SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
Vũ Hằng Nga
NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG BĂNG THÔNG CẬN HỒNG NGOẠI
CỦA ERBIUM TRONG VẬT LIỆU THỦY TINH SILICATE ỨNG
DỤNG CHO BỘ KHUẾCH ĐẠI SỢI QUANG EDFA
LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ
Khánh Hòa – Năm 2020
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
Vũ Hằng Nga
NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG BĂNG THÔNG CẬN HỒNG NGOẠI
CỦA ERBIUM TRONG VẬT LIỆU THỦY TINH SILICATE ỨNG
DỤNG CHO BỘ KHUẾCH ĐẠI SỢI QUANG EDFA
Chuyên ngành: Vật Lý Kỹ Thuật
Mã số: 8520401
LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
Hướng dẫn 1 : TS. Hồ Kim Dân
Hướng dẫn 2: TS. Phạm Hồng Nam
Khánh Hòa – Năm 2020
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn thạc sĩ này là kết quả trong
công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Hồ Kim Dân
và TS. Phạm Hồng Nam.
Tất cả các số liệu được công bố là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được công bố tại các tài liệu, ấn phẩm nào khác.
Các số liệu tham khảo khác đều có chỉ dẫn rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ
và được nêu trong phần phụ lục cuối luận văn.
Học viên thực hiện
Vũ Hằng Nga
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hồ Kim Dân và TS.
Phạm Hồng Nam, các thầy là những người đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và
cung cấp kiến thức nền tảng cho tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn tất cả các thầy giáo, cô giáo ở Học Viện Khoa Học và
Công Nghệ - Viện Khoa Học Hàn Lâm Việt Nam, Viện Nghiên Cứu và Ứng
Dụng Công Nghệ Nha Trang, Đại Học Đà Lạt đã giảng dạy, truyền đạt cho
tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập tại
trường.
Tôi xin cảm ơn Quỹ Phát Triển Khoa Học & Công Nghệ Quốc Gia
(NAFOSTED) đã góp phần tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến Nhà trường nơi tôi công tác,
gia đình, bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập.
Kính chúc tất cả quý thầy cô, gia đình, bạn bè sức khỏe và thành công!
Khánh Hòa, ngày 15 tháng 10 năm 2020
Học viên thực hiện
Vũ Hằng Nga
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC KÝ HIỆU & CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết Chữ viết đầy đủ bằng Tiếng Chữ viết đầy đủ bằng Tiếng
tắt Anh Việt
SABLC SiO2–AlF3–BaF2–LaF3–CaCO3
SiO2–AlF3–BaF2–LaF3–
CaCO3
NIR Near InfraRed Cận hồng ngoại
DTA Differential thermal analysis Phân tích nhiệt vi sai
EDFA Erbium Doped Fiber Amplifier
Bộ khuếch đại sợi quang pha
tạp Erbium
WDM Wavelength Division Ghép kênh phân chia theo
Multiplexing bước sóng
TDM Time Division Multiplexing
Ghép kênh phân chia theo
thời gian
FDM Frequency – division Ghép kênh phân chia theo tần
multiplexing số
FWHM Full Width at Half Maximum Độ rộng nửa cực đại
MUX Multiplexer Mạch ghép kênh
DEMUX Demultiplexer Mạch giải ghép kênh
EDF Erbium Doped Fiber Sợi pha tạp Erbium
LD Diod laser Đèn diod
XRD X – ray diffraction Nhiễu xạ tia X
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đơn tạp Er3+
trong thủy
tinh silicate SABLC-xEr (x = 0.05, 0.1, 0.15, 0.2, 0.25 và 0.3 mol. %) ........ 18
Bảng 2.2. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của Er3+
đơn tạp, Nd3+
đơn
tạp và đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
trong mẫu thủy tinh silicate SABLC-xNyE … 19
Bảng 2.3. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
trong thủy tinh silicate SABLC-0.5NxE (x = 0.2, 0.3, 0.4 và 0.5 mol. %). ... 19
Bảng 2.4. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
trong mẫu thủy tinh silicate SABLC-xN0.2E (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol.
%). ................................................................................................................... 20
Bảng 2.5. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của Er3+
đơn tạp, Pr3+
đơn
tạp và đồng pha tạp Er3+
/ Pr3+
trong thủy tinh silicate SABLC-xPryEr. ......... 20
Bảng 2.6. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Pr3+
/Er3+
trong mẫu thủy tinh silicate SABLC-xPr0.1Er (x = 0.5, 0.6, 0.7, 0.8, 0.9 và
1.0 mol. %) . .................................................................................................... 21
Bảng 2.7. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Pr3+
/ Er3+
trong thủy tinh silicate SABLC-0.8PrxEr (x = 0.15, 0.2, 0.25, 0.3 và 0.35
mol.%). ............................................................................................................ 21
Bảng 3.1. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
trong thủy tinh silicate SABLC-xNd-yEr theo tỷ lệ nồng độ mol.% (p = x/y).
......................................................................................................................... 45
Bảng 3.2. So sánh các thông số đỉnh phát thải NIR của Er3+
, đỉnh phát xạ cận
hồng ngoại NIR của Er3+
, Pr3+
,ex và FWHM của nghiên cứu này với một số
nghiên cứu tương tự . .................................................................................... 589
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Hình ảnh sợi quang ........................................................................... 7
Hình 1.2. Truyền dẫn quang bằng (a) đa mode và (b) đơn mode .................... 8
Hình 1.3. Sơ đồ chức năng của hệ thống WDM . ............................................. 9
Hình 1.4. Hệ thống thông tin quang ................................................................ 10
Hình 1.5. Sơ đồ truyền dẫn 2 chiều trên 2 sợi quang ..................................... 11
Hình 1.6. Sơ đồ truyền dẫn 2 chiều trên cùng 1 sợi quang ............................ 11
Hình 1.7. Cấu tạo của một EDFA ................................................................... 13
Hình 2.1. Tỷ lệ thành phần chính và trạng thái thủy tinh. .............................. 18
Hình 2.2. Các mức năng lượng và chuyển tiếp của Erbium. .......................... 22
Hình 2.3. Các mức năng lượng và chuyển tiếp của Praseodymium. .............. 22
Hình 2.4. Các mức năng lượng và chuyển tiếp của Neodymium. .................. 23
Hình 2.5. Vật liệu thí nghiệm (a) ErF3, (b) PrF3, (c) NdF3 ............................. 23
Hình 2.6. Quy trình thí nghiệm tạo mẫu thủy tinh và đo đạc các thông số. ... 24
Hình 2.7. Hình ảnh các mẫu SABLC-0N0.2E, SABLC-0.5N0.2E, SABLC-
0.8N0.2E, SABLC-1.0N0.2E, SABLC-1.2N0.2E sau khi chế tạo, ủ nhiệt và
đánh bóng bề mặt . .......................................................................................... 25
Hình 2.8. Giao diện phần mềm TA 60 kèm theo thiết bị đo và phân tích nhiệt
DTA-60AH-SHIMADZU. .............................................................................. 26
Hình 2.9. Đường cong DTA của thủy tinh SABLC. ....................................... 27
Hình 2.10. Thiết bị đo quang phổ hấp thụ Hitachi U-4100. ........................... 28
Hình 2.11. Giao diện phần mềm trên thiết bị đo quang phổ hấp thụ Hitachi U-
4100. ................................................................................................................ 29
Hình 2.12. Bộ phát bước sóng kích thích 980 nm LD. ................................... 30
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Hình 2.13. Giao diện phần mềm trên thiết bị đo quang phổ phát xạ cận hồng
ngoại ZOLIX SBP300.....................................................................................31
Hình 2.14. Giao diện phần mềm FLS-980 đo thời gian sống trên thiết bị đo
FLS-980...........................................................................................................32
Hình 3.1. Kết quả phân tích XRD…………………………………………..34
Hình 3.2. Quang phổ hấp thụ của đơn tạp Er3+
trong mẫu thủy tinh .............35
SABLC-0.5Er..................................................................................................35
Hình 3.3. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của đơn tạp Er3+
trong các
mẫu thủy tinh SABLC-xEr (x = 0.05, 0.1, 0.15, 0.2, 0.25 và 0.3 mol. %).....36
Hình 3.4. FWHM (Full Width at Half Maximum) của đơn tạp Er3+
trong mẫu
thủy tinh SABLC-0.3Er…………………………………………………….37
Hình 3.5. Sơ đồ mức năng lượng và phát xạ NIR của Er3+
............................38
Hình 3.6. Quang phổ hấp thụ của các mẫu thủy tinh SABLC-0Nd0.4Er,
SABLC-0.5Nd0Er và SABLC-0.5Nd0.4Er....................................................39
Hình 3.7. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của các mẫu đơn tạp Nd3+
, đơn
tạp Er3+
và đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
trong thủy tinh SABLC. .......................41
Hình 3.8. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu thủy tinh
SABLC-xNd-0.2Er (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol. %) .................................42
Hình 3.9. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu thủy tinh
SABLC-0.5Nd-xEr (x = 0.2, 0.3, 0.4 và 0.5 mol. %). ....................................43
Hình 3.10. Sơ đồ mức năng lượng và cơ chế chuyển giao năng lượng giữa
Er3+
và Nd3+
...................................................................................................44
Hình 3.11. Phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
trong thủy tinh
SABLC với các tỷ lệ nồng độ p = Nd3+
/Er3+
khác nhau................................46
Hình 3.12. Mối quan hệ giữa cường độ phát xạ NIR của đồng pha tạp
Nd3+
/Er3+
đỉnh tại bước sóng 1546 nm với các tỷ lệ nồng độ mol. % p của
Nd3+
/Er3+
khác nhau.......................................................................................47
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Hình 3.13. Thời gian sống của các mẫu thủy tinh SABLC-xNd-0.2Er (x = 0,
0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol. %) đo tại bước sóng 1348 nm dưới kích thích bước
sóng 808 nm LD..............................................................................................48
Hình 3.14. Quang phổ hấp thụ của đơn tạp Pr3+
trong mẫu thủy tinh SABLC-
0.5Pr. ...............................................................................................................51
Hình 3.15. Quang phổ hấp thụ của các mẫu thủy tinh SABLC-0.5Er, SABLC-
0.5Pr và SABLC-0.5Er0.5Pr...........................................................................52
Hình 3.16. Phổ phát xạ NIR của các mẫu thủy tinh SABLC-0.5Er, SABLC-
0.5Pr và SABLC-0.5Pr0.5Er dưới kích thích của 980 nm LD. ......................53
Hình 3.17. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của các mẫu thủy tinh SABLC-
xPr0.1Er (x = 0.5, 0.6, 0.7, 0.8, 0.9 và 1.0 mol. %)........................................54
Hình 3.18. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của các mẫu thủy tinh SABLC-
0.8PrxEr (x = 0.15, 0.2, 0.25, 0.3, và 0.35 mol. %)........................................55
Hình 3.19. Sơ đồ mức các năng lượng và cơ chế chuyển giao năng lượng giữa
Er3+
và Pr3+
....................................................................................................56
Hình 3.20. FWHM của các đơn tạp Er3+
, đơn tạp Pr3+
và đồng pha tạp
Er3+
/Pr3+
trong thủy tinh SABLC...................................................................57
Hình 3.21 (a). Thời gian sống của Pr3+
tại bước sóng 1375nm tương ứng với
quá trình chuyển đổi 1
G4 3
H5 của Pr3+
trong SABLC-0.5Pr0.1Er, SABLC-
0.6Pr0.1Er, SABLC-0.7Pr0.1Er, SABLC-0.8Pr0.1Er, SABLC-0.9Pr0.1Er
vàSABLC-1Pr0.1Er dưới sự kích thích của bước sóng 980 nm LD………..60
Hình 3.21 (b). Thời gian sống của Er3+
τEr ở 1546nm tương ứng với quá trình
chuyển đổi 4
I13/2 4
I15/2 của Er3+
trong SABLC-0.8Pr0.15Er, SABLC-
0.8Pr0.2Er, SABLC-0.8Pr0.25Er, SABLC-0.8Pr0.3Er và SABLC-
0.8Pr0.35Er. Các mẫu thủy tinh 0.8Pr0.3Er và SABLC-0.8Pr0.35Er dưới sự
kích thích của bước sóng 980 nm LD………………………………………..61
Hình 3.22 (a). Phổ hấp thụ của các mẫu thủy tinh SABLC-0.5Er (Er3+
đơn
tạp) và SABLC-0.5Pr (Pr3+
đơn tạp). .............................................................63
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Hình 3.22(b). Phổ phát xạ NIR của mẫu thủy tinh niurate SABLC-0.5Er (Er3+
đơn tạp) và SABLC-0.5Pr (Pr3+
đơn tạp).......................................................64
Hình 3.23 (a). Các mặt cắt hấp thụ σa(Er)(λ) và mặt cắt phát xạ và σe(Er)(λ) cho
các chuyển tiếp 4
I15/2 4
I13/2 và 4
I13/2 4
I15/2 của Er3+
..........................65
Hình 3.23 (b). Các mặt cắt hấp thụ σa(Pr)(λ) và mặt cắt phát xạ σe(Pr)(λ) cho các
chuyển tiếp 1
G4 1
D2 và 1
D2 1
G4 của Pr3+
.........................................665
Hình 3.24(a). Hệ số khuếch đại GEr(λ) cho chuyển tiếp 4
I13/2 → 4
I15/2 của Er3+
với p = 0, 0.1 đến 1 .........................................................................................66
Hình 3.24 (b). Hệ số khuếch đại GPr(λ) cho quá trình chuyển đổi 1
D2 1
G4
của Pr3+
với p = 0, 0.1 đến 1 ..........................................................................67
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................5
1.1. TỔNG QUAN VỀ SỢI QUANG...............................................................5
1.1.1. Sơ lược về sự phát triển của sợi quang ...................................................5
1.1.2. Khái niệm, cấu tạo và nguyên lí hoạt động của sợi quang .....................6
1.1.2.1. Khái niệm sợi quang ............................................................................6
1.1.2.2. Cấu tạo của sợi quang ..........................................................................6
1.1.2.3. Nguyên lí hoạt động của sợi quang......................................................7
1.1.3. Các công nghệ truyền dẫn quang ............................................................8
1.2. KỸ THUẬT GHÉP KÊNH PHÂN CHIA THEO BƯỚC SÓNG (WDM) 8
1.2.1. Tổng quan về ghép kênh phân chia bước sóng (WDM).........................8
1.2.2. Nguyên lí hoạt động của hệ thống WDM ...............................................9
1.2.3. Phân loại kỹ thuật ghép kênh WDM.....................................................10
1.2.3.1. Kỹ thuật truyền dẫn hai chiều trên hai sợi: ........................................10
1.2.3.2. Kỹ thuật truyền dẫn hai chiều trên một sợi........................................11
1.2.4. Ứng dụng của kỹ thuật ghép kênh WDM .............................................12
1.3. BỘ KHUẾCH ĐẠI SỢI QUANG EDFA................................................12
1.3.1. Sơ lược về sự phát triển của bộ khuếch đại quang EDFA ....................12
1.3.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của EDFA..........................................13
1.3.2.1. Sơ đồ khối của EDFA ........................................................................13
1.3.2.2. Nguyên lý hoạt động của EDFA........................................................14
1.3.3. Ứng dụng của bộ khuếch đại quang EDFA. .........................................15
CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.17
2.1. GIỚI THIỆU ............................................................................................17
2.2. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM.......................................................................17
2.2.1. Vật liệu thí nghiệm cho nghiên cứu băng thông cận hồng ngoại của đơn
tạp Er3+
trong vật liệu thủy tinh silicate..........................................................18
2.2.2. Vật liệu thí nghiệm cho nghiên cứu băng thông cận hồng ngoại của
đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
trong vật liệu thủy tinh silicate ................................19
2.2.3. Vật liệu thí nghiệm cho nghiên cứu băng thông cận hồng ngoại của
đồng pha tạp Pr3+
/Er3+
trong vật liệu thủy tinh silicate .................................20
2.2.4. Các mức năng lượng và mẫu vật liệu....................................................22
2.3. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC, PHÂN TÍCH THÍ
NGHIỆM.........................................................................................................24
2.3.1. Quy trình thí nghiệm .............................................................................24
2.3.2. Phân tích nhiệt DTA (Differential thermal analysis)............................25
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
2.3.3. Phân tích quang phổ hấp thụ. ................................................................27
2.3.4. Phân tích quang phổ phát xạ cận hồng ngoại........................................29
2.3.5. Phân tích lifetimess. ..............................................................................31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................34
3.1. NGHIÊN CỨU BĂNG THÔNG CẬN HỒNG NGOẠI CỦA ĐƠN TẠP
Er3+
TRONG VẬT LIỆU THỦY TINH SILICATE......................................34
3.1.1. Kết quả phân tích XRD ................................................................................................... 34
3.1.2. Quang phổ hấp thụ của đơn tạp Er3+
....................................................35
3.1.3. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đơn tạp Er3+
...........................36
3.1.4. Thảo luận, đánh giá kết quả ..................................................................37
3.2. NGHIÊN CỨU BĂNG THÔNG CẬN HỒNG NGOẠI ĐỒNG PHA TẠP
Nd3+
/Er3+
TRONG VẬT LIỆU THỦY TINH SILICATE ............................38
3.2.1. Quang phổ hấp thụ của đồng pha tạp Nd3+
/ Er3+
.................................39
3.2.2. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
.........40
3.2.3. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Er3+
/Nd3+
khi thay
đổi tỷ lệ nồng độ mol của Nd3+
.......................................................................42
3.2.4. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Er3+
/Nd3+
khi thay
đổi tỷ lệ nồng độ mol. % của Er3+
..................................................................43
3.2.5. Cơ chế phát xạ cận hồng ngoại và quá trình chuyển giao năng lượng
giữa Er3+
và Nd3+
trong đồng pha tạp Er3+
/Nd3+
. .........................................44
3.2.6. Kết quả đo thời gian sống của đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
.......................48
3.3. NGHIÊN CỨU BĂNG THÔNG CẬN HỒNG NGOẠI ĐỒNG PHA TẠP
Er3+
/Pr3+
TRONG VẬT LIỆU THỦY TINH SILICATE..............................50
3.3.1. Quang phổ hấp thụ của đơn tạp Pr3+
và đồng pha tạp Er3+
/Pr3+
. ........50
3.3.2. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đơn tạp Er3+
, đơn tạp Pr3+
và
đồng pha tạp Er3+
/Pr3+
....................................................................................53
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................69
4.1. KẾT LUẬN………………………
4.2. KIẾN NGHỊ
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................73
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, Internet kết nối
vạn vật (IoT: Internet Over Thing) cũng đã phát triển và ngày càng đi sâu vào
cuộc sống. Thông qua IoT con người có thể làm việc, học tập, mua sắm, giải
trí, giao lưu…với toàn thế giới thông quang mạng Internet. Chính vì vậy đòi
hỏi hạ tầng kỹ thuật cho việc truyền dẫn dữ liệu qua mạng Internet ngày cũng
càng phát triển để đáp ứng được nhu cầu đó.
Trong các công nghệ truyền dẫn của hệ thống viễn thông, công nghệ
truyền dẫn quang với kỹ thuật ghép kênh phân chia theo bước sóng WDM
(Wavelength Division Multiplexing) là giải pháp tiên tiến trong truyền dẫn sợi
quang, WDM ngày càng được sử dụng phổ biến với nhưng ưu điểm đáp ứng
được yêu cầu về chất lượng truyền dẫn. Để kỹ thuật ghép kênh theo bước
sóng WDM đáp ứng được yêu cầu trong truyền dẫn quang thì các bộ khuếch
đại quang đóng vai trò quan trọng. Trong đó bộ khuếch đại sợi quang pha tạp
Erbium (EDFA: Erbium Doped Fiber Amplifier) nằm trong băng tần C (1530-
1565nm) với đỉnh phát xạ của Erbium tại khoảng 1550 nm đang được sử dụng
và có vai trò quan trọng trong kỹ thuật ghép kênh phân chia theo bước sóng
WDM. Do đó, gần đây nhiều nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu tìm giải
pháp để mở rộng băng thông cho các bộ khuếch đại sợi quang EDFA.
Từ những cơ sở trên, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu mở rộng băng
thông cận hồng ngoại của Erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng
dụng cho bộ khuếch đại sợi quang EDFA”.
Trong đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu mở rộng băng thông cận
hồng ngoại (NIR: Near-Infrared) của Erbium trong vật liệu thủy tinh Silicate
ứng dụng cho bộ khuếch đại EDFA.
Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài là nghiên cứu chế tạo vật liệu đơn tạp Er3+
; đồng pha
tạp Er3+
/Nd3+
và đồng pha tạp Er3+
/Pr3+
trên nền vật liệu thủy tinh silicate,
được tổng hợp từ các thành phần chính SiO2, AlF3, BaF2, LaF3, CaCO3, ErF3 và
NdF3, PrF3 (hoặc Pr2O3). Đồng thời, nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng
ngoại của sợi Erbium, ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang EDFA thông qua
các sự kết hợp của đồng pha tạp Er3+
/Nd3+
, Er3+
/Pr3+
và thông qua
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
cơ chế, quá trình chuyển giao năng lượng giữa Er3+
với Nd3+
và Pr3+
.
Tính thực tiễn của đề tài
+ Luận văn đã nghiên cứu, chế tạo vật liệu thủy tinh silicate với thành
phần SiO2–AlF3–BaF2–LaF3–CaCO3 (viết tắt: SABLC). Đây là vật liệu thủy
tinh có tính ổn định nhiệt và độ bền cơ học có thể sử dụng làm vật liệu thủy
tinh nền khi đưa các ions đất hiếm vào ứng dụng cho sợi quang.
+ Luận văn đã nghiên cứu, chế tạo, đưa các thành phần đơn tạp Er3+
;
đồng pha tạp Er3+
/Nd3+
và đồng pha tạp Er3+
/Pr3+
vào vật liệu thủy tinh
silicate SABLC ứng dụng cho bộ khuếch đại quang EDFA với phạm vi bước
sóng từ khoảng 1460nm đến 1565 nm, tương ứng với băng tần S+C trong cửa
sổ quang học.
+ Luận văn đã nghiên cứu, mở rộng băng thông cận hồng ngoại của sợi
Erbium để ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang EDFA thông qua các cơ
chế kết hợp của đồng pha tạp Er3+
/Nd3+
, đồng pha tạp Er3+
/Pr3+
và thông qua
quá trình chuyển giao năng lượng giữa Er3+
với Nd3+
và Pr3+
.
Nội dung chi tiết của luận văn thạc sĩ
Nội dung chi tiết của luận văn bao gồm phần mở đầu và 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu.
Chương 2: Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả và thảo luận.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ SỢI QUANG
1.1.1. Sơ lược về sự phát triển của sợi quang
Năm 1880, Alexander Graham Bell, người Mỹ, đã phát minh ra một hệ
thống thông tin ánh sáng, đó là hệ thống photophone sử dụng ánh sáng mặt
trời từ một gương phẳng mỏng đã điều chế tiếng nói để mang tiếng nói đi,
nhưng nguồn nhiễu quá lớn làm giảm chất lượng đường truyền [1].
Năm 1934, Norman R.French, kỹ sư người Mỹ, nhận được bằng sáng
chế về hệ thống thông tin quang với phương tiện truyền dẫn là thanh thủy tinh
[1].
Năm 1966, Charles K. Kao và George Hockham thuộc phòng thí
nghiệm Standard Telecommunication của Anh thực hiện nhiều thí nghiệm để
chứng minh rằng nếu thủy tinh được chế tạo trong suốt hơn bằng cách giảm
tạp chất trong thủy tinh thì sự suy hao ánh sáng sẽ được giảm tối thiểu. Và họ
cho rằng nếu sợi quang được chế tạo đủ tinh khiết thì ánh sáng có thể truyền
đi xa nhiều Km [1].
Năm 1983, sợi quang đơn mode SM (Single Mode) được sản xuất ở
Mỹ. Đầu những năm 1980, các Công ty điện thoại bắt đầu sử dụng sợi quang
để xây dựng lại cơ sở hạ tầng truyền thông và sử dụng cáp quang vào mục
đích thương mại [1].
Ngày nay, công nghệ và kỹ thuật truyền dẫn quang tiếp tục phát triển
mạnh và được coi là hệ thống truyền tải thông tin với tốc độ cao khi hàng tỉ
dữ liệu số hoá được chuyển hoá thành những tín hiệu ánh sáng để truyền đi
trong sợi quang. Ngoài ra, công nghệ và kỹ thuật truyền dẫn quang cũng
đang đóng vai trò quan trọng tại nhiều lĩnh vực như: truyền hình mạng,
mạng Internet, mạng điện thoại….
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
6
1.1.2. Khái niệm, cấu tạo và nguyên lí hoạt động của sợi quang
1.1.2.1. Khái niệm sợi quang
Sợi quang là một loại sợi linh hoạt, trong suốt và được làm bằng thủy
tinh (silicate) hoặc nhựa (plastic). Sợi quang có kích thước rất nhỏ, được
dùng để truyền dẫn tín hiệu bằng ánh sáng và được sử dụng rộng rãi trong
truyền thông tin sợi quang nhờ những ưu điểm nổi bật của nó như: Hoạt
động tốt ở khoảng cách hàng ngàn mét, băng thông rộng, suy giảm tín hiệu
ít, tính bảo mật tín hiệu cao, không bị nhiễu điện từ, không dẫn điện, tỷ lệ lỗi
bít rất thấp, suy hao tín hiệu thấp và ít méo dạng tín hiệu, sợi quang cung cấp
băng thông rộng….
Vì vậy, sợi quang là giải pháp lựa chọn phù hợp để truyền tải dữ liệu
tốc độ cao và truyền đi đến những khoảng cách xa.
1.1.2.2. Cấu tạo của sợi quang
* Thành phần chính của sợi quang gồm lõi và lớp bọc được mô tả như
hình 1.1.
- Lõi (core): Hình trụ, là thành phần chính của một sợi quang, có vai trò
truyền dẫn tín hiệu ánh sáng nhờ sự phản xạ toàn phần ánh sáng giữa lõi và
lớp bọc. Lõi thường được làm bằng vật liệu thủy tinh hoặc chất dẻo trong
suốt có chiết suất n1.
- Lớp vỏ bọc (cladding): Hình trụ, là lớp bao ngoài trực tiếp với lõi sợi
quang, nhờ đó tạo ra hiện tượng phản xạ toàn phần liên tiếp trong sợi quang.
Lớp vỏ bọc có chiết suất n2 nhỏ hơn so n1 [1].
Lõi và lớp vỏ bọc của sợi quang với các chiết suất n1, n2 được minh
họa trong hình 1.1.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
7
Hình 1.1. Hình ảnh sợi quang
* Để bảo vệ sợi quang tránh các tác dụng bên ngoài, sợi quang còn
được bọc thêm các lớp:
- Lớp phủ ngoài (coating): Có tác dụng hấp thụ các tia sáng bị tán xạ
ra bên ngoài lớp vỏ bọc, chống gãy dập sợi quang, chống sự xâm nhập của
nước, các tác nhân vật lý, hóa học bên ngoài...đến lõi sợi quang [1,2]. Chiết
suất của lớp phủ lớn hơn chiết suất của lớp bọc để loại bỏ các tia sáng truyền
trong lớp bọc.
- Lớp gia cường (strength memner): Làm tăng sức chịu lực, chịu nhiệt
cho sợi quang.
- Lớp vỏ (outer jacket): Là lớp vỏ cứng ngoài cùng có tác dụng bảo vệ
các thành phần bên trong trước các tác dụng cơ học và sự thay đổi nhiệt
độ…đến lõi sợi quang.
1.1.2.3. Nguyên lí hoạt động của sợi quang
Thông tin được truyền dẫn qua cáp quang bắt đầu ở dạng một dòng
điện mang theo một lượng dữ liệu số hoá.
Một nguồn sáng, thường là nguồn laser, chuyển hoá dòng điện mang
thông tin này thành những xung ánh sáng và đưa chúng vào những sợi cáp
quang. Trong sợi quang, chiết suất của lớp vỏ bọc n2 nhỏ hơn chiết suất của
lớp lõi n1 nên ánh sáng bị phản xạ toàn phần liên tục ở mặt phân cách giữa
lớp lõi và lớp vỏ bọc như được minh họa ở hình 1.1, nhờ đó ánh sáng được
truyền đi dọc theo sợi quang. Xung ánh sáng đi qua lõi của sợi quang bằng
rất nhiều hướng được gọi là những đường dẫn .Ở điểm nhận tín hiệu, một
thiết bị dò ánh sáng nhận xung ánh sáng và chuyển hoá chúng thành dòng
điện và tái tạo lại thông tin gốc ban đầu. Kết quả là thông tin đã được truyền
đi xa thông qua sợi quang [2].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
8
1.1.3. Các công nghệ truyền dẫn quang
Công nghệ truyền dẫn quang gồm hai mode truyền dẫn: Đơn mode
(Single mode) và đa mode (Multi mode).
- Loại đa mode thể hiện trên hình 1.2 (a). Trong đó các tia tạo xung ánh
sáng có thể đi theo nhiều đường khác nhau trong lõi: thẳng, cong, zig zag…sử
dụng cho truyền tải tín hiệu trong khoảng cách ngắn [1, 2].
- Loại đơn mode thể hiện trên hình 1.2 (b). Trong đó các tia truyền theo
phương song song trục. Xung nhận được hội tụ tốt, ít méo dạng. Thường dùng
cho truyền tải tín hiệu khoảng cách xa hàng nghìn km.
(a)
(b)
Hình 1.2. Truyền dẫn quang bằng (a) đa mode và (b) đơn mode [3]
1.2. KỸ THUẬT GHÉP KÊNH PHÂN CHIA THEO BƯỚC SÓNG (WDM)
1.2.1. Tổng quan về ghép kênh phân chia bước sóng (WDM)
Ghép kênh là kỹ thuật rất quan trọng trong các hệ thống thông tin. Khi
truyền đi, mỗi bước sóng đại diện cho một kênh quang trong sợi quang.
Ghép kênh có nhiều dạng: Ghép kênh theo thời gian (TDM), ghép kênh theo
tần số (FDM), ghép kênh theo bước sóng WDM, trong đó ghép kênh theo
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
9
bước sóng WDM là giải pháp tiên tiến trong kỹ thuật thông tin quang và
được sử dụng phổ biến nhất hiện nay [3].
Ghép kênh phân chia bước sóng WDM là công nghệ ghép nhiều tín
hiệu (hoặc chuỗi dữ liệu) có các bước sóng khác nhau thành một tín hiệu
(hoặc chuỗi dữ liệu) sóng mang trên một sợi quang để truyền tín hiệu đi xa. Kĩ
thuật ghép kênh phân chia bước sóng WDM cho phép tăng dung lượng mà
không cần tăng tốc độ bít đường truyền và cũng không dùng thêm sợi dẫn
quang. Công nghệ WDM đã giúp tiết kiệm tài nguyên, tăng hiệu suất kênh
truyền, nhất là băng thông WDM sử dụng rất lớn và có đặc tính trong suốt với
dữ liệu, do đó các mạng WDM có thể chấp nhận dữ liệu ở bất kỳ tốc độ bít
nào và bất kỳ định dạng giao thức nào trong phạm vi giới hạn.
Trong hai thập kỷ qua, công nghệ truyền tải quang WDM đã có sự
phát triển vượt bậc. Những thành tựu của công nghệ này đã góp phần tạo nên
hệ thống WDM dung lượng rất lớn như ngày nay [4].
Sơ đồ khối của hệ thống WDM được hiển thị trong hình 1.3.
Hình 1.3. Sơ đồ chức năng của hệ thống WDM [1, 3].
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ WDM trên sợi
quang đã phát triển mạnh mẽ và bắt đầu được đưa vào sử dụng rộng rãi hình
thành mạng thông tin quang.
1.2.2. Nguyên lí hoạt động của hệ thống WDM
Hệ thống WDM hoạt động dựa trên cơ sở tiềm năng băng tần của sợi
quang để mang đi nhiều bước sóng ánh sáng khác nhau, điều thiết yếu là
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
10
việc truyền đồng thời nhiều bước sóng cùng một lúc này không gây nhiễu
lẫn nhau. Mỗi bước sóng đại diện cho một kênh quang trong sợi quang. Mục
tiêu của ghép kênh quang là nhằm để tăng dung lượng truyền dẫn.
Tại phía phát, bộ ghép kênh quang MUX thực hiện việc ghép và
khuếch đại các sóng ánh sáng với các bước sóng khác nhau để cùng truyền
đi trên một sợi quang đến máy thu.
Tại phía thu, bộ tách kênh quang DEMUX thực hiện việc tách các sóng
ánh sáng đã ghép thành các bước sóng khác nhau để đưa đến các đầu thu
tương ứng, sau đó khôi phục lại tín hiệu gốc rồi đưa vào các đầu cuối khác
nhau.
Khi dùng bộ tách/ghép WDM, ta phải xét các tham số như : khoảng
cách giữa các kênh, độ rộng băng tần của các kênh bước sóng, bước sóng
trung tâm của kênh, mức xuyên âm giữa các kênh, tính đồng đều của kênh,
suy hao xen, suy hao phản xạ, xuyên âm đầu gần đầu xa [3, 4] . Sơ đồ hệ
thống thông tin quang được thể hiện trên hình 1.4.
Hình 1.4. Hệ thống thông tin quang
1.2.3. Phân loại kỹ thuật ghép kênh WDM Có
hai kỹ thuật ghép kênh WDM đó là:
1.2.3.1. Kỹ thuật truyền dẫn hai chiều trên hai sợi:
Trong hệ thống WDM truyền dẫn hai chiều trên hai sợi, tất cả kênh
quang cùng trên một sợi quang truyền dẫn theo cùng một chiều (như hình 1.5
)
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
11
Hình 1.5. Sơ đồ truyền dẫn 2 chiều trên 2 sợi quang [3]
Ở đầu phát các tín hiệu có bước sóng quang khác nhau và đã được
điều chế1 ,2 ,3 ..,n thông qua bộ ghép kênh tổ hợp lại với nhau, và
truyền dẫn một chiều trên một sợi quang. Vì các tín hiệu được mang qua các
bước sóng khác nhau, do đó sẽ không lẫn lộn.
Ở đầu thu, bộ tách kênh quang tách các tín hiệu có bước sóng khác
nhau, hoàn thành truyền dẫn tín hiệu quang nhiều kênh. Ở chiều ngược lại
truyền dẫn qua một sợi quang khác, nguyên lý giống như vậy [3].
Hệ thống WDM hai chiều trên hai sợi được ứng dụng và phát triển
tương đối rộng rãi trong kỹ thuật quang.
1.2.3.2. Kỹ thuật truyền dẫn hai chiều trên một sợi
Ở hệ thống WDM truyền dẫn hai chiều trên một sợi: ở hướng đi, các
kênh quang tương ứng với các bước sóng 1 , 2 , 3 ....,n thông qua bộ
ghép/tách kênh được tổ hợp lại với nhau truyền dẫn trên một sợi [3, 4]. Cũng
sợi quang đó, ở hướng về các bước sóngn1 ,n2 , ...2n được truyền dẫn
theo chiều ngược lại (như hình 1.6). Nói cách khác, ta dùng các bước sóng
tách rời để thông tin hai chiều.
Hình 1.6. Sơ đồ truyền dẫn 2 chiều trên cùng 1 sợi quang [3]
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
12
Ở phía phát, các thiết bị ghép kênh phải có suy hao nhỏ từ mỗi nguồn
quang đến đầu ra của bộ ghép kênh.
Ở phía thu, các bộ tách sóng quang phải nhạy với dải rộng của các bước
sóng quang và khi tách kênh cần phải cách ly kênh quang thật tốt với các
bước sóng khác nhau.
Hệ thống WDM truyền dẫn hai chiều trên một sợi đòi hỏi yêu cầu kỹ
thuật rất nghiêm ngặt nên hệ thống truyền dẫn hai chiều trên một sợi này có
khả năng ít được lựa chọn khi thiết kế tuyến.
Quá trình truyền dẫn tín hiệu trong sợi quang chịu sự ảnh hưởng của
nhiều yếu tố: suy hao sợi quang, tán sắc, các hiệu ứng phi tuyến, vấn đề liên
quan đến khuếch đại tín hiệu ... Mỗi vấn đề kể trên đều phụ thuộc rất nhiều
vào yếu tố sợi quang (loại sợi quang, chất lượng sợi...) [4- 8].
1.2.4. Ứng dụng của kỹ thuật ghép kênh WDM
Ghép kênh phân chia theo bước sóng được sử dụng trong công nghệ
quang và ứng dụng rộng rãi trong một số lĩnh vực như sau : Ứng dụng trong
hệ thống điện thoại, ứng dụng trong đường dây thuê bao số, ứng dụng trong
FTTC (Fiber To The Curb) …
1.3. BỘ KHUẾCH ĐẠI SỢI QUANG EDFA
1.3.1. Sơ lược về sự phát triển của bộ khuếch đại quang EDFA
Khi chưa phát minh ra bộ khuếch đại quang, dữ liệu muốn truyền đi xa
thì tín hiệu quang trước khi truyền dẫn đi phải được biến đổi hành tín hiệu
điện, được khuếch đại và sau đó chuyển đổi, cuối cùng tái tạo trở lại thành
tín hiệu quang học ban đầu. Nhưng khi xung quang truyền dọc theo một sợi
quang thì nó bị suy giảm và mất hình dạng, nếu không được tăng cường thì
cuối cùng thông tin chứa trong xung sẽ bị mất. Để khắc phục vấn đề đó, bộ
khuếch đại quang EDFA ra đời đã mở ra một cuộc cách mạng sợi quang.
Bộ khuếch đại sợi quang pha tạp Erbium EDFA là một thiết bị lặp lại
quang học được sử dụng để tăng cường độ tín hiệu quang được truyền qua hệ
thống truyền thông sợi quang. EDFA là một thiết bị khuếch đại tín hiệu quang
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
13
trực tiếp mà không cần biến đổi thành tín hiệu điện và có thể đồng thời
khuếch đại tín hiệu ở hai hoặc nhiều bước sóng khác nhau (ghép kênh phân
chia theo sóng WDM) mà điều này không thể xảy ra với các hệ thống tái tạo .
Ngoài ra, bộ khuếch đại sợi quang pha tạp Erbium EDFA còn có các ưu điểm
như độ tăng ích đầu ra cao, băng tần rộng, tạp âm thấp, đặc tính tăng ích
không có quan hệ với phân cực, trong suốt đối với tốc độ số... nên ngày càng
được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các mạng truyền thông cáp quang [9,
10].
1.3.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của EDFA
1.3.2. 1. Sơ đồ khối của EDFA
Hình 1.7. Cấu tạo của một EDFA [3]
Trên hình 1.7 mô tả sơ đồ khối của EDFA cơ bản có thành phần chính
gồm laser bơm và bộ kết hợp WDM.
- Sợi quang pha tạp Erbium EDF: là thành phần quan trọng nhất của
EDFA, gồm một đoạn cáp quang ngắn có lõi pha tạp khoảng 0,1% Erbium
EDF gọi là sợi tích cực.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
14
- Laser bơm: cung cấp năng lượng ánh sáng cho đoạn sợi quang EDF
(Erbium Doper Fiber) để tạo ra trạng thái đảo nghịch nồng độ trong vùng
tích cực.
- Bộ ghép WDM: ghép bước sóng ánh sáng tín hiệu và bước sóng ánh
sáng bơm vào đoạn EDF.
- Bộ cách ly quang: ngăn không cho tín hiệu quang được khuếch đại
phản xạ ngược về phía đầu phát hoặc các tín hiệu quang trên đường truyền
phản xạ ngược về EDFA để đảm bảo bộ khuếch đại làm việc ổn định.
EDFA hoạt động tốt nhất trong phạm vi 1530 nm đến 1565 nm có độ
nhiễu thấp và có thể khuếch đại nhiều bước sóng đồng thời mà không cần tái
tạo, nhờ đó EDFA trở thành bộ khuếch đại sợi được lựa chọn cho hầu hết
các ứng dụng trong truyền thông quang học hiện nay [7, 8].
1.3.2. 2. Nguyên lý hoạt động của EDFA
Khi hoạt động, bơm laze có thể bơm ở nhiều bước sóng khác nhau
nhưng hiệu quả cao nhất là ở hai bước sóng 980 nm và 1480 nm. Tín hiệu
