SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THỊ CHUYỀN
BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THỊ CHUYỀN
BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số : 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Minh Hồng
HÀ NỘI - 2015
3
Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn
cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ
trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh
x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña
luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú
c«ng tr×nh nµo kh¸c.
T¸c gi¶ luËn v¨n
Ph¹m ThÞ ChuyÒn
4
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA
NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN
GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
5
1.1. Khái niệm quyền của người phụ nữ và bảo vệ quyền của
người phụ nữ
5
1.1.1. Quyền của người phụ nữ 5
1.1.2. Bảo vệ quyền của người phụ nữ 9
1.1.3. Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa
vợ và chồng
12
1.2. Sự phát triển của quy định về quyền của người phụ nữ và bảo
vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ
và chồng ở Việt Nam
14
1.2.1. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945
14
1.2.2. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình
từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
17
Chương 2: NỘI DUNG BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
27
2.1. Quyền của người vợ được thương yêu, chung thủy và được
chăm sóc, quý trọng
27
2.1.1. Quyền được yêu thương, chung thủy 27
5
2.1.2. Quyền được chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng 29
2.1.3. Quyền sống chung giữa vợ và chồng 30
2.2. Quyền bình đẳng của người vợ trong việc thực hiện các quan
hệ gia đình
31
2.2.1. Quyền bình đẳng của vợ đối với chồng trong mối quan hệ với con 31
2.2.2. Quyền bình đẳng trong việc thực hiện chính sách dân số và kế
hoạch hóa gia đình
35
2.2.3. Quyền được lựa chọn nơi cư trú 38
2.2.4. Quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các
hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội
40
2.2.5. Quyền được tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 48
2.2.6. Quyền của người vợ trong việc ly hôn 51
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
58
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền của người phụ
nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
58
3.1.1. Những thành tựu đã đạt được 58
3.1.2. Một số khó khăn, vướng mắc trong việc bảo vệ quyền của
người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
61
3.2. Một số đề xuất nhằm bảo đảm quyền của người phụ nữ trong
quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
66
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định trong các văn bản pháp luật
về hôn nhân và gia đình
66
3.2.2. Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật 73
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS : Bộ luật dân sự
HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
3.1 Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai, thời kì 2002-2012 59
3.2 Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ 3 trở lên chia theo
thành thị/ nông thôn 2006 -2013
60
3.3 Tỷ lệ phụ nữ có chồng bị chồng gây các hành vi bạo lực
thể xác khác nhau
61
3.4 Tỷ lệ các hành vi bạo lực tình dục cụ thể do chồng gây ra
theo sự trả lời của phụ nữ
62
3.5 Quyền quyết định của vợ chồng trong các công việc gia đình 63
8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) năm 2014 được Quốc hội thông
qua ngày 19 tháng 06 năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm
2015. Đây là một bước hoàn thiện quan trọng về cơ sở pháp lý cho việc thực
hiện chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho
cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo
đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Xuất phát từ mục đích của việc xác lập
quan hệ vợ chồng là nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc và bền vững, kế thừa và phát triển các quy định của Luật HN&GĐ năm
2000, Luật HN&GĐ năm 2014 khi điều chỉnh các quan hệ giữa vợ và chồng
đã dựa trên nguyên tắc tiến bộ, bình đẳng và đưa ra nhiều quy định cụ thể về
quyền, nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng.
Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và
chồng là một vấn đề rất cơ bản nhưng chưa được nghiên cứu một cách chuyên
sâu, thấu đáo đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay đang có những
chuyển biến phức tạp, quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ giữa
vợ và chồng đang ngày càng bị xâm phạm dưới nhiều hình thức và mức độ
khác nhau, chẳng hạn như nạn bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần…
Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và
chồng không chỉ thể hiện ở việc ghi nhận những quyền nhân thân của họ
trong pháp luật mà phải đảm đảm cho những quyền đó được trở thành hiện
thực trên thực tế, điều đó đòi hỏi một cơ chế đồng bộ từ việc xây dựng pháp
luật đến các biện pháp thực hiện ở mọi cấp, mọi ngànhh. Chỉ khi nào bảo vệ
tốt quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng thì việc
đảm bảo bình đẳng giới mới trở thành hiện thực.
9
Luật HN&GĐ năm 2014 ban hành đã mang nhiều quy định tiến bộ trong
việc đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân của vợ và chồng,
chẳng hạn quy định về nghĩa vụ sống chung của vợ chồng, đại diện giữa vợ và
chồng trong quan hệ kinh doanh… góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính
đáng của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Tuy nhiên,
để đưa ra nhiều biện pháp giải quyết hiệu quả, nhằm thúc đẩy và thực hiện tốt
hơn nữa quyền bình đẳng của người phụ nữ thì việc nghiên cứu vấn đề "Bảo vệ
quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật
hôn nhân và gia đình năm 2014" có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề về quyền của người phụ nữ hiện nay cũng đã có một số đề tài
nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau như khóa luận tốt nghiệp năm 2003:
"Bảo vệ quyền của người phụ nữ theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000",
của Lương Thị Kim Dung, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội; Luận văn
thạc sĩ: "Ảnh hưởng của Nho giáo đến các quy định pháp luật Việt Nam về
mối quan hệ giữa vợ và chồng", của Đinh Hạnh Nga, Khoa Luật - Đại học
quốc gia Hà Nội; Luận văn Thạc sĩ: "Bảo vệ quyền người phụ nữ trong quan
hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000", của
Trần Thị Hồng Nhung, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội…Tuy nhiên, vấn
đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu và quan tâm đúng mức. Các công
trình nghiên cứu mới chỉ nghiên cứu về việc bảo vệ quyền của người phụ nữ một
cách nói chung hay chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về bảo vệ quyền của người
phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng mà chưa có sự đề cập tới việc
bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
* Mục đích
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền của
người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật HN&GĐ
10
năm 2014 trong đó có xem xét dưới góc độ bình đẳng giới. Từ đó, tìm ra một
số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này và nâng
cao hơn nữa vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân
giữa vợ và chồng.
* Nhiệm vụ
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về quyền của người phụ nữ và bảo vệ quyền
của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.
- Tìm hiểu thực trạng về nội dung bảo vệ quyền của người phụ nữ
trong quan hệ nhân thân giữa vợ với chồng theo Luật HN&GĐ năm 2014.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy định của
pháp luật về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ
với chồng.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Với đề tài "Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân
thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014" luận văn
tập trung làm rõ những vấn đề về bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ
với tư cách là người vợ, người mẹ trong quan hệ giữa vợ và chồng, tức là các
quyền nhân thân phát sinh trên cơ sở quan hệ hôn nhân
Vì vậy, những vấn đề về quyền của người phụ nữ không gắn liền với
quan hệ vợ chồng không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục đích đề ra, tác giả sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như sau:
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của Đảng và Nhà nước về
pháp luật
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, so sánh, thống
kê, tổng hợp.
11
6. Ý nghĩa và điểm mới của luận văn
- Luận văn nghiên cứu và phân tích sâu sắc, toàn diện về ý nghĩa, mục
đích, nội dung bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa
vợ và chồng dưới góc độ bình đẳng giới.
- Luận văn đánh giá thực trạng về nội dung bảo vệ quyền của người
phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trên thực tế, đưa ra một số
kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về vấn đề này và nâng cao
hiệu quả việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa
vợ và chồng, nhằm thực hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trên thực tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của người phụ nữ
trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
Chương 2: Nội dung bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ
nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật và một số kiến nghị nhằm bảo
đảm quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.
12
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN
CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN
GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
1.1. KHÁI NIỆM QUYỀN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ VÀ BẢO VỆ QUYỀN
CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ
1.1.1. Quyền của ngƣời phụ nữ
Theo nghĩa chung nhất, quyền của người phụ nữ được hiểu là khả
năng mà người phụ nữ được hưởng. Để tiếp cận một cách đầy đủ khái niệm
quyền của người phụ nữ, chúng ta cần xem xét dưới góc độ quyền con người
và bình đẳng giới.
1.1.1.1. Khái niệm quyền con người
Quyền con người là một phạm trù đa diện, do đó đã có nhiều định
nghĩa khác nhau về quyền con người (theo một tài liệu của Liên hợp quốc, có
đến gần 50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố) [42]. Tuy nhiên,
trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia, chưa có một
định nghĩa đầy đủ về quyền con người mà mỗi định nghĩa tiếp cận dưới
những góc độ nhất định và khác nhau.
Ở cấp độ quốc tế, theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp
quốc thì "Quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu, có tác dụng
bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc
mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con
người" [43].
Ở Việt Nam, quyền con người được hiểu là "những nhu cầu, lợi ích tự
nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong
pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp luật quốc tế" [21].
Theo quan điểm của chúng tôi, quyền con người là một quyền vừa
mang tính tự nhiên vừa mang tính pháp lý. Quyền con người là quyền tự
13
nhiên được hiểu là những quyền khi sinh ra họ đã có, mà người khác phải tôn
trọng "mọi người sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai
có thể xâm phạm được" (Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948).
Quyền con người là quyền pháp lý tức là quyền con người được pháp điển
hóa, được ghi nhận bằng pháp luật, được cộng đồng tôn trọng và bảo đảm
thực hiện.
Như vậy, nhìn ở góc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũng
được xác định như là những chuẩn mực được thừa nhận, những chuẩn mực
này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại và được áp dụng cho
tất cả mọi người. Vì vậy, dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định
nhưng một điều rõ ràng rằng quyền con người là những giá trị cao cả cần
được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử.
1.1.1.2. Khái niệm bình đẳng giới
Quyền bình đẳng là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ
qua các thời kì lịch sử. Năm 1948, Liên hợp quốc ra Tuyên ngôn toàn thế giới
về quyền con người, khẳng định: "Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng
về phẩm giá và các quyền". Ý tưởng về sự bình đẳng này được trích dẫn từ
Tuyên ngôn Độc Lập của Mỹ và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
của Cách mạng Pháp. Điều đó cho thấy bình đẳng là một nguyên lý căn bản
cần được chấp nhận bởi mọi quốc gia, mọi dân tộc. Bình đẳng là một khái
niệm chung của cả nhân loại, nó hướng đến việc khẳng định quyền lợi ngang
nhau của mọi người, mọi đối tượng, mọi nhóm người trong xã hội. Bình đẳng
là mục tiêu phấn đấu của mọi dân tộc, mọi xã hội tiến bộ và là lý tưởng chung
của mọi cuộc cách mạng trên thế giới.
Ở Việt Nam, quyền bình đẳng của công dân được tôn trọng và bảo vệ.
Điều này đã trở thành nguyên tắc hiến định. Điều 16, Hiến pháp năm 2013
khẳng định: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật". Quy định này có
nghĩa là mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tuổi tác, thành phần
14
và địa vị xã hội đều được hưởng các quyền như nhau và có nghĩa vụ như nhau
theo quy định của pháp luật.
Bình đẳng giới là sự cụ thể hóa quyền bình đẳng trước pháp luật của
công dân giữa nam và nữ. Để tiếp cận với khái niệm bình đẳng giới chúng ta
cần nhìn nhận dưới góc độ xã hội học và khoa học pháp lý.
Bình đẳng giới theo quan niệm xã hội học là sự đối xử ngang quyền
giữa hai giới nam và nữ, cũng như giữa các tầng lớp phụ nữ trong xã hội có
xét đến đặc điểm riêng của nữ giới, được điều chỉnh bởi các chính sách đối
với phụ nữ một cách hợp lý. Hay nói cách khác, bình đẳng giới là sự thừa
nhận và thiết lập các cơ hội ngang nhau đối với nữ và nam trong xã hội.
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý thì bình đẳng giới là một dạng của
bình đẳng xã hội nói chung, cần được điều chỉnh bằng pháp luật, nhằm thiết
lập sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới. Theo Luật bình đẳng giới năm
2006, bình đẳng giới được hiểu là "việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau,
được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của
cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển
đó" [30, khoản 3 Điều 5].
Trên cơ sở khái niệm về quyền con người và bình đẳng giới chúng ta
nhận thấy rằng người phụ nữ có các quyền như nam giới và họ được hưởng
tất cả những quyền mà pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Bên cạnh đó, để có nhận
thức đầy đủ về bình đẳng giới thì cần phải tính đến những đặc thù về giới
của người phụ nữ, đó là đặc điểm sinh học và truyền giống của người phụ nữ
khác đàn ông, họ phải thực hiện chức năng sinh nở, thực hiện chức năng làm
vợ, làm mẹ. Ngoài ra, về thể chất, người phụ nữ thường có sức khỏe và sự
chịu đựng kém hơn đàn ông. Do vậy, quyền của người phụ nữ cần được thừa
nhận và cần được đảm bảo với nội dung của bình đẳng giới. Với mục tiêu
"xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong
phát triển kinh tế- xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới
15
thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam
và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình" [30, Điều 4]. Theo đó,
nội dung về quyền bình đẳng giới của người phụ nữ bao gồm nhiều lĩnh vực
như về kinh tế, tài chính, xã hội…Tuy nhiên, nhìn nhận dưới khía cạnh quyền
nhân thân của người phụ nữ là người vợ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và
chồng thì quyền bình đẳng giới mang những nội dung theo quy định tại Điều 18
Luật bình đẳng giới năm 2006 như sau:
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và
các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình
2. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc quyết định
lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; sử dụng
thời gian nghĩ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật [30].
Bên cạnh đó, quyền bình đẳng giới của người phụ nữ còn được ghi
nhận trong Công ước về việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ (CEDAW) của Hội đồng Liên hợp quốc được thông qua ngày 10 tháng 12
năm 1979. Công ước CEDAW đảm bảo sự bình đẳng cho người phụ nữ bằng
việc ghi nhận sự bình đẳng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội... Đặc
biệt trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, công ước CEDAW đã có những quy
định về quyền của người phụ nữ dưới góc độ bình đẳng giới như sau:
- Người phụ nữ được cung cấp những thông tin riêng cho việc đảm
bảo sức khỏe và hạnh phúc gia đình, kể cả các thông tin về hướng dẫn kế
hoạch hóa gia đình; quyền không bị phân biệt đối xử vì các lý do liên quan
đến đặc trưng riêng biệt về giới tính; quyền của người phụ nữ có thai được
bảo vệ đặc biệt; quyền được quan tâm, chăm sóc khi mang thai….(khoản 2
Điều 11; khoản 2 Điều 12);
- Người phụ nữ có quyền và trách nhiệm như nhau đối với người
chồng trong mọi vấn đề liên quan đến con cái, trong mọi trường hợp thì lợi
ích của con cái là điều quan trọng nhất (Điều 16);
16
- Người phụ nữ được bình đẳng với người chồng trong việc tham gia
bầu cử, ứng cử và tham gia những chức vụ trong bộ máy nhà nước (Điều 7),
được bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý, được quyền ứng cử
vào các vị trí của cơ quan dân cử, được tham gia xây dựng và thực hiện các
chính sách của Chính phủ, tham gia các chức vụ của Nhà nước và thực hiện
mọi chức năng cộng đồng ở tất cả các chính quyền;
- Người phụ nữ được tạo điều kiện trong nghề nghiệp, tham gia học
tập cũng như được quyền tham gia vào các hoạt động giải trí, thể thao và mọi
mặt của đời sống...
Từ những nội dung đã phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm quyền
của người phụ nữ như sau:
Quyền của người phụ nữ là tập hợp các quyền của con người mà
người phụ nữ được hưởng, được tôn trọng, được bảo vệ và bảo đảm thực hiện
bằng hệ thống các quy định của pháp luật.
1.1.2. Bảo vệ quyền của ngƣời phụ nữ
Việc ghi nhận quyền của người phụ nữ trong pháp luật là điều quan
trọng nhưng chưa đủ khi thực tế trong đời sống hôn nhân và gia đình hiện nay
các quyền của người phụ nữ còn bị xâm phạm, chẳng hạn như thực trạng bất
bình đẳng trong mọi lĩnh lực về kinh tế, chính trị, tình trạng bạo lực gia đình…
Vì vậy, điều quan trọng là cần phải bảo vệ và đảm bảo cho quyền của người
phụ nữ được thực hiện trong thực tế. Có hai phương thức để bảo vệ quyền phụ
nữ bao gồm phương thức tự bảo vệ và phương thức yêu cầu cơ quan, tổ chức
can thiệp bảo vệ. Theo đó, phương thức tự bảo vệ là một biện pháp dân sự
được thực hiện bởi chính chủ thể, theo đó người phụ nữ có quyền sử dụng các
