SlideShare a Scribd company logo
1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
Thẩm định mang lại một cái nhìn bao quát nhất về tình hình tài chính của khách
hàng ở thời điểm hiện tại, khả năng và kế hoạch hoàn trả nợ của khách hàng trong
tương lai. Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu
tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn; phân tích và
đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay; giúp cho cán bộ tín
dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất
hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: (1) cho một dự án tồi vay và (2) từ chối cho
vay một dự án tốt.
Có thể đưa ra một ví dụ điển hình cho những sai lầm của việc thẩm định hồ sơ
vay vốn của khách hàng là vào giữa tháng 08/2011 nhà chức trách xác định Công ty chế
biến thủy sản An Khang (Cần Thơ) nợ ít nhất 5 ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần
Thơ, bao gồm ABBank, Vietinbank, SeaBank, Eximbank và Ngân hàng phát triển chi
nhánh Cần Thơ - Hậu Giang. Số tiền nợ khoảng 305 tỷ đồng, An Khang không có khả
năng chi trả. Trước nhiều dấu hiệu cho thấy công ty này có hành vi gian dối, vỡ nợ, cơ
quan điều tra đã khởi tố vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trao đổi với VnExpress.net, đại diện SeaBank cho biết, ngày 4/8/2010, Công ty
An Khang vay 30 tỷ đồng tại chi nhánh SeaBank Cần Thơ nhằm bổ sung vốn lưu động.
Tài sản một phần được thế chấp bằng bất động sản, một phần là hàng hóa tồn kho luân
chuyển cá tra fillet, chả cá sumiri đông lạnh, tổng cộng hơn 1.000 tấn. Số tài sản thế
chấp được bên thứ ba là Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản SeaBank quản lý tại
kho hàng đông lạnh của An Khang từ tháng 8/2010. Trước việc "tranh nhau" kho hàng,
ngày 19/7 ban quản lý các khu chế xuất ở Cần Thơ đã họp với các ngân hàng và Công
ty An Khang để giải quyết. Đại diện 4 nhà băng (ABBank, Eximbank, Vietinbank,
VDB Cần Thơ ) thống nhất cho An Khang giải phóng kho hàng, chuyển tiền qua ngân
hàng trung gian là Vietcombank chi nhánh Trà Nóc để thực hiện thanh toán nợ. Nhưng
ông Phạm Xuân Đỉnh, Giám đốc văn phòng phía nam của SeaBank cho rằng, do An
Khang chưa thừa nhận việc có vay vốn và thế chấp hàng hóa tồn kho luân chuyển tại
SeaBank nên nhà băng chưa đồng ý giải chấp kho hàng. Ngày 20/7, An Khang thông
báo đến SeaBank sẽ mở kho hàng thành phẩm để lấy hàng trong kho tái chế và đóng
bao bì xuất khẩu nhằm thanh toán nợ lương công nhân... Trước tình huống này,
SeaBank đã thông báo khẩn nhờ các cơ quan chức năng can thiệp. Cùng ngày, Ban
quản lý khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ có văn bản gửi thường trực UBND thành
2
phố Cần Thơ, và đề xuất hướng xử lý: trong khi các ngân hàng chưa hoàn toàn thống
nhất việc mở kho hàng với Công ty An Khang thì đề nghị UBNDTP chỉ đạo công ty
này không được tự động mở kho hàng. Trong khi các ngành chức năng đang tìm hướng
giải quyết thì bất ngờ ông Nguyễn Hồng Quân, Giám đốc Công ty An Khang, lại ký Tờ
thỏa thuận giao toàn bộ 2 kho hàng để “trả” cho các hộ bán cá tra nguyên liệu mà công
ty còn nợ; quy ra thành tiền là trên 29,4 tỷ đồng.
Theo đại diện SeaBank, đến nay (12/9) kho hàng đã bị người dân và một số
công nhân vào lấy hàng đi gần hết. Tuy nhiên, đại diện nhà băng này cho biết khả năng
thu hồi nợ của SeaBank vẫn còn. Vì trong buổi làm việc trực tiếp với ông Nguyễn
Hoàng Quân hôm 26/7, ông này đã xác nhận nợ với SeaBank và đồng ý sẽ dùng số tài
sản thế chấp bằng bất động sản để trả nợ. Nhưng ông Quân đề nghị Seabank để ông
được chủ động bán tài sản đảm bảo là 6 lô đất tại đường Võ Văn Kiệt để ưu tiên trả nợ
cho nhà băng. Sau thời gian 60 ngày, kể từ ngày ký biên bản này, nếu ông Quân không
bán được 6 lô đất thế chấp trên, thì sẽ đồng ý giao đất trên cho Ngân hàng Seabank bán
thu hồi nợ. Trong khi đó, đại diện ABBank cho biết, số tiền 5 tỷ đồng là khoản nợ của
An Khang đối với ABBank (vay từ ngày 3/3/2011). Trước khi cho vay nhà băng đã
thẩm định hồ sơ và năng lực tài chính của Công ty An Khang theo đúng quy trình chuẩn
của ngân hàng. Hôm 18/8, An Khang đã hoàn thành việc thanh toán hết nợ gốc cho
ABBank. Riêng ngân hàng Vietinbank là chủ nợ trên 100 tỷ đồng của An Khang. Liên
quan đến vụ việc, bà Trần Thị Phương, Giám đốc Chi nhánh Trà Nóc đã bị cách chức vì
sai phạm trong công tác quản trị điều hành, xử lý nghiệp vụ tín dụng. Hai phó giám đốc
chi nhánh cũng nhận hình thức kỷ luật tương tự. Sai phạm của ba cán bộ này là để Công
ty An Khang dùng những hồ sơ, chứng từ không có giá trị nhưng vẫn được vay những
khoản tiền lớn từ ngân hàng. Hai ngân hàng còn lại là Eximbank và Ngân hàng Phát
triển Việt Nam cho biết, trong khi chờ kết quả điều tra của cơ quan chức năng thì chưa
thể cung cấp thông tin gì.
(Theo Lệ Chi-Báo Vnexpress)[12]
Xuất phát từ những vấn đề thực tại, đồng thời nhóm tác giả nhận thấy sau khi sinh viên
của Khoa Tài chính-Ngân hàng tốt nghiệp ra trường bắt đầu xin việc làm tại các ngân
hàng thương mại thì thông thường phòng tín dụng của các ngân hàng là nơi mà sinh
viên nộp hồ sơ để xin vào làm việc là chiếm tỷ lệ khá cao. Vì vậy, nhằm mục đích giúp
sinh viên tiếp cận thực hành những quy trình thẩm định tín dụng thực tế tại các ngân
hàng, thể hiện khả năng xử lý các nghiệp vụ thẩm định thông qua các tình huống mô
phỏng thực tiễn, thực hiện theo chủ trương đúng đắn của trường Đại học Lạc Hồng về
việc xây dựng các quy trình mô phỏng công việc chuyên môn thực tiễn theo đúng
chuyên ngành sinh viên được đào tạo tại các khoa trong toàn trường, nhóm tác giả
3
quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “XÂY DỰNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH
TÍN DỤNG TRONG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC HÀNH”.
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Vấn đề xây dựng mô hình thực hành nghiệp vụ tín dụng ảo trong thời gian gần
đây đã được một số đơn vị tổ chức kinh tế, một số trường Đại học và Cao đẳng dành
cho sinh viên thuộc chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng ứng dụng, mục đích của các
mô hình này là giúp cho sinh viên, học viên đang theo học các lĩnh vực chuyên môn về
Tài chính –Ngân hàng có thể thích nghi với môi trường làm việc trong các ngân hàng,
các tổ chức tài chính, nắm vững các nghiệp vụ tác nghiệp, các kỹ năng, giúp cho các
bạn sinh viên, học viên có cơ hội vận dụng lý thuyết được học thực hành, tích lũy kinh
nghiệm để làm việc thành thục, chuyên nghiệp hơn khi vào thực tế. Có thể kể qua đây
một số đơn vị tổ chức đang tiến hành nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiệp vụ tín
dụng ảo, ngân hàng ảo như: Công ty Đào tạo và Tư vấn Nghiệp vụ Ngân hàng (BTC),
Trung tâm Đào tạo HDBank, Trường Cao đẳng Nghề i-Space,v.v….
Sứ mạng của trường Đại học Lạc Hồng hiện nay có sự kế thừa những tuyên bố
sứ mạng trước đây và được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của xã
hội hiện đại. Sứ mạng của trường có nội dung như sau:
“Đào tạo nhân lực chất lượng cao có ý thức chính trị phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập và hợp tác quốc tế.
Bồi dưỡng nhân tài, có khả năng học lên sau đại học có năng lực nghiên cứu
khoa học mang tính ứng dụng cao.
Sinh viên tốt nghiệp làm việc hiệu quả, từng bước tự đào tạo thành nhà quản
lý đáp ứng nhu cầu của các tổ chức trong xã hội”.
Với sứ mạng này, Nhà trường đã hướng các Khoa trong toàn trường xây dựng
chương trình đào tạo số hóa, tinh giảm việc học lý thuyết tiếp thu thụ động từ phía sinh
viên sang việc học song song giữa lý thuyết với việc ứng dụng vào thực tiễn, tạo điều
kiện cho sinh viên học hỏi, nắm bắt những vấn đề mới, quy trình công nghệ mới, bồi
dưỡng nguồn nhân lực lao động kinh tế-kỹ thuật có trình độ cao cho các công ty, xí
nghiệp, ngân hàng,v.v... Từ năm 2008 đến nay đã có nhiều Khoa trong Trường đã và
đang xây dựng nhiều mô hình mô phỏng quy trình nghiệp vụ, các kỹ năng trong quá
trình làm việc như Khoa Kế toán-Kiểm toán, Khoa Quản trị-Kinh tế quốc tế,v.v….
Một số công trình nghiên cứu khoa học đã được thực hiện liên quan đến lĩnh
vực đề tài của nhóm tác giả:
- Cn.Trần Thị Yến Phương, “Xây dựng phòng thực hành kế toán tài chính tại Trường
Đại học Lạc Hồng”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 6, Đại học Lạc Hồng, năm 2009.
4
- Cn. Dương Văn Sơn-Cn. Nguyễn Thị Ngọc Diệp, “Xây dựng uy tr n
t uế i tr gi t ng t ư ng u tr tr ng n ế toán tại Khoa Tài
chính - Kế t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010.
- Cn. Nguyễn Thị Đức Loan- Cn.Trịnh Thị Huế, “Xây dựng quy trình kế toán tiền
ư ng tr ng n t ực hành kế toán tại Khoa Tài chính-Kế t n”, Báo cáo NCKH
Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010.
- Cn. Nguyễn Văn Hải- Cn.Nguyễn Thúy Hằng, “Xây dựng uy tr n ế toán phải thu
phải trả ng tr ng n t ự n ế t n tại T i n - ế T n”,
Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010.
- Cn. Lý Thị Thu Hiền, “Xây dựng uy tr n n , u t v t tư tr ng n t ực hành
kế toán tại Khoa Tài chính - Kế t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc
Hồng, năm 2010.
- Cn. Lý Thị Thu Hiền, “Xây dựng uy tr n n , u t v t tư tr ng n t ực hành
kế toán tại Khoa Tài chính - Kế t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc
Hồng, năm 2010.
-Ts.Nguyễn Văn Nam – Cn. Trần Ngọc Thủy, “T iết ế n d n ng iệ ả
v việ tiế n t ự tế ng t uản in vi n ng n uản tr in
d n ”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010.
- Ths.Nguyễn Thị Bạch Tuyết –Ths. Nguyễn Thị Đức Loan, “Xây dựng quy trình kế
toán thanh toán tại Công ty TNHH Lạc Hồng trong mô hình thực hành kế toán ảo c a
Khoa Kế toán-Kiể t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 8, Đại học Lạc Hồng, năm
2011.- Cn. Lý Thị Thu Hiền-Cn. Nguyễn Vũ Quỳnh Như, “Xây dựng quy trình kế toán
hàng tồn kho tại Công ty TNHH Lạc Hồng trong mô hình thực hành kế toán ảo c a
Khoa Kế toán-Kiể t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 8, Đại học Lạc Hồng, năm
2011.
- Cn. Nguyễn Văn Hải - Cn. Nguyễn Thúy Hằng, “Xây dựng quy trình mua hàng và nợ
phải trả tại Công ty TNHH Lạc Hồng trong mô hình thực hành kế toán ảo c a Khoa Kế
toán-Kiể t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 8, Đại học Lạc Hồng, năm 2011.
- Ths.Nguyễn Thanh Lâm, “M ỏng nghiệp v nh p khẩu trong doanh nghiệp ảo tại
Khoa Quản tr -Kinh tế quốc tế”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 8, Đại học Lạc Hồng,
năm 2011.
Sơ lược các đề tài đã thực hiện nêu trên nhóm tác giả nhận thấy các đề tài mô
phỏng thực hành đã thực hiện chủ yếu tập trung vào các phần hành kế toán, mô phỏng
các quy trình của chuyên ngành kế toán, vì vậy việc thực hiện đề tài này của nhóm tác
giả và các chủ nhiệm đề tài khác trong Khoa Tài chính-ngân hàng mô phỏng thực hành
quy trình tín dụng tại các ngân hàng thương mại sẽ giúp cho sinh viên chuyên ngành
Tài chính-Ngân hàng dễ dàng làm quen với quy trình công việc tại các đơn vị ngân
5
hàng nơi sinh viên làm việc sau này, tránh cho sinh viên những bỡ ngỡ khi tiếp xúc với
các công việc thực tế mà sinh viên đăng ký tuyển dụng.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.
- Giúp cho sinh viên chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng có thể hiểu và nắm rõ quy
trình thẩm định hồ sơ cho vay tại Ngân hàng thương mại.
- Nâng cao khả năng ứng dụng những lý thuyết được học vào việc thực hành của sinh
viên.
-Đề xuất một giải pháp nhằm xây dựng mô hình thực hành quy trình thẩm định hồ sơ
cho vay tại Khoa Tài chính-Ngân hàng đạt hiệu quả cao.
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu.
- Quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Khoa Tài chính-Ngân hàng, trường Đại học Lạc Hồng.
- Các ngân hàng thương mại đóng chân trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai.
1.5 Những đóng góp mới của đề tài.
Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả sẽ giúp cho sinh viên Khoa Tài chính-Ngân
hàng tiếp cận được các công việc thực tế, bám sát với thực tiễn ngay từ khi còn học
trên ghế nhà trường. Tạo cho sinh viên sự tự tin vào năng lực của bản thân sau khi tốt
nghiệp ra trường, có thể đảm nhận các vị trí được phân công trong các ngân hàng
thương mại trong nước, liên doanh hay 100% vốn đầu tư nước ngoài.
1.6 Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo nghiên cứu khoa học gồm có 05 chương
chính:
Chƣơng 01: Tổng quan đề tài nghiên cứu.
Chƣơng 02: Xây dựng lý thuyết về quy trình thẩm định tín dụng trong hoạt động cho
vay của các ngân hàng thương mại.
Chƣơng 03: Phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng 04: Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình
ngân hàng thực hành.
Chƣơng 05: Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng thành công quy trình thẩm định
tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành.
6
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH
THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.
2.1 Giới thiệu chƣơng 2.
Việc xây dựng lý thuyết về quy trình thẩm định tín dụng trong hoạt động cho
vay của các ngân hàng thương mại là điều quan trọng, tạo cơ sở nền tảng giúp cho việc
xây dựng quy trình thực hành thẩm định các hồ sơ cho vay trong mô hình thực hành
của Khoa Tài chính-Ngân hàng ở các chương sau.
2.2 Tổng quan về quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại.
2.2.1 Khái niệm và vai trò của thẩm định tín dụng.
Khái niệm:
Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm
tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng
đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.
Thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu được tính chất khả thi thực sự
của dự án về mặt kinh tế đứng trên góc độ của ngân hàng.
Thẩm định tín dụng cần phải xem xét đánh giá đúng thực chất của phương án
hoặc dự án.
Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và trung thực
khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ cho quyết định cho vay. Thẩm định tín
dụng là một trong những khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. Tầm quan
trọng của nó được thể hiện ở những điểm sau:
Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư
mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.
Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định
cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: (1) cho một
dự án tồi và (2) từ chối cho vay một dự án tốt. [2]
2.2.2 Nội dung của quy trình thẩm định tín dụng.
2.2.2.1 Thẩm định tƣ cách của khách hàng vay vốn.
 Thẩm định điều kiện vay vốn.
Theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng, khách hàng muốn vay vốn ngân
hàng phải thoả mãn các điều kiện vay vốn bao gồm:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có mục đích vay vốn hợp pháp.
7
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư khả thi và có
hiệu quả.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và
hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
- Thẩm định điều kiện vay vốn chỉ đơn giản là xem xét kỹ lại nhằm phát hiện
xem khách hàng có thoả mãn những điều kiện vay vốn hay không.
 Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay.
Thông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm có:
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như giấy
phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động.
- Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư.
- Báo cáo tài chính của 2 năm gần nhất.
- Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay.
- Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.
- Thẩm định hồ sơ vay là xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của những
tài liệu mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn.
2.2.2.2 Thẩm định khả năng tài chính.
Khi làm thủ tục vay ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài
chính của các kỳ gần nhất. Dựa vào các báo cáo tài chính này nhân viên tín dụng sẽ
tiến hành phân tích nhằm thẩm định lại khả năng tài chính của khách hàng.
Để thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính, nhân viên tín dụng
thường thực hiện các bước:
- Nghiên cứu kỹ số liệu của báo cáo tài chính.
- Sử dụng kiến thức báo cáo tài chính và kỹ năng phân tích để phát hiện những
điểm đáng nghi ngờ hay những bất hợp lý trong các báo cáo tài chính.
- Xem xét bảng thuyết minh để hiểu rõ hơn về những điểm đáng nghi ngờ trong
báo cáo tài chính.
- Mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn và yêu cầu giải thích về những
điểm đáng nghi ngờ phát hiện được.
- Viếng thăm doanh nghiệp để quan sát và nếu cần tận mắt xem xét lại tài liệu
kế toán và chứng từ gốc làm căn cứ lập báo cáo tài chính.
- Kết luận sau cùng về độ tin cậy của báo cáo tài chính.
- Năng lực tài chính của khách hàng sẽ đảm bảo cho kế hoạch trả nợ và nó được
đánh giá qua những nhóm chỉ tiêu thể hiện ở sơ đồ 1.1.
8
(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều (2008), “Ng iệ v ngân ng”, NXB Thống kê) [2]
Phân tích tỷ số:
 Tỷ số thanh khoản
 Tỷ số nợ
 Tỷ số chi phí tài chính
 Tỷ số hoạt động
 Tỷ số khả năng sinh lời
 Tỷ số tăng trưởng
Phân tích so sánh
 So sánh xu hướng
 So sánh trong ngành
 Phân tích chỉ số
Đo lƣờng và đánh giá:
 Tình hình tài chính
 Tình hình hoạt động của công ty
Sơ đồ 1.1: Khuôn khổ phân tích tài chính dựa vào loại phân tích.
2.2.2.3 Thẩm định khả năng trả nợ.
Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư là
công việc rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
 Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh.
Mục tiêu của thẩm định phương án sản xuất kinh doanh là đánh giá một cách
chính xác và trung thực tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, qua đó kết
luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện phương án sản xuất kinh
doanh đó.
 Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư.
Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư là đánh giá một cách chính xác và trung
thực tính khả thi của dự án, qua đó kết luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để
thực hiện dự án đầu tư đó.
2.2.2.4 Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay.
Bảo đảm tài sản hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng
áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi
được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
Bất kỳ tài sản hoặc các quyền phát sinh từ tài sản có thể tạo ra ngân lưu đều có
thể dùng làm bảo đảm tiền vay. Để đảm bảo tiền vay thực sự hiệu quả đòi hỏi:
- Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
- Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị và
có thị trường tiêu thụ).
9
(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều,TS (2008), “T n d ng v t ẩ đ n t n d ng ngân ng”, NXB Tài chính) [1]
- Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm
bảo đảm tiền vay.
2.2.2.5 Ƣớc lƣợng và kiểm soát rủi ro tín dụng.
Thẩm định tín dụng là công việc được tiến hành trước khi quyết định cho vay
trong khi thu hồi nợ là công việc được thực hiện sau khi cho vay. Do đó, thẩm định tín
dụng dù có thực hiện kỹ lưỡng và chuyên nghiệp đến đâu đi nữa, vẫn không thể hoàn
toàn tránh khỏi sai sót. Không thể đảm bảo chắc chắn việc thu hồi nợ một cách tuyệt
đối cho đến khi món nợ được thu hồi.
Tuy nhiên, ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể cung cấp được thông
tin giúp cho nhân viên tín dụng và lãnh đạo ngân hàng tiên lượng được phần nào khả
năng thu hồi nợ trước khi cho vay.
Các kỹ thuật phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể áp dụng bao gồm:
- Phân tích độ nhạy.
- Phân tích tình huống.
- Phân tích mô phỏng.
2.2.3 Quy trình thẩm định tín dụng.
Quy trình thẩm định tín dụng là bản chỉ dẫn các bước tiến hành từ xem xét, thu
thập thông tin cần thiết cho đến khi rút ra được kết luận sau cùng về khả năng thu hồi
nợ khi cho vay. Quy trình thẩm định được thể hiện rõ tại sơ đồ 1.2
Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định tín dụng
