SlideShare a Scribd company logo
1 of 7
Page Medical Knowledge
Ca lâm sàng nội khoa 2
Bệnh nhân nam 35 tuổi đến phòng khám để khám tổng quát và tầm soát
cholesterol. Bệnh nhân không có tiền sử mắc bệnh nội khoa và không dùng thuốc
thường xuyên. Nghề nghiệp lập trình viên, thường xuyên tập gym, không hút
thuốc lá hay sử dụng ma túy, và uống 2-3 cốc bia vào cuối tuần. Bố bệnh nhân bị
cơn đau tim (heart attack) đầu tiên ở tuổi 42 và qua đời vì biến chứng của bệnh tim
ở tuổi 49. Gần đây, anh trai bệnh nhân được chẩn đoán tăng cholesterol.
Huyết áp 125/74 mm Hg, tần số tim 72 nhịp/phút, cao 69 inch và nặng 165
lb. Khám thực thể không có gì bất thường.
Bệnh nhân được lấy máu để đo nồng độ lipid lúc đói. Kết quả: cholesterol
toàn phần 362 mg / dL, triglyceride 200 mg / dL, lipoprotein tỷ trọng cao (HDL)
36 mg / dL và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) 266 mg / dL.
 Chẩn đoán có khả năng nhất là gì?
 Bạn sẽ làm gì tiếp theo?
 Các biến chứng có thể xảy ra nếu bệnh nhân không được điều trị?
TRẢ LỜI: Tăng cholesterol máu (Hypercholesterolemia)
Tóm tắt: Bệnh nhân nam 35 tuổi, tiền sử khỏe mạnh đến khám sức khỏe và được
phát hiện là tăng rõ rệt cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, triglyceride; và
giảm cholesterol HDL. Khám thực thể không có gì bất thường. Bệnh nhân không
bị tăng huyết áp và không nghiện thuốc lá, nhưng có tiền sử gia đình về tăng
cholesterol máu (anh trai) và bệnh mạch vành do xơ vữa từ khá sớm (bố).
 Chẩn đoán có khả năng: Tăng cholesterol máu có tính gia đình (Familial
hypercholesterolemia).
 Bước tiếp theo: Tư vấn cho bệnh nhân về việc điều chỉnh lối sống bằng chế
độ ăn ít chất béo và tập luyện, và kê thuốc ức chế β-hydroxy-β-
methylglutaryl-coenzyme A (HMG-CoA) reductase (còn được gọi là
“statin”).
Page Medical Knowledge
 Biến chứng nếu không được điều trị: bệnh mạch máu do xơ vữa động
mạch, bao gồm cả bệnh tim mạch vành.
TIẾP CẬN: Tăng cholesterol máu
ĐỊNH NGHĨA
TĂNG CHOLESTEROL MÁU: Tình trạng dư thừa chất béo hoặc lipid trong
máu, chủ yếu là do tăng cholesterol hoặc triglyceride.
XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH: Lắng đọng các mảng xơ vữa có chứa cholesterol và
lipid ở lớp trong cùng của thành các động mạch kích thước lớn và trung bình.
THUỐC STATIN: Một nhóm thuốc làm giảm cholesterol toàn phần và
cholesterol LDL bằng cách ức chế β-hydroxy-β-methylglutaryl-coenzyme A
(HMG-CoA) reductase, một enzym quan trọng trong quá trình tổng hợp
cholesterol.
PHƯƠNG PHÁP LÂM SÀNG
Bệnh mạch vành do xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu ở cả nam và nữ tại Hoa Kỳ. Do tăng cholesterol máu có liên quan mật thiết
với bệnh tim xơ vữa động mạch, nên hầu hết các cơ quan chức năng đều khuyến
cáo sàng lọc định kỳ cho những người có nguy cơ trung bình tối thiểu 5 năm một
lần. Bằng các xét nghiệm: cholesterol toàn phần, HDL và triglycerid. Cholesterol
LDL có thể được tính bằng công thức: LDL = cholesterol toàn phần - HDL -
(Triglyceride/5).
Nếu có thể, nên định lượng mẫu máu lúc đói, tuy nhiên cholesterol toàn
phần và HDL vẫn đáng tin trong mẫu bất kỳ. Nồng độ triglyceride và LDL được
tính theo công thức bị ảnh hưởng bởi thức ăn và nên được định lượng ở trạng thái
đói.
Page Medical Knowledge
Bảng 2-1 • CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH TIM MẠCH VÀNH
Hút thuốc lá
Tăng huyết áp (huyết áp tăng lúc bệnh nhân đến khám, hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc
hạ huyết áp)
Cholesterol HDL thấp (< 40 mg / dL)
Tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành sớm (nam < 55 tuổi hoặc nữ < 65 tuổi)
Tuổi của bệnh nhân (nam > 45 tuổi, nữ > 55 tuổi)
Đái tháo đường
Nên loại trừ các nguyên nhân thứ phát gây rối loạn lipid bằng khám lâm