biện pháp tự bảo vệ. Trên cơ sở sự ghi nhận của pháp luật về quyền nhân thân
của người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng thì người phụ nữ sẽ ý thức
được việc thực hiện quyền bảo vệ đối với các quyền nhân thân của mình, để
ngăn chặn các hành vi xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
17
Phương thức yêu cầu cơ quan, tổ chức can thiệp bảo vệ là một biện
pháp dân sự do chủ thể thực hiện. Trên cơ sở pháp luật ghi nhận các quyền
nhân thân của phụ nữ, người phụ nữ được áp dụng biện pháp yêu cầu cơ quan,
tổ chức bảo vệ để kịp thời xử lý hành vi xâm phạm quyền của mình. Khoản 1
Điều 5 của Luật Phòng chống bạo lực năm 2007 gia đình quy định:
1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ
sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác
của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp
ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này [31].
Mặt khác, do phụ nữ là "phái yếu" nên bảo vệ quyền phụ nữ cần được
xem xét và ghi nhận dựa trên cơ sở những yếu tố đặc thù về giới, nghĩa là
pháp luật phải ghi nhận quyền của người phụ nữ dựa trên cơ sở bình đẳng
giới. Việc bảo vệ quyền của người phụ nữ hiện nay đã được ghi nhận trong
Hiến pháp và các văn bản liên quan.
Bảo vệ quyền của người phụ nữ được thực hiện toàn diện trên mọi
lĩnh vực: chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục, văn hóa, hôn nhân -
gia đình. Trong Hiến pháp vấn đề quyền của người phụ nữ luôn được thể hiện
nhất quán, quyền bình đẳng của phụ nữ ngày càng được quy định mở rộng và
hoàn thiện hơn qua các bản Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013, thể hiện tinh
thần bảo vệ quyền của người phụ nữ ngay trong các quy định mang tính
nguyên tắc về chế độ hôn nhân và gia đình. Cụ thể, Điều 36 quy định:
1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên
tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng tôn
trọng lẫn nhau.
2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hệ quyền lợi
của người mẹ và trẻ em [33].
18
Với quy định trên người phụ nữ cần phải được đảm bảo quyền lợi của
mình trên mọi lĩnh vực, nhất là trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng,
nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ và khẳng định vị trí, vai
trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Quy định của Hiến pháp là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quy định
cụ thể về quyền của người phụ nữ trong các văn bản pháp luật như Bộ luật dân
sự năm 2005, Luật bình đẳng giới năm 2006, Luật phòng chống bạo lực gia đình
năm 2007, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014… Theo đó, Bộ luật dân sự
(BLDS) năm 2005 đã có sự quy định về quyền của người phụ nữ tại Điều 40
Mục 2 Quyền nhân thân như sau: "Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền,
nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng
nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững" [29].
Luật HN&GĐ năm 2014 với tư cách là đạo luật quy định trực tiếp, cụ
thể về quan hệ hôn nhân và gia đình đã đưa ra nhiều quy định liên quan đến
quyền của người phụ nữ cũng như những bảo đảm trong việc thực hiện quyền
của họ. Trong các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, Luật
quy định: "Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình
đẳng" [34, khoản 1 Điều 2] và "Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm
bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về
hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của
người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình" [34, khoản 4 Điều 2]. Các nguyên
tắc cơ bản này tạo nền tảng pháp lý cho việc bảo vệ quyền của người phụ nữ
trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Trên cơ sở đó, Luật HN&GĐ năm
2014 đã cụ thể hóa quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ
và chồng từ Điều 17 đến Điều 27.
Như vậy, bảo vệ quyền của người phụ nữ được hiểu là: hệ thống các
biện pháp, cách thức được pháp luật quy định nhằm bảo đảm việc thực thi
đầy đủ, có hiệu quả các quyền con người của phụ nữ trên thực tế cũng như xử
lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền của người phụ nữ.
19
1.1.3. Bảo vệ quyền của ngƣời phụ nữ trong quan hệ nhân thân
giữa vợ và chồng
1.1.3.1. Khái niệm bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ
nhân thân giữa vợ và chồng
Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với đời sống
tinh thần của cá nhân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Điều 24 BLDS
năm 2005 quy định: "Quyền nhân thân được quy định trong Bộ Luật này là
quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người
khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" [29].
Sự kiện kết hôn làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng. Nội
dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ về
nhân thân và tài sản, trong đó các quyền về nhân thân đóng vai trò quan trọng trong
đời sống vợ và chồng, là cơ sở đảm bảo cho gia đình thực hiện tốt chức năng xã
hội. Từ quy định tại Điều 24 BLDS năm 2005, quyền nhân thân của vợ và chồng
được hiểu là quyền gắn liền với vợ và chồng, phát sinh trên cơ sở kết hôn hợp
pháp, liên quan đến lợi ích tinh thần của vợ và chồng, không có nội dung kinh tế,
không định giá được thành tiền và không thể chuyển giao cho người khác.
Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và
chồng là một nội dung quan trọng góp phần hạn chế hành vi xâm phạm quyền
của người vợ, tạo cơ sở để thực hiện quyền bình đẳng của người vợ đối với
người chồng trong đời sống hôn nhân và gia đình.
Từ khái niệm bảo vệ quyền của người phụ nữ như đã phân tích tại
mục 1.1.2 ta có thể hiểu bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân
thân giữa vợ và chồng là hệ thống các biện pháp, cách thức được pháp luật
quy định nhằm bảo đảm việc thực thi đầy đủ cũng như xử lý kịp thời, nghiêm
minh các hành vi xâm phạm quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân
giữa vợ và chồng. Theo đó, các quyền nhân thân của người vợ cần được bảo
vệ như quyền được yêu thương, chung thủy, chăm sóc; quyền được thực hiện
chính sách dân số; quyền đại diện; quyền được lựa chọn nơi cư trú…
20
Từ khái niệm trên đây rút ra được một số đặc điểm của quyền nhân
thân của người vợ trong quan hệ giữa vợ và chồng như sau:
Thứ nhất, quyền nhân thân của người vợ phát sinh trên cơ sở hôn nhân
hợp pháp và tồn tại trong suốt thời kì hôn nhân. Các quyền nhân thân này chỉ
chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Tức là, quyền nhân thân của người
vợ sẽ được bắt đầu bằng việc đăng kí kết hôn và sẽ chấm dứt khi sau khi có
quyết định, bản án của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu lực hoặc khi người
chồng chết hoặc người chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
Thứ hai, quyền nhân thân của người vợ luôn gắn liền với chồng,
không thể chuyển dịch cho người khác (không thể do người khác thực hiện
thay). Đặc điểm này xuất phát từ những đặc trưng của quyền nhân thân và
tính chất của quan hệ vợ chồng. Theo đó, các quyền nhân thân của người vợ
như quyền được yêu thương, chung thủy, chăm sóc; quyền được thực hiện kế
hoạch hóa gia đình…là những quyền gắn liền với chồng, liên quan đến lợi ích
tinh thần của vợ và chồng nên các quyền nhân thân trên không thể chuyển
giao cho người khác.
Từ những phân tích nêu trên, chúng ta nhận thấy rằng, việc bảo vệ
quyền của người vợ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là một vấn đề
có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện quan hệ vợ chồng tiến bộ, đảm bảo
quyền bình đẳng thực chất cho người phụ nữ trên thực tế.
1.1.3.2. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan
hệ nhân thân giữa vợ và chồng
Vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ nói chung và bảo vệ quyền
của người vợ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng nói riêng xét trên hai
phương diện lý luận và thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này thể
hiện ở những nội dung sau đây:
- Bảo vệ quyền của người vợ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và
chồng góp phần xóa bỏ tư tưởng gia trưởng - phong kiến, quyền áp đặt của
21
người chồng. Trong quan hệ nhân thân với người chồng, người vợ phải được
bình đẳng khi quyết định các vấn đề quan trọng của gia đình.
- Bảo vệ quyền nhân thân của người vợ là cơ sở cho việc phòng chống
bạo lực gia đình, cũng như để đảm bảo bình đẳng về giới thực chất giữa vợ và
chồng trên thực tế.
- Bảo vệ quyền nhân thân của người vợ có tác động to lớn trong việc
bảo đảm vị thế, vai trò của người vợ trong gia đình và xã hội. Bởi lẽ, dưới góc
độ đặc thù về giới, người phụ nữ luôn là phái yếu trong xã hội. Trong gia đình
người vợ phải thực hiện chức năng làm mẹ, chăm sóc gia đình… Bởi vậy,
việc tạo điều kiện để người vợ thực hiện thiên chức của mình, được thể hiện
bản thân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khẳng định tầm quan trọng của
người vợ trong đời sống gia đình và xã hội.
- Ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ quyền của người vợ trong quan
hệ nhân thân giữa vợ và chồng còn thể hiện ở việc xử lý kịp thời các hành vi
xâm phạm quyền nhân thân của người vợ, qua đó có thể khắc phục thiệt hại
gây ra đối với người vợ và răn đe đối với những cá nhân liên quan nhằm đảm
bảo lợi ích chính đáng quyền nhân thân của người vợ trên thực tế.
- Mặt khác, việc pháp luật công nhận và bảo vệ quyền của người phụ
nữ về nhân thân đảm bảo sự tương đồng hài hòa với pháp luật quốc tế và xu
hướng tiến bộ của nhân loại trong việc bảo đảm quyền của người phụ nữ
trong quan hệ giữa vợ và chồng. Điều đó phù hợp với những cam kết của Việt
Nam với các điều ước quốc tế ký kết như: Công ước ILO, Công ước CEDAW…
1.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ
VÀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN
GIỮA VỢ VÀ CHỒNG Ở VIỆT NAM
1.2.1. Quyền của ngƣời phụ nữ trong pháp luật trƣớc Cách mạng
tháng Tám năm 1945
Là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật không chỉ chịu chi
phối của cơ sở hạ tầng sinh ra nó, mà bên cạnh đó pháp luật còn chịu ảnh hưởng
22
bởi các yếu tố tâm lý xã hội, phong tục tập quán, truyền thống... Bởi vậy, qua mỗi
thời kì phát triển của xã hội, pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan
hệ nhân thân giữa người vợ và người chồng mang những nội dung khác nhau.
1.2.1.1. Quyền của người phụ nữ trong cổ luật Việt Nam
Vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa
vợ và chồng trong pháp luật phong kiến được thể hiện ở những nội dung sau:
* Quyền nhân thân thể hiện quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng
Pháp luật phong kiến thể hiện sự phân biệt đối xử khá rõ ràng trong các
quy định về nhân thân giữa vợ và chồng, như: người vợ phải "phục tùng chồng và
chịu sự dạy dỗ của người chồng" (Điều 481 Bộ luật Hồng Đức)… Song bên cạnh
đó cũng có những nét riêng ít nhiều bảo vệ quyền nhân thân của người vợ, như:
"Phàm người chồng bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình lên quan sở tại
và xã quan làm chứng) thì mất vợ. Nếu vợ đã có con thì cho hạn 1 năm. Vì việc
quan phải đi xa không theo luật này" ( Điều 308 Bộ luật Hồng Đức). Bên cạnh đó,
Bộ Luật Hồng Đức cũng quy định xử nặng đối với trường hợp xâm phạm thân thể
của người vợ. Điều 404 nếu "người chồng đánh vợ bị thương thì xử như tội đánh
người bị thương nhưng nhẹ hơn 3 bậc" hay trong Điều 309 buộc người chồng
phải tôn trọng thứ bậc của người vợ trong gia đình "Ai lấy nàng hầu lên làm
vợ thì xử tội phạt, vì quá say đắm nàng hầu mà thờ ơ với vợ thì xử tội biếm".
Sau này, nhà làm luật triều Nguyễn soạn trong Hội điển điều tương tự: "Phàm
kẻ nào đem vợ cả làm vợ lẽ phải phạt 100 trượng. Vợ cả còn sống mà đem vợ
lẽ làm vợ cả, phải phạt 90 trượng". Quy định này thể hiện nét nhân văn sâu sắc
của Bộ Luật Hồng Đức trong việc bảo vệ quyền của người phụ nữ.
* Quyền nhân thân của người vợ trong mối quan hệ với các con
Theo lễ giáo phong kiến thì người chồng là người chủ gia đình (người
gia trưởng) và trong mối quan hệ với các con về thực chất người chồng chiếm
ưu thế hơn người vợ, mọi quyết định trong gia đình đều trên cơ sở ý kiến của
người gia trưởng (người chồng, người cha trong gia đình). Vì thế, về cơ bản
pháp luật vẫn thể hiện sự phân biệt đối xử đối với người vợ sinh ra là để làm
23
"việc nhà" và phải có nghĩa vụ nuôi dạy con cái, và dường như nghĩa vụ nuôi
dạy con cái chỉ là nghĩa vụ từ phía của người mẹ. Chính vì thế, trong mối
quan hệ đối với các con, quyền của người vợ được thể hiện trong trường hợp:
"khi ly hôn, con cái thường thuộc về chồng, nhưng nếu muốn giữ con, người
vợ có quyền đòi chia một nữa số con" (Điều 310 Bộ luật Hồng Đức). Quy định
này góp phần tạo điều kiện cho người mẹ được quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
con cái, được thực hiện chức năng cao cả của mình.
* Bảo vệ quyền của vợ trong việc ly hôn
Có thể nói, các quy định của pháp luật phong kiến liên quan đến
quyền ly hôn giữa vợ và chồng phần nào bảo vệ quyền lợi của người vợ trong
trường hợp "tam bất khứ" nghĩa là kể cả khi người vợ phạm vào "thất xuất" thì
trong ba trường hợp sau thì người chồng không được phép ly hôn người vợ:
- Khi người vợ để tang nhà chồng được ba năm;
- Khi người vợ, chồng lấy nhau nghèo về sau giàu có;
- Khi vợ, chồng lấy nhau, vợ còn bà con họ hàng, lúc bỏ nhau vợ
không còn bà con nào để trở về (Điều 165 Bộ luật Hồng Đức).
Đây là những quy định tốt, bảo vệ được quyền lợi chính đáng cho
người vợ. Mặc dù pháp luật phong kiến được xây dựng trên nguyên tắc bảo vệ
quyền của người gia trưởng, đảm bảo quyền lợi của người cha, người chồng
trong gia đình nhưng đã thể hiện những nét tiến bộ khi quy định bảo vệ quyền
nhân thân của người vợ. Đó cũng là những giá trị của pháp luật thời kì này và
cũng là những điểm sáng chỉ có ở pháp luật phong kiến Việt Nam, mang màu
sắc Việt Nam, thể hiện truyền thống Việt Nam về ghi nhận và bảo vệ quyền
nhân thân của người phụ nữ.
1.2.1.2. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật Việt Nam thời kì
pháp thuộc
Kế thừa những nội dung tiến bộ về quyền của người phụ nữ mà pháp
luật phong kiến Việt Nam đã ghi nhận, pháp luật thời kì này cũng có một số
24
quy định thể hiện được quyền của người phụ nữ và bảo vệ quyền của người
phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng thông qua việc quy định duyên cớ mà
người vợ có thể xin ly hôn người chồng. Cụ thể, Điều 118 Bộ luật Trung Kì
1936 quy định cho phép người vợ có thể xin ly hôn trong những trường hợp
sau đây:
- Chồng không làm những nghĩa vụ đã cam kết khi kết hôn là phải
nuôi dưỡng con tùy theo kế sinh nhai;
- Chồng bỏ nhà đi quá hai năm không có lý do chính đáng và không lo
liệu việc nuôi nấng con cái;
- Không có lý do chính đáng mà chồng đuổi vợ con ra khỏi nhà.
Có thể nói rằng, những quy định này bắt đầu thể hiện việc "cởi trói"
cho người phụ nữ. Các quy định về duyên cớ mà theo đó người vợ có thể xin
ly hôn đem đến cho người vợ một sự bình đẳng nhất định so với người chồng.
Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của quan niệm bảo vệ quyền gia trưởng nên người
đàn ông vẫn là "người nắm quyền hành xử", người vợ vẫn chỉ là người thực
hiện mệnh lệnh từ phía người chồng.
1.2.2. Quyền của ngƣời phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia
đình từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
1.2.2.1. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia
đình giai đoạn từ 1945 đến 1954
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời, chấm dứt sự tồn tại của Nhà nước phong kiến thực dân.
Ngày 9 tháng 11 năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta được
thông qua. Hiến pháp năm 1946 khẳng định vị thế của một Nhà nước độc lập
với bạn bè quốc tế. Bản Hiến pháp này đã mở ra một thời kì mới cho người
phụ nữ được bình đẳng trước pháp luật, Điều 9 Hiến pháp quy định "Đàn bà
ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện". Tuy nhiên, vào thời điểm này
chúng ta chưa xây dựng được một văn bản pháp luật HN&GĐ hoàn chỉnh, thể
25
chế hóa một cách đầy đủ và toàn diện nội dung về bảo đảm quyền bình đẳng
của người phụ nữ. Trong khi đó, đất nước vừa độc lập, Nhà nước ta phải đứng
trước bao khó khăn và thử thách: "giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm" cùng đe
dọa, lại phải tiếp nhận một cơ sở kinh tế nghèo nàn lạc hậu từ Nhà nước thực
dân phong kiến với bao tập quán cổ hủ, bám rễ vào đời sống HN&GĐ, đặc
biệt phải kể đến tập quán thể hiện sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Trước thực
tiễn trên, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tạm thời ban hành 2 Sắc
lệnh để đáp ứng việc giải quyết các vấn đề về dân sự, hôn nhân và gia đình
trong tình hình mới, đó là Sắc lệnh 97 và Sắc lệnh 159.
Sắc lệnh số 97/SL được ban hành ngày 22 tháng 5 năm 1950 về việc
sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh đã cụ thể hóa
quyền bình đẳng của người vợ trong gia đình, xóa bỏ quyền gia trưởng của
người chồng, người cha. Chính vì vậy, vị thế của người vợ trong gia đình
được ngang hàng với người chồng "Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia
đình" (Điều 5). Sắc lệnh cũng đảm bảo quyền tự do kết hôn cho hai bên nam,
nữ, xóa bỏ việc kết hôn trong thời kì tang chế. Đây là những quy định thể hiện
một sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ, bởi vì trong chế độ xã hội phong kiến
quyền phụ nữ không được bảo vệ, quyền lợi của họ bị xâm phạm. Vì thế, việc
ghi nhận bằng pháp luật quyền bình đẳng nam nữ đặc biệt là sự bình đẳng
trong gia đình có ý nghĩa rất lớn.
Sắc lệnh 159/SL được ban hành ngày 17 tháng 11 năm 1950 quy định
về duyên cớ ly hôn chung cho cả hai vợ chồng. Theo đó, vợ chồng bình đẳng
với nhau về quyền xin ly hôn. Quy định này, thể hiện sự "giải phóng" người
phụ nữ khỏi sự "trói buộc" của pháp luật phong kiến về việc hạn chế quyền
xin ly hôn từ phía người vợ. Cụ thể, Điều 2 Sắc lệnh số 159/SL quy định: Vợ,
chồng đều có quyền ly hôn nếu một bên ngoại tình; một bên can án phạt giam;
một bên mắc bệnh điên hoặc bệnh khó chữa khỏi; một bên bỏ nhà đi quá hai
năm không có duyên cớ chính đáng; vợ, chồng tình hình không hợp hoặc đối
xử với nhau đến nổi không thể chung sống được.
26
Đặc biệt, Sắc lệnh 159/SL không chỉ ghi nhận quyền bình đẳng nam
nữ về ly hôn, mà còn thể hiện sự bình đẳng về giới, trong đó có quy phạm ưu
tiên cho người phụ nữ trên cơ sở xem xét những đặc thù về giới. Điều 5 quy
định: Nếu người vợ có thai thì vợ hay chồng có thể xin tòa hoãn đến sau kỳ
sinh nở mới xử việc ly hôn. Việc người vợ được xin hoãn ly hôn khi đang
mang thai là điều kiện tốt để bảo vệ bà mẹ và thai nhi.
Như vậy, mặc dù chưa thực sự đầy đủ song pháp luật của Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dành cho người phụ nữ một sự quan tâm đặc
biệt bằng việc đưa ra các quy định về quyền của phụ nữ, trong đó có các