quang, như tín hiệu 1550 nm, đi vào bộ khuếch đại EDFA từ đầu vào [7, 8] ,
được kết hợp với laser bơm 980 nm và với thiết bị WDM. Ánh sáng hỗn hợp
được dẫn vào một phần sợi với các ion Erbium có trong lõi [5,11].
Ban đầu, khi Er3+
ở trạng thái không bị bất kỳ tín hiệu quang nào kích
thích Er3+
sẽ ở mức năng lượng thấp nhất 4
I15/2 [7].
Khi kích thích thủy tinh pha tạp Erbium bằng laser có bước sóng 980
nm hoặc 808 nm, các ion Er3+
hấp thụ năng lượng rồi chuyển dời từ mức cơ
bản 4
I15/2 lên mức năng lượng cao hơn 4
I11/2 hoặc 4
I9/2. Thời gian sống của
ion Er3+
ở trạng thái mức năng lượng 4
I11/2 và 4
I9/2 rất bé nên các ion Er3+
sẽ nhanh chóng chuyển dời không phát xạ về mức kích thích 4
I13/2 [8-10].
Quá trình kích thích thích liên tục đã tạo ra vô số photon cùng pha và cùng
hướng với photon tới. Như vậy, được quá trình khuếch đại trong EDFA đã
được tạo ra. [12-15].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
15
1.3.3. Ứng dụng của bộ khuếch đại quang EDFA.
* EDFA có thể được sử dụng trong hệ thống truyền thông quang công
suất cao và tốc độ cao. Việc áp dụng EDFA rất mang tính xây dựng để giải
quyết các vấn đề về độ nhạy thấp của máy thu và khoảng cách truyền ngắn
do thiếu bộ lặp OEO.
* EDFA có thể được sử dụng trong hệ thống thông tin quang đường
dài. Bằng cách sử dụng EDFA, chúng tôi có thể giảm đáng kể chi phí xây
dựng bằng cách tăng khoảng cách lặp lại để giảm số lượng bộ lặp tái tạo. Hệ
thống thông tin liên lạc quang học đường dài chủ yếu bao gồm hệ thống
truyền dẫn quang trên mặt đất và hệ thống truyền dẫn cáp quang dưới biển.
* EDFA có thể được sử dụng trong hệ thống mạng truy cập thuê bao
cáp quang. Nếu khoảng cách truyền quá dài, EDFA sẽ hoạt động như bộ
khuếch đại đường truyền để bù cho tổn thất truyền của đường truyền, do đó
làm tăng đáng kể số lượng thuê bao.
* EDFA có thể được sử dụng trong hệ thống ghép kênh phân chia bước
sóng (WDM), đặc biệt là hệ thống ghép kênh phân chia bước sóng (DWDM)
dày đặc. Việc sử dụng EDFA trong hệ thống WDM có thể giải quyết các vấn
đề về mất chèn và giảm ảnh hưởng của tán sắc màu.
* EDFA có thể được sử dụng trong hệ thống truyền hình ăng ten cộng
đồng (CATV). Trong hệ thống CATV, EDFA hoạt động như bộ khuếch đại
tăng cường để cải thiện đáng kể công suất đầu vào của một máy phát quang.
Việc sử dụng EDFA để bù cho việc mất các bộ chia công suất quang có thể
mở rộng đáng kể quy mô của mạng phân phối và tăng số lượng thuê bao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 chúng tôi đã nghiên cứu, trình bày tổng hợp các nội dung cơ
bản về: Tổng quan về sợi quang, kĩ thuật ghép kênh phân chia bước sóng
(WDM), Bộ khuếch đại quang EDFA và tổng quan về vật liệu thủy tinh, gốm
thủy tinh.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
16
Từ những nghiên cứu trong chương 1 này, chúng tôi nhận thấy rằng kĩ
thuật khuếch đại quang là kĩ thuật tiên tiến và cần thiết cho mạng thông tin
quang hiện tại và tương lại. Kĩ thuật khuếch đại quang giúp nâng cao chất
lượng của mạng thông tin quang. Đặc biệt, bộ khuếch đại quang sợi quang
EDFA là một bộ khuếch đại có thể ứng dụng trong kỹ thuật WDM với dải
bước sóng 1250 nm đến 1850 nm. Qua kết quả nghiên cứu về công nghệ
thông tin quang và công nghệ WDM ứng dụng trên mạng quang đã cho thấy
tiềm năng vô cùng to lớn của mạng thông tin quang và một xu hướng công
nghệ mới đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các mạng thông tin quang
thế hệ mới. Khi các công nghệ truyền thông tiếp tục được phát triển, EDFA
hứa hẹn sẽ trở thành lựa chọn ưu tiên cho các bộ khuếch đại quang học
trong tương lai.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu chế tạo bộ khuếch đại sợi quang EDFA
trên nền vật liệu thủy tinh silicate được chúng tôi quan tâm, tập trung nghiên
cứu trong chương 2 của luận văn này.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
17
CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. GIỚI THIỆU
Trong chương 2 này, chúng tôi nghiên cứu quy trình chế tạo vật liệu
thủy tinh silicate với thành phần chính từ hỗn hợp SiO2–AlF3–BaF2–LaF3–
CaCO3 (viết tắt: SABLC) dùng cho các thí nghiệm nghiên cứu băng thông
phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Pr3+
/Er3+
, đồng pha tạp Er3+
/Nd3+
dưới bước sóng kích thích 808 nm và 980 nm.
Đồng thời ở chương này chúng tôi cũng trình bày, nghiên cứu các
phương pháp đo đạc, phân tích thí nghiệm để kiểm chứng kết quả của vật liệu
đã chế tạo như phân tích nhiệt DTA, quang phổ hấp thụ, quang phổ phát xạ
cận hồng ngoại, đo thời gian sống lifetimess [16].
2.2. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM
Nguyên vật liệu chính sử dụng để tạo vật liệu thủy tinh trong nghiên
cứu đề tài này là: SiO2, AlF3, BaF2, LaF3, CaCO3. Tất cả các nguyên vật liệu
này có độ tinh khiết cao (99,99%) và là nguyên vật liệu được sử dụng trong
các phòng thí nghiệm.
Thành phần nguyên vật liệu chính để chế tạo vật liệu thủy tinh silicate
là từ hỗn hợp SiO2–AlF3–BaF2–LaF3–CaCO3. Thủy tinh silicate SABLC
được tạo thành từ tỷ lệ nồng độ của SiO2, AlF3, BaF2, LaF3, CaCO3, trong đó
3 thành phần chính SiO2, AlF3, BaF2 được thay đổi sao cho đảm bảo các tỷ lệ
này nằm trong vùng trạng thái thủy tinh được mô tả trên hình 2.1.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
18
Hình 2.1. Tỷ lệ thành phần chính và trạng thái thủy tinh.
2.2.1. Vật liệu thí nghiệm cho nghiên cứu băng thông cận hồng ngoại của
đơn tạp Er3+
trong vật liệu thủy tinh silicate
Bảng 2.1. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đơn tạp Er3+
trong thủy tinh silicate SABLC-xEr (x = 0.05, 0.1, 0.15, 0.2, 0.25 và 0.3 mol.
%) [16- 18].
Ký hiệu mẫu thủy tinh SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 ErF3
SABLC-0.05Er 45 25 10 5 14.95 0.05
SABLC-0.1Er 45 25 10 5 14.9 0.10
SABLC-0.15Er 45 25 10 5 14.85 0.15
SABLC-0.2Er 45 25 10 5 14.8 0.20
SABLC-0.25Er 45 25 10 5 14.75 0.25
SABLC-0.3Er 45 25 10 5 14.7 0.30
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
19
2.2.2. Vật liệu thí nghiệm cho nghiên cứu băng thông cận hồng ngoại của
đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
trong vật liệu thủy tinh silicate
Bảng 2.2. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của Er3+
đơn tạp, Nd3+
đơn tạp và đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
trong mẫu thủy tinh silicate SABLC-
xNyE [ 17, 18].
Ký hiệu mẫu thủy SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 NdF3 ErF3
tinh
SABLC-0Nd0.4Er 45 25 10 5 14.6 0 0.4
SABLC-0.5Nd0Er 45 25 10 5 14.5 0.5 0
SABLC-0.5Nd0.4Er 45 25 10 5 14.1 0.5 0.4
Bảng 2.3. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
trong thủy tinh silicate SABLC-0.5NxE (x = 0.2, 0.3, 0.4 và 0.5 mol. %).
Ký hiệu mẫu thủy SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 NdF3 ErF3
tinh
SABLC-0.5Nd0.2Er 45 25 10 5 14.3 0.5 0.2
SABLC-0.5Nd0.3Er 45 25 10 5 14.2 0.5 0.3
SABLC-0.5Nd0.4Er 45 25 10 5 14.1 0.5 0.4
SABLC-0.5Nd0.5Er 45 25 10 5 14.0 0.5 0.5
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
20
Bảng 2.4. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha
tạp Nd3+
/Er3+
trong mẫu thủy tinh silicate SABLC-xN0.2E (x =
0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol. %) [20].
Ký hiệu mẫu thủy SiO AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 NdF3 ErF3
tinh 2
SABLC-0Nd0.2Er 45 25 10 5 14.8 0 0.2
SABLC-0.5Nd0.2Er 45 25 10 5 14.3 0.5 0.2
SABLC-0.8Nd0.2Er 45 25 10 5 14 0.8 0.2
SABLC-1.0Nd0.2Er 45 25 10 5 13.8 1.0 0.2
SABLC-1.2Nd0.2Er 45 25 10 5 13.6 1.2 0.2
2.2.3. Vật liệu thí nghiệm cho nghiên cứu băng thông cận hồng ngoại của
đồng pha tạp Pr3+
/Er3+
trong vật liệu thủy tinh silicate
Bảng 2.5. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của Er3+
đơn tạp, Pr3+
đơn tạp và đồng pha tạp Er3+
/ Pr3+
trong thủy tinh silicate SABLC-xPryEr.
Ký hiệu mẫu thủy SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 Pr2O3 ErF3
tinh
SABLC-0.5Er 45 25 10 5 14.5 0 0.5
SABLC-0.5Pr 45 25 10 5 14.5 0.5 0
SABLC-0.5Pr0.5Er 45 25 10 5 14.0 0.5 0.5
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
21
Bảng 2.6. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha
tạp Pr3+
/Er3+
trong mẫu thủy tinh silicate SABLC-xPr0.1Er (x
= 0.5, 0.6, 0.7, 0.8, 0.9 và 1.0 mol. %) [21, 22].
Ký hiệu mẫu thủy SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 Pr2O3 ErF3
tinh
SABLC-0.5Pr0.1Er 45 25 10 5 14.4 0.5 0.1
SABLC-0.6Pr0.1Er 45 25 10 5 14.3 0.6 0.1
SABLC-0.7Pr0.1Er 45 25 10 5 14.2 0.7 0.1
SABLC-0.8Pr0.1Er 45 25 10 5 14.1 0.8 0.1
SABLC-0.9Pr0.1Er 45 25 10 5 14.0 0.9 0.1
SABLC-1.0Pr0.1Er 45 25 10 5 13.9 1.0 0.1
Bảng 2.7. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Pr3+
/
Er3+
trong thủy tinh silicate SABLC-0.8PrxEr (x = 0.15, 0.2, 0.25, 0.3 và
0.35 mol.%).
Ký hiệu mẫu thủy SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 Pr2O3 ErF3
tinh
SABLC-0.8Pr0.15Er 45 25 10 5 14.05 0.8 0.15
SABLC-0.8Pr0.2Er 45 25 10 5 14.00 0.8 0.20
SABLC-0.8Pr0.25Er 45 25 10 5 13.95 0.8 0.25
SABLC-0.8Pr0.3Er 45 25 10 5 13.90 0.8 0.30
SABLC-0.8Pr0.35Er 45 25 10 5 13.85 0.8 0.35
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
22
2.2.4. Các mức năng lượng và mẫu vật liệu
Hình 2.2. Các mức năng lượng và chuyển tiếp của Erbium.
Hình 2.3. Các mức năng lượng và chuyển tiếp của Praseodymium.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
23
Hình 2.4. Các mức năng lượng và chuyển tiếp của Neodymium.
(a)ErF3 b)PrF3 (c)NdF3
Hình 2.5. Vật liệu thí nghiệm (a) ErF3, (b) PrF3, (c) NdF3
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
24
2.3. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC, PHÂN TÍCH THÍ
NGHIỆM.
2.3.1. Quy trình thí nghiệm
Quy trình thí nghiệm tạo mẫu thủy tinh silicate, ủ nhiệt, xử lý nhiệt và
đo đạc các thông số quang phổ hấp thụ, quang phổ phát xạ cận hồng ngoại,
thời gian sống được thực hiện theo sơ đồ ở hình 2.6 sau đây:
Nguyên vật
liệu
Đo quang phổ phát xạ cận
hồng ngoại NIR
Đun nóng
chảy
Mài và đánh
bóng mẫu
Mẫu thủy
tinh
Đổ ra khuôn
mẫu
Ủ nhiệt
Xử lý nhiệt
Đo lifetime
Đo quang phổ hấp thụ
Hình 2.6. Quy trình thí nghiệm tạo mẫu thủy tinh và đo đạc các thông số.
Vật liệu thủy tinh với thành phần: SiO2, AlF3, BaF2, CaCO3, LaF3 đã
được chế tạo bằng phương pháp nóng chảy thông thường. Hỗn hợp 15g
nguyên liệu được trộn đều, nghiền nhỏ bằng cối và chày mã não. Hỗn hợp vật
liệu này được đưa vào lò điện, nung nóng chảy ở nhiệt độ 1550o
C, trong thời
gian 45 phút. Sau đó, hỗn hợp nóng chảy này được đổ ra khuôn để tạo thành
mẫu thủy tinh.
Dựa vào kết quả phân tích nhiệt, các mẫu thủy tinh được ủ nhiệt ở nhiệt
độ 535o
C trong thời gian 6 giờ liên tục để tăng độ bền cơ học. Các mẫu thủy
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
25
tinh được cắt thành những mẫu với kích thước 10 mm10 mm 2 mm và
được đánh bóng bề mặt để thực hiện các phép đo quang phổ hấp thụ, quang
phổ phát xạ NIR… [16, 17].
Hình ảnh một vài mẫu thủy tinh (SABLC-0N0.2E, SABLC-0.5N0.2E,
SABLC-0.8N0.2E, SABLC-1.0N0.2E, SABLC-1.2N0.2E) sau khi ủ nhiệt và
đánh bóng bề mặt như hình 2.7. Từ hình ảnh các mẫu thủy tinh trên hình 2.7,
có thể thấy rằng các mẫu thủy tinh này trong suốt và có bề mặt bóng.
Hình 2.7. Hình ảnh các mẫu SABLC-0N0.2E, SABLC-0.5N0.2E, SABLC-
0.8N0.2E, SABLC-1.0N0.2E, SABLC-1.2N0.2E sau khi chế tạo, ủ nhiệt và
đánh bóng bề mặt .
2.3.2. Phân tích nhiệt DTA (Differential thermal analysis).
Phân tích nhiệt DTA được thực hiện để xác định các thông số nhiệt của
mẫu thủy tinh để tiến hành ủ nhiệt, xử lý nhiệt các mẫu, khảo sát sự ảnh
hưởng của nhiệt độ đến thuộc tính hóa học, quang học,…của vật liệu thủy
tinh.
Phân tích nhiệt DTA của các mẫu thủy tinh được thực hiện trên máy đo
Shimadzu DTA-60AH với tỷ lệ quét 10°C/min. Thiết bị phân tích nhiệt
Shimadzu DTA-60AH được kết nối với máy tính, thực hiện cài đặt, đo đạc,
phân tích các thông số thông qua phần mềm TA 60 kèm theo thiết bị đo này.
Giao diện sử dụng của phần mềm TA 60 như hình 2.8. Từ phần mềm này
người sử dụng có thể cài đặt các thông số đo, phân tích thuộc tính nhiệt của
vật liệu. Kết quả phân tích sau đó được xuất ra các file dữ liệu ở dạng file .txt
hoặc dạng ảnh .jpg.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
26
Hình 2.8. Giao diện phần mềm TA 60 kèm theo thiết bị đo và phân tích nhiệt
DTA-60AH-SHIMADZU.
Để phân tích sự ổn định nhiệt, xác định các thông số nhiệt độ để ủ
nhiệt, xử lý nhiệt cho mẫu thủy tinh SABLC đã chuẩn bị, chúng tôi tiến hành
đo, phân tích nhiệt DTA. Kết quả phân tích nhiệt DTA được thể hiện trên
đường cong DTA của hình 2.9. Từ kết quả trên đường cong DTA, chúng tôi
xác định các thông số nhiệt của mẫu thủy tinh SABLC bao gồm: Nhiệt độ
chuyển pha thủy tinh (Tg) nằm ở khoảng nhiệt độ 5350
C; nhiệt độ khởi phát
kết tinh (Tx) ở khoảng nhiệt độ 6650
C, hai giá trị nhiệt độ đỉnh kết tinh (Tp1,
Tp2 ) lần lượt nằm ở khoảng nhiệt độ 6900
C và 7200
C .
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
27
Hình 2.9. Đường cong DTA của thủy tinh SABLC.
Dựa vào kết quả phân tích DTA, trong nghiên cứu này, tất cả các mẫu
thủy tinh SABLC được ủ nhiệt ở nhiệt độ 535°C liên tục trong suốt thời gian
6 giờ. Đồng thời, độ chênh lệchT giữa Tx và Tg (T =Tx - Tg) cũng được
xác định như một chỉ số để đánh giá về độ ổn định nhiệt của thủy tinh. Trong
nghiên cứu này độ chênh lệch nhiệt độ ΔT = 665°C - 535°C = 130°C. Giá trị
ΔT >100°C chỉ ra rằng thủy tinh SABLC đã chế tạo ở trên có độ ổn định nhiệt
và thích hợp cho các ứng dụng như bộ khuếch đại sợi quang, pin mặt trời và
lasers [16- 18].
2.3.3. Phân tích quang phổ hấp thụ.
Quang phổ hấp thụ của các mẫu được thực hiện trên máy đo quang phổ
hấp thụ UV/VIS Hitachi U-4100. Dải bước sóng đo khoảng từ 400 nm đến
1800 nm hoặc từ 300 nm đến 2200 nm tùy theo từng trường hợp thí nghiệm
cụ thể.
Hình ảnh thiết bị đo UV/VIS Hitachi U-4100 được mô tả trên hình
2.10. Mẫu thủy tinh cần đo quang phổ hấp thụ được đặt trong khoang đặt
mẫu.
Kích thước mẫu thủy tinh được cắt 10 mm x 10 mm x 2 mm để khớp
với khuôn chứa mẫu.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
28
Hình 2.10. Thiết bị đo quang phổ hấp thụ Hitachi U-4100.
Thiết bị đo quang phổ hấp thụ UV/VIS Hitachi U-4100 được thiết lập,
kết nối với máy tính qua phần mềm kèm theo thiết bị Hitachi U-4100 do hãng
Hitachi cung cấp.
Thông qua phần mềm này, người sử dụng có thể cài đặt, thiết lập các
thông số để đo quang phổ hấp thụ, chẳng hạn như chọn dải bước sóng đo, tốc
độ quét của thiết bị.
+ Độ chính xác trong các bước đo có thể thiết lập: 0.1 nm; 0.2 nm…hoặc
1.0 nm.
+ Độ nhạy của bước đo có thể thiết lập: 0.1 nm; 0.2 nm: 0.1 nm.
+ Tốc độ quét theo bước sóng có thể thiết lập: 60, 240, 1.200, 2.400,
12.000, 30.000 nm/phút.
Người sử dụng cũng có thể phân tích, xác định các đỉnh hấp thụ, tính
toán các thông số liên quan. Kết quả phân tích sau đó được xuất ra các file dữ
liệu ở dạng file. txt.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
29
Một phần giao diện sử dụng của phầm mềm đo quang phổ hấp thụ được
trình bày như hình 2.11.
Hình 2.11. Giao diện phần mềm trên thiết bị đo quang phổ hấp thụ Hitachi U-
4100.
2.3.4. Phân tích quang phổ phát xạ cận hồng ngoại.
Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu trong nghiên cứu
của luận văn này được thực hiện trên máy đo quang phổ cận hồng ngoại
ZOLIX SBP300.
+ Dải bước sóng đo khoảng từ: 1200 nm đến 1800 nm hoặc từ 1000 nm
đến 2200 nm, tùy theo vật liệu đo và dải bước sóng cần đo để phân tích.
+ Bước sóng kích thích trong nghiên cứu của luận văn này sử dụng bước
sóng: 980 nm laser diode (LD) và 808 nm LD.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
30
+ Độ chính xác trong các bước đo: 0.2 nm.
+ Độ nhạy của bước đo: 0.1 nm.
+ Tốc độ quét theo bước sóng có thể thiết lập: 30, 60, 240, 1.200, 2.400,
12.000, 30.000, 60.000 nm/phút.
Hình 2.12. Bộ phát bước sóng kích thích 980 nm LD.
Đối với các bước sóng kích thích 980 nm LD và 808 nm LD, người sử
dụng phải sử dụng các bộ phát sóng kích thích từ bên ngoài, chiếu vào mẫu
đặt trong khoang chứa mẫu.
Bộ phát tạo ra bước sóng kích thích 980 nm LD được mô tả như hình
2.12. Người sử dụng có thể điều chỉnh góc chiếu xạ cho các mẫu đo. Bộ phát
tạo ra bước sóng kích thích 980 nm LD này có thể điều chỉnh được công suất
nguồn kích thích, thông thường theo bước tăng công suất 0.5W, 1.0W, 1.5W,
2.0W, 2.5W hoặc 3W.
Thiết bị đo quang phổ phát xạ cận hồng ngoại ZOLIX SBP300 được
thiết lập, kết nối với máy tính qua phần mềm chuyên dụng kèm theo thiết bị
ZOLIX SBP300.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
31
Một phần giao diện phần mềm trên thiết bị đo quang phổ phát xạ cận
hồng ngoại ZOLIX SBP300 được mô tả như hình 2.13.
Hình 2.13. Giao diện phần mềm trên thiết bị đo quang phổ phát xạ cận hồng
ngoại ZOLIX SBP300.
Thông qua phần mềm này, người sử dụng có thể cài đặt, thiết lập các
thông số để đo quang phổ phát xạ cận hồng ngoại, chẳng hạn như chọn dải
bước sóng đo, tốc độ quét của thiết bị, bước sóng kích thích…. Người sử
dụng cũng có thể phân tích, xác định các đỉnh phát xạ cận hồng ngoại, phân
tích các thông số liên quan. Kết quả phân tích sau đó được xuất ra các file dữ
liệu ở dạng file *. txt, hoặc file ảnh dạng *.jpg.
2.3.5. Phân tích lifetimes.
Đo thời gian sống (lifetimes) cho các mẫu thủy tinh nhằm xác định giá
trị lifetimes để tính toán và là cơ sở đánh giá, minh chứng cho các quá trình
chuyển giao năng lượng giữa Er3+
với Nd3+
và Pr3+
.
Đo thời gian sống được thực hiện trên máy đo Edinburgh Instruments
FLS-980 do Anh sản xuất.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
32
Thiết bị đo Edinburgh Instruments FLS-980 được thiết lập, kết nối với
máy tính qua phần mềm FLS-980 kèm theo thiết bị Edinburgh Instruments
FLS-980. Thiết bị đo Edinburgh Instruments FLS-980 có thể đo được nhiều
chức năng như: đo quang phổ hấp thụ, đo quang phổ phát xạ, đo thời gian
sống lifetimes…
Thông qua thiết bị Edinburgh Instruments FLS-980 và phần mềm FLS-
980, người sử dụng có thể cài đặt các thông số để đo thời gian sống. Người sử
dụng cũng có thể phân tích, xác định các giá trị thời gian sống và phân tích
các thông số liên quan. Kết quả phân tích sau đó được xuất ra các file dữ liệu
ở dạng file *. txt, hoặc file ảnh dạng *.jpg.
Hình 2.14. Giao diện phần mềm FLS-980 đo thời gian sống trên thiết bị
đo FLS-980.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
33
Một phần giao diện sử dụng của phầm mềm phần mềm FLS-980 kèm
theo thiết bị Edinburgh Instruments FLS-980 được trình bày như hình 2.14.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 chúng tôi đã nghiên cứu được :
- Thành phần nguyên vật liệu chính để chế tạo vật liệu thủy tinh 45 SiO2 – 25
AlF3 – 10 BaF2 – 5 LaF3 – 15 CaCO3 (viết tắt: SABLC).
- Quy trình chế tạo được vật liệu thủy tinh silicate SABLC và các đơn tạp
Er3+
, Nd3+
, Pr3+
, đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
và Pr3+
/Er3+
trong vật liệu
thủy tinh silicate.
- Phương pháp phân tích nhiệt DTA trên các thiết bị đo DTA-60AH-
SHIMADZU và phần mềm TA 60 để làm cơ sở cho việc ủ nhiệt, xử lý nhiệt vật
liệu thủy tinh Silicate.
- Phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ trên các thiết bị đo Hitachi U-
4100 kết nối với máy tính qua phần mềm kèm theo thiết bị đó.
- Phương pháp phân tích quang phổ phát xạ cận hồng ngoại trên các thiết bị
đo ZOLIX SBP300 kết nối với máy tính qua phần mềm chuyên dụng kèm theo
thiết bị đó.
- Phương pháp đo lifetimes trên các thiết bị đo Edinburgh Instruments FLS-
980 do Anh sản xuất kết nối với máy tính qua phần mềm FLS-980 kèm theo
thiết bị đó. Đo lifetimes các mẫu thủy tinh cần thiết nhằm xác định lifetimes
để tính toán và cơ sở đánh giá quá trình chuyển giao năng lượng giữa Er3+
với Nd3+
và Pr3+
của vật liệu đã chế tạo.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. NGHIÊN CỨU BĂNG THÔNG CẬN HỒNG NGOẠI CỦA ĐƠN TẠP
Er3+
TRONG VẬT LIỆU THỦY TINH SILICATE.
3.1.1. Kết quả phân tích XRD
Hình 3.1. Kết quả phân tích XRD
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
35
Kết quả phân tích XRD hiển thị trên hình 3.1 cho thấy các đỉnh nhiễu
xạ không xuất hiện trong kết quả phân tích, đồng thời khi sử dụng phần mềm
phân tích XRD chuyên dùng X'Pert HighScore Plus chúng tôi đã xác định
được cấu trúc tinh thể bên trong vật liệu gốm thủy tinh trong suốt là tinh thể
nano BaF2 với mã phân tích JCPDS: 001-0533 để phân tích thì không xác
định được cấu trúc tinh thể. Chứng tỏ rằng vật liệu nghiên cứu của chúng tôi
là thủy tinh.
3.1.2. Quang phổ hấp thụ của đơn tạp Er3+
Hình 3.2. Quang phổ hấp thụ của đơn tạp Er3+
trong mẫu
thủy tinh SABLC-0.5Er.
Hình 3.2 mô tả quang phổ hấp thụ của mẫu thủy tinh SABLC-0.5E
trong phạm vi bước sóng 360 nm đến 2000 nm. Trong hình vẽ này phổ hấp
thụ của Er3+
đơn tạp trong mẫu thủy tinh SABLC-0.5E bao gồm 9 đỉnh hấp
thụ tại các bước sóng 1530 nm, 979 nm, 805 nm, 798 nm, 657 nm, 545 nm,
522 nm, 488 nm, 378 nm, tương ứng với các chuyển tiếp từ 4
I15/2 đến 4
I13/2,
4
I11/2, 4
I9/2, 4
F9/2, 4
S3/2, 2
H11/2, 4
F7/2, 2
H9/2 và 4
G11/2 [23, 24].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
36
3.1.3. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đơn tạp Er3+
.
Hình 3.3. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của đơn tạp Er3+
trong các
mẫu thủy tinh SABLC-xEr (x = 0.05, 0.1, 0.15, 0.2, 0.25 và 0.3 mol. %).
Hình 3.3 mô tả quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của đơn tạp Er3+
trong các mẫu thủy tinh SABLC-xEr (x = 0.05, 0.1, 0.15, 0.2, 0.25 và 0.3 mol.
%) dưới bước sóng kích thích 980 nm LD, đo trong dải bước sóng từ 1400 nm
đến 1700 nm.
Từ kết quả trên hình 3.3, đỉnh phát xạ của đơn tạp Er3+
trong các mẫu
thủy tinh SABLC-xEr được quan sát tại bước sóng 1546 nm, đỉnh phát xạ tại
bước sóng 1546 nm là do quá trình chuyển tiếp từ 4
I13/2 → 4
I15/2 của ion
Er3+
tạo ra [25].
Kết quả đo băng thông FWHM của phát xạ cận hồng ngoại NIR của
đơn tạp Er3+
trong mẫu thủy tinh SABLC-0.3Er khi kích thích bước sóng 980
nm LD đỉnh tại 1546 nm thể hiện trên hình 3.4.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
37
3.1.4. Thảo luận, đánh giá kết quả
Hình 3.4. FWHM (Full Width at Half Maximum) của đơn tạp Er3+
trong mẫu
thủy tinh SABLC-0.3Er.
Trong phần này, chúng tôi phân tích, đánh giá kết quả và thảo luận về
các cơ chế phát xạ của đơn tạp Er3+
trong vật liệu thủy tinh silicate.
Từ kết quả thí nghiệm của hình 3.3 đã cho thấy khi tăng nồng độ mol.
% của Er3+
tăng từ 0.05 mol.% lên đến 0.3 mol.% thì cường độ phát xạ NIR
của Er3+
đỉnh tại bước sóng 1546 nm tăng lên đáng kể và phát xạ NIR mạnh
nhất khi nồng độ mol Er3+
bằng 0.3 mol.%.
Từ kết quả trên hình 3.4 phát xạ cận hồng ngoại NIR của đơn tạp Er3+
trong mẫu thủy tinh SABLC-0.3Er khi kích thích bước sóng 980 nm LD đỉnh
tại 1546 nm, tương ứng với quá trình chuyển tiếp từ 4
I13/2 → 4
I15/2 tạo ra
băng thông với FWHM khoảng 97 nm.
Sơ đồ các mức năng lượng và cơ chế cho phát xạ cận hồng ngoại của
đơn tạp Er3+
trong mẫu thủy tinh SABLC được mô tả trên hình 3.5.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
38
Hình 3.5. Sơ đồ mức năng lượng và phát xạ NIR của Er3+
.
3.2. NGHIÊN CỨU BĂNG THÔNG CẬN HỒNG NGOẠI ĐỒNG PHA TẠP
Nd3+
/Er3+
TRONG VẬT LIỆU THỦY TINH SILICATE
Các ions Er3+
có chuyển tiếp từ 4
I9/2 → 4
I15/2 phù hợp khi sử dụng bước
sóng kích thích 808 nm LD. Tương tự các ions Nd3+
có chuyển tiếp 2
H9/2
→ 4
I9/2 cũng phù hợp khi sử dụng bước sóng kích thích 808 nm LD. Mặt
khác, cả Er3+
và Nd3+
đều có các mức năng lượng gần nhau trong vùng cận
hồng ngoại. Do đó, khả năng kết hợp và chuyển giao năng lượng giữa Er3+
và
Nd3+
được quan tâm nghiên cứu nhằm mở rộng FWHM cho các ứng dụng
của bộ khuếch đại quang.
Từ những kết quả thu được từ quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của
đơn tạp Er3+
trong mục 3.1.2. Trong phần này, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
39
băng thông cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
trong vật liệu thủy tinh
silicate với mục tiêu tìm ra được tỷ lệ tối ưu nồng độ của Nd3+
/Er3+
để FWHM
của đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
trong vật liệu thủy tinh SABLC tối ưu nhất.
3.2.1. Quang phổ hấp thụ của đồng pha tạp Nd3+
/ Er3+
Hình 3.6 mô tả quang phổ hấp thụ của các mẫu thủy tinh SABLC-
0Nd0.4Er, SABLC-0.5Nd0Er và SABLC-0.5Nd0.4Er trong phạm vi bước
sóng từ 400 nm đến 1800 nm.
Từ kết quả đo cường độ hấp thụ theo bước sóng của các đường cong
(a), (b) và (c) trên hình 3.6. Chúng tôi quan sát thấy rằng các mẫu có bước
sóng hấp thụ mạnh nhất ở vùng bước sóng khoảng 542 nm, sự hấp thụ ở một
số bước sóng khác có cường độ yếu hơn.
Hình 3.6. Quang phổ hấp thụ của các mẫu thủy tinh SABLC-0Nd0.4Er,
SABLC-0.5Nd0Er và SABLC-0.5Nd0.4Er.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
40
Trong hình vẽ 3.6, đường cong (a) là phổ hấp thụ của mẫu đơn tạp
SABLC-0Nd0.4Er. Phổ hấp thụ của mẫu đơn tạp Er3+
bao gồm 7 đỉnh hấp thụ
có đỉnh tại các bước sóng 1530 nm, 979 nm, 798 nm, 657 nm, 545 nm, 522
nm và 488 nm, tương ứng với các chuyển tiếp từ trạng thái cơ bản 4
I15/2 của
Er3+
sang các trạng thái kích thích 4
I13/2, 4
I11/2, 4
I9/2, 4
F9/2, 4
S3/2
2
H11/2 và
4
F7/2 [27, 28].
Đường cong (b) trên hình vẽ 3.6 là phổ hấp thụ của mẫu đơn tạp SABLC-
0.5Nd0Er, phổ hấp thụ của của mẫu đơn tạp Nd3+
bao gồm 6 đỉnh hấp thụ tại các
bước sóng 875 nm, 806 nm, 749 nm, 684 nm, 587nm và 528 nm, các đỉnh hấp
thụ này tương ứng với các chuyển tiếp từ trạng thái cơ bản 4
I9/2 của Nd3+
sang
các trạng thái kích thích 4
F3/2, (2
H9/2, 4
F5/2), (4
S3/2, 4
F7/2),
4
F9/2,
2
G7/2, (4
G7/2,
2
K13/2).
Đường cong (c) trên hình vẽ 3.6 là phổ hấp thụ của mẫu đồng pha tạp
SABLC-0.5Nd0.4Er, phổ hấp thụ của đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
bao gồm 13 đỉnh
hấp thụ tại các bước sóng 1530 nm, 979 nm, 875 nm, 806 nm, 798 nm, 749 nm,
684 nm, 657 nm, 587 nm, 545 nm, 528 nm, 522 nm và 488 nm, các đỉnh hấp thụ
này tương ứng với các chuyển tiếp từ trạng thái cơ bản sang các trạng thái kích
thích 4
I15/2 4
I13/2 (Er3+
), 4
I15/2 4
I11/2(Er3+
), 4
I9/2 4
F3/2
(Nd3+
), 4
I9/2 (2
H9/2, 4
F5/2)(Nd3+
), 4
I15/2 4
I9/2, (4
S3/2, 4
F7/2), 4
F9/2,
2
G7/2, 4
I15/2
 4
S3/2 (Er3+
), 2
G7/2 (2
G7/2,
2
K13/2).
Ở đây, có sự kết hợp và chồng lấp của quang phổ hấp thụ xung quanh
bước sóng 800 nm của đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
do sự chồng chéo giữa chuyển
tiếp 4
I15/2 → 4
I9/2 của Er3+
và chuyển tiếp (4
I9/2 → (2
H9/2, 4
F5/2) của Nd3+
.
Điều này chỉ ra rằng đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
trong thủy tinh silicate SABLC
trong suốt này có thể được kích thích hiệu quả bằng bước sóng 808 nm LD
[29].
3.2.2. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp
Nd3+
/Er3+
Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu thủy tinh SABLC-
0.5Nd0Er, SABLC-0Nd0.4Er và SABLC-0.5Nd0.4Er, dưới kích thích của
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
41
808 nm LD, được mô tả trên hình 3.7.
Hình 3.7. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của các mẫu đơn tạp Nd3+
, đơn
tạp Er3+
và đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
trong thủy tinh SABLC.
Trên hình 3.7, đường cong (a) là quang phổ phát xạ NIR của mẫu đơn
tạp Er3+
, dưới kích thích bước sóng 808 nm LD, đỉnh phát NIR của đơn tạp
Er3+
tại bước sóng 1546 nm, tương ứng với chuyển tiếp 4
I13/2 4
I15/2 của
Er3+
. Phát xạ NIR của đơn tạp Er3+
trong thủy tinh SABLC, dưới kích thích
bước sóng 808 nm LD, tạo ra một FWHM khoảng 97 nm.
Trên hình 3.7, đường cong (b) quang phổ phát xạ NIR của đơn tạp Nd3+
trong thủy tinh SABLC, dưới kích thích bước sóng 808 nm LD. Đỉnh phát xạ
NIR của đơn tạp Nd3+
tại bước sóng 1348 nm, tương ứng với chuyển tiếp 4
F3/2
 4
I13/2 [13]. Phát xạ NIR của mẫu đơn tạp Nd3+
, dưới kích thích 808 nm
LD, tạo ra FWHM khoảng 91 nm.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
42
Trên hình 3.7, đường cong (c) là quang phổ phát xạ NIR của mẫu đồng
pha tạp Nd3+
/Er3+
, dưới kích thích 808 nm LD, đỉnh phát NIR của đồng pha
tạp Nd3+
/Er3+
quan sát được tại bước sóng 1348 và 1546 nm, tương ứng với
chuyển tiếp 4
F3/2 4
I13/2 của Nd3+
và chuyển tiếp 4
I13/2 4
I15/2 của Er3+
.
Quang phổ phát xạ NIR của đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
trong thủy tinh SABLC
có sự kết hợp của Er3+
và Nd3+
tạo ra quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR
với FWHM tương đối rộng hơn FWHM của các đơn tạp Er3+
và đơn tạp Nd3+
trong khoảng bước sóng từ 1250 nm đến 1650 nm [31, 32]. Độ lớn của
FWHM được xác định khoảng 340 nm, bao phủ các băng tần O, E, S, C, L
của các bộ khuếch đại quang [24]. Tuy nhiên, phổ phát xạ NIR của đồng pha
tạp Nd3+
/Er3+
trong khoảng bước sóng từ 1250 nm đến 1650 nm vẫn tối ưu.
Do đó, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu để tìm ra một tỷ lệ nồng độ tối ưu nhất
giữa Nd3+
và Er3+
sao cho phổ phát xạ NIR của đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
trong
khoảng bước sóng từ 1250 nm đến 1650 nm là tối ưu nhất.
3.2.3. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp
Er3+
/Nd3+
khi thay đổi tỷ lệ nồng độ mol của Nd3+
Hình 3.8. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu thủy tinh
ABLC-xNd-0.2Er (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol. %)
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
43
Hình 3.8 mô tả quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu thủy
tinh SABLC-0.2Er-xNd (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol. %), trong đó giữ nồng
độ mol của Er3+
không đổi ở 0.2 mol. % và thay đổi nồng độ mol. % của Nd3+
.
Từ kết quả của hình 3.8 cho thấy, khi nồng độ mol. % của Nd3+
tăng từ
0 đến 1.2 mol. % thì cường độ phát xạ NIR của Nd3+
tại bước sóng 1348 nm
tăng lên. Đồng thời cường độ phát xạ NIR của Er3+
tại bước sóng 1546 nm
cũng tăng đáng kể. Điều này chứng tỏ rằng, năng lượng của Nd3+
đã chuyển
giao cho Er3+
[27, 28]. Quá trình chuyển giao năng lượng có thể từ chuyển
tiếp 4
F3/2 4
I13/2 của Nd3+
sang chuyển tiếp 4
I13/2 4
I15/2 của Er3+
. Quá
trình chuyển giao năng lượng này được đề xuất như sau:
4
F3/2 (Nd3+
) + 4
I13/2 (Er3+
) 4
I13/2 (Nd3+
) + 4
I15/2 (Er3+
) (ET1)
3.2.4. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp
Er3+
/Nd3+
khi thay đổi tỷ lệ nồng độ mol.% của Er3+
Hình 3.9. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu thủy tinh
SABLC-0.5Nd-xEr (x = 0.2, 0.3, 0.4 và 0.5 mol.%).
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
44
Hình 3.9 mô tả quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu
thủy tinh SABLC-0.5NdxEr (x = 0.2, 0.3, 0.4 và 0.5 mol.%), trong đó giữ
nguyên nồng độ của Nd3+
ở mức 0.5 mol.% và thay đổi nồng độ của Er3+
. Từ
kết quả của hình 3.8 cho thấy rằng khi nồng độ của Er3+
tăng từ 0.2 đến 0.5
mol.% thì cường độ phát xạ NIR của Er3+
tại bước sóng 1546 nm tăng lên,
đồng thời cường độ phát xạ NIR của Nd3+
tại bước sóng 1348 nm cũng tăng.
Như vậy, chứng tỏ rằng có quá trình chuyển giao năng lượng từ chuyển tiếp
4
I13/2 4
I15/2 của Er3+
sang chuyển tiếp 4
F3/2 4
I13/2 của Nd3+
[33, 34].
3.2.5. Cơ chế phát xạ cận hồng ngoại và quá trình chuyển giao năng
lượng giữa Er3+
và Nd3+
trong đồng pha tạp Er3+
/Nd3+
.
Hình 3.10. Sơ đồ mức năng lượng và cơ chế chuyển giao năng lượng giữa
Er3+
và Nd3+
[13].
Quá trình chuyển giao năng lượng trên hình 3.10 từ chuyển tiếp 4
I13/2
4I15/2 của Er3+ sang chuyển tiếp 4F3/2 4I13/2 của Nd3+ được đề xuất như sau:
4I13/2 (Er3+) + 4F3/2 (Nd3+) 4I15/2 (Er3+) + 4I13/2 (Nd3+) ( ET2)
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
45
Để xác định tỷ lệ tối ưu giữa tỷ lệ nồng độ mol.% của Nd3+
/Er3+
cần
tiến hành thí nghiệm với các tỷ lệ nồng độ mol.% khác nhau. Chúng tôi thực
hiện thí nghiệm đo phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
ứng
với các tỷ lệ nồng độ mol.% khác nhau như đã trình bày chi tiết trong bảng
3.1 sau đây.
Bảng 3.1. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
trong thủy tinh silicate SABLC-xNd-yEr theo tỷ lệ nồng độ mol.% (p = x/y).
Ký hiệu SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 NdF3 ErF3 p
mẫu thủy
tinh
SABLC- 45 25 10 5 12 1 2 0.5
1Nd-2Er
SABLC- 45 25 10 5 13.2 0.8 1 0.8
0.8Nd-1Er
SABLC- 45 25 10 5 13.4 0.8 0.8 1
0.8Nd-0.8Er
SABLC- 45 25 10 5 13 1.2 0.8 1.5
1.2Nd-0.8Er
SABLC- 45 25 10 5 13.2 1.2 0.6 2
1.2Nd-0.6Er
SABLC- 45 25 10 5 13.6 1 0.4 2.5
1Nd-0.4Er
Từ kết quả trên hình 3.10 chúng ta nhận thấy: Khi tăng tỷ lệ nồng độ
mol.% của Nd3+
/Er3+
từ p = 0.5 lên đến p = 2.5 thì cường độ phát xạ cận hồng
ngoại của Er3+
tăng mạnh đến tỷ lệ p = 1.5 sau đó giảm dần. Khi tỷ lệ nồng độ
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
46
Nd3+
/Er3+
đạt p = 1.5 thì cường độ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp
Nd3+
/Er3+
tăng lên mạnh nhất ở bước sóng 1546 nm. Đồng thời với tỷ lệ nồng
độ Nd3+
/Er3+
p = 1.5 thì cường độ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp
Nd3+
/Er3+
có đỉnh tại bước sóng 1348 nm cũng mạnh nhất. Điều này chứng tỏ
rằng, tỷ lệ nồng độ mol.% của Nd3+
/Er3+
bằng 1.5, tương ứng với mẫu
SABLC-1.2Nd-0.8Er thì cường độ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp
Nd3+
/Er3+
là tối ưu nhất [35, 36].
Mối quan hệ giữa cường độ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp
Nd3+
/Er3+
có đỉnh tại bước sóng 1546 nm với các tỷ lệ nồng độ mol.% p khác
nhau của Nd3+
/Er3+
được hiển thị chi tiết trên hình 3.11.
Hình 3.11. Phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
trong thủy
tinh SABLC với các tỷ lệ nồng độ p = Nd3+
/Er3+
khác nhau.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
47
Hình 3.12. Mối quan hệ giữa cường độ phát xạ NIR của đồng pha tạp
Nd3+
/Er3+
đỉnh tại bước sóng 1546 nm với các tỷ lệ nồng độ mol.% p của
Nd3+
/Er3+
khác nhau.
Từ kết quả trên hình 3.12, chúng tôi nhận thấy rằng tại bước sóng 1546
nm, khi tỷ lệ nồng độ mol.% của Nd3+
/Er3+
tăng từ p = 0.5 lên đến p = 1.5 thì
cường độ phát xạ tăng dần, khi p = 1.5 thì cường độ phát xạ là mạnh nhất, nếu
p tiếp tục tăng từ 1.5 lên 2.5 thì cường độ phát xạ lại giảm xuống. Điều này
chứng tỏ rằng khi tỷ lệ nồng độ mol.% của Nd3+
/Er3+
p = 1.5 thì cường độ
phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
là mạnh nhất [38]. Đây là
tỉ lệ tối ưu nhất để cường độ phát xạ NIR là mạnh nhất của đồng pha tạp
Nd3+
/Er3+
tại bước sóng 1546 nm [35].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
48
3.2.6. Kết quả đo thời gian sống của đồng pha tạp Nd3+
/Er3+
Hình 3.13. Thời gian sống của các mẫu thủy tinh SABLC-xNd-0.2Er (x = 0,
0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol.%) đo tại bước sóng 1348 nm dưới kích thích bước
sóng 808 nm LD.
Thời gian sống phát xạ cận hồng ngoại của Nd3+
đo tại bước sóng
1348nm tương ứng với chuyển tiếp 4
F3/2 4
I13/2 của Nd3+
trong các mẫu
thủy tinh SABLC-xNd-0.2Er (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol.%) đã đo và được
hiển thị trong hình 1.13.
Mối quan hệ giữa cường độ phát quang I(t) và thời gian sống thông qua
biểu thức sau đây [37]:
(1)
Trong đó: t là thời gian; I0 là cường độ phát quang ở t = 0.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
49
Nếu có nhiều giá trị khác nhau cho thời gian sống đo được, I (t) được
xác định [37]:
(2)
Trong đó: A1n là biên độ và là tuổi thọ huỳnh quang của các thành
phần đóng góp. Trong thực tế, số mũ có thể bị giới hạn ở mức 2 hoặc 3 [37],
tùy thuộc vào số lượng photon thu được. Trong nghiên cứu này, biểu hiện cụ
thể của thời gian sống như sau [37, 39, 40]:
(3)
Trong đó: A11 và A12 là hằng số phù hợp; τ1 và τ2 là thời gian sống
nhanh và chậm đối với các thành phần theo cấp số nhân. Từ đó, thời gian sống
τNd của Nd3+
có thể được tính bằng biểu thức (3) [40].
Thời gian sống phát xạ cận hồng ngoại của một số chuyển tiếp cũng
được đo để cung cấp thêm minh chứng cho quá trình chuyển giao năng lượng
ET giữa Er3+
và Nd3+
như đã đề cập ở trên. Thời gian sống τ đối với các mẫu
thủy tinh SABLC-xNd-0.2Er (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol.%) có thể được
tính theo biểu thức:

