SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.1 Tổng quan
1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung kết cấu, thực trạng các chỉ
tiêu tài chính trên báo cáo tài chính; từ đó so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tài chính trên báo
cáo tài chính với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lại ở tại doanh nghiệp,
ở các doanh nghiệp khác, ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ quốc gia... nhằm xác định
thực trạng, đặc điểm, xu hướng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông
tin tài chính phục vụ việc thiết lập các giải pháp quản trị tài chính thích hợp, hiệu quả.
1.1.2 Vai trò của phân tích tài chính
Phân tích tài chính có vai trò quan trọng không chỉ đối với chủ đầu tư mà còn cả đối với
các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của nhà nước, các cơ quan tài trợ vốn cho dự
án.
- Đối với chủ đầu tư
Phân tích tài chính cung cấp các thông tin cần thiết để chủ đầu tư đưa ra quyết định có nên
đầu tư không vì mục tiêu của các tổ chưc và các cá nhân đầu tư là việc lựa chọn đầu tư vào
đâu để đem lại lợi nhuận thích đáng nhất. Ngay cả đối với các tổ chức kinh doanh phi lợi
nhuận, phân tích tài chính cũng là một trong các nội dung được quan tâm. Các tổ chức này
cũng muốn chọn những giải pháp thuận lợi dựa trên cơ sở chi phí tài chính rẻ nhất nhằm
đạt được mục tiêu cơ bản của mình. Ví dụ: trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế, công việc
quản lý thường đòi hỏi các phương pháp chăm sóc và nơi cư trú của bệnh nhân có giá rẻ
nhất. Lực lượng quốc phòng lựa chọn những giải pháp có sẵn dựa trên cơ sở chi phí tài
chính rẻ nhất nhằm đạt được mục tiêu cơ bản của mình. Ví dụ: như khả năng mở chiến dịch
quân sự trên không.
- Đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của nhà nước.
Phân tích tài chính là một trong những căn cứ để các cơ quan này xem xét cho phép đầu tư
đối với các dự án sử dụng nguồn vốn của nhà nước.
- Đối với các cơ quan tài trợ vốn cho dự án.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Phân tích tài chính là căn cứ quan trọng để quyết định tài trợ vốn cho dự án. Dự án chỉ có
khả năng trả nợ khi dự án đó phải được đánh giá là khả thi về mặt tài chính. Có nghĩa là dự
án đó phải đạt được hiệu quả tài chính và có độ an toàn cao về mặt tài chính.
- Phân tích tài chính còn là cơ sở để tiến hành phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội
Cả hai nội dung phân tích trên đều phải dựa trên việc so sánh các lợi ích thu được và các
khoản chi phí phải bỏ ra. Song phân tích tài chính chỉ tính đến những chi phí và những lợi
ích sát thực đối với các cá nhân và tổ chức đầu tư. Còn phân tích kinh tế - xã hội, các khoản
chi phí và lợi ích được xem xét trên giác độ nền kinh tế, xã hội. Do đó dựa trên những chi
phí và lợi ích trong phân tích tài chính tiến hành điều chỉnh để phản ánh những chi phí cũng
như những lợi ích mà nền kinh tế và xã hội bỏ ra hay thu được.
1.1.3 Chức năng của tài chính
 Chức năng phân phối
Chức năng phân phối phản ánh bản chất của phạm trù tài chính. Phân phối trong tài chính
là phân phối giá trị dưới hình thức tiền tệ. Phân phối tài chính bao gồm:
- Phân phối lần đầu: diễn ra trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhằm phân chia giá trị
của hàng hoá tạo ra cho các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đó.
- Phân phối lại: là quá trình phân phối tiếp tục các quỹ tiền tệ hình thành từ quá trình
phân phối lần đầu nhằm phục vụ các mục đích của các chủ thể kinh tế. So với phân phối
lần đầu, hoạt động phân phối lại trong tài chính phát triển đa dạng và phức tạp hơn nhiều
do tính chất đa dạng và phức tạp của nhu cầu các chủ thể kinh tế. Phạm vi của phân phối
lại cũng rộng hơn so với phân phối lần đầu, bao gồm cả lĩnh vực phi sản xuất vật chất và
dịch vụ.
Phân phối trong tài chính được thực hiện thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
 Về cơ bản, các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế có thể chia thành 5 nhóm chính sau:
• Quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Đây là quỹ
tiền tệ của khâu trực tiếp sản xuất kinh doanh.
• Quỹ tiền tệ của các tổ chức tài chính trung gian. Các quỹ tiền tệ được hình thành
nhằm giúp cho việc nâng cao hiệu quả cho các hoạt động tài chính của các chủ thể kinh tế.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
• Quỹ tiền tệ của nhà nước, trong đó quỹ ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ lớn nhất và
quan trọng nhất của nhà nước. Đây là quỹ tiền tệ mà nhà nước sử dụng một cách tập trung
để duy trì hoạt động bộ máy nhà nước và giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội.
• Quỹ tiền tệ của khu vực dân cư. Các quỹ tiền tệ này được hình thành nhằm đáp ứng
các nhu cầu tiêu dùng và tích lũy của các cá nhân và hộ gia đình.
• Quỹ tiền tệ của các tổ chức chính trị, xã hội. Quá trình phân phối trong tài chính không
chỉ diễn ra giữa các chủ thể kinh tế mà còn diễn ra trong nội bộ chủ thể kinh tế đó, liên
quan đến việc phân chia quỹ tiền tệ của chủ thể kinh tế cho các mục đích sử dụng khác
nhau của mình. Việc hình thành các quỹ tiền tệ cho các mục đích nhất định của chủ thể
kinh tế cũng không chỉ bắt nguồn từ quỹ tiền tệ mà chủ thể kinh tế sở hữu mà còn bao gồm
cả các nguồn tài chính từ bên ngoài mà chủ thể có thể huy động được để phục vụ cho các
mục đích của mình. Ví dụ: để hình thành một quỹ tiền tệ nhằm tài trợ cho một hoạt động
đầu tư của mình, doanh nghiệp không chỉ lấy từ quỹ tiền tệ mà mình sở hữu mà còn từ các
hình thức huy động bên ngoài dưới dạng vay mượn hoặc kêu gọi góp vốn.
 Có 4 phương pháp phân phối trong tài chính và tương ứng với nó là 4 loại quan hệ tài
chính sau:
- Quan hệ tài chính hoàn trả: trong quan hệ tài chính này, luồng tiền tệ được di chuyển
từ chủ thể kinh tế này đến chủ thể kinh tế khác và sẽ quay trở lại sau một khoảng thời gian
nhất định. Ví dụ quan hệ tín dụng.
- Quan hệ tài chính hoàn trả có điều kiện và không tương đương: trong quan hệ tài
chính này, luồng tiền tệ được di chuyển từ chủ thể kinh tế này đến chủ thể kinh tế khác và
sẽ chỉ quay trở lại chủ thể kinh tế cũ khi xảy ra một sự kiện nhất định. Luồng tiền tệ quay
trở lại thường lớn hơn luồng tiền tệ lúc đầu. Ví dụ quan hệ bảo hiểm.
- Quan hệ tài chính không hoàn trả: trong quan hệ tài chính này, luồng tiền tệ được
di chuyển từ chủ thể kinh tế này đến chủ thể kinh tế khác mà không có sự quay ngược trở
lại. Ví dụ quan hệ ngân sách nhà nước, cụ thể là quan hệ thu nộp thuế, trợ cấp, hỗ trợ, cung
cấp dịch vụ công cộng miễn phí (như dịch vụ an ninh, chiếu sáng đô thị...) hoặc cung cấp
các dịch vụ mà người sử dụng chỉ phải đóng góp một phần (như giáo dục, y tế...).
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Quan hệ tài chính nội bộ: bao gồm các quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ mỗi
chủ thể kinh tế, nhằm phục vụ cho các mục tiêu mà chủ thể đó theo đuổi. Ví dụ quan hệ tài
chính nội bộ doanh nghiệp gồm các quan hệ phân phối lợi nhuận cho mục tiêu phát triển
kinh doanh, cho khen thưởng người lao động và trả lãi cho người góp vốn; phân phối vốn
cho các nhu cầu mua sắm từng loại tài sản để đảm bảo cơ cấu vốn đầu tư hợp lý... Quan hệ
tài chính nội bộ của Nhà nước gồm có phân phối nguồn tài chính giữa các cấp chính quyền
Trung ương và địa phương, cho các ngành kinh tế quốc dân, trích lập các quỹ. Quan hệ tài
chính nội bộ gia đình quan trọng nhất là phân phối cho mục đích tích lũy và tiêu dùng theo
tỉ lệ như thế nào cho hợp lý và thứ tự ưu tiên mua sắm.
 Chức năng quản lý
Chức năng quản lý của tài chính bắt nguồn từ sự cần thiết khách quan phải theo dõi,
kiểm soát các hoạt động phân phối trong tài chính để đảm bảo cho các hoạt động tài chính
phục vụ tốt các mục tiêu đề ra của các chủ thể kinh tế. Đối tượng của quản lý tài chính là
quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Quản lý tài chính là quản lý bằng đồng tiền,
thông qua các chỉ tiêu tài chính, các chỉ tiêu về tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền
tệ.
- Quản lý tài chính không chỉ được thực hiện với sự vận động của các nguồn tài chính
mà cả với sự vận động của các quỹ hiện vật và lao động, đối với mọi hoạt động của kinh
tế xã hội. Đó là nhờ vào mối quan hệ hữu cơ giữa tài chính và kinh tế. Phạm vi quản lý của
tài chính vì vậy rất rộng, vượt ra ngoài lĩnh vực tài chính.
1.1.4 Khái niệm về quản trị
- Quản trị là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực. Ví dụ quản trị hành chính
(trong các tổ chức xã hội), quản trị kinh doanh (trong các tổ chức kinh tế). Trong lĩnh vực
quản trị kinh doanh lại chia ra nhiều lĩnh vực: Quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị
Marketing, quản trị sản xuất...
- Quản trị nói chung theo tiếng Anh là "Management" vừa có nghĩa là quản lý, vừa có
nghĩa là quản trị, nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị. Tuy nhiên, khi
dùng từ, theo thói quen, chúng ta coi thuật ngữ quản lý gắn liền với với quản lý nhà nước,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quản lý xã hội, tức là quản lý ở tầm vĩ môi. Còn thuật ngữ quản trị thường dùng ở phạm vi
nhỏ hơn đối với một tổ chức, một ngân hàng.
 Có rất nhiều quan niệm về quản trị:
- Quản trị là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc
qua những nỗ lực của những người khác; quản trị là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt
động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức;
- Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được mục
tiêu đề ra trong một môi trường luôn luôn biến động;
1.1.5 Khái niệm về tài chính
- Tài chính bao gồm các quỹ tiền tệ được hình thành bởi nhà nước nhằm thực hiện những
chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Đây là cách hiểu trực quan lên hiện tượng tài chính.
Cần phải phân biệt rõ, tài chính không phải là tiền tệ, nhưng các quỹ tiền tệ được hình thành
bởi Nhà nước chính là những biểu hiện bên ngoài của tài chính. Cụ thể hơn các quỹ tiền tệ
chính là biểu hiện về mặt vật chất của tài chính để qua đó mà tài chính tồn tại thực trong
đời sống kinh tế-xã hội
- Tài chính là tổng hợp các quan hệ kinh tế, hình thành trong quá trình thành lập, phân
phối và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định của Nhà nước, để thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ của Nhà nước. Đây là cách hiểu tài chính trừu tượng, xuất phát từ bản chất bên
trong của tài chính – vốn là các quan hệ phân phối của tài chính là phân phối tổng sản phẩm
xã hội và thu nhập quốc dân – kết quả của các hoạt động kinh tế.
 Bản chất của tài chính ngân hàng
Tài chính ngân hàng là những quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá
trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của ngân hàng; nghiên cứu về quản trị tài chính
ngân hàng, nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản sau:
 Ngân hàng nên đầu tư vào các tài sản thực nào?
 Những nguồn vốn nào sẽ được sử dụng để tài trợ cho việc mua sắm tài sản?
 Ngân hàng phải quản lý và sử dụng tài sản như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
1.1.6 Khái niệm về quản trị tài chính
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Quản trị tài chính là một môn khoa học quản trị nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát
sinh trong quá trình sản xuất và kinh doanh của một ngân hàng hay một tổ chức.
Nói một cách khác, quản trị tài chính là quản trị nguồn vốn (bao gồm vốn tiền
mặt, vốn, tài sản và các quan hệ tài chính phát sinh như: khoản phải thu-khoản phải trả),
nhằm tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng.
 Mục tiêu của quản trị tài chính
Tối đa hóa giá trị ngân hàng, đối với các công ty cổ phần thì mục tiêu cụ thể là tối đa hóa
giá trị tài sản của cổ đông, tức là tối đa hóa giá trị cổ phiếu để đạt được mục tiêu trên các
quyết định tài chính phải nhắm tới :
 Lợi nhuận ngân hàng cao nhất
 Rủi ro thấp nhất
 Các quyết định chủ yếu của quản trị tài chính
 Quản trị tài chính phải giải quyết ba vấn đề cơ bản liên quan tới ba quyết định quan
trọng: Quyết định đầu tư, Quyết định tài trợ, Quyết định quản lý tài sản
Quyết định đầu tư đầu tư là việc sử dụng vốn để hình thành những tài sản cần thiết cho
hoạt động kinh doanh như: xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị…Đây là quyêt
định quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng rất lớn tới giá trị ngân hàng.
Quyết định tài trợ là việc tìm kiếm nguồn vốn cho việc mua sắm tài sản, do vậy nó liên
quan tới phần bên phải của bảng cân đối kế toán. Quyết định tài trợ là quyết định quan
trọng, có ảnh hưởng tới doanh lợi và rủi ro của ngân hàng, do vậy có tác động tới giá trị
ngân hàng.
Quyết định quản lý tài sản ngắn hạn quyết định này liên quan tới việc quản lý tài sản
lưu động, quản lý vốn luân chuyển của ngân hàng. Quản lý tài sản lưu động là hoạt động
hàng ngày của nhà quản trị
1.1.7 Vai trò của quản trị tài chính trong ngân hàng
Có 3 vai trò sau:
– Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh của ngân
hàng và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính ngân hàng phải thanh toán
nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn
nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh ở ngân
hàng, đây là vấn đề có tính quyết định đến sự sống còn của ngân hàng trong quá trình cạnh
tranh “khắc nghiệt” theo cơ chế thị trường.
– Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh:
Thu nhập bằng tiền của ngân hàng được tài chính ngân hàng phân phối. Thu nhập bằng
tiền mà ngân hàng đạt được do thu nhập bán hàng trước tiên phải bù đắp các chi phí bỏ ra
trong quá trình sản xuất như: bù đắp hao mòn máy móc thiết bị, trả lương cho người lao
động và để mua nguyên nhiên liệu để tiếp tục chu kỳ sản xuất mới, thực hiện nghĩa vụ đối
với nhà nước. Phần còn lại ngân hàng dùng hình thành các quỹ của ngân hàng, thực hiện
bảo toàn vốn, hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có). Chức năng phân phối của tài chính ngân
hàng là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của ngân hàng và quá trình phân phối đó
luôn gắn liền với những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức
sở hữu ngân hàng.
– Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
Tài chính ngân hàng thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên,
liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là: chỉ tiêu về kết
cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các
nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lời…Bằng việc phân tích các chỉ
tiêu tài chính cho phép ngân hàng có căn cứ quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối
ưu làm lành mạnh hoá tình hình tài chính - kinh doanh của ngân hàng.
1.2 Kết cấu báo cáo tài chính
1.2.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính là nghệ thuật phiên dịch số liệu, là việc phân tích và giải thích
các báo cáo tài chính thành những thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định tài chính.
Việc này không những đòi hỏi kiến thức hiểu biết nhất định về tài chính-kế toán, về quản
trị kinh doanh mà còn yêu cầu những kỹ năng mang tính hệ thống và logic hết sức đặc thù.
1.2.2 Hệ thống báo cáo tài chính
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Hệ thống báo cáo tài chính kế toán của ngân hàng ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều
cũng phải trình bày 4 báo cáo chủ yếu sau:
