SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM ĐÁNH GIÁ BIẾN
ĐỘNG ĐẤT TRỒNG LÚA GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
SINH VIÊN THỰC HIỆN
LÊ VĂN TIÊN
MSSV: 13D850103103
LỚP: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI - KHÓA 8
2017
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ NGÀNH 52850103
ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM ĐÁNH GIÁ BIẾN
ĐỘNG ĐẤT TRỒNG LÚA GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
2017
SINH VIÊN THỰC HIỆN
LÊ VĂN TIÊN
MSSV: 13D850103103
LỚP: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI K8
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN QUỐC HẬU
iii
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Luận văn: “Ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá biến động đất trồng lúa giai đoạn 2010
– 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”
Sinh viên thực hiện: LÊ VĂN TIÊN
Lớp: ĐH QLĐĐ K8
Luận văn đã được hoàn thành theo yêu cầu của cá bộ hướng dẫn và hội đồng bảo vệ luận
văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản Lí Đất Đai, Khoa Sinh học ứng dụng – Đại
học Tây Đô.
Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2017
Xác nhận của Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
NGUYỄN QUỐC HẬU LÊ VĂN TIÊN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quãng thời gian 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Tây Đô
em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý Thầy Cô, đặc biệt là quý Thầy Cô thuộc
khoa Sinh Học Ứng Dụng đã quan tâm, chỉ dạy tận tình, tạo môi trường tốt nhất để em
đạt kết quả tốt trong học tập. Cùng với sự nổ lực, cố gắn của bản thân và sự hướng dẫn
nhiệt tình của quý Thầy Cô đã giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Với lòng
biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn đến:
- Thầy Mai Linh Cảnh đã quan tâm, hỗ trợ tích cực cũng như giải đáp mọi thắc
trong suốt quá trình em theo học tại trường.
- Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Nguyễn Quốc Hậu,
giảng viên khoa Nông Nghệp trường Cao Đẳng Cộng Đồng Vĩnh Long đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo em để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
- Con xin cảm ơn gia đình đã có công nuôi dưỡng và tạo mọi điều kiện tốt nhất để
con có thể học tập đến ngày hôm nay.
Cuối lời Cuối lời em xin gửi lời chúc sức khỏe đến toàn thể quý Thầy, Cô trường
Đại Học Tây Đô, chúc quý Thầy Cô thành công trong công tác giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức bổ ích cho thế hệ tiếp sau chúng em.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
LÊ VĂN TIÊN
ii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá biến động đất trồng lúa
giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” đã được tiến hành trong thời gian
từ ngày 1/3/2017 đến ngày 13/7/2017. Phương pháp nghiên cứu của đề tài là ứng dụng
ảnh viễn thám, cụ thể là ảnh viễn thám MODIS (MOD09Q1) và công nghệ GIS với mục
tiêu là thành lập được bảng đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và từ đó đánh giá được khả năng ứng dụng của ảnh MODIS
trong theo dõi, đánh giá biến động diện tích đất trồng lúa trong giai đoạn 2010 – 2015
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Từ kết quả tính toán chỉ số NDVI của khu vực vùng nghiên
cứu, thiết lập chuỗi ảnh đa phổ với 65 kênh (đối với năm 2010 và năm 2015) và 46 kênh
(đối với năm 2012, 2013, 2014) đã được giải đoán các đối tượng cây trồng. Trên cơ sở
đó tiến hành thành lập bảng đồ hiện trạng sử dụng đất lúa bằng phương pháp chuyển đổi
dữ liệu từ ENVI sang MapInfo, sử dụng các chức năng tích hợp trên phần mềm MapInfo
để tính toán diện tích đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015. Từ kết quả giải đoán ảnh viễn
thám, diện tích đất lúa giai đoạn 2010 – 2015 biến động chủ yếu theo chiều hướng giảm
cụ thể như sau: Tổng diện tích đất lúa năm 2010 so với năm 2015 giảm 4,18% trong đó
địa phương có diện tích giảm nhiều nhất là huyện Phụng Hiệp, tổng diện tích đất lúa
năm 2015 so với năm 2010 giảm 6,03%, bên cạnh các địa phương có diện tích đất lúa
giảm thì huyện Long Mỹ có diện tích đất lúa năm 2015 tăng 9,61% so với diện tích năm
2010. Từ các ứng dụng như: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa, tính
diện tích đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh, cug cấp dữ liệu thuộc tính của từng đối tượng,
việc ứng dụng công nghệ GIS kết hợp với công nghệ viễn thám đã đem lại hiệu quả cao
trong theo dĩa cũng như đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang.
iii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Nội dung Trang
2.1 Các thông số kỹ thuật của vệ tinh MOISD 9
2.2 Đặc điểm của một số kênh phổ ảnh MODIS 9
2.3 Đặc điểm ảnh MOD09Q1 10
4.1 Khóa giải đoán ảnh MODIS khu vực tỉnh Hậu Giang 40
4.2 Ma trận sai số phân loại ảnh 49
4.3 Các giá trị tính tổng cột và dòng theo kết quả Bảng 4.2 51
4.4 Diện tích đất trồng lúa sau khi tính toán trên bảng đồ hiện trạng đã
thành lập
53
4.5 So sánh diện tích đất trồng lúa sau khi giải đoán ảnh so với số liệu
kiểm kê của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang năm
2015.
55
iv
DANH SÁCH HÌNH
Hình Nội dung Trang
2.1 Các thành phần của GIS 12
2.2 Giao diện của phần mềm ENVI 4.8 13
2.3 Giao diện phần mềm Mapinfo 10.5 14
2.4 Sự phát triển của lúa vụ Đông xuân - Hè Thu và sự biến động chỉ số NDVI
(Nguồn: Trần Thị Hiền, 2010)
17
2.5 Tương quan giữa sự phát triển của lúa ở vụ Đông xuân và Hè Thu và sự
biến động của chỉ số NDVI (Nguồn: Trần Thị Hiền, 2010)
17
2.6 Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang 19
3.1 Sơ đồ quá trình xử lý ành Modis 21
3.2 Sơ đồ các bước thực hiện đề tài 23
4.1 Ảnh MODIS09Q1 thu thập được 25
4.2 Các bước trong quá trình cắt sơ bộ vùng nghiên cứu 26
4.3 Ảnh trước khi cắt sơ bộ (a) và ảnh sau khi cắt sơ bộ (b) 26
4.4 Các bước trong quá trình cắt ảnh theo địa giới hành chính 27
4.5 Ảnh trước khi cắt theo địa giới hành chính (a) và ảnh sau khi cắt theo địa
giới hành chính (b)
28
4.6 Các bước trong quá trình hiệu chỉnh hình học 39
4.7 Trước và sau khi hiệu chỉnh hình học 30
4.8 Các bước tiến hành lọc ảnh 30
4.9 Mối quan hệ giữa chỉ số thực vật NDVI với sự hiện diện của thực vật 32
4.10 Các bước tiến hành quá trình ghép chuỗi ảnh NDVI 33
4.11 Ảnh Hậu Giang tổ hợp dựa trên các kênh phổ 6, 14 và 47 34
4.12 Các bước thực hiện quá trình che chuỗi ành NDVI 35
4.13 Bản đồ phân loại không kiểm soát năm 2010 36
4.14 Giá trị NDVI của 6 đối tượng được phân loại không kiểm soát năm 2010 37
4.15 Các giai đoạn phát triển của cây lúa (giai đoạn trước xạ, giai đoạn phát
triển, giai đoạn lúa chín và giai đoạn sau khi thu hoạch)
37
4.16 Bản đồ phân loại không kiểm soát năm 2015 38
4.17 Giá trị NDVI của 6 đối tượng được phân loại không kiểm soát 39
4.18 Các bước tiến hành khoanh ROI 41
4.19 Vị trí các điểm khảo sát 42
4.20 Các bước thực hiện để lấy giá trị NDVI 44
4.21 Biểu đồ biến động NDVI khu vực thực vật phát triển tốt quanh năm 45
v
Hình Nội dung Trang
4.22 Biểu đồ biến động NDVI khu vực thực vật phát triển tốt quanh năm và có
chu kỳ theo năm
45
4.23 Biểu đồ biến động NDVI khu vực thực vật phát triển kém 46
4.24 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị NDVI của khu vực trồng lúa 3 vụ trong
1 năm
47
4.25 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị NDVI của khu vực trồng lúa 3 vụ trong
2 năm liên tiếp
47
4.26 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị NDVI của khu vực trồng lúa 3 vụ thu
đông sớm trong 1 năm
47
4.27 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị NDVI của khu vực trồng lúa 3 vụ thu
đông sớm trong 2 năm liên tiếp
48
4.28 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị NDVI của khu vực trồng lúa 3 vụ thu
đông muộn trong 1 năm
48
4.29 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị NDVI của khu vực trồng lúa 3 vụ thu
đông muộn trong 2 năm liên tiếp
48
4.30 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất lúa năm 2010 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 52
4.31 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất lúa năm 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 53
4.32 Biểu đồ diện tích đất trồng lúa năm 2010 và 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang
54
4.33 Biểu đồ so sánh diện tích đất lúa năm 2010 giữa kết quả giải đoán ảnh
MODIS so với số liệu kiểm kê của Sở TN&MT
56
4.34 Biểu đồ so sánh diện tích đất lúa năm 2015 giữa kết quả giải đoán ảnh
MODIS so với số liệu kiểm kê của Sở TN&MT
56
4.35 Biểu đồ tương quan giữa số liệu điều tra với diện tích giải đoán ảnh
MODIS
57
vi
DANH SÁCH CÁC TỪ VẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng anh Tiếng việt
GIS Geographic Information System Hệ thống thông tin địa lý
ENVI The Environment for Visualizing Môi trường thể hiện ảnh
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
NDVI The Normalized Difference
Vegetation Index
Chỉ số khác biệt thực vật
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
ĐX Đông Xuân
HT Hè Thu
TĐm Thu Đông muộn
MODIS Moderate-resolution Imaging
Spectroradiometer
Hệ thống quét ảnh đa phổ độ
GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu
UTM Universal Transverse Mercator Hệ tọa độ chuyển đổi tổng hợp
WGS-84 World Geodetic Systerm 84 Hệ tọa độ thế giới xây dựng năm 1984
ROI Region Of Interest Vùng đại diện
vii
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. i
TÓM TẮT....................................................................................................................... ii
DANH SÁCH BẢNG.................................................................................................... iii
DANH SÁCH HÌNH..................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VẾT TẮT............................................................................... vi
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU..............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài.................................................................................................1
1.3 Nội dung của đề tài ................................................................................................2
1.4 Ý nghĩa của đề tài...................................................................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1 Cơ sở khoa học về sử dụng đất ..............................................................................3
2.1.1 Khái niệm và vai trò của đất đai......................................................................3
2.1.2 Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp .........................................................4
2.2 Biến động hiện trạng sử dụng đất ..........................................................................6
2.2.1 Định nghĩa sử dụng đất....................................................................................6
2.2.2 Biến động sử dụng đất, các trường hợp và nguyên nhân của biến động đất
đai..............................................................................................................................6
2.2.3 Khái quát về bản đồ biến động sử dụng đất.....................................................6
2.3 Tổng quan về viễn thám và GIS.............................................................................7
2.3.1 Khái niệm viễn thám........................................................................................7
2.3.2 Nguyên lý hoạt động của viễn thám ................................................................8
2.3.3 Nguyên tắc sử dụng ảnh viễn thám theo dõi biến động...................................8
2.3.4 Đặc điểm ảnh viễn thám MODIS ....................................................................8
2.4 Tổng quan về GIS ................................................................................................10
2.4.1 Khái niệm về GIS ..........................................................................................10
2.5 Giới thiệu phần mềm xử lý ảnh ENVI.................................................................12
2.6 Giới thiệu phần mềm Mapinfo.............................................................................13
2.7 Tổng quan một số đề tài nghiên cứu viễn thám và công nghệ GIS .....................15
2.8 Tồng quan về khu vực nghiên cứu.......................................................................17
2.8.1 Vị trí địa lí......................................................................................................18
2.8.2 Điều kiện tự nhiên..........................................................................................18
viii
2.8.3 Kinh tế - xã hội ..............................................................................................19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN..................................................21
3.1 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................21
3.2 Phương tiện nghiên cứu .......................................................................................22
3.2.1 Tài liệu – số liệu ...........................................................................................22
3.2.2 Phần mềm, thiết bị ........................................................................................22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................25
4.1 Kết quả thu thập ảnh viễn thám và số liệu...........................................................25
4.2 Kết quả xử lý ảnh .................................................................................................25
4.2.1 Cắt, che ảnh....................................................................................................25
4.2.2 Hiệu chỉnh hình học.......................................................................................28
4.2.3 Biến đổi ảnh...................................................................................................30
4.2.4 Phân loại không kiểm soát.............................................................................35
4.2.5 Phân loại có kiểm soát ...................................................................................40
4.2.6 Kết quả khảo sát thực tế.................................................................................42
4.2.7 Kết quả phân loại có kiểm soát......................................................................43
4.2.8 Kiểm tra độ tin cậy của bản đồ hiện trạng sử dụng đất được giải đoán ........49
4.3 Thành lập bảng đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hậu Giang dựa trên dữ liệu ảnh
giải đoán.....................................................................................................................52
4.4 Tình hình biến động diện tích đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn
2010 – 2015................................................................................................................53
4.4.1 Tình hình biến động diện tích đất trồng lúa giai đoạn 2010 - 2015 ..............53
4.4.2 So sánh kết quả giải đoán ảnh với số liệu thu thập từ cơ quan Nhà Nước....55
4.5 Khả năng ứng dụng của ảnh MODIS09Q1 và công nghệ GIS trong đánh giá biến
động diện tích đất trồng lúa........................................................................................57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................59
5.1 Kết luận ................................................................................................................59
5.2 Kiến nghị..............................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................60
PHỤ LỤC ......................................................................................................................62
1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đối với công tác quản lý đất đai thì công nghệ viễn thám và GIS là một trong
những công cụ đắc lực hỗ trợ rất lớn cho các cán bộ địa chính trong việc nắm bắt tình
hình sử dụng đất của khu vực mình quản lý.
Trong giai đoạn hiện nay quá trình sử dụng đất luôn có những biến động phức tạp
và khó kiểm soát, gây khó khăn trong thống kê, kiểm kê hiện trạng sử dụng đất. Đặc
biệt đất trồng lúa là một trong những loại đất có sự biến động nhiều nhất về hiện trạng
sử dụng, theo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu giai đoạn 2011 –
2015 của Đồng Bằng Sông Cửu Long diện tích đất trồng lúa của ĐBSCL thay đổi qua
các năm cụ thể: Năm 2010 tổng diện tích là 4.120,18 (nghìn ha), giai đoạn cuối năm
2014, đầu năm 2015 diện tích giảm còn 3.951,00 (nghìn ha), năm 2015 diện tích là
4.030,75 (nghìn ha) do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là chuyển mục đích
sử dụng đất, làm cho diện tích đất trồng lúa ngày càng bị suy giảm đặc biệt là khu vực
ĐBSCL. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì việc áp dụng
những tiến bộ trong lĩnh vực này đem lại hiệu quả rất cao trong việc theo dõi sự biến
động của hiện trạng sử dụng đất. Công nghệ viễn thám và GIS giúp cho cán bộ chuyên
môn có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình biến động sử dụng đất trong khu vực mình
quản lý, vừa cho kết quả chính xác, vừ tiết kiệm được thời gian, chi phí.
Hiện nay vấn đề sử dụng ảnh vệ tinh kết hợp với công nghệ tin học đặc biệt là công
nghệ viễn thám và GIS trong công tác thành lập bản đồ đã hạn chế được rất nhiều những
khó khăn về kinh phí cũng như thời gian thành lập bản đồ. Mặt khác, do tính chất đa
thời gian của viễn thám mà thông tin được tách chiết, từ tư liệu viễn thám có khả năng
phản ánh khách quan và đảm bảo tính thời sự, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu biến
động.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: Ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá biến động
đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cần được nghiên
cứu.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm mục đích: Theo dõi và đánh giá được hiện trạng đất trồng
lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2010 – 2015. Thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất trồng lúa qua các năm từ đó so sánh với số liệu kiểm kê qua năm 2010
và năm 2015 xem độ chính xác khoảng bao nhiêu phần trăm, trên cơ sở đó cho thấy
được khả năng áp dụng công nghệ viễn thám và GIS trong theo dõi sự thay đổi hiện
trạng đất trồng lúa trong giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Các mục tiêu cụ thể gồm:
2
- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang;
- Đánh giá sự biến động về diện tích trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong
giai đoạn 2010 – 2015;
- Đánh giá khả năng ứng dụng của ảnh viễn thám MODIS và công nghệ GIS trong
việc theo dõi biến động diện tích đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 của tỉnh Hậu Giang.
1.3 Nội dung của đề tài
Tiến hành các bước trong quy trình xử lý ảnh viễn thám MODIS thu thập được từ
phần mềm ENVI 4.8 và kết hợp với phần mềm MapInfo để thành lập bảng đồ hiện trạng
sử dụng đất trồng lúa của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2010 – 2015.
Đánh giá tình hình biến động diện tích đất trồng lúa của tỉnh Hậu Giang giai đoạn
2010 – 2015 dựa trên dữ liệu ảnh giải đoán và diện tích tính được từ bản đồ hiện trạng
sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2010 và năm 2015.
So sánh kết quả diện tích tính được từ việc giải đoán ảnh viễn thám với số liệu
kiểm kê đất đai từ Sở TN&MT đánh giá được khả năng ứng dụng của ảnh viễn thám
MODIS và công nghệ GIS trong thực tiễn.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài “Ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá biến động đất trồng lúa giai đoạn
