sẽ không được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan này.  Form B: Đươc lập cho các hàng hóa xuất khẩu theo yêu cầu của người mua.  Form O: Dùng cho hàng cafe sang những nước thuộc Hiệp hội cà phê trên thế giới (ICO). Mục đích của C/O này là để nhận được những chính sách ưu đãi do hiệp hội cà phê quốc tế ban hành  Form X: Được lập riêng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu sang các nước không thuộc ICO.  Form T: Dùng cho hàng may mặc và dệt xuất khẩu sang thị trường EU.
  • 26. 26  Form D: Dùng cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên thuộc ASEAN để hưởng các ưu đãi theo “Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập khu vực thương mại tự do AFTA”.  Form AI: Dùng cho hàng hóa của Việt Nam hay các nước ASEAN xuất khẩu sang Ấn Độ 1.3.6. Chứng từ bảo hiểm (Insurance Policy) Trước tiên, kiểm tra các loại chứng từ bảo hiểm được xuất trình là Bảo hiểm đơn (Insurance Policy) hay chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) mà TTD đã yêu cầu. Phiếu bảo hiểm (Cover note) không được chấp nhận. Kiểm tra chứng từ này được thực hiện theo điều 28 UCP 600, ngân hàng cần kiểm tra các nội dung:  Theo điều 28 UC 600 chứng từ vận tải phải thể hiện trên bề mặt là được công ty bảo hiểm hoặc đại lý của công ty bảo hiểm phát hành và ký tên. Các phiếu bảo hiểm do người môi giới sẽ không được chấp nhận, trừ khi có quy định rõ trong TTD. Tuy nhiên theo điều 172 ISBP bổ sung thêm, chứng từ bảo hiểm do người môi giới có thể được chấp nhận nếu với điều kiện là chứng từ đó vẫn do công ty bảo hiểm hoặc đại lý của nó đã kí tên, người môi giới có thể kí tên với tư cách đại diện bảo hiểm hoặc do người bảo hiểm chỉ định.  Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm nếu TTD không có quy định gì thì đó là tên và địa chỉ của người gửi hàng (nhà xuất khẩu)  Ngày phát hành và ngày hiệu lực: hàng hóa phải được bảo hiểm trước khi được giao lên tàu vì vậy ngày kí chứng từ bảo hiểm phải trước hoặc trùng với ngày kí B/L và ngày có hiệu lực chậm nhất là ngày vận chuyển (175 ISBP 681)  Trị giá của bảo hiểm: mức mua bảo hiểm phải đúng như quy định của TTD thông thường tối thiểu 110% mức giá CIF hay CIP (trừ khi TTD yêu cầu mức bảo hiểm cao hơn), nếu số tiền được ghi bằng chữ và
  • 27. 27 bằng số thì phải khớp nhau, loại tiền ghi trong chứng từ bảo hiểm phải là loại tiền ghi trong TTD (176 ISBP 681).  Mô tả hàng hóa và các nội dung như: số container, số seal, trọng lượng, số TTD, số B/L, số Invoice, ký mã hiệu… phải đồng nhất với các chứng từ khác và phải phù hợp với quy định của TTD.  Các thông tin liên quan đến con tàu và hành trình phải nêu chính xác và phù hợp với vận đơn  Điều kiện bảo hiểm: ví dụ TTD quy định “Bảo hiểm mọi rủi ro” thì chứng từ bảo hiểm phải ghi “ALL RISKS” được chấp nhận. Nếu TTD không quy định gì thì người bán có thể mua bảo hiểm theo điều kiện thấp nhất (173 ISBP 681)  TTD quy định việc bảo hiểm hàng hóa tới địa điểm nào thì chứng từ bảo hiểm cũng phải ghi đúng địa điểm đó. Nếu TTD không quy định thì bảo hiểm hàng hóa tại cảng cuối cùng.  Phí bảo hiểm đã được thanh toán hay chưa  Người mua bảo hiểm phải ký hậu chứng từ đúng như quy định  Tất cả các bản chính phải được xuất trình như điều 28 UCP 600 quy định  Các nội dung khác phải phù hợp với TTD và các chứng từ khác  Kiểm tra việc chuyển nhượng chứng từ bảo hiểm có hợp lệ hay không  Kiểm tra chứng từ có phải là bản gốc hay không, xuất trình có đủ bộ so với TTD hay không
  • 28. 28 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG (VCB) CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1.Giới thiệuđôi nét về ngân hàng VCB. 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển. 2.1.1.1 Thông tin khái quát • Tên giao dịch: - Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Ngoại thương - Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Vietcombank - Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VCB • Vốn điều lệ:23.174.170.760.000 đồng (Bằng chữ: Hai mươi ba nghìn một trăm bảy mươi bốn tỷ một trăm bảy mươi triệu bảy trăm sáu mươi nghìn đồng.) • Địa chỉ:198 Trần Quang Khải, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội, Việt Nam • Số điện thoại:(84.4) 39343137 • Số fax:(84.4) 38241395 • Website: www.vietcombank.com.vn • Mã cổ phiếu:VCB 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt
  • 29. 29 động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng. Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên 13.560 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở
  • 30. 30 Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 1.835 ATM và 32.178 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân. Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank xứng đáng với vị thế là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.  Các cột mốc lịch sử và thành tựu Năm Sự kiện 1962 Ngày 30/10/1962, Ngân hàng Ngoại Thương (NHNT - Vietcombank) được thành lập theo Quyết định số 115/CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN) 1963 Ngày 01/04/1963, chính thức khai trương hoạt động NHNT như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền 1978 Thành lập Công ty Tài chính ở Hồng Kông – Vinafico Hong Kong 1990 Ngày 14/11/1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
  • 31. 31 1993 NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. NHNT thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Hàn Quốc - First Vina Bank, nay là ShinhanVina Bank. 1994 Thành lập Công ty Thuê mua và Đầu tư trực thuộc NHNT (Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản). 1995 NHNT được Tạp chí Asia Money – Tạp chí Tiền tệ uy tín của Châu Á - bình chọn là Ngân hàng hạng nhất tại Việt Nam. 1996 Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Thống đốc NHNN. Theo đó, NHNT được hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank. Thành lập VPĐD tại Paris (Pháp) và tại Moscow (Cộng hòa Liên bang Nga) Khai trương Công ty liên doanh Vietcombank Tower 198 với đối tác Singapore. 1997 Thành lập VPĐD tại Singapore. NHNT đăng ký nhãn hiệu kinh doanh độc quyền tại Cục sở hữu Công Nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường 1998 Thành lập Công ty cho thuê tài chính NHNT – VCB Leasing 2002 Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán NHNT – VCBS 2003 Vietcombank được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba. Được tạp chí EUROMONEY bình chọn là ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam
  • 32. 32 Sản phẩm thẻ Connect 24 của Vietcombank là sản phẩm ngân hàng duy nhất được trao giải thưởng "Sao vàng Đất Việt". 2004 Vietcombank được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" năm thứ 5 liên tiếp. 2005 Vietcombank là ngân hàng duy nhất được trao giải thưởng Sao Khuê (Giải thưởng do Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin và Bộ Bưu chính Viễn thông. Vietcombank chi nhánh Đồng Nai vinh dự là chi nhánh đầu tiên của hệ thống NHNT được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lao động" vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1995-2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Góp vốn thành lập Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán – VCBF. 2006 Tổng Giám đốc Vietcombank nhận giải thưởng "Nhà lãnh đạo ngân hàng châu Á tiêu biểu". Vietcombank vinh dự là 1 trong 4 đơn vị được trao danh hiệu "Điển hình sáng tạo" trong Hội nghị quốc gia về thúc đẩy sáng tạo cho Việt Nam. Tổng Giám đốc Vietcombank được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Châu Á. Vietcombank - lần thứ 3 liên tiếp - được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam. Đặc biệt, thương hiệu Vietcombank lọt vào Top Ten thương hiệu mạnh nhất trong số 98 thương hiệu đạt giải. 2007 Tháng 1/2007, Vietcombank và NHTMCP Sea Bank ký kết Hợp đồng với đối tác Cardif thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ
  • 33. 33 Vietcombank – Cardif (VCLI). Vietcom,bank được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn 2008 01/2008, Vietcombank được trao Giải thưởng Ngôi sao kinh doanh năm 2007 và là 1 trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu lớn nhất VN - 4/2008, Vietcombank vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, đúng vào dịp ngân hàng tổ chức kỷ niệm 45 năm ngày thành lập (1/4/2008). - 4/2008, Vietcombank là đơn vị duy nhất thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng được lựa chọn tham gia chương trình Thương hiệu Quốc gia. 02/6/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN số 138/GP – NHNN ngày 23/5/2008 của Thống đốc NHNN VN và Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103024468 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hà Nội cấp ngày 02/6/2008. 07/2008, Vietcombank nhận danh hiệu Ngân hàng trong nước tốt nhất tại Việt Nam năm 2008. Đây là Giải thưởng thường niên được bình chọn bởi Asiamoney và năm 2008 là năm đầu tiên Việt Nam được tạp chí đưa vào danh sách bình chọn với 01 giải thưởng duy nhất cho danh hiệu này 8/2008, Vietcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng Quản lý tiền mặt tốt nhất tại Việt Nam năm 2008” do các doanh nghiệp bình chọn thông qua tạp chí Asiamoney. 10/2008, ông Nguyễn Phước Thanh - Tổng Giám đốc Vietcombank - được trao tặng Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2008 và Giải thưởng Nhà lãnh đạo xuất sắc trong lĩnh vực bán lẻ năm 2008. 10/2008, Vietcombank được trao tặng Giải thưởng – Cúp vàng “Công ty
  • 34. 34 cổ phần hàng đầu Việt Nam”. 12/2008, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo Quyết định số 1697/QĐ-TTg vì đã có thành tích trong việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, xuất khẩu, đảm bảo an sinh xã hội. 2009 11/06/2009, chính thức khai trương hoạt động công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank – Cardif. 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM. 7/2009, Vietcombank đạt Giải thưởng Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam về Tài trợ thương mại năm 2009 do độc giả tạp chí Trade Finance Magazine (TFM) bình chọn. Vietcombank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng này. 9/2009, Vietcombank được tạp chí Asiamoney trao 06 giải thưởng quan trọng trên các lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, quản lý tiền mặt và giao dịch điện tử. 10/2009, ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT Vietcombank - nhận danh hiệu Doanh nhân việt Nam tiêu biểu năm 2009. 10/2009, Vietcombank đạt Giải thưởng “Thương hiệu Chứng khoán uy tín 2009” và “Top 20 Doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam”. 10/2009, Vietcombank nhận giải thưởng Thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ tiêu biểu. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ tôn vinh Doanh nghiệp và thành viên tiêu biểu trên Sở giao dịch Chứng kháon hà Nội (HNX) năm 2009 do HNX và báo Đầu tư tổ chức. 11/2009, Vietcombank là đơn vị đồng tổ chức Hội nghị thường niên các nhà lãnh đạo tài chính khu vực châu Á
  • 35. 35 2010 01/2010, Vietcombank nhận Giải thưởng “Thương hiệu Kinh tế đối ngoại uy tín năm 2009” và ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT Vietcombank - được trao giải thưởng “Nhà hoạt động kinh tế đối ngoại tiêu biểu năm 2009”. 4/2010, Vietcombank lần thứ 2 liên tiếp được lựa chọn tham gia chương trình Thương hiệu Quốc gia. 7/2010, Vietcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa cung cấp cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tạp chí Trade Finance trao tặng. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Vietcombank (đại diện duy nhất của Việt Nam) nhận được giải thưởng này. 29/7/2010, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã có quyết định số 1148/QĐ-CTN tặng thưởng Huân chương Lao động cho nhiều tập thể và cá nhân Vietcombank. 8/2010, Vietcombank được trao danh hiệu “Thương hiệu bền vững toàn quốc” 9/2010, Vietcombank nhận danh hiệu “Thương hiệu Chứng khoán uy tín”. 10/2010, bà Nguyễn Thị Tâm - Uỷ viên HĐQT, nguyên Phó Tổng Giám đốc và bà Nguyễn Thu Hà – Phó Tổng Giám đốc Vietcombank được trao tặng giải thưởng “Bông hồng vàng thủ đô”. 10/2010, Vietcombank là 1 trong 4 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và cũng là ngân hàng nộp thuế lớn nhất Việt Nam thuộc khối tài chính, ngân hàng 2011 7/4/2011, Vietcombank được The Asian Banker - Tạp chí hàng đầu thế giới về cung cấp thông tin chiến lược trong lĩnh vực dịch vụ tài chính - trao tặng giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại năm 2011” (The Best Domestic Trade Finance
  • 36. 36 Bank, VietNam) và giải thưởng “Phát triển tài năng và lãnh đạo” (The Asian Banker Talent and Leadership Development Award). Ông Phạm Quang Dũng – Phó Tổng giám đốc Vietcombank - cũng đã vinh dự nhận giải thưởng “Nhà Lãnh đạo Ngân hàng trẻ và triển vọng năm 2011” khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (The Asian Banker Promising Young Banker Award, 2011) . 10/4/2011, Vietcombank được trao biểu trưng Top Ten “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2011”. Đây là năm thứ 9 liên tiếp Vietcombank nhận danh hiệu này. Ngày 30/9/2011, Vietcombank đã ký kết thành công thoả thuận hợp tác chiến lược với Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) - một thành viên của Tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản) – thông qua việc bán cho đối tác 15% vốn cổ phần. 2012 Ngày 05/07/2012, Tạp chí Trade Finance đã trao tặng Vietcombank giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2012” (Best Vietnamese Trade Bank in 2012). Vietcombank là đại diện duy nhất của Việt Nam lần thứ 5 liên tiếp nhận được giải thưởng này (2008 - 2012). 2013 Ngày 7/01/2013, lần thứ 3 liên tiếp Vietcombank được Hội đồng Thương hiệu Quốc gia công nhận và trao tặng biểu trưng Thương hiệu Quốc gia.
