SlideShare a Scribd company logo
1 of 39
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
B
BỘ
Ộ Q
QU
UỐ
ỐC
C P
PH
HÒ
ÒN
NG
G
H
HỌ
ỌC
C V
VI
IỆ
ỆN
N C
CH
HÍ
ÍN
NH
H T
TR
RỊ
Ị

 
 

M
MA
AI
I T
TH
HỊ
Ị K
KI
IM
M H
HỒ
ỒN
NG
G
Đ
ĐÔ
Ô T
TH
HỊ
Ị H
HÓ
ÓA
A N
NG
GO
OẠ
ẠI
I T
TH
HÀ
ÀN
NH
H H
HÀ
À N
NỘ
ỘI
I
T
TH
HE
EO
O H
HƯ
ƯỚ
ỚN
NG
G P
PH
HÁ
ÁT
T T
TR
RI
IỂ
ỂN
N B
BỀ
ỀN
N V
VỮ
ỮN
NG
G
L
LU
UẬ
ẬN
N V
VĂ
ĂN
N T
TH
HẠ
ẠC
C S
SĨ
Ĩ K
KI
IN
NH
H T
TẾ
Ế C
CH
HÍ
ÍN
NH
H T
TR
RỊ
Ị
H
HÀ
À N
NỘ
ỘI
I
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
B
BỘ
Ộ Q
QU
UỐ
ỐC
C P
PH
HÒ
ÒN
NG
G
H
HỌ
ỌC
C V
VI
IỆ
ỆN
N C
CH
HÍ
ÍN
NH
H T
TR
RỊ
Ị

 
 