2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” nhằm đánh giá được tình hình biến động
diện tích đất trồng lúa của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2010 – 2015, đồng thời đề tài
còn cho thấy khả năng ứng dụng của viễn thám và công nghệ GIS trong công tác đánh
giá hiện trạng sử dụng đất thông qua ảnh MODIS và bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học về sử dụng đất
2.1.1 Khái niệm và vai trò của đất đai
* Khái niệm đất đai
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "đất đai là
một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường
sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dáng địa
hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy). Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước
ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư
của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền,
hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa)".
Về quan điểm sinh thái và môi trường của (Lê Văn Khoa, 2000) đất là một vật thể
sống, một vật mang của các hệ sinh thái tồn tại trên trái đất, con người tác động vào đất
cũng chính là tác động vào hệ sinh thái mà đất mang trên mình nó. Đất đai là tài nguyên
không tái tạo, là vật mang của hệ sinh thái. Đất là thành phần của môi trường thiên nhiên,
của sinh quyển và có mối quan hệ mật thiết với các tài nguyên thiên nhiên khác (như
nước, thực vật...).
Đất đai được định nghĩa là một khu vực cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả
các thuộc tính ngay ở trên và dưới bề mặt bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, hệ
thống thủy văn bề mặt, lớp trầm tích gần bề mặt, nước ngầm, quần thể động thực vật và
mọi hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại, hệ thống thủy lợi, đường giao
thông, các tòa nhà.... (FAO 1995b).
* Vai trò của đất
Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người, là cơ sở
tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Vai trò cơ bản của đất đai trong việc hỗ
trợ con người và các hệ sinh thái trên cạn khác được FAO (1995a) tổng hợp bao gồm:
- Đất là nơi lưu trữ tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, cung cấp không gian
cho con người để ở, xây dựng và vui chơi giải trí;
- Đất là nơi sản xuất, cung cấp thức ăn, gỗ, củi và các vật liệu sinh học khác;
- Đất là môi trường sống của mọi sinh vật: Con người, động thực vật và vi sinh vật;
- Đất là yếu tố quyết định sự cân bằng năng lượng và chu trình thủy văn toàn cầu,
vừa là nguồn phát vừa là bể chứa để giảm thiểu khí nhà kính;
- Đất là nơi lưu giữ và vận chuyển nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm, lưu trữ
các nguồn tài nguyên và khoáng sản cho con người;
- Đất là bộ đệm, bộ lọc và bến đổi hóa học các chất ô nhiễm.
4
Đất đai là một yếu tố cơ bản của sản xuất, vừa là đối tượng lao động vừa là tư
liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì đó là nơi để con người thực hiện các hoạt
động của mình để tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Đất đai còn là tư
liệu lao động trong quá trình sản xuất thông qua việc con người đã biết lợi dụng một
cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hóa học, sinh vật học và các tính
chất khác để tạo tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm.
2.1.2 Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp
* Khái niệm nhóm đất nông nghiệp
Nhóm đất nông nghiệp (ký hiệu là NNP) là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và
mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp,
đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
* Phân loại đất nông nghiệp
a) Đất sản xuất nông nghiệp (SXN) bao gồm đất trồng cây hằng năm và đất trồng
cây lâu năm.
- Đất trồng cây hằng năm (CHN): Là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây
có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch không quá một năm, kể
cả đất đất sửdụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây
hằng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác.
+ Đất trồng lúa (LUA) là ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc
trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng
trồng lúa là chính. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước
còn lại và đất trồng lúa nương.
 Đất chuyên trồng lúa nước (LUC): Là ruộng trồng lúa nước (bao gồm cả
ruộng bậc thang), hàng năm cấy trồng từ hai vụ trở lên, kể cả có luân canh, xen canh với
cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc không
sử dụng trong thơi gian không quá một năm.
 Đất trồng lúa nước còn lại (LUK): Là ruộng trồng lúa nước (bao gồm cả
ruộng bậc thang), hàng năm cấy trồng từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trong năm có
thuận lợi mà chỉ trồng thêm một vụ lúa hoặc trông thêm cây hàng năm khác hoặc do khó
khăn đột xuất mà không sử dụng trong thời gian không quá một năm.
 Đất trồng lúa nương (LUN): Là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi
dốc từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và
trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác.
+ Đất trồng cây hàng năm khác (HNK): Là đất trồng các cây hàng năm (trừ đất
trồng lúa), gồm chủ yếu để trồng rau, màu, cây thuốc, mía, đai, gai, cói, sả, dâu tằm, đất
5
trồng cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc. Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm
đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.
 Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): Là đất bằng phẳng ở đồng
bằng, thung lũng, cao nguyênđể trồng cây hàng năm khác.
 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): Là đất trồng cây hàng
năm khác trên sườn đồi, núi dốc kề cả trường hợp trồng cây hàng năm khác không
thường xuyên nhưng theo chu kỳ.
- Đất trồng cây lâu năm (CLN): Là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng
từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch là trên một năm, kể cả những loại cây có thời gian
sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch nhiều năm như thanh long, chuối,
nho… Các loại cây lâu năm bao gồm:
+ Cây công nghiệp lâu năm: Gồm các cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch không
phải là gỗ, được dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế
biến mới sử dụng được như chè, ca cao, cà phê, dừa, điều…;
+ Cây ăn quả lâu năm: Các cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch là quả để ăn tươi
hoặc kết hợp với chế biến;
+ Vườn tạp là vườn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen
lẫn cây hàng năm mà không được công nhận là đất ở;
+ Các loại cây lâu năm khác không phải đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây
ăn quả lâu năm, chủ yếu là cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan trong các đô thị, khu
dân cư nông thôn.
b) Đất lâm nghiệp (LNP): Là đất đang có rừng (gồm rừng tự nhiên và rừng trồng)
đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và đất mới
được trồng rừng hoặc trồng kết hợp với khoanh nuôi tự nhiên. Đất lâm nghiệp bao gồm
đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
- Đất rừng sản xuất (RSX): Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo
quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Đất rừng phòng hộ (RPH): Là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn,
bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn
sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Đất rừng đặc dụng (RDD): Là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí
nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn quốc gia, bảo vệ di tích
lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
c) Đất nuôi trồng thủy sản (NTS): Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi,
trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.
6
d) Đất làm muối (LMU): Là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối
e) Đất nông nghiệp khác (NKH): Gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các
loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp
trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được
pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho muc đích học tập,
nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
2.2 Biến động hiện trạng sử dụng đất
2.2.1 Định nghĩa sử dụng đất.
Sử dụng đất (Land use): Sử dụng đất là cách thức mà người ta sử dụng bề mặt trái
đất. Sử dụng đất được phân loại như thành thị, nông thôn, đất nông nghiệp, rừng…hoặc
với mức phân loại cụ thể hơn cho những mục đích cụ thể. (Phùng Văn Tiến, 2009).
2.2.2 Biến động sử dụng đất, các trường hợp và nguyên nhân của biến động đất đai.
* Biến động sử dụng đất
Biến động sử dụng đất là sự tăng hay giảm về diện tích đối tượng nào đó trong một
giai đoạn nhất định. (Phùng Văn Tiến, 2009).
* Các trường hợp biến động đất đai
- Được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
- Được nhà nước thu hồi đất, mất đất do thiên tai
- Trường hợp đất bồi, đất cồn
- Thay đổi mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng, hình thể sử dụng.
- Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp hoặc chia tách quyền
sử dụng đất.
* Nguyên nhân của biến động đất đai
Do nhà nước: nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội của đất nước.
Do người sử dụng đất: Nhu cần chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế, thể
chấp theo quy định của pháp luật về các quyền của người sử dụng đất
Do tự nhiên gãy, do thiên tai (bão, lũ lụt, xói mòn, sụp lở…) hay do đắt hồi
2.2.3 Khái quát về bản đồ biến động sử dụng đất
Theo khoản 5 điều 3 Luật đất đai 2013 thì bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ
thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị
hành chính.
7
Để nghiên cứu biến động sử dụng đất người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp
từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như: Số liệu thống kê hàng năm, số liệu kiểm kê hoặc
từ các cuộc điều tra. Các phương pháp này có độ chính xác không cao, tốn nhiều thời
gian và kinh phí, đồng thời chúng không thế hiện được sự thay đổi sử dụng đất từ loại
đất này sang loại đất khác và vị trí không gian của sự thay đổi đó. Thành lập bản đồ biến
động sử dụng đất từ tư liệu viễn thám đa thời gian sẽ khắc phục được những nhược điểm
trên.
Bản đồ biến động sử dụng đất ngoài các yếu tố nội dung cơ bản của các Bản đổ
chuyên đề như: bản đồ địa hình, địa vật, giao thông, thủy văn... phải thể hiện được sự
biến động về sử dụng đất theo thời gian. Các thông tin về tình hình sử dụng đất, biến
động sử dụng đất kết hợp với các thông tin có liên quan là yếu tố quan trọng phục vụ
công tác quy hoạch, kế hoạch và quản lý đất đai để đảm bảo sử dụng đất bền vững, hiệu
quả, thân thiện môi trường và quan trọng nhất là đảm bảo an ninh lương thực. Ưu điểm
của bản đồ biến động sử dụng đất là thể hiện được rõ sự biến động theo không gian và
theo thời gian. Diện tích biển động được thế hiện rõ ràng trên bản đồ, đồng thời cho
chúng ta biết có biến động hay không biến động, hay biến động từ loại đất nào sang loại
đất nào. Nó có thể được kết hợp với nhiều nguồn dữ liệu tham chiếu khác để phục vụ có
hiệu quả cho rất nhiều mục đích khác nhau như quản lý tài nguyên, môi trường, thống
kê, kiểm kê đất đai. Về cơ bản, bản đồ biến động sử dụng đất được thành lập trên cơ sở
hai bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại hai thời điểm nghiên cứu vì vậy độ chính xác của
bản đồ này phụ thuộc vào độ chính xác của các bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại hai
thời điểm nghiên cứu.
2.3 Tổng quan về viễn thám và GIS
2.3.1 Khái niệm viễn thám
Viễn thám là một khoa học thu nhận thông tin của bề mặt trái đất mà không tiếp
xúc trực tiếp với bề mặt ấy. Điều này được thực hiện nhờ vào việc quan sát và thu nhận
năng lượng phản xạ, bức xạ từ đối tượng và sau đó phân tích, xử lý, ứng dụng những
thông tin nói trên (Phạm Văn Thông, 2010).
Theo Lê Quang Trí (1999) cho rằng: Viễn thám được định nghĩa là sự thu thập và
phân tích thông tin về các đối tượng, sự thu thập và phân tích thông tin này được thực
hiện từ một khoảng cách không gian không có sự tiếp xúc đến các vật thể.
Theo Lê Quang Trung và cộng tác viên (2000), đã định nghĩa về viễn thám và các
chuyên ngành về viễn thám như sau: Viễn thám (Remote sensing): có nhiều định nghĩa
về viễn thám của nhiều tác giả khác nhau , nhìn chung viễn thám là sự thu thập và phân
tích các thông tin về các đối tượng, sự thu thập và phân tích này được thực hiện từ một
khoảng cách không gian không có sự tiếp xúc trực tiếp đến các vật thể. Máy bay hay vệ
tinh là những vật mang chủ yếu phục vụ cho sự quan trắc trong viễn thám.
8
2.3.2 Nguyên lý hoạt động của viễn thám
Nguyên lý cơ bản của viễn thám đó là đặc trưng phản xạ hay bức xạ của các đối
tượng tự nhiên tương ứng với từng giải phổ khác nhau. Kết quả của việc giải đoán các
lớp thông tin phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết về mối tương quan giữa đặc trưng
phản xạ phổ với bản chất, trạng thái của các đối tượng tự nhiên. Những thông tin về đặc
trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên sẽ cho phép các nhà chuyên môn chọn các
kênh ảnh tối ưu, chứa nhiều thông tin nhất về đối tượng nghiên cứu, đồng thời đây cũng
là cơ sở để phân tích nghiên cứu các tính chất của đối tượng, tiến tới phân loại chúng.
2.3.3 Nguyên tắc sử dụng ảnh viễn thám theo dõi biến động
- Các ảnh sử dụng để theo dõi biến động một khu vực, phải ở cùng một hệ tọa độ
lưới chiếu.
- Ảnh phải có độ phân giải như nhau.
- Ảnh có độ phân giải càng cao thì các tượng tượng phản xạ càng mạnh, thông tin
về các đối tượng thực phủ càng chi tiết hơn và ngược lại. Vì vậy ảnh có cùng độ phân
giải các đối tượng thực phủ sẽ cho phản xạ gần như nhau, và khi đó chồng lớp đối tượng
trên hai ảnh cho kết quả biến động chính xác hơn.
- Ảnh phải được phân tích giải đoán ở các bước sóng như nhau.
- Khu vực nghiên cứu của ảnh phải như nhauHai ảnh phải được chụp trên cùng
một khu vực hoặc được cắt theo ranh giới hành chính của khu vực nghiên cứu.
2.3.4 Đặc điểm ảnh viễn thám MODIS
* Khái quát ảnh vệ tinh MODIS
MODIS là bộ cảm viễn thám chủ yếu của vệ tinh Terra được phóng lên quỹ đạo
vào ngày 18/12/1999 và vệ tinh Aqua được phóng vào ngày 4/5/2002. Trong khoảng
thời gian một ngày đêm, các bộ cảm của vệ tinh sẽ quét gần hết Trái đất trừ một số dải
hẹp ở vùng xích đạo, các dải này sẽ được phủ hết vào ngày hôm sau (Viện khí tượng
thủy văn và môi trường, 2012).
MODIS được thiết kế để thu thập 50 bước sóng của ánh sáng nhưng các vệ tinh
hiện đang trong quỹ đạo chỉ thu được 36 bước sóng, bao gồm các bước sóng từ 0.4μm
đến 14.4μm. Độ phân giải của dữ liệu khoảng từ 250 đến 1000 m tùy thuộc vào bước
sóng được ghi lại. (Ruizhi Ren, 2009).
Ảnh MODIS cung cấp dữ liệu về đất liền, biển và khí quyển một cách đồng thời.
Tùy vào mục đích nghiên cứu mà sử dụng các kênh phổ khác nhau. Vệ tinh Terra và
Aqua mang bộ cảm MODIS ban ngày đi từ Bắc xuống Nam, qua xích đạo khoảng 10h30’
và 13h30’ giờ địa phương, thời gian bay hết một vòng quanh Trái đất xấp xỉ 1h40’. Về
ban đêm thì chiều bay của vệ tinh ngược lại. Như vậy vệ tinh TERRA và AQUA sẽ bay
9
qua lãnh thổ Việt Nam một ngày bốn lần vào khoảng 10h30’, 13h30’, 22h30’ và 1h30’,
do đó ở Việt Nam sẽ thu được ảnh MODIS bốn lần trong một ngày. (Viện Khí tượng
thủy văn và Môi trường, 2012).
Bảng 2.1: Các thông số kỹ thuật của vệ tinh MOISD
Độ cao quỹ đạo 705 km
Quỹ đạo Đổng bộ mặt trời
Thời gian qua xích đạo 10:30 a.m hoặc 1:30 p.m
Tốc độ quét 20.3 rpm
Độ phủ 2330 km
Kích thước 1,0 x 1,6 x 1,0 m
Trọng lượng 228,7 kg
Độ phân giải bức xạ 12 bits
Độ phân giải không gian 250 m (kênh 1-2)
500 m (kênh 3-7)
1000 m (kênh 8-36)
Chu kỳ lặp 1 – 2 ngày
(Nguồn: http://modis.gsfc.nasa.gov)
Bảng 2.2: Đặc điểm của một số kênh phổ ảnh MODIS
Kênh Bước sóng (nm) Độ phân giải không
gian (m)
Lưu trữ (bit)
1 620 – 670 250 12
2 841 – 876 250 12
3 459 – 479 500 12
4 545 – 565 500 12
5 1230 – 1250 500 12
6 1628 – 1652 500 12
7 2105 - 2155 500 12
(Nguồn: http://modis.gsfc.nasa.gov)
* Ứng dụng của ảnh vệ tinh MODIS
Với đặc tính chụp phủ vùng rộng lớn, độ phân giải thời gian cao cộng với nhiều
kênh thiết kế chuyên để tính hiệu chỉnh ảnh hƣởng khí quyển đã làm tăng khả năng sử
dụng ảnh MODIS trong nghiên cứu những vùng nhiệt đới nhiều mây (Trần Hùng, 2007).
Mặc dù độ phân giải không gian của ảnh vệ tinh MODIS không cao nhưng với tầm
phủ rộng, thời gian quan trắc liên tục và đặc biệt là miễn phí, liệu ảnh vệ tinh MODIS
là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cao đối với các nhà khoa học trong việc thực hiện
những nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, dữ liệu ảnh vệ tinh MODIS có độ phân giải
phổ khá cao với 36 kênh phổ làm tăng tính ứng dụng của MODIS trong hầu hết các
10
nghiên cứu hiện nay vì độ phân giải phổ càng lớn thì khả năng phân biệt, nhận biết và
giải đoán các đối tượng càng cao.
Ưu điểm của dữ liệu ảnh MODIS trong xác định cơ cấu cây trồng:
Mục tiêu nghiên cứu dựa trên hiện trang cơ cấu mùa vụ làm cơ sở để chuyển đổi
sang hiện trạng xâm nhập mặn của khu vực nghiên cứu. Lựa chọn dữ liệu ảnh phù hợp
với mục tiêu là công việc quyết định đến kết quả tối ưu nhận được. Ảnh MODIS được
cung cấp miễn phí và đầy đủ với độ phân giải thời gian cao (hàng ngày, 8 ngày) thích
hợp để nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của từng loại cây trồng, kể cả ngắn ngày
lẫn dài ngày. Dựa trên sự biến động của chỉ số NDVI được tính toán từ ảnh có thể giúp
ta xác định được cụ thể thời gian của quá trình canh tác (thời gian gieo trồng, giai đoạn
phát triển mạnh nhất cũng như thời gian thu hoạch) từ đó giúp xác định đối tượng cây
trồng và hình thức canh tác nông nghiệp cụ thể.
Ảnh MODIS hằng ngày tuy có độ phân giải thời gian cao hơn nhưng với mức độ khai
thác thông tin phục vụ cho nghiên cứu thì không cần thiết, sẽ tốn nhiều thời gian xử lý
ảnh và giải đoán, đồng thời dung lượng lưu trữ cao cũng hơn gấp nhiều lần. Do đó trong
nghiên cứu này sử dụng ảnh MOD09Q1, độ phân giải thời gian 8 ngày với hai kênh đỏ
và hồng ngoại gần.
Bảng 2.3: Đặc điểm ảnh MOD09Q1
Kênh Bước sóng (μm) Độ phân giải thời
gian (ngày)
Độ phân giải không
gian (m)
RED 0,620 – 0,670 8 250
NIR 0.841 – 0,876 8 250
2.4 Tổng quan về GIS
2.4.1 Khái niệm về GIS
Theo Ducker (1979) định nghĩa, GIS là một trường hợp đặc biệt của hệ thống thông
tin, ở đó có cơ sở dữ liệu bao gồm sự quan sát các đặc trưng phân bố không gian, các
hoạt động sự kiện có thể được xác định trong khoảng không như đường, điểm, vùng.
Theo Burrough (1986) định nghĩa, GIS là một công cụ mạnh dùng để lưu trữ và truy
vấn, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho những mục tiêu khác
nhau.
Theo Nguyễn Kim Lợi và ctv (2009) Hệ thống thông tin địa lý được định nghĩa
như là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích, cơ
sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian, nhằm hỗ trợ việc thu nhận, lưu trữ,
quản lí, xử lí, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực ñể giải quyết
các vấn đề tổng hợp từ thông tin cho các mục đích con người đặt ra.
11
* Các thành phần của GIS
GIS bao gồm 05 thành phần: Thiết bị, phần mềm, số liệu, tổ chức và chính sách quản lý,
chuyên viên.
- Thiết bị: Thiết bị bao gồm máy vi tính (computer), máy vẽ (plotters), máy in
(printer), bàn số hoá (digitizer), thiết bị quét ảnh (scanners), các phương tiện lưu trữ số
liệu (Floppy diskettes, optical cartridges, C.D ROM).
- Phần mềm: là bộ não của hệ thống, phần mềm GIS rất đa dạng và có thể chia làm
3 nhóm (nhóm phần mềm quản đồ họa, nhóm phần mềm quản trị bản đồ và nhóm phần
mềm quản trị, phân tích không gian).
- Số liệu: bao gồm dữ liệu không gian (dữ liệu bản đồ) và dữ liệu thuộc tính (dữ
liệu phi không gian). Dữ liệu không gian miêu tả vị trí địa lý của đối tượng trên bề mặt