  • 37. 37  Hình dưới đây nêu rõ các giải thưởng nổi bật của VCB Hình 2.1 Các giải thưởng nổi bật của VCB Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012 ngân hàng VCB (http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/2012/20130415%20VCB%20A R2012%20Final%20Web.pdf?7 – Truy cập ngày 01/12/2013)
  • 38. 38 2.1.1.3 Các biểu đồ tăng trưởng  Dưới đây là biểu đồ thể hiện tổng tài sản của Vietcombank từ năm 2008 đến năm 2012 Biểu đồ 2.1 Tổng tài sản của VCB từ 2008-2012 Nguồn: Tổng hợp lại từ báo cáo thường niên năm 2012 ngân hàng VCB (http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/2012/20130415%20VCB%20A R2012%20Final%20Web.pdf?7 – Truy cập ngày 01/12/2013) 222,090 255,496 307,621 366,722 414,475 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản Tỷ đồng
  • 39. 39  Biểu đồ dưới đây thể hiện tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản của Vietcombank từ năm 2008 đến năm 2012 Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản của VCB từ 2008-2012 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên năm 2012 ngân hàng VCB (http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/2012/20130415%20VCB%20A R2012%20Final%20Web.pdf?7 – Truy cập ngày 01/12/2013) 222,090 255,496 307,621 366,722 414,475 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản Tỷ đồng Linear (Tỷ đồng)
  • 40. 40  Biểu đồ dưới đây thể hiển tổng nguồn vốn chủ sở hữu của Vietcombank từ năm 2008 đến năm 2012 Biểu đồ 2.3 Vốn chủ sở hữu của VCB từ 2008-2012 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên năm 2012 ngân hàng VCB (http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/2012/20130415%20VCB%20A R2012%20Final%20Web.pdf?7 – Truy cập ngày 01/12/2013) 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng
  • 41. 41  Biểu đồ dưới đây thể hiện tổng vốn huy động hợp nhất của Vietcombank từ năm 2008 đến năm 2012 Biểu đồ 2.4 Tổng vốn huy động hợp nhất VCB từ 2008-2012 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên năm 2012 ngân hàng VCB (http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/2012/20130415%20VCB%20A R2012%20Final%20Web.pdf?7 – Truy cập ngày 01/12/2013) 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng vốn huy động hợp nhất Tỷ đồng
  • 42. 42  Biểu đồ dưới đây thể hiện lượng tín dụng của Vietcombank từ năm 2008 đến năm 2012 Biểu đồ 2.5 Tín dụng của VCB từ 2008-2012 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên năm 2012 ngân hàng VCB (http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/2012/20130415%20VCB%20A R2012%20Final%20Web.pdf?7 – Truy cập ngày 01/12/2013) 112,793 141,621 176,814 209,418 102,815 2008 2009 2010 2011 2012 Tín dụng Tỷ đồng
  • 43. 43  Biểu đồ dưới đây thể hiện tổng lợi nhuận trước thuế của Vietcombank từ năm 2008 đến năm 2012 Biểu đồ 2.6 Tổng lợi nhuận trước thuế của VCB từ 2008-2012 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên năm 2012 ngân hàng VCB (http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/2012/20130415%20VCB%20A R2012%20Final%20Web.pdf?7 – Truy cập ngày 01/12/2013) 2.1.1.4 Ngành nghề kinh doanh  Các sản phẩm dịch vụ của Vietcombank bao gồm: Dịch vụ tài khoản Dịch vụ huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu) Dịch vụ cho vay (ngắn, trung, dài hạn) Dịch vụ bảo lãnh Dịch vụ chiết khấu chứng từ Dịch vụ thanh toán quốc tế Dịch vụ chuyển tiền 3,590 5,004 5,569 5,697 1,043 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng
  • 44. 44 Dịch vụ thẻ Dịch vụ nhờ thu Dịch vụ mua bán ngoại tệ Dịch vụ ngân hàng đại lý Dịch vụ bao thanh toán Các dịch vụ khác theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2.1.2.Cơ cấu tổ chức.  Hình 2.2 dưới đây thể hiện mô hình quản trị của ngân hàng Vietcombank với các công ty khác Hình 2.2 Mô hình quản trị của VCB Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 ngân hàng VCB (http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/2012/20130415%20VCB %20AR2012%20Final%20Web.pdf?7 – Truy cập ngày 01/12/2013)
  • 45. 45  Địa bàn kinh doanh Tính đến hết năm 2012, bên cạnh Hội sở chính, Vietcombank hiện có 01 Sở giao dịch và 78 chi nhánh với 311 phòng giao dịch hoạt động tại 47/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Mạng lưới hoạt động phân bổ tập trung 26,0% ở vùng Đông Nam Bộ, 20,5% ở Đồng bằng sông Hồng, 20,5% ở vùng Nam Trung Bộ, 17,9% ở đồng bằng sông Cửu Long, 9,6% ở vùng Bắc Trung Bộ, 5,5% ở vùng Đông Bắc, chưa có chi nhánh nào ở Tây Bắc. Ngoài ra, Vietcombank còn có trên 1.700 ngân hàng đại lý tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. 2.1.3.Mô hình mạng lưới tổ chức. Hình 2.3 dưới đây thể hiện mô hình mạng lưới tổ chức của VCB Hình 2.3 Mô hình mạng lưới tổ chức
  • 46. 46 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 ngân hàng VCB (http://www.vietcombank.com.vn/AnnualReports/2012/20130415%20VCB %20AR2012%20Final%20Web.pdf?7 – Truy cập ngày 01/12/2013) 2.1.4. Phương hướng phát triển trong thời gian tới.  Tóm lược một số nét chính trong hoạt động của Vietcombank 5 năm qua như sau: o Thứ nhất, tăng trưởng ổn định, hoạt động an toàn, hiệu quả. Tổng tài sản của Vietcombank tại thời điểm 31/12/2012 đạt gần 415.000 tỷ đồng, tăng 192.000 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2008, mức tăng bình quân là 17%/năm. Mức tăng trưởng huy động vốn bình quân trên 17%/năm, trong đó năm 2010 và 2012 đạt trên 20%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân đạt 21%/năm, đưa tổng dư nợ cho vay tăng từ gần 113.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2008 lên 241.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2012. Tổng thu nhập trước dự phòng rủi ro tín dụng tăng từ 6.300 tỷ đồng năm 2008 lên 9.000 tỷ đồng trong năm 2012, tăng bình quân trên 9%/năm. Tương tự, lợi nhuận trước thuế tăng từ 3.600 tỷ đồng lên gần 5.800 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng bình quân 13%/năm. Các chỉ tiêu hiệu quả sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu được duy trì ở mức tương đối cao so với trung bình của ngành. o Thứ hai, mô hình và bộ máy tổ chức được củng cố, hoàn thiện. Đáng chú ý là mô hình tổ chức tại Hội sở chính từng bước được chuẩn hóa theo khối. Vietcombank đã thực hiện cơ cấu lại khối vốn, khối tín dụng, khối quản lý rủi ro thông qua thành lập mới và bổ sung chức năng, nhiệm vụ một số phòng, ban; xây dựng khối tài chính, khối bán lẻ; thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Thẻ trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Tin học và Phòng Quản lý thẻ.
