SlideShare a Scribd company logo
1 of 264
Download to read offline
Äo
AN ATLAS OF COMMUNICABLE DISEASES IN VIETNAM
FROM 2000 TO 2011
ATLAS CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000-2011
1
LỜI NÓI ĐẦU
Tình hình bệnh truyền nhiễm gây dịch trên thế giới diễn biến tương đối phức tạp trong những
năm gần đây. Nó là kết quả của một hệ thống phức hợp tác động lẫn nhau giữa các yếu tố sinh học,
xã hội, sinh thái và kỹ thuật. Chỉ tính riêng trong 15 năm trở lại đây, nhiều dịch bệnh mới xuất hiện
đã gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. Dịch cúm A/H5N1 lây truyền từ gia cầm sang người
xuất hiện lần đầu tiên tại Hồng Kông năm 1997, tính đến 8/10/2013 đã xuất hiện tại 15 quốc gia
thuộc Châu Á, Châu Phi và Châu Âu với 641 trường hợp mắc và 380 trường hợp tử vong. Năm
2003, dịch SARS xảy ra, trong thời gian ngắn đã lan rộng ra nhiều quốc gia với khoảng 8000 người
mắc, hơn 700 trường hợp tử vong. Dịch tả trên thế giới cũng có xu hướng tăng liên tục trong những
năm trở lại đây cả về quy mô và phạm vi gây dịch. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy,
chỉ tính riêng giai đoạn từ 2004 - 2008 số ca bệnh tả trên thế giới đã tăng 24 % so với giai đoạn từ
năm 2000 - 2004. Xu hướng của dịch sốt xuất huyết cũng gia tăng mạnh ở nhiều nước trong thập
kỷ qua, đặc biệt là các nước khu vực Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Thái Bình Dương, ước tính
trung bình mỗi năm thế giới ghi nhận tới 500.000 người mắc sốt xuất huyết. Hậu quả của các bệnh
nhiễm trùng mới xuất hiện của khu vực Đông Nam Châu Á là rất lớn. Ước tính dịch SARS ở khu
vực Đông và Nam Châu Á làm thiệt hại khoảng 18 tỷ đô la Mỹ (vào khoảng 2 triệu đô la cho một
bệnh nhân). Ngoài ra, dịch cúm gia cầm A/H5N1cũng gây ảnh hưởng nặng nề tới công nghiệp chăn
nuôi gia cầm và tiếp tục ảnh hưởng tới của nhiều nước trong khu vực và còn tiếp tục lan rộng
Kết quả giám sát ở Việt Nam trong 10 năm vừa qua cho thấy, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì
tốt những thành quả về thanh toán bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh, nhiều bệnh truyền nhiễm như
bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản đã có xu hướng giảm rõ rệt; nhiều vụ dịch tả, dịch sốt xuất
huyết, cúm A/H1N1/09 đại dịch, tay chân miệng ... đã được khống chế hiệu quả. Đó là nhờ các hoạt
động giám sát phòng chống dịch bệnh chủ động, công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng
đồng, sự vào cuộc kịp thời và tích cực của y tế, chính quyền và các ban ngành liên quan. Hệ thống
các văn bản pháp quy về giám sát, phòng chống bệnh truyền nhiễm ngày càng được hoàn thiện như
Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Quy chế thông tin báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm; Quy
trình giám sát, dự phòng, xử lý ổ dịch và điều trị bệnh truyền nhiễm đã góp phần làm tăng hiệu quả
của công tác giám sát, phòng chống dịch. Bên cạnh những thành quả đạt được, tình hình bệnh bệnh
truyền nhiễm vẫn diễn biến rất phức tạp. Sự gia tăng dân số, thay đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa
nhanh, giao lưu quốc tế, biến động dân số, tình trạng nhập cư, di cư, ô nhiễm môi trường, sự kháng
thuốc và biến chủng của các tác nhân gây bệnh, quản lý vật nuôi, quy trình kiểm dịch động vật, quy
trình giết mổ và tiêu thụ thực phẩm từ động vật vẫn còn lỏng lẻo và chưa hiệu quả, cùng với những
thói quen vệ sinh chưa tốt và nhiều nguyên nhân khách quan khác khiến cho bệnh truyền nhiễm dễ
dàng lây lan và tiếp tục là gánh nặng sức khoẻ cho cộng đồng. Nhiều bệnh truyền nhiễm trước đây
có số mắc thấp nay có nguy cơ quay trở lại bùng phát thành dịch.
Trong bối cảnh đó, với sự hỗ trợ về kỹ thuật của tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam và hỗ trợ về
mặt tài chính của USAID, viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã hợp tác với Trường Đại học Oxford
(Vương quốc Anh), biên soạn cuốn “Atlas các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam”. Mục tiêu của cuốn
Atlas (Bản đồ) này là cung cấp thống tin về sự phân bố theo địa lý của các bệnh truyền nhiễm trên
người và động vật, cũng như các mối nguy cơ đe dọa sức khỏe khác. Tài liệu này trình bày các bản
đồ về một số bệnh truyền nhiễm (bao gồm bệnh mới nổi, bệnh lây truyền từ động vật sang người,
bệnh thuộc diện phải báo cáo) và các yếu tố liên quan ở Việt Nam; các thông tin mô tả ngắn gọn về
2
triệu chứng, tác nhân gây bệnh, diễn biến, phương thức lây truyền, điều trị lâm sàng, phòng bệnh và
kiểm soát bệnh; và các bản đồ về các yếu tố liên quan đến lan truyền bệnh truyền nhiễm. Số liệu sử
dụng trong cuốn Atlas này được lấy từ các nguồn số liệu chính thức như: Niên giám thống kê bệnh
truyền nhiễm; các báo cáo của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Cục Y tế Dự phòng, Cục Thú y,
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur HCM, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Dịch
tễ Tây Nguyên, Viện Sốt rét Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Chương trình phòng chống lao
quốc gia, chương trình phòng chống phong quốc gia; các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước,
cấp bộ; các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.
Hy vọng cuốn Atlas này sẽ là một tài liệu quan trọng góp phần hiểu rõ hơn các dịch bệnh nhằm
tăng cường hệ thống giám sát và đáp ứng dịch bệnh truyền nhiễm ở Việt nam. Nó cũng giúp các nhà
nghiên cứu kiểm tra giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố bệnh theo địa dư, và giúp
cho các nhà hoạch định chính sách ưu tiên nguồn lực và đáp ứng ở những khu vực có nguy cơ cao
nhất. Ngoài ra, cuốnAtlas có thể sử dụng như một tài liệu cơ bản hỗ trợ việc học tập và đào tạo trong
lĩnh vực phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Mặc dầu nhóm các chuyên gia biên soạn đã cố gắng tìm kiếm, khai thác, sử dụng các nguồn
thông tin để biên tập lần đầu tiên cuốn Atlas này, nhưng không khỏi không có những thiếu sót và
hạn chế. Chất lượng số liệu ở các bản đồ có thể còn hạn chế và khác nhau tùy thuộc vào thiết kế
nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, và vào tính sẵn có của số liệu. Do đó, cuốn Atlas cũng
có thể được coi là khởi đầu để nâng cao chất lượng số liệu góp phần đánh giá sự phân bố và gánh
nặng của những bệnh truyền nhiễm quan trọng ở Việt Nam.
Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả và đồng nghiệp để có thể nâng cao
chất lượng của tài liệu này cho lần xuất bản sau.
Thay mặt nhóm biên soạn
GS.TS Nguyễn Trần Hiển
3
FOREWORD
The global control of communicable diseases has become more complicated in recent years.
It is the result of an interplay between biological (pathogen), social (behavior), and ecological
(environment) factors. In the last 15 years, emerging infectious diseases have repeatedly challenged
public health systems. Since the first case of influenza A/H5N1, which transmitted from poultry to
humans in Hong Kong in 1997, avian influenza has caused human cases in 15 countries in Asia,
Africa and Europe with 641 infected cases and 380 deaths by 8th October 2013. In 2003, the Severe
Acute Respiratory Distress Syndrome (SARS) virus spread rapidly to many countries with about
8 thousands of infected patients and over 700 deaths. In addition, some classic pathogens such as
Vibrio cholerae are re-emerging, causing increased disease across the world. Statistics from the
World Health Organization show that from 2004 to 2008 the number of cholera cases worldwide
has increased by 24% in comparison with the period 2000-2004. The burden of dengue fever also
continues to increase. Over the last decade, many countries, especially in South East Asia, the
Middle East and Western Pacific, have witnessed an upward trend of dengue fever, with an average
number of 500,000 dengue cases recorded every year.
The consequences of such emerging and re-emerging infectious diseases in the South East
Asia region is tremendous. The SARS pandemic in East and South Asia lead to US$ 18 billion in
damages, about $2 million per patient, Avian influenza A/H5N1 has had a severe impact on the
poultry industry and continues to trouble many countries in the region.
Disease surveillance in Vietnam over the past 10 years shows that Vietnam has successfully
eliminated polio and neonatal tetanus. Several infectious diseases such as diphtheria, whooping
cough, and Japanese encephalitis have declined significantly. Furthermore, SARS and avian
influenza A/H5N1 have been controlled effectively. These successes can in part be attributed
to the surveillance and epidemic prevention systems, and to active communication programs that
raise awareness amongst the community. Regulations on the surveillance, prevention and control
infectious diseases are continually being improved, such as the Law on Infectious Disease Control
(November 21
st
, 2007) which regulates the reporting of specific infectious diseases, monitoring
procedures, prevention, outbreak management and treatment. The law has contributed to reinforcing
the effectiveness of the monitoring, prevention and control of communicable diseases in Vietnam.
Despite these accomplishments, infectious diseases in Vietnam remain an important issue and
there are reasons to continue to strengthen the systems for surveillance and control. Factors that
may increase the burden of infectious diseases include: an increasing population, climate change,
urbanization, international and domestic population mobility, environmental pollution, drug
resistance, changing livestock management systems, inadequate animal quarantine procedures,
weak control of livestock slaughtering and food preparation and consumption pratices, poor food
hygiene practices.
In this context, the National Institute of Hygiene and Epidemiology with technical support
of World Health Organization in Viet Nam and financial support of USAID has collaborated with
Oxford University Clinical Research Unit in Vietnam to compile the book “ Atlas of communicable
diseases in Vietnam”. The objective of theAtlas (Map) is to provide the best available information on
4
the geographical distribution of infectious diseases in humans in Vietnam. This atlas provides maps
on a number of infectious diseases and associated factors in Vietnam, with each map accompanied
by a fact sheet that provides a systematic summary of the disease. Data used in this Atlas is derived
from various sources such as the communicable disease yearbooks, and reports from the Vietnam
Food Administration and Safety, General Department of Preventive Medicine, Animal Health
Department, National Institute of Hygiene and Epidemiology, Pasteur Institute Ho Chi Minh City,
Nha Trang Pasteur Institute, Institute of Hygiene and Epidemiology Highlands, National Institute of
Malariology Parasitology and Entomology, National Tuberculosis Control Programme of Vietnam,
and the National Leprosy Program. We also used reports from scientific research conducted at state
or ministerial level, and articles published in national and international scientific journals.
We hope that this Atlas will become a vital document contributing to a better understanding of
the epidemiology of infectious diseases in Vietnam and strengthen the national infectious disease
surveillance and response system. It can also support researchers in the area of infectious diseases,
and support policy makers to optimize resources and prioritize high risk areas. Besides, the Atlas
can be used as a basic material in education and training in the field of infectious diseases and
control.
Despite our best efforts to compile and integrate a wide range of data sources to publish this
first edition of the Atlas of infectious diseases in Vietnam, the document undeniably has some
deficiencies. The quality of the data available with which to prepare the maps are limited, vary
greatly between diseases and depend on the availability of data. Therefore, this Atlas should be seen
as a starting point and as a stimulus to collect better data with which to track the distribution and
burden of these important diseases.
In order to improve the quality of the next editions, we are looking forward to your precious
feedback.
On behalf of Editorial Board ,
Nguyen Tran Hien
5
The atlas is divided into four sections: (1) As-
sociated factors, (2) Bacterial Infections, (3)
Parasitic Infections, and (4) Viral Infections.
Disease maps are ordered alphabetically within
their section. Synonyms for diseases are stated.
Each disease map is accompanied by a fact sheet
that provides key information on the pathogen,
disease transmission, incubation time, clinical
findings, prevention, and epidemiology, main
sources for the map, data limitations and key
references. The definitions of each heading in
the fact sheet are as follows:
-Syndromes and synonyms: Other names by
which the disease may be known or types of dis-
eases caused by the agent.
-Agent: The disease-causing pathogen(s) with
key characteristics.
-Reservoir: The main animal host or environ-
mental niche where the pathogen is predomi-
nantly found and from where it can be transmit-
ted.
-Vector: The living carrier that predominantly
transmits the infectious agent to humans.
-Transmission: The mechanism(s) by which the
pathogen is transmitted to humans
-Cycle: Asummary of the lifecycle of the patho-
gen.
-Incubation period: Time period between the ex-
posure to the pathogen and disease onset.
-Clinical findings: Key symptoms of the
disease(s). A single pathogen may cause more
than one disease syndrome.
-Diagnostic tests: Standard laboratory tests used
to identify the infection.
-Epidemiology: Information on the determi-
nants, distribution, and burden of the disease.
Groups at risk of disease are also identified in
this section.
User’s guide/Hướng dẫn sử dụng
Cuốn sách Atlas được chia thành 4 phần: (1) Các
yếu tố thúc đẩy bệnh truyền nhiễm, (2) Các bệnh
truyền nhiễm do vi khuẩn, (3) Các bệnh truyền
nhiễm do ký sinh trùng, và (4) Các bệnh truyền
nhiễm do vi rút. Bản đồ các bệnh truyền nhiễm
được sắp xếp theo trình tự bảng chữ cái trong
từng phần tương ứng. Các từ đồng nghĩa dùng
cho các bệnh đều được trình bày. Bản đồ của
mỗi bệnh được đi kèm với một bản mô tả cung
cấp thông tin chính về vi sinh vật gây bệnh, sự
lan truyền, thời gian ủ bệnh, biểu hiện lâm sàng,
phòng tránh bệnh, dịch tễ, các nguồn thông tin
chính của bản đồ, một số hạn chế của dữ liệu và
tài liệu tham khảo. Các mục chính trong bản mô
tả gồm những thông tin như sau:
-Các hội chứng và các từ đồng nghĩa: Những tên
gọi khác của bệnh hoặc những dạng bệnh được
gây ra bởi cùng vi sinh vật gây bệnh.
-Các vi sinh vật gây bệnh: Những căn nguyên
gây bệnh cùng với những đặc điểm chính của
chúng.
-Ổ chứa: Các vật chủ chính hoặc những môi
trường mà các vi sinh vật gây bệnh hay được tìm
thấy và từ đó có thể gây lây bệnh.
-Vector: Động vật sống mang bệnh, mà nó
thường lây truyền các vi sinh vật gây bệnh sang
cho con người.
-Sự lây truyền: Cơ chế mà vi sinh vật gây bệnh
lây nhiễm sang người
-Chu kỳ: Tóm tắt vòng đời của vi sinh vật gây
bệnh.
-Thời gian ủ bệnh: Thời gian từ khi tiếp xúc với
vi sinh vật gây bệnh cho đến khi bệnh khởi phát.
-Biểu hiện lâm sàng: Những triệu chứng chính
của bệnh. Một vi sinh vật gây bệnh có thể gây ra
nhiều hơn một hội chứng.
-Các xét nghiệm chẩn đoán: Các tiêu chuẩn xét
nghiệm được dùng để chẩn đoán xác định bệnh.
6
-Map sources: Key sources used for the map are
mentioned here.
-Key references: Key references relating to the
disease are listed here.
The fact sheets for the maps in Section 1 ‘Infec-
tious Disease Drivers’ have a different format
than those for the diseases. This section includes
maps that illustrate some of the principal driv-
ing forces of infectious disease distribution,
ranging from poverty and sanitation, to climate,
and land cover. We acknowledge that for some
factors shown in this section the relationship is
two-way, with the factor being both a cause and
a consequence of infection, e.g. poverty and un-
dernutrition. The fact sheets in this section pro-
vide a definition, the trends and the relation to
infections. Also map sources and key references
are included in these fact sheets.
We have utilized many different sources to
compile this atlas, including Vietnamese sur-
veillance data, review papers, primary research
papers, maps produced by others, key reference
texts such the Control of Communicable Diseas-
es Manual (CCDM, 19th edition), the Atlas of
Human Infectious Diseases (Wiley-Blackwell,
2012) and the websites of the World Health Or-
ganization and Centers for Disease Control and
Prevention, USA.
The starting point for each map was to seek
surveillance data on the disease and to estab-
lish whether a map of disease distribution was
already available. Based on available informa-
tion, the editorial team decided how the dis-
ease distribution should be visualized and with
what data source(s). Where high-quality maps
were already available we would use these un-
changed (e.g. malaria maps) or modified and up-
dated as needed, and permissions were obtained
when necessary. Where there was no existing
map or surveillance data available, a literature
search strategy was developed in order to gather
information on disease distribution. The map-
ping team prepared draft maps for review and
-Dịch tễ: Thông tin về các yếu tố ảnh hưởng, sự
phân bố và gánh nặng bệnh tật. Những nhóm
có nguy cơ mắc bệnh cũng được trình bày trong
mục này.
-Nguồn dữ liệu của bản đồ: Những nguồn thông
tin chính được dùng để xây dựng bản đồ được
đề cập ở đây.
-Tài liệu tham khảo chính: Những tài liệu tham
khảo chính liên quan đến mỗi bệnh sẽ đươc liệt
kê ở đây.
Bản mô tả cho các bản đồ trong phần 1 “ Các
yếu tố thúc đẩy bệnh truyền nhiễm” được trình
bày theo một dàn ý khác với phần chi tiết của
từng nhóm bệnh. Phần này bao gồm các biểu đồ
thể hiện một số những yếu tố chính ảnh hưởng
đến sự phân bố của các bệnh truyền nhiễm từ
tình trạng nghèo đói, vệ sinh môi trường, cho
đến khí hậu và độ bao phủ mặt đất. Chúng tôi
nhận thấy rằng với một số yếu tố, mối quan hệ
giữa các yếu tố này với bệnh truyền nhiễm là
hai chiều, các yếu tố này vừa là nguyên nhân
và cũng là một hậu quả của bệnh truyền nhiễm,
ví dụ như sự nghèo đói và suy dinh dưỡng. Các
bản mô tả trong phần này cung cấp định nghĩa,
xu hướng và mối quan hệ với các bệnh truyền
nhiễm. Ngoài ra, các nguồn dữ liệu của bản đồ
và các tài liệu tham khảo chính cũng được liệt kê
trong các bản mô tả này.
Chúng tôi đã sử dụng rất nhiều nguồn thông tin
khác nhau để biên soạn cuốn Atlas này gồm có
các dữ liệu giám sát tại Việt Nam, các bài báo
tổng quan, các bài báo nghiên cứu, các bản đồ
được xây dựng bởi những nhóm nghiên cứu
khác, các sách tham khảo chính như sách Phòng
chống các bệnh truyền nhiễm (Control of Com-
municable Diseases Manual, tái bản lần thứ 19),
cuốn Atlas các bệnh truyền nhiễm ở người của
Wiley-Blackwell (Atlas of Human Infectious
Diseases, 2012) và trang thông tin điện tử của Tổ
chức y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Phòng
chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC, USA).
Điểm xuất phát của mỗi bản đồ là tìm kiếm các
thông tin khảo sát và xác định xem bản đồ phân
7
comment by the editors. Finally, the maps and
fact sheets were sent for external peer review to
check for accuracy and
DISCLAIMER
Although extensive effort has been made to pro-
duce accurate and up-to-date information, all
geographic information has limitations due to
the scale, resolution, date, and interpretation of
the original source materials. The information
shown on our maps is compiled from numerous
sources and may not be complete. The authors
are not responsible for any errors, omissions,
or deficiencies in these maps. The maps are in-
tended for illustrative and educational purposes.
Medicine is a constantly changing field and huge
amounts of new data emerge on a daily basis.
Therefore, the contents of this work may not be
up-to-date and should not be used as a guide to
patient treatment, or as medical or travel advice.
bố của bệnh đó đã từng được xây dựng chưa.
Dựa vào những thông tin thu được, nhóm biên
tập quyết định xem thể hiện sự phân bố của bệnh
như thế nào và sử dụng nguồn thông tin nào.
Với những bản đồ có chất lượng tốt đã được
xây dựng sẵn từ trước, chúng tôi có thể sử dụng
nguyên gốc (ví dụ như các bản đồ bệnh sốt rét)
hoặc thay đổi và cập nhật thêm nếu cần thiết .
Với những trường hợp không có sẵn các bản đồ
cũng như các dữ liệu khảo sát, chúng tôi có các
chiến lược tìm kiếm trong các tài liệu, nguồn
thông tin để thu được dữ liệu về đặc điểm phân
bố bệnh. Nhóm xây dựng bản đồ sẽ chuẩn bị
một bản phác thảo để nhóm biên tập đánh giá
và thảo luận. Cuối cùng, các bản đồ và các bản
mô tả sẽ được gửi đến cho các nhà nghiên cứu,
các bạn đồng nghiệp để kiểm tra tính chính xác
và hoàn thiện.
LƯU Ý
Mặc dù nhóm nghiên cứu đã dành nỗ lực rất
lớn để cập nhật và đưa ra những thông tin chính
xác, nhưng các thông tin về địa lý đều không
tránh khỏi những hạn chế do phạm vi, độ phân
giải, thời điểm và cách diễn đạt của tài liệu gốc.
Các thông tin được thể hiện trên bản đồ của
chúng tôi được soạn thảo dựa trên nhiều nguồn
dữ liệu và có thể chưa hoàn chỉnh. Các tác giả
không chịu trách nhiệm cho bất kỳ lỗi sai, bỏ
sót thông tin, hay sự thiếu sót của các bản đồ
này. Các bản đồ này chỉ nhằm mục đích mô tả
và phục vụ cho việc giảng dạy và đào tạo. Y
học là một ngành không ngừng thay đổi và mỗi
ngày lại có thêm một lượng lớn những thông
tin mới xuất hiện. Do đó, nội dung của cuốn
sách này có thể không được cập nhật và không
nên được sử dụng như một hướng dẫn điều trị
cho bệnh nhân, hay tham khảo về mặt y khoa
hay khi đi du lịch.
8
BAN BIÊN SOẠN ATLAS CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM VIỆT NAM
ATLAS OF COMMUNICABLE DISEASES IN VIETNAM, EDITORIAL BOARD
editors
 Nguyễn Văn Bình, Cục Y tế Dự phòng Việt Nam (General Department of Preventive Medicine)
 Nguyễn Trần Hiển, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (National Institute of Hygiene and Epidemiology)
 Babatunde Olowokure, Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
 Heiman Wertheim, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (Oxford University Clinical Research
Unit)
Editorial group
 Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford Nguyễn Thị Thanh Thủy
Oxford University Clinical Research Unit Peter Horby
 Cục Y tế Dự phòng Việt Nam Trần Đ hu
General Department of Preventive Medicine
 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Trần Như Dương
National Institute of Hygiene and Epidemiology Nguyễn Thu Yến
Vũ Đình Thiểm
Nguyễn Phan Lệ Anh
Phạm Quang Thái
Nguyễn Thành Chung
Lưu Nguyên Th ng
 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Nguyễn Văn Kính
National Hospital of Tropical Diseases Đặng Hồng Hải
 Cục Phòng chống HIV/AIDS Phan Thị Thu Hương
Vietnam Administration of HIV/AIDS control Võ Hải Sơn
 Bệnh viện Sốt rét-KST-CT Trung ương Nguyễn Mạnh Hùng
National Institute of Malariology Parasitology Nguyễn Quý Anh
and Entomology
 Bệnh viện Phổi Trung ương Đinh Ngọc Sỹ
National Lung Hospital Nguyễn Bình H a
 Bệnh viện Da liễu Trung ương Trần Hậu Khang
National Hospital of Dermatology Nguyễn Thị Thanh Huyền
 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Tp.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu
Hospital of Tropical Diseases, HCM city Võ Minh Quang
 Viện Pasteur Nha Trang Bùi Trọng Chiến
Pasteur Institute Nha Trang Đỗ Mạnh Hùng
 Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên Phạm Thọ Dược
Pasteur Institute Tay Nguyen Đặng Tuấn Đạt
9
 Viện Pasteur Hồ Chí Minh Trần Ngọc Hữu
Pasteur Institute Ho Chi Minh Trần Anh Tuấn
 Cụ Thú Y Trung ương Đàm Xuân Thành
Department of Animal Health Văn Đăng Kỳ
 Tổ chức Y tế thế giới Keith Sabin,
World Health Organization Nguyen Thi Phuc
Chúng t i in hân thành ảm ơn những ngư i sau đây đ đ ng g p rất lớn ho việ ây dựng uốn Altas
Timothy Meinke (USAID), Guy Thwaites (OUCRU), Behzad Nadjm (OUCRU), Trần Tịnh Hiền (OUCRU),
Ông Doortje Heemskerk (OUCRU), ông Dr Rogier van Doorn (OUCRU), TS Thùy Lê (OUCRU), B sỹ Đỗ
Trung Dũng (Viện Sốt r t-Ký sinh trùng-C n trùng Trung ương), B sỹ Tạ Ngọ Thanh (Cụ An toàn thự
ph m), Nguyễn Ngọ Tiến (Cụ Thú Y), B sỹ Liên Hà (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương), Sherine
Thomas (University of Liverpool), Tiến sỹ Đặng Văn Đề (Đại họ Y Hà N i) Chúng t i ũng muốn g i l i
ảm ơn tới tổ hứ The Infe tious Disease esear h oundation, Netherlands và the Well ome Trust, K, trong
việ hỗ trợ những inh phí ngoài dự tính và những huyên gia gia uố tế để uốn Atlas này đượ hoàn thành
Acknowledgements:
We would like to thank the following people who have contributed in making this atlas: Timothy Meinke
(USAID), Guy Thwaites (OUCRU), Behzad Nadjm (OUCRU), Tran Tinh Hien (OUCRU), Dr Doortje
Heemskerk (OUCRU), and Dr Rogier van Doorn (OUCRU), Thuy Le (OUCRU), Dr Do Trung Dung (National
Institute of Malariology Parasitology and Entomology), Dr Ta Ngoc Thanh (Vietnam Food Administration),
Nguyen Ngoc Tien (Department of animal health), Dr Lien Ha (National Hospital of Tropical Diseases),
Sherine Thomas (University of Liverpool), Dr Dang Van De (Ha Noi Medical University). We would also like
to thank the Infectious Disease Research Foundation, Netherlands and the Wellcome Trust, UK, in co-funding
unforeseen costs and international experts to make this work possible.
10
MỤC LỤC/TABLE OF CONTENTS
Foreword 1
User's guide 5
Executive editorial committee and editorial group 8
Vietnam map 13
Communicable disease surveillance system in
Vietnam
ố r y ễ
Nam 14
ASSOCIATED FACTORS CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 28
Anopheles mosquito M ỗ A p e 29
Aedes mosquito M ỗ Aedes 33
Climate K í ậ 37
Connectivity Kế ố ô 41
Diphtheria-Tetanus-Pertusis
vaccine coverage
p - -
ố
45
Food poisoning ộ ộ ự p ẩ 48
Landcover p 52
Natural disasters Rủ r ọ 56
Pig density Mậ ộ ợ 60
Population distribution P â ố â 63
Poverty rate ộ è 66
Poultry density Mậ ộ 70
Undernutrition ì r y ỡ 73
Water and sanitation map ố 77
BACTERIAL DISEASES CÁC B N O I U N 81
Anthrax 82
Bacillary dysentery ỵ rự rù 87
Cholera 91
Diphtheria 95
Leprosy p 99
Leptospirosis ep p r 103
Melioidosis Me 107
Meningitis syndrome ộ 111
11
Neonatal tetanus ố ơ 115
Plague 120
Scrub typhus Số 125
Streptococcus suis ợ 129
Trachoma in children Đ ắ ộ ở rẻ e 133
Tuberculosis 137
Typhoid ơ 142
Whooping cough Ho gà 146
PARASITIC DISEASES CÁC B N O Í SIN TRÙNG 149
Amoebic dysentery ỵ A p 150
Clonorchiasis and Opisthorchiasis S ỏ 154
Cysticercosis (Taenia solium) S ây ợ 158
Eosinophilic meningitis Sán não 162
Fascioliasis S 167
Lymphatic filariasis G ỉ yế 171
Malaria Plasmodium vivax Số ré Plasmodium vivax 176
Malaria Plasmodium falciparum Số ré Plasmodium falciparum 179
Paragonimiasis S p ổ 183
Soil transmitted helminths ễ r y q 188
VIRAL DISEASES CÁC B N O I R T 192
Adenovirus A e r 193
Chickenpox ủy ậ 197
Dengue Số yế 201
Diarrhea y 206
Hand, foot and mouth disease y â 210
HIV/AIDS ộ y ễ ắ p 214
HIV/AIDS Penicillium marneffei HIV/AIDS Penicillium marneffei 219
Influenza A/H5N1 A 224
Influenza illness and influenza subtypes ộ 229
Japanese encephalitis vaccine coverage p ậ 235
12
Measles Sở 239
Mumps Q 243
Rabies 247
Rubella Rubella 251
SARS ộ ô p p í 255
Viral hepatitis r 259
13
14
HỆ THỐNG GIÁM SÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI VIỆT NAM
Giám sát BTN thường xuyên được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi trên phạm vi cả nước dưới sự
chỉ đạo của Cục Y tế Dự phòng-Bộ Y Tế (theo Thông tư 48 /2010/TT-BYTngày 31 tháng 12 năm
2010). Tính đến 2013. Có 28 bệnh truyền nhiễm thuộc diện bắt buộc phải báo cáo (xem bảng 1).
Danh sách này do Bộ Y Tế quyết định và có thể thay đổi tùy vào tình hình thực tế khi có các bệnh
dịch mới nổi, mới xuất hiện hoặc mới được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng (xem bảng 2)
Bảng 1: Danh sách các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải báo cáo:
A. Các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo theo tuần
TT Tên bệnh Nhóm*
Mã số
theo ICD-10
1. Tả A A00
2. Thương hàn B A01
3. Sốt xuất huyết B A90/A91
4. Viêm não vi rút B A83
5. Sốt rét B B50
6. Tay - chân - miệng B B08.4
7. Viêm màng não do não mô cầu B A39
8. Sởi B B05
9. Cúm A(H5N1) A J09
10. Viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút A
11. Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh A
B. Các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo theo tháng
T
TT
Tên bệnh Nhóm
Mã số
theo ICD-10
1. Tả A A00
2. Thương hàn B A01
3. Lỵ trực trùng B A03
4. Lỵ amíp B A06
5. Tiêu chảy B A09
6. Viêm não vi rút B A83
7. Sốt xuất huyết B A90/A91
8. Sốt rét B B50
9. Viêm gan vi rút B B15
10. Bệnh Dại B A82
11. Viêm màng não do não mô cầu B A39
12. Thuỷ đậu B B01
13. Bạch hầu B A36
14. Ho gà B A37
15. Uốn ván sơ sinh B A33
16. Uốn ván (không phải uốn ván sơ sinh) B A35
15
* Các bệnh truyền nhiễm được chia làm 3 nhóm: A, B, C. Nhóm A: Bệnh đặc biệt nguy hiểm, có
thể lan truyền nhanh, rộng và tỷ lệ chết cao hoặc không rõ tác nhân gây bệnh. Nhóm B: Bệnh nguy
hiểm có thể lan truyền nhanh và có thể gây chết. Nhóm C gồm những bệnh ít nguy hiểm và lan