Trái đất. Dữ liệu thuộc tính miêu tả các thông tin liên quan đến đối tượng, các thông tin
này có thể được định lượng hay định tính.
- Tổ chức và chính sách quản lý: Ðây là hợp phần rất quan trọng để đảm bảo khả
năng hoạt động của hệ thống, là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công
nghệ GIS. Hệ thống GIS cần được điều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ phận này phải
được bổ nhiệm để tổ chức hoạt động hệ thống GIS một cách có hiệu quả để phục vụ
người sử dụng thông tin.
- Chuyên viên: Đây là một trong những hợp phần quan trọng của công nghệ GIS,
đòi hỏi những chuyên viên hướng dẫn sử dụng hệ thống để thực hiện các chức năng
phân tích và xử lý các số liệu. Đòi hỏi phải thông thạo về việc lựa chọn các công cụ GIS
để sử dụng, có kiến thức về các số liệu đang được sử dụng và thông hiểu các tiến trình
đang và sẽ thực hiện.
* Ứng dụng của hệ thông tin địa lý GIS
- Môi trường
- Khí tượng thủy văn
- Nông nghiệp
- Giao thông
- Y tế
12
Hình 2.1 :Các thành phần của GIS
2.5 Giới thiệu phần mềm xử lý ảnh ENVI
ENVI là viết tắt của “The Environment for Visualizing Image” , là một phần mềm
xử lý tư liệu viễn thám của Research System Inc, Mỹ. ENVI được cấu trúc thành 12
Module chính, được viết bằng ngôn ngữ IDL (Interactive Data Language), một trong
những ngôn ngữ lập trình cấu trúc mạnh (Lê Văn Trung, 2005) với các công cụ có khả
năng hiển thị, định vị và phân tích ảnh số với một môi trường và giao diện thân thiện
với người sử dụng, đáp ứng các thao tác thuật toán về xử lý ảnh vệ tinh và ảnh máy bay.
Theo Lê Văn Trung (2005), các ưu điểm của ENVI được thể hiện ở cách tiếp cận
trong công tác xử lý ảnh, đó là việc kết hợp các kỹ thuật dựa trên kênh phổ và kỹ thuật
dựa trên tập tin. Khi dữ liệu được mở, các kênh phổ được lưu vào danh sách chờ xử lý
của chương trình, hoặc khi các tập tin được mở, các kênh phổ của các tập tin được xử lý
như một nhóm. ENVI có tất cả các chức năng xử lý ảnh cơ bản, trong chế độ tương tác
với người sử dụng về đồ họa. Đặc biệt trong khi xử lý, ENVI không có giới hạn về kênh
phổ được xử lý đồng thời do vậy các dữ liệu ảnh siêu phổ cũng có thể được xử lý và
phân tích bằng ENVI.
* Những tính năng nổi trội của bộ phần mềm ENVI bao gồm:
- Làm việc (hiển thị và xử lý) số lượng và dung lượng ảnh lớn;
- Đọc, hiển thị và phân tích nhiều định dạng (format) ảnh vệ tinh, ảnh thông dụng,
dữ liệu raster và DEM;
- Khai thác thông tin từ nhiều loại ảnh vệ tinh và ảnh hàng không khác
(VNREDSat-1, SPOT, Landsat, ASTER, QuickBird, GeoEye, WorldView,...)
13
- Trộn các dạng ảnh (ảnh quang học, ảnh radar…) nhằm hiểu rõ đặc điểm của vùng
nghiên cứu;
- Bộ công cụ xử lý ảnh đa dạng dựa trên các phương pháp khoa học đã được kiểm
chứng như công cụ xử lý hình học, công cụ phân tích phổ, công cụ phân tích dữ liệu và
các công cụ nâng cao;
- Khả năng làm việc với dữ liệu vector (các định dạng shapefile, MIF, DXF và
GPS) và kết nối trực tiếp với phần mềm ArcGIS cho phép dễ dàng tích hợp kết quả phân
tích ảnh vào cơ sở dữ liệu và quy trình ứng dụng bản đồ GIS;
- Với ngôn ngữ lập trình IDL, ENVI có khả năng tùy biến và mở rộng theo yêu
cầu quy trình xử lý phân tích ảnh của khách hàng.
Hình 2.2: Giao diện của phần mềm ENVI 4.8
2.6 Giới thiệu phần mềm Mapinfo
MapInfo là một trong những phần mềm phục vụ cho việc xây dựng và quản lý dữ
liệu hệ thống thông tin địa lý.
MapInfo trang bị khả năng xử lý dữ liệu (bao gồm cả những lệnh truy vấn SQL để
chọn ra đối tượng) và các đặc tính hiển thị giá trị trên màn hình:
- MapInfo có khả năng mở các tập tin dữ liệu dạng DBASE hoặc FoxBASE,
Lotus 1-2-3 và Microsoft Excel. Nhập vào các tập tin hình ảnh với nhiều dạng thức khác
nhau. Ngoài ra, MapInfo còn có thể tự tạo tập tin dữ liệu của nó;
- MapInfo cho phép xem thông tin trong 3 loại cửa sổ: Map, Browser và Graph
tương ứng với cửa sổ bản đồ, bảng thuộc tính và đồ thị. Kỹ thuật liên kết “nóng” của
14
các loại cửa sổ cho phép xem cùng một thông tin trên nhiều cửa sổ khác nhau. Khi thay
đổi thông tin trong một cửa sổ, sự thay đổi này sẽ được cập nhật một cách tự động sang
các cửa sổ khác;
- MapInfo cho phép phủ nền bản đồ bằng những tấm ảnh điểm. Khả năng này
làm tăng qui mô, giá trị của bản đồ nền.
- Khả năng thực hiện những sự lựa chọn bằng ngôn ngữ SQL của MapInfo cho
phép thực hiện phép chọn đối tượng nhanh chóng và tiện lợi trên một hay nhiều bảng;
- Bộ công cụ vẽ, hiệu chỉnh bản đồ và các hàm chức năng hoàn hảo khác trợ
giúp trong quá trình xây dựng bản đồ;
- Công cụ Save Workspace cho phép lưu tất cả cửa sổ đang làm việc vào một
tập tin duy nhất. Điều này giúp mở các cửa sổ cần thiết một cách nhanh chóng, tiết kiệm
thời gian, tránh sai sót;
- MapInfo cho phép xây dựng trang in trong cửa sổ Layout với tập lệnh trợ giúp
rất hữu hiệu;
- MapInfo cho phép thay đổi hệ quy chiếu của các lớp bản đồ khi bắt đầu số hóa
cũng như khi hiển thị chúng.
MapInfo là một phần mềm được thiết kế để hòa hợp với các phần mềm khác, người
sử dụng không phải thay đổi cách làm việc trên máy tính, MapInfo chỉ làm thay đổi kết
quả nhận được. Có thể bắt đầu làm việc với MapInfo trên nguồn dữ liệu trong bảng tính
Excel, bảng dữ liệu của Foxpro, các bảng vẽ CAD hoặc những dữ liệu địa lý khác. Nếu
chưa có sẵn nguồn dữ liệu, MapInfo cung cấp công cụ để tạo ra nguồn dữ liệu phù hợp.
(TS. Phạm Thị Xuân Thọ - Nguyễn Xuân Bắc, Giáo trình lý thuyết và thực hành
MapInfo).
Hình 2.3: Giao diện phần mềm Mapinfo 10.5
15
2.7 Tổng quan một số đề tài nghiên cứu viễn thám và công nghệ GIS
Theo Nguyễn Xuân Trung Hiếu (2013), Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý đất
đai, khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh với
đề tài “Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ biến động các loại thực phủ địa
bàn Thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đề tài này được thực hiện trong thời gian
từ tháng 01/2013 ñến tháng 05/2013, sử dụng công nghệ viễn thám kết hợp với GIS để
thành lập bản đồ biến động các loại thực phủ địa bàn Thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên
Huế. Đề tài sử dụng ảnh Landsat ETM+, độ phân giải trung bình (30 m) nên độ chính
xác khi phân loại chưa cao, tuy nhiên đề tài đã cho thấy được lớp đất rừng, lúa – hoa
màu và đất trống là những lớp bị biến động mạnh (đều có trên 50% diện tích bị biến
đổi), bên cạnh đó lớp giao thông là lớp phủ ổn định nhất (hơn 70% diện tích). Đề tài đã
thành lập được bản đồ biến động lớp phủ mặt đất Thành phố Huế trong giai đoạn 2001
– 2010 ở tỷ lệ 1:60000. Về phương pháp đề tài sử dụng phương thu thập số liệu (thu
thập từ 4 nguồn chính là dữ liệu viễn thám (ảnh Landsat ETM+), dữ liệu GIS (dữ liệu
hành chính), dữ liệu từ điều tra thực địa (thực hiện lấy mẫu bằng máy GPS và khảo sát
thực địa) và dữ liệu thống kê (báo cáo, thống kê từ các sở ngành có liên quan), phương
pháp sửa lỗi sọc ảnh bằng phần mềm GapFill. Kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp
với kết quả kiểm kê đất đai năm 2012 tại thành phố Huế, tuy nhiên kết quả nghiên cứu
có một số mặt hạn chế như một số loại thực phủ thường bị phân loại nhầm với nhau như
đất giao thông và khu dân cư, lúa - hoa màu và khu dân cư, lúa - hoa màu và đất trống.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân loại nhầm lớp thực phủ là do Độ phân giải của
dữ liệu ảnh viễn thám Landsat chỉ ở mức trung bình (30 m), nên một số diện tích lúa -
hoa màu nhỏ lẻ, các khu tái định cư mới được xây dựng, phân bố manh mún,… không
được ghi nhận trên ảnh.
Theo Kiều Thị Kim Dung (2009), Luận văn Thạc sĩ ngành Quản lý đất đai, Đại
học Nông nghiệp Hà Nội với đề tài “Ứng dụng ảnh viễn thám và công nghệ GIS để
thành lập bản đồ biến động sử dụng đất trên địa bàn phường Khai Quang Thành phố
Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc”. Đề tài sử dụng ảnh Viễn thám Sport, cùng với bản đồ hiện
trạng sử dụng đất phường Khai Quang đề tiến hành giải đoán và chồng lắp bản đồ từ đó
cho ra bản đồ biến động hiện trạng sử dụng đất của phường Khai Quang từ đó đánh giá
được độ chính xác của việc sử dụng ảnh Viễn thám và công nghệ GIS trong thành lập
bản đồ biến động sử dụng đất của Phường Khai Quang. Đề tài đã thành lập được bản
đồ biến động hiện trạng sử dụng đất với độ chính xác cao, phân tích cụ thể tình hình
biến động hiện trạng sử dụng đất của phường Khai Quang trong giai đoạn 2003 – 2008.
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập thông tin, xử lí số liệu, xử lí ảnh và phương
pháp phỏng vấn chuyên gia. Nhìn chung đề tài đã đánh giá cụ thể tình hình biến động
sử dụng đất của phường Khai Quang đồng thời xây dựng được bản đồ biến động sử dụng
đất với độ chính xác cao. Về mặt hạn chế, độ phân giải của ảnh cũng ảnh cũng ảnh
16
hưởng đến việc phân lớp đối tượng, kết quả phân loại bị nhầm lẫn giữa đất cây bụi, cỏ
dại với đất với đất trồng hoa màu, đất trồng cỏ với đất trồng lúa.
Theo Lê Thị Bích Liên (2013), Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống thông
tin địa lý, Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh với đề tài “ứng dụng ảnh vệ tinh
MODIS giám sát lũ Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2012”. Đề tài sử dụng ảnh vệ tinh
MODIS với độ phân giải thời gian cao, cùng việc thực hiện các quá trình phân loại
nghiên cứu tiến hành đưa ra những phân tích, đánh giá cụ thể về không gian cũng như
thời gian ngập lũ của ĐBSCL năm 2012. Nhìn chung đề tài đã đánh một cách khá cụ thể
tình hình diễn biến của lũ trong năm 2012 trên khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, bên
cạnh đó đề tài còn xác định được diện tích ngập lũ của từng tỉnh trong khu vực Đồng
Bằng Sông cửu Long. Đặc biệt trong quá trình thực hiện, thay vì sử dụng chỉ số thực vật
NDVI thì đề tài sử dụng chỉ số EVI nhằm phản ánh trạng thái thực vật ở mỗi thời điểm
khác nhau trong năm, là một chỉ số quan trọng trong phân loại để đánh giá sự hiện diện
của thực vật đồng thời xác định những điểm ảnh liên quan đến nước. Đặc tính của lũ là
biến đổi từng ngày và không gian ngập lũ cũng thay đổi liên tục theo thời gian, việc theo
dõi lũ thông qua các số liệu mực nước đơn thuần chỉ xác định sự thay đổi diện tích mực
mặt nước theo thời gian, tuy nhiên đề tài đã sử dụng ảnh MODIS được tổ hợp 8 ngày,
qua đó cho thấy sự thay đổi diện tích mặt nước cả về không gian lẫn thời gian, cung cấp
cái nhìn rõ ràng và trực quan hơn khi các đối tượng ngập nước được thể hoàn toàn trên
ảnh. Bên cạnh những gì đề tài nghiên cứu này đã thực hiện được thì đề tài cũng còn một
số hạn chế như sau: Đề tài đã sử dụng ảnh MODIS được tổ hợp 8 ngày nên không luôn
luôn ghi nhận lại chính xác thời điểm bắt đầu, đạt đỉnh và kết thúc mùa lũ, việc sử dụng
số liệu mực nước thủy văn chỉ đánh giá sự tương quan giữa mực nước và diện tích ngập
cho thấy sự khả quan khi sử dụng ảnh MODIS trong giám sát lũ, nhưng không đánh giá
được chính xác diện tích ngập từng tỉnh. Nên có sự so sánh với số liệu diện tích được
giải đoán từ ảnh có độ phân giải không gian cao hơn, hoặc số liệu diện tích ngập được
lũ thống kê để có những kết luận chính xác hơn về diện tích ngập từng tỉnh của ĐBSCL.
Theo Trần Thị Hiền (2010) sử dụng ảnh MODIS theo dõi chỉ số NDVI với sự phát
triển cây lúa cho thấy chỉ số NDVI của vùng lúa trên ảnh thay đổi bình quân từ 0,1 đến
0,9 theo quy tắc thấp vào đầu vụ, tăng dần và đạt cao nhất vào lúc cây lúa phát triển tốt
ở giai đoạn sau khi đẻ nhánh và sau đó giảm dần khi cây lúa bắt đầu chín và sẽ giảm đến
mức thấp nhất vào cuối vụ (Hình 2.3 và 2.4). Thông thường đối với các loại hình sử
dụng như: vườn cây ăn quả, rừng,…nói chung là các loại cây lâu năm quan sát cho thấy
chỉ số NDVI ổn định và dao động trong khoảng giá trị tương đối cao từ 0,5 đến 1,0 (hoặc
từ 0 – 255 cấp độ tông màu từ tối đến sáng).
Căn cứ vào quy luật biến động trên ta có thể theo dõi chính xác được cơ cấu mùa
vụ và ước đoán được thời gian xuống giống của những vùng trồng lúa dựa vào biểu đồ
thể hiện sự biến động của giá trị NDVI. Tác giả kết luận có thể ứng dụng ảnh MODIS –
MOD13Q1 (độ phân giải 250m, chu kỳ lập 16 ngày) để xác định thời vụ, theo dõi tiến
17
độ xuống giống cấp vùng và đề nghị nên sử dụng ảnh MODIS (MOD13Q1) để theo dõi
tiến độ xuống giống lúa ở cấp vùng, cấp quốc gia. Bên cạnh đó, có thể sử dụng để theo
dõi sự thay đổi của hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu mùa vụ.
Hình 2.4: Sự phát triển của lúa vụ Đông xuân - Hè Thu và sự biến động chỉ số NDVI
(Nguồn: Trần Thị Hiền, 2010)
Hình 2.5: Tương quan giữa sự phát triển của lúa ở vụ Đông xuân và Hè Thu và sự biến động
của chỉ số NDVI (Nguồn: Trần Thị Hiền, 2010)
2.8 Tồng quan về khu vực nghiên cứu
Hậu Giang là một tỉnh nằm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, được thành lập vào năm
2004 do tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ. Tỉnh lỵ hiện nay là thành phố Vị Thanh cách Thành
Phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách thành phố Cần Thơ 60 km theo Quốc
lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đường nối Vị Thanh – Cần Thơ.
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông Mê Kông, thuộc khu vực nội địa
của Đồng bằng Sông Cửu Long. Trước năm 1976, Hậu Giang là tên gọi của sông Hậu.
Vùng đất thuộc tỉnh Hậu Giang ngày nay trước năm 1956 nằm rải rác thuộc tỉnh Cần
18
Thơ và tỉnh Rạch Giá. Từ năm 1957, toàn bộ vùng đất tỉnh Hậu Giang ngày nay đều
thuộc về tỉnh Cần Thơ. Tháng 3 năm 1976, tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở
hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau trước đó là tỉnh Cần Thơ, tỉnh
Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, tình Hậu Giang được
chia thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, tỉnh Cần Thơ
được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay.
Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Tỉnh có thế
mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm
cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc.
2.8.1 Vị trí địa lí
Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng Sông Cửu Long. Lãnh thổ
của tỉnh nằm trong tọa độ từ 9030'35 đến 10019'17 Bắc và từ 105014'03 đến
106017'57 kinh Đông. Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Bắc giáp thành phố Cần
Thơ và tỉnh Vĩnh Long, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng.
Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Tỉnh
nằm kề thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùngTây Nam Bộ.
2.8.2 Điều kiện tự nhiên
Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình
thấp, độ cao trung bình dưới 2 mét so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc
xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông Hậu cao nhất, trung bình khoảng
1 - 1,5 mét, độ cao thấp dần về phía Tây. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống
kênh rạch nhân tạo.
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo,
có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt.Mùa mưa có gió Tây Nam
từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm.
Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều
dài khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km, vùng ven sông Hậu thuộc
huyệnChâu Thành lên đến 2 km/km. Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu
vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Cấu tạo của vùng có thể chia thành hai vùng cấu trúc
rõ rệt là Tầng cấu trúc dưới và Tầng cấu trúc bên, trong đó Tầng cấu trúc dưới gồm Nền
đá cổ cấu tạo bằng đá Granit và các đá kết tinh khác, bên trên là đá cứng cấu tạo bằng
đá trầm tích biển hoặc lục địa và các loại đá mắc ma xâm nhập hoặc phun trào.
19
Hình 2.6: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang
2.8.3 Kinh tế - xã hội
* Kinh tế
Hậu Giang có diện tích tự nhiên khoảng 1.600 km2
, hiện được chia ra làm 8 đơn
vị hành chính. Trong đó, huyện Châu Thành A và Châu Thành là nơi có các khu, cụm
công nghiệp tập trung và nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới quý hiếm; huyện Vị Thủy,
Phụng Hiệp, Long Mỹ và thị xã Long Mỹ là các địa bàn tập trung vùng lúa đặc sản,
nguyên liệu mía, còn nhiều tiềm năng nuôi trồng thủy sản nước ngọt; thị xã Ngã Bảy, vị
trí hợp thủy của bảy dòng kênh lớn đã hình thành chợ nổi Ngã Bảy nổi tiếng về du lịch,
cây ăn quả; riêng thành phố Vị Thanh là trung tâm tỉnh lỵ Hậu Giang.
Đến nay, Hậu Giang đã xây dựng được các vùng nguyên liệu nông sản chuyên
canh với quy mô lớn, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Đó là vùng
nguyên liệu lúa chất lượng cao 32.000 ha, bao gồm diện tích 2 cánh đồng lớn có quy mô
300-500 ha/cánh đồng lúa ở huyện Vị Thủy và Châu Thành A; vùng nguyên liệu mía
10.300ha; vùng nguyên liệu khóm 1.500ha; vùng cây ăn trái đặc sản có múi hơn
10.000ha, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung 1.500ha. Nhiều sản phẩm nông sản có thế
mạnh của tỉnh được công nhận nhãn hiệu, trong đó có không ít sản phẩm đã khẳng định
thương hiệu trên thị trường như bưởi Năm Roi Phú Thành, quýt đường Long Trị, khóm
Cầu Đúc.
20
Thời gian qua, trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, Hậu Giang luôn chú
trọng tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm
năng, lợi thế theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch. Ưu tiên
khuyến khích đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung, hoàn thiện mạng
lưới giao thông thủy, bộ, cấp điện, cấp thoát nước, hạ tầng du lịch, phát triển đô thị...
nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo đó, trong kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020), tỉnh Hậu Giang đã xác định: Tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân 5 năm trên 7%/năm; GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt
2.500 USD; cơ cấu kinh tế đến năm 2020 là dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
* Xã hội
 Giáo dục
Hệ thống giáo dục tỉnh Hậu Giang bao gồm đầy đủ các cấp học, ngành học từ mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học. Tiêu
biểu như trường Đại học Cần Thơ (khu Hòa An), trường Đại học Võ Trường Toản,
trường cao đẳng cộng đồng Hậu Giang, trường trung cấp Luật Vị Thanh, trường trung
cấp nghề Hậu Giang, trường cao đẳng nghề Trần Đại Nghĩa và các trường trung học phổ
thông, trung học cơ sở, tiểu học, mầm non...Giáo dục mầm non hiện nay đã có các cơ
sở ở tất cả các huyện thị, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Tính đến ngày 30
tháng 09 năm 2008, toàn tỉnh Hậu Giang có 250 trường học ở các cấp phổ thông, đứng
thứ 12 ở khu vực ĐBSCL.
 Dân số
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Hậu Giang đạt gần 769.200 người, mật độ
dân số đạt 480 người/km². So với các tỉnh thành của vùng đồng bằng sông Cửu Long,
chiếm 4,6% dân số của đồng bằng Sông Cửu Long và 0,94% dân số cả nước. Trong đó
dân số sống tại thành thị đạt gần 176.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt 593.200
người. Dân số nam đạt 387.600 người, trong khi đó nữ đạt 381.600 người. Tỷ lệ tăng tự
nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,8 ‰.
21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Điều tra thu thập số liệu: Thu thập các số liệu liên quan đến hiện trạng sử dụng
đất của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2010 - 2015, nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn
sử dụng phần mềm, ứng dụng tình huống vào thực tế.
Phỏng vấn người dân: Phỏng vấn người sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu về
hiện trạng sử dụng đất trồng lúa năm 2015.
Định vị GPS: Dùng GPS cầm tay điều tra thực địa nhằm đánh giá độ chính xác
của kết quả giải đoán ảnh.
Phương pháp xử lý số liệu (xử lí ảnh modis)
Quá trình xử lý ảnh Modis được thực hiện theo sơ đồ sau:
- Bước 1: Thu thập ảnh MODIS từ năm 2010 đến măm 2015, ảnh MODIS do cơ
quan hàng không vũ trụ quốc gia Hoa Kỳ (NASA) cung cấp;
- Bước 2: Từ ảnh Modis thu thập được, tiến hành hiệu chỉnh hình học. Đối với ảnh