  • 47. 47 o Thứ ba, mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng, trong 5 năm qua, 181 phòng giao dịch đã được thành lập mới trên địa bàn cả nước; số chi nhánh được nâng từ 61 (năm 2008) lên 79 (năm 2012); đưa Công ty Chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ vào hoạt động từ năm 2010. o Thứ tư, chính sách quản trị rủi ro được hệ thống hóa và thực hiện đồng bộ trong toàn hệ thống. Từ quý II/2010, Vietcombank đã đưa vào áp dụng hệ thống phân loại nợ định tính (được xây dựng trên cơ sở tư vấn của Ernst & Young và được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt). Do đó, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank luôn phản ảnh trung thực, minh bạch chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Do chú trọng thu hồi nợ, tích cực xử lý nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank đã giảm từ 4,6% tại thời điểm 31/12/2008 xuống còn 2,4% tại thời điểm 31/12/2012 và luôn dưới mức 3% trong giai đoạn 2009 - 2012. o Thứ năm, triển khai thành công nhiều đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Cụ thể: phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ thêm 9,28% (năm 2010) và 33% (năm 2011) với giá phát hành bằng mệnh giá; trả cổ tức năm 2010 bằng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thêm 12% (năm 2011), sau đó phát hành riêng lẻ 15% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank (năm 2011). Tại thời điểm 31/12/2012, vốn điều lệ của Vietcombank đạt 23.174 tỷ đồng, tăng 91,5% so với thời điểm 31/12/2008; quy mô vốn chủ sở hữu đạt 41.553 tỷ đồng, tăng gần 198% so với năm 2008. o Thứ sáu, minh bạch hoá thông tin, tăng cường quan hệ cổ đông, nhà đầu tư; duy trì chính sách chi trả cổ tức hàng năm ổn định ở mức 12%, trong đó có 4 năm chi trả bằng tiền mặt và 1 năm chi trả bằng cổ phiếu (năm 2010). Năm 2009, Vietcombank niêm yết cổ phiếu trên Sở GDCK TP. HCM, với mã VCB. Hiện cổ phiếu VCB thuộc VN30 và là một trong các cổ phiếu có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường (xấp
  • 48. 48 xỉ 3 tỷ USD). Từ khi niêm yết tới nay, cổ phiếu VCB luôn được giao dịch ở mức giá cao nhất trong số các cổ phiếu ngân hàng niêm yết và được nhà đầu tư nước ngoài duy trì trạng thái mua ròng hàng năm. o Thứ bảy, củng cố quan hệ khách hàng, chuẩn hoá thương hiệu, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi, đẩy mạnh các hoạt động vì cộng đồng và mở rộng quan hệ đối ngoại. 2.1.5 Thực trạng Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng VCB Là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về thanh toán quốc tế nhiều năm qua, Vietcombank luôn cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất, giúp hoạt động thương mại của doanh nghiệp thông suốt. Giá trị nổi bật của Vietcombank  Là ngân hàng phục vụ dịch vụ thanh toán quốc tế đầu tiên tại Việt Nam;  Được bình chọn là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất Việt Nam trong nhiều năm liền;  Được Standard Chartered Bank trao tặng Chứng nhận Dịch vụ thanh toán quốc tế xuất sắc về xử lí tự động (2009);  Đồng vị trí số 1 cho giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất trên sàn giao dịch điện tử" năm 2009 do EuroMoney bình chọn;  Là ngân hàng đứng đầu về mức độ đa dạng các loại tiền mặt, tiền giao dịch, các phương thức mua bán chuyển đổi ngoại tệ;  Có mạng lưới đại lí rộng khắp thế giới là bao gồm hơn 1.250 ngân hàng, định chế tài chính uy tín tại hơn 80 quốc gia trên thế giới;  Hệ thống công nghệ hiện đại thường xuyên được cập nhật theo tiêu chuẩn quốc tế;  Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn cho doanh nghiệp tránh các rủi ro trong thanh toán quốc tế.
  • 49. 49 Đối với TTD Xuất khẩu Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người yêu cầu (người nhập khẩu) cam kết thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người xuất khẩu) hoặc chấp nhận hối phiếu do người hưởng lợi kí phát khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với qui định của Thư tín dụng. Đối với TTD Nhập khẩu Vietcombank thực hiện phát hành TTD theo yêu cầu của doanh nghiệp (người nhập khẩu) để cam kết thanh toán ngay hoặc thanh toán vào một thời hạn nhất định trị giá của TTD cho người hưởng lợi khi người hưởng lợi xuất[01] trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện nêu trong TTD. TTD có thể được phát hành miễn kí quĩ hoặc kí quĩ theo một tỉ lệ nhất định trên tổng trị giá cam kết của Vietcombank, với tỉ lệ kí quĩ hoặc miễn kí quĩ tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm doanh nghiệp. 2.2. Quy trình thanh tóan quốc tế bằng phương thức tíndụng chứng từ tại ngân hàng Ngoại thương (VCB) chi nhánh thành phố Hà Nội.
