SlideShare a Scribd company logo
1 of 33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ TRIỂN
KHAI DỊCH VỤ TRÊN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Hùng
MSSV : 0851079038
Lớp : 49K – CNTT
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Văn Tấn
Nghệ An, tháng 12 năm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện đồ án này đầu tiên tôi gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo khoa Khoa
Công Nghệ Thông Tin - Đại học Vinh, toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy
trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại
trường.
Đặc biệt tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến Giảng viên hướng dẫn Th.S Lê Văn
Tấn đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp các tài liệu, động viên và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ và nhân viên Doanh nghiệp tư nhân Tin học
Thương mại Dũng Diệu đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình cho tôi
trong quá trình tìm hiểu thực hành tại Doanh nghiệp. Trong thời gian làm việc thực
hành tại Doanh nghiệp, tôi không những học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích về lập
trình, phần cứng và các hệ thống mạng giúp ích cho công việc hoàn thành đồ án mà
còn học được tinh thần làm việc, thái độ làm việc trong môi trường thực tế
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, cha mẹ, bạn bè vì đã luôn là nguồn
động viên to lớn, giúp đỡ con vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình học tập,
và làm việc.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài với tất cả nổ lực của bản thân nhưng
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô nhận được sự cảm
thông và nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Vinh, năm 2012.
Sinh viên:
Nguyễn Thanh Hùng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................................................1
MỤC LỤC................................................................................................................................................2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................................4
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY.............................................................3
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY...............................................................3
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY.........................................4
1.3. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY....................................................4
1.4. SO SÁNH VỚI CÔNG NGHỆ KHÁC........................................................................5
1.5. MÔ HÌNH KIẾN TRÚC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ..................................................6
1.5.1. Thành phần...............................................................................................................6
1.5.2. Mô hình kiến trúc.....................................................................................................6
1.5.2.1. Tầng ứng dụng (Application) ...........................................................................6
1.5.2.2. Tầng nền tảng (Platform)..................................................................................7
1.5.2.3. Tầng cơ sở hạ tầng (Infrastructure) ..................................................................9
1.6. CÁC MÔ HÌNH TRIỂN KHAI.................................................................................10
1.6.1. Đám mây công cộng...............................................................................................10
1.6.2. Đám mây riêng.......................................................................................................10
1.6.3. Đám mây cộng đồng ..............................................................................................11
1.7. CÁC KỸ THUẬT TRONG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY............................................11
1.8. LƯU TRỮ TRONG ĐÁM MẤY ..............................................................................12
1.9. CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM ...........................................................................13
1.9.1. Bảo mật an toàn......................................................................................................13
1.9.2. Sự tuân thủ các quy định........................................................................................13
1.9.3. Tác động của môi trường .......................................................................................13
1.10. CÁC ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TIÊU BIỂU.....................................13
1.10.1. Google App Engine ............................................................................................13
1.10.2. Windows Azure..................................................................................................14
1.10.3. Amazon Web Services........................................................................................14
CHƯƠNG 2. CÁC DỊCH VỤ TRÊN NỀN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ..........................................15
2.1. DỊCH VỤ THEO MÔ HÌNH TRUYỀN THỐNG.....................................................15
2.2. DỊCH VỤ TRÊN MÔ HÌNH ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY..........................................16
2.2.1. Kiến trúc hệ thống..................................................................................................16
2.2.2. Đặc điểm hoạt động của hệ thống của điện toán đám mây....................................17
2.2.2.1. Sự an toàn .......................................................................................................17
2.2.2.2. Độ tin cậy .......................................................................................................18
2.3. ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM ..............................................................................18
2.3.1.1. Ưu điểm..........................................................................................................18
2.3.1.2. Nhược điểm ....................................................................................................19
CHƯƠNG 3. TRIỂN KHAI HẠ TẦNG TRÊN NỀN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ..........................20
3.1. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH NHU CẦU ...............................................................20
3.2. THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG..........................................................................21
3.2.1. Mô hình thực tế ......................................................................................................21
3.2.2. Mô hình giả lập. .....................................................................................................23
3.3. TRIỂN KHAI CÀI ĐẶT MÔ HÌNH HỆ THỐNG....................................................23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4
3.3.1. Cài đặt Microsoft Deployment Toolkit (MDT)......................................................23
3.3.1.1. Tạo thư mục chung.........................................................................................24
3.3.1.2. Bổ sung thêm các hệ điều hành ......................................................................24
3.3.1.3. Xây dựng chuỗi nhiệm vụ (task sequence).....................................................25
3.3.1.4. Cấu hình Task Sequences...............................................................................27
3.3.1.5. Cập nhập cho thư mục chung .........................................................................27
3.4. CÀI ĐẶT GÓI DỊCH VỤ WINDOWS DEPLOYMENT SERVICES.....................27
3.4.1. Cấu hình Windows Deployment Services..............................................................28
3.4.2. Bổ sung các file ảnh thực thi..................................................................................28
3.5. CÀI ĐẶT SYSTEM CENTER VIRTUAL MACHINE MANAGER.......................28
3.5.1. Cài đặt Microsoft center virtual machine manager Self-Service Portal (SSP) ......29
3.6. THIẾT LẬP TÀI KHOẢN ........................................................................................30
3.6.1. Yêu cầu cơ sở hạ tầng ............................................................................................32
3.6.2. Tạo máy ảo.............................................................................................................38
3.6.3. Phân quyền sử dụng ...............................................................................................40
3.7. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG...................................................................41
KẾT LUẬN............................................................................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................44
SÁCH THAM KHẢO:...........................................................................................................................44
NHÂN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN.........................................................................................45
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NIST National Institute of Standards and Technology
SaaS Software as a Service
SOA Service Oriented Architecture
PaaS Platform as a Service
IaaS Instructure as a Service
WAN Wide Area Network
VM Virtual Machine
API Application Programming Interface
SAN Storage Area Network
SSH Secure Shell
AWS Amazon Web Services
API Application Programming Interface
QoS Quality of Service
SCVMM System Center Virtrual Machine Manager
SCVMMSPP System Center Virtrual Machine Manager
Self-Service Portal
1
MỞ ĐẦU
Trong vài năm qua, Công nghệ thông tin đã bắt đầu với mô hình mới Điện toán
đám mây. Mặc dù điện toán đám mây chỉ là một cách khác để cung cấp các tài nguyên
máy tính, chứ không phải là một công nghệ mới, nhưng nó đã châm ngòi một cuộc
cách mạng trong cách cung cấp thông tin và dịch vụ của các tổ chức.
Lúc đầu các loại máy tính lớn, có cấu hình mạnh triển khai lưu trữ dữ liệu, chạy
các ứng dụng trên mô hình khách - chủ. Đệ có được một máy chủ có cấu hình theo ý
muốn và các phần mềm chạy trên máy chủ đó người ta phải bỏ ra chi phí rất lớn. Chi
phí về lắp đặt, nâng cấp, phòng máy, điều hòa nhiệt độ cho phòng máy chủ.vv..
Tính linh hoạt của điện toán đám mây là một chức năng phân phát tài nguyên
theo yêu cầu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các tài nguyên tích lũy
của hệ thống.
Trước điện toán đám mây, các trang web và các ứng dụng dựa trên máy chủ đã
được thi hành trên một hệ thống cụ thể. Với sự ra đời của điện toán đám mây, các tài
nguyên được sử dụng như một máy tính ảo. Cấu hình hợp nhất này cung cấp một môi
trường ở đó các ứng dụng thực hiện một cách độc lập mà không quan tâm đến bất kỳ
cấu hình cụ thể nào.
Ngoài ra điện toán đám mây, làm giảm một số các khoản chi tiêu bắt buộc kết
hợp với việc quản lý nguồn tài nguyên khác nhau trên toàn doanh nghiệp cụ thể nào
đó. Cuối cùng, các mô hình điện toán đám mây cung cấp sự linh hoạt trong kinh
doanh. Nhờ khả năng điều chỉnh hoặc mở rộng các doanh nghiệp có thể đáp ứng dễ
dàng hơn khi nhu cầu về hạ tầng thay đổi.
Lý do chọn đề tài
- Trong bối cảnh kinh tế suy thoái như hiện nay tại Việt Nam, các doanh nghiệp
vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng giải
pháp CNTT từ các đơn vị cung cấp các dịch vụ như email, web, hosting, lưu
trữ,… Ngay cả khi tự xây dựng 1 bộ phận IT chuyên phục vụ và đáp ứng nhu
cầu riêng, doanh nghiệp vẫn gặp phải những vấn đề như chi phí mua, xây dựng
cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, tuyển dụng, trả lương và duy trì đội ngũ IT…
Việc sử dụng mô hình điện toán đám mây theo hướng dịch vụ (Dùng bao nhiêu
trả bấy nhiêu) có thể giúp doanh nghiệp giải quyết hầu hết những khó khăn đó.
Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về điện toán đám mây.
2
- Triển khai công nghệ điện toán đám mây trên môi trường giả lập sử dụng phần
mềm Microsoft System Center Virtual Machine Manager.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu mô hình cung cấp dịch vụ truyền thống và mô hình điện toán đám
mây.
- Nghiên cứu triển khai ứng dụng trên mô hình điện toán đám mây.
Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu các tài liệu liên quan về điện toán đám mây và các dịch vụ được cung
cấp trên nên điện toán đám mây.
- Triển khai thực nghiệm trên môi trường ảo Hyper-V để kiểm chứng lý thuyết đã
nghiên cứu được.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Các giải pháp điện toán đám mây cho phép ứng dụng, tiện ích công nghệ được
cung cấp như một dịch vụ và thuận tiện cho người dùng.
- Điện toán đám mây (Thuật ngữ tiếng Anh: Cloud Computing, hay còn biết đến
với tên gọi “Điện toán máy chủ ảo”) là mô hình máy tính dựa trên nền tảng phát
triển của Internet.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Đám mây (cloud) là một mô hình mà mọi thông tin đều được lưu trữ, tính toán,
xử lý trong các máy chủ đặt trên Internet. Do đó, điện toán đám mây được hiểu như
cách thức áp dụng các kỹ thuật điện toán dựa trên Internet. Người sử dụng có thể làm
việc với các thông tin đó mà không cần phải hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật và hạ
tầng cơ sở của đám mây, Khách hàng sẽ không còn lo ngại về các kiến thức chuyên
môn để điều khiển công nghệ, máy móc và cơ sở hạ tầng, mà tại đây các chuyên gia
trong “đám mây” của các nhà cung cấp sẽ giúp thực hiện điều đó.
Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet và liên tưởng về
độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng ở bên trong. Ở mô hình điện toán, mọi lĩnh vực liên
quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", nó cho
phép khách hàng truy cập vào các dịch vụ của một nhà cung cấp nào đó "trong đám
mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ, cũng như không
cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng bên trong.
Tài nguyên, dữ liệu, phần mềm và các thông tin liên quan đều được quản lý trên
các máy chủ ảo (chính là các “đám mây”).
“Ứng dụng điện toán đám mây” là những ứng dụng trực tuyến trên Internet.
Trình duyệt là giao diện ứng dụng vận hành còn dữ liệu được lưu trữ và xử lý ở máy
chủ của nhà cung cấp ứng dụng đó.
Điện toán đám mây tính toán, sử dụng phần mềm, truy cập dữ liệu và dịch vụ
lưu trữ mà khách hàng không cần biết vị trí địa lý và cấu hình của hệ thống cung cấp
dịch vụ.
Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ (NIST) đã đưa ra nghĩa định nghĩa cụ thể:
“Điện toán đám mây là một mô hình cho phép ở một vị trí thuận tiện, khách
hàng có thể truy cập mạng theo yêu cầu và được chia sẻ tài nguyên máy tính (mạng,
máy chủ, lưu trữ, ứng dụng và dịch vụ) được nhanh chóng từ nhà cung cấp. Trong
trường hợp xấu nhất thì cũng phải cung cấp dịch vụ hoạt động ở mức cao nhất”.
Hiểu theo cách khác, điện toán đám mây là sự thực hiện kết hợp nhiều công
nghệ hiện có (SOA-Service Oriented Architecture - Kiến trúc hướng dịch vụ) với
những ý tưởng mới để tạo ra một giải pháp công nghệ thông tin đầy đủ.
Với những ưu điểm trên việc áp dụng mô hình điện toán đám mây là một hướng
lựa chọn tất yếu trong tương lai.
4
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Khái niệm về điện toán đám mây xuất hiện từ những năm 1960 trở lại đây, khi
John McCarthy phát biểu rằng “một ngày nào đó tính toán được tổ chức như một tiện
ích công cộng”. Các đặc điểm của điện toán đám mây tạo ra như khả năng co giản,
cung cấp như một tiện ích trực tuyến, với khả năng xem như vô hạn.
Thuật ngữ “Điện toán đám” mây xuất hiện bắt nguồn từ ứng dụng “Điện toán
lưới” (grid computing) trong thập niên 1980, tiếp theo là “Điện toán theo nhu cầu”
(utility computing) và “Phần mềm dịch vụ” (SaaS).
Amazon đã góp vai trò quan trọng trong sự phát triển của điện toán đám mây
bằng cách hiện đại hóa trung tâm dữ liệu. Hầu hết các mạng máy tính được tạo ra khi
sử dụng ít nhất là 10% năng lực của nó tại một thời điểm. Với kiến trúc điện toán đám
mây giúp tối ưu năng lực làm việc của máy chủ. Amazon bắt đầu phát triển sản phẩm
để cung cấp điện toán đám mây cho khách hàng và tung ra: Amazon Web Services
(AWS) như một tiện ích máy tính.
Trong năm 2007, Google, IBM và một số trường đại học bắt tay vào nghiên cứu
dự án điện toán đám mây với quy mô lớn. Vào đầu năm 2008, Eucalyptus đã trở thành
mã nguồn mở đầu tiên cho AWS API, nên tảng tương thích cho việc triển khai các
đám mây riêng tư. Đầu năm 2008, OpenNebula tài trợ dự án kho lưu trữ và trở thành
phần mềm mã nguồn mở đầu tiên triển khai đám mây riêng, đám mây lai và liên đoàn
các đám mây. Trong năm đó, những nỗ lực đã được tập trung vào việc cung cấp chất
lượng dịch vụ (QoS) để đảm bảo đám mây hoạt động, thuộc dự án của ủy ban IRMOS
tài trợ. Đến giữa năm 2008, Gartner nhận thấy tiềm năng của điện toán đám mây có
thể được đưa ra làm dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
1.3. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Mô hình điện toán đám mây có những đặc điểm sau:
- Sự linh động (Agility) giúp người dùng nhanh chóng sử dụng dịch vụ và
không tốn kém đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface - API) giúp
người lập trình tiếp cận và tương tác với phần mềm đám mây thông qua giao diện sử
dụng.
- Chi phí (Cost) giảm được đáng kể khi sử dụng đám mây công cộng, chi phí
vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng có thể chuyển qua cho hoạt động khác. Điều này bỏ qua
rào cản thuế quan, tại đây cơ sở hạ tầng được cung cấp bởi bên thứ ba và không cần
5
phải mua luôn một lần để tính toán hay sử dụng công việc không thường xuyên tính
toán chuyên sâu.
- Độc lập về vị trí và thiết bị (Device and location independence) cho phép
người dùng truy cập hệ thống với bất kỳ nơi đâu và trình duyệt nào, ở bất kì vị trí nào
từ những thiết bị đang sử dụng như máy tính hay thiết bị di động. Khi cơ sở hạ tầng
được cung cấp bởi bên thứ ba thì khách hàng có thể truy cập thông qua Internet.
- Cho phép chia sẻ các nguồn tài nguyên và tính chi phí khi sử dụng cho nên:
 Tập trung đầu tư được cơ sở hạ tầng.
 Chia sẻ để tăng hiệu suất hoạt động.
 Cải tiến hệ hiệu suất hệ thống.
- Độ tin cậy (Reliability) sẽ được cải tiến thông qua những góp ý của khách
hàng giúp điện toán đám mây được hoàn thiện, thiết kế phù hợp cho việc kinh doanh
và khắc phục những lỗi ảnh hưởng tới hệ thống và khách hàng.
- Khả năng mở rộng (Scalability) thông qua việc cung cấp động có thể mở rộng
tùy theo yêu cầu của khách hàng.
- Bảo mật (Security) có thể tập trung dữ liệu, gia tăng các hình thức bảo mật.
Các mối quan tâm như: mất quyền kiểm soát những dữ liệu nhạy cảm và thiếu bảo mật
tại nơi lưu trữ dữ liệu. Bảo mật luôn được đặt lên hàng đầu, đây là nhiệm vụ an ninh