vệ tinh trong quá trình chụp ảnh do có sự thay đổi về tốc độ quay của gương nên thường
dẫn đến sự méo mó về hình học, lệch tọa độ... Việc nắn chỉnh hình ảnh nhằm đưa ảnh
về hình dạng thực;
- Bước 3: Sau khi hiệu chỉnh hình học, tiến hành tăng cường chất lượng ảnh để
tăng độ chính xác cho việc giải đoán ảnh;
Thu thập ảnh Modis
Hiệu chỉnh hình học
Tăng cường chất lượng ảnh
Điều tra thực địa
Bản đồ hiện trạng đất trồng lúa
Phân loại có kiểm soát
Phân loại không kiểm soát
Hình 3.1: Sơ đồ quá trình xử lý ảnh Modis
22
- Bước 4: Tiến hành phân loại không kiểm soát nhằm xác định các loại có sự đồng
nhất về phổ cho bởi ảnh vệ tinh bằng cách gộp các pixel có các tính chất giống nhau
thành một nhóm đối tượng;
- Bước 5: Khảo sát thực địa nhằm kiểm tra độ chính xác của kết quả phân loại
không kiểm soát và làm cơ sở cho phân loại có kiểm soát;
- Bước 6: Phân loại có kiểm soát trước hết là giai đoạn kiểm tra đại diện hay các
vị trí khảo sát thực địa gọi là ROI (Region Of Iterest), kiểm tra khả năng phân tách của
ROI, các ROI phải tụ họp chặt chẽ với nhau và không được chồng lấp lên nhau;
- Bước 7: Biên tập cho ra bản đồ hiện trạng sử dụng đất qua các năm từ 2010 đến
2015, tiến hành tính diện tích đất trồng lúa thông qua bản đồ hiện trạng của năm 2010
và năm 2015.
3.2 Phương tiện nghiên cứu
3.2.1 Tài liệu – số liệu
- Ảnh viễn thám MODIS của các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Hậu Giang năm 2010, 2015.
- Các văn bản pháp luật để làm căn cứ, cơ sở pháp lý.
3.2.2 Phần mềm, thiết bị
- Phần mềm Envi dùng để giải đoán ảnh MODIS.
- Phần mềm Mapinfo dùng để biên tập bản đồ.
- Phần mềm excel dùng để lưu trữ số liệu thu thập được.
- Máy tính, máy in, máy GPS cầm tay, điện thoại di động.
23
Phần mềm
- Envi
- MapInfo
Số liệu
- Ảnh MODIS năm 2010,
2011, 2012, 2013, 2014, 2015
- Bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2010 và năm 2015
So sánh sự theo dõi
biến động bằng
phương pháp viễn
thám và GIS so với
phương pháp truyền
thống
Đánh giá dựa trên số
liệu thống kê, hằng
năm hay từ các cuộc
điều tra
Thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất trồng
lúa giai đoạn 2010 –
2015 của tỉnh Hậu
Giang
So sánh, đối chiếu diện
tích bảng đồ hiện trạng
sử dụng đất trồng lúa
năm 2010 và năm 2015
đã thành lập để thấy
được sự biến động
Ứng dụng
Tham khảo ý
kiến người dân
Khả năng ứng dụng của công nghệ
viễn thám và GIS trong thực tiễn
So
sánh
Thu thập
Xử lý ảnh Modis
(sơ đồ Hình 3.1)
Đánh giá
Hình 3.2: Sơ đồ các bước thực hiện đề tài
24
- Bước 1: Thu thập phần mềm và các số liệu:
+ Về phần mềm bao gồm: Phần mềm Envi phiên bản 4.8, và phần mềm MapInfo
phiên bản 10.5 từ internet;
+ Về số liệu bao gồm: Ảnh MODIS của các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014,
2015. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa năm 2010 và năm 2015 của tỉnh Hậu
Giang, số liệu kiểm kê đất đai của Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang năm 2010 và năm 2015.
+ Bản đồ ranh giới tỉnh và ranh giới huyện của tỉnh Hậu Giang.
- Bước 2: Tiến hành xử lý ảnh MODIS (sơ đồ Hình 3.1) để thành lập được bản đổ
hiện trạng sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 của tỉnh Hậu Giang.
- Bước 3: Từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 vừa
thành lập được tiến hành so sánh với các số liệu thống kê hằng năm hay số liệu từ các
cuộc điều tra để kiểm tra tính chính xác của bản đồ.
- Bước 4: So sánh giữa hai diện tích đất trồng lúa giải đoán được của năm 2010 và
năm 2015 để thấy được sự biến động.
- Bước 5: Tiến hành so sánh, đối chiếu sự theo dõi biến động bằng phương pháp
viễn thám và GIS so với phương pháp truyền thống.
- Bước 6: Đánh giá độ chính xác của việc sử dụng ảnh viễn thám MODIS và công
nghệ GIS trong theo dõi hiện trạng sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang.
- Bước 7: Tham khảo ý kiến, phỏng vấn người dân về hiện trạng sử dụng đất trồng
lúa năm 2015 kiểm tra tính chính xác của kết quả giải đoán ảnh từ việc sử dụng ảnh viễn
thám MODIS và công nghệ GIS.
- Bước 8: Đánh giá được khả năng ứng dụng thực tiễn của ảnh viễn thám MODIS
và công nghệ GIS trong đánh giá biến động diện tích đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả thu thập ảnh viễn thám và số liệu
Quá trình thu thập dữ liêu ảnh vệ tinh MODIS từ trung tâm hàng không vũ trụ
NASA và các số liệu từ cơ quan nhà nước bao gồm:
- Bộ dữ liệu ảnh MODIS09Q1 từ năm 2010 đến năm 2016, ảnh MODIS09Q1 được
phục sử dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài vì đây là ảnh với dữ liệu được
tổng hợp 8 ngày một lần và gồm có 2 kênh ảnh: Kênh 1 (đỏ) và kênh 2 (cận hồng ngoại),
và độ phân giải của ành MODIS09Q1 là 250m (Hình 4.1).
Hình 4.1: Ảnh MODIS09Q1 thu thập được
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hậu Giang năm 2010 và năm 2015 (Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang).
- Số liêu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2010 và năm 2015 của tỉnh Hậu Giang
(Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai tỉnh Hậu Giang).
- Bản đồ ranh giới hành chính ĐBSCL.
- Bản đồ ranh giới Tỉnh, Huyện của tỉnh Hậu Giang.
4.2 Kết quả xử lý ảnh
4.2.1 Cắt, che ảnh
* Cắt sơ bộ vùng chứa khu vực nghiên cứu
Mỗi ảnh MOD09Q1 thu được chứa thông tin đầy đủ của toàn khu vực tỉnh Hậu
giang, tuy nhiên ảnh thu được chứa phần diện tích phía dưới của vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long và một phần của đại dương, do đó để giảm dung lượng cần cắt bỏ đi phần
nằm ngoài khu vực nghiên cứu. Sử dụng công cụ Basic Tools/ Resize Data để tiến hành
cắt sơ bộ khu vực chứa vùng nghiên cứu, cụ thể như sau:
26
Hình 4.2: Các bước trong quá trình cắt sơ bộ vùng nghiên cứu
Đầu tiên cần mở file ảnh Modis đã tải về để tiến hành việc cắt ảnh
- Bước 1: Sau khi mở ảnh, chọn Basic tools/ Resize Data (Spactial/ Spectral), khi
đó hộp thoại Resize Data Input File;
- Bước 2: Trong hộp thoại Resize Data Input File chọn file ảnh cần cắt, sau đó
chọn Spatial Subset;
- Bước 3: Hộp thoại Select Spatial Subset xuất hiện, chọn Image;
- Bước 4: Sau khi chọn lệnh Image, hộp thoại Subset by Image xuất hiện, trong
hộp thoại này tại mục Samples chọn tỷ lệ ảnh cần cắt là 1600, tại mục Lines chọn tỷ lệ
là 1200 để cắt ảnh, sau đó chọn ok;
- Bước 5: Tiếp tục chọn ok cho đến khi xuất hiện hộp thoại Resize Data Parameters,
tại hộp thoại này click vào file, sau đó chọn Choose, chọn đường dẫn để lưu file ảnh vừa
cắt sơ bộ xong.
(a) (b)
Hình 4.3: Ảnh trước khi cắt sơ bộ (a) và ảnh sau khi cắt sơ bộ (b)
27
* Cắt theo địa giới hành chính của khu vực nghiên cứu
Ảnh sau khi cắt sơ bộ đã chứa vùng nghiên cứu, tuy nhiên ảnh vẫn còn chứa các
đối tượng nằm ngoài vùng nghiên cứu, nhằm làm nhẹ dung lượng ảnh và đảm bảo cho
việc giải đoán đạt độ chính xác cao, cần tiến hành cắt ảnh theo địa giới hành chính của
vùng nghiên cứu
Hình 4.4: Các bước trong quá trình cắt ảnh theo địa giới hành chính
Đầu tiên, mở file ảnh đã được cắt sơ bộ, sau đó tiến hành các bước như sau:
- Bước 1: Mở file Vector ranh giới tỉnh Hậu Giang bằng cách chọn lệnh File/ Open
Vector File;
- Bước 2: Chọn đường dẫn đến thư mục chứa file ranh giới hành chính của tỉnh
Hậu Giang, tiến hành mở file vector này lên;
- Bước 3: khi đó xuất hiện hộp thoại Avalable Vectors List click chọn vào Layer:
Ranh giới tỉnh HG.MIF, tiếp tục click chọn Select All Layer/ Load Selected;
- Bước 4: Chọn Basic Tools/ Resize Data (Spactial/ Spectral), xuất hiện hộp thoại
Resize Data Input File;
- Bước 5: Trong hộp thoại Resize Data Input File, click chọn vào file đã được cắt
sơ bộ, chọn Spatial Subset;
- Bước 6: Hộp thoại Select Spatial Subset xuất hiện, click chọn ROI/EVF, hiển thị
hộp thoại Subset Image by ROI/EVF exte...;
28
- Bước 7: Trong hộp thoại Subset Image by ROI/EVF exte..., chọn file EVF:Layer:
Ranh gioi tinh HG.MIF, sau đó chọn OK;
- Bước 8: Tiếp tục chọn OK cho đến khi xuất hiện hộp thoại Resize Data
Parameters, tại hộp thoại này click vào file, sau đó chọn Choose, chọn đường dẫn để
lưu file ảnh đã cắt theo ranh giới.
(a) (b)
Hình 4.5: Ảnh trước khi cắt theo địa giới hành chính (a) và ảnh sau khi cắt theo địa giới hành
chính (b)
4.2.2 Hiệu chỉnh hình học
Ảnh Modis thu thập được sau khi cắt gọn theo ranh giới vùng nghiên cứu vẫn ở
dạng tọa độ địa lý Latitude/Longitude, ta chuyển các ảnh chuyển về hệ tọa độ UTM;
datum: WGS-84; Zone: 48 North để đồng nhất với tọa độ, hệ quy chiếu của ảnh giới hạn
vùng nghiên cứu nhằm thuận tiện cho việc biên tập bản đồ. Việc đăng ký tọa độ ảnh còn
giúp hiệu chỉnh sai số biến dạng của ảnh. Để có thể chồng lắp bản đồ giải đoán với các
bản đồ chuyên đề khác, điều đầu tiên cần phải làm đó chính là đưa các bản đồ giải đoán
này về cùng hệ tọa độ đồng nhất, từ đó xây dựng mối tương quan giữa hệ tọa độ ảnh và
hệ quy chiếu chuẩn, để gắn tọa độ ảnh với tọa độ khảo sát, kiểm tra thực địa. Ảnh sẽ
được chuyển từ tọa độ ở dạng kinh độ, vĩ độ (longitude/latitude) về hệ tọa độ UTM
(x,y)-zone 48N thông qua việc sử dụng các công cụ của phần mềm ENVI 4.8:
- Trên thanh công cụ của ENVI 4.8 chọn Map/ConvertMap Projection, hộp thoại
ConvertMap Projection Input Image xuất hiện, ta chọn file chuyển tọa độ rồi OK.
- Hộp thoại ConvertMap Projection Parameters xuất hiện, click chuột vào nút lệnh
Change Proi, tại phần hệ tọa độ, ta chọn UTM, ở nút lệnh Datum... chọn WGS-84, ở nút
lệnh Unit... chọn Meters, vị trí chữ Zone chọn 48 và check vào chữ N, sau đó OK để
chấp nhận chuyển hệ tọa độ. Vào lệnh Choose để chọn đường dẫn và tên để lưu file ảnh
xuất ra với hệ tọa độ mới, (Hình 4.6).
29
Hình 4.6: Các bước trong quá trình hiệu chỉnh hình học
- Bước 1: Trên thanh công chính của phần mềm ENVI 4.8 chọn Map/ConvertMap
Projection, khi đó hộp thoại ConvertMap Projection Input Image xuất hiện;
- Bước 2: Trong hộp thoại ConvertMap Projection Input Image, chọn đường dẫn
đến file ảnh cần hiệu chỉnh hình học, sau đó chọn OK;
- Bước 3: Sau khi chọn OK, hộp thoại ConvertMap Projection Input Image xuất
hiện lại, tại hộp thoại này chọn vào nút lệnh Change Proi, hộp thoại Projection Selection
xuất hiện;
- Bước 4: Trong hộp thoại Projection Selection tại phần hệ tọa độ, ta chọn UTM,
ở nút lệnh Datum... chọn WGS-84;
- Bước 5: Click chọn vào nút lệnh Datum, hộp thoại Select Geographic Datum
được hiển thị, tại hộp thoại này, chọn hệ tọa độ WGS84, sau đó chọn OK;
- Bước 6: Chọn nút lệnh Units... trong hộp thoại Projection Selection, trong lệnh
này chọn Meter, vị trí chữ Zone chọn số 48 và click vào chữ N, sau đó chọn OK.
Công đoạn hiệu chỉnh hình học đóng vai trò rất quan trọng, từ việc hiệu chỉnh sai
số của ảnh giúp cho các bản đồ giải đoán có cùng hệ tọa độ với các bản đồ hiện hành,
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chồng lấp các bản đồ với nhau.
30
a) Trước khi hiệu chỉnh hình học b) Sau khi hiệu chỉnh hình học
Hình 4.7: Trước và sau khi hiệu chỉnh hình học
4.2.3 Biến đổi ảnh
* Lọc ảnh
Ảnh MODIS thu được với độ phân giải 250m nên chất lượng không đồng nhất.
Đặc biệt vào mùa mưa thường có mây nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng ảnh nên
cần phải tăng cường chất lượng để các đối tượng nhiễu được khôi phục giá trị đúng của
nó, làm cho ảnh tốt hơn, dễ nhận biết và giải đoán các đôi tượng được chính xác.
Giá trị của các điểm ảnh (pixel) thường đúng theo giá trị thu thập được và gần
giống với giá trị của các điểm xung quanh nó. Tuy nhiên sai số do đường truyền làm
cho giá trị đó không còn tình chính xác cao, có thể tăng cao đột ngột hoặc giảm một
cách bất thường làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng ảnh. Một giải pháp tối ưu để có
thể khắc phục những sai số này, giúp tăng độ chính xác cho ảnh, đó chính là lọc ảnh.
Để tiến hành công việc lọc ảnh cần tiến hành theo các công đoạn sau (Hình 4.8):
Hình 4.8: Các bước tiến hành lọc ảnh
31
- Bước 1: Tiến hành mở file ảnh cần phân loại bằng cách chọn lệnh File/ Open
Image File/ chọn đường dẫn đến file ảnh cần phân loại, sao đó chọn OK;
- Bước 2: Sau khi tiến hành mở file ảnh cần phân loại, từ thanh công cụ chính của
phần mềm ENVI chọn Filters/ Convolutions and Morphology, hộp thoại Convolutions
and Mofphology Tools xuất hiện;
- Bước 3: Trên hộp thoại Convolutions and Morphology chọn lệnh Convolution/
Median;
- Bước 4: Sau khi chọn Median, hộp thoại Convolutions and Morphology xuất hiện
lại, chọn lệnh Quick apply, hộp thoại Convolution Quick-Apply Input Band xuất hiện.
- Bước 5: Chọn lại file ảnh cần lọc, sao đó chọn OK;
- Bước 6: Kiểm tra lại kết quả sau khi lọc ảnh.
Có nhiều phương pháp lọc ảnh khác nhau để người sử dụng có thể lựa chọn và tùy
theo mục đích sử dụng để có thể lựa chọn kiểu lọc ảnh phù hợp. Trong phạm vi của đề
tài này, với đối tượng là ảnh MODIS với độ phân giả 250m thì phương pháp lọc Median
với cửa sổ lọc 3x3 là phù hợp nhất. Toán tử lọc này thường sử dụng trên từng kênh đơn
và giá trị của từng pixel trên ảnh mới (trung tâm cửa sổ lọc) được tính từ những giá trị
trung bình độ sáng lân cận của ảnh góc. Sau đó, cửa sổ dịch chuyển đi theo hàng hay cột
(của ảnh gốc) 1 pixel để tính toán và thay thế giá trị của pixel trung tâm, quá trình này
tiếp tục cho đến khi toàn bộ ảnh gốc được lọc để tạo thành ảnh mới.
* Tạo ảnh chỉ số thực vật (Normalized difference vegetation index NDVI)
Ảnh chỉ số thực vật ảnh chứa thông tin tiêu biểu cho việc nghiên cứu lượng
chlorophyl (diệp lục tố). Theo Dương Văn Khảm (2007), các chỉ số phổ thực vật được
phân tách từ các band nhìn thấy, cận hồng ngoại, hồng ngoại và dải đỏ là các tham số
trung gian mà từ đó có thể thấy được các đặc tính khác nhau của thảm thực vật như:
Sinh khối, chỉ số diện tích lá, khả năng quang hợp các sản phẩm sinh khối theo mùa.
Những đặc tính đó có liên quan và phụ thuộc rất nhiều vào dạng thực vật bao phủ và
thời tiết, đặc tính sinh lý, sinh hoá và sâu bệnh… Vì vậy nó được sử dụng rộng rãi để
xác định mật độ phân bố của thảm thực vật, đánh giá trạng thái sinh trưởng và phát triển
của cây trồng, làm cơ sở số liệu để dự báo sâu bệnh, hạn hán, diện tích, năng suất và sản
lượng cây trồng. Công nghệ gần đúng để giám sát đặc tính các hệ sinh thái khác nhau là
phép nhận dạng chuẩn và phép so sánh giữa chúng.
Có nhiều chỉ số thực vật khác nhau, tuy nhiên chỉ số thực vật NDVI đã được trung
bình hóa trong một chuỗi số liệu theo thời gian, do đó chỉ số NDVI là công cụ hữu ích
trong việc giám sát sự thay đổi trạng thái lớp phủ thực vật. Qua đó giúp chúng ta nhận
biết được tác động của thời tiết, khí hậu đến lớp phủ thực vật. Chỉ số thực vật NDVI
được tính theo công thức sau:
32
(NIR-R)
NDVI =
(NIR+R)
Trong đó:
NIR: Phổ xạ cận hồng ngoại
R: Kênh màu đỏ
Từ các giá trị định lượng của NDVI ta có thể xác định được trạng thái sinh trưởng và
phát triển của thực vật nói chung và cây trồng nói riêng.
Để có thể tạo được dữ liệu ảnh NDVI từ ảnh Modis MOD09Q1 trước hết cần có
sự hỗ trợ từ một số thao tác trên phần mềm ENVI bởi các thao tác sau: từ thanh công cụ
chọn MenuTransformIDVIchọn file cần tính toán NDVIOK. Sau đó xuất hiện hộp
thoại NDVI Calculation Parameters và ở mục Input File Type chọn AVHRR, ở mục Inter
Output Filename click Choose và chọn đường dẫn để lưu ảnh NDVI mới tạo thành. Lưu
ý nên lưu các ảnh NDVI của một năm ở cùng một thư mục để thuận tiện cho việc ghép
chuỗi ảnh NDVI.
Hình 4.9: Mối quan hệ giữa chỉ số thực vật NDVI với sự hiện diện của thực vật
* Tạo chuỗi ảnh chỉ số thực vật(NDVI)
Trạng thái phát triển của cây trồng qua mọi thời điểm đều được thể hiện trên ảnh
NDVI thông qua giá trị độ sáng của pixel của ảnh NDVI, do đó tất cả các ảnh NDVI
được chụp trong một thời gian nhất định cần phải có sự liên kết với nhau để qua đó cho
thấy được sự thay đổi của thảm thực vật.
Việc tạo chuỗi ảnh đa thời gian NDVI được thực hiện như sau: Trước tiên ta mở
tất cả các ảnh NDVI cần tạo chuỗi bằng cách vào thanh menu chính của phần mềm
ENVI và chọn lệnh File/Open Image File/Chọn đường dẫn đến các File ảnh NDVI cần
ghép chuỗi, sau đó chọn Open. Để tạo được ảnh này thì các ảnh được ghép vào phải
đồng nhất về số lượng pixel và tọa độ. Lưu ý khi tạo chuỗi cần chọn Reorder Files… để
sắp xếp trật tự các band trong chuỗi tương ứng với thứ tự ngày thu nhận vì thông thường
ảnh thu vào ngày thứ 365 sẽ được chọn lưu làm band 1 của chuỗi trong khi đúng ra là
band cuối cùng. Sau khỉ mở tất cả các ảnh cần ghép chuỗi, tại thanh menu chính của
33
phần mềm ENVI chọn lệnh Basictool/Layer Stacking, hộp thoại Layer Stacking
Parameters xuất hiện, ta chọn Import File..., hộp thoại Layer Stacking Input File xuất
hiện tại hộp thoại này chọn tất cả các ảnh cần ghép chuỗi, sau đó chọn OK. Tiếp tục
chọn Reoder File..., xuất hiện hộp thoại Reoder File, tại đây tiến hành sắp xếp thứ tự
các band ảnh theo đúng thứ tự ngày được chụp, sau khi hoàn tất việc sắp xếp chọn
Choose, chọn đường dẫn để lưu chuỗi ảnh vừa ghép lại.
Hình 4.10: Các bước tiến hành quá trình ghép chuỗi ảnh NDVI
Sau khi hoàn thành công đoạn ghép chuỗi, người sử dụng đã có thể tiến hành mở
chuỗi để bắt đầu cho công đoạn giải đoán ảnh. Có nhiều hai cách để hiện thị các ảnh
trong chuỗi NDVI: Trắng đen hoặc tổ hợp màu từ các kênh phổ trong chuỗi ảnh. Chẳng
hạn Hình 4.10 minh họa cho việc mở chuỗi theo hình thức tổ hợp màu RGB theo thứ tự
các kênh phổ 6, 14, 47. Nhằm tạo thuận lợi cho việc giải đoán ảnh đạt độ chính xác cao
nên trong quá trình thực hiện đề tài này tiến hành ghép toàn bộ ảnh NDVI của năm 2010
và ảnh NDVI của 5 tháng đầu năm 2011, ghép toàn bộ ảnh NDVI của năm 2015 và ảnh
NDVI của 5 tháng đầu năm 2016 nên tổng số lượng ảnh NDVI trong một chuỗi lên đến
65 ảnh.
Để có được kết quả giải đoán đạt độ chính xác cao thì việc lựa chọn các band ảnh
có chất lượng tốt mang yếu tố quết định. Nguyên tắc cơ bản của việc lựa chọn band ảnh
là các kênh có chất lượng ảnh tốt, ít bị nhiễu để tạo ra một tổ hợp với những màu sắc
chuẩn, có thể đại diện cho một đối tượng nào đó. Từ đó, giúp ta định hướng được các
đối tượng khi phân loại có kiểm soát và khoanh vùng đại diện tại các nhóm màu của đối
tượng.
34
Hình 4.11: Ảnh Hậu Giang tổ hợp dựa trên các kênh phổ 6, 14 và 47
* Che chuỗi ảnh chỉ số thực vật (NDVI)
Sau khi tiến hành tạo chuỗi ảnh chỉ số thực vật NDVI, ta tiến hành che chuỗi ảnh
này để có hiển thị được ảnh chính xác của khu vực nghiên cứu đó chính là tỉnh Hậu
Giang. Để có thể che chuỗi ảnh NDVI đã tạo, ta cần tiến hành mở chuỗi ảnh NDVI đã
tạo, trên thanh công cụ chính của phần mềm ENVI 4.8 chọn lệnh File/ Open Image File
và chọn đường dẫn đến nơi chứa chuỗi ảnh NDVI cần che sau đó chọn Open để mở
chuỗi ảnh NDVI và tiến hành mở band ảnh bất kỳ, chọn File/ Open Vector File để mở
file vector ranh giới của tỉnh Hậu Giang đễ tiến hành che ảnh. Trên thanh công cụ chính
chọn lệnh Basic Tools/ Masking/ Apply mask khi đó hộp thoại Apply Mask xuất hiện,
chọn vào chuỗi ảnh cần che sau đó chọn Mask Options. Sau khi chọn lệnh Mask Options
tiếp tục chọn Buil Mask ..., hộp thoại Mask Definition xuất hiện, tại mục Options chọn
Import EVF..., chọn file vector mà ta đã mở sau đó chọn Ok. Tại hộp thoại Select Data
File Associated with EVFs chọn lại chuỗi ảnh cần che sau đó chọn Ok, hộp thoại Mask
Definition xuất hiện, chọn Choose và chọn đưởng dẫn để lưu file mặt nạ che chuỗi ảnh
lại, sau đó chọn Ok tiếp tục chọn Ok đến khi hộp thoại Apply Mask Parameter xuất hiện,
chọn Choose để tiến hành lưu file chuỗi ảnh NDVI sau khi đã được che sau đó chọn Ok
và đã hoàn tất việc che chuỗi ành NDVI. Ưu điểm của việc che chuỗi ảnh NDVI là đỡ
mất thời gian, thay vì phải che từng ảnh NDVI sau đó mới ghép chuỗi chúng lại với
nhau do đó rất mất thời gian, còn thực hiện che chuỗi ảnh NDVI chỉ cần thực hiện thao
tác che ảnh một lần là có thể che cho tất cả các ảnh trong chuỗi.
Tổ hợp màu R – G – B
6, 14, 47
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang

More Related Content

What's hot

Bài giảng viễn thám
Bài giảng viễn thámBài giảng viễn thám
Bài giảng viễn thámtrankha8792
 
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap Destop
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap DestopHướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap Destop
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap DestopThiều Nem
 
Huong dan-su-dung-phan-mem-vien-tham-env
Huong dan-su-dung-phan-mem-vien-tham-envHuong dan-su-dung-phan-mem-vien-tham-env
Huong dan-su-dung-phan-mem-vien-tham-envLam Ly
 
Giáo trình trắc địa ảnh viễn thám 1
Giáo trình trắc địa ảnh viễn thám 1Giáo trình trắc địa ảnh viễn thám 1
Giáo trình trắc địa ảnh viễn thám 1trankha8792
 
Hướng dẫn WebGis cơ bản - Basic Guide WebGis
Hướng dẫn WebGis cơ bản - Basic Guide WebGisHướng dẫn WebGis cơ bản - Basic Guide WebGis
Hướng dẫn WebGis cơ bản - Basic Guide WebGisThuận Phạm Văn
 
Vien tham - 8 tien xu ly anh
Vien tham - 8 tien xu ly anhVien tham - 8 tien xu ly anh
Vien tham - 8 tien xu ly anhttungbmt
 
Giao Trinh Mapinfo
Giao Trinh MapinfoGiao Trinh Mapinfo
Giao Trinh MapinfoHuytraining
 
Vien tham - 4 ve tinh vien tham
Vien tham - 4 ve tinh vien thamVien tham - 4 ve tinh vien tham
Vien tham - 4 ve tinh vien thamttungbmt
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
1 presentation-he thong tin dia ly(gis) vn
1 presentation-he thong tin dia ly(gis) vn1 presentation-he thong tin dia ly(gis) vn
1 presentation-he thong tin dia ly(gis) vnPhi Phi
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà Nội
 
Bài giảng viễn thám
Bài giảng viễn thámBài giảng viễn thám
Bài giảng viễn thám
 
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đĐề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
 
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap Destop
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap DestopHướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap Destop
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Arcgis Arcmap Destop
 
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAYLuận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
 
Huong dan-su-dung-phan-mem-vien-tham-env
Huong dan-su-dung-phan-mem-vien-tham-envHuong dan-su-dung-phan-mem-vien-tham-env
Huong dan-su-dung-phan-mem-vien-tham-env
 
Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đấtQuy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất
 
Giáo trình trắc địa ảnh viễn thám 1
Giáo trình trắc địa ảnh viễn thám 1Giáo trình trắc địa ảnh viễn thám 1
Giáo trình trắc địa ảnh viễn thám 1
 
Hướng dẫn WebGis cơ bản - Basic Guide WebGis
Hướng dẫn WebGis cơ bản - Basic Guide WebGisHướng dẫn WebGis cơ bản - Basic Guide WebGis
Hướng dẫn WebGis cơ bản - Basic Guide WebGis
 
Vien tham - 8 tien xu ly anh
Vien tham - 8 tien xu ly anhVien tham - 8 tien xu ly anh
Vien tham - 8 tien xu ly anh
 
Giao Trinh Mapinfo
Giao Trinh MapinfoGiao Trinh Mapinfo
Giao Trinh Mapinfo
 
Luận văn: Ứng dụng webgis trong giám sát bệnh truyền nhiễm
Luận văn: Ứng dụng webgis trong giám sát bệnh truyền nhiễmLuận văn: Ứng dụng webgis trong giám sát bệnh truyền nhiễm
Luận văn: Ứng dụng webgis trong giám sát bệnh truyền nhiễm
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương TràLuận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
 
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Vien tham - 4 ve tinh vien tham
Vien tham - 4 ve tinh vien thamVien tham - 4 ve tinh vien tham
Vien tham - 4 ve tinh vien tham
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...
 
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
Đề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOTĐề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOT
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
 
1 presentation-he thong tin dia ly(gis) vn
1 presentation-he thong tin dia ly(gis) vn1 presentation-he thong tin dia ly(gis) vn
1 presentation-he thong tin dia ly(gis) vn
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
 

Similar to Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang

Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
De tai cap co so
De tai cap co so De tai cap co so
De tai cap co so vthuan87
 
Thực trạng giá đất tại một số công trình ở thành phố Vĩnh Long
Thực trạng giá đất tại một số công trình ở thành phố Vĩnh LongThực trạng giá đất tại một số công trình ở thành phố Vĩnh Long
Thực trạng giá đất tại một số công trình ở thành phố Vĩnh LongDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
KH THUC HIEN CNTT, CDS 2324.pdf
KH THUC HIEN CNTT, CDS 2324.pdfKH THUC HIEN CNTT, CDS 2324.pdf
KH THUC HIEN CNTT, CDS 2324.pdfTruongDucThanh
 
Hướng dẫn nội dung TTCĐ YHDP6
Hướng dẫn nội dung TTCĐ  YHDP6Hướng dẫn nội dung TTCĐ  YHDP6
Hướng dẫn nội dung TTCĐ YHDP6Yen Luong-Thanh
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Đối Tượng Cung Cấp...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Đối Tượng Cung Cấp...Luận Văn Thạc Sĩ Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Đối Tượng Cung Cấp...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Đối Tượng Cung Cấp...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Qui trình của hệ thống quan trắc đô thị và ứng dụng ở Việt Nam
Qui trình của hệ thống quan trắc đô thị và ứng dụng ở Việt Nam Qui trình của hệ thống quan trắc đô thị và ứng dụng ở Việt Nam
Qui trình của hệ thống quan trắc đô thị và ứng dụng ở Việt Nam nataliej4
 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ WEBGIS VÀ ẢNH VIỄN THÁM QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ XUỐNG GIỐNG VÀ CẢN...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ WEBGIS VÀ ẢNH VIỄN THÁM QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ XUỐNG GIỐNG VÀ CẢN...ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ WEBGIS VÀ ẢNH VIỄN THÁM QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ XUỐNG GIỐNG VÀ CẢN...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ WEBGIS VÀ ẢNH VIỄN THÁM QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ XUỐNG GIỐNG VÀ CẢN...HanaTiti
 

Similar to Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang (20)

Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị xã Phúc Yên, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị xã Phúc Yên, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị xã Phúc Yên, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị xã Phúc Yên, HAY
 
Đề tài: Thực trạng giá đất tại một số công trình ở Vĩnh Long, 9đ
Đề tài: Thực trạng giá đất tại một số công trình ở Vĩnh Long, 9đĐề tài: Thực trạng giá đất tại một số công trình ở Vĩnh Long, 9đ
Đề tài: Thực trạng giá đất tại một số công trình ở Vĩnh Long, 9đ
 
Đề tài: Thực trạng giá đất ở một số công trình tại Vĩnh Long, HAY
Đề tài: Thực trạng giá đất ở một số công trình tại Vĩnh Long, HAYĐề tài: Thực trạng giá đất ở một số công trình tại Vĩnh Long, HAY
Đề tài: Thực trạng giá đất ở một số công trình tại Vĩnh Long, HAY
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
 
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
 
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
 
De tai cap co so
De tai cap co so De tai cap co so
De tai cap co so
 
Thực trạng giá đất tại một số công trình ở thành phố Vĩnh Long
Thực trạng giá đất tại một số công trình ở thành phố Vĩnh LongThực trạng giá đất tại một số công trình ở thành phố Vĩnh Long
Thực trạng giá đất tại một số công trình ở thành phố Vĩnh Long
 
KH THUC HIEN CNTT, CDS 2324.pdf
KH THUC HIEN CNTT, CDS 2324.pdfKH THUC HIEN CNTT, CDS 2324.pdf
KH THUC HIEN CNTT, CDS 2324.pdf
 
Hướng dẫn nội dung TTCĐ YHDP6
Hướng dẫn nội dung TTCĐ  YHDP6Hướng dẫn nội dung TTCĐ  YHDP6
Hướng dẫn nội dung TTCĐ YHDP6
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Đối Tượng Cung Cấp...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Đối Tượng Cung Cấp...Luận Văn Thạc Sĩ Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Đối Tượng Cung Cấp...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Đối Tượng Cung Cấp...
 
Đề tài: Ứng dụng mô hình envim quản lý môi trường tại Vũng Tàu
Đề tài: Ứng dụng mô hình envim quản lý môi trường tại Vũng TàuĐề tài: Ứng dụng mô hình envim quản lý môi trường tại Vũng Tàu
Đề tài: Ứng dụng mô hình envim quản lý môi trường tại Vũng Tàu
 
Đề tài: Ứng dụng phần mềm Envim quản lý môi trường, HAY, 9đ
Đề tài: Ứng dụng phần mềm Envim quản lý môi trường, HAY, 9đĐề tài: Ứng dụng phần mềm Envim quản lý môi trường, HAY, 9đ
Đề tài: Ứng dụng phần mềm Envim quản lý môi trường, HAY, 9đ
 
Qui trình của hệ thống quan trắc đô thị và ứng dụng ở Việt Nam
Qui trình của hệ thống quan trắc đô thị và ứng dụng ở Việt Nam Qui trình của hệ thống quan trắc đô thị và ứng dụng ở Việt Nam
Qui trình của hệ thống quan trắc đô thị và ứng dụng ở Việt Nam
 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ WEBGIS VÀ ẢNH VIỄN THÁM QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ XUỐNG GIỐNG VÀ CẢN...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ WEBGIS VÀ ẢNH VIỄN THÁM QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ XUỐNG GIỐNG VÀ CẢN...ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ WEBGIS VÀ ẢNH VIỄN THÁM QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ XUỐNG GIỐNG VÀ CẢN...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ WEBGIS VÀ ẢNH VIỄN THÁM QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ XUỐNG GIỐNG VÀ CẢN...
 
Luận án: Biến động sử dụng đất trong quan hệ với nhân khẩu học
Luận án: Biến động sử dụng đất trong quan hệ với nhân khẩu họcLuận án: Biến động sử dụng đất trong quan hệ với nhân khẩu học
Luận án: Biến động sử dụng đất trong quan hệ với nhân khẩu học
 
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và FamisChuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
 
SHCD CUỐI KÌ.docx
SHCD CUỐI KÌ.docxSHCD CUỐI KÌ.docx
SHCD CUỐI KÌ.docx
 
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng NamLuận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang

  • 1. i TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐẤT TRỒNG LÚA GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG SINH VIÊN THỰC HIỆN LÊ VĂN TIÊN MSSV: 13D850103103 LỚP: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI - KHÓA 8 2017
  • 2. ii TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ NGÀNH 52850103 ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐẤT TRỒNG LÚA GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG 2017 SINH VIÊN THỰC HIỆN LÊ VĂN TIÊN MSSV: 13D850103103 LỚP: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI K8 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN QUỐC HẬU
  • 3. iii XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Luận văn: “Ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá biến động đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” Sinh viên thực hiện: LÊ VĂN TIÊN Lớp: ĐH QLĐĐ K8 Luận văn đã được hoàn thành theo yêu cầu của cá bộ hướng dẫn và hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản Lí Đất Đai, Khoa Sinh học ứng dụng – Đại học Tây Đô. Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2017 Xác nhận của Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) NGUYỄN QUỐC HẬU LÊ VĂN TIÊN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
  • 4. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quãng thời gian 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Tây Đô em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý Thầy Cô, đặc biệt là quý Thầy Cô thuộc khoa Sinh Học Ứng Dụng đã quan tâm, chỉ dạy tận tình, tạo môi trường tốt nhất để em đạt kết quả tốt trong học tập. Cùng với sự nổ lực, cố gắn của bản thân và sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô đã giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn đến: - Thầy Mai Linh Cảnh đã quan tâm, hỗ trợ tích cực cũng như giải đáp mọi thắc trong suốt quá trình em theo học tại trường. - Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Nguyễn Quốc Hậu, giảng viên khoa Nông Nghệp trường Cao Đẳng Cộng Đồng Vĩnh Long đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. - Con xin cảm ơn gia đình đã có công nuôi dưỡng và tạo mọi điều kiện tốt nhất để con có thể học tập đến ngày hôm nay. Cuối lời Cuối lời em xin gửi lời chúc sức khỏe đến toàn thể quý Thầy, Cô trường Đại Học Tây Đô, chúc quý Thầy Cô thành công trong công tác giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho thế hệ tiếp sau chúng em. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện LÊ VĂN TIÊN
  • 5. ii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá biến động đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” đã được tiến hành trong thời gian từ ngày 1/3/2017 đến ngày 13/7/2017. Phương pháp nghiên cứu của đề tài là ứng dụng ảnh viễn thám, cụ thể là ảnh viễn thám MODIS (MOD09Q1) và công nghệ GIS với mục tiêu là thành lập được bảng đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và từ đó đánh giá được khả năng ứng dụng của ảnh MODIS trong theo dõi, đánh giá biến động diện tích đất trồng lúa trong giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Từ kết quả tính toán chỉ số NDVI của khu vực vùng nghiên cứu, thiết lập chuỗi ảnh đa phổ với 65 kênh (đối với năm 2010 và năm 2015) và 46 kênh (đối với năm 2012, 2013, 2014) đã được giải đoán các đối tượng cây trồng. Trên cơ sở đó tiến hành thành lập bảng đồ hiện trạng sử dụng đất lúa bằng phương pháp chuyển đổi dữ liệu từ ENVI sang MapInfo, sử dụng các chức năng tích hợp trên phần mềm MapInfo để tính toán diện tích đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015. Từ kết quả giải đoán ảnh viễn thám, diện tích đất lúa giai đoạn 2010 – 2015 biến động chủ yếu theo chiều hướng giảm cụ thể như sau: Tổng diện tích đất lúa năm 2010 so với năm 2015 giảm 4,18% trong đó địa phương có diện tích giảm nhiều nhất là huyện Phụng Hiệp, tổng diện tích đất lúa năm 2015 so với năm 2010 giảm 6,03%, bên cạnh các địa phương có diện tích đất lúa giảm thì huyện Long Mỹ có diện tích đất lúa năm 2015 tăng 9,61% so với diện tích năm 2010. Từ các ứng dụng như: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa, tính diện tích đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh, cug cấp dữ liệu thuộc tính của từng đối tượng, việc ứng dụng công nghệ GIS kết hợp với công nghệ viễn thám đã đem lại hiệu quả cao trong theo dĩa cũng như đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
  • 6. iii DANH SÁCH BẢNG Bảng Nội dung Trang 2.1 Các thông số kỹ thuật của vệ tinh MOISD 9 2.2 Đặc điểm của một số kênh phổ ảnh MODIS 9 2.3 Đặc điểm ảnh MOD09Q1 10 4.1 Khóa giải đoán ảnh MODIS khu vực tỉnh Hậu Giang 40 4.2 Ma trận sai số phân loại ảnh 49 4.3 Các giá trị tính tổng cột và dòng theo kết quả Bảng 4.2 51 4.4 Diện tích đất trồng lúa sau khi tính toán trên bảng đồ hiện trạng đã thành lập 53 4.5 So sánh diện tích đất trồng lúa sau khi giải đoán ảnh so với số liệu kiểm kê của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang năm 2015. 55
  • 7. iv DANH SÁCH HÌNH Hình Nội dung Trang 2.1 Các thành phần của GIS 12 2.2 Giao diện của phần mềm ENVI 4.8 13 2.3 Giao diện phần mềm Mapinfo 10.5 14 2.4 Sự phát triển của lúa vụ Đông xuân - Hè Thu và sự biến động chỉ số NDVI (Nguồn: Trần Thị Hiền, 2010) 17 2.5 Tương quan giữa sự phát triển của lúa ở vụ Đông xuân và Hè Thu và sự biến động của chỉ số NDVI (Nguồn: Trần Thị Hiền, 2010) 17 2.6 Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang 19 3.1 Sơ đồ quá trình xử lý ành Modis 21 3.2 Sơ đồ các bước thực hiện đề tài 23 4.1 Ảnh MODIS09Q1 thu thập được 25 4.2 Các bước trong quá trình cắt sơ bộ vùng nghiên cứu 26 4.3 Ảnh trước khi cắt sơ bộ (a) và ảnh sau khi cắt sơ bộ (b) 26 4.4 Các bước trong quá trình cắt ảnh theo địa giới hành chính 27 4.5 Ảnh trước khi cắt theo địa giới hành chính (a) và ảnh sau khi cắt theo địa giới hành chính (b) 28 4.6 Các bước trong quá trình hiệu chỉnh hình học 39 4.7 Trước và sau khi hiệu chỉnh hình học 30 4.8 Các bước tiến hành lọc ảnh 30 4.9 Mối quan hệ giữa chỉ số thực vật NDVI với sự hiện diện của thực vật 32 4.10 Các bước tiến hành quá trình ghép chuỗi ảnh NDVI 33 4.11 Ảnh Hậu Giang tổ hợp dựa trên các kênh phổ 6, 14 và 47 34 4.12 Các bước thực hiện quá trình che chuỗi ành NDVI 35 4.13 Bản đồ phân loại không kiểm soát năm 2010 36 4.14 Giá trị NDVI của 6 đối tượng được phân loại không kiểm soát năm 2010 37 4.15 Các giai đoạn phát triển của cây lúa (giai đoạn trước xạ, giai đoạn phát triển, giai đoạn lúa chín và giai đoạn sau khi thu hoạch) 37 4.16 Bản đồ phân loại không kiểm soát năm 2015 38 4.17 Giá trị NDVI của 6 đối tượng được phân loại không kiểm soát 39 4.18 Các bước tiến hành khoanh ROI 41 4.19 Vị trí các điểm khảo sát 42 4.20 Các bước thực hiện để lấy giá trị NDVI 44 4.21 Biểu đồ biến động NDVI khu vực thực vật phát triển tốt quanh năm 45
  • 8. v Hình Nội dung Trang 4.22 Biểu đồ biến động NDVI khu vực thực vật phát triển tốt quanh năm và có chu kỳ theo năm 45 4.23 Biểu đồ biến động NDVI khu vực thực vật phát triển kém 46 4.24 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị NDVI của khu vực trồng lúa 3 vụ trong 1 năm 47 4.25 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị NDVI của khu vực trồng lúa 3 vụ trong 2 năm liên tiếp 47 4.26 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị NDVI của khu vực trồng lúa 3 vụ thu đông sớm trong 1 năm 47 4.27 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị NDVI của khu vực trồng lúa 3 vụ thu đông sớm trong 2 năm liên tiếp 48 4.28 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị NDVI của khu vực trồng lúa 3 vụ thu đông muộn trong 1 năm 48 4.29 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị NDVI của khu vực trồng lúa 3 vụ thu đông muộn trong 2 năm liên tiếp 48 4.30 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất lúa năm 2010 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 52 4.31 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất lúa năm 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 53 4.32 Biểu đồ diện tích đất trồng lúa năm 2010 và 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 54 4.33 Biểu đồ so sánh diện tích đất lúa năm 2010 giữa kết quả giải đoán ảnh MODIS so với số liệu kiểm kê của Sở TN&MT 56 4.34 Biểu đồ so sánh diện tích đất lúa năm 2015 giữa kết quả giải đoán ảnh MODIS so với số liệu kiểm kê của Sở TN&MT 56 4.35 Biểu đồ tương quan giữa số liệu điều tra với diện tích giải đoán ảnh MODIS 57
  • 9. vi DANH SÁCH CÁC TỪ VẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng anh Tiếng việt GIS Geographic Information System Hệ thống thông tin địa lý ENVI The Environment for Visualizing Môi trường thể hiện ảnh ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long NDVI The Normalized Difference Vegetation Index Chỉ số khác biệt thực vật TN&MT Tài nguyên và Môi trường ĐX Đông Xuân HT Hè Thu TĐm Thu Đông muộn MODIS Moderate-resolution Imaging Spectroradiometer Hệ thống quét ảnh đa phổ độ GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu UTM Universal Transverse Mercator Hệ tọa độ chuyển đổi tổng hợp WGS-84 World Geodetic Systerm 84 Hệ tọa độ thế giới xây dựng năm 1984 ROI Region Of Interest Vùng đại diện
  • 10. vii MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. i TÓM TẮT....................................................................................................................... ii DANH SÁCH BẢNG.................................................................................................... iii DANH SÁCH HÌNH..................................................................................................... iv DANH SÁCH CÁC TỪ VẾT TẮT............................................................................... vi CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU..............................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1 1.2 Mục tiêu của đề tài.................................................................................................1 1.3 Nội dung của đề tài ................................................................................................2 1.4 Ý nghĩa của đề tài...................................................................................................2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3 2.1 Cơ sở khoa học về sử dụng đất ..............................................................................3 2.1.1 Khái niệm và vai trò của đất đai......................................................................3 2.1.2 Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp .........................................................4 2.2 Biến động hiện trạng sử dụng đất ..........................................................................6 2.2.1 Định nghĩa sử dụng đất....................................................................................6 2.2.2 Biến động sử dụng đất, các trường hợp và nguyên nhân của biến động đất đai..............................................................................................................................6 2.2.3 Khái quát về bản đồ biến động sử dụng đất.....................................................6 2.3 Tổng quan về viễn thám và GIS.............................................................................7 2.3.1 Khái niệm viễn thám........................................................................................7 2.3.2 Nguyên lý hoạt động của viễn thám ................................................................8 2.3.3 Nguyên tắc sử dụng ảnh viễn thám theo dõi biến động...................................8 2.3.4 Đặc điểm ảnh viễn thám MODIS ....................................................................8 2.4 Tổng quan về GIS ................................................................................................10 2.4.1 Khái niệm về GIS ..........................................................................................10 2.5 Giới thiệu phần mềm xử lý ảnh ENVI.................................................................12 2.6 Giới thiệu phần mềm Mapinfo.............................................................................13 2.7 Tổng quan một số đề tài nghiên cứu viễn thám và công nghệ GIS .....................15 2.8 Tồng quan về khu vực nghiên cứu.......................................................................17 2.8.1 Vị trí địa lí......................................................................................................18 2.8.2 Điều kiện tự nhiên..........................................................................................18
  • 11. viii 2.8.3 Kinh tế - xã hội ..............................................................................................19 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN..................................................21 3.1 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................21 3.2 Phương tiện nghiên cứu .......................................................................................22 3.2.1 Tài liệu – số liệu ...........................................................................................22 3.2.2 Phần mềm, thiết bị ........................................................................................22 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................25 4.1 Kết quả thu thập ảnh viễn thám và số liệu...........................................................25 4.2 Kết quả xử lý ảnh .................................................................................................25 4.2.1 Cắt, che ảnh....................................................................................................25 4.2.2 Hiệu chỉnh hình học.......................................................................................28 4.2.3 Biến đổi ảnh...................................................................................................30 4.2.4 Phân loại không kiểm soát.............................................................................35 4.2.5 Phân loại có kiểm soát ...................................................................................40 4.2.6 Kết quả khảo sát thực tế.................................................................................42 4.2.7 Kết quả phân loại có kiểm soát......................................................................43 4.2.8 Kiểm tra độ tin cậy của bản đồ hiện trạng sử dụng đất được giải đoán ........49 4.3 Thành lập bảng đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hậu Giang dựa trên dữ liệu ảnh giải đoán.....................................................................................................................52 4.4 Tình hình biến động diện tích đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010 – 2015................................................................................................................53 4.4.1 Tình hình biến động diện tích đất trồng lúa giai đoạn 2010 - 2015 ..............53 4.4.2 So sánh kết quả giải đoán ảnh với số liệu thu thập từ cơ quan Nhà Nước....55 4.5 Khả năng ứng dụng của ảnh MODIS09Q1 và công nghệ GIS trong đánh giá biến động diện tích đất trồng lúa........................................................................................57 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................59 5.1 Kết luận ................................................................................................................59 5.2 Kiến nghị..............................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................60 PHỤ LỤC ......................................................................................................................62
  • 12. 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Đối với công tác quản lý đất đai thì công nghệ viễn thám và GIS là một trong những công cụ đắc lực hỗ trợ rất lớn cho các cán bộ địa chính trong việc nắm bắt tình hình sử dụng đất của khu vực mình quản lý. Trong giai đoạn hiện nay quá trình sử dụng đất luôn có những biến động phức tạp và khó kiểm soát, gây khó khăn trong thống kê, kiểm kê hiện trạng sử dụng đất. Đặc biệt đất trồng lúa là một trong những loại đất có sự biến động nhiều nhất về hiện trạng sử dụng, theo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu giai đoạn 2011 – 2015 của Đồng Bằng Sông Cửu Long diện tích đất trồng lúa của ĐBSCL thay đổi qua các năm cụ thể: Năm 2010 tổng diện tích là 4.120,18 (nghìn ha), giai đoạn cuối năm 2014, đầu năm 2015 diện tích giảm còn 3.951,00 (nghìn ha), năm 2015 diện tích là 4.030,75 (nghìn ha) do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là chuyển mục đích sử dụng đất, làm cho diện tích đất trồng lúa ngày càng bị suy giảm đặc biệt là khu vực ĐBSCL. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì việc áp dụng những tiến bộ trong lĩnh vực này đem lại hiệu quả rất cao trong việc theo dõi sự biến động của hiện trạng sử dụng đất. Công nghệ viễn thám và GIS giúp cho cán bộ chuyên môn có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình biến động sử dụng đất trong khu vực mình quản lý, vừa cho kết quả chính xác, vừ tiết kiệm được thời gian, chi phí. Hiện nay vấn đề sử dụng ảnh vệ tinh kết hợp với công nghệ tin học đặc biệt là công nghệ viễn thám và GIS trong công tác thành lập bản đồ đã hạn chế được rất nhiều những khó khăn về kinh phí cũng như thời gian thành lập bản đồ. Mặt khác, do tính chất đa thời gian của viễn thám mà thông tin được tách chiết, từ tư liệu viễn thám có khả năng phản ánh khách quan và đảm bảo tính thời sự, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu biến động. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: Ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá biến động đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cần được nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu của đề tài Đề tài thực hiện nhằm mục đích: Theo dõi và đánh giá được hiện trạng đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2010 – 2015. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa qua các năm từ đó so sánh với số liệu kiểm kê qua năm 2010 và năm 2015 xem độ chính xác khoảng bao nhiêu phần trăm, trên cơ sở đó cho thấy được khả năng áp dụng công nghệ viễn thám và GIS trong theo dõi sự thay đổi hiện trạng đất trồng lúa trong giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Các mục tiêu cụ thể gồm:
  • 13. 2 - Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; - Đánh giá sự biến động về diện tích trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2010 – 2015; - Đánh giá khả năng ứng dụng của ảnh viễn thám MODIS và công nghệ GIS trong việc theo dõi biến động diện tích đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 của tỉnh Hậu Giang. 1.3 Nội dung của đề tài Tiến hành các bước trong quy trình xử lý ảnh viễn thám MODIS thu thập được từ phần mềm ENVI 4.8 và kết hợp với phần mềm MapInfo để thành lập bảng đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2010 – 2015. Đánh giá tình hình biến động diện tích đất trồng lúa của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010 – 2015 dựa trên dữ liệu ảnh giải đoán và diện tích tính được từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2010 và năm 2015. So sánh kết quả diện tích tính được từ việc giải đoán ảnh viễn thám với số liệu kiểm kê đất đai từ Sở TN&MT đánh giá được khả năng ứng dụng của ảnh viễn thám MODIS và công nghệ GIS trong thực tiễn. 1.4 Ý nghĩa của đề tài Đề tài “Ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá biến động đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” nhằm đánh giá được tình hình biến động diện tích đất trồng lúa của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2010 – 2015, đồng thời đề tài còn cho thấy khả năng ứng dụng của viễn thám và công nghệ GIS trong công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất thông qua ảnh MODIS và bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