quyền nhân thân. Đây là bước đột phá quan trọng của pháp luật thời kì này
làm thay đổi địa vị của người vợ, đặt họ vào vị trí ngang hàng với người
chồng. Các quy phạm pháp luật này đã đi sâu vào thực tế cuộc sống, người
phụ nữ đã khẳng định mình trong các phong trào đấu tranh của dân tộc, người
phụ nữ tiên phong trong việc xây dựng nếp sống mới, tham gia lao động, sản
xuất và các công việc khác trong xã hội.
1.2.2.2. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia
đình giai đoạn từ 1954 đến 1975
Năm 1954, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn
toàn độc lập còn miền Nam tạm thời nằm dưới ách cai trị của đế quốc Mỹ và
bè lũ tay sai. Miền Bắc cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là
thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa,
miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh thống nhất
nước nhà.
Ở miền Bắc, năm 1957, cuộc cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn
thành, quan hệ sản xuất phong kiến - cơ sở của chế độ hôn nhân và gia đình
phong kiến đã bị xóa bỏ. Bước đầu, Nhà nước ta đã tiến hành xây dựng cơ sở
vật chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa. Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa dần dần được xác lập, không
27
chỉ là tiền đề cho chúng ta xây dựng hệ thống pháp luật mới mà còn tạo cơ sở
vững chắc để quy định bình đẳng nam nữ được đi vào thực tế. Hiến pháp năm
1959 được ban hành và thay thế Hiến pháp năm 1946, tiếp tục ghi nhận sự
bình đẳng giữa nam và nữ tại Điều 24: "Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội và gia đình…". Trên cơ sở này, việc ban hành một đạo luật
mới về HN&GĐ đã trở thành một đòi hỏi cấp bách của toàn xã hội, là một tất
yếu khách quan để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta. Luật
HN&GĐ năm 1959 được Quốc hội khóa II, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 29
tháng 12 năm 1959, có hiệu lực từ ngày 13 tháng 01 năm 1960. Đây là văn
bản Luật HN&GĐ đầu tiên của Nhà nước ta thể hiện khá đầy đủ các quyền
HN&GĐ của người phụ nữ, là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta bảo vệ
các quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng.
Nguyên tắc nam nữ bình đẳng là một trong những nguyên tắc chủ đạo xuyên
suốt các quy phạm pháp luật HN&GĐ. Theo đó, người vợ được bình đẳng với
người chồng về các quyền HN&GĐ như bình đẳng trong nghĩa vụ chăm sóc,
giúp đỡ nhau tiến bộ quy định tại Điều 13: "Vợ chồng có nghĩa vụ thương
yêu, quý trọng, săn sóc nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ, nuôi dạy con cái, lao động
sản xuất, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc" [25]; bình đẳng trong lựa
chọn nghề nghiệp quy định tại Điều 14: "Vợ và chồng đều có quyền tự do
chọn nghề nghiệp, tự do hoạt động chính trị, văn hóa và xã hội" [25]; có
quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong mối quan hệ với các con theo quy định
tại Điều 17: "Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái";
đặc biệt, người vợ được ưu tiên bảo vệ xét dưới góc độ đặc thù về giới, chẳng
hạn trong ly hôn theo quy định tại Điều 29:
Khi ly hôn, việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về
công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của
gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất
28
Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và
lợi ích của việc sản xuất [25].
Có thể nói, Luật HN&GĐ năm 1959 là công cụ hữu hiệu để xóa bỏ
mọi tàn tích của chế độ HN&GĐ phong kiến, tư sản, đảm bảo quyền bình
đẳng cho người phụ nữ, góp phần to lớn vào việc xây dựng chế độ HN&GĐ
mới, tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Đây chính là
đóng góp to lớn của Luật HN&GĐ cho xã hội bởi vì, gia đình có thuận hòa thì
lòng người mới yên, đất nước mới thanh bình.
Ở miền Nam, sau năm 1954, đế quốc Mỹ đã thay chân thực dân Pháp
thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tiến hành cuộc chiến tranh xâm
lược kiểu mới. Các chính quyền ở Sài Gòn đã ban hành một số văn bản pháp
luật để điều chỉnh vấn đề HN&GĐ như: Luật Gia đình ngày 02 tháng 01 năm
1959 của chính quyền Ngô Đình Diệm; Sắc luật số 15/64 ngày 23 tháng 7
năm 1964 của chính quyền Nguyễn Khánh; Bộ Dân luật Sài Gòn ngày 20
tháng 12 năm 1972 của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Nhìn chung, các văn
bản pháp luật này vẫn bảo vệ quyền gia trưởng, phân biệt đối xử, bất bình
đẳng giới giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, ta có thể thấy được những điểm tiến
bộ trong việc bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
trong hệ thống các văn bản trên như sau:
* Luật gia đình ngày 02 tháng 1 năm 1959 (Luật số 1- 59) của chính
quyền Ngô Đình Diệm
Luật số 1-59 ban hành ngày 02 tháng 01 năm 1959 gồm 135 Điều quy
định về hôn nhân và gia đình. Đây là lần đầu tiên trong nền pháp chế thành
văn Việt Nam bãi bỏ chế độ một chồng nhiều vợ: "Chế độ đa thê từ nay bị bãi
bỏ hẳn". Quy định thể hiện sự tiến bộ đáng kể trong việc đảm bảo chế độ hôn
nhân một vợ một chồng. Bên cạnh đó, quy định về ly thân tại Điều 55 của
Luật: "Cấm ly hôn, chỉ được phép ly thân" cũng như các quy định xử phạt
hình sự đối với hành vi ruồng bỏ như hành vi ruồng bỏ vợ hay chồng (không
lý do chính đáng mà không chịu nhận người chồng hay vợ tại chỗ ở hôn
29
nhân), có thể bị phạt tiền hay phạt giam tới 1 năm. Những quy định trên phần
nào hạn chế hành vi xúc phạm, ruồng bỏ từ phía người chồng, cũng như đảm
bảo được quyền lợi của người vợ trong đời sống hôn nhân gia đình.
* Sắc luật số 15/64 ngày 23 tháng 07 năm 1964 về giá thú, tử hệ và tài
sản cộng đồng của chính quyền Nguyễn Khánh
Sắc luật số 15/64 ban hành ngày 23 tháng 07 năm 1964 gồm 158
Điều quy định về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng. Trong đó, vấn đề bảo vệ
quyền của người vợ được thể hiện trong các quy định về căn cứ ly hôn chung
cho vợ và chồng. Cụ thể, vợ hoặc chồng có thể yêu cầu ly hôn khi có một
trong các căn cứ sau đây: Vì sự ngoại tình của người phối ngẫu; Vì sự phối
ngẫu bị kết án trọng hình về thường tội; Sự ngược đãi, bạo hành hay ngục mạ,
có tính chất thâm từ và thường xuyên làm cho vợ chồng không thể chung
sống với nhau được nữa; Vì có án văn xác định sự biệt tích của người phối
ngẫu đã thất tung; Vì người phối ngẫu bỏ phế gia đình, sau khi có án văn nhất
định xử phạt người phạm tội (Điều 63, Sắc luật số 15/64).
Những quy định này cho thấy sự tiến bộ so với quy định của Luật số
1- 59 của chính quyền Ngô Đình Diệm là "Cấm chỉ vợ chồng ruồng bỏ nhau
và sự ly hôn" (Điều 55). Mặc dù, đã có những quy định tiến bộ trong việc quy
định về quyền ly hôn của người vợ nhưng quyền bình đẳng của người vợ trong
quyền nhân thân vẫn chưa được ghi nhận nhiều và người vợ vẫn chịu sự phụ
thuộc vào người chồng, người chồng vẫn là người có quyền quyết định những
vấn đề quan trọng trong gia đình và thực tế theo quy định tại Điều 41, Sắc luật
số 15/64: "Chồng là trưởng trong gia đình và phải hành xử quyền gia trưởng
theo quyền lợi của gia đình và con cái".
* Bộ Dân luật Sài Gòn ngày 20 tháng 12 năm 1972 của chính quyền
Nguyễn Văn Thiệu
Bộ Dân luật Sài Gòn năm 1972 gồm có 5 quyển trong đó những quy
định thể hiện sự tiến bộ về quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân
30
giữa vợ và chồng được quy định tại thiên thứ V quyển số 1. Trong đó có một
số quy định khá tiến bộ, chẳng hạn Điều 136 quy định: "Vợ chồng có nghĩa
vụ thủy chung với nhau và giúp đỡ nhau cùng chung lo xây dựng hạnh phúc
gia đình và dưỡng dục con cái" [4]; Điều 143 quy định:
Dưới mọi chế độ, vợ có quyền thay mặt chồng về những
nhu cầu gia vụ và dùng tiền bạc của chồng vào những nhu cầu ấy.
Mọi hành vi của vợ trong phạm vi này đều có hiệu lực ràng buộc
chồng, trừ phi người chồng đã tước quyền vợ và người đệ tam kết
ước với người vợ đã biết có sự tước quyền [4].
Về quyền được ly thân hoặc ly hôn, Điều 170 quy định:
Vợ hay chồng có thể xin ly hôn hoặc ly thân
1. Vì sự ngoại tình của người phối ngẫu;
2. Vì người phối ngẫu bị kết án trọng hình về thường tội;
3. Vì sự ngược đãi, bạo hành hay nhục mạ, có tính chất
thậm từ và tái diễn khiến vợ chồng không thể ăn ở với nhau nữa.
Ngoài ra, vợ chồng còn có thể xin thuận tình ly hôn nếu hôn
thú được lập trên hai năm hoặc không quá hai mươi năm. Khi xin
thuận tình ly hôn, các đương sự vẫn phải theo đúng thủ tục quy định
ở các điều 171 và kế tiếp. Các đương sự có thể thỏa hiệp trước bằng
văn thư đệ trình tòa về các vấn đề con cái và tài sản hôn nhân. Tuy
nhiên, về các vấn đề này, tòa có quyền thẩm định [4].
Tóm lại, có thể thấy rằng trong giai đoạn lịch sử từ 1954 đến 1975 thì
những quy định pháp luật HN&GĐ về quyền của người phụ nữ trong quan hệ
nhân thân giữa vợ và chồng của hai miền Bắc, Nam đã có những điểm tiến bộ
là đã bãi bỏ chế độ đa thê, xây dựng chế độ hôn nhân một vợ, một chồng và
ghi nhận một số quyền của người vợ bình đẳng với chồng so với pháp luật ở
giai đoạn trước. Những quy định trên đã mang lại nhiều hơn cho người vợ sự
bình đẳng với người chồng trong đời sống hôn nhân và gia đình cũng như
đảm bảo quyền và lợi ích của mình.
31
1.2.2.3. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia
đình giai đoạn từ 1975 đến nay
* Quyền của người phụ nữ trong Luật HN&GĐ năm 1986
Kế thừa và phát triển Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm
1986 ta đã tiến thêm một bước rất quan trọng về bảo vệ quyền của người phụ
nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng. Chẳng hạn, ghi nhận nguyên tắc cơ bản
của chế độ HN&GĐ: "Nhà nước và xã hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em, giúp đỡ
các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ" [26, Điều 3]; quy
định quyền nhân thân của vợ chồng: "Vợ, chồng có nghĩa vụ chung thủy với
nhau, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ, cùng nhau thực
hiện sinh đẻ có kế hoạch. Chồng có nghĩa vụ tạo điều kiện cho vợ thực hiện
tốt chức năng của người mẹ" [26, Điều 11]; quyền của người phụ nữ trong
việc lựa chọn nơi cư trú, phong tục, tập quán: "Chỗ ở của vợ chồng do vợ
chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán" [26, Điều 13].
Có thể nói, những quy định trên góp phần vào sự nghiệp giải phóng
phụ nữ, xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa thật sự dân chủ, hòa thuận, hạnh
phúc và bền vững, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
* Quyền của người phụ nữ trong Luật HN&GĐ năm 2000
Công cuộc đổi mới đã thu được nhiều thành tựu, tác động đến muôn
mặt của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề HN&GĐ. Hiến pháp năm 1992 -
Hiến pháp của Nhà nước đổi mới được ban hành thay thế Hiến pháp năm
1980 tiếp tục cụ thể hóa việc bảo vệ quyền của phụ nữ. Điều 64 Hiến pháp ghi
nhận nguyên tắc hết sức quan trọng của hôn nhân: "Hôn nhân theo nguyên tắc
tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng".
Với mục đích nhằm xây dựng và củng cố gia đình Việt Nam, phát
huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam đồng thời nâng cao trách
nhiệm của nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ quyền của người vợ đặc biệt
32
là trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Trên cơ sở kế thừa các quy định
tiến bộ qua các bản hiến pháp và văn bản Luật hôn nhân và gia đình qua các
năm, Luật HN&GĐ năm 2000 đã có những quy định thống nhất và toàn diện
về quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng dựa
trên những nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ, đó là:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa
gia đình
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em
và giúp đỡ các bà mẹ thực hiện chức năng cao quý của người mẹ
Bên cạnh đó, trong các chế định, cụ thể, Luật HN&GĐ năm 2000 đã
có các quy định về bảo vệ quyền của người vợ trong quan hệ nhân thân,
chẳng hạn: "1. Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho
nhau. 2. Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh
dự, nhân phẩm, uy tín của nhau" [28, Điều 21]; "Vợ, chồng cùng bàn bạc,
giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ
văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người" [28, Điều 23].
Các quy định này góp phần đảm bảo thực hiện tốt quyền nhân thân
cho người vợ cũng như ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến người vợ trong
quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trên thực tế.
* Quyền của người phụ nữ trong Luật HN&GĐ năm 2014
Luật HN&GĐ năm 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông
qua vào ngày 19 tháng 06 năm 2014 với 9 chương và 133 Điều. Luật được xây
dựng trên cơ sở kế thừa các giá trị của Luật HN&GĐ năm 2000 và thể chế hóa
đường lối của Đảng về hôn nhân và gia đình. Trong hoàn cảnh mới, Hiến pháp
năm 2013 được ban hành là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng cho việc đảm
bảo quyền của người phụ nữ dưới góc độ bình đẳng giới. Theo đó, Hiến pháp
33
đã có quy định trong việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ: "Nhà nước bảo
hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của phụ nữ" [33, khoản 2 Điều 36].
Với quy định này thì người phụ nữ được đảm bảo quyền lợi của mình trên
mọi lĩnh vực, nhất là trong việc đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan
hệ nhân thân giữa vợ và chồng, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người
vợ và khẳng định vị trí, vai trò của người vợ trong gia đình và xã hội.
Luật HN&GĐ năm 2014 đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan
hệ nhân thân dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ các bà
mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia
đình. Nguyên tắc này thể hiện tư tưởng đảm bảo quyền của người phụ nữ
dưới góc độ đặc thù về giới.
Trên cơ sở các nguyên tắc này, Luật HN&GĐ năm 2014 đã có những
quy định cụ thể, đầy đủ về quyền của người vợ, chẳng hạn: "Vợ, chồng bình đẳng
với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc
thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp,
Luật này và các luật khác có liên quan" [34, Điều 17]; "Vợ chồng có nghĩa vụ
sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do
yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác" [34, khoản 2 Điều 19]. Các
quy định trên góp phần đảm bảo cho người vợ được bình đẳng với người
chồng trong đời sống hôn nhân và gia đình.
Có thể nói, Luật HN&GĐ năm 2014 mang đến nhiều quy định tiến bộ
nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của các chủ thể trong quan hệ HN&GĐ nói
chung. Đây là một bước phát triển mới của pháp luật về HN&GĐ ở Việt
Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, thực hiện các quan hệ HN&GĐ
tiến bộ, hạnh phúc.
34
Chương 2
NỘI DUNG BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
2.1. QUYỀN CỦA NGƢỜI VỢ ĐƢỢC THƢƠNG YÊU, CHUNG THỦY VÀ
ĐƢỢC CHĂM SÓC, QUÝ TRỌNG
Điều 19 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng,
quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các
công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường
hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp,
công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội và lý do chính đáng khác [34].
Đây là sự kế thừa và phát triển quy định tại Điều 11 Luật HN&GĐ
năm 1986 và Điều 18 Luật HN&GĐ năm 2000. Theo quy định này, quyền
của người vợ trong quan hệ nhân thân với người chồng được thể hiện ở những
nội dung sau đây.
2.1.1. Quyền đƣợc yêu thƣơng, chung thủy
Yêu thương, chung thủy giữa vợ và chồng là cái gốc để duy trì và phát
triển hôn nhân hạnh phúc, tiến bộ và vững mạnh.
Trong từ điển Tiếng Việt thì "chung thủy" được hiểu là "tình cảm
trước sau như một, không thay đổi" còn "thương yêu" là "tình cảm gắn bó tha
thiết hết lòng quan tâm chăm sóc". Tình yêu thương giữa vợ và chồng là tình
cảm gắn bó giữa hai người khác giới trong đời sống hôn nhân. Tình yêu
thương và chung thủy giữa vợ và chồng thường gắn bó và liên quan với nhau.
Yêu thương là biểu hiện của lòng chung thủy, vợ chồng có yêu thương nhau
35
thì mới giữ trọn lòng chung thủy với nhau. Theo đó, quyền được thương yêu,
chung thủy của người vợ được thể hiện ở mặt vật chất và tinh thần. Về
phương diện vật chất, vợ chồng có nghĩa vụ hợp tác trong việc bảo đảm đáp
ứng các yêu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình, của mỗi cá nhân. Về phương
diện tình cảm, vợ chồng phải dành cho nhau sự thương yêu, chung thủy, đùm
bọc lẫn nhau trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là khi đau ốm, gặp khó khăn.
Trong mối quan hệ với người thứ ba, vợ chồng cùng đoàn kết, tương trợ lẫn
nhau trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của nhau. Khi vợ hoặc chồng bị xúc
phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì vợ và chồng phải có nghĩa vụ bảo vệ
nhau. Đối với công việc, cần động viên nhau để có tinh thần tốt để hoàn thành
nhiệm vụ được giao. Nếu một trong hai bên vợ, chồng hoặc cả hai bên lại thể
hiện tình yêu với người khác thì đó là biểu hiện của sự không chung thủy.
Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cấm: "Người đang có vợ, có chồng mà kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có
chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng,
có vợ" [34, điểm c khoản 2 Điều 5].
Để quyền được yêu thương, chung thủy của người phụ nữ được đảm
bảo, pháp luật quy định các biện pháp xử lý hành vi vi phạm. Cụ thể, Điều 48
Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2013 quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp,
hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
quy định về hành vi vi phạm quy định về vi phạm chế độ hôn nhân một vợ,
một chồng như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
một trong các hành vi sau:
a. Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người
khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà
mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
36
b. Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ
chồng với người khác [13].
So với quy định của nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 11
năm 2001 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân
và gia đình thì quy định của nghị định số 110/2013/NĐ-CP đã tăng mức xử
phạt vi phạm hành chính từ 100000 đồng đến 500000 đồng lên tới 1.000.000
đồng đến 3.000.000 đồng. Quy định này góp phần hạn chế hành vi vi phạm
chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
Đặc biệt, những hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
mà "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" hoặc đã xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi này mà còn vi phạm thì theo Điều 147 Bộ luật hình sự, chế tài hình
sự sẽ được áp dụng để bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng "phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm" [27].
