SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Lời mở đầu
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã được Nhà nước khuyến
khích bằng cách đưa ra các chính sách ưu đãi để hỗ trợ cho hoạt động của họ. Và thực tế thì
các doanh nghiệp này cũng đã hoạt động rất tích cực và có hiệu quả. Điều này đã đóng góp
rất lớn vào việc thúc đẩy, phát triển lĩnh vực thương mại quốc tế của Việt Nam.
Được xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt
động thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu
an toàn, thuận tiện và nhanh chóng của các giao dịch thương mại.
Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày càng trở nên phổ biến. Các
phương thức thanh toán quốc tế thông dụng nhất hiện nay là: Chuyển tiền, nhờ thu và tín
dụng chứng từ. Việc lựa chọn phương thức thanh toán này hay phương thức thanh toán khác
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trước hết, cần xem xét mức độ thường xuyên hay
không thường xuyên của các mối quan hệ thương mại. Thứ hai, cần lưu ý đến khối lượng
thanh toán hay quy mô giao dịch lớn hay nhỏ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn
phương tiện thanh toán nào để đảm bảo an toàn nhất. Thứ ba, cần xem xét mức độ tín nhiệm
giữa các bên tham gia cao hay thấp. Thứ tư, cần tìm hiểu tập quán kinh doanh của mỗi nước
để có sự lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.
Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, thanh toán là quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của
hai bên mua (nhập khẩu) và bán (xuất khẩu). Do vậy, khi đàm phán về phương thức thanh
toán, các bên đều luôn có mong muốn lựa chọn phương thức thanh toán có lợi nhất cho mình.
Thực tế trên cho thấy việc phát hiện, phòng ngừa những rủi ro và phát triển các phương thức
thanh toán quốc tế là một việc làm cần thiết mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần
phải quan tâm chú trọng. Vì lý do nêu trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Giải
pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam“ làm
đề tài tiểu luận môn Nghiệp vụ ngân hàng thương mại.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết có bố cục gồm 3 phần chính như sau:
Chương I: Khái quát chung về thanh toán quốc tế
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro và mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngân
hàng thương mại Việt Nam.
Chương I: Khái quát chung về thanh toán quốc tế
1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế
Là quan hệ thanh toán giữa một quốc gia này với một quốc gia khác trên thế giới về trả tiền
Hàng hoá – dịch vụ, … theo hợp đồng, được thực hiện thông qua hai ngân hàng có quan hệ
bằng một ngoại tệ thông dụng do 2 bên thoả thuận.
Cùng với xu hướng không ngừng mở rộng quan hệ thương mại và các mối quan hệ khác giữa
các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi hoạt động TTQT cũng phải được mở rộng, hoàn thiện để
đáp ứng yêu cầu phục vụ tốt hơn.
1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế đối với NHTM
Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế và thương mại quốc tế ngày càng phát
triển thì hoạt động Thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại là một mắt xích không thể
thiếu được trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Thực hiện tốt vai
trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động Thanh toán quốc tế, Ngân hàng thương
mại đã đóng góp rất nhiều cho khách hàng, cho nền kinh tế cũng như cho chính bản thân
ngân hàng.
1.2.1. Đối với nền kinh tế:
Trong bối cảnh hiện nay, khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt
động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì
vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định.
Thanh toán quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc
dân.Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng của giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các
cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. Thanh toán quốc tế góp phần giải quyết mối
quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu
thông hàng hoá trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh
chóng, an toàn sẽ khiến cho quan hệ lưu thông hàng hoá tiền tệ giữa người mua và người bán
diễn ra trôi chảy, hiệu quả hơn.
Thanh toán quốc tế làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp
cho quá trình thanh toán được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ
thể tham gia. Các ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán sẽ bảo vệ quyền lợi cho
khách hàng, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật thanh toán trong giao
dịch nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và tạo sự an toàn tin tưởng cho khách hàng.
Như vậy, thương mại quốc tế có được mở rộng hay không một phần là nhờ vào hoạt động
thanh toán quốc tế có tốt hay không. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng Thanh toán quốc
tế sẽ góp phần tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển sản xuất
trong nước, khuyến khích nâng cao chất lượng hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra
nước ngoài.
1.2.2. Đối với các Ngân hàng thương mại:
Thanh toán quốc tế là một loại hình dịch vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng của ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách
hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán quốc tế. Trên cơ sở đó giúp ngân
hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín của ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng.
Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng qui mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên
sức cạnh tranh cho ngân hàng trong cơ chế thị trường. Hoạt động thanh toán quốc tế không
chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà còn là một hoạt động nhằm hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt
động kinh doanh khác của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện tốt sẽ mở
rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh
ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác…
Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện các
nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời
nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế với ngân hàng dưới hình thức
các khoản ký quỹ chờ thanh toán.
Thanh toán quốc tế còn tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ áp
dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng,
kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng qui mô và mạng lưới ngân
hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước
ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác được nguồn tài
trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng
nhu cầu về vốn của ngân hàng.
Như vậy, thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng.
1.2.3. Đối với khách hàng:
Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
giúp cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng,
chính xác, an toàn tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí. Trong quá trình thực hiện thanh toán,
đối với đơn vị xuất khẩu, ngân hàng thương mại sẽ giúp thu tiền bán hàng nhanh. Hoặc
trường hợp đơn vị Xuất khẩu cần vốn để sản xuất hàng hoá thì ngân hàng có thể tài trợ bằng
cách chiết khấu chứng từ xuất khẩu. Đối với đơn vị nhập khẩu, ngân hàng thương mại sẽ giúp
họ thanh toán tiền hàng cho người bán một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, an toàn và
hiệu quả. Qua việc thực hiện thanh toán thì Ngân hàng còn có thể giám sát được tình hình
kinh doanh của doanh nghiệp để có những tư vấn và hỗ trợ kịp thời cho khách hàng.
1.3. Các phương tiện dùng trong Thanh toán quốc tế của NHTM
1.3.1. Séc
1.3.1.1. Khái niệm:
Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản tiền gửi, ra lệnh cho Ngân
hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người cầm séc, người có tên
trong séc hoặc trả theo lệnh của người ấy.
Hiện nay, séc là phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong giao lưu thanh toán
nội địa của tất cả các nước (trong thanh toán nội địa nước ta có séc chuyển khoản, séc bảo
chi, séc chuyển tiền,…). Trong thanh toán quốc tế, séc cũng được sử dụng rộng rãi trong
thanh toán về dịch vụ, du lịch và các khoản chi trả phi mậu dịch.
1.3.1.2. Những đối tượng liên quan:
- Người phát hành séc: chủ tài khoản, người mua hàng, người nhận cung ứng, người
nợ tiền lập ra séc để trả nợ.
- Ngân hàng thanh toán là ngân hàng trả tiền tờ séc.
- Người nhận tiền còn gọi là người thụ hưởng số tiền trên tờ séc. Sau khi séc đã
được phát hành ra lưu thông thì người này có quyền hưởng lợi tờ séc còn gọi là
người cầm séc.
Séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng hình thức ký hậu (giống như hối
phiếu), nhưng cần chú ý có loại séc được chuyển nhượng, có loại séc không được chuyển
nhượng.
1.3.1.3. Đặc điểm:
Séc có 3 đặc điểm:
- Tính trừu tượng:
Đặc điểm này thể hiện qua việc séc không cần phải ghi rõ nội dung quan hệ kinh tế phát sinh
ra séc mà cần ghi rõ những vấn đề liên quan đến số tiền chi trả là bao nhiêu và trả cho ai,
ngân hàng nào sẽ thanh toán, thanh toán khi nào…
- Tính bắt buộc chi tiền:
Ngân hàng thanh toán trên séc phải trả tiền đầy đủ đúng theo yêu cầu của người ký séc. Ngân
hàng thanh toán không được viện lý do riêng từ chối trả tiền. (Lưu ý: Ngân hàng chỉ thực
hiện thanh toán cho người hưởng lợi séc khi tài khoản của người ký phát séc đủ số dư).
- Tính lưu thông của séc:
Séc có thể chuyển nhượng dễ dàng hình thành nên tính lưu thông của séc. Séc có thể chuyển
nhượng từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác trong thời hạn hiệu lực của séc,
ngân hàng thanh toán sẽ chi trả cho người đang sở hữu séc.
1.3.1.4. Phân loại séc:
Căn cứ vào tính lưu chuyển của séc: séc có 3 loại: séc đích danh, séc vô danh, séc theo lệnh.
- Séc đích danh (Nominal cheque): là loại séc ghi tên người thụ hưởng loại séc này
không thể chuyển nhượng cho người khác, chỉ có người ghi tên trên tờ séc mới
được lãnh tiền.
- Séc vô danh (Cheque to bearer): là loại séc không ghi tên người thụ hưởng nhất
định nào, mà chỉ yêu cầu trả cho người cầm séc. Loại séc này có thể chuyển
nhượng qua tay nhiều người, ai cầm séc là người đó có thể mang séc đến Ngân
hàng lãnh tiền.
- Séc theo lệnh (Cheque to order): là loại séc được dùng phổ biến và được trả theo
lệnh của người hưởng lợi. Trên séc có ghi câu “trả tiền theo lệnh ông (bà)”. Loại
này có thể chuyển nhượng cho người khác bằng thủ tục ký hậu chuyển nhượng.
Căn cứ vào đặc điểm sử dụng séc: có nhiều loại séc khác nhau:
- Séc gạch chéo (crossedcheque): Séc gạch chéo hay còn gọi là séc hoành tuyến là
loại séc mà trên mặt trước của séc có hai gạch chéo song song với nhau. Gạch chéo
là để chỉ tờ séc đó không được rút tiền mặt, chỉ dùng để thanh toán qua Ngân hàng.
Séc gạch chéo có hai loại: séc gạch chéo thường (Cheque crossed generally), séc
gạch chéo đặc biệt (Cheque crossedspecially).
- Séc xác nhận (Certified cheque): Là loại séc được ngân hàng xác nhận đảm bảo
việc trả tiền. Sử dụng séc xác nhận là nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho
người thụ hưởng séc, tránh trường hợp séc phát hành vượt quá số dư trên tài khoản
người ký séc.
- Séc du lịch (Traveller cheque): hay còn gọi là séc lữ hành là loại séc do một ngân
hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ một chi nhánh hay đại lý của ngân hàng
đó. Ngân hàng phát hành séc đồng thời là ngân hàng trả tiền séc. Người hưởng lợi
là khách du lịch, là người mua tờ séc. Khi lĩnh tiền, ngân hàng thanh toán sẽ căn cứ
vào hai chữ ký của người thụ hưởng, một lần ký lúc phát hành séc (mua tờ séc) và
một lần khi lĩnh tiền tại ngân hàng thanh toán.
1.3.2. Hối phiếu
1.3.2.1. Khái niệm:
Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu
cầu người này ngay khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày nhất định trong tương lai,
phải trả một số tiền nhất định cho một người thụ hưởng (có thể là người phát hành hối phiếu
hoặc người thứ ba), hoặc trả cho người cầm phiếu tại thời điểm đó.
Trong quan hệ mậu dịch quốc tế, hối phiếu chính là công cụ, phương tiện cho người xuất
khẩu để đòi tiền người nhập khẩu.
1.3.2.2. Những đối tượng liên quan:
Qua khái niệm hối phiếu, trên hối phiếu có liên quan đến những bên sau đây:
- Người phát hành hối phiếu (Drawer): thông thường là người bán, đại diện đơn vị
xuất khẩu, cung ứng dịch vụ,…
- Người trả tiền hối phiếu (Drawee): là người mà hối phiếu gởi đến cho họ, đòi tiền
họ (có thể là người mua. Đại diện đơn vị nhập khẩu, ngân hàng mở L/C, Ngân
hàng xác nhận, Ngân hàng thanh toán, Người nhận cung ứng dịch vụ).
- Người hưởng lợi hối phiếu (Beneficiary): Trước hết là người ký phát hối phiếu,
hoặc là người do người ký phát hối phiếu chỉ định hoặc là người cầm hối phiếu.
Theo quy định quản lý ngoại hối ở hầu hết các nước, người hưởng lợi thường là
các ngân hàng thương mại mà người ký phát xuất trình hối phiếu để được thanh
toán.
1.3.2.3. Đặc điểm:
Hối phiếu có 3 đặc điểm:
- Tính trừu tượng:
Đặc điểm này của hối phiếu thể hiện trên hối phiếu không cần phải ghi rõ nội dung quan hệ
kinh tế phát sinh ra hối phiếu. Tính pháp lý của hối phiếu không gắn với nguyên nhân phát
sinh ra nó. Tuy nhiên, các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực thanh toán thì cần ghi rõ như: số
tiền phải trả, trả cho ai, người nào sẽ thanh toán, thanh toán khi nào,…
- Tính bắt buộc trả tiền:
Người trả tiền hối phiếu phải trả tiền đẩy đủ đúng theo yêu cầu của tờ hối phiếu. Người trả
tiền không được viện lý do riêng của bản thân đối với người ký phát hối phiếu, để từ chối trả
tiền.
- Tính lưu thông của hối phiếu:
Từ hai đặc điểm trên, hối phiếu có thể chuyển nhượng dễ dàng hình thành nên tính lưu thông
của hối phiếu. Hối phiếu có thể chuyển nhượng từ người này sang người khác trong thời hạn
của hối phiếu, người trả tiền sẽ thanh toán cho người đang sở hữu hối phiếu.
1.3.2.4. Phân loại:
Hối phiếu có nhiều loại khác nhau. Mỗi loại chỉ sử dụng thích hợp cho một hoàn cảnh nhất
định. Vì thế, cần phân loại để dễ dàng sử dụng và hiểu được người ta muốn đề cập đến hối
phiếu dưới góc độ nào.
- Căn cứ vào người ký phát hối phiếu: có 2 loại: hối phiếu thương mại và hối phiếu
ngân hàng
Hối phiếu thương mại (Commercial Bills): là hối phiếu do người bán ký phát đòi tiền người
mua, việc tạo lập hối phiếu không có sự tham gia của ngân hàng.
Hối phiếu ngân hàng (Bank Bills): là hối phiếu do ngân hàng ký phát đòi tiền người khác
hoặc chỉ thị trả tiền cho người thụ hưởng, việc tạo lập hối phiếu có sự tham gia của ngân
hàng.
- Căn cứ vào thời hạn trả tiền: có 2 loại là Hối phiếu trả tiền ngay và Hối phiếu trả
tiền sau một kỳ hạn.
Hối phiếu trả tiền ngay (sight draft or draft at sight) là loại hối phiếu mà người trả tiền phải
thực hiện việc trả tiền ngay sau khi hối phiếu được xuất trình.
Hối phiếu trả tiền sau một kỳ hạn (time draft): là loại hối phiếu mà người trả tiền được phép
trả tiền sau một thời hạn nhất định có ghi trên hối phiếu.
- Căn cứ vào phương thức thanh toán: chia thành 2 loại là hối phiếu sử dụng trong
phương thức nhờ thu và hối phiếu dùng trong phương thức tín dụng chứng từ.
Hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu sẽ tham chiếu hoá đơn thương mại và người nhận
ký phát là tên một doanh nghiệp chứ không phải ngân hàng.
Hối phiếu dùng trong phương thức tín dụng chứng từ sẽ tham chiếu tới L/C và tên người
nhận ký phát là tên ngân hàng phát hành L/C hoặc Ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank).
- Căn cứ vào chứng từ kèm theo: có thể phân thành 2 loại là hối phiếu trơn và hối
phiếu kèm chứng từ.
Hối phiếu trơn (clean draft): là loại hối phiếu gửi đến người trả tiền không kèm theo bộ
chứng từ hàng hoá, việc trả tiền hối phiếu chỉ dựa vào tờ hối phiếu mà thôi. Hối phiếu trơn có
thể là hối phiếu ngân hàng hoặc hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu trơn.
Hối phiếu kèm chứng từ (documentary draft): là loại hối phiếu được gửi đến người trả tiền có
kèm theo bộ chứng từ hàng hoá và tuỳ theo điều kiện trả tiền mà bộ chứng từ được trao cho
người trả tiền để người trả tiền nhận hàng.
- Căn cứ vào người thụ hưởng: có thể chia thành 3 loại: hối phiếu đích danh, hối
phiếu vô danh và hối phiếu trả theo lệnh.
Hối phiếu đích danh là hối phiếu được ký phát yêu cầu người trả tiền thực hiện thanh toán
cho một người hưởng lợi cụ thể, chỉ định đích danh trên hối phiếu.
Hối phiếu vô danh là hối phiếu được ký phát không chỉ định tên người hưởng lợi hối phiếu.
Do đó, người trả tiền hối phiếu sẽ thực hiện thanh toán cho người xuất trình hối phiếu.
Hối phiếu trả theo lệnh là hối phiếu được ký phát yêu cầu người trả tiền thực hiện thanh toán
theo lệnh của người hưởng lợi chỉ định trên hối phiếu.
1.3.3. Lệnh phiếu
Lệnh phiếu hay còn goi là kỳ phiếu là một lời hứa, lời cam kết trả tiền trong đó người ký phát
cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày xác định cho người thụ hưởng lệnh phiếu
hoặc theo lệnh của người đó.
Qua khái niệm trên, lệnh phiếu có liên quan đến những bên sau đây:
- Người ký phát lệnh phiếu (Drawer): là người mua, đại diện đơn vị nhập khẩu,
người nhận cung ứng hàng hoá dịch vụ, hay người cam kết trả tiền.
- Người hưởng lợi lệnh phiếu (Beneficiary): trước hết là người bán, đơn vị xuất khẩu
hoặc là người do đơn vị xuất khẩu chỉ định hoặc là người cầm lệnh phiếu.
1.3.4. Thẻ thanh toán
1.3.4.1. Khái niệm:
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán do các ngân hàng, định chế tài chính phát hành và
người sở hữu thẻ có thể sử dụng nó để nạp, rút tiền mặt tại các máy, các quầy tự động của
ngân hàng, có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc có thể sử dụng để
chuyển khoản.
1.3.4.2. Những đối tượng liên quan:
- Tổ chức thẻ quốc tế: là tổ chức cấp phép thành viên cho các ngân hàng phát hành
và ngân hàng thanh toán thẻ. Tổ chức thẻ quốc tế có nhiệm vụ chính là cung cấp
mạng lưới viễn thông toàn cầu phục vụ cho quy trình thanh toán thẻ, đưa ra các
điều lệ, quy chế hoạt động thanh toán thẻ và là trung gian giải quyết các tranh chấp
khiếu nại giữa các thành viên.
- Ngân hàng phát hành thẻ: là Ngân hàng chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp
thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện việc
thanh toán cuối cùng với chủ thẻ.
- Ngân hàng đại lý: còn gọi là ngân hàng thanh toán thẻ, là ngân hàng có trách
nhiệm thanh toán khi nhận được các chứng từ do cơ sở chấp nhận thẻ xuất trình,
đồng thời có trách nhiệm trả tiền mặt theo yêu cầu của chủ thẻ.
- Cơ sở chấp nhận thẻ: là các đơn vị chấp nhận thanh toán bằng thẻ khi bán hàng,
cung ứng dịch vụ như: siêu thị, nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện hay các
đơn vị ứng tiền mặt, các ngân hàng đại lý. Cơ sở chấp nhận thẻ có thể được trang
bị máy cấp phép tự động (EDC), máy cà tay hoá đơn thẻ (Imprinter) để thưc hiện
thanh toán thẻ.
- Chủ thẻ: là người có tên ghi trên thẻ được dùng thẻ để nộp, rút tiền mặt, để chi trả,
thanh toán hàng hoá dịch vụ. Thông thường là các công ty, xí nghiệp, tổ chức, cá
nhân có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán và được ngân hàng chấp thuận cho sử
dụng thẻ.
1.3.4.3. Phân loại thẻ:
- Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: có hai loại là thẻ nội địa và thẻ quốc tế
Thẻ nội địa: thẻ chỉ được sử dụng trong phạm vi quốc gia, do đó đồng tiền giao dịch là đồng
bản tệ của nước đó.
Thẻ quốc tế: là thẻ được sử dụng trên phạm vi toàn thế giới, do đó các đồng tiền tự do chuyển
đổi được sử dụng để thanh toán.
- Căn cứ theo chủ thể phát hành: có 2 loại là thẻ do ngân hàng phát hành và thẻ do
các tổ chức tín dụng phi ngân hàng phát hành.
Thẻ do ngân hàng phát hành: là loại thẻ được dùng phổ biến hiện nay, do ngân hàng thương
mại phát hành, với công dụng như để rút tiền mặt, thanh toán hàng hoá dịch vụ.
Thẻ do các tổ chức tín dụng phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch, giải trí của các tập
đoàn kinh doanh lớn phát hành.
- Căn cứ vào tính chất của thẻ: có 2 loại là thẻ giao dịch với máy ATM và thẻ ghi nợ
(Debit card)
1.4. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu
Hiện nay có năm phương thức thanh toán quốc tế gồm: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, giao