M
MA
AI
I T
TH
HỊ
Ị K
KI
IM
M H
HỒ
ỒN
NG
G
Đ
ĐÔ
Ô T
TH
HỊ
Ị H
HÓ
ÓA
A N
NG
GO
OẠ
ẠI
I T
TH
HÀ
ÀN
NH
H H
HÀ
À N
NỘ
ỘI
I
T
TH
HE
EO
O H
HƯ
ƯỚ
ỚN
NG
G P
PH
HÁ
ÁT
T T
TR
RI
IỂ
ỂN
N B
BỀ
ỀN
N V
VỮ
ỮN
NG
G
C
CH
HU
UY
YÊ
ÊN
N N
NG
GÀ
ÀN
NH
H:
: K
KI
IN
NH
H T
TẾ
Ế C
CH
HÍ
ÍN
NH
H T
TR
RỊ
Ị
M
MÃ
à S
SỐ
Ố:
: 6
60
0 3
31
1 0
01
1 0
02
2
N
NG
GƯ
ƯỜ
ỜI
I H
HƯ
ƯỚ
ỚN
NG
G D
DẪ
ẪN
N K
KH
HO
OA
A H
HỌ
ỌC
C:
: T
TS
S P
PH
HẠ
ẠM
M V
VĂ
ĂN
N S
SƠ
ƠN
N
H
HÀ
À N
NỘ
ỘI
I
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
VỀ ĐÔ THỊ HOÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG 10
1.1. Đô thị hóa và đô thị hóa theo hướng phát triển bền vững 10
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đô thị hóa theo hướng phát
triển bền vững 23
1.3. Kinh nghiệm đô thị hóa theo hướng phát triển bền vững
của một số nước trên thế giới và bài học rút ra cho Hà Nội 26
Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HOÁ NGOẠI THÀNH HÀ
NỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 36
2.1 Tổng quan về đô thị hóa ngoại thành Hà Nội 36
2.2 Những thành tựu đạt được trong quá trình đô thị hóa
ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững 39
2.3 Một số hạn chế trong quá trình đô thị hoá ngoại thành Hà
Nội theo hướng phát triển bền vững 49
Chương 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
NGOẠI THÀNH HÀ NỘI THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THỜI GIAN TỚI 58
3.1. Những quan điểm cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình đô
thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền
vững trong thời gian tới 58
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình đô thị
hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
trong thời gian tới 63
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 101
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Cơ sở hạ tầng CSHT
Khu đô thị KĐT
Khu chế xuất KCX
Khu công nghiệp KCN
Kinh tế - xã hội KT - XH
Khoa học và Công nghệ KH&CN
Lực lượng sản xuất LLSX
Quan hệ sản xuất QHSX
Tài nguyên thiên nhiên TNTN
Phát triển bền vững PTBV
Ủy ban nhân dân UBND
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đô thị hóa là xu thế tất yếu đối với các quốc gia chậm phát triển khi
bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đô thị hóa có tác động tích
cực, sâu sắc tới mọi mặt đời sống KT-XH của mỗi quốc gia nói chung, tới
khu vực nông thôn mỗi quốc gia nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những tác
động tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết
như: Việc làm cho nông dân mất đất sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng, an
ninh xã hội, các vấn đề về môi trường… Do vậy, nếu không có một chiến
lược giải pháp cụ thể, các quốc gia trong quá trình phát triển sẽ gặp phải nhiều
vấn đề vướng mắc và lúng túng trong quá trình giải quyết, đôi khi làm nẩy
sinh nhiều vấn đề phức tạp từ quá trình đô thị hóa.
Thành phố Hà Nội trong những năm qua có tốc độ đô thị hóa nhanh;
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành công
nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP. Quá trình đô
thị hóa đã có tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân, nhất là cư dân nông thôn, góp phần tạo ra tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh cho Hà Nội; tài nguyên thiên nhiên của Thành phố từng bước
đưa vào khai thác và sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa ở
ngoại thành Hà Nội còn thiếu tính bền vững như: Chưa tạo điều kiện cho sự
phát triển thành phố theo xu hướng văn minh, hiện đại và bền vững; phát triển
nguồn nhân lực không theo kịp được với quá trình đô thị hóa; cơ sở hạ tầng
đô thị chưa đảm bảo các tiêu chuẩn phát triển đô thị hiện đại; giải quyết công
ăn việc làm cho người dân bị thu hồi đất còn khó khăn; ô nhiễm môi trường
và các tệ nạn xã hội diễn ra phức tạp...
Như vậy, vấn đề đô thị hóa ở ngoại thành Hà Nội đã tác động không
nhỏ tới mọi mặt KT-XH, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, nhằm cung cấp cơ sở
khoa học cho các cấp, các ngành, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đảm
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6
bảo quá trình đô thị hóa ở ngoại thành Hà Nội phát triển theo hướng bền
vững. Với lý do đó, vấn đề “Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng
phát triển bền vững” được tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu vấn đề đô thị hoá theo hướng PTBV ở các mức độ và góc độ tiếp cận
khác nhau, dưới các hình thức như: Đề tài khoa học các cấp, sách tham khảo
và chuyên khảo, các đề tài luận văn, luận án, các bài báo được đăng tải trên
các báo và tạp chí… Trong đó đáng chú ý một số công trình tiêu biểu sau:
* Các công trình luận văn, luận án
Luận án tiến sỹ kinh tế “Vận dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí
đánh giá mức độ đô thị hoá nhằm góp phần xây dựng các quan điểm phát
triển đô thị ở Việt Nam đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ”, tác giả Nguyễn
Hữu Đoàn [12]. Luận án đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về đô thị hoá trên
thế giới và ở Việt Nam, từ đó đề xuất hệ thống tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá
mức độ đô thị hoá là cơ sở để đánh giá và so sánh mức độ đô thị hoá của các
đô thị. Trên cơ sở vận dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí đánh giá mức
độ đô thị hóa bằng định lượng và định tính, luận án đã chứng minh tính khả
thi của việc vận dụng phương pháp bằng việc áp dụng đánh giá mức độ đô thị
hóa cho Hà Nội và làm rõ một số vấn đề chủ yếu về lý luận đô thị hoá và phát
triển đô thị trong quá trình phát triển KT-XH. Từ những phân tích trên, luận
án đã đề xuất một số quan điểm phát triển đô thị nhằm góp phần đẩy mạnh
quá trình đô thị hoá ở Việt Nam và Hà Nội.
Luận án tiến sỹ cấp Viện “Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên
của quá trình đô thị hóa ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”, tác giả Trần Thị
Ngân Hà [15]. Luận án đã đánh giá quá trình đô thị hóa ở Thành phố Vinh
trong thời gian qua. Theo tác giả luận án, quá trình đô thị hóa ở Thành phố
Vinh đã làm biến đổi môi trường tự nhiên, tuy mức độ chưa lớn nhưng đã tạo
ra sức ép đối với sự phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường tại địa phương;
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
7
luận án cũng đánh giá những tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình
đô thị hóa ở thành phố Vinh là căn cứ khoa học để đề xuất các giải pháp bảo
vệ môi trường tự nhiên, phát triển đô thị theo hướng bền vững.
Luận văn thạc sỹ kinh tế “Giảm nghèo tại các huyện ngoại thành Hà Nội
trong quá trình đô thị hóa”, tác giả Nguyễn Công Bằng [4]. Luận văn đã hệ
thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa;
đánh giá khách quan thực trạng đói nghèo tại các huyện ngoại thành Hà Nội
trong quá trình đô thị hóa trên các phương diện: Kết quả, hạn chế và nguyên
nhân. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu thực hiện
xoá đói giảm nghèo ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới.
Luận văn thạc sỹ địa lý “Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa
tới biến đổi kinh tế - xã hội của thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh”, tác giả Nguyễn Thị
Huyền Minh [24]. Luận văn đã nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa
tới biến đổi KT-XH thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2000 đến
2010, chỉ ra những ảnh hưởng tích cực cũng như ảnh hưởng tiêu cực ở địa
phương này. Từ đó luận văn đã đề xuất những giải pháp phát triển bền vững
KT-XH của địa phương dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa.
Luận văn thạc sỹ nông nghiệp “Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa
đến phát triển kinh tế- xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”, tác giả
Ngô Thị Mỹ [26]. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu những tác động tích cực
cũng như hạn chế của đô thị hóa đối với các hộ nông dân mất đất nói riêng và
tình hình KT-XH của huyện Phổ Yên nói chung. Từ việc nghiên cứu thực
trạng của đô thị hóa, luận văn chỉ ra những ảnh hưởng của nó đến phát triển
KT-XH của huyện Phổ Yên; trên cơ sở đó luận văn đã đề ra những định
hướng và giải pháp phù hợp thúc đẩy KT-XH của huyện tiếp tục phát triển.
* Sách, báo cáo hội thảo và đề tài nghiên cứu các cấp
Sách “Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới
1979 - 1989 và 1989 - 1999” của tác giả Lê Thanh Sang, Viện khoa học Nông
thôn Việt Nam - Bộ thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam chủ biên, Nxb
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
8
Khoa học xã hội, Hà Nội, ấn hành năm 2008. Cuốn sách đã phác họa bức
tranh đô thị hóa và cấu trúc đô thị hóa ở Việt Nam giai đoạn 1979 - 1999 từ
đó, đề xuất các biện pháp tiến hành cấu trúc lại đô thị ở Việt Nam.
Sách “Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Trần Ngọc Hiên và Trần Văn Chử
đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1998. Cuốn sách đã trình
bày khái quát về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam kể từ năm 1975 cùng các
chính sách về đô thị hóa của Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam. Theo các tác giả, quá trình đô thị hóa của Việt Nam từ
sau năm 1974 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng bộ
mặt đô thị trên cả nước. Đồng thời để cập quá trình đô thị hóa còn không ít
những hạn chế xuất phát từ nguyên nhân chủ quan - các chính sách đô thị hóa
của các cấp quản lý. Trên cơ sở đó có những kiến nghị chính sách để đảm bảo
quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đạt được nhiều thành tựu nhất.
Sách “Đô thị học- Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Minh
Hòa, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2012. Đây là một tuyển tập
93 bài viết trong số hàng trăm bài công bố trên các tạp chí, sách chuyên khảo
trong và ngoài nước của tác giả khi nghiên cứu về đô thị hóa trong 20 năm liên
tục (1990-2012). Cuốn sách được tác giả trình bày theo các nội dung: Nhận
thức chung về đô thị; văn hóa và xã hội đô thị; tổ chức không gian sống đô
thị; phát triển đô thị trong bối cảnh ở Việt Nam; phát triển đô thị từ kinh
nghiệm quốc tế. Cuốn sách cung cấp những kiến thức về nguyên lý và quy luật
chung của phát triển đô thị, về quy hoạch - kiến trúc, giao thông, môi trường; đặc
biệt là những cách tiếp cận mới về đô thị dưới nhãn quan của đô thị học.
Cuốn sách “Phát triển bền vững đô thị: những vấn đề lý luận và kinh
nghiệm của thế giới” của tác giả Đào Hoàng Tuấn, Nxb Khoa học xã hội,
năm 2008. Cuốn sách đã khái quát kinh nghiệm phát triển đô thị của nhiều
nước trên thế giới từ đó đề xuất hệ thống tiêu chí đối với đô thị ở Việt Nam
hiện nay.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
9
Thông tin chuyên đề “Những tác động về văn hóa và xã hội của quá
trình đô thị hóa ở Việt Nam và Australia” do Khoa Văn hóa, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh và Trung tâm nghiên cứu đô thị và xã hội Trường
đại học Công nghệ Swiburme Australia phối hợp nghiên cứu, năm 1997. Bản
Thông tin đã phân tích những tác động về văn hóa và xã hội của quá trình đô
thị hóa ở hai quốc gia Việt Nam và Australia, từ đó, xác định những điểm
tương đồng và không tương đồng trong quá trình đô thị hóa giữa hai nước và
đề xuất những bài học kinh nghiệm cho quá trình đô thị hóa ở Việt Nam.
Bài tham luận của Ngô Thắng Lợi tại Hội thảo “Phát triển bền vững thủ
đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình” và “Đô thị hóa ở Hà Nội nhìn từ
góc độ phát triển bền vững”, năm 2010, đã khẳng định những khía cạnh bền
vững trong đô thị hóa Hà Nội bao gồm: Đô thị hóa đã gắn được với tăng trưởng
kinh tế và nâng cao mật độ kinh tế; đô thị hóa gắn với quá trình công nghiệp
hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; đô thị hóa với gắn liền
với việc mở rộng quy mô Thủ đô, tạo không gian thuận lợi bảo đảm tính bền
vững của quá trình đô thị hóa; đô thị hóa gắn với mở rộng phạm vi lan tỏa qua
việc hình thành và phát triển vùng thủ đô với tư cách là “bệ đỡ” cho phát triển
Hà Nội. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra tính chất thiếu bền vững trong đô thị
hóa Hà Nội gồm: Quá trình đô thị hóa đã không tạo điều kiện cho sự phát triển
thành phố theo xu hướng hiện đại và bền vững trong tương lai; phát triển nguồn
nhân lực không theo kịp được với quá trình đô thị hóa; cơ sở hạ tầng đô thị
chưa đảm bảo các tiêu chuẩn phát triển đô thị hiện đại; ô nhiễm môi trường đô
thị Hà Nội trở thành “điểm nóng” cản trở sự phát triển…
Bên cạnh những công trình tiêu biểu nêu trên, chủ đề đô thị hóa còn thu
hút được không ít các bài báo, sách và đề tài nghiên cứu khoa học khác, có
thể kể đến là: “Đô thị Việt Nam”, Nxb Xây dựng, năm 1995 của Đàm Trung
Phương; “Quản lí đô thị”, Nxb Xây dựng, năm 2001 của Nguyễn Ngọc Châu;
“Quản lí đô thị”, Nxb Xây dựng năm 2005 của Phạm Trọng Mạnh; “Kinh tế
đô thị và vùng”, Nxb Xây dựng năm 2006 của Trần Văn Tấn; “Phân tích dưới
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
10
góc độ địa lí kinh tế - xã hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội
trong quá trình đô thị hóa” của Đỗ Thị Minh Đức; “Nghiên cứu đo đạc một số
chỉ tiêu chất lượng cuộc sống năm 2002 của Thành phố Hồ Chí Minh” của Hồ
Thiệu Hùng; “Cộng đồng dân cư ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trong
quá trình đô thị hóa” của Văn Thị Ngọc Lan…
Những công trình khoa học, bài viết trên của các tác giả đã đề cập đến
quá trình đô thị hoá trên nhiều phương diện, mục đích khác nhau như: Phát
triển đô thị lấy kinh tế làm trọng tâm; phát triển đô thị lấy con người làm trọng
tâm; lý thuyết đô thị hóa tiếp cận dưới góc độ dân số học. Tổng quan về quá
trình đô thị hóa, các xu hướng, hình thái đô thị hóa và sự biến đổi kinh tế, xã
hội, văn hóa… cùng những chính sách, kinh nghiệm của các địa phương trong
và ngoài nước về đô thị hóa. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào
nghiên cứu về đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng PTBV.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn về đô thị hóa ngoại thành Hà
Nội theo hướng PTBV, trên cơ sở đó luận văn đề xuất một số quan điểm cơ
bản và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà
Nội theo hướng PTBV trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải quan niệm, đặc điểm, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến
đô thị hóa theo hướng PTBV.
- Đánh giá thực trạng đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng PTBV.
- Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đô
thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng PTBV trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Đô thị hóa theo hướng phát triển bền vững.
* Phạm vi nghiên cứu: Ngoại thành Hà Nội.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
11
Tư liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài được thực hiện chủ yếu từ
năm 2008 đến nay. Đó là thời điểm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính gần
đây nhất.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Cơ sở lý luận nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
và các nghị quyết của thành phố Hà Nội về đô thị hóa, đồng thời kế thừa kết
quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế
chính trị Mác - Lênin (trừu tượng hóa khoa học) và các phương pháp: Kết hợp
logic và lịch sử, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về đô thị hóa
theo hướng PTBV. Qua đó cung cấp cứ liệu khoa học để Đảng bộ, chính
quyền thành phố Hà Nội có thể tham khảo trong nghiên cứu xác định chủ
trương, chính sách nhằm hướng tới sự PTBV trong quá trình đô thị hóa ngoại
thành Hà Nội.
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo nghiên cứu, giảng dạy và học tập
bộ môn kinh tế chính trị ở các trường đại học, cao đẳng.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
12
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HOÁ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1. Tổng quan về đô thị hóa ngoại thành Hà Nội
Ngoại thành Hà Nội hiện nay gồm 17 huyện và 01 thị xã, chiếm 87,38%
diện tích tự nhiên Hà Nội (2.922,68 km2
/3.344,7 km2
), 54,54% dân số Hà Nội
(3.518.880 người/6.451.909 người) [5].
Những năm trước thời kỳ đổi mới (1986), do nền kinh tế nông nghiệp
lạc hậu bị kéo dài, nặng tính bao cấp cùng với chiến tranh nên tốc độ đô thị
hóa diễn ra chậm. Không gian đô thị Hà Nội luôn có sự đan xen và phát triển
giữa đô thị và nông thôn. Do vậy, đặc điểm và lối sống của người Hà Nội là
thích ở gần nơi làm việc, các khu công nghiệp thường ở gần nhà dân, nhà dân
thường ở mặt đường. Đồng thời tạo ra tính bảo thủ trong nhận thức của người
dân, giữa đô thị- nông thôn không phân biệt rõ ràng, lối sống nông thôn còn
ngập tràn trong đô thị. Tốc độ đô thị hóa diễn ra chậm ở nội thành, hàng chục
năm trôi qua mà đô thị không mấy thay đổi.
Cùng với tốc độ đô thị hóa của cả nước, quá trình đô thị hóa ở Hà Nội
diện ra nhanh và mạnh từ những năm 1990 nhờ những chuyển biến trong thời
kỳ đổi mới, đô thị hóa gắn liền với công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Cơ
chế kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với sự đổi mới về quan hệ quốc tế mở rộng
đa phương. Tính năng động của các chủ thể cá nhân và tổ chức được đề cao.
Sự biến đổi này kéo theo sự tăng tốc phát triển KT-XH và đô thị hóa của Hà
Nội. Đô thị hóa nối liền thành thị với vùng nông thôn bao quanh, đầu tiên là
dọc theo các quốc lộ 1A, 5, 11, 3, 2, 6 (với các thị trấn Đông Anh, Yên Viên,
Cầu Giấy, Văn Điển…). Đó là một quá trình thực sự mang tính tích cực - kết
quả của nó là sự lan truyền của “lối sống thành thị”. Một trong những đặc
trưng của Hà Nội trong quá trình đô thị hóa là sự mở rộng có sự tồn tại đan
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
13
xen của các làng xã đô thị hóa, có hàng chục các làng xã đô thị hóa nằm rải
rác, xen kẽ trong đô thị không những ảnh hưởng tới hình thái phát triển, mở
rộng đô thị mà còn chứa đựng tất cả các vấn đề tiêu biểu nhất trong quá trình
đô thị hóa của thành phố Hà Nội hiện nay.
Từ cuối thập nên 1990, sự phát triển về kinh tế dẫn đến các khu vực
ngoại thành Hà Nội nhanh chóng được đô thị hóa. Những cao ốc mọc lên ở
khu vực nội đô và các trung tâm công nghiệp cũng được xây dựng ở những
huyện ngoại thành. Sự phát triển cũng kéo theo những hệ lụy. Do không được
quy hoạch tốt, giao thông thành phố thường xuyên tắc nghẽn; nhiều khu phố
chịu tình trạng ngập úng mỗi khi mưa lớn; mật độ dân số quá cao khiến dân
cư nội thành phải sống trong tình trạng chật hẹp, thiếu tiện nghi. Tuy nhiên,
đây cũng là giai đoạn đô thị hóa mạnh của Thủ đô với nhiều dự án xây dựng
mới, nhà chung cư mọc lên nhanh chóng, bình quân mỗi năm Hà Nội xây dựng