phía bên nhà cung cấp phải đạm bảo khi khách hàng sử dụng. Nhà cung cấp thường
xuyên ghi nhật kí truy cập, để theo dõi và quản lí.
- Bảo trì (Maintenance) ứng dụng điện toán đám mây dễ dàng thực hiện công
việc này nếu chúng không được cài đặt trên mỗi máy tính của mỗi người dùng.
1.4. SO SÁNH VỚI CÔNG NGHỆ KHÁC
Điện toán đám mây xuất hiện kèm theo nhiều đặc tính của công nghệ, nên
không thể nhầm lẫn với một số công nghệ sau:
 Autonomic computing là hệ thống máy tính có khả năng tự quản lí.
 Mô hình Khách-chủ (Client-Server model) tính toán theo hình thức
client-server được phổ biến rộng rãi cho bất kì ứng dụng phân tán nào,
để phân biệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ (máy chủ) và người yêu cầu
dịch vụ (khách hàng).
 Tính toán lưới (Grid computing) là một hình thức của tính toán phân tán
và tính toán song song, nhờ đó mà một siêu máy tính ảo có thể liên kết
với nhau để cùng phối hợp tính toán công việc lớn.
6
 Máy tính lớn (Mainframe computer) được sử dụng chủ yếu bởi các tổ
chức lớn cho các ứng dụng quan trọng, thường thì số liệu cần phải xử lí
rất nhiều và đòi hỏi tức thời.
 Tiện ích tính toán (Utility computing) bao gồm các gói dịch vụ tính toán,
lưu trữ.
 Hướng dịch vụ tính toán (Service-oriented computing) Điện toán đám
mây cung cấp dịch vụ liên quan đến máy tính và xem như là một dịch
vụ. Điện toán đám mây có tất cả bao gồm các đặc tính trên.
1.5. MÔ HÌNH KIẾN TRÚC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
1.5.1. Thành phần
Hai thành phần quan trọng của kiến trúc điện toán đám mây được biết đến là
front end và back end.
Front end: là phần phía khách hàng dùng máy tính. Nó bao gồm hệ thống mạng
của khách hàng (hoặc máy tính) và các ứng dụng được sử dụng để truy cập vào đám
mây thông qua giao diện người dùng có thể là một trình duyệt web.
Back end: chính là đám mây, bao gồm các máy tính khác nhau, máy chủ và các
thiết bị lưu trữ dữ liệu.
1.5.2. Mô hình kiến trúc
Mô hình kiến trúc điện toán đám mây gồm có 3 tầng:
Hình 1.1 Mô hình kiến trúc.
1.5.2.1. Tầng ứng dụng (Application)
Ứng dụng các dịch vụ đám mây hay “Software as a service - SaaS” cung cấp
phần mềm như một dịch vụ trên Internet, không cần cài đặt hay chạy chương trình trên
máy tính phía khách hàng. Những ứng dụng cung cấp cho khách hàng được cài đặt,
7
cấu hình trên máy chủ từ xa. Đồng thời công việc bảo trì đơn giản và được hướng dẫn
từ nhà cung cấp.
Hình 1.2 SaaS cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
SaaS có thể được chia thành hai loại chính:
 Cung cấp cho doanh nghiệp: Đây là những giải pháp kinh doanh được
cung cấp cho các công ty và doanh nghiệp. Chúng được cung cấp thông
qua doanh nghiệp đăng ký dịch vụ.
 Cung cấp cho cá nhân: Các dịch vụ này được cung cấp cho công chúng
trên cơ sở thuê bao đăng ký. Tuy nhiên, họ được cung cấp miễn phí và
hỗ trợ thông qua quảng cáo. Ví dụ trong loại hình này gồm có dịch vụ
web mail, chơi game trực tuyến…
Những ưu điểm khi sử dụng SaaS mang lại cho khách hàng là chi phí sẽ thấp
hơn các phần mềm cấp phép, các dịch vụ SaaS có tính năng tiết kiệm chi phí lớn nhất
bởi khi sử dụng SaaS khách hàng sẽ loại bỏ những công việc thực sự không cần thiết
cho các doanh nghiệp như cài đặt, bảo trì phần cứng, trả công cho nhân viên, và duy trì
các ứng dụng. Đồng thời các nhà cung cấp SaaS thường có kiểm tra an ninh rất tỉ mỉ.
Bên cạnh nhưng ưu điểm thì sẽ có những nhược điểm gây trở ngại kỹ thuật để
xây dựng một SaaS hiệu quả và phù hợp với nhiều khách hàng. Khi thiết kế một ứng
dụng có hiệu quả cung cấp cho hàng ngàn khách hàng qua Internet là công việc khó
khăn.
1.5.2.2. Tầng nền tảng (Platform)
Đây là tầng cung cấp dịch vụ nền tảng để chạy các ứng dụng. Các ứng dụng này
có thể đang chạy trong đám mây hay chạy trong một trung tâm dữ liệu truyền thống.
Để đạt được khả năng mở rộng cần thiết trong một đám mây, các dịch vụ thường được
ảo hóa. Việc ảo hóa được các hãng phần mềm lớn giới thiệu như IBM® WebSphere®
Application Server Virtual Images, Amazon Web Services và Google App Engine….
Các dịch vụ nền tảng cho phép khách hàng chạy các ứng dụng dựa trên cơ sở hạ tầng
dịch vụ được bên thứ ba cung cấp.
8
Nền tảng là nơi cung cấp tất cả các nguồn lực cần thiết để xây dựng các ứng
dụng và dịch vụ hoàn toàn từ Internet, mà không cần phải tải về hay cài đặt phần mềm.
Hình 1.3 PaaS cho phép khách hàng truy cập vào một nền tảng
trên nên điện toán đám mây.
Nền tảng bao gồm thiết kế ứng dụng, phát triển, thử nghiệm, triển khai. Các
dịch vụ khác bao gồm khả năng tích hợp dịch vụ web, cơ sở dữ liệu tích hợp, bảo mật,
khả năng mở rộng, lưu trữ, quản lý và nâng cấp phiên bản.
Nhược điểm là khi phía nhà cung cấp cơ sở hạ tầng không còn khả năng duy trì
làm việc với khách hành, khách buộc phải chuyển qua nhà cung cấp khác. Trường hợp
người dùng yêu cầu một ứng dụng với một nhà cung cấp điện toán đám mây và quyết
định chuyển đến một nhà cung cấp khác, có thể ứng dụng đó không hoạt động được
hoặc sẽ phải trả một mức giá cao để ứng dụng có thể hoạt động lại. Nếu nhà cung cấp
cũ không còn cung cấp dịch vụ thì ứng dụng và dữ liệu của khách hàng sẽ bị mất.
Nền tảng hướng dịch vụ thường cung cấp một giao diện người dùng dựa trên
HTML hoặc JavaScript. Nó hỗ trợ phát triển giao diện web như Simple Object Access
Protocol (SOAP) và REST(Representational State Tranfer), cho phép xây dựng nhiều
dịch vụ web.
Tùy chọn PaaS có ba loại khác nhau:
o Add-on development facilities: Cho phép lửa chọn các ứng dụng SaaS.
Thông thường, các nhà phát triển PaaS và khách hàng được yêu cầu
đăng ký cho các tiện ích ứng dụng SaaS.
o Application delivery-only environments: Môi trường hỗ trợ dịch vụ lưu
trữ theo các mức độ, như khả năng mở rộng theo nhu cầu bảo mật.
Nhưng không bao gồm nhiệm vụ phát triển, kiểm soát lỗi và gỡ lỗi.
Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tiếp nhận công nghệ:
o Khả năng làm việc của nhóm phát triển bị cô lập bởi vị trí địa lý.
o Khả năng hợp nhất các dịch vụ web từ nhiều nguồn.
9
o Khả năng thực hiện tiết kiệm chi phí sử dụng, tích hợp các dịch vụ cơ sở
hạ tầng bảo mật, khả năng mở rộng, và chuyển đổi dự phòng.
Có hai trở ngại chính mà các nhà phát triển phải đối mặt khi xem xét PaaS.
Thứ nhất: các nhà cung cấp sử dụng dịch vụ độc quyền hoặc các ngôn
ngữ phát triển, một số nhà phát triển sợ bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất.
Hai là: các nhà cung cấp có thể cho phép các ứng dụng sẽ được làm việc
với một nhà cung cấp khác, tuy nhiên chi phí thường cao hơn.
1.5.2.3. Tầng cơ sở hạ tầng (Infrastructure)
Tầng dưới cùng của đám mây là tầng cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng. Ở đây là
một tập hợp các tài nguyên vật lí như các máy chủ, các thiết bị mạng và các đĩa cứng
lưu trữ được đưa ra như dịch vụ với mục đích cung cấp cho khách hàng. Cũng như với
các dịch vụ nền tảng, ảo hóa là một phương pháp thường được sử dụng để tạo ra bản
phân phối các nguồn tài nguyên theo yêu cầu. Hiện nay có các nhà cung cấp cơ sở hạ
tầng bao gồm IBM Bluehouse, VMware, Amazon EC2, Microsoft Azure Platform,
Sun ParaScale Cloud Storage.
Hình 1.4 IaaS cho phép nhà cung cấp dịch vụ thuê những tài nguyên phần cứng
Cơ sở hạ tầng tập trung vào vấn đề trang bị cho các trung tâm dữ liệu bằng cách
đảm bảo công suất điện toán khi cần thiết. Trên thực tế các kỹ thuật ảo hóa thường
được sử dụng trong tầng này, nên có thể thấy rõ sự tiết kiệm chi phí khi sử dụng tài
nguyên hệ thống.
10
1.6. CÁC MÔ HÌNH TRIỂN KHAI
Hình 1.5 Các mô hình điện toán đám mây.
1.6.1. Đám mây công cộng
Là các dịch vụ đám mây được một bên thứ ba (người bán) cung cấp. Chúng tồn
tại bên ngoài hệ thống công ty và được nhà cung cấp đám mây quản lý.
Các đám mây công cộng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ công nghệ thông
tin tốt nhất. Có thể là phần mềm, cơ sở hạ tầng ứng dụng hoặc cơ sở hạ tầng vật lý.
Các nhà cung cấp đám mây chịu trách nhiệm cài đặt, quản lý, cung cấp và bảo trì.
Khách hàng phải trả chi phí cho các tài nguyên nào, dịch vụ nào mà họ sử dụng.
Các dịch vụ thường được cung cấp với các quy ước về cấu hình, chúng được
cung cấp với những trường hợp sử dụng phổ biến nhất. Khách hàng chỉ có quyền truy
cập vào tài nguyên được cấp phát.
1.6.2. Đám mây riêng
Là các dịch vụ đám mây được cung cấp trong doanh nghiệp. Những đám mây
này tồn tại bên trong mô hình mạng doanh nghiệp và chúng được doanh nghiệp quản
lý.
Các đám mây riêng đưa ra nhiều lợi ích giống như các đám mây chung, điểm
khác biệt chính là doanh nghiệp chịu trách nhiệm thiết lập và bảo trì đám mây. Việc
thiết lập đám mây riêng đôi khi không còn chi phí cho việc sử dụng và duy trì hoạt
động liên tục của đám mây và có thể vượt quá chi phí khi sử dụng một đám mây
chung.
11
Hình 1.6 Các thành phần trong đám mây riêng.
Các đám mây riêng có nhiều lợi thế hơn so với đám mây chung. Việc kiểm soát
chi tiết các tài nguyên khác nhau trên đám mây giúp doanh nghiệp có các lựa chọn cấu
hình phù hợp. Các đám mây riêng sẽ rất lý tưởng khi công việc đang được thực hiện
không cần đến một đám mây chung và sẽ không lo ngại tới vấn đề an ninh, quản lý.
1.6.3. Đám mây cộng đồng
Các đám mây cộng đồng là các đám mây được chia sẻ bởi một số tổ chức và hỗ
trợ một cộng đồng cụ thể có mối quan tâm chung như: chung mục đích, yêu cầu an
ninh, chính sách. Nó có thể được quản lý bởi các tổ chức hoặc một bên thứ ba.
Một đám mây cộng đồng có thể được thiết lập bởi một số tổ chức có yêu cầu
tương tự và tìm cách chia sẻ cơ sở hạ tầng để thực hiện một số lợi ích của điện toán
đám mây.
Tùy chọn này là tốn kém hơn nhưng có thể đáp ứng về sự riêng tư, an ninh hoặc
tuân thủ các chính sách tốt hơn.
1.7. CÁC KỸ THUẬT TRONG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Kỹ thuật trong điện toán đám mây là kỹ thuật tập trung vào các dịch vụ đám
mây như SaaS, PaaS và IaaS. Đó là một giải pháp đa ngành từ nhiều lĩnh vực khác
nhau như hệ thống kỹ thuật, công nghệ phần mềm, kỹ thuật web, kỹ thuật thông tin, kỹ
thuật bảo mật, nền tảng kỹ thuật, kỹ thuật dịch vụ, kỹ thuật rủi ro và các kỹ thuật đạm
bảo chất lượng. Khả năng cung cấp các dịch vụ đám mây và những thách thức trong
mô hình điều khiển trong kinh doanh, cho kỹ thuật điện toán đám mây như là quá trình
“thiết kế các hệ thống cần thiết để tận dụng sức mạnh của tất cả các kỹ thuật trên”.
Các yếu tố của kỹ thuật điện toán đám mây bao gồm:
 Nền tảng (Foundation): cơ sở, khái niệm, hướng dẫn và phân loại
12
 Thực hiện (Implementation): xây dựng khối và hướng dẫn thực hành
trên đám mây
 Vòng đời (Lifecycle): sự lặp lại tại đầu cuối giúp điện toán đám mây
phát triển và phân phối
 Quản lý (Management): thời gian thiết kế và quản lý đám mây thời gian
chạy từ nhiều vấn đề.
Hình 1.7 Những thành phần của kỹ thuật trong đám mây.
1.8. LƯU TRỮ TRONG ĐÁM MẤY
Đám mây lưu trữ là một mô hình kết nối mạng lưu trữ trực tuyến, nơi dữ liệu
được lưu trữ trên nhiều máy chủ ảo, thường được tổ chức bởi các bên thứ ba, thay vì
được lưu trữ trên máy chủ chuyên dụng. Các công ty cung cấp host hoạt động như là
trung tâm dữ liệu lớn, và những người yêu cầu dữ liệu của họ được tổ chức mua hoặc
thuê dung lượng lưu trữ từ họ và sử dụng nó cho các nhu cầu lưu trữ của họ. Các trung
tâm dữ liệu điều hành trên nền ảo hóa các nguồn lực theo yêu cầu của khách hàng và
được đưa vào trong kho lưu trữ, các khách hàng của nhà cung cấp có thể sử dụng để
lưu trữ các tập tin hoặc dữ liệu đối tượng. Về mặt vật lý, các nguồn tài nguyên có thể
được lấy qua nhiều máy chủ.
Dịch vụ lưu trữ trong đám mây có thể được truy cập thông qua một trình duyệt
web, giao diện lập trình ứng dụng (API). Công việc lưu trữ dữ liệu trên đám mây sẽ tốt
hơn là trên một hệ thống cục bộ. Vì đám mây lưu trữ có một số ưu điểm so với lưu trữ
dữ liệu truyền thống. Nếu lưu trữ dữ liệu trên một đám mây, có thể sử dụng nó từ bất
kỳ vị trí nào có Internet.
13
Điều này làm cho nó đặc biệt hấp dẫn cho các nhân viên thường xuyên đi công
tác. Nhân viên công ty không cần phải sử dụng cùng một máy tính để truy cập dữ liệu
cũng không cần phải mang theo các thiết bị lưu trữ vật lý.
Ngoài ra, nếu tổ chức có văn phòng chi nhánh, tất cả nhân viên đều có thể truy
cập dữ liệu từ các nhà cung cấp đám mây.
1.9. CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM
1.9.1. Bảo mật an toàn
Các công ty thuê dịch vụ lưu trữ, có thể bị theo dõi hợp pháp hoặc bất hợp pháp
các thông tin và dữ liệu giữa người dùng và công ty chủ bởi nhà nhà cung cấp dịch vụ.
Cân nhắc kỹ các ứng dụng có thể chuyển lên các đám mây, Có kế hoạch chu
đáo về khía cạnh bảo mật và riêng tư trước khi tham gia các giải pháp điện toán đám
mây, Hiểu biết về các môi trường điện toán đám mây công cộng và chắc chắn rằng giải
pháp đó đáp ứng được các yêu cầu về an ninh và bảo mật.
Đảm bảo rằng môi trường phía máy khách đáp ứng được các yêu cầu về tổ chức
bảo mật và riêng tư.
Trong hầu hết trường hợp, các nhà cung cấp phải đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng
của họ là an toàn, dữ liệu và các ứng dụng được bảo vệ. Đồng thời các nhà cung cấp
đã thực hiện các biện pháp an ninh thích hợp để bảo vệ thông tin.
1.9.2. Sự tuân thủ các quy định
Chấp hành các quy định về các kỹ thuật an toàn và bảo mật dữ liệu mà nhà
cung cấp dịch vụ đưa ra để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của khách hàng. Để có thể tạo
ra một quy định chung phù hợp ở tất cả mọi nơi là một vấn đề khó khăn đối với các
nhà cung cấp dịch vụ và môi trường điện toán đám mây.
1.9.3. Tác động của môi trường
Nên đặt máy chủ ở những nơi có khí hậu thuận lợi làm mát tự nhiên giảm bớt
chi phí đệ duy trì nhiệt độ thích hợp cho phòng máy chủ, ít hỏa hoạn, động đất và thiền
tai ảnh hưởng tới máy chủ trung tâm. Vì vậy các nước có điều kiện thuận lợi, chẳng
hạn như Phần Lan, Thụy Điển và Thụy Sĩ, đang thu hút các trung tâm dữ liệu điện
toán đám mây.
1.10. CÁC ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TIÊU BIỂU
1.10.1. Google App Engine
Google App Engine (GAE) cho phép bạn triển khai ứng dụng của mình trên hạ
tầng của Google. Việc xây dựng ứng dụng với App Engine rất dễ dàng, thuận lợi trong
14
quá trình bảo trì, dễ mở rộng khi có lượng truy cập tăng, hoặc khi có thêm nhu cầu lưu
trữ.
Google App Engine hỗ trợ 2 môi trường phát triển ứng dụng : Java runtime
environment và Python runtime environment
1.10.2. Windows Azure
Windows Azure cho phép triển khai ứng dụng windows và lưu trữ dữ liệu trên
nền tảng hạ tầng của Microsoft thông qua môi trường Internet. Windows Azure cung
cấp môi trường phát triển ứng dụng sử dụng .NET Framework,
Windows Azure hỗ trợ các ngôn ngữ thông thường như C#, Visual Basic, C++
hoặc có thể bằng java. Sử dụng Visual Studio hoặc công cụ phát triển khác.
1.10.3. Amazon Web Services
Amazon Web Services là tập hợp các dịch vụ cung cấp cho người lập trình có
khả năng truy cập tới hạ tầng kiến trúc tính toán kiểu sẵn sàng để sử dụng (ready-to-
use) của Amazon. Các máy tính có nền tảng vững chắc đã được xây dựng và tinh chế
qua nhiều năm của Amazon có thể cho phép bất cứ ai cũng có quyền cập tới Internet.
Amazon cung cấp một số dịch vụ Web đáp ứng được một số yêu cầu cốt lõi của hầu
hết các hệ thống như: lưu trữ, tính toán, truyền thông điệp và tập dữ liệu...
15
CHƯƠNG 2. CÁC DỊCH VỤ TRÊN NỀN ĐIỆN TOÁN
ĐÁM MÂY
2.1. DỊCH VỤ THEO MÔ HÌNH TRUYỀN THỐNG
Cung cấp dịch vụ CNTT theo mô hình truyền thống cho một khách hàng. Đầu
tiên một công ty hoặc một tổ chức yêu cầu thiết lập một máy chủ WWW, Mail, FTP.
Quá trình từ khi triển khai cho tới khi người dùng đầu cuối có thể truy cập được sẽ tốn
một lượng thời gian dài. Và để có thể quản lý được ban đầu các doanh nghiệp phải đầu
tư, tính toán rất nhiều loại chi phí như chi phí cho phần cứng, phần mềm, mạng, chi
phí cho quản trị viên, chi phí bảo trì, sửa chữa. Tùy theo yêu cầu của tổ chức hay
doanh nghiệp sẽ triển khai bao nhiêu máy chủ sẽ mua bấy nhiêu máy chủ và thực hiện
triển khai.
Hình 2.1 Mô hình cung cấp dịch vụ truyền thống.
Sau khi triển khai thành công người dùng đầu cuối sẽ truy cập vào và sử dụng
dịch vụ bình thường, ổn định. Tại đây chưa xét tới trường hợp hỏng hóc và xem các
bước triển khai một cách suôn sẻ. Nhưng một vấn đề đặt ra là tại hệ thống máy chủ của
công ty là liệu hiệu năng của máy chủ đã được tận dụng hết. Vấn đề được hé lộ là hầu
như các máy chủ triển khai theo mô hình truyền thống thì sẽ không tận dụng hết tài
nguyên của máy chủ và trở nên lãng phí ngày tại thời điểm đó.
Giải pháp đặt ra là sử dụng dịch vụ điện toán đám mây. Dịch vụ điện toán đám
mấy sẽ mang lại cho khách hàng nhiều lợi ích về nhiều mặt. Từ khi bắt đầu triển khai
cho tới khi đi vào sử dụng.
16
2.2. DỊCH VỤ TRÊN MÔ HÌNH ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
2.2.1. Kiến trúc hệ thống
Trong môi trường điện toán truyền thống, nhiều phần mềm và các quy trình dựa
vào hệ thống thiết bị tại chỗ. Trong một môi trường điện toán đám mây, hầu hết mọi
thứ được vận hành từ một máy chủ hoặc nhiều máy chủ trong trung tâm dữ liệu nơi
người dùng tương tác cụ thể với chúng qua một trình duyệt. Điều này đặt ra ngày càng
nhiều yêu cầu đối với hệ thống mạng hiện thời cũng như hạ tầng bảo mật. Một trong
những nguyên tắc căn bản của điện toán đám mây là ý tưởng chia sẻ các nguồn lực
như tính toán, lưu trữ, các ứng dụng và thậm chí là cả nền tảng phát triển, nơi mà
chúng có thể chia sẻ với hầu hết những người sử dụng trong một công ty trong trường
hợp các đám mây cá nhân (private clouds) hay với những người sử dụng trên phạm vi
toàn cầu trong trường hợp đám mây công cộng (public clouds). Việc chia sẻ là khả thi
nhờ công nghệ ảo hóa và một trung tâm dữ liệu gần như được ảo hóa giống như trong
một môi trường điện toán đám mây cần một hạ tầng mạng để hỗ trợ những yêu cầu bổ
sung.
Hình 2.2 Kiến trúc mẫu điện toán đám mây.
Một ví dụ minh họa, trước đây một máy chủ vật lý chạy một tác vụ đặc thù như:
dịch vụ máy chủ WWW, máy chủ FTP, máy chủ Mail hoặc một máy chủ về cơ sở dữ
liệu và chúng triển khai cho một công ty hay doanh nghiệp. Nhưng giờ đây, một máy
chủ vật lý đơn có thể chạy khoảng 20 máy chủ ảo và yêu cầu trên một hệ thống mạng
có thể tăng lên tới 20 lần. Bên cạnh đó, công nghệ ảo hóa tính đến độ co giãn và linh
hoạt nơi các máy chủ có thể được triển khai một cách nhanh chóng nhờ việc di chuyển
các máy ảo từ một máy chủ đến một máy chủ vật lý. Ngược lại, việc di chuyển này
cũng sẽ có tác động đến hệ thống mạng.
17
2.2.2. Đặc điểm hoạt động của hệ thống của điện toán đám mây
Trên hệ thống đám mây, tài nguyên được quản lý trên nền ảo hóa từ tài nguyên
lưu trữ, bộ nhớ, CPU. Thông qua công cụ quản lý tài nguyên được quản lý tập trung và
chúng được cung cấp cho khách hàng theo các hình thức, có thể là cơ sở hạ tầng, cung
cấp nền tảng, và cuối cùng là dịch vụ phần mềm. Tại đây tài nguyên của hệ thống sẽ
được chia sẽ cho khách hàng sử dụng.
Là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây thường có những vấn đề phức tạp
như sao lưu dữ liệu, nhân rộng, và nhu cầu phục hồi khi có sự cố, dịch vụ đã trở thành
phổ biến, đặc biệt là trong doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hình 2.3 Khách hàng thuê một máy chủ ảo làm máy chủ cơ sở dữ liệu.