  • 14. 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học về sử dụng đất 2.1.1 Khái niệm và vai trò của đất đai * Khái niệm đất đai Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy). Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa)". Về quan điểm sinh thái và môi trường của (Lê Văn Khoa, 2000) đất là một vật thể sống, một vật mang của các hệ sinh thái tồn tại trên trái đất, con người tác động vào đất cũng chính là tác động vào hệ sinh thái mà đất mang trên mình nó. Đất đai là tài nguyên không tái tạo, là vật mang của hệ sinh thái. Đất là thành phần của môi trường thiên nhiên, của sinh quyển và có mối quan hệ mật thiết với các tài nguyên thiên nhiên khác (như nước, thực vật...). Đất đai được định nghĩa là một khu vực cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các thuộc tính ngay ở trên và dưới bề mặt bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, hệ thống thủy văn bề mặt, lớp trầm tích gần bề mặt, nước ngầm, quần thể động thực vật và mọi hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại, hệ thống thủy lợi, đường giao thông, các tòa nhà.... (FAO 1995b). * Vai trò của đất Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người, là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Vai trò cơ bản của đất đai trong việc hỗ trợ con người và các hệ sinh thái trên cạn khác được FAO (1995a) tổng hợp bao gồm: - Đất là nơi lưu trữ tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, cung cấp không gian cho con người để ở, xây dựng và vui chơi giải trí; - Đất là nơi sản xuất, cung cấp thức ăn, gỗ, củi và các vật liệu sinh học khác; - Đất là môi trường sống của mọi sinh vật: Con người, động thực vật và vi sinh vật; - Đất là yếu tố quyết định sự cân bằng năng lượng và chu trình thủy văn toàn cầu, vừa là nguồn phát vừa là bể chứa để giảm thiểu khí nhà kính; - Đất là nơi lưu giữ và vận chuyển nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm, lưu trữ các nguồn tài nguyên và khoáng sản cho con người; - Đất là bộ đệm, bộ lọc và bến đổi hóa học các chất ô nhiễm.
  • 15. 4 Đất đai là một yếu tố cơ bản của sản xuất, vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì đó là nơi để con người thực hiện các hoạt động của mình để tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Đất đai còn là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất thông qua việc con người đã biết lợi dụng một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hóa học, sinh vật học và các tính chất khác để tạo tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm. 2.1.2 Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp * Khái niệm nhóm đất nông nghiệp Nhóm đất nông nghiệp (ký hiệu là NNP) là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. * Phân loại đất nông nghiệp a) Đất sản xuất nông nghiệp (SXN) bao gồm đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây lâu năm. - Đất trồng cây hằng năm (CHN): Là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch không quá một năm, kể cả đất đất sửdụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hằng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác. + Đất trồng lúa (LUA) là ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.  Đất chuyên trồng lúa nước (LUC): Là ruộng trồng lúa nước (bao gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm cấy trồng từ hai vụ trở lên, kể cả có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc không sử dụng trong thơi gian không quá một năm.  Đất trồng lúa nước còn lại (LUK): Là ruộng trồng lúa nước (bao gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm cấy trồng từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trong năm có thuận lợi mà chỉ trồng thêm một vụ lúa hoặc trông thêm cây hàng năm khác hoặc do khó khăn đột xuất mà không sử dụng trong thời gian không quá một năm.  Đất trồng lúa nương (LUN): Là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác. + Đất trồng cây hàng năm khác (HNK): Là đất trồng các cây hàng năm (trừ đất trồng lúa), gồm chủ yếu để trồng rau, màu, cây thuốc, mía, đai, gai, cói, sả, dâu tằm, đất
  • 16. 5 trồng cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc. Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.  Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): Là đất bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyênđể trồng cây hàng năm khác.  Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): Là đất trồng cây hàng năm khác trên sườn đồi, núi dốc kề cả trường hợp trồng cây hàng năm khác không thường xuyên nhưng theo chu kỳ. - Đất trồng cây lâu năm (CLN): Là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch là trên một năm, kể cả những loại cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch nhiều năm như thanh long, chuối, nho… Các loại cây lâu năm bao gồm: + Cây công nghiệp lâu năm: Gồm các cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch không phải là gỗ, được dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như chè, ca cao, cà phê, dừa, điều…; + Cây ăn quả lâu năm: Các cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch là quả để ăn tươi hoặc kết hợp với chế biến; + Vườn tạp là vườn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen lẫn cây hàng năm mà không được công nhận là đất ở; + Các loại cây lâu năm khác không phải đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả lâu năm, chủ yếu là cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan trong các đô thị, khu dân cư nông thôn. b) Đất lâm nghiệp (LNP): Là đất đang có rừng (gồm rừng tự nhiên và rừng trồng) đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và đất mới được trồng rừng hoặc trồng kết hợp với khoanh nuôi tự nhiên. Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. - Đất rừng sản xuất (RSX): Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. - Đất rừng phòng hộ (RPH): Là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. - Đất rừng đặc dụng (RDD): Là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. c) Đất nuôi trồng thủy sản (NTS): Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.
  • 17. 6 d) Đất làm muối (LMU): Là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối e) Đất nông nghiệp khác (NKH): Gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho muc đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống và đất trồng hoa, cây cảnh. 2.2 Biến động hiện trạng sử dụng đất 2.2.1 Định nghĩa sử dụng đất. Sử dụng đất (Land use): Sử dụng đất là cách thức mà người ta sử dụng bề mặt trái đất. Sử dụng đất được phân loại như thành thị, nông thôn, đất nông nghiệp, rừng…hoặc với mức phân loại cụ thể hơn cho những mục đích cụ thể. (Phùng Văn Tiến, 2009). 2.2.2 Biến động sử dụng đất, các trường hợp và nguyên nhân của biến động đất đai. * Biến động sử dụng đất Biến động sử dụng đất là sự tăng hay giảm về diện tích đối tượng nào đó trong một giai đoạn nhất định. (Phùng Văn Tiến, 2009). * Các trường hợp biến động đất đai - Được nhà nước giao đất, cho thuê đất. - Được nhà nước thu hồi đất, mất đất do thiên tai - Trường hợp đất bồi, đất cồn - Thay đổi mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng, hình thể sử dụng. - Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp hoặc chia tách quyền sử dụng đất. * Nguyên nhân của biến động đất đai Do nhà nước: nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do người sử dụng đất: Nhu cần chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế, thể chấp theo quy định của pháp luật về các quyền của người sử dụng đất Do tự nhiên gãy, do thiên tai (bão, lũ lụt, xói mòn, sụp lở…) hay do đắt hồi 2.2.3 Khái quát về bản đồ biến động sử dụng đất Theo khoản 5 điều 3 Luật đất đai 2013 thì bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính.
  • 18. 7 Để nghiên cứu biến động sử dụng đất người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như: Số liệu thống kê hàng năm, số liệu kiểm kê hoặc từ các cuộc điều tra. Các phương pháp này có độ chính xác không cao, tốn nhiều thời gian và kinh phí, đồng thời chúng không thế hiện được sự thay đổi sử dụng đất từ loại đất này sang loại đất khác và vị trí không gian của sự thay đổi đó. Thành lập bản đồ biến động sử dụng đất từ tư liệu viễn thám đa thời gian sẽ khắc phục được những nhược điểm trên. Bản đồ biến động sử dụng đất ngoài các yếu tố nội dung cơ bản của các Bản đổ chuyên đề như: bản đồ địa hình, địa vật, giao thông, thủy văn... phải thể hiện được sự biến động về sử dụng đất theo thời gian. Các thông tin về tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất kết hợp với các thông tin có liên quan là yếu tố quan trọng phục vụ công tác quy hoạch, kế hoạch và quản lý đất đai để đảm bảo sử dụng đất bền vững, hiệu quả, thân thiện môi trường và quan trọng nhất là đảm bảo an ninh lương thực. Ưu điểm của bản đồ biến động sử dụng đất là thể hiện được rõ sự biến động theo không gian và theo thời gian. Diện tích biển động được thế hiện rõ ràng trên bản đồ, đồng thời cho chúng ta biết có biến động hay không biến động, hay biến động từ loại đất nào sang loại đất nào. Nó có thể được kết hợp với nhiều nguồn dữ liệu tham chiếu khác để phục vụ có hiệu quả cho rất nhiều mục đích khác nhau như quản lý tài nguyên, môi trường, thống kê, kiểm kê đất đai. Về cơ bản, bản đồ biến động sử dụng đất được thành lập trên cơ sở hai bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại hai thời điểm nghiên cứu vì vậy độ chính xác của bản đồ này phụ thuộc vào độ chính xác của các bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại hai thời điểm nghiên cứu. 2.3 Tổng quan về viễn thám và GIS 2.3.1 Khái niệm viễn thám Viễn thám là một khoa học thu nhận thông tin của bề mặt trái đất mà không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt ấy. Điều này được thực hiện nhờ vào việc quan sát và thu nhận năng lượng phản xạ, bức xạ từ đối tượng và sau đó phân tích, xử lý, ứng dụng những thông tin nói trên (Phạm Văn Thông, 2010). Theo Lê Quang Trí (1999) cho rằng: Viễn thám được định nghĩa là sự thu thập và phân tích thông tin về các đối tượng, sự thu thập và phân tích thông tin này được thực hiện từ một khoảng cách không gian không có sự tiếp xúc đến các vật thể. Theo Lê Quang Trung và cộng tác viên (2000), đã định nghĩa về viễn thám và các chuyên ngành về viễn thám như sau: Viễn thám (Remote sensing): có nhiều định nghĩa về viễn thám của nhiều tác giả khác nhau , nhìn chung viễn thám là sự thu thập và phân tích các thông tin về các đối tượng, sự thu thập và phân tích này được thực hiện từ một khoảng cách không gian không có sự tiếp xúc trực tiếp đến các vật thể. Máy bay hay vệ tinh là những vật mang chủ yếu phục vụ cho sự quan trắc trong viễn thám.
  • 19. 8 2.3.2 Nguyên lý hoạt động của viễn thám Nguyên lý cơ bản của viễn thám đó là đặc trưng phản xạ hay bức xạ của các đối tượng tự nhiên tương ứng với từng giải phổ khác nhau. Kết quả của việc giải đoán các lớp thông tin phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết về mối tương quan giữa đặc trưng phản xạ phổ với bản chất, trạng thái của các đối tượng tự nhiên. Những thông tin về đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên sẽ cho phép các nhà chuyên môn chọn các kênh ảnh tối ưu, chứa nhiều thông tin nhất về đối tượng nghiên cứu, đồng thời đây cũng là cơ sở để phân tích nghiên cứu các tính chất của đối tượng, tiến tới phân loại chúng. 2.3.3 Nguyên tắc sử dụng ảnh viễn thám theo dõi biến động - Các ảnh sử dụng để theo dõi biến động một khu vực, phải ở cùng một hệ tọa độ lưới chiếu. - Ảnh phải có độ phân giải như nhau. - Ảnh có độ phân giải càng cao thì các tượng tượng phản xạ càng mạnh, thông tin về các đối tượng thực phủ càng chi tiết hơn và ngược lại. Vì vậy ảnh có cùng độ phân giải các đối tượng thực phủ sẽ cho phản xạ gần như nhau, và khi đó chồng lớp đối tượng trên hai ảnh cho kết quả biến động chính xác hơn. - Ảnh phải được phân tích giải đoán ở các bước sóng như nhau. - Khu vực nghiên cứu của ảnh phải như nhauHai ảnh phải được chụp trên cùng một khu vực hoặc được cắt theo ranh giới hành chính của khu vực nghiên cứu. 2.3.4 Đặc điểm ảnh viễn thám MODIS * Khái quát ảnh vệ tinh MODIS MODIS là bộ cảm viễn thám chủ yếu của vệ tinh Terra được phóng lên quỹ đạo vào ngày 18/12/1999 và vệ tinh Aqua được phóng vào ngày 4/5/2002. Trong khoảng thời gian một ngày đêm, các bộ cảm của vệ tinh sẽ quét gần hết Trái đất trừ một số dải hẹp ở vùng xích đạo, các dải này sẽ được phủ hết vào ngày hôm sau (Viện khí tượng thủy văn và môi trường, 2012). MODIS được thiết kế để thu thập 50 bước sóng của ánh sáng nhưng các vệ tinh hiện đang trong quỹ đạo chỉ thu được 36 bước sóng, bao gồm các bước sóng từ 0.4μm đến 14.4μm. Độ phân giải của dữ liệu khoảng từ 250 đến 1000 m tùy thuộc vào bước sóng được ghi lại. (Ruizhi Ren, 2009). Ảnh MODIS cung cấp dữ liệu về đất liền, biển và khí quyển một cách đồng thời. Tùy vào mục đích nghiên cứu mà sử dụng các kênh phổ khác nhau. Vệ tinh Terra và Aqua mang bộ cảm MODIS ban ngày đi từ Bắc xuống Nam, qua xích đạo khoảng 10h30’ và 13h30’ giờ địa phương, thời gian bay hết một vòng quanh Trái đất xấp xỉ 1h40’. Về ban đêm thì chiều bay của vệ tinh ngược lại. Như vậy vệ tinh TERRA và AQUA sẽ bay
  • 20. 9 qua lãnh thổ Việt Nam một ngày bốn lần vào khoảng 10h30’, 13h30’, 22h30’ và 1h30’, do đó ở Việt Nam sẽ thu được ảnh MODIS bốn lần trong một ngày. (Viện Khí tượng thủy văn và Môi trường, 2012). Bảng 2.1: Các thông số kỹ thuật của vệ tinh MOISD Độ cao quỹ đạo 705 km Quỹ đạo Đổng bộ mặt trời Thời gian qua xích đạo 10:30 a.m hoặc 1:30 p.m Tốc độ quét 20.3 rpm Độ phủ 2330 km Kích thước 1,0 x 1,6 x 1,0 m Trọng lượng 228,7 kg Độ phân giải bức xạ 12 bits Độ phân giải không gian 250 m (kênh 1-2) 500 m (kênh 3-7) 1000 m (kênh 8-36) Chu kỳ lặp 1 – 2 ngày (Nguồn: http://modis.gsfc.nasa.gov) Bảng 2.2: Đặc điểm của một số kênh phổ ảnh MODIS Kênh Bước sóng (nm) Độ phân giải không gian (m) Lưu trữ (bit) 1 620 – 670 250 12 2 841 – 876 250 12 3 459 – 479 500 12 4 545 – 565 500 12 5 1230 – 1250 500 12 6 1628 – 1652 500 12 7 2105 - 2155 500 12 (Nguồn: http://modis.gsfc.nasa.gov) * Ứng dụng của ảnh vệ tinh MODIS Với đặc tính chụp phủ vùng rộng lớn, độ phân giải thời gian cao cộng với nhiều kênh thiết kế chuyên để tính hiệu chỉnh ảnh hƣởng khí quyển đã làm tăng khả năng sử dụng ảnh MODIS trong nghiên cứu những vùng nhiệt đới nhiều mây (Trần Hùng, 2007). Mặc dù độ phân giải không gian của ảnh vệ tinh MODIS không cao nhưng với tầm phủ rộng, thời gian quan trắc liên tục và đặc biệt là miễn phí, liệu ảnh vệ tinh MODIS là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cao đối với các nhà khoa học trong việc thực hiện những nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, dữ liệu ảnh vệ tinh MODIS có độ phân giải phổ khá cao với 36 kênh phổ làm tăng tính ứng dụng của MODIS trong hầu hết các
  • 21. 10 nghiên cứu hiện nay vì độ phân giải phổ càng lớn thì khả năng phân biệt, nhận biết và giải đoán các đối tượng càng cao. Ưu điểm của dữ liệu ảnh MODIS trong xác định cơ cấu cây trồng: Mục tiêu nghiên cứu dựa trên hiện trang cơ cấu mùa vụ làm cơ sở để chuyển đổi sang hiện trạng xâm nhập mặn của khu vực nghiên cứu. Lựa chọn dữ liệu ảnh phù hợp với mục tiêu là công việc quyết định đến kết quả tối ưu nhận được. Ảnh MODIS được cung cấp miễn phí và đầy đủ với độ phân giải thời gian cao (hàng ngày, 8 ngày) thích hợp để nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của từng loại cây trồng, kể cả ngắn ngày lẫn dài ngày. Dựa trên sự biến động của chỉ số NDVI được tính toán từ ảnh có thể giúp ta xác định được cụ thể thời gian của quá trình canh tác (thời gian gieo trồng, giai đoạn phát triển mạnh nhất cũng như thời gian thu hoạch) từ đó giúp xác định đối tượng cây trồng và hình thức canh tác nông nghiệp cụ thể. Ảnh MODIS hằng ngày tuy có độ phân giải thời gian cao hơn nhưng với mức độ khai thác thông tin phục vụ cho nghiên cứu thì không cần thiết, sẽ tốn nhiều thời gian xử lý ảnh và giải đoán, đồng thời dung lượng lưu trữ cao cũng hơn gấp nhiều lần. Do đó trong nghiên cứu này sử dụng ảnh MOD09Q1, độ phân giải thời gian 8 ngày với hai kênh đỏ và hồng ngoại gần. Bảng 2.3: Đặc điểm ảnh MOD09Q1 Kênh Bước sóng (μm) Độ phân giải thời gian (ngày) Độ phân giải không gian (m) RED 0,620 – 0,670 8 250 NIR 0.841 – 0,876 8 250 2.4 Tổng quan về GIS 2.4.1 Khái niệm về GIS Theo Ducker (1979) định nghĩa, GIS là một trường hợp đặc biệt của hệ thống thông tin, ở đó có cơ sở dữ liệu bao gồm sự quan sát các đặc trưng phân bố không gian, các hoạt động sự kiện có thể được xác định trong khoảng không như đường, điểm, vùng. Theo Burrough (1986) định nghĩa, GIS là một công cụ mạnh dùng để lưu trữ và truy vấn, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho những mục tiêu khác nhau. Theo Nguyễn Kim Lợi và ctv (2009) Hệ thống thông tin địa lý được định nghĩa như là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian, nhằm hỗ trợ việc thu nhận, lưu trữ, quản lí, xử lí, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực ñể giải quyết các vấn đề tổng hợp từ thông tin cho các mục đích con người đặt ra.
  • 22. 11 * Các thành phần của GIS GIS bao gồm 05 thành phần: Thiết bị, phần mềm, số liệu, tổ chức và chính sách quản lý, chuyên viên. - Thiết bị: Thiết bị bao gồm máy vi tính (computer), máy vẽ (plotters), máy in (printer), bàn số hoá (digitizer), thiết bị quét ảnh (scanners), các phương tiện lưu trữ số liệu (Floppy diskettes, optical cartridges, C.D ROM). - Phần mềm: là bộ não của hệ thống, phần mềm GIS rất đa dạng và có thể chia làm 3 nhóm (nhóm phần mềm quản đồ họa, nhóm phần mềm quản trị bản đồ và nhóm phần mềm quản trị, phân tích không gian). - Số liệu: bao gồm dữ liệu không gian (dữ liệu bản đồ) và dữ liệu thuộc tính (dữ liệu phi không gian). Dữ liệu không gian miêu tả vị trí địa lý của đối tượng trên bề mặt Trái đất. Dữ liệu thuộc tính miêu tả các thông tin liên quan đến đối tượng, các thông tin này có thể được định lượng hay định tính. - Tổ chức và chính sách quản lý: Ðây là hợp phần rất quan trọng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống, là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công nghệ GIS. Hệ thống GIS cần được điều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ phận này phải được bổ nhiệm để tổ chức hoạt động hệ thống GIS một cách có hiệu quả để phục vụ người sử dụng thông tin. - Chuyên viên: Đây là một trong những hợp phần quan trọng của công nghệ GIS, đòi hỏi những chuyên viên hướng dẫn sử dụng hệ thống để thực hiện các chức năng phân tích và xử lý các số liệu. Đòi hỏi phải thông thạo về việc lựa chọn các công cụ GIS để sử dụng, có kiến thức về các số liệu đang được sử dụng và thông hiểu các tiến trình đang và sẽ thực hiện. * Ứng dụng của hệ thông tin địa lý GIS - Môi trường - Khí tượng thủy văn - Nông nghiệp - Giao thông - Y tế
  • 23. 12 Hình 2.1 :Các thành phần của GIS 2.5 Giới thiệu phần mềm xử lý ảnh ENVI ENVI là viết tắt của “The Environment for Visualizing Image” , là một phần mềm xử lý tư liệu viễn thám của Research System Inc, Mỹ. ENVI được cấu trúc thành 12 Module chính, được viết bằng ngôn ngữ IDL (Interactive Data Language), một trong những ngôn ngữ lập trình cấu trúc mạnh (Lê Văn Trung, 2005) với các công cụ có khả năng hiển thị, định vị và phân tích ảnh số với một môi trường và giao diện thân thiện với người sử dụng, đáp ứng các thao tác thuật toán về xử lý ảnh vệ tinh và ảnh máy bay. Theo Lê Văn Trung (2005), các ưu điểm của ENVI được thể hiện ở cách tiếp cận trong công tác xử lý ảnh, đó là việc kết hợp các kỹ thuật dựa trên kênh phổ và kỹ thuật dựa trên tập tin. Khi dữ liệu được mở, các kênh phổ được lưu vào danh sách chờ xử lý của chương trình, hoặc khi các tập tin được mở, các kênh phổ của các tập tin được xử lý như một nhóm. ENVI có tất cả các chức năng xử lý ảnh cơ bản, trong chế độ tương tác với người sử dụng về đồ họa. Đặc biệt trong khi xử lý, ENVI không có giới hạn về kênh phổ được xử lý đồng thời do vậy các dữ liệu ảnh siêu phổ cũng có thể được xử lý và phân tích bằng ENVI. * Những tính năng nổi trội của bộ phần mềm ENVI bao gồm: - Làm việc (hiển thị và xử lý) số lượng và dung lượng ảnh lớn; - Đọc, hiển thị và phân tích nhiều định dạng (format) ảnh vệ tinh, ảnh thông dụng, dữ liệu raster và DEM; - Khai thác thông tin từ nhiều loại ảnh vệ tinh và ảnh hàng không khác (VNREDSat-1, SPOT, Landsat, ASTER, QuickBird, GeoEye, WorldView,...)
  • 24. 13 - Trộn các dạng ảnh (ảnh quang học, ảnh radar…) nhằm hiểu rõ đặc điểm của vùng nghiên cứu; - Bộ công cụ xử lý ảnh đa dạng dựa trên các phương pháp khoa học đã được kiểm chứng như công cụ xử lý hình học, công cụ phân tích phổ, công cụ phân tích dữ liệu và các công cụ nâng cao; - Khả năng làm việc với dữ liệu vector (các định dạng shapefile, MIF, DXF và GPS) và kết nối trực tiếp với phần mềm ArcGIS cho phép dễ dàng tích hợp kết quả phân tích ảnh vào cơ sở dữ liệu và quy trình ứng dụng bản đồ GIS; - Với ngôn ngữ lập trình IDL, ENVI có khả năng tùy biến và mở rộng theo yêu cầu quy trình xử lý phân tích ảnh của khách hàng. Hình 2.2: Giao diện của phần mềm ENVI 4.8 2.6 Giới thiệu phần mềm Mapinfo MapInfo là một trong những phần mềm phục vụ cho việc xây dựng và quản lý dữ liệu hệ thống thông tin địa lý. MapInfo trang bị khả năng xử lý dữ liệu (bao gồm cả những lệnh truy vấn SQL để chọn ra đối tượng) và các đặc tính hiển thị giá trị trên màn hình: - MapInfo có khả năng mở các tập tin dữ liệu dạng DBASE hoặc FoxBASE, Lotus 1-2-3 và Microsoft Excel. Nhập vào các tập tin hình ảnh với nhiều dạng thức khác nhau. Ngoài ra, MapInfo còn có thể tự tạo tập tin dữ liệu của nó; - MapInfo cho phép xem thông tin trong 3 loại cửa sổ: Map, Browser và Graph tương ứng với cửa sổ bản đồ, bảng thuộc tính và đồ thị. Kỹ thuật liên kết “nóng” của