truyền chậm
Việc tiến hành thu thập dữ liệu giám sát và báo cáo tiến hành theo hệ thống quản lý hành chính từ
thôn bản tới trung ương. Các số liệu giám sát được báo cáo thông qua báo cáo khẩn bằng fax, điện
thoại. Số liệu của báo cáo tuần và báo cáo hàng tháng được gửi lên tuyến trên như quy định mô tả
trong bảng 1. Các đơn vị phải thực hiện báo cáo kể cả khi không có ca bệnh nào. Số liệu báo cáo là
số mắc, số chết cùng số liệu cộng dồn, kết quả giám sát/can thiệp. Với những vụ dịch đặc biệt, báo
cáo điều tra ca bệnh và danh sách ca bệnh cũng được gửi kèm theo, trong những trường hợp khẩn
cấp, báo cáo có thể chuyển vượt tuyến. Mặc dù phần lớn ca bệnh nhất là các ca bệnh nặng được ghi
nhận tại các bệnh viện lớn, các bệnh viện và phòng khám đa khoa cũng như trạm y tế xã đóng vai trò
rất quan trọng trong việc phát hiện sớm các ca bệnh. Khi các vụ dịch được xác định, sẽ có cảnh báo từ
tuyến trên xuống tuyến dưới và tuyến cơ sở có vai trò điều tra bổ sung cũng như tìm kiếm ca bệnh tại
cộng đồng. Ngoài ra, khi có ca bệnh xác định, các trường hợp lâm sàng sau đó có thể được chẩn đoán
xác định bằng yếu tố dịch tễ.
Như trong sơ đồ tổ chức của hệ thống, có 2 luồng dữ liệu di chuyển, hướng báo cáo và hướng phản hồi/
trao đổi (bao gồm cả cảnh báo). Số liệu báo cáo ngày và tuần được sử dụng cho đáp ứng nhanh, thường
là dành cho xác định vụ dịch và đáp ứng dịch. Đội phản ứng nhanh của các tuyến có trách nhiệm phân
tích các số liệu này và báo cáo tuyến trên cũng như phản hồi cho tuyến dưới. Số liệu tháng phần lớn
được sử dụng cho báo cáo tổng kết, tính toán ngưỡng dịch và xây dựng niên giám.
Tuy nhiên, một hạn chế của số liệu giám sát và báo cáo hầu hết chỉ dựa trên kết quả chẩn đoán lâm
sàng mà không có kết quả xét nghiệm (xem định nghĩa ca bệnh dưới đây). Những bệnh cần chi tiết
đến phân típ chủ yếu được giám sát thông qua các dự án giám sát trọng điểm. Việc ghi nhận và thống
kê các ca bệnh của một số bệnh truyền nhiễm còn chưa mang tính hệ thống vì định nghĩa ca bệnh
chưa được áp dụng như một chẩn đoán chính thức tại các cơ sở khám chữa bệnh từ y tế cơ sở đến
bệnh viện lớn trên cả nước. Các số liệu giám sát chưa thực sự được quan tâm nhiều về chất lượng
17. Liệt mềm cấp nghi bại liệt A A80
18. Sởi B B05
19. Quai bị B B26
20. Rubella (Rubeon) B B06
21. Cúm B J10,11
22. Cúm A(H5N1) A J09
23. Bệnh do vi rút Adeno B B30
24. Dịch hạch A A20
25. Than B A22
26. Xoắn khuẩn vàng da (Leptospira) B A27
27. Tay - chân - miệng B B08.4
28. Bệnh do liên cầu lợn ở người B B95
16
ở tất cả các tuyến, đặc biệt là tuyến xã trong khi đó trạm y tế xã là cơ sở cung cấp số liệu nhiều loại
bệnh. Điều này dẫn đến những khó khăn trong công tác thống kê, báo cáo và phòng chống dịch. Chỉ
từ khi xuất hiện các vụ dịch, Bộ Y tế mới chính thức yêu cầu áp dụng định nghĩa ca bệnh trong giám
sát dịch dẫn tới việc số liệu bị vênh giữa các năm hoặc nhận định tăng đột biến ca bệnh tại một thời
điểm nhất định do có sự thay đổi về độ nhậy của hệ thống.
Mặc dù có những hạn chế kể trên, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam vẫn là một
kênh chính thức và quan trọng trong đánh giá tình hình bệnh truyền nhiễm tại địa phương. Trong
tương lai gần, hệ thống này sẽ được hỗ trợ bởi công nghệ báo cáo trên nền web từ tuyến huyện đến
trung ương. Cho đến thời điểm hiện tại, chỉ còn một vài đơn vị chưa vào hệ thống báo cáo này. Các
báo cáo điện tử sẽ giải quyết vấn đề chậm trễ trong báo cáo ca bệnh tại các tuyến đồng thời giúp
cơ quan chuyên môn và cơ quan điều hành phản ứng nhanh hơn với các bệnh truyền nhiễm tại địa
phương.
Triệu chứng điển hình / định nghĩa ca bệnh để giám sát/báo cáo một số bệnh truyền nhiễm:
1. Tả
Đi ngoài phân lỏng nhiều lần
Phân đục như nước gạo
Nôn (nhiều lần)
Nhanh chóng mất nước, xanh, da nhăn
2. Thương hàn và phó thương hàn
Sốt cao 39-40o
C, kéo dài 3-5 ngày
Đau đầu dữ dội
Táo bón hoặc tiêu chảy, phản ứng thành bụng hoặc ấn đau
3. Hội chứng lỵ
Đi ngoài phân lỏng nhiều lần, phân có máu, nhầy
4. Tiêu chảy
Đi ngoài phân lỏng ≥ 3 lần 1 ngày
Phân rất lỏng, thậm chí toàn nước
5. Viêm não vi rút
Sốt cao đột ngột 39-40o
C
Đau đầu
Rối loạn vận động: cử động bất thường, co giật, liệt (cứng)
Rối loạn tri giác: mất phương hướng, lơ mơ, bất tỉnh
6. Sốt dengue / sốt xuất huyết dengue
Sốt cao >38o
C, kéo dài 2-7 ngày
Đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau ổ mắt
Xung huyết, phát ban
Dấu hiệu xuất huyết: nốt, chấm xuất huyết, chảy máu mũi, lợi, đi tiêu / đi ngoài / nôn ra máu, kinh
nguyệt kéo dài
17
Hội chứng shock: mạnh nhanh, yếu, huyết áp kẹt, da lạnh ẩm, vật vã, lơ mơ
7. Viêm gan vi rút
Đột ngột mệt mỏi,
Chán ăn, buồn nôn, bụng chướng, đau bụng dưới sườnphải
Vàng da, phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu
8. Dại
Đau vùng thần kinh gần vết cắn
Dễ bị kích thích
Sợ nước, gió, ánh sáng, tiếng động
Tăng tiết nước bọt, khó nuốt, mê sảng, co giật
Chết trong vòng 5-7 ngày do suy hô hấp
9. Viêm màng não do não mô cầu
Sốt cao đột ngột
Đau đầu dữ dội
Buồn nôn, nôn
Cổ cứng
Có thể có mảng xuất huyết
10. Thủy đậu /varicella
Sốt nhẹ
Bắt đầu với chấm đỏ / ban, sau vài giờ thành bọng nước nông, sau 1-2 ngày thành nốt vàng nốt mủ
màu vang
Tổn thương rải rác nhưng thường nhiều ở đầu mặt
Tổn thương đóng vảy trong 3 - 4 ngày, thành các vảy nhiều lứa tuổi trên nửa thân
Ngứa
Các vảy bong, sau 1 tuần biến mất không để lại sẹo
11. Bạch hầu
Đau hầu / họng, viêm tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi
Họng đỏ, nuốt đau
Có mảng nhầy bám ở hầu họng, tuyến hạnh nhân, thanh quản, mũi
Màng trắng xám dính chặt vào màng nhầy, bóc tách gây chảy máu
12. Ho gà
Ho dai dẳng trên 2 tuần
Ho thành cơn dữ dội, trẻ ho rũ rượi không kìm hãm được, sau đó thở rít vào như gà gáy
Khạc, nôn ra nhiều nước bọt, đờm rãi,
Mệt lử sau mỗi cơn ho, toát mồ hôi, thở nhanh
13. Uốn ván sơ sinh
Trẻ đẻ ra bú bình thường (có khóc, bú mút) trong vòng 2 ngày đầu sau sinh
18
Từ ngày thứ 3 đến ngày 28, bỏ bú (không bú mút được)
Co cứng hoặc co giật khi bị kích thích bởi ánh sáng, tiếng động hoặc chạm
Các dấu hiệu co thắt / co giật: cứng hàm, co giật cánh tay, chân, cứng lưỡi, ưỡn lưng (opisthotonos)
Chết trong vòng 7-14 ngày sau khi phát bệnh
14. Uốn ván khác
Đau cứng cơ ở mặt, cổ, thân mình
Cứng bụng
Co cứng xảy ra khi kích thích
Tư thế điển hình co cứng khi uốn ván là ưỡn lưng và “vẻ mặt nhăn nhó”
15. Liệt mềm cấp (LMC)
Liệt mềm (mềm cơ, cơ yếu, không đi được) đột ngột xuất hiện trong vòng 1 tuần ở trẻ dưới 15 tuổi.
• Bại liệt xác định: là LMC xác định bởi phân lập được vi rút bại liệt hoang dại
• Có thể là bại liệt: là LMC với di chứng liệt, chết, mất theo dõi và không lấy được 2 mẫu phân
đúng quy định
16. Sởi
Nghi sởi:
Sốt, phát ban kèm theo một trong các triệu chứng sau: ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc (mắt đỏ)
Sởi xác định:
• Sởi xác định theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm:
Ca nghi sởi có IgM (+) sởi hoặc phân lập được vi rút sởi
• Sởi xác định theo tiêu chuẩn dịch tễ:
Ca nghi sởi có tiếp xúc / liên quan, có tiếp xúc trực tiếp với ca sởi xác định theo tiêu chuẩn phòng
thí nghiệm
• Sởi xác định theo tiêu chuẩn lâm sàng:
Ca nghi sởi không lấy được máu làm xét nghiệm và có biểu hiện lâm sàng của sởi
Loại trừ sởi:
Ca nghi sởi xét nghiệm IgM sởi (-) hoặc có chẩn đoán xác định bệnh khác
17. Quai bị
Sốt, sưng cứng tuyến nước bọt mang tai một hoặc hai bên
Nơi sưng da căng, da không đổi màu
18. Cúm
Sốt cao đột ngột 39-40
o
C
Đau đầu dữ dội, đau mình, đau cơ, khớp
Chảy nước mũi, đau họng, ho
19. Viêm kết mạc do Adenovirus
Viêm kết mạc (mắt đỏ)
Viêm hầu họng
19
Sưng hạch bạch huyết sau tai, dưới hàm
20. Dịch hạch
Sốt cao đột ngột
Đau đầu, mệt mỏi
Thể hạch: các hạch sưng, đỏ, cứng, thường ở bẹn, nách, cổ
Thể phổi: ho ra mủ, máu, đau ngực, khó thở
21. Bệnh than
Thể da: Bắt đầu với ngứa ở vùng nhiễm khuẩn, sau đó tổn thương sần da, xung huyết, 2 - 6 ngày
thành vết loét màu đen. Xung quanh tổn thương có phù nề rộng. Tiến triển nhẹ, hoặc nặng.
Thể phổi: Các triệu chứng ban đầu giống viêm nhiễm cấp đường hô hấp với sốt, ho, đau ngực, khó
thở, và 2 - 3 ngày shock và chết.
Thể ruột: Buồn nôn, nôn chán ăn, đau bụng dữ dội, kèm theo số, dấu hiệu nhiễm trùng huyết và
chết.
22. Sốt vàng da do Leptospira
Sốt cao đột ngột, đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ (nhất là bắp chân, đùi)
Tràn dịch kết mạc
Thiểu vô niệu
Rối loạn nhịp tim
Vàng da
Ban (vòm miệng)
20
Bảng 2. Chương trình TCMR tại Việt Nam (xem thêm bản đồ bao phủ vắc xin)
Vắc xin Đối tượng
Vùng triển
khai
Viêm não Nhật Bản 12 tháng; nhắc sau 1-2 tuần, nhắc lại 1 năm sau Vùng nguy cơ
Vắc xin phòng lao (BCG) Lúc sinh Toàn quốc
Bại liệt uống (OPV) 2,3,4 tháng Toàn quốc
Viêm gan B Trong vòng 24h sau sinh, 2,3,4 tháng Toàn quốc
Sởi 9, 18 tháng Toàn quốc
Uốn ván Phụ nữ có thai; +1,+6 tháng, +1 năm Toàn quốc
Bạch hầu, Ho gà, uốn ván (DPT) 2,3,4, tháng Toàn quốc
Thương hàn 3-10 tuổi Vùng nguy cơ
Hib1
2,3,4 tháng Toàn quốc
1
Hiện tại chưa đưa Hib vào trong hệ thống giám sát thường xuyên do năng lực chẩn đoán của các tuyến, Hib
vẫn là 1 trong các nguyên nhân gây hội chứng màng não (có trong giám sát thường xuyên). NIHE đã khởi động hệ
thống giám sát trọng điểm Hib tại 3 bệnh viện (Nhi trung ương, Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2)
21
Sơ đồ tổ chức hệ thống thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm đến Bộ Y Tế
theo thông tư số 48/2010/TT-BYT của Bộ Y Tế ngày 31/12/2010
Báo cáo/thông tin
trực tiếp
Trao đổi, phản hồi
thông tin
Trung tâm
kiểm dịch
Y tế
Viện
SR-KST-CT
Trung tâm
PCSR tỉnh
Viện
Vệ sinh dịch tễ
/Pasteur
BỘ Y TẾ
CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG
Bệnh viện
Trung ương
Trung tâm
YTDP tỉnh
Trung tâm
Y tế huyện
Bệnh viện huyện,
Phòng khám đa khoa
tư nhân
Bệnh viện
tỉnh, Bệnh viện của
Bộ,ban, ngành, Bệnh
viện tư nhân
Trạm y tế xã
Sở
Y tế
Phòng khám chuyên
khoa
Y tÕ th«n, b¶n
Đơn vị y tế cơ
quan/doanh nghiệp
22
COMMUNICABLE DISEASE SURVEILLANCE SYSTEM IN VIETNAM
The Vietnamese communicable disease surveillance system is running nationwide under the re-
sponsibility of the General Department of Preventive Medicine - Ministry of Health (GDPM; Cir-
cular No 48 /2010/TT-BYT of Ministry of Health; 31st December 2010). In 2013 there are 28
communicable diseases under surveillance (see table 1). The list for disease surveillance is decided
by MOH and can be changed depending on new developments or emergence of communicable
diseases and the expanded program of immunization (EPI; table 2).
Table 1. List of reportable communicable diseases:
A. List of communicable diseases that need to be reported weekly
No Name of Disease Group*
Code by ICD-10
1. Cholera A A00
2. Typhoid B A01
3. Dengue B A90/A91
4. Viral Encephalitis B A83
5. Malaria B B50
6. Hand, Foot, and Mouth disease B B08.4
7. Meningococcal Meningitis B A39
8. Measles B B05
9. Influenza A(H5N1) A J09
10. Severe respiratory infection caused by virus A
11.
Dangerous emerging disease with unknown
pathogen
A
B. List of communicable diseases that need to be reported monthly
No Name of Disease Group*
Code by ICD-10
1. Cholera A A00
2. Typhoid B A01
3. Dysenteria B A03
4. Amebiasis B A06
5. Diarrhea B A09
6. Viral Encephalitis B A83
7. Dengue B A90/A91
8. Malaria B B50
9. Viral hepatitis B B15
10. Rabies B A82
11. Meningitis syndrome B A39
12. Varicella B B01
13. Diphtheria B A36
14. Pertussis B A37
15. Neonatal tetanus B A33
16. Other tetanus (not neonatal tetanus) B A35
17. AFP- polio suspected case A A80
18. Measles B B05
19. Mumps B B26
20. Rubella B B06
21. Influenza (seasonal) B J10,11
22. Influenza A(H5N1) A J09
23. Adenovirus pharyngoconjunctivitis (APC) B B30
24. Plague A A20
25. Anthrax B A22
26. Leptospirosis B A27
27. Hand, foot and mouth disease B B08.4
28. Streptococcosis suis B B95
23
*Communicable diseases are classified into three groups: A, B and C. Group A: Very dangerous,
can spread rapidly, and has a high mortality rate or is caused by an unknown pathogen. Group B
includes dangerous pathogens that can transmit quickly and can result in death. Group C includes
less dangerous pathogens with either low transmission or rarely leads to death.
All administrational levels (from commune to national) are responsible for collecting surveillance
data and writing reports. The reporting can be performed by fax, phone,or email.The data must
be submitted to the upper levelin weekly or monthly reports, depending on the type of disease
(see table 1). The surveillance reports include the following aggregated information per disease:
the number of new patients, the number of deaths, the cumulativecase and death and intervention
has been performed. In particularepidemics, case investigation reports can be submitted (eg: from
district to NIHE provincial PMC).Although the majority of communicable diseases are recorded
by the hospital system, the community network still plays an important role in early detection of
diseases and outbreaks. When a potential outbreak is detected of a reportable disease, an alert goes
out to the commune health centers (CHC) to raise awareness.
As shown in the figure of the reporting system, there are twodirections of reporting: reports and
information exchange (including disease alerts). Weekly reports will be used for rapid response,
usually for outbreak verification and disease control. Rapid response teams are in charge of data
analysis and reporting and to provide feedback to outbreak region. Monthly data is mostly used for
annual reporting, and to calculate a threshold for outbreak.
A weakness of the present surveillance system is identifying the different reportable diseases cor-
rectly, asmost are confirmed clinicallyusing case definitions(see list of case definitions below).
Without laboratoryconfirmation, the case definition is not systematically applied to the whole health
care system and is not standardized. Besides non-standard case definitions, also the quality of data
provided by communes is often poor due to data entry errors. Sentinel surveillance projects can
provide more accurate data of diseases like is done for influenza.Despite all the flaws, the surveil-
lance system remains a crucial data source on the situation of communicable diseases in Vietnam. In
the near future, a web-based surveillance system will be launched in order to support and improve
surveillance activities.
List of case definitions of notifiable diseases.
1. Cholera
Multiple watery stools
Rice-water stool
Vomiting (frequent)
Signs of rapid dehydration
2. Typhoid and paratyphoid fever
High fever 39-40o
C for 3-5 days
Severe headache
Constipation or diarrhea
Abdominal distension and tenderness
3. Dysentery syndrome
Abdominal cramp
24
Tenesmus
Multiple loose stools with blood and mucus
4. Diarrhoea
Loose stools ≥ 3 times per day
Very loose stools or watery stools
5. Viral meningitis
Sudden onset of high fever 39-40o
C
Headache
Disorderly movement
Confusion
6. Dengue fever, haemorrhagic dengue fever
High fever above 38o
C for 2-7 days
Headache, muscle and joint pain, periorbital pain
Congestion, skin rash
Signs of bleeding
Signs of shock
7. Viral hepatitis
Sudden onset of fatigue, malaise
Anorexia, nausea, abdominal discomfort, lower abdominal pain (upper right quadrant)
Jaundice, discolored stool, dark urine
8. Rabies
Pain along the nerve near the site of animal bite
Agitated
Afraid of water (hydrophobia), wind, light, noise
Increased salivation, difficulty to swallow, delirium, convulsion
Rapid progression and death
9. Meningococcal Meningitis
Sudden onset of high fever
Severe headache
Nausea and vomiting
Stiff neck
Possiblehaemorrhagiclesions
10. Chickenpox/varicella
Mild fever
Begins with red lesions/rash, after few hours developing to shallow blisters, after 1-2 days becom-
ing yellow pustules.
Scattered lesions, predominantly on the scalp, different stages
Itching
11. Diphtheria
Sore throat/pharyngitis, inflammation of tonsil or larynx
25
Red throat, dysphagia
Pseudomembrane in pharynx, tonsil, larynx, nose
Greyish white cover attached to mucous membrane, cause bleeding when peeled off
12. Whooping cough
Persistent coughing more than 2 weeks
Paroxysmal cough, with episodes of cyanosis and ceasing breathing after a period of intense cough-
ing
‘Whoop’ sound with sharp intake of breath after a coughing episode
Vomit after coughing
After each episode of coughing, the child is extremely tired, sweating and breathing rapidly
13. Neonatal tetanus
The newborn infant has normal breastfeeding (cry and suck) in the first 2 days after birth
From the 3rd
-28th
days, inability to nurse (cannot take suck breastfeeding)
Spasm or convulsion when stimulated with light, noise or touch
Signs of spasm/convulsion: stiff jaws, convulsion in arms and legs, tightened lips, bending back
(opisthotonos)
Death occurs after 7-14 days after acquired the disease
14. Other tetanus
Painful muscular contractions in the face, neck, trunk
Abdominal rigidity
Generalized spasm occurs when induced by sensory stimuli
Typical features of the tetanic spasm are the position of opisthotonos and the facial expression
known as “risussardonicus”
15. Acute Flaccid Paralysis (AFP)
Flaccid paralysis (flaccid muscles, muscle weakness or loss of movement ability) suddenly appear within 1
week in children of less than 15 years old.
- Confirmed poliomyelitis: is AFP with confirmed isolated wild polio virus
- Suspected poliomyelitis: is AFP but unable to obtain or test stool
16. Suspected measles
Fever, with at least one of the following symptoms: coughing, runny nose, conjunctivitis, rash
Confirmed measles diagnosis:
- Confirmed lab diagnosis: The suspected case has IgM (+) antibody or isolated measles virus
- Confirmed epidemiological diagnosis: The suspected case has epidemiological exposure with measles
cases with confirmed IgM (+) antibody during the incubation period of 7-14 days
Clinical diagnosis:no laboratory confirmation.
17. Mumps
Fever, swelling and tenderness in one or multiple salivary glands. The skin is not red.
18. Influenza
Sudden onset of fever:39-40o
C
Severe headache, body, muscle and joint pain
Runny nose, sore throat, coughing
26
19. APC (Adenoviruspharyngoconjunctivitis)
Conjunctivitis (red eyes)
Pharyngitis
Lymphadenopathy behind parotis and below jaws
20. Plague
Sudden onset of high fever
Headache, malaise
Bubonic plague: swollen lymph nodes, which are inflamed, red, tender, and often occur in the in-
guinal or axillary areas, or neck (cervical)
Pneumonic plague: Coughing with pus and blood, chest pain, difficulty breathing
21. Anthrax
Cutaneous anthrax: initial itching of the affected site, followed by a lesion that becomes papular,
then vesicular, developing in 2-6 days into a depressed black eschar. Moderate to severe and very
extensive edema surrounds the eschar.
Inhalation anthrax: Initial symptoms are similar to acute respiratory inflammation with fever,
cough, chest pain, difficulty breathing, shock after 2-3 days leading to death.
Digestive/gastrointestinal anthrax: Nausea, vomit, anorexia, severe abdominal pain, accompa-
nied with fever, followed by signs of septicemia and death.
22. Leptospirosis
Sudden onset of high fever, headache, chills, malaise, myalgia (specially in calves and thighs)
Conjunctivaleffusion
Renal failure
Arrhythmia
Jaundice
Rash
Table 2. Extended Immunization Program (EPI) in Vietnam (see also Vaccination coverage map)
Vaccine Target population Location
Japanese encephalitis (JE) 12 months; + 2 weeks; 2 years High risk area
Bacille Calmette-Guérin vaccine (BCG) birth National
Oral polio vaccine (OPV) 2, 3, 4 months National
Hepatitis B vaccine birth National
Measles vaccine 9,18 months National
Tetanus toxoid pregnant women; +1, +6 months; +1 year National
Cholera 2-5 years High risk area
Diphtheria, Tetanus and Pertussis (DTP) 2, 3, 4 months National
Typhoid fever vaccine 3-10 years High risk area
Haemophilus influenzae b (Hib) 1
2, 3, 4 months National
27
Figure. Data flow of surveillance reporting of communicable diseases to Ministry of Health level.
Based on circular No 48 /2010/TT-BYT of Ministry of Health dated 31 December 2010
Direct report
Exchange information
Health
quarantine
centers
National institute of
malariology parasitology
and entomology
Provincial centre for
malaria prevention.
Institutes /Pasteur
MINISTRY OF HEALTH
GENERAL DEPARTMENT
OF PREVENTIVE
MEDICINE
National
hospitals
Provincial centre for
preventive medicine
District centre for
preventive medicine
District Hospitals,
Private clinics
Regional hospitals
Provincial hospitals
Private hospitals
Commune health
Centre
Health
service
Local Clinics Local health centre
organization/firm
medical care
28
SECTION 1/ CHƯƠNG 1
Associated Factors/ Các yếu tố liên quan
29
Subject: Anopheles mosquito Chủ đề: Muỗi Anophen
30
Definition:
Malaria is transmitted to humans by female
mosquitoes of the genus Anopheles. Vector
Anopheles is widely distributed and although
there are over 450 formally identified species,
only around 30-40 are considered important
in the transmission of malaria to humans.
The maps opposite show the distribution of
some important Anopheles species (or species
complexes) in Vietnam. The data are derived
from surveys undertaken in 23 sites in 15
provinces from October 2003 to November
2004 using cattle as bait. It is important to
note that the species distribution and density
of Anopheles is heterogeneous at relatively
small spatial scales and maps that attempt to
show species distribution at large scales are
necessarily an over-simplification.
Trends:
Where transmission potential is marginal,
general socio-economic development, such
as improvements in housing conditions and
reduced proximity of humans and animals,
is often sufficient to eliminate transmission
of malaria. In higher risk areas, economic
development combined with malaria control
activities can substantially reduce transmission.
Consequently, the spatial extent of malaria
transmission has contracted substantially in
Vietnam over recent decades. The detection of
artemisininresistanceinCambodiaandtheThai-
Myanmar border have revived calls for malaria
elimination, and several initiatives are targeting
national or regional elimination. Since vector
longevity and the extrinsic incubation period
are both temperature dependent, changes in
temperature have a strong influence on malaria
transmission risk. There has therefore been a lot
of debate about the potential impact of climate
change on the distribution of malaria risk.
Some authors predict an increase in malaria as
a result of climate change, whilst others argue
that the effect of climate change will be entirely
Định nghĩa:
Sốt rét lây truyền sang người do muỗi cái thuộc
tộc Anopheles. Anopheles phân bố rộng rãi và
với hơn 450 loài được xác định chính thức, chỉ
có khoảng 30-40 được coi là có vai trò quan
trọng trong việc truyền bệnh sốt rét cho con
người. Các bản đồ này biểu diễn sự phân bố của
một số loài Anopheles quan trọng ở Việt Nam
(hoặc một số nhóm cận loài). Số liệu trên được
thu thập từ 23 điểm giám sát của 15 tỉnh từ
tháng 10 năm 2003 đến tháng 11 năm 2004 sử
dụng súc vật như là mồi nhử. Điều lưu ý quan
trọng là phân bố loài và mật độ của Anopheles
là không đồng nhất ở quy mô nhỏ, và các bản
đồ này cố gắng mô tả sự phân bố loài ở quy mô
rộng lớn hơn như là một sự đơn giản hoá cần
thiết.
Xu hướng:
Ở những vùng mà nguy cơ lây truyền là cận kề
thì các yếu tố phát triển kinh tế xã hội, chẳng
hạn như điều kiện nhà ở được cải thiện, khoảng
cách giữa vật nuôi và người, thường là đủ để cắt
bỏ được sự lây truyền. Ở các vùng nguy cơ cao,
sự phát triển kinh tế và các hoạt động khống
chế sốt rét có thể giảm sự lây truyền đáng kể
bệnh sốt rét. Do vậy, phạm vi không gian của
lây truyền sốt rét ở Việt Nam đã giảm xuống
đáng kể trong vài thập kỷ qua. Việc phát hiện
kháng thuốc artemisinin ở Campuchia và ở biên
giới Thái Lan-Myanma đã được chú ý và kêu
gọi hành đồng loại trừ sốt rét, và nhiều chương
trình nhằm thực hiện việc loại trừ ở cấp độ
quốc gia và khu vực. Vì tuổi thọ của các vector
và thời kỳ ủ bệnh bên ngoài của ký sinh trùng
sốt rét phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ, sự thay
đổi nhiệt độ có ảnh hưởng lớn tới nguy cơ lây
truyền sốt rét. Do vậy, có nhiều tranh luận xung
quanh việc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối
với nguy cơ lây nhiễm sốt rét. Một số tác giả dự
đoán rằng sốt rét tăng lên là kết quả của biến đổi
khí hậu, trong khi một số thì cho ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu sẽ giảm sự lây truyền như là
kết quả từ sự phát triển kinh tế xã hội và những
nỗ lực kiểm soát sốt rét.
Subject: Anopheles mosquito Chủ đề: Muỗi Anophen
31
offset by decreased transmission resulting
from socioeconomic development and malaria
control efforts.
Significance for infections:
Theintensityofmalariatransmissionisafunction
of: the susceptibility of the vector mosquito
to the malaria parasite; vector density; vector
longevity; the incubation time of the parasite
in the vector (extrinsic incubation period);
the prevalence of human infection; and vector
biting behaviour. Malaria transmission is most
intense where there is a high density of a highly
susceptible vector that likes to feed on humans
(anthropophilic) and a climate that supports
a short extrinsic incubation period and a long
mosquito life-span. An understanding of vector
species distribution and their contribution to
malaria epidemiology is critical for successful
malaria control since the preferred feeding and
resting behaviors of different species determine
the relative efficacy of different control options.
For instance, insecticide-treated mosquito nets
(ITN) are most effective against species that
like to bite indoors (endophagic) and at night,
whilst indoor residual insecticide spraying
(IRS) is most effective against species that
rest indoors (endophilic). Insecticide treated
hammocks may be helpful in areas, such as
the forested central highland areas of Vietnam,
where people work and sleep in forests that
contain forest adapted malaria vectors such as
An. dirus. Monitoring of insecticide resistance
amongst Anopheles species is also critical since
ITN’s and IRS select for insecticide resistance,
and insecticide resistance was probably
a major factor in the failure of previous
control programs. The continued presence
of malaria competent Anopheline mosquito
species throughout Vietnam indicates that re-
introduction of malaria parasites could result in
renewed transmission in areas that are currently
malaria free.
Tầm quan trọng đối với bệnh truyền nhiễm:
Cường độ truyền bệnh sốt rét là một hàm số
của: tính nhạy cảm của các vector đối với ký
sinh trùng sốt rét, mật độ véc tơ; tuổi thọ vector,
thời gian ủ bệnh của ký sinh trùng trong vector
(giai đoạn ủ bệnh bên ngoài), tỷ lệ nhiễm bệnh ở
người, và tập tính đốt của vector. Sự lây truyền
bệnh sốt rét ở cường độ cao tại những nơi có
mật độ véc tơ lớn có tính nhạy cảm cao và ưa
thích đốt người (anthropophilic có nghĩa là Ưa
người) và khí hậu hỗ trợ cho thời gian ủ bệnh
bên ngoài ngắn và tuổi thọ muỗi dài. Sự hiểu
biết về phân phối loài vector, và vai trò của nó
với dịch tễ học sốt rét là rất quan trọng để kiểm
soát bệnh sốt rét thành công vì thói quen hút
máu và trú đậu của các loài khác nhau xác định
sự hiệu quả tương đối của các lựa chọn kiểm
soát khác nhau. Ví dụ, màn tẩm thuốc diệt côn
trùng (ITN) là hiệu quả chống lại các loài muỗi
thích đốt trong nhà (endophagic) và vào ban
đêm, trong khi các thuốc diệt côn trùng dạng
phun tồn lưu trong nhà (IRS) lại hiệu quả nhất
để phòng chống các loài muỗi có tập tính nghỉ
ngơi trong nhà. Võng được tẩm chất chống côn
trùng cũng có hiệu quả ở một số vùng, chẳng
hạn như ở vùng Tây nguyên Việt Nam nơi mà
người dân đi và ngủ trong rừng nơi có vector
sốt rét thích nghi sống ở rừng rú như An. dirus.
Theo dõi kháng hóa chất diệt côn trùng trong
các loài muỗi Anopheles cũng là quan trọng khi
mà ITN và IRS có hiện tượng kháng hóa chất
chọn lọc, kháng thuốc diệt côn trùng có lẽ đã là
một yếu tố chính làm thất bại của các chương
trình phòng và khống chế sốt rét trước đây. Sự
có mặt liên tục của các loài Anopheles có khả
năng truyền sốt rét ở khắp Việt nam cho thấy
rằng sự tái xuất hiện trở lại của ký sinh trùng sốt
rét có thể tạo ra một sự lây nhiễm mới ở những
vùng hiện tại là không có sốt rét.
Subject: Anopheles mosquito Chủ đề: Muỗi Anophen
32
Map source:
Garros C, Van Nguyen C, Trung HD, Van Bortel
W, Coosemans M, Manguin S.
Distribution of Anopheles in Vietnam, with
particular attention to malaria vectors of the
Anopheles minimus complex. Malar J. 2008
Jan 11;7:11. doi: 10.1186/1475-2875-7-11.
A total of 23 sites in 15 provinces were
selected for mosquito collections in different
geographical areas of northern, central and
south-eastern Vietnam. Adult mosquitoes were
captured on cattle bait once, from October 2003
to November 2004, during a period ranging
from 3 to 10 nights.
Nguồn bản đồ:
Garros C, Van Nguyen C, Trung HD, Van Bortel
W, Coosemans M, Manguin S.
Distribution of Anopheles in Vietnam, with
particular attention to malaria vectors of the
Anopheles minimus complex. Malar J. 2008
Jan 11;7:11. doi: 10.1186/1475-2875-7-11.
Tổng số 23 điểm tại 15 tỉnh thành được chọn