A 2  A2
11 1 12 2
A
1
 A
2
11 12
(4)
Bằng cách sử dụng biểu thức (4), các giá trị trung bình gần đúng của
thời gian sống phát xạ cận hồng ngoạiNd của Nd3+
được tính toán khoảng
160.1s, 152.2s, 145.4s, 137.8s và 121.1s, tương ứng với các mẫu thủy
tinh SABLC-xNd-0.2Er (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol.%).
Từ những kết quả tính toán thời gian sống này, chúng tôi nhận thấy rằng
với sự gia tăng nồng độ mol.% của Nd3+
từ 0 lên đến 1.2 mol.%, thời gian
sốngNd của Nd3+
tại bước sóng 1348 nm đã được tìm thấy giảm, đó là minh
chứng cho quá trình chuyển giao năng lượng ET1 từ quá trình chuyển tiếp
4
F3/2 4
I13/2 của Nd3+
sang chuyển tiếp 4
I13/2 4
I15/2 của Er3 +
[29, 32, 33].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
50
3.3. NGHIÊN CỨU BĂNG THÔNG CẬN HỒNG NGOẠI ĐỒNG PHA TẠP
Er3+
/Pr3+
TRONG VẬT LIỆU THỦY TINH SILICATE
Các ion Er3+
có chuyển tiếp 4
I11/2 → 4
I15/2 phù hợp khi sử dụng bước
sóng kích thích 980 nm LD. Tương tự, các ions Pr3+
có chuyển tiếp 1
G4 →
4
H9 cũng phù hợp khi sử dụng bước sóng kích thích 980 nm LD. Mặt khác, cả
hai ions Er3+
và Pr3+
đều có các mức năng lượng gần nhau trong vùng bước
sóng cận hồng ngoại từ bước sóng 1200 nm đến 1800 nm. Do đó, khả năng
kết hợp và chuyển giao năng lượng giữa hai ions Er3+
và Pr3+
trong vùng
bước sóng cận hồng ngoại từ bước sóng 1200 nm đến 1800 nm được quan
tâm nghiên cứu nhằm mở rộng FWHM phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha
tạp Er3+
/Pr3+
cho các ứng dụng của bộ khuếch đại quang.
Trong phần này, chúng tôi nghiên cứu tăng cường băng thông cận hồng
ngoại của đồng pha tạp Er3+
/Pr3+
trong vật liệu thủy tinh silicate với mục tiêu
thu được FWHM tối ưu nhất.
Thông qua kết quả của các phép đo quang phổ hấp thụ, quang phổ phát
xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Er3+
/Pr3+
tiến hành phân tích số liệu,
phân tích kết quả xác định đỉnh phát xạ và băng thông cận hồng ngoại của
đồng pha tạp Er3+
/Pr3+
trong vật liệu thủy tinh silicate.
3.3.1. Quang phổ hấp thụ của đơn tạp Pr3+
và đồng pha tạp
Er3+
/Pr3+
.
Hình 3.14 mô tả quang phổ hấp thụ của mẫu thủy tinh SABLC-0.5Pr,
trong phạm vi bước sóng từ 360 nm đến 2000 nm.
Trong hình 3.14, quang phổ hấp thụ của đơn tạp Pr3+
trong SABLC-
0.5Pr bao gồm 8 đỉnh hấp thụ tại các bước sóng 1939 nm, 1535 nm, 1444 nm,
1024 nm, 589 nm, 485 nm, 470 nm 447 nm, tương ứng với các chuyển tiếp từ
trạng thái cơ bản 3
H4 của Pr3+
đến các trạng thái kích thích 3
F2, 3
F3, 3
F4,
1
G4, 1
D2, 3
P0, 3
P1, 3
P2 của Pr3+
.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
51
Hình 3.14. Quang phổ hấp thụ của đơn tạp Pr3+
trong mẫu thủy tinh SABLC-
0.5Pr.
Hình 3.15 mô tả quang phổ hấp thụ của các mẫu thủy tinh SABLC-
0.5Er, SABLC-0.5Pr và SABLC-0.5Er0.5Pr trong phạm vi bước sóng từ 400
nm đến 2000 nm.
Trên hình 3.15, đường cong (a) là phổ hấp thụ của mẫu đơn tạp
SABLC-0.5Er. Trên đường cong (a) này, phổ hấp thụ của Er3+
đơn tạp trong
SABLC-0.5E bao gồm 8 đỉnh hấp thụ tại các bước sóng 1530 nm, 979 nm,
805 nm, 657 nm, 545 nm, 522 nm, 488 nm, 448 nm, tương ứng với các
chuyển tiếp từ trạng thái cơ bản 4
I15/2 của Er3+
đến các trạng thái kích thích
4
I13/2, 4
I11/2, 4
I9/2, 2
F9/2, 4
S3/2, 2
H11/2, 4
F7/2 và 2
H9/2 của Er3+
.
Trên hình 3.15, đường cong (b) là quang phổ hấp thụ của mẫu đơn tạp
SABLC-0.5Pr. Từ kết quả của đường cong (b) này, phổ hấp thụ của đơn tạp
Pr3+
trong SABLC-0.5Pr bao gồm 8 đỉnh hấp thụ tại các bước sóng 1939 nm,
1530 nm, 1444 nm, 1024 nm, 589 nm, 485 nm, 470 nm và 447 nm, tương ứng
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
52
với các chuyển tiếp từ trạng thái cơ bản 3
H4 của Pr3+
đến các trạng thái kích
thích 3
F2, 3
F3, 3
F4, 1
G4, 1
D2, 3
P0, 3
P1, 3
P2 của Pr3+
.
Trên hình 3.15, đường cong (c) là quang phổ hấp thụ của đồng pha tạp
Er3+
/Pr3+
trong mẫu thủy tinh SABLC-0.5Er0.5Pr, phổ hấp thụ của đồng pha
tạp Er3+
/Pr3+
bao gồm 15 đỉnh hấp thụ tại các bước sóng 1939 nm, 1530 nm,
1444 nm, 1024 nm, 805 nm, 657 nm, 589 nm, 522 nm, 485 nm, 470 nm và
447 nm, tương ứng với các chuyển tiếp từ trạng thái cơ bản 4
I15/2 của Er3+
đến
các trạng thái kích thích 4
I13/2, 4
I11/2, 4
I9/2, 2
F9/2, 4
S3/2, 2
H11/2, 4
F7/2 và 2
H9/2 của
Er3+
và các chuyển tiếp từ trạng thái cơ bản 3
H4 của Pr3+
đến các trạng thái
kích thích 3
F2, 3
F3, 3
F4, 1
G4, 1
D2, 3
P0, 3
P1, 3
P2 của Pr3+
.
Ở đây, quang phổ hấp thụ của đồng pha tạp Er3+
/Pr3+
có sự kết hợp và
chồng lấp của quang phổ hấp thụ của các ions Er3+
và Pr3+
[40, 41].
Hình 3.15. Quang phổ hấp thụ của các mẫu thủy tinh SABLC-0.5Er, SABLC-
0.5Pr và SABLC-0.5Er0.5Pr.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
53
3.3.2. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đơn tạp Er3+
, đơn tạp
Pr3+
và đồng pha tạp Er3+
/Pr3+
.
Hình 3.16. Phổ phát xạ NIR của các mẫu thủy tinh SABLC-0.5Er, SABLC-
0.5Pr và SABLC-0.5Pr0.5Er dưới kích thích của 980 nm LD.
Phổ phát xạ NIR của các mẫu thủy tinh SABLC-0.5Er, SABLC-0.5Pr
và SABLC-0.5Pr0.5Er dưới sự kích thích của bước sóng 980 nm LD trong
phạm vi bước sóng từ 1250 nm đến 1720 nm được hiển thị trong hình 3.16.
Trên hình 3.16, đường cong (a) là quang phổ phát xạ NIR của đơn tạp
Er3+
trong mẫu thủy tinh SABLC-0.5Er, quang phổ phát xạ NIR của đơn tạp
Er3+
có đỉnh tại bước sóng 1546 nm tương ứng với chuyển tiếp 4
I13/2
4
I15/2 của Er3+
[17], phổ phát xạ NIR của đơn tạp Er3+
đã tạo ra một FWHM
với độ rộng khoảng 97 nm, bao phủ trong khoảng bước sóng từ 1250 nm đến
1700 nm.
Trên hình 3.16, đường cong (b) là quang phổ phát xạ NIR của đơn tạp
Pr3+
trong mẫu thủy tinh SABLC-0.5Pr, quang phổ phát xạ NIR của đơn tạp
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
54
Pr3+
có hai đỉnh tại hai bước sóng 1375 nm và 1477 nm do các chuyển tiếp
1
G4 3
H5 và 1
D2 1
G4 của Pr3+
tạo ra.
Trên hình 3.16, đường cong (c) là quang phổ phát xạ NIR của đồng
pha tạp Er3+
/Pr3+
trong mẫu thủy tinh SABLC-0.5Pr0.5Er, quang phổ phát xạ
NIR của Pr3+
đã kết hợp với phát xạ NIR của Er3+
. Vì vậy, chúng ta có thể
quan sát thấy rằng quang phổ phát xạ NIR của đồng pha tạp Er3+
/Pr3+
có các
đỉnh tại các bước sóng 1375 nm, 1477 nm và 1546 nm, quang phổ phát xạ
NIR của đồng pha tạp Er3+
/Pr3+
tạo ra băng thông với FWHM khoảng 300
nm trong phạm vi bước sóng từ 1250 nm đến 1700 nm, bao phủ các dải băng
tần E, S, C và (C + L) trong các cửa sổ viễn thông [ 41, 42].
Với kết quả thu được là một băng thông rộng với FWHM khoảng 300
nm trong phạm vi bước sóng từ 1250 nm đến 1700 nm, vật liệu nghiên cứu
này có thể sử dụng cho các ứng dụng trong các bộ khuếch đại sợi quang.
Hình 3.17. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của các mẫu thủy tinh
SABLC-xPr0.1Er (x = 0.5, 0.6, 0.7, 0.8, 0.9 và 1.0 mol.%).
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
55
Hình 3.17 mô tả quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu
thủy tinh SABLC-xPr0.1Er (x = 0.5, 0.6, 0.7, 0.8, 0.9 và 1.0 mol.%), trong
trường hợp này, chúng tôi giữ nguyên nồng độ của Er3+
ở mức 0.1 mol.% và
thay đổi nồng độ mol.% của Pr3+
từ 0.5 đến 1.0 mol.%. Từ các kết quả của
hình 3.16 đã cho thấy rằng khi nồng độ mol.% của Pr3+
tăng từ 0.5 mol.% đến
1 mol.% thì cường độ phát xạ NIR của Pr3+
đỉnh tại bước sóng 1447 nm tăng
mạnh, còn cường độ phát xạ NIR của Pr3+
đỉnh tại các bước sóng 1375 nm và
1780 nm hầu như không thay đổi. Trong khi đó, cường độ phát xạ NIR của
Er3+
đỉnh tại bước sóng 1546 nm lại tăng lên. Điều này chứng tỏ rằng năng
lượng của ions Pr3+
đã chuyển giao cho ions Er3+
. Quá trình chuyển giao
năng lượng có thể xảy ra từ chuyển tiếp 1
G4 3
H5 của Pr3+
sang chuyển
tiếp 4
I13/2 4
F15/2 của Er3+
[43]. Quá trình chuyển giao năng lượng này
được đề xuấtnhư sau:
1
G4 (Pr3+
) + 4
I13/2 (Er3+
) 3
H5 (Pr3+
) + 4
I15/2 (Er3+
) (ET1)
Hình 3.18. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của các mẫu thủy tinh
SABLC-0.8PrxEr (x = 0.15, 0.2, 0.25, 0.3, và 0.35 mol.%).
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc
Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc

More Related Content

Similar to Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc

Similar to Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc (20)

Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của các hạt nano silica chứa Các chấm l...
Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của các hạt nano silica chứa Các chấm l...Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của các hạt nano silica chứa Các chấm l...
Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của các hạt nano silica chứa Các chấm l...
 
Nghiên Cứu Tính Toán Xây Dựng Hệ Đo Độ Rộng Xung Laser Bằng Kỹ Thuật Tự Tương...
Nghiên Cứu Tính Toán Xây Dựng Hệ Đo Độ Rộng Xung Laser Bằng Kỹ Thuật Tự Tương...Nghiên Cứu Tính Toán Xây Dựng Hệ Đo Độ Rộng Xung Laser Bằng Kỹ Thuật Tự Tương...
Nghiên Cứu Tính Toán Xây Dựng Hệ Đo Độ Rộng Xung Laser Bằng Kỹ Thuật Tự Tương...
 
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và tính chất Của hệ hạt nano cofe2o4 bằng phươn...
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và tính chất Của hệ hạt nano cofe2o4 bằng phươn...Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và tính chất Của hệ hạt nano cofe2o4 bằng phươn...
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và tính chất Của hệ hạt nano cofe2o4 bằng phươn...
 
Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại N...
Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại N...Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại N...
Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại N...
 
Luận văn thạc sĩ hóa học.
Luận văn thạc sĩ hóa học.Luận văn thạc sĩ hóa học.
Luận văn thạc sĩ hóa học.
 
Nghiên Cứu Tổng Hợp Và Nang Hóa Nano Sắt Từ Lên Liposome Định Hướng Ứng Dụng ...
Nghiên Cứu Tổng Hợp Và Nang Hóa Nano Sắt Từ Lên Liposome Định Hướng Ứng Dụng ...Nghiên Cứu Tổng Hợp Và Nang Hóa Nano Sắt Từ Lên Liposome Định Hướng Ứng Dụng ...
Nghiên Cứu Tổng Hợp Và Nang Hóa Nano Sắt Từ Lên Liposome Định Hướng Ứng Dụng ...
 
Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây An xoa (helicteres hirsuta l.) Ở...
Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây An xoa (helicteres hirsuta l.) Ở...Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây An xoa (helicteres hirsuta l.) Ở...
Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây An xoa (helicteres hirsuta l.) Ở...
 
Nghiên Cứu Tính Chất Từ Và Quang Học Của Vật Liệu Batio3 Pha Tạp Fe Tại Vùng ...
Nghiên Cứu Tính Chất Từ Và Quang Học Của Vật Liệu Batio3 Pha Tạp Fe Tại Vùng ...Nghiên Cứu Tính Chất Từ Và Quang Học Của Vật Liệu Batio3 Pha Tạp Fe Tại Vùng ...
Nghiên Cứu Tính Chất Từ Và Quang Học Của Vật Liệu Batio3 Pha Tạp Fe Tại Vùng ...
 
Đánh Giá Hiệu Quả Năng Lượng Và Tác Động Đến Môi Trường Của Đèn Led Trong Can...
Đánh Giá Hiệu Quả Năng Lượng Và Tác Động Đến Môi Trường Của Đèn Led Trong Can...Đánh Giá Hiệu Quả Năng Lượng Và Tác Động Đến Môi Trường Của Đèn Led Trong Can...
Đánh Giá Hiệu Quả Năng Lượng Và Tác Động Đến Môi Trường Của Đèn Led Trong Can...
 
Nghiên Cứu Đặc Trưng Phổ Của Các Xung Laser Cực Ngắn Trong Khí Ar.doc
Nghiên Cứu Đặc Trưng Phổ Của Các Xung Laser Cực Ngắn Trong Khí Ar.docNghiên Cứu Đặc Trưng Phổ Của Các Xung Laser Cực Ngắn Trong Khí Ar.doc
Nghiên Cứu Đặc Trưng Phổ Của Các Xung Laser Cực Ngắn Trong Khí Ar.doc
 
Nghiên Cứu Tương Tác Raman Kết Hợp Trong Môi Trường Khí Được Chứa Bởi Sợi Qua...
Nghiên Cứu Tương Tác Raman Kết Hợp Trong Môi Trường Khí Được Chứa Bởi Sợi Qua...Nghiên Cứu Tương Tác Raman Kết Hợp Trong Môi Trường Khí Được Chứa Bởi Sợi Qua...
Nghiên Cứu Tương Tác Raman Kết Hợp Trong Môi Trường Khí Được Chứa Bởi Sợi Qua...
 
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit việt nam ứng d...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit việt nam ứng d...Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit việt nam ứng d...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit việt nam ứng d...
 
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
 
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp...
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp...Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp...
Nghiên Cứu Phân Lập, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp...
 
Nghiên cứu phương pháp xác định vị trí sự cố trên đường dây tải điện dựa trên...
Nghiên cứu phương pháp xác định vị trí sự cố trên đường dây tải điện dựa trên...Nghiên cứu phương pháp xác định vị trí sự cố trên đường dây tải điện dựa trên...
Nghiên cứu phương pháp xác định vị trí sự cố trên đường dây tải điện dựa trên...
 
Chế tạo và tính chất quang của các hạt nano keo huỳnh quang cdsecds và cdsecd...
Chế tạo và tính chất quang của các hạt nano keo huỳnh quang cdsecds và cdsecd...Chế tạo và tính chất quang của các hạt nano keo huỳnh quang cdsecds và cdsecd...
Chế tạo và tính chất quang của các hạt nano keo huỳnh quang cdsecds và cdsecd...
 
Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxy
Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxyChế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxy
Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxy
 
Nghiên Cứu Tính Chất Quang Và Khả Năng Ứng Dụng Của Màng Mỏng Penta-Ôxit Vana...
Nghiên Cứu Tính Chất Quang Và Khả Năng Ứng Dụng Của Màng Mỏng Penta-Ôxit Vana...Nghiên Cứu Tính Chất Quang Và Khả Năng Ứng Dụng Của Màng Mỏng Penta-Ôxit Vana...
Nghiên Cứu Tính Chất Quang Và Khả Năng Ứng Dụng Của Màng Mỏng Penta-Ôxit Vana...
 
Đề tài: Cấu trúc điện tử, tính chất từ của hệ vật liệu R/D/R, HAY
Đề tài: Cấu trúc điện tử, tính chất từ của hệ vật liệu R/D/R, HAYĐề tài: Cấu trúc điện tử, tính chất từ của hệ vật liệu R/D/R, HAY
Đề tài: Cấu trúc điện tử, tính chất từ của hệ vật liệu R/D/R, HAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của công suất kích thích và nhiệt độ đến tính chất quang...
Nghiên cứu ảnh hưởng của công suất kích thích và nhiệt độ đến tính chất quang...Nghiên cứu ảnh hưởng của công suất kích thích và nhiệt độ đến tính chất quang...
Nghiên cứu ảnh hưởng của công suất kích thích và nhiệt độ đến tính chất quang...
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 

Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại Của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa.doc