2.1.2. Quyền đƣợc chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng
Tình yêu là sự kết hợp một cách hài hòa giữa hai phía "cho" và
"nhận". Để xây dựng một gia đình tiến bộ, hạnh phúc thì nghĩa vụ chăm sóc,
giúp đỡ lẫn nhau giữa vợ và chồng cần nhìn nhận như là một nghĩa vụ "bình
đẳng" không chỉ dưới góc độ pháp luật mà ở cả khía cạnh đạo đức.
Theo đó, quyền được chăm sóc, quý trọng, giúp đỡ được thể hiện ở
hành vi, cách cư xử và thái độ của người chồng. Đó là sự yêu mến, tôn trọng,
lắng nghe ý kiến của người vợ; giữ gìn danh dự, uy tín, nhân phẩm; quan tâm,
động viên lẫn nhau và tạo điều kiện để người vợ có khả năng phát huy những
điểm mạnh của bản thân. Để đảm bảo được điều trên thì những hành vi ngược
đãi, hành hạ, xúc phạm cần phải được loại bỏ trong đời sống hôn nhân. Về
vấn đề này, khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã
quy định các hành vi vi phạm quyền được chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng như sau:
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác
xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
37
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạmdanh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý
gây hậu quả nghiêm trọng [31].
Để bảo vệ người phụ nữ thoát khỏi những hành vi vi phạm tới thể chất
và tinh thần những biện pháp xử lý đưa ra có ý nghĩa răn đe và hạn chế những
hành vi vi phạm. Theo đó, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11
năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy;
phòng, chống bạo lực gia đình tại khoản 1 Điều 50 như sau:
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn
ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ
sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già,
yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ [14].
Đặc biệt những hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì theo
Điều 151 Bộ luật hình sự quy định: "Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông
bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt về hành vi này mà còn vi phạm thì bị
phạt cảnh cáo, cải tạo đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm" [27].
2.1.3. Quyền sống chung giữa vợ và chồng
Nghĩa vụ sống chung giữa vợ và chồng được quy định tại khoản 2
Điều 19 Luật HN&GĐ năm 2014 như sau: "Vợ chồng có nghĩa vụ sống
chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu
của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác" [34].
Từ quy định trên có thể hiểu "nghĩa vụ sống chung" là nghĩa vụ trong
quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, phát sinh trên cơ sở hôn nhân hợp pháp.
38
Theo đó, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ tạo lập một cuộc sống chung, một
nơi ở chung để xây dựng, bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình hạnh phúc,
vững mạnh, tiến bộ. Đây là quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2014 nhằm
xây dựng một gia đình hạnh phúc theo đúng nghĩa. Theo đó, vợ chồng phải có
nghĩa vụ sống chung với nhau để vun đắp tình cảm, tạo thành một gia đình, lo
lắng, quan tâm lẫn nhau và cũng là một khía cạnh trong vấn đề bảo vệ quyền
trẻ em, để trẻ em được sống chung dưới một mái nhà với đầy đủ cha mẹ, được
nuôi dưỡng và phát triển trong một gia đình theo đúng nghĩa của nó. Quy định
này hạn chế được trường hợp vợ chồng có những lúc "cơm không lành, canh
chẳng ngọt" dẫn tới việc vợ chồng có thể sống riêng bất cứ khi nào. Đồng thời
quy định nghĩa vụ sống chung của vợ chồng còn tránh trường hợp hôn nhân
giả tạo, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của vợ, chồng. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp có sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng hoặc do yêu cầu của nghề
nghiệp, công tác, học tập, tham gia hoạt động chính trị… thì nghĩa vụ sống
chung không bắt buộc phải thực hiện.
Có thể khẳng định, các quy định trong quyền được thương yêu, chăm
sóc, quý trọng mang lại cho người vợ có sự bình đẳng nhất định với chồng
trong đời sống hôn nhân và gia đình cũng như góp phần vào sự nghiệp giải
phóng phụ nữ dưới góc độ bình đẳng giới.
2.2. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA NGƢỜI VỢ TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CÁC QUAN HỆ GIA ĐÌNH
2.2.1. Quyền bình đẳng của vợ đối với chồng trong mối quan hệ
với con
Theo quy định của pháp luật, sự kiện "sinh con" của người mẹ, "sự
kiện nhận nuôi con nuôi" của vợ, chồng đều là những căn cứ làm phát sinh
quan hệ pháp luật của cha mẹ và con. Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền
lợi của bà mẹ và trẻ em nên trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con thì quyền
lợi của người phụ nữ cần thiết được pháp luật bảo vệ. Con sinh ra chịu sự ảnh
39
hưởng đương nhiên của cha mẹ về vấn đề họ, tên, quốc tịch, tôn giáo… cũng
như vấn đề về chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục nên việc đảm bảo bình đẳng
về giới và bảo vệ quyền của người vợ là thật sự cần thiết cho con. Do vậy, vấn
đề bảo vệ quyền của người vợ trong mối quan hệ đối với con được thể hiện
trong những nội dung sau:
* Quyền lựa chọn họ, tên cho con
Quyền của người vợ trong việc lựa chọn họ, tên cho con thực hiện
thông qua thỏa thuận với chồng, theo đó, họ, tên của con có thể theo họ mẹ.
Về vấn đề này, điểm e khoản 1 mục II Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02
tháng 06 năm 2008 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn thực hiện một số quy định
của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ
về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: "Khi đăng ký khai sinh, họ và quê
quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và
quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ". Đây
là quy định mở tạo điều kiện cho người vợ có vị trí ngang bằng với người
chồng, hạn chế ảnh hưởng của phong tục, chẳng hạn: tại xã Cộng Hòa và Tân
Hòa (Quốc Oai, Hà Nội) con trai sinh ra mang họ bố nhưng con gái sinh ra
mang họ từ tên đệm của bố.
* Quyền đối với việc lựa chọn quốc tịch cho con
Theo nguyên tắc "quyền huyết thống", quốc tịch của người con sinh ra
chịu sự chi phối của cha mẹ. Vì vậy, việc lựa chọn quốc tịch cho con cũng chỉ
đặt ra trong trường hợp hai bố mẹ mang hai quốc tịch khác nhau. Về vấn đề
này, để đảm bảo quyền của người vợ thì vợ và chồng có thể thỏa thuận việc
lựa chọn quốc tịch cho con cho phù hợp. Theo đó, quyền của người mẹ trong
việc lựa chọn quốc tịch cho con được thể hiện tại khoản 2 Điều 16 Luật quốc
tịch năm 2008 quy định:
Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam,
40
nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng
ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ
Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc
tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam [32].
Quy định trên tạo sự bình đẳng của người vợ đối với người chồng
trong việc quyết định những vấn đề về nhân thân đối với con cái.
* Quyền lựa chọn tôn giáo, nơi cư trú cho con
Trường hợp không cùng tôn giáo, nơi cư trú, vợ và chồng cũng có thể
thỏa thuận để lựa chọn cho con theo tôn giáo của cha hoặc mẹ, cư trú cùng
cha hoặc mẹ để tạo điều kiện tốt nhất cho con. Người phụ nữ không còn bị
ảnh hưởng của phong tục "lấy chồng phải theo chồng" mà được quyền tham
gia quyết định những vấn đề liên quan đến việc lựa chọn tôn giáo, nơi cư trú
cho con. Sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong mối quan hệ với các con là vi
phạm đến quyền của người phụ nữ với tư cách là một người mẹ dưới góc độ
bình đẳng giới.
* Quyền bình đẳng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con
Quyền của người mẹ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục
con được thể hiện trong các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014. Theo đó,
khoản 1, khoản 2 Điều 69 về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ quy định:
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc
học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ,
đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có
ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực
hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài
sản để tự nuôi mình [34].
Khoản 1 Điều 71 quy định: "Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang
nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành
41
niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không
có tài sản để tự nuôi mình" [34].
Theo những quy định này, sự bình đẳng của người vợ đối với người
chồng thể hiện ở quyền được yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục
con, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, quan tâm và chăm sóc tới sự
phát triển của con cái về thể chất, trí tuệ và đạo đức để con trở thành công dân
có ích cho xã hội, đảm bảo cho con không phải sống trong sự ngược đãi, hành
hạ hoặc bị xúc phạm
Theo đó, các biện pháp xử lý đưa ra có ý nghĩa trong việc bảo vệ
quyền của người phụ nữ. Điều 13 Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10
tháng 12 năm 2009 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng,
chống bạo lực gia đình về hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
trong quan hệ gia đình giữa cha, mẹ và con như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000
đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa
ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn
chế quyền thăm nom con theo quyết định của Tòa án; giữa vợ và
chồng; giữa anh, chị, em với nhau [12].
* Quyền bình đẳng trong việc đại diện cho con
Quyền của người phụ nữ trong việc đại diện cho con được thể hiện
trong các quy định Luật HN&GĐ năm 2014. Theo đó, khoản 3 Điều 69 quy
định: "Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự" [34] và khoản 1,
khoản 2 Điều 73 quy định:
1. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự,
trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác
đại diện theo pháp luật.
42
2. Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm
đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành
niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động
và không có tài sản để tự nuôi mình [34].
Quy định trên đảm bảo quyền bình đẳng của người vợ với người
chồng trong việc thực hiện việc đại diện cho con cũng như đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp cho con. Theo đó, vợ cùng chồng là người đại diện của con,
vợ và chồng có thể thỏa thuận một trong hai người là người đại diện cho con
trong các giao dịch dân sự.
Các quy định trên tạo cho người phụ nữ được đảm bảo quyền bình
đẳng đối với người chồng trong mối quan hệ với các con, thúc đẩy sự nghiệp
bình đẳng giới.
2.2.2. Quyền bình đẳng trong việc thực hiện chính sách dân số và
kế hoạch hóa gia đình
Chính sách dân số là biện pháp của Đảng và Nhà nước đưa ra nhằm
giảm bớt tốc độ gia tăng dân số theo những mục tiêu nhất định. "Kế hoạch
hóa gia đình" được xem như là một mục tiêu quan trọng trong chính sách dân
số của Nhà nước ta. Để thực hiện kế hoạch hóa gia đình mỗi cặp gia đình cần
thực hiện việc sinh con có kế hoạch, đảm bảo sức khỏe của mình, nuôi dạy
con có trách nhiệm, phù hợp với điều kiện, yêu cầu chung của xã hội.
Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận và bảo vệ sự bình đẳng của người
vợ trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình tại những
quy định mang tính nguyên tắc của Luật. Theo đó, khoản 4 Điều 2 quy định:
"Giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện
kế hoạch hóa gia đình" [34].
Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, gia đình ít con, khỏe mạnh, tạo
điều kiện để có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc là mục tiêu mà mọi gia đình
Việt Nam cần hướng đến. Người vợ sẽ không còn là chiếc "máy đẻ" với
43
những đe dọa về sức khỏe và tính mạng. Người chồng không thể buộc vợ phải
sinh nhiều con mà "số con" là do hai vợ chồng quyết định sao cho đảm bảo
việc nuôi dạy các con nên người. Pháp lệnh dân số năm 2003 sửa đổi, bổ sung
năm 2008 ngày 27 tháng 12 năm 2008 quy định: "Sinh một hoặc hai con, trừ
trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định". Quyền bình đẳng của người vợ
đối với người chồng trong việc thực hiện chính sách dân số thể hiện ở việc:
Người vợ có thể cùng người chồng quyết định việc sinh con hay không, số lần
sinh con, thời gian sinh con, có quyền được lựa chọn các biện pháp kế hoạch
hóa gia đình, không chỉ áp dụng biện pháp tránh thai đối với người vợ mà còn
cả đối với người chồng, để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người vợ. Chính vì
vậy, kế hoạch hóa gia đình không chỉ là việc của người vợ mà có sự hợp tác
và trách nhiệm của cả vợ và chồng.
Tuy nhiên, trong một bộ phận không nhỏ các gia đình hiện nay vẫn
còn tồn tại tư tưởng trọng nam, khinh nữ, đòi hỏi người vợ phải sinh con trai.
Chẳng hạn, trường hợp của chị Nguyễn Thị Bé, 32 tuổi, quê ở huyện
Vĩnh Cửu, Đồng Nai.
Chị có tất cả 3 em trai. Ngay từ nhỏ, chị luôn đóng vai ô-sin
trong nhà. Tuổi thơ của chị là những tháng ngày thèm thuồng nhìn
bố mẹ cưng các em trai như trứng mỏng. Những gì đẹp đẽ nhất, họ
đều dành hết cho con trai. Thậm chí, chỉ cần chị làm cậu út giận dỗi là
lập tức bị bố la mắng như tát nước hoặc phạt nhịn đói nửa ngày. Lớn
lên, chị mong sau này lấy chồng sẽ sinh toàn con trai cho... hả giận!
Sau khi tốt nghiệp đại học, chị kết hôn. Bất hạnh thay, chị
lại chọn phải người chồng cũng có tư tưởng trọng nam khinh nữ dù
anh ta cũng đã tốt nghiệp đại học, chuẩn bị lấy bằng thạc sĩ.
Lúc chị sinh đứa con gái đầu tiên, anh chỉ vào bệnh viện hỏi
mấy câu rồi quày quả bỏ về. Một mình chị loay hoay với đứa con
nhỏ trên tay cả năm trời.
44
Lần mang thai thứ hai, sau khi đã áp dụng đủ phương pháp,
đích thân anh chở chị đi siêu âm. Khi biết bào thai là gái, anh cứ hỏi
đi hỏi lại bác sĩ rằng có khi nào kết quả bị nhầm.
Dù bác sĩ đã khẳng định là đúng nhưng chồng chị vẫn
không tin. Anh cấp tốc đưa vợ lên Thành phố Hồ Chí Minh đi siêu
âm ở ba nơi khác nhau cho "chắc ăn". Khi biết kết quả không thay
đổi, anh tỏ ra chán nản đến độ không thèm quan tâm, chăm sóc vợ
con khi thai nghén.
Anh giải thích việc này: "Các em của anh, ai cũng sinh được
con trai. Làm anh mà chẳng có mụn nào nối dõi thì nhục không
chịu nổi!".
Lần thứ ba chị mang thai lại vẫn là gái. Anh bắt vợ hủy thai,
chị không đồng ý. "Chính vì vậy mà tôi sinh đã 3 ngày rồi nhưng
mặt con bé thế nào ổng cũng không thèm quan tâm", chị vừa nói
vừa đưa tay quệt nước mắt [20].
Về vấn đề này, khoản 7 Điều 40 Luật bình đẳng giới năm 2006 quy
định về các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế
bao gồm:
a) Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham
gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;
b) Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi
giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi [30].
Từ những hành vi trên việc đưa ra các biện pháp xử lý có ý nghĩa hạn
chế các hành vi xâm phạm. Điểm d, khoản 2, Điều 13 nghị định số
55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 06 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính về bình đẳng giới quy định:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau đây:
45
d) Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện
pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong
gia đình thuộc một giới nhất định [11].
Và khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định số 114/2006/NĐ-CP ngày 03
tháng 10 năm 2006 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ
em như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với người sử dụng
biện pháp tránh thai, người sinh toàn con trai hoặc toàn con gái;
b) Không cung cấp phương tiện tránh thai cho người có nhu
cầu sử dụng, mặc dù người đó có đủ điều kiện được sử dụng;
c) Ép buộc người khác phải sử dụng biện pháp tránh thai.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với
một trong các hành vi sau đây:
a) Đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người
sử dụng biện pháp tránh thai phải thôi sử dụng biện pháp tránh thai;
b) Ép buộc mang thai, sinh sớm, sinh dày, sinh nhiều con,
sinh con trai, sinh con gái [9].
2.2.3. Quyền đƣợc lựa chọn nơi cƣ trú
Điều 20 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: "Việc lựa chọn nơi cư trú
của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập
quán, địa giới hành chính" [34].
Đây là sự kế thừa và phát triển quy định tại Điều 13 Luật HN&GĐ
năm 1986 và Điều 20 Luật HN&GĐ năm 2000. Theo đó, Luật HN&GĐ năm
2014 quy định "Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa
thuận..." thay vì "do vợ chồng lựa chọn" như quy định của Luật HN&GĐ năm
2000. Quy định này thể hiện rõ hơn sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng đối
46
với mọi việc trong cuộc sống chung của vợ và chồng, nhằm nhấn mạnh và
nâng cao ý thức tôn trọng nhau giữa vợ và chồng và quan trọng là xóa bỏ
quan niệm phong kiến "thuyền theo lái gái theo chồng" thể hiện sự phân biệt
đối xử với người phụ nữ trong xã hội cũ.
Theo phong tục của người Việt Nam, thường sau khi xác lập quan hệ
hôn nhân, vợ chồng về chung sống với nhau trong một nhà, do đó họ có "nơi
cư trú chung". Vì vậy, nơi cư trú chung của vợ chồng "là nơi vợ, chồng
thường xuyên chung sống" [29, khoản 1 Điều 55]. Tuy nhiên, có trường hợp
vợ, chồng không ở cùng nhau thường xuyên, nhưng họ vẫn có cuộc sống
chung. Nơi cư trú của vợ chồng phải do cả hai vợ chồng cùng thỏa thuận lựa
chọn, sự lựa chọn này không phụ thuộc vào phong tục tập quán của địa
phương, vào địa giới hành chính hoặc sự định đoạt của người chồng hoặc
người thứ ba. Vì vậy, vợ chồng cần lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện
sống và làm việc của vợ chồng. Vợ chồng có thể cùng nhau bàn bạc quyết
định "tạo dựng" một nơi ở mới mà không ở cùng với gia đình chồng hay gia
đình vợ, hoặc có thể lựa chọn việc chung sống cùng gia đình chồng hoặc gia
đình vợ …điều đó tùy thuộc vào sự "lựa chọn" của vợ, chồng chứ không ai có
thể áp đặt cho họ. Chính vì vậy, người chồng cũng không buộc phải ở nhà vợ
(gửi rể) nếu người chồng không muốn, và người vợ cũng không nhất thiết
phải về ở nhà chồng. Sự "độc lập" tương đối của vợ, chồng một mặt là đảm
bảo sự bình đẳng về quyền lựa chọn chỗ ở cho vợ, chồng mặt khác nó cũng có
tác dụng tích cực đối với đời sống HN&GĐ, tạo điều kiện để vợ chồng thực
hiện các nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau nuôi dạy con cái,
xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc
biệt, nếu vì những lí do nhất định, người vợ không thể lựa chọn một "nơi cư
trú chung" thì vợ có quyền tự lựa chọn nơi cư trú cho mình để đảm bảo một
cách thuận tiện cho sinh hoạt của họ theo quy định của BLDS năm 2005 "vợ
chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận" [29, khoản 2 Điều 55].
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT

More Related Content

What's hot

Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAYLuận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
 
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
 
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hônBáo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
 
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
 
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY
 
Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
 
Luận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOTLuận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng, HOT
Luận văn: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng, HOTLuận văn: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng, HOT
Luận văn: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng, HOT
 
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAY
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAYLuận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAY
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAY
 
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đìnhĐề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính theo pháp luật hiện nay, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính theo pháp luật hiện nay, 9đLuận văn: Quyền của người đồng tính theo pháp luật hiện nay, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính theo pháp luật hiện nay, 9đ
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônGiải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
Đề tài: Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi, HOT
Đề tài: Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi, HOTĐề tài: Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi, HOT
Đề tài: Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi, HOT
 
Luận văn: Quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013, HOT, HAY
Luận văn: Quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013, HOT, HAYLuận văn: Quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013, HOT, HAY
Luận văn: Quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013, HOT, HAY
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
 
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoàiThẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
 
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOTLuận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
Luận văn: Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh, HOT
 

Similar to Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT

Bảo Vệ Quyền Của Người Phụ Nữ Trong Quan Hệ Nhân Thân Giữa Vợ Và Chồng Theo L...
Bảo Vệ Quyền Của Người Phụ Nữ Trong Quan Hệ Nhân Thân Giữa Vợ Và Chồng Theo L...Bảo Vệ Quyền Của Người Phụ Nữ Trong Quan Hệ Nhân Thân Giữa Vợ Và Chồng Theo L...
Bảo Vệ Quyền Của Người Phụ Nữ Trong Quan Hệ Nhân Thân Giữa Vợ Và Chồng Theo L...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình
 Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình  Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình
Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình hieu anh
 
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdfGIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014Bùi Quang Xuân
 
Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Về Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng...
Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Về Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng...Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Về Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng...
Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Về Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT (20)

Bảo Vệ Quyền Của Người Phụ Nữ Trong Quan Hệ Nhân Thân Giữa Vợ Và Chồng Theo L...
Bảo Vệ Quyền Của Người Phụ Nữ Trong Quan Hệ Nhân Thân Giữa Vợ Và Chồng Theo L...Bảo Vệ Quyền Của Người Phụ Nữ Trong Quan Hệ Nhân Thân Giữa Vợ Và Chồng Theo L...
Bảo Vệ Quyền Của Người Phụ Nữ Trong Quan Hệ Nhân Thân Giữa Vợ Và Chồng Theo L...
 
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
 
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.docBảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.doc
 
Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cha, Mẹ Sau Ly Hôn, HAY
Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cha, Mẹ Sau Ly Hôn, HAYQuyền Và Nghĩa Vụ Của Cha, Mẹ Sau Ly Hôn, HAY
Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cha, Mẹ Sau Ly Hôn, HAY
 
Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình
 Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình  Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình
Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình
 
Đại Diện Giữa Vợ Và Chồng Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành.doc
Đại Diện Giữa Vợ Và Chồng Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành.docĐại Diện Giữa Vợ Và Chồng Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành.doc
Đại Diện Giữa Vợ Và Chồng Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành.doc
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam, HAYLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam, HAY
 
Luận án: Pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận án: Pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt NamLuận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam
 
Đề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Đề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOTĐề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Đề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
 
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdfGIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014TS. BÙI QUANG XUÂN    BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014
 
Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Về Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng...
Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Về Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng...Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Về Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng...
Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Về Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng...
 
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt NamLuận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam
 
Luan van Bao dam quyen cua lao dong nu theo phap luat viet nam
Luan van Bao dam quyen cua lao dong nu theo phap luat viet namLuan van Bao dam quyen cua lao dong nu theo phap luat viet nam
Luan van Bao dam quyen cua lao dong nu theo phap luat viet nam
 
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật, HAYLuận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt NamLuận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Bảo đảm quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam
 
Bảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAY
Bảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAYBảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAY
Bảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAY
 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
 
Luận Văn Bảo Đảm Quyền Của Lao Động Nữ Theo Pháp Luật.docx
Luận Văn Bảo Đảm Quyền Của Lao Động Nữ Theo Pháp Luật.docxLuận Văn Bảo Đảm Quyền Của Lao Động Nữ Theo Pháp Luật.docx
Luận Văn Bảo Đảm Quyền Của Lao Động Nữ Theo Pháp Luật.docx
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Recently uploaded (20)

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ CHUYỀN BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ CHUYỀN BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Minh Hồng HÀ NỘI - 2015
  • 3. 3 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Ph¹m ThÞ ChuyÒn
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 5 1.1. Khái niệm quyền của người phụ nữ và bảo vệ quyền của người phụ nữ 5 1.1.1. Quyền của người phụ nữ 5 1.1.2. Bảo vệ quyền của người phụ nữ 9 1.1.3. Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng 12 1.2. Sự phát triển của quy định về quyền của người phụ nữ và bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng ở Việt Nam 14 1.2.1. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 14 1.2.2. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay 17 Chương 2: NỘI DUNG BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 27 2.1. Quyền của người vợ được thương yêu, chung thủy và được chăm sóc, quý trọng 27 2.1.1. Quyền được yêu thương, chung thủy 27
  • 5. 5 2.1.2. Quyền được chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng 29 2.1.3. Quyền sống chung giữa vợ và chồng 30 2.2. Quyền bình đẳng của người vợ trong việc thực hiện các quan hệ gia đình 31 2.2.1. Quyền bình đẳng của vợ đối với chồng trong mối quan hệ với con 31 2.2.2. Quyền bình đẳng trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình 35 2.2.3. Quyền được lựa chọn nơi cư trú 38 2.2.4. Quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội 40 2.2.5. Quyền được tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 48 2.2.6. Quyền của người vợ trong việc ly hôn 51 Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 58 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng 58 3.1.1. Những thành tựu đã đạt được 58 3.1.2. Một số khó khăn, vướng mắc trong việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng 61 3.2. Một số đề xuất nhằm bảo đảm quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng 66 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định trong các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình 66 3.2.2. Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật 73 KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
  • 6. 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật dân sự HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình
  • 7. 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 3.1 Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai, thời kì 2002-2012 59 3.2 Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ 3 trở lên chia theo thành thị/ nông thôn 2006 -2013 60 3.3 Tỷ lệ phụ nữ có chồng bị chồng gây các hành vi bạo lực thể xác khác nhau 61 3.4 Tỷ lệ các hành vi bạo lực tình dục cụ thể do chồng gây ra theo sự trả lời của phụ nữ 62 3.5 Quyền quyết định của vợ chồng trong các công việc gia đình 63
  • 8. 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 06 năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Đây là một bước hoàn thiện quan trọng về cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Xuất phát từ mục đích của việc xác lập quan hệ vợ chồng là nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững, kế thừa và phát triển các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 khi điều chỉnh các quan hệ giữa vợ và chồng đã dựa trên nguyên tắc tiến bộ, bình đẳng và đưa ra nhiều quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng. Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là một vấn đề rất cơ bản nhưng chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu, thấu đáo đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay đang có những chuyển biến phức tạp, quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng đang ngày càng bị xâm phạm dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, chẳng hạn như nạn bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần… Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng không chỉ thể hiện ở việc ghi nhận những quyền nhân thân của họ trong pháp luật mà phải đảm đảm cho những quyền đó được trở thành hiện thực trên thực tế, điều đó đòi hỏi một cơ chế đồng bộ từ việc xây dựng pháp luật đến các biện pháp thực hiện ở mọi cấp, mọi ngànhh. Chỉ khi nào bảo vệ tốt quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng thì việc đảm bảo bình đẳng giới mới trở thành hiện thực.
  • 9. 9 Luật HN&GĐ năm 2014 ban hành đã mang nhiều quy định tiến bộ trong việc đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân của vợ và chồng, chẳng hạn quy định về nghĩa vụ sống chung của vợ chồng, đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh… góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, để đưa ra nhiều biện pháp giải quyết hiệu quả, nhằm thúc đẩy và thực hiện tốt hơn nữa quyền bình đẳng của người phụ nữ thì việc nghiên cứu vấn đề "Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014" có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề về quyền của người phụ nữ hiện nay cũng đã có một số đề tài nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau như khóa luận tốt nghiệp năm 2003: "Bảo vệ quyền của người phụ nữ theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000", của Lương Thị Kim Dung, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội; Luận văn thạc sĩ: "Ảnh hưởng của Nho giáo đến các quy định pháp luật Việt Nam về mối quan hệ giữa vợ và chồng", của Đinh Hạnh Nga, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội; Luận văn Thạc sĩ: "Bảo vệ quyền người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000", của Trần Thị Hồng Nhung, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội…Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu và quan tâm đúng mức. Các công trình nghiên cứu mới chỉ nghiên cứu về việc bảo vệ quyền của người phụ nữ một cách nói chung hay chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng mà chưa có sự đề cập tới việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài * Mục đích - Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật HN&GĐ
  • 10. 10 năm 2014 trong đó có xem xét dưới góc độ bình đẳng giới. Từ đó, tìm ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này và nâng cao hơn nữa vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. * Nhiệm vụ - Tìm hiểu cơ sở lý luận về quyền của người phụ nữ và bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. - Tìm hiểu thực trạng về nội dung bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ với chồng theo Luật HN&GĐ năm 2014. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ với chồng. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Với đề tài "Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014" luận văn tập trung làm rõ những vấn đề về bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ với tư cách là người vợ, người mẹ trong quan hệ giữa vợ và chồng, tức là các quyền nhân thân phát sinh trên cơ sở quan hệ hôn nhân Vì vậy, những vấn đề về quyền của người phụ nữ không gắn liền với quan hệ vợ chồng không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Để đạt được mục đích đề ra, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của Đảng và Nhà nước về pháp luật - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp.
  • 11. 11 6. Ý nghĩa và điểm mới của luận văn - Luận văn nghiên cứu và phân tích sâu sắc, toàn diện về ý nghĩa, mục đích, nội dung bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng dưới góc độ bình đẳng giới. - Luận văn đánh giá thực trạng về nội dung bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trên thực tế, đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về vấn đề này và nâng cao hiệu quả việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, nhằm thực hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trên thực tế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng Chương 2: Nội dung bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật và một số kiến nghị nhằm bảo đảm quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.
  • 12. 12 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 1.1. KHÁI NIỆM QUYỀN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ VÀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ 1.1.1. Quyền của ngƣời phụ nữ Theo nghĩa chung nhất, quyền của người phụ nữ được hiểu là khả năng mà người phụ nữ được hưởng. Để tiếp cận một cách đầy đủ khái niệm quyền của người phụ nữ, chúng ta cần xem xét dưới góc độ quyền con người và bình đẳng giới. 1.1.1.1. Khái niệm quyền con người Quyền con người là một phạm trù đa diện, do đó đã có nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người (theo một tài liệu của Liên hợp quốc, có đến gần 50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố) [42]. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia, chưa có một định nghĩa đầy đủ về quyền con người mà mỗi định nghĩa tiếp cận dưới những góc độ nhất định và khác nhau. Ở cấp độ quốc tế, theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc thì "Quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu, có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người" [43]. Ở Việt Nam, quyền con người được hiểu là "những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp luật quốc tế" [21]. Theo quan điểm của chúng tôi, quyền con người là một quyền vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính pháp lý. Quyền con người là quyền tự
  • 13. 13 nhiên được hiểu là những quyền khi sinh ra họ đã có, mà người khác phải tôn trọng "mọi người sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được" (Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948). Quyền con người là quyền pháp lý tức là quyền con người được pháp điển hóa, được ghi nhận bằng pháp luật, được cộng đồng tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Như vậy, nhìn ở góc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là những chuẩn mực được thừa nhận, những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại và được áp dụng cho tất cả mọi người. Vì vậy, dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định nhưng một điều rõ ràng rằng quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử. 1.1.1.2. Khái niệm bình đẳng giới Quyền bình đẳng là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ qua các thời kì lịch sử. Năm 1948, Liên hợp quốc ra Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, khẳng định: "Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền". Ý tưởng về sự bình đẳng này được trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc Lập của Mỹ và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp. Điều đó cho thấy bình đẳng là một nguyên lý căn bản cần được chấp nhận bởi mọi quốc gia, mọi dân tộc. Bình đẳng là một khái niệm chung của cả nhân loại, nó hướng đến việc khẳng định quyền lợi ngang nhau của mọi người, mọi đối tượng, mọi nhóm người trong xã hội. Bình đẳng là mục tiêu phấn đấu của mọi dân tộc, mọi xã hội tiến bộ và là lý tưởng chung của mọi cuộc cách mạng trên thế giới. Ở Việt Nam, quyền bình đẳng của công dân được tôn trọng và bảo vệ. Điều này đã trở thành nguyên tắc hiến định. Điều 16, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật". Quy định này có nghĩa là mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tuổi tác, thành phần
  • 14. 14 và địa vị xã hội đều được hưởng các quyền như nhau và có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật. Bình đẳng giới là sự cụ thể hóa quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân giữa nam và nữ. Để tiếp cận với khái niệm bình đẳng giới chúng ta cần nhìn nhận dưới góc độ xã hội học và khoa học pháp lý. Bình đẳng giới theo quan niệm xã hội học là sự đối xử ngang quyền giữa hai giới nam và nữ, cũng như giữa các tầng lớp phụ nữ trong xã hội có xét đến đặc điểm riêng của nữ giới, được điều chỉnh bởi các chính sách đối với phụ nữ một cách hợp lý. Hay nói cách khác, bình đẳng giới là sự thừa nhận và thiết lập các cơ hội ngang nhau đối với nữ và nam trong xã hội. Trong lĩnh vực khoa học pháp lý thì bình đẳng giới là một dạng của bình đẳng xã hội nói chung, cần được điều chỉnh bằng pháp luật, nhằm thiết lập sự bình đẳng giữa nam giới và nữ giới. Theo Luật bình đẳng giới năm 2006, bình đẳng giới được hiểu là "việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó" [30, khoản 3 Điều 5]. Trên cơ sở khái niệm về quyền con người và bình đẳng giới chúng ta nhận thấy rằng người phụ nữ có các quyền như nam giới và họ được hưởng tất cả những quyền mà pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Bên cạnh đó, để có nhận thức đầy đủ về bình đẳng giới thì cần phải tính đến những đặc thù về giới của người phụ nữ, đó là đặc điểm sinh học và truyền giống của người phụ nữ khác đàn ông, họ phải thực hiện chức năng sinh nở, thực hiện chức năng làm vợ, làm mẹ. Ngoài ra, về thể chất, người phụ nữ thường có sức khỏe và sự chịu đựng kém hơn đàn ông. Do vậy, quyền của người phụ nữ cần được thừa nhận và cần được đảm bảo với nội dung của bình đẳng giới. Với mục tiêu "xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế- xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới
  • 15. 15 thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình" [30, Điều 4]. Theo đó, nội dung về quyền bình đẳng giới của người phụ nữ bao gồm nhiều lĩnh vực như về kinh tế, tài chính, xã hội…Tuy nhiên, nhìn nhận dưới khía cạnh quyền nhân thân của người phụ nữ là người vợ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng thì quyền bình đẳng giới mang những nội dung theo quy định tại Điều 18 Luật bình đẳng giới năm 2006 như sau: 1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình 2. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghĩ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật [30]. Bên cạnh đó, quyền bình đẳng giới của người phụ nữ còn được ghi nhận trong Công ước về việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) của Hội đồng Liên hợp quốc được thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1979. Công ước CEDAW đảm bảo sự bình đẳng cho người phụ nữ bằng việc ghi nhận sự bình đẳng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội... Đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, công ước CEDAW đã có những quy định về quyền của người phụ nữ dưới góc độ bình đẳng giới như sau: - Người phụ nữ được cung cấp những thông tin riêng cho việc đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc gia đình, kể cả các thông tin về hướng dẫn kế hoạch hóa gia đình; quyền không bị phân biệt đối xử vì các lý do liên quan đến đặc trưng riêng biệt về giới tính; quyền của người phụ nữ có thai được bảo vệ đặc biệt; quyền được quan tâm, chăm sóc khi mang thai….(khoản 2 Điều 11; khoản 2 Điều 12); - Người phụ nữ có quyền và trách nhiệm như nhau đối với người chồng trong mọi vấn đề liên quan đến con cái, trong mọi trường hợp thì lợi ích của con cái là điều quan trọng nhất (Điều 16);
  • 16. 16 - Người phụ nữ được bình đẳng với người chồng trong việc tham gia bầu cử, ứng cử và tham gia những chức vụ trong bộ máy nhà nước (Điều 7), được bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý, được quyền ứng cử vào các vị trí của cơ quan dân cử, được tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách của Chính phủ, tham gia các chức vụ của Nhà nước và thực hiện mọi chức năng cộng đồng ở tất cả các chính quyền; - Người phụ nữ được tạo điều kiện trong nghề nghiệp, tham gia học tập cũng như được quyền tham gia vào các hoạt động giải trí, thể thao và mọi mặt của đời sống... Từ những nội dung đã phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm quyền của người phụ nữ như sau: Quyền của người phụ nữ là tập hợp các quyền của con người mà người phụ nữ được hưởng, được tôn trọng, được bảo vệ và bảo đảm thực hiện bằng hệ thống các quy định của pháp luật. 1.1.2. Bảo vệ quyền của ngƣời phụ nữ Việc ghi nhận quyền của người phụ nữ trong pháp luật là điều quan trọng nhưng chưa đủ khi thực tế trong đời sống hôn nhân và gia đình hiện nay các quyền của người phụ nữ còn bị xâm phạm, chẳng hạn như thực trạng bất bình đẳng trong mọi lĩnh lực về kinh tế, chính trị, tình trạng bạo lực gia đình… Vì vậy, điều quan trọng là cần phải bảo vệ và đảm bảo cho quyền của người phụ nữ được thực hiện trong thực tế. Có hai phương thức để bảo vệ quyền phụ nữ bao gồm phương thức tự bảo vệ và phương thức yêu cầu cơ quan, tổ chức can thiệp bảo vệ. Theo đó, phương thức tự bảo vệ là một biện pháp dân sự được thực hiện bởi chính chủ thể, theo đó người phụ nữ có quyền sử dụng các biện pháp tự bảo vệ. Trên cơ sở sự ghi nhận của pháp luật về quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng thì người phụ nữ sẽ ý thức được việc thực hiện quyền bảo vệ đối với các quyền nhân thân của mình, để ngăn chặn các hành vi xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • 17. 17 Phương thức yêu cầu cơ quan, tổ chức can thiệp bảo vệ là một biện pháp dân sự do chủ thể thực hiện. Trên cơ sở pháp luật ghi nhận các quyền nhân thân của phụ nữ, người phụ nữ được áp dụng biện pháp yêu cầu cơ quan, tổ chức bảo vệ để kịp thời xử lý hành vi xâm phạm quyền của mình. Khoản 1 Điều 5 của Luật Phòng chống bạo lực năm 2007 gia đình quy định: 1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây: a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình; b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này [31]. Mặt khác, do phụ nữ là "phái yếu" nên bảo vệ quyền phụ nữ cần được xem xét và ghi nhận dựa trên cơ sở những yếu tố đặc thù về giới, nghĩa là pháp luật phải ghi nhận quyền của người phụ nữ dựa trên cơ sở bình đẳng giới. Việc bảo vệ quyền của người phụ nữ hiện nay đã được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản liên quan. Bảo vệ quyền của người phụ nữ được thực hiện toàn diện trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục, văn hóa, hôn nhân - gia đình. Trong Hiến pháp vấn đề quyền của người phụ nữ luôn được thể hiện nhất quán, quyền bình đẳng của phụ nữ ngày càng được quy định mở rộng và hoàn thiện hơn qua các bản Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013, thể hiện tinh thần bảo vệ quyền của người phụ nữ ngay trong các quy định mang tính nguyên tắc về chế độ hôn nhân và gia đình. Cụ thể, Điều 36 quy định: 1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng tôn trọng lẫn nhau. 2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hệ quyền lợi của người mẹ và trẻ em [33].
  • 18. 18 Với quy định trên người phụ nữ cần phải được đảm bảo quyền lợi của mình trên mọi lĩnh vực, nhất là trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ và khẳng định vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Quy định của Hiến pháp là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quy định cụ thể về quyền của người phụ nữ trong các văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự năm 2005, Luật bình đẳng giới năm 2006, Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014… Theo đó, Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 đã có sự quy định về quyền của người phụ nữ tại Điều 40 Mục 2 Quyền nhân thân như sau: "Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững" [29]. Luật HN&GĐ năm 2014 với tư cách là đạo luật quy định trực tiếp, cụ thể về quan hệ hôn nhân và gia đình đã đưa ra nhiều quy định liên quan đến quyền của người phụ nữ cũng như những bảo đảm trong việc thực hiện quyền của họ. Trong các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, Luật quy định: "Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng" [34, khoản 1 Điều 2] và "Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình" [34, khoản 4 Điều 2]. Các nguyên tắc cơ bản này tạo nền tảng pháp lý cho việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Trên cơ sở đó, Luật HN&GĐ năm 2014 đã cụ thể hóa quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng từ Điều 17 đến Điều 27. Như vậy, bảo vệ quyền của người phụ nữ được hiểu là: hệ thống các biện pháp, cách thức được pháp luật quy định nhằm bảo đảm việc thực thi đầy đủ, có hiệu quả các quyền con người của phụ nữ trên thực tế cũng như xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền của người phụ nữ.
  • 19. 19 1.1.3. Bảo vệ quyền của ngƣời phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng 1.1.3.1. Khái niệm bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với đời sống tinh thần của cá nhân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Điều 24 BLDS năm 2005 quy định: "Quyền nhân thân được quy định trong Bộ Luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" [29]. Sự kiện kết hôn làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng. Nội dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản, trong đó các quyền về nhân thân đóng vai trò quan trọng trong đời sống vợ và chồng, là cơ sở đảm bảo cho gia đình thực hiện tốt chức năng xã hội. Từ quy định tại Điều 24 BLDS năm 2005, quyền nhân thân của vợ và chồng được hiểu là quyền gắn liền với vợ và chồng, phát sinh trên cơ sở kết hôn hợp pháp, liên quan đến lợi ích tinh thần của vợ và chồng, không có nội dung kinh tế, không định giá được thành tiền và không thể chuyển giao cho người khác. Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là một nội dung quan trọng góp phần hạn chế hành vi xâm phạm quyền của người vợ, tạo cơ sở để thực hiện quyền bình đẳng của người vợ đối với người chồng trong đời sống hôn nhân và gia đình. Từ khái niệm bảo vệ quyền của người phụ nữ như đã phân tích tại mục 1.1.2 ta có thể hiểu bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là hệ thống các biện pháp, cách thức được pháp luật quy định nhằm bảo đảm việc thực thi đầy đủ cũng như xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi xâm phạm quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Theo đó, các quyền nhân thân của người vợ cần được bảo vệ như quyền được yêu thương, chung thủy, chăm sóc; quyền được thực hiện chính sách dân số; quyền đại diện; quyền được lựa chọn nơi cư trú…