Xem xét hồ sơ vay của
khách hàng.
Thu thập thông tin bổ
sung cần thiết.
Thẩm đinh phương án sản
xuất kinh doanh hoặc dự
án đầu tư.
Ước lượng và kiểm soát
rủi ro tín dụng.
Kết luận về khả năng thu
hồi nợ vay.
10
2.2.4 Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay của ngân hàng. [1]
Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay là hai khâu riêng biệt nhưng có quan
hệ gắn bó với nhau trong quy trình tín dụng. Thẩm định tín dụng do nhân viên tín dụng
thực hiện trước khi lập tờ trình lên cho lãnh đạo phụ trách tín dụng quyết định cho vay.
Do vậy, công tác thẩm định tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chính xác của
quyết định cho vay. Ngược lại, tính chất quan trọng của quyết định cho vay hoặc giá
trị lớn hay nhỏ của khoản vay đòi hỏi công tác thẩm định phải được tiến hành một
cách kỹ càng, chi tiết và chuyên nghiệp.
Tóm lại, thẩm định tín dụng là một trong những khâu quan trọng nhất của quy
trình tín dụng. Do tính chất quan trọng của nó nên cần xem được xem xét và chi tiết
hoá thành một quy trình riêng gồm các bước như xem xét hồ sơ, thu thập thông tin bổ
sung, thẩm định tính khả thi, ước lượng rủi ro và rút ra kết luận sau cùng về khả năng
thu hồi nợ trước khi cho vay.
2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng. [1]
2.3.1 Chỉ tiêu hiệu quả tài chính.
a. Doanh số cho vay.
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay
trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa.
Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.
b. Doanh số thu nợ.
Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân
hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.
c. Dƣ nợ cho vay.
Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho
vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.
d. Nợ quá hạn.
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được
cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài
khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu
phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.
e. Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động.
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn.
Thông thường khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng
nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân
hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng
việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho
11
hoạt động ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy
động được.
Ta có công thức sau:
Dư Nợ
Vốn huy động
g. Tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn.
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng
nguồn vốn, hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử
dụng của ngân hàng.
Ta có công thức sau:
Dư Nợ
Tổng nguồn vốn
h. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ.
Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Thông
thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường.
Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư
nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín
dụng cao và ngược lại.
Ta có công thức sau:
Nợ quá hạn
Tổng dư nợ
2.3.2 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội.
Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội được thể hiện qua một số tiêu chí sau:
Người dân được thõa mãn nhu cầu tiêu dùng: hiệu quả được tính trên cơ sở
mức tăng bình quân đầu người đối với các sản phẩm do các dự án có vốn tín dụng
tham gia.
Làm giảm tỷ lệ thất nghiệp: với nguồn vốn được bổ sung thêm từ tín dụng,
DNNVV có thể mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm
cho nhiều lao động.
Gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa: giá trị được trực tiếp gia tăng do các dự
án có vốn tín dụng tác động tăng thêm, giá trị gia tăng gián tiếp nhận được từ các hoạt
động kinh tế khác do các dự án có vốn tín dụng sinh ra.
Góp phần phát triển những ngành khác: đánh giá sự tác động dây chuyền đến
những ngành khác có liên quan đến dự án có vốn tín dụng tham gia
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%
Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn = x 100%
Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động = x 100%
12
2.4 Các nhân tố tác động đến công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho
vay.
2.4.1 Các yếu tố thuộc về ngân hàng.
 Trình độ, năng lực và đạo đức của Nhân viên tín dụng
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong công tác thẩm định và
quản lý vốn tín dụng nói riêng cũng như trong hoạt động của ngân hàng nói chung.
Việc tuyển chọn sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm, tâm
huyết với nghề, giới chuyên môn, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc
biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, nắm vững những văn bản pháp luật có liên
quan đến hoạt động tín dụng, có năng lực phân tích và xử lý phương xin vay, đánh giá
tài sản thế chấp, giám sát số tiền cho vay ngay từ khi cho vay đến khi thu hồi được nợ
hoặc xử lý xong món nợ theo quy định của ngân hàng… sẽ giúp cho ngân hàng có thể
ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện chi kỳ khép kín của một
khoản tín dụng.
 Quy trình và phương pháp thẩm định
Quy trình thẩm định và phương pháp thẩm định ở các ngân hàng hiện nay đòi
hỏi phải khoa học và có sự áp dụng rộng rãi thành tựu khoa học công nghệ. Với việc
lên các bước tiến hành khoa học sẽ giúp cho nhân viên tín dụng nắm rõ và thực hiện
cẩn thẩn quy trình. Đồng thời, áp dụng khoa học công nghệ giúp kiểm tra, đánh giá hồ
sơ của khách hàng và tình hình tài chính của khách hàng chính xác và kịp thời hơn.
Điều này sẽ rút ngắn được thời gian thẩm định. Một yếu tố đánh giá chất lượng công
tác Thẩm định tín dụng.
 Cơ sở vật chất, trang thiết bị được sử dụng trong công tác thẩm định tín
dụng.
 Công tác tổ chức, kiểm tra, kiểm soát quá trình thẩm định tín dụng
Vai trò của thẩm định là vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định
cho vay của Ngân hàng. Do đó, công tác kiểm tra, kiểm soát sẽ giúp hạn chế những sai
sót ban đầu, chỉnh sửa kịp thời thái độ và cách đánh giá của nhân viên tín dụng.
2.4.2 Yếu tố khách quan.
 Khách hàng
Khách hàng là người trực tiếp sử dụng và ra quyết định đối với các khoản vay
từ Ngân hàng. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng được đánh giá cao hay thấp chính
là từ tình hình dư nợ và tỷ trọng các nhóm nợ xấu. Mà điều này chính là từ sự sử dụng
hiệu quả nguồn vốn vay của khách hàng. Những yếu tố như: Năng lực quản lý, Sự
trung thực của khách hàng và rủi ro ngành nghề kinh doanh chính là những yếu tố mà
một CBTD cần thẩm định và xem xét rõ ràng.
 Môi trường pháp lý
13
Pháp lý là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thị trường có sự điều
tiết của nhà nước. Không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp với những yêu
cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động của nền kinh tế không thể trôi chảy
được.
Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở để giải quyết khiếu
nại khi có tranh chấp xảy ra. Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân
hàng nói riêng và cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung là
một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh nợ quá hạn.
 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế được chú trọng khi đem các phương án sản xuất vào xem
xét. Các phương án sẽ ảnh hưởng đến nào tới tình hình kinh tế trong địa bàn hay mức
hiệu quả của phương án khách hàng đưa ra liệu có đúng với thực tiễn.
 Môi trường chính trị và chính sách nhà nước.
Tình hình chính trị có ảnh hưởng đến tình hình kinh tế. Từ sự ảnh hưởng gián
tiếp này sẽ chi phối các quy định trong công tác thẩm định. Mà công tác thẩm định
được tiến hành trên căn cứ từ các luật định.
 Môi trường văn hóa xã hội
Yếu tố văn hóa được thể hiện cụ thể nhất khi đưa hiệu quả của phương án đó áp
dụng tại địa bàn tiến hành thi công. Liệu rằng phương án, dự án kinh doanh đó có phù
hợp với những tập tục, những quy định về văn hóa của địa bàn hay đi trái lại với mong
muốn của dân cư khu vực đó. Một phương án tốt là một phương án có hội tụ các điều
kiện: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Nếu như thiếu 1 trong 3 điều kiện đó, phương án, dự
án kinh doanh có thể bị đổ vỡ.
2.5 Xây dựng giả thiết đánh giá khả năng tiếp thu của sinh viên Khoa Tài chính –
Ngân hàng sau khi thực hành quy trình thẩm định hồ sơ cho vay.
Sau quá trình giảng thực nghiệm cho sinh viên Khoa Tài chính – Ngân hàng về
quy trình thực hành thẩm định hồ sơ cho vay, nhóm tác giả tiến hành đánh giá khả
năng tiếp thu của sinh viên đối với quy trình thực hành này. Xuất phát từ các kết quả
khảo sát, nhóm tác giả xây dựng các giả thiết kiểm định về khả năng tiếp thu của sinh
viên như sau:
H1: Các lớp được giảng thực nghiệm hài lòng khi tham dự buổi giảng thực
nghiệm.
H2: Giới tính “Nam”, “Nữ” có ảnh hưởng đến việc tiếp thu quy trình thực hành
thẩm định hồ sơ cho vay.
H3: Sinh viên có điểm trung bình chung tích lũy từ 7,00 trở lên có khả năng tiếp
thu quy trình thực hành nhanh và cặn kẽ.
14
H4: Sinh viên tham dự tiết học đầy đủ sẽ tiếp thu nhanh quy trình thẩm định hồ
sơ cho vay.
H5: Sinh viên đã từng tiếp cận với hồ sơ cho vay thực tế sẽ cảm thấy hài lòng và
thích khi tham gia buổi giảng thực nghiệm.
H6: Sinh viên đã từng tiếp cận với hồ sơ cho vay thực tế thông qua hình thức do
người thân làm việc trong ngân hàng đem về có khả năng tiếp thu quy trình thực hành
nhanh nhất.
H7: Sinh viên cảm thấy hài lòng khi được tiếp xúc với quy trình thẩm định hồ sơ
cho vay thực tế.
Tóm tắt chƣơng 2.
Trong chương này nhóm tác giả đã trình bày được các nội dung lý thuyết liên
quan đến vấn đề thẩm định tín dụng tại các ngân hàng thương mại, các nhân tố tác
động đến công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay; xây dựng các giả thiết
kiểm định khả năng tiếp thu của sinh viên khi tham gia thực hành quy trình thẩm định
hồ sơ cho vay của nhóm tác giả.
15
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu chƣơng 3.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn khách
hàng của các ngân hàng thương mại kết hợp với nghiên cứu thực tiễn và sử dụng
phương pháp phân tích nhân tố, phương trình hồi quy để khám phá các mối quan hệ
giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Đề tài nghiên cứu sử dụng tổng hợp ba dạng thiết kế nghiên cứu là: thiết kế
nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu mô tả; và thiết kế nghiên cứu nguyên nhân. Ứng với
mỗi thiết kế nêu trên, các phương pháp được áp dụng là phương pháp nghiên cứu định
tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Các phương pháp định tính thông qua
việc thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống. Các phương pháp phân tích định lượng
qua các mô hình hồi qui, số liệu khảo sát thăm dò sẽ được phân tích để xác định phân
nhóm các nhân tố tác động, đồng thời sử dụng các kiểm định thống kê để loại bỏ các
biến rác, và đánh giá mức độ độc lập giữa các biến.
Quy trình nghiên cứu của nhóm tác giả sẽ được tiến hành qua các bước như sau:
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu của nhóm tác giả
Theo hướng của Nhà trường xây dựng chương trình đào tạo số hóa, tinh giảm
việc học lý thuyết tiếp thu thụ động từ phía sinh viên sang việc học song song giữa lý
Xây dựng ý tưởng Xây dựng đề cương
Tìm hiểu quy trình thực tiễn
Xây dựng quy trình cho vay
LHB
Xây dựng quy trình Thẩm định
Sinh viên thực nghiệm
Khảo sát lấy ý kiến
Hoàn thiện quy trình
Hoàn thành đề tài
Tập hợp các chứng từ,
hồ sơ cho vay
Xây dựng tình huống
giả định
16
thuyết với việc ứng dụng vào thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi, nắm bắt
những vấn đề mới, quy trình công nghệ mới, bồi dưỡng nguồn nhân lực lao động kinh
tế - kỹ thuật có trình độ cao cho các công ty, xí nghiệp, ngân hàng,…Từ việc xây dựng
ý tưởng, nhóm đề tài đi đến xây dựng quy trình thẩm định cùng việc xây dựng quy
trình tín dụng LHB của các nhóm đề tài Khoa Tài chính – Ngân hàng dựa trên các quy
trình tín dụng của các Ngân hàng thực tiễn như: VIB, Đại Á ngân hàng,…Sau Khi
hoàn thành quy trình LHB sẽ cho sinh viên thử nghiệm và lấy ý kiến qua 1 cuộc khảo
sát để hoàn thiện quy trình đi tới hoàn thành đề tài.
Quy trình tiến hành khảo sát được nhóm tác giả thực hiện như sau:
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)
Sơ đồ 3.2: Quy trình khảo sát của nhóm tác giả
3.2 Mô tả phƣơng pháp nghiên cứu định tính.
Phương pháp nghiên cứu định tính được nhóm tác giả thực hiện thông qua:
- Kỹ thuật thảo luận nhóm: mục đích xây dựng được một cách hệ thống các
bước trong quy trình thực hành thẩm định các hồ sơ cho vay trong mô hình thực hành
tại Khoa Tài chính-Ngân hàng, trường Đại học Lạc Hồng.
Đặt vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
-Thảo luận nhóm
- Phương pháp chuyên gia
Xây dựng phiếu
khảo sát phác
thảo 1
Phỏng vấn thử
(n = 30 sv)
Chỉnh sửa
Bảng câu hỏi
(Chính thức)
Bảng câu hỏi
(Chính thức)
Tiến hành khảo sát trực
tiếp 375 sv
Xử lý dữ liệu Phần mềm Excel,
SPSS
Xuất kết quả, phân tích
17
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo và tổng hợp những ý kiến của người
học tham dự buổi thực hành …để từ đó có những định hướng tốt hơn cho đề tài này.
Nhóm tác giả sẽ tập hợp, thu thập các quy trình tín dụng, các quy trình thẩm
định tại một số ngân hàng thương mại như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng thương mại cổ
phần Quân Đội (MB), Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á (DaiABank), Ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu (ACB); từ đó nhóm sẽ chọn lọc, tiếp thu góp phần vào
việc xây dựng quy trình thực hành thẩm định các hồ sơ cho vay của nhóm.
Thiết lập câu hỏi khảo sát ý kiến của người học sau khi tham gia lớp thực hành
quy trình thẩm định hồ sơ cho vay của nhóm tác giả.
Khảo sát và phân tích các mức độ đánh giá của người học sau khi được hướng
dẫn thực hành.
3.3 Mô tả phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. [10], [11]
3.3.1 Chọn mẫu khảo sát.
- Đối tượng khảo sát: sinh viên thực hành quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn.
- Địa bàn khảo sát: Khoa Tài chính-Ngân hàng, trường Đại học Lạc Hồng.
- Thời gian thực hiện: từ ngày 22/03/2012 đến ngày 15/04/2012.
- Mẫu chọn để khảo sát: toàn bộ sinh viên tham dự quy trình thực hành thẩm
định hồ sơ vay vốn do Khoa Tài chính-Ngân hàng, trường Đại học Lạc Hồng điều
động bao gồm các lớp 09TC112, 09TC113, 09TC115, 09TC117, 09TC120.
- Số phiếu phát ra: 375 phiếu.
- Số phiếu thu về: 298 phiếu.
- Trong đó có một số lớp sinh viên đã nghỉ luôn, không đi học và trừ những số
phiếu không điền đầy đủ thông tin nên số phiếu hợp lệ là 268 phiếu.
3.3.2 Phƣơng pháp phân tích.
Quá trình phân tích chính mà nhóm tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu
đó chính là: xây dựng thang đo nhiều chỉ báo cho một khía cạnh nghiên cứu, phân tích
thống kê mô tả, phân tích các bảng chéo các giả thuyết mà tác giả nghiên cứu. Kiểm
định các biến định tính và định lượng nhằm đánh giá được mức độ ảnh hưởng của nội
dung nghiên cứu.
18
Dữ liệu sơ cấp
Bộ dữ liệu
Nhập liệu
Thống kê mô tả, bảng chéo
Đánh giá mức độ của
sinh viên đối với nội
dung nghiên cứu
Thông tin
về sinh viên
Ứng dụng vào việc
tiếp xúc thực tế hồ sơ
cho vay của NH
Đánh giá sự khác biệt
của sinh viên các lớp về
nội dung nghiên cứu
Mức độ hài lòng
của các sinh viên
Giải pháp
Thông tin liên quan
đến đề tài nghiên cứu
Kiểm định
Chi-Square,
ANOVA
Kiểm định Chi
Square, ANOVA
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)
Sơ đồ 3.3: Quy trình phân tích nội dung nghiên cứu
3.3.3 Kiểm định các giả thiết:
Khi thực hiện kiểm định, ta có 2 giả thiết:
H0: Không có mối quan hệ giữa các biến.
Hj: Có mối quan hệ giữa các biến.
Để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0, ta sẽ dùng các kiểm định
phù hợp. Dựa vào giá trị P (p-value) (SPSS viết tắt p-value là sig.) để kết luận là chấp
nhận hay bác bỏ giả thuyết H0
p-value (sig.) ≤ α (mức ý nghĩa)  bác bỏ giả thuyết H0. Có nghĩa là có mối
quan hệ có ý nghĩa giữa các biến cần kiểm định.
19
p-value (sig.) > α (mức ý nghĩa)  chấp nhận H0. Không có mối quan hệ giữa
các biến cần kiểm định.
3.3.4 Đánh giá mức độ của sinh viên.
Đánh giá mức độ của sinh viên về nội dung nghiên cứu được tác giả lượng hóa
thông qua thang độ Likert bao gồm 5 lựa chọn từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5
hoàn toàn đồng ý hoặc 1 không hài lòng đến 5 hoàn toàn hài lòng . Đánh giá bằng cách
tính giá trị trung bình để đánh giá được mức độ của sinh viên.
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale)
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n
= (5 -1) / 5
= 0,8
Bảng 3.1: Ý nghĩa của giá trị trung bình
Giá trị trung bình Ý nghĩa
1,00 – 1,80
1,81 – 2,60
2,61 – 3,40
3,41 – 4,20
4,21 – 5,00
Không hoàn toàn đồng ý, không hài lòng
Không đồng ý, tạm hài lòng
Không ý kiến, hài lòng
Đồng ý, rất hài lòng
Hoàn toàn đồng ý, hoàn toàn hài lòng
3.4 Các nguồn số liệu dự kiến.
3.4.1 Các số liệu thông tin thứ cấp.
Đây là các số liệu về các quy trình thẩm định tại các ngân hàng thương mại
trong nước đóng chân trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Các tài liệu, hồ
sơ vay vốn của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại. Các
thông tin về thuộc lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
Nguồn số liệu thứ cấp này dự kiến thu thập từ:
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi
nhánh Biên Hòa.
- Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi
nhánh Biên Hòa.
- Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB) chi nhánh Đồng
Nai.
- Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB) chi nhánh Đồng Nai.
- Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á (DaiABank)
- Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chi nhánh Đồng Nai.
20
- Các tạp chí, tạp san thuộc về lĩnh vực Tài chính-Ngân hàng.
3.4.2 Các số liệu thông tin sơ cấp.
Số liệu sơ cấp là các số liệu thực tế khảo sát thăm dò ý kiến của người học sau
khi kết thúc quá trình tham dự buổi học thực hành do nhóm tác giả hướng dẫn.
Tóm tắt chƣơng 3.
Trong chương 3 nhóm tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu sử dụng
cho đề tài nghiên cứu khoa học, mô tả được phương pháp để thu thập dữ liệu, cách
chọn mẫu khảo sát, kiểm định các giả thiết trong đề tài, quy trình nghiên cứu và quy
trình khảo sát của đề tài.
21
Phù hợp
Đồng ý
Duyệt
(Nguồn: Tổng ợ v ng i n ứu n ó t giả tại ột số NHTM)
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ XÂY DỰNG QUY TRÌNH THẨM TÍN
DỤNG TRONG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC HÀNH
4.1 Giới thiệu chƣơng 4.
Trong chương này, nhóm tác giả sẽ xây dựng quy trình cấp tín dụng và quy
trình thẩm định tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành. Thông qua chương này
sẽ phần nào giúp cho sinh viên thực hành được các quy trình cấp tín dụng, quy trình
thẩm định cơ bản mà trong thực tế các ngân hàng thương mại đang thực hiện. Đồng
thời, trong chương nhóm tác giả cũng sẽ tham khảo ý kiến của sinh viên thực hành quy
trình thông qua việc khảo sát đánh giá quy trình sau khi sinh viên thực hành.
4.2 Kết quả xây dựng quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình ngân hàng
thực hành. [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9]
4.2.1 Sơ lƣợc hƣớng dẫn quy trình thẩm định tín dụng thực tế .
Không đồng ý
Không duyệt
Thực hiện HĐ
(Giải ngân)
Lưu trữ hồ sơ,
giám sát vốn vay
Tất toán hợp đồng,
lưu trữ hồ sơ
Tiếp xúc khách hàng
Nhận hồ sơ vay
Thẩm định hồ sơ
Phân tích các thông
tin
Lập hồ sơ vay, đăng
ký giao dịch đảm bảo
Lập tờ trình thẩm
định trình duyệt
 Từ chối khách hàng
 Nêu rõ lý do từ chối
 Lưu lại thông tin
khách hàng vào sổ
trực
 Lưu trữ và trả hồ sơ
khi khách hàng yêu
cầu
Không đồng ý phù
hợp
22
Sơ đồ 4.1: Quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại
Quy trình thẩm định tín dụng các hồ sơ vay vốn của khách hàng được tiến hành
từ bước 2 đến bước 4.
Diễn giải quy trình sơ lƣợc nêu trên:
4.2.1.1 Tiếp xúc khách hàng.
CBTD tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận thông tin về nhu cầu vay vốn của khách
hàng:
- Mục đích vay vốn. Tổng nhu cầu vốn của phương án/dự án
- Số tiền vay. Thời hạn vay
- Nguồn trả nợ, tình hình sản xuất kinh doanh - thu nhập hiện tại. Tài sản thế
chấp
Nếu nhu cầu vay không phù hợp với quy chế cho vay của ngân hàng tại thời
điểm đó thì CBTD khéo léo từ chối khách hàng và giải thích rõ lý do từ chối.
Nếu các điều kiện cho vay phù hợp với quy chế cho vay của ngân hàng, CBTD
tư vấn cho khách hàng về phương thức vay phù hợp, phương thức trả nợ, hướng dẫn
khách hàng cung cấp những giấy tờ liên quan đến nhu cầu vay. Đồng thời hướng dẫn
cho khách hàng lãi suất vay. Trong thời gian tiếp xúc, CBTD sẽ giải đáp hết các thắc
mắc của khách hàng liên quan đến việc vay vốn.
 Hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm:
-Đối với khách hàng là thể nhân
+ Giấy đề nghị vay vốn. Giải trình mục đích vay vốn
+ Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người đứng tên vay và vợ/chồng của người
đứng tên vay
+ Giấy tờ liên quan tài sản đảm bảo: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở…
+ Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người đứng tên trên tài sản đảm bảo và
những người có liên quan nếu tài sản thế chấp thuộc sở hữu của người thứ ba.
+ Giấy tờ chứng minh thu nhập: giấy xác nhận nghề nghiệp, bảng lương,… Giấy
tờ chứng minh mục đích vay vốn: giấy nhận tiền đặt cọc, hợp đồng mua bán…
+ Giấy phép kinh doanh (đối với hộ kinh doanh cá thể)
-Đối với khách hàng là pháp nhân
+ Giấy đề nghị vay vốn. Giải trình mục đích vay vốn
+ Giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn: hợp đồng kinh tế, hợp đồng xây dựng,
hợp đồng mua bán, giấy nhận tiền đặt cọc…
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập (nếu có). Quyết định bổ
nhiệm Tổng giám đốc/giám đốc, Phó tổng giám đốc/ phó giám đốc, kế toán trưởng…
+ Biên bản họp hội đồng thành viên về việc vay vốn. Điều lệ công ty
23
+ Giấy đăng ký mã số thuế
+ Các báo cáo tài chính gần nhất. Các hợp đồng mua bán, hoá đơn VAT chứng
minh tình hình sản xuất kinh doanh gần nhất
+ Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người đại diện
+ Giấy tờ liên quan tài sản đảm bảo: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận quyền sử dụng nhà và quyền sử dụng đất…
Trong quá trình tiếp xúc khách hàng, CBTD trao đổi với khách hàng về mức cho
vay và lãi suất. Mức cho vay phải phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng. Lãi
suất cho vay do Hội đồng quản trị ban hành theo từng thời điểm, tuỳ thuộc vào từng
đối tượng khách hàng sẽ có mức lãi suất thích hợp.
Sau buổi tiếp xúc, Cán bộ tiếp xúc lưu lại thông tin khách hàng vào sổ trực và
hẹn ngày xuống thẩm định.
4.2.1.2 Thẩm định thực tế.
Sau khi tiếp xúc với khách hàng và thông qua ý kiến của các Cấp Lãnh Đạo,
CBTD sẽ tiến hành công tác thẩm định thực tế.
Trong quá trình thẩm định, CBTD sẽ tìm hiểu rõ tính chân thật, hợp pháp, hợp lệ
của các thông tin, các giấy tờ mà khách hàng cung cấp. Thẩm định tính khả thi, hiệu
quả của phương án, tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, khả năng trả nợ vay.
 Thẩm định về những mối quan hệ và uy tín của khách hàng trong các mối
quan hệ thông qua phỏng vấn trực tiếp, tìm hiểu từ hàng xóm, từ đối tác kinh doanh
của khách hàng, từ người quản lý địa phương.
Thông qua tiếp xúc và từ các nguồn tin khác (CIC, hàng xóm, bạn hàng của
khách hàng…), CBTD sẽ hiểu được rõ hơn về khách hàng, biết được tính cách của
khách hàng như thế nào, kinh nghiệm của khách hàng trong việc kinh doanh, tình hình
quan hệ kinh doanh với các đối tác có tốt không, mối quan hệ với địa phương có tốt
không…
 Thẩm định về năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng.
CBTD sẽ xem xét nơi khách hàng ở; nơi khách hàng kinh doanh như thế nào, nơi
kinh doanh là tài sản của người vay hay thuê mướn; tình hình sản xuất kinh doanh thực
tế so với các thông tin khách hàng đã cung cấp
Ngoài các thông tin mà khách hàng đã cung cấp, CBTD sẽ tìm hiểu rõ hơn về thu
nhập thực tế của khách hàng, máy móc thiết bị - phương tiện vận tải - nguyên nhiên
liệu - hàng hoá dùng để kinh doanh hiện có của khách hàng, các khoản nợ của khách
hàng, các khoản phải thu của khách hàng.
Tìm hiểu tổng chi phí cho phương án, dự án, trừ đi phần vốn tự có thì khách
hàng muốn vay thêm bao nhiêu, vay trong bao lâu.
24
Với thu nhập thực tế hàng tháng, trừ đi tổng chi phí, thì khách hàng có mong
muốn trả nợ như thế nào, trả trong bao nhiêu kỳ, mỗi kỳ trả bao nhiêu, kỳ trả nợ theo
tháng hay theo quý hay theo mỗi 06 tháng.
 Thẩm định về tài sản thế chấp.
Tài sản thế chấp phải đủ các điều kiện sau:
- Thuộc sở hữu hợp pháp của bên thế chấp. Được phép giao dịch theo quy định
của pháp luật và không có tranh chấp
- Tài sản phải dễ chuyển nhượng trên thị trường. Mua bảo hiểm đối với những tài
sản Nhà nước bắt buộc phải mua bảo hiểm
CBTD còn phải xem là tài sản dùng thế chấp có thuộc khu quy hoạch không, vị
trí của tài sản thế chấp…
Trong quá trình tiếp xúc khách hàng, CBTD phải hết sức khéo léo, tế nhị trong
việc dò hỏi thông tin, trong cách đặt câu hỏi, trong hành động cử chỉ, tạo không khí
thoải mái trong buổi tiếp xúc, tránh để khách hàng cảm thấy đang bị “hành”, đang bị
“hỏi cung”.
Sau khi thẩm định thực tế, xét thấy những thông tin thẩm định không phù hợp
với điều kiện cho vay của ngân hàng thì CBTD từ chối cho vay và nêu rõ lý do từ chối.
CBTD xét thấy những thông tin đã nêu ở trên phù hợp với điều kiện cho vay của
ngân hàng, thái độ của khách hàng trung thực thì CBTD tiến hành phân tích các thông
tin.
 Các thông tin phải phân tích.
- Phân tích tình khả thi của phƣơng án, các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả
của phƣơng án.
+ Nhu cầu vốn của phương án: xác định tổng nhu cầu vốn, vốn tự có, vốn vay.
+ Các điều kiện thực hiện: cơ sở vật chất đảm bảo, nguồn tiêu thụ ổn định,
nguyên liệu đầu vào ổn định, nhân công đầy đủ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh
+ Môi trường kinh doanh hiện tại có thuận lợi không, có nhiều đối thủ cạnh tranh
không, chính sách của nhà nước có thuận lợi cho việc thực hiện phương án sản xuất
kinh doanh hay không.
+ Ảnh hưởng của phương án, dự án đến môi trường kinh doanh, nếu thực hiện
phương án, dự án có làm ô nhiễm môi trường xung quanh hay không.
- Phân tích năng lực tài chính.
Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, chỉ số tài chính (chỉ
số vòng quay vốn, chỉ số lợi nhuận trên doanh thu, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu…) CBTD tính toán và xem xét:
25
+ Lợi nhuận mang lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh, và các nguồn khác cỏ đủ
để ổn định và phát triển tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, trang trãi các chi phí
cuộc sống và đảm bảo trả nợ vay.
+ Khả năng huy động, sử dụng, quản lý vốn có hiệu quả
-Các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng khác.
Từ thông tin được cung cấp bởi khách hàng, các thông tin từ các nguồn khác,
Cán bộ thẩm định sẽ biết được lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, từ đó phân
tích được uy tín của khách hàng trong các mối quan hệ tín dụng ở hiện tại và tương lai.
-Định giá tài sản bảo đảm.
Giá trị tài sản bảo đảm được xác định tại thời điểm ký hợp đồng đảm bảo ngân
hàng và khách hàng thoả thuận. Việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ làm
cơ sở xác định mức cho vay, không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ. Giá trị tài
sản đảm bảo phải lớn hơn số tiền vay, lãi suất và các chi phí phát sinh cho khoản vay.
Giá trị quyền sử dụng đất được quy định theo khung gia đất do UBND tỉnh/thành
phố quy định hàng năm. Trường hợp phần đất dùng làm tài sản bảo đảm bị quy hoạch,
giải toả thì định giá theo quy định, vì nếu trong thời gian vay mà Nhà nước thực hiện
việc giải toả thì Nhà nước sẽ đền bù theo giá quy định.
Giá trị quyền sử dụng đất cũng có thể được định theo giá thoả thuận. Khi CBTD
xét thấy:
+ Phương án/dự án kinh doanh của khách hàng khả thi
+ Tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của khách hàng rất tốt
+ Khách hàng có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng như với các
tổ chức tín dụng khác.
+ Tài sản thế chấp của khách hàng có tính chuyển nhượng cao, không thuộc khu
vực bị quy hoạch giải toả
Nhưng giá trị tài sản thế chấp của khách hàng khi định giá theo giá quy định
không đủ để thế chấp cho khoản vay thì CBTD xác định giá trị tài sản thế chấp theo
giá thoả thuận trên cơ sở tối đa 70% giá trị chuyển nhượng thực tế trên thị trường.
CBTD phải tìm hiểu rõ giá trị thị trường của tài sản. Các loại đất được Nhà nước quy
hoạch sẽ là đất thổ cư thì định giá từ 50% - 60% giá đất thổ cư.
Đối với các phương tiện vận tải: dựa trên giá mua ghi trên hoá đơn, có đối chiếu
giá cả thị trường, trừ khấu hao hàng năm và dự kiến về việc giảm giá theo thị hiếu, có
thể đánh giá theo giá thoả thuận nhưng phải chính xác. Đối với phương tiện vận tải
còn mới thì định giá từ 70%-80% giá mua, nếu đã cũ thì định giá tối đa 50% giá mua.
CBTD sau khi phân tích đầy đủ các thông tin, sẽ đưa ra quyết định cho vay hay
từ chối cho vay.
26
Nếu khách hàng không hội đủ các điều kiện vay vốn, phương án vay vốn không
có hiệu quả, kinh nghiệm cũng như khả năng tài chính của khách hàng chưa đủ để thực
hiện tốt phương án. Nếu không cho vay được thì CBTD phải thông báo cho khách
hàng biết, nêu rõ lý do từ chối.
Nếu khách hàng hội đủ các điều kiện cần thiết phù hợp với điều kiện cho vay của
ngân hàng, Cán bộ thẩm định tiến hành lập tờ trình thẩm định đề xuất cho vay và bản
định giá tài sản đảm bảo.
4.2.1.3 Lập tờ trình thẩm định trình duyệt.
Sau khi phân tích hồ sơ vay, CBTD đồng ý cho vay thì tiến hành lập biên bản
kiểm định tài sản đảm bảo. Nội dung bản kiểm định nêu lên loại tài sản, vị trí, hiện
trạng, giá trị tài sản bảo đảm (giá trị tài sản đảm bảo trong bản kiểm định là cơ sở để
xác định mức cho vay). Đồng thời, Cán bộ thẩm định cũng sẽ lập tờ trình thẩm định và
đề xuất cho vay trình cho Cấp Lãnh Đạo. Căn cứ vào nội dung tờ trình và các giấy tờ
liên quan mà Cấp Lãnh Đạo xem xét việc chấp thuận hay không chấp thuận hồ sơ vay
của khách hàng. Vì vậy, tờ trình phải đầy đủ, rõ ràng và nêu lên được các nội dung
sau:
 Giới thiệu khách hàng.
Tình hình quan hệ tín dụng với ngân hàng và với các tổ chức tín dụng khác, uy
tín của khách hàng trong việc quan hệ tín dụng với ngân hàng và với các tổ chức tín
dụng khác.
Giới thiệu về nhân thân, địa chỉ, tính pháp lý của khách hàng.
Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng hiện tại: ngành nghề kinh doanh,
nơi sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm của khách hàng, nhân công, nguồn cung cấp,
nguồn tiêu thụ. Uy tín của khách hàng trong kinh doanh
 Hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng tính đến thời điểm hiện tại. Giải
trình từng khoản mục. Kết quả hoạt động kinh doanh thực tế
Các chỉ số tài chính: tỉ số thanh toán hiện hành, vòng quay vốn lưu động, tỉ suất
lợi nhuận trên doanh thu, tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu… nhận xét các chỉ số
Lợi nhuận dự kiến khi thực hiện dự án: khi thực hiện phương án thì lợi nhuận
mang lại cho khách hàng là bao nhiêu
 Nhu cầu vốn, kế hoạch trả nợ vay của khách hàng.
Nhu cầu vốn của khách hàng: tổng nhu cầu vốn, vốn tự có, vốn vay, tỉ lệ vốn
vay/tổng nhu cầu vốn
Kế hoạch trả nợ vay của khách hàng
 Tài sản đảm bảo nợ vay.
Tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của ai, loại tài sản, địa chỉ
27
Loại giấy tờ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe ô tô…) nơi
cấp, ngày cấp, giá trị của từng loại tài sản theo bản định giá. Tổng giá trị tài sản đảm
bảo
 Kết luận.
Điều kiện pháp lý của khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàn,
tình hình tài chính của khách hàng, mục đích vay, tài sản thế chấp
 Đề xuất cho vay, các kiến nghị khác nếu có.
Cán bộ thẩm định trình cấp lãnh đạo duyệt tờ trình thẩm định, bao gồm: tờ trình
thẩm định, biên bản kiểm định giá trị tài sản đảm bảo, các giấy tờ chứng minh tư cách
pháp lý của khách hàng, các giấy tờ về tài sản đảm bảo, giấy đề nghị vay vốn, giải
trình mục đích vay vốn. Tuỳ từng trường hợp mà có thêm các giấy tờ khác như:
- “Cam kết gia tộc về việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng” của những người
thừa kế tài sản đó đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà có 01 người đứng tên trên tài
sản đã mất.
- Trường hợp tài sản thế chấp của khách hàng nằm trong khu quy hoạch, giải toả
thì khách hàng sẽ lập “Giấy cam kết thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng trong việc ưu
tiên trả nợ trước cho ngân hàng khi Nhà nước thực hiện đền bù”.
- Trong trường hợp khách hàng có thế chấp nhà nhưng nhà chưa được chủ quyền
chấp nhận thì khách hàng lập “Tờ cam kết thế chấp nhà, đất bằng tờ cam đoan chủ
quyền nhà, tờ trình nguồn gốc đất đai hoặc thay đổi kết cấu nhà, diện tích nhà, đất”.
- Nếu hồ sơ không được Cấp Lãnh Đạo duyệt thì CBTD phải thông báo cho
khách hàng và giải thích lý do từ chối. Nếu hồ sơ được Cấp Lãnh Đạo duyệt, CBTD
tiến hành lập hợp đồng đảm bảo tiền vay và hợp đồng tín dụng.
4.2.1.4 Lập hồ sơ vay cho khách hàng, đăng ký giao dịch đảm bảo đối với
tài sản thế chấp, kí kết hợp đồng.
CBTD sau khi nhận tờ trình thẩm định đã được Cấp Lãnh Đạo duyệt thì tiến
hành lập hợp đồng thế chấp và đơn yêu cầu đăng kí thế chấp, CBTD cùng với khách
hàng đi đăng kí giao dịch đảm bảo tại cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời CBTD tiến
hành lập hợp đồng tín dụng (03 bản)
 Quy trình đăng kí giao địch đảm bảo:
- Đối với các loại giấy chứng nhận mà trên đó tài sản gắn liền với đất được công
nhận: CBTD cùng với khách hàng sẽ đem hồ sơ công chứng đến công chứng ở phòng
công chứng tỉnh/thành phố, sau đó đăng kí thế chấp ở phòng tài nguyên môi trường
- Đối vơi giấy chứng nhận trên đó tài sản gắn liền với đất không được công nhận:
CBTD cùng với khách hàng sẽ đem hồ sơ công chứng ở phòng công chứng
phường/xã, sau đó đăng kí thế chấp ở phòng tài nguyên môi trường
28
- Đối với phương tiện vận tải: CBTD cùng với khách hàng sẽ đem hồ sơ công
chứng ở phòng công chứng tỉnh/thành phố, sau đó thông báo cho phòng cảnh sát giao
thông tỉnh/thành phố về việc cầm cố, thế chấp tài sản và đăng ký giao dịch đảm bảo ở
TP.HCM
-Hồ sơ đi công chứng bao gồm: tất cả đều là bản chính.
- Hợp đồng tín dụng (03 bản), hợp đồng thế chấp (04 bản, nếu có bên thứ 03 thì
05 bản), bản định giá tài sản
- Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng tài sản: giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe ô tô
(+sổ đăng kiểm + bảo hiểm…)
- Trường hợp người vay là cá nhân: chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người
vay, giấy đăng kí kết hôn, cam kết độc thân khi hiện tại khách hàng không kết hôn.
- Nếu người vay là pháp nhân: giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, điều lệ công
ty, biên bản họp hội đồng thành viên, giấy đăng kí mã số thuế, giấy đăng kí mẫu dấu,
con dấu, chứng minh nhân dân người đại diện.
- Trong trường hợp có bên thứ ba phải có thêm: chứng minh nhân dân, hộ khẩu
của những người liên quan.
- Mẫu chữ kí của ngân hàng, giấy yêu cầu công chứng
Hợp đồng tín dụng có thể được kí trước hoặc kí tại phòng công chứng. Hợp đồng
thế chấp tại phòng công chứng
Sau khi thực hiện việc công chứng, CBTD và khách hàng sẽ đến phòng tài
nguyên môi trường tiến hành đăng kí giao dịch đảm bảo. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn yêu cầu đăng kí thế chấp, bảo lãnh (03 bản), hợp đồng thế chấp, bảo lãnh
được công chứng
- Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và quyền sử dụng đất,…CBTD nhận bản
chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản sẽ lập biên bản giao nhận hồ sơ tài sản
đảm bảo (03 bản), cho bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản vào phong
bì niêm phong lại.
4.2.1.5 Thực hiện hợp đồng (giải ngân).
Sau khi đăng kí giao dịch đảm bảo và hợp đồng tín dụng đã được ký kết, CBTD
tiến hành giải ngân theo như trong hợp đồng. Trách nhiệm của CBTD:
- Nhập thông tin khách hàng, thông tin tài sản đảm bảo vào hệ thống mạng nội
bộ của ngân hàng.
CBTD sau khi nhập thông tin khách hàng, thông tin tài sản đảm bảo vào hệ
thống thì lập bản thông tin hợp đồng thế chấp.
Sau khi Cán bộ quản lý cấp hạn mức cho hợp đồng, CBTD tiến hành lập HĐHM.
29
- Chuyển qua kế toán 01 bản chính hợp đồng tín dụng, 01 bản chính hợp đồng
thế chấp, bản chính các giấy tờ liên quan tài sản đảm bảo, thông tin về tài sản thế chấp-
cầm cố-bảo lãnh. Kế toán viên sau khi nhập thông tin tài sản đảm bảo vào máy sẽ lập
phiếu nhập ngoại bảng.
- Chuyển cho khách hàng 01 bản chính hợp đồng tín dụng, 01 bản chính hợp
đồng thế chấp/bảo lãnh, đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, biên bản giao nhận hồ sơ tài
sản đảm bảo.
- Phòng quan hệ khách hàng lưu: hợp đồng tín dụng (+các phụ kiện kèm theo),
bộ hợp đồng thế chấp tào sản, các giấy tờ liên quan tính pháp lý của khách hàng
(CMND, hộ khẩu…), các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập của khách hàng (giấy
xác nhận nghề nghiệp, bảng lương…), các giấy tờ liên quan khác
Tuỳ theo phương thức giải ngân theo như trong hợp đồng mà sẽ giải ngân một
hay nhiều lần, mỗi lần giải ngân khách hàng sẽ phải ký vào giấy nhận nợ, tổng số tiền
giải ngân trong tất cả các lần giải ngân không được vượt quá hạn mức đã ký kết.
4.2.1.6 Lƣu trữ hồ sơ, giám sát vốn vay.
Sau khi giải ngân cho khách hàng, CBTD lưu trữ hồ sơ theo quy định. Hàng
tháng, CBTD theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng, khéo léo nhắc nhở khách hàng
đến trả nợ. Định kỳ mỗi 03 tháng, CBTD tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn
vay, lập bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay đối với những hồ sơ vay dư nợ từ 50
triệu đồng trở lên và lập bảng phân loại khách hàng.
CBTD theo dõi tình hình thực hiện các cam kết của khách hàng, nếu phát hiện
khách hàng không thực hiện đúng các cam kết, và đã nhắc nhở nhiều lần. CBTD đề
xuất với ban lãnh đạo thực hiện các biện pháp thu hồi vốn trước hạn.
4.2.1.7 Tất toán hợp đồng, lƣu trữ hồ sơ.
Khi khách hàng tất toán hợp đồng, CBTD sẽ tiến hành tất toán hợp đồng cho
khách hàng. Quy trình tất toán hợp đồng cho khách hàng bao gồm:
- Sau khi khách hàng trả hết nợ, phòng quan hệ khách hàng lập bảng thông báo
đóng hồ sơ vay, giải chấp từng phần hay toàn bộ tài sản thế chấp, gửi phòng kế toán.
- CBTD nhận 03 liên phiếu xuất tài sản đảm bảo từ phòng kế toán, chuyển qua
phòng ngân quỹ để xuất tài sản đảm bảo.
- CBTD nhận lại hồ sơ tài sản đảm bảo từ phòng ngân quỹ, ký xác nhận vào
“phần trả lại hồ sơ tài sản đảm bảo, cầm cố, bảo lãnh”, trả lại hồ sơ tài sản đảm bảo
cho khách hàng tại phòng quan hệ khách hàng.
- Đồng thời, CBTD sẽ gửi cho khách hàng mẫu đơn xin giải chấp tài sản để khách
hàng giải chấp tải sản tại phòng tài nguyên môi trường, tìm hiểu xem khách hàng có
nhu cầu vay mới hay không. CBTD thực hiện việc lưu trữ hồ sơ theo quy định.
30
4.2.2 Xây dựng quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình ngân hàng thực
hành.
4.2.2.1 Ví dụ trƣờng hợp vay vốn là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá
thể.
TỜ TRÌNH TÍN DỤNG
(Áp dụng cho khách hàng cá nhân vay kinh doanh)
TÓM TẮT THÔNG TIN TỜ TRÌNH
Đơn vị lập tờ
trình
LacHongBank Cấp phê duyệt ĐVKD
Tên khách hàng NGUYỄN THỊ A Mã khách hàng 0028324
8
Xếp hạng KH AAA ( 95,38 Đ) Thời gian giao dịch với
LHB
2008
Sản phẩm tín
dụng
Cá nhân kinh doanh Khách hàng cốt lõi của
LHB
Không
Mục đích tờ trình Đề xuất tái cấp tín dụng theo món ngắn hạn. Bổ sung vốn kinh doanh vải sợi và quần áo
may sẵn.
