SlideShare a Scribd company logo
1 of 75
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
___________________________
NGUYỄN VĂN HIỆU
NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP
LUẬT HỢP ĐỒNG: TỪ GÓC NHÌN THÚC
ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
___________________________
NGUYỄN VĂN HIỆU
NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP
LUẬT HỢP ĐỒNG: TỪ GÓC NHÌN THÚC
ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Văn Hiệu, mã số học viên: 7701241276A, là học viên lớp
Cao học Luật LLM 01, Khóa 24, chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại
học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài
“NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG: TỪ GÓC
NHÌN THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI
VIỆT NAM” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết
quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa
học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của
một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể
kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách
quan và trung thực.
Học viên thực hiện
Nguyễn Văn Hiệu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................i
MỤC LỤC...............................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................................iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG ..... 10
1.1. Nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng.................................................. 10
1.1.1. Các nguyên tắc trong giao kết hợp đồng.......................................................................... 10
1.1.2. Xu hướng phát triển của nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng..................... 14
1.2. Nguồn gốc nhu cầu và khả năng xác định công bằng ........................................... 17
1.2.1. Từ tự do đến công bằng trong nguyên tắc giao kết hợp đồng.......................................... 17
1.2.2. Xác định công bằng.......................................................................................................... 21
1.3. Kết luận Chương 1................................................................................................. 25
CHƯƠNG 2: CÔNG BẰNG VÀ TỰ DO HỢP ĐỒNG.................................................... 27
2.1. Hai vấn đề về tự do hợp đồng................................................................................ 27
2.1.1. Tự do ý chí trong giao kết hợp đồng (vấn đề 01) ............................................................. 29
2.1.2. Giới hạn tự do hợp đồng (vấn đề 02) ............................................................................... 38
2.2. Sự tương thích, khả năng đảm bảo tự do hợp đồng với các tiêu chí công bằng ......... 41
2.3. Kết luận Chương 2 ...................................................................................................... 45
CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VỚI NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG VÀ
THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DNNVV TẠI VIỆT NAM.................................................... 47
3.1. Pháp luật về hợp đồng và chức năng kinh tế........................................................ 47
3.1.1. Nguồn gốc và bản chất..................................................................................................... 47
3.1.2. Vai trò và ý nghĩa ............................................................................................................. 50
3.2. Nguyên tắc công bằng với bất cân xứng vị thế giao dịch và Chính sách công về
DNNVV ............................................................................................................................. 51
3.2.1. Tồn tại và khắc phục bất cân bằng vị thế giữa DNNVV và DN lớn hơn .................... 53
3.2.2. Chính sách phát triển DNNVV và pháp luật hợp đồng của Việt Nam........................ 55
3.3. Kết luận Chương 3................................................................................................. 60
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
KẾT LUẬN........................................................................................................................... 63
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
iii
Thúc đẩy phát triển DNNVV bằng một nguyên tắc pháp luật........................................... 63
Nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng............................................................... 63
Bất cân xứng vị thế giao dịch và ứng dụng một đạo luật................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................i
ẤN BẢN................................................................................................................................i
XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ .......................................................................................................xi
Trang Web.......................................................................................................................... xx
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT.....................................................xxii
VBQPPL...........................................................................................................................xxii
HỒ SƠ XÂY DỰNG LUẬT...........................................................................................xxiv
PHỤ LỤC........................................................................................................................... - 0 -
PHỤ LỤC 01: CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DNNVV Ở
VIỆT NAM -1-
PL01.1. Từ trước năm 2001 – Gia đoạn tiền chính sách .......................................................... - 1 -
PL01.2. Từ 2001 đến 2017 – Hình thành và thúc đẩy chính sách ............................................ - 2 -
PHỤ LỤC 02: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CÔNG ........................................................ - 7 -
PL02.1. Kỹ thuật lập chính sách công dựa vào đâu? ................................................................ - 7 -
PL02.2. Công cụ thiết kế và thực hiện chính sách .................................................................... - 8 -
PL02.3. Đánh giá và hiệu quả của chính sách công ................................................................. - 9 -
PL02.4. Các đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV đã thực hiện ............................. - 11 -
PHỤ LỤC 03: TỰ DO KHÔNG PHẢI LÀ KHẢ NĂNG ĐƯỢC LỰA CHỌN – TỰ DO
LÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ TẬP THỂ, GIỮA CÁ THỂ VÀ XÃ HỘI,
GIỮA CÔNG DÂN VÀ NHÀ NƯỚC. .......................................................................... -16-
PL03.1. Quan điểm cổ đại ...................................................................................................... -17-
PL03.2. Quan điểm cận - hiện đại .......................................................................................... -19-
PL03.3. Hình thành Luật ........................................................................................................ -25-
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. i
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ KH-ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ LĐ-TB-XH Bộ Lao động – Thương binh, và Xã hội
CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
CSC Chính sách công
CSHT-PT Chính sách hỗ trợ-phát triển
CSPT Chính sách phát triển
DN Doanh nghiệp
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DoE Khoa Kinh tế thuộc Trường đại học Copenhagen
FTAs Các hiệp định thương mại tự do
HTX Hợp tác xã
ILSSA
Viện khoa học lao động và xã hội thuộc Bộ Lao đông – Thương
binh và Xã hội
JETRO Japan External Trade Organization
KTFC Korea Fair Trade Commission
Luật HT DNNVV Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
MSMEs Micro, Small and Medium Enterprises
NCIF
Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia. Thuộc
Bộ KH-ĐT
NĐ56/2009
Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển
DNNVV ban hành ngày 30 tháng 6 năm2009
NĐ90/2001
Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển
DNNVV ban hành ngày 23/11/2001.
NQ10 Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 1988
Nxb Nhà xuất bản
SB Small Business
SME Small and Medium Enterprise
SMEs Small and Medium Enterprises
TCTK Tổng cụ Thống kê
TGLV Tác giả luận văn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
v
TTXVN Thông tấn xã Việt Nam
UBTVQH Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
UCC Uniform Commercial Code
UNIDTROIT International Institute for the Unification of Private Law
UNU-WIDER
Viện Nghiên cứu kinh tê phát triển thuộc United Nations
University
USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
VBIS Viện phát triển Doanh nghiệp thuộc VCCI
VBPL Văn bản pháp luật
VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
VPQH Văn phòng Quốc hội
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vi
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hợp đồng là thỏa thuận trao đổi lợi ích giữa các bên. Tự do không còn
luôn mang đến sự công bằng từ một luật tư về nghĩa vụ. Pháp luật ngày càng
quan tâm tới tình huống bất cân xứng vị thế trong thỏa thuận hợp đồng. Công
lý thúc bách trái vụ phải thực hiện, và để thỏa thuận là của tự do ý chí, tự do
hợp đồng cần đến công bằng như sự bổ trợ cơ bản.
DNNVV luôn được ưu tiên bởi CSC và pháp luật vì bao phủ đại đa số
ngành nghề, cung cấp trên 75% việc làm xã hội, giúp đảm bảo an sinh và phúc
lợi. Nhưng nền kinh tế thị trường thất bại tại điểm mà “bàn tay vô hình” không
cùng khối tư nhân vượt qua được. Hạn chế nhân lực, tài chính, thông tin,…
DNNVV sẽ rơi vào vòng xoáy đi xuống của chất lượng sản phẩm, đạo đức, ủy
quyền… một sự đổ vỡ tự nhiên từ sự bất cân xứng vị thế giữa DN nhỏ và DN
lớn hơn trong cuộc truy lùng lợi ích tối đa.
Mục tiêu CSC hướng đến lợi ích lớn nhất cho xã hội: hành động của
chính phủ giải quyết khó khăn, bức thiết mà người dân không tự mình vượt qua
được. Pháp luật với vai trò công cụ thực hiện CSC là pháp luật hiện thực hóa
vào cuộc sống. Pháp luật vị công bằng, vì phát triển.
Từ góc nhìn ấy, Pháp luật hợp đồng với vai trò là công cụ tham gia thị
trường của mỗi DN, cần đến những quy định, hay đạo luật đảm bảo cho quyền
lợi chính đáng được cân bằng với nghĩa vụ của DNNVV khi ký kết với DN lớn
hơn đáng kể. Hợp đồng được thực hiện với chi phí thấp nhất, hiệu quả và thỏa
đáng lợi ích là động lực thúc đẩy đầu tư, thúc đẩy kinh doanh. Đó cũng chính là
động lực để DNNVV phát triển, động cơ để đầu tư vào DNNVV.
Nền tảng đầu tiên là hệ thống hóa lý thuyết về công bằng, hướng đến
những quy định cụ thể trong lĩnh vực hẹp như hợp đồng thầu phụ, mà tính kế
thừa lịch sử đã chỉ ra sự hiệu quả của nó.
Từ khoá: hợp đồng, tự do, tự do ý chí, bất cân bằng vị thế, thất bại thị trường,
công bằng, nguyên tắc cơ bản, kinh tế thị trường, chính sách công, DNNVV.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0 với những phương thức sản
xuất đang làm thay đổi kết cấu xã hội, thách thức thể chế của mỗi nền kinh tế. CSC,
pháp luật cùng vai trò của các chế định pháp lý cần được soi xét dưới giác độ thiết
thực và đương đại.
Đảm bảo công bằng luôn là nhiệm vụ của pháp luật.1
Công bằng là gì? Một
DN yêu cầu bên gia công chỉ được sử dụng thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Đài
Loan khi thực hiện hợp đồng gia công, liệu có phải là một thoản thuận công bằng?
Nếu DHL sử dụng những điều khoản “cứng” khi “thuê” các công ty vận tải bản địa thì
sẽ có những rủi ro gì?
Một khế ước trong xã hội luôn tồn tại đồng thời hai hướng: các bên với nhau;
và các bên ấy với phần còn lại của xã hội. Những giá trị xã hội, cộng đồng còn được
quy ước là lợi ích công cộng. Tự do hay công bằng cũng cần xét trên hai chiều của
mối quan hệ như vậy. Lẽ công bằng tại khoản 3, Điều 45 BLTTDS 2015 chưa đủ đảm
bảo cho một nguyên tắc phổ quát về công bằng trong mối quan hệ dân sự.
Quan hệ hợp đồng luôn đề cao tự do ý chí, các bên dường như không cần thực
hiện hay đảm bảo một nguyên tắc có tên là công bằng. Nhưng những ngoại lệ ngày
một nhiều đang làm thay đổi quan niệm này. Việc ra đời của các quy định loại bỏ hiệu
lực các điều khoản hợp đồng bất công bằng (Unfair Contract Term Act – UCTA) gần
như cùng lúc trong cả cộng đồng Common law và Civil law đã cho thấy điều đó. Và
nó tiếp phát triển, từ bảo vệ người tiêu dùng trước các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ
đầy sức mạnh, thêm vào đó là xác định DNNVV cũng cần được đảm bảo công bằng
trong quan hệ hợp đồng với DN lớn hơn.
DNNVV hết sức quan trọng. Hoa Kỳ có 28,8 triệu DNNVV, chiếm 99,7% số
DN, sử dụng 58,6 triệu lao động tức 48% lực lượng tư nhân2
; Nhật Bản là có 3.8 triệu
DNNVV, bằng 99,7% tổng số DN, thu hút 33.61 triệu lao động tức hơn 70% lực
lượng lao động;3
Hàn Quốc là: 3,2 triệu, chiếm 99% tổng số DN thu hút 87,9% tức
1
Lê Quang Vy, Lương Văn Trung, 2015, Lẽ công bằng, công lý và vai trò của tòa án, Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Online, http://www.thesaigontimes.vn/132061/Le-cong-bang-cong-ly-va-vai-tro-cua-toa-an.html, truy cập lần
cuối ngày 29/2/2018.
2
U.S. Small business Administration, 2016, United States Small Business Profile 2016, SBA Office of
Advocacy, tr.1.
3Tham khảo tại cơ quan SMEs Nhật Bản, http://www.chusho.meti.go.jp/sme_english/index.html, [truy cập lần
cuối ngày ngày 15/11/2017]
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
khoảng 15 triệu lao động, đóng góp 37,5% về tổng lượng hàng hoá xuất khẩu.4
; Thái
Lan là: 3 triệu DNNVV, chiếm trên 99% tổng số DN thu hút 10,5 triệu lao động,
chiếm 78,2% tổng số người làm việc, giá trị sản lượng chiếm 37,8% GDP;5
và tại Việt
Nam là: 98% trên tổng số gần 600.000 DN cả nước, và chiếm 41% nguồn thu ngân
sách, 49% GDP, 78% lao động toàn xã hội.6
Nên DNNVV không chỉ là xương sống
của nền kinh tế mà còn đảm bảo an sinh, tạo dựng phúc lợi xã hội, cân bằng cơ cấu
ngành nghề… và là chiếc nệm hơi chống lại những cuộc khủng hoảng kinh tế bằng sự
nhỏ bé và linh động của chính mình.7
Nên CSC về DNNVV luôn được ưu tiên hàng
đầu.
Sáng kiến lập pháp đến từ mục tiêu chính sách, nhưng chính sách hỗ trợ (phát
triển) DNNVV của chúng ta có mục tiêu là gì? Mục tiêu 1 triệu DN vào năm 2020? 8
Và giải pháp cho mục tiêu là khắc phục những yếu thế bản sinh về vốn, nhân lực….
có lẽ ngân sách quốc sẽ không bao giờ là đủ. Một giải pháp pháp lý về cơ bản rẻ hơn
và có hướng tới khắc phục những gì thị trường không tự mình đạt được sẽ là giải pháp
căn cơ cho động lực của phát triển.
Từ những vấn đề đã nêu về nhu cầu nghiên cứu, với góc độ pháp luật kinh tế
ứng dụng, người học chọn đề tài: NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP
LUẬT HỢP ĐỒNG: TỪ GÓC NHÌN THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM.
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu
2.1. Giả thuyết nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu và chứng minh cho giả thuyết: Công bằng là
nguyên tắc đang phát triển trong pháp luật hợp đồng. Công bằng cũng có thể xác định
trên một khung lý thuyết cụ thể về nội hàm cũng như cấu trúc. Từ đó làm nền tảng để
4Bộ SMEs và Startups Hàn Quốc, Status of Korean SMEs,
http://www.mss.go.kr/site/eng/02/10202000000002016111504.jsp, [truy cập lần cuối ngày 22/11/2017]
5 NCSEIF, Hoạt động của các DNNVV trong khối ASEAN, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp -
Bộ Công thương. http://www.ipsi.org.vn/TinTucChiTiet.aspx?nId=758&nCate=2, [truy cập lần cuối ngày
23/8/2017]
6
WT5 – Nhóm làm việc Hỗ trợ DNNVV, 2016, Đề xuất chính sách cho Luật HT DNNVV Việt Nam 2017,
Sáng kiến chung Việt Nhật – Gia đoạn VI, JETRO, tr.7.
7
Tham khảo các tài liệu:
- Lê Phương, 2016, Chính sách tài chính hỗ trợ DNVVN đổi mới công nghệ, thực trạng và giải pháp, Tạp chí
Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, tập 32, số 2. tr.75-82.
- Trần Minh Sơn, 2008, Thực tiễn cơ chế đảm bảo tiền vay đối với các DNNVV, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 12 (128), tháng 8/2008, tr.39-42.
8Đức Minh, 2017, Đến năm 2020, Việt Nam phải có 1 triệu DN, Báo điện tử Thời báo Tài chính Việt Nam, Bộ Tài
chính, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2017-04-03/den-nam-2020-viet-nam-phai-co-1-trieu-
doanh-nghiep-42140.aspx, [truy cập lần cuối ngày 23/12/2017]
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
củng cố, xây dựng những quy phạm pháp luật công bằng cho hợp đồng có sự bất cân
xứng về vị thế giao dịch. Cụ thể hơn, nhóm DNNVV khi tiến hành giao kết với DN
lớn hơn, mà vẫn không làm mất đi vai trò trung tâm của tự do ý chí. Và với vai trò
công cụ thực hiện CSC, pháp luật hợp đồng với nguyên tắc công bằng góp phần khắc
phục khuyết điểm của thị trường tự do, đảm bảo hiệu quả chính sách.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
1. Có hay không nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng?
2. Nguyên tắc ấy có xung đột với tự do ý chí và tự do hợp đồng?
3. Nguyên tắc công bằng có vai trò như thế nào trong thúc đẩy sự phát triển
của DNNVV ở Việt Nam?
3. Tình hình nghiên cứu
3.1. Vấn đề: Nguyên tắc công bằng trong giao kết hợp đồng
Là vấn đề ít xuất hiện trong các phân tích luật học ở Việt Nam. Trên thế giới,
các nghiên cứu về công bằng (fair, justice, impartial,…) xuất hiện nhiều trong các
nghiên cứu về hợp đồng, có thể kể đến: Florian Rödl với Contractual Freedom,
Contractual Justice, and Contract Law (Theory), 9
hay Satu Kähkönen và Patrick
Meagher trong Contract Enforcement and Economic Performance,10
… thậm chí phát
triển những học thuyết về điều khoản không công bằng (Unconscionability doctrine),
thỏa thuận lại hợp đồng trong điều kiện khó khăn (Undue Hardship), hay hạn chế rút
lui khỏi hợp đồng (Promissory Estoppel). Nó cũng là sự phát triển hiện đại của
nguyên tắc cân bằng lợi ích hợp đồng rebus sic stantibus, luôn đứng cạnh nguyên tắc
tuân thủ hợp đồng (pacta sunt servanda).
Vai trò của công bằng trong pháp luật hợp đồng cũng là một khía cạnh mà
pháp luật hợp đồng đương đại thực sự quan tâm và hướng đến. Trong đó có Rosalee S
Dorfman với The Regulation of Fairness and Duty of Good Faith in English Contract
Law: A Relational Contract Theory Assessment, 11
Bhag Singh với Fairness in
contracts,12
…
9Florian Rödl, 2013, Contractual Freedom, Contractual Justice, and Contract Law (Theory), Law
and Contemporary Problems – Journal, Vol 76, số 2 năm 2013, tr. 57-70 tại
https://scholarship.law.duke.edu/lcp/vol76/iss2/5, [tải xuống lần cuối ngày 13/01/2018]
10 Satu Kähkönen, Patrick Meagher, 1997, Contract Enforcement and Economic Performance, Journal of
African Development, African Finance and Economic Association, vol. 4(1), pages 9-30. Từ kho dữ liệu của
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ: http://pdf.usaid.gov/pdf_docs/Pnace021.pdf, [tải xuống lần cuối ngày
29/10/2017]
11
Rosalee S Dorfman, 2013, The Regulation of Fairness and Duty of Good Faith in English Contract Law: A
Relational Contract Theory Assessment, Leeds Journal of Law & Criminology • Vol. 1 No. 1, tr.91-116.
12 Bhag Singh, 2010, Fairness in contracts, https://www.thestar.com.my/lifestyle/features/2010/05/04/fairness-
in-contracts/, [truy cập lần cuối ngày 13/01/2018]
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
Nhưng các nghiên cứu cả về lý thuyết lẫn ứng dụng ấy cũng chưa hướng tới
một hệ thống pháp luật với đặc điểm riêng biệt về xã hội và kinh tế như Việt Nam. Ở
góc độ này, Yves Marie Latheir trình bày Những nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp
đồng trong pháp luật Pháp,13
trong khuôn khổ đóng góp xây dựng pháp luật Việt
Nam. Nguyên tắc công bằng đã được chỉ ra, song nghiên cứu chi tiết và mang tính
ứng dụng thực tiễn cũng chưa thật sự hướng đến vấn đề về phát triển kinh tế.
Gần nhất có thể kể đến Phạm Hoàng Giang với Sự phát triển của pháp luật
hợp đồng từ nguyên tắc tự do giao kết đến nguyên tắc công bằng.14
Đây là bài viết đã
tóm tắt nhiều ý tưởng mà TGLV đề cập đến. Song điểm mới của luận văn đó là: đã đi
sâu nghiên cứu các khái niệm pháp lý, làm cơ sở hình thành lý luận, để từ đó, bên
cạnh yêu cầu của thực tế mà đi đến tạo dựng các quy tắc pháp luật, xây dựng thiết chế
để hợp đồng được tạo lập với chi phí thấp nhất, giúp tăng niềm tin nhà đầu tư, kích
thích phát triển kinh tế. Hướng đến nền kinh tế chia sẻ, bền vững của xã hội văn minh.
3.2. Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng hay bên yếu thế
Vấn đề đảm bảo quyền lợi hay cân bằng lợi ích giữa bên yếu thế và bên mạnh
thế không còn là vấn đề mới ngay cả ở nước ta. Từ năm 1999, bằng Pháp lệnh Bảo vệ
người tiêu dùng và Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa mở ra cơ sở cho nguyên tắc bảo vệ
người tiêu dùng. Sau này là những quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng 2010, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007. Cũng như các quy định trong
BLDS 2005, BLDS 2015 và Thương mại 2005 đã góp phần hình thành cơ chế bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
Đó là một trong những khía cạnh cơ bản mà pháp luật bảo vệ bên yếu thế đề
cập đến. Các nghiên cứu có hướng đến pháp luật về bảo vệ bên yếu thế từ nhu cầu cân
bằng lợi ích mà giới hạn tự do hợp đồng như Những giới hạn của ý chí và vấn đề bảo
vệ người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay của Nguyễn Trọng
Điệp và Cao Thị Hồng Giang15
, hay Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong gia đoạn tiền
hợp đồng – pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới của Nguyễn Bình Minh,
Hà Công Anh Bảo; và Quyền con người và giới hạn tự do hợp đồng của Nguyễn Thị
Thu Trang,… đưa đến những kết luận về việc chia tách các khía cạnh của một nguyên
13 Yves Marie Latheir, 2012, Những nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng trong pháp luật Pháp,
Civilawinfor tổng hợp từ Kỷ yếu toạ đàm về sửa đổi BLDS của Nhà pháp luật Việt – Pháp, ngày 14-15/6/2012.
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2017/09/07/nhung-nguyn-tac-k-ket-v-thuc-hien-hop-dong-trong-php-
luat-php/, [truy cập lần cuối ngày 01/02/2018]
14
Phạm Hoàng Giang, 2006, Sự phát triển của pháp luật hợp đồng từ nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng đến
nguyên tắc công bằng, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10 năm 2006, tr. 28-31.
15
Nguyễn Trọng Điệp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
tắc tổng quát đảm bảo cân bằng lợi ích và công bằng giữa quyền lợi với nghĩa vụ,
nhưng chưa chỉ ra nguyên tắc phổ quát ấy.
Gần đây hơn, Nguyễn Khánh Trung và Trần Thị Kim Phương có đánh giá về
mối quan hệ bất cân bằng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại qua nghiên cứu
Cân bằng lợi ích giữa các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại – Lý luận và
thực tiễn. Song nghiên cứu dừng lại ở khẳng định về sự căng thẳng trong quan hệ
nhượng quyền thương mại giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền, sự cân
bằng lợi ích sẽ thúc đẩy sự thiện chí cũng như thúc đẩy thực hiện hợp đồng, mang về
lợi ích cho cả hai bên. Nghiên cứu cũng đánh giá rằng thiện chí và trung thực là không
đủ để làm nên một hợp đồng nhượng quyền công bằng, mà nó cần đến những quy
định có tính bắt buộc của pháp luật. Và hai tác giả đã bỏ qua vị thế thương lượng khi
tiến hành thỏa thuận, tình trạng phụ thuộc (lock-in) khi thực hiện hợp đồng, cũng như
tác động mang tính lợi ích xã hội của hợp đồng nhượng quyền để làm nền tảng cho
quy định can thiệp của pháp luật vào tự do hợp đồng.
Quá trình phát triển của khu vực pháp luật Châu Âu lục địa và hệ thống pháp
luật Anh-Mỹ xây dựng một học thuyết nền tảng cho sự can thiệp của Tòa án vào tự do
hợp đồng đó là học thuyết về giao dịch không công bằng (Unconscionability
Doctrine). Học thuyết là nền tảng của Unfair Contract Terms Act 1977 và phát triển
Sale of Goods Act 1979, Supply of Goods and Services Act 1982 tại Vương quốc Anh,
cũng như Chỉ thị chung về điều khoản lạm dụng năm 1993 (93/13/EEC) của Liên minh
Châu Âu và những quy định sau này.
Unconscionability không chỉ ra đâu là công bằng nhưng không công bằng
được biểu hiện trên các yếu tố: 1, bên yếu thế phải ở trong một tình trạng bất lợi một
cách nghiêm trọng vì những yếu điểm hoặc hạn chế nhất định; 2, bên ngược lại có
những hành động không đúng để trục lợi từ bất lợi của bên kia, 3, các điều khoản
trong hợp đồng không công bằng hoặc mang tính ép buộc; 4, bên yếu thế không nhận
được sự tư vấn pháp lý độc lập nào (khả năng tiếp cận pháp luật bị hạn chế).
16
Đó là
cơ sở để các luật gia phát triển các quan điểm về công bằng và bảo vệ bên yếu thế
trong pháp luật hợp đồng. Như Josse .G Klijnsmat với Contract Law as Fairness. A
Rawlsian Perspective on the Position of SMEs in European Contract Law đã kết hợp
Unconscionability Doctrine với công lý, công bằng trong hệ thống học thuyết của
16
Janet O’Sullivan, Jonathan Hilliard, 2012, The law of contract (5
th
Edition), Oxford University Press,
Oxford, tr.292-293.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
John Rawls để đưa DNNVV trở thành đối tượng cần bảo vệ trước sự bất công bằng
xuất hiện do tình trạng yếu thế gây ra.
Các vấn đề phát triển ngoài Việt Nam đã chỉ ra rằng, nền tảng của các quy
định được xây dựng trên sự thử thách và đặc thù từ thực tiễn áp dụng các lý luận pháp
lý hay học thuyết pháp lý. Nên, một nghiên cứu hướng đến hình thành nền tảng đó ở
Việt Nam và mở rộng đối tượng theo xu hướng phát triển chung là cần thiết nhưng
chưa xuất hiện.
3.3. Vấn đề nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
Trong số rất ít các nghiên cứu ở Việt Nam hướng đến mảng đề tài này, có thể
kể đến: Về mối quan hệ giữa quyền tự do kinh doanh và trật tự công cộng hay các
nguyên tắc cơ bản, của Phan Huy Hồng và Nguyễn Thanh Tú,17
Lê Hồng Hạnh với
Những nguyên tắc cơ bản trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) nhìn từ kỹ thuật lập
pháp, 18
và Mục đích chính sách của Bộ luật Dân sự và ảnh hưởng của nó tới những
nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự.19
Các nghiên cứu chưa hướng đến nguyên tắc
công bằng và khả năng ứng dụng của nguyên tắc này. Đó cũng là điểm mới của luận
văn khi hướng đến nội dung nghiên cứu.
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu
Mượn góc nhìn của các nhà lập chính sách và lập pháp, đề tài mong muốn
đóng góp những suy nghĩ sơ khởi về việc hình thành lý luận cũng như quy định về
một nguyên tắc có tính tương thích và ứng dụng cao trong pháp luật hợp đồng.
Về cơ bản, công bằng có thể mang lại cho nhà nhà lập pháp và nhà lập chính
sách cơ sở để triển khai những quy định có tính “can thiệp” dựa trên tự do của hợp
đồng. Điều chỉnh những khiếm khuyết của chi phí và thông tin bất cân xứng, điều
luôn là rào cản của bên yếu hơn trên con đường tìm kiếm lợi ích tương xứng thông
qua quan hệ trao đổi của hợp đồng. Lợi ích chính đáng luôn là động lực phát triển
trong một thị trường tự do.
17
Phan Huy Hồng, Nguyễn Thanh Tú, 2012, Về mối quan hệ giữa quyền tự do kinh doanh và trật tự công cộng
hay các nguyên tắc cơ bản, Tạp chí Khoa học pháp lý, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 2012, Số 01 (68), tr.59-
71.
18
Lê Hồng Hạnh, 2014, Những nguyên tắc cơ bản trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) nhìn từ kỹ thuật lập
pháp, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, 2014, Số 9 (317), tr.15-24.
19
Lê Hồng Hạnh, 2014, Mục đích chính sách của Bộ luật Dân sự và ảnh hưởng của nó tới những nguyên tắc cơ
bản của Bộ luật Dân sự, Tạp chí Luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2014, Số9 (172), tr.16-24.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là khả năng phát triển như một
nguyên tắc độc lập cũng như sự tương thích, bổ trợ của công bằng vào tự do trong
pháp luật hợp đồng. Áp dụng cụ thể cho thúc đẩy sự phát triển của DNNVV ở Việt
Nam thông qua vai trò công cụ của pháp luật trong thực hiện CSC.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Cùng với tốc độ phát triển của kinh tế, những nghiên cứu cơ bản về pháp luật
hợp đồng đang diễn ra với nội dung và phạm vi ngày một rộng tại các cộng đồng khác
nhau trên thế giới. Và về công bằng tất nhiên sẽ kéo theo những tranh luận thể hiện
tính đa chiều của quan hệ xã hội, nhất là với một môi trường nhiều đặc thù. Và tính
ứng dụng của nó đang được áp dụng qua những quy phạm của nhiều lĩnh vực pháp
luật khác nhau. Trong giới hạn nghiên cứu pháp luật hợp đồng, luận văn tập trung vào
nội dung hình thành khái niệm và cấu trúc của nguyên tắc hướng tới là công bằng.
Đồng thời chứng minh sự tương thích và bổ trợ với nguyên tắc nền tảng của là tự do
với tự do ý chí.
Nội dung cũng không đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề cụ thể về pháp luật
bảo vệ bên yếu thế hay về hợp đồng mẫu hoặc về một mẫu hợp đồng cụ thể như hợp
đồng gia nhập, hợp đồng điện tử, hợp đồng nhượng quyền thương mại,v.v… . Kể cả
hợp đồng thầu phụ cũng được phân tích cơ bản ở vai trò ứng dụng sẽ góp phần thúc
đẩy kinh tế, cụ thể là phát triển DNNVV, đảm bảo phúc lợi xã hội.
Nguyên tắc công bằng (Equity) đước sử dụng trong pháp luật nước Anh với
vai trò bổ trợ cho hệ thống Common law, và nó có chiều dài lịch sử phát triển cũng
như đặc điểm riêng biệt mà luận văn sẽ không đủ dung lượng để đề cập đến. Các
nghiên cứu Anh ngữ cũng sử dụng thuật ngữ khác ngoài equity. Giới hạn luận văn xin
được tách equity ra khỏi đối tượng nghiên cứu cơ bản.
Về mặt thời gian, bên cạnh các học thuyết và các quy định pháp luật được
nghiên cứu, đề tài hướng đến khoảng thời gian chính sách về DNNVV hình thành và
phát triển từ sau đổi mới, đến bước ngoặt là sự ra đời Luật HT DNNVV 2017 ở Việt
Nam, với nhu cầu phát triển chính sách từ sự học tập mô hình của Hàn Quốc và Nhật
Bản như Bộ KH-ĐT đã khẳng định. Thời gian nghiên cứu trong khuân khổ đào tạo
chung của Đại học Kinh tế Tp.HCM.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết
- Phương pháp lịch sử20
được sử dụng để làm rõ nguồn gốc và mục đích thực
sự của quá trình hình thành khái niệm tự do ý chí.
- Phương pháp ROCCIPI21
được áp dụng vào CSC về DNNVV.
Phụ lục 01 thể hiện quá trình hình thành và phát triển chính sách về DNNVV.
CSC phát triển DNNVV trục trặc khi đặt mục tiêu về số lượng DN. Từ mục tiêu ấy,
các phương pháp giải quyết được đưa ra theo hướng nâng cao lợi ích (I), mà không
quan tâm đến yếu tố cơ hội (O) phát triển đồng đều như đặc tính của khối DNNVV là
bao quát các lĩnh vực trong xã hội; tập trung nhiều vào thay đổi quy trình, thủ tục (P)
hành chính, mà không nhận thấy vấn đề ở trong chính quy tắc (R) hành xử của các
DN; yếu tố năng lực (C) của nhà nước luôn hữu hạn trước những yêu cầu của luôn
thay đổi của thị trường mà đại diện là DN; truyền thông về chính sách và giải pháp
chính sách (C) ở bề nổi, DN khó tiếp cận những thông tin chi tiết; và ý thức hệ (I) của
DN xa rời chính sách vì tiêu cực của khối nhà nước luôn tồn tại, những DN tiếp cận
được lại lạm dụng chính sách, thậm chí tham nhũng chính sách.
Từ đó, lựa chọn vấn đề quy tắc (R) và yếu tố cơ hội (O), bên cạnh phân tích lý
thuyết về CSC tại Phụ lục 02, TGLV nhận ra vấn đề nằm trong xác định mục tiêu
chính sách (được giải quyết trong Phụ lục 02) và xây dựng một nguyên tắc để tạo ra
một cơ chế về cơ hội phát triển đồng đều trên điều kiện đặc thù về năng lực và ý thức
hệ tại Việt Nam. Góc độ pháp luật kinh tế ứng dụng, nội dung chính của luận văn tập
trung vào phân tích quy tắc bên cạnh yếu tố cơ hội như một kết quả của phương pháp
tìm kiếm ROCCIPI trong tìm kiếm nhu cầu cải cách pháp luật.
- Phương pháp so sánh pháp luật22
được áp dụng trong đánh giá về thực trạng
áp dụng, phát triển các nguyên tắc cơ bản trong pháp luật dân sự và hợp đồng của Việt
Nam và Cộng hòa Pháp. Phương pháp cũng được áp dụng khi đối chiếu các quy định
trong các văn bản pháp luật liên đới tới chính sách công về DNNVV của Hàn Quốc và
Nhật Bản với các quy định của pháp luật Việt Nam trong cùng lĩnh vực.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Luận văn là tác phẩm thứ hai sau Sự phát triển của pháp luật hợp đồng từ nguyên
tắc tự do giao kết đến nguyên tắc công bằng của Phạm Hoàng Giang nhắm tới
20
Văn Tạo, 1995, Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic, Viện Sử học xuất bản, Hà Nội, tr. 38.
21
Phạm Duy Nghĩa, 2014, Phương pháp nghiên cứu luật học, Nxb Công an Nhân dân, tr.67-70.
22
Phạm Duy Nghĩa, 2014, tlđd, tr.92.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
vấn đề: nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng tại Việt Nam. Một cách cụ thể
hơn, luận văn chỉ rõ quá trình phát triển của tự do và công bằng trong quan hệ dân sự.
Một sự thích nghi và bổ trợ ngày càng rõ nét, hướng tới những quy tắc pháp luật có
tính thúc đẩy phát triển xã hội.
Luận văn cũng chứng minh xu hướng phát triển của pháp luật một số nước có
nền kinh tế trình độ cao, đang cố gắng bắt kịp xu hướng phát triển của nền kinh tế,
khi nhắm đối tượng DNNVV trở thành một chủ thể cần bảo vệ bằng nguyên tắc
chống điều khoản bất công bằng trong hợp đồng với DN có vị thế cao hơn. Từ đó làm
cơ sở cho đề xuất, cũng như áp dụng nguyên tắc kế thừa lịch sử, để hạn chế rủi ro
trong đề xuất pháp lý.
Nghiên cứu đưa ra những suy nghĩ sơ khởi nhất qua quá trình TGLV đánh
giá tác động của vấn đề bên cạnh các nghiên cứu ngoài Việt Nam. Từ đó hướng tới
phát triển lý luận pháp lý cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề đã nêu.
Góp phần tạo lập góc nhìn pháp lý về quan hệ hợp đồng giữa DNNVV với
DN lớn hơn trong bối cảnh kinh tế thị trường của nền kinh tế tự do toàn cầu, từ đó
đưa ra những quy định góp phần kích thích phát triển nền kinh tế, thúc đẩy sựu phát
triển của DNNVV tại Việt Nam.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG
PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG
Trong Contract Enforcement and Economic Performance, Satu Kähkönen và
Patrick Meaghe nhận định rằng ở cả các nước phát triển và đang phát triển, các hợp
đồng được quản lý bởi cả nhà nước và những cơ chế phi nhà nước. Hiệu quả của các
cơ chế thực thi hợp đồng còn phụ thuộc vào đặc điểm của hàng hóa được trao đổi, chi
phí sử dụng cơ chế, và khả năng dự đoán kết quả hợp đồng. Nhà nước và hệ thống
pháp luật vẫn có vai trò đặc biệt quan trọng trong tạo dựng thể chế thúc đẩy kinh tế
bằng hợp đồng được thực hiện công bình và có thể dự đoán được.23
Công bình (công bằng: theo đúng lẽ phải, không thiên vị24
) được dùng nguyên
bản bằng từ impartial, Oxford Dictionary định nghĩa đơn giản là đối xử bình đẳng,
công bằng, không thiên vị.25
Khái niệm bình đẳng có lẽ đã rất quen thuộc trong pháp
luật hợp đồng Việt Nam, và đó là sự bình đẳng trước pháp luật, tức sự ngang bằng về
địa vị pháp lý, trong khi công bằng lại mới chỉ xuất hiện trong BLDS 2015 trong cụm
thuật ngữ lẽ công bằng.
Luật Hợp đồng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định các nguyên tắc
bắt buộc trong giao kết hợp đồng, tại Điều 5 ghi: “Các bên phải tuân thủ nguyên tắc
công bằng khi ấn định các quyền và nghĩa vụ của mình.26
Như thế nào là công bằng, liệu tồn tại một nguyên tắc về công bằng trong khế
ước đồng thời tương thích với triết lý tự do hợp đồng và phù hợp với môi trường pháp
luật Việt Nam?
1.1. Nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng
1.1.1. Các nguyên tắc trong giao kết hợp đồng
Các nguyên tắc là nội dung cơ bản của pháp luật hợp đồng, tuy nhiên vẫn cần
“luận giải” dựa trên quy định cụ thể của pháp luật, và điều này là cần thiết trong bối
23
Satu Kähkönen, Patrick Meagher, 1997, tlđd, tr. 9-30.
24
Viện ngôn ngữ học, 2006, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng.
25
“Treating all rivals or disputants equally; fair and just.” Oxford Dictionaries – Powered by Oxford University
Press, 2017, tại: https://en.oxforddictionaries.com/definition/us/impartial, [truy cập lần cuối ngày 27/10/2017]
26
Bản dịch của Vụ Pháp chế - Bộ Thương mại (Tài liệu Ban soạn thảo Luật Thương mại sửa đổi). Từ bản gốc
của WIPO: Contract law of The People's Republic of China, 1999.
“Article 5: Fairness
The parties shall abide by the principle of fairness in prescribing their respective rights and obligations.”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
cảnh xã hội pháp quyền mà nước nhà đang hướng tới,27
cùng vai trò của học thuyết
pháp lý còn chưa được thể hiện rõ ràng.
Điều 395 BLDS 1995, Điều 389 BLDS 2005 quy định:
“Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng”
Trong BLDS 2015, nguyên tắc giao kết của hợp đồng được thừa nhận chung
trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.28
Điều 3, BLDS 2015 quy định:
“1.Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để
phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận
không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối
với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm
phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”
Những thay đổi cơ bản trong Chương I và II 29
của BLDS 2015 giúp gỡ bỏ
quy định về nguyên tắc giao kết, thực hiện hợp đồng tại Mục 7, Chương XV. Điều đó
27
Tham khảo nguyên tắc thượng tôn pháp luật của xã hội pháp quyền tại:
- Nguyễn Xuân Tùng, 2011, Bàn về “nguyên tắc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư
pháp, http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1463, [truy cập lần cuối ngày
08/08/2017]
- Đào Trí Úc, 2015, Giáo trình Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
28
Thay đổi đáng chú ý này được Đỗ Văn Đại bình luận rằng hợp đồng cần tuân thủ các nguyên tắc của pháp
luật dân sự như mọi hoạt động dân sự khác. Tham khảo:
- Đỗ Văn Đại (chủ biên), 2016, Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS năm 2015, Nxb. Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam, tr. 348-349.
29
Những nguyên tắc cơ bản trong BLDS 2005 được quy định tại Điều 4 tới Điều 13, đến BLDS 2015 chỉ còn tồn
tại trong duy nhất Điều 3 và trở thành Các nguyên tắc cơ bản trong pháp luật dân sự, làm cho phạm vi điều
chỉnh được mở rộng theo đúng bản chất của pháp luật dân sự mặc dù thu gọn số điều luật quy định. Tham khảo
thêm:
- Vương Thanh Thuý, 2016, Một số điểm mới trong quy định về các nguyên tắc cơ bản của BLDS 2015, trong
Chương 2 của cuốn sách: Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), 2016, Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS
năm 2015, Nxb Tư Pháp, tr. 60-76.
- Đỗ Văn Đại, 2016, tlđd, tr.19-26.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
cũng phù hợp với việc nhìn nhận hợp đồng hình thành trên cơ sở như chính khái niệm
nó mang lại: “là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự”. 30
Như vậy, các nguyên tắc hợp đồng như đã quy định tại BLDS 1995 và BLDS
2005 bao gồm hai nội dung:
- Tự nguyện tham gia, và tự do thoả thuận giao kết; nhưng, không trái pháp
luật (không vi phạm điều cấm của luật)31
, trái đạo đức.
- Bình đẳng; thiện chí, hợp tác; trung thực và ngay thẳng.
BLDS 2015, bên cạnh quy định tự chịu trách nhiệm, có bổ sung thêm nguyên
tắc:
- Không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác.
Các nguyên tắc trước hết là căn cứ để xét xem tính hiệu lực của hợp đồng, và
sau đó còn thể hiện sự ghi nhận quyền cá nhân từ Hiến pháp 2013. Và đây cũng chính
là cơ sở để xác định giới hạn tác động đến quyền giao kết hợp đồng, quyền tài sản và
tự do của cá nhân như những quyền cơ bản (fundamental rights) của con người với
những gì pháp luật không cấm.
Khởi nguyên của những quy định pháp luật về nguyên tắc hợp đồng là một đề
tài rộng lớn với tinh thần pháp luật nhiều biến chuyển. Từ giới hạn nghiên cứu, luận
văn bắt đầu bằng quan điểm của nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp – Nguyễn Đình Lộc
rằng BLDS Việt Nam được xây dựng trên nền tảng cơ bản của BLDS Liên Xô và sự
giúp đỡ của các chuyên gia Pháp, vậy hẳn mô hình pháp luật hợp đồng Việt Nam
được thành hình dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Napoleon và Luật La
Mã,32
và lấy cơ sở ấy để tìm hiểu về nguyên tắc giao kết hợp đồng mà chúng ta đang
sử dụng.33
BLDS Cộng hòa Pháp hay Bộ luật Napoleon là một bộ luật nổi tiếng, nó là
hình mẫu của nhiều BLDS của nhiều nước trên thế giới. Sau dịp kỷ niệm 200 năm ra
30
Điều 385, BLDS 2015.
31
Đây cũng là một thay đổi mang tính cơ bản, song từ góc độ phân tích phục vụ đề tài, tác giả xin phép không đề
cập tới.
32
Nguyễn Đình Lộc, 2004, 200 năm BLDS Cộng hoà Pháp và sự phát triển của pháp luật dân sự Việt
Nam,Tham luận Kỷ niệm 200 năm BLDS Pháp, Nhà pháp luật Việt – Pháp, tr.120-122.
33
Mặc dù như phân tích rằng hợp đồng tồn tại một cách tự nhiên trong mỗi cộng đồng, mỗi xã hội. Nhưng những
nguyên tắc cơ bản mà pháp luật Việt Nam quy định về hợp đồng chỉ bắt đầu xuất hiện khi các bộ Dân luật Bắc
kỳ, Trung kỳ, và Nam kỳ giản yếu được trích lược phần lớn từ BLDS Napolenon được áp dụng. Tham khảo:
- Nguyễn Ngọc Khánh, 2006, Chế định hợp đồng từ Luật La Mã đến BLDS, Tạp chí Kiểm Sát, số 7, tháng 4
năm 2006, tr. 38-41.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
đời, BLDS Pháp đứng trước khả năng sửa đổi. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp
đồng trong pháp luật Pháp, do Nhà pháp luật Việt Pháp tổng hợp tại Kỷ yếu toạ đàm
về sửa đổi BLDS năm 2012,34
được Yves Marie Latheir trình bày các nguyên tắc:
- Nguyên tắc tự do hợp đồng
- Nguyên tắc thoả thuận
- Nguyên tắc tôn trọng trật tự công và thuần phong mỹ tục
- Nguyên tắc ngay tình
So sánh với các nguyên tắc đã nêu về hợp đồng trong BLDS Việt Nam, có thể
thấy sự tương đồng đáng kể, nhưng dường như các nguyên tắc trong pháp luật hợp
đồng Việt Nam chỉ đóng góp vai trò hình thức trong các điều luật chi tiết hơn là được
áp dụng trong thực tiễn pháp luật.35
Trong khi ấy, các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật hợp đồng của Pháp được đánh giá bên cạnh tính hiệu quả khi áp dụng thực tế,
cũng như nhu cầu phát triển của xã hội. Cùng với khả năng bổ trợ lẫn nhau của các
nguyên tắc, pháp luật dân sự Pháp chú ý đến sự xuất hiện và phát triển của các nguyên
tắc khác:
- Nguyên tắc về tính công bằng của hợp đồng
- Nguyên tắc tính hữu ích của hợp đồng
- Nguyên tắc về tính tương xứng giữa các bên
- Nguyên tắc an toàn pháp lý
- Nguyên tắc nhất quán gắn kết
- Nguyên tắc trung thực và hợp tác
- Nguyên tắc tuân thủ các quyền cơ bản
- Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Từ nhu cầu xã hội, các nguyên tắc được thử thách trên thực tế và cân nhắc khả
năng bổ sung vào BLDS của nước Pháp nếu có thể bổ khuyết cho các nguyên tắc đã
tồn tại. Ví dụ như nguyên tắc không phân biệt đối xử - việc phân biệt đối xử sắc tộc
hẳn nhiên là xâm phạm quyền cơ bản của con người, nhưng khi pháp luật dân sự xác
lập các quy định về thay đổi giới tính như một sự đòi hỏi thực tế cũng như quyền cơ
bản, thì có nên cân nhắc một nguyên tắc hợp đồng mà ở đó, các hợp đồng có sự phân
biệt đối tượng chuyển giới, như hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng lao động,… để đảm
34
Yves Marie Latheir, 2012, tlđd.
35
Tham khảo:
- Nguyễn Ngọc Khánh, 2006, tlđd, tr. 41.
- Vương Thanh Thuý, 2016, tlđd, tr. 60-76.
- Bộ Tư pháp, 2013, Tổng kết thi hành Bộ luật dân sự năm 2005, Số: 151/BC-BTP, ngày 15/7/2013.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
bảo lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội hay không? Đó là câu hỏi được các nhà nghiên cứu
lưu tâm.
Các nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam còn ít đề cập tới những vấn đề được kết
nối với nguyên tắc cơ bản của quan hệ dân sự hay pháp luật hợp đồng, ngay cả khi
nhà làm luật đã cập nhật các thuật ngữ lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; lẽ
công bằng thì nội hàm của chúng cũng chưa được làm rõ. Bằng việc bình luận luật,
các nguyên tắc vẫn trừu tượng và khó khăn trong vận dụng . Nguyên nhân cũng một
phần bởi tính đặc thù của hệ thống tư pháp, đã khiến cho sự phát triển nền tảng các
nguyên tắc ấy bị trì trệ. Việc nghiên cứu, phát triển các nguyên tắc pháp lý, lý luận
pháp luật, cũng như phát triển pháp luật nói chung, bên cạnh việc tìm hiểu nguồn gốc
và giá trị nguyên bản, cần được đặt trong bối cảnh (tư pháp trọng văn bản luật, kinh tế
thị trường xã hội chủ nghĩa) và văn hóa (Á Đông với các triết lý Nho giáo, Phật giáo)
của nước nhà.36
Các phân tích về công bằng bên cạnh tự do hợp đồng – tự do ý chí
trong khế ước sẽ được đặt trong bối cảnh cụ thể của kinh tế - xã hội Việt Nam. Nhưng
trước hết, cần xác định quy luật phát triển chung, để tính đặc thù không trở thành cá
biệt trong sứ mệnh phát triển pháp luật.
1.1.2. Xu hướng phát triển của nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp
đồng
Công bằng là nguyên tắc bắt buộc trong pháp luật Anh, đã từng là hệ thống xét
xử độc lập Hoa Kỳ, và đã từng xuất hiện trong nền tư pháp trọng án lệ của nước
Pháp.37
Gần nhất, BLTTDS 2015 tại khoản 2 Điều 4 quy định: “Tòa án không được
từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” và khoản 2
Điều 6 của BLDS 2015 quy định: “Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật
… thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự …, án lệ, lẽ công bằng”.
Và đó được coi là một cơ chế để Tòa án có thể tiếp nhận mọi yêu cầu giải quyết vụ
việc dân sự và các thẩm phán thực hiện nguyên tắc công bằng của pháp luật.38
Với pháp luật hợp đồng thì tự do vẫn là nền tảng cơ bản, công bằng dường như
không đóng vai trò gì trong thỏa thuận của tự do ý chí. Vậy công bằng liệu có cần
thiết cho mối quan hệ hợp đồng ngày nay? Câu trả lời là có. Bởi các vấn đề mới trong
xã hội đang ngày càng nhiều và thay đổi nhanh chóng quan điểm về tự do hợp đồng
trên phạm vi toàn cầu. Giới hạn về các hành vi tự do được xác lập ngày càng rõ ràng
36
Phạm Duy Nghĩa, 2011, tlđd, tr. 36-37.
37
Triệu Quốc Mạnh, 2000, tlđd, tr. 171-172.
38
Lê Quang Vy, Lương Văn Trung, 2015, tlđd.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
và mở rộng phạm vi của nó ở cả hai hướng cơ bản: giữa cá nhân với bên/các bên còn
lại của hợp đồng; và giữa quan hệ hợp đồng với lợi ích công cộng.39
Từ những năm 1970, không chỉ ở Pháp, mà hầu hết các nước phát triển tại
châu Âu cũng như trên thế giới, đã nhận ra những quy định chung về nguyên tắc hợp
đồng nhằm đảm bảo cho hiệu lực hợp đồng là không đủ để bảo vệ một bên yêu thế
hơn tránh khỏi sự lợi dụng từ những điều khoản của hợp đồng của các tổ chức, thương
nhân ngày một lớn mạnh theo đà phát triển của kinh tế toàn cầu. Động thái đầu tiên là
sự ra đời của các hợp đồng mẫu được cơ quan nhà nước soạn thảo và áp dụng tại các
quốc gia như Mỹ, Thụy Điển, Anh, Đan Mạch, Đức,… Liên minh châu Âu cũng xác
định tồn tại sự mất cân xứng trong hợp đồng, và đã thông qua Chỉ thị chung về điều
khoản lạm dụng năm 1993 (93/13/EEC).40
Những quy định ấy vẫn chủ yếu nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi những điều
khoản mà khi ký, họ không đủ khả năng để xác định rằng liệu họ có bị xâm phạm về
quyền lợi hay không, hay phát sinh từ sự bất cân bằng vị thế giữa họ và nhà sản xuất,
cung cấp dịch vụ trong hợp đồng gia nhập, tiêu dùng.
Trong pháp luật nước Anh, vai trò của công bằng trong pháp luật hợp đồng
cũng là một vấn đề ngày càng được chú ý và trở thành đề tài tranh luận của cộng đồng
pháp lý. Bên cạnh hệ thống án lệ cùng các thẩm phán có thẩm quyền giải thích pháp
luật, các nguyên tắc trung thực và thiện chí được cho rằng không đầy đủ và mang yếu
tố chủ quan của các bên tham gia hợp đồng. Các yếu tố ấy chỉ là biểu hiện chứ không
đảm bảo được công bằng khách quan của quan hệ khế ước. Hợp đồng là lời hứa thực
hiện, nên nó không chỉ là một thỏa thuận của ý chí hay tâm tưởng, quan hệ hợp đồng
cần được giải thích trên mối quan hệ giữa các bên của hợp đồng và quan hệ hợp đồng
với cộng đồng, xã hội. Tính gay gắt của cưỡng bách thực hiện nghĩa vụ đã cam kết sẽ
trở nên chủ quan nếu không căn cứ vào khả năng thực hiện; thực tế; năng lực; yếu tố
khách quan của các bên. Ngay cả việc vô hiệu hợp đồng do nhầm lẫn, lừa dối, cưỡng
ép, mất năng lực hành vi tạm thời (thiếu tự chủ)… cũng sẽ trở thành công cụ để đào
tẩu khỏi nghĩa vụ thực hiện hợp đồng một cách hợp pháp nếu chỉ căn cứ vào tự do
hợp đồng mà không giải thích trên nguyên tắc công bằng. Tiến trình đánh giá và xem
39
Rosalee S Dorfman, 2015, The Regulation of Fairness and Duty of Good Faith in English Contract Law:
A Relational Contract Theory Assessment, Leeds Journal of Law & Criminology, Vol.1, No.1, tr.91-116.
40
Alexandre David, 2010, Điều khoản lạm dụng trong pháp luật về tiêu dùng ở Cộng hòa Pháp và châu Âu, Hội
thảo về dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nhà pháp luật Việt-Pháp.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
xét ấy đã đem lại kết quả là học thuyết Undue Hardship, Promissory Estoppel, và các
đạo luật cụ thể như Unfair Contract Terms Act (UCTA) 1977.41
Như vậy, không chỉ cần các bên tự nguyện, tự do thảo thuận, ý chí các bên
thống nhất trong các hợp đồng với sự trung thực và thiện chí cùng nội dung thỏa thuận
không vi phạm điều cấm của pháp luật, mà một phần tính hiệu lực của hợp đồng còn
được nhìn nhận dưới góc độ bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng, hướng
tới bảo đảm tính công bằng về lợi ích, chứ không chỉ là bình đẳng về địa vị pháp lý.
Phạm Hoàng Giang phân tích Sự phát triển của pháp luật hợp đồng từ nguyên
tắc tự do giao kết đến nguyên tắc công bằng đã chỉ ra xu hướng phát triển của nguyên
tắc chính yếu trong pháp luật hợp đồng đã chuyển từ tôn trọng tối đa tự do của các
bên tham gia hợp đồng sang tìm kiếm một nguyên tắc đảm bảo sự tự do trong giới hạn
của lợi ích giữa các bên của hợp đồng và kể cả là đảm bảo lợi ích ấy trong khuôn khổ
của lợi ích chung của xã hội.42
Và xu hướng ấy phát triển của nguyên tắc công bằng không dừng lại ở bảo bệ
quyền lợi của bên yếu thế là cá nhân như khách hàng, người tiêu dùng. Chính phủ Hàn
Quốc phát triển một chính sách chung có tên là Thương mại Công bằng dưới sự quản
lý của KFTC (Korea Fair Trade Commission),43
cùng tuyên ngôn hướng đến sự công
bằng trong phát triển thương mại trong và ngoài Hàn Quốc thông qua các nhóm chính
sách về Cạnh tranh, Người tiêu dùng, Nhà thầu phụ, và Cạnh tranh thương mại quốc
tế.44
Đặc biệt chính sách về Nhà thầu phụ với Đạo luật Hợp đồng thầu phụ công bằng
(Fair Transactions in Subcontracting Act) cho thấy rõ mối quan tâm trong phát triển,
cụ thể hóa nguyên tắc pháp luật nhằm kích thích kinh tế, thúc đẩy phát triển, mà chủ
thể chính ở đây là DNNVV trong mối quan hệ hợp đồng (thầu phụ cho) DN lớn hơn
từ hai lần quy mô vốn hoặc doanh thu.
Trong The Law of Contract, Janet O’Sullivan và Jonathan Hilliard đã nhắc lại
quan điểm của Ủy ban pháp luật Vương quốc Anh ghi nhận xu hướng này, việc phát
triển các quy tắc về Điều khoản không công bằng (UCTA) đang hướng đến bảo vệ
DNNVV, điều mà vốn dĩ trước đây không có.45
41
Rosalee S Dorfman, 2015, tlđd.
42
Phạm Hoàng Giang, 2006, tlđd, tr. 28-31.
43
Hay vẫn được quen gọi với tên Thương mại Lành mạnh, song lành mạnh có nội hàm rộng hơn công bằng (sát
nghĩa hơn với cụm từ gốc “공정”).
44 Korea Fair Trade Commission (KFTC), Tham khảo: http://www.ftc.go.kr/eng/index.jsp, [truy cập lần cuối
ngày 15/01/2018]
45
Janet O’Sullivan, Jonathan Hilliard, 2012, tlđd, tr.217-218.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
Tóm lại, nguyên tắc công bằng đang thể hiện vai trò ngày càng rõ nét trong
pháp luật hợp đồng và ghi nhận sự dịch chuyển, mở rộng đối tượng từ việc giới hạn tự
do hợp đồng trong khuân khổ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tới đối tượng
DNNVV trước các điều khoản lạm dụng.
1.2. Nguồn gốc nhu cầu và khả năng xác định công bằng
1.2.1. Từ tự do đến công bằng trong nguyên tắc giao kết hợp đồng
Trở lại với Phạm Hoàng Giang và Sự phát triển của pháp luật hợp đồng từ
nguyên tắc tự do giao kết đến nguyên tắc công bằng. Việc thừa nhận tự do tuyệt đối
của hợp đồng xuất phát từ niềm tin rằng công bằng sẽ được thực hiện khi các bên,
bằng ý chí của mình, đưa ra một thỏa thuận và thực hiện thỏa thuận ấy. Quan điểm ấy
của nửa đầu thế kỷ 19, đã nhanh chóng biến chuyển vào thế kỷ 20, các chuyên gia
thừa nhận xu hướng giới hạn tự do hợp đồng ngày càng gia tăng. Từ giới hạn nhằm
bảo vệ lợi ích tập thể đến đảm bảo công bằng cho các bên tham gia hợp đồng. Bởi tự
do đang dần cho thấy những khuyết điểm cần đến khả năng bổ khuyết từ hệ thống
pháp luật cùng vai trò của nhà nước cũng như Tòa án qua nguyên tắc công bằng.46
“Từ đâu mà tự do lại lùi bước trước nguyên tắc có tính can thiệp” trong việc
xác lập một thỏa thuận vốn dĩ là sự tự do thống nhất ý chí của các bên tham gia? Lập
pháp khởi nguồn từ chính sách, chính sách lại đến từ những thúc bách biến chuyển
của xã hội.47
Nền kinh tế xã hội mà kinh tế học là tri thức của nó cung cấp cho các
nhà lập pháp cơ sở để xây dựng chính sách cũng như pháp luật.
Kinh tế học cổ điển (classical economic) với Adam Smith như đại diện tiêu
biểu nhất,48
luôn cho rằng sự tự do trong lao động, sản xuất là con đường ngắn nhất đi
đến sự thịnh vượng. Và khi “bàn tay vô hình” được trang bị thêm sức mạnh về cung-
cầu, về độ thoả dụng biên, về tối đa hoá phúc lợi của trường phái tân cổ điển
(neoclassical) đã đưa kinh tế hàng hoá lên đỉnh cao, khiến cho mọi lĩnh vực của xã
hội đặt lại trọng tâm nghiên cứu của mình: tự do và giá trị nền kinh tế như là các yếu
tố then chốt.49
46
Phạm Hoàng Giang, 2006, tlđd.
47
Bùi Ngọc Sơn, 2006, Những góc nhìn lập pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr.16-17.
48 Encyclopædia Britannica (editors), 2014, Classical economics, tại: https://www.britannica.com/topic/classical-
economics, [truy cập lần cuối ngày 11/12/2017]
49 E. Roy Weintraub, 2014, Neoclassical Economics, Thư viện Kinh tế và Tự do, tại:
http://www.econlib.org/library/Enc1/NeoclassicalEconomics.html#abouttheauthor, [truy cập lần cuối
ngày 11/12/2017]
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
Đó là hai giai đoạn kế tiếp nhau của kinh tế học, một sự thừa hưởng và phát
triển từ những học thuyết về cá nhân, xã hội, cùng góp phần vào thời đại Khai Sáng
của thế kỷ 18 và thành quả của nó trong thế kỷ 19. Nhìn sang góc độ pháp luật ngày
nay, chủ nghĩa tự do kinh tế sớm của thế kỷ 19, đi bên cạnh nó là tự do hợp đồng, như
là một hệ thống tự do không giới hạn, tuyên bố rằng sự công bằng sẽ tự động kết quả
từ một luật chính thức về nghĩa vụ.50
(A)
Lý thuyết kinh tế học hiện đại vẫn chưa tìm ra cách biện giải có thể thay thế
được cho những công thức kinh điển ấy, song đã chỉ ra rằng cung và cầu không được
xây dựng trên những điều kiện lý tưởng – điều luôn xảy ra trên thực tế – sẽ dẫn đến
những thất bại thị trường mà tự nó – bàn tay vô hình – không thể sửa chữa được.51
Và
những tình huống cực đoan như khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là hoàn toàn có thể
xảy ra một lần nữa. Dù các nhà kinh tế học và các chính trị gia có kinh nghiệm về vấn
đề ấy nhiều như thế nào đi nữa, thì thời kỳ kinh tế 2007-2009 như một lời nhắc không
thể lãng quên.
Không xây dựng trên những điều kiện lý tưởng? Bởi không như mô hình rời
rạc của kinh tế học cổ điển52
và những mô hình lý tưởng của kinh tế học tân cổ
điển,53
khi cấu trúc thị trường đứng trước thách thức về tính linh động do sự phát
triển không ngừng của các nền kinh tế, nhưng nhu cầu ổn định vẫn tồn tại như một đòi
hỏi thiết yếu của mỗi cá nhân tham gia vào thị trường, các giao dịch đan xen lẫn nhau
và các bên của hợp đồng đòi hỏi những hiểu biết nhất định. Điều đó dẫn đến các rào
cản của một giao dịch kể cả khi đường cung đã cắt ngang qua đường cầu của thị
trường, chính là chi phí giao dịch và thông tin nắm giữ.54
50
Andreas Abegg, Annemarie Thatcher, 2004, Review Essay – Freedom of Contract in the 19th Century:
Mythology and the Silence of the Sources – Sibylle Hofer’s Freiheit ohne Grenzen? Privatrechtstheoretische
Diskussionen im 19. Jahrhundert (tác phẩm tiếng Đức của Sibylle Hofer, xuất bản bởi Mohr Siebeck, dày 313
trang, với tiêu đề: Tự do không có biên giới ? : Thảo luận lý thuyết về luật tư trong thế kỷ 19), German Law
Journal, Vol. 05 No. 01, tr.101-114. Hai tác giả đã phản biện quan điểm tấn công vào thuyết tự do hợp đồng
của Hofer khi bà gọi tự do không giới hạn là một “huyền thoại” trong lĩnh vực luật tư. Từ góc nhìn lịch sử và
kinh tế học, họ đã chỉ ra sự tồn tại thực tế, hoặc chí ít là những tác động mang tính thay đổi nền kinh tế, chính
trị, và tất nhiên là cả xã hội của quan điểm “tự do vô giới hạn của hợp đồng-công bằng là sự đảm bảo tự do ấy
được thực hiện”.
51
Daniel A. Farber, 1983, Contract Law and Modern Economic Theory, Northwestern University Law Review, Vol.
78. No. 2, tr.303-339.
52
Ian R. Macnei, 1978, Contracts: Adjustment of long-term Economic Relations Under Classical, Neoclassical,
and Relational Contract Law, Northwestern University Law Review, Vol. 72, No. 6, tr.854-905.
53
Daniel A. Farber, 1983, tlđd.
54
Tổng hợp và nhận định từ các phân tích chính của Ian R. Macnei và Daniel A. Farber từ 2 tài liệu đã trích dẫn.
Các ông đưa ra mô hình và giả lập mô hình để chứng minh cho luận cứ của mình bằng các kiến thức về kinh
tế học và pháp luật hợp đồng. Kinh tế học Keynes và Keynes mới – dòng kinh tế học như một gạch nối giữa
trào lưu cổ điển và tân cổ điển – sau này được John Hicks mô hình hoá và kết hợp vào trường phái tân cổ điển,
cũng có chung nhận định về sự bất cân đối giữa cầu và cung nếu đánh giá trong một môi trường không hoàn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
Bất cân xứng thông tin đã được George A. Akerlof trình bày tại The Market
for “Lemons”: Quality Uncertainty and the Market Mechanism trên The Quarterly
Journal of Economics (Oxford Academic) – Vol.84, số 3, năm 1970 – mang sức ảnh
hưởng to lớn tới sự thay đổi của kinh tế học hiện đại.55
Trong 13 trang ngắn gọn, ông
đã chứng minh rằng một thị trường với bất cân xứng thông tin về chất lượng sản phẩm
sẽ dẫn đến sự sụp đổ của thị trường như là một thất bại của sự tự do lựa chọn, mà ở đó
niềm tin về điểm cân bằng của giá cả và chất lượng kỳ vọng của sản phẩm không còn
nữa.56
Tất nhiên đây là một mô hình được tính toán với mô thức đơn giản để đưa ra
kết luận. Nhưng rõ ràng tính hiệu quả và tối ưu của tự do đã bị đánh bại bởi thông tin
không hoàn hảo. (B)
Bất cân xứng thông tin trở thành một mối quan tâm của các nhà nghiên cứu
pháp luật với các ứng dụng hoặc công cụ kinh tế. Ở Việt Nam, kể từ sau Điều chỉnh
thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong pháp luật hợp đồng Việt Nam của
Phạm Duy Nghĩa,57
các nhóm bài nghiên cứu ứng dụng về thông tin không cân xứng
trong hợp đồng cũng gia tăng đáng kể.58
Nhóm các dạng nghiên cứu thường kết luận
sự thất bại của một hợp đồng, sự đổ vỡ của một thị trường, sa sút của một nền kinh tế,
có sự góp phần từ sự bất cân xứng và lạm dụng thông tin. Gần đây hơn, Tự do hợp
đồng – Từ bàn tay vô hình đến chủ nghĩa can thiệp của Dương Anh Sơn và Hoàng
Vĩnh Long đã xác nhận rằng chi phí cho thông tin là một loại của chi phí giao dịch, và
nó cũng như bất cân xứng thông tin, làm cho “khả năng chịu được những chi phí” của
các bên trong hợp đồng bị thách thức.59
hảo, song đó là sự không hoàn hảo do tính rời rạc và đơn giản của các mô hình. Lý thuyết Keynes mang đến
những điểm mới về các yếu tố kinh tế vĩ mô như tổng cầu hay kỳ vọng, nhưng vẫn như Farber đánh giá, mô
hình ấy thiếu đi chi phí và thông tin không hoàn hảo, như hai yếu tố quyết định điểm gặp gỡ thực tế của
cung và cầu. Tham khảo thêm:
- Lawrence R. Klein, 1948, The Keynesian Revolution, The American Economic Review, Vol. 38, No. 1, tr.145-
152.
55
Đóng góp của Akerlof đến kinh tế học hiện đại được ghi nhận qua giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2001, bên
cạnh A. Michael Spence và Joseph E. Stiglitz (giải thích các hiện tượng của thị trường từ thông tin bất cân
xứng) cho những nghiên cứu về thông tin bất cân xứng của họ. Trong đó, Akerlof đóng góp cho phân mảng
mang tính lý thuyết về hành vi giữa người mua và người bán trong thị trường (A. Michael Spence đóng góp
cho phân mảng về hành vi sử dụng thông tin như một lợi thế cạnh tranh). Tham khảo:
- George A. Akerlof, 2001, Writing the "The Market for 'Lemons'": A Personal and Interpretive Essay, trang
điện tử chính thức của giải thưởng Nobel, https://www.nobelprize.org/nobel_prizes/economic-
sciences/laureates/2001/akerlof-article.html, [truy cập lần cuối ngày 01/11 /2017]
56
George A. Akerlof, 1970, The Market for “Lemons”: Quality Uncertainty and the Market Mechanism, The
Quarterly Journal of Economics (Oxford Academic), Vol.84, No. 3, tr. 488-500. Sau thường gọi: (Theory
of) Lemon Market.
57
Phạm Duy Nghĩa, 2003, Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong pháp luật hợp đồng Việt Nam,
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 5 năm 2003, tr. 38-46.
58
Từ khoá “Thông tin bất cân xứng” + "hợp đồng” có 13.600 kết quả trên Google tiếng Việt chỉ sau 0.48 giây.
59
Đây là nghiên cứu mới mẻ và mang lại kết luận đáng lưu ý, dù TGLV không hoàn toàn đồng tình. Tham khảo:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
So sánh giữa vấn đề bất cân xứng thông tin và chi phí giao dịch, Daniel A.
Farber viết: “Hầu hết các mô hình toán học khắt khe trong thập kỷ qua đã tập trung
vào vấn đề thông tin không hoàn hảo hơn là về vấn đề chi phí giao dịch. Trong quá
khứ, giả thuyết mô hình tân cổ điển về thông tin hoàn hảo thường được coi là không
quan trọng. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc đưa chi phí
thông tin vào mô hình tân cổ điển có thể thay đổi quyết liệt những kết quả mà nó dự
đoán. Đặc biệt, việc xem xét chi phí thông tin làm suy yếu sự ủng hộ mạnh mẽ cho
nguyên tắc tự do của hợp đồng mà mô hình tân cổ điển cung cấp.”60
(C)
Không chỉ có vậy, ngoài chi phí về thông tin, chi phí giao dịch được Oliver
Hard đưa ra một cách cụ thể còn bao gồm: chi phí cho mỗi lần thiết lập một hợp đồng,
chi phí cho một mức thưởng trong tương lai đối với một giao dịch.61
Có thể thấy tự do đã thất bại trong chức năng mang lại công bằng như những
gì được khẳng định vào thế kỷ 19. Nhà nước với vai trò nhà thiết kế chính sách và xây
dựng pháp luật trên nguyên tắc chung nhất về pháp quyền, có vai trò khắc phục những
thất bại mà khối tư nhân không tự mình vượt qua được.62
Nhu cầu về xây dựng một
nguyên tắc pháp luật bổ khuyết cho những thất bại của tự do, đảm bảo cơ chế điều
chỉnh bằng của nhà nước trong quan hệ dân sự, đặc biệt là hợp đồng được đặt ra và
được quan tâm theo sự phát triển chung ấy.63
Vậy nguyên tắc công bằng liệu có giải quyết được vấn đề mà tự do hợp đồng
để lại như một thất bại trong nền kinh tế thị trường của bàn tay vô hình và mô hình
hoàn hảo của cung và cầu?
Trong giới hạn của nỗ lực nghiên cứu luận văn, câu hỏi sẽ được giải đáp một
phần. Và có thể hình dung về một quy định như sau về hợp đồng thầu phụ giữa một
DNNVV và một DN lớn hơn từ 2 lần về doanh thu hoặc quy mô vốn (vẫn có thể là
DNNVV): Nếu nhà thầu chính có nhà thầu phụ đã mua hàng hóa, hoặc sử dụng thiết bị,
dịch vụ của họ nhằm thực hiện công việc thầu phụ, thì nghiêm cấm họ (nhà thầu chính)
có yêu cầu mà thiếu lý do chính đáng: yêu cầu nhà thầu phụ thanh toán toàn bộ hoặc
một phần giá mua hoặc tiền thuê trước ngày thanh toán hợp đồng thầu phụ;
- Hoàng Vĩnh Long, Dương Anh Sơn, 2011, Tự do hợp đồng – Từ bàn tay vô hình đến chủ nghĩa can thiệp, Tạp
chí Nghiên cứu Kinh tế, số 6 năm 2011, tr.44-50.
60
Daniel A. Farber, 1983, tlđd. Cụ thể hơn, Farber còn phân chia “Các mô hình mới giải quyết vấn đề thông tin
không hoàn hảo có thể được chia thành hai nhóm. Nhóm các mô hình đầu tiên kết hợp thông tin giá không
hoàn hảo. Nhóm thứ hai của mô hình kết hợp thông tin không hoàn hảo về chất lượng sản phẩm.” tr.325-326.
61
Oliver Hart, Bengt Holmstorm, 1987, tlđd, tr.89.
62
Lê Vinh Danh, 2001, Chính sách công của Hoa Kỳ: Giai đoạn 1935-2001, Nxb. Thống kê, tr.121-140.
63
Phạm Hoàng Giang, 2006, tlđd.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
hoặc cho nhà thầu phụ mua lại, thuê lại với điều kiện hay giá thành không thuận lợi so
với việc nhà thầu chính đã mua, thuê đối tượng đó, hoặc so sánh với giá mà nhà thầu
chính đã cho bên thứ ba mua lại, thuê lại.64
Tức, nhà thầu phụ trong bất kỳ hoàn cảnh
nào có sử dụng nguyên liệu hay máy móc, dịch vụ của nhà thầu chính vào mục đích
thực hiện hợp đồng, cũng được hưởng mức giá hợp lý và có thể khấu trừ vào chi phí
thực hiện hợp đồng thầu phụ. Thì như vậy, chi phí giao dịch, chi phí thương lượng, chi
phí soạn thảo hợp đồng, và khả năng tài chính của nhà thầu phụ sẽ được quy định ấy
bù đắp như thế nào?
1.2.2. Xác định công bằng
Dưới góc độ pháp lý, bình đẳng và công bằng là hai khái niệm không đồng
nhất. Bình đẳng chỉ là yếu tố cơ bản hợp thành sự công bằng. Pháp luật của các quốc
gia, trong đó có Việt Nam (tại Điều 16, Hiến pháp năm 2013) quy định: Mọi người
(cá nhân/pháp nhân65
) có quyền bình đẳng trước pháp luật. Pháp luật cho ta một hệ
quy chiếu để thiết lập các quyền như nhau đối với mỗi người. Bình đẳng trước pháp
luật là điều kiện cơ bản để đạt đến sự công bằng.66
Mục 2, Luật Thương mại 2005, có quy định các nguyên tắc áp dụng cho hoạt
động thương mại: bình đẳng trước pháp luật; tự do, tự nguyện thỏa thuận; nguyên tắc
áp dụng thói quen; nguyên tắc áp dụng tập quán; nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính
đáng; nguyên tắc thừa nhận pháp lý của thông điệp dữ liệu. Vai trò đảm bảo công
bằng của pháp luật vẫn cần đến nguyên tắc “tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác,
trung thực và ngay thẳng” được quy định trong Bộ luật Dân sự. Một lần nữa, bình
đẳng ở đây là bình đẳng pháp lý, sự bình đẳng trước pháp luật chứ không phải bình
đẳng về kinh tế.67
Và nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng chỉ nhắm đến bảo vệ lợi
ích của số đông người tiêu dùng.68
Tự nguyện, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay
thẳng lại phụ thuộc vào ý chí chủ quan của mỗi chủ thể. Trong thương mại, ý chí ấy
với tất cả tự do của mình, luôn nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cao nhất cho bản
64 Điều 12.1, Luật Hợp đồng Thầu phụ công bằng Hàn Quốc 2017, Tham khảo tại: Ủy ban thương mại Công bằng Hàn
Quốc,
http://www.ftc.go.kr/solution/skin/doc.html?fn=8d24925854357c1ca3de6491a7117a972524ee138dababd3a2b
995ffe8cf946c&rs=/fileupload/data/result/BBSMSTR_000000002446/, [truy cập lần cuối ngày 15/07/2018]
65
Ghi nhận pháp nhân xuất hiện tại khoản 1 Điều 3 của BLDS 2015 quy định về Nguyên tắc cơ bản của pháp
luật dân sự: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử;
được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”
66 Nguyễn Minh Tuấn, 2013, Luận bàn về sự công bằng, Tạp chí Tia Sáng, Bộ Khoa học và Công nghệ,
tại: http://tiasang.com.vn/-dien-dan/luan-ban-ve-su-cong-bang-6706, [truy cập lần cuối ngày
12/01/2018]
67
Nguyễn Như Phát, Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình luật kinh tế Việt Nam, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr
254.
68
Điều 11; Điều 14, Luật Thương mại 2005.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
thân. Nên nếu không có một quy định pháp luật mang tính bắt buộc, thì sẽ gần như
không thể đảm bảo hành động hạn chế lợi ích kinh tế của bản thân các chủ thể tham
gia hợp đồng vì bất kỳ mục đích gì.
Hướng tới mục tiêu:“thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế quốc
dân bằng cách thiết lập một trật tự công bằng cho hợp đồng phụ sao cho Bên hợp
đồng chính và Bên hợp đồng phụ có được sự phát triển đồng đều trên một vị trí cân
bằng trong một cách xử sự cân đối chung”,69
Đạo luật Hợp đồng thầu phụ Công bằng
của Hàn Quốc chứa đựng các điều khoản chi tiết như Điều 6.1 về Tiền trả trước bắt
buộc nhà thầu chính đối xử công bằng khi nhận được một khoản thanh toán trước với
nhà thầu phụ: “khi bên hợp đồng chính nhận được một khoản tiền trả trước từ chủ
đầu tư, thì bên hợp đồng chính cũng phải trả trước cho bên hợp đồng phụ theo một tỉ
lệ đối với danh mục và tỷ lệ của khoản tiền trả trước đã nhận…” – điều khoản này
được giữ nguyên sau nhiều lần sửa đổi đạo luật, lần gần nhất là năm 2017.
Công bằng đã được xác định như thế nào?
Trong từ điển Luật học do Viện Khoa học Pháp lý thuộc Bộ Tư pháp chủ biên
năm 2006, thuật ngữ công bằng hoàn toàn vắng bóng.70
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, năm 2006, thì: “công bằng là
đúng theo lẽ phải, không thiên vị.”71
Từ điển Bách khoa Việt Nam của Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt
Nam, năm 1995, định nghĩa mang tỉnh tổng hợp: “công bằng được định nghĩa theo
một phạm trù triết học, đó là khái niệm về ý thức đạo đức và ý thức pháp quyền, chỉ
điều chính đáng, tương ứng với bản chất và quyền con người. Công bằng tức là sự
tương xứng giữa quyền và nghĩa vụ, giữa hành vi với sự đền bù lợi ích.”72
Trên thế giới, sự phát triển của triết học pháp quyền – nhánh triết học ảnh
hưởng sâu sắc đến chính trị, pháp luật của các nhà nước – có thể thấy được khái niệm
công bằng đã biến đổi nhất định qua các giai đoạn lịch sử.
Tư tưởng cổ đại với Plato trong triết phẩm Cộng hòa,73
việc đồng nhất công
bằng và công lý (justice) đã đưa đến một nguyên lý trở thành nền tảng của pháp luật
69
Điều 1, Luật Hợp đồng thầu phụ công bằng Hàn Quốc 1984. CIDA & MOT trong ấn bản của dự án Hỗ trợ thực
thi Chính sách (PIAP): Các văn bản quy phạm pháp luật về Thương mại lành mạnh Hàn Quốc, Hà Nội - 2004,
tr.333.
70
Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp, 2006, Từ điển luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa & Nxb. Tư pháp.
71
Viện ngôn ngữ học, 2006, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng.
72
Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, Nxb. Từ điển
Bách khoa.
73
Tham khảo:
- Plato,-, The Republic, Đỗ Khánh Hoan (dịch), 2014, Nxb.Thế giới.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
La Mã về sau: phần của ai trả về người ấy. Đây chính là nguyên tắc này đã yêu cầu
công lý phải bắt buộc thực hiện một nghĩa vụ đã cam kết như trả nợ, giao hàng, hay
thậm chí hoàn lại những gì đã nhận nếu khế ước mất hiệu lực,…74
Trong khi ấy, “đối với những nhà kinh điển của tư tưởng dân chủ như Pericles
(495 – 429 TCN) , Solon (638 – 559 TCN) , Tocqueville (1805 – 1859) … thì dân chủ
là hình thức căn bản của công bằng, và nguyên tắc bình đẳng là nguyên tắc tối cao của
nó…. Trước câu hỏi, công bằng là gì, thông thường được trả lời rằng: Hạt nhân của
công bằng là sự bình đẳng… thời kỳ Immanuel Kant (1724 – 1804), đặc biệt với chủ
nghĩa thực chứng (Positivism), người ta thường định nghĩa ngắn gọn công bằng trong
nguyên tắc bình đẳng, và sự bình đẳng này được thể hiện trong công thức: Đối xử như
nhau đối với những cái giống nhau và không như nhau đối với những cái không giống
nhau.”75
Điểm này khác biệt với bình đẳng trước pháp luật đã được nhắc đến.
Trong BLDS 2015, công bằng không được định nghĩa mà chỉ được nhắc đến
tại khoản 2, Điều 6 của bộ luật này khi đứng chung với cụm thuật ngữ lẽ công bằng.
Bản thuyết minh chi tiết Dự thảo BLDS (sửa đổi) của Bộ Tư pháp Trình
UBTVQH,76
cũng không giải thích, chỉ ra nội dung hay cách thức đạt được công
bằng. Mặc dù Bản thuyết minh đã thể hiện rõ vai trò của các quy định trong BLDS là
đảm bảo công bằng trong mối quan hệ dân sự. Lẽ công bằng được căn cứ để giải thích
cho trường hợp cụ thể của “điều khoản về hoàn cảnh khó khăn” (hardship) mà sau này
là cơ sở để hình thành Điều 420: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Cách hiểu công bằng tại đây đã “được” đồng nhất giữa sự định lượng về cân bằng lợi
ích giữa các bên, giảm thiểu chi phí hợp đồng, bảo đảm nghĩa vụ tương xứng với phần
thưởng thực hiện hợp đồng như nội dung của điều luật;
Song tại khoản 3, Điều 45 BLTTDS 2015 có giải thích: “Lẽ công bằng được
xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với
nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các
đương sự trong vụ việc dân sự đó.”
74 Eric Brown, 2017, Plato's Ethics and Politics in The Republic, The Stanford Encyclopedia of Philosophy
(Fall 2017 Edition), Stanford University, tại: https://plato.stanford.edu/archives/fall2017/entries/plato-
ethics-politics/, [truy cập lần cuối ngày 09/07/2018]
75
Ngô Thị Mỹ Dung, 2014, Khái niệm công bằng trong triết học pháp quyền Arthur Kaufmann, Tạp chí Khoa
học xã hội, Viện KHXH vùng Nam bộ, số 05, 2014, tr. 03 -08.
76 Bộ Tư pháp, Báo cáo thuyết minh chi tiết BLDS (sửa đổi), trình UBTVQH cho ý kiến tại Phiên họp thứ 31,
tháng 9-2014. Tại
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU_COBAN/Attachments/1617/3.doc, [tải xuống lần
cuối ngày 28/12/2017]
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
Có thể thấy rằng, lẽ công bằng không thể hiện được đầy đủ nội hàm của
nguyên tắc công bằng. Công bằng không chỉ là bình đẳng trước pháp luật về quyền và
nghĩa vụ. Công bằng cần đến những đánh giá trên thực tế về sự bù đắp lợi ích từ thực
hiện nghĩa vụ. Bên cạnh đó, ngoài giá trị đạo đức, nhân đạo thì giá trị cộng đồng, xã
hội còn có lợi ích về phát triển, lợi ích về đảm bảo một trật tự công, duy trì văn hóa và
thuần phong mỹ tục của cộng đồng,… là những giá trị được đại diện bởi thuật ngữ lợi
ích công cộng77
mà nguyên tắc công bằng phải phục tùng.
Nội hàm cho ta được nội dung và tính đầy đủ của khái niệm, nhưng điều đó
vẫn đo lường được mức độ, hay kiểm chứng thực tế được. Vì vậy để xác định được
Công bằng, cần gán được nội hàm trên vào cấu trúc của mối quan hệ dân sự.
Những tổng hợp của Nguyễn Minh Tuấn trong Luận bàn về sự công bằng từ ý
tưởng của nền pháp luật đương đại của nước Đức, ngoài việc chỉ ra rằng Công bằng
có thể hiểu theo nghĩa khách quan (objective justice), và theo nghĩa chủ quan
(subjective justice).78
Tức là những giá trị đúng đắn, những quy tắc, chuẩn mực chung
hoặc cách thức hành động phù hợp, được cộng đồng, xã hội thừa nhận; hay là theo
nguyên tắc đạo đức và sự phán xét cá nhân.
Thì điều quan trọng là Công bằng còn có thể được nhìn nhận chiều ngang
(horizontal justice): đối xử như nhau đối với những cá nhân đóng góp như nhau; và
công bằng theo chiều dọc (vertical justice): đối xử khác nhau (theo nghĩa tích cực) với
những người khác biệt bẩm sinh, trình độ, năng lực hoặc các điều kiện sống khác
nhau. Ví dụ cho trường hợp này cũng dễ dàng được đưa ra đó là chính sách thuế của
nhà nước, các DN có quy mô và mức lợi nhuận như nhau, cùng ngành nghề, sẽ có
mức thuế như nhau. Những khác biệt về quy mô, ngành nghề, lợi nhuận sẽ dẫn đến
các mức đánh thuế khác nhau. Điều đó cũng mô phỏng hành vi của nhà nước đối với
DN ở các quy mô khác nhau là khác nhau. Hành vi ấy có thể được mở rộng nhờ
nguyên tắc công bằng được xác lập theo mối quan hệ lợi ích cân bằng, bình đẳng của
hợp đồng khi có sự bất cân xứng đáng kể về vị thế mặc cả (theo quan hệ chiều ngang)
và khả năng bổ trợ, thúc đẩy chính sách mang lại các giá trị cộng đồng, tối đa hóa
phúc lợi thông qua vị trí, vai trò của nhóm DN yếu thế hơn như DNNVV (theo quan
hệ chiều dọc của công bằng).
77
Được phân tích cụ thể tại mục 2.1.2.
78
Bernd Rüthers, Christian Fischer, Axe Birk, 2011, Rechtstheorie mit juristischer Methodenlehre, 6. Aufl, tr.
347-349, được Nguyễn Minh Tuấn dẫn lại trong Luận bàn về sự công bằng, đăng trên Tạp chí Tia Sáng của Bộ
Khoa học và Công nghệ. Tại: http://tiasang.com.vn/-dien-dan/luan-ban-ve-su-cong-bang-6706, [truy cập lần
cuối ngày 12/01/2018]
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc
Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc

Hoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội ở tỉnh quảng ngãi.doc
Hoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội ở tỉnh quảng ngãi.docHoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội ở tỉnh quảng ngãi.doc
Hoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội ở tỉnh quảng ngãi.doc
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 

Similar to Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc (20)

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đếntính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ...
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...
 
Luận văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Văn Phòng.doc
Luận văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Văn Phòng.docLuận văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Văn Phòng.doc
Luận văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Văn Phòng.doc
 
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docxNhững Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
 
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.docLuận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
 
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.docLuận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
 
Hoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội ở tỉnh quảng ngãi.doc
Hoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội ở tỉnh quảng ngãi.docHoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội ở tỉnh quảng ngãi.doc
Hoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội ở tỉnh quảng ngãi.doc
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Hành Vi Công Dân Trong Tổ Chức Ới Kết Quả Làm Việc Của...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Hành Vi Công Dân Trong Tổ Chức Ới Kết Quả Làm Việc Của...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Hành Vi Công Dân Trong Tổ Chức Ới Kết Quả Làm Việc Của...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Hành Vi Công Dân Trong Tổ Chức Ới Kết Quả Làm Việc Của...
 
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....
Luận Văn Thạc Sĩ  Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....Luận Văn Thạc Sĩ  Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....
 
Pháp luật đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam.doc
Pháp luật đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam.docPháp luật đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam.doc
Pháp luật đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam.doc
 
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và ý định mua đất nền dự án của k...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.docLuận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
 
Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện từ của các doanh nghiệp.doc
Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện từ của các doanh nghiệp.docYếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện từ của các doanh nghiệp.doc
Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện từ của các doanh nghiệp.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.docLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Giá Trị Cảm Nhận Và Lòng Trung Thành Của Người Tiêu...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Giá Trị Cảm Nhận Và Lòng Trung Thành Của Người Tiêu...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Giá Trị Cảm Nhận Và Lòng Trung Thành Của Người Tiêu...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Giá Trị Cảm Nhận Và Lòng Trung Thành Của Người Tiêu...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.docLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Giá Trị Thương Hiệu Bưởi Da Xanh.doc
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Lợi Nhuận Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Lợi Nhuận Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư.docLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Lợi Nhuận Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Lợi Nhuận Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư.doc
 
Các Nhân Tố Vĩ Mô Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Na...
Các Nhân Tố Vĩ Mô Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Na...Các Nhân Tố Vĩ Mô Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Na...
Các Nhân Tố Vĩ Mô Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Na...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tránh Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tránh Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.docLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tránh Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tránh Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
 
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.docBài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
 
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.docTác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
 
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.docSự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
 
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
 
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
 
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.docHoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
 
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...
 
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
 
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
 
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
 
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
 
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
 
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Dự Định Duy Trì Tham Gia Hệ Thống Nhượng Quyền Thươn...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Dự Định Duy Trì Tham Gia Hệ Thống Nhượng Quyền Thươn...Các Nhân Tố Tác Động Đến Dự Định Duy Trì Tham Gia Hệ Thống Nhượng Quyền Thươn...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Dự Định Duy Trì Tham Gia Hệ Thống Nhượng Quyền Thươn...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Luận Văn Nguyên Tắc Công Bằng Trong Pháp Luật Hợp Đồng.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ___________________________ NGUYỄN VĂN HIỆU NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG: TỪ GÓC NHÌN THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ___________________________ NGUYỄN VĂN HIỆU NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG: TỪ GÓC NHÌN THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Văn Hiệu, mã số học viên: 7701241276A, là học viên lớp Cao học Luật LLM 01, Khóa 24, chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG: TỪ GÓC NHÌN THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Nguyễn Văn Hiệu
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................i MỤC LỤC...............................................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................................iv TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................................vi PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG ..... 10 1.1. Nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng.................................................. 10 1.1.1. Các nguyên tắc trong giao kết hợp đồng.......................................................................... 10 1.1.2. Xu hướng phát triển của nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng..................... 14 1.2. Nguồn gốc nhu cầu và khả năng xác định công bằng ........................................... 17 1.2.1. Từ tự do đến công bằng trong nguyên tắc giao kết hợp đồng.......................................... 17 1.2.2. Xác định công bằng.......................................................................................................... 21 1.3. Kết luận Chương 1................................................................................................. 25 CHƯƠNG 2: CÔNG BẰNG VÀ TỰ DO HỢP ĐỒNG.................................................... 27 2.1. Hai vấn đề về tự do hợp đồng................................................................................ 27 2.1.1. Tự do ý chí trong giao kết hợp đồng (vấn đề 01) ............................................................. 29 2.1.2. Giới hạn tự do hợp đồng (vấn đề 02) ............................................................................... 38 2.2. Sự tương thích, khả năng đảm bảo tự do hợp đồng với các tiêu chí công bằng ......... 41 2.3. Kết luận Chương 2 ...................................................................................................... 45 CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VỚI NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG VÀ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DNNVV TẠI VIỆT NAM.................................................... 47 3.1. Pháp luật về hợp đồng và chức năng kinh tế........................................................ 47 3.1.1. Nguồn gốc và bản chất..................................................................................................... 47 3.1.2. Vai trò và ý nghĩa ............................................................................................................. 50 3.2. Nguyên tắc công bằng với bất cân xứng vị thế giao dịch và Chính sách công về DNNVV ............................................................................................................................. 51 3.2.1. Tồn tại và khắc phục bất cân bằng vị thế giữa DNNVV và DN lớn hơn .................... 53 3.2.2. Chính sách phát triển DNNVV và pháp luật hợp đồng của Việt Nam........................ 55 3.3. Kết luận Chương 3................................................................................................. 60
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 KẾT LUẬN........................................................................................................................... 63
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 iii Thúc đẩy phát triển DNNVV bằng một nguyên tắc pháp luật........................................... 63 Nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng............................................................... 63 Bất cân xứng vị thế giao dịch và ứng dụng một đạo luật................................................... 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................i ẤN BẢN................................................................................................................................i XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ .......................................................................................................xi Trang Web.......................................................................................................................... xx DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT.....................................................xxii VBQPPL...........................................................................................................................xxii HỒ SƠ XÂY DỰNG LUẬT...........................................................................................xxiv PHỤ LỤC........................................................................................................................... - 0 - PHỤ LỤC 01: CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DNNVV Ở VIỆT NAM -1- PL01.1. Từ trước năm 2001 – Gia đoạn tiền chính sách .......................................................... - 1 - PL01.2. Từ 2001 đến 2017 – Hình thành và thúc đẩy chính sách ............................................ - 2 - PHỤ LỤC 02: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CÔNG ........................................................ - 7 - PL02.1. Kỹ thuật lập chính sách công dựa vào đâu? ................................................................ - 7 - PL02.2. Công cụ thiết kế và thực hiện chính sách .................................................................... - 8 - PL02.3. Đánh giá và hiệu quả của chính sách công ................................................................. - 9 - PL02.4. Các đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV đã thực hiện ............................. - 11 - PHỤ LỤC 03: TỰ DO KHÔNG PHẢI LÀ KHẢ NĂNG ĐƯỢC LỰA CHỌN – TỰ DO LÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ TẬP THỂ, GIỮA CÁ THỂ VÀ XÃ HỘI, GIỮA CÔNG DÂN VÀ NHÀ NƯỚC. .......................................................................... -16- PL03.1. Quan điểm cổ đại ...................................................................................................... -17- PL03.2. Quan điểm cận - hiện đại .......................................................................................... -19- PL03.3. Hình thành Luật ........................................................................................................ -25- PHỤ LỤC ................................................................................................................................. i
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bộ KH-ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ LĐ-TB-XH Bộ Lao động – Thương binh, và Xã hội CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương CSC Chính sách công CSHT-PT Chính sách hỗ trợ-phát triển CSPT Chính sách phát triển DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DoE Khoa Kinh tế thuộc Trường đại học Copenhagen FTAs Các hiệp định thương mại tự do HTX Hợp tác xã ILSSA Viện khoa học lao động và xã hội thuộc Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội JETRO Japan External Trade Organization KTFC Korea Fair Trade Commission Luật HT DNNVV Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 MSMEs Micro, Small and Medium Enterprises NCIF Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia. Thuộc Bộ KH-ĐT NĐ56/2009 Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV ban hành ngày 30 tháng 6 năm2009 NĐ90/2001 Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV ban hành ngày 23/11/2001. NQ10 Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 1988 Nxb Nhà xuất bản SB Small Business SME Small and Medium Enterprise SMEs Small and Medium Enterprises TCTK Tổng cụ Thống kê TGLV Tác giả luận văn
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 v TTXVN Thông tấn xã Việt Nam UBTVQH Uỷ ban Thường vụ Quốc hội UCC Uniform Commercial Code UNIDTROIT International Institute for the Unification of Private Law UNU-WIDER Viện Nghiên cứu kinh tê phát triển thuộc United Nations University USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ VBIS Viện phát triển Doanh nghiệp thuộc VCCI VBPL Văn bản pháp luật VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VPQH Văn phòng Quốc hội
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vi TÓM TẮT LUẬN VĂN Hợp đồng là thỏa thuận trao đổi lợi ích giữa các bên. Tự do không còn luôn mang đến sự công bằng từ một luật tư về nghĩa vụ. Pháp luật ngày càng quan tâm tới tình huống bất cân xứng vị thế trong thỏa thuận hợp đồng. Công lý thúc bách trái vụ phải thực hiện, và để thỏa thuận là của tự do ý chí, tự do hợp đồng cần đến công bằng như sự bổ trợ cơ bản. DNNVV luôn được ưu tiên bởi CSC và pháp luật vì bao phủ đại đa số ngành nghề, cung cấp trên 75% việc làm xã hội, giúp đảm bảo an sinh và phúc lợi. Nhưng nền kinh tế thị trường thất bại tại điểm mà “bàn tay vô hình” không cùng khối tư nhân vượt qua được. Hạn chế nhân lực, tài chính, thông tin,… DNNVV sẽ rơi vào vòng xoáy đi xuống của chất lượng sản phẩm, đạo đức, ủy quyền… một sự đổ vỡ tự nhiên từ sự bất cân xứng vị thế giữa DN nhỏ và DN lớn hơn trong cuộc truy lùng lợi ích tối đa. Mục tiêu CSC hướng đến lợi ích lớn nhất cho xã hội: hành động của chính phủ giải quyết khó khăn, bức thiết mà người dân không tự mình vượt qua được. Pháp luật với vai trò công cụ thực hiện CSC là pháp luật hiện thực hóa vào cuộc sống. Pháp luật vị công bằng, vì phát triển. Từ góc nhìn ấy, Pháp luật hợp đồng với vai trò là công cụ tham gia thị trường của mỗi DN, cần đến những quy định, hay đạo luật đảm bảo cho quyền lợi chính đáng được cân bằng với nghĩa vụ của DNNVV khi ký kết với DN lớn hơn đáng kể. Hợp đồng được thực hiện với chi phí thấp nhất, hiệu quả và thỏa đáng lợi ích là động lực thúc đẩy đầu tư, thúc đẩy kinh doanh. Đó cũng chính là động lực để DNNVV phát triển, động cơ để đầu tư vào DNNVV. Nền tảng đầu tiên là hệ thống hóa lý thuyết về công bằng, hướng đến những quy định cụ thể trong lĩnh vực hẹp như hợp đồng thầu phụ, mà tính kế thừa lịch sử đã chỉ ra sự hiệu quả của nó. Từ khoá: hợp đồng, tự do, tự do ý chí, bất cân bằng vị thế, thất bại thị trường, công bằng, nguyên tắc cơ bản, kinh tế thị trường, chính sách công, DNNVV.
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0 với những phương thức sản xuất đang làm thay đổi kết cấu xã hội, thách thức thể chế của mỗi nền kinh tế. CSC, pháp luật cùng vai trò của các chế định pháp lý cần được soi xét dưới giác độ thiết thực và đương đại. Đảm bảo công bằng luôn là nhiệm vụ của pháp luật.1 Công bằng là gì? Một DN yêu cầu bên gia công chỉ được sử dụng thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Đài Loan khi thực hiện hợp đồng gia công, liệu có phải là một thoản thuận công bằng? Nếu DHL sử dụng những điều khoản “cứng” khi “thuê” các công ty vận tải bản địa thì sẽ có những rủi ro gì? Một khế ước trong xã hội luôn tồn tại đồng thời hai hướng: các bên với nhau; và các bên ấy với phần còn lại của xã hội. Những giá trị xã hội, cộng đồng còn được quy ước là lợi ích công cộng. Tự do hay công bằng cũng cần xét trên hai chiều của mối quan hệ như vậy. Lẽ công bằng tại khoản 3, Điều 45 BLTTDS 2015 chưa đủ đảm bảo cho một nguyên tắc phổ quát về công bằng trong mối quan hệ dân sự. Quan hệ hợp đồng luôn đề cao tự do ý chí, các bên dường như không cần thực hiện hay đảm bảo một nguyên tắc có tên là công bằng. Nhưng những ngoại lệ ngày một nhiều đang làm thay đổi quan niệm này. Việc ra đời của các quy định loại bỏ hiệu lực các điều khoản hợp đồng bất công bằng (Unfair Contract Term Act – UCTA) gần như cùng lúc trong cả cộng đồng Common law và Civil law đã cho thấy điều đó. Và nó tiếp phát triển, từ bảo vệ người tiêu dùng trước các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ đầy sức mạnh, thêm vào đó là xác định DNNVV cũng cần được đảm bảo công bằng trong quan hệ hợp đồng với DN lớn hơn. DNNVV hết sức quan trọng. Hoa Kỳ có 28,8 triệu DNNVV, chiếm 99,7% số DN, sử dụng 58,6 triệu lao động tức 48% lực lượng tư nhân2 ; Nhật Bản là có 3.8 triệu DNNVV, bằng 99,7% tổng số DN, thu hút 33.61 triệu lao động tức hơn 70% lực lượng lao động;3 Hàn Quốc là: 3,2 triệu, chiếm 99% tổng số DN thu hút 87,9% tức 1 Lê Quang Vy, Lương Văn Trung, 2015, Lẽ công bằng, công lý và vai trò của tòa án, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, http://www.thesaigontimes.vn/132061/Le-cong-bang-cong-ly-va-vai-tro-cua-toa-an.html, truy cập lần cuối ngày 29/2/2018. 2 U.S. Small business Administration, 2016, United States Small Business Profile 2016, SBA Office of Advocacy, tr.1. 3Tham khảo tại cơ quan SMEs Nhật Bản, http://www.chusho.meti.go.jp/sme_english/index.html, [truy cập lần cuối ngày ngày 15/11/2017]
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 khoảng 15 triệu lao động, đóng góp 37,5% về tổng lượng hàng hoá xuất khẩu.4 ; Thái Lan là: 3 triệu DNNVV, chiếm trên 99% tổng số DN thu hút 10,5 triệu lao động, chiếm 78,2% tổng số người làm việc, giá trị sản lượng chiếm 37,8% GDP;5 và tại Việt Nam là: 98% trên tổng số gần 600.000 DN cả nước, và chiếm 41% nguồn thu ngân sách, 49% GDP, 78% lao động toàn xã hội.6 Nên DNNVV không chỉ là xương sống của nền kinh tế mà còn đảm bảo an sinh, tạo dựng phúc lợi xã hội, cân bằng cơ cấu ngành nghề… và là chiếc nệm hơi chống lại những cuộc khủng hoảng kinh tế bằng sự nhỏ bé và linh động của chính mình.7 Nên CSC về DNNVV luôn được ưu tiên hàng đầu. Sáng kiến lập pháp đến từ mục tiêu chính sách, nhưng chính sách hỗ trợ (phát triển) DNNVV của chúng ta có mục tiêu là gì? Mục tiêu 1 triệu DN vào năm 2020? 8 Và giải pháp cho mục tiêu là khắc phục những yếu thế bản sinh về vốn, nhân lực…. có lẽ ngân sách quốc sẽ không bao giờ là đủ. Một giải pháp pháp lý về cơ bản rẻ hơn và có hướng tới khắc phục những gì thị trường không tự mình đạt được sẽ là giải pháp căn cơ cho động lực của phát triển. Từ những vấn đề đã nêu về nhu cầu nghiên cứu, với góc độ pháp luật kinh tế ứng dụng, người học chọn đề tài: NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG: TỪ GÓC NHÌN THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM. 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu 2.1. Giả thuyết nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu và chứng minh cho giả thuyết: Công bằng là nguyên tắc đang phát triển trong pháp luật hợp đồng. Công bằng cũng có thể xác định trên một khung lý thuyết cụ thể về nội hàm cũng như cấu trúc. Từ đó làm nền tảng để 4Bộ SMEs và Startups Hàn Quốc, Status of Korean SMEs, http://www.mss.go.kr/site/eng/02/10202000000002016111504.jsp, [truy cập lần cuối ngày 22/11/2017] 5 NCSEIF, Hoạt động của các DNNVV trong khối ASEAN, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công thương. http://www.ipsi.org.vn/TinTucChiTiet.aspx?nId=758&nCate=2, [truy cập lần cuối ngày 23/8/2017] 6 WT5 – Nhóm làm việc Hỗ trợ DNNVV, 2016, Đề xuất chính sách cho Luật HT DNNVV Việt Nam 2017, Sáng kiến chung Việt Nhật – Gia đoạn VI, JETRO, tr.7. 7 Tham khảo các tài liệu: - Lê Phương, 2016, Chính sách tài chính hỗ trợ DNVVN đổi mới công nghệ, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, tập 32, số 2. tr.75-82. - Trần Minh Sơn, 2008, Thực tiễn cơ chế đảm bảo tiền vay đối với các DNNVV, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12 (128), tháng 8/2008, tr.39-42. 8Đức Minh, 2017, Đến năm 2020, Việt Nam phải có 1 triệu DN, Báo điện tử Thời báo Tài chính Việt Nam, Bộ Tài chính, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2017-04-03/den-nam-2020-viet-nam-phai-co-1-trieu- doanh-nghiep-42140.aspx, [truy cập lần cuối ngày 23/12/2017]
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 củng cố, xây dựng những quy phạm pháp luật công bằng cho hợp đồng có sự bất cân xứng về vị thế giao dịch. Cụ thể hơn, nhóm DNNVV khi tiến hành giao kết với DN lớn hơn, mà vẫn không làm mất đi vai trò trung tâm của tự do ý chí. Và với vai trò công cụ thực hiện CSC, pháp luật hợp đồng với nguyên tắc công bằng góp phần khắc phục khuyết điểm của thị trường tự do, đảm bảo hiệu quả chính sách. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu 1. Có hay không nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng? 2. Nguyên tắc ấy có xung đột với tự do ý chí và tự do hợp đồng? 3. Nguyên tắc công bằng có vai trò như thế nào trong thúc đẩy sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam? 3. Tình hình nghiên cứu 3.1. Vấn đề: Nguyên tắc công bằng trong giao kết hợp đồng Là vấn đề ít xuất hiện trong các phân tích luật học ở Việt Nam. Trên thế giới, các nghiên cứu về công bằng (fair, justice, impartial,…) xuất hiện nhiều trong các nghiên cứu về hợp đồng, có thể kể đến: Florian Rödl với Contractual Freedom, Contractual Justice, and Contract Law (Theory), 9 hay Satu Kähkönen và Patrick Meagher trong Contract Enforcement and Economic Performance,10 … thậm chí phát triển những học thuyết về điều khoản không công bằng (Unconscionability doctrine), thỏa thuận lại hợp đồng trong điều kiện khó khăn (Undue Hardship), hay hạn chế rút lui khỏi hợp đồng (Promissory Estoppel). Nó cũng là sự phát triển hiện đại của nguyên tắc cân bằng lợi ích hợp đồng rebus sic stantibus, luôn đứng cạnh nguyên tắc tuân thủ hợp đồng (pacta sunt servanda). Vai trò của công bằng trong pháp luật hợp đồng cũng là một khía cạnh mà pháp luật hợp đồng đương đại thực sự quan tâm và hướng đến. Trong đó có Rosalee S Dorfman với The Regulation of Fairness and Duty of Good Faith in English Contract Law: A Relational Contract Theory Assessment, 11 Bhag Singh với Fairness in contracts,12 … 9Florian Rödl, 2013, Contractual Freedom, Contractual Justice, and Contract Law (Theory), Law and Contemporary Problems – Journal, Vol 76, số 2 năm 2013, tr. 57-70 tại https://scholarship.law.duke.edu/lcp/vol76/iss2/5, [tải xuống lần cuối ngày 13/01/2018] 10 Satu Kähkönen, Patrick Meagher, 1997, Contract Enforcement and Economic Performance, Journal of African Development, African Finance and Economic Association, vol. 4(1), pages 9-30. Từ kho dữ liệu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ: http://pdf.usaid.gov/pdf_docs/Pnace021.pdf, [tải xuống lần cuối ngày 29/10/2017] 11 Rosalee S Dorfman, 2013, The Regulation of Fairness and Duty of Good Faith in English Contract Law: A Relational Contract Theory Assessment, Leeds Journal of Law & Criminology • Vol. 1 No. 1, tr.91-116. 12 Bhag Singh, 2010, Fairness in contracts, https://www.thestar.com.my/lifestyle/features/2010/05/04/fairness- in-contracts/, [truy cập lần cuối ngày 13/01/2018]
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 Nhưng các nghiên cứu cả về lý thuyết lẫn ứng dụng ấy cũng chưa hướng tới một hệ thống pháp luật với đặc điểm riêng biệt về xã hội và kinh tế như Việt Nam. Ở góc độ này, Yves Marie Latheir trình bày Những nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng trong pháp luật Pháp,13 trong khuôn khổ đóng góp xây dựng pháp luật Việt Nam. Nguyên tắc công bằng đã được chỉ ra, song nghiên cứu chi tiết và mang tính ứng dụng thực tiễn cũng chưa thật sự hướng đến vấn đề về phát triển kinh tế. Gần nhất có thể kể đến Phạm Hoàng Giang với Sự phát triển của pháp luật hợp đồng từ nguyên tắc tự do giao kết đến nguyên tắc công bằng.14 Đây là bài viết đã tóm tắt nhiều ý tưởng mà TGLV đề cập đến. Song điểm mới của luận văn đó là: đã đi sâu nghiên cứu các khái niệm pháp lý, làm cơ sở hình thành lý luận, để từ đó, bên cạnh yêu cầu của thực tế mà đi đến tạo dựng các quy tắc pháp luật, xây dựng thiết chế để hợp đồng được tạo lập với chi phí thấp nhất, giúp tăng niềm tin nhà đầu tư, kích thích phát triển kinh tế. Hướng đến nền kinh tế chia sẻ, bền vững của xã hội văn minh. 3.2. Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng hay bên yếu thế Vấn đề đảm bảo quyền lợi hay cân bằng lợi ích giữa bên yếu thế và bên mạnh thế không còn là vấn đề mới ngay cả ở nước ta. Từ năm 1999, bằng Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng và Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa mở ra cơ sở cho nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng. Sau này là những quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007. Cũng như các quy định trong BLDS 2005, BLDS 2015 và Thương mại 2005 đã góp phần hình thành cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đó là một trong những khía cạnh cơ bản mà pháp luật bảo vệ bên yếu thế đề cập đến. Các nghiên cứu có hướng đến pháp luật về bảo vệ bên yếu thế từ nhu cầu cân bằng lợi ích mà giới hạn tự do hợp đồng như Những giới hạn của ý chí và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay của Nguyễn Trọng Điệp và Cao Thị Hồng Giang15 , hay Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong gia đoạn tiền hợp đồng – pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới của Nguyễn Bình Minh, Hà Công Anh Bảo; và Quyền con người và giới hạn tự do hợp đồng của Nguyễn Thị Thu Trang,… đưa đến những kết luận về việc chia tách các khía cạnh của một nguyên 13 Yves Marie Latheir, 2012, Những nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng trong pháp luật Pháp, Civilawinfor tổng hợp từ Kỷ yếu toạ đàm về sửa đổi BLDS của Nhà pháp luật Việt – Pháp, ngày 14-15/6/2012. https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2017/09/07/nhung-nguyn-tac-k-ket-v-thuc-hien-hop-dong-trong-php- luat-php/, [truy cập lần cuối ngày 01/02/2018] 14 Phạm Hoàng Giang, 2006, Sự phát triển của pháp luật hợp đồng từ nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng đến nguyên tắc công bằng, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10 năm 2006, tr. 28-31. 15 Nguyễn Trọng Điệp
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 tắc tổng quát đảm bảo cân bằng lợi ích và công bằng giữa quyền lợi với nghĩa vụ, nhưng chưa chỉ ra nguyên tắc phổ quát ấy. Gần đây hơn, Nguyễn Khánh Trung và Trần Thị Kim Phương có đánh giá về mối quan hệ bất cân bằng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại qua nghiên cứu Cân bằng lợi ích giữa các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại – Lý luận và thực tiễn. Song nghiên cứu dừng lại ở khẳng định về sự căng thẳng trong quan hệ nhượng quyền thương mại giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền, sự cân bằng lợi ích sẽ thúc đẩy sự thiện chí cũng như thúc đẩy thực hiện hợp đồng, mang về lợi ích cho cả hai bên. Nghiên cứu cũng đánh giá rằng thiện chí và trung thực là không đủ để làm nên một hợp đồng nhượng quyền công bằng, mà nó cần đến những quy định có tính bắt buộc của pháp luật. Và hai tác giả đã bỏ qua vị thế thương lượng khi tiến hành thỏa thuận, tình trạng phụ thuộc (lock-in) khi thực hiện hợp đồng, cũng như tác động mang tính lợi ích xã hội của hợp đồng nhượng quyền để làm nền tảng cho quy định can thiệp của pháp luật vào tự do hợp đồng. Quá trình phát triển của khu vực pháp luật Châu Âu lục địa và hệ thống pháp luật Anh-Mỹ xây dựng một học thuyết nền tảng cho sự can thiệp của Tòa án vào tự do hợp đồng đó là học thuyết về giao dịch không công bằng (Unconscionability Doctrine). Học thuyết là nền tảng của Unfair Contract Terms Act 1977 và phát triển Sale of Goods Act 1979, Supply of Goods and Services Act 1982 tại Vương quốc Anh, cũng như Chỉ thị chung về điều khoản lạm dụng năm 1993 (93/13/EEC) của Liên minh Châu Âu và những quy định sau này. Unconscionability không chỉ ra đâu là công bằng nhưng không công bằng được biểu hiện trên các yếu tố: 1, bên yếu thế phải ở trong một tình trạng bất lợi một cách nghiêm trọng vì những yếu điểm hoặc hạn chế nhất định; 2, bên ngược lại có những hành động không đúng để trục lợi từ bất lợi của bên kia, 3, các điều khoản trong hợp đồng không công bằng hoặc mang tính ép buộc; 4, bên yếu thế không nhận được sự tư vấn pháp lý độc lập nào (khả năng tiếp cận pháp luật bị hạn chế). 16 Đó là cơ sở để các luật gia phát triển các quan điểm về công bằng và bảo vệ bên yếu thế trong pháp luật hợp đồng. Như Josse .G Klijnsmat với Contract Law as Fairness. A Rawlsian Perspective on the Position of SMEs in European Contract Law đã kết hợp Unconscionability Doctrine với công lý, công bằng trong hệ thống học thuyết của 16 Janet O’Sullivan, Jonathan Hilliard, 2012, The law of contract (5 th Edition), Oxford University Press, Oxford, tr.292-293.
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 John Rawls để đưa DNNVV trở thành đối tượng cần bảo vệ trước sự bất công bằng xuất hiện do tình trạng yếu thế gây ra. Các vấn đề phát triển ngoài Việt Nam đã chỉ ra rằng, nền tảng của các quy định được xây dựng trên sự thử thách và đặc thù từ thực tiễn áp dụng các lý luận pháp lý hay học thuyết pháp lý. Nên, một nghiên cứu hướng đến hình thành nền tảng đó ở Việt Nam và mở rộng đối tượng theo xu hướng phát triển chung là cần thiết nhưng chưa xuất hiện. 3.3. Vấn đề nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Trong số rất ít các nghiên cứu ở Việt Nam hướng đến mảng đề tài này, có thể kể đến: Về mối quan hệ giữa quyền tự do kinh doanh và trật tự công cộng hay các nguyên tắc cơ bản, của Phan Huy Hồng và Nguyễn Thanh Tú,17 Lê Hồng Hạnh với Những nguyên tắc cơ bản trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) nhìn từ kỹ thuật lập pháp, 18 và Mục đích chính sách của Bộ luật Dân sự và ảnh hưởng của nó tới những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự.19 Các nghiên cứu chưa hướng đến nguyên tắc công bằng và khả năng ứng dụng của nguyên tắc này. Đó cũng là điểm mới của luận văn khi hướng đến nội dung nghiên cứu. 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Mượn góc nhìn của các nhà lập chính sách và lập pháp, đề tài mong muốn đóng góp những suy nghĩ sơ khởi về việc hình thành lý luận cũng như quy định về một nguyên tắc có tính tương thích và ứng dụng cao trong pháp luật hợp đồng. Về cơ bản, công bằng có thể mang lại cho nhà nhà lập pháp và nhà lập chính sách cơ sở để triển khai những quy định có tính “can thiệp” dựa trên tự do của hợp đồng. Điều chỉnh những khiếm khuyết của chi phí và thông tin bất cân xứng, điều luôn là rào cản của bên yếu hơn trên con đường tìm kiếm lợi ích tương xứng thông qua quan hệ trao đổi của hợp đồng. Lợi ích chính đáng luôn là động lực phát triển trong một thị trường tự do. 17 Phan Huy Hồng, Nguyễn Thanh Tú, 2012, Về mối quan hệ giữa quyền tự do kinh doanh và trật tự công cộng hay các nguyên tắc cơ bản, Tạp chí Khoa học pháp lý, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 2012, Số 01 (68), tr.59- 71. 18 Lê Hồng Hạnh, 2014, Những nguyên tắc cơ bản trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) nhìn từ kỹ thuật lập pháp, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, 2014, Số 9 (317), tr.15-24. 19 Lê Hồng Hạnh, 2014, Mục đích chính sách của Bộ luật Dân sự và ảnh hưởng của nó tới những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự, Tạp chí Luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2014, Số9 (172), tr.16-24.
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 4.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là khả năng phát triển như một nguyên tắc độc lập cũng như sự tương thích, bổ trợ của công bằng vào tự do trong pháp luật hợp đồng. Áp dụng cụ thể cho thúc đẩy sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam thông qua vai trò công cụ của pháp luật trong thực hiện CSC. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Cùng với tốc độ phát triển của kinh tế, những nghiên cứu cơ bản về pháp luật hợp đồng đang diễn ra với nội dung và phạm vi ngày một rộng tại các cộng đồng khác nhau trên thế giới. Và về công bằng tất nhiên sẽ kéo theo những tranh luận thể hiện tính đa chiều của quan hệ xã hội, nhất là với một môi trường nhiều đặc thù. Và tính ứng dụng của nó đang được áp dụng qua những quy phạm của nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Trong giới hạn nghiên cứu pháp luật hợp đồng, luận văn tập trung vào nội dung hình thành khái niệm và cấu trúc của nguyên tắc hướng tới là công bằng. Đồng thời chứng minh sự tương thích và bổ trợ với nguyên tắc nền tảng của là tự do với tự do ý chí. Nội dung cũng không đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề cụ thể về pháp luật bảo vệ bên yếu thế hay về hợp đồng mẫu hoặc về một mẫu hợp đồng cụ thể như hợp đồng gia nhập, hợp đồng điện tử, hợp đồng nhượng quyền thương mại,v.v… . Kể cả hợp đồng thầu phụ cũng được phân tích cơ bản ở vai trò ứng dụng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, cụ thể là phát triển DNNVV, đảm bảo phúc lợi xã hội. Nguyên tắc công bằng (Equity) đước sử dụng trong pháp luật nước Anh với vai trò bổ trợ cho hệ thống Common law, và nó có chiều dài lịch sử phát triển cũng như đặc điểm riêng biệt mà luận văn sẽ không đủ dung lượng để đề cập đến. Các nghiên cứu Anh ngữ cũng sử dụng thuật ngữ khác ngoài equity. Giới hạn luận văn xin được tách equity ra khỏi đối tượng nghiên cứu cơ bản. Về mặt thời gian, bên cạnh các học thuyết và các quy định pháp luật được nghiên cứu, đề tài hướng đến khoảng thời gian chính sách về DNNVV hình thành và phát triển từ sau đổi mới, đến bước ngoặt là sự ra đời Luật HT DNNVV 2017 ở Việt Nam, với nhu cầu phát triển chính sách từ sự học tập mô hình của Hàn Quốc và Nhật Bản như Bộ KH-ĐT đã khẳng định. Thời gian nghiên cứu trong khuân khổ đào tạo chung của Đại học Kinh tế Tp.HCM.
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết - Phương pháp lịch sử20 được sử dụng để làm rõ nguồn gốc và mục đích thực sự của quá trình hình thành khái niệm tự do ý chí. - Phương pháp ROCCIPI21 được áp dụng vào CSC về DNNVV. Phụ lục 01 thể hiện quá trình hình thành và phát triển chính sách về DNNVV. CSC phát triển DNNVV trục trặc khi đặt mục tiêu về số lượng DN. Từ mục tiêu ấy, các phương pháp giải quyết được đưa ra theo hướng nâng cao lợi ích (I), mà không quan tâm đến yếu tố cơ hội (O) phát triển đồng đều như đặc tính của khối DNNVV là bao quát các lĩnh vực trong xã hội; tập trung nhiều vào thay đổi quy trình, thủ tục (P) hành chính, mà không nhận thấy vấn đề ở trong chính quy tắc (R) hành xử của các DN; yếu tố năng lực (C) của nhà nước luôn hữu hạn trước những yêu cầu của luôn thay đổi của thị trường mà đại diện là DN; truyền thông về chính sách và giải pháp chính sách (C) ở bề nổi, DN khó tiếp cận những thông tin chi tiết; và ý thức hệ (I) của DN xa rời chính sách vì tiêu cực của khối nhà nước luôn tồn tại, những DN tiếp cận được lại lạm dụng chính sách, thậm chí tham nhũng chính sách. Từ đó, lựa chọn vấn đề quy tắc (R) và yếu tố cơ hội (O), bên cạnh phân tích lý thuyết về CSC tại Phụ lục 02, TGLV nhận ra vấn đề nằm trong xác định mục tiêu chính sách (được giải quyết trong Phụ lục 02) và xây dựng một nguyên tắc để tạo ra một cơ chế về cơ hội phát triển đồng đều trên điều kiện đặc thù về năng lực và ý thức hệ tại Việt Nam. Góc độ pháp luật kinh tế ứng dụng, nội dung chính của luận văn tập trung vào phân tích quy tắc bên cạnh yếu tố cơ hội như một kết quả của phương pháp tìm kiếm ROCCIPI trong tìm kiếm nhu cầu cải cách pháp luật. - Phương pháp so sánh pháp luật22 được áp dụng trong đánh giá về thực trạng áp dụng, phát triển các nguyên tắc cơ bản trong pháp luật dân sự và hợp đồng của Việt Nam và Cộng hòa Pháp. Phương pháp cũng được áp dụng khi đối chiếu các quy định trong các văn bản pháp luật liên đới tới chính sách công về DNNVV của Hàn Quốc và Nhật Bản với các quy định của pháp luật Việt Nam trong cùng lĩnh vực. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Luận văn là tác phẩm thứ hai sau Sự phát triển của pháp luật hợp đồng từ nguyên tắc tự do giao kết đến nguyên tắc công bằng của Phạm Hoàng Giang nhắm tới 20 Văn Tạo, 1995, Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic, Viện Sử học xuất bản, Hà Nội, tr. 38. 21 Phạm Duy Nghĩa, 2014, Phương pháp nghiên cứu luật học, Nxb Công an Nhân dân, tr.67-70. 22 Phạm Duy Nghĩa, 2014, tlđd, tr.92.
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 vấn đề: nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng tại Việt Nam. Một cách cụ thể hơn, luận văn chỉ rõ quá trình phát triển của tự do và công bằng trong quan hệ dân sự. Một sự thích nghi và bổ trợ ngày càng rõ nét, hướng tới những quy tắc pháp luật có tính thúc đẩy phát triển xã hội. Luận văn cũng chứng minh xu hướng phát triển của pháp luật một số nước có nền kinh tế trình độ cao, đang cố gắng bắt kịp xu hướng phát triển của nền kinh tế, khi nhắm đối tượng DNNVV trở thành một chủ thể cần bảo vệ bằng nguyên tắc chống điều khoản bất công bằng trong hợp đồng với DN có vị thế cao hơn. Từ đó làm cơ sở cho đề xuất, cũng như áp dụng nguyên tắc kế thừa lịch sử, để hạn chế rủi ro trong đề xuất pháp lý. Nghiên cứu đưa ra những suy nghĩ sơ khởi nhất qua quá trình TGLV đánh giá tác động của vấn đề bên cạnh các nghiên cứu ngoài Việt Nam. Từ đó hướng tới phát triển lý luận pháp lý cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề đã nêu. Góp phần tạo lập góc nhìn pháp lý về quan hệ hợp đồng giữa DNNVV với DN lớn hơn trong bối cảnh kinh tế thị trường của nền kinh tế tự do toàn cầu, từ đó đưa ra những quy định góp phần kích thích phát triển nền kinh tế, thúc đẩy sựu phát triển của DNNVV tại Việt Nam.
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG Trong Contract Enforcement and Economic Performance, Satu Kähkönen và Patrick Meaghe nhận định rằng ở cả các nước phát triển và đang phát triển, các hợp đồng được quản lý bởi cả nhà nước và những cơ chế phi nhà nước. Hiệu quả của các cơ chế thực thi hợp đồng còn phụ thuộc vào đặc điểm của hàng hóa được trao đổi, chi phí sử dụng cơ chế, và khả năng dự đoán kết quả hợp đồng. Nhà nước và hệ thống pháp luật vẫn có vai trò đặc biệt quan trọng trong tạo dựng thể chế thúc đẩy kinh tế bằng hợp đồng được thực hiện công bình và có thể dự đoán được.23 Công bình (công bằng: theo đúng lẽ phải, không thiên vị24 ) được dùng nguyên bản bằng từ impartial, Oxford Dictionary định nghĩa đơn giản là đối xử bình đẳng, công bằng, không thiên vị.25 Khái niệm bình đẳng có lẽ đã rất quen thuộc trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, và đó là sự bình đẳng trước pháp luật, tức sự ngang bằng về địa vị pháp lý, trong khi công bằng lại mới chỉ xuất hiện trong BLDS 2015 trong cụm thuật ngữ lẽ công bằng. Luật Hợp đồng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định các nguyên tắc bắt buộc trong giao kết hợp đồng, tại Điều 5 ghi: “Các bên phải tuân thủ nguyên tắc công bằng khi ấn định các quyền và nghĩa vụ của mình.26 Như thế nào là công bằng, liệu tồn tại một nguyên tắc về công bằng trong khế ước đồng thời tương thích với triết lý tự do hợp đồng và phù hợp với môi trường pháp luật Việt Nam? 1.1. Nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng 1.1.1. Các nguyên tắc trong giao kết hợp đồng Các nguyên tắc là nội dung cơ bản của pháp luật hợp đồng, tuy nhiên vẫn cần “luận giải” dựa trên quy định cụ thể của pháp luật, và điều này là cần thiết trong bối 23 Satu Kähkönen, Patrick Meagher, 1997, tlđd, tr. 9-30. 24 Viện ngôn ngữ học, 2006, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng. 25 “Treating all rivals or disputants equally; fair and just.” Oxford Dictionaries – Powered by Oxford University Press, 2017, tại: https://en.oxforddictionaries.com/definition/us/impartial, [truy cập lần cuối ngày 27/10/2017] 26 Bản dịch của Vụ Pháp chế - Bộ Thương mại (Tài liệu Ban soạn thảo Luật Thương mại sửa đổi). Từ bản gốc của WIPO: Contract law of The People's Republic of China, 1999. “Article 5: Fairness The parties shall abide by the principle of fairness in prescribing their respective rights and obligations.”
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 cảnh xã hội pháp quyền mà nước nhà đang hướng tới,27 cùng vai trò của học thuyết pháp lý còn chưa được thể hiện rõ ràng. Điều 395 BLDS 1995, Điều 389 BLDS 2005 quy định: “Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: 1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; 2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng” Trong BLDS 2015, nguyên tắc giao kết của hợp đồng được thừa nhận chung trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.28 Điều 3, BLDS 2015 quy định: “1.Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. 2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. 3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. 4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. 5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.” Những thay đổi cơ bản trong Chương I và II 29 của BLDS 2015 giúp gỡ bỏ quy định về nguyên tắc giao kết, thực hiện hợp đồng tại Mục 7, Chương XV. Điều đó 27 Tham khảo nguyên tắc thượng tôn pháp luật của xã hội pháp quyền tại: - Nguyễn Xuân Tùng, 2011, Bàn về “nguyên tắc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1463, [truy cập lần cuối ngày 08/08/2017] - Đào Trí Úc, 2015, Giáo trình Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 28 Thay đổi đáng chú ý này được Đỗ Văn Đại bình luận rằng hợp đồng cần tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật dân sự như mọi hoạt động dân sự khác. Tham khảo: - Đỗ Văn Đại (chủ biên), 2016, Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS năm 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 348-349. 29 Những nguyên tắc cơ bản trong BLDS 2005 được quy định tại Điều 4 tới Điều 13, đến BLDS 2015 chỉ còn tồn tại trong duy nhất Điều 3 và trở thành Các nguyên tắc cơ bản trong pháp luật dân sự, làm cho phạm vi điều chỉnh được mở rộng theo đúng bản chất của pháp luật dân sự mặc dù thu gọn số điều luật quy định. Tham khảo thêm: - Vương Thanh Thuý, 2016, Một số điểm mới trong quy định về các nguyên tắc cơ bản của BLDS 2015, trong Chương 2 của cuốn sách: Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), 2016, Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS năm 2015, Nxb Tư Pháp, tr. 60-76. - Đỗ Văn Đại, 2016, tlđd, tr.19-26.
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 cũng phù hợp với việc nhìn nhận hợp đồng hình thành trên cơ sở như chính khái niệm nó mang lại: “là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. 30 Như vậy, các nguyên tắc hợp đồng như đã quy định tại BLDS 1995 và BLDS 2005 bao gồm hai nội dung: - Tự nguyện tham gia, và tự do thoả thuận giao kết; nhưng, không trái pháp luật (không vi phạm điều cấm của luật)31 , trái đạo đức. - Bình đẳng; thiện chí, hợp tác; trung thực và ngay thẳng. BLDS 2015, bên cạnh quy định tự chịu trách nhiệm, có bổ sung thêm nguyên tắc: - Không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Các nguyên tắc trước hết là căn cứ để xét xem tính hiệu lực của hợp đồng, và sau đó còn thể hiện sự ghi nhận quyền cá nhân từ Hiến pháp 2013. Và đây cũng chính là cơ sở để xác định giới hạn tác động đến quyền giao kết hợp đồng, quyền tài sản và tự do của cá nhân như những quyền cơ bản (fundamental rights) của con người với những gì pháp luật không cấm. Khởi nguyên của những quy định pháp luật về nguyên tắc hợp đồng là một đề tài rộng lớn với tinh thần pháp luật nhiều biến chuyển. Từ giới hạn nghiên cứu, luận văn bắt đầu bằng quan điểm của nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp – Nguyễn Đình Lộc rằng BLDS Việt Nam được xây dựng trên nền tảng cơ bản của BLDS Liên Xô và sự giúp đỡ của các chuyên gia Pháp, vậy hẳn mô hình pháp luật hợp đồng Việt Nam được thành hình dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Napoleon và Luật La Mã,32 và lấy cơ sở ấy để tìm hiểu về nguyên tắc giao kết hợp đồng mà chúng ta đang sử dụng.33 BLDS Cộng hòa Pháp hay Bộ luật Napoleon là một bộ luật nổi tiếng, nó là hình mẫu của nhiều BLDS của nhiều nước trên thế giới. Sau dịp kỷ niệm 200 năm ra 30 Điều 385, BLDS 2015. 31 Đây cũng là một thay đổi mang tính cơ bản, song từ góc độ phân tích phục vụ đề tài, tác giả xin phép không đề cập tới. 32 Nguyễn Đình Lộc, 2004, 200 năm BLDS Cộng hoà Pháp và sự phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam,Tham luận Kỷ niệm 200 năm BLDS Pháp, Nhà pháp luật Việt – Pháp, tr.120-122. 33 Mặc dù như phân tích rằng hợp đồng tồn tại một cách tự nhiên trong mỗi cộng đồng, mỗi xã hội. Nhưng những nguyên tắc cơ bản mà pháp luật Việt Nam quy định về hợp đồng chỉ bắt đầu xuất hiện khi các bộ Dân luật Bắc kỳ, Trung kỳ, và Nam kỳ giản yếu được trích lược phần lớn từ BLDS Napolenon được áp dụng. Tham khảo: - Nguyễn Ngọc Khánh, 2006, Chế định hợp đồng từ Luật La Mã đến BLDS, Tạp chí Kiểm Sát, số 7, tháng 4 năm 2006, tr. 38-41.
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 đời, BLDS Pháp đứng trước khả năng sửa đổi. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng trong pháp luật Pháp, do Nhà pháp luật Việt Pháp tổng hợp tại Kỷ yếu toạ đàm về sửa đổi BLDS năm 2012,34 được Yves Marie Latheir trình bày các nguyên tắc: - Nguyên tắc tự do hợp đồng - Nguyên tắc thoả thuận - Nguyên tắc tôn trọng trật tự công và thuần phong mỹ tục - Nguyên tắc ngay tình So sánh với các nguyên tắc đã nêu về hợp đồng trong BLDS Việt Nam, có thể thấy sự tương đồng đáng kể, nhưng dường như các nguyên tắc trong pháp luật hợp đồng Việt Nam chỉ đóng góp vai trò hình thức trong các điều luật chi tiết hơn là được áp dụng trong thực tiễn pháp luật.35 Trong khi ấy, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng của Pháp được đánh giá bên cạnh tính hiệu quả khi áp dụng thực tế, cũng như nhu cầu phát triển của xã hội. Cùng với khả năng bổ trợ lẫn nhau của các nguyên tắc, pháp luật dân sự Pháp chú ý đến sự xuất hiện và phát triển của các nguyên tắc khác: - Nguyên tắc về tính công bằng của hợp đồng - Nguyên tắc tính hữu ích của hợp đồng - Nguyên tắc về tính tương xứng giữa các bên - Nguyên tắc an toàn pháp lý - Nguyên tắc nhất quán gắn kết - Nguyên tắc trung thực và hợp tác - Nguyên tắc tuân thủ các quyền cơ bản - Nguyên tắc không phân biệt đối xử Từ nhu cầu xã hội, các nguyên tắc được thử thách trên thực tế và cân nhắc khả năng bổ sung vào BLDS của nước Pháp nếu có thể bổ khuyết cho các nguyên tắc đã tồn tại. Ví dụ như nguyên tắc không phân biệt đối xử - việc phân biệt đối xử sắc tộc hẳn nhiên là xâm phạm quyền cơ bản của con người, nhưng khi pháp luật dân sự xác lập các quy định về thay đổi giới tính như một sự đòi hỏi thực tế cũng như quyền cơ bản, thì có nên cân nhắc một nguyên tắc hợp đồng mà ở đó, các hợp đồng có sự phân biệt đối tượng chuyển giới, như hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng lao động,… để đảm 34 Yves Marie Latheir, 2012, tlđd. 35 Tham khảo: - Nguyễn Ngọc Khánh, 2006, tlđd, tr. 41. - Vương Thanh Thuý, 2016, tlđd, tr. 60-76. - Bộ Tư pháp, 2013, Tổng kết thi hành Bộ luật dân sự năm 2005, Số: 151/BC-BTP, ngày 15/7/2013.
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 bảo lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội hay không? Đó là câu hỏi được các nhà nghiên cứu lưu tâm. Các nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam còn ít đề cập tới những vấn đề được kết nối với nguyên tắc cơ bản của quan hệ dân sự hay pháp luật hợp đồng, ngay cả khi nhà làm luật đã cập nhật các thuật ngữ lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; lẽ công bằng thì nội hàm của chúng cũng chưa được làm rõ. Bằng việc bình luận luật, các nguyên tắc vẫn trừu tượng và khó khăn trong vận dụng . Nguyên nhân cũng một phần bởi tính đặc thù của hệ thống tư pháp, đã khiến cho sự phát triển nền tảng các nguyên tắc ấy bị trì trệ. Việc nghiên cứu, phát triển các nguyên tắc pháp lý, lý luận pháp luật, cũng như phát triển pháp luật nói chung, bên cạnh việc tìm hiểu nguồn gốc và giá trị nguyên bản, cần được đặt trong bối cảnh (tư pháp trọng văn bản luật, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa) và văn hóa (Á Đông với các triết lý Nho giáo, Phật giáo) của nước nhà.36 Các phân tích về công bằng bên cạnh tự do hợp đồng – tự do ý chí trong khế ước sẽ được đặt trong bối cảnh cụ thể của kinh tế - xã hội Việt Nam. Nhưng trước hết, cần xác định quy luật phát triển chung, để tính đặc thù không trở thành cá biệt trong sứ mệnh phát triển pháp luật. 1.1.2. Xu hướng phát triển của nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng Công bằng là nguyên tắc bắt buộc trong pháp luật Anh, đã từng là hệ thống xét xử độc lập Hoa Kỳ, và đã từng xuất hiện trong nền tư pháp trọng án lệ của nước Pháp.37 Gần nhất, BLTTDS 2015 tại khoản 2 Điều 4 quy định: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” và khoản 2 Điều 6 của BLDS 2015 quy định: “Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật … thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự …, án lệ, lẽ công bằng”. Và đó được coi là một cơ chế để Tòa án có thể tiếp nhận mọi yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự và các thẩm phán thực hiện nguyên tắc công bằng của pháp luật.38 Với pháp luật hợp đồng thì tự do vẫn là nền tảng cơ bản, công bằng dường như không đóng vai trò gì trong thỏa thuận của tự do ý chí. Vậy công bằng liệu có cần thiết cho mối quan hệ hợp đồng ngày nay? Câu trả lời là có. Bởi các vấn đề mới trong xã hội đang ngày càng nhiều và thay đổi nhanh chóng quan điểm về tự do hợp đồng trên phạm vi toàn cầu. Giới hạn về các hành vi tự do được xác lập ngày càng rõ ràng 36 Phạm Duy Nghĩa, 2011, tlđd, tr. 36-37. 37 Triệu Quốc Mạnh, 2000, tlđd, tr. 171-172. 38 Lê Quang Vy, Lương Văn Trung, 2015, tlđd.
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 và mở rộng phạm vi của nó ở cả hai hướng cơ bản: giữa cá nhân với bên/các bên còn lại của hợp đồng; và giữa quan hệ hợp đồng với lợi ích công cộng.39 Từ những năm 1970, không chỉ ở Pháp, mà hầu hết các nước phát triển tại châu Âu cũng như trên thế giới, đã nhận ra những quy định chung về nguyên tắc hợp đồng nhằm đảm bảo cho hiệu lực hợp đồng là không đủ để bảo vệ một bên yêu thế hơn tránh khỏi sự lợi dụng từ những điều khoản của hợp đồng của các tổ chức, thương nhân ngày một lớn mạnh theo đà phát triển của kinh tế toàn cầu. Động thái đầu tiên là sự ra đời của các hợp đồng mẫu được cơ quan nhà nước soạn thảo và áp dụng tại các quốc gia như Mỹ, Thụy Điển, Anh, Đan Mạch, Đức,… Liên minh châu Âu cũng xác định tồn tại sự mất cân xứng trong hợp đồng, và đã thông qua Chỉ thị chung về điều khoản lạm dụng năm 1993 (93/13/EEC).40 Những quy định ấy vẫn chủ yếu nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi những điều khoản mà khi ký, họ không đủ khả năng để xác định rằng liệu họ có bị xâm phạm về quyền lợi hay không, hay phát sinh từ sự bất cân bằng vị thế giữa họ và nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ trong hợp đồng gia nhập, tiêu dùng. Trong pháp luật nước Anh, vai trò của công bằng trong pháp luật hợp đồng cũng là một vấn đề ngày càng được chú ý và trở thành đề tài tranh luận của cộng đồng pháp lý. Bên cạnh hệ thống án lệ cùng các thẩm phán có thẩm quyền giải thích pháp luật, các nguyên tắc trung thực và thiện chí được cho rằng không đầy đủ và mang yếu tố chủ quan của các bên tham gia hợp đồng. Các yếu tố ấy chỉ là biểu hiện chứ không đảm bảo được công bằng khách quan của quan hệ khế ước. Hợp đồng là lời hứa thực hiện, nên nó không chỉ là một thỏa thuận của ý chí hay tâm tưởng, quan hệ hợp đồng cần được giải thích trên mối quan hệ giữa các bên của hợp đồng và quan hệ hợp đồng với cộng đồng, xã hội. Tính gay gắt của cưỡng bách thực hiện nghĩa vụ đã cam kết sẽ trở nên chủ quan nếu không căn cứ vào khả năng thực hiện; thực tế; năng lực; yếu tố khách quan của các bên. Ngay cả việc vô hiệu hợp đồng do nhầm lẫn, lừa dối, cưỡng ép, mất năng lực hành vi tạm thời (thiếu tự chủ)… cũng sẽ trở thành công cụ để đào tẩu khỏi nghĩa vụ thực hiện hợp đồng một cách hợp pháp nếu chỉ căn cứ vào tự do hợp đồng mà không giải thích trên nguyên tắc công bằng. Tiến trình đánh giá và xem 39 Rosalee S Dorfman, 2015, The Regulation of Fairness and Duty of Good Faith in English Contract Law: A Relational Contract Theory Assessment, Leeds Journal of Law & Criminology, Vol.1, No.1, tr.91-116. 40 Alexandre David, 2010, Điều khoản lạm dụng trong pháp luật về tiêu dùng ở Cộng hòa Pháp và châu Âu, Hội thảo về dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nhà pháp luật Việt-Pháp.
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 xét ấy đã đem lại kết quả là học thuyết Undue Hardship, Promissory Estoppel, và các đạo luật cụ thể như Unfair Contract Terms Act (UCTA) 1977.41 Như vậy, không chỉ cần các bên tự nguyện, tự do thảo thuận, ý chí các bên thống nhất trong các hợp đồng với sự trung thực và thiện chí cùng nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, mà một phần tính hiệu lực của hợp đồng còn được nhìn nhận dưới góc độ bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng, hướng tới bảo đảm tính công bằng về lợi ích, chứ không chỉ là bình đẳng về địa vị pháp lý. Phạm Hoàng Giang phân tích Sự phát triển của pháp luật hợp đồng từ nguyên tắc tự do giao kết đến nguyên tắc công bằng đã chỉ ra xu hướng phát triển của nguyên tắc chính yếu trong pháp luật hợp đồng đã chuyển từ tôn trọng tối đa tự do của các bên tham gia hợp đồng sang tìm kiếm một nguyên tắc đảm bảo sự tự do trong giới hạn của lợi ích giữa các bên của hợp đồng và kể cả là đảm bảo lợi ích ấy trong khuôn khổ của lợi ích chung của xã hội.42 Và xu hướng ấy phát triển của nguyên tắc công bằng không dừng lại ở bảo bệ quyền lợi của bên yếu thế là cá nhân như khách hàng, người tiêu dùng. Chính phủ Hàn Quốc phát triển một chính sách chung có tên là Thương mại Công bằng dưới sự quản lý của KFTC (Korea Fair Trade Commission),43 cùng tuyên ngôn hướng đến sự công bằng trong phát triển thương mại trong và ngoài Hàn Quốc thông qua các nhóm chính sách về Cạnh tranh, Người tiêu dùng, Nhà thầu phụ, và Cạnh tranh thương mại quốc tế.44 Đặc biệt chính sách về Nhà thầu phụ với Đạo luật Hợp đồng thầu phụ công bằng (Fair Transactions in Subcontracting Act) cho thấy rõ mối quan tâm trong phát triển, cụ thể hóa nguyên tắc pháp luật nhằm kích thích kinh tế, thúc đẩy phát triển, mà chủ thể chính ở đây là DNNVV trong mối quan hệ hợp đồng (thầu phụ cho) DN lớn hơn từ hai lần quy mô vốn hoặc doanh thu. Trong The Law of Contract, Janet O’Sullivan và Jonathan Hilliard đã nhắc lại quan điểm của Ủy ban pháp luật Vương quốc Anh ghi nhận xu hướng này, việc phát triển các quy tắc về Điều khoản không công bằng (UCTA) đang hướng đến bảo vệ DNNVV, điều mà vốn dĩ trước đây không có.45 41 Rosalee S Dorfman, 2015, tlđd. 42 Phạm Hoàng Giang, 2006, tlđd, tr. 28-31. 43 Hay vẫn được quen gọi với tên Thương mại Lành mạnh, song lành mạnh có nội hàm rộng hơn công bằng (sát nghĩa hơn với cụm từ gốc “공정”). 44 Korea Fair Trade Commission (KFTC), Tham khảo: http://www.ftc.go.kr/eng/index.jsp, [truy cập lần cuối ngày 15/01/2018] 45 Janet O’Sullivan, Jonathan Hilliard, 2012, tlđd, tr.217-218.
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 Tóm lại, nguyên tắc công bằng đang thể hiện vai trò ngày càng rõ nét trong pháp luật hợp đồng và ghi nhận sự dịch chuyển, mở rộng đối tượng từ việc giới hạn tự do hợp đồng trong khuân khổ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tới đối tượng DNNVV trước các điều khoản lạm dụng. 1.2. Nguồn gốc nhu cầu và khả năng xác định công bằng 1.2.1. Từ tự do đến công bằng trong nguyên tắc giao kết hợp đồng Trở lại với Phạm Hoàng Giang và Sự phát triển của pháp luật hợp đồng từ nguyên tắc tự do giao kết đến nguyên tắc công bằng. Việc thừa nhận tự do tuyệt đối của hợp đồng xuất phát từ niềm tin rằng công bằng sẽ được thực hiện khi các bên, bằng ý chí của mình, đưa ra một thỏa thuận và thực hiện thỏa thuận ấy. Quan điểm ấy của nửa đầu thế kỷ 19, đã nhanh chóng biến chuyển vào thế kỷ 20, các chuyên gia thừa nhận xu hướng giới hạn tự do hợp đồng ngày càng gia tăng. Từ giới hạn nhằm bảo vệ lợi ích tập thể đến đảm bảo công bằng cho các bên tham gia hợp đồng. Bởi tự do đang dần cho thấy những khuyết điểm cần đến khả năng bổ khuyết từ hệ thống pháp luật cùng vai trò của nhà nước cũng như Tòa án qua nguyên tắc công bằng.46 “Từ đâu mà tự do lại lùi bước trước nguyên tắc có tính can thiệp” trong việc xác lập một thỏa thuận vốn dĩ là sự tự do thống nhất ý chí của các bên tham gia? Lập pháp khởi nguồn từ chính sách, chính sách lại đến từ những thúc bách biến chuyển của xã hội.47 Nền kinh tế xã hội mà kinh tế học là tri thức của nó cung cấp cho các nhà lập pháp cơ sở để xây dựng chính sách cũng như pháp luật. Kinh tế học cổ điển (classical economic) với Adam Smith như đại diện tiêu biểu nhất,48 luôn cho rằng sự tự do trong lao động, sản xuất là con đường ngắn nhất đi đến sự thịnh vượng. Và khi “bàn tay vô hình” được trang bị thêm sức mạnh về cung- cầu, về độ thoả dụng biên, về tối đa hoá phúc lợi của trường phái tân cổ điển (neoclassical) đã đưa kinh tế hàng hoá lên đỉnh cao, khiến cho mọi lĩnh vực của xã hội đặt lại trọng tâm nghiên cứu của mình: tự do và giá trị nền kinh tế như là các yếu tố then chốt.49 46 Phạm Hoàng Giang, 2006, tlđd. 47 Bùi Ngọc Sơn, 2006, Những góc nhìn lập pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr.16-17. 48 Encyclopædia Britannica (editors), 2014, Classical economics, tại: https://www.britannica.com/topic/classical- economics, [truy cập lần cuối ngày 11/12/2017] 49 E. Roy Weintraub, 2014, Neoclassical Economics, Thư viện Kinh tế và Tự do, tại: http://www.econlib.org/library/Enc1/NeoclassicalEconomics.html#abouttheauthor, [truy cập lần cuối ngày 11/12/2017]
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 Đó là hai giai đoạn kế tiếp nhau của kinh tế học, một sự thừa hưởng và phát triển từ những học thuyết về cá nhân, xã hội, cùng góp phần vào thời đại Khai Sáng của thế kỷ 18 và thành quả của nó trong thế kỷ 19. Nhìn sang góc độ pháp luật ngày nay, chủ nghĩa tự do kinh tế sớm của thế kỷ 19, đi bên cạnh nó là tự do hợp đồng, như là một hệ thống tự do không giới hạn, tuyên bố rằng sự công bằng sẽ tự động kết quả từ một luật chính thức về nghĩa vụ.50 (A) Lý thuyết kinh tế học hiện đại vẫn chưa tìm ra cách biện giải có thể thay thế được cho những công thức kinh điển ấy, song đã chỉ ra rằng cung và cầu không được xây dựng trên những điều kiện lý tưởng – điều luôn xảy ra trên thực tế – sẽ dẫn đến những thất bại thị trường mà tự nó – bàn tay vô hình – không thể sửa chữa được.51 Và những tình huống cực đoan như khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là hoàn toàn có thể xảy ra một lần nữa. Dù các nhà kinh tế học và các chính trị gia có kinh nghiệm về vấn đề ấy nhiều như thế nào đi nữa, thì thời kỳ kinh tế 2007-2009 như một lời nhắc không thể lãng quên. Không xây dựng trên những điều kiện lý tưởng? Bởi không như mô hình rời rạc của kinh tế học cổ điển52 và những mô hình lý tưởng của kinh tế học tân cổ điển,53 khi cấu trúc thị trường đứng trước thách thức về tính linh động do sự phát triển không ngừng của các nền kinh tế, nhưng nhu cầu ổn định vẫn tồn tại như một đòi hỏi thiết yếu của mỗi cá nhân tham gia vào thị trường, các giao dịch đan xen lẫn nhau và các bên của hợp đồng đòi hỏi những hiểu biết nhất định. Điều đó dẫn đến các rào cản của một giao dịch kể cả khi đường cung đã cắt ngang qua đường cầu của thị trường, chính là chi phí giao dịch và thông tin nắm giữ.54 50 Andreas Abegg, Annemarie Thatcher, 2004, Review Essay – Freedom of Contract in the 19th Century: Mythology and the Silence of the Sources – Sibylle Hofer’s Freiheit ohne Grenzen? Privatrechtstheoretische Diskussionen im 19. Jahrhundert (tác phẩm tiếng Đức của Sibylle Hofer, xuất bản bởi Mohr Siebeck, dày 313 trang, với tiêu đề: Tự do không có biên giới ? : Thảo luận lý thuyết về luật tư trong thế kỷ 19), German Law Journal, Vol. 05 No. 01, tr.101-114. Hai tác giả đã phản biện quan điểm tấn công vào thuyết tự do hợp đồng của Hofer khi bà gọi tự do không giới hạn là một “huyền thoại” trong lĩnh vực luật tư. Từ góc nhìn lịch sử và kinh tế học, họ đã chỉ ra sự tồn tại thực tế, hoặc chí ít là những tác động mang tính thay đổi nền kinh tế, chính trị, và tất nhiên là cả xã hội của quan điểm “tự do vô giới hạn của hợp đồng-công bằng là sự đảm bảo tự do ấy được thực hiện”. 51 Daniel A. Farber, 1983, Contract Law and Modern Economic Theory, Northwestern University Law Review, Vol. 78. No. 2, tr.303-339. 52 Ian R. Macnei, 1978, Contracts: Adjustment of long-term Economic Relations Under Classical, Neoclassical, and Relational Contract Law, Northwestern University Law Review, Vol. 72, No. 6, tr.854-905. 53 Daniel A. Farber, 1983, tlđd. 54 Tổng hợp và nhận định từ các phân tích chính của Ian R. Macnei và Daniel A. Farber từ 2 tài liệu đã trích dẫn. Các ông đưa ra mô hình và giả lập mô hình để chứng minh cho luận cứ của mình bằng các kiến thức về kinh tế học và pháp luật hợp đồng. Kinh tế học Keynes và Keynes mới – dòng kinh tế học như một gạch nối giữa trào lưu cổ điển và tân cổ điển – sau này được John Hicks mô hình hoá và kết hợp vào trường phái tân cổ điển, cũng có chung nhận định về sự bất cân đối giữa cầu và cung nếu đánh giá trong một môi trường không hoàn
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 Bất cân xứng thông tin đã được George A. Akerlof trình bày tại The Market for “Lemons”: Quality Uncertainty and the Market Mechanism trên The Quarterly Journal of Economics (Oxford Academic) – Vol.84, số 3, năm 1970 – mang sức ảnh hưởng to lớn tới sự thay đổi của kinh tế học hiện đại.55 Trong 13 trang ngắn gọn, ông đã chứng minh rằng một thị trường với bất cân xứng thông tin về chất lượng sản phẩm sẽ dẫn đến sự sụp đổ của thị trường như là một thất bại của sự tự do lựa chọn, mà ở đó niềm tin về điểm cân bằng của giá cả và chất lượng kỳ vọng của sản phẩm không còn nữa.56 Tất nhiên đây là một mô hình được tính toán với mô thức đơn giản để đưa ra kết luận. Nhưng rõ ràng tính hiệu quả và tối ưu của tự do đã bị đánh bại bởi thông tin không hoàn hảo. (B) Bất cân xứng thông tin trở thành một mối quan tâm của các nhà nghiên cứu pháp luật với các ứng dụng hoặc công cụ kinh tế. Ở Việt Nam, kể từ sau Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong pháp luật hợp đồng Việt Nam của Phạm Duy Nghĩa,57 các nhóm bài nghiên cứu ứng dụng về thông tin không cân xứng trong hợp đồng cũng gia tăng đáng kể.58 Nhóm các dạng nghiên cứu thường kết luận sự thất bại của một hợp đồng, sự đổ vỡ của một thị trường, sa sút của một nền kinh tế, có sự góp phần từ sự bất cân xứng và lạm dụng thông tin. Gần đây hơn, Tự do hợp đồng – Từ bàn tay vô hình đến chủ nghĩa can thiệp của Dương Anh Sơn và Hoàng Vĩnh Long đã xác nhận rằng chi phí cho thông tin là một loại của chi phí giao dịch, và nó cũng như bất cân xứng thông tin, làm cho “khả năng chịu được những chi phí” của các bên trong hợp đồng bị thách thức.59 hảo, song đó là sự không hoàn hảo do tính rời rạc và đơn giản của các mô hình. Lý thuyết Keynes mang đến những điểm mới về các yếu tố kinh tế vĩ mô như tổng cầu hay kỳ vọng, nhưng vẫn như Farber đánh giá, mô hình ấy thiếu đi chi phí và thông tin không hoàn hảo, như hai yếu tố quyết định điểm gặp gỡ thực tế của cung và cầu. Tham khảo thêm: - Lawrence R. Klein, 1948, The Keynesian Revolution, The American Economic Review, Vol. 38, No. 1, tr.145- 152. 55 Đóng góp của Akerlof đến kinh tế học hiện đại được ghi nhận qua giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2001, bên cạnh A. Michael Spence và Joseph E. Stiglitz (giải thích các hiện tượng của thị trường từ thông tin bất cân xứng) cho những nghiên cứu về thông tin bất cân xứng của họ. Trong đó, Akerlof đóng góp cho phân mảng mang tính lý thuyết về hành vi giữa người mua và người bán trong thị trường (A. Michael Spence đóng góp cho phân mảng về hành vi sử dụng thông tin như một lợi thế cạnh tranh). Tham khảo: - George A. Akerlof, 2001, Writing the "The Market for 'Lemons'": A Personal and Interpretive Essay, trang điện tử chính thức của giải thưởng Nobel, https://www.nobelprize.org/nobel_prizes/economic- sciences/laureates/2001/akerlof-article.html, [truy cập lần cuối ngày 01/11 /2017] 56 George A. Akerlof, 1970, The Market for “Lemons”: Quality Uncertainty and the Market Mechanism, The Quarterly Journal of Economics (Oxford Academic), Vol.84, No. 3, tr. 488-500. Sau thường gọi: (Theory of) Lemon Market. 57 Phạm Duy Nghĩa, 2003, Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 5 năm 2003, tr. 38-46. 58 Từ khoá “Thông tin bất cân xứng” + "hợp đồng” có 13.600 kết quả trên Google tiếng Việt chỉ sau 0.48 giây. 59 Đây là nghiên cứu mới mẻ và mang lại kết luận đáng lưu ý, dù TGLV không hoàn toàn đồng tình. Tham khảo:
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 So sánh giữa vấn đề bất cân xứng thông tin và chi phí giao dịch, Daniel A. Farber viết: “Hầu hết các mô hình toán học khắt khe trong thập kỷ qua đã tập trung vào vấn đề thông tin không hoàn hảo hơn là về vấn đề chi phí giao dịch. Trong quá khứ, giả thuyết mô hình tân cổ điển về thông tin hoàn hảo thường được coi là không quan trọng. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc đưa chi phí thông tin vào mô hình tân cổ điển có thể thay đổi quyết liệt những kết quả mà nó dự đoán. Đặc biệt, việc xem xét chi phí thông tin làm suy yếu sự ủng hộ mạnh mẽ cho nguyên tắc tự do của hợp đồng mà mô hình tân cổ điển cung cấp.”60 (C) Không chỉ có vậy, ngoài chi phí về thông tin, chi phí giao dịch được Oliver Hard đưa ra một cách cụ thể còn bao gồm: chi phí cho mỗi lần thiết lập một hợp đồng, chi phí cho một mức thưởng trong tương lai đối với một giao dịch.61 Có thể thấy tự do đã thất bại trong chức năng mang lại công bằng như những gì được khẳng định vào thế kỷ 19. Nhà nước với vai trò nhà thiết kế chính sách và xây dựng pháp luật trên nguyên tắc chung nhất về pháp quyền, có vai trò khắc phục những thất bại mà khối tư nhân không tự mình vượt qua được.62 Nhu cầu về xây dựng một nguyên tắc pháp luật bổ khuyết cho những thất bại của tự do, đảm bảo cơ chế điều chỉnh bằng của nhà nước trong quan hệ dân sự, đặc biệt là hợp đồng được đặt ra và được quan tâm theo sự phát triển chung ấy.63 Vậy nguyên tắc công bằng liệu có giải quyết được vấn đề mà tự do hợp đồng để lại như một thất bại trong nền kinh tế thị trường của bàn tay vô hình và mô hình hoàn hảo của cung và cầu? Trong giới hạn của nỗ lực nghiên cứu luận văn, câu hỏi sẽ được giải đáp một phần. Và có thể hình dung về một quy định như sau về hợp đồng thầu phụ giữa một DNNVV và một DN lớn hơn từ 2 lần về doanh thu hoặc quy mô vốn (vẫn có thể là DNNVV): Nếu nhà thầu chính có nhà thầu phụ đã mua hàng hóa, hoặc sử dụng thiết bị, dịch vụ của họ nhằm thực hiện công việc thầu phụ, thì nghiêm cấm họ (nhà thầu chính) có yêu cầu mà thiếu lý do chính đáng: yêu cầu nhà thầu phụ thanh toán toàn bộ hoặc một phần giá mua hoặc tiền thuê trước ngày thanh toán hợp đồng thầu phụ; - Hoàng Vĩnh Long, Dương Anh Sơn, 2011, Tự do hợp đồng – Từ bàn tay vô hình đến chủ nghĩa can thiệp, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 6 năm 2011, tr.44-50. 60 Daniel A. Farber, 1983, tlđd. Cụ thể hơn, Farber còn phân chia “Các mô hình mới giải quyết vấn đề thông tin không hoàn hảo có thể được chia thành hai nhóm. Nhóm các mô hình đầu tiên kết hợp thông tin giá không hoàn hảo. Nhóm thứ hai của mô hình kết hợp thông tin không hoàn hảo về chất lượng sản phẩm.” tr.325-326. 61 Oliver Hart, Bengt Holmstorm, 1987, tlđd, tr.89. 62 Lê Vinh Danh, 2001, Chính sách công của Hoa Kỳ: Giai đoạn 1935-2001, Nxb. Thống kê, tr.121-140. 63 Phạm Hoàng Giang, 2006, tlđd.
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 hoặc cho nhà thầu phụ mua lại, thuê lại với điều kiện hay giá thành không thuận lợi so với việc nhà thầu chính đã mua, thuê đối tượng đó, hoặc so sánh với giá mà nhà thầu chính đã cho bên thứ ba mua lại, thuê lại.64 Tức, nhà thầu phụ trong bất kỳ hoàn cảnh nào có sử dụng nguyên liệu hay máy móc, dịch vụ của nhà thầu chính vào mục đích thực hiện hợp đồng, cũng được hưởng mức giá hợp lý và có thể khấu trừ vào chi phí thực hiện hợp đồng thầu phụ. Thì như vậy, chi phí giao dịch, chi phí thương lượng, chi phí soạn thảo hợp đồng, và khả năng tài chính của nhà thầu phụ sẽ được quy định ấy bù đắp như thế nào? 1.2.2. Xác định công bằng Dưới góc độ pháp lý, bình đẳng và công bằng là hai khái niệm không đồng nhất. Bình đẳng chỉ là yếu tố cơ bản hợp thành sự công bằng. Pháp luật của các quốc gia, trong đó có Việt Nam (tại Điều 16, Hiến pháp năm 2013) quy định: Mọi người (cá nhân/pháp nhân65 ) có quyền bình đẳng trước pháp luật. Pháp luật cho ta một hệ quy chiếu để thiết lập các quyền như nhau đối với mỗi người. Bình đẳng trước pháp luật là điều kiện cơ bản để đạt đến sự công bằng.66 Mục 2, Luật Thương mại 2005, có quy định các nguyên tắc áp dụng cho hoạt động thương mại: bình đẳng trước pháp luật; tự do, tự nguyện thỏa thuận; nguyên tắc áp dụng thói quen; nguyên tắc áp dụng tập quán; nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng; nguyên tắc thừa nhận pháp lý của thông điệp dữ liệu. Vai trò đảm bảo công bằng của pháp luật vẫn cần đến nguyên tắc “tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng” được quy định trong Bộ luật Dân sự. Một lần nữa, bình đẳng ở đây là bình đẳng pháp lý, sự bình đẳng trước pháp luật chứ không phải bình đẳng về kinh tế.67 Và nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng chỉ nhắm đến bảo vệ lợi ích của số đông người tiêu dùng.68 Tự nguyện, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng lại phụ thuộc vào ý chí chủ quan của mỗi chủ thể. Trong thương mại, ý chí ấy với tất cả tự do của mình, luôn nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cao nhất cho bản 64 Điều 12.1, Luật Hợp đồng Thầu phụ công bằng Hàn Quốc 2017, Tham khảo tại: Ủy ban thương mại Công bằng Hàn Quốc, http://www.ftc.go.kr/solution/skin/doc.html?fn=8d24925854357c1ca3de6491a7117a972524ee138dababd3a2b 995ffe8cf946c&rs=/fileupload/data/result/BBSMSTR_000000002446/, [truy cập lần cuối ngày 15/07/2018] 65 Ghi nhận pháp nhân xuất hiện tại khoản 1 Điều 3 của BLDS 2015 quy định về Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản” 66 Nguyễn Minh Tuấn, 2013, Luận bàn về sự công bằng, Tạp chí Tia Sáng, Bộ Khoa học và Công nghệ, tại: http://tiasang.com.vn/-dien-dan/luan-ban-ve-su-cong-bang-6706, [truy cập lần cuối ngày 12/01/2018] 67 Nguyễn Như Phát, Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình luật kinh tế Việt Nam, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr 254. 68 Điều 11; Điều 14, Luật Thương mại 2005.
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 thân. Nên nếu không có một quy định pháp luật mang tính bắt buộc, thì sẽ gần như không thể đảm bảo hành động hạn chế lợi ích kinh tế của bản thân các chủ thể tham gia hợp đồng vì bất kỳ mục đích gì. Hướng tới mục tiêu:“thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế quốc dân bằng cách thiết lập một trật tự công bằng cho hợp đồng phụ sao cho Bên hợp đồng chính và Bên hợp đồng phụ có được sự phát triển đồng đều trên một vị trí cân bằng trong một cách xử sự cân đối chung”,69 Đạo luật Hợp đồng thầu phụ Công bằng của Hàn Quốc chứa đựng các điều khoản chi tiết như Điều 6.1 về Tiền trả trước bắt buộc nhà thầu chính đối xử công bằng khi nhận được một khoản thanh toán trước với nhà thầu phụ: “khi bên hợp đồng chính nhận được một khoản tiền trả trước từ chủ đầu tư, thì bên hợp đồng chính cũng phải trả trước cho bên hợp đồng phụ theo một tỉ lệ đối với danh mục và tỷ lệ của khoản tiền trả trước đã nhận…” – điều khoản này được giữ nguyên sau nhiều lần sửa đổi đạo luật, lần gần nhất là năm 2017. Công bằng đã được xác định như thế nào? Trong từ điển Luật học do Viện Khoa học Pháp lý thuộc Bộ Tư pháp chủ biên năm 2006, thuật ngữ công bằng hoàn toàn vắng bóng.70 Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, năm 2006, thì: “công bằng là đúng theo lẽ phải, không thiên vị.”71 Từ điển Bách khoa Việt Nam của Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, năm 1995, định nghĩa mang tỉnh tổng hợp: “công bằng được định nghĩa theo một phạm trù triết học, đó là khái niệm về ý thức đạo đức và ý thức pháp quyền, chỉ điều chính đáng, tương ứng với bản chất và quyền con người. Công bằng tức là sự tương xứng giữa quyền và nghĩa vụ, giữa hành vi với sự đền bù lợi ích.”72 Trên thế giới, sự phát triển của triết học pháp quyền – nhánh triết học ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị, pháp luật của các nhà nước – có thể thấy được khái niệm công bằng đã biến đổi nhất định qua các giai đoạn lịch sử. Tư tưởng cổ đại với Plato trong triết phẩm Cộng hòa,73 việc đồng nhất công bằng và công lý (justice) đã đưa đến một nguyên lý trở thành nền tảng của pháp luật 69 Điều 1, Luật Hợp đồng thầu phụ công bằng Hàn Quốc 1984. CIDA & MOT trong ấn bản của dự án Hỗ trợ thực thi Chính sách (PIAP): Các văn bản quy phạm pháp luật về Thương mại lành mạnh Hàn Quốc, Hà Nội - 2004, tr.333. 70 Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp, 2006, Từ điển luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa & Nxb. Tư pháp. 71 Viện ngôn ngữ học, 2006, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng. 72 Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, Nxb. Từ điển Bách khoa. 73 Tham khảo: - Plato,-, The Republic, Đỗ Khánh Hoan (dịch), 2014, Nxb.Thế giới.
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 La Mã về sau: phần của ai trả về người ấy. Đây chính là nguyên tắc này đã yêu cầu công lý phải bắt buộc thực hiện một nghĩa vụ đã cam kết như trả nợ, giao hàng, hay thậm chí hoàn lại những gì đã nhận nếu khế ước mất hiệu lực,…74 Trong khi ấy, “đối với những nhà kinh điển của tư tưởng dân chủ như Pericles (495 – 429 TCN) , Solon (638 – 559 TCN) , Tocqueville (1805 – 1859) … thì dân chủ là hình thức căn bản của công bằng, và nguyên tắc bình đẳng là nguyên tắc tối cao của nó…. Trước câu hỏi, công bằng là gì, thông thường được trả lời rằng: Hạt nhân của công bằng là sự bình đẳng… thời kỳ Immanuel Kant (1724 – 1804), đặc biệt với chủ nghĩa thực chứng (Positivism), người ta thường định nghĩa ngắn gọn công bằng trong nguyên tắc bình đẳng, và sự bình đẳng này được thể hiện trong công thức: Đối xử như nhau đối với những cái giống nhau và không như nhau đối với những cái không giống nhau.”75 Điểm này khác biệt với bình đẳng trước pháp luật đã được nhắc đến. Trong BLDS 2015, công bằng không được định nghĩa mà chỉ được nhắc đến tại khoản 2, Điều 6 của bộ luật này khi đứng chung với cụm thuật ngữ lẽ công bằng. Bản thuyết minh chi tiết Dự thảo BLDS (sửa đổi) của Bộ Tư pháp Trình UBTVQH,76 cũng không giải thích, chỉ ra nội dung hay cách thức đạt được công bằng. Mặc dù Bản thuyết minh đã thể hiện rõ vai trò của các quy định trong BLDS là đảm bảo công bằng trong mối quan hệ dân sự. Lẽ công bằng được căn cứ để giải thích cho trường hợp cụ thể của “điều khoản về hoàn cảnh khó khăn” (hardship) mà sau này là cơ sở để hình thành Điều 420: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Cách hiểu công bằng tại đây đã “được” đồng nhất giữa sự định lượng về cân bằng lợi ích giữa các bên, giảm thiểu chi phí hợp đồng, bảo đảm nghĩa vụ tương xứng với phần thưởng thực hiện hợp đồng như nội dung của điều luật; Song tại khoản 3, Điều 45 BLTTDS 2015 có giải thích: “Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.” 74 Eric Brown, 2017, Plato's Ethics and Politics in The Republic, The Stanford Encyclopedia of Philosophy (Fall 2017 Edition), Stanford University, tại: https://plato.stanford.edu/archives/fall2017/entries/plato- ethics-politics/, [truy cập lần cuối ngày 09/07/2018] 75 Ngô Thị Mỹ Dung, 2014, Khái niệm công bằng trong triết học pháp quyền Arthur Kaufmann, Tạp chí Khoa học xã hội, Viện KHXH vùng Nam bộ, số 05, 2014, tr. 03 -08. 76 Bộ Tư pháp, Báo cáo thuyết minh chi tiết BLDS (sửa đổi), trình UBTVQH cho ý kiến tại Phiên họp thứ 31, tháng 9-2014. Tại http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU_COBAN/Attachments/1617/3.doc, [tải xuống lần cuối ngày 28/12/2017]
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 Có thể thấy rằng, lẽ công bằng không thể hiện được đầy đủ nội hàm của nguyên tắc công bằng. Công bằng không chỉ là bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ. Công bằng cần đến những đánh giá trên thực tế về sự bù đắp lợi ích từ thực hiện nghĩa vụ. Bên cạnh đó, ngoài giá trị đạo đức, nhân đạo thì giá trị cộng đồng, xã hội còn có lợi ích về phát triển, lợi ích về đảm bảo một trật tự công, duy trì văn hóa và thuần phong mỹ tục của cộng đồng,… là những giá trị được đại diện bởi thuật ngữ lợi ích công cộng77 mà nguyên tắc công bằng phải phục tùng. Nội hàm cho ta được nội dung và tính đầy đủ của khái niệm, nhưng điều đó vẫn đo lường được mức độ, hay kiểm chứng thực tế được. Vì vậy để xác định được Công bằng, cần gán được nội hàm trên vào cấu trúc của mối quan hệ dân sự. Những tổng hợp của Nguyễn Minh Tuấn trong Luận bàn về sự công bằng từ ý tưởng của nền pháp luật đương đại của nước Đức, ngoài việc chỉ ra rằng Công bằng có thể hiểu theo nghĩa khách quan (objective justice), và theo nghĩa chủ quan (subjective justice).78 Tức là những giá trị đúng đắn, những quy tắc, chuẩn mực chung hoặc cách thức hành động phù hợp, được cộng đồng, xã hội thừa nhận; hay là theo nguyên tắc đạo đức và sự phán xét cá nhân. Thì điều quan trọng là Công bằng còn có thể được nhìn nhận chiều ngang (horizontal justice): đối xử như nhau đối với những cá nhân đóng góp như nhau; và công bằng theo chiều dọc (vertical justice): đối xử khác nhau (theo nghĩa tích cực) với những người khác biệt bẩm sinh, trình độ, năng lực hoặc các điều kiện sống khác nhau. Ví dụ cho trường hợp này cũng dễ dàng được đưa ra đó là chính sách thuế của nhà nước, các DN có quy mô và mức lợi nhuận như nhau, cùng ngành nghề, sẽ có mức thuế như nhau. Những khác biệt về quy mô, ngành nghề, lợi nhuận sẽ dẫn đến các mức đánh thuế khác nhau. Điều đó cũng mô phỏng hành vi của nhà nước đối với DN ở các quy mô khác nhau là khác nhau. Hành vi ấy có thể được mở rộng nhờ nguyên tắc công bằng được xác lập theo mối quan hệ lợi ích cân bằng, bình đẳng của hợp đồng khi có sự bất cân xứng đáng kể về vị thế mặc cả (theo quan hệ chiều ngang) và khả năng bổ trợ, thúc đẩy chính sách mang lại các giá trị cộng đồng, tối đa hóa phúc lợi thông qua vị trí, vai trò của nhóm DN yếu thế hơn như DNNVV (theo quan hệ chiều dọc của công bằng). 77 Được phân tích cụ thể tại mục 2.1.2. 78 Bernd Rüthers, Christian Fischer, Axe Birk, 2011, Rechtstheorie mit juristischer Methodenlehre, 6. Aufl, tr. 347-349, được Nguyễn Minh Tuấn dẫn lại trong Luận bàn về sự công bằng, đăng trên Tạp chí Tia Sáng của Bộ Khoa học và Công nghệ. Tại: http://tiasang.com.vn/-dien-dan/luan-ban-ve-su-cong-bang-6706, [truy cập lần cuối ngày 12/01/2018]