  • 20. 20 Từ khái niệm trên đây rút ra được một số đặc điểm của quyền nhân thân của người vợ trong quan hệ giữa vợ và chồng như sau: Thứ nhất, quyền nhân thân của người vợ phát sinh trên cơ sở hôn nhân hợp pháp và tồn tại trong suốt thời kì hôn nhân. Các quyền nhân thân này chỉ chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Tức là, quyền nhân thân của người vợ sẽ được bắt đầu bằng việc đăng kí kết hôn và sẽ chấm dứt khi sau khi có quyết định, bản án của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu lực hoặc khi người chồng chết hoặc người chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Thứ hai, quyền nhân thân của người vợ luôn gắn liền với chồng, không thể chuyển dịch cho người khác (không thể do người khác thực hiện thay). Đặc điểm này xuất phát từ những đặc trưng của quyền nhân thân và tính chất của quan hệ vợ chồng. Theo đó, các quyền nhân thân của người vợ như quyền được yêu thương, chung thủy, chăm sóc; quyền được thực hiện kế hoạch hóa gia đình…là những quyền gắn liền với chồng, liên quan đến lợi ích tinh thần của vợ và chồng nên các quyền nhân thân trên không thể chuyển giao cho người khác. Từ những phân tích nêu trên, chúng ta nhận thấy rằng, việc bảo vệ quyền của người vợ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện quan hệ vợ chồng tiến bộ, đảm bảo quyền bình đẳng thực chất cho người phụ nữ trên thực tế. 1.1.3.2. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng Vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ nói chung và bảo vệ quyền của người vợ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng nói riêng xét trên hai phương diện lý luận và thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này thể hiện ở những nội dung sau đây: - Bảo vệ quyền của người vợ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng góp phần xóa bỏ tư tưởng gia trưởng - phong kiến, quyền áp đặt của
  • 21. 21 người chồng. Trong quan hệ nhân thân với người chồng, người vợ phải được bình đẳng khi quyết định các vấn đề quan trọng của gia đình. - Bảo vệ quyền nhân thân của người vợ là cơ sở cho việc phòng chống bạo lực gia đình, cũng như để đảm bảo bình đẳng về giới thực chất giữa vợ và chồng trên thực tế. - Bảo vệ quyền nhân thân của người vợ có tác động to lớn trong việc bảo đảm vị thế, vai trò của người vợ trong gia đình và xã hội. Bởi lẽ, dưới góc độ đặc thù về giới, người phụ nữ luôn là phái yếu trong xã hội. Trong gia đình người vợ phải thực hiện chức năng làm mẹ, chăm sóc gia đình… Bởi vậy, việc tạo điều kiện để người vợ thực hiện thiên chức của mình, được thể hiện bản thân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khẳng định tầm quan trọng của người vợ trong đời sống gia đình và xã hội. - Ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ quyền của người vợ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng còn thể hiện ở việc xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của người vợ, qua đó có thể khắc phục thiệt hại gây ra đối với người vợ và răn đe đối với những cá nhân liên quan nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng quyền nhân thân của người vợ trên thực tế. - Mặt khác, việc pháp luật công nhận và bảo vệ quyền của người phụ nữ về nhân thân đảm bảo sự tương đồng hài hòa với pháp luật quốc tế và xu hướng tiến bộ của nhân loại trong việc bảo đảm quyền của người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng. Điều đó phù hợp với những cam kết của Việt Nam với các điều ước quốc tế ký kết như: Công ước ILO, Công ước CEDAW… 1.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ VÀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG Ở VIỆT NAM 1.2.1. Quyền của ngƣời phụ nữ trong pháp luật trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945 Là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật không chỉ chịu chi phối của cơ sở hạ tầng sinh ra nó, mà bên cạnh đó pháp luật còn chịu ảnh hưởng
  • 22. 22 bởi các yếu tố tâm lý xã hội, phong tục tập quán, truyền thống... Bởi vậy, qua mỗi thời kì phát triển của xã hội, pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa người vợ và người chồng mang những nội dung khác nhau. 1.2.1.1. Quyền của người phụ nữ trong cổ luật Việt Nam Vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trong pháp luật phong kiến được thể hiện ở những nội dung sau: * Quyền nhân thân thể hiện quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng Pháp luật phong kiến thể hiện sự phân biệt đối xử khá rõ ràng trong các quy định về nhân thân giữa vợ và chồng, như: người vợ phải "phục tùng chồng và chịu sự dạy dỗ của người chồng" (Điều 481 Bộ luật Hồng Đức)… Song bên cạnh đó cũng có những nét riêng ít nhiều bảo vệ quyền nhân thân của người vợ, như: "Phàm người chồng bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình lên quan sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ. Nếu vợ đã có con thì cho hạn 1 năm. Vì việc quan phải đi xa không theo luật này" ( Điều 308 Bộ luật Hồng Đức). Bên cạnh đó, Bộ Luật Hồng Đức cũng quy định xử nặng đối với trường hợp xâm phạm thân thể của người vợ. Điều 404 nếu "người chồng đánh vợ bị thương thì xử như tội đánh người bị thương nhưng nhẹ hơn 3 bậc" hay trong Điều 309 buộc người chồng phải tôn trọng thứ bậc của người vợ trong gia đình "Ai lấy nàng hầu lên làm vợ thì xử tội phạt, vì quá say đắm nàng hầu mà thờ ơ với vợ thì xử tội biếm". Sau này, nhà làm luật triều Nguyễn soạn trong Hội điển điều tương tự: "Phàm kẻ nào đem vợ cả làm vợ lẽ phải phạt 100 trượng. Vợ cả còn sống mà đem vợ lẽ làm vợ cả, phải phạt 90 trượng". Quy định này thể hiện nét nhân văn sâu sắc của Bộ Luật Hồng Đức trong việc bảo vệ quyền của người phụ nữ. * Quyền nhân thân của người vợ trong mối quan hệ với các con Theo lễ giáo phong kiến thì người chồng là người chủ gia đình (người gia trưởng) và trong mối quan hệ với các con về thực chất người chồng chiếm ưu thế hơn người vợ, mọi quyết định trong gia đình đều trên cơ sở ý kiến của người gia trưởng (người chồng, người cha trong gia đình). Vì thế, về cơ bản pháp luật vẫn thể hiện sự phân biệt đối xử đối với người vợ sinh ra là để làm
  • 23. 23 "việc nhà" và phải có nghĩa vụ nuôi dạy con cái, và dường như nghĩa vụ nuôi dạy con cái chỉ là nghĩa vụ từ phía của người mẹ. Chính vì thế, trong mối quan hệ đối với các con, quyền của người vợ được thể hiện trong trường hợp: "khi ly hôn, con cái thường thuộc về chồng, nhưng nếu muốn giữ con, người vợ có quyền đòi chia một nữa số con" (Điều 310 Bộ luật Hồng Đức). Quy định này góp phần tạo điều kiện cho người mẹ được quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, được thực hiện chức năng cao cả của mình. * Bảo vệ quyền của vợ trong việc ly hôn Có thể nói, các quy định của pháp luật phong kiến liên quan đến quyền ly hôn giữa vợ và chồng phần nào bảo vệ quyền lợi của người vợ trong trường hợp "tam bất khứ" nghĩa là kể cả khi người vợ phạm vào "thất xuất" thì trong ba trường hợp sau thì người chồng không được phép ly hôn người vợ: - Khi người vợ để tang nhà chồng được ba năm; - Khi người vợ, chồng lấy nhau nghèo về sau giàu có; - Khi vợ, chồng lấy nhau, vợ còn bà con họ hàng, lúc bỏ nhau vợ không còn bà con nào để trở về (Điều 165 Bộ luật Hồng Đức). Đây là những quy định tốt, bảo vệ được quyền lợi chính đáng cho người vợ. Mặc dù pháp luật phong kiến được xây dựng trên nguyên tắc bảo vệ quyền của người gia trưởng, đảm bảo quyền lợi của người cha, người chồng trong gia đình nhưng đã thể hiện những nét tiến bộ khi quy định bảo vệ quyền nhân thân của người vợ. Đó cũng là những giá trị của pháp luật thời kì này và cũng là những điểm sáng chỉ có ở pháp luật phong kiến Việt Nam, mang màu sắc Việt Nam, thể hiện truyền thống Việt Nam về ghi nhận và bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ. 1.2.1.2. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật Việt Nam thời kì pháp thuộc Kế thừa những nội dung tiến bộ về quyền của người phụ nữ mà pháp luật phong kiến Việt Nam đã ghi nhận, pháp luật thời kì này cũng có một số
  • 24. 24 quy định thể hiện được quyền của người phụ nữ và bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng thông qua việc quy định duyên cớ mà người vợ có thể xin ly hôn người chồng. Cụ thể, Điều 118 Bộ luật Trung Kì 1936 quy định cho phép người vợ có thể xin ly hôn trong những trường hợp sau đây: - Chồng không làm những nghĩa vụ đã cam kết khi kết hôn là phải nuôi dưỡng con tùy theo kế sinh nhai; - Chồng bỏ nhà đi quá hai năm không có lý do chính đáng và không lo liệu việc nuôi nấng con cái; - Không có lý do chính đáng mà chồng đuổi vợ con ra khỏi nhà. Có thể nói rằng, những quy định này bắt đầu thể hiện việc "cởi trói" cho người phụ nữ. Các quy định về duyên cớ mà theo đó người vợ có thể xin ly hôn đem đến cho người vợ một sự bình đẳng nhất định so với người chồng. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của quan niệm bảo vệ quyền gia trưởng nên người đàn ông vẫn là "người nắm quyền hành xử", người vợ vẫn chỉ là người thực hiện mệnh lệnh từ phía người chồng. 1.2.2. Quyền của ngƣời phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay 1.2.2.1. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình giai đoạn từ 1945 đến 1954 Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, chấm dứt sự tồn tại của Nhà nước phong kiến thực dân. Ngày 9 tháng 11 năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta được thông qua. Hiến pháp năm 1946 khẳng định vị thế của một Nhà nước độc lập với bạn bè quốc tế. Bản Hiến pháp này đã mở ra một thời kì mới cho người phụ nữ được bình đẳng trước pháp luật, Điều 9 Hiến pháp quy định "Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện". Tuy nhiên, vào thời điểm này chúng ta chưa xây dựng được một văn bản pháp luật HN&GĐ hoàn chỉnh, thể
  • 25. 25 chế hóa một cách đầy đủ và toàn diện nội dung về bảo đảm quyền bình đẳng của người phụ nữ. Trong khi đó, đất nước vừa độc lập, Nhà nước ta phải đứng trước bao khó khăn và thử thách: "giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm" cùng đe dọa, lại phải tiếp nhận một cơ sở kinh tế nghèo nàn lạc hậu từ Nhà nước thực dân phong kiến với bao tập quán cổ hủ, bám rễ vào đời sống HN&GĐ, đặc biệt phải kể đến tập quán thể hiện sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Trước thực tiễn trên, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tạm thời ban hành 2 Sắc lệnh để đáp ứng việc giải quyết các vấn đề về dân sự, hôn nhân và gia đình trong tình hình mới, đó là Sắc lệnh 97 và Sắc lệnh 159. Sắc lệnh số 97/SL được ban hành ngày 22 tháng 5 năm 1950 về việc sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh đã cụ thể hóa quyền bình đẳng của người vợ trong gia đình, xóa bỏ quyền gia trưởng của người chồng, người cha. Chính vì vậy, vị thế của người vợ trong gia đình được ngang hàng với người chồng "Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình" (Điều 5). Sắc lệnh cũng đảm bảo quyền tự do kết hôn cho hai bên nam, nữ, xóa bỏ việc kết hôn trong thời kì tang chế. Đây là những quy định thể hiện một sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ, bởi vì trong chế độ xã hội phong kiến quyền phụ nữ không được bảo vệ, quyền lợi của họ bị xâm phạm. Vì thế, việc ghi nhận bằng pháp luật quyền bình đẳng nam nữ đặc biệt là sự bình đẳng trong gia đình có ý nghĩa rất lớn. Sắc lệnh 159/SL được ban hành ngày 17 tháng 11 năm 1950 quy định về duyên cớ ly hôn chung cho cả hai vợ chồng. Theo đó, vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền xin ly hôn. Quy định này, thể hiện sự "giải phóng" người phụ nữ khỏi sự "trói buộc" của pháp luật phong kiến về việc hạn chế quyền xin ly hôn từ phía người vợ. Cụ thể, Điều 2 Sắc lệnh số 159/SL quy định: Vợ, chồng đều có quyền ly hôn nếu một bên ngoại tình; một bên can án phạt giam; một bên mắc bệnh điên hoặc bệnh khó chữa khỏi; một bên bỏ nhà đi quá hai năm không có duyên cớ chính đáng; vợ, chồng tình hình không hợp hoặc đối xử với nhau đến nổi không thể chung sống được.
  • 26. 26 Đặc biệt, Sắc lệnh 159/SL không chỉ ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ về ly hôn, mà còn thể hiện sự bình đẳng về giới, trong đó có quy phạm ưu tiên cho người phụ nữ trên cơ sở xem xét những đặc thù về giới. Điều 5 quy định: Nếu người vợ có thai thì vợ hay chồng có thể xin tòa hoãn đến sau kỳ sinh nở mới xử việc ly hôn. Việc người vợ được xin hoãn ly hôn khi đang mang thai là điều kiện tốt để bảo vệ bà mẹ và thai nhi. Như vậy, mặc dù chưa thực sự đầy đủ song pháp luật của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dành cho người phụ nữ một sự quan tâm đặc biệt bằng việc đưa ra các quy định về quyền của phụ nữ, trong đó có các quyền nhân thân. Đây là bước đột phá quan trọng của pháp luật thời kì này làm thay đổi địa vị của người vợ, đặt họ vào vị trí ngang hàng với người chồng. Các quy phạm pháp luật này đã đi sâu vào thực tế cuộc sống, người phụ nữ đã khẳng định mình trong các phong trào đấu tranh của dân tộc, người phụ nữ tiên phong trong việc xây dựng nếp sống mới, tham gia lao động, sản xuất và các công việc khác trong xã hội. 1.2.2.2. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình giai đoạn từ 1954 đến 1975 Năm 1954, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn độc lập còn miền Nam tạm thời nằm dưới ách cai trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Miền Bắc cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh thống nhất nước nhà. Ở miền Bắc, năm 1957, cuộc cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn thành, quan hệ sản xuất phong kiến - cơ sở của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đã bị xóa bỏ. Bước đầu, Nhà nước ta đã tiến hành xây dựng cơ sở vật chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa dần dần được xác lập, không
  • 27. 27 chỉ là tiền đề cho chúng ta xây dựng hệ thống pháp luật mới mà còn tạo cơ sở vững chắc để quy định bình đẳng nam nữ được đi vào thực tế. Hiến pháp năm 1959 được ban hành và thay thế Hiến pháp năm 1946, tiếp tục ghi nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ tại Điều 24: "Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình…". Trên cơ sở này, việc ban hành một đạo luật mới về HN&GĐ đã trở thành một đòi hỏi cấp bách của toàn xã hội, là một tất yếu khách quan để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta. Luật HN&GĐ năm 1959 được Quốc hội khóa II, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1959, có hiệu lực từ ngày 13 tháng 01 năm 1960. Đây là văn bản Luật HN&GĐ đầu tiên của Nhà nước ta thể hiện khá đầy đủ các quyền HN&GĐ của người phụ nữ, là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta bảo vệ các quyền nhân thân của người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng. Nguyên tắc nam nữ bình đẳng là một trong những nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt các quy phạm pháp luật HN&GĐ. Theo đó, người vợ được bình đẳng với người chồng về các quyền HN&GĐ như bình đẳng trong nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ quy định tại Điều 13: "Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, quý trọng, săn sóc nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ, nuôi dạy con cái, lao động sản xuất, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc" [25]; bình đẳng trong lựa chọn nghề nghiệp quy định tại Điều 14: "Vợ và chồng đều có quyền tự do chọn nghề nghiệp, tự do hoạt động chính trị, văn hóa và xã hội" [25]; có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong mối quan hệ với các con theo quy định tại Điều 17: "Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái"; đặc biệt, người vợ được ưu tiên bảo vệ xét dưới góc độ đặc thù về giới, chẳng hạn trong ly hôn theo quy định tại Điều 29: Khi ly hôn, việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất
  • 28. 28 Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích của việc sản xuất [25]. Có thể nói, Luật HN&GĐ năm 1959 là công cụ hữu hiệu để xóa bỏ mọi tàn tích của chế độ HN&GĐ phong kiến, tư sản, đảm bảo quyền bình đẳng cho người phụ nữ, góp phần to lớn vào việc xây dựng chế độ HN&GĐ mới, tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Đây chính là đóng góp to lớn của Luật HN&GĐ cho xã hội bởi vì, gia đình có thuận hòa thì lòng người mới yên, đất nước mới thanh bình. Ở miền Nam, sau năm 1954, đế quốc Mỹ đã thay chân thực dân Pháp thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới. Các chính quyền ở Sài Gòn đã ban hành một số văn bản pháp luật để điều chỉnh vấn đề HN&GĐ như: Luật Gia đình ngày 02 tháng 01 năm 1959 của chính quyền Ngô Đình Diệm; Sắc luật số 15/64 ngày 23 tháng 7 năm 1964 của chính quyền Nguyễn Khánh; Bộ Dân luật Sài Gòn ngày 20 tháng 12 năm 1972 của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Nhìn chung, các văn bản pháp luật này vẫn bảo vệ quyền gia trưởng, phân biệt đối xử, bất bình đẳng giới giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, ta có thể thấy được những điểm tiến bộ trong việc bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trong hệ thống các văn bản trên như sau: * Luật gia đình ngày 02 tháng 1 năm 1959 (Luật số 1- 59) của chính quyền Ngô Đình Diệm Luật số 1-59 ban hành ngày 02 tháng 01 năm 1959 gồm 135 Điều quy định về hôn nhân và gia đình. Đây là lần đầu tiên trong nền pháp chế thành văn Việt Nam bãi bỏ chế độ một chồng nhiều vợ: "Chế độ đa thê từ nay bị bãi bỏ hẳn". Quy định thể hiện sự tiến bộ đáng kể trong việc đảm bảo chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Bên cạnh đó, quy định về ly thân tại Điều 55 của Luật: "Cấm ly hôn, chỉ được phép ly thân" cũng như các quy định xử phạt hình sự đối với hành vi ruồng bỏ như hành vi ruồng bỏ vợ hay chồng (không lý do chính đáng mà không chịu nhận người chồng hay vợ tại chỗ ở hôn
  • 29. 29 nhân), có thể bị phạt tiền hay phạt giam tới 1 năm. Những quy định trên phần nào hạn chế hành vi xúc phạm, ruồng bỏ từ phía người chồng, cũng như đảm bảo được quyền lợi của người vợ trong đời sống hôn nhân gia đình. * Sắc luật số 15/64 ngày 23 tháng 07 năm 1964 về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng của chính quyền Nguyễn Khánh Sắc luật số 15/64 ban hành ngày 23 tháng 07 năm 1964 gồm 158 Điều quy định về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng. Trong đó, vấn đề bảo vệ quyền của người vợ được thể hiện trong các quy định về căn cứ ly hôn chung cho vợ và chồng. Cụ thể, vợ hoặc chồng có thể yêu cầu ly hôn khi có một trong các căn cứ sau đây: Vì sự ngoại tình của người phối ngẫu; Vì sự phối ngẫu bị kết án trọng hình về thường tội; Sự ngược đãi, bạo hành hay ngục mạ, có tính chất thâm từ và thường xuyên làm cho vợ chồng không thể chung sống với nhau được nữa; Vì có án văn xác định sự biệt tích của người phối ngẫu đã thất tung; Vì người phối ngẫu bỏ phế gia đình, sau khi có án văn nhất định xử phạt người phạm tội (Điều 63, Sắc luật số 15/64). Những quy định này cho thấy sự tiến bộ so với quy định của Luật số 1- 59 của chính quyền Ngô Đình Diệm là "Cấm chỉ vợ chồng ruồng bỏ nhau và sự ly hôn" (Điều 55). Mặc dù, đã có những quy định tiến bộ trong việc quy định về quyền ly hôn của người vợ nhưng quyền bình đẳng của người vợ trong quyền nhân thân vẫn chưa được ghi nhận nhiều và người vợ vẫn chịu sự phụ thuộc vào người chồng, người chồng vẫn là người có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong gia đình và thực tế theo quy định tại Điều 41, Sắc luật số 15/64: "Chồng là trưởng trong gia đình và phải hành xử quyền gia trưởng theo quyền lợi của gia đình và con cái". * Bộ Dân luật Sài Gòn ngày 20 tháng 12 năm 1972 của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu Bộ Dân luật Sài Gòn năm 1972 gồm có 5 quyển trong đó những quy định thể hiện sự tiến bộ về quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân
  • 30. 30 giữa vợ và chồng được quy định tại thiên thứ V quyển số 1. Trong đó có một số quy định khá tiến bộ, chẳng hạn Điều 136 quy định: "Vợ chồng có nghĩa vụ thủy chung với nhau và giúp đỡ nhau cùng chung lo xây dựng hạnh phúc gia đình và dưỡng dục con cái" [4]; Điều 143 quy định: Dưới mọi chế độ, vợ có quyền thay mặt chồng về những nhu cầu gia vụ và dùng tiền bạc của chồng vào những nhu cầu ấy. Mọi hành vi của vợ trong phạm vi này đều có hiệu lực ràng buộc chồng, trừ phi người chồng đã tước quyền vợ và người đệ tam kết ước với người vợ đã biết có sự tước quyền [4]. Về quyền được ly thân hoặc ly hôn, Điều 170 quy định: Vợ hay chồng có thể xin ly hôn hoặc ly thân 1. Vì sự ngoại tình của người phối ngẫu; 2. Vì người phối ngẫu bị kết án trọng hình về thường tội; 3. Vì sự ngược đãi, bạo hành hay nhục mạ, có tính chất thậm từ và tái diễn khiến vợ chồng không thể ăn ở với nhau nữa. Ngoài ra, vợ chồng còn có thể xin thuận tình ly hôn nếu hôn thú được lập trên hai năm hoặc không quá hai mươi năm. Khi xin thuận tình ly hôn, các đương sự vẫn phải theo đúng thủ tục quy định ở các điều 171 và kế tiếp. Các đương sự có thể thỏa hiệp trước bằng văn thư đệ trình tòa về các vấn đề con cái và tài sản hôn nhân. Tuy nhiên, về các vấn đề này, tòa có quyền thẩm định [4]. Tóm lại, có thể thấy rằng trong giai đoạn lịch sử từ 1954 đến 1975 thì những quy định pháp luật HN&GĐ về quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng của hai miền Bắc, Nam đã có những điểm tiến bộ là đã bãi bỏ chế độ đa thê, xây dựng chế độ hôn nhân một vợ, một chồng và ghi nhận một số quyền của người vợ bình đẳng với chồng so với pháp luật ở giai đoạn trước. Những quy định trên đã mang lại nhiều hơn cho người vợ sự bình đẳng với người chồng trong đời sống hôn nhân và gia đình cũng như đảm bảo quyền và lợi ích của mình.
  • 31. 31 1.2.2.3. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình giai đoạn từ 1975 đến nay * Quyền của người phụ nữ trong Luật HN&GĐ năm 1986 Kế thừa và phát triển Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 ta đã tiến thêm một bước rất quan trọng về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng. Chẳng hạn, ghi nhận nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ: "Nhà nước và xã hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ" [26, Điều 3]; quy định quyền nhân thân của vợ chồng: "Vợ, chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ, cùng nhau thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Chồng có nghĩa vụ tạo điều kiện cho vợ thực hiện tốt chức năng của người mẹ" [26, Điều 11]; quyền của người phụ nữ trong việc lựa chọn nơi cư trú, phong tục, tập quán: "Chỗ ở của vợ chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán" [26, Điều 13]. Có thể nói, những quy định trên góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa thật sự dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. * Quyền của người phụ nữ trong Luật HN&GĐ năm 2000 Công cuộc đổi mới đã thu được nhiều thành tựu, tác động đến muôn mặt của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề HN&GĐ. Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của Nhà nước đổi mới được ban hành thay thế Hiến pháp năm 1980 tiếp tục cụ thể hóa việc bảo vệ quyền của phụ nữ. Điều 64 Hiến pháp ghi nhận nguyên tắc hết sức quan trọng của hôn nhân: "Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng". Với mục đích nhằm xây dựng và củng cố gia đình Việt Nam, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam đồng thời nâng cao trách nhiệm của nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ quyền của người vợ đặc biệt
  • 32. 32 là trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Trên cơ sở kế thừa các quy định tiến bộ qua các bản hiến pháp và văn bản Luật hôn nhân và gia đình qua các năm, Luật HN&GĐ năm 2000 đã có những quy định thống nhất và toàn diện về quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng dựa trên những nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ, đó là: - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng - Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình - Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em và giúp đỡ các bà mẹ thực hiện chức năng cao quý của người mẹ Bên cạnh đó, trong các chế định, cụ thể, Luật HN&GĐ năm 2000 đã có các quy định về bảo vệ quyền của người vợ trong quan hệ nhân thân, chẳng hạn: "1. Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. 2. Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau" [28, Điều 21]; "Vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người" [28, Điều 23]. Các quy định này góp phần đảm bảo thực hiện tốt quyền nhân thân cho người vợ cũng như ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến người vợ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trên thực tế. * Quyền của người phụ nữ trong Luật HN&GĐ năm 2014 Luật HN&GĐ năm 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua vào ngày 19 tháng 06 năm 2014 với 9 chương và 133 Điều. Luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa các giá trị của Luật HN&GĐ năm 2000 và thể chế hóa đường lối của Đảng về hôn nhân và gia đình. Trong hoàn cảnh mới, Hiến pháp năm 2013 được ban hành là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng cho việc đảm bảo quyền của người phụ nữ dưới góc độ bình đẳng giới. Theo đó, Hiến pháp
  • 33. 33 đã có quy định trong việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ: "Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của phụ nữ" [33, khoản 2 Điều 36]. Với quy định này thì người phụ nữ được đảm bảo quyền lợi của mình trên mọi lĩnh vực, nhất là trong việc đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ và khẳng định vị trí, vai trò của người vợ trong gia đình và xã hội. Luật HN&GĐ năm 2014 đảm bảo quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau: - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng. - Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Nguyên tắc này thể hiện tư tưởng đảm bảo quyền của người phụ nữ dưới góc độ đặc thù về giới. Trên cơ sở các nguyên tắc này, Luật HN&GĐ năm 2014 đã có những quy định cụ thể, đầy đủ về quyền của người vợ, chẳng hạn: "Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan" [34, Điều 17]; "Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác" [34, khoản 2 Điều 19]. Các quy định trên góp phần đảm bảo cho người vợ được bình đẳng với người chồng trong đời sống hôn nhân và gia đình. Có thể nói, Luật HN&GĐ năm 2014 mang đến nhiều quy định tiến bộ nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của các chủ thể trong quan hệ HN&GĐ nói chung. Đây là một bước phát triển mới của pháp luật về HN&GĐ ở Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, thực hiện các quan hệ HN&GĐ tiến bộ, hạnh phúc.
  • 34. 34 Chương 2 NỘI DUNG BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 2.1. QUYỀN CỦA NGƢỜI VỢ ĐƢỢC THƢƠNG YÊU, CHUNG THỦY VÀ ĐƢỢC CHĂM SÓC, QUÝ TRỌNG Điều 19 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: 1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. 2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác [34]. Đây là sự kế thừa và phát triển quy định tại Điều 11 Luật HN&GĐ năm 1986 và Điều 18 Luật HN&GĐ năm 2000. Theo quy định này, quyền của người vợ trong quan hệ nhân thân với người chồng được thể hiện ở những nội dung sau đây. 2.1.1. Quyền đƣợc yêu thƣơng, chung thủy Yêu thương, chung thủy giữa vợ và chồng là cái gốc để duy trì và phát triển hôn nhân hạnh phúc, tiến bộ và vững mạnh. Trong từ điển Tiếng Việt thì "chung thủy" được hiểu là "tình cảm trước sau như một, không thay đổi" còn "thương yêu" là "tình cảm gắn bó tha thiết hết lòng quan tâm chăm sóc". Tình yêu thương giữa vợ và chồng là tình cảm gắn bó giữa hai người khác giới trong đời sống hôn nhân. Tình yêu thương và chung thủy giữa vợ và chồng thường gắn bó và liên quan với nhau. Yêu thương là biểu hiện của lòng chung thủy, vợ chồng có yêu thương nhau
  • 35. 35 thì mới giữ trọn lòng chung thủy với nhau. Theo đó, quyền được thương yêu, chung thủy của người vợ được thể hiện ở mặt vật chất và tinh thần. Về phương diện vật chất, vợ chồng có nghĩa vụ hợp tác trong việc bảo đảm đáp ứng các yêu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình, của mỗi cá nhân. Về phương diện tình cảm, vợ chồng phải dành cho nhau sự thương yêu, chung thủy, đùm bọc lẫn nhau trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là khi đau ốm, gặp khó khăn. Trong mối quan hệ với người thứ ba, vợ chồng cùng đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của nhau. Khi vợ hoặc chồng bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì vợ và chồng phải có nghĩa vụ bảo vệ nhau. Đối với công việc, cần động viên nhau để có tinh thần tốt để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nếu một trong hai bên vợ, chồng hoặc cả hai bên lại thể hiện tình yêu với người khác thì đó là biểu hiện của sự không chung thủy. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cấm: "Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ" [34, điểm c khoản 2 Điều 5]. Để quyền được yêu thương, chung thủy của người phụ nữ được đảm bảo, pháp luật quy định các biện pháp xử lý hành vi vi phạm. Cụ thể, Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định về hành vi vi phạm quy định về vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau: 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a. Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
  • 36. 36 b. Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác [13]. So với quy định của nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì quy định của nghị định số 110/2013/NĐ-CP đã tăng mức xử phạt vi phạm hành chính từ 100000 đồng đến 500000 đồng lên tới 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Quy định này góp phần hạn chế hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Đặc biệt, những hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng mà "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" hoặc đã xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì theo Điều 147 Bộ luật hình sự, chế tài hình sự sẽ được áp dụng để bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng "phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm" [27]. 2.1.2. Quyền đƣợc chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng Tình yêu là sự kết hợp một cách hài hòa giữa hai phía "cho" và "nhận". Để xây dựng một gia đình tiến bộ, hạnh phúc thì nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau giữa vợ và chồng cần nhìn nhận như là một nghĩa vụ "bình đẳng" không chỉ dưới góc độ pháp luật mà ở cả khía cạnh đạo đức. Theo đó, quyền được chăm sóc, quý trọng, giúp đỡ được thể hiện ở hành vi, cách cư xử và thái độ của người chồng. Đó là sự yêu mến, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người vợ; giữ gìn danh dự, uy tín, nhân phẩm; quan tâm, động viên lẫn nhau và tạo điều kiện để người vợ có khả năng phát huy những điểm mạnh của bản thân. Để đảm bảo được điều trên thì những hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cần phải được loại bỏ trong đời sống hôn nhân. Về vấn đề này, khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã quy định các hành vi vi phạm quyền được chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng như sau: 1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
  • 37. 37 b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạmdanh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng [31]. Để bảo vệ người phụ nữ thoát khỏi những hành vi vi phạm tới thể chất và tinh thần những biện pháp xử lý đưa ra có ý nghĩa răn đe và hạn chế những hành vi vi phạm. Theo đó, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình tại khoản 1 Điều 50 như sau: 1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ [14]. Đặc biệt những hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì theo Điều 151 Bộ luật hình sự quy định: "Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm" [27]. 2.1.3. Quyền sống chung giữa vợ và chồng Nghĩa vụ sống chung giữa vợ và chồng được quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật HN&GĐ năm 2014 như sau: "Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác" [34]. Từ quy định trên có thể hiểu "nghĩa vụ sống chung" là nghĩa vụ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, phát sinh trên cơ sở hôn nhân hợp pháp.
  • 38. 38 Theo đó, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ tạo lập một cuộc sống chung, một nơi ở chung để xây dựng, bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình hạnh phúc, vững mạnh, tiến bộ. Đây là quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2014 nhằm xây dựng một gia đình hạnh phúc theo đúng nghĩa. Theo đó, vợ chồng phải có nghĩa vụ sống chung với nhau để vun đắp tình cảm, tạo thành một gia đình, lo lắng, quan tâm lẫn nhau và cũng là một khía cạnh trong vấn đề bảo vệ quyền trẻ em, để trẻ em được sống chung dưới một mái nhà với đầy đủ cha mẹ, được nuôi dưỡng và phát triển trong một gia đình theo đúng nghĩa của nó. Quy định này hạn chế được trường hợp vợ chồng có những lúc "cơm không lành, canh chẳng ngọt" dẫn tới việc vợ chồng có thể sống riêng bất cứ khi nào. Đồng thời quy định nghĩa vụ sống chung của vợ chồng còn tránh trường hợp hôn nhân giả tạo, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của vợ, chồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia hoạt động chính trị… thì nghĩa vụ sống chung không bắt buộc phải thực hiện. Có thể khẳng định, các quy định trong quyền được thương yêu, chăm sóc, quý trọng mang lại cho người vợ có sự bình đẳng nhất định với chồng trong đời sống hôn nhân và gia đình cũng như góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ dưới góc độ bình đẳng giới. 2.2. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA NGƢỜI VỢ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUAN HỆ GIA ĐÌNH 2.2.1. Quyền bình đẳng của vợ đối với chồng trong mối quan hệ với con Theo quy định của pháp luật, sự kiện "sinh con" của người mẹ, "sự kiện nhận nuôi con nuôi" của vợ, chồng đều là những căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật của cha mẹ và con. Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em nên trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con thì quyền lợi của người phụ nữ cần thiết được pháp luật bảo vệ. Con sinh ra chịu sự ảnh
  • 39. 39 hưởng đương nhiên của cha mẹ về vấn đề họ, tên, quốc tịch, tôn giáo… cũng như vấn đề về chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục nên việc đảm bảo bình đẳng về giới và bảo vệ quyền của người vợ là thật sự cần thiết cho con. Do vậy, vấn đề bảo vệ quyền của người vợ trong mối quan hệ đối với con được thể hiện trong những nội dung sau: * Quyền lựa chọn họ, tên cho con Quyền của người vợ trong việc lựa chọn họ, tên cho con thực hiện thông qua thỏa thuận với chồng, theo đó, họ, tên của con có thể theo họ mẹ. Về vấn đề này, điểm e khoản 1 mục II Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 06 năm 2008 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: "Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ". Đây là quy định mở tạo điều kiện cho người vợ có vị trí ngang bằng với người chồng, hạn chế ảnh hưởng của phong tục, chẳng hạn: tại xã Cộng Hòa và Tân Hòa (Quốc Oai, Hà Nội) con trai sinh ra mang họ bố nhưng con gái sinh ra mang họ từ tên đệm của bố. * Quyền đối với việc lựa chọn quốc tịch cho con Theo nguyên tắc "quyền huyết thống", quốc tịch của người con sinh ra chịu sự chi phối của cha mẹ. Vì vậy, việc lựa chọn quốc tịch cho con cũng chỉ đặt ra trong trường hợp hai bố mẹ mang hai quốc tịch khác nhau. Về vấn đề này, để đảm bảo quyền của người vợ thì vợ và chồng có thể thỏa thuận việc lựa chọn quốc tịch cho con cho phù hợp. Theo đó, quyền của người mẹ trong việc lựa chọn quốc tịch cho con được thể hiện tại khoản 2 Điều 16 Luật quốc tịch năm 2008 quy định: Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam,
  • 40. 40 nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam [32]. Quy định trên tạo sự bình đẳng của người vợ đối với người chồng trong việc quyết định những vấn đề về nhân thân đối với con cái. * Quyền lựa chọn tôn giáo, nơi cư trú cho con Trường hợp không cùng tôn giáo, nơi cư trú, vợ và chồng cũng có thể thỏa thuận để lựa chọn cho con theo tôn giáo của cha hoặc mẹ, cư trú cùng cha hoặc mẹ để tạo điều kiện tốt nhất cho con. Người phụ nữ không còn bị ảnh hưởng của phong tục "lấy chồng phải theo chồng" mà được quyền tham gia quyết định những vấn đề liên quan đến việc lựa chọn tôn giáo, nơi cư trú cho con. Sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong mối quan hệ với các con là vi phạm đến quyền của người phụ nữ với tư cách là một người mẹ dưới góc độ bình đẳng giới. * Quyền bình đẳng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con Quyền của người mẹ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con được thể hiện trong các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014. Theo đó, khoản 1, khoản 2 Điều 69 về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ quy định: 1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. 2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình [34]. Khoản 1 Điều 71 quy định: "Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành
  • 41. 41 niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình" [34]. Theo những quy định này, sự bình đẳng của người vợ đối với người chồng thể hiện ở quyền được yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, quan tâm và chăm sóc tới sự phát triển của con cái về thể chất, trí tuệ và đạo đức để con trở thành công dân có ích cho xã hội, đảm bảo cho con không phải sống trong sự ngược đãi, hành hạ hoặc bị xúc phạm Theo đó, các biện pháp xử lý đưa ra có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền của người phụ nữ. Điều 13 Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình về hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa cha, mẹ và con như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của Tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau [12]. * Quyền bình đẳng trong việc đại diện cho con Quyền của người phụ nữ trong việc đại diện cho con được thể hiện trong các quy định Luật HN&GĐ năm 2014. Theo đó, khoản 3 Điều 69 quy định: "Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự" [34] và khoản 1, khoản 2 Điều 73 quy định: 1. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
  • 42. 42 2. Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình [34]. Quy định trên đảm bảo quyền bình đẳng của người vợ với người chồng trong việc thực hiện việc đại diện cho con cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho con. Theo đó, vợ cùng chồng là người đại diện của con, vợ và chồng có thể thỏa thuận một trong hai người là người đại diện cho con trong các giao dịch dân sự. Các quy định trên tạo cho người phụ nữ được đảm bảo quyền bình đẳng đối với người chồng trong mối quan hệ với các con, thúc đẩy sự nghiệp bình đẳng giới. 2.2.2. Quyền bình đẳng trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình Chính sách dân số là biện pháp của Đảng và Nhà nước đưa ra nhằm giảm bớt tốc độ gia tăng dân số theo những mục tiêu nhất định. "Kế hoạch hóa gia đình" được xem như là một mục tiêu quan trọng trong chính sách dân số của Nhà nước ta. Để thực hiện kế hoạch hóa gia đình mỗi cặp gia đình cần thực hiện việc sinh con có kế hoạch, đảm bảo sức khỏe của mình, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với điều kiện, yêu cầu chung của xã hội. Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận và bảo vệ sự bình đẳng của người vợ trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình tại những quy định mang tính nguyên tắc của Luật. Theo đó, khoản 4 Điều 2 quy định: "Giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình" [34]. Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, gia đình ít con, khỏe mạnh, tạo điều kiện để có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc là mục tiêu mà mọi gia đình Việt Nam cần hướng đến. Người vợ sẽ không còn là chiếc "máy đẻ" với
  • 43. 43 những đe dọa về sức khỏe và tính mạng. Người chồng không thể buộc vợ phải sinh nhiều con mà "số con" là do hai vợ chồng quyết định sao cho đảm bảo việc nuôi dạy các con nên người. Pháp lệnh dân số năm 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2008 ngày 27 tháng 12 năm 2008 quy định: "Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định". Quyền bình đẳng của người vợ đối với người chồng trong việc thực hiện chính sách dân số thể hiện ở việc: Người vợ có thể cùng người chồng quyết định việc sinh con hay không, số lần sinh con, thời gian sinh con, có quyền được lựa chọn các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, không chỉ áp dụng biện pháp tránh thai đối với người vợ mà còn cả đối với người chồng, để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người vợ. Chính vì vậy, kế hoạch hóa gia đình không chỉ là việc của người vợ mà có sự hợp tác và trách nhiệm của cả vợ và chồng. Tuy nhiên, trong một bộ phận không nhỏ các gia đình hiện nay vẫn còn tồn tại tư tưởng trọng nam, khinh nữ, đòi hỏi người vợ phải sinh con trai. Chẳng hạn, trường hợp của chị Nguyễn Thị Bé, 32 tuổi, quê ở huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Chị có tất cả 3 em trai. Ngay từ nhỏ, chị luôn đóng vai ô-sin trong nhà. Tuổi thơ của chị là những tháng ngày thèm thuồng nhìn bố mẹ cưng các em trai như trứng mỏng. Những gì đẹp đẽ nhất, họ đều dành hết cho con trai. Thậm chí, chỉ cần chị làm cậu út giận dỗi là lập tức bị bố la mắng như tát nước hoặc phạt nhịn đói nửa ngày. Lớn lên, chị mong sau này lấy chồng sẽ sinh toàn con trai cho... hả giận! Sau khi tốt nghiệp đại học, chị kết hôn. Bất hạnh thay, chị lại chọn phải người chồng cũng có tư tưởng trọng nam khinh nữ dù anh ta cũng đã tốt nghiệp đại học, chuẩn bị lấy bằng thạc sĩ. Lúc chị sinh đứa con gái đầu tiên, anh chỉ vào bệnh viện hỏi mấy câu rồi quày quả bỏ về. Một mình chị loay hoay với đứa con nhỏ trên tay cả năm trời.
  • 44. 44 Lần mang thai thứ hai, sau khi đã áp dụng đủ phương pháp, đích thân anh chở chị đi siêu âm. Khi biết bào thai là gái, anh cứ hỏi đi hỏi lại bác sĩ rằng có khi nào kết quả bị nhầm. Dù bác sĩ đã khẳng định là đúng nhưng chồng chị vẫn không tin. Anh cấp tốc đưa vợ lên Thành phố Hồ Chí Minh đi siêu âm ở ba nơi khác nhau cho "chắc ăn". Khi biết kết quả không thay đổi, anh tỏ ra chán nản đến độ không thèm quan tâm, chăm sóc vợ con khi thai nghén. Anh giải thích việc này: "Các em của anh, ai cũng sinh được con trai. Làm anh mà chẳng có mụn nào nối dõi thì nhục không chịu nổi!". Lần thứ ba chị mang thai lại vẫn là gái. Anh bắt vợ hủy thai, chị không đồng ý. "Chính vì vậy mà tôi sinh đã 3 ngày rồi nhưng mặt con bé thế nào ổng cũng không thèm quan tâm", chị vừa nói vừa đưa tay quệt nước mắt [20]. Về vấn đề này, khoản 7 Điều 40 Luật bình đẳng giới năm 2006 quy định về các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm: a) Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới; b) Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi [30]. Từ những hành vi trên việc đưa ra các biện pháp xử lý có ý nghĩa hạn chế các hành vi xâm phạm. Điểm d, khoản 2, Điều 13 nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 06 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới quy định: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • 45. 45 d) Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định [11]. Và khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định số 114/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2006 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em như sau: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với người sử dụng biện pháp tránh thai, người sinh toàn con trai hoặc toàn con gái; b) Không cung cấp phương tiện tránh thai cho người có nhu cầu sử dụng, mặc dù người đó có đủ điều kiện được sử dụng; c) Ép buộc người khác phải sử dụng biện pháp tránh thai. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người sử dụng biện pháp tránh thai phải thôi sử dụng biện pháp tránh thai; b) Ép buộc mang thai, sinh sớm, sinh dày, sinh nhiều con, sinh con trai, sinh con gái [9]. 2.2.3. Quyền đƣợc lựa chọn nơi cƣ trú Điều 20 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: "Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính" [34]. Đây là sự kế thừa và phát triển quy định tại Điều 13 Luật HN&GĐ năm 1986 và Điều 20 Luật HN&GĐ năm 2000. Theo đó, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định "Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận..." thay vì "do vợ chồng lựa chọn" như quy định của Luật HN&GĐ năm 2000. Quy định này thể hiện rõ hơn sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng đối
  • 46. 46 với mọi việc trong cuộc sống chung của vợ và chồng, nhằm nhấn mạnh và nâng cao ý thức tôn trọng nhau giữa vợ và chồng và quan trọng là xóa bỏ quan niệm phong kiến "thuyền theo lái gái theo chồng" thể hiện sự phân biệt đối xử với người phụ nữ trong xã hội cũ. Theo phong tục của người Việt Nam, thường sau khi xác lập quan hệ hôn nhân, vợ chồng về chung sống với nhau trong một nhà, do đó họ có "nơi cư trú chung". Vì vậy, nơi cư trú chung của vợ chồng "là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống" [29, khoản 1 Điều 55]. Tuy nhiên, có trường hợp vợ, chồng không ở cùng nhau thường xuyên, nhưng họ vẫn có cuộc sống chung. Nơi cư trú của vợ chồng phải do cả hai vợ chồng cùng thỏa thuận lựa chọn, sự lựa chọn này không phụ thuộc vào phong tục tập quán của địa phương, vào địa giới hành chính hoặc sự định đoạt của người chồng hoặc người thứ ba. Vì vậy, vợ chồng cần lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện sống và làm việc của vợ chồng. Vợ chồng có thể cùng nhau bàn bạc quyết định "tạo dựng" một nơi ở mới mà không ở cùng với gia đình chồng hay gia đình vợ, hoặc có thể lựa chọn việc chung sống cùng gia đình chồng hoặc gia đình vợ …điều đó tùy thuộc vào sự "lựa chọn" của vợ, chồng chứ không ai có thể áp đặt cho họ. Chính vì vậy, người chồng cũng không buộc phải ở nhà vợ (gửi rể) nếu người chồng không muốn, và người vợ cũng không nhất thiết phải về ở nhà chồng. Sự "độc lập" tương đối của vợ, chồng một mặt là đảm bảo sự bình đẳng về quyền lựa chọn chỗ ở cho vợ, chồng mặt khác nó cũng có tác dụng tích cực đối với đời sống HN&GĐ, tạo điều kiện để vợ chồng thực hiện các nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, nếu vì những lí do nhất định, người vợ không thể lựa chọn một "nơi cư trú chung" thì vợ có quyền tự lựa chọn nơi cư trú cho mình để đảm bảo một cách thuận tiện cho sinh hoạt của họ theo quy định của BLDS năm 2005 "vợ chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận" [29, khoản 2 Điều 55].