để thu thập muỗi ở các vùng khác nhau của
miền Bắc, miền Trung và miền Đông Nam Việt
Nam. Muỗi trưởng thành được bắt trên gia súc
từ tháng 10 năm 2003 đến tháng 11 năm 2004
trong khoảng thời gian từ 3 đến 10 đêm.
Key references/Tài liệu tham khảo chính:
- Cohuet A, et al. (2010) Evolutionary forces on Anopheles: what makes a malaria vector? Trends
Parasitol. 26(3):130-6.
- Gething PW, et al. (2010) Climate change and the global malaria recession. Nature.
20;465(7296):342-5.
- Hay SI, et al. (2010) Developing Global Maps of the Dominant Anopheles Vectors of Human
Malaria. PLoS Med;7(2):e1000209.
- Sinka ME, et al. The dominant Anopheles vectors of human malaria in the Asia-Pacific region:
occurrence data, distribution maps and bionomic précis. Parasit Vectors. 2011 May 25;4:89. doi:
10.1186/1756-3305-4-89.
- Trung HD, et al. Malaria transmission and major malaria vectors in different geographical areas of
Southeast Asia. Trop Med Int Health. 2004 Feb;9(2):230-7.
- Kelly-Hope L, et al. (2008) Lessons from the past: managing insecticide resistance in malaria
control and eradication programmes. Lancet Infect Dis. 8(6):387-9.
- Pates H, et al. (2005) Mosquito behavior and vector control. Annu Rev Entomol. 50:53-70
- Wertheim H, Horby P, Woodall J (2012). Atlas of Infectious Diseases. Wiley-Blackwell, Oxford,
United Kingdom.
Subject: Anopheles mosquito Chủ đề: Muỗi Anophen
33
Subject: Aedes aegypti and aedes albopictus Chủ đề: Muỗi Aedes aegypti và aedes albopictus
34
Definition:
Aedes is a genus of mosquito (Order: Diptera;
Family: Culicidae) that includes over 900
species. The two most important species for
man, Aedes aegypti and Aedes albopictus
(Asian Tiger Mosquito), are members of
the subgenus Stegomyia andtransmit virus
infections to humans. Female Aedes require
blood meals to develop their eggs and feed
predominantly during the day. Aedes aegypti
feeds predominantly on humans and readily
feeds indoors, whereas Aedes albopictus
prefers humans but feeds on a wider range of
animals and usually outdoors. Female Aedes
aegypti and Aedes albopictus lay their eggsin
water-filled containers, preferably on rough,
damp surfaces just above the water line, and
the eggs hatch when submerged. The eggs may
survive desiccation for several months. In urban
areas Aedes use a wide range of water filled
containers, such as water storage containers,
plant pots, discarded tires, building sites, and
roof gutters. Natural sites where eggs may be
laid include trees holes, leaf axils, and pools
in riverbeds. Although Aedes species have a
global distribution, Aedes aegypti is a tropical
and sub-tropical species, and is uncommon in
areas where the average winter temperature
is 10
o
C or less (10
o
C winter isotherm) or at
altitudes above 1000 metres. Aedes albopictus
is also historically a tropical species, but strains
have evolved that are able to overwinter in
temperate climates and become established at
higher latitudes than Aedes aegypti.
Trends:
Aedes aegypti originated in Africa and
subsequently spread to the Americas, Asia and
the Pacific, probably through shipping routes
during the 15th to 17th centuries. During the
20th Century Aedes aegypti has retreated from
southern Europe, North Africa, southern United
States, and parts of Australia. Yellow fever
eradication programs in South and Central
Định nghĩa:
Aedes là một chi muỗi (Bộ: Diptera; Họ:
Culicide)baogồmtrên900loài.Cóhailoàiquan
trọng nhất đối với loài người là Aedes aegypti
và Aedes albopictus (hay còn gọi là muỗi vằn
châu Á) là một trong những thành viên của phân
chi Stegomyia và truyền vi rút cho người. Muỗi
cái Aedes cần có máu để cho trứng phát triển và
hút máu chủ yếu vào ban ngày. Aedes aegypti
chủ yếu hút máu người và thường ở trong nhà
trong khi muỗi Aedes albopictus lại thích đốt
người tuy nhiên cũng đốt các động vật khác ở
ngoài môi trường. Muỗi cái Aedes aegypti và
Aedes albopictus đẻ trứng ở các dụng cụ chứa
nước, đặc biệt ở nơi có bề mặt thô nhám ngay
phía trên mép nước, và các trứng muỗi này sẽ
nở khi chìm xuống nước. Trứng có thể sống sót
ở trên cạn trong vài tháng. Ở các vùng thành thị
Aedes đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước như bể
nước, thùng phi vại, chum, chậu cây cảnh, lốp
xe hỏng, ngói vỡ, công trường xây dựng, và các
máng của mái nhà. Các điểm tự nhiên nơi mà
muỗi có thể đẻ trứng là các hốc cây, nách lá và
các vũng nước gần sông. Mặc dù các loài Aedes
phân bố khắp toàn cầu, nhưng Aedes aegypti
là loài muỗi thích sống ở các vùng nhiệt đới
và vùng cận nhiệt đới và hiếm thấy ở các khu
vực có nhiệt độ mùa xuân là 10
o
C hoặc dưới
10
o
C hoặc ở các độ cao trên 1000 mét so với
mặt nước biển. Loài Aedes albopictus có lịch sử
sống ở các vùng nhiệt đới nhưng một số chủng
đã tiến hóa và có khả năng sống sót qua mùa
đông ở các khu vực ôn đới và cũng đã thích
nghi được ở các khu vực có độ cao hơn so với
Aedes aegypti.
Xu hướng:
Aedes aegypti có nguồn gốc ở châu Phi và sau
đó lây lan sang các nước châu Mỹ, châu Á và
Thái Bình Dương, thông qua tuyến đường vận
chuyển trong thời gian từ thế kỷ 15 đến thế
kỷ 17. Trong thế kỷ 20, Aedes aegypti bị loại
khỏi miền Nam châu Âu, Bắc Phi, miền Nam
Hoa Kỳ, và các vùng của Úc. Các chương trình
Subject: Aedes aegypti and aedes albopictus Chủ đề: Muỗi Aedes aegypti và aedes albopictus
35
America between the 1950s and 1970s saw
large declines in Aedes aegypti abundance and
even eradication in some countries, but Aedes
aegypti has subsequently re-invaded large parts
of Central and SouthAmerica. Aedes albopictus
is native to Asia and is highly invasive. Since
1980 Aedes albopictus has spread extensively,
and is now established in many countries of
the Americas, Southern Europe, and in parts
of West Africa, possibly through international
trade in used tires. Whilst climate change might
increase the range of climate suitability for
Aedes aegypti and Aedes albopictus, the effects
are difficult to predict, but it seems likely that
temperate strains of Aedes albopictus will
continue to expand their geographic range.
Significance for infections:
Aedes aegypti is the main vector of yellow
fever, dengue and chikungunya. Aedes
albopictus is an important vector of dengue
and chikungunya, especially in areas where
this species predominates. Aedes aegypti is a
more efficient vector than Aedes albopictus
partly, it is thought, because of its biting and
habitat preferences, but also as a result of the
mosquito’s inherent susceptibility to infection
and viral replication. Adult Aedes aegypti
and Aedes albopictus mosquitoes spend their
life in and around the place they emerged,
rarely flying further than 100m (although up
to 800m has been recorded). Thus it is largely
humans who are responsible for spreading
dengue virus within and between communities.
Anthropogenic transport of vectors over long
distance and changes in habitat suitability drive
the geographic expansion of arbovirus risk.
Aedes aegypti and Aedes albopictus have been
experimentally demonstrated to be potential
vectors for a wide range of other arboviruses,
including Japanese Encephalitis, West Nile
Virus, Eastern Equine Encephalitis, and La
Crosse virus, but they are not thought to play
an important role in the ecology or transmission
thanh toán Sốt vàng ở Nam và Trung Mỹ giữa
những năm 1950 và năm 1970 góp phần làm
giảm đáng kể Aedes aegypti và thậm chí loại bỏ
hoàn toàn ở một số nước, nhưng Aedes aegypti
sau đó lại xuất hiện tại phần lớn Trung và Nam
Mỹ. Aedes albopictus nguồn gốc Châu Á và
có sự phân bố rất rộng. Từ năm 1980 Aedes
albopictus đã lan rộng và hiện nay đã xuất hiện
tại nhiều nước châu Mỹ, Nam Âu, và một phần
của Tây Phi. Biến đổi khí hậu có thể làm tăng
phạm vi khí hậu thích hợp cho Aedes aegypti và
Aedes albopictus, gây ra những tác động khó
dự đoán, dự đoán trong tương lai, chủng ôn đới
của Aedes albopictus sẽ tiếp tục mở rộng phạm
vi địa lý của chúng.
Tầm quan trọng đối với bệnh truyền nhiễm:
Aedes aegypti là vector chính của bệnh sốt
vàng da, sốt xuất huyết và chikungunya. Aedes
albopictus là một vector của sốt xuất huyết và
chikungunya, đặc biệt là ở những khu vực mà
loài này chiếm ưu thế. Aedes aegypti là véc tơ
mạnh hơn so với Aedes albopictus, có ý kiến
cho rằng vì tính chất vết đốt và sở thích chọn
môi trường cư trú, có ý kiến lại đề cập về sự
nhạy cảm vốn có của muỗi với việc nhiễm
và nhân lên của virus. Muỗi Aedes aegypti
và Aedes albopictus trưởng thành sống xung
quanh nơi chúng nở, ít khi bay xa hơn 100m
(mặc dù đã có số liệu ghi nhận lên đến 800m).
Do đó, con người là nhân tố quan trọng trong
việc phát tán virus sốt xuất huyết trong cộng
đồng, cũng là yếu tố làm cho vectơ phát tán
rộng rãi và những thay đổi trong môi trường
sống phù hợp thúc đẩy sự mở rộng sự phân bố,
nguy cơ lây lan của Arbovirus. Aedes aegypti
và Aedes albopictus đã được thực nghiệm
chứng minh là có khả năng truyền được một
loạt các Arboviruses khác, bao gồm cả viêm
não Nhật Bản, Virus tây sông Nile, Virus viêm
não Eastern Equine, và virus La Crosse, nhưng
chúng không được coi như có đóng vai trò quan
trọng trong hệ sinh thái hoặc truyền trực tiếp
những loại vi rút trên. Tuy nhiên, quần thể tác
Subject: Aedes aegypti and aedes albopictus Chủ đề: Muỗi Aedes aegypti và aedes albopictus
36
of any of these viruses. However, pathogen
and vector populations are not static, and
adaptations of either may see the emergence of
new arbovirus epidemiology associated with
Aedes aegypti and Aedes albopictus.
Map sources:
Aedes aegypti density index (DI):
NationalInstituteofHygieneandEpidemiology,
Pasteur Institute in Ho Chi Minh city, Pasteur
Institute in NhaTrang, Tay Nguyen Institute of
Hygiene and Epidemiology
The map shows only Aedes aegypti density
index which is the major vector of Dengue in
Vietnam. Aedes albopictus DI is not available
for the whole country.
Relative abundance of Larvae Aedes: Higa Y,
et al. (2010) Geographic distribution of Aedes
aegypti and Aedes albopictus collected from
used tires in Vietnam.J Am Mosq Control
Assoc;26(1):1-9.
nhân gây bệnh và vector không phải là tĩnh, và
sự thích nghi của một trong hai có thể làm xuất
hiện dịch Arbovirus mới liên quan tới Aedes
aegypti và Aedes albopictus.
Nguồn bản đồ:
Mật độ muỗi Aedes aegypti:
Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Vệ sinh
dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang,
Viện Pasteur Hồ Chí Minh
Bản đồ hiển thị mật độ muỗi Aedes aegypti,
vector chính của bệnh sốt xuất huyết tại Việt
Nam. Không có số liệu về mật độ muỗi Aedes
albopictus đầy đủ trên toàn quốc.
Tỉ lệ tương đối của hai loại ấu trùng Aedes:
Higa Y, et al. (2010) Geographic distribution
of Aedes aegypti và Aedes albopictus collected
from used tires in Vietnam.J Am Mosq Control
Assoc;26(1):1-9.
Key references/Tài liệu tham khảo chính:
- Benedict MQ, et al. (2007) Spread of the Tiger: Global Risk of Invasion by the Mosquito Aedes
albopictus. Vector Borne Zoonotic Dis; 7 (1): 76–85.
- Higa Y, et al. (2010) Geographic distribution of Aedes aegypti and Aedes albopictus collected
from used tires in Vietnam.J Am Mosq Control Assoc;26(1):1-9.
- Jansen CC, et al. (2010) The dengue vector Aedes aegypti: what comes next. Microbes Infect 12
(4): 272-279.
- Lambrechts L,et al. (2010) Consequences of the expanding global distribution ofAedes albopictus
for dengue virus transmission.PLoSNegl Trop Dis 4 (5): e646.
- Rogers DJ, et al. (2006) The Global Distribution of Yellow Fever and Dengue. AdvParasitol 62:
182-220.
- Wertheim H, Horby P, Woodall J (2012). Atlas of Infectious Diseases.Wiley-Blackwell, Oxford,
United Kingdom.
Subject: Aedes aegypti and aedes albopictus Chủ đề: Muỗi Aedes aegypti và aedes albopictus
37
Subject: Climate Chủ đề: Khí hậu
38
Definition:
Climate can be considered to be the ‘average
weather’. The map opposite shows climate
zones based on the system developed by
Wladimir Koppen and Rudolf Geiger. The
system classifies land surface into five major
climate zones based on annual and monthly
mean temperature and precipitation. The data
used to derive the map cover the period 1950-
2000. The three embedded graphs show the
monthly average temperature and rainfall in
the north, central, and southern regions in 2010
using data derived from weather stations.
Trends:
Vietnam is a long country and the climate
shows more annual variability (seasonality) in
the north and at higher altitudes in the central
highlands than in the south and the low lying
central regions. The map opposite is based
on annual and monthly climate data over a
50-year period and does not consider long
term non-seasonal trends in climate. Climate
change is a controversial subject and despite
general consensus about the existence of
‘global warming’, future trends and impacts
on local climate and weather is less easily
agreed. However, attempts to model the effect
of global warming on climate using the Koppen
classification have estimated a shift between
major climate classes of around 3% during the
21st Century. Prediction of how these changes
might affect infectious diseases is also difficult,
as discussed below.
Significance for infections:
Climate has a major influence on infectious
disease epidemiology that is both spatial
- affecting the geographic distribution of
disease; and temporal - affecting the timing
of transmission peaks. Temporal patterns are
typically seasonal but longer, non-annual,
climate cycles, such as the El Niño Southern
Định nghĩa:
Khí hậu có thể được coi như là ‘thời tiết với
giá trị trung bình”. Trên bản đồ cho thấy vùng
khí hậu được dựa trên hệ thống phát triển bởi
Wladimir Koppen và Rudolf Geiger. Hệ thống
này phân loại bề mặt đất thành năm vùng khí
hậu chủ yếu dựa trên nhiệt độ trung bình hàng
năm, hàng tháng và lượng mưa. Các dữ liệu
được sử dụng cho bản đồ lấy trong giai đoạn
1950-2000. Ba đồ thị thể hiển nhiệt độ trung
bình hàng tháng và lượng mưa ở miền Bắc,
Trung và khu vực phía Nam trong năm 2010.
Dữ liệu thu được từ các trạm dự báo thời tiết.
Xu hướng:
Việt Nam là đất nước trải dài và khí hậu thể
hiện sự thay đổi hàng năm (theo mùa) ở khu
vực phía bắc và theo độ cao như ở Tây Nguyên
so với miền Nam và vùng thấp ở miền Trung.
Bản đồ dựa trên dữ liệu khí hậu hàng năm và
hàng tháng trong khoảng thời gian 50 năm và
bỏ qua những xu hướng không có tính mùa vụ
trong thời gian dài. Biến đổi khí hậu là một chủ
đề gây tranh cãi và mặc dù có khẳng định sự tồn
tại của khái niệm “nóng lên toàn cầu”, xu hướng
lâu dài và những tác động đối với khí hậu địa
phương và thời tiết không dễ dàng thống nhất
được. Tuy nhiên, sự cố gắng để mô hình hóa
thể hiện tác động của việc nóng lên toàn cầu lên
khí hậu bằng cách sử dụng phân loại Koppen để
ước tính sự thay đổi giữa các lớp khí hậu chính
khoảng 3% trong thế kỷ 21. Việc dự báo những
thay đổi này có thể ảnh hưởng như thế nào đến
các bệnh truyền nhiễm là rất khó khăn và sẽ
được trình bày chi tiết dưới đây.
Tầm quan trọng đối với bệnh truyền nhiễm:
Khí hậu có ảnh hưởng lớn về dịch tễ học bệnh
truyền nhiễm ở 2 yếu tố gồm không gian - ảnh
hưởng đến sự phân bố địa lý của bệnh, và thời
gian - ảnh hưởng đến thời gian của các đỉnh
dịch. Mô hình thời gian thường theo mùa nhưng
kéo dài, không thường niên, chu kỳ khí hậu,
Subject: Climate Chủ đề: Khí hậu
39
Oscillation (ENSO), may also influence
infectious disease epidemiology. ENSO has
been linked to dengue, malaria, and cholera
epidemiology. The effect of climate may
be mediated by climate dependent vector
competence (e.g. malaria and dengue), climate
dependent pathogen survival, or by climatically
determined habitat suitability for environmental
pathogens (e.g. Burkholderia pseudomallei,
Coccidioides immitis), their vectors (e.g.
mosquitoes, ticks, flies) or animal reservoirs
(e.g. bats). In general, human pathogen diversity
is associated with latitude, being maximum
at the equator and decreasing with distance
from the equator. Climate is also associated
with temporal changes in social behaviours,
such as the mixing of children during school
terms, which influence disease epidemiology.
Temperature, humidity, and perhaps sunlight
may also directly affect individual susceptibility
to infection by altering mucosal integrity or
innate immunity. However, despite very clear
spatial and seasonal patterns of many infections,
the precise mechanism or interactions are
rarely disentangled and usually remain a
matter of speculation. Longer-term trends in
climate and the effect on the distribution and
prevalence of infectious diseases are even less
easily identified and this remains an area of
controversy, particularly since trends in disease
epidemiology may be confounded by many
other concomitant changes, such as land use,
disease control programs, and socioeconomic
development.
Map sources:
The Climate map was made by using climate
data obtained fromWorldClim – Global Climate
Data (1950-2000),
available at: www.worldclim.org.
chẳng hạn như hiện tượng El Nino (ENSO),
cũng có thể ảnh hưởng đến dịch tễ học bệnh
truyền nhiễm. ENSO có liên quan đến bệnh sốt
xuất huyết, sốt rét, dịch tả. Biến đổi khí hậu có
thể gây ra ảnh hưởng gián tiếp thông qua các
vector phụ thuộc khí hậu (bệnh sốt rét và sốt
xuất huyết), sự sống sót của các tác nhân gây
phụ thuộc khí hậu, hoặc bởi các yếu tố khí hậu
quyết định cho môi trường sống phù hợp với các
mầm bệnh môi trường (ví dụ như Burkholderia
pseudomallei, Coccidioides immitis), vector
các bệnh (ví dụ như muỗi, ve, ruồi) hoặc động
vật làm ổ chứa (ví dụ như loài dơi). Nhìn chung,
đa dạng mầm bệnh của con người liên quan đến
vĩ độ, đạt được tối đa tại đường xích đạo và
giảm dần theo khoảng cách từ đường xích đạo.
Khí hậu cũng có liên quan với những thay đổi
về thời gian trong hành vi xã hội, chẳng hạn như
sự tập trung trẻ em trong mùa tựu trường, chúng
ảnh hưởng đến dịch tễ học của bệnh. Nhiệt độ,
độ ẩm, và có thể cả ánh sáng mặt trời có lẽ cũng
trực tiếp ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của cá
nhân với nhiễm trùng bằng việc thay đổi tính
toàn vẹn của niêm mạc hoặc miễn dịch bẩm
sinh. Tuy nhiên, mặc dù mô hình không gian
và theo mùa của nhiều bệnh nhiễm trùng rất rõ
ràng, cơ chế hoặc tương tác chính xác hiếm khi
được phân định rõ và thường vẫn là một vấn đề
gây tranh cãi. Xu hướng dài hạn về khí hậu và
tác động đối với việc phân phối và phổ biến của
các bệnh truyền nhiễm còn ít được xác định dễ
dàng và điều này vẫn còn là một đề tài gây tranh
cãi, đặc biệt là khi xu hướng dịch tễ học bệnh
có thể bị đảo lộn bởi nhiều thay đổi khác, chẳng
hạn như việc sử dụng đất, chương trình kiểm
soát dịch bệnh, và phát triển kinh tế xã hội.
Nguồn bản đồ:
Bản đồ khí hậu được dựa trên dữ liệu khí hậu
từ nguồn WorldClim – Global Climate Data
(1950-2000)
www.worldclim.org.
Subject: Climate Chủ đề: Khí hậu
40
Key references/Tham khảo chính:
- Dunn RR, et al. (2010) Global drivers of human pathogen richness and prevalence. Proc R Soc
B: doi:10.1098.
- Guernier V, et al. (2004) Ecology Drives the Worldwide Distribution of Human Diseases. PloS
Biol 2(6): e141.
- Hijmans RJ, et al. (2005) Very high resolution interpolated climate surfaces for global land areas.
Int J Climat 25: 1965-1978.
- Lafferty KD. (2009). The ecology of climate change and infectious diseases. Ecology 90 (4):
888–900.
- Rubel F, et al. (2010) Observed and projected climate shifts 1901-2100 depicted by world maps
of the Köppen-Geiger climate classification. Meteorol Z 19: 135-141.
- Wertheim H, Horby P, Woodall J (2012). Atlas of Infectious Diseases. Wiley-Blackwell, Oxford,
United Kingdom.
Subject: Climate Chủ đề: Khí hậu
41
Subject: Connectivity Chủ đề: Kết nối giao thông
42
Definition:
Globalization has been defined as a change ‘in
the nature of human interactions across a wide
range of spheres including the economic, so-
cial, political, technological and environmen-
tal’. Increased connectedness of people in space
and time is one dimension of globalization that
is especially relevant for infectious diseases.
The connectivity map shows the major roads,
railroad, terrain (elevation) and major airline
routes with number of passengers in 2010.
Trends:
Human interactions on a physical and intel-
lectual level have been increasing for centuries
but we are now more connected than ever. The
dominant force behind this increasing connect-
edness has been economic, with individuals,
corporations and nations seeking ever-greater
opportunities to exploit resources and new mar-
kets. Since the market reforms, Vietnam has
made spectacular progress in GDP growth and
poverty reduction. Annual per capita growth
has averaged 5.9 percent.
A critical part of this success has been a high
level of investment in infrastructure. Around
9-10 percent of GDP has been invested in trans-
port, telecommunications, energy, water, and
sanitation in recent years, a high level of infra-
structure investment by international standards.
The Vietnamese railway network has a total
length of 2,600 km, dominated by the 1,726 km
single track running between Hanoi and Ho Chi
Minh City. Two railways connect Vietnam to
the People’s Republic of China. There are cur-
rently no railway connections between Vietnam
and Cambodia or Laos.
Viet Nam’s road system includes: national roads
(quốc lộ) administered by the central govern-
ment; provincial roads (tỉnh lộ or đường tỉnh)
managed by provinces; district roads (huyện lộ
or đường huyện) managed by districts; urban
roads managed by cities and towns; and com-
mune roads managed by communes. The total
length of the Viet Nam road system is about
222,179  km with 19.0% paved (source: Viet-
nam Road Administration, 2004).
Định nghĩa:
Toàn cầu hóa được định nghĩa là sự thay đổi
“về bản chất của sự tương tác giữa con người
với con người trong nhiều lĩnh vực như kinh tế,
xã hội, chính trị, kỹ thuật và môi trường”. Tăng
cường sự kết nối của con người về cả không
gian và thời gian là một khía cạnh của toàn
cầu hóa, mà nó đặc biệt liên quan tới các bệnh
truyền nhiễm. Bản đồ kết nối thể hiện các tuyến
đường chính, đường sắt, địa hình (độ cao) và
các đường bay chính cùng với số lượng hành
khách trong năm 2010.
Xu hướng:
Sự tương tác giữa con người ở mức độ vật chất
và trí tuệ đang tăng lên trong những thế kỉ qua,
và chúng ta hiện đang kết nối với nhau nhiều
hơn bao giờ hết. Yếu tố chính đằng sau sự kết
nối đang không ngừng tăng đó chính là kinh tế
với những cá nhân, tập đoàn và quốc gia đang
tìm kiếm những cơ hội lớn hơn bao giờ hết để
khai thác các nguồn lực và những thị trường
mới. Kể từ khi nền kinh tế thị trường được hình
thành, Việt Nam đã đạt những bước tiến vượt
bậc về tăng trưởng GDP và xóa đói giảm nghèo.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vào
khoảng 5,9%.
Một phần quan trọng đóng góp vào thành công
này là sự mạnh dạn đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Trong những năm gần đây, khoảng 9-10 phần
trăm của GDP được đầu tư vào phương tiện
giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng, nước
và vệ sinh môi trường.
Mạng lưới đường sắt của Việt Nam có tổng
chiều dài là 2.600 km, trong đó chủ yếu là
tuyến đường sắt từ Hà Nội đến thành phố Hồ
Chí Minh với chiều dài 1.726 km. Có hai tuyến
đường sắt chạy từ Việt Nam đến Trung Quốc.
Hiện nay, chưa có tuyến đường sắt nào nối giữa
Việt Nam với Campuchia hay Lào.
Hệ thống đường bộ của Việt Nam gồm có: quốc
lộ được quản lý bởi cơ quan cấp Trung ương;
tỉnh lộ hay đường tỉnh được quản lý bởi cấp
Tỉnh; huyện lộ hay đường huyện thuộc quyền
quản lý của các quận; hệ thống đường ở đô thị
được quản lý bởi thành phố; và đường ở các
xã phường chịu sự quản lý của các xã phường.
Tổng chiều dài của các tuyến đường bộ ở Việt
Subject: Connectivity Chủ đề: Kết nối giao thông
43
Vietnam operates 37 civil airports, including
three international: Noi Bai in Hanoi, Da Nang
in central Vietnam, and Tan Son Nhat in HCMC.
Tan Son Nhat is the largest, handling 75 per-
cent of international passenger traffic. Vietnam
is connected to major airports across the world
and this number is increasing. In 2010 the avia-
tion industry showed double digit growth and
cargo increased by 30%.
Significance for infections:
Globalization has both positive and negative
consequences for health. Increased accessibil-
ity to information, diagnosis and care, and pre-
ventive health services, such as immunization,
have a very positive impact on health, as does
access to education and, most importantly, the
economic benefits of global integration. On the
other hand, people and goods carry diseases and
there are sobering historic examples of the dev-
astating effect of the introduction of new dis-
eases to vulnerable populations. Severe Acute
Respiratory Syndrome (SARS) is perhaps the
most dramatic modern equivalent, where air
travel rapidly disseminated a highly virulent
infection. More recently, a novel influenza A/
H1N1 subtype emerged in Central America
in 2009 and rapidly spread around the globe.
However, the immediate and frightening im-
pact of globally transmitted epidemic diseases
such as SARS and influenza perhaps diverts at-
tention from the importance of more insidious
infections. The spread of HIV has been less rap-
id but far more damaging than any other con-
temporary epidemic and has undoubtedly been
expedited by globalization, with HIV transmis-
sion associated with economic migrants, the
commercial sex trade and changes in sexual
behaviors. Dengue is another globalizing dis-
ease: the precise reasons for the geographic ex-
pansion of dengue over the past 50 years are
not clear but factors may include the dissemi-
nation of vectors through global trade and the
movement of viruses by infected travelers. This
demonstrates how increased connectivity links
previously separated ecological systems and of-
fers new opportunities for pathogens to extend
beyond their traditional niche.
Nam vào khoảng 222.179 km với khoảng 19,0%
được trải nhựa (Nguồn: Cục Quản lý đường bộ
Việt Nam, 2004).
Việt Nam hiện có 37 sân bay dân sự đang hoạt
động, trong đó có 3 sân bay quốc tế: Nội Bài ở
Hà Nội, Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam, và
Tân Sơn Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh. Tân
Sơn Nhất là sân bay lớn nhất, điều phối khoảng
75% các chuyến bay quốc tế. Việt Nam hiện đã
kết nối với phần lớn các sân bay trên thế giới
và con số này đang ngày càng tăng lên. Trong
năm 2010, ngành công nghiệp hàng không cho
thấy chỉ số tăng trưởng tăng gấp đôi và số lượng
hàng hóa được vận chuyển tăng 30%.
Tầm quan trọng đối với bệnh truyền nhiễm:
Toàn cầu hóa gây cả những ảnh hưởng tích cực
và tiêu cực đến ngành Y tế. Tăng cường tiếp cận
với thông tin, chẩn đoán và chăm sóc, các dịch
vụ y tế dự phòng, như miễn dịch có tác động
tích cực lên sức khỏe, đồng thời với việc tiếp
cận với giáo dục, và quan trọng nhất là các lợi
ích kinh tế của việc hội nhập quốc tế. Mặt khác,
người và hàng hóa là những đối tượng mang
bệnh và đã có những ví dụ nhất định trong
lịch sử về những hậu quả nặng nề của việc lây
truyền những bệnh mới cho những cộng đồng
dễ bị ảnh hưởng. Hội chứng viêm đường hô hấp
cấp (SARS), có lẽ là một ví dụ sâu sắc nhất của
thời đại này, khi mà việc di chuyển bằng đường
hàng không đã nhanh chóng phát tán một bệnh
truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Gần đây, một
kiểu tuýp lạ của virus cúm A/H1N1 đã xuất
hiện ở Trung Mỹ năm 2009 và nhanh chóng lan
ra toàn cầu. Tuy nhiên, những ảnh hưởng tức
thì và đáng sợ của những bệnh dịch lan truyền
khắp toàn cầu như SARS hay cúm có lẽ đã làm
lạc hướng sự chú ý khỏi những căn bệnh truyền
nhiễm âm thầm khác. Tốc độ lây lan của HIV
đã giảm đi những nó vẫn gây những thiệt hại
nặng nề hơn so với những dịch bệnh đương thời
và chắc chắn đã chịu sự tác động của toàn cầu
hóa với mối liên quan giữa sự lây lan của HIV
và những người di cư vì mục đích kinh tế, mại
dâm và những thay đổi trong hành vi sinh hoạt
tình dục. Dengue cũng là một bệnh mang tính
toàn cầu khác: những nguyên nhân chính xác
Subject: Connectivity Chủ đề: Kết nối giao thông
44
của sự lan rộng về mặt địa lý của dengue trong
suốt 50 năm qua vẫn chưa đươc làm rõ, nhưng
những yếu tố ảnh hưởng có thể gồm có sự phát
tán của các vector thông qua các hoạt động giao
dịch toàn cầu, và sự di chuyển của virus do các
du khách nhiễm bệnh. Điều này cho thấy sự gia
tăng của các đường kết nối trước đây đã bị tách
biệt với hệ thống sinh thái học như thế nào và
nó mở ra những cơ hội mới cho các tác nhân
gây bệnh vượt ra ngoài những phạm vi truyền
thống của chúng.
Key references/Tài liệu tham khảo chính:
- Dollar D. (2001) Is globalization good for your health. WHO Bulletin 79 (9).
- Hufnagel L, et al. (2004) Forecast and control of epidemics in a globalized world. PNAS 101
(42).
- Lee K. (2003) Globalization and health, an introduction. London, Palgrave Macmillan.
- Saker L, et al. (2004) Globalization and Infectious Diseases: a review of the linkages. UNICEF/
UNDP/World Bank/WHO.
- Tatem AJ, et al. (2006) Global traffic and disease vector dispersal. PNAS 103 (16).
- World Bank. (2009) World Development Report 2009 “Reshaping Economic Geography”.
45
Subject: Diphtheria-Tetanus-Pertussis vaccine coverage Chủ đề: Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm
Atlas bệnh truyền nhiễm

