SlideShare a Scribd company logo
1 of 57
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
1
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIBANK
NHẬN LÀM THUÊ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0934.573.149
WEBSITE: VIETBAOCAOTHUCTAP.NET
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
 Vibank: Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
 L/C: Thư tín dụng
 TDCT: Tín dụng chứng từ
 TMCP: Thương mại cổ phần
 NHNN: Ngân hàng Nhà Nước
 Vietcombank: Ngân hàng Ngoại Thương
 UCP: Quy tắc thống nhất và thực hành về tín dụng chứng từ
 SWIFT: Tổ chức viễn thông tài chính quốc tế toàn cầu
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay trong xu thế quốc tế hoá toàn cầu của nhân loại, hoạt động giao
lưu kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng mạnh mẽ và trở thành một nhân tố quan
trọng đối với mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Là một
nước nằm trong khu vực Đông Nam á - một khu vực có nền kinh tế sôi động thu
hút được nhiều sự quan tâm và đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã không ngừng
đổi mới mình để có thể tham gia vào tiến trình hợp tác quốc tế. Trong thời gian
qua, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã được Nhà Nước khuyến
khích hoạt động bằng cách đưa ra các chính sách đúng đắn, ưu đãi để hỗ trợ cho
hoạt động của họ. Và thực tế trong thời gian qua, các doanh nghiệp này đã và
đang hoạt động một cách tích cực, có hiệu quả. Điều này đã đóng góp rất lớn và
việc thúc đẩy, phát triển lĩnh vực thương mại quốc tế của Việt Nam. Trước tình
hình đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đang cố gắng hoàn thiện và
nâng cao các nghiệp vụ thanh toán quốc tế để hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu xuất
nhập khẩu của khách hàng. Vibank tuy mới được thành lập từ 18/09/1996 nhưng
đã có khá nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Phương thức
thanh toán quốc tế được sử dụng chủ yếu ở nước ta là phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ. Đây là một phương thức thanh toán bảo vệ quyền lợi bình
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
3
đẳng của các bên tham gia bởi tính ưu việt của nó. Do vậy, Việt Nam với hoạt
động ngoại thương còn non trẻ thì sử dụng phương thức này sẽ giúp bảo vệ được
lợi ích và tránh bị lừa gạt trong thương mại quốc tế. Nhận thức được tính phù
hợp và tầm quan trọng của thanh toán tín dụng chứng từ đối với hoạt động xuất
nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn hiện nay, nên em chọn đề tài: “Giải pháp
phát triển thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt
Nam (Vibank)” để phục vụ cho chuyên đề tốt nghiệp với mong muốn đóng góp
một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả của thanh toán tín dụng chứng từ
tại Ngân hàng.
Kết cấu của chuyên đề: Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề tốt
nghiệp gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ của NHTM.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Vibank.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thanh toán tín dụng
chứng từ tại Vibank.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hữu Tài và
sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
(Vibank) trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
4
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM
1.1 Khái quát chung về thanh toán quốc tế
1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế
Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới, các quốc gia đều ra sức đẩy mạnh
hoạt động thương mại quốc tế của nước mình, dẫn đến nhu cầu thanh toán quốc
tế ngày càng gia tăng và phát triển.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ
sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này
với tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức
quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên
quan.
Do đó, phát triển thanh toán quốc tế sẽ tạo điều kiện mở rộng hoạt động
đối ngoại giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Khoảng cách xa về địa lý
giữa các quốc gia khiến cho phương thức “tay trao tay” khó có thể thực hiện
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
5
được giữa các bên xuất nhập khẩu trong quan hệ ngoại thương mà cần phải có
một trung gian đứng ra thay mặt cho mỗi bên thực hiện việc thanh toán và sẽ
được hưởng phí. Trung gian đó chính là các ngân hàng thương mại. Ngoài việc
đảm nhận nghiệp vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng còn là người tư vấn,
hướng dẫn và giải quyết các vướng mắc trong thanh toán cho khách hàng, đồng
thời đảm bảo cho việc thanh toán diễn ra nhanh gọn, tốn ít thời gian và đảm bảo
lợi ích cho cả hai bên xuất khẩu, nhập khẩu.
1.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu
Trong thương mại quốc tế, phương thức thanh toán có một vị trí quan
trọng. Bởi nó là cơ sở để duy trì và phát triển quan hệ buôn bán quốc tế giữa các
nước. Và đặc biệt việc sử dụng phương thức thanh toán quốc tế nào sẽ quyết
định đến hiệu quả cũng như rủi ro mà các bên phải chịu. Trên thực tế có nhiều
phương thức thanh toán quốc tế khác nhau như phương thức ghi sổ, chuyển tiền,
nhờ thu, tín dụng chứng từ... Việc lựa chọn phương thức thanh toán nào là phụ
thuộc vào mức độ quan hệ giữa người mua và người bán, đặc điểm hàng hoá
cũng như sự biến động giá cả hàng hoá trên thị trường.
1.1.2.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance)
Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (ngưòi có
yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền
nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định
thông qua một phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu hoặc bằng
điện (T/T) hoặc bằng (M/T).
Chuyển tiền là một phương thức thanh toán quốc tế đơn giản nhất về thủ
tục và thực hiện nhanh chóng. Nó được áp dụng rất phổ biến ở các nước phát
triển bởi các ưu điểm: đơn giản, thuận lợi,, chi phí giao dịch thấp. Nhưng
phương thức này chỉ được sử dụng khi các bên trong quan hệ mua bán có sự
tin cậy lẫn nhau.
1.1.2.2 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment)
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
6
Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng (người nhập
khẩu), uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu
trên cơ sở tờ hối phiếu do người xuất khẩu ký phát. Có hai loại nhờ thu: nhờ thu
trơn (clean collection) và nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection)
Phương thức thanh toán Nhờ thu (collection payment) hoàn toàn dựa vào
sự tín nhiệm của các bên xuất, nhập khẩu. Thông thường người xuất khẩu không
có lợi nhiều, bởi vì việc thanh toán phụ thuộc vào người nhập khẩu. Ngân hàng
chỉ thực hiện theo đúng chỉ thị trong nhờ thu của người xuất khẩu, không chịu
trách nhiệm về thanh toán tiền hàng.
1.1.2.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit)
Nếu như hai phương thức chuyển tiền và nhờ thu chỉ có thể được đảm bảo
thực hiện khi và chỉ khi các bên tham gia tín nhiệm nhau, thì phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ vẫn có thể đảm bảo quyền lợi cho các bên ngay cả trong
trường hợp các bên mới giao dịch lần đầu và chưa tin tưởng lẫn nhau. Chính vì
vậy mà theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì đây là phương thức thanh toán
thông dụng nhất, an toàn nhất trong thanh toán quốc tế. Sở dĩ như vậy là vì
thanh toán theo phương thức này có hiệu quả cao hơn do những quy định chặt
chẽ trong quy trình thanh toán làm cho quyền lợi và trách nhiệm của các bên
tham gia hợp đồng mua bán được thể hiện một cách bình đẳng, đồng thời sự
tham gia của các ngân hàng giúp cho hai bên xuất nhập khẩu được bảo vệ khỏi
những rủi ro có thể xảy ra. Hiện nay ở Việt Nam và các nước đang phát triển, tỷ
trọng thanh toán bằng L/C chiếm khoảng 80% trong tổng số kim ngạch hàng
hoá xuất nhập khẩu.
1.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.2.1 Định nghĩa tín dụng chứng từ
Theo điều 2 của “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”
(The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits – UCP No 500),
tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: “Theo điều khoản này, những thuật
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
7
ngữ “tín dụng chứng từ” và “thư tín dụng dự phòng” (dưới đây gọi là tín dụng),
có nghĩa là bất cứ một sự thoả thuận nào, cho dù được gọi tên hay được miêu tả
thế nào, theo đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu
và theo chỉ thị của một khách hàng (người yêu cầu phát hành tín dụng) hoặc
nhân danh chính mình:
1. Phải thực hiện việc trả tiền theo lệnh của một người thứ ba (người thụ
hưởng), hoặc phải chấp nhận và trả tiền hối phiếu do người thụ hưởng ký
phát,
hoặc
2. Uỷ quyền cho ngân hàng khác thực hiện việc trả tiền như vậy, hoặc chấp
nhận và trả tiền hối phiếu đó
Hoặc
3. Uỷ quyền cho ngân hàng khác chiết khấu, dựa vào những chứng từ đã
được quy định đảm bảo rằng các điều khoản và điều kiện của tín dụng đã
được phù hợp.
Theo điều khoản này, các chi nhánh của một ngân hàng ở các nước khác
nhau được coi là ngân hàng khác.
Từ định nghĩa tín dụng chứng từ của UCP nêu trên, chúng ta có thể diễn
đạt theo một cách khác như sau:
Tín dụng chứng từ là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong
đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của một khách hàng
(người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả tiền cho người thứ ba, hoặc trả cho bất cứ
người nào theo lệnh của người thứ ba (người thụ hưởng). Có thể chính ngân
hàng phát hành đứng ra trả tiền, chấp nhận, chiết khấu do người hưởng phát
hành; hoặc có thể ngân hàng phát hành uỷ quyền cho một ngân hàng khác trả
tiền, chấp nhận, chiết khấu hối phiếu đó khi người thụ hưởng (nhà xuất khẩu)
xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với quy định đã đề ra trong thư
tín dụng.
1.2.2 Các thành viên tham gia thanh toán tín dụng chứng từ
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
8
Trong quá trình thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ, thông thường có
các bên tham gia như sau:
Người yêu cầu phát hành thư tín dụng (Applicant): là người mua hay người
nhập khẩu
 Ngân hàng phát hành(Issuing bank): là ngân hàng phục vụ người nhập
khẩu, sẽ phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu.
 Người thụ hưởng(Beneficiary): là người xuất khẩu(người bán hàng) hay
bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.
 Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng phục vụ nhà xuất
khẩu, là trung tâm giao dịch giữa ngân hàng mở và người hưởng lợi. Ngân
hàng này kiểm tra tính trung thự của thư tín dụng và thông báo nó cho
người hưởng lợi. Ngân hàng thông báo có thể là ngân hàng đại lý hoặc là
chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước người xuất khẩu.
Trên thực tế, ngoài các thành phần tham gia nêu trên thì tuỳ theo từng loại
thư tín dụng có thể xuất hiện thêm ột số ngân hàng khác trog quá trình thanh
toán như:
 Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là ngân hàng xác nhận trách
nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng đảm bảo việc trả tiền cho người
xuất khẩu, trong trường hợp ngân hàng phát hành không có khả năng
thanh toán.
 Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng được chỉ
định trong thư tín dụng, cho phép ngân hàng đó thực hiện việc thanh
toán,chiết khấu hoặc chấp nhận bộ chứng từ của người thụ hưởng phù
hợp với quy định của tín dụng chứng từ.Tuỳ theo từng nhiệm vụ cụ thể
mà tên gọi của ngân hàng này có thể là:
 Ngân hàng chỉ định thanh toán (Nominated Paying Bank).
 Ngân hàng chỉ định chiết khấu (Nominated Negotiating Bank).
 Ngân hàng chỉ định chấp nhận (Nominated Accepting Bank).
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
9
Trên thực tế, thông thường để giúp nhà xuất khẩu thuận tiện trong việc
nhận tiền hàng tại nước họ thì ngân hàng thông báo ngoài nghiệp vụ thông báo
ra còn làm ba nghiệp vụ trên: thanh toán, chấp nhận, chiết khấu.
 Ngân hàng bồi hoàn(Reimbursement Bank): là ngân hàng được ngân hàng
phát hành uỷ nhiệm thực hiện thanh toán giá trị tín dụng thư cho ngân
hàng được chỉ định thanh toán hoặc chiết khấu. Ngân hàng bồi hoàn
thường tham gia trong trường hợp giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng
được chỉ định không có quan hệ tài khoản trực tiếp với nhau.
1.2.3 Quy trình tóm tắt về ngiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ.
Trong thanh toán quốc tế, tuỳ từng trường hợp cụ thể, tuỳ vào yêu cầu của
người xin mở thư tín dụng và tuỳ vào sự uỷ nhiệm của ngân hàng mở thư tín
dụng mà trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ sẽ có sự tham gia của
bao nhiêu ngân hàng. Thông thường, theo tập quán quốc tế chỉ có hai ngân hàng
tham gia là: ngân hàng mở thư tín dụng và ngân hàng thông báo.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
10
Sơ đồ: Quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ.
Trước hết người xuất khẩu và người nhập khẩu phải kí hợp đồng thương
mại, trong đó lựa chọn điều khoản thanh toán là tín dụng chứng từ.
(1) Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, viết đơn đề nghị mở
tín dụng thư cho người xuất khẩu hưởng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình.
(2) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng ,
nếu đáp ứng các yêu cầu, ngân hàng sẽ phát hành thư tín dụng và thông
qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu để thông báo tới người thụ hưởng.
(3)Ngân hàng thông báo khi nhận được thư tín dụng sẽ khẩn trương thông báo,
chuyển giao thư tín dụng này cho người xuất khẩu.
(4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thì tiến hành
giao hàng theo điều kiện hợp đồng.
(5) Sau khi đã hoàn thành việc giao hàng, người xuất khẩu tiến hành lập bộ
chứng từ thanh toán theo thư tín dụng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình đề
nghị thanh toán.
Ngân hàng thông báo
(Advising Bank)
Ngân hàng phát hành
(Issuing Bank )
Người xuất khẩu
(Beneficiary)
Người nhập khẩu
(Applicant)
(3) (5) (6) (1) (9) (10)
(8)
(7)
(2)
(4)
Hợp đồng
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
11
(6)Ngân hàng thông báo dược chỉ định là ngân hàng thanh toán, sẽ tiến hành
kiểm tra bộ chứng từ do người hưởng lập, nếu thấy phù hợp với các điêu
khoản trong thư tín dụng thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu(trả
tiền ngay hoặc chiết khấu truy đòi/miễn truy đòi).
(7)Sau khi đã thanh toán, ngân hàng chuyển bộ chứng sang ngân hàng phát
hành và đòi tiền.
(8)Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ , nếu đáp ứng những điều kiện
của thư tín dụng thì hoàn lại tiền cho ngân hàng đã thanh toán.
(9)Ngân hàng phát hành báo cho người nhập khẩu biết bộ chứng từ đã đến và
đề nghị họ làm thủ tục thanh toán.
(10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì tiến hành trả tiền
hoặc chấp nhận trả tiền, lúc đó ngân hàng phát hành sẽ trao chứng từ để nhà
nhập khẩu đi nhận hàng. Trong trường hợp người nhập khẩu không thanh
toán, thì ngân hàng cũng không trao chứng từ cho họ.
1.2.4. Thư tín dụng (L/C) – công cụ quan trọng của phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ.
1.2.4.1 Định nghĩa.
Thư tín dụng (letter of credit – L/C) là một văn bản(thư hoặc điện tín)do
ngân hàng phát hành mở ra, trên cơ sở yêu cầu của người nhập khẩu; trong đó
ngân hàng này cam kết trả tiền cho người thụ hưởng với điều kiện họ xuất trình
đầy đủ bộ chứng từ thnah toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng.
Thư tín dụng là một phương tiện quan trọng của phương thức thanh toán
TDCT vì nó ràng buộc các thành phần tham gia như: người xuất khẩu, người
nhập khẩu, ngân hàng thông báo, ngân hàng phát hành...
1.2.4.2 Tính chất thư tín dụng
Thư tín dụng được ngân hàng phát hành lập ra trên cơ sở hợp đồng
thương mại được kí kết giữa hai bên xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên, khi thư tín
dụng được mở thì trong quá trình hoạt động nó lại hoàn toàn dộc lập so với hợp
đồng thương mại. Bởi vì, khi thanh toán ngân hàng không dựa vào hàng hoá mà
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
12
chỉ căn cứ vào việc kiểm tra bộ cứng tù phù hợp với các điều khoản của thư tín
dụng.
1.2.4.3 Các loại thư tín dụng
a. Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C)
Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mặc dù đã được ngân
hàng phát hành ra và trong khi nhà xuất khẩu chuẩn bị giao hàng nhưng nó vẫn
có thể bị nhà nhập khẩu sửa đổi một số điều khoản của L/C hoặc huỷ bỏ toàn bộ
L/C mà không cần báo trước cho người thụ hưởng biết. Tuy nhiên, việc sửa đổi
hay huỷ bỏ L/C chỉ được thực hiện trước khi hàng hoá được rao hoặc vận đơn
chưa được chuyển nhượng. Loại thư tín dụng này không đảm bảo quyền lợi cho
người xuất khẩu. Vì vây, ngày nay hầu như nó không được sử dụng trong
thương mại quốc tế mà chỉ tồn tại trên lý thuyết.
b. Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C)
Đây là loại thư tín dụng sau khi được phát hành, ngân hàng phaircam kết
thực hiện theo đúng những điều khoản của nó, không được tự ý sửa đổi, huỷ bỏ.
Tuy nhiên, thư tín dụng này vẫn có thể được bổ sung, sửa đổi khi có sự thoả
thuận nhất trí của các bên liên quan. Loại L/C này được sử dụng phổ biến nhất
trong thanh toán tín dụng chứng từ. Theo UCP No500 nếu không có ghi chú đặc
biệt về loại thư tín dụng muốn mở thì ngân hàng được quyền hiểu đó là thư tín
dụng không thể huỷ ngang.
c. Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C)
Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, được ột ngân hàng khác có
uy tín đảm bảo trả tiền cho người thụ hưởng, theo yêu cầu của ngân hàng phát
hành L/C đó. Trường hợp ngân hàng phát hành vì một lí do nào đó mà không
thanh toán được tiền thì ngân hàng xác nhận phải có trách nhiệm thanh toán
ngay. Do đó, ngân hàng xác nhận có quyền yêu cầu ngân hàng phát hành kí quỹ
theo tỉ lệ giá trị của thư tín dụng. Như vậy, có hai ngân hàng cùng cam kết trả
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
13
tiền cho người xuất khẩu nên loại thư tín dụng này rất đảm bảo quyền lợi cho
người xuất khẩu.
d. Thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi (Irrevocable without
recourse L/C).
Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang mà sau khi người thụ hưởng đã
được trả tiền, thì ngân hàng mở không có quyền đòi lại tiền trong bất cứ tình
huống nào.Khi sử dụng loại L/c này,người xuất khẩu phải ghi trên hối phiếu:
“Miễn truy đòi người kí phát”(Without recourse to drawers), đồng thời trong thư
tín dụng cũng phải ghi như vậy.
e. Thư tín dụng chuyển nhượng(Transferable L/C).
Là loại L/C không thể huỷ ngang trong đó cho phép người hưởng lợi đấu
tiên có thể yêu cầu ngân hàng trả tiền(ngân hàng phục vụ mình ) chuyển
nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người thụ
hưởng khác.L/C chuyên r nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần, chi phí
chuyển nhượng do người hưởng lợi đàu tiên chịu.L/C này thường được áp dụng
trong thương mại quốc tế qua trung gian.
f. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C).
L/C tuần hoàn là loại L/C không thể huỷ ngang có tinh chất tuần hoàn tức
là: sau khi sử dụng xong hoặc hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị
như cũ vá cứ nư vậy nó tuần hoàn đén khi nào tổng giá trị hợp đòng được thực
hiện. L/C tuần hoàn thường được dùng khi các bên tin cậy lẫn nhau, khi mua
hàng thường xuyên, định kì, khối lượng lớn và trong thời gian dài.
g. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C).
Là loại L/C được mở trên cơ sở một L/C khác. Sau khi nhận được
L/C(L/C gốc) của ngân hàng nước ngoài phát hành ,người xuất khẩu sử dụng