sàng hoặc xét nghiệm. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn lipid máu là
suy giáp và đái tháo đường. Các tình trạng khác cần xem xét là bệnh gan tắc
nghẽn, suy thận mạn / hội chứng thận hư và tác dụng phụ của thuốc (progestin,
steroid đồng hóa, corticoid). Bệnh nhân trẻ tuổi có nồng độ cholesterol rất cao và
không có nguyên nhân thứ phát gợi ý đến tăng cholesterol máu có tính gia đình,
một tình trạng gây ra bởi khiếm khuyết hoặc không có thụ thể LDL bề mặt, làm
các tế bào không thể chuyển hóa hạt LDL. Những người đồng hợp tử
(Homozygote) đối với tình trạng này có thể phát triển bệnh xơ vữa động mạch từ
thời thơ ấu và thường cần liệu pháp hạ lipid máu tích cực.
Các nghiên cứu dịch tễ học đã phát hiện ra mối quan hệ giữa nồng độ
cholesterol toàn phần và nguy cơ biến cố tim mạch. Giảm nồng độ cholesterol
huyết thanh giúp làm giảm nguy cơ biến cố mạch vành lớn và tử vong ở bệnh nhân
tăng cholesterol máu không có tiền sử bệnh tim mạch vành (dự phòng cấp 1), cũng
như giảm tỷ lệ tử vong tổng thể (overall mortality) và tỷ lệ tử vong do bệnh mạch
vành ở bệnh nhân đã mắc bệnh tim mạch (dự phòng cấp 2). Trước tiên, tất cả bệnh
nhân cần được giáo dục về liệu pháp thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn ít chất
béo bão hòa (< 7% tổng lượng calo hàng ngày) và ít cholesterol (< 200 mg / ngày),
cũng như tập luyện, có thể giúp giảm cholesterol.
Nhiều thử nghiệm đã chỉ ra rằng liệu pháp statin có hiệu quả trong việc giảm
nguy cơ tim mạch để dự phòng cấp 2, cũng như phòng ngừa cấp 1, trên một phạm
Page Medical Knowledge
vi nồng độ LDL-cholesterol và hồ sơ lipid (cơ bản) nền. Đối với những bệnh nhân
được điều trị bằng statin, nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ giảm khoảng 20% mỗi
khi cholesterol LDL giảm được 39 mg / dL. Hướng dẫn năm 2013 của Trường Đại
học Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo dùng liệu pháp
statin cho các nhóm sau:
1. Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa (nhồi máu cơ tim, cơn đau
thắt ngực, đột quỵ, thiếu máu cục bộ thoáng qua, bệnh động mạch ngoại vi,
thủ thuật mạch vành hoặc thủ thuật tái thông khác).
2. Bệnh nhân đái tháo đường từ 40 đến 75 tuổi.
3. Bệnh nhân có nồng độ LDL cholesterol > 190 mg / dL.
4. Bệnh nhân từ 40 đến 75 tuổi, không có tiền sử bệnh tim mạch hoặc đái tháo
đường, nhưng có nguy cơ biến cố tim mạch trong 10 năm > 7,5%.
Đối với bệnh nhân > 40 tuổi không mắc bệnh tim mạch do xơ vữa lâm sàng,
công thức tính nguy cơ AHA / ACC có sẵn trực tuyến
(http://tools.acc.org/ASCVD- Risk-Estimator/), hoặc dưới dạng một ứng dụng
(app) có thể tải xuống. Các yếu tố nguy cơ chính của xơ vữa động mạch gồm hút
thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol toàn phần và cholesterol-
lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C), giảm cholesterol-lipoprotein tỷ trọng cao
(HDL-C) và cao tuổi.
Khi điều chỉnh lối sống không đủ để đạt được mục tiêu LDL, bệnh nhân cần
được dùng thuốc hạ lipid. Bảng 2-2 liệt kê các tác động lên lipid và các tác dụng
phụ tiềm ẩn của những loại thuốc này. Statin thường được dung nạp rất tốt, nhưng
tác dụng phụ thường gặp nhất là bệnh cơ, có thể biểu hiện bằng ấn đau cơ (muscle
tenderness) kèm tăng nồng độ creatine kinase (CK). Đau cơ mức độ nhẹ (low-
grade myalgias) xảy ra ở dưới 10% bệnh nhân, nhưng bệnh cơ nghiêm trọng được
báo cáo ở 0,5% bệnh nhân dùng statin. Tác dụng phụ ít phổ biến hơn là tăng men
gan, hoặc thậm chí viêm gan nghiêm trọng, đã được báo cáo. Do đó, cần theo dõi
bằng khám lâm sàng hoặc xét nghiệm định kỳ để phát hiện tác dụng phụ. Sau khi
bắt đầu dùng statin, nên kiểm tra cholesterol LDL sau 6 tuần, và cứ sau 6 đến 12
tháng sau đó, để theo dõi việc tuân thủ dùng thuốc.