More Related Content

What's hot

Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE MagazinePMC WEB
 
Thuc trang mac cac benh nhiem trung duong sinh duc duoi o phu nu ban dam
Thuc trang mac cac benh nhiem trung duong sinh duc duoi o phu nu ban damThuc trang mac cac benh nhiem trung duong sinh duc duoi o phu nu ban dam
Thuc trang mac cac benh nhiem trung duong sinh duc duoi o phu nu ban damLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Mot so dac diem dich te hoc benh sot xuat huyet dengue va hieu qua mo hinh gi...
Mot so dac diem dich te hoc benh sot xuat huyet dengue va hieu qua mo hinh gi...Mot so dac diem dich te hoc benh sot xuat huyet dengue va hieu qua mo hinh gi...
Mot so dac diem dich te hoc benh sot xuat huyet dengue va hieu qua mo hinh gi...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu viec lua chon cac dung dich tiem truyen trong dieu tri benh sot xu...
Nghien cuu viec lua chon cac dung dich tiem truyen trong dieu tri benh sot xu...Nghien cuu viec lua chon cac dung dich tiem truyen trong dieu tri benh sot xu...
Nghien cuu viec lua chon cac dung dich tiem truyen trong dieu tri benh sot xu...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanhDac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanhLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu tinh hinh nhiem cac tac nhan lay qua duong truyen mau o nguoi hien...
Nghien cuu tinh hinh nhiem cac tac nhan lay qua duong truyen mau o nguoi hien...Nghien cuu tinh hinh nhiem cac tac nhan lay qua duong truyen mau o nguoi hien...
Nghien cuu tinh hinh nhiem cac tac nhan lay qua duong truyen mau o nguoi hien...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE MagazinePMC WEB
 
Thai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kim
Thai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kimThai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kim
Thai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kimLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huếyoungunoistalented1995
 
Seminar dịch-tễ-dược-nhóm1
Seminar dịch-tễ-dược-nhóm1Seminar dịch-tễ-dược-nhóm1
Seminar dịch-tễ-dược-nhóm11691994
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMDỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMSoM
 
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

What's hot (15)

Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
 
1 tong quan dth dhct
1 tong quan dth dhct1 tong quan dth dhct
1 tong quan dth dhct
 
Thuc trang mac cac benh nhiem trung duong sinh duc duoi o phu nu ban dam
Thuc trang mac cac benh nhiem trung duong sinh duc duoi o phu nu ban damThuc trang mac cac benh nhiem trung duong sinh duc duoi o phu nu ban dam
Thuc trang mac cac benh nhiem trung duong sinh duc duoi o phu nu ban dam
 
Mot so dac diem dich te hoc benh sot xuat huyet dengue va hieu qua mo hinh gi...
Mot so dac diem dich te hoc benh sot xuat huyet dengue va hieu qua mo hinh gi...Mot so dac diem dich te hoc benh sot xuat huyet dengue va hieu qua mo hinh gi...
Mot so dac diem dich te hoc benh sot xuat huyet dengue va hieu qua mo hinh gi...
 
Nghien cuu viec lua chon cac dung dich tiem truyen trong dieu tri benh sot xu...
Nghien cuu viec lua chon cac dung dich tiem truyen trong dieu tri benh sot xu...Nghien cuu viec lua chon cac dung dich tiem truyen trong dieu tri benh sot xu...
Nghien cuu viec lua chon cac dung dich tiem truyen trong dieu tri benh sot xu...
 
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
 
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanhDac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
 
Nghien cuu tinh hinh nhiem cac tac nhan lay qua duong truyen mau o nguoi hien...
Nghien cuu tinh hinh nhiem cac tac nhan lay qua duong truyen mau o nguoi hien...Nghien cuu tinh hinh nhiem cac tac nhan lay qua duong truyen mau o nguoi hien...
Nghien cuu tinh hinh nhiem cac tac nhan lay qua duong truyen mau o nguoi hien...
 
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
 
Thai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kim
Thai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kimThai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kim
Thai do va thuc hanh phong chong sot xuat huyet cua nguoi dan xa thach kim
 
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...
Nghien cuu giai phap can thiep nham giam nguy co sot xuat huyet dengue tai hu...
 
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
 
Seminar dịch-tễ-dược-nhóm1
Seminar dịch-tễ-dược-nhóm1Seminar dịch-tễ-dược-nhóm1
Seminar dịch-tễ-dược-nhóm1
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMDỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
 
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CÁC TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI VIỆT...
 