mới thêm khoảng trên 500.000 m2
nhà ở.
Bên cạch đó, từ năm 1991, thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng,
nhận thức được vai trò quan trọng của KCN đối với việc đẩy nhanh tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội đã sớm xây dựng các KCN
theo mô hình mới và đã thu được những kết quả nhất định. Sự hình thành các
KCN ở Hà Nội không chỉ thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực
tiếp nước ngoài; tiếp cận công nghệ, phương thức quản lý tiên tiến; chuyển
dịch cấu kinh tế, tạo việc làm và phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội
nhập kinh tế quốc tê; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng tỷ trọng GDP trong
công nghiệp…
Từ năm 2000 trở lại đây, thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển Thủ
đô đến năm 2020, Chính phủ và thành phố Hà Nội rất quan tâm đến quy
hoạch cải tạo, xây dựng Thủ đô và đã thu được nhiều chuyển biến đáng kể.
Các dự án khu đô thị mới ở khu vực ngoại thành được hình thành và phát
triển với tốc độ nhanh, đặc biệt ở Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm. Các khu đô
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
14
thị mới được xây dựng với tỷ lệ nhà thấp tầng là 40%, còn nhà ở cao tầng là
60%. Có 5 dự án có diện tích từ 50 - 400 ha, 12 dự án có diện tích trên 20 ha.
Đây cũng là thời kỳ xuất hiện một số nhà ở cao tầng được xem là hiện đại.
Trong 10 năm gần đây, nhà ở cao tầng được xây dựng ồ ạt, nhiều tầng
hơn, tạo ra một bộ mặt đô thị khang trang hơn, hình thành lối sống đô thị
phong phú, đa dạng và có cá tính hơn tại khu vực ngoại thành Hà Nội. Các
khu đô thị mới vẫn tiếp tục được xây dựng với số lượng lớn, đặc biệt là sau
khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô năm 2008, các huyện có tốc độ đô thị
hóa nhanh phải kể đến Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai,
Đan Phượng...
Sau khi mở rộng địa giới hành chính (tháng 8/2008), Hà Nội là một trong
20 thủ đô có diện tích tự nhiên lớn nhất trên thế giới, với tổng diện tích là
3.344,7 km², vấn đề tìm quỹ đất cho đầu tư xây dựng đã không còn khó như
trước đây. Theo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm
2030 và tầm nhìn 2050, Thủ đô Hà Nội sẽ gồm trung tâm hạt nhân, 5 đô thị vệ
tinh và một số đô thị sinh thái, thị trấn hiện hữu khác. Đô thị trung tâm hạt
nhân được giới hạn từ đô thị lõi cũ kéo về phía Tây đến tuyến đường vành đai
4, kéo về phía Bắc và Đông Bắc sông Hồng gồm khu vực Mê Linh, Đông
Anh, Gia Lâm và Long Biên. 5 đô thị vệ tinh được xác định gồm có: Hòa Lạc,
Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh và đô thị Sóc Sơn. Theo Đồ án
quy hoạch này, khu vực ngoại thành phía Tây Thành phố đã có những bước
phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Xu hướng phát triển các khu đô thị
mới ở các huyện ngoại thành phía Tây như Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất,
Chương Mỹ, Thị Xã Sơn Tây… là điều tất yếu. Quá trình đô thị hóa tại các
huyện ngoại thành đang diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành các dự án khu dân
cư. Tính tới ngày 31/12/2011, diện tích đất cần phải thu hồi phục vụ cho các
dự án tại các huyện ngoại thành Hà Nội là 11,543.04ha (chiếm 85,85% tổng
diện tích đất phải thu hồi trên địa bàn Thành phố), trong đó chủ yếu là đất
nông nghiệp: 11,424.41 ha (chiếm 98,97% diện tích đất phải thu hồi tại các
huyện ngoại thành Hà Nội).
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
15
Ngoại thành Hà Nội là một trong những khu vực ngoại thành có tốc độ
đô thị hóa đạt cao nhất trong cả nước. Tính đến năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa đạt
ở ngoại thành Hà Nội là 30 - 32%. Quá trình đô thị hóa của ngoại thành Hà
Nội đã phát triển mạnh theo chiều rộng và có sức lan tỏa mạnh. Các điểm dân
cư ven đô, những khu vực có khả năng tạo động lực phát triển đô thị, những
quỹ đất thuận lợi để tạo thị thì tốc độ đô thị hóa ngày càng được mở rộng. Chỉ
tính riêng KCN, đến hết năm 2009, trên địa bàn ngoại thành Hà Nội đã có 17
KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập và phê duyệt
danh mục quy hoạch với tổng diện tích gấn 3500 ha (quy mô bình quân 206
ha/KCN) là các KCN: Bắc Thăng Long, Nội Bài, Nam Thăng Long, Hà Nội –
Đại Từ, Sài Đồng B, Đông Anh, Sóc Sơn, Khu công nghệ cao sinh học Từ
Liêm, Khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội, Quang Minh I, Quang
Minh II, Nam Phú Cát, Thạch Thất, Quốc Oai, Phú Nghĩa, Bắc Thường Tín,
Phụng Hiệp, Kim Hoa và 01 Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ngoài ra trên địa
bàn Hà Nội còn có 49 cụm công nghiệp với tổng diện tích 3707 ha, 177 điểm
công nghiệp làng nghề với tổng diện tích 1.330 ha [55]. Tuy nhiên việc đô thị
hóa nhanh diễn ra trong thời gian ngắn cần phải được đánh giá khách quan
những mặt được và không được, nhất là dưới góc độ tính bền vững của nó.
2.2. Những thành tựu đạt được trong quá trình đô thị hóa ngoại
thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững và nguyên nhân
2.2.1. Về kinh tế
Với xu hướng đô thị hóa mạnh mẽ trong thời gian qua, kinh tế của khu
vực ngoại thành Hà Nội có bước phát triển đáng khích lệ.
* Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngoại thành Hà Nội tương
đối cao. Năm 2010, tốc độ tăng đạt 8,5%, đưa tốc độ tăng trưởng GDP trung
bình thời kỳ 2006-2010 đạt 9,85% (cả nước 6,96%) [50]..
Đến năm 2012 tốc
độ tăng trưởng kinh tế khu vực ngoại thành Hà Nội đạt 8,1% (trong khi mức
bình quân cả nước là 5,2%) [52]. Rõ ràng, trong mọi điều kiện, dù thuận lợi
hay khó khăn, khu vực ngoại thành Hà Nội vẫn duy trì được tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao, gấp từ 1,26 - 1,43 lần so với cả nước.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
16
* Thứ hai, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ
cấu kinh tế khu vực ngoại thành Hà Nội đã chuyển dịch theo hướng tăng tỉ lệ
công nghiệp và dịch vụ. Kết quả là, nhiều khu-cụm công nghiệp, điểm công
nghiệp làng nghề ra đời trong khu vực ngoại thành Hà Nội, trở thành trụ cột
của sự phát triển kinh tế Thành phố. Năm 2009, các khu-cụm công nghiệp
khu vực ngoại thành Hà Nội tạo ra tổng giá trị sản xuất 35.000 tỉ đồng (chiếm
trên 60% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của cả Thành phố Hà Nội);
còn các cụm công nghiệp làng nghề khu vực ngoại thành cũng tạo ra khoảng
3.000 tỉ đồng/2008 (chiếm 10% tổng giá trị sản xuất toàn ngành) [49]. Sự phát
triển của các khu-cụm công nghiệp không chỉ góp phần nâng cao tỷ trọng giá
trị công nghiệp trong GDP mà còn tạo thêm nhiều việc làm cho một bộ phận
lao động ở khu vực ngoại thành của Thành phố Hà Nội.
* Thứ ba, hệ thống kết cấu hạ tầng đã được cải tạo và nâng cấp.
Trong 5 năm (2009 - 2013) kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu vực ngoại
thành Hà Nội đã có bước nhảy vọt về chất. Đường xá khang trang hơn, nhiều
tuyến mới được mở, tuyến cũ được nâng cấp. Hệ thống cấp thoát nước được
hiện đại hóa, hạn chế cảnh úng ngập cục bộ sau mỗi trận mưa. Điện, nước
sinh hoạt đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị
Đến năm 2013, tổng diện tích đất dành cho giao thông của ngoại thành
Hà Nội đạt khoảng 110 km2
, diện tích đường bộ của Hà Nội với chiều dài gần
400 km đường. Các tuyến đường chính trong các huyện ngoại thành đã được
nâng cấp, hiện đại hoá, bổ sung hệ thống đèn điều khiển. Đường bộ Hà Nội
phát triển đa dạng rất thuận lợi cho việc giao lưu giữa thành phố và bên ngoài:
Quốc lộ 1 từ phía Nam; quốc lộ 6, quốc lộ 32 từ phía Tây- Bắc; quốc lộ 5 từ
phía Đông, đường từ sân bay Nội Bài vào Hà Nội phía Bắc, đường Láng- Hòa
Lạc, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy... Tất cả các huyết mạch chính đã được
nâng cấp hiện đại [52].
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
17
Cơ sở hạ tầng cấp nước
Khu vực ngoại thành số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt
hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ 42,4% và số dân sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn
09 là 68,62%. Những số liệu tổng quát về cơ sở hạ tầng cho cấp nước sạch
trong 5 năm từ năm 2009 đến năm 2012 cho thấy Hà Nội đã xây dựng thêm 8
nhà máy, 1 trạm tăng áp, và khoảng 63 km đường ống và tuyến phân phối. Hệ
thống đường ống dẫn nước, tuyến ống phân phối tăng thêm khá nhiều sẽ là
điều kiện để nâng cao khả năng cung cấp nước đồng đều cho các khu vực
ngoại thành của Thành phố [52].
Trong 05 năm (từ 2013 - 2017), Hà Nội sẽ có 60.000 hộ dân ngoại
thành được sử dụng nước hợp vệ sinh theo Chương trình mục tiêu Quốc gia
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Mục tiêu của chương trình là
cung cấp nguồn nước sạch bền vững cho 60.000 hộ dân nông thôn tại các xã
ngoại thành Hà Nội, cải thiện điều kiện sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Ngoài
ra, chương trình giúp đào tạo và xây dựng năng lực cho ngành cấp nước và vệ
sinh nông thôn, năng lực giám sát, đánh giá, quản lý chất lượng nước, lập kế
hoạch và tăng tính bền vững của các công trình cấp nước.
Năm 2014, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt năm dự án cấp nước
sạch liên xã tại Cổ Đô-Phong Vân (huyện Ba Vì), Thanh Lâm, Đại Thịnh, Tam
Đồng (huyện Mê Linh), Hiệp Thuận-Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ), Tam Hưng-
Thanh Thùy (huyện Thanh Oai), Liên Phương-Hồng Vân-Thư Phú-Hà Hồi-Vân
Tảo (huyện Thường Tín). Các dự án này thực hiện từ nguồn vốn vay do Ngân
hàng Thế giới tài trợ và sẽ cấp nước cho trên 110.000 người dân và được thực
hiện trong hai năm (2014-2015), khi hoàn thành sẽ góp phần cải thiện điều kiện
sinh hoạt của người dân, thúc đẩy phát triển KT-XH các xã khu vực ngoại thành
trong khu vực dự án; tạo mô hình cung cấp nước sạch bền vững. Dự án còn tạo
thói quen dùng nước sạch hợp vệ sinh cho người dân, từ đó nâng cao ý thức bảo
vệ nguồn nước, cải tạo môi trường. Ngoài ra, Hà Nội hỗ trợ các thiết bị xử lý
nước quy mô gia đình với tổng kinh phí gần 184 tỷ đồng cho các hộ dân trên địa
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
18
bàn 16 huyện ngoại thành, khu vực đang bị ô nhiễm nguồn nước nhưng chưa có
kế hoạch xây dựng các trạm cấp nước sạch tập trung.
Cơ sở hạ tầng cung cấp điện và chiếu sáng đô thị
Cùng với quá trình đô thị hóa, thực hiện đề án điện nông thôn, nhiều
trạm biến áp, đường dây đã được cải tạo, nâng cấp. hệ thống điện nông thôn về
cơ bản đã đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành điện. Tổng công ty Điện
lực Hà Nội đã đầu tư, thay thế gần 441.000 công tơ không đảm bảo vận hành
theo quy định, xây dựng 106 đường dây hạ thế mới, cải tạo các đoạn đường dây
cũ nát bị quá tải, xây dựng 306 trạm biến áp với tổng công suất 83.320KVA,
tổng số vốn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng. Đến nay, 100% số xã đã được sử dụng
điện lưới quốc gia, trên 98% số hộ được sử dụng điện thắp sáng. Có thể đánh
giá mạng lưới điện Hà Nội đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về cả công suất
và sản lượng điện trên địa bàn ngoại thành Hà Nội [55].
* Thứ tư, thu nhập và đời sống của người dân khu vực ngoại thành
được cải thiện đáng kể.
Theo số liệu thống kê cho thấy, năm 2010 thu nhập bình quân đầu
người ngoại thành Hà Nội lên đến 35 triệu đồng, tăng 10% - 13% so với năm
2009. Tính chung sau 5 năm từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính
(2008-2013), mức thu nhập bình quân đầu người tại khu vực ngoại thành Hà
Nội đã tăng lên 32% [20].
Thu nhập tăng lên đã làm giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực ngoại thành Hà
Nội từ 3% năm 2006 xuống 2,4% năm 2008 (cả nước giảm tương ứng là
15,47% và 13,4%). Từ năm 2009, Hà Nội áp dụng chuẩn nghèo riêng (cao hơn
2 lần chuẩn quốc gia) nên tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 6,09%, nhưng năm
2015 ước tính sẽ giảm xuống còn khoảng 3,4% [20].
2.2.2. Về xã hội
* Thứ nhất, dân cư khu vực đô thị hóa ngoại thành tăng nhanh
Ngoại thành Hà Nội là địa bàn rộng lớn, quá trình đô thị hóa đồng
nghĩa với việc phát triển mở rộng các KCN, KCX, KĐT... Trong vòng 10
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
19
năm trở lại đây dân cư khu vực đô thị hóa ngoại thành Hà Nội có sự tăng lên
nhanh chóng [phụ lục 1]. Hiện tại ngoại thành Hà Nội có nguồn lao động dồi
dào với khoảng 2,4 triệu người trọng độ tuổi lao động, chiếm 58% dân số khu
vực ngoại thành. Hàng năm, khu vực này có trên 100.000 học sinh tốt nghiệp
phổ thông trung học, cung cấp nhân lực cho hệ thống đào tạo ở cấp bậc cao
hơn cũng như cho các nhu cầu lao động của các ngành kinh tế.
* Thứ hai, đô thị hóa tạo cơ hội chuyển đổi việc làm cho nông dân từ
lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp và dịch vụ.
Quá trình đô thị hóa phát triển làm cho cầu về lao động ngày càng tăng,
nhiều ngành nghề mới ra đời tạo khả năng giải quyết việc làm cho người lao
động, đó là những ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch
vụ. Ngoài ra, đô thị hóa còn làm thay đổi cơ cấu việc làm theo hướng giảm
việc làm nông nghiệp, tăng việc làm công nghiệp và dịch vụ. Đô thị hóa góp
phần nâng cao trình độ mọi mặt cho người lao động, thúc đẩy thị trường sức
lao động hoạt động sôi nổi hơn...Tất cả những điều đó đã tạo ra cơ hội chuyển
đổi việc làm cho lao động, nhất là lao động nông nghiệp. Hiện tại trong cơ
cấu lao động ngoại thành Hà Nội, lao động công nghiệp- thủ công nghiệp-
xây dựng chiếm 25% (hơn 546 nghìn người); lao động dịch vụ- thương mại
chiếm gần 17% (khoảng 367 nghìn người); tuy nhiên, lao động nông nghiệp
vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn 58% ở nông thôn (khoảng 1,3 triệu người). Đáng
chú ý là các biến đổi cơ cấu khá tích cực trong bản thân ngành nông nghiệp.
Năm 2007, trong cơ cấu, ngành trồng trọt chiếm 46,34%; chăn nuôi 46,31%;
thủy sản 5,53%; dịch vụ nông nghiệp 1,82%. Năm 2010 tương ứng: trồng trọt
41,74%; chăn nuôi 50,96%; thủy sản 4,33% và dịch vụ nông nghiệp 2,97% [5].
Trong những năm vừa qua, trung bình mỗi năm khu vực ngoại thành
Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 100 nghìn người, đào tạo nghề cho
khoảng 50 nghìn lao động, xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của Thành phố
trong đó có khu ngoại thành Hà Nội với nhiều tỉ đồng, xoá nghèo cho hơn
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
20
hàng chục nghìn hộ gia đình, hỗ trợ xây dựng hàng nghìn ngôi nhà cho hộ
nghèo ở các huyện ngoại thành. Tất cả những hoạt động này đều nhằm xoá
đói, giảm nghèo và giảm chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội giữa
khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, xoá đói và giảm nghèo
là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi phải thực hiện trong một chiến lược tăng
trưởng kinh tế, phát triển xã hội một cách đồng bộ, toàn diện và định hướng
bền vững, công bằng xã hội và bình đẳng xã hội.
* Thứ ba, đô thị hóa tạo cho người dân ngoại thành được tiếp cận với
các dịch vụ tiến bộ của xã hội như: Văn hóa - xã hội, giáo dục, giao thông
công cộng.
Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những KCN, KCX, các trung tâm
dịch vụ, các khu đô thị mới… đã nâng giá trị sử dụng của đất đai, tạo những
ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường ứng
dụng rộng rãi khoa học, công nghệ… Đô thị hoá kích thích và tạo cơ hội để
con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phương
thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng.
Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện, đó là xu
hướng chủ đạo, là mặt tích cực của đô thị hoá.
Nhìn từ bình diện văn hoá, làn sóng đô thị hoá cùng với sự phát triển hạ
tầng văn hoá xã hội, mở rộng mạng lưới thông tin đại chúng, tăng cường quan
hệ làm ăn, buôn bán giữa các vùng miền… đã làm cho diện mạo ngoại thành
và đời sống tinh thần của cư dân ngoại thành Hà Nội ngày càng phong phú, đa
dạng hơn. Đã xuất hiện những yếu tố văn hoá đô thị mới mẻ, hiện đại, sự
truyền bá các sản phẩm văn hoá, các loại hình văn học, nghệ thuật có giá trị;
sự du nhập lối sống, phong cách giao tiếp, ứng xử văn minh, tiến bộ… làm
cho văn hoá làng quê có những sắc thái mới. Mức sống văn hoá, trình độ
hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hoá của người dân các vùng đô thị hoá,
nhìn trên tổng thể được nâng lên rõ rệt.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
21
* Thứ tư, về mức độ phát triển cơ sở hạ tầng xã hội có sự tăng lên.
Về nhà ở: Quỹ nhà ở của Hà Nội, trong đó ngoại thành Hà Nội trong
năm gần đây tăng nhanh. Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn Thành phố
có khoảng 165.300.000 m2
nhà ở, diện tích bình quân đầu người đạt khoảng
22,7 m2
/người, trong đó khu vực đô thị đạt 26,3 m2
/người, khu vực ngoại
thành đạt 19,1 m2
/người. Tỷ lệ nhà kiên cố ngày càng cao, tỷ lệ nhà bán kiên
cố giảm biểu hiện sự nâng cao chất lượng nhà ở. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu
diện tích về nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở công nhân, nhà ở học sinh,
sinh viên, nhà ở công vụ, nhà ở tái định cư chưa đạt được so với mục tiêu phát
triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm
2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sự hình thành các KĐT mới khu
vực ngoại thành Hà Nội là nhân tố góp phần tăng nhanh quỹ nhà ở của Hà Nội.
Trong 5 năm (2008 - 2013), khu vực ngoại thành Hà Nội đã xây dựng khoảng
41 khu đô thị mới, trên 11 triệu m2
nhà ở. Hiện nay, đã có những KĐT đã
được xây dựng xong và còn một số đang xây dựng. Sự hình thành hàng loạt
các KĐT ở khu vực ngoại thành mới đã góp phần to lớn vào việc tăng quỹ
nhà ở của Hà Nội không chỉ về số lượng mà điều đáng nói là chất lượng ngày
càng được nâng lên [40].
Về y tế: Lĩnh vực y tế tiếp tục được quan tâm, Quy hoạch phát triển hệ
thống y tế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt. Hệ
thống y tế cơ sở không ngừng được củng cố, hoàn thiện cả về cơ sở vật chất,
trang thiết bị và đội ngũ cán bộ. Từ năm 2009 đến 2013, Thành phố đã đầu tư
3.186 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng các bệnh viện, trung tâm y tế, trong đó đặc
biệt ưu tiên các bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Đã có thêm 133 xã/phường
được công nhận chuẩn quốc gia về y tế, nâng tổng số xã/phường đạt chuẩn lên
570, đạt tỷ lệ 98,8% (năm 2008 đạt 76%). Chất lượng y tế cộng đồng và chăm
sóc sức khỏe nhân dân tăng lên. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức
khỏe nhân dân có nhiều chuyển biến rõ nét. Chất lượng điều trị, chăm sóc,
phục vụ người bệnh được nâng cao, đặc biệt đối với hệ thống bệnh viện tuyến
huyện [40].
Về giáo dục: Giáo dục của Thủ đô nói chung và của khu vực ngoại
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
22
thành nói riêng giai đoạn 2006-2013 đã có những bước phát triển tích cực và
toàn diện. Số lượng các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp
đều tăng lên đáng kể. Số lượng và quy mô các trường tiểu học và trung học cơ
sở và trường phổ thông trung học đã đáp ứng nhu cầu học tập của con em
người dân Thủ đô. Quy mô đào tạo, số học sinh, sinh viên đều tăng. [Phụ lục
4]. Chương trình hiện đại hoá nhà trường được thực hiện sâu rộng đã hình
thành mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo có chất lượng cao theo tiêu chuẩn
quốc gia và khu vực ở tất cả các bậc học. Cho đến hiện nay, trong tất cả các
trường ở ngoại thành Thủ đô, hệ thống trang thiết bị dạy học, các phòng thí
nghiệm, phòng máy tính, xưởng thực hành đều được đổi mới và hiện đại hoá,
giải quyết cơ bản tình trạng học chay ở các cấp học. Đến năm 2010, 100% số
trường đã được kết nối internet.
Về dịch vụ văn hóa, giải trí dành cho cộng đồng: Ngoại thành Hà Nội
là nơi có rất nhiều hồ nước và công viên, là địa điểm giải trí và thư giãn lý
tưởng của người dân thành phố vào các dịp nghỉ. Vào các dịp lễ, tết, thu hút
không chỉ người Hà Nội mà còn cả người dân các vùng lân cận. Những điểm
tham quan giải trí được nhiều người ưa thích cần phải kể đến như: Thành Cổ
Loa, chùa Hương, chùa Thầy, chùa Tây Phương, làng cổ Đường Lâm... Một
số di sản đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới, di sản văn hóa quốc
gia. Đã được UNESCO công nhận hội Dóng ở đền Phủ Đổng và đền Sóc là di
sản văn hóa phi vật thể thế gới. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng của Hà Nội rất
phong phú, mỗi xã, mỗi huyện khu vực ngoại thành Hà Nội đều có nhà văn
hóa là nơi diễn ra các hoạt động học tập, trao đổi văn hóa văn nghệ.
2.2.3. Về môi trường
100% các địa phương ngoại thành Hà Nội đã ký hợp đồng đấu thầu, đặt
hàng công tác duy trì vệ sinh môi trường với các đơn vị vệ sinh môi trường.
Đến năm 2014: tỷ lệ thu gom rác thải trung bình tại các địa phương khu vực
ngoại thành đạt trên 90% . Nhiều dự án đầu tư xử lý rác thải tại khu vực nông
thôn đã được triển khai và đi vào hoạt động trong giai đoạn 2011-2015, trong
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
23
đó có 07 nhà máy đã khởi công, 04 nhà máy đã hoàn thành và đi vào hoạt
động. Ngoài ra, còn có lò đốt rác thải sinh hoạt theo công nghệ Nhật Bản tại
Khu thắng cảnh Hương Sơn Mỹ Đức được lắp đặt và đi vào hoạt động trong
năm 2012. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 85-90%
tương đương 549-581 tấn/ngày và xử lý khoảng 382-405 tấn/ngày; được thu
gom và xử lý tại Khu xử lý chất thải Nam Sơn, Bãi rác Kiêu Kỵ và Khu xử lý
chất thải Xuân Sơn. Tỷ lệ thu gom rác thải nguy hại đạt khoảng 62-73 tấn/ngày
chiếm 60 - 70 % tỷ lệ phát sinh và được xử lý tại Khu xử lý chất thải Nam Sơn
và các cơ sở xử lý khác, còn lại được lưu giữ tại các cơ sở phát sinh theo đúng
quy định; dự kiến lò đốt chất thải rắn công nghiệp theo công nghệ đốt phát điện
công suất 75 tấn/ngày do tổ chức NEDO Nhật Bản tài trợ đang được xây dựng
và dự kiến đưa vào vận hành vào đầu năm 2016 tại khu xử lý Nam Sơn. 100%
lượng rác thải y tế được thu gom, phân loại để tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý
theo quy định. 100% KCN đang hoạt động ở khu vực ngoại thành có hệ thống
thu gom và xử lý nước thải tập trung. Đối với công tác xử lý nước thải sinh
hoạt: Đã đưa vào vận hành Nhà máy Yên Sở công suất 200.000m3
/ngày đêm.
Triển khai xây dựng các trạm xử lý nước thải quy mô lớn Yên Xá, Phú Đô...
Trong giai đoạn 2011-2015, Hà Nội đã triển khai thực hiện một số dự án, đề án
thử nghiệm xử lý nước sông, hồ và đã đạt được một số kết quả nhất định. Việc
cải tạo này đã đem lại cảnh quan đẹp, cải thiện vệ sinh môi trường, được đông
đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ. Ưu tiên nguồn lực ngân sách cho
công tác bảo vệ môi trường khu vực ngoại thành, tổng kinh phí dành cho sự
nghiệp môi trường các năm luôn cao hơn mức quy định 1% tổng chi ngân sách,
từ năm 2011 đến nay, mỗi năm bố trí khoảng 3% tổng chi ngân sách [37].
2.2.5. Nguyên nhân thành tựu
* Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Hà Nội là là một địa phương có vị thế hết sức đặc biệt, là
Thủ đô của cả nước, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất
nước. Do vậy, Hà Nội nói chung và ngoại thành nói riêng nhận được sự quan
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
24
tâm, đầu tư mọi nguồn lực để phát triển toàn diện về KT-XH và là nơi hấp
dẫn thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ hai, sau lần mở rộng địa giới hành chính gần đây (tháng 8/2008),
Hà Nội trở thành một trong hai mươi thủ đô có diện tích lớn nhất trên thế giới
(trên 3.344 km2
), đây là điều kiện vô cùng thuận lợi trong việc phát triển kinh
tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa và mở rộng, phát triển
đô thị tại vùng ngoại thành.
Thứ ba, kết quả của quá trình đô thị hóa cũng chính là hệ quả tất yếu của
quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa của Thủ đô, của đất nước. Trong
những năm qua tốc độ phát triển kinh tế của Hà Nội nói chung và ngoại thành
nói riêng luôn đứng đầu cả nước. Do vậy, điều này đồng nghĩa với tốc độ đô thị
hóa của ngoại thành Hà Nội trong những năm qua phát triển tương đối nhanh.
* Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, ngoại thành Hà Nội, luôn chủ động để phát huy nội lực của
mình, khai thác các thế mạnh về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội (hệ thống
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nguồn nhân lực, tài lực…) tạo ra khả
năng thu hút và hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển KT-XH,
tạo tiền đề cho phát triển đô thị theo hướng bền vững.
Thứ hai, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành từ Trung
ương đến địa phương của Hà Nội đều quán triệt và thực hiện nhất quán mục
tiêu phát triển bền vững. Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012
của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch
số 104/KH-UBND ngày 03/8/2012 về triển khai thực hiện chiến lược phát
triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 của Thành phố Hà Nội. Bên
cạnh đó, UBND Thành phố Hà Nội còn ban hành rất nhiều văn bản trên các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, xây dựng và quản lý đô thị nhằm hướng
tới đô thị hóa theo hướng PTBV.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
25
Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước trên các lĩnh vực KT-XH được các địa phương ngày
càng được chú trọng. Do vậy ý thức của người dân, doanh nghiệp đối với
triển kinh tế, xã hội, giữ gìn và bảo vệ môi trường trong quá trình đô thị hóa
tại các địa phương được nâng lên, góp phần tích cực bảo đảm cho đô thị hóa
ngoại thành theo hướng PTBV.
2.3. Một số hạn chế trong quá trình đô thị hoá ngoại thành Hà Nội
theo hướng phát triển bền vững và nguyên nhân
2.3.1. Một số hạn chế trong quá trình đô thị hoá theo hướng phát
triển bền vững ngoại thành Hà Nội
* Thứ nhất, kinh tế ngoại thành Hà Nội phát triển chưa tương xứng với
tầm vóc Thủ đô.
Kinh tế khu vực ngoại thành tuy có sự phát triển với tốc độ tương đối
cao nhưng vẫn chưa xứng với tầm vóc của Thủ đô, chưa khai thác hết các
tiềm năng, lợi thế sẵn có. Nhiều dự án được triển khai nhưng kém hiệu quả.
Năm 2013, Hà Nội đã xử lý 1600 ha đất của 131 dự án treo nằm trong diện
thu hồi; 58 dự án đang triển khai vướng mắc về kiện cáo đông người; 16 dự
án chưa giải phóng được mặt bằng; 16 dự án chậm tiện độ do thiếu vốn...[35].
Khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, huy động vốn trong nhân dân của
các doanh nghiệp còn hạn chế. Mối quan hệ giữa các quận, huyện trong phát
triển kinh tế chưa chặt chẽ. Môi trường đầu tư chưa được đánh giá cao, thứ
bậc còn sau một số đô thị ở trong nước. Hoạt động của các KCN chưa thực sự
hiệu quả, cá biệt có dự án KCN phải thu hồi giấy phép đầu tư, chuyển đổi
mục đích như KCN Sài Đồng B; hiệu quả xuất khẩu của các dự án chưa cao
mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng năm có tăng lên, nhưng giá trị xuất khẩu
gia tăng so với nhập khẩu rất ít… Những bất cập trên đây chính là những
nguy cơ phát triển không bền vững cho Hà Nội nói chung và khu vực ngoại
thành Hà Nội nói riêng. Dân số Hà Nội đã ở mức quá tải, nếu tiếp tục tăng
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
26
dân số sẽ làm cho hiệu quả KT-XH giảm. Vấn đề giao thông, môi trường sẽ
gặp nhiều khó khăn hơn. Cơ sở hạ tầng xã hội (nhà ở, trường học, bệnh
viện...) ngày càng mất cân đối về cung - cầu. Để quá trình đô thị hóa ngoại
thành Hà Nội theo hướng PTBV, Hà Nội cần có những giải pháp tổng thể,
đồng bộ và mạnh mẽ.
* Thứ hai, quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội đã làm phân hoá
giàu nghèo và nảy sinh các vấn đề KT-XH cần phải giải quyết
Sự nghiệp đổi mới ở nước ta coi dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh là một mục tiêu phấn đấu. Trong quá trình đô thị
hoá ở ngoại thành Hà Nội, đã và đang diễn ra nhanh chóng sự phân hoá giữa
các nhóm xã hội trong dân cư nói chung trong nội bộ mỗi giai cấp, tầng lớp
xã hội nói riêng (Mức chênh lệch giàu nghèo của ngoại thành Hà Nội về thu
nhập bình quân đầu người của 20% giàu nhất so với nhóm 20% nghèo nhất
của Hà Nội cũ trước 2006 là gấp 6,7 lần, đến khi Hà Nội mở rộng sau 2008 tỉ
lệ này tăng lên là 8,7 lần). Một trong nhiều nguyên nhân của sự phân hoá đó
là sự thiếu công bằng, bình đẳng giữa các nhóm dân cư trên một số lĩnh vực
cơ bản của về KT-XH. Những phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc không chỉ
trong mức sống mà cả trong lối sống. Nhóm giàu có và khá giả sử dụng phần
lớn thu nhập của mình cho học tập, chăm sóc sức khoẻ và các vấn đề quan hệ
xã hội, trong khi đó nhóm nghèo và cận nghèo dùng phần lớn thu nhập của
mình để giải quyết nhu cầu tối thiểu của gia đình. Trong những năm gần đây,
cùng với quá trình đô thị hóa, dân số khu vực ngoại thành tăng nhanh đã tạo
ra áp lực lớn về việc làm, thất nghiệp. Nếu tính gộp cả số lao động ngoại
thành không có việc làm sẵn có, số mất việc làm hàng năm do thu hồi đất
nông nghiệp và số học sinh ngoại thành tốt nghiệp phổ thông hàng năm gia
nhập vào thị trường lao động thì tổng nhu cầu bố trí việc làm khu vực ngoại
thành ước khoảng 340 - 350 nghìn người. Nếu hàng năm, cả thành phố chỉ có
khả năng bố trí việc làm mới cho khoảng 130 - 150 nghìn người thì ta thấy
vấn đề lao động việc làm ở ngoại thành Hà Nội là đáng báo động [55].
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
27
Bên cạnh đó các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình đô thị hóa ngoại
thành cũng đang nổi lên mà Thành phố Hà Nội cần quan tâm giải quyết. Đó là
tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp liên quan đến việc đền bù giải
phóng mặt bằng. Chỉ tính trong vòng 5 năm gần đây, thuộc thẩm quyền Thành
phố đã tiếp nhận và giải quyết 585 vụ liên quan đến đất đai, xây dựng, giải
phóng mặt bằng (chiếm 53% số vụ). Các quận, huyện tiếp nhận 3.305 vụ việc
liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng (chiếm 70% số đơn thư). Trong đó
phải kể đến một số vụ việc gây bức xúc trong nhân dân như: Dự án sân golf
Vân Trì thuộc xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh; dự án Quốc lộ 2 xã Minh Trí,
Xuân hòa, huyện Sóc Sơn; dự án khu đô thị An Khánh, huyện Hoài Đức; dự
án KCN Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ; dự án mở rộng đường Hồ Chí Minh,
huyện Chương Mỹ… Ngoài ra, các nguy cơ tệ nạn xã hội như lô đề, cờ bạc,
trộm cắp, mại dâm có chiều hướng gia tăng và thuần phong mỹ tục tại các
huyện ngoại thành bị xuống cấp [55].
* Thứ ba, hoạt động bảo vệ môi trường khu vực ngoại thành Hà Nội
chưa theo kịp quá trình đô thị hóa.
Theo thống kê của Sở Công thương Hà Nội, hiện 70% thiết bị được sử
dụng tại các làng nghề Hà Nội là máy móc, trang thiết bị đơn giản. Số máy
móc hiện đại chỉ tập trung tại một số làng với những ngành nghề như dệt,
may, gốm sứ. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước thải tại các khu vực làng
nghề nhìn chung vẫn chưa được quan tâm đầu tư xây dựng. Do vậy, ô nhiễm
môi trường làng nghề đang trở thành tình trạng chung, là vấn đề nổi cộm của
hầu hết các làng nghề ngoại thành Hà Nội và ngày càng đe dọa nghiêm trọng
đến môi trường sống cũng như phát triển sản xuất. Không khí tại các làng
nghề chế biến nông sản thực phẩm thường bị ô nhiễm do đốt nhiên liệu, do sự
phân hủy yếm khí các chất hữu cơ có trong nước thải, chất thải rắn như CO2,
NH3, CH4. Không khí tại các làng nghề mây tre đan, làm nón, tăm hương…
bị ô nhiễm do khâu sấy chống mốc dùng diêm sinh gây phát sinh một lượng
lớn khí SO2. Không khí tại các làng nghề dệt nhuộm bị ô nhiễm do bụi bông,
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
28
bụi than, hơi hóa chất, xút thải… Không những gây ảnh hưởng đến môi
trường, ô nhiễm khu vực ngoại thành, còn khiến cho tỷ lệ mắc bệnh tại các
làng nghề ngoại thành Hà Nội có xu hướng tăng cao [37].
Hiện nay, trên địa bàn ngoại thành Hà Nội tổng lượng rác thải sinh hoạt
phát sinh từ khu vực nông thôn ước khoảng 2.500 tấn/ngày, trong đó, lượng rác
thải cần phải thu gom xử lý ước khoảng 1.200 tấn/ngày, chiếm gần 61%
(không bao gồm các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Sóc Sơn). Tuy
nhiên, do việc thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn còn rất hạn chế (chỉ
đạt 70%), dẫn tới tình trạng rác thải tồn đọng nhiều tại các điểm đổ rác, không
vận chuyển đi xử lý kịp thời làm mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường.
Nhiều xã thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội có hiện tượng tận dụng các ao,
hồ và các vùng trũng để đổ rác thải, hình thành hố chôn lấp rác tự phát, không
đảm bảo quy trình kỹ thuật, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm của
khu vực [37].
Tính đến tháng 9/2014, cả 18 huyện ngoại thành Hà Nội đã đặt hàng
với các đơn vị vệ sinh môi trường để thực hiện công tác duy trì vệ sinh môi
trường trên các tuyến đường do huyện quản lý. Nhưng thực tế triển khai tại
các huyện phía Nam của thành phố mới chỉ thực hiện được tại các thị trấn và
một số xã lân cận, còn một số nơi vùng sâu, vùng xa vẫn chưa thu gom được
rác thải. Đến nay, cũng chỉ có 5/18 huyện ngoại thành có toàn bộ lượng rác
thải thu gom được xử lý tại các khu xử lý tập trung của thành phố (gồm Sóc
Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm, Thanh Trì); các huyện còn lại chỉ một
phần rác thải thu gom được vận chuyển về các khu xử lý tập trung, còn lại thu
gom, xử lý tại chỗ. Có thể kể đến một số điểm đổ rác tồn đọng nhiều, gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng trên tỉnh lộ 419 (huyện Thạch Thất), tỉnh lộ
421B (huyện Quốc Oai); dọc quốc lộ 6 như chợ Gốt xã Đông Sơn, chợ Đông
Phương Yên, xã Đông Phương Yên, trường học xã Trường Yên, xã Phục
Châu (huyện Chương Mỹ)… [37].
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
29
Kinh phí dành cho công tác bảo vệ môi trường khu vực ngoại thành hàng
năm đều tăng, tuy nhiên, mức chi này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường ở khu vực ngoại thành, nhiều chương trình, dự
án vẫn chưa bố trí đủ kinh phí để thực hiện như: Chương trình tuyên truyền,
nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác môi
trường; chương trình xử lý nước mặt sông hồ, lắp đặt các trạm quan trắc không
khí, nước mặt, đầu tư xử lý nước thải làng nghề.
* Thứ tư, nhà ở chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân khu vực đô
thị hóa
Nhu cầu nhà ở của dân cư khu vực đô thị hóa ngoại thành ngày càng
tăng nhanh, quỹ nhà ở của thành phố mặc dù đã tăng, những diện tích nhà ở
bình quân trên đầu người còn thấp (dưới 20m2
/người) [22]. Từ mất cân đối
cung cầu đã dẫn đến giá cả nhà, đất còn cao, chính quyền chưa có biện pháp
can thiệp hiệu quả. Người có thu nhập trung bình khó có đủ khả năng mua
được nhà ở riêng cho bản thân. Trong khi đó nhiều khu đô thị bỏ hoang, lãng
phí về tài nguyên và nguồn vốn. Dịch vụ thuê nhà chưa phát triển. Vấn đề nhà
ở cho những người lao động nhập cư từ các địa phương khác làm việc tại các
KCN, cụm công nghiệp… gặp nhiều khó khăn. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến các
vấn đề phát triển KT-XH bền vững của ngoại thành Hà Nội.
* Thứ năm, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều bất
cập; cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa theo kịp yêu cầu phát triển sản xuất
và đời sống
Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị của Hà Nội còn nhiều
bất cập, đây cũng là vấn đề chung của Việt Nam (Quỹ đất dành cho giao
thông chưa phù hợp mới đạt khoảng trên 30% mức hợp lý cho phát triển đô
thị; giao thông công cộng mới đáp ứng được 15% nhu cầu đi lại của người
dân...) [22]. Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của Hà Nội đã được xây dựng,
nhưng trong quá trình thực hiện còn mang tính hình thức. Chỉ tiêu quy hoạch
quan trọng trong quy hoạch tổng thể là quy mô dân số trong từng thời kỳ đã
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
30
không thực hiện được và do đó đã phá vỡ các chỉ tiêu khác. Hà Nội bị sự quá
tải về dân số đã dẫn đến sự quá tải trên tất cả các phương diện. Chưa có sự
lồng ghép các loại quy hoạch KT-XH trong quy hoạch đô thị. Các quy hoạch
ngành và lĩnh vực chưa có sự phối hợp chặt chẽ nhất là quy hoạch môi
trường. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng xây dựng xen kẽ các nhà ở của dân cư
vào khu vực nhà máy có gây ô nhiễm môi trường và ngược lại, là tình trạng
xây dựng nhà máy trong các khu dân cư đông đúc, thiếu các cơ sở hạ tầng và
dịch vụ xử lý chất thải, làm môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, khắc
phục các hậu quả là vấn đề rất khó khăn.
Trong quá trình đô thị hoá tốc độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị chậm
hơn so với tốc độ phát triển KT-XH đô thị và chưa đáp ứng yêu cầu về phát
triển sản xuất đời sống, bảo vệ môi trường, đặc biệt là tình trạng yếu kém và
lạc hậu của hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống giao
thông. Mặc dù hạ tầng kỹ thuật đô thị ở khu vực ngoại thành Hà Nội đã được
quan tâm đầu tư cải tạo và nâng cấp, nhưng nhìn chung chưa đạt được những
tiêu chuẩn của đô thị hiện đại.
Tốc độ đô thị hoá khu vực ngoại thành cao, đặc biệt là tăng trưởng kinh
tế và vấn đề tăng dân số, trong khi đó công tác quản lý mới chỉ tăng quy mô
số lượng cán bộ, chưa có sự thay đổi về chất, tất cả điều đó làm cho công tác
quản lý hoạt động kém hiệu quả. Các biện pháp quản lý còn mang nặng tính
tình thế, chưa đảm bảo tính đồng bộ. Đổi mới phương pháp quản lý đang là
một thách thức lớn đối với công tác quản khu vực đô thị hóa ngoại thành Hà
Nội. Nền kinh tế thị trường đã biều lộ rõ những mặt trái của nó đó là sự phát
triển không cân đối giữa các ngành, giữa các thành phần kinh tế, sự chạy theo
lợi nhuận của các doanh nghiệp đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng và lợi ích
