SlideShare a Scribd company logo
1 of 63
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG KHOA HÓA HỌC
-----

-----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành: Sư phạm Hóa học
Đề tài
Nghiên cứu xác định thành phần hóa
học trong tinh dầu vỏ Bưởi
Giảng viên hướng dẫn : TRẦN ĐỨC MẠNH
Sinh viên thực hiện : VÕ THẢO LY
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA HÓA HỌC
-----

-----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành: Sư phạm Hóa học
Đề tài
Nghiên cứu xác định thành phần hóa
học trong tinh dầu vỏ Bưởi
Giảng viên hướng dẫn : TRẦN ĐỨC MẠNH
Sinh viên thực hiện : VÕ THẢO LY
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018
2
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐHSP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA HÓA
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: VÕ THẢO LY
Lớp: 14SHH
1. Tên đề tài: Nghiên cứu xác định thành phần hóa học trong
tinh dầu vỏ Bưởi.
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị:
3. Nội dung nghiên cứu:Quy trình chiết tách tinh dầu vỏ Bưởi.
Xác định chỉ số lý hóa, thành phần hóa học
trong tinh dầu vỏ Bưởi.
4. Giáo viên hướng dẫn: Trần Đức Mạnh
5. Ngày giao đề tài:
6. Ngày hoàn thành:
Chủ nhiệm khoa Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)
Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho khoa ngày … tháng … năm 2018.
Kết quả đánh giá:
Ngày … tháng … năm 2018
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ, tên)
3
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, được sự hướng dẫn tận
tình của quý thầy cô và các anh chị, các bạn cùng thực hiện khóa luận đã tạo điều
kiện, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
❖
Gia đình đã ủng hộ tinh thần, vật chất và tạo điều kiện cho em trong những năm học vừa
qua và trong suốt quá trình làm khóa luận.
❖
Các thầy cô Khoa Hóa học trường Đại học Sư pham Đà Nẵng đã tận tụy dạy dỗ em trong
suốt khóa học tại trường.
❖
Thầy TS. Trần Đức Mạnh là người trực tiếp hướng dẫn truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm
và tạo điều kiện tốt nhất để em thực hiện tốt khóa luận này.
❖
Các bạn sinh viên cùng học lớp 14SHH, trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng và các
bạn sinh viên khác đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm học tập và vui buồn
trong suốt thời gian cùng em làm khóa luận.
Sinh viên thực hiện
VÕ THẢO LY
4
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 8
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................................... 8
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 8
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................. 9
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................... 9
PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................................ 11
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 11
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY BƯỞI................................................................................ 11
1.1.1. Nguồn gốc bưởi ............................................................................................................... 11
1.1.2. Đặc điểm hình thái .......................................................................................................... 13
1.1.3. Lợi ích của bưởi .............................................................................................................. 14
1.1.4. Một số giống bưởi ở Việt Nam ........................................................................................ 16
1.2. TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU ................................................................................ 22
1.2.1. Khái niệm và phân loại tinh dầu .................................................................................... 22
1.2.2. Thành phần cấu tạo ........................................................................................................ 22
1.2.3. Tính chất vật lý của tinh dầu: ......................................................................................... 23
1.2.4. Tinh dầu chiết xuất từ vỏ bưởi ....................................................................................... 24
1.2.4.1. Vài nét chung về tinh dầu vỏ bưởi .......................................................................... 24
1.2.4.2. Thành phần hóa học trong tinh dầu bưởi .............................................................. 25
1.2.4.3. Một số ứng dụng của tinh dầu bưởi ....................................................................... 30
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 32
2.1. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT TINH DẦU ....................................................... 32
2.1.1. Phương pháp cơ học ....................................................................................................... 32
2.1.1.1. Nguyên tắc ............................................................................................................... 32
2.1.1.2 Quy trình ................................................................................................................... 33
2.1.1.3. Nhận xét: ................................................................................................................. 33
2.1.2. Phương pháp tẩm trích: ................................................................................................. 34
2.1.2.1. Tẩm trích bằng dung môi dễ bay hơi: ................................................................... 34
2.1.2.2. Tẩm trích bằng dung môi không bay hơi: ............................................................. 38
2.1.3. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ................................................................... 41
2.1.3.1. Lý thuyết chưng cất: ............................................................................................... 42
2.1.3.2. Những ảnh hưởng chính trong sự chưng cất hơi nước: ...................................... 42
2.1.3.3. Phân loại .................................................................................................................. 44
2.1.3.4. Những ưu, nhược điểm chung của phương pháp chưng cất ................................ 45
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU LÝ HỌC ................................... 46
2.2.1. Xác định tinh dầu ............................................................................................................ 46
2.2.1.1. Xác định độ trong và màu sắc ................................................................................. 46
2.2.1.2. Xác định mùi ........................................................................................................... 47
2.2.1.3. Xác định vị ............................................................................................................... 47
2.2.2. Xác định độ ẩm: .............................................................................................................. 47
2.2.3. Xác định tỉ trọng: ............................................................................................................ 48
2.2.4. Xác định chỉ số khúc xạ: ................................................................................................. 49
2.2.5. Xác định độ hòa tan trong etanol: .................................................................................. 50
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU HÓA HỌC ................................ 50
5
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.3.1. Chỉ số axit (Ax)...........................................................................................................................50
2.3.2. Chỉ số este (Es) ...........................................................................................................................51
2.3.3. Chỉ số xà phòng hóa (Xp) .........................................................................................................51
2.4. ĐỊNH LƯỢNG TINH DẦU ....................................................................................................51
2.5. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẰNG PHƯƠNG
PHÁP SẮC KÝ KHÍ GHÉP KHỐI PHỔ (GC-MS)..............................................................52
2.5.1. Sắc ký khí:...................................................................................................................................52
2.5.2. Phương pháp khối phổ (MS)...................................................................................................54
2.5.3. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS) ...........................................................54
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..................................................................................57
3.1. CHIẾT TÁCH TINH DẦU VỎ BƯỞI................................................................................57
3.2. XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM NGUYÊN LIỆU.................................................................................58
3.3. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ SỐ LÝ HÓA CỦA TINH DẦU.......................................59
3.4. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC ...........................................................................60
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................... 63
6
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các loại tecpen……………………………………………………………..24
Bảng 1.2. Thành phần hóa học của tinh dầu từ vỏ bưởi……………………………...26
Bảng 1.3. Thành phần chính của tinh dầu từ hoa bưởi……………………………….27
Bảng 3.1. Độ ẩm của vỏ Bưởi………………………………………………………...59
Bảng 3.2. Các chỉ số hóa lý của tinh dầu vỏ Bưởi……………………………………60
Bảng 3.3. Kết quả phân tích thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ Bưởi……………61
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bưởi Chùm…………………………………………………………………13
Hình 1.2. Bưởi Năm Roi……………………………………………………………...17
Hình 1.3. Bưởi Phúc Trạch…………………………………………………………...18
Hình 1.4. Bưởi da xanh……………………………………………………………….19
Hình 1.5. Bưởi Diễn…………………………………………………………………..19
Hình 1.6. Bưởi Thanh Trà…………………………………………………………….20
Hình 1.7. Bưởi Đoan Hùng…………………………………………………………...21
Hình 1.8. Bưởi Tân Triều Biên Hòa………………………………………………….21
Hình 1.9. Bưởi lông cổ cò…………………………………………………………….22
Hình 1.10. Phân tử Limonene………………………………………………………...27
Hình 1.11. Phân tử Myrcen…………………………………………………………...28
Hình 1.12. Phân tử Octanone…………………………………………………………28
Hình 1.13. β-caryophyllen……………………………………………………………29
Hình 1.14. Octanol……………………………………………………………………29
Hình 1.15. Phân tử Nootkatone………………………………………………………29
Hình 1.16. Phân tử Nerolidol…………………………………………………………30
Hình 1.17. Farnesol…………………………………………………………………...30
Hình 1.18. Linalool…………………………………………………………………...30
Hình 2.1. Dụng cụ chưng cất bằng hơi nước…………………………………………42
Hình 2.2. Sơ đồ thu gọn của thiết bị sắc ký khí……………………………………...54
Hình 2.3. Hình ảnh sắc ký đồ………………………………………………………...54
Hình 2.4. Sơ đồ thiết bị sắc ký khí ghép khối phổ……………………………………56
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất tinh dầu bằng pp cơ học……………………………….34
Sơ đồ 2.2. Quy trình chiết tách tinh dầu bằng pp tẩm trích…………………………...37
Sơ đồ 2.3. Quy trình tẩm trích bằng dung môi không bay hơi………………………..41
Sơ đồ 3.1. Quy trình chiết tách tinh dầu vỏ bưởi bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn
hơi nước……………………….……………………….……………………………...58
7
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tinh dầu hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thực phẩm, mỹ
phẩm, dược phẩm… Tinh dầu làm nguồn hương liệu có nguồn gốc từ cây cỏ thiên
nhiên ngày càng được con người đặc biệt chú ý và ưa chuộng.
Việt Nam với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới rất thuận lợi cho việc hình thành
và phát triển các loại thực vật, trong đó các loại cây có chứa tinh dầu đang được khẳng
định là dồi dào và độc đáo. Một trong số đó, giống Citrus họ Rutaceae tuy có tiềm
năng lớn song chưa được khai thác, tận dụng, hầu như chỉ mới sử dụng múi, chưa chế
biến và tận dụng tinh dầu từ vỏ. Cho nên hằng năm chúng ta còn phải nhập một lượng
tinh dầu bưởi khá lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tinh dầu của vỏ quả từ họ Citrus có nhiều
tác dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm và dược phẩm. Điển hình như đề tài nghiên cứu
Khảo sát tinh dầu vỏ trái giống Citrus họ Rutaceace,… Những công trình nghiên cứu
này đều nhằm vào một mục đích chung là đi sâu vào khám phá lợi ích của tinh dầu
trên vỏ cây giống Citrus, đề tài này nhằm khám phá lợi ích của tinh dầu vỏ trái chi
Citrus nói chung và lợi ích của vỏ bưởi nói riêng.
Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích khảo sát hiệu suất trích ly của tinh
dầu và xây dựng một quy trình công nghệ sản xuất tinh dầu từ vỏ bưởi cho hiệu suất
thu hồi và chất lượng tinh dầu cao. Bên cạnh đó, khảo sát thêm hoạt tính kháng khuẩn
của tinh dầu vỏ bưởi được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, xuất phát từ thực
tế. Đây cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu xác định thành phần hóa học
trong tinh dầu vỏ bưởi ở vùng Quảng Nam – Đà Nẵng”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng quy trình chiết tách tinh dầu vỏ bưởi ở cơ sở sản xuất.
- Xác định thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ Bưởi.
- Đóng góp thêm thông tin khoa học về tinh dầu vỏ bưởi.
8
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu
Cây bưởi ở vùng Quảng Nam – Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Quá trình chiết tách, xác định thành phần và cấu trúc một số hợp chất
trong tinh dầu vỏ bưởi.
+ Quy trình chiết tách tinh dầu vỏ bưởi trong điều kiện phòng thí nghiệm
và trong cơ sở sản xuất.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
❖
Nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, tổng quan các tài liệu về
tinh dầu, thành phần hoá học của tinh dầu vỏ bưởi.
❖
Nghiên cứu thực nghiệm
➢
Phương pháp vật lý
- Thu gom và xử lý mẫu.
- Xác định độ ẩm toàn phần.
➢
Phương pháp hoá học
- Khảo sát thời gian chiết tối ưu và ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến
lượng tinh dầu.
- Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
- Xác định thành phần hóa học của tinh dầu dựa vào phương pháp sắc ký
khí ghép khối phổ, GC-MS.
9
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
- Xác định các chỉ số hóa lí: độ ẩm; tỉ trọng; chỉ số khúc xạ, khả năng hòa
tan trong cồn ở các cấp độ khác nhau; chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà
phòng hóa.
❖
Nghiên cứu tại cơ sở sản xuất tinh dầu
- Tìm hiểu về cơ sở sản xuất.
- Giấy phép hoạt động, chứng chỉ của cơ sở.
- Quy trình chiết tách tinh dầu tại cơ sở.
- Các chỉ tiêu hoá lý mà cơ sở dùng để xác định chất lượng đầu ra của sản
phẩm.
10
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY BƯỞI
1.1.1. Nguồn gốc bưởi
Tên khoa học : Citrus Maxima, hoặc Citrus Grandis.
Giới (regnum) : Plantac
Ngành (divisio) : Magnoliophyta
Lớp (class) : Magnoliopsida
Phân lớp (subclass) : Rosida
Bộ (ordo) : Sapindales
Họ (familia) : Rutaceae
Chi (genus) : Citrus
Loài (species) : C.maxima
Bưởi có nguồn gốc từ Nam Á và Malaysia, mọc tự nhiên theo bờ sông Fiji (đảo
quốc thuộc Thái Bình Dương) và Friendly. Bưởi đã được đưa vào Trung Quốc khoảng
100 năm trước công nguyên. Bưởi được trồng nhiều ở miền nam Trung Quốc (tỉnh
Quảng Đông, tỉnh Quảng Tây và tỉnh Phúc Kiến). Đặc biệt bưởi còn được trồng trên
những bờ sông ở miền nam Thái Lan, ở Đài Loan, khắp miền nam Nhật Bản, Nam Ấn
Độ, bán đảo Malyasia, Indonesia, New Guinea và Tahiti. Người ta tin rằng những hạt
giống đầu tiên được thuyền trưởng Shaddock mang đến Châu Mỹ vào cuối thế kỷ 17.
Vì vậy bưởi còn được gọi là Shaddock.
Bưởi có 2 loài: Bưởi (Citrus Grandis) và Bưởi chùm (Citrus Paradisi).
11
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Bưởi chùm hay còn gọi là Bưởi đắng, là loài lai giữa Bưởi Shaddock và cam,
được trồng phổ biến ở Mỹ và các nước vùng Địa Trung Hải, không có hoặc có rất ít ở
các nước vùng châu Á.
Bưởi chùm trái nhỏ (đường kính khoảng 10 – 15 cm), đặt gọn trong lòng bàn
tay, có hình cầu tròn, da trơn láng giống như quả cam, vỏ khi chín có màu vàng hoặc
hồng, có mùi đặc trưng của Bưởi. Khi cắt ngang sẽ thấy ruột Bưởi rất đặc, màu đỏ
hồng, các múi Bưởi dính liền nhau, giống hệt múi cam, khó tách, rất ít hạt hoặc không
có hạt (khác với Bưởi ở Việt Nam các múi tách rời, tép Bưởi mọng nước, xốp), phần
vỏ trắng bên trong rất mỏng như phần trắng của vỏ cam, vị từ rất chua đến ngọt nhạt
và lúc nào cũng chát. Bưởi chùm được trồng nhiều ở Mỹ, Brazil, Argentina, Mexico.
Người phương Tây dùng để ép lấy nước uống hay ăn tươi.
Bưởi chùm cung cấp một nguồn dồi dào vitamin C, chất xơ pectine. Bưởi chùm
có sắc hồng hay đỏ do có chứa chất chống oxi hóa có lợi là lycopene. Các nghiên cứu
cho thấy Bưởi chùm có thể giúp hạ thấp lượng cholesterol và trong hạt có chứa một
lượng thấp các chất chống oxi hóa.
Hình 1.1. Bưởi Chùm
Ở nước ta và các nước vùng Đông Nam Á chủ yếu trồng các giống Bưởi thuộc
loài Grandis. Đây là loài rất đa dạng về giống do có sự lai tạo giữa chúng với các loài
khác trong chi Citrus. Sự khác nhau giữa các giống không chỉ ở đặc điểm về hình thái,
kích thước quả mà còn ở cả chất lượng và màu sắc thịt quả.
12
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Ở miền Nam có các loại Bưởi: bưởi Biên Hòa, Bưởi ổi, Bưởi Thanh Trà, Bưởi
đường núm, Bưởi đường cam, Bưởi Năm Roi,… Các giống Bưởi này phần lớn quả có
hình lê, cây ở độ 18 – 25 năm có chiều cao 6 – 10 mét. Trung bình trên cây có 200 –
300 quả tùy thuộc vào mật độ trồng, độ phì của đất và kĩ thuật chăm sóc, khối lượng
quả trung bình là 0,8 – 1,0 kg.
Ở miền Bắc có Bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ),
Bưởi đỏ Mê Linh (Hà Nội), Bưởi Sơn Từ Liêm (Hà Nội)… Trong số đó nổi tiếng
nhất là Bưởi Phúc Trạch, Bưởi Đoan Hùng, tiếp đến là Bưởi Diễn.
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Cây Bưởi cao khoảng 5 đến 10 m, thường có gai lớn (nhất là cây trồng bằng
hạt), nhánh non có lông tơ.
Rễ: thường có một rễ cái và những rễ nhánh, từ rễ nhánh mọc ra các rễ lông yếu
ớt. Sự phát triển của rễ thường xen kẽ với sự phát triển của thân, cành trên mặt đất. Rễ
mọc ra từ hạt thường khỏe, mọc sâu, nếu đất thoáng nước tốt và tơi xốp rễ có thể mọc
sâu đến 4 mét.
Thân, cành: Bưởi thuộc loại thân gỗ, các cành chính thường mọc ra ở các vị trí
trong khoảng 1m cách mặt đất. Cành có thể có gai, nhất là khi trồng bằng hạt. Cành
phát triển theo lối hợp trụ, khi cành mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng lại.
Trong một năm cây có thể cho 3 đến 4 đợt cành, tùy theo chức năng của cành mà
chúng có tên khác nhau như: cành mang trái, cành mẹ, cành dinh dưỡng và cành vượt.
Lá: lá Bưởi thuộc lá đơn gồm có cuốn lá, cánh lá và phiến lá. Lá lớn, có cành lá
to, phiến lá hình xoan đến bầu dục, dạng trái tim, dài từ 12 đến 15 cm, mặt dưới gân lá
thường có lông.
Hoa: hoa Bưởi lớn, mọc đơn hay chùm, cánh hoa màu trắng kem, có từ 20 – 25
nhị đực, bầu noãn có 11 – 16 ngăn, đường kính rộng từ 2,5 – 4 cm, rất thơm, thường là
hoa lưỡng tính. Thời gian từ khi ra hoa đến khi hoa tàn thay đổi tùy giống và điều kiện
khí hậu, trung bình là một tháng.
13
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Trái: Bưởi có trái lớn, hình cầu hay hình trái lê, đường kính từ 10 đến 40 cm,
có màu xanh và vàng nhạt khi chín, vỏ dày, tép lớn màu vàng nhạ hay hồng. Trái nặng
trung bình từ 1 – 2 kg. Trái bưởi có 3 phần chính: ngoại bì, trung bì, nội bì. Thời gian
chín của trái thay đổi từ 7 đến 8 tháng sau khi thụ phấn. Quá trình phát triển của Bưởi
chia làm 3 giai đoạn: từ 4 – 9 tuần sau khi đậu trái, trái chủ yếu phát triển kích thước
và trọng lượng. Bên cạnh đó, phần thịt trái cũng phát triển kích thước và trọng lượng.
Bên cạnh đó phần thịt trái cũng phát triển chủ yếu là các tép phát triển về kích thước
và số lượng. Sau đó, cùng với sự phát triển của các tép là sự phát triển của lớp trung bì.
Giai đoạn cuối cùng, khi trái đạt độ chính thành thục, hàm lượng acid trong nước giảm
dần, trong khi màu sắc của trái từ màu xanh chuyển sang màu vàng và độ cứng của trái
sẽ giảm dần.
Hạt: hình dạng, kích thước, trọng lượng, số lượng hạt trong trái và mỗi múi
thay đổi nhiều tùy từng giống. Bưởi là loại trái hạt lớn, đơn phôi, có nhiều hạt, tuy
nhiên một số giống bưởi như Bưởi Năm Roi, Bưởi Biên Hòa hạt thường mất dần qua
quá trình phát triển của trái.
Cây bòng thường nhỏ hơn, lá xanh hơn cây bưởi, tuy nhiên chiều cao của cây
bòng lại cao hơn trung bình cây bưởi tới 1m.
Trước đây, ở nhiều vùng quê Việt Nam, cây bòng khá phổ biến tuy nhiên tính
chất vượt trội hơn của bưởi là trái ngon hơn và thời gian ra quả sớm nên người dân dần
chuyển sang trồng bưởi. Ngoài ra, do tình trạng lai tạo cấy ghép nên những đặc điểm
sơ khai trở nên khó phân biệt hơn và nhiều người chỉ nhận thấy sự xuất hiện của trái
bưởi trên thị trường.
1.1.3. Lợi ích của bưởi
Bưởi là loại trái cây có rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có nhiều chất có thể
giúp ích cho cơ thể của chúng ta. Trong thành phần dinh dưỡng của trái bưởi có nhiều
loại vitamin và khoáng chất mà cơ thể rất cần. Chẳng hạn như vitamin C, trong một
trái bưởi trung bình có tới 39 miligam.
Bưởi chứa nhiều vitamin C và kali, là nguồn cung cấp chất vôi, folate, sắt và
chất khoáng khác. Bưởi đỏ hay bưởi hồng chứa nhiều beta caroten, là tiền chất của
14
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
vitamin A. Ngoài ra bưởi còn chứa nhiều chất xơ và ít calories, một số chất khác có
khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư và tim mạch.
Bưởi giúp chúng ta ăn ngon, kích thích sự tiêu hóa vì tăng cường sự tiết mật và
tiết dịch vị. Dùng bưởi vào buổi sáng lúc bụng đói có tác dụng lợi tiểu và tẩy chất độc,
giúp lọc máu, thải những chất cặn bẩn và độc tố ở thận, gan ra ngoài.
Một số người bị bệnh thấp khớp, viêm khớp, hoại huyết và kinh phong đã lành
nhờ ăn bưởi thường xuyên.
Trong bưởi có pectin, chất sợi hòa tan có tác dụng làm giảm cholesterol trong
máu, giảm chất béo thâm nhập vào cơ thể. Theo nghiên cứu trong những người có hàm
lượng cholesteron trong máu cao, việc ăn thường xuyên 15g pectin trong bưởi trong
thời gian 4 tháng giúp giảm cholesterol trong máu trung bình 8%, trong trường hợp
đặc biệt có thể giảm tới 20%.
Chống cao huyết áp, giảm tai biến tim mạch: bưởi có tác động đặc biệt lên
cholesteron xấu, một trong những yếu tố tạo nên mảng xơ vữa thành mạch làm giảm
sự đàn hồi của động mạch. Chính tác động này có tác dụng săn đuổi và loại bỏ sự tích
tụ cholesteron đồng thờ làm sạch các mạch máu.
Phòng chống ung thư: Nhiều chất tìm thấy trong bưởi có tác dụng chống oxy
hóa mạnh như lycopene, limonoid và các naringin. Chúng góp phần xoa dịu các triệu
chứng cảm lạnh và các tai biến tim mạch cũng như ung thư. Các nghiên cứu khoa học
cho thấy limonoid làm gia tăng hàm lượng của một số enzyme có khả năng làm giảm
độc tính và hỗ trợ việc loại bỏ các tác nhân gây ung thư.
Lá Bưởi: Dùng để trị các chứng nhức đầu do phong, viêm khớp. Lá Bưởi chín
dùng để xoa bóp, nấu nước xông hoặc ngâm chữa chứng sưng khớp, bong gân, chấn
thương.
Múi Bưởi: Có tác dụng chống viêm, ức chế quá trình ngưng tụ tiểu cầu và cải
thiện độ bền vùng thành mạch.
Cùi Bưởi: Vị ngọt đắng, tính ấm, tác động vào tỳ, thận, bàng quan, công dụng
hóa đàm, tiêu cực, hạ khí và làm khoan khoái lồng ngực. Cùi Bưởi được dùng để trị
15
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
các bệnh sau: chứng ho hen ở người già, đau bụng do lạnh, thức ăn đình trệ, chậm tiêu,
sán khí, phụ nữ mang thai nôn nhiều.
Hoa Bưởi: Có tác dụng hành khí, tiêu đờm, giảm đau, dùng để chữa các chứng
đau dạ dày, đau tức ngực.
Tinh dầu: Tinh dầu được ly trích từ vỏ bưởi có tác dụng giải rượu, thư giãn,
được sử dụng hữu hiệu trong việc làm đẹp, có tác dụng làm tóc mọc nhanh…
Hạt Bưởi: Chứa 40 - 75% dầu béo có tác dụng trị sán khí. Vỏ hạt Bưởi tươi có
tác dụng cầm máu rất tốt, bằng cách lấy vỏ hạt Bưởi tươi ép vào bông và bó vào chỗ
chảy máu. Chất nhày từ hạt Bưởi ngâm nước có tác dụng làm tan sỏi thận, lợi tiểu. Hạt
Bưởi khi bỏ vỏ ngoài, nướng chín đen, nghiền thành bột và hòa với dầu dừa làm thuốc
bôi chống lở da đầu.
1.1.4. Một số giống bưởi ở Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam có các giống bưởi ngon, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau đây là những nét khái quát chung về một số loại bưởi.
➢
Bưởi Năm Roi:
Hình 1.2. Bưởi Năm Roi
+ Bưởi Năm Roi là một trong những loại bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh
giá cao và có giá trị kinh tế lớn. Bưởi Năm Roi được công nhận là giống sạch bệnh,
cho năng suất cao và chất lượng tốt, ngon nhất trong các giống bưởi hiện nay, thích
16
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
nghi với điều kiện tại các vùng sinh thái khác nhau ở nước ta. Tuy nhiên bưởi Năm
Roi được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đặc điểm: quả hình lê, trọng lượng trung bình từ 1 - 1,4 kg, trái có núm, khi
chín có màu vàng xanh, vỏ mỏng, ráo nước, thịt quả màu xanh vàng, mịn đồng nhất.
Múi và vách múi rất dễ tách, ăn dòn, ngọt, thơm, vị hơi dôn dốt chua, đặc biệt là không
có hạt mẩy, chỉ có hạt lép nhỏ li ti. Tỉ lệ phần ăn được trên 55%. Phù hợp ăn tươi, chế
biến, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu nhiều nước.
➢
Bưởi Phúc Trạch:
Hình 1.3. Bưởi Phúc Trạch
+ Nguồn gốc: ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay
giống bưởi này đang được trồng ở hầu hết các huyện và vùng lân cận.
+ Bưởi Phúc Trạch được coi là một trong những giống bưởi ngon nhất của nước
ta. Quả hình cầu hơi dẹt, vỏ quả màu vàng xanh, trọng lượng trung bình từ 1 - 1,2 kg,
tỉ lệ ăn được 60 - 65%, số lượng hạt từ 50-80 hạt, màu sắc thịt quả và tép múi phớt
hồng, vách múi dòn dễ tách rời, thịt quả mịn, đồng nhất, vị ngọt hơi chua.
+ Điều đặc biệt là giống bưởi này đã được lấy đi trồng nhiều nơi và cũng được
chăm sóc công phu nhưng quả không bao giờ ngon được như trên đất Phúc Trạch.
+ Không chỉ có giá trị ở độ ngon ngọt, bưởi Phúc Trạch còn được ưa chuộng vì
rất dễ bảo quản. Quả có lớp vỏ dày, cứng nên vận chuyển đi xa rất ít bị dập nát. Bưởi
tươi ngon rất lâu mà không cần bất kì loại hóa chất bảo quản nào. Theo nghiên cứu của
17
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Quỳ (Nghệ An) thì trong hơn 100 giống bưởi ở
nước ta, bưởi Phúc Trạch được đánh giá là ngon và có hiệu quả kinh tế cao nhất.
➢
Bưởi da xanh
Hình 1.4. Bưởi da xanh
+ Bưởi da xanh là đặc sản của xứ dừa Bến Tre, có nguồn gốc từ ấp Thanh Sơn
(xã Thanh Tân, Mỏ Cầy, Bến Tre), bên kia sông Hàm Luông. Bưởi da xanh trồng
nhiều nhất tại xã Mỹ Thạnh An, thị xã Bến Tre, bên này sông Hàm Luông. Giống bưởi
quý hiếm này chỉ thực sự được chú ý đến trong khoảng một thập niên trở lại đây vì
chất lượng của nó vượt trội so với nhiều loại bưởi khác.
+ Bưởi da xanh ăn rất ngọt, ráo nước, không có hoặc rất ít hạt, vỏ mỏng, thịt
bưởi đỏ sậm bắt mắt và cho trái quanh năm. Bưởi có thể được bảo quản trong thời gian
dài (vài tháng) mà vẫn đảm bảo chất lượng và cảm quan.
➢
Bưởi Diễn
Hình 1.5. Bưởi Diễn
18
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
+ Bưởi Diễn được trồng nhiều ở Phú Diễn, Phú Minh (Từ Liên, Hà Nội). Bưởi
Diễn là một đột biến của bưởi Đoan Hùng.
+ Đặc điểm: quả tròn, vỏ trái nhẵn khi chín màu vàng cam, trọng lượng trung
bình từ 0,8 - 1 kg, tỉ lệ phần ăn được từ 60 - 65%, số hạt trung bình khoảng 50 hạt, múi
và vách múi dễ tách rời nhau, thịt trái màu vàng xanh, ăn giòn, ngọt. Thời gian thu
hoạch bưởi Diễn muộn hơn bưởi Đoan Hùng, thường vào khoảng cuối tháng 12 âm
lịch.
➢
Bưởi Thanh Trà
Hình 1.6. Bưởi Thanh Trà
+ Bưởi Thanh Trà trồng nhiều ở huyện Hương Trà – Huế, ven bờ sông Hương.
+ Đặc điểm: quả nhỏ, hình quả lê, trọng lượng trung bình từ 0,6 – 0,8 kg, vỏ
mỏng dễ bóc, khi chín màu xanh, tép nhỏ mọng nước nhưng ăn giòn ngọt, thịt quả
mịn, màu đồng nhất, màu vàng xanh, tỉ lệ phần ăn được từ 62 – 65%. Bưởi Thanh Trà
thu hoạch vào tháng 9 dương lịch. Ở nhà vườn Thanh Trà hầu như quanh năm có mùi
hương thơm dịu, đặc biệt khi Bưởi Thanh Trà ra hoa.
19
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
➢
Bưởi Đoan Hùng
Hình 1.7. Bưởi Đoan Hùng
+ Huyện Đoan Hùng – Phú Thọ có hai giống bưởi đặc sản đạt các chỉ tiêu quốc
gia đó là giống bưởi Sửu Chí Đám và bưởi Bằng Luân (xã Bằng Luân).
+ Bưởi Sửu Chí Đám có chất lượng cao, trọng lượng trung bình 0,7 – 0,8 kg,
dạng quả cầu lồi, khi chín có màu vàng xanh, múi dễ tách, tép múi màu trắng xanh, thịt
quả tắng phớt hồng, mềm, mọng nước, ngọt mát, hương vị đậm, tỉ lệ phần ăn được 60
– 65%. Quả có thể để lâu sau thu hoạch, bảo quản sau 5 -6 tháng quả vẫn giữ được
chất lượng tốt.
+ Bưởi Bằng Luân có phẩm chất tốt, thích ứng rộng, cho năng suất cao. Dạng
quả hình câu, khi chín có màu vàng rơm, màu thịt quả trắng, trục quả đặc, dễ tách múi,
tép mềm mọng nước có màu trắng xanh, ngọt đậm, mùi thơm, tỉ lệ phần ăn từ 60 – 63
%. Loại bưởi này có thể bảo quản bằng phương pháo truyền thống đến 5 tháng vẫn giữ
nguyên phẩm chất.
➢
Bưởi Tân Triều Biên Hòa
Hình 1.8. Bưởi Tân Triều Biên Hòa
20
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
+ Loại bưởi này là đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ Cù lao Tân Triều thuộc
xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Trái bưởi to tròn đều, màu vàng sáng
đẹp, vỏ bưởi có mùi thơm nhẹ, múi bưởi không bị lép, tép to, đều, ăn rất ngon miệng,
trọng lượng trung bình từ 1,2 – 1,5 kg, tỉ lệ phần ăn được trên 60%.
➢
Bưởi lông cổ cò
Hình 1.9. Bưởi lông cổ cò
+ Vùng chuyên canh: xã An Thái Đông, Mỹ Lương, An Thái Trung, Mỹ Đức
Tây, Thiện Trí (huyện Cái Bè – tỉnh Tiền Giang).
+ Bưởi có dạng hình quả lê, bên ngoài có lớp lông trắng mịn, sờ tay vào hơi
nhám, lớp lông này sẽ rụng dần. Khi chín vỏ có màu xanh vàng có phủ lớp lông tơ
mỏng bên ngoài vỏ. Vỏ quả khá mỏng, trong quả bì màu trắng hồng, thịt quả màu vàng
đỏ, dễ tách, vịt ngọt đến chua nhẹ, nhiều nước, múi thơm, mỗi trái từ 5 – 30 hạt, trọng
lượng từ 0,9 – 1,4 kg, có thể nặng đến 2 kg.
21
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
1.2. TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU
1.2.1. Khái niệm và phân loại tinh dầu
- Tinh dầu là hỗn hợp các chất hữu cơ tan lẫn vào nhau, có mùi đặc trưng. Tinh
dầu gồm nhiều chất dễ bay hơi (chủ yếu là các tecpen và các tritecpenoit), có mùi đặc
trưng tùy thuộc vào nguồn gốc cung cấp nguyên liệu tinh dầu.
- Ở nhiệt độ thường hầu hết tinh dầu ở thể lỏng, có khối lượng riêng bé hơn 1
(trừ một vài tinh dầu như quế, đinh hương…), không tan trong nước hoặc tan rất ít,
nhưng lại hòa tan tốt trong dung môi hữu cơ như ancol, ete, chất béo… Tinh dầu bay
hơi với hơi nước, có vị cay và ngọt, nóng bỏng và có tính sát trùng mạnh.
- Tinh dầu có hai loại: tinh dầu nguyên chất và tinh dầu hỗn hợp.
+ Tinh dầu nguyên chất: hoàn toàn không có độc tố, không có chất bảo quản
hóa học nên rất an toàn cho người sử dụng và mang lại kết quả nhanh khi điều trị.
+ Tinh dầu không nguyên chất được pha trộn với các loại tinh dầu khác nhau.
1.2.2. Thành phần cấu tạo
Tinh dầu thực vật là một hỗn hợp phức tạp của nhiều chất hữu cơ như
hidrocacbon, ancol, este, ete, andehit, xeton,… nhưng phần lớn và quan trọng hơn cả là
các hợp chất tecpen và dẫn xuất có oxi của chúng – tecpenoit. Hai loại hợp chất này là
sản phẩm của quá trình trao đổi chất thứ cấp trong thực vật và cũng là chất chủ yếu
gây ra mùi của tinh dầu.
Tecpen là tên gọi nhóm hiđrocacbon không no thường có công thức chung là
(C5H8)n với n ≥ 2, thường gặp trong giới thực vật. Tecpen có nhiều trong tinh dầu thảo
mộc như tinh dầu thông, sả, quế, chanh, bưởi,...
Các dẫn xuất chứa oxi của tecpen như ancol tecpen, xeton, andehit tecpen hay
cacboxylic, este tecpen… lại được gọi là tecpenoit. Chúng thường có mùi thơm hấp
dẫn hơn so với tecpen cùng loại.
22
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Mỗi phân lớp có mạch hở, vòng với độ lớn khác nhau, đa vòng và có nhóm
chức. Dù đa dạng nhưng đều do sự ghép các đơn vị isopren lại với nhau theo kiểu “đầu
nối đuôi”. Đó là quy luật isopren, từ đó sinh ra thuật ngữ isoprenoit.
Bảng 1.1. Các loại tecpen
n CTPT Tên gọi
1 C5H8 Isopren
2 C10H16 Monotecpen
3 C15H24 Sesquitecpen
4 C20H32 Ditecpen
5 C25H40 Sestectecpen
6 C30H48 Tritecpen
8 C40H64 Tetratecpen
n (C5H8)n Politecpen
1.2.3. Tính chất vật lý của tinh dầu:
- Trạng thái: đa số ở nhiệt độ thường tinh dầu ở trạng thái lỏng, một số ở thể
rắn như methol, camphor… Tinh dầu dễ bay hơi ở nhiệt đồ thường.
- Độ tan: tinh dầu rất ít tan hoặc hầu như không tan trong nước, nhưng tan tốt
trong các dung môi hữu cơ như ancol, ete, clorofom… nên có thể dùng dung môi hữu
cơ để chiết tinh dầu từ nguồn nguyên liệu ban đầu.
23
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
- Màu sắc: tinh dầu thường không màu hoặc có màu vàng nhạt. Một số ít tinh
dầu có màu (tinh dầu ngải cứu có màu xanh lơ, tinh dầu quế có màu nẫu sẫm…) là do
sự có mặt của các hợp chất màu được lôi kéo theo tinh dầu trong quá trình chiết xuất
(màu xanh do có Chlorophyll, màu vàng do có Carotenoit…).
- Mùi và vị của tinh dầu chủ yếu gây ra do các cấu tử thành phần bị oxi hóa. Đa
số tinh dầu có mùi thơm dễ chịu, một số có mùi hắc khó chịu.
- Nhiệt độ sôi: tinh dầu có nhiệt độ sôi phụ thuộc vào thành phần các chất có
trong tinh dầu, nhìn chung khoảng 1000
C – 2000
C.
- Tỉ trọng: đa số tinh dầu có tỉ trọng nhỏ hơn 1 nên tinh dầu thường nhẹ hơn
nước (tinh dầu nghệ, tinh dầu sả…) , một số có tỉ trọng lớn hơn 1 nên nặng hơn nước
(tinh dầu tỏi, tinh dầu đinh hương…). Tỉ trọng thay đổi theo thành phần hóa học. Nếu
tinh dầu có thành phần chủ yếu là hiđrocacbon tecpen thì tỉ trọng thấpm tinh dầu có
hợp chất chứa oxi hoặc nhân thơm thì tỉ trọng cao hơn.
- Chỉ số khúc xạ của tinh dầu thường vào khoảng 1,45 – 1,56.
- Mỗi tinh dầu có các hằng số vật lí đặc trưng như trạng thái (d), chiết suất (n),
độ quay cực (α) và các chỉ số hóa học như chỉ số Axit, chỉ số Iot, chỉ số Este, chỉ số Xà
phòng hóa… Qua các chỉ số ta có thể đánh giá sơ bộ chất lượng tinh dầu.
1.2.4. Tinh dầu chiết xuất từ vỏ bưởi
1.2.4.1. Vài nét chung về tinh dầu vỏ bưởi
Vỏ ngoài của bưởi chưa nhiều tinh dầu như một số loại trái cây Citrus khác
thuộc họ Cam quýt (Rutaceae) gồm d-limonen, a-pinen, linalool, geraniol, citral…
Ngoài ra, vỏ bưởi còn chứa nhiều flavonoid như naringosid, hesperidin, diosmin,
diosmetin, hesperitin… có tác dụng bảo vệ thành mao mạch, giảm tính thấm, giúp cho
mao mạch đàn hồi và bền vững hơn. Từ đó giúp ngăn ngừa những tai biến do vỡ các
mao mạch, gián tiếp giúp hạ huyết áp. Một số người còn dùng vỏ ngoài quả bưởi xia
trên da đầu để kích thích lỗ chân lông, phòng trị bệnh hói đầu hay rụng tóc. Chính vì
24
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
vậy người ta đã ứng dụng vỏ bưởi vào trong công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm để sản
xuất ra những loại tinh dầu phục vụ cho nhu cầu của con người.
Tinh dầu vỏ bưởi hiện nay rất phổ biến trong dược phẩm và đặc biệt là trong
mỹ phẩm. Chúng được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu làm đẹp và sức khỏe của con
người, tinh dầu vỏ bưởi có tác dụng kháng khuẩn. Mùi hương thanh tao, giúp giải cảm,
thư giãn, giảm stress. Hương thơm của tinh dầu bưởi còn có tác dụng giải rượu giúp
tỉnh táo, minh mẫn. Tinh dầu bưởi có trong dầu massage giúp tan mỡ, cân bằng các
yếu tố dinh dưỡng cho da, chống lại sự lão hóa. Đặc biệt tinh dầu bưởi kích thích sự
mọc tóc, giúp cho tóc dài và mượt, chống rụng tóc.
Trong lá, hoa, vỏ quả bưởi đều có chứa tinh dầu nhưng phần lớn tinh dầu
thường tập trung nhiều nhất trong quả bưởi.
1.2.4.2. Thành phần hóa học trong tinh dầu bưởi
Bảng 1.2. Thành phần hóa học của tinh dầu từ vỏ bưởi
Thành phần Tỉ lệ %
Limonene 83– 93
Myrcen 1,4– 1,6
β-caryophyllen 0,2– 0,7
Nootkatone 0,1– 1,0
Octanone 0,1– 0,2
Octanol 0,1– 0,2
Ngoài ra, trong tinh dầu vỏ bưởi còn có pinen, geraniol, citral, các alcol, pectin,
acid citric và các vitamin như A, B, B2, C,…
25
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Bảng 1.3. Thành phần chính của tinh dầu từ hoa bưởi
Thành phần Tỉ lệ %
Nerolidol 30,91 – 40,04
Famesol 14,30 – 23,47
Linalool 9,22 – 23,76
➢
Limonene
Hình 1.10. Phân tử Limonene
- Công thức: C10H16
- Thuộc loại monotecpen đơn vòng
- Nhiệt độ nóng chảy: -74,35°C
- Nhiệt độ sôi: 176°C
- Danh pháp IUPAC: 1-methyl-4-(1-methylethenyl)-cyclohexene
- Limonene là thành phần chính trong tinh dầu vỏ bưởi, với hoạt tính có khả
năng ức chế phòng chống ung thư. Limonene cũng được sử dụng phổ biến trong
các sản phẩm mỹ phẩm (nước hoa, sữa tắm,…), trong sản xuất thực phẩm (che
vị cay đắng của alkaloid,…) và một số loại thuốc giúp giảm bệnh trào ngược dạ
dày và ợ nóng…
26
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
➢
Myrcene
Hình 1.11. Phân tử Myrcene
- Công thức: C10H16
- Nhiệt độ nóng chảy: dưới -10°C
- Nhiệt độ sôi: 167°C
- Danh pháp IUPAC: 7-methyl-3-methylene-1,6-octadiene
- Myrcene là một chất trung gian quan trọng được sử dụng trong ngành công
nghiệp nước hoa. Nó có mùi dễ chịu nhưng hiếm khi được sử dụng trực tiếp do có
xu hướng dễ bị polyme hóa. Ngoài ra, Myrcen còn có tác dụng giảm đau và kháng
viêm.
➢
Octanone được sử dụng để tạo hương vị và mùi thơm.
Hình 1.12. Phân tử Octanone
➢
β-caryophyllen có mặt trong nhiều loại tinh dầu như đinh hương, hương thảo,
và nó tạo nên vị cay đặc trưng của hạt tiêu đen. Trong tinh dầu vỏ bưởi, với
hàm lượng β-caryophyllen nhỏ cũng tạo nên vị cay nhẹ cho tinh dầu. β-
caryophyllen có hoạt tính chống viêm ngay cả ở liều lượng thấp.
27
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Hình 1.13. Phân tử β-caryophyllen
➢
Octanol có tính sát trùng, kháng khuẩn cao, rất tốt cho thần kinh và kích thích
phản ứng miễn dịch trong cơ thể.
Hình 1.14. Phân tử Octanol
➢
Nootkatone là thành phần quan trọng nhất của bưởi, một trong những thành
phần hóa học chính tạo nên mùi và hương vị của bưởi. Nootkatone được sử
dụng làm thuốc chống trừ sâu bọ, côn trùng, một cách thân thiện với môi trường
vì nó rất dễ bay hơi. Nootkatone không độc hại với con người nên được sử dụng
để làm phụ gia thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm.
Hình 1.15. Phân tử Nootkatone
28
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
➢
Nerolidol có mùi thơm nhẹ, được sử dụng làm hương liệu và nước hoa.
Nerolidol cũng đang được thử nghiệm để làm chất tăng cường sự thẩm thấu của
thuốc qua da.
Hình 1.16. Phân tử Nerolidol
➢
Farnesol có mặt trong nhiều loại tinh dầu như sả, hoa hồng, hoa huệ, được sử
dụng để làm tăng thêm mùi nước hoa. Farnesol còn là một loại thuốc trừ sâu tự
nhiên, cũng như là thành phần hương liệu và phụ gia cho thuốc lá.
Hình 1.17. Farnesol
➢
Linalool được dùng làm hương liệu trong 60 – 80% các sản phẩm vệ sinh thơm
và chất tẩy rửa như xà phòng, dầu gội. Ngoài ra, linalool còn được sử dụng như
thuốc diệt sâu bọ.
Hình 1.18. Linalool
29
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
1.2.4.3. Một số ứng dụng của tinh dầu bưởi
- Trong mỹ phẩm: tinh dầu bưởi là thành phần quan trọng trong các sản phẩm: dầu gội,
sữa tắm, nước hoa.
+ Làm se da, giúp da đẹp, mịn màng, trị viêm da, chống mụn.
+ Giúp mái tóc chắc khỏe, mềm mại, ngăn ngừa rụng tóc, kích thích mọc tóc.
+ Tạo mùi thơm nhẹ cho nước hoa.
- Trong dược phẩm: tinh dầu bưởi cũng là thành phần chính có trong nhiều loại thuốc,
có tác dụng:
+ Giúp giảm cân: các hoạt chất tinh dầu trong vỏ bưởi có tác dụng làm giảm mỡ
trong máu, giảm gan nhiễm mỡ,
+ Làm giảm tóc gãy rụng, kích thích mọc tóc, đặc trị chứng hói đầu, gãy rụng
và thưa tóc, phục hồi tóc bị hư tổn, giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt.
+ Giúp lợi tiểu, lợi niệu, giải độc cơ thể.
+ Giúp giảm đau, trị các chứng đau đầu, viêm khớp, kháng khuẩn, chống viêm,
chống nhiễm trùng.
+ Giảm huyết áp, hạ cholesterol trong máu, chống ung thư.
- Trong thực phẩm:
+ Rượu bưởi có tác dụng kích thích tiêu hóa, giải cảm, tăng cường vitamin cho
người mới ốm dậy, rất tốt cho người muốn giảm cân hoặc dùng để hỗ trợ điều
trị mỡ máu cao.
+ Vỏ bưởi chứa hàm lượng lớn chất cellulose, pectin, các loại vitamin và chất
đắng khác. Chất cellulose có tác dụng phòng ung thư ruột kết, xơ vữa động
mạch, sỏi mật. Với người thừa cân, cellulose đóng vai trò quan trọng trong việc
cải thiện vóc dáng vì có công dụng làm giảm mỡ máu, tan mỡ thà và ngăn chặn
30
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
sự tích tụ chất béo gây béo phì. Pectin thuộc nhóm các chất làm đông tụ, đóng
vai trò cực kì quan trọng trong việc làm màng bao bọc các sản phẩm, tạo ra cấu
trúc gel được ứng dụng đặc biệt với các món mứt. Vì vậy món mứt vỏ bưởi sau
khi bào chế sẽ cực kì an toàn cho sức khỏe, dễ bảo quản và không bị mất đi các
tinh chất vốn có trong vỏ bưởi tự nhiên. Mứt vỏ bưởi còn có tác dụng nhuận
trường, tính sát khuẩn cao nên có thể ngăn ngừa viêm họng, viêm miệng hiệu
quả.
+ Bên cạnh đó, tinh dầu bưởi còn có thể tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, đồng
thời lấy đi lượng thuốc trừ sâu còn tồn đọng trong thực phẩm bằng cách nhỏ 20
giọt tinh dầu bưởi vào một chai xịt, có chứa 1 thìa canh bột nổi, 1 chén dấm
trắng và 1 chén nước, sau đó xịt dung dịch trên lên bề mặt của thực phẩm và để
trong 5 phút.
- Một số ứng dụng khác của tinh dầu bưởi:
+ Giúp thư giãn, làm giảm căng thẳng, giúp trấn tĩnh, lấy lại tinh thần. Hương
thơm của tinh dầu bưởi còn co tác dụng giải rượu, giúp tỉnh táo minh mẫn. Khi
tắm cho vài giọt tinh dầu bưởi giúp máu huyết lưu thông. Là một chất khử mùi
rất hiệu quả nên tinh dầu bưởi thường được sử dụng để xông hơi phòng, giúp
mang lại tinh thần sảng khoái, thư giãn cho người sử dụng.
+ Có tác dụng giải cảm rất tốt, đặc biệt khi kết hợp với tinh dầu chanh, hương
nhu, khuynh diệp, sả, dùng để tắm hoặc xông.
+ Khử mùi ô tô: đổ nước lọc bình thường vài máy khuếch tán theo mức thấp
nhất hoặc cao nhất, cho từ 1 - 3 giọt tinh dầu vào, sau đó bật máy khuếch tán
lên.
+ Có thể hòa từ 1 - 3 giọt tinh dầu bưởi vào 2 lít nước ấm để ngâm chân trước
khi đi ngủ, giúp giảm đau nhức bàn chân, tăng tuần hoàn máu.
31
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT TINH DẦU
- Dựa trên cách thực hành, người ta chia các phương pháp sản xuất tinh dầu ra
làm bốn loại: cơ học, tẩm trích, hấp thụ và chưng cất hơi nước.
- Nhưng dù có tiến hành theo bất cứ phương pháp nào, quy trình sản xuất đều
có những điểm chung sau đây:
+ Tinh dầu thu được phải có mùi thơm tự nhiên như nguyên liệu.
+ Quy trình khai thác phải phù hợp nguyên liệu.
+ Tinh dầu phải được lấy triệt để khỏi nguyên liệu, với chi phí thấp nhất.
- Nguyên tắc ly trích của tất cả các phương pháp nói trên đều dựa vào những
đặc tính của tinh dầu như:
+ Dễ bay hơi.
+ Lôi cuốn theo hơi nước ở nhiệt độ dưới 100o
C.
+ Hòa tan dễ dàng trong dung môi hữu cơ.
+ Dễ bị hấp thu ngay ở thể khí.
2.1.1. Phương pháp cơ học
2.1.1.1. Nguyên tắc
Đây là phương pháp tương đối đơn giản dung để tách tinh dầu ở dạng tự do
bằng cách tác dụng lực cơ học lên nguyên liệu (thường là ép). Phương pháp này được
dung phổ biến đối với các loại vỏ quả cam, chanh, quýt, bưởi… vì ở những loại
nguyên liệu này tinh dầu thường phân bố chủ yếu ở lớp tế bào mỏng trong biểu bì. Khi
có lực tác dụng lên vỏ quả, các tế bào có chứa tinh dầu bị vỡ ra giải phóng tinh dầu.
Sauk hi ép, trong phần bã bao giờ cũng còn khoảng 30 – 40% tinh dầu, người ta tiếp
tục sử dụng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước hoặc trích ly để tách hết phần
tinh dầu còn lại.
32
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.1.1.2 Quy trình
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất tinh dầu bằng pp cơ học
Vỏ quả
Xử lý sơ bộ
Ép
Huyền phù (tinh dầu,
nước quả, mảnh tế bào)
Na2SO4 khan
Đun
Lắng
Ép
Lọc ly tâm
Tách, gạn
Làm khan
70 – 800
C
Lôi cuốn hơi
Tinh dầu thô II
Tinh dầu thô I
33
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.1.1.3. Nhận xét:
Phương pháp có nhiều ưu điểm như: Tinh dầu giữ nguyên được mùi vị thiên
nhiên ban đầu, các thành phần trong tinh dầu ít bị biến đổi.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là sản phẩm bị lẫn nhiều tạp chất,
chủ yếu là các hợp chất hữu cơ hòa tan tự vật liệu đem ép.
2.1.2. Phương pháp tẩm trích:
2.1.2.1. Tẩm trích bằng dung môi dễ bay hơi:
Phương pháp này có nhiều ưu điểm vì tiến hành ở nhiệt độ phòng, nên thành
phần hóa học của tinh dầu ít bị thay đổi.
Phương pháp này không những được áp dụng để ly trích cô kết (concrete) từ
hoa mà còn dùng để tận trích khi các phương pháp khác không ly trích hết hoặc dùng
để ly trích các loại nhựa dầu (oleoresin) gia vị.
a. Nguyên tắc:
Dựa trên hiện tượng thẩm thấu, khuếch tán và hòa tan của tinh dầu có trong các
mô cây đối với các dung môi hữu cơ.
b. Dung môi:
Yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của phương pháp này là phẩm chất
và đặc tính của dung môi sử dụng, do đó dung môi dùng trong tẩm trích cần phải đạt
được những yêu cầu sau đây:
- Hòa tan hoàn toàn và nhanh chóng các cấu phần có mùi thơm trong nguyên
liệu.
- Hòa tan kém các hợp chất khác như sáp, nhựa dầu có trong nguyên liệu.
- Không có tác dụng hóa học với tinh dầu.
- Không biến chất khi sử dụng lại nhiều lần.
34
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
- Hoàn toàn tinh khiết, không có mùi lạ, không độc, không ăn mòn thiết bị,
không tạo thành hỗn hợp nổ với không khí và có độ nhớt kém.
- Nhiệt độ sôi thấp vì khi chưng cất dung dịch ly trích để thu hồi dung môi,
nhiệt độ sôi cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu. Điểm sôi của dung môi
nên thấp hơn điểm sôi của cấu phần dễ bay hơi nhất trong tinh dầu.
- Ngoài ra, cần có thêm những yếu tố phụ khác như: giá thành thấp, nguồn cung
cấp dễ tìm, …
Thường thì không có dung môi nào thỏa mãn tất cả những điều kiện kể trên.
Người ta sử dụng cả dung môi không tan trong nước như: dietil eter, eter dầu hỏa,
hexan, cloroform… lẫn dung môi tan trong nước như: etanol, aceton … Trong một số
trường hợp cụ thể, người ta còn dùng một hỗn hợp dung môi.
35
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
c. Quy trình tẩm trích:
Sơ đồ 2.2. Quy trình chiết tách tinh dầu bằng pp tẩm trích
Nguyên liệu
Xử lý sơ bộ
Dung môi
Trích ly
Tách bã
Dịch nước Xử lý
Tách nước
Na2SO4 khan Làm khan
Bã Na2SO4
Lọc
Loại dung môi
Thu hồi
Sản phẩm thô Tinh dầu, nhựa, sáp, chất béo
Cồn cao độ
Kéo dài vài ngày
Ngâm
10 – 150
C Làm lạnh
Nhựa và các chất rắn
Gạn, lọc
Sản phẩm thô
Chưng phân đoạn
Tinh dầu
36
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Phương pháp ly trích này thích hợp cho các nguyên liệu có chứa lượng tinh dầu
không lớn lắm hoặc có chứa những cấu phần tan được trong nước và không chịu được
nhiệt độ quá cao. Quy trình kỹ thuật gồm các giai đoạn sau đây:
- Tẩm trích: nguyên liệu được ngâm vào dung môi trong bình chứa. Trong một
số trường hợp, để gia tăng khả năng ly trích, nguyên liệu cần được xay nhỏ trước. Hỗn
hợp nguyên liệu và dung môi cần được xáo trộn đều trong suốt thời gian ly trích. Nên
khảo sát trước xem việc gia nhiệt có cần thiết hay không, nếu cần, cũng không nên gia
nhiệt quá 50o
C để không ảnh hưởng đến mùi thơm của sản phẩm sau này.
- Xử lý dung dịch ly trích: sau khi quá trình tẩm trích kết thúc, dung dịch ly
trích được lấy ra và có thể thay thế bằng dung môi mới sau một khoảng thời gian nhất
định, tùy theo nguyên liệu. Tách nước (nếu có) ra khỏi dung dịch, rồi làm khan bằng
Na2SO4 và lọc. Dung môi phải được thu hồi ở nhiệt độ càng thấp càng tốt để tránh tình
trạng sản phẩm bị mất mác và phân hủy. Do đó, nên loại dung môi ra khỏi sản phẩm
bằng phương pháp chưng cất dưới áp suất kém (cô quay). Dung môi thu hồi có thể
dùng để ly trích lần nguyên liệu kế tiếp.
- Xử lý sản phẩm ly trích: sau khi thu hồi hoàn toàn dung môi, sản phẩm là
một chất đặc sệt gồm có tinh dầu và một số hợp chất khác như nhựa, sáp, chất béo, cho
nên cần phải tách riêng tinh dầu ra. Chất đặc sệt này đem đi chưng cất bằng hơi nước
để tách riêng tinh dầu ra. Tinh dầu có mùi thơm tự nhiên, nhưng khối lượng thu được
kém, ngoài ra tinh dầu này có chứa một số cấu phần thơm có nhiệt độ sôi cao nên có
tính chất định hương rất tốt.
- Tách dung dịch từ bã: sau khi tháo hết dung dịch ly trích ra khỏi hệ thống,
trong bã còn chứa một lượng dung dịch rất lớn (khoảng 20 – 30% lượng dung môi ly
trích). Phần dung dịch còn lại nằm trong nguyên liệu thường được lấy ra bằng phương
pháp chưng cất hơi nước (trường hợp dung môi không tan trong nước), hoặc ly tâm,
lọc ép (trường hợp dung môi tan trong nước). Sau đó dung dịch này cũng được tách
nước, làm khan và nhập chung với dung dịch ly trích.
37
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Chất lượng thành phẩm và hiệu quả của phương pháp ly trích này phụ thuộc
chủ yếu vào dung môi dùng để ly trích. Để đạt kết quả tốt thì dung môi sử dụng phải
thoả mãn được các yêu cầu đã được trình bày ở trên.
Vì dung môi dễ bay hơi nên chúng ta cần phải lưu ý đến tỉ lệ thất thoát dung
môi trong quy trình ly trích vì việc này có thể ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản
phẩm.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, khi muốn tiến hành phương pháp tẩm trích
với dung môi dễ bay hơi, chúng tôi tiến hành sử dụng phương pháp truyền thống như
khuấy từ ở nhiệt độ phòng hoặc đun – khuấy từ (kèm ống hoàn lưu) hay phương pháp
dùng Soxhlet. Ngoài ra, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của “hóa học
xanh”, mà ngày nay, chúng ta còn áp dụng các phương pháp mới như là: tẩm trích có
sự hỗ trợ của siêu âm và vi sóng.
d. Ưu và khuyết điểm:
- Ưu điểm: sản phẩm thu được theo phương pháp này thường có mùi thơm tự
nhiên. Hiệu suất sản phẩm thu được thường cao hơn các phương pháp khác.
- Khuyết điểm:
+ Yêu cầu cao về thiết bị;
+ Thất thoát dung môi;
+ Quy trình tương đối phức tạp.
2.1.2.2. Tẩm trích bằng dung môi không bay hơi:
a. Nguyên tắc
Dựa vào tính chất có thể hòa tan trong chất béo động vật và thực vật của tinh
dầu, người ta ngâm nguên liệu vào dầu động vật hoặc thực vật, tinh dầu sẽ khuếch tán
qua màng tế bào, hòa tan vào dầu, sau đó tách riêng dầu đê rthu tinh dầu.
38
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Ngâm nguyên liệu trong dầu thực chất là phương pháp trung gian giữa hấp phụ
và trích ly.
Phương pháp ngâm chủ yếu sử dụng đối với những loại nguyên liệu dễ hỏng
như hoa.
b. Dung môi
Kết quả quá trình tách tinh dầu phụ thuộc vào chất lượng dầu béo, do vậy dầu
béo phải đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Không mùi.
+ Độ nhớt tương đối thấp để tăng cường sự tiếp xúc với nguyên liệu.
+ Không tương tác với nguyên liệu.
+ Dễ tách lấy tinh dầu từ hoa.
Dung môi phải dùng ở đây là chất béo động vật hay thực vật như: mỡ bò, mỡ
cừu, mỡ lợn, vaselin, parafin, dầu oliu, dầu hạnh nhân. Thực nghiệm đã chứng minh
rằng một phần mỡ bò với hai phần mỡ lợn đã tinh chế là thích hợp nhất cho quá trình
này.
39
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
c. Quy trình
Sơ đồ 2.3. Quy trình tẩm trích bằng dung môi không bay hơi
Nguyên liệu
Cho vào túi vải
Dung môi
Ngâm 50 – 700
C / 48h
Vớt ra
Thay hoa mới 25 lần
Dung môi bão
hòa tinh dầu
Tách nước
Na2SO4 khan
Làm khan
Tinh dầu +
Dung môi
Loại dung môi/cồn
Chưng cất áp suất thấp
Sản phẩm
40
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
d. Nhận xét
Phương pháp ngâm bằng dung môi không bay hơi có nhiều ưu điểm hơn
phương pháp trích ly bằng dung mỗi dễ bay hơi ở chỗ thu được tinh dầu ít tạp chất
hơn.
Tuy nhiên phương pháp này rất thủ công, khó cơ giới hóa và có nhược điểm lớn
là chất béo dùng làm dung môi rất khó bảo quản và chế biến, giá thành cao. Chính vì
vậy mà phương pháp này hiện rất ít được sử dụng.
2.1.3. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Phương pháp này dựa trên sự thẩm thấu, hòa tan, khuếch tán và lôi cuốn theo
hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu chứa trong các mô khi tiếp xúc với
hơi nước ở nhiệt độ cao. Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa tinh dầu trương
phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một thời gian nhất định.
Trường hợp mô thực vật có chứa sáp, nhựa, acid béo chi phương dây dài thì khi chưng
cất phải được thực hiện trong một thời gian dài vì những hợp chất này làm giảm áp
suất hơi chung của hệ thống và làm cho sự khuếch tán trở nên khó khăn.
Hình 2.1. Dụng cụ chưng cất bằng hơi nước
41
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.1.3.1. Lý thuyết chưng cất:
Chưng cất có thể được định nghĩa là: “Sự tách rời các cấu phần của một hỗn
hợp nhiều chất lỏng dựa trên sự khác biệt về áp suất hơi của chúng”. Trong trường hợp
đơn giản, khi chưng cất một hỗn hợp gồm 2 chất lỏng không hòa tan vào nhau, áp suất
hơi tổng cộng là tổng của hai áp suất hơi riêng phần. Do đó, nhiệt độ sôi của hỗn hợp
sẽ tương ứng với áp suất hơi tổng cộng xác định, không tùy thuộc vào thành phần bách
phân của hỗn hợp, miễn là lúc đó hai pha lỏng vẫn còn tồn tại. Nếu vẽ đường cong áp
suất hơi của từng chất theo nhiệt độ, rồi vẽ đường cong áp suất hơi tổng cộng, thì ứng
với một áp suất, ta dễ dàng suy ra nhiệt độ sôi tương ứng của hỗn hợp và nhận thấy là
nhiệt độ sôi của hỗn hợp luôn luôn thấp hơn nhiệt độ sôi của từng hợp chất.
Thí dụ, ở áp suất 760 mmHg nước sôi ở 100o
C và benzen sôi ở 80o
C và chúng
là hai chất lỏng không tan vào nhau. Thực hành cho thấy, nếu đun hỗn hợp này dưới áp
suất 760 mmHg nó sẽ sôi ở 69o
C cho đến khi nào còn hỗn hợp hai pha lỏng với bất kì
tỉ lệ nào. Giản đồ nhiệt độ sôi theo áp suất cho thấy, tại 69o
C, áp suất hơi của nước là
225 mmHg và benzen là 535 mmHg.
Chính vì đặc tính làm giảm nhiệt độ sôi này mà từ lâu phương pháp chưng cất
hơi nước là phương pháp đầu tiên dùng để tách tinh dầu ra khỏi nguyên liệu thực vật.
2.1.3.2. Những ảnh hưởng chính trong sự chưng cất hơi nước:
➢
Sự khuếch tán:
Ngay khi nguyên liệu được làm vỡ vụn thì chỉ có một số mô chứa tinh dầu bị
vỡ và cho tinh dầu thoát tự do ra ngoài theo hơi nước lôi cuốn đi. Phần lớn tinh dầu
còn lại trong các mô thực vật sẽ tiến dần ra ngoài bề mặt nguyên liệu bằng sự hòa tan
và thẩm thấu. Von Rechenberg đã mô tả quá trình chưng cất hơi nước như sau: “Ở
nhiệt độ nước sôi, một phần tinh dầu hòa tan vào trong nước có sẵn trong tế bào thực
vật. Dung dịch này sẽ thẩm thấu dần ra bề mặt nguyên liệu và bị hơi nước cuốn đi.
Còn nước đi vào nguyên liệu theo chiều ngược lại và tinh dầu lại tiếp tục bị hòa tan
vào lượng nước này. Quy trình này lặp đi lặp lại cho đến khi tinh dầu trong các mô
thoát ra ngoài hết.
42
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Như vậy, sự hiện diện của nước rất cần thiết, cho nên trong trường hợp chưng
cất sử dụng hơi nước quá nhiệt, chú ý tránh đừng để nguyên liệu bị khô. Nhưng nếu
lượng nước sử dụng thừa quá thì cũng không có lợi, nhất là trong trường hợp tinh dầu
có chứa những cấu phần tan dễ trong nước.
Ngoài ra, vì nguyên liệu được làm vỡ vụn ra càng nhiều càng tốt, cần làm cho
lớp nguyên liệu có một độ xốp nhất định để hơi nước có thể đi xuyên ngang lớp này
đồng đều và dễ dàng.
Vì các cấu phần trong tinh dầu được chưng cất hơi nước theo nguyên tắc nói
trên cho nên thông thường những hợp chất nào dễ hòa tan trong nước sẽ được lôi cuốn
trước. Thí dụ, khi chưng cất hơi nước hạt caraway nghiền nhỏ và không nghiền, đối
với hạt không nghiền thì carvon (nhiệt độ sôi cao nhưng tan nhiều trong nước) sẽ ra
trước, còn limonen (nhiệt độ sôi thấp, nhưng ít tan trong nước) sẽ ra sau. Nhưng với
hạt caraway nghiền nhỏ thì kết quả chưng cất ngược lại.
➢
Sự thủy giải:
Những cấu phần ester trong tinh dầu thường dễ bị thủy giải cho ra acid và alcol
khi đun nóng trong một thời gian dài với nước. Do đó, để hạn chế hiện tượng này, sự
chưng cất hơi nước phải được thực hiện trong một thời gian càng ngắn càng tốt.
➢
Nhiệt độ:
Nhiệt độ cao làm phân hủy tinh dầu. Do đó, khi cần thiết phải dùng hơi nước
quá nhiệt (trên 100o
C) nên thực hiện việc này trong giai đoạn cuối cùng của sự chưng
cất, sau khi các cấu phần dễ bay hơi đã lôi cuốn đi hết. Thực ra, hầu hết các tinh dầu
đều kém bền dưới tác dụng của nhiệt nên vấn đề là làm sao cho thời gian chịu nhiệt độ
cao của tinh dầu càng ngắn càng tốt.
Tóm lại, dù ba ảnh hưởng trên được xem xét độc lập nhưng thực tế thì chúng
có liên quan với nhau và quy về ảnh hưởng của nhiệt độ. Khi tăng nhiệt độ, sự khuếch
tán thẩm thấu sẽ tăng, sự hòa tan tinh dầu trong nước sẽ tăng nhưng sự phân hủy cũng
tăng theo.
43
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.1.3.3. Phân loại
a. Chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp
Cho chất định chưng cất lôi cuốn hơi nước vào bình cất (tối đa bằng 1/3 thể tích
của bình). Nối hệ thống bình cất với bình đun hơi nước nóng. Bình nước nóng có nối
với ống thủy tinh dài tận đáy để theo dõi áp suất của hệ thống cất. Khi áp suất hệ thống
cao thì nước ở ống thủy tinh tăng hoặc phun ra ngoài, lúc đó cần mở khóa 3 thông để
thông với áp suất khí quyển.
Sau khi lắp xong hệ thống, mở khóa 3 thông để theo dõi áp suất của hệ thống,
đun nước sôi ở bình nước. Nước ở bình nước sôi chỉ khoảng 2/3 thể tích bình. Mở
nước ở ống sinh hàn để làm lạnh hơi. Đóng khóa 3 thông để hơi nước sôi đi qua bình
cất. Theo dõi lượng chất cất ra, khi kết thúc ngừng đun, mở khóa 3 thông, lấy chất cất
ra.
Khi chưng cất cần chú ý chất có thể đóng rắn trong sinh hàn gây tắc ống, dễ nổ
nên cần phải thận trọng khi sử dụng ống sinh hàn.
b. Chưng cất lôi cuốn hơi nước gián tiếp
Phương pháp chưng cất gián tiếp sử dụng nồi bốc hơi riêng hoặc sử dụng chung
hệ thống hơi nước từ mội lò hơi chung chp các thiết bị khác.
Do bộ phận chưng cất không bị gia nhiệt trực tiếp nên phương pháp này khắc
phục được tình trạng nguyên liệu bị khê, khét, màu sắc và phẩm chất của tinh dầu thu
được tốt hơn.
Do hơi nước cấp từ bên ngoài nên dễ dàng khống chế và điều chỉnh các yếu tố
như lưu lượng, áp suất cho phù hợp với từng nguyên liệu, giúp nâng cao hiệu suất
cũng như chất lượng tinh dầu thu được.
Để thu được tinh dầu với hiệu suất cao hơn, người ta cho hồi lưu lượng nước
ngưng tụ do còn một lượng khá lớn tinh dầu tan trong nước chưa tách ra được. Sau đó
44
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
tinh dầu được đem ra chưng cất phân đoạn ở áp suất thấp để nâng cao hàm lượng các
cấu tử cần thiết.
c. Chưng cất cách thủy
Trong phương pháp chưng cất cách thủy, nguyên liệu và nước được cho chung
vào một thiết bị nhưng nguyên liệu không cho tiếp xúc trực tiếp với nước, mà được
ngăn cách bằng một lớp vỉ. Hơi nước từ phần dưới đi qua lớp vỉ, sau đó di chuyển vào
lớp nguyên liệu và kéo theo hơi tinh dầu đi ra thiết bị làm lạnh.
Ưu điểm của phương pháp này là nguyên liệu bớt cháy khét do không tiếp xúc
trực tiếp với đáy nồi đốt. Tuy nhiên phẩm chất của tinh dầu và việc điều khiển các
thông số kỹ thuật chưa được cải thiện đáng kể. Ngoài ra phương pháp này đòi hỏi
nhiều công lao động.
2.1.3.4. Những ưu, nhược điểm chung của phương pháp chưng cất
➢
Ưu điểm:
- Thiết bị khá gọn gàng, dễ chế tạo, quy trình sản xuất đơn giản.
- Trong quá trình chưng cất, có thể phân chia các cấu tử trong hỗn hợp bằng cách
ngưng tụ từng phần theo thời gian.
- Thời gian chưng cất tương đối nhanh, nếu thực hiện gián đoạn chỉ cần 5-10 giờ,
nếu liên tục thì 1 giờ đến 2 giờ 30 phút.
- Có thể tiến hành chưng cất với các cấu tử tinh dầu chịu được nhiệt độ cao.
➢
Nhược điểm:
- Không áp dụng phương pháp chưng cất vào những nguyên liệu có hàm lượng tinh
dầu thấp vì thời gian chưng cất sẽ kéo dài, tốn rất nhiều hơi và nước ngưng tụ.
- Tinh dầu thu được có thể bị giảm chất lượng nếu có chứa các cấu tử dễ bị thủy
phân.
45
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
- Không có khả năng tách các thành phần khó bay hơi hoặc không bay hơi trong
thành phần của nguyên liệu ban đầu mà những thành phần này rất cần thiết vì
chúng có tính chất định hướng rất cao như sáp, nhựa thơm…
- Tiêu tốn một lượng nước khá lớn để làm ngưng tụ hỗn hợp hơi.
- Khó điều chỉnh các thông số kĩ thuật (nhiệt độ, áp suất), thời gian chưng cất kéo
dài.
- Nguyên liệu dễ bị cháy, két, do bị thiếu nước, bị dính vào thiết bị.
- Trong nước chưng luôn luôn có một lượng tinh dầu tương đối lớn.
- Những tinh dầu có nhiệt độ sôi cao thường cho hiệu suất rất kém.
❖
Thu hồi tinh dầu từ nước chưng
Thường tinh dầu trong nước chưng nằm dưới hai dạng phân tán và hòa tan. Dạng
phân tán thì có thể dùng phương pháp lắng hay li tâm, còn dạng hòa tan thì phải chưng
cất lại. Nếu trọng lượng riêng của tinh dầu và nước quá gần nhau thì có thể thêm NaCl
để gia tăng tỉ trọng của nước làm tinh dầu tách ra dễ dàng.
Trong phòng thí nghiệm, để chưng cất hơi nước tinh dầu, người ta thường dùng bộ
dụng cụ thủy tinh Clevenger với hai loại ống hứng tinh dầu, tùy theo tinh dầu nặng hay
nhẹ.
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU LÝ HỌC
2.2.1. Xác định tinh dầu
2.2.1.1. Xác định độ trong và màu sắc
Dùng ống hút lấy 20 ml mẫu cho vào ống nghiệm khô, sạch, trong suốt. Dùng
mắt quan sát độ trong và màu sắc của tinh dầu. Nếu tinh dầu còn vẩn đục không trong
suốt chứng tỏ còn lẫn tạp chất và nước.
46
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.2.1.2. Xác định mùi
Nhỏ vài giọt tinh dầu lên giấy lọc. Dùng mũi xác định mùi của tinh dầu, cứ 15
phút xác định một lần, khoảng 4-5 lần. Nhận xét cường độ mùi sao mỗi lần ngửi.
2.2.1.3. Xác định vị
Cân khoảng 1g đường kính cho vào chén thử khô, sạch. Nhỏ vài giọt tinh dầu
vào chén, trộn đều, dùng lưỡi xác định vị của hỗn hợp đó. Ghi nhận xét về bản chất
(độ ngọt, đắng) và cường độ vị sau mỗi lần nếm.
2.2.2. Xác định độ ẩm:
- Nguyên tắc: dựa trên nguyên tắc sấy đến khối lượng không đổi
- Cơ sở: nguyên liệu ẩm có thể xem như hỗn hợp cơ học gồm chất khô tuyệt đối
và nước tự do: m = m0 + w
❖
Công thức:
* Độ ẩm của mỗi mẫu
W(%) = × 100% (2.1)
* Độ ẩm trung bình
n
W (%)
WTB(%)= 1
(2.2)
n
Trong đó:
m: Khối lượng chung của nguyên liệu (g)
m0: Khối lượng sả sau khi sấy(g)
w: Khối lượng của nước chứa trong nguyên liệu (g)
n: Số lần xác định W(%)
47
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.2.3. Xác định tỉ trọng:
Tỉ trọng của tinh dầu là tỉ số của khối lượng tinh dầu của 200
C với khối lượng
của cùng một thể tích nước cất cũng ở 200
C.
Tỉ trọng của tinh dầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để biết được phẩm
chất và độ tinh khiết của tinh dầu, giúp ta phán đoán về thành phần hóa học của tinh
dầu.
Tỉ trọng của tinh dầu thường dao động trong khoảng từ 0,7 ÷ 1,2
➢
Dụng cụ đo tỉ trọng là bình đo picnomet.
➢
Cách đo: Ban đầu ta cân chính xác picnomet khô trên cân phân tích, rồi cân
khi có nước và khi có tinh dầu cần đo. Tỉ lệ giữa khối lượng tinh dầu và nước
chính là tỉ trọng d cần xác định.
dt = 1− 0
(2.3)
2− 0
- Trong đó:
m0 : khối lượng của bình
m1: khối lượng của bình có tinh dầu
m2: khối lượng của bình có nước cất
▪
Lưu ý thể tích của tinh dầu và nước khi xác định phải ở cùng một nhiệt độ. Kết
quả đo 2 lần không sai lệch nhau quá 0,001g, lấy kết quả trung bình của những
lần đo tiếp theo.
48
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.2.4. Xác định chỉ số khúc xạ:
Chỉ số khúc xạ tương đối giữa hai môi trường là tỉ số vận tốc ánh sáng trong
chân không và vận tốc ánh sang trong môi trường đang xét. Chỉ số khúc xạ tương đối
bằng sin của góc tới chia cho sin của góc khúc xạ:
n = sin
=
1
sin
2
- Trong đó:
α : góc tới
β : góc khúc xạ
c1 :tốc độ ánh sang trong môi trường chứa tia tới ( không khí)
c2 :tốc độ ánh sang trong môi trường chứa tia khúc xạ ( tinh dầu)
Chỉ số khúc xạ phụ thuộc vào thành phần hóa học của môi trường, trạng thái
của nó ( nhiệt độ, áp suất...) và tần số ánh sáng.
Chỉ số khúc xạ cho biết độ tinh khiết của sản phẩm, dụng cụ để đo chỉ số khúc
xạ là máy đo khúc xạ kế ATAGO 1T
Chỉ số khúc xạ phụ được đo ở nhiệt độ xác định được tính theo công thức:
n25
D = nt
D + ( t – 25). 0,00045 (2.4)
- Trong đó:
nt
D : chỉ số khúc xạ ở nhiệt độ lúc đo
t : nhiệt độ lúc đo
0,00045 : hệ số điều chỉnh khi nhiệt độ tăng hay giảm 10
C
49
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.2.5. Xác định độ hòa tan trong etanol:
Độ hòa tan của tinh dầu là số thể tích dung dịch etanol-nước vừa đủ để hòa tan
một thể tích tinh dầu thành dung dịch trong suốt ở nhiệt độ 200
C.
Đối với etanol có nồng độ thấp chỉ hòa tan được tinh dầu có chứa nhiều hợp
chất oxi mà không hòa tan hay hòa tan rất ít trong tinh dầu có chứa nhiều hợp chất
tecpen.
Cho etanol vào buret, sau đó ta nhỏ etanol vào bình tam giác có chứa sẵn 1ml
tinh dầu cho đến khi tinh dầu tan hoàn toàn.Thực hiện 3 lần với cùng một nồng độ
etanol sau đó ta thực hiện tương tự nhưng với etanol 900
, 800
, 700
.
Độ hòa tan của tinh dầu trong etanol (I) được xác định bằng thể tích etanol có
nồng độ nhất định hòa tan hoàn toàn 1ml tinh dầu.
Ý nghĩa của hằng số này là dùng để xác định chất lượng tinh dầu và phát hiện
những tạp chất có chứa trong tinh dầu.
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU HÓA HỌC
2.3.1. Chỉ số axit (Ax)
Đại lượng biểu diễn số mg KOH dùng để trung hòa 1g chất béo. Chỉ số axit nói
lên sự có mặt nhiều hay ít axit tự do trong chất béo.
Chỉ số axit dựa vào phản ứng trung hòa giữa các axit tự do có trong tinh dầu và
dung dịch KOH pha trong rượu:
Phản ứng: RCOOH + KOH → RCOOK + H2O
Từ lượng KOH đã dùng trong phản ứng ta tính được chỉ số axit bằng cách
chuẩn độ một lượng tinh dầu nhất định hòa tan trong hỗn hợp cồn với este với dung
dịch chỉ thị là phenolphthalein.
Chỉ số axit phụ thuộc vào phương pháp khai thác và mức độ tươi nguyên của
nguyên liệu, nguyên liệu được bảo quản lâu thì chỉ số axit sẽ tăng lên do bị oxi hóa và
50
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
ete trong tinh dầu bị phân giải. Biết được chỉ số axit sẽ biết được lượng axit tự do có
trong tinh dầu.
2.3.2. Chỉ số este (Es)
Là số mg KOH cần thiết để xà phòng hóa những este trung tính trong chất béo
dầu hoặc sáp.
Chỉ số este được xác định tương tự như chỉ số axit. Dựa vào phản ứng xà phòng
hóa este:
Phản ứng: RCOOR + KOH → RCOOK + ROH
Bằng cách chuẩn độ một lượng mẫu thử nhất định hòa tan trong cồn bằng dung
dịch KOH trong cồn, với chỉ thị là phenolphthalein.
2.3.3. Chỉ số xà phòng hóa (Xp)
Là một chỉ tiêu chất béo, được biểu diễn bằng số mg KOH dùng để xà phòng
hòa hoàn toàn 1g chất béo. Chỉ số xà phòng hóa xác định được thành phần tổng cộng
của các axit béo.
Chỉ số xà phòng hóa lớn chứng tỏ trong chất béo có các axit phân tử khối nhỏ
và ngược lại.
Xác định bằng phương pháp chuẩn độ ngược. Cho một lượng dư dung dịch
KOH pha trộn trong rượu ở nhiệt độ cách thủy sôi phản ứng với một lượng chính xác
dung dịch mẫu. Sau đó cố định lượng thừa KOH bằng dung dịch chuẩn HCl, từ đó tính
được lượng KOH đã phản ứng với mẫu phân tích.
Xp = Ax + Es
2.4. ĐỊNH LƯỢNG TINH DẦU
Theo phương pháp dược điển Việt Nam, hàm lượng tinh dầu được tính theo công thức:
% tinh dầu = ố ℎ ầ ℎ đượ ℎư ấ ố ê ệ ươ ℎ ặ ℎô
× 100% (2.5)
51
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.5. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẰNG
PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ GHÉP KHỐI PHỔ (GC-MS)
2.5.1. Sắc ký khí:
Sắc ký khí là một trong những phương pháp quan trọng nhất hiện nay dùng để
tách, định lượng, xác định cấu trúc các chất, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong
nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
Pha động trong GC là chất khí nên chất phân tích cũng phải được hoá hơi để
đưa vào cột sắc ký, thường hoá hơi dưới 2500
C.
Pha tĩnh có thể là chất rắn được nhồi vào cột hay 1 màng film mỏng bám lên
trên bề mặt chất màng trơ, hoặc có thể tạo thành một màng mỏng bám lên mặt trong
của thành cột (cột mao quản).
❖
Tuỳ thuộc vào bản chất pha tĩnh chia thành hai loại sắc ký khí :
- Sắc ký khí rắn (gas solid chromatography – GSC): Chất phân tích được hấp
phụ trực tiếp trên pha tĩnh là các tiểu phân rắn.
- Sắc ký khí lỏng (gas liquid chromatography – GLC): Pha tĩnh là một chất lỏng
không bay hơi.
Phương pháp này chỉ được giới hạn với chất có thể bốc hơi mà không bị phân huỷ
hay là trong khi phân huỷ cho sản phẩm phân huỷ xác định dưới thể hơi.
❖
Có 2 loại kĩ thuật phân tích:
- Giữ cho nhiệt độ không đổi trong suốt quá trình phân tích, phương pháp này
khó tách hoàn toàn.
- Thay đổi nhiệt độ trong quá trình phân tích, phương pháp này tuy tốn thời
gian nhưng triệt để.
52
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
❖
Máy sắc ký
Hình 2.2. Sơ đồ thu gọn của thiết bị sắc ký khí
❖
Nguyên tắc hoạt động
Nhờ có khí mang trong chứa trong bơm khí (hoặc máy phát khí), mẫu từ buồng
bay hơi được dẫn vào cột tách nằm trong buồng điều nhiệt. Quá trình sắc ký xảy ra tại
đây. Sau khi rời khỏi cột tách tại các thời điểm khác nhau, các cấu tử lần lượt đi vào
detector, tại đó chúng được chuyển thành tín hiệu điện. Tín hiệu này được khuếch đại
rồi chuyển sang bộ ghi, tích phân kế hoặc máy vi tính. Các tín hiệu được xử lí ở đó rồi
chuyển sang bộ phận in và lưu kết quả. Trên sắc ký đồ nhận được, sẽ có tín hiệu ứng
với các cấu tử được tách gọi là peak. Thời gian lưu của peak là đại lượng đặc trưng
cho chất cần phân tích. Diện tích peak là thước đo định lượng cho từng chất trong hỗn
hợp cần nghiên cứu.
Hình 2.3. Hình ảnh sắc ký đồ
53
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Sắc ký đồ là tập hợp tất cả các peak, mỗi peak đại diện cho mỗi chất. Dựa vào thời
gian lưu ta có thể xác định được tên chất và đo diện tích mỗi peak ta xác định được
thành phần mỗi chất trong hỗn hợp.
❖
Ứng dụng: Dùng để phân tách hỗn hợp hóa chất thành một mạch theo từng chất
tinh khiết
2.5.2. Phương pháp khối phổ (MS)
❖
Nguyên tắc của phương pháp khối phổ
Là dựa vào chất nghiên cứu được ion hoá trong pha khí hoặc pha ngưng tụ dưới
chân không bằng những phương pháp thích hợp thành những ion (ion phân tử, ion
mảnh…) có số khối khác nhau, sau đó những ion này được phân tách thành những dãy
ion theo cùng số khối m (chính xác là theo cùng tỷ số khối trên điện tích ion, m/e) và
xác suất có mặt của mỗi dãy ion có cùng tỉ số m/e được ghi lại trên đồ thị có trục tung
là xác suất có mặt (hay cường độ), trục hoành là tỉ số m/e gọi là khối phổ đồ.
Phổ khối lượng được ghi lại dưới dạng phổ vạch hay bảng, trong đó cường độ
các vạch được đo bằng phần trăm so với đỉnh có cường đọ cao nhất. Đỉnh ion phân tử
thường là đỉnh cao nhất, tương đương với khối lượng phân tử của hợp chất khảo sát.
❖
Ứng dụng
Phổ khối lượng không những cho phép xác định chính xác phân tử lượng, mà
căn cứ vào các mảnh phân tử tạo thành, ta cũng suy ra được cấu trúc phân tử. Xác suất
tạo thành mảnh phụ thuộc vào cường độ liên kết trong phân tử cũng như vào khả năng
bền hoá các mảnh tạo thành nhờ các hiệu ứng khác nhau. Các mảnh có độ bền lớn sẽ
ưu tiên tạo thành, các liên kết yếu nhất dễ bị đứt nhất. Có những mảnh có khối lượng
đặc trưng gọi là mảnh chìa khoá, chúng cho phép phân tích các phổ khối lượng dễ
dàng.
2.5.3. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS)
54
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Hình 2.4. Sơ đồ thiết bị sắc ký khí ghép khối phổ
Hệ thống sắc ký khí khối phổ là một detector khối phổ được ghép nối với thiết
bị sắc ký khí nối với nhau qua bộ kết nối với mục đích loại bớt khi mang như N2, He
để giảm áp suất của dòng áp suất của dòng khí mang và phân tử mẫu chất đi vào buồng
ion hóa của khối phổ. Phần thiết bị sắc kí dùng mao quản, phần khối phổ sử dụng
buồng ion hóa với bộ tách từ cực và detector khối phổ.
GC-MS bao gồm:
- Sắc ký khí (GC): Sắc kí khí là phương pháp phân tách, phân ly, phân tích các
chất dựa vào sự phân bố khác nhau của chúng giữa hai pha động và pha tĩnh.
- Khối phổ (MS):Khối phổ là phương pháp phân tích mà trong đó hợp chất xét
nghiệm được ion hoá và phá thành các mảnh trong thể khí dưới chân không cao
(10-6mmHg). Sau quá trình ion hoá, các hạt có điện tích đó được gia tốc trong
một điện trường, được tách trong một từ trường theo tương quan giữa khối
lượng và điện tích của chúng và được ghi nhận theo cường độ của các hạt đó.
Dùng để xác định định tính và định lượng
❖
Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động:
- Cửa tiêm mẫu (injection port): 1 microliter dung môi chứa hỗn hợp các chất sẽ
được tiêm vào hệ thống tại cửa này. Mẫu sau đó được dẫn qua hệ thống bởi khí
55
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
trơ, thường là helium. Nhiệt độ ở cửa tiêm mẫu được nâng lên 3000
C để mẫu
trở thành dạng khí.
- Vỏ ngoài (oven): Phần vỏ của hệ thống GC chính là một lò nung đặc biệt.
Nhiệt độ của lò này dao động từ 400
C cho tới 3200
C.
- Cột (column): Bên trong hệ thống GC là một cuộn ống nhỏ hình trụ có chiều
dài 30 mét với mặt trong được tráng bằng một loại polymer đặc biệt. Các chất
trong hỗn hợp được phân tách bằng cách chạy dọc theo cột này.
Sau khi đi qua cột sắc kí khí, các hóa chất tiếp tục đi vào pha khối phổ. Ở đây
chúng bị ion hóa. Sau khi khối phổ, chúng sẽ tới bộ phận lọc dựa trên khối
lượng, bộ lọc lựa chọn chỉ cho phép các hạt có khối lượng nằm trong một giới
hạn nhất định đi qua. Thiết bị cảm biến có nhiệm vụ đếm số lượng các hạt có
cùng khối lượng. Thông tin này sau đó được chuyển đến máy tínhvà xuất ra kết
quả gọi là khối phổ. Khối phổ là một biểu đồ phản ánh số lượng các ion với các
khối lượng khác nhau đã đi qua bộ lọc.
- Máy tính: Bộ phận chịu trách nhiệm tính toán các tín hiện do bộ cảm biến
cung cấp và đưa ra kết quả khối phổ.
❖
Ứng dụng của phương pháp sắc kí khí ghép khối phổ
- Xác định công thức phân tử, dựa vào cường độ tương đối của ion phân tử
đồng vị xuất hiện trong phổ đồ.
- Xác định công thức cấu tạo: dựa vào giá trị m/e, cường đột tương đối của các
ion phân tử cũng như ion mảng.
- Định lượng thành phần nguyên tố của ion cần xác định.
56
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. CHIẾT TÁCH TINH DẦU VỎ BƯỞI
Sơ đồ 3.1. Quy trình chiết tách tinh dầu vỏ bưởi bằng pp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Vỏ Bưởi
Xay nhuyễn
Ngâm 3h trong dd NaCl
10% với tỉ lệ 1:2,5
Chưng cất lôi cuốn hơi
nước 1,5h
Ngưng tụ
Tinh dầu thô
Lắng
Làm khan bằng
Na2SO4
Chiết với đietyl ete
Tinh dầu
57
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Thuyết minh quy trình
- Bước 1: Vỏ Bưởi tươi đem xay nhỏ, để ngâm trong dung dịch NaCl 10%
khoảng 3 giờ.
- Bước 2: Sau đó tiến hành chưng cất lôi cuốn hơi nước. Khi bắt đầu chưng cất,
mở van hơi cho vào thiết bị, lúc đầu mở từ từ để đuổi không khí trong thiết bị
và làm cho hơi phân phối đều trong toàn bộ nguyên liệu. Ngoài ra, mở từ từ van
hơi để nguyên liệu không bị cuốn theo hơi gây tắc ống dẫn hỗn hợp hơi. Trong
quá trình chưng cất, cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ dịch ngưng sao cho nằm
trong khoảng 30 – 40 o
C (bằng cách điều chỉnh tốc độ nước làm lạnh) vì nếu
dịch ngưng quá nóng sẽ làm tăng độ hòa tan của tinh dầu vào nước và làm bay
hơi tinh dầu. Để kiểm tra quá trình chưng cất kết thúc chưa người ta có thể dùng
một tấm kính hứng một ít dịch ngưng, nếu thấy trên tấm kính còn váng dầu thì
quá trình chưng cất chưa kết thúc.
- Bước 3: Hỗn hợp tinh dầu và nước được cho vào thiết bị phân ly. Sau phân ly
ta thu được tinh dầu thô và nước chưng. Tinh dầu thô được xử lý để được tinh
dầu thành phẩm, nước chưng cho ra bể tiếp tục thu tinh dầu loại II. Làm khan
tinh dầu bằng Na2SO4 khan, thu được tinh dầu tinh khiết.
3.2. XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM NGUYÊN LIỆU
Tiến hành xác định độ ẩm nguyên liệu, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1. Độ ẩm của vỏ Bưởi
STT m1 m2 X(%)
1 100 27.80 72.20
2 100 27.30 72.70
Trung
bình 72.45
58
Nghiên cứu xác định thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ bưởi..doc
Nghiên cứu xác định thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ bưởi..doc
Nghiên cứu xác định thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ bưởi..doc
Nghiên cứu xác định thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ bưởi..doc
Nghiên cứu xác định thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ bưởi..doc

More Related Content

What's hot

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc phamCong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc phamLinh Linpine
 
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuNghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quá trình lên men bia
Quá trình lên men biaQuá trình lên men bia
Quá trình lên men biaLanh Nguyen
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655nataliej4
 
Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...
Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...
Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)
Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)
Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)YenPhuong16
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhNghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhMan_Ebook
 
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả NhàuĐánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàunhuphung96
 
Giáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdf
Giáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdfGiáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdf
Giáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdfMan_Ebook
 

What's hot (20)

Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAYĐề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo lứt nương đỏ và so sánh ...
 
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc phamCong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
 
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
 
Đồ án công nghệ sinh học sản xuất chế biến thực phẩm chức năng
Đồ án công nghệ sinh học sản xuất chế biến thực phẩm chức năngĐồ án công nghệ sinh học sản xuất chế biến thực phẩm chức năng
Đồ án công nghệ sinh học sản xuất chế biến thực phẩm chức năng
 
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
 
Khóa luận: Nghiên cứu chiết rút tinh dầu và pectin từ vỏ bưởi, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Nghiên cứu chiết rút tinh dầu và pectin từ vỏ bưởi, 9 ĐIỂMKhóa luận: Nghiên cứu chiết rút tinh dầu và pectin từ vỏ bưởi, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Nghiên cứu chiết rút tinh dầu và pectin từ vỏ bưởi, 9 ĐIỂM
 
Co dac duong
Co dac duongCo dac duong
Co dac duong
 
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuNghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
 
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đĐề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
 
Quá trình lên men bia
Quá trình lên men biaQuá trình lên men bia
Quá trình lên men bia
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
 
Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...
Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...
Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của gạo mầm từ gạo nương đỏ tây nguyên ở hai ...
 
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
 
Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)
Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)
Thuyết minh sấy tinh bột sắn (có bản vẽ kèm theo)
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhNghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
 
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả NhàuĐánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
 
Giáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdf
Giáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdfGiáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdf
Giáo trình kỹ thuật bao bì thực phẩm.pdf
 
Đề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đĐề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đ
 
Đề tài: Nghiên Cứu Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Nước Ép Bưởi Tươi
Đề tài: Nghiên Cứu Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Nước Ép Bưởi TươiĐề tài: Nghiên Cứu Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Nước Ép Bưởi Tươi
Đề tài: Nghiên Cứu Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Nước Ép Bưởi Tươi
 

Similar to Nghiên cứu xác định thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ bưởi..doc

Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Stem Chủ Đề “Cơ Học” Gắn Với Sản Xuất Kinh Doanh.doc
Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Stem Chủ Đề “Cơ Học” Gắn Với Sản Xuất Kinh Doanh.docLuận Văn Tổ Chức Dạy Học Stem Chủ Đề “Cơ Học” Gắn Với Sản Xuất Kinh Doanh.doc
Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Stem Chủ Đề “Cơ Học” Gắn Với Sản Xuất Kinh Doanh.doctcoco3199
 
Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Stem Chủ Đề “Cơ Học” Gắn Với Sản Xuất Kinh Doanh.doc
Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Stem Chủ Đề “Cơ Học” Gắn Với Sản Xuất Kinh Doanh.docLuận Văn Tổ Chức Dạy Học Stem Chủ Đề “Cơ Học” Gắn Với Sản Xuất Kinh Doanh.doc
Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Stem Chủ Đề “Cơ Học” Gắn Với Sản Xuất Kinh Doanh.doctcoco3199
 

Similar to Nghiên cứu xác định thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ bưởi..doc (20)

Luận Văn Tốt Nghiệp Sản Xuất 1, 2 – Dicloetan Từ Etylen.doc
Luận Văn Tốt Nghiệp  Sản Xuất 1, 2 – Dicloetan Từ Etylen.docLuận Văn Tốt Nghiệp  Sản Xuất 1, 2 – Dicloetan Từ Etylen.doc
Luận Văn Tốt Nghiệp Sản Xuất 1, 2 – Dicloetan Từ Etylen.doc
 
Nghiên cứu thành phần hóa học của ngải cứu ( Artemisia vulgaris I ) ở thành p...
Nghiên cứu thành phần hóa học của ngải cứu ( Artemisia vulgaris I ) ở thành p...Nghiên cứu thành phần hóa học của ngải cứu ( Artemisia vulgaris I ) ở thành p...
Nghiên cứu thành phần hóa học của ngải cứu ( Artemisia vulgaris I ) ở thành p...
 
Luân văn thạc sĩ tổng hợp oxit nano CeO2 bằng phương pháp đốt cháy.doc
Luân văn thạc sĩ tổng hợp oxit nano CeO2 bằng phương pháp đốt cháy.docLuân văn thạc sĩ tổng hợp oxit nano CeO2 bằng phương pháp đốt cháy.doc
Luân văn thạc sĩ tổng hợp oxit nano CeO2 bằng phương pháp đốt cháy.doc
 
Nghiên cứu vi bao chất béo để sản xuất bột sữa dừa hòa tan.doc
Nghiên cứu vi bao chất béo để sản xuất bột sữa dừa hòa tan.docNghiên cứu vi bao chất béo để sản xuất bột sữa dừa hòa tan.doc
Nghiên cứu vi bao chất béo để sản xuất bột sữa dừa hòa tan.doc
 
Nghiên cứu quá trình chưng cất phân đoạn tinh dầu tràm gió.doc
Nghiên cứu quá trình chưng cất phân đoạn tinh dầu tràm gió.docNghiên cứu quá trình chưng cất phân đoạn tinh dầu tràm gió.doc
Nghiên cứu quá trình chưng cất phân đoạn tinh dầu tràm gió.doc
 
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
 
Chế Tạo Và Nghiên Cứu Tính Chất Quang Của Các Hạt Nano Bạc Nhằm Ứng Dụng Tron...
Chế Tạo Và Nghiên Cứu Tính Chất Quang Của Các Hạt Nano Bạc Nhằm Ứng Dụng Tron...Chế Tạo Và Nghiên Cứu Tính Chất Quang Của Các Hạt Nano Bạc Nhằm Ứng Dụng Tron...
Chế Tạo Và Nghiên Cứu Tính Chất Quang Của Các Hạt Nano Bạc Nhằm Ứng Dụng Tron...
 
Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...
Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...
Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...
 
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
 
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.docPhát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan từ đinh lăng.docx
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan từ đinh lăng.docxNghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan từ đinh lăng.docx
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan từ đinh lăng.docx
 
Nghiên cứu chế tạo vật liệu geopolymer chống tia x từ tro bay và zeolite thải...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu geopolymer chống tia x từ tro bay và zeolite thải...Nghiên cứu chế tạo vật liệu geopolymer chống tia x từ tro bay và zeolite thải...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu geopolymer chống tia x từ tro bay và zeolite thải...
 
Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Stem Chủ Đề “Cơ Học” Gắn Với Sản Xuất Kinh Doanh.doc
Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Stem Chủ Đề “Cơ Học” Gắn Với Sản Xuất Kinh Doanh.docLuận Văn Tổ Chức Dạy Học Stem Chủ Đề “Cơ Học” Gắn Với Sản Xuất Kinh Doanh.doc
Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Stem Chủ Đề “Cơ Học” Gắn Với Sản Xuất Kinh Doanh.doc
 
Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Stem Chủ Đề “Cơ Học” Gắn Với Sản Xuất Kinh Doanh.doc
Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Stem Chủ Đề “Cơ Học” Gắn Với Sản Xuất Kinh Doanh.docLuận Văn Tổ Chức Dạy Học Stem Chủ Đề “Cơ Học” Gắn Với Sản Xuất Kinh Doanh.doc
Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Stem Chủ Đề “Cơ Học” Gắn Với Sản Xuất Kinh Doanh.doc
 
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân ...
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân ...Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân ...
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân ...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam.doc
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam.docNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam.doc
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam.doc
 
Luận văn tốt nghiệp nghiên cứu sản phẩm Marmalade từ trái tắc.doc
Luận văn tốt nghiệp nghiên cứu sản phẩm Marmalade từ trái tắc.docLuận văn tốt nghiệp nghiên cứu sản phẩm Marmalade từ trái tắc.doc
Luận văn tốt nghiệp nghiên cứu sản phẩm Marmalade từ trái tắc.doc
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Quy Trình Chế Biến Bột Nước Cốt Dừa.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Quy Trình Chế Biến Bột Nước Cốt Dừa.docKhóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Quy Trình Chế Biến Bột Nước Cốt Dừa.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Quy Trình Chế Biến Bột Nước Cốt Dừa.doc
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nàn...
 
Điều chế Và khảo sát ứng dụng Của vật liệu hấp phụ Từ vỏ sầu riêng.doc
Điều chế Và khảo sát ứng dụng Của vật liệu hấp phụ Từ vỏ sầu riêng.docĐiều chế Và khảo sát ứng dụng Của vật liệu hấp phụ Từ vỏ sầu riêng.doc
Điều chế Và khảo sát ứng dụng Của vật liệu hấp phụ Từ vỏ sầu riêng.doc
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (19)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Nghiên cứu xác định thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ bưởi..doc

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG KHOA HÓA HỌC -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngành: Sư phạm Hóa học Đề tài Nghiên cứu xác định thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ Bưởi Giảng viên hướng dẫn : TRẦN ĐỨC MẠNH Sinh viên thực hiện : VÕ THẢO LY Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG KHOA HÓA HỌC -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngành: Sư phạm Hóa học Đề tài Nghiên cứu xác định thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ Bưởi Giảng viên hướng dẫn : TRẦN ĐỨC MẠNH Sinh viên thực hiện : VÕ THẢO LY Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018 2
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐHSP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KHOA HÓA NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: VÕ THẢO LY Lớp: 14SHH 1. Tên đề tài: Nghiên cứu xác định thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ Bưởi. 2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị: 3. Nội dung nghiên cứu:Quy trình chiết tách tinh dầu vỏ Bưởi. Xác định chỉ số lý hóa, thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ Bưởi. 4. Giáo viên hướng dẫn: Trần Đức Mạnh 5. Ngày giao đề tài: 6. Ngày hoàn thành: Chủ nhiệm khoa Giáo viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên) Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho khoa ngày … tháng … năm 2018. Kết quả đánh giá: Ngày … tháng … năm 2018 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký và ghi rõ họ, tên) 3
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, được sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô và các anh chị, các bạn cùng thực hiện khóa luận đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến: ❖ Gia đình đã ủng hộ tinh thần, vật chất và tạo điều kiện cho em trong những năm học vừa qua và trong suốt quá trình làm khóa luận. ❖ Các thầy cô Khoa Hóa học trường Đại học Sư pham Đà Nẵng đã tận tụy dạy dỗ em trong suốt khóa học tại trường. ❖ Thầy TS. Trần Đức Mạnh là người trực tiếp hướng dẫn truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều kiện tốt nhất để em thực hiện tốt khóa luận này. ❖ Các bạn sinh viên cùng học lớp 14SHH, trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng và các bạn sinh viên khác đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm học tập và vui buồn trong suốt thời gian cùng em làm khóa luận. Sinh viên thực hiện VÕ THẢO LY 4
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 8 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................................... 8 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 8 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................. 9 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................... 9 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................................ 11 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 11 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY BƯỞI................................................................................ 11 1.1.1. Nguồn gốc bưởi ............................................................................................................... 11 1.1.2. Đặc điểm hình thái .......................................................................................................... 13 1.1.3. Lợi ích của bưởi .............................................................................................................. 14 1.1.4. Một số giống bưởi ở Việt Nam ........................................................................................ 16 1.2. TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU ................................................................................ 22 1.2.1. Khái niệm và phân loại tinh dầu .................................................................................... 22 1.2.2. Thành phần cấu tạo ........................................................................................................ 22 1.2.3. Tính chất vật lý của tinh dầu: ......................................................................................... 23 1.2.4. Tinh dầu chiết xuất từ vỏ bưởi ....................................................................................... 24 1.2.4.1. Vài nét chung về tinh dầu vỏ bưởi .......................................................................... 24 1.2.4.2. Thành phần hóa học trong tinh dầu bưởi .............................................................. 25 1.2.4.3. Một số ứng dụng của tinh dầu bưởi ....................................................................... 30 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 32 2.1. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT TINH DẦU ....................................................... 32 2.1.1. Phương pháp cơ học ....................................................................................................... 32 2.1.1.1. Nguyên tắc ............................................................................................................... 32 2.1.1.2 Quy trình ................................................................................................................... 33 2.1.1.3. Nhận xét: ................................................................................................................. 33 2.1.2. Phương pháp tẩm trích: ................................................................................................. 34 2.1.2.1. Tẩm trích bằng dung môi dễ bay hơi: ................................................................... 34 2.1.2.2. Tẩm trích bằng dung môi không bay hơi: ............................................................. 38 2.1.3. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ................................................................... 41 2.1.3.1. Lý thuyết chưng cất: ............................................................................................... 42 2.1.3.2. Những ảnh hưởng chính trong sự chưng cất hơi nước: ...................................... 42 2.1.3.3. Phân loại .................................................................................................................. 44 2.1.3.4. Những ưu, nhược điểm chung của phương pháp chưng cất ................................ 45 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU LÝ HỌC ................................... 46 2.2.1. Xác định tinh dầu ............................................................................................................ 46 2.2.1.1. Xác định độ trong và màu sắc ................................................................................. 46 2.2.1.2. Xác định mùi ........................................................................................................... 47 2.2.1.3. Xác định vị ............................................................................................................... 47 2.2.2. Xác định độ ẩm: .............................................................................................................. 47 2.2.3. Xác định tỉ trọng: ............................................................................................................ 48 2.2.4. Xác định chỉ số khúc xạ: ................................................................................................. 49 2.2.5. Xác định độ hòa tan trong etanol: .................................................................................. 50 2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU HÓA HỌC ................................ 50 5
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.3.1. Chỉ số axit (Ax)...........................................................................................................................50 2.3.2. Chỉ số este (Es) ...........................................................................................................................51 2.3.3. Chỉ số xà phòng hóa (Xp) .........................................................................................................51 2.4. ĐỊNH LƯỢNG TINH DẦU ....................................................................................................51 2.5. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ GHÉP KHỐI PHỔ (GC-MS)..............................................................52 2.5.1. Sắc ký khí:...................................................................................................................................52 2.5.2. Phương pháp khối phổ (MS)...................................................................................................54 2.5.3. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS) ...........................................................54 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..................................................................................57 3.1. CHIẾT TÁCH TINH DẦU VỎ BƯỞI................................................................................57 3.2. XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM NGUYÊN LIỆU.................................................................................58 3.3. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ SỐ LÝ HÓA CỦA TINH DẦU.......................................59 3.4. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC ...........................................................................60 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................... 63 6
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các loại tecpen……………………………………………………………..24 Bảng 1.2. Thành phần hóa học của tinh dầu từ vỏ bưởi……………………………...26 Bảng 1.3. Thành phần chính của tinh dầu từ hoa bưởi……………………………….27 Bảng 3.1. Độ ẩm của vỏ Bưởi………………………………………………………...59 Bảng 3.2. Các chỉ số hóa lý của tinh dầu vỏ Bưởi……………………………………60 Bảng 3.3. Kết quả phân tích thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ Bưởi……………61 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bưởi Chùm…………………………………………………………………13 Hình 1.2. Bưởi Năm Roi……………………………………………………………...17 Hình 1.3. Bưởi Phúc Trạch…………………………………………………………...18 Hình 1.4. Bưởi da xanh……………………………………………………………….19 Hình 1.5. Bưởi Diễn…………………………………………………………………..19 Hình 1.6. Bưởi Thanh Trà…………………………………………………………….20 Hình 1.7. Bưởi Đoan Hùng…………………………………………………………...21 Hình 1.8. Bưởi Tân Triều Biên Hòa………………………………………………….21 Hình 1.9. Bưởi lông cổ cò…………………………………………………………….22 Hình 1.10. Phân tử Limonene………………………………………………………...27 Hình 1.11. Phân tử Myrcen…………………………………………………………...28 Hình 1.12. Phân tử Octanone…………………………………………………………28 Hình 1.13. β-caryophyllen……………………………………………………………29 Hình 1.14. Octanol……………………………………………………………………29 Hình 1.15. Phân tử Nootkatone………………………………………………………29 Hình 1.16. Phân tử Nerolidol…………………………………………………………30 Hình 1.17. Farnesol…………………………………………………………………...30 Hình 1.18. Linalool…………………………………………………………………...30 Hình 2.1. Dụng cụ chưng cất bằng hơi nước…………………………………………42 Hình 2.2. Sơ đồ thu gọn của thiết bị sắc ký khí……………………………………...54 Hình 2.3. Hình ảnh sắc ký đồ………………………………………………………...54 Hình 2.4. Sơ đồ thiết bị sắc ký khí ghép khối phổ……………………………………56 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất tinh dầu bằng pp cơ học……………………………….34 Sơ đồ 2.2. Quy trình chiết tách tinh dầu bằng pp tẩm trích…………………………...37 Sơ đồ 2.3. Quy trình tẩm trích bằng dung môi không bay hơi………………………..41 Sơ đồ 3.1. Quy trình chiết tách tinh dầu vỏ bưởi bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước……………………….……………………….……………………………...58 7
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tinh dầu hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm… Tinh dầu làm nguồn hương liệu có nguồn gốc từ cây cỏ thiên nhiên ngày càng được con người đặc biệt chú ý và ưa chuộng. Việt Nam với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới rất thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các loại thực vật, trong đó các loại cây có chứa tinh dầu đang được khẳng định là dồi dào và độc đáo. Một trong số đó, giống Citrus họ Rutaceae tuy có tiềm năng lớn song chưa được khai thác, tận dụng, hầu như chỉ mới sử dụng múi, chưa chế biến và tận dụng tinh dầu từ vỏ. Cho nên hằng năm chúng ta còn phải nhập một lượng tinh dầu bưởi khá lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tinh dầu của vỏ quả từ họ Citrus có nhiều tác dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm và dược phẩm. Điển hình như đề tài nghiên cứu Khảo sát tinh dầu vỏ trái giống Citrus họ Rutaceace,… Những công trình nghiên cứu này đều nhằm vào một mục đích chung là đi sâu vào khám phá lợi ích của tinh dầu trên vỏ cây giống Citrus, đề tài này nhằm khám phá lợi ích của tinh dầu vỏ trái chi Citrus nói chung và lợi ích của vỏ bưởi nói riêng. Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích khảo sát hiệu suất trích ly của tinh dầu và xây dựng một quy trình công nghệ sản xuất tinh dầu từ vỏ bưởi cho hiệu suất thu hồi và chất lượng tinh dầu cao. Bên cạnh đó, khảo sát thêm hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu vỏ bưởi được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, xuất phát từ thực tế. Đây cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu xác định thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ bưởi ở vùng Quảng Nam – Đà Nẵng”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xây dựng quy trình chiết tách tinh dầu vỏ bưởi ở cơ sở sản xuất. - Xác định thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ Bưởi. - Đóng góp thêm thông tin khoa học về tinh dầu vỏ bưởi. 8
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu Cây bưởi ở vùng Quảng Nam – Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu + Quá trình chiết tách, xác định thành phần và cấu trúc một số hợp chất trong tinh dầu vỏ bưởi. + Quy trình chiết tách tinh dầu vỏ bưởi trong điều kiện phòng thí nghiệm và trong cơ sở sản xuất. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ❖ Nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, tổng quan các tài liệu về tinh dầu, thành phần hoá học của tinh dầu vỏ bưởi. ❖ Nghiên cứu thực nghiệm ➢ Phương pháp vật lý - Thu gom và xử lý mẫu. - Xác định độ ẩm toàn phần. ➢ Phương pháp hoá học - Khảo sát thời gian chiết tối ưu và ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến lượng tinh dầu. - Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. - Xác định thành phần hóa học của tinh dầu dựa vào phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ, GC-MS. 9
  • 10. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 - Xác định các chỉ số hóa lí: độ ẩm; tỉ trọng; chỉ số khúc xạ, khả năng hòa tan trong cồn ở các cấp độ khác nhau; chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà phòng hóa. ❖ Nghiên cứu tại cơ sở sản xuất tinh dầu - Tìm hiểu về cơ sở sản xuất. - Giấy phép hoạt động, chứng chỉ của cơ sở. - Quy trình chiết tách tinh dầu tại cơ sở. - Các chỉ tiêu hoá lý mà cơ sở dùng để xác định chất lượng đầu ra của sản phẩm. 10
  • 11. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY BƯỞI 1.1.1. Nguồn gốc bưởi Tên khoa học : Citrus Maxima, hoặc Citrus Grandis. Giới (regnum) : Plantac Ngành (divisio) : Magnoliophyta Lớp (class) : Magnoliopsida Phân lớp (subclass) : Rosida Bộ (ordo) : Sapindales Họ (familia) : Rutaceae Chi (genus) : Citrus Loài (species) : C.maxima Bưởi có nguồn gốc từ Nam Á và Malaysia, mọc tự nhiên theo bờ sông Fiji (đảo quốc thuộc Thái Bình Dương) và Friendly. Bưởi đã được đưa vào Trung Quốc khoảng 100 năm trước công nguyên. Bưởi được trồng nhiều ở miền nam Trung Quốc (tỉnh Quảng Đông, tỉnh Quảng Tây và tỉnh Phúc Kiến). Đặc biệt bưởi còn được trồng trên những bờ sông ở miền nam Thái Lan, ở Đài Loan, khắp miền nam Nhật Bản, Nam Ấn Độ, bán đảo Malyasia, Indonesia, New Guinea và Tahiti. Người ta tin rằng những hạt giống đầu tiên được thuyền trưởng Shaddock mang đến Châu Mỹ vào cuối thế kỷ 17. Vì vậy bưởi còn được gọi là Shaddock. Bưởi có 2 loài: Bưởi (Citrus Grandis) và Bưởi chùm (Citrus Paradisi). 11
  • 12. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Bưởi chùm hay còn gọi là Bưởi đắng, là loài lai giữa Bưởi Shaddock và cam, được trồng phổ biến ở Mỹ và các nước vùng Địa Trung Hải, không có hoặc có rất ít ở các nước vùng châu Á. Bưởi chùm trái nhỏ (đường kính khoảng 10 – 15 cm), đặt gọn trong lòng bàn tay, có hình cầu tròn, da trơn láng giống như quả cam, vỏ khi chín có màu vàng hoặc hồng, có mùi đặc trưng của Bưởi. Khi cắt ngang sẽ thấy ruột Bưởi rất đặc, màu đỏ hồng, các múi Bưởi dính liền nhau, giống hệt múi cam, khó tách, rất ít hạt hoặc không có hạt (khác với Bưởi ở Việt Nam các múi tách rời, tép Bưởi mọng nước, xốp), phần vỏ trắng bên trong rất mỏng như phần trắng của vỏ cam, vị từ rất chua đến ngọt nhạt và lúc nào cũng chát. Bưởi chùm được trồng nhiều ở Mỹ, Brazil, Argentina, Mexico. Người phương Tây dùng để ép lấy nước uống hay ăn tươi. Bưởi chùm cung cấp một nguồn dồi dào vitamin C, chất xơ pectine. Bưởi chùm có sắc hồng hay đỏ do có chứa chất chống oxi hóa có lợi là lycopene. Các nghiên cứu cho thấy Bưởi chùm có thể giúp hạ thấp lượng cholesterol và trong hạt có chứa một lượng thấp các chất chống oxi hóa. Hình 1.1. Bưởi Chùm Ở nước ta và các nước vùng Đông Nam Á chủ yếu trồng các giống Bưởi thuộc loài Grandis. Đây là loài rất đa dạng về giống do có sự lai tạo giữa chúng với các loài khác trong chi Citrus. Sự khác nhau giữa các giống không chỉ ở đặc điểm về hình thái, kích thước quả mà còn ở cả chất lượng và màu sắc thịt quả. 12
  • 13. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Ở miền Nam có các loại Bưởi: bưởi Biên Hòa, Bưởi ổi, Bưởi Thanh Trà, Bưởi đường núm, Bưởi đường cam, Bưởi Năm Roi,… Các giống Bưởi này phần lớn quả có hình lê, cây ở độ 18 – 25 năm có chiều cao 6 – 10 mét. Trung bình trên cây có 200 – 300 quả tùy thuộc vào mật độ trồng, độ phì của đất và kĩ thuật chăm sóc, khối lượng quả trung bình là 0,8 – 1,0 kg. Ở miền Bắc có Bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), Bưởi đỏ Mê Linh (Hà Nội), Bưởi Sơn Từ Liêm (Hà Nội)… Trong số đó nổi tiếng nhất là Bưởi Phúc Trạch, Bưởi Đoan Hùng, tiếp đến là Bưởi Diễn. 1.1.2. Đặc điểm hình thái Cây Bưởi cao khoảng 5 đến 10 m, thường có gai lớn (nhất là cây trồng bằng hạt), nhánh non có lông tơ. Rễ: thường có một rễ cái và những rễ nhánh, từ rễ nhánh mọc ra các rễ lông yếu ớt. Sự phát triển của rễ thường xen kẽ với sự phát triển của thân, cành trên mặt đất. Rễ mọc ra từ hạt thường khỏe, mọc sâu, nếu đất thoáng nước tốt và tơi xốp rễ có thể mọc sâu đến 4 mét. Thân, cành: Bưởi thuộc loại thân gỗ, các cành chính thường mọc ra ở các vị trí trong khoảng 1m cách mặt đất. Cành có thể có gai, nhất là khi trồng bằng hạt. Cành phát triển theo lối hợp trụ, khi cành mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng lại. Trong một năm cây có thể cho 3 đến 4 đợt cành, tùy theo chức năng của cành mà chúng có tên khác nhau như: cành mang trái, cành mẹ, cành dinh dưỡng và cành vượt. Lá: lá Bưởi thuộc lá đơn gồm có cuốn lá, cánh lá và phiến lá. Lá lớn, có cành lá to, phiến lá hình xoan đến bầu dục, dạng trái tim, dài từ 12 đến 15 cm, mặt dưới gân lá thường có lông. Hoa: hoa Bưởi lớn, mọc đơn hay chùm, cánh hoa màu trắng kem, có từ 20 – 25 nhị đực, bầu noãn có 11 – 16 ngăn, đường kính rộng từ 2,5 – 4 cm, rất thơm, thường là hoa lưỡng tính. Thời gian từ khi ra hoa đến khi hoa tàn thay đổi tùy giống và điều kiện khí hậu, trung bình là một tháng. 13
  • 14. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Trái: Bưởi có trái lớn, hình cầu hay hình trái lê, đường kính từ 10 đến 40 cm, có màu xanh và vàng nhạt khi chín, vỏ dày, tép lớn màu vàng nhạ hay hồng. Trái nặng trung bình từ 1 – 2 kg. Trái bưởi có 3 phần chính: ngoại bì, trung bì, nội bì. Thời gian chín của trái thay đổi từ 7 đến 8 tháng sau khi thụ phấn. Quá trình phát triển của Bưởi chia làm 3 giai đoạn: từ 4 – 9 tuần sau khi đậu trái, trái chủ yếu phát triển kích thước và trọng lượng. Bên cạnh đó, phần thịt trái cũng phát triển kích thước và trọng lượng. Bên cạnh đó phần thịt trái cũng phát triển chủ yếu là các tép phát triển về kích thước và số lượng. Sau đó, cùng với sự phát triển của các tép là sự phát triển của lớp trung bì. Giai đoạn cuối cùng, khi trái đạt độ chính thành thục, hàm lượng acid trong nước giảm dần, trong khi màu sắc của trái từ màu xanh chuyển sang màu vàng và độ cứng của trái sẽ giảm dần. Hạt: hình dạng, kích thước, trọng lượng, số lượng hạt trong trái và mỗi múi thay đổi nhiều tùy từng giống. Bưởi là loại trái hạt lớn, đơn phôi, có nhiều hạt, tuy nhiên một số giống bưởi như Bưởi Năm Roi, Bưởi Biên Hòa hạt thường mất dần qua quá trình phát triển của trái. Cây bòng thường nhỏ hơn, lá xanh hơn cây bưởi, tuy nhiên chiều cao của cây bòng lại cao hơn trung bình cây bưởi tới 1m. Trước đây, ở nhiều vùng quê Việt Nam, cây bòng khá phổ biến tuy nhiên tính chất vượt trội hơn của bưởi là trái ngon hơn và thời gian ra quả sớm nên người dân dần chuyển sang trồng bưởi. Ngoài ra, do tình trạng lai tạo cấy ghép nên những đặc điểm sơ khai trở nên khó phân biệt hơn và nhiều người chỉ nhận thấy sự xuất hiện của trái bưởi trên thị trường. 1.1.3. Lợi ích của bưởi Bưởi là loại trái cây có rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có nhiều chất có thể giúp ích cho cơ thể của chúng ta. Trong thành phần dinh dưỡng của trái bưởi có nhiều loại vitamin và khoáng chất mà cơ thể rất cần. Chẳng hạn như vitamin C, trong một trái bưởi trung bình có tới 39 miligam. Bưởi chứa nhiều vitamin C và kali, là nguồn cung cấp chất vôi, folate, sắt và chất khoáng khác. Bưởi đỏ hay bưởi hồng chứa nhiều beta caroten, là tiền chất của 14
  • 15. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 vitamin A. Ngoài ra bưởi còn chứa nhiều chất xơ và ít calories, một số chất khác có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư và tim mạch. Bưởi giúp chúng ta ăn ngon, kích thích sự tiêu hóa vì tăng cường sự tiết mật và tiết dịch vị. Dùng bưởi vào buổi sáng lúc bụng đói có tác dụng lợi tiểu và tẩy chất độc, giúp lọc máu, thải những chất cặn bẩn và độc tố ở thận, gan ra ngoài. Một số người bị bệnh thấp khớp, viêm khớp, hoại huyết và kinh phong đã lành nhờ ăn bưởi thường xuyên. Trong bưởi có pectin, chất sợi hòa tan có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, giảm chất béo thâm nhập vào cơ thể. Theo nghiên cứu trong những người có hàm lượng cholesteron trong máu cao, việc ăn thường xuyên 15g pectin trong bưởi trong thời gian 4 tháng giúp giảm cholesterol trong máu trung bình 8%, trong trường hợp đặc biệt có thể giảm tới 20%. Chống cao huyết áp, giảm tai biến tim mạch: bưởi có tác động đặc biệt lên cholesteron xấu, một trong những yếu tố tạo nên mảng xơ vữa thành mạch làm giảm sự đàn hồi của động mạch. Chính tác động này có tác dụng săn đuổi và loại bỏ sự tích tụ cholesteron đồng thờ làm sạch các mạch máu. Phòng chống ung thư: Nhiều chất tìm thấy trong bưởi có tác dụng chống oxy hóa mạnh như lycopene, limonoid và các naringin. Chúng góp phần xoa dịu các triệu chứng cảm lạnh và các tai biến tim mạch cũng như ung thư. Các nghiên cứu khoa học cho thấy limonoid làm gia tăng hàm lượng của một số enzyme có khả năng làm giảm độc tính và hỗ trợ việc loại bỏ các tác nhân gây ung thư. Lá Bưởi: Dùng để trị các chứng nhức đầu do phong, viêm khớp. Lá Bưởi chín dùng để xoa bóp, nấu nước xông hoặc ngâm chữa chứng sưng khớp, bong gân, chấn thương. Múi Bưởi: Có tác dụng chống viêm, ức chế quá trình ngưng tụ tiểu cầu và cải thiện độ bền vùng thành mạch. Cùi Bưởi: Vị ngọt đắng, tính ấm, tác động vào tỳ, thận, bàng quan, công dụng hóa đàm, tiêu cực, hạ khí và làm khoan khoái lồng ngực. Cùi Bưởi được dùng để trị 15
  • 16. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 các bệnh sau: chứng ho hen ở người già, đau bụng do lạnh, thức ăn đình trệ, chậm tiêu, sán khí, phụ nữ mang thai nôn nhiều. Hoa Bưởi: Có tác dụng hành khí, tiêu đờm, giảm đau, dùng để chữa các chứng đau dạ dày, đau tức ngực. Tinh dầu: Tinh dầu được ly trích từ vỏ bưởi có tác dụng giải rượu, thư giãn, được sử dụng hữu hiệu trong việc làm đẹp, có tác dụng làm tóc mọc nhanh… Hạt Bưởi: Chứa 40 - 75% dầu béo có tác dụng trị sán khí. Vỏ hạt Bưởi tươi có tác dụng cầm máu rất tốt, bằng cách lấy vỏ hạt Bưởi tươi ép vào bông và bó vào chỗ chảy máu. Chất nhày từ hạt Bưởi ngâm nước có tác dụng làm tan sỏi thận, lợi tiểu. Hạt Bưởi khi bỏ vỏ ngoài, nướng chín đen, nghiền thành bột và hòa với dầu dừa làm thuốc bôi chống lở da đầu. 1.1.4. Một số giống bưởi ở Việt Nam Hiện nay tại Việt Nam có các giống bưởi ngon, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau đây là những nét khái quát chung về một số loại bưởi. ➢ Bưởi Năm Roi: Hình 1.2. Bưởi Năm Roi + Bưởi Năm Roi là một trong những loại bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao và có giá trị kinh tế lớn. Bưởi Năm Roi được công nhận là giống sạch bệnh, cho năng suất cao và chất lượng tốt, ngon nhất trong các giống bưởi hiện nay, thích 16
  • 17. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 nghi với điều kiện tại các vùng sinh thái khác nhau ở nước ta. Tuy nhiên bưởi Năm Roi được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. + Đặc điểm: quả hình lê, trọng lượng trung bình từ 1 - 1,4 kg, trái có núm, khi chín có màu vàng xanh, vỏ mỏng, ráo nước, thịt quả màu xanh vàng, mịn đồng nhất. Múi và vách múi rất dễ tách, ăn dòn, ngọt, thơm, vị hơi dôn dốt chua, đặc biệt là không có hạt mẩy, chỉ có hạt lép nhỏ li ti. Tỉ lệ phần ăn được trên 55%. Phù hợp ăn tươi, chế biến, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu nhiều nước. ➢ Bưởi Phúc Trạch: Hình 1.3. Bưởi Phúc Trạch + Nguồn gốc: ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay giống bưởi này đang được trồng ở hầu hết các huyện và vùng lân cận. + Bưởi Phúc Trạch được coi là một trong những giống bưởi ngon nhất của nước ta. Quả hình cầu hơi dẹt, vỏ quả màu vàng xanh, trọng lượng trung bình từ 1 - 1,2 kg, tỉ lệ ăn được 60 - 65%, số lượng hạt từ 50-80 hạt, màu sắc thịt quả và tép múi phớt hồng, vách múi dòn dễ tách rời, thịt quả mịn, đồng nhất, vị ngọt hơi chua. + Điều đặc biệt là giống bưởi này đã được lấy đi trồng nhiều nơi và cũng được chăm sóc công phu nhưng quả không bao giờ ngon được như trên đất Phúc Trạch. + Không chỉ có giá trị ở độ ngon ngọt, bưởi Phúc Trạch còn được ưa chuộng vì rất dễ bảo quản. Quả có lớp vỏ dày, cứng nên vận chuyển đi xa rất ít bị dập nát. Bưởi tươi ngon rất lâu mà không cần bất kì loại hóa chất bảo quản nào. Theo nghiên cứu của 17
  • 18. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Quỳ (Nghệ An) thì trong hơn 100 giống bưởi ở nước ta, bưởi Phúc Trạch được đánh giá là ngon và có hiệu quả kinh tế cao nhất. ➢ Bưởi da xanh Hình 1.4. Bưởi da xanh + Bưởi da xanh là đặc sản của xứ dừa Bến Tre, có nguồn gốc từ ấp Thanh Sơn (xã Thanh Tân, Mỏ Cầy, Bến Tre), bên kia sông Hàm Luông. Bưởi da xanh trồng nhiều nhất tại xã Mỹ Thạnh An, thị xã Bến Tre, bên này sông Hàm Luông. Giống bưởi quý hiếm này chỉ thực sự được chú ý đến trong khoảng một thập niên trở lại đây vì chất lượng của nó vượt trội so với nhiều loại bưởi khác. + Bưởi da xanh ăn rất ngọt, ráo nước, không có hoặc rất ít hạt, vỏ mỏng, thịt bưởi đỏ sậm bắt mắt và cho trái quanh năm. Bưởi có thể được bảo quản trong thời gian dài (vài tháng) mà vẫn đảm bảo chất lượng và cảm quan. ➢ Bưởi Diễn Hình 1.5. Bưởi Diễn 18
  • 19. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 + Bưởi Diễn được trồng nhiều ở Phú Diễn, Phú Minh (Từ Liên, Hà Nội). Bưởi Diễn là một đột biến của bưởi Đoan Hùng. + Đặc điểm: quả tròn, vỏ trái nhẵn khi chín màu vàng cam, trọng lượng trung bình từ 0,8 - 1 kg, tỉ lệ phần ăn được từ 60 - 65%, số hạt trung bình khoảng 50 hạt, múi và vách múi dễ tách rời nhau, thịt trái màu vàng xanh, ăn giòn, ngọt. Thời gian thu hoạch bưởi Diễn muộn hơn bưởi Đoan Hùng, thường vào khoảng cuối tháng 12 âm lịch. ➢ Bưởi Thanh Trà Hình 1.6. Bưởi Thanh Trà + Bưởi Thanh Trà trồng nhiều ở huyện Hương Trà – Huế, ven bờ sông Hương. + Đặc điểm: quả nhỏ, hình quả lê, trọng lượng trung bình từ 0,6 – 0,8 kg, vỏ mỏng dễ bóc, khi chín màu xanh, tép nhỏ mọng nước nhưng ăn giòn ngọt, thịt quả mịn, màu đồng nhất, màu vàng xanh, tỉ lệ phần ăn được từ 62 – 65%. Bưởi Thanh Trà thu hoạch vào tháng 9 dương lịch. Ở nhà vườn Thanh Trà hầu như quanh năm có mùi hương thơm dịu, đặc biệt khi Bưởi Thanh Trà ra hoa. 19
  • 20. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 ➢ Bưởi Đoan Hùng Hình 1.7. Bưởi Đoan Hùng + Huyện Đoan Hùng – Phú Thọ có hai giống bưởi đặc sản đạt các chỉ tiêu quốc gia đó là giống bưởi Sửu Chí Đám và bưởi Bằng Luân (xã Bằng Luân). + Bưởi Sửu Chí Đám có chất lượng cao, trọng lượng trung bình 0,7 – 0,8 kg, dạng quả cầu lồi, khi chín có màu vàng xanh, múi dễ tách, tép múi màu trắng xanh, thịt quả tắng phớt hồng, mềm, mọng nước, ngọt mát, hương vị đậm, tỉ lệ phần ăn được 60 – 65%. Quả có thể để lâu sau thu hoạch, bảo quản sau 5 -6 tháng quả vẫn giữ được chất lượng tốt. + Bưởi Bằng Luân có phẩm chất tốt, thích ứng rộng, cho năng suất cao. Dạng quả hình câu, khi chín có màu vàng rơm, màu thịt quả trắng, trục quả đặc, dễ tách múi, tép mềm mọng nước có màu trắng xanh, ngọt đậm, mùi thơm, tỉ lệ phần ăn từ 60 – 63 %. Loại bưởi này có thể bảo quản bằng phương pháo truyền thống đến 5 tháng vẫn giữ nguyên phẩm chất. ➢ Bưởi Tân Triều Biên Hòa Hình 1.8. Bưởi Tân Triều Biên Hòa 20
  • 21. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 + Loại bưởi này là đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ Cù lao Tân Triều thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Trái bưởi to tròn đều, màu vàng sáng đẹp, vỏ bưởi có mùi thơm nhẹ, múi bưởi không bị lép, tép to, đều, ăn rất ngon miệng, trọng lượng trung bình từ 1,2 – 1,5 kg, tỉ lệ phần ăn được trên 60%. ➢ Bưởi lông cổ cò Hình 1.9. Bưởi lông cổ cò + Vùng chuyên canh: xã An Thái Đông, Mỹ Lương, An Thái Trung, Mỹ Đức Tây, Thiện Trí (huyện Cái Bè – tỉnh Tiền Giang). + Bưởi có dạng hình quả lê, bên ngoài có lớp lông trắng mịn, sờ tay vào hơi nhám, lớp lông này sẽ rụng dần. Khi chín vỏ có màu xanh vàng có phủ lớp lông tơ mỏng bên ngoài vỏ. Vỏ quả khá mỏng, trong quả bì màu trắng hồng, thịt quả màu vàng đỏ, dễ tách, vịt ngọt đến chua nhẹ, nhiều nước, múi thơm, mỗi trái từ 5 – 30 hạt, trọng lượng từ 0,9 – 1,4 kg, có thể nặng đến 2 kg. 21
  • 22. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 1.2. TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU 1.2.1. Khái niệm và phân loại tinh dầu - Tinh dầu là hỗn hợp các chất hữu cơ tan lẫn vào nhau, có mùi đặc trưng. Tinh dầu gồm nhiều chất dễ bay hơi (chủ yếu là các tecpen và các tritecpenoit), có mùi đặc trưng tùy thuộc vào nguồn gốc cung cấp nguyên liệu tinh dầu. - Ở nhiệt độ thường hầu hết tinh dầu ở thể lỏng, có khối lượng riêng bé hơn 1 (trừ một vài tinh dầu như quế, đinh hương…), không tan trong nước hoặc tan rất ít, nhưng lại hòa tan tốt trong dung môi hữu cơ như ancol, ete, chất béo… Tinh dầu bay hơi với hơi nước, có vị cay và ngọt, nóng bỏng và có tính sát trùng mạnh. - Tinh dầu có hai loại: tinh dầu nguyên chất và tinh dầu hỗn hợp. + Tinh dầu nguyên chất: hoàn toàn không có độc tố, không có chất bảo quản hóa học nên rất an toàn cho người sử dụng và mang lại kết quả nhanh khi điều trị. + Tinh dầu không nguyên chất được pha trộn với các loại tinh dầu khác nhau. 1.2.2. Thành phần cấu tạo Tinh dầu thực vật là một hỗn hợp phức tạp của nhiều chất hữu cơ như hidrocacbon, ancol, este, ete, andehit, xeton,… nhưng phần lớn và quan trọng hơn cả là các hợp chất tecpen và dẫn xuất có oxi của chúng – tecpenoit. Hai loại hợp chất này là sản phẩm của quá trình trao đổi chất thứ cấp trong thực vật và cũng là chất chủ yếu gây ra mùi của tinh dầu. Tecpen là tên gọi nhóm hiđrocacbon không no thường có công thức chung là (C5H8)n với n ≥ 2, thường gặp trong giới thực vật. Tecpen có nhiều trong tinh dầu thảo mộc như tinh dầu thông, sả, quế, chanh, bưởi,... Các dẫn xuất chứa oxi của tecpen như ancol tecpen, xeton, andehit tecpen hay cacboxylic, este tecpen… lại được gọi là tecpenoit. Chúng thường có mùi thơm hấp dẫn hơn so với tecpen cùng loại. 22
  • 23. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Mỗi phân lớp có mạch hở, vòng với độ lớn khác nhau, đa vòng và có nhóm chức. Dù đa dạng nhưng đều do sự ghép các đơn vị isopren lại với nhau theo kiểu “đầu nối đuôi”. Đó là quy luật isopren, từ đó sinh ra thuật ngữ isoprenoit. Bảng 1.1. Các loại tecpen n CTPT Tên gọi 1 C5H8 Isopren 2 C10H16 Monotecpen 3 C15H24 Sesquitecpen 4 C20H32 Ditecpen 5 C25H40 Sestectecpen 6 C30H48 Tritecpen 8 C40H64 Tetratecpen n (C5H8)n Politecpen 1.2.3. Tính chất vật lý của tinh dầu: - Trạng thái: đa số ở nhiệt độ thường tinh dầu ở trạng thái lỏng, một số ở thể rắn như methol, camphor… Tinh dầu dễ bay hơi ở nhiệt đồ thường. - Độ tan: tinh dầu rất ít tan hoặc hầu như không tan trong nước, nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ như ancol, ete, clorofom… nên có thể dùng dung môi hữu cơ để chiết tinh dầu từ nguồn nguyên liệu ban đầu. 23
  • 24. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 - Màu sắc: tinh dầu thường không màu hoặc có màu vàng nhạt. Một số ít tinh dầu có màu (tinh dầu ngải cứu có màu xanh lơ, tinh dầu quế có màu nẫu sẫm…) là do sự có mặt của các hợp chất màu được lôi kéo theo tinh dầu trong quá trình chiết xuất (màu xanh do có Chlorophyll, màu vàng do có Carotenoit…). - Mùi và vị của tinh dầu chủ yếu gây ra do các cấu tử thành phần bị oxi hóa. Đa số tinh dầu có mùi thơm dễ chịu, một số có mùi hắc khó chịu. - Nhiệt độ sôi: tinh dầu có nhiệt độ sôi phụ thuộc vào thành phần các chất có trong tinh dầu, nhìn chung khoảng 1000 C – 2000 C. - Tỉ trọng: đa số tinh dầu có tỉ trọng nhỏ hơn 1 nên tinh dầu thường nhẹ hơn nước (tinh dầu nghệ, tinh dầu sả…) , một số có tỉ trọng lớn hơn 1 nên nặng hơn nước (tinh dầu tỏi, tinh dầu đinh hương…). Tỉ trọng thay đổi theo thành phần hóa học. Nếu tinh dầu có thành phần chủ yếu là hiđrocacbon tecpen thì tỉ trọng thấpm tinh dầu có hợp chất chứa oxi hoặc nhân thơm thì tỉ trọng cao hơn. - Chỉ số khúc xạ của tinh dầu thường vào khoảng 1,45 – 1,56. - Mỗi tinh dầu có các hằng số vật lí đặc trưng như trạng thái (d), chiết suất (n), độ quay cực (α) và các chỉ số hóa học như chỉ số Axit, chỉ số Iot, chỉ số Este, chỉ số Xà phòng hóa… Qua các chỉ số ta có thể đánh giá sơ bộ chất lượng tinh dầu. 1.2.4. Tinh dầu chiết xuất từ vỏ bưởi 1.2.4.1. Vài nét chung về tinh dầu vỏ bưởi Vỏ ngoài của bưởi chưa nhiều tinh dầu như một số loại trái cây Citrus khác thuộc họ Cam quýt (Rutaceae) gồm d-limonen, a-pinen, linalool, geraniol, citral… Ngoài ra, vỏ bưởi còn chứa nhiều flavonoid như naringosid, hesperidin, diosmin, diosmetin, hesperitin… có tác dụng bảo vệ thành mao mạch, giảm tính thấm, giúp cho mao mạch đàn hồi và bền vững hơn. Từ đó giúp ngăn ngừa những tai biến do vỡ các mao mạch, gián tiếp giúp hạ huyết áp. Một số người còn dùng vỏ ngoài quả bưởi xia trên da đầu để kích thích lỗ chân lông, phòng trị bệnh hói đầu hay rụng tóc. Chính vì 24
  • 25. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 vậy người ta đã ứng dụng vỏ bưởi vào trong công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm để sản xuất ra những loại tinh dầu phục vụ cho nhu cầu của con người. Tinh dầu vỏ bưởi hiện nay rất phổ biến trong dược phẩm và đặc biệt là trong mỹ phẩm. Chúng được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu làm đẹp và sức khỏe của con người, tinh dầu vỏ bưởi có tác dụng kháng khuẩn. Mùi hương thanh tao, giúp giải cảm, thư giãn, giảm stress. Hương thơm của tinh dầu bưởi còn có tác dụng giải rượu giúp tỉnh táo, minh mẫn. Tinh dầu bưởi có trong dầu massage giúp tan mỡ, cân bằng các yếu tố dinh dưỡng cho da, chống lại sự lão hóa. Đặc biệt tinh dầu bưởi kích thích sự mọc tóc, giúp cho tóc dài và mượt, chống rụng tóc. Trong lá, hoa, vỏ quả bưởi đều có chứa tinh dầu nhưng phần lớn tinh dầu thường tập trung nhiều nhất trong quả bưởi. 1.2.4.2. Thành phần hóa học trong tinh dầu bưởi Bảng 1.2. Thành phần hóa học của tinh dầu từ vỏ bưởi Thành phần Tỉ lệ % Limonene 83– 93 Myrcen 1,4– 1,6 β-caryophyllen 0,2– 0,7 Nootkatone 0,1– 1,0 Octanone 0,1– 0,2 Octanol 0,1– 0,2 Ngoài ra, trong tinh dầu vỏ bưởi còn có pinen, geraniol, citral, các alcol, pectin, acid citric và các vitamin như A, B, B2, C,… 25
  • 26. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Bảng 1.3. Thành phần chính của tinh dầu từ hoa bưởi Thành phần Tỉ lệ % Nerolidol 30,91 – 40,04 Famesol 14,30 – 23,47 Linalool 9,22 – 23,76 ➢ Limonene Hình 1.10. Phân tử Limonene - Công thức: C10H16 - Thuộc loại monotecpen đơn vòng - Nhiệt độ nóng chảy: -74,35°C - Nhiệt độ sôi: 176°C - Danh pháp IUPAC: 1-methyl-4-(1-methylethenyl)-cyclohexene - Limonene là thành phần chính trong tinh dầu vỏ bưởi, với hoạt tính có khả năng ức chế phòng chống ung thư. Limonene cũng được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm mỹ phẩm (nước hoa, sữa tắm,…), trong sản xuất thực phẩm (che vị cay đắng của alkaloid,…) và một số loại thuốc giúp giảm bệnh trào ngược dạ dày và ợ nóng… 26
  • 27. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 ➢ Myrcene Hình 1.11. Phân tử Myrcene - Công thức: C10H16 - Nhiệt độ nóng chảy: dưới -10°C - Nhiệt độ sôi: 167°C - Danh pháp IUPAC: 7-methyl-3-methylene-1,6-octadiene - Myrcene là một chất trung gian quan trọng được sử dụng trong ngành công nghiệp nước hoa. Nó có mùi dễ chịu nhưng hiếm khi được sử dụng trực tiếp do có xu hướng dễ bị polyme hóa. Ngoài ra, Myrcen còn có tác dụng giảm đau và kháng viêm. ➢ Octanone được sử dụng để tạo hương vị và mùi thơm. Hình 1.12. Phân tử Octanone ➢ β-caryophyllen có mặt trong nhiều loại tinh dầu như đinh hương, hương thảo, và nó tạo nên vị cay đặc trưng của hạt tiêu đen. Trong tinh dầu vỏ bưởi, với hàm lượng β-caryophyllen nhỏ cũng tạo nên vị cay nhẹ cho tinh dầu. β- caryophyllen có hoạt tính chống viêm ngay cả ở liều lượng thấp. 27
  • 28. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Hình 1.13. Phân tử β-caryophyllen ➢ Octanol có tính sát trùng, kháng khuẩn cao, rất tốt cho thần kinh và kích thích phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Hình 1.14. Phân tử Octanol ➢ Nootkatone là thành phần quan trọng nhất của bưởi, một trong những thành phần hóa học chính tạo nên mùi và hương vị của bưởi. Nootkatone được sử dụng làm thuốc chống trừ sâu bọ, côn trùng, một cách thân thiện với môi trường vì nó rất dễ bay hơi. Nootkatone không độc hại với con người nên được sử dụng để làm phụ gia thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Hình 1.15. Phân tử Nootkatone 28
  • 29. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 ➢ Nerolidol có mùi thơm nhẹ, được sử dụng làm hương liệu và nước hoa. Nerolidol cũng đang được thử nghiệm để làm chất tăng cường sự thẩm thấu của thuốc qua da. Hình 1.16. Phân tử Nerolidol ➢ Farnesol có mặt trong nhiều loại tinh dầu như sả, hoa hồng, hoa huệ, được sử dụng để làm tăng thêm mùi nước hoa. Farnesol còn là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên, cũng như là thành phần hương liệu và phụ gia cho thuốc lá. Hình 1.17. Farnesol ➢ Linalool được dùng làm hương liệu trong 60 – 80% các sản phẩm vệ sinh thơm và chất tẩy rửa như xà phòng, dầu gội. Ngoài ra, linalool còn được sử dụng như thuốc diệt sâu bọ. Hình 1.18. Linalool 29
  • 30. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 1.2.4.3. Một số ứng dụng của tinh dầu bưởi - Trong mỹ phẩm: tinh dầu bưởi là thành phần quan trọng trong các sản phẩm: dầu gội, sữa tắm, nước hoa. + Làm se da, giúp da đẹp, mịn màng, trị viêm da, chống mụn. + Giúp mái tóc chắc khỏe, mềm mại, ngăn ngừa rụng tóc, kích thích mọc tóc. + Tạo mùi thơm nhẹ cho nước hoa. - Trong dược phẩm: tinh dầu bưởi cũng là thành phần chính có trong nhiều loại thuốc, có tác dụng: + Giúp giảm cân: các hoạt chất tinh dầu trong vỏ bưởi có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, giảm gan nhiễm mỡ, + Làm giảm tóc gãy rụng, kích thích mọc tóc, đặc trị chứng hói đầu, gãy rụng và thưa tóc, phục hồi tóc bị hư tổn, giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt. + Giúp lợi tiểu, lợi niệu, giải độc cơ thể. + Giúp giảm đau, trị các chứng đau đầu, viêm khớp, kháng khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng. + Giảm huyết áp, hạ cholesterol trong máu, chống ung thư. - Trong thực phẩm: + Rượu bưởi có tác dụng kích thích tiêu hóa, giải cảm, tăng cường vitamin cho người mới ốm dậy, rất tốt cho người muốn giảm cân hoặc dùng để hỗ trợ điều trị mỡ máu cao. + Vỏ bưởi chứa hàm lượng lớn chất cellulose, pectin, các loại vitamin và chất đắng khác. Chất cellulose có tác dụng phòng ung thư ruột kết, xơ vữa động mạch, sỏi mật. Với người thừa cân, cellulose đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện vóc dáng vì có công dụng làm giảm mỡ máu, tan mỡ thà và ngăn chặn 30
  • 31. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 sự tích tụ chất béo gây béo phì. Pectin thuộc nhóm các chất làm đông tụ, đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc làm màng bao bọc các sản phẩm, tạo ra cấu trúc gel được ứng dụng đặc biệt với các món mứt. Vì vậy món mứt vỏ bưởi sau khi bào chế sẽ cực kì an toàn cho sức khỏe, dễ bảo quản và không bị mất đi các tinh chất vốn có trong vỏ bưởi tự nhiên. Mứt vỏ bưởi còn có tác dụng nhuận trường, tính sát khuẩn cao nên có thể ngăn ngừa viêm họng, viêm miệng hiệu quả. + Bên cạnh đó, tinh dầu bưởi còn có thể tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, đồng thời lấy đi lượng thuốc trừ sâu còn tồn đọng trong thực phẩm bằng cách nhỏ 20 giọt tinh dầu bưởi vào một chai xịt, có chứa 1 thìa canh bột nổi, 1 chén dấm trắng và 1 chén nước, sau đó xịt dung dịch trên lên bề mặt của thực phẩm và để trong 5 phút. - Một số ứng dụng khác của tinh dầu bưởi: + Giúp thư giãn, làm giảm căng thẳng, giúp trấn tĩnh, lấy lại tinh thần. Hương thơm của tinh dầu bưởi còn co tác dụng giải rượu, giúp tỉnh táo minh mẫn. Khi tắm cho vài giọt tinh dầu bưởi giúp máu huyết lưu thông. Là một chất khử mùi rất hiệu quả nên tinh dầu bưởi thường được sử dụng để xông hơi phòng, giúp mang lại tinh thần sảng khoái, thư giãn cho người sử dụng. + Có tác dụng giải cảm rất tốt, đặc biệt khi kết hợp với tinh dầu chanh, hương nhu, khuynh diệp, sả, dùng để tắm hoặc xông. + Khử mùi ô tô: đổ nước lọc bình thường vài máy khuếch tán theo mức thấp nhất hoặc cao nhất, cho từ 1 - 3 giọt tinh dầu vào, sau đó bật máy khuếch tán lên. + Có thể hòa từ 1 - 3 giọt tinh dầu bưởi vào 2 lít nước ấm để ngâm chân trước khi đi ngủ, giúp giảm đau nhức bàn chân, tăng tuần hoàn máu. 31
  • 32. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT TINH DẦU - Dựa trên cách thực hành, người ta chia các phương pháp sản xuất tinh dầu ra làm bốn loại: cơ học, tẩm trích, hấp thụ và chưng cất hơi nước. - Nhưng dù có tiến hành theo bất cứ phương pháp nào, quy trình sản xuất đều có những điểm chung sau đây: + Tinh dầu thu được phải có mùi thơm tự nhiên như nguyên liệu. + Quy trình khai thác phải phù hợp nguyên liệu. + Tinh dầu phải được lấy triệt để khỏi nguyên liệu, với chi phí thấp nhất. - Nguyên tắc ly trích của tất cả các phương pháp nói trên đều dựa vào những đặc tính của tinh dầu như: + Dễ bay hơi. + Lôi cuốn theo hơi nước ở nhiệt độ dưới 100o C. + Hòa tan dễ dàng trong dung môi hữu cơ. + Dễ bị hấp thu ngay ở thể khí. 2.1.1. Phương pháp cơ học 2.1.1.1. Nguyên tắc Đây là phương pháp tương đối đơn giản dung để tách tinh dầu ở dạng tự do bằng cách tác dụng lực cơ học lên nguyên liệu (thường là ép). Phương pháp này được dung phổ biến đối với các loại vỏ quả cam, chanh, quýt, bưởi… vì ở những loại nguyên liệu này tinh dầu thường phân bố chủ yếu ở lớp tế bào mỏng trong biểu bì. Khi có lực tác dụng lên vỏ quả, các tế bào có chứa tinh dầu bị vỡ ra giải phóng tinh dầu. Sauk hi ép, trong phần bã bao giờ cũng còn khoảng 30 – 40% tinh dầu, người ta tiếp tục sử dụng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước hoặc trích ly để tách hết phần tinh dầu còn lại. 32
  • 33. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.1.1.2 Quy trình Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất tinh dầu bằng pp cơ học Vỏ quả Xử lý sơ bộ Ép Huyền phù (tinh dầu, nước quả, mảnh tế bào) Na2SO4 khan Đun Lắng Ép Lọc ly tâm Tách, gạn Làm khan 70 – 800 C Lôi cuốn hơi Tinh dầu thô II Tinh dầu thô I 33
  • 34. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.1.1.3. Nhận xét: Phương pháp có nhiều ưu điểm như: Tinh dầu giữ nguyên được mùi vị thiên nhiên ban đầu, các thành phần trong tinh dầu ít bị biến đổi. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là sản phẩm bị lẫn nhiều tạp chất, chủ yếu là các hợp chất hữu cơ hòa tan tự vật liệu đem ép. 2.1.2. Phương pháp tẩm trích: 2.1.2.1. Tẩm trích bằng dung môi dễ bay hơi: Phương pháp này có nhiều ưu điểm vì tiến hành ở nhiệt độ phòng, nên thành phần hóa học của tinh dầu ít bị thay đổi. Phương pháp này không những được áp dụng để ly trích cô kết (concrete) từ hoa mà còn dùng để tận trích khi các phương pháp khác không ly trích hết hoặc dùng để ly trích các loại nhựa dầu (oleoresin) gia vị. a. Nguyên tắc: Dựa trên hiện tượng thẩm thấu, khuếch tán và hòa tan của tinh dầu có trong các mô cây đối với các dung môi hữu cơ. b. Dung môi: Yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của phương pháp này là phẩm chất và đặc tính của dung môi sử dụng, do đó dung môi dùng trong tẩm trích cần phải đạt được những yêu cầu sau đây: - Hòa tan hoàn toàn và nhanh chóng các cấu phần có mùi thơm trong nguyên liệu. - Hòa tan kém các hợp chất khác như sáp, nhựa dầu có trong nguyên liệu. - Không có tác dụng hóa học với tinh dầu. - Không biến chất khi sử dụng lại nhiều lần. 34
  • 35. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 - Hoàn toàn tinh khiết, không có mùi lạ, không độc, không ăn mòn thiết bị, không tạo thành hỗn hợp nổ với không khí và có độ nhớt kém. - Nhiệt độ sôi thấp vì khi chưng cất dung dịch ly trích để thu hồi dung môi, nhiệt độ sôi cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu. Điểm sôi của dung môi nên thấp hơn điểm sôi của cấu phần dễ bay hơi nhất trong tinh dầu. - Ngoài ra, cần có thêm những yếu tố phụ khác như: giá thành thấp, nguồn cung cấp dễ tìm, … Thường thì không có dung môi nào thỏa mãn tất cả những điều kiện kể trên. Người ta sử dụng cả dung môi không tan trong nước như: dietil eter, eter dầu hỏa, hexan, cloroform… lẫn dung môi tan trong nước như: etanol, aceton … Trong một số trường hợp cụ thể, người ta còn dùng một hỗn hợp dung môi. 35
  • 36. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 c. Quy trình tẩm trích: Sơ đồ 2.2. Quy trình chiết tách tinh dầu bằng pp tẩm trích Nguyên liệu Xử lý sơ bộ Dung môi Trích ly Tách bã Dịch nước Xử lý Tách nước Na2SO4 khan Làm khan Bã Na2SO4 Lọc Loại dung môi Thu hồi Sản phẩm thô Tinh dầu, nhựa, sáp, chất béo Cồn cao độ Kéo dài vài ngày Ngâm 10 – 150 C Làm lạnh Nhựa và các chất rắn Gạn, lọc Sản phẩm thô Chưng phân đoạn Tinh dầu 36
  • 37. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Phương pháp ly trích này thích hợp cho các nguyên liệu có chứa lượng tinh dầu không lớn lắm hoặc có chứa những cấu phần tan được trong nước và không chịu được nhiệt độ quá cao. Quy trình kỹ thuật gồm các giai đoạn sau đây: - Tẩm trích: nguyên liệu được ngâm vào dung môi trong bình chứa. Trong một số trường hợp, để gia tăng khả năng ly trích, nguyên liệu cần được xay nhỏ trước. Hỗn hợp nguyên liệu và dung môi cần được xáo trộn đều trong suốt thời gian ly trích. Nên khảo sát trước xem việc gia nhiệt có cần thiết hay không, nếu cần, cũng không nên gia nhiệt quá 50o C để không ảnh hưởng đến mùi thơm của sản phẩm sau này. - Xử lý dung dịch ly trích: sau khi quá trình tẩm trích kết thúc, dung dịch ly trích được lấy ra và có thể thay thế bằng dung môi mới sau một khoảng thời gian nhất định, tùy theo nguyên liệu. Tách nước (nếu có) ra khỏi dung dịch, rồi làm khan bằng Na2SO4 và lọc. Dung môi phải được thu hồi ở nhiệt độ càng thấp càng tốt để tránh tình trạng sản phẩm bị mất mác và phân hủy. Do đó, nên loại dung môi ra khỏi sản phẩm bằng phương pháp chưng cất dưới áp suất kém (cô quay). Dung môi thu hồi có thể dùng để ly trích lần nguyên liệu kế tiếp. - Xử lý sản phẩm ly trích: sau khi thu hồi hoàn toàn dung môi, sản phẩm là một chất đặc sệt gồm có tinh dầu và một số hợp chất khác như nhựa, sáp, chất béo, cho nên cần phải tách riêng tinh dầu ra. Chất đặc sệt này đem đi chưng cất bằng hơi nước để tách riêng tinh dầu ra. Tinh dầu có mùi thơm tự nhiên, nhưng khối lượng thu được kém, ngoài ra tinh dầu này có chứa một số cấu phần thơm có nhiệt độ sôi cao nên có tính chất định hương rất tốt. - Tách dung dịch từ bã: sau khi tháo hết dung dịch ly trích ra khỏi hệ thống, trong bã còn chứa một lượng dung dịch rất lớn (khoảng 20 – 30% lượng dung môi ly trích). Phần dung dịch còn lại nằm trong nguyên liệu thường được lấy ra bằng phương pháp chưng cất hơi nước (trường hợp dung môi không tan trong nước), hoặc ly tâm, lọc ép (trường hợp dung môi tan trong nước). Sau đó dung dịch này cũng được tách nước, làm khan và nhập chung với dung dịch ly trích. 37
  • 38. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Chất lượng thành phẩm và hiệu quả của phương pháp ly trích này phụ thuộc chủ yếu vào dung môi dùng để ly trích. Để đạt kết quả tốt thì dung môi sử dụng phải thoả mãn được các yêu cầu đã được trình bày ở trên. Vì dung môi dễ bay hơi nên chúng ta cần phải lưu ý đến tỉ lệ thất thoát dung môi trong quy trình ly trích vì việc này có thể ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, khi muốn tiến hành phương pháp tẩm trích với dung môi dễ bay hơi, chúng tôi tiến hành sử dụng phương pháp truyền thống như khuấy từ ở nhiệt độ phòng hoặc đun – khuấy từ (kèm ống hoàn lưu) hay phương pháp dùng Soxhlet. Ngoài ra, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của “hóa học xanh”, mà ngày nay, chúng ta còn áp dụng các phương pháp mới như là: tẩm trích có sự hỗ trợ của siêu âm và vi sóng. d. Ưu và khuyết điểm: - Ưu điểm: sản phẩm thu được theo phương pháp này thường có mùi thơm tự nhiên. Hiệu suất sản phẩm thu được thường cao hơn các phương pháp khác. - Khuyết điểm: + Yêu cầu cao về thiết bị; + Thất thoát dung môi; + Quy trình tương đối phức tạp. 2.1.2.2. Tẩm trích bằng dung môi không bay hơi: a. Nguyên tắc Dựa vào tính chất có thể hòa tan trong chất béo động vật và thực vật của tinh dầu, người ta ngâm nguên liệu vào dầu động vật hoặc thực vật, tinh dầu sẽ khuếch tán qua màng tế bào, hòa tan vào dầu, sau đó tách riêng dầu đê rthu tinh dầu. 38
  • 39. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Ngâm nguyên liệu trong dầu thực chất là phương pháp trung gian giữa hấp phụ và trích ly. Phương pháp ngâm chủ yếu sử dụng đối với những loại nguyên liệu dễ hỏng như hoa. b. Dung môi Kết quả quá trình tách tinh dầu phụ thuộc vào chất lượng dầu béo, do vậy dầu béo phải đáp ứng những yêu cầu sau: + Không mùi. + Độ nhớt tương đối thấp để tăng cường sự tiếp xúc với nguyên liệu. + Không tương tác với nguyên liệu. + Dễ tách lấy tinh dầu từ hoa. Dung môi phải dùng ở đây là chất béo động vật hay thực vật như: mỡ bò, mỡ cừu, mỡ lợn, vaselin, parafin, dầu oliu, dầu hạnh nhân. Thực nghiệm đã chứng minh rằng một phần mỡ bò với hai phần mỡ lợn đã tinh chế là thích hợp nhất cho quá trình này. 39
  • 40. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 c. Quy trình Sơ đồ 2.3. Quy trình tẩm trích bằng dung môi không bay hơi Nguyên liệu Cho vào túi vải Dung môi Ngâm 50 – 700 C / 48h Vớt ra Thay hoa mới 25 lần Dung môi bão hòa tinh dầu Tách nước Na2SO4 khan Làm khan Tinh dầu + Dung môi Loại dung môi/cồn Chưng cất áp suất thấp Sản phẩm 40
  • 41. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 d. Nhận xét Phương pháp ngâm bằng dung môi không bay hơi có nhiều ưu điểm hơn phương pháp trích ly bằng dung mỗi dễ bay hơi ở chỗ thu được tinh dầu ít tạp chất hơn. Tuy nhiên phương pháp này rất thủ công, khó cơ giới hóa và có nhược điểm lớn là chất béo dùng làm dung môi rất khó bảo quản và chế biến, giá thành cao. Chính vì vậy mà phương pháp này hiện rất ít được sử dụng. 2.1.3. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước Phương pháp này dựa trên sự thẩm thấu, hòa tan, khuếch tán và lôi cuốn theo hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu chứa trong các mô khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa tinh dầu trương phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một thời gian nhất định. Trường hợp mô thực vật có chứa sáp, nhựa, acid béo chi phương dây dài thì khi chưng cất phải được thực hiện trong một thời gian dài vì những hợp chất này làm giảm áp suất hơi chung của hệ thống và làm cho sự khuếch tán trở nên khó khăn. Hình 2.1. Dụng cụ chưng cất bằng hơi nước 41
  • 42. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.1.3.1. Lý thuyết chưng cất: Chưng cất có thể được định nghĩa là: “Sự tách rời các cấu phần của một hỗn hợp nhiều chất lỏng dựa trên sự khác biệt về áp suất hơi của chúng”. Trong trường hợp đơn giản, khi chưng cất một hỗn hợp gồm 2 chất lỏng không hòa tan vào nhau, áp suất hơi tổng cộng là tổng của hai áp suất hơi riêng phần. Do đó, nhiệt độ sôi của hỗn hợp sẽ tương ứng với áp suất hơi tổng cộng xác định, không tùy thuộc vào thành phần bách phân của hỗn hợp, miễn là lúc đó hai pha lỏng vẫn còn tồn tại. Nếu vẽ đường cong áp suất hơi của từng chất theo nhiệt độ, rồi vẽ đường cong áp suất hơi tổng cộng, thì ứng với một áp suất, ta dễ dàng suy ra nhiệt độ sôi tương ứng của hỗn hợp và nhận thấy là nhiệt độ sôi của hỗn hợp luôn luôn thấp hơn nhiệt độ sôi của từng hợp chất. Thí dụ, ở áp suất 760 mmHg nước sôi ở 100o C và benzen sôi ở 80o C và chúng là hai chất lỏng không tan vào nhau. Thực hành cho thấy, nếu đun hỗn hợp này dưới áp suất 760 mmHg nó sẽ sôi ở 69o C cho đến khi nào còn hỗn hợp hai pha lỏng với bất kì tỉ lệ nào. Giản đồ nhiệt độ sôi theo áp suất cho thấy, tại 69o C, áp suất hơi của nước là 225 mmHg và benzen là 535 mmHg. Chính vì đặc tính làm giảm nhiệt độ sôi này mà từ lâu phương pháp chưng cất hơi nước là phương pháp đầu tiên dùng để tách tinh dầu ra khỏi nguyên liệu thực vật. 2.1.3.2. Những ảnh hưởng chính trong sự chưng cất hơi nước: ➢ Sự khuếch tán: Ngay khi nguyên liệu được làm vỡ vụn thì chỉ có một số mô chứa tinh dầu bị vỡ và cho tinh dầu thoát tự do ra ngoài theo hơi nước lôi cuốn đi. Phần lớn tinh dầu còn lại trong các mô thực vật sẽ tiến dần ra ngoài bề mặt nguyên liệu bằng sự hòa tan và thẩm thấu. Von Rechenberg đã mô tả quá trình chưng cất hơi nước như sau: “Ở nhiệt độ nước sôi, một phần tinh dầu hòa tan vào trong nước có sẵn trong tế bào thực vật. Dung dịch này sẽ thẩm thấu dần ra bề mặt nguyên liệu và bị hơi nước cuốn đi. Còn nước đi vào nguyên liệu theo chiều ngược lại và tinh dầu lại tiếp tục bị hòa tan vào lượng nước này. Quy trình này lặp đi lặp lại cho đến khi tinh dầu trong các mô thoát ra ngoài hết. 42
  • 43. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Như vậy, sự hiện diện của nước rất cần thiết, cho nên trong trường hợp chưng cất sử dụng hơi nước quá nhiệt, chú ý tránh đừng để nguyên liệu bị khô. Nhưng nếu lượng nước sử dụng thừa quá thì cũng không có lợi, nhất là trong trường hợp tinh dầu có chứa những cấu phần tan dễ trong nước. Ngoài ra, vì nguyên liệu được làm vỡ vụn ra càng nhiều càng tốt, cần làm cho lớp nguyên liệu có một độ xốp nhất định để hơi nước có thể đi xuyên ngang lớp này đồng đều và dễ dàng. Vì các cấu phần trong tinh dầu được chưng cất hơi nước theo nguyên tắc nói trên cho nên thông thường những hợp chất nào dễ hòa tan trong nước sẽ được lôi cuốn trước. Thí dụ, khi chưng cất hơi nước hạt caraway nghiền nhỏ và không nghiền, đối với hạt không nghiền thì carvon (nhiệt độ sôi cao nhưng tan nhiều trong nước) sẽ ra trước, còn limonen (nhiệt độ sôi thấp, nhưng ít tan trong nước) sẽ ra sau. Nhưng với hạt caraway nghiền nhỏ thì kết quả chưng cất ngược lại. ➢ Sự thủy giải: Những cấu phần ester trong tinh dầu thường dễ bị thủy giải cho ra acid và alcol khi đun nóng trong một thời gian dài với nước. Do đó, để hạn chế hiện tượng này, sự chưng cất hơi nước phải được thực hiện trong một thời gian càng ngắn càng tốt. ➢ Nhiệt độ: Nhiệt độ cao làm phân hủy tinh dầu. Do đó, khi cần thiết phải dùng hơi nước quá nhiệt (trên 100o C) nên thực hiện việc này trong giai đoạn cuối cùng của sự chưng cất, sau khi các cấu phần dễ bay hơi đã lôi cuốn đi hết. Thực ra, hầu hết các tinh dầu đều kém bền dưới tác dụng của nhiệt nên vấn đề là làm sao cho thời gian chịu nhiệt độ cao của tinh dầu càng ngắn càng tốt. Tóm lại, dù ba ảnh hưởng trên được xem xét độc lập nhưng thực tế thì chúng có liên quan với nhau và quy về ảnh hưởng của nhiệt độ. Khi tăng nhiệt độ, sự khuếch tán thẩm thấu sẽ tăng, sự hòa tan tinh dầu trong nước sẽ tăng nhưng sự phân hủy cũng tăng theo. 43
  • 44. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.1.3.3. Phân loại a. Chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp Cho chất định chưng cất lôi cuốn hơi nước vào bình cất (tối đa bằng 1/3 thể tích của bình). Nối hệ thống bình cất với bình đun hơi nước nóng. Bình nước nóng có nối với ống thủy tinh dài tận đáy để theo dõi áp suất của hệ thống cất. Khi áp suất hệ thống cao thì nước ở ống thủy tinh tăng hoặc phun ra ngoài, lúc đó cần mở khóa 3 thông để thông với áp suất khí quyển. Sau khi lắp xong hệ thống, mở khóa 3 thông để theo dõi áp suất của hệ thống, đun nước sôi ở bình nước. Nước ở bình nước sôi chỉ khoảng 2/3 thể tích bình. Mở nước ở ống sinh hàn để làm lạnh hơi. Đóng khóa 3 thông để hơi nước sôi đi qua bình cất. Theo dõi lượng chất cất ra, khi kết thúc ngừng đun, mở khóa 3 thông, lấy chất cất ra. Khi chưng cất cần chú ý chất có thể đóng rắn trong sinh hàn gây tắc ống, dễ nổ nên cần phải thận trọng khi sử dụng ống sinh hàn. b. Chưng cất lôi cuốn hơi nước gián tiếp Phương pháp chưng cất gián tiếp sử dụng nồi bốc hơi riêng hoặc sử dụng chung hệ thống hơi nước từ mội lò hơi chung chp các thiết bị khác. Do bộ phận chưng cất không bị gia nhiệt trực tiếp nên phương pháp này khắc phục được tình trạng nguyên liệu bị khê, khét, màu sắc và phẩm chất của tinh dầu thu được tốt hơn. Do hơi nước cấp từ bên ngoài nên dễ dàng khống chế và điều chỉnh các yếu tố như lưu lượng, áp suất cho phù hợp với từng nguyên liệu, giúp nâng cao hiệu suất cũng như chất lượng tinh dầu thu được. Để thu được tinh dầu với hiệu suất cao hơn, người ta cho hồi lưu lượng nước ngưng tụ do còn một lượng khá lớn tinh dầu tan trong nước chưa tách ra được. Sau đó 44
  • 45. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 tinh dầu được đem ra chưng cất phân đoạn ở áp suất thấp để nâng cao hàm lượng các cấu tử cần thiết. c. Chưng cất cách thủy Trong phương pháp chưng cất cách thủy, nguyên liệu và nước được cho chung vào một thiết bị nhưng nguyên liệu không cho tiếp xúc trực tiếp với nước, mà được ngăn cách bằng một lớp vỉ. Hơi nước từ phần dưới đi qua lớp vỉ, sau đó di chuyển vào lớp nguyên liệu và kéo theo hơi tinh dầu đi ra thiết bị làm lạnh. Ưu điểm của phương pháp này là nguyên liệu bớt cháy khét do không tiếp xúc trực tiếp với đáy nồi đốt. Tuy nhiên phẩm chất của tinh dầu và việc điều khiển các thông số kỹ thuật chưa được cải thiện đáng kể. Ngoài ra phương pháp này đòi hỏi nhiều công lao động. 2.1.3.4. Những ưu, nhược điểm chung của phương pháp chưng cất ➢ Ưu điểm: - Thiết bị khá gọn gàng, dễ chế tạo, quy trình sản xuất đơn giản. - Trong quá trình chưng cất, có thể phân chia các cấu tử trong hỗn hợp bằng cách ngưng tụ từng phần theo thời gian. - Thời gian chưng cất tương đối nhanh, nếu thực hiện gián đoạn chỉ cần 5-10 giờ, nếu liên tục thì 1 giờ đến 2 giờ 30 phút. - Có thể tiến hành chưng cất với các cấu tử tinh dầu chịu được nhiệt độ cao. ➢ Nhược điểm: - Không áp dụng phương pháp chưng cất vào những nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu thấp vì thời gian chưng cất sẽ kéo dài, tốn rất nhiều hơi và nước ngưng tụ. - Tinh dầu thu được có thể bị giảm chất lượng nếu có chứa các cấu tử dễ bị thủy phân. 45
  • 46. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 - Không có khả năng tách các thành phần khó bay hơi hoặc không bay hơi trong thành phần của nguyên liệu ban đầu mà những thành phần này rất cần thiết vì chúng có tính chất định hướng rất cao như sáp, nhựa thơm… - Tiêu tốn một lượng nước khá lớn để làm ngưng tụ hỗn hợp hơi. - Khó điều chỉnh các thông số kĩ thuật (nhiệt độ, áp suất), thời gian chưng cất kéo dài. - Nguyên liệu dễ bị cháy, két, do bị thiếu nước, bị dính vào thiết bị. - Trong nước chưng luôn luôn có một lượng tinh dầu tương đối lớn. - Những tinh dầu có nhiệt độ sôi cao thường cho hiệu suất rất kém. ❖ Thu hồi tinh dầu từ nước chưng Thường tinh dầu trong nước chưng nằm dưới hai dạng phân tán và hòa tan. Dạng phân tán thì có thể dùng phương pháp lắng hay li tâm, còn dạng hòa tan thì phải chưng cất lại. Nếu trọng lượng riêng của tinh dầu và nước quá gần nhau thì có thể thêm NaCl để gia tăng tỉ trọng của nước làm tinh dầu tách ra dễ dàng. Trong phòng thí nghiệm, để chưng cất hơi nước tinh dầu, người ta thường dùng bộ dụng cụ thủy tinh Clevenger với hai loại ống hứng tinh dầu, tùy theo tinh dầu nặng hay nhẹ. 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU LÝ HỌC 2.2.1. Xác định tinh dầu 2.2.1.1. Xác định độ trong và màu sắc Dùng ống hút lấy 20 ml mẫu cho vào ống nghiệm khô, sạch, trong suốt. Dùng mắt quan sát độ trong và màu sắc của tinh dầu. Nếu tinh dầu còn vẩn đục không trong suốt chứng tỏ còn lẫn tạp chất và nước. 46
  • 47. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.2.1.2. Xác định mùi Nhỏ vài giọt tinh dầu lên giấy lọc. Dùng mũi xác định mùi của tinh dầu, cứ 15 phút xác định một lần, khoảng 4-5 lần. Nhận xét cường độ mùi sao mỗi lần ngửi. 2.2.1.3. Xác định vị Cân khoảng 1g đường kính cho vào chén thử khô, sạch. Nhỏ vài giọt tinh dầu vào chén, trộn đều, dùng lưỡi xác định vị của hỗn hợp đó. Ghi nhận xét về bản chất (độ ngọt, đắng) và cường độ vị sau mỗi lần nếm. 2.2.2. Xác định độ ẩm: - Nguyên tắc: dựa trên nguyên tắc sấy đến khối lượng không đổi - Cơ sở: nguyên liệu ẩm có thể xem như hỗn hợp cơ học gồm chất khô tuyệt đối và nước tự do: m = m0 + w ❖ Công thức: * Độ ẩm của mỗi mẫu W(%) = × 100% (2.1) * Độ ẩm trung bình n W (%) WTB(%)= 1 (2.2) n Trong đó: m: Khối lượng chung của nguyên liệu (g) m0: Khối lượng sả sau khi sấy(g) w: Khối lượng của nước chứa trong nguyên liệu (g) n: Số lần xác định W(%) 47
  • 48. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.2.3. Xác định tỉ trọng: Tỉ trọng của tinh dầu là tỉ số của khối lượng tinh dầu của 200 C với khối lượng của cùng một thể tích nước cất cũng ở 200 C. Tỉ trọng của tinh dầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để biết được phẩm chất và độ tinh khiết của tinh dầu, giúp ta phán đoán về thành phần hóa học của tinh dầu. Tỉ trọng của tinh dầu thường dao động trong khoảng từ 0,7 ÷ 1,2 ➢ Dụng cụ đo tỉ trọng là bình đo picnomet. ➢ Cách đo: Ban đầu ta cân chính xác picnomet khô trên cân phân tích, rồi cân khi có nước và khi có tinh dầu cần đo. Tỉ lệ giữa khối lượng tinh dầu và nước chính là tỉ trọng d cần xác định. dt = 1− 0 (2.3) 2− 0 - Trong đó: m0 : khối lượng của bình m1: khối lượng của bình có tinh dầu m2: khối lượng của bình có nước cất ▪ Lưu ý thể tích của tinh dầu và nước khi xác định phải ở cùng một nhiệt độ. Kết quả đo 2 lần không sai lệch nhau quá 0,001g, lấy kết quả trung bình của những lần đo tiếp theo. 48
  • 49. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.2.4. Xác định chỉ số khúc xạ: Chỉ số khúc xạ tương đối giữa hai môi trường là tỉ số vận tốc ánh sáng trong chân không và vận tốc ánh sang trong môi trường đang xét. Chỉ số khúc xạ tương đối bằng sin của góc tới chia cho sin của góc khúc xạ: n = sin = 1 sin 2 - Trong đó: α : góc tới β : góc khúc xạ c1 :tốc độ ánh sang trong môi trường chứa tia tới ( không khí) c2 :tốc độ ánh sang trong môi trường chứa tia khúc xạ ( tinh dầu) Chỉ số khúc xạ phụ thuộc vào thành phần hóa học của môi trường, trạng thái của nó ( nhiệt độ, áp suất...) và tần số ánh sáng. Chỉ số khúc xạ cho biết độ tinh khiết của sản phẩm, dụng cụ để đo chỉ số khúc xạ là máy đo khúc xạ kế ATAGO 1T Chỉ số khúc xạ phụ được đo ở nhiệt độ xác định được tính theo công thức: n25 D = nt D + ( t – 25). 0,00045 (2.4) - Trong đó: nt D : chỉ số khúc xạ ở nhiệt độ lúc đo t : nhiệt độ lúc đo 0,00045 : hệ số điều chỉnh khi nhiệt độ tăng hay giảm 10 C 49
  • 50. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.2.5. Xác định độ hòa tan trong etanol: Độ hòa tan của tinh dầu là số thể tích dung dịch etanol-nước vừa đủ để hòa tan một thể tích tinh dầu thành dung dịch trong suốt ở nhiệt độ 200 C. Đối với etanol có nồng độ thấp chỉ hòa tan được tinh dầu có chứa nhiều hợp chất oxi mà không hòa tan hay hòa tan rất ít trong tinh dầu có chứa nhiều hợp chất tecpen. Cho etanol vào buret, sau đó ta nhỏ etanol vào bình tam giác có chứa sẵn 1ml tinh dầu cho đến khi tinh dầu tan hoàn toàn.Thực hiện 3 lần với cùng một nồng độ etanol sau đó ta thực hiện tương tự nhưng với etanol 900 , 800 , 700 . Độ hòa tan của tinh dầu trong etanol (I) được xác định bằng thể tích etanol có nồng độ nhất định hòa tan hoàn toàn 1ml tinh dầu. Ý nghĩa của hằng số này là dùng để xác định chất lượng tinh dầu và phát hiện những tạp chất có chứa trong tinh dầu. 2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU HÓA HỌC 2.3.1. Chỉ số axit (Ax) Đại lượng biểu diễn số mg KOH dùng để trung hòa 1g chất béo. Chỉ số axit nói lên sự có mặt nhiều hay ít axit tự do trong chất béo. Chỉ số axit dựa vào phản ứng trung hòa giữa các axit tự do có trong tinh dầu và dung dịch KOH pha trong rượu: Phản ứng: RCOOH + KOH → RCOOK + H2O Từ lượng KOH đã dùng trong phản ứng ta tính được chỉ số axit bằng cách chuẩn độ một lượng tinh dầu nhất định hòa tan trong hỗn hợp cồn với este với dung dịch chỉ thị là phenolphthalein. Chỉ số axit phụ thuộc vào phương pháp khai thác và mức độ tươi nguyên của nguyên liệu, nguyên liệu được bảo quản lâu thì chỉ số axit sẽ tăng lên do bị oxi hóa và 50
  • 51. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 ete trong tinh dầu bị phân giải. Biết được chỉ số axit sẽ biết được lượng axit tự do có trong tinh dầu. 2.3.2. Chỉ số este (Es) Là số mg KOH cần thiết để xà phòng hóa những este trung tính trong chất béo dầu hoặc sáp. Chỉ số este được xác định tương tự như chỉ số axit. Dựa vào phản ứng xà phòng hóa este: Phản ứng: RCOOR + KOH → RCOOK + ROH Bằng cách chuẩn độ một lượng mẫu thử nhất định hòa tan trong cồn bằng dung dịch KOH trong cồn, với chỉ thị là phenolphthalein. 2.3.3. Chỉ số xà phòng hóa (Xp) Là một chỉ tiêu chất béo, được biểu diễn bằng số mg KOH dùng để xà phòng hòa hoàn toàn 1g chất béo. Chỉ số xà phòng hóa xác định được thành phần tổng cộng của các axit béo. Chỉ số xà phòng hóa lớn chứng tỏ trong chất béo có các axit phân tử khối nhỏ và ngược lại. Xác định bằng phương pháp chuẩn độ ngược. Cho một lượng dư dung dịch KOH pha trộn trong rượu ở nhiệt độ cách thủy sôi phản ứng với một lượng chính xác dung dịch mẫu. Sau đó cố định lượng thừa KOH bằng dung dịch chuẩn HCl, từ đó tính được lượng KOH đã phản ứng với mẫu phân tích. Xp = Ax + Es 2.4. ĐỊNH LƯỢNG TINH DẦU Theo phương pháp dược điển Việt Nam, hàm lượng tinh dầu được tính theo công thức: % tinh dầu = ố ℎ ầ ℎ đượ ℎư ấ ố ê ệ ươ ℎ ặ ℎô × 100% (2.5) 51
  • 52. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.5. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ GHÉP KHỐI PHỔ (GC-MS) 2.5.1. Sắc ký khí: Sắc ký khí là một trong những phương pháp quan trọng nhất hiện nay dùng để tách, định lượng, xác định cấu trúc các chất, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu các hợp chất hữu cơ. Pha động trong GC là chất khí nên chất phân tích cũng phải được hoá hơi để đưa vào cột sắc ký, thường hoá hơi dưới 2500 C. Pha tĩnh có thể là chất rắn được nhồi vào cột hay 1 màng film mỏng bám lên trên bề mặt chất màng trơ, hoặc có thể tạo thành một màng mỏng bám lên mặt trong của thành cột (cột mao quản). ❖ Tuỳ thuộc vào bản chất pha tĩnh chia thành hai loại sắc ký khí : - Sắc ký khí rắn (gas solid chromatography – GSC): Chất phân tích được hấp phụ trực tiếp trên pha tĩnh là các tiểu phân rắn. - Sắc ký khí lỏng (gas liquid chromatography – GLC): Pha tĩnh là một chất lỏng không bay hơi. Phương pháp này chỉ được giới hạn với chất có thể bốc hơi mà không bị phân huỷ hay là trong khi phân huỷ cho sản phẩm phân huỷ xác định dưới thể hơi. ❖ Có 2 loại kĩ thuật phân tích: - Giữ cho nhiệt độ không đổi trong suốt quá trình phân tích, phương pháp này khó tách hoàn toàn. - Thay đổi nhiệt độ trong quá trình phân tích, phương pháp này tuy tốn thời gian nhưng triệt để. 52
  • 53. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 ❖ Máy sắc ký Hình 2.2. Sơ đồ thu gọn của thiết bị sắc ký khí ❖ Nguyên tắc hoạt động Nhờ có khí mang trong chứa trong bơm khí (hoặc máy phát khí), mẫu từ buồng bay hơi được dẫn vào cột tách nằm trong buồng điều nhiệt. Quá trình sắc ký xảy ra tại đây. Sau khi rời khỏi cột tách tại các thời điểm khác nhau, các cấu tử lần lượt đi vào detector, tại đó chúng được chuyển thành tín hiệu điện. Tín hiệu này được khuếch đại rồi chuyển sang bộ ghi, tích phân kế hoặc máy vi tính. Các tín hiệu được xử lí ở đó rồi chuyển sang bộ phận in và lưu kết quả. Trên sắc ký đồ nhận được, sẽ có tín hiệu ứng với các cấu tử được tách gọi là peak. Thời gian lưu của peak là đại lượng đặc trưng cho chất cần phân tích. Diện tích peak là thước đo định lượng cho từng chất trong hỗn hợp cần nghiên cứu. Hình 2.3. Hình ảnh sắc ký đồ 53
  • 54. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Sắc ký đồ là tập hợp tất cả các peak, mỗi peak đại diện cho mỗi chất. Dựa vào thời gian lưu ta có thể xác định được tên chất và đo diện tích mỗi peak ta xác định được thành phần mỗi chất trong hỗn hợp. ❖ Ứng dụng: Dùng để phân tách hỗn hợp hóa chất thành một mạch theo từng chất tinh khiết 2.5.2. Phương pháp khối phổ (MS) ❖ Nguyên tắc của phương pháp khối phổ Là dựa vào chất nghiên cứu được ion hoá trong pha khí hoặc pha ngưng tụ dưới chân không bằng những phương pháp thích hợp thành những ion (ion phân tử, ion mảnh…) có số khối khác nhau, sau đó những ion này được phân tách thành những dãy ion theo cùng số khối m (chính xác là theo cùng tỷ số khối trên điện tích ion, m/e) và xác suất có mặt của mỗi dãy ion có cùng tỉ số m/e được ghi lại trên đồ thị có trục tung là xác suất có mặt (hay cường độ), trục hoành là tỉ số m/e gọi là khối phổ đồ. Phổ khối lượng được ghi lại dưới dạng phổ vạch hay bảng, trong đó cường độ các vạch được đo bằng phần trăm so với đỉnh có cường đọ cao nhất. Đỉnh ion phân tử thường là đỉnh cao nhất, tương đương với khối lượng phân tử của hợp chất khảo sát. ❖ Ứng dụng Phổ khối lượng không những cho phép xác định chính xác phân tử lượng, mà căn cứ vào các mảnh phân tử tạo thành, ta cũng suy ra được cấu trúc phân tử. Xác suất tạo thành mảnh phụ thuộc vào cường độ liên kết trong phân tử cũng như vào khả năng bền hoá các mảnh tạo thành nhờ các hiệu ứng khác nhau. Các mảnh có độ bền lớn sẽ ưu tiên tạo thành, các liên kết yếu nhất dễ bị đứt nhất. Có những mảnh có khối lượng đặc trưng gọi là mảnh chìa khoá, chúng cho phép phân tích các phổ khối lượng dễ dàng. 2.5.3. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS) 54
  • 55. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Hình 2.4. Sơ đồ thiết bị sắc ký khí ghép khối phổ Hệ thống sắc ký khí khối phổ là một detector khối phổ được ghép nối với thiết bị sắc ký khí nối với nhau qua bộ kết nối với mục đích loại bớt khi mang như N2, He để giảm áp suất của dòng áp suất của dòng khí mang và phân tử mẫu chất đi vào buồng ion hóa của khối phổ. Phần thiết bị sắc kí dùng mao quản, phần khối phổ sử dụng buồng ion hóa với bộ tách từ cực và detector khối phổ. GC-MS bao gồm: - Sắc ký khí (GC): Sắc kí khí là phương pháp phân tách, phân ly, phân tích các chất dựa vào sự phân bố khác nhau của chúng giữa hai pha động và pha tĩnh. - Khối phổ (MS):Khối phổ là phương pháp phân tích mà trong đó hợp chất xét nghiệm được ion hoá và phá thành các mảnh trong thể khí dưới chân không cao (10-6mmHg). Sau quá trình ion hoá, các hạt có điện tích đó được gia tốc trong một điện trường, được tách trong một từ trường theo tương quan giữa khối lượng và điện tích của chúng và được ghi nhận theo cường độ của các hạt đó. Dùng để xác định định tính và định lượng ❖ Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động: - Cửa tiêm mẫu (injection port): 1 microliter dung môi chứa hỗn hợp các chất sẽ được tiêm vào hệ thống tại cửa này. Mẫu sau đó được dẫn qua hệ thống bởi khí 55
  • 56. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 trơ, thường là helium. Nhiệt độ ở cửa tiêm mẫu được nâng lên 3000 C để mẫu trở thành dạng khí. - Vỏ ngoài (oven): Phần vỏ của hệ thống GC chính là một lò nung đặc biệt. Nhiệt độ của lò này dao động từ 400 C cho tới 3200 C. - Cột (column): Bên trong hệ thống GC là một cuộn ống nhỏ hình trụ có chiều dài 30 mét với mặt trong được tráng bằng một loại polymer đặc biệt. Các chất trong hỗn hợp được phân tách bằng cách chạy dọc theo cột này. Sau khi đi qua cột sắc kí khí, các hóa chất tiếp tục đi vào pha khối phổ. Ở đây chúng bị ion hóa. Sau khi khối phổ, chúng sẽ tới bộ phận lọc dựa trên khối lượng, bộ lọc lựa chọn chỉ cho phép các hạt có khối lượng nằm trong một giới hạn nhất định đi qua. Thiết bị cảm biến có nhiệm vụ đếm số lượng các hạt có cùng khối lượng. Thông tin này sau đó được chuyển đến máy tínhvà xuất ra kết quả gọi là khối phổ. Khối phổ là một biểu đồ phản ánh số lượng các ion với các khối lượng khác nhau đã đi qua bộ lọc. - Máy tính: Bộ phận chịu trách nhiệm tính toán các tín hiện do bộ cảm biến cung cấp và đưa ra kết quả khối phổ. ❖ Ứng dụng của phương pháp sắc kí khí ghép khối phổ - Xác định công thức phân tử, dựa vào cường độ tương đối của ion phân tử đồng vị xuất hiện trong phổ đồ. - Xác định công thức cấu tạo: dựa vào giá trị m/e, cường đột tương đối của các ion phân tử cũng như ion mảng. - Định lượng thành phần nguyên tố của ion cần xác định. 56
  • 57. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. CHIẾT TÁCH TINH DẦU VỎ BƯỞI Sơ đồ 3.1. Quy trình chiết tách tinh dầu vỏ bưởi bằng pp chưng cất lôi cuốn hơi nước Vỏ Bưởi Xay nhuyễn Ngâm 3h trong dd NaCl 10% với tỉ lệ 1:2,5 Chưng cất lôi cuốn hơi nước 1,5h Ngưng tụ Tinh dầu thô Lắng Làm khan bằng Na2SO4 Chiết với đietyl ete Tinh dầu 57
  • 58. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Thuyết minh quy trình - Bước 1: Vỏ Bưởi tươi đem xay nhỏ, để ngâm trong dung dịch NaCl 10% khoảng 3 giờ. - Bước 2: Sau đó tiến hành chưng cất lôi cuốn hơi nước. Khi bắt đầu chưng cất, mở van hơi cho vào thiết bị, lúc đầu mở từ từ để đuổi không khí trong thiết bị và làm cho hơi phân phối đều trong toàn bộ nguyên liệu. Ngoài ra, mở từ từ van hơi để nguyên liệu không bị cuốn theo hơi gây tắc ống dẫn hỗn hợp hơi. Trong quá trình chưng cất, cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ dịch ngưng sao cho nằm trong khoảng 30 – 40 o C (bằng cách điều chỉnh tốc độ nước làm lạnh) vì nếu dịch ngưng quá nóng sẽ làm tăng độ hòa tan của tinh dầu vào nước và làm bay hơi tinh dầu. Để kiểm tra quá trình chưng cất kết thúc chưa người ta có thể dùng một tấm kính hứng một ít dịch ngưng, nếu thấy trên tấm kính còn váng dầu thì quá trình chưng cất chưa kết thúc. - Bước 3: Hỗn hợp tinh dầu và nước được cho vào thiết bị phân ly. Sau phân ly ta thu được tinh dầu thô và nước chưng. Tinh dầu thô được xử lý để được tinh dầu thành phẩm, nước chưng cho ra bể tiếp tục thu tinh dầu loại II. Làm khan tinh dầu bằng Na2SO4 khan, thu được tinh dầu tinh khiết. 3.2. XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM NGUYÊN LIỆU Tiến hành xác định độ ẩm nguyên liệu, kết quả thu được như sau: Bảng 3.1. Độ ẩm của vỏ Bưởi STT m1 m2 X(%) 1 100 27.80 72.20 2 100 27.30 72.70 Trung bình 72.45 58