 Bảng cân đối kế toán
 Báo cáo kết quả kinh doanh
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
 Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài ra, để phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế tài chính, yêu cầu chỉ đạo mà các ngành,
các công ty, các tập đoàn sản xuất, các liên hiệp xí nghiệp, các công ty liên doanh có thể
quy định thêm các báo cáo tài chính kế toán khác.
1.2.3 Mục đích phân tích báo cáo tài chính
- Mọi hoạt động kinh tế của ngân hàng đều nằm trong thể tác động liên hoàn với nhau.
Bởi vậy, chỉ có thể phân tích tình hình tài chính của ngân hàng mới đánh giá đầy đủ và sâu
sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách
tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu - biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật tài chính của ngân hàng.
- Mỗi ngân hàng đều có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của mình như
các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp.v.v. .Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình
tài chính của ngân hàng trên những góc độ khác nhau. Song nhìn chung, họ đều quan tâm
đến khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận
tối đa. Bởi vậy phân tích tình hình tài chính của ngân hàng phải đạt được các mục tiêu sau:
 Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích cho các nhà
đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về đầu tư,
tín dụng và các quyết định tương tự. Thông tin phải dễ hiểu đối với những người có một
trình độ tương đối về kinh doanh và về các hoạt động kinh tế mà muốn nghiên cứu các
thông tin này.
 Phân tích tình hình tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ
ngân hàng, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng,
thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi. Vì các dòng tiền
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
của các nhà đầu tư liên quan với các dòng tiền của ngân hàng nên quá trình phân tích phải
cung cấp thông tin để giúp họ đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của các dòng tiền thu
thuần dự kiến của ngân hàng.
 Phân tích tình hình tài chính cũng phải cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế, vốn chủ
sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, các tình huống làm biến đổi các nguồn
vốn và các khoản nợ của ngân hàng. Đồng thời qua đó cho biết thêm nghĩa vụ của ngân
hàng đối với các nguồn lực này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ
ngân hàng dự đoán chính xác quá trình phát triển ngân hàng trong tương lai.
Có thể thấy phân tích tình hình tài chính ngân hàng là quá trình kiểm tra, đối chiếu số
liệu, so sánh số liệu về tài chính thực có của ngân hàng với quá khứ để định hướng trong
tương lai. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý ngân
hàng và tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và còn là căn cứ
quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của
ngân hàng.
1.3 Bảng cân đối kế toán
1.3.1 Khái niệm
Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn
hình thành tài sản đó của ngân hàng tại một thời điểm nhất định.
+ Đặc điểm
- Phản ánh tổng quát tài sản, nguồn vốn theo một hệ thống chi tiêu được quy định thống
nhất của ngân hàng.
- Phản ánh tổng quát tài sản, nguồn vốn dưới hình thức giá trị.
- Phản ánh tình hình tài chính của ngân hàng tại một thời điểm nhất định.
 Ý nghĩa: bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng để phân tích, đánh giá một cách
tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh
tế tài chính của ngân hàng.
1.3.2 Kết cấu bảng cân đối
 Kết cấu của bảng cân đối kế toán gồm 2 phần:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Phần bên trái (phần trên) dùng phản ánh kết cấu của vốn kinh doanh mà danh từ kế toán
gọi là phần tài sản.
- Phân bên phải (phần dưới) dùng phản ánh nguồn hình thành của tài sản hay còn gọi là
phần nguồn vốn.
+ Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện tại có của ngân hàng tại thời điểm
báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngân hàng gồm:
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
+ Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn vốn hình thành tài sản hiện có của ngân hàng tại
thời điểm báo cáo gồm: nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Mỗi phần của bảng đều được phản ánh theo 3 cột: mã số, số đầu năm, số cuối kỳ. Cơ sở
dữ liệu để lập bảng căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, bảng cân đối kế toán kỳ
trước.
1.3.3 Phân tích tài sản của ngân hàng
Tài sản là mặt hàng hoặc quyền được mua bởi một công ty có giá trị tài chính và dự kiến
sẽ có ích cho ngân hàng.
Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển của từng tài sản (hay vốn kinh doanh), tài sản của ngân
hàng được chia làm 2 loại: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
- Tài sản ngắn hạn: là tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản khác có thể chuyển
đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh
doanh bình thường của ngân hàng,
Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn
hạn khác có đến thời điểm báo cáo, gồm: tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu
tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản khác.
- Tài sản dài hạn: chỉ tiêu này phản ánh giá trị các loại tài sản không được phản ánh trong
chỉ tiêu tài sản ngắn hạn,
Tài sản dài hạn phản ánh tổng giá trị các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động
sản đầu tư và các tài sản dài hạn khác có đến thời điểm báo cáo, bao gồm: các khoản phải
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài
sản dài hạn khác.
1.3.4 Phân tích nguồn vốn ngân hàng
Vốn được hiểu là các của cải vật chất do con người tạo ra và tích luỹ lại. Nó có thể tồn tại
dưới dạng vật thể hoặc vốn tài chính. Công nghiệp hoá hiện đại hoá của nước ta hiện nay
đòi hỏi phải có nhiều vốn, trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn
ngoài nước đóng vai trò chủ đạo. Vốn trong nước bao gồm các tài nguyên thiên nhiên, các
tài sản được tích luỹ qua nhiều thế hệ, vị trí địa lý...
Căn cứ nguồn hình thành, tài sản (hay vốn kinh doanh của ngân hàng) được hình thành từ
2 nguồn vốn: nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
- Nguồn vốn chủ sở hữu: nguồn vốn chủ sở hữu biểu hiện quyền sở hữu của ngân hàng đối
với các tài sản hiện có ở ngân hàng. Vốn chủ sở hữu được tạo nên từ các nguồn như: số
tiền đóng góp của nhà đầu tư-chủ ngân hàng, lợi nhuận chưa phân phối-số tiền tạo ra từ kết
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Các khoản nợ phải trả: bao gồm các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, các khoản phải trả,
phải nôp khác nhưng chưa đến kỳ hạn trả như: phải trả người bán, phải trả công nhân viên,
phải trả khách hàng, các khoản phải nộp cho Nhà nước.
1.4 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.4.1 Khái niệm
Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng
giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết
quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của ngân hàng và chi tiết cho các hoạt động
kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương
tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Mục đích hoạt động của mọi ngân hàng chính là lợi nhuận, do đó việc nắm bắt chi tiết
tình hình hoạt động kinh doanh có tác động quan trọng tới việc ra quyết định, và xây dựng
kế hoạch cho tương lai.
 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm các nội dung:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Tổng doanh thu;
- Các khoản giảm trừ;
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ;
- Giá vốn hàng bán;
- Lợi nhuận gộp;
- Doanh thu hoạt động tài chính;
- Chi phí tài chính;
- Chi phí bán hang;
- Chi phí quản lý ngân hàng;
- Lợi nhuận từ hoạt đông kinh doanh;
- Thu nhập khác: thu nhập từ những nghiệp vụ khác với hoạt động thông thường bao
gồm: thanh lý tài sản thu được từ các khoản nợ khó đòi;
- Chi phí khác: chi phí hay lỗ do những nghiệp vụ khác với hoạt động kinh doanh;
- Lợi nhuận khác;
- Tổng lợi nhuận trước thuế;
- Thuế thu nhập ngân hàng phải nộp * Thuế suất;
- Lợi nhuận sau thuế.
1.4.2 Phân tích lợi nhuận của ngân hàng
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngân hàng, nó là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập thu được và các
khoản chi phí mà ngân hàng bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một kỳ nhất định.
Lợi nhuận của ngân hàng có 5 loại:
- Lợi nhuận gộp là lợi nhuận đã trừ đi giá vốn bán hàng, thể hiện sự hiệu quả trong quản
lý chi phí của ngân hàng.
- Lợi nhuận cho hoạt động tài chính và đầu tư là các khoản lãi lỗ từ hoạt động mua bán
giao dịch của ngân hàng trên thị trường tài chính như: kinh doanh chứng khoán và mua bán
các tài sản của ngân hàng.
- Lợi nhuận trước thuế và lãi là lợi nhuận đã trừ đi tổng chi phí hoạt động của ngân hàng
nhưng chưa trừ đi chi phí thuế và lãi của ngân hàng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Lợi nhuận ròng là khoản tiền mà ngân hàng nhận được trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
- Lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận được giữ để ngân hàng đầu tư cũng như mở rộng hoạt
động kinh doanh.
1.4.3 Phân tích chi phí của ngân hàng
Chi phí được định nghĩa là giá trị tiền tệ của các khoản hao phí bỏ ra nhằm thu được các
loại tài sản, hàng hóa.
Trong một ngân hàng có 5 loại chi phí cơ bản sau:
- Chi phí giá vốn hàng bán là loại chi phí trong quá trình sản xuất ra sản phẩm như: chi
phí nhân công, nguyên vật liệu,…
- Chi phí hoạt động quản lý và bán hàng là chi phí gián tiếp trong quá trình tạo ra doanh
thu và lợi nhuận của ngân hàng như: chi phí các phòng ban, chi phí nhân viện bán hàng,…
- Chi phí khác là loại chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất của ngân hàng như
chi phí đi lại, chi phí xã giao,
- Chi phí lãi vay và thuế là loại chi phí ngân hàng sự dụng vốn của các tổ chức thương
mại, tín dụng. Khi ngân hàng kinh doanh có lợi nhuận phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà
nước
- Chi phí vốn là loại chi phí các nhà đầu tư đầu tư vốn vào ngân hàng. Khi ngân hàng sử
dụng vốn phải trả một khoản phí dựa trên vốn góp
1.4.4 Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng
Kết quả kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập thuần với chi phí, tính
trong một kỳ kế toán.
Là việc phân tích doanh thu, chi phí và các khoản khác của ngân hàng nhằm đánh giá hoạt
động kinh doanh của ngân hàng lãi hay lỗ, do nguyên nhân nào gây ra. Từ đó giúp ngân
hàng kiểm soát các dòng tiền một các hiệu quả.
1.5 Bảng ngân lưu
1.5.1 Khái niệm
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn được gọi là báo cáo luồng tiền. Thực chất báo cáo này cho
chúng ta biết các luồng tiền vào và các luồng tiền ra trong một kỳ của đơn vị, từ đó so sánh
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
để biết trong kỳ đơn vị đã tạo ra bao nhiêu tiền, đã sử dụng bao nhiêu tiền, tiền được tạo ra
từ hoạt động nào và tiền được sử dụng vào hoạt động nào của đơn vị. Đây là một báo cáo
mà các chủ nợ và các nhà đầu tư rất quan tâm, bởi vì đơn vị không chỉ cần hoạt động có lãi
mà còn phải tạo ra tiền nữa, nếu không khả năng thanh toán của đơn vị sẽ không đảm bảo.
Nếu hoạt động của đơn vị không tạo ra lợi nhuận thì sẽ làm giảm dần vốn kinh doanh, nếu
đơn vị không tạo ra tiền thì dần dần đơn vị sẽ mất khả năng thanh toán và kết quả là trong
cả hai trường hợp đơn vị đều sẽ có nguy cơ đi đến phá sản.
1.5.2 Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Là sự hiệu quả trong hoạt động quản lý dòng tiền tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Có 2 loại dòng tiền:
- Dòng tiền vào là một khoảng tiền có được trong hoạt động kinh doanh như: doanh thu,
các khoản lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh.
- Dòng tiền ra là khoản tiền ngân hàng chi ra để hoạt động và trang trải các chi phí.
1.5.3 Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính, tài trợ của ngân hàng
Là việc kinh doanh và các giao dịch trên thị trường tài chính như: mua bán chứng khoán,
thu hút vốn góp từ các nhà đầu tư, thu nhập từ việc phát hành các giấy tờ có giá khác.
Qua đó, là các khoản chi trả cổ tức cho các nhà đầu tư và việc công ty mua lại các chứng
khoản đã phát hành.
1.5.4 Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư của ngân hàng
Là ngân hàng đầu tư mua sắm các trang thiết bị và các tài sản khác nhằm phục vụ cho
việc kinh doanh, song đó ngân hàng cũng đầu tư hay góp vốn vào các tổ chức khác nhằm
tìm kiếm lợi nhuận.
Qua đó, ngân hàng củng cố nguồn thu qua các hoạt động thanh lý các tài sản cố định khi
ngân hàng không cần tới và từ các hoạt động đầu tư của ngân hàng vào các tổ chức khác.
1.5.5 Hoạt động dòng tiền của ngân hàng
Là kết quả kiểm soát dòng tiền của ba hoạt động trên. Nhằm tạo ra dòng tiền dương để
ngân hàng tiếp tục hoạt động và tiền từ các hoạt động kì trước.
Để quản lí dòng tiền của ngân hàng hiệu quả, ngân hàng cần kiểm soát một cách chặt chẽ
các nguồn thu và các khoản chi ra.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.6 Thuyết minh báo cáo tài chính
1.6.1 Khái niệm
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập để giải thích và bổ sung thông tin tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của ngân hàng
trong kỳ báo cáo mà các báo cáo khác không thể trình bày rõ rang và chi tiết. Qua đó, nhà
đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn tình hình hoạt động thực tế của ngân hàng.
1.6.2 Nội dung và ý nghĩa bảng thuyết minh tài chính
 Thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm những nội dung cơ bản:
- Đặc điểm hoạt động của ngân hàng;
- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kỳ kế toán;
- Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng;
- Các chính sách kế toán đang áp dụng;
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán;
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động-kinh
doanh;
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Tình hình khách quan trong kỳ hoạt động đã tác động đến hoạt động của ngân hàng;
- Phương pháp phân bổ chi phí, đặc điểm khấu hao, tỷ giá hối đoái được dung để hoạch
định trong kỳ;
-Sự thay đổi trong kỳ đầu tư;
 Ý nghĩa: Giải thích các khoản thu vào và chi ra của ngân hàng một các bất ổn mà trong
các bảng báo cáo trên không được nhắc tới, nhằm giải thích rõ cho các nhà đầu tư hiễu rõ
những hiện tượng tài chính của ngân hàng.
1.7 Mối quan hệ và tác động của các bảng trong báo cáo tài chính
1.7.1 Mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán và Bảng báo cáo kết quả kinh doanh:
Kết quả kinh doanh ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng và được thể hiện ở 2 khía
cạnh lãi-lỗ.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Lãi: một phần lãi có thể phân phối cho các thành viên góp vốn, một phần ngân hàng giữ
lại để tang dự trữ và các quỹ của ngân hàng hoặc tang vốn kinh doanh.
- Lỗ: ngân hàng phải lấy các nguồn vốn có sẵn để bù đắp và trang trải chi phí, nghĩa là
dùng các tài sản của ngân hàng để bù đắp. Như vậy, trên bảng cân đối kế toán, nguồn vốn
và tài sản đều giảm đi.
1.7.2 Mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán và Bảng lưu chuyển tiền tệ:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết tổng dòng tiền từ ba hoạt động kinh doanh, đầu tư và
tài trợ.
- Giải thích sự thay đổi trong tồn quỹ tiền mặt trên bảng cân đối kế toán.
1.7.3 Mối quan hệ của Bảng ngân lưu và Bảng thuyết minh tài chính
Bảng lưu chuyển cho biết hoạt động dòng tiền của ngân hàng qua một kỳ kế toán, và các
khoản thu chi từ các hoạt động kinh doanh.
Trong hoạt động ngân hàng có những khoản thu, chi bất ổn mà không được giải trình bảng
mà nó đươc thuyết minh và làm rỏ thông qua bảng thuyết minh tài chính để giải thích cho
các đối tượng khác nhau hiểu về các hoạt động không ổn định của ngân hàng.
1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến tài chính ngân hàng
1.8.1 Môi trường nội bộ
Môi trường bên trong bao gồm các nguồn lực về con người, tài chính, công nghệ, sản
phẩm, giá, kênh phân phối, xúc tiến quảng cáo... của ngân hàng. Ngoài ra còn có văn hóa
ngân hàng
1.8.2 Môi trường vi mô
 Nhà cung cấp
 Khách hàng
 Đối thủ cạnh tranh
 Đối thủ tiềm ẩn: chỉ một đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một thị
trường cụ thể song hiện tại chưa gia nhập.
 Sản phẩm thay thế: là sản phẩm có thể thay thế các loại sản phẩm khác tương đương
về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các điều kiện thay đổi.
1.8.3 Môi trường vĩ mô
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
 Tự nhiên: tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Về cơ bản thường
tác động bất lợi đối với các hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng sản xuất
kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh
doanh khách sạn, du lịch... Các biện pháp thường được ngân hàng sử dụng: dự phòng, san
bằng, tiên đoán và các biện pháp khác...Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các ngân hàng như
vấn đề tiếng ồn, ô nhiễm môi trường... và các ngân hàng phải cùng nhau giải quyết.
 Kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức
mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái...tất cả các yếu tố này đều ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Những biến động của các yếu tố
kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với ngân hàng. Để đảm bảo thành công
của hoạt động ngân hàng trước biến động về kinh tế, các ngân hàng phải theo dõi, phân
tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng
trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu
nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết
luận đúng, các ngân hàng cần dựa vào một số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của
kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn...
 Kỹ thuật - Công nghệ: đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến ngân hàng. Các
yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, thiết bị sản xuất, các bí
quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng...Khi công nghệ phát triển, các ngân hàng có
điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng
cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang
lại cho ngân hàng nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu ngân hàng không đổi mới
công nghệ kịp thời.
 Văn hóa - Xã hội: ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một
ngân hàng. Ngân hàng cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các
cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra.
 Chính trị - Pháp luật: gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính
trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng. Sự ổn định về
chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.8.4 Môi trường toàn cầu
Môi trường toàn cầu là tổng thể các yếu tố môi trường thành phần như môi trường pháp
luật, chính trị, kinh tế, văn hoá, cạnh tranh, tài chính… những yếu tố này tồn tại trong mỗi
quốc gia trong nền kinh tế thế giới, chúng có tác động và chi phối mạnh mẽ đối với các
hoạt động kinh doanh của ngân hàng, buộc các ngân hàng phải tự điều chỉnh các mục đích,
hình thức và chức năng hoạt động của mình cho thích ứng, nhằm nắm bắt kịp thời các cơ
hội kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
1.9 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
1.9.1 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính và thường được thực
hiện ở bước khởi đầu của việc phân tích. Việc sử dụng phương pháp so sánh là nhằm các
mục đích:
- Được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính
nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những biệt hay những đặc trưng
riêng có của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để ra
quyết định lựa chọn.
- Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch mà ngân hàng đã đặt ra bằng cách so
sánh giữa trị số của chỉ tiêu kỳ thực tế với trị số của chỉ tiêu kỳ kế hoạch.
- Đánh giá tốc độ, xu hướng phát triển của hiện tượng và kết quả kinh tế thông qua việc
so sánh giữa kết quả kỳ này với kết quả kỳ trước.
1.9.2 Phương pháp tỷ trọng
Là phương pháp thông dung của các nhà phân tích tài chính.
Tỷ trọng là thể hiện một yếu tố nhỏ trong tổng thế các yếu tố có liên quan với nhau.
Công thức tổng quát:
Yếu tố
Tổng thế các yếu tố liên quan
 Thể hiện được một yếu tố chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thế yếu tố cần phân
tích.
1.9.3 Phương pháp tỷ xuất và tỷ lệ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghĩa
chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính.
- Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân
tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai
đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn
1.9.4 Phương pháp chênh lệch và tăng trưởng
Là phương pháp tính tuyệt đối nhằm so sánh sự tăng trưởng qua các năm của ngân
hàng thể hiện tốc độ tăng trưởng của doanh nghiêp trong hoạt động kinh doanh.
Công thức tổng quát:
Năm sau
Năm trước
× 100%
1.10 Các tỷ số tài chính và ý nghĩa
1.10.1 Khái niệm các tỷ số tài chính
Là việc sử dụng những kỹ thuật khác nhau để phân tích các báo cáo tài chính của ngân
hàng để nắm bắt được tình hình tài chính thực tế của ngân hàng, qua đó đề ra kế hoạch sản
xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.
1.10.2 Phân nhóm các tỷ số tài chính
Các tỷ số tài chính thường được chia làm bốn loại:
- Chỉ số thanh toán: Các chỉ số trong loại này được tính toán và sử dụng để quyết định
xem liệu một ngân hàng nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay
không?
- Chỉ số hoạt động: Các chỉ số hoạt động cho thấy ngân hàng hoạt động tốt như thế nào.
Trong các chỉ số của loại này lại được chia ra các chỉ số “lợi nhuận hoạt động” và ”hiệu
quả hoạt động”. Các chỉ số về lợi nhuận hoạt động cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của
công ty, còn chỉ số về hiệu quả hoạt động cho thấy ngân hàng đã sử dụng tài sản hiệu quả
đến mức nào.
- Chỉ số rủi ro: Bao gồm chỉ số rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh
liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập ví dụ như rủi ro của dòng tiền không ổn định qua
các thời gian khác nhau. Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của công
ty, ví dụ như việc sử dụng nợ.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Chỉ số tăng trưởng tiềm năng: Đây là các chỉ số cực kỳ có ý nghĩa với các cổ đông và
nhà đầu tư để xem xét xem công ty đáng giá đến đâu và cho phép các chủ nợ dự đoán được
khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành và đánh giá các khoản nợ tăng thêm nếu có.
1.10.3 Công thức tính và ý nghĩa
 Các tỷ số thanh khoản:
+ Hệ số thanh toán nhanh:
Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
Tỷ lệ cho ta biết khả năng thanh toán của ngân hàng trong ngắn hạnvà tỷ lệ này càng nhỏ
cho thấy sự quản lý hiệu quả nợ của ngân hàng.
+ Hệ số nợ trên vốn chử sở hưu:
Nợ ngắn hạn
Vốn chủ sở hữu
Cho ta biết tỷ lệ nợ của ngân hàng cao hay thấp và một đồng vốn gánh bao nhiêu đồng
nợ.
+ Hệ số nợ trên tổng tài sản:
Nợ phải trả
Tổng tài sản
Thể hiện khả năng thanh toán của ngân hàng qua tài sản, và nói lên 1 đồng tài sản phải
gánh bao nhiêu đồng nợ.
 Các tỷ số sinh lợi:
 Tỷ suất lợi nhuận gộp: là hệ số khả năng sinh lợi cần tiên cần xem xét. Nó đo hiệu quả
quản trị sản xuất của công ty.
Tỷ suất lợi nhuận gộp = Thu nhập gộp ÷ Doanh số
Tỷ suất lợi nhuận càng cao càng tốt. Giữa các nghành khác nhau, giá trị của các con số này
sẽ khác biệt.
 Tỷ suất lợi nhuận hoạt động: đo lường thu nhập từ hoạt động kinh doanh tính theo tỷ
lệ phần trăn của doanh số. Trái với tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận hoạt động đo
hiệu quả quản lý trong các lĩnh vực phi sản xuất của công ty. Nó đo phần đóng góp (hoặc
phần khong đóng góp) của các bộ phận bán hàng, hàng chính và các bộ phận khác.
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động = Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ÷ Doanh số
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
 Tỷ suất lợi nhuận ròng: đo lường các khoản mục quan trọng nhất – thu nhập ròng –
tính thành tỷ lệ phần trăm của doanh số. Nó cho thấy tỷ lệ phần trăm của mỗi đô-la doanh
số mà công ty cố gắng giữ lấy sau các khoản chi phí sản xuất và điều hành, sau chi phí lãi
và các khoản chi phí khác, và sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng ÷ Doanh số
 Vòng quay tài sản: công việc của ban điều hành là sử dụng tài sản của công ty để tạo
ra tiền. Vì thế, tài sản phải tạo ra doanh số và lợi nhuận. Hệ số tài sản đo hiệu quả quản lý
trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh số.
Vòng quay tài sản = Doanh số ÷ Tổng tài sản
Con số doanh số có trên báo cáo thu nhập. Tổng tài sản được thể hiện trên bảng cân đối
kế toán.
 Lợi nhuận trên tài sản (ROA): đo lường năng lực của ban điều hành trong việc sử dụng
tài sản để tạo ra một lợi nhuận (còn được gọi là một khoản lợi tức).
Lợi nhuận ròng trên tài sản = Thu nhập ròng ÷ Tổng tài sản
 Lợi nhuận đầu tư (ROI): đây là thước đo chủ chốt của lợi nhuận, đặc biệt là đối với
ban điều hành. Lợi nhuận trên đầu tư, còn được gọi là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, đo
lợi nhuận trên số tiền mà cổ đông đã đầu tư vào công ty.
Con số này quan trọng bởi ban điều hành phải kiếm lợi nhuận cao cho các chủ sỡ hữu.
Nếy không, hoặc cổ đông sẽ bán cổ phần của họ và bỏ tiền vào nơi đem lợi nhuận cao hơn,
hoặc Hội đồng quản trị sẽ thay ban điều hành.
Lợi nhuận trên đầu tư = Thu nhập ròng ÷ Vốn chủ sỡ hữu
1.11 Quản trị tài sản lưu động của ngân hàng
1.11.1 Khái niệm
Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình
kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng, tài sản lưu động được thể hiện ở
các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho. Giá trị
các loại tài sản lưu động của ngân hàng kinh doanh, sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trong tổng giá trị tài sản của chúng. Quản lý sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có
ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của ngân hàng ...
1.11.2 Quản trị tiền
Quản trị tiền mặt bao gồm các nội dung sau:
+ Kiểm soát thu, chi tiền mặt
+ Hoạch định ngân sách tiền mặt
+ Xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ưu
+ Chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt
Quản trị tiền mặt trong mối liên hệ với các công tác quản trị tài chính khác:
Trước hết, công tác quản trị tiền mặt có quan hệ thống nhất và tác động qua lại vớicông tác
quản trị những tài sản lưu động khác là quản trị hàng tồn kho và quản trị khoản phảithu.
Ngoài ra, công tác quản trị tiền mặt còn đặt trong mối liên hệ với những công tác quản trịtài
chính ngắn hạn khác đó là quản trị khoản phải trả, quản trị đầu tư ngắn hạn và huy động
vốn ngắn hạn.
+Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị tiền mặt
 Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động quản trị tiền mặt
 Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động quản trị tiền mặt
1.11.3 Quản trị khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ ngân hàng do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ.
Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác
nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải
thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro.
1.11.4 Quản trị hàng tồn kho
- Hàng tồn kho là "những mặt hàng sản phẩm được ngân hàng giữ để bán ra sau cùng".
- Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra để
bán và những thành phần tạo nên sản phẩm. Do đó, hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa
việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỷ
trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của ngân hàng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.12 Quản trị dòng tiền ngân hàng
1.12.1 Khái niệm
- Dòng tiền phản ánh sự vận động của tiền đi vào và đi ra phát sinh trong một thời kỳ nhất
định
Quản trị dòng tiền là việc đảm bảo dòng tiền của cá nhân, tổ chức, công ty; có đủ để hoạt
động, chi trả trong suốt quá trình hoạt động. Hoạt động quan trọng nhất trong quản lý dòng
tiền là dự toán thu chi trong tương lai
1.12.2 Phương pháp quản trị dòng tiền
Dòng tiền là nguồn sống của mọi ngân hàng. Quản lý tốt dòng tiền không chỉ đảm bảo
việc kinh doanh được thông suốt và thuận lợi mà đó còn là cơ sở để vượt lên các đối thủ
khi thời cơ đến.
Tuy nhiên, những yếu tố như thị trường, đối tác và khách hàng trực tiếp ảnh hưởng đến
dòng tiền làm cho việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn.
1.12.3 Cân đối dòng tiền và quản trị dòng tiền
Là phân tích các khoản mục ảnh hương đến các khoản khác như thế nào
Khối lượng các khoản mục được thể hiện trên các dòng tiền từ các hoạt động khác nhau
của ngân hàng từ đó giúp ngân hàng đièu chỉnh và phân phối các thu nhập và chi trả một
cách hợp lý trong quản lý dòng tiền.
Sự cân đối dòng tiền thể hiện các mặt:
- Có nguồn thu ổn định từ các nguồn hoạt động kinh doanh cảu ngân hàng thể hiện sự
hiệu quả và làm ăn có lãi từ đó nói lên năng lực tài chính ngân hàng.
- Các khoản chi tiêu trong hoạt động cần hợp lý và phù hợp với các khoản thu lại của
ngân hàng.
- Ngoài những khoản thu chi ngân hàng còn các khoản khác như tiền ở đầu kì và một số
khoản khác để gia tăng dòng tiền thuần cuối kỳ của ngân hàng.
1.13 Tiêu chuẩn đánh giá năng lực tài chính
1.13.1 Tiêu chuẩn dựa trên tài sản và nguồn vốn
Phải đạt được sư cân băng giua tài sản và nguồn vốn.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Trong tài sản phải có sự tăng trưởng của tiền mặt và các khoản quy đổi tiền nhanh nhất
có thể, hạn chế các khoản phải thu và hàng tồn kho nhầm gia tăng các khoản thu về cho
ngân hàng.
- Trong nguồn vốn cần phải có sự tăng trưởng về vốn chử sở hữu nói lên sự thu hút vốn
đầu tư và mỏ rộng hoạt động kinh doanh, hạn chế các khoản vay nợ để giảm các khoản nợ
của ngân hàng với các chủ nợ.
1.13.2 Tiêu chuẩn dựa trên lợi nhuận và doanh thu chi phí.
- Thể hiện tỷ lệ doanh thu tao ra bao nhiêu lợi nhuận từ các hoạt động của ngân hàng, chí
phí càng thấp thể hiện sự kiểm soát hiệu quả chi phí.
- Trong hoạt động kinh doanh có mang lai lợi nhuận không và doanh thu đạt được trong
kỳ bao nhiêu, chi phí nào là chi phí cao nhất trong ngân hàng đang ở đâu giúp cho ngân
hàng quản lý hiệu quả hơn.
1.13.3 Tiêu chuẩn dựa trên dòng tiền.
- Thể hiện sự cân đối các dòng tiền của ngân hàng và lượng tiền vào ra trong hoạt động,
nói lên ngân hàng có tiền hay không, từ đó giúp các nhà đầu tư đánh giá sự hiêu quả trong
quá trình hoạt động.
- Sự hiệu quả của ngân hàng thể hiện chủ yếu qua dòng tiền từ hoạt dộng kinh doanh và
khoản tiền đầu kỳ mà ngân hàng trữ lại trong kỳ.

More Related Content

Similar to CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.docx

Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính Hiếu Kều
 
Quản trị tài chính
Quản trị tài chínhQuản trị tài chính
Quản trị tài chínhhuongmuathu0105
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...chauloan
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Hoàng Cầu.doc
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Hoàng Cầu.docPhân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Hoàng Cầu.doc
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Hoàng Cầu.docmokoboo56
 
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
   áN t_t nghi_p v_ _ình duy   áN t_t nghi_p v_ _ình duy
áN t_t nghi_p v_ _ình duyHuệ Violet
 
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính T...
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính T...Luận Văn Phân Tích Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính T...
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính T...tcoco3199
 
Ly Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh CongLy Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh CongMinh Minh
 
Khóa Luận Về Một Số Biện Pháp Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty ...
Khóa Luận Về Một Số Biện Pháp Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty ...Khóa Luận Về Một Số Biện Pháp Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty ...
Khóa Luận Về Một Số Biện Pháp Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty ...mokoboo56
 

Similar to CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.docx (20)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.doc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.docPhân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.doc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.doc
 
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.docx
 
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
 
Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.docx
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
 
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 9 điểm.doc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 9 điểm.docPhân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 9 điểm.doc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 9 điểm.doc
 
Quản trị tài chính
Quản trị tài chínhQuản trị tài chính
Quản trị tài chính
 
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệtĐề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Hoàng Cầu.doc
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Hoàng Cầu.docPhân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Hoàng Cầu.doc
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Hoàng Cầu.doc
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
   áN t_t nghi_p v_ _ình duy   áN t_t nghi_p v_ _ình duy
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
 
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính T...
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính T...Luận Văn Phân Tích Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính T...
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Và Các Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính T...
 
Ly Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh CongLy Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh Cong
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thương mại và Đầu tư phát ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thương mại và Đầu tư phát ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thương mại và Đầu tư phát ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thương mại và Đầu tư phát ...
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Công Ty Dệt May.
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Công Ty Dệt May.Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Công Ty Dệt May.
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Công Ty Dệt May.
 
Khóa Luận Về Một Số Biện Pháp Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty ...
Khóa Luận Về Một Số Biện Pháp Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty ...Khóa Luận Về Một Số Biện Pháp Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty ...
Khóa Luận Về Một Số Biện Pháp Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty ...
 
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Bánh Kẹo.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Bánh Kẹo.Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Bánh Kẹo.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Bánh Kẹo.
 
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_6567124212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 📢📢📢 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 📢📢📢 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn bưu điện Vũng Tà...
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn bưu điện Vũng Tà...Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn bưu điện Vũng Tà...
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn bưu điện Vũng Tà...
 
Báo cáo thực tập khoa dược tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân.doc
Báo cáo thực tập khoa dược tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân.docBáo cáo thực tập khoa dược tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân.doc
Báo cáo thực tập khoa dược tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân.doc
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty minh hòa thành.docx
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty minh hòa thành.docxNâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty minh hòa thành.docx
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty minh hòa thành.docx
 
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại Công ty Thiên Long Hoàn Cầu.docx
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại Công ty Thiên Long Hoàn Cầu.docxBáo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại Công ty Thiên Long Hoàn Cầu.docx
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại Công ty Thiên Long Hoàn Cầu.docx
 
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
 
Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.docx
Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.docxHoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.docx
Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.docx
 
Pháp luật việt nam về thủ tục giải quyết tranh chấp tiêu dùng - Thực trạng và...
Pháp luật việt nam về thủ tục giải quyết tranh chấp tiêu dùng - Thực trạng và...Pháp luật việt nam về thủ tục giải quyết tranh chấp tiêu dùng - Thực trạng và...
Pháp luật việt nam về thủ tục giải quyết tranh chấp tiêu dùng - Thực trạng và...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docx
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docxGiải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docx
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docx
 
Báo cáo thực tập Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH T-M.doc
Báo cáo thực tập Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH T-M.docBáo cáo thực tập Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH T-M.doc
Báo cáo thực tập Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH T-M.doc
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.doc
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.docCải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.doc
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.doc
 
Thực trạng và đề xuất cách thức giải quyết, góp phần hoàn thiện pháp luật về ...
Thực trạng và đề xuất cách thức giải quyết, góp phần hoàn thiện pháp luật về ...Thực trạng và đề xuất cách thức giải quyết, góp phần hoàn thiện pháp luật về ...
Thực trạng và đề xuất cách thức giải quyết, góp phần hoàn thiện pháp luật về ...
 
Nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng của khách sạn BAMBOO GREEN CENTRAL.doc
Nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng của khách sạn BAMBOO GREEN CENTRAL.docNâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng của khách sạn BAMBOO GREEN CENTRAL.doc
Nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng của khách sạn BAMBOO GREEN CENTRAL.doc
 
Ảnh hưởng của phương pháp thuyết trình đối với việc học của sinh viên đại học...
Ảnh hưởng của phương pháp thuyết trình đối với việc học của sinh viên đại học...Ảnh hưởng của phương pháp thuyết trình đối với việc học của sinh viên đại học...
Ảnh hưởng của phương pháp thuyết trình đối với việc học của sinh viên đại học...
 
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dược và thiết bị y tế exim...
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dược và thiết bị y tế exim...Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dược và thiết bị y tế exim...
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dược và thiết bị y tế exim...
 
Hoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định tại công ty vận tải Hoàng Long..doc
Hoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định tại công ty vận tải Hoàng Long..docHoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định tại công ty vận tải Hoàng Long..doc
Hoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định tại công ty vận tải Hoàng Long..doc
 
Báo cáo thực tập khoa kinh tế và quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội.docx
Báo cáo thực tập khoa kinh tế và quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội.docxBáo cáo thực tập khoa kinh tế và quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội.docx
Báo cáo thực tập khoa kinh tế và quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội.docx
 
Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty delta international.docx
Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty delta international.docxPhân tích hoạt động kinh doanh tại công ty delta international.docx
Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty delta international.docx
 
Công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.doc
Công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.docCông tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.doc
Công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.doc
 
Báo cáo thực tập khoa kinh tế trường Đại học Nha Trang.docx
Báo cáo thực tập khoa kinh tế trường Đại học Nha Trang.docxBáo cáo thực tập khoa kinh tế trường Đại học Nha Trang.docx
Báo cáo thực tập khoa kinh tế trường Đại học Nha Trang.docx
 
Một số giải pháp marketing xuất khẩu cho mặt hàng thép của công ty Phú Lê Huy...
Một số giải pháp marketing xuất khẩu cho mặt hàng thép của công ty Phú Lê Huy...Một số giải pháp marketing xuất khẩu cho mặt hàng thép của công ty Phú Lê Huy...
Một số giải pháp marketing xuất khẩu cho mặt hàng thép của công ty Phú Lê Huy...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1.1 Tổng quan 1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung kết cấu, thực trạng các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính; từ đó so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lại ở tại doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp khác, ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ quốc gia... nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vụ việc thiết lập các giải pháp quản trị tài chính thích hợp, hiệu quả. 1.1.2 Vai trò của phân tích tài chính Phân tích tài chính có vai trò quan trọng không chỉ đối với chủ đầu tư mà còn cả đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của nhà nước, các cơ quan tài trợ vốn cho dự án. - Đối với chủ đầu tư Phân tích tài chính cung cấp các thông tin cần thiết để chủ đầu tư đưa ra quyết định có nên đầu tư không vì mục tiêu của các tổ chưc và các cá nhân đầu tư là việc lựa chọn đầu tư vào đâu để đem lại lợi nhuận thích đáng nhất. Ngay cả đối với các tổ chức kinh doanh phi lợi nhuận, phân tích tài chính cũng là một trong các nội dung được quan tâm. Các tổ chức này cũng muốn chọn những giải pháp thuận lợi dựa trên cơ sở chi phí tài chính rẻ nhất nhằm đạt được mục tiêu cơ bản của mình. Ví dụ: trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế, công việc quản lý thường đòi hỏi các phương pháp chăm sóc và nơi cư trú của bệnh nhân có giá rẻ nhất. Lực lượng quốc phòng lựa chọn những giải pháp có sẵn dựa trên cơ sở chi phí tài chính rẻ nhất nhằm đạt được mục tiêu cơ bản của mình. Ví dụ: như khả năng mở chiến dịch quân sự trên không. - Đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của nhà nước. Phân tích tài chính là một trong những căn cứ để các cơ quan này xem xét cho phép đầu tư đối với các dự án sử dụng nguồn vốn của nhà nước. - Đối với các cơ quan tài trợ vốn cho dự án.
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Phân tích tài chính là căn cứ quan trọng để quyết định tài trợ vốn cho dự án. Dự án chỉ có khả năng trả nợ khi dự án đó phải được đánh giá là khả thi về mặt tài chính. Có nghĩa là dự án đó phải đạt được hiệu quả tài chính và có độ an toàn cao về mặt tài chính. - Phân tích tài chính còn là cơ sở để tiến hành phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội Cả hai nội dung phân tích trên đều phải dựa trên việc so sánh các lợi ích thu được và các khoản chi phí phải bỏ ra. Song phân tích tài chính chỉ tính đến những chi phí và những lợi ích sát thực đối với các cá nhân và tổ chức đầu tư. Còn phân tích kinh tế - xã hội, các khoản chi phí và lợi ích được xem xét trên giác độ nền kinh tế, xã hội. Do đó dựa trên những chi phí và lợi ích trong phân tích tài chính tiến hành điều chỉnh để phản ánh những chi phí cũng như những lợi ích mà nền kinh tế và xã hội bỏ ra hay thu được. 1.1.3 Chức năng của tài chính  Chức năng phân phối Chức năng phân phối phản ánh bản chất của phạm trù tài chính. Phân phối trong tài chính là phân phối giá trị dưới hình thức tiền tệ. Phân phối tài chính bao gồm: - Phân phối lần đầu: diễn ra trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhằm phân chia giá trị của hàng hoá tạo ra cho các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đó. - Phân phối lại: là quá trình phân phối tiếp tục các quỹ tiền tệ hình thành từ quá trình phân phối lần đầu nhằm phục vụ các mục đích của các chủ thể kinh tế. So với phân phối lần đầu, hoạt động phân phối lại trong tài chính phát triển đa dạng và phức tạp hơn nhiều do tính chất đa dạng và phức tạp của nhu cầu các chủ thể kinh tế. Phạm vi của phân phối lại cũng rộng hơn so với phân phối lần đầu, bao gồm cả lĩnh vực phi sản xuất vật chất và dịch vụ. Phân phối trong tài chính được thực hiện thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.  Về cơ bản, các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế có thể chia thành 5 nhóm chính sau: • Quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Đây là quỹ tiền tệ của khâu trực tiếp sản xuất kinh doanh. • Quỹ tiền tệ của các tổ chức tài chính trung gian. Các quỹ tiền tệ được hình thành nhằm giúp cho việc nâng cao hiệu quả cho các hoạt động tài chính của các chủ thể kinh tế.
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 • Quỹ tiền tệ của nhà nước, trong đó quỹ ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ lớn nhất và quan trọng nhất của nhà nước. Đây là quỹ tiền tệ mà nhà nước sử dụng một cách tập trung để duy trì hoạt động bộ máy nhà nước và giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội. • Quỹ tiền tệ của khu vực dân cư. Các quỹ tiền tệ này được hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng và tích lũy của các cá nhân và hộ gia đình. • Quỹ tiền tệ của các tổ chức chính trị, xã hội. Quá trình phân phối trong tài chính không chỉ diễn ra giữa các chủ thể kinh tế mà còn diễn ra trong nội bộ chủ thể kinh tế đó, liên quan đến việc phân chia quỹ tiền tệ của chủ thể kinh tế cho các mục đích sử dụng khác nhau của mình. Việc hình thành các quỹ tiền tệ cho các mục đích nhất định của chủ thể kinh tế cũng không chỉ bắt nguồn từ quỹ tiền tệ mà chủ thể kinh tế sở hữu mà còn bao gồm cả các nguồn tài chính từ bên ngoài mà chủ thể có thể huy động được để phục vụ cho các mục đích của mình. Ví dụ: để hình thành một quỹ tiền tệ nhằm tài trợ cho một hoạt động đầu tư của mình, doanh nghiệp không chỉ lấy từ quỹ tiền tệ mà mình sở hữu mà còn từ các hình thức huy động bên ngoài dưới dạng vay mượn hoặc kêu gọi góp vốn.  Có 4 phương pháp phân phối trong tài chính và tương ứng với nó là 4 loại quan hệ tài chính sau: - Quan hệ tài chính hoàn trả: trong quan hệ tài chính này, luồng tiền tệ được di chuyển từ chủ thể kinh tế này đến chủ thể kinh tế khác và sẽ quay trở lại sau một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ quan hệ tín dụng. - Quan hệ tài chính hoàn trả có điều kiện và không tương đương: trong quan hệ tài chính này, luồng tiền tệ được di chuyển từ chủ thể kinh tế này đến chủ thể kinh tế khác và sẽ chỉ quay trở lại chủ thể kinh tế cũ khi xảy ra một sự kiện nhất định. Luồng tiền tệ quay trở lại thường lớn hơn luồng tiền tệ lúc đầu. Ví dụ quan hệ bảo hiểm. - Quan hệ tài chính không hoàn trả: trong quan hệ tài chính này, luồng tiền tệ được di chuyển từ chủ thể kinh tế này đến chủ thể kinh tế khác mà không có sự quay ngược trở lại. Ví dụ quan hệ ngân sách nhà nước, cụ thể là quan hệ thu nộp thuế, trợ cấp, hỗ trợ, cung cấp dịch vụ công cộng miễn phí (như dịch vụ an ninh, chiếu sáng đô thị...) hoặc cung cấp các dịch vụ mà người sử dụng chỉ phải đóng góp một phần (như giáo dục, y tế...).
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Quan hệ tài chính nội bộ: bao gồm các quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ mỗi chủ thể kinh tế, nhằm phục vụ cho các mục tiêu mà chủ thể đó theo đuổi. Ví dụ quan hệ tài chính nội bộ doanh nghiệp gồm các quan hệ phân phối lợi nhuận cho mục tiêu phát triển kinh doanh, cho khen thưởng người lao động và trả lãi cho người góp vốn; phân phối vốn cho các nhu cầu mua sắm từng loại tài sản để đảm bảo cơ cấu vốn đầu tư hợp lý... Quan hệ tài chính nội bộ của Nhà nước gồm có phân phối nguồn tài chính giữa các cấp chính quyền Trung ương và địa phương, cho các ngành kinh tế quốc dân, trích lập các quỹ. Quan hệ tài chính nội bộ gia đình quan trọng nhất là phân phối cho mục đích tích lũy và tiêu dùng theo tỉ lệ như thế nào cho hợp lý và thứ tự ưu tiên mua sắm.  Chức năng quản lý Chức năng quản lý của tài chính bắt nguồn từ sự cần thiết khách quan phải theo dõi, kiểm soát các hoạt động phân phối trong tài chính để đảm bảo cho các hoạt động tài chính phục vụ tốt các mục tiêu đề ra của các chủ thể kinh tế. Đối tượng của quản lý tài chính là quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Quản lý tài chính là quản lý bằng đồng tiền, thông qua các chỉ tiêu tài chính, các chỉ tiêu về tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ. - Quản lý tài chính không chỉ được thực hiện với sự vận động của các nguồn tài chính mà cả với sự vận động của các quỹ hiện vật và lao động, đối với mọi hoạt động của kinh tế xã hội. Đó là nhờ vào mối quan hệ hữu cơ giữa tài chính và kinh tế. Phạm vi quản lý của tài chính vì vậy rất rộng, vượt ra ngoài lĩnh vực tài chính. 1.1.4 Khái niệm về quản trị - Quản trị là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực. Ví dụ quản trị hành chính (trong các tổ chức xã hội), quản trị kinh doanh (trong các tổ chức kinh tế). Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh lại chia ra nhiều lĩnh vực: Quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị Marketing, quản trị sản xuất... - Quản trị nói chung theo tiếng Anh là "Management" vừa có nghĩa là quản lý, vừa có nghĩa là quản trị, nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị. Tuy nhiên, khi dùng từ, theo thói quen, chúng ta coi thuật ngữ quản lý gắn liền với với quản lý nhà nước,
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quản lý xã hội, tức là quản lý ở tầm vĩ môi. Còn thuật ngữ quản trị thường dùng ở phạm vi nhỏ hơn đối với một tổ chức, một ngân hàng.  Có rất nhiều quan niệm về quản trị: - Quản trị là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của những người khác; quản trị là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức; - Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong một môi trường luôn luôn biến động; 1.1.5 Khái niệm về tài chính - Tài chính bao gồm các quỹ tiền tệ được hình thành bởi nhà nước nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Đây là cách hiểu trực quan lên hiện tượng tài chính. Cần phải phân biệt rõ, tài chính không phải là tiền tệ, nhưng các quỹ tiền tệ được hình thành bởi Nhà nước chính là những biểu hiện bên ngoài của tài chính. Cụ thể hơn các quỹ tiền tệ chính là biểu hiện về mặt vật chất của tài chính để qua đó mà tài chính tồn tại thực trong đời sống kinh tế-xã hội - Tài chính là tổng hợp các quan hệ kinh tế, hình thành trong quá trình thành lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định của Nhà nước, để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Đây là cách hiểu tài chính trừu tượng, xuất phát từ bản chất bên trong của tài chính – vốn là các quan hệ phân phối của tài chính là phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân – kết quả của các hoạt động kinh tế.  Bản chất của tài chính ngân hàng Tài chính ngân hàng là những quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của ngân hàng; nghiên cứu về quản trị tài chính ngân hàng, nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản sau:  Ngân hàng nên đầu tư vào các tài sản thực nào?  Những nguồn vốn nào sẽ được sử dụng để tài trợ cho việc mua sắm tài sản?  Ngân hàng phải quản lý và sử dụng tài sản như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? 1.1.6 Khái niệm về quản trị tài chính
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Quản trị tài chính là một môn khoa học quản trị nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất và kinh doanh của một ngân hàng hay một tổ chức. Nói một cách khác, quản trị tài chính là quản trị nguồn vốn (bao gồm vốn tiền mặt, vốn, tài sản và các quan hệ tài chính phát sinh như: khoản phải thu-khoản phải trả), nhằm tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng.  Mục tiêu của quản trị tài chính Tối đa hóa giá trị ngân hàng, đối với các công ty cổ phần thì mục tiêu cụ thể là tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông, tức là tối đa hóa giá trị cổ phiếu để đạt được mục tiêu trên các quyết định tài chính phải nhắm tới :  Lợi nhuận ngân hàng cao nhất  Rủi ro thấp nhất  Các quyết định chủ yếu của quản trị tài chính  Quản trị tài chính phải giải quyết ba vấn đề cơ bản liên quan tới ba quyết định quan trọng: Quyết định đầu tư, Quyết định tài trợ, Quyết định quản lý tài sản Quyết định đầu tư đầu tư là việc sử dụng vốn để hình thành những tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh như: xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị…Đây là quyêt định quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng rất lớn tới giá trị ngân hàng. Quyết định tài trợ là việc tìm kiếm nguồn vốn cho việc mua sắm tài sản, do vậy nó liên quan tới phần bên phải của bảng cân đối kế toán. Quyết định tài trợ là quyết định quan trọng, có ảnh hưởng tới doanh lợi và rủi ro của ngân hàng, do vậy có tác động tới giá trị ngân hàng. Quyết định quản lý tài sản ngắn hạn quyết định này liên quan tới việc quản lý tài sản lưu động, quản lý vốn luân chuyển của ngân hàng. Quản lý tài sản lưu động là hoạt động hàng ngày của nhà quản trị 1.1.7 Vai trò của quản trị tài chính trong ngân hàng Có 3 vai trò sau: – Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh của ngân hàng và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất:
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính ngân hàng phải thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh ở ngân hàng, đây là vấn đề có tính quyết định đến sự sống còn của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh “khắc nghiệt” theo cơ chế thị trường. – Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh: Thu nhập bằng tiền của ngân hàng được tài chính ngân hàng phân phối. Thu nhập bằng tiền mà ngân hàng đạt được do thu nhập bán hàng trước tiên phải bù đắp các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như: bù đắp hao mòn máy móc thiết bị, trả lương cho người lao động và để mua nguyên nhiên liệu để tiếp tục chu kỳ sản xuất mới, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Phần còn lại ngân hàng dùng hình thành các quỹ của ngân hàng, thực hiện bảo toàn vốn, hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có). Chức năng phân phối của tài chính ngân hàng là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của ngân hàng và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu ngân hàng. – Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Tài chính ngân hàng thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lời…Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép ngân hàng có căn cứ quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hoá tình hình tài chính - kinh doanh của ngân hàng. 1.2 Kết cấu báo cáo tài chính 1.2.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính là nghệ thuật phiên dịch số liệu, là việc phân tích và giải thích các báo cáo tài chính thành những thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định tài chính. Việc này không những đòi hỏi kiến thức hiểu biết nhất định về tài chính-kế toán, về quản trị kinh doanh mà còn yêu cầu những kỹ năng mang tính hệ thống và logic hết sức đặc thù. 1.2.2 Hệ thống báo cáo tài chính
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Hệ thống báo cáo tài chính kế toán của ngân hàng ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều cũng phải trình bày 4 báo cáo chủ yếu sau:  Bảng cân đối kế toán  Báo cáo kết quả kinh doanh  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ  Bản thuyết minh báo cáo tài chính Ngoài ra, để phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế tài chính, yêu cầu chỉ đạo mà các ngành, các công ty, các tập đoàn sản xuất, các liên hiệp xí nghiệp, các công ty liên doanh có thể quy định thêm các báo cáo tài chính kế toán khác. 1.2.3 Mục đích phân tích báo cáo tài chính - Mọi hoạt động kinh tế của ngân hàng đều nằm trong thể tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ có thể phân tích tình hình tài chính của ngân hàng mới đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu - biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tài chính của ngân hàng. - Mỗi ngân hàng đều có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của mình như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp.v.v. .Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính của ngân hàng trên những góc độ khác nhau. Song nhìn chung, họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa. Bởi vậy phân tích tình hình tài chính của ngân hàng phải đạt được các mục tiêu sau:  Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. Thông tin phải dễ hiểu đối với những người có một trình độ tương đối về kinh doanh và về các hoạt động kinh tế mà muốn nghiên cứu các thông tin này.  Phân tích tình hình tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ ngân hàng, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi. Vì các dòng tiền
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 của các nhà đầu tư liên quan với các dòng tiền của ngân hàng nên quá trình phân tích phải cung cấp thông tin để giúp họ đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của các dòng tiền thu thuần dự kiến của ngân hàng.  Phân tích tình hình tài chính cũng phải cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của ngân hàng. Đồng thời qua đó cho biết thêm nghĩa vụ của ngân hàng đối với các nguồn lực này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ ngân hàng dự đoán chính xác quá trình phát triển ngân hàng trong tương lai. Có thể thấy phân tích tình hình tài chính ngân hàng là quá trình kiểm tra, đối chiếu số liệu, so sánh số liệu về tài chính thực có của ngân hàng với quá khứ để định hướng trong tương lai. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý ngân hàng và tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của ngân hàng. 1.3 Bảng cân đối kế toán 1.3.1 Khái niệm Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. + Đặc điểm - Phản ánh tổng quát tài sản, nguồn vốn theo một hệ thống chi tiêu được quy định thống nhất của ngân hàng. - Phản ánh tổng quát tài sản, nguồn vốn dưới hình thức giá trị. - Phản ánh tình hình tài chính của ngân hàng tại một thời điểm nhất định.  Ý nghĩa: bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng để phân tích, đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế tài chính của ngân hàng. 1.3.2 Kết cấu bảng cân đối  Kết cấu của bảng cân đối kế toán gồm 2 phần:
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Phần bên trái (phần trên) dùng phản ánh kết cấu của vốn kinh doanh mà danh từ kế toán gọi là phần tài sản. - Phân bên phải (phần dưới) dùng phản ánh nguồn hình thành của tài sản hay còn gọi là phần nguồn vốn. + Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện tại có của ngân hàng tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng gồm: - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. + Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn vốn hình thành tài sản hiện có của ngân hàng tại thời điểm báo cáo gồm: nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Mỗi phần của bảng đều được phản ánh theo 3 cột: mã số, số đầu năm, số cuối kỳ. Cơ sở dữ liệu để lập bảng căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, bảng cân đối kế toán kỳ trước. 1.3.3 Phân tích tài sản của ngân hàng Tài sản là mặt hàng hoặc quyền được mua bởi một công ty có giá trị tài chính và dự kiến sẽ có ích cho ngân hàng. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển của từng tài sản (hay vốn kinh doanh), tài sản của ngân hàng được chia làm 2 loại: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. - Tài sản ngắn hạn: là tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của ngân hàng, Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có đến thời điểm báo cáo, gồm: tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản khác. - Tài sản dài hạn: chỉ tiêu này phản ánh giá trị các loại tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn phản ánh tổng giá trị các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các tài sản dài hạn khác có đến thời điểm báo cáo, bao gồm: các khoản phải
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác. 1.3.4 Phân tích nguồn vốn ngân hàng Vốn được hiểu là các của cải vật chất do con người tạo ra và tích luỹ lại. Nó có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc vốn tài chính. Công nghiệp hoá hiện đại hoá của nước ta hiện nay đòi hỏi phải có nhiều vốn, trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn ngoài nước đóng vai trò chủ đạo. Vốn trong nước bao gồm các tài nguyên thiên nhiên, các tài sản được tích luỹ qua nhiều thế hệ, vị trí địa lý... Căn cứ nguồn hình thành, tài sản (hay vốn kinh doanh của ngân hàng) được hình thành từ 2 nguồn vốn: nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. - Nguồn vốn chủ sở hữu: nguồn vốn chủ sở hữu biểu hiện quyền sở hữu của ngân hàng đối với các tài sản hiện có ở ngân hàng. Vốn chủ sở hữu được tạo nên từ các nguồn như: số tiền đóng góp của nhà đầu tư-chủ ngân hàng, lợi nhuận chưa phân phối-số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Các khoản nợ phải trả: bao gồm các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, các khoản phải trả, phải nôp khác nhưng chưa đến kỳ hạn trả như: phải trả người bán, phải trả công nhân viên, phải trả khách hàng, các khoản phải nộp cho Nhà nước. 1.4 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1.4.1 Khái niệm Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của ngân hàng và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mục đích hoạt động của mọi ngân hàng chính là lợi nhuận, do đó việc nắm bắt chi tiết tình hình hoạt động kinh doanh có tác động quan trọng tới việc ra quyết định, và xây dựng kế hoạch cho tương lai.  Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm các nội dung:
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Tổng doanh thu; - Các khoản giảm trừ; - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ; - Giá vốn hàng bán; - Lợi nhuận gộp; - Doanh thu hoạt động tài chính; - Chi phí tài chính; - Chi phí bán hang; - Chi phí quản lý ngân hàng; - Lợi nhuận từ hoạt đông kinh doanh; - Thu nhập khác: thu nhập từ những nghiệp vụ khác với hoạt động thông thường bao gồm: thanh lý tài sản thu được từ các khoản nợ khó đòi; - Chi phí khác: chi phí hay lỗ do những nghiệp vụ khác với hoạt động kinh doanh; - Lợi nhuận khác; - Tổng lợi nhuận trước thuế; - Thuế thu nhập ngân hàng phải nộp * Thuế suất; - Lợi nhuận sau thuế. 1.4.2 Phân tích lợi nhuận của ngân hàng Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng, nó là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập thu được và các khoản chi phí mà ngân hàng bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một kỳ nhất định. Lợi nhuận của ngân hàng có 5 loại: - Lợi nhuận gộp là lợi nhuận đã trừ đi giá vốn bán hàng, thể hiện sự hiệu quả trong quản lý chi phí của ngân hàng. - Lợi nhuận cho hoạt động tài chính và đầu tư là các khoản lãi lỗ từ hoạt động mua bán giao dịch của ngân hàng trên thị trường tài chính như: kinh doanh chứng khoán và mua bán các tài sản của ngân hàng. - Lợi nhuận trước thuế và lãi là lợi nhuận đã trừ đi tổng chi phí hoạt động của ngân hàng nhưng chưa trừ đi chi phí thuế và lãi của ngân hàng.
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Lợi nhuận ròng là khoản tiền mà ngân hàng nhận được trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận được giữ để ngân hàng đầu tư cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh. 1.4.3 Phân tích chi phí của ngân hàng Chi phí được định nghĩa là giá trị tiền tệ của các khoản hao phí bỏ ra nhằm thu được các loại tài sản, hàng hóa. Trong một ngân hàng có 5 loại chi phí cơ bản sau: - Chi phí giá vốn hàng bán là loại chi phí trong quá trình sản xuất ra sản phẩm như: chi phí nhân công, nguyên vật liệu,… - Chi phí hoạt động quản lý và bán hàng là chi phí gián tiếp trong quá trình tạo ra doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng như: chi phí các phòng ban, chi phí nhân viện bán hàng,… - Chi phí khác là loại chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất của ngân hàng như chi phí đi lại, chi phí xã giao, - Chi phí lãi vay và thuế là loại chi phí ngân hàng sự dụng vốn của các tổ chức thương mại, tín dụng. Khi ngân hàng kinh doanh có lợi nhuận phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước - Chi phí vốn là loại chi phí các nhà đầu tư đầu tư vốn vào ngân hàng. Khi ngân hàng sử dụng vốn phải trả một khoản phí dựa trên vốn góp 1.4.4 Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng Kết quả kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập thuần với chi phí, tính trong một kỳ kế toán. Là việc phân tích doanh thu, chi phí và các khoản khác của ngân hàng nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng lãi hay lỗ, do nguyên nhân nào gây ra. Từ đó giúp ngân hàng kiểm soát các dòng tiền một các hiệu quả. 1.5 Bảng ngân lưu 1.5.1 Khái niệm Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn được gọi là báo cáo luồng tiền. Thực chất báo cáo này cho chúng ta biết các luồng tiền vào và các luồng tiền ra trong một kỳ của đơn vị, từ đó so sánh
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 để biết trong kỳ đơn vị đã tạo ra bao nhiêu tiền, đã sử dụng bao nhiêu tiền, tiền được tạo ra từ hoạt động nào và tiền được sử dụng vào hoạt động nào của đơn vị. Đây là một báo cáo mà các chủ nợ và các nhà đầu tư rất quan tâm, bởi vì đơn vị không chỉ cần hoạt động có lãi mà còn phải tạo ra tiền nữa, nếu không khả năng thanh toán của đơn vị sẽ không đảm bảo. Nếu hoạt động của đơn vị không tạo ra lợi nhuận thì sẽ làm giảm dần vốn kinh doanh, nếu đơn vị không tạo ra tiền thì dần dần đơn vị sẽ mất khả năng thanh toán và kết quả là trong cả hai trường hợp đơn vị đều sẽ có nguy cơ đi đến phá sản. 1.5.2 Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng Là sự hiệu quả trong hoạt động quản lý dòng tiền tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có 2 loại dòng tiền: - Dòng tiền vào là một khoảng tiền có được trong hoạt động kinh doanh như: doanh thu, các khoản lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh. - Dòng tiền ra là khoản tiền ngân hàng chi ra để hoạt động và trang trải các chi phí. 1.5.3 Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính, tài trợ của ngân hàng Là việc kinh doanh và các giao dịch trên thị trường tài chính như: mua bán chứng khoán, thu hút vốn góp từ các nhà đầu tư, thu nhập từ việc phát hành các giấy tờ có giá khác. Qua đó, là các khoản chi trả cổ tức cho các nhà đầu tư và việc công ty mua lại các chứng khoản đã phát hành. 1.5.4 Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư của ngân hàng Là ngân hàng đầu tư mua sắm các trang thiết bị và các tài sản khác nhằm phục vụ cho việc kinh doanh, song đó ngân hàng cũng đầu tư hay góp vốn vào các tổ chức khác nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Qua đó, ngân hàng củng cố nguồn thu qua các hoạt động thanh lý các tài sản cố định khi ngân hàng không cần tới và từ các hoạt động đầu tư của ngân hàng vào các tổ chức khác. 1.5.5 Hoạt động dòng tiền của ngân hàng Là kết quả kiểm soát dòng tiền của ba hoạt động trên. Nhằm tạo ra dòng tiền dương để ngân hàng tiếp tục hoạt động và tiền từ các hoạt động kì trước. Để quản lí dòng tiền của ngân hàng hiệu quả, ngân hàng cần kiểm soát một cách chặt chẽ các nguồn thu và các khoản chi ra.
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.6 Thuyết minh báo cáo tài chính 1.6.1 Khái niệm Thuyết minh báo cáo tài chính được lập để giải thích và bổ sung thông tin tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của ngân hàng trong kỳ báo cáo mà các báo cáo khác không thể trình bày rõ rang và chi tiết. Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn tình hình hoạt động thực tế của ngân hàng. 1.6.2 Nội dung và ý nghĩa bảng thuyết minh tài chính  Thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm những nội dung cơ bản: - Đặc điểm hoạt động của ngân hàng; - Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kỳ kế toán; - Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng; - Các chính sách kế toán đang áp dụng; - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán; - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động-kinh doanh; - Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; - Tình hình khách quan trong kỳ hoạt động đã tác động đến hoạt động của ngân hàng; - Phương pháp phân bổ chi phí, đặc điểm khấu hao, tỷ giá hối đoái được dung để hoạch định trong kỳ; -Sự thay đổi trong kỳ đầu tư;  Ý nghĩa: Giải thích các khoản thu vào và chi ra của ngân hàng một các bất ổn mà trong các bảng báo cáo trên không được nhắc tới, nhằm giải thích rõ cho các nhà đầu tư hiễu rõ những hiện tượng tài chính của ngân hàng. 1.7 Mối quan hệ và tác động của các bảng trong báo cáo tài chính 1.7.1 Mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán và Bảng báo cáo kết quả kinh doanh: Kết quả kinh doanh ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng và được thể hiện ở 2 khía cạnh lãi-lỗ.