  • 1. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Vũ Hằng Nga NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG BĂNG THÔNG CẬN HỒNG NGOẠI CỦA ERBIUM TRONG VẬT LIỆU THỦY TINH SILICATE ỨNG DỤNG CHO BỘ KHUẾCH ĐẠI SỢI QUANG EDFA LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ Khánh Hòa – Năm 2020
  • 2. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Vũ Hằng Nga NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG BĂNG THÔNG CẬN HỒNG NGOẠI CỦA ERBIUM TRONG VẬT LIỆU THỦY TINH SILICATE ỨNG DỤNG CHO BỘ KHUẾCH ĐẠI SỢI QUANG EDFA Chuyên ngành: Vật Lý Kỹ Thuật Mã số: 8520401 LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : Hướng dẫn 1 : TS. Hồ Kim Dân Hướng dẫn 2: TS. Phạm Hồng Nam Khánh Hòa – Năm 2020
  • 3. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn thạc sĩ này là kết quả trong công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Hồ Kim Dân và TS. Phạm Hồng Nam. Tất cả các số liệu được công bố là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố tại các tài liệu, ấn phẩm nào khác. Các số liệu tham khảo khác đều có chỉ dẫn rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ và được nêu trong phần phụ lục cuối luận văn. Học viên thực hiện Vũ Hằng Nga
  • 4. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hồ Kim Dân và TS. Phạm Hồng Nam, các thầy là những người đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và cung cấp kiến thức nền tảng cho tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn tất cả các thầy giáo, cô giáo ở Học Viện Khoa Học và Công Nghệ - Viện Khoa Học Hàn Lâm Việt Nam, Viện Nghiên Cứu và Ứng Dụng Công Nghệ Nha Trang, Đại Học Đà Lạt đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn Quỹ Phát Triển Khoa Học & Công Nghệ Quốc Gia (NAFOSTED) đã góp phần tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến Nhà trường nơi tôi công tác, gia đình, bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Kính chúc tất cả quý thầy cô, gia đình, bạn bè sức khỏe và thành công! Khánh Hòa, ngày 15 tháng 10 năm 2020 Học viên thực hiện Vũ Hằng Nga
  • 5. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC KÝ HIỆU & CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết Chữ viết đầy đủ bằng Tiếng Chữ viết đầy đủ bằng Tiếng tắt Anh Việt SABLC SiO2–AlF3–BaF2–LaF3–CaCO3 SiO2–AlF3–BaF2–LaF3– CaCO3 NIR Near InfraRed Cận hồng ngoại DTA Differential thermal analysis Phân tích nhiệt vi sai EDFA Erbium Doped Fiber Amplifier Bộ khuếch đại sợi quang pha tạp Erbium WDM Wavelength Division Ghép kênh phân chia theo Multiplexing bước sóng TDM Time Division Multiplexing Ghép kênh phân chia theo thời gian FDM Frequency – division Ghép kênh phân chia theo tần multiplexing số FWHM Full Width at Half Maximum Độ rộng nửa cực đại MUX Multiplexer Mạch ghép kênh DEMUX Demultiplexer Mạch giải ghép kênh EDF Erbium Doped Fiber Sợi pha tạp Erbium LD Diod laser Đèn diod XRD X – ray diffraction Nhiễu xạ tia X
  • 6. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đơn tạp Er3+ trong thủy tinh silicate SABLC-xEr (x = 0.05, 0.1, 0.15, 0.2, 0.25 và 0.3 mol. %) ........ 18 Bảng 2.2. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của Er3+ đơn tạp, Nd3+ đơn tạp và đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong mẫu thủy tinh silicate SABLC-xNyE … 19 Bảng 2.3. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong thủy tinh silicate SABLC-0.5NxE (x = 0.2, 0.3, 0.4 và 0.5 mol. %). ... 19 Bảng 2.4. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong mẫu thủy tinh silicate SABLC-xN0.2E (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol. %). ................................................................................................................... 20 Bảng 2.5. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của Er3+ đơn tạp, Pr3+ đơn tạp và đồng pha tạp Er3+ / Pr3+ trong thủy tinh silicate SABLC-xPryEr. ......... 20 Bảng 2.6. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Pr3+ /Er3+ trong mẫu thủy tinh silicate SABLC-xPr0.1Er (x = 0.5, 0.6, 0.7, 0.8, 0.9 và 1.0 mol. %) . .................................................................................................... 21 Bảng 2.7. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Pr3+ / Er3+ trong thủy tinh silicate SABLC-0.8PrxEr (x = 0.15, 0.2, 0.25, 0.3 và 0.35 mol.%). ............................................................................................................ 21 Bảng 3.1. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong thủy tinh silicate SABLC-xNd-yEr theo tỷ lệ nồng độ mol.% (p = x/y). ......................................................................................................................... 45 Bảng 3.2. So sánh các thông số đỉnh phát thải NIR của Er3+ , đỉnh phát xạ cận hồng ngoại NIR của Er3+ , Pr3+ ,ex và FWHM của nghiên cứu này với một số nghiên cứu tương tự . .................................................................................... 589
  • 7. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Hình ảnh sợi quang ........................................................................... 7 Hình 1.2. Truyền dẫn quang bằng (a) đa mode và (b) đơn mode .................... 8 Hình 1.3. Sơ đồ chức năng của hệ thống WDM . ............................................. 9 Hình 1.4. Hệ thống thông tin quang ................................................................ 10 Hình 1.5. Sơ đồ truyền dẫn 2 chiều trên 2 sợi quang ..................................... 11 Hình 1.6. Sơ đồ truyền dẫn 2 chiều trên cùng 1 sợi quang ............................ 11 Hình 1.7. Cấu tạo của một EDFA ................................................................... 13 Hình 2.1. Tỷ lệ thành phần chính và trạng thái thủy tinh. .............................. 18 Hình 2.2. Các mức năng lượng và chuyển tiếp của Erbium. .......................... 22 Hình 2.3. Các mức năng lượng và chuyển tiếp của Praseodymium. .............. 22 Hình 2.4. Các mức năng lượng và chuyển tiếp của Neodymium. .................. 23 Hình 2.5. Vật liệu thí nghiệm (a) ErF3, (b) PrF3, (c) NdF3 ............................. 23 Hình 2.6. Quy trình thí nghiệm tạo mẫu thủy tinh và đo đạc các thông số. ... 24 Hình 2.7. Hình ảnh các mẫu SABLC-0N0.2E, SABLC-0.5N0.2E, SABLC- 0.8N0.2E, SABLC-1.0N0.2E, SABLC-1.2N0.2E sau khi chế tạo, ủ nhiệt và đánh bóng bề mặt . .......................................................................................... 25 Hình 2.8. Giao diện phần mềm TA 60 kèm theo thiết bị đo và phân tích nhiệt DTA-60AH-SHIMADZU. .............................................................................. 26 Hình 2.9. Đường cong DTA của thủy tinh SABLC. ....................................... 27 Hình 2.10. Thiết bị đo quang phổ hấp thụ Hitachi U-4100. ........................... 28 Hình 2.11. Giao diện phần mềm trên thiết bị đo quang phổ hấp thụ Hitachi U- 4100. ................................................................................................................ 29 Hình 2.12. Bộ phát bước sóng kích thích 980 nm LD. ................................... 30
  • 8. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Hình 2.13. Giao diện phần mềm trên thiết bị đo quang phổ phát xạ cận hồng ngoại ZOLIX SBP300.....................................................................................31 Hình 2.14. Giao diện phần mềm FLS-980 đo thời gian sống trên thiết bị đo FLS-980...........................................................................................................32 Hình 3.1. Kết quả phân tích XRD…………………………………………..34 Hình 3.2. Quang phổ hấp thụ của đơn tạp Er3+ trong mẫu thủy tinh .............35 SABLC-0.5Er..................................................................................................35 Hình 3.3. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của đơn tạp Er3+ trong các mẫu thủy tinh SABLC-xEr (x = 0.05, 0.1, 0.15, 0.2, 0.25 và 0.3 mol. %).....36 Hình 3.4. FWHM (Full Width at Half Maximum) của đơn tạp Er3+ trong mẫu thủy tinh SABLC-0.3Er…………………………………………………….37 Hình 3.5. Sơ đồ mức năng lượng và phát xạ NIR của Er3+ ............................38 Hình 3.6. Quang phổ hấp thụ của các mẫu thủy tinh SABLC-0Nd0.4Er, SABLC-0.5Nd0Er và SABLC-0.5Nd0.4Er....................................................39 Hình 3.7. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của các mẫu đơn tạp Nd3+ , đơn tạp Er3+ và đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong thủy tinh SABLC. .......................41 Hình 3.8. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu thủy tinh SABLC-xNd-0.2Er (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol. %) .................................42 Hình 3.9. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu thủy tinh SABLC-0.5Nd-xEr (x = 0.2, 0.3, 0.4 và 0.5 mol. %). ....................................43 Hình 3.10. Sơ đồ mức năng lượng và cơ chế chuyển giao năng lượng giữa Er3+ và Nd3+ ...................................................................................................44 Hình 3.11. Phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong thủy tinh SABLC với các tỷ lệ nồng độ p = Nd3+ /Er3+ khác nhau................................46 Hình 3.12. Mối quan hệ giữa cường độ phát xạ NIR của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ đỉnh tại bước sóng 1546 nm với các tỷ lệ nồng độ mol. % p của Nd3+ /Er3+ khác nhau.......................................................................................47
  • 9. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Hình 3.13. Thời gian sống của các mẫu thủy tinh SABLC-xNd-0.2Er (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol. %) đo tại bước sóng 1348 nm dưới kích thích bước sóng 808 nm LD..............................................................................................48 Hình 3.14. Quang phổ hấp thụ của đơn tạp Pr3+ trong mẫu thủy tinh SABLC- 0.5Pr. ...............................................................................................................51 Hình 3.15. Quang phổ hấp thụ của các mẫu thủy tinh SABLC-0.5Er, SABLC- 0.5Pr và SABLC-0.5Er0.5Pr...........................................................................52 Hình 3.16. Phổ phát xạ NIR của các mẫu thủy tinh SABLC-0.5Er, SABLC- 0.5Pr và SABLC-0.5Pr0.5Er dưới kích thích của 980 nm LD. ......................53 Hình 3.17. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của các mẫu thủy tinh SABLC- xPr0.1Er (x = 0.5, 0.6, 0.7, 0.8, 0.9 và 1.0 mol. %)........................................54 Hình 3.18. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của các mẫu thủy tinh SABLC- 0.8PrxEr (x = 0.15, 0.2, 0.25, 0.3, và 0.35 mol. %)........................................55 Hình 3.19. Sơ đồ mức các năng lượng và cơ chế chuyển giao năng lượng giữa Er3+ và Pr3+ ....................................................................................................56 Hình 3.20. FWHM của các đơn tạp Er3+ , đơn tạp Pr3+ và đồng pha tạp Er3+ /Pr3+ trong thủy tinh SABLC...................................................................57 Hình 3.21 (a). Thời gian sống của Pr3+ tại bước sóng 1375nm tương ứng với quá trình chuyển đổi 1 G4 3 H5 của Pr3+ trong SABLC-0.5Pr0.1Er, SABLC- 0.6Pr0.1Er, SABLC-0.7Pr0.1Er, SABLC-0.8Pr0.1Er, SABLC-0.9Pr0.1Er vàSABLC-1Pr0.1Er dưới sự kích thích của bước sóng 980 nm LD………..60 Hình 3.21 (b). Thời gian sống của Er3+ τEr ở 1546nm tương ứng với quá trình chuyển đổi 4 I13/2 4 I15/2 của Er3+ trong SABLC-0.8Pr0.15Er, SABLC- 0.8Pr0.2Er, SABLC-0.8Pr0.25Er, SABLC-0.8Pr0.3Er và SABLC- 0.8Pr0.35Er. Các mẫu thủy tinh 0.8Pr0.3Er và SABLC-0.8Pr0.35Er dưới sự kích thích của bước sóng 980 nm LD………………………………………..61 Hình 3.22 (a). Phổ hấp thụ của các mẫu thủy tinh SABLC-0.5Er (Er3+ đơn tạp) và SABLC-0.5Pr (Pr3+ đơn tạp). .............................................................63
  • 10. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Hình 3.22(b). Phổ phát xạ NIR của mẫu thủy tinh niurate SABLC-0.5Er (Er3+ đơn tạp) và SABLC-0.5Pr (Pr3+ đơn tạp).......................................................64 Hình 3.23 (a). Các mặt cắt hấp thụ σa(Er)(λ) và mặt cắt phát xạ và σe(Er)(λ) cho các chuyển tiếp 4 I15/2 4 I13/2 và 4 I13/2 4 I15/2 của Er3+ ..........................65 Hình 3.23 (b). Các mặt cắt hấp thụ σa(Pr)(λ) và mặt cắt phát xạ σe(Pr)(λ) cho các chuyển tiếp 1 G4 1 D2 và 1 D2 1 G4 của Pr3+ .........................................665 Hình 3.24(a). Hệ số khuếch đại GEr(λ) cho chuyển tiếp 4 I13/2 → 4 I15/2 của Er3+ với p = 0, 0.1 đến 1 .........................................................................................66 Hình 3.24 (b). Hệ số khuếch đại GPr(λ) cho quá trình chuyển đổi 1 D2 1 G4 của Pr3+ với p = 0, 0.1 đến 1 ..........................................................................67
  • 11. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................................................................. 1 MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................5 1.1. TỔNG QUAN VỀ SỢI QUANG...............................................................5 1.1.1. Sơ lược về sự phát triển của sợi quang ...................................................5 1.1.2. Khái niệm, cấu tạo và nguyên lí hoạt động của sợi quang .....................6 1.1.2.1. Khái niệm sợi quang ............................................................................6 1.1.2.2. Cấu tạo của sợi quang ..........................................................................6 1.1.2.3. Nguyên lí hoạt động của sợi quang......................................................7 1.1.3. Các công nghệ truyền dẫn quang ............................................................8 1.2. KỸ THUẬT GHÉP KÊNH PHÂN CHIA THEO BƯỚC SÓNG (WDM) 8 1.2.1. Tổng quan về ghép kênh phân chia bước sóng (WDM).........................8 1.2.2. Nguyên lí hoạt động của hệ thống WDM ...............................................9 1.2.3. Phân loại kỹ thuật ghép kênh WDM.....................................................10 1.2.3.1. Kỹ thuật truyền dẫn hai chiều trên hai sợi: ........................................10 1.2.3.2. Kỹ thuật truyền dẫn hai chiều trên một sợi........................................11 1.2.4. Ứng dụng của kỹ thuật ghép kênh WDM .............................................12 1.3. BỘ KHUẾCH ĐẠI SỢI QUANG EDFA................................................12 1.3.1. Sơ lược về sự phát triển của bộ khuếch đại quang EDFA ....................12 1.3.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của EDFA..........................................13 1.3.2.1. Sơ đồ khối của EDFA ........................................................................13 1.3.2.2. Nguyên lý hoạt động của EDFA........................................................14 1.3.3. Ứng dụng của bộ khuếch đại quang EDFA. .........................................15 CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.17 2.1. GIỚI THIỆU ............................................................................................17 2.2. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM.......................................................................17 2.2.1. Vật liệu thí nghiệm cho nghiên cứu băng thông cận hồng ngoại của đơn tạp Er3+ trong vật liệu thủy tinh silicate..........................................................18 2.2.2. Vật liệu thí nghiệm cho nghiên cứu băng thông cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong vật liệu thủy tinh silicate ................................19 2.2.3. Vật liệu thí nghiệm cho nghiên cứu băng thông cận hồng ngoại của đồng pha tạp Pr3+ /Er3+ trong vật liệu thủy tinh silicate .................................20 2.2.4. Các mức năng lượng và mẫu vật liệu....................................................22 2.3. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC, PHÂN TÍCH THÍ NGHIỆM.........................................................................................................24 2.3.1. Quy trình thí nghiệm .............................................................................24 2.3.2. Phân tích nhiệt DTA (Differential thermal analysis)............................25
  • 12. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 2.3.3. Phân tích quang phổ hấp thụ. ................................................................27 2.3.4. Phân tích quang phổ phát xạ cận hồng ngoại........................................29 2.3.5. Phân tích lifetimess. ..............................................................................31 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................34 3.1. NGHIÊN CỨU BĂNG THÔNG CẬN HỒNG NGOẠI CỦA ĐƠN TẠP Er3+ TRONG VẬT LIỆU THỦY TINH SILICATE......................................34 3.1.1. Kết quả phân tích XRD ................................................................................................... 34 3.1.2. Quang phổ hấp thụ của đơn tạp Er3+ ....................................................35 3.1.3. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đơn tạp Er3+ ...........................36 3.1.4. Thảo luận, đánh giá kết quả ..................................................................37 3.2. NGHIÊN CỨU BĂNG THÔNG CẬN HỒNG NGOẠI ĐỒNG PHA TẠP Nd3+ /Er3+ TRONG VẬT LIỆU THỦY TINH SILICATE ............................38 3.2.1. Quang phổ hấp thụ của đồng pha tạp Nd3+ / Er3+ .................................39 3.2.2. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ .........40 3.2.3. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Er3+ /Nd3+ khi thay đổi tỷ lệ nồng độ mol của Nd3+ .......................................................................42 3.2.4. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Er3+ /Nd3+ khi thay đổi tỷ lệ nồng độ mol. % của Er3+ ..................................................................43 3.2.5. Cơ chế phát xạ cận hồng ngoại và quá trình chuyển giao năng lượng giữa Er3+ và Nd3+ trong đồng pha tạp Er3+ /Nd3+ . .........................................44 3.2.6. Kết quả đo thời gian sống của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ .......................48 3.3. NGHIÊN CỨU BĂNG THÔNG CẬN HỒNG NGOẠI ĐỒNG PHA TẠP Er3+ /Pr3+ TRONG VẬT LIỆU THỦY TINH SILICATE..............................50 3.3.1. Quang phổ hấp thụ của đơn tạp Pr3+ và đồng pha tạp Er3+ /Pr3+ . ........50 3.3.2. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đơn tạp Er3+ , đơn tạp Pr3+ và đồng pha tạp Er3+ /Pr3+ ....................................................................................53 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................69 4.1. KẾT LUẬN……………………… 4.2. KIẾN NGHỊ CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................73
  • 13. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM MỞ ĐẦU Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, Internet kết nối vạn vật (IoT: Internet Over Thing) cũng đã phát triển và ngày càng đi sâu vào cuộc sống. Thông qua IoT con người có thể làm việc, học tập, mua sắm, giải trí, giao lưu…với toàn thế giới thông quang mạng Internet. Chính vì vậy đòi hỏi hạ tầng kỹ thuật cho việc truyền dẫn dữ liệu qua mạng Internet ngày cũng càng phát triển để đáp ứng được nhu cầu đó. Trong các công nghệ truyền dẫn của hệ thống viễn thông, công nghệ truyền dẫn quang với kỹ thuật ghép kênh phân chia theo bước sóng WDM (Wavelength Division Multiplexing) là giải pháp tiên tiến trong truyền dẫn sợi quang, WDM ngày càng được sử dụng phổ biến với nhưng ưu điểm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng truyền dẫn. Để kỹ thuật ghép kênh theo bước sóng WDM đáp ứng được yêu cầu trong truyền dẫn quang thì các bộ khuếch đại quang đóng vai trò quan trọng. Trong đó bộ khuếch đại sợi quang pha tạp Erbium (EDFA: Erbium Doped Fiber Amplifier) nằm trong băng tần C (1530- 1565nm) với đỉnh phát xạ của Erbium tại khoảng 1550 nm đang được sử dụng và có vai trò quan trọng trong kỹ thuật ghép kênh phân chia theo bước sóng WDM. Do đó, gần đây nhiều nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu tìm giải pháp để mở rộng băng thông cho các bộ khuếch đại sợi quang EDFA. Từ những cơ sở trên, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại của Erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang EDFA”. Trong đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại (NIR: Near-Infrared) của Erbium trong vật liệu thủy tinh Silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại EDFA. Mục đích của đề tài Mục đích của đề tài là nghiên cứu chế tạo vật liệu đơn tạp Er3+ ; đồng pha tạp Er3+ /Nd3+ và đồng pha tạp Er3+ /Pr3+ trên nền vật liệu thủy tinh silicate, được tổng hợp từ các thành phần chính SiO2, AlF3, BaF2, LaF3, CaCO3, ErF3 và NdF3, PrF3 (hoặc Pr2O3). Đồng thời, nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại của sợi Erbium, ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang EDFA thông qua các sự kết hợp của đồng pha tạp Er3+ /Nd3+ , Er3+ /Pr3+ và thông qua
  • 14. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM cơ chế, quá trình chuyển giao năng lượng giữa Er3+ với Nd3+ và Pr3+ . Tính thực tiễn của đề tài + Luận văn đã nghiên cứu, chế tạo vật liệu thủy tinh silicate với thành phần SiO2–AlF3–BaF2–LaF3–CaCO3 (viết tắt: SABLC). Đây là vật liệu thủy tinh có tính ổn định nhiệt và độ bền cơ học có thể sử dụng làm vật liệu thủy tinh nền khi đưa các ions đất hiếm vào ứng dụng cho sợi quang. + Luận văn đã nghiên cứu, chế tạo, đưa các thành phần đơn tạp Er3+ ; đồng pha tạp Er3+ /Nd3+ và đồng pha tạp Er3+ /Pr3+ vào vật liệu thủy tinh silicate SABLC ứng dụng cho bộ khuếch đại quang EDFA với phạm vi bước sóng từ khoảng 1460nm đến 1565 nm, tương ứng với băng tần S+C trong cửa sổ quang học. + Luận văn đã nghiên cứu, mở rộng băng thông cận hồng ngoại của sợi Erbium để ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang EDFA thông qua các cơ chế kết hợp của đồng pha tạp Er3+ /Nd3+ , đồng pha tạp Er3+ /Pr3+ và thông qua quá trình chuyển giao năng lượng giữa Er3+ với Nd3+ và Pr3+ . Nội dung chi tiết của luận văn thạc sĩ Nội dung chi tiết của luận văn bao gồm phần mở đầu và 4 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu. Chương 2: Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả và thảo luận. Chương 4: Kết luận và kiến nghị.
  • 15. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ SỢI QUANG 1.1.1. Sơ lược về sự phát triển của sợi quang Năm 1880, Alexander Graham Bell, người Mỹ, đã phát minh ra một hệ thống thông tin ánh sáng, đó là hệ thống photophone sử dụng ánh sáng mặt trời từ một gương phẳng mỏng đã điều chế tiếng nói để mang tiếng nói đi, nhưng nguồn nhiễu quá lớn làm giảm chất lượng đường truyền [1]. Năm 1934, Norman R.French, kỹ sư người Mỹ, nhận được bằng sáng chế về hệ thống thông tin quang với phương tiện truyền dẫn là thanh thủy tinh [1]. Năm 1966, Charles K. Kao và George Hockham thuộc phòng thí nghiệm Standard Telecommunication của Anh thực hiện nhiều thí nghiệm để chứng minh rằng nếu thủy tinh được chế tạo trong suốt hơn bằng cách giảm tạp chất trong thủy tinh thì sự suy hao ánh sáng sẽ được giảm tối thiểu. Và họ cho rằng nếu sợi quang được chế tạo đủ tinh khiết thì ánh sáng có thể truyền đi xa nhiều Km [1]. Năm 1983, sợi quang đơn mode SM (Single Mode) được sản xuất ở Mỹ. Đầu những năm 1980, các Công ty điện thoại bắt đầu sử dụng sợi quang để xây dựng lại cơ sở hạ tầng truyền thông và sử dụng cáp quang vào mục đích thương mại [1]. Ngày nay, công nghệ và kỹ thuật truyền dẫn quang tiếp tục phát triển mạnh và được coi là hệ thống truyền tải thông tin với tốc độ cao khi hàng tỉ dữ liệu số hoá được chuyển hoá thành những tín hiệu ánh sáng để truyền đi trong sợi quang. Ngoài ra, công nghệ và kỹ thuật truyền dẫn quang cũng đang đóng vai trò quan trọng tại nhiều lĩnh vực như: truyền hình mạng, mạng Internet, mạng điện thoại….
  • 16. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 6 1.1.2. Khái niệm, cấu tạo và nguyên lí hoạt động của sợi quang 1.1.2.1. Khái niệm sợi quang Sợi quang là một loại sợi linh hoạt, trong suốt và được làm bằng thủy tinh (silicate) hoặc nhựa (plastic). Sợi quang có kích thước rất nhỏ, được dùng để truyền dẫn tín hiệu bằng ánh sáng và được sử dụng rộng rãi trong truyền thông tin sợi quang nhờ những ưu điểm nổi bật của nó như: Hoạt động tốt ở khoảng cách hàng ngàn mét, băng thông rộng, suy giảm tín hiệu ít, tính bảo mật tín hiệu cao, không bị nhiễu điện từ, không dẫn điện, tỷ lệ lỗi bít rất thấp, suy hao tín hiệu thấp và ít méo dạng tín hiệu, sợi quang cung cấp băng thông rộng…. Vì vậy, sợi quang là giải pháp lựa chọn phù hợp để truyền tải dữ liệu tốc độ cao và truyền đi đến những khoảng cách xa. 1.1.2.2. Cấu tạo của sợi quang * Thành phần chính của sợi quang gồm lõi và lớp bọc được mô tả như hình 1.1. - Lõi (core): Hình trụ, là thành phần chính của một sợi quang, có vai trò truyền dẫn tín hiệu ánh sáng nhờ sự phản xạ toàn phần ánh sáng giữa lõi và lớp bọc. Lõi thường được làm bằng vật liệu thủy tinh hoặc chất dẻo trong suốt có chiết suất n1. - Lớp vỏ bọc (cladding): Hình trụ, là lớp bao ngoài trực tiếp với lõi sợi quang, nhờ đó tạo ra hiện tượng phản xạ toàn phần liên tiếp trong sợi quang. Lớp vỏ bọc có chiết suất n2 nhỏ hơn so n1 [1]. Lõi và lớp vỏ bọc của sợi quang với các chiết suất n1, n2 được minh họa trong hình 1.1.
  • 17. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 7 Hình 1.1. Hình ảnh sợi quang * Để bảo vệ sợi quang tránh các tác dụng bên ngoài, sợi quang còn được bọc thêm các lớp: - Lớp phủ ngoài (coating): Có tác dụng hấp thụ các tia sáng bị tán xạ ra bên ngoài lớp vỏ bọc, chống gãy dập sợi quang, chống sự xâm nhập của nước, các tác nhân vật lý, hóa học bên ngoài...đến lõi sợi quang [1,2]. Chiết suất của lớp phủ lớn hơn chiết suất của lớp bọc để loại bỏ các tia sáng truyền trong lớp bọc. - Lớp gia cường (strength memner): Làm tăng sức chịu lực, chịu nhiệt cho sợi quang. - Lớp vỏ (outer jacket): Là lớp vỏ cứng ngoài cùng có tác dụng bảo vệ các thành phần bên trong trước các tác dụng cơ học và sự thay đổi nhiệt độ…đến lõi sợi quang. 1.1.2.3. Nguyên lí hoạt động của sợi quang Thông tin được truyền dẫn qua cáp quang bắt đầu ở dạng một dòng điện mang theo một lượng dữ liệu số hoá. Một nguồn sáng, thường là nguồn laser, chuyển hoá dòng điện mang thông tin này thành những xung ánh sáng và đưa chúng vào những sợi cáp quang. Trong sợi quang, chiết suất của lớp vỏ bọc n2 nhỏ hơn chiết suất của lớp lõi n1 nên ánh sáng bị phản xạ toàn phần liên tục ở mặt phân cách giữa lớp lõi và lớp vỏ bọc như được minh họa ở hình 1.1, nhờ đó ánh sáng được truyền đi dọc theo sợi quang. Xung ánh sáng đi qua lõi của sợi quang bằng rất nhiều hướng được gọi là những đường dẫn .Ở điểm nhận tín hiệu, một thiết bị dò ánh sáng nhận xung ánh sáng và chuyển hoá chúng thành dòng điện và tái tạo lại thông tin gốc ban đầu. Kết quả là thông tin đã được truyền đi xa thông qua sợi quang [2].