Page Medical Knowledge
Bảng 2-2 • THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG LIPID MÁU
Nhóm thuốc Tác dụng điều trị Tác dụng phụ Theo dõi
Thuốc ức chế HMG-
CoA reductase (“statin”)
Giảm LDL 25% -60%
Giảm TG 10% -25%
Tăng HDL 5% -10%
Đau cơ, có thể gây độc
cho gan.
Men gan và creatine
kinase
Axit nicotinic (ví dụ:
niacin)
Giảm TG 25% -35%
Giảm LDL 15% -25%
Tăng HDL 15% -30%
Đỏ bừng mặt, nhịp tim
nhanh, không dung nạp
glucose, tăng axit uric
Đỏ bừng mặt có thể
thuyên giảm nhờ aspirin
Resin axit mật
(cholestyramine,
colestipol)
Giảm LDL 20% -30%
Tăng HDL 5%
Táo bón, buồn nôn, rối
loạn tiêu hóa
Gắn với các vitamin tan
trong chất béo, đầy
bụng, táo bón
Dẫn xuất của acid fibric
(gemfibrozil,
fenofibrate)
Giảm TG 25% -40%
Tăng HDL 5% -15%
Sỏi mật, buồn nôn, tăng
men gan,
Khó tiêu, sỏi mật, đau
cơ (thận trọng nếu dùng
với statin)
Thuốc ức chế hấp thu
cholesterol (ezetimibe)
Giảm LDL 15% Tiêu chảy, rối loạn tiêu
hóa
Men gan. Chưa có bằng
chứng cho thấy nguy cơ
bệnh tim mạch.
Viết tắt: TG, triglyceride.
CÂU HỎI
2.1 Bệnh nhân nam 35 tuổi không có tiền sử bệnh tim mạch nên kiểm tra
cholesterol định kỳ bao lâu một lần?
A. 3 tháng một lần
B. 1 năm một lần
C. 5 năm một lần
D. Từ 7 đến 10 năm một lần
2.2 Bệnh nhân nam 48 tuổi đến phòng khám sau khi được sàng lọc ở ngày hội sức
khỏe (health fair) vì được thông báo là nồng độ cholesterol cao. Bệnh nhân mắc
đái tháo đường và được kiểm soát bằng chế độ ăn, chơi tennis, tập thể dục 3-5 lần
mỗi tuần và có thể trạng tốt. Không hút thuốc lá và gia đình không ai mắc bệnh
tim mạch. Hồ sơ lipid: cholesterol toàn phần 212 mg / dL, HDL 35 mg / dL, LDL
138 mg / dL, và triglyceride 175 mg / dL. Bạn sẽ khuyến cáo bệnh nhân điều nào
dưới đây?
Page Medical Knowledge
A. Dùng gemfibrozil.
B. Dùng thuốc ức chế HMG-CoA reductase (statin).
C. Dùng niacin liều thấp và tăng từ từ đến liều 3 g / ngày.
D. Đề nghị bệnh nhân tiếp tục chế độ ăn và tập luyện như hiện tại.
2.3 Bệnh nhân nào sau đây chỉ cần thay đổi lối sống thay vì dùng thuốc hạ lipid
máu?
A. Bệnh nhân nam 60 tuổi tiền sử hút thuốc, đái tháo đường và nhồi máu cơ tim
gần đây: cholesterol 201 mg / dL, HDL 47 mg / dL và LDL 138 mg / dL
B. Bệnh nhân nam 62 tuổi, tiền sử đái tháo đường: cholesterol 210 mg / dL, HDL
27 mg / dL và LDL 146 mg / dL
C. Bệnh nhân nữ 57 tuổi không có triệu chứng: cholesterol 235 mg / dL, HDL 92
mg / dL và LDL 103 mg / dL
D. Bệnh nhân nam 39 tuổi tiền sử hội chứng thận hư: cholesterol 285 mg / dL,
HDL 48 mg / dL, LDL 195 mg / dL
TRẢ LỜI
2.1 C. Người trưởng thành khỏe mạnh được khuyến cáo sàng lọc cholesterol 5 năm
một lần. Nồng độ cholesterol không thay đổi nhanh chóng trong suốt cuộc đời của
một người. Bệnh nhân thay đổi nồng độ cholesterol nhanh chóng cần được xét
nghiệm để tìm nguyên nhân thứ phát.
2.2 B. Mặc dù bệnh nhân tập luyện rất tích cực, nhưng lại bị đái tháo đường. Bệnh
nhân đái tháo đường có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch do xơ vữa, và nên bắt đầu
dùng statin theo hướng dẫn năm 2013 của AHA / ACC.
2.3 C. Bệnh nhân này có HDL rất cao, có tác dụng bảo vệ khỏi xơ vữa động mạch,
và có thể góp phần làm tăng cholesterol toàn phần. Do đó chỉ cần thay đổi lối
sống.
Page Medical Knowledge
Bệnh nhân A có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch trong tương lai cao nhất vì có
tiền sử đái tháo đường, hút thuốc lá và nhồi máu cơ tim gần đây. Bệnh nhân B bị
đái tháo đường, bên cạnh việc điều chỉnh lối sống, nên bắt đầu dùng thuốc để giảm
LDL và tăng HDL. Bệnh nhân D bị hội chứng thận hư gây tăng lipid máu, có thể
điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển (ACE) để làm giảm protein niệu nhưng
thường phải điều trị bằng thuốc hạ lipid như statin.
Dịch từ CASE FILES_ Internal Medicine

More Related Content

Similar to Ca lâm sàng nội khoa 2.pdf

Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caomurray397
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caomarielle733
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caomaynard645
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caosigne413
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caodominick689
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máucedrick832
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máudeedee175
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuraul649
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máusherlene116
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuchester630
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máujake297
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máumarcella778
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuzina395
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máurenae764
 
Ai dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máuAi dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máumyrta845
 
Ai dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máuAi dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máugary564
 
Ai dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máuAi dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máulyndia691
 
Ai dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máuAi dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máushani242
 
Ai dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máuAi dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máumachelle890
 
Ai dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máuAi dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máusanjuanita503
 

Similar to Ca lâm sàng nội khoa 2.pdf (20)

Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máuĐối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Ai dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máuAi dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Ai dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máuAi dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Ai dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máuAi dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Ai dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máuAi dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Ai dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máuAi dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máu
 
Ai dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máuAi dễ bị rối loạn mỡ máu
Ai dễ bị rối loạn mỡ máu
 

More from youngunoistalented1995

Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdf
Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdfRượu và thiếu hụt vitamin B1.pdf
Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdfyoungunoistalented1995
 
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdf
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdfĐiều trị thiếu máu thiếu sắt.pdf
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdfyoungunoistalented1995
 
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docxỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docxyoungunoistalented1995
 
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...youngunoistalented1995
 
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docx
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docxHạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docx
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docxyoungunoistalented1995
 
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docx
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docxNếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docx
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docxyoungunoistalented1995
 
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)youngunoistalented1995
 
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp án
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp ánBài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp án
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp ányoungunoistalented1995
 
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầuTứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầuyoungunoistalented1995
 

More from youngunoistalented1995 (20)

Hậu quả của tà dâm.pdf
Hậu quả của tà dâm.pdfHậu quả của tà dâm.pdf
Hậu quả của tà dâm.pdf
 
Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdf
Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdfRượu và thiếu hụt vitamin B1.pdf
Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdf
 
Song ngữ Portal Hypertension.pdf
Song ngữ Portal Hypertension.pdfSong ngữ Portal Hypertension.pdf
Song ngữ Portal Hypertension.pdf
 
Dược lý heparin.pdf
Dược lý heparin.pdfDược lý heparin.pdf
Dược lý heparin.pdf
 
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdf
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdfĐiều trị thiếu máu thiếu sắt.pdf
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdf
 
Giải phẫu khớp.pdf
Giải phẫu khớp.pdfGiải phẫu khớp.pdf
Giải phẫu khớp.pdf
 
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docxỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
 
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...
 
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docx
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docxHạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docx
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docx
 
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docx
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docxNếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docx
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docx
 
Máu (song ngữ)
Máu (song ngữ)Máu (song ngữ)
Máu (song ngữ)
 
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)
 
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp án
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp ánBài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp án
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp án
 
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầuTứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
 
Tam giác cảnh
Tam giác cảnhTam giác cảnh
Tam giác cảnh
 
Ống cơ khép
Ống cơ khépỐng cơ khép
Ống cơ khép
 
Halogen là gì
Halogen là gìHalogen là gì
Halogen là gì
 
Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểuThuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu
 
Sinh lý thận phần cuối
Sinh lý thận phần cuốiSinh lý thận phần cuối
Sinh lý thận phần cuối
 
Sinh lý tạo nước tiểu
Sinh lý tạo nước tiểuSinh lý tạo nước tiểu
Sinh lý tạo nước tiểu
 

Recently uploaded

Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéHongBiThi1
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéHongBiThi1
 
hội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạ
hội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạhội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạ
hội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạHongBiThi1
 
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfSGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuHongBiThi1
 