  • 50. 50 (1) Căn cứ vào các thảo thuận trên hợp đồng thương mại, Công ty Modern doors and wood product đến ngân hàng Kathmadu, Nepal làm thủ tục mở TTD (2) Ngân hàng Kathmadu, Nepal hướng dẫn và thẩm định hồ sơ đề nghị mở TTD của khách hàng. Nếu chấp thuận, ngân hàng phát hành soạn thảo và chuyển TTD cho ngân hàng VCB để thông báo TTD cho người thụ hưởng là công ty TNHH XNK Trần Lê (3) Sau khi kiểm tra tính xác thực của TTD, ngân hàng VCB sẽ thông báo TTD cho công ty TNHH XNK Trần Lê (4) Công ty TNHH XNK Trần Lê kiểm tra nội của TTD. Nếu chấp thuận TTD, công ty TNHH XNK Trần Lê giao hàng. Nếu không chấp nhận, công ty TNHH XNK Trần Lê đề nghị tu chỉnh TTD. (5) Công ty TNHH XNK Trần Lê lập bộ chứng từ theo yêu cầu của TTD và xuất trình vào ngân hàng VCB nhờ chuyển chứng từ cho ngân hàng Kathmadu (6) Ngân hàng VCB chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng Kathmadu (7) Ngân hàng Kathmadu kiểm tra chứng từ. Nếu việc xuất trình hoàn hảo, ngân hàng sẽ báo có và ghi có cho người thụ hưởng (nếu TTD trả chậm). Trong trường hợp bộ chứng từ không hoàn hảo, ngân hàng thông báo từ chối thanh toán (8) Ngân hàng Kathmadu gửi bộ chứng từ đến công ty Modern doors and wood product. Công ty Modern doors and wood product kiểm tra bộ chứng từ. Nếu chứng từ hoàn hảo, họ phải chuyển tiền thanh toán (nếu là TTD trả ngay) hoặc chấp nhận thanh toán (nếu TTD trả chậm) và nhận hàng. Nếu chứng từ không hoàn hảo , công ty Modern doors and wood product sẽ đưa ý kiến xử lý bộ chứng từ (9) Ngân hàng Kathmadu chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng VCB nếu đươc thanh toán. Nếu không được thanh toán, gửi thông báo từ chối thanh toán.
  • 51. 51 2.3. Quy trình kiểm tra bộ chứng từ trong thanh tóan quốc tế bằng phương thức tíndụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương (VCB) 2.3.1. Tín dụng thư (Letter of credit)  Kiểm tra TTD có đối tượng điều chỉnh bởi UCP nào hay không Theo như Advice Letter of Credit ta có TTD được điều chỉnh bơi UCP 600  Kiểm tra tính chân thật của TTD. TTD giả rất hiếm thấy nhưng cực kì nguy hiểm. Về nguyên tắc, TTD phải do NHTB hay NHXH tại Việt Nam gửi đến doanh nghiêp. Mọi TTD nhận được bằng các kênh khác đều phải cảnh giác cao độ. Nếu nhận TTD trực tiếp từ nước ngoài, thì cần liên hệ với ngân hàng phục vụ mình để lảm rõ, hoặc ngay cả khi nhận được TTD từ một ngân hàng Việt Nam gửi đến nhưng ngân hàng này không phải ngân hang phục vụ mình cũng phải liên hệ làm rõ. Nếu nhận được TTD do một người mua không quen biết mở, nhưng được một ngân hàng phục vụ mình thông báo, thì cũng phải kiểm tra mọi chi tiết để làm rõ TTD.  Kiểm tra TTD có được soạn theo mẫu của bức điện MT700 không Kiểm tra TTD theo quy tắc sử dụng các trường của bức điện MT700 Field 40A – Trường 40A Form of Documentary Credit. Trường này thể hiện loại TTD. Phải thể hiện loại TTD theo một trong các loại TTD sau:- IRREVOCABLE- REVOCABLE- IRREVOCABLE TRANSFERABLE- REVOCABLE TRANSFERABLE- IRREVOCABLE STANDBY- REVOCABLE STANDBY
  • 52. 52 TTD số 12ILC0097 là loại TTD không thể hủy ngang. Field 20 – Trường 20 Documentary Credit Number. Thể hiện số TTD do NHPH ấn định. Tất cả các TTD đều phải có số hiệu riêng của nó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín trong việc thực hiện TTD, hoặc để ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán TTD. Số của TTD là 12ILC0097 Field 31C Date of Issue. Thể hiện ngày ngân hàng phát hành TTD. Nếu trường này để trống, thì ngày bức điện được truyền đi được xem là ngày phát hành TTD. TTD này có ngày phát hành là ngày 19/01/2012 Field 31D: Date and place of Expiry. Thể hiện ngày muộn nhất và địa điểm mà tại đó chứng từ có thể được xuất trình là ngày 06/05/2012 Field 50 Applicant. Thể hiện người yêu cầu mở TTD.
  • 53. 53 Người yêu cầu mở TTD là công tyMORDEN DOORS AND WOOD PRODUCT Field 59: Benificiary. Thể hiện người thụ hưởng TTD. Người thụ hưởng TTD là công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Trần Lê Field 32B: Currency Code, Amount. Thể hiện ký hiệu tiền tệ và trị giá của TTD. Thông tin cụ thể liên quan đến giá trị TTD phải được thể hiện tại Field 39A, Field 39B, hoặc Field 39C. Đơn vị tiền tệ là Dollar Mỹ và trị giá TTD là 4,634.85 Field 39A Percentage Credit Amount Tolerance. Thể hiện dung sai liên quan đến trị giá của TTD bằng tỷ lệ % +/-. Field 41D Available With…by… Thể hiện ngân hàng mà tại đó TTD có giá trị (địa điểm xuất trình). Tại trường này phải thể hiện một trong các phương án sau: -BY PAYMENT - BY ACCEPTANCE-BY NEGOTIATION - BY DEF PAYMENT - BY MIXED PAYMENT
  • 54. 54 TTD này được chiết khấu tại bất kì ngân hàng nào tại Việt Nam Field 40E Applicable Rules. Thể hiện quy tắc áp dụng điều chỉnh giao dịch TTD Văn bản pháp lý điều chỉnh giao dịch TTD này là UCP mới nhất đó là UCP 600 Field 42C Drafts at… Thể hiện thời hạn của hối phiếu theo TTD. Hối phiếu theo TTD là hối phiếu trả chậm, sau 90 ngày kể từ ngày nhận được hối phiếu Field 42D Drawee. Thể hiện người trả tiền hối phiếu. Người trả tiền hối phiếu phải là một ngân hàng. Nếu yêu cầu hối phiếu ký phát đòi tiền người mở TTD, thì hối phiếu được xem là chứng từ thuộc trường 46D. Field 43P Partial Shipments. Thể hiện có cho phép hay không cho phép giao hàng từng phần. Giao hàng từng phần: Được phép Field 43T Transshipment. Thể hiện có cho phép chuyển tải hay không.
  • 55. 55 Chuyển tải: Cho phép Field 44C Lastest Date of Shipment. Thể hiện ngày muộn nhất phải gửi hàng/ nhận hàng/ hoặc bốc hàng lên tàu. Ngày giao hàng muộn nhất: 06/04/2012 Field 45A Description of Goods and/or Services. Thể hiện việc mô tả hàng hóa. Các điều kiện cơ sở giao hàng như FOB,CFR, CIF,… phải thể hiện. Mô tả hàng hóa: Core Veneer Số lượng: 42.135 sản phẩm với đơn giá theo USD là 110.00 một sản phẩm. Mã: 4408.90.00 (Mô tả chi tiết của hàng hóa theo như trong hóa đơn tạm tính số : TL2012-001 ngày 30.01.2012) Giao hàng theo điều kiện CIF tại cảng Kolkata (Incoterms 2010) Field 46A Documents Required. Thể hiện các chứng từ mà TTD yêu cầu xuất trình. Nếu ngày phát hànhchứng từ vận tải chậm nhất được yêu cầu, thì ngày này phải quy định tại chứng từ liên quan ở trường này.