  • 18. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 8 1.1.3. Các công nghệ truyền dẫn quang Công nghệ truyền dẫn quang gồm hai mode truyền dẫn: Đơn mode (Single mode) và đa mode (Multi mode). - Loại đa mode thể hiện trên hình 1.2 (a). Trong đó các tia tạo xung ánh sáng có thể đi theo nhiều đường khác nhau trong lõi: thẳng, cong, zig zag…sử dụng cho truyền tải tín hiệu trong khoảng cách ngắn [1, 2]. - Loại đơn mode thể hiện trên hình 1.2 (b). Trong đó các tia truyền theo phương song song trục. Xung nhận được hội tụ tốt, ít méo dạng. Thường dùng cho truyền tải tín hiệu khoảng cách xa hàng nghìn km. (a) (b) Hình 1.2. Truyền dẫn quang bằng (a) đa mode và (b) đơn mode [3] 1.2. KỸ THUẬT GHÉP KÊNH PHÂN CHIA THEO BƯỚC SÓNG (WDM) 1.2.1. Tổng quan về ghép kênh phân chia bước sóng (WDM) Ghép kênh là kỹ thuật rất quan trọng trong các hệ thống thông tin. Khi truyền đi, mỗi bước sóng đại diện cho một kênh quang trong sợi quang. Ghép kênh có nhiều dạng: Ghép kênh theo thời gian (TDM), ghép kênh theo tần số (FDM), ghép kênh theo bước sóng WDM, trong đó ghép kênh theo
  • 19. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 9 bước sóng WDM là giải pháp tiên tiến trong kỹ thuật thông tin quang và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay [3]. Ghép kênh phân chia bước sóng WDM là công nghệ ghép nhiều tín hiệu (hoặc chuỗi dữ liệu) có các bước sóng khác nhau thành một tín hiệu (hoặc chuỗi dữ liệu) sóng mang trên một sợi quang để truyền tín hiệu đi xa. Kĩ thuật ghép kênh phân chia bước sóng WDM cho phép tăng dung lượng mà không cần tăng tốc độ bít đường truyền và cũng không dùng thêm sợi dẫn quang. Công nghệ WDM đã giúp tiết kiệm tài nguyên, tăng hiệu suất kênh truyền, nhất là băng thông WDM sử dụng rất lớn và có đặc tính trong suốt với dữ liệu, do đó các mạng WDM có thể chấp nhận dữ liệu ở bất kỳ tốc độ bít nào và bất kỳ định dạng giao thức nào trong phạm vi giới hạn. Trong hai thập kỷ qua, công nghệ truyền tải quang WDM đã có sự phát triển vượt bậc. Những thành tựu của công nghệ này đã góp phần tạo nên hệ thống WDM dung lượng rất lớn như ngày nay [4]. Sơ đồ khối của hệ thống WDM được hiển thị trong hình 1.3. Hình 1.3. Sơ đồ chức năng của hệ thống WDM [1, 3]. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ WDM trên sợi quang đã phát triển mạnh mẽ và bắt đầu được đưa vào sử dụng rộng rãi hình thành mạng thông tin quang. 1.2.2. Nguyên lí hoạt động của hệ thống WDM Hệ thống WDM hoạt động dựa trên cơ sở tiềm năng băng tần của sợi quang để mang đi nhiều bước sóng ánh sáng khác nhau, điều thiết yếu là
  • 20. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 10 việc truyền đồng thời nhiều bước sóng cùng một lúc này không gây nhiễu lẫn nhau. Mỗi bước sóng đại diện cho một kênh quang trong sợi quang. Mục tiêu của ghép kênh quang là nhằm để tăng dung lượng truyền dẫn. Tại phía phát, bộ ghép kênh quang MUX thực hiện việc ghép và khuếch đại các sóng ánh sáng với các bước sóng khác nhau để cùng truyền đi trên một sợi quang đến máy thu. Tại phía thu, bộ tách kênh quang DEMUX thực hiện việc tách các sóng ánh sáng đã ghép thành các bước sóng khác nhau để đưa đến các đầu thu tương ứng, sau đó khôi phục lại tín hiệu gốc rồi đưa vào các đầu cuối khác nhau. Khi dùng bộ tách/ghép WDM, ta phải xét các tham số như : khoảng cách giữa các kênh, độ rộng băng tần của các kênh bước sóng, bước sóng trung tâm của kênh, mức xuyên âm giữa các kênh, tính đồng đều của kênh, suy hao xen, suy hao phản xạ, xuyên âm đầu gần đầu xa [3, 4] . Sơ đồ hệ thống thông tin quang được thể hiện trên hình 1.4. Hình 1.4. Hệ thống thông tin quang 1.2.3. Phân loại kỹ thuật ghép kênh WDM Có hai kỹ thuật ghép kênh WDM đó là: 1.2.3.1. Kỹ thuật truyền dẫn hai chiều trên hai sợi: Trong hệ thống WDM truyền dẫn hai chiều trên hai sợi, tất cả kênh quang cùng trên một sợi quang truyền dẫn theo cùng một chiều (như hình 1.5 )
  • 21. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 11 Hình 1.5. Sơ đồ truyền dẫn 2 chiều trên 2 sợi quang [3] Ở đầu phát các tín hiệu có bước sóng quang khác nhau và đã được điều chế1 ,2 ,3 ..,n thông qua bộ ghép kênh tổ hợp lại với nhau, và truyền dẫn một chiều trên một sợi quang. Vì các tín hiệu được mang qua các bước sóng khác nhau, do đó sẽ không lẫn lộn. Ở đầu thu, bộ tách kênh quang tách các tín hiệu có bước sóng khác nhau, hoàn thành truyền dẫn tín hiệu quang nhiều kênh. Ở chiều ngược lại truyền dẫn qua một sợi quang khác, nguyên lý giống như vậy [3]. Hệ thống WDM hai chiều trên hai sợi được ứng dụng và phát triển tương đối rộng rãi trong kỹ thuật quang. 1.2.3.2. Kỹ thuật truyền dẫn hai chiều trên một sợi Ở hệ thống WDM truyền dẫn hai chiều trên một sợi: ở hướng đi, các kênh quang tương ứng với các bước sóng 1 , 2 , 3 ....,n thông qua bộ ghép/tách kênh được tổ hợp lại với nhau truyền dẫn trên một sợi [3, 4]. Cũng sợi quang đó, ở hướng về các bước sóngn1 ,n2 , ...2n được truyền dẫn theo chiều ngược lại (như hình 1.6). Nói cách khác, ta dùng các bước sóng tách rời để thông tin hai chiều. Hình 1.6. Sơ đồ truyền dẫn 2 chiều trên cùng 1 sợi quang [3]
  • 22. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 12 Ở phía phát, các thiết bị ghép kênh phải có suy hao nhỏ từ mỗi nguồn quang đến đầu ra của bộ ghép kênh. Ở phía thu, các bộ tách sóng quang phải nhạy với dải rộng của các bước sóng quang và khi tách kênh cần phải cách ly kênh quang thật tốt với các bước sóng khác nhau. Hệ thống WDM truyền dẫn hai chiều trên một sợi đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật rất nghiêm ngặt nên hệ thống truyền dẫn hai chiều trên một sợi này có khả năng ít được lựa chọn khi thiết kế tuyến. Quá trình truyền dẫn tín hiệu trong sợi quang chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố: suy hao sợi quang, tán sắc, các hiệu ứng phi tuyến, vấn đề liên quan đến khuếch đại tín hiệu ... Mỗi vấn đề kể trên đều phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố sợi quang (loại sợi quang, chất lượng sợi...) [4- 8]. 1.2.4. Ứng dụng của kỹ thuật ghép kênh WDM Ghép kênh phân chia theo bước sóng được sử dụng trong công nghệ quang và ứng dụng rộng rãi trong một số lĩnh vực như sau : Ứng dụng trong hệ thống điện thoại, ứng dụng trong đường dây thuê bao số, ứng dụng trong FTTC (Fiber To The Curb) … 1.3. BỘ KHUẾCH ĐẠI SỢI QUANG EDFA 1.3.1. Sơ lược về sự phát triển của bộ khuếch đại quang EDFA Khi chưa phát minh ra bộ khuếch đại quang, dữ liệu muốn truyền đi xa thì tín hiệu quang trước khi truyền dẫn đi phải được biến đổi hành tín hiệu điện, được khuếch đại và sau đó chuyển đổi, cuối cùng tái tạo trở lại thành tín hiệu quang học ban đầu. Nhưng khi xung quang truyền dọc theo một sợi quang thì nó bị suy giảm và mất hình dạng, nếu không được tăng cường thì cuối cùng thông tin chứa trong xung sẽ bị mất. Để khắc phục vấn đề đó, bộ khuếch đại quang EDFA ra đời đã mở ra một cuộc cách mạng sợi quang. Bộ khuếch đại sợi quang pha tạp Erbium EDFA là một thiết bị lặp lại quang học được sử dụng để tăng cường độ tín hiệu quang được truyền qua hệ thống truyền thông sợi quang. EDFA là một thiết bị khuếch đại tín hiệu quang
  • 23. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 13 trực tiếp mà không cần biến đổi thành tín hiệu điện và có thể đồng thời khuếch đại tín hiệu ở hai hoặc nhiều bước sóng khác nhau (ghép kênh phân chia theo sóng WDM) mà điều này không thể xảy ra với các hệ thống tái tạo . Ngoài ra, bộ khuếch đại sợi quang pha tạp Erbium EDFA còn có các ưu điểm như độ tăng ích đầu ra cao, băng tần rộng, tạp âm thấp, đặc tính tăng ích không có quan hệ với phân cực, trong suốt đối với tốc độ số... nên ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các mạng truyền thông cáp quang [9, 10]. 1.3.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của EDFA 1.3.2. 1. Sơ đồ khối của EDFA Hình 1.7. Cấu tạo của một EDFA [3] Trên hình 1.7 mô tả sơ đồ khối của EDFA cơ bản có thành phần chính gồm laser bơm và bộ kết hợp WDM. - Sợi quang pha tạp Erbium EDF: là thành phần quan trọng nhất của EDFA, gồm một đoạn cáp quang ngắn có lõi pha tạp khoảng 0,1% Erbium EDF gọi là sợi tích cực.
  • 24. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 14 - Laser bơm: cung cấp năng lượng ánh sáng cho đoạn sợi quang EDF (Erbium Doper Fiber) để tạo ra trạng thái đảo nghịch nồng độ trong vùng tích cực. - Bộ ghép WDM: ghép bước sóng ánh sáng tín hiệu và bước sóng ánh sáng bơm vào đoạn EDF. - Bộ cách ly quang: ngăn không cho tín hiệu quang được khuếch đại phản xạ ngược về phía đầu phát hoặc các tín hiệu quang trên đường truyền phản xạ ngược về EDFA để đảm bảo bộ khuếch đại làm việc ổn định. EDFA hoạt động tốt nhất trong phạm vi 1530 nm đến 1565 nm có độ nhiễu thấp và có thể khuếch đại nhiều bước sóng đồng thời mà không cần tái tạo, nhờ đó EDFA trở thành bộ khuếch đại sợi được lựa chọn cho hầu hết các ứng dụng trong truyền thông quang học hiện nay [7, 8]. 1.3.2. 2. Nguyên lý hoạt động của EDFA Khi hoạt động, bơm laze có thể bơm ở nhiều bước sóng khác nhau nhưng hiệu quả cao nhất là ở hai bước sóng 980 nm và 1480 nm. Tín hiệu quang, như tín hiệu 1550 nm, đi vào bộ khuếch đại EDFA từ đầu vào [7, 8] , được kết hợp với laser bơm 980 nm và với thiết bị WDM. Ánh sáng hỗn hợp được dẫn vào một phần sợi với các ion Erbium có trong lõi [5,11]. Ban đầu, khi Er3+ ở trạng thái không bị bất kỳ tín hiệu quang nào kích thích Er3+ sẽ ở mức năng lượng thấp nhất 4 I15/2 [7]. Khi kích thích thủy tinh pha tạp Erbium bằng laser có bước sóng 980 nm hoặc 808 nm, các ion Er3+ hấp thụ năng lượng rồi chuyển dời từ mức cơ bản 4 I15/2 lên mức năng lượng cao hơn 4 I11/2 hoặc 4 I9/2. Thời gian sống của ion Er3+ ở trạng thái mức năng lượng 4 I11/2 và 4 I9/2 rất bé nên các ion Er3+ sẽ nhanh chóng chuyển dời không phát xạ về mức kích thích 4 I13/2 [8-10]. Quá trình kích thích thích liên tục đã tạo ra vô số photon cùng pha và cùng hướng với photon tới. Như vậy, được quá trình khuếch đại trong EDFA đã được tạo ra. [12-15].
  • 25. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 15 1.3.3. Ứng dụng của bộ khuếch đại quang EDFA. * EDFA có thể được sử dụng trong hệ thống truyền thông quang công suất cao và tốc độ cao. Việc áp dụng EDFA rất mang tính xây dựng để giải quyết các vấn đề về độ nhạy thấp của máy thu và khoảng cách truyền ngắn do thiếu bộ lặp OEO. * EDFA có thể được sử dụng trong hệ thống thông tin quang đường dài. Bằng cách sử dụng EDFA, chúng tôi có thể giảm đáng kể chi phí xây dựng bằng cách tăng khoảng cách lặp lại để giảm số lượng bộ lặp tái tạo. Hệ thống thông tin liên lạc quang học đường dài chủ yếu bao gồm hệ thống truyền dẫn quang trên mặt đất và hệ thống truyền dẫn cáp quang dưới biển. * EDFA có thể được sử dụng trong hệ thống mạng truy cập thuê bao cáp quang. Nếu khoảng cách truyền quá dài, EDFA sẽ hoạt động như bộ khuếch đại đường truyền để bù cho tổn thất truyền của đường truyền, do đó làm tăng đáng kể số lượng thuê bao. * EDFA có thể được sử dụng trong hệ thống ghép kênh phân chia bước sóng (WDM), đặc biệt là hệ thống ghép kênh phân chia bước sóng (DWDM) dày đặc. Việc sử dụng EDFA trong hệ thống WDM có thể giải quyết các vấn đề về mất chèn và giảm ảnh hưởng của tán sắc màu. * EDFA có thể được sử dụng trong hệ thống truyền hình ăng ten cộng đồng (CATV). Trong hệ thống CATV, EDFA hoạt động như bộ khuếch đại tăng cường để cải thiện đáng kể công suất đầu vào của một máy phát quang. Việc sử dụng EDFA để bù cho việc mất các bộ chia công suất quang có thể mở rộng đáng kể quy mô của mạng phân phối và tăng số lượng thuê bao. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 chúng tôi đã nghiên cứu, trình bày tổng hợp các nội dung cơ bản về: Tổng quan về sợi quang, kĩ thuật ghép kênh phân chia bước sóng (WDM), Bộ khuếch đại quang EDFA và tổng quan về vật liệu thủy tinh, gốm thủy tinh.
  • 26. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 16 Từ những nghiên cứu trong chương 1 này, chúng tôi nhận thấy rằng kĩ thuật khuếch đại quang là kĩ thuật tiên tiến và cần thiết cho mạng thông tin quang hiện tại và tương lại. Kĩ thuật khuếch đại quang giúp nâng cao chất lượng của mạng thông tin quang. Đặc biệt, bộ khuếch đại quang sợi quang EDFA là một bộ khuếch đại có thể ứng dụng trong kỹ thuật WDM với dải bước sóng 1250 nm đến 1850 nm. Qua kết quả nghiên cứu về công nghệ thông tin quang và công nghệ WDM ứng dụng trên mạng quang đã cho thấy tiềm năng vô cùng to lớn của mạng thông tin quang và một xu hướng công nghệ mới đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các mạng thông tin quang thế hệ mới. Khi các công nghệ truyền thông tiếp tục được phát triển, EDFA hứa hẹn sẽ trở thành lựa chọn ưu tiên cho các bộ khuếch đại quang học trong tương lai. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chế tạo bộ khuếch đại sợi quang EDFA trên nền vật liệu thủy tinh silicate được chúng tôi quan tâm, tập trung nghiên cứu trong chương 2 của luận văn này.
  • 27. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 17 CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. GIỚI THIỆU Trong chương 2 này, chúng tôi nghiên cứu quy trình chế tạo vật liệu thủy tinh silicate với thành phần chính từ hỗn hợp SiO2–AlF3–BaF2–LaF3– CaCO3 (viết tắt: SABLC) dùng cho các thí nghiệm nghiên cứu băng thông phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Pr3+ /Er3+ , đồng pha tạp Er3+ /Nd3+ dưới bước sóng kích thích 808 nm và 980 nm. Đồng thời ở chương này chúng tôi cũng trình bày, nghiên cứu các phương pháp đo đạc, phân tích thí nghiệm để kiểm chứng kết quả của vật liệu đã chế tạo như phân tích nhiệt DTA, quang phổ hấp thụ, quang phổ phát xạ cận hồng ngoại, đo thời gian sống lifetimess [16]. 2.2. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM Nguyên vật liệu chính sử dụng để tạo vật liệu thủy tinh trong nghiên cứu đề tài này là: SiO2, AlF3, BaF2, LaF3, CaCO3. Tất cả các nguyên vật liệu này có độ tinh khiết cao (99,99%) và là nguyên vật liệu được sử dụng trong các phòng thí nghiệm. Thành phần nguyên vật liệu chính để chế tạo vật liệu thủy tinh silicate là từ hỗn hợp SiO2–AlF3–BaF2–LaF3–CaCO3. Thủy tinh silicate SABLC được tạo thành từ tỷ lệ nồng độ của SiO2, AlF3, BaF2, LaF3, CaCO3, trong đó 3 thành phần chính SiO2, AlF3, BaF2 được thay đổi sao cho đảm bảo các tỷ lệ này nằm trong vùng trạng thái thủy tinh được mô tả trên hình 2.1.
  • 28. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 18 Hình 2.1. Tỷ lệ thành phần chính và trạng thái thủy tinh. 2.2.1. Vật liệu thí nghiệm cho nghiên cứu băng thông cận hồng ngoại của đơn tạp Er3+ trong vật liệu thủy tinh silicate Bảng 2.1. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đơn tạp Er3+ trong thủy tinh silicate SABLC-xEr (x = 0.05, 0.1, 0.15, 0.2, 0.25 và 0.3 mol. %) [16- 18]. Ký hiệu mẫu thủy tinh SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 ErF3 SABLC-0.05Er 45 25 10 5 14.95 0.05 SABLC-0.1Er 45 25 10 5 14.9 0.10 SABLC-0.15Er 45 25 10 5 14.85 0.15 SABLC-0.2Er 45 25 10 5 14.8 0.20 SABLC-0.25Er 45 25 10 5 14.75 0.25 SABLC-0.3Er 45 25 10 5 14.7 0.30
  • 29. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 19 2.2.2. Vật liệu thí nghiệm cho nghiên cứu băng thông cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong vật liệu thủy tinh silicate Bảng 2.2. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của Er3+ đơn tạp, Nd3+ đơn tạp và đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong mẫu thủy tinh silicate SABLC- xNyE [ 17, 18]. Ký hiệu mẫu thủy SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 NdF3 ErF3 tinh SABLC-0Nd0.4Er 45 25 10 5 14.6 0 0.4 SABLC-0.5Nd0Er 45 25 10 5 14.5 0.5 0 SABLC-0.5Nd0.4Er 45 25 10 5 14.1 0.5 0.4 Bảng 2.3. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong thủy tinh silicate SABLC-0.5NxE (x = 0.2, 0.3, 0.4 và 0.5 mol. %). Ký hiệu mẫu thủy SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 NdF3 ErF3 tinh SABLC-0.5Nd0.2Er 45 25 10 5 14.3 0.5 0.2 SABLC-0.5Nd0.3Er 45 25 10 5 14.2 0.5 0.3 SABLC-0.5Nd0.4Er 45 25 10 5 14.1 0.5 0.4 SABLC-0.5Nd0.5Er 45 25 10 5 14.0 0.5 0.5
  • 30. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 20 Bảng 2.4. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong mẫu thủy tinh silicate SABLC-xN0.2E (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol. %) [20]. Ký hiệu mẫu thủy SiO AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 NdF3 ErF3 tinh 2 SABLC-0Nd0.2Er 45 25 10 5 14.8 0 0.2 SABLC-0.5Nd0.2Er 45 25 10 5 14.3 0.5 0.2 SABLC-0.8Nd0.2Er 45 25 10 5 14 0.8 0.2 SABLC-1.0Nd0.2Er 45 25 10 5 13.8 1.0 0.2 SABLC-1.2Nd0.2Er 45 25 10 5 13.6 1.2 0.2 2.2.3. Vật liệu thí nghiệm cho nghiên cứu băng thông cận hồng ngoại của đồng pha tạp Pr3+ /Er3+ trong vật liệu thủy tinh silicate Bảng 2.5. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của Er3+ đơn tạp, Pr3+ đơn tạp và đồng pha tạp Er3+ / Pr3+ trong thủy tinh silicate SABLC-xPryEr. Ký hiệu mẫu thủy SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 Pr2O3 ErF3 tinh SABLC-0.5Er 45 25 10 5 14.5 0 0.5 SABLC-0.5Pr 45 25 10 5 14.5 0.5 0 SABLC-0.5Pr0.5Er 45 25 10 5 14.0 0.5 0.5
  • 31. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 21 Bảng 2.6. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Pr3+ /Er3+ trong mẫu thủy tinh silicate SABLC-xPr0.1Er (x = 0.5, 0.6, 0.7, 0.8, 0.9 và 1.0 mol. %) [21, 22]. Ký hiệu mẫu thủy SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 Pr2O3 ErF3 tinh SABLC-0.5Pr0.1Er 45 25 10 5 14.4 0.5 0.1 SABLC-0.6Pr0.1Er 45 25 10 5 14.3 0.6 0.1 SABLC-0.7Pr0.1Er 45 25 10 5 14.2 0.7 0.1 SABLC-0.8Pr0.1Er 45 25 10 5 14.1 0.8 0.1 SABLC-0.9Pr0.1Er 45 25 10 5 14.0 0.9 0.1 SABLC-1.0Pr0.1Er 45 25 10 5 13.9 1.0 0.1 Bảng 2.7. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Pr3+ / Er3+ trong thủy tinh silicate SABLC-0.8PrxEr (x = 0.15, 0.2, 0.25, 0.3 và 0.35 mol.%). Ký hiệu mẫu thủy SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 Pr2O3 ErF3 tinh SABLC-0.8Pr0.15Er 45 25 10 5 14.05 0.8 0.15 SABLC-0.8Pr0.2Er 45 25 10 5 14.00 0.8 0.20 SABLC-0.8Pr0.25Er 45 25 10 5 13.95 0.8 0.25 SABLC-0.8Pr0.3Er 45 25 10 5 13.90 0.8 0.30 SABLC-0.8Pr0.35Er 45 25 10 5 13.85 0.8 0.35
  • 32. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 22 2.2.4. Các mức năng lượng và mẫu vật liệu Hình 2.2. Các mức năng lượng và chuyển tiếp của Erbium. Hình 2.3. Các mức năng lượng và chuyển tiếp của Praseodymium.
  • 33. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 23 Hình 2.4. Các mức năng lượng và chuyển tiếp của Neodymium. (a)ErF3 b)PrF3 (c)NdF3 Hình 2.5. Vật liệu thí nghiệm (a) ErF3, (b) PrF3, (c) NdF3
  • 34. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 24 2.3. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC, PHÂN TÍCH THÍ NGHIỆM. 2.3.1. Quy trình thí nghiệm Quy trình thí nghiệm tạo mẫu thủy tinh silicate, ủ nhiệt, xử lý nhiệt và đo đạc các thông số quang phổ hấp thụ, quang phổ phát xạ cận hồng ngoại, thời gian sống được thực hiện theo sơ đồ ở hình 2.6 sau đây: Nguyên vật liệu Đo quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR Đun nóng chảy Mài và đánh bóng mẫu Mẫu thủy tinh Đổ ra khuôn mẫu Ủ nhiệt Xử lý nhiệt Đo lifetime Đo quang phổ hấp thụ Hình 2.6. Quy trình thí nghiệm tạo mẫu thủy tinh và đo đạc các thông số. Vật liệu thủy tinh với thành phần: SiO2, AlF3, BaF2, CaCO3, LaF3 đã được chế tạo bằng phương pháp nóng chảy thông thường. Hỗn hợp 15g nguyên liệu được trộn đều, nghiền nhỏ bằng cối và chày mã não. Hỗn hợp vật liệu này được đưa vào lò điện, nung nóng chảy ở nhiệt độ 1550o C, trong thời gian 45 phút. Sau đó, hỗn hợp nóng chảy này được đổ ra khuôn để tạo thành mẫu thủy tinh. Dựa vào kết quả phân tích nhiệt, các mẫu thủy tinh được ủ nhiệt ở nhiệt độ 535o C trong thời gian 6 giờ liên tục để tăng độ bền cơ học. Các mẫu thủy
  • 35. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 25 tinh được cắt thành những mẫu với kích thước 10 mm10 mm 2 mm và được đánh bóng bề mặt để thực hiện các phép đo quang phổ hấp thụ, quang phổ phát xạ NIR… [16, 17]. Hình ảnh một vài mẫu thủy tinh (SABLC-0N0.2E, SABLC-0.5N0.2E, SABLC-0.8N0.2E, SABLC-1.0N0.2E, SABLC-1.2N0.2E) sau khi ủ nhiệt và đánh bóng bề mặt như hình 2.7. Từ hình ảnh các mẫu thủy tinh trên hình 2.7, có thể thấy rằng các mẫu thủy tinh này trong suốt và có bề mặt bóng. Hình 2.7. Hình ảnh các mẫu SABLC-0N0.2E, SABLC-0.5N0.2E, SABLC- 0.8N0.2E, SABLC-1.0N0.2E, SABLC-1.2N0.2E sau khi chế tạo, ủ nhiệt và đánh bóng bề mặt . 2.3.2. Phân tích nhiệt DTA (Differential thermal analysis). Phân tích nhiệt DTA được thực hiện để xác định các thông số nhiệt của mẫu thủy tinh để tiến hành ủ nhiệt, xử lý nhiệt các mẫu, khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến thuộc tính hóa học, quang học,…của vật liệu thủy tinh. Phân tích nhiệt DTA của các mẫu thủy tinh được thực hiện trên máy đo Shimadzu DTA-60AH với tỷ lệ quét 10°C/min. Thiết bị phân tích nhiệt Shimadzu DTA-60AH được kết nối với máy tính, thực hiện cài đặt, đo đạc, phân tích các thông số thông qua phần mềm TA 60 kèm theo thiết bị đo này. Giao diện sử dụng của phần mềm TA 60 như hình 2.8. Từ phần mềm này người sử dụng có thể cài đặt các thông số đo, phân tích thuộc tính nhiệt của vật liệu. Kết quả phân tích sau đó được xuất ra các file dữ liệu ở dạng file .txt hoặc dạng ảnh .jpg.
  • 36. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 26 Hình 2.8. Giao diện phần mềm TA 60 kèm theo thiết bị đo và phân tích nhiệt DTA-60AH-SHIMADZU. Để phân tích sự ổn định nhiệt, xác định các thông số nhiệt độ để ủ nhiệt, xử lý nhiệt cho mẫu thủy tinh SABLC đã chuẩn bị, chúng tôi tiến hành đo, phân tích nhiệt DTA. Kết quả phân tích nhiệt DTA được thể hiện trên đường cong DTA của hình 2.9. Từ kết quả trên đường cong DTA, chúng tôi xác định các thông số nhiệt của mẫu thủy tinh SABLC bao gồm: Nhiệt độ chuyển pha thủy tinh (Tg) nằm ở khoảng nhiệt độ 5350 C; nhiệt độ khởi phát kết tinh (Tx) ở khoảng nhiệt độ 6650 C, hai giá trị nhiệt độ đỉnh kết tinh (Tp1, Tp2 ) lần lượt nằm ở khoảng nhiệt độ 6900 C và 7200 C .
  • 37. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 27 Hình 2.9. Đường cong DTA của thủy tinh SABLC. Dựa vào kết quả phân tích DTA, trong nghiên cứu này, tất cả các mẫu thủy tinh SABLC được ủ nhiệt ở nhiệt độ 535°C liên tục trong suốt thời gian 6 giờ. Đồng thời, độ chênh lệchT giữa Tx và Tg (T =Tx - Tg) cũng được xác định như một chỉ số để đánh giá về độ ổn định nhiệt của thủy tinh. Trong nghiên cứu này độ chênh lệch nhiệt độ ΔT = 665°C - 535°C = 130°C. Giá trị ΔT >100°C chỉ ra rằng thủy tinh SABLC đã chế tạo ở trên có độ ổn định nhiệt và thích hợp cho các ứng dụng như bộ khuếch đại sợi quang, pin mặt trời và lasers [16- 18]. 2.3.3. Phân tích quang phổ hấp thụ. Quang phổ hấp thụ của các mẫu được thực hiện trên máy đo quang phổ hấp thụ UV/VIS Hitachi U-4100. Dải bước sóng đo khoảng từ 400 nm đến 1800 nm hoặc từ 300 nm đến 2200 nm tùy theo từng trường hợp thí nghiệm cụ thể. Hình ảnh thiết bị đo UV/VIS Hitachi U-4100 được mô tả trên hình 2.10. Mẫu thủy tinh cần đo quang phổ hấp thụ được đặt trong khoang đặt mẫu. Kích thước mẫu thủy tinh được cắt 10 mm x 10 mm x 2 mm để khớp với khuôn chứa mẫu.
  • 38. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 28 Hình 2.10. Thiết bị đo quang phổ hấp thụ Hitachi U-4100. Thiết bị đo quang phổ hấp thụ UV/VIS Hitachi U-4100 được thiết lập, kết nối với máy tính qua phần mềm kèm theo thiết bị Hitachi U-4100 do hãng Hitachi cung cấp. Thông qua phần mềm này, người sử dụng có thể cài đặt, thiết lập các thông số để đo quang phổ hấp thụ, chẳng hạn như chọn dải bước sóng đo, tốc độ quét của thiết bị. + Độ chính xác trong các bước đo có thể thiết lập: 0.1 nm; 0.2 nm…hoặc 1.0 nm. + Độ nhạy của bước đo có thể thiết lập: 0.1 nm; 0.2 nm: 0.1 nm. + Tốc độ quét theo bước sóng có thể thiết lập: 60, 240, 1.200, 2.400, 12.000, 30.000 nm/phút. Người sử dụng cũng có thể phân tích, xác định các đỉnh hấp thụ, tính toán các thông số liên quan. Kết quả phân tích sau đó được xuất ra các file dữ liệu ở dạng file. txt.
  • 39. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 29 Một phần giao diện sử dụng của phầm mềm đo quang phổ hấp thụ được trình bày như hình 2.11. Hình 2.11. Giao diện phần mềm trên thiết bị đo quang phổ hấp thụ Hitachi U- 4100. 2.3.4. Phân tích quang phổ phát xạ cận hồng ngoại. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu trong nghiên cứu của luận văn này được thực hiện trên máy đo quang phổ cận hồng ngoại ZOLIX SBP300. + Dải bước sóng đo khoảng từ: 1200 nm đến 1800 nm hoặc từ 1000 nm đến 2200 nm, tùy theo vật liệu đo và dải bước sóng cần đo để phân tích. + Bước sóng kích thích trong nghiên cứu của luận văn này sử dụng bước sóng: 980 nm laser diode (LD) và 808 nm LD.
  • 40. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 30 + Độ chính xác trong các bước đo: 0.2 nm. + Độ nhạy của bước đo: 0.1 nm. + Tốc độ quét theo bước sóng có thể thiết lập: 30, 60, 240, 1.200, 2.400, 12.000, 30.000, 60.000 nm/phút. Hình 2.12. Bộ phát bước sóng kích thích 980 nm LD. Đối với các bước sóng kích thích 980 nm LD và 808 nm LD, người sử dụng phải sử dụng các bộ phát sóng kích thích từ bên ngoài, chiếu vào mẫu đặt trong khoang chứa mẫu. Bộ phát tạo ra bước sóng kích thích 980 nm LD được mô tả như hình 2.12. Người sử dụng có thể điều chỉnh góc chiếu xạ cho các mẫu đo. Bộ phát tạo ra bước sóng kích thích 980 nm LD này có thể điều chỉnh được công suất nguồn kích thích, thông thường theo bước tăng công suất 0.5W, 1.0W, 1.5W, 2.0W, 2.5W hoặc 3W. Thiết bị đo quang phổ phát xạ cận hồng ngoại ZOLIX SBP300 được thiết lập, kết nối với máy tính qua phần mềm chuyên dụng kèm theo thiết bị ZOLIX SBP300.
  • 41. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 31 Một phần giao diện phần mềm trên thiết bị đo quang phổ phát xạ cận hồng ngoại ZOLIX SBP300 được mô tả như hình 2.13. Hình 2.13. Giao diện phần mềm trên thiết bị đo quang phổ phát xạ cận hồng ngoại ZOLIX SBP300. Thông qua phần mềm này, người sử dụng có thể cài đặt, thiết lập các thông số để đo quang phổ phát xạ cận hồng ngoại, chẳng hạn như chọn dải bước sóng đo, tốc độ quét của thiết bị, bước sóng kích thích…. Người sử dụng cũng có thể phân tích, xác định các đỉnh phát xạ cận hồng ngoại, phân tích các thông số liên quan. Kết quả phân tích sau đó được xuất ra các file dữ liệu ở dạng file *. txt, hoặc file ảnh dạng *.jpg. 2.3.5. Phân tích lifetimes. Đo thời gian sống (lifetimes) cho các mẫu thủy tinh nhằm xác định giá trị lifetimes để tính toán và là cơ sở đánh giá, minh chứng cho các quá trình chuyển giao năng lượng giữa Er3+ với Nd3+ và Pr3+ . Đo thời gian sống được thực hiện trên máy đo Edinburgh Instruments FLS-980 do Anh sản xuất.
  • 42. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 32 Thiết bị đo Edinburgh Instruments FLS-980 được thiết lập, kết nối với máy tính qua phần mềm FLS-980 kèm theo thiết bị Edinburgh Instruments FLS-980. Thiết bị đo Edinburgh Instruments FLS-980 có thể đo được nhiều chức năng như: đo quang phổ hấp thụ, đo quang phổ phát xạ, đo thời gian sống lifetimes… Thông qua thiết bị Edinburgh Instruments FLS-980 và phần mềm FLS- 980, người sử dụng có thể cài đặt các thông số để đo thời gian sống. Người sử dụng cũng có thể phân tích, xác định các giá trị thời gian sống và phân tích các thông số liên quan. Kết quả phân tích sau đó được xuất ra các file dữ liệu ở dạng file *. txt, hoặc file ảnh dạng *.jpg. Hình 2.14. Giao diện phần mềm FLS-980 đo thời gian sống trên thiết bị đo FLS-980.
  • 43. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 33 Một phần giao diện sử dụng của phầm mềm phần mềm FLS-980 kèm theo thiết bị Edinburgh Instruments FLS-980 được trình bày như hình 2.14. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 chúng tôi đã nghiên cứu được : - Thành phần nguyên vật liệu chính để chế tạo vật liệu thủy tinh 45 SiO2 – 25 AlF3 – 10 BaF2 – 5 LaF3 – 15 CaCO3 (viết tắt: SABLC). - Quy trình chế tạo được vật liệu thủy tinh silicate SABLC và các đơn tạp Er3+ , Nd3+ , Pr3+ , đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ và Pr3+ /Er3+ trong vật liệu thủy tinh silicate. - Phương pháp phân tích nhiệt DTA trên các thiết bị đo DTA-60AH- SHIMADZU và phần mềm TA 60 để làm cơ sở cho việc ủ nhiệt, xử lý nhiệt vật liệu thủy tinh Silicate. - Phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ trên các thiết bị đo Hitachi U- 4100 kết nối với máy tính qua phần mềm kèm theo thiết bị đó. - Phương pháp phân tích quang phổ phát xạ cận hồng ngoại trên các thiết bị đo ZOLIX SBP300 kết nối với máy tính qua phần mềm chuyên dụng kèm theo thiết bị đó. - Phương pháp đo lifetimes trên các thiết bị đo Edinburgh Instruments FLS- 980 do Anh sản xuất kết nối với máy tính qua phần mềm FLS-980 kèm theo thiết bị đó. Đo lifetimes các mẫu thủy tinh cần thiết nhằm xác định lifetimes để tính toán và cơ sở đánh giá quá trình chuyển giao năng lượng giữa Er3+ với Nd3+ và Pr3+ của vật liệu đã chế tạo.
  • 44. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 34 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. NGHIÊN CỨU BĂNG THÔNG CẬN HỒNG NGOẠI CỦA ĐƠN TẠP Er3+ TRONG VẬT LIỆU THỦY TINH SILICATE. 3.1.1. Kết quả phân tích XRD Hình 3.1. Kết quả phân tích XRD
  • 45. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 35 Kết quả phân tích XRD hiển thị trên hình 3.1 cho thấy các đỉnh nhiễu xạ không xuất hiện trong kết quả phân tích, đồng thời khi sử dụng phần mềm phân tích XRD chuyên dùng X'Pert HighScore Plus chúng tôi đã xác định được cấu trúc tinh thể bên trong vật liệu gốm thủy tinh trong suốt là tinh thể nano BaF2 với mã phân tích JCPDS: 001-0533 để phân tích thì không xác định được cấu trúc tinh thể. Chứng tỏ rằng vật liệu nghiên cứu của chúng tôi là thủy tinh. 3.1.2. Quang phổ hấp thụ của đơn tạp Er3+ Hình 3.2. Quang phổ hấp thụ của đơn tạp Er3+ trong mẫu thủy tinh SABLC-0.5Er. Hình 3.2 mô tả quang phổ hấp thụ của mẫu thủy tinh SABLC-0.5E trong phạm vi bước sóng 360 nm đến 2000 nm. Trong hình vẽ này phổ hấp thụ của Er3+ đơn tạp trong mẫu thủy tinh SABLC-0.5E bao gồm 9 đỉnh hấp thụ tại các bước sóng 1530 nm, 979 nm, 805 nm, 798 nm, 657 nm, 545 nm, 522 nm, 488 nm, 378 nm, tương ứng với các chuyển tiếp từ 4 I15/2 đến 4 I13/2, 4 I11/2, 4 I9/2, 4 F9/2, 4 S3/2, 2 H11/2, 4 F7/2, 2 H9/2 và 4 G11/2 [23, 24].
  • 46. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 36 3.1.3. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đơn tạp Er3+ . Hình 3.3. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của đơn tạp Er3+ trong các mẫu thủy tinh SABLC-xEr (x = 0.05, 0.1, 0.15, 0.2, 0.25 và 0.3 mol. %). Hình 3.3 mô tả quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của đơn tạp Er3+ trong các mẫu thủy tinh SABLC-xEr (x = 0.05, 0.1, 0.15, 0.2, 0.25 và 0.3 mol. %) dưới bước sóng kích thích 980 nm LD, đo trong dải bước sóng từ 1400 nm đến 1700 nm. Từ kết quả trên hình 3.3, đỉnh phát xạ của đơn tạp Er3+ trong các mẫu thủy tinh SABLC-xEr được quan sát tại bước sóng 1546 nm, đỉnh phát xạ tại bước sóng 1546 nm là do quá trình chuyển tiếp từ 4 I13/2 → 4 I15/2 của ion Er3+ tạo ra [25]. Kết quả đo băng thông FWHM của phát xạ cận hồng ngoại NIR của đơn tạp Er3+ trong mẫu thủy tinh SABLC-0.3Er khi kích thích bước sóng 980 nm LD đỉnh tại 1546 nm thể hiện trên hình 3.4.
  • 47. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 37 3.1.4. Thảo luận, đánh giá kết quả Hình 3.4. FWHM (Full Width at Half Maximum) của đơn tạp Er3+ trong mẫu thủy tinh SABLC-0.3Er. Trong phần này, chúng tôi phân tích, đánh giá kết quả và thảo luận về các cơ chế phát xạ của đơn tạp Er3+ trong vật liệu thủy tinh silicate. Từ kết quả thí nghiệm của hình 3.3 đã cho thấy khi tăng nồng độ mol. % của Er3+ tăng từ 0.05 mol.% lên đến 0.3 mol.% thì cường độ phát xạ NIR của Er3+ đỉnh tại bước sóng 1546 nm tăng lên đáng kể và phát xạ NIR mạnh nhất khi nồng độ mol Er3+ bằng 0.3 mol.%. Từ kết quả trên hình 3.4 phát xạ cận hồng ngoại NIR của đơn tạp Er3+ trong mẫu thủy tinh SABLC-0.3Er khi kích thích bước sóng 980 nm LD đỉnh tại 1546 nm, tương ứng với quá trình chuyển tiếp từ 4 I13/2 → 4 I15/2 tạo ra băng thông với FWHM khoảng 97 nm. Sơ đồ các mức năng lượng và cơ chế cho phát xạ cận hồng ngoại của đơn tạp Er3+ trong mẫu thủy tinh SABLC được mô tả trên hình 3.5.
  • 48. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 38 Hình 3.5. Sơ đồ mức năng lượng và phát xạ NIR của Er3+ . 3.2. NGHIÊN CỨU BĂNG THÔNG CẬN HỒNG NGOẠI ĐỒNG PHA TẠP Nd3+ /Er3+ TRONG VẬT LIỆU THỦY TINH SILICATE Các ions Er3+ có chuyển tiếp từ 4 I9/2 → 4 I15/2 phù hợp khi sử dụng bước sóng kích thích 808 nm LD. Tương tự các ions Nd3+ có chuyển tiếp 2 H9/2 → 4 I9/2 cũng phù hợp khi sử dụng bước sóng kích thích 808 nm LD. Mặt khác, cả Er3+ và Nd3+ đều có các mức năng lượng gần nhau trong vùng cận hồng ngoại. Do đó, khả năng kết hợp và chuyển giao năng lượng giữa Er3+ và Nd3+ được quan tâm nghiên cứu nhằm mở rộng FWHM cho các ứng dụng của bộ khuếch đại quang. Từ những kết quả thu được từ quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đơn tạp Er3+ trong mục 3.1.2. Trong phần này, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu
  • 49. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 39 băng thông cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong vật liệu thủy tinh silicate với mục tiêu tìm ra được tỷ lệ tối ưu nồng độ của Nd3+ /Er3+ để FWHM của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong vật liệu thủy tinh SABLC tối ưu nhất. 3.2.1. Quang phổ hấp thụ của đồng pha tạp Nd3+ / Er3+ Hình 3.6 mô tả quang phổ hấp thụ của các mẫu thủy tinh SABLC- 0Nd0.4Er, SABLC-0.5Nd0Er và SABLC-0.5Nd0.4Er trong phạm vi bước sóng từ 400 nm đến 1800 nm. Từ kết quả đo cường độ hấp thụ theo bước sóng của các đường cong (a), (b) và (c) trên hình 3.6. Chúng tôi quan sát thấy rằng các mẫu có bước sóng hấp thụ mạnh nhất ở vùng bước sóng khoảng 542 nm, sự hấp thụ ở một số bước sóng khác có cường độ yếu hơn. Hình 3.6. Quang phổ hấp thụ của các mẫu thủy tinh SABLC-0Nd0.4Er, SABLC-0.5Nd0Er và SABLC-0.5Nd0.4Er.
  • 50. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 40 Trong hình vẽ 3.6, đường cong (a) là phổ hấp thụ của mẫu đơn tạp SABLC-0Nd0.4Er. Phổ hấp thụ của mẫu đơn tạp Er3+ bao gồm 7 đỉnh hấp thụ có đỉnh tại các bước sóng 1530 nm, 979 nm, 798 nm, 657 nm, 545 nm, 522 nm và 488 nm, tương ứng với các chuyển tiếp từ trạng thái cơ bản 4 I15/2 của Er3+ sang các trạng thái kích thích 4 I13/2, 4 I11/2, 4 I9/2, 4 F9/2, 4 S3/2 2 H11/2 và 4 F7/2 [27, 28]. Đường cong (b) trên hình vẽ 3.6 là phổ hấp thụ của mẫu đơn tạp SABLC- 0.5Nd0Er, phổ hấp thụ của của mẫu đơn tạp Nd3+ bao gồm 6 đỉnh hấp thụ tại các bước sóng 875 nm, 806 nm, 749 nm, 684 nm, 587nm và 528 nm, các đỉnh hấp thụ này tương ứng với các chuyển tiếp từ trạng thái cơ bản 4 I9/2 của Nd3+ sang các trạng thái kích thích 4 F3/2, (2 H9/2, 4 F5/2), (4 S3/2, 4 F7/2), 4 F9/2, 2 G7/2, (4 G7/2, 2 K13/2). Đường cong (c) trên hình vẽ 3.6 là phổ hấp thụ của mẫu đồng pha tạp SABLC-0.5Nd0.4Er, phổ hấp thụ của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ bao gồm 13 đỉnh hấp thụ tại các bước sóng 1530 nm, 979 nm, 875 nm, 806 nm, 798 nm, 749 nm, 684 nm, 657 nm, 587 nm, 545 nm, 528 nm, 522 nm và 488 nm, các đỉnh hấp thụ này tương ứng với các chuyển tiếp từ trạng thái cơ bản sang các trạng thái kích thích 4 I15/2 4 I13/2 (Er3+ ), 4 I15/2 4 I11/2(Er3+ ), 4 I9/2 4 F3/2 (Nd3+ ), 4 I9/2 (2 H9/2, 4 F5/2)(Nd3+ ), 4 I15/2 4 I9/2, (4 S3/2, 4 F7/2), 4 F9/2, 2 G7/2, 4 I15/2  4 S3/2 (Er3+ ), 2 G7/2 (2 G7/2, 2 K13/2). Ở đây, có sự kết hợp và chồng lấp của quang phổ hấp thụ xung quanh bước sóng 800 nm của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ do sự chồng chéo giữa chuyển tiếp 4 I15/2 → 4 I9/2 của Er3+ và chuyển tiếp (4 I9/2 → (2 H9/2, 4 F5/2) của Nd3+ . Điều này chỉ ra rằng đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong thủy tinh silicate SABLC trong suốt này có thể được kích thích hiệu quả bằng bước sóng 808 nm LD [29]. 3.2.2. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu thủy tinh SABLC- 0.5Nd0Er, SABLC-0Nd0.4Er và SABLC-0.5Nd0.4Er, dưới kích thích của
  • 51. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 41 808 nm LD, được mô tả trên hình 3.7. Hình 3.7. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của các mẫu đơn tạp Nd3+ , đơn tạp Er3+ và đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong thủy tinh SABLC. Trên hình 3.7, đường cong (a) là quang phổ phát xạ NIR của mẫu đơn tạp Er3+ , dưới kích thích bước sóng 808 nm LD, đỉnh phát NIR của đơn tạp Er3+ tại bước sóng 1546 nm, tương ứng với chuyển tiếp 4 I13/2 4 I15/2 của Er3+ . Phát xạ NIR của đơn tạp Er3+ trong thủy tinh SABLC, dưới kích thích bước sóng 808 nm LD, tạo ra một FWHM khoảng 97 nm. Trên hình 3.7, đường cong (b) quang phổ phát xạ NIR của đơn tạp Nd3+ trong thủy tinh SABLC, dưới kích thích bước sóng 808 nm LD. Đỉnh phát xạ NIR của đơn tạp Nd3+ tại bước sóng 1348 nm, tương ứng với chuyển tiếp 4 F3/2  4 I13/2 [13]. Phát xạ NIR của mẫu đơn tạp Nd3+ , dưới kích thích 808 nm LD, tạo ra FWHM khoảng 91 nm.
  • 52. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 42 Trên hình 3.7, đường cong (c) là quang phổ phát xạ NIR của mẫu đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ , dưới kích thích 808 nm LD, đỉnh phát NIR của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ quan sát được tại bước sóng 1348 và 1546 nm, tương ứng với chuyển tiếp 4 F3/2 4 I13/2 của Nd3+ và chuyển tiếp 4 I13/2 4 I15/2 của Er3+ . Quang phổ phát xạ NIR của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong thủy tinh SABLC có sự kết hợp của Er3+ và Nd3+ tạo ra quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR với FWHM tương đối rộng hơn FWHM của các đơn tạp Er3+ và đơn tạp Nd3+ trong khoảng bước sóng từ 1250 nm đến 1650 nm [31, 32]. Độ lớn của FWHM được xác định khoảng 340 nm, bao phủ các băng tần O, E, S, C, L của các bộ khuếch đại quang [24]. Tuy nhiên, phổ phát xạ NIR của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong khoảng bước sóng từ 1250 nm đến 1650 nm vẫn tối ưu. Do đó, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu để tìm ra một tỷ lệ nồng độ tối ưu nhất giữa Nd3+ và Er3+ sao cho phổ phát xạ NIR của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong khoảng bước sóng từ 1250 nm đến 1650 nm là tối ưu nhất. 3.2.3. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Er3+ /Nd3+ khi thay đổi tỷ lệ nồng độ mol của Nd3+ Hình 3.8. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu thủy tinh ABLC-xNd-0.2Er (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol. %)
  • 53. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 43 Hình 3.8 mô tả quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu thủy tinh SABLC-0.2Er-xNd (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol. %), trong đó giữ nồng độ mol của Er3+ không đổi ở 0.2 mol. % và thay đổi nồng độ mol. % của Nd3+ . Từ kết quả của hình 3.8 cho thấy, khi nồng độ mol. % của Nd3+ tăng từ 0 đến 1.2 mol. % thì cường độ phát xạ NIR của Nd3+ tại bước sóng 1348 nm tăng lên. Đồng thời cường độ phát xạ NIR của Er3+ tại bước sóng 1546 nm cũng tăng đáng kể. Điều này chứng tỏ rằng, năng lượng của Nd3+ đã chuyển giao cho Er3+ [27, 28]. Quá trình chuyển giao năng lượng có thể từ chuyển tiếp 4 F3/2 4 I13/2 của Nd3+ sang chuyển tiếp 4 I13/2 4 I15/2 của Er3+ . Quá trình chuyển giao năng lượng này được đề xuất như sau: 4 F3/2 (Nd3+ ) + 4 I13/2 (Er3+ ) 4 I13/2 (Nd3+ ) + 4 I15/2 (Er3+ ) (ET1) 3.2.4. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Er3+ /Nd3+ khi thay đổi tỷ lệ nồng độ mol.% của Er3+ Hình 3.9. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu thủy tinh SABLC-0.5Nd-xEr (x = 0.2, 0.3, 0.4 và 0.5 mol.%).
  • 54. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 44 Hình 3.9 mô tả quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu thủy tinh SABLC-0.5NdxEr (x = 0.2, 0.3, 0.4 và 0.5 mol.%), trong đó giữ nguyên nồng độ của Nd3+ ở mức 0.5 mol.% và thay đổi nồng độ của Er3+ . Từ kết quả của hình 3.8 cho thấy rằng khi nồng độ của Er3+ tăng từ 0.2 đến 0.5 mol.% thì cường độ phát xạ NIR của Er3+ tại bước sóng 1546 nm tăng lên, đồng thời cường độ phát xạ NIR của Nd3+ tại bước sóng 1348 nm cũng tăng. Như vậy, chứng tỏ rằng có quá trình chuyển giao năng lượng từ chuyển tiếp 4 I13/2 4 I15/2 của Er3+ sang chuyển tiếp 4 F3/2 4 I13/2 của Nd3+ [33, 34]. 3.2.5. Cơ chế phát xạ cận hồng ngoại và quá trình chuyển giao năng lượng giữa Er3+ và Nd3+ trong đồng pha tạp Er3+ /Nd3+ . Hình 3.10. Sơ đồ mức năng lượng và cơ chế chuyển giao năng lượng giữa Er3+ và Nd3+ [13]. Quá trình chuyển giao năng lượng trên hình 3.10 từ chuyển tiếp 4 I13/2 4I15/2 của Er3+ sang chuyển tiếp 4F3/2 4I13/2 của Nd3+ được đề xuất như sau: 4I13/2 (Er3+) + 4F3/2 (Nd3+) 4I15/2 (Er3+) + 4I13/2 (Nd3+) ( ET2)
  • 55. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 45 Để xác định tỷ lệ tối ưu giữa tỷ lệ nồng độ mol.% của Nd3+ /Er3+ cần tiến hành thí nghiệm với các tỷ lệ nồng độ mol.% khác nhau. Chúng tôi thực hiện thí nghiệm đo phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ ứng với các tỷ lệ nồng độ mol.% khác nhau như đã trình bày chi tiết trong bảng 3.1 sau đây. Bảng 3.1. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong thủy tinh silicate SABLC-xNd-yEr theo tỷ lệ nồng độ mol.% (p = x/y). Ký hiệu SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 NdF3 ErF3 p mẫu thủy tinh SABLC- 45 25 10 5 12 1 2 0.5 1Nd-2Er SABLC- 45 25 10 5 13.2 0.8 1 0.8 0.8Nd-1Er SABLC- 45 25 10 5 13.4 0.8 0.8 1 0.8Nd-0.8Er SABLC- 45 25 10 5 13 1.2 0.8 1.5 1.2Nd-0.8Er SABLC- 45 25 10 5 13.2 1.2 0.6 2 1.2Nd-0.6Er SABLC- 45 25 10 5 13.6 1 0.4 2.5 1Nd-0.4Er Từ kết quả trên hình 3.10 chúng ta nhận thấy: Khi tăng tỷ lệ nồng độ mol.% của Nd3+ /Er3+ từ p = 0.5 lên đến p = 2.5 thì cường độ phát xạ cận hồng ngoại của Er3+ tăng mạnh đến tỷ lệ p = 1.5 sau đó giảm dần. Khi tỷ lệ nồng độ
  • 56. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 46 Nd3+ /Er3+ đạt p = 1.5 thì cường độ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ tăng lên mạnh nhất ở bước sóng 1546 nm. Đồng thời với tỷ lệ nồng độ Nd3+ /Er3+ p = 1.5 thì cường độ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ có đỉnh tại bước sóng 1348 nm cũng mạnh nhất. Điều này chứng tỏ rằng, tỷ lệ nồng độ mol.% của Nd3+ /Er3+ bằng 1.5, tương ứng với mẫu SABLC-1.2Nd-0.8Er thì cường độ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ là tối ưu nhất [35, 36]. Mối quan hệ giữa cường độ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ có đỉnh tại bước sóng 1546 nm với các tỷ lệ nồng độ mol.% p khác nhau của Nd3+ /Er3+ được hiển thị chi tiết trên hình 3.11. Hình 3.11. Phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ trong thủy tinh SABLC với các tỷ lệ nồng độ p = Nd3+ /Er3+ khác nhau.
  • 57. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 47 Hình 3.12. Mối quan hệ giữa cường độ phát xạ NIR của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ đỉnh tại bước sóng 1546 nm với các tỷ lệ nồng độ mol.% p của Nd3+ /Er3+ khác nhau. Từ kết quả trên hình 3.12, chúng tôi nhận thấy rằng tại bước sóng 1546 nm, khi tỷ lệ nồng độ mol.% của Nd3+ /Er3+ tăng từ p = 0.5 lên đến p = 1.5 thì cường độ phát xạ tăng dần, khi p = 1.5 thì cường độ phát xạ là mạnh nhất, nếu p tiếp tục tăng từ 1.5 lên 2.5 thì cường độ phát xạ lại giảm xuống. Điều này chứng tỏ rằng khi tỷ lệ nồng độ mol.% của Nd3+ /Er3+ p = 1.5 thì cường độ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ là mạnh nhất [38]. Đây là tỉ lệ tối ưu nhất để cường độ phát xạ NIR là mạnh nhất của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ tại bước sóng 1546 nm [35].
  • 58. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 48 3.2.6. Kết quả đo thời gian sống của đồng pha tạp Nd3+ /Er3+ Hình 3.13. Thời gian sống của các mẫu thủy tinh SABLC-xNd-0.2Er (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol.%) đo tại bước sóng 1348 nm dưới kích thích bước sóng 808 nm LD. Thời gian sống phát xạ cận hồng ngoại của Nd3+ đo tại bước sóng 1348nm tương ứng với chuyển tiếp 4 F3/2 4 I13/2 của Nd3+ trong các mẫu thủy tinh SABLC-xNd-0.2Er (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol.%) đã đo và được hiển thị trong hình 1.13. Mối quan hệ giữa cường độ phát quang I(t) và thời gian sống thông qua biểu thức sau đây [37]: (1) Trong đó: t là thời gian; I0 là cường độ phát quang ở t = 0.
  • 59. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 49 Nếu có nhiều giá trị khác nhau cho thời gian sống đo được, I (t) được xác định [37]: (2) Trong đó: A1n là biên độ và là tuổi thọ huỳnh quang của các thành phần đóng góp. Trong thực tế, số mũ có thể bị giới hạn ở mức 2 hoặc 3 [37], tùy thuộc vào số lượng photon thu được. Trong nghiên cứu này, biểu hiện cụ thể của thời gian sống như sau [37, 39, 40]: (3) Trong đó: A11 và A12 là hằng số phù hợp; τ1 và τ2 là thời gian sống nhanh và chậm đối với các thành phần theo cấp số nhân. Từ đó, thời gian sống τNd của Nd3+ có thể được tính bằng biểu thức (3) [40]. Thời gian sống phát xạ cận hồng ngoại của một số chuyển tiếp cũng được đo để cung cấp thêm minh chứng cho quá trình chuyển giao năng lượng ET giữa Er3+ và Nd3+ như đã đề cập ở trên. Thời gian sống τ đối với các mẫu thủy tinh SABLC-xNd-0.2Er (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol.%) có thể được tính theo biểu thức:  A 2  A2 11 1 12 2 A 1  A 2 11 12 (4) Bằng cách sử dụng biểu thức (4), các giá trị trung bình gần đúng của thời gian sống phát xạ cận hồng ngoạiNd của Nd3+ được tính toán khoảng 160.1s, 152.2s, 145.4s, 137.8s và 121.1s, tương ứng với các mẫu thủy tinh SABLC-xNd-0.2Er (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol.%). Từ những kết quả tính toán thời gian sống này, chúng tôi nhận thấy rằng với sự gia tăng nồng độ mol.% của Nd3+ từ 0 lên đến 1.2 mol.%, thời gian sốngNd của Nd3+ tại bước sóng 1348 nm đã được tìm thấy giảm, đó là minh chứng cho quá trình chuyển giao năng lượng ET1 từ quá trình chuyển tiếp 4 F3/2 4 I13/2 của Nd3+ sang chuyển tiếp 4 I13/2 4 I15/2 của Er3 + [29, 32, 33].
  • 60. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 50 3.3. NGHIÊN CỨU BĂNG THÔNG CẬN HỒNG NGOẠI ĐỒNG PHA TẠP Er3+ /Pr3+ TRONG VẬT LIỆU THỦY TINH SILICATE Các ion Er3+ có chuyển tiếp 4 I11/2 → 4 I15/2 phù hợp khi sử dụng bước sóng kích thích 980 nm LD. Tương tự, các ions Pr3+ có chuyển tiếp 1 G4 → 4 H9 cũng phù hợp khi sử dụng bước sóng kích thích 980 nm LD. Mặt khác, cả hai ions Er3+ và Pr3+ đều có các mức năng lượng gần nhau trong vùng bước sóng cận hồng ngoại từ bước sóng 1200 nm đến 1800 nm. Do đó, khả năng kết hợp và chuyển giao năng lượng giữa hai ions Er3+ và Pr3+ trong vùng bước sóng cận hồng ngoại từ bước sóng 1200 nm đến 1800 nm được quan tâm nghiên cứu nhằm mở rộng FWHM phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Er3+ /Pr3+ cho các ứng dụng của bộ khuếch đại quang. Trong phần này, chúng tôi nghiên cứu tăng cường băng thông cận hồng ngoại của đồng pha tạp Er3+ /Pr3+ trong vật liệu thủy tinh silicate với mục tiêu thu được FWHM tối ưu nhất. Thông qua kết quả của các phép đo quang phổ hấp thụ, quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp Er3+ /Pr3+ tiến hành phân tích số liệu, phân tích kết quả xác định đỉnh phát xạ và băng thông cận hồng ngoại của đồng pha tạp Er3+ /Pr3+ trong vật liệu thủy tinh silicate. 3.3.1. Quang phổ hấp thụ của đơn tạp Pr3+ và đồng pha tạp Er3+ /Pr3+ . Hình 3.14 mô tả quang phổ hấp thụ của mẫu thủy tinh SABLC-0.5Pr, trong phạm vi bước sóng từ 360 nm đến 2000 nm. Trong hình 3.14, quang phổ hấp thụ của đơn tạp Pr3+ trong SABLC- 0.5Pr bao gồm 8 đỉnh hấp thụ tại các bước sóng 1939 nm, 1535 nm, 1444 nm, 1024 nm, 589 nm, 485 nm, 470 nm 447 nm, tương ứng với các chuyển tiếp từ trạng thái cơ bản 3 H4 của Pr3+ đến các trạng thái kích thích 3 F2, 3 F3, 3 F4, 1 G4, 1 D2, 3 P0, 3 P1, 3 P2 của Pr3+ .
  • 61. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 51 Hình 3.14. Quang phổ hấp thụ của đơn tạp Pr3+ trong mẫu thủy tinh SABLC- 0.5Pr. Hình 3.15 mô tả quang phổ hấp thụ của các mẫu thủy tinh SABLC- 0.5Er, SABLC-0.5Pr và SABLC-0.5Er0.5Pr trong phạm vi bước sóng từ 400 nm đến 2000 nm. Trên hình 3.15, đường cong (a) là phổ hấp thụ của mẫu đơn tạp SABLC-0.5Er. Trên đường cong (a) này, phổ hấp thụ của Er3+ đơn tạp trong SABLC-0.5E bao gồm 8 đỉnh hấp thụ tại các bước sóng 1530 nm, 979 nm, 805 nm, 657 nm, 545 nm, 522 nm, 488 nm, 448 nm, tương ứng với các chuyển tiếp từ trạng thái cơ bản 4 I15/2 của Er3+ đến các trạng thái kích thích 4 I13/2, 4 I11/2, 4 I9/2, 2 F9/2, 4 S3/2, 2 H11/2, 4 F7/2 và 2 H9/2 của Er3+ . Trên hình 3.15, đường cong (b) là quang phổ hấp thụ của mẫu đơn tạp SABLC-0.5Pr. Từ kết quả của đường cong (b) này, phổ hấp thụ của đơn tạp Pr3+ trong SABLC-0.5Pr bao gồm 8 đỉnh hấp thụ tại các bước sóng 1939 nm, 1530 nm, 1444 nm, 1024 nm, 589 nm, 485 nm, 470 nm và 447 nm, tương ứng
  • 62. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 52 với các chuyển tiếp từ trạng thái cơ bản 3 H4 của Pr3+ đến các trạng thái kích thích 3 F2, 3 F3, 3 F4, 1 G4, 1 D2, 3 P0, 3 P1, 3 P2 của Pr3+ . Trên hình 3.15, đường cong (c) là quang phổ hấp thụ của đồng pha tạp Er3+ /Pr3+ trong mẫu thủy tinh SABLC-0.5Er0.5Pr, phổ hấp thụ của đồng pha tạp Er3+ /Pr3+ bao gồm 15 đỉnh hấp thụ tại các bước sóng 1939 nm, 1530 nm, 1444 nm, 1024 nm, 805 nm, 657 nm, 589 nm, 522 nm, 485 nm, 470 nm và 447 nm, tương ứng với các chuyển tiếp từ trạng thái cơ bản 4 I15/2 của Er3+ đến các trạng thái kích thích 4 I13/2, 4 I11/2, 4 I9/2, 2 F9/2, 4 S3/2, 2 H11/2, 4 F7/2 và 2 H9/2 của Er3+ và các chuyển tiếp từ trạng thái cơ bản 3 H4 của Pr3+ đến các trạng thái kích thích 3 F2, 3 F3, 3 F4, 1 G4, 1 D2, 3 P0, 3 P1, 3 P2 của Pr3+ . Ở đây, quang phổ hấp thụ của đồng pha tạp Er3+ /Pr3+ có sự kết hợp và chồng lấp của quang phổ hấp thụ của các ions Er3+ và Pr3+ [40, 41]. Hình 3.15. Quang phổ hấp thụ của các mẫu thủy tinh SABLC-0.5Er, SABLC- 0.5Pr và SABLC-0.5Er0.5Pr.
  • 63. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 53 3.3.2. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đơn tạp Er3+ , đơn tạp Pr3+ và đồng pha tạp Er3+ /Pr3+ . Hình 3.16. Phổ phát xạ NIR của các mẫu thủy tinh SABLC-0.5Er, SABLC- 0.5Pr và SABLC-0.5Pr0.5Er dưới kích thích của 980 nm LD. Phổ phát xạ NIR của các mẫu thủy tinh SABLC-0.5Er, SABLC-0.5Pr và SABLC-0.5Pr0.5Er dưới sự kích thích của bước sóng 980 nm LD trong phạm vi bước sóng từ 1250 nm đến 1720 nm được hiển thị trong hình 3.16. Trên hình 3.16, đường cong (a) là quang phổ phát xạ NIR của đơn tạp Er3+ trong mẫu thủy tinh SABLC-0.5Er, quang phổ phát xạ NIR của đơn tạp Er3+ có đỉnh tại bước sóng 1546 nm tương ứng với chuyển tiếp 4 I13/2 4 I15/2 của Er3+ [17], phổ phát xạ NIR của đơn tạp Er3+ đã tạo ra một FWHM với độ rộng khoảng 97 nm, bao phủ trong khoảng bước sóng từ 1250 nm đến 1700 nm. Trên hình 3.16, đường cong (b) là quang phổ phát xạ NIR của đơn tạp Pr3+ trong mẫu thủy tinh SABLC-0.5Pr, quang phổ phát xạ NIR của đơn tạp
  • 64. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 54 Pr3+ có hai đỉnh tại hai bước sóng 1375 nm và 1477 nm do các chuyển tiếp 1 G4 3 H5 và 1 D2 1 G4 của Pr3+ tạo ra. Trên hình 3.16, đường cong (c) là quang phổ phát xạ NIR của đồng pha tạp Er3+ /Pr3+ trong mẫu thủy tinh SABLC-0.5Pr0.5Er, quang phổ phát xạ NIR của Pr3+ đã kết hợp với phát xạ NIR của Er3+ . Vì vậy, chúng ta có thể quan sát thấy rằng quang phổ phát xạ NIR của đồng pha tạp Er3+ /Pr3+ có các đỉnh tại các bước sóng 1375 nm, 1477 nm và 1546 nm, quang phổ phát xạ NIR của đồng pha tạp Er3+ /Pr3+ tạo ra băng thông với FWHM khoảng 300 nm trong phạm vi bước sóng từ 1250 nm đến 1700 nm, bao phủ các dải băng tần E, S, C và (C + L) trong các cửa sổ viễn thông [ 41, 42]. Với kết quả thu được là một băng thông rộng với FWHM khoảng 300 nm trong phạm vi bước sóng từ 1250 nm đến 1700 nm, vật liệu nghiên cứu này có thể sử dụng cho các ứng dụng trong các bộ khuếch đại sợi quang. Hình 3.17. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của các mẫu thủy tinh SABLC-xPr0.1Er (x = 0.5, 0.6, 0.7, 0.8, 0.9 và 1.0 mol.%).
  • 65. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 55 Hình 3.17 mô tả quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu thủy tinh SABLC-xPr0.1Er (x = 0.5, 0.6, 0.7, 0.8, 0.9 và 1.0 mol.%), trong trường hợp này, chúng tôi giữ nguyên nồng độ của Er3+ ở mức 0.1 mol.% và thay đổi nồng độ mol.% của Pr3+ từ 0.5 đến 1.0 mol.%. Từ các kết quả của hình 3.16 đã cho thấy rằng khi nồng độ mol.% của Pr3+ tăng từ 0.5 mol.% đến 1 mol.% thì cường độ phát xạ NIR của Pr3+ đỉnh tại bước sóng 1447 nm tăng mạnh, còn cường độ phát xạ NIR của Pr3+ đỉnh tại các bước sóng 1375 nm và 1780 nm hầu như không thay đổi. Trong khi đó, cường độ phát xạ NIR của Er3+ đỉnh tại bước sóng 1546 nm lại tăng lên. Điều này chứng tỏ rằng năng lượng của ions Pr3+ đã chuyển giao cho ions Er3+ . Quá trình chuyển giao năng lượng có thể xảy ra từ chuyển tiếp 1 G4 3 H5 của Pr3+ sang chuyển tiếp 4 I13/2 4 F15/2 của Er3+ [43]. Quá trình chuyển giao năng lượng này được đề xuấtnhư sau: 1 G4 (Pr3+ ) + 4 I13/2 (Er3+ ) 3 H5 (Pr3+ ) + 4 I15/2 (Er3+ ) (ET1) Hình 3.18. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của các mẫu thủy tinh SABLC-0.8PrxEr (x = 0.15, 0.2, 0.25, 0.3, và 0.35 mol.%).