5. Suy tủy- pptx huyết học GV Võ Thị Kim Hoa
5. Suy tủy- pptx huyết học GV Võ Thị Kim Hoa5. Suy tủy- pptx huyết học GV Võ Thị Kim Hoa
5. Suy tủy- pptx huyết học GV Võ Thị Kim Hoalinh miu
 
SGK cũ sẩy thai.pdf cũ nhưng rất đầy đủ hay
SGK cũ sẩy thai.pdf cũ nhưng rất đầy đủ haySGK cũ sẩy thai.pdf cũ nhưng rất đầy đủ hay
SGK cũ sẩy thai.pdf cũ nhưng rất đầy đủ hayHongBiThi1
 
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
Slide Nhi Thận các bài đã ghi chú năm 2023.pdf
Slide Nhi Thận  các bài đã ghi chú năm 2023.pdfSlide Nhi Thận  các bài đã ghi chú năm 2023.pdf
Slide Nhi Thận các bài đã ghi chú năm 2023.pdfHongBiThi1
 
SGK Ung thư trực tràng.pdf hay nha các bạn
SGK Ung thư trực tràng.pdf hay nha các bạnSGK Ung thư trực tràng.pdf hay nha các bạn
SGK Ung thư trực tràng.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ haySGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hayHongBiThi1
 
NTH_Thoát vị bẹn TS. Tuấn.pdf rất hay các bạn ạ
NTH_Thoát vị bẹn TS. Tuấn.pdf rất hay các bạn ạNTH_Thoát vị bẹn TS. Tuấn.pdf rất hay các bạn ạ
NTH_Thoát vị bẹn TS. Tuấn.pdf rất hay các bạn ạHongBiThi1
 
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nhaNội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nha
SGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nhaSGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nha
SGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nhaHongBiThi1
 
Báo-cáo nghiên cứu khoa học tật khúc xạ.pptx
Báo-cáo nghiên cứu khoa học tật khúc xạ.pptxBáo-cáo nghiên cứu khoa học tật khúc xạ.pptx
Báo-cáo nghiên cứu khoa học tật khúc xạ.pptxNhuQuy3
 
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạHongBiThi1
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
 
hội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạ
hội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạhội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạ
hội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạ
 
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfSGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
 
5. Suy tủy- pptx huyết học GV Võ Thị Kim Hoa
5. Suy tủy- pptx huyết học GV Võ Thị Kim Hoa5. Suy tủy- pptx huyết học GV Võ Thị Kim Hoa
5. Suy tủy- pptx huyết học GV Võ Thị Kim Hoa
 
Nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Liên minh Châu Âu
Nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Liên minh Châu ÂuNguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Liên minh Châu Âu
Nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Liên minh Châu Âu
 
SGK cũ sẩy thai.pdf cũ nhưng rất đầy đủ hay
SGK cũ sẩy thai.pdf cũ nhưng rất đầy đủ haySGK cũ sẩy thai.pdf cũ nhưng rất đầy đủ hay
SGK cũ sẩy thai.pdf cũ nhưng rất đầy đủ hay
 
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
 
Slide Nhi Thận các bài đã ghi chú năm 2023.pdf
Slide Nhi Thận  các bài đã ghi chú năm 2023.pdfSlide Nhi Thận  các bài đã ghi chú năm 2023.pdf
Slide Nhi Thận các bài đã ghi chú năm 2023.pdf
 
SGK Ung thư trực tràng.pdf hay nha các bạn
SGK Ung thư trực tràng.pdf hay nha các bạnSGK Ung thư trực tràng.pdf hay nha các bạn
SGK Ung thư trực tràng.pdf hay nha các bạn
 
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ haySGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
 
NTH_Thoát vị bẹn TS. Tuấn.pdf rất hay các bạn ạ
NTH_Thoát vị bẹn TS. Tuấn.pdf rất hay các bạn ạNTH_Thoát vị bẹn TS. Tuấn.pdf rất hay các bạn ạ
NTH_Thoát vị bẹn TS. Tuấn.pdf rất hay các bạn ạ
 
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nhaNội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
 
SGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nha
SGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nhaSGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nha
SGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nha
 
Báo-cáo nghiên cứu khoa học tật khúc xạ.pptx
Báo-cáo nghiên cứu khoa học tật khúc xạ.pptxBáo-cáo nghiên cứu khoa học tật khúc xạ.pptx
Báo-cáo nghiên cứu khoa học tật khúc xạ.pptx
 
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
 
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
 
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 

Ca lâm sàng nội khoa 2.pdf

  • 1. Page Medical Knowledge Ca lâm sàng nội khoa 2 Bệnh nhân nam 35 tuổi đến phòng khám để khám tổng quát và tầm soát cholesterol. Bệnh nhân không có tiền sử mắc bệnh nội khoa và không dùng thuốc thường xuyên. Nghề nghiệp lập trình viên, thường xuyên tập gym, không hút thuốc lá hay sử dụng ma túy, và uống 2-3 cốc bia vào cuối tuần. Bố bệnh nhân bị cơn đau tim (heart attack) đầu tiên ở tuổi 42 và qua đời vì biến chứng của bệnh tim ở tuổi 49. Gần đây, anh trai bệnh nhân được chẩn đoán tăng cholesterol. Huyết áp 125/74 mm Hg, tần số tim 72 nhịp/phút, cao 69 inch và nặng 165 lb. Khám thực thể không có gì bất thường. Bệnh nhân được lấy máu để đo nồng độ lipid lúc đói. Kết quả: cholesterol toàn phần 362 mg / dL, triglyceride 200 mg / dL, lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) 36 mg / dL và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) 266 mg / dL.  Chẩn đoán có khả năng nhất là gì?  Bạn sẽ làm gì tiếp theo?  Các biến chứng có thể xảy ra nếu bệnh nhân không được điều trị? TRẢ LỜI: Tăng cholesterol máu (Hypercholesterolemia) Tóm tắt: Bệnh nhân nam 35 tuổi, tiền sử khỏe mạnh đến khám sức khỏe và được phát hiện là tăng rõ rệt cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, triglyceride; và giảm cholesterol HDL. Khám thực thể không có gì bất thường. Bệnh nhân không bị tăng huyết áp và không nghiện thuốc lá, nhưng có tiền sử gia đình về tăng cholesterol máu (anh trai) và bệnh mạch vành do xơ vữa từ khá sớm (bố).  Chẩn đoán có khả năng: Tăng cholesterol máu có tính gia đình (Familial hypercholesterolemia).  Bước tiếp theo: Tư vấn cho bệnh nhân về việc điều chỉnh lối sống bằng chế độ ăn ít chất béo và tập luyện, và kê thuốc ức chế β-hydroxy-β- methylglutaryl-coenzyme A (HMG-CoA) reductase (còn được gọi là “statin”).
  • 2. Page Medical Knowledge  Biến chứng nếu không được điều trị: bệnh mạch máu do xơ vữa động mạch, bao gồm cả bệnh tim mạch vành. TIẾP CẬN: Tăng cholesterol máu ĐỊNH NGHĨA TĂNG CHOLESTEROL MÁU: Tình trạng dư thừa chất béo hoặc lipid trong máu, chủ yếu là do tăng cholesterol hoặc triglyceride. XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH: Lắng đọng các mảng xơ vữa có chứa cholesterol và lipid ở lớp trong cùng của thành các động mạch kích thước lớn và trung bình. THUỐC STATIN: Một nhóm thuốc làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL bằng cách ức chế β-hydroxy-β-methylglutaryl-coenzyme A (HMG-CoA) reductase, một enzym quan trọng trong quá trình tổng hợp cholesterol. PHƯƠNG PHÁP LÂM SÀNG Bệnh mạch vành do xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ tại Hoa Kỳ. Do tăng cholesterol máu có liên quan mật thiết với bệnh tim xơ vữa động mạch, nên hầu hết các cơ quan chức năng đều khuyến cáo sàng lọc định kỳ cho những người có nguy cơ trung bình tối thiểu 5 năm một lần. Bằng các xét nghiệm: cholesterol toàn phần, HDL và triglycerid. Cholesterol LDL có thể được tính bằng công thức: LDL = cholesterol toàn phần - HDL - (Triglyceride/5). Nếu có thể, nên định lượng mẫu máu lúc đói, tuy nhiên cholesterol toàn phần và HDL vẫn đáng tin trong mẫu bất kỳ. Nồng độ triglyceride và LDL được tính theo công thức bị ảnh hưởng bởi thức ăn và nên được định lượng ở trạng thái đói.
  • 3. Page Medical Knowledge Bảng 2-1 • CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH TIM MẠCH VÀNH Hút thuốc lá Tăng huyết áp (huyết áp tăng lúc bệnh nhân đến khám, hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc hạ huyết áp) Cholesterol HDL thấp (< 40 mg / dL) Tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành sớm (nam < 55 tuổi hoặc nữ < 65 tuổi) Tuổi của bệnh nhân (nam > 45 tuổi, nữ > 55 tuổi) Đái tháo đường Nên loại trừ các nguyên nhân thứ phát gây rối loạn lipid bằng khám lâm sàng hoặc xét nghiệm. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn lipid máu là suy giáp và đái tháo đường. Các tình trạng khác cần xem xét là bệnh gan tắc nghẽn, suy thận mạn / hội chứng thận hư và tác dụng phụ của thuốc (progestin, steroid đồng hóa, corticoid). Bệnh nhân trẻ tuổi có nồng độ cholesterol rất cao và không có nguyên nhân thứ phát gợi ý đến tăng cholesterol máu có tính gia đình, một tình trạng gây ra bởi khiếm khuyết hoặc không có thụ thể LDL bề mặt, làm các tế bào không thể chuyển hóa hạt LDL. Những người đồng hợp tử (Homozygote) đối với tình trạng này có thể phát triển bệnh xơ vữa động mạch từ thời thơ ấu và thường cần liệu pháp hạ lipid máu tích cực. Các nghiên cứu dịch tễ học đã phát hiện ra mối quan hệ giữa nồng độ cholesterol toàn phần và nguy cơ biến cố tim mạch. Giảm nồng độ cholesterol huyết thanh giúp làm giảm nguy cơ biến cố mạch vành lớn và tử vong ở bệnh nhân tăng cholesterol máu không có tiền sử bệnh tim mạch vành (dự phòng cấp 1), cũng như giảm tỷ lệ tử vong tổng thể (overall mortality) và tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành ở bệnh nhân đã mắc bệnh tim mạch (dự phòng cấp 2). Trước tiên, tất cả bệnh nhân cần được giáo dục về liệu pháp thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn ít chất béo bão hòa (< 7% tổng lượng calo hàng ngày) và ít cholesterol (< 200 mg / ngày), cũng như tập luyện, có thể giúp giảm cholesterol. Nhiều thử nghiệm đã chỉ ra rằng liệu pháp statin có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ tim mạch để dự phòng cấp 2, cũng như phòng ngừa cấp 1, trên một phạm
  • 4. Page Medical Knowledge vi nồng độ LDL-cholesterol và hồ sơ lipid (cơ bản) nền. Đối với những bệnh nhân được điều trị bằng statin, nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ giảm khoảng 20% mỗi khi cholesterol LDL giảm được 39 mg / dL. Hướng dẫn năm 2013 của Trường Đại học Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo dùng liệu pháp statin cho các nhóm sau: 1. Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa (nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, đột quỵ, thiếu máu cục bộ thoáng qua, bệnh động mạch ngoại vi, thủ thuật mạch vành hoặc thủ thuật tái thông khác). 2. Bệnh nhân đái tháo đường từ 40 đến 75 tuổi. 3. Bệnh nhân có nồng độ LDL cholesterol > 190 mg / dL. 4. Bệnh nhân từ 40 đến 75 tuổi, không có tiền sử bệnh tim mạch hoặc đái tháo đường, nhưng có nguy cơ biến cố tim mạch trong 10 năm > 7,5%. Đối với bệnh nhân > 40 tuổi không mắc bệnh tim mạch do xơ vữa lâm sàng, công thức tính nguy cơ AHA / ACC có sẵn trực tuyến (http://tools.acc.org/ASCVD- Risk-Estimator/), hoặc dưới dạng một ứng dụng (app) có thể tải xuống. Các yếu tố nguy cơ chính của xơ vữa động mạch gồm hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol toàn phần và cholesterol- lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C), giảm cholesterol-lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) và cao tuổi. Khi điều chỉnh lối sống không đủ để đạt được mục tiêu LDL, bệnh nhân cần được dùng thuốc hạ lipid. Bảng 2-2 liệt kê các tác động lên lipid và các tác dụng phụ tiềm ẩn của những loại thuốc này. Statin thường được dung nạp rất tốt, nhưng tác dụng phụ thường gặp nhất là bệnh cơ, có thể biểu hiện bằng ấn đau cơ (muscle tenderness) kèm tăng nồng độ creatine kinase (CK). Đau cơ mức độ nhẹ (low- grade myalgias) xảy ra ở dưới 10% bệnh nhân, nhưng bệnh cơ nghiêm trọng được báo cáo ở 0,5% bệnh nhân dùng statin. Tác dụng phụ ít phổ biến hơn là tăng men gan, hoặc thậm chí viêm gan nghiêm trọng, đã được báo cáo. Do đó, cần theo dõi bằng khám lâm sàng hoặc xét nghiệm định kỳ để phát hiện tác dụng phụ. Sau khi bắt đầu dùng statin, nên kiểm tra cholesterol LDL sau 6 tuần, và cứ sau 6 đến 12 tháng sau đó, để theo dõi việc tuân thủ dùng thuốc.
  • 5. Page Medical Knowledge Bảng 2-2 • THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG LIPID MÁU Nhóm thuốc Tác dụng điều trị Tác dụng phụ Theo dõi Thuốc ức chế HMG- CoA reductase (“statin”) Giảm LDL 25% -60% Giảm TG 10% -25% Tăng HDL 5% -10% Đau cơ, có thể gây độc cho gan. Men gan và creatine kinase Axit nicotinic (ví dụ: niacin) Giảm TG 25% -35% Giảm LDL 15% -25% Tăng HDL 15% -30% Đỏ bừng mặt, nhịp tim nhanh, không dung nạp glucose, tăng axit uric Đỏ bừng mặt có thể thuyên giảm nhờ aspirin Resin axit mật (cholestyramine, colestipol) Giảm LDL 20% -30% Tăng HDL 5% Táo bón, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa Gắn với các vitamin tan trong chất béo, đầy bụng, táo bón Dẫn xuất của acid fibric (gemfibrozil, fenofibrate) Giảm TG 25% -40% Tăng HDL 5% -15% Sỏi mật, buồn nôn, tăng men gan, Khó tiêu, sỏi mật, đau cơ (thận trọng nếu dùng với statin) Thuốc ức chế hấp thu cholesterol (ezetimibe) Giảm LDL 15% Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa Men gan. Chưa có bằng chứng cho thấy nguy cơ bệnh tim mạch. Viết tắt: TG, triglyceride. CÂU HỎI 2.1 Bệnh nhân nam 35 tuổi không có tiền sử bệnh tim mạch nên kiểm tra cholesterol định kỳ bao lâu một lần? A. 3 tháng một lần B. 1 năm một lần C. 5 năm một lần D. Từ 7 đến 10 năm một lần 2.2 Bệnh nhân nam 48 tuổi đến phòng khám sau khi được sàng lọc ở ngày hội sức khỏe (health fair) vì được thông báo là nồng độ cholesterol cao. Bệnh nhân mắc đái tháo đường và được kiểm soát bằng chế độ ăn, chơi tennis, tập thể dục 3-5 lần mỗi tuần và có thể trạng tốt. Không hút thuốc lá và gia đình không ai mắc bệnh tim mạch. Hồ sơ lipid: cholesterol toàn phần 212 mg / dL, HDL 35 mg / dL, LDL 138 mg / dL, và triglyceride 175 mg / dL. Bạn sẽ khuyến cáo bệnh nhân điều nào dưới đây?
  • 6. Page Medical Knowledge A. Dùng gemfibrozil. B. Dùng thuốc ức chế HMG-CoA reductase (statin). C. Dùng niacin liều thấp và tăng từ từ đến liều 3 g / ngày. D. Đề nghị bệnh nhân tiếp tục chế độ ăn và tập luyện như hiện tại. 2.3 Bệnh nhân nào sau đây chỉ cần thay đổi lối sống thay vì dùng thuốc hạ lipid máu? A. Bệnh nhân nam 60 tuổi tiền sử hút thuốc, đái tháo đường và nhồi máu cơ tim gần đây: cholesterol 201 mg / dL, HDL 47 mg / dL và LDL 138 mg / dL B. Bệnh nhân nam 62 tuổi, tiền sử đái tháo đường: cholesterol 210 mg / dL, HDL 27 mg / dL và LDL 146 mg / dL C. Bệnh nhân nữ 57 tuổi không có triệu chứng: cholesterol 235 mg / dL, HDL 92 mg / dL và LDL 103 mg / dL D. Bệnh nhân nam 39 tuổi tiền sử hội chứng thận hư: cholesterol 285 mg / dL, HDL 48 mg / dL, LDL 195 mg / dL TRẢ LỜI 2.1 C. Người trưởng thành khỏe mạnh được khuyến cáo sàng lọc cholesterol 5 năm một lần. Nồng độ cholesterol không thay đổi nhanh chóng trong suốt cuộc đời của một người. Bệnh nhân thay đổi nồng độ cholesterol nhanh chóng cần được xét nghiệm để tìm nguyên nhân thứ phát. 2.2 B. Mặc dù bệnh nhân tập luyện rất tích cực, nhưng lại bị đái tháo đường. Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch do xơ vữa, và nên bắt đầu dùng statin theo hướng dẫn năm 2013 của AHA / ACC. 2.3 C. Bệnh nhân này có HDL rất cao, có tác dụng bảo vệ khỏi xơ vữa động mạch, và có thể góp phần làm tăng cholesterol toàn phần. Do đó chỉ cần thay đổi lối sống.
  • 7. Page Medical Knowledge Bệnh nhân A có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch trong tương lai cao nhất vì có tiền sử đái tháo đường, hút thuốc lá và nhồi máu cơ tim gần đây. Bệnh nhân B bị đái tháo đường, bên cạnh việc điều chỉnh lối sống, nên bắt đầu dùng thuốc để giảm LDL và tăng HDL. Bệnh nhân D bị hội chứng thận hư gây tăng lipid máu, có thể điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển (ACE) để làm giảm protein niệu nhưng thường phải điều trị bằng thuốc hạ lipid như statin. Dịch từ CASE FILES_ Internal Medicine