  • 56. 56 Ở trường 46A của TTD này quy định các loại chứng từ: 1. Hóa đơn thương mại đã kí gồm 1 bản gốc và 3 bản sao. 2. Một bộ gốc đầy đủ vận đơn đường biển hoàn hảo đã lên tàu phát hành bởi người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở theo lệnh của Ngân hàng Kathmadu LTD., Số P.O 9044, Kamal, Pokhart, Kathmadu, Nepal đã đánh dấu “Phí trả trước” và thông báo đến người yêu cầu phát hành TTD. 3. Phiếu đóng gói gồm 1 bản gốc và 3 bản sao 4. Chứng nhận xuất xử gồm 1 bản gốc và 3 bản sao chứng nhận rằng sản phâm có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam 5. Chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo hiểm đơn gồm 2 bản kí hậu để trắng, bao gồm cả rủi ro đường biển và chiến tranh với trị giá bảo hiểm là giá CIF cộng thêm 10%. Bảo hiểm bao gồm điều kiện “A” (tất cả mọi rủi ro) cho hàng hóa, điều khoản SRCC, TPND và điều kiện chiến tranh. Bảo hiểm cho đến khi hàng hóa đến điểm đến cuối cùng tại Nepal. Sau khi kiểm tra bộ chứng từ kèm theo thấy đủ chủng loại và số lượng theo trường 46A yêu cầu. Hóa đơn thương mại có số TTD:
  • 57. 57 Vận đơn đường biển có số TTD: Phiếu đóng gói có số TTD: Bảo hiểm có số TTD: Chứng nhận xuất xử có số TTD: Số TTD được quy định ở trường 20 của TTD và hoàn toàn trùng khớp với số TTD ở trên các chứng từ Field 47A Additional Conditions. Thể hiện các điều kiện khác mà TTD yêu cầu.
  • 58. 58 1. Tất cả những chứng từ theo thư tín dụng này đều được xuất trình bằng tiếng Anh và có ghi rõ số TTD cũng như ngày phát hành TTD 2. Ngày phát hành chứng từ có trước ngày mở TTD và ngày TTD tu chỉnh (nếu có) có hiệu lực thì không được chấp nhận. 3. Chứng từ vận chuyển có câu: “vận chuyển Field 71B Charges. Chỉ được sử dụng để thể hiện các chi phí mà người thụ hưởng chịu. Nếu không ghi gì, nghĩa là mọi chi phí (trừ phí chiết khấu và phí chuyển nhượng) do người mở TTD chịu.
  • 59. 59 Trường 71B của TTD nêu rõ: Mọi chi phí ngân hàng ở bên ngoài Nepal bao gồm cả phí chuyển hoàn và phí xác nhận (nếu có) được tính vào tài khoản người thụ hưởng TTD Field 48 Period for Presentation. Thể hiện khoảng thời gian bằng số ngày tính từ sau ngày giao hàng, bộ chứng từ phải được xuất trình để được trả tiền, chấp nhận, hoặc chiết khấu. Nếu trường này để trống, nghĩa là khoảng thời gian xuất trình là 21ngày sau ngày giao hàng. Thời gian xuất trình: Bộ chứng từ phải được xuất trình trong vòng 21 ngày sau ngày giao hàng nhưng phải trong thời gian hiệu lực của TTD Field 49 Confirmation Instructions. Thể hiện chỉ thị xác nhận TTD đối với ngân hàng nhận điện. Một trong số các phương án sau đây phải được thể hiện:- CONFIRM- MAY ADD- WITHOUT Ở TTD này, trường 49 nêu rõ ngân hàng nhận điện không lập chỉ thị xác nhận TTD Field 78 Instruction to the Paying/Accepting/Negotiating Bank. Chỉ thị cho ngân hàng Thanh toán/Chấp nhận/Chiết khấu.
  • 60. 60 Cho đến khi nhận được bộ chứng từ chính xác hoàn toàn theo những điều khoản trong TTD, chúng tôi Field 57A: “Advise Through” Bank. Ngân hàng xuất trình Ngân hàng xuất trình – FI BIC (số này đươc quy định theo địa chỉ SWIFT) /0491371688564 BFTVVNVX049 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (chi nhánh Thăng Long) Hà Nội Việt Nam Field 72: Sender to Receiver Information. Thông tin người gửi đến người nhận Hãy thông báo tín dụng thư thông qua ngân hàng được đề cập đến ở trường 57D
  • 61. 61 2.3.2. Hối phiếu (Bill of Exchange)  Hối phiếu có ghi rõ tiêu đề “BILL OF EXCHANGE” mới được lưu hành  Số tiền bằng chữ và bằng số trên hối phiếu khớp nhau. Loại tiền phải đúng như TTD quy định ở trường 45A là US Dollar
  • 62. 62  Kí phát đòi tiền bên quy định trong TTD ở trường 42A Ở trường 42A quy định đòi tiền ngân hàng phát hành Người bị kí phát hối phiếu  Hối phiếu phải do người thụ hưởng kí phát Người thụ hưởng trong TTD được quy định ở trường 59 Người kí phát hối phiếu là công ty Trần Lê và phù hợp với trường 59  Số tiền kí phát trên hối phiếu không lớn hơn số tiền trên hóa đơn thương mại Số tiền trên hóa đơn thương mại là USD 4,634.85
  • 63. 63  Số của hóa đơn thương mại và số TTD được thể hiện trên hối phiếu: Số của hóa đơn thương mại: Số của TTD được thể hiện ở trường 20 Ngày mở TTD được thể hiện ở trường 31C  Ngày lập hối phiếu Ngày lập hối phiếu phải sau ngày giao hàng lên tàu trên vận đơn đường biển và ngày của vận đơn đường biển là  Hối phiểu trả chậm được quy định rõ theo trường 42C trên TTD Hối phiếu được kí phát: Trả “sau 90 ngày nhìn thấy”
  • 64. 64 2.3.3. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) Yêu cầu về Invoice trong TTD quy định ở trường 46A Ở trường 46A của TTD quy định là Hóa đơn thương mại (Commercia Invoice), theo điều 57 ISBP 681 nêu rõ nếu TTD quy định hóa đơn thương mại (commercial invoice) thì hóa đơn chỉ ghi tiêu đề là Invoice được chấp nhận. Tiêu đề của Commercial Invoice Đây là chứng từ quan trọng khi kiểm tra dựa vào điều 18, 30 UCP 600. Article 18: Commercial Invoice a. A commercial invoice: i. must appear to have been issued by the beneficiary (except as provided in article 38); ii. must be made out in the name of the applicant(except as provided in sub-article 38 (g)); iii. must be made out in the same currency as the credit; and iv. need not be signed. b. A nominated bank acting on its nomination, a confirming bank, if Điều 18: Hóa đơn thương mại a. Hóa đơn thương mại: i. phải thể hiện là đã được người thụ hưởng phát hành (điều 38). ii. Phải được lập đứng tên người yêu cầu (trừ khi áp dụng Điều 38 (g)) iii. Phải được lập bằng đơn vị tiền tệ của tín dụng thư; và iv. Không nhất thiết phải được ký b. NHĐCĐ hành động theo sự chỉ định, NHXN, nếu
