SlideShare a Scribd company logo
1 of 61
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
TRẦN THỊ THÙY DUNG
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG
GIAO THÔNG VẬN TẢI MIỀN TRUNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
TRẦN THỊ THÙY DUNG
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG GIAO
THÔNG VẬN TẢI MIỀN TRUNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP
Hà Nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự cố vấn
của Người hướng dẫn khoa hoc PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp. Kết quả luận văn
là trung thực. Các tài liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Trần Thị Thùy Dung
LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả
với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu
và hoàn thành đề tài "Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông vận tải
miền Trung".
Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực tiếp
giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành quản lý kinh tế
cho bản thân tác giả trong những năm tháng qua.
Xin gửi tới trường cao đẳng Giao thông vận tải miền Trung lời cảm ơn sâu
sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như
những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Trần Thị Thùy Dung
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................i
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................ii
PHẦ N MƠ
̉ ĐẦ U.............................................................................................................1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO
DỤC CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC CÔNG LẬP...........................................................5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu...............................................................................5
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính, tự chủ tài chính đối với
các đơn vị sự nghiệp công lập................................................................................5
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính, tự chủ tài chính đối với
các cơ sở giáo dục công lập ...................................................................................6
1.1.2. Đánh giá chung về các công trình đã nghiên cứu .........................................11
1.2. Lý luận chung về quản lý tài chính tại các cơ sở GDCĐ và ĐH công lập tự
chủ tự chịu trách nhiệm một phần về tài chính.....................................................12
1.2.1. Tổng quan về cơ sở GDCĐ và ĐH công lập.................................................12
1.2.2. Tự chủ tài chính tại các cơ sở GDCĐ và ĐH công lập.................................14
1.2.2.1. Khái niệm tự chủ.....................................................................................14
1.2.2.2. Tự chủ về tài chính..................................................................................16
1.2.3. Quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập............19
1.2.3.1. Khái niệm và vai trò của nguồn lực tài chính với sự phát triển của trường
đại học, cao đẳng công lập...................................................................................19
1.2.3.2. Khái niệm và vai trò của quản lý tài chính trong các trường đại học, cao
đẳng công lập .......................................................................................................21
1.2.4. Nội dung của quản lý tài chính tại các trường đại học, cao đẳng công lập tự
chủ, tự chịu trách nhiệm một phần chi phí hoạt động.............................................24
1.2.4.1. Quản lý các nguồn thu trong các trường cao đẳng đại học.....................25
1.2.4.2. Quản lý chi..............................................................................................31
1.2.4.3. Quản lý kết quả hoạt động tài chính tại các trường đại học, cao đẳng
công lập................................................................................................................35
1.2.4.4. Quản lý theo quy chế chi tiêu nội bộ trong các trường đại học cao đẳng
..............................................................................................................................36
1.2.5. Tiêu chí đánh giá về quản lý tài chính ..........................................................39
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại cơ sở giáo dục công lập .....41
1.2.6.1. Yếu tố bên trong......................................................................................41
1.2.6.2. Yếu tố bên ngoài .....................................................................................44
1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính ở một số cơ sở GDCĐ và ĐH và bài học cho
trƣờng cao đẳng GTVT miền Trung ......................................................................47
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính ở một số cơ sở GDCĐ và ĐH......................47
1.3.1.1. Kinh nghiệm của trường Đại học kinh tế Nghệ An................................47
1.3.1.2. Kinh nghiệm tại trường Đại học Đà Lạt .................................................48
1.3.2 Bài học cho trường cao đẳng GTVT miền Trung ..........................................49
Chƣơng 2:PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................51
2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu..................................................................................51
2.2.Phƣơng pháp thu thập tài liệu, dữ liệu.............................................................52
2.3. Phƣơng pháp xử lý tài liệu, số liệu ...................................................................52
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
TRƢỜNG CAO ĐẲNG GTVT MIỀN TRUNG .......................................................56
3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính tại trƣờng cao đẳng GTVT
miền Trung................................................................................................................56
3.1.1. Giới thiệu chung về Trường ..........................................................................56
3.1.2. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại trường................56
3.1.2.1. Bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động......................................................56
3.1.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong quản lý giáo
dục tại các cơ sở giáo dục ....................................................................................59
3.1.2.3. Trình độ tổ chức, năng lực của cán bộ quản lý trong việc huy động và sử
dụng nguồn tài chính tại các cơ sở giáo dục........................................................60
3.1.3. Yếu tố bên ngoài............................................................................................60
3.1.3.1. Chính sách của nhà nước .......................................................................60
3.1.3.2. Điều kiện KT-XH ở tỉnh Nghệ An .........................................................61
3.2. Tình hình quản lý tài chính ta ̣i trƣờng Cao đẳng Giao thông vâ ̣n tải miền
Trung..........................................................................................................................62
3.2.1. Thực trạng quản lý các nguồn thu tại trường ................................................63
3.2.1.1. Các nguồn thu tại trường ........................................................................63
3.2.1.2. Quy trình quản lý thu tại Nhà trường......................................................68
3.2.2. Thực trạng quản lý nội dung chi của trường Cao đẳng Giao thông vâ ̣n tải
miền Trung ..............................................................................................................70
3.2.2.1. Các khoản chi tại trường.........................................................................70
3.2.2.2. Quy trình quản lý chi tại trường..............................................................75
3.2.3. Thực trạng quản lý kết quả hoạt động tài chính tại trường cao đẳng GTVT
miền Trung ..............................................................................................................77
3.2.4. Quản lý theo quy chế chi tiêu nội bộ tại trường............................................79
3.2.4.1. Các khoản thanh toán cá nhân ................................................................79
3.2.4.2. Các khoản chi quản lý hành chính ..........................................................81
3.3. Đánh giá chung về thƣ̣c tra ̣ng quản lý tài chính của trƣờng Cao đẳng
GTVT miền Trung ....................................................................................................83
3.3.1. Những kết quả đa ̣t được ................................................................................83
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ...............................................................................85
3.3.2.1. Hạn chế ...................................................................................................85
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế............................................................87
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI MIỀN TRUNG.............93
4.1. Chiến lƣợc phát triển và định hƣớng quản lý tài chính tại trƣờng Cao đẳng
GTVT miền Trung đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ............................93
4.1.1. Chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 ................................93
4.1.2. Định hướng quản lý tài chính tại trường Cao đẳng GTVT miền Trung .......94
4.2. Biện pháp hoàn thiê ̣
n hoạt động quản lý tài chính của trƣờng Cao đẳng
Giao thông vâ ̣n tải miền Trung ...............................................................................95
4.2.1. Quản lý nguồn thu chặt chẽ và các biện pháp tăng nguồn thu của trường Cao
đẳng Giao thông vâ ̣n tải miền Trung .......................................................................95
4.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi và hoàn thiện quy chế chi tiêu nội
bộ của trường Cao đẳng Giao thông vận tải miền Trung ........................................98
4.2.3. Nâng cao chất lượng công tác kế toán và quản lý tài chính........................103
4.2.4. Thay đổi tỷ lệ trích lập các quỹ...................................................................105
KẾT LUẬN.................................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................109
i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 CĐ, ĐH Cao đẳng, đại học
2 CSGD Cơ sở giáo dục
3 GTVT Giao thông vận tải
4 GDĐH Giáo dục đại học
5 NSNN Ngân sách nhà nước
6 TCTC Tự chủ tài chính
ii
DANH MỤC BẢNG
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1
Nguồn thu từ NSNN của trường CĐ GTVT miền Trung từ
năm 2011 đến 2014
61
2 Bảng 3.2 Phân bổ NSNN cho các hoạt động từ năm 2011 đến 2014 61
3 Bảng 3.3 Tổng nguồn thu từ năm 2011 đến 2014 64
4 Bảng 3.4 Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập từ năm 2011 đến 2014 68
5 Bảng 3.5
Cơ cấu khoản chi thường xuyên và không thường xuyên từ
năm 2011 đến 2014
71
6 Bảng 3.6 Chênh lệch thu chi và trích lập các quỹ từ năm 2011 đến 2014 74
7 Bảng 3.7 Thu nhập tăng thêm từ năm 2011 đến 2014 75
1
PHẦ N MƠ
̉ ĐẦ U
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội XI của Đảng khẳng đi ̣
nh “phát triển giáo dục là quốc sách hàng
đầu. Trong đó thực hiê ̣n đổi mới căn bản , toàn diện nền giáo dục Viê ̣t Nam theo
hướng chuẩn hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa , xã hội hóa , dân chủ hóa , hô ̣i nhâ ̣p quốc tế và
thực hiê ̣n đổi mới cơ chế tài chính giáo dục” . Như vâ ̣y, chủ trương đổi mới giáo
dục Việt Nam trong đó có đổi mới và nâng cao chấ t lượng quản lý tài chính ta ̣i
các trường cao đẳng , đa ̣i học là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo nguồn tài
chính phục vụ cho sự đổi mới và phát triển của ngành giáo dục nói chung và của
các trường cao đẳng, đa ̣i học nói riêng.
Thực hiê ̣n viê ̣c đổi mới cơ chế tài chính giáo dục , viê ̣c nhà nước trao
quyền tự chủ , tự chi ̣
u trách nhiê ̣m cho các đơn vi ̣sự nghiê ̣p có thu hoa ̣t động
trong lĩnh vực giáo dục đào ta ̣o đă ̣c biê ̣t là giáo dục cao đẳng, đa ̣i ho ̣c đã giúp các
trường cao đẳng , đa ̣i học công lâ ̣p chủ động hơn trong viê ̣c tổ chứ c công viê ̣c ,
sắp xếp la ̣i bộmáy , sử dụng lao đô ̣ng và nguồn lực tài chính để hoàn thành
nhiê ̣m vụđược giao, phát huy mọi khả năng củ a đơn vi ̣để cung cấp di ̣
ch vụđào
tạo với chất lượng cao cho xã hội , tăng nguồn thu nhằm từ ng bước nâng cao thu
nhâ ̣p cho cán bộviên chứ c. Mă ̣t khác qua trao quyền tự chủ , tự chi ̣
u trách nhiê ̣m
trong lĩnh vực giáo dục nhằm th ực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục , huy
đô ̣ng sự đóng góp của cộng đồng để phát triển sự nghiê ̣p giáo dục , từ ng bước
giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.
Trong những năm gần đây giáo dục cao đẳng , đa ̣i ho ̣c ở Viê ̣t Nam có rất
nhiều thay đổi, ngày càng có nhiều trường cao đẳng , đa ̣i ho ̣c ngoài công lâ ̣p, đa ̣i
học nước ngoài, các chương trình liên kết quốc tế và nhiều chương trình du học
2
tại chỗ của nước ngoài tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ giáo dục đại
học ở Việt Nam. Điều này đã đặt các trường cao đẳng, đa ̣i ho ̣c công lâ ̣p của Việt
Nam vào một vị thế cạnh tranh lẫn nhau đồng thời cạnh tranh với những tổ chức
cung cấp dịch vụ giáo dục đại học của nước ngoài ngày càng cao hơn. Mặt khác,
thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, trao quyền tự chủ cho các trường
cao đẳng, đa ̣i học công lâ ̣p nhà nước sẽ từng bước giảm dần tỷ lệ chi thường
xuyên NSNN cho giáo dục cao đẳng, đại học với mục tiêu tăng tính tự chủ cho
các trường nhằm giúp các trường nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm gánh
nặng ngân sách chi cho giáo dục đại học. Như vậy, về mặt tài chính các trường
cao đẳng, đa ̣i học công lâ ̣p ở Việt Nam phải chủ động chuyển đổi nguồn thu theo
hướng từ một cơ cấu nguồn thu chủ yếu dựa vào sự tài trợ của nhà nước sang
một cơ chế nguồn thu đa dạng hơn, dựa nhiều hơn vào học phí cũng như những
hoạt động dịch vụ khác của nhà trường.
Trong xu thế chung của quá trình đổi mới giáo dục cao đẳng, đa ̣i học công
lâ ̣p ở Viê ̣t Nam , Trường Cao đẳng Giao thông vâ ̣n tải miền Trung l à đơn vị sự
nghiệp có thu tự chủ về tài chính trực thuộc Bô ̣Giao thông vâ ̣n tải, trường đã rất
tích cực cải cách và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nói chung và công tác kế
toán nói riêng, đã chủ động khai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả các
khoản chi phí, tích cực cân đối thu chi để đảm bảo tự chủ về tài chính phục vụ
tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo. Trong thời gian qua trường Cao đẳng Giao thông
vâ ̣n tải miền Trung đ ã không ngừng phát triển và xây dựng trường theo mô hình
một trường Cao đẳng đa ngành, đa cấp với các đặc thù về thiết kế , xây dựng
công trình, sữa chữa cơ khí, kế toán doanh nghiệp, kinh tế giao thông …vì v ậy
nhu cầu hoàn thiện cơ chế quản lý trong công tác tài chính là rất cần thiết nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo.
3
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý tài chính
tại trường Cao đẳng Giao thông vâ ̣n tải miền Trung ” với mong muốn tìm hiểu
thực trạng tự chủ tài chính và quản lý tài chính tại trường cao đẳng Giao thông
vâ ̣n tải miền Trung , chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế
trong công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính. Từ đó, đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính cho trường Cao đẳng Giao thông Vận tải
miền Trung trong thời gian tới.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý tài chính ta ̣i trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, đề tài thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau đây
- Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính tại các
trường cao đẳng, đa ̣i học công lâ ̣p.
- Phân tích và đánh giá thực tra ̣ng công tá c quản lý tài chính ta ̣i trường
Cao đẳng giao thông vâ ̣n tải miền Trung để chỉ ra những mă ̣t đa ̣t được và những
điểm còn ha ̣n chế của công tác quản lý tài chính ta ̣i trường Cao đẳng giao thông
vâ ̣n tải miền Trung.
- Đề xuất giả i pháp hoàn thiê ̣n công tác quản lý tài chính tại trường Cao
đẳng Giao thông vâ ̣n tải miền Trung?
3. Câu hỏi nghiên cứu
Cần phải làm gì để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao
đẳng Giao thông Vận tải miền Trung?
4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề về quản lý tài chính của c ác cơ sở giáo dục cao đẳng, đại
học công lập
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào việc phân tích và đánh giá những nội dung cơ bản
về hoạt động quản lý tài chính đối với trường cao đẳng GTVT miền Trung từ
năm 2011 đến năm 2014 và đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác này
5. Cấu trúc luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và th ực tiễn về
quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục cao đẳng và đại học công lập
Chương 2: Phương phá p nghiên cư
́ u
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao
thông vận tải miền Trung
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của trường Cao
đẳng Giao thông vận tải miền Trung
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO
DỤC CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính, tự chủ tài chính đối với
các đơn vị sự nghiệp công lập
- Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán số 6 (107) 2012: “Tự chủ tài chính
đối với các đơn vị sự nghiệp công lập – Những vấn đề đặt ra” (Chử Thị Hải –
Năm 2012). Tác giả đã đặt ra những cơ sở pháp lý của việc giao quyền tự chủ,
những kết quả đạt được cũng như những vướng mắc tồn tại mâu thuẫn trong việc
thực hiện tự chủ về tài chính như mức thu về học phí và chỉ tiêu tuyển sinh còn
giới hạn bởi các chế độ chính sách của nhà nước; cơ chế định mức chi tiêu còn
thiếu tình thực tiễn, nhiều khoản chi phát sinh thực tế nhưng không có cơ chế thu
đảm bảo, chưa có cơ chế chính sách đủ ngạch để các trường chi trả tiền lương,
thưởng với mức đặc biệt để thu hút đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có chất
lượng…
- Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán số 9 (110)/2012: “Đổi mới cơ chế
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo” Nguyễn Việt Hồng –
Năm 2012). Tác giả đã nêu bật những kết quả, cũng như những nguyên nhân tồn
tại trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước đối với hoạt động dịch
vụ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, theo đó tính đến cuối năm 2011 đã có 20.226
đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập của cac cơ quan Bộ, ngành trung
6
ương và đại phương (không kể khối lực lượng vũ trang) được giao quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về tài chính. Trong đó 117 đơn vị (chiếm tỷ lệ 0,6% trong
tổng số các đơn vị) tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên; 6.902 đơn vị
chiếm tỷ lệ 34,1% trong tổng số đơn vị) tự đảm bảo một phần kinh phí thường
xuyên và gần 13.207 đơn vị (chiếm tỷ lệ 65,3% trong tổng số đơn vị) do NSNN
cấp toàn bộ kinh phí hoạt động. Như vậy, cho đến nay số đơn vị giáo dục và đào
tạo tự đảm bảo kinh phí còn rất thấp, chủ yếu vẫn là các đơn vị sự nghiệp do nhà
nước đảm bảo một phần hoặc toàn bộ kinh phí. Nguyên nhân các đơn vị giáo dục
và đào tạo tự đảm bảo kinh phí còn rất thấp trong thời gian qua cơ bản do Hệ
thống cơ chế chính sách về quản lý phương thức hoạt động của các đơn vị cung
cấp dịch vụ sự nghiệp giáo dục và đào tạo chưa đồng bộ; chưa tạo ra cơ chế hạch
toán đầy đủ chi phí và cơ chế giá dịch vụ để khuyến khích các đơn vị sử dụng
kinh phí gắn với hiệu quả công việc.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính, tự chủ tài chính đối với
các cơ sở giáo dục công lập
- Tạp chí tài chính số 4/2012: “Giao quyền tự chủ cho trường ĐH: Kinh
nghiệm từ quá trình cải cách GDĐH của Hàn Quốc” (Đặng Văn Huấn, Năm
2012). Mở đầu bài viết tác giả đưa hai lý do chính giải thích sự lựa của mình là
Hàn Quốc để liên hệ tới quá trình đổi mới giáo dục hiện nay của Việt Nam.
Thứ nhất là, hiện nay Hàn Quốc đang là nước có những thành tựu to lớn
về phát triển khoa học công nghệ và trong đó không thể không kể đến những
thành tựu to lớn trong giáo dục đại học của Hàn Quốc. Do đó, việc xem xét một
hiện tượng thành công như Hàn Quốc là cần thiết cho những nước phát triển sau
như Việt Nam.
7
Thứ hai là, mặc dù, Hàn Quốc và Việt Nam hiện nay là hai nước có nền
kinh tế và hệ thống chính trị khác nhau, nhưng nếu nhìn vào chỉ số GDP trên đầu
người và hệ thống chính trị của Hàn Quốc vào những năm đầu 1980 khi nước
này bắt đầu đổi mới giáo dục đại học thì có thể nhận thấy những nét tương đồng
với Việt Nam hiện nay.