Về phía khách hàng để quản lý các máy chủ ảo khách hàng sử dụng phần mềm
client của phía nhà cung cấp để truy cập vào quản lý hoặc là thông qua trình duyệt
web.
Lợi thế lớn nhất phía khách hàng là tiết kiệm chi phí. Khách hàng chỉ tính phí
sử dụng, các phí yêu cầu khi sử dụng dịch vụ điện toán đám mây và chí phí này phụ
thuộc vào nhà cung cấp. Khách hàng không phải trả tiền cho cơ sở hạ tầng.
2.2.2.1. Sự an toàn
Để an toàn dữ liệu, hầu hết các hệ thống sử dụng kết hợp các kỹ thuật:
 Mã hóa (Encryption) Dùng một hoặc nhiều thuật toán phức tạp kết hợp
sử dụng để mã hóa thông tin. Để giải mã các tập tin mã hóa, người dùng
cần khóa giải mã. Trường hợp nó có thể bị crack thông tin, những sẽ rất
khó khăn và hacker không thể phải truy cập vào hệ thống máy tính lớn vì
sẽ cần phải giải mã.
 Các quy trình xác thực (Authentication processes) Yêu cầu một người sử
dụng tạo ra tài khoản và mật khẩu.
 Ủy quyền thực thi (Authorization practices) Danh sách khách hàng
những người được ủy quyền để truy cập thông tin được lưu trữ trên hệ
thống điện toán đám mây.
18
Hình 2.4 Mã hóa và xác thực là hai biện pháp an ninh có thể sử dụng để giữ an toàn
dữ liệu trên một đám mây lưu trữ.
Vẫn còn lo ngại rằng các dữ liệu được lưu trữ trên một hệ thống từ xa là dễ bị
tổn thương. Luôn luôn là mối quan tâm rằng một hacker sẽ tìm cách truy cập vào hệ
thống và đánh cắp dữ liệu.
Ngoài ra, một nhân viên bất mãn có thể thay đổi hoặc phá hủy các dữ liệu bằng
các thông tin truy cập của riêng mình.
2.2.2.2. Độ tin cậy
Vấn đề quan tâm khác là độ tin cậy. Nếu một hệ thống lưu trữ đám mây là
không đáng tin cậy, nó trở thành một mối nguy hiểm. Không ai muốn lưu dữ liệu trên
một hệ thống không ổn định, và cũng không tin tưởng và cung cấp dịch vụ cho một
công ty có nguồn tài chính không ổn định.
Thương hiệu và uy tín là rất quan trọng đối với các nhà cung cấp lưu trữ đám
mây. Nếu có một sử cố và thiếu sử cảnh tranh về chất lượng phục vụ và dịch vụ thì
khách hàng sẽ không lựa chọn họ. Và như thế thì nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám
mây sẽ không thể phát triển được.
2.3. ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM
2.3.1.1. Ưu điểm
Cung cấp các dịch vụ CNTT đang trở thành một giải pháp ngày càng hấp dẫn
đối với các tổ chức. Bởi vì với các máy chủ ảo, có thể quản lý trên web hoặc thông qua
phần mềm phía nhà cung cấp cho khách hàng, và các máy chủ ảo nằm trên hệ thống
điện toán đám mây sẽ tốt hơn rất nhiều nếu được thiết kế lưu trữ tại doanh nghiệp. Các
nhà cung cấp điện toán sẽ có những giải pháp như cân bằng tải các máy chủ ảo và di
chuyển dữ liệu giữa các trung tâm dữ liệu khác nhau, đảm bảo rằng thông tin được lưu
trữ bên trong luôn sẵn sàng đáp ứng một cách nhanh chóng.
19
Hình 2.5 Một thảm họa xảy ra, dữ liệu khách hàng tại cloud lưu trữ sẽ không bị mất.
Dịch vụ CNTT trên nền "điện toán đám mây" là lợi thế, bởi vì nó cho phép bảo
vệ dữ liệu trong trường hợp có một thảm họa không lường trước được. Các tài liệu lưu
trữ các thông tin quan trọng được lưu trữ trên máy chủ ảo sẻ được bảo vệ, nhưng nếu
có một hỏa hoạn nào đó xảy ra thì lưu trữ cục bộ tại công ty sẽ không khôi phục lại dữ
liệu được.
2.3.1.2. Nhược điểm
Một hệ thống được tối ưu, được bảo mật những không thể thoát khỏi thoát khỏi
những nhược điểm, gây ảnh hưởng tới hệ thống. Mô hình điện toán cũng không tránh
khỏi những lỗ hổng bảo mật. cho nên điện toán đám mây vẫn còn mắc phải một số
nhược điểm sau:
 Tính riêng tư: Câu hỏi đặt ra là: Các thông tin người dùng và dữ liệu
được chứa trên đám mây có đảm bảo được quyền riêng tư, và liệu các
thông tin đó có bị sử dụng vì một mục đích nào khác hay không và có bị
xâm phạm hay không.
 Mất dữ liệu: Một vài sử cố ngoài ý muốn có thể khiến cho người dùng
phải sao lưu dữ liệu của họ từ “đám mây” về máy tính cá nhân. Điều này
sẽ mất nhiều thời gian. Thậm chí một vài trường hợp, vì một lý do nào
đó, dữ liệu người dùng bị mất và không thể phục hồi được.
 Khả năng bảo mật: Vấn đề tập trung dữ liệu trên các “đám mây” là cách
thức hiệu quả để tăng cường bảo mật, nhưng mặt khác cũng lại chính là
mối lo của người sử dụng dịch vụ. Bởi lẽ một khi bị tấn công hoặc đột
nhập, toàn bộ dữ liệu sẽ bị chiếm dụng. Tuy nhiên, đây không thực sự là
vấn đề của riêng “điện toán đám mây”, bởi lẽ tấn công đánh cắp dữ liệu
là vấn đề gặp phải trên bất kỳ môi trường nào, ngay cả trên các máy tính
cá nhân.
20
CHƯƠNG 3.TRIỂN KHAI HẠ TẦNG TRÊN NỀN ĐIỆN
TOÁN ĐÁM MÂY
3.1. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH NHU CẦU
Khảo sát thực tế tại DNTN Tin học Dũng Diệu có các vấn đề đặt ra như sau:
Trong thời kì công nghệ thông tin xâm nhập vào các ngành kinh tế và nhu cầu của
doanh nghiệp, sử dụng hệ thống máy chủ để xử lý công việc có xu hướng tăng. Việc
doanh nghiệp có ý định triển khai hệ thống Server để phục vụ cho nhu cầu công việc
sẽ tốn một khoản chi phí không hề nhỏ. Trong khi đó, với công nghệ điện toán đám
mây doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí và không phải lo lắng tới các vấn đề trong
trường hợp doanh nghiệp phải triển khai một hệ thống riêng.
Với nhu cầu thực tế, đồ án này đưa ra cách chỉ dẫn xây dựng một máy chủ Đám
mây riêng ( Server private cloud computing ), quản trị và sử dụng trên PC. Do phần
cứng không đáp ứng đủ nên trong khi thực thi cài đặt có gặp nhiều vấn đề xẩy ra
nhưng cũng có thể giải quyết được.
21
3.2. THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG
3.2.1. Mô hình thực tế
Hình 3.1 Mô hình thực tế điện toán đám mây sử dụng Hyper - V.
Trước đây Hyper-V được biết đến với cái tên Windows Server Virtualization và
tên mã Viridian, Hyper-V là công nghệ ảo hoá server thế hệ mới của Microsoft và là
thành phần quan trọng trong HĐH Windows Server 2008.
Tính năng và lợi ích Hyper-V cung cấp cho khách hàng khả năng xây dựng
những đám mây an toàn riêng làm tăng hiệu quả kinh doanh trung tâm dữ liệu và sự
nhanh nhẹn. Cùng với Active Directory, Microsoft Deployment Toolkit (MDT) là nền
tảng tốt nhất cho cơ sở hạ tầng điện toán đám mây, Active Directory và MDT cung cấp
điện toán đám mây cho trung tâm dữ liệu hiện tại bằng cách tổng hợp các nguồn lực cơ
sở hạ tầng ảo và phân phối chúng đến người dùng.
Các tính năng chính:
 Tạo các trung tâm dữ liệu ảo
 Hỗ trợ môi trường an toàn cho khách hàng
 Cung cấp cổng thông tin phục vụ cho khách hàng
22
Để xây dựng mô hình cần sử dụng hệ điều hành:Windows Server 2008 R2 Enterprise
64bit và các gói dịch vụ kèm theo sau:
- Activate Directory.
- Microsoft Deployment Toolkit.
- Hyper-V (Windows Server Virtualization).
- Windows Deployment Services.
- Windows Server Internet Information Services (IIS) Version 6.0 or Higher.
- System Center Virtual Machine Manager (SCVMM) Version 2008 or 2012.
- SQL Server 2005 Express SP3.
- Activate Directory
Tận dụng sức mạnh của một nền tảng ảo hóa để xây dựng, triển khai một đám
mây riêng, tăng cường kiểm soát tới mức tự động hóa. Do đó có thể cung cấp công
nghệ thông tin như một dịch vụ.
Giải pháp đám mây riêng được đưa ra trong bài viết này đòi hỏi một hạ tầng
Active Directory. Do cách thức xây dựng đám mây, bạn cần có các bộ điều khiển
miền. Trong một số tình huống, đám mây riêng có thể không truy cập được sau khi
thực hiện ảo hóa trên các bộ điều khiển miền. Để tránh điều này, nên đặt ít nhất một bộ
điều khiển miền ngoài môi trường ảo hóa.
- Microsoft. Microsoft Deployment Toolkit
Bước đầu tiên xây dựng đám mây riêng là cài đặt bộ công cụ Deployment
Toolkit 2010 của Microsoft. Microsoft Deployment Toolkit (MDT) là công cụ miễn
phí có thể tải về tại website: www.microsoft.com.
Ở đây ta sẽ cài bộ công cụ Deployment Toolkit lên một server vật lý có khả
năng truy cập tới các server khác tạo thành đám mây. MDT không phải ứng dụng yêu
cầu cao do đó ta không phải sử dụng một server dành riêng cho chương trình. Server
sử dụng sẽ đóng vai trò làm kho lưu các file ảnh thực thi. Điều này đòi hỏi phải sử
dụng một server có bộ nhớ lưu trữ lớn cho những file ảnh muốn tạo. Và những file ảnh
này phải có thể truy cập được qua tính năng chia sẻ mạng.
23
3.2.2. Mô hình giả lập.
Trên mô hình bao gồm ba khối chức năng
Đối với khối máy chủ và máy trạm cung cấp việc quản lý và chia sẻ tài nguyên
phần cứng một cách chặt chẽ và hiệu quả. Việc quản lý các máy ảo chạy trên nó cũng
được dễ dàng hơn nhờ các công cụ quản lý từ xa. Windows server 2008 Enterprise là
một hệ điều hành máy chủ có hộ trở Hyper-V nên nó có thể cung cấp cho các máy ảo
khả năng tương tác cao nhất với phần cứng cũng như tài nguyên hệ thống. Vì thế các
máy ảo có thể đạt hiệu suất làm việc cao nhất.
3.3. TRIỂN KHAI CÀI ĐẶT MÔ HÌNH HỆ THỐNG
Trong phần này trình bày các bước triển khai hệ thống điện toán đám mây trên
môi trường giả lập. Các bước triển khai bao gồm:
 Triển khai hệ thống tài nguyên
 Triển khai hệ thống quản lý các máy chủ
 Triển khai hệ thống đám mây
3.3.1. Cài đặt Microsoft Deployment Toolkit (MDT)
Windows MDT chỉ có dung lượng 15MB. Sau khi đã tải xong, chạy file thực thi
để hiện cửa sổ cài đặt. Trong bài này, ta sẽ sử dụng bản cập nhật Update 1 của bộ công
cụ.
Nhấn Next để bỏ qua màn hình chào mừng. Chương trình sẽ hỏi bạn có chấp nhận
điều khoản thỏa thuận hay không. Nếu chấp nhận, nhấn Next để tiếp tục. Chương trình
tiếp tục hỏi những thành phần người dùng muốn cài đặt. Chọn cài tất cả các thành
phần (đây là tùy chọn mặc định) và nhấn Next để cài đặt.
24
3.3.1.1. Tạo thư mục chung
Sau khi Windows Deployment Toolkit đã được cài xong. Ta sẽ cần tạo một thư
mục chung (Deployment share). Để thực hiện điều này, vào StartMicrosoft. Microsoft
Deployment kitDeployment Workbench, kích chuột phải vào thư mục Deployment
Shares và chọn New Deployment Share từ thực đơn ngữ cảnh.
Chú ý: Trong khi tạo thư mục chung, có thể xuất hiện một thông báo yêu cầu
cập nhật phiên bản Windows Automated Installation Kit mới hơn. Tải về bộ
Automated Installation Kit (AIK). Bản AIK này chảy trên Windows Server 2008 R2.
Khi thực hiện tạo thư mục chung mới, Windows sẽ khởi chạy cửa sổ cài đặt. Ở
màn hình đầu tiên hãy chọn đường dẫn để lưu toàn bộ file ảnh thực thi.
Nhấn Next sau đó đặt tên cho thư mục chung sẽ tạo. Tên mặc định
là: DeploymentShare$. Ký hiệu $ cuối tên để ẩn thư mục.
Sau khi nhấn Next, nhập mô tả cho thư mục sẽ tạo. Đặt tên bất kỳ nhưng cố đặt
một cái tên gợi nhớ, ta đặt tên là: MDT Deployment Share. Nhấn Next và cửa sổ cài
đặt sẽ hỏi người dùng có muốn lưu dự phòng file ảnh không. Kích hoạt tùy chọn và
nhấn Next.
Màn hình tiếp theo hỏi có muốn cấp mật khẩu quản trị cho những người dùng
hay không. Tạm thời chưa chọn tùy chọn này do chúng ta thực sự không muốn người
dùng biết mật khẩu quản trị cục bộ.
Sau khi nhấn Next, cửa sổ cài sẽ hỏi bạn có muốn Windows yêu cầu product
key từ người dùng không. Ta cũng nên bỏ qua tùy chọn này. Khi nhấn Next, bạn sẽ
thấy một bảng tổng kết những tùy chọn cấu hình ta đã chọn. Kiểm tra để xác nhận lại
các tùy chọn. Nếu tất cả đều ổn, nhấn Next để tạo thư mục chung. Khi quá trình thiết
lập hoàn tất, kích Finish.
3.3.1.2. Bổ sung thêm các hệ điều hành
Việc bổ sung hệ điều hành vào thư mục chung rất đơn giản. Khi bạn vào thư
mục chung đã tạo trước đó, bạn sẽ thấy rằng thư mục chung chứa một thư mục con gọi
là Operating Systems. Kích chuột phải vào thư mục và chọn New Folder từ thực đơn
ngữ cảnh. Cửa sổ tạo thư mục mới được khởi chạy.
Màn hình khởi tạo sẽ yêu cầu đặt tên và mô tả cho thư mục. Ở đây ta đặt tên thư
mục là Windows Server 2008 R2. Sau đó, nhấn Next. Kiểm tra lại thông tin vừa nhập
trong màn hình tổng kết và nhấn Next. Khi Windows tạo xong thư mục,
nhấn Next tiếp.
25
Sau khi tạo xong thư mục cho hệ điều hành, tạo thêm bất kỳ thư mục nào mà
bạn có thể cần. Trong bài này, ta sẽ tạo một thư mục Windows Server 2008 R2 và thư
mục Windows 7.
Tiếp theo, nhập các file của hệ điều hành vào thư mục đã tạo. Cho đĩa cài của
hệ điều hành muốn nhập vào máy, kích chuột phải vào thư mục đã tạo và chọn Import
Operating System từ thực đơn ngữ cảnh. Windows sẽ khởi chạy cửa sổ cài đặt Import
Operating System Wizard.
Màn hình đầu tiên yêu cầu cung cấp loại hệ điều hành mà bạn muốn thêm.
Chọn tùy chọn Full Set of Source Files và nhấn Next. Tiếp theo, dẫn đến file nguồn
bằng cách trỏ tới ổ DVD hoặc là thư mục chứa các files cài đặt hệ điều hành.
Kích Next để đặt tên cho thư mục, ta đặt tên thư mục đích là Windows Server
2008 R2x64.
Nhấn Next để xem thông tin tổng quát về những tùy chọn ta đã cung cấp. Giả
sử mọi thứ đều ổn, nhấn Next. Chương trình bây giờ sẽ nhập hệ điều hành từ phương
tiện cài đặt. Thời gian hoàn thành phụ thuộc vào cấu hình server và hệ điều hành được
chọn. Sau khi hoàn thành, toàn bộ các bản Windows khác nhau được liệt kê trong thư
mục tương ứng.
3.3.1.3. Xây dựng chuỗi nhiệm vụ (task sequence)
Tiếp theo, chúng ta sẽ triển khai một server quản lý máy ảo và một số server
chủ Hyper-V. Tuy nhiên, không cần phải tạo những server này một cách thủ công do
ta đã tạo một file ảnh thực thi. Các file ảnh thực thi sau cùng thì được dùng để tạo các
máy ảo bên trong đám mây riêng, nhưng lúc này chúng ta cũng có thể dùng nó để xây
26
dựng hạ tầng đám mây ảo. Bước đầu tiên là xây dựng chuỗi nhiệm vụ được sử dụng để
thực thi một máy chạy Windows Server 2008 R2 chung.
Để tạo chuỗi nhiệm vụ này, vào thư mục chung và sau đó kích chuột phải vào
thư mục Task Sequences. Chọn New Folder từ thực đơn ngữ cảnh và sau đó sử dụng
cửa sổ cài để tạo một thư mục có tên OS Install. Khi thư mục được tạo, kích chuột phải
vào thư mục và chọn New Task Sequence từ thực đơn ngữ cảnh. Windows bây giờ sẽ
khởi chạy cửa sổ cài đặt Task Sequence. Đầu tiên ta phải cấp mã nhận dạng cho nhiệm
vụ đang tạo và đặt tên nhiệm vụ. Trong bài này, ta đặt tên chuỗi nhiệm vụ là Windows
Server 2008 R2 và sử dụng ID là W2K8R2G.
Sau khi nhập tên và ID, nhấn Next. Chương trình sẽ hỏi loại khuôn mẫu nhiệm
vụ muốn sử dụng. Chọn tùy chọn Standard Server Task Sequence và nhấn Next.
Bây giờ, chọn hệ điều hành muốn thực hiện như một phần của nhiệm vụ và nhấn Next.
Màn hình sau đó đưa ra tùy chọn chỉ định một product key. Nếu không, chọn tùy chọn
không chỉ định product key.
Nhấn Next để nhập tên người dùng, tên tổ chức và trang chủ cho Internet
Explorer. Nhập thông tin và kích Next. Tiếp theo, bạn phải nhập mật khẩu quản trị nội
bộ sẽ được dùng trên các server được triển khai từ file ảnh này.
Nhấn Next để xem lại các tùy chọn chuỗi nhiệm vụ. Nếu tất cả đều đúng,
kích Next để tạo chuỗi. Khi quá trình hoàn tất, nhấn Finish. Bạn sẽ thấy chuỗi nhiệm
vụ mới được liệt kê trong thư mục OS Install.
Chúng ta sẽ sử dụng các file ảnh thực thi để xây dựng hạ tầng đám mây riêng và
cuối cùng là tạo các máy ảo trong đám mây. Do chúng ta sẽ sử dụng các file ảnh để
giúp tạo hạ tầng đám mây riêng nên sẽ cần một chuỗi nhiệm vụ mà có thể được dùng
để triển khai một server Hyper-V.
3.3.1.4. Cấu hình Task Sequences
Mở Deployment Workbench và tìm trong cây điều khiển đến Deployment
WorkbenchDeployment SharesMDT Deployment ShareTask SequencesOS Install.
27
Bây giờ, kích chuột phải vào chuỗi nhiệm vụ ta đã tạo cho Hyper-V và chọn Properties
từ thực đơn hiện ra. Bảng thuộc tính sẽ xuất hiện.
Chọn thẻ tab Task Sequence trong bảng thuộc tính. Thẻ tab này có thể dùng để
sửa đổi chuỗi công việc hiện tại. Do ta đang tạo một server Hyper-V nên ta sẽ cần cài
đặt nhiệm vụ cho Hyper-V server. Để làm điều này, chọn tùy chọn Tattoo từ chuỗi
nhiệm vụ và sau đó chọn RolesInstall Roles and Features từ thưc đơn Add. Một khung
thông tin chi tiết sẽ hiển thị một chuỗi các nhiệm vụ (role) và đặc tính có thể được cài
đặt. Tích vào hộp Hyper-V.
Bạn nên tích vào hộp Multipath I/O (Core). Tùy chọn này giúp kết nối tới kho
lưu trữ dễ dàng hơn sau này. Sau khi chọn các thành phần muốn cài, kích Apply sau đó
nhấn OK.
3.3.1.5. Cập nhập cho thư mục chung
Tới đây, người dùng phải cập nhật cho thư mục chung. Nếu không, chuỗi công
việc nào được tạo sẽ không hoạt động. Để làm điều này, tìm qua cây điều khiển
tới Deployment WorkbenchDeployment SharesMDT Deployment Share. Tiếp theo,
kích chuột phải vào thư mục MDT Deployment Share và chọn Update Deployment
Share từ thực đơn hiện ra. Một cửa sổ cài đặt sẽ hiện ra hỏi người dùng có muốn tối
ưu file ảnh khởi động cập nhật quá trình hay muốn tái tạo hoàn toàn file ảnh khởi
động. Lúc này, chọn tái tạo hoàn toàn file ảnh khởi động.
3.4. CÀI ĐẶT GÓI DỊCH VỤ WINDOWS DEPLOYMENT SERVICES
Bước tiếp theo là cài đặt các dịch vụ thực thi vào server đang chạy Deployment
Workbench từ trình quản lý Server Manager. Mở Server Manager và chọn thư mục
Roles. Kích vào đường dẫn Add Roles để Windows khởi chạy cửa sổ cài đặt Add
Roles.
Nhấn Next để bỏ qua màn hình Welcome. Một màn hình sẽ hỏi người dùng
muốn cài đặt cho nhiệm vụ nào. Chọn Windows Deployment Services và nhấn Next.
Một màn hình giới thiệu về các dịch vụ thực thi xuất hiện. Kích Next để bỏ qua màn
hình này. Tiếp theo, chương trình sẽ hỏi dịch vụ (role service) nào mà người dùng
muốn cài. Có hai tùy chọn: Deployment Server và Transport Server. Tích chọn cả hai,
Kích Next sau đó nhấn Install. Windows sẽ cài đặt Windows Deployment Services.
Sau khi hoàn thành cài đặt, nhấn Close.
28
3.4.1. Cấu hình Windows Deployment Services
Bây giờ, Windows Deployment Services đã được cài đặt và phải được cấu hình.
Tìm trong Server Manager đến RolesWindows Deployment ServicesServers<tên
server>.
Kích chuột phải vào server và chọn Configure Server từ thực đơn. Khi cửa sổ
cấu hình xuất hiện, nhấn Next để bỏ qua màn hình giới thiệu. Màn hình kế tiếp yêu
cầu cung cấp đường dẫn tới thư mục cài đặt đầu xa. Nếu có thể, người dùng nên lưu
thư mục này ở một thư mục ngoài ổ C:.
Kích Next. Cửa sổ cài sẽ hỏi cách người dùng muốn server xử lý các yêu cầu từ
máy khách. Chọn tùy chọn cho phép hổi đáp tất cả các máy khách (biết hay không
biết) sau đó nhấn Next. Windows sẽ cấu hình và khởi động Windows Deployment
Services. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ thấy một màn hình hỏi có muốn bổ sung các file
ảnh cho server bây giờ không. Tùy chọn này được kích hoạt mặc định nhưng bạn cần
bỏ chọn nó do chúng ta đang dùng Deployment Workbench cho các file ảnh. Nhấn
Finish để hoàn tất quá trình cấu hình.
3.4.2. Bổ sung các file ảnh thực thi
Bây giờ, hãy bổ sung một số file ảnh thực thi vào Windows Deployment
Services. Để làm điều này, tìm trong Server Manager đến RoleWindows Deployment
ServicesServers<tên server>Boot Images</tên>. Tiếp theo, kích chuột phải vào thư
mục Boot Image và chọn add Boot Image. Ta sẽ phải nhập địa chỉ file ảnh Windows
(file .WIM) muốn bổ sung. Kích vào Browse và tìm đường dẫn được dùng bởi thư
mục chung mà bạn đã tạo qua Deployment Workbench. Trong bài trước, ta đã tạo thư
mục chung tại C:DeploymentShare vì thế đường dẫn sẽ là C:DeploymentShareBoot.
Trong đường dẫn này có 2 file có tên LiteTouchPE_x64 và LiteTouchPE_x84. Đó là
file cần được nhập vì thế chọn nó và nhấn OK.
Kích Next để nhập tên file ảnh. Sau đó, nhấn Next một vài lần nữa để nhập file
ảnh. Sau khi hoàn tất, kích Finish.
3.5. CÀI ĐẶT SYSTEM CENTER VIRTUAL MACHINE MANAGER