chứng từ nhận tiền (Cash against documents) và tín dụng chứng từ. Tuy nhiên có 3 phương
thức được sử dụng phổ biến hiện nay đó là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Do đó,
trong bài viết này nhóm chúng tôi chỉ chủ yếu giới thiệu về 3 phương thức trên.
1.4.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance)
1.4.1.1. Khái niệm, các bên tham gia:
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng
(người trả tiền, người mua, đơn vị nhập khẩu,..) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một
số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, đơn vị xuất khẩu, người nhận tiền,…) ở
một địa điểm xác định trong một thời gian nhất định.
Với khái niệm trên, phương thức chuyển tiền bao gồm các đối tượng tham gia:
- Người chuyển tiền (The remitter, the applicant the customer): người mua, nhà nhập
khẩu, người mắc nợ, người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước,… là người yêu
cầu ngân hàng chuyển tiền.
- Ngân hàng chuyển tiền (The remitting bank, the applicant bank): là ngân hàng
nhận uỷ thác chuyển tiền của người chuyển tiền.
- Người thụ hưởng (The beneficiary): là người bán, nhà xuất khẩu, chủ nợ, người
tiếp nhận vốn đầu tư,… hoặc một người nào đó do người chuyển tiền chỉ định.
- Ngân hàng đại lý (The corresponding/ Agent bank): là ngân hàng có quan hệ đại lý
với ngân hàng chuyển tiền, thường đặt tại nước của người thụ hưởng.
- Ngân hàng trả tiền (The Beneficiary Bank): là ngân hàng phục vụ người thụ
hưởng.
1.4.1.2. Hình thức chuyển tiền
Việc chuyển tiền có thể được thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu sau đây:
- Hình thức điện báo (T/T Telegraphic Transfer): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện
việc chuyển tiền bằng cách điện ra lệnh cho Ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền
cho người thụ hưởng.
- Hình thức thư chuyển tiền (M/T Mail transfer): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện
việc chuyển tiền bằng cách gởi thư ra lệnh cho Ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả
tiền cho người thụ hưởng.
Mỗi hình thức chuyển tiền đều có những ưu nhược điểm riêng. Nổi bật là chuyển tiền bằng
thư (M/T) có ưu điểm là chi phí thấp nhưng nhược điểm là chậm. Ngược lại, chuyển tiền
bằng điện và bằng SWIFT có ưu điểm là nhanh nhưng nhược điểm là phí chuyển tiền cao. Dù
vậy, với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngày nay hầu hết chuyển tiền đều được thực
hiện qua mạng SWIFT vì vừa nhanh, vừa tiện và chi phí chuyển tiền cũng ở mức hợp lý có
thể chấp nhận được.
1.4.1.3. Quy trình nghiệp vụ
a. Trả tiền ngay (Sight payment):
Sơ đồ quy trình thanh toán phương thức chuyển tiền trả ngay:
Bước 1: Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, đơn vị xuất khẩu thực hiện việc cung ứng
hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị nhập khẩu đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ.
Bước 2: Nếu đồng ý thanh toán, đơn vị nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền gởi đến Ngân hàng
phục vụ mình (ngân hàng chuyển tiền). Trong đó, phải ghi rõ ràng và đầy đủ những nội dung
như sau:
- Tên và địa chỉ người yêu cầu chuyển tiền
- Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản
- Số tiền xin chuyển
- Tên và địa chỉ của người thụ hưởng, số tài khoản ngân hàng, chi nhánh ở đâu,..
- Lý do chuyển tiền,…
- Đồng thời kèm thêm các chứng từ có liên quan: giấy phép nhập khẩu, hợp đồng
mua bán ngoại thương, tờ khai hải quan,…
Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng chuyển tiền sẽ
trích tài khoản của đơn vị để chuyển tiền đồng thời gởi giấy báo nợ (giấy đã thanh toán) cho
đơn vị nhập khẩu.
Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng trả tiền ở nước ngoài chuyển trả cho
người thụ hưởng (trong trường hợp ngân hàng này có quan hệ đại lý với ngân hàng trả tiền).
Ngân hàng đại lý
Ngân hàng
chuyển tiền
Ngân hàng
trả tiền
NHẬP KHẨU XUẤT KHẨU
(4a) T/T (4b) T/T
(4) T/T
(3)
Báo nợ
(2)
Lệnh
chuyển
tiền
(5)
Báo có
(1) HH
BCT
Nếu trong trường hợp, ngân hàng trả tiền không có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền
thì sẽ thực hiện việc chuyển tiền thông qua ngân hàng đại lý ở bước 4(a), 4(b).
Bước 5: Ngân hàng trả tiền sẽ thực hiện việc chuyển tiền cho người thụ hưởng và gởi giấy
báo có cho đơn vị.
b. Trả tiền sau (Deferred payment)
Trong trường hợp mua hàng trả chậm, quy trình thanh toán được thực hiện tương tự như quy
trình thanh toán trả tiền ngay nhưng chỉ khác ở bước 2 về thời điểm đơn vị nhập khẩu viết
lệnh chuyển tiền – là thời điểm đến hạn thanh toán quy định trong hợp đồng, thông thường là
x ngày sau ngày nhận được hàng.
c. Trả tiền trước (Advanced payment)
Trong phương thức chuyển tiền trả trước, đơn vị xuất khẩu đề nghị đơn vị nhập khẩu ứng
trước một phần hoặc toàn bộ giá trị hợp đồng theo như thoả thuận trước khi giao hàng. Tiền
ứng trước có thể coi như là khoản tiền đặt cọc hoặc khoản tín dụng mà đơn vị nhập khẩu ứng
trước cho đơn vị xuất khẩu. Trường hợp này có lợi cho đơn vị xuất khẩu hơn, tạo sự yên tâm
cho đơn vị xuất khẩu thực hiện giao hàng và giải quyết sự thiếu hụt vốn, đồng thời ràng buộc
đơn vị nhập khẩu phải nhận hàng và thanh toán. Nội dung quy trình thanh toán diễn ra như sơ
đồ bên trên.
Ngân hàng đại lý
Ngân hàng
chuyển tiền
Ngân hàng
trả tiền
NHẬP KHẨU XUẤT KHẨU
(3a) T/T (3b) T/T
(3) T/T
(2)
Báo nợ
(1)
Lệnh
chuyển
tiền
(4)
Báo có
(5) HH
BCT
Bước 1: Dựa trên hợp đồng ngoại thương ký kết, đơn vị nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền gởi
đến Ngân hàng phục vụ mình (Ngân hàng chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ứng
trước tiền cho đơn vị xuất khẩu. Trong đó, phải ghi rõ ràng và đầy đủ những nội dung như
sau:
- Tên và địa chỉ người xin chuyển tiền
- Số tài khoản, Ngân hàng ở tài khoản
- Số tiền xin chuyển
- Tên và địa chỉ người hưởng lợi, số tài khoản Ngân hàng, chi nhánh ở đâu
- Lý do chuyển tiền,…
Bước 2: Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, Ngân hàng chuyển tiền sẽ
trích tài khoản của đơn vị để chuyển tiền đồng thời gởi giấy báo nợ (giấy đã thanh toán) cho
đơn vị nhập khẩu.
Bước 3: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho Ngân hàng trả tiền ở
nước ngoài chuyển trả cho người thụ hưởng (trong trường hợp ngân hàng này có quan hệ đại
lý với ngân hàng trả tiền). Nếu trong trường hợp, ngân hàng trả tiền không có quan hệ đại lý
với ngân hàng chuyển tiền thì sẽ thực hiện việc chuyển tiền thông qua ngân hàng đại lý ở
bước 3(a), 3(b).
Bước 4: Ngân hàng trả tiền sẽ thực hiện việc chuyển tiền cho người thụ hưởng và gởi giấy
báo có cho đơn vị.
Bước 5: Đơn vị xuất khẩu thực hiện việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho tổ chức nhập khẩu
đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ cho đơn vị nhập khẩu.
1.4.1.4. Trường hợp áp dụng
Trong phương thức chuyển tiền, Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo
uỷ nhiệm để hưởng thủ tục phí (hoa hồng) và không bị ràng buộc gì.
Việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua do đó nếu dùng phương thức này quyền
lợi của đơn vị xuất khẩu không đảm bảo. Vì vậy, ít được sử dụng. Người ta áp dụng phương
thức thanh toán này trong các khoản thanh toán tương đối nhỏ như thanh toán các chi phí có
liên quan đến xuất nhập khẩu như: chi phí vận chuyển bảo hiểm, bồi thường thiệt hại, hoặc
dùng trong thanh toán phi mậu dịch, chuyển vốn, chuyển lợi nhuận đầu tư về nước,..
1.4.2. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collectionof payment)
1.4.2.1. Khái niệm, các bên tham gia:
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó đơn vị xuất khẩu sau khi
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ sẽ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng
phục vụ mình thu hộ tiền từ đơn vị nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu (hoặc séc) và bộ
chứng từ do đơn vị xuất khẩu xuất trình.
Các đối tượng tham gia:
- Người uỷ thác (Principal): Là bên bán (đơn vị xuất khẩu) nhờ ngân hàng thu hộ
tiền.
- Người trả tiền (Drawee): Bên mua, đơn vị nhập khẩu, là người được ký phát hối
phiếu.
- Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting Bank): là ngân hàng phục vụ cho bên bán
(Đơn vị xuất khẩu), được bên bán uỷ thác thu hộ tiền bên mua, có nhiệm vụ
chuyển giao chứng từ ra ngân hàng nước ngoài để đòi tiền bên mua.
- Ngân hàng thu hộ tiền (Collecting bank): có nhiệm vụ thu hộ tiền bên mua (đơn vị
nhập khẩu) thường là đại lý của ngân hàng chuyển chứng từ ở nước ngoài. Nếu
trong trường hợp ngân hàng thu hộ không trực tiếp xuất trình chứng từ đòi tiền đơn
vị nhập khẩu mà phải thông qua một ngân hàng khác – đó là ngân hàng xuất trình
chứng từ.
- Ngân hàng xuất trình chứng từ (Presenting bank): thực hiện chức năng giống như
ngân hàng thu hộ, là đại lý của ngân hàng chuyển chứng từ trực tiếp xuất trình
chứng từ đòi tiền bên mua.
1.4.2.2. Các loại nhờ thu và quy trình nghiệp vụ
a. Nhờ thu trơn
Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán, trong đó đơn vị xuất khẩu sau khi giao hàng và bộ
chứng từ cho đơn vị nhập khẩu, chỉ ký phát hối phiếu (hoặc nhờ thu tờ séc) đòi tiền đơn vị
nhập khẩu và yêu cầu ngân hàng thu số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó, không kèm theo điều
kiện nào về việc trả tiền.
Dưới đây là quy trình nghiệp vụ của phương thức nhờ thu trơn:
Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương, đơn vị xuất khẩu giao hàng cho đơn vị nhập
khẩu đồng thời gởi thằng BCT hàng hoá cho đơn vị nhập khẩu để nhận hàng.
Bước 2: Trên cơ sở giao hàng và chứng từ hàng hoá gởi đơn vị nhập khẩu, đơn vị xuất khẩu
ký phát hối phiếu, gởi đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ tiền.
Bước 3: Ngân hàng nhờ thu gởi chỉ thị nhờ thu kèm theo hối phiếu của đơn vị xuất khẩu sang
ngân hàng thu hộ tại nước nhập khẩu để nhờ thu hộ.
Bước 4: Ngân hàng thu hộ sẽ gởi hối phiếu cho đơn vị nhập khẩu theo đúng địa chỉ ghi trên
hối phiếu để yêu cầu thanh toán (trong trường hợp ngân hàng thu hộ phục vụ cho đơn vị nhập
khẩu). Nếu trong trường hợp ngân hàng thu hộ không có quan hệ đại lý với ngân hàng nhờ
thu thì sẽ gởi hối phiếu cho đơn vị nhập khẩu thông qua ngân hàng xuất trình.
Ngân hàng
nhờ thu
Ngân hàng
thu hộ
XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU
(7) T/T
(8)
Báo cáo
(2)
HP
(4)
HP
(1) HH & BCT
(3) HP
(5)
Lệnh
chuyển
tiền
(6)
Báo nợ
Bước 5: Sau khi kiểm tra, đối chiếu hối phiếu với bộ chứng từ, hợp đồng, nếu hợp lý thì đơn
vị nhập khẩu sẽ ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình thanh toán (trường hợp hối phiếu trả
tiền ngay) hoặc ký chấp nhận lên hối phiếu (hối phiếu có kỳ hạn). Trường hợp không hợp lý,
đơn vị nhập khẩu sẽ không thanh toán.
Bước 6: Ngân hàng thu hộ sẽ tiến hành báo nợ cho đơn vị nhập khẩu.
Bước 7: Ngân hàng thu hộ thực hiện các bút toán chuyển tiền hoặc thông báo hoặc gửi hối
phiếu đã chấp nhận về Ngân hàng nhờ thu đơn vị xuất khẩu (qua telex, hoặc swift) hoặc
thông báo về sự từ chối thanh toán của đơn vị nhập khẩu.
Bước 8: Ngân hàng thu hộ báo có cho đơn vị xuất khẩu.
b. Nhờ thu kèm chứng từ
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán mà trong đó đơn vị xuất khẩu
nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ đơn vị nhập khẩu không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn
căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gởi kèm theo hối phiếu, với điều kiện nếu đơn vị nhập khẩu
đồng ý trả tiền (với phương thức D/P) hoặc chấp nhận lên hối phiếu (với phương thức D/A)
thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ hàng hoá cho đơn vị nhập khẩu để nhận hàng.
Dưới đây là quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ:
Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương, đơn vị xuất khẩu thực hiện việc giao
hàng sang nước nhập khẩu.
Bước 2: Trên cơ sở giao hàng đơn vị xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền đơn vị nhập khẩu
kèm theo bộ chứng từ hàng hoá và chỉ thị nhờ thu gởi đến Ngân hàng phục vụ mình
(Remitting Bank) để nhờ thu hộ tiền từ đơn vị nhập khẩu.
Bước 3: Ngân hàng nhờ thu gởi hối phiếu, bộ chứng từ hàng hoá kèm theo chỉ thị nhờ thu gởi
ngân hàng thu hộ (Collecting Bank) nhờ thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu. Nếu không đồng ý thu
hộ thì phải thông báo ngay (Fax, Telex, Swift).
Bước 4: Ngân hàng thu hộ giữ lại bộ chứng từ gốc, gởi hối phiếu và bản sao chứng từ cho
đơn vị nhập khẩu (trong trường hợp ngân hàng thu hộ cũng là ngân hàng phục vụ cho đơn vi
nhập khẩu). Nếu trong trường hợp ngân hàng thu hộ không có quan hệ đại lý với ngân hàng
nhờ thu thì sẽ gởi hối phiếu và bản sao chứng từ cho đơn vị nhập khẩu thông qua ngân hàng
xuất trình.
Bước 5: Đơn vị nhập khẩu kiểm tra hối phiếu và bản sao chứng từ, đối chiếu với hợp đồng
mà quyết đinh đồng ý hay từ chối thanh toán. Nếu đồng ý thì có hai trường hợp:
Ngân hàng
nhờ thu
Ngân hàng
thu hộ
XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU
(7) T/T
(8)
Báo cáo
(2)
HP+BCT
(4)
HP+BCT
bản sao
(1) HH
(3)HP+BCT+chỉ thị nhờ thu
(5)
D/P hoặc
D/A
(6)
BCT
- Nếu là nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P – Documents against payment) thì đơn vị
nhập khẩu phải trả tiền thanh toán ngay, ngân hàng mới giao bộ chứng từ gốc để
nhận hàng.
- Nếu là nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (D/A – Documents against
Acceptance) thì đơn vị nhập khẩu chỉ cần ký chấp nhận lên hối phiếu Ngân hàng sẽ
giao bộ chứng từ.
Bước 6: Ngân hàng thu hộ chuyển giao chứng từ hàng hoá cho đơn vị nhập khẩu để nhận
hàng (Ngân hàng đã nhận được sự đồng ý thanh toán).
Bước 7: Ngân hàng thu hộ thực hiện các bút toán chuyển tiền hoặc hối phiếu đã chấp nhận và
gởi thông báo về ngân hàng nhờ thu đơn vị xuất khẩu. Hoặc thông báo về sự từ chối thanh
toán của đơn vị nhập khẩu.
Bước 8: Ngân hàng nhờ thu tiến hành thanh toán, gởi giấy báo có cho đơn vị xuất khẩu hoặc
chuyển hối phiếu đã chấp nhận hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của đơn vị nhập
khẩu.
1.4.2.3. Trường hợp áp dụng
a. Nhờ thu trơn
Thông qua phương thức nhờ thu trơn, đơn vị xuất khẩu sẽ không được đảm bảo quyền lợi
liên quan đến lô hàng đã giao. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian đơn thuần, thu được
hay không ngân hàng cũng sẽ thu thủ tục phí và ngân hàng không chịu trách nhiệm nếu đơn
vị nhập khẩu không thanh toán. Vì vậy, nếu là đơn vị xuất khẩu thì chỉ nên sử dụng nhờ thu
trơn trong trường hợp đã có quan hệ làm ăn buôn bán lâu năm với nhà nhập khẩu, hoặc tín
nhiệm hoàn toàn nhà nhập khẩu, hoặc giá trị xuất khẩu nhỏ, thăm dò thị trường, hàng hoá ứ
đọng khó tiêu thụ.
b. Nhờ thu kèm chứng từ:
Sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ thì quyền lợi của nhà xuất khẩu được
đảm bảo hơn nhờ thu trơn, không bị mất hàng nếu đơn vị nhập khẩu không thanh toán, vai trò
của ngân hàng được nâng cao hơn trách nhiệm. Tuy nhiên, tốc độ thanh toán vẫn chậm, rủi ro
cho đơn vị xuất khẩu vẫn lớn. Do đó, nhờ thu kèm chứng từ vẫn chỉ sử dụng trong trường
hợp tín nhiệm cao giữa đơn vị xuất khẩu và đơn vị nhập khẩu, hoặc dùng để thanh toán cước
phí vận tải, bưu điện, bảo hiểm, hoa hồng, lợi tức,…
1.4.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit):
1.4.3.1. Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng (Ngân hàng
mở thư tín dụng) đáp ứng những nhu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng)
cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp nhận những yêu cầu của người thụ
hưởng khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong
thư tín dụng.
1.4.3.2. Các bên tham gia
Các bên tham gia phương thức thanh toán tín dụng chứng từ gồm có:
- Người yêu cầu mở L/C (Applicant): thông thường là người mua hay là đơn vị nhập
khẩu. Theo điều 2 UCP 600, người yêu cầu mở L/C là bên mà theo yêu cầu của
bên đó, thư tín dụng được phát hành.
- Người thụ hưởng (Beneficiary): là người bán hay là đơn vị xuất khẩu hàng hoá.
Theo điều 2 UCP 600, người thụ hưởng là bên mà vì quyền lợi của bên đó, một thư
tín dụng được phát hành.
- Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng (Issuing Bank): là ngân hàng
phục vụ đơn vị nhập khẩu, ở bên nước nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho đơn vị
nhập khẩu và là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả
thuận, lựa chọn và được quy định trong hợp đồng thương mại. Nếu chưa có sự quy
định trước, đơn vị nhập khẩu có quyền lựa chọn. Theo điều 2 UCP 600, ngân hàng
phát hành là ngân hàng theo yêu cầu của người yêu cầu mở L/C hoặc nhân danh
chính mình, phát hành một tín dụng thư.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank): là ngân hàng phục vụ đơn vị
xuất khẩu, thông báo cho đơn vị xuất khẩu biết thư tín dụng đã mở. Ngân hàng này
thường ở nước xuất khẩu và có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc đại lý của ngân
hàng phát hành thư tín dụng.
Ngoài các bên tham gia vừa đề cập trên đây, còn có thể có các ngân hàng khác tham gia trong
phương thức thanh toán này, bao gồm:
- Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của
mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng, bảo đảm việc trả tiền cho đơn vị xuất
khẩu trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán.
Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một
ngân hàng khác do đơn vị xuất khẩu yêu cầu. Thường là một ngân hàng lớn, có uy
tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế. Theo điều 2 UCP 600, ngân hàng
xác nhận là ngân hàng theo yêu cầu của người thụ hưởng hoặc theo yêu cầu của
ngân hàng phát hành, thực hiện xác nhận cam kết thanh toán của mình đối với một
tín dụng thư.
- Ngân hàng chỉ định (Nominating Bank): là ngân hàng do ngân hàng mở L/C chỉ
định thực hiện các công việc cụ thể qui định trong L/C. Theo điều 2 UCP 600,
ngân hàng chỉ định là ngân hàng mà với ngân hàng đó tín dụng thư có giá trị thanh
toán hoặc bất cứ ngân hàng nào trong trường hợp tín dụng thư có giá trị thanh toán
tại một ngân hàng bất kỳ.
- Ngân hàng thanh toán (Paying bank): có thể là ngân hàng mở thư tín dụng hoặc có
thể là ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh
toán trả tiền hay chiết khấu hối phiếu cho đơn vị xuất khẩu.
- Ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank): là ngân hàng được ngân hàng mở cho
phép chiết khấu bộ chứng từ theo L/C và thường cũng là Ngân hàng thông báo
L/C. Trường hợp L/C quy định chiết khấu tự do thì bất kỳ Ngân hàng nào cũng có
thể là ngân hàng chiết khấu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp L/C quy định chiết
khấu tại một ngân hàng nhất định.
- Ngân hàng chấp nhận (Accepting bank): là ngân hàng thực hiện chấp nhận hối
phiếu kỳ hạn.
- Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing bank): là ngân hàng có nhiệm vụ bồi hoàn tiền
cho ngân hàng thanh toán bộ chứng từ.
- Ngân hàng chuyển nhượng (Transfering bank): là ngân hàng thực hiện chuyển
nhượng giá trị tín dụng thư được đề cập trong L/C chuyển nhượng.
Các ngân hàng trên có quan hệ với nhau trong việc giao dịch thông tin, chuyển tiền và luân
chuyển chứng từ.
1.4.3.3. Quy trình nghiệp vụ
a. Quy trình mở thư tín dụng
Quy trình mở L/C bắt đầu từ lúc đơn vị nhập khẩu lập Giấy đề nghị mở L/C gửi vào ngân
hàng và kết thúc khi đơn vị xuất khẩu nhận được L/C do ngân hàng thông báo chuyển đến.
Chi tiết quy trình mở L/C được trình bày trong sơ đồ bên dưới:
Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương (hoặc hoá đơn chào hàng) đơn vị nhập
khẩu viết giấy đề nghị mở thư tín dụng gởi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi đơn vị mở tài
khoản ngoại tệ để yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho người bán là đơn vị xuất
khẩu).
Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu đề nghị mở thư tín dụng của đơn vị nhập khẩu và các chứng từ
có liên quan. Ngoài ra, căn cứ vào khả năng kinh doanh, khả năng tài chính và hiệu quả của
phương án nhập khẩu hàng hoá, nếu đồng ý ngân hàng sẽ trích tài khoản của đơn vị nhập
khẩu để ký quỹ (mức ký quỹ từ 0-100% trị giá thư tín dụng tuỳ thuộc vào việc thẩm định hồ
sơ yêu cầu mở thư tín dụng của Ngân hàng mở thư). Sau đó, ngân hàng lập thư tín dụng gởi
cho đơn vị xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo tại nước người xuất khẩu. Việc chuyển