chung của xã hội.
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
31
Thứ nhất là do trình độ phát triển kinh tế của ngoại thành Hà Nội còn
thấp so với các quận nội thành Hà Nội, do đó chính sách đô thị hóa trên địa
bàn ngoại thành Hà Nội trong thời gian đầu phải ưu tiên những mục tiêu kinh
tế mà ít quan tâm đến vấn đề xã hội, môi trường.
Thứ hai, đô thị hóa ngoại thành Hà Nội diễn ra trong bối cảnh phải đáp
ứng yêu cầu tạo nhiều việc làm, giảm đói nghèo cho một bộ phận lớn là dân cư
nông thôn tại địa phương và một bộ phận dân nhập cư, do đó các mục tiêu bảo
vệ môi trường có lúc, có nơi còn chưa được quan tâm đúng mức.
Thứ ba, nhân lực của khu vực ngoại thành Hà Nội tuy có số lượng đông
nhưng tỷ lệ chưa được đào tạo còn cao, ý thức kỷ luật còn nhiều hạn chế,
thiếu lao động có tay nghề, nhất là đối với các ngành công nghệ cao, hiện đại;
Bên cạnh đó, trình độ công nghệ trong các cơ sở sản xuất khu vực ngoại thành
Hà Nội còn lạc hậu.
Thứ tư, nguồn vốn của Thủ đô Hà Nội còn chế, trong khi tốc độ tăng dân
số lại quá nhanh. Điều này đã gây sức ép lớn đến việc đáp ứng của hệ thống kết
cấu hạ tầng giao thông cũng như hệ thống hạ tầng xã hội của khu vực ngoại
thành Hà Nội. Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng
xã hội (nhà trẻ, nhà mẫu giáo, trường học, nhà văn hoá, trạm y tế...) không đáp
ứng yêu cầu phục vụ của cộng đồng dân cư sống trong các khu đô thị mới.
Nguyên nhân chủ yếu là các doanh nghiệp ít mặn mà trong việc đầu tư vào khu
vực này vì ít mang lại lợi nhuận cho họ.
* Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương khu vực
ngoại thành Hà Nội chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu phát triển bền vững
trong hoạch định và thực thi các chính sách đô thị hóa. Còn chạy theo lợi ích
ngắn hạn, cục bộ, tư duy theo nhiệm kỳ, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan
có trách nhiệm cùng với tình trạng cát cứ theo địa giới hành chính của từng địa
phương. Việc tuân thủ quy hoạch tổng thể, dài hạn trong phát triển KT-XH nói
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
32
chung và đô thị hóa nói riêng còn chưa thực sự được quan tâm chú trọng. Đây
là nguyên nhân cơ bản của tình trạng kém bền vững trong quá trình đô thị hóa
ngoại thành Hà Nội những năm qua.
Thứ hai, còn thiếu sự phối hợp giữa các ngành, các huyện ngoại thành
Hà Nội trong công tác quy hoạch phát triển đô thị và phát triển các ngành
kinh tế. Quy hoạch đô thị chủ yếu chú ý đến mặt lượng trong phát triển theo
từng địa phương, chưa chú ý đúng mức về mặt chất lượng. Chưa quan tâm
giải quyết đúng mức mối quan hệ giữa đô thị hóa với việc xử lý các vấn đề
môi trường, xã hội, chuẩn bị nguồn nhân lực, phát triển hệ thống giao thông
và mạng lưới dịch vụ. Công tác lồng ghép các nội dung quy hoạch và bảo vệ
môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch chung đô thị còn yếu vì chưa có
các văn bản pháp quy để thực hiện yêu cầu này.
Thứ ba, năng lực thực thi các quy định về môi trường và đảm bảo các
điều kiện xã hội cho người dân ngoại thành còn nhiều hạn chế. Một số địa
phương thường chỉ quan tâm và tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế,
đô thị mà thiếu quan tâm đến vấn đề xã hội và môi trường. Bên cạnh đó,
nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp ở ngoại thành Hà Nội vì khả năng
tài chính hạn chế đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi
trường, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động, các chính sách
đãi ngộ và bảo hộ lao động...
Thứ tư, công tác quản lý đô thị còn một khoảng cách khá xa so với yêu
cầu phát triển của quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị. Mặt khác, tính
chuyên nghiệp trong công tác quản lý đô thị ở khu vực ngoại thành hầu như
chưa được quan tâm đúng mức, nhất là việc đào tạo cán bộ quản lý đô thị
chưa được thực hiện bài bản, hệ thống.
*
* *
Quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội trong những năm qua đã đạt
được nhiều thành tựu nổi bật đó là: Kinh tế khu vực ngoại thành Hà Nội đã có
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
33
bước phát triển vượt bậc trong quá trình đô thị hóa theo hướng bền vững; đã
bước đầu góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội trên địa bàn; cơ sở hạ tầng
y tế cơ bản được hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe và
khám chữa bệnh cho người dân ở khu vực ngoại thành; cơ sở hạ tầng giáo dục
đã có bước phát triển tích cực và toàn diện đáp ứng tốt yêu cầu học tập của
con em trong vùng; cơ sở hạ tầng dịch vụ văn hóa, giải trí dành cho cộng
đồng phát triển phong phú đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu đời sống tinh thần của
nhân dân; kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực ngoại thành Hà Nội không ngừng
được nâng cấp, phát triển theo hướng hiện đại; công tác quy hoạch và quản lý
xây dựng đô thị đã được tập trung đẩy mạnh đồng bộ, tạo được sự chuyển
biến cả về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình đô thị hóa
ngoại thành Hà Nội cũng đã bộc lộ một số hạn chế chế như: Kinh tế khu vực
ngoại thành Hà Nội phát triển chưa tương xứng với tầm vóc của Thủ đô; đô
thị hóa đẩy nhanh sự phân hóa giàu nghèo và nảy sinh các vấn đề công bằng
xã hội; dân số tăng nhanh gây áp lực lớn cho vấn đề việc làm; bảo vệ môi
trường đô thị khu vực ngoại thành Hà Nội chưa đáp ứng được yêu cầu thực
tiễn; phát triển nhà ở khu vực đô thị hóa ngoại thành chưa đáp ứng được nhu
cầu của người dân; công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều bất
cập; cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa theo kịp yêu cầu phát triển sản xuất và
đời sống; phương pháp quản lý chưa theo kịp quá trình phát triển đô thị.
Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đây chính là
những nguy cơ phát triển thiếu bền vững cho Hà Nội nói chung và khu vực
ngoại thành Hà Nội nói riêng. Để quá trình này đạt hiệu quả thiết thực thì Hà
Nội cần phải thực hiện hệ thống quan điểm và giải pháp đồng bộ, phù hợp.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
34
Chương 3
QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA NGOẠI THÀNH HÀ NỘI THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Những quan điểm cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình đô thị hóa
ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững trong thời gian tới
3.1.1. Coi trọng các nội dung phát triển bền vững trong quá trình đô
thị hóa ngoại thành Hà Nội
Sự phát triển bền vững trong quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội là
sự bảo đảm cho phát triển kinh tế ổn định có hiệu quả ngày càng cao, gắn với
bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng môi trường sống cũng như yêu cầu
về ổn định xã hội, an ninh quốc phòng…Như vậy, phát triển bền vững trong
quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội là phát triển kinh tế hiệu quả, phát
triển xã hội hài hòa, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, khai thác
hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất
lượng môi trường.
Phải thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực ngoại thành Hà Nội một
cách đồng bộ, vì mục tiêu phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân và nông
thôn. Nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển đô thị, từng bước hình thành
mạng lưới đô thị phù hợp theo quan điểm đồng bộ, hệ thống. Ưu tiên phát triển
kết cấu hạ tầng ở những nơi kinh tế còn nhiều khó khăn. Quy hoạch sản xuất
nông nghiệp một cách toàn diện, theo hướng hiện đại gắn với nhu cầu thị trường
và phù hợp với lợi thế của từng khu vực. Quy hoạch sử dụng tiết kiệm, có hiệu
quả đất nông nghiệp, nhất là đất canh tác. Gắn kết quy hoạch sản xuất nông
nghiệp với quy hoạch phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn ngoại thành
Hà Nội. Tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp,
tạo thêm nhiều việc làm mới, giải quyết nhu cầu lao động tại chỗ và nâng cao thu
nhập của người dân, tạo điều kiện cho họ yên tâm phát triển sản xuất. Khớp nối
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
35
kết cấu hạ tầng các KCN, dịch vụ, các KĐT mới với kết cấu hạ tầng khu vực
ngoại thành Hà Nội theo một quy hoạch phát triển toàn diện, tổng thể. Triển khai
mạnh xây dựng nông thôn mới, hình thành các khu dân cư đô thị hóa với kết cấu
hạ tầng KT-XH đồng bộ như: Thủy lợi, đường giao thông, điện, nước sạch,
trường học, cơ sở y tế, bưu điện, nhà văn hóa, trung tâm thể dục thể thao,
trung tâm mua sắm… Quan tâm quy hoạch môi trường, hình thành hệ thống
thu gom, xử lý rác, nước thải, phế thải; hạn chế tiến tới khắc phục tình trạng ô
nhiễm đất, nguồn nước, không khí. Bảo vệ, nuôi dưỡng hệ sinh thái và giữ gìn
tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên. Tăng cường khả năng phòng chống thiên
tai dịch bệnh. Phải quản lý chặt chẽ những tác động về môi trường của từng
doanh nghiệp và toàn bộ khu công nghiệp đối với nguồn nước cũng như
không khí ở các khu vực liên quan. Kiên quyết xử lý việc sử dụng quỹ đất
lãng phí, đặc biệt là đất canh tác và tình tình trạng san lấp, lấn chiếm ao hồ,
các công thình thủy lợi… cùng với sự yếu kém trong xử lý nước thải, rác thải,
bụi khói, tiếng ồn…
Quá trình đô thị hóa phải gắn với phát huy vai trò của hệ thống chính trị
cơ sở và cộng đồng làng xã, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ
chức Đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện ở khu vực ngoại thành Hà
Nội trong quá trình đô thị hóa. Củng cố nâng cao hiệu quả quản lý điều hành
các hoạt động KT-XH, trật tự của chính quyền cơ sở, đồng thời nâng cao năng
lực giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng, hợp pháp của người dân. Phát
huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã hội ở khu vực
ngoại thành Hà Nội, làm cầu nối vững chắc giữa Đảng với người dân, thực sự
là trung tâm đoàn kết cộng đồng làng xã. Triển khai đồng thời, lồng ghép các
phong trào thi đua yêu nước với những nội dung thiết thực như: “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”… giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp
của văn hóa dân tộc.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
36
3.1.2. Kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với giải quyết các vấn đề xã
hội nảy sinh trong quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội
Phát triển KT-XH khu vực ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là đẩy mạnh
công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tạo điều kiện cần thiết cho
việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh là vấn đề có ý nghĩa quan trọng.
Trong thời gian tới, tốc độ phát triển các KCN và xây dựng kết cấu hạ tầng,
KĐT mới ở ngoại thành Hà Nội sẽ tiếp tục tăng. Do vậy, ngay từ khi quy
hoạch các KCN, KĐT mới phải có giải pháp đầu tư tạo việc làm, đào tạo
nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi môi trường, phát triển đời
sống văn hóa tinh thần cho người lao động.
Phát triển KT-XH theo hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ
yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý theo chiều sâu, vừa mở
rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững.
Trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với khu vực
ngoại thành Hà Nội, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, áp dụng
các hình thức thu hút đầu tư đa dạng, hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế hướng vào phát triển các ngành
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công nghệ cao và các giải pháp đổi mới
công nghệ, chế tạo sản phẩm mới. Phát triển đa dạng các ngành nghề tạo
nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình đô thị hóa trực tiếp góp
phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng giá trị nông sản
và tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP.
Đối với nông nghiệp cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng phát triển các
cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng hiệu quả cao hơn. Phát triển các
khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm dịch vụ, các đô thị mới phải
nâng được giá trị của đất đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng
giá trị sức lao động, tạo môi trường ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ.
Đồng thời quá trình đô thị hóa phải tạo ra nhiều cơ hội và kích thích mọi
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
37
người năng động sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phương thức,
hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh vươn lên làm giàu chính đáng. Kinh tế
phát triển, đời sống của người lao động từng bước được nâng lên, đây chính là
điều kiện căn bản để giải quyết kịp thời và đúng đắn các vấn đề xã hội bức
xúc nảy sinh (như tình trạng thiếu hoặc mất việc làm của nông dân, tệ nạn xã
hội phát sinh, tình hình an ninh chính trị mất ổn định, ô nhiễm môi trường,
nguồn nước…), thực hiện phát triển một cách bền vững ở khu vực ngoại
thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa.
3.1.3. Chú trọng vấn đề tiến bộ và công bằng trong quá trình đô thị
hóa ngoại thành Hà Nội
Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính
sách phát triển KT-XH là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong
đường lối phát triển của đất nước. Quan điểm này phải được quán triệt sâu sắc
trong quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội. Trong đó chú trọng bảo đảm hài
hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động. Việc thu hút đầu tư
để tiến hành đô thị hóa ở ngoại thành Hà Nội phải khuyến khích được các
doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đồng thời bảo đảm được quyền
lợi và nghĩa vụ, cống hiến, hưởng thụ của người lao động và chủ sử dụng lao
động gắn bó chặt chẽ với nhau. Chống mọi biểu hiện xâm phạm quyền lợi, lợi
ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.
Tập trung bảo đảm đời sống và việc làm cho người lao động, thực hiện
tốt chủ trương xóa đói xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là những vùng khó khăn,
những nơi có nhiều nhạy cảm về chính trị xã hội. Giải quyết tốt mối quan hệ
giữa các chương trình phát triển kinh tế gắn các vấn đề xã hội. Mọi chủ
trương giải pháp phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng trên địa bàn đều phải
tính đến yếu tố phát triển bền vững và bảo đảm tốt nhất lợi ích của người dân.
Thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết, đây là một nội dung quan trọng để giải
quyết mối hệ giữa các giai tầng trong xã hội, vừa thực hiện các vấn đề bình
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
38
đẳng, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển, đồng thời góp phần ổn định
chính trị xã hội để giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị
hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng PTBV.
Giải quyết mối quan hệ đất đai và nâng cao đời sống của nhân dân khu
vực ngoại thành Hà Nội. Thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện quá trình đô
thị hóa phải được tiến hành một cách thận trọng và khoa học. Trong quá trình
đô thị hóa thu hồi đất là một tất yếu, là quy luật từ sản xuất nhỏ lên sản xuất
lớn, từ nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lạc hậu lên nền sản xuất công nghiệp
hiện đại. Do vậy, quá trình xây dựng đường xá, cầu cống, các khu kinh tế, khu
công nghiệp, khu dân cư phải được hoạch định theo hướng tập trung; đòi hỏi
các địa phương khu vực ngoại thành Hà Nội phải quy hoạch lại đất đai,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cho phù hợp với nền kinh tế công
nghiệp. Trên tế cho thấy, công tác thu hồi đất để phát triển công nghiệp hóa,
đô thị hóa phải thực hiện tốt chính sách bồi thường cho những đối tượng bị
thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, tái định cư là một nội dung quan trọng, là
yếu tố quyết định môi trường đầu tư, thu các nguồn vốn, các dự án đầu tư
nhằm thúc đẩy KT-XH phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân. Do vậy,
để quá trình đô thị hóa diễn ra một cách thuận lợi thì công tác quy hoạch các
KCN, KCX phải tính toán đầy đủ các yếu tố liên quan đến tạo việc làm cho
những người lao động nằm trong diện phải thu hồi đất, đền bù và giải quyết
một cách thỏa đáng những lợi ích, quyền lợi chính đáng của người dân được
hưởng. Tránh để xảy tránh để xảy ra những điểm nóng phát sinh, những cuộc
khiếu kiện đông người kéo dài và nảy sinh các vấn đề xã hội gây bức xúc.
3.1.4. Bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của
chính quyền Thành phố trong quá trình đô thị hóa ở ngoại thành Hà Nội
Để giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh về KT-XH trong quá trình đô thị
hóa thì việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao năng lực
quản lý của chính quyền, các cơ quan chức năng ở địa phương khu vực ngoại
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
39
thành Hà Nội cần phải được chú trọng. Đồng thời phải huy động được trách
nhiệm của toàn xã hội, sự tham gia đông đảo của người dân, của doanh nghiệp,
của các thành phần kinh tế vào việc giải quyết các vấn đề KT-XH nảy sinh
trong quá trình đô thị hóa.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong quá trình đô thị hóa ở
ngoại thành Hà Nội trước hết là phải làm tốt công tác xây dựng Đảng vững mạnh
về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Bảo đảm cho các cấp ủy Đảng có đủ năng lực
phát huy được vai trò của mình trong việc đề ra các chủ trương chính sách để giải
quyết tốt các vấn đề KT-XH nảy sinh một cách đúng đắn và hiệu quả.
Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp, các cơ
quan đoàn thể về giải quyết các vấn đề KT-XH nảy sinh đó là phải thể chế
hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đô thị hóa
nông nghiệp, nông thôn. Giải quyết hài hòa vấn đề nông nghiệp, nông thôn và
nông dân. Xây dựng nông thôn mới gắn với các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và
phát triển đô thị theo quy hoạch và phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, thông tin để
nâng cao tính khả thi trong việc kết hợp đúng đắn giữa phát triển kinh tế với
giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh như: Giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập cho người dân bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa.
Huy động toàn xã hội tham gia giải quyết các vấn đề KT-XH trong quá
trình đô thị hóa. Đây chính là phát huy sức mạnh tổng hợp để giải quyết các
vấn đề xã hội nảy sinh. Hầu hết các vấn đề có liên quan đến sản xuất, đời
sống của người dân và các vấn đề xã hội phải được toàn dân chăm lo giải
quyết thì mới có hiệu quả cao.
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình đô thị hóa
ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững trong thời gian tới

More Related Content

Similar to Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững.doc

Similar to Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững.doc (20)

Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà NộiLuận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAYGiải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
 
Luận Văn Quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Thành phố Đà Nẵng hi...
Luận Văn Quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Thành phố Đà Nẵng hi...Luận Văn Quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Thành phố Đà Nẵng hi...
Luận Văn Quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Thành phố Đà Nẵng hi...
 
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfĐảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
 
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đLuận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
 
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà NộiGiải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà ĐôngLuận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
 
Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku, ...
Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku, ...Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku, ...
Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Pleiku, ...
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
 
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAYLuận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
 
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiĐề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
 
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010
 
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đấtLuận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
 
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
 
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
 
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
 
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAYĐề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
 
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 

Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 B BỘ Ộ Q QU UỐ ỐC C P PH HÒ ÒN NG G H HỌ ỌC C V VI IỆ ỆN N C CH HÍ ÍN NH H T TR RỊ Ị       M MA AI I T TH HỊ Ị K KI IM M H HỒ ỒN NG G Đ ĐÔ Ô T TH HỊ Ị H HÓ ÓA A N NG GO OẠ ẠI I T TH HÀ ÀN NH H H HÀ À N NỘ ỘI I T TH HE EO O H HƯ ƯỚ ỚN NG G P PH HÁ ÁT T T TR RI IỂ ỂN N B BỀ ỀN N V VỮ ỮN NG G L LU UẬ ẬN N V VĂ ĂN N T TH HẠ ẠC C S SĨ Ĩ K KI IN NH H T TẾ Ế C CH HÍ ÍN NH H T TR RỊ Ị H HÀ À N NỘ ỘI I
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 B BỘ Ộ Q QU UỐ ỐC C P PH HÒ ÒN NG G H HỌ ỌC C V VI IỆ ỆN N C CH HÍ ÍN NH H T TR RỊ Ị       M MA AI I T TH HỊ Ị K KI IM M H HỒ ỒN NG G Đ ĐÔ Ô T TH HỊ Ị H HÓ ÓA A N NG GO OẠ ẠI I T TH HÀ ÀN NH H H HÀ À N NỘ ỘI I T TH HE EO O H HƯ ƯỚ ỚN NG G P PH HÁ ÁT T T TR RI IỂ ỂN N B BỀ ỀN N V VỮ ỮN NG G C CH HU UY YÊ ÊN N N NG GÀ ÀN NH H: : K KI IN NH H T TẾ Ế C CH HÍ ÍN NH H T TR RỊ Ị M MÃ Ã S SỐ Ố: : 6 60 0 3 31 1 0 01 1 0 02 2 N NG GƯ ƯỜ ỜI I H HƯ ƯỚ ỚN NG G D DẪ ẪN N K KH HO OA A H HỌ ỌC C: : T TS S P PH HẠ ẠM M V VĂ ĂN N S SƠ ƠN N H HÀ À N NỘ ỘI I
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ ĐÔ THỊ HOÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 10 1.1. Đô thị hóa và đô thị hóa theo hướng phát triển bền vững 10 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đô thị hóa theo hướng phát triển bền vững 23 1.3. Kinh nghiệm đô thị hóa theo hướng phát triển bền vững của một số nước trên thế giới và bài học rút ra cho Hà Nội 26 Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HOÁ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 36 2.1 Tổng quan về đô thị hóa ngoại thành Hà Nội 36 2.2 Những thành tựu đạt được trong quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững 39 2.3 Một số hạn chế trong quá trình đô thị hoá ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững 49 Chương 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA NGOẠI THÀNH HÀ NỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THỜI GIAN TỚI 58 3.1. Những quan điểm cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững trong thời gian tới 58 3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững trong thời gian tới 63 KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 101
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Cơ sở hạ tầng CSHT Khu đô thị KĐT Khu chế xuất KCX Khu công nghiệp KCN Kinh tế - xã hội KT - XH Khoa học và Công nghệ KH&CN Lực lượng sản xuất LLSX Quan hệ sản xuất QHSX Tài nguyên thiên nhiên TNTN Phát triển bền vững PTBV Ủy ban nhân dân UBND
  • 5. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đô thị hóa là xu thế tất yếu đối với các quốc gia chậm phát triển khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đô thị hóa có tác động tích cực, sâu sắc tới mọi mặt đời sống KT-XH của mỗi quốc gia nói chung, tới khu vực nông thôn mỗi quốc gia nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: Việc làm cho nông dân mất đất sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng, an ninh xã hội, các vấn đề về môi trường… Do vậy, nếu không có một chiến lược giải pháp cụ thể, các quốc gia trong quá trình phát triển sẽ gặp phải nhiều vấn đề vướng mắc và lúng túng trong quá trình giải quyết, đôi khi làm nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp từ quá trình đô thị hóa. Thành phố Hà Nội trong những năm qua có tốc độ đô thị hóa nhanh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP. Quá trình đô thị hóa đã có tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là cư dân nông thôn, góp phần tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh cho Hà Nội; tài nguyên thiên nhiên của Thành phố từng bước đưa vào khai thác và sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa ở ngoại thành Hà Nội còn thiếu tính bền vững như: Chưa tạo điều kiện cho sự phát triển thành phố theo xu hướng văn minh, hiện đại và bền vững; phát triển nguồn nhân lực không theo kịp được với quá trình đô thị hóa; cơ sở hạ tầng đô thị chưa đảm bảo các tiêu chuẩn phát triển đô thị hiện đại; giải quyết công ăn việc làm cho người dân bị thu hồi đất còn khó khăn; ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội diễn ra phức tạp... Như vậy, vấn đề đô thị hóa ở ngoại thành Hà Nội đã tác động không nhỏ tới mọi mặt KT-XH, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho các cấp, các ngành, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đảm
  • 6. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6 bảo quá trình đô thị hóa ở ngoại thành Hà Nội phát triển theo hướng bền vững. Với lý do đó, vấn đề “Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững” được tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu vấn đề đô thị hoá theo hướng PTBV ở các mức độ và góc độ tiếp cận khác nhau, dưới các hình thức như: Đề tài khoa học các cấp, sách tham khảo và chuyên khảo, các đề tài luận văn, luận án, các bài báo được đăng tải trên các báo và tạp chí… Trong đó đáng chú ý một số công trình tiêu biểu sau: * Các công trình luận văn, luận án Luận án tiến sỹ kinh tế “Vận dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hoá nhằm góp phần xây dựng các quan điểm phát triển đô thị ở Việt Nam đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ”, tác giả Nguyễn Hữu Đoàn [12]. Luận án đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về đô thị hoá trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó đề xuất hệ thống tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá mức độ đô thị hoá là cơ sở để đánh giá và so sánh mức độ đô thị hoá của các đô thị. Trên cơ sở vận dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hóa bằng định lượng và định tính, luận án đã chứng minh tính khả thi của việc vận dụng phương pháp bằng việc áp dụng đánh giá mức độ đô thị hóa cho Hà Nội và làm rõ một số vấn đề chủ yếu về lý luận đô thị hoá và phát triển đô thị trong quá trình phát triển KT-XH. Từ những phân tích trên, luận án đã đề xuất một số quan điểm phát triển đô thị nhằm góp phần đẩy mạnh quá trình đô thị hoá ở Việt Nam và Hà Nội. Luận án tiến sỹ cấp Viện “Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”, tác giả Trần Thị Ngân Hà [15]. Luận án đã đánh giá quá trình đô thị hóa ở Thành phố Vinh trong thời gian qua. Theo tác giả luận án, quá trình đô thị hóa ở Thành phố Vinh đã làm biến đổi môi trường tự nhiên, tuy mức độ chưa lớn nhưng đã tạo ra sức ép đối với sự phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường tại địa phương;
  • 7. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 7 luận án cũng đánh giá những tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố Vinh là căn cứ khoa học để đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên, phát triển đô thị theo hướng bền vững. Luận văn thạc sỹ kinh tế “Giảm nghèo tại các huyện ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa”, tác giả Nguyễn Công Bằng [4]. Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về giảm nghèo trong quá trình đô thị hóa; đánh giá khách quan thực trạng đói nghèo tại các huyện ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa trên các phương diện: Kết quả, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu thực hiện xoá đói giảm nghèo ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới. Luận văn thạc sỹ địa lý “Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới biến đổi kinh tế - xã hội của thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh”, tác giả Nguyễn Thị Huyền Minh [24]. Luận văn đã nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới biến đổi KT-XH thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, chỉ ra những ảnh hưởng tích cực cũng như ảnh hưởng tiêu cực ở địa phương này. Từ đó luận văn đã đề xuất những giải pháp phát triển bền vững KT-XH của địa phương dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp “Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế- xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”, tác giả Ngô Thị Mỹ [26]. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu những tác động tích cực cũng như hạn chế của đô thị hóa đối với các hộ nông dân mất đất nói riêng và tình hình KT-XH của huyện Phổ Yên nói chung. Từ việc nghiên cứu thực trạng của đô thị hóa, luận văn chỉ ra những ảnh hưởng của nó đến phát triển KT-XH của huyện Phổ Yên; trên cơ sở đó luận văn đã đề ra những định hướng và giải pháp phù hợp thúc đẩy KT-XH của huyện tiếp tục phát triển. * Sách, báo cáo hội thảo và đề tài nghiên cứu các cấp Sách “Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới 1979 - 1989 và 1989 - 1999” của tác giả Lê Thanh Sang, Viện khoa học Nông thôn Việt Nam - Bộ thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam chủ biên, Nxb
  • 8. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 8 Khoa học xã hội, Hà Nội, ấn hành năm 2008. Cuốn sách đã phác họa bức tranh đô thị hóa và cấu trúc đô thị hóa ở Việt Nam giai đoạn 1979 - 1999 từ đó, đề xuất các biện pháp tiến hành cấu trúc lại đô thị ở Việt Nam. Sách “Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Trần Ngọc Hiên và Trần Văn Chử đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1998. Cuốn sách đã trình bày khái quát về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam kể từ năm 1975 cùng các chính sách về đô thị hóa của Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Theo các tác giả, quá trình đô thị hóa của Việt Nam từ sau năm 1974 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng bộ mặt đô thị trên cả nước. Đồng thời để cập quá trình đô thị hóa còn không ít những hạn chế xuất phát từ nguyên nhân chủ quan - các chính sách đô thị hóa của các cấp quản lý. Trên cơ sở đó có những kiến nghị chính sách để đảm bảo quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đạt được nhiều thành tựu nhất. Sách “Đô thị học- Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Minh Hòa, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2012. Đây là một tuyển tập 93 bài viết trong số hàng trăm bài công bố trên các tạp chí, sách chuyên khảo trong và ngoài nước của tác giả khi nghiên cứu về đô thị hóa trong 20 năm liên tục (1990-2012). Cuốn sách được tác giả trình bày theo các nội dung: Nhận thức chung về đô thị; văn hóa và xã hội đô thị; tổ chức không gian sống đô thị; phát triển đô thị trong bối cảnh ở Việt Nam; phát triển đô thị từ kinh nghiệm quốc tế. Cuốn sách cung cấp những kiến thức về nguyên lý và quy luật chung của phát triển đô thị, về quy hoạch - kiến trúc, giao thông, môi trường; đặc biệt là những cách tiếp cận mới về đô thị dưới nhãn quan của đô thị học. Cuốn sách “Phát triển bền vững đô thị: những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới” của tác giả Đào Hoàng Tuấn, Nxb Khoa học xã hội, năm 2008. Cuốn sách đã khái quát kinh nghiệm phát triển đô thị của nhiều nước trên thế giới từ đó đề xuất hệ thống tiêu chí đối với đô thị ở Việt Nam hiện nay.
  • 9. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 9 Thông tin chuyên đề “Những tác động về văn hóa và xã hội của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam và Australia” do Khoa Văn hóa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Trung tâm nghiên cứu đô thị và xã hội Trường đại học Công nghệ Swiburme Australia phối hợp nghiên cứu, năm 1997. Bản Thông tin đã phân tích những tác động về văn hóa và xã hội của quá trình đô thị hóa ở hai quốc gia Việt Nam và Australia, từ đó, xác định những điểm tương đồng và không tương đồng trong quá trình đô thị hóa giữa hai nước và đề xuất những bài học kinh nghiệm cho quá trình đô thị hóa ở Việt Nam. Bài tham luận của Ngô Thắng Lợi tại Hội thảo “Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình” và “Đô thị hóa ở Hà Nội nhìn từ góc độ phát triển bền vững”, năm 2010, đã khẳng định những khía cạnh bền vững trong đô thị hóa Hà Nội bao gồm: Đô thị hóa đã gắn được với tăng trưởng kinh tế và nâng cao mật độ kinh tế; đô thị hóa gắn với quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; đô thị hóa với gắn liền với việc mở rộng quy mô Thủ đô, tạo không gian thuận lợi bảo đảm tính bền vững của quá trình đô thị hóa; đô thị hóa gắn với mở rộng phạm vi lan tỏa qua việc hình thành và phát triển vùng thủ đô với tư cách là “bệ đỡ” cho phát triển Hà Nội. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra tính chất thiếu bền vững trong đô thị hóa Hà Nội gồm: Quá trình đô thị hóa đã không tạo điều kiện cho sự phát triển thành phố theo xu hướng hiện đại và bền vững trong tương lai; phát triển nguồn nhân lực không theo kịp được với quá trình đô thị hóa; cơ sở hạ tầng đô thị chưa đảm bảo các tiêu chuẩn phát triển đô thị hiện đại; ô nhiễm môi trường đô thị Hà Nội trở thành “điểm nóng” cản trở sự phát triển… Bên cạnh những công trình tiêu biểu nêu trên, chủ đề đô thị hóa còn thu hút được không ít các bài báo, sách và đề tài nghiên cứu khoa học khác, có thể kể đến là: “Đô thị Việt Nam”, Nxb Xây dựng, năm 1995 của Đàm Trung Phương; “Quản lí đô thị”, Nxb Xây dựng, năm 2001 của Nguyễn Ngọc Châu; “Quản lí đô thị”, Nxb Xây dựng năm 2005 của Phạm Trọng Mạnh; “Kinh tế đô thị và vùng”, Nxb Xây dựng năm 2006 của Trần Văn Tấn; “Phân tích dưới
  • 10. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 10 góc độ địa lí kinh tế - xã hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” của Đỗ Thị Minh Đức; “Nghiên cứu đo đạc một số chỉ tiêu chất lượng cuộc sống năm 2002 của Thành phố Hồ Chí Minh” của Hồ Thiệu Hùng; “Cộng đồng dân cư ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa” của Văn Thị Ngọc Lan… Những công trình khoa học, bài viết trên của các tác giả đã đề cập đến quá trình đô thị hoá trên nhiều phương diện, mục đích khác nhau như: Phát triển đô thị lấy kinh tế làm trọng tâm; phát triển đô thị lấy con người làm trọng tâm; lý thuyết đô thị hóa tiếp cận dưới góc độ dân số học. Tổng quan về quá trình đô thị hóa, các xu hướng, hình thái đô thị hóa và sự biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa… cùng những chính sách, kinh nghiệm của các địa phương trong và ngoài nước về đô thị hóa. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng PTBV. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu Luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn về đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng PTBV, trên cơ sở đó luận văn đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng PTBV trong thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải quan niệm, đặc điểm, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến đô thị hóa theo hướng PTBV. - Đánh giá thực trạng đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng PTBV. - Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng PTBV trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: Đô thị hóa theo hướng phát triển bền vững. * Phạm vi nghiên cứu: Ngoại thành Hà Nội.
  • 11. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 11 Tư liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài được thực hiện chủ yếu từ năm 2008 đến nay. Đó là thời điểm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính gần đây nhất. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Cơ sở lý luận nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và các nghị quyết của thành phố Hà Nội về đô thị hóa, đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin (trừu tượng hóa khoa học) và các phương pháp: Kết hợp logic và lịch sử, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của đề tài - Góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về đô thị hóa theo hướng PTBV. Qua đó cung cấp cứ liệu khoa học để Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội có thể tham khảo trong nghiên cứu xác định chủ trương, chính sách nhằm hướng tới sự PTBV trong quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội. - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo nghiên cứu, giảng dạy và học tập bộ môn kinh tế chính trị ở các trường đại học, cao đẳng. 7. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm phần mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 12. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 12 Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HOÁ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.1. Tổng quan về đô thị hóa ngoại thành Hà Nội Ngoại thành Hà Nội hiện nay gồm 17 huyện và 01 thị xã, chiếm 87,38% diện tích tự nhiên Hà Nội (2.922,68 km2 /3.344,7 km2 ), 54,54% dân số Hà Nội (3.518.880 người/6.451.909 người) [5]. Những năm trước thời kỳ đổi mới (1986), do nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu bị kéo dài, nặng tính bao cấp cùng với chiến tranh nên tốc độ đô thị hóa diễn ra chậm. Không gian đô thị Hà Nội luôn có sự đan xen và phát triển giữa đô thị và nông thôn. Do vậy, đặc điểm và lối sống của người Hà Nội là thích ở gần nơi làm việc, các khu công nghiệp thường ở gần nhà dân, nhà dân thường ở mặt đường. Đồng thời tạo ra tính bảo thủ trong nhận thức của người dân, giữa đô thị- nông thôn không phân biệt rõ ràng, lối sống nông thôn còn ngập tràn trong đô thị. Tốc độ đô thị hóa diễn ra chậm ở nội thành, hàng chục năm trôi qua mà đô thị không mấy thay đổi. Cùng với tốc độ đô thị hóa của cả nước, quá trình đô thị hóa ở Hà Nội diện ra nhanh và mạnh từ những năm 1990 nhờ những chuyển biến trong thời kỳ đổi mới, đô thị hóa gắn liền với công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Cơ chế kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với sự đổi mới về quan hệ quốc tế mở rộng đa phương. Tính năng động của các chủ thể cá nhân và tổ chức được đề cao. Sự biến đổi này kéo theo sự tăng tốc phát triển KT-XH và đô thị hóa của Hà Nội. Đô thị hóa nối liền thành thị với vùng nông thôn bao quanh, đầu tiên là dọc theo các quốc lộ 1A, 5, 11, 3, 2, 6 (với các thị trấn Đông Anh, Yên Viên, Cầu Giấy, Văn Điển…). Đó là một quá trình thực sự mang tính tích cực - kết quả của nó là sự lan truyền của “lối sống thành thị”. Một trong những đặc trưng của Hà Nội trong quá trình đô thị hóa là sự mở rộng có sự tồn tại đan
  • 13. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 13 xen của các làng xã đô thị hóa, có hàng chục các làng xã đô thị hóa nằm rải rác, xen kẽ trong đô thị không những ảnh hưởng tới hình thái phát triển, mở rộng đô thị mà còn chứa đựng tất cả các vấn đề tiêu biểu nhất trong quá trình đô thị hóa của thành phố Hà Nội hiện nay. Từ cuối thập nên 1990, sự phát triển về kinh tế dẫn đến các khu vực ngoại thành Hà Nội nhanh chóng được đô thị hóa. Những cao ốc mọc lên ở khu vực nội đô và các trung tâm công nghiệp cũng được xây dựng ở những huyện ngoại thành. Sự phát triển cũng kéo theo những hệ lụy. Do không được quy hoạch tốt, giao thông thành phố thường xuyên tắc nghẽn; nhiều khu phố chịu tình trạng ngập úng mỗi khi mưa lớn; mật độ dân số quá cao khiến dân cư nội thành phải sống trong tình trạng chật hẹp, thiếu tiện nghi. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn đô thị hóa mạnh của Thủ đô với nhiều dự án xây dựng mới, nhà chung cư mọc lên nhanh chóng, bình quân mỗi năm Hà Nội xây dựng mới thêm khoảng trên 500.000 m2 nhà ở. Bên cạch đó, từ năm 1991, thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng, nhận thức được vai trò quan trọng của KCN đối với việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội đã sớm xây dựng các KCN theo mô hình mới và đã thu được những kết quả nhất định. Sự hình thành các KCN ở Hà Nội không chỉ thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài; tiếp cận công nghệ, phương thức quản lý tiên tiến; chuyển dịch cấu kinh tế, tạo việc làm và phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tê; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng tỷ trọng GDP trong công nghiệp… Từ năm 2000 trở lại đây, thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển Thủ đô đến năm 2020, Chính phủ và thành phố Hà Nội rất quan tâm đến quy hoạch cải tạo, xây dựng Thủ đô và đã thu được nhiều chuyển biến đáng kể. Các dự án khu đô thị mới ở khu vực ngoại thành được hình thành và phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt ở Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm. Các khu đô
  • 14. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 14 thị mới được xây dựng với tỷ lệ nhà thấp tầng là 40%, còn nhà ở cao tầng là 60%. Có 5 dự án có diện tích từ 50 - 400 ha, 12 dự án có diện tích trên 20 ha. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện một số nhà ở cao tầng được xem là hiện đại. Trong 10 năm gần đây, nhà ở cao tầng được xây dựng ồ ạt, nhiều tầng hơn, tạo ra một bộ mặt đô thị khang trang hơn, hình thành lối sống đô thị phong phú, đa dạng và có cá tính hơn tại khu vực ngoại thành Hà Nội. Các khu đô thị mới vẫn tiếp tục được xây dựng với số lượng lớn, đặc biệt là sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô năm 2008, các huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh phải kể đến Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Đan Phượng... Sau khi mở rộng địa giới hành chính (tháng 8/2008), Hà Nội là một trong 20 thủ đô có diện tích tự nhiên lớn nhất trên thế giới, với tổng diện tích là 3.344,7 km², vấn đề tìm quỹ đất cho đầu tư xây dựng đã không còn khó như trước đây. Theo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Thủ đô Hà Nội sẽ gồm trung tâm hạt nhân, 5 đô thị vệ tinh và một số đô thị sinh thái, thị trấn hiện hữu khác. Đô thị trung tâm hạt nhân được giới hạn từ đô thị lõi cũ kéo về phía Tây đến tuyến đường vành đai 4, kéo về phía Bắc và Đông Bắc sông Hồng gồm khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm và Long Biên. 5 đô thị vệ tinh được xác định gồm có: Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh và đô thị Sóc Sơn. Theo Đồ án quy hoạch này, khu vực ngoại thành phía Tây Thành phố đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Xu hướng phát triển các khu đô thị mới ở các huyện ngoại thành phía Tây như Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, Thị Xã Sơn Tây… là điều tất yếu. Quá trình đô thị hóa tại các huyện ngoại thành đang diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành các dự án khu dân cư. Tính tới ngày 31/12/2011, diện tích đất cần phải thu hồi phục vụ cho các dự án tại các huyện ngoại thành Hà Nội là 11,543.04ha (chiếm 85,85% tổng diện tích đất phải thu hồi trên địa bàn Thành phố), trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp: 11,424.41 ha (chiếm 98,97% diện tích đất phải thu hồi tại các huyện ngoại thành Hà Nội).
  • 15. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 15 Ngoại thành Hà Nội là một trong những khu vực ngoại thành có tốc độ đô thị hóa đạt cao nhất trong cả nước. Tính đến năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa đạt ở ngoại thành Hà Nội là 30 - 32%. Quá trình đô thị hóa của ngoại thành Hà Nội đã phát triển mạnh theo chiều rộng và có sức lan tỏa mạnh. Các điểm dân cư ven đô, những khu vực có khả năng tạo động lực phát triển đô thị, những quỹ đất thuận lợi để tạo thị thì tốc độ đô thị hóa ngày càng được mở rộng. Chỉ tính riêng KCN, đến hết năm 2009, trên địa bàn ngoại thành Hà Nội đã có 17 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập và phê duyệt danh mục quy hoạch với tổng diện tích gấn 3500 ha (quy mô bình quân 206 ha/KCN) là các KCN: Bắc Thăng Long, Nội Bài, Nam Thăng Long, Hà Nội – Đại Từ, Sài Đồng B, Đông Anh, Sóc Sơn, Khu công nghệ cao sinh học Từ Liêm, Khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội, Quang Minh I, Quang Minh II, Nam Phú Cát, Thạch Thất, Quốc Oai, Phú Nghĩa, Bắc Thường Tín, Phụng Hiệp, Kim Hoa và 01 Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ngoài ra trên địa bàn Hà Nội còn có 49 cụm công nghiệp với tổng diện tích 3707 ha, 177 điểm công nghiệp làng nghề với tổng diện tích 1.330 ha [55]. Tuy nhiên việc đô thị hóa nhanh diễn ra trong thời gian ngắn cần phải được đánh giá khách quan những mặt được và không được, nhất là dưới góc độ tính bền vững của nó. 2.2. Những thành tựu đạt được trong quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững và nguyên nhân 2.2.1. Về kinh tế Với xu hướng đô thị hóa mạnh mẽ trong thời gian qua, kinh tế của khu vực ngoại thành Hà Nội có bước phát triển đáng khích lệ. * Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngoại thành Hà Nội tương đối cao. Năm 2010, tốc độ tăng đạt 8,5%, đưa tốc độ tăng trưởng GDP trung bình thời kỳ 2006-2010 đạt 9,85% (cả nước 6,96%) [50].. Đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực ngoại thành Hà Nội đạt 8,1% (trong khi mức bình quân cả nước là 5,2%) [52]. Rõ ràng, trong mọi điều kiện, dù thuận lợi hay khó khăn, khu vực ngoại thành Hà Nội vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gấp từ 1,26 - 1,43 lần so với cả nước.
  • 16. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 16 * Thứ hai, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ cấu kinh tế khu vực ngoại thành Hà Nội đã chuyển dịch theo hướng tăng tỉ lệ công nghiệp và dịch vụ. Kết quả là, nhiều khu-cụm công nghiệp, điểm công nghiệp làng nghề ra đời trong khu vực ngoại thành Hà Nội, trở thành trụ cột của sự phát triển kinh tế Thành phố. Năm 2009, các khu-cụm công nghiệp khu vực ngoại thành Hà Nội tạo ra tổng giá trị sản xuất 35.000 tỉ đồng (chiếm trên 60% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của cả Thành phố Hà Nội); còn các cụm công nghiệp làng nghề khu vực ngoại thành cũng tạo ra khoảng 3.000 tỉ đồng/2008 (chiếm 10% tổng giá trị sản xuất toàn ngành) [49]. Sự phát triển của các khu-cụm công nghiệp không chỉ góp phần nâng cao tỷ trọng giá trị công nghiệp trong GDP mà còn tạo thêm nhiều việc làm cho một bộ phận lao động ở khu vực ngoại thành của Thành phố Hà Nội. * Thứ ba, hệ thống kết cấu hạ tầng đã được cải tạo và nâng cấp. Trong 5 năm (2009 - 2013) kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu vực ngoại thành Hà Nội đã có bước nhảy vọt về chất. Đường xá khang trang hơn, nhiều tuyến mới được mở, tuyến cũ được nâng cấp. Hệ thống cấp thoát nước được hiện đại hóa, hạn chế cảnh úng ngập cục bộ sau mỗi trận mưa. Điện, nước sinh hoạt đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Đến năm 2013, tổng diện tích đất dành cho giao thông của ngoại thành Hà Nội đạt khoảng 110 km2 , diện tích đường bộ của Hà Nội với chiều dài gần 400 km đường. Các tuyến đường chính trong các huyện ngoại thành đã được nâng cấp, hiện đại hoá, bổ sung hệ thống đèn điều khiển. Đường bộ Hà Nội phát triển đa dạng rất thuận lợi cho việc giao lưu giữa thành phố và bên ngoài: Quốc lộ 1 từ phía Nam; quốc lộ 6, quốc lộ 32 từ phía Tây- Bắc; quốc lộ 5 từ phía Đông, đường từ sân bay Nội Bài vào Hà Nội phía Bắc, đường Láng- Hòa Lạc, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy... Tất cả các huyết mạch chính đã được nâng cấp hiện đại [52].
  • 17. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 17 Cơ sở hạ tầng cấp nước Khu vực ngoại thành số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ 42,4% và số dân sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn 09 là 68,62%. Những số liệu tổng quát về cơ sở hạ tầng cho cấp nước sạch trong 5 năm từ năm 2009 đến năm 2012 cho thấy Hà Nội đã xây dựng thêm 8 nhà máy, 1 trạm tăng áp, và khoảng 63 km đường ống và tuyến phân phối. Hệ thống đường ống dẫn nước, tuyến ống phân phối tăng thêm khá nhiều sẽ là điều kiện để nâng cao khả năng cung cấp nước đồng đều cho các khu vực ngoại thành của Thành phố [52]. Trong 05 năm (từ 2013 - 2017), Hà Nội sẽ có 60.000 hộ dân ngoại thành được sử dụng nước hợp vệ sinh theo Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Mục tiêu của chương trình là cung cấp nguồn nước sạch bền vững cho 60.000 hộ dân nông thôn tại các xã ngoại thành Hà Nội, cải thiện điều kiện sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Ngoài ra, chương trình giúp đào tạo và xây dựng năng lực cho ngành cấp nước và vệ sinh nông thôn, năng lực giám sát, đánh giá, quản lý chất lượng nước, lập kế hoạch và tăng tính bền vững của các công trình cấp nước. Năm 2014, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt năm dự án cấp nước sạch liên xã tại Cổ Đô-Phong Vân (huyện Ba Vì), Thanh Lâm, Đại Thịnh, Tam Đồng (huyện Mê Linh), Hiệp Thuận-Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ), Tam Hưng- Thanh Thùy (huyện Thanh Oai), Liên Phương-Hồng Vân-Thư Phú-Hà Hồi-Vân Tảo (huyện Thường Tín). Các dự án này thực hiện từ nguồn vốn vay do Ngân hàng Thế giới tài trợ và sẽ cấp nước cho trên 110.000 người dân và được thực hiện trong hai năm (2014-2015), khi hoàn thành sẽ góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt của người dân, thúc đẩy phát triển KT-XH các xã khu vực ngoại thành trong khu vực dự án; tạo mô hình cung cấp nước sạch bền vững. Dự án còn tạo thói quen dùng nước sạch hợp vệ sinh cho người dân, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước, cải tạo môi trường. Ngoài ra, Hà Nội hỗ trợ các thiết bị xử lý nước quy mô gia đình với tổng kinh phí gần 184 tỷ đồng cho các hộ dân trên địa
  • 18. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 18 bàn 16 huyện ngoại thành, khu vực đang bị ô nhiễm nguồn nước nhưng chưa có kế hoạch xây dựng các trạm cấp nước sạch tập trung. Cơ sở hạ tầng cung cấp điện và chiếu sáng đô thị Cùng với quá trình đô thị hóa, thực hiện đề án điện nông thôn, nhiều trạm biến áp, đường dây đã được cải tạo, nâng cấp. hệ thống điện nông thôn về cơ bản đã đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành điện. Tổng công ty Điện lực Hà Nội đã đầu tư, thay thế gần 441.000 công tơ không đảm bảo vận hành theo quy định, xây dựng 106 đường dây hạ thế mới, cải tạo các đoạn đường dây cũ nát bị quá tải, xây dựng 306 trạm biến áp với tổng công suất 83.320KVA, tổng số vốn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng. Đến nay, 100% số xã đã được sử dụng điện lưới quốc gia, trên 98% số hộ được sử dụng điện thắp sáng. Có thể đánh giá mạng lưới điện Hà Nội đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về cả công suất và sản lượng điện trên địa bàn ngoại thành Hà Nội [55]. * Thứ tư, thu nhập và đời sống của người dân khu vực ngoại thành được cải thiện đáng kể. Theo số liệu thống kê cho thấy, năm 2010 thu nhập bình quân đầu người ngoại thành Hà Nội lên đến 35 triệu đồng, tăng 10% - 13% so với năm 2009. Tính chung sau 5 năm từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính (2008-2013), mức thu nhập bình quân đầu người tại khu vực ngoại thành Hà Nội đã tăng lên 32% [20]. Thu nhập tăng lên đã làm giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực ngoại thành Hà Nội từ 3% năm 2006 xuống 2,4% năm 2008 (cả nước giảm tương ứng là 15,47% và 13,4%). Từ năm 2009, Hà Nội áp dụng chuẩn nghèo riêng (cao hơn 2 lần chuẩn quốc gia) nên tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 6,09%, nhưng năm 2015 ước tính sẽ giảm xuống còn khoảng 3,4% [20]. 2.2.2. Về xã hội * Thứ nhất, dân cư khu vực đô thị hóa ngoại thành tăng nhanh Ngoại thành Hà Nội là địa bàn rộng lớn, quá trình đô thị hóa đồng nghĩa với việc phát triển mở rộng các KCN, KCX, KĐT... Trong vòng 10
  • 19. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 19 năm trở lại đây dân cư khu vực đô thị hóa ngoại thành Hà Nội có sự tăng lên nhanh chóng [phụ lục 1]. Hiện tại ngoại thành Hà Nội có nguồn lao động dồi dào với khoảng 2,4 triệu người trọng độ tuổi lao động, chiếm 58% dân số khu vực ngoại thành. Hàng năm, khu vực này có trên 100.000 học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, cung cấp nhân lực cho hệ thống đào tạo ở cấp bậc cao hơn cũng như cho các nhu cầu lao động của các ngành kinh tế. * Thứ hai, đô thị hóa tạo cơ hội chuyển đổi việc làm cho nông dân từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp và dịch vụ. Quá trình đô thị hóa phát triển làm cho cầu về lao động ngày càng tăng, nhiều ngành nghề mới ra đời tạo khả năng giải quyết việc làm cho người lao động, đó là những ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Ngoài ra, đô thị hóa còn làm thay đổi cơ cấu việc làm theo hướng giảm việc làm nông nghiệp, tăng việc làm công nghiệp và dịch vụ. Đô thị hóa góp phần nâng cao trình độ mọi mặt cho người lao động, thúc đẩy thị trường sức lao động hoạt động sôi nổi hơn...Tất cả những điều đó đã tạo ra cơ hội chuyển đổi việc làm cho lao động, nhất là lao động nông nghiệp. Hiện tại trong cơ cấu lao động ngoại thành Hà Nội, lao động công nghiệp- thủ công nghiệp- xây dựng chiếm 25% (hơn 546 nghìn người); lao động dịch vụ- thương mại chiếm gần 17% (khoảng 367 nghìn người); tuy nhiên, lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn 58% ở nông thôn (khoảng 1,3 triệu người). Đáng chú ý là các biến đổi cơ cấu khá tích cực trong bản thân ngành nông nghiệp. Năm 2007, trong cơ cấu, ngành trồng trọt chiếm 46,34%; chăn nuôi 46,31%; thủy sản 5,53%; dịch vụ nông nghiệp 1,82%. Năm 2010 tương ứng: trồng trọt 41,74%; chăn nuôi 50,96%; thủy sản 4,33% và dịch vụ nông nghiệp 2,97% [5]. Trong những năm vừa qua, trung bình mỗi năm khu vực ngoại thành Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 100 nghìn người, đào tạo nghề cho khoảng 50 nghìn lao động, xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của Thành phố trong đó có khu ngoại thành Hà Nội với nhiều tỉ đồng, xoá nghèo cho hơn
  • 20. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 20 hàng chục nghìn hộ gia đình, hỗ trợ xây dựng hàng nghìn ngôi nhà cho hộ nghèo ở các huyện ngoại thành. Tất cả những hoạt động này đều nhằm xoá đói, giảm nghèo và giảm chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội giữa khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, xoá đói và giảm nghèo là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi phải thực hiện trong một chiến lược tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội một cách đồng bộ, toàn diện và định hướng bền vững, công bằng xã hội và bình đẳng xã hội. * Thứ ba, đô thị hóa tạo cho người dân ngoại thành được tiếp cận với các dịch vụ tiến bộ của xã hội như: Văn hóa - xã hội, giáo dục, giao thông công cộng. Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những KCN, KCX, các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới… đã nâng giá trị sử dụng của đất đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ… Đô thị hoá kích thích và tạo cơ hội để con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng. Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện, đó là xu hướng chủ đạo, là mặt tích cực của đô thị hoá. Nhìn từ bình diện văn hoá, làn sóng đô thị hoá cùng với sự phát triển hạ tầng văn hoá xã hội, mở rộng mạng lưới thông tin đại chúng, tăng cường quan hệ làm ăn, buôn bán giữa các vùng miền… đã làm cho diện mạo ngoại thành và đời sống tinh thần của cư dân ngoại thành Hà Nội ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Đã xuất hiện những yếu tố văn hoá đô thị mới mẻ, hiện đại, sự truyền bá các sản phẩm văn hoá, các loại hình văn học, nghệ thuật có giá trị; sự du nhập lối sống, phong cách giao tiếp, ứng xử văn minh, tiến bộ… làm cho văn hoá làng quê có những sắc thái mới. Mức sống văn hoá, trình độ hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hoá của người dân các vùng đô thị hoá, nhìn trên tổng thể được nâng lên rõ rệt.
  • 21. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 21 * Thứ tư, về mức độ phát triển cơ sở hạ tầng xã hội có sự tăng lên. Về nhà ở: Quỹ nhà ở của Hà Nội, trong đó ngoại thành Hà Nội trong năm gần đây tăng nhanh. Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn Thành phố có khoảng 165.300.000 m2 nhà ở, diện tích bình quân đầu người đạt khoảng 22,7 m2 /người, trong đó khu vực đô thị đạt 26,3 m2 /người, khu vực ngoại thành đạt 19,1 m2 /người. Tỷ lệ nhà kiên cố ngày càng cao, tỷ lệ nhà bán kiên cố giảm biểu hiện sự nâng cao chất lượng nhà ở. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu diện tích về nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở công nhân, nhà ở học sinh, sinh viên, nhà ở công vụ, nhà ở tái định cư chưa đạt được so với mục tiêu phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sự hình thành các KĐT mới khu vực ngoại thành Hà Nội là nhân tố góp phần tăng nhanh quỹ nhà ở của Hà Nội. Trong 5 năm (2008 - 2013), khu vực ngoại thành Hà Nội đã xây dựng khoảng 41 khu đô thị mới, trên 11 triệu m2 nhà ở. Hiện nay, đã có những KĐT đã được xây dựng xong và còn một số đang xây dựng. Sự hình thành hàng loạt các KĐT ở khu vực ngoại thành mới đã góp phần to lớn vào việc tăng quỹ nhà ở của Hà Nội không chỉ về số lượng mà điều đáng nói là chất lượng ngày càng được nâng lên [40]. Về y tế: Lĩnh vực y tế tiếp tục được quan tâm, Quy hoạch phát triển hệ thống y tế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt. Hệ thống y tế cơ sở không ngừng được củng cố, hoàn thiện cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ. Từ năm 2009 đến 2013, Thành phố đã đầu tư 3.186 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng các bệnh viện, trung tâm y tế, trong đó đặc biệt ưu tiên các bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Đã có thêm 133 xã/phường được công nhận chuẩn quốc gia về y tế, nâng tổng số xã/phường đạt chuẩn lên 570, đạt tỷ lệ 98,8% (năm 2008 đạt 76%). Chất lượng y tế cộng đồng và chăm sóc sức khỏe nhân dân tăng lên. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều chuyển biến rõ nét. Chất lượng điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh được nâng cao, đặc biệt đối với hệ thống bệnh viện tuyến huyện [40]. Về giáo dục: Giáo dục của Thủ đô nói chung và của khu vực ngoại
  • 22. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 22 thành nói riêng giai đoạn 2006-2013 đã có những bước phát triển tích cực và toàn diện. Số lượng các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp đều tăng lên đáng kể. Số lượng và quy mô các trường tiểu học và trung học cơ sở và trường phổ thông trung học đã đáp ứng nhu cầu học tập của con em người dân Thủ đô. Quy mô đào tạo, số học sinh, sinh viên đều tăng. [Phụ lục 4]. Chương trình hiện đại hoá nhà trường được thực hiện sâu rộng đã hình thành mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo có chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc gia và khu vực ở tất cả các bậc học. Cho đến hiện nay, trong tất cả các trường ở ngoại thành Thủ đô, hệ thống trang thiết bị dạy học, các phòng thí nghiệm, phòng máy tính, xưởng thực hành đều được đổi mới và hiện đại hoá, giải quyết cơ bản tình trạng học chay ở các cấp học. Đến năm 2010, 100% số trường đã được kết nối internet. Về dịch vụ văn hóa, giải trí dành cho cộng đồng: Ngoại thành Hà Nội là nơi có rất nhiều hồ nước và công viên, là địa điểm giải trí và thư giãn lý tưởng của người dân thành phố vào các dịp nghỉ. Vào các dịp lễ, tết, thu hút không chỉ người Hà Nội mà còn cả người dân các vùng lân cận. Những điểm tham quan giải trí được nhiều người ưa thích cần phải kể đến như: Thành Cổ Loa, chùa Hương, chùa Thầy, chùa Tây Phương, làng cổ Đường Lâm... Một số di sản đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới, di sản văn hóa quốc gia. Đã được UNESCO công nhận hội Dóng ở đền Phủ Đổng và đền Sóc là di sản văn hóa phi vật thể thế gới. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng của Hà Nội rất phong phú, mỗi xã, mỗi huyện khu vực ngoại thành Hà Nội đều có nhà văn hóa là nơi diễn ra các hoạt động học tập, trao đổi văn hóa văn nghệ. 2.2.3. Về môi trường 100% các địa phương ngoại thành Hà Nội đã ký hợp đồng đấu thầu, đặt hàng công tác duy trì vệ sinh môi trường với các đơn vị vệ sinh môi trường. Đến năm 2014: tỷ lệ thu gom rác thải trung bình tại các địa phương khu vực ngoại thành đạt trên 90% . Nhiều dự án đầu tư xử lý rác thải tại khu vực nông thôn đã được triển khai và đi vào hoạt động trong giai đoạn 2011-2015, trong
  • 23. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 23 đó có 07 nhà máy đã khởi công, 04 nhà máy đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Ngoài ra, còn có lò đốt rác thải sinh hoạt theo công nghệ Nhật Bản tại Khu thắng cảnh Hương Sơn Mỹ Đức được lắp đặt và đi vào hoạt động trong năm 2012. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 85-90% tương đương 549-581 tấn/ngày và xử lý khoảng 382-405 tấn/ngày; được thu gom và xử lý tại Khu xử lý chất thải Nam Sơn, Bãi rác Kiêu Kỵ và Khu xử lý chất thải Xuân Sơn. Tỷ lệ thu gom rác thải nguy hại đạt khoảng 62-73 tấn/ngày chiếm 60 - 70 % tỷ lệ phát sinh và được xử lý tại Khu xử lý chất thải Nam Sơn và các cơ sở xử lý khác, còn lại được lưu giữ tại các cơ sở phát sinh theo đúng quy định; dự kiến lò đốt chất thải rắn công nghiệp theo công nghệ đốt phát điện công suất 75 tấn/ngày do tổ chức NEDO Nhật Bản tài trợ đang được xây dựng và dự kiến đưa vào vận hành vào đầu năm 2016 tại khu xử lý Nam Sơn. 100% lượng rác thải y tế được thu gom, phân loại để tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý theo quy định. 100% KCN đang hoạt động ở khu vực ngoại thành có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung. Đối với công tác xử lý nước thải sinh hoạt: Đã đưa vào vận hành Nhà máy Yên Sở công suất 200.000m3 /ngày đêm. Triển khai xây dựng các trạm xử lý nước thải quy mô lớn Yên Xá, Phú Đô... Trong giai đoạn 2011-2015, Hà Nội đã triển khai thực hiện một số dự án, đề án thử nghiệm xử lý nước sông, hồ và đã đạt được một số kết quả nhất định. Việc cải tạo này đã đem lại cảnh quan đẹp, cải thiện vệ sinh môi trường, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ. Ưu tiên nguồn lực ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường khu vực ngoại thành, tổng kinh phí dành cho sự nghiệp môi trường các năm luôn cao hơn mức quy định 1% tổng chi ngân sách, từ năm 2011 đến nay, mỗi năm bố trí khoảng 3% tổng chi ngân sách [37]. 2.2.5. Nguyên nhân thành tựu * Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, Hà Nội là là một địa phương có vị thế hết sức đặc biệt, là Thủ đô của cả nước, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Do vậy, Hà Nội nói chung và ngoại thành nói riêng nhận được sự quan
  • 24. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 24 tâm, đầu tư mọi nguồn lực để phát triển toàn diện về KT-XH và là nơi hấp dẫn thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Thứ hai, sau lần mở rộng địa giới hành chính gần đây (tháng 8/2008), Hà Nội trở thành một trong hai mươi thủ đô có diện tích lớn nhất trên thế giới (trên 3.344 km2 ), đây là điều kiện vô cùng thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa và mở rộng, phát triển đô thị tại vùng ngoại thành. Thứ ba, kết quả của quá trình đô thị hóa cũng chính là hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa của Thủ đô, của đất nước. Trong những năm qua tốc độ phát triển kinh tế của Hà Nội nói chung và ngoại thành nói riêng luôn đứng đầu cả nước. Do vậy, điều này đồng nghĩa với tốc độ đô thị hóa của ngoại thành Hà Nội trong những năm qua phát triển tương đối nhanh. * Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, ngoại thành Hà Nội, luôn chủ động để phát huy nội lực của mình, khai thác các thế mạnh về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội (hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nguồn nhân lực, tài lực…) tạo ra khả năng thu hút và hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển KT-XH, tạo tiền đề cho phát triển đô thị theo hướng bền vững. Thứ hai, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương của Hà Nội đều quán triệt và thực hiện nhất quán mục tiêu phát triển bền vững. Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 03/8/2012 về triển khai thực hiện chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 của Thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, UBND Thành phố Hà Nội còn ban hành rất nhiều văn bản trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, xây dựng và quản lý đô thị nhằm hướng tới đô thị hóa theo hướng PTBV.
  • 25. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 25 Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên các lĩnh vực KT-XH được các địa phương ngày càng được chú trọng. Do vậy ý thức của người dân, doanh nghiệp đối với triển kinh tế, xã hội, giữ gìn và bảo vệ môi trường trong quá trình đô thị hóa tại các địa phương được nâng lên, góp phần tích cực bảo đảm cho đô thị hóa ngoại thành theo hướng PTBV. 2.3. Một số hạn chế trong quá trình đô thị hoá ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững và nguyên nhân 2.3.1. Một số hạn chế trong quá trình đô thị hoá theo hướng phát triển bền vững ngoại thành Hà Nội * Thứ nhất, kinh tế ngoại thành Hà Nội phát triển chưa tương xứng với tầm vóc Thủ đô. Kinh tế khu vực ngoại thành tuy có sự phát triển với tốc độ tương đối cao nhưng vẫn chưa xứng với tầm vóc của Thủ đô, chưa khai thác hết các tiềm năng, lợi thế sẵn có. Nhiều dự án được triển khai nhưng kém hiệu quả. Năm 2013, Hà Nội đã xử lý 1600 ha đất của 131 dự án treo nằm trong diện thu hồi; 58 dự án đang triển khai vướng mắc về kiện cáo đông người; 16 dự án chưa giải phóng được mặt bằng; 16 dự án chậm tiện độ do thiếu vốn...[35]. Khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, huy động vốn trong nhân dân của các doanh nghiệp còn hạn chế. Mối quan hệ giữa các quận, huyện trong phát triển kinh tế chưa chặt chẽ. Môi trường đầu tư chưa được đánh giá cao, thứ bậc còn sau một số đô thị ở trong nước. Hoạt động của các KCN chưa thực sự hiệu quả, cá biệt có dự án KCN phải thu hồi giấy phép đầu tư, chuyển đổi mục đích như KCN Sài Đồng B; hiệu quả xuất khẩu của các dự án chưa cao mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng năm có tăng lên, nhưng giá trị xuất khẩu gia tăng so với nhập khẩu rất ít… Những bất cập trên đây chính là những nguy cơ phát triển không bền vững cho Hà Nội nói chung và khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng. Dân số Hà Nội đã ở mức quá tải, nếu tiếp tục tăng
  • 26. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 26 dân số sẽ làm cho hiệu quả KT-XH giảm. Vấn đề giao thông, môi trường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Cơ sở hạ tầng xã hội (nhà ở, trường học, bệnh viện...) ngày càng mất cân đối về cung - cầu. Để quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng PTBV, Hà Nội cần có những giải pháp tổng thể, đồng bộ và mạnh mẽ. * Thứ hai, quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội đã làm phân hoá giàu nghèo và nảy sinh các vấn đề KT-XH cần phải giải quyết Sự nghiệp đổi mới ở nước ta coi dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là một mục tiêu phấn đấu. Trong quá trình đô thị hoá ở ngoại thành Hà Nội, đã và đang diễn ra nhanh chóng sự phân hoá giữa các nhóm xã hội trong dân cư nói chung trong nội bộ mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội nói riêng (Mức chênh lệch giàu nghèo của ngoại thành Hà Nội về thu nhập bình quân đầu người của 20% giàu nhất so với nhóm 20% nghèo nhất của Hà Nội cũ trước 2006 là gấp 6,7 lần, đến khi Hà Nội mở rộng sau 2008 tỉ lệ này tăng lên là 8,7 lần). Một trong nhiều nguyên nhân của sự phân hoá đó là sự thiếu công bằng, bình đẳng giữa các nhóm dân cư trên một số lĩnh vực cơ bản của về KT-XH. Những phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc không chỉ trong mức sống mà cả trong lối sống. Nhóm giàu có và khá giả sử dụng phần lớn thu nhập của mình cho học tập, chăm sóc sức khoẻ và các vấn đề quan hệ xã hội, trong khi đó nhóm nghèo và cận nghèo dùng phần lớn thu nhập của mình để giải quyết nhu cầu tối thiểu của gia đình. Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đô thị hóa, dân số khu vực ngoại thành tăng nhanh đã tạo ra áp lực lớn về việc làm, thất nghiệp. Nếu tính gộp cả số lao động ngoại thành không có việc làm sẵn có, số mất việc làm hàng năm do thu hồi đất nông nghiệp và số học sinh ngoại thành tốt nghiệp phổ thông hàng năm gia nhập vào thị trường lao động thì tổng nhu cầu bố trí việc làm khu vực ngoại thành ước khoảng 340 - 350 nghìn người. Nếu hàng năm, cả thành phố chỉ có khả năng bố trí việc làm mới cho khoảng 130 - 150 nghìn người thì ta thấy vấn đề lao động việc làm ở ngoại thành Hà Nội là đáng báo động [55].