THÔNG TIN TÀI CHÍNH (đơn vị: Triệu đồng)
M /N N 2009 N 2010 T ời điể
tháng 11/
2011
T/trưởng Ghi chú
Tổng doanh thu 4.500 5.600 5.500 7%
Lợi nhuận sau thuế 396 588 586 8%
Vốn tự có 900 900 1.000
Tổng nợ vay 0 500 500
THÔNG TIN TÍN DỤNG TẠI LHB (đơn vị: Triệu đồng)
Loại tín dụng Tín dụng đã duyệt Tín dụng đề xuất
Mức tối đa Thời hạn
S/dư hiện
tại
HM còn s/d
Mức tối
đa
Đề xuất
mới
Thời hạn
Tổng HM rủi ro 500 12 tháng 390 700 700 12 Tháng
- Vay ngắn hạn 500 12 tháng 390 700 700 12 Tháng
Biên độ sinh lời Phê duyệt: 6%/năm Thực tế: 6%/năm Đề xuất/quy định: 3,5/3%/ năm
TÀI SẢN BẢO ĐẢM (đơn vị: Triệu đồng) HMRR không có
TSBD:
Loại tài sản G/trị định
giá
Mức bảo
đảm
Tỷ lệ cho
vay
Tỷ trọng
TSBĐ
Đ/vị định
giá
Ngày
đ/giá
Ghi chú
Tờ trình số: 108/611/2011
31
Bất động sản 1.733 700 40,4% 100% ĐVKD 12/12/11 Định giá
lại
Động sản
Tổng cộng
TSBĐ
1.733 700 40,4% 100% ĐVKD
QUAN HỆ VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
Quan hệ với
LHB
Các điều kiện phê duyệt tín dụng Tuân thủ Chưa tuân thủ
Chất lượng tín dụng tại LHB Nợ đủ tiêu chuẩn Có nợ dưới tiêu
chuẩn
Tại TCTD khác Tổng dư nợ: Ngắn hạn: TDH:
Chất lượng tín dụng Nợ đủ tiêu chuẩn Có nợ dưới tiêu
chuẩn
PHẦN I – ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT
1. Tổng hạn mức rủi ro
Tổng HMRR đề xuất 700 Đ n v : Triệu đồng
Tr ng đó Mứ tối
đ
Đề u t
ới
T ời ạn Ghi chú
Vay ngắn hạn 700 700 12 Tháng
2. Các điều kiện cụ thể
Vay ngắn hạn 700 triệu đồng P ư ng t ứ T ng ần
 Mục đích Bổ sung vốn lưu động kinh doanh vải sợi và quần áo may sẵn.
 Thời hạn HM/Vay: 12
Tháng
Mỗi K/U: 12
Tháng
Rút vốn: Tháng 12/2011
 Quy định về lãi
suất
Lãi biên:
3,5%/năm
Biên độ sinh lời:
3,5%/ năm
CSLS: Áp dụng lãi suất
tại thời điểm giải ngân,
thay đổi 03 tháng/01 lần,
bằng lãi suất điều chuyển
vốn kinh doanh kỳ hạn 03
tháng + lãi biên
3,5%/năm. Chịu sự điều
chỉnh theo chính sách lãi
suất của LHB tại từng
thời kỳ và phù hợp với
quy định của pháp luật.
32
 Phương thức trả
nợ
Trả lãi: Trả
hàng tháng theo
dư nợ thực tế.
Trả gốc: Gốc trả
dần 10 triệu
đồng/tháng, số còn
lại trả cuối kỳ.
 Hình thức giải
ngân
Chuyển khoản:
0%
Tiền mặt: 100%
 Tóm tắt TSBD 01BĐS diện tích 165,1 m2
thuộc tờ bản đồ số 36, thửa đất số 83
tọa lạc tại KP1, P. ABC, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai.
 Đề xuất khác
CSTD
Khác P ư ng t ứ HM/T ng
ần
3. Tài sản bảo đảm
3.1. Danh mục tài sản bảo đảm cho khoản tín dụng đề xuất
Stt Loại Tài sản
Phâ
n
loại
Giá trị
định giá
Mức
cho vay
Tỷ lệ
vay
Tỷ lệ
QĐ
Đơn
vị
định
giá
Ngày
định giá
lại
TS1 - BĐS có thửa đất
số 83, tờ bản đồ số
36, tọa lạc KP1, P.
ABC, Tp.Biên
Hòa, Đồng Nai.
- Vị trí 2: Đường
Xa Lộ Hà Nội,
đoạn từ Cầu Sập
đến Công Viên
30/4.
B 1.733 700 40,4% 65% ĐVK
D
12/12/11
Tổng giá trị TSBĐ B 1.733 700 40,4%
33
Hình ảnh TSĐB
3.2. Tình trạng pháp lý và biện pháp quản lý
Stt Mô tả tài sản Chủ sở hữu Giấy tờ pháp lý của tài sản
Mối quan hệ với
KH
TS1 BĐS diện tích
165,1 m2
thuộc
tờ bản đồ số 36,
thửa đất số 83
tọa lạc tại KP1,
P. ABC,
Tp.Biên Hòa,
T. Đồng Nai.
Bà Nguyễn
Thị A Và Ông
Phạm Hồng B
Giấy CN QSDĐ số AĐ
xxxxxx, do UBND TP. Biên
Hòa cấp ngày 15/09/2006.
Khách hàng là
chủ sở hữu
TSTC.
Biện pháp quản
lý
Ký hợp đồng thế chấp công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm
theo quy định của LHB và Pháp luật trước khi giải ngân, LHB giữ
bản chính giấy tờ tài sản.
Đề xuất khác
PHẦN II – THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG
1. Thông tin pháp lý
1 Tên hộ kinh
doanh
NGUYỄN THỊ A (NGUYỄN THỊ NGỌC D)
2
Hình thức kinh
doanh
34
3
Đăng ký kinh
doanh
Số Đơn vị cấp
Ngày cấp
lần 1
Ngày thay
đổi lần
47A8004337/HK
D
UBND TP.
Biên Hòa
24/01/2003
Đ ỉ t
Đ D
Chợ XYZ – Phường ABC - Biên Hòa – Đồng Nai
Đ điể in
doanh
Chợ XYZ – Phường ABC - Biên Hòa – Đồng Nai
4 Vốn đăng ký KD 10.000.000đ Vốn góp hiện
tại
1.000.000.000 đ
5 Chủ sở hữu theo
ĐKKD
Họ và tên Chức vụ vốn góp
(trđ)
Tỷ lệ (%)
NGUYỄN THỊ
NGỌC D
Em của chủ cơ
sở kinh doanh
+ Do thời gian làm GPKD cho đồng lọat các tiểu thương đang kinh doanh tại chợ
XYZ thì vợ chồng bà A đang đi du lịch chưa về nên để em gái của bà là Bà Nguyễn Thị
Ngọc D đứng tên trên giấy phép. Bà A đã có đơn xác nhận đang kinh doanh tại chợ Sặt
do BQL chợ XYZ xác nhận.
 Nhận xét:
- Khách hàng có đủ năng lực hành vi dân sự và pháp luật để vay vốn.
- Qua thông tin từ địa phương được biết, gia đình và bản thân khách hàng là
người có tư cách đạo đức tốt, có khả năng kinh doanh tốt và luôn chấp hành các
quy định của địa phương.
2. Thông tin về chủ sở hữu và nhân thân
a) Thông tin chung
1. Thông tin CSH
Họ và tên Năm sinh CMND Trình độ học
vấn
NGUYỄN THỊ A 1964 123 456 789 PTTH
Hộ khẩu thường
trú
209C/1, KP1, P. ABC, Tp.Biên Hòa, T. Đồng Nai
Nơi ở hiện tại 209C/1, KP1, P. ABC, Tp.Biên Hòa, T. Đồng Nai
Nơi làm viện
hiện tại
Chợ XYZ – Phường ABC - Biên
Hòa – Đồng Nai
Chức danh Chủ cơ sở
kinh doanh
Quá trình công
tác
Gia đình khách hàng có trên 10 năm kinh nghiệm về kinh doanh vải
sợi và quần áo may sẵn.
35
Thông tin khác
2.
Thông tin người
đồng trách
nhiệm
Họ và tên Năm sinh CMND Trình độ học
vấn
PHẠM HỒNG B 1961 987 456 123 PTTH
Hộ khẩu thường
trú
209C/1, KP1, P. ABC, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai
Nơi ở hiện tại 209C/1, KP1, P. ABC, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai
Nơi làm việc
hiện tại
Chợ XYZ – Phường ABC - Biên
Hòa – Đồng Nai
Chức danh Quản lý kinh
doanh
Quá trình công
tác
Gia đình khách hàng có trên 10 năm kinh nghiệm về kinh doanh vải
sợi và quần áo may sẵn.
Thông tin khác
3. Thông tin người phụ thuộc
Họ và tên Năm sinh Nghề nghiệp Mối quan hệ
với KH
PHẠM ĐỨC T 1987 Phụ GĐ Kinh
Doanh
Con
PHẠM MINH T 1989 Sinh Viên Con
PHẠM ĐỨC H 1991 Sinh Viên Con
Thông tin khác
 Nhận xét:
- Năng lực, kinh nghiệm kinh doanh: Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề khách
vay có đủ năng lực quản lý điều hành họat động kinh doanh được ổn định và hiệu
quả.
- Tư cách đạo đức: cơ sở kinh doanh của gia đình hoạt động với phương chăm là
uy tín, luôn tạo được sự tin cậy của khách hàng.
b) Tài sản tích lũy của Chủ sở hữu
St
t Nội dung
Giá trị thị
trường
(trđ) Giấy tờ pháp lý
Tình trạng tài
sản
Tình trạng thế
chấp tại TCTD
I Tổng giá trị tài sản 3.500
1 BĐS có tờ bản đồ số 36,
thửa đất số 83 tọa lạc tại
KP1, P. ABC, Tp.Biên
Hòa, T. Đồng Nai.
2.500 Giấy CN QSDĐ số
AĐ xxxxx, do
UBND TP. Biên
Hòa cấp ngày
Đang làm nhà
ở
Đang thế chấp
tại LHB
36
15/09/2006.
2 Vốn kinh doanh 1.000
II Tổng nghĩa vụ phải trả 390
1 Nợ vay TCTD 390
2 Nợ khác
II
I
Tỷ lệ nợ phải trả/tổng
tài sản 11%
 Nhận xét:
- Tình hình tài chính của gia đình tốt. Tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của khách hàng, hiện
trạng tốt đảm bảo cho khoản vay tại LHB. Tổng giá trị tài sản khách hàng khoảng 3.500 trđ.
Tình hình kinh doanh của khách hàng ổn định và hiệu quả đảm bảo trả nợ cho các khoản
vay tại LHB và các tổ chức tín dụng khác.
- Với tỷ trọng nợ vay/ tổng giá trị tài sản tích lũy 11% là rất thấp, thể hiện khả năng tài
chính của khách hàng ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ vay cho các TCTD.
- Ngoài ra khách hàng còn có 01 cửa hàng tên LINH CHI NHẬT BẢN chuyên buôn bán sỉ
và lẻ yến, nấm linh chi và các lọai thảo dược khác tại 162 – KP7 – Phường ABC – Biên Hòa
– Đồng Nai và 01 Shop thời trang tên HK tại 147/5 – KP2 – Phường ABC – Biên Hòa –
Đồng Nai các cửa hàng trên được các con của khách hàng đứng ra quản lý nhưng do chưa
có Đăng Ký Kinh Doanh nên không ghi nhận.
3. Tình hình quan hệ với LHB và các TCTD khác:
 Tình hình quan hệ với LHB  Có quan hệ Chưa có quan hệ
Thông tin các khoản vay đang có dƣ nợ tại LHB
St
t
Tên TCTD Mục đích Số
tiền
Dư
nợ
Thời
hạn
Đến hạn TSBĐ
1 LHB Vay kinh
doanh
500 390 12
tháng
15/12/20
11
BĐS tọa lạc tại tọa
lạc tại KP1, P.
ABC, Tp.Biên Hòa,
T. Đồng Nai
Đánh giá uy tín và chất lượng quan hệ tại LHB:
T
T
Nội dung
Phê duyệt Thực tế
Kết luận
Xác nhận của Phòng QLN: Ngày 12/12/2011
1 Thanh toán gốc/lãi chậm Luôn trả nợ đúng hạn
2 Phát sinh nợ nhóm 2 KH chưa từng phát sinh nợ nhóm 2 trong 12 tháng qua
 Tình hình quan hệ với các TCTD khác Có quan hệ Chưa có quan hệ
37
 Thông tin CIC: Ngày tra thông tin CIC: 05/12/2011
 Quan hệ tín dụng: Diễn biến dư nợ 1 năm gần nhất
(Từ tháng 12/2010 đến tháng 12/2011)
+ Danh sách Tổ chức tín dụng đang quan hệ
STT Tên tổ chức/ chi nhánh tổ chức tín dụng Mã TCTD
Ngày báo cáo gần
nhất
1 NH TMCP Lạc Hồng 12345678 30/11/2011
+ Tình trạng dư nợ tín dụng hiện tại: Ð n v t n : triệu VND, U D
Loại dư nợ VND USD
Dư Nợ cho vay ngắn hạn: 390 0
Dư nợ đủ tiêu chuẩn 390 0
Tổng cộng 390 0
+ Lịch sử nợ không đủ tiêu chuẩn 5 năm gần nhất :
Khách hàng không có dư nợ xấu trong 5 năm trở lại đây.
4. Thông tin nợ vay của ngƣời đồng trách nhiệm
Có quan hệ Chưa có quan hệ
5. Thông tin về nhóm KH có liên quan
Có thông tin Không có thông tin
PHẦN III– TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Sản phẩm
- Kinh doanh buôn bán vải và quần áo may sẵn.
- Cơ cấu sản phẩm/dịch vụ: Vải sợi và quần áo may sẵn các loại, ...
2.Cơ sở vật chất
- Mặt bằng kinh doanh/sản xuất: Diện tích mặt bằng kinh doanh tại chợ Sặt của khách
hàng hơn 18m2
, mặt bằng kinh doanh thuộc quyền sở hữu của khách hàng nên tiết
kiệm được chi phí thuê mướn và gia tăng thêm lợi nhuận.
38
- Máy móc, thiết bị : Do khách hàng chỉ hoạt động kinh doanh mua bán nên không đầu
tư máy móc thiết bị.
3. Nhân lực
- Số lượng lao động: 02 người
- Trình độ, kinh nghiệm, thời gian gắn bó: lao động phổ thông có tay nghề hơn 05 năm
4. Thị trƣờng
 T trường đầu v :
Nhà cung cấp Tỉnh / TP
Nguyên vật
liệu cung
ứng
Số năm đã
giao dịch
mua bán
Phương
thức thanh
toán
Tỷ trọng
- Chợ Soái Kinh
Lâm
TP Hồ Chí
Minh
Vải Trên 10 năm Tiền mặt 50%
- Chợ Bà Chiểu
TP Hồ Chí
Minh
Vải và quần
áo may sẵn
Trên 10 năm Tiền mặt 30%
- Chợ Tân Bình
TP Hồ Chí
Minh
Vải và quần
áo may sẵn
Trên 10 năm Tiền mặt 20%
 T trường đầu r :
39
- Sản phẩm được bán cho các tiệm bán vải tại các chợ nhỏ trong địa bàn Tỉnh Đồng
Nai như Chị Tuề bán tại chợ Đông Hòa, Chị Hiệp bán tại chợ Thánh Tâm, chị Phát
bán tại chợ Biên Hòa … và người tiêu dùng tại địa phương.
- Phương thức bán hàng: Bỏ mối cho các cơ sở kinh doanh mua bán sỉ và bán lẻ
trực tiếp cho người tiêu dùng.
- Phương thức thanh toán: tiền hàng được thanh toán chậm nhất sau một chuyến
hàng và đối với người bán lẻ thì thanh tóan ngay.
- Hình thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt.
 ả n ng ạn tr n
- Đối thủ cạnh tranh: Địa điểm kinh doanh tại chợ Sặt hiện có trên 200 hộ kinh doanh
buôn bán chủ yếu là các mặt hàng vải sợi, quần áo may sẵn của trẻ em và người lớn,
nông sản, thủy hải sản , thực phẩm, mỹ phẩm, đồ dùng sinh họat gia đình, … trong đó
có hơn 9 hộ kinh doanh vải sợi các loại. Các hộ tiểu kinh doanh tại đây chủ yếu là lấy
lại hàng của khách hàng nên sức cạnh tranh tương đối thấp.
- Phân tích ưu thế của KH: Sạp vải của khách hàng là sạp lớn nhất tại chợ Sặt, gia
đình khách hàng có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc kinh doanh mua bán vải và
quần áo may sẵn và đã tạo được uy tín trên thị trường khu vực Đồng Nai nên nguồn
đầu vào và đầu ra của khách hàng luôn ổn định và đông khách.
5.Phân tích tài chính trong hoạt động kinh doanh
a Tóm tắt thông tin tài chính: ĐVT: Triệu đồng
M /N N
2009
N
2010
T ời điể
tháng
11/2011
M /N N
2009
N
2010
T ời điể
tháng
11/2011
Doanh thu
thuần
4.500 5.600 5.500 Vốn chủ sở
hữu
900 900 1.000
LN sau thuế 396 588 586 Nợ vay 0 500 500
Tổng tài sản 900 1.400 1.500 Vòng quay
VLĐ
5 4 3,7
b) Tình hình tài chính chi tiết :
 Tình hình tài chính theo năm:
ĐVT : Triệu đồng
40
 Tình hình tài chính chi tiết từng tháng trong 06 tháng gần thời điểm
hiện tại nhất:
ĐVT: Triệu đồng
Phân tích tình hình tài chính chi tiết:
 Về cơ cấu nguồn vốn:
- Vốn lưu động cuả khách hàng là 1.500 triệu đồng cụ thể như sau:
+ Dự trữ tiền mặt bình quân: 200 triệu đồng, đảm bảo tính tự chủ nguồn vốn tốt.
+ Công nợ phải thu của khách hàng: 700 triệu đồng.
+ Hàng tồn kho bình quân 600 triệu đồng.
- Vốn cố định của khách hàng là 600 triệu đồng: Do khách hàng chỉ hoạt động kinh
doanh mua bán nên không đầu tư máy móc thiết bị, khách hàng chỉ đầu tư mặt bằng
kinh doanh và chứa hàng có giá trị khoảng 600 triệu đồng.
41
=> Tổng nguồn vốn đầu tư kinh doanh của khách hàng là 2.100 triệu đồng.
Trong đó, vốn chủ sở hữu là 1.600 triệu đồng chiếm 76% vốn kinh doanh, vốn vay
LHB Đồng Nai là 500 triệu đồng chiếm 24% vốn kinh doanh. Với tỷ lệ vốn chủ sở
hữu chiếm 76% vốn kinh doanh là khá cao nên khách hàng luôn chủ động được nguồn
vốn trong kinh doanh.
 Về cơ cấu doanh thu: Căn cứ vào sổ sách ghi chép tay của khách hàng thì QHKH
nhận thấy gia đình khách hàng kinh doanh có hiệu quả và ổn định, doanh thu tăng
đều qua các năm.
- Doanh thu năm 2009 đạt 4.500 triệu đồng/năm, lợi nhuận đạt 396 triệu
đồng/năm, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chiếm 8,8%, lợi nhuận bình quân khoảng
33 triệu đồng/ tháng.
- Doanh thu năm 2010 đạt 5.600 triệu đồng lợi nhuận đạt được 588 triệu
đồng/năm, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chiếm 10,5% và lợi nhuận bình quân
khoảng 49 triệu đồng/ tháng.
- Doanh thu lũy kế đến tháng 11/2011 đạt 5.500 triệu đồng/11 tháng, lợi nhuận
đạt 586 triệu đồng/11 tháng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chiếm 10,65%, lợi nhuận
bình quân khoảng 53,3 triệu đồng/ tháng.
 Về chi phí: phát sinh tương ứng với doanh thu là: 4.914 triệu đồng, bình quân
khỏang 447 triệu đồng/tháng chiếm khoảng 89% tổng doanh thu, bao gồm các
khoảng chi phí sau:
- Chi phí giá vốn hàng mua vào là 4.664 triệu đồng, bình quân khỏang 424
triệu đồng/tháng chiếm khoảng 85% tổng doanh thu.
- Chi phí bán hàng, quản lý là 115,5 triệu đồng, bình quân khỏang 10,5 triệu
đồng/tháng chiếm khoảng 2% tổng doanh thu.
- Chi phí khác ( điện, nước, điện thọai , lãi vay…) là 135 triệu đồng, bình quân
12,3 triệu đồng/tháng chiếm khoảng 2% tổng doanh thu.
 Về lợi Nhuận: ( 5.500 triệu đồng – 4.914 triệu đồng) = 586 triệu đồng, tỷ suất lợi
nhuận/doanh thu đạt 10,65%. Lợi nhuận bình quân đạt 53,3 triệu dồng/tháng.
Chi phí sinh hoạt gia đình : bình quân 10 triệu đồng/tháng.
Lợi nhuận tích lũy : 53,3 triệu đồng – 10 triệu đồng = 43,3 triệu đồng/tháng
Kế hoạch kinh doanh năm 2012: Dự kiến tổng doanh thu của khách hàng năm
2012 đạt được khoảng 6.600 triệu đồng sau khi trừ đi các khoản chi phí + lãi vay là
5.872 triệu đồng và lợi nhuận của khách hàng là khoảng 728 triệu đông/năm, bình
quân 60,6 triệu đồng/tháng. Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu đạt 11% là hoàn toàn tốt.
Nhận xét:
- Qua thẩm định thực tế cũng như theo dõi sổ sách bán hàng của khách hàng,
QLKH nhận thấy với qui mô kinh doanh, nguồn thu nhập, thị trường đầu vào cũng như
42
đầu ra ổn định, gia đình khách hàng đủ khả năng thanh toán gốc lãi tại LHB cũng như
bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Kính trình Ban lãnh đạo phê duyệt.
PHẦN IV– PHÂN TÍCH NHU CẦU TÍN DỤNG
1. Nhu cầu tín dụng từng lần:
a) Thông tin đầu vào:
Cơ sở xác định nhu cầu: Căn cứ doanh số bán hàng thực tế được ghi nhận theo
sổ sách lưu trữ của khách hàng qua các năm.
Thông tin đầu vào: Vải và quần áo may sẵn được mua hàng trực tiếp tại các chợ
đầu mối chuyên cung cấp vải sợi và quần áo may sẵn tại TP. HCM như chợ An
Đông, chợ Bà Chiểu, chợ Tân Bình, chợ Soái Kình Lâm ...
 Tổng nhu cầu vốn của phương án: 1.700 triệu đồng trong đó:
- Vốn tự có tham gia : 1.000 triệu đồng
- Vốn vay tại LHB là : 700 triệu đồng
Chi tiết cơ cấu vốn như sau:
STT Khỏan mục Số tiền (triệu đồng)
1. Dự trữ tiền mặt bình quân (a): 300
2. Hàng tồn kho, NVL bình quân (b): 700
3. Công nợ phải thu bình quân (c): 700
4. Tài sản lưu động khác (d): 0
5. Công nợ phải trả cho nhà cung cấp (e): 0
6. N u ầu vốn ột vòng u y
(=a+b+c+d-e):
1.700
7. Vốn tự ó v tự uy động: 1.000
8. N u ầu v y vốn: 700
b)Thông tin đầu ra
 Cơ sở xác định đầu ra: Căn cứ doanh số bán hàng thực tế qua các năm.
Thông tin đầu ra :
- Bán sỉ và lẻ trực tiếp cho các tiệm bán vải tại các chợ nhỏ trong địa bàn Tỉnh
Đồng Nai và người tiêu dùng tại địa phương ... Hầu hết các bạn hàng đã có quá trình
giao dịch lâu năm với khách hàng và rất uy tín.
- Kế hoạch kinh doanh trong năm 2011 của khách hàng sẽ mở rộng quy mô
kinh doanh như mua thêm vải và quần áo may sẵn về dự trữ để phục vụ cho dịp tết
Nguyên Đán sắp tới là hợp lý và cần thiết.
43
c)Đánh giá hiệu quả phƣơng án kinh doanh
St
t
Khoản mục Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng/Tổng chi phí
(%)
1 Tổng chi phí
Chi phí giá vốn
Chi phí bán hàng, quản lý ...
Chi phí điện, nước, điện thọai...
Chi phí lãi vay
5.872
5.551
132
59
130
100%
94,5%
2,3%
1%
2,2%
2 Tổng doanh thu bán hàng dự kiến 6.600
3 Lợi nhuận trước thuế (2 - 1) 728
4 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 11,03%
5 Nguồn trả nợ bổ sung
Nhận xét:
- Đánh giá hiệu quả phƣơng án kinh doanh/ kế hoạch kinh doanh và khả
năng thực hiện của KH: Căn cứ vào bảng phân tích trên cho thấy với chi phí 5.872
triệu đồng, doanh thu dự kiến năm 2011 đạt được 6.600 triệu đồng, lợi nhuận trước
thuế dự kiến đạt 728 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận/doanh thu chiếm 11,03% sau khi trừ
các khoản chi phí như thuế, lãi vay, chi phí sinh họat, gia đình khách hàng tích lũy
được hơn 700 triệu đồng/năm, bình quân 58,3 triệu đồng/tháng.
- Đánh giá nhu cầu vay vốn: Qua tính toán tổng nhu cầu vốn lưu động cho
phương án kinh doanh là 1.700 triệu động, vốn tự có của khách hàng là 1.000 triệu
đồng, vốn vay tại LHB là 700 triệu đồng chiếm 41% là hoàn toàn phù hợp. Do đặc thù
của lĩnh vực kinh doanh vải đòi hỏi khách hàng phải dữ trữ nhiều chủng loại vải đa
dạng và đẹp mắt nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Vì vậy khách hàng
xin vay số tiền là 700 triệu đồng để bổ sung vốn kinh doanh. Qua trình bày của khách
hàng QLKH nhận thấy nhu cầu xin vay lần này của khách hàng nhằm để đáp ứng nhu
cầu vốn lưu động là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với qui định của LHB.
- Đánh giá nguồn trả nợ: Qua bảng phân tích trên QLKH nhận thấy tình hình
họat động kinh doanh ổn định, doanh thu, lợi nhuận tăng đều qua các năm nên hoàn
toàn đủ khả năng thanh toán gốc, lãi tại LHB cũng như bất kỳ tổ chức tín dụng nào.
- Đề xuất của QLKH: Đây là KH truyền thống của LHB vay trả uy tín đúng
hạn. Kính trình Ban lãnh đạo phê duyệt khoản vay cho khách hàng Nguyễn Thị A.
44
NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
Về tình hình hoạt động của khách hàng Họat đông kinh doanh của cơ sở có hiệu quả và
không ngừng mở rộng, phát triển qua các năm
Về tình hình tài chính của khách hàng Khách hàng là người có uy tín cao đối với các
TCTD, chưa để xảy ra phát sinh nợ quá hạn
Về những điểm chưa phù hợp với CSTD
của LHB
Không
Nhận định các rủi ro có thể gặp phải khi
cấp tín dụng
Hoàn toàn kiểm soát được rủi ro về công nợ vì
hầu hết đều là bạn hàng có uy tín nhiều năm với
khách hàng
=> Khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thấp
Nhận xét khác Không
Sau khi phân tích và đánh giá toàn diện khách hàng, tôi/chúng tôi cùng thống
nhất đồng ý và đề xuất cấp tín dụng đối với khách hàng như các nội dung, điều kiện đã
trình bày trong tờ trình này và các Phụ lục kèm theo tờ trình.
Chức danh
Quản lý khách hàng Giám Đốc QLKH
KHCN
Giám Đốc NH
( ữ )
Họ và tên
Ngày
Nguyễn Trần Q
12/12/2011
Hoàng Công C
13/12/2011
Đỗ Văn H
…./12/2011
4.2.2.2 Ví dụ trƣờng hợp vay vốn là khách hàng doanh nghiệp.
TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG
(V/v cấp tín dụng khách hàng là doanh nghiệp)
Kính trình: BAN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG LẠC HỒNG
Ng y ng nộ ồ s : 2/5/2012
Ng y ng nộ đ ồ s : 15/5/2012
Thẩm định bởi: Nguyễn Cao Quang Nhật – Nguyễn Ngọc Thị Kim Loan
I. TỔ CHỨC QUẢN LÝ
1. Giới thiệu chủ đầu tƣ và doanh nghiệp vay vốn:
- Tên doanh nghiệp: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN XYZ
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY

More Related Content

What's hot

BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
jackjohn45
 
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh VượngSơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
dissapointed
 
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdfGiáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Trịnh Minh Tâm
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
Nam Hương
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
Nhận Viết Đề Tài Điểm Cao ZALO 0917193864 - LUANVANTRUST.COM
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Thu Vien Luan Van
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAYBáo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Dịch Vụ viết thuê trọn gói. ZALO/TELE 0973287149
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
 
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh VượngSơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
 
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (BIDV)
 
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdfGiáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAYBáo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Vietcombank, HAY, 9 ĐIỂM
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 

Similar to Đề tài quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY

Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại VietcombankĐề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Vietcombank Hải Phòng, HAY
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Vietcombank Hải Phòng, HAYGiải pháp tăng cường huy động vốn tại Vietcombank Hải Phòng, HAY
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Vietcombank Hải Phòng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài quy trình mô phỏng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  quy trình mô phỏng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  quy trình mô phỏng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài quy trình mô phỏng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM 8, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Baocao chuyendethuctap 2 (1)
Baocao chuyendethuctap 2 (1)Baocao chuyendethuctap 2 (1)
Baocao chuyendethuctap 2 (1)
minhtuan minhtuan
 
Phân tích quy trình cho vay có thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tri...
Phân tích quy trình cho vay có thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tri...Phân tích quy trình cho vay có thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tri...
Phân tích quy trình cho vay có thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tri...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...
Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...
Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...Hạnh Ngọc
 
Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.docx
Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.docxGiải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.docx
Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.docx
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
nataliej4
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
OnTimeVitThu
 
Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.doc
Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.docGiải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.doc
Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.doc
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đ
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đĐề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đ
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Phát Triển Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn...
Luận Văn Phát Triển Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn...Luận Văn Phát Triển Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn...
Luận Văn Phát Triển Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn...
sividocz
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện naynguyenthithuhien9254
 
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
tuan nguyen
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY (20)

Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại VietcombankĐề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
 
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Vietcombank Hải Phòng, HAY
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Vietcombank Hải Phòng, HAYGiải pháp tăng cường huy động vốn tại Vietcombank Hải Phòng, HAY
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Vietcombank Hải Phòng, HAY
 
Đề tài quy trình mô phỏng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  quy trình mô phỏng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  quy trình mô phỏng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài quy trình mô phỏng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM 8, HOT
 
Baocao chuyendethuctap 2 (1)
Baocao chuyendethuctap 2 (1)Baocao chuyendethuctap 2 (1)
Baocao chuyendethuctap 2 (1)
 
Phân tích quy trình cho vay có thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tri...
Phân tích quy trình cho vay có thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tri...Phân tích quy trình cho vay có thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tri...
Phân tích quy trình cho vay có thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tri...
 
Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...
Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...
Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...
 
Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.docx
Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.docxGiải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.docx
Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.docx
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
 
Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.doc
Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.docGiải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.doc
Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại KIENLONG BANK.doc
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
 
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đ
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đĐề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đ
Đề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại dầu khí, 9đ
 
Luận Văn Phát Triển Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn...
Luận Văn Phát Triển Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn...Luận Văn Phát Triển Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn...
Luận Văn Phát Triển Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn...
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
 
Huong trang-giai phap
Huong trang-giai phapHuong trang-giai phap
Huong trang-giai phap
 
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
 
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
Báo cáo thực tập kế toán công nợ phải thu và phải trả năm 2016
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ...
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 

Recently uploaded (11)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 

Đề tài quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY

  • 1. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu. Thẩm định mang lại một cái nhìn bao quát nhất về tình hình tài chính của khách hàng ở thời điểm hiện tại, khả năng và kế hoạch hoàn trả nợ của khách hàng trong tương lai. Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn; phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay; giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: (1) cho một dự án tồi vay và (2) từ chối cho vay một dự án tốt. Có thể đưa ra một ví dụ điển hình cho những sai lầm của việc thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng là vào giữa tháng 08/2011 nhà chức trách xác định Công ty chế biến thủy sản An Khang (Cần Thơ) nợ ít nhất 5 ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ, bao gồm ABBank, Vietinbank, SeaBank, Eximbank và Ngân hàng phát triển chi nhánh Cần Thơ - Hậu Giang. Số tiền nợ khoảng 305 tỷ đồng, An Khang không có khả năng chi trả. Trước nhiều dấu hiệu cho thấy công ty này có hành vi gian dối, vỡ nợ, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trao đổi với VnExpress.net, đại diện SeaBank cho biết, ngày 4/8/2010, Công ty An Khang vay 30 tỷ đồng tại chi nhánh SeaBank Cần Thơ nhằm bổ sung vốn lưu động. Tài sản một phần được thế chấp bằng bất động sản, một phần là hàng hóa tồn kho luân chuyển cá tra fillet, chả cá sumiri đông lạnh, tổng cộng hơn 1.000 tấn. Số tài sản thế chấp được bên thứ ba là Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản SeaBank quản lý tại kho hàng đông lạnh của An Khang từ tháng 8/2010. Trước việc "tranh nhau" kho hàng, ngày 19/7 ban quản lý các khu chế xuất ở Cần Thơ đã họp với các ngân hàng và Công ty An Khang để giải quyết. Đại diện 4 nhà băng (ABBank, Eximbank, Vietinbank, VDB Cần Thơ ) thống nhất cho An Khang giải phóng kho hàng, chuyển tiền qua ngân hàng trung gian là Vietcombank chi nhánh Trà Nóc để thực hiện thanh toán nợ. Nhưng ông Phạm Xuân Đỉnh, Giám đốc văn phòng phía nam của SeaBank cho rằng, do An Khang chưa thừa nhận việc có vay vốn và thế chấp hàng hóa tồn kho luân chuyển tại SeaBank nên nhà băng chưa đồng ý giải chấp kho hàng. Ngày 20/7, An Khang thông báo đến SeaBank sẽ mở kho hàng thành phẩm để lấy hàng trong kho tái chế và đóng bao bì xuất khẩu nhằm thanh toán nợ lương công nhân... Trước tình huống này, SeaBank đã thông báo khẩn nhờ các cơ quan chức năng can thiệp. Cùng ngày, Ban quản lý khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ có văn bản gửi thường trực UBND thành
  • 2. 2 phố Cần Thơ, và đề xuất hướng xử lý: trong khi các ngân hàng chưa hoàn toàn thống nhất việc mở kho hàng với Công ty An Khang thì đề nghị UBNDTP chỉ đạo công ty này không được tự động mở kho hàng. Trong khi các ngành chức năng đang tìm hướng giải quyết thì bất ngờ ông Nguyễn Hồng Quân, Giám đốc Công ty An Khang, lại ký Tờ thỏa thuận giao toàn bộ 2 kho hàng để “trả” cho các hộ bán cá tra nguyên liệu mà công ty còn nợ; quy ra thành tiền là trên 29,4 tỷ đồng. Theo đại diện SeaBank, đến nay (12/9) kho hàng đã bị người dân và một số công nhân vào lấy hàng đi gần hết. Tuy nhiên, đại diện nhà băng này cho biết khả năng thu hồi nợ của SeaBank vẫn còn. Vì trong buổi làm việc trực tiếp với ông Nguyễn Hoàng Quân hôm 26/7, ông này đã xác nhận nợ với SeaBank và đồng ý sẽ dùng số tài sản thế chấp bằng bất động sản để trả nợ. Nhưng ông Quân đề nghị Seabank để ông được chủ động bán tài sản đảm bảo là 6 lô đất tại đường Võ Văn Kiệt để ưu tiên trả nợ cho nhà băng. Sau thời gian 60 ngày, kể từ ngày ký biên bản này, nếu ông Quân không bán được 6 lô đất thế chấp trên, thì sẽ đồng ý giao đất trên cho Ngân hàng Seabank bán thu hồi nợ. Trong khi đó, đại diện ABBank cho biết, số tiền 5 tỷ đồng là khoản nợ của An Khang đối với ABBank (vay từ ngày 3/3/2011). Trước khi cho vay nhà băng đã thẩm định hồ sơ và năng lực tài chính của Công ty An Khang theo đúng quy trình chuẩn của ngân hàng. Hôm 18/8, An Khang đã hoàn thành việc thanh toán hết nợ gốc cho ABBank. Riêng ngân hàng Vietinbank là chủ nợ trên 100 tỷ đồng của An Khang. Liên quan đến vụ việc, bà Trần Thị Phương, Giám đốc Chi nhánh Trà Nóc đã bị cách chức vì sai phạm trong công tác quản trị điều hành, xử lý nghiệp vụ tín dụng. Hai phó giám đốc chi nhánh cũng nhận hình thức kỷ luật tương tự. Sai phạm của ba cán bộ này là để Công ty An Khang dùng những hồ sơ, chứng từ không có giá trị nhưng vẫn được vay những khoản tiền lớn từ ngân hàng. Hai ngân hàng còn lại là Eximbank và Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho biết, trong khi chờ kết quả điều tra của cơ quan chức năng thì chưa thể cung cấp thông tin gì. (Theo Lệ Chi-Báo Vnexpress)[12] Xuất phát từ những vấn đề thực tại, đồng thời nhóm tác giả nhận thấy sau khi sinh viên của Khoa Tài chính-Ngân hàng tốt nghiệp ra trường bắt đầu xin việc làm tại các ngân hàng thương mại thì thông thường phòng tín dụng của các ngân hàng là nơi mà sinh viên nộp hồ sơ để xin vào làm việc là chiếm tỷ lệ khá cao. Vì vậy, nhằm mục đích giúp sinh viên tiếp cận thực hành những quy trình thẩm định tín dụng thực tế tại các ngân hàng, thể hiện khả năng xử lý các nghiệp vụ thẩm định thông qua các tình huống mô phỏng thực tiễn, thực hiện theo chủ trương đúng đắn của trường Đại học Lạc Hồng về việc xây dựng các quy trình mô phỏng công việc chuyên môn thực tiễn theo đúng chuyên ngành sinh viên được đào tạo tại các khoa trong toàn trường, nhóm tác giả
  • 3. 3 quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “XÂY DỰNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC HÀNH”. 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu. Vấn đề xây dựng mô hình thực hành nghiệp vụ tín dụng ảo trong thời gian gần đây đã được một số đơn vị tổ chức kinh tế, một số trường Đại học và Cao đẳng dành cho sinh viên thuộc chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng ứng dụng, mục đích của các mô hình này là giúp cho sinh viên, học viên đang theo học các lĩnh vực chuyên môn về Tài chính –Ngân hàng có thể thích nghi với môi trường làm việc trong các ngân hàng, các tổ chức tài chính, nắm vững các nghiệp vụ tác nghiệp, các kỹ năng, giúp cho các bạn sinh viên, học viên có cơ hội vận dụng lý thuyết được học thực hành, tích lũy kinh nghiệm để làm việc thành thục, chuyên nghiệp hơn khi vào thực tế. Có thể kể qua đây một số đơn vị tổ chức đang tiến hành nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiệp vụ tín dụng ảo, ngân hàng ảo như: Công ty Đào tạo và Tư vấn Nghiệp vụ Ngân hàng (BTC), Trung tâm Đào tạo HDBank, Trường Cao đẳng Nghề i-Space,v.v…. Sứ mạng của trường Đại học Lạc Hồng hiện nay có sự kế thừa những tuyên bố sứ mạng trước đây và được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại. Sứ mạng của trường có nội dung như sau: “Đào tạo nhân lực chất lượng cao có ý thức chính trị phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập và hợp tác quốc tế. Bồi dưỡng nhân tài, có khả năng học lên sau đại học có năng lực nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao. Sinh viên tốt nghiệp làm việc hiệu quả, từng bước tự đào tạo thành nhà quản lý đáp ứng nhu cầu của các tổ chức trong xã hội”. Với sứ mạng này, Nhà trường đã hướng các Khoa trong toàn trường xây dựng chương trình đào tạo số hóa, tinh giảm việc học lý thuyết tiếp thu thụ động từ phía sinh viên sang việc học song song giữa lý thuyết với việc ứng dụng vào thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi, nắm bắt những vấn đề mới, quy trình công nghệ mới, bồi dưỡng nguồn nhân lực lao động kinh tế-kỹ thuật có trình độ cao cho các công ty, xí nghiệp, ngân hàng,v.v... Từ năm 2008 đến nay đã có nhiều Khoa trong Trường đã và đang xây dựng nhiều mô hình mô phỏng quy trình nghiệp vụ, các kỹ năng trong quá trình làm việc như Khoa Kế toán-Kiểm toán, Khoa Quản trị-Kinh tế quốc tế,v.v…. Một số công trình nghiên cứu khoa học đã được thực hiện liên quan đến lĩnh vực đề tài của nhóm tác giả: - Cn.Trần Thị Yến Phương, “Xây dựng phòng thực hành kế toán tài chính tại Trường Đại học Lạc Hồng”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 6, Đại học Lạc Hồng, năm 2009.
  • 4. 4 - Cn. Dương Văn Sơn-Cn. Nguyễn Thị Ngọc Diệp, “Xây dựng uy tr n t uế i tr gi t ng t ư ng u tr tr ng n ế toán tại Khoa Tài chính - Kế t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010. - Cn. Nguyễn Thị Đức Loan- Cn.Trịnh Thị Huế, “Xây dựng quy trình kế toán tiền ư ng tr ng n t ực hành kế toán tại Khoa Tài chính-Kế t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010. - Cn. Nguyễn Văn Hải- Cn.Nguyễn Thúy Hằng, “Xây dựng uy tr n ế toán phải thu phải trả ng tr ng n t ự n ế t n tại T i n - ế T n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010. - Cn. Lý Thị Thu Hiền, “Xây dựng uy tr n n , u t v t tư tr ng n t ực hành kế toán tại Khoa Tài chính - Kế t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010. - Cn. Lý Thị Thu Hiền, “Xây dựng uy tr n n , u t v t tư tr ng n t ực hành kế toán tại Khoa Tài chính - Kế t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010. -Ts.Nguyễn Văn Nam – Cn. Trần Ngọc Thủy, “T iết ế n d n ng iệ ả v việ tiế n t ự tế ng t uản in vi n ng n uản tr in d n ”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 7, Đại học Lạc Hồng, năm 2010. - Ths.Nguyễn Thị Bạch Tuyết –Ths. Nguyễn Thị Đức Loan, “Xây dựng quy trình kế toán thanh toán tại Công ty TNHH Lạc Hồng trong mô hình thực hành kế toán ảo c a Khoa Kế toán-Kiể t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 8, Đại học Lạc Hồng, năm 2011.- Cn. Lý Thị Thu Hiền-Cn. Nguyễn Vũ Quỳnh Như, “Xây dựng quy trình kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Lạc Hồng trong mô hình thực hành kế toán ảo c a Khoa Kế toán-Kiể t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 8, Đại học Lạc Hồng, năm 2011. - Cn. Nguyễn Văn Hải - Cn. Nguyễn Thúy Hằng, “Xây dựng quy trình mua hàng và nợ phải trả tại Công ty TNHH Lạc Hồng trong mô hình thực hành kế toán ảo c a Khoa Kế toán-Kiể t n”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 8, Đại học Lạc Hồng, năm 2011. - Ths.Nguyễn Thanh Lâm, “M ỏng nghiệp v nh p khẩu trong doanh nghiệp ảo tại Khoa Quản tr -Kinh tế quốc tế”, Báo cáo NCKH Giáo viên lần 8, Đại học Lạc Hồng, năm 2011. Sơ lược các đề tài đã thực hiện nêu trên nhóm tác giả nhận thấy các đề tài mô phỏng thực hành đã thực hiện chủ yếu tập trung vào các phần hành kế toán, mô phỏng các quy trình của chuyên ngành kế toán, vì vậy việc thực hiện đề tài này của nhóm tác giả và các chủ nhiệm đề tài khác trong Khoa Tài chính-ngân hàng mô phỏng thực hành quy trình tín dụng tại các ngân hàng thương mại sẽ giúp cho sinh viên chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng dễ dàng làm quen với quy trình công việc tại các đơn vị ngân
  • 5. 5 hàng nơi sinh viên làm việc sau này, tránh cho sinh viên những bỡ ngỡ khi tiếp xúc với các công việc thực tế mà sinh viên đăng ký tuyển dụng. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu. - Giúp cho sinh viên chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng có thể hiểu và nắm rõ quy trình thẩm định hồ sơ cho vay tại Ngân hàng thương mại. - Nâng cao khả năng ứng dụng những lý thuyết được học vào việc thực hành của sinh viên. -Đề xuất một giải pháp nhằm xây dựng mô hình thực hành quy trình thẩm định hồ sơ cho vay tại Khoa Tài chính-Ngân hàng đạt hiệu quả cao. 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu. - Quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu. - Khoa Tài chính-Ngân hàng, trường Đại học Lạc Hồng. - Các ngân hàng thương mại đóng chân trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 1.5 Những đóng góp mới của đề tài. Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả sẽ giúp cho sinh viên Khoa Tài chính-Ngân hàng tiếp cận được các công việc thực tế, bám sát với thực tiễn ngay từ khi còn học trên ghế nhà trường. Tạo cho sinh viên sự tự tin vào năng lực của bản thân sau khi tốt nghiệp ra trường, có thể đảm nhận các vị trí được phân công trong các ngân hàng thương mại trong nước, liên doanh hay 100% vốn đầu tư nước ngoài. 1.6 Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo nghiên cứu khoa học gồm có 05 chương chính: Chƣơng 01: Tổng quan đề tài nghiên cứu. Chƣơng 02: Xây dựng lý thuyết về quy trình thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại. Chƣơng 03: Phương pháp nghiên cứu. Chƣơng 04: Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành. Chƣơng 05: Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng thành công quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành.
  • 6. 6 CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 2.1 Giới thiệu chƣơng 2. Việc xây dựng lý thuyết về quy trình thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại là điều quan trọng, tạo cơ sở nền tảng giúp cho việc xây dựng quy trình thực hành thẩm định các hồ sơ cho vay trong mô hình thực hành của Khoa Tài chính-Ngân hàng ở các chương sau. 2.2 Tổng quan về quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại. 2.2.1 Khái niệm và vai trò của thẩm định tín dụng. Khái niệm: Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng. Thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu được tính chất khả thi thực sự của dự án về mặt kinh tế đứng trên góc độ của ngân hàng. Thẩm định tín dụng cần phải xem xét đánh giá đúng thực chất của phương án hoặc dự án. Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ cho quyết định cho vay. Thẩm định tín dụng là một trong những khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. Tầm quan trọng của nó được thể hiện ở những điểm sau: Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn. Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay. Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: (1) cho một dự án tồi và (2) từ chối cho vay một dự án tốt. [2] 2.2.2 Nội dung của quy trình thẩm định tín dụng. 2.2.2.1 Thẩm định tƣ cách của khách hàng vay vốn.  Thẩm định điều kiện vay vốn. Theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng, khách hàng muốn vay vốn ngân hàng phải thoả mãn các điều kiện vay vốn bao gồm: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Có mục đích vay vốn hợp pháp.
  • 7. 7 - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả. - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam. - Thẩm định điều kiện vay vốn chỉ đơn giản là xem xét kỹ lại nhằm phát hiện xem khách hàng có thoả mãn những điều kiện vay vốn hay không.  Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay. Thông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm có: - Giấy đề nghị vay vốn. - Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động. - Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư. - Báo cáo tài chính của 2 năm gần nhất. - Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay. - Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết. - Thẩm định hồ sơ vay là xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của những tài liệu mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn. 2.2.2.2 Thẩm định khả năng tài chính. Khi làm thủ tục vay ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính của các kỳ gần nhất. Dựa vào các báo cáo tài chính này nhân viên tín dụng sẽ tiến hành phân tích nhằm thẩm định lại khả năng tài chính của khách hàng. Để thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính, nhân viên tín dụng thường thực hiện các bước: - Nghiên cứu kỹ số liệu của báo cáo tài chính. - Sử dụng kiến thức báo cáo tài chính và kỹ năng phân tích để phát hiện những điểm đáng nghi ngờ hay những bất hợp lý trong các báo cáo tài chính. - Xem xét bảng thuyết minh để hiểu rõ hơn về những điểm đáng nghi ngờ trong báo cáo tài chính. - Mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn và yêu cầu giải thích về những điểm đáng nghi ngờ phát hiện được. - Viếng thăm doanh nghiệp để quan sát và nếu cần tận mắt xem xét lại tài liệu kế toán và chứng từ gốc làm căn cứ lập báo cáo tài chính. - Kết luận sau cùng về độ tin cậy của báo cáo tài chính. - Năng lực tài chính của khách hàng sẽ đảm bảo cho kế hoạch trả nợ và nó được đánh giá qua những nhóm chỉ tiêu thể hiện ở sơ đồ 1.1.
  • 8. 8 (Nguồn: Nguyễn Minh Kiều (2008), “Ng iệ v ngân ng”, NXB Thống kê) [2] Phân tích tỷ số:  Tỷ số thanh khoản  Tỷ số nợ  Tỷ số chi phí tài chính  Tỷ số hoạt động  Tỷ số khả năng sinh lời  Tỷ số tăng trưởng Phân tích so sánh  So sánh xu hướng  So sánh trong ngành  Phân tích chỉ số Đo lƣờng và đánh giá:  Tình hình tài chính  Tình hình hoạt động của công ty Sơ đồ 1.1: Khuôn khổ phân tích tài chính dựa vào loại phân tích. 2.2.2.3 Thẩm định khả năng trả nợ. Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư là công việc rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.  Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của thẩm định phương án sản xuất kinh doanh là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, qua đó kết luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh đó.  Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư. Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của dự án, qua đó kết luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện dự án đầu tư đó. 2.2.2.4 Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay. Bảo đảm tài sản hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Bất kỳ tài sản hoặc các quyền phát sinh từ tài sản có thể tạo ra ngân lưu đều có thể dùng làm bảo đảm tiền vay. Để đảm bảo tiền vay thực sự hiệu quả đòi hỏi: - Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm. - Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị và có thị trường tiêu thụ).
  • 9. 9 (Nguồn: Nguyễn Minh Kiều,TS (2008), “T n d ng v t ẩ đ n t n d ng ngân ng”, NXB Tài chính) [1] - Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. 2.2.2.5 Ƣớc lƣợng và kiểm soát rủi ro tín dụng. Thẩm định tín dụng là công việc được tiến hành trước khi quyết định cho vay trong khi thu hồi nợ là công việc được thực hiện sau khi cho vay. Do đó, thẩm định tín dụng dù có thực hiện kỹ lưỡng và chuyên nghiệp đến đâu đi nữa, vẫn không thể hoàn toàn tránh khỏi sai sót. Không thể đảm bảo chắc chắn việc thu hồi nợ một cách tuyệt đối cho đến khi món nợ được thu hồi. Tuy nhiên, ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể cung cấp được thông tin giúp cho nhân viên tín dụng và lãnh đạo ngân hàng tiên lượng được phần nào khả năng thu hồi nợ trước khi cho vay. Các kỹ thuật phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể áp dụng bao gồm: - Phân tích độ nhạy. - Phân tích tình huống. - Phân tích mô phỏng. 2.2.3 Quy trình thẩm định tín dụng. Quy trình thẩm định tín dụng là bản chỉ dẫn các bước tiến hành từ xem xét, thu thập thông tin cần thiết cho đến khi rút ra được kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ khi cho vay. Quy trình thẩm định được thể hiện rõ tại sơ đồ 1.2 Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định tín dụng Xem xét hồ sơ vay của khách hàng. Thu thập thông tin bổ sung cần thiết. Thẩm đinh phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư. Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng. Kết luận về khả năng thu hồi nợ vay.
  • 10. 10 2.2.4 Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay của ngân hàng. [1] Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay là hai khâu riêng biệt nhưng có quan hệ gắn bó với nhau trong quy trình tín dụng. Thẩm định tín dụng do nhân viên tín dụng thực hiện trước khi lập tờ trình lên cho lãnh đạo phụ trách tín dụng quyết định cho vay. Do vậy, công tác thẩm định tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chính xác của quyết định cho vay. Ngược lại, tính chất quan trọng của quyết định cho vay hoặc giá trị lớn hay nhỏ của khoản vay đòi hỏi công tác thẩm định phải được tiến hành một cách kỹ càng, chi tiết và chuyên nghiệp. Tóm lại, thẩm định tín dụng là một trong những khâu quan trọng nhất của quy trình tín dụng. Do tính chất quan trọng của nó nên cần xem được xem xét và chi tiết hoá thành một quy trình riêng gồm các bước như xem xét hồ sơ, thu thập thông tin bổ sung, thẩm định tính khả thi, ước lượng rủi ro và rút ra kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ trước khi cho vay. 2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng. [1] 2.3.1 Chỉ tiêu hiệu quả tài chính. a. Doanh số cho vay. Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm. b. Doanh số thu nợ. Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. c. Dƣ nợ cho vay. Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. d. Nợ quá hạn. Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. e. Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho
  • 11. 11 hoạt động ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được. Ta có công thức sau: Dư Nợ Vốn huy động g. Tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng nguồn vốn, hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng. Ta có công thức sau: Dư Nợ Tổng nguồn vốn h. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ. Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Ta có công thức sau: Nợ quá hạn Tổng dư nợ 2.3.2 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội được thể hiện qua một số tiêu chí sau: Người dân được thõa mãn nhu cầu tiêu dùng: hiệu quả được tính trên cơ sở mức tăng bình quân đầu người đối với các sản phẩm do các dự án có vốn tín dụng tham gia. Làm giảm tỷ lệ thất nghiệp: với nguồn vốn được bổ sung thêm từ tín dụng, DNNVV có thể mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa: giá trị được trực tiếp gia tăng do các dự án có vốn tín dụng tác động tăng thêm, giá trị gia tăng gián tiếp nhận được từ các hoạt động kinh tế khác do các dự án có vốn tín dụng sinh ra. Góp phần phát triển những ngành khác: đánh giá sự tác động dây chuyền đến những ngành khác có liên quan đến dự án có vốn tín dụng tham gia Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn = x 100% Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động = x 100%
  • 12. 12 2.4 Các nhân tố tác động đến công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay. 2.4.1 Các yếu tố thuộc về ngân hàng.  Trình độ, năng lực và đạo đức của Nhân viên tín dụng Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong công tác thẩm định và quản lý vốn tín dụng nói riêng cũng như trong hoạt động của ngân hàng nói chung. Việc tuyển chọn sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, giới chuyên môn, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, có năng lực phân tích và xử lý phương xin vay, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền cho vay ngay từ khi cho vay đến khi thu hồi được nợ hoặc xử lý xong món nợ theo quy định của ngân hàng… sẽ giúp cho ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện chi kỳ khép kín của một khoản tín dụng.  Quy trình và phương pháp thẩm định Quy trình thẩm định và phương pháp thẩm định ở các ngân hàng hiện nay đòi hỏi phải khoa học và có sự áp dụng rộng rãi thành tựu khoa học công nghệ. Với việc lên các bước tiến hành khoa học sẽ giúp cho nhân viên tín dụng nắm rõ và thực hiện cẩn thẩn quy trình. Đồng thời, áp dụng khoa học công nghệ giúp kiểm tra, đánh giá hồ sơ của khách hàng và tình hình tài chính của khách hàng chính xác và kịp thời hơn. Điều này sẽ rút ngắn được thời gian thẩm định. Một yếu tố đánh giá chất lượng công tác Thẩm định tín dụng.  Cơ sở vật chất, trang thiết bị được sử dụng trong công tác thẩm định tín dụng.  Công tác tổ chức, kiểm tra, kiểm soát quá trình thẩm định tín dụng Vai trò của thẩm định là vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay của Ngân hàng. Do đó, công tác kiểm tra, kiểm soát sẽ giúp hạn chế những sai sót ban đầu, chỉnh sửa kịp thời thái độ và cách đánh giá của nhân viên tín dụng. 2.4.2 Yếu tố khách quan.  Khách hàng Khách hàng là người trực tiếp sử dụng và ra quyết định đối với các khoản vay từ Ngân hàng. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng được đánh giá cao hay thấp chính là từ tình hình dư nợ và tỷ trọng các nhóm nợ xấu. Mà điều này chính là từ sự sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay của khách hàng. Những yếu tố như: Năng lực quản lý, Sự trung thực của khách hàng và rủi ro ngành nghề kinh doanh chính là những yếu tố mà một CBTD cần thẩm định và xem xét rõ ràng.  Môi trường pháp lý
  • 13. 13 Pháp lý là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp với những yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động của nền kinh tế không thể trôi chảy được. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở để giải quyết khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng và cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh nợ quá hạn.  Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế được chú trọng khi đem các phương án sản xuất vào xem xét. Các phương án sẽ ảnh hưởng đến nào tới tình hình kinh tế trong địa bàn hay mức hiệu quả của phương án khách hàng đưa ra liệu có đúng với thực tiễn.  Môi trường chính trị và chính sách nhà nước. Tình hình chính trị có ảnh hưởng đến tình hình kinh tế. Từ sự ảnh hưởng gián tiếp này sẽ chi phối các quy định trong công tác thẩm định. Mà công tác thẩm định được tiến hành trên căn cứ từ các luật định.  Môi trường văn hóa xã hội Yếu tố văn hóa được thể hiện cụ thể nhất khi đưa hiệu quả của phương án đó áp dụng tại địa bàn tiến hành thi công. Liệu rằng phương án, dự án kinh doanh đó có phù hợp với những tập tục, những quy định về văn hóa của địa bàn hay đi trái lại với mong muốn của dân cư khu vực đó. Một phương án tốt là một phương án có hội tụ các điều kiện: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Nếu như thiếu 1 trong 3 điều kiện đó, phương án, dự án kinh doanh có thể bị đổ vỡ. 2.5 Xây dựng giả thiết đánh giá khả năng tiếp thu của sinh viên Khoa Tài chính – Ngân hàng sau khi thực hành quy trình thẩm định hồ sơ cho vay. Sau quá trình giảng thực nghiệm cho sinh viên Khoa Tài chính – Ngân hàng về quy trình thực hành thẩm định hồ sơ cho vay, nhóm tác giả tiến hành đánh giá khả năng tiếp thu của sinh viên đối với quy trình thực hành này. Xuất phát từ các kết quả khảo sát, nhóm tác giả xây dựng các giả thiết kiểm định về khả năng tiếp thu của sinh viên như sau: H1: Các lớp được giảng thực nghiệm hài lòng khi tham dự buổi giảng thực nghiệm. H2: Giới tính “Nam”, “Nữ” có ảnh hưởng đến việc tiếp thu quy trình thực hành thẩm định hồ sơ cho vay. H3: Sinh viên có điểm trung bình chung tích lũy từ 7,00 trở lên có khả năng tiếp thu quy trình thực hành nhanh và cặn kẽ.
  • 14. 14 H4: Sinh viên tham dự tiết học đầy đủ sẽ tiếp thu nhanh quy trình thẩm định hồ sơ cho vay. H5: Sinh viên đã từng tiếp cận với hồ sơ cho vay thực tế sẽ cảm thấy hài lòng và thích khi tham gia buổi giảng thực nghiệm. H6: Sinh viên đã từng tiếp cận với hồ sơ cho vay thực tế thông qua hình thức do người thân làm việc trong ngân hàng đem về có khả năng tiếp thu quy trình thực hành nhanh nhất. H7: Sinh viên cảm thấy hài lòng khi được tiếp xúc với quy trình thẩm định hồ sơ cho vay thực tế. Tóm tắt chƣơng 2. Trong chương này nhóm tác giả đã trình bày được các nội dung lý thuyết liên quan đến vấn đề thẩm định tín dụng tại các ngân hàng thương mại, các nhân tố tác động đến công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay; xây dựng các giả thiết kiểm định khả năng tiếp thu của sinh viên khi tham gia thực hành quy trình thẩm định hồ sơ cho vay của nhóm tác giả.
  • 15. 15 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu chƣơng 3. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn khách hàng của các ngân hàng thương mại kết hợp với nghiên cứu thực tiễn và sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, phương trình hồi quy để khám phá các mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Đề tài nghiên cứu sử dụng tổng hợp ba dạng thiết kế nghiên cứu là: thiết kế nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu mô tả; và thiết kế nghiên cứu nguyên nhân. Ứng với mỗi thiết kế nêu trên, các phương pháp được áp dụng là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Các phương pháp định tính thông qua việc thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống. Các phương pháp phân tích định lượng qua các mô hình hồi qui, số liệu khảo sát thăm dò sẽ được phân tích để xác định phân nhóm các nhân tố tác động, đồng thời sử dụng các kiểm định thống kê để loại bỏ các biến rác, và đánh giá mức độ độc lập giữa các biến. Quy trình nghiên cứu của nhóm tác giả sẽ được tiến hành qua các bước như sau: (Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả) Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu của nhóm tác giả Theo hướng của Nhà trường xây dựng chương trình đào tạo số hóa, tinh giảm việc học lý thuyết tiếp thu thụ động từ phía sinh viên sang việc học song song giữa lý Xây dựng ý tưởng Xây dựng đề cương Tìm hiểu quy trình thực tiễn Xây dựng quy trình cho vay LHB Xây dựng quy trình Thẩm định Sinh viên thực nghiệm Khảo sát lấy ý kiến Hoàn thiện quy trình Hoàn thành đề tài Tập hợp các chứng từ, hồ sơ cho vay Xây dựng tình huống giả định
  • 16. 16 thuyết với việc ứng dụng vào thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi, nắm bắt những vấn đề mới, quy trình công nghệ mới, bồi dưỡng nguồn nhân lực lao động kinh tế - kỹ thuật có trình độ cao cho các công ty, xí nghiệp, ngân hàng,…Từ việc xây dựng ý tưởng, nhóm đề tài đi đến xây dựng quy trình thẩm định cùng việc xây dựng quy trình tín dụng LHB của các nhóm đề tài Khoa Tài chính – Ngân hàng dựa trên các quy trình tín dụng của các Ngân hàng thực tiễn như: VIB, Đại Á ngân hàng,…Sau Khi hoàn thành quy trình LHB sẽ cho sinh viên thử nghiệm và lấy ý kiến qua 1 cuộc khảo sát để hoàn thiện quy trình đi tới hoàn thành đề tài. Quy trình tiến hành khảo sát được nhóm tác giả thực hiện như sau: (Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả) Sơ đồ 3.2: Quy trình khảo sát của nhóm tác giả 3.2 Mô tả phƣơng pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp nghiên cứu định tính được nhóm tác giả thực hiện thông qua: - Kỹ thuật thảo luận nhóm: mục đích xây dựng được một cách hệ thống các bước trong quy trình thực hành thẩm định các hồ sơ cho vay trong mô hình thực hành tại Khoa Tài chính-Ngân hàng, trường Đại học Lạc Hồng. Đặt vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu định tính -Thảo luận nhóm - Phương pháp chuyên gia Xây dựng phiếu khảo sát phác thảo 1 Phỏng vấn thử (n = 30 sv) Chỉnh sửa Bảng câu hỏi (Chính thức) Bảng câu hỏi (Chính thức) Tiến hành khảo sát trực tiếp 375 sv Xử lý dữ liệu Phần mềm Excel, SPSS Xuất kết quả, phân tích
  • 17. 17 - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo và tổng hợp những ý kiến của người học tham dự buổi thực hành …để từ đó có những định hướng tốt hơn cho đề tài này. Nhóm tác giả sẽ tập hợp, thu thập các quy trình tín dụng, các quy trình thẩm định tại một số ngân hàng thương mại như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB), Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á (DaiABank), Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB); từ đó nhóm sẽ chọn lọc, tiếp thu góp phần vào việc xây dựng quy trình thực hành thẩm định các hồ sơ cho vay của nhóm. Thiết lập câu hỏi khảo sát ý kiến của người học sau khi tham gia lớp thực hành quy trình thẩm định hồ sơ cho vay của nhóm tác giả. Khảo sát và phân tích các mức độ đánh giá của người học sau khi được hướng dẫn thực hành. 3.3 Mô tả phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. [10], [11] 3.3.1 Chọn mẫu khảo sát. - Đối tượng khảo sát: sinh viên thực hành quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn. - Địa bàn khảo sát: Khoa Tài chính-Ngân hàng, trường Đại học Lạc Hồng. - Thời gian thực hiện: từ ngày 22/03/2012 đến ngày 15/04/2012. - Mẫu chọn để khảo sát: toàn bộ sinh viên tham dự quy trình thực hành thẩm định hồ sơ vay vốn do Khoa Tài chính-Ngân hàng, trường Đại học Lạc Hồng điều động bao gồm các lớp 09TC112, 09TC113, 09TC115, 09TC117, 09TC120. - Số phiếu phát ra: 375 phiếu. - Số phiếu thu về: 298 phiếu. - Trong đó có một số lớp sinh viên đã nghỉ luôn, không đi học và trừ những số phiếu không điền đầy đủ thông tin nên số phiếu hợp lệ là 268 phiếu. 3.3.2 Phƣơng pháp phân tích. Quá trình phân tích chính mà nhóm tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu đó chính là: xây dựng thang đo nhiều chỉ báo cho một khía cạnh nghiên cứu, phân tích thống kê mô tả, phân tích các bảng chéo các giả thuyết mà tác giả nghiên cứu. Kiểm định các biến định tính và định lượng nhằm đánh giá được mức độ ảnh hưởng của nội dung nghiên cứu.
  • 18. 18 Dữ liệu sơ cấp Bộ dữ liệu Nhập liệu Thống kê mô tả, bảng chéo Đánh giá mức độ của sinh viên đối với nội dung nghiên cứu Thông tin về sinh viên Ứng dụng vào việc tiếp xúc thực tế hồ sơ cho vay của NH Đánh giá sự khác biệt của sinh viên các lớp về nội dung nghiên cứu Mức độ hài lòng của các sinh viên Giải pháp Thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu Kiểm định Chi-Square, ANOVA Kiểm định Chi Square, ANOVA (Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả) Sơ đồ 3.3: Quy trình phân tích nội dung nghiên cứu 3.3.3 Kiểm định các giả thiết: Khi thực hiện kiểm định, ta có 2 giả thiết: H0: Không có mối quan hệ giữa các biến. Hj: Có mối quan hệ giữa các biến. Để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0, ta sẽ dùng các kiểm định phù hợp. Dựa vào giá trị P (p-value) (SPSS viết tắt p-value là sig.) để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0 p-value (sig.) ≤ α (mức ý nghĩa)  bác bỏ giả thuyết H0. Có nghĩa là có mối quan hệ có ý nghĩa giữa các biến cần kiểm định.
  • 19. 19 p-value (sig.) > α (mức ý nghĩa)  chấp nhận H0. Không có mối quan hệ giữa các biến cần kiểm định. 3.3.4 Đánh giá mức độ của sinh viên. Đánh giá mức độ của sinh viên về nội dung nghiên cứu được tác giả lượng hóa thông qua thang độ Likert bao gồm 5 lựa chọn từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý hoặc 1 không hài lòng đến 5 hoàn toàn hài lòng . Đánh giá bằng cách tính giá trị trung bình để đánh giá được mức độ của sinh viên. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale) Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5 -1) / 5 = 0,8 Bảng 3.1: Ý nghĩa của giá trị trung bình Giá trị trung bình Ý nghĩa 1,00 – 1,80 1,81 – 2,60 2,61 – 3,40 3,41 – 4,20 4,21 – 5,00 Không hoàn toàn đồng ý, không hài lòng Không đồng ý, tạm hài lòng Không ý kiến, hài lòng Đồng ý, rất hài lòng Hoàn toàn đồng ý, hoàn toàn hài lòng 3.4 Các nguồn số liệu dự kiến. 3.4.1 Các số liệu thông tin thứ cấp. Đây là các số liệu về các quy trình thẩm định tại các ngân hàng thương mại trong nước đóng chân trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Các tài liệu, hồ sơ vay vốn của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại. Các thông tin về thuộc lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Nguồn số liệu thứ cấp này dự kiến thu thập từ: - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Biên Hòa. - Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Biên Hòa. - Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB) chi nhánh Đồng Nai. - Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB) chi nhánh Đồng Nai. - Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á (DaiABank) - Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chi nhánh Đồng Nai.
  • 20. 20 - Các tạp chí, tạp san thuộc về lĩnh vực Tài chính-Ngân hàng. 3.4.2 Các số liệu thông tin sơ cấp. Số liệu sơ cấp là các số liệu thực tế khảo sát thăm dò ý kiến của người học sau khi kết thúc quá trình tham dự buổi học thực hành do nhóm tác giả hướng dẫn. Tóm tắt chƣơng 3. Trong chương 3 nhóm tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu sử dụng cho đề tài nghiên cứu khoa học, mô tả được phương pháp để thu thập dữ liệu, cách chọn mẫu khảo sát, kiểm định các giả thiết trong đề tài, quy trình nghiên cứu và quy trình khảo sát của đề tài.
  • 21. 21 Phù hợp Đồng ý Duyệt (Nguồn: Tổng ợ v ng i n ứu n ó t giả tại ột số NHTM) CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ XÂY DỰNG QUY TRÌNH THẨM TÍN DỤNG TRONG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC HÀNH 4.1 Giới thiệu chƣơng 4. Trong chương này, nhóm tác giả sẽ xây dựng quy trình cấp tín dụng và quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành. Thông qua chương này sẽ phần nào giúp cho sinh viên thực hành được các quy trình cấp tín dụng, quy trình thẩm định cơ bản mà trong thực tế các ngân hàng thương mại đang thực hiện. Đồng thời, trong chương nhóm tác giả cũng sẽ tham khảo ý kiến của sinh viên thực hành quy trình thông qua việc khảo sát đánh giá quy trình sau khi sinh viên thực hành. 4.2 Kết quả xây dựng quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành. [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9] 4.2.1 Sơ lƣợc hƣớng dẫn quy trình thẩm định tín dụng thực tế . Không đồng ý Không duyệt Thực hiện HĐ (Giải ngân) Lưu trữ hồ sơ, giám sát vốn vay Tất toán hợp đồng, lưu trữ hồ sơ Tiếp xúc khách hàng Nhận hồ sơ vay Thẩm định hồ sơ Phân tích các thông tin Lập hồ sơ vay, đăng ký giao dịch đảm bảo Lập tờ trình thẩm định trình duyệt  Từ chối khách hàng  Nêu rõ lý do từ chối  Lưu lại thông tin khách hàng vào sổ trực  Lưu trữ và trả hồ sơ khi khách hàng yêu cầu Không đồng ý phù hợp
  • 22. 22 Sơ đồ 4.1: Quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại Quy trình thẩm định tín dụng các hồ sơ vay vốn của khách hàng được tiến hành từ bước 2 đến bước 4. Diễn giải quy trình sơ lƣợc nêu trên: 4.2.1.1 Tiếp xúc khách hàng. CBTD tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận thông tin về nhu cầu vay vốn của khách hàng: - Mục đích vay vốn. Tổng nhu cầu vốn của phương án/dự án - Số tiền vay. Thời hạn vay - Nguồn trả nợ, tình hình sản xuất kinh doanh - thu nhập hiện tại. Tài sản thế chấp Nếu nhu cầu vay không phù hợp với quy chế cho vay của ngân hàng tại thời điểm đó thì CBTD khéo léo từ chối khách hàng và giải thích rõ lý do từ chối. Nếu các điều kiện cho vay phù hợp với quy chế cho vay của ngân hàng, CBTD tư vấn cho khách hàng về phương thức vay phù hợp, phương thức trả nợ, hướng dẫn khách hàng cung cấp những giấy tờ liên quan đến nhu cầu vay. Đồng thời hướng dẫn cho khách hàng lãi suất vay. Trong thời gian tiếp xúc, CBTD sẽ giải đáp hết các thắc mắc của khách hàng liên quan đến việc vay vốn.  Hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm: -Đối với khách hàng là thể nhân + Giấy đề nghị vay vốn. Giải trình mục đích vay vốn + Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người đứng tên vay và vợ/chồng của người đứng tên vay + Giấy tờ liên quan tài sản đảm bảo: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở… + Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người đứng tên trên tài sản đảm bảo và những người có liên quan nếu tài sản thế chấp thuộc sở hữu của người thứ ba. + Giấy tờ chứng minh thu nhập: giấy xác nhận nghề nghiệp, bảng lương,… Giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn: giấy nhận tiền đặt cọc, hợp đồng mua bán… + Giấy phép kinh doanh (đối với hộ kinh doanh cá thể) -Đối với khách hàng là pháp nhân + Giấy đề nghị vay vốn. Giải trình mục đích vay vốn + Giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn: hợp đồng kinh tế, hợp đồng xây dựng, hợp đồng mua bán, giấy nhận tiền đặt cọc… + Giấy phép đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập (nếu có). Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc/giám đốc, Phó tổng giám đốc/ phó giám đốc, kế toán trưởng… + Biên bản họp hội đồng thành viên về việc vay vốn. Điều lệ công ty
  • 23. 23 + Giấy đăng ký mã số thuế + Các báo cáo tài chính gần nhất. Các hợp đồng mua bán, hoá đơn VAT chứng minh tình hình sản xuất kinh doanh gần nhất + Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người đại diện + Giấy tờ liên quan tài sản đảm bảo: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và quyền sử dụng đất… Trong quá trình tiếp xúc khách hàng, CBTD trao đổi với khách hàng về mức cho vay và lãi suất. Mức cho vay phải phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng. Lãi suất cho vay do Hội đồng quản trị ban hành theo từng thời điểm, tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng sẽ có mức lãi suất thích hợp. Sau buổi tiếp xúc, Cán bộ tiếp xúc lưu lại thông tin khách hàng vào sổ trực và hẹn ngày xuống thẩm định. 4.2.1.2 Thẩm định thực tế. Sau khi tiếp xúc với khách hàng và thông qua ý kiến của các Cấp Lãnh Đạo, CBTD sẽ tiến hành công tác thẩm định thực tế. Trong quá trình thẩm định, CBTD sẽ tìm hiểu rõ tính chân thật, hợp pháp, hợp lệ của các thông tin, các giấy tờ mà khách hàng cung cấp. Thẩm định tính khả thi, hiệu quả của phương án, tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, khả năng trả nợ vay.  Thẩm định về những mối quan hệ và uy tín của khách hàng trong các mối quan hệ thông qua phỏng vấn trực tiếp, tìm hiểu từ hàng xóm, từ đối tác kinh doanh của khách hàng, từ người quản lý địa phương. Thông qua tiếp xúc và từ các nguồn tin khác (CIC, hàng xóm, bạn hàng của khách hàng…), CBTD sẽ hiểu được rõ hơn về khách hàng, biết được tính cách của khách hàng như thế nào, kinh nghiệm của khách hàng trong việc kinh doanh, tình hình quan hệ kinh doanh với các đối tác có tốt không, mối quan hệ với địa phương có tốt không…  Thẩm định về năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. CBTD sẽ xem xét nơi khách hàng ở; nơi khách hàng kinh doanh như thế nào, nơi kinh doanh là tài sản của người vay hay thuê mướn; tình hình sản xuất kinh doanh thực tế so với các thông tin khách hàng đã cung cấp Ngoài các thông tin mà khách hàng đã cung cấp, CBTD sẽ tìm hiểu rõ hơn về thu nhập thực tế của khách hàng, máy móc thiết bị - phương tiện vận tải - nguyên nhiên liệu - hàng hoá dùng để kinh doanh hiện có của khách hàng, các khoản nợ của khách hàng, các khoản phải thu của khách hàng. Tìm hiểu tổng chi phí cho phương án, dự án, trừ đi phần vốn tự có thì khách hàng muốn vay thêm bao nhiêu, vay trong bao lâu.
  • 24. 24 Với thu nhập thực tế hàng tháng, trừ đi tổng chi phí, thì khách hàng có mong muốn trả nợ như thế nào, trả trong bao nhiêu kỳ, mỗi kỳ trả bao nhiêu, kỳ trả nợ theo tháng hay theo quý hay theo mỗi 06 tháng.  Thẩm định về tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp phải đủ các điều kiện sau: - Thuộc sở hữu hợp pháp của bên thế chấp. Được phép giao dịch theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp - Tài sản phải dễ chuyển nhượng trên thị trường. Mua bảo hiểm đối với những tài sản Nhà nước bắt buộc phải mua bảo hiểm CBTD còn phải xem là tài sản dùng thế chấp có thuộc khu quy hoạch không, vị trí của tài sản thế chấp… Trong quá trình tiếp xúc khách hàng, CBTD phải hết sức khéo léo, tế nhị trong việc dò hỏi thông tin, trong cách đặt câu hỏi, trong hành động cử chỉ, tạo không khí thoải mái trong buổi tiếp xúc, tránh để khách hàng cảm thấy đang bị “hành”, đang bị “hỏi cung”. Sau khi thẩm định thực tế, xét thấy những thông tin thẩm định không phù hợp với điều kiện cho vay của ngân hàng thì CBTD từ chối cho vay và nêu rõ lý do từ chối. CBTD xét thấy những thông tin đã nêu ở trên phù hợp với điều kiện cho vay của ngân hàng, thái độ của khách hàng trung thực thì CBTD tiến hành phân tích các thông tin.  Các thông tin phải phân tích. - Phân tích tình khả thi của phƣơng án, các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của phƣơng án. + Nhu cầu vốn của phương án: xác định tổng nhu cầu vốn, vốn tự có, vốn vay. + Các điều kiện thực hiện: cơ sở vật chất đảm bảo, nguồn tiêu thụ ổn định, nguyên liệu đầu vào ổn định, nhân công đầy đủ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh + Môi trường kinh doanh hiện tại có thuận lợi không, có nhiều đối thủ cạnh tranh không, chính sách của nhà nước có thuận lợi cho việc thực hiện phương án sản xuất kinh doanh hay không. + Ảnh hưởng của phương án, dự án đến môi trường kinh doanh, nếu thực hiện phương án, dự án có làm ô nhiễm môi trường xung quanh hay không. - Phân tích năng lực tài chính. Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, chỉ số tài chính (chỉ số vòng quay vốn, chỉ số lợi nhuận trên doanh thu, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu…) CBTD tính toán và xem xét:
  • 25. 25 + Lợi nhuận mang lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh, và các nguồn khác cỏ đủ để ổn định và phát triển tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, trang trãi các chi phí cuộc sống và đảm bảo trả nợ vay. + Khả năng huy động, sử dụng, quản lý vốn có hiệu quả -Các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng khác. Từ thông tin được cung cấp bởi khách hàng, các thông tin từ các nguồn khác, Cán bộ thẩm định sẽ biết được lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, từ đó phân tích được uy tín của khách hàng trong các mối quan hệ tín dụng ở hiện tại và tương lai. -Định giá tài sản bảo đảm. Giá trị tài sản bảo đảm được xác định tại thời điểm ký hợp đồng đảm bảo ngân hàng và khách hàng thoả thuận. Việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ làm cơ sở xác định mức cho vay, không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ. Giá trị tài sản đảm bảo phải lớn hơn số tiền vay, lãi suất và các chi phí phát sinh cho khoản vay. Giá trị quyền sử dụng đất được quy định theo khung gia đất do UBND tỉnh/thành phố quy định hàng năm. Trường hợp phần đất dùng làm tài sản bảo đảm bị quy hoạch, giải toả thì định giá theo quy định, vì nếu trong thời gian vay mà Nhà nước thực hiện việc giải toả thì Nhà nước sẽ đền bù theo giá quy định. Giá trị quyền sử dụng đất cũng có thể được định theo giá thoả thuận. Khi CBTD xét thấy: + Phương án/dự án kinh doanh của khách hàng khả thi + Tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của khách hàng rất tốt + Khách hàng có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng như với các tổ chức tín dụng khác. + Tài sản thế chấp của khách hàng có tính chuyển nhượng cao, không thuộc khu vực bị quy hoạch giải toả Nhưng giá trị tài sản thế chấp của khách hàng khi định giá theo giá quy định không đủ để thế chấp cho khoản vay thì CBTD xác định giá trị tài sản thế chấp theo giá thoả thuận trên cơ sở tối đa 70% giá trị chuyển nhượng thực tế trên thị trường. CBTD phải tìm hiểu rõ giá trị thị trường của tài sản. Các loại đất được Nhà nước quy hoạch sẽ là đất thổ cư thì định giá từ 50% - 60% giá đất thổ cư. Đối với các phương tiện vận tải: dựa trên giá mua ghi trên hoá đơn, có đối chiếu giá cả thị trường, trừ khấu hao hàng năm và dự kiến về việc giảm giá theo thị hiếu, có thể đánh giá theo giá thoả thuận nhưng phải chính xác. Đối với phương tiện vận tải còn mới thì định giá từ 70%-80% giá mua, nếu đã cũ thì định giá tối đa 50% giá mua. CBTD sau khi phân tích đầy đủ các thông tin, sẽ đưa ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay.
  • 26. 26 Nếu khách hàng không hội đủ các điều kiện vay vốn, phương án vay vốn không có hiệu quả, kinh nghiệm cũng như khả năng tài chính của khách hàng chưa đủ để thực hiện tốt phương án. Nếu không cho vay được thì CBTD phải thông báo cho khách hàng biết, nêu rõ lý do từ chối. Nếu khách hàng hội đủ các điều kiện cần thiết phù hợp với điều kiện cho vay của ngân hàng, Cán bộ thẩm định tiến hành lập tờ trình thẩm định đề xuất cho vay và bản định giá tài sản đảm bảo. 4.2.1.3 Lập tờ trình thẩm định trình duyệt. Sau khi phân tích hồ sơ vay, CBTD đồng ý cho vay thì tiến hành lập biên bản kiểm định tài sản đảm bảo. Nội dung bản kiểm định nêu lên loại tài sản, vị trí, hiện trạng, giá trị tài sản bảo đảm (giá trị tài sản đảm bảo trong bản kiểm định là cơ sở để xác định mức cho vay). Đồng thời, Cán bộ thẩm định cũng sẽ lập tờ trình thẩm định và đề xuất cho vay trình cho Cấp Lãnh Đạo. Căn cứ vào nội dung tờ trình và các giấy tờ liên quan mà Cấp Lãnh Đạo xem xét việc chấp thuận hay không chấp thuận hồ sơ vay của khách hàng. Vì vậy, tờ trình phải đầy đủ, rõ ràng và nêu lên được các nội dung sau:  Giới thiệu khách hàng. Tình hình quan hệ tín dụng với ngân hàng và với các tổ chức tín dụng khác, uy tín của khách hàng trong việc quan hệ tín dụng với ngân hàng và với các tổ chức tín dụng khác. Giới thiệu về nhân thân, địa chỉ, tính pháp lý của khách hàng. Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng hiện tại: ngành nghề kinh doanh, nơi sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm của khách hàng, nhân công, nguồn cung cấp, nguồn tiêu thụ. Uy tín của khách hàng trong kinh doanh  Hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng tính đến thời điểm hiện tại. Giải trình từng khoản mục. Kết quả hoạt động kinh doanh thực tế Các chỉ số tài chính: tỉ số thanh toán hiện hành, vòng quay vốn lưu động, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu… nhận xét các chỉ số Lợi nhuận dự kiến khi thực hiện dự án: khi thực hiện phương án thì lợi nhuận mang lại cho khách hàng là bao nhiêu  Nhu cầu vốn, kế hoạch trả nợ vay của khách hàng. Nhu cầu vốn của khách hàng: tổng nhu cầu vốn, vốn tự có, vốn vay, tỉ lệ vốn vay/tổng nhu cầu vốn Kế hoạch trả nợ vay của khách hàng  Tài sản đảm bảo nợ vay. Tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của ai, loại tài sản, địa chỉ
  • 27. 27 Loại giấy tờ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe ô tô…) nơi cấp, ngày cấp, giá trị của từng loại tài sản theo bản định giá. Tổng giá trị tài sản đảm bảo  Kết luận. Điều kiện pháp lý của khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàn, tình hình tài chính của khách hàng, mục đích vay, tài sản thế chấp  Đề xuất cho vay, các kiến nghị khác nếu có. Cán bộ thẩm định trình cấp lãnh đạo duyệt tờ trình thẩm định, bao gồm: tờ trình thẩm định, biên bản kiểm định giá trị tài sản đảm bảo, các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của khách hàng, các giấy tờ về tài sản đảm bảo, giấy đề nghị vay vốn, giải trình mục đích vay vốn. Tuỳ từng trường hợp mà có thêm các giấy tờ khác như: - “Cam kết gia tộc về việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng” của những người thừa kế tài sản đó đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà có 01 người đứng tên trên tài sản đã mất. - Trường hợp tài sản thế chấp của khách hàng nằm trong khu quy hoạch, giải toả thì khách hàng sẽ lập “Giấy cam kết thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng trong việc ưu tiên trả nợ trước cho ngân hàng khi Nhà nước thực hiện đền bù”. - Trong trường hợp khách hàng có thế chấp nhà nhưng nhà chưa được chủ quyền chấp nhận thì khách hàng lập “Tờ cam kết thế chấp nhà, đất bằng tờ cam đoan chủ quyền nhà, tờ trình nguồn gốc đất đai hoặc thay đổi kết cấu nhà, diện tích nhà, đất”. - Nếu hồ sơ không được Cấp Lãnh Đạo duyệt thì CBTD phải thông báo cho khách hàng và giải thích lý do từ chối. Nếu hồ sơ được Cấp Lãnh Đạo duyệt, CBTD tiến hành lập hợp đồng đảm bảo tiền vay và hợp đồng tín dụng. 4.2.1.4 Lập hồ sơ vay cho khách hàng, đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản thế chấp, kí kết hợp đồng. CBTD sau khi nhận tờ trình thẩm định đã được Cấp Lãnh Đạo duyệt thì tiến hành lập hợp đồng thế chấp và đơn yêu cầu đăng kí thế chấp, CBTD cùng với khách hàng đi đăng kí giao dịch đảm bảo tại cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời CBTD tiến hành lập hợp đồng tín dụng (03 bản)  Quy trình đăng kí giao địch đảm bảo: - Đối với các loại giấy chứng nhận mà trên đó tài sản gắn liền với đất được công nhận: CBTD cùng với khách hàng sẽ đem hồ sơ công chứng đến công chứng ở phòng công chứng tỉnh/thành phố, sau đó đăng kí thế chấp ở phòng tài nguyên môi trường - Đối vơi giấy chứng nhận trên đó tài sản gắn liền với đất không được công nhận: CBTD cùng với khách hàng sẽ đem hồ sơ công chứng ở phòng công chứng phường/xã, sau đó đăng kí thế chấp ở phòng tài nguyên môi trường
  • 28. 28 - Đối với phương tiện vận tải: CBTD cùng với khách hàng sẽ đem hồ sơ công chứng ở phòng công chứng tỉnh/thành phố, sau đó thông báo cho phòng cảnh sát giao thông tỉnh/thành phố về việc cầm cố, thế chấp tài sản và đăng ký giao dịch đảm bảo ở TP.HCM -Hồ sơ đi công chứng bao gồm: tất cả đều là bản chính. - Hợp đồng tín dụng (03 bản), hợp đồng thế chấp (04 bản, nếu có bên thứ 03 thì 05 bản), bản định giá tài sản - Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng tài sản: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe ô tô (+sổ đăng kiểm + bảo hiểm…) - Trường hợp người vay là cá nhân: chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người vay, giấy đăng kí kết hôn, cam kết độc thân khi hiện tại khách hàng không kết hôn. - Nếu người vay là pháp nhân: giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, điều lệ công ty, biên bản họp hội đồng thành viên, giấy đăng kí mã số thuế, giấy đăng kí mẫu dấu, con dấu, chứng minh nhân dân người đại diện. - Trong trường hợp có bên thứ ba phải có thêm: chứng minh nhân dân, hộ khẩu của những người liên quan. - Mẫu chữ kí của ngân hàng, giấy yêu cầu công chứng Hợp đồng tín dụng có thể được kí trước hoặc kí tại phòng công chứng. Hợp đồng thế chấp tại phòng công chứng Sau khi thực hiện việc công chứng, CBTD và khách hàng sẽ đến phòng tài nguyên môi trường tiến hành đăng kí giao dịch đảm bảo. Hồ sơ bao gồm: - Đơn yêu cầu đăng kí thế chấp, bảo lãnh (03 bản), hợp đồng thế chấp, bảo lãnh được công chứng - Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và quyền sử dụng đất,…CBTD nhận bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản sẽ lập biên bản giao nhận hồ sơ tài sản đảm bảo (03 bản), cho bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản vào phong bì niêm phong lại. 4.2.1.5 Thực hiện hợp đồng (giải ngân). Sau khi đăng kí giao dịch đảm bảo và hợp đồng tín dụng đã được ký kết, CBTD tiến hành giải ngân theo như trong hợp đồng. Trách nhiệm của CBTD: - Nhập thông tin khách hàng, thông tin tài sản đảm bảo vào hệ thống mạng nội bộ của ngân hàng. CBTD sau khi nhập thông tin khách hàng, thông tin tài sản đảm bảo vào hệ thống thì lập bản thông tin hợp đồng thế chấp. Sau khi Cán bộ quản lý cấp hạn mức cho hợp đồng, CBTD tiến hành lập HĐHM.
  • 29. 29 - Chuyển qua kế toán 01 bản chính hợp đồng tín dụng, 01 bản chính hợp đồng thế chấp, bản chính các giấy tờ liên quan tài sản đảm bảo, thông tin về tài sản thế chấp- cầm cố-bảo lãnh. Kế toán viên sau khi nhập thông tin tài sản đảm bảo vào máy sẽ lập phiếu nhập ngoại bảng. - Chuyển cho khách hàng 01 bản chính hợp đồng tín dụng, 01 bản chính hợp đồng thế chấp/bảo lãnh, đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, biên bản giao nhận hồ sơ tài sản đảm bảo. - Phòng quan hệ khách hàng lưu: hợp đồng tín dụng (+các phụ kiện kèm theo), bộ hợp đồng thế chấp tào sản, các giấy tờ liên quan tính pháp lý của khách hàng (CMND, hộ khẩu…), các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập của khách hàng (giấy xác nhận nghề nghiệp, bảng lương…), các giấy tờ liên quan khác Tuỳ theo phương thức giải ngân theo như trong hợp đồng mà sẽ giải ngân một hay nhiều lần, mỗi lần giải ngân khách hàng sẽ phải ký vào giấy nhận nợ, tổng số tiền giải ngân trong tất cả các lần giải ngân không được vượt quá hạn mức đã ký kết. 4.2.1.6 Lƣu trữ hồ sơ, giám sát vốn vay. Sau khi giải ngân cho khách hàng, CBTD lưu trữ hồ sơ theo quy định. Hàng tháng, CBTD theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng, khéo léo nhắc nhở khách hàng đến trả nợ. Định kỳ mỗi 03 tháng, CBTD tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, lập bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay đối với những hồ sơ vay dư nợ từ 50 triệu đồng trở lên và lập bảng phân loại khách hàng. CBTD theo dõi tình hình thực hiện các cam kết của khách hàng, nếu phát hiện khách hàng không thực hiện đúng các cam kết, và đã nhắc nhở nhiều lần. CBTD đề xuất với ban lãnh đạo thực hiện các biện pháp thu hồi vốn trước hạn. 4.2.1.7 Tất toán hợp đồng, lƣu trữ hồ sơ. Khi khách hàng tất toán hợp đồng, CBTD sẽ tiến hành tất toán hợp đồng cho khách hàng. Quy trình tất toán hợp đồng cho khách hàng bao gồm: - Sau khi khách hàng trả hết nợ, phòng quan hệ khách hàng lập bảng thông báo đóng hồ sơ vay, giải chấp từng phần hay toàn bộ tài sản thế chấp, gửi phòng kế toán. - CBTD nhận 03 liên phiếu xuất tài sản đảm bảo từ phòng kế toán, chuyển qua phòng ngân quỹ để xuất tài sản đảm bảo. - CBTD nhận lại hồ sơ tài sản đảm bảo từ phòng ngân quỹ, ký xác nhận vào “phần trả lại hồ sơ tài sản đảm bảo, cầm cố, bảo lãnh”, trả lại hồ sơ tài sản đảm bảo cho khách hàng tại phòng quan hệ khách hàng. - Đồng thời, CBTD sẽ gửi cho khách hàng mẫu đơn xin giải chấp tài sản để khách hàng giải chấp tải sản tại phòng tài nguyên môi trường, tìm hiểu xem khách hàng có nhu cầu vay mới hay không. CBTD thực hiện việc lưu trữ hồ sơ theo quy định.
  • 30. 30 4.2.2 Xây dựng quy trình thẩm định tín dụng trong mô hình ngân hàng thực hành. 4.2.2.1 Ví dụ trƣờng hợp vay vốn là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể. TỜ TRÌNH TÍN DỤNG (Áp dụng cho khách hàng cá nhân vay kinh doanh) TÓM TẮT THÔNG TIN TỜ TRÌNH Đơn vị lập tờ trình LacHongBank Cấp phê duyệt ĐVKD Tên khách hàng NGUYỄN THỊ A Mã khách hàng 0028324 8 Xếp hạng KH AAA ( 95,38 Đ) Thời gian giao dịch với LHB 2008 Sản phẩm tín dụng Cá nhân kinh doanh Khách hàng cốt lõi của LHB Không Mục đích tờ trình Đề xuất tái cấp tín dụng theo món ngắn hạn. Bổ sung vốn kinh doanh vải sợi và quần áo may sẵn. THÔNG TIN TÀI CHÍNH (đơn vị: Triệu đồng) M /N N 2009 N 2010 T ời điể tháng 11/ 2011 T/trưởng Ghi chú Tổng doanh thu 4.500 5.600 5.500 7% Lợi nhuận sau thuế 396 588 586 8% Vốn tự có 900 900 1.000 Tổng nợ vay 0 500 500 THÔNG TIN TÍN DỤNG TẠI LHB (đơn vị: Triệu đồng) Loại tín dụng Tín dụng đã duyệt Tín dụng đề xuất Mức tối đa Thời hạn S/dư hiện tại HM còn s/d Mức tối đa Đề xuất mới Thời hạn Tổng HM rủi ro 500 12 tháng 390 700 700 12 Tháng - Vay ngắn hạn 500 12 tháng 390 700 700 12 Tháng Biên độ sinh lời Phê duyệt: 6%/năm Thực tế: 6%/năm Đề xuất/quy định: 3,5/3%/ năm TÀI SẢN BẢO ĐẢM (đơn vị: Triệu đồng) HMRR không có TSBD: Loại tài sản G/trị định giá Mức bảo đảm Tỷ lệ cho vay Tỷ trọng TSBĐ Đ/vị định giá Ngày đ/giá Ghi chú Tờ trình số: 108/611/2011
  • 31. 31 Bất động sản 1.733 700 40,4% 100% ĐVKD 12/12/11 Định giá lại Động sản Tổng cộng TSBĐ 1.733 700 40,4% 100% ĐVKD QUAN HỆ VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG Quan hệ với LHB Các điều kiện phê duyệt tín dụng Tuân thủ Chưa tuân thủ Chất lượng tín dụng tại LHB Nợ đủ tiêu chuẩn Có nợ dưới tiêu chuẩn Tại TCTD khác Tổng dư nợ: Ngắn hạn: TDH: Chất lượng tín dụng Nợ đủ tiêu chuẩn Có nợ dưới tiêu chuẩn PHẦN I – ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT 1. Tổng hạn mức rủi ro Tổng HMRR đề xuất 700 Đ n v : Triệu đồng Tr ng đó Mứ tối đ Đề u t ới T ời ạn Ghi chú Vay ngắn hạn 700 700 12 Tháng 2. Các điều kiện cụ thể Vay ngắn hạn 700 triệu đồng P ư ng t ứ T ng ần  Mục đích Bổ sung vốn lưu động kinh doanh vải sợi và quần áo may sẵn.  Thời hạn HM/Vay: 12 Tháng Mỗi K/U: 12 Tháng Rút vốn: Tháng 12/2011  Quy định về lãi suất Lãi biên: 3,5%/năm Biên độ sinh lời: 3,5%/ năm CSLS: Áp dụng lãi suất tại thời điểm giải ngân, thay đổi 03 tháng/01 lần, bằng lãi suất điều chuyển vốn kinh doanh kỳ hạn 03 tháng + lãi biên 3,5%/năm. Chịu sự điều chỉnh theo chính sách lãi suất của LHB tại từng thời kỳ và phù hợp với quy định của pháp luật.
  • 32. 32  Phương thức trả nợ Trả lãi: Trả hàng tháng theo dư nợ thực tế. Trả gốc: Gốc trả dần 10 triệu đồng/tháng, số còn lại trả cuối kỳ.  Hình thức giải ngân Chuyển khoản: 0% Tiền mặt: 100%  Tóm tắt TSBD 01BĐS diện tích 165,1 m2 thuộc tờ bản đồ số 36, thửa đất số 83 tọa lạc tại KP1, P. ABC, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai.  Đề xuất khác CSTD Khác P ư ng t ứ HM/T ng ần 3. Tài sản bảo đảm 3.1. Danh mục tài sản bảo đảm cho khoản tín dụng đề xuất Stt Loại Tài sản Phâ n loại Giá trị định giá Mức cho vay Tỷ lệ vay Tỷ lệ QĐ Đơn vị định giá Ngày định giá lại TS1 - BĐS có thửa đất số 83, tờ bản đồ số 36, tọa lạc KP1, P. ABC, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai. - Vị trí 2: Đường Xa Lộ Hà Nội, đoạn từ Cầu Sập đến Công Viên 30/4. B 1.733 700 40,4% 65% ĐVK D 12/12/11 Tổng giá trị TSBĐ B 1.733 700 40,4%
  • 33. 33 Hình ảnh TSĐB 3.2. Tình trạng pháp lý và biện pháp quản lý Stt Mô tả tài sản Chủ sở hữu Giấy tờ pháp lý của tài sản Mối quan hệ với KH TS1 BĐS diện tích 165,1 m2 thuộc tờ bản đồ số 36, thửa đất số 83 tọa lạc tại KP1, P. ABC, Tp.Biên Hòa, T. Đồng Nai. Bà Nguyễn Thị A Và Ông Phạm Hồng B Giấy CN QSDĐ số AĐ xxxxxx, do UBND TP. Biên Hòa cấp ngày 15/09/2006. Khách hàng là chủ sở hữu TSTC. Biện pháp quản lý Ký hợp đồng thế chấp công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của LHB và Pháp luật trước khi giải ngân, LHB giữ bản chính giấy tờ tài sản. Đề xuất khác PHẦN II – THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG 1. Thông tin pháp lý 1 Tên hộ kinh doanh NGUYỄN THỊ A (NGUYỄN THỊ NGỌC D) 2 Hình thức kinh doanh
  • 34. 34 3 Đăng ký kinh doanh Số Đơn vị cấp Ngày cấp lần 1 Ngày thay đổi lần 47A8004337/HK D UBND TP. Biên Hòa 24/01/2003 Đ ỉ t Đ D Chợ XYZ – Phường ABC - Biên Hòa – Đồng Nai Đ điể in doanh Chợ XYZ – Phường ABC - Biên Hòa – Đồng Nai 4 Vốn đăng ký KD 10.000.000đ Vốn góp hiện tại 1.000.000.000 đ 5 Chủ sở hữu theo ĐKKD Họ và tên Chức vụ vốn góp (trđ) Tỷ lệ (%) NGUYỄN THỊ NGỌC D Em của chủ cơ sở kinh doanh + Do thời gian làm GPKD cho đồng lọat các tiểu thương đang kinh doanh tại chợ XYZ thì vợ chồng bà A đang đi du lịch chưa về nên để em gái của bà là Bà Nguyễn Thị Ngọc D đứng tên trên giấy phép. Bà A đã có đơn xác nhận đang kinh doanh tại chợ Sặt do BQL chợ XYZ xác nhận.  Nhận xét: - Khách hàng có đủ năng lực hành vi dân sự và pháp luật để vay vốn. - Qua thông tin từ địa phương được biết, gia đình và bản thân khách hàng là người có tư cách đạo đức tốt, có khả năng kinh doanh tốt và luôn chấp hành các quy định của địa phương. 2. Thông tin về chủ sở hữu và nhân thân a) Thông tin chung 1. Thông tin CSH Họ và tên Năm sinh CMND Trình độ học vấn NGUYỄN THỊ A 1964 123 456 789 PTTH Hộ khẩu thường trú 209C/1, KP1, P. ABC, Tp.Biên Hòa, T. Đồng Nai Nơi ở hiện tại 209C/1, KP1, P. ABC, Tp.Biên Hòa, T. Đồng Nai Nơi làm viện hiện tại Chợ XYZ – Phường ABC - Biên Hòa – Đồng Nai Chức danh Chủ cơ sở kinh doanh Quá trình công tác Gia đình khách hàng có trên 10 năm kinh nghiệm về kinh doanh vải sợi và quần áo may sẵn.
  • 35. 35 Thông tin khác 2. Thông tin người đồng trách nhiệm Họ và tên Năm sinh CMND Trình độ học vấn PHẠM HỒNG B 1961 987 456 123 PTTH Hộ khẩu thường trú 209C/1, KP1, P. ABC, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai Nơi ở hiện tại 209C/1, KP1, P. ABC, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai Nơi làm việc hiện tại Chợ XYZ – Phường ABC - Biên Hòa – Đồng Nai Chức danh Quản lý kinh doanh Quá trình công tác Gia đình khách hàng có trên 10 năm kinh nghiệm về kinh doanh vải sợi và quần áo may sẵn. Thông tin khác 3. Thông tin người phụ thuộc Họ và tên Năm sinh Nghề nghiệp Mối quan hệ với KH PHẠM ĐỨC T 1987 Phụ GĐ Kinh Doanh Con PHẠM MINH T 1989 Sinh Viên Con PHẠM ĐỨC H 1991 Sinh Viên Con Thông tin khác  Nhận xét: - Năng lực, kinh nghiệm kinh doanh: Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề khách vay có đủ năng lực quản lý điều hành họat động kinh doanh được ổn định và hiệu quả. - Tư cách đạo đức: cơ sở kinh doanh của gia đình hoạt động với phương chăm là uy tín, luôn tạo được sự tin cậy của khách hàng. b) Tài sản tích lũy của Chủ sở hữu St t Nội dung Giá trị thị trường (trđ) Giấy tờ pháp lý Tình trạng tài sản Tình trạng thế chấp tại TCTD I Tổng giá trị tài sản 3.500 1 BĐS có tờ bản đồ số 36, thửa đất số 83 tọa lạc tại KP1, P. ABC, Tp.Biên Hòa, T. Đồng Nai. 2.500 Giấy CN QSDĐ số AĐ xxxxx, do UBND TP. Biên Hòa cấp ngày Đang làm nhà ở Đang thế chấp tại LHB
  • 36. 36 15/09/2006. 2 Vốn kinh doanh 1.000 II Tổng nghĩa vụ phải trả 390 1 Nợ vay TCTD 390 2 Nợ khác II I Tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản 11%  Nhận xét: - Tình hình tài chính của gia đình tốt. Tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của khách hàng, hiện trạng tốt đảm bảo cho khoản vay tại LHB. Tổng giá trị tài sản khách hàng khoảng 3.500 trđ. Tình hình kinh doanh của khách hàng ổn định và hiệu quả đảm bảo trả nợ cho các khoản vay tại LHB và các tổ chức tín dụng khác. - Với tỷ trọng nợ vay/ tổng giá trị tài sản tích lũy 11% là rất thấp, thể hiện khả năng tài chính của khách hàng ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ vay cho các TCTD. - Ngoài ra khách hàng còn có 01 cửa hàng tên LINH CHI NHẬT BẢN chuyên buôn bán sỉ và lẻ yến, nấm linh chi và các lọai thảo dược khác tại 162 – KP7 – Phường ABC – Biên Hòa – Đồng Nai và 01 Shop thời trang tên HK tại 147/5 – KP2 – Phường ABC – Biên Hòa – Đồng Nai các cửa hàng trên được các con của khách hàng đứng ra quản lý nhưng do chưa có Đăng Ký Kinh Doanh nên không ghi nhận. 3. Tình hình quan hệ với LHB và các TCTD khác:  Tình hình quan hệ với LHB  Có quan hệ Chưa có quan hệ Thông tin các khoản vay đang có dƣ nợ tại LHB St t Tên TCTD Mục đích Số tiền Dư nợ Thời hạn Đến hạn TSBĐ 1 LHB Vay kinh doanh 500 390 12 tháng 15/12/20 11 BĐS tọa lạc tại tọa lạc tại KP1, P. ABC, Tp.Biên Hòa, T. Đồng Nai Đánh giá uy tín và chất lượng quan hệ tại LHB: T T Nội dung Phê duyệt Thực tế Kết luận Xác nhận của Phòng QLN: Ngày 12/12/2011 1 Thanh toán gốc/lãi chậm Luôn trả nợ đúng hạn 2 Phát sinh nợ nhóm 2 KH chưa từng phát sinh nợ nhóm 2 trong 12 tháng qua  Tình hình quan hệ với các TCTD khác Có quan hệ Chưa có quan hệ
  • 37. 37  Thông tin CIC: Ngày tra thông tin CIC: 05/12/2011  Quan hệ tín dụng: Diễn biến dư nợ 1 năm gần nhất (Từ tháng 12/2010 đến tháng 12/2011) + Danh sách Tổ chức tín dụng đang quan hệ STT Tên tổ chức/ chi nhánh tổ chức tín dụng Mã TCTD Ngày báo cáo gần nhất 1 NH TMCP Lạc Hồng 12345678 30/11/2011 + Tình trạng dư nợ tín dụng hiện tại: Ð n v t n : triệu VND, U D Loại dư nợ VND USD Dư Nợ cho vay ngắn hạn: 390 0 Dư nợ đủ tiêu chuẩn 390 0 Tổng cộng 390 0 + Lịch sử nợ không đủ tiêu chuẩn 5 năm gần nhất : Khách hàng không có dư nợ xấu trong 5 năm trở lại đây. 4. Thông tin nợ vay của ngƣời đồng trách nhiệm Có quan hệ Chưa có quan hệ 5. Thông tin về nhóm KH có liên quan Có thông tin Không có thông tin PHẦN III– TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1. Sản phẩm - Kinh doanh buôn bán vải và quần áo may sẵn. - Cơ cấu sản phẩm/dịch vụ: Vải sợi và quần áo may sẵn các loại, ... 2.Cơ sở vật chất - Mặt bằng kinh doanh/sản xuất: Diện tích mặt bằng kinh doanh tại chợ Sặt của khách hàng hơn 18m2 , mặt bằng kinh doanh thuộc quyền sở hữu của khách hàng nên tiết kiệm được chi phí thuê mướn và gia tăng thêm lợi nhuận.
  • 38. 38 - Máy móc, thiết bị : Do khách hàng chỉ hoạt động kinh doanh mua bán nên không đầu tư máy móc thiết bị. 3. Nhân lực - Số lượng lao động: 02 người - Trình độ, kinh nghiệm, thời gian gắn bó: lao động phổ thông có tay nghề hơn 05 năm 4. Thị trƣờng  T trường đầu v : Nhà cung cấp Tỉnh / TP Nguyên vật liệu cung ứng Số năm đã giao dịch mua bán Phương thức thanh toán Tỷ trọng - Chợ Soái Kinh Lâm TP Hồ Chí Minh Vải Trên 10 năm Tiền mặt 50% - Chợ Bà Chiểu TP Hồ Chí Minh Vải và quần áo may sẵn Trên 10 năm Tiền mặt 30% - Chợ Tân Bình TP Hồ Chí Minh Vải và quần áo may sẵn Trên 10 năm Tiền mặt 20%  T trường đầu r :
  • 39. 39 - Sản phẩm được bán cho các tiệm bán vải tại các chợ nhỏ trong địa bàn Tỉnh Đồng Nai như Chị Tuề bán tại chợ Đông Hòa, Chị Hiệp bán tại chợ Thánh Tâm, chị Phát bán tại chợ Biên Hòa … và người tiêu dùng tại địa phương. - Phương thức bán hàng: Bỏ mối cho các cơ sở kinh doanh mua bán sỉ và bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng. - Phương thức thanh toán: tiền hàng được thanh toán chậm nhất sau một chuyến hàng và đối với người bán lẻ thì thanh tóan ngay. - Hình thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt.  ả n ng ạn tr n - Đối thủ cạnh tranh: Địa điểm kinh doanh tại chợ Sặt hiện có trên 200 hộ kinh doanh buôn bán chủ yếu là các mặt hàng vải sợi, quần áo may sẵn của trẻ em và người lớn, nông sản, thủy hải sản , thực phẩm, mỹ phẩm, đồ dùng sinh họat gia đình, … trong đó có hơn 9 hộ kinh doanh vải sợi các loại. Các hộ tiểu kinh doanh tại đây chủ yếu là lấy lại hàng của khách hàng nên sức cạnh tranh tương đối thấp. - Phân tích ưu thế của KH: Sạp vải của khách hàng là sạp lớn nhất tại chợ Sặt, gia đình khách hàng có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc kinh doanh mua bán vải và quần áo may sẵn và đã tạo được uy tín trên thị trường khu vực Đồng Nai nên nguồn đầu vào và đầu ra của khách hàng luôn ổn định và đông khách. 5.Phân tích tài chính trong hoạt động kinh doanh a Tóm tắt thông tin tài chính: ĐVT: Triệu đồng M /N N 2009 N 2010 T ời điể tháng 11/2011 M /N N 2009 N 2010 T ời điể tháng 11/2011 Doanh thu thuần 4.500 5.600 5.500 Vốn chủ sở hữu 900 900 1.000 LN sau thuế 396 588 586 Nợ vay 0 500 500 Tổng tài sản 900 1.400 1.500 Vòng quay VLĐ 5 4 3,7 b) Tình hình tài chính chi tiết :  Tình hình tài chính theo năm: ĐVT : Triệu đồng
  • 40. 40  Tình hình tài chính chi tiết từng tháng trong 06 tháng gần thời điểm hiện tại nhất: ĐVT: Triệu đồng Phân tích tình hình tài chính chi tiết:  Về cơ cấu nguồn vốn: - Vốn lưu động cuả khách hàng là 1.500 triệu đồng cụ thể như sau: + Dự trữ tiền mặt bình quân: 200 triệu đồng, đảm bảo tính tự chủ nguồn vốn tốt. + Công nợ phải thu của khách hàng: 700 triệu đồng. + Hàng tồn kho bình quân 600 triệu đồng. - Vốn cố định của khách hàng là 600 triệu đồng: Do khách hàng chỉ hoạt động kinh doanh mua bán nên không đầu tư máy móc thiết bị, khách hàng chỉ đầu tư mặt bằng kinh doanh và chứa hàng có giá trị khoảng 600 triệu đồng.
  • 41. 41 => Tổng nguồn vốn đầu tư kinh doanh của khách hàng là 2.100 triệu đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu là 1.600 triệu đồng chiếm 76% vốn kinh doanh, vốn vay LHB Đồng Nai là 500 triệu đồng chiếm 24% vốn kinh doanh. Với tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm 76% vốn kinh doanh là khá cao nên khách hàng luôn chủ động được nguồn vốn trong kinh doanh.  Về cơ cấu doanh thu: Căn cứ vào sổ sách ghi chép tay của khách hàng thì QHKH nhận thấy gia đình khách hàng kinh doanh có hiệu quả và ổn định, doanh thu tăng đều qua các năm. - Doanh thu năm 2009 đạt 4.500 triệu đồng/năm, lợi nhuận đạt 396 triệu đồng/năm, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chiếm 8,8%, lợi nhuận bình quân khoảng 33 triệu đồng/ tháng. - Doanh thu năm 2010 đạt 5.600 triệu đồng lợi nhuận đạt được 588 triệu đồng/năm, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chiếm 10,5% và lợi nhuận bình quân khoảng 49 triệu đồng/ tháng. - Doanh thu lũy kế đến tháng 11/2011 đạt 5.500 triệu đồng/11 tháng, lợi nhuận đạt 586 triệu đồng/11 tháng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chiếm 10,65%, lợi nhuận bình quân khoảng 53,3 triệu đồng/ tháng.  Về chi phí: phát sinh tương ứng với doanh thu là: 4.914 triệu đồng, bình quân khỏang 447 triệu đồng/tháng chiếm khoảng 89% tổng doanh thu, bao gồm các khoảng chi phí sau: - Chi phí giá vốn hàng mua vào là 4.664 triệu đồng, bình quân khỏang 424 triệu đồng/tháng chiếm khoảng 85% tổng doanh thu. - Chi phí bán hàng, quản lý là 115,5 triệu đồng, bình quân khỏang 10,5 triệu đồng/tháng chiếm khoảng 2% tổng doanh thu. - Chi phí khác ( điện, nước, điện thọai , lãi vay…) là 135 triệu đồng, bình quân 12,3 triệu đồng/tháng chiếm khoảng 2% tổng doanh thu.  Về lợi Nhuận: ( 5.500 triệu đồng – 4.914 triệu đồng) = 586 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu đạt 10,65%. Lợi nhuận bình quân đạt 53,3 triệu dồng/tháng. Chi phí sinh hoạt gia đình : bình quân 10 triệu đồng/tháng. Lợi nhuận tích lũy : 53,3 triệu đồng – 10 triệu đồng = 43,3 triệu đồng/tháng Kế hoạch kinh doanh năm 2012: Dự kiến tổng doanh thu của khách hàng năm 2012 đạt được khoảng 6.600 triệu đồng sau khi trừ đi các khoản chi phí + lãi vay là 5.872 triệu đồng và lợi nhuận của khách hàng là khoảng 728 triệu đông/năm, bình quân 60,6 triệu đồng/tháng. Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu đạt 11% là hoàn toàn tốt. Nhận xét: - Qua thẩm định thực tế cũng như theo dõi sổ sách bán hàng của khách hàng, QLKH nhận thấy với qui mô kinh doanh, nguồn thu nhập, thị trường đầu vào cũng như
  • 42. 42 đầu ra ổn định, gia đình khách hàng đủ khả năng thanh toán gốc lãi tại LHB cũng như bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Kính trình Ban lãnh đạo phê duyệt. PHẦN IV– PHÂN TÍCH NHU CẦU TÍN DỤNG 1. Nhu cầu tín dụng từng lần: a) Thông tin đầu vào: Cơ sở xác định nhu cầu: Căn cứ doanh số bán hàng thực tế được ghi nhận theo sổ sách lưu trữ của khách hàng qua các năm. Thông tin đầu vào: Vải và quần áo may sẵn được mua hàng trực tiếp tại các chợ đầu mối chuyên cung cấp vải sợi và quần áo may sẵn tại TP. HCM như chợ An Đông, chợ Bà Chiểu, chợ Tân Bình, chợ Soái Kình Lâm ...  Tổng nhu cầu vốn của phương án: 1.700 triệu đồng trong đó: - Vốn tự có tham gia : 1.000 triệu đồng - Vốn vay tại LHB là : 700 triệu đồng Chi tiết cơ cấu vốn như sau: STT Khỏan mục Số tiền (triệu đồng) 1. Dự trữ tiền mặt bình quân (a): 300 2. Hàng tồn kho, NVL bình quân (b): 700 3. Công nợ phải thu bình quân (c): 700 4. Tài sản lưu động khác (d): 0 5. Công nợ phải trả cho nhà cung cấp (e): 0 6. N u ầu vốn ột vòng u y (=a+b+c+d-e): 1.700 7. Vốn tự ó v tự uy động: 1.000 8. N u ầu v y vốn: 700 b)Thông tin đầu ra  Cơ sở xác định đầu ra: Căn cứ doanh số bán hàng thực tế qua các năm. Thông tin đầu ra : - Bán sỉ và lẻ trực tiếp cho các tiệm bán vải tại các chợ nhỏ trong địa bàn Tỉnh Đồng Nai và người tiêu dùng tại địa phương ... Hầu hết các bạn hàng đã có quá trình giao dịch lâu năm với khách hàng và rất uy tín. - Kế hoạch kinh doanh trong năm 2011 của khách hàng sẽ mở rộng quy mô kinh doanh như mua thêm vải và quần áo may sẵn về dự trữ để phục vụ cho dịp tết Nguyên Đán sắp tới là hợp lý và cần thiết.
  • 43. 43 c)Đánh giá hiệu quả phƣơng án kinh doanh St t Khoản mục Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng/Tổng chi phí (%) 1 Tổng chi phí Chi phí giá vốn Chi phí bán hàng, quản lý ... Chi phí điện, nước, điện thọai... Chi phí lãi vay 5.872 5.551 132 59 130 100% 94,5% 2,3% 1% 2,2% 2 Tổng doanh thu bán hàng dự kiến 6.600 3 Lợi nhuận trước thuế (2 - 1) 728 4 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 11,03% 5 Nguồn trả nợ bổ sung Nhận xét: - Đánh giá hiệu quả phƣơng án kinh doanh/ kế hoạch kinh doanh và khả năng thực hiện của KH: Căn cứ vào bảng phân tích trên cho thấy với chi phí 5.872 triệu đồng, doanh thu dự kiến năm 2011 đạt được 6.600 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 728 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận/doanh thu chiếm 11,03% sau khi trừ các khoản chi phí như thuế, lãi vay, chi phí sinh họat, gia đình khách hàng tích lũy được hơn 700 triệu đồng/năm, bình quân 58,3 triệu đồng/tháng. - Đánh giá nhu cầu vay vốn: Qua tính toán tổng nhu cầu vốn lưu động cho phương án kinh doanh là 1.700 triệu động, vốn tự có của khách hàng là 1.000 triệu đồng, vốn vay tại LHB là 700 triệu đồng chiếm 41% là hoàn toàn phù hợp. Do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh vải đòi hỏi khách hàng phải dữ trữ nhiều chủng loại vải đa dạng và đẹp mắt nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Vì vậy khách hàng xin vay số tiền là 700 triệu đồng để bổ sung vốn kinh doanh. Qua trình bày của khách hàng QLKH nhận thấy nhu cầu xin vay lần này của khách hàng nhằm để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với qui định của LHB. - Đánh giá nguồn trả nợ: Qua bảng phân tích trên QLKH nhận thấy tình hình họat động kinh doanh ổn định, doanh thu, lợi nhuận tăng đều qua các năm nên hoàn toàn đủ khả năng thanh toán gốc, lãi tại LHB cũng như bất kỳ tổ chức tín dụng nào. - Đề xuất của QLKH: Đây là KH truyền thống của LHB vay trả uy tín đúng hạn. Kính trình Ban lãnh đạo phê duyệt khoản vay cho khách hàng Nguyễn Thị A.
  • 44. 44 NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN Về tình hình hoạt động của khách hàng Họat đông kinh doanh của cơ sở có hiệu quả và không ngừng mở rộng, phát triển qua các năm Về tình hình tài chính của khách hàng Khách hàng là người có uy tín cao đối với các TCTD, chưa để xảy ra phát sinh nợ quá hạn Về những điểm chưa phù hợp với CSTD của LHB Không Nhận định các rủi ro có thể gặp phải khi cấp tín dụng Hoàn toàn kiểm soát được rủi ro về công nợ vì hầu hết đều là bạn hàng có uy tín nhiều năm với khách hàng => Khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thấp Nhận xét khác Không Sau khi phân tích và đánh giá toàn diện khách hàng, tôi/chúng tôi cùng thống nhất đồng ý và đề xuất cấp tín dụng đối với khách hàng như các nội dung, điều kiện đã trình bày trong tờ trình này và các Phụ lục kèm theo tờ trình. Chức danh Quản lý khách hàng Giám Đốc QLKH KHCN Giám Đốc NH ( ữ ) Họ và tên Ngày Nguyễn Trần Q 12/12/2011 Hoàng Công C 13/12/2011 Đỗ Văn H …./12/2011 4.2.2.2 Ví dụ trƣờng hợp vay vốn là khách hàng doanh nghiệp. TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG (V/v cấp tín dụng khách hàng là doanh nghiệp) Kính trình: BAN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG LẠC HỒNG Ng y ng nộ ồ s : 2/5/2012 Ng y ng nộ đ ồ s : 15/5/2012 Thẩm định bởi: Nguyễn Cao Quang Nhật – Nguyễn Ngọc Thị Kim Loan I. TỔ CHỨC QUẢN LÝ 1. Giới thiệu chủ đầu tƣ và doanh nghiệp vay vốn: - Tên doanh nghiệp: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN XYZ