Similar to Atlas bệnh truyền nhiễm

Nghien cuu dac diem khi hau tuong quan toi sot xuat huyet dengue tai 7 tinh v...
Nghien cuu dac diem khi hau tuong quan toi sot xuat huyet dengue tai 7 tinh v...Nghien cuu dac diem khi hau tuong quan toi sot xuat huyet dengue tai 7 tinh v...
Nghien cuu dac diem khi hau tuong quan toi sot xuat huyet dengue tai 7 tinh v...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...
Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...
Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mo ta mot so yeu to lien quan den phan bo chlamydia trachomatis, human papill...
Mo ta mot so yeu to lien quan den phan bo chlamydia trachomatis, human papill...Mo ta mot so yeu to lien quan den phan bo chlamydia trachomatis, human papill...
Mo ta mot so yeu to lien quan den phan bo chlamydia trachomatis, human papill...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va danh gia ket qua dieu tri cua b...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va danh gia ket qua dieu tri cua b...Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va danh gia ket qua dieu tri cua b...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va danh gia ket qua dieu tri cua b...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tinh khang thuoc oseltamivir cua vi rut cum a luu hanh tai mien bac viet nam
Tinh khang thuoc oseltamivir cua vi rut cum a luu hanh tai mien bac viet namTinh khang thuoc oseltamivir cua vi rut cum a luu hanh tai mien bac viet nam
Tinh khang thuoc oseltamivir cua vi rut cum a luu hanh tai mien bac viet namLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả kết hợp quân- dân y phát ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả kết hợp quân- dân y phát ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả kết hợp quân- dân y phát ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả kết hợp quân- dân y phát ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...
Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...
Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE MagazinePMC WEB
 
Dac diem dich te hoc benh hen phe quan o tre em 13 14 tuoi va hieu qua can th...
Dac diem dich te hoc benh hen phe quan o tre em 13 14 tuoi va hieu qua can th...Dac diem dich te hoc benh hen phe quan o tre em 13 14 tuoi va hieu qua can th...
Dac diem dich te hoc benh hen phe quan o tre em 13 14 tuoi va hieu qua can th...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Dịch tễ học các trường hợp tiêm vắc xin phòng dại và kiến thức, thái độ, thực...
Dịch tễ học các trường hợp tiêm vắc xin phòng dại và kiến thức, thái độ, thực...Dịch tễ học các trường hợp tiêm vắc xin phòng dại và kiến thức, thái độ, thực...
Dịch tễ học các trường hợp tiêm vắc xin phòng dại và kiến thức, thái độ, thực...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Nghien cuu thuc trang sot ret va danh gia ket qua can thiep phong chong sot r...
Nghien cuu thuc trang sot ret va danh gia ket qua can thiep phong chong sot r...Nghien cuu thuc trang sot ret va danh gia ket qua can thiep phong chong sot r...
Nghien cuu thuc trang sot ret va danh gia ket qua can thiep phong chong sot r...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thong tu 54 2015 byt
Thong tu 54 2015 bytThong tu 54 2015 byt
Thong tu 54 2015 bytzecky ryu
 
Chế Độ Thông Tin Báo Cáo Và Khai Báo Bệnh, Dịch Bệnh Truyền Nhiễm.pdf
Chế Độ Thông Tin Báo Cáo Và Khai Báo Bệnh, Dịch Bệnh Truyền Nhiễm.pdfChế Độ Thông Tin Báo Cáo Và Khai Báo Bệnh, Dịch Bệnh Truyền Nhiễm.pdf
Chế Độ Thông Tin Báo Cáo Và Khai Báo Bệnh, Dịch Bệnh Truyền Nhiễm.pdfNuioKila
 
KẾT QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG ...
KẾT QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG ...KẾT QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG ...
KẾT QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
thuc hanh phong chong benh dai cua nhung doi tuong den tiem chung vac xin pho...
thuc hanh phong chong benh dai cua nhung doi tuong den tiem chung vac xin pho...thuc hanh phong chong benh dai cua nhung doi tuong den tiem chung vac xin pho...
thuc hanh phong chong benh dai cua nhung doi tuong den tiem chung vac xin pho...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to Atlas bệnh truyền nhiễm (20)

Nghien cuu dac diem khi hau tuong quan toi sot xuat huyet dengue tai 7 tinh v...
Nghien cuu dac diem khi hau tuong quan toi sot xuat huyet dengue tai 7 tinh v...Nghien cuu dac diem khi hau tuong quan toi sot xuat huyet dengue tai 7 tinh v...
Nghien cuu dac diem khi hau tuong quan toi sot xuat huyet dengue tai 7 tinh v...
 
Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...
Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...
Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...
 
Mo ta mot so yeu to lien quan den phan bo chlamydia trachomatis, human papill...
Mo ta mot so yeu to lien quan den phan bo chlamydia trachomatis, human papill...Mo ta mot so yeu to lien quan den phan bo chlamydia trachomatis, human papill...
Mo ta mot so yeu to lien quan den phan bo chlamydia trachomatis, human papill...
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va danh gia ket qua dieu tri cua b...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va danh gia ket qua dieu tri cua b...Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va danh gia ket qua dieu tri cua b...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va danh gia ket qua dieu tri cua b...
 
Đặc điểm lâm sàng và căn nguyên vi rút gây bệnh Tay Chân Miệng
Đặc điểm lâm sàng và căn nguyên vi rút gây bệnh Tay Chân MiệngĐặc điểm lâm sàng và căn nguyên vi rút gây bệnh Tay Chân Miệng
Đặc điểm lâm sàng và căn nguyên vi rút gây bệnh Tay Chân Miệng
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi rút gây b...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi rút gây b...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi rút gây b...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi rút gây b...
 
Tinh khang thuoc oseltamivir cua vi rut cum a luu hanh tai mien bac viet nam
Tinh khang thuoc oseltamivir cua vi rut cum a luu hanh tai mien bac viet namTinh khang thuoc oseltamivir cua vi rut cum a luu hanh tai mien bac viet nam
Tinh khang thuoc oseltamivir cua vi rut cum a luu hanh tai mien bac viet nam
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả kết hợp quân- dân y phát ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả kết hợp quân- dân y phát ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả kết hợp quân- dân y phát ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả kết hợp quân- dân y phát ...
 
Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...
Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...
Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk LắkLuận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk Lắk
 
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
 
Dac diem dich te hoc benh hen phe quan o tre em 13 14 tuoi va hieu qua can th...
Dac diem dich te hoc benh hen phe quan o tre em 13 14 tuoi va hieu qua can th...Dac diem dich te hoc benh hen phe quan o tre em 13 14 tuoi va hieu qua can th...
Dac diem dich te hoc benh hen phe quan o tre em 13 14 tuoi va hieu qua can th...
 
Dịch tễ học các trường hợp tiêm vắc xin phòng dại và kiến thức, thái độ, thực...
Dịch tễ học các trường hợp tiêm vắc xin phòng dại và kiến thức, thái độ, thực...Dịch tễ học các trường hợp tiêm vắc xin phòng dại và kiến thức, thái độ, thực...
Dịch tễ học các trường hợp tiêm vắc xin phòng dại và kiến thức, thái độ, thực...
 
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
 
Nghien cuu thuc trang sot ret va danh gia ket qua can thiep phong chong sot r...
Nghien cuu thuc trang sot ret va danh gia ket qua can thiep phong chong sot r...Nghien cuu thuc trang sot ret va danh gia ket qua can thiep phong chong sot r...
Nghien cuu thuc trang sot ret va danh gia ket qua can thiep phong chong sot r...
 
Thong tu 54 2015 byt
Thong tu 54 2015 bytThong tu 54 2015 byt
Thong tu 54 2015 byt
 
Chế Độ Thông Tin Báo Cáo Và Khai Báo Bệnh, Dịch Bệnh Truyền Nhiễm.pdf
Chế Độ Thông Tin Báo Cáo Và Khai Báo Bệnh, Dịch Bệnh Truyền Nhiễm.pdfChế Độ Thông Tin Báo Cáo Và Khai Báo Bệnh, Dịch Bệnh Truyền Nhiễm.pdf
Chế Độ Thông Tin Báo Cáo Và Khai Báo Bệnh, Dịch Bệnh Truyền Nhiễm.pdf
 
KẾT QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG ...
KẾT QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG ...KẾT QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG ...
KẾT QUẢ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG ...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
 
thuc hanh phong chong benh dai cua nhung doi tuong den tiem chung vac xin pho...
thuc hanh phong chong benh dai cua nhung doi tuong den tiem chung vac xin pho...thuc hanh phong chong benh dai cua nhung doi tuong den tiem chung vac xin pho...
thuc hanh phong chong benh dai cua nhung doi tuong den tiem chung vac xin pho...
 

More from youngunoistalented1995

Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdf
Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdfRượu và thiếu hụt vitamin B1.pdf
Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdfyoungunoistalented1995
 
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdf
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdfĐiều trị thiếu máu thiếu sắt.pdf
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdfyoungunoistalented1995
 
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docxỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docxyoungunoistalented1995
 
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...youngunoistalented1995
 
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docx
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docxHạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docx
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docxyoungunoistalented1995
 
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docx
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docxNếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docx
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docxyoungunoistalented1995
 
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)youngunoistalented1995
 
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp án
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp ánBài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp án
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp ányoungunoistalented1995
 
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầuTứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầuyoungunoistalented1995
 

More from youngunoistalented1995 (20)

Hậu quả của tà dâm.pdf
Hậu quả của tà dâm.pdfHậu quả của tà dâm.pdf
Hậu quả của tà dâm.pdf
 
Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdf
Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdfRượu và thiếu hụt vitamin B1.pdf
Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdf
 
Song ngữ Portal Hypertension.pdf
Song ngữ Portal Hypertension.pdfSong ngữ Portal Hypertension.pdf
Song ngữ Portal Hypertension.pdf
 
Dược lý heparin.pdf
Dược lý heparin.pdfDược lý heparin.pdf
Dược lý heparin.pdf
 
Ca lâm sàng nội khoa 2.pdf
Ca lâm sàng nội khoa 2.pdfCa lâm sàng nội khoa 2.pdf
Ca lâm sàng nội khoa 2.pdf
 
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdf
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdfĐiều trị thiếu máu thiếu sắt.pdf
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdf
 
Giải phẫu khớp.pdf
Giải phẫu khớp.pdfGiải phẫu khớp.pdf
Giải phẫu khớp.pdf
 
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docxỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
 
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...
 
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docx
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docxHạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docx
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docx
 
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docx
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docxNếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docx
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docx
 
Máu (song ngữ)
Máu (song ngữ)Máu (song ngữ)
Máu (song ngữ)
 
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)
 
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp án
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp ánBài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp án
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp án
 
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầuTứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
 
Tam giác cảnh
Tam giác cảnhTam giác cảnh
Tam giác cảnh
 
Ống cơ khép
Ống cơ khépỐng cơ khép
Ống cơ khép
 
Halogen là gì
Halogen là gìHalogen là gì
Halogen là gì
 
Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểuThuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu
 
Sinh lý thận phần cuối
Sinh lý thận phần cuốiSinh lý thận phần cuối
Sinh lý thận phần cuối
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Recently uploaded (20)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 

Atlas bệnh truyền nhiễm

  • 1. Äo AN ATLAS OF COMMUNICABLE DISEASES IN VIETNAM FROM 2000 TO 2011 ATLAS CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2011
  • 2. 1 LỜI NÓI ĐẦU Tình hình bệnh truyền nhiễm gây dịch trên thế giới diễn biến tương đối phức tạp trong những năm gần đây. Nó là kết quả của một hệ thống phức hợp tác động lẫn nhau giữa các yếu tố sinh học, xã hội, sinh thái và kỹ thuật. Chỉ tính riêng trong 15 năm trở lại đây, nhiều dịch bệnh mới xuất hiện đã gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. Dịch cúm A/H5N1 lây truyền từ gia cầm sang người xuất hiện lần đầu tiên tại Hồng Kông năm 1997, tính đến 8/10/2013 đã xuất hiện tại 15 quốc gia thuộc Châu Á, Châu Phi và Châu Âu với 641 trường hợp mắc và 380 trường hợp tử vong. Năm 2003, dịch SARS xảy ra, trong thời gian ngắn đã lan rộng ra nhiều quốc gia với khoảng 8000 người mắc, hơn 700 trường hợp tử vong. Dịch tả trên thế giới cũng có xu hướng tăng liên tục trong những năm trở lại đây cả về quy mô và phạm vi gây dịch. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, chỉ tính riêng giai đoạn từ 2004 - 2008 số ca bệnh tả trên thế giới đã tăng 24 % so với giai đoạn từ năm 2000 - 2004. Xu hướng của dịch sốt xuất huyết cũng gia tăng mạnh ở nhiều nước trong thập kỷ qua, đặc biệt là các nước khu vực Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Thái Bình Dương, ước tính trung bình mỗi năm thế giới ghi nhận tới 500.000 người mắc sốt xuất huyết. Hậu quả của các bệnh nhiễm trùng mới xuất hiện của khu vực Đông Nam Châu Á là rất lớn. Ước tính dịch SARS ở khu vực Đông và Nam Châu Á làm thiệt hại khoảng 18 tỷ đô la Mỹ (vào khoảng 2 triệu đô la cho một bệnh nhân). Ngoài ra, dịch cúm gia cầm A/H5N1cũng gây ảnh hưởng nặng nề tới công nghiệp chăn nuôi gia cầm và tiếp tục ảnh hưởng tới của nhiều nước trong khu vực và còn tiếp tục lan rộng Kết quả giám sát ở Việt Nam trong 10 năm vừa qua cho thấy, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì tốt những thành quả về thanh toán bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh, nhiều bệnh truyền nhiễm như bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản đã có xu hướng giảm rõ rệt; nhiều vụ dịch tả, dịch sốt xuất huyết, cúm A/H1N1/09 đại dịch, tay chân miệng ... đã được khống chế hiệu quả. Đó là nhờ các hoạt động giám sát phòng chống dịch bệnh chủ động, công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng, sự vào cuộc kịp thời và tích cực của y tế, chính quyền và các ban ngành liên quan. Hệ thống các văn bản pháp quy về giám sát, phòng chống bệnh truyền nhiễm ngày càng được hoàn thiện như Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Quy chế thông tin báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm; Quy trình giám sát, dự phòng, xử lý ổ dịch và điều trị bệnh truyền nhiễm đã góp phần làm tăng hiệu quả của công tác giám sát, phòng chống dịch. Bên cạnh những thành quả đạt được, tình hình bệnh bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến rất phức tạp. Sự gia tăng dân số, thay đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa nhanh, giao lưu quốc tế, biến động dân số, tình trạng nhập cư, di cư, ô nhiễm môi trường, sự kháng thuốc và biến chủng của các tác nhân gây bệnh, quản lý vật nuôi, quy trình kiểm dịch động vật, quy trình giết mổ và tiêu thụ thực phẩm từ động vật vẫn còn lỏng lẻo và chưa hiệu quả, cùng với những thói quen vệ sinh chưa tốt và nhiều nguyên nhân khách quan khác khiến cho bệnh truyền nhiễm dễ dàng lây lan và tiếp tục là gánh nặng sức khoẻ cho cộng đồng. Nhiều bệnh truyền nhiễm trước đây có số mắc thấp nay có nguy cơ quay trở lại bùng phát thành dịch. Trong bối cảnh đó, với sự hỗ trợ về kỹ thuật của tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam và hỗ trợ về mặt tài chính của USAID, viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã hợp tác với Trường Đại học Oxford (Vương quốc Anh), biên soạn cuốn “Atlas các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam”. Mục tiêu của cuốn Atlas (Bản đồ) này là cung cấp thống tin về sự phân bố theo địa lý của các bệnh truyền nhiễm trên người và động vật, cũng như các mối nguy cơ đe dọa sức khỏe khác. Tài liệu này trình bày các bản đồ về một số bệnh truyền nhiễm (bao gồm bệnh mới nổi, bệnh lây truyền từ động vật sang người, bệnh thuộc diện phải báo cáo) và các yếu tố liên quan ở Việt Nam; các thông tin mô tả ngắn gọn về
  • 3. 2 triệu chứng, tác nhân gây bệnh, diễn biến, phương thức lây truyền, điều trị lâm sàng, phòng bệnh và kiểm soát bệnh; và các bản đồ về các yếu tố liên quan đến lan truyền bệnh truyền nhiễm. Số liệu sử dụng trong cuốn Atlas này được lấy từ các nguồn số liệu chính thức như: Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm; các báo cáo của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Cục Y tế Dự phòng, Cục Thú y, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur HCM, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Viện Sốt rét Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Chương trình phòng chống lao quốc gia, chương trình phòng chống phong quốc gia; các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ; các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. Hy vọng cuốn Atlas này sẽ là một tài liệu quan trọng góp phần hiểu rõ hơn các dịch bệnh nhằm tăng cường hệ thống giám sát và đáp ứng dịch bệnh truyền nhiễm ở Việt nam. Nó cũng giúp các nhà nghiên cứu kiểm tra giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố bệnh theo địa dư, và giúp cho các nhà hoạch định chính sách ưu tiên nguồn lực và đáp ứng ở những khu vực có nguy cơ cao nhất. Ngoài ra, cuốnAtlas có thể sử dụng như một tài liệu cơ bản hỗ trợ việc học tập và đào tạo trong lĩnh vực phòng chống bệnh truyền nhiễm. Mặc dầu nhóm các chuyên gia biên soạn đã cố gắng tìm kiếm, khai thác, sử dụng các nguồn thông tin để biên tập lần đầu tiên cuốn Atlas này, nhưng không khỏi không có những thiếu sót và hạn chế. Chất lượng số liệu ở các bản đồ có thể còn hạn chế và khác nhau tùy thuộc vào thiết kế nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, và vào tính sẵn có của số liệu. Do đó, cuốn Atlas cũng có thể được coi là khởi đầu để nâng cao chất lượng số liệu góp phần đánh giá sự phân bố và gánh nặng của những bệnh truyền nhiễm quan trọng ở Việt Nam. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả và đồng nghiệp để có thể nâng cao chất lượng của tài liệu này cho lần xuất bản sau. Thay mặt nhóm biên soạn GS.TS Nguyễn Trần Hiển
  • 4. 3 FOREWORD The global control of communicable diseases has become more complicated in recent years. It is the result of an interplay between biological (pathogen), social (behavior), and ecological (environment) factors. In the last 15 years, emerging infectious diseases have repeatedly challenged public health systems. Since the first case of influenza A/H5N1, which transmitted from poultry to humans in Hong Kong in 1997, avian influenza has caused human cases in 15 countries in Asia, Africa and Europe with 641 infected cases and 380 deaths by 8th October 2013. In 2003, the Severe Acute Respiratory Distress Syndrome (SARS) virus spread rapidly to many countries with about 8 thousands of infected patients and over 700 deaths. In addition, some classic pathogens such as Vibrio cholerae are re-emerging, causing increased disease across the world. Statistics from the World Health Organization show that from 2004 to 2008 the number of cholera cases worldwide has increased by 24% in comparison with the period 2000-2004. The burden of dengue fever also continues to increase. Over the last decade, many countries, especially in South East Asia, the Middle East and Western Pacific, have witnessed an upward trend of dengue fever, with an average number of 500,000 dengue cases recorded every year. The consequences of such emerging and re-emerging infectious diseases in the South East Asia region is tremendous. The SARS pandemic in East and South Asia lead to US$ 18 billion in damages, about $2 million per patient, Avian influenza A/H5N1 has had a severe impact on the poultry industry and continues to trouble many countries in the region. Disease surveillance in Vietnam over the past 10 years shows that Vietnam has successfully eliminated polio and neonatal tetanus. Several infectious diseases such as diphtheria, whooping cough, and Japanese encephalitis have declined significantly. Furthermore, SARS and avian influenza A/H5N1 have been controlled effectively. These successes can in part be attributed to the surveillance and epidemic prevention systems, and to active communication programs that raise awareness amongst the community. Regulations on the surveillance, prevention and control infectious diseases are continually being improved, such as the Law on Infectious Disease Control (November 21 st , 2007) which regulates the reporting of specific infectious diseases, monitoring procedures, prevention, outbreak management and treatment. The law has contributed to reinforcing the effectiveness of the monitoring, prevention and control of communicable diseases in Vietnam. Despite these accomplishments, infectious diseases in Vietnam remain an important issue and there are reasons to continue to strengthen the systems for surveillance and control. Factors that may increase the burden of infectious diseases include: an increasing population, climate change, urbanization, international and domestic population mobility, environmental pollution, drug resistance, changing livestock management systems, inadequate animal quarantine procedures, weak control of livestock slaughtering and food preparation and consumption pratices, poor food hygiene practices. In this context, the National Institute of Hygiene and Epidemiology with technical support of World Health Organization in Viet Nam and financial support of USAID has collaborated with Oxford University Clinical Research Unit in Vietnam to compile the book “ Atlas of communicable diseases in Vietnam”. The objective of theAtlas (Map) is to provide the best available information on
  • 5. 4 the geographical distribution of infectious diseases in humans in Vietnam. This atlas provides maps on a number of infectious diseases and associated factors in Vietnam, with each map accompanied by a fact sheet that provides a systematic summary of the disease. Data used in this Atlas is derived from various sources such as the communicable disease yearbooks, and reports from the Vietnam Food Administration and Safety, General Department of Preventive Medicine, Animal Health Department, National Institute of Hygiene and Epidemiology, Pasteur Institute Ho Chi Minh City, Nha Trang Pasteur Institute, Institute of Hygiene and Epidemiology Highlands, National Institute of Malariology Parasitology and Entomology, National Tuberculosis Control Programme of Vietnam, and the National Leprosy Program. We also used reports from scientific research conducted at state or ministerial level, and articles published in national and international scientific journals. We hope that this Atlas will become a vital document contributing to a better understanding of the epidemiology of infectious diseases in Vietnam and strengthen the national infectious disease surveillance and response system. It can also support researchers in the area of infectious diseases, and support policy makers to optimize resources and prioritize high risk areas. Besides, the Atlas can be used as a basic material in education and training in the field of infectious diseases and control. Despite our best efforts to compile and integrate a wide range of data sources to publish this first edition of the Atlas of infectious diseases in Vietnam, the document undeniably has some deficiencies. The quality of the data available with which to prepare the maps are limited, vary greatly between diseases and depend on the availability of data. Therefore, this Atlas should be seen as a starting point and as a stimulus to collect better data with which to track the distribution and burden of these important diseases. In order to improve the quality of the next editions, we are looking forward to your precious feedback. On behalf of Editorial Board , Nguyen Tran Hien
  • 6. 5 The atlas is divided into four sections: (1) As- sociated factors, (2) Bacterial Infections, (3) Parasitic Infections, and (4) Viral Infections. Disease maps are ordered alphabetically within their section. Synonyms for diseases are stated. Each disease map is accompanied by a fact sheet that provides key information on the pathogen, disease transmission, incubation time, clinical findings, prevention, and epidemiology, main sources for the map, data limitations and key references. The definitions of each heading in the fact sheet are as follows: -Syndromes and synonyms: Other names by which the disease may be known or types of dis- eases caused by the agent. -Agent: The disease-causing pathogen(s) with key characteristics. -Reservoir: The main animal host or environ- mental niche where the pathogen is predomi- nantly found and from where it can be transmit- ted. -Vector: The living carrier that predominantly transmits the infectious agent to humans. -Transmission: The mechanism(s) by which the pathogen is transmitted to humans -Cycle: Asummary of the lifecycle of the patho- gen. -Incubation period: Time period between the ex- posure to the pathogen and disease onset. -Clinical findings: Key symptoms of the disease(s). A single pathogen may cause more than one disease syndrome. -Diagnostic tests: Standard laboratory tests used to identify the infection. -Epidemiology: Information on the determi- nants, distribution, and burden of the disease. Groups at risk of disease are also identified in this section. User’s guide/Hướng dẫn sử dụng Cuốn sách Atlas được chia thành 4 phần: (1) Các yếu tố thúc đẩy bệnh truyền nhiễm, (2) Các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, (3) Các bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng, và (4) Các bệnh truyền nhiễm do vi rút. Bản đồ các bệnh truyền nhiễm được sắp xếp theo trình tự bảng chữ cái trong từng phần tương ứng. Các từ đồng nghĩa dùng cho các bệnh đều được trình bày. Bản đồ của mỗi bệnh được đi kèm với một bản mô tả cung cấp thông tin chính về vi sinh vật gây bệnh, sự lan truyền, thời gian ủ bệnh, biểu hiện lâm sàng, phòng tránh bệnh, dịch tễ, các nguồn thông tin chính của bản đồ, một số hạn chế của dữ liệu và tài liệu tham khảo. Các mục chính trong bản mô tả gồm những thông tin như sau: -Các hội chứng và các từ đồng nghĩa: Những tên gọi khác của bệnh hoặc những dạng bệnh được gây ra bởi cùng vi sinh vật gây bệnh. -Các vi sinh vật gây bệnh: Những căn nguyên gây bệnh cùng với những đặc điểm chính của chúng. -Ổ chứa: Các vật chủ chính hoặc những môi trường mà các vi sinh vật gây bệnh hay được tìm thấy và từ đó có thể gây lây bệnh. -Vector: Động vật sống mang bệnh, mà nó thường lây truyền các vi sinh vật gây bệnh sang cho con người. -Sự lây truyền: Cơ chế mà vi sinh vật gây bệnh lây nhiễm sang người -Chu kỳ: Tóm tắt vòng đời của vi sinh vật gây bệnh. -Thời gian ủ bệnh: Thời gian từ khi tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh cho đến khi bệnh khởi phát. -Biểu hiện lâm sàng: Những triệu chứng chính của bệnh. Một vi sinh vật gây bệnh có thể gây ra nhiều hơn một hội chứng. -Các xét nghiệm chẩn đoán: Các tiêu chuẩn xét nghiệm được dùng để chẩn đoán xác định bệnh.
  • 7. 6 -Map sources: Key sources used for the map are mentioned here. -Key references: Key references relating to the disease are listed here. The fact sheets for the maps in Section 1 ‘Infec- tious Disease Drivers’ have a different format than those for the diseases. This section includes maps that illustrate some of the principal driv- ing forces of infectious disease distribution, ranging from poverty and sanitation, to climate, and land cover. We acknowledge that for some factors shown in this section the relationship is two-way, with the factor being both a cause and a consequence of infection, e.g. poverty and un- dernutrition. The fact sheets in this section pro- vide a definition, the trends and the relation to infections. Also map sources and key references are included in these fact sheets. We have utilized many different sources to compile this atlas, including Vietnamese sur- veillance data, review papers, primary research papers, maps produced by others, key reference texts such the Control of Communicable Diseas- es Manual (CCDM, 19th edition), the Atlas of Human Infectious Diseases (Wiley-Blackwell, 2012) and the websites of the World Health Or- ganization and Centers for Disease Control and Prevention, USA. The starting point for each map was to seek surveillance data on the disease and to estab- lish whether a map of disease distribution was already available. Based on available informa- tion, the editorial team decided how the dis- ease distribution should be visualized and with what data source(s). Where high-quality maps were already available we would use these un- changed (e.g. malaria maps) or modified and up- dated as needed, and permissions were obtained when necessary. Where there was no existing map or surveillance data available, a literature search strategy was developed in order to gather information on disease distribution. The map- ping team prepared draft maps for review and -Dịch tễ: Thông tin về các yếu tố ảnh hưởng, sự phân bố và gánh nặng bệnh tật. Những nhóm có nguy cơ mắc bệnh cũng được trình bày trong mục này. -Nguồn dữ liệu của bản đồ: Những nguồn thông tin chính được dùng để xây dựng bản đồ được đề cập ở đây. -Tài liệu tham khảo chính: Những tài liệu tham khảo chính liên quan đến mỗi bệnh sẽ đươc liệt kê ở đây. Bản mô tả cho các bản đồ trong phần 1 “ Các yếu tố thúc đẩy bệnh truyền nhiễm” được trình bày theo một dàn ý khác với phần chi tiết của từng nhóm bệnh. Phần này bao gồm các biểu đồ thể hiện một số những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phân bố của các bệnh truyền nhiễm từ tình trạng nghèo đói, vệ sinh môi trường, cho đến khí hậu và độ bao phủ mặt đất. Chúng tôi nhận thấy rằng với một số yếu tố, mối quan hệ giữa các yếu tố này với bệnh truyền nhiễm là hai chiều, các yếu tố này vừa là nguyên nhân và cũng là một hậu quả của bệnh truyền nhiễm, ví dụ như sự nghèo đói và suy dinh dưỡng. Các bản mô tả trong phần này cung cấp định nghĩa, xu hướng và mối quan hệ với các bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, các nguồn dữ liệu của bản đồ và các tài liệu tham khảo chính cũng được liệt kê trong các bản mô tả này. Chúng tôi đã sử dụng rất nhiều nguồn thông tin khác nhau để biên soạn cuốn Atlas này gồm có các dữ liệu giám sát tại Việt Nam, các bài báo tổng quan, các bài báo nghiên cứu, các bản đồ được xây dựng bởi những nhóm nghiên cứu khác, các sách tham khảo chính như sách Phòng chống các bệnh truyền nhiễm (Control of Com- municable Diseases Manual, tái bản lần thứ 19), cuốn Atlas các bệnh truyền nhiễm ở người của Wiley-Blackwell (Atlas of Human Infectious Diseases, 2012) và trang thông tin điện tử của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC, USA). Điểm xuất phát của mỗi bản đồ là tìm kiếm các thông tin khảo sát và xác định xem bản đồ phân
  • 8. 7 comment by the editors. Finally, the maps and fact sheets were sent for external peer review to check for accuracy and DISCLAIMER Although extensive effort has been made to pro- duce accurate and up-to-date information, all geographic information has limitations due to the scale, resolution, date, and interpretation of the original source materials. The information shown on our maps is compiled from numerous sources and may not be complete. The authors are not responsible for any errors, omissions, or deficiencies in these maps. The maps are in- tended for illustrative and educational purposes. Medicine is a constantly changing field and huge amounts of new data emerge on a daily basis. Therefore, the contents of this work may not be up-to-date and should not be used as a guide to patient treatment, or as medical or travel advice. bố của bệnh đó đã từng được xây dựng chưa. Dựa vào những thông tin thu được, nhóm biên tập quyết định xem thể hiện sự phân bố của bệnh như thế nào và sử dụng nguồn thông tin nào. Với những bản đồ có chất lượng tốt đã được xây dựng sẵn từ trước, chúng tôi có thể sử dụng nguyên gốc (ví dụ như các bản đồ bệnh sốt rét) hoặc thay đổi và cập nhật thêm nếu cần thiết . Với những trường hợp không có sẵn các bản đồ cũng như các dữ liệu khảo sát, chúng tôi có các chiến lược tìm kiếm trong các tài liệu, nguồn thông tin để thu được dữ liệu về đặc điểm phân bố bệnh. Nhóm xây dựng bản đồ sẽ chuẩn bị một bản phác thảo để nhóm biên tập đánh giá và thảo luận. Cuối cùng, các bản đồ và các bản mô tả sẽ được gửi đến cho các nhà nghiên cứu, các bạn đồng nghiệp để kiểm tra tính chính xác và hoàn thiện. LƯU Ý Mặc dù nhóm nghiên cứu đã dành nỗ lực rất lớn để cập nhật và đưa ra những thông tin chính xác, nhưng các thông tin về địa lý đều không tránh khỏi những hạn chế do phạm vi, độ phân giải, thời điểm và cách diễn đạt của tài liệu gốc. Các thông tin được thể hiện trên bản đồ của chúng tôi được soạn thảo dựa trên nhiều nguồn dữ liệu và có thể chưa hoàn chỉnh. Các tác giả không chịu trách nhiệm cho bất kỳ lỗi sai, bỏ sót thông tin, hay sự thiếu sót của các bản đồ này. Các bản đồ này chỉ nhằm mục đích mô tả và phục vụ cho việc giảng dạy và đào tạo. Y học là một ngành không ngừng thay đổi và mỗi ngày lại có thêm một lượng lớn những thông tin mới xuất hiện. Do đó, nội dung của cuốn sách này có thể không được cập nhật và không nên được sử dụng như một hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân, hay tham khảo về mặt y khoa hay khi đi du lịch.
  • 9. 8 BAN BIÊN SOẠN ATLAS CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM VIỆT NAM ATLAS OF COMMUNICABLE DISEASES IN VIETNAM, EDITORIAL BOARD editors  Nguyễn Văn Bình, Cục Y tế Dự phòng Việt Nam (General Department of Preventive Medicine)  Nguyễn Trần Hiển, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (National Institute of Hygiene and Epidemiology)  Babatunde Olowokure, Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)  Heiman Wertheim, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (Oxford University Clinical Research Unit) Editorial group  Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford Nguyễn Thị Thanh Thủy Oxford University Clinical Research Unit Peter Horby  Cục Y tế Dự phòng Việt Nam Trần Đ hu General Department of Preventive Medicine  Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Trần Như Dương National Institute of Hygiene and Epidemiology Nguyễn Thu Yến Vũ Đình Thiểm Nguyễn Phan Lệ Anh Phạm Quang Thái Nguyễn Thành Chung Lưu Nguyên Th ng  Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Nguyễn Văn Kính National Hospital of Tropical Diseases Đặng Hồng Hải  Cục Phòng chống HIV/AIDS Phan Thị Thu Hương Vietnam Administration of HIV/AIDS control Võ Hải Sơn  Bệnh viện Sốt rét-KST-CT Trung ương Nguyễn Mạnh Hùng National Institute of Malariology Parasitology Nguyễn Quý Anh and Entomology  Bệnh viện Phổi Trung ương Đinh Ngọc Sỹ National Lung Hospital Nguyễn Bình H a  Bệnh viện Da liễu Trung ương Trần Hậu Khang National Hospital of Dermatology Nguyễn Thị Thanh Huyền  Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Tp.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu Hospital of Tropical Diseases, HCM city Võ Minh Quang  Viện Pasteur Nha Trang Bùi Trọng Chiến Pasteur Institute Nha Trang Đỗ Mạnh Hùng  Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên Phạm Thọ Dược Pasteur Institute Tay Nguyen Đặng Tuấn Đạt
  • 10. 9  Viện Pasteur Hồ Chí Minh Trần Ngọc Hữu Pasteur Institute Ho Chi Minh Trần Anh Tuấn  Cụ Thú Y Trung ương Đàm Xuân Thành Department of Animal Health Văn Đăng Kỳ  Tổ chức Y tế thế giới Keith Sabin, World Health Organization Nguyen Thi Phuc Chúng t i in hân thành ảm ơn những ngư i sau đây đ đ ng g p rất lớn ho việ ây dựng uốn Altas Timothy Meinke (USAID), Guy Thwaites (OUCRU), Behzad Nadjm (OUCRU), Trần Tịnh Hiền (OUCRU), Ông Doortje Heemskerk (OUCRU), ông Dr Rogier van Doorn (OUCRU), TS Thùy Lê (OUCRU), B sỹ Đỗ Trung Dũng (Viện Sốt r t-Ký sinh trùng-C n trùng Trung ương), B sỹ Tạ Ngọ Thanh (Cụ An toàn thự ph m), Nguyễn Ngọ Tiến (Cụ Thú Y), B sỹ Liên Hà (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương), Sherine Thomas (University of Liverpool), Tiến sỹ Đặng Văn Đề (Đại họ Y Hà N i) Chúng t i ũng muốn g i l i ảm ơn tới tổ hứ The Infe tious Disease esear h oundation, Netherlands và the Well ome Trust, K, trong việ hỗ trợ những inh phí ngoài dự tính và những huyên gia gia uố tế để uốn Atlas này đượ hoàn thành Acknowledgements: We would like to thank the following people who have contributed in making this atlas: Timothy Meinke (USAID), Guy Thwaites (OUCRU), Behzad Nadjm (OUCRU), Tran Tinh Hien (OUCRU), Dr Doortje Heemskerk (OUCRU), and Dr Rogier van Doorn (OUCRU), Thuy Le (OUCRU), Dr Do Trung Dung (National Institute of Malariology Parasitology and Entomology), Dr Ta Ngoc Thanh (Vietnam Food Administration), Nguyen Ngoc Tien (Department of animal health), Dr Lien Ha (National Hospital of Tropical Diseases), Sherine Thomas (University of Liverpool), Dr Dang Van De (Ha Noi Medical University). We would also like to thank the Infectious Disease Research Foundation, Netherlands and the Wellcome Trust, UK, in co-funding unforeseen costs and international experts to make this work possible.
  • 11. 10 MỤC LỤC/TABLE OF CONTENTS Foreword 1 User's guide 5 Executive editorial committee and editorial group 8 Vietnam map 13 Communicable disease surveillance system in Vietnam ố r y ễ Nam 14 ASSOCIATED FACTORS CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 28 Anopheles mosquito M ỗ A p e 29 Aedes mosquito M ỗ Aedes 33 Climate K í ậ 37 Connectivity Kế ố ô 41 Diphtheria-Tetanus-Pertusis vaccine coverage p - - ố 45 Food poisoning ộ ộ ự p ẩ 48 Landcover p 52 Natural disasters Rủ r ọ 56 Pig density Mậ ộ ợ 60 Population distribution P â ố â 63 Poverty rate ộ è 66 Poultry density Mậ ộ 70 Undernutrition ì r y ỡ 73 Water and sanitation map ố 77 BACTERIAL DISEASES CÁC B N O I U N 81 Anthrax 82 Bacillary dysentery ỵ rự rù 87 Cholera 91 Diphtheria 95 Leprosy p 99 Leptospirosis ep p r 103 Melioidosis Me 107 Meningitis syndrome ộ 111
  • 12. 11 Neonatal tetanus ố ơ 115 Plague 120 Scrub typhus Số 125 Streptococcus suis ợ 129 Trachoma in children Đ ắ ộ ở rẻ e 133 Tuberculosis 137 Typhoid ơ 142 Whooping cough Ho gà 146 PARASITIC DISEASES CÁC B N O Í SIN TRÙNG 149 Amoebic dysentery ỵ A p 150 Clonorchiasis and Opisthorchiasis S ỏ 154 Cysticercosis (Taenia solium) S ây ợ 158 Eosinophilic meningitis Sán não 162 Fascioliasis S 167 Lymphatic filariasis G ỉ yế 171 Malaria Plasmodium vivax Số ré Plasmodium vivax 176 Malaria Plasmodium falciparum Số ré Plasmodium falciparum 179 Paragonimiasis S p ổ 183 Soil transmitted helminths ễ r y q 188 VIRAL DISEASES CÁC B N O I R T 192 Adenovirus A e r 193 Chickenpox ủy ậ 197 Dengue Số yế 201 Diarrhea y 206 Hand, foot and mouth disease y â 210 HIV/AIDS ộ y ễ ắ p 214 HIV/AIDS Penicillium marneffei HIV/AIDS Penicillium marneffei 219 Influenza A/H5N1 A 224 Influenza illness and influenza subtypes ộ 229 Japanese encephalitis vaccine coverage p ậ 235
  • 13. 12 Measles Sở 239 Mumps Q 243 Rabies 247 Rubella Rubella 251 SARS ộ ô p p í 255 Viral hepatitis r 259
  • 14. 13
  • 15. 14 HỆ THỐNG GIÁM SÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI VIỆT NAM Giám sát BTN thường xuyên được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi trên phạm vi cả nước dưới sự chỉ đạo của Cục Y tế Dự phòng-Bộ Y Tế (theo Thông tư 48 /2010/TT-BYTngày 31 tháng 12 năm 2010). Tính đến 2013. Có 28 bệnh truyền nhiễm thuộc diện bắt buộc phải báo cáo (xem bảng 1). Danh sách này do Bộ Y Tế quyết định và có thể thay đổi tùy vào tình hình thực tế khi có các bệnh dịch mới nổi, mới xuất hiện hoặc mới được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng (xem bảng 2) Bảng 1: Danh sách các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải báo cáo: A. Các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo theo tuần TT Tên bệnh Nhóm* Mã số theo ICD-10 1. Tả A A00 2. Thương hàn B A01 3. Sốt xuất huyết B A90/A91 4. Viêm não vi rút B A83 5. Sốt rét B B50 6. Tay - chân - miệng B B08.4 7. Viêm màng não do não mô cầu B A39 8. Sởi B B05 9. Cúm A(H5N1) A J09 10. Viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút A 11. Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh A B. Các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo theo tháng T TT Tên bệnh Nhóm Mã số theo ICD-10 1. Tả A A00 2. Thương hàn B A01 3. Lỵ trực trùng B A03 4. Lỵ amíp B A06 5. Tiêu chảy B A09 6. Viêm não vi rút B A83 7. Sốt xuất huyết B A90/A91 8. Sốt rét B B50 9. Viêm gan vi rút B B15 10. Bệnh Dại B A82 11. Viêm màng não do não mô cầu B A39 12. Thuỷ đậu B B01 13. Bạch hầu B A36 14. Ho gà B A37 15. Uốn ván sơ sinh B A33 16. Uốn ván (không phải uốn ván sơ sinh) B A35
  • 16. 15 * Các bệnh truyền nhiễm được chia làm 3 nhóm: A, B, C. Nhóm A: Bệnh đặc biệt nguy hiểm, có thể lan truyền nhanh, rộng và tỷ lệ chết cao hoặc không rõ tác nhân gây bệnh. Nhóm B: Bệnh nguy hiểm có thể lan truyền nhanh và có thể gây chết. Nhóm C gồm những bệnh ít nguy hiểm và lan truyền chậm Việc tiến hành thu thập dữ liệu giám sát và báo cáo tiến hành theo hệ thống quản lý hành chính từ thôn bản tới trung ương. Các số liệu giám sát được báo cáo thông qua báo cáo khẩn bằng fax, điện thoại. Số liệu của báo cáo tuần và báo cáo hàng tháng được gửi lên tuyến trên như quy định mô tả trong bảng 1. Các đơn vị phải thực hiện báo cáo kể cả khi không có ca bệnh nào. Số liệu báo cáo là số mắc, số chết cùng số liệu cộng dồn, kết quả giám sát/can thiệp. Với những vụ dịch đặc biệt, báo cáo điều tra ca bệnh và danh sách ca bệnh cũng được gửi kèm theo, trong những trường hợp khẩn cấp, báo cáo có thể chuyển vượt tuyến. Mặc dù phần lớn ca bệnh nhất là các ca bệnh nặng được ghi nhận tại các bệnh viện lớn, các bệnh viện và phòng khám đa khoa cũng như trạm y tế xã đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện sớm các ca bệnh. Khi các vụ dịch được xác định, sẽ có cảnh báo từ tuyến trên xuống tuyến dưới và tuyến cơ sở có vai trò điều tra bổ sung cũng như tìm kiếm ca bệnh tại cộng đồng. Ngoài ra, khi có ca bệnh xác định, các trường hợp lâm sàng sau đó có thể được chẩn đoán xác định bằng yếu tố dịch tễ. Như trong sơ đồ tổ chức của hệ thống, có 2 luồng dữ liệu di chuyển, hướng báo cáo và hướng phản hồi/ trao đổi (bao gồm cả cảnh báo). Số liệu báo cáo ngày và tuần được sử dụng cho đáp ứng nhanh, thường là dành cho xác định vụ dịch và đáp ứng dịch. Đội phản ứng nhanh của các tuyến có trách nhiệm phân tích các số liệu này và báo cáo tuyến trên cũng như phản hồi cho tuyến dưới. Số liệu tháng phần lớn được sử dụng cho báo cáo tổng kết, tính toán ngưỡng dịch và xây dựng niên giám. Tuy nhiên, một hạn chế của số liệu giám sát và báo cáo hầu hết chỉ dựa trên kết quả chẩn đoán lâm sàng mà không có kết quả xét nghiệm (xem định nghĩa ca bệnh dưới đây). Những bệnh cần chi tiết đến phân típ chủ yếu được giám sát thông qua các dự án giám sát trọng điểm. Việc ghi nhận và thống kê các ca bệnh của một số bệnh truyền nhiễm còn chưa mang tính hệ thống vì định nghĩa ca bệnh chưa được áp dụng như một chẩn đoán chính thức tại các cơ sở khám chữa bệnh từ y tế cơ sở đến bệnh viện lớn trên cả nước. Các số liệu giám sát chưa thực sự được quan tâm nhiều về chất lượng 17. Liệt mềm cấp nghi bại liệt A A80 18. Sởi B B05 19. Quai bị B B26 20. Rubella (Rubeon) B B06 21. Cúm B J10,11 22. Cúm A(H5N1) A J09 23. Bệnh do vi rút Adeno B B30 24. Dịch hạch A A20 25. Than B A22 26. Xoắn khuẩn vàng da (Leptospira) B A27 27. Tay - chân - miệng B B08.4 28. Bệnh do liên cầu lợn ở người B B95
  • 17. 16 ở tất cả các tuyến, đặc biệt là tuyến xã trong khi đó trạm y tế xã là cơ sở cung cấp số liệu nhiều loại bệnh. Điều này dẫn đến những khó khăn trong công tác thống kê, báo cáo và phòng chống dịch. Chỉ từ khi xuất hiện các vụ dịch, Bộ Y tế mới chính thức yêu cầu áp dụng định nghĩa ca bệnh trong giám sát dịch dẫn tới việc số liệu bị vênh giữa các năm hoặc nhận định tăng đột biến ca bệnh tại một thời điểm nhất định do có sự thay đổi về độ nhậy của hệ thống. Mặc dù có những hạn chế kể trên, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam vẫn là một kênh chính thức và quan trọng trong đánh giá tình hình bệnh truyền nhiễm tại địa phương. Trong tương lai gần, hệ thống này sẽ được hỗ trợ bởi công nghệ báo cáo trên nền web từ tuyến huyện đến trung ương. Cho đến thời điểm hiện tại, chỉ còn một vài đơn vị chưa vào hệ thống báo cáo này. Các báo cáo điện tử sẽ giải quyết vấn đề chậm trễ trong báo cáo ca bệnh tại các tuyến đồng thời giúp cơ quan chuyên môn và cơ quan điều hành phản ứng nhanh hơn với các bệnh truyền nhiễm tại địa phương. Triệu chứng điển hình / định nghĩa ca bệnh để giám sát/báo cáo một số bệnh truyền nhiễm: 1. Tả Đi ngoài phân lỏng nhiều lần Phân đục như nước gạo Nôn (nhiều lần) Nhanh chóng mất nước, xanh, da nhăn 2. Thương hàn và phó thương hàn Sốt cao 39-40o C, kéo dài 3-5 ngày Đau đầu dữ dội Táo bón hoặc tiêu chảy, phản ứng thành bụng hoặc ấn đau 3. Hội chứng lỵ Đi ngoài phân lỏng nhiều lần, phân có máu, nhầy 4. Tiêu chảy Đi ngoài phân lỏng ≥ 3 lần 1 ngày Phân rất lỏng, thậm chí toàn nước 5. Viêm não vi rút Sốt cao đột ngột 39-40o C Đau đầu Rối loạn vận động: cử động bất thường, co giật, liệt (cứng) Rối loạn tri giác: mất phương hướng, lơ mơ, bất tỉnh 6. Sốt dengue / sốt xuất huyết dengue Sốt cao >38o C, kéo dài 2-7 ngày Đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau ổ mắt Xung huyết, phát ban Dấu hiệu xuất huyết: nốt, chấm xuất huyết, chảy máu mũi, lợi, đi tiêu / đi ngoài / nôn ra máu, kinh nguyệt kéo dài
  • 18. 17 Hội chứng shock: mạnh nhanh, yếu, huyết áp kẹt, da lạnh ẩm, vật vã, lơ mơ 7. Viêm gan vi rút Đột ngột mệt mỏi, Chán ăn, buồn nôn, bụng chướng, đau bụng dưới sườnphải Vàng da, phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu 8. Dại Đau vùng thần kinh gần vết cắn Dễ bị kích thích Sợ nước, gió, ánh sáng, tiếng động Tăng tiết nước bọt, khó nuốt, mê sảng, co giật Chết trong vòng 5-7 ngày do suy hô hấp 9. Viêm màng não do não mô cầu Sốt cao đột ngột Đau đầu dữ dội Buồn nôn, nôn Cổ cứng Có thể có mảng xuất huyết 10. Thủy đậu /varicella Sốt nhẹ Bắt đầu với chấm đỏ / ban, sau vài giờ thành bọng nước nông, sau 1-2 ngày thành nốt vàng nốt mủ màu vang Tổn thương rải rác nhưng thường nhiều ở đầu mặt Tổn thương đóng vảy trong 3 - 4 ngày, thành các vảy nhiều lứa tuổi trên nửa thân Ngứa Các vảy bong, sau 1 tuần biến mất không để lại sẹo 11. Bạch hầu Đau hầu / họng, viêm tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi Họng đỏ, nuốt đau Có mảng nhầy bám ở hầu họng, tuyến hạnh nhân, thanh quản, mũi Màng trắng xám dính chặt vào màng nhầy, bóc tách gây chảy máu 12. Ho gà Ho dai dẳng trên 2 tuần Ho thành cơn dữ dội, trẻ ho rũ rượi không kìm hãm được, sau đó thở rít vào như gà gáy Khạc, nôn ra nhiều nước bọt, đờm rãi, Mệt lử sau mỗi cơn ho, toát mồ hôi, thở nhanh 13. Uốn ván sơ sinh Trẻ đẻ ra bú bình thường (có khóc, bú mút) trong vòng 2 ngày đầu sau sinh
  • 19. 18 Từ ngày thứ 3 đến ngày 28, bỏ bú (không bú mút được) Co cứng hoặc co giật khi bị kích thích bởi ánh sáng, tiếng động hoặc chạm Các dấu hiệu co thắt / co giật: cứng hàm, co giật cánh tay, chân, cứng lưỡi, ưỡn lưng (opisthotonos) Chết trong vòng 7-14 ngày sau khi phát bệnh 14. Uốn ván khác Đau cứng cơ ở mặt, cổ, thân mình Cứng bụng Co cứng xảy ra khi kích thích Tư thế điển hình co cứng khi uốn ván là ưỡn lưng và “vẻ mặt nhăn nhó” 15. Liệt mềm cấp (LMC) Liệt mềm (mềm cơ, cơ yếu, không đi được) đột ngột xuất hiện trong vòng 1 tuần ở trẻ dưới 15 tuổi. • Bại liệt xác định: là LMC xác định bởi phân lập được vi rút bại liệt hoang dại • Có thể là bại liệt: là LMC với di chứng liệt, chết, mất theo dõi và không lấy được 2 mẫu phân đúng quy định 16. Sởi Nghi sởi: Sốt, phát ban kèm theo một trong các triệu chứng sau: ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc (mắt đỏ) Sởi xác định: • Sởi xác định theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm: Ca nghi sởi có IgM (+) sởi hoặc phân lập được vi rút sởi • Sởi xác định theo tiêu chuẩn dịch tễ: Ca nghi sởi có tiếp xúc / liên quan, có tiếp xúc trực tiếp với ca sởi xác định theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm • Sởi xác định theo tiêu chuẩn lâm sàng: Ca nghi sởi không lấy được máu làm xét nghiệm và có biểu hiện lâm sàng của sởi Loại trừ sởi: Ca nghi sởi xét nghiệm IgM sởi (-) hoặc có chẩn đoán xác định bệnh khác 17. Quai bị Sốt, sưng cứng tuyến nước bọt mang tai một hoặc hai bên Nơi sưng da căng, da không đổi màu 18. Cúm Sốt cao đột ngột 39-40 o C Đau đầu dữ dội, đau mình, đau cơ, khớp Chảy nước mũi, đau họng, ho 19. Viêm kết mạc do Adenovirus Viêm kết mạc (mắt đỏ) Viêm hầu họng
  • 20. 19 Sưng hạch bạch huyết sau tai, dưới hàm 20. Dịch hạch Sốt cao đột ngột Đau đầu, mệt mỏi Thể hạch: các hạch sưng, đỏ, cứng, thường ở bẹn, nách, cổ Thể phổi: ho ra mủ, máu, đau ngực, khó thở 21. Bệnh than Thể da: Bắt đầu với ngứa ở vùng nhiễm khuẩn, sau đó tổn thương sần da, xung huyết, 2 - 6 ngày thành vết loét màu đen. Xung quanh tổn thương có phù nề rộng. Tiến triển nhẹ, hoặc nặng. Thể phổi: Các triệu chứng ban đầu giống viêm nhiễm cấp đường hô hấp với sốt, ho, đau ngực, khó thở, và 2 - 3 ngày shock và chết. Thể ruột: Buồn nôn, nôn chán ăn, đau bụng dữ dội, kèm theo số, dấu hiệu nhiễm trùng huyết và chết. 22. Sốt vàng da do Leptospira Sốt cao đột ngột, đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ (nhất là bắp chân, đùi) Tràn dịch kết mạc Thiểu vô niệu Rối loạn nhịp tim Vàng da Ban (vòm miệng)
  • 21. 20 Bảng 2. Chương trình TCMR tại Việt Nam (xem thêm bản đồ bao phủ vắc xin) Vắc xin Đối tượng Vùng triển khai Viêm não Nhật Bản 12 tháng; nhắc sau 1-2 tuần, nhắc lại 1 năm sau Vùng nguy cơ Vắc xin phòng lao (BCG) Lúc sinh Toàn quốc Bại liệt uống (OPV) 2,3,4 tháng Toàn quốc Viêm gan B Trong vòng 24h sau sinh, 2,3,4 tháng Toàn quốc Sởi 9, 18 tháng Toàn quốc Uốn ván Phụ nữ có thai; +1,+6 tháng, +1 năm Toàn quốc Bạch hầu, Ho gà, uốn ván (DPT) 2,3,4, tháng Toàn quốc Thương hàn 3-10 tuổi Vùng nguy cơ Hib1 2,3,4 tháng Toàn quốc 1 Hiện tại chưa đưa Hib vào trong hệ thống giám sát thường xuyên do năng lực chẩn đoán của các tuyến, Hib vẫn là 1 trong các nguyên nhân gây hội chứng màng não (có trong giám sát thường xuyên). NIHE đã khởi động hệ thống giám sát trọng điểm Hib tại 3 bệnh viện (Nhi trung ương, Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2)
  • 22. 21 Sơ đồ tổ chức hệ thống thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm đến Bộ Y Tế theo thông tư số 48/2010/TT-BYT của Bộ Y Tế ngày 31/12/2010 Báo cáo/thông tin trực tiếp Trao đổi, phản hồi thông tin Trung tâm kiểm dịch Y tế Viện SR-KST-CT Trung tâm PCSR tỉnh Viện Vệ sinh dịch tễ /Pasteur BỘ Y TẾ CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG Bệnh viện Trung ương Trung tâm YTDP tỉnh Trung tâm Y tế huyện Bệnh viện huyện, Phòng khám đa khoa tư nhân Bệnh viện tỉnh, Bệnh viện của Bộ,ban, ngành, Bệnh viện tư nhân Trạm y tế xã Sở Y tế Phòng khám chuyên khoa Y tÕ th«n, b¶n Đơn vị y tế cơ quan/doanh nghiệp
  • 23. 22 COMMUNICABLE DISEASE SURVEILLANCE SYSTEM IN VIETNAM The Vietnamese communicable disease surveillance system is running nationwide under the re- sponsibility of the General Department of Preventive Medicine - Ministry of Health (GDPM; Cir- cular No 48 /2010/TT-BYT of Ministry of Health; 31st December 2010). In 2013 there are 28 communicable diseases under surveillance (see table 1). The list for disease surveillance is decided by MOH and can be changed depending on new developments or emergence of communicable diseases and the expanded program of immunization (EPI; table 2). Table 1. List of reportable communicable diseases: A. List of communicable diseases that need to be reported weekly No Name of Disease Group* Code by ICD-10 1. Cholera A A00 2. Typhoid B A01 3. Dengue B A90/A91 4. Viral Encephalitis B A83 5. Malaria B B50 6. Hand, Foot, and Mouth disease B B08.4 7. Meningococcal Meningitis B A39 8. Measles B B05 9. Influenza A(H5N1) A J09 10. Severe respiratory infection caused by virus A 11. Dangerous emerging disease with unknown pathogen A B. List of communicable diseases that need to be reported monthly No Name of Disease Group* Code by ICD-10 1. Cholera A A00 2. Typhoid B A01 3. Dysenteria B A03 4. Amebiasis B A06 5. Diarrhea B A09 6. Viral Encephalitis B A83 7. Dengue B A90/A91 8. Malaria B B50 9. Viral hepatitis B B15 10. Rabies B A82 11. Meningitis syndrome B A39 12. Varicella B B01 13. Diphtheria B A36 14. Pertussis B A37 15. Neonatal tetanus B A33 16. Other tetanus (not neonatal tetanus) B A35 17. AFP- polio suspected case A A80 18. Measles B B05 19. Mumps B B26 20. Rubella B B06 21. Influenza (seasonal) B J10,11 22. Influenza A(H5N1) A J09 23. Adenovirus pharyngoconjunctivitis (APC) B B30 24. Plague A A20 25. Anthrax B A22 26. Leptospirosis B A27 27. Hand, foot and mouth disease B B08.4 28. Streptococcosis suis B B95
  • 24. 23 *Communicable diseases are classified into three groups: A, B and C. Group A: Very dangerous, can spread rapidly, and has a high mortality rate or is caused by an unknown pathogen. Group B includes dangerous pathogens that can transmit quickly and can result in death. Group C includes less dangerous pathogens with either low transmission or rarely leads to death. All administrational levels (from commune to national) are responsible for collecting surveillance data and writing reports. The reporting can be performed by fax, phone,or email.The data must be submitted to the upper levelin weekly or monthly reports, depending on the type of disease (see table 1). The surveillance reports include the following aggregated information per disease: the number of new patients, the number of deaths, the cumulativecase and death and intervention has been performed. In particularepidemics, case investigation reports can be submitted (eg: from district to NIHE provincial PMC).Although the majority of communicable diseases are recorded by the hospital system, the community network still plays an important role in early detection of diseases and outbreaks. When a potential outbreak is detected of a reportable disease, an alert goes out to the commune health centers (CHC) to raise awareness. As shown in the figure of the reporting system, there are twodirections of reporting: reports and information exchange (including disease alerts). Weekly reports will be used for rapid response, usually for outbreak verification and disease control. Rapid response teams are in charge of data analysis and reporting and to provide feedback to outbreak region. Monthly data is mostly used for annual reporting, and to calculate a threshold for outbreak. A weakness of the present surveillance system is identifying the different reportable diseases cor- rectly, asmost are confirmed clinicallyusing case definitions(see list of case definitions below). Without laboratoryconfirmation, the case definition is not systematically applied to the whole health care system and is not standardized. Besides non-standard case definitions, also the quality of data provided by communes is often poor due to data entry errors. Sentinel surveillance projects can provide more accurate data of diseases like is done for influenza.Despite all the flaws, the surveil- lance system remains a crucial data source on the situation of communicable diseases in Vietnam. In the near future, a web-based surveillance system will be launched in order to support and improve surveillance activities. List of case definitions of notifiable diseases. 1. Cholera Multiple watery stools Rice-water stool Vomiting (frequent) Signs of rapid dehydration 2. Typhoid and paratyphoid fever High fever 39-40o C for 3-5 days Severe headache Constipation or diarrhea Abdominal distension and tenderness 3. Dysentery syndrome Abdominal cramp
  • 25. 24 Tenesmus Multiple loose stools with blood and mucus 4. Diarrhoea Loose stools ≥ 3 times per day Very loose stools or watery stools 5. Viral meningitis Sudden onset of high fever 39-40o C Headache Disorderly movement Confusion 6. Dengue fever, haemorrhagic dengue fever High fever above 38o C for 2-7 days Headache, muscle and joint pain, periorbital pain Congestion, skin rash Signs of bleeding Signs of shock 7. Viral hepatitis Sudden onset of fatigue, malaise Anorexia, nausea, abdominal discomfort, lower abdominal pain (upper right quadrant) Jaundice, discolored stool, dark urine 8. Rabies Pain along the nerve near the site of animal bite Agitated Afraid of water (hydrophobia), wind, light, noise Increased salivation, difficulty to swallow, delirium, convulsion Rapid progression and death 9. Meningococcal Meningitis Sudden onset of high fever Severe headache Nausea and vomiting Stiff neck Possiblehaemorrhagiclesions 10. Chickenpox/varicella Mild fever Begins with red lesions/rash, after few hours developing to shallow blisters, after 1-2 days becom- ing yellow pustules. Scattered lesions, predominantly on the scalp, different stages Itching 11. Diphtheria Sore throat/pharyngitis, inflammation of tonsil or larynx
  • 26. 25 Red throat, dysphagia Pseudomembrane in pharynx, tonsil, larynx, nose Greyish white cover attached to mucous membrane, cause bleeding when peeled off 12. Whooping cough Persistent coughing more than 2 weeks Paroxysmal cough, with episodes of cyanosis and ceasing breathing after a period of intense cough- ing ‘Whoop’ sound with sharp intake of breath after a coughing episode Vomit after coughing After each episode of coughing, the child is extremely tired, sweating and breathing rapidly 13. Neonatal tetanus The newborn infant has normal breastfeeding (cry and suck) in the first 2 days after birth From the 3rd -28th days, inability to nurse (cannot take suck breastfeeding) Spasm or convulsion when stimulated with light, noise or touch Signs of spasm/convulsion: stiff jaws, convulsion in arms and legs, tightened lips, bending back (opisthotonos) Death occurs after 7-14 days after acquired the disease 14. Other tetanus Painful muscular contractions in the face, neck, trunk Abdominal rigidity Generalized spasm occurs when induced by sensory stimuli Typical features of the tetanic spasm are the position of opisthotonos and the facial expression known as “risussardonicus” 15. Acute Flaccid Paralysis (AFP) Flaccid paralysis (flaccid muscles, muscle weakness or loss of movement ability) suddenly appear within 1 week in children of less than 15 years old. - Confirmed poliomyelitis: is AFP with confirmed isolated wild polio virus - Suspected poliomyelitis: is AFP but unable to obtain or test stool 16. Suspected measles Fever, with at least one of the following symptoms: coughing, runny nose, conjunctivitis, rash Confirmed measles diagnosis: - Confirmed lab diagnosis: The suspected case has IgM (+) antibody or isolated measles virus - Confirmed epidemiological diagnosis: The suspected case has epidemiological exposure with measles cases with confirmed IgM (+) antibody during the incubation period of 7-14 days Clinical diagnosis:no laboratory confirmation. 17. Mumps Fever, swelling and tenderness in one or multiple salivary glands. The skin is not red. 18. Influenza Sudden onset of fever:39-40o C Severe headache, body, muscle and joint pain Runny nose, sore throat, coughing
  • 27. 26 19. APC (Adenoviruspharyngoconjunctivitis) Conjunctivitis (red eyes) Pharyngitis Lymphadenopathy behind parotis and below jaws 20. Plague Sudden onset of high fever Headache, malaise Bubonic plague: swollen lymph nodes, which are inflamed, red, tender, and often occur in the in- guinal or axillary areas, or neck (cervical) Pneumonic plague: Coughing with pus and blood, chest pain, difficulty breathing 21. Anthrax Cutaneous anthrax: initial itching of the affected site, followed by a lesion that becomes papular, then vesicular, developing in 2-6 days into a depressed black eschar. Moderate to severe and very extensive edema surrounds the eschar. Inhalation anthrax: Initial symptoms are similar to acute respiratory inflammation with fever, cough, chest pain, difficulty breathing, shock after 2-3 days leading to death. Digestive/gastrointestinal anthrax: Nausea, vomit, anorexia, severe abdominal pain, accompa- nied with fever, followed by signs of septicemia and death. 22. Leptospirosis Sudden onset of high fever, headache, chills, malaise, myalgia (specially in calves and thighs) Conjunctivaleffusion Renal failure Arrhythmia Jaundice Rash Table 2. Extended Immunization Program (EPI) in Vietnam (see also Vaccination coverage map) Vaccine Target population Location Japanese encephalitis (JE) 12 months; + 2 weeks; 2 years High risk area Bacille Calmette-Guérin vaccine (BCG) birth National Oral polio vaccine (OPV) 2, 3, 4 months National Hepatitis B vaccine birth National Measles vaccine 9,18 months National Tetanus toxoid pregnant women; +1, +6 months; +1 year National Cholera 2-5 years High risk area Diphtheria, Tetanus and Pertussis (DTP) 2, 3, 4 months National Typhoid fever vaccine 3-10 years High risk area Haemophilus influenzae b (Hib) 1 2, 3, 4 months National
  • 28. 27 Figure. Data flow of surveillance reporting of communicable diseases to Ministry of Health level. Based on circular No 48 /2010/TT-BYT of Ministry of Health dated 31 December 2010 Direct report Exchange information Health quarantine centers National institute of malariology parasitology and entomology Provincial centre for malaria prevention. Institutes /Pasteur MINISTRY OF HEALTH GENERAL DEPARTMENT OF PREVENTIVE MEDICINE National hospitals Provincial centre for preventive medicine District centre for preventive medicine District Hospitals, Private clinics Regional hospitals Provincial hospitals Private hospitals Commune health Centre Health service Local Clinics Local health centre organization/firm medical care
  • 29. 28 SECTION 1/ CHƯƠNG 1 Associated Factors/ Các yếu tố liên quan
  • 30. 29 Subject: Anopheles mosquito Chủ đề: Muỗi Anophen
  • 31. 30 Definition: Malaria is transmitted to humans by female mosquitoes of the genus Anopheles. Vector Anopheles is widely distributed and although there are over 450 formally identified species, only around 30-40 are considered important in the transmission of malaria to humans. The maps opposite show the distribution of some important Anopheles species (or species complexes) in Vietnam. The data are derived from surveys undertaken in 23 sites in 15 provinces from October 2003 to November 2004 using cattle as bait. It is important to note that the species distribution and density of Anopheles is heterogeneous at relatively small spatial scales and maps that attempt to show species distribution at large scales are necessarily an over-simplification. Trends: Where transmission potential is marginal, general socio-economic development, such as improvements in housing conditions and reduced proximity of humans and animals, is often sufficient to eliminate transmission of malaria. In higher risk areas, economic development combined with malaria control activities can substantially reduce transmission. Consequently, the spatial extent of malaria transmission has contracted substantially in Vietnam over recent decades. The detection of artemisininresistanceinCambodiaandtheThai- Myanmar border have revived calls for malaria elimination, and several initiatives are targeting national or regional elimination. Since vector longevity and the extrinsic incubation period are both temperature dependent, changes in temperature have a strong influence on malaria transmission risk. There has therefore been a lot of debate about the potential impact of climate change on the distribution of malaria risk. Some authors predict an increase in malaria as a result of climate change, whilst others argue that the effect of climate change will be entirely Định nghĩa: Sốt rét lây truyền sang người do muỗi cái thuộc tộc Anopheles. Anopheles phân bố rộng rãi và với hơn 450 loài được xác định chính thức, chỉ có khoảng 30-40 được coi là có vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh sốt rét cho con người. Các bản đồ này biểu diễn sự phân bố của một số loài Anopheles quan trọng ở Việt Nam (hoặc một số nhóm cận loài). Số liệu trên được thu thập từ 23 điểm giám sát của 15 tỉnh từ tháng 10 năm 2003 đến tháng 11 năm 2004 sử dụng súc vật như là mồi nhử. Điều lưu ý quan trọng là phân bố loài và mật độ của Anopheles là không đồng nhất ở quy mô nhỏ, và các bản đồ này cố gắng mô tả sự phân bố loài ở quy mô rộng lớn hơn như là một sự đơn giản hoá cần thiết. Xu hướng: Ở những vùng mà nguy cơ lây truyền là cận kề thì các yếu tố phát triển kinh tế xã hội, chẳng hạn như điều kiện nhà ở được cải thiện, khoảng cách giữa vật nuôi và người, thường là đủ để cắt bỏ được sự lây truyền. Ở các vùng nguy cơ cao, sự phát triển kinh tế và các hoạt động khống chế sốt rét có thể giảm sự lây truyền đáng kể bệnh sốt rét. Do vậy, phạm vi không gian của lây truyền sốt rét ở Việt Nam đã giảm xuống đáng kể trong vài thập kỷ qua. Việc phát hiện kháng thuốc artemisinin ở Campuchia và ở biên giới Thái Lan-Myanma đã được chú ý và kêu gọi hành đồng loại trừ sốt rét, và nhiều chương trình nhằm thực hiện việc loại trừ ở cấp độ quốc gia và khu vực. Vì tuổi thọ của các vector và thời kỳ ủ bệnh bên ngoài của ký sinh trùng sốt rét phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ, sự thay đổi nhiệt độ có ảnh hưởng lớn tới nguy cơ lây truyền sốt rét. Do vậy, có nhiều tranh luận xung quanh việc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với nguy cơ lây nhiễm sốt rét. Một số tác giả dự đoán rằng sốt rét tăng lên là kết quả của biến đổi khí hậu, trong khi một số thì cho ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ giảm sự lây truyền như là kết quả từ sự phát triển kinh tế xã hội và những nỗ lực kiểm soát sốt rét. Subject: Anopheles mosquito Chủ đề: Muỗi Anophen
  • 32. 31 offset by decreased transmission resulting from socioeconomic development and malaria control efforts. Significance for infections: Theintensityofmalariatransmissionisafunction of: the susceptibility of the vector mosquito to the malaria parasite; vector density; vector longevity; the incubation time of the parasite in the vector (extrinsic incubation period); the prevalence of human infection; and vector biting behaviour. Malaria transmission is most intense where there is a high density of a highly susceptible vector that likes to feed on humans (anthropophilic) and a climate that supports a short extrinsic incubation period and a long mosquito life-span. An understanding of vector species distribution and their contribution to malaria epidemiology is critical for successful malaria control since the preferred feeding and resting behaviors of different species determine the relative efficacy of different control options. For instance, insecticide-treated mosquito nets (ITN) are most effective against species that like to bite indoors (endophagic) and at night, whilst indoor residual insecticide spraying (IRS) is most effective against species that rest indoors (endophilic). Insecticide treated hammocks may be helpful in areas, such as the forested central highland areas of Vietnam, where people work and sleep in forests that contain forest adapted malaria vectors such as An. dirus. Monitoring of insecticide resistance amongst Anopheles species is also critical since ITN’s and IRS select for insecticide resistance, and insecticide resistance was probably a major factor in the failure of previous control programs. The continued presence of malaria competent Anopheline mosquito species throughout Vietnam indicates that re- introduction of malaria parasites could result in renewed transmission in areas that are currently malaria free. Tầm quan trọng đối với bệnh truyền nhiễm: Cường độ truyền bệnh sốt rét là một hàm số của: tính nhạy cảm của các vector đối với ký sinh trùng sốt rét, mật độ véc tơ; tuổi thọ vector, thời gian ủ bệnh của ký sinh trùng trong vector (giai đoạn ủ bệnh bên ngoài), tỷ lệ nhiễm bệnh ở người, và tập tính đốt của vector. Sự lây truyền bệnh sốt rét ở cường độ cao tại những nơi có mật độ véc tơ lớn có tính nhạy cảm cao và ưa thích đốt người (anthropophilic có nghĩa là Ưa người) và khí hậu hỗ trợ cho thời gian ủ bệnh bên ngoài ngắn và tuổi thọ muỗi dài. Sự hiểu biết về phân phối loài vector, và vai trò của nó với dịch tễ học sốt rét là rất quan trọng để kiểm soát bệnh sốt rét thành công vì thói quen hút máu và trú đậu của các loài khác nhau xác định sự hiệu quả tương đối của các lựa chọn kiểm soát khác nhau. Ví dụ, màn tẩm thuốc diệt côn trùng (ITN) là hiệu quả chống lại các loài muỗi thích đốt trong nhà (endophagic) và vào ban đêm, trong khi các thuốc diệt côn trùng dạng phun tồn lưu trong nhà (IRS) lại hiệu quả nhất để phòng chống các loài muỗi có tập tính nghỉ ngơi trong nhà. Võng được tẩm chất chống côn trùng cũng có hiệu quả ở một số vùng, chẳng hạn như ở vùng Tây nguyên Việt Nam nơi mà người dân đi và ngủ trong rừng nơi có vector sốt rét thích nghi sống ở rừng rú như An. dirus. Theo dõi kháng hóa chất diệt côn trùng trong các loài muỗi Anopheles cũng là quan trọng khi mà ITN và IRS có hiện tượng kháng hóa chất chọn lọc, kháng thuốc diệt côn trùng có lẽ đã là một yếu tố chính làm thất bại của các chương trình phòng và khống chế sốt rét trước đây. Sự có mặt liên tục của các loài Anopheles có khả năng truyền sốt rét ở khắp Việt nam cho thấy rằng sự tái xuất hiện trở lại của ký sinh trùng sốt rét có thể tạo ra một sự lây nhiễm mới ở những vùng hiện tại là không có sốt rét. Subject: Anopheles mosquito Chủ đề: Muỗi Anophen
  • 33. 32 Map source: Garros C, Van Nguyen C, Trung HD, Van Bortel W, Coosemans M, Manguin S. Distribution of Anopheles in Vietnam, with particular attention to malaria vectors of the Anopheles minimus complex. Malar J. 2008 Jan 11;7:11. doi: 10.1186/1475-2875-7-11. A total of 23 sites in 15 provinces were selected for mosquito collections in different geographical areas of northern, central and south-eastern Vietnam. Adult mosquitoes were captured on cattle bait once, from October 2003 to November 2004, during a period ranging from 3 to 10 nights. Nguồn bản đồ: Garros C, Van Nguyen C, Trung HD, Van Bortel W, Coosemans M, Manguin S. Distribution of Anopheles in Vietnam, with particular attention to malaria vectors of the Anopheles minimus complex. Malar J. 2008 Jan 11;7:11. doi: 10.1186/1475-2875-7-11. Tổng số 23 điểm tại 15 tỉnh thành được chọn để thu thập muỗi ở các vùng khác nhau của miền Bắc, miền Trung và miền Đông Nam Việt Nam. Muỗi trưởng thành được bắt trên gia súc từ tháng 10 năm 2003 đến tháng 11 năm 2004 trong khoảng thời gian từ 3 đến 10 đêm. Key references/Tài liệu tham khảo chính: - Cohuet A, et al. (2010) Evolutionary forces on Anopheles: what makes a malaria vector? Trends Parasitol. 26(3):130-6. - Gething PW, et al. (2010) Climate change and the global malaria recession. Nature. 20;465(7296):342-5. - Hay SI, et al. (2010) Developing Global Maps of the Dominant Anopheles Vectors of Human Malaria. PLoS Med;7(2):e1000209. - Sinka ME, et al. The dominant Anopheles vectors of human malaria in the Asia-Pacific region: occurrence data, distribution maps and bionomic précis. Parasit Vectors. 2011 May 25;4:89. doi: 10.1186/1756-3305-4-89. - Trung HD, et al. Malaria transmission and major malaria vectors in different geographical areas of Southeast Asia. Trop Med Int Health. 2004 Feb;9(2):230-7. - Kelly-Hope L, et al. (2008) Lessons from the past: managing insecticide resistance in malaria control and eradication programmes. Lancet Infect Dis. 8(6):387-9. - Pates H, et al. (2005) Mosquito behavior and vector control. Annu Rev Entomol. 50:53-70 - Wertheim H, Horby P, Woodall J (2012). Atlas of Infectious Diseases. Wiley-Blackwell, Oxford, United Kingdom. Subject: Anopheles mosquito Chủ đề: Muỗi Anophen
  • 34. 33 Subject: Aedes aegypti and aedes albopictus Chủ đề: Muỗi Aedes aegypti và aedes albopictus
  • 35. 34 Definition: Aedes is a genus of mosquito (Order: Diptera; Family: Culicidae) that includes over 900 species. The two most important species for man, Aedes aegypti and Aedes albopictus (Asian Tiger Mosquito), are members of the subgenus Stegomyia andtransmit virus infections to humans. Female Aedes require blood meals to develop their eggs and feed predominantly during the day. Aedes aegypti feeds predominantly on humans and readily feeds indoors, whereas Aedes albopictus prefers humans but feeds on a wider range of animals and usually outdoors. Female Aedes aegypti and Aedes albopictus lay their eggsin water-filled containers, preferably on rough, damp surfaces just above the water line, and the eggs hatch when submerged. The eggs may survive desiccation for several months. In urban areas Aedes use a wide range of water filled containers, such as water storage containers, plant pots, discarded tires, building sites, and roof gutters. Natural sites where eggs may be laid include trees holes, leaf axils, and pools in riverbeds. Although Aedes species have a global distribution, Aedes aegypti is a tropical and sub-tropical species, and is uncommon in areas where the average winter temperature is 10 o C or less (10 o C winter isotherm) or at altitudes above 1000 metres. Aedes albopictus is also historically a tropical species, but strains have evolved that are able to overwinter in temperate climates and become established at higher latitudes than Aedes aegypti. Trends: Aedes aegypti originated in Africa and subsequently spread to the Americas, Asia and the Pacific, probably through shipping routes during the 15th to 17th centuries. During the 20th Century Aedes aegypti has retreated from southern Europe, North Africa, southern United States, and parts of Australia. Yellow fever eradication programs in South and Central Định nghĩa: Aedes là một chi muỗi (Bộ: Diptera; Họ: Culicide)baogồmtrên900loài.Cóhailoàiquan trọng nhất đối với loài người là Aedes aegypti và Aedes albopictus (hay còn gọi là muỗi vằn châu Á) là một trong những thành viên của phân chi Stegomyia và truyền vi rút cho người. Muỗi cái Aedes cần có máu để cho trứng phát triển và hút máu chủ yếu vào ban ngày. Aedes aegypti chủ yếu hút máu người và thường ở trong nhà trong khi muỗi Aedes albopictus lại thích đốt người tuy nhiên cũng đốt các động vật khác ở ngoài môi trường. Muỗi cái Aedes aegypti và Aedes albopictus đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước, đặc biệt ở nơi có bề mặt thô nhám ngay phía trên mép nước, và các trứng muỗi này sẽ nở khi chìm xuống nước. Trứng có thể sống sót ở trên cạn trong vài tháng. Ở các vùng thành thị Aedes đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước như bể nước, thùng phi vại, chum, chậu cây cảnh, lốp xe hỏng, ngói vỡ, công trường xây dựng, và các máng của mái nhà. Các điểm tự nhiên nơi mà muỗi có thể đẻ trứng là các hốc cây, nách lá và các vũng nước gần sông. Mặc dù các loài Aedes phân bố khắp toàn cầu, nhưng Aedes aegypti là loài muỗi thích sống ở các vùng nhiệt đới và vùng cận nhiệt đới và hiếm thấy ở các khu vực có nhiệt độ mùa xuân là 10 o C hoặc dưới 10 o C hoặc ở các độ cao trên 1000 mét so với mặt nước biển. Loài Aedes albopictus có lịch sử sống ở các vùng nhiệt đới nhưng một số chủng đã tiến hóa và có khả năng sống sót qua mùa đông ở các khu vực ôn đới và cũng đã thích nghi được ở các khu vực có độ cao hơn so với Aedes aegypti. Xu hướng: Aedes aegypti có nguồn gốc ở châu Phi và sau đó lây lan sang các nước châu Mỹ, châu Á và Thái Bình Dương, thông qua tuyến đường vận chuyển trong thời gian từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17. Trong thế kỷ 20, Aedes aegypti bị loại khỏi miền Nam châu Âu, Bắc Phi, miền Nam Hoa Kỳ, và các vùng của Úc. Các chương trình Subject: Aedes aegypti and aedes albopictus Chủ đề: Muỗi Aedes aegypti và aedes albopictus
  • 36. 35 America between the 1950s and 1970s saw large declines in Aedes aegypti abundance and even eradication in some countries, but Aedes aegypti has subsequently re-invaded large parts of Central and SouthAmerica. Aedes albopictus is native to Asia and is highly invasive. Since 1980 Aedes albopictus has spread extensively, and is now established in many countries of the Americas, Southern Europe, and in parts of West Africa, possibly through international trade in used tires. Whilst climate change might increase the range of climate suitability for Aedes aegypti and Aedes albopictus, the effects are difficult to predict, but it seems likely that temperate strains of Aedes albopictus will continue to expand their geographic range. Significance for infections: Aedes aegypti is the main vector of yellow fever, dengue and chikungunya. Aedes albopictus is an important vector of dengue and chikungunya, especially in areas where this species predominates. Aedes aegypti is a more efficient vector than Aedes albopictus partly, it is thought, because of its biting and habitat preferences, but also as a result of the mosquito’s inherent susceptibility to infection and viral replication. Adult Aedes aegypti and Aedes albopictus mosquitoes spend their life in and around the place they emerged, rarely flying further than 100m (although up to 800m has been recorded). Thus it is largely humans who are responsible for spreading dengue virus within and between communities. Anthropogenic transport of vectors over long distance and changes in habitat suitability drive the geographic expansion of arbovirus risk. Aedes aegypti and Aedes albopictus have been experimentally demonstrated to be potential vectors for a wide range of other arboviruses, including Japanese Encephalitis, West Nile Virus, Eastern Equine Encephalitis, and La Crosse virus, but they are not thought to play an important role in the ecology or transmission thanh toán Sốt vàng ở Nam và Trung Mỹ giữa những năm 1950 và năm 1970 góp phần làm giảm đáng kể Aedes aegypti và thậm chí loại bỏ hoàn toàn ở một số nước, nhưng Aedes aegypti sau đó lại xuất hiện tại phần lớn Trung và Nam Mỹ. Aedes albopictus nguồn gốc Châu Á và có sự phân bố rất rộng. Từ năm 1980 Aedes albopictus đã lan rộng và hiện nay đã xuất hiện tại nhiều nước châu Mỹ, Nam Âu, và một phần của Tây Phi. Biến đổi khí hậu có thể làm tăng phạm vi khí hậu thích hợp cho Aedes aegypti và Aedes albopictus, gây ra những tác động khó dự đoán, dự đoán trong tương lai, chủng ôn đới của Aedes albopictus sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi địa lý của chúng. Tầm quan trọng đối với bệnh truyền nhiễm: Aedes aegypti là vector chính của bệnh sốt vàng da, sốt xuất huyết và chikungunya. Aedes albopictus là một vector của sốt xuất huyết và chikungunya, đặc biệt là ở những khu vực mà loài này chiếm ưu thế. Aedes aegypti là véc tơ mạnh hơn so với Aedes albopictus, có ý kiến cho rằng vì tính chất vết đốt và sở thích chọn môi trường cư trú, có ý kiến lại đề cập về sự nhạy cảm vốn có của muỗi với việc nhiễm và nhân lên của virus. Muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus trưởng thành sống xung quanh nơi chúng nở, ít khi bay xa hơn 100m (mặc dù đã có số liệu ghi nhận lên đến 800m). Do đó, con người là nhân tố quan trọng trong việc phát tán virus sốt xuất huyết trong cộng đồng, cũng là yếu tố làm cho vectơ phát tán rộng rãi và những thay đổi trong môi trường sống phù hợp thúc đẩy sự mở rộng sự phân bố, nguy cơ lây lan của Arbovirus. Aedes aegypti và Aedes albopictus đã được thực nghiệm chứng minh là có khả năng truyền được một loạt các Arboviruses khác, bao gồm cả viêm não Nhật Bản, Virus tây sông Nile, Virus viêm não Eastern Equine, và virus La Crosse, nhưng chúng không được coi như có đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái hoặc truyền trực tiếp những loại vi rút trên. Tuy nhiên, quần thể tác Subject: Aedes aegypti and aedes albopictus Chủ đề: Muỗi Aedes aegypti và aedes albopictus
  • 37. 36 of any of these viruses. However, pathogen and vector populations are not static, and adaptations of either may see the emergence of new arbovirus epidemiology associated with Aedes aegypti and Aedes albopictus. Map sources: Aedes aegypti density index (DI): NationalInstituteofHygieneandEpidemiology, Pasteur Institute in Ho Chi Minh city, Pasteur Institute in NhaTrang, Tay Nguyen Institute of Hygiene and Epidemiology The map shows only Aedes aegypti density index which is the major vector of Dengue in Vietnam. Aedes albopictus DI is not available for the whole country. Relative abundance of Larvae Aedes: Higa Y, et al. (2010) Geographic distribution of Aedes aegypti and Aedes albopictus collected from used tires in Vietnam.J Am Mosq Control Assoc;26(1):1-9. nhân gây bệnh và vector không phải là tĩnh, và sự thích nghi của một trong hai có thể làm xuất hiện dịch Arbovirus mới liên quan tới Aedes aegypti và Aedes albopictus. Nguồn bản đồ: Mật độ muỗi Aedes aegypti: Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur Hồ Chí Minh Bản đồ hiển thị mật độ muỗi Aedes aegypti, vector chính của bệnh sốt xuất huyết tại Việt Nam. Không có số liệu về mật độ muỗi Aedes albopictus đầy đủ trên toàn quốc. Tỉ lệ tương đối của hai loại ấu trùng Aedes: Higa Y, et al. (2010) Geographic distribution of Aedes aegypti và Aedes albopictus collected from used tires in Vietnam.J Am Mosq Control Assoc;26(1):1-9. Key references/Tài liệu tham khảo chính: - Benedict MQ, et al. (2007) Spread of the Tiger: Global Risk of Invasion by the Mosquito Aedes albopictus. Vector Borne Zoonotic Dis; 7 (1): 76–85. - Higa Y, et al. (2010) Geographic distribution of Aedes aegypti and Aedes albopictus collected from used tires in Vietnam.J Am Mosq Control Assoc;26(1):1-9. - Jansen CC, et al. (2010) The dengue vector Aedes aegypti: what comes next. Microbes Infect 12 (4): 272-279. - Lambrechts L,et al. (2010) Consequences of the expanding global distribution ofAedes albopictus for dengue virus transmission.PLoSNegl Trop Dis 4 (5): e646. - Rogers DJ, et al. (2006) The Global Distribution of Yellow Fever and Dengue. AdvParasitol 62: 182-220. - Wertheim H, Horby P, Woodall J (2012). Atlas of Infectious Diseases.Wiley-Blackwell, Oxford, United Kingdom. Subject: Aedes aegypti and aedes albopictus Chủ đề: Muỗi Aedes aegypti và aedes albopictus
  • 38. 37 Subject: Climate Chủ đề: Khí hậu
  • 39. 38 Definition: Climate can be considered to be the ‘average weather’. The map opposite shows climate zones based on the system developed by Wladimir Koppen and Rudolf Geiger. The system classifies land surface into five major climate zones based on annual and monthly mean temperature and precipitation. The data used to derive the map cover the period 1950- 2000. The three embedded graphs show the monthly average temperature and rainfall in the north, central, and southern regions in 2010 using data derived from weather stations. Trends: Vietnam is a long country and the climate shows more annual variability (seasonality) in the north and at higher altitudes in the central highlands than in the south and the low lying central regions. The map opposite is based on annual and monthly climate data over a 50-year period and does not consider long term non-seasonal trends in climate. Climate change is a controversial subject and despite general consensus about the existence of ‘global warming’, future trends and impacts on local climate and weather is less easily agreed. However, attempts to model the effect of global warming on climate using the Koppen classification have estimated a shift between major climate classes of around 3% during the 21st Century. Prediction of how these changes might affect infectious diseases is also difficult, as discussed below. Significance for infections: Climate has a major influence on infectious disease epidemiology that is both spatial - affecting the geographic distribution of disease; and temporal - affecting the timing of transmission peaks. Temporal patterns are typically seasonal but longer, non-annual, climate cycles, such as the El Niño Southern Định nghĩa: Khí hậu có thể được coi như là ‘thời tiết với giá trị trung bình”. Trên bản đồ cho thấy vùng khí hậu được dựa trên hệ thống phát triển bởi Wladimir Koppen và Rudolf Geiger. Hệ thống này phân loại bề mặt đất thành năm vùng khí hậu chủ yếu dựa trên nhiệt độ trung bình hàng năm, hàng tháng và lượng mưa. Các dữ liệu được sử dụng cho bản đồ lấy trong giai đoạn 1950-2000. Ba đồ thị thể hiển nhiệt độ trung bình hàng tháng và lượng mưa ở miền Bắc, Trung và khu vực phía Nam trong năm 2010. Dữ liệu thu được từ các trạm dự báo thời tiết. Xu hướng: Việt Nam là đất nước trải dài và khí hậu thể hiện sự thay đổi hàng năm (theo mùa) ở khu vực phía bắc và theo độ cao như ở Tây Nguyên so với miền Nam và vùng thấp ở miền Trung. Bản đồ dựa trên dữ liệu khí hậu hàng năm và hàng tháng trong khoảng thời gian 50 năm và bỏ qua những xu hướng không có tính mùa vụ trong thời gian dài. Biến đổi khí hậu là một chủ đề gây tranh cãi và mặc dù có khẳng định sự tồn tại của khái niệm “nóng lên toàn cầu”, xu hướng lâu dài và những tác động đối với khí hậu địa phương và thời tiết không dễ dàng thống nhất được. Tuy nhiên, sự cố gắng để mô hình hóa thể hiện tác động của việc nóng lên toàn cầu lên khí hậu bằng cách sử dụng phân loại Koppen để ước tính sự thay đổi giữa các lớp khí hậu chính khoảng 3% trong thế kỷ 21. Việc dự báo những thay đổi này có thể ảnh hưởng như thế nào đến các bệnh truyền nhiễm là rất khó khăn và sẽ được trình bày chi tiết dưới đây. Tầm quan trọng đối với bệnh truyền nhiễm: Khí hậu có ảnh hưởng lớn về dịch tễ học bệnh truyền nhiễm ở 2 yếu tố gồm không gian - ảnh hưởng đến sự phân bố địa lý của bệnh, và thời gian - ảnh hưởng đến thời gian của các đỉnh dịch. Mô hình thời gian thường theo mùa nhưng kéo dài, không thường niên, chu kỳ khí hậu, Subject: Climate Chủ đề: Khí hậu
  • 40. 39 Oscillation (ENSO), may also influence infectious disease epidemiology. ENSO has been linked to dengue, malaria, and cholera epidemiology. The effect of climate may be mediated by climate dependent vector competence (e.g. malaria and dengue), climate dependent pathogen survival, or by climatically determined habitat suitability for environmental pathogens (e.g. Burkholderia pseudomallei, Coccidioides immitis), their vectors (e.g. mosquitoes, ticks, flies) or animal reservoirs (e.g. bats). In general, human pathogen diversity is associated with latitude, being maximum at the equator and decreasing with distance from the equator. Climate is also associated with temporal changes in social behaviours, such as the mixing of children during school terms, which influence disease epidemiology. Temperature, humidity, and perhaps sunlight may also directly affect individual susceptibility to infection by altering mucosal integrity or innate immunity. However, despite very clear spatial and seasonal patterns of many infections, the precise mechanism or interactions are rarely disentangled and usually remain a matter of speculation. Longer-term trends in climate and the effect on the distribution and prevalence of infectious diseases are even less easily identified and this remains an area of controversy, particularly since trends in disease epidemiology may be confounded by many other concomitant changes, such as land use, disease control programs, and socioeconomic development. Map sources: The Climate map was made by using climate data obtained fromWorldClim – Global Climate Data (1950-2000), available at: www.worldclim.org. chẳng hạn như hiện tượng El Nino (ENSO), cũng có thể ảnh hưởng đến dịch tễ học bệnh truyền nhiễm. ENSO có liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, dịch tả. Biến đổi khí hậu có thể gây ra ảnh hưởng gián tiếp thông qua các vector phụ thuộc khí hậu (bệnh sốt rét và sốt xuất huyết), sự sống sót của các tác nhân gây phụ thuộc khí hậu, hoặc bởi các yếu tố khí hậu quyết định cho môi trường sống phù hợp với các mầm bệnh môi trường (ví dụ như Burkholderia pseudomallei, Coccidioides immitis), vector các bệnh (ví dụ như muỗi, ve, ruồi) hoặc động vật làm ổ chứa (ví dụ như loài dơi). Nhìn chung, đa dạng mầm bệnh của con người liên quan đến vĩ độ, đạt được tối đa tại đường xích đạo và giảm dần theo khoảng cách từ đường xích đạo. Khí hậu cũng có liên quan với những thay đổi về thời gian trong hành vi xã hội, chẳng hạn như sự tập trung trẻ em trong mùa tựu trường, chúng ảnh hưởng đến dịch tễ học của bệnh. Nhiệt độ, độ ẩm, và có thể cả ánh sáng mặt trời có lẽ cũng trực tiếp ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của cá nhân với nhiễm trùng bằng việc thay đổi tính toàn vẹn của niêm mạc hoặc miễn dịch bẩm sinh. Tuy nhiên, mặc dù mô hình không gian và theo mùa của nhiều bệnh nhiễm trùng rất rõ ràng, cơ chế hoặc tương tác chính xác hiếm khi được phân định rõ và thường vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Xu hướng dài hạn về khí hậu và tác động đối với việc phân phối và phổ biến của các bệnh truyền nhiễm còn ít được xác định dễ dàng và điều này vẫn còn là một đề tài gây tranh cãi, đặc biệt là khi xu hướng dịch tễ học bệnh có thể bị đảo lộn bởi nhiều thay đổi khác, chẳng hạn như việc sử dụng đất, chương trình kiểm soát dịch bệnh, và phát triển kinh tế xã hội. Nguồn bản đồ: Bản đồ khí hậu được dựa trên dữ liệu khí hậu từ nguồn WorldClim – Global Climate Data (1950-2000) www.worldclim.org. Subject: Climate Chủ đề: Khí hậu
  • 41. 40 Key references/Tham khảo chính: - Dunn RR, et al. (2010) Global drivers of human pathogen richness and prevalence. Proc R Soc B: doi:10.1098. - Guernier V, et al. (2004) Ecology Drives the Worldwide Distribution of Human Diseases. PloS Biol 2(6): e141. - Hijmans RJ, et al. (2005) Very high resolution interpolated climate surfaces for global land areas. Int J Climat 25: 1965-1978. - Lafferty KD. (2009). The ecology of climate change and infectious diseases. Ecology 90 (4): 888–900. - Rubel F, et al. (2010) Observed and projected climate shifts 1901-2100 depicted by world maps of the Köppen-Geiger climate classification. Meteorol Z 19: 135-141. - Wertheim H, Horby P, Woodall J (2012). Atlas of Infectious Diseases. Wiley-Blackwell, Oxford, United Kingdom. Subject: Climate Chủ đề: Khí hậu
  • 42. 41 Subject: Connectivity Chủ đề: Kết nối giao thông
  • 43. 42 Definition: Globalization has been defined as a change ‘in the nature of human interactions across a wide range of spheres including the economic, so- cial, political, technological and environmen- tal’. Increased connectedness of people in space and time is one dimension of globalization that is especially relevant for infectious diseases. The connectivity map shows the major roads, railroad, terrain (elevation) and major airline routes with number of passengers in 2010. Trends: Human interactions on a physical and intel- lectual level have been increasing for centuries but we are now more connected than ever. The dominant force behind this increasing connect- edness has been economic, with individuals, corporations and nations seeking ever-greater opportunities to exploit resources and new mar- kets. Since the market reforms, Vietnam has made spectacular progress in GDP growth and poverty reduction. Annual per capita growth has averaged 5.9 percent. A critical part of this success has been a high level of investment in infrastructure. Around 9-10 percent of GDP has been invested in trans- port, telecommunications, energy, water, and sanitation in recent years, a high level of infra- structure investment by international standards. The Vietnamese railway network has a total length of 2,600 km, dominated by the 1,726 km single track running between Hanoi and Ho Chi Minh City. Two railways connect Vietnam to the People’s Republic of China. There are cur- rently no railway connections between Vietnam and Cambodia or Laos. Viet Nam’s road system includes: national roads (quốc lộ) administered by the central govern- ment; provincial roads (tỉnh lộ or đường tỉnh) managed by provinces; district roads (huyện lộ or đường huyện) managed by districts; urban roads managed by cities and towns; and com- mune roads managed by communes. The total length of the Viet Nam road system is about 222,179  km with 19.0% paved (source: Viet- nam Road Administration, 2004). Định nghĩa: Toàn cầu hóa được định nghĩa là sự thay đổi “về bản chất của sự tương tác giữa con người với con người trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, chính trị, kỹ thuật và môi trường”. Tăng cường sự kết nối của con người về cả không gian và thời gian là một khía cạnh của toàn cầu hóa, mà nó đặc biệt liên quan tới các bệnh truyền nhiễm. Bản đồ kết nối thể hiện các tuyến đường chính, đường sắt, địa hình (độ cao) và các đường bay chính cùng với số lượng hành khách trong năm 2010. Xu hướng: Sự tương tác giữa con người ở mức độ vật chất và trí tuệ đang tăng lên trong những thế kỉ qua, và chúng ta hiện đang kết nối với nhau nhiều hơn bao giờ hết. Yếu tố chính đằng sau sự kết nối đang không ngừng tăng đó chính là kinh tế với những cá nhân, tập đoàn và quốc gia đang tìm kiếm những cơ hội lớn hơn bao giờ hết để khai thác các nguồn lực và những thị trường mới. Kể từ khi nền kinh tế thị trường được hình thành, Việt Nam đã đạt những bước tiến vượt bậc về tăng trưởng GDP và xóa đói giảm nghèo. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vào khoảng 5,9%. Một phần quan trọng đóng góp vào thành công này là sự mạnh dạn đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Trong những năm gần đây, khoảng 9-10 phần trăm của GDP được đầu tư vào phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng, nước và vệ sinh môi trường. Mạng lưới đường sắt của Việt Nam có tổng chiều dài là 2.600 km, trong đó chủ yếu là tuyến đường sắt từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 1.726 km. Có hai tuyến đường sắt chạy từ Việt Nam đến Trung Quốc. Hiện nay, chưa có tuyến đường sắt nào nối giữa Việt Nam với Campuchia hay Lào. Hệ thống đường bộ của Việt Nam gồm có: quốc lộ được quản lý bởi cơ quan cấp Trung ương; tỉnh lộ hay đường tỉnh được quản lý bởi cấp Tỉnh; huyện lộ hay đường huyện thuộc quyền quản lý của các quận; hệ thống đường ở đô thị được quản lý bởi thành phố; và đường ở các xã phường chịu sự quản lý của các xã phường. Tổng chiều dài của các tuyến đường bộ ở Việt Subject: Connectivity Chủ đề: Kết nối giao thông
  • 44. 43 Vietnam operates 37 civil airports, including three international: Noi Bai in Hanoi, Da Nang in central Vietnam, and Tan Son Nhat in HCMC. Tan Son Nhat is the largest, handling 75 per- cent of international passenger traffic. Vietnam is connected to major airports across the world and this number is increasing. In 2010 the avia- tion industry showed double digit growth and cargo increased by 30%. Significance for infections: Globalization has both positive and negative consequences for health. Increased accessibil- ity to information, diagnosis and care, and pre- ventive health services, such as immunization, have a very positive impact on health, as does access to education and, most importantly, the economic benefits of global integration. On the other hand, people and goods carry diseases and there are sobering historic examples of the dev- astating effect of the introduction of new dis- eases to vulnerable populations. Severe Acute Respiratory Syndrome (SARS) is perhaps the most dramatic modern equivalent, where air travel rapidly disseminated a highly virulent infection. More recently, a novel influenza A/ H1N1 subtype emerged in Central America in 2009 and rapidly spread around the globe. However, the immediate and frightening im- pact of globally transmitted epidemic diseases such as SARS and influenza perhaps diverts at- tention from the importance of more insidious infections. The spread of HIV has been less rap- id but far more damaging than any other con- temporary epidemic and has undoubtedly been expedited by globalization, with HIV transmis- sion associated with economic migrants, the commercial sex trade and changes in sexual behaviors. Dengue is another globalizing dis- ease: the precise reasons for the geographic ex- pansion of dengue over the past 50 years are not clear but factors may include the dissemi- nation of vectors through global trade and the movement of viruses by infected travelers. This demonstrates how increased connectivity links previously separated ecological systems and of- fers new opportunities for pathogens to extend beyond their traditional niche. Nam vào khoảng 222.179 km với khoảng 19,0% được trải nhựa (Nguồn: Cục Quản lý đường bộ Việt Nam, 2004). Việt Nam hiện có 37 sân bay dân sự đang hoạt động, trong đó có 3 sân bay quốc tế: Nội Bài ở Hà Nội, Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam, và Tân Sơn Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh. Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất, điều phối khoảng 75% các chuyến bay quốc tế. Việt Nam hiện đã kết nối với phần lớn các sân bay trên thế giới và con số này đang ngày càng tăng lên. Trong năm 2010, ngành công nghiệp hàng không cho thấy chỉ số tăng trưởng tăng gấp đôi và số lượng hàng hóa được vận chuyển tăng 30%. Tầm quan trọng đối với bệnh truyền nhiễm: Toàn cầu hóa gây cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến ngành Y tế. Tăng cường tiếp cận với thông tin, chẩn đoán và chăm sóc, các dịch vụ y tế dự phòng, như miễn dịch có tác động tích cực lên sức khỏe, đồng thời với việc tiếp cận với giáo dục, và quan trọng nhất là các lợi ích kinh tế của việc hội nhập quốc tế. Mặt khác, người và hàng hóa là những đối tượng mang bệnh và đã có những ví dụ nhất định trong lịch sử về những hậu quả nặng nề của việc lây truyền những bệnh mới cho những cộng đồng dễ bị ảnh hưởng. Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS), có lẽ là một ví dụ sâu sắc nhất của thời đại này, khi mà việc di chuyển bằng đường hàng không đã nhanh chóng phát tán một bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Gần đây, một kiểu tuýp lạ của virus cúm A/H1N1 đã xuất hiện ở Trung Mỹ năm 2009 và nhanh chóng lan ra toàn cầu. Tuy nhiên, những ảnh hưởng tức thì và đáng sợ của những bệnh dịch lan truyền khắp toàn cầu như SARS hay cúm có lẽ đã làm lạc hướng sự chú ý khỏi những căn bệnh truyền nhiễm âm thầm khác. Tốc độ lây lan của HIV đã giảm đi những nó vẫn gây những thiệt hại nặng nề hơn so với những dịch bệnh đương thời và chắc chắn đã chịu sự tác động của toàn cầu hóa với mối liên quan giữa sự lây lan của HIV và những người di cư vì mục đích kinh tế, mại dâm và những thay đổi trong hành vi sinh hoạt tình dục. Dengue cũng là một bệnh mang tính toàn cầu khác: những nguyên nhân chính xác Subject: Connectivity Chủ đề: Kết nối giao thông
  • 45. 44 của sự lan rộng về mặt địa lý của dengue trong suốt 50 năm qua vẫn chưa đươc làm rõ, nhưng những yếu tố ảnh hưởng có thể gồm có sự phát tán của các vector thông qua các hoạt động giao dịch toàn cầu, và sự di chuyển của virus do các du khách nhiễm bệnh. Điều này cho thấy sự gia tăng của các đường kết nối trước đây đã bị tách biệt với hệ thống sinh thái học như thế nào và nó mở ra những cơ hội mới cho các tác nhân gây bệnh vượt ra ngoài những phạm vi truyền thống của chúng. Key references/Tài liệu tham khảo chính: - Dollar D. (2001) Is globalization good for your health. WHO Bulletin 79 (9). - Hufnagel L, et al. (2004) Forecast and control of epidemics in a globalized world. PNAS 101 (42). - Lee K. (2003) Globalization and health, an introduction. London, Palgrave Macmillan. - Saker L, et al. (2004) Globalization and Infectious Diseases: a review of the linkages. UNICEF/ UNDP/World Bank/WHO. - Tatem AJ, et al. (2006) Global traffic and disease vector dispersal. PNAS 103 (16). - World Bank. (2009) World Development Report 2009 “Reshaping Economic Geography”.
  • 46. 45 Subject: Diphtheria-Tetanus-Pertussis vaccine coverage Chủ đề: Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván