SlideShare a Scribd company logo
1 of 123
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN HẢI YẾN
PHßNG, CHèNG TRA TÊN TRONG PH¸P LUËT QUèC TÕ
Vµ PH¸P LUËT VIÖT NAM: PH¢N TÝCH SO S¸NH
Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con ngƣời
Mã số: Chƣơng trình đào ta ̣o thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KHẮC HẢI
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Hải Yến
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG
TRA TẤN............................................................................................ 9
1.1. Tra tấn................................................................................................. 9
1.1.1. Khái niệm tra tấn.................................................................................. 9
1.1.2. Mục đích của Tra tấn..........................................................................12
1.1.3. Các hình thức của tra tấn....................................................................13
1.1.4. Nạn nhân của tra tấn và người thực hiện hành vi tra tấn ...................14
1.1.5. Quan điểm về sử dụng tra tấn.............................................................15
1.2. Phòng, chống tra tấn........................................................................19
1.2.1. Vai trò của phòng, chống tra tấn trong viê ̣c đảm bảo quyền con người........19
1.2.2. Khái niệm phòng, chống tra tấn.........................................................21
1.2.3. Nội dung của phòng, chống tra tấn .......................................................23
1.2.4. Nguyên tắc phòng, chống tra tấn........................................................28
1.2.5. Yêu cầu của phòng, chống tra tấn .....................................................29
Chương 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ PHÒNG, CHỐNG TRA TẤN...................................................32
2.1. Pháp luật quốc tế về phòng chống tra tấn .....................................32
2.1.1. Luật nhân quyền quốc tế ....................................................................32
2.1.2. Luật nhân đạo quốc tế..........................................................................48
2.1.3. Luật hình sự quốc tế...........................................................................51
2.2. Pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn ................................53
2.2.1. Pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trong lịch sử................53
2.2.2. Pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn hiện nay.................62
Chương 3: SỰ TƢƠNG THÍCH GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
SO VỚI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG
TRA TẤN. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.............................66
3.1. Sự tƣơng thích giữa pháp luật Việt Nam so với pháp luật
quốc tế về phòng, chống tra tấn......................................................66
3.1.1. Quy đi ̣nh về quyền không bi ̣tra tấn là một quyền không thể bi ̣
tước bỏ ................................................................................................66
3.1.2. Quy đi ̣nh về đi ̣nh nghĩa tra tấn...........................................................68
3.1.3. Quy đi ̣nh về hình sự hóa hành vi tra tấn ............................................72
3.1.4. Quy đi ̣nh về trục xuất, trao trả hoă ̣c dẫn độ.......................................75
3.1.5. Quy đi ̣nh về thẩm quyền tài phán ......................................................79
3.1.6. Quy đi ̣nh về rà soát các biê ̣n pháp ngăn chă ̣n hành vi tra tấn............82
3.1.7. Quy đi ̣nh về đảm bảo điều tra nhanh chóng và khách quan ..............89
3.1.8. Quy đi ̣nh về đảm bảo quyền khiếu na ̣i đối với hành vi tra tấn ..........91
3.1.9. Quy đi ̣nh đảm bảo quyền của na ̣n nhân bi ̣tra tấn được khắc
phục và bồi thường.............................................................................93
3.1.10. Quy định về việc không sử dụng lời khai từ việc tra tấn ...................96
3.2. Cơ sở hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t và cơ chế phòng , chống tra tấn
tại Viê ̣t Nam ......................................................................................97
3.3. Một số đề xuất , kiến nghị hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t và cơ chế
phòng, chống tra tấn tại Việt Nam................................................100
3.3.1. Điều chỉnh chính sách và các biện pháp tổ chức .............................100
3.3.2. Về lập pháp, hoàn thiện pháp luật....................................................106
KẾ T LUẬN ..................................................................................................112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................113
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, vào năm 1986 Việt Nam đã bắt đầu công cuộc Đổi Mới chính
sách. Từ đó, Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu nổi bật trong các lĩnh
vực xã hội, chính trị và kinh tế. Nhờ có những thành tựu đó, quyền con người
của người dân đã được nâng cao, quyền làm chủ đất nước của nhân dân được
đảm bảo. Việt Nam cam kết tiếp tục chính sách đổi mới qua việc hội nhập tiên
phong vào thế giới, cải cách thủ tục hành chính và xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Khái niệm nhà nước pháp
quyền của Việt Nam có đặc điểm bởi nguyên tắc hiến định là tất cả công dân
bình đẳng trước pháp luật và quyền con người trong tất cả các lĩnh vực chính
trị, dân sự, kinh tế và văn hóa đều được tôn trọng. Có thể nói rằng, theo cách
khác, việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đồng nghĩa với việc
quyền con người được tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ.
Trong mấy chục năm qua, cùng với sự ra đời của Liên hợp quốc, một hệ
thống văn bản pháp luật và cơ chế quốc tế về bảo đảm quyền con người đã
được thiết lập. Lẽ dĩ nhiên, việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do cơ bản của
con người là nghĩa vụ của mỗi quốc gia trên thế giới.
Trong những vi pha ̣m nhân quyền thì tra tấn là là hành vi bi ̣lên án và
phủ nhận một cách mạnh mẽ và phổ quát nhất. Vấn đề phòng chống tra tấn đã
được công nhâ ̣n rô ̣ng rãi ở hầu khắp các nền văn hóa và tư tưởng đến nỗi
dường như không có sự tranh cãi hay nghi ngờ gì về sự thâ ̣t rằng những xâm
phạm thể chất hay tinh thần khi được thực hiện ở diện rộng hoặc có hệ thống ,
sẽ cấu thành tội ác chống lại loài người, như tô ̣i diê ̣t chủng và tội ác chiến
tranh mà cộng đồng quốc tế phải lên án, ngăn chă ̣n và trừ ng tri ̣những kẻ thực
hiê ̣n hành vi đó. Liên hợp quốc đã lên án tra tấn như là mô ̣t trong những hành
vi vô nhân đa ̣o và đê hèn nhất mà con người pha ̣m phải với đồng loa ̣i , bởi tra
2
tấn phủ nhâ ̣n phẩm giá , hủy hoại cả thể chất và tinh thần của nạn nhân –
những người ở trong hoàn cảnh không thể chống cự được. Vấn đề cấm tra tấn,
trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục được quy định đầu
tiên trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948, sau đó được tái
khẳng định trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966
mà Việt Nam đã là thành viên. Đặc biệt, vấn đề này được quy định riêng
trong một công ước - Công ước về cấm tra tấn, trừng phạt hay đối xử tàn bạo,
vô nhân đạo hoặc hạ nhục (Công ước chống tra tấn ) - là một trong sáu điều
ước quốc tế đa phương quan trọng nhất về quyền con người, được thông qua
ngày 1/12/1984 và có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. Tuy nhiên, trên hết, cấm tra
tấn, trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục còn là một quy
phạm luật tập quán quốc tế, có hiệu lực ràng buộc với mọi quốc gia, kể cả
những quốc gia chưa phê chuẩn Công ước trên. Trong thời gian tới, vấn đề
này sẽ còn được cộng đồng quốc tế quan tâm nhiều hơn, với những cơ chế
chặt chẽ hơn (gần đây, tra tấn cũng bị coi là một trong hành vi phạm tội có thể
bị đem ra xét xử ở Tòa án hình sự quốc tế). Điều này đòi hỏi các nhà nước
cần phải quan tâm và làm hài hòa hệ thống pháp luật quốc gia với các chuẩn
mực quốc tế có liên quan, đồng thời phải có các biện pháp bảo đảm thực hiện
có hiệu quả các quy định đó trên thực tế; có như vậy, quốc gia đó mới tránh
được những sự chỉ trích, phê phán, thậm chí là trừng phạt xuất phát từ dư luận
và các thể chế quốc tế trong vấn đề này.
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy rằng tại Việt Nam cũng còn
nhiều trường hợp vi phạm quyền con người đặc biệt là trong quá trình tiến
hành điều tra, truy tố và thi hành án, tại các cơ sở giam giữ. Những vi phạm
đó xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có bất cập, hạn chế của cơ chế,
nhận thức thái độ của cơ quan, người có thẩm quyền và đă ̣c biê ̣t là những ha ̣n
chế từ các quy đi ̣nh của pháp l uâ ̣t… Vì vậy có thể nói việc nghiên cứu đảm
3
bảo quyền con người nói chung, trong đó có quyền không bị tra tấn nói riêng
từ góc độ luật pháp có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung và trong công
cuộc cải cách tư pháp nói riêng ở nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu
Đối với quốc tế, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra được những
nội dung về tra tấn cũng như phòng, chống tra tấn, trong đó có thể kể đến một số
công trình nghiên cứu như: Amnesty International (2003), Combating Torture –
A manual for Action; Redress Trust (2006), Bring the International Prohibition
of Torture home; William F. Schulz (2007), The Phenomenon of Torture:
Readings and Commentary; Haque, A. A. (2007), “Torture, Terror and the
Invasion of Moral Principles”; Steven Lee (2007), Intervention, Terrorism, and
Torture: Contemporary Challenges to Just War Theory v.v…
Tại Việt Nam, từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu liên
quan đến vấn đề phòng, chống tra tấn, trong đó chủ yếu là các công trình
nghiên cứ u trong lĩnh vực tố tụng hình sự và thi hành án hình sự với nô ̣i dung
đảm bảo quyền của những người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và những người
chấp hành hình phạt tù. Những đối tượng này là những người mà quyền và lợi
ích hợp pháp của họ phụ thuộc vào rất nhiều vào việc tuân thủ đúng pháp luật
của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Và trên thực tế
quyền và lợi ích này rất hay bị xâm phạm và họ có khả năng bị tra tấn cao do
đă ̣c thù môi trường giam giữ , chính vì thế đã có rất nhiều công trình khoa học
quan tâm đến vấn đề bảo vệ những quyền của các chủ thể này. Có thể kể đến:
- Về sách đáng chú ý là: cuốn sách Bảo đảm quyền bào chữa của người
bị buộc tội (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1999) của Luật sư, PGS.TS
Phạm Hồng Hải; cuốn sách Về bảo đảm quyền, lợi ích hợp của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
4
2009) của TS. Trần Quang Tiệp; cuốn sách Họ vẫn chưa bị coi là có tội (Nxb
Pháp lý, Hà Nội, 1989) của PTS. Vũ Đức Khiển và Phạm Xuân Chiến; cuốn
sách Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt
Nam (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003) của TS.Trần Quang Tiệp.
- Về các công trình đề tài, luâ ̣n văn, luâ ̣n án, có thể kể đến luận án tiến sỹ
luật học Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện
nay của Nguyễn Huy Hoàng; luận án tiến sĩ luật học Thực hiện quyền bào
chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự của Hoàng Thị Sơn (Đại học
Luật Hà Nội, 2003); luâ ̣n án tiến sỹ Thực hiện phá p luật về quyền con ngườ i
của phạm nhân trong thi hành án phạt tù ở Việt Na m của Nguyễn Đức Phúc
(Học viện C hính trị quốc gia Hồ Chí Minh , 2012); đề tài khoa học cấp Đại
học quốc gia Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố
tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam do
GS.TSKH Lê Văn Cảm, TS. Nguyễn Ngọc Chí. Ths. Trịnh Quốc Toản đồng
chủ trì; luận văn thạc sĩ luật học Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con
người trong xét xử hình sự ở nước ta hiện nay của Hoàng Hải Hùng (Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000); Khóa luận tốt nghiệp Công ước
Chống tra tấn năm 1984 và khả năng gia nhập của Việt Nam của Đào Thị
Thùy Nga (Khoa Luật - Đại học Quốc gia, 2011).
- Ngoài ra, vấn đề đảm bảo quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và
người chấp hành hình pha ̣t tù còn được đề cập ở các mức độ khác nhau trong
các công trình của một số tác giả khác như: Đảm bảo quyền con ngườ i trong
việc bắt, tạm giữ, tạm giam (Tạp chí Khoa học pháp lý số3/2006) của Nguyễn
Tiến Đa ̣t; bài viết Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về
quyền, nghĩa vụ của bị can, bị cáo và cơ chế bảo đảm thực hiện (Tạp chí
Nghiên cứu luật pháp, số 5/2009) của TS. Chu Thị Trang Vân; Nguyên tắc bảo
đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự (tạp chí Tòa án
5
nhân dân số 9/1992) của PGS.TS Trần Văn Độ; Nguyên tắc suy đoán vô tội
trong tố tụng hình sự: Khái quát từ góc độ lịch sử nhân loại (tạp chí Tòa án
nhân dân số 7/2009) của tác giả Nguyễn Thành Long; Các giải pháp phòng,
chống oan, sai trong tố tụng hình sự nhìn từ góc độ cải cách tư pháp ở nước ta
hiện nay (tạp chí Tòa án nhân dân số 1/2010) của tác giả Hồ Sỹ Sơn; Cần sửa
đổi, bổ sung nội dung sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm (tạp chí
Tòa án nhân dân số 11/2010) của tác giả Bùi Thị Nghĩa; Một số ý kiến về việc
người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù xin kết
hôn (tạp chí Tòa án nhân dân số 10/2010) của tác giả Trần Ngọc Tú; Áp dụng,
thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự (tạp chí Tòa án nhân dân số 5/2009) của tác giả Mai Bộ; Chuẩn mực
quốc tế về đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự (tạp chí Kiểm sát số
13/2006) của tác giả Tưởng Duy Kiên; Quyền của Luật sư trong giai đoạn
Điều tra vụ án hình sự- những hạn chế, bất cập qua thực tiễn áp dụng (tạp chí
Tòa án nhân dân số 4/2009) của tác giả Vũ Huy Khánh.
Tiếp đến là một số Giáo trình và tài liệu tham khảo như: Giáo trình Luật
Hình sự Việt Nam (Nxb Công an nhân dân, 2010) của trường Đại học Luật Hà
Nô ̣i; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Nxb Đại học Quốc gia, 2010)
do TS. Nguyễn Ngọc Chí chủ biên; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt
Nam (Nxb Công an nhân dân, 2010) của Trường Đại học Luật Hà Nội do
PSG.TS Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt
Nam, (Nxb Học viện cảnh sát nhân dân, 2005) của Bộ môn pháp luật, Học
viện Cảnh sát nhân dân do TS. Khổng Văn Hà chủ biên; Bình luận Luật Thi
hành án hình sự năm 2010 (Nxb Chính tri ̣quốc gia, 2012) do GS.TS Nguyễn
Ngọc Anh chủ biên ; Tài liệu Bình luận Công ước chống tra tấn và sử dụng
các hình thức trừng phạt hay đối xử khác tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục
con người của Vụ Pháp chế, Bộ Công an năm 2008.
6
Bên cạnh đó, cũng đã có một số hội thảo có liên quan đến vấn đề phòng ,
chống tra tấn, ví dụ như hội thảo quốc tế Công ước Chống tra tấn và sử dụng
các hình thức trừng phạt hay đối xử khác tàn bạo, vô nhân đạo hoặc nhục
hình do Trung tâm nghiên cứ u Quyền con người – Học viện chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh phối hợp với BộNgoa ̣i giao tổ chứ c tháng 12 năm 2003; Hội
thảo Nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập Công ước chống tra tấn của
Liên hợp quốc do BộCông an tổ chứ c tháng 11 năm 2008; Hô ̣i thảo Về việc
tham gia Công ướ c chống tra tấ n do Ban nghiên cứ u gia nhâ ̣p công ước
chống tra tấn – BộCông an tổ chứ c tháng 6 năm 2013; Hô ̣i thảo Công ướ c
Chống tra tấn và cá c hình thứ c đối xử hoặc trừ ng phạt tà n bạo , vô nhân đạo
hoặc hạ nhục con ngườ i do BộNgoa ̣i giao phối hợp với Chương trình phát
triển Liên hợp quốc tổ chứ c tháng 6 năm 2014.
Đánh giá chung về các công trình đã được công bố có nội dung đề cập
đến vấn đề bảo vệ quyền con người nói chung, và vấn đề phòng, chống tra tấn
nói riêng được tiếp cận, có thể nhận thấy rằng các tác giả đã nêu được những
nội dung đảm bảo quyền con người liên quan đến phòng , chống tra tấn mà
chủ yếu là quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người chấp hành hình
phạt tù trong hệ thống tư pháp hình sự, trong đó có quyền không bị bức cung,
nhục hình, quyền được coi là không có tội cho đến khi có bản án có hiệu lực
của Tòa án, vấn đề phòng, chống tra tấn trong các nghiên cứu này phần nào
đã được thể hiê ̣n thông qua các nô ̣i dung đảm bảo quyền của những người
tham gia tố tụng cũng như vấn đề truy cứ u trách nh iê ̣m đối với người tiến
hành tố tụng. Tuy nhiên, kể từ khi Hiến pháp 2013 được thông qua với quy
đi ̣nh về viê ̣c cấm tra tấn tại Điều 20 và cùng với việc Việt Nam đã ký kết
Công ước Chống tra tấn và đang trong quá trình gia n hâ ̣p Công ước này , thì
chưa có công trình nào phân tích so sánh một cách toàn diện giữa pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn . Cũng chưa có công
7
trình nào nêu ra những giải pháp toàn diện, cụ thể hoàn thiện hệ thống pháp
luật cũng như cơ chế trong vấn đề phòng, chống tra tấn tại Việt Nam. Nhận
thấy đây là một vấn đề còn mới mẻ chưa được nghiên cứu một cách hệ thống,
đồng bộ tại Việt Nam, vì thế tôi đã quyết định chọn đề tài: “Phòng, chống tra
tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam: Phân tích so sánh” cho
luận văn thạc sỹ của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn này là phân tích những nội dung của pháp luật
quốc tế và Việt Nam trong vấn đề phòng, chống tra tấn, từ đó tìm ra những
khoảng trống giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam trong vấn đề này.
Tiếp đến, đề xuất những nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung để làm hài hòa hệ
thống pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế trong vấn đề phòng, chống tra
tấn cũng như cơ chế phòng chống tra tấn hiệu quả tại Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Phân tích làm rõ phạm vi, nội hàm của các quy định trong các văn kiện
pháp lý quốc tế và Việt Nam về phòng, chống tra tấn.
- Đánh giá mức độ tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế
trong vấn đề phòng, chống tra tấn.
- Nghiên cứ u nội dung cần sửa đổi, bổ sung để hòan thiện pháp luật Việt
Nam về phòng, chống tra tấn phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế
có liên quan.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về Nhà
nước và Pháp luật, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về đảm bảo
quyền con người.
8
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Luân văn này
bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh v.v…
6. Kết cấu của Luận văn
Để đạt được mục tiêu kể trên, Luận văn kết cấu thành ba chương như sau:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về phòng, chống tra tấn
Chƣơng 2: Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn
Chƣơng 3: Sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc
tế về phòng, chống tra tấn. Một số đề xuất, kiến nghi ̣.
9
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG TRA TẤN
1.1. Tra tấn
1.1.1. Khái niệm tra tấn
Tổ chức Ân xá quốc tế là tổ chức đầu tiên định nghĩa Tra tấn từ góc độ
chính trị và điều hành để sử dụng trong vận động nhân quyền và nghiên cứu
dịch tễ học và khảo sát. Theo đó một định nghĩa tra tấn khá rộng và đơn giản
được sử dụng trong Báo cáo về tra tấn năm 1973 như sau: “Tra tấn là sự gây
tổn hại có hệ thống và có chủ ý bởi một người này đối với người khác, hoặc
đối với người thứ ba, để thực hiện mục đích của người tra tấn trái với ý muốn
của người kia” [62].
Định nghĩa của Hiệp hội Dược Thế giới, trong Tuyên bố Tokyo 1975
cũng có nội dung tương tự: Tra tấn được coi là sự gây tổn hại về thể chất hoặc
tinh thần một cách có chủ ý, hệ thống hoặc bừa bãi do một hoặc nhiều người
tự mình thực hiện hoặc theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền, để ép buộc
người khác đưa ra thông tin, thú tội, hoặc vì bất kỳ lý do nào
Theo từ điển Tiếng Việt thì Tra tấn là việc đánh đập tàn nhẫn để bắt cung
khai. Còn theo Từ điển Webster‟s New Collegiate Dictionary thì tra tấn được
hiểu như sau:
1. Gây ra đau đớn dữ dội (như đốt, đánh đập, gây thương tích) để trừng
phạt, ép buộc hoặc để thỏa mãn thú vui tàn bạo.
2. Gây ra đau đớn về thể chất hoặc tinh thần.
3. Để trừng phạt hoặc ép buộc thông qua việc gây đau đớn.
4. Để gây ra sự chịu đựng đau đớn, để gây ra đau khổ.
Và đi ̣nh nghĩa được chấp nhâ ̣n rô ̣ng rãi nhất cho đến nay là định nghĩa
tra tấn theo Công ước chống tra tấn và các hình thứ c đối xử hoă ̣c trừ ng pha ̣t
10
tàn bạo, vô nhân đa ̣o hoă ̣c ha ̣nhục con người của Liên hợp quốc 1984 (Sau
đây gọi tắt là Công ước Chống tra tấn):
Tra tấn có nghĩa là bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc
khổ đau nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì
những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay
một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà
người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện,
hoặc để đe doạ hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất
kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình
thức, khi nỗi đau đớn và khổ đau đó do một công chức hay người
nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi
giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức [9].
Theo như những điểm trên có thể nhận thấy tra tấn được đi ̣nh nghĩ a ở
nhiều văn bản khác và ta ̣i nhiều thời điểm khác nhau tuy nhiên tựu chung la ̣i
thì thấy rằng những hành vi gây ra đau đớn chỉ được coi là tra tấn khi nó
được thực hiện với mục đích nhất định vớ i thẩm quyền nhất đi ̣nh . Như vậy
nếu có một vụ ẩu đả, đánh đập diễn ra trên đường phố chẳng hạn thì dù có
thể nạn nhân bị thương tích, bị xâm hại nhưng những người thực hiện hành
vi đó không theo bất kỳ một mệnh lệnh, hay dưới quyền lực của chính
quyền, quân đội hay tư pháp thì đó không phải là tra tấn. Trái lại nếu một
nhóm người thuộc quân đội thực hiện hành vi như trên thì đó là tra tấn.
Điểm khác biệt chính giữa một hành vi dã man đơn thuần với một hành vi
tra tấn đó là ở hành vi đó được thực hiện theo một thẩm quyền chính thức và
với một mục đích nhất đi ̣nh .
Như vậy trong những định nghĩa này có ngụ ý rằng khi tra tấn được
thực hiện dưới danh nghĩa chính quyền thì nó sẽ được chấp nhận. Và thông
qua việc truy cứu trách nhiệm cho những người trong việc ra lệnh và điều
11
hành việc tra tấn đã tạo cho những người thực hiện hành vi tra tấn lợi thế để
có thể không phải chịu trách nhiệm khi đưa ra lời biện hộ rằng “Chúng tôi
chỉ làm theo lệnh” [55].
Tra tấn phải được thực hiê ̣n cố ý, trái ý muốn nạn nhân và khi nạn nhân
trong tình tra ̣ng không thể tự vê ̣được . Như vâ ̣y trong các trường hợp những
sự đau đớn nghiêm trọng được thực hiê ̣n mô ̣t cách vô ý như A vô tình làm
bỏng B; A cố tình làm B bi ̣bỏng và B đồng ý để cho A làm bỏng mình ; và
trong cả trường hợp dù B không muốn A làm mình bi ̣bỏng nhưng B đã có thể
chống trả và tự vê ̣ ngăn chă ̣n lại hành vi của A thì tất cả các trường hợp này
không phải là tra tấn.
Trên thực tế tra tấn không thể xảy ra nếu không tước bỏ quyền tự chủ của
nạn nhân trong quá trình tra tấn . Tra tấn được thực hiê ̣n với mục đích phá vỡ
ý chí của nạn . Ít nhất người thực hiện hành vi tra tấn sẽ cố ý thực hiện việc
kiểm soát đối với cơ thể và các cảm giác của nạn nhân (gây ra sự đa u đớn
nghiêm trọng). Qua đó cơ thể của na ̣n nhân không còn là của na ̣n nhân , thay
vào đó trở thành công cụcủa người tra tấn.
Cần phải phân biê ̣t tra tấn với cưỡng ép . Trong trường hợp cưỡng ép, thì
người bi ̣cưỡng ép bi ̣bắt phải làm những viê ̣c mình không muốn. Điều này có
điểm giống với tra tấn ở chỗ lấy đi sự kiểm soát hành động và ra quyết đi ̣nh của
nạn nhân, ví dụ trong trường hợp một vụcướp tài sản, một người miễn cưỡng
phải đưa tài sản khi bị kẻ cướp đe dọa xâm ha ̣i tính ma ̣ng . Trong ví dụnày ,
cưỡng ép không bắt buộc phải có yếu tố gây ra đau đớn nghiêm trọng về thể
chất hay tinh thần, do vâ ̣y nó không phải là tra tấn. Và trong trường hợp cưỡng
ép có sử dụng vũ lực ví dụ như cảnh sát sử dụng dụng cụ sốc điện để trấn áp
đám đông biểu tình thì đây cũng không phải là tra tấn , nếu những người biểu
tình không nằm dưới sự kiểm soát của cảnh sát, và họ có thể tự vệ được . Tuy
nhiên, tra tấn vẫn có sự liên quan đến cưỡng ép trong nhiều trường hợp , đă ̣c
biê ̣t khi người thực hiê ̣n hành vi tra tấn muốn tìm kiếm thông tin từ na ̣n nhân.
12
1.1.2. Mục đích của Tra tấn
Vào buổi sơ khai, tra tấn ở dưới hình thức rộng hay hẹp tùy thuộc vào tội
phạm và được sử dụng như là một cách để trừng phạt những người phạm tội.
Vào thời xa xưa, khi mà cuộc sống ngắn ngủi, dã man và tàn bạo, thì khó có
thể có hình phạt nào khác hơn. Khi những người phạm tội vi phạm những quy
tắc đạo đức thì họ sẽ bị hành hình công khai một cách man rợ, đó cũng là cách
để chứng tỏ rằng pháp luật được thực thi, xã hội được đảm bảo an toàn và
những ai tuân theo pháp luật cũng sẽ được an toàn. Những hình ảnh thực thi
pháp luật như vậy là để làm hài lòng đám đông và cho họ cảm giác về công lý
được thực thi. Tra tấn còn được sử dụng như là công cụ để duy trì sự kiểm
soát và thực thi quyền lực đối với những người đối lập hay những người có tư
tưởng cấp tiến và có khả năng đe dọa đến chính quyền và hệ thống cai trị.
Trải qua nhiều thiên niên kỷ, hàng ngàn các nền văn minh trỗi dậy rồi lại
sụp đổ, nhưng việc sử dụng tra tấn và những lý do đằng sau việc sử dụng nó
vẫn còn duy trì khá liên tục. Mục đích sử dụng tra tấn đầu tiên với tư cách là
hình thức trừng phạt thường không quá phức tạp, đó là khi người phạm tội bị
xác định là có tội thì họ bị trừng phạt. Nhưng qua thời gian, mục đích của việc
sử dụng tra tấn chuyển từ việc trừng phạt đơn thuần sang việc lấy thông tin,
đó là khi các nạn nhân bị đưa đến nơi hành hình và chứng kiến tận mắt quá
trình của việc hành hình mà mình sẽ sắp phải trải qua, sau đó họ lại được đưa
về nơi giam giữ để suy nghĩ. Như vậy thì những hình ảnh đó cũng đủ để cho
những người đó phải khai tất cả những gì mình biết, tuy vậy cũng không loại
trừ những người có ý chí mạnh khi không khai gì cả vì biết rằng dù có khai
hay không thì họ vẫn bị hành hình, tra tấn như vậy.
Việc chỉ ra một các rõ ràng những hình thức trừng phạt nào được coi là
tra tấn, và những hình thức nào là không phải tra tấn sẽ khó khăn hơn khi coi
tra tấn là một công cụ để thu thập thông tin hay lời thú tội. Vào bất kỳ lúc nào
13
khi mà thông tin bị cưỡng ép thu thập từ người đang bị giam cầm thì rất có
khả năng rằng tra tấn đã được thực hiện bởi nếu là người vô tội, thì họ không
có thông tin gì để cung cấp cả và nếu là người có tội, thì họ sẽ không muốn
đưa ra bất kỳ thông tin gì. Mặt khác, theo bản chất của việc trừng phạt thì
người phạm tội sẽ chịu trừng phạt nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ nghiêm
trọng của tội phạm. Bất kể là tội phạm gì thì khi các quy chuẩn xã hội bị phá
vỡ thì việc trừng phạt sẽ được thực thi, để đảm bảo rằng chính quyền đang
làm đúng công việc của mình. Thất bại trong việc này sẽ dẫn đến tình trạng
bất ổn, và sự sụp đổ của xã hội là không thể tránh khỏi.
Vậy khi nào thì việc trừng phạt trở thành tra tấn? Không nghi ngờ gì
khi việc trừng phạt một cách chậm rãi và dưới cách thức gây ra đau đớn dữ
dội chính là tra tấn. Liệu hình phạt nhẹ hơn có được coi là tra tấn hay
không là do tập tục hiện hành của xã hội quyết định. Vào thời xa xưa, khi
mà cuộc sống mông muội và man rợ thì thậm chí trong thời điểm yên bình
nhất, chỉ có ba loại hình phạt chính: đánh – cho tội nhẹ; hình phạt nợ máu
trả bằng máu (nhưng không tử hình) cho tội nghiêm trọng; và cuối cùng là
hành hình. Vì các tội nhẹ phổ biến hơn so với các tội nghiêm trọng nên
việc đánh thường được áp dụng, và mức độ nghiêm trọng của tội phạm
cũng như tính tàn bạo của các chuẩn mực xã hội sẽ quyết định người phạm
tôi sẽ bị đánh bằng công cụ gì.
Ngày nay, mục đích của tra tấn có thể phức tạp và đa dạng hơn, nó không
những được sử dụng để làm công cụtrừ ng tri ̣hay lấy thông tin từ người pha ̣m
tội mà còn được sử dụng để “trả thù một hay nhiều ngườ i hoặc để khủng bố ,
gây hoảng loạn trong cộng đồng” v.v... [68].
1.1.3. Các hình thức của tra tấn
Tra tấn có thể chia thành hai nhóm : tra tấn về thể chất và tra tấn về tinh
thần. Tuy nhiên hai nhóm này có nhiều điểm khá giống nhau do vâ ̣y hâ ̣u quả
14
của hai nhóm này khó có thể phân biệt được : sự tra tấn thể xác có thể để lại
những vết sẹo tâm lý nghiêm trọng, trong khi sự tra tấn tâm lý có thể gây nên
những vấn đề nghiêm trọng về thể xác. Hầu hết các hình thứ c tra tấn là nhằm
làm cho nạn nhân phải đau đớn và sợ hãi trong một thời gian càng lâu càng tốt
mà không để lại dấu vết gì trên cơ thể họ . Mô ̣t số hình thứ c phổ biến của tra
tấn về thể chất có thể đến là đánh đâ ̣p, sốc điê ̣n, dìm vào nước, làm nghẹt thở
hoă ̣c gây bỏng v.v... Hình thức phổ biến của tra tấn tinh thần có thể gồm cách
ly, đe dọa, làm nhục, chế nha ̣o, không cho ngủ , ăn hay uống hoă ̣c phải chứ n g
kiến cảnh người thân trong gia đình của mình bi ̣tra tấn . Hiếp dâm và xâm ha ̣i
tình dục cũng là những hình thức của tra tấn và được thực hiện cả với phụ nữ
và đàn ông trong quá trình bắt giữ hoặc giam cầm , hoă ̣c trong cá c cuộc xung
đô ̣t hoă ̣c chiến tranh.
1.1.4. Nạn nhân của tra tấn và người thực hiện hành vi tra tấn
Nạn nhân của tra tấn có thể là bất kỳ ai , bao gồm chính tri ̣gia , nhà báo,
nhân viên y tế , những người hoa ̣t đô ̣ng nhân quyền , những người bi ̣giam giữ
hoă ̣c tù nhân, thành viên của các nhóm thiểu số , và cả những người dân bình
thường, cả trẻ em và người trưởng thành . Nạn nhân bị tra tấn không chịu
đựng những hâ ̣u quả một mình mà trong nhiều trường hợp tra tấn còn có ảnh
hưởng đến cả gia đình , bạn bè và cộng đồng của họ . Đôi khi trẻ em bi ̣bắt
buô ̣c phải chứ ng kiến cảnh cha me ̣mình bi ̣tra tấn và ngược la ̣i trẻ em có thể
bị tra tấn để dày vò cha mẹ của đứa trẻ đ ó. Cô ̣ng đồng cũng có thể bi ̣ảnh
hưởng từ viê ̣c thành viên trong cô ̣ng đồng bi ̣tra tấn , khi thành viên của cộng
đồng phải gánh chi ̣u những chấn thương thể chất cũng như tâm lý , thâ ̣m chí
tra tấn còn làm cho những thành viên k hác trong cộng đồng đó cảm thấy rằng
những quyền con người cơ bản không được đảm bảo và tôn trọng.
Tra tấn có thể được thực hiê ̣n bởi sự xúi giục hoă ̣c với sự chấp thuâ ̣n của
người có thẩm quyền . Họ có thể là nhân viên canh giữ nhà tù , trại tạm giam,
15
tạm giữ; công an, quân đội, nhân viên y tế . Ngoài ra, nạn nhân thậm chí cũng
có thể bị tra tấn bởi những người giam giữ cùng mình khi những người giam
giữ đó thực hiê ̣n hành vi dưới sự chấp thuâ ̣ n hoă ̣c ra lê ̣nh của người có thẩm
quyền. Còn trong bối cảnh xung đột vũ trang , tra tấn có thể được thực hiê ̣n
bởi các lực lượng đối lâ ̣p.
1.1.5. Quan điểm về sử dụng tra tấn
Dù có sự đồng thuận về vấn đề lên án và loa ̣i tr ừ tra tấn, thì tra tấn vẫn
diễn ra ta ̣i các quốc gia bất kể quốc gia đó có hê ̣thống chính tri ̣, pháp luật như
thế nào. Viê ̣c dường như không thể loa ̣i bỏ tra tấn trên thực tế (hay thâ ̣m chí
trên luâ ̣t pháp) là thách thức lớn nhất đối với phong trào nhân quyền thế giới .
Trong nhiều trường hợp , ở nhiều quốc gia tra tấn vẫn được sử dụng , hợp lý
hóa cũng như hợp pháp hóa . Chính vì thế mà vấn đề tra tấn luôn được quan
tâm và không ngừ ng được đưa ra. Đã có nhiều quan điểm trong vấn đề sử
dụng tra tấn, tuy nhiên nổi bật nhất có thể kể đến hai quan điểm , đó là quan
điểm dựa vào cơ sở đa ̣o lý và quan điểm dựa vào cơ sở nhân quả.
Quan điểm dựa vào cơ sở đạo lý
Từ góc độ đạo lý, thì việc tra tấn có tính chất tàn bạo và hạ thấp nhân
phẩm và chính vì những đặc điểm này , tra tấn là sai trái về mặt đạo lý . Và sự
vi phạm nhân phẩm con người và không tôn trọng quyền tự quyết của nạn
nhân là xuất phát từ việc tra tấn . Vì mỗi người có các quyền cơ bản cần được
người khác tôn trọng, do đó tra tấn không thể được bao biện về mặt đạo lý. Về
vấn đề này có một số người cho rằng các hình thức khác của bạo lực, mà có tính
chất ngang bằng với sự tàn bạo và hạ thấp nhân phẩm mà có thể được sử dụng
và được coi là hợp pháp trong một số trường hợp. “Nếu việc giết người có thể
được bào chữa trong chiến tranh và vì lý do tự vệ thì theo đó tra tấn cũng cần
được bào chữa trong những điều kiện tương tự như vậy” [60, tr.337-353]. Mặc
dù ý kiến này có vẻ hợp lý nhưng sự so sánh tra tấn với tự vệ là sai lầm vì
16
những lý do sau: thứ nhất, việc bào chữa một trong những hình thức bạo lực
không có nghĩa là sẽ bào chữa cho việc sử dụng hình thức bạo lực khác. Thứ
hai, bào chữa việc giết người trong chiến tranh và tự vệ là có cơ sở từ việc có
một mối đe dọa từ người khác đối với tính mạng của chính chúng ta, do đó
chúng ta có quyền tự bảo vệ bản thân mình. Tra tấn trái lại là một hành vi bạo
lực đối với người không có sự tự vệ, không phản kháng được và không có
một mối đe dọa trực tiếp hay trước mắt nào . Hành vi tra tấn luôn luôn bao
hàm một quan hệ quyền lực không cân xứng giữa người tra tấn và nạn nhân ,
trong đó người tra tấn có sự kiểm soát tình hình một cách tuyệt đối và sử dụng
sự khống chế và vũ lực lên nạn nhân không thể phản kháng được. Việc lấy tự
vệ để bào chữa cho hành vi tra tấn là không thể vì hành vi tra tấn là hành vi sử
dụng vũ lực đối với nạn nhân không thể phản kháng được.
Quan điểm dựa vào cơ sở nhân quả
Mặc dù hầu hết các học giả đồng ý rằng từ góc độ đạo lý, tra tấn không
thể được bào chữa, nhưng cuộc tranh luận về việc bào chữa đối với tra tấn từ
góc độ nhân quả phức tạp hơn. Những học giả gạt bỏ tất cả những bào chữa
cho việc sử dụng tra tấn xuất phát từ nguồn gốc đạo lý, cho rằng việc sử dụng
tra tấn vào những trường hợp ngoại lệ là có thể chấp nhận từ góc độ nhân quả,
miễn sao hậu quả tích cực từ việc sử dụng tra tấn lớn hơn hâ ̣u quả tiêu cực của
việc tra tấn. Tranh luận này có nguồn gốc từ phân tích giá-lợi ích cho rằng tra
tấn có thể được bào chữa nếu đó là cái ít có hại hơn và được sử dụng để tránh
hậu quả lớn hơn.
Để phát triển và tăng cường lý lẽ này, những người bào chữa cho việc sử
dụng tra tấn dựa chủ yếu vào “giả thiết diễn tiến của bom hẹn giờ” [66, tr.221]
được phát triển bởi Bentham. Học thuyết này mô tả tình huống khẩn cấp trong
đó tra tấn được sử dụng để lấy thông tin từ người khủng bố về địa điểm đặt
bom hẹn giờ. Trong vụ việc này, việc sử dụng tra tấn có thể được coi là ít có
17
hại để tránh hậu quả lớn hơn xảy ra - cụ thể là việc giết hại và làm bị thương
những người dân vô tội nếu không tìm ra quả bom dó sớm. Kết luận được rút
ra từ kịch bản này là nếu có thể tránh được sự nguy hiểm thông qua việc sử
dụng tra tấn, và những lợi ích được bảo vệ lớn hơn nhiều so với lợi ích bị vi
phạm thì hành vi tra tấn có thể được chấp nhận. Gardner đã nghiên cứu sâu
hơn và cho rằng trong những trường hợp như vậy, tra tấn không đơn thuần là
được chấp nhận mà thậm chí phải diễn ra như một yêu cầu về đạo đức. Học
thuyết của ông về “đồng phạm tiêu cực” [50, tr.613-657] cho rằng nếu có thể
phòng tránh nhiều việc xấu bằng việc thực hiện một số việc xấu, thì đây là
yêu cầu về mặt đạo đức nếu không sẽ là đồng phạm và phải chịu trách nhiệm
đối với nhiều việc xấu đó. Tuy thế, kịch bản bom hẹn giờ cho ta cơ sở quá
yếu đề xây dựng những lập luận này. Kịch bản bom hẹn giờ này là một kịch
bản giả thiết thuần túy, và thậm chí nếu nó có thể được coi là có căn cứ về
mặt lý thuyết, thì việc áp dụng nó trên thực tế vẫn còn là một vấn đề còn để
ngỏ. Kịch bản bom hẹn giờ có cơ sở từ giả thuyết rằng tra tấn là cách duy nhất
để lấy thông tin sống còn từ kẻ khủng bố và rằng tra tấn thực sự có hiệu quả.
Bằng chứng mang tính kinh nghiệm trái lại, cho thấy rằng trong đa số các
trường hợp, kỹ năng thẩm vấn có sự thành công tương đương trong việc lấy
thông tin sống còn từ những kẻ khủng bố và rằng thông qua việc sử dụng tra
tấn, sẽ không có thêm thông tin nào được lấy từ kẻ khủng bố. Tra tấn do đó
không hề hiệu quả hơn trong việc thu thập thông tin so với kỹ năng thẩm vấn.
Thêm nữa là, chỉ những lời khai sớm mới được coi là hữu dụng trong
cuộc chiến chống khủng bố. Thông tin có giá trị về việc triển khai mạng lưới
khủng bố cần được lấy trong vài giờ đầu sau khi kẻ khủng bố bị bắt. Một khi
tổ chức khủng bố phát hiện ra rằng một thành viên của mình đã bị bắt, kế
hoạch có thể bị thay đổi và thông tin được cung cấp bởi kẻ khủng bố trở nên
không còn có tác dụng. Ở đây phải nói rằng tra tấn không có khả năng sẽ cung
18
cấp thông tin một cách nhanh chóng vì nó được xây dựng lên nhằm phá vỡ sự
chống chọi của nạn nhân thông qua việc tra tấn kéo dài, và những kẻ khủng
bố thường được đào tạo một cách đặc biệt để chịu đựng. Một ví dụ đáng chú ý
cho vấn đề này là vụ thành viên Al –Qaeda, Mohamed al Kahtani “chỉ khai
sau khi đã bị tra tấn nhiều tháng” [69].
Tra tấn có thể luôn được sử dụng để thu thập thông tin hoặc lời nhận tội ,
và hầu hết bất kỳ ai cũng sẽ nhận tội hoặc đưa bất kỳ thông tin gì chỉ để cho
việc đau đớn được chấm dứt mà thôi . Vào thế kỷ thứ IV , nhà triết học
Aristotle đã nhâ ̣n ra bản chất của tra tấn đó là : “những ai bi ̣á p lực (của tra
tấn) thì thường sẽ đưa ra những bằng chứng sai lầm , một số sẽ sẵn sà ng chi ̣u
đựng tất cả còn hơn là nói sự thật , trong khi những ngườ i khá c thực sự sẵn
sàng làm oan ngườ i khá c vớ i hy vọng rằng sẽ sớ m thoá t khỏi tra tấn” [44].
Dễ dàng nhận thấy rằng việc sử dụng tra tấn để thu thập thông tin là sai
lầm, bởi nếu người muốn thu thập thông tin thực sự muốn tìm ra sự thật, thì
việc sử dụng tra tấn thực sự phản tác dụng. Vì sao lại như vậy ? Bởi vì mục
đích thật sự của tra tấn không phải là tìm ra sự thật mà chỉ là để đảm bảo việc
kết tội và đó là điểm hạn chế lớn nhất của tra tấn. Một người bị tra tấn thì sớm
hay muộn sẽ thú tội do vâ ̣y những điều này không có gì đảm bảo rằng: là họ
đã thực sự thực hiện hành vi phạm tội và nếu họ không thực hiện hành vi
phạm tội khi mà có tội phạm đã xảy ra trên thực tế, thì kẻ phạm tội thực sự sẽ
không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Vấn đề này dẫn đến mục đích ban đầu của tra tấn là để thu thập các
thông tin có giá trị không đáp ứng được trên thực tế. Hệ quả là, nếu tra tấn
như là một kỹ thuật thẩm vấn không có tác dụng và không dẫn đến kết quả
tích cực như trông đợi trong nhiều vụ thì nó không thể được chấp nhận về
mặt đạo đức trên cơ sở thuyết nhân quả. Từ thực tế này, tra tấn hầu như
không dẫn đến những kết quả tích cực như mong đợi, mà trái lại là một loạt
19
hệ quả tiêu cực lâu dài làm giảm tính thuyết phục của lý luận của thuyết
nhân quả.
1.2. Phòng, chống tra tấn
1.2.1. Vai trò của phòng, chống tra tấn trong viê ̣c đảm bảo quyền con người
Quyền không bi ̣tra tấn là mô ̣t trong những quyền con người quan trọng
và mang tính không thể bi ̣ha ̣n chế trong mọi trường hợp . Quyền này cũng
được coi là một quyền phổ quát và có tính ràng buộc đối với mọi quốc gia .
Sở dĩ tra tấn được coi là một trong những vi pha ̣m quyền con người nghiêm
trọng nhất là bởi những hậu quả mà nó mang la ̣i. Cụ thể:
Thứ nhất, các hệ quả xã hội và tâm lý của tra tấn đối với nạn nhân và
những người thân của họ kéo dài hàng năm hoặc hàng thập kỷ sau khi vụ việc
xảy ra. Ví dụ là sự bất lực của các nạn nhân trong việc khôi phục môi trường xã
hội của họ và xu hướng tự hủy hoại bản thân nghiêm trọng. Những hậu quả
đang hủy hoại sự vô tội của nạn nhân tra tấn và cuộc sống của họ như thế sẽ
không thể dễ dàng vượt qua được . Những đau đớn và vết thương thể chất có
thể lành nhưng những đau đớn và dư chấn tâm lý có thể kéo dài suốt cuộc đời
của nạn nhân. Nạn nhân bị tra tấn có thể phải chịu đựng sự ám ảnh , lo lắng,
căng thẳng, mất ngủ, gă ̣p ác mộng, tuyê ̣t vọng, mất trí nhớ, suy giảm khả năng
sinh sản, và đổ vỡ trong các mối quan hệ xã hội. Họ thường cảm thấy tội lỗi và
xấu hổ hoă ̣c bi ̣kích động bởi những gì mà họđã phải trải qua hoă ̣c có cảm giác
mình đã phản bội bản thân hoặc gia đình và bạn bè của họ . Tất cả những hâ ̣u
quả trên là phản ứng bình thường củacon người đối với sự đối xử vô nhân đa ̣o.
Jean Amery– một na ̣n nhân của tra tấn đã viết trong cuốn sách của mình rằng:
Nếu một người nào đó đã từ ng bi ̣tra tấn thì sự tra tấn ấy
sẽ tồn tại mãi mãi… Bất cứ người nào đã từ ng phải chi ̣u đựng
sự tra tấn có thể không bao giờ cảm thấy bình an trên thế giới
này. Nỗi nhục của viê ̣c bi ̣ha ̣thấp một cách cùng cực sẽ không thể
20
nào xóa bỏ đi được . Niềm tin của người đó vào thế giới này sẽ gụ c
ngã từng phần ngay từ sự đánh đập đầu tiên , rồi suy sụp hoàn toàn
trong quá trình tra tấn , niềm tin này sẽ không bao giờ có thể khôi
phục được. Rằng bất kỳ ai thực hiê ̣n hành vi tra tấn để chống la ̣i
người khác thì đều bị xem như là sự ghê tởm khủng khiếp nhất [52].
Thứ hai, sự vi phạm các quy chuẩn nhân quyền thông qua tra tấn và đối
xử tàn tệ một cách trái pháp luật đối với các na ̣n nhân sẽ khiến cho khoảng
cách giữa chính quyền và người dân ngày càng rộng hơn. Người dân sẽ không
còn lòng tin vào hệ thống chính quyền cũng như cách thức điều hành của bộ
máy nhà nước . Những người đã từng bị vi phạm quyền , những họ hàng, bạn
bè và đặc biệt là những nạn nhân vô tội của tra tấn sẽ chi ̣u ảnh hưởng tiêu cực
của tra tấn, họ sẽ không thể dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng , viê ̣c này càng
làm gia tăng các yếu tố tiêu cực trong cộng đồng . Còn đối với các quốc gia
bào chữa cho việc sử dụng tra tấn đối với những ngườ i bi ̣tình nghi là để
chống la ̣i cuộc chiến khủng bố thì bằng việc vi phạm những quyền mà họ kêu
gọi để bảo vệ các chính phủ và đồng minh của họ đã mạo hiểm tính chính
đáng trong cuộc chiến này.
Thứ ba, thông qua việc chấp nhận tra tấn, thì việc này có thể sẽ trở thành
quy tắc và sẽ không còn là ngoại lệ nữa. Không một vụ việc nào mà trong đó
tra tấn được sử dụng như là một kỹ thuật thẩm vấn được giống như trong các
trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng như kịch bản bom hẹn giờ. Thêm vào đó,
việc sử dụng tra tấn ban đầu chỉ được sử dụng đối với những trường hợp đă ̣c
biê ̣t có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia , nhưng sau đó được sử dụng nhiều
hơn đối với những trường hợp khác . Những sự phát triển này cho thấy rằng
việc sử dụng tra tấn đã trở thành một thực tế thông thường chứ không phải là
ngoại lệ nữa.
Tóm lại, những hệ quả tiêu cực của việc chấp nhận tra tấn và lý do sử
21
dụng nó sẽ ảnh hưởng tới xã hội một cách tổng thể. Nó có thể làm mờ nhạt đi
mối quan ngại về mặt đạo đức đối với việc sử dụng tra tấn nói chung và làm
xói mòn đi tính pháp lý của những quy chuẩn nhân quyền và nguyên tắc của
pháp luật quốc tế. Xem xét tác động mà tra tấn gây ra đối với cá nhân, cộng
đồng và toàn thể xã hội, thì phòng, chống tra tấn phải được đặt một thứ tự ưu
tiên cao trong vấn đề đảm bảo quyền con người . Tra tấn vì thế cũng phải
được coi như tội ác bị lên án mạnh mẽ bởi cộng đồng quốc tế và bị coi là tội
phạm trong pháp luật hình sự. Chính vì thế vấn đề phòng, chống tra tấn cũng
nằm trong phòng, chống tội phạm nói chung và nó chỉ có thể đạt hiệu quả
khi nó là một quá trình lâu dài gồm nhiều biện pháp khác nhau và mức độ
khác nhau. Do vậy vấn đề phòng, chống tội phạm không phải và không thể
là nhiệm vụ của một nhà nước riêng lẻ mà là nhiệm vụ chung của các thành
viên trong cộng đồng quốc tế. Cần phải có sự cam kết chung của nhà nước,
xã hội cũng như cộng đồng quốc tế trong vấn đề này.
1.2.2. Khái niệm phòng, chống tra tấn
Phòng, chống tra tấn là việc cô ̣ng động quốc tế , các Nhà nước, các tổ
chức và mọi người bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên
nhân, điều kiện dẫn đến tình trạng tra tấn từ đó ngăn chặn, hạn chế và tiến tới
loại trừ tra tấn. Vấn đề phòng, chống tra tấn nói riêng, cũng như phòng, chống
tội pha ̣m nói chung là một sự nỗ lực tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực. Chính vì
thế các quốc gia cần kết hợp viê ̣c phòng , chống tra tấn trong tất cả các chính
sách và chương trình kinh tế , xã hội liên quan để có thể giải quyết hiệu quả
những điều kiê ̣n mà từ đó hành vi tra tấn có thể xảy ra.
Tại một thời điểm khi có nhiều biện pháp can thiệp để phòng, chống tra
tấn thì việc phân biệt hai hình thức phòng, chống tra tấn là việc quan trọng.
Sự phân biệt này dựa trên thời điểm sự can thiệp xảy ra và cách tiếp cận được
sử dụng như thế nào:
22
Phòng, chống tra tấn trực tiếp tập trung vào việc ngăn ngừa tra tấn xảy ra
bằng việc giảm thiểu những nguy cơ và loại bỏ những nguyên nhân có thể dẫn
đến tra tấn. Sự can thiệp này xảy ra trước khi có hành vi tra tấn và tập trung vào
việc giải quyết nguyên nhân sâu xa có thể dẫn đến tra tấn thông qua việc đào
tạo, giáo dục và thường xuyên kiểm tra các nơi giam giữ. Phòng, chống trực
tiếp hướng tới việc tập trung vào việc kiến tạo môi trường nơi tra tấn không có
khả năng xảy ra. Đây là hướng mang tính cơ bản, chiến lược và lâu dài.
Phòng, chống tra tấn gián giếp xảy ra khi tra tấn đã có trên thực tế và
phòng, chống gián tiếp tập trung vào việc tránh sự lặp lại của hiện tượng tra
tấn. Thông qua các cuộc điều tra, các tài liệu có được từ những vụ án, những
đơn thư, tố cáo, truy tố và ra quyết định hình phạt đối với người phạm tội cũng
như việc bồi thường cho nạn nhân; phòng, chống tra tấn gián tiếp tập trung vào
việc ngăn ngừa những người có khả năng thực hiện hành vi tra tấn không thực
hiện hành vi tra tấn thông qua việc cho những đối tượng này nhận ra rằng
những tổn thất của tra tấn sẽ lớn hơn bất kỳ lợi ích nào mà nó có thể mang lại.
Cần phải lưu ý rằng hai cách tiếp cận trên sẽ có những chiến lược và
phương pháp rất khác nhau. Nhưng cả hai đều bổ sung và là bộ phận cấu
thành không tách rời nhau trong việc phòng, chống tra tấn.
Những chiến lược phòng , chống tra tấn không chỉ đơn thuần có ý nghĩa
ngăn ngừ a tra tấn xảy ra mà còn mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, làm
tốt công tác phòng, chống tra tấn giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, phẩm giá của mọi người
dân, thúc đẩy sự an toàn cho cộng đồng và đóng góp và o sự phát tri ển bền
vững của các quốc gia . Viê ̣c phòng, chống tra tấn hiê ̣u quả, thích hợp sẽ tăng
cường chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người.
Làm tốt công tác phòng ngừa tra tấn còn mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc,
tiết kiện ngân sách Nhà nước, sức lao động của các nhân viên Nhà nước, của
công dân trong các hoạt động điều tra tuy tố xét xử và giáo dục cải tạo người
23
phạm tội, cũng như trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến tội
phạm. Bên ca ̣nh đó , phòng, chống tra tấn sẽ tạo ra những cơ hội đối với một
cách tiếp cận nhân đạo và hiê ̣u quả đối với vấn đề tra tấn.
1.2.3. Nội dung của phòng, chống tra tấn
1.2.3.1. Xác định rõ các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tra tấn
Để giải quyết hiệu quả các nguyên nhân gốc rễ của tra tấn thì việc phòng,
chống tra tấn trực tiếp nên bắt đầu từ việc phân tích kỹ lưỡng các yếu tố nguy
cơ (là những điều kiện làm gia tăng khả năng xảy ra tra tấn).
- Môi trường chính trị nói chung là một yếu tố quan trọng cần phải xem
xét, vì nếu thiếu ý chí chính trị trong việc phòng, chống tra tấn, thiếu sự cởi
mở của chính quyền, thiếu sự tôn trọng đối với pháp luật và mức độ tham
nhũng cao thì có thể làm gia tăng nguy cơ tra tấn.
- Điều này cũng đúng khi đề cập đến môi trường xã hội và văn hóa. Nơi
nào có nền văn hóa bạo lực, hoặc có sự ủng hộ cao của dân chúng đối với việc
cứng rắn đối với tội phạm thì nguy cơ tra tấn cũng tăng lên.
- Khuôn khổ pháp lý cũng nên được phân tích. Tại các quốc gia nơi mà
tra tấn được nghiêm cấm trong Hiến pháp và pháp luật cũng như được coi là
một tội phạm cụ thể trong luật hình sự thì khả năng tra tấn có thể thấp hơn các
quốc gia khác. Đồng thời cũng cần tính đến những quy tắc và quy định áp
dụng đối với những cơ sở giam giữ, cũng như các biện pháp ngăn ngừa pháp
lý hiện có. Thêm vào đó, cách thức thực thi khuôn khổ pháp lý trên thực tế
cũng phải được phân tích chặt chẽ.
- Tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp hình sự là một yếu tố quan
trọng. Mức độ độc lập của cơ quan tư pháp cũng như mức độ phụ thuộc vào
lời thú tội của nghi can trong hệ thống tư pháp hình sự sẽ có ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng xảy ra tra tấn. Bởi tra tấn có khả năng xảy ra cao hơn ở
những giai đoạn đầu trong quá trình tiến hành tố tụng, chính vì thế cần có sự
quan tậm đặc biệt đối với những người thực thi và cơ quan thực thi pháp luật.
24
Trong vấn đề này, văn hóa tổ chức, vai trò và hoạt động của công an cùng với
quá trình tuyển dụng và đào đạo đối với các công chức có thể ảnh hưởng tích
cực hoặc tiêu cực đến nguy cơ xảy ra tra tấn.
- Cuối cùng, môi trường thể chế cũng cần được tính đến. Mức độ trách
nhiệm giải trình và tính minh bạch của các cơ quan có thẩm quyền, sự tồn tại
của những chính sách công trong vấn đề phòng, chống tội phạm và hiệu quả
của các cơ chế khiếu nại là những yếu tố có thể giảm thiểu khả năng tra tấn
xảy ra, bên cạnh đó không thể không kể đến sự hoạt động hiệu quả của những
chủ thể bên ngoài độc lập như các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội
dân sự, các cơ quan nhân quyền độc lập v.v…
Chỉ ra các tình huống nguy cơ. Các tình huống nguy cơ là bất kỳ khi nào
khi một người bị tước tự do thân thể và khi có sự không cân bằng về quyền
lực trong đó một người hoàn toàn phụ thuộc vào người còn lại.
Nguy cơ bị tra tấn trong một số thời điểm còn cao hơn đó là trong giai
đoạn giam giữ, ví dụ như giai đoạn đầu khi một người mới bị bắt cũng như
trong quá trình chuyển từ nơi giam giữ này sang nơi giam giữ khác. Các tình
huống trong đó những người bị tước tự do thân thể không thể liên lạc được
với người khác thì càng có nguy cơ cao hơn, đặc biệt là trường hợp biệt giam.
Nguy cơ tra tấn tồn tại trong phạm vi của bất kỳ cơ sở khép kín nào,
không chỉ có nhà tù, các nơi tạm giữ, tạm giam mà còn các cơ sở y tế, giáo
dưỡng và các trung tâm giam giữ người nhập cư v.v…
Xác định những nạn nhân tiềm năng. Việc chỉ ra những người hoặc một
nhóm người có khả năng bị tra tấn cao hơn những người và nhóm người khác
là rất khó khăn vì mỗi quốc gia lại có một đặc thù khác nhau. Thực tế, bất kỳ
ai cũng có thể bị tra tấn. Tuy vậy, nhìn chung những nhóm dễ bị tổn thương
và yếu thế trong xã hội – ví dụ như những nhóm thiểu số về sắc tộc, tôn giáo,
tín ngưỡng hoặc ngôn ngữ; phụ nữ; người khuyết tật, người vô gia cư và
người nghèo – là những đối tượng dễ có nguy cơ tra tấn.
25
Một chương trình phòng, chống tra tấn hiệu quả đòi hỏi mức độ nhất
định của ý chí chính trị mong muốn chống lại tra tấn. Điều quan trọng cần
phải nhấn mạnh rằng không một quốc gia nào có thể hoàn toàn không có nguy
cơ tra tấn, chính vì thế luôn cần phải thận trọng, đồng thời phải phát triển và
thực thi những chiến lược phòng, chống tra tấn hiệu quả.
1.2.3.2. Đề ra các biện pháp phòng, chống tra tấn
Một khung pháp lý phù hợp là phần quan trọng trong bất kỳ một chương
trình phòng, chống tra tấn nào. Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc
phòng, chống tra tấn. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, hợp lý sẽ tạo ra trật
tự phù hợp với yêu cầu của đời sống thực tế, sẽ có tác dụng ngăn ngừa các
hành vi tra tấn. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật , tăng cường pháp chế là
một trong những phương hướng phòng, chống tra tấn căn bản và lâu dài.
Khung pháp lý cần phải phản ánh những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế
và bao gồm những quy định cụ thể về phòng, chống tra tấn. Theo đó:
- Đối với những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, các quốc gia có thể tiếp
thu những khung pháp lý quốc tế thông qua việc: phê chuẩn những công ước
nhân quyền quốc tế có liên quan; nội luật hóa những nội dung của công ước
quốc tế về nhân quyền vào luật quốc gia; tôn trọng luật mềm liên quan đến
phòng, chống tra tấn.
- Ở tầm trong nước, các quốc gia nên thông qua những công cụ lập pháp
quy định cụ thể: Cấm bất kỳ hành vi tra tấn và quy định rằng không có một
trường hợp ngoại lệ nào có thể viện dẫn cho hành vi tra tấn (điều này có thể ở
tầm Hiến pháp); những hành vi tra tấn dù xảy ra ở bất kỳ đâu, đều là tội phạm
trong luật hình sự; không sử dụng những lời khai có được từ tra tấn.
Thêm vào đó, những biện pháp pháp lý cũng cần phải được thiết lập
đối với người bị giam giữ như: quyền có luật sư và trong quá trình thẩm
vấn phải sự có mặt của luật sư; quyền giữ im lặng; quyền được chữa trị y
26
tế; quyền khiếu nại; quyền được đưa ra xét xử trong khoảng thời gian hợp
lý từ khi bị bắt v.v…
Sự thực thi hiệu quả các khung pháp lý. Việc thực thi hiệu quả pháp
luật yêu cầu những biện pháp thực tiễn ở mọi cấp độ để đảm bảo rằng luật
quốc gia liên quan đến tra tấn được tôn trọng trên thực tế. Các biện pháp
này có thể kể đến:
- Việc đào tạo và giáo dục. Biê ̣n pháp này có nội dung chủ yếu là tác
đô ̣ng vào ý thứ c, tư tưởng của con người, nâng cao ý thứ c trách nhiê ̣m và tăng
cường hiểu biết của mọi người , để mọi người tự giác tham gia vào quá trình
phòng, chống tra tấn thông qua viê ̣c tố giác các hành vi tra tấn, đồng thời tăng
cường sự hiểu biết về phòng, chống tra tấn đối với những người thực thi pháp
luâ ̣t và những người có liên quan (đô ̣i ngũ như các sỹ quan cảnh sát , quản
giáo, luâ ̣t sư, thẩm phán và các nhân viên y tế , v.v…) thông qua viê ̣c đào tạo
– cả ban đầu và về sau - về những khung quy phạm về phòng, chống tra tấn
và sự tôn trọng những quy phạm này.
- Điều tra và trừng trị. Mọi khiếu nại về tra tấn phải được điều tra nhanh
chóng, khách quan và hiệu quả, thậm chí cả khi đó không phải là một khiếu
nại chính thức, Cuộc điều tra phải xác định được bản chất và hoàn cảnh của
những hành vi bị cáo buộc và xác định danh tính những người có liên quan.
Bất kỳ sự vi phạm pháp luật nào cũng phải bị trừng phạt một cách thích hợp.
Nếu không đảm bảo được điều này, thì vấn đề miễn trừ sẽ phát triển và làm
xói mòn hiệu lực của pháp luật và sự thực thi pháp luật.
Nhu cầu phải hành động để giải quyết vấn đề miễn trừ còn quan trọng
hơn trong vấn đề phòng, chống tra tấn, vì tra tấn bị cấm tuyệt đối trong tất cả
mọi hoàn cảnh. Chính vì thế cần phải tiến hành những hành động sau: Đảm
bảo tính độc lập của tư pháp; Xây dựng các cơ chế khiếu nại hiệu quả, dễ tiếp
cận; Đảm bảo quyền tiếp cận tới trợ giúp pháp lý miễn phí; Điều tra nhanh
27
chóng và hiệu quả những cáo buộc về tra tấn; Đảm bảo những người vi phạm
sẽ bị trừng phạt.
- Biê ̣n pháp về tổ chức – quản lý. Yêu cầu của biê ̣n pháp này là làm sao
không ta ̣o ra điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho quá trình hình thành động cơ , ý thức tra
tấn, không ta ̣o cơ sở cho viê ̣c thực hiê ̣n hành vi tra tấn. Đây là yêu cầu rất lớn
đòi hỏi phải có quá trình thực hiê ̣n lâu dài . Khắc phục những sai lầm , thiếu
sót, sơ hở trong tổ chứ c – quản lý để hạn chế khắc phục một số nguyên nhân
và điều kiện của tội phạ m. Chẳng ha ̣n , khắc phục tình tra ̣ng bố trí cán bộ
không phù hợp với năng lực , trình độ, phẩm chất , quản lý nhân sự không
nghiêm, tổ chứ c bộmáy thiếu hợp lý sẽ có tác dụng khắc phục nguyên nhân
và điều kiện của tra tấn.
Cơ chế kiểm soát. Bên cạnh một khung pháp lý hiệu quả thì cần phải
thành lập các cơ chế kiểm soát bởi các nguy cơ tra tấn hiện hữu ở tất cả các
quốc gia và ở mọi thời điểm. Các cơ chế kiểm soát có thể giúp xác định
những khu vực có nguy cơ tiềm năng và đề xuất ra các biện pháp ngăn ngừa.
Cơ chế kiểm soát hành chính nội bộ như thanh tra cảnh sát nội bộ hoặc
giám sát nhà tù – sẽ giúp kiểm soát hoạt động của các cơ quan nhà nước và
đảm bảo sự tôn trọng các quy phạm pháp luật. Mặc dù có tính chất hữu
hiệu nhưng các cơ chế kiểm soát nội bộ, bản thân chúng không thể đáp ứng
đầy đủ cho việc phòng, chống tra tấn bởi đặc tính không độc lập và có tính
chất hành chính.
Ngoài cơ chế kiểm soát nội bộ, việc thiết lập các cơ chế độc lập giám
sát các cơ sở giam giữ là rất quan trọng. Thực tế cho thấy rằng viê ̣c các cơ
quan độc lập có thể tiếp cận vào các cơ sở giam giữ bất kỳ lúc nào có hiệu
quả phòng ngừa tra tấn rất mạnh mẽ. Mục đích của những chuyến khảo sát
này không phải là thu thập các dữ liệu các vụ tra tấn hoặc các khiếu nại tra
tấn mà tập trung vào việc phân tích hoạt động tổng thể của các cơ sở giam
28
giữ và đưa ra những khuyến nghị mang tính chất xây dựng nhằm cải thiện
các điều kiện giam giữ.
Bồi thường và hỗ trợ cho các nạn nhân. Mô ̣t khía ca ̣nh cần phải nhắc đến
đó là các cơ chế bồi thường và giúp đỡ các nạn nhân củ a tra tấn. Các cơ chế
này nhằm giúp đỡ những nạn nhân giảm bớt những hậu quả mà tra tấn để lại
đối với họ, đă ̣c biê ̣t là những hâ ̣u quả tâm lý , để họ c ó thể quay trở lại cuộc
sống bình thường.
Vấn đề hợp tá c là một phần quan trọng không thể tách rời trong vấn đề
phòng, chống tra tấn, bởi tính chất sâu rộng của các nguyên nhân dẫn đến tình
trạng tra tấn và những kỹ nă ng cũng như trách nhiê ̣m đòi hỏi để giải quyết và
xử lý những hành vi tra tấn . Vấn đề này đòi hỏi sự kết hợp giữa các bộ ,
ngành, các tổ chức xã hội , các tổ chức phi chính phủ và tất cả mọi công dân .
Các tổ chức truyền thông và tổ chức xã hội dân sự có thể đóng góp vào một
hệ thống kiểm soát, và cân bằng để phòng, chống tra tấn. Những báo cáo
truyền thông, giáo dục cộng đồng, và những sáng kiến nâng cao nhận thức có
thể xây dựng hiểu biết và nhận thức rõ hơn đối với vấn đề phòng, chống tra
tấn, tác động đến dư luận xã hội và góp phần thay đổi thái độ của các bên liên
quan và những nhà lãnh đạo.
1.2.4. Nguyên tắc phòng, chống tra tấn
Nguyên tắctổ chứ c và hoa ̣t động phòng, chống tra tấn là“những quan điểm,
phương châm xuyên suốt toà n bộ việc tổ chứ c và hoạt động phòng , chống tội
phạm. Tất cả cá c biện phá p phòng, chống dù ở phạm vi nà o, vớ i tính chất và mứ c
độ nà o cũng không thể thoá t ly khỏi những nguyên tắc chung ” [42]. Những
nguyên tắc này là:
- Nguyên tắc phá p chế.
Phòng, chống tra tấn là loa ̣i hoa ̣t đô ̣ng xã hội mà ở mứ c độnày hoă ̣c
mứ c độkhác , mang tính quyền lực nhà nước . Hoạt động này nhằm thực
29
hiê ̣n nhiê ̣m vụchung mà xã hộ i và Nhà nước đă ̣t ra vì lợi ích chung của xã
hô ̣i. Vì vậy, không vì bất kỳ lý do nào mà viê ̣c tổ chứ c và hoa ̣t động phòng ,
chống tra tấn có thể thoát ly khỏi các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t . Ngược la ̣i ,
chỉ có thực hiện đú ng các quy đi ̣nh pháp luâ ̣t , phòng chống tra tấn mới đảm
bảo mục đích của nó .
- Nguyên tắc dân chủ
Nguyên tắc này quán xuyến toàn bộcác loa ̣i hình hoa ̣t động của nhà
nước và xã hô ̣i . Nó đòi hỏi phải đảm bảo sự tham gia đ ông đảo của các tầng
lớp xã hội và cá nhân vào hoạt động phòng , chống tra tấn, mọi người đều có
quyền phát huy sáng kiến, vai trò của mình tham gia vào viê ̣c tổ chứ c và hoa ̣t
đô ̣ng phòng, chống tra tấn. Mă ̣t khác, không mô ̣t cơ quan, tổ chứ c nào có khả
năng độc lâ ̣p trong viê ̣c phòng, chống tra tấn, mà đây là công việc chung của
cô ̣ng đồng quốc tế, các nhà nước, và mọi công dân.
- Nguyên tắc nhân đạo
Mọi hoạt động của các nhà nước đều phải hư ớng con người làm trung
tâm. Phòng, chống tra tấn về bản chất là hoa ̣t đô ̣ng mang tính nhân đa ̣o , vì
con người. Hơn nữa ngăn ngừ a tra tấn xảy ra cũng có nghĩa là không để cho
bất kỳ ai trong cộng đồng phải gánh chi ̣u hâ ̣u quả do hành vi tra tấn gây ra .
Như vâ ̣y, nguyên tắc nhân đa ̣o đòi hỏi , một mă ̣t, viê ̣c tổ chứ c và hoa ̣t động
phòng, chống tra tấn không xâm pha ̣m quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác, mă ̣t khác, tổ chứ c và hoa ̣t đô ̣ng phòng , chống tra tấn phải có hiê ̣u quả .
Hiê ̣u quả càng cao thì tính nhân văn càng được đảm bảo.
1.2.5. Yêu cầu của phòng, chống tra tấn
Tra tấn được coi là tội phạm chính vì thế vấn đề phòng, chống tra tấn cũng
phải phải đảm bảo những yêu cầu của việc phòng, chống tội phạm, cụ thể:
- Đảm bảo tính hệ thống.
Phòng, chống tra tấn cần có một hệ thống các biện pháp phức đạp, đa
30
dạng, đa cấp độ, là một chỉnh thể của nhiều bộ phận hợp thành. Mặc dù vậy,
đây là chỉnh thể thống nhất có mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau
giữa các bộ phận hợp thành. Các biện pháp phòng, chống tra tấn dù đa dạng,
phức tạp, có tính chất, phạm vi và mức độ tác động khác nhau nhưng đều nằm
trong một hệ thống. Tính hệ thống được đảm bảo trước hết bởi nhiệm vụ và
mục đích chung là ngăn ngừa tra tấn xảy ra, bởi mục tiêu chung là hướng tới
việc thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện xảy ra tra tấn và sau cùng là nguyên tắc
về tổ chức và hoạt động của tất cả các loại biện pháp phòng ngừa.
- Đảm bảo tính toàn diện.
Tra tấn xảy ra có nhiều nguyên nhân và nảy sinh trong những điều
kiện khác nhau và dưới nhiều hình thức rất đa dạng, trong nhiều lĩnh vực
chính vì thế mà hoạt động phòng, chống tra tấn cũng là hoạt động đa dạng,
của nhiều cấp độ, nhiều mức độ và nhiều chủ thể thực hiện hoạt động đó.
- Đảm bảo tính đồng bộ
Hiệu quả của việc phòng, chống tra tấn phải được coi là kết quả tất
yếu của nhiều lĩnh vực hoạt động. Kể cả trong việc lập pháp và áp dụng
pháp luật, hoạt động này phải dựa trên cơ sở điều chỉnh của nhiều ngành
pháp luật như pháp luật về tổ chức, về hoạt động hành chính, tư pháp, về
tố tụng. Về mặt giải pháp và tổ chức nghiên cứu, nó phải là kết quả của
những kiến nghị khoa học của nhiều ngành khoa học như chính trị học, luật
học, đạo đức học, tâm lý học v.v…
- Đảm bảo tính khoa học
Hoạt động phòng, chống tra tấn cũng như hoạt động phòng, chống tội
phạm, tuy được coi là hoạt động nâng ý thức chủ quan, phụ thuộc vào ý chí
của các cơ quan và cá nhân nhất định nhưng phải đảm bảo tính khoa học
khác quan vì bản thân tội phạm là “sản phẩm không mong muốn khách
quan của xã hội” [42, tr.280] . Tính khoa học đó dựa trên cơ sở nhận thức
về các quy luật phát triển của xã hội, quá trình thực thi dân chủ trên các
31
mặt chính trị, văn hóa, xã hội, các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, về.
giao lưu quốc tế và hội nhập quốc tế v.v…
Tính khoa học của việc phòng, chống tra tấn thể hiện ở khả năng của các
chủ thể huy động được thành quả của khoa học, trong đó có các thành quả
khoa học pháp lý; những kiến thức đó cho thấy rõ vị trí, vai trò của các biện
pháp tác động vào tội phạm và người phạm tội, khả năng và hiệu quả của các
chế định chính trị, xã hội, pháp luật cụ thể.
- Đảm bảo tính khả thi
Phòng, chống tra tấn phải đảm bảo tính khả thi đối với các biện pháp
được áp dụng. Tính khả thi đó, trước mắt, thể hiện ở việc xác định mục tiêu,
nội dung và nhiệm vụ của các kế hoạch, chương trình phòng chống tra tấn.
Xác định tính cụ thể, tính hiện thực của từng giải pháp và phương pháp; bảo
đảm tính cụ thể khi quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm hoàn thành
kế hoạch, chương trình; bảo đảm đủ rõ cơ chế kiểm tra thực hiện các biện
pháp, giải pháp và kế hoạch; chỉ rõ các khả năng linh hoạt trong việc thay đổi
mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ cụ thể cũng như đảm bảo về nhân lực, vật lực cho
việc phòng, chống tra tấn.
32
Chương 2
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ PHÒNG, CHỐNG TRA TẤN
2.1. Pháp luật quốc tế về phòng chống tra tấn
Trong phạm vi các quyền con người, tra tấn nhận được sự chú ý lớn từ
cộng đồng quốc tế. Tra tấn có thể xuất hiện từ thời kỳ xa xưa nhưng phải
cho đến thời kỳ Khai Sáng thì mới có cách tiếp cận tâm lý cho những hình
phạt ít nghiêm khắc hơn và một hệ thống điều tra nhân đạo hơn. Trong suốt
thế kỷ IXX và XX, luật pháp và hiến pháp của nhiều quốc gia đã có quy
định cấm tra tấn nhưng nó chưa bao giờ hoàn toàn biến mất. Nó xuất hiện
nhiều trong thời kỳ chuyên chế đặc biệt là trong thời kỳ Nazi hoặc khi
những đảm bảo về mặt hiến pháp bị suy yếu trong những tình trạng khẩn
cấp (như chiến tranh hoặc đe dọa an ninh).
Sau những thảm họa kinh hoàng, nhất là sự chà đạp nhân phẩm con
người trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cộng đồng nhân loại đã nêu khát
vọng chung là làm sao để con người tự do “thoát khỏi nỗi sợ hãi và đói
nghèo” [5]. Để không bị sợ hãi, con người cần được đảm bảo an ninh cá
nhân. Và để bảo đảm an ninh cá nhân, quyền con người không bị tra tấn là
một trong những quyền được Liên hợp quốc đặc biệt quan tâm.
Trong hệ thống pháp luật quốc tế có nhiều ngành luật khác nhau như
Luật nhân quyền quốc tế; luật nhân đạo quốc tế; luật hình sự quốc tế và trong
đó mỗi ngành luật đều có những quy định về vấn đề phòng, chống tra tấn.
2.1.1. Luật nhân quyền quốc tế
Nếu như luật quốc tế nói chung và các ngành luật cụ thể trong hệ thống
pháp luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể
khác của luật quốc tế, thì
Luật nhân quyền quốc tế chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ giữa
33
cá nhân và các quốc gia ở phạm vi như: ghi nhận sự công nhận của
cộng đồng quốc tế về quyền và tự do cơ bản của con người như
những giá trị nhân văn của nhân loại; ghi nhận sự cam kết của các
quốc gia tôn trọng và đảm bảo việc thực thi quyền và tự do cơ bản
của con người; giám sát các quốc gia thực thi nghĩa vụ quốc gia
trong việc đảm bảo và thực thi quyền và tự do của con người thuộc
phạm vi tài phán quốc gia; giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia
phát sinh trong quá trình thực thi các công ước quốc tế về quyền con
người; ngăn ngừa và trừng trị tội phạm quốc tế vi phạm quyền con
người [4, tr.226-227].
Quyền không bị tra tấn là một quy phạm tuyệt đối, được tái khẳng
định trong nhiều điều ước nhân quyền quốc tế và thuộc nhóm các quyền
không thể bị vi phạm trong bất kỳ tình huống nào, và bất cứ ở đâu. Tra tấn
và ngược đãi cũng bị cấm trong luật tập quán quốc tế. Cho đến nay , đã có
hàng trăm văn ki ện quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền được thông qua ở
cấp độtoàn cầu hoă ̣c khu vực , chúng đều có những ràng buộc nhất định đối
với các quốc gia thành viên .
2.1.1.1. Tuyên ngôn thế giớ i về nhân quyền
Mối quan tâm đầu tiên về vấn đề cấm tra tấn có thể được tìm thấy trong
Điều 5 của Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền , được thông qua bởi Đại Hội
Đồng vào 10/12/1948, có quy định rằng “Không một ai sẽ bị tra tấn hoặc bị
đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn tệ hoặc hạ nhục nhân phẩm” [5]. Mặc
dù Tuyên ngôn không có một định nghĩa rõ ràng và thấu đáo về tra tấn, và có
tính bắt buộc theo luật quốc tế, thì điều đó cũng không phải là một vấn đề
đáng chú ý trong văn kiện này, bởi nó được coi như là văn kiện tiền đề đưa ra
một định nghĩa chung về quyền con người và có tác động lớn đối với những
công ước về sau. Bản thân Tuyên ngôn không ràng buộc nghĩa vụ pháp lý đối
34
với các quốc gia trong cộng đồng quốc tế vì Tuyên ngôn không phải là điều
ước quốc tế, nhưng Tuyên ngôn la ̣i ràng buộc các quốc gia vì các quy phạm
trong Tuyên ngôn tồn ta ̣i dưới da ̣ng tâ ̣p quán pháp quốc tế. Những người đứng
đầu Liên hợp quốc, các chuyên gia nhân quyền quốc tế và các tổ chức phi
chính phủ cũng thường xuyên cảnh báo hành vi tra tấn. Thể chế hóa những
nhận thức chính trị này, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tìm mọi biện pháp
loại trừ tra tấn. Năm 1955, Liên hợp quốc thông qua Các nguyên tắc về tiêu
chuẩn tối thiểu trong đối xử với tù nhân, áp dụng cho tất cả những ai bị cáo
buộc phạm tội hay bị tuyên án. Như vậy, cộng đồng quốc tế đã sớm đặt các
hình thức tra tấn ngoài vòng pháp luật.
2.1.1.2. Công ướ c quốc tế về cá c quyền dân sự và chính tri ̣
Năm 1966, cùng với việc thông qua Công ước quốc tế về các quyề n kinh
tế, xã hội và văn hóa , Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính tri ̣
(ICCPR) được thông qua và đánh dấu viê ̣c quy đi ̣nh viê ̣c cấm các hành vi tra
tấn trở thành nghĩa vụđiều ước ràng buộc đối với các quốc gia thành viên của
Công ước. Khi quy đi ̣nh vấn đề này ICCPR có đề cập đến Điều 5 của Tuyên
ngôn thế giới về nhân quyền và Điều 7 của ICCPR đã chi tiết hóa quyền được
bảo vê ̣khỏi bi ̣tra tấn: “không ai có thể bi ̣tra tấn, đối xử hoặc trừ ng phạt tà n
ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục; không ai có thể sử dụng là m thí nghiệm y học
hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của ngườ i đó ” [6]. Quyền
này là một trong số ít các quyền tuyệt đối trong ICCPR th eo đó các quốc gia
không thể đă ̣t ra bất kỳ giới ha ̣n nào đối với quyền này . Việc nhấn mạnh hai
khía cạnh chính trong ICCPR là một điểm hết sức quan trọng. Đầu tiên, theo
như nguyên tắc pacta sunt servanda - nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện
các cam kết quốc tế - được công nhận trong Điều 26 của Công ước Viên về
Điều ước Quốc tế năm 1969, ICCPR có tính bắt buộc tuân theo đối với tất cả
thành viên của nó và hiện diện như là một nguồn của luật. Thứ hai, thậm chí
35
quan trọng hơn là đối với mục đích của Điều này, Điều 2.4 của ICCPR ngăn
cấm bất kỳ sự giới hạn nào trong việc thực thi những quyền được công nhận
trong công ước, thậm chí trong thời điểm khẩn cấp và đe dọa đến sự tồn
vong của quốc gia. Sự vắng bóng của tra tấn là một trong những quyền cơ bản
được coi là có liên quan đến khái niệm tính toàn vẹn của con người rằng sự
tôn trọng những quyền đó là không thể chối bỏ thậm chí trong trường hợp an
ninh quốc gia.
Tuy nhiên có hai điểm yếu làm ảnh hưởng tới khung pháp lý chống tra
tấn của Liên hợp quốc tại thời điểm này. Trước tiên, nó thiếu một định nghĩa
rõ ràng và chung nhất về tra tấn. Như thực tiễn cho thấy quốc gia là thủ phạm
chính thực hiện tra tấn, thì có lẽ không khó để họ bào chữa những hành động
của mình trên những cơ sở mang tính học thuyết. Thứ hai, thậm chí nếu
ICCPR đã đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập nên các cơ chế thực thi
thì những cơ chế này được chứng minh là không có hiệu quả trong việc đối
mặt đối với những thực trạng tra tấn mang tính hệ thống trên toàn thế giới.
2.1.1.3. Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về bảo vệ tất cả mọi người khỏi
bị tra tấn và các hình thức đối xử và trừng phạt tàn tệ và hạ nhục khá c
Như là một phản ứng đối với những vụ tra tấn đã xảy ra, Đại Hội đồng Liên
hợp quốc đã thông qua một Tuyên ngôn vào năm 1975, bảo vệ tất cả mọi người
khỏi bị tra tấn và các hình thức đối xử và trừng phạt tàn tệ và hạ nhục khác. Tuyên
ngôn cuối cùng cũng đã bổ sung một định nghĩa hoàn thiện trong Khoản1 Điều 1,
làm tiền đề cho định nghĩa sau này về tra tấn. Theo Tuyên ngôn, thì tra tấn là:
Bất kỳ hành vi nào gây đau đớn và khổ nhục về thân thể hay tinh
thần do chính một quan chức chính quyền hay theo sự xúi giục của
người ấy áp đặt lên một con người nhằm lấy được từ anh ta hay từ một
người thứ ba tin tức hoặc lời thú nhận, để trừng trị anh ta về một hành
vi anh ta gây ra hoặc nghi là gây ra, hoặc để hăm dọa anh ta hay
những người khác [8].
36
Tuy vâ ̣y vẫn còn nhiều chỉ trích rằng đi ̣nh nghĩa này không đủ tính
chính xác và không nhấn mạnh rằng quyền không bi ̣tra tấn là không thể bị vi
phạm thậm chí trong thời điểm chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp quốc gia
2.1.1.4. Các Nghị quyết của Liên hợp quốc
Ngày 17 tháng 12 năm 1979, trong Nghị quyết 34/169, Đại hội đồng đã
thông qua Các nguyên tắc điều chỉnh các viên chức thi hành pháp luật,
khuyến nghị các chính phủ tạo điều kiện để áp dụng trong khuôn khổ luật
pháp và thực tiễn quốc gia. Điều 5 của văn kiện này quy định rằng không một
người thi hành luật pháp nào có thể áp đặt, xúi giục hay dung thứ bất kỳ hành
vi tra tấn hay không một ai được viện cớ lệnh trên hoặc hoàn cảnh ngoại lệ
như tình trạng chiến tranh, bất ổn định chính trị trong nước hay bất kỳ một
tình trạng khẩn cấp nào để biện bạch cho sự tra tấn. Năm 1982, Nghị quyết
37/194, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Những nguyên tắc đạo đức
ngành y tế. Nghị quyết này quy định những nguyên tắc nhân viên y tế, đặc
biệt là các thầy thuốc, lãnh trách nhiệm chăm sóc y tế cho tù nhân và người bị
giam cầm, có trách nhiệm bảo vệ họ về thân thể và tinh thần và điều trị bệnh
với chất lượng và tiêu chuẩn như đối với người không bị cầm tù. Để bổ sung
cho những nỗ lực trong việc chống tra tấn, năm 1981, Liên hợp quốc lập Qũy
tự nguyện của Liên hợp quốc cho nạn nhân bị tra tấn theo Nghị quyết 36/151
ngày 16 tháng 12 năm 1981 nhằm giúp đỡ những nạn nhân bị tra tấn. Quỹ này
được thành lập không có nghĩa là Liên hợp quốc chấp nhận tra tấn, mà ngược
lại càng khẳng định rõ việc xóa bỏ hoàn toàn tra tấn luôn là một ưu tiên lớn
của cộng đồng quốc tế.
2.1.1.5. Công ước chống tra tấn và sử dụng các hình thức trừng phạt hay
đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người
Mặc dù bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ nhưng tra tấn và các hình
thức của nó vẫn diễn ra một cách có hệ thống ở nhiều quốc gia trên thế giới.
37
Thực tiễn trên thế giới đã đặt ra nhu cầu phải có một công ước riêng về tra
tấn, với những ràng buộc nhiều hơn về trách nhiệm của quốc gia thành viên.
Theo đề xuất của Thụy Điển, Liên hợp quốc đã cho soạn thảo công ước về
vấn đề này. Ngày 10 tháng 12 năm 1984, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã
thông qua Công ước chống tra tấn và sử dụng các hình thức trừng phạt hay
đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước chống tra
tấn). Công ước có hiệu lực từ ngày 26 tháng 6 năm 1987, tính đến tháng 5
năm 2013, đã có 153 quốc gia là thành viên của Công ước. Liên hợp quốc còn
chọn ngày 26 tháng 6 hàng năm, ngày Công ước chốn g tra tấn có hiệu lực là
ngày Quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn.
Trong lời nói đầu của Sách hướng dẫn Đưa sự cấm tra tấn quốc tế vào
nước năm 2006, Tổ chức Khôi phục lòng tin – một tổ chức phi chính phủ
của Anh hoạt động chủ yếu ở London, đã cho rằng Công ước chống tra tấn
của Liên hợp quốc là “một thành tựu quan trọng trong lịch sử chiến dịch
quốc tế chống lại tra tấn và đối xử và trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo
hay làm mất nhân phẩm và là công cụ chủ chốt để chống lại tra tấn một
cách hiệu quả” [59].
Điều khoản quan trọng nhất ở tầm quốc tế về tra tấn được thể hiện trong
Công ước chống tra tấn . Trong khoản 1 Điều 1 xuất hiện định nghĩa pháp lý
đầu tiên về tra tấn. Theo đó tra tấn được hiểu là bất kỳ hành vi nào cố ý gây
đau đớn hoặc khổ đau nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người,
vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một
người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay
người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe doạ hay ép
buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên
sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và khổ đau đó do một
công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT

More Related Content

What's hot

Những nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
Những nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trịNhững nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
Những nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trịjackjohn45
 
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Quyền của những người bị tước tự do, HOT, HAY
Luận văn: Quyền của những người bị tước tự do, HOT, HAYLuận văn: Quyền của những người bị tước tự do, HOT, HAY
Luận văn: Quyền của những người bị tước tự do, HOT, HAY
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOT
 
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nướcLuận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
 
Địa vị pháp lý của cá nhân trong quan hệ tố tụng dân sự, HAY
Địa vị pháp lý của cá nhân trong quan hệ tố tụng dân sự, HAYĐịa vị pháp lý của cá nhân trong quan hệ tố tụng dân sự, HAY
Địa vị pháp lý của cá nhân trong quan hệ tố tụng dân sự, HAY
 
Những nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
Những nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trịNhững nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
Những nội dung cơ bản của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
 
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sựLuận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
 
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng luật Tố tụng hình sự, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng luật Tố tụng hình sự, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền con người bằng luật Tố tụng hình sự, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng luật Tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAYLuận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAY
 
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOTLuận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
 
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Chế độ bầu cử ở nước ta - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Chế độ bầu cử ở nước ta - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Chế độ bầu cử ở nước ta - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Chế độ bầu cử ở nước ta - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tếTòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
 
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAYLuận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩmLuận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
 
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOTĐề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
 
Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOTLuận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
 

Similar to Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT

Similar to Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT (20)

Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự doQuyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
 
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạtBảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
 
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAYĐề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
 
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đLuận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
 
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOTToà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sựLuận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
 
Luận án: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAY
Luận án: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAYLuận án: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAY
Luận án: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAY
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sựLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự, HOTLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự, 9đ
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự, 9đLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự, 9đ
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Thi hành án phạt tù từ thực tiễn TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án phạt tù từ thực tiễn TPHCM, HAY, 9đLuận văn: Thi hành án phạt tù từ thực tiễn TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án phạt tù từ thực tiễn TPHCM, HAY, 9đ
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đLuận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Tội vu khống trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội vu khống trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội vu khống trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội vu khống trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAY
Đề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAYĐề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAY
Đề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAY
 
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (19)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HẢI YẾN PHßNG, CHèNG TRA TÊN TRONG PH¸P LUËT QUèC TÕ Vµ PH¸P LUËT VIÖT NAM: PH¢N TÝCH SO S¸NH Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con ngƣời Mã số: Chƣơng trình đào ta ̣o thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KHẮC HẢI HÀ NỘI - 2014
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Hải Yến
  • 3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG TRA TẤN............................................................................................ 9 1.1. Tra tấn................................................................................................. 9 1.1.1. Khái niệm tra tấn.................................................................................. 9 1.1.2. Mục đích của Tra tấn..........................................................................12 1.1.3. Các hình thức của tra tấn....................................................................13 1.1.4. Nạn nhân của tra tấn và người thực hiện hành vi tra tấn ...................14 1.1.5. Quan điểm về sử dụng tra tấn.............................................................15 1.2. Phòng, chống tra tấn........................................................................19 1.2.1. Vai trò của phòng, chống tra tấn trong viê ̣c đảm bảo quyền con người........19 1.2.2. Khái niệm phòng, chống tra tấn.........................................................21 1.2.3. Nội dung của phòng, chống tra tấn .......................................................23 1.2.4. Nguyên tắc phòng, chống tra tấn........................................................28 1.2.5. Yêu cầu của phòng, chống tra tấn .....................................................29 Chương 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG TRA TẤN...................................................32 2.1. Pháp luật quốc tế về phòng chống tra tấn .....................................32 2.1.1. Luật nhân quyền quốc tế ....................................................................32 2.1.2. Luật nhân đạo quốc tế..........................................................................48 2.1.3. Luật hình sự quốc tế...........................................................................51 2.2. Pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn ................................53
  • 4. 2.2.1. Pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trong lịch sử................53 2.2.2. Pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn hiện nay.................62 Chương 3: SỰ TƢƠNG THÍCH GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM SO VỚI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG TRA TẤN. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.............................66 3.1. Sự tƣơng thích giữa pháp luật Việt Nam so với pháp luật quốc tế về phòng, chống tra tấn......................................................66 3.1.1. Quy đi ̣nh về quyền không bi ̣tra tấn là một quyền không thể bi ̣ tước bỏ ................................................................................................66 3.1.2. Quy đi ̣nh về đi ̣nh nghĩa tra tấn...........................................................68 3.1.3. Quy đi ̣nh về hình sự hóa hành vi tra tấn ............................................72 3.1.4. Quy đi ̣nh về trục xuất, trao trả hoă ̣c dẫn độ.......................................75 3.1.5. Quy đi ̣nh về thẩm quyền tài phán ......................................................79 3.1.6. Quy đi ̣nh về rà soát các biê ̣n pháp ngăn chă ̣n hành vi tra tấn............82 3.1.7. Quy đi ̣nh về đảm bảo điều tra nhanh chóng và khách quan ..............89 3.1.8. Quy đi ̣nh về đảm bảo quyền khiếu na ̣i đối với hành vi tra tấn ..........91 3.1.9. Quy đi ̣nh đảm bảo quyền của na ̣n nhân bi ̣tra tấn được khắc phục và bồi thường.............................................................................93 3.1.10. Quy định về việc không sử dụng lời khai từ việc tra tấn ...................96 3.2. Cơ sở hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t và cơ chế phòng , chống tra tấn tại Viê ̣t Nam ......................................................................................97 3.3. Một số đề xuất , kiến nghị hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t và cơ chế phòng, chống tra tấn tại Việt Nam................................................100 3.3.1. Điều chỉnh chính sách và các biện pháp tổ chức .............................100 3.3.2. Về lập pháp, hoàn thiện pháp luật....................................................106 KẾ T LUẬN ..................................................................................................112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................113
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta, vào năm 1986 Việt Nam đã bắt đầu công cuộc Đổi Mới chính sách. Từ đó, Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực xã hội, chính trị và kinh tế. Nhờ có những thành tựu đó, quyền con người của người dân đã được nâng cao, quyền làm chủ đất nước của nhân dân được đảm bảo. Việt Nam cam kết tiếp tục chính sách đổi mới qua việc hội nhập tiên phong vào thế giới, cải cách thủ tục hành chính và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Khái niệm nhà nước pháp quyền của Việt Nam có đặc điểm bởi nguyên tắc hiến định là tất cả công dân bình đẳng trước pháp luật và quyền con người trong tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế và văn hóa đều được tôn trọng. Có thể nói rằng, theo cách khác, việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đồng nghĩa với việc quyền con người được tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ. Trong mấy chục năm qua, cùng với sự ra đời của Liên hợp quốc, một hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế quốc tế về bảo đảm quyền con người đã được thiết lập. Lẽ dĩ nhiên, việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do cơ bản của con người là nghĩa vụ của mỗi quốc gia trên thế giới. Trong những vi pha ̣m nhân quyền thì tra tấn là là hành vi bi ̣lên án và phủ nhận một cách mạnh mẽ và phổ quát nhất. Vấn đề phòng chống tra tấn đã được công nhâ ̣n rô ̣ng rãi ở hầu khắp các nền văn hóa và tư tưởng đến nỗi dường như không có sự tranh cãi hay nghi ngờ gì về sự thâ ̣t rằng những xâm phạm thể chất hay tinh thần khi được thực hiện ở diện rộng hoặc có hệ thống , sẽ cấu thành tội ác chống lại loài người, như tô ̣i diê ̣t chủng và tội ác chiến tranh mà cộng đồng quốc tế phải lên án, ngăn chă ̣n và trừ ng tri ̣những kẻ thực hiê ̣n hành vi đó. Liên hợp quốc đã lên án tra tấn như là mô ̣t trong những hành vi vô nhân đa ̣o và đê hèn nhất mà con người pha ̣m phải với đồng loa ̣i , bởi tra
  • 6. 2 tấn phủ nhâ ̣n phẩm giá , hủy hoại cả thể chất và tinh thần của nạn nhân – những người ở trong hoàn cảnh không thể chống cự được. Vấn đề cấm tra tấn, trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục được quy định đầu tiên trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948, sau đó được tái khẳng định trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 mà Việt Nam đã là thành viên. Đặc biệt, vấn đề này được quy định riêng trong một công ước - Công ước về cấm tra tấn, trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục (Công ước chống tra tấn ) - là một trong sáu điều ước quốc tế đa phương quan trọng nhất về quyền con người, được thông qua ngày 1/12/1984 và có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. Tuy nhiên, trên hết, cấm tra tấn, trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục còn là một quy phạm luật tập quán quốc tế, có hiệu lực ràng buộc với mọi quốc gia, kể cả những quốc gia chưa phê chuẩn Công ước trên. Trong thời gian tới, vấn đề này sẽ còn được cộng đồng quốc tế quan tâm nhiều hơn, với những cơ chế chặt chẽ hơn (gần đây, tra tấn cũng bị coi là một trong hành vi phạm tội có thể bị đem ra xét xử ở Tòa án hình sự quốc tế). Điều này đòi hỏi các nhà nước cần phải quan tâm và làm hài hòa hệ thống pháp luật quốc gia với các chuẩn mực quốc tế có liên quan, đồng thời phải có các biện pháp bảo đảm thực hiện có hiệu quả các quy định đó trên thực tế; có như vậy, quốc gia đó mới tránh được những sự chỉ trích, phê phán, thậm chí là trừng phạt xuất phát từ dư luận và các thể chế quốc tế trong vấn đề này. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy rằng tại Việt Nam cũng còn nhiều trường hợp vi phạm quyền con người đặc biệt là trong quá trình tiến hành điều tra, truy tố và thi hành án, tại các cơ sở giam giữ. Những vi phạm đó xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có bất cập, hạn chế của cơ chế, nhận thức thái độ của cơ quan, người có thẩm quyền và đă ̣c biê ̣t là những ha ̣n chế từ các quy đi ̣nh của pháp l uâ ̣t… Vì vậy có thể nói việc nghiên cứu đảm
  • 7. 3 bảo quyền con người nói chung, trong đó có quyền không bị tra tấn nói riêng từ góc độ luật pháp có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung và trong công cuộc cải cách tư pháp nói riêng ở nước ta. 2. Tình hình nghiên cứu Đối với quốc tế, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra được những nội dung về tra tấn cũng như phòng, chống tra tấn, trong đó có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Amnesty International (2003), Combating Torture – A manual for Action; Redress Trust (2006), Bring the International Prohibition of Torture home; William F. Schulz (2007), The Phenomenon of Torture: Readings and Commentary; Haque, A. A. (2007), “Torture, Terror and the Invasion of Moral Principles”; Steven Lee (2007), Intervention, Terrorism, and Torture: Contemporary Challenges to Just War Theory v.v… Tại Việt Nam, từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phòng, chống tra tấn, trong đó chủ yếu là các công trình nghiên cứ u trong lĩnh vực tố tụng hình sự và thi hành án hình sự với nô ̣i dung đảm bảo quyền của những người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và những người chấp hành hình phạt tù. Những đối tượng này là những người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ phụ thuộc vào rất nhiều vào việc tuân thủ đúng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Và trên thực tế quyền và lợi ích này rất hay bị xâm phạm và họ có khả năng bị tra tấn cao do đă ̣c thù môi trường giam giữ , chính vì thế đã có rất nhiều công trình khoa học quan tâm đến vấn đề bảo vệ những quyền của các chủ thể này. Có thể kể đến: - Về sách đáng chú ý là: cuốn sách Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1999) của Luật sư, PGS.TS Phạm Hồng Hải; cuốn sách Về bảo đảm quyền, lợi ích hợp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
  • 8. 4 2009) của TS. Trần Quang Tiệp; cuốn sách Họ vẫn chưa bị coi là có tội (Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1989) của PTS. Vũ Đức Khiển và Phạm Xuân Chiến; cuốn sách Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003) của TS.Trần Quang Tiệp. - Về các công trình đề tài, luâ ̣n văn, luâ ̣n án, có thể kể đến luận án tiến sỹ luật học Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Huy Hoàng; luận án tiến sĩ luật học Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự của Hoàng Thị Sơn (Đại học Luật Hà Nội, 2003); luâ ̣n án tiến sỹ Thực hiện phá p luật về quyền con ngườ i của phạm nhân trong thi hành án phạt tù ở Việt Na m của Nguyễn Đức Phúc (Học viện C hính trị quốc gia Hồ Chí Minh , 2012); đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam do GS.TSKH Lê Văn Cảm, TS. Nguyễn Ngọc Chí. Ths. Trịnh Quốc Toản đồng chủ trì; luận văn thạc sĩ luật học Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người trong xét xử hình sự ở nước ta hiện nay của Hoàng Hải Hùng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000); Khóa luận tốt nghiệp Công ước Chống tra tấn năm 1984 và khả năng gia nhập của Việt Nam của Đào Thị Thùy Nga (Khoa Luật - Đại học Quốc gia, 2011). - Ngoài ra, vấn đề đảm bảo quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người chấp hành hình pha ̣t tù còn được đề cập ở các mức độ khác nhau trong các công trình của một số tác giả khác như: Đảm bảo quyền con ngườ i trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam (Tạp chí Khoa học pháp lý số3/2006) của Nguyễn Tiến Đa ̣t; bài viết Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quyền, nghĩa vụ của bị can, bị cáo và cơ chế bảo đảm thực hiện (Tạp chí Nghiên cứu luật pháp, số 5/2009) của TS. Chu Thị Trang Vân; Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự (tạp chí Tòa án
  • 9. 5 nhân dân số 9/1992) của PGS.TS Trần Văn Độ; Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự: Khái quát từ góc độ lịch sử nhân loại (tạp chí Tòa án nhân dân số 7/2009) của tác giả Nguyễn Thành Long; Các giải pháp phòng, chống oan, sai trong tố tụng hình sự nhìn từ góc độ cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay (tạp chí Tòa án nhân dân số 1/2010) của tác giả Hồ Sỹ Sơn; Cần sửa đổi, bổ sung nội dung sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm (tạp chí Tòa án nhân dân số 11/2010) của tác giả Bùi Thị Nghĩa; Một số ý kiến về việc người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù xin kết hôn (tạp chí Tòa án nhân dân số 10/2010) của tác giả Trần Ngọc Tú; Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (tạp chí Tòa án nhân dân số 5/2009) của tác giả Mai Bộ; Chuẩn mực quốc tế về đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự (tạp chí Kiểm sát số 13/2006) của tác giả Tưởng Duy Kiên; Quyền của Luật sư trong giai đoạn Điều tra vụ án hình sự- những hạn chế, bất cập qua thực tiễn áp dụng (tạp chí Tòa án nhân dân số 4/2009) của tác giả Vũ Huy Khánh. Tiếp đến là một số Giáo trình và tài liệu tham khảo như: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Nxb Công an nhân dân, 2010) của trường Đại học Luật Hà Nô ̣i; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Nxb Đại học Quốc gia, 2010) do TS. Nguyễn Ngọc Chí chủ biên; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Nxb Công an nhân dân, 2010) của Trường Đại học Luật Hà Nội do PSG.TS Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, (Nxb Học viện cảnh sát nhân dân, 2005) của Bộ môn pháp luật, Học viện Cảnh sát nhân dân do TS. Khổng Văn Hà chủ biên; Bình luận Luật Thi hành án hình sự năm 2010 (Nxb Chính tri ̣quốc gia, 2012) do GS.TS Nguyễn Ngọc Anh chủ biên ; Tài liệu Bình luận Công ước chống tra tấn và sử dụng các hình thức trừng phạt hay đối xử khác tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người của Vụ Pháp chế, Bộ Công an năm 2008.
  • 10. 6 Bên cạnh đó, cũng đã có một số hội thảo có liên quan đến vấn đề phòng , chống tra tấn, ví dụ như hội thảo quốc tế Công ước Chống tra tấn và sử dụng các hình thức trừng phạt hay đối xử khác tàn bạo, vô nhân đạo hoặc nhục hình do Trung tâm nghiên cứ u Quyền con người – Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với BộNgoa ̣i giao tổ chứ c tháng 12 năm 2003; Hội thảo Nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc do BộCông an tổ chứ c tháng 11 năm 2008; Hô ̣i thảo Về việc tham gia Công ướ c chống tra tấ n do Ban nghiên cứ u gia nhâ ̣p công ước chống tra tấn – BộCông an tổ chứ c tháng 6 năm 2013; Hô ̣i thảo Công ướ c Chống tra tấn và cá c hình thứ c đối xử hoặc trừ ng phạt tà n bạo , vô nhân đạo hoặc hạ nhục con ngườ i do BộNgoa ̣i giao phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc tổ chứ c tháng 6 năm 2014. Đánh giá chung về các công trình đã được công bố có nội dung đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền con người nói chung, và vấn đề phòng, chống tra tấn nói riêng được tiếp cận, có thể nhận thấy rằng các tác giả đã nêu được những nội dung đảm bảo quyền con người liên quan đến phòng , chống tra tấn mà chủ yếu là quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người chấp hành hình phạt tù trong hệ thống tư pháp hình sự, trong đó có quyền không bị bức cung, nhục hình, quyền được coi là không có tội cho đến khi có bản án có hiệu lực của Tòa án, vấn đề phòng, chống tra tấn trong các nghiên cứu này phần nào đã được thể hiê ̣n thông qua các nô ̣i dung đảm bảo quyền của những người tham gia tố tụng cũng như vấn đề truy cứ u trách nh iê ̣m đối với người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, kể từ khi Hiến pháp 2013 được thông qua với quy đi ̣nh về viê ̣c cấm tra tấn tại Điều 20 và cùng với việc Việt Nam đã ký kết Công ước Chống tra tấn và đang trong quá trình gia n hâ ̣p Công ước này , thì chưa có công trình nào phân tích so sánh một cách toàn diện giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn . Cũng chưa có công
  • 11. 7 trình nào nêu ra những giải pháp toàn diện, cụ thể hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như cơ chế trong vấn đề phòng, chống tra tấn tại Việt Nam. Nhận thấy đây là một vấn đề còn mới mẻ chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, đồng bộ tại Việt Nam, vì thế tôi đã quyết định chọn đề tài: “Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam: Phân tích so sánh” cho luận văn thạc sỹ của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận văn này là phân tích những nội dung của pháp luật quốc tế và Việt Nam trong vấn đề phòng, chống tra tấn, từ đó tìm ra những khoảng trống giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam trong vấn đề này. Tiếp đến, đề xuất những nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung để làm hài hòa hệ thống pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế trong vấn đề phòng, chống tra tấn cũng như cơ chế phòng chống tra tấn hiệu quả tại Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Phân tích làm rõ phạm vi, nội hàm của các quy định trong các văn kiện pháp lý quốc tế và Việt Nam về phòng, chống tra tấn. - Đánh giá mức độ tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế trong vấn đề phòng, chống tra tấn. - Nghiên cứ u nội dung cần sửa đổi, bổ sung để hòan thiện pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế có liên quan. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về Nhà nước và Pháp luật, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về đảm bảo quyền con người.
  • 12. 8 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Luân văn này bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh v.v… 6. Kết cấu của Luận văn Để đạt được mục tiêu kể trên, Luận văn kết cấu thành ba chương như sau: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về phòng, chống tra tấn Chƣơng 2: Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn Chƣơng 3: Sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về phòng, chống tra tấn. Một số đề xuất, kiến nghi ̣.
  • 13. 9 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG TRA TẤN 1.1. Tra tấn 1.1.1. Khái niệm tra tấn Tổ chức Ân xá quốc tế là tổ chức đầu tiên định nghĩa Tra tấn từ góc độ chính trị và điều hành để sử dụng trong vận động nhân quyền và nghiên cứu dịch tễ học và khảo sát. Theo đó một định nghĩa tra tấn khá rộng và đơn giản được sử dụng trong Báo cáo về tra tấn năm 1973 như sau: “Tra tấn là sự gây tổn hại có hệ thống và có chủ ý bởi một người này đối với người khác, hoặc đối với người thứ ba, để thực hiện mục đích của người tra tấn trái với ý muốn của người kia” [62]. Định nghĩa của Hiệp hội Dược Thế giới, trong Tuyên bố Tokyo 1975 cũng có nội dung tương tự: Tra tấn được coi là sự gây tổn hại về thể chất hoặc tinh thần một cách có chủ ý, hệ thống hoặc bừa bãi do một hoặc nhiều người tự mình thực hiện hoặc theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền, để ép buộc người khác đưa ra thông tin, thú tội, hoặc vì bất kỳ lý do nào Theo từ điển Tiếng Việt thì Tra tấn là việc đánh đập tàn nhẫn để bắt cung khai. Còn theo Từ điển Webster‟s New Collegiate Dictionary thì tra tấn được hiểu như sau: 1. Gây ra đau đớn dữ dội (như đốt, đánh đập, gây thương tích) để trừng phạt, ép buộc hoặc để thỏa mãn thú vui tàn bạo. 2. Gây ra đau đớn về thể chất hoặc tinh thần. 3. Để trừng phạt hoặc ép buộc thông qua việc gây đau đớn. 4. Để gây ra sự chịu đựng đau đớn, để gây ra đau khổ. Và đi ̣nh nghĩa được chấp nhâ ̣n rô ̣ng rãi nhất cho đến nay là định nghĩa tra tấn theo Công ước chống tra tấn và các hình thứ c đối xử hoă ̣c trừ ng pha ̣t
  • 14. 10 tàn bạo, vô nhân đa ̣o hoă ̣c ha ̣nhục con người của Liên hợp quốc 1984 (Sau đây gọi tắt là Công ước Chống tra tấn): Tra tấn có nghĩa là bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc khổ đau nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe doạ hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và khổ đau đó do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức [9]. Theo như những điểm trên có thể nhận thấy tra tấn được đi ̣nh nghĩ a ở nhiều văn bản khác và ta ̣i nhiều thời điểm khác nhau tuy nhiên tựu chung la ̣i thì thấy rằng những hành vi gây ra đau đớn chỉ được coi là tra tấn khi nó được thực hiện với mục đích nhất định vớ i thẩm quyền nhất đi ̣nh . Như vậy nếu có một vụ ẩu đả, đánh đập diễn ra trên đường phố chẳng hạn thì dù có thể nạn nhân bị thương tích, bị xâm hại nhưng những người thực hiện hành vi đó không theo bất kỳ một mệnh lệnh, hay dưới quyền lực của chính quyền, quân đội hay tư pháp thì đó không phải là tra tấn. Trái lại nếu một nhóm người thuộc quân đội thực hiện hành vi như trên thì đó là tra tấn. Điểm khác biệt chính giữa một hành vi dã man đơn thuần với một hành vi tra tấn đó là ở hành vi đó được thực hiện theo một thẩm quyền chính thức và với một mục đích nhất đi ̣nh . Như vậy trong những định nghĩa này có ngụ ý rằng khi tra tấn được thực hiện dưới danh nghĩa chính quyền thì nó sẽ được chấp nhận. Và thông qua việc truy cứu trách nhiệm cho những người trong việc ra lệnh và điều
  • 15. 11 hành việc tra tấn đã tạo cho những người thực hiện hành vi tra tấn lợi thế để có thể không phải chịu trách nhiệm khi đưa ra lời biện hộ rằng “Chúng tôi chỉ làm theo lệnh” [55]. Tra tấn phải được thực hiê ̣n cố ý, trái ý muốn nạn nhân và khi nạn nhân trong tình tra ̣ng không thể tự vê ̣được . Như vâ ̣y trong các trường hợp những sự đau đớn nghiêm trọng được thực hiê ̣n mô ̣t cách vô ý như A vô tình làm bỏng B; A cố tình làm B bi ̣bỏng và B đồng ý để cho A làm bỏng mình ; và trong cả trường hợp dù B không muốn A làm mình bi ̣bỏng nhưng B đã có thể chống trả và tự vê ̣ ngăn chă ̣n lại hành vi của A thì tất cả các trường hợp này không phải là tra tấn. Trên thực tế tra tấn không thể xảy ra nếu không tước bỏ quyền tự chủ của nạn nhân trong quá trình tra tấn . Tra tấn được thực hiê ̣n với mục đích phá vỡ ý chí của nạn . Ít nhất người thực hiện hành vi tra tấn sẽ cố ý thực hiện việc kiểm soát đối với cơ thể và các cảm giác của nạn nhân (gây ra sự đa u đớn nghiêm trọng). Qua đó cơ thể của na ̣n nhân không còn là của na ̣n nhân , thay vào đó trở thành công cụcủa người tra tấn. Cần phải phân biê ̣t tra tấn với cưỡng ép . Trong trường hợp cưỡng ép, thì người bi ̣cưỡng ép bi ̣bắt phải làm những viê ̣c mình không muốn. Điều này có điểm giống với tra tấn ở chỗ lấy đi sự kiểm soát hành động và ra quyết đi ̣nh của nạn nhân, ví dụ trong trường hợp một vụcướp tài sản, một người miễn cưỡng phải đưa tài sản khi bị kẻ cướp đe dọa xâm ha ̣i tính ma ̣ng . Trong ví dụnày , cưỡng ép không bắt buộc phải có yếu tố gây ra đau đớn nghiêm trọng về thể chất hay tinh thần, do vâ ̣y nó không phải là tra tấn. Và trong trường hợp cưỡng ép có sử dụng vũ lực ví dụ như cảnh sát sử dụng dụng cụ sốc điện để trấn áp đám đông biểu tình thì đây cũng không phải là tra tấn , nếu những người biểu tình không nằm dưới sự kiểm soát của cảnh sát, và họ có thể tự vệ được . Tuy nhiên, tra tấn vẫn có sự liên quan đến cưỡng ép trong nhiều trường hợp , đă ̣c biê ̣t khi người thực hiê ̣n hành vi tra tấn muốn tìm kiếm thông tin từ na ̣n nhân.
  • 16. 12 1.1.2. Mục đích của Tra tấn Vào buổi sơ khai, tra tấn ở dưới hình thức rộng hay hẹp tùy thuộc vào tội phạm và được sử dụng như là một cách để trừng phạt những người phạm tội. Vào thời xa xưa, khi mà cuộc sống ngắn ngủi, dã man và tàn bạo, thì khó có thể có hình phạt nào khác hơn. Khi những người phạm tội vi phạm những quy tắc đạo đức thì họ sẽ bị hành hình công khai một cách man rợ, đó cũng là cách để chứng tỏ rằng pháp luật được thực thi, xã hội được đảm bảo an toàn và những ai tuân theo pháp luật cũng sẽ được an toàn. Những hình ảnh thực thi pháp luật như vậy là để làm hài lòng đám đông và cho họ cảm giác về công lý được thực thi. Tra tấn còn được sử dụng như là công cụ để duy trì sự kiểm soát và thực thi quyền lực đối với những người đối lập hay những người có tư tưởng cấp tiến và có khả năng đe dọa đến chính quyền và hệ thống cai trị. Trải qua nhiều thiên niên kỷ, hàng ngàn các nền văn minh trỗi dậy rồi lại sụp đổ, nhưng việc sử dụng tra tấn và những lý do đằng sau việc sử dụng nó vẫn còn duy trì khá liên tục. Mục đích sử dụng tra tấn đầu tiên với tư cách là hình thức trừng phạt thường không quá phức tạp, đó là khi người phạm tội bị xác định là có tội thì họ bị trừng phạt. Nhưng qua thời gian, mục đích của việc sử dụng tra tấn chuyển từ việc trừng phạt đơn thuần sang việc lấy thông tin, đó là khi các nạn nhân bị đưa đến nơi hành hình và chứng kiến tận mắt quá trình của việc hành hình mà mình sẽ sắp phải trải qua, sau đó họ lại được đưa về nơi giam giữ để suy nghĩ. Như vậy thì những hình ảnh đó cũng đủ để cho những người đó phải khai tất cả những gì mình biết, tuy vậy cũng không loại trừ những người có ý chí mạnh khi không khai gì cả vì biết rằng dù có khai hay không thì họ vẫn bị hành hình, tra tấn như vậy. Việc chỉ ra một các rõ ràng những hình thức trừng phạt nào được coi là tra tấn, và những hình thức nào là không phải tra tấn sẽ khó khăn hơn khi coi tra tấn là một công cụ để thu thập thông tin hay lời thú tội. Vào bất kỳ lúc nào
  • 17. 13 khi mà thông tin bị cưỡng ép thu thập từ người đang bị giam cầm thì rất có khả năng rằng tra tấn đã được thực hiện bởi nếu là người vô tội, thì họ không có thông tin gì để cung cấp cả và nếu là người có tội, thì họ sẽ không muốn đưa ra bất kỳ thông tin gì. Mặt khác, theo bản chất của việc trừng phạt thì người phạm tội sẽ chịu trừng phạt nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Bất kể là tội phạm gì thì khi các quy chuẩn xã hội bị phá vỡ thì việc trừng phạt sẽ được thực thi, để đảm bảo rằng chính quyền đang làm đúng công việc của mình. Thất bại trong việc này sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn, và sự sụp đổ của xã hội là không thể tránh khỏi. Vậy khi nào thì việc trừng phạt trở thành tra tấn? Không nghi ngờ gì khi việc trừng phạt một cách chậm rãi và dưới cách thức gây ra đau đớn dữ dội chính là tra tấn. Liệu hình phạt nhẹ hơn có được coi là tra tấn hay không là do tập tục hiện hành của xã hội quyết định. Vào thời xa xưa, khi mà cuộc sống mông muội và man rợ thì thậm chí trong thời điểm yên bình nhất, chỉ có ba loại hình phạt chính: đánh – cho tội nhẹ; hình phạt nợ máu trả bằng máu (nhưng không tử hình) cho tội nghiêm trọng; và cuối cùng là hành hình. Vì các tội nhẹ phổ biến hơn so với các tội nghiêm trọng nên việc đánh thường được áp dụng, và mức độ nghiêm trọng của tội phạm cũng như tính tàn bạo của các chuẩn mực xã hội sẽ quyết định người phạm tôi sẽ bị đánh bằng công cụ gì. Ngày nay, mục đích của tra tấn có thể phức tạp và đa dạng hơn, nó không những được sử dụng để làm công cụtrừ ng tri ̣hay lấy thông tin từ người pha ̣m tội mà còn được sử dụng để “trả thù một hay nhiều ngườ i hoặc để khủng bố , gây hoảng loạn trong cộng đồng” v.v... [68]. 1.1.3. Các hình thức của tra tấn Tra tấn có thể chia thành hai nhóm : tra tấn về thể chất và tra tấn về tinh thần. Tuy nhiên hai nhóm này có nhiều điểm khá giống nhau do vâ ̣y hâ ̣u quả
  • 18. 14 của hai nhóm này khó có thể phân biệt được : sự tra tấn thể xác có thể để lại những vết sẹo tâm lý nghiêm trọng, trong khi sự tra tấn tâm lý có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng về thể xác. Hầu hết các hình thứ c tra tấn là nhằm làm cho nạn nhân phải đau đớn và sợ hãi trong một thời gian càng lâu càng tốt mà không để lại dấu vết gì trên cơ thể họ . Mô ̣t số hình thứ c phổ biến của tra tấn về thể chất có thể đến là đánh đâ ̣p, sốc điê ̣n, dìm vào nước, làm nghẹt thở hoă ̣c gây bỏng v.v... Hình thức phổ biến của tra tấn tinh thần có thể gồm cách ly, đe dọa, làm nhục, chế nha ̣o, không cho ngủ , ăn hay uống hoă ̣c phải chứ n g kiến cảnh người thân trong gia đình của mình bi ̣tra tấn . Hiếp dâm và xâm ha ̣i tình dục cũng là những hình thức của tra tấn và được thực hiện cả với phụ nữ và đàn ông trong quá trình bắt giữ hoặc giam cầm , hoă ̣c trong cá c cuộc xung đô ̣t hoă ̣c chiến tranh. 1.1.4. Nạn nhân của tra tấn và người thực hiện hành vi tra tấn Nạn nhân của tra tấn có thể là bất kỳ ai , bao gồm chính tri ̣gia , nhà báo, nhân viên y tế , những người hoa ̣t đô ̣ng nhân quyền , những người bi ̣giam giữ hoă ̣c tù nhân, thành viên của các nhóm thiểu số , và cả những người dân bình thường, cả trẻ em và người trưởng thành . Nạn nhân bị tra tấn không chịu đựng những hâ ̣u quả một mình mà trong nhiều trường hợp tra tấn còn có ảnh hưởng đến cả gia đình , bạn bè và cộng đồng của họ . Đôi khi trẻ em bi ̣bắt buô ̣c phải chứ ng kiến cảnh cha me ̣mình bi ̣tra tấn và ngược la ̣i trẻ em có thể bị tra tấn để dày vò cha mẹ của đứa trẻ đ ó. Cô ̣ng đồng cũng có thể bi ̣ảnh hưởng từ viê ̣c thành viên trong cô ̣ng đồng bi ̣tra tấn , khi thành viên của cộng đồng phải gánh chi ̣u những chấn thương thể chất cũng như tâm lý , thâ ̣m chí tra tấn còn làm cho những thành viên k hác trong cộng đồng đó cảm thấy rằng những quyền con người cơ bản không được đảm bảo và tôn trọng. Tra tấn có thể được thực hiê ̣n bởi sự xúi giục hoă ̣c với sự chấp thuâ ̣n của người có thẩm quyền . Họ có thể là nhân viên canh giữ nhà tù , trại tạm giam,
  • 19. 15 tạm giữ; công an, quân đội, nhân viên y tế . Ngoài ra, nạn nhân thậm chí cũng có thể bị tra tấn bởi những người giam giữ cùng mình khi những người giam giữ đó thực hiê ̣n hành vi dưới sự chấp thuâ ̣ n hoă ̣c ra lê ̣nh của người có thẩm quyền. Còn trong bối cảnh xung đột vũ trang , tra tấn có thể được thực hiê ̣n bởi các lực lượng đối lâ ̣p. 1.1.5. Quan điểm về sử dụng tra tấn Dù có sự đồng thuận về vấn đề lên án và loa ̣i tr ừ tra tấn, thì tra tấn vẫn diễn ra ta ̣i các quốc gia bất kể quốc gia đó có hê ̣thống chính tri ̣, pháp luật như thế nào. Viê ̣c dường như không thể loa ̣i bỏ tra tấn trên thực tế (hay thâ ̣m chí trên luâ ̣t pháp) là thách thức lớn nhất đối với phong trào nhân quyền thế giới . Trong nhiều trường hợp , ở nhiều quốc gia tra tấn vẫn được sử dụng , hợp lý hóa cũng như hợp pháp hóa . Chính vì thế mà vấn đề tra tấn luôn được quan tâm và không ngừ ng được đưa ra. Đã có nhiều quan điểm trong vấn đề sử dụng tra tấn, tuy nhiên nổi bật nhất có thể kể đến hai quan điểm , đó là quan điểm dựa vào cơ sở đa ̣o lý và quan điểm dựa vào cơ sở nhân quả. Quan điểm dựa vào cơ sở đạo lý Từ góc độ đạo lý, thì việc tra tấn có tính chất tàn bạo và hạ thấp nhân phẩm và chính vì những đặc điểm này , tra tấn là sai trái về mặt đạo lý . Và sự vi phạm nhân phẩm con người và không tôn trọng quyền tự quyết của nạn nhân là xuất phát từ việc tra tấn . Vì mỗi người có các quyền cơ bản cần được người khác tôn trọng, do đó tra tấn không thể được bao biện về mặt đạo lý. Về vấn đề này có một số người cho rằng các hình thức khác của bạo lực, mà có tính chất ngang bằng với sự tàn bạo và hạ thấp nhân phẩm mà có thể được sử dụng và được coi là hợp pháp trong một số trường hợp. “Nếu việc giết người có thể được bào chữa trong chiến tranh và vì lý do tự vệ thì theo đó tra tấn cũng cần được bào chữa trong những điều kiện tương tự như vậy” [60, tr.337-353]. Mặc dù ý kiến này có vẻ hợp lý nhưng sự so sánh tra tấn với tự vệ là sai lầm vì
  • 20. 16 những lý do sau: thứ nhất, việc bào chữa một trong những hình thức bạo lực không có nghĩa là sẽ bào chữa cho việc sử dụng hình thức bạo lực khác. Thứ hai, bào chữa việc giết người trong chiến tranh và tự vệ là có cơ sở từ việc có một mối đe dọa từ người khác đối với tính mạng của chính chúng ta, do đó chúng ta có quyền tự bảo vệ bản thân mình. Tra tấn trái lại là một hành vi bạo lực đối với người không có sự tự vệ, không phản kháng được và không có một mối đe dọa trực tiếp hay trước mắt nào . Hành vi tra tấn luôn luôn bao hàm một quan hệ quyền lực không cân xứng giữa người tra tấn và nạn nhân , trong đó người tra tấn có sự kiểm soát tình hình một cách tuyệt đối và sử dụng sự khống chế và vũ lực lên nạn nhân không thể phản kháng được. Việc lấy tự vệ để bào chữa cho hành vi tra tấn là không thể vì hành vi tra tấn là hành vi sử dụng vũ lực đối với nạn nhân không thể phản kháng được. Quan điểm dựa vào cơ sở nhân quả Mặc dù hầu hết các học giả đồng ý rằng từ góc độ đạo lý, tra tấn không thể được bào chữa, nhưng cuộc tranh luận về việc bào chữa đối với tra tấn từ góc độ nhân quả phức tạp hơn. Những học giả gạt bỏ tất cả những bào chữa cho việc sử dụng tra tấn xuất phát từ nguồn gốc đạo lý, cho rằng việc sử dụng tra tấn vào những trường hợp ngoại lệ là có thể chấp nhận từ góc độ nhân quả, miễn sao hậu quả tích cực từ việc sử dụng tra tấn lớn hơn hâ ̣u quả tiêu cực của việc tra tấn. Tranh luận này có nguồn gốc từ phân tích giá-lợi ích cho rằng tra tấn có thể được bào chữa nếu đó là cái ít có hại hơn và được sử dụng để tránh hậu quả lớn hơn. Để phát triển và tăng cường lý lẽ này, những người bào chữa cho việc sử dụng tra tấn dựa chủ yếu vào “giả thiết diễn tiến của bom hẹn giờ” [66, tr.221] được phát triển bởi Bentham. Học thuyết này mô tả tình huống khẩn cấp trong đó tra tấn được sử dụng để lấy thông tin từ người khủng bố về địa điểm đặt bom hẹn giờ. Trong vụ việc này, việc sử dụng tra tấn có thể được coi là ít có
  • 21. 17 hại để tránh hậu quả lớn hơn xảy ra - cụ thể là việc giết hại và làm bị thương những người dân vô tội nếu không tìm ra quả bom dó sớm. Kết luận được rút ra từ kịch bản này là nếu có thể tránh được sự nguy hiểm thông qua việc sử dụng tra tấn, và những lợi ích được bảo vệ lớn hơn nhiều so với lợi ích bị vi phạm thì hành vi tra tấn có thể được chấp nhận. Gardner đã nghiên cứu sâu hơn và cho rằng trong những trường hợp như vậy, tra tấn không đơn thuần là được chấp nhận mà thậm chí phải diễn ra như một yêu cầu về đạo đức. Học thuyết của ông về “đồng phạm tiêu cực” [50, tr.613-657] cho rằng nếu có thể phòng tránh nhiều việc xấu bằng việc thực hiện một số việc xấu, thì đây là yêu cầu về mặt đạo đức nếu không sẽ là đồng phạm và phải chịu trách nhiệm đối với nhiều việc xấu đó. Tuy thế, kịch bản bom hẹn giờ cho ta cơ sở quá yếu đề xây dựng những lập luận này. Kịch bản bom hẹn giờ này là một kịch bản giả thiết thuần túy, và thậm chí nếu nó có thể được coi là có căn cứ về mặt lý thuyết, thì việc áp dụng nó trên thực tế vẫn còn là một vấn đề còn để ngỏ. Kịch bản bom hẹn giờ có cơ sở từ giả thuyết rằng tra tấn là cách duy nhất để lấy thông tin sống còn từ kẻ khủng bố và rằng tra tấn thực sự có hiệu quả. Bằng chứng mang tính kinh nghiệm trái lại, cho thấy rằng trong đa số các trường hợp, kỹ năng thẩm vấn có sự thành công tương đương trong việc lấy thông tin sống còn từ những kẻ khủng bố và rằng thông qua việc sử dụng tra tấn, sẽ không có thêm thông tin nào được lấy từ kẻ khủng bố. Tra tấn do đó không hề hiệu quả hơn trong việc thu thập thông tin so với kỹ năng thẩm vấn. Thêm nữa là, chỉ những lời khai sớm mới được coi là hữu dụng trong cuộc chiến chống khủng bố. Thông tin có giá trị về việc triển khai mạng lưới khủng bố cần được lấy trong vài giờ đầu sau khi kẻ khủng bố bị bắt. Một khi tổ chức khủng bố phát hiện ra rằng một thành viên của mình đã bị bắt, kế hoạch có thể bị thay đổi và thông tin được cung cấp bởi kẻ khủng bố trở nên không còn có tác dụng. Ở đây phải nói rằng tra tấn không có khả năng sẽ cung
  • 22. 18 cấp thông tin một cách nhanh chóng vì nó được xây dựng lên nhằm phá vỡ sự chống chọi của nạn nhân thông qua việc tra tấn kéo dài, và những kẻ khủng bố thường được đào tạo một cách đặc biệt để chịu đựng. Một ví dụ đáng chú ý cho vấn đề này là vụ thành viên Al –Qaeda, Mohamed al Kahtani “chỉ khai sau khi đã bị tra tấn nhiều tháng” [69]. Tra tấn có thể luôn được sử dụng để thu thập thông tin hoặc lời nhận tội , và hầu hết bất kỳ ai cũng sẽ nhận tội hoặc đưa bất kỳ thông tin gì chỉ để cho việc đau đớn được chấm dứt mà thôi . Vào thế kỷ thứ IV , nhà triết học Aristotle đã nhâ ̣n ra bản chất của tra tấn đó là : “những ai bi ̣á p lực (của tra tấn) thì thường sẽ đưa ra những bằng chứng sai lầm , một số sẽ sẵn sà ng chi ̣u đựng tất cả còn hơn là nói sự thật , trong khi những ngườ i khá c thực sự sẵn sàng làm oan ngườ i khá c vớ i hy vọng rằng sẽ sớ m thoá t khỏi tra tấn” [44]. Dễ dàng nhận thấy rằng việc sử dụng tra tấn để thu thập thông tin là sai lầm, bởi nếu người muốn thu thập thông tin thực sự muốn tìm ra sự thật, thì việc sử dụng tra tấn thực sự phản tác dụng. Vì sao lại như vậy ? Bởi vì mục đích thật sự của tra tấn không phải là tìm ra sự thật mà chỉ là để đảm bảo việc kết tội và đó là điểm hạn chế lớn nhất của tra tấn. Một người bị tra tấn thì sớm hay muộn sẽ thú tội do vâ ̣y những điều này không có gì đảm bảo rằng: là họ đã thực sự thực hiện hành vi phạm tội và nếu họ không thực hiện hành vi phạm tội khi mà có tội phạm đã xảy ra trên thực tế, thì kẻ phạm tội thực sự sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Vấn đề này dẫn đến mục đích ban đầu của tra tấn là để thu thập các thông tin có giá trị không đáp ứng được trên thực tế. Hệ quả là, nếu tra tấn như là một kỹ thuật thẩm vấn không có tác dụng và không dẫn đến kết quả tích cực như trông đợi trong nhiều vụ thì nó không thể được chấp nhận về mặt đạo đức trên cơ sở thuyết nhân quả. Từ thực tế này, tra tấn hầu như không dẫn đến những kết quả tích cực như mong đợi, mà trái lại là một loạt
  • 23. 19 hệ quả tiêu cực lâu dài làm giảm tính thuyết phục của lý luận của thuyết nhân quả. 1.2. Phòng, chống tra tấn 1.2.1. Vai trò của phòng, chống tra tấn trong viê ̣c đảm bảo quyền con người Quyền không bi ̣tra tấn là mô ̣t trong những quyền con người quan trọng và mang tính không thể bi ̣ha ̣n chế trong mọi trường hợp . Quyền này cũng được coi là một quyền phổ quát và có tính ràng buộc đối với mọi quốc gia . Sở dĩ tra tấn được coi là một trong những vi pha ̣m quyền con người nghiêm trọng nhất là bởi những hậu quả mà nó mang la ̣i. Cụ thể: Thứ nhất, các hệ quả xã hội và tâm lý của tra tấn đối với nạn nhân và những người thân của họ kéo dài hàng năm hoặc hàng thập kỷ sau khi vụ việc xảy ra. Ví dụ là sự bất lực của các nạn nhân trong việc khôi phục môi trường xã hội của họ và xu hướng tự hủy hoại bản thân nghiêm trọng. Những hậu quả đang hủy hoại sự vô tội của nạn nhân tra tấn và cuộc sống của họ như thế sẽ không thể dễ dàng vượt qua được . Những đau đớn và vết thương thể chất có thể lành nhưng những đau đớn và dư chấn tâm lý có thể kéo dài suốt cuộc đời của nạn nhân. Nạn nhân bị tra tấn có thể phải chịu đựng sự ám ảnh , lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, gă ̣p ác mộng, tuyê ̣t vọng, mất trí nhớ, suy giảm khả năng sinh sản, và đổ vỡ trong các mối quan hệ xã hội. Họ thường cảm thấy tội lỗi và xấu hổ hoă ̣c bi ̣kích động bởi những gì mà họđã phải trải qua hoă ̣c có cảm giác mình đã phản bội bản thân hoặc gia đình và bạn bè của họ . Tất cả những hâ ̣u quả trên là phản ứng bình thường củacon người đối với sự đối xử vô nhân đa ̣o. Jean Amery– một na ̣n nhân của tra tấn đã viết trong cuốn sách của mình rằng: Nếu một người nào đó đã từ ng bi ̣tra tấn thì sự tra tấn ấy sẽ tồn tại mãi mãi… Bất cứ người nào đã từ ng phải chi ̣u đựng sự tra tấn có thể không bao giờ cảm thấy bình an trên thế giới này. Nỗi nhục của viê ̣c bi ̣ha ̣thấp một cách cùng cực sẽ không thể
  • 24. 20 nào xóa bỏ đi được . Niềm tin của người đó vào thế giới này sẽ gụ c ngã từng phần ngay từ sự đánh đập đầu tiên , rồi suy sụp hoàn toàn trong quá trình tra tấn , niềm tin này sẽ không bao giờ có thể khôi phục được. Rằng bất kỳ ai thực hiê ̣n hành vi tra tấn để chống la ̣i người khác thì đều bị xem như là sự ghê tởm khủng khiếp nhất [52]. Thứ hai, sự vi phạm các quy chuẩn nhân quyền thông qua tra tấn và đối xử tàn tệ một cách trái pháp luật đối với các na ̣n nhân sẽ khiến cho khoảng cách giữa chính quyền và người dân ngày càng rộng hơn. Người dân sẽ không còn lòng tin vào hệ thống chính quyền cũng như cách thức điều hành của bộ máy nhà nước . Những người đã từng bị vi phạm quyền , những họ hàng, bạn bè và đặc biệt là những nạn nhân vô tội của tra tấn sẽ chi ̣u ảnh hưởng tiêu cực của tra tấn, họ sẽ không thể dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng , viê ̣c này càng làm gia tăng các yếu tố tiêu cực trong cộng đồng . Còn đối với các quốc gia bào chữa cho việc sử dụng tra tấn đối với những ngườ i bi ̣tình nghi là để chống la ̣i cuộc chiến khủng bố thì bằng việc vi phạm những quyền mà họ kêu gọi để bảo vệ các chính phủ và đồng minh của họ đã mạo hiểm tính chính đáng trong cuộc chiến này. Thứ ba, thông qua việc chấp nhận tra tấn, thì việc này có thể sẽ trở thành quy tắc và sẽ không còn là ngoại lệ nữa. Không một vụ việc nào mà trong đó tra tấn được sử dụng như là một kỹ thuật thẩm vấn được giống như trong các trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng như kịch bản bom hẹn giờ. Thêm vào đó, việc sử dụng tra tấn ban đầu chỉ được sử dụng đối với những trường hợp đă ̣c biê ̣t có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia , nhưng sau đó được sử dụng nhiều hơn đối với những trường hợp khác . Những sự phát triển này cho thấy rằng việc sử dụng tra tấn đã trở thành một thực tế thông thường chứ không phải là ngoại lệ nữa. Tóm lại, những hệ quả tiêu cực của việc chấp nhận tra tấn và lý do sử
  • 25. 21 dụng nó sẽ ảnh hưởng tới xã hội một cách tổng thể. Nó có thể làm mờ nhạt đi mối quan ngại về mặt đạo đức đối với việc sử dụng tra tấn nói chung và làm xói mòn đi tính pháp lý của những quy chuẩn nhân quyền và nguyên tắc của pháp luật quốc tế. Xem xét tác động mà tra tấn gây ra đối với cá nhân, cộng đồng và toàn thể xã hội, thì phòng, chống tra tấn phải được đặt một thứ tự ưu tiên cao trong vấn đề đảm bảo quyền con người . Tra tấn vì thế cũng phải được coi như tội ác bị lên án mạnh mẽ bởi cộng đồng quốc tế và bị coi là tội phạm trong pháp luật hình sự. Chính vì thế vấn đề phòng, chống tra tấn cũng nằm trong phòng, chống tội phạm nói chung và nó chỉ có thể đạt hiệu quả khi nó là một quá trình lâu dài gồm nhiều biện pháp khác nhau và mức độ khác nhau. Do vậy vấn đề phòng, chống tội phạm không phải và không thể là nhiệm vụ của một nhà nước riêng lẻ mà là nhiệm vụ chung của các thành viên trong cộng đồng quốc tế. Cần phải có sự cam kết chung của nhà nước, xã hội cũng như cộng đồng quốc tế trong vấn đề này. 1.2.2. Khái niệm phòng, chống tra tấn Phòng, chống tra tấn là việc cô ̣ng động quốc tế , các Nhà nước, các tổ chức và mọi người bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tình trạng tra tấn từ đó ngăn chặn, hạn chế và tiến tới loại trừ tra tấn. Vấn đề phòng, chống tra tấn nói riêng, cũng như phòng, chống tội pha ̣m nói chung là một sự nỗ lực tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực. Chính vì thế các quốc gia cần kết hợp viê ̣c phòng , chống tra tấn trong tất cả các chính sách và chương trình kinh tế , xã hội liên quan để có thể giải quyết hiệu quả những điều kiê ̣n mà từ đó hành vi tra tấn có thể xảy ra. Tại một thời điểm khi có nhiều biện pháp can thiệp để phòng, chống tra tấn thì việc phân biệt hai hình thức phòng, chống tra tấn là việc quan trọng. Sự phân biệt này dựa trên thời điểm sự can thiệp xảy ra và cách tiếp cận được sử dụng như thế nào:
  • 26. 22 Phòng, chống tra tấn trực tiếp tập trung vào việc ngăn ngừa tra tấn xảy ra bằng việc giảm thiểu những nguy cơ và loại bỏ những nguyên nhân có thể dẫn đến tra tấn. Sự can thiệp này xảy ra trước khi có hành vi tra tấn và tập trung vào việc giải quyết nguyên nhân sâu xa có thể dẫn đến tra tấn thông qua việc đào tạo, giáo dục và thường xuyên kiểm tra các nơi giam giữ. Phòng, chống trực tiếp hướng tới việc tập trung vào việc kiến tạo môi trường nơi tra tấn không có khả năng xảy ra. Đây là hướng mang tính cơ bản, chiến lược và lâu dài. Phòng, chống tra tấn gián giếp xảy ra khi tra tấn đã có trên thực tế và phòng, chống gián tiếp tập trung vào việc tránh sự lặp lại của hiện tượng tra tấn. Thông qua các cuộc điều tra, các tài liệu có được từ những vụ án, những đơn thư, tố cáo, truy tố và ra quyết định hình phạt đối với người phạm tội cũng như việc bồi thường cho nạn nhân; phòng, chống tra tấn gián tiếp tập trung vào việc ngăn ngừa những người có khả năng thực hiện hành vi tra tấn không thực hiện hành vi tra tấn thông qua việc cho những đối tượng này nhận ra rằng những tổn thất của tra tấn sẽ lớn hơn bất kỳ lợi ích nào mà nó có thể mang lại. Cần phải lưu ý rằng hai cách tiếp cận trên sẽ có những chiến lược và phương pháp rất khác nhau. Nhưng cả hai đều bổ sung và là bộ phận cấu thành không tách rời nhau trong việc phòng, chống tra tấn. Những chiến lược phòng , chống tra tấn không chỉ đơn thuần có ý nghĩa ngăn ngừ a tra tấn xảy ra mà còn mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, làm tốt công tác phòng, chống tra tấn giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, phẩm giá của mọi người dân, thúc đẩy sự an toàn cho cộng đồng và đóng góp và o sự phát tri ển bền vững của các quốc gia . Viê ̣c phòng, chống tra tấn hiê ̣u quả, thích hợp sẽ tăng cường chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người. Làm tốt công tác phòng ngừa tra tấn còn mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc, tiết kiện ngân sách Nhà nước, sức lao động của các nhân viên Nhà nước, của công dân trong các hoạt động điều tra tuy tố xét xử và giáo dục cải tạo người
  • 27. 23 phạm tội, cũng như trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến tội phạm. Bên ca ̣nh đó , phòng, chống tra tấn sẽ tạo ra những cơ hội đối với một cách tiếp cận nhân đạo và hiê ̣u quả đối với vấn đề tra tấn. 1.2.3. Nội dung của phòng, chống tra tấn 1.2.3.1. Xác định rõ các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tra tấn Để giải quyết hiệu quả các nguyên nhân gốc rễ của tra tấn thì việc phòng, chống tra tấn trực tiếp nên bắt đầu từ việc phân tích kỹ lưỡng các yếu tố nguy cơ (là những điều kiện làm gia tăng khả năng xảy ra tra tấn). - Môi trường chính trị nói chung là một yếu tố quan trọng cần phải xem xét, vì nếu thiếu ý chí chính trị trong việc phòng, chống tra tấn, thiếu sự cởi mở của chính quyền, thiếu sự tôn trọng đối với pháp luật và mức độ tham nhũng cao thì có thể làm gia tăng nguy cơ tra tấn. - Điều này cũng đúng khi đề cập đến môi trường xã hội và văn hóa. Nơi nào có nền văn hóa bạo lực, hoặc có sự ủng hộ cao của dân chúng đối với việc cứng rắn đối với tội phạm thì nguy cơ tra tấn cũng tăng lên. - Khuôn khổ pháp lý cũng nên được phân tích. Tại các quốc gia nơi mà tra tấn được nghiêm cấm trong Hiến pháp và pháp luật cũng như được coi là một tội phạm cụ thể trong luật hình sự thì khả năng tra tấn có thể thấp hơn các quốc gia khác. Đồng thời cũng cần tính đến những quy tắc và quy định áp dụng đối với những cơ sở giam giữ, cũng như các biện pháp ngăn ngừa pháp lý hiện có. Thêm vào đó, cách thức thực thi khuôn khổ pháp lý trên thực tế cũng phải được phân tích chặt chẽ. - Tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp hình sự là một yếu tố quan trọng. Mức độ độc lập của cơ quan tư pháp cũng như mức độ phụ thuộc vào lời thú tội của nghi can trong hệ thống tư pháp hình sự sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xảy ra tra tấn. Bởi tra tấn có khả năng xảy ra cao hơn ở những giai đoạn đầu trong quá trình tiến hành tố tụng, chính vì thế cần có sự quan tậm đặc biệt đối với những người thực thi và cơ quan thực thi pháp luật.
  • 28. 24 Trong vấn đề này, văn hóa tổ chức, vai trò và hoạt động của công an cùng với quá trình tuyển dụng và đào đạo đối với các công chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nguy cơ xảy ra tra tấn. - Cuối cùng, môi trường thể chế cũng cần được tính đến. Mức độ trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của các cơ quan có thẩm quyền, sự tồn tại của những chính sách công trong vấn đề phòng, chống tội phạm và hiệu quả của các cơ chế khiếu nại là những yếu tố có thể giảm thiểu khả năng tra tấn xảy ra, bên cạnh đó không thể không kể đến sự hoạt động hiệu quả của những chủ thể bên ngoài độc lập như các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, các cơ quan nhân quyền độc lập v.v… Chỉ ra các tình huống nguy cơ. Các tình huống nguy cơ là bất kỳ khi nào khi một người bị tước tự do thân thể và khi có sự không cân bằng về quyền lực trong đó một người hoàn toàn phụ thuộc vào người còn lại. Nguy cơ bị tra tấn trong một số thời điểm còn cao hơn đó là trong giai đoạn giam giữ, ví dụ như giai đoạn đầu khi một người mới bị bắt cũng như trong quá trình chuyển từ nơi giam giữ này sang nơi giam giữ khác. Các tình huống trong đó những người bị tước tự do thân thể không thể liên lạc được với người khác thì càng có nguy cơ cao hơn, đặc biệt là trường hợp biệt giam. Nguy cơ tra tấn tồn tại trong phạm vi của bất kỳ cơ sở khép kín nào, không chỉ có nhà tù, các nơi tạm giữ, tạm giam mà còn các cơ sở y tế, giáo dưỡng và các trung tâm giam giữ người nhập cư v.v… Xác định những nạn nhân tiềm năng. Việc chỉ ra những người hoặc một nhóm người có khả năng bị tra tấn cao hơn những người và nhóm người khác là rất khó khăn vì mỗi quốc gia lại có một đặc thù khác nhau. Thực tế, bất kỳ ai cũng có thể bị tra tấn. Tuy vậy, nhìn chung những nhóm dễ bị tổn thương và yếu thế trong xã hội – ví dụ như những nhóm thiểu số về sắc tộc, tôn giáo, tín ngưỡng hoặc ngôn ngữ; phụ nữ; người khuyết tật, người vô gia cư và người nghèo – là những đối tượng dễ có nguy cơ tra tấn.
  • 29. 25 Một chương trình phòng, chống tra tấn hiệu quả đòi hỏi mức độ nhất định của ý chí chính trị mong muốn chống lại tra tấn. Điều quan trọng cần phải nhấn mạnh rằng không một quốc gia nào có thể hoàn toàn không có nguy cơ tra tấn, chính vì thế luôn cần phải thận trọng, đồng thời phải phát triển và thực thi những chiến lược phòng, chống tra tấn hiệu quả. 1.2.3.2. Đề ra các biện pháp phòng, chống tra tấn Một khung pháp lý phù hợp là phần quan trọng trong bất kỳ một chương trình phòng, chống tra tấn nào. Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc phòng, chống tra tấn. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, hợp lý sẽ tạo ra trật tự phù hợp với yêu cầu của đời sống thực tế, sẽ có tác dụng ngăn ngừa các hành vi tra tấn. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật , tăng cường pháp chế là một trong những phương hướng phòng, chống tra tấn căn bản và lâu dài. Khung pháp lý cần phải phản ánh những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và bao gồm những quy định cụ thể về phòng, chống tra tấn. Theo đó: - Đối với những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, các quốc gia có thể tiếp thu những khung pháp lý quốc tế thông qua việc: phê chuẩn những công ước nhân quyền quốc tế có liên quan; nội luật hóa những nội dung của công ước quốc tế về nhân quyền vào luật quốc gia; tôn trọng luật mềm liên quan đến phòng, chống tra tấn. - Ở tầm trong nước, các quốc gia nên thông qua những công cụ lập pháp quy định cụ thể: Cấm bất kỳ hành vi tra tấn và quy định rằng không có một trường hợp ngoại lệ nào có thể viện dẫn cho hành vi tra tấn (điều này có thể ở tầm Hiến pháp); những hành vi tra tấn dù xảy ra ở bất kỳ đâu, đều là tội phạm trong luật hình sự; không sử dụng những lời khai có được từ tra tấn. Thêm vào đó, những biện pháp pháp lý cũng cần phải được thiết lập đối với người bị giam giữ như: quyền có luật sư và trong quá trình thẩm vấn phải sự có mặt của luật sư; quyền giữ im lặng; quyền được chữa trị y
  • 30. 26 tế; quyền khiếu nại; quyền được đưa ra xét xử trong khoảng thời gian hợp lý từ khi bị bắt v.v… Sự thực thi hiệu quả các khung pháp lý. Việc thực thi hiệu quả pháp luật yêu cầu những biện pháp thực tiễn ở mọi cấp độ để đảm bảo rằng luật quốc gia liên quan đến tra tấn được tôn trọng trên thực tế. Các biện pháp này có thể kể đến: - Việc đào tạo và giáo dục. Biê ̣n pháp này có nội dung chủ yếu là tác đô ̣ng vào ý thứ c, tư tưởng của con người, nâng cao ý thứ c trách nhiê ̣m và tăng cường hiểu biết của mọi người , để mọi người tự giác tham gia vào quá trình phòng, chống tra tấn thông qua viê ̣c tố giác các hành vi tra tấn, đồng thời tăng cường sự hiểu biết về phòng, chống tra tấn đối với những người thực thi pháp luâ ̣t và những người có liên quan (đô ̣i ngũ như các sỹ quan cảnh sát , quản giáo, luâ ̣t sư, thẩm phán và các nhân viên y tế , v.v…) thông qua viê ̣c đào tạo – cả ban đầu và về sau - về những khung quy phạm về phòng, chống tra tấn và sự tôn trọng những quy phạm này. - Điều tra và trừng trị. Mọi khiếu nại về tra tấn phải được điều tra nhanh chóng, khách quan và hiệu quả, thậm chí cả khi đó không phải là một khiếu nại chính thức, Cuộc điều tra phải xác định được bản chất và hoàn cảnh của những hành vi bị cáo buộc và xác định danh tính những người có liên quan. Bất kỳ sự vi phạm pháp luật nào cũng phải bị trừng phạt một cách thích hợp. Nếu không đảm bảo được điều này, thì vấn đề miễn trừ sẽ phát triển và làm xói mòn hiệu lực của pháp luật và sự thực thi pháp luật. Nhu cầu phải hành động để giải quyết vấn đề miễn trừ còn quan trọng hơn trong vấn đề phòng, chống tra tấn, vì tra tấn bị cấm tuyệt đối trong tất cả mọi hoàn cảnh. Chính vì thế cần phải tiến hành những hành động sau: Đảm bảo tính độc lập của tư pháp; Xây dựng các cơ chế khiếu nại hiệu quả, dễ tiếp cận; Đảm bảo quyền tiếp cận tới trợ giúp pháp lý miễn phí; Điều tra nhanh
  • 31. 27 chóng và hiệu quả những cáo buộc về tra tấn; Đảm bảo những người vi phạm sẽ bị trừng phạt. - Biê ̣n pháp về tổ chức – quản lý. Yêu cầu của biê ̣n pháp này là làm sao không ta ̣o ra điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho quá trình hình thành động cơ , ý thức tra tấn, không ta ̣o cơ sở cho viê ̣c thực hiê ̣n hành vi tra tấn. Đây là yêu cầu rất lớn đòi hỏi phải có quá trình thực hiê ̣n lâu dài . Khắc phục những sai lầm , thiếu sót, sơ hở trong tổ chứ c – quản lý để hạn chế khắc phục một số nguyên nhân và điều kiện của tội phạ m. Chẳng ha ̣n , khắc phục tình tra ̣ng bố trí cán bộ không phù hợp với năng lực , trình độ, phẩm chất , quản lý nhân sự không nghiêm, tổ chứ c bộmáy thiếu hợp lý sẽ có tác dụng khắc phục nguyên nhân và điều kiện của tra tấn. Cơ chế kiểm soát. Bên cạnh một khung pháp lý hiệu quả thì cần phải thành lập các cơ chế kiểm soát bởi các nguy cơ tra tấn hiện hữu ở tất cả các quốc gia và ở mọi thời điểm. Các cơ chế kiểm soát có thể giúp xác định những khu vực có nguy cơ tiềm năng và đề xuất ra các biện pháp ngăn ngừa. Cơ chế kiểm soát hành chính nội bộ như thanh tra cảnh sát nội bộ hoặc giám sát nhà tù – sẽ giúp kiểm soát hoạt động của các cơ quan nhà nước và đảm bảo sự tôn trọng các quy phạm pháp luật. Mặc dù có tính chất hữu hiệu nhưng các cơ chế kiểm soát nội bộ, bản thân chúng không thể đáp ứng đầy đủ cho việc phòng, chống tra tấn bởi đặc tính không độc lập và có tính chất hành chính. Ngoài cơ chế kiểm soát nội bộ, việc thiết lập các cơ chế độc lập giám sát các cơ sở giam giữ là rất quan trọng. Thực tế cho thấy rằng viê ̣c các cơ quan độc lập có thể tiếp cận vào các cơ sở giam giữ bất kỳ lúc nào có hiệu quả phòng ngừa tra tấn rất mạnh mẽ. Mục đích của những chuyến khảo sát này không phải là thu thập các dữ liệu các vụ tra tấn hoặc các khiếu nại tra tấn mà tập trung vào việc phân tích hoạt động tổng thể của các cơ sở giam
  • 32. 28 giữ và đưa ra những khuyến nghị mang tính chất xây dựng nhằm cải thiện các điều kiện giam giữ. Bồi thường và hỗ trợ cho các nạn nhân. Mô ̣t khía ca ̣nh cần phải nhắc đến đó là các cơ chế bồi thường và giúp đỡ các nạn nhân củ a tra tấn. Các cơ chế này nhằm giúp đỡ những nạn nhân giảm bớt những hậu quả mà tra tấn để lại đối với họ, đă ̣c biê ̣t là những hâ ̣u quả tâm lý , để họ c ó thể quay trở lại cuộc sống bình thường. Vấn đề hợp tá c là một phần quan trọng không thể tách rời trong vấn đề phòng, chống tra tấn, bởi tính chất sâu rộng của các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tra tấn và những kỹ nă ng cũng như trách nhiê ̣m đòi hỏi để giải quyết và xử lý những hành vi tra tấn . Vấn đề này đòi hỏi sự kết hợp giữa các bộ , ngành, các tổ chức xã hội , các tổ chức phi chính phủ và tất cả mọi công dân . Các tổ chức truyền thông và tổ chức xã hội dân sự có thể đóng góp vào một hệ thống kiểm soát, và cân bằng để phòng, chống tra tấn. Những báo cáo truyền thông, giáo dục cộng đồng, và những sáng kiến nâng cao nhận thức có thể xây dựng hiểu biết và nhận thức rõ hơn đối với vấn đề phòng, chống tra tấn, tác động đến dư luận xã hội và góp phần thay đổi thái độ của các bên liên quan và những nhà lãnh đạo. 1.2.4. Nguyên tắc phòng, chống tra tấn Nguyên tắctổ chứ c và hoa ̣t động phòng, chống tra tấn là“những quan điểm, phương châm xuyên suốt toà n bộ việc tổ chứ c và hoạt động phòng , chống tội phạm. Tất cả cá c biện phá p phòng, chống dù ở phạm vi nà o, vớ i tính chất và mứ c độ nà o cũng không thể thoá t ly khỏi những nguyên tắc chung ” [42]. Những nguyên tắc này là: - Nguyên tắc phá p chế. Phòng, chống tra tấn là loa ̣i hoa ̣t đô ̣ng xã hội mà ở mứ c độnày hoă ̣c mứ c độkhác , mang tính quyền lực nhà nước . Hoạt động này nhằm thực
  • 33. 29 hiê ̣n nhiê ̣m vụchung mà xã hộ i và Nhà nước đă ̣t ra vì lợi ích chung của xã hô ̣i. Vì vậy, không vì bất kỳ lý do nào mà viê ̣c tổ chứ c và hoa ̣t động phòng , chống tra tấn có thể thoát ly khỏi các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t . Ngược la ̣i , chỉ có thực hiện đú ng các quy đi ̣nh pháp luâ ̣t , phòng chống tra tấn mới đảm bảo mục đích của nó . - Nguyên tắc dân chủ Nguyên tắc này quán xuyến toàn bộcác loa ̣i hình hoa ̣t động của nhà nước và xã hô ̣i . Nó đòi hỏi phải đảm bảo sự tham gia đ ông đảo của các tầng lớp xã hội và cá nhân vào hoạt động phòng , chống tra tấn, mọi người đều có quyền phát huy sáng kiến, vai trò của mình tham gia vào viê ̣c tổ chứ c và hoa ̣t đô ̣ng phòng, chống tra tấn. Mă ̣t khác, không mô ̣t cơ quan, tổ chứ c nào có khả năng độc lâ ̣p trong viê ̣c phòng, chống tra tấn, mà đây là công việc chung của cô ̣ng đồng quốc tế, các nhà nước, và mọi công dân. - Nguyên tắc nhân đạo Mọi hoạt động của các nhà nước đều phải hư ớng con người làm trung tâm. Phòng, chống tra tấn về bản chất là hoa ̣t đô ̣ng mang tính nhân đa ̣o , vì con người. Hơn nữa ngăn ngừ a tra tấn xảy ra cũng có nghĩa là không để cho bất kỳ ai trong cộng đồng phải gánh chi ̣u hâ ̣u quả do hành vi tra tấn gây ra . Như vâ ̣y, nguyên tắc nhân đa ̣o đòi hỏi , một mă ̣t, viê ̣c tổ chứ c và hoa ̣t động phòng, chống tra tấn không xâm pha ̣m quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, mă ̣t khác, tổ chứ c và hoa ̣t đô ̣ng phòng , chống tra tấn phải có hiê ̣u quả . Hiê ̣u quả càng cao thì tính nhân văn càng được đảm bảo. 1.2.5. Yêu cầu của phòng, chống tra tấn Tra tấn được coi là tội phạm chính vì thế vấn đề phòng, chống tra tấn cũng phải phải đảm bảo những yêu cầu của việc phòng, chống tội phạm, cụ thể: - Đảm bảo tính hệ thống. Phòng, chống tra tấn cần có một hệ thống các biện pháp phức đạp, đa
  • 34. 30 dạng, đa cấp độ, là một chỉnh thể của nhiều bộ phận hợp thành. Mặc dù vậy, đây là chỉnh thể thống nhất có mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau giữa các bộ phận hợp thành. Các biện pháp phòng, chống tra tấn dù đa dạng, phức tạp, có tính chất, phạm vi và mức độ tác động khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ thống. Tính hệ thống được đảm bảo trước hết bởi nhiệm vụ và mục đích chung là ngăn ngừa tra tấn xảy ra, bởi mục tiêu chung là hướng tới việc thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện xảy ra tra tấn và sau cùng là nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của tất cả các loại biện pháp phòng ngừa. - Đảm bảo tính toàn diện. Tra tấn xảy ra có nhiều nguyên nhân và nảy sinh trong những điều kiện khác nhau và dưới nhiều hình thức rất đa dạng, trong nhiều lĩnh vực chính vì thế mà hoạt động phòng, chống tra tấn cũng là hoạt động đa dạng, của nhiều cấp độ, nhiều mức độ và nhiều chủ thể thực hiện hoạt động đó. - Đảm bảo tính đồng bộ Hiệu quả của việc phòng, chống tra tấn phải được coi là kết quả tất yếu của nhiều lĩnh vực hoạt động. Kể cả trong việc lập pháp và áp dụng pháp luật, hoạt động này phải dựa trên cơ sở điều chỉnh của nhiều ngành pháp luật như pháp luật về tổ chức, về hoạt động hành chính, tư pháp, về tố tụng. Về mặt giải pháp và tổ chức nghiên cứu, nó phải là kết quả của những kiến nghị khoa học của nhiều ngành khoa học như chính trị học, luật học, đạo đức học, tâm lý học v.v… - Đảm bảo tính khoa học Hoạt động phòng, chống tra tấn cũng như hoạt động phòng, chống tội phạm, tuy được coi là hoạt động nâng ý thức chủ quan, phụ thuộc vào ý chí của các cơ quan và cá nhân nhất định nhưng phải đảm bảo tính khoa học khác quan vì bản thân tội phạm là “sản phẩm không mong muốn khách quan của xã hội” [42, tr.280] . Tính khoa học đó dựa trên cơ sở nhận thức về các quy luật phát triển của xã hội, quá trình thực thi dân chủ trên các
  • 35. 31 mặt chính trị, văn hóa, xã hội, các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, về. giao lưu quốc tế và hội nhập quốc tế v.v… Tính khoa học của việc phòng, chống tra tấn thể hiện ở khả năng của các chủ thể huy động được thành quả của khoa học, trong đó có các thành quả khoa học pháp lý; những kiến thức đó cho thấy rõ vị trí, vai trò của các biện pháp tác động vào tội phạm và người phạm tội, khả năng và hiệu quả của các chế định chính trị, xã hội, pháp luật cụ thể. - Đảm bảo tính khả thi Phòng, chống tra tấn phải đảm bảo tính khả thi đối với các biện pháp được áp dụng. Tính khả thi đó, trước mắt, thể hiện ở việc xác định mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ của các kế hoạch, chương trình phòng chống tra tấn. Xác định tính cụ thể, tính hiện thực của từng giải pháp và phương pháp; bảo đảm tính cụ thể khi quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm hoàn thành kế hoạch, chương trình; bảo đảm đủ rõ cơ chế kiểm tra thực hiện các biện pháp, giải pháp và kế hoạch; chỉ rõ các khả năng linh hoạt trong việc thay đổi mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ cụ thể cũng như đảm bảo về nhân lực, vật lực cho việc phòng, chống tra tấn.
  • 36. 32 Chương 2 PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG TRA TẤN 2.1. Pháp luật quốc tế về phòng chống tra tấn Trong phạm vi các quyền con người, tra tấn nhận được sự chú ý lớn từ cộng đồng quốc tế. Tra tấn có thể xuất hiện từ thời kỳ xa xưa nhưng phải cho đến thời kỳ Khai Sáng thì mới có cách tiếp cận tâm lý cho những hình phạt ít nghiêm khắc hơn và một hệ thống điều tra nhân đạo hơn. Trong suốt thế kỷ IXX và XX, luật pháp và hiến pháp của nhiều quốc gia đã có quy định cấm tra tấn nhưng nó chưa bao giờ hoàn toàn biến mất. Nó xuất hiện nhiều trong thời kỳ chuyên chế đặc biệt là trong thời kỳ Nazi hoặc khi những đảm bảo về mặt hiến pháp bị suy yếu trong những tình trạng khẩn cấp (như chiến tranh hoặc đe dọa an ninh). Sau những thảm họa kinh hoàng, nhất là sự chà đạp nhân phẩm con người trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cộng đồng nhân loại đã nêu khát vọng chung là làm sao để con người tự do “thoát khỏi nỗi sợ hãi và đói nghèo” [5]. Để không bị sợ hãi, con người cần được đảm bảo an ninh cá nhân. Và để bảo đảm an ninh cá nhân, quyền con người không bị tra tấn là một trong những quyền được Liên hợp quốc đặc biệt quan tâm. Trong hệ thống pháp luật quốc tế có nhiều ngành luật khác nhau như Luật nhân quyền quốc tế; luật nhân đạo quốc tế; luật hình sự quốc tế và trong đó mỗi ngành luật đều có những quy định về vấn đề phòng, chống tra tấn. 2.1.1. Luật nhân quyền quốc tế Nếu như luật quốc tế nói chung và các ngành luật cụ thể trong hệ thống pháp luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế, thì Luật nhân quyền quốc tế chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ giữa
  • 37. 33 cá nhân và các quốc gia ở phạm vi như: ghi nhận sự công nhận của cộng đồng quốc tế về quyền và tự do cơ bản của con người như những giá trị nhân văn của nhân loại; ghi nhận sự cam kết của các quốc gia tôn trọng và đảm bảo việc thực thi quyền và tự do cơ bản của con người; giám sát các quốc gia thực thi nghĩa vụ quốc gia trong việc đảm bảo và thực thi quyền và tự do của con người thuộc phạm vi tài phán quốc gia; giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia phát sinh trong quá trình thực thi các công ước quốc tế về quyền con người; ngăn ngừa và trừng trị tội phạm quốc tế vi phạm quyền con người [4, tr.226-227]. Quyền không bị tra tấn là một quy phạm tuyệt đối, được tái khẳng định trong nhiều điều ước nhân quyền quốc tế và thuộc nhóm các quyền không thể bị vi phạm trong bất kỳ tình huống nào, và bất cứ ở đâu. Tra tấn và ngược đãi cũng bị cấm trong luật tập quán quốc tế. Cho đến nay , đã có hàng trăm văn ki ện quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền được thông qua ở cấp độtoàn cầu hoă ̣c khu vực , chúng đều có những ràng buộc nhất định đối với các quốc gia thành viên . 2.1.1.1. Tuyên ngôn thế giớ i về nhân quyền Mối quan tâm đầu tiên về vấn đề cấm tra tấn có thể được tìm thấy trong Điều 5 của Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền , được thông qua bởi Đại Hội Đồng vào 10/12/1948, có quy định rằng “Không một ai sẽ bị tra tấn hoặc bị đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn tệ hoặc hạ nhục nhân phẩm” [5]. Mặc dù Tuyên ngôn không có một định nghĩa rõ ràng và thấu đáo về tra tấn, và có tính bắt buộc theo luật quốc tế, thì điều đó cũng không phải là một vấn đề đáng chú ý trong văn kiện này, bởi nó được coi như là văn kiện tiền đề đưa ra một định nghĩa chung về quyền con người và có tác động lớn đối với những công ước về sau. Bản thân Tuyên ngôn không ràng buộc nghĩa vụ pháp lý đối
  • 38. 34 với các quốc gia trong cộng đồng quốc tế vì Tuyên ngôn không phải là điều ước quốc tế, nhưng Tuyên ngôn la ̣i ràng buộc các quốc gia vì các quy phạm trong Tuyên ngôn tồn ta ̣i dưới da ̣ng tâ ̣p quán pháp quốc tế. Những người đứng đầu Liên hợp quốc, các chuyên gia nhân quyền quốc tế và các tổ chức phi chính phủ cũng thường xuyên cảnh báo hành vi tra tấn. Thể chế hóa những nhận thức chính trị này, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tìm mọi biện pháp loại trừ tra tấn. Năm 1955, Liên hợp quốc thông qua Các nguyên tắc về tiêu chuẩn tối thiểu trong đối xử với tù nhân, áp dụng cho tất cả những ai bị cáo buộc phạm tội hay bị tuyên án. Như vậy, cộng đồng quốc tế đã sớm đặt các hình thức tra tấn ngoài vòng pháp luật. 2.1.1.2. Công ướ c quốc tế về cá c quyền dân sự và chính tri ̣ Năm 1966, cùng với việc thông qua Công ước quốc tế về các quyề n kinh tế, xã hội và văn hóa , Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính tri ̣ (ICCPR) được thông qua và đánh dấu viê ̣c quy đi ̣nh viê ̣c cấm các hành vi tra tấn trở thành nghĩa vụđiều ước ràng buộc đối với các quốc gia thành viên của Công ước. Khi quy đi ̣nh vấn đề này ICCPR có đề cập đến Điều 5 của Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền và Điều 7 của ICCPR đã chi tiết hóa quyền được bảo vê ̣khỏi bi ̣tra tấn: “không ai có thể bi ̣tra tấn, đối xử hoặc trừ ng phạt tà n ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục; không ai có thể sử dụng là m thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của ngườ i đó ” [6]. Quyền này là một trong số ít các quyền tuyệt đối trong ICCPR th eo đó các quốc gia không thể đă ̣t ra bất kỳ giới ha ̣n nào đối với quyền này . Việc nhấn mạnh hai khía cạnh chính trong ICCPR là một điểm hết sức quan trọng. Đầu tiên, theo như nguyên tắc pacta sunt servanda - nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế - được công nhận trong Điều 26 của Công ước Viên về Điều ước Quốc tế năm 1969, ICCPR có tính bắt buộc tuân theo đối với tất cả thành viên của nó và hiện diện như là một nguồn của luật. Thứ hai, thậm chí
  • 39. 35 quan trọng hơn là đối với mục đích của Điều này, Điều 2.4 của ICCPR ngăn cấm bất kỳ sự giới hạn nào trong việc thực thi những quyền được công nhận trong công ước, thậm chí trong thời điểm khẩn cấp và đe dọa đến sự tồn vong của quốc gia. Sự vắng bóng của tra tấn là một trong những quyền cơ bản được coi là có liên quan đến khái niệm tính toàn vẹn của con người rằng sự tôn trọng những quyền đó là không thể chối bỏ thậm chí trong trường hợp an ninh quốc gia. Tuy nhiên có hai điểm yếu làm ảnh hưởng tới khung pháp lý chống tra tấn của Liên hợp quốc tại thời điểm này. Trước tiên, nó thiếu một định nghĩa rõ ràng và chung nhất về tra tấn. Như thực tiễn cho thấy quốc gia là thủ phạm chính thực hiện tra tấn, thì có lẽ không khó để họ bào chữa những hành động của mình trên những cơ sở mang tính học thuyết. Thứ hai, thậm chí nếu ICCPR đã đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập nên các cơ chế thực thi thì những cơ chế này được chứng minh là không có hiệu quả trong việc đối mặt đối với những thực trạng tra tấn mang tính hệ thống trên toàn thế giới. 2.1.1.3. Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị tra tấn và các hình thức đối xử và trừng phạt tàn tệ và hạ nhục khá c Như là một phản ứng đối với những vụ tra tấn đã xảy ra, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một Tuyên ngôn vào năm 1975, bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị tra tấn và các hình thức đối xử và trừng phạt tàn tệ và hạ nhục khác. Tuyên ngôn cuối cùng cũng đã bổ sung một định nghĩa hoàn thiện trong Khoản1 Điều 1, làm tiền đề cho định nghĩa sau này về tra tấn. Theo Tuyên ngôn, thì tra tấn là: Bất kỳ hành vi nào gây đau đớn và khổ nhục về thân thể hay tinh thần do chính một quan chức chính quyền hay theo sự xúi giục của người ấy áp đặt lên một con người nhằm lấy được từ anh ta hay từ một người thứ ba tin tức hoặc lời thú nhận, để trừng trị anh ta về một hành vi anh ta gây ra hoặc nghi là gây ra, hoặc để hăm dọa anh ta hay những người khác [8].
  • 40. 36 Tuy vâ ̣y vẫn còn nhiều chỉ trích rằng đi ̣nh nghĩa này không đủ tính chính xác và không nhấn mạnh rằng quyền không bi ̣tra tấn là không thể bị vi phạm thậm chí trong thời điểm chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp quốc gia 2.1.1.4. Các Nghị quyết của Liên hợp quốc Ngày 17 tháng 12 năm 1979, trong Nghị quyết 34/169, Đại hội đồng đã thông qua Các nguyên tắc điều chỉnh các viên chức thi hành pháp luật, khuyến nghị các chính phủ tạo điều kiện để áp dụng trong khuôn khổ luật pháp và thực tiễn quốc gia. Điều 5 của văn kiện này quy định rằng không một người thi hành luật pháp nào có thể áp đặt, xúi giục hay dung thứ bất kỳ hành vi tra tấn hay không một ai được viện cớ lệnh trên hoặc hoàn cảnh ngoại lệ như tình trạng chiến tranh, bất ổn định chính trị trong nước hay bất kỳ một tình trạng khẩn cấp nào để biện bạch cho sự tra tấn. Năm 1982, Nghị quyết 37/194, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Những nguyên tắc đạo đức ngành y tế. Nghị quyết này quy định những nguyên tắc nhân viên y tế, đặc biệt là các thầy thuốc, lãnh trách nhiệm chăm sóc y tế cho tù nhân và người bị giam cầm, có trách nhiệm bảo vệ họ về thân thể và tinh thần và điều trị bệnh với chất lượng và tiêu chuẩn như đối với người không bị cầm tù. Để bổ sung cho những nỗ lực trong việc chống tra tấn, năm 1981, Liên hợp quốc lập Qũy tự nguyện của Liên hợp quốc cho nạn nhân bị tra tấn theo Nghị quyết 36/151 ngày 16 tháng 12 năm 1981 nhằm giúp đỡ những nạn nhân bị tra tấn. Quỹ này được thành lập không có nghĩa là Liên hợp quốc chấp nhận tra tấn, mà ngược lại càng khẳng định rõ việc xóa bỏ hoàn toàn tra tấn luôn là một ưu tiên lớn của cộng đồng quốc tế. 2.1.1.5. Công ước chống tra tấn và sử dụng các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người Mặc dù bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ nhưng tra tấn và các hình thức của nó vẫn diễn ra một cách có hệ thống ở nhiều quốc gia trên thế giới.
  • 41. 37 Thực tiễn trên thế giới đã đặt ra nhu cầu phải có một công ước riêng về tra tấn, với những ràng buộc nhiều hơn về trách nhiệm của quốc gia thành viên. Theo đề xuất của Thụy Điển, Liên hợp quốc đã cho soạn thảo công ước về vấn đề này. Ngày 10 tháng 12 năm 1984, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước chống tra tấn và sử dụng các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước chống tra tấn). Công ước có hiệu lực từ ngày 26 tháng 6 năm 1987, tính đến tháng 5 năm 2013, đã có 153 quốc gia là thành viên của Công ước. Liên hợp quốc còn chọn ngày 26 tháng 6 hàng năm, ngày Công ước chốn g tra tấn có hiệu lực là ngày Quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn. Trong lời nói đầu của Sách hướng dẫn Đưa sự cấm tra tấn quốc tế vào nước năm 2006, Tổ chức Khôi phục lòng tin – một tổ chức phi chính phủ của Anh hoạt động chủ yếu ở London, đã cho rằng Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc là “một thành tựu quan trọng trong lịch sử chiến dịch quốc tế chống lại tra tấn và đối xử và trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hay làm mất nhân phẩm và là công cụ chủ chốt để chống lại tra tấn một cách hiệu quả” [59]. Điều khoản quan trọng nhất ở tầm quốc tế về tra tấn được thể hiện trong Công ước chống tra tấn . Trong khoản 1 Điều 1 xuất hiện định nghĩa pháp lý đầu tiên về tra tấn. Theo đó tra tấn được hiểu là bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc khổ đau nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe doạ hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và khổ đau đó do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay