SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HÒA BÌNH
---------------
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ
Ngành: ……………………..
Mã ngành:……………..
Đề tài:
THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
Học viên :
Giáo viên hướng dẫn :
Hà Nội, tháng ...../201…
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HÒA BÌNH
---------------
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ
Ngành: ……………………..
Mã ngành:……………..
Đề tài:
THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
Học viên :Nguyễn Minh Tâm
Giáo viên hướng dẫn :
Hà Nội, tháng ...../201…
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay” là đề tài
nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được đưa ra dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh
giá các số liệu tại Việt Nam. Các số liệu là trung thực và chưa được công bố tại các
công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Nguyễn Minh Tâm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Hòa Bình,
Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị
kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
PGS.TS. ……, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện
không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý
kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Minh Tâm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước thì việc hoàn thiện các quy
định về BLDS mang yếu tố then chốt bởi lẽ đây chính là hành lang pháp lý điều
chỉnh các quan hệ xã hội trong mỗi một quốc gia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thì
công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có những tiến bộ quan trọng.
Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống
nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Để khắc phục tình trạng trên, đáp ứng
các yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Bộ Chính
trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã
chỉ ra rằng: …Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong vấn đề hoàn
thiện văn bản pháp luật dân sự nói chung thì cần hoàn thiện nhiều vấn đề trong đó
vấn đề liên quan đến thừa kế và thừa kế theo pháp luật là điều cần thiết ở nước ta
hiện nay.
Có thể nói rằng vấn dề về thừa kế và thừa kế theo pháp luật là vấn đề mang tính
kinh tế, mang tính xã hội truyền thống nhưng cũng là vấn đề phức tạp về mặt pháp lý.
Trong đó, đối với vấn đề có liên quan đến thừa kế theo pháp luật là yếu tố quan trọng
hàng đầu trong việc làm phát sinh và thực hiện quan hệ dân sự về thừa kế theo quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Đối với vấn đề này đã được thể hiện trong
nhiều văn bản pháp luật ở nước ta và có sự điều chỉnh từ những bộ luật thành văn từ
xa xưa nhất. Việc điều chỉnh về vấn đề về thừa kế theo pháp luật để mục đích cuối
cùng là giải quyết vấn đề về tranh chấp thừa kế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là
điều mà các cơ quan nhà nước hướng đến. Đích cuối của quả trình giải quyết tranh
chấp chính là xác định đúng khối tài sản thừa kế và phân chia thừa kế theo pháp luật
theo đúng kỷ phần mà người thừa kế có quyền được hưởng, việc xác định đúng thừa
kế theo pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các án kiện về thừa
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
kế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan đến thừa kế theo
pháp luật- yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc giải quyết các án kiện về thừa kế
còn nhiều nan giải cả về mặt lý luận và trong thực tiễn áp dụng. Trong bối cảnh hội
nhập, với thực trạng của nền kinh tế thị trường và xây dụng Nhà nước pháp quyền ở
nước ta hiện nay thì vấn đề tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân ngày càng trở nên
phức tạp và đa dạng Vì vậy, vấn đề thừa kế theo pháp luật và xác định thừa kế theo
pháp luật cũng đặt ra nhiều hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn cần giải quyết.
Hiện nay, với những điều chỉnh quan trọng theo các quy định mới của BLDS 2015 ở
nước ta thì các văn bản có liên quan như Luật Đất đai, Luật Nhà ở và các văn bản
hướng dẫn thi hành đã quy định nhiều điều khoản về thừa kế theo pháp luật hoặc có
liên quan đến thừa kế theo pháp luật nhằm đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp
của các đối tượng có liên quan trong mối quan hệ về thừa kế nói chung và các vấn đề
có liên quan đến tài sản nói riêng, góp phần làm ổn định đời sống trong xã hội hiện
nay.Giải quyết vấn đề có liên quan đến thừa kế theo pháp luật là một hoạt động rất
nhạy cảm vì nó liên quan đến đối tượng là con người và mối quan hệ giữa con người
với con người có liên quan đến mặt pháp lý, lý luận và thực tiễn có đối tượng là tài
sản của các chủ thể, vì thế giải quyết vấn đề này phải đáp ứng với yêu cầu của pháp
lý cũng như đạo đức là điều quan trọng. Do vậy, hoạt động này luôn được sự quan
tâm đặc biệt của Nhà nước nhất là khi phải hoàn thiện pháp luật về dân sự nói chung
đáp ứng với hoạt động xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Trong
thực tế, hằng năm tại các cơ quan tiến hành tố tụng đã giải quyết rất nhiều vụ án về
tranh chấp thừa kế theo pháp luật. Việc kiện toàn các quy định có liên quan đến thừa
kế theo pháp luật nhằm đảm bảo cho hoạt động tranh chấp trong thực tiễn và thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ nói chung. Điều này là hoàn toàn cần thiết ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay khi mà yêu cầu về hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa luôn được đặt lên hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong thực tế.
Vì vậy, nghiên cứu về đề tài “Thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay” là
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
rất cần thiết và cấp bách góp phần phát hiện những hạn chế của pháp luật về thừa kế
theo pháp luật và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi ở nước ta, từ
đó hoàn thiện hệ thống pháp luật về thừa kế theo pháp luật nói riêng và hệ thống
pháp luật dân sự nói chung đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thừa kế
theo pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
* Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu
- Vấn đề thừa kế theo pháp luật trong thời gian qua như thế nào?
- Những kết quả đạt được và chưa đạt được trong quá trình thực hiện quy định
về thừa kế theo pháp luật?
- Những nguyên nhân và hạn chế trong quá trình áp dụng quy định về thừa kế
theo pháp luật là gì?
- Các yếu tố nào thực sự ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật về thừa kế
theo pháp luật ở nước ta hiện nay?
- Những các tố tác động đến hiệu quả áp dụng pháp luật thừa kế theo pháp luật
ở nước ta hiện nay?
- Những giải pháp nào góp phần giúp quy định về thừa kế theo pháp luật được
áp dụng có hiệu quả hơn?
* Các giả thiết nghiên cứu.
- Thừa kế theo pháp luật được áp dụng đạt kết quả cao, song trong quá trình
phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề lý luận và thực tiễn. Do
đó cần thiết phải hoàn thiện quy định của BLDS 2015, văn bản hướng dẫn thi hành
và một số văn bản có liên quan như Luật Đất đai, Luật nhà ở…Nguyên nhân là sự
tương thích của các văn bản này có nhiều quy định gây chồng chéo, mâu thuẫn với
nhau từ đó ảnh hưởng đến quá trình áp dụng trong thực tế.
- Thừa kế theo pháp luật chịu sự tác động của yếu tố kinh tế, pháp luật, văn
hóa – xã hội, năng lực của cán bộ công chức…các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp,
gián tiếp đến quá trình áp dụng trong thực tế ở Việt Nam hiện nay.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Quá trình áp dụng quy định về TKTPK đã đạt được những kết quả trên
phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, với những quy định của BLDS 2015,
các luật chuyên ngành trong quá trình áp dụng nảy sinh những khó khăn, vướng mắc
nên cần thiết phải có định hướng hoàn thiện.
2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu của đề tài:
- Mục tiêu tổng quát:Thông qua việc lựa chọn đề tài: Thừa kế theo pháp luật ở
Việt Nam hiện nay làm luận văn thạc sỹ, tác giả tiến hành nghiên cứu các quy định
hiện hành liên quan trong hoạt động thừa kế theo pháp luật ở nước ta hiện nay. Đồng
thời, đánh giá tình hình thực hiện trong hoạt động áp dụng quy định về thừa kế theo
pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện và biện pháp
nhằm tăng cường áp dụng quy định về TKTPL đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ
trong tình hình mới.
- Mục tiêu cụ thể: Trên cơ sở đưa ra mục tiêu nghiên cứu tổng quát, tác giả tập
trung đi sâu nghiên cứu các vấn đề cụ thể sau:
+ Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thừa kế theo pháp luật.
+ Hai là, phân tích thực trạng áp dụng quy định về TKTPL bao gồm những vấn
đề như sau: Kết quả hoàn thiện quy định về TKTPL; Thực trạng áp dụng quy định về
TKTPL; Đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong
hoạt động áp dụng quy định về TKTPL ở nước ta hiện nay.
+ Ba là, đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện pháp luật cũng như áp dụng quy
định về TKTPL nhằm đảm bảo việc thực hiện đạt hiệu quả cao
2.2. Nội dung nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu quy định về TKTPL của BLDS 2015 và các văn bản
hướng dẫn thi hành. Quá trình áp dụng các quy định này trong thực tế ở nước ta hiện
nay.
2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
* Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về thừa kế theo pháp luật để phân tích, lý giải các vấn đề.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên
cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến vai trò thừa kế theo pháp luật thông qua
quy định của BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành; các đề tài khoa học, chương
trình, dự án, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để nêu lên
cơ sở lý thuyết về vai trò thừa kế theo pháp luật thông qua các mặt công tác của các
cơ quan tiến hành tố tụng và đánh giá, khái quát thành những quan điểm, luận điểm
làm nền tảng lý luận cho luận văn.
- Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở chương 2
của luận văn, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích làm cơ sở đánh
giá thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra những giải pháp giải
quyết vấn đề một cách cụ thể.
3. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Liên quan đến nội dung Thừa kế theo pháp luật và các vấn đề có liên quan đến
thừa kế thì đã có nhiều đề tài khoa học, luận văn, bài viết trên tạp chí đã đề cập một
cách trực tiếp hoặc lồng ghép vào những nội dung liên quan có thể kể đến:
- Phùng Trung Tập: “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm
1945 đến nay”. Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thừa kế
theo pháp luật ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Nội dung chủ yếu của luận án làm
rõ các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến việc điều chỉnh
pháp luật về diện và hàng thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam.
- Trần Thị Huệ: “Di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam- những vấn đề lý luận
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
và thực tiễn”. Luận án tập trung nghiên cứu về những vấn đề như: cơ sở lý luận về di
sản thừa kế, quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về di sản thừa kế, thanh toán và
phân chia di sản thừa kế, thực tiễn áp dụng trong việc xác định, thanh toán, phân chia
di sản thừa kế và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về di sản thừa kế.
+ Luận văn cao học:
- Nguyễn Thị Vĩnh: “Thừa kế theo pháp luật trong BLDS ViệtNam”. Nội dung
chủ yếu gồm các vấn đề sau: khái niệm thừa kế theo pháp luật, diện và hàng thừa kế,
thừa kế thế vị, các trường hợp thừa kế theo phápluật.
- Nguyễn Thị Hồng Bắc: “Một số vấn đề thừa kế theo pháp luật trong BLDS
Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu có tính sơ lược về lịch sử của thừa kế theo pháp luật ở
Việt Nam, một số nguyên tắc chủ yếu của thừa kế, các trường hợp thừa kế theo pháp
luật, căn cứ phân chia hàng thừa kế.
- Nguyễn Hương Giang: Thừa kế - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (2014,
Luận văn thạc sĩ);
- Nguyễn Minh Tuấn, Cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định chung về
thừa kế trong Bộ luật Dân sự (Luận văn tiến sĩ luật học);
- Hồ Thị Vân Anh, Thừa kế theo pháp luật trong thời Hoàng Việt Luật lệ thời
Nguyễn ở Việt Nam (2009, Luận văn thạc sỹ luật học) và có rất nhiều luận văn thạc
sỹ, tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề này.
+ Các công trình nghiên cứu khác:
- Viện Khoa học Pháp lý: “Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của
BLDS”. Các tập bình luận phân tích nội dung cơ bản của các qui đinh trong BLDS
1995 nói chung và các qui định về thừa kế nói riêng.
- Trường Đại học Luật Hà Nội, số tạp chí chuyên đề về BLDS (1996). Trong đó
có bài viết về những điểm mới của di sản dùng vào việc thờ cúng trong BLDS so với
Pháp lệnh Thừa kế 1990.
- Tòa án Nhân dân Tối cao: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp thừa kế tại Tòa án nhân dân”. Đây là
công trình cấp bộ nghiên cứu về thừa kế, nội dung chủ yếu của đề tài là các vấn đề
thực tiễn xét xử của Toà án trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế.
- Nguyễn Ngọc Điện: “Một số suy nghĩ về thừa kế trong BLDS”.Tác giả so
sánh pháp luật về thừa kế của Việt Nam qua các thời kỳ phát triển và so với chế định
thừa kế trong Bộ luật Dân sự
Bên cạnh đó thì có rất nhiều bài nghiên cứu nghiên cứu vấn đề này, trong đó
các công trình này ít nhiều đều đề cập đến vấn đề về thừa kế theo pháp luật. Song các
công trình nghiên cứu trực tiếp có liên quan đến Thừa kế theo pháp luật còn khá
khiêm tốn. Quá trình thực tiễn của quá trình áp dụng pháp luật về Thừa kế theo pháp
luật ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, còn có những khoảng cách giữa lý
luận và thực tiễn, giữa văn bản và thực tế.
4. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Ví dụ:
Bảng 1. Tiến độ thực hiện đề tài
Tháng (năm
2020)
Dự kiến nội dung
thực hiện
4 5 6 7 8 9 1
0
1
1
1
2
Thực hiện đề cương luận văn
Duyệt đề cương và bảo vệ đề cương
Hoàn thành và sửa chương 1
Hoàn thành và sửa chương 2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hoàn thành và sửa chương 1+2
Hoàn thiện luận văn chương 3
Hoàn thành Luận văn và chuẩn bị
bảo vệ
Hoàn thiện luận văn
5. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Dự kiến luận văn có ba chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận về thừa kế theo pháp luật
- Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về Thừa kế theo pháp luật
- Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật và kiến nghị hoàn
thiện
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
1. Khái niệm thừa kế và thừa kế theo pháp luật
1.1.Khái niệm thừa kế
Hiện nay, chưa có một khái niệm pháp lý nào quy định rõ ràng về thế nào là
thừa kế. Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, thừa kế được hiểu là
việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho người còn sống theo truyền
thống, phong tục tập quán của từng dân tộc. Người hưởng tài sản có nghĩa vụ duy trì,
phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và truyền thống, tập quán mà hệ trước để
lại. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật,
Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa kế nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Theo quan điểm của Ăng- ghen: “là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho
người còn sống”. Quyền thừa kế là quyền thừa hưởng tài sản của người chết để lại
theo một trình tự do pháp luật quy định. Pháp luật cho phép những người thừa kế
được hưởng di sản đồng thời buộc họ phải thực hiện những nghĩa vụ tài sản của
người chết.1
Luật La Mã quy định hai hình thức cơ bản là thừa kế theo di chúc (testato) và
thừa kế theo luật (intestato), ngoài ra còn có thừa kế theo lệnh của các quan. Ở thời
kỳ đầu, hình thức chủ yếu là thừa kế theo luật, sau đó thừa kế theo di chúc trở thành
phổ biến hơn.2
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì "Thừa kế là việc dịch
chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống"3 hay theo Từ điển Luật học
của Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp thì thừa kế được giải thích là "Sự dịch
1
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/25/y4753/
2
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/25/y4753/
3
Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chuyển tài sản của người chết cho người còn sống. Thừa kế luôn gắn với sở hữu. Sở
hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan
hệ sở hữu"4.
Như vậy, thừa kế được hình thành từ khi xã hội chưa phân chia giai cấp, nhưng
khái niệm PLVTK thì chỉ ra đời và tồn tại trong những xã hội đã phân chia giai cấp
và có nhà nước. Tuy nhiên, mỗi một xã hội khác nhau sẽ có sự khác nhau trong quy
định về thừa kế. Thậm chí, trong cùng một chế độ xã hội của một nhà nước, ở mỗi
giai đoạn lịch sử khác nhau, thì PLVTK cũng được quy định khác nhau cho phù hợp
với sự phát triển.
Tại Việt Nam, trong trong các triều đại phong kiến trước đây, PLVTK đã được
hình thành và dựa trên cơ sở lễ giáo phong kiến. Theo quy định về thừa kế trong Bộ
luật Hồng Đức của thời Lê và Bộ luật HVLL của thời Nguyễn đều nhằm mục đích
duy trì, bảo vệ những truyền thống chế độ gia đình phụ quyền và hiếu nghĩa của con
cháu trong dòng tộc. Tuy nhiên, trong hai bộ luật này cũng không đưa ra khái niệm
thế nào là thừa kế. Đến pháp lệnh thừa kế, BLDS năm 1995, 2005 và 2015 cũng
không ghi nhận quy định về khái niệm thừa kế. Trên cơ sở nghiên cứu thì tác giả đưa