More Related Content

Similar to Đồ án Tìm hiểu về điện toán đám mây và triển khai dịch vụ trên điện toán đám mây.doc

Đồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởng
Đồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởngĐồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởng
Đồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởng
Bryce Breitenberg
 

Similar to Đồ án Tìm hiểu về điện toán đám mây và triển khai dịch vụ trên điện toán đám mây.doc (20)

Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty viễn thông FPT Hu...
Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty viễn thông FPT Hu...Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty viễn thông FPT Hu...
Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty viễn thông FPT Hu...
 
Một số giải pháp đảm bảo an toàn bảo mật thông tin cho công ty Zenco.doc
Một số giải pháp đảm bảo an toàn bảo mật thông tin cho công ty Zenco.docMột số giải pháp đảm bảo an toàn bảo mật thông tin cho công ty Zenco.doc
Một số giải pháp đảm bảo an toàn bảo mật thông tin cho công ty Zenco.doc
 
Nhận dạng và phân loại hoa quả trong ảnh màu.doc
Nhận dạng và phân loại hoa quả trong ảnh màu.docNhận dạng và phân loại hoa quả trong ảnh màu.doc
Nhận dạng và phân loại hoa quả trong ảnh màu.doc
 
Luận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Trợ Giúp Đăng Ký Và Quản Lý Các Tour Du Lịch.doc
Luận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Trợ Giúp Đăng Ký Và Quản Lý Các Tour Du Lịch.docLuận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Trợ Giúp Đăng Ký Và Quản Lý Các Tour Du Lịch.doc
Luận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Trợ Giúp Đăng Ký Và Quản Lý Các Tour Du Lịch.doc
 
Nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên tại Công ty Muôn Tài Lộc.doc
Nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên tại Công ty Muôn Tài Lộc.docNâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên tại Công ty Muôn Tài Lộc.doc
Nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên tại Công ty Muôn Tài Lộc.doc
 
Đồ án tốt nghiệp khoa Điện – Điện Tử - Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viên Thôn...
Đồ án tốt nghiệp khoa Điện – Điện Tử - Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viên Thôn...Đồ án tốt nghiệp khoa Điện – Điện Tử - Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viên Thôn...
Đồ án tốt nghiệp khoa Điện – Điện Tử - Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viên Thôn...
 