Tiếp theo tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về những thành tựu đáng ghi
nhận hiện nay của Hàn Quốc sau khi vượt qua nhiều thập kỷ hạn chế quyền tự
chủ của các trường đại học. Tuy vậy, câu hỏi tác giả đặt ra là để có được sự dứt
khoát đoạn tuyệt với chính sách quản lý cũ, Hàn Quốc đã phải trải qua những
dấu mốc cải tổ nào, và làm cách nào để Chính phủ Hàn Quốc giám sát chất
lượng giáo dục của các trường khi giao toàn quyền tự chủ cho các trường đại
học. Đây là điều mà các nhà quản lý cũng như nhiều độc giả quan tâm.
- Tạp chí Tài chính số 2 (2/ 2014): “Tài chính đối với cơ sở giáo dục đại
học công lập: Những vấn đề cần tháo gỡ”. (Bùi Đức Nam – Năm 2014). Nhu cầu
về tài chính cho giáo dục đại học đang ngày càng cao, tạo áp lực lên ngân sách
nhà nước. Từ góc độ một cơ sở giáo dục đại học, bài viết đưa ra một số ý kiến
xoay quanh vấn đề tài chính đại học đối với cơ sở giáo dục đại học công lập. Bài
viết đưa ra 3 nguồn thu chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập, gồm từ
ngân sách nhà nước và học phí, nguồn còn lại không đáng kể. Bên cạnh đó, tác
giả đưa ra quan điểm về cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học: “Đổi
mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển”. Điều này thể hiện rõ qua Nghị quyết số
35/2009/ QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khoá XII về chủ trương, định
hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm 2010-
2011 đến năm học 2014-2015; Nghị định số 49/2009/NĐ-CP quy định về miễn,
giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở
8
giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học
2014 – 2015... Những đổi mới này, đã tạo động lực quan trọng đối với các
CSGDĐH công lập trong việc nâng cao quyền tự chủ, gắn với tự chịu trách
nhiệm. Đồng thời tác giả đã phân tích các lý do mà việc trao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa đạt được kết quả
so với yêu cầu phát triển. Cuối cùng tác đưa ra các giải pháp và kiến nghị để tháo
gỡ những vướng mắc và phát huy các kết quả đạt được.
- Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh số 31 (31/2011):
“Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tài chính theo hướng tự chủ, tự chịu trách
nhiệm tại trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh” (Nguyễn Thị Yến Nam –
Năm 2011). Bài viết đề cập đến thực trạng về tình hình tài chính và công tác
quản lí tài chính của Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đối với các hoạt
động chi thường xuyên được giao tự chủ trong chu kì kinh phí ổn định ba năm
gần đây (2008-2010). Từ đó đề ra những giải pháp cho việc cải tiến công tác
quản lí tài chính cũng như góp phần đổi mới công tác quản lý của nhà trường
trong thời gian tới.
- Tài liệu tham khảo: “Quản lý nhà nước và tự chủ tài chính trong các
trường đại học” (Vũ Thiệp – Năm 2010). Tài liệu đề cập mối liên hệ giữa triết lý
về giáo dục đại học (GDĐH) và mức độ tự chủ cho các cơ sở GDĐH, từ đó nhận
xét về những bất cập trong cách tư duy về GDĐH tại Việt Nam hiện nay. Tác giả
bàn về những vấn đề cụ thể như tự chủ đại học, phân tầng, cơ chế tài chính cho
GDĐH, trước tiên phải xác định được GDĐH là gì, mục tiêu của GDĐH là gì,
nhiệm vụ cơ sở GDĐH là gì? Hay nói cách khác là tư duy GDĐH trong giai
đoạn hiện nay là gì? Đây cũng là những câu hỏi mà hầu hết các hệ thống GDĐH
đang tiến hành đổi mới cũng đang xem xét và định nghĩa lại. Tài liệu phân tích
9
nội hàm của tự chủ đại học xuất phát từ triết lý về GDĐH tại mỗi quốc gia: Tự
chủ về cái gì? Giao tự chủ cho cơ sở GDĐH nào và giao đến đâu? Làm sao có
thể giám sát được việc thực hiện cam kết của trường ĐH khi nhận tự chủ?
- Tài liệu tham khảo: “Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai
đoạn 2010-2012” (Bộ Giáo dục và Đào tạo – Năm 2010). Hiện nay giáo dục đại
học nước ta đã có sự phát triển vượt bậc về quy mô, đa dạng về sở hữu, phủ khắp
các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng bên cạnh đó còn có những hạn chế về
chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Tài liệu được biên soạn để giúp cho người đọc hiểu rõ thực trạng
của hệ thống giáo dục đại học hiện nay về Chương trình hành động của Bộ Giáo
dục và Đào tạo nhằm đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012 và
các văn bản quan trọng đối với hoạt động của các trường đại học, cao đẳng, gồm:
Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Ban cán sự Đảng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 179/QĐ-BGDĐT ngày 11 tháng 01 năm
2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình hành động
triển khai Nghị quyết số 05, Nghị quyết của Quốc hội, các Báo cáo, Quyết định
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được xếp theo thứ tự bậc đào tạo: cao
đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, và hai Thông tư về Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ
và Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục
quốc dân.
Qua đó tài liệu là cơ sở để các trường đại học, cao đẳng, các thầy, cô giáo
phát huy sáng kiến, chủ động phối hợp với các Vụ, Cục của Bộ Giáo dục và Đào
tạo đổi mới quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong 3 năm tới, tạo cơ sở
cho đổi mới toàn diện giáo dục đại học trong các năm tiếp theo.
10
- Luận án Tiến Sỹ kinh tế: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài
chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam” (Đặng Văn Du – Năm 2003). Luận án
làm sáng tỏ về mặt lý luận về hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học. Luận
án phân tích thực trạng đầu tư tài chính, những kết quả đạt được cũng như hạn
chế của công tác đầu tư tài chính cho giáo dục – đào tạo đại học ở Việt Nam.
Luận án tập trung phân tích cụ thể, sâu sắc về thực trạng đầu tư tài chính cho đào
tạo đại học ở Việt Nam để nhận định mặt mạnh, mặt yếu, những ưu điểm , nhược
điểm làm căn cứ cho các giải pháp hướng tới. Từ đó, luận án đề xuất những giải
pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt
Nam.
- Luận án Tiến sỹ kinh tế: “Xã hội hóa giáo dục và cơ chế quản lý tài
chính xã hội giáo dục” (Bùi Tiến Hanh – Năm 2005). Tác giả phân tích thực
trạng xã hội hóa giáo dục và cơ chế quản lý tài chính xã hội giáo dục trên quan
điểm toàn diện các hoạt động của cơ quan Nhà nước dành cho giáo dục – đào
tạo. Luận án chủ yếu nghiên cứu xã hội hóa giáo dục kết hợp với cơ chế quản lý
tài chính xã hội giáo dục theo các thực trạng xã hội. Luận văn cũng đồng thời
nhấn mạnh đến việc thanh tra và giám sát các hoạt động của các cơ sở giáo dục
nhằm đảm bảo việc xã hội hóa đúng theo quy định, tiêu chuẩn của nhà nước.
Luận án phân tích hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác xã hội hóa trên
tất cả các mặt: tổ chức quản lý phù hợp; áp dụng chính sách, công cụ quản lý của
nhà nước linh hoạt và đạt hiệu quả; thanh tra, giám sát và điều hành công cuộc
xã hội hóa giáo dục. Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn còn đề cập đến
những vấn đề còn hạn chế, bất cập của xã hội hóa. Luận văn chỉ rõ hạn chế lớn
nhất là tốc độ xã hội hóa còn chậm so với tiềm năng và chỉ tiêu định hướng; mức
độ phát triển xã hội hóa không đồng đều giữa các vùng miền và cả giữa các tỉnh,
11
thành phố, địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội như nhau. Qua phân tích đề
án và cơ chế quản lý tài chính xã hội giáo dục, tác giả đưa ra một số giải pháp và
kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng xã hội hóa giáo dục
cũng như hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính xã hội giáo dục.
- Luận án Tiến sỹ kinh tế: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các
trường Đại học ở Việt Nam” (Nguyễn Anh Thái – Năm 2008). Luận án phát
triển khuôn khổ hệ thống lý thuyết quản lý tài chính đối với cơ sở giáo dục nói
chung và đối với các trường đại học nói riêng. Luận án phân tích các yếu tố đóng
vai trò quan trọng và tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý tài chính tại các
trường đại học. Luận án phân tích thực trạng quản lý tài chính tại các trường đại
học ở Việt Nam. Qua phân tích và đánh giá, luận án đã nêu những kết quả đã đạt
được, bên cạnh đó chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân trong cơ chế
quản lý tài chính tại các trường đại học ở Việt Nam. Từ kết quả đã nghiên cứu,
đánh giá về thực trạng luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế
quản lý tài chính đối với các trường đại học ở Việt Nam.
1.1.2. Đánh giá chung về các công trình đã nghiên cứu
Từ các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài có thể thấy
tầm quan trọng của quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đặc biệt là các cơ
sở tự chủ về tài chính. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến cơ sở lý
luận về công tác quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học, đồng thời phân
tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn
thiện cơ chế quản lý tài chính cho các cơ sở giáo dục.
Ngoài ra, các công trình nghiên cứu đã đưa ra được những cái nhìn tổng
quan về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục.
12
Từ đó chỉ ra được những điểm yếu kém trong cơ chế quản lý cũng như trong
thực trạng quản lý tài chính của các cơ sở giáo dục.
Những công trình nghiên cứu trên đem lại cho ta một cái nhìn tương đối
toàn diện về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính tại các cơ sở giáo
dục của nước ta hiện nay. Cùng với đó là việc đóng góp, đưa ra những giải pháp
nhằm làm cho cơ chế quản lý tài chính được hoàn thiện hơn.
Tóm lại, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu tiếp cận và đi vào nghiên
cứu sâu về từng vấn đề như: quản lý giáo dục, tự chủ tài chính của giáo dục đại
học, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, xã hội hóa và cơ chế quản lý tài chính
xã hội giáo dục…. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến
những vấn đề liên quan đến quản lý tài chính tại trường cao đẳng GTVT miền
Trung. Các công trình nghiên cứu trên đưa ra những giải pháp quản lý giáo dục,
quản lý tài chính cũng như các cơ chế về quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo
dục tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhưng chưa có công trình nào đưa ra giải pháp
cụ thể cho trường cao đẳng GTVT miền Trung.
Vì vậy, đề tài luận văn này sẽ tiếp tục nghiên cứu những vấn đề về quản lý
tài chính đặt trong bối cảnh cụ thể của trường cao đẳng GTVT miền Trung, chỉ
ra những vấn đề còn hạn chế trong quá trình quản lý thu, chi và đề xuất giải pháp
để khắc phục các hạn chế đồng thời hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại
trường.
1.2. Lý luận chung về quản lý tài chính tại các cơ sở GDCĐ và ĐH công lập
tự chủ tự chịu trách nhiệm một phần về tài chính
1.2.1. Tổng quan về cơ sở GDCĐ và ĐH công lập
13
Theo Luật giáo dục đã sửa đổi, bổ sung số 44/2009/QH12 (có hiệu lực thi
hành từ ngày từ ngày 01-7-2010, các cơ sở giáo dục công lập được chia thành:
Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; giáo dục phổ thông có tiểu học, trung
học cơ sở, trung học phổ thông; giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên
nghiệp và dạy nghề; giáo dục đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học,
trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Các cơ sở giáo dục đại học cao đẳng công lập là các trường đại học hoặc
cao đẳng do Nhà nước (Trung ương hoặc địa phương) thành lập, đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoặt động chủ yếu bằng kinh phí từ các
nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi, khác với các có sở tư
thục hoạt động bằng kinh phí đóng góp của học sinh, khách hàng hoặc các khoản
hiến tặng.
Các trường cao đẳng là trường đào tạo trình độ cao đẳng. Các trường đại
học là trường đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Trong đó, trình
độ cao đẳng là thực hiện từ 2-3 năm tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người
có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ 1,5
đến 2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; đào
tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4 đến 6 năm học tùy theo ngành nghề đào
tạo đối với người có bằng trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp
cùng chuyên ngành; từ 1,5 đến 2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng
cùng chuyên ngành; đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ 1 đến 2 năm đối
với người có bằng tốt nghiệp đại học; đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện
trong 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; từ 2 đến 3 năm đối
với người có bằng thạc sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ
tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
14
Theo lộ trình phát triển của các trường đại học cao đẳng hiện nay ở nước
ta, thì ở một số trường vẫn đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, do vậy
các trường này đều có danh mục ngành nghề cụ thể, nó không cố định, mà có
tính mở theo yêu cầu của xã hội.
Chế độ tài chính trong các cơ sở giáo dục cao đẳng đại học công lập là
một hệ thống các nguyên tắc, các quy định, quy chế của Nhà nước mà hình thức
biểu hiện là các văn bản pháp luật, pháp lệnh, nghị định…ngoài ra nó còn thể
hiện qua các quy chế của các trường đối với các hoạt động tài chính. Các quy
định này phải tuân theo các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến
hoạt động tài chính trong các cơ sở giáo dục công lập. Quản lý tài chính trong
các cơ sở giáo dục cao đẳng đại học công lập là quản lý việc thu chi một cách có
kế hoạch, tuân thủ các chế độ tài chính, sư phạmđã quy định và tạo ra được hiệu
quả chất lượng giáo dục.
1.2.2. Tự chủ tài chính tại các cơ sở GDCĐ và ĐH công lập
1.2.2.1. Khái niệm tự chủ
Giáo dục đại học Việt Nam đã mở rộng nhanh chóng trong một thập kỷ
qua, với mục tiêu tiếp cận nền GDĐH tiên tiến trên thế giới. Một trong những
vấn đề cơ bản của GDĐH tiên tiến là tự chủ của nhà trường. Vấn đề này đã được
Nhà nước quy định trong các văn bản pháp quy và được đưa ra thảo luận rất
nhiều tại các hội thảo để tìm ra những giải pháp và bước đi phù hợp, đạt hiệu
quả, nhưng cốt lõi của tự chủ đại học là gì, nên trao quyền tự chủ cho các cơ sở
giáo dục đại học như thế nào và các cơ sở giáo dục cần thực hiện tự chủ như thế
nào để đảm bảo mục đích cuối cùng của nó thì vẫn còn nhiều tranh cãi.
15
Tự chủ là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau tùy
thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện, trình độ nhận thức, trình độ phát triển của mỗi
quốc gia, mỗi trường đại học mà khái niệm này được khái quát thành lý luận và
có cách thực hiện khác nhau.
Tự chủ là tự chủ quản lý, là khả năng tự điều hành, tự kiểm soát chính
mình. Tự chủ đại học (University autonomy) được định nghĩa là sự tự do của
một cơ sở giáo dục đại học trong việc điều hành các công việc của nó mà không
có sự chỉ đạo hoặc tác động từ bất cứ cấp chính quyền nào. Ashby và Anderson
cho rằng tự chủ là việc tự điều hành quản lý của mọi tổ chức mà không bị tổ
chức cá nhân khác chi phối, bao hàm 6 yếu tố: Tự do lựa chọn sinh viên; tự do
tuyển dụng; tự do đưa ra chuẩn mực; tự do quyết định cấp bằng cho ai; tự do
thiết kế chương trình giảng dạy; tự do quyết định sử dụng các nguồn thu từ nhà
nước và tư nhân (Anderson and Johnson, 1998).
Quyền tự chủ gồm hai loại: một là, quyền tự chủ thực chất là quyền tự do
của các trường đại học trong việc xác định các mục tiêu và các chương trình.
Thực hiện điều này nghĩa là đề cập đến quyền tự chủ vấn đề gì, liên quan đến
sứ mạng, các chương trình và chất lượng giảng dạy của tổ chức như thế nào. Hai
là, quyền tự chủ thủ tục, đề cập đến việc các trường đại học có quyền xác định
các phương tiện cần thiết để hoàn thành các mục tiêu và các chương trình
(Hoàng Văn Châu, 2001).
Theo báo cáo đề dẫn của Debreczeni (2002) trong Hội thảo quốc tế “Tự
chủ và tự chịu trách nhiệm của tổ chức” đã cho rằng: tự chủ thể chế
(institutional autonomy) là điều kiện cho phép một tổ chức GDĐH điều hành
hoạt động của tổ chức mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Tự chủ của cơ sở
GDĐH hoàn toàn không có nghĩa là nó nằm ngoài sự chi phối của luật pháp, nó
16
là tự chủ có điều kiện và các điều kiện này được xác định bởi mối quan hệ giữa
Nhà nước, xã hội và cơ sở GDĐH .
Tự chủ là một hệ thống giải pháp có cấu trúc chặt chẽ, nhắm đến việc cải
thiện môi trường giáo dục để nâng cao chất lượng dạy và học. Bản thân sự tự
chủ không phải là một bảo đảm về chất lượng cao và không tự chủ không có
nghĩa là ngăn trở các cải cách. Còn các yếu tố cần thiết để đảm bảo chất lượng
giáo dục là năng lực và thái độ học tập của sinh viên, tầm nhìn và t ính năng
động của hệ thống quản lý, sự tín nhiệm của xã hội đối với sản phẩm đào tạo. Đã
có những bằng chứng về sự thành công ở các trường CĐ tự chủ đáp ứng được sự
mong đợi đó (Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang, 2005).
Như vậy, các tác giả đã đưa ra các quan điểm, khái niệm về tự chủ và
TCTC ở hai góc độ:
Thứ nhất, dưới góc độ nguồn lực, quyền tự chủ gắn với các nguồn lực của
tài chính như quyền tự chủ trong việc tạo lập, phân phối, sử dụng các nguồn lực
tiền tệ gồm NSNN và nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
Thứ hai, dưới góc độ chủ thể, quyền TCTC của cơ sở giáo dục phải gắn
với chủ thể (chủ thể pháp lý, chủ thể kinh tế).
Các nghiên cứu tại Việt Nam về TCTC chỉ ra rằng: tự chủ trong các cơ sở
GDĐH học chính là cơ chế nhà nước giao quyền tự chủ trong quản lý lao động
và quản lý tài chính. Các cơ sở đại học khi tự chủ là phải chủ động trong công
tác tổ chức quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, sử dụng các nguồn nhân lực,
vật lực, tài lực có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường,
chú trọng việc sử dụng các nguồn lực đảm bảo công khai, minh bạch, thực hiện
quy chế dân chủ.
1.2.2.2. Tự chủ về tài chính
17
Bất cứ một tổ chức, doanh nghiệp nào thì hoạt động tài chính cũng là hoạt
động then chốt, trung tâm, bởi lẽ nó đảm bảo điều kiện vật chất cho tổ chức, cơ
quan tồn tại và phát triển. Do vậy, TCTC là các trường ĐH, CĐ được quyền
quyết định hoạt động thu – chi tài chính của nhà trường. Các khía cạnh cơ bản
của TCTC của cơ sở GDĐH, CĐ bao gồm: được tự do phân bổ các nguồn
NSNN cấp; khả năng giữ khoản chênh lệch thu lớn hơn chi hàng năm và vay tiền
nhằm tạo thuận lợi cho kế hoạch tài chính dài hạn và tạo sự linh hoạt cần thiết để
hoàn thành nhiệm vụ đa dạng của trường theo cách phù hợp nhất; khả năng sở
hữu và bán cơ sở vật chất – kỹ thuật khi không có nhu cầu sử dụng để đầu tư
mới; khả năng được tự do tính phí và thiết lập mức học phí là một yếu tố rất
quan trọng trong việc quyết định về chiến lược phát triển nhà trường.
Như vậy, các cơ sở giáo dục sẽ tùy thuộc vào điều kiện thực tế và nguồn
lực sẵn có để thực hiện quyền tự chủ ở các mức độ khác nhau như:
Thứ nhất, tự chủ hoàn toàn. Các cơ sở GDĐH được quyền tự chủ hoàn
toàn trong quyết định của mình về các vấn đề như tuyển sinh, nghiên cứu,
chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học. Nhà nước không can thiệp vào
công việc của nhà trường, những vấn đề về tổ chức nhân sự, chính sách, tài
chính, chương trình đào tạo. Trong lĩnh vực tài chính, tự chủ hoàn toàn có nghĩa
nhà trường phải chứng minh được năng lực của trường thông qua việc dự toán
chi phí cho từng chương trình hoạt động chính xác trong vài năm, thực hiện được
mục tiêu kết quả tốt nghi ệp theo cam kết đào tạo cũng như xác định được mức
học phí để đạt được các mục tiêu đó. Thu học phí, lệ phí sẽ không còn được coi
là một khoản ngân sách của nhà nước và thu - chi của khoản mục này sẽ không
còn buộc phải theo các quy định của Luật ngân sách nhà nước. Nếu các trường
thành công trong nâng cao chất lượng, trường có thể đặt ra mức học phí cao hơn
18
(Báo cáo tư vấn - dự án GDĐH 2 tín dụng WB VN 4328. 2012). Theo Nghị định
43/2006/NĐ-CP quy định, đối với các trường đại học tự chủ toàn bộ kinh phí
hoạt động thường xuyên thì không bị khống chế về thu nhập và tiền lương,
nhưng trên thực tế, do không được tăng mức học phí nên rất ít trường có khả
năng tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên. Theo Hoàng Văn
Châu “Cái được gọi là tự chủ toàn phần theo Nghị định 43 mà Trường Đại học
Ngoại thương và 4 trường đại học khác được hưởng đó là việc cắt giảm kinh phí
chi thường xuyên từ Nhà nước, Nhà trường không được hưởng quyền lợi, quy
chế gì hơn so với các trường đại học công lập khác, ngoại trừ việc có thể tự xây
dựng một số định mức chi cao hơn mức quy định Nhà nước như chi lương đến
2,5 lần lương cơ bản. Tuy nhiên, vì không được hưởng quyền lợi và cơ chế gì
nên cũng không thể phát triển thêm nguồn thu để tăng lương”.
Thứ hai, tự chủ một phần: Là hình thức TCTC mà các trường có thể áp
dụng mức học phí khác nhau tùy theo chương trình học nhưng phải tuân theo
hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư. Theo đó, tùy
theo trường ĐH, một số chương trình không những có mức học phí thấp hơn
mức học phí trung bình; một số chương trình không những có thể cao hơn mức
học phí trung bình mà còn cao hơn cả chi phí đơn vị. Mức học phí trung bình có
thể sẽ tăng nhưng không vượt quá tỷ lệ tăng trong tổng chi lương thường xuyên.
Các trường vẫn phải tuân theo luật ngân sách Nhà nước và các quy định về tổ
chức nhân sự (Hoàng Văn Châu, 2012). Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định
đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động có nghĩa đơn vị đó
được nhà nước cấp kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên để thực hiện chức
năng nhiệm vụ sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp.
19
Thứ ba, tự chủ trong điều kiện được đảm bảo toàn bộ chi phí : Là các đơn
vị trên thực tế có nguồn thu thấp hoặc không có nguồn thu. Được trao quyền tự
chủ để khuyến khích đơn vị có các biện pháp quản lý tài chính như khoán chi,
tiết kiệm chủ động trong việc quản lý tài chính theo đúng quy định của pháp luật.
Thực tế, những đơn vị sự nghiệp tồn tại ở cấp độ này rất ít .
1.2.3. Quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập
1.2.3.1. Khái niệm và vai trò của nguồn lực tài chính với sự phát triển của
trường đại học, cao đẳng công lập
*Khái niệm
Tài chính thể hiện sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong
xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối
các nguồn lực tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm
đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.
"Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân
phối các nguồn tài chính bằng việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp
ứng yêu cầu tích luỹ và tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội." (Dương Thị
Bình Minh, 2005, trang 21).
Theo nghĩa rộng trong kinh tế chính trị học, tài chính luôn được hiểu là
một phạm trù phân phối dưới hình thức giá trị, hình thành nên các quỹ tiền tệ,
nguồn tiền tệ. Chính vì vậy, tài chính phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế
trong phân phối các nguồn lực thông qua tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ,
nguồn tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích luỹ hay tiêu dùng của các chủ thể trong
xã hội.
20
Tài chính trong giáo dục hiểu theo nghĩa hẹp là sự vận động đồng tiền cho
sự phát triển các nhà trường, cho việc tổ chức quá trình đào tạo; hiểu theo nghĩa
rộng là sự biểu hiện và vận động của các quy luật kinh tế thông qua đồng tiền
nhằm phát triển bền vững xã hội, thông qua việc làm tăng trưởng và cải thiện
vốn con người, vốn tổ chức, vốn xã hội. Tài chính có tác dụng kìm hãm hay thúc
đẩy sự phát triển của một ngành hay một lĩnh vực.
* Vai trò
Đối với GDĐH, CĐ tài chính có vai trò quan trọng, chi phối quy mô, mục
tiêu, chất lượng của GDĐH, CĐ được thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, nguồn lực tài chính đảm bảo duy trì hoạt động của các trường
ĐH, CĐ trong hệ thống GDĐH. Nguồn lực tài chính nếu đáp ứng đầy đủ và kịp
thời các yêu cầu do nhiệm vụ và chức năng đặt ra cho nhà trường, nó sẽ đóng vai
trò là công cụ, là điều kiện quan trọng nhằm vận hành bộ máy thực hiện tốt các
hoạt động. Cụ thể, phải có những trang thiết bị phụ vụ cho quá trình dạy học
như trường, lớp, thư viện, phòng thí nghiệm…; phải xây dựng được các chương
trình đào tạo cùng hệ thống sách giáo trình và tài liệu tham khảo; phải trả lương
cho đội ngũ giáo viên và các nhà quản lý giáo dục. Tài chính là điều kiện không
thể thiếu cho việc tạo dựng môi trường để hoạt động GDĐH, CĐ được diễn ra..
Thứ hai, chính sách tài chính góp phần điều phối hoạt động các trường
ĐH, CĐ. Với chức năng phân phối vốn có của mình, phân bổ tài chính hợp lý
kéo theo phân bổ các nguồn lực, đảm bảo cung cấp đủ nhân lực và vật lực cho
hoạt động giáo dục. Điều phối hay tăng cường nguồn lực tài chính cho ngành
học hay cấp học sẽ giúp cho ngành học hay cấp học đó phát triển, từ đó tạo nên
hợp lực thúc đẩy sự phát triển của hệ thống GDĐH. Tài chính còn góp phần thực
hiện công bằng trong giáo dục, đảm bảo cho ai cũng được học hành. Nhờ có
21
chức năng phân phối của tài chính, Nhà nước có thể tăng cường đầu tư hoặc
ban hành những cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp
cận giáo dục ở mức độ cần thiết. Từ đó, giảm sự mất công bằng trong giáo dục,
góp phần quan trọng tạo lập sự công bằng trong xã hội.
Thứ ba, tài chính kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo, hướng hoạt động
đào tạo đến những mục tiêu đã định với các chi phí hợp lý nhất. Kiểm tra, giám
sát tài chính là kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền. Chủ thể có thể tiến hành kiểm
tra, giám sát đối tượng một cách thường xuyên, liên tục và trên một bình diện
rộng. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, chủ thể có thể nắm bắt nhanh chóng
tình hình hoạt động của đối tượng, thực hiện biện pháp phân phối lại tài chính
nếu cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của đối tượng cũng như của hoạt
động đầu tư tài chính.
1.2.3.2. Khái niệm và vai trò của quản lý tài chính trong các trường đại học, cao
đẳng công lập
* Những khái niệm cơ bản:
- Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình
trạng tài chính của một đơn vị để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập
các kế hoạch hành động, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, TSCĐ và nhu cầu
nhân công trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu cụ thể tăng giá trị cho đơn vị
đó (Trần Đức Cẩn, 2012).
Quản lý tài chính của các trường ĐH, CĐ là quá trình sử dụng những số
liệu mà bộ phận kế toán cung cấp để giám sát và điều hành quá trình hoạt động,
phân tích những vấn đề còn tồn tại trong quá trình hoạt động thường xuyên của
đơn vị, qua đó tiến hành phân tích và dự toán tài chính, lựa chọn những phương
hướng và thực hiện đúng hướng, từ đó duy trì hoạt động thường xuyên của đơn
22
vị. Đồng thời, quản lý tài chính là các phương thức quản lý việc huy động, phân
phối và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm thỏa mãn các nhu cầu của các chủ
thể trong phát triển kinh tế, xã hội.
Xét trong toàn bộ nội dung quản lý tài chính, tính toán là một phương
pháp cần thiết nhất trong một chuỗi mắt xích của quá trình quản lý tài chính.
Trọng tâm của quản lý tài chính là nắm vững các khái niệm, nắm vững phạm vi
vận dụng tài chính, tiến hành giám sát đánh giá và quy hoạch hệ thống hoạt
động của đơn vị.
Nắm được quản lý tài chính, mới có thể nắm được trọng tâm của quản lý
đơn vị. Các cán bộ quản lý đơn vị ngày càng nhận thấy tầm quan trọng của quản
lý tài chính và bắt đầu nghiên cứu hoạt động tài chính, tăng cường quản lý tài
chính. Cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, tất cả các đơn vị ở mọi lĩnh vực
KT –XH đang dần dần nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và vị trí của quản lý tài
chính.
Quản lý tài chính dựa trên quy luật vận động nguồn tài chính, đồng thời
tuân thủ theo quy định pháp luật. Đó là quá trình thực hiện dự đoán, quyết sách,
lên kế hoạch, giám sát, hạch toán và phân tích sự hình thành nguồn tài chính, huy
động và sử dụng nó nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài
chính, đảm bảo hoạt động thường xuyên, phát triển của đơn vị. Quản lý tài chính
mang tính tổng hợp vận dụng những hình thức giá trị vào những hoạt động tài
chính cụ thể của đơn vị.
Để đảm bảo tài chính phục vụ tốt nhất việc thực hiện các mục tiêu phát
triển KT-XH, Nhà nước đã định ra các nguyên tắc, hình thức, phương pháp,
biện pháp... tạo lập phân phối và sử dụng các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ
trong các lĩnh vực hoạt động KT-XH của nền kinh tế quốc dân. Các nguyên tắc,
23
hình thức phương pháp, biện pháp... tạo lập phân phối và sử dụng các nguồn tài
chính, các quỹ tiền tệ có quan hệ biện chứng với nhau hợp thành cơ chế quản lý
tài chính của Nhà nước và nhằm để tổ chức, điều chỉnh, kiểm tra, giám sát các
hoạt động tài chính trong các lĩnh vực KT- XH nói riêng và nền kinh tế quốc dân
nói chung.
*Vai trò của quản lý tài chính trong các trường cao đẳng, đại học công lập
Với sự phát triển không ngừng của xã hội, đất nước đã có nhiều đổi mới,
vai trò của quản lý tài chính trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và
trong các trường đại học cao đẳng nói riêng càng trở nên rất quan trọng nhằm
đáp ứng hai mục tiêu tổng quát là xây dựng cơ chế tài chính cho giáo dục nhằm
huy động, tăng cường và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội
để nâng cao chất lượng và tăng quy mô giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá; xây dựng hệ thống các chính sách để
tiến tới mọi người ai cũng được học trong nền giáo dục có chất lượng cao. Cụ
thể:
- Bảo đảm nguồn kinh phí cho hoạt động của hệ thống Giáo dục quốc dân.
Trên cơ sở báo cáo hàng năm, Bộ Tài chính sẽ thống kê để điều tiết nguồn NSNN
cũng như điều chỉnh cơ chế tài chính sao cho phù hợp để có thể huy động và sử
dụng tốt các nguồn tài chính nhằm đảm bảo hoạt động cho hệ thống giáo dục quốc
dân.
- Điều phối vĩ mô cơ cấu giáo dục trong toàn ngành. Thông qua cơ cấu thu –
chi tài chính để điều chỉnh cơ cấu giáo dục đào tạo về các mặt: quy mô giáo dục đào
tạo, nội dung chương trình, thời gian đào tạo, đội ngũ giáo viên. Hiện nay với chính
sách tự chủ về nguồn kinh phí trong hoạt động giáo dục, Đảng và Nhà nước đã cho
24
phép thành lập rất nhiều trường đại học cao đẳng nhằm đáp ứng nhu cầu của người
học. Quản lý tài chính giúp việc theo dõi các trường đảm bảo đúng quy định về quy
mô đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để tạo môi trường tốt nhất cho người
học.
- Quản lý tài chính thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình phân phối
và sử dụng các nguồn kinh phí đầu tư cho các trường đại học cao đẳng, từ đó
điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu chi tiêu phù hợp với cơ cấu, qui mô, ngành
học, bảo đảm chi đúng nội dung, mục đích, đúng chế độ, chính sách đối với giáo
viên, học sinh và các đối tượng qui định khác.
1.2.4. Nội dung của quản lý tài chính tại các trường đại học, cao đẳng công
lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm một phần chi phí hoạt động
Hiện nay, tài chính trong các trường ĐH, CĐ công lập bao gồm các nguồn
từ NSNN, các khoản học phí, lệ phí, các nguồn thu lợi từ nghiên cứu khoa học
và chuyển giao công nghệ, các nguồn thu từ hợp tác quốc tế và các khoản thu
khác theo quy định của pháp luật. Các trường ĐH, CĐ công lập được quyền chủ
động trong quản lý tài chính của trường, bao gồm chủ động quản lý hoạt động
thu, chi, quản lý và phân phối quỹ kết dư, quản lý các quỹ chuyên dụng, quản lý
tài sản, quản lý nợ phải trả. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguồn thu sự nghiệp của
trường, mà các trường được phân loại như sau:
- Các trường đại học, cao đẳng có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ
chi phí hoạt động thường xuyên.
- Các trường đại học, cao đẳngcó nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một
phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là
trường đại học, cao đẳng tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động).
25
- Các trường đại học, cao đẳng có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự
nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động theo chức năng,nhiệm vụ do
NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả chỉ đề cập đến công tác
quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp giáo dục tại các trường đại học cao đẳng
tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động.
Nội dung quản lý tài chính của các trường ĐH, CĐ là được chủ động trong
hoạt động quản lý tài chính bao gồm quản lý thu, quản lý chi và trích lập và sử
dụng các quỹ của trường.
1.2.4.1. Quản lý các nguồn thu trong các trường cao đẳng đại học.
a. Các nguồn thu trong các trường cao đẳng đại học
Để thực hiện được quyền tự chủ nhà trường trước tiên cần phải xác định
mình được thu tài chính từ những nguồn nào và thu để làm gì.
Nguồn thu là những khoản kinh phí nhà trường nhận được để triển khai
các hoạt động đào tạo bao gồm:
* Nguồn thu từ NSNN
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi đầu tư cho giáo dục
là đầu tư phát triển, là hoạt động đầu tư đặc thù thuộc lính vực đầu tư có điều
kiên và được ưu đãi đầu tư. Vì thế, mặc dù điều kiện đất nước còn nhiều khó
khăn, Đảng và Nhà nước vẫn quan tâm và dành một phần lớn NSNN cho hoạt
động giáo dục và đào tạo.
Đối với các trường đại học cao đẳng tự chủ, tự chịu trách nhiệm một phần
chi phí hoạt động thì nguồn thu từ NSNN cấp gồm:
- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của các trường (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp); được cơ quan
26
quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền
giao;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ;
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước quy định (nếu có);
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sữa chữa
lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm
quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;
- Vốn đối ứng thực hiện các dự án đầu tư có nguồn vốn nước ngoài được
cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí khác (nếu có).
Có thể thấy hiện nay, nguồn NSNN cấp vẫn giữ vai trò chủ yếu và quan
trọng trong tổng nguồn tài chính của trường. Tuy nhiên quy trình cấp phát ngân
sách cho các trường vẫn theo hình thức cấp phát theo nhu cầu thường niên, tức là
hầu hết các hạng mục chi kể trên chủ yếu là được thực hiện theo chỉ tiêu đào tạo
được giao hàng năm, dựa trên dự toán hàng năm của các trường. Tùy thuộc vào
từng trường cụ thể, NSNN sẽ tác động đến các nội dung quản lý nguồn thu khác
nhau. Đối với các trường có quy mô lớn, bên cạnh việc đảm bảo việc hoạt động
thường xuyên, đầu tư xây dựng cơ bản thì nguồn kinh phí nhằm thực hiện nghiên
cứu khoa học và chương trình mục tiêu quốc gia cũng chiếm một tỷ trọng tương
đối lớn. Cũng như các trường có khoản kinh phí cho việc đào tạo bồi dưỡng cán
bộ và thực hiện các dự án có vốn nước ngoài thường xuyên. Trong khi đó, đồi
với các trường có quy mô nhỏ thì chủ yếu kinh phí dành cho hoạt động thường
xuyên của trường.
27
* Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp
Để tăng nguồn lực tài chính cho Nhà trường, thực hiện đa dạng hóa đầu tư
cho giáo dục, khuyến khích các nguồn thu có thể huy động được trong xã hội
nhằm chia sẻ bớt gánh nặng đối với Nhà nước. Các trường thực hiện hoạt động
thu sự nghiệp gồm:
- Thu học phí:
Khoản thu này được thực hiện thông qua sự đóng góp của người học cho
hoạt động học tập nghiên cứu của chính họ.
Trên cơ sở quy định của Chính phủ về việc thu học phí, các trường tùy
thuộc vào tình hình thực tế của trường mình mà áp dụng mức học phí hợp lý
- Lệ phí tuyển sinh:
Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, học sinh sinh viên muốn tham
gia học tập tại trường cần phải nộp lệ phí cho công tác tuyển sinh. Khi thu lệ phí
tuyển sinh, các trường phải viết biên lai thu lệ phí và giao liên đó cho học sinh,
sinh viên tới nộp hồ sơ. Cuối mỗi đợt tuyển sinh. Kế toán có nhiệm vụ tập hợp
danh sách học sinh sinh viên nộp lệ phí và nộp tiền lệ phí cho thủ quỹ.
- Thu tiền giữ xe đạp, xe máy ở mỗi trường đều có thể khác nhau. Có
trường giao nộp cho CBCNV trong trường thực hiện, rồi hàng tháng CBCNV có
trách nhiệm nộp về thủ quỹ Nhà trường. Có trường giao khoán theo tháng, quý,
năm cho bộ phận CBCNV giữ xe. Bộ phận CBCNV giữ xe phải đảm bảo mực
thu đối với từng loại phương tiện theo quy định của Nhà trường.
- Thu tiền ở ký túc xá của học sinh, sinh viên:
Hầu hết các trường đều quy định mức đóng tiền ký túc xá cho mỗi học
sinh, sinh viên, căn cứ số lượng phòng ký túc xá và số lượng học sinh sinh viên ở
tại ký túc xá mà được tính nguồn thu từ hoạt động này. Thông thường tiền ở ký
28
túc xá được thu theo kỳ, học sinh sinh viên đóng vào đầu mỗi kỳ. Tuy nhiên
cũng có trường miễn phí hoàn toàn tiền ở ký túc xá cho học sinh sinh viên.
- Thu tiền bán thanh lý tài sản (nếu có)
- Thu khác (nếu có)
* Các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ
Các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ là vốn tiền tệ do các trường đại học
cao đẳng được Nhà nước cho phép huy động trực tiếp trong xã hội để sử dụng
cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Nguồn tài chính này hình
thành từ những khoản thu hợp pháp.
- Thu dịch vụ khoa học công nghệ
Nguồn thu này có được khi các trường tham gia các nghiên cứu khoa học,
thực hiện các đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, Ngành, hội thảo khoa học…
theo đơn đặt hàng hoặc các dự án trong và ngoài nước. Khoản thu này rất khó
xác định chính xác, tại mỗi cấp học khoản thu này lại thể hiện khác nhau. Đối
với các trường đại học, nguồn thu này tương đối lớn và nó giải quyết đươch một
phần nhu cầu nguồn thu tài chính cho các hoạt động bên ngoài trường. Cũng như
nhằm nâng cao tính thực tiễn và tiếp cận với khoa học công nghệ ứng dụng ngày
càng cao cho cả sinh viên lẫn giáo viên.
- Thu liên kết đào tạo, hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ ngắn hạn.
Các trường tổ chức thực hiện các khóa học ngắn hạn, các hợp đồng đào
tạo liên kết với các đơn vị, các trường nhằm để tăng nguồn thu.
- Thu khác (đóng góp tự nguyện, quyên tặng ở các trường)
29
Hoạt động giáo dục là hoạt động rất cần sự chung tay góp sức của toàn
cộng đồng. Đảng và Nhà nước luôn kêu gọi các tổ chức xã hội, người dân tham
gia đóng góp tự nguyện cho hoạt động giáo dục.
b. Quy trình quản lý các nguồn thu trong các trường cao đẳng đại học
* Lập dự toán thu
Để hoạt động quản lý mang lại hiệu quả cao, việc xây dựng kế hoạch tài
chính là không thể thiếu. Hiệu trưởng các trường chỉ đạo lập kế hoạch tài chính
theo năm, trong đó phải trả lời được các câu hỏi: Thu từ những nguồn nào? Vào
thời gian nào?
Đối với các trường cao đẳng đại học tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt
động, thì việc xây dựng kế hoạch cũng đồng nghĩa với việc lập dự toán. Đầu
tiên, lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại trường, sau đó lập dự toán 2
năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định. Trên cơ sở dự toán năm, Hiệu trưởng các
trường chỉ đạo lập dự toán quý cho phù hợp với hoạt động của trường trong quý,
đây là bản dự toán có tính chất “xương sống” để thực hiện nhiệm vụ của trường
trong thời gian 3 tháng một lần, các chỉ tiêu trong dự toán cũng tương tự như dự
toán hàng năm.
Các trường cao đẳng đại học thực hiện lập dự toán thu đối với các khoản
thu học phí, lệ phí và dự toán thu đối với các khoản thu sự nghiệp. Căn cứ lập dự
toán thu như sau:
- Các chế độ chính sách hiện hành.
- Quyết toán thu 3 năm một lần có phân tích cụ thể việc thực hiện hoạt
động tài chính của những năm này.
- Phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao cho năm kế hoạch.
30
- Các điều kiện đảm bảo: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên, cán bộ
công nhân viên.
- Căn cứ vào đối tượng thu, mức thu và tỷ lệ được để lại chi theo quy định
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Căn cứ vào kế hoạch hoạt động dịch vụ và mức thu do đơn vị quyết định
hoặc theo hợp đồng kinh tế các trường đã ký kết.
Sau khi lập xong, các trường gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
Thời gian gửi dự toán thu:
- Đối với ự toán quý: Các trường gửi dự toán lên cơ quan quản lý cấp trên
từ ngày 1 đến ngày 12 tháng cuối của quý trước.
- Đối với dự toán năm: Sauk hi có hướng dẫn của cơ quan dự toán cấp
trên, các trường gửi lên cấp trên vào đầu quý 3 để kịp trình cơ quan cấp trên
duyệt ra thông báo cho dự toán năm sau.
* Thực hiện dự toán thu
Hàng năm, trên cơ sở dự toán thu được lập của các trường, cơ quan chủ
quản quyết định giao dự toán thu cho các trường, trong đó gồm kinh phí đảm bảo
hoạt động thường xuyên theo mức năm trước liền kề và kinh phí được tăng thêm
hoặc giảm đi của cấp có thẩm quyền giao, sau khi đã thống nhất bằng văn bản
với cơ quan tài chính cùng cấp.
Các trường căn cứ trên dự toán thu được duyệt để cân đối thực hiện hoạt
động đơn vị theo nguyên tắc thu đúng thu đủ.
Đối với các nguồn thu sự nghiệp các trường được tự chủ thực hiện nhiệm
vụ thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quy định. Đối với các khoản thu mà Nhà nước có quy định, các trường
phải thực hiện đúng theo quy định. Trong trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước
31
có thẩm quyền quy định khung mức thu, các trường căn cứ tình hình thực tế tại
trường, từ đó xác định đúng đối tượng, mức thu, sao cho mức thu không được
vượt quá khung quy định. Trường hợp, các khoản thu Nhà nước chưa quy định,
các trường căn cứ tình hình thực tế để xác định mức thu, trình cơ quan quản lý
cấp trên xem xét ký duyệt, rồi mới thực hiện thu.
Đối với nguồn thu từ hoạt động dịch vụ các trường thực hiện thu theo hợp
đồng được ký kết giữa nhà trường với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong
và ngoài nước trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy.
* Quyết toán thu
Hoạt động quyết toán thu được các trường thực hiện trên nguồn thu từ
hoạt động sự nghiệp, hoạt động dịch vụ khác của nhà trường (tức là không áp
dụng đối với nguồn thu từ NSNN cấp). Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợ các
nguồn thu. Từ đó đánh giá công tác thu và đề ra các biện pháp tổ chức thu để
tránh thất thoát trong quá trình thu.
1.2.4.2. Quản lý chi
a. Các khoản chi khi triển khai các hoạt động của trường
* Chi thường xuyên
Trong các cơ sở giáo dục nói chung và các trường đại học cao đẳng nói
riêng, khoản chi này bao gồm:
+ Chi trả tiền lương và các khoản có tính chất lương: Tiền lương, phụ cấp
lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi học bổng chính
sách cho học sinh, sinh viên…
Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ của các trường bao gồm:
- Tiền lương ngạch bậc và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt
khung (nếu có): Tính trên cơ sở hệ số lương. Hệ số phụ cấp chức vụ, phụ cấp
32
thâm niên vượt khung (nếu có) của CBCNV trong trường (áp dụng đối với
CBCNV trng biên chế và hợp đồng từ 1 năm trở lên) và mức tiền lương tối thiểu
chung do Chính phủ quy định.
- Tiền lương tăng thêm của CBCNV do nâng bậc theo niên hạn hoặc nâng
bậc trước thời hạn (nếu có)
Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm của đơn vị nêu trên không bao
gồm khoản tiền công trả theo hợp đồng vụ việc.
Tổng mức thu nhập trong năm cho CBCNV trong cá trường không quá 3
lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định sau khi đã
trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
+ Chi nghiệp vụ, giảng dạy, học tập là các khoản liên quan trực tiếp tới
nghiệp vụ thường xuyên đặc thù trong công tác giảng dạy như: chi biên soạn
giáo án, giáo trình, bài giảng, chương trình khung, chương trình đào tạo, chi dạy
vượt giờ, dạy lại, chi quản lý hoạt động đào tạo theo quy định hiện hành.
+ Chi phí cho việc thuê chuyên gia, giảng viên, tổ chức hội thảo… phục
vụ chuyên môn, giảng dạy.
+ Chi tổ chức hoạt động thu phí, lệ phí phát sinh liên quan trực tiếp đến
việc tổ chức thu phí, lệ phí của đơn vị như: Biên lai thu học phí, lệ phí; phần
trăm được hưởng của đối tượng trực tiếp thực hiện việc thu…
+ Chi quản lý hành chính: Chi văn phòng phẩm, dịch vụ công cộng, thông
tin liên lạc, công tác phí, …
+ Chi phí đầu tư cơ sở vật chất, tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh:
Mua vật tư, thue lao động, khấu hao tài sản cố định; sữa chữa thường xuyên máy
móc thiết bị, nhà cửa, chi nộp thuế…
33
+ Chi khác có tính chất thường xuyên không thuộc các khoản chi trên như:
Chi cho cán bộ công nhân viên nhân các ngày lễ, chi tiếp khách… theo quy định
* Chi không thường xuyên
- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức…
- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
- Chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng (điều tr;a, quy hoạch,
khảo sát, nhiệm vụ khác); một số nhiệm vụ đột xuất Nhà nước giao;
- Chi thực hiện các dự án từ nguồn viện trợ nước ngoài;
- Chi mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn tài sản
cố định được thực hiện theo các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Chi tinh giảm biên chế theo chế độ Nhà nước quy định (nếu có);
- Chi khác (nếu có) theo quy định.
Yêu cầu của chi tiêu tài chính: Các khoản chi của nhà trường phải dựa trên
các định mức tiêu chuẩn kỹ thuật, hợp lý, đảm bảo tiết kiệm, chính xác, trung
thực, đúng mục đích, phạm vi chi tiêu và hiệu quả sử dụng, chấp hành nghiêm
chế độ tài chính của nhà nước và nhà trường quy định.
b. Quy trình quản lý các khoản chi trong các trường đại học cao đẳng
* Lập dự toán chi:
Để hoạt động quản lý các khoản chi trong các trường mang lại hiệu quả
cao, các trường cần lập dự toán chi. Trong dự toán chi cần phải trả lời câu hỏi:
Thời gian nào chi cái gì, chi bao nhiêu, thuộc nguồn kinh phí nào?
Các trường lập dự toán chi tiết cho từng loại nhiệm vụ như: Chi thường
xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao; chi phục vụ cho công tác
thu phí và lệ phí; chi hoạt động dịch vụ theo các quy định hiện hành...
34
Căn cứ để lập dự toán chi:
- Các chế độ chính sách hiện hành, các định mức chi
- Kết quả hoạt động chi thực tế của năm trước và có điều chỉnh theo tỷ lệ
tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến.
- Phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao cho năm kế hoạch.
- Các điều kiện đảm bảo: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên, CBCNV
Sau khi lập xong, các trường gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
Thời gian gửi dự toán chi:
- Đối với dự toán quý: Các trường lập dự toán gửi lên cơ quan quản lý cấp
trên từ ngày 1 đến ngày 12 tháng cuối của quý trước.
- Đối với dự toán năm: sau khi có hướng dẫn của cơ quan dự toán cấp trên,
các trường gửi lên cấp trên vào đầu quý 3 để kịp trình cơ quan cấp trên duyệt ra
thông báo cho dự toán năm sau.
* Thực hiện dự toán chi:
Các trường sử dụng các biện pháp hành chính, kinh tế tài chính để triển
khai dự toán chi thành hiện thực.
Đối với nguồn kinh phí chi hoạt động thường xuyên, trong quá trình thực
hiện các trường có thể được điều chỉnh các nội dung chi, nhóm mục chi trong dự
toán chi được cấp có thẩm quyền giao sao cho phù hợp với tình hình thực tế của
các trường, đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và Kho bạc Nhà nước nơi đơn
vị mở tài khoản để theo dõi quản lý, thanh toán và quyết toán.
Đối với các khoản chi khác, các trường cần triển khai thực hiện theo đúng
quy định, đúng mục đích, chế độ đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Việc
thực hiện chi phải được theo dõi, có hoá đơn chứng từ cụ thể cho từng khoản chi.
Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi thường xuyên và các
35
khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp
tục sử dụng.
* Quyết toán chi:
Cuối quý, cuối năm, các trường phải kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện
dự toán chi trong kỳ, lập báo cáo quyết toán chi NSNN. Trên cơ sở đó để phẩn tích,
đánh giá kết quả chấp hành dự toán chi, từ đó đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo
hoạt động chi theo đúng mục đích, đúng quy định phù hợp với hoạt động của
trường.
1.2.4.3. Quản lý kết quả hoạt động tài chính tại các trường đại học, cao đẳng
công lập
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí phần chênh lệch giữa thu và
chi, các trường phải thực hiện theo trình tự sau:
* Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu chi để lập quỹ phát triển hoạt động
sự nghiệp.
Sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư, phát triển nâng cao
chất lượng đào tạo, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang
thiết bị, phương tiện làm việc. Chi áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, trợ giúp
thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ viên
chức trong nhà trường. Trong một số trường hợp các trường có thể sử dugnj để
tham gia góp vốn lên doanh liên kết với ccas tổ chức cá nhân trong và ngoài
nước để thực hiện một số hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
được giao và khả năng của đơn vị và theo quy định của pháp luật.
* Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động
36
Để nâng cao đời sống cho cán bộ nhân viên, giáo viên trong Nhà trường,
các trường cần trả thu nhập tăng thêm bân cạnh khoản lương theo cấp bậc, chức
vụ cho cán bộ nhân viên, giáo viên.
Các trường hợp được quyết định mức thu nhập tăng thêm trong năm,
nhưng tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà
nước quy định, sau khi đã trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy
quy định.
* Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi không quá 3 tháng tiền lương,
tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân năm; đồng thời trích lập quỹ dự
phòng ổn định thu nhập.
- Quỹ khen thưởng dùng trong trường hợp thưởng định kỳ hoặc đột xuất
cho tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường theo hiệu quả công việc và thành
tích đóng góp vào hoạt động của Nhà trường.
- Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi
cho các hoạt động phúc lợi tập thể của cán bộ công nhân viên, giáo viên trong
trường; trợ cấp khó khăn đột xuất, kể cả trường hợp họ đã nghỉ hưu; chi thêm
trong trường hợp Nhà trường thực hiện tinh giảm biên chế theo quy định của
Nhà nước.
Trong trường hợp thu lớn hơn chi, bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền
lương cấp bậc chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập tăng
thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ
khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Phần còn lại
đơn vị có thể chuyển tiếp sang năm tiếp theo.
1.2.4.4. Quản lý theo quy chế chi tiêu nội bộ trong các trường đại học cao đẳng
Để chủ động trong việc sử dụng kinh phí hoạt động được giao theo mục
37
đích tiết kiệm và hiệu quả, các trường tự bảo đảm một phần chi phí cho hoạt
động phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để các khoa, phòng ban,
trung tâm cũng như CBCNV, giáo viên, giảng viên thực hiện. Đồng thời để Kho
bạc Nhà nước kiểm soát chi của các trường.
Quy chế chi tiêu nội bộ do Hiệu trưởng (Giám đốc) các trường ban hành
sau khi đã tổ chức thảo luận rộng rãi và công khai trong trường, cũng như lấy ý
kiến thống nhất của tổ chức Công đoàn tại trường.
Quy chế chi tiêu nội bộ phải được gửi lên cơ quan quản lý cấp trên, cơ
quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát thực hiện; Gửi Kho bạc Nhà nước
nơi trường mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi.
Nội dung của quy chế gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức,
mức chi thống nhất trong Nhà trường, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao,
phù hợp với hoạt động đặc thù của các trường. Sử dụng kinh phí có hiệu quả và
tăng cường công tác quản lý.
Một số tiêu chuẩn, định mức, mức chi mà các trường phải thực hiện đúng
theo quy định của Nhà nước như:
- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô;
- Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc;
- Tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và
điện thoại di động;
- Chế độ công tác phí nước ngoài;
- Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam;
- Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm
quyền giao;
38
- Chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có);
- Chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn
NSNN;
- Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm,
sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có
thẩm quyền phê duyệt;
Ngoài những nội dung trên, những nội dung chi quản lý và nghiệp vụ
thường xuyên mà Nhà nước đã có quy định cụ thể, các trường có thể điều chỉnh
mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
quy định sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường.
Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của các
trường, trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền chưa ban hành, thì Hiệu trưởng các trường có thể xây dựng
mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính
của trường mình.
Riêng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà
nước, cấp Bộ, Ngành theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và công
nghệ.
Hiệu trưởng căn cứ tính chất công việc, khối lượng sử dụng, tình hình thực
hiện năm trước, quyết định phương thức khoán chi phí cho từng cá nhân, bộ
phận, sử dụng có thể gồm: Sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, xăng xe, điện,
nước, công tác phí; kinh phí tiết kiệm do thực hiện khoán được xác định chênh
lệch thu, chi và được phân phối, sử dụng theo chế độ quy định.
Thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, các trường phải bảo đảm có chứng từ,
hoá đơn hợp pháp theo quy định, trừ các khoản thanh toán văn phòng phẩm,
39
thanh toán công tác phí được đơn vị thực hiện chế độ khoán theo quy chế chi
tiêu nội bộ.
Các trường không được dùng kinh phí của trường để mua sắm thiết bị, đồ
dùng, tài sản trang bị tại nhà riêng hoặc cho cá nhân mượn dưới bất kỳ hình thức
nào (trừ điện thoại công vụ tại nhà riêng theo chế độ quy định).
Các trường cần phải thực hiện nghiêm túc các quy định Nhà nước về việc
xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ. Việc xây dựng quy chế chi tiêu
nội bộ hợp lý, phù hợp với tính hình sử dụng tài chính của Nhà trường sẽ góp
phần tạo nên sự thành công cho công tác quản lý tài chính của Nhà trường.
1.2.5. Tiêu chí đánh giá về quản lý tài chính
1.2.5.1. Có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được các nguồn
tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các
hoạt động khác của trường cao đẳng đại học.
Các minh chứng sử dụng cho tiêu chí này:
- Các văn bản quy định của nhà trường về chiến lược tăng các nguồn thu
sự nghiệp của trường; Quy định nội bộ về việc sử dụng các nguồn thu sự nghiệp;
Văn bản duyệt phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm cho các hoạt động và các
đơn vị trong trường;
- Các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của trường để khai thác các
nguồn thu sự nghiệp; Kế hoạch dự toán phân bổ và sử dụng các nguồn thu cho
các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường;
- Bảng cân đối thu chi hàng năm kinh phí ngân sách và các nguồn thu sự
nghiệp cho các hoạt động của trường; Các báo cáo đánh giá về hiệu quả đầu tư
tài chính cho các hoạt động và các định huớng cho các năm sau của trường; Các
40
số liệu thống kê tỷ lệ sử dụng các nguồn thu sự nghiệp cho hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và các hoạt động khác;
- Các minh chứng liên quan khác.
1.2.5.2. Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính trong trường cao
đẳng đại học được chuẩn hoá, công khai hoá, minh bạch và theo quy định.
Các minh chứng sử dụng cho tiêu chí này:
- Biên bản các hội nghị thảo luận xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm
của các đơn vị trong trường; Báo cáo đánh giá tính khả thi của các kế hoạch
(nguồn đầu tư, thời gian thực hiện, sự đáp ứng so với quy hoạch của trường);
Báo cáo tổng kết công tác tài chính hàng năm của trường;
- Văn bản kế hoạch tài chính hàng năm của trường; Các văn bản về kế
hoạch tài chính cho các mục tiêu trong quy hoạch phát triển của trường;
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm tin học phục vụ công tác quản
lý tài chính của trường;
- Báo cáo quyết toán tài chính và biên bản thẩm định hàng năm; Báo cáo
kết quả kiểm toán hàng năm; Báo cáo đánh giá về hiệu quả của việc phân bổ và
quản lý tài chính;
- Kết quả khảo sát/phỏng vấn cán bộ, giảng viên về và tính hợp lý và các
vấn đề liên quan đến việc lập kế hoạch, phân bổ tài chính, quản lý tài chính trong
trường (nếu có); Báo cáo tổng kết trong các hội nghị tài chính hàng năm và hội
nghị công nhân viên chức hàng năm của trường.
- Các minh chứng liên quan khác.
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf

More Related Content

Similar to Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf

Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bịPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bịhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơnPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơnPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển xây ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển xây ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển xây ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển xây ...NOT
 

Similar to Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf (20)

Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty Thành Trung, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty Thành Trung, HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty Thành Trung, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty Thành Trung, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
 
Đề tài tình hình tài chính công ty chứng khoán, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài  tình hình tài chính công ty chứng khoán, ĐIỂM 8, HAYĐề tài  tình hình tài chính công ty chứng khoán, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty chứng khoán, ĐIỂM 8, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ vận tải...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
 
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bịPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAYLuận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HAY
 
Đề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAY
Đề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAYĐề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAY
Đề tài: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt NamLuận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên, HOT
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơnPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thiên sơn, HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thiên sơn, HAYĐề tài phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thiên sơn, HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thiên sơn, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơnPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thiên sơn
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển xây ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển xây ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển xây ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển xây ...
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 

Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN THỊ THÙY DUNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI MIỀN TRUNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN THỊ THÙY DUNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI MIỀN TRUNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP Hà Nội – 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự cố vấn của Người hướng dẫn khoa hoc PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp. Kết quả luận văn là trung thực. Các tài liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Trần Thị Thùy Dung
  • 4. LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài "Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông vận tải miền Trung". Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành quản lý kinh tế cho bản thân tác giả trong những năm tháng qua. Xin gửi tới trường cao đẳng Giao thông vận tải miền Trung lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Trần Thị Thùy Dung
  • 5. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................i DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................ii PHẦ N MƠ ̉ ĐẦ U.............................................................................................................1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC CÔNG LẬP...........................................................5 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu...............................................................................5 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính, tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập................................................................................5 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính, tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục công lập ...................................................................................6 1.1.2. Đánh giá chung về các công trình đã nghiên cứu .........................................11 1.2. Lý luận chung về quản lý tài chính tại các cơ sở GDCĐ và ĐH công lập tự chủ tự chịu trách nhiệm một phần về tài chính.....................................................12 1.2.1. Tổng quan về cơ sở GDCĐ và ĐH công lập.................................................12 1.2.2. Tự chủ tài chính tại các cơ sở GDCĐ và ĐH công lập.................................14 1.2.2.1. Khái niệm tự chủ.....................................................................................14 1.2.2.2. Tự chủ về tài chính..................................................................................16 1.2.3. Quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập............19 1.2.3.1. Khái niệm và vai trò của nguồn lực tài chính với sự phát triển của trường đại học, cao đẳng công lập...................................................................................19 1.2.3.2. Khái niệm và vai trò của quản lý tài chính trong các trường đại học, cao đẳng công lập .......................................................................................................21 1.2.4. Nội dung của quản lý tài chính tại các trường đại học, cao đẳng công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm một phần chi phí hoạt động.............................................24 1.2.4.1. Quản lý các nguồn thu trong các trường cao đẳng đại học.....................25 1.2.4.2. Quản lý chi..............................................................................................31 1.2.4.3. Quản lý kết quả hoạt động tài chính tại các trường đại học, cao đẳng công lập................................................................................................................35 1.2.4.4. Quản lý theo quy chế chi tiêu nội bộ trong các trường đại học cao đẳng ..............................................................................................................................36 1.2.5. Tiêu chí đánh giá về quản lý tài chính ..........................................................39 1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại cơ sở giáo dục công lập .....41 1.2.6.1. Yếu tố bên trong......................................................................................41 1.2.6.2. Yếu tố bên ngoài .....................................................................................44 1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính ở một số cơ sở GDCĐ và ĐH và bài học cho trƣờng cao đẳng GTVT miền Trung ......................................................................47
  • 6. 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính ở một số cơ sở GDCĐ và ĐH......................47 1.3.1.1. Kinh nghiệm của trường Đại học kinh tế Nghệ An................................47 1.3.1.2. Kinh nghiệm tại trường Đại học Đà Lạt .................................................48 1.3.2 Bài học cho trường cao đẳng GTVT miền Trung ..........................................49 Chƣơng 2:PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................51 2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu..................................................................................51 2.2.Phƣơng pháp thu thập tài liệu, dữ liệu.............................................................52 2.3. Phƣơng pháp xử lý tài liệu, số liệu ...................................................................52 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG GTVT MIỀN TRUNG .......................................................56 3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính tại trƣờng cao đẳng GTVT miền Trung................................................................................................................56 3.1.1. Giới thiệu chung về Trường ..........................................................................56 3.1.2. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại trường................56 3.1.2.1. Bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động......................................................56 3.1.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục ....................................................................................59 3.1.2.3. Trình độ tổ chức, năng lực của cán bộ quản lý trong việc huy động và sử dụng nguồn tài chính tại các cơ sở giáo dục........................................................60 3.1.3. Yếu tố bên ngoài............................................................................................60 3.1.3.1. Chính sách của nhà nước .......................................................................60 3.1.3.2. Điều kiện KT-XH ở tỉnh Nghệ An .........................................................61 3.2. Tình hình quản lý tài chính ta ̣i trƣờng Cao đẳng Giao thông vâ ̣n tải miền Trung..........................................................................................................................62 3.2.1. Thực trạng quản lý các nguồn thu tại trường ................................................63 3.2.1.1. Các nguồn thu tại trường ........................................................................63 3.2.1.2. Quy trình quản lý thu tại Nhà trường......................................................68 3.2.2. Thực trạng quản lý nội dung chi của trường Cao đẳng Giao thông vâ ̣n tải miền Trung ..............................................................................................................70 3.2.2.1. Các khoản chi tại trường.........................................................................70 3.2.2.2. Quy trình quản lý chi tại trường..............................................................75 3.2.3. Thực trạng quản lý kết quả hoạt động tài chính tại trường cao đẳng GTVT miền Trung ..............................................................................................................77 3.2.4. Quản lý theo quy chế chi tiêu nội bộ tại trường............................................79 3.2.4.1. Các khoản thanh toán cá nhân ................................................................79 3.2.4.2. Các khoản chi quản lý hành chính ..........................................................81 3.3. Đánh giá chung về thƣ̣c tra ̣ng quản lý tài chính của trƣờng Cao đẳng GTVT miền Trung ....................................................................................................83 3.3.1. Những kết quả đa ̣t được ................................................................................83 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ...............................................................................85
  • 7. 3.3.2.1. Hạn chế ...................................................................................................85 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế............................................................87 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI MIỀN TRUNG.............93 4.1. Chiến lƣợc phát triển và định hƣớng quản lý tài chính tại trƣờng Cao đẳng GTVT miền Trung đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ............................93 4.1.1. Chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 ................................93 4.1.2. Định hướng quản lý tài chính tại trường Cao đẳng GTVT miền Trung .......94 4.2. Biện pháp hoàn thiê ̣ n hoạt động quản lý tài chính của trƣờng Cao đẳng Giao thông vâ ̣n tải miền Trung ...............................................................................95 4.2.1. Quản lý nguồn thu chặt chẽ và các biện pháp tăng nguồn thu của trường Cao đẳng Giao thông vâ ̣n tải miền Trung .......................................................................95 4.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi và hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ của trường Cao đẳng Giao thông vận tải miền Trung ........................................98 4.2.3. Nâng cao chất lượng công tác kế toán và quản lý tài chính........................103 4.2.4. Thay đổi tỷ lệ trích lập các quỹ...................................................................105 KẾT LUẬN.................................................................................................................107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................109
  • 8. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CĐ, ĐH Cao đẳng, đại học 2 CSGD Cơ sở giáo dục 3 GTVT Giao thông vận tải 4 GDĐH Giáo dục đại học 5 NSNN Ngân sách nhà nước 6 TCTC Tự chủ tài chính
  • 9. ii DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Nguồn thu từ NSNN của trường CĐ GTVT miền Trung từ năm 2011 đến 2014 61 2 Bảng 3.2 Phân bổ NSNN cho các hoạt động từ năm 2011 đến 2014 61 3 Bảng 3.3 Tổng nguồn thu từ năm 2011 đến 2014 64 4 Bảng 3.4 Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập từ năm 2011 đến 2014 68 5 Bảng 3.5 Cơ cấu khoản chi thường xuyên và không thường xuyên từ năm 2011 đến 2014 71 6 Bảng 3.6 Chênh lệch thu chi và trích lập các quỹ từ năm 2011 đến 2014 74 7 Bảng 3.7 Thu nhập tăng thêm từ năm 2011 đến 2014 75
  • 10. 1 PHẦ N MƠ ̉ ĐẦ U 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội XI của Đảng khẳng đi ̣ nh “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó thực hiê ̣n đổi mới căn bản , toàn diện nền giáo dục Viê ̣t Nam theo hướng chuẩn hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa , xã hội hóa , dân chủ hóa , hô ̣i nhâ ̣p quốc tế và thực hiê ̣n đổi mới cơ chế tài chính giáo dục” . Như vâ ̣y, chủ trương đổi mới giáo dục Việt Nam trong đó có đổi mới và nâng cao chấ t lượng quản lý tài chính ta ̣i các trường cao đẳng , đa ̣i học là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo nguồn tài chính phục vụ cho sự đổi mới và phát triển của ngành giáo dục nói chung và của các trường cao đẳng, đa ̣i học nói riêng. Thực hiê ̣n viê ̣c đổi mới cơ chế tài chính giáo dục , viê ̣c nhà nước trao quyền tự chủ , tự chi ̣ u trách nhiê ̣m cho các đơn vi ̣sự nghiê ̣p có thu hoa ̣t động trong lĩnh vực giáo dục đào ta ̣o đă ̣c biê ̣t là giáo dục cao đẳng, đa ̣i ho ̣c đã giúp các trường cao đẳng , đa ̣i học công lâ ̣p chủ động hơn trong viê ̣c tổ chứ c công viê ̣c , sắp xếp la ̣i bộmáy , sử dụng lao đô ̣ng và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiê ̣m vụđược giao, phát huy mọi khả năng củ a đơn vi ̣để cung cấp di ̣ ch vụđào tạo với chất lượng cao cho xã hội , tăng nguồn thu nhằm từ ng bước nâng cao thu nhâ ̣p cho cán bộviên chứ c. Mă ̣t khác qua trao quyền tự chủ , tự chi ̣ u trách nhiê ̣m trong lĩnh vực giáo dục nhằm th ực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục , huy đô ̣ng sự đóng góp của cộng đồng để phát triển sự nghiê ̣p giáo dục , từ ng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. Trong những năm gần đây giáo dục cao đẳng , đa ̣i ho ̣c ở Viê ̣t Nam có rất nhiều thay đổi, ngày càng có nhiều trường cao đẳng , đa ̣i ho ̣c ngoài công lâ ̣p, đa ̣i học nước ngoài, các chương trình liên kết quốc tế và nhiều chương trình du học
  • 11. 2 tại chỗ của nước ngoài tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ giáo dục đại học ở Việt Nam. Điều này đã đặt các trường cao đẳng, đa ̣i ho ̣c công lâ ̣p của Việt Nam vào một vị thế cạnh tranh lẫn nhau đồng thời cạnh tranh với những tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục đại học của nước ngoài ngày càng cao hơn. Mặt khác, thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, trao quyền tự chủ cho các trường cao đẳng, đa ̣i học công lâ ̣p nhà nước sẽ từng bước giảm dần tỷ lệ chi thường xuyên NSNN cho giáo dục cao đẳng, đại học với mục tiêu tăng tính tự chủ cho các trường nhằm giúp các trường nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm gánh nặng ngân sách chi cho giáo dục đại học. Như vậy, về mặt tài chính các trường cao đẳng, đa ̣i học công lâ ̣p ở Việt Nam phải chủ động chuyển đổi nguồn thu theo hướng từ một cơ cấu nguồn thu chủ yếu dựa vào sự tài trợ của nhà nước sang một cơ chế nguồn thu đa dạng hơn, dựa nhiều hơn vào học phí cũng như những hoạt động dịch vụ khác của nhà trường. Trong xu thế chung của quá trình đổi mới giáo dục cao đẳng, đa ̣i học công lâ ̣p ở Viê ̣t Nam , Trường Cao đẳng Giao thông vâ ̣n tải miền Trung l à đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ về tài chính trực thuộc Bô ̣Giao thông vâ ̣n tải, trường đã rất tích cực cải cách và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng, đã chủ động khai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân đối thu chi để đảm bảo tự chủ về tài chính phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo. Trong thời gian qua trường Cao đẳng Giao thông vâ ̣n tải miền Trung đ ã không ngừng phát triển và xây dựng trường theo mô hình một trường Cao đẳng đa ngành, đa cấp với các đặc thù về thiết kế , xây dựng công trình, sữa chữa cơ khí, kế toán doanh nghiệp, kinh tế giao thông …vì v ậy nhu cầu hoàn thiện cơ chế quản lý trong công tác tài chính là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
  • 12. 3 Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông vâ ̣n tải miền Trung ” với mong muốn tìm hiểu thực trạng tự chủ tài chính và quản lý tài chính tại trường cao đẳng Giao thông vâ ̣n tải miền Trung , chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính cho trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung trong thời gian tới. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính ta ̣i trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung. Để thực hiện mục tiêu nêu trên, đề tài thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau đây - Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, đa ̣i học công lâ ̣p. - Phân tích và đánh giá thực tra ̣ng công tá c quản lý tài chính ta ̣i trường Cao đẳng giao thông vâ ̣n tải miền Trung để chỉ ra những mă ̣t đa ̣t được và những điểm còn ha ̣n chế của công tác quản lý tài chính ta ̣i trường Cao đẳng giao thông vâ ̣n tải miền Trung. - Đề xuất giả i pháp hoàn thiê ̣n công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông vâ ̣n tải miền Trung? 3. Câu hỏi nghiên cứu Cần phải làm gì để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung?
  • 13. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề về quản lý tài chính của c ác cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học công lập 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung vào việc phân tích và đánh giá những nội dung cơ bản về hoạt động quản lý tài chính đối với trường cao đẳng GTVT miền Trung từ năm 2011 đến năm 2014 và đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này 5. Cấu trúc luâ ̣n văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và th ực tiễn về quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục cao đẳng và đại học công lập Chương 2: Phương phá p nghiên cư ́ u Chương 3: Thực trạng công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông vận tải miền Trung Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của trường Cao đẳng Giao thông vận tải miền Trung
  • 14. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính, tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập - Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán số 6 (107) 2012: “Tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập – Những vấn đề đặt ra” (Chử Thị Hải – Năm 2012). Tác giả đã đặt ra những cơ sở pháp lý của việc giao quyền tự chủ, những kết quả đạt được cũng như những vướng mắc tồn tại mâu thuẫn trong việc thực hiện tự chủ về tài chính như mức thu về học phí và chỉ tiêu tuyển sinh còn giới hạn bởi các chế độ chính sách của nhà nước; cơ chế định mức chi tiêu còn thiếu tình thực tiễn, nhiều khoản chi phát sinh thực tế nhưng không có cơ chế thu đảm bảo, chưa có cơ chế chính sách đủ ngạch để các trường chi trả tiền lương, thưởng với mức đặc biệt để thu hút đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có chất lượng… - Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán số 9 (110)/2012: “Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo” Nguyễn Việt Hồng – Năm 2012). Tác giả đã nêu bật những kết quả, cũng như những nguyên nhân tồn tại trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước đối với hoạt động dịch vụ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, theo đó tính đến cuối năm 2011 đã có 20.226 đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập của cac cơ quan Bộ, ngành trung
  • 15. 6 ương và đại phương (không kể khối lực lượng vũ trang) được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Trong đó 117 đơn vị (chiếm tỷ lệ 0,6% trong tổng số các đơn vị) tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên; 6.902 đơn vị chiếm tỷ lệ 34,1% trong tổng số đơn vị) tự đảm bảo một phần kinh phí thường xuyên và gần 13.207 đơn vị (chiếm tỷ lệ 65,3% trong tổng số đơn vị) do NSNN cấp toàn bộ kinh phí hoạt động. Như vậy, cho đến nay số đơn vị giáo dục và đào tạo tự đảm bảo kinh phí còn rất thấp, chủ yếu vẫn là các đơn vị sự nghiệp do nhà nước đảm bảo một phần hoặc toàn bộ kinh phí. Nguyên nhân các đơn vị giáo dục và đào tạo tự đảm bảo kinh phí còn rất thấp trong thời gian qua cơ bản do Hệ thống cơ chế chính sách về quản lý phương thức hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp giáo dục và đào tạo chưa đồng bộ; chưa tạo ra cơ chế hạch toán đầy đủ chi phí và cơ chế giá dịch vụ để khuyến khích các đơn vị sử dụng kinh phí gắn với hiệu quả công việc. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính, tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục công lập - Tạp chí tài chính số 4/2012: “Giao quyền tự chủ cho trường ĐH: Kinh nghiệm từ quá trình cải cách GDĐH của Hàn Quốc” (Đặng Văn Huấn, Năm 2012). Mở đầu bài viết tác giả đưa hai lý do chính giải thích sự lựa của mình là Hàn Quốc để liên hệ tới quá trình đổi mới giáo dục hiện nay của Việt Nam. Thứ nhất là, hiện nay Hàn Quốc đang là nước có những thành tựu to lớn về phát triển khoa học công nghệ và trong đó không thể không kể đến những thành tựu to lớn trong giáo dục đại học của Hàn Quốc. Do đó, việc xem xét một hiện tượng thành công như Hàn Quốc là cần thiết cho những nước phát triển sau như Việt Nam.
  • 16. 7 Thứ hai là, mặc dù, Hàn Quốc và Việt Nam hiện nay là hai nước có nền kinh tế và hệ thống chính trị khác nhau, nhưng nếu nhìn vào chỉ số GDP trên đầu người và hệ thống chính trị của Hàn Quốc vào những năm đầu 1980 khi nước này bắt đầu đổi mới giáo dục đại học thì có thể nhận thấy những nét tương đồng với Việt Nam hiện nay. Tiếp theo tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về những thành tựu đáng ghi nhận hiện nay của Hàn Quốc sau khi vượt qua nhiều thập kỷ hạn chế quyền tự chủ của các trường đại học. Tuy vậy, câu hỏi tác giả đặt ra là để có được sự dứt khoát đoạn tuyệt với chính sách quản lý cũ, Hàn Quốc đã phải trải qua những dấu mốc cải tổ nào, và làm cách nào để Chính phủ Hàn Quốc giám sát chất lượng giáo dục của các trường khi giao toàn quyền tự chủ cho các trường đại học. Đây là điều mà các nhà quản lý cũng như nhiều độc giả quan tâm. - Tạp chí Tài chính số 2 (2/ 2014): “Tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập: Những vấn đề cần tháo gỡ”. (Bùi Đức Nam – Năm 2014). Nhu cầu về tài chính cho giáo dục đại học đang ngày càng cao, tạo áp lực lên ngân sách nhà nước. Từ góc độ một cơ sở giáo dục đại học, bài viết đưa ra một số ý kiến xoay quanh vấn đề tài chính đại học đối với cơ sở giáo dục đại học công lập. Bài viết đưa ra 3 nguồn thu chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập, gồm từ ngân sách nhà nước và học phí, nguồn còn lại không đáng kể. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra quan điểm về cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học: “Đổi mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển”. Điều này thể hiện rõ qua Nghị quyết số 35/2009/ QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khoá XII về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm 2010- 2011 đến năm học 2014-2015; Nghị định số 49/2009/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở
  • 17. 8 giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015... Những đổi mới này, đã tạo động lực quan trọng đối với các CSGDĐH công lập trong việc nâng cao quyền tự chủ, gắn với tự chịu trách nhiệm. Đồng thời tác giả đã phân tích các lý do mà việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa đạt được kết quả so với yêu cầu phát triển. Cuối cùng tác đưa ra các giải pháp và kiến nghị để tháo gỡ những vướng mắc và phát huy các kết quả đạt được. - Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh số 31 (31/2011): “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tài chính theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh” (Nguyễn Thị Yến Nam – Năm 2011). Bài viết đề cập đến thực trạng về tình hình tài chính và công tác quản lí tài chính của Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đối với các hoạt động chi thường xuyên được giao tự chủ trong chu kì kinh phí ổn định ba năm gần đây (2008-2010). Từ đó đề ra những giải pháp cho việc cải tiến công tác quản lí tài chính cũng như góp phần đổi mới công tác quản lý của nhà trường trong thời gian tới. - Tài liệu tham khảo: “Quản lý nhà nước và tự chủ tài chính trong các trường đại học” (Vũ Thiệp – Năm 2010). Tài liệu đề cập mối liên hệ giữa triết lý về giáo dục đại học (GDĐH) và mức độ tự chủ cho các cơ sở GDĐH, từ đó nhận xét về những bất cập trong cách tư duy về GDĐH tại Việt Nam hiện nay. Tác giả bàn về những vấn đề cụ thể như tự chủ đại học, phân tầng, cơ chế tài chính cho GDĐH, trước tiên phải xác định được GDĐH là gì, mục tiêu của GDĐH là gì, nhiệm vụ cơ sở GDĐH là gì? Hay nói cách khác là tư duy GDĐH trong giai đoạn hiện nay là gì? Đây cũng là những câu hỏi mà hầu hết các hệ thống GDĐH đang tiến hành đổi mới cũng đang xem xét và định nghĩa lại. Tài liệu phân tích
  • 18. 9 nội hàm của tự chủ đại học xuất phát từ triết lý về GDĐH tại mỗi quốc gia: Tự chủ về cái gì? Giao tự chủ cho cơ sở GDĐH nào và giao đến đâu? Làm sao có thể giám sát được việc thực hiện cam kết của trường ĐH khi nhận tự chủ? - Tài liệu tham khảo: “Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012” (Bộ Giáo dục và Đào tạo – Năm 2010). Hiện nay giáo dục đại học nước ta đã có sự phát triển vượt bậc về quy mô, đa dạng về sở hữu, phủ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng bên cạnh đó còn có những hạn chế về chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tài liệu được biên soạn để giúp cho người đọc hiểu rõ thực trạng của hệ thống giáo dục đại học hiện nay về Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012 và các văn bản quan trọng đối với hoạt động của các trường đại học, cao đẳng, gồm: Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 179/QĐ-BGDĐT ngày 11 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 05, Nghị quyết của Quốc hội, các Báo cáo, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được xếp theo thứ tự bậc đào tạo: cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, và hai Thông tư về Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ và Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Qua đó tài liệu là cơ sở để các trường đại học, cao đẳng, các thầy, cô giáo phát huy sáng kiến, chủ động phối hợp với các Vụ, Cục của Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong 3 năm tới, tạo cơ sở cho đổi mới toàn diện giáo dục đại học trong các năm tiếp theo.
  • 19. 10 - Luận án Tiến Sỹ kinh tế: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam” (Đặng Văn Du – Năm 2003). Luận án làm sáng tỏ về mặt lý luận về hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học. Luận án phân tích thực trạng đầu tư tài chính, những kết quả đạt được cũng như hạn chế của công tác đầu tư tài chính cho giáo dục – đào tạo đại học ở Việt Nam. Luận án tập trung phân tích cụ thể, sâu sắc về thực trạng đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam để nhận định mặt mạnh, mặt yếu, những ưu điểm , nhược điểm làm căn cứ cho các giải pháp hướng tới. Từ đó, luận án đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam. - Luận án Tiến sỹ kinh tế: “Xã hội hóa giáo dục và cơ chế quản lý tài chính xã hội giáo dục” (Bùi Tiến Hanh – Năm 2005). Tác giả phân tích thực trạng xã hội hóa giáo dục và cơ chế quản lý tài chính xã hội giáo dục trên quan điểm toàn diện các hoạt động của cơ quan Nhà nước dành cho giáo dục – đào tạo. Luận án chủ yếu nghiên cứu xã hội hóa giáo dục kết hợp với cơ chế quản lý tài chính xã hội giáo dục theo các thực trạng xã hội. Luận văn cũng đồng thời nhấn mạnh đến việc thanh tra và giám sát các hoạt động của các cơ sở giáo dục nhằm đảm bảo việc xã hội hóa đúng theo quy định, tiêu chuẩn của nhà nước. Luận án phân tích hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác xã hội hóa trên tất cả các mặt: tổ chức quản lý phù hợp; áp dụng chính sách, công cụ quản lý của nhà nước linh hoạt và đạt hiệu quả; thanh tra, giám sát và điều hành công cuộc xã hội hóa giáo dục. Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn còn đề cập đến những vấn đề còn hạn chế, bất cập của xã hội hóa. Luận văn chỉ rõ hạn chế lớn nhất là tốc độ xã hội hóa còn chậm so với tiềm năng và chỉ tiêu định hướng; mức độ phát triển xã hội hóa không đồng đều giữa các vùng miền và cả giữa các tỉnh,
  • 20. 11 thành phố, địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội như nhau. Qua phân tích đề án và cơ chế quản lý tài chính xã hội giáo dục, tác giả đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng xã hội hóa giáo dục cũng như hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính xã hội giáo dục. - Luận án Tiến sỹ kinh tế: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường Đại học ở Việt Nam” (Nguyễn Anh Thái – Năm 2008). Luận án phát triển khuôn khổ hệ thống lý thuyết quản lý tài chính đối với cơ sở giáo dục nói chung và đối với các trường đại học nói riêng. Luận án phân tích các yếu tố đóng vai trò quan trọng và tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý tài chính tại các trường đại học. Luận án phân tích thực trạng quản lý tài chính tại các trường đại học ở Việt Nam. Qua phân tích và đánh giá, luận án đã nêu những kết quả đã đạt được, bên cạnh đó chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân trong cơ chế quản lý tài chính tại các trường đại học ở Việt Nam. Từ kết quả đã nghiên cứu, đánh giá về thực trạng luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học ở Việt Nam. 1.1.2. Đánh giá chung về các công trình đã nghiên cứu Từ các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài có thể thấy tầm quan trọng của quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đặc biệt là các cơ sở tự chủ về tài chính. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến cơ sở lý luận về công tác quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học, đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cho các cơ sở giáo dục. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu đã đưa ra được những cái nhìn tổng quan về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục.
  • 21. 12 Từ đó chỉ ra được những điểm yếu kém trong cơ chế quản lý cũng như trong thực trạng quản lý tài chính của các cơ sở giáo dục. Những công trình nghiên cứu trên đem lại cho ta một cái nhìn tương đối toàn diện về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục của nước ta hiện nay. Cùng với đó là việc đóng góp, đưa ra những giải pháp nhằm làm cho cơ chế quản lý tài chính được hoàn thiện hơn. Tóm lại, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu tiếp cận và đi vào nghiên cứu sâu về từng vấn đề như: quản lý giáo dục, tự chủ tài chính của giáo dục đại học, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, xã hội hóa và cơ chế quản lý tài chính xã hội giáo dục…. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến những vấn đề liên quan đến quản lý tài chính tại trường cao đẳng GTVT miền Trung. Các công trình nghiên cứu trên đưa ra những giải pháp quản lý giáo dục, quản lý tài chính cũng như các cơ chế về quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhưng chưa có công trình nào đưa ra giải pháp cụ thể cho trường cao đẳng GTVT miền Trung. Vì vậy, đề tài luận văn này sẽ tiếp tục nghiên cứu những vấn đề về quản lý tài chính đặt trong bối cảnh cụ thể của trường cao đẳng GTVT miền Trung, chỉ ra những vấn đề còn hạn chế trong quá trình quản lý thu, chi và đề xuất giải pháp để khắc phục các hạn chế đồng thời hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường. 1.2. Lý luận chung về quản lý tài chính tại các cơ sở GDCĐ và ĐH công lập tự chủ tự chịu trách nhiệm một phần về tài chính 1.2.1. Tổng quan về cơ sở GDCĐ và ĐH công lập
  • 22. 13 Theo Luật giáo dục đã sửa đổi, bổ sung số 44/2009/QH12 (có hiệu lực thi hành từ ngày từ ngày 01-7-2010, các cơ sở giáo dục công lập được chia thành: Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; giáo dục đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ. Các cơ sở giáo dục đại học cao đẳng công lập là các trường đại học hoặc cao đẳng do Nhà nước (Trung ương hoặc địa phương) thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoặt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi, khác với các có sở tư thục hoạt động bằng kinh phí đóng góp của học sinh, khách hàng hoặc các khoản hiến tặng. Các trường cao đẳng là trường đào tạo trình độ cao đẳng. Các trường đại học là trường đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Trong đó, trình độ cao đẳng là thực hiện từ 2-3 năm tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ 1,5 đến 2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4 đến 6 năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ 1,5 đến 2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành; đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ 1 đến 2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; từ 2 đến 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • 23. 14 Theo lộ trình phát triển của các trường đại học cao đẳng hiện nay ở nước ta, thì ở một số trường vẫn đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, do vậy các trường này đều có danh mục ngành nghề cụ thể, nó không cố định, mà có tính mở theo yêu cầu của xã hội. Chế độ tài chính trong các cơ sở giáo dục cao đẳng đại học công lập là một hệ thống các nguyên tắc, các quy định, quy chế của Nhà nước mà hình thức biểu hiện là các văn bản pháp luật, pháp lệnh, nghị định…ngoài ra nó còn thể hiện qua các quy chế của các trường đối với các hoạt động tài chính. Các quy định này phải tuân theo các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến hoạt động tài chính trong các cơ sở giáo dục công lập. Quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục cao đẳng đại học công lập là quản lý việc thu chi một cách có kế hoạch, tuân thủ các chế độ tài chính, sư phạmđã quy định và tạo ra được hiệu quả chất lượng giáo dục. 1.2.2. Tự chủ tài chính tại các cơ sở GDCĐ và ĐH công lập 1.2.2.1. Khái niệm tự chủ Giáo dục đại học Việt Nam đã mở rộng nhanh chóng trong một thập kỷ qua, với mục tiêu tiếp cận nền GDĐH tiên tiến trên thế giới. Một trong những vấn đề cơ bản của GDĐH tiên tiến là tự chủ của nhà trường. Vấn đề này đã được Nhà nước quy định trong các văn bản pháp quy và được đưa ra thảo luận rất nhiều tại các hội thảo để tìm ra những giải pháp và bước đi phù hợp, đạt hiệu quả, nhưng cốt lõi của tự chủ đại học là gì, nên trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học như thế nào và các cơ sở giáo dục cần thực hiện tự chủ như thế nào để đảm bảo mục đích cuối cùng của nó thì vẫn còn nhiều tranh cãi.
  • 24. 15 Tự chủ là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện, trình độ nhận thức, trình độ phát triển của mỗi quốc gia, mỗi trường đại học mà khái niệm này được khái quát thành lý luận và có cách thực hiện khác nhau. Tự chủ là tự chủ quản lý, là khả năng tự điều hành, tự kiểm soát chính mình. Tự chủ đại học (University autonomy) được định nghĩa là sự tự do của một cơ sở giáo dục đại học trong việc điều hành các công việc của nó mà không có sự chỉ đạo hoặc tác động từ bất cứ cấp chính quyền nào. Ashby và Anderson cho rằng tự chủ là việc tự điều hành quản lý của mọi tổ chức mà không bị tổ chức cá nhân khác chi phối, bao hàm 6 yếu tố: Tự do lựa chọn sinh viên; tự do tuyển dụng; tự do đưa ra chuẩn mực; tự do quyết định cấp bằng cho ai; tự do thiết kế chương trình giảng dạy; tự do quyết định sử dụng các nguồn thu từ nhà nước và tư nhân (Anderson and Johnson, 1998). Quyền tự chủ gồm hai loại: một là, quyền tự chủ thực chất là quyền tự do của các trường đại học trong việc xác định các mục tiêu và các chương trình. Thực hiện điều này nghĩa là đề cập đến quyền tự chủ vấn đề gì, liên quan đến sứ mạng, các chương trình và chất lượng giảng dạy của tổ chức như thế nào. Hai là, quyền tự chủ thủ tục, đề cập đến việc các trường đại học có quyền xác định các phương tiện cần thiết để hoàn thành các mục tiêu và các chương trình (Hoàng Văn Châu, 2001). Theo báo cáo đề dẫn của Debreczeni (2002) trong Hội thảo quốc tế “Tự chủ và tự chịu trách nhiệm của tổ chức” đã cho rằng: tự chủ thể chế (institutional autonomy) là điều kiện cho phép một tổ chức GDĐH điều hành hoạt động của tổ chức mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Tự chủ của cơ sở GDĐH hoàn toàn không có nghĩa là nó nằm ngoài sự chi phối của luật pháp, nó
  • 25. 16 là tự chủ có điều kiện và các điều kiện này được xác định bởi mối quan hệ giữa Nhà nước, xã hội và cơ sở GDĐH . Tự chủ là một hệ thống giải pháp có cấu trúc chặt chẽ, nhắm đến việc cải thiện môi trường giáo dục để nâng cao chất lượng dạy và học. Bản thân sự tự chủ không phải là một bảo đảm về chất lượng cao và không tự chủ không có nghĩa là ngăn trở các cải cách. Còn các yếu tố cần thiết để đảm bảo chất lượng giáo dục là năng lực và thái độ học tập của sinh viên, tầm nhìn và t ính năng động của hệ thống quản lý, sự tín nhiệm của xã hội đối với sản phẩm đào tạo. Đã có những bằng chứng về sự thành công ở các trường CĐ tự chủ đáp ứng được sự mong đợi đó (Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang, 2005). Như vậy, các tác giả đã đưa ra các quan điểm, khái niệm về tự chủ và TCTC ở hai góc độ: Thứ nhất, dưới góc độ nguồn lực, quyền tự chủ gắn với các nguồn lực của tài chính như quyền tự chủ trong việc tạo lập, phân phối, sử dụng các nguồn lực tiền tệ gồm NSNN và nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Thứ hai, dưới góc độ chủ thể, quyền TCTC của cơ sở giáo dục phải gắn với chủ thể (chủ thể pháp lý, chủ thể kinh tế). Các nghiên cứu tại Việt Nam về TCTC chỉ ra rằng: tự chủ trong các cơ sở GDĐH học chính là cơ chế nhà nước giao quyền tự chủ trong quản lý lao động và quản lý tài chính. Các cơ sở đại học khi tự chủ là phải chủ động trong công tác tổ chức quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường, chú trọng việc sử dụng các nguồn lực đảm bảo công khai, minh bạch, thực hiện quy chế dân chủ. 1.2.2.2. Tự chủ về tài chính
  • 26. 17 Bất cứ một tổ chức, doanh nghiệp nào thì hoạt động tài chính cũng là hoạt động then chốt, trung tâm, bởi lẽ nó đảm bảo điều kiện vật chất cho tổ chức, cơ quan tồn tại và phát triển. Do vậy, TCTC là các trường ĐH, CĐ được quyền quyết định hoạt động thu – chi tài chính của nhà trường. Các khía cạnh cơ bản của TCTC của cơ sở GDĐH, CĐ bao gồm: được tự do phân bổ các nguồn NSNN cấp; khả năng giữ khoản chênh lệch thu lớn hơn chi hàng năm và vay tiền nhằm tạo thuận lợi cho kế hoạch tài chính dài hạn và tạo sự linh hoạt cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ đa dạng của trường theo cách phù hợp nhất; khả năng sở hữu và bán cơ sở vật chất – kỹ thuật khi không có nhu cầu sử dụng để đầu tư mới; khả năng được tự do tính phí và thiết lập mức học phí là một yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định về chiến lược phát triển nhà trường. Như vậy, các cơ sở giáo dục sẽ tùy thuộc vào điều kiện thực tế và nguồn lực sẵn có để thực hiện quyền tự chủ ở các mức độ khác nhau như: Thứ nhất, tự chủ hoàn toàn. Các cơ sở GDĐH được quyền tự chủ hoàn toàn trong quyết định của mình về các vấn đề như tuyển sinh, nghiên cứu, chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học. Nhà nước không can thiệp vào công việc của nhà trường, những vấn đề về tổ chức nhân sự, chính sách, tài chính, chương trình đào tạo. Trong lĩnh vực tài chính, tự chủ hoàn toàn có nghĩa nhà trường phải chứng minh được năng lực của trường thông qua việc dự toán chi phí cho từng chương trình hoạt động chính xác trong vài năm, thực hiện được mục tiêu kết quả tốt nghi ệp theo cam kết đào tạo cũng như xác định được mức học phí để đạt được các mục tiêu đó. Thu học phí, lệ phí sẽ không còn được coi là một khoản ngân sách của nhà nước và thu - chi của khoản mục này sẽ không còn buộc phải theo các quy định của Luật ngân sách nhà nước. Nếu các trường thành công trong nâng cao chất lượng, trường có thể đặt ra mức học phí cao hơn
  • 27. 18 (Báo cáo tư vấn - dự án GDĐH 2 tín dụng WB VN 4328. 2012). Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định, đối với các trường đại học tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên thì không bị khống chế về thu nhập và tiền lương, nhưng trên thực tế, do không được tăng mức học phí nên rất ít trường có khả năng tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên. Theo Hoàng Văn Châu “Cái được gọi là tự chủ toàn phần theo Nghị định 43 mà Trường Đại học Ngoại thương và 4 trường đại học khác được hưởng đó là việc cắt giảm kinh phí chi thường xuyên từ Nhà nước, Nhà trường không được hưởng quyền lợi, quy chế gì hơn so với các trường đại học công lập khác, ngoại trừ việc có thể tự xây dựng một số định mức chi cao hơn mức quy định Nhà nước như chi lương đến 2,5 lần lương cơ bản. Tuy nhiên, vì không được hưởng quyền lợi và cơ chế gì nên cũng không thể phát triển thêm nguồn thu để tăng lương”. Thứ hai, tự chủ một phần: Là hình thức TCTC mà các trường có thể áp dụng mức học phí khác nhau tùy theo chương trình học nhưng phải tuân theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư. Theo đó, tùy theo trường ĐH, một số chương trình không những có mức học phí thấp hơn mức học phí trung bình; một số chương trình không những có thể cao hơn mức học phí trung bình mà còn cao hơn cả chi phí đơn vị. Mức học phí trung bình có thể sẽ tăng nhưng không vượt quá tỷ lệ tăng trong tổng chi lương thường xuyên. Các trường vẫn phải tuân theo luật ngân sách Nhà nước và các quy định về tổ chức nhân sự (Hoàng Văn Châu, 2012). Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động có nghĩa đơn vị đó được nhà nước cấp kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên để thực hiện chức năng nhiệm vụ sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp.
  • 28. 19 Thứ ba, tự chủ trong điều kiện được đảm bảo toàn bộ chi phí : Là các đơn vị trên thực tế có nguồn thu thấp hoặc không có nguồn thu. Được trao quyền tự chủ để khuyến khích đơn vị có các biện pháp quản lý tài chính như khoán chi, tiết kiệm chủ động trong việc quản lý tài chính theo đúng quy định của pháp luật. Thực tế, những đơn vị sự nghiệp tồn tại ở cấp độ này rất ít . 1.2.3. Quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập 1.2.3.1. Khái niệm và vai trò của nguồn lực tài chính với sự phát triển của trường đại học, cao đẳng công lập *Khái niệm Tài chính thể hiện sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn lực tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội. "Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính bằng việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích luỹ và tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội." (Dương Thị Bình Minh, 2005, trang 21). Theo nghĩa rộng trong kinh tế chính trị học, tài chính luôn được hiểu là một phạm trù phân phối dưới hình thức giá trị, hình thành nên các quỹ tiền tệ, nguồn tiền tệ. Chính vì vậy, tài chính phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn lực thông qua tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ, nguồn tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích luỹ hay tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội.
  • 29. 20 Tài chính trong giáo dục hiểu theo nghĩa hẹp là sự vận động đồng tiền cho sự phát triển các nhà trường, cho việc tổ chức quá trình đào tạo; hiểu theo nghĩa rộng là sự biểu hiện và vận động của các quy luật kinh tế thông qua đồng tiền nhằm phát triển bền vững xã hội, thông qua việc làm tăng trưởng và cải thiện vốn con người, vốn tổ chức, vốn xã hội. Tài chính có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát triển của một ngành hay một lĩnh vực. * Vai trò Đối với GDĐH, CĐ tài chính có vai trò quan trọng, chi phối quy mô, mục tiêu, chất lượng của GDĐH, CĐ được thể hiện cụ thể như sau: Thứ nhất, nguồn lực tài chính đảm bảo duy trì hoạt động của các trường ĐH, CĐ trong hệ thống GDĐH. Nguồn lực tài chính nếu đáp ứng đầy đủ và kịp thời các yêu cầu do nhiệm vụ và chức năng đặt ra cho nhà trường, nó sẽ đóng vai trò là công cụ, là điều kiện quan trọng nhằm vận hành bộ máy thực hiện tốt các hoạt động. Cụ thể, phải có những trang thiết bị phụ vụ cho quá trình dạy học như trường, lớp, thư viện, phòng thí nghiệm…; phải xây dựng được các chương trình đào tạo cùng hệ thống sách giáo trình và tài liệu tham khảo; phải trả lương cho đội ngũ giáo viên và các nhà quản lý giáo dục. Tài chính là điều kiện không thể thiếu cho việc tạo dựng môi trường để hoạt động GDĐH, CĐ được diễn ra.. Thứ hai, chính sách tài chính góp phần điều phối hoạt động các trường ĐH, CĐ. Với chức năng phân phối vốn có của mình, phân bổ tài chính hợp lý kéo theo phân bổ các nguồn lực, đảm bảo cung cấp đủ nhân lực và vật lực cho hoạt động giáo dục. Điều phối hay tăng cường nguồn lực tài chính cho ngành học hay cấp học sẽ giúp cho ngành học hay cấp học đó phát triển, từ đó tạo nên hợp lực thúc đẩy sự phát triển của hệ thống GDĐH. Tài chính còn góp phần thực hiện công bằng trong giáo dục, đảm bảo cho ai cũng được học hành. Nhờ có
  • 30. 21 chức năng phân phối của tài chính, Nhà nước có thể tăng cường đầu tư hoặc ban hành những cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận giáo dục ở mức độ cần thiết. Từ đó, giảm sự mất công bằng trong giáo dục, góp phần quan trọng tạo lập sự công bằng trong xã hội. Thứ ba, tài chính kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo, hướng hoạt động đào tạo đến những mục tiêu đã định với các chi phí hợp lý nhất. Kiểm tra, giám sát tài chính là kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền. Chủ thể có thể tiến hành kiểm tra, giám sát đối tượng một cách thường xuyên, liên tục và trên một bình diện rộng. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, chủ thể có thể nắm bắt nhanh chóng tình hình hoạt động của đối tượng, thực hiện biện pháp phân phối lại tài chính nếu cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của đối tượng cũng như của hoạt động đầu tư tài chính. 1.2.3.2. Khái niệm và vai trò của quản lý tài chính trong các trường đại học, cao đẳng công lập * Những khái niệm cơ bản: - Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một đơn vị để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch hành động, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, TSCĐ và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu cụ thể tăng giá trị cho đơn vị đó (Trần Đức Cẩn, 2012). Quản lý tài chính của các trường ĐH, CĐ là quá trình sử dụng những số liệu mà bộ phận kế toán cung cấp để giám sát và điều hành quá trình hoạt động, phân tích những vấn đề còn tồn tại trong quá trình hoạt động thường xuyên của đơn vị, qua đó tiến hành phân tích và dự toán tài chính, lựa chọn những phương hướng và thực hiện đúng hướng, từ đó duy trì hoạt động thường xuyên của đơn
  • 31. 22 vị. Đồng thời, quản lý tài chính là các phương thức quản lý việc huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm thỏa mãn các nhu cầu của các chủ thể trong phát triển kinh tế, xã hội. Xét trong toàn bộ nội dung quản lý tài chính, tính toán là một phương pháp cần thiết nhất trong một chuỗi mắt xích của quá trình quản lý tài chính. Trọng tâm của quản lý tài chính là nắm vững các khái niệm, nắm vững phạm vi vận dụng tài chính, tiến hành giám sát đánh giá và quy hoạch hệ thống hoạt động của đơn vị. Nắm được quản lý tài chính, mới có thể nắm được trọng tâm của quản lý đơn vị. Các cán bộ quản lý đơn vị ngày càng nhận thấy tầm quan trọng của quản lý tài chính và bắt đầu nghiên cứu hoạt động tài chính, tăng cường quản lý tài chính. Cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, tất cả các đơn vị ở mọi lĩnh vực KT –XH đang dần dần nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và vị trí của quản lý tài chính. Quản lý tài chính dựa trên quy luật vận động nguồn tài chính, đồng thời tuân thủ theo quy định pháp luật. Đó là quá trình thực hiện dự đoán, quyết sách, lên kế hoạch, giám sát, hạch toán và phân tích sự hình thành nguồn tài chính, huy động và sử dụng nó nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính, đảm bảo hoạt động thường xuyên, phát triển của đơn vị. Quản lý tài chính mang tính tổng hợp vận dụng những hình thức giá trị vào những hoạt động tài chính cụ thể của đơn vị. Để đảm bảo tài chính phục vụ tốt nhất việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, Nhà nước đã định ra các nguyên tắc, hình thức, phương pháp, biện pháp... tạo lập phân phối và sử dụng các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong các lĩnh vực hoạt động KT-XH của nền kinh tế quốc dân. Các nguyên tắc,
  • 32. 23 hình thức phương pháp, biện pháp... tạo lập phân phối và sử dụng các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ có quan hệ biện chứng với nhau hợp thành cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước và nhằm để tổ chức, điều chỉnh, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực KT- XH nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. *Vai trò của quản lý tài chính trong các trường cao đẳng, đại học công lập Với sự phát triển không ngừng của xã hội, đất nước đã có nhiều đổi mới, vai trò của quản lý tài chính trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và trong các trường đại học cao đẳng nói riêng càng trở nên rất quan trọng nhằm đáp ứng hai mục tiêu tổng quát là xây dựng cơ chế tài chính cho giáo dục nhằm huy động, tăng cường và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội để nâng cao chất lượng và tăng quy mô giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá; xây dựng hệ thống các chính sách để tiến tới mọi người ai cũng được học trong nền giáo dục có chất lượng cao. Cụ thể: - Bảo đảm nguồn kinh phí cho hoạt động của hệ thống Giáo dục quốc dân. Trên cơ sở báo cáo hàng năm, Bộ Tài chính sẽ thống kê để điều tiết nguồn NSNN cũng như điều chỉnh cơ chế tài chính sao cho phù hợp để có thể huy động và sử dụng tốt các nguồn tài chính nhằm đảm bảo hoạt động cho hệ thống giáo dục quốc dân. - Điều phối vĩ mô cơ cấu giáo dục trong toàn ngành. Thông qua cơ cấu thu – chi tài chính để điều chỉnh cơ cấu giáo dục đào tạo về các mặt: quy mô giáo dục đào tạo, nội dung chương trình, thời gian đào tạo, đội ngũ giáo viên. Hiện nay với chính sách tự chủ về nguồn kinh phí trong hoạt động giáo dục, Đảng và Nhà nước đã cho
  • 33. 24 phép thành lập rất nhiều trường đại học cao đẳng nhằm đáp ứng nhu cầu của người học. Quản lý tài chính giúp việc theo dõi các trường đảm bảo đúng quy định về quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để tạo môi trường tốt nhất cho người học. - Quản lý tài chính thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình phân phối và sử dụng các nguồn kinh phí đầu tư cho các trường đại học cao đẳng, từ đó điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu chi tiêu phù hợp với cơ cấu, qui mô, ngành học, bảo đảm chi đúng nội dung, mục đích, đúng chế độ, chính sách đối với giáo viên, học sinh và các đối tượng qui định khác. 1.2.4. Nội dung của quản lý tài chính tại các trường đại học, cao đẳng công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm một phần chi phí hoạt động Hiện nay, tài chính trong các trường ĐH, CĐ công lập bao gồm các nguồn từ NSNN, các khoản học phí, lệ phí, các nguồn thu lợi từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, các nguồn thu từ hợp tác quốc tế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Các trường ĐH, CĐ công lập được quyền chủ động trong quản lý tài chính của trường, bao gồm chủ động quản lý hoạt động thu, chi, quản lý và phân phối quỹ kết dư, quản lý các quỹ chuyên dụng, quản lý tài sản, quản lý nợ phải trả. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguồn thu sự nghiệp của trường, mà các trường được phân loại như sau: - Các trường đại học, cao đẳng có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. - Các trường đại học, cao đẳngcó nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là trường đại học, cao đẳng tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động).
  • 34. 25 - Các trường đại học, cao đẳng có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động theo chức năng,nhiệm vụ do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả chỉ đề cập đến công tác quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp giáo dục tại các trường đại học cao đẳng tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động. Nội dung quản lý tài chính của các trường ĐH, CĐ là được chủ động trong hoạt động quản lý tài chính bao gồm quản lý thu, quản lý chi và trích lập và sử dụng các quỹ của trường. 1.2.4.1. Quản lý các nguồn thu trong các trường cao đẳng đại học. a. Các nguồn thu trong các trường cao đẳng đại học Để thực hiện được quyền tự chủ nhà trường trước tiên cần phải xác định mình được thu tài chính từ những nguồn nào và thu để làm gì. Nguồn thu là những khoản kinh phí nhà trường nhận được để triển khai các hoạt động đào tạo bao gồm: * Nguồn thu từ NSNN Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, là hoạt động đầu tư đặc thù thuộc lính vực đầu tư có điều kiên và được ưu đãi đầu tư. Vì thế, mặc dù điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng và Nhà nước vẫn quan tâm và dành một phần lớn NSNN cho hoạt động giáo dục và đào tạo. Đối với các trường đại học cao đẳng tự chủ, tự chịu trách nhiệm một phần chi phí hoạt động thì nguồn thu từ NSNN cấp gồm: - Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các trường (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp); được cơ quan
  • 35. 26 quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao; - Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ; - Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; - Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; - Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước quy định (nếu có); - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sữa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm; - Vốn đối ứng thực hiện các dự án đầu tư có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Kinh phí khác (nếu có). Có thể thấy hiện nay, nguồn NSNN cấp vẫn giữ vai trò chủ yếu và quan trọng trong tổng nguồn tài chính của trường. Tuy nhiên quy trình cấp phát ngân sách cho các trường vẫn theo hình thức cấp phát theo nhu cầu thường niên, tức là hầu hết các hạng mục chi kể trên chủ yếu là được thực hiện theo chỉ tiêu đào tạo được giao hàng năm, dựa trên dự toán hàng năm của các trường. Tùy thuộc vào từng trường cụ thể, NSNN sẽ tác động đến các nội dung quản lý nguồn thu khác nhau. Đối với các trường có quy mô lớn, bên cạnh việc đảm bảo việc hoạt động thường xuyên, đầu tư xây dựng cơ bản thì nguồn kinh phí nhằm thực hiện nghiên cứu khoa học và chương trình mục tiêu quốc gia cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Cũng như các trường có khoản kinh phí cho việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ và thực hiện các dự án có vốn nước ngoài thường xuyên. Trong khi đó, đồi với các trường có quy mô nhỏ thì chủ yếu kinh phí dành cho hoạt động thường xuyên của trường.
  • 36. 27 * Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp Để tăng nguồn lực tài chính cho Nhà trường, thực hiện đa dạng hóa đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn thu có thể huy động được trong xã hội nhằm chia sẻ bớt gánh nặng đối với Nhà nước. Các trường thực hiện hoạt động thu sự nghiệp gồm: - Thu học phí: Khoản thu này được thực hiện thông qua sự đóng góp của người học cho hoạt động học tập nghiên cứu của chính họ. Trên cơ sở quy định của Chính phủ về việc thu học phí, các trường tùy thuộc vào tình hình thực tế của trường mình mà áp dụng mức học phí hợp lý - Lệ phí tuyển sinh: Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, học sinh sinh viên muốn tham gia học tập tại trường cần phải nộp lệ phí cho công tác tuyển sinh. Khi thu lệ phí tuyển sinh, các trường phải viết biên lai thu lệ phí và giao liên đó cho học sinh, sinh viên tới nộp hồ sơ. Cuối mỗi đợt tuyển sinh. Kế toán có nhiệm vụ tập hợp danh sách học sinh sinh viên nộp lệ phí và nộp tiền lệ phí cho thủ quỹ. - Thu tiền giữ xe đạp, xe máy ở mỗi trường đều có thể khác nhau. Có trường giao nộp cho CBCNV trong trường thực hiện, rồi hàng tháng CBCNV có trách nhiệm nộp về thủ quỹ Nhà trường. Có trường giao khoán theo tháng, quý, năm cho bộ phận CBCNV giữ xe. Bộ phận CBCNV giữ xe phải đảm bảo mực thu đối với từng loại phương tiện theo quy định của Nhà trường. - Thu tiền ở ký túc xá của học sinh, sinh viên: Hầu hết các trường đều quy định mức đóng tiền ký túc xá cho mỗi học sinh, sinh viên, căn cứ số lượng phòng ký túc xá và số lượng học sinh sinh viên ở tại ký túc xá mà được tính nguồn thu từ hoạt động này. Thông thường tiền ở ký
  • 37. 28 túc xá được thu theo kỳ, học sinh sinh viên đóng vào đầu mỗi kỳ. Tuy nhiên cũng có trường miễn phí hoàn toàn tiền ở ký túc xá cho học sinh sinh viên. - Thu tiền bán thanh lý tài sản (nếu có) - Thu khác (nếu có) * Các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ Các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ là vốn tiền tệ do các trường đại học cao đẳng được Nhà nước cho phép huy động trực tiếp trong xã hội để sử dụng cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Nguồn tài chính này hình thành từ những khoản thu hợp pháp. - Thu dịch vụ khoa học công nghệ Nguồn thu này có được khi các trường tham gia các nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, Ngành, hội thảo khoa học… theo đơn đặt hàng hoặc các dự án trong và ngoài nước. Khoản thu này rất khó xác định chính xác, tại mỗi cấp học khoản thu này lại thể hiện khác nhau. Đối với các trường đại học, nguồn thu này tương đối lớn và nó giải quyết đươch một phần nhu cầu nguồn thu tài chính cho các hoạt động bên ngoài trường. Cũng như nhằm nâng cao tính thực tiễn và tiếp cận với khoa học công nghệ ứng dụng ngày càng cao cho cả sinh viên lẫn giáo viên. - Thu liên kết đào tạo, hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn. Các trường tổ chức thực hiện các khóa học ngắn hạn, các hợp đồng đào tạo liên kết với các đơn vị, các trường nhằm để tăng nguồn thu. - Thu khác (đóng góp tự nguyện, quyên tặng ở các trường)
  • 38. 29 Hoạt động giáo dục là hoạt động rất cần sự chung tay góp sức của toàn cộng đồng. Đảng và Nhà nước luôn kêu gọi các tổ chức xã hội, người dân tham gia đóng góp tự nguyện cho hoạt động giáo dục. b. Quy trình quản lý các nguồn thu trong các trường cao đẳng đại học * Lập dự toán thu Để hoạt động quản lý mang lại hiệu quả cao, việc xây dựng kế hoạch tài chính là không thể thiếu. Hiệu trưởng các trường chỉ đạo lập kế hoạch tài chính theo năm, trong đó phải trả lời được các câu hỏi: Thu từ những nguồn nào? Vào thời gian nào? Đối với các trường cao đẳng đại học tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động, thì việc xây dựng kế hoạch cũng đồng nghĩa với việc lập dự toán. Đầu tiên, lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại trường, sau đó lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định. Trên cơ sở dự toán năm, Hiệu trưởng các trường chỉ đạo lập dự toán quý cho phù hợp với hoạt động của trường trong quý, đây là bản dự toán có tính chất “xương sống” để thực hiện nhiệm vụ của trường trong thời gian 3 tháng một lần, các chỉ tiêu trong dự toán cũng tương tự như dự toán hàng năm. Các trường cao đẳng đại học thực hiện lập dự toán thu đối với các khoản thu học phí, lệ phí và dự toán thu đối với các khoản thu sự nghiệp. Căn cứ lập dự toán thu như sau: - Các chế độ chính sách hiện hành. - Quyết toán thu 3 năm một lần có phân tích cụ thể việc thực hiện hoạt động tài chính của những năm này. - Phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao cho năm kế hoạch.
  • 39. 30 - Các điều kiện đảm bảo: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên, cán bộ công nhân viên. - Căn cứ vào đối tượng thu, mức thu và tỷ lệ được để lại chi theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Căn cứ vào kế hoạch hoạt động dịch vụ và mức thu do đơn vị quyết định hoặc theo hợp đồng kinh tế các trường đã ký kết. Sau khi lập xong, các trường gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. Thời gian gửi dự toán thu: - Đối với ự toán quý: Các trường gửi dự toán lên cơ quan quản lý cấp trên từ ngày 1 đến ngày 12 tháng cuối của quý trước. - Đối với dự toán năm: Sauk hi có hướng dẫn của cơ quan dự toán cấp trên, các trường gửi lên cấp trên vào đầu quý 3 để kịp trình cơ quan cấp trên duyệt ra thông báo cho dự toán năm sau. * Thực hiện dự toán thu Hàng năm, trên cơ sở dự toán thu được lập của các trường, cơ quan chủ quản quyết định giao dự toán thu cho các trường, trong đó gồm kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên theo mức năm trước liền kề và kinh phí được tăng thêm hoặc giảm đi của cấp có thẩm quyền giao, sau khi đã thống nhất bằng văn bản với cơ quan tài chính cùng cấp. Các trường căn cứ trên dự toán thu được duyệt để cân đối thực hiện hoạt động đơn vị theo nguyên tắc thu đúng thu đủ. Đối với các nguồn thu sự nghiệp các trường được tự chủ thực hiện nhiệm vụ thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với các khoản thu mà Nhà nước có quy định, các trường phải thực hiện đúng theo quy định. Trong trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước
  • 40. 31 có thẩm quyền quy định khung mức thu, các trường căn cứ tình hình thực tế tại trường, từ đó xác định đúng đối tượng, mức thu, sao cho mức thu không được vượt quá khung quy định. Trường hợp, các khoản thu Nhà nước chưa quy định, các trường căn cứ tình hình thực tế để xác định mức thu, trình cơ quan quản lý cấp trên xem xét ký duyệt, rồi mới thực hiện thu. Đối với nguồn thu từ hoạt động dịch vụ các trường thực hiện thu theo hợp đồng được ký kết giữa nhà trường với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy. * Quyết toán thu Hoạt động quyết toán thu được các trường thực hiện trên nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, hoạt động dịch vụ khác của nhà trường (tức là không áp dụng đối với nguồn thu từ NSNN cấp). Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợ các nguồn thu. Từ đó đánh giá công tác thu và đề ra các biện pháp tổ chức thu để tránh thất thoát trong quá trình thu. 1.2.4.2. Quản lý chi a. Các khoản chi khi triển khai các hoạt động của trường * Chi thường xuyên Trong các cơ sở giáo dục nói chung và các trường đại học cao đẳng nói riêng, khoản chi này bao gồm: + Chi trả tiền lương và các khoản có tính chất lương: Tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi học bổng chính sách cho học sinh, sinh viên… Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ của các trường bao gồm: - Tiền lương ngạch bậc và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có): Tính trên cơ sở hệ số lương. Hệ số phụ cấp chức vụ, phụ cấp
  • 41. 32 thâm niên vượt khung (nếu có) của CBCNV trong trường (áp dụng đối với CBCNV trng biên chế và hợp đồng từ 1 năm trở lên) và mức tiền lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định. - Tiền lương tăng thêm của CBCNV do nâng bậc theo niên hạn hoặc nâng bậc trước thời hạn (nếu có) Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm của đơn vị nêu trên không bao gồm khoản tiền công trả theo hợp đồng vụ việc. Tổng mức thu nhập trong năm cho CBCNV trong cá trường không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định sau khi đã trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. + Chi nghiệp vụ, giảng dạy, học tập là các khoản liên quan trực tiếp tới nghiệp vụ thường xuyên đặc thù trong công tác giảng dạy như: chi biên soạn giáo án, giáo trình, bài giảng, chương trình khung, chương trình đào tạo, chi dạy vượt giờ, dạy lại, chi quản lý hoạt động đào tạo theo quy định hiện hành. + Chi phí cho việc thuê chuyên gia, giảng viên, tổ chức hội thảo… phục vụ chuyên môn, giảng dạy. + Chi tổ chức hoạt động thu phí, lệ phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thu phí, lệ phí của đơn vị như: Biên lai thu học phí, lệ phí; phần trăm được hưởng của đối tượng trực tiếp thực hiện việc thu… + Chi quản lý hành chính: Chi văn phòng phẩm, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, công tác phí, … + Chi phí đầu tư cơ sở vật chất, tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh: Mua vật tư, thue lao động, khấu hao tài sản cố định; sữa chữa thường xuyên máy móc thiết bị, nhà cửa, chi nộp thuế…
  • 42. 33 + Chi khác có tính chất thường xuyên không thuộc các khoản chi trên như: Chi cho cán bộ công nhân viên nhân các ngày lễ, chi tiếp khách… theo quy định * Chi không thường xuyên - Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; - Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức… - Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia - Chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng (điều tr;a, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác); một số nhiệm vụ đột xuất Nhà nước giao; - Chi thực hiện các dự án từ nguồn viện trợ nước ngoài; - Chi mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn tài sản cố định được thực hiện theo các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Chi tinh giảm biên chế theo chế độ Nhà nước quy định (nếu có); - Chi khác (nếu có) theo quy định. Yêu cầu của chi tiêu tài chính: Các khoản chi của nhà trường phải dựa trên các định mức tiêu chuẩn kỹ thuật, hợp lý, đảm bảo tiết kiệm, chính xác, trung thực, đúng mục đích, phạm vi chi tiêu và hiệu quả sử dụng, chấp hành nghiêm chế độ tài chính của nhà nước và nhà trường quy định. b. Quy trình quản lý các khoản chi trong các trường đại học cao đẳng * Lập dự toán chi: Để hoạt động quản lý các khoản chi trong các trường mang lại hiệu quả cao, các trường cần lập dự toán chi. Trong dự toán chi cần phải trả lời câu hỏi: Thời gian nào chi cái gì, chi bao nhiêu, thuộc nguồn kinh phí nào? Các trường lập dự toán chi tiết cho từng loại nhiệm vụ như: Chi thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao; chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí; chi hoạt động dịch vụ theo các quy định hiện hành...
  • 43. 34 Căn cứ để lập dự toán chi: - Các chế độ chính sách hiện hành, các định mức chi - Kết quả hoạt động chi thực tế của năm trước và có điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến. - Phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao cho năm kế hoạch. - Các điều kiện đảm bảo: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên, CBCNV Sau khi lập xong, các trường gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. Thời gian gửi dự toán chi: - Đối với dự toán quý: Các trường lập dự toán gửi lên cơ quan quản lý cấp trên từ ngày 1 đến ngày 12 tháng cuối của quý trước. - Đối với dự toán năm: sau khi có hướng dẫn của cơ quan dự toán cấp trên, các trường gửi lên cấp trên vào đầu quý 3 để kịp trình cơ quan cấp trên duyệt ra thông báo cho dự toán năm sau. * Thực hiện dự toán chi: Các trường sử dụng các biện pháp hành chính, kinh tế tài chính để triển khai dự toán chi thành hiện thực. Đối với nguồn kinh phí chi hoạt động thường xuyên, trong quá trình thực hiện các trường có thể được điều chỉnh các nội dung chi, nhóm mục chi trong dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao sao cho phù hợp với tình hình thực tế của các trường, đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi quản lý, thanh toán và quyết toán. Đối với các khoản chi khác, các trường cần triển khai thực hiện theo đúng quy định, đúng mục đích, chế độ đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Việc thực hiện chi phải được theo dõi, có hoá đơn chứng từ cụ thể cho từng khoản chi. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi thường xuyên và các
  • 44. 35 khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng. * Quyết toán chi: Cuối quý, cuối năm, các trường phải kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện dự toán chi trong kỳ, lập báo cáo quyết toán chi NSNN. Trên cơ sở đó để phẩn tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán chi, từ đó đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo hoạt động chi theo đúng mục đích, đúng quy định phù hợp với hoạt động của trường. 1.2.4.3. Quản lý kết quả hoạt động tài chính tại các trường đại học, cao đẳng công lập Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí phần chênh lệch giữa thu và chi, các trường phải thực hiện theo trình tự sau: * Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu chi để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư, phát triển nâng cao chất lượng đào tạo, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc. Chi áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ viên chức trong nhà trường. Trong một số trường hợp các trường có thể sử dugnj để tham gia góp vốn lên doanh liên kết với ccas tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện một số hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị và theo quy định của pháp luật. * Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động
  • 45. 36 Để nâng cao đời sống cho cán bộ nhân viên, giáo viên trong Nhà trường, các trường cần trả thu nhập tăng thêm bân cạnh khoản lương theo cấp bậc, chức vụ cho cán bộ nhân viên, giáo viên. Các trường hợp được quyết định mức thu nhập tăng thêm trong năm, nhưng tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định, sau khi đã trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy quy định. * Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân năm; đồng thời trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập. - Quỹ khen thưởng dùng trong trường hợp thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của Nhà trường. - Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của cán bộ công nhân viên, giáo viên trong trường; trợ cấp khó khăn đột xuất, kể cả trường hợp họ đã nghỉ hưu; chi thêm trong trường hợp Nhà trường thực hiện tinh giảm biên chế theo quy định của Nhà nước. Trong trường hợp thu lớn hơn chi, bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Phần còn lại đơn vị có thể chuyển tiếp sang năm tiếp theo. 1.2.4.4. Quản lý theo quy chế chi tiêu nội bộ trong các trường đại học cao đẳng Để chủ động trong việc sử dụng kinh phí hoạt động được giao theo mục
  • 46. 37 đích tiết kiệm và hiệu quả, các trường tự bảo đảm một phần chi phí cho hoạt động phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để các khoa, phòng ban, trung tâm cũng như CBCNV, giáo viên, giảng viên thực hiện. Đồng thời để Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi của các trường. Quy chế chi tiêu nội bộ do Hiệu trưởng (Giám đốc) các trường ban hành sau khi đã tổ chức thảo luận rộng rãi và công khai trong trường, cũng như lấy ý kiến thống nhất của tổ chức Công đoàn tại trường. Quy chế chi tiêu nội bộ phải được gửi lên cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát thực hiện; Gửi Kho bạc Nhà nước nơi trường mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi. Nội dung của quy chế gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong Nhà trường, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của các trường. Sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý. Một số tiêu chuẩn, định mức, mức chi mà các trường phải thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước như: - Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; - Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc; - Tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; - Chế độ công tác phí nước ngoài; - Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam; - Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; - Chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
  • 47. 38 - Chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có); - Chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn NSNN; - Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Ngoài những nội dung trên, những nội dung chi quản lý và nghiệp vụ thường xuyên mà Nhà nước đã có quy định cụ thể, các trường có thể điều chỉnh mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường. Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của các trường, trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành, thì Hiệu trưởng các trường có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của trường mình. Riêng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ, Ngành theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và công nghệ. Hiệu trưởng căn cứ tính chất công việc, khối lượng sử dụng, tình hình thực hiện năm trước, quyết định phương thức khoán chi phí cho từng cá nhân, bộ phận, sử dụng có thể gồm: Sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, xăng xe, điện, nước, công tác phí; kinh phí tiết kiệm do thực hiện khoán được xác định chênh lệch thu, chi và được phân phối, sử dụng theo chế độ quy định. Thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, các trường phải bảo đảm có chứng từ, hoá đơn hợp pháp theo quy định, trừ các khoản thanh toán văn phòng phẩm,
  • 48. 39 thanh toán công tác phí được đơn vị thực hiện chế độ khoán theo quy chế chi tiêu nội bộ. Các trường không được dùng kinh phí của trường để mua sắm thiết bị, đồ dùng, tài sản trang bị tại nhà riêng hoặc cho cá nhân mượn dưới bất kỳ hình thức nào (trừ điện thoại công vụ tại nhà riêng theo chế độ quy định). Các trường cần phải thực hiện nghiêm túc các quy định Nhà nước về việc xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ. Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý, phù hợp với tính hình sử dụng tài chính của Nhà trường sẽ góp phần tạo nên sự thành công cho công tác quản lý tài chính của Nhà trường. 1.2.5. Tiêu chí đánh giá về quản lý tài chính 1.2.5.1. Có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường cao đẳng đại học. Các minh chứng sử dụng cho tiêu chí này: - Các văn bản quy định của nhà trường về chiến lược tăng các nguồn thu sự nghiệp của trường; Quy định nội bộ về việc sử dụng các nguồn thu sự nghiệp; Văn bản duyệt phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm cho các hoạt động và các đơn vị trong trường; - Các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của trường để khai thác các nguồn thu sự nghiệp; Kế hoạch dự toán phân bổ và sử dụng các nguồn thu cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường; - Bảng cân đối thu chi hàng năm kinh phí ngân sách và các nguồn thu sự nghiệp cho các hoạt động của trường; Các báo cáo đánh giá về hiệu quả đầu tư tài chính cho các hoạt động và các định huớng cho các năm sau của trường; Các
  • 49. 40 số liệu thống kê tỷ lệ sử dụng các nguồn thu sự nghiệp cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và các hoạt động khác; - Các minh chứng liên quan khác. 1.2.5.2. Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính trong trường cao đẳng đại học được chuẩn hoá, công khai hoá, minh bạch và theo quy định. Các minh chứng sử dụng cho tiêu chí này: - Biên bản các hội nghị thảo luận xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm của các đơn vị trong trường; Báo cáo đánh giá tính khả thi của các kế hoạch (nguồn đầu tư, thời gian thực hiện, sự đáp ứng so với quy hoạch của trường); Báo cáo tổng kết công tác tài chính hàng năm của trường; - Văn bản kế hoạch tài chính hàng năm của trường; Các văn bản về kế hoạch tài chính cho các mục tiêu trong quy hoạch phát triển của trường; - Tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm tin học phục vụ công tác quản lý tài chính của trường; - Báo cáo quyết toán tài chính và biên bản thẩm định hàng năm; Báo cáo kết quả kiểm toán hàng năm; Báo cáo đánh giá về hiệu quả của việc phân bổ và quản lý tài chính; - Kết quả khảo sát/phỏng vấn cán bộ, giảng viên về và tính hợp lý và các vấn đề liên quan đến việc lập kế hoạch, phân bổ tài chính, quản lý tài chính trong trường (nếu có); Báo cáo tổng kết trong các hội nghị tài chính hàng năm và hội nghị công nhân viên chức hàng năm của trường. - Các minh chứng liên quan khác.