thư tín dụng đến ngân hàng thông báo có thể thực hiện bằng đường hàng không, bưu chính
hoặc bằng hệ thống Swift.
Bước 3: Khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng mở L/C gởi đến, ngân hàng thông báo sẽ
tiến hành kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng, rồi chuyển bản chính L/C cho đơn vị xuất
khẩu dưới dạng văn bản “nguyên văn”. Lưu ý, việc thông báo L/C có thể qua 2 ngân hàng.
b. Quy trình thanh toán (tại ngân hàng mở L/C)
Ngân hàng
mở L/C
Ngân hàng
thông báo L/C
Người yêu
cầu mở L/C (NK)
Người hưởng
lợi L/C (XK)
(1)
Giấy đề nghị
mở L/C
(3)
L/C
Hợp đồng
(2) L/C
Quy trình thanh toán L/C bắt đầu từ bước (4) trở đi, bao gồm các khâu chính: đơn vị xuất
khẩu giao hàng, lập bộ chứng từ, ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ và thanh toán.
 Trường hợp thanh toán ngay (Sight payment)
Bước 4: Đơn vị xuất khẩu nhận được L/C do ngân hàng thông báo gởi đến, tiến hành kiểm
tra, đối chiếu với hợp đồng ngoại thương đã ký trước đó. Đây là khâu quan trọng đối với đơn
vị xuất khẩu vì thư tín dụng có thể giống với hợp đồng hoặc cũng có thể khác với hợp đồng
nhưng khi thanh toán thì phải thực hiện theo điều khoản của thư tín dụng. Vì vậy, sau khi
kiểm tra kỹ L/C nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng cho đơn vị nhập khẩu, nếu không đồng ý
thì có thể đề nghị điều chỉnh hoặc bổ sung thêm (tu chỉnh L/C) cho đến khi hoàn chỉnh thì
mới giao hàng.
Bước 5: Sau khi giao hàng, đơn vị xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng điều
khoản như L/C. Chứng từ được xuất trình cho ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu thanh
toán.
Bước 6: Ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu nhận, kiểm tra và xử lý bộ chứng từ do đơn vị
xuất khẩu nộp vào và chuyển cho Ngân hàng mở yêu cầu thanh toán.
Bước 7: Ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán do ngân hàng của đơn vị xuất
khẩu gởi đến thì tiến hành kiểm tra đối chiếu với những điều khoản quy định trên L/C đã mở
trước đây. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ chứng từ, NH phát hành sẽ
cho ý kiến về Bộ chứng từ.
Bước 8: nhận được điện báo có từ ngân hàng mở L/C, ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu sẽ
tiến hành báo có cho đơn vị xuất khẩu. Và cũng có thể nhận được thông báo về từ chối thanh
toán của Ngân hàng mở trong trường hợp chứng từ không phù hợp.
Bước 9: Ngân hàng mở L/C yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán bộ chứng từ và chuyển bộ
chứng từ cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng.
 Trường hợp thanh toán chậm (Usance LC)
Ngân hàng
mở L/C
Ngân hàng
xuất khẩu
NHẬP KHẨU XUẤT KHẨU
(7) Thanh toán
(7)/(9)
Thanh toán và
nhận BCT
(5)
BCT
(4) Hàng hoá
(6)BCT/Thư đòi tiền
(8)
Thanh
toán
Ngân hàng
mở L/C
Ngân hàng
xuất khẩu
(7) Chấp nhận T/T
(9)
Thanh toán
(10)
Thanh toán
(5)
BCT
(6)BCT/chỉ thị đòi tiền
(8)
Thông báo
(12)
Báo có
(11) T/T
Bước 4: Tương tự trong trường hợp thanh toán ngay. Đơn vị xuất khẩu nhận được L/C do
ngân hàng thông báo gởi đến, tiến hành kiểm tra, đối chiếu với hợp đồng ngoại thương đã ký
trước đó. Đây là khâu quan trọng đối với đơn vị xuất khẩu vì thư tín dụng có thể giống với
hợp đồng hoặc cũng có thể khác với hợp đồng nhưng khi thanh toán thì phải thực hiện theo
điều khoản của thư tín dụng. Vì vậy, sau khi kiểm tra kỹ L/C nếu đồng ý thì tiến hành giao
hàng cho đơn vị nhập khẩu, nếu không đồng ý thì có thể đề nghị điều chỉnh hoặc bổ sung
thêm (tu chỉnh L/C) cho đến khi hoàn chỉnh thì mới giao hàng.
Bước 5: Sau khi giao hàng, đơn vị xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng điều
khoản như L/C. Chứng từ được xuất trình cho ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu thanh
toán.
Bước 6: Ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu nhận, kiểm tra và xử lý bộ chứng từ do đơn vị
xuất khẩu
nộp vào và chuyển cho Ngân hàng mở yêu cầu chấp nhận thanh toán hối phiếu.
Bước 7: Ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán do ngân hàng phục vụ đơn vị
xuất khẩu gửi đến sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu với những điều khoản quy định trên L/C đã
mở trước đây. Nếu bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng mở L/C sẽ tiến hành ký chấp nhận hối
phiếu và gửi điện chấp nhận thanh toán cho ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu. Nếu bộ
chứng từ không phù hợp với những điều kiện và điều khoản đã ghi trong L/C, ngân hàng mở
L/C có quyền từ chối chấp nhận thanh toán L/C hoặc có thể xin ý kiến của người yêu cầu mở
L/C về việc chấp nhận thanh toán lô hàng nhập khẩu. Đồng thời gửi thông báo bất hợp lệ cho
ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu và chờ ý kiến trả lời từ phía ngân hàng này (theo điều 16
UCP 600).
Bước 8: Sauk hi nhận được thông báo chấp nhận thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu của
ngân hàng mở L/C hoặc thông báo về sự từ chối của ngân hàng mở, ngân hàng phục vụ đơn
vị xuất khẩu gửi thông báo cho đơn vị xuất khẩu.
Bước 9: Ngân hàng phát hành L/C yêu cầu đơn vị nhập khẩu cam kết chấp nhận thanh toán
bộ chứng từ khi đến hạn và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu để họ đi nhận hàng.
Bước 10: Khi đến hạn thanh toán, đơn vị nhập khẩu thanh toán toàn bộ giá trị hối phiếu cho
ngân hàng mở L/C.
Bước 11: Ngân hàng mở L/C sẽ tiến hành hoàn trả tiền cho đơn vị xuất khẩu thông qua ngân
hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu theo những chỉ thị trên Coverring letter khi Ngân hàng phục
vụ đơn vị xuất khẩu gửi chứng từ đi.
Bước 12: Sau khi nhận được điện chuyển tiền của ngân hàng mở L/C, ngân hàng phục vụ đơn
vị xuất khẩu sẽ báo có cho đơn vị xuất khẩu.
1.4.3.4. Trường hợp áp dụng
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất
khẩu và nhập khẩu thông qua việc với có một ngân hàng cam kết thanh toán khi bộ chứng từ
xuất trình phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C. Đây là phương thức thanh toán sử
dụng phổ biến trong trường hợp hai bên chưa có tín nhiệm nhau hoặc lần đầu tiên giao dịch
hay trị giá hợp đồng lớn.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được áp dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế vì
những ưu điểm sau:
Đối với nhà xuất khẩu:
- Khi nhận được L/C thì nhà xuất khẩu an tâm vì có được sự cam kết thanh toán của
ngân hàng phát hành. Nếu vì nguyên nhân nào đó mà đơn vị nhập khẩu không đủ
khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản thì ngân hàng phát hành L/C vẫn đảm bảo
thanh toán L/C. Ngay cả khi người mua muốn trì hoãn hoặc ngăn cản việc thanh
toán thì người bán vẫn có thể được đảm bảo thanh toán nếu người bán thực hiện
đúng các điều khoản và điều kiện mà L/C quy định.
- Đơn vị xuất khẩu trong trường hợp nghi ngờ khả năng thanh toán của ngân hàng
phát hành L/C thì có thể thoả thuận với người mua áp dụng L/C xác nhận. Nếu
trong trường hợp ngân hàng phát hành không thanh toán L/C thì ngân hàng xác
nhận sẽ đảm bảo thanh toán L/C.
- Trường hợp sử dụng L/C không thể huỷ ngang, người mua và ngân hàng phát hành
chỉ có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ L/C cần phải có sự chấp thuận của người bán.
- Trong trường hợp Người bán cần được tài trợ trước khi gửi hàng, có thể chiết khấu
với người mua phát hàng một L/C có điều khoản đó.
Đối với người nhập khẩu:
- Người mua có thể chủ động mở L/C để mua hàng hoá theo yêu cầu của mình, và
được ngân hàng cam kết thanh toán lô hàng nhập khẩu.
- Khi vận dụng phương thức thanh toán bằng L/C thì người mua yên tâm vì người
bán sẽ tuân thủ những điều khoản và điều kiện kể cả những chứng từ theo quy định
trong L/C. Ngân hàng mở L/C thay mặt đơn vị nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ
hoàn hảo thì ngân hàng mới thanh toán.
- Với nhiều loại L/C cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể vận dụng
một cách linh hoạt phù hợp với thực tiễn thương mại.
- Thông qua việc mở và điều chỉnh L/C, cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
có thể bổ sung và điều chỉnh một số điều khoản trong hợp đồng ngoại thương phù
hợp với thực tiễn.
- Thông qua phương thức tín dụng chứng từ, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có
thể nhận được sự tài trợ của Ngân hàng khi thiếu vốn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì việc sử dụng phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ còn có những hạn chế nhất định:
- Phương thức này có thủ tục rườm rà phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, phí cao.
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ cần phải
am hiểu kỹ thuật ngoại thương và thanh toán quốc tế. Nếu sự hiểu biết không nhất
quán hoặc không thể đáp ứng một số điều khoản hoặc điều kiện của người mua
được quy định trong L/C thì người bán có thể không được đảm bảo thanh toán
hoặc có thể bị trì hoãn thanh toán.
- Đặc biệt đối với L/C có thể huỷ ngang, người bán phải thật thận trọng vì người
mua có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ L/C vào bất cứ lúc nào mà không cần báo trước
hay sự chấp nhận của người bán.
- Còn trong L/C không huỷ ngang, chỉ có ngân hàng phát hành cam kết thanh toán.
Nếu như ngân hàng phát hành bị phá sản hoặc luật pháp của quốc gia người mua
có những hạn chế thanh toán thì người bán phải chịu những rủi ro do không được
thanh toán hoặc bị thanh toán chậm trễ.
- Bên cạnh đó khách hàng cũng gặp những bất lợi như: họ không thể sửa đổi hoặc
huỷ bỏ trừ khi có sự chấp nhận của người bán và ngân hàng phát hành, người mua
phải chịu phí tổn mở L/C và các chi phí khác.
- Nếu như người bán muốn gian lận thì họ sẽ gửi hàng kém chất lượng mặc dù các
chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C để được
thanh toán. Đến khi người mua phát hiện thì đã thanh toán vì trong các nghiệp vụ
tín dụng chứng từ tất cả các bên đều giao dịch bằng chứng từ.
Mặt khác, sử dụng phương thức tín dụng chứng từ không phải là một phương thức đảm bảo
an toàn tuyệt đối trong thanh toán, vì trên thực tế rủi ro vẫn có thể xảy ra. Nếu như người
mua, người bán cố tình lừa đảo, ngân hàng mất khả năng thanh toán hoặc do ngân hàng còn
yếu kém về trình độ dẫn đến những sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Rủi
ro có thể xuất phát từ vận chuyển hàng hoá, bảo hiểm,…
Phương thức tín dụng chứng từ chủ yếu dựa trên chứng từ. Do đó, trong thực tế vẫn còn
trường hợp giả mạo, trong trường hợp đối tác có ý đồ lừa đảo thì phương thức này không còn
là biện pháp hữu hiệu bảo vệ cho phía bên kia. Thế nên, kết quả của việc thanh toán còn phụ
thuộc vào sự hiểu biết kỹ thuật thanh toán, sự vận dụng, tính trung thực và thiện chí của các
bên tham gia.
1.5. Một số rủi ro trong hoạt động TTQT
Rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến
hành hoạt động TTQT và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong quá
trình tiến hành hoạt động TTQT, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một bên tham gia bị vi phạm.
Rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán, mà còn
được hiểu rộng ra là bất kỳ một sự chậm trễ nào trong các khâu của quá trình TTQT.
Để dễ hiểu thì bài viết sẽ tiến hành phân loại rủi ro theo các phương thức thanh toán quốc tế
vừa trình bày ở trên. Cụ thể với từng phương thức thì rủi ro sẽ được xem xét ở các khía cạnh:
nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và Ngân hàng.
1.5.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền
Trong phương thức thanh toán chuyển tiền, Ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán
phục vụ khách hàng, với vị trí trung gian giữa người chuyển trả tiền và người thụ hưởng, thực
hiện lệnh của các bên liên quan. Vì vậy, Ngân hàng không thể can thiệp vào thiện chí của bên
chi trả cho bên thụ hưởng.
1.5.1.1. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu:
Rủi ro cho người mua nếu sau khi chuyển tiền xong, người bán bị phá sản hoặc giao hàng
không đúng số lượng, chủng loại, chất lượng kém hay thời gian giao hàng không theo đúng
thoả thuận làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của người mua. Vì thế, nếu buộc phải
thanh toán theo phương thức này, nhà nhập khẩu nên yêu cầu ngân hàng của nhà xuất khẩu
phát hành cho mình một thư bảo lãnh về số tiền ứng trước đó, để tránh rủi ro mất tiền khi
người bán không thực hiện những nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng ngoại thương.
1.5.1.2. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu:
Rủi ro xảy ra với người bán trong trường hợp nếu người mua thanh toán sau khi xuất hàng
thì việc thanh toán sẽ phụ thuộc vào thiện chí của người mua, do đó bên bán dễ bị bên mua
chiếm dụng vốn trong thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán.
1.5.1.3. Rủi ro đối với ngân hàng:
a. Đối với ngân hàng phục vụ người mua:
Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng phục vụ người mua khi Ngân hàng cho vay thanh toán để
người mua nhập hàng, khi hàng về không đúng phẩm chất, quy cách, thương vụ thua lỗ hoặc
người mua mất khả năng thanh toán thì sẽ gây tổn thất cho ngân hàng vì không thu được nợ.
b. Đối với ngân hàng phục vụ người bán:
Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng phục vụ người bán trong trường hợp Ngân hàng cho vay thu
mua, sản xuất hàng hoá xuất khẩu, người bán không thu được tiền, ảnh hưởng đến thu nợ của
Ngân hàng.
Hoặc rủi ro của việc chuyển sai hoặc chuyển nhầm số tiền cần thanh toán, điều này có thể do
công nghệ thanh toán lạc hâu, chất lượng đường truyền kém hoặc do sự tắc trách, cẩu thả của
cán bộ thanh toán.
Như vậy, phương thức thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, thủ tục
nhanh gọn đối với ngân hàng. Trong phương thức này, ngân hàng đóng vai trò trung gian, do
đó rủi ro đối với ngân hàng trong trường hợp này đa số gắn liền với rủi ro tín dụng của Ngân
hàng. Do những ưu nhược điểm trên nên trong ngoại thương phương thức chuyển tiền này chỉ
áp dụng trong trường hợp các bên mua bán có uy tín và tin cậy lẫn nhau hoặc thường dùng để
thanh toán các chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu như: bảo hiểm, vận chuyển, bưu điện,…
1.5.2. Phương thức thanh toán nhờ thu
1.5.2.1. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu
Trong phương thức nhờ thu, người mua do quy định họ phải có trách nhiệm trả tiền ngay
hoặc chấp nhận hối phiếu (trả chậm) trước khi nhận hàng, vì vậy không có điều kiện kiểm tra
hàng hoá trước, người mua có thể gặp rủi ro do hàng hoá giao không đúng quy cách, phẩm
chất với chứng từ hoặc với hợp đồng trước đó.
1.5.2.2. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu
Trong phương thức nhờ thu thì rủi ro chủ yếu thuộc về nhà xuất khẩu.
Đối với phương thức nhờ thu trơn thì sẽ không đảm bảo quyền lợi cho bên bán vì việc trả tiền
và nhận hàng tách rời, không có ràng buộc lẫn nhau. Do đó, người mua có thể nhận hàng mà
không chịu trả tiền hoặc trì hoãn việc trả tiền.
Đối với phương thức thanh toán bằng nhờ thu kèm chứng từ, người bán không chỉ nhờ ngân
hàng thu hộ tiền mà còn đảm bảo được khả năng quản lý hàng hoá của mình với người mua.
Có bộ chứng từ, đặc biệt là chứng từ vận chuyển (Bill of lading) thì quyền lợi của bên bán
được đảm bảo hơn vì có sự ràng buộc giữa việc thanh toán và nhận hàng của người mua.
Nghĩa là người mua muốn lấy chứng từ để nhận được hàng thì phải thanh toán hoặc chấp
nhận thanh toán. Tuy nhiên trong phương thức này vẫn xảy ra rủi ro đối với bên bán vì bên
bán chỉ đảm bảo được việc quản lý hàng hoá của mình chứ không thể quản lý được “thiện chí
thanh toán của người mua”. Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận
chứng từ, không cần nhận hàng, không thanh toán khi giá cả trên thị trường biến động dẫn
đến bất lợi cho người bán trong việc giải toả hàng hoá và tiêu thụ số hàng đã được xuất.
1.5.2.3. Rủi ro đối với ngân hàng thu hộ
Đối với các ngân hàng ngoài sự cẩn trọng khi thực hiện đúng chỉ thị nhờ thu của khách hàng
thì rủi ro chủ yếu của họ là rủi ro tín dụng:
a. Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu: gặp rủi ro khi chiết khấu bộ chứng từ tài trợ vốn
cho người xuất khẩu nhưng sau đó người nhập khẩu từ chối thanh toán hoặc chấp nhận
hối phiếu.
b. Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu: gặp khó khăn khi cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu
nhưng hàng hoá của họ nhập về bị khó khăn trong tiêu thụ hoặc gặp bất lợi về giá (lúc
mua về thì giá cao sau đó thì giá cả trên thị trường biến động và họ chỉ bán được giá
thấp).
1.5.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.5.3.1. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu
Việc thanh toán của NH cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không
căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. NH chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ.
Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho NH chỉ định để
thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng
như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà
nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NH phát hành.
1.5.3.2. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu:
Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán
(chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng,
lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước.
Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm
hàng hoá… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng
vì lý do bộ chứng từ có sai sót. Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh
toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng tương
tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì
hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một NH hạng nhất trong
nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũng
như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi.
1.5.3.3. Rủi ro đối với ngân hàng:
a. Đối với ngân hàng phát hành:
Với việc mở L/C cho người hưởng lợi, Ngân hàng phát hành đã thay mặt người nhập khẩu
cam kết việc thanh toán cho người hưởng lợi, điều đó có nghĩa là Ngân hàng phát hành sẽ trả
tiền cho người thụ hưởng thực hiện đầy đủ các điều kiện trong L/C (Bộ chứng từ phù hợp)
ngay cả khi người mở không trả hay không muốn thanh toán L/C và lúc này Ngân hàng phát
hành sẽ gặp phải rủi ro. Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành L/C, Ngân hàng cần thẩm định
nhà nhập khẩu một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp loại L/C không thể huỷ ngang khi đã được phát hành thì
Ngân hàng không thể tự ý huỷ bỏ hoặc sửa đổi, chỉ được phép thông báo sai sót của bộ chứng
từ trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được bộ chứng từ, nếu qua thời hạn đã quy định
thì ngân hàng phát hành sẽ mất quyền từ chối và phải chịu mọi rủi ro, tổn thất.
b. Đối với ngân hàng thông báo:
NH thông báo là NH được NH mở yêu cầu thông báo một L/C do NH mở phát hành cho
người bán. NH thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng
(bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo cho nhà
xuất khẩu. Rủi ro đối với NH thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả)
mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì NH thông báo phải chịu hoàn toàn trách
nhiệm với các bên liên quan.
c. Đối với ngân hàng chiết khấu:
NH chiết khấu là NH được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ NH nào nếu L/C cho chiết khấu tự do.
Cũng như NH phát hành, NH chiết khấu có thể gặp phải rủi ro nếu như không thực hiện
chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo các điều kiện của UCP600. Rủi ro xảy ra
đối với NH chiết khấu phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của NH mở và nhà nhập khẩu.
Ngân hàng này sẽ phải chịu mọi rủi ro nếu Ngân hàng phát hành L/C từ chối thanh toán. Đặc
biệt trong trường hợp Ngân hàng chiết khấu đồng thời là Ngân hàng xác nhận L/C thì Ngân
hàng đó sẽ không có quyền truy đòi lại người xuất khẩu số tiền đã chiết khấu.
d. Đối với Ngân hàng xác nhận:
NH xác nhận thường là NH lớn có uy tín hoặc NH có quan hệ tiền gửi, tiền vay với NH mở,
được NH mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như NH mở không thực
hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với NH xác nhận, khi tham gia xác nhận là họ đã tự ràng
buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi
ro đối với NH xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của NH mở
mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh
toán thay cho NH mở L/C do NH mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm
chí bị phá sản.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC
TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những
thành tựu hết sức to lớn trong lĩnh vực KT như:
- Nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát
triển tương đối toàn diện... Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng
đầu Châu Á, với tiềm năng tăng trưởng rất lớn trong các năm tiếp theo.
- Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, các quan hệ và cân đối chủ yếu trong nền kinh tế
(tích luỹ - tiêu dùng, thu – chi ngân sách…) được cải thiện; việc huy động các nguồn nội lực
cho phát triển có tiến bộ, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách Nhà nước vượt dự kiến. Tổng
vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh. Đã tạo dựng thêm nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật quan
trọng…
- Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Hoạt
động kinh tế đối ngoại và hội nhập KTQT có bước tiến quan trọng. Một số sản phẩm của ta
đã có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế với thương hiệu có uy tín.
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN bước đầu được xây dựng; một số loại
thị trường mới hình thành; thị trường hàng hoá phát triển tương đối nhanh. Hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài tiếp tục có những chuyển biến tích cực và điều đáng chú ý là hầu hết các
dự án lớn được cấp phép triển khai rất nhanh, nhất là các dự án trọng điểm mang ý nghĩa KT
cao. Tăng trưởng về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và XK là các nhân tố chủ chốt thúc
đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của VN trong thời gian qua. Ngoài ra, việc Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo nên động lực thúc đẩy tăng
trưởng đầu tư nước ngoài.
- Về tình hình XNK:
XK và NK đều tăng trưởng nhanh chóng. Kim ngạch XNK của cả nước năm 2013 và
2014 lần lượt đạt 264 tỷ USD và 287 tỷ USD. Các mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam là:
than đá, dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, hàng điện tử máy tính, thuỷ sản,dầu thô... Tăng
trưởng các nhóm mặt hàng cũng phản ánh tính tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu XK,
hiện đã có khoảng 30 nhóm mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD. Nhìn chung, nhóm
các mặt hàng công nghiệp đều tăng trưởng khá tốt.
Về cơ cấu thị trường, hàng hoá Việt Nam đã có mặt ở trên hơn 200 thị trường, trong
đó khu vực Châu Á vẫn chiếm ưu thế (khoảng gần 50%) song đã giảm dần về tỷ trọng. Khu
vực Châu Âu cũng có xu hướng giảm nhẹ về tỷ trọng, chiếm trên 20%. Trong khi đó thị
trường Châu Mỹ và Châu Phi tăng mạnh cả về kim ngạch tuyệt đối lẫn tỷ trọng.
- Tình hình thị trường tài chính - tiền tệ:
Trong khoảng thời gian qua, thị trường tài chính tiền tệ có bước tiến quan trọng. Nhìn
chung thị trường tài chính Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng tốt và đang ngày càng hội nhập
với thị trường tài chính quốc tế. Các định chế tài chính ngày càng nâng cao vai trò trung gian
tài chính trong nền kinh tế. Nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển khá và đa dạng cơ bản
đáp ứng chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH.
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA CÁC
NHTMVN
2.2.1. Khái quát hoạt động của NHTM VN
Hiện nay, hệ thống NHTMVN gồm có các loại hình như: 2 NHTMNN, 38 NHTMCP,
4 NH liên doanh tại VN và 66 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh, văn phòng đại
diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Nếu như trong giai đoạn nền kinh tế bao cấp trước
đây, NHNTVN là NH duy nhất độc quyền kinh doanh trong lĩnh vực TTQT, thì từ khi
chuyển sang cơ chế thị trường các NH đều được phép thực hiện TTQT, nhưng chủ yếu vẫn
tập trung vào 4 NHTM lớn của NN (như: NHNTVN, NHCTVN, NHĐT&PTVN,
NHNNoVN, trong đó NHNTVN vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất) và một số NHTMCP như:
Eximbank, Á Châu, Đông Á… Đa số các NH đều cung cấp các tiện ích của NH trong thanh
toán XNK, tốc độ thanh toán nhanh vì hầu hết NH đều tham gia hệ thống thanh toán SWIFT
với những phương thức thanh toán phổ biến như: tín dụng chứng từ, nhờ thu chuyển tiền, cho
vay thanh toán L/C, chiết khấu bộ chứng từ hàng XK… Trong lĩnh vực TTQT, các
NHTMVN đã áp dụng hầu hết các nghiệp vụ TTQT như: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, thư tín
dụng, bảo lãnh… theo các quy tắc và chuẩn mực quốc tế, tư vấn và hướng dẫn khách hàng
lựa chọn các nghiệp vụ phù hợp. Các NHTM đã có đổi mới mạnh mẽ về công nghệ thông tin.
Thanh toán trong nước nhanh chóng, an toàn cũng góp phần quan trọng vào thành công của
hoạt động TTQT vì hoạt động thanh toán trong nước và hoạt động TTQT có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Từ năm 1995, VN bắt đầu tham gia hệ thống thanh toán viễn thông liên
NH quốc tế SWIFT. Tới nay đã có trên 50 NHTMVN thực hiện TTQT và là thành viên của
SWIFT. Khối lượng thanh toán qua SWIFT hiện đã chiếm đa số doanh số, nhờ vậy việc
thanh toán được tiến hành nhanh nhạy, chính xác và an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Những
năm vừa qua cũng là thời gian các NHTMVN hoàn thành toàn diện, vượt trội kế hoạch kinh
doanh, vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng gắn với chất lượng, an toàn, hiệu quả. Những kết
quả nổi bật của các NHTMVN trong thời gian qua là: hoàn thành vượt mức, toàn diện các chỉ
tiêu kế hoạch kinh doanh; nỗ lực nâng cao năng lực tài chính và thực hiện minh bạch, công
khai hoạt động kinh doanh; phát triển mạnh mẽ và nâng tầm quan hệ hợp tác đầu tư với các
đối tác chiến lược tại thị trường trong nước và quốc tế; sử dụng có hiệu quả nền tảng công
nghệ thông tin hiện đại trong ứng dụng và phát triển sản phẩm; tiếp tục mở rộng mạng lưới
kinh doanh, kênh phân phối theo đúng định hướng phát triển; chuẩn bị những điều kiện cần
thiết để CPH; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác quản trị điều hành hướng tới các chuẩn mực
quốc tế. Với những nỗ lực của hệ thống NH trong thời gian qua, chất lượng các dịch vụ, tiện
ích NH đã có bước cải thiện đáng kể, hoạt động thanh toán qua NH cũng phát triển mạnh. Hệ
thống NH đã có bước đột phá nhờ triển khai thành công hệ thống thanh toán điện tử liên NH
và tham gia mạng TTQT. Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh
toán giảm, số lượng tài khoản cá nhân trong hệ thống NH tăng khá nhanh. Hệ thống ATM
cũng tăng trưởng mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu thanh toán phi tiền mặt.
2.2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của NHTMVN
Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong phát
triển kinh tế, có được sự ổn định và có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm khá
cao. Hệ thống ngân hàng đã dần hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế và có mối quan hệ
hợp tác chính thức với nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Và cũng sau khoảng
thời gian năm hoạt động TTQT, các NHTMVN đã có nhiều kinh nghiệm hơn và từng bước
lớn mạnh lên nhiều so với trước. Với sự cố gắng nỗ lực của mình, các NHTMVN đã đóng
góp một phần không nhỏ trong việc phát triển nền kinh tế đất nước. Hoạt động TTQT của
NHTMVN đã có một vai trò không nhỏ trong việc đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi khủng
hoảng và có sự tăng trưởng khá nhanh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Vị thế nước
ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Những năm vừa qua là thời gian đánh
dấu nỗ lực của các NHTMVN trong cam kết hội nhập với thị trường ngân hàng, tài chính khu
vực và quốc tế. Hoạt động TTQT đã góp phần phục vụ và thúc đẩy sự phát triển của nền
KTQD thời gian qua. Trong giai đoạn mới chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao
cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của NN và mất đi sự trợ giúp của các nước XHCN
(do sự sụp đổ của Liên Xô cũ và khối các nước XHCN), nền kinh tế của Việt Nam gặp vô
vàn khó khăn, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu…, thì TTQT chính là chiếc cầu nối giữa nền kinh
tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, góp phần đắc lực trong việc thu hút nguồn vốn ngoại tệ
và thiết bị công nghệ hiện đại về phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Thông qua hoạt
động TTQT, các NHTM và các DN VN đã thu hút hàng tỷ đôla mỹ, hàng triệu tấn thiết bị
công nghệ và hàng hoá về cho đất nước. Cùng với sự gia tăng của nhu cầu NK trong nước và
năng lực XK của khách hàng, tổng trị giá thanh toán XNK đều liên tục tăng qua các năm. Đối
tượng hàng hoá XNK được mở rộng, thị trường thanh toán được phát triển và loại tiền tệ
thanh toán đa dạng hơn như JPY, EUR, CAD, AUD… So với kim ngạch XNK, doanh số
TTQT qua hệ thống NH hằng năm đều chiếm trên 80%. Tỷ lệ còn lại thuộc về một số trường
hợp như hàng đổi hàng, thanh toán trực tiếp tại biên giới bằng tiền mặt… Các NH luôn tạo
điều kiện cho các DN tăng cường hoạt động XK thực hiện theo chủ trương khuyến khích XK
của NN, nhằm thu về ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Doanh số
hoạt động TTQT tăng nhanh trong những năm qua. Hiệu quả hoạt động TTQT cũng tốt hơn,
thể hiện ở số lượng hoạt động TTQT tăng nhanh và doanh thu do TTQT mang lại nhiều hơn.
TTQT góp phần to lớn trong việc hỗ trợ các DN XNK VN thực hiện các thương vụ được
nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả. Đây là một thành công đáng ghi nhận của các
NHTMVN trong việc tăng thu ngoại tệ về cho đất nước. Không chỉ tăng về doanh số mà hoạt
động TTQT của NHTM còn được cải thiện rất nhiều về chất lượng, thể hiện qua kỹ năng xử
lý các nghiệp vụ phức tạp liên quan tới các loại L/C dự phòng, L/C chuyển nhượng… Trình
độ cán bộ làm công tác TTQT liên tục được nâng cao qua các chương trình đào tạo ngắn hạn
và dài hạn ở trong nước và ở nước ngoài.
Bảng 2.5: Doanh số Thanh toán quốc tế của 4 NHTM lớn nhất VN
(Đơn vị: Triệu USD)
2
010
2
011
2
012
2
013
2
014
BIDV
9,500 10,500 11,648 12,575 13,550
Vietin
bank 9,270 11,853 15,315 20,364 23,010
Agriba
nk 8,787 14,550 17,571 18,393 20,340
Vietco
mbank 30,670 40,955 52,395 53,750 58,500
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM
Biểu đồ 2.5 – Doanh số TTQT của 4 NHTM lớn nhất VN
- Về TTXK: Doanh số TTXK của các NHTM bao gồm doanh số thanh toán theo hình
thức L/C, nhờ thu và chuyển tiền đến cho các tổ chức, dự án và định chế tài chính. Trong đó,
phương thức chuyển tiền luôn chiếm tỷ trọng cao cả về doanh số lẫn số món. Việc chiết khấu
chứng từ hàng xuất (tài trợ sau khi giao hàng) được thực hiện phần lớn cho các đối tượng
khách hàng là DN vừa và nhỏ. Các mặt hàng XK chủ lực được thanh toán qua các NHTMVN
là: dầu thô, gạo, thuỷ sản, giày dép, dệt may, cao su, chè...
- Về TTNK: Nhìn chung các mặt hàng NK chính được thanh toán qua các NHTM theo
phương thức L/C, nhờ thu là những mặt hàng chủ đạo của Việt Nam, gồm xăng dầu, sắt thép
và máy móc thiết bị...
2.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM thông qua một số
chỉ tiêu
2.2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng
Bảng 2.6 Đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM qua một số chỉ tiêu
(Đơn vị : tỷ VND)
TÊN CHỈ TIÊU CHỈ TIÊU
9,500
10,500
11,648
12,575
13,550
9,270
11,853
15,315
20,364
23,010
8,787
14,550
17,571
18,393
20,340
30,670
40,955
52,395
53,750
58,500
-
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
70,000
2010 2011 2012 2013 2014
BIDV Vietinbank Agribank Vietcombank
NH
2010
20
11
2
012
2
013
2
014
Vietc
ombank
Tổng doanh
thu (DT) 5,606
6,4
45
7,
089
7,
718
8,
358
DT TTQT
264
31
5
3
57
4
12
4
76
CP TTQT
35 41
4
7
4
9
5
4
LN TTQT
229
27
4
3
10
3
63
4
22
LN TTQT/
DT TTQT
0.867
4
0.8
698
0.
8683
0.
8811
0.
8866
DT TTQT/
Tổng DT
0.047
1
0.0
489
0.
0504
0.
0534
0.
0570
CP TTQT/
DT TTQT
0.132
6
0.1
302
0.
1317
0.
1189
0.
1134
BID
V
Tổng doanh
thu (DT) 3,642
4,1
52
4,
816
5,
730
6,
876
DT TTQT
175
18
9
2
02
2
56
3
02
CP TTQT
20 25
3
1
3
6
4
1
LN TTQT
155
16
4
1
71
2
20
2
61
LN TTQT/
DT TTQT
0.885
7
0.8
677
0.
8465
0.
8594
0.
8642
DT TTQT/
Tổng DT
0.048
1
0.0
455
0.
0419
0.
0447
0.
0439
CP TTQT/
DT TTQT
0.114
3
0.1
323
0.
1535
0.
1406
0.
1358
Vieti
nbank
Tổng doanh
thu (DT) 2,641
3,0
90
3,
646
4,
047
4,
492
DT TTQT
137
14
8
1
69
1
75
1
98
CP TTQT
23 29
3
3
3
5
3
9
LN TTQT
114
11
9
1
36
1
40
1
59
LN TTQT/
DT TTQT
0.832
1
0.8
041
0.
8047
0.
8000
0.
8030
DT TTQT/
Tổng DT
0.051
9
0.0
479
0.
0464
0.
0432
0.
0441
CP TTQT/
DT TTQT
0.167
9
0.1
959
0.
1953
0.
2000
0.
1970
Agri
bank
Tổng doanh
thu (DT) 6,970
8,6
79
9,
527
1
0,302
1
1,759
DT TTQT
187
20
9
2
45
2
97
3
12
CP TTQT
27 30
3
4
4
0
4
7
LN TTQT
160
17
9
2
11
2
57
2
65
LN TTQT/
DT TTQT
0.855
6
0.8
565
0.
8612
0.
8653
0.
8494
DT TTQT/
Tổng DT
0.026
8
0.0
241
0.
0257
0.
0288
0.
0265
CP TTQT/
DT TTQT
0.144
4
0.1
435
0.
1388
0.
1347
0.
1506
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM
Qua bảng phân tích trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng:
- Doanh thu TTQT, chi phí TTQT và lợi nhuận TTQT của các NHTM có hiều hướng
gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng của doanh thu TTQT luôn cao hơn tốc độ tăng
của chi phí cho hoạt động TTQT, do vậy lợi nhuận TTQT luôn có chiều hướng tăng lên. Chi
phí cho hoạt động TTQT là một trong những nhân tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận TTQT,
chi phí TTQT tăng thì lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại. Do đó, để tăng lợi nhuận TTQT thì các
NHTM cần phải có biện pháp cắt giảm và sử dụng chi phí cho hoạt động TTQT một cách tối
ưu nhất.
- Tỷ trọng giữa lợi nhuận TTQT và doanh thu TTQT cũng có chiều hướng gia tăng
qua các năm, điều này chứng tỏ rằng hoạt động TTQT của các NHTM đã từng bước phát
triển và mang lại hiệu quả tốt hơn.
- Tỷ trọng giữa doanh thu do hoạt động TTQT mang lại trên tổng doanh thu của các
NHTM tuy không cao, song nó cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu của
các NHTM. Có thể nhận thấy rằng, doanh thu do hoạt động TTQT của các NHTMVN chưa
cao, nguyên nhân là vì các NHTMVN vẫn chưa có một chiến lược lâu dài và cụ thể để phát
triển hoạt động TTQT; trình độ công nghệ và trình độ cán bộ phục vụ cho hoạt động TTQT
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của hoạt động TTQT; và hơn thế nữa là các NHTM
chưa có được chính sách khách hàng linh hoạt, mềm dẻo để nhằm thu hút khách hàng đến với
ngân hàng. Đầu tư cho phát triển hoạt động TTQT của các NHTMVN có thể coi là hết sức
mới mẻ (trừ NHNTVN) do đó đòi hỏi cần phải có thời gian mới phát huy được hiệu quả.
2.2.3.2. Các chỉ tiêu định tính
(1) Hoạt động TTQT góp phần tăng cường và củng cố nguồn vốn ngoại tệ cho ngân
hàng
Sự phát triển nghiệp vụ NH quốc tế của các NHTMVN những năm qua gắn với sự
tăng trưởng các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến ngoại tệ như vay và cho vay trên thị trường
tiền tệ, thị trường vốn trong và ngoài nước, đầu tư tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán
thẻ, séc, chi trả kiều hối… các nghiệp vụ này góp phần tạo ra sự thay đổi cả về chiều rộng và
chiều sâu trong quan hệ với khách hàng trong nước và quốc tế.
Do các NHTMVN có những chính sách khuyến khích khách hàng khi thu được giá trị
kim ngạch XK của lô hàng sẽ kết hối tại NH theo quyết định số 180/QĐ-TTg ngày 30/8/1999
của Thủ tướng Chính phủ, số còn lại khách hàng cũng sẽ gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn tại
NH làm cho nguồn vốn huy động tại NH tăng lên. Lý do một phần do tỷ lệ kết hối, phần khác
là do kim ngạch XK của một số mặt hàng chủ lực như dầu thô, thuỷ sản, gạo tăng mạnh trong
thời gian qua cũng làm cho nguồn vốn của NH tăng lên.
Bảng 2.7: Tăng trưởng nguồn vốn của 4 NHTM lớn nhất VN
(Đơn vị: Tỷ VNĐ)
Năm/T
CTD
2010 2011 2012 2013 2014
Vietco
mbank
307.
621
366.
722
414.
475
468.
994
576.
898
BIDV 366.
268
405.
755
484.
785
550.
794
617.
245
Vietin
bank
367.
712
460.
420
503.
530
576.
368
661.
132
Agriba
nk
534.
987
562.
245
614.
964
651.
468
690.
191
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM
Biểu đồ 2.7 – Tăng trưởng nguồn vốn của 4 NHTM lớn nhất VN
(2) Hoạt động TTQT góp phần thúc đẩy nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của ngân
hàng phát triển
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng đánh dấu những nỗ lực của các NHTMVN trong
việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các DN XNK VN. Các NHTMVN đã thực hiện giao dịch
với nhiều loại ngoại tệ khác nhau như: USD, EUR, JPY, GBP, AUD... Hoạt động mua bán
ngoại tệ được quản lý tập trung tại Hội sở chính, theo đó các giao dịch bán buôn ngoại tệ trên
liên NH chỉ được thực hiện tại Hội sở chính. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Hội sở chính
đã từng bước được chuyên nghiệp hoá với việc áp dụng hệ thống công nghệ phần mềm có
tính năng xử lý trực tuyến và theo đó các giao dịch được tự động cập nhật từ chương trình
giao dịch Reutes Dealing vào chương trình quản lý, kiểm soát hạn mức trên máy, phê duyệt
trên máy và chuyển tự động, trực tuyến tới bộ phận BO.
366,268
405,755
484,785
550,790
617,250
367,712
460,420
503,530
576,370
661,130
534,987
562,245
614,964
651,468
690,190
307,621
366,722
414,475
468,990
576,900
-
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000
2010 2011 2012 2013 2014
BIDV Vietinbank Agribank Vietcombank
Trong giai đoạn 2010-2014, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTMVN có
nhiều thuận lợi, đó là do kim ngạch XNK của VN tăng mạnh, nguồn kiều hối dồi dào và tỷ
giá USD/VND khá ổn định. Do bám sát diễn biến về lãi suất trên thị trường quốc tế và trong
nước, các NHTMVN đã kịp thời điều chỉnh lãi suất huy động USD và chú trọng phát triển
các sản phẩm mới như SWAP lãi suất (IRS) với nước ngoài, sản phẩm quyền chọn ngoại tệ –
VND, hợp đồng lãi suất kỳ hạn (FRA). Việc tham gia vào các hợp đồng phái sinh lãi suất với
các đối tác nước ngoài và các hợp đồng phái sinh ngoại hối đã mang lại cho các NHTMVN
thêm nhiều phương thức phòng ngừa rủi ro và đáp ứng kịp thời nhu cầu về ngoại tệ của khách
hàng. Doanh thu do hoạt động kinh doanh ngoại tệ mang lại đã góp phần làm tăng tổng doanh
thu chung của NHTM.
Bảng 2.8: Doanh số Kinh doanh ngoại tệ của các NHTM lớn nhất VN
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm/T
CTD
2010 2011 2012 2013 2014
Vietco
mbank
32.3
50
34.5
00
24.1
00
45.2
00
54.6
87
BIDV - - - - -
Vietin
bank
11.1
00
13.6
79
19.0
00
32.6
00
43.1
26
Agriba
nk
10.1
86
12.5
67
14.5
99
16.0
96
17.6
65
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM
Biểu đồ 2.8 – Doanh số kinh doanh ngoại tệ của 4 NHTM lớn nhất VN
(3) Hoạt động TTQT góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng XNK của ngân hàng
phát triển
Bảng 2.9: Dư nợ cho vay của 4 NHTM lớn nhất VN
(Đơn vị: Tỷ VNĐ)
Năm/T
CTD
2010 2011 2012 2013 2014
Vietco
mbank
171.
241
204.
089
235.
870
267.
863
316.
289
BIDV 248. 288. 344. 375. 418.
11,100
13,679
19,000
32,600
43,126
10,186
12,567
14,599
16,096
17,665
32,350
34,500
24,100
45,200
54,687
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
2010 2011 2012 2013 2014
BIDV Vietinbank Agribank Vietcombank
898 080 009 890 280
Vietin
bank
231.
435
290.
398
329.
683
372.
989
435.
523
Agriba
nk
420.
420
440.
895
480.
616
530.
600
605.
324
Biểu đồ 2.9 – Dư nợ cho vay của 4 NHTM lớn nhất VN
Hoạt động tín dụng XNK chiếm một thị phần quan trọng trong tổng dư nợ cho vay
khách hàng của các NHTMVN. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động XNK hàng
hoá đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thúc đẩy phát triển KT, các NHTMVN đã không
248,898
288,080
344,009
375,890
418,280
231,435
290,398
329,683
372,990
435,520
420,420
440,895
480,616
530,600
605,320
171,241
204,089
235,870
267,860
316,290
-
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
2010 2011 2012 2013 2014
BIDV Vietinbank Agribank Vietcombank
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final

More Related Content

What's hot

New Microsoft Word Document (2)
New  Microsoft  Word  Document (2)New  Microsoft  Word  Document (2)
New Microsoft Word Document (2)guest702a29
 
Thuy ngoc-thuc trangnhanxet
Thuy ngoc-thuc trangnhanxetThuy ngoc-thuc trangnhanxet
Thuy ngoc-thuc trangnhanxetMrZan Nguyễn
 
Van luong.blogspot.com atmacb
Van luong.blogspot.com atmacbVan luong.blogspot.com atmacb
Van luong.blogspot.com atmacbHoangnhung Nguyen
 
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangMot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangHạnh Ngọc
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từDương Hà
 
Phương thức thanh toán chuyển tiền
Phương thức thanh toán chuyển tiềnPhương thức thanh toán chuyển tiền
Phương thức thanh toán chuyển tiềnKira Nguyễn
 
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketingTrường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketingmaytrang20075
 
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tuHoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tulinh pham
 
Uu nhuoc diem cac phuong thuc thanh toan quoc te
Uu nhuoc diem cac phuong thuc thanh toan quoc teUu nhuoc diem cac phuong thuc thanh toan quoc te
Uu nhuoc diem cac phuong thuc thanh toan quoc tePi Na
 
Tailieu.vncty.com luan-van-nghiep-vu-ngan-hang
Tailieu.vncty.com   luan-van-nghiep-vu-ngan-hangTailieu.vncty.com   luan-van-nghiep-vu-ngan-hang
Tailieu.vncty.com luan-van-nghiep-vu-ngan-hangTrần Đức Anh
 
đề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũngđề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũngtranvandung90.na
 
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Dương Hà
 
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện naynguyenthithuhien9254
 

What's hot (20)

Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPB
Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPBThanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPB
Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại LPB
 
New Microsoft Word Document (2)
New  Microsoft  Word  Document (2)New  Microsoft  Word  Document (2)
New Microsoft Word Document (2)
 
Thuy ngoc-thuc trangnhanxet
Thuy ngoc-thuc trangnhanxetThuy ngoc-thuc trangnhanxet
Thuy ngoc-thuc trangnhanxet
 
Lv (22)
Lv (22)Lv (22)
Lv (22)
 
Van luong.blogspot.com atmacb
Van luong.blogspot.com atmacbVan luong.blogspot.com atmacb
Van luong.blogspot.com atmacb
 
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hangMot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
Mot so y kien nham hoan thien chinh sach khach hang
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Phương thức thanh toán chuyển tiền
Phương thức thanh toán chuyển tiềnPhương thức thanh toán chuyển tiền
Phương thức thanh toán chuyển tiền
 
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketingTrường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
 
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tuHoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
 
Uu nhuoc diem cac phuong thuc thanh toan quoc te
Uu nhuoc diem cac phuong thuc thanh toan quoc teUu nhuoc diem cac phuong thuc thanh toan quoc te
Uu nhuoc diem cac phuong thuc thanh toan quoc te
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
 
Thao thuc trang
Thao thuc trangThao thuc trang
Thao thuc trang
 
Tailieu.vncty.com luan-van-nghiep-vu-ngan-hang
Tailieu.vncty.com   luan-van-nghiep-vu-ngan-hangTailieu.vncty.com   luan-van-nghiep-vu-ngan-hang
Tailieu.vncty.com luan-van-nghiep-vu-ngan-hang
 
đề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũngđề Tài thực tập. trần văn dũng
đề Tài thực tập. trần văn dũng
 
Nhóm 2 sec
Nhóm 2 secNhóm 2 sec
Nhóm 2 sec
 
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
 
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
 
đề Cương sơ bộ
đề Cương sơ bộđề Cương sơ bộ
đề Cương sơ bộ
 
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
 

Similar to Bai giai phap phat trien thanh toan qte final

Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank - ch...
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân  hàng Agribank - ch...Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân  hàng Agribank - ch...
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank - ch...luanvantrust
 
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...Dương Hà
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộiPhát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộitaothichmi
 
Thanh Toan quoc te.pdf
Thanh Toan quoc te.pdfThanh Toan quoc te.pdf
Thanh Toan quoc te.pdfPIBIBI
 
Chuyendecn
ChuyendecnChuyendecn
Chuyendecnnganvpt
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tâyhieu anh
 
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...luanvantrust
 
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...luanvantrust
 
Thanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdf
Thanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdfThanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdf
Thanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdfTrungtmLutbinvHnghiQ
 
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...taothichmi
 

Similar to Bai giai phap phat trien thanh toan qte final (20)

Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank - ch...
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân  hàng Agribank - ch...Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân  hàng Agribank - ch...
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank - ch...
 
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
 
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộiPhát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
 
Thanh Toan quoc te.pdf
Thanh Toan quoc te.pdfThanh Toan quoc te.pdf
Thanh Toan quoc te.pdf
 
Chuyendecn
ChuyendecnChuyendecn
Chuyendecn
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng VietcombankMột Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
 
Luận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Bidv
Luận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại BidvLuận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Bidv
Luận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Bidv
 
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
 
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của  Ngân Hàng Công Thươ...
Giải Pháp Mở Rộng Thị Phần Thanh Toán Hàng Xuất Khẩu Của Ngân Hàng Công Thươ...
 
Thanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdf
Thanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdfThanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdf
Thanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdf
 
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với kinh nghiệm tại Eximbank Hà Nội.
 
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂMBáo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
Báo cáo: Hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Techcombank, 9 ĐIỂM
 
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
 

Bai giai phap phat trien thanh toan qte final

  • 1. Lời mở đầu Trong thời gian qua, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã được Nhà nước khuyến khích bằng cách đưa ra các chính sách ưu đãi để hỗ trợ cho hoạt động của họ. Và thực tế thì các doanh nghiệp này cũng đã hoạt động rất tích cực và có hiệu quả. Điều này đã đóng góp rất lớn vào việc thúc đẩy, phát triển lĩnh vực thương mại quốc tế của Việt Nam. Được xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, thuận tiện và nhanh chóng của các giao dịch thương mại. Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày càng trở nên phổ biến. Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng nhất hiện nay là: Chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Việc lựa chọn phương thức thanh toán này hay phương thức thanh toán khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trước hết, cần xem xét mức độ thường xuyên hay không thường xuyên của các mối quan hệ thương mại. Thứ hai, cần lưu ý đến khối lượng thanh toán hay quy mô giao dịch lớn hay nhỏ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn phương tiện thanh toán nào để đảm bảo an toàn nhất. Thứ ba, cần xem xét mức độ tín nhiệm giữa các bên tham gia cao hay thấp. Thứ tư, cần tìm hiểu tập quán kinh doanh của mỗi nước để có sự lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp. Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, thanh toán là quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của hai bên mua (nhập khẩu) và bán (xuất khẩu). Do vậy, khi đàm phán về phương thức thanh toán, các bên đều luôn có mong muốn lựa chọn phương thức thanh toán có lợi nhất cho mình. Thực tế trên cho thấy việc phát hiện, phòng ngừa những rủi ro và phát triển các phương thức thanh toán quốc tế là một việc làm cần thiết mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải quan tâm chú trọng. Vì lý do nêu trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam“ làm đề tài tiểu luận môn Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết có bố cục gồm 3 phần chính như sau: Chương I: Khái quát chung về thanh toán quốc tế Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Việt Nam Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro và mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
  • 2. Chương I: Khái quát chung về thanh toán quốc tế 1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế Là quan hệ thanh toán giữa một quốc gia này với một quốc gia khác trên thế giới về trả tiền Hàng hoá – dịch vụ, … theo hợp đồng, được thực hiện thông qua hai ngân hàng có quan hệ bằng một ngoại tệ thông dụng do 2 bên thoả thuận. Cùng với xu hướng không ngừng mở rộng quan hệ thương mại và các mối quan hệ khác giữa các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi hoạt động TTQT cũng phải được mở rộng, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phục vụ tốt hơn. 1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế đối với NHTM Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế và thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì hoạt động Thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại là một mắt xích không thể thiếu được trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động Thanh toán quốc tế, Ngân hàng thương mại đã đóng góp rất nhiều cho khách hàng, cho nền kinh tế cũng như cho chính bản thân ngân hàng. 1.2.1. Đối với nền kinh tế: Trong bối cảnh hiện nay, khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định. Thanh toán quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân.Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng của giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. Thanh toán quốc tế góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến cho quan hệ lưu thông hàng hoá tiền tệ giữa người mua và người bán diễn ra trôi chảy, hiệu quả hơn. Thanh toán quốc tế làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Các ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán sẽ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật thanh toán trong giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và tạo sự an toàn tin tưởng cho khách hàng. Như vậy, thương mại quốc tế có được mở rộng hay không một phần là nhờ vào hoạt động thanh toán quốc tế có tốt hay không. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng Thanh toán quốc tế sẽ góp phần tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích nâng cao chất lượng hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. 1.2.2. Đối với các Ngân hàng thương mại: Thanh toán quốc tế là một loại hình dịch vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách
  • 3. hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán quốc tế. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín của ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng qui mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh cho ngân hàng trong cơ chế thị trường. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà còn là một hoạt động nhằm hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện tốt sẽ mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác… Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế với ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán. Thanh toán quốc tế còn tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng qui mô và mạng lưới ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác được nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng. Như vậy, thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng. 1.2.3. Đối với khách hàng: Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại giúp cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí. Trong quá trình thực hiện thanh toán, đối với đơn vị xuất khẩu, ngân hàng thương mại sẽ giúp thu tiền bán hàng nhanh. Hoặc trường hợp đơn vị Xuất khẩu cần vốn để sản xuất hàng hoá thì ngân hàng có thể tài trợ bằng cách chiết khấu chứng từ xuất khẩu. Đối với đơn vị nhập khẩu, ngân hàng thương mại sẽ giúp họ thanh toán tiền hàng cho người bán một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, an toàn và hiệu quả. Qua việc thực hiện thanh toán thì Ngân hàng còn có thể giám sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có những tư vấn và hỗ trợ kịp thời cho khách hàng. 1.3. Các phương tiện dùng trong Thanh toán quốc tế của NHTM 1.3.1. Séc 1.3.1.1. Khái niệm: Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản tiền gửi, ra lệnh cho Ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người cầm séc, người có tên trong séc hoặc trả theo lệnh của người ấy. Hiện nay, séc là phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong giao lưu thanh toán nội địa của tất cả các nước (trong thanh toán nội địa nước ta có séc chuyển khoản, séc bảo
  • 4. chi, séc chuyển tiền,…). Trong thanh toán quốc tế, séc cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán về dịch vụ, du lịch và các khoản chi trả phi mậu dịch. 1.3.1.2. Những đối tượng liên quan: - Người phát hành séc: chủ tài khoản, người mua hàng, người nhận cung ứng, người nợ tiền lập ra séc để trả nợ. - Ngân hàng thanh toán là ngân hàng trả tiền tờ séc. - Người nhận tiền còn gọi là người thụ hưởng số tiền trên tờ séc. Sau khi séc đã được phát hành ra lưu thông thì người này có quyền hưởng lợi tờ séc còn gọi là người cầm séc. Séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng hình thức ký hậu (giống như hối phiếu), nhưng cần chú ý có loại séc được chuyển nhượng, có loại séc không được chuyển nhượng. 1.3.1.3. Đặc điểm: Séc có 3 đặc điểm: - Tính trừu tượng: Đặc điểm này thể hiện qua việc séc không cần phải ghi rõ nội dung quan hệ kinh tế phát sinh ra séc mà cần ghi rõ những vấn đề liên quan đến số tiền chi trả là bao nhiêu và trả cho ai, ngân hàng nào sẽ thanh toán, thanh toán khi nào… - Tính bắt buộc chi tiền: Ngân hàng thanh toán trên séc phải trả tiền đầy đủ đúng theo yêu cầu của người ký séc. Ngân hàng thanh toán không được viện lý do riêng từ chối trả tiền. (Lưu ý: Ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán cho người hưởng lợi séc khi tài khoản của người ký phát séc đủ số dư). - Tính lưu thông của séc: Séc có thể chuyển nhượng dễ dàng hình thành nên tính lưu thông của séc. Séc có thể chuyển nhượng từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác trong thời hạn hiệu lực của séc, ngân hàng thanh toán sẽ chi trả cho người đang sở hữu séc. 1.3.1.4. Phân loại séc: Căn cứ vào tính lưu chuyển của séc: séc có 3 loại: séc đích danh, séc vô danh, séc theo lệnh. - Séc đích danh (Nominal cheque): là loại séc ghi tên người thụ hưởng loại séc này không thể chuyển nhượng cho người khác, chỉ có người ghi tên trên tờ séc mới được lãnh tiền. - Séc vô danh (Cheque to bearer): là loại séc không ghi tên người thụ hưởng nhất định nào, mà chỉ yêu cầu trả cho người cầm séc. Loại séc này có thể chuyển nhượng qua tay nhiều người, ai cầm séc là người đó có thể mang séc đến Ngân hàng lãnh tiền. - Séc theo lệnh (Cheque to order): là loại séc được dùng phổ biến và được trả theo lệnh của người hưởng lợi. Trên séc có ghi câu “trả tiền theo lệnh ông (bà)”. Loại này có thể chuyển nhượng cho người khác bằng thủ tục ký hậu chuyển nhượng. Căn cứ vào đặc điểm sử dụng séc: có nhiều loại séc khác nhau:
  • 5. - Séc gạch chéo (crossedcheque): Séc gạch chéo hay còn gọi là séc hoành tuyến là loại séc mà trên mặt trước của séc có hai gạch chéo song song với nhau. Gạch chéo là để chỉ tờ séc đó không được rút tiền mặt, chỉ dùng để thanh toán qua Ngân hàng. Séc gạch chéo có hai loại: séc gạch chéo thường (Cheque crossed generally), séc gạch chéo đặc biệt (Cheque crossedspecially). - Séc xác nhận (Certified cheque): Là loại séc được ngân hàng xác nhận đảm bảo việc trả tiền. Sử dụng séc xác nhận là nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho người thụ hưởng séc, tránh trường hợp séc phát hành vượt quá số dư trên tài khoản người ký séc. - Séc du lịch (Traveller cheque): hay còn gọi là séc lữ hành là loại séc do một ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ một chi nhánh hay đại lý của ngân hàng đó. Ngân hàng phát hành séc đồng thời là ngân hàng trả tiền séc. Người hưởng lợi là khách du lịch, là người mua tờ séc. Khi lĩnh tiền, ngân hàng thanh toán sẽ căn cứ vào hai chữ ký của người thụ hưởng, một lần ký lúc phát hành séc (mua tờ séc) và một lần khi lĩnh tiền tại ngân hàng thanh toán. 1.3.2. Hối phiếu 1.3.2.1. Khái niệm: Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này ngay khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày nhất định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người thụ hưởng (có thể là người phát hành hối phiếu hoặc người thứ ba), hoặc trả cho người cầm phiếu tại thời điểm đó. Trong quan hệ mậu dịch quốc tế, hối phiếu chính là công cụ, phương tiện cho người xuất khẩu để đòi tiền người nhập khẩu. 1.3.2.2. Những đối tượng liên quan: Qua khái niệm hối phiếu, trên hối phiếu có liên quan đến những bên sau đây: - Người phát hành hối phiếu (Drawer): thông thường là người bán, đại diện đơn vị xuất khẩu, cung ứng dịch vụ,… - Người trả tiền hối phiếu (Drawee): là người mà hối phiếu gởi đến cho họ, đòi tiền họ (có thể là người mua. Đại diện đơn vị nhập khẩu, ngân hàng mở L/C, Ngân hàng xác nhận, Ngân hàng thanh toán, Người nhận cung ứng dịch vụ). - Người hưởng lợi hối phiếu (Beneficiary): Trước hết là người ký phát hối phiếu, hoặc là người do người ký phát hối phiếu chỉ định hoặc là người cầm hối phiếu. Theo quy định quản lý ngoại hối ở hầu hết các nước, người hưởng lợi thường là các ngân hàng thương mại mà người ký phát xuất trình hối phiếu để được thanh toán. 1.3.2.3. Đặc điểm: Hối phiếu có 3 đặc điểm: - Tính trừu tượng:
  • 6. Đặc điểm này của hối phiếu thể hiện trên hối phiếu không cần phải ghi rõ nội dung quan hệ kinh tế phát sinh ra hối phiếu. Tính pháp lý của hối phiếu không gắn với nguyên nhân phát sinh ra nó. Tuy nhiên, các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực thanh toán thì cần ghi rõ như: số tiền phải trả, trả cho ai, người nào sẽ thanh toán, thanh toán khi nào,… - Tính bắt buộc trả tiền: Người trả tiền hối phiếu phải trả tiền đẩy đủ đúng theo yêu cầu của tờ hối phiếu. Người trả tiền không được viện lý do riêng của bản thân đối với người ký phát hối phiếu, để từ chối trả tiền. - Tính lưu thông của hối phiếu: Từ hai đặc điểm trên, hối phiếu có thể chuyển nhượng dễ dàng hình thành nên tính lưu thông của hối phiếu. Hối phiếu có thể chuyển nhượng từ người này sang người khác trong thời hạn của hối phiếu, người trả tiền sẽ thanh toán cho người đang sở hữu hối phiếu. 1.3.2.4. Phân loại: Hối phiếu có nhiều loại khác nhau. Mỗi loại chỉ sử dụng thích hợp cho một hoàn cảnh nhất định. Vì thế, cần phân loại để dễ dàng sử dụng và hiểu được người ta muốn đề cập đến hối phiếu dưới góc độ nào. - Căn cứ vào người ký phát hối phiếu: có 2 loại: hối phiếu thương mại và hối phiếu ngân hàng Hối phiếu thương mại (Commercial Bills): là hối phiếu do người bán ký phát đòi tiền người mua, việc tạo lập hối phiếu không có sự tham gia của ngân hàng. Hối phiếu ngân hàng (Bank Bills): là hối phiếu do ngân hàng ký phát đòi tiền người khác hoặc chỉ thị trả tiền cho người thụ hưởng, việc tạo lập hối phiếu có sự tham gia của ngân hàng. - Căn cứ vào thời hạn trả tiền: có 2 loại là Hối phiếu trả tiền ngay và Hối phiếu trả tiền sau một kỳ hạn. Hối phiếu trả tiền ngay (sight draft or draft at sight) là loại hối phiếu mà người trả tiền phải thực hiện việc trả tiền ngay sau khi hối phiếu được xuất trình. Hối phiếu trả tiền sau một kỳ hạn (time draft): là loại hối phiếu mà người trả tiền được phép trả tiền sau một thời hạn nhất định có ghi trên hối phiếu. - Căn cứ vào phương thức thanh toán: chia thành 2 loại là hối phiếu sử dụng trong phương thức nhờ thu và hối phiếu dùng trong phương thức tín dụng chứng từ. Hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu sẽ tham chiếu hoá đơn thương mại và người nhận ký phát là tên một doanh nghiệp chứ không phải ngân hàng. Hối phiếu dùng trong phương thức tín dụng chứng từ sẽ tham chiếu tới L/C và tên người nhận ký phát là tên ngân hàng phát hành L/C hoặc Ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank). - Căn cứ vào chứng từ kèm theo: có thể phân thành 2 loại là hối phiếu trơn và hối phiếu kèm chứng từ.
  • 7. Hối phiếu trơn (clean draft): là loại hối phiếu gửi đến người trả tiền không kèm theo bộ chứng từ hàng hoá, việc trả tiền hối phiếu chỉ dựa vào tờ hối phiếu mà thôi. Hối phiếu trơn có thể là hối phiếu ngân hàng hoặc hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu trơn. Hối phiếu kèm chứng từ (documentary draft): là loại hối phiếu được gửi đến người trả tiền có kèm theo bộ chứng từ hàng hoá và tuỳ theo điều kiện trả tiền mà bộ chứng từ được trao cho người trả tiền để người trả tiền nhận hàng. - Căn cứ vào người thụ hưởng: có thể chia thành 3 loại: hối phiếu đích danh, hối phiếu vô danh và hối phiếu trả theo lệnh. Hối phiếu đích danh là hối phiếu được ký phát yêu cầu người trả tiền thực hiện thanh toán cho một người hưởng lợi cụ thể, chỉ định đích danh trên hối phiếu. Hối phiếu vô danh là hối phiếu được ký phát không chỉ định tên người hưởng lợi hối phiếu. Do đó, người trả tiền hối phiếu sẽ thực hiện thanh toán cho người xuất trình hối phiếu. Hối phiếu trả theo lệnh là hối phiếu được ký phát yêu cầu người trả tiền thực hiện thanh toán theo lệnh của người hưởng lợi chỉ định trên hối phiếu. 1.3.3. Lệnh phiếu Lệnh phiếu hay còn goi là kỳ phiếu là một lời hứa, lời cam kết trả tiền trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày xác định cho người thụ hưởng lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người đó. Qua khái niệm trên, lệnh phiếu có liên quan đến những bên sau đây: - Người ký phát lệnh phiếu (Drawer): là người mua, đại diện đơn vị nhập khẩu, người nhận cung ứng hàng hoá dịch vụ, hay người cam kết trả tiền. - Người hưởng lợi lệnh phiếu (Beneficiary): trước hết là người bán, đơn vị xuất khẩu hoặc là người do đơn vị xuất khẩu chỉ định hoặc là người cầm lệnh phiếu. 1.3.4. Thẻ thanh toán 1.3.4.1. Khái niệm: Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán do các ngân hàng, định chế tài chính phát hành và người sở hữu thẻ có thể sử dụng nó để nạp, rút tiền mặt tại các máy, các quầy tự động của ngân hàng, có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc có thể sử dụng để chuyển khoản. 1.3.4.2. Những đối tượng liên quan: - Tổ chức thẻ quốc tế: là tổ chức cấp phép thành viên cho các ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán thẻ. Tổ chức thẻ quốc tế có nhiệm vụ chính là cung cấp mạng lưới viễn thông toàn cầu phục vụ cho quy trình thanh toán thẻ, đưa ra các điều lệ, quy chế hoạt động thanh toán thẻ và là trung gian giải quyết các tranh chấp khiếu nại giữa các thành viên. - Ngân hàng phát hành thẻ: là Ngân hàng chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện việc thanh toán cuối cùng với chủ thẻ.
  • 8. - Ngân hàng đại lý: còn gọi là ngân hàng thanh toán thẻ, là ngân hàng có trách nhiệm thanh toán khi nhận được các chứng từ do cơ sở chấp nhận thẻ xuất trình, đồng thời có trách nhiệm trả tiền mặt theo yêu cầu của chủ thẻ. - Cơ sở chấp nhận thẻ: là các đơn vị chấp nhận thanh toán bằng thẻ khi bán hàng, cung ứng dịch vụ như: siêu thị, nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện hay các đơn vị ứng tiền mặt, các ngân hàng đại lý. Cơ sở chấp nhận thẻ có thể được trang bị máy cấp phép tự động (EDC), máy cà tay hoá đơn thẻ (Imprinter) để thưc hiện thanh toán thẻ. - Chủ thẻ: là người có tên ghi trên thẻ được dùng thẻ để nộp, rút tiền mặt, để chi trả, thanh toán hàng hoá dịch vụ. Thông thường là các công ty, xí nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán và được ngân hàng chấp thuận cho sử dụng thẻ. 1.3.4.3. Phân loại thẻ: - Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: có hai loại là thẻ nội địa và thẻ quốc tế Thẻ nội địa: thẻ chỉ được sử dụng trong phạm vi quốc gia, do đó đồng tiền giao dịch là đồng bản tệ của nước đó. Thẻ quốc tế: là thẻ được sử dụng trên phạm vi toàn thế giới, do đó các đồng tiền tự do chuyển đổi được sử dụng để thanh toán. - Căn cứ theo chủ thể phát hành: có 2 loại là thẻ do ngân hàng phát hành và thẻ do các tổ chức tín dụng phi ngân hàng phát hành. Thẻ do ngân hàng phát hành: là loại thẻ được dùng phổ biến hiện nay, do ngân hàng thương mại phát hành, với công dụng như để rút tiền mặt, thanh toán hàng hoá dịch vụ. Thẻ do các tổ chức tín dụng phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch, giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành. - Căn cứ vào tính chất của thẻ: có 2 loại là thẻ giao dịch với máy ATM và thẻ ghi nợ (Debit card) 1.4. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu Hiện nay có năm phương thức thanh toán quốc tế gồm: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, giao chứng từ nhận tiền (Cash against documents) và tín dụng chứng từ. Tuy nhiên có 3 phương thức được sử dụng phổ biến hiện nay đó là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Do đó, trong bài viết này nhóm chúng tôi chỉ chủ yếu giới thiệu về 3 phương thức trên. 1.4.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance) 1.4.1.1. Khái niệm, các bên tham gia: Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, đơn vị nhập khẩu,..) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, đơn vị xuất khẩu, người nhận tiền,…) ở một địa điểm xác định trong một thời gian nhất định. Với khái niệm trên, phương thức chuyển tiền bao gồm các đối tượng tham gia:
  • 9. - Người chuyển tiền (The remitter, the applicant the customer): người mua, nhà nhập khẩu, người mắc nợ, người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước,… là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền. - Ngân hàng chuyển tiền (The remitting bank, the applicant bank): là ngân hàng nhận uỷ thác chuyển tiền của người chuyển tiền. - Người thụ hưởng (The beneficiary): là người bán, nhà xuất khẩu, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư,… hoặc một người nào đó do người chuyển tiền chỉ định. - Ngân hàng đại lý (The corresponding/ Agent bank): là ngân hàng có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền, thường đặt tại nước của người thụ hưởng. - Ngân hàng trả tiền (The Beneficiary Bank): là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng. 1.4.1.2. Hình thức chuyển tiền Việc chuyển tiền có thể được thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu sau đây: - Hình thức điện báo (T/T Telegraphic Transfer): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền bằng cách điện ra lệnh cho Ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người thụ hưởng. - Hình thức thư chuyển tiền (M/T Mail transfer): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền bằng cách gởi thư ra lệnh cho Ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người thụ hưởng. Mỗi hình thức chuyển tiền đều có những ưu nhược điểm riêng. Nổi bật là chuyển tiền bằng thư (M/T) có ưu điểm là chi phí thấp nhưng nhược điểm là chậm. Ngược lại, chuyển tiền bằng điện và bằng SWIFT có ưu điểm là nhanh nhưng nhược điểm là phí chuyển tiền cao. Dù vậy, với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngày nay hầu hết chuyển tiền đều được thực hiện qua mạng SWIFT vì vừa nhanh, vừa tiện và chi phí chuyển tiền cũng ở mức hợp lý có thể chấp nhận được. 1.4.1.3. Quy trình nghiệp vụ a. Trả tiền ngay (Sight payment): Sơ đồ quy trình thanh toán phương thức chuyển tiền trả ngay:
  • 10. Bước 1: Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, đơn vị xuất khẩu thực hiện việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị nhập khẩu đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ. Bước 2: Nếu đồng ý thanh toán, đơn vị nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền gởi đến Ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng chuyển tiền). Trong đó, phải ghi rõ ràng và đầy đủ những nội dung như sau: - Tên và địa chỉ người yêu cầu chuyển tiền - Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản - Số tiền xin chuyển - Tên và địa chỉ của người thụ hưởng, số tài khoản ngân hàng, chi nhánh ở đâu,.. - Lý do chuyển tiền,… - Đồng thời kèm thêm các chứng từ có liên quan: giấy phép nhập khẩu, hợp đồng mua bán ngoại thương, tờ khai hải quan,… Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng chuyển tiền sẽ trích tài khoản của đơn vị để chuyển tiền đồng thời gởi giấy báo nợ (giấy đã thanh toán) cho đơn vị nhập khẩu. Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng trả tiền ở nước ngoài chuyển trả cho người thụ hưởng (trong trường hợp ngân hàng này có quan hệ đại lý với ngân hàng trả tiền). Ngân hàng đại lý Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng trả tiền NHẬP KHẨU XUẤT KHẨU (4a) T/T (4b) T/T (4) T/T (3) Báo nợ (2) Lệnh chuyển tiền (5) Báo có (1) HH BCT
  • 11. Nếu trong trường hợp, ngân hàng trả tiền không có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền thì sẽ thực hiện việc chuyển tiền thông qua ngân hàng đại lý ở bước 4(a), 4(b). Bước 5: Ngân hàng trả tiền sẽ thực hiện việc chuyển tiền cho người thụ hưởng và gởi giấy báo có cho đơn vị. b. Trả tiền sau (Deferred payment) Trong trường hợp mua hàng trả chậm, quy trình thanh toán được thực hiện tương tự như quy trình thanh toán trả tiền ngay nhưng chỉ khác ở bước 2 về thời điểm đơn vị nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền – là thời điểm đến hạn thanh toán quy định trong hợp đồng, thông thường là x ngày sau ngày nhận được hàng. c. Trả tiền trước (Advanced payment) Trong phương thức chuyển tiền trả trước, đơn vị xuất khẩu đề nghị đơn vị nhập khẩu ứng trước một phần hoặc toàn bộ giá trị hợp đồng theo như thoả thuận trước khi giao hàng. Tiền ứng trước có thể coi như là khoản tiền đặt cọc hoặc khoản tín dụng mà đơn vị nhập khẩu ứng trước cho đơn vị xuất khẩu. Trường hợp này có lợi cho đơn vị xuất khẩu hơn, tạo sự yên tâm cho đơn vị xuất khẩu thực hiện giao hàng và giải quyết sự thiếu hụt vốn, đồng thời ràng buộc đơn vị nhập khẩu phải nhận hàng và thanh toán. Nội dung quy trình thanh toán diễn ra như sơ đồ bên trên. Ngân hàng đại lý Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng trả tiền NHẬP KHẨU XUẤT KHẨU (3a) T/T (3b) T/T (3) T/T (2) Báo nợ (1) Lệnh chuyển tiền (4) Báo có (5) HH BCT
  • 12. Bước 1: Dựa trên hợp đồng ngoại thương ký kết, đơn vị nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền gởi đến Ngân hàng phục vụ mình (Ngân hàng chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ứng trước tiền cho đơn vị xuất khẩu. Trong đó, phải ghi rõ ràng và đầy đủ những nội dung như sau: - Tên và địa chỉ người xin chuyển tiền - Số tài khoản, Ngân hàng ở tài khoản - Số tiền xin chuyển - Tên và địa chỉ người hưởng lợi, số tài khoản Ngân hàng, chi nhánh ở đâu - Lý do chuyển tiền,… Bước 2: Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, Ngân hàng chuyển tiền sẽ trích tài khoản của đơn vị để chuyển tiền đồng thời gởi giấy báo nợ (giấy đã thanh toán) cho đơn vị nhập khẩu. Bước 3: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho Ngân hàng trả tiền ở nước ngoài chuyển trả cho người thụ hưởng (trong trường hợp ngân hàng này có quan hệ đại lý với ngân hàng trả tiền). Nếu trong trường hợp, ngân hàng trả tiền không có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền thì sẽ thực hiện việc chuyển tiền thông qua ngân hàng đại lý ở bước 3(a), 3(b). Bước 4: Ngân hàng trả tiền sẽ thực hiện việc chuyển tiền cho người thụ hưởng và gởi giấy báo có cho đơn vị. Bước 5: Đơn vị xuất khẩu thực hiện việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho tổ chức nhập khẩu đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ cho đơn vị nhập khẩu. 1.4.1.4. Trường hợp áp dụng Trong phương thức chuyển tiền, Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo uỷ nhiệm để hưởng thủ tục phí (hoa hồng) và không bị ràng buộc gì. Việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua do đó nếu dùng phương thức này quyền lợi của đơn vị xuất khẩu không đảm bảo. Vì vậy, ít được sử dụng. Người ta áp dụng phương thức thanh toán này trong các khoản thanh toán tương đối nhỏ như thanh toán các chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu như: chi phí vận chuyển bảo hiểm, bồi thường thiệt hại, hoặc dùng trong thanh toán phi mậu dịch, chuyển vốn, chuyển lợi nhuận đầu tư về nước,.. 1.4.2. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collectionof payment) 1.4.2.1. Khái niệm, các bên tham gia: Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó đơn vị xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ sẽ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ đơn vị nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu (hoặc séc) và bộ chứng từ do đơn vị xuất khẩu xuất trình. Các đối tượng tham gia: - Người uỷ thác (Principal): Là bên bán (đơn vị xuất khẩu) nhờ ngân hàng thu hộ tiền.
  • 13. - Người trả tiền (Drawee): Bên mua, đơn vị nhập khẩu, là người được ký phát hối phiếu. - Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting Bank): là ngân hàng phục vụ cho bên bán (Đơn vị xuất khẩu), được bên bán uỷ thác thu hộ tiền bên mua, có nhiệm vụ chuyển giao chứng từ ra ngân hàng nước ngoài để đòi tiền bên mua. - Ngân hàng thu hộ tiền (Collecting bank): có nhiệm vụ thu hộ tiền bên mua (đơn vị nhập khẩu) thường là đại lý của ngân hàng chuyển chứng từ ở nước ngoài. Nếu trong trường hợp ngân hàng thu hộ không trực tiếp xuất trình chứng từ đòi tiền đơn vị nhập khẩu mà phải thông qua một ngân hàng khác – đó là ngân hàng xuất trình chứng từ. - Ngân hàng xuất trình chứng từ (Presenting bank): thực hiện chức năng giống như ngân hàng thu hộ, là đại lý của ngân hàng chuyển chứng từ trực tiếp xuất trình chứng từ đòi tiền bên mua. 1.4.2.2. Các loại nhờ thu và quy trình nghiệp vụ a. Nhờ thu trơn Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán, trong đó đơn vị xuất khẩu sau khi giao hàng và bộ chứng từ cho đơn vị nhập khẩu, chỉ ký phát hối phiếu (hoặc nhờ thu tờ séc) đòi tiền đơn vị nhập khẩu và yêu cầu ngân hàng thu số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó, không kèm theo điều kiện nào về việc trả tiền. Dưới đây là quy trình nghiệp vụ của phương thức nhờ thu trơn: Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương, đơn vị xuất khẩu giao hàng cho đơn vị nhập khẩu đồng thời gởi thằng BCT hàng hoá cho đơn vị nhập khẩu để nhận hàng. Bước 2: Trên cơ sở giao hàng và chứng từ hàng hoá gởi đơn vị nhập khẩu, đơn vị xuất khẩu ký phát hối phiếu, gởi đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ tiền. Bước 3: Ngân hàng nhờ thu gởi chỉ thị nhờ thu kèm theo hối phiếu của đơn vị xuất khẩu sang ngân hàng thu hộ tại nước nhập khẩu để nhờ thu hộ. Bước 4: Ngân hàng thu hộ sẽ gởi hối phiếu cho đơn vị nhập khẩu theo đúng địa chỉ ghi trên hối phiếu để yêu cầu thanh toán (trong trường hợp ngân hàng thu hộ phục vụ cho đơn vị nhập khẩu). Nếu trong trường hợp ngân hàng thu hộ không có quan hệ đại lý với ngân hàng nhờ thu thì sẽ gởi hối phiếu cho đơn vị nhập khẩu thông qua ngân hàng xuất trình. Ngân hàng nhờ thu Ngân hàng thu hộ XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU (7) T/T (8) Báo cáo (2) HP (4) HP (1) HH & BCT (3) HP (5) Lệnh chuyển tiền (6) Báo nợ
  • 14. Bước 5: Sau khi kiểm tra, đối chiếu hối phiếu với bộ chứng từ, hợp đồng, nếu hợp lý thì đơn vị nhập khẩu sẽ ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình thanh toán (trường hợp hối phiếu trả tiền ngay) hoặc ký chấp nhận lên hối phiếu (hối phiếu có kỳ hạn). Trường hợp không hợp lý, đơn vị nhập khẩu sẽ không thanh toán. Bước 6: Ngân hàng thu hộ sẽ tiến hành báo nợ cho đơn vị nhập khẩu. Bước 7: Ngân hàng thu hộ thực hiện các bút toán chuyển tiền hoặc thông báo hoặc gửi hối phiếu đã chấp nhận về Ngân hàng nhờ thu đơn vị xuất khẩu (qua telex, hoặc swift) hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của đơn vị nhập khẩu. Bước 8: Ngân hàng thu hộ báo có cho đơn vị xuất khẩu. b. Nhờ thu kèm chứng từ Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán mà trong đó đơn vị xuất khẩu nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ đơn vị nhập khẩu không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gởi kèm theo hối phiếu, với điều kiện nếu đơn vị nhập khẩu đồng ý trả tiền (với phương thức D/P) hoặc chấp nhận lên hối phiếu (với phương thức D/A) thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ hàng hoá cho đơn vị nhập khẩu để nhận hàng. Dưới đây là quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ: Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương, đơn vị xuất khẩu thực hiện việc giao hàng sang nước nhập khẩu. Bước 2: Trên cơ sở giao hàng đơn vị xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền đơn vị nhập khẩu kèm theo bộ chứng từ hàng hoá và chỉ thị nhờ thu gởi đến Ngân hàng phục vụ mình (Remitting Bank) để nhờ thu hộ tiền từ đơn vị nhập khẩu. Bước 3: Ngân hàng nhờ thu gởi hối phiếu, bộ chứng từ hàng hoá kèm theo chỉ thị nhờ thu gởi ngân hàng thu hộ (Collecting Bank) nhờ thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu. Nếu không đồng ý thu hộ thì phải thông báo ngay (Fax, Telex, Swift). Bước 4: Ngân hàng thu hộ giữ lại bộ chứng từ gốc, gởi hối phiếu và bản sao chứng từ cho đơn vị nhập khẩu (trong trường hợp ngân hàng thu hộ cũng là ngân hàng phục vụ cho đơn vi nhập khẩu). Nếu trong trường hợp ngân hàng thu hộ không có quan hệ đại lý với ngân hàng nhờ thu thì sẽ gởi hối phiếu và bản sao chứng từ cho đơn vị nhập khẩu thông qua ngân hàng xuất trình. Bước 5: Đơn vị nhập khẩu kiểm tra hối phiếu và bản sao chứng từ, đối chiếu với hợp đồng mà quyết đinh đồng ý hay từ chối thanh toán. Nếu đồng ý thì có hai trường hợp: Ngân hàng nhờ thu Ngân hàng thu hộ XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU (7) T/T (8) Báo cáo (2) HP+BCT (4) HP+BCT bản sao (1) HH (3)HP+BCT+chỉ thị nhờ thu (5) D/P hoặc D/A (6) BCT
  • 15. - Nếu là nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P – Documents against payment) thì đơn vị nhập khẩu phải trả tiền thanh toán ngay, ngân hàng mới giao bộ chứng từ gốc để nhận hàng. - Nếu là nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (D/A – Documents against Acceptance) thì đơn vị nhập khẩu chỉ cần ký chấp nhận lên hối phiếu Ngân hàng sẽ giao bộ chứng từ. Bước 6: Ngân hàng thu hộ chuyển giao chứng từ hàng hoá cho đơn vị nhập khẩu để nhận hàng (Ngân hàng đã nhận được sự đồng ý thanh toán). Bước 7: Ngân hàng thu hộ thực hiện các bút toán chuyển tiền hoặc hối phiếu đã chấp nhận và gởi thông báo về ngân hàng nhờ thu đơn vị xuất khẩu. Hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của đơn vị nhập khẩu. Bước 8: Ngân hàng nhờ thu tiến hành thanh toán, gởi giấy báo có cho đơn vị xuất khẩu hoặc chuyển hối phiếu đã chấp nhận hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của đơn vị nhập khẩu. 1.4.2.3. Trường hợp áp dụng a. Nhờ thu trơn Thông qua phương thức nhờ thu trơn, đơn vị xuất khẩu sẽ không được đảm bảo quyền lợi liên quan đến lô hàng đã giao. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian đơn thuần, thu được hay không ngân hàng cũng sẽ thu thủ tục phí và ngân hàng không chịu trách nhiệm nếu đơn vị nhập khẩu không thanh toán. Vì vậy, nếu là đơn vị xuất khẩu thì chỉ nên sử dụng nhờ thu trơn trong trường hợp đã có quan hệ làm ăn buôn bán lâu năm với nhà nhập khẩu, hoặc tín nhiệm hoàn toàn nhà nhập khẩu, hoặc giá trị xuất khẩu nhỏ, thăm dò thị trường, hàng hoá ứ đọng khó tiêu thụ. b. Nhờ thu kèm chứng từ: Sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ thì quyền lợi của nhà xuất khẩu được đảm bảo hơn nhờ thu trơn, không bị mất hàng nếu đơn vị nhập khẩu không thanh toán, vai trò của ngân hàng được nâng cao hơn trách nhiệm. Tuy nhiên, tốc độ thanh toán vẫn chậm, rủi ro cho đơn vị xuất khẩu vẫn lớn. Do đó, nhờ thu kèm chứng từ vẫn chỉ sử dụng trong trường hợp tín nhiệm cao giữa đơn vị xuất khẩu và đơn vị nhập khẩu, hoặc dùng để thanh toán cước phí vận tải, bưu điện, bảo hiểm, hoa hồng, lợi tức,… 1.4.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit): 1.4.3.1. Khái niệm Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) đáp ứng những nhu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp nhận những yêu cầu của người thụ hưởng khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng. 1.4.3.2. Các bên tham gia Các bên tham gia phương thức thanh toán tín dụng chứng từ gồm có:
  • 16. - Người yêu cầu mở L/C (Applicant): thông thường là người mua hay là đơn vị nhập khẩu. Theo điều 2 UCP 600, người yêu cầu mở L/C là bên mà theo yêu cầu của bên đó, thư tín dụng được phát hành. - Người thụ hưởng (Beneficiary): là người bán hay là đơn vị xuất khẩu hàng hoá. Theo điều 2 UCP 600, người thụ hưởng là bên mà vì quyền lợi của bên đó, một thư tín dụng được phát hành. - Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng (Issuing Bank): là ngân hàng phục vụ đơn vị nhập khẩu, ở bên nước nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho đơn vị nhập khẩu và là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận, lựa chọn và được quy định trong hợp đồng thương mại. Nếu chưa có sự quy định trước, đơn vị nhập khẩu có quyền lựa chọn. Theo điều 2 UCP 600, ngân hàng phát hành là ngân hàng theo yêu cầu của người yêu cầu mở L/C hoặc nhân danh chính mình, phát hành một tín dụng thư. - Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank): là ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu, thông báo cho đơn vị xuất khẩu biết thư tín dụng đã mở. Ngân hàng này thường ở nước xuất khẩu và có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc đại lý của ngân hàng phát hành thư tín dụng. Ngoài các bên tham gia vừa đề cập trên đây, còn có thể có các ngân hàng khác tham gia trong phương thức thanh toán này, bao gồm: - Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng, bảo đảm việc trả tiền cho đơn vị xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một ngân hàng khác do đơn vị xuất khẩu yêu cầu. Thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế. Theo điều 2 UCP 600, ngân hàng xác nhận là ngân hàng theo yêu cầu của người thụ hưởng hoặc theo yêu cầu của ngân hàng phát hành, thực hiện xác nhận cam kết thanh toán của mình đối với một tín dụng thư. - Ngân hàng chỉ định (Nominating Bank): là ngân hàng do ngân hàng mở L/C chỉ định thực hiện các công việc cụ thể qui định trong L/C. Theo điều 2 UCP 600, ngân hàng chỉ định là ngân hàng mà với ngân hàng đó tín dụng thư có giá trị thanh toán hoặc bất cứ ngân hàng nào trong trường hợp tín dụng thư có giá trị thanh toán tại một ngân hàng bất kỳ. - Ngân hàng thanh toán (Paying bank): có thể là ngân hàng mở thư tín dụng hoặc có thể là ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh toán trả tiền hay chiết khấu hối phiếu cho đơn vị xuất khẩu. - Ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank): là ngân hàng được ngân hàng mở cho phép chiết khấu bộ chứng từ theo L/C và thường cũng là Ngân hàng thông báo L/C. Trường hợp L/C quy định chiết khấu tự do thì bất kỳ Ngân hàng nào cũng có
  • 17. thể là ngân hàng chiết khấu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp L/C quy định chiết khấu tại một ngân hàng nhất định. - Ngân hàng chấp nhận (Accepting bank): là ngân hàng thực hiện chấp nhận hối phiếu kỳ hạn. - Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing bank): là ngân hàng có nhiệm vụ bồi hoàn tiền cho ngân hàng thanh toán bộ chứng từ. - Ngân hàng chuyển nhượng (Transfering bank): là ngân hàng thực hiện chuyển nhượng giá trị tín dụng thư được đề cập trong L/C chuyển nhượng. Các ngân hàng trên có quan hệ với nhau trong việc giao dịch thông tin, chuyển tiền và luân chuyển chứng từ. 1.4.3.3. Quy trình nghiệp vụ a. Quy trình mở thư tín dụng Quy trình mở L/C bắt đầu từ lúc đơn vị nhập khẩu lập Giấy đề nghị mở L/C gửi vào ngân hàng và kết thúc khi đơn vị xuất khẩu nhận được L/C do ngân hàng thông báo chuyển đến. Chi tiết quy trình mở L/C được trình bày trong sơ đồ bên dưới: Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương (hoặc hoá đơn chào hàng) đơn vị nhập khẩu viết giấy đề nghị mở thư tín dụng gởi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi đơn vị mở tài khoản ngoại tệ để yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho người bán là đơn vị xuất khẩu). Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu đề nghị mở thư tín dụng của đơn vị nhập khẩu và các chứng từ có liên quan. Ngoài ra, căn cứ vào khả năng kinh doanh, khả năng tài chính và hiệu quả của phương án nhập khẩu hàng hoá, nếu đồng ý ngân hàng sẽ trích tài khoản của đơn vị nhập khẩu để ký quỹ (mức ký quỹ từ 0-100% trị giá thư tín dụng tuỳ thuộc vào việc thẩm định hồ sơ yêu cầu mở thư tín dụng của Ngân hàng mở thư). Sau đó, ngân hàng lập thư tín dụng gởi cho đơn vị xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo tại nước người xuất khẩu. Việc chuyển thư tín dụng đến ngân hàng thông báo có thể thực hiện bằng đường hàng không, bưu chính hoặc bằng hệ thống Swift. Bước 3: Khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng mở L/C gởi đến, ngân hàng thông báo sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng, rồi chuyển bản chính L/C cho đơn vị xuất khẩu dưới dạng văn bản “nguyên văn”. Lưu ý, việc thông báo L/C có thể qua 2 ngân hàng. b. Quy trình thanh toán (tại ngân hàng mở L/C) Ngân hàng mở L/C Ngân hàng thông báo L/C Người yêu cầu mở L/C (NK) Người hưởng lợi L/C (XK) (1) Giấy đề nghị mở L/C (3) L/C Hợp đồng (2) L/C
  • 18. Quy trình thanh toán L/C bắt đầu từ bước (4) trở đi, bao gồm các khâu chính: đơn vị xuất khẩu giao hàng, lập bộ chứng từ, ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ và thanh toán.  Trường hợp thanh toán ngay (Sight payment) Bước 4: Đơn vị xuất khẩu nhận được L/C do ngân hàng thông báo gởi đến, tiến hành kiểm tra, đối chiếu với hợp đồng ngoại thương đã ký trước đó. Đây là khâu quan trọng đối với đơn vị xuất khẩu vì thư tín dụng có thể giống với hợp đồng hoặc cũng có thể khác với hợp đồng nhưng khi thanh toán thì phải thực hiện theo điều khoản của thư tín dụng. Vì vậy, sau khi kiểm tra kỹ L/C nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng cho đơn vị nhập khẩu, nếu không đồng ý thì có thể đề nghị điều chỉnh hoặc bổ sung thêm (tu chỉnh L/C) cho đến khi hoàn chỉnh thì mới giao hàng. Bước 5: Sau khi giao hàng, đơn vị xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng điều khoản như L/C. Chứng từ được xuất trình cho ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu thanh toán. Bước 6: Ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu nhận, kiểm tra và xử lý bộ chứng từ do đơn vị xuất khẩu nộp vào và chuyển cho Ngân hàng mở yêu cầu thanh toán. Bước 7: Ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán do ngân hàng của đơn vị xuất khẩu gởi đến thì tiến hành kiểm tra đối chiếu với những điều khoản quy định trên L/C đã mở trước đây. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ chứng từ, NH phát hành sẽ cho ý kiến về Bộ chứng từ. Bước 8: nhận được điện báo có từ ngân hàng mở L/C, ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu sẽ tiến hành báo có cho đơn vị xuất khẩu. Và cũng có thể nhận được thông báo về từ chối thanh toán của Ngân hàng mở trong trường hợp chứng từ không phù hợp. Bước 9: Ngân hàng mở L/C yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán bộ chứng từ và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng.  Trường hợp thanh toán chậm (Usance LC) Ngân hàng mở L/C Ngân hàng xuất khẩu NHẬP KHẨU XUẤT KHẨU (7) Thanh toán (7)/(9) Thanh toán và nhận BCT (5) BCT (4) Hàng hoá (6)BCT/Thư đòi tiền (8) Thanh toán Ngân hàng mở L/C Ngân hàng xuất khẩu (7) Chấp nhận T/T (9) Thanh toán (10) Thanh toán (5) BCT (6)BCT/chỉ thị đòi tiền (8) Thông báo (12) Báo có (11) T/T
  • 19. Bước 4: Tương tự trong trường hợp thanh toán ngay. Đơn vị xuất khẩu nhận được L/C do ngân hàng thông báo gởi đến, tiến hành kiểm tra, đối chiếu với hợp đồng ngoại thương đã ký trước đó. Đây là khâu quan trọng đối với đơn vị xuất khẩu vì thư tín dụng có thể giống với hợp đồng hoặc cũng có thể khác với hợp đồng nhưng khi thanh toán thì phải thực hiện theo điều khoản của thư tín dụng. Vì vậy, sau khi kiểm tra kỹ L/C nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng cho đơn vị nhập khẩu, nếu không đồng ý thì có thể đề nghị điều chỉnh hoặc bổ sung thêm (tu chỉnh L/C) cho đến khi hoàn chỉnh thì mới giao hàng. Bước 5: Sau khi giao hàng, đơn vị xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng điều khoản như L/C. Chứng từ được xuất trình cho ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu thanh toán. Bước 6: Ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu nhận, kiểm tra và xử lý bộ chứng từ do đơn vị xuất khẩu nộp vào và chuyển cho Ngân hàng mở yêu cầu chấp nhận thanh toán hối phiếu. Bước 7: Ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán do ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu gửi đến sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu với những điều khoản quy định trên L/C đã mở trước đây. Nếu bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng mở L/C sẽ tiến hành ký chấp nhận hối phiếu và gửi điện chấp nhận thanh toán cho ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu. Nếu bộ chứng từ không phù hợp với những điều kiện và điều khoản đã ghi trong L/C, ngân hàng mở L/C có quyền từ chối chấp nhận thanh toán L/C hoặc có thể xin ý kiến của người yêu cầu mở L/C về việc chấp nhận thanh toán lô hàng nhập khẩu. Đồng thời gửi thông báo bất hợp lệ cho ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu và chờ ý kiến trả lời từ phía ngân hàng này (theo điều 16 UCP 600). Bước 8: Sauk hi nhận được thông báo chấp nhận thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu của ngân hàng mở L/C hoặc thông báo về sự từ chối của ngân hàng mở, ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu gửi thông báo cho đơn vị xuất khẩu. Bước 9: Ngân hàng phát hành L/C yêu cầu đơn vị nhập khẩu cam kết chấp nhận thanh toán bộ chứng từ khi đến hạn và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu để họ đi nhận hàng. Bước 10: Khi đến hạn thanh toán, đơn vị nhập khẩu thanh toán toàn bộ giá trị hối phiếu cho ngân hàng mở L/C. Bước 11: Ngân hàng mở L/C sẽ tiến hành hoàn trả tiền cho đơn vị xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu theo những chỉ thị trên Coverring letter khi Ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu gửi chứng từ đi. Bước 12: Sau khi nhận được điện chuyển tiền của ngân hàng mở L/C, ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu sẽ báo có cho đơn vị xuất khẩu. 1.4.3.4. Trường hợp áp dụng Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu và nhập khẩu thông qua việc với có một ngân hàng cam kết thanh toán khi bộ chứng từ
  • 20. xuất trình phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C. Đây là phương thức thanh toán sử dụng phổ biến trong trường hợp hai bên chưa có tín nhiệm nhau hoặc lần đầu tiên giao dịch hay trị giá hợp đồng lớn. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được áp dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế vì những ưu điểm sau: Đối với nhà xuất khẩu: - Khi nhận được L/C thì nhà xuất khẩu an tâm vì có được sự cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành. Nếu vì nguyên nhân nào đó mà đơn vị nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản thì ngân hàng phát hành L/C vẫn đảm bảo thanh toán L/C. Ngay cả khi người mua muốn trì hoãn hoặc ngăn cản việc thanh toán thì người bán vẫn có thể được đảm bảo thanh toán nếu người bán thực hiện đúng các điều khoản và điều kiện mà L/C quy định. - Đơn vị xuất khẩu trong trường hợp nghi ngờ khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành L/C thì có thể thoả thuận với người mua áp dụng L/C xác nhận. Nếu trong trường hợp ngân hàng phát hành không thanh toán L/C thì ngân hàng xác nhận sẽ đảm bảo thanh toán L/C. - Trường hợp sử dụng L/C không thể huỷ ngang, người mua và ngân hàng phát hành chỉ có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ L/C cần phải có sự chấp thuận của người bán. - Trong trường hợp Người bán cần được tài trợ trước khi gửi hàng, có thể chiết khấu với người mua phát hàng một L/C có điều khoản đó. Đối với người nhập khẩu: - Người mua có thể chủ động mở L/C để mua hàng hoá theo yêu cầu của mình, và được ngân hàng cam kết thanh toán lô hàng nhập khẩu. - Khi vận dụng phương thức thanh toán bằng L/C thì người mua yên tâm vì người bán sẽ tuân thủ những điều khoản và điều kiện kể cả những chứng từ theo quy định trong L/C. Ngân hàng mở L/C thay mặt đơn vị nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ hoàn hảo thì ngân hàng mới thanh toán. - Với nhiều loại L/C cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với thực tiễn thương mại. - Thông qua việc mở và điều chỉnh L/C, cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể bổ sung và điều chỉnh một số điều khoản trong hợp đồng ngoại thương phù hợp với thực tiễn. - Thông qua phương thức tín dụng chứng từ, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể nhận được sự tài trợ của Ngân hàng khi thiếu vốn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì việc sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ còn có những hạn chế nhất định: - Phương thức này có thủ tục rườm rà phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, phí cao. - Doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ cần phải am hiểu kỹ thuật ngoại thương và thanh toán quốc tế. Nếu sự hiểu biết không nhất
  • 21. quán hoặc không thể đáp ứng một số điều khoản hoặc điều kiện của người mua được quy định trong L/C thì người bán có thể không được đảm bảo thanh toán hoặc có thể bị trì hoãn thanh toán. - Đặc biệt đối với L/C có thể huỷ ngang, người bán phải thật thận trọng vì người mua có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ L/C vào bất cứ lúc nào mà không cần báo trước hay sự chấp nhận của người bán. - Còn trong L/C không huỷ ngang, chỉ có ngân hàng phát hành cam kết thanh toán. Nếu như ngân hàng phát hành bị phá sản hoặc luật pháp của quốc gia người mua có những hạn chế thanh toán thì người bán phải chịu những rủi ro do không được thanh toán hoặc bị thanh toán chậm trễ. - Bên cạnh đó khách hàng cũng gặp những bất lợi như: họ không thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ trừ khi có sự chấp nhận của người bán và ngân hàng phát hành, người mua phải chịu phí tổn mở L/C và các chi phí khác. - Nếu như người bán muốn gian lận thì họ sẽ gửi hàng kém chất lượng mặc dù các chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C để được thanh toán. Đến khi người mua phát hiện thì đã thanh toán vì trong các nghiệp vụ tín dụng chứng từ tất cả các bên đều giao dịch bằng chứng từ. Mặt khác, sử dụng phương thức tín dụng chứng từ không phải là một phương thức đảm bảo an toàn tuyệt đối trong thanh toán, vì trên thực tế rủi ro vẫn có thể xảy ra. Nếu như người mua, người bán cố tình lừa đảo, ngân hàng mất khả năng thanh toán hoặc do ngân hàng còn yếu kém về trình độ dẫn đến những sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Rủi ro có thể xuất phát từ vận chuyển hàng hoá, bảo hiểm,… Phương thức tín dụng chứng từ chủ yếu dựa trên chứng từ. Do đó, trong thực tế vẫn còn trường hợp giả mạo, trong trường hợp đối tác có ý đồ lừa đảo thì phương thức này không còn là biện pháp hữu hiệu bảo vệ cho phía bên kia. Thế nên, kết quả của việc thanh toán còn phụ thuộc vào sự hiểu biết kỹ thuật thanh toán, sự vận dụng, tính trung thực và thiện chí của các bên tham gia. 1.5. Một số rủi ro trong hoạt động TTQT Rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một bên tham gia bị vi phạm. Rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán, mà còn được hiểu rộng ra là bất kỳ một sự chậm trễ nào trong các khâu của quá trình TTQT. Để dễ hiểu thì bài viết sẽ tiến hành phân loại rủi ro theo các phương thức thanh toán quốc tế vừa trình bày ở trên. Cụ thể với từng phương thức thì rủi ro sẽ được xem xét ở các khía cạnh: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và Ngân hàng. 1.5.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền Trong phương thức thanh toán chuyển tiền, Ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán phục vụ khách hàng, với vị trí trung gian giữa người chuyển trả tiền và người thụ hưởng, thực
  • 22. hiện lệnh của các bên liên quan. Vì vậy, Ngân hàng không thể can thiệp vào thiện chí của bên chi trả cho bên thụ hưởng. 1.5.1.1. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu: Rủi ro cho người mua nếu sau khi chuyển tiền xong, người bán bị phá sản hoặc giao hàng không đúng số lượng, chủng loại, chất lượng kém hay thời gian giao hàng không theo đúng thoả thuận làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của người mua. Vì thế, nếu buộc phải thanh toán theo phương thức này, nhà nhập khẩu nên yêu cầu ngân hàng của nhà xuất khẩu phát hành cho mình một thư bảo lãnh về số tiền ứng trước đó, để tránh rủi ro mất tiền khi người bán không thực hiện những nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng ngoại thương. 1.5.1.2. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu: Rủi ro xảy ra với người bán trong trường hợp nếu người mua thanh toán sau khi xuất hàng thì việc thanh toán sẽ phụ thuộc vào thiện chí của người mua, do đó bên bán dễ bị bên mua chiếm dụng vốn trong thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán. 1.5.1.3. Rủi ro đối với ngân hàng: a. Đối với ngân hàng phục vụ người mua: Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng phục vụ người mua khi Ngân hàng cho vay thanh toán để người mua nhập hàng, khi hàng về không đúng phẩm chất, quy cách, thương vụ thua lỗ hoặc người mua mất khả năng thanh toán thì sẽ gây tổn thất cho ngân hàng vì không thu được nợ. b. Đối với ngân hàng phục vụ người bán: Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng phục vụ người bán trong trường hợp Ngân hàng cho vay thu mua, sản xuất hàng hoá xuất khẩu, người bán không thu được tiền, ảnh hưởng đến thu nợ của Ngân hàng. Hoặc rủi ro của việc chuyển sai hoặc chuyển nhầm số tiền cần thanh toán, điều này có thể do công nghệ thanh toán lạc hâu, chất lượng đường truyền kém hoặc do sự tắc trách, cẩu thả của cán bộ thanh toán. Như vậy, phương thức thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, thủ tục nhanh gọn đối với ngân hàng. Trong phương thức này, ngân hàng đóng vai trò trung gian, do đó rủi ro đối với ngân hàng trong trường hợp này đa số gắn liền với rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Do những ưu nhược điểm trên nên trong ngoại thương phương thức chuyển tiền này chỉ áp dụng trong trường hợp các bên mua bán có uy tín và tin cậy lẫn nhau hoặc thường dùng để thanh toán các chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu như: bảo hiểm, vận chuyển, bưu điện,… 1.5.2. Phương thức thanh toán nhờ thu 1.5.2.1. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu Trong phương thức nhờ thu, người mua do quy định họ phải có trách nhiệm trả tiền ngay hoặc chấp nhận hối phiếu (trả chậm) trước khi nhận hàng, vì vậy không có điều kiện kiểm tra hàng hoá trước, người mua có thể gặp rủi ro do hàng hoá giao không đúng quy cách, phẩm chất với chứng từ hoặc với hợp đồng trước đó. 1.5.2.2. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu Trong phương thức nhờ thu thì rủi ro chủ yếu thuộc về nhà xuất khẩu.
  • 23. Đối với phương thức nhờ thu trơn thì sẽ không đảm bảo quyền lợi cho bên bán vì việc trả tiền và nhận hàng tách rời, không có ràng buộc lẫn nhau. Do đó, người mua có thể nhận hàng mà không chịu trả tiền hoặc trì hoãn việc trả tiền. Đối với phương thức thanh toán bằng nhờ thu kèm chứng từ, người bán không chỉ nhờ ngân hàng thu hộ tiền mà còn đảm bảo được khả năng quản lý hàng hoá của mình với người mua. Có bộ chứng từ, đặc biệt là chứng từ vận chuyển (Bill of lading) thì quyền lợi của bên bán được đảm bảo hơn vì có sự ràng buộc giữa việc thanh toán và nhận hàng của người mua. Nghĩa là người mua muốn lấy chứng từ để nhận được hàng thì phải thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Tuy nhiên trong phương thức này vẫn xảy ra rủi ro đối với bên bán vì bên bán chỉ đảm bảo được việc quản lý hàng hoá của mình chứ không thể quản lý được “thiện chí thanh toán của người mua”. Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ, không cần nhận hàng, không thanh toán khi giá cả trên thị trường biến động dẫn đến bất lợi cho người bán trong việc giải toả hàng hoá và tiêu thụ số hàng đã được xuất. 1.5.2.3. Rủi ro đối với ngân hàng thu hộ Đối với các ngân hàng ngoài sự cẩn trọng khi thực hiện đúng chỉ thị nhờ thu của khách hàng thì rủi ro chủ yếu của họ là rủi ro tín dụng: a. Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu: gặp rủi ro khi chiết khấu bộ chứng từ tài trợ vốn cho người xuất khẩu nhưng sau đó người nhập khẩu từ chối thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu. b. Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu: gặp khó khăn khi cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu nhưng hàng hoá của họ nhập về bị khó khăn trong tiêu thụ hoặc gặp bất lợi về giá (lúc mua về thì giá cao sau đó thì giá cả trên thị trường biến động và họ chỉ bán được giá thấp). 1.5.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.5.3.1. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu Việc thanh toán của NH cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. NH chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho NH chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NH phát hành. 1.5.3.2. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu: Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng tương
  • 24. tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một NH hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi. 1.5.3.3. Rủi ro đối với ngân hàng: a. Đối với ngân hàng phát hành: Với việc mở L/C cho người hưởng lợi, Ngân hàng phát hành đã thay mặt người nhập khẩu cam kết việc thanh toán cho người hưởng lợi, điều đó có nghĩa là Ngân hàng phát hành sẽ trả tiền cho người thụ hưởng thực hiện đầy đủ các điều kiện trong L/C (Bộ chứng từ phù hợp) ngay cả khi người mở không trả hay không muốn thanh toán L/C và lúc này Ngân hàng phát hành sẽ gặp phải rủi ro. Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành L/C, Ngân hàng cần thẩm định nhà nhập khẩu một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng. Bên cạnh đó, đối với trường hợp loại L/C không thể huỷ ngang khi đã được phát hành thì Ngân hàng không thể tự ý huỷ bỏ hoặc sửa đổi, chỉ được phép thông báo sai sót của bộ chứng từ trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được bộ chứng từ, nếu qua thời hạn đã quy định thì ngân hàng phát hành sẽ mất quyền từ chối và phải chịu mọi rủi ro, tổn thất. b. Đối với ngân hàng thông báo: NH thông báo là NH được NH mở yêu cầu thông báo một L/C do NH mở phát hành cho người bán. NH thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với NH thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì NH thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan. c. Đối với ngân hàng chiết khấu: NH chiết khấu là NH được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ NH nào nếu L/C cho chiết khấu tự do. Cũng như NH phát hành, NH chiết khấu có thể gặp phải rủi ro nếu như không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo các điều kiện của UCP600. Rủi ro xảy ra đối với NH chiết khấu phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của NH mở và nhà nhập khẩu. Ngân hàng này sẽ phải chịu mọi rủi ro nếu Ngân hàng phát hành L/C từ chối thanh toán. Đặc biệt trong trường hợp Ngân hàng chiết khấu đồng thời là Ngân hàng xác nhận L/C thì Ngân hàng đó sẽ không có quyền truy đòi lại người xuất khẩu số tiền đã chiết khấu. d. Đối với Ngân hàng xác nhận: NH xác nhận thường là NH lớn có uy tín hoặc NH có quan hệ tiền gửi, tiền vay với NH mở, được NH mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như NH mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với NH xác nhận, khi tham gia xác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi ro đối với NH xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của NH mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh
  • 25. toán thay cho NH mở L/C do NH mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trong lĩnh vực KT như: - Nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện... Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu Châu Á, với tiềm năng tăng trưởng rất lớn trong các năm tiếp theo. - Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, các quan hệ và cân đối chủ yếu trong nền kinh tế (tích luỹ - tiêu dùng, thu – chi ngân sách…) được cải thiện; việc huy động các nguồn nội lực cho phát triển có tiến bộ, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách Nhà nước vượt dự kiến. Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh. Đã tạo dựng thêm nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng… - Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập KTQT có bước tiến quan trọng. Một số sản phẩm của ta đã có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế với thương hiệu có uy tín. - Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN bước đầu được xây dựng; một số loại thị trường mới hình thành; thị trường hàng hoá phát triển tương đối nhanh. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục có những chuyển biến tích cực và điều đáng chú ý là hầu hết các dự án lớn được cấp phép triển khai rất nhanh, nhất là các dự án trọng điểm mang ý nghĩa KT cao. Tăng trưởng về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và XK là các nhân tố chủ chốt thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của VN trong thời gian qua. Ngoài ra, việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng đầu tư nước ngoài. - Về tình hình XNK: XK và NK đều tăng trưởng nhanh chóng. Kim ngạch XNK của cả nước năm 2013 và 2014 lần lượt đạt 264 tỷ USD và 287 tỷ USD. Các mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam là: than đá, dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, hàng điện tử máy tính, thuỷ sản,dầu thô... Tăng trưởng các nhóm mặt hàng cũng phản ánh tính tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu XK, hiện đã có khoảng 30 nhóm mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD. Nhìn chung, nhóm các mặt hàng công nghiệp đều tăng trưởng khá tốt. Về cơ cấu thị trường, hàng hoá Việt Nam đã có mặt ở trên hơn 200 thị trường, trong đó khu vực Châu Á vẫn chiếm ưu thế (khoảng gần 50%) song đã giảm dần về tỷ trọng. Khu
  • 26. vực Châu Âu cũng có xu hướng giảm nhẹ về tỷ trọng, chiếm trên 20%. Trong khi đó thị trường Châu Mỹ và Châu Phi tăng mạnh cả về kim ngạch tuyệt đối lẫn tỷ trọng. - Tình hình thị trường tài chính - tiền tệ: Trong khoảng thời gian qua, thị trường tài chính tiền tệ có bước tiến quan trọng. Nhìn chung thị trường tài chính Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng tốt và đang ngày càng hội nhập với thị trường tài chính quốc tế. Các định chế tài chính ngày càng nâng cao vai trò trung gian tài chính trong nền kinh tế. Nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển khá và đa dạng cơ bản đáp ứng chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH. 2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA CÁC NHTMVN 2.2.1. Khái quát hoạt động của NHTM VN Hiện nay, hệ thống NHTMVN gồm có các loại hình như: 2 NHTMNN, 38 NHTMCP, 4 NH liên doanh tại VN và 66 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Nếu như trong giai đoạn nền kinh tế bao cấp trước đây, NHNTVN là NH duy nhất độc quyền kinh doanh trong lĩnh vực TTQT, thì từ khi chuyển sang cơ chế thị trường các NH đều được phép thực hiện TTQT, nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào 4 NHTM lớn của NN (như: NHNTVN, NHCTVN, NHĐT&PTVN, NHNNoVN, trong đó NHNTVN vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất) và một số NHTMCP như: Eximbank, Á Châu, Đông Á… Đa số các NH đều cung cấp các tiện ích của NH trong thanh toán XNK, tốc độ thanh toán nhanh vì hầu hết NH đều tham gia hệ thống thanh toán SWIFT với những phương thức thanh toán phổ biến như: tín dụng chứng từ, nhờ thu chuyển tiền, cho vay thanh toán L/C, chiết khấu bộ chứng từ hàng XK… Trong lĩnh vực TTQT, các NHTMVN đã áp dụng hầu hết các nghiệp vụ TTQT như: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, thư tín dụng, bảo lãnh… theo các quy tắc và chuẩn mực quốc tế, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lựa chọn các nghiệp vụ phù hợp. Các NHTM đã có đổi mới mạnh mẽ về công nghệ thông tin. Thanh toán trong nước nhanh chóng, an toàn cũng góp phần quan trọng vào thành công của hoạt động TTQT vì hoạt động thanh toán trong nước và hoạt động TTQT có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ năm 1995, VN bắt đầu tham gia hệ thống thanh toán viễn thông liên NH quốc tế SWIFT. Tới nay đã có trên 50 NHTMVN thực hiện TTQT và là thành viên của SWIFT. Khối lượng thanh toán qua SWIFT hiện đã chiếm đa số doanh số, nhờ vậy việc thanh toán được tiến hành nhanh nhạy, chính xác và an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Những năm vừa qua cũng là thời gian các NHTMVN hoàn thành toàn diện, vượt trội kế hoạch kinh doanh, vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng gắn với chất lượng, an toàn, hiệu quả. Những kết quả nổi bật của các NHTMVN trong thời gian qua là: hoàn thành vượt mức, toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh; nỗ lực nâng cao năng lực tài chính và thực hiện minh bạch, công khai hoạt động kinh doanh; phát triển mạnh mẽ và nâng tầm quan hệ hợp tác đầu tư với các đối tác chiến lược tại thị trường trong nước và quốc tế; sử dụng có hiệu quả nền tảng công nghệ thông tin hiện đại trong ứng dụng và phát triển sản phẩm; tiếp tục mở rộng mạng lưới kinh doanh, kênh phân phối theo đúng định hướng phát triển; chuẩn bị những điều kiện cần
  • 27. thiết để CPH; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác quản trị điều hành hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Với những nỗ lực của hệ thống NH trong thời gian qua, chất lượng các dịch vụ, tiện ích NH đã có bước cải thiện đáng kể, hoạt động thanh toán qua NH cũng phát triển mạnh. Hệ thống NH đã có bước đột phá nhờ triển khai thành công hệ thống thanh toán điện tử liên NH và tham gia mạng TTQT. Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán giảm, số lượng tài khoản cá nhân trong hệ thống NH tăng khá nhanh. Hệ thống ATM cũng tăng trưởng mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu thanh toán phi tiền mặt. 2.2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của NHTMVN Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, có được sự ổn định và có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm khá cao. Hệ thống ngân hàng đã dần hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế và có mối quan hệ hợp tác chính thức với nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Và cũng sau khoảng thời gian năm hoạt động TTQT, các NHTMVN đã có nhiều kinh nghiệm hơn và từng bước lớn mạnh lên nhiều so với trước. Với sự cố gắng nỗ lực của mình, các NHTMVN đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển nền kinh tế đất nước. Hoạt động TTQT của NHTMVN đã có một vai trò không nhỏ trong việc đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi khủng hoảng và có sự tăng trưởng khá nhanh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Những năm vừa qua là thời gian đánh dấu nỗ lực của các NHTMVN trong cam kết hội nhập với thị trường ngân hàng, tài chính khu vực và quốc tế. Hoạt động TTQT đã góp phần phục vụ và thúc đẩy sự phát triển của nền KTQD thời gian qua. Trong giai đoạn mới chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của NN và mất đi sự trợ giúp của các nước XHCN (do sự sụp đổ của Liên Xô cũ và khối các nước XHCN), nền kinh tế của Việt Nam gặp vô vàn khó khăn, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu…, thì TTQT chính là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, góp phần đắc lực trong việc thu hút nguồn vốn ngoại tệ và thiết bị công nghệ hiện đại về phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Thông qua hoạt động TTQT, các NHTM và các DN VN đã thu hút hàng tỷ đôla mỹ, hàng triệu tấn thiết bị công nghệ và hàng hoá về cho đất nước. Cùng với sự gia tăng của nhu cầu NK trong nước và năng lực XK của khách hàng, tổng trị giá thanh toán XNK đều liên tục tăng qua các năm. Đối tượng hàng hoá XNK được mở rộng, thị trường thanh toán được phát triển và loại tiền tệ thanh toán đa dạng hơn như JPY, EUR, CAD, AUD… So với kim ngạch XNK, doanh số TTQT qua hệ thống NH hằng năm đều chiếm trên 80%. Tỷ lệ còn lại thuộc về một số trường hợp như hàng đổi hàng, thanh toán trực tiếp tại biên giới bằng tiền mặt… Các NH luôn tạo điều kiện cho các DN tăng cường hoạt động XK thực hiện theo chủ trương khuyến khích XK của NN, nhằm thu về ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Doanh số hoạt động TTQT tăng nhanh trong những năm qua. Hiệu quả hoạt động TTQT cũng tốt hơn, thể hiện ở số lượng hoạt động TTQT tăng nhanh và doanh thu do TTQT mang lại nhiều hơn. TTQT góp phần to lớn trong việc hỗ trợ các DN XNK VN thực hiện các thương vụ được nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả. Đây là một thành công đáng ghi nhận của các NHTMVN trong việc tăng thu ngoại tệ về cho đất nước. Không chỉ tăng về doanh số mà hoạt động TTQT của NHTM còn được cải thiện rất nhiều về chất lượng, thể hiện qua kỹ năng xử lý các nghiệp vụ phức tạp liên quan tới các loại L/C dự phòng, L/C chuyển nhượng… Trình
  • 28. độ cán bộ làm công tác TTQT liên tục được nâng cao qua các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở trong nước và ở nước ngoài. Bảng 2.5: Doanh số Thanh toán quốc tế của 4 NHTM lớn nhất VN (Đơn vị: Triệu USD) 2 010 2 011 2 012 2 013 2 014 BIDV 9,500 10,500 11,648 12,575 13,550 Vietin bank 9,270 11,853 15,315 20,364 23,010 Agriba nk 8,787 14,550 17,571 18,393 20,340 Vietco mbank 30,670 40,955 52,395 53,750 58,500 Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM
  • 29. Biểu đồ 2.5 – Doanh số TTQT của 4 NHTM lớn nhất VN - Về TTXK: Doanh số TTXK của các NHTM bao gồm doanh số thanh toán theo hình thức L/C, nhờ thu và chuyển tiền đến cho các tổ chức, dự án và định chế tài chính. Trong đó, phương thức chuyển tiền luôn chiếm tỷ trọng cao cả về doanh số lẫn số món. Việc chiết khấu chứng từ hàng xuất (tài trợ sau khi giao hàng) được thực hiện phần lớn cho các đối tượng khách hàng là DN vừa và nhỏ. Các mặt hàng XK chủ lực được thanh toán qua các NHTMVN là: dầu thô, gạo, thuỷ sản, giày dép, dệt may, cao su, chè... - Về TTNK: Nhìn chung các mặt hàng NK chính được thanh toán qua các NHTM theo phương thức L/C, nhờ thu là những mặt hàng chủ đạo của Việt Nam, gồm xăng dầu, sắt thép và máy móc thiết bị... 2.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM thông qua một số chỉ tiêu 2.2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng Bảng 2.6 Đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM qua một số chỉ tiêu (Đơn vị : tỷ VND) TÊN CHỈ TIÊU CHỈ TIÊU 9,500 10,500 11,648 12,575 13,550 9,270 11,853 15,315 20,364 23,010 8,787 14,550 17,571 18,393 20,340 30,670 40,955 52,395 53,750 58,500 - 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 2010 2011 2012 2013 2014 BIDV Vietinbank Agribank Vietcombank
  • 30. NH 2010 20 11 2 012 2 013 2 014 Vietc ombank Tổng doanh thu (DT) 5,606 6,4 45 7, 089 7, 718 8, 358 DT TTQT 264 31 5 3 57 4 12 4 76 CP TTQT 35 41 4 7 4 9 5 4 LN TTQT 229 27 4 3 10 3 63 4 22 LN TTQT/ DT TTQT 0.867 4 0.8 698 0. 8683 0. 8811 0. 8866 DT TTQT/ Tổng DT 0.047 1 0.0 489 0. 0504 0. 0534 0. 0570 CP TTQT/ DT TTQT 0.132 6 0.1 302 0. 1317 0. 1189 0. 1134 BID V Tổng doanh thu (DT) 3,642 4,1 52 4, 816 5, 730 6, 876 DT TTQT 175 18 9 2 02 2 56 3 02 CP TTQT 20 25 3 1 3 6 4 1 LN TTQT 155 16 4 1 71 2 20 2 61 LN TTQT/ DT TTQT 0.885 7 0.8 677 0. 8465 0. 8594 0. 8642 DT TTQT/ Tổng DT 0.048 1 0.0 455 0. 0419 0. 0447 0. 0439 CP TTQT/ DT TTQT 0.114 3 0.1 323 0. 1535 0. 1406 0. 1358 Vieti nbank Tổng doanh thu (DT) 2,641 3,0 90 3, 646 4, 047 4, 492 DT TTQT 137 14 8 1 69 1 75 1 98 CP TTQT 23 29 3 3 3 5 3 9 LN TTQT 114 11 9 1 36 1 40 1 59 LN TTQT/ DT TTQT 0.832 1 0.8 041 0. 8047 0. 8000 0. 8030 DT TTQT/ Tổng DT 0.051 9 0.0 479 0. 0464 0. 0432 0. 0441 CP TTQT/ DT TTQT 0.167 9 0.1 959 0. 1953 0. 2000 0. 1970 Agri bank Tổng doanh thu (DT) 6,970 8,6 79 9, 527 1 0,302 1 1,759 DT TTQT 187 20 9 2 45 2 97 3 12 CP TTQT 27 30 3 4 4 0 4 7 LN TTQT 160 17 9 2 11 2 57 2 65
  • 31. LN TTQT/ DT TTQT 0.855 6 0.8 565 0. 8612 0. 8653 0. 8494 DT TTQT/ Tổng DT 0.026 8 0.0 241 0. 0257 0. 0288 0. 0265 CP TTQT/ DT TTQT 0.144 4 0.1 435 0. 1388 0. 1347 0. 1506 Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM Qua bảng phân tích trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng: - Doanh thu TTQT, chi phí TTQT và lợi nhuận TTQT của các NHTM có hiều hướng gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng của doanh thu TTQT luôn cao hơn tốc độ tăng của chi phí cho hoạt động TTQT, do vậy lợi nhuận TTQT luôn có chiều hướng tăng lên. Chi phí cho hoạt động TTQT là một trong những nhân tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận TTQT, chi phí TTQT tăng thì lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại. Do đó, để tăng lợi nhuận TTQT thì các NHTM cần phải có biện pháp cắt giảm và sử dụng chi phí cho hoạt động TTQT một cách tối ưu nhất. - Tỷ trọng giữa lợi nhuận TTQT và doanh thu TTQT cũng có chiều hướng gia tăng qua các năm, điều này chứng tỏ rằng hoạt động TTQT của các NHTM đã từng bước phát triển và mang lại hiệu quả tốt hơn. - Tỷ trọng giữa doanh thu do hoạt động TTQT mang lại trên tổng doanh thu của các NHTM tuy không cao, song nó cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu của các NHTM. Có thể nhận thấy rằng, doanh thu do hoạt động TTQT của các NHTMVN chưa cao, nguyên nhân là vì các NHTMVN vẫn chưa có một chiến lược lâu dài và cụ thể để phát triển hoạt động TTQT; trình độ công nghệ và trình độ cán bộ phục vụ cho hoạt động TTQT chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của hoạt động TTQT; và hơn thế nữa là các NHTM chưa có được chính sách khách hàng linh hoạt, mềm dẻo để nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Đầu tư cho phát triển hoạt động TTQT của các NHTMVN có thể coi là hết sức mới mẻ (trừ NHNTVN) do đó đòi hỏi cần phải có thời gian mới phát huy được hiệu quả. 2.2.3.2. Các chỉ tiêu định tính (1) Hoạt động TTQT góp phần tăng cường và củng cố nguồn vốn ngoại tệ cho ngân hàng Sự phát triển nghiệp vụ NH quốc tế của các NHTMVN những năm qua gắn với sự tăng trưởng các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến ngoại tệ như vay và cho vay trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn trong và ngoài nước, đầu tư tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán thẻ, séc, chi trả kiều hối… các nghiệp vụ này góp phần tạo ra sự thay đổi cả về chiều rộng và chiều sâu trong quan hệ với khách hàng trong nước và quốc tế.
  • 32. Do các NHTMVN có những chính sách khuyến khích khách hàng khi thu được giá trị kim ngạch XK của lô hàng sẽ kết hối tại NH theo quyết định số 180/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ, số còn lại khách hàng cũng sẽ gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn tại NH làm cho nguồn vốn huy động tại NH tăng lên. Lý do một phần do tỷ lệ kết hối, phần khác là do kim ngạch XK của một số mặt hàng chủ lực như dầu thô, thuỷ sản, gạo tăng mạnh trong thời gian qua cũng làm cho nguồn vốn của NH tăng lên. Bảng 2.7: Tăng trưởng nguồn vốn của 4 NHTM lớn nhất VN (Đơn vị: Tỷ VNĐ) Năm/T CTD 2010 2011 2012 2013 2014 Vietco mbank 307. 621 366. 722 414. 475 468. 994 576. 898 BIDV 366. 268 405. 755 484. 785 550. 794 617. 245 Vietin bank 367. 712 460. 420 503. 530 576. 368 661. 132 Agriba nk 534. 987 562. 245 614. 964 651. 468 690. 191
  • 33. Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM Biểu đồ 2.7 – Tăng trưởng nguồn vốn của 4 NHTM lớn nhất VN (2) Hoạt động TTQT góp phần thúc đẩy nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng phát triển Hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng đánh dấu những nỗ lực của các NHTMVN trong việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các DN XNK VN. Các NHTMVN đã thực hiện giao dịch với nhiều loại ngoại tệ khác nhau như: USD, EUR, JPY, GBP, AUD... Hoạt động mua bán ngoại tệ được quản lý tập trung tại Hội sở chính, theo đó các giao dịch bán buôn ngoại tệ trên liên NH chỉ được thực hiện tại Hội sở chính. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Hội sở chính đã từng bước được chuyên nghiệp hoá với việc áp dụng hệ thống công nghệ phần mềm có tính năng xử lý trực tuyến và theo đó các giao dịch được tự động cập nhật từ chương trình giao dịch Reutes Dealing vào chương trình quản lý, kiểm soát hạn mức trên máy, phê duyệt trên máy và chuyển tự động, trực tuyến tới bộ phận BO. 366,268 405,755 484,785 550,790 617,250 367,712 460,420 503,530 576,370 661,130 534,987 562,245 614,964 651,468 690,190 307,621 366,722 414,475 468,990 576,900 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 2010 2011 2012 2013 2014 BIDV Vietinbank Agribank Vietcombank
  • 34. Trong giai đoạn 2010-2014, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTMVN có nhiều thuận lợi, đó là do kim ngạch XNK của VN tăng mạnh, nguồn kiều hối dồi dào và tỷ giá USD/VND khá ổn định. Do bám sát diễn biến về lãi suất trên thị trường quốc tế và trong nước, các NHTMVN đã kịp thời điều chỉnh lãi suất huy động USD và chú trọng phát triển các sản phẩm mới như SWAP lãi suất (IRS) với nước ngoài, sản phẩm quyền chọn ngoại tệ – VND, hợp đồng lãi suất kỳ hạn (FRA). Việc tham gia vào các hợp đồng phái sinh lãi suất với các đối tác nước ngoài và các hợp đồng phái sinh ngoại hối đã mang lại cho các NHTMVN thêm nhiều phương thức phòng ngừa rủi ro và đáp ứng kịp thời nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng. Doanh thu do hoạt động kinh doanh ngoại tệ mang lại đã góp phần làm tăng tổng doanh thu chung của NHTM. Bảng 2.8: Doanh số Kinh doanh ngoại tệ của các NHTM lớn nhất VN (Đơn vị: Triệu USD) Năm/T CTD 2010 2011 2012 2013 2014 Vietco mbank 32.3 50 34.5 00 24.1 00 45.2 00 54.6 87 BIDV - - - - - Vietin bank 11.1 00 13.6 79 19.0 00 32.6 00 43.1 26 Agriba nk 10.1 86 12.5 67 14.5 99 16.0 96 17.6 65
  • 35. Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM Biểu đồ 2.8 – Doanh số kinh doanh ngoại tệ của 4 NHTM lớn nhất VN (3) Hoạt động TTQT góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng XNK của ngân hàng phát triển Bảng 2.9: Dư nợ cho vay của 4 NHTM lớn nhất VN (Đơn vị: Tỷ VNĐ) Năm/T CTD 2010 2011 2012 2013 2014 Vietco mbank 171. 241 204. 089 235. 870 267. 863 316. 289 BIDV 248. 288. 344. 375. 418. 11,100 13,679 19,000 32,600 43,126 10,186 12,567 14,599 16,096 17,665 32,350 34,500 24,100 45,200 54,687 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2010 2011 2012 2013 2014 BIDV Vietinbank Agribank Vietcombank
  • 36. 898 080 009 890 280 Vietin bank 231. 435 290. 398 329. 683 372. 989 435. 523 Agriba nk 420. 420 440. 895 480. 616 530. 600 605. 324 Biểu đồ 2.9 – Dư nợ cho vay của 4 NHTM lớn nhất VN Hoạt động tín dụng XNK chiếm một thị phần quan trọng trong tổng dư nợ cho vay khách hàng của các NHTMVN. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động XNK hàng hoá đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thúc đẩy phát triển KT, các NHTMVN đã không 248,898 288,080 344,009 375,890 418,280 231,435 290,398 329,683 372,990 435,520 420,420 440,895 480,616 530,600 605,320 171,241 204,089 235,870 267,860 316,290 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2010 2011 2012 2013 2014 BIDV Vietinbank Agribank Vietcombank