L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người thụ hưởng khác với nội dung
tương tự như L/C ban đầu, L/C mở sau gọi là L/c giáp lưng. Đây là hai L/C có
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
14
quan hệ độc lập với nhau về số tiền, ngày giao hàng, loại tiền tệ và một số nội
dung khác.
h. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C).
Là loại L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó đã mở
ra.Trong L/C ban đầu thường phải ghi L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi
đã mở một L/C đối ứng với nó để cho người mở hưởng và trong L/C đối ứng
phải ghi câu:”L/C này đối ứng với L/C số...mở ngày...qua ngân hàng”.
L/C đối ứng được sử dụng trong phương thức hàng đổi hàng, ngoài ra
không loại trừ khả năng dunngf trong phương thức gia công thương mại quốc tế.
i. Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C).
Là loại L/C được phát hành với mục tiêu nhằm trực tiếp bảo vệ quyền lợi
cho người nhập khẩu. Ngân hàng mở L/C dự phòng sẽ cam kết với người nhập
khẩu thanh toán lại cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoan thành
nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã đề ra. Thư tín dụng dự phòng không mang tính
chất là phương thức thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu, mà chỉ có tính chất là
phương thức đảm bảo cho việc giao hàng, thực hiện đúng hợp đồng.
j. Thư tín dụng thanh toán dần( Defered payment L/C).
Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó ngân hàng mở L/C hay
ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần số
tiền của L/C trong những thời hạn quy định trong L/C đó.
k. Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause L/C).
Đây là loại thư tín dụng có một điều khoản đặc biệt được viết bằng mực
đỏ trong đó thể hiện nội dung như sau: người nhập khẩu uỷ nhiệm cho ngân
hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận ứng tiền trước cho người hưởng lợi
trước khi họ xuất trình chứng từ hàng hoá - điều này có nghĩa là mặc dù người
xuất khẩu chưa thực hiện nghĩa vụ giao hàng nhưng đã nhận được một khoản
tiền hàng ứng trước từ nhà nhập khẩu. Thực chất đây là loại thư tín dụng ứng
trước, nó được sử dụng như một phương tiện cấp vốn cho bên bán trước khi
giao hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
15
1.2.5 UCP – Văn bản pháp lý của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform customs
and Practice for Documentary Credits – gọi tắt là UCP).
Văn bản UCP do phòng thương mại quốc tế (International Chamber of
Commerce - ICC) soạn thảo và công bố lần đầu tiên vào năm 1933.Sau đó,
UCP đã trải qua năm lần sửa đổi vào cấc năm: 1951,1962,1974,1983 và lần cuối
cùng gần đây là bản sửa đổi tháng 10/1993, có hiệu lực từ 1/1/1994 ấn phẩm có
tên UCP 500. Nhưng các văn bản UCP ra đời sau không huỷ bỏ các văn bản ra
đời trước đó, cho nên 6 văn bản UCP ban hành vào các năm khác nhau đều có
gía trị thực hành thanh tóan quốc tế. Việc áp dụng văn bản UCP nào là do ý
nguyện của các bên quyết định và nhất thiết phải dẫn chiếu vào nội dung của thư
tín dụng(áp dụng UCP số hiệu nào).
UCP là văn kiện tập hợp toàn bộ những quy tắc và định nghĩa thống nhất
quốc tế, được trên 165 quốc gia công nhận và tuyên bố áp dụng trong đó có Vệt
Nam. Hiện nay ở Việt Nam, tất cả các ngân hàng thươngmại được phép hoạt
đọng nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, khi tiến hành các giao dịch thanh toán
theo phương thức tín dụng chứng từ, đều có cam kết tuân thủ thực hiện văn bản
UCP hiện hành.
1.2.6 Bộ chứng từ trong thanh toán tín dụng chứng từ.
Trong thanh toán tín dụng chứng từ, bộ chứng từ có ý nghĩa vô cùng quan
trọng đối với các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu theo phương thức này.
Đối với nhà xuất khẩu, bộ chứng từ chính là bằng chứng đã hoàn
thànhnghĩa vụ giao hàng và là cơ sở để được thanh toán và chiết khấu. Còn đối
với người nhập khẩu, cơ sở để nhận hàng và bằng chứng hoàn thành nghĩa vụ
thanh toán của mình cho nhà xuất khẩu cũng chính là bộ chứng từ. Ngoài ra, bộ
chứng từ còn là cơ sở để các ngân hàng có liên quan thực hiện các nghiệp vụ
thanh toán hoặc chiết khấu.
Theo ICC, bộ chứng từ thông thường được chia làm hai loại: chứng từ tài
chính và chứng từ thương mại.
1.2.6.1 Chứng từ tài chính (Financial Documents).
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
16
Chứng từ tài chính: là những chứng từ có giá, được sử dụng làm phương
tiện thanh toán hàng hoá, dịch vụ. Bao gồm: hối phiếu, lệnh phiếu, séc...Trong
thương mại quốc tế, hối phiếu và séc được sử dụng rộng rãi phổ biến; còn lệnh
phiếu rất ít được dùng.
1.2.6.2 Chứng từ thương mại (Commercial Documents).
Chứng từ thương mại là các bằng chứng về hàng hoá, về vận tải và bảo
hiểm. Thông thường gồm các chứng từ dưới đây:
 Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
 Bảng kê đóng gói (Packing list)
 Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading – B/L)
 Chứng từ bảo hiểm: thường bao gồm hợp đồng bảo hiểm (Insurance
Policy) và giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate).
 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
 Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality)
1.2.7 Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
1.2.7.1 Ưu điểm.
Nếu như các phương thức thanh toán khác không giải quyết được mâu
thuẫn về lợi ích trong quan hệ giao dịch thương mại giữa người xuất khẩu và
người nhập khẩu: đó là người bán muốn bán hàng ngay, thu hồi vốn nhanh đảm
bảo an toàn trong thanh toán, giao hàng rồi nhưng e ngại về việc chậm thanh
toán hoặc không thanh toán; còn người mua lại muốn nhận được hàng trước khi
thanh toán, trả tiền hàng càng chậm càng tốt nhằm tận dụng vốn trong kinh
doanh, hoặc e ngại hàng hoá nhận được không đúng như yêu cầu của hợp đồng;
thì phương thức thanh toán chứng từ lại làm dung hoà được mâu thuẫn đó. Theo
phương thức này, biện pháp thoả hiệp giữa hai bên mua bán là việc thanh toán sẽ
được tiến hành sau khi giao hàng tượng trưng, tức là người xuất khẩu sẽ giao các
chứng từ di chuyển sở hữu hàng hoá cho người nhập khẩu. Bằng việc thanh toán
như vậy, mâu thuẫn giữa hai bên xuất nhập khẩu đã được giải quyết triệt để.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
17
Cũng vì thế mà phương thức thanh toán này đã đảm bảo được quyền lợi của
người mua và người bán.
Với người xuất khẩu, chính sự cam kết trả tiền trong L/C của ngân hàng
mở L/C với điều kiện người xuất khẩu xuất trình chứng từ phù hợp với quy định
của L/C là việc đảm bảo khả năng thu hồi tiền hàng của họ. Như vậy, rủi ro
trong thanh toán đối với người xuất khẩu là rất thấp, bởi lẽ họ sẽ được thanh
toán ngay cả khi người nhập khẩu mất khả năng thanh toán, trừ trường hợp là
ngân hàng phát hành L/C bị phá sản hoặc là gặp những rủi ro bất khả kháng như:
chiến tranh, động đất… (nhưng đây là trường hợp rất hiếm khi xảy ra ).
Còn với người nhập khẩu, họ chỉ phải trả tiền khi bên bán chứng minh
việc giao hàng bằng việc đã chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá theo đúng quy
định trong L/C.Trong bộ chứng từ hàng hoá mà người xuất khẩu phải xuất trình,
ngoài các chứng từ như: hối phiếu, bảng kê, hoá đơn thương mại, là do người
xuất khẩu tự lập; còn các chứng từ khác như: chứng từ vận tải, bảo hiểm, giấy
chứng nhận xuất xứ, phẩm chất...là phải có sự xác nhận của các cơ quan khác.
Vì thế mà người xuất khẩu khó có thể làm giả các chứng từ được yêu cấu, cho
nên lợi ích của người nhập khẩu được đảm bảo. Hơn nữa, các chứng từ xuất
trình sẽ được kiểm tra bởi các chuyên gia ngân hàng cao cấp, có kinh nghiệm lâu
năm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Chính nhờ sự giúp đỡ đó của các ngân
hàng mà ngưòi nhập khẩu có thể giảm bớt được rủi ro khi quan hệ thương mại
với đối tác nước ngoài.
Đối với các ngân hàng, khi tham gia phương thức thanh toán L/C, họ cũng
sẽ thu được những lợi ích của riêng mình đó là: thu được các khoản phí do các
bên trả và có thể huy động thêm các khoản tiền gửi(khi có kí quỹ) để thực hiện
các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng khác, đồng thời thu hút được khách hàng
sử dụng các tiện ích ngân hàng khác, ngoài ra điều quan trọng là có thể nâng cao
được uy tín của ngân hàng trên thương trường quốc tế.
1.2.7.2 Nhược điểm.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
18
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì phương thức thanh toán L/C
còn có một số hạn chế nhất định như sau:
- Đối với người xuất khẩu: Thông thường, rủi ro xảy ra với người xuất
khẩu là khi người mua không thiện chí trong thanh toán do họ muốn từ chối
thanh toán tiền hàng, hoặc muốn kéo dài thời gian thanh toán vì tình hình tài
chính chưa sẵn sàng, hoặc do sự biến động trong thị hiếu tiêu dùng mặt hàng
đó...Người nhập khẩu gây khó khăn trong thanh toán bằng cách tìm ra những
điểm khác biệt rất nhỏ giữa các chứng từ do người xuất khẩu xuất trình so với
quy định của L/C. Bởi sự khác biệt dù là rất nhỏ giữa các chứng từ với nhau và
giữa chứng từ với L/C cũng là cớ hợp lệ để người nhập khẩu từ chối thanh toán
cho người xuất khẩu mặc dù hàng hoá đã được giao hoàn toàn đúng theo yêu
cầu của người mua.
- Đối với người nhập khẩu: Do việc thanh toán trong phương thức L/C
thường được thực hiện trước khi hàng hoá đến tay người nhập khẩu do vậy họ
thường bị rủi ro về hàng hoá như số lượng, phẩm chất, mẫu mã không đúng theo
yêu cầu của hợp đồng, hay nhập phải một loại hàng hoá khác không đúng như
thoả thuận, thậm chí có khi không có hàng hoá...Nguyên nhân của rủi ro này là
xuất từ việc ngân hàng chỉ có thể khống chế về mặt hình thức của các loại chứng
từ mà không thể kiểm soát được tính pháp lý hay tính xác thực của chúng, nên
ngân hàng không thể biết rõ trên thực tế hàng hoá giao có đúng theo quy định
hay không. Do đó, nếu người xuất khẩu không trung thực thì họ sẽ giao hàng
không đúng với đièu khoản ghi trong L/C nhưng sẽ tiến hành giả mạo chứng từ,
thay đổi chứng từ để có thể xuất trình được bộ chứng từ phù hợp về hình thức
theo đúng L/C đến ngân hàng. Và ngân hàng sẽ trả tiền cho người xuất khẩu dựa
vào việc kiểm tra bề mặt các chứng từ đó, trong khi không biết rằng hàng hoá
không được giao nhận theo đúng quy định. Do vậy rủi ro về hàng hoá đã xảy
đén với người nhập khẩu. Đây là điểm yếu rất lớn của phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ. Vì thế để tránh rủi ro thì trước khi ký kết hợp đồng thương
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
19
mại, người mua cần phải tìm hiểu kĩ thông tin về tài chính và uy tín của người
bán trên thương trường.
- Đối với ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank): Có thể gặp một số rủi
ro như: rủi ro về tỉ giá, rủi ro trong quá trình vận chuyển, rủi ro do nhà xuất khẩu
có hành vi lừa đảo...Nhưng trong đó rủi ro do nhà nhập khẩu mất khả năngthanh
toán hoặc bị phá sản là rủi ro gây thiệt hại nặng nề nhất cho ngân hàng mở, vì
ngân hàng mở buộc phải thanh toán cho người xuất khẩu trong khi không thể thu
hồi được vốn từ phía người nhập khẩu. Mức độ thiệt hại của ngân hàng sẽ tỉ lệ
nghịch với tỉ lệ % kí quỹ phát hành L/C mà ngân hàng yêu cầu nhà nhập khẩu
thực hiện khi mở L/C.
- Rủi ro đối với ngân hàng thông báo (Advising Bank): là khi ngân hàng
thiếu cẩn thận trong khi kiểm tra tính trung thực của L/C và dẫn đến thông báo
L/C giả cho khách hàng.
- Ngoài ra, còn có một số rủi ro xảy ra với các ngân hàng khác như: đối
với ngân hàng xác nhận có thể gặp rủi ro do không hiểu biết về uy tín tài chính
của ngân hàng mở, hay ngân hàng mở không thiện chí hoặc mất khả năng trong
thanh toán. Còn rủi ro với ngân hàng chiết khấu chứng từ có thể là rủi ro về các
nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh, đảo chính, khủng hoảng
kinh tế…, rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán hoặc từ chối bộ chứng từ,
rủi ro do ngân hàng mở phá sản...
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động thanh
toán tín dụng chứng từ tại NHTM
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng
1.3.1.1. Nhóm nhân tố chủ quan
* Về phía ngân hàng: Với tư cách là chủ thể trung gian trong toàn bộ tiến
trình của hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C, rõ ràng, NHTM đóng vai trò
hết sức quan trọng đối với bản thân mỗi nghiệp vụ đơn lẻ, cũng như sự phát
triển của phương thức thanh toán L/C nói chung.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
20
Cơ cấu sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp là yếu tố hàng đầu, bởi
một lẽ đơn giản: nếu NHTM không triển khai phương thức thanh toán bằng
L/C, thì sẽ không có hoạt động thanh toán qua L/C. Điều này mang tính quyết
định căn bản không chỉ với phương thức tín dụng chứng từ, mà còn với hoạt
động thanh toán quốc tế nói chung mà L/C đã và đang trở thành một công cụ
phổ biến.
Nguồn nhân lực là yếu tố trung tâm của mọi quá trình, đồng thời có tác
động to lớn tới sự phát triển của hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Cho dù
công nghệ ngân hàng có được hiện đại hóa đến đâu, với sự tham gia sâu rộng
của máy móc, thiết bị, thì yếu tố nhân lực vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo, đặt biệt
là trong tính đa dạng và phức tạp của thanh toán L/C.
Bản chất của thanh toán, là quan hệ giữa người mua và người bán. Vai trò
của NHTM trong mối quan hệ này, là nhằm giải đáp cho vấn đề đặt ra là sự tin
tưởng của các bên. Ngân hàng càng củng cố chất lượng hoạt động, mở rộng
màng lưới, quy mô, nâng cao uy tín, đó là tiền đề vững chắc cho hoạt động
thương mại quốc tế được mở rộng, và theo đó là sự phát triển của phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ.
* Về phía khách hàng (nhà xuất, nhập khẩu): Với tư cách là chủ thể
trực tiếp tham gia vào hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ, khách hàng
(của ngân hàng) đóng vai trò quyết định tới bản thân sự phát triển của loại
hình dịch vụ này.
Một là, thói quen sử dụng phương thức thanh toán nhất định sẽ quyết
định, khách hàng có sử dụng công cụ thanh toán qua L/C hay không. Thông
thường, với tính chất phức tạp của thương mại quốc tế, thanh toán qua L/C vẫn
là lựa chọn hàng đầu, căn cứ vào quy mô và tầm quan trọng của mỗi giao dịch.
Hai là, sự thành công trong kinh doanh của bản thân khác hàng, là yếu tố
vững chắc đảm bảo cho sự thịnh vượng của hoạt động thương mại, mà tất yếu là
sự phát triển của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, bởi cơ sở cho thanh
toán, là hoạt động thương mại.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
21
1.3.1.2. Nhóm nhân tố khách quan
* Tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế: Sức khỏe của nền kinh tế là
thước đo hiệu quả cho mọi hoạt động thương mại, đầu tư. Một khi nền kinh tế
đạt được tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, thương mại quốc tế sẽ được thúc
đẩy, kéo theo sự gia tăng của tỉ trọng, giá trị, của thanh toán tín dụng chứng từ
(với tư cách là phương thức thanh toán phổ biến).
* Cơ cấu ngành: Một nền kinh tế quốc gia có cơ cấu ngành hướng ra xuất
khẩu, hoặc chịu ảnh hưởng của yếu tố hàng nhập, là khi hoạt động thanh toán tín
dụng chứng từ có điều kiện được đẩy mạnh.
* Hoạt động xuất nhập khẩu: Khác với mô hình kinh tế chỉ huy, khép kín;
một nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường, tất yếu đòi hỏi mối quan hệ
giao thương giữa các quốc gia. Mối quan hệ càng được đẩy mạnh, thì thanh toán
quốc tế cũng được mở rộng tương ứng, phương thức thanh toán L/C càng phát
triển mạnh mẽ.
* Tập quán thương mại quốc tế: Thông lệ trong thương mại quốc tế là
một yếu tố rất quan trọng, trực tiếp tác động tới việc lựa chọn phương thức
thanh toán. Một phương thức thanh toán được cho là tối ưu, nhưng không phù
hợp với tập quán của một hoặc các bên, thì cũng sẽ chưa chắc là phương thức
được lựa chọn.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ
1.3.2.1. Quy mô
Chỉ tiêu quy mô hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C được thể hiện qua
các tiểu chỉ tiêu:
- Số lượng giao dịch được triển khai qua ngân hàng (tính theo tháng,
quý, năm)
- Giá trị trung bình mỗi giao dịch, tổng giá trị thanh toán
- Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ; trung bình số lượng/giá trị giao
dịch trên mỗi khách hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
22
1.3.2.2. Khách hàng
* Theo phương diện pháp lý
- Khách hàng thể nhân
- Khách hàng pháp nhân
* Theo tính chất
- Khách vãng lai
- Khách thường xuyên
* Theo quy mô
- Khách hàng lớn
- Khách hàng nhỏ
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
23
1.3.2.3. Thị trường
- Tỉ trọng sử dụng phương thức L/C so với các phương thức khác
- Giá trị thanh toán qua L/C so với tổng giá trị thanh toán
1.3.2.4. Thu nhập
- Doanh thu dịch vụ thanh toán L/C/tổng doanh thu dịch vụ thanh toán
- Lợi nhận từ dịch vụ thanh toán L/C/tổng lợi nhận từ nghiệp vụ
thanh toán.
- Doanh thu/lợi nhuận bình quân.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
24
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIBANK
2.1 Tổng quan về Vibank.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Vibank
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc tế -
VIBank) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Cổ đông sang lập Ngân hàng Quốc
tế bao gồm Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn Việt Nam, các cá nhân và doanh nhân thành đạt tại Việt
Nam và trên trường quốc tế.
Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 18/09/1996. Trong quá trình hoạt
động, Ngân hàng Quốc tế luôn phát triển theo mục tiêu trở thành một trong
những tổ chức tài chính dẫn đầu thị trường Việt Nam. Là một ngân hàng đa
năng, với nền tảng công nghệ hiện đại, Ngân hàng Quốc tế tiếp tục cung cấp một
loạt dịch vụ tài chính đa dạng, trọn gói cho khách hàng với nòng cốt là những
doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động lành mạnh và những cá nhân, gia đình có
thu nhập ổn định tại các vùng kinh tế trọng điểm trên khắp cả nước.
Sau 9 năm hoạt động, tính từ thời điểm 18/09/1996 đến 31/12/2005, vốn
điều lệ của VIBank tăng từ 50 tỷ đồng lên 510 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm là 113%. Tổng tài sản có đạt trên 8.967 tỷ đồng, tăng gấp 2
lần so với cuối năm 2004 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là
177%. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 95 tỷ đồng, bằng 230% so với năm 2004.
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tự có bình quân đạt trên 20% và mức cổ tức chia cho
các Cổ đông tăng đều hàng năm. Tỷ lệ về khả năng chi trả luôn lớn hơn 1, tỷ lệ
an toàn vốn tối thiểu luôn lơn hơn 8%.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
25
Nguồn lực quản lý và hoạt động không ngừng được tăng cường với việc
bổ nhiệm nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực tài chính ngân
hàng và một đội ngũ chuyên viên kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết. Hình ảnh của
Ngân hàng Quốc tế trong lòng công chúng và khách hàng được cải thiện đáng kể
bằng nhiều chương trình đổi mới và mở rộng năng lực phục vụ, tăng cường
quảng bá hình ảnh ngân hàng.
Ngân hàng Quốc tế được Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam xếp loại A theo
các tiêu chí đánh giá hệ thống Ngân hàng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng
Nhà Nước Việt Nam ban hành trong nhiều năm liên tiếp và lần thứ 2 được Tập
đoàn Citigroup trao tặng Danh hiệu Ngân hàng hoạt động thanh toán xuất sắc.
Hiện nay, mạng lưới hoạt động của Vibank tương đối rộng. Cuối năm
2005, ngoài Hội sở tại Hà Nội, Ngân hàng Quốc tế có 30 Chi nhánh, Phòng Giao
dịch tại 9 tỉnh, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ. Trong năm
2006, Vibank sẽ tiếp tục vươn tầm hoạt động đến các trung tâm kinh tế mới và
nhiều tiềm năng khác trên phạm vi cả nước với tổng số đơn vị kinh doanh dự
kiến lên đến 60. Mạng lưới ngân hàng đại lý cũng không ngừng được mở rộng
với hơn 2.000 ngân hàng đại lý trên 65 quốc gia trên thế giới.
Với phương châm kinh doanh Luôn gia tăng giá trị cho bạn, cam kết của
Ngân hàng Quốc tế trong năm 2006 và những năm tiếp theo là không ngừng gia
tăng giá trị của khách hàng, của đối tác, của cán bộ nhân viên ngân hàng và của
các cổ đông.
Với mạng lưới chi nhánh từng bước được mở rộng, cùng với việc không
ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, Ngân hàng Quốc tế đã dần nâng cao hình
ảnh thương hiệu và tích lũy được lòng tin của công chúng.
2.1.2 Một số nét chính về hoạt động của Vibank năm 2005.
Năm 2005 được nhìn nhận là năm then chốt với rất nhiều thay đổi lớn
trong hoạt động của Ngân hàng Quốc tế cả về chất lượng hoạt động lẫn kết quả
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
26
đạt được, chuẩn bị một sự phát triển bền vững cho Ngân hàng trong những năm
tiếp sau.
Năm 2005 được đánh giá là một năm kinh doanh thành công của Vibank.
Điều này được thể hiện qua kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Năm 2005, tổng
lợi nhuận trước thuế của Vibank là 95.264 triệu đồng, bằng 231% so với năm
2004. Đến hết năm 2005, Ngân hàng Quốc tế là một trong những ngân hàng có
mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng
chung khoảng 45% của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Đến thời điểm
31/12/2005, thu nhập từ lãi của Vibank đạt 930.758 triệu đồng, tăng gấp 5 lần so
với năm 2004; chi phí trả lãi đạt 740.666 triệu đồng, tăng gấp 5 lần so với năm
2004. Để đạt kết quả trên, toàn hệ thống Ngân hàng Quốc tế đã chú trọng tìm
kiếm các nguồn vốn chi phí thấp, đồng thời mở rộng đối tượng khách hàng tín
dụng an toàn, đa dạng hóa danh mục đầu tư để tối ưu hóa sử dụng nguồn vốn.
Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ trong năm 2005 đạt 33.178 triệu đồng. Năm
2005, cổ tức chia cho các Cổ đông tăng 16% so với năm 2004. Thành quả này
của Vibank được thể hiện qua một số mặt hoạt động nổi bật sau:
a. Hoạt động nguồn vốn.
Năm 2005, hoạt động nguồn vốn của Vibank đạt mức tăng trưởng kỷ lục.
Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2005 đạt 8.978 tỷ đồng, tăng 163% so với năm
trước và vượt 49,6% kế hoạch năm.
Cơ cấu nguồn vốn được điều tiết hợp lý, tương thích với tỷ trọng của cơ cấu đầu
tư tín dụng và đảm bảo cho hoạt động. Hoạt động kinh doanh nguồn vốn phát
triển tốt, hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh khoản và đủ vốn, ngoại tệ phục vụ
khách hàng.
Vốn chủ sở hữu đạt 618,748 tỷ đồng, tăng 104,7% so với cuối năm 2004.
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn giảm từ 7,3% trong năm 2004 xuống
còn 6,9% trong năm 2005 chứng tỏ khả năng mở rộng quy mô các cấu thành
khác, đặc biệt là tiền gửi từ các tổ chức kinh tế.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
27
Vốn huy động từ các tổ chức tài chính tại thời điểm 31/12/2005 đạt
2.852,871 tỷ đồng, bằng 176,6% so với đầu năm và chiếm 31,7% tổng nguồn
vốn. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức tài chính đạt 2.808 tỷ đồng, chiếm 98%
tổng nguồn vốn huy động từ các các tổ chức tài chính. Vốn huy động từ các tổ
chức kinh tế và dân cư đạt 5.268,534 tỷ đồng, bằng 163% so với đầu năm và
chiếm 58% tổng nguồn vốn. Đây là một kết quả rất đang ghi nhận trong điều
kiện Ngân hàng Quốc tế phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các
ngân hàng thương mại khác.
Số dư vốn huy động từ các cá nhân tại thời điểm 31/12/2005 đạt
3.302,446 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 133,5%. Kết quả đáng khích lệ trên có
được là nhờ Ngân hàng Quốc tế thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, mở rộng
mạng lưới hoạt động đến gần khách hàng hơn và tung ra nhiều sản phẩm huy
động có sức thu hút ra thị trường.
Trong năm 2005, do định hướng phát triển khách hàng đã được quán triệt
tới từng đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Quốc tế, tình hình hoạt động khởi sắc
của Khối Nguồn vốn và nỗ lực của cả hệ thống trong việc mở rộng đối tượng
khách hàng tiền gửi, tổng huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 234%
so với đầu năm và đạt 1.966 tỷ đồng.
b. Hoạt động tín dụng.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong những năm gần đây tiếp tục được
duy trì trong năm 2005. Dư nợ tín dụng đến thời điểm 31/12/2005 đạt 4.974 tỷ
đồng, tăng 127% so với đầu năm và vượt 24,3% so với kế hoạch năm. Trong đó,
tín dụng ngắn hạn đạt 3.196,6 tỷ đồng, chiếm 64,3% tổng dư nợ và tín dụng
trung và dài hạn đạt 1.777,4 tỷ đồng, chiếm 35,7% tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng
doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2005 là 3.590,8 tỷ đồng, tăng 134,5% so với
đầu năm và vượt 27,3% so với kế hoạch năm. Dư nợ tín dụng cá nhân tại thời
điểm 31/12/2005 là 1.340 tỷ, tăng 110% so với đầu năm.
Chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát tốt do hoạt động tín dụng được
tổ chức chặt chẽ, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và cac quy định, quy
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
28
trình nghiệp vụ của Vibank. Tỷ lệ nợ quá hạn tính đến thời điểm cuối năm chỉ
chiếm 0,87% tổng dư nợ, giảm so với mức 1,11% của năm 2004.
c. Hoạt động thanh toán quốc tế.
Năm 2005, hoạt động thanh toán quốc tế đã được tăng cường theo cả
chiều rộng lẫn chiều sâu. Doanh thu dịch vụ thanh toán quốc tế toàn hệ thống
tăng tới 218,5% so với năm 2004. Các đơn vị đóng góp nhiều nhất vào kết
quả chung của hoạt động tài trợ thưong mại trong năm qua là Hội sở, Chi
nhánh VIB Hồ Chí Minh, Chi nhánh VIB Hải Phòng, Chi nhánh VIB Hà Nội
và Chi nhánh VIB Ba Đình. Các chi nhánh mới thành lập cũng đã có bước
phát triển nhất định.
d. Dịch vụ kiều hối.
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đã phát triển. Trong năm 2005, Ngân hàng
Quốc tế đã hợp tác với nhiều công ty chuyển tiền quốc tế như Travelex, RIA,
Anelik, Xoom, để cung cấp dịch vụ chuyển tiền Quốc tế phục vụ những khách
hàng là Việt kiều và những người đi hợp tác lao động nước ngoài.
e. Nghiệp vụ thẻ.
Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ cũng bắt đầu được đẩy mạnh qua
việc Ngân hàng Quốc tế hợp tác với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam phát
hành thẻ MasterCard, Visa, Diner Club Hoạt động phát hành thẻ ghi nợ nội địa
Values cũng được đẩy mạnh qua việc phát triển một đội ngũ đại lý đông đảo,
xây dựng một mạng lưới chấp nhận thẻ rộng khắp và một hệ thống ngành hàng
ưu đãi phong phú cho chủ thẻ.
f. Sản phẩm dịch vụ mới.
Năm 2005, Vibank đã thực hiện triển khai một số sản phẩm dịch vụ mới
nhằm mang lại nhiều tiện ích ngân hàng hơn cho khách hàng như: dịch vụ Tài
chính trọn gói hỗ trợ du học, thành lập Phòng kinh doanh Chứng khoán, và trên
nền tảng công nghệ hiện đại Vibank đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ Mobile
Banking, Internet Banking để tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch với
ngân hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
29
Việc tung ra các sản phẩm mới đã góp phần mang lại một hình ảnh
Vibank mới hết lòng vì khách hàng, qua đó mà uy tín của Vibank ngày càng
được nâng cao, đồng thời đó cũng là một trong những mục tiêu của chiến lược
hội nhập với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
2.2 Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Vibank.
2.2.1 Thanh toán L/C hàng xuất khẩu.
2.2.1.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức
TDCT.
Trong quy trình thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng
từ, Vibank đóng vai trò là ngân hàng thông báo, thay mặt cho người xuất khẩu
đòi tiền người nhập khẩu ở nước ngoài. Toàn bộ nghiệp vụ này do phòng Thanh
toán Quốc tế đảm nhận, bao gồm 2 nhiệm vụ cơ bản sau:
 Tiếp nhận L/C từ ngân hàng phát hành, thông báo L/C cho người xuất
khẩu và thông báo sửa đổi L/C.
 Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ và đòi tiền.
Mọi nghiệp vụ liên quan đến việc tiếp nhận L/C từ nước ngoài đến việc
nhận tin đến và truyền tin đi của phòng thanh toán đều được thực hiện thông qua
mạng thông tin điện tử được kết nối trong hệ thống ngân hàng.
Các bước tiến hành thanh toán L/C hàng xuất khẩu cụ thể như sau:
 Tiếp nhận L/C từ ngân hàng phát hành, thông báo L/C cho người xuất
khẩu và thông báo sửa đổi L/C, gồm các bước:
Bước 1: Sau khi mở L/C, ngân hàng phát hành chuyển L/C sang ngân
hàng Vibank ngân hàng thông báo. Phòng TTQT của Vibank tiếp nhận chứng
từ thông qua hệ thống mạng SWIFT. Thanh toán viên kiểm tra tính trung thực
của thông tin (kiểm tra mã, mẫu chữ kí). Nếu qua kiểm tra thấy L/C chưa đủ yếu
tố xác thực thì thanh toán viên phải thông báo cho ngân hàng phát hành L/C biết
mà không thông báo cho người xuất khẩu. Trường hợp người xuất khẩu có yêu
cầu thông tin thì chỉ giao cho họ bản sao hoặc bản sao sửa đổi L/C trên đó có ghi
rõ dấu Non-Negotiable của ngân hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
30
Bước 2: Sau khi kiểm tra, thanh toán viên lập bộ hồ sơ và ghi vào sổ theo
dõi thanh toán, đồng thời nhập dữ liệu vào máy tính: số hiệu L/C, người trả tiền,
ngân hàng mở L/C, số tiền và lập một thông báo L/C gửi cho người xuất khẩu
theo mẫu quy định đính kèm điện, thư mở L/C với nội dung nguyên văn như nội
dung của L/C mà ngân hàng nhận được.
Trường hợp nhận được điện của ngân hàng phát hành ghi rõ: các chi tiết
đầy đủ gửi sau hay một câu có nội dung tương tự thì trên thông báo gửi người
xuất khẩu, ngân hàng phải ghi rõ là thông báo sơ bộ, chưa có hiệu lực thi hành.
Trường hợp ngân hàng phát hành yêu cầu Vibank thông báo kèm xác
nhận L/C thì bộ phận thông báo phải trình Tổng Giám đốc xem xét có chấp nhận
hay không, có yêu cầu ngân hàng mở L/C ký quỹ hay không.
Vibank có thể thông báo L/C bằng thư, bằng Telex hoặc thông qua mạng
SWIFT. Thư thông báo L/C hoặc sửa đổi được thành lập 2 bản: một bản giao
cho khách hàng, một bản lưu tại hồ sơ L/C. Thanh toán viên phải thông báo L/C
gốc cho khách hàng và yêu cầu khách hàng ký nhận vào bản lưu của ngân hàng.
Khi thông báo bằng Telex hoặc Swift MT thì phải chuyển nguyên văn nội dung
nhận được đồng thời nêu rõ Vibank thông báo L/C và tu chỉnh L/C mà không
chịu trách nhiệm gì.
Khi lập thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C thanh toán viên đồng thời lập
phiếu thu phí thông báo, phí sửa đổi, phí xác nhận theo biểu phí của ngân hàng.
 Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ và đòi tiền, gồm các bước:
Bước 3: Sau khi hoàn tất thủ tục giao hàng, người xuất khẩu dựa vào nội
dung yêu cầu của L/C lập một bộ chứng từ thanh toán và gửi tới Vibank. Bộ
chứng từ thường bao gồm: thư yêu cầu thanh toán tiền hàng, hóa đơn thương
mại, chứng từ vận tải, bảng kê chi tiết hàng hóa, các loại giấy tờ về hàng hóa
Khi nhận được bộ chứng từ, thanh toán viên kiểm tra tính chân thực bề ngoài
của chứng từ, bao gồm kiểm tra số lượng chứng từ, loại chứng từ và đối chiếu
kiểm tra chi tiết từng loại chứng từ xem có phù hợp với nội dung quy định trong
L/C không, sau đó gi rõ ngày, giờ xuất trình và ký nhận.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
31
Bước 4: Khi kiểm tra chứng từ thanh toán viên phải ghi rõ ý kiến của
mình trên phiếu kiểm tra chứng từ, sau đó lấy ý kiến của trưởng phòng hoặc
kiểm soát trước khi lập chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành L/C.
Bước 5: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ, sẽ có 2 khả năng xảy ra:
- Khả năng 1: Nếu thấy bộ chứng từ phù hợp với L/C, thì Vibank sẽ tiến
hành in thư gửi chứng từ cho Ngân hàng phát hành và đòi tiền. Tùy vào quy
định của L/C, việc đòi tiền có thể được thực hiện bằng thư hoặc bằng điện. Nếu
đòi tiền bằng thư cần thực hiện theo mẫu quy định. Còn đòi tiền bằng điện thì
phải sử dụng các mẫu điện Swift thích hợp MT 754 hoặc MT 742.
- Khả năng 2: Bộ chứng từ không phù hợp với L/C:
+ Trường hợp lỗi của bộ chứng từ có thể sửa chữa được thì ngân hàng
phải thông báo ngay cho người xuất khẩu để kịp thời sửa lại cho phù hợp.
Nhưng nếu người xuất khẩu không đông ý với những ý kiến về việc sửa đổi của
ngân hàng thì thanh toán viên phải yêu cầu khách hàng ký quỹ bảo lưu và chịu
trách nhiệm về những lỗi đó.
+ Trường hợp lỗi của bộ chứng từ không thể sửa chữa được thì trên thư
hoặc điện đòi tiền gửi ngân hàng phát hành, thanh toán viên phải nêu rõ những
điểm không phù hợp và kèm chỉ thị trả tiền để xem có được chấp nhận thanh
toán không.
Thanh toán viên có trách nhiệm theo dõi việc trả tiền của ngân hàng nước
ngoài. Đối với L/C trả ngay nếu quá 7 ngày kể từ ngày điện đòi tiền, 20 ngày kể
từ ngày đòi tiền bằng thư gửi chứng từ đảm bảo mà không nhận được sơ báo trả
tiền hoặc báo có thì thanh toán viên phải điện nhắc ngân hàng nước ngoài trả
tiền đối với bộ chứng từ phù hợp, chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về tình
trạng chứng từ đối với bộ chứng từ không phù hợp. Đối với L/C trả chậm thanh
toán viên phải theo dõi và yêu cầu ngân hàng nước ngoài thông báo việc chấp
nhận thanh toán bộ chứng từ của người bán và xác nhận ngày đáo hạn. Trước
ngày đến hạn 3 ngày làm việc, thanh toán viên phải điện nhắc ngân hàng
nước ngoài thanh toán đúng hẹn. Khi đến hạn mà vẫn chưa được thanh toán
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
32
thì thanh toán viên phải tiếp tục điện nhắc ngân hàng nước ngoài thực hiện
nghĩa vụ của mình.
Bước 6: Khi nhận được điện hoặc thư thông báo trả tiền của ngân hàng
thanh toán, thanh toán viên phải lập tức hạch toán báo có cho khách hàng, tất
toán tài khoản chiết khấu và thu lãi chiết khấu, đồng thời xuất ngoại bảng tài
khoản Chứng từ hàng xuất bằng L/C gửi nước ngoài đòi tiền trị giá bộ chứng
từ.
2.2.1.2 Tình hình thanh toán L/C hàng xuất khẩu.
Là một ngân hàng mới đi vào hoạt động thanh toán quốc tế trong một
khoảng thời gian chưa dài so với các ngân hàng khác như Vietcombank, nhưng
Vibank đã từng bước tạo được niềm tin từ khách hàng và xây dựng được uy tín
kinh doanh trên thương trường quốc tế.
Mặc dù, hoạt động thương mại quốc tế của nước ta luôn nằm trong tình
trạng nhập siêu, giá trị thanh toán xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
giá trị xuất nhập khẩu. Song, Vibank từ khi bắt đầu hoạt động cho đến nay, đã
luôn cố gắng giữ vững và đẩy mạnh hoạt động thanh toán xuất khẩu của mình.
Doanh số thanh toán xuất khẩu của Vibank tăng từ 55,12 triệu USD năm 2001
lên 138,24 triệu USD năm 2005. Trong đó, doanh số thanh toán hàng xuất theo
phương thức L/C cũng có những biến động nhất định sau đây:
Doanh số thanh toán L/C hàng xuất khẩu tại Vibank
Đơn vị: triệu USD
Năm Doanh số thanh toán L/C hàng xuất khẩu % tăng giảm
2003
2004
2005
20.66
35.12
97.63
+167%
+278%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 của Vibank
Do sử dụng chiến lược phát triển đúng đắn, doanh số thanh toán L/C xuất
khẩu của Vibank từ năm 2003 đến năm 2005 liên tục tăng trưởng khá mạnh.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
33
Năm 2003, doanh số thanh toán L/C xuất khẩu đạt 20.66 triệu USD. Doanh số
này tiếp tục tăng vào năm 2004 và đạt 35.12 triệu USD tăng 167% so với năm
2003. Bước sang năm 2005, đây là một năm kinh doanh thành công của Vibank
về mọi mặt. Do đó, doanh số này cũng đóng góp một phần vào sự phát triển của
hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của Vibank năm 2005. Điều này được
thể hiện thông qua doanh sốhàng xuất năm 2005 đạt 97.63 triệu USD, tăng
278% so với năm 2004. Để có được kết quả cao trong thanh toán L/C hàng xuất
năm 2003-2005, Vibank đã xây dựng và áp dụng nhiều biện pháp như: Thực
hiện chính sách khách hàng mới, ưu đãi đối với các khách hàng truyền thống;
mở rộng phạm vi hoạt động, đưa nhiều dịch vụ hàng xuất phục vụ khách hàng
gồm: thu hộ tiền hàng xuất, chiết khấu chứng từ, tư vấn về lập bộ chứng từ…;
đặc biệt Ngân hàng đã có những thay đổi trong biểu phí đối với các giao dịch
nhằm thu hút khách hàng và để tăng sức cạnh tranh; ngoài ra Vibank còn áp
dụng các biện pháp khác như hợp tác với các ngân hàng đại lý, đào tạo trình độ
nghiệp vụ cho các thanh toán viên…
2.2.2 Thanh toán L/C hàng nhập khẩu.
2.2.2.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức TDCT.
Trong quy trình thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng
từ, Vibank đóng vai trò là ngân hàng phát hành thư tín dụng. Ngân hàng có trách
nhiệm cam kết thanh toán cho người thụ hưởng nước ngoài. Nghiệp vụ thanh
toán L/C hàng nhập chủ yếu của Vibank bao gồm:
- Phát hành L/C
- Tiếp nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ, giao chứng từ cho người nhập
khẩu và thanh toán.
Các bước tiến hành thanh toán L/C hàng nhập khẩu cụ thể như sau:
 Phát hành L/C, gồm các bước:
Bước 1: Khách hàng (người nhập khẩu) viết đơn yêu cầu ngân hàng phát
hành L/C. Hồ sơ mà thanh toán viên tiếp nhận bao gồm:
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
34
+ Đơn xin mở L/C của người nhập khẩu theo mẫu của Vibank (trong
trường hợp khách hàng ký quỹ đủ và có hạn mức ưu tiên), hoặc giấy đề nghị
mở L/C của Phòng Tín dụng hay bản sao tờ trình của Phòng Tín dụng có
Tổng Giám Đốc ký duyệt (đối với trường hợp khách hàng không ký quỹ đủ giá
trị L/C).
+ Bản sao hợp đồng thương mại và các chứng từ có giá trị tương đương
như hợp đồng (nếu có).
+ Giấy ủy quyền trích ngoại tệ.
+ Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (Quota).
+ Bản sao giấy đăng ký kinh doanh (đối với khách hàng giao dịch lần đầu).
Sau đó thanh toán viên sẽ kiểm tra số lượng và sự hợp lệ của các giấy tờ
trên, đồng thời ghi rõ ngày giờ nhận.
Bước 2: Thanh toán viên sẽ kiểm tra nội dung đơn đề nghị mở L/C. Nếu
nội dung không rõ ràng, các điều kiện chỉ thị có mâu thuẫn hoặc khách biệt với
Hợp đồng, thì thanh toán viên phải báo ngay cho khách hàng và hướng dẫn họ
điều chỉnh lại trước khi phát hành L/C ra nước ngoài. Sau đó, thanh toán viên sẽ
kiểm tra nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C của khách hàng. Nếu L/C được
phát hành bằng vốn tự có thì khách hàng phải ký quỹ 100%. Đối với các L/C mở
ký quỹ 100%, thanh toán viên phải trình lãnh đạo Phòng TTQT ký duyệt.
Trường hợp L/C được phát hành bằng vốn vay (tức là khách hàng ký quỹ dưới
100%) thì thanh toán viên sẽ căn cứ vào phê duyệt của bộ phận tín dụng và sau
đó trình lên lãnh đạo Phòng TTQT ký duyệt. Trường hợp L/C được bên thứ ba
bảo lãnh phát hành thì thanh toán viên sẽ căn cứ vào thư bảo lãnh của bên thứ ba
đã được lãnh đạo phê duyệt để mở.
Bước 3: Thanh toán viên mở L/C cho khách hàng đăng ký số tham chiếu
L/C, đưa dữ liệu vào máy tính. Nếu L/C được mở bằng điện thì phải có Testkey,
hoặc sử dụng mẫu điện MT 700, nếu phát hành qua mạng Swift thì sử dụng mẫu
MT 701 hoặc nếu phát hành bằng thư thì sử dụng 2 mẫu điện trên kèm theo thư
mẫu. Sau đó, thanh toán viên sẽ hạch toán nội bảng số tiền ký quỹ và thu phí mở
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
35
L/C, đồng thời nhập ngoại bảng để theo dõi. Toàn bộ hồ sơ của việc phát hành
L/C được thanh toán viên trình phụ trách phong ký duyệt, sau đó giao bản sao
cho khách hàng đồng thời lập hồ sơ L/C và lưu hồ sơ theo dõi.
Trường hợp khách hàng yêu cầu mở L/C xác nhận thì thanh toán viên sẽ
kiểm tra thêm và thu phí xác nhận. Nếu phí xác nhận do người mua chịu thì phải
xác định rõ nguồn tiền trả. Nếu phí xác nhận do người bán chịu thì phải ghi rõ
tên, địa chỉ đầy đủ của ngân hàng xác nhận. Nếu ngân hàng xác nhận yêu cầu ký
quỹ, thanh toán viên phải viết giấy yêu cầu ngân hàng xác nhận trả lãi trên số
tiền ký quỹ kể từ ngày chuyển tiền đến khi thanh toán xong L/C đó.
Sau khi phát hành L/C nếu khách hàng có yêu cầu sửa đổi L/C, thì phải
gửi tới Vibank thư yêu cầu sửa đổi L/C (theo mẫu) kèm văn bản thỏa thuận giữa
người mua và người bán về việc sửa đổi. Thanh toán viên sẽ căn cứ vào đó để
phát hành điện sửa đổi L/C gửi ngân hàng thông báo (sử dụng MT 707 hoặc
Telex có mã). Mỗi hồ sơ về việc sửa đổi phải trình phụ trách phòng ký duyệt.
Nếu phí sửa đổi do người xuất khẩu chịu thì trong điện tu chỉnh L/C phải ghi rõ:
“Phí tu chỉnh sẽ được trừ vào tiền hàng khi thanh toán.
 Tiếp nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ, giao chứng từ cho người nhập
khẩu và thanh toán, gồm các bước:
Bước 4: Vibank xử lý điện đòi tiền của Ngân hàng nước ngoài.
Đối với L/C cho phép đòi tiền bằng điện, thì thanh toán viên khi nhận được điện
đòi tiền của ngân hàng nước ngoài sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực của điện
(test telex hoặc MT 7**) và kiểm tra xem ngân hàng đòi tiền có đúng quy định
trong L/C không. Nếu điện đòi tiền xác nhận chứng từ hoàn toàn phù hợp với
L/C thì thanh toán viên kiểm tra đối chiếu với điều kiện thanh toán, chỉ dẫn
thanh toán quy định trong L/C, và kiểm tra nguồn tiền thanh toán. Nếu phù hợp
thì tiến hành lập điện trả tiền (P/O) bằng SWIFT (MT 202)/ TELEX theo đúng
mẫu quy định; sau đó tất toán tài khoản ký quỹ Ngân hàng nước ngoài (MT 734,
MT 999 hoặc Telex) trong vòng 5 ngày làm việc tính từ tính từ sau ngày nhận
chứng từ. Nếu khách hàng đồng ý chấp nhận các bất hợp lệ thì thanh toán viên
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
36
sẽ kiểm tra nguồn tiền ký quỹ, làm thủ tục kí hậu B/L / AWB và hoàn trả chứng
từ cho khách hàng. Nếu khách hàng từ chối chấp nhận các bất hợp lệ, thì phải
điện báo có Ngân hàng nước ngoài về ý kiến của người mua: nếu khách hàng
yêu cầu chờ thương lượng với người bán thì thanh toán viên phải theo dõi nhắc
khách hàng cố gắng có kết quả sớm để trả lời Ngân hàng nước ngoài; nếu khách
hàng yêu cầu gửi trả chứng từ cho Ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên sẽ gửi
trả theo đường bưu điện, lưu hồ sơ gồm 1 thư ngân hàng (Covering Letter), 1
Invoice, 1 B/L / AWB.
Trường hợp đã kí hậu B/L / AWB hoặc đã phát hành Thư đảm bảo nhận
hàng: Thanh toán viên thông báo bất hợp lệ và ngày thanh toán cho khách hàng.
Sau đó, giao chứng từ cho khách hàng và lưu lại Thư ngân hàng nước ngoài, hối
phiếu, 1 bản invoice, 1 B/L / AWB; đồng thời yêu cầu khách hàng ký nhận (ghi
rõ họ tên và ngày nhận chứng từ) ở mặt sau Thư ngân hàng nước ngoài.
Bước 6: Vibank thanh toán L/C.
Đối với chứng từ hợp lệ hoặc có điện đòi tiền xác nhận chứng từ hợp lệ,
thanh toán viên sẽ thực hiện thanh toán trong vòng 7 ngày làm việc tính từ sau
ngày nhận điện đòi tiền (nếu L/C cho phép đòi tiền bằng điện), hoặc sau ngày
nhận chứng (nếu L/C yêu cầu đòi tiền bằng thư). Đối với chứng từ có bất hợp lệ
và đã được người mua đồng ý thanh toán, thanh toán viên sẽ làm điện thông báo
thanh toán cho Ngân hàng thương lượng (MT 799, MT 732, MT 999 hoặc
Telex), và điện chỉ thị thanh toán cho người bán theo chỉ thị thanh toán nêu trên
Thư ngân hàng (MT 202).
Sau đó thanh toán viên sẽ tiến hành hạch toán thanh toán L/C: thu các
khoản phí liên quan từ người bán như phí tu chỉnh L/C, phí điện báo bất hợp lệ
và từ người mua như phí thanh toán L/C, phí kí hậu B/L / AWB, đồng thời xuất
ngoại bảng giá trị thanh toán L/C và cuối cùng chuyển toàn bộ hồ sơ, điện thanh
toán, các phiếu chuyển khoản, giấy báo có, giấy báo nợ cho kiểm soát viên trước
khi lãnh đạo phòng ký duyệt.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
37
2.2.2.2 Tình hình thanh toán L/C hàng nhập khẩu.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay chưa phát triển toàn diện, hệ thống cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, lạc hậu, sản xuất trong nước chưa
đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, hơn nữa còn nhiều sản phẩm công
nghiệp nặng hiện đại, hàng tiêu dùng trong nước chưa sản xuất được. Do đó nhu
cầu nhập khẩu của Việt Nam rất lớn. Chính từ thực tế khách quan đó mà hoạt
động thanh toán hàng nhập ở nước tà được kích thích phát triển mạnh, điều này
đã đem lại cho các ngân hàng thươgn mại Việt Nam rất nhiều cơ hội để cung cấp
dịch vụ thanh toán nhập khẩu cũng như cơ hội để nâng cao doanh thu từ nghiệp
vụ thanh toán.
Trước cơ hội lớn đó, Vibank tuy chỉ là một ngân hàng TMCP còn non trẻ,
song đã tạo được niềm tin đối với khách hàng nói chung và khách hàng là các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng dịch
vụ thanh toán quốc tế của Vibank, và giành được thị phần thanh toán hàng nhập khẩu
tương đối lớn và ổn định. Năm 2003 doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 125,31
triệu USD và con số này đã tăng lên là 538,12 triệu USD năm 2005.
Trong các phương thức thanh toán hàng nhập khẩu, phương thức thanh
toán TDCT được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sử dụng phổ biến nhất.
Vì vậy, Vibank luôn chú trọng hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán
TDCT để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Với thái độ làm việc tận tình,
chu đáo của các nhân viên, cùng sự đổi mới về công nghệ ngân hàng cũng như
về công tác trong thanh toán hàng nhập bằng phương thức TDCT, nên Vibank
đã thu được kết quả trong lĩnh vực thanh toán L/C hàng nhập như sau:
Doanh số thanh toán L/C hàng nhập khẩu
Đơn vị; triệu USD
Năm Doanh số thanh toán L/C hàng nhập khẩu % tăng giảm
2003
2004
2005
97,63
108,54
116
111%
106%
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
38
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 của Vibank
Nhìn chung, doanh số thanh toán L/C hàng nhập của Vibank từ năm
2003-2005 đề tăng trưởng khá cao: đạt 97.63 triệu USD năm 2003, con số này
tiếp tục tăng và đạt 108.54 triệu USD năm 2004 tăng 111% so với năm 2003.
Sang năm 2005, Vibank đã mở được hơn 2000 L/C và doanh số thanh toán L/C
hàng nhập đạt 116 triệu USD tăng 106% so với năm 2004. Mặc dù, doanh số
thanh toán L/C nhập khẩu của Vibank so với các ngân hàng TMCP khác như
Eximbank, Sacombank… vẫn chưa cao, song đây vẫn là một thành công đáng
khen ngợi của Vibank trước tình hình nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam năm
2003-2005 không còn mạnh mẽ, sôi nổi như những năm trước đó (1998-2000)
2.3 Đánh giá chung về thực trạng thanh toán tín dụng chứng từ
tại Vibank.
2.3.1 Đánh giá chung về sự phát triển thanh toán tín dụng chứng từ của Vibank:
- Quy mô thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức L/C năm
2004, 2005:
Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức L/C của Vibank
ngày càng được phát triển cả chiểu rộng lẫn chiều sâu. Trong năm 2004, Ngân
hàng Quốc tế đã mở 789 L/C hàng nhập khẩu, đạt tổng giá trị 74,2 triệu USD,
tăng 78% về mặt số lượng và 147% về mặt giá trị so với năm 2003. Số lượng
L/C xuất khẩu được thông báo cũng tăng gấp 3 lần so với năm 2003. Chất lượng
thanh toán L/C hàng xuất, hàng nhập được đảm bảo tốt, các khoản tiền thanh
toán đều được thực hiện đúng hạn cho các ngân hàng nước ngoài. Từ đó, Vibank
thu hút được ngày càng nhiều khách hàng xuất nhập khẩu. Năm 2005, Ngân
hàng Quốc tế mở 1.647 L/C nhập khẩu, đạt tổng giá trị 162 triệu USD, tăng
209% về mặt số lượng và 219% về mặt giá trị so với năm 2004. Số lượng L/C
cũng tăng 278% so với năm 2004.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
39
Các thị trường xuất khẩu chính qua Vibank:
Nước Tỷ trọng
Japan 19%
Singapore 11%
USA 7%
Taiwan 5%
U.K 4%
Others 32%
South Korea 14%
Hong kong 8%
Các thị trường nhập khẩu chính qua Vibank:
Nước Tỷ trọng
China 28%
Singapore 26%
Japan 12%
Hong kong 8%
Europe 10%
South korea 9%
Taiwan 7%
- Mở rộng thị trường thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức L/C:
Ngân hàng Quốc tế cung cấp cho khách hàng dịch vụ thanh toán quốc tế
rất đa dạng với nhiều phương thức: chuyển tiển, nhờ thu, tín dụng chứng từ, bảo
lãnh. Vibank đã mang lại cho khách hàng chất lượng thanh toán tôt nhất qua các
phương thức đó, và đã thu được nhiêu lợi nhuận từ các dịch vụ thanh toán quốc
tế đó. Trong đó, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức được
phần lớn khách hàng xuất nhập khẩu lựa chọn khi thanh toán qua Vibank. Tỷ
trọng sử dụng phương thức L/C so với các phương thức thanh toán quốc tế khác
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
40
tại Vibank chiếm 62%. Giá trị thanh toán L/C chiếm 80% trong tổng giá trị
thanh toán xuất nhập khẩu. Vibank đang từng bước mở rộng thị trường thanh
xuất nhập khẩu theo phương thức L/C bằng cách mở rộng các chi nhánh để thu
hút và tìm kiếm nhiều khách hàng trên cơ sở xử lý thanh toán tập trung để nâng
cao tính chuyên nghiệp và phục vụ khách hàng nhanh chóng hơn.
- Mở rộng đối tượng khách hàng:
Hiện tại, Vibank chú trọng vào phục vụ những khách hàng truyền thống.
Đối với những khách hàng có quan hệ thanh toán lâu năm với Vibank, ngân
hàng đã, đang và sẽ áp dụng rất nhiều các chính sách ưu đãi để duy trì khách
hàng của mình. Hiện tại, Vibank rất quan tâm đến việc xây dựng chính sách
khách hàng mới để có thể mở rộng được đối tượng khách hàng. Đối tượng khách
hàng của Vibank thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có lịch sử hoạt động từ
3-5 năm, với tình hình tài chính khá ổn đinh. Hiện nay, Vibank đang mở rộng
quan hệ với những khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới được
thành lập. Đối tượng khách hàng này có tiềm năng phát triển tốt, có nhiều cơ hội
làm ăn có hiểu quả song chưa có thâm niên trong hoạt động nên rất khó khi tiếp
cận với ngân hàng. Do vây, Vibank đánh giá đây là đối tượng khách hàng tiềm
năng và ngân hàng đang tạo rất nhiều cơ hội cho họ có thể tiếp cận với các
phương thức thanh toán xuất nhập khẩu có tài trợ.
- Tăng thu nhập từ thanh toán quốc tế bằng phương thức L/C:
Doanh thu hoạt động thanh toán quốc tế đóng góp một phần khá lớn vào
thu nhập của Vibank. Năm 2002, thu nhập từ dịch vụ thanh toán quốc tế đạt
118.750 USD trong đó riềng thanh toán theo L/C đóng góp là 82.000 USD. Sang
năm 2003, con số này cũng được tăng lên là 173.125 USD và trong đó thu nhập
từ L/C chiếm 93.400 USD. Bước sang năm 2004, thu nhập từ dịch vụ thanh toán
quốc tế tăng cao gấp 228% so với năm 2003, đạt 395.000 USD, trong đó L/C
chiếm 280.000 USD.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
41
2.3.2 Những thành tựu đạt được.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ ngân hàng.
Ngân hàng Vibank không ngừng nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật. Hiện
nay, các thao tác nghiệp vụ của Vibank đều được tiến hành dựa trên hệ thống
máy vi tính hiện đại, do đó các giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng,
thuận tiện đồng thời đảm bảo an toàn và bí mật cho các thông tin của khách
hàng, nên khách hàng đã yên tâm hơn khi quan hệ với ngân hàng. Ngoài ra,
ngân hàng đã hoàn chỉnh chương trình Smartbank theo yêu cầu của công tác
quản trị hoạt động ngân hàng và ngân hàng cũng đã nối mạng online toàn hệ
thống Vibank. Với hệ thống công nghệ ngày càng hiện đại như hiện nay, quy
trình thanh toán tín dụng chứng từ của Vibank có điều kiện được rút ngắn rất
nhiều và có hiệu quả cao hơn, do đó thu hút được nhiều khách hàng sử dụng
dịch vụ thanh toán TDCT của Ngân hàng.
- Về quan hệ khách hàng.
Bên cạnh việc phát triển về mặt công nghệ, Vibank còn áp dụng các chính
sách ưu đãi về lãi suất, tỷ giá và về phí (như mở L/C, phí thông báo L/C, phí
thanh toán L/C…), đồng thời tiến hành các biện pháp tiếp cận trực tiếp khách
hàng như: tư vấn cho khách hàng về các điều khoản điều kiện của L/C, hướng
dẫn khách hàng lập bộ chứng từ thanh toán, mở rộng nghiệp vụ tài trợ xuất nhập
khẩu và nới lỏng các điều kiện chiết khấu chứng từ… để nhằm tạo tính hấp dẫn
khi khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ thanh toán TDCT của Vibank. Vì vậy,
khách hàng đến với Vibank ngày càng tin tưởng và thỏa mãn với các sản phẩm,
dịch vụ liên quan đến thanh toán TDCT mà Vibank cung cấp.
- Về quan hệ tài khoản và ngân hàng đại lý với nước ngoài.
Hiện Vibank có quan hệ đại lý với 138 ngân hàng tại 32 quốc gia trên thế
giới; trong đó duy trì 12 tài khoản Nostro các loại ngoại tệ mạnh tại những ngân
hàng hàng đầu trên thế giới như: Citibank, Berliner bank, Mizuho bank, Bank of
China, ANZ bank… Điều này giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung
và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nó riêng tại Vibank đạt hiệu quả cao
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
42
nhất. Do việc mở rộng quan hệ tài khoản và đại lý với các ngân hàng nước ngoài
như vậy đã tạo nên sự thân thiết, tin cậy cho các ngân hàng nước ngoài khi tham
gia quy trình thanh toán TDCT với Vibank, từ đó làm giảm bớt chi phí giao
dịch, mang lại sự thuận lợi dễ dàng hơn trong thanh toán TDCT.
2.3.3 Những tồn tại và nguyên nhân
2.3.3.1 Khó khăn từ phía khách hàng
Thương mại quốc tế ở việt nam ngày càng phát triển ,kéo theo số lượng
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng
ngày một gia tăng .Nhưng nhìn chung ,các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt
nam còn nhiều hạn chế về tiềm lực kinh tế như trình độ nghiệp vụ ,dẫn đến thiệt
hại sẽ xảy ra không chỉ với các doanh nghiệp mà còn cả các ngân hàng .
- Tồn tại từ phía đơn vị xuất khẩu:
Các đơn vị xuấtkhẩu thường gặp nhiều sai sót ,vướng mắc trong việc lập
bộ chứng từ thanh toán . Điều này khiến cho chính họ phải tốn kém thêm chi phí
như : tiền điện phí ,sai sót phí … và nhấ là gặpkhó khăn trong việc đòi tiền .Bên
cạnh đó ,điều này còn gây nhiều phiền toái ,khó khăn cho ngân hàng do quy
trình thanh toán bị chậm trễ dẫn đên làm giảm chất lượng thanh toán ,uy tín của
ngân hàng trong hoạt đông thanh toán quốc tế .
- Tồn tại từ phí đơn vị nhập khẩu :
Về phía các doanh nghiệp nhập khẩu ,thiếu kinh nghiệm và kiến thức về
tập quán thương mại quốc tế ,tập quán quốc gia của đối tác ,cững như không
xem xét kỹ khả năng thực hiện hợp đồng của đối tác và không tham khảo ý kiến
ngân hàng là nguyên nhân gay ra khó khăn cho ngân hàng trong việc mở và
thanh toán L/C .Chẳng hạn như,người nhập khẩu do trình độ hạn chế ,không
hiểu rõ những điều khoản trong hợp đồng thương mại đã ký kết với người xuất
khẩu hoặc cố tình làm sai những thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng dẫn đến yêu
cầu mở L/C có nội dung không khớp với hợp đồng thương mại làm chậm trễ quá
trình thanh toán ,gây tốn kém chi phí .
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
43
Nguyên nhân là do đa số khách hàng khi tham gia thương mại quốc tế
không có sự hiểu biết sâu sắc về thông lệ luật pháp quốc tế hay luật pháp của các
nước đối tác ,và ngay cả văn bản điều chỉnh thanh toán TDCT –UCP .Hơn nữa
trình độ nghiệp vụ ngoại thương của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ta
còn nhiều yếu kém do đội ngũ cán bộ nhân viên năng lực chưa cao hoặc chưa
qua đào tạo chính quy .Trong khi đó, doanh nghiệp lại thiếu những đội ngũ
chuyên gia giỏi thuộc lĩnh vực pháp luật, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, thanh
toán quốc tế để tư vân cho họ khi tham gia buôn bán với nước ngoài. Điều này
gây khó khăn cho các thanh toán viên trong việc giải thích, hướng dẫn khách
hàng sử dụng dịch vụ, các sai sót xảy ra là điều khó tránh khỏi, và điều đó làm
chậm trễ quá trình thanh toán và giảm uy tín của ngân hàng.
2.3.2.2 Khó khăn từ phía ngân hàng :
- Về cơ chế, chính sách pháp lý :
Hành lang pháp lý cho hoạt độn thanh toán quốc tế nói chung và thanh
toán TDCT nói riêng của Việt Nam còn thiếu và còn nhiều bất cập .Hiện nay
,các bên xuất nhập khẩu khi tham gia thương mại quốc tế sử dụng phương thức
thanh toán TDCT đều vận dụng UCP500 làm căn cứ quy định trách nhiệm
quyền hạn ,nhưng UCP500 chỉ là thông lệ quốc tế nên không thể áp dụng một
cách máy móc được, nhất là đối với điều kiện của nước ta .Do vâỵ ,trong hoạt
động thanh toán TDCT, vibank cũng như các ngân hàng thương mại Việt Nam
khác dễ gặp trở ngại với các ngân hàng đối tác nước ngoài trong việc áp dụng
luật pháp và UCP một cách xác đáng và có hiệu quả .Tại Việt Nam và các quốc
gia trên thế giới, hầu hết các thư tín dụng đều áp dụng UCP500 .Nhưng mỗi
quốc gia lại có hệ thống pháp luật riêng điều chỉnh các quan hệ phát sinh phù
hợp với phong tục tập quán của quốc gia đó .Vì vậy, sự khác nhau giữa luật
quốc gia và UCP là trở lại cho các bên tham gia thanh toán TDCT .Điều này
thường đặt Vibank vào những quan hệ thanh toán thiếu hiệu quả và rủi ro cao .
Nguyên nhân là do các văn bản quy định về công tác xuất nhập khẩu ,thuế
quan, hải quan của Việt Nam còn chưa ổn định, hay thay đổi ,đôi khi có các mâu
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Tài chính Ngân hàng
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
44
thuẫn rất khó thực hiện lảm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thanh toán quốc tế
của ngân hàng và tạo ra tâm lý e ngại không đối với các ngân hàng đối tác nước
ngoài. Bên cạnh đó, quy chế quả lý ngoại hối của nước ta còn nhiều điểm chưa
rõ ràng cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả quá trình thanh toán .
- Về quan hệ đại lý với ngân hàng nước ngoài :
Mặc dù, hiện nay Vibank có mạng lưới quan hệ đại lý tương đối rông với
gần 600 ngân hàng nước ngoài tại 58 quốc gia trên thế giới. Song ở một số thị
trường .Vibank vẫn còn thiếu đại lý như khu vực Châu Á, châu mỹ latinh, do đó
các giao dịch liên quan đến quá trình thanh toán tín dụng chứng từ của Vibank
phát sinh tại các thị trường đó sẽ phải thông qua một ngân hàng thứ ba ,nên thời
gian thực hiện các giao dịch bị kéo dài ,làm tăng chi phí ,ảnh hưởng đến hiệu
quả thanh toán TDCT của Vibank .
- Về sự cạnh tranh của các ngân hàng khác :
Tuy kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức TDCT tại
Vibank tương đối cao và có xu hướng tăng ,nhưng thị phần thanh toán TDCT lại
có xu hướng giảm xút do việc phân chia khách hàng giữa các ngân hàng là một
thực tế đang diễn ra .Nguyên nhân là do Vibank đang tiến hành họat động thanh
toán quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng thuộc khối
nhà nước và các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam với nhiều ưu thế về vốn, uy
tín, công nghệ .Vì vậy ,việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toán TDCT
ra thị trường là một điều rất khó khăn đòi hỏi Vibank phải có một chính sách
hoạt động hợp lý ,hấp dẫn để thu hút khách hàng đồng thời phải có những
chính sách cạnh tranh tinh vi ,khôn khéo để giành được nhiều thị phần hơn
trong thanh toán TDCT .
Những khó khăn trên của Vibank trong giai đoạn hiện nay đặt ra cho
Vibank nhiệm vụ là phải đổi mới phương thức họat động .Đây là mục tiêu mà
toàn thể cán bộ Vibank đang nỗ lực thực hiện để ngày càng nâng cao vị thể của
ngân hàng trong những năm đầu của thập niên mới .
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Vib bank
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Vib bank
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Vib bank
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Vib bank
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Vib bank
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Vib bank
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Vib bank
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Vib bank
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Vib bank
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Vib bank
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Vib bank
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Vib bank
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Vib bank

More Related Content

Similar to Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Vib bank

Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketingTrường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketingmaytrang20075
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Hạnh Ngọc
 
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tuHoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tulinh pham
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨN...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨN...OnTimeVitThu
 
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Phuongthucthanhtoanquocte 120301020732-phpapp01
Phuongthucthanhtoanquocte 120301020732-phpapp01Phuongthucthanhtoanquocte 120301020732-phpapp01
Phuongthucthanhtoanquocte 120301020732-phpapp01Hvbin Bin
 
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luậnBộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luậnkudos21
 
Phuong thuc thanh toan quoc te
Phuong thuc thanh toan quoc tePhuong thuc thanh toan quoc te
Phuong thuc thanh toan quoc teHowl's Calcifer
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Dương Hà
 
Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gò...
Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gò...Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gò...
Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gò...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộiPhát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộitaothichmi
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từDương Hà
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Vib bank (20)

Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketingTrường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
 
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tuHoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đẩy Mạnh Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đẩy Mạnh Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đẩy Mạnh Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đẩy Mạnh Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương ...
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨN...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨN...
 
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
 
Phuongthucthanhtoanquocte 120301020732-phpapp01
Phuongthucthanhtoanquocte 120301020732-phpapp01Phuongthucthanhtoanquocte 120301020732-phpapp01
Phuongthucthanhtoanquocte 120301020732-phpapp01
 
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luậnBộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
 
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
 
Phuong thuc thanh toan quoc te
Phuong thuc thanh toan quoc tePhuong thuc thanh toan quoc te
Phuong thuc thanh toan quoc te
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
 
Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gò...
Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gò...Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gò...
Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gò...
 
Luận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOT
Luận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOTLuận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOT
Luận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOT
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộiPhát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
Cơ Sở Lý Luận Marketing Cho Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng BIDV.
Cơ Sở Lý Luận Marketing Cho Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng  BIDV.Cơ Sở Lý Luận Marketing Cho Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng  BIDV.
Cơ Sở Lý Luận Marketing Cho Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng BIDV.
 
Cơ Sở Lý Luận Marketing Cho Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng BIDV.
Cơ Sở Lý Luận Marketing Cho Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng  BIDV.Cơ Sở Lý Luận Marketing Cho Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng  BIDV.
Cơ Sở Lý Luận Marketing Cho Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng BIDV.
 
Luận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Bidv
Luận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại BidvLuận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Bidv
Luận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Bidv
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Vib bank

  • 1. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 1 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIBANK NHẬN LÀM THUÊ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0934.573.149 WEBSITE: VIETBAOCAOTHUCTAP.NET CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT  Vibank: Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam  L/C: Thư tín dụng  TDCT: Tín dụng chứng từ  TMCP: Thương mại cổ phần  NHNN: Ngân hàng Nhà Nước  Vietcombank: Ngân hàng Ngoại Thương  UCP: Quy tắc thống nhất và thực hành về tín dụng chứng từ  SWIFT: Tổ chức viễn thông tài chính quốc tế toàn cầu
  • 2. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 2 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay trong xu thế quốc tế hoá toàn cầu của nhân loại, hoạt động giao lưu kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng mạnh mẽ và trở thành một nhân tố quan trọng đối với mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Là một nước nằm trong khu vực Đông Nam á - một khu vực có nền kinh tế sôi động thu hút được nhiều sự quan tâm và đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã không ngừng đổi mới mình để có thể tham gia vào tiến trình hợp tác quốc tế. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã được Nhà Nước khuyến khích hoạt động bằng cách đưa ra các chính sách đúng đắn, ưu đãi để hỗ trợ cho hoạt động của họ. Và thực tế trong thời gian qua, các doanh nghiệp này đã và đang hoạt động một cách tích cực, có hiệu quả. Điều này đã đóng góp rất lớn và việc thúc đẩy, phát triển lĩnh vực thương mại quốc tế của Việt Nam. Trước tình hình đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đang cố gắng hoàn thiện và nâng cao các nghiệp vụ thanh toán quốc tế để hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của khách hàng. Vibank tuy mới được thành lập từ 18/09/1996 nhưng đã có khá nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng chủ yếu ở nước ta là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Đây là một phương thức thanh toán bảo vệ quyền lợi bình
  • 3. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 3 đẳng của các bên tham gia bởi tính ưu việt của nó. Do vậy, Việt Nam với hoạt động ngoại thương còn non trẻ thì sử dụng phương thức này sẽ giúp bảo vệ được lợi ích và tránh bị lừa gạt trong thương mại quốc tế. Nhận thức được tính phù hợp và tầm quan trọng của thanh toán tín dụng chứng từ đối với hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn hiện nay, nên em chọn đề tài: “Giải pháp phát triển thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Vibank)” để phục vụ cho chuyên đề tốt nghiệp với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả của thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng. Kết cấu của chuyên đề: Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề tốt nghiệp gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của NHTM. Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Vibank. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thanh toán tín dụng chứng từ tại Vibank. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hữu Tài và sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Vibank) trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
  • 4. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 4 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM 1.1 Khái quát chung về thanh toán quốc tế 1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới, các quốc gia đều ra sức đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế của nước mình, dẫn đến nhu cầu thanh toán quốc tế ngày càng gia tăng và phát triển. Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Do đó, phát triển thanh toán quốc tế sẽ tạo điều kiện mở rộng hoạt động đối ngoại giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Khoảng cách xa về địa lý giữa các quốc gia khiến cho phương thức “tay trao tay” khó có thể thực hiện
  • 5. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 5 được giữa các bên xuất nhập khẩu trong quan hệ ngoại thương mà cần phải có một trung gian đứng ra thay mặt cho mỗi bên thực hiện việc thanh toán và sẽ được hưởng phí. Trung gian đó chính là các ngân hàng thương mại. Ngoài việc đảm nhận nghiệp vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng còn là người tư vấn, hướng dẫn và giải quyết các vướng mắc trong thanh toán cho khách hàng, đồng thời đảm bảo cho việc thanh toán diễn ra nhanh gọn, tốn ít thời gian và đảm bảo lợi ích cho cả hai bên xuất khẩu, nhập khẩu. 1.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu Trong thương mại quốc tế, phương thức thanh toán có một vị trí quan trọng. Bởi nó là cơ sở để duy trì và phát triển quan hệ buôn bán quốc tế giữa các nước. Và đặc biệt việc sử dụng phương thức thanh toán quốc tế nào sẽ quyết định đến hiệu quả cũng như rủi ro mà các bên phải chịu. Trên thực tế có nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau như phương thức ghi sổ, chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ... Việc lựa chọn phương thức thanh toán nào là phụ thuộc vào mức độ quan hệ giữa người mua và người bán, đặc điểm hàng hoá cũng như sự biến động giá cả hàng hoá trên thị trường. 1.1.2.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance) Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (ngưòi có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định thông qua một phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu hoặc bằng điện (T/T) hoặc bằng (M/T). Chuyển tiền là một phương thức thanh toán quốc tế đơn giản nhất về thủ tục và thực hiện nhanh chóng. Nó được áp dụng rất phổ biến ở các nước phát triển bởi các ưu điểm: đơn giản, thuận lợi,, chi phí giao dịch thấp. Nhưng phương thức này chỉ được sử dụng khi các bên trong quan hệ mua bán có sự tin cậy lẫn nhau. 1.1.2.2 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment)
  • 6. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 6 Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng (người nhập khẩu), uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở tờ hối phiếu do người xuất khẩu ký phát. Có hai loại nhờ thu: nhờ thu trơn (clean collection) và nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection) Phương thức thanh toán Nhờ thu (collection payment) hoàn toàn dựa vào sự tín nhiệm của các bên xuất, nhập khẩu. Thông thường người xuất khẩu không có lợi nhiều, bởi vì việc thanh toán phụ thuộc vào người nhập khẩu. Ngân hàng chỉ thực hiện theo đúng chỉ thị trong nhờ thu của người xuất khẩu, không chịu trách nhiệm về thanh toán tiền hàng. 1.1.2.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit) Nếu như hai phương thức chuyển tiền và nhờ thu chỉ có thể được đảm bảo thực hiện khi và chỉ khi các bên tham gia tín nhiệm nhau, thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vẫn có thể đảm bảo quyền lợi cho các bên ngay cả trong trường hợp các bên mới giao dịch lần đầu và chưa tin tưởng lẫn nhau. Chính vì vậy mà theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì đây là phương thức thanh toán thông dụng nhất, an toàn nhất trong thanh toán quốc tế. Sở dĩ như vậy là vì thanh toán theo phương thức này có hiệu quả cao hơn do những quy định chặt chẽ trong quy trình thanh toán làm cho quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng mua bán được thể hiện một cách bình đẳng, đồng thời sự tham gia của các ngân hàng giúp cho hai bên xuất nhập khẩu được bảo vệ khỏi những rủi ro có thể xảy ra. Hiện nay ở Việt Nam và các nước đang phát triển, tỷ trọng thanh toán bằng L/C chiếm khoảng 80% trong tổng số kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu. 1.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.2.1 Định nghĩa tín dụng chứng từ Theo điều 2 của “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits – UCP No 500), tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: “Theo điều khoản này, những thuật
  • 7. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 7 ngữ “tín dụng chứng từ” và “thư tín dụng dự phòng” (dưới đây gọi là tín dụng), có nghĩa là bất cứ một sự thoả thuận nào, cho dù được gọi tên hay được miêu tả thế nào, theo đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và theo chỉ thị của một khách hàng (người yêu cầu phát hành tín dụng) hoặc nhân danh chính mình: 1. Phải thực hiện việc trả tiền theo lệnh của một người thứ ba (người thụ hưởng), hoặc phải chấp nhận và trả tiền hối phiếu do người thụ hưởng ký phát, hoặc 2. Uỷ quyền cho ngân hàng khác thực hiện việc trả tiền như vậy, hoặc chấp nhận và trả tiền hối phiếu đó Hoặc 3. Uỷ quyền cho ngân hàng khác chiết khấu, dựa vào những chứng từ đã được quy định đảm bảo rằng các điều khoản và điều kiện của tín dụng đã được phù hợp. Theo điều khoản này, các chi nhánh của một ngân hàng ở các nước khác nhau được coi là ngân hàng khác. Từ định nghĩa tín dụng chứng từ của UCP nêu trên, chúng ta có thể diễn đạt theo một cách khác như sau: Tín dụng chứng từ là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của một khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả tiền cho người thứ ba, hoặc trả cho bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba (người thụ hưởng). Có thể chính ngân hàng phát hành đứng ra trả tiền, chấp nhận, chiết khấu do người hưởng phát hành; hoặc có thể ngân hàng phát hành uỷ quyền cho một ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận, chiết khấu hối phiếu đó khi người thụ hưởng (nhà xuất khẩu) xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với quy định đã đề ra trong thư tín dụng. 1.2.2 Các thành viên tham gia thanh toán tín dụng chứng từ
  • 8. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 8 Trong quá trình thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ, thông thường có các bên tham gia như sau: Người yêu cầu phát hành thư tín dụng (Applicant): là người mua hay người nhập khẩu  Ngân hàng phát hành(Issuing bank): là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, sẽ phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu.  Người thụ hưởng(Beneficiary): là người xuất khẩu(người bán hàng) hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.  Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, là trung tâm giao dịch giữa ngân hàng mở và người hưởng lợi. Ngân hàng này kiểm tra tính trung thự của thư tín dụng và thông báo nó cho người hưởng lợi. Ngân hàng thông báo có thể là ngân hàng đại lý hoặc là chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước người xuất khẩu. Trên thực tế, ngoài các thành phần tham gia nêu trên thì tuỳ theo từng loại thư tín dụng có thể xuất hiện thêm ột số ngân hàng khác trog quá trình thanh toán như:  Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng đảm bảo việc trả tiền cho người xuất khẩu, trong trường hợp ngân hàng phát hành không có khả năng thanh toán.  Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng được chỉ định trong thư tín dụng, cho phép ngân hàng đó thực hiện việc thanh toán,chiết khấu hoặc chấp nhận bộ chứng từ của người thụ hưởng phù hợp với quy định của tín dụng chứng từ.Tuỳ theo từng nhiệm vụ cụ thể mà tên gọi của ngân hàng này có thể là:  Ngân hàng chỉ định thanh toán (Nominated Paying Bank).  Ngân hàng chỉ định chiết khấu (Nominated Negotiating Bank).  Ngân hàng chỉ định chấp nhận (Nominated Accepting Bank).
  • 9. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 9 Trên thực tế, thông thường để giúp nhà xuất khẩu thuận tiện trong việc nhận tiền hàng tại nước họ thì ngân hàng thông báo ngoài nghiệp vụ thông báo ra còn làm ba nghiệp vụ trên: thanh toán, chấp nhận, chiết khấu.  Ngân hàng bồi hoàn(Reimbursement Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát hành uỷ nhiệm thực hiện thanh toán giá trị tín dụng thư cho ngân hàng được chỉ định thanh toán hoặc chiết khấu. Ngân hàng bồi hoàn thường tham gia trong trường hợp giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng được chỉ định không có quan hệ tài khoản trực tiếp với nhau. 1.2.3 Quy trình tóm tắt về ngiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ. Trong thanh toán quốc tế, tuỳ từng trường hợp cụ thể, tuỳ vào yêu cầu của người xin mở thư tín dụng và tuỳ vào sự uỷ nhiệm của ngân hàng mở thư tín dụng mà trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ sẽ có sự tham gia của bao nhiêu ngân hàng. Thông thường, theo tập quán quốc tế chỉ có hai ngân hàng tham gia là: ngân hàng mở thư tín dụng và ngân hàng thông báo.
  • 10. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 10 Sơ đồ: Quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ. Trước hết người xuất khẩu và người nhập khẩu phải kí hợp đồng thương mại, trong đó lựa chọn điều khoản thanh toán là tín dụng chứng từ. (1) Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, viết đơn đề nghị mở tín dụng thư cho người xuất khẩu hưởng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình. (2) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng , nếu đáp ứng các yêu cầu, ngân hàng sẽ phát hành thư tín dụng và thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu để thông báo tới người thụ hưởng. (3)Ngân hàng thông báo khi nhận được thư tín dụng sẽ khẩn trương thông báo, chuyển giao thư tín dụng này cho người xuất khẩu. (4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thì tiến hành giao hàng theo điều kiện hợp đồng. (5) Sau khi đã hoàn thành việc giao hàng, người xuất khẩu tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán theo thư tín dụng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình đề nghị thanh toán. Ngân hàng thông báo (Advising Bank) Ngân hàng phát hành (Issuing Bank ) Người xuất khẩu (Beneficiary) Người nhập khẩu (Applicant) (3) (5) (6) (1) (9) (10) (8) (7) (2) (4) Hợp đồng
  • 11. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 11 (6)Ngân hàng thông báo dược chỉ định là ngân hàng thanh toán, sẽ tiến hành kiểm tra bộ chứng từ do người hưởng lập, nếu thấy phù hợp với các điêu khoản trong thư tín dụng thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu(trả tiền ngay hoặc chiết khấu truy đòi/miễn truy đòi). (7)Sau khi đã thanh toán, ngân hàng chuyển bộ chứng sang ngân hàng phát hành và đòi tiền. (8)Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ , nếu đáp ứng những điều kiện của thư tín dụng thì hoàn lại tiền cho ngân hàng đã thanh toán. (9)Ngân hàng phát hành báo cho người nhập khẩu biết bộ chứng từ đã đến và đề nghị họ làm thủ tục thanh toán. (10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, lúc đó ngân hàng phát hành sẽ trao chứng từ để nhà nhập khẩu đi nhận hàng. Trong trường hợp người nhập khẩu không thanh toán, thì ngân hàng cũng không trao chứng từ cho họ. 1.2.4. Thư tín dụng (L/C) – công cụ quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 1.2.4.1 Định nghĩa. Thư tín dụng (letter of credit – L/C) là một văn bản(thư hoặc điện tín)do ngân hàng phát hành mở ra, trên cơ sở yêu cầu của người nhập khẩu; trong đó ngân hàng này cam kết trả tiền cho người thụ hưởng với điều kiện họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thnah toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng. Thư tín dụng là một phương tiện quan trọng của phương thức thanh toán TDCT vì nó ràng buộc các thành phần tham gia như: người xuất khẩu, người nhập khẩu, ngân hàng thông báo, ngân hàng phát hành... 1.2.4.2 Tính chất thư tín dụng Thư tín dụng được ngân hàng phát hành lập ra trên cơ sở hợp đồng thương mại được kí kết giữa hai bên xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên, khi thư tín dụng được mở thì trong quá trình hoạt động nó lại hoàn toàn dộc lập so với hợp đồng thương mại. Bởi vì, khi thanh toán ngân hàng không dựa vào hàng hoá mà
  • 12. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 12 chỉ căn cứ vào việc kiểm tra bộ cứng tù phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng. 1.2.4.3 Các loại thư tín dụng a. Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C) Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mặc dù đã được ngân hàng phát hành ra và trong khi nhà xuất khẩu chuẩn bị giao hàng nhưng nó vẫn có thể bị nhà nhập khẩu sửa đổi một số điều khoản của L/C hoặc huỷ bỏ toàn bộ L/C mà không cần báo trước cho người thụ hưởng biết. Tuy nhiên, việc sửa đổi hay huỷ bỏ L/C chỉ được thực hiện trước khi hàng hoá được rao hoặc vận đơn chưa được chuyển nhượng. Loại thư tín dụng này không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu. Vì vây, ngày nay hầu như nó không được sử dụng trong thương mại quốc tế mà chỉ tồn tại trên lý thuyết. b. Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C) Đây là loại thư tín dụng sau khi được phát hành, ngân hàng phaircam kết thực hiện theo đúng những điều khoản của nó, không được tự ý sửa đổi, huỷ bỏ. Tuy nhiên, thư tín dụng này vẫn có thể được bổ sung, sửa đổi khi có sự thoả thuận nhất trí của các bên liên quan. Loại L/C này được sử dụng phổ biến nhất trong thanh toán tín dụng chứng từ. Theo UCP No500 nếu không có ghi chú đặc biệt về loại thư tín dụng muốn mở thì ngân hàng được quyền hiểu đó là thư tín dụng không thể huỷ ngang. c. Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, được ột ngân hàng khác có uy tín đảm bảo trả tiền cho người thụ hưởng, theo yêu cầu của ngân hàng phát hành L/C đó. Trường hợp ngân hàng phát hành vì một lí do nào đó mà không thanh toán được tiền thì ngân hàng xác nhận phải có trách nhiệm thanh toán ngay. Do đó, ngân hàng xác nhận có quyền yêu cầu ngân hàng phát hành kí quỹ theo tỉ lệ giá trị của thư tín dụng. Như vậy, có hai ngân hàng cùng cam kết trả
  • 13. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 13 tiền cho người xuất khẩu nên loại thư tín dụng này rất đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu. d. Thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C). Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang mà sau khi người thụ hưởng đã được trả tiền, thì ngân hàng mở không có quyền đòi lại tiền trong bất cứ tình huống nào.Khi sử dụng loại L/c này,người xuất khẩu phải ghi trên hối phiếu: “Miễn truy đòi người kí phát”(Without recourse to drawers), đồng thời trong thư tín dụng cũng phải ghi như vậy. e. Thư tín dụng chuyển nhượng(Transferable L/C). Là loại L/C không thể huỷ ngang trong đó cho phép người hưởng lợi đấu tiên có thể yêu cầu ngân hàng trả tiền(ngân hàng phục vụ mình ) chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người thụ hưởng khác.L/C chuyên r nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần, chi phí chuyển nhượng do người hưởng lợi đàu tiên chịu.L/C này thường được áp dụng trong thương mại quốc tế qua trung gian. f. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C). L/C tuần hoàn là loại L/C không thể huỷ ngang có tinh chất tuần hoàn tức là: sau khi sử dụng xong hoặc hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ vá cứ nư vậy nó tuần hoàn đén khi nào tổng giá trị hợp đòng được thực hiện. L/C tuần hoàn thường được dùng khi các bên tin cậy lẫn nhau, khi mua hàng thường xuyên, định kì, khối lượng lớn và trong thời gian dài. g. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C). Là loại L/C được mở trên cơ sở một L/C khác. Sau khi nhận được L/C(L/C gốc) của ngân hàng nước ngoài phát hành ,người xuất khẩu sử dụng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người thụ hưởng khác với nội dung tương tự như L/C ban đầu, L/C mở sau gọi là L/c giáp lưng. Đây là hai L/C có
  • 14. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 14 quan hệ độc lập với nhau về số tiền, ngày giao hàng, loại tiền tệ và một số nội dung khác. h. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C). Là loại L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó đã mở ra.Trong L/C ban đầu thường phải ghi L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở một L/C đối ứng với nó để cho người mở hưởng và trong L/C đối ứng phải ghi câu:”L/C này đối ứng với L/C số...mở ngày...qua ngân hàng”. L/C đối ứng được sử dụng trong phương thức hàng đổi hàng, ngoài ra không loại trừ khả năng dunngf trong phương thức gia công thương mại quốc tế. i. Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C). Là loại L/C được phát hành với mục tiêu nhằm trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho người nhập khẩu. Ngân hàng mở L/C dự phòng sẽ cam kết với người nhập khẩu thanh toán lại cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoan thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã đề ra. Thư tín dụng dự phòng không mang tính chất là phương thức thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu, mà chỉ có tính chất là phương thức đảm bảo cho việc giao hàng, thực hiện đúng hợp đồng. j. Thư tín dụng thanh toán dần( Defered payment L/C). Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần số tiền của L/C trong những thời hạn quy định trong L/C đó. k. Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause L/C). Đây là loại thư tín dụng có một điều khoản đặc biệt được viết bằng mực đỏ trong đó thể hiện nội dung như sau: người nhập khẩu uỷ nhiệm cho ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận ứng tiền trước cho người hưởng lợi trước khi họ xuất trình chứng từ hàng hoá - điều này có nghĩa là mặc dù người xuất khẩu chưa thực hiện nghĩa vụ giao hàng nhưng đã nhận được một khoản tiền hàng ứng trước từ nhà nhập khẩu. Thực chất đây là loại thư tín dụng ứng trước, nó được sử dụng như một phương tiện cấp vốn cho bên bán trước khi giao hàng.
  • 15. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 15 1.2.5 UCP – Văn bản pháp lý của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform customs and Practice for Documentary Credits – gọi tắt là UCP). Văn bản UCP do phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce - ICC) soạn thảo và công bố lần đầu tiên vào năm 1933.Sau đó, UCP đã trải qua năm lần sửa đổi vào cấc năm: 1951,1962,1974,1983 và lần cuối cùng gần đây là bản sửa đổi tháng 10/1993, có hiệu lực từ 1/1/1994 ấn phẩm có tên UCP 500. Nhưng các văn bản UCP ra đời sau không huỷ bỏ các văn bản ra đời trước đó, cho nên 6 văn bản UCP ban hành vào các năm khác nhau đều có gía trị thực hành thanh tóan quốc tế. Việc áp dụng văn bản UCP nào là do ý nguyện của các bên quyết định và nhất thiết phải dẫn chiếu vào nội dung của thư tín dụng(áp dụng UCP số hiệu nào). UCP là văn kiện tập hợp toàn bộ những quy tắc và định nghĩa thống nhất quốc tế, được trên 165 quốc gia công nhận và tuyên bố áp dụng trong đó có Vệt Nam. Hiện nay ở Việt Nam, tất cả các ngân hàng thươngmại được phép hoạt đọng nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, khi tiến hành các giao dịch thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, đều có cam kết tuân thủ thực hiện văn bản UCP hiện hành. 1.2.6 Bộ chứng từ trong thanh toán tín dụng chứng từ. Trong thanh toán tín dụng chứng từ, bộ chứng từ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu theo phương thức này. Đối với nhà xuất khẩu, bộ chứng từ chính là bằng chứng đã hoàn thànhnghĩa vụ giao hàng và là cơ sở để được thanh toán và chiết khấu. Còn đối với người nhập khẩu, cơ sở để nhận hàng và bằng chứng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của mình cho nhà xuất khẩu cũng chính là bộ chứng từ. Ngoài ra, bộ chứng từ còn là cơ sở để các ngân hàng có liên quan thực hiện các nghiệp vụ thanh toán hoặc chiết khấu. Theo ICC, bộ chứng từ thông thường được chia làm hai loại: chứng từ tài chính và chứng từ thương mại. 1.2.6.1 Chứng từ tài chính (Financial Documents).
  • 16. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 16 Chứng từ tài chính: là những chứng từ có giá, được sử dụng làm phương tiện thanh toán hàng hoá, dịch vụ. Bao gồm: hối phiếu, lệnh phiếu, séc...Trong thương mại quốc tế, hối phiếu và séc được sử dụng rộng rãi phổ biến; còn lệnh phiếu rất ít được dùng. 1.2.6.2 Chứng từ thương mại (Commercial Documents). Chứng từ thương mại là các bằng chứng về hàng hoá, về vận tải và bảo hiểm. Thông thường gồm các chứng từ dưới đây:  Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)  Bảng kê đóng gói (Packing list)  Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading – B/L)  Chứng từ bảo hiểm: thường bao gồm hợp đồng bảo hiểm (Insurance Policy) và giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate).  Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)  Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality) 1.2.7 Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 1.2.7.1 Ưu điểm. Nếu như các phương thức thanh toán khác không giải quyết được mâu thuẫn về lợi ích trong quan hệ giao dịch thương mại giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu: đó là người bán muốn bán hàng ngay, thu hồi vốn nhanh đảm bảo an toàn trong thanh toán, giao hàng rồi nhưng e ngại về việc chậm thanh toán hoặc không thanh toán; còn người mua lại muốn nhận được hàng trước khi thanh toán, trả tiền hàng càng chậm càng tốt nhằm tận dụng vốn trong kinh doanh, hoặc e ngại hàng hoá nhận được không đúng như yêu cầu của hợp đồng; thì phương thức thanh toán chứng từ lại làm dung hoà được mâu thuẫn đó. Theo phương thức này, biện pháp thoả hiệp giữa hai bên mua bán là việc thanh toán sẽ được tiến hành sau khi giao hàng tượng trưng, tức là người xuất khẩu sẽ giao các chứng từ di chuyển sở hữu hàng hoá cho người nhập khẩu. Bằng việc thanh toán như vậy, mâu thuẫn giữa hai bên xuất nhập khẩu đã được giải quyết triệt để.
  • 17. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 17 Cũng vì thế mà phương thức thanh toán này đã đảm bảo được quyền lợi của người mua và người bán. Với người xuất khẩu, chính sự cam kết trả tiền trong L/C của ngân hàng mở L/C với điều kiện người xuất khẩu xuất trình chứng từ phù hợp với quy định của L/C là việc đảm bảo khả năng thu hồi tiền hàng của họ. Như vậy, rủi ro trong thanh toán đối với người xuất khẩu là rất thấp, bởi lẽ họ sẽ được thanh toán ngay cả khi người nhập khẩu mất khả năng thanh toán, trừ trường hợp là ngân hàng phát hành L/C bị phá sản hoặc là gặp những rủi ro bất khả kháng như: chiến tranh, động đất… (nhưng đây là trường hợp rất hiếm khi xảy ra ). Còn với người nhập khẩu, họ chỉ phải trả tiền khi bên bán chứng minh việc giao hàng bằng việc đã chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá theo đúng quy định trong L/C.Trong bộ chứng từ hàng hoá mà người xuất khẩu phải xuất trình, ngoài các chứng từ như: hối phiếu, bảng kê, hoá đơn thương mại, là do người xuất khẩu tự lập; còn các chứng từ khác như: chứng từ vận tải, bảo hiểm, giấy chứng nhận xuất xứ, phẩm chất...là phải có sự xác nhận của các cơ quan khác. Vì thế mà người xuất khẩu khó có thể làm giả các chứng từ được yêu cấu, cho nên lợi ích của người nhập khẩu được đảm bảo. Hơn nữa, các chứng từ xuất trình sẽ được kiểm tra bởi các chuyên gia ngân hàng cao cấp, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Chính nhờ sự giúp đỡ đó của các ngân hàng mà ngưòi nhập khẩu có thể giảm bớt được rủi ro khi quan hệ thương mại với đối tác nước ngoài. Đối với các ngân hàng, khi tham gia phương thức thanh toán L/C, họ cũng sẽ thu được những lợi ích của riêng mình đó là: thu được các khoản phí do các bên trả và có thể huy động thêm các khoản tiền gửi(khi có kí quỹ) để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng khác, đồng thời thu hút được khách hàng sử dụng các tiện ích ngân hàng khác, ngoài ra điều quan trọng là có thể nâng cao được uy tín của ngân hàng trên thương trường quốc tế. 1.2.7.2 Nhược điểm.
  • 18. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 18 Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì phương thức thanh toán L/C còn có một số hạn chế nhất định như sau: - Đối với người xuất khẩu: Thông thường, rủi ro xảy ra với người xuất khẩu là khi người mua không thiện chí trong thanh toán do họ muốn từ chối thanh toán tiền hàng, hoặc muốn kéo dài thời gian thanh toán vì tình hình tài chính chưa sẵn sàng, hoặc do sự biến động trong thị hiếu tiêu dùng mặt hàng đó...Người nhập khẩu gây khó khăn trong thanh toán bằng cách tìm ra những điểm khác biệt rất nhỏ giữa các chứng từ do người xuất khẩu xuất trình so với quy định của L/C. Bởi sự khác biệt dù là rất nhỏ giữa các chứng từ với nhau và giữa chứng từ với L/C cũng là cớ hợp lệ để người nhập khẩu từ chối thanh toán cho người xuất khẩu mặc dù hàng hoá đã được giao hoàn toàn đúng theo yêu cầu của người mua. - Đối với người nhập khẩu: Do việc thanh toán trong phương thức L/C thường được thực hiện trước khi hàng hoá đến tay người nhập khẩu do vậy họ thường bị rủi ro về hàng hoá như số lượng, phẩm chất, mẫu mã không đúng theo yêu cầu của hợp đồng, hay nhập phải một loại hàng hoá khác không đúng như thoả thuận, thậm chí có khi không có hàng hoá...Nguyên nhân của rủi ro này là xuất từ việc ngân hàng chỉ có thể khống chế về mặt hình thức của các loại chứng từ mà không thể kiểm soát được tính pháp lý hay tính xác thực của chúng, nên ngân hàng không thể biết rõ trên thực tế hàng hoá giao có đúng theo quy định hay không. Do đó, nếu người xuất khẩu không trung thực thì họ sẽ giao hàng không đúng với đièu khoản ghi trong L/C nhưng sẽ tiến hành giả mạo chứng từ, thay đổi chứng từ để có thể xuất trình được bộ chứng từ phù hợp về hình thức theo đúng L/C đến ngân hàng. Và ngân hàng sẽ trả tiền cho người xuất khẩu dựa vào việc kiểm tra bề mặt các chứng từ đó, trong khi không biết rằng hàng hoá không được giao nhận theo đúng quy định. Do vậy rủi ro về hàng hoá đã xảy đén với người nhập khẩu. Đây là điểm yếu rất lớn của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Vì thế để tránh rủi ro thì trước khi ký kết hợp đồng thương
  • 19. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 19 mại, người mua cần phải tìm hiểu kĩ thông tin về tài chính và uy tín của người bán trên thương trường. - Đối với ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank): Có thể gặp một số rủi ro như: rủi ro về tỉ giá, rủi ro trong quá trình vận chuyển, rủi ro do nhà xuất khẩu có hành vi lừa đảo...Nhưng trong đó rủi ro do nhà nhập khẩu mất khả năngthanh toán hoặc bị phá sản là rủi ro gây thiệt hại nặng nề nhất cho ngân hàng mở, vì ngân hàng mở buộc phải thanh toán cho người xuất khẩu trong khi không thể thu hồi được vốn từ phía người nhập khẩu. Mức độ thiệt hại của ngân hàng sẽ tỉ lệ nghịch với tỉ lệ % kí quỹ phát hành L/C mà ngân hàng yêu cầu nhà nhập khẩu thực hiện khi mở L/C. - Rủi ro đối với ngân hàng thông báo (Advising Bank): là khi ngân hàng thiếu cẩn thận trong khi kiểm tra tính trung thực của L/C và dẫn đến thông báo L/C giả cho khách hàng. - Ngoài ra, còn có một số rủi ro xảy ra với các ngân hàng khác như: đối với ngân hàng xác nhận có thể gặp rủi ro do không hiểu biết về uy tín tài chính của ngân hàng mở, hay ngân hàng mở không thiện chí hoặc mất khả năng trong thanh toán. Còn rủi ro với ngân hàng chiết khấu chứng từ có thể là rủi ro về các nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh, đảo chính, khủng hoảng kinh tế…, rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán hoặc từ chối bộ chứng từ, rủi ro do ngân hàng mở phá sản... 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NHTM 1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng 1.3.1.1. Nhóm nhân tố chủ quan * Về phía ngân hàng: Với tư cách là chủ thể trung gian trong toàn bộ tiến trình của hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C, rõ ràng, NHTM đóng vai trò hết sức quan trọng đối với bản thân mỗi nghiệp vụ đơn lẻ, cũng như sự phát triển của phương thức thanh toán L/C nói chung.
  • 20. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 20 Cơ cấu sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp là yếu tố hàng đầu, bởi một lẽ đơn giản: nếu NHTM không triển khai phương thức thanh toán bằng L/C, thì sẽ không có hoạt động thanh toán qua L/C. Điều này mang tính quyết định căn bản không chỉ với phương thức tín dụng chứng từ, mà còn với hoạt động thanh toán quốc tế nói chung mà L/C đã và đang trở thành một công cụ phổ biến. Nguồn nhân lực là yếu tố trung tâm của mọi quá trình, đồng thời có tác động to lớn tới sự phát triển của hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Cho dù công nghệ ngân hàng có được hiện đại hóa đến đâu, với sự tham gia sâu rộng của máy móc, thiết bị, thì yếu tố nhân lực vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo, đặt biệt là trong tính đa dạng và phức tạp của thanh toán L/C. Bản chất của thanh toán, là quan hệ giữa người mua và người bán. Vai trò của NHTM trong mối quan hệ này, là nhằm giải đáp cho vấn đề đặt ra là sự tin tưởng của các bên. Ngân hàng càng củng cố chất lượng hoạt động, mở rộng màng lưới, quy mô, nâng cao uy tín, đó là tiền đề vững chắc cho hoạt động thương mại quốc tế được mở rộng, và theo đó là sự phát triển của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. * Về phía khách hàng (nhà xuất, nhập khẩu): Với tư cách là chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ, khách hàng (của ngân hàng) đóng vai trò quyết định tới bản thân sự phát triển của loại hình dịch vụ này. Một là, thói quen sử dụng phương thức thanh toán nhất định sẽ quyết định, khách hàng có sử dụng công cụ thanh toán qua L/C hay không. Thông thường, với tính chất phức tạp của thương mại quốc tế, thanh toán qua L/C vẫn là lựa chọn hàng đầu, căn cứ vào quy mô và tầm quan trọng của mỗi giao dịch. Hai là, sự thành công trong kinh doanh của bản thân khác hàng, là yếu tố vững chắc đảm bảo cho sự thịnh vượng của hoạt động thương mại, mà tất yếu là sự phát triển của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, bởi cơ sở cho thanh toán, là hoạt động thương mại.
  • 21. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 21 1.3.1.2. Nhóm nhân tố khách quan * Tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế: Sức khỏe của nền kinh tế là thước đo hiệu quả cho mọi hoạt động thương mại, đầu tư. Một khi nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, thương mại quốc tế sẽ được thúc đẩy, kéo theo sự gia tăng của tỉ trọng, giá trị, của thanh toán tín dụng chứng từ (với tư cách là phương thức thanh toán phổ biến). * Cơ cấu ngành: Một nền kinh tế quốc gia có cơ cấu ngành hướng ra xuất khẩu, hoặc chịu ảnh hưởng của yếu tố hàng nhập, là khi hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ có điều kiện được đẩy mạnh. * Hoạt động xuất nhập khẩu: Khác với mô hình kinh tế chỉ huy, khép kín; một nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường, tất yếu đòi hỏi mối quan hệ giao thương giữa các quốc gia. Mối quan hệ càng được đẩy mạnh, thì thanh toán quốc tế cũng được mở rộng tương ứng, phương thức thanh toán L/C càng phát triển mạnh mẽ. * Tập quán thương mại quốc tế: Thông lệ trong thương mại quốc tế là một yếu tố rất quan trọng, trực tiếp tác động tới việc lựa chọn phương thức thanh toán. Một phương thức thanh toán được cho là tối ưu, nhưng không phù hợp với tập quán của một hoặc các bên, thì cũng sẽ chưa chắc là phương thức được lựa chọn. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 1.3.2.1. Quy mô Chỉ tiêu quy mô hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C được thể hiện qua các tiểu chỉ tiêu: - Số lượng giao dịch được triển khai qua ngân hàng (tính theo tháng, quý, năm) - Giá trị trung bình mỗi giao dịch, tổng giá trị thanh toán - Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ; trung bình số lượng/giá trị giao dịch trên mỗi khách hàng.
  • 22. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 22 1.3.2.2. Khách hàng * Theo phương diện pháp lý - Khách hàng thể nhân - Khách hàng pháp nhân * Theo tính chất - Khách vãng lai - Khách thường xuyên * Theo quy mô - Khách hàng lớn - Khách hàng nhỏ
  • 23. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 23 1.3.2.3. Thị trường - Tỉ trọng sử dụng phương thức L/C so với các phương thức khác - Giá trị thanh toán qua L/C so với tổng giá trị thanh toán 1.3.2.4. Thu nhập - Doanh thu dịch vụ thanh toán L/C/tổng doanh thu dịch vụ thanh toán - Lợi nhận từ dịch vụ thanh toán L/C/tổng lợi nhận từ nghiệp vụ thanh toán. - Doanh thu/lợi nhuận bình quân.
  • 24. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIBANK 2.1 Tổng quan về Vibank. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Vibank Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc tế - VIBank) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Cổ đông sang lập Ngân hàng Quốc tế bao gồm Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, các cá nhân và doanh nhân thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 18/09/1996. Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Quốc tế luôn phát triển theo mục tiêu trở thành một trong những tổ chức tài chính dẫn đầu thị trường Việt Nam. Là một ngân hàng đa năng, với nền tảng công nghệ hiện đại, Ngân hàng Quốc tế tiếp tục cung cấp một loạt dịch vụ tài chính đa dạng, trọn gói cho khách hàng với nòng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động lành mạnh và những cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định tại các vùng kinh tế trọng điểm trên khắp cả nước. Sau 9 năm hoạt động, tính từ thời điểm 18/09/1996 đến 31/12/2005, vốn điều lệ của VIBank tăng từ 50 tỷ đồng lên 510 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 113%. Tổng tài sản có đạt trên 8.967 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với cuối năm 2004 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 177%. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 95 tỷ đồng, bằng 230% so với năm 2004. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tự có bình quân đạt trên 20% và mức cổ tức chia cho các Cổ đông tăng đều hàng năm. Tỷ lệ về khả năng chi trả luôn lớn hơn 1, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn lơn hơn 8%.
  • 25. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 25 Nguồn lực quản lý và hoạt động không ngừng được tăng cường với việc bổ nhiệm nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng và một đội ngũ chuyên viên kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết. Hình ảnh của Ngân hàng Quốc tế trong lòng công chúng và khách hàng được cải thiện đáng kể bằng nhiều chương trình đổi mới và mở rộng năng lực phục vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh ngân hàng. Ngân hàng Quốc tế được Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam xếp loại A theo các tiêu chí đánh giá hệ thống Ngân hàng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ban hành trong nhiều năm liên tiếp và lần thứ 2 được Tập đoàn Citigroup trao tặng Danh hiệu Ngân hàng hoạt động thanh toán xuất sắc. Hiện nay, mạng lưới hoạt động của Vibank tương đối rộng. Cuối năm 2005, ngoài Hội sở tại Hà Nội, Ngân hàng Quốc tế có 30 Chi nhánh, Phòng Giao dịch tại 9 tỉnh, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ. Trong năm 2006, Vibank sẽ tiếp tục vươn tầm hoạt động đến các trung tâm kinh tế mới và nhiều tiềm năng khác trên phạm vi cả nước với tổng số đơn vị kinh doanh dự kiến lên đến 60. Mạng lưới ngân hàng đại lý cũng không ngừng được mở rộng với hơn 2.000 ngân hàng đại lý trên 65 quốc gia trên thế giới. Với phương châm kinh doanh Luôn gia tăng giá trị cho bạn, cam kết của Ngân hàng Quốc tế trong năm 2006 và những năm tiếp theo là không ngừng gia tăng giá trị của khách hàng, của đối tác, của cán bộ nhân viên ngân hàng và của các cổ đông. Với mạng lưới chi nhánh từng bước được mở rộng, cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, Ngân hàng Quốc tế đã dần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tích lũy được lòng tin của công chúng. 2.1.2 Một số nét chính về hoạt động của Vibank năm 2005. Năm 2005 được nhìn nhận là năm then chốt với rất nhiều thay đổi lớn trong hoạt động của Ngân hàng Quốc tế cả về chất lượng hoạt động lẫn kết quả
  • 26. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 26 đạt được, chuẩn bị một sự phát triển bền vững cho Ngân hàng trong những năm tiếp sau. Năm 2005 được đánh giá là một năm kinh doanh thành công của Vibank. Điều này được thể hiện qua kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Năm 2005, tổng lợi nhuận trước thuế của Vibank là 95.264 triệu đồng, bằng 231% so với năm 2004. Đến hết năm 2005, Ngân hàng Quốc tế là một trong những ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng chung khoảng 45% của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Đến thời điểm 31/12/2005, thu nhập từ lãi của Vibank đạt 930.758 triệu đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2004; chi phí trả lãi đạt 740.666 triệu đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2004. Để đạt kết quả trên, toàn hệ thống Ngân hàng Quốc tế đã chú trọng tìm kiếm các nguồn vốn chi phí thấp, đồng thời mở rộng đối tượng khách hàng tín dụng an toàn, đa dạng hóa danh mục đầu tư để tối ưu hóa sử dụng nguồn vốn. Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ trong năm 2005 đạt 33.178 triệu đồng. Năm 2005, cổ tức chia cho các Cổ đông tăng 16% so với năm 2004. Thành quả này của Vibank được thể hiện qua một số mặt hoạt động nổi bật sau: a. Hoạt động nguồn vốn. Năm 2005, hoạt động nguồn vốn của Vibank đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2005 đạt 8.978 tỷ đồng, tăng 163% so với năm trước và vượt 49,6% kế hoạch năm. Cơ cấu nguồn vốn được điều tiết hợp lý, tương thích với tỷ trọng của cơ cấu đầu tư tín dụng và đảm bảo cho hoạt động. Hoạt động kinh doanh nguồn vốn phát triển tốt, hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh khoản và đủ vốn, ngoại tệ phục vụ khách hàng. Vốn chủ sở hữu đạt 618,748 tỷ đồng, tăng 104,7% so với cuối năm 2004. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn giảm từ 7,3% trong năm 2004 xuống còn 6,9% trong năm 2005 chứng tỏ khả năng mở rộng quy mô các cấu thành khác, đặc biệt là tiền gửi từ các tổ chức kinh tế.
  • 27. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 27 Vốn huy động từ các tổ chức tài chính tại thời điểm 31/12/2005 đạt 2.852,871 tỷ đồng, bằng 176,6% so với đầu năm và chiếm 31,7% tổng nguồn vốn. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức tài chính đạt 2.808 tỷ đồng, chiếm 98% tổng nguồn vốn huy động từ các các tổ chức tài chính. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 5.268,534 tỷ đồng, bằng 163% so với đầu năm và chiếm 58% tổng nguồn vốn. Đây là một kết quả rất đang ghi nhận trong điều kiện Ngân hàng Quốc tế phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các ngân hàng thương mại khác. Số dư vốn huy động từ các cá nhân tại thời điểm 31/12/2005 đạt 3.302,446 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 133,5%. Kết quả đáng khích lệ trên có được là nhờ Ngân hàng Quốc tế thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, mở rộng mạng lưới hoạt động đến gần khách hàng hơn và tung ra nhiều sản phẩm huy động có sức thu hút ra thị trường. Trong năm 2005, do định hướng phát triển khách hàng đã được quán triệt tới từng đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Quốc tế, tình hình hoạt động khởi sắc của Khối Nguồn vốn và nỗ lực của cả hệ thống trong việc mở rộng đối tượng khách hàng tiền gửi, tổng huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 234% so với đầu năm và đạt 1.966 tỷ đồng. b. Hoạt động tín dụng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong những năm gần đây tiếp tục được duy trì trong năm 2005. Dư nợ tín dụng đến thời điểm 31/12/2005 đạt 4.974 tỷ đồng, tăng 127% so với đầu năm và vượt 24,3% so với kế hoạch năm. Trong đó, tín dụng ngắn hạn đạt 3.196,6 tỷ đồng, chiếm 64,3% tổng dư nợ và tín dụng trung và dài hạn đạt 1.777,4 tỷ đồng, chiếm 35,7% tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2005 là 3.590,8 tỷ đồng, tăng 134,5% so với đầu năm và vượt 27,3% so với kế hoạch năm. Dư nợ tín dụng cá nhân tại thời điểm 31/12/2005 là 1.340 tỷ, tăng 110% so với đầu năm. Chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát tốt do hoạt động tín dụng được tổ chức chặt chẽ, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và cac quy định, quy
  • 28. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 28 trình nghiệp vụ của Vibank. Tỷ lệ nợ quá hạn tính đến thời điểm cuối năm chỉ chiếm 0,87% tổng dư nợ, giảm so với mức 1,11% của năm 2004. c. Hoạt động thanh toán quốc tế. Năm 2005, hoạt động thanh toán quốc tế đã được tăng cường theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Doanh thu dịch vụ thanh toán quốc tế toàn hệ thống tăng tới 218,5% so với năm 2004. Các đơn vị đóng góp nhiều nhất vào kết quả chung của hoạt động tài trợ thưong mại trong năm qua là Hội sở, Chi nhánh VIB Hồ Chí Minh, Chi nhánh VIB Hải Phòng, Chi nhánh VIB Hà Nội và Chi nhánh VIB Ba Đình. Các chi nhánh mới thành lập cũng đã có bước phát triển nhất định. d. Dịch vụ kiều hối. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đã phát triển. Trong năm 2005, Ngân hàng Quốc tế đã hợp tác với nhiều công ty chuyển tiền quốc tế như Travelex, RIA, Anelik, Xoom, để cung cấp dịch vụ chuyển tiền Quốc tế phục vụ những khách hàng là Việt kiều và những người đi hợp tác lao động nước ngoài. e. Nghiệp vụ thẻ. Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ cũng bắt đầu được đẩy mạnh qua việc Ngân hàng Quốc tế hợp tác với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam phát hành thẻ MasterCard, Visa, Diner Club Hoạt động phát hành thẻ ghi nợ nội địa Values cũng được đẩy mạnh qua việc phát triển một đội ngũ đại lý đông đảo, xây dựng một mạng lưới chấp nhận thẻ rộng khắp và một hệ thống ngành hàng ưu đãi phong phú cho chủ thẻ. f. Sản phẩm dịch vụ mới. Năm 2005, Vibank đã thực hiện triển khai một số sản phẩm dịch vụ mới nhằm mang lại nhiều tiện ích ngân hàng hơn cho khách hàng như: dịch vụ Tài chính trọn gói hỗ trợ du học, thành lập Phòng kinh doanh Chứng khoán, và trên nền tảng công nghệ hiện đại Vibank đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ Mobile Banking, Internet Banking để tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng.
  • 29. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 29 Việc tung ra các sản phẩm mới đã góp phần mang lại một hình ảnh Vibank mới hết lòng vì khách hàng, qua đó mà uy tín của Vibank ngày càng được nâng cao, đồng thời đó cũng là một trong những mục tiêu của chiến lược hội nhập với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. 2.2 Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Vibank. 2.2.1 Thanh toán L/C hàng xuất khẩu. 2.2.1.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức TDCT. Trong quy trình thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ, Vibank đóng vai trò là ngân hàng thông báo, thay mặt cho người xuất khẩu đòi tiền người nhập khẩu ở nước ngoài. Toàn bộ nghiệp vụ này do phòng Thanh toán Quốc tế đảm nhận, bao gồm 2 nhiệm vụ cơ bản sau:  Tiếp nhận L/C từ ngân hàng phát hành, thông báo L/C cho người xuất khẩu và thông báo sửa đổi L/C.  Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ và đòi tiền. Mọi nghiệp vụ liên quan đến việc tiếp nhận L/C từ nước ngoài đến việc nhận tin đến và truyền tin đi của phòng thanh toán đều được thực hiện thông qua mạng thông tin điện tử được kết nối trong hệ thống ngân hàng. Các bước tiến hành thanh toán L/C hàng xuất khẩu cụ thể như sau:  Tiếp nhận L/C từ ngân hàng phát hành, thông báo L/C cho người xuất khẩu và thông báo sửa đổi L/C, gồm các bước: Bước 1: Sau khi mở L/C, ngân hàng phát hành chuyển L/C sang ngân hàng Vibank ngân hàng thông báo. Phòng TTQT của Vibank tiếp nhận chứng từ thông qua hệ thống mạng SWIFT. Thanh toán viên kiểm tra tính trung thực của thông tin (kiểm tra mã, mẫu chữ kí). Nếu qua kiểm tra thấy L/C chưa đủ yếu tố xác thực thì thanh toán viên phải thông báo cho ngân hàng phát hành L/C biết mà không thông báo cho người xuất khẩu. Trường hợp người xuất khẩu có yêu cầu thông tin thì chỉ giao cho họ bản sao hoặc bản sao sửa đổi L/C trên đó có ghi rõ dấu Non-Negotiable của ngân hàng.
  • 30. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 30 Bước 2: Sau khi kiểm tra, thanh toán viên lập bộ hồ sơ và ghi vào sổ theo dõi thanh toán, đồng thời nhập dữ liệu vào máy tính: số hiệu L/C, người trả tiền, ngân hàng mở L/C, số tiền và lập một thông báo L/C gửi cho người xuất khẩu theo mẫu quy định đính kèm điện, thư mở L/C với nội dung nguyên văn như nội dung của L/C mà ngân hàng nhận được. Trường hợp nhận được điện của ngân hàng phát hành ghi rõ: các chi tiết đầy đủ gửi sau hay một câu có nội dung tương tự thì trên thông báo gửi người xuất khẩu, ngân hàng phải ghi rõ là thông báo sơ bộ, chưa có hiệu lực thi hành. Trường hợp ngân hàng phát hành yêu cầu Vibank thông báo kèm xác nhận L/C thì bộ phận thông báo phải trình Tổng Giám đốc xem xét có chấp nhận hay không, có yêu cầu ngân hàng mở L/C ký quỹ hay không. Vibank có thể thông báo L/C bằng thư, bằng Telex hoặc thông qua mạng SWIFT. Thư thông báo L/C hoặc sửa đổi được thành lập 2 bản: một bản giao cho khách hàng, một bản lưu tại hồ sơ L/C. Thanh toán viên phải thông báo L/C gốc cho khách hàng và yêu cầu khách hàng ký nhận vào bản lưu của ngân hàng. Khi thông báo bằng Telex hoặc Swift MT thì phải chuyển nguyên văn nội dung nhận được đồng thời nêu rõ Vibank thông báo L/C và tu chỉnh L/C mà không chịu trách nhiệm gì. Khi lập thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C thanh toán viên đồng thời lập phiếu thu phí thông báo, phí sửa đổi, phí xác nhận theo biểu phí của ngân hàng.  Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ và đòi tiền, gồm các bước: Bước 3: Sau khi hoàn tất thủ tục giao hàng, người xuất khẩu dựa vào nội dung yêu cầu của L/C lập một bộ chứng từ thanh toán và gửi tới Vibank. Bộ chứng từ thường bao gồm: thư yêu cầu thanh toán tiền hàng, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, bảng kê chi tiết hàng hóa, các loại giấy tờ về hàng hóa Khi nhận được bộ chứng từ, thanh toán viên kiểm tra tính chân thực bề ngoài của chứng từ, bao gồm kiểm tra số lượng chứng từ, loại chứng từ và đối chiếu kiểm tra chi tiết từng loại chứng từ xem có phù hợp với nội dung quy định trong L/C không, sau đó gi rõ ngày, giờ xuất trình và ký nhận.
  • 31. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 31 Bước 4: Khi kiểm tra chứng từ thanh toán viên phải ghi rõ ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ, sau đó lấy ý kiến của trưởng phòng hoặc kiểm soát trước khi lập chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành L/C. Bước 5: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ, sẽ có 2 khả năng xảy ra: - Khả năng 1: Nếu thấy bộ chứng từ phù hợp với L/C, thì Vibank sẽ tiến hành in thư gửi chứng từ cho Ngân hàng phát hành và đòi tiền. Tùy vào quy định của L/C, việc đòi tiền có thể được thực hiện bằng thư hoặc bằng điện. Nếu đòi tiền bằng thư cần thực hiện theo mẫu quy định. Còn đòi tiền bằng điện thì phải sử dụng các mẫu điện Swift thích hợp MT 754 hoặc MT 742. - Khả năng 2: Bộ chứng từ không phù hợp với L/C: + Trường hợp lỗi của bộ chứng từ có thể sửa chữa được thì ngân hàng phải thông báo ngay cho người xuất khẩu để kịp thời sửa lại cho phù hợp. Nhưng nếu người xuất khẩu không đông ý với những ý kiến về việc sửa đổi của ngân hàng thì thanh toán viên phải yêu cầu khách hàng ký quỹ bảo lưu và chịu trách nhiệm về những lỗi đó. + Trường hợp lỗi của bộ chứng từ không thể sửa chữa được thì trên thư hoặc điện đòi tiền gửi ngân hàng phát hành, thanh toán viên phải nêu rõ những điểm không phù hợp và kèm chỉ thị trả tiền để xem có được chấp nhận thanh toán không. Thanh toán viên có trách nhiệm theo dõi việc trả tiền của ngân hàng nước ngoài. Đối với L/C trả ngay nếu quá 7 ngày kể từ ngày điện đòi tiền, 20 ngày kể từ ngày đòi tiền bằng thư gửi chứng từ đảm bảo mà không nhận được sơ báo trả tiền hoặc báo có thì thanh toán viên phải điện nhắc ngân hàng nước ngoài trả tiền đối với bộ chứng từ phù hợp, chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về tình trạng chứng từ đối với bộ chứng từ không phù hợp. Đối với L/C trả chậm thanh toán viên phải theo dõi và yêu cầu ngân hàng nước ngoài thông báo việc chấp nhận thanh toán bộ chứng từ của người bán và xác nhận ngày đáo hạn. Trước ngày đến hạn 3 ngày làm việc, thanh toán viên phải điện nhắc ngân hàng nước ngoài thanh toán đúng hẹn. Khi đến hạn mà vẫn chưa được thanh toán
  • 32. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 32 thì thanh toán viên phải tiếp tục điện nhắc ngân hàng nước ngoài thực hiện nghĩa vụ của mình. Bước 6: Khi nhận được điện hoặc thư thông báo trả tiền của ngân hàng thanh toán, thanh toán viên phải lập tức hạch toán báo có cho khách hàng, tất toán tài khoản chiết khấu và thu lãi chiết khấu, đồng thời xuất ngoại bảng tài khoản Chứng từ hàng xuất bằng L/C gửi nước ngoài đòi tiền trị giá bộ chứng từ. 2.2.1.2 Tình hình thanh toán L/C hàng xuất khẩu. Là một ngân hàng mới đi vào hoạt động thanh toán quốc tế trong một khoảng thời gian chưa dài so với các ngân hàng khác như Vietcombank, nhưng Vibank đã từng bước tạo được niềm tin từ khách hàng và xây dựng được uy tín kinh doanh trên thương trường quốc tế. Mặc dù, hoạt động thương mại quốc tế của nước ta luôn nằm trong tình trạng nhập siêu, giá trị thanh toán xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị xuất nhập khẩu. Song, Vibank từ khi bắt đầu hoạt động cho đến nay, đã luôn cố gắng giữ vững và đẩy mạnh hoạt động thanh toán xuất khẩu của mình. Doanh số thanh toán xuất khẩu của Vibank tăng từ 55,12 triệu USD năm 2001 lên 138,24 triệu USD năm 2005. Trong đó, doanh số thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C cũng có những biến động nhất định sau đây: Doanh số thanh toán L/C hàng xuất khẩu tại Vibank Đơn vị: triệu USD Năm Doanh số thanh toán L/C hàng xuất khẩu % tăng giảm 2003 2004 2005 20.66 35.12 97.63 +167% +278% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 của Vibank Do sử dụng chiến lược phát triển đúng đắn, doanh số thanh toán L/C xuất khẩu của Vibank từ năm 2003 đến năm 2005 liên tục tăng trưởng khá mạnh.
  • 33. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 33 Năm 2003, doanh số thanh toán L/C xuất khẩu đạt 20.66 triệu USD. Doanh số này tiếp tục tăng vào năm 2004 và đạt 35.12 triệu USD tăng 167% so với năm 2003. Bước sang năm 2005, đây là một năm kinh doanh thành công của Vibank về mọi mặt. Do đó, doanh số này cũng đóng góp một phần vào sự phát triển của hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của Vibank năm 2005. Điều này được thể hiện thông qua doanh sốhàng xuất năm 2005 đạt 97.63 triệu USD, tăng 278% so với năm 2004. Để có được kết quả cao trong thanh toán L/C hàng xuất năm 2003-2005, Vibank đã xây dựng và áp dụng nhiều biện pháp như: Thực hiện chính sách khách hàng mới, ưu đãi đối với các khách hàng truyền thống; mở rộng phạm vi hoạt động, đưa nhiều dịch vụ hàng xuất phục vụ khách hàng gồm: thu hộ tiền hàng xuất, chiết khấu chứng từ, tư vấn về lập bộ chứng từ…; đặc biệt Ngân hàng đã có những thay đổi trong biểu phí đối với các giao dịch nhằm thu hút khách hàng và để tăng sức cạnh tranh; ngoài ra Vibank còn áp dụng các biện pháp khác như hợp tác với các ngân hàng đại lý, đào tạo trình độ nghiệp vụ cho các thanh toán viên… 2.2.2 Thanh toán L/C hàng nhập khẩu. 2.2.2.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức TDCT. Trong quy trình thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ, Vibank đóng vai trò là ngân hàng phát hành thư tín dụng. Ngân hàng có trách nhiệm cam kết thanh toán cho người thụ hưởng nước ngoài. Nghiệp vụ thanh toán L/C hàng nhập chủ yếu của Vibank bao gồm: - Phát hành L/C - Tiếp nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ, giao chứng từ cho người nhập khẩu và thanh toán. Các bước tiến hành thanh toán L/C hàng nhập khẩu cụ thể như sau:  Phát hành L/C, gồm các bước: Bước 1: Khách hàng (người nhập khẩu) viết đơn yêu cầu ngân hàng phát hành L/C. Hồ sơ mà thanh toán viên tiếp nhận bao gồm:
  • 34. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 34 + Đơn xin mở L/C của người nhập khẩu theo mẫu của Vibank (trong trường hợp khách hàng ký quỹ đủ và có hạn mức ưu tiên), hoặc giấy đề nghị mở L/C của Phòng Tín dụng hay bản sao tờ trình của Phòng Tín dụng có Tổng Giám Đốc ký duyệt (đối với trường hợp khách hàng không ký quỹ đủ giá trị L/C). + Bản sao hợp đồng thương mại và các chứng từ có giá trị tương đương như hợp đồng (nếu có). + Giấy ủy quyền trích ngoại tệ. + Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (Quota). + Bản sao giấy đăng ký kinh doanh (đối với khách hàng giao dịch lần đầu). Sau đó thanh toán viên sẽ kiểm tra số lượng và sự hợp lệ của các giấy tờ trên, đồng thời ghi rõ ngày giờ nhận. Bước 2: Thanh toán viên sẽ kiểm tra nội dung đơn đề nghị mở L/C. Nếu nội dung không rõ ràng, các điều kiện chỉ thị có mâu thuẫn hoặc khách biệt với Hợp đồng, thì thanh toán viên phải báo ngay cho khách hàng và hướng dẫn họ điều chỉnh lại trước khi phát hành L/C ra nước ngoài. Sau đó, thanh toán viên sẽ kiểm tra nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C của khách hàng. Nếu L/C được phát hành bằng vốn tự có thì khách hàng phải ký quỹ 100%. Đối với các L/C mở ký quỹ 100%, thanh toán viên phải trình lãnh đạo Phòng TTQT ký duyệt. Trường hợp L/C được phát hành bằng vốn vay (tức là khách hàng ký quỹ dưới 100%) thì thanh toán viên sẽ căn cứ vào phê duyệt của bộ phận tín dụng và sau đó trình lên lãnh đạo Phòng TTQT ký duyệt. Trường hợp L/C được bên thứ ba bảo lãnh phát hành thì thanh toán viên sẽ căn cứ vào thư bảo lãnh của bên thứ ba đã được lãnh đạo phê duyệt để mở. Bước 3: Thanh toán viên mở L/C cho khách hàng đăng ký số tham chiếu L/C, đưa dữ liệu vào máy tính. Nếu L/C được mở bằng điện thì phải có Testkey, hoặc sử dụng mẫu điện MT 700, nếu phát hành qua mạng Swift thì sử dụng mẫu MT 701 hoặc nếu phát hành bằng thư thì sử dụng 2 mẫu điện trên kèm theo thư mẫu. Sau đó, thanh toán viên sẽ hạch toán nội bảng số tiền ký quỹ và thu phí mở
  • 35. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 35 L/C, đồng thời nhập ngoại bảng để theo dõi. Toàn bộ hồ sơ của việc phát hành L/C được thanh toán viên trình phụ trách phong ký duyệt, sau đó giao bản sao cho khách hàng đồng thời lập hồ sơ L/C và lưu hồ sơ theo dõi. Trường hợp khách hàng yêu cầu mở L/C xác nhận thì thanh toán viên sẽ kiểm tra thêm và thu phí xác nhận. Nếu phí xác nhận do người mua chịu thì phải xác định rõ nguồn tiền trả. Nếu phí xác nhận do người bán chịu thì phải ghi rõ tên, địa chỉ đầy đủ của ngân hàng xác nhận. Nếu ngân hàng xác nhận yêu cầu ký quỹ, thanh toán viên phải viết giấy yêu cầu ngân hàng xác nhận trả lãi trên số tiền ký quỹ kể từ ngày chuyển tiền đến khi thanh toán xong L/C đó. Sau khi phát hành L/C nếu khách hàng có yêu cầu sửa đổi L/C, thì phải gửi tới Vibank thư yêu cầu sửa đổi L/C (theo mẫu) kèm văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán về việc sửa đổi. Thanh toán viên sẽ căn cứ vào đó để phát hành điện sửa đổi L/C gửi ngân hàng thông báo (sử dụng MT 707 hoặc Telex có mã). Mỗi hồ sơ về việc sửa đổi phải trình phụ trách phòng ký duyệt. Nếu phí sửa đổi do người xuất khẩu chịu thì trong điện tu chỉnh L/C phải ghi rõ: “Phí tu chỉnh sẽ được trừ vào tiền hàng khi thanh toán.  Tiếp nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ, giao chứng từ cho người nhập khẩu và thanh toán, gồm các bước: Bước 4: Vibank xử lý điện đòi tiền của Ngân hàng nước ngoài. Đối với L/C cho phép đòi tiền bằng điện, thì thanh toán viên khi nhận được điện đòi tiền của ngân hàng nước ngoài sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực của điện (test telex hoặc MT 7**) và kiểm tra xem ngân hàng đòi tiền có đúng quy định trong L/C không. Nếu điện đòi tiền xác nhận chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C thì thanh toán viên kiểm tra đối chiếu với điều kiện thanh toán, chỉ dẫn thanh toán quy định trong L/C, và kiểm tra nguồn tiền thanh toán. Nếu phù hợp thì tiến hành lập điện trả tiền (P/O) bằng SWIFT (MT 202)/ TELEX theo đúng mẫu quy định; sau đó tất toán tài khoản ký quỹ Ngân hàng nước ngoài (MT 734, MT 999 hoặc Telex) trong vòng 5 ngày làm việc tính từ tính từ sau ngày nhận chứng từ. Nếu khách hàng đồng ý chấp nhận các bất hợp lệ thì thanh toán viên
  • 36. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 36 sẽ kiểm tra nguồn tiền ký quỹ, làm thủ tục kí hậu B/L / AWB và hoàn trả chứng từ cho khách hàng. Nếu khách hàng từ chối chấp nhận các bất hợp lệ, thì phải điện báo có Ngân hàng nước ngoài về ý kiến của người mua: nếu khách hàng yêu cầu chờ thương lượng với người bán thì thanh toán viên phải theo dõi nhắc khách hàng cố gắng có kết quả sớm để trả lời Ngân hàng nước ngoài; nếu khách hàng yêu cầu gửi trả chứng từ cho Ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên sẽ gửi trả theo đường bưu điện, lưu hồ sơ gồm 1 thư ngân hàng (Covering Letter), 1 Invoice, 1 B/L / AWB. Trường hợp đã kí hậu B/L / AWB hoặc đã phát hành Thư đảm bảo nhận hàng: Thanh toán viên thông báo bất hợp lệ và ngày thanh toán cho khách hàng. Sau đó, giao chứng từ cho khách hàng và lưu lại Thư ngân hàng nước ngoài, hối phiếu, 1 bản invoice, 1 B/L / AWB; đồng thời yêu cầu khách hàng ký nhận (ghi rõ họ tên và ngày nhận chứng từ) ở mặt sau Thư ngân hàng nước ngoài. Bước 6: Vibank thanh toán L/C. Đối với chứng từ hợp lệ hoặc có điện đòi tiền xác nhận chứng từ hợp lệ, thanh toán viên sẽ thực hiện thanh toán trong vòng 7 ngày làm việc tính từ sau ngày nhận điện đòi tiền (nếu L/C cho phép đòi tiền bằng điện), hoặc sau ngày nhận chứng (nếu L/C yêu cầu đòi tiền bằng thư). Đối với chứng từ có bất hợp lệ và đã được người mua đồng ý thanh toán, thanh toán viên sẽ làm điện thông báo thanh toán cho Ngân hàng thương lượng (MT 799, MT 732, MT 999 hoặc Telex), và điện chỉ thị thanh toán cho người bán theo chỉ thị thanh toán nêu trên Thư ngân hàng (MT 202). Sau đó thanh toán viên sẽ tiến hành hạch toán thanh toán L/C: thu các khoản phí liên quan từ người bán như phí tu chỉnh L/C, phí điện báo bất hợp lệ và từ người mua như phí thanh toán L/C, phí kí hậu B/L / AWB, đồng thời xuất ngoại bảng giá trị thanh toán L/C và cuối cùng chuyển toàn bộ hồ sơ, điện thanh toán, các phiếu chuyển khoản, giấy báo có, giấy báo nợ cho kiểm soát viên trước khi lãnh đạo phòng ký duyệt.
  • 37. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 37 2.2.2.2 Tình hình thanh toán L/C hàng nhập khẩu. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay chưa phát triển toàn diện, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, lạc hậu, sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, hơn nữa còn nhiều sản phẩm công nghiệp nặng hiện đại, hàng tiêu dùng trong nước chưa sản xuất được. Do đó nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam rất lớn. Chính từ thực tế khách quan đó mà hoạt động thanh toán hàng nhập ở nước tà được kích thích phát triển mạnh, điều này đã đem lại cho các ngân hàng thươgn mại Việt Nam rất nhiều cơ hội để cung cấp dịch vụ thanh toán nhập khẩu cũng như cơ hội để nâng cao doanh thu từ nghiệp vụ thanh toán. Trước cơ hội lớn đó, Vibank tuy chỉ là một ngân hàng TMCP còn non trẻ, song đã tạo được niềm tin đối với khách hàng nói chung và khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của Vibank, và giành được thị phần thanh toán hàng nhập khẩu tương đối lớn và ổn định. Năm 2003 doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 125,31 triệu USD và con số này đã tăng lên là 538,12 triệu USD năm 2005. Trong các phương thức thanh toán hàng nhập khẩu, phương thức thanh toán TDCT được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sử dụng phổ biến nhất. Vì vậy, Vibank luôn chú trọng hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán TDCT để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Với thái độ làm việc tận tình, chu đáo của các nhân viên, cùng sự đổi mới về công nghệ ngân hàng cũng như về công tác trong thanh toán hàng nhập bằng phương thức TDCT, nên Vibank đã thu được kết quả trong lĩnh vực thanh toán L/C hàng nhập như sau: Doanh số thanh toán L/C hàng nhập khẩu Đơn vị; triệu USD Năm Doanh số thanh toán L/C hàng nhập khẩu % tăng giảm 2003 2004 2005 97,63 108,54 116 111% 106%
  • 38. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 38 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 của Vibank Nhìn chung, doanh số thanh toán L/C hàng nhập của Vibank từ năm 2003-2005 đề tăng trưởng khá cao: đạt 97.63 triệu USD năm 2003, con số này tiếp tục tăng và đạt 108.54 triệu USD năm 2004 tăng 111% so với năm 2003. Sang năm 2005, Vibank đã mở được hơn 2000 L/C và doanh số thanh toán L/C hàng nhập đạt 116 triệu USD tăng 106% so với năm 2004. Mặc dù, doanh số thanh toán L/C nhập khẩu của Vibank so với các ngân hàng TMCP khác như Eximbank, Sacombank… vẫn chưa cao, song đây vẫn là một thành công đáng khen ngợi của Vibank trước tình hình nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam năm 2003-2005 không còn mạnh mẽ, sôi nổi như những năm trước đó (1998-2000) 2.3 Đánh giá chung về thực trạng thanh toán tín dụng chứng từ tại Vibank. 2.3.1 Đánh giá chung về sự phát triển thanh toán tín dụng chứng từ của Vibank: - Quy mô thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức L/C năm 2004, 2005: Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức L/C của Vibank ngày càng được phát triển cả chiểu rộng lẫn chiều sâu. Trong năm 2004, Ngân hàng Quốc tế đã mở 789 L/C hàng nhập khẩu, đạt tổng giá trị 74,2 triệu USD, tăng 78% về mặt số lượng và 147% về mặt giá trị so với năm 2003. Số lượng L/C xuất khẩu được thông báo cũng tăng gấp 3 lần so với năm 2003. Chất lượng thanh toán L/C hàng xuất, hàng nhập được đảm bảo tốt, các khoản tiền thanh toán đều được thực hiện đúng hạn cho các ngân hàng nước ngoài. Từ đó, Vibank thu hút được ngày càng nhiều khách hàng xuất nhập khẩu. Năm 2005, Ngân hàng Quốc tế mở 1.647 L/C nhập khẩu, đạt tổng giá trị 162 triệu USD, tăng 209% về mặt số lượng và 219% về mặt giá trị so với năm 2004. Số lượng L/C cũng tăng 278% so với năm 2004.
  • 39. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 39 Các thị trường xuất khẩu chính qua Vibank: Nước Tỷ trọng Japan 19% Singapore 11% USA 7% Taiwan 5% U.K 4% Others 32% South Korea 14% Hong kong 8% Các thị trường nhập khẩu chính qua Vibank: Nước Tỷ trọng China 28% Singapore 26% Japan 12% Hong kong 8% Europe 10% South korea 9% Taiwan 7% - Mở rộng thị trường thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức L/C: Ngân hàng Quốc tế cung cấp cho khách hàng dịch vụ thanh toán quốc tế rất đa dạng với nhiều phương thức: chuyển tiển, nhờ thu, tín dụng chứng từ, bảo lãnh. Vibank đã mang lại cho khách hàng chất lượng thanh toán tôt nhất qua các phương thức đó, và đã thu được nhiêu lợi nhuận từ các dịch vụ thanh toán quốc tế đó. Trong đó, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức được phần lớn khách hàng xuất nhập khẩu lựa chọn khi thanh toán qua Vibank. Tỷ trọng sử dụng phương thức L/C so với các phương thức thanh toán quốc tế khác
  • 40. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 40 tại Vibank chiếm 62%. Giá trị thanh toán L/C chiếm 80% trong tổng giá trị thanh toán xuất nhập khẩu. Vibank đang từng bước mở rộng thị trường thanh xuất nhập khẩu theo phương thức L/C bằng cách mở rộng các chi nhánh để thu hút và tìm kiếm nhiều khách hàng trên cơ sở xử lý thanh toán tập trung để nâng cao tính chuyên nghiệp và phục vụ khách hàng nhanh chóng hơn. - Mở rộng đối tượng khách hàng: Hiện tại, Vibank chú trọng vào phục vụ những khách hàng truyền thống. Đối với những khách hàng có quan hệ thanh toán lâu năm với Vibank, ngân hàng đã, đang và sẽ áp dụng rất nhiều các chính sách ưu đãi để duy trì khách hàng của mình. Hiện tại, Vibank rất quan tâm đến việc xây dựng chính sách khách hàng mới để có thể mở rộng được đối tượng khách hàng. Đối tượng khách hàng của Vibank thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có lịch sử hoạt động từ 3-5 năm, với tình hình tài chính khá ổn đinh. Hiện nay, Vibank đang mở rộng quan hệ với những khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới được thành lập. Đối tượng khách hàng này có tiềm năng phát triển tốt, có nhiều cơ hội làm ăn có hiểu quả song chưa có thâm niên trong hoạt động nên rất khó khi tiếp cận với ngân hàng. Do vây, Vibank đánh giá đây là đối tượng khách hàng tiềm năng và ngân hàng đang tạo rất nhiều cơ hội cho họ có thể tiếp cận với các phương thức thanh toán xuất nhập khẩu có tài trợ. - Tăng thu nhập từ thanh toán quốc tế bằng phương thức L/C: Doanh thu hoạt động thanh toán quốc tế đóng góp một phần khá lớn vào thu nhập của Vibank. Năm 2002, thu nhập từ dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 118.750 USD trong đó riềng thanh toán theo L/C đóng góp là 82.000 USD. Sang năm 2003, con số này cũng được tăng lên là 173.125 USD và trong đó thu nhập từ L/C chiếm 93.400 USD. Bước sang năm 2004, thu nhập từ dịch vụ thanh toán quốc tế tăng cao gấp 228% so với năm 2003, đạt 395.000 USD, trong đó L/C chiếm 280.000 USD.
  • 41. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 41 2.3.2 Những thành tựu đạt được. - Về cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ ngân hàng. Ngân hàng Vibank không ngừng nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật. Hiện nay, các thao tác nghiệp vụ của Vibank đều được tiến hành dựa trên hệ thống máy vi tính hiện đại, do đó các giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện đồng thời đảm bảo an toàn và bí mật cho các thông tin của khách hàng, nên khách hàng đã yên tâm hơn khi quan hệ với ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng đã hoàn chỉnh chương trình Smartbank theo yêu cầu của công tác quản trị hoạt động ngân hàng và ngân hàng cũng đã nối mạng online toàn hệ thống Vibank. Với hệ thống công nghệ ngày càng hiện đại như hiện nay, quy trình thanh toán tín dụng chứng từ của Vibank có điều kiện được rút ngắn rất nhiều và có hiệu quả cao hơn, do đó thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán TDCT của Ngân hàng. - Về quan hệ khách hàng. Bên cạnh việc phát triển về mặt công nghệ, Vibank còn áp dụng các chính sách ưu đãi về lãi suất, tỷ giá và về phí (như mở L/C, phí thông báo L/C, phí thanh toán L/C…), đồng thời tiến hành các biện pháp tiếp cận trực tiếp khách hàng như: tư vấn cho khách hàng về các điều khoản điều kiện của L/C, hướng dẫn khách hàng lập bộ chứng từ thanh toán, mở rộng nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu và nới lỏng các điều kiện chiết khấu chứng từ… để nhằm tạo tính hấp dẫn khi khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ thanh toán TDCT của Vibank. Vì vậy, khách hàng đến với Vibank ngày càng tin tưởng và thỏa mãn với các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến thanh toán TDCT mà Vibank cung cấp. - Về quan hệ tài khoản và ngân hàng đại lý với nước ngoài. Hiện Vibank có quan hệ đại lý với 138 ngân hàng tại 32 quốc gia trên thế giới; trong đó duy trì 12 tài khoản Nostro các loại ngoại tệ mạnh tại những ngân hàng hàng đầu trên thế giới như: Citibank, Berliner bank, Mizuho bank, Bank of China, ANZ bank… Điều này giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nó riêng tại Vibank đạt hiệu quả cao
  • 42. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 42 nhất. Do việc mở rộng quan hệ tài khoản và đại lý với các ngân hàng nước ngoài như vậy đã tạo nên sự thân thiết, tin cậy cho các ngân hàng nước ngoài khi tham gia quy trình thanh toán TDCT với Vibank, từ đó làm giảm bớt chi phí giao dịch, mang lại sự thuận lợi dễ dàng hơn trong thanh toán TDCT. 2.3.3 Những tồn tại và nguyên nhân 2.3.3.1 Khó khăn từ phía khách hàng Thương mại quốc tế ở việt nam ngày càng phát triển ,kéo theo số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng ngày một gia tăng .Nhưng nhìn chung ,các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt nam còn nhiều hạn chế về tiềm lực kinh tế như trình độ nghiệp vụ ,dẫn đến thiệt hại sẽ xảy ra không chỉ với các doanh nghiệp mà còn cả các ngân hàng . - Tồn tại từ phía đơn vị xuất khẩu: Các đơn vị xuấtkhẩu thường gặp nhiều sai sót ,vướng mắc trong việc lập bộ chứng từ thanh toán . Điều này khiến cho chính họ phải tốn kém thêm chi phí như : tiền điện phí ,sai sót phí … và nhấ là gặpkhó khăn trong việc đòi tiền .Bên cạnh đó ,điều này còn gây nhiều phiền toái ,khó khăn cho ngân hàng do quy trình thanh toán bị chậm trễ dẫn đên làm giảm chất lượng thanh toán ,uy tín của ngân hàng trong hoạt đông thanh toán quốc tế . - Tồn tại từ phí đơn vị nhập khẩu : Về phía các doanh nghiệp nhập khẩu ,thiếu kinh nghiệm và kiến thức về tập quán thương mại quốc tế ,tập quán quốc gia của đối tác ,cững như không xem xét kỹ khả năng thực hiện hợp đồng của đối tác và không tham khảo ý kiến ngân hàng là nguyên nhân gay ra khó khăn cho ngân hàng trong việc mở và thanh toán L/C .Chẳng hạn như,người nhập khẩu do trình độ hạn chế ,không hiểu rõ những điều khoản trong hợp đồng thương mại đã ký kết với người xuất khẩu hoặc cố tình làm sai những thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng dẫn đến yêu cầu mở L/C có nội dung không khớp với hợp đồng thương mại làm chậm trễ quá trình thanh toán ,gây tốn kém chi phí .
  • 43. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 43 Nguyên nhân là do đa số khách hàng khi tham gia thương mại quốc tế không có sự hiểu biết sâu sắc về thông lệ luật pháp quốc tế hay luật pháp của các nước đối tác ,và ngay cả văn bản điều chỉnh thanh toán TDCT –UCP .Hơn nữa trình độ nghiệp vụ ngoại thương của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ta còn nhiều yếu kém do đội ngũ cán bộ nhân viên năng lực chưa cao hoặc chưa qua đào tạo chính quy .Trong khi đó, doanh nghiệp lại thiếu những đội ngũ chuyên gia giỏi thuộc lĩnh vực pháp luật, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, thanh toán quốc tế để tư vân cho họ khi tham gia buôn bán với nước ngoài. Điều này gây khó khăn cho các thanh toán viên trong việc giải thích, hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ, các sai sót xảy ra là điều khó tránh khỏi, và điều đó làm chậm trễ quá trình thanh toán và giảm uy tín của ngân hàng. 2.3.2.2 Khó khăn từ phía ngân hàng : - Về cơ chế, chính sách pháp lý : Hành lang pháp lý cho hoạt độn thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán TDCT nói riêng của Việt Nam còn thiếu và còn nhiều bất cập .Hiện nay ,các bên xuất nhập khẩu khi tham gia thương mại quốc tế sử dụng phương thức thanh toán TDCT đều vận dụng UCP500 làm căn cứ quy định trách nhiệm quyền hạn ,nhưng UCP500 chỉ là thông lệ quốc tế nên không thể áp dụng một cách máy móc được, nhất là đối với điều kiện của nước ta .Do vâỵ ,trong hoạt động thanh toán TDCT, vibank cũng như các ngân hàng thương mại Việt Nam khác dễ gặp trở ngại với các ngân hàng đối tác nước ngoài trong việc áp dụng luật pháp và UCP một cách xác đáng và có hiệu quả .Tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, hầu hết các thư tín dụng đều áp dụng UCP500 .Nhưng mỗi quốc gia lại có hệ thống pháp luật riêng điều chỉnh các quan hệ phát sinh phù hợp với phong tục tập quán của quốc gia đó .Vì vậy, sự khác nhau giữa luật quốc gia và UCP là trở lại cho các bên tham gia thanh toán TDCT .Điều này thường đặt Vibank vào những quan hệ thanh toán thiếu hiệu quả và rủi ro cao . Nguyên nhân là do các văn bản quy định về công tác xuất nhập khẩu ,thuế quan, hải quan của Việt Nam còn chưa ổn định, hay thay đổi ,đôi khi có các mâu
  • 44. Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Tài chính Ngân hàng Nguyễn Thị Quỳnh Hương 44 thuẫn rất khó thực hiện lảm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng và tạo ra tâm lý e ngại không đối với các ngân hàng đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, quy chế quả lý ngoại hối của nước ta còn nhiều điểm chưa rõ ràng cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả quá trình thanh toán . - Về quan hệ đại lý với ngân hàng nước ngoài : Mặc dù, hiện nay Vibank có mạng lưới quan hệ đại lý tương đối rông với gần 600 ngân hàng nước ngoài tại 58 quốc gia trên thế giới. Song ở một số thị trường .Vibank vẫn còn thiếu đại lý như khu vực Châu Á, châu mỹ latinh, do đó các giao dịch liên quan đến quá trình thanh toán tín dụng chứng từ của Vibank phát sinh tại các thị trường đó sẽ phải thông qua một ngân hàng thứ ba ,nên thời gian thực hiện các giao dịch bị kéo dài ,làm tăng chi phí ,ảnh hưởng đến hiệu quả thanh toán TDCT của Vibank . - Về sự cạnh tranh của các ngân hàng khác : Tuy kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức TDCT tại Vibank tương đối cao và có xu hướng tăng ,nhưng thị phần thanh toán TDCT lại có xu hướng giảm xút do việc phân chia khách hàng giữa các ngân hàng là một thực tế đang diễn ra .Nguyên nhân là do Vibank đang tiến hành họat động thanh toán quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng thuộc khối nhà nước và các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam với nhiều ưu thế về vốn, uy tín, công nghệ .Vì vậy ,việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toán TDCT ra thị trường là một điều rất khó khăn đòi hỏi Vibank phải có một chính sách hoạt động hợp lý ,hấp dẫn để thu hút khách hàng đồng thời phải có những chính sách cạnh tranh tinh vi ,khôn khéo để giành được nhiều thị phần hơn trong thanh toán TDCT . Những khó khăn trên của Vibank trong giai đoạn hiện nay đặt ra cho Vibank nhiệm vụ là phải đổi mới phương thức họat động .Đây là mục tiêu mà toàn thể cán bộ Vibank đang nỗ lực thực hiện để ngày càng nâng cao vị thể của ngân hàng trong những năm đầu của thập niên mới .