ra khái niệm về thừa kế như sau: Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài
người, thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho
người còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc. Người
hưởng tài sản có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và
truyền thống, tập quán mà hệ trước để lại.
Trong xã hội có giai cấp, quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật,
Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa kế nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Quan hệ thừa kế tồn tại song song với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát
triển của xã hội loài người. Mặt khác, quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với
người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, trong quá trình sản xuất, lưu
4
Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thông phân phối của cải vật chất.Sự chiếm hữu vật chất này thể hiện giữa người này
với người khác, giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác, đó là tiền đề để
làm xuất hiện quan hệ thừa kế.Sở hữu cũng là một yếu tố khách quan xuất hiện ngay
từ khi có xã hội loài người và cùng với thừa kế, chúng phát triển cùng với xã hội loài
người.
1.2. Khái niệm thừa kế theo pháp luật
Hiện nay, quy định của BLDS là Thừa kế là một chế định dân sự, là tổng hợp
các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người
khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi,
quyền nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền nghĩa vụ của người thừa kế.
Có hai dạng thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Một số
quy định cơ bản liên quan đến quyền thừa kế: Diện thừa kế, thừa kế thế vị, tước
quyền thừa kế ...
Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, pháp luật thừa kế của Việt Nam
cũng quy định hai hình thức thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo
pháp luật. Thừa kế theo di chúc là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho
người còn sống theo ý chí của người lập di chúc khi còn sống. Tuy nhiên, trên thực tế
không phải lúc nào người để lại di sản cũng lập di chúc hoặc di chúc do người này
lập ra đều phát sinh hiệu lực theo quy định của pháp luật. Do đó, song song với hình
thức thừa kế theo di chúc, pháp luật còn quy định về hình thức thừa kế theo pháp luật
nhằm đảm bảo quyền thừa kế của các chủ thể.
Điều 649 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định: Thừa kế theo pháp luật là thừa
kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.5
Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những
người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy
định. Cá nhân có quyền sở hữu với tài sản của mình, sau khi chết, số tài sản còn lại
5
Xem Điều 649 BLDS 2015
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
được chia đều cho những người thừa kế. Người được thừa kế theo pháp luật là những
người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và nuôi dưỡng. Thừa kế theo pháp
luật chỉ được thực hiện trong trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc có di
chúc nhưng di chúc không hợp pháp và các trường hợp khác theo quy định của pháp
luật. Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân và có mối quan hệ huyết thống hoặc
quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản. Những người
thuộc diện thừa kế theo pháp luật được pháp luật chỉ định hưởng di sản theo một trật
tự ưu tiên là theo hàng thừa kế.
Qua việc phân tích trên đây có thể rút ra định nghĩa về thừa kế theo pháp luật
như sau: Thừa kế theo pháp luật là sự dịch chuyển di sản của người chết cho người
còn sống trên cơ sở quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hay
quan hệ thân thuộc giữa người có tài sản để lại sau khi họ chết và người nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật về bản chất vừa bảo vệ quyền đương nhiên của người có
tài sản được để lại tài sản của họ khi họ chết, vừa bảo vệ quyền của những người có
quan hệ huyết thống, gia đình hay thân thuộc với người đã chết có tài sản để lại.
Những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc
vào mức độ năng lực hành vi. Mọi người bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế
của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di
sản nhận.Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự
thừa kế do pháp luật quy định. Theo Điều 650 bộ luật Dân sự năm 2015 quy định
những trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn
tại vào thời điểm mở thừa kế;
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có
quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
1.3. Các trường hợp thừa kế theo pháp luật
Quá trình áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật thì được phát sinh trong
những trường hợp khác nhau. Với các quy định pháp luật hiện nay thì việc phát sinh
quan hệ về pháp luật thừa kế theo pháp luật được quy định một cách rõ ràng và cụ thể
bằng các trường hợp được rõ ràng. Hiện nay, theo quy định tại điều 650 BLDS 2015
đã ghi nhận các trường hợp về thừa kế theo pháp luật, cụ thể như sau:
* Không có di chúc. Theo đó, Những trường hợp sau đây được coi là không có
di chúc :
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, các trường hợp sau đây được coi
là không có di chúc.
- Người có tài sản chết mà không lập di chúc hoặc có lập nhưng chính họ lại
tiêu huỷ di chúc như xé, đốt hoặc tuyên bố huỷ bỏ di chúc đã lập.
- Người chết có để lại di chúc nhưng kể từ thời điểm mở thừa kế di chúc đã bị
thất lạc hoặc hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc
đó và cũng không thể chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc
(Điều 642 BLDS 2015)
- Nội dung di chúc không rõ ràng, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau mà người
công bố di chúc và những người thừa kế không nhất trí về cách hiểu nội dung di
chúc. (Điều 626 BLDS 2015)
Trong những trường hợp này toàn bộ di sản được phân chia cho những người
thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015.
* Di chúc không hợp pháp. Một di chúc sẽ được coi là không hợp pháp nếu
không đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự
năm 2015. Di chúc không hợp pháp sẽ không có hiệu lực. Tuỳ theo từng trường hợp
mà xác định mức độ vô hiệu của di chúc. Di chúc có thể bị vô hiệu toàn bộ nhưng có
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thể bị vô hiệu một phần, nếu phần vô hiệu đó không ảnh hưởng đến phần còn lại của
di chúc.
Di chúc sẽ bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu di chúc đó do người không minh mẫn,
sáng suốt lập ra, di chúc không phải là ý nguyện đích thực của người lập, di chúc do
người đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi lập ra mà không có sự đồng ý của cha, mẹ
hay người giám hộ, hoặc di chúc do người dưới 15 tuổi lập ra. Một di chúc cũng bị
coi là vô hiệu toàn bộ nếu toàn bộ nội dung của nó trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Trong những trường hợp này, toàn bộ di sản mà người lập di chúc để lại sẽ được chia
cho những người thừa kế theo pháp luật của họ.
Theo quy định hiện nay theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá
nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Theo đó, luật
cũng quy định các đối tượng được lập di chúc bao gồm:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, minh mẫn,
sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu được cha, mẹ hoặc người giám
hộ đồng ý về việc lập di chúc
Riêng với đối tượng dưới 18 tuổi, luật mới chỉ có quy định về độ tuổi từ đủ 15
đến chưa đủ 18 tuổi. Theo đó, các cá nhân nằm trong độ tuổi này được phép lập di
chúc khi được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc và di chúc
phải được lập thành văn bản.
Như vậy, từ quy định của luật chúng ta có thể khẳng định:
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được phép lập di chúc nếu:
+ Được lập thành văn bản
+ Được sự đồng ý về việc lập di chúc từ cha, mẹ hoặc người giám hộ. Còn nội
dung định đoạt tài sản thuộc về quyền của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
- Người từ 15 tuổi trở xuống không nằm trong các đối tượng được phép lập di
chúc theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Di chúc chỉ bị coi là vô hiệu một phần nếu nội dung của nó chỉ có một phần
không hợp pháp và phần không hợp pháp đó không ảnh hưởng đến hiệu lực của
những phần còn lại. Trong những trường hợp này phần di sản liên quan đến phần di
chúc có hiệu lực vẫn được chia theo di chúc. Chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật đối
với phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực.
* Áp dụng phần thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản không định đoạt
trong di chúc
Nếu di chúc chỉ định đoạt một phần di sản thì phần còn lại sẽ được chuyển dịch
cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật. Những người trong cùng một
hàng thừa kế được hưởng di sản bằng nhau nếu di sản được chia theo luật. Vì vậy,
mặc dù đã được hưởng di sản theo di chúc, vẫn được hưởng phần di sản được chia
theo luật, nếu họ là người đứng trong hàng thừa kế hưởng di sản theo pháp luật (trừ
trường hợp người lập di chúc nói rõ là họ chỉ được hưởng phần di sản mà người lập
di chúc phân định trong di chúc đó)
* Áp dụng phần thừa kế theo pháp luật trong trường hợp người thừa kế theo
di chúc chết hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức
được hưởng di sản theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Các cơ quan, tổ chức chỉ bị coi là "không còn" nếu vào thời điểm mở thừa kế
các cơ quan, tổ chức đó đã chấm dứt sư tồn tại của mình trên thực tế như bị giải thể
hoặc bị tuyên bố phá sản. Vì vậy, nếu cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di
chúc bị chấm dứt do sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách thì cơ quan, tổ chức mới được
sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách là cơ quan, tổ chức kế thừa quyền thừa kế theo di
chúc của cơ quan, tổ chức cũ. Do đó, phần di sản mà cơ quan, tổ chức cũ được hưởng
theo di chúc vẫn được dịch chuyển theo đúng ý chí của người để lại di sản để cơ
quan, tổ chức mới được thành lập do sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách sẽ thừa
hưởng. Nếu toàn bộ những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc, các cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc đều
không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, thì toàn bộ di sản của người lập di chúc
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
được dịch chuyển toàn bộ cho những người thừa kế theo pháp luật của người đó.
Nếu chỉ có một hoặc một số người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc không còn
tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di sản liên quan đến họ mới được áp
dụng thừa kế theo pháp luật.
Khi áp dụng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015
cũng cần lưu ý: thai nhi chết trước khi sinh ra hoặc chết ngay khi người mẹ sinh ra thì
phần di sản chia theo di chúc cho thai nhi này sẽ được áp dụng phân chia thừa kế của
người để lại di sản theo pháp luật. Nếu thai nhi sinh ra và còn sống một khoảng thời
gian rồi mới chết thì đứa trẻ này vẫn được hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Khi đứa
trẻ sơ sinh chết thì phần di sản này dã là tài sản của đứa trẻ và được chia thừa kế theo
pháp luật cho người thừa kế của đứa trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải có
hướng dẫn cụ thể để thống nhất áp dụng.
* Áp dụng phần thừa kế theo pháp luật trong trường hợp người thừa kế theo
di chúc không có quyền hưởng thừa kế.
Những người đáng lẽ được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng lại thực hiện
những hành vi quy định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005 sẽ không
được hưởng thừa kế. Trong những trường hợp sau:
- Người thừa kế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 643
Bộ luật dân sự năm 2005 sau khi di chúc đã lập, người lập di chúc không có ý kiến gì
khác.
- Người thừa kế thực hiện một trong các hành vi nói trên trước khi người có tài
sản lập di chúc nhưng người lập di chúc không biết được người đó đã có hành vi đó.
Nếu toàn bộ những người thừa kế theo di chúc đều không có quyền hưởng di
sản thì áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với toàn bộ di sản mà người lập di chúc để
lại. Nếu chỉ có một hoặc một số người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sản thì chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản liên quan đến những
người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản đó. Nghĩa là phần di sản
của những người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản sẽ được dịch
chuyển cho những người thừa kế theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm
2015.
*Áp dụng thừa kế theo pháp luật trong những trường hợp người thừa kế
theo di chúc từ chối quyền hưởng di sản.
Nếu việc từ chối quyền hưởng di sản đúng quy định tại Điều 620 Bộ luật dân
sự năm 2015 thì phần di sản liên quan đến người từ chối sẽ được áp dụng thừa kế
theo pháp luật để giải quyết. Cần lưu ý rằng: trong thực tế có những người có thể là
người thừa kế theo di chúc nhưng cũng đồng thời là người thừa kế theo pháp luật của
di chúc. Vì vậy, trong trường hợp này, nếu hộ chỉ từ chối quyền hưởng di sản theo di
chúc, thì phần di sản đó được chia cho những người thừa kế theo pháp luật và người
từ chối vẫn được hưởng di sản theo pháp luật. Nếu họ từ chối toàn bộ quyền hưởng di
sản thì phần di sản đó được chia cho những người thừa kế theo pháp luật còn lại của
người để lại di sản.
Trong trường hợp toàn bộ những người thừa kế theo di chúc đều từ chối quyền
hưởng di sản, thì toàn bộ di sản thừa kế mà người lập di chúc để lại sẽ được chia cho
những người thừa kế theo pháp luật của người đó theo quy định tại Điều 651 Bộ luật
Dân sự năm 2015.
Việc xác định các trường hợp thừa kế theo pháp luật là vô cùng quan trọng
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người có quyền thừa kế theo pháp
luật đồng thời tránh tình trạng để tài sản bị "đóng băng" gây lãng phí cho gia đình và
xã hội.
1.4. Lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam về thừa kế theo pháp luật
1.4.1. Trước năm 1945
Quy định về thừa kế là một trong những chế điịnh rất quan trọng của Viejt
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nam. Ngay cả trước thời điểm trước Cách mạng tháng Tám, pháp luật thời kỳ Pháp
thuộc thì đã có rất nhiều quy định rõ về thừa kế, có thể kể đến các trường hợp.
* Quy định về thừa kế theo pháp luật trong Luật Hồng Đức
Trong thời kỳ phong kiến, Luật Hồng Đức hay còn gọi là Quốc triều hình luật
được ban hành năm 1483 được coi là một trong những bộ luật phong kiến tiến bộ
nhất và đặc sắc nhất trong lịch sử pháp luật Việt Nam đồng thời là bộ luật có niên đại
xưa nhất còn giữ được cho tới ngày nay. Bộ luật đánh dấu thời kỳ hoàng kim nhất,
rực rỡ nhất của chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều đại nhà Lê, đặc biệt là dưới
thời vua Lê Thánh Tông. Ngoài tài sản sở hữu chung thì vợ, chồng đều được quyền
có tài sản riêng. Nếu cha mẹ để lại chúc thư thì chia thừa kế theo chúc thư, nếu không
có chúc thư thì chia theo quy định của luật. Con trai và con gái đều được thừa kế của
cha mẹ và hưởng phần di sản bằng nhau. Trường hợp vợ chồng đã có con thì khi cha
mẹ chết, các con được hưởng thừa kế điền sản. Chồng chết trước thì vợ góa được kế
quyền gia trưởng của chồng nuôi dạy các con, thờ cúng tổ tiên nhà chồng...
Quy định của bộ Quốc triều hình luật, vấn đề thừa kế được quy định từ Điều
374 đến Điều 400 cũng bao gồm hai hình thức là thừa kế theo chúc thư và thừa kế
theo pháp luật. Quy định của Luật Hồng Đức, trong trường hợp người chết không để
lại di chúc hoặc có chúc thư nhưng chúc thư vô hiệu thì di sản được chia theo pháp
luật.
Điều 374, 375, 376 thì di sản sẽ được chia theo nguyên tắc ưu tiên, Cụ thể:
- Một là, chia cho các con, không phân biệt con trai, con gái (hàng 1), nếu người
chết không có con thì cha mẹ (hàng 2) được hưởng di sản thừa kế.
- Hai là, trường hợp không còn cha mẹ, di sản được chuyển cho người thừa tự,
do họ hàng quyết định.
Đồng thời, tại Điều 380 Luật Hồng Đức cso quy định: con nuôi cũng có quyền
thừa kế di sản của cha mẹ nuôi trong trường hợp "có văn tự là con nuôi và ghi trong
giấy rằng sau sẽ chia điền sản cho, khi cha mẹ nuôi chết không có chúc thư, điền sản
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đem chia cho con đẻ và con nuôi" và đối với phần di sản được quy định như sau
"điền sản chia làm ba, con đẻ được hai phần, con nuôi được một phần; nếu không có
con đẻ mà con nuôi cùng ở với cha mẹ từ thuở bé, thì được cả; thuở bé không cùng ở
thì con nuôi được hai phần, người thừa tự được một phần".
Luật Hồng Đức có những quy định về việc của vợ và chông không được thừa kế
di sản của nhau ngoại trừ một số trường hợp để đảm bảo cho cuộc sống của người vợ
góa, chồng góa, ví dụ: trường hợp người vợ góa, chồng góa sống độc thân không có
người nuôi dưỡng sẽ được hưởng một phần di sản của người chồng hoặc người vợ để
sống hết đời và để thờ cúng. Tuy nhiên, nếu người vợ góa, chồng góa tái giá thì phải
trả lại phần di sản được hưởng cho họ hàng của người chết.
Điều 388 Quốc triều hình luật quy định "cha mẹ mất cả, có ruộng đất, chưa kịp
để lại chúc thư, mà anh em chị em tự chia nhau, thì lấy một phần 20 số ruộng đất
làm phần hương hỏa, giao cho con trai trưởng giữ…". Ở thời kỳ này do kinh tế chưa
phát triển nên tài sản chủ yếu và có giá trị nhất là ruộng đất. Di sản của người để lại
thừa kế gồm ba nguồn chính: phu điền sản (tài sản của chồng được hưởng từ tài sản
của gia đình), thê điền sản (tài sản của vợ được hưởng từ gia đình vợ) và tần tảo điền
sản (tài sản do vợ chồng làm ra).
Từ đó có thể thấy rằng, Bộ Quốc triều hình luật coi trọng truyền thống gia đình,
tôn ti, trật tự trên dưới, đề cao thuyết "tam tòng" nên chưa có sự bình đẳng hoàn toàn
giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái, giữa con đẻ và con nuôi, giữa con của vợ
cả với con của vợ lẽ, nàng hầu, chưa hoàn toàn ghi nhận quyền thừa kế di sản giữa vợ
và chồng, nhưng ở vào thời kỳ đó, quy định như vậy đã là một sự tiến bộ đáng ghi
nhận.
* Quy định về thừa kế theo pháp luật theo quy định tai Luật Gia Long
Quy định tại Hoàng Việt luật lệ hay còn được biết đến với tên gọi Quốc triều
điều luật, Hoàng triều luật lệ, Luật Gia Long, là bộ luật chính thống của triều Nguyễn
ở Việt Nam do vua Gia Long ban hành năm 1815. Tại Quyển 6 của Bộ luật có quy
định về thừa kế.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hoàng Việt luật lệ rất ít chú ý đến những vấn đề như tài sản của vợ chồng, khế
ước, thừa kế… mà chủ yếu quy định về thuế, định phu, bán trộm ruộng, chia gia tài,
hôn nhân nam nữ. Những quy định thể hiện sự cần thiết phải duy trì sản nghiệp của
thế hệ "Tứ đại đồng đường" như con cháu không được tách khẩu, chia tài sản, không
được có của riêng, trừ khi được ông bà, cha mẹ đồng ý hoặc có chúc thư thì chia theo
chúc thư, nhưng những vấn đề về di chúc lại không được quy định trong Hoàng Việt
luật lệ. Sự bất bình đẳng giữa nam nữ, vợ chồng được xác lập, trong thừa kế thì ưu
tiên quyền hưởng di sản của con trai trưởng, vợ không được hưởng thừa kế của
chồng. Hương hỏa trong Hoàng Việt luật lệ được gọi là tự sản, người giữ hương hỏa
là người ăn thừa tự. Giới hạn về tự sản không được quy định. Người ăn thừa tự có
một số điểm khác với Quốc triều hình luật.
Theo đó, thừa kế theo pháp luật được áp dụng khi không có chúc thư của người
chết. Nếu cha mẹ không có chúc thư thì ông bà sẽ quản lý toàn bộ tài sản của các
cháu, kể cả di sản thừa kế. Các cháu chỉ được nhận tài sản của mình khi ông bà chết.
Với tư tưởng "trọng nam, khinh nữ" đặc trưng của xã hội phong kiến, Luật Gia Long
quy định di sản chia theo pháp luật sẽ được chia đều cho các con trai không phân biệt
con trai do thê thiếp sinh ra. Nếu người con chết thì con của người con sẽ thay thế vị
trí của cha mẹ mình để nhận di sản của ông bà. Vì con gái không được quyền thừa kế
nên trong trường hợp người để lại di sản không có con trai thì các cháu trai thúc bá sẽ
được hưởng di sản.
Đối với các con thành niên, người quả phụ có một uy quyền tinh thần do chồng
để lại”6. Trên tinh thần đảm bảo chữ "nghĩa" trong quan hệ hôn nhân nên thứ tự
hưởng di sản thừa kế hương hỏa và tập ấm của các con cũng phụ thuộc vào địa vị của
người mẹ. Hoàng Việt luật lệ yêu cầu việc thừa kế phải tôn trọng nghiêm ngặt trật tự
đích thứ trưởng ấu. Trong thừa kế hương hỏa và thừa kế tập ấm thể hiện rõ nét quy
định này. Theo lệ tập ấm của triều Nguyễn thì: "Con trưởng, cháu trưởng về hàng
đích (dòng vợ cả) được chọn trước. Nếu con, cháu trưởng về hàng đích có duyên cớ
6
Viện Đại học Huế (1958), Tạp chí nghiên cứu Đại học, tập 2, Nxb Viện Đại học Huế, tr.181, 187,178.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
gì (chết, có bệnh tật, can tội thông gian, trộm cắp,.v.v.), thì con, cháu thứ về hàng
đích được tập ấm. Nếu không có con, cháu thứ về hàng đích mới cho con, cháu
trưởng về hàng thứ được tập ấm. Nếu không theo thứ tự, mà tập ấm lấn vượt, thì phải
phạt roi, trượng, đồ 3 năm (vẫn bắt theo thứ tự mà tập ấm)”7. Quy định như trên là
đúng lẽ phải, đảm bảo sự hợp lý, đúng đắn, việc làm đúng lẽ phải tỷ như đi trên
đường thẳng. Có thể thấy, chữ "nghĩa" cũng là yếu tố ảnh hưởng quy định về thừa kế
trong Hoàng Việt luật lệ dưới triều Nguyễn.
Luật Gia Long cũng quy định vợ góa, chồng góa không được thừa kế di sản của
người chồng hoặc người vợ đã chết trừ trường hợp ngoại lệ tương tự như quy định
trong Luật Hồng Đức. Đối với di sản dùng làm hương hỏa, khác với Luật Hồng Đức,
theo quy định của Luật Gia Long thì không bắt buộc phải dành một phần di sản làm
hương hỏa.
* Quy định về thừa kế theo pháp luật dưới thời Pháp thuộc
Chế định thừa kế trong Dân luật Bắc kỳ năm 1931 và Dân luật Trung Kỳ năm
1936 được quy định tương đối giống nhau, được xây dựng dựa trên BLDS Pháp
1804. Theo đó, thừa kế cũng được chia thành hai hình thức là thừa kế theo di chúc và
thừa kế theo pháp luật. Di sản được chia theo pháp luật khi không có chúc thư hoặc
chúc thư vô hiệu và được chia theo thứ tự ưu tiên. Những người thừa kế cùng hàng
được hưởng phần di sản ngang nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được
hưởng thừa kế nếu không có ai ở hàng thừa kế trước. Người thừa kế hàng thứ nhất là
các con. Con trai, con gái được chia di sản bằng nhau. Nếu cha hoặc mẹ chết trước
hoặc chết cùng ông bà nội hoặc ông bà ngoại, thì các cháu thay thế cha hoặc mẹ nhận
di sản của ông hoặc bà (thừa kế thế vị). Trong trường hợp người chết không có con
thì di sản chia cho cha, mẹ (hàng thừa kế thứ hai). Nếu không còn cha, mẹ thì di sản
chia cho cháu ruột bên nội. Nếu không có cháu ruột thì chia cho anh, chị em ruột.
Như vậy, trước năm 1945, dưới chế độ thực dân - phong kiến, quy định về thừa
kế theo pháp luật đã được ghi nhận trong các bộ luật. Tuy nhiên, do bản chất của giai
7
Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 11, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr 76, 77.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cấp thống trị, những quy phạm này chủ yếu để bảo vệ tôn ti trật tự của chế độ phong
kiến, dẫn tới sự bất bình đẳng trong quan hệ thừa kế, đặc biệt là giữa vợ và chồng,
giữa nam và nữ.
1.4.2. Từ năm 1945 đến nay
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã khai sinh ra nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới cho nền độc lập, tự do của dân tộc. Những
ngày đầu mới ra đời, Nhà nước ta đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách,
phải chống lại cả "thù trong" và "giặc ngoài", cả "nội xâm" và "ngoại xâm", cho nên
những năm 1945 đến 1959, hệ thống pháp luật của Nhà nước phong kiến Việt Nam
được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới. Ngày 10 tháng 10 năm 1945,
Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh cho
phép áp dụng luật lệ của chế độ cũ, trong đó có những quy định về chế định thừa kế,
với điều kiện "Những điều khoản trong các luật lệ cũ được tạm giữ lại do sắc luật
này, chỉ thi hành khi nào không trái với nền độc lập của nước Việt Nam và chính thể
dân chủ cộng hòa "8. Với sự biến đổi nhanh chóng, sâu sắc của xã hội Việt Nam,
những quy định trong các Bộ luật dưới chế độ cũ đã bộc lộ nhiều điểm bất cập,
không phù hợp. Trước tình hình đó, ngày 22 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ký Sắc lệnh số 97/SL sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật. Ngay
tại Điều 1 của Sắc lệnh đã ghi nhận nguyên tắc bảo vệ quyền lợi cho nhân dân lao
động "Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành sự nó đúng với
quyền lợi của nhân dân"9. Về vấn đề thừa kế, Sắc lệnh quy định vợ, chồng có quyền
bình đẳng trong gia đình, có quyền thừa kế tài sản của nhau; con trai, con gái đều có
quyền hưởng di sản thừa kế của bố, mẹ; người chồng góa hay người vợ góa, các con
đã thành niên có quyền xin chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, sau khi
đã thanh toán tài sản chung. Những người thừa kế cũng có quyền từ chối nhận di sản:
8
Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 03/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Nước về tạm giữ các luật lệ hiện hành ở Việt
Nam để thi hành cho đến khi ban hành những bộ luật mới cho toàn cõi Việt Nam, Hà Nội
9
Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
"Con cháu hoặc vợ chồng của người chết cũng không bắt buộc phải nhận thừa kế
người ấy. Khi nhận thừa kế thì các chủ nợ của người chết cũng không có quyền đòi
nợ quá số di sản để lại"10. Với các quy định trên đã xóa bỏ tình trạng trọng nam,
khinh nữ dưới chế độ phong kiến thuộc địa, đảm bảo quyền bình đẳng về thừa kế của
công dân. Cho đến ngày nay, tư tưởng tiến bộ đó vẫn được kế thừa và áp dụng trong
pháp luật về thừa kế nói riêng và pháp luật dân sự nói chung.
Để hướng dẫn Tòa án các cấp thống nhất trong việc giải quyết những tranh chấp
về thừa kế trong giai đoạn này, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 1742-BNC
ngày 18/9/1956 quy định rõ: Vợ hoặc chồng của người chết có quyền thừa kế ngang
với các con; vợ lẽ và con nuôi chính thức của người để lại di sản có quyền thừa kế
như vợ cả và con đẻ của người đó. Vợ góa của người để lại di sản (kể cả vợ cả và vợ
lẽ) đều có quyền thừa kế di sản của chồng và hưởng phần di sản ngang với các thừa
kế cùng hàng khác11.
Hiến pháp năm 1959 ra đời tiếp tục ghi nhận: "Nhà nước chiếu theo pháp luật
bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân"12. Trên tinh thần của Hiến pháp,
Luật HN&GĐ năm 1959 đã cụ thể hóa tại Điều 16: "Vợ và chồng đều có quyền thừa
kế tài sản của nhau"13 và Điều 19 "Con trai và con gái có quyền lợi và nghĩa vụ
ngang nhau trong gia đình"14.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cách mạng Việt Nam chuyển sang một
giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất. Cùng với sự thống nhất về
chính trị, kinh tế, đòi hỏi tất yếu phải có sự thống nhất về việc áp dụng pháp luật.
Hiến pháp năm 1980 được ban hành là cơ sở, nền tảng cho bước phát triển mới của
pháp luật về thừa kế. Để có đường lối thống nhất cho Tòa án các cấp trong việc giải
quyết các tranh chấp về thừa kế, ngày 24/7/1981, Tòa án nhân dân tối cao
(TANDTC) đã ban hành Thông tư số 81/TANDTC (sau đây gọi tắt là Thông tư số
10
Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật
11
Bộ Tư pháp (1956), Thông tư số 1742-BNC ngày 18/9/1956 về thừa kế, Hà Nội.
12
Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
13
Luật HN&GĐ năm 1959
14
Luật HN&GĐ năm 1959
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
81). Nội dung của Thông tư số 81 đã bao quát khá toàn diện các vấn đề về thừa kế so
với các văn bản trước đó. Về thừa kế theo pháp luật, Thông tư số 81 quy định có hai
hàng thừa kế. Hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ góa hoặc chồng góa, các con đẻ và con
nuôi, bố đẻ, mẹ đẻ hoặc bố nuôi, mẹ nuôi. Hàng thừa kế thứ hai gồm ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác
cha và anh chị em nuôi. Những người thừa kế ở hàng thứ nhất được ưu tiên và thừa
kế toàn bộ di sản. Trong trường hợp không có người thừa kế ở hàng thứ nhất hoặc có
nhưng họ đều không nhận, thì mới đến những người thừa kế ở hàng thứ hai. Những
người thừa kế trong cùng một hàng, được hưởng một suất ngang nhau.
Bên cạnh đó, lần đầu tiên trong Thông tư số 81 đã quy định các trường hợp
không được hưởng thừa kế: “Người đã giết người để thừa kế hoặc đã đối xử quá tàn
tệ với người đó thì không được thừa kế di sản của người đó. Người đã giết người
thừa kế cùng hàng với mình để chiếm đoạt toàn bộ di sản hoặc nhằm làm tăng kỷ
phần cho bản thân thì không được thừa kế di sản của cả hai người ấy (người để thừa
kế và người bị giết)”15.
Mặc dù là văn bản pháp lý đầu tiên quy định khá chi tiết về thừa kế kể từ sau
Cách mạng Tháng Tám nhưng Thông tư số 81 vẫn còn có những hạn chế nhất định,
chẳng hạn như việc chỉ quy định hai hàng thừa kế đã thu hẹp diện thừa kế, chưa thật
sự đảm bảo được quyền hưởng di sản của những người thân của người để lại di sản.
Quy định các trường hợp không được hưởng thừa kế theo pháp luật cũng chưa đầy
đủ… Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có một văn bản vừa có nội dung toàn diện, vừa
có tính pháp lý, thực thi cao.
Để phù hợp với sự biến đổi, phát triển của kinh tế - xã hội ở nước ta cũng như
nhằm khắc phục những nội dung còn thiếu, còn vướng mắc, ngày 30/08/1990, Hội
đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh Thừa
kế, có hiệu lực từ ngày 10/09/1990.
15
Tòa án nhân dân tối cao (1981), Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp
về thừa kế, Hà Nội
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nội dung của Pháp lệnh Thừa kế đã mở rộng phạm vi những người thuộc diện
thừa kế theo pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh Thừa kế thì
những người thừa kế theo pháp luật được chia làm ba hàng:
Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
của người chết.
Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột
của người chết.
Hàng thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô
ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột 16[16].
Quy định trên đã bảo vệ được tối đa quyền của người để lại di sản cũng như
quyền của những người thừa kế. So với Thông tư số 81, ngoài quy định mở rộng về
diện những người được thừa kế, Pháp lệnh Thừa kế còn quy định quyền thừa kế của
một người đang là con nuôi của người khác được thừa kế theo pháp luật của bố, mẹ
nuôi và được thừa kế theo pháp luật của bố mẹ đẻ trong khi đó theo Thông tư số 81
thì con nuôi không được thừa kế theo pháp luật đối với di sản của bố, mẹ đẻ. Tuy còn
có những hạn chế nhất định, nhưng có thể khẳng định rằng, Pháp lệnh Thừa kế năm
1990 là văn bản có hiệu lực pháp lý cao đầu tiên quy định tương đối đầy đủ về thừa
kế ở nước ta kể từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến khi BLDS năm 1995 được
ban hành. Pháp lệnh thừa kế đã góp phần tích cực trong việc giải quyết các tranh
chấp về thừa kế.
Để phù hợp với công cuộc đổi mới trên mọi bình diện, Hiến pháp năm 1992 đã
được ban hành với nhiều nội dung mới. Sau khi Hiến pháp năm 1992 ra đời, nhiều bộ
luật được sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới, trong đó phải kể đến BLDS năm 1995
được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực từ ngày 01/07/1996.
Bộ luật Dân sự năm 1995 là kết quả của quá trình kiểm nghiệm, sàng lọc thực
16
Hội đồng Nhà nước (1990), Pháp lệnh Thừa kế, Hà Nội.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tiễn đời sống xã hội và hệ thống hóa, pháp điển hóa các quy định trước đây. Thừa kế
được quy định ở Phần thứ IV của Bộ luật, đã kế thừa những quy định tiến bộ, còn
phù hợp của Pháp lệnh Thừa kế, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số nội dung mới.
Quyền thừa kế theo pháp luật của công dân được quy định trong BLDS năm 1995 đã
góp phần bảo vệ các quyền dân sự và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Các quy định về thừa kế theo pháp luật trong BLDS năm 1995 là một bước tiến
quan trọng trong quá trình lập pháp ở Việt Nam. Những quy định này đã củng cố
quyền sở hữu và quyền thừa kế tài sản của công dân phù hợp với công cuộc đổi mới
của đất nước. Tuy nhiên, các quy định về thừa kế trong BLDS năm 1995 được ban
hành trong giai đoạn đầu của thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa nên nhiều quy định đã bị lạc hậu so với sự phát triển như vũ bão của
các hoạt động kinh tế và các giao lưu trong đời sống xã hội. Chính điều này đã thúc
đẩy một cách mạnh mẽ, đòi hỏi phải có quy phạm pháp luật mới điều chỉnh kịp thời
yêu cầu của thực tiễn và BLDS năm 2005 đã ra đời để thay thế BLDS năm 1995. So
với BLDS năm 1995, các quy định về thừa kế theo pháp luật trong BLDS năm 2005
đã có sự sửa đổi, bổ sung, được ghi nhận cụ thể hơn, chẳng hạn như bổ sung thêm
người được hưởng di sản thuộc hàng thừa kế thứ hai, thứ ba, và nội dung về thừa kế
thế vị. Các quy định về thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng được
hoàn thiện như ngày nay, thể hiện kỹ năng, kinh nghiệm lập pháp cũng như đường lối
của Đảng và Nhà nước ta.
1.5. Pháp luật một số quốc gia về thừa kế theo pháp luật và kinh nghiệm áp
dụng cho Việt Nam
1.5.1. Pháp luật một số quốc gia về thừa kế theo pháp luật
Mỗi quốc gia với những đặc điểm riêng về lịch sử, truyền thống, địa lí, thành
phần dân cư, trình độ phát triển kinh tế, chính trị, tôn giáo... là nền tảng tạo nên sự đa
dạng về xã hội và hệ thống pháp luật ở những quốc gia này. Tuy nhiên, trong sự đa
dạng đó vẫn có những điểm tương đồng nhất định. Sự giao lưu và tiếp biến giữa các
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nền văn hóa, những điểm tương đồng về lịch sử, truyền thống dân tộc của các quốc
gia trong khu vực cũng như trên toàn thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hệ
thống pháp luật có những điểm giống nhau.
* Quy định của Pháp về thừa kế theo pháp luật
Được kiến lập vào năm 1804 bởi Napoléon Bonaparte, BLDS Pháp dành riêng
Thiên I, Quyển thứ ba, từ Điều 720 đến Điều 892 để quy định về thừa kế theo pháp
luật. Tương tự như hệ thống pháp luật của các quốc gia khác, pháp luật thừa kế của
Pháp cũng quy định hai hình thức thừa kế bao gồm thừa kế theo pháp luật và thừa kế
theo di chúc. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng theo quy định tại Điều 721 BLDS:
"trong trường hợp người để lại di sản không định đoạt tài sản bằng tặng cho hoặc di
tặng".17
Theo quy định của BLDS Pháp, di sản không chỉ bao gồm tài sản mà còn bao
gồm cả nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Theo Điều 723 BLDS Pháp thì "Người
thừa kế toàn bộ khối di sản hoặc một phần trọn vẹn của khối di sản có nghĩa vụ vô
hạn đối với những khoản nợ mà người chết để lại"18. Tiếp đó, tại Điều 724 BLDS
Pháp ghi nhận: "Người thừa kế theo pháp luật đương nhiên được hưởng các tài sản,
các quyền và cổ phần do người chết để lại"19.
Điều 731, 732, 733 BLDS Pháp thì những người được hưởng thừa kế theo pháp
luật bao gồm: Người thân thích (không phân biệt con trong giá thú, con ngoài giá
thú) và vợ hoặc chồng của người chết với điều kiện còn sống, không ly hôn và không
có bản án ly thân đã có hiệu lực pháp luật. Theo quy định tại Điều 741 thì "Mức độ
quan hệ thân thích được xác lập theo số đời; mỗi một đời gọi là một bậc" 20. Nếu như
pháp luật thừa kế của Việt Nam quy định diện thừa kế được xác định trên ba cơ sở là
quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng giữa người thừa kế và
người để lại di sản, thì pháp luật thừa kế của Pháp lại xác định phạm vi những người
17
BLDS Pháp
18
BLDS Pháp
19
BLDS Pháp
20
BLDS Pháp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
được hưởng di sản trên cơ sở quan hệ huyết thống, quan hệ vợ chồng giữa người thừa
kế và người để lại di sản trong đó chủ yếu là thừa kế dựa trên quan hệ huyết thống.
Trên cơ sở diện thừa kế, BLDS Pháp chia thành các hàng thừa kế. Theo quy
định tại Điều 734 BLDS Pháp thì trong trường hợp không có vợ (hoặc chồng) có
quyền thừa kế thì những người thân thích sẽ được hưởng theo thứ tự như sau:
Hàng thừa kế thứ nhất: Con và ti thuộc của con, không phân biệt giới tính, sinh
trước, sinh sau ngay cả khi họ không cùng cha cùng mẹ.
Hàng thừa kế thứ hai: Cha, mẹ; anh, chị, em ruột và ti thuộc của những người
này. Cha, mẹ của người chết, mỗi người được hưởng một nửa di sản nếu người chết
không có con, cháu, anh, chị, em ruột hoặc không có ti thuộc của anh, chị, em ruột.
Nếu người để lại di sản không có con cháu nhưng có anh, chị, em ruột hoặc ti thuộc
của anh, chị, em ruột thì cha mẹ mỗi người được hưởng 1/4 di sản, các anh, chị, em
ruột hoặc ti thuộc của họ sẽ được hưởng một nửa di sản còn lại. Tương tự, nếu chỉ
cha hoặc mẹ còn sống thì người này được hưởng 1/4 di sản và phần còn lại thuộc
anh, chị, em ruột hoặc ti thuộc của những người này.
- Hàng thừa kế thứ ba: Các tôn thuộc khác không phải là cha mẹ.
- Hàng thừa kế thứ tư: Những người thân thích về bàng hệ khác ngoài anh ruột,
chị ruột, em ruột và ti thuộc của những người này.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở
hàng thừa kế trước. Trong một hàng thừa kế, những người ở bậc thừa kế gần hơn sẽ
được hưởng thừa kế, những người ở cùng bậc sẽ được hưởng suất thừa kế bằng nhau.
Tuy nhiên, điều này không được áp dụng trong trường hợp chia di sản theo dòng họ
nội và dòng họ ngoại và thừa kế thế vị. Theo quy định tại Điều 743 BLDS Pháp thì
bậc thừa kế được xác định như sau:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Giữa những người thân thích trong dòng trực hệ, có bao nhiêu đời thì có bấy nhiêu
bậc; như vậy con đối với cha là bậc thứ nhất, cháu đối với ông là bậc thứ hai hai và
ngược lại, cha đối với con và ông đối với cháu cũng như vậy. Trong dòng bàng hệ
các bậc cũng được tính theo các đời: từ một người trong các thân thích đến ông tổ
chung nhưng không tính ông tổ chung và từ ông tổ chung đến người kia.
Như vậy, hai anh em ruột là ở bậc thứ hai; chú cháu hoặc bác cháu ở bậc thứ
ba, anh em con chú con bác ở bậc thứ tư và cứ tiếp tục như vậy21.
Pháp luật thừa kế của Pháp không chỉ ghi nhận diện và hàng thừa kế trên cơ sở
quan hệ huyết thống mà còn xác định dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân. Theo quy
định tại các điều 756, 757, 757-1, 757-2, thì vợ hoặc chồng có quyền thừa kế được
thừa kế một mình hoặc cùng với những người thân thích khác của người để lại di sản.
Nếu vợ chồng có con chung thì người vợ (chồng) còn sống sẽ được quyền chọn
hưởng 1/4 di sản hoặc quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tổng số tài sản hiện có. Nếu vợ
hoặc chồng chết trước mà có con riêng thì vợ hoặc chồng còn sống được hưởng 1/4
di sản. Trong trường hợp không có con hoặc cháu, nếu người để lại di sản có cha mẹ
thì vợ (chồng) còn sống được hưởng một nửa di sản, một nửa còn lại chia đều cho
cha, mẹ của người để lại di sản. Nếu cha mẹ của người để lại di sản đều chết thì phần
di sản lẽ ra người này được hưởng sẽ thuộc về vợ (chồng) còn sống. Vợ (chồng) còn
sống sẽ được hưởng toàn bộ di sản trong trường hợp người để lại di sản không có
con, cháu, cha mẹ đều chết sau người để lại di sản.
Thông qua quá trình phân tích trên đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy pháp luật
dân sự Pháp về thừa kế theo pháp luật được quy định rất rõ ràng, cụ thể và cũng có
nhiều điểm tương đồng với các quy định về thừa kế của Việt Nam vì bản chất của
thừa kế là sự chuyển dịch di sản của người đã chết cho người còn sống để duy trì, bảo
vệ và phát triển.
* Quy định của pháp luật về Hòa Kỳ
21
Xem Điều 743 BLDS Pháp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Luật thừa kế xem xét tài sản được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác
như thế nào. Hệ thống pháp luật Mỹ công nhận quyền của một người được định đoạt
tài sản của mình như mong muốn. Một cách phổ biến để làm điều này là thực hiện di
chúc. Nếu một người để lại một di chúc hợp lệ thì tòa án sẽ cưỡng chế thực hiện di
chúc đó. Tuy nhiên, nếu một người nào đó không để lại di chúc (hoặc lập di chúc
không hợp lệ) thì người đó sẽ được coi là chết mà không để lại di chúc, và bang sẽ
định đoạt tài sản.
Việc bang định đoạt tài sản được thực hiện theo các quy định trong luật bang.
Theo luật pháp, tài sản của người chết không để lại di chúc được chuyển giao cho
những người thừa kế của người đã chết – nghĩa là cho những người họ hàng gần nhất
của người đó. Đôi khi một người khi chết không để lại di chúc nhưng cũng không có
họ hàng còn sống. Trong trường hợp này, tài sản không có người thừa kế sẽ được
sung công, hoặc chuyển giao cho bang nơi người chết cư trú. Các đạo luật của bang
thường cấm những người họ hàng xa, như anh chị họ hay bố của cô chú được thừa
kế.
Ngày nay, người dân Mỹ càng có xu hướng soạn sẵn di chúc để bảo đảm rằng
tài sản của họ sẽ được chuyển giao theo mong muốn của họ chứ không phải theo
những quy định của bang. Di chúc là một giấy tờ chính thức. Nó phải được soạn thảo
cực kỳ cẩn thận, và ở hầu hết các bang nó phải có ít nhất hai người làm chứng
* Quy định của Nhật Bản
Phần thừa kế được quy định từ Điều 882 đến Điều 1044, được chia thành 8
chương:
Chương I: Các quy định chung
Chương II: Những người thừa kế
Chương III: Thực hiện việc thừa kế
Chương IV: Chấp nhận và từ chối thừa kế
Chương V: Các tài sản ChươngVI: Không có người thừa kế
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ChươngVII: Di chúc
ChươngVIII: Phần thừa kế được pháp luật đảm bảo
Theo quy định chung của pháp luật Nhật Bản di sản thừa kế bao gồm cả tài sản,
quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Tại Điều 896 BLDS Nhật Bản
quy định "người thừa kế được thừa kế từ thời điểm mở thừa kế đối với tất cả các
quyền và nghĩa vụ có liên quan đến tài sản thừa kế, trừ những gì liên quan đến cá
nhân người để lại thừa kế". Như vậy, Theo quy định BLDS Nhật Bản thì tài sản được
xem xét theo nghĩa rộng là bao gồm cả tài sản, có phần tài sản nợ, bởi thế khi một
người chết thì toàn bộ tài sản có phần tài sản nợ đó sẽ được chuyển cho những người
thừa kế, người thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại
trong phạm vi di sản. Nên nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là di sản thừa
kế.Điều 36 Luật những nguyên tắc chung về áp dụng pháp luật của Nhật Bản (Act on
General Rules for Application of Laws) có quy định việc thừa kế được áp dụng theo
luật pháp của quốc gia của người được thừa kế. Việc thừa kế có hai quy tắc chung.
Thứ nhất, “Quy tắc thống nhất về thừa kế”: quan hệ thừa kế được quy định
theo luật pháp của quốc gia người được thừa kế, không phân biệt chủng loại, đất đai
.v.v.. của tài sản thừa kế.
Thứ hai, “Quy tắc phân chia thừa kế”: tài sản thừa kế được chia ra thành
“động sản” và “bất động sản”. “Động sản” được áp dụng theo luật pháp của quốc gia
của người được thừa kế, “Bất động sản” được áp dụng theo luật pháp của quốc gia
bất động sản đó trực thuộc.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật quốc gia của người được thừa hưởng, khi
luật áp dụng là Luật đất đai nhà ở, Luật dẫn chiếu ngược được áp dụng và nếu đất đai
được Nhật công nhận thì việc thừa kế sẽ áp dụng theo Luật dân sự Nhật Bản.
1.5.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam
Thông qua việc nghiên cứu các kinh nghiệm nước ngoài v trong các quy định
về kế theo pháp luật thì ta có một số bài học kinh nghiệm đối với hoạt động này như
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sau:
Thứ nhất, Các ngành chức năng cần rà soát hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý
có liên quan tới quy định về thừa kế theo pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang được hiện thực hoá
trong thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước và các thiết chế xã hội. Điều quan
trọng cần được nhấn mạnh khi nói về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam mà chúng ta chủ trương xây dựng, chính là sự vận dụng về cơ bản toàn bộ các
tiêu chí của Nhà nước pháp quyền nói chung và những giá trị riêng của một Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong nhà nước pháp quyền thì việc xây dựng,
tuân thủ và thực hiện pháp luật là điều rất quan trọng. Thông qua pháp luật thì NN ta
thực hiện chức năng quản lý nhà nước và dùng pháp luật như là một công cụ quan
trọng trong quá trình này. Nước ta đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu bởi nước ta
là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do vậy, quyền và lợi ích của nhân dân luôn
được NN ta quan tâm chú ý. Vấn đề về thừa kế nói chung và quy định về thừa kế
theo pháp luật nói riêng cũng được xây dựng trên nguyên tắc này.
Có thể nói rằng việc xây dựng và ban hành các quy định về thừa kế theo pháp
luật là thể hiện chức năng quản lý NN trong lĩnh vực này, song đây cũng là việc thể
hiện quyền và lợi ích cho các đối tượng được pháp luật điều chỉnh. Một bước tiến
quan trọng của việc hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này đó là việc ban
hành quy định về thừa kế theo pháp luật tại thừa kế theo pháp luật của BLDS, qua đó
đã điều chỉnh một cách sâu sát đến vấn đề này. Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách
khách quan rằng, hiện nay các quy định về vấn đề này còn tản mạn và quá trình thực
hiện chưa đạt hiệu quả cao. Hệ thống pháp luật về thừa kế theo pháp luật nước ta vẫn
còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế
xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới,
hoàn thiện. Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
yếu…Đứng trước yêu cầu đó thì việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về vấn đề
này cần được cấp bách thực hiện.
Thứ hai, đẩy nhanh công tác thực hiện về giết mổ động vật tập trung quy mô
lớn. Để việc áp dụng quy định về thừa kế theo pháp luật ở nước ta đi vào thực tiễn có
hiệu quả, thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tập trung triển khai thực hiện
một số nhiệm vụ trọng tâm; Nghiên cứu và tham mưu để cá cơ quan tư pháp ban
hành cơ chế, chính sách bổ sung nhằm hỗ trợ nhằm tăng cường áp dụng quy định về
thừa kế theo pháp luật là cơ sở pháp lý tạo điều kiện áp dụng trong thực tiễn ở nước
ta hiện nay.
Thứ ba, có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các bên liên quan: Tòa án, Viện
kiểm sát, chình quyền địa phương... trong việc thanh tra giám sát việc thực hiện quy
định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật ở nước ta hiện nay. Các tổ chức thực
hiện tốt mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng để việc thực hiện các quy định của
pháp luật TK nói và thừa kế theo pháp luật nói riêng. Từng bước nâng cao trình độ,
năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý; đào tạo, bổ sung nguồn
nhân lực chuyên trách cho lĩnh vực quản lý, đảm bảo TK nói chung và hoạt động
thừa kế theo pháp luật nói riêng.
Thứ tư, tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức
của người dân về pháp luật thừa kế và thừa kế theo pháp luật nói chung.
Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho các cán bộ để tạo điều
kiện cơ bản áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật được pháp luật quy định
là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thiết lập hành lang pháp lý trong công tác quản
lý về quy định về thừa kế theo pháp luật một cách hợp lý trong xã hội hiện nay. Đây
việc làm cần thiết cho nước ta khi các các cá nhân, tổ chức trong việc sử dụng thực
phẩm. Đồng thời, khẳng định tính tất yếu khách quan của quy định về thừa kế theo
pháp luật nói riêng. Ngoài ra, với những quy định về vấn đề này đã góp phần bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ được pháp luật
điều chỉnh. Ngày nay, trong cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, những quy
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
định về thừa kế theo pháp luật đã phần nào phát huy vai trò và có tác động lớn trong
việc góp phần hoàn thiện pháp luật về dân sự trong thực tế.
Tiểu kết chương 1
Có thể nói, quy định về thừa kế theo pháp luật thông qua việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp là đối tượng nghiên cứu của lý luận hiện
nay. Thông qua việc khẳng định và đưa ra khái niệm về quy định về thừa kế theo
pháp luật, những đặc điểm nghiên cứu của quy định về thừa kế theo pháp luật, từ đó,
xây dựng và hoàn thiện các quy phạm pháp luật, góp phần cho quy định về thừa kế
nói chung một cách chặt chẽ hơn. Đây việc làm cần thiết cho nước ta khi trong tiến
trình hội nhập và phát triển, cũng như góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
các chủ thể khi tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Chương
1 của đề tài đã phân tích một cách khái quát về chế định thừa kế theo pháp luật dân
sự hiện hành ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở lý luận về vấn đề này ở Chương 1, tác
giả đi sâu phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế theo pháp luật sẽ
được trình bày trong Chương 2 của đề tài.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THỪA KẾ
THEO PHÁP LUẬT
2.1. Căn cứ các định diện thừa kế theo pháp luật
Theo các quy định của pháp luật về thừa kế thì trải qua nhiều giai đoạn phát
triển thì quy định về diện thừa kế đã có nhiều thay đổi và có nhiều phạm vi khác
nhau. Về cơ bản thì diện thừa kế có nhiều cách hiểu khác nhau. Diện thừa kế là phạm
vi những người có quyền được hưởng di sản của người chết theo quy định của pháp
luật dân sự. Diện thừa kế được xác định dựa trên quan hệ huyết thống, quan hệ hôn
nhân và quan hệ nuôi dưỡng. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, diện thừa
kế bao gồm những người sau đây. vợ, chồng, cha để, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột,
em ruột của người chết; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô dì ruột của
người chết; cháu ruột của người chết mà người cô ruột, dì ruột.được hưởng di sản
thừa kế theo di chúc.chung và có những quy định về phạm vi rộng hẹp khác nhau.
Theo đó, người thừa kế theo pháp luật phải có một trong ba mối quan hệ sau đây với
người để lại di sản: quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi
dưỡng.
2.1.1. Quan hệ hôn nhân
Trong quá trình phát triển của xã hội thì gia đình đóng vai trò quan trọng và
đảm bảo cho quá trình hình thành và phát triển của xã hội trong thực tế. Quan hệ hôn
nhân là nền tảng của xã hội nên trên thực tế đây cũng là một trong những căn cứ quan
trọng để ác định diện thừa kế theo pháp luật nói chung. Trên cơ sở đó thì vai trò quan
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trọng của gia đình nên chế định thừa kế theo pháp luật có mối liên hệ mật thiết và ảnh
hưởng sâu sắc đến diện thừa kế nói chung. Trong đó, vai trò quan trọng của người
con, người vợ, và người chồng có tác động đến chế định thừa kế. Ngoài ra, việc xây
dựng và hoàn thiện quan hệ hôn nhân là nền tảng cơ bản cho quá trình phát triển và
hoàn thiện các mối quan hệ dân sự có liên quan. Trước năm 1945 thì pháp luật trong
quan hệ hôn nhân mang tính chất trọng nam, khinh nữ có ảnh hưởng nghiêm trọng
đến các chế định thừa kế. Với chế độ đa thê, coi trọng con cả, người vợ chính thức
mà không coi trọng thê thiếp thì người phụ nữ luôn đứng ở thế yếu. Có thể kể đến
quy định pháp luật triều Nguyễn có các quy định, Điều 96 Hoàng Việt luật lệ khi giải
thích về "thê thiếp thất tự" đã chỉ rõ: "Vợ lớn (thê) là người ngang bằng một thể với
chồng. Thiếp là phận nhỏ bên dưới, chỉ được tiếp kiến cùng chồng mà thôi. Sang hèn
chia khác nhau. Đem thê làm thiếp là ép quí làm tiện, đem thiếp làm thê là nâng hèn
lên sang, đều là việc trái với điều nghĩa. Cho nên phạt 100 trượng, 90 trượng22
. Chính
vì "thê giã, tề dã” tức vợ cả (thê) được cổ luật thừa nhận ngang hàng với chồng nên
khi người chồng mệnh một, người quả phụ sẽ thay quyền chồng quản lý di sản mà
người chồng để lại cho các con mình, ủy ban cố vấn Án lệ giải đáp câu 44 như sau:
"Nếu người chồng quá cố là gia trưởng, người quả phụ được tiếp tục hành xử quyền
của chồng. Người quả phụ có toàn quyền của người chồng đã mất để điều khiển gia
đình. Người quả phụ có đủ tất cả những quyền thuộc về thân quyền đối với các con vị
thành niên và đối với cả con vợ lẽ. Người quả phụ phải sử dụng gia sản do người
chồng để lại vào việc bảo dưỡng và giáo dục các con, kể cả con vợ thứ. Đối với các
con thành niên, nạười quả phụ có một uy quyền tinh thần do chồng để lại”23
. Bên
cạnh đó, với các quy định của quy định dưới thời pháp thuộc trên cơ sở đề cao vai trò
của người vợ cả thì người vợ lẽ không được đề cập và không thuộc diện phải thừa kế
trong thực tế. Với nền tảng đảm bảo quyền và lợi ích của người phụ nữ trong quan hệ
hôn nhân thì Sắc lệnh số 97/SL của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa ngày 22/5/1950 có các quy định như sau: Điều 11: Trong lúc còn sinh thời người
22
http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/577
23
Viện Đại học Huế (1958), Tạp chí nghiên cứu Đại học, tập 2, Nxb Viện Đại học Huế, tr.181, 187,178.
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx

More Related Content

Similar to ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx

Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa...
Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa...Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa...
Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

Similar to ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx (20)

Đề tài: Thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực ...
Đề tài: Thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực ...Đề tài: Thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực ...
Đề tài: Thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực ...
 
Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.docThừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
 
Báo Cáo Thực Tập Tư Vấn Pháp Luật Về Thừa Kế Tại Công Ty Luật.docx
Báo Cáo Thực Tập Tư Vấn Pháp Luật Về Thừa Kế Tại Công Ty Luật.docxBáo Cáo Thực Tập Tư Vấn Pháp Luật Về Thừa Kế Tại Công Ty Luật.docx
Báo Cáo Thực Tập Tư Vấn Pháp Luật Về Thừa Kế Tại Công Ty Luật.docx
 
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIẾT NAM VÀ THỰC TIỄN TRI...
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIẾT NAM VÀ THỰC TIỄN TRI...THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIẾT NAM VÀ THỰC TIỄN TRI...
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIẾT NAM VÀ THỰC TIỄN TRI...
 
Khóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.doc
Khóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.docKhóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.doc
Khóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.doc
 
Cơ sở lý luận về nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hôn nhân và gia đình.docx
Cơ sở lý luận về nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hôn nhân và gia đình.docxCơ sở lý luận về nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hôn nhân và gia đình.docx
Cơ sở lý luận về nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hôn nhân và gia đình.docx
 
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hônBáo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
 
Thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện ...
Thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện ...Thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện ...
Thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện ...
 
Khóa Luận Thừa Kế Theo Pháp Luật Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
Khóa Luận Thừa Kế Theo Pháp Luật Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.docKhóa Luận Thừa Kế Theo Pháp Luật Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
Khóa Luận Thừa Kế Theo Pháp Luật Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
 
Sáng kiến đối tác chính phủ mở (ogp) nội dung và khả năng vận dụng ở Việt Nam...
Sáng kiến đối tác chính phủ mở (ogp) nội dung và khả năng vận dụng ở Việt Nam...Sáng kiến đối tác chính phủ mở (ogp) nội dung và khả năng vận dụng ở Việt Nam...
Sáng kiến đối tác chính phủ mở (ogp) nội dung và khả năng vận dụng ở Việt Nam...
 
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện quản lý nhà nước về đăng ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện quản lý nhà nước về đăng ...Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện quản lý nhà nước về đăng ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện quản lý nhà nước về đăng ...
 
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAYLuận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
 
Luận văn thạc sĩ - Bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật tại Việt Nam hiện nay.doc
Luận văn thạc sĩ - Bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật tại Việt Nam hiện nay.docLuận văn thạc sĩ - Bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật tại Việt Nam hiện nay.doc
Luận văn thạc sĩ - Bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật tại Việt Nam hiện nay.doc
 
Luận án Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại.doc
Luận án Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại.docLuận án Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại.doc
Luận án Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại.doc
 
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.docx
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.docxPháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.docx
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.docx
 
Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.doc
Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.docNhững vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.doc
Những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.doc
 
Luận Văn Tranh Chấp Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.doc
Luận Văn Tranh Chấp Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docLuận Văn Tranh Chấp Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.doc
Luận Văn Tranh Chấp Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.doc
 
Hoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docx
Hoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docxHoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docx
Hoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docx
 
Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa...
Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa...Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa...
Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua lần sửa...
 
Tiểu Luận Pháp Luật Về Chi Phí Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự.docx
Tiểu Luận Pháp Luật Về Chi Phí Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự.docxTiểu Luận Pháp Luật Về Chi Phí Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự.docx
Tiểu Luận Pháp Luật Về Chi Phí Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự.docx
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562 (20)

InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
 
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docxDự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
 
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docxPlanning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
 
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
 
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.docLập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
 
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
 
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docxBài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
 
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.docBài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
 
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docxKế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
 
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docxQuản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH LUẬT VỀ THỪA KẾ.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HÒA BÌNH --------------- ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Ngành: …………………….. Mã ngành:…………….. Đề tài: THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM Học viên : Giáo viên hướng dẫn : Hà Nội, tháng ...../201…
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HÒA BÌNH --------------- ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Ngành: …………………….. Mã ngành:…………….. Đề tài: THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM Học viên :Nguyễn Minh Tâm Giáo viên hướng dẫn : Hà Nội, tháng ...../201…
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được đưa ra dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu tại Việt Nam. Các số liệu là trung thực và chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Nguyễn Minh Tâm
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Hòa Bình, Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. ……, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Minh Tâm
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước thì việc hoàn thiện các quy định về BLDS mang yếu tố then chốt bởi lẽ đây chính là hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội trong mỗi một quốc gia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thì công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có những tiến bộ quan trọng. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Để khắc phục tình trạng trên, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ ra rằng: …Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong vấn đề hoàn thiện văn bản pháp luật dân sự nói chung thì cần hoàn thiện nhiều vấn đề trong đó vấn đề liên quan đến thừa kế và thừa kế theo pháp luật là điều cần thiết ở nước ta hiện nay. Có thể nói rằng vấn dề về thừa kế và thừa kế theo pháp luật là vấn đề mang tính kinh tế, mang tính xã hội truyền thống nhưng cũng là vấn đề phức tạp về mặt pháp lý. Trong đó, đối với vấn đề có liên quan đến thừa kế theo pháp luật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc làm phát sinh và thực hiện quan hệ dân sự về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Đối với vấn đề này đã được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật ở nước ta và có sự điều chỉnh từ những bộ luật thành văn từ xa xưa nhất. Việc điều chỉnh về vấn đề về thừa kế theo pháp luật để mục đích cuối cùng là giải quyết vấn đề về tranh chấp thừa kế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là điều mà các cơ quan nhà nước hướng đến. Đích cuối của quả trình giải quyết tranh chấp chính là xác định đúng khối tài sản thừa kế và phân chia thừa kế theo pháp luật theo đúng kỷ phần mà người thừa kế có quyền được hưởng, việc xác định đúng thừa kế theo pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các án kiện về thừa
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 kế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan đến thừa kế theo pháp luật- yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc giải quyết các án kiện về thừa kế còn nhiều nan giải cả về mặt lý luận và trong thực tiễn áp dụng. Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng của nền kinh tế thị trường và xây dụng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay thì vấn đề tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng Vì vậy, vấn đề thừa kế theo pháp luật và xác định thừa kế theo pháp luật cũng đặt ra nhiều hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn cần giải quyết. Hiện nay, với những điều chỉnh quan trọng theo các quy định mới của BLDS 2015 ở nước ta thì các văn bản có liên quan như Luật Đất đai, Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định nhiều điều khoản về thừa kế theo pháp luật hoặc có liên quan đến thừa kế theo pháp luật nhằm đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng có liên quan trong mối quan hệ về thừa kế nói chung và các vấn đề có liên quan đến tài sản nói riêng, góp phần làm ổn định đời sống trong xã hội hiện nay.Giải quyết vấn đề có liên quan đến thừa kế theo pháp luật là một hoạt động rất nhạy cảm vì nó liên quan đến đối tượng là con người và mối quan hệ giữa con người với con người có liên quan đến mặt pháp lý, lý luận và thực tiễn có đối tượng là tài sản của các chủ thể, vì thế giải quyết vấn đề này phải đáp ứng với yêu cầu của pháp lý cũng như đạo đức là điều quan trọng. Do vậy, hoạt động này luôn được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước nhất là khi phải hoàn thiện pháp luật về dân sự nói chung đáp ứng với hoạt động xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Trong thực tế, hằng năm tại các cơ quan tiến hành tố tụng đã giải quyết rất nhiều vụ án về tranh chấp thừa kế theo pháp luật. Việc kiện toàn các quy định có liên quan đến thừa kế theo pháp luật nhằm đảm bảo cho hoạt động tranh chấp trong thực tiễn và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nói chung. Điều này là hoàn toàn cần thiết ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay khi mà yêu cầu về hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa luôn được đặt lên hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thực tế. Vì vậy, nghiên cứu về đề tài “Thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay” là
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 rất cần thiết và cấp bách góp phần phát hiện những hạn chế của pháp luật về thừa kế theo pháp luật và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi ở nước ta, từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật về thừa kế theo pháp luật nói riêng và hệ thống pháp luật dân sự nói chung đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. * Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu - Vấn đề thừa kế theo pháp luật trong thời gian qua như thế nào? - Những kết quả đạt được và chưa đạt được trong quá trình thực hiện quy định về thừa kế theo pháp luật? - Những nguyên nhân và hạn chế trong quá trình áp dụng quy định về thừa kế theo pháp luật là gì? - Các yếu tố nào thực sự ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật ở nước ta hiện nay? - Những các tố tác động đến hiệu quả áp dụng pháp luật thừa kế theo pháp luật ở nước ta hiện nay? - Những giải pháp nào góp phần giúp quy định về thừa kế theo pháp luật được áp dụng có hiệu quả hơn? * Các giả thiết nghiên cứu. - Thừa kế theo pháp luật được áp dụng đạt kết quả cao, song trong quá trình phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề lý luận và thực tiễn. Do đó cần thiết phải hoàn thiện quy định của BLDS 2015, văn bản hướng dẫn thi hành và một số văn bản có liên quan như Luật Đất đai, Luật nhà ở…Nguyên nhân là sự tương thích của các văn bản này có nhiều quy định gây chồng chéo, mâu thuẫn với nhau từ đó ảnh hưởng đến quá trình áp dụng trong thực tế. - Thừa kế theo pháp luật chịu sự tác động của yếu tố kinh tế, pháp luật, văn hóa – xã hội, năng lực của cán bộ công chức…các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến quá trình áp dụng trong thực tế ở Việt Nam hiện nay.
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Quá trình áp dụng quy định về TKTPK đã đạt được những kết quả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, với những quy định của BLDS 2015, các luật chuyên ngành trong quá trình áp dụng nảy sinh những khó khăn, vướng mắc nên cần thiết phải có định hướng hoàn thiện. 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu của đề tài: - Mục tiêu tổng quát:Thông qua việc lựa chọn đề tài: Thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay làm luận văn thạc sỹ, tác giả tiến hành nghiên cứu các quy định hiện hành liên quan trong hoạt động thừa kế theo pháp luật ở nước ta hiện nay. Đồng thời, đánh giá tình hình thực hiện trong hoạt động áp dụng quy định về thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện và biện pháp nhằm tăng cường áp dụng quy định về TKTPL đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. - Mục tiêu cụ thể: Trên cơ sở đưa ra mục tiêu nghiên cứu tổng quát, tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu các vấn đề cụ thể sau: + Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thừa kế theo pháp luật. + Hai là, phân tích thực trạng áp dụng quy định về TKTPL bao gồm những vấn đề như sau: Kết quả hoàn thiện quy định về TKTPL; Thực trạng áp dụng quy định về TKTPL; Đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động áp dụng quy định về TKTPL ở nước ta hiện nay. + Ba là, đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện pháp luật cũng như áp dụng quy định về TKTPL nhằm đảm bảo việc thực hiện đạt hiệu quả cao 2.2. Nội dung nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu quy định về TKTPL của BLDS 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quá trình áp dụng các quy định này trong thực tế ở nước ta hiện nay. 2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 * Phương pháp luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thừa kế theo pháp luật để phân tích, lý giải các vấn đề. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến vai trò thừa kế theo pháp luật thông qua quy định của BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành; các đề tài khoa học, chương trình, dự án, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để nêu lên cơ sở lý thuyết về vai trò thừa kế theo pháp luật thông qua các mặt công tác của các cơ quan tiến hành tố tụng và đánh giá, khái quát thành những quan điểm, luận điểm làm nền tảng lý luận cho luận văn. - Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở chương 2 của luận văn, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích làm cơ sở đánh giá thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể. 3. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Liên quan đến nội dung Thừa kế theo pháp luật và các vấn đề có liên quan đến thừa kế thì đã có nhiều đề tài khoa học, luận văn, bài viết trên tạp chí đã đề cập một cách trực tiếp hoặc lồng ghép vào những nội dung liên quan có thể kể đến: - Phùng Trung Tập: “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay”. Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Nội dung chủ yếu của luận án làm rõ các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến việc điều chỉnh pháp luật về diện và hàng thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam. - Trần Thị Huệ: “Di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam- những vấn đề lý luận
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 và thực tiễn”. Luận án tập trung nghiên cứu về những vấn đề như: cơ sở lý luận về di sản thừa kế, quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về di sản thừa kế, thanh toán và phân chia di sản thừa kế, thực tiễn áp dụng trong việc xác định, thanh toán, phân chia di sản thừa kế và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về di sản thừa kế. + Luận văn cao học: - Nguyễn Thị Vĩnh: “Thừa kế theo pháp luật trong BLDS ViệtNam”. Nội dung chủ yếu gồm các vấn đề sau: khái niệm thừa kế theo pháp luật, diện và hàng thừa kế, thừa kế thế vị, các trường hợp thừa kế theo phápluật. - Nguyễn Thị Hồng Bắc: “Một số vấn đề thừa kế theo pháp luật trong BLDS Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu có tính sơ lược về lịch sử của thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam, một số nguyên tắc chủ yếu của thừa kế, các trường hợp thừa kế theo pháp luật, căn cứ phân chia hàng thừa kế. - Nguyễn Hương Giang: Thừa kế - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (2014, Luận văn thạc sĩ); - Nguyễn Minh Tuấn, Cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự (Luận văn tiến sĩ luật học); - Hồ Thị Vân Anh, Thừa kế theo pháp luật trong thời Hoàng Việt Luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam (2009, Luận văn thạc sỹ luật học) và có rất nhiều luận văn thạc sỹ, tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề này. + Các công trình nghiên cứu khác: - Viện Khoa học Pháp lý: “Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của BLDS”. Các tập bình luận phân tích nội dung cơ bản của các qui đinh trong BLDS 1995 nói chung và các qui định về thừa kế nói riêng. - Trường Đại học Luật Hà Nội, số tạp chí chuyên đề về BLDS (1996). Trong đó có bài viết về những điểm mới của di sản dùng vào việc thờ cúng trong BLDS so với Pháp lệnh Thừa kế 1990. - Tòa án Nhân dân Tối cao: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp thừa kế tại Tòa án nhân dân”. Đây là công trình cấp bộ nghiên cứu về thừa kế, nội dung chủ yếu của đề tài là các vấn đề thực tiễn xét xử của Toà án trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế. - Nguyễn Ngọc Điện: “Một số suy nghĩ về thừa kế trong BLDS”.Tác giả so sánh pháp luật về thừa kế của Việt Nam qua các thời kỳ phát triển và so với chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự Bên cạnh đó thì có rất nhiều bài nghiên cứu nghiên cứu vấn đề này, trong đó các công trình này ít nhiều đều đề cập đến vấn đề về thừa kế theo pháp luật. Song các công trình nghiên cứu trực tiếp có liên quan đến Thừa kế theo pháp luật còn khá khiêm tốn. Quá trình thực tiễn của quá trình áp dụng pháp luật về Thừa kế theo pháp luật ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, còn có những khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, giữa văn bản và thực tế. 4. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ví dụ: Bảng 1. Tiến độ thực hiện đề tài Tháng (năm 2020) Dự kiến nội dung thực hiện 4 5 6 7 8 9 1 0 1 1 1 2 Thực hiện đề cương luận văn Duyệt đề cương và bảo vệ đề cương Hoàn thành và sửa chương 1 Hoàn thành và sửa chương 2
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hoàn thành và sửa chương 1+2 Hoàn thiện luận văn chương 3 Hoàn thành Luận văn và chuẩn bị bảo vệ Hoàn thiện luận văn 5. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN Dự kiến luận văn có ba chương - Chương 1: Cơ sở lý luận về thừa kế theo pháp luật - Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về Thừa kế theo pháp luật - Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật và kiến nghị hoàn thiện
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT 1. Khái niệm thừa kế và thừa kế theo pháp luật 1.1.Khái niệm thừa kế Hiện nay, chưa có một khái niệm pháp lý nào quy định rõ ràng về thế nào là thừa kế. Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho người còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc. Người hưởng tài sản có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và truyền thống, tập quán mà hệ trước để lại. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật, Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa kế nhằm đạt được những mục đích nhất định. Theo quan điểm của Ăng- ghen: “là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống”. Quyền thừa kế là quyền thừa hưởng tài sản của người chết để lại theo một trình tự do pháp luật quy định. Pháp luật cho phép những người thừa kế được hưởng di sản đồng thời buộc họ phải thực hiện những nghĩa vụ tài sản của người chết.1 Luật La Mã quy định hai hình thức cơ bản là thừa kế theo di chúc (testato) và thừa kế theo luật (intestato), ngoài ra còn có thừa kế theo lệnh của các quan. Ở thời kỳ đầu, hình thức chủ yếu là thừa kế theo luật, sau đó thừa kế theo di chúc trở thành phổ biến hơn.2 Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì "Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống"3 hay theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp thì thừa kế được giải thích là "Sự dịch 1 https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/25/y4753/ 2 https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/25/y4753/ 3 Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chuyển tài sản của người chết cho người còn sống. Thừa kế luôn gắn với sở hữu. Sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu"4. Như vậy, thừa kế được hình thành từ khi xã hội chưa phân chia giai cấp, nhưng khái niệm PLVTK thì chỉ ra đời và tồn tại trong những xã hội đã phân chia giai cấp và có nhà nước. Tuy nhiên, mỗi một xã hội khác nhau sẽ có sự khác nhau trong quy định về thừa kế. Thậm chí, trong cùng một chế độ xã hội của một nhà nước, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, thì PLVTK cũng được quy định khác nhau cho phù hợp với sự phát triển. Tại Việt Nam, trong trong các triều đại phong kiến trước đây, PLVTK đã được hình thành và dựa trên cơ sở lễ giáo phong kiến. Theo quy định về thừa kế trong Bộ luật Hồng Đức của thời Lê và Bộ luật HVLL của thời Nguyễn đều nhằm mục đích duy trì, bảo vệ những truyền thống chế độ gia đình phụ quyền và hiếu nghĩa của con cháu trong dòng tộc. Tuy nhiên, trong hai bộ luật này cũng không đưa ra khái niệm thế nào là thừa kế. Đến pháp lệnh thừa kế, BLDS năm 1995, 2005 và 2015 cũng không ghi nhận quy định về khái niệm thừa kế. Trên cơ sở nghiên cứu thì tác giả đưa ra khái niệm về thừa kế như sau: Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho người còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc. Người hưởng tài sản có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và truyền thống, tập quán mà hệ trước để lại. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật, Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa kế nhằm đạt được những mục đích nhất định. Quan hệ thừa kế tồn tại song song với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Mặt khác, quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, trong quá trình sản xuất, lưu 4 Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thông phân phối của cải vật chất.Sự chiếm hữu vật chất này thể hiện giữa người này với người khác, giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác, đó là tiền đề để làm xuất hiện quan hệ thừa kế.Sở hữu cũng là một yếu tố khách quan xuất hiện ngay từ khi có xã hội loài người và cùng với thừa kế, chúng phát triển cùng với xã hội loài người. 1.2. Khái niệm thừa kế theo pháp luật Hiện nay, quy định của BLDS là Thừa kế là một chế định dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi, quyền nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền nghĩa vụ của người thừa kế. Có hai dạng thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Một số quy định cơ bản liên quan đến quyền thừa kế: Diện thừa kế, thừa kế thế vị, tước quyền thừa kế ... Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, pháp luật thừa kế của Việt Nam cũng quy định hai hình thức thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo ý chí của người lập di chúc khi còn sống. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào người để lại di sản cũng lập di chúc hoặc di chúc do người này lập ra đều phát sinh hiệu lực theo quy định của pháp luật. Do đó, song song với hình thức thừa kế theo di chúc, pháp luật còn quy định về hình thức thừa kế theo pháp luật nhằm đảm bảo quyền thừa kế của các chủ thể. Điều 649 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.5 Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Cá nhân có quyền sở hữu với tài sản của mình, sau khi chết, số tài sản còn lại 5 Xem Điều 649 BLDS 2015
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 được chia đều cho những người thừa kế. Người được thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và nuôi dưỡng. Thừa kế theo pháp luật chỉ được thực hiện trong trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân và có mối quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản. Những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật được pháp luật chỉ định hưởng di sản theo một trật tự ưu tiên là theo hàng thừa kế. Qua việc phân tích trên đây có thể rút ra định nghĩa về thừa kế theo pháp luật như sau: Thừa kế theo pháp luật là sự dịch chuyển di sản của người chết cho người còn sống trên cơ sở quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ thân thuộc giữa người có tài sản để lại sau khi họ chết và người nhận di sản. Thừa kế theo pháp luật về bản chất vừa bảo vệ quyền đương nhiên của người có tài sản được để lại tài sản của họ khi họ chết, vừa bảo vệ quyền của những người có quan hệ huyết thống, gia đình hay thân thuộc với người đã chết có tài sản để lại. Những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Mọi người bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản nhận.Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo Điều 650 bộ luật Dân sự năm 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm: “1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 1.3. Các trường hợp thừa kế theo pháp luật Quá trình áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật thì được phát sinh trong những trường hợp khác nhau. Với các quy định pháp luật hiện nay thì việc phát sinh quan hệ về pháp luật thừa kế theo pháp luật được quy định một cách rõ ràng và cụ thể bằng các trường hợp được rõ ràng. Hiện nay, theo quy định tại điều 650 BLDS 2015 đã ghi nhận các trường hợp về thừa kế theo pháp luật, cụ thể như sau: * Không có di chúc. Theo đó, Những trường hợp sau đây được coi là không có di chúc : Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, các trường hợp sau đây được coi là không có di chúc. - Người có tài sản chết mà không lập di chúc hoặc có lập nhưng chính họ lại tiêu huỷ di chúc như xé, đốt hoặc tuyên bố huỷ bỏ di chúc đã lập. - Người chết có để lại di chúc nhưng kể từ thời điểm mở thừa kế di chúc đã bị thất lạc hoặc hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc đó và cũng không thể chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc (Điều 642 BLDS 2015) - Nội dung di chúc không rõ ràng, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau mà người công bố di chúc và những người thừa kế không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc. (Điều 626 BLDS 2015) Trong những trường hợp này toàn bộ di sản được phân chia cho những người thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015. * Di chúc không hợp pháp. Một di chúc sẽ được coi là không hợp pháp nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015. Di chúc không hợp pháp sẽ không có hiệu lực. Tuỳ theo từng trường hợp mà xác định mức độ vô hiệu của di chúc. Di chúc có thể bị vô hiệu toàn bộ nhưng có
