SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
THÁI NGUYÊN -
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH BẮC NINH
Ngành: ĐỊA LÍ HỌC
Mã ngành: 8 31 05 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Quỳnh Phương
THÁI NGUYÊN -
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trích dẫn có
nguồn gốc rõ ràng và không sao chép dưới bất kì hình thức nào. Kết quả trong luận
văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa được công bố trong
bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hiền
i
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới cô giáo PGS.TS. Dương
Quỳnh Phương, giảng viên khoa Địa lí, là người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các Thầy, Cô giáo đang công tác tại trường Đại học sư phạm -
ĐH Thái Nguyên đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và tạo điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám
hiêụ trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Ban Chủ nhiệm khoa Địa Li;́
Thư viện trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Bắc Ninh; Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Ninh; Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc
Ninh; Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, Sở Công Thương Tỉnh Bắc Ninh cùng các ban
ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh... đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi thu thập
thông tin, số liệu về vấn đề nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tuy đã có những cố gắng nhất định nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên
chắc chắn luận văn này còn nhiều thiếu sót và hạn chế nhất định. Kính mong nhận
được sự góp ý của Thầy Cô và các bạn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hiền
ii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài..........................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................6
4. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................7
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài .........................................7
6. Những đóng góp chính của đề tài..................................................................11
7. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................11
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH
THỔ KINH TẾ ................................................................................................12
1.1. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế....................................................12
1.1.1. Khái niệm, bản chất của tổ chức lãnh thổ kinh tế ...................................12
1.1.2. Nguyên tắc, nội dung và nhiệm vụ chủ yếu của TCLTKT .....................14
1.1.3. Các loại hình tổ chức lãnh thổ.................................................................16
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế ..............................17
1.1.5. Khái quát một số lí thuyết về tổ chức lãnh thổ kinh tế............................22
1.2 Cơ sở thực tiễn.............................................................................................26
1.2.1. Các hình thức chủ yếu tổ chức lãnh thổ kinh tế và việc vận dụng vào
thực tiễn ở Việt Nam .........................................................................................26
1.2.2. Đôi nét về tổ chức lãnh thổ kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng........29
iii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 31
Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ
CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH BẮC NINH .......... 32
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian LTKT tỉnh Bắc Ninh ....... 32
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ .................................................................. 32
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .......................................... 33
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 37
2.1.4. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh .................................................................................... 41
2.2. Hiện trạng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh .................. 42
2.2.1. Khái quát chung sự phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh .............................. 43
2.2.2. Tổ chức không gian lãnh thổ các ngành kinh tế tỉnh Bắc Ninh .............. 49
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 73
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG
GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2030........... 74
3.1. Các căn cứ định hướng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh ................ 74
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển KT - XH tỉnh Bắc Ninh đến năm
2030 ................................................................................................................... 76
3.2. Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm
2030 ................................................................................................................... 79
3.2.1. Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp ........................... 79
3.2.2. Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ nông - lâm - ngư nghiệp ........ 81
3.2.3. Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ dịch vụ ................................... 83
3.3. Các giải pháp chủ yếu đảm bảo TCLTKT đạt hiệu quả ............................. 84
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng ................................ 84
3.3.2. Giải pháp về đầu tư .................................................................................. 85
3.3.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ................................................... 86
3.3.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách .............................................................. 87
iv
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.3.5. Giải pháp về khoa học công nghệ và môi trường....................................88
3.3.6. Liên kết, hợp tác phát triển với các tỉnh trong vùng ...............................89
3.3.6. Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính.......90
3.3.7. Các giải pháp cụ thể đối với một số hình thức TCLTKT: ......................90
Tiểu kết chương 3..............................................................................................94
KẾT LUẬN ......................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................96
PHỤ LỤC
v
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Giải nghĩa
1 CCN Cụm công nghiệp
2 CMH Chuyên môn hóa
3 CN Công nghiệp
4 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
5 CNTT Công nghệ thông tin
6 ĐB Đồng bằng
7 ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng
8 DN Doanh nghiệp
9 DV Dịch vụ
10 FDI Vốn đầu tư nước ngoài
11 GD-ĐT Giáo dục - Đào tạo
12 GTSX Giá trị sản xuất
13 HTX Hợp tác xã
14 KCN Khu công nghiệp
15 KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư
16 KHCN Khoa học công nghệ
17 KKT Khu kinh tế
18 KT-XH Kinh tế - Xã hội
19 NLTS Nông - Lâm - Thủy sản
20 NN Nông nghiệp
21 NSĐP Ngân sách địa phương
22 NSTW Ngân sách trung ương
23 NTM Nông thôn mới
24 PCI Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
25 PTNT Phát triển nông thôn
26 SXKD Sản xuất kinh doanh
27 TB Trung bình
28 TCLTKT Tổ chức lãnh thổ kinh tế
29 TĐT Tổng điều tra
30 TW Trung Ương
31 UBND Ủy ban nhân dân
32 XDCB Xây dựng cơ bản
iv
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng quỹ đất tỉnh Bắc Ninh năm 2016 ......................35
Bảng 2.2: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo
thành phần kinh tế giai đoạn 2011-2016 ...........................................47
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo giá hiện hành phân theo
đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh.......................................................61
Bảng 2.4: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khu
công nghiệp tỉnh Bắc Ninh năm 2016 (ước tính 2017) 63
v
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ tiếp cận nội dung của lãnh thổ kinh tế - xã hội.......................16
Hình 1.2. Các loại hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế.......................................17
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh .....................................................33
Hình 2.2: Bản đồ nguồn lực phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh...........................42
Hình 2.3: Biểu đồ so sánh tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 1997 và
2017 tỉnh Bắc Ninh so với cả nước và các tỉnh.................................43
Hình 2.4: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP theo 3 khu vực
kinh tế giai đoạn 1997 - 2016 (%).....................................................44
Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh phân theo ngành kinh tế giai
đoạn 1997 - 2016...............................................................................45
Hình 2.6: Biểu đồ tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 1997 - 2016...............................................................................50
Hình 2.7: Biểu đồ biến động diện tích lúa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2016
...........................................................................................................................51
Hình 2.8: Biểu đồ năng suất lúa bình quân hàng năm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
từ 1997 - 2016....................................................................................52
Hình 2.9: Biểu đồ sản lượng và nhu cầu tiêu dùng lương thực có hạt bình quân
một nhân khẩu/năm của tỉnh Bắc Ninh so với ĐBSH và cả nước ....52
Hình 2.10: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 1997-2016.................................................................62
Hình 2.11: Lược đồ các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh năm 2016.................64
Hình 2.12: Bản đồ tổ chức không gian và tuyến, điểm du lịch tỉnh Bắc Ninh . 70
Hình 2.13: Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2015 .. 71
Hình 3.1: Bản đồ nguồn lực và quy hoach tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2050 .............................78
Hình 3.2: Sơ đồ điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
định hướng đến 2020.........................................................................81
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vi
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề tổ chức lãnh thổ kinh tế (TCLTKT) nổi lên
là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi bất kì địa phương nào để phát
triển cũng cần phải tiến hành tổ chức lãnh thổ nhằm thu đạt hiệu quả kinh tế cao, thực
hiện được một cách thống nhất phát triển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm trên địa
phương mình. Tuy nhiên tổ chức lãnh thổ vẫn còn là một khái niệm mới ở nước ta,
nghiên cứu chuyên sâu về nó còn hạn chế, mang tính tổng quát cao và riêng biệt từng
loại tổ chức lãnh thổ trên phạm vi cả nước, bản thân các địa phương đã hình thành
các bản quy hoạch phát triển tỉnh, tuy nhiên, hầu như các tỉnh đều chưa tổng hợp
nghiên cứu sâu chuyên đề tổ chức lãnh thổ cho địa phương mình. Những công trình
nghiên cứu vấn đề này hiện vẫn còn rất hạn chế dẫn đến tình trạng mơ hồ trong bước
đi, cũng như lạc quan thái quá về sự phát triển của kinh tế, nhìn nhận chưa sâu sắc
giữa thực tế và lí thuyết.
Tổ chức lãnh thổ kinh tế (TCLTKT) là sự sắp xếp các thành phần trong mối
liên hệ đa ngành, đa lãnh thổ ở một vùng nhằm đạt hiệu quả cao nhất về các mặt kinh
tế, xã hội, môi trường và phát triển bền vững trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực.
TCLTKT hợp lí được xem là một trong những giải pháp có tính nghệ thuật hàng đầu
để phát huy tốt nhất các nguồn lực phát triển và có thể khắc phục được tình trạng
chồng chéo, quá tải về sức chứa lãnh thổ cũng như giải quyết tốt tình trạng phát triển
rời rạc giữa các lãnh thổ với nhau và giữa các ngành trong một lãnh thổ để hướng tới
sự phát triển bền vững.
TCLTKT là một trong những kế hoạch và hành động nhằm phát huy tốt nhất
các nguồn lực để phát triển kinh tế của mỗi quốc gia hay mỗi vùng lãnh thổ. Đây là
vấn đề không mới đối với thế giới, nhưng đối với Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề từ
lí luận đến thực tiễn chưa được làm rõ và còn phải tiếp tục nghiên cứu. Vì vậy cần
phân tích đánh giá các hình thức TCLTKT một cách thấu đáo cả về lí thuyết và thực
hành, nhận rõ thực trạng phát triển, cùng các ưu điểm, nhược điểm của các hình thức
tổ chức, để rồi đưa ra các giải pháp phù hợp để phát triển các hình thức này.
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bắc Ninh là một địa phương với rất nhiều tiềm năng thích hợp cho các hình thức
tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế. Những năm gần đây kinh tế Bắc Ninh phát triển
nhanh chóng và có những bước tiến mới. Các hình thức TCLTKT đã bắt đầu phát huy
tác dụng nổi bật là khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.Thực tế đã
chứng minh các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp phối hợp cùng nhau giúp Bắc
Ninh trở thành một trong những địa phương phát triển đứng đầu cả nước đặc biệt là công
nghiệp trở thành địa phương thứ 2 sau Hà Nội trong số các tỉnh phía Bắc, đứng thứ 5 trên
cả nước về phát triển công nghiệp, tuy nhiên trong các hình thức TCLTKT vẫn còn một
số hạn chế, trong bối cảnh đặt ra thì cần phải hoàn thiện hơn các hình thức này như : du
lịch Bắc Ninh vẫn chưa thực sự phát huy bền vững tiềm năng du lịch nhân văn của mình,
các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp bắt đầu có khởi sắc do được quan tâm đầu tư,
tuy nhiên vẫn không thoát khỏi tình hình chung của cả nước, nhỏ lẻ, manh mún, và ít
đem lại lợi nhuận cho nền kinh tế, vấn đề môi trường khu công nghiệp làng nghề đang
trong tình trạng báo động, tình trạng việc làm, nhà ở trong các khu công nghiệp đang gặp
nhiều khó khăn cần được quan tâm hơn nữa…
Nghiên cứu một cách hệ thống về “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh” nhằm
đánh giá khách quan nguồn lực, thực trạng TCLTKT, làm cơ sở để TCLTKT hợp lý hơn,
đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh
theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH), sớm trở thành một tỉnh phát
triển là nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Do vậy, việc TCLTKT nhằm sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng về tự nhiên,
kinh tế và xã hội để đem lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao đời sống nhân dân, đảm
bảo sự phát triển nhanh và bền vững là vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết. Với những
lí do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh”.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
2.1. Trên thế giới
Ngay từ đầu thế kỷ XIX, trên thế giới đã có những công trình mà sau này đã trở
thành lý thuyết cơ sở để nghiên cứu và triển khai việc tổ chức nền sản xuất xã hội theo
lãnh thổ, như: Lý thuyết "Phát triển các vành đai nông nghiệp" của V.Thunen (1833), lý
thuyết "Định vị công nghiệp" của A.Weber (1909), lý thuyết "Vị trí trung tâm" của
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
W.Christaller (1933)... Trong đó, công trình của W.Christaller đã dựa trên cơ sở của
“lực đẩy”, “lực hút” để xác định khoảng ảnh hưởng của các trung tâm trong từng
vùng và những khu vực trống vắng giữa các trung tâm đô thị. Từ việc nghiên cứu
thực tiễn đã hình thành những lí thuyết khái quát có thể được coi là những lí luận cổ
điển về TCLTKT quý báu để học tập và áp dụng, như W.Christaller với việc hình
thành các trung tâm tạo vùng; Francoi-Perroux với vấn đề phát triển các cực tăng
trưởng; Von Thunen với TCLT nông nghiệp theo các vành đai xung quanh các đô thị.
Đến thế kỷ XX, các nghiên cứu về TCLT nền sản xuất được tiến hành sâu rộng
hơn, điển hình là lý thuyết: "Cực tăng trưởng" của Francoi Perroux (1950) nhấn
mạnh lợi thế của phát triển không cân đối theo lãnh thổ.
Năm 1947, nhà bác học người Nga N.N. Koloxopski đã đưa ra lý thuyết về
phát triển tổng hợp sản xuất lãnh thổ, trong đó ông đã đề xuất nhiều vấn đề lý luận và
những giải pháp thực tiễn về TCLT cho những vùng lãnh thổ giàu tài nguyên, xem tổ
hợp nông - CN như những thành phố hạt nhân. Nghiên cứu về tổ chức không gian
cũng được coi trọng trong địa lý Hoa Kỳ vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ
XX. Điển hình cho sự nghiên cứu này là các công trình: “Tổ chức không gian, cách
nhìn thế giới của các nhà địa lý” của R.Abler, J.Adams và P.Gould.
Cuối thế kỷ XX, nghiên cứu TCLTKT chú trọng đến việc định vị vùng. Đại
diện cho hướng nghiên cứu này là Paul Krugman - một nhà kinh tế học người Mỹ.
Trong nghiên cứu của mình, ông đã đề xuất mô hình phát triển kinh tế quốc gia lấy
CN hóa làm nòng cốt và một nền nông nghiệp ngoại vi. Theo ông, để tạo ra sự bứt
phá trong phát triển kinh tế, các yếu tố đảm bảo là chi phí vận tải thấp, sản xuất bền
vững và xác định vị trí vùng với nhu cầu ngày càng lớn hơn. Việc xác định đó phụ
thuộc vào tính chuyên môn hóa (CMH) của sản xuất. Sự khởi sắc của vùng trung tâm
hay ngoại vi phụ thuộc vào chi phí vận tải, các nguồn lực phát triển và đóng góp của
sản xuất vào thu nhập quốc gia [46] [35].
Báo cáo phát triển thế giới 2009 - quan điểm địa kinh tế mới cũng cho thấy tầm
quan trọng và xu hướng TCLTKT hiện nay là sự tích tụ - tập trung ở các thành phố với
sự di cư và CMH. “Không nước nào trở nên giàu có mà không phải thay đổi…sản xuất
theo không gian”, “các thành phố tăng trưởng, con người cơ động, thương mại sôi động
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
là những chất xúc tác cho sự tiến bộ của các nước phát triển trong hai thế kỷ vừa qua.
Ngày nay, chính những tác lực đó đang truyền lực cho những nơi năng động nhất
trong khối các nước đang phát triển”.
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, TCLTKT là đối tượng nghiên cứu quan trọng của khoa học Địa lí từ
giữa thế kỉ XX. Đã có nhiều luận án, bài báo, giáo trình về TCLTKT được công bố. Viện
chiến lược phát triển thuộc Bộ KH&ĐT đã nghiên cứu và công bố các quy hoạch phát
triển cho cả nước cũng như cho từng vùng lãnh thổ. Tuy vậy, những công trình đó