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Lãi: một phần lãi có thể phân phối cho các thành viên góp vốn, một phần ngân hàng giữ lại để tang dự trữ và các quỹ của ngân hàng hoặc tang vốn kinh doanh. - Lỗ: ngân hàng phải lấy các nguồn vốn có sẵn để bù đắp và trang trải chi phí, nghĩa là dùng các tài sản của ngân hàng để bù đắp. Như vậy, trên bảng cân đối kế toán, nguồn vốn và tài sản đều giảm đi. 1.7.2 Mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán và Bảng lưu chuyển tiền tệ: - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết tổng dòng tiền từ ba hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài trợ. - Giải thích sự thay đổi trong tồn quỹ tiền mặt trên bảng cân đối kế toán. 1.7.3 Mối quan hệ của Bảng ngân lưu và Bảng thuyết minh tài chính Bảng lưu chuyển cho biết hoạt động dòng tiền của ngân hàng qua một kỳ kế toán, và các khoản thu chi từ các hoạt động kinh doanh. Trong hoạt động ngân hàng có những khoản thu, chi bất ổn mà không được giải trình bảng mà nó đươc thuyết minh và làm rỏ thông qua bảng thuyết minh tài chính để giải thích cho các đối tượng khác nhau hiểu về các hoạt động không ổn định của ngân hàng. 1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến tài chính ngân hàng 1.8.1 Môi trường nội bộ Môi trường bên trong bao gồm các nguồn lực về con người, tài chính, công nghệ, sản phẩm, giá, kênh phân phối, xúc tiến quảng cáo... của ngân hàng. Ngoài ra còn có văn hóa ngân hàng 1.8.2 Môi trường vi mô  Nhà cung cấp  Khách hàng  Đối thủ cạnh tranh  Đối thủ tiềm ẩn: chỉ một đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một thị trường cụ thể song hiện tại chưa gia nhập.  Sản phẩm thay thế: là sản phẩm có thể thay thế các loại sản phẩm khác tương đương về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các điều kiện thay đổi. 1.8.3 Môi trường vĩ mô
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149  Tự nhiên: tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch... Các biện pháp thường được ngân hàng sử dụng: dự phòng, san bằng, tiên đoán và các biện pháp khác...Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các ngân hàng như vấn đề tiếng ồn, ô nhiễm môi trường... và các ngân hàng phải cùng nhau giải quyết.  Kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái...tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với ngân hàng. Để đảm bảo thành công của hoạt động ngân hàng trước biến động về kinh tế, các ngân hàng phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các ngân hàng cần dựa vào một số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn...  Kỹ thuật - Công nghệ: đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến ngân hàng. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng...Khi công nghệ phát triển, các ngân hàng có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho ngân hàng nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu ngân hàng không đổi mới công nghệ kịp thời.  Văn hóa - Xã hội: ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một ngân hàng. Ngân hàng cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra.  Chính trị - Pháp luật: gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.8.4 Môi trường toàn cầu Môi trường toàn cầu là tổng thể các yếu tố môi trường thành phần như môi trường pháp luật, chính trị, kinh tế, văn hoá, cạnh tranh, tài chính… những yếu tố này tồn tại trong mỗi quốc gia trong nền kinh tế thế giới, chúng có tác động và chi phối mạnh mẽ đối với các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, buộc các ngân hàng phải tự điều chỉnh các mục đích, hình thức và chức năng hoạt động của mình cho thích ứng, nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. 1.9 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính 1.9.1 Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính và thường được thực hiện ở bước khởi đầu của việc phân tích. Việc sử dụng phương pháp so sánh là nhằm các mục đích: - Được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để ra quyết định lựa chọn. - Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch mà ngân hàng đã đặt ra bằng cách so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kỳ thực tế với trị số của chỉ tiêu kỳ kế hoạch. - Đánh giá tốc độ, xu hướng phát triển của hiện tượng và kết quả kinh tế thông qua việc so sánh giữa kết quả kỳ này với kết quả kỳ trước. 1.9.2 Phương pháp tỷ trọng Là phương pháp thông dung của các nhà phân tích tài chính. Tỷ trọng là thể hiện một yếu tố nhỏ trong tổng thế các yếu tố có liên quan với nhau. Công thức tổng quát: Yếu tố Tổng thế các yếu tố liên quan  Thể hiện được một yếu tố chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thế yếu tố cần phân tích. 1.9.3 Phương pháp tỷ xuất và tỷ lệ
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. - Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn 1.9.4 Phương pháp chênh lệch và tăng trưởng Là phương pháp tính tuyệt đối nhằm so sánh sự tăng trưởng qua các năm của ngân hàng thể hiện tốc độ tăng trưởng của doanh nghiêp trong hoạt động kinh doanh. Công thức tổng quát: Năm sau Năm trước × 100% 1.10 Các tỷ số tài chính và ý nghĩa 1.10.1 Khái niệm các tỷ số tài chính Là việc sử dụng những kỹ thuật khác nhau để phân tích các báo cáo tài chính của ngân hàng để nắm bắt được tình hình tài chính thực tế của ngân hàng, qua đó đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất. 1.10.2 Phân nhóm các tỷ số tài chính Các tỷ số tài chính thường được chia làm bốn loại: - Chỉ số thanh toán: Các chỉ số trong loại này được tính toán và sử dụng để quyết định xem liệu một ngân hàng nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không? - Chỉ số hoạt động: Các chỉ số hoạt động cho thấy ngân hàng hoạt động tốt như thế nào. Trong các chỉ số của loại này lại được chia ra các chỉ số “lợi nhuận hoạt động” và ”hiệu quả hoạt động”. Các chỉ số về lợi nhuận hoạt động cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của công ty, còn chỉ số về hiệu quả hoạt động cho thấy ngân hàng đã sử dụng tài sản hiệu quả đến mức nào. - Chỉ số rủi ro: Bao gồm chỉ số rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập ví dụ như rủi ro của dòng tiền không ổn định qua các thời gian khác nhau. Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty, ví dụ như việc sử dụng nợ.
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Chỉ số tăng trưởng tiềm năng: Đây là các chỉ số cực kỳ có ý nghĩa với các cổ đông và nhà đầu tư để xem xét xem công ty đáng giá đến đâu và cho phép các chủ nợ dự đoán được khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành và đánh giá các khoản nợ tăng thêm nếu có. 1.10.3 Công thức tính và ý nghĩa  Các tỷ số thanh khoản: + Hệ số thanh toán nhanh: Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Tỷ lệ cho ta biết khả năng thanh toán của ngân hàng trong ngắn hạnvà tỷ lệ này càng nhỏ cho thấy sự quản lý hiệu quả nợ của ngân hàng. + Hệ số nợ trên vốn chử sở hưu: Nợ ngắn hạn Vốn chủ sở hữu Cho ta biết tỷ lệ nợ của ngân hàng cao hay thấp và một đồng vốn gánh bao nhiêu đồng nợ. + Hệ số nợ trên tổng tài sản: Nợ phải trả Tổng tài sản Thể hiện khả năng thanh toán của ngân hàng qua tài sản, và nói lên 1 đồng tài sản phải gánh bao nhiêu đồng nợ.  Các tỷ số sinh lợi:  Tỷ suất lợi nhuận gộp: là hệ số khả năng sinh lợi cần tiên cần xem xét. Nó đo hiệu quả quản trị sản xuất của công ty. Tỷ suất lợi nhuận gộp = Thu nhập gộp ÷ Doanh số Tỷ suất lợi nhuận càng cao càng tốt. Giữa các nghành khác nhau, giá trị của các con số này sẽ khác biệt.  Tỷ suất lợi nhuận hoạt động: đo lường thu nhập từ hoạt động kinh doanh tính theo tỷ lệ phần trăn của doanh số. Trái với tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận hoạt động đo hiệu quả quản lý trong các lĩnh vực phi sản xuất của công ty. Nó đo phần đóng góp (hoặc phần khong đóng góp) của các bộ phận bán hàng, hàng chính và các bộ phận khác. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động = Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ÷ Doanh số
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149  Tỷ suất lợi nhuận ròng: đo lường các khoản mục quan trọng nhất – thu nhập ròng – tính thành tỷ lệ phần trăm của doanh số. Nó cho thấy tỷ lệ phần trăm của mỗi đô-la doanh số mà công ty cố gắng giữ lấy sau các khoản chi phí sản xuất và điều hành, sau chi phí lãi và các khoản chi phí khác, và sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng ÷ Doanh số  Vòng quay tài sản: công việc của ban điều hành là sử dụng tài sản của công ty để tạo ra tiền. Vì thế, tài sản phải tạo ra doanh số và lợi nhuận. Hệ số tài sản đo hiệu quả quản lý trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh số. Vòng quay tài sản = Doanh số ÷ Tổng tài sản Con số doanh số có trên báo cáo thu nhập. Tổng tài sản được thể hiện trên bảng cân đối kế toán.  Lợi nhuận trên tài sản (ROA): đo lường năng lực của ban điều hành trong việc sử dụng tài sản để tạo ra một lợi nhuận (còn được gọi là một khoản lợi tức). Lợi nhuận ròng trên tài sản = Thu nhập ròng ÷ Tổng tài sản  Lợi nhuận đầu tư (ROI): đây là thước đo chủ chốt của lợi nhuận, đặc biệt là đối với ban điều hành. Lợi nhuận trên đầu tư, còn được gọi là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, đo lợi nhuận trên số tiền mà cổ đông đã đầu tư vào công ty. Con số này quan trọng bởi ban điều hành phải kiếm lợi nhuận cao cho các chủ sỡ hữu. Nếy không, hoặc cổ đông sẽ bán cổ phần của họ và bỏ tiền vào nơi đem lợi nhuận cao hơn, hoặc Hội đồng quản trị sẽ thay ban điều hành. Lợi nhuận trên đầu tư = Thu nhập ròng ÷ Vốn chủ sỡ hữu 1.11 Quản trị tài sản lưu động của ngân hàng 1.11.1 Khái niệm Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng, tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho. Giá trị các loại tài sản lưu động của ngân hàng kinh doanh, sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trong tổng giá trị tài sản của chúng. Quản lý sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của ngân hàng ... 1.11.2 Quản trị tiền Quản trị tiền mặt bao gồm các nội dung sau: + Kiểm soát thu, chi tiền mặt + Hoạch định ngân sách tiền mặt + Xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ưu + Chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt Quản trị tiền mặt trong mối liên hệ với các công tác quản trị tài chính khác: Trước hết, công tác quản trị tiền mặt có quan hệ thống nhất và tác động qua lại vớicông tác quản trị những tài sản lưu động khác là quản trị hàng tồn kho và quản trị khoản phảithu. Ngoài ra, công tác quản trị tiền mặt còn đặt trong mối liên hệ với những công tác quản trịtài chính ngắn hạn khác đó là quản trị khoản phải trả, quản trị đầu tư ngắn hạn và huy động vốn ngắn hạn. +Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị tiền mặt  Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động quản trị tiền mặt  Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động quản trị tiền mặt 1.11.3 Quản trị khoản phải thu Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ ngân hàng do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. 1.11.4 Quản trị hàng tồn kho - Hàng tồn kho là "những mặt hàng sản phẩm được ngân hàng giữ để bán ra sau cùng". - Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm. Do đó, hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỷ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của ngân hàng.
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.12 Quản trị dòng tiền ngân hàng 1.12.1 Khái niệm - Dòng tiền phản ánh sự vận động của tiền đi vào và đi ra phát sinh trong một thời kỳ nhất định Quản trị dòng tiền là việc đảm bảo dòng tiền của cá nhân, tổ chức, công ty; có đủ để hoạt động, chi trả trong suốt quá trình hoạt động. Hoạt động quan trọng nhất trong quản lý dòng tiền là dự toán thu chi trong tương lai 1.12.2 Phương pháp quản trị dòng tiền Dòng tiền là nguồn sống của mọi ngân hàng. Quản lý tốt dòng tiền không chỉ đảm bảo việc kinh doanh được thông suốt và thuận lợi mà đó còn là cơ sở để vượt lên các đối thủ khi thời cơ đến. Tuy nhiên, những yếu tố như thị trường, đối tác và khách hàng trực tiếp ảnh hưởng đến dòng tiền làm cho việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn. 1.12.3 Cân đối dòng tiền và quản trị dòng tiền Là phân tích các khoản mục ảnh hương đến các khoản khác như thế nào Khối lượng các khoản mục được thể hiện trên các dòng tiền từ các hoạt động khác nhau của ngân hàng từ đó giúp ngân hàng đièu chỉnh và phân phối các thu nhập và chi trả một cách hợp lý trong quản lý dòng tiền. Sự cân đối dòng tiền thể hiện các mặt: - Có nguồn thu ổn định từ các nguồn hoạt động kinh doanh cảu ngân hàng thể hiện sự hiệu quả và làm ăn có lãi từ đó nói lên năng lực tài chính ngân hàng. - Các khoản chi tiêu trong hoạt động cần hợp lý và phù hợp với các khoản thu lại của ngân hàng. - Ngoài những khoản thu chi ngân hàng còn các khoản khác như tiền ở đầu kì và một số khoản khác để gia tăng dòng tiền thuần cuối kỳ của ngân hàng. 1.13 Tiêu chuẩn đánh giá năng lực tài chính 1.13.1 Tiêu chuẩn dựa trên tài sản và nguồn vốn Phải đạt được sư cân băng giua tài sản và nguồn vốn.
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Trong tài sản phải có sự tăng trưởng của tiền mặt và các khoản quy đổi tiền nhanh nhất có thể, hạn chế các khoản phải thu và hàng tồn kho nhầm gia tăng các khoản thu về cho ngân hàng. - Trong nguồn vốn cần phải có sự tăng trưởng về vốn chử sở hữu nói lên sự thu hút vốn đầu tư và mỏ rộng hoạt động kinh doanh, hạn chế các khoản vay nợ để giảm các khoản nợ của ngân hàng với các chủ nợ. 1.13.2 Tiêu chuẩn dựa trên lợi nhuận và doanh thu chi phí. - Thể hiện tỷ lệ doanh thu tao ra bao nhiêu lợi nhuận từ các hoạt động của ngân hàng, chí phí càng thấp thể hiện sự kiểm soát hiệu quả chi phí. - Trong hoạt động kinh doanh có mang lai lợi nhuận không và doanh thu đạt được trong kỳ bao nhiêu, chi phí nào là chi phí cao nhất trong ngân hàng đang ở đâu giúp cho ngân hàng quản lý hiệu quả hơn. 1.13.3 Tiêu chuẩn dựa trên dòng tiền. - Thể hiện sự cân đối các dòng tiền của ngân hàng và lượng tiền vào ra trong hoạt động, nói lên ngân hàng có tiền hay không, từ đó giúp các nhà đầu tư đánh giá sự hiêu quả trong quá trình hoạt động. - Sự hiệu quả của ngân hàng thể hiện chủ yếu qua dòng tiền từ hoạt dộng kinh doanh và khoản tiền đầu kỳ mà ngân hàng trữ lại trong kỳ.