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thể bị vô hiệu một phần, nếu phần vô hiệu đó không ảnh hưởng đến phần còn lại của di chúc. Di chúc sẽ bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu di chúc đó do người không minh mẫn, sáng suốt lập ra, di chúc không phải là ý nguyện đích thực của người lập, di chúc do người đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi lập ra mà không có sự đồng ý của cha, mẹ hay người giám hộ, hoặc di chúc do người dưới 15 tuổi lập ra. Một di chúc cũng bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu toàn bộ nội dung của nó trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Trong những trường hợp này, toàn bộ di sản mà người lập di chúc để lại sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của họ. Theo quy định hiện nay theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Theo đó, luật cũng quy định các đối tượng được lập di chúc bao gồm: - Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc Riêng với đối tượng dưới 18 tuổi, luật mới chỉ có quy định về độ tuổi từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi. Theo đó, các cá nhân nằm trong độ tuổi này được phép lập di chúc khi được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc và di chúc phải được lập thành văn bản. Như vậy, từ quy định của luật chúng ta có thể khẳng định: - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được phép lập di chúc nếu: + Được lập thành văn bản + Được sự đồng ý về việc lập di chúc từ cha, mẹ hoặc người giám hộ. Còn nội dung định đoạt tài sản thuộc về quyền của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. - Người từ 15 tuổi trở xuống không nằm trong các đối tượng được phép lập di chúc theo quy định của pháp luật.
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Di chúc chỉ bị coi là vô hiệu một phần nếu nội dung của nó chỉ có một phần không hợp pháp và phần không hợp pháp đó không ảnh hưởng đến hiệu lực của những phần còn lại. Trong những trường hợp này phần di sản liên quan đến phần di chúc có hiệu lực vẫn được chia theo di chúc. Chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực. * Áp dụng phần thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản không định đoạt trong di chúc Nếu di chúc chỉ định đoạt một phần di sản thì phần còn lại sẽ được chuyển dịch cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật. Những người trong cùng một hàng thừa kế được hưởng di sản bằng nhau nếu di sản được chia theo luật. Vì vậy, mặc dù đã được hưởng di sản theo di chúc, vẫn được hưởng phần di sản được chia theo luật, nếu họ là người đứng trong hàng thừa kế hưởng di sản theo pháp luật (trừ trường hợp người lập di chúc nói rõ là họ chỉ được hưởng phần di sản mà người lập di chúc phân định trong di chúc đó) * Áp dụng phần thừa kế theo pháp luật trong trường hợp người thừa kế theo di chúc chết hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế. Các cơ quan, tổ chức chỉ bị coi là "không còn" nếu vào thời điểm mở thừa kế các cơ quan, tổ chức đó đã chấm dứt sư tồn tại của mình trên thực tế như bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản. Vì vậy, nếu cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc bị chấm dứt do sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách thì cơ quan, tổ chức mới được sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách là cơ quan, tổ chức kế thừa quyền thừa kế theo di chúc của cơ quan, tổ chức cũ. Do đó, phần di sản mà cơ quan, tổ chức cũ được hưởng theo di chúc vẫn được dịch chuyển theo đúng ý chí của người để lại di sản để cơ quan, tổ chức mới được thành lập do sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách sẽ thừa hưởng. Nếu toàn bộ những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, các cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc đều không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, thì toàn bộ di sản của người lập di chúc
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 được dịch chuyển toàn bộ cho những người thừa kế theo pháp luật của người đó. Nếu chỉ có một hoặc một số người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di sản liên quan đến họ mới được áp dụng thừa kế theo pháp luật. Khi áp dụng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng cần lưu ý: thai nhi chết trước khi sinh ra hoặc chết ngay khi người mẹ sinh ra thì phần di sản chia theo di chúc cho thai nhi này sẽ được áp dụng phân chia thừa kế của người để lại di sản theo pháp luật. Nếu thai nhi sinh ra và còn sống một khoảng thời gian rồi mới chết thì đứa trẻ này vẫn được hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Khi đứa trẻ sơ sinh chết thì phần di sản này dã là tài sản của đứa trẻ và được chia thừa kế theo pháp luật cho người thừa kế của đứa trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải có hướng dẫn cụ thể để thống nhất áp dụng. * Áp dụng phần thừa kế theo pháp luật trong trường hợp người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng thừa kế. Những người đáng lẽ được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng lại thực hiện những hành vi quy định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005 sẽ không được hưởng thừa kế. Trong những trường hợp sau: - Người thừa kế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005 sau khi di chúc đã lập, người lập di chúc không có ý kiến gì khác. - Người thừa kế thực hiện một trong các hành vi nói trên trước khi người có tài sản lập di chúc nhưng người lập di chúc không biết được người đó đã có hành vi đó. Nếu toàn bộ những người thừa kế theo di chúc đều không có quyền hưởng di sản thì áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với toàn bộ di sản mà người lập di chúc để lại. Nếu chỉ có một hoặc một số người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sản thì chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản liên quan đến những người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản đó. Nghĩa là phần di sản của những người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản sẽ được dịch chuyển cho những người thừa kế theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015. *Áp dụng thừa kế theo pháp luật trong những trường hợp người thừa kế theo di chúc từ chối quyền hưởng di sản. Nếu việc từ chối quyền hưởng di sản đúng quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015 thì phần di sản liên quan đến người từ chối sẽ được áp dụng thừa kế theo pháp luật để giải quyết. Cần lưu ý rằng: trong thực tế có những người có thể là người thừa kế theo di chúc nhưng cũng đồng thời là người thừa kế theo pháp luật của di chúc. Vì vậy, trong trường hợp này, nếu hộ chỉ từ chối quyền hưởng di sản theo di chúc, thì phần di sản đó được chia cho những người thừa kế theo pháp luật và người từ chối vẫn được hưởng di sản theo pháp luật. Nếu họ từ chối toàn bộ quyền hưởng di sản thì phần di sản đó được chia cho những người thừa kế theo pháp luật còn lại của người để lại di sản. Trong trường hợp toàn bộ những người thừa kế theo di chúc đều từ chối quyền hưởng di sản, thì toàn bộ di sản thừa kế mà người lập di chúc để lại sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của người đó theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015. Việc xác định các trường hợp thừa kế theo pháp luật là vô cùng quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người có quyền thừa kế theo pháp luật đồng thời tránh tình trạng để tài sản bị "đóng băng" gây lãng phí cho gia đình và xã hội. 1.4. Lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam về thừa kế theo pháp luật 1.4.1. Trước năm 1945 Quy định về thừa kế là một trong những chế điịnh rất quan trọng của Viejt
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nam. Ngay cả trước thời điểm trước Cách mạng tháng Tám, pháp luật thời kỳ Pháp thuộc thì đã có rất nhiều quy định rõ về thừa kế, có thể kể đến các trường hợp. * Quy định về thừa kế theo pháp luật trong Luật Hồng Đức Trong thời kỳ phong kiến, Luật Hồng Đức hay còn gọi là Quốc triều hình luật được ban hành năm 1483 được coi là một trong những bộ luật phong kiến tiến bộ nhất và đặc sắc nhất trong lịch sử pháp luật Việt Nam đồng thời là bộ luật có niên đại xưa nhất còn giữ được cho tới ngày nay. Bộ luật đánh dấu thời kỳ hoàng kim nhất, rực rỡ nhất của chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều đại nhà Lê, đặc biệt là dưới thời vua Lê Thánh Tông. Ngoài tài sản sở hữu chung thì vợ, chồng đều được quyền có tài sản riêng. Nếu cha mẹ để lại chúc thư thì chia thừa kế theo chúc thư, nếu không có chúc thư thì chia theo quy định của luật. Con trai và con gái đều được thừa kế của cha mẹ và hưởng phần di sản bằng nhau. Trường hợp vợ chồng đã có con thì khi cha mẹ chết, các con được hưởng thừa kế điền sản. Chồng chết trước thì vợ góa được kế quyền gia trưởng của chồng nuôi dạy các con, thờ cúng tổ tiên nhà chồng... Quy định của bộ Quốc triều hình luật, vấn đề thừa kế được quy định từ Điều 374 đến Điều 400 cũng bao gồm hai hình thức là thừa kế theo chúc thư và thừa kế theo pháp luật. Quy định của Luật Hồng Đức, trong trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc có chúc thư nhưng chúc thư vô hiệu thì di sản được chia theo pháp luật. Điều 374, 375, 376 thì di sản sẽ được chia theo nguyên tắc ưu tiên, Cụ thể: - Một là, chia cho các con, không phân biệt con trai, con gái (hàng 1), nếu người chết không có con thì cha mẹ (hàng 2) được hưởng di sản thừa kế. - Hai là, trường hợp không còn cha mẹ, di sản được chuyển cho người thừa tự, do họ hàng quyết định. Đồng thời, tại Điều 380 Luật Hồng Đức cso quy định: con nuôi cũng có quyền thừa kế di sản của cha mẹ nuôi trong trường hợp "có văn tự là con nuôi và ghi trong giấy rằng sau sẽ chia điền sản cho, khi cha mẹ nuôi chết không có chúc thư, điền sản
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đem chia cho con đẻ và con nuôi" và đối với phần di sản được quy định như sau "điền sản chia làm ba, con đẻ được hai phần, con nuôi được một phần; nếu không có con đẻ mà con nuôi cùng ở với cha mẹ từ thuở bé, thì được cả; thuở bé không cùng ở thì con nuôi được hai phần, người thừa tự được một phần". Luật Hồng Đức có những quy định về việc của vợ và chông không được thừa kế di sản của nhau ngoại trừ một số trường hợp để đảm bảo cho cuộc sống của người vợ góa, chồng góa, ví dụ: trường hợp người vợ góa, chồng góa sống độc thân không có người nuôi dưỡng sẽ được hưởng một phần di sản của người chồng hoặc người vợ để sống hết đời và để thờ cúng. Tuy nhiên, nếu người vợ góa, chồng góa tái giá thì phải trả lại phần di sản được hưởng cho họ hàng của người chết. Điều 388 Quốc triều hình luật quy định "cha mẹ mất cả, có ruộng đất, chưa kịp để lại chúc thư, mà anh em chị em tự chia nhau, thì lấy một phần 20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho con trai trưởng giữ…". Ở thời kỳ này do kinh tế chưa phát triển nên tài sản chủ yếu và có giá trị nhất là ruộng đất. Di sản của người để lại thừa kế gồm ba nguồn chính: phu điền sản (tài sản của chồng được hưởng từ tài sản của gia đình), thê điền sản (tài sản của vợ được hưởng từ gia đình vợ) và tần tảo điền sản (tài sản do vợ chồng làm ra). Từ đó có thể thấy rằng, Bộ Quốc triều hình luật coi trọng truyền thống gia đình, tôn ti, trật tự trên dưới, đề cao thuyết "tam tòng" nên chưa có sự bình đẳng hoàn toàn giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái, giữa con đẻ và con nuôi, giữa con của vợ cả với con của vợ lẽ, nàng hầu, chưa hoàn toàn ghi nhận quyền thừa kế di sản giữa vợ và chồng, nhưng ở vào thời kỳ đó, quy định như vậy đã là một sự tiến bộ đáng ghi nhận. * Quy định về thừa kế theo pháp luật theo quy định tai Luật Gia Long Quy định tại Hoàng Việt luật lệ hay còn được biết đến với tên gọi Quốc triều điều luật, Hoàng triều luật lệ, Luật Gia Long, là bộ luật chính thống của triều Nguyễn ở Việt Nam do vua Gia Long ban hành năm 1815. Tại Quyển 6 của Bộ luật có quy định về thừa kế.
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hoàng Việt luật lệ rất ít chú ý đến những vấn đề như tài sản của vợ chồng, khế ước, thừa kế… mà chủ yếu quy định về thuế, định phu, bán trộm ruộng, chia gia tài, hôn nhân nam nữ. Những quy định thể hiện sự cần thiết phải duy trì sản nghiệp của thế hệ "Tứ đại đồng đường" như con cháu không được tách khẩu, chia tài sản, không được có của riêng, trừ khi được ông bà, cha mẹ đồng ý hoặc có chúc thư thì chia theo chúc thư, nhưng những vấn đề về di chúc lại không được quy định trong Hoàng Việt luật lệ. Sự bất bình đẳng giữa nam nữ, vợ chồng được xác lập, trong thừa kế thì ưu tiên quyền hưởng di sản của con trai trưởng, vợ không được hưởng thừa kế của chồng. Hương hỏa trong Hoàng Việt luật lệ được gọi là tự sản, người giữ hương hỏa là người ăn thừa tự. Giới hạn về tự sản không được quy định. Người ăn thừa tự có một số điểm khác với Quốc triều hình luật. Theo đó, thừa kế theo pháp luật được áp dụng khi không có chúc thư của người chết. Nếu cha mẹ không có chúc thư thì ông bà sẽ quản lý toàn bộ tài sản của các cháu, kể cả di sản thừa kế. Các cháu chỉ được nhận tài sản của mình khi ông bà chết. Với tư tưởng "trọng nam, khinh nữ" đặc trưng của xã hội phong kiến, Luật Gia Long quy định di sản chia theo pháp luật sẽ được chia đều cho các con trai không phân biệt con trai do thê thiếp sinh ra. Nếu người con chết thì con của người con sẽ thay thế vị trí của cha mẹ mình để nhận di sản của ông bà. Vì con gái không được quyền thừa kế nên trong trường hợp người để lại di sản không có con trai thì các cháu trai thúc bá sẽ được hưởng di sản. Đối với các con thành niên, người quả phụ có một uy quyền tinh thần do chồng để lại”6. Trên tinh thần đảm bảo chữ "nghĩa" trong quan hệ hôn nhân nên thứ tự hưởng di sản thừa kế hương hỏa và tập ấm của các con cũng phụ thuộc vào địa vị của người mẹ. Hoàng Việt luật lệ yêu cầu việc thừa kế phải tôn trọng nghiêm ngặt trật tự đích thứ trưởng ấu. Trong thừa kế hương hỏa và thừa kế tập ấm thể hiện rõ nét quy định này. Theo lệ tập ấm của triều Nguyễn thì: "Con trưởng, cháu trưởng về hàng đích (dòng vợ cả) được chọn trước. Nếu con, cháu trưởng về hàng đích có duyên cớ 6 Viện Đại học Huế (1958), Tạp chí nghiên cứu Đại học, tập 2, Nxb Viện Đại học Huế, tr.181, 187,178.
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 gì (chết, có bệnh tật, can tội thông gian, trộm cắp,.v.v.), thì con, cháu thứ về hàng đích được tập ấm. Nếu không có con, cháu thứ về hàng đích mới cho con, cháu trưởng về hàng thứ được tập ấm. Nếu không theo thứ tự, mà tập ấm lấn vượt, thì phải phạt roi, trượng, đồ 3 năm (vẫn bắt theo thứ tự mà tập ấm)”7. Quy định như trên là đúng lẽ phải, đảm bảo sự hợp lý, đúng đắn, việc làm đúng lẽ phải tỷ như đi trên đường thẳng. Có thể thấy, chữ "nghĩa" cũng là yếu tố ảnh hưởng quy định về thừa kế trong Hoàng Việt luật lệ dưới triều Nguyễn. Luật Gia Long cũng quy định vợ góa, chồng góa không được thừa kế di sản của người chồng hoặc người vợ đã chết trừ trường hợp ngoại lệ tương tự như quy định trong Luật Hồng Đức. Đối với di sản dùng làm hương hỏa, khác với Luật Hồng Đức, theo quy định của Luật Gia Long thì không bắt buộc phải dành một phần di sản làm hương hỏa. * Quy định về thừa kế theo pháp luật dưới thời Pháp thuộc Chế định thừa kế trong Dân luật Bắc kỳ năm 1931 và Dân luật Trung Kỳ năm 1936 được quy định tương đối giống nhau, được xây dựng dựa trên BLDS Pháp 1804. Theo đó, thừa kế cũng được chia thành hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Di sản được chia theo pháp luật khi không có chúc thư hoặc chúc thư vô hiệu và được chia theo thứ tự ưu tiên. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không có ai ở hàng thừa kế trước. Người thừa kế hàng thứ nhất là các con. Con trai, con gái được chia di sản bằng nhau. Nếu cha hoặc mẹ chết trước hoặc chết cùng ông bà nội hoặc ông bà ngoại, thì các cháu thay thế cha hoặc mẹ nhận di sản của ông hoặc bà (thừa kế thế vị). Trong trường hợp người chết không có con thì di sản chia cho cha, mẹ (hàng thừa kế thứ hai). Nếu không còn cha, mẹ thì di sản chia cho cháu ruột bên nội. Nếu không có cháu ruột thì chia cho anh, chị em ruột. Như vậy, trước năm 1945, dưới chế độ thực dân - phong kiến, quy định về thừa kế theo pháp luật đã được ghi nhận trong các bộ luật. Tuy nhiên, do bản chất của giai 7 Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 11, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr 76, 77.
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cấp thống trị, những quy phạm này chủ yếu để bảo vệ tôn ti trật tự của chế độ phong kiến, dẫn tới sự bất bình đẳng trong quan hệ thừa kế, đặc biệt là giữa vợ và chồng, giữa nam và nữ. 1.4.2. Từ năm 1945 đến nay Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới cho nền độc lập, tự do của dân tộc. Những ngày đầu mới ra đời, Nhà nước ta đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, phải chống lại cả "thù trong" và "giặc ngoài", cả "nội xâm" và "ngoại xâm", cho nên những năm 1945 đến 1959, hệ thống pháp luật của Nhà nước phong kiến Việt Nam được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới. Ngày 10 tháng 10 năm 1945, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh cho phép áp dụng luật lệ của chế độ cũ, trong đó có những quy định về chế định thừa kế, với điều kiện "Những điều khoản trong các luật lệ cũ được tạm giữ lại do sắc luật này, chỉ thi hành khi nào không trái với nền độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa "8. Với sự biến đổi nhanh chóng, sâu sắc của xã hội Việt Nam, những quy định trong các Bộ luật dưới chế độ cũ đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, không phù hợp. Trước tình hình đó, ngày 22 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 97/SL sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật. Ngay tại Điều 1 của Sắc lệnh đã ghi nhận nguyên tắc bảo vệ quyền lợi cho nhân dân lao động "Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân"9. Về vấn đề thừa kế, Sắc lệnh quy định vợ, chồng có quyền bình đẳng trong gia đình, có quyền thừa kế tài sản của nhau; con trai, con gái đều có quyền hưởng di sản thừa kế của bố, mẹ; người chồng góa hay người vợ góa, các con đã thành niên có quyền xin chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, sau khi đã thanh toán tài sản chung. Những người thừa kế cũng có quyền từ chối nhận di sản: 8 Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 03/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Nước về tạm giữ các luật lệ hiện hành ở Việt Nam để thi hành cho đến khi ban hành những bộ luật mới cho toàn cõi Việt Nam, Hà Nội 9 Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 "Con cháu hoặc vợ chồng của người chết cũng không bắt buộc phải nhận thừa kế người ấy. Khi nhận thừa kế thì các chủ nợ của người chết cũng không có quyền đòi nợ quá số di sản để lại"10. Với các quy định trên đã xóa bỏ tình trạng trọng nam, khinh nữ dưới chế độ phong kiến thuộc địa, đảm bảo quyền bình đẳng về thừa kế của công dân. Cho đến ngày nay, tư tưởng tiến bộ đó vẫn được kế thừa và áp dụng trong pháp luật về thừa kế nói riêng và pháp luật dân sự nói chung. Để hướng dẫn Tòa án các cấp thống nhất trong việc giải quyết những tranh chấp về thừa kế trong giai đoạn này, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 1742-BNC ngày 18/9/1956 quy định rõ: Vợ hoặc chồng của người chết có quyền thừa kế ngang với các con; vợ lẽ và con nuôi chính thức của người để lại di sản có quyền thừa kế như vợ cả và con đẻ của người đó. Vợ góa của người để lại di sản (kể cả vợ cả và vợ lẽ) đều có quyền thừa kế di sản của chồng và hưởng phần di sản ngang với các thừa kế cùng hàng khác11. Hiến pháp năm 1959 ra đời tiếp tục ghi nhận: "Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân"12. Trên tinh thần của Hiến pháp, Luật HN&GĐ năm 1959 đã cụ thể hóa tại Điều 16: "Vợ và chồng đều có quyền thừa kế tài sản của nhau"13 và Điều 19 "Con trai và con gái có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình"14. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất. Cùng với sự thống nhất về chính trị, kinh tế, đòi hỏi tất yếu phải có sự thống nhất về việc áp dụng pháp luật. Hiến pháp năm 1980 được ban hành là cơ sở, nền tảng cho bước phát triển mới của pháp luật về thừa kế. Để có đường lối thống nhất cho Tòa án các cấp trong việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế, ngày 24/7/1981, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã ban hành Thông tư số 81/TANDTC (sau đây gọi tắt là Thông tư số 10 Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật 11 Bộ Tư pháp (1956), Thông tư số 1742-BNC ngày 18/9/1956 về thừa kế, Hà Nội. 12 Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội. 13 Luật HN&GĐ năm 1959 14 Luật HN&GĐ năm 1959
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 81). Nội dung của Thông tư số 81 đã bao quát khá toàn diện các vấn đề về thừa kế so với các văn bản trước đó. Về thừa kế theo pháp luật, Thông tư số 81 quy định có hai hàng thừa kế. Hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ góa hoặc chồng góa, các con đẻ và con nuôi, bố đẻ, mẹ đẻ hoặc bố nuôi, mẹ nuôi. Hàng thừa kế thứ hai gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha và anh chị em nuôi. Những người thừa kế ở hàng thứ nhất được ưu tiên và thừa kế toàn bộ di sản. Trong trường hợp không có người thừa kế ở hàng thứ nhất hoặc có nhưng họ đều không nhận, thì mới đến những người thừa kế ở hàng thứ hai. Những người thừa kế trong cùng một hàng, được hưởng một suất ngang nhau. Bên cạnh đó, lần đầu tiên trong Thông tư số 81 đã quy định các trường hợp không được hưởng thừa kế: “Người đã giết người để thừa kế hoặc đã đối xử quá tàn tệ với người đó thì không được thừa kế di sản của người đó. Người đã giết người thừa kế cùng hàng với mình để chiếm đoạt toàn bộ di sản hoặc nhằm làm tăng kỷ phần cho bản thân thì không được thừa kế di sản của cả hai người ấy (người để thừa kế và người bị giết)”15. Mặc dù là văn bản pháp lý đầu tiên quy định khá chi tiết về thừa kế kể từ sau Cách mạng Tháng Tám nhưng Thông tư số 81 vẫn còn có những hạn chế nhất định, chẳng hạn như việc chỉ quy định hai hàng thừa kế đã thu hẹp diện thừa kế, chưa thật sự đảm bảo được quyền hưởng di sản của những người thân của người để lại di sản. Quy định các trường hợp không được hưởng thừa kế theo pháp luật cũng chưa đầy đủ… Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có một văn bản vừa có nội dung toàn diện, vừa có tính pháp lý, thực thi cao. Để phù hợp với sự biến đổi, phát triển của kinh tế - xã hội ở nước ta cũng như nhằm khắc phục những nội dung còn thiếu, còn vướng mắc, ngày 30/08/1990, Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh Thừa kế, có hiệu lực từ ngày 10/09/1990. 15 Tòa án nhân dân tối cao (1981), Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, Hà Nội
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nội dung của Pháp lệnh Thừa kế đã mở rộng phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh Thừa kế thì những người thừa kế theo pháp luật được chia làm ba hàng: Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết. Hàng thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột 16[16]. Quy định trên đã bảo vệ được tối đa quyền của người để lại di sản cũng như quyền của những người thừa kế. So với Thông tư số 81, ngoài quy định mở rộng về diện những người được thừa kế, Pháp lệnh Thừa kế còn quy định quyền thừa kế của một người đang là con nuôi của người khác được thừa kế theo pháp luật của bố, mẹ nuôi và được thừa kế theo pháp luật của bố mẹ đẻ trong khi đó theo Thông tư số 81 thì con nuôi không được thừa kế theo pháp luật đối với di sản của bố, mẹ đẻ. Tuy còn có những hạn chế nhất định, nhưng có thể khẳng định rằng, Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 là văn bản có hiệu lực pháp lý cao đầu tiên quy định tương đối đầy đủ về thừa kế ở nước ta kể từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến khi BLDS năm 1995 được ban hành. Pháp lệnh thừa kế đã góp phần tích cực trong việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Để phù hợp với công cuộc đổi mới trên mọi bình diện, Hiến pháp năm 1992 đã được ban hành với nhiều nội dung mới. Sau khi Hiến pháp năm 1992 ra đời, nhiều bộ luật được sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới, trong đó phải kể đến BLDS năm 1995 được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực từ ngày 01/07/1996. Bộ luật Dân sự năm 1995 là kết quả của quá trình kiểm nghiệm, sàng lọc thực 16 Hội đồng Nhà nước (1990), Pháp lệnh Thừa kế, Hà Nội.
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tiễn đời sống xã hội và hệ thống hóa, pháp điển hóa các quy định trước đây. Thừa kế được quy định ở Phần thứ IV của Bộ luật, đã kế thừa những quy định tiến bộ, còn phù hợp của Pháp lệnh Thừa kế, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số nội dung mới. Quyền thừa kế theo pháp luật của công dân được quy định trong BLDS năm 1995 đã góp phần bảo vệ các quyền dân sự và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Các quy định về thừa kế theo pháp luật trong BLDS năm 1995 là một bước tiến quan trọng trong quá trình lập pháp ở Việt Nam. Những quy định này đã củng cố quyền sở hữu và quyền thừa kế tài sản của công dân phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước. Tuy nhiên, các quy định về thừa kế trong BLDS năm 1995 được ban hành trong giai đoạn đầu của thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên nhiều quy định đã bị lạc hậu so với sự phát triển như vũ bão của các hoạt động kinh tế và các giao lưu trong đời sống xã hội. Chính điều này đã thúc đẩy một cách mạnh mẽ, đòi hỏi phải có quy phạm pháp luật mới điều chỉnh kịp thời yêu cầu của thực tiễn và BLDS năm 2005 đã ra đời để thay thế BLDS năm 1995. So với BLDS năm 1995, các quy định về thừa kế theo pháp luật trong BLDS năm 2005 đã có sự sửa đổi, bổ sung, được ghi nhận cụ thể hơn, chẳng hạn như bổ sung thêm người được hưởng di sản thuộc hàng thừa kế thứ hai, thứ ba, và nội dung về thừa kế thế vị. Các quy định về thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng được hoàn thiện như ngày nay, thể hiện kỹ năng, kinh nghiệm lập pháp cũng như đường lối của Đảng và Nhà nước ta. 1.5. Pháp luật một số quốc gia về thừa kế theo pháp luật và kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam 1.5.1. Pháp luật một số quốc gia về thừa kế theo pháp luật Mỗi quốc gia với những đặc điểm riêng về lịch sử, truyền thống, địa lí, thành phần dân cư, trình độ phát triển kinh tế, chính trị, tôn giáo... là nền tảng tạo nên sự đa dạng về xã hội và hệ thống pháp luật ở những quốc gia này. Tuy nhiên, trong sự đa dạng đó vẫn có những điểm tương đồng nhất định. Sự giao lưu và tiếp biến giữa các
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nền văn hóa, những điểm tương đồng về lịch sử, truyền thống dân tộc của các quốc gia trong khu vực cũng như trên toàn thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hệ thống pháp luật có những điểm giống nhau. * Quy định của Pháp về thừa kế theo pháp luật Được kiến lập vào năm 1804 bởi Napoléon Bonaparte, BLDS Pháp dành riêng Thiên I, Quyển thứ ba, từ Điều 720 đến Điều 892 để quy định về thừa kế theo pháp luật. Tương tự như hệ thống pháp luật của các quốc gia khác, pháp luật thừa kế của Pháp cũng quy định hai hình thức thừa kế bao gồm thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng theo quy định tại Điều 721 BLDS: "trong trường hợp người để lại di sản không định đoạt tài sản bằng tặng cho hoặc di tặng".17 Theo quy định của BLDS Pháp, di sản không chỉ bao gồm tài sản mà còn bao gồm cả nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Theo Điều 723 BLDS Pháp thì "Người thừa kế toàn bộ khối di sản hoặc một phần trọn vẹn của khối di sản có nghĩa vụ vô hạn đối với những khoản nợ mà người chết để lại"18. Tiếp đó, tại Điều 724 BLDS Pháp ghi nhận: "Người thừa kế theo pháp luật đương nhiên được hưởng các tài sản, các quyền và cổ phần do người chết để lại"19. Điều 731, 732, 733 BLDS Pháp thì những người được hưởng thừa kế theo pháp luật bao gồm: Người thân thích (không phân biệt con trong giá thú, con ngoài giá thú) và vợ hoặc chồng của người chết với điều kiện còn sống, không ly hôn và không có bản án ly thân đã có hiệu lực pháp luật. Theo quy định tại Điều 741 thì "Mức độ quan hệ thân thích được xác lập theo số đời; mỗi một đời gọi là một bậc" 20. Nếu như pháp luật thừa kế của Việt Nam quy định diện thừa kế được xác định trên ba cơ sở là quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng giữa người thừa kế và người để lại di sản, thì pháp luật thừa kế của Pháp lại xác định phạm vi những người 17 BLDS Pháp 18 BLDS Pháp 19 BLDS Pháp 20 BLDS Pháp
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 được hưởng di sản trên cơ sở quan hệ huyết thống, quan hệ vợ chồng giữa người thừa kế và người để lại di sản trong đó chủ yếu là thừa kế dựa trên quan hệ huyết thống. Trên cơ sở diện thừa kế, BLDS Pháp chia thành các hàng thừa kế. Theo quy định tại Điều 734 BLDS Pháp thì trong trường hợp không có vợ (hoặc chồng) có quyền thừa kế thì những người thân thích sẽ được hưởng theo thứ tự như sau: Hàng thừa kế thứ nhất: Con và ti thuộc của con, không phân biệt giới tính, sinh trước, sinh sau ngay cả khi họ không cùng cha cùng mẹ. Hàng thừa kế thứ hai: Cha, mẹ; anh, chị, em ruột và ti thuộc của những người này. Cha, mẹ của người chết, mỗi người được hưởng một nửa di sản nếu người chết không có con, cháu, anh, chị, em ruột hoặc không có ti thuộc của anh, chị, em ruột. Nếu người để lại di sản không có con cháu nhưng có anh, chị, em ruột hoặc ti thuộc của anh, chị, em ruột thì cha mẹ mỗi người được hưởng 1/4 di sản, các anh, chị, em ruột hoặc ti thuộc của họ sẽ được hưởng một nửa di sản còn lại. Tương tự, nếu chỉ cha hoặc mẹ còn sống thì người này được hưởng 1/4 di sản và phần còn lại thuộc anh, chị, em ruột hoặc ti thuộc của những người này. - Hàng thừa kế thứ ba: Các tôn thuộc khác không phải là cha mẹ. - Hàng thừa kế thứ tư: Những người thân thích về bàng hệ khác ngoài anh ruột, chị ruột, em ruột và ti thuộc của những người này. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước. Trong một hàng thừa kế, những người ở bậc thừa kế gần hơn sẽ được hưởng thừa kế, những người ở cùng bậc sẽ được hưởng suất thừa kế bằng nhau. Tuy nhiên, điều này không được áp dụng trong trường hợp chia di sản theo dòng họ nội và dòng họ ngoại và thừa kế thế vị. Theo quy định tại Điều 743 BLDS Pháp thì bậc thừa kế được xác định như sau:
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Giữa những người thân thích trong dòng trực hệ, có bao nhiêu đời thì có bấy nhiêu bậc; như vậy con đối với cha là bậc thứ nhất, cháu đối với ông là bậc thứ hai hai và ngược lại, cha đối với con và ông đối với cháu cũng như vậy. Trong dòng bàng hệ các bậc cũng được tính theo các đời: từ một người trong các thân thích đến ông tổ chung nhưng không tính ông tổ chung và từ ông tổ chung đến người kia. Như vậy, hai anh em ruột là ở bậc thứ hai; chú cháu hoặc bác cháu ở bậc thứ ba, anh em con chú con bác ở bậc thứ tư và cứ tiếp tục như vậy21. Pháp luật thừa kế của Pháp không chỉ ghi nhận diện và hàng thừa kế trên cơ sở quan hệ huyết thống mà còn xác định dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân. Theo quy định tại các điều 756, 757, 757-1, 757-2, thì vợ hoặc chồng có quyền thừa kế được thừa kế một mình hoặc cùng với những người thân thích khác của người để lại di sản. Nếu vợ chồng có con chung thì người vợ (chồng) còn sống sẽ được quyền chọn hưởng 1/4 di sản hoặc quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tổng số tài sản hiện có. Nếu vợ hoặc chồng chết trước mà có con riêng thì vợ hoặc chồng còn sống được hưởng 1/4 di sản. Trong trường hợp không có con hoặc cháu, nếu người để lại di sản có cha mẹ thì vợ (chồng) còn sống được hưởng một nửa di sản, một nửa còn lại chia đều cho cha, mẹ của người để lại di sản. Nếu cha mẹ của người để lại di sản đều chết thì phần di sản lẽ ra người này được hưởng sẽ thuộc về vợ (chồng) còn sống. Vợ (chồng) còn sống sẽ được hưởng toàn bộ di sản trong trường hợp người để lại di sản không có con, cháu, cha mẹ đều chết sau người để lại di sản. Thông qua quá trình phân tích trên đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy pháp luật dân sự Pháp về thừa kế theo pháp luật được quy định rất rõ ràng, cụ thể và cũng có nhiều điểm tương đồng với các quy định về thừa kế của Việt Nam vì bản chất của thừa kế là sự chuyển dịch di sản của người đã chết cho người còn sống để duy trì, bảo vệ và phát triển. * Quy định của pháp luật về Hòa Kỳ 21 Xem Điều 743 BLDS Pháp
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Luật thừa kế xem xét tài sản được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác như thế nào. Hệ thống pháp luật Mỹ công nhận quyền của một người được định đoạt tài sản của mình như mong muốn. Một cách phổ biến để làm điều này là thực hiện di chúc. Nếu một người để lại một di chúc hợp lệ thì tòa án sẽ cưỡng chế thực hiện di chúc đó. Tuy nhiên, nếu một người nào đó không để lại di chúc (hoặc lập di chúc không hợp lệ) thì người đó sẽ được coi là chết mà không để lại di chúc, và bang sẽ định đoạt tài sản. Việc bang định đoạt tài sản được thực hiện theo các quy định trong luật bang. Theo luật pháp, tài sản của người chết không để lại di chúc được chuyển giao cho những người thừa kế của người đã chết – nghĩa là cho những người họ hàng gần nhất của người đó. Đôi khi một người khi chết không để lại di chúc nhưng cũng không có họ hàng còn sống. Trong trường hợp này, tài sản không có người thừa kế sẽ được sung công, hoặc chuyển giao cho bang nơi người chết cư trú. Các đạo luật của bang thường cấm những người họ hàng xa, như anh chị họ hay bố của cô chú được thừa kế. Ngày nay, người dân Mỹ càng có xu hướng soạn sẵn di chúc để bảo đảm rằng tài sản của họ sẽ được chuyển giao theo mong muốn của họ chứ không phải theo những quy định của bang. Di chúc là một giấy tờ chính thức. Nó phải được soạn thảo cực kỳ cẩn thận, và ở hầu hết các bang nó phải có ít nhất hai người làm chứng * Quy định của Nhật Bản Phần thừa kế được quy định từ Điều 882 đến Điều 1044, được chia thành 8 chương: Chương I: Các quy định chung Chương II: Những người thừa kế Chương III: Thực hiện việc thừa kế Chương IV: Chấp nhận và từ chối thừa kế Chương V: Các tài sản ChươngVI: Không có người thừa kế
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ChươngVII: Di chúc ChươngVIII: Phần thừa kế được pháp luật đảm bảo Theo quy định chung của pháp luật Nhật Bản di sản thừa kế bao gồm cả tài sản, quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Tại Điều 896 BLDS Nhật Bản quy định "người thừa kế được thừa kế từ thời điểm mở thừa kế đối với tất cả các quyền và nghĩa vụ có liên quan đến tài sản thừa kế, trừ những gì liên quan đến cá nhân người để lại thừa kế". Như vậy, Theo quy định BLDS Nhật Bản thì tài sản được xem xét theo nghĩa rộng là bao gồm cả tài sản, có phần tài sản nợ, bởi thế khi một người chết thì toàn bộ tài sản có phần tài sản nợ đó sẽ được chuyển cho những người thừa kế, người thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại trong phạm vi di sản. Nên nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là di sản thừa kế.Điều 36 Luật những nguyên tắc chung về áp dụng pháp luật của Nhật Bản (Act on General Rules for Application of Laws) có quy định việc thừa kế được áp dụng theo luật pháp của quốc gia của người được thừa kế. Việc thừa kế có hai quy tắc chung. Thứ nhất, “Quy tắc thống nhất về thừa kế”: quan hệ thừa kế được quy định theo luật pháp của quốc gia người được thừa kế, không phân biệt chủng loại, đất đai .v.v.. của tài sản thừa kế. Thứ hai, “Quy tắc phân chia thừa kế”: tài sản thừa kế được chia ra thành “động sản” và “bất động sản”. “Động sản” được áp dụng theo luật pháp của quốc gia của người được thừa kế, “Bất động sản” được áp dụng theo luật pháp của quốc gia bất động sản đó trực thuộc. Trường hợp thừa kế theo pháp luật quốc gia của người được thừa hưởng, khi luật áp dụng là Luật đất đai nhà ở, Luật dẫn chiếu ngược được áp dụng và nếu đất đai được Nhật công nhận thì việc thừa kế sẽ áp dụng theo Luật dân sự Nhật Bản. 1.5.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam Thông qua việc nghiên cứu các kinh nghiệm nước ngoài v trong các quy định về kế theo pháp luật thì ta có một số bài học kinh nghiệm đối với hoạt động này như
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sau: Thứ nhất, Các ngành chức năng cần rà soát hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý có liên quan tới quy định về thừa kế theo pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang được hiện thực hoá trong thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước và các thiết chế xã hội. Điều quan trọng cần được nhấn mạnh khi nói về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà chúng ta chủ trương xây dựng, chính là sự vận dụng về cơ bản toàn bộ các tiêu chí của Nhà nước pháp quyền nói chung và những giá trị riêng của một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong nhà nước pháp quyền thì việc xây dựng, tuân thủ và thực hiện pháp luật là điều rất quan trọng. Thông qua pháp luật thì NN ta thực hiện chức năng quản lý nhà nước và dùng pháp luật như là một công cụ quan trọng trong quá trình này. Nước ta đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu bởi nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do vậy, quyền và lợi ích của nhân dân luôn được NN ta quan tâm chú ý. Vấn đề về thừa kế nói chung và quy định về thừa kế theo pháp luật nói riêng cũng được xây dựng trên nguyên tắc này. Có thể nói rằng việc xây dựng và ban hành các quy định về thừa kế theo pháp luật là thể hiện chức năng quản lý NN trong lĩnh vực này, song đây cũng là việc thể hiện quyền và lợi ích cho các đối tượng được pháp luật điều chỉnh. Một bước tiến quan trọng của việc hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này đó là việc ban hành quy định về thừa kế theo pháp luật tại thừa kế theo pháp luật của BLDS, qua đó đã điều chỉnh một cách sâu sát đến vấn đề này. Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách khách quan rằng, hiện nay các quy định về vấn đề này còn tản mạn và quá trình thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Hệ thống pháp luật về thừa kế theo pháp luật nước ta vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 yếu…Đứng trước yêu cầu đó thì việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về vấn đề này cần được cấp bách thực hiện. Thứ hai, đẩy nhanh công tác thực hiện về giết mổ động vật tập trung quy mô lớn. Để việc áp dụng quy định về thừa kế theo pháp luật ở nước ta đi vào thực tiễn có hiệu quả, thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm; Nghiên cứu và tham mưu để cá cơ quan tư pháp ban hành cơ chế, chính sách bổ sung nhằm hỗ trợ nhằm tăng cường áp dụng quy định về thừa kế theo pháp luật là cơ sở pháp lý tạo điều kiện áp dụng trong thực tiễn ở nước ta hiện nay. Thứ ba, có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các bên liên quan: Tòa án, Viện kiểm sát, chình quyền địa phương... trong việc thanh tra giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật ở nước ta hiện nay. Các tổ chức thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng để việc thực hiện các quy định của pháp luật TK nói và thừa kế theo pháp luật nói riêng. Từng bước nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý; đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chuyên trách cho lĩnh vực quản lý, đảm bảo TK nói chung và hoạt động thừa kế theo pháp luật nói riêng. Thứ tư, tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật thừa kế và thừa kế theo pháp luật nói chung. Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho các cán bộ để tạo điều kiện cơ bản áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật được pháp luật quy định là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thiết lập hành lang pháp lý trong công tác quản lý về quy định về thừa kế theo pháp luật một cách hợp lý trong xã hội hiện nay. Đây việc làm cần thiết cho nước ta khi các các cá nhân, tổ chức trong việc sử dụng thực phẩm. Đồng thời, khẳng định tính tất yếu khách quan của quy định về thừa kế theo pháp luật nói riêng. Ngoài ra, với những quy định về vấn đề này đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ được pháp luật điều chỉnh. Ngày nay, trong cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, những quy
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 định về thừa kế theo pháp luật đã phần nào phát huy vai trò và có tác động lớn trong việc góp phần hoàn thiện pháp luật về dân sự trong thực tế. Tiểu kết chương 1 Có thể nói, quy định về thừa kế theo pháp luật thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp là đối tượng nghiên cứu của lý luận hiện nay. Thông qua việc khẳng định và đưa ra khái niệm về quy định về thừa kế theo pháp luật, những đặc điểm nghiên cứu của quy định về thừa kế theo pháp luật, từ đó, xây dựng và hoàn thiện các quy phạm pháp luật, góp phần cho quy định về thừa kế nói chung một cách chặt chẽ hơn. Đây việc làm cần thiết cho nước ta khi trong tiến trình hội nhập và phát triển, cũng như góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Chương 1 của đề tài đã phân tích một cách khái quát về chế định thừa kế theo pháp luật dân sự hiện hành ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở lý luận về vấn đề này ở Chương 1, tác giả đi sâu phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế theo pháp luật sẽ được trình bày trong Chương 2 của đề tài.
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT 2.1. Căn cứ các định diện thừa kế theo pháp luật Theo các quy định của pháp luật về thừa kế thì trải qua nhiều giai đoạn phát triển thì quy định về diện thừa kế đã có nhiều thay đổi và có nhiều phạm vi khác nhau. Về cơ bản thì diện thừa kế có nhiều cách hiểu khác nhau. Diện thừa kế là phạm vi những người có quyền được hưởng di sản của người chết theo quy định của pháp luật dân sự. Diện thừa kế được xác định dựa trên quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, diện thừa kế bao gồm những người sau đây. vợ, chồng, cha để, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người cô ruột, dì ruột.được hưởng di sản thừa kế theo di chúc.chung và có những quy định về phạm vi rộng hẹp khác nhau. Theo đó, người thừa kế theo pháp luật phải có một trong ba mối quan hệ sau đây với người để lại di sản: quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng. 2.1.1. Quan hệ hôn nhân Trong quá trình phát triển của xã hội thì gia đình đóng vai trò quan trọng và đảm bảo cho quá trình hình thành và phát triển của xã hội trong thực tế. Quan hệ hôn nhân là nền tảng của xã hội nên trên thực tế đây cũng là một trong những căn cứ quan trọng để ác định diện thừa kế theo pháp luật nói chung. Trên cơ sở đó thì vai trò quan
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trọng của gia đình nên chế định thừa kế theo pháp luật có mối liên hệ mật thiết và ảnh hưởng sâu sắc đến diện thừa kế nói chung. Trong đó, vai trò quan trọng của người con, người vợ, và người chồng có tác động đến chế định thừa kế. Ngoài ra, việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ hôn nhân là nền tảng cơ bản cho quá trình phát triển và hoàn thiện các mối quan hệ dân sự có liên quan. Trước năm 1945 thì pháp luật trong quan hệ hôn nhân mang tính chất trọng nam, khinh nữ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chế định thừa kế. Với chế độ đa thê, coi trọng con cả, người vợ chính thức mà không coi trọng thê thiếp thì người phụ nữ luôn đứng ở thế yếu. Có thể kể đến quy định pháp luật triều Nguyễn có các quy định, Điều 96 Hoàng Việt luật lệ khi giải thích về "thê thiếp thất tự" đã chỉ rõ: "Vợ lớn (thê) là người ngang bằng một thể với chồng. Thiếp là phận nhỏ bên dưới, chỉ được tiếp kiến cùng chồng mà thôi. Sang hèn chia khác nhau. Đem thê làm thiếp là ép quí làm tiện, đem thiếp làm thê là nâng hèn lên sang, đều là việc trái với điều nghĩa. Cho nên phạt 100 trượng, 90 trượng22 . Chính vì "thê giã, tề dã” tức vợ cả (thê) được cổ luật thừa nhận ngang hàng với chồng nên khi người chồng mệnh một, người quả phụ sẽ thay quyền chồng quản lý di sản mà người chồng để lại cho các con mình, ủy ban cố vấn Án lệ giải đáp câu 44 như sau: "Nếu người chồng quá cố là gia trưởng, người quả phụ được tiếp tục hành xử quyền của chồng. Người quả phụ có toàn quyền của người chồng đã mất để điều khiển gia đình. Người quả phụ có đủ tất cả những quyền thuộc về thân quyền đối với các con vị thành niên và đối với cả con vợ lẽ. Người quả phụ phải sử dụng gia sản do người chồng để lại vào việc bảo dưỡng và giáo dục các con, kể cả con vợ thứ. Đối với các con thành niên, nạười quả phụ có một uy quyền tinh thần do chồng để lại”23 . Bên cạnh đó, với các quy định của quy định dưới thời pháp thuộc trên cơ sở đề cao vai trò của người vợ cả thì người vợ lẽ không được đề cập và không thuộc diện phải thừa kế trong thực tế. Với nền tảng đảm bảo quyền và lợi ích của người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân thì Sắc lệnh số 97/SL của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 22/5/1950 có các quy định như sau: Điều 11: Trong lúc còn sinh thời người 22 http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/577 23 Viện Đại học Huế (1958), Tạp chí nghiên cứu Đại học, tập 2, Nxb Viện Đại học Huế, tr.181, 187,178.