  • 27. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 27 Bên cạnh đó các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình đô thị hóa ngoại thành cũng đang nổi lên mà Thành phố Hà Nội cần quan tâm giải quyết. Đó là tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng. Chỉ tính trong vòng 5 năm gần đây, thuộc thẩm quyền Thành phố đã tiếp nhận và giải quyết 585 vụ liên quan đến đất đai, xây dựng, giải phóng mặt bằng (chiếm 53% số vụ). Các quận, huyện tiếp nhận 3.305 vụ việc liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng (chiếm 70% số đơn thư). Trong đó phải kể đến một số vụ việc gây bức xúc trong nhân dân như: Dự án sân golf Vân Trì thuộc xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh; dự án Quốc lộ 2 xã Minh Trí, Xuân hòa, huyện Sóc Sơn; dự án khu đô thị An Khánh, huyện Hoài Đức; dự án KCN Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ; dự án mở rộng đường Hồ Chí Minh, huyện Chương Mỹ… Ngoài ra, các nguy cơ tệ nạn xã hội như lô đề, cờ bạc, trộm cắp, mại dâm có chiều hướng gia tăng và thuần phong mỹ tục tại các huyện ngoại thành bị xuống cấp [55]. * Thứ ba, hoạt động bảo vệ môi trường khu vực ngoại thành Hà Nội chưa theo kịp quá trình đô thị hóa. Theo thống kê của Sở Công thương Hà Nội, hiện 70% thiết bị được sử dụng tại các làng nghề Hà Nội là máy móc, trang thiết bị đơn giản. Số máy móc hiện đại chỉ tập trung tại một số làng với những ngành nghề như dệt, may, gốm sứ. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước thải tại các khu vực làng nghề nhìn chung vẫn chưa được quan tâm đầu tư xây dựng. Do vậy, ô nhiễm môi trường làng nghề đang trở thành tình trạng chung, là vấn đề nổi cộm của hầu hết các làng nghề ngoại thành Hà Nội và ngày càng đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống cũng như phát triển sản xuất. Không khí tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm thường bị ô nhiễm do đốt nhiên liệu, do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ có trong nước thải, chất thải rắn như CO2, NH3, CH4. Không khí tại các làng nghề mây tre đan, làm nón, tăm hương… bị ô nhiễm do khâu sấy chống mốc dùng diêm sinh gây phát sinh một lượng lớn khí SO2. Không khí tại các làng nghề dệt nhuộm bị ô nhiễm do bụi bông,
  • 28. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 28 bụi than, hơi hóa chất, xút thải… Không những gây ảnh hưởng đến môi trường, ô nhiễm khu vực ngoại thành, còn khiến cho tỷ lệ mắc bệnh tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội có xu hướng tăng cao [37]. Hiện nay, trên địa bàn ngoại thành Hà Nội tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực nông thôn ước khoảng 2.500 tấn/ngày, trong đó, lượng rác thải cần phải thu gom xử lý ước khoảng 1.200 tấn/ngày, chiếm gần 61% (không bao gồm các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Sóc Sơn). Tuy nhiên, do việc thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn còn rất hạn chế (chỉ đạt 70%), dẫn tới tình trạng rác thải tồn đọng nhiều tại các điểm đổ rác, không vận chuyển đi xử lý kịp thời làm mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường. Nhiều xã thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội có hiện tượng tận dụng các ao, hồ và các vùng trũng để đổ rác thải, hình thành hố chôn lấp rác tự phát, không đảm bảo quy trình kỹ thuật, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm của khu vực [37]. Tính đến tháng 9/2014, cả 18 huyện ngoại thành Hà Nội đã đặt hàng với các đơn vị vệ sinh môi trường để thực hiện công tác duy trì vệ sinh môi trường trên các tuyến đường do huyện quản lý. Nhưng thực tế triển khai tại các huyện phía Nam của thành phố mới chỉ thực hiện được tại các thị trấn và một số xã lân cận, còn một số nơi vùng sâu, vùng xa vẫn chưa thu gom được rác thải. Đến nay, cũng chỉ có 5/18 huyện ngoại thành có toàn bộ lượng rác thải thu gom được xử lý tại các khu xử lý tập trung của thành phố (gồm Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm, Thanh Trì); các huyện còn lại chỉ một phần rác thải thu gom được vận chuyển về các khu xử lý tập trung, còn lại thu gom, xử lý tại chỗ. Có thể kể đến một số điểm đổ rác tồn đọng nhiều, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên tỉnh lộ 419 (huyện Thạch Thất), tỉnh lộ 421B (huyện Quốc Oai); dọc quốc lộ 6 như chợ Gốt xã Đông Sơn, chợ Đông Phương Yên, xã Đông Phương Yên, trường học xã Trường Yên, xã Phục Châu (huyện Chương Mỹ)… [37].
  • 29. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 29 Kinh phí dành cho công tác bảo vệ môi trường khu vực ngoại thành hàng năm đều tăng, tuy nhiên, mức chi này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở khu vực ngoại thành, nhiều chương trình, dự án vẫn chưa bố trí đủ kinh phí để thực hiện như: Chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường; chương trình xử lý nước mặt sông hồ, lắp đặt các trạm quan trắc không khí, nước mặt, đầu tư xử lý nước thải làng nghề. * Thứ tư, nhà ở chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân khu vực đô thị hóa Nhu cầu nhà ở của dân cư khu vực đô thị hóa ngoại thành ngày càng tăng nhanh, quỹ nhà ở của thành phố mặc dù đã tăng, những diện tích nhà ở bình quân trên đầu người còn thấp (dưới 20m2 /người) [22]. Từ mất cân đối cung cầu đã dẫn đến giá cả nhà, đất còn cao, chính quyền chưa có biện pháp can thiệp hiệu quả. Người có thu nhập trung bình khó có đủ khả năng mua được nhà ở riêng cho bản thân. Trong khi đó nhiều khu đô thị bỏ hoang, lãng phí về tài nguyên và nguồn vốn. Dịch vụ thuê nhà chưa phát triển. Vấn đề nhà ở cho những người lao động nhập cư từ các địa phương khác làm việc tại các KCN, cụm công nghiệp… gặp nhiều khó khăn. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề phát triển KT-XH bền vững của ngoại thành Hà Nội. * Thứ năm, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập; cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa theo kịp yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị của Hà Nội còn nhiều bất cập, đây cũng là vấn đề chung của Việt Nam (Quỹ đất dành cho giao thông chưa phù hợp mới đạt khoảng trên 30% mức hợp lý cho phát triển đô thị; giao thông công cộng mới đáp ứng được 15% nhu cầu đi lại của người dân...) [22]. Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của Hà Nội đã được xây dựng, nhưng trong quá trình thực hiện còn mang tính hình thức. Chỉ tiêu quy hoạch quan trọng trong quy hoạch tổng thể là quy mô dân số trong từng thời kỳ đã
  • 30. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 30 không thực hiện được và do đó đã phá vỡ các chỉ tiêu khác. Hà Nội bị sự quá tải về dân số đã dẫn đến sự quá tải trên tất cả các phương diện. Chưa có sự lồng ghép các loại quy hoạch KT-XH trong quy hoạch đô thị. Các quy hoạch ngành và lĩnh vực chưa có sự phối hợp chặt chẽ nhất là quy hoạch môi trường. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng xây dựng xen kẽ các nhà ở của dân cư vào khu vực nhà máy có gây ô nhiễm môi trường và ngược lại, là tình trạng xây dựng nhà máy trong các khu dân cư đông đúc, thiếu các cơ sở hạ tầng và dịch vụ xử lý chất thải, làm môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, khắc phục các hậu quả là vấn đề rất khó khăn. Trong quá trình đô thị hoá tốc độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị chậm hơn so với tốc độ phát triển KT-XH đô thị và chưa đáp ứng yêu cầu về phát triển sản xuất đời sống, bảo vệ môi trường, đặc biệt là tình trạng yếu kém và lạc hậu của hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống giao thông. Mặc dù hạ tầng kỹ thuật đô thị ở khu vực ngoại thành Hà Nội đã được quan tâm đầu tư cải tạo và nâng cấp, nhưng nhìn chung chưa đạt được những tiêu chuẩn của đô thị hiện đại. Tốc độ đô thị hoá khu vực ngoại thành cao, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế và vấn đề tăng dân số, trong khi đó công tác quản lý mới chỉ tăng quy mô số lượng cán bộ, chưa có sự thay đổi về chất, tất cả điều đó làm cho công tác quản lý hoạt động kém hiệu quả. Các biện pháp quản lý còn mang nặng tính tình thế, chưa đảm bảo tính đồng bộ. Đổi mới phương pháp quản lý đang là một thách thức lớn đối với công tác quản khu vực đô thị hóa ngoại thành Hà Nội. Nền kinh tế thị trường đã biều lộ rõ những mặt trái của nó đó là sự phát triển không cân đối giữa các ngành, giữa các thành phần kinh tế, sự chạy theo lợi nhuận của các doanh nghiệp đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng và lợi ích chung của xã hội. 2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế * Nguyên nhân khách quan
  • 31. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 31 Thứ nhất là do trình độ phát triển kinh tế của ngoại thành Hà Nội còn thấp so với các quận nội thành Hà Nội, do đó chính sách đô thị hóa trên địa bàn ngoại thành Hà Nội trong thời gian đầu phải ưu tiên những mục tiêu kinh tế mà ít quan tâm đến vấn đề xã hội, môi trường. Thứ hai, đô thị hóa ngoại thành Hà Nội diễn ra trong bối cảnh phải đáp ứng yêu cầu tạo nhiều việc làm, giảm đói nghèo cho một bộ phận lớn là dân cư nông thôn tại địa phương và một bộ phận dân nhập cư, do đó các mục tiêu bảo vệ môi trường có lúc, có nơi còn chưa được quan tâm đúng mức. Thứ ba, nhân lực của khu vực ngoại thành Hà Nội tuy có số lượng đông nhưng tỷ lệ chưa được đào tạo còn cao, ý thức kỷ luật còn nhiều hạn chế, thiếu lao động có tay nghề, nhất là đối với các ngành công nghệ cao, hiện đại; Bên cạnh đó, trình độ công nghệ trong các cơ sở sản xuất khu vực ngoại thành Hà Nội còn lạc hậu. Thứ tư, nguồn vốn của Thủ đô Hà Nội còn chế, trong khi tốc độ tăng dân số lại quá nhanh. Điều này đã gây sức ép lớn đến việc đáp ứng của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cũng như hệ thống hạ tầng xã hội của khu vực ngoại thành Hà Nội. Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng xã hội (nhà trẻ, nhà mẫu giáo, trường học, nhà văn hoá, trạm y tế...) không đáp ứng yêu cầu phục vụ của cộng đồng dân cư sống trong các khu đô thị mới. Nguyên nhân chủ yếu là các doanh nghiệp ít mặn mà trong việc đầu tư vào khu vực này vì ít mang lại lợi nhuận cho họ. * Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương khu vực ngoại thành Hà Nội chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu phát triển bền vững trong hoạch định và thực thi các chính sách đô thị hóa. Còn chạy theo lợi ích ngắn hạn, cục bộ, tư duy theo nhiệm kỳ, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm cùng với tình trạng cát cứ theo địa giới hành chính của từng địa phương. Việc tuân thủ quy hoạch tổng thể, dài hạn trong phát triển KT-XH nói
  • 32. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 32 chung và đô thị hóa nói riêng còn chưa thực sự được quan tâm chú trọng. Đây là nguyên nhân cơ bản của tình trạng kém bền vững trong quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội những năm qua. Thứ hai, còn thiếu sự phối hợp giữa các ngành, các huyện ngoại thành Hà Nội trong công tác quy hoạch phát triển đô thị và phát triển các ngành kinh tế. Quy hoạch đô thị chủ yếu chú ý đến mặt lượng trong phát triển theo từng địa phương, chưa chú ý đúng mức về mặt chất lượng. Chưa quan tâm giải quyết đúng mức mối quan hệ giữa đô thị hóa với việc xử lý các vấn đề môi trường, xã hội, chuẩn bị nguồn nhân lực, phát triển hệ thống giao thông và mạng lưới dịch vụ. Công tác lồng ghép các nội dung quy hoạch và bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch chung đô thị còn yếu vì chưa có các văn bản pháp quy để thực hiện yêu cầu này. Thứ ba, năng lực thực thi các quy định về môi trường và đảm bảo các điều kiện xã hội cho người dân ngoại thành còn nhiều hạn chế. Một số địa phương thường chỉ quan tâm và tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế, đô thị mà thiếu quan tâm đến vấn đề xã hội và môi trường. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp ở ngoại thành Hà Nội vì khả năng tài chính hạn chế đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động, các chính sách đãi ngộ và bảo hộ lao động... Thứ tư, công tác quản lý đô thị còn một khoảng cách khá xa so với yêu cầu phát triển của quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị. Mặt khác, tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý đô thị ở khu vực ngoại thành hầu như chưa được quan tâm đúng mức, nhất là việc đào tạo cán bộ quản lý đô thị chưa được thực hiện bài bản, hệ thống. * * * Quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật đó là: Kinh tế khu vực ngoại thành Hà Nội đã có
  • 33. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 33 bước phát triển vượt bậc trong quá trình đô thị hóa theo hướng bền vững; đã bước đầu góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội trên địa bàn; cơ sở hạ tầng y tế cơ bản được hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho người dân ở khu vực ngoại thành; cơ sở hạ tầng giáo dục đã có bước phát triển tích cực và toàn diện đáp ứng tốt yêu cầu học tập của con em trong vùng; cơ sở hạ tầng dịch vụ văn hóa, giải trí dành cho cộng đồng phát triển phong phú đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân; kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực ngoại thành Hà Nội không ngừng được nâng cấp, phát triển theo hướng hiện đại; công tác quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị đã được tập trung đẩy mạnh đồng bộ, tạo được sự chuyển biến cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội cũng đã bộc lộ một số hạn chế chế như: Kinh tế khu vực ngoại thành Hà Nội phát triển chưa tương xứng với tầm vóc của Thủ đô; đô thị hóa đẩy nhanh sự phân hóa giàu nghèo và nảy sinh các vấn đề công bằng xã hội; dân số tăng nhanh gây áp lực lớn cho vấn đề việc làm; bảo vệ môi trường đô thị khu vực ngoại thành Hà Nội chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; phát triển nhà ở khu vực đô thị hóa ngoại thành chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân; công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập; cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa theo kịp yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống; phương pháp quản lý chưa theo kịp quá trình phát triển đô thị. Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đây chính là những nguy cơ phát triển thiếu bền vững cho Hà Nội nói chung và khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng. Để quá trình này đạt hiệu quả thiết thực thì Hà Nội cần phải thực hiện hệ thống quan điểm và giải pháp đồng bộ, phù hợp.
  • 34. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 34 Chương 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA NGOẠI THÀNH HÀ NỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Những quan điểm cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững trong thời gian tới 3.1.1. Coi trọng các nội dung phát triển bền vững trong quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội Sự phát triển bền vững trong quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội là sự bảo đảm cho phát triển kinh tế ổn định có hiệu quả ngày càng cao, gắn với bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng môi trường sống cũng như yêu cầu về ổn định xã hội, an ninh quốc phòng…Như vậy, phát triển bền vững trong quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội là phát triển kinh tế hiệu quả, phát triển xã hội hài hòa, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Phải thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực ngoại thành Hà Nội một cách đồng bộ, vì mục tiêu phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển đô thị, từng bước hình thành mạng lưới đô thị phù hợp theo quan điểm đồng bộ, hệ thống. Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng ở những nơi kinh tế còn nhiều khó khăn. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp một cách toàn diện, theo hướng hiện đại gắn với nhu cầu thị trường và phù hợp với lợi thế của từng khu vực. Quy hoạch sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đất nông nghiệp, nhất là đất canh tác. Gắn kết quy hoạch sản xuất nông nghiệp với quy hoạch phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn ngoại thành Hà Nội. Tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, giải quyết nhu cầu lao động tại chỗ và nâng cao thu nhập của người dân, tạo điều kiện cho họ yên tâm phát triển sản xuất. Khớp nối
  • 35. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 35 kết cấu hạ tầng các KCN, dịch vụ, các KĐT mới với kết cấu hạ tầng khu vực ngoại thành Hà Nội theo một quy hoạch phát triển toàn diện, tổng thể. Triển khai mạnh xây dựng nông thôn mới, hình thành các khu dân cư đô thị hóa với kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ như: Thủy lợi, đường giao thông, điện, nước sạch, trường học, cơ sở y tế, bưu điện, nhà văn hóa, trung tâm thể dục thể thao, trung tâm mua sắm… Quan tâm quy hoạch môi trường, hình thành hệ thống thu gom, xử lý rác, nước thải, phế thải; hạn chế tiến tới khắc phục tình trạng ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí. Bảo vệ, nuôi dưỡng hệ sinh thái và giữ gìn tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên. Tăng cường khả năng phòng chống thiên tai dịch bệnh. Phải quản lý chặt chẽ những tác động về môi trường của từng doanh nghiệp và toàn bộ khu công nghiệp đối với nguồn nước cũng như không khí ở các khu vực liên quan. Kiên quyết xử lý việc sử dụng quỹ đất lãng phí, đặc biệt là đất canh tác và tình tình trạng san lấp, lấn chiếm ao hồ, các công thình thủy lợi… cùng với sự yếu kém trong xử lý nước thải, rác thải, bụi khói, tiếng ồn… Quá trình đô thị hóa phải gắn với phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và cộng đồng làng xã, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức Đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện ở khu vực ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa. Củng cố nâng cao hiệu quả quản lý điều hành các hoạt động KT-XH, trật tự của chính quyền cơ sở, đồng thời nâng cao năng lực giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng, hợp pháp của người dân. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã hội ở khu vực ngoại thành Hà Nội, làm cầu nối vững chắc giữa Đảng với người dân, thực sự là trung tâm đoàn kết cộng đồng làng xã. Triển khai đồng thời, lồng ghép các phong trào thi đua yêu nước với những nội dung thiết thực như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”… giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc.
  • 36. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 36 3.1.2. Kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội Phát triển KT-XH khu vực ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tạo điều kiện cần thiết cho việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Trong thời gian tới, tốc độ phát triển các KCN và xây dựng kết cấu hạ tầng, KĐT mới ở ngoại thành Hà Nội sẽ tiếp tục tăng. Do vậy, ngay từ khi quy hoạch các KCN, KĐT mới phải có giải pháp đầu tư tạo việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi môi trường, phát triển đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động. Phát triển KT-XH theo hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý theo chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với khu vực ngoại thành Hà Nội, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, áp dụng các hình thức thu hút đầu tư đa dạng, hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế hướng vào phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công nghệ cao và các giải pháp đổi mới công nghệ, chế tạo sản phẩm mới. Phát triển đa dạng các ngành nghề tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình đô thị hóa trực tiếp góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng giá trị nông sản và tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP. Đối với nông nghiệp cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng phát triển các cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng hiệu quả cao hơn. Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm dịch vụ, các đô thị mới phải nâng được giá trị của đất đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng giá trị sức lao động, tạo môi trường ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ. Đồng thời quá trình đô thị hóa phải tạo ra nhiều cơ hội và kích thích mọi
  • 37. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 37 người năng động sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh vươn lên làm giàu chính đáng. Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động từng bước được nâng lên, đây chính là điều kiện căn bản để giải quyết kịp thời và đúng đắn các vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh (như tình trạng thiếu hoặc mất việc làm của nông dân, tệ nạn xã hội phát sinh, tình hình an ninh chính trị mất ổn định, ô nhiễm môi trường, nguồn nước…), thực hiện phát triển một cách bền vững ở khu vực ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa. 3.1.3. Chú trọng vấn đề tiến bộ và công bằng trong quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển KT-XH là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong đường lối phát triển của đất nước. Quan điểm này phải được quán triệt sâu sắc trong quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội. Trong đó chú trọng bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động. Việc thu hút đầu tư để tiến hành đô thị hóa ở ngoại thành Hà Nội phải khuyến khích được các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đồng thời bảo đảm được quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến, hưởng thụ của người lao động và chủ sử dụng lao động gắn bó chặt chẽ với nhau. Chống mọi biểu hiện xâm phạm quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động. Tập trung bảo đảm đời sống và việc làm cho người lao động, thực hiện tốt chủ trương xóa đói xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là những vùng khó khăn, những nơi có nhiều nhạy cảm về chính trị xã hội. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các chương trình phát triển kinh tế gắn các vấn đề xã hội. Mọi chủ trương giải pháp phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng trên địa bàn đều phải tính đến yếu tố phát triển bền vững và bảo đảm tốt nhất lợi ích của người dân. Thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết, đây là một nội dung quan trọng để giải quyết mối hệ giữa các giai tầng trong xã hội, vừa thực hiện các vấn đề bình
  • 38. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 38 đẳng, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển, đồng thời góp phần ổn định chính trị xã hội để giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng PTBV. Giải quyết mối quan hệ đất đai và nâng cao đời sống của nhân dân khu vực ngoại thành Hà Nội. Thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện quá trình đô thị hóa phải được tiến hành một cách thận trọng và khoa học. Trong quá trình đô thị hóa thu hồi đất là một tất yếu, là quy luật từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, từ nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lạc hậu lên nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Do vậy, quá trình xây dựng đường xá, cầu cống, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu dân cư phải được hoạch định theo hướng tập trung; đòi hỏi các địa phương khu vực ngoại thành Hà Nội phải quy hoạch lại đất đai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cho phù hợp với nền kinh tế công nghiệp. Trên tế cho thấy, công tác thu hồi đất để phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa phải thực hiện tốt chính sách bồi thường cho những đối tượng bị thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, tái định cư là một nội dung quan trọng, là yếu tố quyết định môi trường đầu tư, thu các nguồn vốn, các dự án đầu tư nhằm thúc đẩy KT-XH phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân. Do vậy, để quá trình đô thị hóa diễn ra một cách thuận lợi thì công tác quy hoạch các KCN, KCX phải tính toán đầy đủ các yếu tố liên quan đến tạo việc làm cho những người lao động nằm trong diện phải thu hồi đất, đền bù và giải quyết một cách thỏa đáng những lợi ích, quyền lợi chính đáng của người dân được hưởng. Tránh để xảy tránh để xảy ra những điểm nóng phát sinh, những cuộc khiếu kiện đông người kéo dài và nảy sinh các vấn đề xã hội gây bức xúc. 3.1.4. Bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền Thành phố trong quá trình đô thị hóa ở ngoại thành Hà Nội Để giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh về KT-XH trong quá trình đô thị hóa thì việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao năng lực quản lý của chính quyền, các cơ quan chức năng ở địa phương khu vực ngoại
  • 39. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 39 thành Hà Nội cần phải được chú trọng. Đồng thời phải huy động được trách nhiệm của toàn xã hội, sự tham gia đông đảo của người dân, của doanh nghiệp, của các thành phần kinh tế vào việc giải quyết các vấn đề KT-XH nảy sinh trong quá trình đô thị hóa. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong quá trình đô thị hóa ở ngoại thành Hà Nội trước hết là phải làm tốt công tác xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Bảo đảm cho các cấp ủy Đảng có đủ năng lực phát huy được vai trò của mình trong việc đề ra các chủ trương chính sách để giải quyết tốt các vấn đề KT-XH nảy sinh một cách đúng đắn và hiệu quả. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp, các cơ quan đoàn thể về giải quyết các vấn đề KT-XH nảy sinh đó là phải thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn. Giải quyết hài hòa vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Xây dựng nông thôn mới gắn với các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch và phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, thông tin để nâng cao tính khả thi trong việc kết hợp đúng đắn giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh như: Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa. Huy động toàn xã hội tham gia giải quyết các vấn đề KT-XH trong quá trình đô thị hóa. Đây chính là phát huy sức mạnh tổng hợp để giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh. Hầu hết các vấn đề có liên quan đến sản xuất, đời sống của người dân và các vấn đề xã hội phải được toàn dân chăm lo giải quyết thì mới có hiệu quả cao. 3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững trong thời gian tới