Đồ Án Về Tổng Quan Về Kỹ Thuật Giấu Tin Và Phát Hiện Ảnh Có Giấu Tin Và Kỹ Th...
Đồ Án Về Tổng Quan Về Kỹ Thuật Giấu Tin Và Phát Hiện Ảnh Có Giấu Tin Và Kỹ Th...Đồ Án Về Tổng Quan Về Kỹ Thuật Giấu Tin Và Phát Hiện Ảnh Có Giấu Tin Và Kỹ Th...
Đồ Án Về Tổng Quan Về Kỹ Thuật Giấu Tin Và Phát Hiện Ảnh Có Giấu Tin Và Kỹ Th...
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển PID mờ.docx
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển PID mờ.docxLuận văn thạc sĩ kỹ thuật Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển PID mờ.docx
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển PID mờ.docx
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của kết cấu hệ thống truyền lực đến động lực học theo ph...
Nghiên cứu ảnh hưởng của kết cấu hệ thống truyền lực đến động lực học theo ph...Nghiên cứu ảnh hưởng của kết cấu hệ thống truyền lực đến động lực học theo ph...
Nghiên cứu ảnh hưởng của kết cấu hệ thống truyền lực đến động lực học theo ph...
 
Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ, Công Chức.
Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ, Công Chức.Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ, Công Chức.
Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ, Công Chức.
 
Đồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởng
Đồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởngĐồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởng
Đồ án Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một phân xưởng
 
Khóa luận: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty, 9 ĐIỂMKhóa luận: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty, 9 ĐIỂM
 
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối cho công ty thương mại mặt hàng cơ khí H....
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối cho công ty thương mại mặt hàng cơ khí H....Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối cho công ty thương mại mặt hàng cơ khí H....
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối cho công ty thương mại mặt hàng cơ khí H....
 
Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Nâng Cấp, Cải Tạo Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Tập ...
Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Nâng Cấp, Cải Tạo Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Tập ...Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Nâng Cấp, Cải Tạo Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Tập ...
Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Nâng Cấp, Cải Tạo Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Tập ...
 
Đồ Án Tốt Về Giới Thiệu Hệ Điều Hành Android Và Phát Triển Ứng Dụng Trên Andr...
Đồ Án Tốt Về Giới Thiệu Hệ Điều Hành Android Và Phát Triển Ứng Dụng Trên Andr...Đồ Án Tốt Về Giới Thiệu Hệ Điều Hành Android Và Phát Triển Ứng Dụng Trên Andr...
Đồ Án Tốt Về Giới Thiệu Hệ Điều Hành Android Và Phát Triển Ứng Dụng Trên Andr...
 
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Tuyển Dụng tại Công Ty Cơ Khí.docx
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Tuyển Dụng tại Công Ty Cơ Khí.docxBáo Cáo Thực Tập Quy Trình Tuyển Dụng tại Công Ty Cơ Khí.docx
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Tuyển Dụng tại Công Ty Cơ Khí.docx
 
Mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ xây lắp điện của công ty đầu tư phát triể...
Mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ xây lắp điện của công ty đầu tư phát triể...Mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ xây lắp điện của công ty đầu tư phát triể...
Mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ xây lắp điện của công ty đầu tư phát triể...
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ điện Phú Đ...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ điện Phú Đ...Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ điện Phú Đ...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ điện Phú Đ...
 
Nâng cao chất lượng hệ thống điều khiển vị trí động cơ bước sử dụng phươ...
Nâng cao chất lượng hệ thống điều khiển vị trí động cơ bước sử dụng phươ...Nâng cao chất lượng hệ thống điều khiển vị trí động cơ bước sử dụng phươ...
Nâng cao chất lượng hệ thống điều khiển vị trí động cơ bước sử dụng phươ...
 
Phân Tích Thủ Tục Giao Nhận Hảng Lẻ Xuất Khẩu Bằng Đường Biển.docx
Phân Tích Thủ Tục Giao Nhận Hảng Lẻ Xuất Khẩu Bằng Đường Biển.docxPhân Tích Thủ Tục Giao Nhận Hảng Lẻ Xuất Khẩu Bằng Đường Biển.docx
Phân Tích Thủ Tục Giao Nhận Hảng Lẻ Xuất Khẩu Bằng Đường Biển.docx
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 