phạm vi nghiên cứu có qui mô lớn, mặt khác các hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ
cũng có nhiều thay đổi do tác động của nền kinh tế thị trường.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong phát triển KT - XH đất nước, bắt đầu từ
những năm 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về phân bố và
TCLTKT, chẳng hạn nghiên cứu xây dựng KCN Việt Trì, khu gang thép Thái Nguyên,
KCN Biên Hòa, Quy hoạch vùng lúa Đồng Bằng sông Hồng, vùng bò sữa Ba Vì…
Trong những năm 70, nghiên cứu TCLTKT tiếp tục được triển khai mà kết
tinh là Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất Việt Nam thời kì 1986 -
2000 với sự giúp đỡ của Liên Xô. Công trình đã lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố
lực lượng sản xuất cho cả nước, sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cho
các ngành, các vùng vĩ mô và các tỉnh... Từ năm 2001 đến nay, công tác nghiên cứu
lãnh thổ được gọi là Quy hoạch tổng thể KT - XH vùng và tỉnh, thuộc sự chỉ đạo của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư [43].
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), nghiên cứu về TCLTKT được
tiến hành rộng rãi và thu hút được sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học. Trong đó,
tiêu biểu là GS. Lê Bá Thảo với đề tài độc lập và trọng điểm cấp nhà nước do ông làm
chủ nhiệm: “Cơ sở khoa học của TCLT Việt Nam”. Trong công trình này, các nhà khoa
học tiếp cận một cách hệ thống về tổ chức không gian lãnh thổ Việt Nam, trả lời cho câu
hỏi “Nên tổ chức không gian của lãnh thổ Việt Nam như thế nào để phục vụ mục tiêu
CNH - HĐH làm cho Việt Nam đến năm 2020 có thể trở thành một nước công nghiệp”.
Cụ thể, các tác giả đã bàn về những khía cạnh ảnh hưởng đến sự phân bố và các mối liên
hệ không gian giữa các ngành kinh tế, đưa ra sơ đồ định hướng tổ chức
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lãnh thổ (TCLT) Việt Nam trên cơ sở đảm bảo tính bền vững của môi trường, thu hẹp
khoảng cách giữa các vùng khác nhau [22].
Trong cuốn “Tổ chức lãnh thổ KT - XH: một số vấn đề lý luận và ứng dụng” và
cuốn “Bàn về phát triển kinh tế (nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang)”, các tác giả
đã giới thiệu một cách tổng quát các vấn đề cơ bản về tổ chức không gian KT - XH.
Trong đó, quan trọng nhất là đã xác định được nội dung, các hình thức TCLTKT, đưa ra
các giải pháp để đảm bảo phương án tổ chức không gian được thực hiện và phân tích các
mối quan hệ giữa tổ chức không gian KT - XH với các vấn đề như: phát triển cơ cấu lãnh
thổ, xóa bỏ những vùng nghèo, lạc hậu, CNH - HĐH đất nước, bảo vệ môi trường và đẩy
mạnh sự tham gia vào phân công lao động quốc tế [46].
Cơ sở lý luận và thực tiễn về TCLTKT nói chung và ở Việt Nam nói riêng
cũng đã được một số nhà khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội trình bày trong
các giáo trình như Địa lý KT - XH đại cương, Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam [13].
Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về TCLTKT cũng đã thực hiện ở quy mô
cấp vùng, liên tỉnh…, xác định các trung tâm kinh tế - cực phát triển và các tuyến trục
kinh tế. Một số đề tài luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu như: Luận văn Th.S Hoàng Thị
Huệ, năm 2014: Nghiên cứu một cách hệ thống về “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà
Giang” nhằm đánh giá khách quan nguồn lực, thực trạng TCLTKT, làm cơ sở để
TCLTKT hợp lý hơn, đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực biên giới, góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH -
HĐH), sớm trở thành một tỉnh phát triển khá là nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa cả
về mặt lý luận và thực tiễn. Đề tài “Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc
Giang” của Th.S Nguyễn Thị Loan, năm 2011: đề tài nghiên cứu tổng hợp những vấn
đề cơ bản về lí luận và thực tiễn của tổ chức lãnh thổ kinh tế và vận dụng chúng vào
việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Giang. Đề xuất các giải pháp nhằm
khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy kinh tế tỉnh Bắc Giang để phát
triển nhanh và bền vững thời kì 2010 - 2020…
2.3. Ở tỉnh Bắc Ninh
Đối với tỉnh Bắc Ninh cũng cố một tác giả viết về địa lí KT-XH của tỉnh, trong đó
có liên quan ít nhiều đến vấn đề TCLT của các ngành kinh tế của tỉnh. VD, GS.TS. Lê
Thông đã giới thiệu tương đối cụ thể về tự nhiên, kinh tế, xã hội... của Bắc Ninh
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trong cuốn “Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam”.
Trong “Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển
KT-XH tỉnh Bắc Ninh 2020-2030” của UBND Bắc Ninh hay các báo cáo, thống kê
khác của Tỉnh Ủy, UBND Bắc Ninh, Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT Bắc Ninh các vấn
đề phát triển KTXH của Bắc Ninh, và các vấn đề liên quan TCLT của các ngành kinh
tế của tỉnh.
Việc nghiên cứu đề tài về tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh
được hỗ trợ bởi nguồn tài liệu rât có giá trị. Đó là các quyết định của Chính phủ về:
Hội thảo “Quy hoạch Vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 - tầm nhìn 2050”. Quyết
định 1831-QD-TTg năm 2013. Quyết định phê duyệt: Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - Xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” [20].
Đặc biệt gốc giá trị về nội dung nghiên cứu đề tài là Báo cáo của UBND Tỉnh
Bắc Ninh vừa chính thức công bố đồ án: “Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm
2030, tầm nhìn năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1560/2015/QĐ-TTg” [20].
Tuy nhiên, đối với Bắc Ninh, từ trước đến nay chưa có tài liệu, báo cáo, công
trình nào viết riêng, nghiên cứu sâu về cả vấn đề TCLT kinh tế của tỉnh. Vì thế đề tài
nghiên cứu “Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh” của tác giả đã kế
thừa một phần từ các công trình nghiên cứu trên, đồng thời bổ sung, tổng hợp nhiều
số liệu, chiến lược, báo cáo, mục tiêu,... để có một cái nhìn tổng quát nhất về tổ chức
không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.
Dựa trên những kết quả của các công trình nghiên cứu về TCLTKT trên thế
giới và ở Việt Nam cũng như tỉnh Bắc Ninh, đề tài đã kế thừa hệ thống cơ sở lí luận
và thực tiễn về TCLTKT. Từ đó, vận dụng, bổ sung, cập nhật những vấn đề về
TCLTKT, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ, hệ thống về
TCLTKT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng TCLTKT
theo ngành, theo không gian ở tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy kinh tế tỉnh Bắc Ninh để phát
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
triển nhanh và bền vững.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt
ra là:
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về TCLTKT; xác định các
chỉ tiêu đánh giá thực trạng TCLTKT cho cấp tỉnh.
- Đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến TCLTKT tỉnh Bắc Ninh.
- Phân tích thực trạng TCLTKT tỉnh Bắc Ninh theo ngành và theo không gian
trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện các
hình thức TCLTKT tỉnh Bắc Ninh một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến TCLTKT
tỉnh Bắc Ninh và một số hình thức TCLTKT tiêu biểu của tỉnh theo ngành: đề tài phân
tích một số hình thức tiêu biểu của tổ chức lãnh thổ (TCLT) các ngành nông nghiệp, CN,
dịch vụ. Trong đó, về CN, luận văn kế thừa và làm rõ thêm về khu CN; về nông nghiệp,
hình thức được lựa chọn phân tích là trang trại; trong dịch vụ, TCLT du lịch
được xác định là trọng tâm nghiên cứu với các hình thức: điểm du lịch, khu du lịch,
đô thị du lịch, tuyến du lịch, trung tâm du lịch.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi toàn bộ lãnh thổ tỉnh Bắc Ninh
bao gồm 1 thành phố Bắc Ninh, 1 thị xã Từ Sơn và 6 huyện Gia Bình, Lương Tài,
Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Du, Yên Phong, trong đó có chú ý so sánh với vùng
Đồng bằng Sông Hồng và cả nước.
- Về thời gian: Đề tài tập trung phân tích đánh giá TCLTKT tỉnh Bắc Ninh 1997
- 2017. Định hướng, tầm nhìn đến năm 2030.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một không gian nhất định và các hình
thức TCLTKT không phải được tổ chức một cách độc lập, riêng rẽ mà chúng có sự gắn
kết lẫn nhau, chịu sự chi phối của các quy luật phát triển, các nguồn lực phát triển trên
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
một lãnh thổ nhất định. Do đó, khi nghiên cứu phải đặt chúng trong thể tổng hợp lãnh
thổ mới thấy hết được hiệu quả cũng như tác động tương hỗ qua lại giữa các hình
thức này.
5.1.2. Quan điểm hệ thống
Mỗi hình thức TCLTKT là một bộ phận của cấp lãnh thổ chứa đựng nó. Trong
mỗi hình thức TCLTKT lại có các cấp tổ chức từ lớn đến nhỏ, tạo nên một hệ thống
hoàn chỉnh với những mối quan hệ đa dạng. Khi nghiên cứu phải đặt trong hệ thống
ấy để thấy được đặc thù cũng như sự so sánh hiệu quả và cách thức tổ chức của từng
hình thức tổ chức. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm cần thiết trong TCLTKT để
quá trình này mang lại những hiệu quả cao hơn.
5.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Các hình thức TCLTKT hình thành và phát triển chịu sự tác động của các nhân tố
quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Khi nghiên cứu phải đặt chúng trong thế vận động
và phát triển không ngừng. Từ thực trạng phát triển để có thể dự báo, đề xuất các phương
án phù hợp với sự phát triển của tương lai. Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu vấn
đề nhằm đảm bảo tính thích ứng lâu dài của các hình thức TCKGLTKT.
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển kinh tế phải gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
sinh thái mới đảm bảo phát triển bền vững. TCLTKT cũng phải đảm bảo nguyên tắc
đó. Điều này đồng nghĩa với việc TCLTKT phải đặt ra kế hoạch và cơ chế quản lý
phù hợp với việc khai thác các nguồn lực phát triển (bao gồm cả các nguồn lực tự
nhiên và KT - XH) đảm bảo cho các đối tượng này không bị suy thoái cả về số lượng
cũng như chất lượng. Do đó, khi xây dựng chỉ tiêu đánh giá TCLTKT, tác giả cũng
chú trọng đến tính hiệu quả dựa trên việc khai thác hợp lý các nguồn lực phát triển và
bảo vệ môi trường.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, xử lý phân tích tài liệu
Có rất nhiều công trình khoa học liên quan đến chủ đề nghiên cứu của tác giả, đây
là những nguồn tư liệu quý giá làm tài liệu tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu
vấn đề. Để có được những tài liệu đó, tác giả đã tự thu thập từ nhiều nguồn khác nhau,
như: từ các báo cáo, thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan ban ngành
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ở Tỉnh Bắc Ninh: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Chi cục Thống Kê, ủy ban nhân dân
(UBND) tỉnh, UBND các huyện Quế Võ, Thuận Thành, Lương Tài, Gia Bình, Yên
Phong, Tiên Du thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn; từ thầy cô giáo, các đồng nghiệp;
từ sách, báo, giáo trình; từ mạng Internet...
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tác giả đã tổng hợp, xử lý và phân tích
các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu của mình theo hướng kế thừa có chọn
lọc và phát triển mới.
5.2.2. Phương pháp so sánh
Trong nghiên cứu địa lý nói chung, nghiên cứu TCKGLTKT nói riêng, việc sử
dụng phương pháp so sánh là rất quan trọng, nó cho phép người nghiên cứu có những
nhận định đúng đắn khi đặt các đối tượng, lãnh thổ nghiên cứu trong một thể tổng
hợp (không gian) ở các cấp khác nhau (có điều kiện tương đồng), đồng thời có thể
thấy được sự biến đổi phát triển theo thời gian, từ đó có được sự dự báo về xu hướng
phát triển của đối tượng nghiên cứu.
5.2.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được tác giả sử dụng để làm rõ một số vấn đề liên quan đến
nội dung nghiên cứu mà trong các tài liệu thu thập được không có hoặc có nhưng
chưa rõ ràng, đầy đủ và thiếu cập nhật. Các đối tượng tác giả phỏng vấn bao gồm: các
cán bộ chuyên trách ở các phòng ban, nông dân, công nhân, khách du lịch...
Đồng thời, tác giả cũng đã trao đổi và tiếp nhận sự góp ý từ các nhà khoa học
am hiểu về lĩnh vực TCLTKT và các vấn đề liên quan. Đặc biệt là từ các chuyên gia
của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh, các giảng viên chuyên ngành địa lý KT - XH
của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Các vấn đề được tác giả đã lấy ý kiến
bao gồm: Cơ sở lí luận của TCLTKT, quản lí tài nguyên thiên nhiên trong phát triển
kinh tế, phát triển các hình thức TCLTKT (thực tiễn và kinh nghiệm), phát triển liên
ngành, liên lãnh thổ, một số định hướng và giải pháp phát triển TCLTKT. Những
kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực này đã góp phần làm sáng tỏ và hoàn
thiện các nội nghiên cứu của đề tài.
5.2.4. Phương pháp thực địa
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành các đợt thực tế
nhằm thu thập bổ sung thông tin, tài liệu và kiểm chứng những nhận định trong các báo
cáo cũng như thấy được thực tế nguồn lực, mức độ khai thác nguồn lực và phát triển kinh
tế ở một số địa bàn của tỉnh Bắc Ninh. Thực tế ở phạm vi toàn bộ lãnh thổ tỉnh Bắc Ninh
bao gồm 1 thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ,
Thuận Thành, Tiên Du, Yên Phong, khảo sát thực địa ở các khu công nghiệp (KCN) trên
địa bàn toàn tỉnh như: KCN Quế Võ I, II, III, KCN Yên Phong, KCN Tiên Sơn, KCN
Yên Phong 2, Khu công nghiệp Đại Kim, Khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn, KCN
HANAKA, KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh, KCN Thuận Thành I, II, III, KCN Gia Bình I -II,
KCN Việt Nam - Singapore (VSIP)… Khảo sát thực tế tại các vùng nông nghiệp: trang
trại, gia trại trên địa bàn toàn tỉnh để thấy rõ được sự phân hóa không gian các ngãnh
kinh tế với những điều kiện phát triển của các ngành.
5.2.5. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS)
Để phục vụ cho việc phân tích thông tin và mô hình hóa không gian đối với các
đối tượng trên lãnh thổ nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phần mềm Map Info và Arc
View. Nội dung và đối tượng được tác giả đưa lên bản đồ bao gồm: các đơn vị hành
chính, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, thực trạng phát
triển các hình thức TCLTKT phổ biến, mô hình TCLTKT Bắc Ninh trong tương lai.
5.2.6. Phương pháp dự báo
Trong việc xây dựng phương hướng phát triển TCLTKT Bắc Ninh, tác giả đã
tham khảo và sử dụng một cách có chọn lọc một số kết quả từ Trong “Báo cáo tổng hợp
rà soát, điều chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Ninh 2020-2030” của
UBND Bắc Ninh hay các báo cáo, thống kê khác của Tỉnh Ủy, UBND Bắc Ninh, Sở
NN&PTNT, Sở KH&ĐT Bắc Ninh các vấn đề phát triển KTXH của Bắc Ninh, và các
vấn đề liên quan TCLT của các ngành kinh tế của tỉnh. Các quyết định của Chính phủ về:
“Quy hoạch Vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 - tầm nhìn 2050”. Quyết định 1831-QD-
TTg năm 2013. Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- Xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Đồng thời sử
dụng phép ngoại suy trên cơ sở phân tích thực trạng để đưa ra được những dự báo có
tính khả thi.
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5.2.6. Phương pháp biểu đồ
Đây là phương pháp đặc trưng của Địa lí, được sử dụng để làm rõ hiện trạng
kinh tế, sự phân bố, các mối liên hệ lãnh thổ trong không gian, những mối liên hệ
kinh tế và những dự kiến phát triển kinh tế. Các biểu đồ sẽ được biên tập theo từng
nội dung của luận văn.
6. Những đóng góp chính của đề tài
- Tổng quan có chọn lọc và làm sáng tỏ thêm về cơ sở lí luận và thực tiễn của
TCLTKT và vận dụng chúng vào việc nghiên cứu TCLTKT tỉnh Bắc Ninh
- Đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTKT tỉnh Bắc Ninh. Xác định
rõ các thế mạnh và những hạn chế hay những lợi thế so sánh giữa tỉnh Bắc Ninh với
các địa phương khác.
- Phân tích được hiện trạng TCLTKT tỉnh Bắc Ninh, từ đó đánh giá những thế
mạnh và những hạn chế cần khắc phục.
-Phân tích, đánh giá được một số hình thức TCLTKT tỉnh Bắc Ninh, trong đó
vận dụng hệ thống chỉ tiêu để làm rõ thực trạng của một số hình thức theo góc độ
ngành và theo không gian (KCN, vùng CN, điểm CN, dải CN, trung tâm kinh tế,
vùng kinh tế) trong giai đoạn 1997 - 2017; định hướng tổ chức phát triển không gian
lãnh thổ đến 2030.
-Đề xuất được một số giải pháp phát triển kinh tế cho tỉnh Bắc Ninh đến 2030.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ kinh tế
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng các hình thức tổ chức
lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc
Ninh đến năm 2030.
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ
1.1. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế.
1.1.1. Khái niệm, bản chất của tổ chức lãnh thổ kinh tế
Tổ chức lãnh thổ, hiểu theo cách chung nhất, là sự kiến thiết lãnh thổ. Trong
một lãnh thổ có rất nhiều thành phần (bộ phận) về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội…
Vấn đề chính là phải tổ chức như thế nào để đạt được mục tiêu phát triển KT - XH.
TCLT được hiểu là sự sắp xếp các thành phần (đã hoặc dự kiến sẽ có) trong mối liên
hệ đa ngành, đa lãnh thổ ở một vùng nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực để đath hiệu
quả cao nhất về mặt kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền vững.
Tổ chức ở đây là việc sắp xếp, bố trí các thành phần của hệ thống lãnh thổ (các
ngành hay lĩnh vực kinh tế, cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư…) trong tổng thể các mối
quan hệ đa chiều. Với cách hiểu như trên, một số nhà khoa học đã coi tổ chức lãnh
thổ (tổ chức không gian) như là nghệ thuật sử dụng lãnh thổ đảm bảo đất nước phát
triển thành công và hiệu quả. Hơn nữa, việc tổ chức lãnh thổ được triển khai trên một
lãnh thổ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chủ thể tổ chức là chủ thể quản lý công
tác phát triển vùng (Ngô Doãn Vịnh, 2003)[46].
Khái niệm thuật ngữ “tổ chức lãnh thổ” hay “tổ chức không gian” bắt nguồn
từ cơ sở lí thuyết kinh tế của Adam Smith và Ricardo, từ các công trình nghiên cứu
của G.Thunen, A.Weber, W.Christaller… sau đó được phát triển về lí luận và được
ứng dụng vào thực tiễn từ giữa thế kỉ XIX. Thực tế cho thấy, trong lĩnh vực này, các
nước trên thế giới sử dụng những thuật ngữ không giống nhau.
Đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học, bản chất của tổ chức lãnh thổ kinh tế được
các nhà khoa học Liên Xô trước đây sử dụng thuật ngữ Phân bố lực lượng sản xuất. Nền
tảng cơ sở lý luận của phân bố lực lượng sản xuất là lý thuyết về “Chu trình sản xuất -
năng lượng” của N.N. Kôlôxôpky và “Thể tổng hợp lãnh thổ sản xuất” của các nhà khoa
học Xô Viết. Theo họ, phân bố lực lượng sản xuất là sự sắp xếp, bố trí và phối hợp các
đối tượng hay thực thể vật chất cụ thể (đó là các hệ thống sản xuất, hệ thống tự nhiên, hệ
thống dân cư) trong một lãnh thổ xác định, nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng
tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật của lãnh thổ để đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường
cao và nâng cao mức sống dân cư của lãnh thổ đó [35].
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ở phương Tây, các nhà khoa học của các quốc gia phát triển lại tiếp cận vấn
đề này với một cách gọi khác: “Tổ chức không gian kinh tế - xã hội”. Khái niệm này
ra đời từ cuối thế kỉ XIX, nó được xem như nghệ thuật kiến thiết và sử dụng lãnh thổ
một cách đúng đắn và có hiệu quả. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức không gian là xác
định được sức chứa của lãnh thổ; tìm kiếm mối quan hệ tỉ lệ hợp lí và liên hệ chặt chẽ
trong phát triển KT-XH giữa các ngành và giữa các lãnh thổ nhỏ hay tiểu vùng trong
một vùng, cũng như đảm bảo mối quan hệ giữa các vùng trong một quốc gia có tính
tới mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Nhờ có sự sắp xếp có trật tự giữa các đối
tượng trong lãnh thổ mà tạo ra một giá trị lớn hơn, làm cho sự phát triển hài hòa và
bền vững hơn [35].
Xét dưới góc độ Địa lý học, TCLT được xem như là một quy hoạch có chủ ý
hướng tới sự công bằng về mặt không gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực
và các không gian ảnh hưởng, nhằm giải quyết ổn định công ăn việc làm, cân đối
giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị, bảo vệ môi trường sống…
Như vậy, TCLT là tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội và cả môi trường trên
bề mặt lãnh thổ một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và mang lại hiệu quả cao.
Khái niệm về TCLT bao hàm 3 nội dung chính:
- Tổ chức: là việc sắp xếp các đối tượng (các xí nghiệp, công trình, các ngành, lĩnh
vực, các điểm dân cư và kết cấu hạ tầng...) trong tổng thể các mối quan hệ đa chiều.
- Việc tổ chức được tiến hành trên một lãnh thổ xác định theo yêu cầu của phát
triển KT - XH.
- Chủ thể tổ chức cũng là chủ thể quản lý phát triển vùng. Đó là những cơ quan
Nhà nước được quy định trong Hiến pháp và luật pháp hiện hành của quốc gia.
Ở Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng tổ chức lãnh thổ và tổ chức không gian kinh tế
- xã hội được xem là như nhau và thuật ngữ TCLT được sử dụng nhiều hơn cả. Từ
những quan điểm nêu trên, có thể hiểu “Tổ chức lãnh thổ kinh tế là sự sắp xếp và
phối hợp các đối tượng trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng nhằm sử dụng một
cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý kinh tế, chính trị và cơ sở
vật chất kỹ thuật đã và sẽ tạo dựng để đem lại hiệu quả KT-XH cao và nâng cao mức
sống dân cư, đảm bảo sự phát triển bền vững của một lãnh thổ” [35].
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Có hai hình thức TCLTKT:
- TCLTKT theo các đối tượng quản lý và xây dựng kế hoạch phát triển của Nhà
nước bao gồm: vùng kinh tế, các đơn vị hành chính (tỉnh, các thành phố tương đương
cấp tỉnh, huyện, thị…);
- TCLTKT theo các khu vực đặc biệt là các đối tượng trọng điểm đầu tư, gồm
có: theo không gian (vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, tam giác tăng
trưởng, khu kinh tế, khu CN, khu du lịch, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên…),
theo ngành (CN, NN, DV)
1.1.2. Nguyên tắc, nội dung và nhiệm vụ chủ yếu của TCLTKT
1.1.2.1. Những nguyên tắc chủ yếu của TCLTKT
- TCLTKT phải tạo ra một trật tự hợp lí có tính tới khả năng của tài nguyên và
yêu cầu của thị trường, đảm bảo lợi ích của cộng đồng và đạt hiệu quả KT - XH cao.
Khi TCLTKT phải xem xét tới các nguyên tắc phân bố sức sản xuất tạo ra một
trật tự cho một hệ thống, đảm bảo phát huy tốt nhất các điều kiện của lãnh thổ để lựa
chọn phương án phân bố từng ngành và lĩnh vực. Mặt khác TCLTKT phải tính tới
nhu cầu của thị trường để giảm thiểu chi phí, tối đa hiệu quả.
Tổ chức lãnh thổ kinh tế phải thỏa mãn yêu cầu về khả năng tài nguyên và yêu
cầu của thị trường nhằm đem lại lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cho con người.
Thị trường có ý nghĩa quyết định đến sự lựa chọn địa điểm phân bố cơ sở sản xuất
kinh doanh của các nhà đầu tư và quyết định đến hiệu quả và sự thành công của tổ
chức lãnh thổ. Tốc độ tăng trưởng, năng suất lao động, tiết kiệm đầu tư, sự bền vững
về xã hội và môi trường… là thước đo tính hợp lí, tính hiệu quả của tổ chức lãnh thổ.
- TCLTKT phải đảm bảo sự phát triển hài hòa và tương tác giữa các ngành,
lĩnh vực và giữa các lãnh thổ.
Trong một lãnh thổ, hài hòa là phát triển ngành này, tiểu lãnh thổ này phải tính
tới những điều kiện để phát triển các ngành khác, các tiểu lãnh thổ khác và đảm bảo
cho bản thân ngành đó, lãnh thổ đó cùng các ngành khác, lãnh thổ khác tồn tại và
phát triển. Đảm bảo được điều này sẽ tạo ra sự phát triển nhịp nhàng cho lãnh thổ,
đây là điều rất quan trọng đối với việc tổ chức lãnh thổ kinh tế.
Tương tác là sự kết hợp và trao đổi lẫn nhau giữa các ngành, lĩnh vực, tiểu lãnh
thổ này với ngành, lĩnh vực, tiểu lãnh thổ khác để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho lãnh thổ;
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
bổ sung giữa nơi thừa cho nơi thiếu về một mặt nào đó trong một lãnh thổ, làm cho
nơi thừa không lãng phí, nơi thiếu thì có điều kiện để bù đắp cái mình thiếu. Đảm bảo
được sự tương tác chính là điều kiện cần thiết để có được sự phát triển nhịp nhàng.
- TCLTKT đảm bảo sự phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa
học công nghệ. Trình độ của những người hoạch định chính sách, của những người
quản lí lãnh thổ cũng như trình độ mọi mặt của địa phương phải được tính đến trong
TCLTKT. Trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học kĩ thuật có ý nghĩa quan
trọng trong việc lựa chọn hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế.
1.1.2.2. Nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế
Ở nước ta, tiếp cận nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế theo các bước và với
những nội dung chủ yếu sau đây:
Bước 1: Kiểm kê và đánh giá các yếu tố, điều kiện của lãnh thổ và các đối
tượng phải tổ chức trong phạm vi lãnh thổ được nghiên cứu.
Bước 2: Đánh giá hiện trạng lãnh thổ có so sánh với những lãnh thổ tương tự,
phát hiện những bất hợp lí, những xu thế có tính quy luật đối với tổ chức lãnh thổ
được nghiên cứu.
Bước 3: Giả định các phương án tổ chức không gian và lựa chọn phương án
hiệu quả nhất.
Bước 4: Tìm khả năng đáp ứng tài chính, xác định các giai đoạn phát triển lãnh
thổ và kiến nghị phương án quản lí lãnh thổ.
Quá trình nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế đòi hỏi phải có sự phân tích các
mặt, các khía cạnh một các kĩ lưỡng, khoa học. Việc phân tích phải tuân thủ yêu cầu
của tính khẳng định, tính giả định, tính liên ngành, tính liên vùng, tính đa phương án
và tính thỏa thuận.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, tổ chức lãnh thổ kinh tế có hai nội
dung cơ bản (theo Viện Chiến lược phát triển - Bộ kế hoạch và Đầu tư): Một là: Dự
báo về mặt phát triển (dự báo phát triển đối với các ngành, lĩnh vực trên phạm
vi lãnh thổ nghiên cứu); Hai là: Luận chứng các phương án tổ chức kinh tế - xã hội
theo lãnh thổ.
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Các yếu tố bên trong lãnh thổ
Hiện trạng tổ chức kinh tế - xã hội
lãnh thổ
Các yếu tố bên ngoài lãnh thổ
Dự báo các phương án
thiết kế lãnh thổ kinh
tế - xã hội
Hình 1.1: Sơ đồ tiếp cận nội dung của lãnh thổ kinh tế - xã hội
(Nguồn: Dẫn theo Ngô Doãn Vịnh, 2003, Viện Chiến lược phát triển)
1.1.2.3. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức lãnh thổ kinh tế
TCLTKT có hai nhiệm vụ cơ bản là:
- Thứ nhất, TCLTKT dự báo về mặt phát triển (mục tiêu, phương hướng phát
triển theo quan điểm thống nhất đối với các ngành, lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ
nghiên cứu - nghĩa là sẽ sản xuất gì, quy mô bao nhiêu, cơ cấu thế nào)
- Thứ hai, TCLTKT đưa ra các phương án kiến thiết lãnh thổ (dự kiến phân bố
ở đâu cho có hiệu quả nhất) - tức là lựa chọn các hình thức TCLTKT cho tương lai.
1.1.3. Các loại hình tổ chức lãnh thổ
a. Tổ chức lãnh thổ kinh tế
- TCLTKT là việc tổ chức các hoạt động kinh tế theo lãnh thổ. Các hoạt động
kinh tế bao gồm: sản xuất sản phẩm vật chất và sản xuất sản phẩm dịch vụ. TCLTKT
là tập hợp các hoạt động kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội
trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường sinh thái.
TCLTKT được hiểu như toàn bộ quá trình hay hành động của con người nhằm
phân bố các cơ sở sản xuất và dịch vụ, phân bố dân cư, sử dụng tự nhiên, có tính đến các
mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Các hành động này được thực hiện phù hợp
với các mục tiêu của xã hội trên cơ sở các quy luật kinh tế trong các hình thái KT
- XH tương ứng.
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- TCLTKT là sự “sắp xếp” và “phối hợp” các đối tượng trong mối quan hệ liên
ngành, liên vùng nhằm sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí
địa lí kinh tế, chính trị và cơ sở vật chất kĩ thuật đã và sẽ tạo dựng để đem lại hiệu quả
KT- XH cao và nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo sự phát triển bền vững của một
lãnh thổ.
b. Tổ chức lãnh thổ xã hội
Tổ chức lãnh thổ xã hội chính là việc tổ chức các hoạt động xã hội ở lãnh thổ
xác định một cách khoa học. Các điểm dân cư và các hoạt động kinh tế, xã hội của
người dân luôn luôn là đối tượng chủ yếu của việc tổ chức lãnh thổ xã hội.
tTổ chức lãnh thổ
Tổ chức lãnh thổ
kinh tế
TCLTKT TCLTKT
theo ngành theo không gian
Tổ chức lãnh
thổ xã hội
CN NN DV
Hình 1.2. Các loại hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế
1.1.4.1. Các yếu tố bên trong lãnh thổ
a. Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên
Vị trí địa lí là nhân tố đặc biệt quan trọng, nhất là trong điều kiện kinh tế thị
trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì yếu tố vị trí địa lí càng được đánh giá cao
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
khi lựa chọn địa bàn để phát triển các lãnh thổ trọng điểm, các cực tăng trưởng và
phát triển của mỗi lãnh thổ.
Tạo ra những lợi thế (hạn chế) cho việc huy động các nguồn lực cho TCLTKT,
tạo ra các mối liên hệ sản xuất, trao đổi sản phẩm, tiếp thu KH - CN, mở rộng quan
hệ kinh tế. Trong xu thế hội nhập, vị trí địa lí được đánh giá cao khi lựa chọn vị trí để
xác lập các “cực” phát triển và tăng trưởng nhằm thúc đẩy sự hình thành các hình
thức TCLT kinh tế điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Là nhân tố tiền đề,
nền tảng của TCLT kinh tế, không có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
cần thiết thì không thể có hoạt động kinh tế.
Những đặc trưng về điều kiện tài nguyên, nhất là tài nguyên thiên nhiên (đất,
nước, khoáng sản, sinh vật, biển...) của lãnh thổ quy định đặc điểm lãnh thổ, cường độ và
hướng di chuyển các mối liên hệ và từ đó quy định việc lựa chọn các hình thức TCLT.
b. Dân cư - nguồn lao động
Con người vừa là chủ thể của các quá trình sản xuất, tạo ra của cải phục vụ
nhu cầu sản xuất và tiêu dùng (lực lượng lao động), lại vừa là đối tượng tiêu thụ sản
phẩm (thị trường tiêu thụ). Dưới góc độ lực lượng sản xuất, lực lượng lao động có ý
nghĩa quan trọng đến TCLT kinh tế ở từng lãnh thổ nhất định. Quy mô và gia tăng
dân số, phân bố dân cư, chất lượng dân cư và các dòng di dân quy định số lượng và
chất lượng lao động, từ đó ảnh hưởng tới TCLT. Dưới góc độ thị trường tiêu thụ, quy
mô và cơ cấu dân số, truyền thống và tập quán tiêu dùng tác động trực tiếp, quy định
đầu ra sản phẩm, ảnh hưởng đến vị trí hình thức TCLT.
Dân cư và mật độ dân cư có ảnh hưởng lớn đến tổ chức lãnh thổ kinh tế.
Những nơi có mật độ dân cư đông đúc sẽ có nguồn lao động dồi dào và ngược lại,
những nơi dân cư thưa thớt nguồn lao động sẽ bị hạn chế.
c. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
- Kết cấu hạ tầng: gồm mạng lưới đường giao thông, hệ thống cấp điện, nước,
xử lí chất thải, hệ thống thông tin liên lạc... có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành
và phát triển các hình thức TCLT kinh tế, tạo khả năng hấp dẫn đầu tư, mức độ tập
trung sản xuất, hiệu quả khai thác lãnh thổ.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: là nền tảng cho phát triển và TCLT kinh tế. Nơi nào
có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt (Ví dụ các trạm giống, thú y, hệ thống thủy nông... đối
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
với TCLT nông nghiệp; các cơ sở lưu trú đối với du lịch; hệ thống kho chứa, dịch vụ
cung ứng nguyên, vật liệu... đối với TCLT công nghiệp...) thì TCLT kinh tế sẽ đạt
hiệu quả cao. Ngược lại, nếu cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu hoặc kém phát triển sẽ khó
hình thành và thúc đẩy các hình thức TCLTKT.
Hệ thống mạng lưới đường giao thông , hệ thống thông tin, mạng lưới cung cấp
điện nước, hệ thống xử lý chất thải … ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành và phát triển
các hình thức TCLTKT , đến hệ thống cơ cấu lãnh thổ kinh tế : góp phần quyết định sự
hấp dẫn đầu tư, mức độ tập trung sản xuất, hiệu quả khai thác lãnh thổ, quy mô khai thác
lãnh thổ (tác động lan tỏa), sự phát triển của các đô thị…Thực tiễn cho thấy,
ở đâu có các điều kiện này tốt thì ở đấy càng thu hút được đầu tư và khả năng hình
thành và phát triển các hình thức TCLTKT càng cao .
d. Khoa học - công nghệ
Công nghệ là biện pháp để con người thực hiện có hiệu quả các quá trình sản xuất
kinh doanh, tạo ra của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội. Áp dụng khoa học
công nghệ mới tạo ra những thành quả lao động mang tính đột phá, nhảy vọt. Những tiến
bộ khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi khả năng khai thác lãnh thổ cả về chiều rộng và
chiều sâu. Những quy trình khai thác và sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại sẽ làm
giảm thiểu sự lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất và
tăng khả năng tập trung hóa sản xuất trong một không gian nhất định.
Tiến bộ khoa học - công nghệ có vai trò quan trọng giảm thiểu mức độ phụ
thuộc của phát triển lãnh thổ đối với tài nguyên không phải của lãnh thổ. Do tiến bộ
khoa học - công nghệ có thể tiết kiệm được các yếu tố đầu vào nâng cao giá trị của
các sản phẩm đầu ra. Tiến bộ khoa học - công nghệ không chỉ làm tăng tổng sản
lượng kinh tế, làm sâu sắc thêm phân công lao động xã hội, đa dạng ngành nghề và
nâng cao năng suất lao động, mà còn tạo ra những tiền đề cho thay đổi cơ cấu kinh tế.
Ảnh hưởng của khoa học và công nghệ có tính chất quyết định đến tổ chức lãnh
thổ kinh tế. Đối với những quốc gia phát triển, công nghệ chiếm vị trí hàng đầu trong
việc gia tăng GDP, công nghệ giữ vai trò chủ đạo đối với phát triển. Tiềm lực khoa học -
công nghệ là yếu tố quan trọng để thực thi các phương án tổ chức lãnh thổ. Tiến bộ công
nghệ đã tạo khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên theo cả chiều rộng và chiều
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sâu; sự phát triển công nghệ khai thác và sử dụng tổng hợp tài nguyên có thể nâng
cao tỉ lệ hữu ích của tài nguyên, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
e. Đường lối chính sách
Là nhân tố gốc tạo ra các phản ứng dây chuyền tác động đến phân bố các cơ sở
sản xuất, cơ sở hạ tầng của lãnh thổ. Đường lối chính sách định hướng phát triển lãnh
thổ trong hệ thống các hình thức TCLTKT. Đóng vai trò quan trọng đối với sự thành
công hay thất bại của TCLTKT. Sự điều hành vĩ mô của Nhà nước với các chính
sách, cơ chế, biện pháp đúng đắn sẽ thúc đẩy các hình thức TCLT KT phát triển.
Ngược lại, nếu đường lối chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí đẩy lùi quá
trình phát triển của các hình thức TCLT KT.
f. Nguồn vốn đầu tư
Nếu nguồn vốn đầu tư huy động từ bên trong lãnh thổ đảm bảo sự chủ động
đầu tư cho phát triển. Song do khả năng tích lũy có hạn, quy mô nền kinh tế còn nhỏ
bé thì thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài lãnh thổ là quan trọng và rất cần thiết. Nó
không chỉ giải quyết khó khăn về nguồn vốn tài chính, mà còn phát triển cơ sở hạ
tầng, nâng cao trình độ quản lí và tiếp thu khoa học công nghệ.
Các dòng vốn đầu tư và công nghệ từ bên ngoài cũng ảnh hưởng ngày càng rõ
rệt, đặc biệt đối với các quốc gia, các vùng lãnh thổ kém phát triển, nó đã góp phần
làm thay đổi hình thức, nội dung của TCLTKT. Sự thu hút nguồn vốn và công nghệ
phụ thuốc rất nhiều vào cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước
ngoài và thương mại quốc tế.
g. Trình độ phát triển của nền kinh tế:
Trình độ phát triển kinh tế thể hiện qua nhiều yếu tố, như: quy mô nền kinh tế;
cơ cấu kinh tế; trình độ của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất; khả năng áp dụng
khoa học kĩ thuật trong sản xuất, trong quản lí và trong kinh doanh…Đây là những
yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của một lãnh thổ, bởi vì trình độ phát
triển của nền kinh tế là nhân tố chứng tỏ khả năng về phương tiện vật chất cho tổ
chức lãnh thổ và cũng có điều kiện tạo ra nhu cầu mới lớn hơn, cao hơn. Mặt khác, nó
là cơ sở, tiền đề và là điều kiện để tái tổ chức lãnh thổ kinh tế.
1.1.4.2. Các yếu tố bên ngoài lãnh thổ
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trong cơ chế kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay,
thì các yếu tố bên ngoài tác động đến sự phát triển hay việc tổ chức kinh tế ở một
lãnh thổ là rất mạnh mẽ, trong đó phải kể đến các nhóm yếu tố sau:
a. Nhóm các yếu tố về chủ trương, đường lối phát triển của Nhà nước:
- Các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, các quy hoạch phát triển
vùng, ngành. Đây là nhóm yếu tố căn bản tác động đến việc hình thành và phát triển
cơ cấu lãnh thổ. Nó tạo ra sự thống nhất của nền kinh tế trong cái đơn lẻ của mỗi
vùng lãnh thổ. Ngoài ra còn có các chiến lược phát triển KT-XH quốc gia, các quy
hoạch phát triển vùng, ngành. Đây là nhóm yếu tố căn bản tác động đến việc hình
thành và phát triển cơ cấu lãnh thổ. Nó tạo ra sự thống nhất của nền kinh tế trong cái
đơn lẻ của mỗi vùng lãnh thổ.
b. Nhóm các yếu tố về thị trường và các mối liên hệ kinh tế liên vùng:
Nhu cầu của thị trường là nhân tố thúc đẩy việc khai thác, phát huy các thế
mạnh của lãnh thổ theo hướng chuyên môn hóa, từ đó góp phần xác định các hình
thức TCLT KT phù hợp. Các mối quan hệ kinh tế liên vùng phát huy được lợi thế,
khắc phục được những hạn chế của một lãnh thổ, đồng thời tạo ra sự phối kết hợp
trong phát triển kinh tế giữa các lãnh thổ để đảm bảo sự phát triển ổn định và lâu dài.
Bất kì một lãnh thổ cụ thể nào không thể tách khỏi mối quan hệ với các lãnh
thổ khác, nhất là đối với các lãnh thổ lân cận trên nhiều phương diện. Thông qua nhu
cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa từ các vùng khác, những quan hệ về dùng chung
mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, những quan hệ nguyên liệu - sản
phẩm giữa các vùng lãnh thổ…mà tác động đến TCLTKT.
c. Nhóm yếu tố về nguồn đầu tư và công nghệ từ bên ngoài:
Các dòng vốn đầu tư và công nghệ từ bên ngoài cũng ảnh hưởng ngày càng rõ
rệt, đặc biệt đối với các quốc gia, các vùng lãnh thổ kém phát triển, nó đã góp phần
làm thay đổi hình thức, nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế. Sự thu hút nguồn vốn
và công nghệ phụ thuốc rất nhiều vào cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực
đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế.
d. Xu thế phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong khu vực và quốc tế
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tạo nên những điều kiện đầu vào (vốn, nguồn nhiên liệu, trang thiết bị, máy
móc...) và đầu ra (thị trường tiêu thụ).
- Sự hỗ trợ phát triển về kinh tế, khoa học - công nghệ tạo nên khả năng hợp
tác, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại
các hình thức TCLT kinh tế ở các nước đang phát triển có cơ hội tiếp cận và ứng
dụng những thành tựu tiên tiến trong sản xuất kinh doanh từ các nước phát triển.
- Sự hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng khiến các quốc gia ngày càng mở rộng
hoạt động sản xuất nhằm hướng đến thị trường quốc tế, làm cho các hình thức TCLT
kinh tế trở thành mắt xích trong hệ thống sản xuất thế giới. TCLT kinh tế chịu ảnh
hưởng đồng thời và tổng hợp bởi 2 nhóm nhân tố. Sự ảnh hưởng của các nhân tố đến
TCLT kinh tế không giống nhau về thời gian và không gian. Có những nhân tố tác
động mạnh, có tính trội đối với TCLTKT trong thời gian này nhưng lại giảm sút vai
trò trong giai đoạn khác...
1.1.5. Khái quát một số lí thuyết về tổ chức lãnh thổ kinh tế
1.1.5.1. Lí thuyết tăng trưởng vùng
Về tăng trưởng vùng có khá nhiều lí thuyết, có thể nghiên cứu những lí thuyết
chủ yếu:
- Lí thuyết tăng trưởng nội sinh: Trên cơ sở các kết quả quan sát thực nghiệm,
G.B.Fisher (1939) và C.Clark (1940) đưa ra thuyết tăng trưởng nội sinh. Lí thuyết
nhấn mạnh đến năng lực sản xuất bên trong của vùng, khả năng cung của các yếu tố
“đầu vào” như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động và công nghệ để xác định năng
lực đó. Một hướng khác, thuyết tăng trưởng nội sinh cho rằng đầu tư là cấu phần cơ
bản trong tổng cầu và là động lực cơ bản của tăng trưởng vùng, vì đầu tư sẽ làm phát
sinh lợi nhuận mới, tăng năng lực sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng vùng. Do vậy, để
đạt được tăng trưởng kinh tế vùng thì ngoài việc sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào
như đã kể trên, còn cần phải tiết kiệm tiêu dùng để có vốn đầu tư, tức là hạn chế tiêu
dùng ở hiện tại để tạo ra mức tiêu dùng cao hơn trong tương lai.
- Lí thuyết tăng trưởng ngoại sinh hay lí thuyết dựa vào xuất khẩu để phát triển
vùng. Lí thuyết này xây dựng trên giả thuyết cơ bản là các vùng đều sản xuất hàng hóa
và dịch vụ để đáp ứng cho nhu cầu của bản thân vùng và bán sang các vùng khác (xuất
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
khẩu). Lí thuyết khẳng định sự tăng trưởng vùng (được xác định bởi sự khai thác các
lợi thế của vùng và gia tăng xuất khẩu dựa trên sự quay vòng) chịu ảnh hưởng rất lớn
của mức cầu bên ngoài, bao gồm từ các vùng khác trong nước và từ nước ngoài. Vì
vậy, muốn nâng cao tiềm lực kinh tế của mình, vùng cần phải thu hút được các luồng
từ bên ngoài vào. Để làm được điều này, hiệu quả nhất là gia tăng xuất khẩu. Điều
này làm tăng sức sản xuất trong vùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng [46].
1.1.5.2. Lí thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp
Tư tưởng lí thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp ( V.Thunen, 1826) thể
hiện trong tác phẩm “Nước cô lập”. Trong đó địa tô chênh lệch là nhân tố then chốt,
dẫn đến sự phân chia lãnh thổ của quốc gia thành các vùng sử dụng đất nông nghiệp
khác nhau xung quanh thành phố hạt nhân. Tư tưởng của V.Thunen coi thành phố,
các cửa vào - ra (cảng biển, sân bay, đầu mối giao thông lớn…) là những “nút”,
những trọng điểm của lãnh thổ có sức hút và sức đẩy ảnh hưởng đối với vùng xung
quanh. Ý nghĩa quan trọng là nó lập luận cho việc xác định vai trò của một trung tâm
và thiết lập các vành đai nông nghiệp biểu trưng cho những khu vực mà kinh tế còn
chậm phát triển. Qua đó, các nhân tố động làm cho sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp
trở thành sự tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và bảo
đảm cho phát triển bền vững [46].
1.1.5.3. Lí thuyết định vị công nghiệp của A.Weber (1909)
Tác phẩm Uber den Standort der Industrie (Theory of the Location of Industries
- Lí thuyết về vị trí của ngành công nghiệp) vào năm 1909, A. Weber (1868-1958) đưa
ra lí thuyết đầu tiên về định vị công nghiệp. Mô hình của ông đã tính toán các nhân tố
không gian cho việc tìm kiếm vị trí tối ưu và chi phí tối thiểu cho các nhà máy sản xuất.
Lí thuyết này đưa ra mô hình không gian phân bố công nghiệp trên cơ sở nguyên
tắc cực tiểu hóa chi phí và cực đại hóa lợi nhuận. Lí thuyết này ra đời đã giải thích công
nghiệp tập trung vào một địa điểm nhất định là do ba lí do, đó là: hướng theo vận tải
(nghĩa là các xí nghiệp công nghiệp phân bố hướng đến các khu vực với chi phí vận tải
thấp nhất); hướng theo lao động (nghĩa là các xí nghiệp công nghiệp phân bố hướng đến
các khu vực có giá nhân công rẻ) và tích tụ (nghĩa là các xí nghiệp công nghiệp phân bố
hướng đến các khu vực đã tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp).
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Như vậy, có thể nhận thấy trong điều kiện của nước ta hiện nay, nhất là đối với
một tỉnh như Bắc Ninh đang có tốc độ phát triển quy mô lãnh thổ công nghiệp cả về
chiều rộng, chiều cao và chiều sâu; thì lí thuyết này có giá trị thực tiễn cao và có thể
vận dụng vào việc phân bố và phát triển công nghiệp [46].
1.1.5.4. Lí thuyết về “Điểm trung tâm”
Lí thuyết này được hai nhà bác học là W.Christaller và A.Losch đưa ra năm
1933 dựa trên những ý tưởng và mô hình của V.Thunen và A.Weber cũng như những
luận điểm cơ bản của Niutơn về lực hấp dẫn.
Theo quan điểm của W.Christaller, thành phố là một trung tâm cho tất cả các
điểm dân cư khác của vùng, bảo đảm cho chúng về các hàng hóa của trung tâm; thành
phố là cực hút, là hạt nhân của sự phát triển, là đối tượng để đầu tư có trọng điểm trên cơ
sở nghiên cứu mức độ thu hút và mức độ ảnh hưởng của vị trí trung tâm. A.Losch đưa
thêm vào nội dung lí thuyết của W.Christaller, ông cho rằng có một vị trí trung tâm
chung, đó là thành phố quan trọng nhất, là đầu mối của toàn hệ thống các điểm dân cư.
Lí thuyết các “điểm trung tâm” là cơ sở cho việc bố trí các điểm đô thị mới tại
các vùng lãnh thổ còn trống vắng đô thị. Tuy nhiên cần phải xác định được phạm vi
ảnh hưởng của các vị trí trung tâm, tức là khu vực lãnh thổ nằm trong phạm vi khống
chế, chi phối của trung tâm đó. Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế thì càng xa vị trí
trung tâm ảnh hưởng càng giảm dần và sẽ chấm dứt tại điểm mà sự ảnh hưởng bắt
đầu mạnh hơn của một trung tâm gần nhất khác [46].
1.1.5.5. Lí thuyết cực phát triển của F.Perroux
Một vùng không thể phát triển kinh tế đều đặn ở tất cả các nơi trên lãnh thổ
của nó theo cùng một thời gian, mà nó có xu hướng phát triển ở một hoặc vài nơi,
trong khi đó thì ở những nơi khác lại chậm phát triển hoặc bị trì trệ. Các nơi phát triển
nhanh là những trung tâm có lợi thế so với toàn vùng trên cơ sở lực hút và lực đẩy.
Lý thuyết chú trọng vào những điểm làm phát sinh sự tăng trưởng KT của lãnh
thổ. Quan điểm này do Francoi Perroux - nhà kinh tế học người Pháp đề xướng vào đầu
những năm 50 thế kỉ XX. Theo ông, trong một vùng không thể phát triển KT đồng đều ở
tất cả các điểm trên lãnh thổ của nó theo cùng một thời gian mà luôn có xu hướng hợp
tác chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ đầu vào - đầu ra xung quanh một
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ngành CN dẫn đầu hay CN mũi nhọn. Nhờ có những ưu thế về công nghệ hiện đại, tốc
độ đổi mới sản phẩm (cả về chất lượng, mẫu mã… theo nhu cầu thị trường) và có phạm
vi thị trường tiêu thụ rộng lớn, nên ngành CN này ngày càng phát triển nhanh, kéo theo
các ngành liên quan đến nó tăng trưởng nhanh hơn các bộ phận khác của nền KT, tạo ra
tác động lan tỏa ảnh hưởng theo cấp số nhân đến các bộ phận khác của nền KT.
Những năm sau đó, lý thuyết này được Albert Hirshman, Myrdal, Friedman và
Harry Richarson tiếp tục nghiên cứu và phát triển, trên cơ sở nhấn mạnh vai trò to lớn
của CN và dịch vụ (DV) đối với sự tăng trưởng và phát triển của vùng; chính sự tập
trung CN và DV ở các đô thị (các cực) giữ vai trò hạt nhân phát triển.
Theo Harry Richarson và Benjamin Higgins, một cực phát triển trước hết cần
được hiểu đó là tập hợp các ngành CN có khả năng tạo ra động lực tăng trưởng cho
nền KT, có quan hệ tương đó ngày một nhiều hơn. Sự tập trung hóa về lãnh thổ đạt
tới một mức nhất định và sau đó hiệu ứng lan tỏa sẽ làm cho các cơ hội phát triển mới
bắt đầu xuất hiện ở nhiều địa phương khác. Kết quả là từ sự phát triển của một cực -
một lãnh thổ trọng điểm sẽ kéo theo sự phát triển của các vùng lãnh thổ khác, tạo điều
kiện cho nền kinh tế của cả vùng lãnh thổ lớn phát triển [46].
1.1.5.6. Lí thuyết về chu trình sản xuất năng lượng
Lí thuyết này của nhà khoa học người Nga N.N. Koloxopxki, 1947 và những lí
thuyết về phân bố lực lượng sản xuất của các nhà khoa học Xô Viết (Liên Xô) trước
đây. Lí thuyết chu trình sản xuất năng lượng dựa trên các nguồn tài nguyên thiên
nhiên có tính chất “cầm trịch”, trước hết là nguồn năng lượng. N.N. Koloxopxki đưa
ra 14 chu trình sản xuất năng lượng, trong đó các chu trình điển hình như: chu trình
của các kim loại đen dựa trên các cơ sở khai thác và sử dụng quặng sắt, mangan,
crôm, kẽm và các hợp kim; chu trình sản xuất các kim loại màu liên quan đến việc
khai thác khối lượng đất, đá lớn, chi phí cao để làm giàu quặng, tiêu thụ nhiều nước,
năng lượng điện… Lí thuyết này cũng khẳng định về tính liên tục giữa các khâu trong
quá trình sản xuất khép kín để có giải pháp tổ chức sản xuất theo lãnh thổ [46].
1.1.5.7. Lí thuyết đầu tư tập trung
Nội dung của lí thuyết tập trung thể hiện với những điểm chính dưới đây:
- Điều kiện ràng buộc: Nguồn vốn đầu tư có hạn; lao động kĩ thuật, điều kiện
kết cấu hạ tầng tập trung vào một số nơi.
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Chủ trương cả đầu tư tập trung: Tập trung đầu tư để đạt được hiệu quả nhanh,
tạo gia tốc cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, giảm bớt số cư dân khó khăn, tạo
ra sự ổn định cần thiết cho quá trình tăng trưởng. Chủ trương đầu tư tập trung gắn
liền với chủ trương phát triển kinh tế động lực.
1.1.5.8. Lí thuyết phát triển phi cân đối
Lí thuyết phát triển phi cân đối với thực tiễn Trung Quốc không chỉ với lựa
chọn các ngành kinh tế mũi nhọn, mà còn lựa chọn những vùng lãnh thổ động lực để
tập trung đầu tư phát triển chúng. Khắc phục sự mất cân đối lãnh thổ và hình thành
định hướng mới cho chiến lược phát triển vùng trên phạm vi cả nước [46].
1.1.5.9. Lí thuyết về địa - kinh tế mới của Paul Krugman
Lí thuyết điạ-kinh tế mới: Nội dung mới trong thuyết Thương mại mới - địa
kinh tế mới của Paul Krugman, Giải thưởng Noben Kinh tế năm 2008. Theo đó,
“thương mại nội ngành” hoàn toàn có thể là hậu quả của (sự đa dạng) chủng loại sản
phẩm và đặc tính sản xuất. Tại sao? Lí do chính là một số CN có đặc tính mà kinh tế
học gọi là “tính tiết kiệm do quy mô” (economies of scale): số lượng sản xuất càng
cao thì giá chi phí bình quân càng thấp. Đối với loại hàng hóa có tính này thì thế giới
chỉ cần vài cơ xưởng sản xuất là đủ. Những cơ xưởng này tất nhiên phải tọa lạc ở nơi
nào đó, và quốc gia nào “may mắn” có chúng thì sẽ xuất khẩu những loại hàng ấy,
còn các quốc gia khác thì phải nhập khẩu từ họ. Rất nhiều loại hàng có tính “tiết kiệm
do quy mô”; quốc gia nào cũng có một số hàng như vậy; mọi chi tiết khác (có thể là
do tình cờ của lịch sử) đều không là quan trọng. Quan trọng là cái bức tranh toàn
cảnh của thương mại thế giới: Bức tranh ấy được định đoạt bởi những yếu tố như tài
nguyên và khí hậu (như trong thuyết thương mại “cũ”), nhưng thêm vào đó là rất
nhiều những chuyên biệt hóa căn cứ trên tính tiết kiệm do quy mô. Quan điểm địa
kinh tế mới có giá trị rất quan trọng trong tổ chức không gian kinh tế [35].
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Các hình thức chủ yếu tổ chức lãnh thổ kinh tế và việc vận dụng vào thực tiễn
ở Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế cũng như
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thực tiễn tổ chức lãnh thổ kinh tế trên thế giới và Việt Nam trong những năm qua, có thể
nhận thấy các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế rất đa dạng theo ngành cũng như theo
không gian, về cơ bản một số hình thức TCLTKT phổ biến ở nước ta hiện nay là:
a. Hành lang kinh tế
Ở nước ta, hành lang kinh tế đã được hình thành và ngày càng có ý nghĩa trong
phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ, tiêu biểu là 03 tuyến hành lang kinh tế: Hà Nội
- Hải Phòng; Huế - Đà Nẵng - Dung Quất và Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa -
Vũng Tàu. Gần đây Việt Nam và Trung quốc đã thỏa thuận phát triển “hai hành lang,
một vành đai” (Hai hành lang kinh tế: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và
Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; một vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc
Bộ). Hiện nay các hành lang kinh tế vẫn đang tiếp tục được hình thành và phát triển
trên hầu hết các tuyến trục giao thông trọng yếu.
Các hành lang kinh tế được coi như các trục kinh tế động lực, với ý nghĩa là đầu
tàu lôi kéo sự phát triển chung của một vùng rộng lớn. Mỗi hành lang kinh tế hay vành
đai kinh tế kéo dài đến hàng trăm km, đi qua nhiều tỉnh, thành phố. Các cơ sở sản
xuất và dịch vụ của mỗi tỉnh, thành phố là một bộ phận, là một mắt xích trong tổng
thể kinh tế của mỗi hành lang.
b. Khu kinh tế
Ở Việt Nam, thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 4 khóa VIII về việc nghiên
cứu xây dựng thí điểm một vài khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven
biển có đủ điều kiện, trên cơ sở tham khảo các mô hình khu công nghiệp, đặc khu
kinh tế; trong điều kiện quốc tế mới và xu hướng chuyển đổi các đặc khu kinh tế sang
hình thức các khu khai phát mới, các cơ quan chức năng cùng các tỉnh đã tiến hành
nghiên cứu về mô hình “khu kinh tế phát triển”.
Thực tế cho thấy, hình thức khu kinh tế mang tính tổng hợp, vừa có hoạt động
công nghiệp, vừa có hoạt động thương mại, du lịch, nhà ở và các công trình công
cộng; trên cơ sở đó phát huy được sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các loại hình tổ chức lãnh
thổ kinh tế. Nó có khả năng khắc phục được nhược điểm của hình thức khu công
nghiệp chỉ có hoạt động công nghiệp mà không có hoạt động thương mại và không có
nhà ở cũng như các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh.
Ngoài các khu kinh tế ven biển đã nêu trên, ở nước ta còn tồn tại hai loại khu
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
kinh tế tổng hợp nhưng tính chất tổng hợp và mức độ phức tạp ít hơn so với khu kinh
tế ven biển. Đó là khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế quốc phòng. Khu kinh tế cửa
khẩu hình thành và phát triển trên cơ sở có sự tồn tại của một cửa khẩu biên giới với
một nước láng giềng và nhờ có sự phát triển của giao thương KT và khách du lịch.
Khu kinh tế quốc phòng do quân đội quản lí và làm nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng là
chủ yếu, bộ đội cùng nhân dân phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng.
c. Vùng kinh tế trọng điểm
Việt Nam có 04 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
(gồm Thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc
và Bắc Ninh); Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm: Thừa Thiên - Huế, Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định); Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
(gồm TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây
Ninh, Long An và Tiền Giang) và Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu
Long (gồm TP Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau).
d. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, phụ thuộc vào quan niệm và
quy mô lãnh thổ của mội quốc gia. Trên cơ sở tổng quan các hình thức của một số
nước trên thế giới và gắn với thực tiễn của nước ta, nhất là sau khi đất nước bước vào
công cuộc Đổi mới, các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của nước ta gồm có:
Khu công nghiệp tập trung; Trung tâm công nghiệp; Cụm công nghiệp; Điểm
công nghiệp; Dải công nghiệp; Vùng công nghiệp.
e. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Ở Việt Nam, hình thức tổ chức lãnh thổ trong NN hiện nay phổ biến là khu
nông nghiệp công nghệ cao và vùng chuyên môn hóa cây trồng gắn với công nghiệp
chế biến (tổ hợp nông - công nghiệp);Khu nông nghiệp công nghệ cao;Vùng trồng
cây chuyên môn hóa gắn với công nghiệp chế biến (tổ hợp nông - công nghiệp); Hợp
tác xã; Trang trại
f. Tổ chức lãnh thổ dịch vụ
- Đối với ngành du lịch, các hình thức tổ chức lãnh thổ rất phong phú và từ
thấp đến cao là: điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch và
vùng du lịch.
- Đối với hoạt động thương mại, thì hệ thống mạng lưới bán lẻ, mạng lưới chợ;
28
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc

More Related Content

Similar to Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc

Similar to Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc (20)

Nghiên cứu công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại ubnd xã hưng thịnh – tr...
Nghiên cứu công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại ubnd xã hưng thịnh – tr...Nghiên cứu công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại ubnd xã hưng thịnh – tr...
Nghiên cứu công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại ubnd xã hưng thịnh – tr...
 
Bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.doc
Bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.docBản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.doc
Bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.doc
 
Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn tỉnh Lào C...
Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn tỉnh Lào C...Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn tỉnh Lào C...
Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn tỉnh Lào C...
 
Định hướng và giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh bình ...
Định hướng và giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh bình ...Định hướng và giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh bình ...
Định hướng và giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh bình ...
 
Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...
Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...
Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt ở các xã ven thàn...
Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt ở các xã ven thàn...Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt ở các xã ven thàn...
Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt ở các xã ven thàn...
 
Phân tích các luồng thu nhập, chi tiêu và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ...
Phân tích các luồng thu nhập, chi tiêu và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ...Phân tích các luồng thu nhập, chi tiêu và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ...
Phân tích các luồng thu nhập, chi tiêu và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ...
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
 
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...
 
Luận văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.docx
Luận văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.docxLuận văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.docx
Luận văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.docx
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông cổ động cho công ty Du Lịch Việt ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông cổ động cho công ty Du Lịch Việt ...Giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông cổ động cho công ty Du Lịch Việt ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông cổ động cho công ty Du Lịch Việt ...
 
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.docPhát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
 
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo cán bộ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo cán bộ, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo cán bộ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo cán bộ, HAY, 9 ĐIỂM
 
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Ninh giai đoạn (2006 - 2016).doc
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Ninh giai đoạn (2006 - 2016).docNghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Ninh giai đoạn (2006 - 2016).doc
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Ninh giai đoạn (2006 - 2016).doc
 
Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện bắc Tân Uyên, tỉn...
Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện bắc Tân Uyên, tỉn...Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện bắc Tân Uyên, tỉn...
Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện bắc Tân Uyên, tỉn...
 
Phân loại lớp phủ đô thị cho thủ đô viên chăn - lào, sử dụng ảnh composite la...
Phân loại lớp phủ đô thị cho thủ đô viên chăn - lào, sử dụng ảnh composite la...Phân loại lớp phủ đô thị cho thủ đô viên chăn - lào, sử dụng ảnh composite la...
Phân loại lớp phủ đô thị cho thủ đô viên chăn - lào, sử dụng ảnh composite la...
 
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.docPhát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.doc
 
Israel - Mô Hình Quốc Gia Khởi Nghiệp Và Kinh Nghiệm Với Việt Nam.doc
Israel - Mô Hình Quốc Gia Khởi Nghiệp Và Kinh Nghiệm Với Việt Nam.docIsrael - Mô Hình Quốc Gia Khởi Nghiệp Và Kinh Nghiệm Với Việt Nam.doc
Israel - Mô Hình Quốc Gia Khởi Nghiệp Và Kinh Nghiệm Với Việt Nam.doc
 
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015.doc
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015.docNghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015.doc
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015.doc
 
Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân tỉnh Quảng Trị.doc
Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân tỉnh Quảng Trị.docHoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân tỉnh Quảng Trị.doc
Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân tỉnh Quảng Trị.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 

Recently uploaded

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THU HIỀN TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC THÁI NGUYÊN -
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THU HIỀN TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH BẮC NINH Ngành: ĐỊA LÍ HỌC Mã ngành: 8 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Quỳnh Phương THÁI NGUYÊN -
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng và không sao chép dưới bất kì hình thức nào. Kết quả trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Hiền i
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới cô giáo PGS.TS. Dương Quỳnh Phương, giảng viên khoa Địa lí, là người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn các Thầy, Cô giáo đang công tác tại trường Đại học sư phạm - ĐH Thái Nguyên đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiêụ trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Ban Chủ nhiệm khoa Địa Li;́ Thư viện trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh; Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Ninh; Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh; Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, Sở Công Thương Tỉnh Bắc Ninh cùng các ban ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh... đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi thu thập thông tin, số liệu về vấn đề nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tuy đã có những cố gắng nhất định nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên chắc chắn luận văn này còn nhiều thiếu sót và hạn chế nhất định. Kính mong nhận được sự góp ý của Thầy Cô và các bạn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Hiền ii
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. vi MỞ ĐẦU.............................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài..........................................................................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................6 4. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................7 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài .........................................7 6. Những đóng góp chính của đề tài..................................................................11 7. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................11 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ ................................................................................................12 1.1. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế....................................................12 1.1.1. Khái niệm, bản chất của tổ chức lãnh thổ kinh tế ...................................12 1.1.2. Nguyên tắc, nội dung và nhiệm vụ chủ yếu của TCLTKT .....................14 1.1.3. Các loại hình tổ chức lãnh thổ.................................................................16 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế ..............................17 1.1.5. Khái quát một số lí thuyết về tổ chức lãnh thổ kinh tế............................22 1.2 Cơ sở thực tiễn.............................................................................................26 1.2.1. Các hình thức chủ yếu tổ chức lãnh thổ kinh tế và việc vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam .........................................................................................26 1.2.2. Đôi nét về tổ chức lãnh thổ kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng........29 iii
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 31 Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH BẮC NINH .......... 32 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian LTKT tỉnh Bắc Ninh ....... 32 2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ .................................................................. 32 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .......................................... 33 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 37 2.1.4. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh .................................................................................... 41 2.2. Hiện trạng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh .................. 42 2.2.1. Khái quát chung sự phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh .............................. 43 2.2.2. Tổ chức không gian lãnh thổ các ngành kinh tế tỉnh Bắc Ninh .............. 49 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 73 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2030........... 74 3.1. Các căn cứ định hướng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh ................ 74 3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển KT - XH tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 ................................................................................................................... 76 3.2. Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 ................................................................................................................... 79 3.2.1. Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp ........................... 79 3.2.2. Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ nông - lâm - ngư nghiệp ........ 81 3.2.3. Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ dịch vụ ................................... 83 3.3. Các giải pháp chủ yếu đảm bảo TCLTKT đạt hiệu quả ............................. 84 3.3.1. Giải pháp về quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng ................................ 84 3.3.2. Giải pháp về đầu tư .................................................................................. 85 3.3.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ................................................... 86 3.3.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách .............................................................. 87 iv
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.3.5. Giải pháp về khoa học công nghệ và môi trường....................................88 3.3.6. Liên kết, hợp tác phát triển với các tỉnh trong vùng ...............................89 3.3.6. Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính.......90 3.3.7. Các giải pháp cụ thể đối với một số hình thức TCLTKT: ......................90 Tiểu kết chương 3..............................................................................................94 KẾT LUẬN ......................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................96 PHỤ LỤC v
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Giải nghĩa 1 CCN Cụm công nghiệp 2 CMH Chuyên môn hóa 3 CN Công nghiệp 4 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 5 CNTT Công nghệ thông tin 6 ĐB Đồng bằng 7 ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng 8 DN Doanh nghiệp 9 DV Dịch vụ 10 FDI Vốn đầu tư nước ngoài 11 GD-ĐT Giáo dục - Đào tạo 12 GTSX Giá trị sản xuất 13 HTX Hợp tác xã 14 KCN Khu công nghiệp 15 KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư 16 KHCN Khoa học công nghệ 17 KKT Khu kinh tế 18 KT-XH Kinh tế - Xã hội 19 NLTS Nông - Lâm - Thủy sản 20 NN Nông nghiệp 21 NSĐP Ngân sách địa phương 22 NSTW Ngân sách trung ương 23 NTM Nông thôn mới 24 PCI Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 25 PTNT Phát triển nông thôn 26 SXKD Sản xuất kinh doanh 27 TB Trung bình 28 TCLTKT Tổ chức lãnh thổ kinh tế 29 TĐT Tổng điều tra 30 TW Trung Ương 31 UBND Ủy ban nhân dân 32 XDCB Xây dựng cơ bản iv
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng quỹ đất tỉnh Bắc Ninh năm 2016 ......................35 Bảng 2.2: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011-2016 ...........................................47 Bảng 2.3: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo giá hiện hành phân theo đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh.......................................................61 Bảng 2.4: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh năm 2016 (ước tính 2017) 63 v
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ tiếp cận nội dung của lãnh thổ kinh tế - xã hội.......................16 Hình 1.2. Các loại hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế.......................................17 Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh .....................................................33 Hình 2.2: Bản đồ nguồn lực phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh...........................42 Hình 2.3: Biểu đồ so sánh tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 1997 và 2017 tỉnh Bắc Ninh so với cả nước và các tỉnh.................................43 Hình 2.4: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP theo 3 khu vực kinh tế giai đoạn 1997 - 2016 (%).....................................................44 Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh phân theo ngành kinh tế giai đoạn 1997 - 2016...............................................................................45 Hình 2.6: Biểu đồ tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2016...............................................................................50 Hình 2.7: Biểu đồ biến động diện tích lúa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2016 ...........................................................................................................................51 Hình 2.8: Biểu đồ năng suất lúa bình quân hàng năm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 - 2016....................................................................................52 Hình 2.9: Biểu đồ sản lượng và nhu cầu tiêu dùng lương thực có hạt bình quân một nhân khẩu/năm của tỉnh Bắc Ninh so với ĐBSH và cả nước ....52 Hình 2.10: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997-2016.................................................................62 Hình 2.11: Lược đồ các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh năm 2016.................64 Hình 2.12: Bản đồ tổ chức không gian và tuyến, điểm du lịch tỉnh Bắc Ninh . 70 Hình 2.13: Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2015 .. 71 Hình 3.1: Bản đồ nguồn lực và quy hoach tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2050 .............................78 Hình 3.2: Sơ đồ điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh định hướng đến 2020.........................................................................81
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vi
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, vấn đề tổ chức lãnh thổ kinh tế (TCLTKT) nổi lên là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi bất kì địa phương nào để phát triển cũng cần phải tiến hành tổ chức lãnh thổ nhằm thu đạt hiệu quả kinh tế cao, thực hiện được một cách thống nhất phát triển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm trên địa phương mình. Tuy nhiên tổ chức lãnh thổ vẫn còn là một khái niệm mới ở nước ta, nghiên cứu chuyên sâu về nó còn hạn chế, mang tính tổng quát cao và riêng biệt từng loại tổ chức lãnh thổ trên phạm vi cả nước, bản thân các địa phương đã hình thành các bản quy hoạch phát triển tỉnh, tuy nhiên, hầu như các tỉnh đều chưa tổng hợp nghiên cứu sâu chuyên đề tổ chức lãnh thổ cho địa phương mình. Những công trình nghiên cứu vấn đề này hiện vẫn còn rất hạn chế dẫn đến tình trạng mơ hồ trong bước đi, cũng như lạc quan thái quá về sự phát triển của kinh tế, nhìn nhận chưa sâu sắc giữa thực tế và lí thuyết. Tổ chức lãnh thổ kinh tế (TCLTKT) là sự sắp xếp các thành phần trong mối liên hệ đa ngành, đa lãnh thổ ở một vùng nhằm đạt hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và phát triển bền vững trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực. TCLTKT hợp lí được xem là một trong những giải pháp có tính nghệ thuật hàng đầu để phát huy tốt nhất các nguồn lực phát triển và có thể khắc phục được tình trạng chồng chéo, quá tải về sức chứa lãnh thổ cũng như giải quyết tốt tình trạng phát triển rời rạc giữa các lãnh thổ với nhau và giữa các ngành trong một lãnh thổ để hướng tới sự phát triển bền vững. TCLTKT là một trong những kế hoạch và hành động nhằm phát huy tốt nhất các nguồn lực để phát triển kinh tế của mỗi quốc gia hay mỗi vùng lãnh thổ. Đây là vấn đề không mới đối với thế giới, nhưng đối với Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề từ lí luận đến thực tiễn chưa được làm rõ và còn phải tiếp tục nghiên cứu. Vì vậy cần phân tích đánh giá các hình thức TCLTKT một cách thấu đáo cả về lí thuyết và thực hành, nhận rõ thực trạng phát triển, cùng các ưu điểm, nhược điểm của các hình thức tổ chức, để rồi đưa ra các giải pháp phù hợp để phát triển các hình thức này. 1
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bắc Ninh là một địa phương với rất nhiều tiềm năng thích hợp cho các hình thức tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế. Những năm gần đây kinh tế Bắc Ninh phát triển nhanh chóng và có những bước tiến mới. Các hình thức TCLTKT đã bắt đầu phát huy tác dụng nổi bật là khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.Thực tế đã chứng minh các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp phối hợp cùng nhau giúp Bắc Ninh trở thành một trong những địa phương phát triển đứng đầu cả nước đặc biệt là công nghiệp trở thành địa phương thứ 2 sau Hà Nội trong số các tỉnh phía Bắc, đứng thứ 5 trên cả nước về phát triển công nghiệp, tuy nhiên trong các hình thức TCLTKT vẫn còn một số hạn chế, trong bối cảnh đặt ra thì cần phải hoàn thiện hơn các hình thức này như : du lịch Bắc Ninh vẫn chưa thực sự phát huy bền vững tiềm năng du lịch nhân văn của mình, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp bắt đầu có khởi sắc do được quan tâm đầu tư, tuy nhiên vẫn không thoát khỏi tình hình chung của cả nước, nhỏ lẻ, manh mún, và ít đem lại lợi nhuận cho nền kinh tế, vấn đề môi trường khu công nghiệp làng nghề đang trong tình trạng báo động, tình trạng việc làm, nhà ở trong các khu công nghiệp đang gặp nhiều khó khăn cần được quan tâm hơn nữa… Nghiên cứu một cách hệ thống về “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh” nhằm đánh giá khách quan nguồn lực, thực trạng TCLTKT, làm cơ sở để TCLTKT hợp lý hơn, đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH), sớm trở thành một tỉnh phát triển là nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Do vậy, việc TCLTKT nhằm sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng về tự nhiên, kinh tế và xã hội để đem lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững là vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết. Với những lí do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh”. 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 2.1. Trên thế giới Ngay từ đầu thế kỷ XIX, trên thế giới đã có những công trình mà sau này đã trở thành lý thuyết cơ sở để nghiên cứu và triển khai việc tổ chức nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ, như: Lý thuyết "Phát triển các vành đai nông nghiệp" của V.Thunen (1833), lý thuyết "Định vị công nghiệp" của A.Weber (1909), lý thuyết "Vị trí trung tâm" của 2
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 W.Christaller (1933)... Trong đó, công trình của W.Christaller đã dựa trên cơ sở của “lực đẩy”, “lực hút” để xác định khoảng ảnh hưởng của các trung tâm trong từng vùng và những khu vực trống vắng giữa các trung tâm đô thị. Từ việc nghiên cứu thực tiễn đã hình thành những lí thuyết khái quát có thể được coi là những lí luận cổ điển về TCLTKT quý báu để học tập và áp dụng, như W.Christaller với việc hình thành các trung tâm tạo vùng; Francoi-Perroux với vấn đề phát triển các cực tăng trưởng; Von Thunen với TCLT nông nghiệp theo các vành đai xung quanh các đô thị. Đến thế kỷ XX, các nghiên cứu về TCLT nền sản xuất được tiến hành sâu rộng hơn, điển hình là lý thuyết: "Cực tăng trưởng" của Francoi Perroux (1950) nhấn mạnh lợi thế của phát triển không cân đối theo lãnh thổ. Năm 1947, nhà bác học người Nga N.N. Koloxopski đã đưa ra lý thuyết về phát triển tổng hợp sản xuất lãnh thổ, trong đó ông đã đề xuất nhiều vấn đề lý luận và những giải pháp thực tiễn về TCLT cho những vùng lãnh thổ giàu tài nguyên, xem tổ hợp nông - CN như những thành phố hạt nhân. Nghiên cứu về tổ chức không gian cũng được coi trọng trong địa lý Hoa Kỳ vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX. Điển hình cho sự nghiên cứu này là các công trình: “Tổ chức không gian, cách nhìn thế giới của các nhà địa lý” của R.Abler, J.Adams và P.Gould. Cuối thế kỷ XX, nghiên cứu TCLTKT chú trọng đến việc định vị vùng. Đại diện cho hướng nghiên cứu này là Paul Krugman - một nhà kinh tế học người Mỹ. Trong nghiên cứu của mình, ông đã đề xuất mô hình phát triển kinh tế quốc gia lấy CN hóa làm nòng cốt và một nền nông nghiệp ngoại vi. Theo ông, để tạo ra sự bứt phá trong phát triển kinh tế, các yếu tố đảm bảo là chi phí vận tải thấp, sản xuất bền vững và xác định vị trí vùng với nhu cầu ngày càng lớn hơn. Việc xác định đó phụ thuộc vào tính chuyên môn hóa (CMH) của sản xuất. Sự khởi sắc của vùng trung tâm hay ngoại vi phụ thuộc vào chi phí vận tải, các nguồn lực phát triển và đóng góp của sản xuất vào thu nhập quốc gia [46] [35]. Báo cáo phát triển thế giới 2009 - quan điểm địa kinh tế mới cũng cho thấy tầm quan trọng và xu hướng TCLTKT hiện nay là sự tích tụ - tập trung ở các thành phố với sự di cư và CMH. “Không nước nào trở nên giàu có mà không phải thay đổi…sản xuất theo không gian”, “các thành phố tăng trưởng, con người cơ động, thương mại sôi động 3
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 là những chất xúc tác cho sự tiến bộ của các nước phát triển trong hai thế kỷ vừa qua. Ngày nay, chính những tác lực đó đang truyền lực cho những nơi năng động nhất trong khối các nước đang phát triển”. 2.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, TCLTKT là đối tượng nghiên cứu quan trọng của khoa học Địa lí từ giữa thế kỉ XX. Đã có nhiều luận án, bài báo, giáo trình về TCLTKT được công bố. Viện chiến lược phát triển thuộc Bộ KH&ĐT đã nghiên cứu và công bố các quy hoạch phát triển cho cả nước cũng như cho từng vùng lãnh thổ. Tuy vậy, những công trình đó phạm vi nghiên cứu có qui mô lớn, mặt khác các hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ cũng có nhiều thay đổi do tác động của nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong phát triển KT - XH đất nước, bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về phân bố và TCLTKT, chẳng hạn nghiên cứu xây dựng KCN Việt Trì, khu gang thép Thái Nguyên, KCN Biên Hòa, Quy hoạch vùng lúa Đồng Bằng sông Hồng, vùng bò sữa Ba Vì… Trong những năm 70, nghiên cứu TCLTKT tiếp tục được triển khai mà kết tinh là Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất Việt Nam thời kì 1986 - 2000 với sự giúp đỡ của Liên Xô. Công trình đã lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cho cả nước, sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cho các ngành, các vùng vĩ mô và các tỉnh... Từ năm 2001 đến nay, công tác nghiên cứu lãnh thổ được gọi là Quy hoạch tổng thể KT - XH vùng và tỉnh, thuộc sự chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [43]. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), nghiên cứu về TCLTKT được tiến hành rộng rãi và thu hút được sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học. Trong đó, tiêu biểu là GS. Lê Bá Thảo với đề tài độc lập và trọng điểm cấp nhà nước do ông làm chủ nhiệm: “Cơ sở khoa học của TCLT Việt Nam”. Trong công trình này, các nhà khoa học tiếp cận một cách hệ thống về tổ chức không gian lãnh thổ Việt Nam, trả lời cho câu hỏi “Nên tổ chức không gian của lãnh thổ Việt Nam như thế nào để phục vụ mục tiêu CNH - HĐH làm cho Việt Nam đến năm 2020 có thể trở thành một nước công nghiệp”. Cụ thể, các tác giả đã bàn về những khía cạnh ảnh hưởng đến sự phân bố và các mối liên hệ không gian giữa các ngành kinh tế, đưa ra sơ đồ định hướng tổ chức 4
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lãnh thổ (TCLT) Việt Nam trên cơ sở đảm bảo tính bền vững của môi trường, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng khác nhau [22]. Trong cuốn “Tổ chức lãnh thổ KT - XH: một số vấn đề lý luận và ứng dụng” và cuốn “Bàn về phát triển kinh tế (nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang)”, các tác giả đã giới thiệu một cách tổng quát các vấn đề cơ bản về tổ chức không gian KT - XH. Trong đó, quan trọng nhất là đã xác định được nội dung, các hình thức TCLTKT, đưa ra các giải pháp để đảm bảo phương án tổ chức không gian được thực hiện và phân tích các mối quan hệ giữa tổ chức không gian KT - XH với các vấn đề như: phát triển cơ cấu lãnh thổ, xóa bỏ những vùng nghèo, lạc hậu, CNH - HĐH đất nước, bảo vệ môi trường và đẩy mạnh sự tham gia vào phân công lao động quốc tế [46]. Cơ sở lý luận và thực tiễn về TCLTKT nói chung và ở Việt Nam nói riêng cũng đã được một số nhà khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội trình bày trong các giáo trình như Địa lý KT - XH đại cương, Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam [13]. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về TCLTKT cũng đã thực hiện ở quy mô cấp vùng, liên tỉnh…, xác định các trung tâm kinh tế - cực phát triển và các tuyến trục kinh tế. Một số đề tài luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu như: Luận văn Th.S Hoàng Thị Huệ, năm 2014: Nghiên cứu một cách hệ thống về “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang” nhằm đánh giá khách quan nguồn lực, thực trạng TCLTKT, làm cơ sở để TCLTKT hợp lý hơn, đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực biên giới, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH), sớm trở thành một tỉnh phát triển khá là nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đề tài “Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Giang” của Th.S Nguyễn Thị Loan, năm 2011: đề tài nghiên cứu tổng hợp những vấn đề cơ bản về lí luận và thực tiễn của tổ chức lãnh thổ kinh tế và vận dụng chúng vào việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Giang. Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy kinh tế tỉnh Bắc Giang để phát triển nhanh và bền vững thời kì 2010 - 2020… 2.3. Ở tỉnh Bắc Ninh Đối với tỉnh Bắc Ninh cũng cố một tác giả viết về địa lí KT-XH của tỉnh, trong đó có liên quan ít nhiều đến vấn đề TCLT của các ngành kinh tế của tỉnh. VD, GS.TS. Lê Thông đã giới thiệu tương đối cụ thể về tự nhiên, kinh tế, xã hội... của Bắc Ninh 5
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trong cuốn “Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam”. Trong “Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Ninh 2020-2030” của UBND Bắc Ninh hay các báo cáo, thống kê khác của Tỉnh Ủy, UBND Bắc Ninh, Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT Bắc Ninh các vấn đề phát triển KTXH của Bắc Ninh, và các vấn đề liên quan TCLT của các ngành kinh tế của tỉnh. Việc nghiên cứu đề tài về tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh được hỗ trợ bởi nguồn tài liệu rât có giá trị. Đó là các quyết định của Chính phủ về: Hội thảo “Quy hoạch Vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 - tầm nhìn 2050”. Quyết định 1831-QD-TTg năm 2013. Quyết định phê duyệt: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” [20]. Đặc biệt gốc giá trị về nội dung nghiên cứu đề tài là Báo cáo của UBND Tỉnh Bắc Ninh vừa chính thức công bố đồ án: “Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1560/2015/QĐ-TTg” [20]. Tuy nhiên, đối với Bắc Ninh, từ trước đến nay chưa có tài liệu, báo cáo, công trình nào viết riêng, nghiên cứu sâu về cả vấn đề TCLT kinh tế của tỉnh. Vì thế đề tài nghiên cứu “Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh” của tác giả đã kế thừa một phần từ các công trình nghiên cứu trên, đồng thời bổ sung, tổng hợp nhiều số liệu, chiến lược, báo cáo, mục tiêu,... để có một cái nhìn tổng quát nhất về tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh. Dựa trên những kết quả của các công trình nghiên cứu về TCLTKT trên thế giới và ở Việt Nam cũng như tỉnh Bắc Ninh, đề tài đã kế thừa hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn về TCLTKT. Từ đó, vận dụng, bổ sung, cập nhật những vấn đề về TCLTKT, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ, hệ thống về TCLTKT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Mục tiêu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng TCLTKT theo ngành, theo không gian ở tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy kinh tế tỉnh Bắc Ninh để phát 6
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 triển nhanh và bền vững. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là: - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về TCLTKT; xác định các chỉ tiêu đánh giá thực trạng TCLTKT cho cấp tỉnh. - Đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến TCLTKT tỉnh Bắc Ninh. - Phân tích thực trạng TCLTKT tỉnh Bắc Ninh theo ngành và theo không gian trên địa bàn tỉnh. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện các hình thức TCLTKT tỉnh Bắc Ninh một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến TCLTKT tỉnh Bắc Ninh và một số hình thức TCLTKT tiêu biểu của tỉnh theo ngành: đề tài phân tích một số hình thức tiêu biểu của tổ chức lãnh thổ (TCLT) các ngành nông nghiệp, CN, dịch vụ. Trong đó, về CN, luận văn kế thừa và làm rõ thêm về khu CN; về nông nghiệp, hình thức được lựa chọn phân tích là trang trại; trong dịch vụ, TCLT du lịch được xác định là trọng tâm nghiên cứu với các hình thức: điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, tuyến du lịch, trung tâm du lịch. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi toàn bộ lãnh thổ tỉnh Bắc Ninh bao gồm 1 thành phố Bắc Ninh, 1 thị xã Từ Sơn và 6 huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Du, Yên Phong, trong đó có chú ý so sánh với vùng Đồng bằng Sông Hồng và cả nước. - Về thời gian: Đề tài tập trung phân tích đánh giá TCLTKT tỉnh Bắc Ninh 1997 - 2017. Định hướng, tầm nhìn đến năm 2030. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Các quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một không gian nhất định và các hình thức TCLTKT không phải được tổ chức một cách độc lập, riêng rẽ mà chúng có sự gắn kết lẫn nhau, chịu sự chi phối của các quy luật phát triển, các nguồn lực phát triển trên 7
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 một lãnh thổ nhất định. Do đó, khi nghiên cứu phải đặt chúng trong thể tổng hợp lãnh thổ mới thấy hết được hiệu quả cũng như tác động tương hỗ qua lại giữa các hình thức này. 5.1.2. Quan điểm hệ thống Mỗi hình thức TCLTKT là một bộ phận của cấp lãnh thổ chứa đựng nó. Trong mỗi hình thức TCLTKT lại có các cấp tổ chức từ lớn đến nhỏ, tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh với những mối quan hệ đa dạng. Khi nghiên cứu phải đặt trong hệ thống ấy để thấy được đặc thù cũng như sự so sánh hiệu quả và cách thức tổ chức của từng hình thức tổ chức. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm cần thiết trong TCLTKT để quá trình này mang lại những hiệu quả cao hơn. 5.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Các hình thức TCLTKT hình thành và phát triển chịu sự tác động của các nhân tố quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Khi nghiên cứu phải đặt chúng trong thế vận động và phát triển không ngừng. Từ thực trạng phát triển để có thể dự báo, đề xuất các phương án phù hợp với sự phát triển của tương lai. Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu vấn đề nhằm đảm bảo tính thích ứng lâu dài của các hình thức TCKGLTKT. 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển kinh tế phải gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái mới đảm bảo phát triển bền vững. TCLTKT cũng phải đảm bảo nguyên tắc đó. Điều này đồng nghĩa với việc TCLTKT phải đặt ra kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc khai thác các nguồn lực phát triển (bao gồm cả các nguồn lực tự nhiên và KT - XH) đảm bảo cho các đối tượng này không bị suy thoái cả về số lượng cũng như chất lượng. Do đó, khi xây dựng chỉ tiêu đánh giá TCLTKT, tác giả cũng chú trọng đến tính hiệu quả dựa trên việc khai thác hợp lý các nguồn lực phát triển và bảo vệ môi trường. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, xử lý phân tích tài liệu Có rất nhiều công trình khoa học liên quan đến chủ đề nghiên cứu của tác giả, đây là những nguồn tư liệu quý giá làm tài liệu tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu vấn đề. Để có được những tài liệu đó, tác giả đã tự thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, như: từ các báo cáo, thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan ban ngành 8
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ở Tỉnh Bắc Ninh: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Chi cục Thống Kê, ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, UBND các huyện Quế Võ, Thuận Thành, Lương Tài, Gia Bình, Yên Phong, Tiên Du thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn; từ thầy cô giáo, các đồng nghiệp; từ sách, báo, giáo trình; từ mạng Internet... Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tác giả đã tổng hợp, xử lý và phân tích các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu của mình theo hướng kế thừa có chọn lọc và phát triển mới. 5.2.2. Phương pháp so sánh Trong nghiên cứu địa lý nói chung, nghiên cứu TCKGLTKT nói riêng, việc sử dụng phương pháp so sánh là rất quan trọng, nó cho phép người nghiên cứu có những nhận định đúng đắn khi đặt các đối tượng, lãnh thổ nghiên cứu trong một thể tổng hợp (không gian) ở các cấp khác nhau (có điều kiện tương đồng), đồng thời có thể thấy được sự biến đổi phát triển theo thời gian, từ đó có được sự dự báo về xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu. 5.2.3. Phương pháp chuyên gia Phương pháp này được tác giả sử dụng để làm rõ một số vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu mà trong các tài liệu thu thập được không có hoặc có nhưng chưa rõ ràng, đầy đủ và thiếu cập nhật. Các đối tượng tác giả phỏng vấn bao gồm: các cán bộ chuyên trách ở các phòng ban, nông dân, công nhân, khách du lịch... Đồng thời, tác giả cũng đã trao đổi và tiếp nhận sự góp ý từ các nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực TCLTKT và các vấn đề liên quan. Đặc biệt là từ các chuyên gia của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh, các giảng viên chuyên ngành địa lý KT - XH của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Các vấn đề được tác giả đã lấy ý kiến bao gồm: Cơ sở lí luận của TCLTKT, quản lí tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế, phát triển các hình thức TCLTKT (thực tiễn và kinh nghiệm), phát triển liên ngành, liên lãnh thổ, một số định hướng và giải pháp phát triển TCLTKT. Những kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực này đã góp phần làm sáng tỏ và hoàn thiện các nội nghiên cứu của đề tài. 5.2.4. Phương pháp thực địa 9
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành các đợt thực tế nhằm thu thập bổ sung thông tin, tài liệu và kiểm chứng những nhận định trong các báo cáo cũng như thấy được thực tế nguồn lực, mức độ khai thác nguồn lực và phát triển kinh tế ở một số địa bàn của tỉnh Bắc Ninh. Thực tế ở phạm vi toàn bộ lãnh thổ tỉnh Bắc Ninh bao gồm 1 thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Du, Yên Phong, khảo sát thực địa ở các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn toàn tỉnh như: KCN Quế Võ I, II, III, KCN Yên Phong, KCN Tiên Sơn, KCN Yên Phong 2, Khu công nghiệp Đại Kim, Khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn, KCN HANAKA, KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh, KCN Thuận Thành I, II, III, KCN Gia Bình I -II, KCN Việt Nam - Singapore (VSIP)… Khảo sát thực tế tại các vùng nông nghiệp: trang trại, gia trại trên địa bàn toàn tỉnh để thấy rõ được sự phân hóa không gian các ngãnh kinh tế với những điều kiện phát triển của các ngành. 5.2.5. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS) Để phục vụ cho việc phân tích thông tin và mô hình hóa không gian đối với các đối tượng trên lãnh thổ nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phần mềm Map Info và Arc View. Nội dung và đối tượng được tác giả đưa lên bản đồ bao gồm: các đơn vị hành chính, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, thực trạng phát triển các hình thức TCLTKT phổ biến, mô hình TCLTKT Bắc Ninh trong tương lai. 5.2.6. Phương pháp dự báo Trong việc xây dựng phương hướng phát triển TCLTKT Bắc Ninh, tác giả đã tham khảo và sử dụng một cách có chọn lọc một số kết quả từ Trong “Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Ninh 2020-2030” của UBND Bắc Ninh hay các báo cáo, thống kê khác của Tỉnh Ủy, UBND Bắc Ninh, Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT Bắc Ninh các vấn đề phát triển KTXH của Bắc Ninh, và các vấn đề liên quan TCLT của các ngành kinh tế của tỉnh. Các quyết định của Chính phủ về: “Quy hoạch Vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 - tầm nhìn 2050”. Quyết định 1831-QD- TTg năm 2013. Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Đồng thời sử dụng phép ngoại suy trên cơ sở phân tích thực trạng để đưa ra được những dự báo có tính khả thi. 10
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5.2.6. Phương pháp biểu đồ Đây là phương pháp đặc trưng của Địa lí, được sử dụng để làm rõ hiện trạng kinh tế, sự phân bố, các mối liên hệ lãnh thổ trong không gian, những mối liên hệ kinh tế và những dự kiến phát triển kinh tế. Các biểu đồ sẽ được biên tập theo từng nội dung của luận văn. 6. Những đóng góp chính của đề tài - Tổng quan có chọn lọc và làm sáng tỏ thêm về cơ sở lí luận và thực tiễn của TCLTKT và vận dụng chúng vào việc nghiên cứu TCLTKT tỉnh Bắc Ninh - Đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTKT tỉnh Bắc Ninh. Xác định rõ các thế mạnh và những hạn chế hay những lợi thế so sánh giữa tỉnh Bắc Ninh với các địa phương khác. - Phân tích được hiện trạng TCLTKT tỉnh Bắc Ninh, từ đó đánh giá những thế mạnh và những hạn chế cần khắc phục. -Phân tích, đánh giá được một số hình thức TCLTKT tỉnh Bắc Ninh, trong đó vận dụng hệ thống chỉ tiêu để làm rõ thực trạng của một số hình thức theo góc độ ngành và theo không gian (KCN, vùng CN, điểm CN, dải CN, trung tâm kinh tế, vùng kinh tế) trong giai đoạn 1997 - 2017; định hướng tổ chức phát triển không gian lãnh thổ đến 2030. -Đề xuất được một số giải pháp phát triển kinh tế cho tỉnh Bắc Ninh đến 2030. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ kinh tế Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030. 11
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ 1.1. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế. 1.1.1. Khái niệm, bản chất của tổ chức lãnh thổ kinh tế Tổ chức lãnh thổ, hiểu theo cách chung nhất, là sự kiến thiết lãnh thổ. Trong một lãnh thổ có rất nhiều thành phần (bộ phận) về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội… Vấn đề chính là phải tổ chức như thế nào để đạt được mục tiêu phát triển KT - XH. TCLT được hiểu là sự sắp xếp các thành phần (đã hoặc dự kiến sẽ có) trong mối liên hệ đa ngành, đa lãnh thổ ở một vùng nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực để đath hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền vững. Tổ chức ở đây là việc sắp xếp, bố trí các thành phần của hệ thống lãnh thổ (các ngành hay lĩnh vực kinh tế, cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư…) trong tổng thể các mối quan hệ đa chiều. Với cách hiểu như trên, một số nhà khoa học đã coi tổ chức lãnh thổ (tổ chức không gian) như là nghệ thuật sử dụng lãnh thổ đảm bảo đất nước phát triển thành công và hiệu quả. Hơn nữa, việc tổ chức lãnh thổ được triển khai trên một lãnh thổ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chủ thể tổ chức là chủ thể quản lý công tác phát triển vùng (Ngô Doãn Vịnh, 2003)[46]. Khái niệm thuật ngữ “tổ chức lãnh thổ” hay “tổ chức không gian” bắt nguồn từ cơ sở lí thuyết kinh tế của Adam Smith và Ricardo, từ các công trình nghiên cứu của G.Thunen, A.Weber, W.Christaller… sau đó được phát triển về lí luận và được ứng dụng vào thực tiễn từ giữa thế kỉ XIX. Thực tế cho thấy, trong lĩnh vực này, các nước trên thế giới sử dụng những thuật ngữ không giống nhau. Đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học, bản chất của tổ chức lãnh thổ kinh tế được các nhà khoa học Liên Xô trước đây sử dụng thuật ngữ Phân bố lực lượng sản xuất. Nền tảng cơ sở lý luận của phân bố lực lượng sản xuất là lý thuyết về “Chu trình sản xuất - năng lượng” của N.N. Kôlôxôpky và “Thể tổng hợp lãnh thổ sản xuất” của các nhà khoa học Xô Viết. Theo họ, phân bố lực lượng sản xuất là sự sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng hay thực thể vật chất cụ thể (đó là các hệ thống sản xuất, hệ thống tự nhiên, hệ thống dân cư) trong một lãnh thổ xác định, nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật của lãnh thổ để đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao và nâng cao mức sống dân cư của lãnh thổ đó [35]. 12
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ở phương Tây, các nhà khoa học của các quốc gia phát triển lại tiếp cận vấn đề này với một cách gọi khác: “Tổ chức không gian kinh tế - xã hội”. Khái niệm này ra đời từ cuối thế kỉ XIX, nó được xem như nghệ thuật kiến thiết và sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu quả. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức không gian là xác định được sức chứa của lãnh thổ; tìm kiếm mối quan hệ tỉ lệ hợp lí và liên hệ chặt chẽ trong phát triển KT-XH giữa các ngành và giữa các lãnh thổ nhỏ hay tiểu vùng trong một vùng, cũng như đảm bảo mối quan hệ giữa các vùng trong một quốc gia có tính tới mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Nhờ có sự sắp xếp có trật tự giữa các đối tượng trong lãnh thổ mà tạo ra một giá trị lớn hơn, làm cho sự phát triển hài hòa và bền vững hơn [35]. Xét dưới góc độ Địa lý học, TCLT được xem như là một quy hoạch có chủ ý hướng tới sự công bằng về mặt không gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực và các không gian ảnh hưởng, nhằm giải quyết ổn định công ăn việc làm, cân đối giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị, bảo vệ môi trường sống… Như vậy, TCLT là tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội và cả môi trường trên bề mặt lãnh thổ một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và mang lại hiệu quả cao. Khái niệm về TCLT bao hàm 3 nội dung chính: - Tổ chức: là việc sắp xếp các đối tượng (các xí nghiệp, công trình, các ngành, lĩnh vực, các điểm dân cư và kết cấu hạ tầng...) trong tổng thể các mối quan hệ đa chiều. - Việc tổ chức được tiến hành trên một lãnh thổ xác định theo yêu cầu của phát triển KT - XH. - Chủ thể tổ chức cũng là chủ thể quản lý phát triển vùng. Đó là những cơ quan Nhà nước được quy định trong Hiến pháp và luật pháp hiện hành của quốc gia. Ở Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng tổ chức lãnh thổ và tổ chức không gian kinh tế - xã hội được xem là như nhau và thuật ngữ TCLT được sử dụng nhiều hơn cả. Từ những quan điểm nêu trên, có thể hiểu “Tổ chức lãnh thổ kinh tế là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý kinh tế, chính trị và cơ sở vật chất kỹ thuật đã và sẽ tạo dựng để đem lại hiệu quả KT-XH cao và nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo sự phát triển bền vững của một lãnh thổ” [35]. 13
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Có hai hình thức TCLTKT: - TCLTKT theo các đối tượng quản lý và xây dựng kế hoạch phát triển của Nhà nước bao gồm: vùng kinh tế, các đơn vị hành chính (tỉnh, các thành phố tương đương cấp tỉnh, huyện, thị…); - TCLTKT theo các khu vực đặc biệt là các đối tượng trọng điểm đầu tư, gồm có: theo không gian (vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, tam giác tăng trưởng, khu kinh tế, khu CN, khu du lịch, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên…), theo ngành (CN, NN, DV) 1.1.2. Nguyên tắc, nội dung và nhiệm vụ chủ yếu của TCLTKT 1.1.2.1. Những nguyên tắc chủ yếu của TCLTKT - TCLTKT phải tạo ra một trật tự hợp lí có tính tới khả năng của tài nguyên và yêu cầu của thị trường, đảm bảo lợi ích của cộng đồng và đạt hiệu quả KT - XH cao. Khi TCLTKT phải xem xét tới các nguyên tắc phân bố sức sản xuất tạo ra một trật tự cho một hệ thống, đảm bảo phát huy tốt nhất các điều kiện của lãnh thổ để lựa chọn phương án phân bố từng ngành và lĩnh vực. Mặt khác TCLTKT phải tính tới nhu cầu của thị trường để giảm thiểu chi phí, tối đa hiệu quả. Tổ chức lãnh thổ kinh tế phải thỏa mãn yêu cầu về khả năng tài nguyên và yêu cầu của thị trường nhằm đem lại lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cho con người. Thị trường có ý nghĩa quyết định đến sự lựa chọn địa điểm phân bố cơ sở sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư và quyết định đến hiệu quả và sự thành công của tổ chức lãnh thổ. Tốc độ tăng trưởng, năng suất lao động, tiết kiệm đầu tư, sự bền vững về xã hội và môi trường… là thước đo tính hợp lí, tính hiệu quả của tổ chức lãnh thổ. - TCLTKT phải đảm bảo sự phát triển hài hòa và tương tác giữa các ngành, lĩnh vực và giữa các lãnh thổ. Trong một lãnh thổ, hài hòa là phát triển ngành này, tiểu lãnh thổ này phải tính tới những điều kiện để phát triển các ngành khác, các tiểu lãnh thổ khác và đảm bảo cho bản thân ngành đó, lãnh thổ đó cùng các ngành khác, lãnh thổ khác tồn tại và phát triển. Đảm bảo được điều này sẽ tạo ra sự phát triển nhịp nhàng cho lãnh thổ, đây là điều rất quan trọng đối với việc tổ chức lãnh thổ kinh tế. Tương tác là sự kết hợp và trao đổi lẫn nhau giữa các ngành, lĩnh vực, tiểu lãnh thổ này với ngành, lĩnh vực, tiểu lãnh thổ khác để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho lãnh thổ; 14
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 bổ sung giữa nơi thừa cho nơi thiếu về một mặt nào đó trong một lãnh thổ, làm cho nơi thừa không lãng phí, nơi thiếu thì có điều kiện để bù đắp cái mình thiếu. Đảm bảo được sự tương tác chính là điều kiện cần thiết để có được sự phát triển nhịp nhàng. - TCLTKT đảm bảo sự phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ. Trình độ của những người hoạch định chính sách, của những người quản lí lãnh thổ cũng như trình độ mọi mặt của địa phương phải được tính đến trong TCLTKT. Trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học kĩ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế. 1.1.2.2. Nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế Ở nước ta, tiếp cận nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế theo các bước và với những nội dung chủ yếu sau đây: Bước 1: Kiểm kê và đánh giá các yếu tố, điều kiện của lãnh thổ và các đối tượng phải tổ chức trong phạm vi lãnh thổ được nghiên cứu. Bước 2: Đánh giá hiện trạng lãnh thổ có so sánh với những lãnh thổ tương tự, phát hiện những bất hợp lí, những xu thế có tính quy luật đối với tổ chức lãnh thổ được nghiên cứu. Bước 3: Giả định các phương án tổ chức không gian và lựa chọn phương án hiệu quả nhất. Bước 4: Tìm khả năng đáp ứng tài chính, xác định các giai đoạn phát triển lãnh thổ và kiến nghị phương án quản lí lãnh thổ. Quá trình nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế đòi hỏi phải có sự phân tích các mặt, các khía cạnh một các kĩ lưỡng, khoa học. Việc phân tích phải tuân thủ yêu cầu của tính khẳng định, tính giả định, tính liên ngành, tính liên vùng, tính đa phương án và tính thỏa thuận. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, tổ chức lãnh thổ kinh tế có hai nội dung cơ bản (theo Viện Chiến lược phát triển - Bộ kế hoạch và Đầu tư): Một là: Dự báo về mặt phát triển (dự báo phát triển đối với các ngành, lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ nghiên cứu); Hai là: Luận chứng các phương án tổ chức kinh tế - xã hội theo lãnh thổ. 15
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Các yếu tố bên trong lãnh thổ Hiện trạng tổ chức kinh tế - xã hội lãnh thổ Các yếu tố bên ngoài lãnh thổ Dự báo các phương án thiết kế lãnh thổ kinh tế - xã hội Hình 1.1: Sơ đồ tiếp cận nội dung của lãnh thổ kinh tế - xã hội (Nguồn: Dẫn theo Ngô Doãn Vịnh, 2003, Viện Chiến lược phát triển) 1.1.2.3. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức lãnh thổ kinh tế TCLTKT có hai nhiệm vụ cơ bản là: - Thứ nhất, TCLTKT dự báo về mặt phát triển (mục tiêu, phương hướng phát triển theo quan điểm thống nhất đối với các ngành, lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ nghiên cứu - nghĩa là sẽ sản xuất gì, quy mô bao nhiêu, cơ cấu thế nào) - Thứ hai, TCLTKT đưa ra các phương án kiến thiết lãnh thổ (dự kiến phân bố ở đâu cho có hiệu quả nhất) - tức là lựa chọn các hình thức TCLTKT cho tương lai. 1.1.3. Các loại hình tổ chức lãnh thổ a. Tổ chức lãnh thổ kinh tế - TCLTKT là việc tổ chức các hoạt động kinh tế theo lãnh thổ. Các hoạt động kinh tế bao gồm: sản xuất sản phẩm vật chất và sản xuất sản phẩm dịch vụ. TCLTKT là tập hợp các hoạt động kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường sinh thái. TCLTKT được hiểu như toàn bộ quá trình hay hành động của con người nhằm phân bố các cơ sở sản xuất và dịch vụ, phân bố dân cư, sử dụng tự nhiên, có tính đến các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Các hành động này được thực hiện phù hợp với các mục tiêu của xã hội trên cơ sở các quy luật kinh tế trong các hình thái KT - XH tương ứng. 16
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - TCLTKT là sự “sắp xếp” và “phối hợp” các đối tượng trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng nhằm sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lí kinh tế, chính trị và cơ sở vật chất kĩ thuật đã và sẽ tạo dựng để đem lại hiệu quả KT- XH cao và nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo sự phát triển bền vững của một lãnh thổ. b. Tổ chức lãnh thổ xã hội Tổ chức lãnh thổ xã hội chính là việc tổ chức các hoạt động xã hội ở lãnh thổ xác định một cách khoa học. Các điểm dân cư và các hoạt động kinh tế, xã hội của người dân luôn luôn là đối tượng chủ yếu của việc tổ chức lãnh thổ xã hội. tTổ chức lãnh thổ Tổ chức lãnh thổ kinh tế TCLTKT TCLTKT theo ngành theo không gian Tổ chức lãnh thổ xã hội CN NN DV Hình 1.2. Các loại hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế 1.1.4.1. Các yếu tố bên trong lãnh thổ a. Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên Vị trí địa lí là nhân tố đặc biệt quan trọng, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì yếu tố vị trí địa lí càng được đánh giá cao 17
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 khi lựa chọn địa bàn để phát triển các lãnh thổ trọng điểm, các cực tăng trưởng và phát triển của mỗi lãnh thổ. Tạo ra những lợi thế (hạn chế) cho việc huy động các nguồn lực cho TCLTKT, tạo ra các mối liên hệ sản xuất, trao đổi sản phẩm, tiếp thu KH - CN, mở rộng quan hệ kinh tế. Trong xu thế hội nhập, vị trí địa lí được đánh giá cao khi lựa chọn vị trí để xác lập các “cực” phát triển và tăng trưởng nhằm thúc đẩy sự hình thành các hình thức TCLT kinh tế điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Là nhân tố tiền đề, nền tảng của TCLT kinh tế, không có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cần thiết thì không thể có hoạt động kinh tế. Những đặc trưng về điều kiện tài nguyên, nhất là tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khoáng sản, sinh vật, biển...) của lãnh thổ quy định đặc điểm lãnh thổ, cường độ và hướng di chuyển các mối liên hệ và từ đó quy định việc lựa chọn các hình thức TCLT. b. Dân cư - nguồn lao động Con người vừa là chủ thể của các quá trình sản xuất, tạo ra của cải phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng (lực lượng lao động), lại vừa là đối tượng tiêu thụ sản phẩm (thị trường tiêu thụ). Dưới góc độ lực lượng sản xuất, lực lượng lao động có ý nghĩa quan trọng đến TCLT kinh tế ở từng lãnh thổ nhất định. Quy mô và gia tăng dân số, phân bố dân cư, chất lượng dân cư và các dòng di dân quy định số lượng và chất lượng lao động, từ đó ảnh hưởng tới TCLT. Dưới góc độ thị trường tiêu thụ, quy mô và cơ cấu dân số, truyền thống và tập quán tiêu dùng tác động trực tiếp, quy định đầu ra sản phẩm, ảnh hưởng đến vị trí hình thức TCLT. Dân cư và mật độ dân cư có ảnh hưởng lớn đến tổ chức lãnh thổ kinh tế. Những nơi có mật độ dân cư đông đúc sẽ có nguồn lao động dồi dào và ngược lại, những nơi dân cư thưa thớt nguồn lao động sẽ bị hạn chế. c. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật - Kết cấu hạ tầng: gồm mạng lưới đường giao thông, hệ thống cấp điện, nước, xử lí chất thải, hệ thống thông tin liên lạc... có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành và phát triển các hình thức TCLT kinh tế, tạo khả năng hấp dẫn đầu tư, mức độ tập trung sản xuất, hiệu quả khai thác lãnh thổ. - Cơ sở vật chất kỹ thuật: là nền tảng cho phát triển và TCLT kinh tế. Nơi nào có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt (Ví dụ các trạm giống, thú y, hệ thống thủy nông... đối 18
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 với TCLT nông nghiệp; các cơ sở lưu trú đối với du lịch; hệ thống kho chứa, dịch vụ cung ứng nguyên, vật liệu... đối với TCLT công nghiệp...) thì TCLT kinh tế sẽ đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu hoặc kém phát triển sẽ khó hình thành và thúc đẩy các hình thức TCLTKT. Hệ thống mạng lưới đường giao thông , hệ thống thông tin, mạng lưới cung cấp điện nước, hệ thống xử lý chất thải … ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành và phát triển các hình thức TCLTKT , đến hệ thống cơ cấu lãnh thổ kinh tế : góp phần quyết định sự hấp dẫn đầu tư, mức độ tập trung sản xuất, hiệu quả khai thác lãnh thổ, quy mô khai thác lãnh thổ (tác động lan tỏa), sự phát triển của các đô thị…Thực tiễn cho thấy, ở đâu có các điều kiện này tốt thì ở đấy càng thu hút được đầu tư và khả năng hình thành và phát triển các hình thức TCLTKT càng cao . d. Khoa học - công nghệ Công nghệ là biện pháp để con người thực hiện có hiệu quả các quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội. Áp dụng khoa học công nghệ mới tạo ra những thành quả lao động mang tính đột phá, nhảy vọt. Những tiến bộ khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi khả năng khai thác lãnh thổ cả về chiều rộng và chiều sâu. Những quy trình khai thác và sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại sẽ làm giảm thiểu sự lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng khả năng tập trung hóa sản xuất trong một không gian nhất định. Tiến bộ khoa học - công nghệ có vai trò quan trọng giảm thiểu mức độ phụ thuộc của phát triển lãnh thổ đối với tài nguyên không phải của lãnh thổ. Do tiến bộ khoa học - công nghệ có thể tiết kiệm được các yếu tố đầu vào nâng cao giá trị của các sản phẩm đầu ra. Tiến bộ khoa học - công nghệ không chỉ làm tăng tổng sản lượng kinh tế, làm sâu sắc thêm phân công lao động xã hội, đa dạng ngành nghề và nâng cao năng suất lao động, mà còn tạo ra những tiền đề cho thay đổi cơ cấu kinh tế. Ảnh hưởng của khoa học và công nghệ có tính chất quyết định đến tổ chức lãnh thổ kinh tế. Đối với những quốc gia phát triển, công nghệ chiếm vị trí hàng đầu trong việc gia tăng GDP, công nghệ giữ vai trò chủ đạo đối với phát triển. Tiềm lực khoa học - công nghệ là yếu tố quan trọng để thực thi các phương án tổ chức lãnh thổ. Tiến bộ công nghệ đã tạo khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên theo cả chiều rộng và chiều 19
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sâu; sự phát triển công nghệ khai thác và sử dụng tổng hợp tài nguyên có thể nâng cao tỉ lệ hữu ích của tài nguyên, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. e. Đường lối chính sách Là nhân tố gốc tạo ra các phản ứng dây chuyền tác động đến phân bố các cơ sở sản xuất, cơ sở hạ tầng của lãnh thổ. Đường lối chính sách định hướng phát triển lãnh thổ trong hệ thống các hình thức TCLTKT. Đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của TCLTKT. Sự điều hành vĩ mô của Nhà nước với các chính sách, cơ chế, biện pháp đúng đắn sẽ thúc đẩy các hình thức TCLT KT phát triển. Ngược lại, nếu đường lối chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí đẩy lùi quá trình phát triển của các hình thức TCLT KT. f. Nguồn vốn đầu tư Nếu nguồn vốn đầu tư huy động từ bên trong lãnh thổ đảm bảo sự chủ động đầu tư cho phát triển. Song do khả năng tích lũy có hạn, quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé thì thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài lãnh thổ là quan trọng và rất cần thiết. Nó không chỉ giải quyết khó khăn về nguồn vốn tài chính, mà còn phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ quản lí và tiếp thu khoa học công nghệ. Các dòng vốn đầu tư và công nghệ từ bên ngoài cũng ảnh hưởng ngày càng rõ rệt, đặc biệt đối với các quốc gia, các vùng lãnh thổ kém phát triển, nó đã góp phần làm thay đổi hình thức, nội dung của TCLTKT. Sự thu hút nguồn vốn và công nghệ phụ thuốc rất nhiều vào cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế. g. Trình độ phát triển của nền kinh tế: Trình độ phát triển kinh tế thể hiện qua nhiều yếu tố, như: quy mô nền kinh tế; cơ cấu kinh tế; trình độ của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất; khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất, trong quản lí và trong kinh doanh…Đây là những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của một lãnh thổ, bởi vì trình độ phát triển của nền kinh tế là nhân tố chứng tỏ khả năng về phương tiện vật chất cho tổ chức lãnh thổ và cũng có điều kiện tạo ra nhu cầu mới lớn hơn, cao hơn. Mặt khác, nó là cơ sở, tiền đề và là điều kiện để tái tổ chức lãnh thổ kinh tế. 1.1.4.2. Các yếu tố bên ngoài lãnh thổ 20
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trong cơ chế kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, thì các yếu tố bên ngoài tác động đến sự phát triển hay việc tổ chức kinh tế ở một lãnh thổ là rất mạnh mẽ, trong đó phải kể đến các nhóm yếu tố sau: a. Nhóm các yếu tố về chủ trương, đường lối phát triển của Nhà nước: - Các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, các quy hoạch phát triển vùng, ngành. Đây là nhóm yếu tố căn bản tác động đến việc hình thành và phát triển cơ cấu lãnh thổ. Nó tạo ra sự thống nhất của nền kinh tế trong cái đơn lẻ của mỗi vùng lãnh thổ. Ngoài ra còn có các chiến lược phát triển KT-XH quốc gia, các quy hoạch phát triển vùng, ngành. Đây là nhóm yếu tố căn bản tác động đến việc hình thành và phát triển cơ cấu lãnh thổ. Nó tạo ra sự thống nhất của nền kinh tế trong cái đơn lẻ của mỗi vùng lãnh thổ. b. Nhóm các yếu tố về thị trường và các mối liên hệ kinh tế liên vùng: Nhu cầu của thị trường là nhân tố thúc đẩy việc khai thác, phát huy các thế mạnh của lãnh thổ theo hướng chuyên môn hóa, từ đó góp phần xác định các hình thức TCLT KT phù hợp. Các mối quan hệ kinh tế liên vùng phát huy được lợi thế, khắc phục được những hạn chế của một lãnh thổ, đồng thời tạo ra sự phối kết hợp trong phát triển kinh tế giữa các lãnh thổ để đảm bảo sự phát triển ổn định và lâu dài. Bất kì một lãnh thổ cụ thể nào không thể tách khỏi mối quan hệ với các lãnh thổ khác, nhất là đối với các lãnh thổ lân cận trên nhiều phương diện. Thông qua nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa từ các vùng khác, những quan hệ về dùng chung mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, những quan hệ nguyên liệu - sản phẩm giữa các vùng lãnh thổ…mà tác động đến TCLTKT. c. Nhóm yếu tố về nguồn đầu tư và công nghệ từ bên ngoài: Các dòng vốn đầu tư và công nghệ từ bên ngoài cũng ảnh hưởng ngày càng rõ rệt, đặc biệt đối với các quốc gia, các vùng lãnh thổ kém phát triển, nó đã góp phần làm thay đổi hình thức, nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế. Sự thu hút nguồn vốn và công nghệ phụ thuốc rất nhiều vào cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế. d. Xu thế phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong khu vực và quốc tế 21
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tạo nên những điều kiện đầu vào (vốn, nguồn nhiên liệu, trang thiết bị, máy móc...) và đầu ra (thị trường tiêu thụ). - Sự hỗ trợ phát triển về kinh tế, khoa học - công nghệ tạo nên khả năng hợp tác, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại các hình thức TCLT kinh tế ở các nước đang phát triển có cơ hội tiếp cận và ứng dụng những thành tựu tiên tiến trong sản xuất kinh doanh từ các nước phát triển. - Sự hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng khiến các quốc gia ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất nhằm hướng đến thị trường quốc tế, làm cho các hình thức TCLT kinh tế trở thành mắt xích trong hệ thống sản xuất thế giới. TCLT kinh tế chịu ảnh hưởng đồng thời và tổng hợp bởi 2 nhóm nhân tố. Sự ảnh hưởng của các nhân tố đến TCLT kinh tế không giống nhau về thời gian và không gian. Có những nhân tố tác động mạnh, có tính trội đối với TCLTKT trong thời gian này nhưng lại giảm sút vai trò trong giai đoạn khác... 1.1.5. Khái quát một số lí thuyết về tổ chức lãnh thổ kinh tế 1.1.5.1. Lí thuyết tăng trưởng vùng Về tăng trưởng vùng có khá nhiều lí thuyết, có thể nghiên cứu những lí thuyết chủ yếu: - Lí thuyết tăng trưởng nội sinh: Trên cơ sở các kết quả quan sát thực nghiệm, G.B.Fisher (1939) và C.Clark (1940) đưa ra thuyết tăng trưởng nội sinh. Lí thuyết nhấn mạnh đến năng lực sản xuất bên trong của vùng, khả năng cung của các yếu tố “đầu vào” như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động và công nghệ để xác định năng lực đó. Một hướng khác, thuyết tăng trưởng nội sinh cho rằng đầu tư là cấu phần cơ bản trong tổng cầu và là động lực cơ bản của tăng trưởng vùng, vì đầu tư sẽ làm phát sinh lợi nhuận mới, tăng năng lực sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng vùng. Do vậy, để đạt được tăng trưởng kinh tế vùng thì ngoài việc sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào như đã kể trên, còn cần phải tiết kiệm tiêu dùng để có vốn đầu tư, tức là hạn chế tiêu dùng ở hiện tại để tạo ra mức tiêu dùng cao hơn trong tương lai. - Lí thuyết tăng trưởng ngoại sinh hay lí thuyết dựa vào xuất khẩu để phát triển vùng. Lí thuyết này xây dựng trên giả thuyết cơ bản là các vùng đều sản xuất hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng cho nhu cầu của bản thân vùng và bán sang các vùng khác (xuất 22
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 khẩu). Lí thuyết khẳng định sự tăng trưởng vùng (được xác định bởi sự khai thác các lợi thế của vùng và gia tăng xuất khẩu dựa trên sự quay vòng) chịu ảnh hưởng rất lớn của mức cầu bên ngoài, bao gồm từ các vùng khác trong nước và từ nước ngoài. Vì vậy, muốn nâng cao tiềm lực kinh tế của mình, vùng cần phải thu hút được các luồng từ bên ngoài vào. Để làm được điều này, hiệu quả nhất là gia tăng xuất khẩu. Điều này làm tăng sức sản xuất trong vùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng [46]. 1.1.5.2. Lí thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp Tư tưởng lí thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp ( V.Thunen, 1826) thể hiện trong tác phẩm “Nước cô lập”. Trong đó địa tô chênh lệch là nhân tố then chốt, dẫn đến sự phân chia lãnh thổ của quốc gia thành các vùng sử dụng đất nông nghiệp khác nhau xung quanh thành phố hạt nhân. Tư tưởng của V.Thunen coi thành phố, các cửa vào - ra (cảng biển, sân bay, đầu mối giao thông lớn…) là những “nút”, những trọng điểm của lãnh thổ có sức hút và sức đẩy ảnh hưởng đối với vùng xung quanh. Ý nghĩa quan trọng là nó lập luận cho việc xác định vai trò của một trung tâm và thiết lập các vành đai nông nghiệp biểu trưng cho những khu vực mà kinh tế còn chậm phát triển. Qua đó, các nhân tố động làm cho sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp trở thành sự tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và bảo đảm cho phát triển bền vững [46]. 1.1.5.3. Lí thuyết định vị công nghiệp của A.Weber (1909) Tác phẩm Uber den Standort der Industrie (Theory of the Location of Industries - Lí thuyết về vị trí của ngành công nghiệp) vào năm 1909, A. Weber (1868-1958) đưa ra lí thuyết đầu tiên về định vị công nghiệp. Mô hình của ông đã tính toán các nhân tố không gian cho việc tìm kiếm vị trí tối ưu và chi phí tối thiểu cho các nhà máy sản xuất. Lí thuyết này đưa ra mô hình không gian phân bố công nghiệp trên cơ sở nguyên tắc cực tiểu hóa chi phí và cực đại hóa lợi nhuận. Lí thuyết này ra đời đã giải thích công nghiệp tập trung vào một địa điểm nhất định là do ba lí do, đó là: hướng theo vận tải (nghĩa là các xí nghiệp công nghiệp phân bố hướng đến các khu vực với chi phí vận tải thấp nhất); hướng theo lao động (nghĩa là các xí nghiệp công nghiệp phân bố hướng đến các khu vực có giá nhân công rẻ) và tích tụ (nghĩa là các xí nghiệp công nghiệp phân bố hướng đến các khu vực đã tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp). 23
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Như vậy, có thể nhận thấy trong điều kiện của nước ta hiện nay, nhất là đối với một tỉnh như Bắc Ninh đang có tốc độ phát triển quy mô lãnh thổ công nghiệp cả về chiều rộng, chiều cao và chiều sâu; thì lí thuyết này có giá trị thực tiễn cao và có thể vận dụng vào việc phân bố và phát triển công nghiệp [46]. 1.1.5.4. Lí thuyết về “Điểm trung tâm” Lí thuyết này được hai nhà bác học là W.Christaller và A.Losch đưa ra năm 1933 dựa trên những ý tưởng và mô hình của V.Thunen và A.Weber cũng như những luận điểm cơ bản của Niutơn về lực hấp dẫn. Theo quan điểm của W.Christaller, thành phố là một trung tâm cho tất cả các điểm dân cư khác của vùng, bảo đảm cho chúng về các hàng hóa của trung tâm; thành phố là cực hút, là hạt nhân của sự phát triển, là đối tượng để đầu tư có trọng điểm trên cơ sở nghiên cứu mức độ thu hút và mức độ ảnh hưởng của vị trí trung tâm. A.Losch đưa thêm vào nội dung lí thuyết của W.Christaller, ông cho rằng có một vị trí trung tâm chung, đó là thành phố quan trọng nhất, là đầu mối của toàn hệ thống các điểm dân cư. Lí thuyết các “điểm trung tâm” là cơ sở cho việc bố trí các điểm đô thị mới tại các vùng lãnh thổ còn trống vắng đô thị. Tuy nhiên cần phải xác định được phạm vi ảnh hưởng của các vị trí trung tâm, tức là khu vực lãnh thổ nằm trong phạm vi khống chế, chi phối của trung tâm đó. Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế thì càng xa vị trí trung tâm ảnh hưởng càng giảm dần và sẽ chấm dứt tại điểm mà sự ảnh hưởng bắt đầu mạnh hơn của một trung tâm gần nhất khác [46]. 1.1.5.5. Lí thuyết cực phát triển của F.Perroux Một vùng không thể phát triển kinh tế đều đặn ở tất cả các nơi trên lãnh thổ của nó theo cùng một thời gian, mà nó có xu hướng phát triển ở một hoặc vài nơi, trong khi đó thì ở những nơi khác lại chậm phát triển hoặc bị trì trệ. Các nơi phát triển nhanh là những trung tâm có lợi thế so với toàn vùng trên cơ sở lực hút và lực đẩy. Lý thuyết chú trọng vào những điểm làm phát sinh sự tăng trưởng KT của lãnh thổ. Quan điểm này do Francoi Perroux - nhà kinh tế học người Pháp đề xướng vào đầu những năm 50 thế kỉ XX. Theo ông, trong một vùng không thể phát triển KT đồng đều ở tất cả các điểm trên lãnh thổ của nó theo cùng một thời gian mà luôn có xu hướng hợp tác chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ đầu vào - đầu ra xung quanh một 24
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ngành CN dẫn đầu hay CN mũi nhọn. Nhờ có những ưu thế về công nghệ hiện đại, tốc độ đổi mới sản phẩm (cả về chất lượng, mẫu mã… theo nhu cầu thị trường) và có phạm vi thị trường tiêu thụ rộng lớn, nên ngành CN này ngày càng phát triển nhanh, kéo theo các ngành liên quan đến nó tăng trưởng nhanh hơn các bộ phận khác của nền KT, tạo ra tác động lan tỏa ảnh hưởng theo cấp số nhân đến các bộ phận khác của nền KT. Những năm sau đó, lý thuyết này được Albert Hirshman, Myrdal, Friedman và Harry Richarson tiếp tục nghiên cứu và phát triển, trên cơ sở nhấn mạnh vai trò to lớn của CN và dịch vụ (DV) đối với sự tăng trưởng và phát triển của vùng; chính sự tập trung CN và DV ở các đô thị (các cực) giữ vai trò hạt nhân phát triển. Theo Harry Richarson và Benjamin Higgins, một cực phát triển trước hết cần được hiểu đó là tập hợp các ngành CN có khả năng tạo ra động lực tăng trưởng cho nền KT, có quan hệ tương đó ngày một nhiều hơn. Sự tập trung hóa về lãnh thổ đạt tới một mức nhất định và sau đó hiệu ứng lan tỏa sẽ làm cho các cơ hội phát triển mới bắt đầu xuất hiện ở nhiều địa phương khác. Kết quả là từ sự phát triển của một cực - một lãnh thổ trọng điểm sẽ kéo theo sự phát triển của các vùng lãnh thổ khác, tạo điều kiện cho nền kinh tế của cả vùng lãnh thổ lớn phát triển [46]. 1.1.5.6. Lí thuyết về chu trình sản xuất năng lượng Lí thuyết này của nhà khoa học người Nga N.N. Koloxopxki, 1947 và những lí thuyết về phân bố lực lượng sản xuất của các nhà khoa học Xô Viết (Liên Xô) trước đây. Lí thuyết chu trình sản xuất năng lượng dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên có tính chất “cầm trịch”, trước hết là nguồn năng lượng. N.N. Koloxopxki đưa ra 14 chu trình sản xuất năng lượng, trong đó các chu trình điển hình như: chu trình của các kim loại đen dựa trên các cơ sở khai thác và sử dụng quặng sắt, mangan, crôm, kẽm và các hợp kim; chu trình sản xuất các kim loại màu liên quan đến việc khai thác khối lượng đất, đá lớn, chi phí cao để làm giàu quặng, tiêu thụ nhiều nước, năng lượng điện… Lí thuyết này cũng khẳng định về tính liên tục giữa các khâu trong quá trình sản xuất khép kín để có giải pháp tổ chức sản xuất theo lãnh thổ [46]. 1.1.5.7. Lí thuyết đầu tư tập trung Nội dung của lí thuyết tập trung thể hiện với những điểm chính dưới đây: - Điều kiện ràng buộc: Nguồn vốn đầu tư có hạn; lao động kĩ thuật, điều kiện kết cấu hạ tầng tập trung vào một số nơi. 25
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Chủ trương cả đầu tư tập trung: Tập trung đầu tư để đạt được hiệu quả nhanh, tạo gia tốc cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, giảm bớt số cư dân khó khăn, tạo ra sự ổn định cần thiết cho quá trình tăng trưởng. Chủ trương đầu tư tập trung gắn liền với chủ trương phát triển kinh tế động lực. 1.1.5.8. Lí thuyết phát triển phi cân đối Lí thuyết phát triển phi cân đối với thực tiễn Trung Quốc không chỉ với lựa chọn các ngành kinh tế mũi nhọn, mà còn lựa chọn những vùng lãnh thổ động lực để tập trung đầu tư phát triển chúng. Khắc phục sự mất cân đối lãnh thổ và hình thành định hướng mới cho chiến lược phát triển vùng trên phạm vi cả nước [46]. 1.1.5.9. Lí thuyết về địa - kinh tế mới của Paul Krugman Lí thuyết điạ-kinh tế mới: Nội dung mới trong thuyết Thương mại mới - địa kinh tế mới của Paul Krugman, Giải thưởng Noben Kinh tế năm 2008. Theo đó, “thương mại nội ngành” hoàn toàn có thể là hậu quả của (sự đa dạng) chủng loại sản phẩm và đặc tính sản xuất. Tại sao? Lí do chính là một số CN có đặc tính mà kinh tế học gọi là “tính tiết kiệm do quy mô” (economies of scale): số lượng sản xuất càng cao thì giá chi phí bình quân càng thấp. Đối với loại hàng hóa có tính này thì thế giới chỉ cần vài cơ xưởng sản xuất là đủ. Những cơ xưởng này tất nhiên phải tọa lạc ở nơi nào đó, và quốc gia nào “may mắn” có chúng thì sẽ xuất khẩu những loại hàng ấy, còn các quốc gia khác thì phải nhập khẩu từ họ. Rất nhiều loại hàng có tính “tiết kiệm do quy mô”; quốc gia nào cũng có một số hàng như vậy; mọi chi tiết khác (có thể là do tình cờ của lịch sử) đều không là quan trọng. Quan trọng là cái bức tranh toàn cảnh của thương mại thế giới: Bức tranh ấy được định đoạt bởi những yếu tố như tài nguyên và khí hậu (như trong thuyết thương mại “cũ”), nhưng thêm vào đó là rất nhiều những chuyên biệt hóa căn cứ trên tính tiết kiệm do quy mô. Quan điểm địa kinh tế mới có giá trị rất quan trọng trong tổ chức không gian kinh tế [35]. 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Các hình thức chủ yếu tổ chức lãnh thổ kinh tế và việc vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế cũng như 26
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thực tiễn tổ chức lãnh thổ kinh tế trên thế giới và Việt Nam trong những năm qua, có thể nhận thấy các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế rất đa dạng theo ngành cũng như theo không gian, về cơ bản một số hình thức TCLTKT phổ biến ở nước ta hiện nay là: a. Hành lang kinh tế Ở nước ta, hành lang kinh tế đã được hình thành và ngày càng có ý nghĩa trong phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ, tiêu biểu là 03 tuyến hành lang kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng; Huế - Đà Nẵng - Dung Quất và Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu. Gần đây Việt Nam và Trung quốc đã thỏa thuận phát triển “hai hành lang, một vành đai” (Hai hành lang kinh tế: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; một vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ). Hiện nay các hành lang kinh tế vẫn đang tiếp tục được hình thành và phát triển trên hầu hết các tuyến trục giao thông trọng yếu. Các hành lang kinh tế được coi như các trục kinh tế động lực, với ý nghĩa là đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của một vùng rộng lớn. Mỗi hành lang kinh tế hay vành đai kinh tế kéo dài đến hàng trăm km, đi qua nhiều tỉnh, thành phố. Các cơ sở sản xuất và dịch vụ của mỗi tỉnh, thành phố là một bộ phận, là một mắt xích trong tổng thể kinh tế của mỗi hành lang. b. Khu kinh tế Ở Việt Nam, thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 4 khóa VIII về việc nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện, trên cơ sở tham khảo các mô hình khu công nghiệp, đặc khu kinh tế; trong điều kiện quốc tế mới và xu hướng chuyển đổi các đặc khu kinh tế sang hình thức các khu khai phát mới, các cơ quan chức năng cùng các tỉnh đã tiến hành nghiên cứu về mô hình “khu kinh tế phát triển”. Thực tế cho thấy, hình thức khu kinh tế mang tính tổng hợp, vừa có hoạt động công nghiệp, vừa có hoạt động thương mại, du lịch, nhà ở và các công trình công cộng; trên cơ sở đó phát huy được sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các loại hình tổ chức lãnh thổ kinh tế. Nó có khả năng khắc phục được nhược điểm của hình thức khu công nghiệp chỉ có hoạt động công nghiệp mà không có hoạt động thương mại và không có nhà ở cũng như các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh. Ngoài các khu kinh tế ven biển đã nêu trên, ở nước ta còn tồn tại hai loại khu 27
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 kinh tế tổng hợp nhưng tính chất tổng hợp và mức độ phức tạp ít hơn so với khu kinh tế ven biển. Đó là khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế quốc phòng. Khu kinh tế cửa khẩu hình thành và phát triển trên cơ sở có sự tồn tại của một cửa khẩu biên giới với một nước láng giềng và nhờ có sự phát triển của giao thương KT và khách du lịch. Khu kinh tế quốc phòng do quân đội quản lí và làm nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng là chủ yếu, bộ đội cùng nhân dân phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng. c. Vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam có 04 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (gồm Thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh); Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định); Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang) và Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long (gồm TP Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau). d. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, phụ thuộc vào quan niệm và quy mô lãnh thổ của mội quốc gia. Trên cơ sở tổng quan các hình thức của một số nước trên thế giới và gắn với thực tiễn của nước ta, nhất là sau khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của nước ta gồm có: Khu công nghiệp tập trung; Trung tâm công nghiệp; Cụm công nghiệp; Điểm công nghiệp; Dải công nghiệp; Vùng công nghiệp. e. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Ở Việt Nam, hình thức tổ chức lãnh thổ trong NN hiện nay phổ biến là khu nông nghiệp công nghệ cao và vùng chuyên môn hóa cây trồng gắn với công nghiệp chế biến (tổ hợp nông - công nghiệp);Khu nông nghiệp công nghệ cao;Vùng trồng cây chuyên môn hóa gắn với công nghiệp chế biến (tổ hợp nông - công nghiệp); Hợp tác xã; Trang trại f. Tổ chức lãnh thổ dịch vụ - Đối với ngành du lịch, các hình thức tổ chức lãnh thổ rất phong phú và từ thấp đến cao là: điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch và vùng du lịch. - Đối với hoạt động thương mại, thì hệ thống mạng lưới bán lẻ, mạng lưới chợ; 28