  • 65. 65 any, or the issuing bank may accept a commercial invoice issued for an amount in excess of the amount permitted by the credit, and its decision will be binding upon all parties, provided the bank in question has not honoured or negotiated for an amount in excess of that permitted by the credit. c. The description of the goods, services or performance in a commercial invoice must correspond with that appearing in the credit. có thể chấp nhân một hóa đơn thương mại phát hành có số tiền vượt quá số tiền được phép của tín dụng, và quyết định của nó sẽ ràng buộc các bên, miễn là ngân hàng đó đã không thanh toán hoặc chiết khấu số tiền vượt quá số tiền cho phép của tín dụng. c. Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả trong tín dụng  Theo mục i, khoản a của điều 18 UCP 600, người lập hóa đơn thương mại là : Và thông tin phù hợp với người thụ hưởng TTD đươc quy định ở trường 59 của TTD:
  • 66. 66  Theo mục ii, khoản a của điều 18 UCP 600, lập đứng tên người yêu cầu Tuy nhiên ở Invoice này lại được lập dưới tên ngân hàng phát hành thông qua cụm từ “In order to” Cụm từ “In order to” là cụm từ hiếm gặp trong Hóa đơn thương mại, nó thường chỉ xuất hiện khi nhà nhập khẩu mua bán sang tay cho công ty thứ 3  Theo mục iii, khoản a của điều 18 UCP 600, hoá đơn thương mại phải được lập bằng đơn vị tiền tệ của tín dụng thư Đơn vị tiền tệ của tín dụng thư được quy định ở trường 32B và thông tin ở trong Invoice và trong TTD phù hợp với nhau  Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện trong hóa đơn thương mại Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện trong TTD được nêu rõ ở trường 45A và thông tin ở trong Invoice và trong TTD phù hợp với nhau.
  • 67. 67 Các điều kiện giao hàng FOB, CNF, CIF… phải ghi rõ đúng theo yêu cầu của TTD và điều khoản này phải được thể hiện trên hóa đơn. ở đây là giao hàng theo điều kiện CIF Incoterms 2010 Trong TTD yêu cầu về Hóa đơn ở trường 46A là cần phải được kí Và trong Invoice, người ký phát cũng đã kí như yêu cầu của TTD 2.3.4. Vận đơn đường biển (Bill of Lading) Vận đơn đường biển được kiểm tra dựa vào các điều 20, 21, 22 của UCP 600 và các điều từ 91 đến 133 của ISBP 681.  Số lượng vận đơn gốc: phải được phát hành và xuất trình đầy đủ theo quy định của TTD ở trường 46A
  • 68. 68 Chứng nhận trên B/L cho thấy đây là bản gốc: Số lượng bản gốc B/L:  Trên TTD cũng quy định trên B/L ghi rõ “Freight prepaid”  Mục “shipper” trên B/L là người thụ hưởng tín dụng thư (nhà xuất khẩu)  Mục “consignee” trên B/L phù hợp với yêu cầu “Made out to the order of Bank of Kathmandu” tức là “Người nhận hàng” là “theo lệnh của ngân hàng phát hành” ( điều này để khống chế vận đơn, khi nào người mua thanh toán tiền hàng thì ngân hàng mới kí hậu vận đơn để người mua đi
  • 69. 69 nhận hàng)  Mục “notify party” (bên nhận thông báo) trên B/L phù hợp với yêu cầu “Notify applicant” trên TTD Mục “Applicant” được quy định ở trường 50 của TTD  Kiểm tra cảng đến và cảng dỡ hàng trên B/L: Cảng dỡ hàng và cảng đến được TTD quy định ở trường 44F  Kiểm tra cảng xếp hàng trên B/L: Cảng xếp hàng được TTD quy định ở trường 44E nêu rõ bất kì cảng nào tại Việt Nam đều được  Kiểm tra mô tả hàng hóa trên B/L. Mô tả hàng hóa trên B/L không cần chi tiết như trên hóa đơn hoặc trong TTD nhưng phải phù hợp, không mâu thuẫn với mô tả hàng hóa trong TTD
  • 70. 70 Mô tả hàng hóa trong TTD được quy định ở trường 45A  Ngày giao hàng lên tàu ngày phát hành vận đơn Quy định của TTD về ngày giao hàng ở trường 44C Trên TTD quy định ngày cuối cùng giao hàng là ngày 06/04/2012 như vậy là giao hàng phù hợp  Trên TTD quy định ở trường 47A, mục số 9 điều khoản thêm về B/L: Ở trên B/L cũng đã có đề cập đến:  Kiểm tra tên và năng lực người kí phát B/L theo yêu cầu của TTD: Ở trường 46A của TTD quy định về B/L nêu rõ người kí phát B/L phải là người chuyên chở hoặc đại lý người chuyên chở
  • 71. 71 Người kí phát B/L: 2.3.5. Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)  Tên và địa chỉ người nhận hàng  Mô tả hàng hóa Mô tả hàng hóa trong phiếu đóng gói phù hợp với mô tả hàng hóa trong hóa đơn thương mại
  • 72. 72  Cách đóng gói  Ngày lập 2.3.6. Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)  Hướng dẫn kiểm tra chứng nhận xuất xứ được quy định từ điều 181 đến 185 trong ISBP 681.  Bộ chứng từ trong TTD này có chứng nhận xuất xứ là Form AI
  • 73. 73 Form AI: Dùng cho hàng hóa được xuất từ Việt Nam sang Ấn Độ  Trong TTD quy định về xuất trình chứng nhận xuất xứ ở trường 46A TTD quy định giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi bộ công thương  Theo điều 181 ISBP 681, thì yêu cầu cơ bản là chứng nhận xuất xứ đươc kí và ghi ngày tháng xác nhận xuất xứ của hàng hóa  Theo điều 183 của ISBP 681, giấy chứng nhận xuất xứ phải thể hiện là liên quan đến hàng hóa trong hóa đơn. Mô tả hàng hóa trong chứng nhận xuất xứ
  • 74. 74 Mô tả hàng hóa trong hóa đơn Mô tả hàng hóa ở trường 45A trong TTD  Theo điều 184 của ISBP 681, thông tin người nhận hàng trong giấy chứng nhận xuất xứ không mâu thuẫn với thông tin người nhận hàng trong B/L: Trong giấy chứng nhận xuất xứ
  • 75. 75 Và trong vận đơn đường biển 2.3.7. Đơn bảo hiểm (Insurance Policy)  UCP 600 quy định về chứng từ bảo hiểm ở điều 28. Và các điều từ 170 đến 178 trong ISBP 681  Trong TTD quy định về chứng từ bảo hiểm ở trường 46A như sau: Giấy chứng nhận bảo hiểm hay là đơn bảo hiểm đều được chấp nhận và ở đây, nhà xuất khẩu đã xuất trình đơn bảo hiểm và số bản gốc xuất trình là 03 (trong TTD quy định 2 bản gốc) Trong TTD quy định đơn bảo hiểm bồi thường theo giá CIF và thêm 10%, trên bảo hiểm đã quy định rõ 110% giá CIF là USD 5,098.34. Theo khoản 7 điều
  • 76. 76 28, UCP 600 thì loại tiền bảo hiểm phải trùng khớp với loại tiền quy định trong TTD (ở đây là USD) Trong TTD quy định chứng từ bảo hiểm là theo điều khoản “A” ( mọi rủi ro) và bảo hiểm cho đến điểm cuối cùng ở Nepal  Người kí phát bảo hiểm đơn: theo khoản 3 điều 28 UCP 600 Ngày phát hành bảo hiểm đơn là ngày 05 tháng 03 năm 2012 và không sau ngày giao hàng lên tàu  Người thụ hưởng bảo hiểm đơn
  • 77. 77 Ở đây, người thụ hưởng bảo hiểm là nhà xuất khẩu: công ty xuất nhập khẩu Trần Lê. Ở đây chúng ta thấy một vấn đề là khi hàng hóa rời cảng nhưng bị rủi ro nào đó làm cho hàng hóa bị thất lạc hay mất mát thì rủi ro đó do nhà nhập khẩu chịu nhưng người được bảo hiểm lại là nhà xuất khẩu. Trong ISBP 681 không quy định cụ thể nhưng trong ISBP 745 (2013) quy định rõ: “Nếu người được bảo hiểm không phải là ngân hàng phát hành hay người nhập khẩu thì phải kí hậu để trắng” Và trong bảo hiểm đơn này, đã được kí hậu bời nhà xuất khẩu  Số của B/L trên B/L: Số tàu và tên tàu trên B/L:
  • 78. 78 Những thông tín trên vận đơn đường biển trùng khớp với trên bảo hiểm đơn KẾT LUẬN  Sau khi kiểm tra bộ chứng từ theo UCP 600 và ISBP 681, tôi nhận thấy bộ chứng từ có bất đồng ở ngày phát hành L/C. Ngày phát hành L/C theo như ở trường 31C là ngày 19/01/2012 Tuy nhiên ngày phát hành L/C trên hóa đơn thương mại là: Trên vận đơn đường biển Trên phiếu đóng gói Trên đơn bảo hiểm Trên chứng nhận xuất xứ  Sau kiểm tra bộ chứng từ, bên phía ngân hàng chúng tôi (Ngân hàng VCB) lập “Phiếu kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất” như sau:
  • 79. 79 PHIẾU KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ HÀNG XUẤT Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2012 Kính gửi: TRANLE Import-Export CO.LTD No.12, 36 GROUP, NGUYEN KHANG STREET, YEN HOA, CAU GIAY DIST, HANOI, VIETNAM Số tham chiếu của chúng tôi: 068337201200402 Trị giá bộ chứng từ: USD 4,634.85 L/C No.: 12ILC0097 Ngân hàng xin thông báo bộ chứng từ do công ty xuất trình có bất đồng sau:  Ngày phát hành L/C tại trường 31C là ngày 19/01/2012, tuy nhiên ngày phát hành L/C ở trong các chứng từ như hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm và chứng nhận xuất xứ đều ghi ngày phát hành L/C là ngày 07/02/2012. Đề nghị quý công ty chỉnh sửa chứng từ cho phù hợp hoặc chỉ dẫn để ngân hàng phục vụ kịp thời. Thanh toán viên TL GIÁM ĐỐC TRƯỞNG PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
  • 80. 80 CHƯƠNG 3:CÁC RỦI RO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.1 Rủi ro và giải pháp khi VCB là ngân hàng phát hành (NHPH) thư tín dụng Khi phát hành thư tín dụng, VCB thay mặt người nhập khẩu cam kết thanh toán cho người xuất khẩu khi người xuất khẩu thực hiện đúng các điều khoản và điều kiện của TTD. Trong phương thức này, doanh số nhập khẩu chiếm khoảng 70% trong tổng doanh số thanh toán của VCB. Hiện nay, trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng, người nhập khẩu chỉ cần ký quỹ một phần trị giá khi mở TTD, phần còn lại sẽ thanh toán khi bộ chứng từ về đến NHPH. Tại VCB, việc cấp hạn mức bảo lãnh mở thư tín dụng trả ngay ký quỹ nhỏ hơn 100% có thể căn cứ hoặc không căn cứ vào tài sản đảm bảo. Vì vậy, VCB phải đối mặt với nhiều rủi ro có khả năng xảy ra khi phát hành và thanh toán TTD.  Rủi ro do người mở thư tín dụng Việc phát hành TTD theo yêu cầu của nhà nhập khẩu hay người mở TTD luôn mang tính chất cấp bảo lãnh cho khách hàng. Khách hàng có nhu cầu mở TTD nhập khẩu tại VCB sẽ được xem xét các yếu tố như tài sản đảm bảo, mối quan hệ tín dụng hoặc giao dịch, uy tín thanh toán, quy mô hoạt động, khả năng tài chính, mặt hàng kinh doanh.... để được cấp hạn mức mở TTD với mức ký quỹ phù hợp. Nếu bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với TTD đã mở mà khách hàng không có khả năng hoặc không thanh toán thì VCB phải sử dụng nguồn vốn của mình để thanh toán cho người thụ hưởng. Rủi ro này có khả năng xảy ra cho VCB cao. Trong thực tế, rủi ro này đã xảy ra tại VCB, chủ yếu là do khâu thẩm định và đánh giá khách hàng trong và sau khi cấp hạn mức vay và bảo lãnh; hoặc trong quá trình kinh doanh có những thời điểm khách hàng gặp khó khăn về tài chính. Trong trường hợp này, VCB phải đốc thúc hay cho khách hàng vay bắt buộc để thanh