Đồ án Tìm hiểu về điện toán đám mây và triển khai dịch vụ trên điện toán đám mây.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ TRIỂN KHAI DỊCH VỤ TRÊN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Hùng MSSV : 0851079038 Lớp : 49K – CNTT Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Văn Tấn Nghệ An, tháng 12 năm
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện đồ án này đầu tiên tôi gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo khoa Khoa Công Nghệ Thông Tin - Đại học Vinh, toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến Giảng viên hướng dẫn Th.S Lê Văn Tấn đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp các tài liệu, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ và nhân viên Doanh nghiệp tư nhân Tin học Thương mại Dũng Diệu đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình cho tôi trong quá trình tìm hiểu thực hành tại Doanh nghiệp. Trong thời gian làm việc thực hành tại Doanh nghiệp, tôi không những học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích về lập trình, phần cứng và các hệ thống mạng giúp ích cho công việc hoàn thành đồ án mà còn học được tinh thần làm việc, thái độ làm việc trong môi trường thực tế Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, cha mẹ, bạn bè vì đã luôn là nguồn động viên to lớn, giúp đỡ con vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình học tập, và làm việc. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài với tất cả nổ lực của bản thân nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô nhận được sự cảm thông và nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn! Vinh, năm 2012. Sinh viên: Nguyễn Thanh Hùng
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................................................1 MỤC LỤC................................................................................................................................................2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................................4 MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY.............................................................3 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY...............................................................3 1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY.........................................4 1.3. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY....................................................4 1.4. SO SÁNH VỚI CÔNG NGHỆ KHÁC........................................................................5 1.5. MÔ HÌNH KIẾN TRÚC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ..................................................6 1.5.1. Thành phần...............................................................................................................6 1.5.2. Mô hình kiến trúc.....................................................................................................6 1.5.2.1. Tầng ứng dụng (Application) ...........................................................................6 1.5.2.2. Tầng nền tảng (Platform)..................................................................................7 1.5.2.3. Tầng cơ sở hạ tầng (Infrastructure) ..................................................................9 1.6. CÁC MÔ HÌNH TRIỂN KHAI.................................................................................10 1.6.1. Đám mây công cộng...............................................................................................10 1.6.2. Đám mây riêng.......................................................................................................10 1.6.3. Đám mây cộng đồng ..............................................................................................11 1.7. CÁC KỸ THUẬT TRONG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY............................................11 1.8. LƯU TRỮ TRONG ĐÁM MẤY ..............................................................................12 1.9. CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM ...........................................................................13 1.9.1. Bảo mật an toàn......................................................................................................13 1.9.2. Sự tuân thủ các quy định........................................................................................13 1.9.3. Tác động của môi trường .......................................................................................13 1.10. CÁC ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TIÊU BIỂU.....................................13 1.10.1. Google App Engine ............................................................................................13 1.10.2. Windows Azure..................................................................................................14 1.10.3. Amazon Web Services........................................................................................14 CHƯƠNG 2. CÁC DỊCH VỤ TRÊN NỀN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ..........................................15 2.1. DỊCH VỤ THEO MÔ HÌNH TRUYỀN THỐNG.....................................................15 2.2. DỊCH VỤ TRÊN MÔ HÌNH ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY..........................................16 2.2.1. Kiến trúc hệ thống..................................................................................................16 2.2.2. Đặc điểm hoạt động của hệ thống của điện toán đám mây....................................17 2.2.2.1. Sự an toàn .......................................................................................................17 2.2.2.2. Độ tin cậy .......................................................................................................18 2.3. ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM ..............................................................................18 2.3.1.1. Ưu điểm..........................................................................................................18 2.3.1.2. Nhược điểm ....................................................................................................19 CHƯƠNG 3. TRIỂN KHAI HẠ TẦNG TRÊN NỀN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ..........................20 3.1. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH NHU CẦU ...............................................................20 3.2. THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG..........................................................................21 3.2.1. Mô hình thực tế ......................................................................................................21 3.2.2. Mô hình giả lập. .....................................................................................................23 3.3. TRIỂN KHAI CÀI ĐẶT MÔ HÌNH HỆ THỐNG....................................................23
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 3.3.1. Cài đặt Microsoft Deployment Toolkit (MDT)......................................................23 3.3.1.1. Tạo thư mục chung.........................................................................................24 3.3.1.2. Bổ sung thêm các hệ điều hành ......................................................................24 3.3.1.3. Xây dựng chuỗi nhiệm vụ (task sequence).....................................................25 3.3.1.4. Cấu hình Task Sequences...............................................................................27 3.3.1.5. Cập nhập cho thư mục chung .........................................................................27 3.4. CÀI ĐẶT GÓI DỊCH VỤ WINDOWS DEPLOYMENT SERVICES.....................27 3.4.1. Cấu hình Windows Deployment Services..............................................................28 3.4.2. Bổ sung các file ảnh thực thi..................................................................................28 3.5. CÀI ĐẶT SYSTEM CENTER VIRTUAL MACHINE MANAGER.......................28 3.5.1. Cài đặt Microsoft center virtual machine manager Self-Service Portal (SSP) ......29 3.6. THIẾT LẬP TÀI KHOẢN ........................................................................................30 3.6.1. Yêu cầu cơ sở hạ tầng ............................................................................................32 3.6.2. Tạo máy ảo.............................................................................................................38 3.6.3. Phân quyền sử dụng ...............................................................................................40 3.7. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG...................................................................41 KẾT LUẬN............................................................................................................................................43 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................44 SÁCH THAM KHẢO:...........................................................................................................................44 NHÂN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN.........................................................................................45
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NIST National Institute of Standards and Technology SaaS Software as a Service SOA Service Oriented Architecture PaaS Platform as a Service IaaS Instructure as a Service WAN Wide Area Network VM Virtual Machine API Application Programming Interface SAN Storage Area Network SSH Secure Shell AWS Amazon Web Services API Application Programming Interface QoS Quality of Service SCVMM System Center Virtrual Machine Manager SCVMMSPP System Center Virtrual Machine Manager Self-Service Portal
  • 6. 1 MỞ ĐẦU Trong vài năm qua, Công nghệ thông tin đã bắt đầu với mô hình mới Điện toán đám mây. Mặc dù điện toán đám mây chỉ là một cách khác để cung cấp các tài nguyên máy tính, chứ không phải là một công nghệ mới, nhưng nó đã châm ngòi một cuộc cách mạng trong cách cung cấp thông tin và dịch vụ của các tổ chức. Lúc đầu các loại máy tính lớn, có cấu hình mạnh triển khai lưu trữ dữ liệu, chạy các ứng dụng trên mô hình khách - chủ. Đệ có được một máy chủ có cấu hình theo ý muốn và các phần mềm chạy trên máy chủ đó người ta phải bỏ ra chi phí rất lớn. Chi phí về lắp đặt, nâng cấp, phòng máy, điều hòa nhiệt độ cho phòng máy chủ.vv.. Tính linh hoạt của điện toán đám mây là một chức năng phân phát tài nguyên theo yêu cầu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các tài nguyên tích lũy của hệ thống. Trước điện toán đám mây, các trang web và các ứng dụng dựa trên máy chủ đã được thi hành trên một hệ thống cụ thể. Với sự ra đời của điện toán đám mây, các tài nguyên được sử dụng như một máy tính ảo. Cấu hình hợp nhất này cung cấp một môi trường ở đó các ứng dụng thực hiện một cách độc lập mà không quan tâm đến bất kỳ cấu hình cụ thể nào. Ngoài ra điện toán đám mây, làm giảm một số các khoản chi tiêu bắt buộc kết hợp với việc quản lý nguồn tài nguyên khác nhau trên toàn doanh nghiệp cụ thể nào đó. Cuối cùng, các mô hình điện toán đám mây cung cấp sự linh hoạt trong kinh doanh. Nhờ khả năng điều chỉnh hoặc mở rộng các doanh nghiệp có thể đáp ứng dễ dàng hơn khi nhu cầu về hạ tầng thay đổi. Lý do chọn đề tài - Trong bối cảnh kinh tế suy thoái như hiện nay tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng giải pháp CNTT từ các đơn vị cung cấp các dịch vụ như email, web, hosting, lưu trữ,… Ngay cả khi tự xây dựng 1 bộ phận IT chuyên phục vụ và đáp ứng nhu cầu riêng, doanh nghiệp vẫn gặp phải những vấn đề như chi phí mua, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, tuyển dụng, trả lương và duy trì đội ngũ IT… Việc sử dụng mô hình điện toán đám mây theo hướng dịch vụ (Dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu) có thể giúp doanh nghiệp giải quyết hầu hết những khó khăn đó. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu về điện toán đám mây.
  • 7. 2 - Triển khai công nghệ điện toán đám mây trên môi trường giả lập sử dụng phần mềm Microsoft System Center Virtual Machine Manager. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu mô hình cung cấp dịch vụ truyền thống và mô hình điện toán đám mây. - Nghiên cứu triển khai ứng dụng trên mô hình điện toán đám mây. Phương pháp nghiên cứu - Tìm hiểu các tài liệu liên quan về điện toán đám mây và các dịch vụ được cung cấp trên nên điện toán đám mây. - Triển khai thực nghiệm trên môi trường ảo Hyper-V để kiểm chứng lý thuyết đã nghiên cứu được. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Các giải pháp điện toán đám mây cho phép ứng dụng, tiện ích công nghệ được cung cấp như một dịch vụ và thuận tiện cho người dùng. - Điện toán đám mây (Thuật ngữ tiếng Anh: Cloud Computing, hay còn biết đến với tên gọi “Điện toán máy chủ ảo”) là mô hình máy tính dựa trên nền tảng phát triển của Internet.
  • 8. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY Đám mây (cloud) là một mô hình mà mọi thông tin đều được lưu trữ, tính toán, xử lý trong các máy chủ đặt trên Internet. Do đó, điện toán đám mây được hiểu như cách thức áp dụng các kỹ thuật điện toán dựa trên Internet. Người sử dụng có thể làm việc với các thông tin đó mà không cần phải hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật và hạ tầng cơ sở của đám mây, Khách hàng sẽ không còn lo ngại về các kiến thức chuyên môn để điều khiển công nghệ, máy móc và cơ sở hạ tầng, mà tại đây các chuyên gia trong “đám mây” của các nhà cung cấp sẽ giúp thực hiện điều đó. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet và liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng ở bên trong. Ở mô hình điện toán, mọi lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", nó cho phép khách hàng truy cập vào các dịch vụ của một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng bên trong. Tài nguyên, dữ liệu, phần mềm và các thông tin liên quan đều được quản lý trên các máy chủ ảo (chính là các “đám mây”). “Ứng dụng điện toán đám mây” là những ứng dụng trực tuyến trên Internet. Trình duyệt là giao diện ứng dụng vận hành còn dữ liệu được lưu trữ và xử lý ở máy chủ của nhà cung cấp ứng dụng đó. Điện toán đám mây tính toán, sử dụng phần mềm, truy cập dữ liệu và dịch vụ lưu trữ mà khách hàng không cần biết vị trí địa lý và cấu hình của hệ thống cung cấp dịch vụ. Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ (NIST) đã đưa ra nghĩa định nghĩa cụ thể: “Điện toán đám mây là một mô hình cho phép ở một vị trí thuận tiện, khách hàng có thể truy cập mạng theo yêu cầu và được chia sẻ tài nguyên máy tính (mạng, máy chủ, lưu trữ, ứng dụng và dịch vụ) được nhanh chóng từ nhà cung cấp. Trong trường hợp xấu nhất thì cũng phải cung cấp dịch vụ hoạt động ở mức cao nhất”. Hiểu theo cách khác, điện toán đám mây là sự thực hiện kết hợp nhiều công nghệ hiện có (SOA-Service Oriented Architecture - Kiến trúc hướng dịch vụ) với những ý tưởng mới để tạo ra một giải pháp công nghệ thông tin đầy đủ. Với những ưu điểm trên việc áp dụng mô hình điện toán đám mây là một hướng lựa chọn tất yếu trong tương lai.
  • 9. 4 1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY Khái niệm về điện toán đám mây xuất hiện từ những năm 1960 trở lại đây, khi John McCarthy phát biểu rằng “một ngày nào đó tính toán được tổ chức như một tiện ích công cộng”. Các đặc điểm của điện toán đám mây tạo ra như khả năng co giản, cung cấp như một tiện ích trực tuyến, với khả năng xem như vô hạn. Thuật ngữ “Điện toán đám” mây xuất hiện bắt nguồn từ ứng dụng “Điện toán lưới” (grid computing) trong thập niên 1980, tiếp theo là “Điện toán theo nhu cầu” (utility computing) và “Phần mềm dịch vụ” (SaaS). Amazon đã góp vai trò quan trọng trong sự phát triển của điện toán đám mây bằng cách hiện đại hóa trung tâm dữ liệu. Hầu hết các mạng máy tính được tạo ra khi sử dụng ít nhất là 10% năng lực của nó tại một thời điểm. Với kiến trúc điện toán đám mây giúp tối ưu năng lực làm việc của máy chủ. Amazon bắt đầu phát triển sản phẩm để cung cấp điện toán đám mây cho khách hàng và tung ra: Amazon Web Services (AWS) như một tiện ích máy tính. Trong năm 2007, Google, IBM và một số trường đại học bắt tay vào nghiên cứu dự án điện toán đám mây với quy mô lớn. Vào đầu năm 2008, Eucalyptus đã trở thành mã nguồn mở đầu tiên cho AWS API, nên tảng tương thích cho việc triển khai các đám mây riêng tư. Đầu năm 2008, OpenNebula tài trợ dự án kho lưu trữ và trở thành phần mềm mã nguồn mở đầu tiên triển khai đám mây riêng, đám mây lai và liên đoàn các đám mây. Trong năm đó, những nỗ lực đã được tập trung vào việc cung cấp chất lượng dịch vụ (QoS) để đảm bảo đám mây hoạt động, thuộc dự án của ủy ban IRMOS tài trợ. Đến giữa năm 2008, Gartner nhận thấy tiềm năng của điện toán đám mây có thể được đưa ra làm dịch vụ cung cấp cho khách hàng. 1.3. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY Mô hình điện toán đám mây có những đặc điểm sau: - Sự linh động (Agility) giúp người dùng nhanh chóng sử dụng dịch vụ và không tốn kém đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. - Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface - API) giúp người lập trình tiếp cận và tương tác với phần mềm đám mây thông qua giao diện sử dụng. - Chi phí (Cost) giảm được đáng kể khi sử dụng đám mây công cộng, chi phí vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng có thể chuyển qua cho hoạt động khác. Điều này bỏ qua rào cản thuế quan, tại đây cơ sở hạ tầng được cung cấp bởi bên thứ ba và không cần
  • 10. 5 phải mua luôn một lần để tính toán hay sử dụng công việc không thường xuyên tính toán chuyên sâu. - Độc lập về vị trí và thiết bị (Device and location independence) cho phép người dùng truy cập hệ thống với bất kỳ nơi đâu và trình duyệt nào, ở bất kì vị trí nào từ những thiết bị đang sử dụng như máy tính hay thiết bị di động. Khi cơ sở hạ tầng được cung cấp bởi bên thứ ba thì khách hàng có thể truy cập thông qua Internet. - Cho phép chia sẻ các nguồn tài nguyên và tính chi phí khi sử dụng cho nên:  Tập trung đầu tư được cơ sở hạ tầng.  Chia sẻ để tăng hiệu suất hoạt động.  Cải tiến hệ hiệu suất hệ thống. - Độ tin cậy (Reliability) sẽ được cải tiến thông qua những góp ý của khách hàng giúp điện toán đám mây được hoàn thiện, thiết kế phù hợp cho việc kinh doanh và khắc phục những lỗi ảnh hưởng tới hệ thống và khách hàng. - Khả năng mở rộng (Scalability) thông qua việc cung cấp động có thể mở rộng tùy theo yêu cầu của khách hàng. - Bảo mật (Security) có thể tập trung dữ liệu, gia tăng các hình thức bảo mật. Các mối quan tâm như: mất quyền kiểm soát những dữ liệu nhạy cảm và thiếu bảo mật tại nơi lưu trữ dữ liệu. Bảo mật luôn được đặt lên hàng đầu, đây là nhiệm vụ an ninh phía bên nhà cung cấp phải đạm bảo khi khách hàng sử dụng. Nhà cung cấp thường xuyên ghi nhật kí truy cập, để theo dõi và quản lí. - Bảo trì (Maintenance) ứng dụng điện toán đám mây dễ dàng thực hiện công việc này nếu chúng không được cài đặt trên mỗi máy tính của mỗi người dùng. 1.4. SO SÁNH VỚI CÔNG NGHỆ KHÁC Điện toán đám mây xuất hiện kèm theo nhiều đặc tính của công nghệ, nên không thể nhầm lẫn với một số công nghệ sau:  Autonomic computing là hệ thống máy tính có khả năng tự quản lí.  Mô hình Khách-chủ (Client-Server model) tính toán theo hình thức client-server được phổ biến rộng rãi cho bất kì ứng dụng phân tán nào, để phân biệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ (máy chủ) và người yêu cầu dịch vụ (khách hàng).  Tính toán lưới (Grid computing) là một hình thức của tính toán phân tán và tính toán song song, nhờ đó mà một siêu máy tính ảo có thể liên kết với nhau để cùng phối hợp tính toán công việc lớn.
  • 11. 6  Máy tính lớn (Mainframe computer) được sử dụng chủ yếu bởi các tổ chức lớn cho các ứng dụng quan trọng, thường thì số liệu cần phải xử lí rất nhiều và đòi hỏi tức thời.  Tiện ích tính toán (Utility computing) bao gồm các gói dịch vụ tính toán, lưu trữ.  Hướng dịch vụ tính toán (Service-oriented computing) Điện toán đám mây cung cấp dịch vụ liên quan đến máy tính và xem như là một dịch vụ. Điện toán đám mây có tất cả bao gồm các đặc tính trên. 1.5. MÔ HÌNH KIẾN TRÚC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 1.5.1. Thành phần Hai thành phần quan trọng của kiến trúc điện toán đám mây được biết đến là front end và back end. Front end: là phần phía khách hàng dùng máy tính. Nó bao gồm hệ thống mạng của khách hàng (hoặc máy tính) và các ứng dụng được sử dụng để truy cập vào đám mây thông qua giao diện người dùng có thể là một trình duyệt web. Back end: chính là đám mây, bao gồm các máy tính khác nhau, máy chủ và các thiết bị lưu trữ dữ liệu. 1.5.2. Mô hình kiến trúc Mô hình kiến trúc điện toán đám mây gồm có 3 tầng: Hình 1.1 Mô hình kiến trúc. 1.5.2.1. Tầng ứng dụng (Application) Ứng dụng các dịch vụ đám mây hay “Software as a service - SaaS” cung cấp phần mềm như một dịch vụ trên Internet, không cần cài đặt hay chạy chương trình trên máy tính phía khách hàng. Những ứng dụng cung cấp cho khách hàng được cài đặt,
  • 12. 7 cấu hình trên máy chủ từ xa. Đồng thời công việc bảo trì đơn giản và được hướng dẫn từ nhà cung cấp. Hình 1.2 SaaS cung cấp dịch vụ cho khách hàng. SaaS có thể được chia thành hai loại chính:  Cung cấp cho doanh nghiệp: Đây là những giải pháp kinh doanh được cung cấp cho các công ty và doanh nghiệp. Chúng được cung cấp thông qua doanh nghiệp đăng ký dịch vụ.  Cung cấp cho cá nhân: Các dịch vụ này được cung cấp cho công chúng trên cơ sở thuê bao đăng ký. Tuy nhiên, họ được cung cấp miễn phí và hỗ trợ thông qua quảng cáo. Ví dụ trong loại hình này gồm có dịch vụ web mail, chơi game trực tuyến… Những ưu điểm khi sử dụng SaaS mang lại cho khách hàng là chi phí sẽ thấp hơn các phần mềm cấp phép, các dịch vụ SaaS có tính năng tiết kiệm chi phí lớn nhất bởi khi sử dụng SaaS khách hàng sẽ loại bỏ những công việc thực sự không cần thiết cho các doanh nghiệp như cài đặt, bảo trì phần cứng, trả công cho nhân viên, và duy trì các ứng dụng. Đồng thời các nhà cung cấp SaaS thường có kiểm tra an ninh rất tỉ mỉ. Bên cạnh nhưng ưu điểm thì sẽ có những nhược điểm gây trở ngại kỹ thuật để xây dựng một SaaS hiệu quả và phù hợp với nhiều khách hàng. Khi thiết kế một ứng dụng có hiệu quả cung cấp cho hàng ngàn khách hàng qua Internet là công việc khó khăn. 1.5.2.2. Tầng nền tảng (Platform) Đây là tầng cung cấp dịch vụ nền tảng để chạy các ứng dụng. Các ứng dụng này có thể đang chạy trong đám mây hay chạy trong một trung tâm dữ liệu truyền thống. Để đạt được khả năng mở rộng cần thiết trong một đám mây, các dịch vụ thường được ảo hóa. Việc ảo hóa được các hãng phần mềm lớn giới thiệu như IBM® WebSphere® Application Server Virtual Images, Amazon Web Services và Google App Engine…. Các dịch vụ nền tảng cho phép khách hàng chạy các ứng dụng dựa trên cơ sở hạ tầng dịch vụ được bên thứ ba cung cấp.
  • 13. 8 Nền tảng là nơi cung cấp tất cả các nguồn lực cần thiết để xây dựng các ứng dụng và dịch vụ hoàn toàn từ Internet, mà không cần phải tải về hay cài đặt phần mềm. Hình 1.3 PaaS cho phép khách hàng truy cập vào một nền tảng trên nên điện toán đám mây. Nền tảng bao gồm thiết kế ứng dụng, phát triển, thử nghiệm, triển khai. Các dịch vụ khác bao gồm khả năng tích hợp dịch vụ web, cơ sở dữ liệu tích hợp, bảo mật, khả năng mở rộng, lưu trữ, quản lý và nâng cấp phiên bản. Nhược điểm là khi phía nhà cung cấp cơ sở hạ tầng không còn khả năng duy trì làm việc với khách hành, khách buộc phải chuyển qua nhà cung cấp khác. Trường hợp người dùng yêu cầu một ứng dụng với một nhà cung cấp điện toán đám mây và quyết định chuyển đến một nhà cung cấp khác, có thể ứng dụng đó không hoạt động được hoặc sẽ phải trả một mức giá cao để ứng dụng có thể hoạt động lại. Nếu nhà cung cấp cũ không còn cung cấp dịch vụ thì ứng dụng và dữ liệu của khách hàng sẽ bị mất. Nền tảng hướng dịch vụ thường cung cấp một giao diện người dùng dựa trên HTML hoặc JavaScript. Nó hỗ trợ phát triển giao diện web như Simple Object Access Protocol (SOAP) và REST(Representational State Tranfer), cho phép xây dựng nhiều dịch vụ web. Tùy chọn PaaS có ba loại khác nhau: o Add-on development facilities: Cho phép lửa chọn các ứng dụng SaaS. Thông thường, các nhà phát triển PaaS và khách hàng được yêu cầu đăng ký cho các tiện ích ứng dụng SaaS. o Application delivery-only environments: Môi trường hỗ trợ dịch vụ lưu trữ theo các mức độ, như khả năng mở rộng theo nhu cầu bảo mật. Nhưng không bao gồm nhiệm vụ phát triển, kiểm soát lỗi và gỡ lỗi. Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tiếp nhận công nghệ: o Khả năng làm việc của nhóm phát triển bị cô lập bởi vị trí địa lý. o Khả năng hợp nhất các dịch vụ web từ nhiều nguồn.
  • 14. 9 o Khả năng thực hiện tiết kiệm chi phí sử dụng, tích hợp các dịch vụ cơ sở hạ tầng bảo mật, khả năng mở rộng, và chuyển đổi dự phòng. Có hai trở ngại chính mà các nhà phát triển phải đối mặt khi xem xét PaaS. Thứ nhất: các nhà cung cấp sử dụng dịch vụ độc quyền hoặc các ngôn ngữ phát triển, một số nhà phát triển sợ bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất. Hai là: các nhà cung cấp có thể cho phép các ứng dụng sẽ được làm việc với một nhà cung cấp khác, tuy nhiên chi phí thường cao hơn. 1.5.2.3. Tầng cơ sở hạ tầng (Infrastructure) Tầng dưới cùng của đám mây là tầng cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng. Ở đây là một tập hợp các tài nguyên vật lí như các máy chủ, các thiết bị mạng và các đĩa cứng lưu trữ được đưa ra như dịch vụ với mục đích cung cấp cho khách hàng. Cũng như với các dịch vụ nền tảng, ảo hóa là một phương pháp thường được sử dụng để tạo ra bản phân phối các nguồn tài nguyên theo yêu cầu. Hiện nay có các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng bao gồm IBM Bluehouse, VMware, Amazon EC2, Microsoft Azure Platform, Sun ParaScale Cloud Storage. Hình 1.4 IaaS cho phép nhà cung cấp dịch vụ thuê những tài nguyên phần cứng Cơ sở hạ tầng tập trung vào vấn đề trang bị cho các trung tâm dữ liệu bằng cách đảm bảo công suất điện toán khi cần thiết. Trên thực tế các kỹ thuật ảo hóa thường được sử dụng trong tầng này, nên có thể thấy rõ sự tiết kiệm chi phí khi sử dụng tài nguyên hệ thống.
  • 15. 10 1.6. CÁC MÔ HÌNH TRIỂN KHAI Hình 1.5 Các mô hình điện toán đám mây. 1.6.1. Đám mây công cộng Là các dịch vụ đám mây được một bên thứ ba (người bán) cung cấp. Chúng tồn tại bên ngoài hệ thống công ty và được nhà cung cấp đám mây quản lý. Các đám mây công cộng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ công nghệ thông tin tốt nhất. Có thể là phần mềm, cơ sở hạ tầng ứng dụng hoặc cơ sở hạ tầng vật lý. Các nhà cung cấp đám mây chịu trách nhiệm cài đặt, quản lý, cung cấp và bảo trì. Khách hàng phải trả chi phí cho các tài nguyên nào, dịch vụ nào mà họ sử dụng. Các dịch vụ thường được cung cấp với các quy ước về cấu hình, chúng được cung cấp với những trường hợp sử dụng phổ biến nhất. Khách hàng chỉ có quyền truy cập vào tài nguyên được cấp phát. 1.6.2. Đám mây riêng Là các dịch vụ đám mây được cung cấp trong doanh nghiệp. Những đám mây này tồn tại bên trong mô hình mạng doanh nghiệp và chúng được doanh nghiệp quản lý. Các đám mây riêng đưa ra nhiều lợi ích giống như các đám mây chung, điểm khác biệt chính là doanh nghiệp chịu trách nhiệm thiết lập và bảo trì đám mây. Việc thiết lập đám mây riêng đôi khi không còn chi phí cho việc sử dụng và duy trì hoạt động liên tục của đám mây và có thể vượt quá chi phí khi sử dụng một đám mây chung.
  • 16. 11 Hình 1.6 Các thành phần trong đám mây riêng. Các đám mây riêng có nhiều lợi thế hơn so với đám mây chung. Việc kiểm soát chi tiết các tài nguyên khác nhau trên đám mây giúp doanh nghiệp có các lựa chọn cấu hình phù hợp. Các đám mây riêng sẽ rất lý tưởng khi công việc đang được thực hiện không cần đến một đám mây chung và sẽ không lo ngại tới vấn đề an ninh, quản lý. 1.6.3. Đám mây cộng đồng Các đám mây cộng đồng là các đám mây được chia sẻ bởi một số tổ chức và hỗ trợ một cộng đồng cụ thể có mối quan tâm chung như: chung mục đích, yêu cầu an ninh, chính sách. Nó có thể được quản lý bởi các tổ chức hoặc một bên thứ ba. Một đám mây cộng đồng có thể được thiết lập bởi một số tổ chức có yêu cầu tương tự và tìm cách chia sẻ cơ sở hạ tầng để thực hiện một số lợi ích của điện toán đám mây. Tùy chọn này là tốn kém hơn nhưng có thể đáp ứng về sự riêng tư, an ninh hoặc tuân thủ các chính sách tốt hơn. 1.7. CÁC KỸ THUẬT TRONG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY Kỹ thuật trong điện toán đám mây là kỹ thuật tập trung vào các dịch vụ đám mây như SaaS, PaaS và IaaS. Đó là một giải pháp đa ngành từ nhiều lĩnh vực khác nhau như hệ thống kỹ thuật, công nghệ phần mềm, kỹ thuật web, kỹ thuật thông tin, kỹ thuật bảo mật, nền tảng kỹ thuật, kỹ thuật dịch vụ, kỹ thuật rủi ro và các kỹ thuật đạm bảo chất lượng. Khả năng cung cấp các dịch vụ đám mây và những thách thức trong mô hình điều khiển trong kinh doanh, cho kỹ thuật điện toán đám mây như là quá trình “thiết kế các hệ thống cần thiết để tận dụng sức mạnh của tất cả các kỹ thuật trên”. Các yếu tố của kỹ thuật điện toán đám mây bao gồm:  Nền tảng (Foundation): cơ sở, khái niệm, hướng dẫn và phân loại
  • 17. 12  Thực hiện (Implementation): xây dựng khối và hướng dẫn thực hành trên đám mây  Vòng đời (Lifecycle): sự lặp lại tại đầu cuối giúp điện toán đám mây phát triển và phân phối  Quản lý (Management): thời gian thiết kế và quản lý đám mây thời gian chạy từ nhiều vấn đề. Hình 1.7 Những thành phần của kỹ thuật trong đám mây. 1.8. LƯU TRỮ TRONG ĐÁM MẤY Đám mây lưu trữ là một mô hình kết nối mạng lưu trữ trực tuyến, nơi dữ liệu được lưu trữ trên nhiều máy chủ ảo, thường được tổ chức bởi các bên thứ ba, thay vì được lưu trữ trên máy chủ chuyên dụng. Các công ty cung cấp host hoạt động như là trung tâm dữ liệu lớn, và những người yêu cầu dữ liệu của họ được tổ chức mua hoặc thuê dung lượng lưu trữ từ họ và sử dụng nó cho các nhu cầu lưu trữ của họ. Các trung tâm dữ liệu điều hành trên nền ảo hóa các nguồn lực theo yêu cầu của khách hàng và được đưa vào trong kho lưu trữ, các khách hàng của nhà cung cấp có thể sử dụng để lưu trữ các tập tin hoặc dữ liệu đối tượng. Về mặt vật lý, các nguồn tài nguyên có thể được lấy qua nhiều máy chủ. Dịch vụ lưu trữ trong đám mây có thể được truy cập thông qua một trình duyệt web, giao diện lập trình ứng dụng (API). Công việc lưu trữ dữ liệu trên đám mây sẽ tốt hơn là trên một hệ thống cục bộ. Vì đám mây lưu trữ có một số ưu điểm so với lưu trữ dữ liệu truyền thống. Nếu lưu trữ dữ liệu trên một đám mây, có thể sử dụng nó từ bất kỳ vị trí nào có Internet.
  • 18. 13 Điều này làm cho nó đặc biệt hấp dẫn cho các nhân viên thường xuyên đi công tác. Nhân viên công ty không cần phải sử dụng cùng một máy tính để truy cập dữ liệu cũng không cần phải mang theo các thiết bị lưu trữ vật lý. Ngoài ra, nếu tổ chức có văn phòng chi nhánh, tất cả nhân viên đều có thể truy cập dữ liệu từ các nhà cung cấp đám mây. 1.9. CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM 1.9.1. Bảo mật an toàn Các công ty thuê dịch vụ lưu trữ, có thể bị theo dõi hợp pháp hoặc bất hợp pháp các thông tin và dữ liệu giữa người dùng và công ty chủ bởi nhà nhà cung cấp dịch vụ. Cân nhắc kỹ các ứng dụng có thể chuyển lên các đám mây, Có kế hoạch chu đáo về khía cạnh bảo mật và riêng tư trước khi tham gia các giải pháp điện toán đám mây, Hiểu biết về các môi trường điện toán đám mây công cộng và chắc chắn rằng giải pháp đó đáp ứng được các yêu cầu về an ninh và bảo mật. Đảm bảo rằng môi trường phía máy khách đáp ứng được các yêu cầu về tổ chức bảo mật và riêng tư. Trong hầu hết trường hợp, các nhà cung cấp phải đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng của họ là an toàn, dữ liệu và các ứng dụng được bảo vệ. Đồng thời các nhà cung cấp đã thực hiện các biện pháp an ninh thích hợp để bảo vệ thông tin. 1.9.2. Sự tuân thủ các quy định Chấp hành các quy định về các kỹ thuật an toàn và bảo mật dữ liệu mà nhà cung cấp dịch vụ đưa ra để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của khách hàng. Để có thể tạo ra một quy định chung phù hợp ở tất cả mọi nơi là một vấn đề khó khăn đối với các nhà cung cấp dịch vụ và môi trường điện toán đám mây. 1.9.3. Tác động của môi trường Nên đặt máy chủ ở những nơi có khí hậu thuận lợi làm mát tự nhiên giảm bớt chi phí đệ duy trì nhiệt độ thích hợp cho phòng máy chủ, ít hỏa hoạn, động đất và thiền tai ảnh hưởng tới máy chủ trung tâm. Vì vậy các nước có điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như Phần Lan, Thụy Điển và Thụy Sĩ, đang thu hút các trung tâm dữ liệu điện toán đám mây. 1.10. CÁC ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TIÊU BIỂU 1.10.1. Google App Engine Google App Engine (GAE) cho phép bạn triển khai ứng dụng của mình trên hạ tầng của Google. Việc xây dựng ứng dụng với App Engine rất dễ dàng, thuận lợi trong
  • 19. 14 quá trình bảo trì, dễ mở rộng khi có lượng truy cập tăng, hoặc khi có thêm nhu cầu lưu trữ. Google App Engine hỗ trợ 2 môi trường phát triển ứng dụng : Java runtime environment và Python runtime environment 1.10.2. Windows Azure Windows Azure cho phép triển khai ứng dụng windows và lưu trữ dữ liệu trên nền tảng hạ tầng của Microsoft thông qua môi trường Internet. Windows Azure cung cấp môi trường phát triển ứng dụng sử dụng .NET Framework, Windows Azure hỗ trợ các ngôn ngữ thông thường như C#, Visual Basic, C++ hoặc có thể bằng java. Sử dụng Visual Studio hoặc công cụ phát triển khác. 1.10.3. Amazon Web Services Amazon Web Services là tập hợp các dịch vụ cung cấp cho người lập trình có khả năng truy cập tới hạ tầng kiến trúc tính toán kiểu sẵn sàng để sử dụng (ready-to- use) của Amazon. Các máy tính có nền tảng vững chắc đã được xây dựng và tinh chế qua nhiều năm của Amazon có thể cho phép bất cứ ai cũng có quyền cập tới Internet. Amazon cung cấp một số dịch vụ Web đáp ứng được một số yêu cầu cốt lõi của hầu hết các hệ thống như: lưu trữ, tính toán, truyền thông điệp và tập dữ liệu...
  • 20. 15 CHƯƠNG 2. CÁC DỊCH VỤ TRÊN NỀN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 2.1. DỊCH VỤ THEO MÔ HÌNH TRUYỀN THỐNG Cung cấp dịch vụ CNTT theo mô hình truyền thống cho một khách hàng. Đầu tiên một công ty hoặc một tổ chức yêu cầu thiết lập một máy chủ WWW, Mail, FTP. Quá trình từ khi triển khai cho tới khi người dùng đầu cuối có thể truy cập được sẽ tốn một lượng thời gian dài. Và để có thể quản lý được ban đầu các doanh nghiệp phải đầu tư, tính toán rất nhiều loại chi phí như chi phí cho phần cứng, phần mềm, mạng, chi phí cho quản trị viên, chi phí bảo trì, sửa chữa. Tùy theo yêu cầu của tổ chức hay doanh nghiệp sẽ triển khai bao nhiêu máy chủ sẽ mua bấy nhiêu máy chủ và thực hiện triển khai. Hình 2.1 Mô hình cung cấp dịch vụ truyền thống. Sau khi triển khai thành công người dùng đầu cuối sẽ truy cập vào và sử dụng dịch vụ bình thường, ổn định. Tại đây chưa xét tới trường hợp hỏng hóc và xem các bước triển khai một cách suôn sẻ. Nhưng một vấn đề đặt ra là tại hệ thống máy chủ của công ty là liệu hiệu năng của máy chủ đã được tận dụng hết. Vấn đề được hé lộ là hầu như các máy chủ triển khai theo mô hình truyền thống thì sẽ không tận dụng hết tài nguyên của máy chủ và trở nên lãng phí ngày tại thời điểm đó. Giải pháp đặt ra là sử dụng dịch vụ điện toán đám mây. Dịch vụ điện toán đám mấy sẽ mang lại cho khách hàng nhiều lợi ích về nhiều mặt. Từ khi bắt đầu triển khai cho tới khi đi vào sử dụng.
  • 21. 16 2.2. DỊCH VỤ TRÊN MÔ HÌNH ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 2.2.1. Kiến trúc hệ thống Trong môi trường điện toán truyền thống, nhiều phần mềm và các quy trình dựa vào hệ thống thiết bị tại chỗ. Trong một môi trường điện toán đám mây, hầu hết mọi thứ được vận hành từ một máy chủ hoặc nhiều máy chủ trong trung tâm dữ liệu nơi người dùng tương tác cụ thể với chúng qua một trình duyệt. Điều này đặt ra ngày càng nhiều yêu cầu đối với hệ thống mạng hiện thời cũng như hạ tầng bảo mật. Một trong những nguyên tắc căn bản của điện toán đám mây là ý tưởng chia sẻ các nguồn lực như tính toán, lưu trữ, các ứng dụng và thậm chí là cả nền tảng phát triển, nơi mà chúng có thể chia sẻ với hầu hết những người sử dụng trong một công ty trong trường hợp các đám mây cá nhân (private clouds) hay với những người sử dụng trên phạm vi toàn cầu trong trường hợp đám mây công cộng (public clouds). Việc chia sẻ là khả thi nhờ công nghệ ảo hóa và một trung tâm dữ liệu gần như được ảo hóa giống như trong một môi trường điện toán đám mây cần một hạ tầng mạng để hỗ trợ những yêu cầu bổ sung. Hình 2.2 Kiến trúc mẫu điện toán đám mây. Một ví dụ minh họa, trước đây một máy chủ vật lý chạy một tác vụ đặc thù như: dịch vụ máy chủ WWW, máy chủ FTP, máy chủ Mail hoặc một máy chủ về cơ sở dữ liệu và chúng triển khai cho một công ty hay doanh nghiệp. Nhưng giờ đây, một máy chủ vật lý đơn có thể chạy khoảng 20 máy chủ ảo và yêu cầu trên một hệ thống mạng có thể tăng lên tới 20 lần. Bên cạnh đó, công nghệ ảo hóa tính đến độ co giãn và linh hoạt nơi các máy chủ có thể được triển khai một cách nhanh chóng nhờ việc di chuyển các máy ảo từ một máy chủ đến một máy chủ vật lý. Ngược lại, việc di chuyển này cũng sẽ có tác động đến hệ thống mạng.
  • 22. 17 2.2.2. Đặc điểm hoạt động của hệ thống của điện toán đám mây Trên hệ thống đám mây, tài nguyên được quản lý trên nền ảo hóa từ tài nguyên lưu trữ, bộ nhớ, CPU. Thông qua công cụ quản lý tài nguyên được quản lý tập trung và chúng được cung cấp cho khách hàng theo các hình thức, có thể là cơ sở hạ tầng, cung cấp nền tảng, và cuối cùng là dịch vụ phần mềm. Tại đây tài nguyên của hệ thống sẽ được chia sẽ cho khách hàng sử dụng. Là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây thường có những vấn đề phức tạp như sao lưu dữ liệu, nhân rộng, và nhu cầu phục hồi khi có sự cố, dịch vụ đã trở thành phổ biến, đặc biệt là trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hình 2.3 Khách hàng thuê một máy chủ ảo làm máy chủ cơ sở dữ liệu. Về phía khách hàng để quản lý các máy chủ ảo khách hàng sử dụng phần mềm client của phía nhà cung cấp để truy cập vào quản lý hoặc là thông qua trình duyệt web. Lợi thế lớn nhất phía khách hàng là tiết kiệm chi phí. Khách hàng chỉ tính phí sử dụng, các phí yêu cầu khi sử dụng dịch vụ điện toán đám mây và chí phí này phụ thuộc vào nhà cung cấp. Khách hàng không phải trả tiền cho cơ sở hạ tầng. 2.2.2.1. Sự an toàn Để an toàn dữ liệu, hầu hết các hệ thống sử dụng kết hợp các kỹ thuật:  Mã hóa (Encryption) Dùng một hoặc nhiều thuật toán phức tạp kết hợp sử dụng để mã hóa thông tin. Để giải mã các tập tin mã hóa, người dùng cần khóa giải mã. Trường hợp nó có thể bị crack thông tin, những sẽ rất khó khăn và hacker không thể phải truy cập vào hệ thống máy tính lớn vì sẽ cần phải giải mã.  Các quy trình xác thực (Authentication processes) Yêu cầu một người sử dụng tạo ra tài khoản và mật khẩu.  Ủy quyền thực thi (Authorization practices) Danh sách khách hàng những người được ủy quyền để truy cập thông tin được lưu trữ trên hệ thống điện toán đám mây.
  • 23. 18 Hình 2.4 Mã hóa và xác thực là hai biện pháp an ninh có thể sử dụng để giữ an toàn dữ liệu trên một đám mây lưu trữ. Vẫn còn lo ngại rằng các dữ liệu được lưu trữ trên một hệ thống từ xa là dễ bị tổn thương. Luôn luôn là mối quan tâm rằng một hacker sẽ tìm cách truy cập vào hệ thống và đánh cắp dữ liệu. Ngoài ra, một nhân viên bất mãn có thể thay đổi hoặc phá hủy các dữ liệu bằng các thông tin truy cập của riêng mình. 2.2.2.2. Độ tin cậy Vấn đề quan tâm khác là độ tin cậy. Nếu một hệ thống lưu trữ đám mây là không đáng tin cậy, nó trở thành một mối nguy hiểm. Không ai muốn lưu dữ liệu trên một hệ thống không ổn định, và cũng không tin tưởng và cung cấp dịch vụ cho một công ty có nguồn tài chính không ổn định. Thương hiệu và uy tín là rất quan trọng đối với các nhà cung cấp lưu trữ đám mây. Nếu có một sử cố và thiếu sử cảnh tranh về chất lượng phục vụ và dịch vụ thì khách hàng sẽ không lựa chọn họ. Và như thế thì nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sẽ không thể phát triển được. 2.3. ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM 2.3.1.1. Ưu điểm Cung cấp các dịch vụ CNTT đang trở thành một giải pháp ngày càng hấp dẫn đối với các tổ chức. Bởi vì với các máy chủ ảo, có thể quản lý trên web hoặc thông qua phần mềm phía nhà cung cấp cho khách hàng, và các máy chủ ảo nằm trên hệ thống điện toán đám mây sẽ tốt hơn rất nhiều nếu được thiết kế lưu trữ tại doanh nghiệp. Các nhà cung cấp điện toán sẽ có những giải pháp như cân bằng tải các máy chủ ảo và di chuyển dữ liệu giữa các trung tâm dữ liệu khác nhau, đảm bảo rằng thông tin được lưu trữ bên trong luôn sẵn sàng đáp ứng một cách nhanh chóng.
  • 24. 19 Hình 2.5 Một thảm họa xảy ra, dữ liệu khách hàng tại cloud lưu trữ sẽ không bị mất. Dịch vụ CNTT trên nền "điện toán đám mây" là lợi thế, bởi vì nó cho phép bảo vệ dữ liệu trong trường hợp có một thảm họa không lường trước được. Các tài liệu lưu trữ các thông tin quan trọng được lưu trữ trên máy chủ ảo sẻ được bảo vệ, nhưng nếu có một hỏa hoạn nào đó xảy ra thì lưu trữ cục bộ tại công ty sẽ không khôi phục lại dữ liệu được. 2.3.1.2. Nhược điểm Một hệ thống được tối ưu, được bảo mật những không thể thoát khỏi thoát khỏi những nhược điểm, gây ảnh hưởng tới hệ thống. Mô hình điện toán cũng không tránh khỏi những lỗ hổng bảo mật. cho nên điện toán đám mây vẫn còn mắc phải một số nhược điểm sau:  Tính riêng tư: Câu hỏi đặt ra là: Các thông tin người dùng và dữ liệu được chứa trên đám mây có đảm bảo được quyền riêng tư, và liệu các thông tin đó có bị sử dụng vì một mục đích nào khác hay không và có bị xâm phạm hay không.  Mất dữ liệu: Một vài sử cố ngoài ý muốn có thể khiến cho người dùng phải sao lưu dữ liệu của họ từ “đám mây” về máy tính cá nhân. Điều này sẽ mất nhiều thời gian. Thậm chí một vài trường hợp, vì một lý do nào đó, dữ liệu người dùng bị mất và không thể phục hồi được.  Khả năng bảo mật: Vấn đề tập trung dữ liệu trên các “đám mây” là cách thức hiệu quả để tăng cường bảo mật, nhưng mặt khác cũng lại chính là mối lo của người sử dụng dịch vụ. Bởi lẽ một khi bị tấn công hoặc đột nhập, toàn bộ dữ liệu sẽ bị chiếm dụng. Tuy nhiên, đây không thực sự là vấn đề của riêng “điện toán đám mây”, bởi lẽ tấn công đánh cắp dữ liệu là vấn đề gặp phải trên bất kỳ môi trường nào, ngay cả trên các máy tính cá nhân.
  • 25. 20 CHƯƠNG 3.TRIỂN KHAI HẠ TẦNG TRÊN NỀN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 3.1. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH NHU CẦU Khảo sát thực tế tại DNTN Tin học Dũng Diệu có các vấn đề đặt ra như sau: Trong thời kì công nghệ thông tin xâm nhập vào các ngành kinh tế và nhu cầu của doanh nghiệp, sử dụng hệ thống máy chủ để xử lý công việc có xu hướng tăng. Việc doanh nghiệp có ý định triển khai hệ thống Server để phục vụ cho nhu cầu công việc sẽ tốn một khoản chi phí không hề nhỏ. Trong khi đó, với công nghệ điện toán đám mây doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí và không phải lo lắng tới các vấn đề trong trường hợp doanh nghiệp phải triển khai một hệ thống riêng. Với nhu cầu thực tế, đồ án này đưa ra cách chỉ dẫn xây dựng một máy chủ Đám mây riêng ( Server private cloud computing ), quản trị và sử dụng trên PC. Do phần cứng không đáp ứng đủ nên trong khi thực thi cài đặt có gặp nhiều vấn đề xẩy ra nhưng cũng có thể giải quyết được.
  • 26. 21 3.2. THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG 3.2.1. Mô hình thực tế Hình 3.1 Mô hình thực tế điện toán đám mây sử dụng Hyper - V. Trước đây Hyper-V được biết đến với cái tên Windows Server Virtualization và tên mã Viridian, Hyper-V là công nghệ ảo hoá server thế hệ mới của Microsoft và là thành phần quan trọng trong HĐH Windows Server 2008. Tính năng và lợi ích Hyper-V cung cấp cho khách hàng khả năng xây dựng những đám mây an toàn riêng làm tăng hiệu quả kinh doanh trung tâm dữ liệu và sự nhanh nhẹn. Cùng với Active Directory, Microsoft Deployment Toolkit (MDT) là nền tảng tốt nhất cho cơ sở hạ tầng điện toán đám mây, Active Directory và MDT cung cấp điện toán đám mây cho trung tâm dữ liệu hiện tại bằng cách tổng hợp các nguồn lực cơ sở hạ tầng ảo và phân phối chúng đến người dùng. Các tính năng chính:  Tạo các trung tâm dữ liệu ảo  Hỗ trợ môi trường an toàn cho khách hàng  Cung cấp cổng thông tin phục vụ cho khách hàng
  • 27. 22 Để xây dựng mô hình cần sử dụng hệ điều hành:Windows Server 2008 R2 Enterprise 64bit và các gói dịch vụ kèm theo sau: - Activate Directory. - Microsoft Deployment Toolkit. - Hyper-V (Windows Server Virtualization). - Windows Deployment Services. - Windows Server Internet Information Services (IIS) Version 6.0 or Higher. - System Center Virtual Machine Manager (SCVMM) Version 2008 or 2012. - SQL Server 2005 Express SP3. - Activate Directory Tận dụng sức mạnh của một nền tảng ảo hóa để xây dựng, triển khai một đám mây riêng, tăng cường kiểm soát tới mức tự động hóa. Do đó có thể cung cấp công nghệ thông tin như một dịch vụ. Giải pháp đám mây riêng được đưa ra trong bài viết này đòi hỏi một hạ tầng Active Directory. Do cách thức xây dựng đám mây, bạn cần có các bộ điều khiển miền. Trong một số tình huống, đám mây riêng có thể không truy cập được sau khi thực hiện ảo hóa trên các bộ điều khiển miền. Để tránh điều này, nên đặt ít nhất một bộ điều khiển miền ngoài môi trường ảo hóa. - Microsoft. Microsoft Deployment Toolkit Bước đầu tiên xây dựng đám mây riêng là cài đặt bộ công cụ Deployment Toolkit 2010 của Microsoft. Microsoft Deployment Toolkit (MDT) là công cụ miễn phí có thể tải về tại website: www.microsoft.com. Ở đây ta sẽ cài bộ công cụ Deployment Toolkit lên một server vật lý có khả năng truy cập tới các server khác tạo thành đám mây. MDT không phải ứng dụng yêu cầu cao do đó ta không phải sử dụng một server dành riêng cho chương trình. Server sử dụng sẽ đóng vai trò làm kho lưu các file ảnh thực thi. Điều này đòi hỏi phải sử dụng một server có bộ nhớ lưu trữ lớn cho những file ảnh muốn tạo. Và những file ảnh này phải có thể truy cập được qua tính năng chia sẻ mạng.
  • 28. 23 3.2.2. Mô hình giả lập. Trên mô hình bao gồm ba khối chức năng Đối với khối máy chủ và máy trạm cung cấp việc quản lý và chia sẻ tài nguyên phần cứng một cách chặt chẽ và hiệu quả. Việc quản lý các máy ảo chạy trên nó cũng được dễ dàng hơn nhờ các công cụ quản lý từ xa. Windows server 2008 Enterprise là một hệ điều hành máy chủ có hộ trở Hyper-V nên nó có thể cung cấp cho các máy ảo khả năng tương tác cao nhất với phần cứng cũng như tài nguyên hệ thống. Vì thế các máy ảo có thể đạt hiệu suất làm việc cao nhất. 3.3. TRIỂN KHAI CÀI ĐẶT MÔ HÌNH HỆ THỐNG Trong phần này trình bày các bước triển khai hệ thống điện toán đám mây trên môi trường giả lập. Các bước triển khai bao gồm:  Triển khai hệ thống tài nguyên  Triển khai hệ thống quản lý các máy chủ  Triển khai hệ thống đám mây 3.3.1. Cài đặt Microsoft Deployment Toolkit (MDT) Windows MDT chỉ có dung lượng 15MB. Sau khi đã tải xong, chạy file thực thi để hiện cửa sổ cài đặt. Trong bài này, ta sẽ sử dụng bản cập nhật Update 1 của bộ công cụ. Nhấn Next để bỏ qua màn hình chào mừng. Chương trình sẽ hỏi bạn có chấp nhận điều khoản thỏa thuận hay không. Nếu chấp nhận, nhấn Next để tiếp tục. Chương trình tiếp tục hỏi những thành phần người dùng muốn cài đặt. Chọn cài tất cả các thành phần (đây là tùy chọn mặc định) và nhấn Next để cài đặt.
  • 29. 24 3.3.1.1. Tạo thư mục chung Sau khi Windows Deployment Toolkit đã được cài xong. Ta sẽ cần tạo một thư mục chung (Deployment share). Để thực hiện điều này, vào StartMicrosoft. Microsoft Deployment kitDeployment Workbench, kích chuột phải vào thư mục Deployment Shares và chọn New Deployment Share từ thực đơn ngữ cảnh. Chú ý: Trong khi tạo thư mục chung, có thể xuất hiện một thông báo yêu cầu cập nhật phiên bản Windows Automated Installation Kit mới hơn. Tải về bộ Automated Installation Kit (AIK). Bản AIK này chảy trên Windows Server 2008 R2. Khi thực hiện tạo thư mục chung mới, Windows sẽ khởi chạy cửa sổ cài đặt. Ở màn hình đầu tiên hãy chọn đường dẫn để lưu toàn bộ file ảnh thực thi. Nhấn Next sau đó đặt tên cho thư mục chung sẽ tạo. Tên mặc định là: DeploymentShare$. Ký hiệu $ cuối tên để ẩn thư mục. Sau khi nhấn Next, nhập mô tả cho thư mục sẽ tạo. Đặt tên bất kỳ nhưng cố đặt một cái tên gợi nhớ, ta đặt tên là: MDT Deployment Share. Nhấn Next và cửa sổ cài đặt sẽ hỏi người dùng có muốn lưu dự phòng file ảnh không. Kích hoạt tùy chọn và nhấn Next. Màn hình tiếp theo hỏi có muốn cấp mật khẩu quản trị cho những người dùng hay không. Tạm thời chưa chọn tùy chọn này do chúng ta thực sự không muốn người dùng biết mật khẩu quản trị cục bộ. Sau khi nhấn Next, cửa sổ cài sẽ hỏi bạn có muốn Windows yêu cầu product key từ người dùng không. Ta cũng nên bỏ qua tùy chọn này. Khi nhấn Next, bạn sẽ thấy một bảng tổng kết những tùy chọn cấu hình ta đã chọn. Kiểm tra để xác nhận lại các tùy chọn. Nếu tất cả đều ổn, nhấn Next để tạo thư mục chung. Khi quá trình thiết lập hoàn tất, kích Finish. 3.3.1.2. Bổ sung thêm các hệ điều hành Việc bổ sung hệ điều hành vào thư mục chung rất đơn giản. Khi bạn vào thư mục chung đã tạo trước đó, bạn sẽ thấy rằng thư mục chung chứa một thư mục con gọi là Operating Systems. Kích chuột phải vào thư mục và chọn New Folder từ thực đơn ngữ cảnh. Cửa sổ tạo thư mục mới được khởi chạy. Màn hình khởi tạo sẽ yêu cầu đặt tên và mô tả cho thư mục. Ở đây ta đặt tên thư mục là Windows Server 2008 R2. Sau đó, nhấn Next. Kiểm tra lại thông tin vừa nhập trong màn hình tổng kết và nhấn Next. Khi Windows tạo xong thư mục, nhấn Next tiếp.
  • 30. 25 Sau khi tạo xong thư mục cho hệ điều hành, tạo thêm bất kỳ thư mục nào mà bạn có thể cần. Trong bài này, ta sẽ tạo một thư mục Windows Server 2008 R2 và thư mục Windows 7. Tiếp theo, nhập các file của hệ điều hành vào thư mục đã tạo. Cho đĩa cài của hệ điều hành muốn nhập vào máy, kích chuột phải vào thư mục đã tạo và chọn Import Operating System từ thực đơn ngữ cảnh. Windows sẽ khởi chạy cửa sổ cài đặt Import Operating System Wizard. Màn hình đầu tiên yêu cầu cung cấp loại hệ điều hành mà bạn muốn thêm. Chọn tùy chọn Full Set of Source Files và nhấn Next. Tiếp theo, dẫn đến file nguồn bằng cách trỏ tới ổ DVD hoặc là thư mục chứa các files cài đặt hệ điều hành. Kích Next để đặt tên cho thư mục, ta đặt tên thư mục đích là Windows Server 2008 R2x64. Nhấn Next để xem thông tin tổng quát về những tùy chọn ta đã cung cấp. Giả sử mọi thứ đều ổn, nhấn Next. Chương trình bây giờ sẽ nhập hệ điều hành từ phương tiện cài đặt. Thời gian hoàn thành phụ thuộc vào cấu hình server và hệ điều hành được chọn. Sau khi hoàn thành, toàn bộ các bản Windows khác nhau được liệt kê trong thư mục tương ứng. 3.3.1.3. Xây dựng chuỗi nhiệm vụ (task sequence) Tiếp theo, chúng ta sẽ triển khai một server quản lý máy ảo và một số server chủ Hyper-V. Tuy nhiên, không cần phải tạo những server này một cách thủ công do ta đã tạo một file ảnh thực thi. Các file ảnh thực thi sau cùng thì được dùng để tạo các máy ảo bên trong đám mây riêng, nhưng lúc này chúng ta cũng có thể dùng nó để xây
  • 31. 26 dựng hạ tầng đám mây ảo. Bước đầu tiên là xây dựng chuỗi nhiệm vụ được sử dụng để thực thi một máy chạy Windows Server 2008 R2 chung. Để tạo chuỗi nhiệm vụ này, vào thư mục chung và sau đó kích chuột phải vào thư mục Task Sequences. Chọn New Folder từ thực đơn ngữ cảnh và sau đó sử dụng cửa sổ cài để tạo một thư mục có tên OS Install. Khi thư mục được tạo, kích chuột phải vào thư mục và chọn New Task Sequence từ thực đơn ngữ cảnh. Windows bây giờ sẽ khởi chạy cửa sổ cài đặt Task Sequence. Đầu tiên ta phải cấp mã nhận dạng cho nhiệm vụ đang tạo và đặt tên nhiệm vụ. Trong bài này, ta đặt tên chuỗi nhiệm vụ là Windows Server 2008 R2 và sử dụng ID là W2K8R2G. Sau khi nhập tên và ID, nhấn Next. Chương trình sẽ hỏi loại khuôn mẫu nhiệm vụ muốn sử dụng. Chọn tùy chọn Standard Server Task Sequence và nhấn Next. Bây giờ, chọn hệ điều hành muốn thực hiện như một phần của nhiệm vụ và nhấn Next. Màn hình sau đó đưa ra tùy chọn chỉ định một product key. Nếu không, chọn tùy chọn không chỉ định product key. Nhấn Next để nhập tên người dùng, tên tổ chức và trang chủ cho Internet Explorer. Nhập thông tin và kích Next. Tiếp theo, bạn phải nhập mật khẩu quản trị nội bộ sẽ được dùng trên các server được triển khai từ file ảnh này. Nhấn Next để xem lại các tùy chọn chuỗi nhiệm vụ. Nếu tất cả đều đúng, kích Next để tạo chuỗi. Khi quá trình hoàn tất, nhấn Finish. Bạn sẽ thấy chuỗi nhiệm vụ mới được liệt kê trong thư mục OS Install. Chúng ta sẽ sử dụng các file ảnh thực thi để xây dựng hạ tầng đám mây riêng và cuối cùng là tạo các máy ảo trong đám mây. Do chúng ta sẽ sử dụng các file ảnh để giúp tạo hạ tầng đám mây riêng nên sẽ cần một chuỗi nhiệm vụ mà có thể được dùng để triển khai một server Hyper-V. 3.3.1.4. Cấu hình Task Sequences Mở Deployment Workbench và tìm trong cây điều khiển đến Deployment WorkbenchDeployment SharesMDT Deployment ShareTask SequencesOS Install.
  • 32. 27 Bây giờ, kích chuột phải vào chuỗi nhiệm vụ ta đã tạo cho Hyper-V và chọn Properties từ thực đơn hiện ra. Bảng thuộc tính sẽ xuất hiện. Chọn thẻ tab Task Sequence trong bảng thuộc tính. Thẻ tab này có thể dùng để sửa đổi chuỗi công việc hiện tại. Do ta đang tạo một server Hyper-V nên ta sẽ cần cài đặt nhiệm vụ cho Hyper-V server. Để làm điều này, chọn tùy chọn Tattoo từ chuỗi nhiệm vụ và sau đó chọn RolesInstall Roles and Features từ thưc đơn Add. Một khung thông tin chi tiết sẽ hiển thị một chuỗi các nhiệm vụ (role) và đặc tính có thể được cài đặt. Tích vào hộp Hyper-V. Bạn nên tích vào hộp Multipath I/O (Core). Tùy chọn này giúp kết nối tới kho lưu trữ dễ dàng hơn sau này. Sau khi chọn các thành phần muốn cài, kích Apply sau đó nhấn OK. 3.3.1.5. Cập nhập cho thư mục chung Tới đây, người dùng phải cập nhật cho thư mục chung. Nếu không, chuỗi công việc nào được tạo sẽ không hoạt động. Để làm điều này, tìm qua cây điều khiển tới Deployment WorkbenchDeployment SharesMDT Deployment Share. Tiếp theo, kích chuột phải vào thư mục MDT Deployment Share và chọn Update Deployment Share từ thực đơn hiện ra. Một cửa sổ cài đặt sẽ hiện ra hỏi người dùng có muốn tối ưu file ảnh khởi động cập nhật quá trình hay muốn tái tạo hoàn toàn file ảnh khởi động. Lúc này, chọn tái tạo hoàn toàn file ảnh khởi động. 3.4. CÀI ĐẶT GÓI DỊCH VỤ WINDOWS DEPLOYMENT SERVICES Bước tiếp theo là cài đặt các dịch vụ thực thi vào server đang chạy Deployment Workbench từ trình quản lý Server Manager. Mở Server Manager và chọn thư mục Roles. Kích vào đường dẫn Add Roles để Windows khởi chạy cửa sổ cài đặt Add Roles. Nhấn Next để bỏ qua màn hình Welcome. Một màn hình sẽ hỏi người dùng muốn cài đặt cho nhiệm vụ nào. Chọn Windows Deployment Services và nhấn Next. Một màn hình giới thiệu về các dịch vụ thực thi xuất hiện. Kích Next để bỏ qua màn hình này. Tiếp theo, chương trình sẽ hỏi dịch vụ (role service) nào mà người dùng muốn cài. Có hai tùy chọn: Deployment Server và Transport Server. Tích chọn cả hai, Kích Next sau đó nhấn Install. Windows sẽ cài đặt Windows Deployment Services. Sau khi hoàn thành cài đặt, nhấn Close.
  • 33. 28 3.4.1. Cấu hình Windows Deployment Services Bây giờ, Windows Deployment Services đã được cài đặt và phải được cấu hình. Tìm trong Server Manager đến RolesWindows Deployment ServicesServers<tên server>. Kích chuột phải vào server và chọn Configure Server từ thực đơn. Khi cửa sổ cấu hình xuất hiện, nhấn Next để bỏ qua màn hình giới thiệu. Màn hình kế tiếp yêu cầu cung cấp đường dẫn tới thư mục cài đặt đầu xa. Nếu có thể, người dùng nên lưu thư mục này ở một thư mục ngoài ổ C:. Kích Next. Cửa sổ cài sẽ hỏi cách người dùng muốn server xử lý các yêu cầu từ máy khách. Chọn tùy chọn cho phép hổi đáp tất cả các máy khách (biết hay không biết) sau đó nhấn Next. Windows sẽ cấu hình và khởi động Windows Deployment Services. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ thấy một màn hình hỏi có muốn bổ sung các file ảnh cho server bây giờ không. Tùy chọn này được kích hoạt mặc định nhưng bạn cần bỏ chọn nó do chúng ta đang dùng Deployment Workbench cho các file ảnh. Nhấn Finish để hoàn tất quá trình cấu hình. 3.4.2. Bổ sung các file ảnh thực thi Bây giờ, hãy bổ sung một số file ảnh thực thi vào Windows Deployment Services. Để làm điều này, tìm trong Server Manager đến RoleWindows Deployment ServicesServers<tên server>Boot Images</tên>. Tiếp theo, kích chuột phải vào thư mục Boot Image và chọn add Boot Image. Ta sẽ phải nhập địa chỉ file ảnh Windows (file .WIM) muốn bổ sung. Kích vào Browse và tìm đường dẫn được dùng bởi thư mục chung mà bạn đã tạo qua Deployment Workbench. Trong bài trước, ta đã tạo thư mục chung tại C:DeploymentShare vì thế đường dẫn sẽ là C:DeploymentShareBoot. Trong đường dẫn này có 2 file có tên LiteTouchPE_x64 và LiteTouchPE_x84. Đó là file cần được nhập vì thế chọn nó và nhấn OK. Kích Next để nhập tên file ảnh. Sau đó, nhấn Next một vài lần nữa để nhập file ảnh. Sau khi hoàn tất, kích Finish. 3.5. CÀI ĐẶT SYSTEM CENTER VIRTUAL MACHINE MANAGER