  • 25. 14 các loại cửa sổ cho phép xem cùng một thông tin trên nhiều cửa sổ khác nhau. Khi thay đổi thông tin trong một cửa sổ, sự thay đổi này sẽ được cập nhật một cách tự động sang các cửa sổ khác; - MapInfo cho phép phủ nền bản đồ bằng những tấm ảnh điểm. Khả năng này làm tăng qui mô, giá trị của bản đồ nền. - Khả năng thực hiện những sự lựa chọn bằng ngôn ngữ SQL của MapInfo cho phép thực hiện phép chọn đối tượng nhanh chóng và tiện lợi trên một hay nhiều bảng; - Bộ công cụ vẽ, hiệu chỉnh bản đồ và các hàm chức năng hoàn hảo khác trợ giúp trong quá trình xây dựng bản đồ; - Công cụ Save Workspace cho phép lưu tất cả cửa sổ đang làm việc vào một tập tin duy nhất. Điều này giúp mở các cửa sổ cần thiết một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tránh sai sót; - MapInfo cho phép xây dựng trang in trong cửa sổ Layout với tập lệnh trợ giúp rất hữu hiệu; - MapInfo cho phép thay đổi hệ quy chiếu của các lớp bản đồ khi bắt đầu số hóa cũng như khi hiển thị chúng. MapInfo là một phần mềm được thiết kế để hòa hợp với các phần mềm khác, người sử dụng không phải thay đổi cách làm việc trên máy tính, MapInfo chỉ làm thay đổi kết quả nhận được. Có thể bắt đầu làm việc với MapInfo trên nguồn dữ liệu trong bảng tính Excel, bảng dữ liệu của Foxpro, các bảng vẽ CAD hoặc những dữ liệu địa lý khác. Nếu chưa có sẵn nguồn dữ liệu, MapInfo cung cấp công cụ để tạo ra nguồn dữ liệu phù hợp. (TS. Phạm Thị Xuân Thọ - Nguyễn Xuân Bắc, Giáo trình lý thuyết và thực hành MapInfo). Hình 2.3: Giao diện phần mềm Mapinfo 10.5
  • 26. 15 2.7 Tổng quan một số đề tài nghiên cứu viễn thám và công nghệ GIS Theo Nguyễn Xuân Trung Hiếu (2013), Luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai, khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh với đề tài “Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ biến động các loại thực phủ địa bàn Thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đề tài này được thực hiện trong thời gian từ tháng 01/2013 ñến tháng 05/2013, sử dụng công nghệ viễn thám kết hợp với GIS để thành lập bản đồ biến động các loại thực phủ địa bàn Thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề tài sử dụng ảnh Landsat ETM+, độ phân giải trung bình (30 m) nên độ chính xác khi phân loại chưa cao, tuy nhiên đề tài đã cho thấy được lớp đất rừng, lúa – hoa màu và đất trống là những lớp bị biến động mạnh (đều có trên 50% diện tích bị biến đổi), bên cạnh đó lớp giao thông là lớp phủ ổn định nhất (hơn 70% diện tích). Đề tài đã thành lập được bản đồ biến động lớp phủ mặt đất Thành phố Huế trong giai đoạn 2001 – 2010 ở tỷ lệ 1:60000. Về phương pháp đề tài sử dụng phương thu thập số liệu (thu thập từ 4 nguồn chính là dữ liệu viễn thám (ảnh Landsat ETM+), dữ liệu GIS (dữ liệu hành chính), dữ liệu từ điều tra thực địa (thực hiện lấy mẫu bằng máy GPS và khảo sát thực địa) và dữ liệu thống kê (báo cáo, thống kê từ các sở ngành có liên quan), phương pháp sửa lỗi sọc ảnh bằng phần mềm GapFill. Kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với kết quả kiểm kê đất đai năm 2012 tại thành phố Huế, tuy nhiên kết quả nghiên cứu có một số mặt hạn chế như một số loại thực phủ thường bị phân loại nhầm với nhau như đất giao thông và khu dân cư, lúa - hoa màu và khu dân cư, lúa - hoa màu và đất trống. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân loại nhầm lớp thực phủ là do Độ phân giải của dữ liệu ảnh viễn thám Landsat chỉ ở mức trung bình (30 m), nên một số diện tích lúa - hoa màu nhỏ lẻ, các khu tái định cư mới được xây dựng, phân bố manh mún,… không được ghi nhận trên ảnh. Theo Kiều Thị Kim Dung (2009), Luận văn Thạc sĩ ngành Quản lý đất đai, Đại học Nông nghiệp Hà Nội với đề tài “Ứng dụng ảnh viễn thám và công nghệ GIS để thành lập bản đồ biến động sử dụng đất trên địa bàn phường Khai Quang Thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc”. Đề tài sử dụng ảnh Viễn thám Sport, cùng với bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Khai Quang đề tiến hành giải đoán và chồng lắp bản đồ từ đó cho ra bản đồ biến động hiện trạng sử dụng đất của phường Khai Quang từ đó đánh giá được độ chính xác của việc sử dụng ảnh Viễn thám và công nghệ GIS trong thành lập bản đồ biến động sử dụng đất của Phường Khai Quang. Đề tài đã thành lập được bản đồ biến động hiện trạng sử dụng đất với độ chính xác cao, phân tích cụ thể tình hình biến động hiện trạng sử dụng đất của phường Khai Quang trong giai đoạn 2003 – 2008. Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập thông tin, xử lí số liệu, xử lí ảnh và phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Nhìn chung đề tài đã đánh giá cụ thể tình hình biến động sử dụng đất của phường Khai Quang đồng thời xây dựng được bản đồ biến động sử dụng đất với độ chính xác cao. Về mặt hạn chế, độ phân giải của ảnh cũng ảnh cũng ảnh
  • 27. 16 hưởng đến việc phân lớp đối tượng, kết quả phân loại bị nhầm lẫn giữa đất cây bụi, cỏ dại với đất với đất trồng hoa màu, đất trồng cỏ với đất trồng lúa. Theo Lê Thị Bích Liên (2013), Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống thông tin địa lý, Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh với đề tài “ứng dụng ảnh vệ tinh MODIS giám sát lũ Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2012”. Đề tài sử dụng ảnh vệ tinh MODIS với độ phân giải thời gian cao, cùng việc thực hiện các quá trình phân loại nghiên cứu tiến hành đưa ra những phân tích, đánh giá cụ thể về không gian cũng như thời gian ngập lũ của ĐBSCL năm 2012. Nhìn chung đề tài đã đánh một cách khá cụ thể tình hình diễn biến của lũ trong năm 2012 trên khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, bên cạnh đó đề tài còn xác định được diện tích ngập lũ của từng tỉnh trong khu vực Đồng Bằng Sông cửu Long. Đặc biệt trong quá trình thực hiện, thay vì sử dụng chỉ số thực vật NDVI thì đề tài sử dụng chỉ số EVI nhằm phản ánh trạng thái thực vật ở mỗi thời điểm khác nhau trong năm, là một chỉ số quan trọng trong phân loại để đánh giá sự hiện diện của thực vật đồng thời xác định những điểm ảnh liên quan đến nước. Đặc tính của lũ là biến đổi từng ngày và không gian ngập lũ cũng thay đổi liên tục theo thời gian, việc theo dõi lũ thông qua các số liệu mực nước đơn thuần chỉ xác định sự thay đổi diện tích mực mặt nước theo thời gian, tuy nhiên đề tài đã sử dụng ảnh MODIS được tổ hợp 8 ngày, qua đó cho thấy sự thay đổi diện tích mặt nước cả về không gian lẫn thời gian, cung cấp cái nhìn rõ ràng và trực quan hơn khi các đối tượng ngập nước được thể hoàn toàn trên ảnh. Bên cạnh những gì đề tài nghiên cứu này đã thực hiện được thì đề tài cũng còn một số hạn chế như sau: Đề tài đã sử dụng ảnh MODIS được tổ hợp 8 ngày nên không luôn luôn ghi nhận lại chính xác thời điểm bắt đầu, đạt đỉnh và kết thúc mùa lũ, việc sử dụng số liệu mực nước thủy văn chỉ đánh giá sự tương quan giữa mực nước và diện tích ngập cho thấy sự khả quan khi sử dụng ảnh MODIS trong giám sát lũ, nhưng không đánh giá được chính xác diện tích ngập từng tỉnh. Nên có sự so sánh với số liệu diện tích được giải đoán từ ảnh có độ phân giải không gian cao hơn, hoặc số liệu diện tích ngập được lũ thống kê để có những kết luận chính xác hơn về diện tích ngập từng tỉnh của ĐBSCL. Theo Trần Thị Hiền (2010) sử dụng ảnh MODIS theo dõi chỉ số NDVI với sự phát triển cây lúa cho thấy chỉ số NDVI của vùng lúa trên ảnh thay đổi bình quân từ 0,1 đến 0,9 theo quy tắc thấp vào đầu vụ, tăng dần và đạt cao nhất vào lúc cây lúa phát triển tốt ở giai đoạn sau khi đẻ nhánh và sau đó giảm dần khi cây lúa bắt đầu chín và sẽ giảm đến mức thấp nhất vào cuối vụ (Hình 2.3 và 2.4). Thông thường đối với các loại hình sử dụng như: vườn cây ăn quả, rừng,…nói chung là các loại cây lâu năm quan sát cho thấy chỉ số NDVI ổn định và dao động trong khoảng giá trị tương đối cao từ 0,5 đến 1,0 (hoặc từ 0 – 255 cấp độ tông màu từ tối đến sáng). Căn cứ vào quy luật biến động trên ta có thể theo dõi chính xác được cơ cấu mùa vụ và ước đoán được thời gian xuống giống của những vùng trồng lúa dựa vào biểu đồ thể hiện sự biến động của giá trị NDVI. Tác giả kết luận có thể ứng dụng ảnh MODIS – MOD13Q1 (độ phân giải 250m, chu kỳ lập 16 ngày) để xác định thời vụ, theo dõi tiến
  • 28. 17 độ xuống giống cấp vùng và đề nghị nên sử dụng ảnh MODIS (MOD13Q1) để theo dõi tiến độ xuống giống lúa ở cấp vùng, cấp quốc gia. Bên cạnh đó, có thể sử dụng để theo dõi sự thay đổi của hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu mùa vụ. Hình 2.4: Sự phát triển của lúa vụ Đông xuân - Hè Thu và sự biến động chỉ số NDVI (Nguồn: Trần Thị Hiền, 2010) Hình 2.5: Tương quan giữa sự phát triển của lúa ở vụ Đông xuân và Hè Thu và sự biến động của chỉ số NDVI (Nguồn: Trần Thị Hiền, 2010) 2.8 Tồng quan về khu vực nghiên cứu Hậu Giang là một tỉnh nằm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, được thành lập vào năm 2004 do tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ. Tỉnh lỵ hiện nay là thành phố Vị Thanh cách Thành Phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách thành phố Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đường nối Vị Thanh – Cần Thơ. Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông Mê Kông, thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng Sông Cửu Long. Trước năm 1976, Hậu Giang là tên gọi của sông Hậu. Vùng đất thuộc tỉnh Hậu Giang ngày nay trước năm 1956 nằm rải rác thuộc tỉnh Cần
  • 29. 18 Thơ và tỉnh Rạch Giá. Từ năm 1957, toàn bộ vùng đất tỉnh Hậu Giang ngày nay đều thuộc về tỉnh Cần Thơ. Tháng 3 năm 1976, tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau trước đó là tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, tình Hậu Giang được chia thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay. Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc. 2.8.1 Vị trí địa lí Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng Sông Cửu Long. Lãnh thổ của tỉnh nằm trong tọa độ từ 9030'35 đến 10019'17 Bắc và từ 105014'03 đến 106017'57 kinh Đông. Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Tỉnh nằm kề thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùngTây Nam Bộ. 2.8.2 Điều kiện tự nhiên Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2 mét so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5 mét, độ cao thấp dần về phía Tây. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo. Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt.Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km, vùng ven sông Hậu thuộc huyệnChâu Thành lên đến 2 km/km. Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Cấu tạo của vùng có thể chia thành hai vùng cấu trúc rõ rệt là Tầng cấu trúc dưới và Tầng cấu trúc bên, trong đó Tầng cấu trúc dưới gồm Nền đá cổ cấu tạo bằng đá Granit và các đá kết tinh khác, bên trên là đá cứng cấu tạo bằng đá trầm tích biển hoặc lục địa và các loại đá mắc ma xâm nhập hoặc phun trào.
  • 30. 19 Hình 2.6: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang 2.8.3 Kinh tế - xã hội * Kinh tế Hậu Giang có diện tích tự nhiên khoảng 1.600 km2 , hiện được chia ra làm 8 đơn vị hành chính. Trong đó, huyện Châu Thành A và Châu Thành là nơi có các khu, cụm công nghiệp tập trung và nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới quý hiếm; huyện Vị Thủy, Phụng Hiệp, Long Mỹ và thị xã Long Mỹ là các địa bàn tập trung vùng lúa đặc sản, nguyên liệu mía, còn nhiều tiềm năng nuôi trồng thủy sản nước ngọt; thị xã Ngã Bảy, vị trí hợp thủy của bảy dòng kênh lớn đã hình thành chợ nổi Ngã Bảy nổi tiếng về du lịch, cây ăn quả; riêng thành phố Vị Thanh là trung tâm tỉnh lỵ Hậu Giang. Đến nay, Hậu Giang đã xây dựng được các vùng nguyên liệu nông sản chuyên canh với quy mô lớn, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Đó là vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao 32.000 ha, bao gồm diện tích 2 cánh đồng lớn có quy mô 300-500 ha/cánh đồng lúa ở huyện Vị Thủy và Châu Thành A; vùng nguyên liệu mía 10.300ha; vùng nguyên liệu khóm 1.500ha; vùng cây ăn trái đặc sản có múi hơn 10.000ha, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung 1.500ha. Nhiều sản phẩm nông sản có thế mạnh của tỉnh được công nhận nhãn hiệu, trong đó có không ít sản phẩm đã khẳng định thương hiệu trên thị trường như bưởi Năm Roi Phú Thành, quýt đường Long Trị, khóm Cầu Đúc.
  • 31. 20 Thời gian qua, trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, Hậu Giang luôn chú trọng tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng, lợi thế theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch. Ưu tiên khuyến khích đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung, hoàn thiện mạng lưới giao thông thủy, bộ, cấp điện, cấp thoát nước, hạ tầng du lịch, phát triển đô thị... nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo đó, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020), tỉnh Hậu Giang đã xác định: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm trên 7%/năm; GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 2.500 USD; cơ cấu kinh tế đến năm 2020 là dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. * Xã hội  Giáo dục Hệ thống giáo dục tỉnh Hậu Giang bao gồm đầy đủ các cấp học, ngành học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học. Tiêu biểu như trường Đại học Cần Thơ (khu Hòa An), trường Đại học Võ Trường Toản, trường cao đẳng cộng đồng Hậu Giang, trường trung cấp Luật Vị Thanh, trường trung cấp nghề Hậu Giang, trường cao đẳng nghề Trần Đại Nghĩa và các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mầm non...Giáo dục mầm non hiện nay đã có các cơ sở ở tất cả các huyện thị, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2008, toàn tỉnh Hậu Giang có 250 trường học ở các cấp phổ thông, đứng thứ 12 ở khu vực ĐBSCL.  Dân số Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Hậu Giang đạt gần 769.200 người, mật độ dân số đạt 480 người/km². So với các tỉnh thành của vùng đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 4,6% dân số của đồng bằng Sông Cửu Long và 0,94% dân số cả nước. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 176.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt 593.200 người. Dân số nam đạt 387.600 người, trong khi đó nữ đạt 381.600 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,8 ‰.
  • 32. 21 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 3.1 Phương pháp nghiên cứu Điều tra thu thập số liệu: Thu thập các số liệu liên quan đến hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2010 - 2015, nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm, ứng dụng tình huống vào thực tế. Phỏng vấn người dân: Phỏng vấn người sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu về hiện trạng sử dụng đất trồng lúa năm 2015. Định vị GPS: Dùng GPS cầm tay điều tra thực địa nhằm đánh giá độ chính xác của kết quả giải đoán ảnh. Phương pháp xử lý số liệu (xử lí ảnh modis) Quá trình xử lý ảnh Modis được thực hiện theo sơ đồ sau: - Bước 1: Thu thập ảnh MODIS từ năm 2010 đến măm 2015, ảnh MODIS do cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Hoa Kỳ (NASA) cung cấp; - Bước 2: Từ ảnh Modis thu thập được, tiến hành hiệu chỉnh hình học. Đối với ảnh vệ tinh trong quá trình chụp ảnh do có sự thay đổi về tốc độ quay của gương nên thường dẫn đến sự méo mó về hình học, lệch tọa độ... Việc nắn chỉnh hình ảnh nhằm đưa ảnh về hình dạng thực; - Bước 3: Sau khi hiệu chỉnh hình học, tiến hành tăng cường chất lượng ảnh để tăng độ chính xác cho việc giải đoán ảnh; Thu thập ảnh Modis Hiệu chỉnh hình học Tăng cường chất lượng ảnh Điều tra thực địa Bản đồ hiện trạng đất trồng lúa Phân loại có kiểm soát Phân loại không kiểm soát Hình 3.1: Sơ đồ quá trình xử lý ảnh Modis
  • 33. 22 - Bước 4: Tiến hành phân loại không kiểm soát nhằm xác định các loại có sự đồng nhất về phổ cho bởi ảnh vệ tinh bằng cách gộp các pixel có các tính chất giống nhau thành một nhóm đối tượng; - Bước 5: Khảo sát thực địa nhằm kiểm tra độ chính xác của kết quả phân loại không kiểm soát và làm cơ sở cho phân loại có kiểm soát; - Bước 6: Phân loại có kiểm soát trước hết là giai đoạn kiểm tra đại diện hay các vị trí khảo sát thực địa gọi là ROI (Region Of Iterest), kiểm tra khả năng phân tách của ROI, các ROI phải tụ họp chặt chẽ với nhau và không được chồng lấp lên nhau; - Bước 7: Biên tập cho ra bản đồ hiện trạng sử dụng đất qua các năm từ 2010 đến 2015, tiến hành tính diện tích đất trồng lúa thông qua bản đồ hiện trạng của năm 2010 và năm 2015. 3.2 Phương tiện nghiên cứu 3.2.1 Tài liệu – số liệu - Ảnh viễn thám MODIS của các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Hậu Giang năm 2010, 2015. - Các văn bản pháp luật để làm căn cứ, cơ sở pháp lý. 3.2.2 Phần mềm, thiết bị - Phần mềm Envi dùng để giải đoán ảnh MODIS. - Phần mềm Mapinfo dùng để biên tập bản đồ. - Phần mềm excel dùng để lưu trữ số liệu thu thập được. - Máy tính, máy in, máy GPS cầm tay, điện thoại di động.
  • 34. 23 Phần mềm - Envi - MapInfo Số liệu - Ảnh MODIS năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và năm 2015 So sánh sự theo dõi biến động bằng phương pháp viễn thám và GIS so với phương pháp truyền thống Đánh giá dựa trên số liệu thống kê, hằng năm hay từ các cuộc điều tra Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 của tỉnh Hậu Giang So sánh, đối chiếu diện tích bảng đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa năm 2010 và năm 2015 đã thành lập để thấy được sự biến động Ứng dụng Tham khảo ý kiến người dân Khả năng ứng dụng của công nghệ viễn thám và GIS trong thực tiễn So sánh Thu thập Xử lý ảnh Modis (sơ đồ Hình 3.1) Đánh giá Hình 3.2: Sơ đồ các bước thực hiện đề tài
  • 35. 24 - Bước 1: Thu thập phần mềm và các số liệu: + Về phần mềm bao gồm: Phần mềm Envi phiên bản 4.8, và phần mềm MapInfo phiên bản 10.5 từ internet; + Về số liệu bao gồm: Ảnh MODIS của các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa năm 2010 và năm 2015 của tỉnh Hậu Giang, số liệu kiểm kê đất đai của Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang năm 2010 và năm 2015. + Bản đồ ranh giới tỉnh và ranh giới huyện của tỉnh Hậu Giang. - Bước 2: Tiến hành xử lý ảnh MODIS (sơ đồ Hình 3.1) để thành lập được bản đổ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 của tỉnh Hậu Giang. - Bước 3: Từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 vừa thành lập được tiến hành so sánh với các số liệu thống kê hằng năm hay số liệu từ các cuộc điều tra để kiểm tra tính chính xác của bản đồ. - Bước 4: So sánh giữa hai diện tích đất trồng lúa giải đoán được của năm 2010 và năm 2015 để thấy được sự biến động. - Bước 5: Tiến hành so sánh, đối chiếu sự theo dõi biến động bằng phương pháp viễn thám và GIS so với phương pháp truyền thống. - Bước 6: Đánh giá độ chính xác của việc sử dụng ảnh viễn thám MODIS và công nghệ GIS trong theo dõi hiện trạng sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. - Bước 7: Tham khảo ý kiến, phỏng vấn người dân về hiện trạng sử dụng đất trồng lúa năm 2015 kiểm tra tính chính xác của kết quả giải đoán ảnh từ việc sử dụng ảnh viễn thám MODIS và công nghệ GIS. - Bước 8: Đánh giá được khả năng ứng dụng thực tiễn của ảnh viễn thám MODIS và công nghệ GIS trong đánh giá biến động diện tích đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
  • 36. 25 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả thu thập ảnh viễn thám và số liệu Quá trình thu thập dữ liêu ảnh vệ tinh MODIS từ trung tâm hàng không vũ trụ NASA và các số liệu từ cơ quan nhà nước bao gồm: - Bộ dữ liệu ảnh MODIS09Q1 từ năm 2010 đến năm 2016, ảnh MODIS09Q1 được phục sử dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài vì đây là ảnh với dữ liệu được tổng hợp 8 ngày một lần và gồm có 2 kênh ảnh: Kênh 1 (đỏ) và kênh 2 (cận hồng ngoại), và độ phân giải của ành MODIS09Q1 là 250m (Hình 4.1). Hình 4.1: Ảnh MODIS09Q1 thu thập được - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hậu Giang năm 2010 và năm 2015 (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang). - Số liêu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2010 và năm 2015 của tỉnh Hậu Giang (Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai tỉnh Hậu Giang). - Bản đồ ranh giới hành chính ĐBSCL. - Bản đồ ranh giới Tỉnh, Huyện của tỉnh Hậu Giang. 4.2 Kết quả xử lý ảnh 4.2.1 Cắt, che ảnh * Cắt sơ bộ vùng chứa khu vực nghiên cứu Mỗi ảnh MOD09Q1 thu được chứa thông tin đầy đủ của toàn khu vực tỉnh Hậu giang, tuy nhiên ảnh thu được chứa phần diện tích phía dưới của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và một phần của đại dương, do đó để giảm dung lượng cần cắt bỏ đi phần nằm ngoài khu vực nghiên cứu. Sử dụng công cụ Basic Tools/ Resize Data để tiến hành cắt sơ bộ khu vực chứa vùng nghiên cứu, cụ thể như sau:
  • 37. 26 Hình 4.2: Các bước trong quá trình cắt sơ bộ vùng nghiên cứu Đầu tiên cần mở file ảnh Modis đã tải về để tiến hành việc cắt ảnh - Bước 1: Sau khi mở ảnh, chọn Basic tools/ Resize Data (Spactial/ Spectral), khi đó hộp thoại Resize Data Input File; - Bước 2: Trong hộp thoại Resize Data Input File chọn file ảnh cần cắt, sau đó chọn Spatial Subset; - Bước 3: Hộp thoại Select Spatial Subset xuất hiện, chọn Image; - Bước 4: Sau khi chọn lệnh Image, hộp thoại Subset by Image xuất hiện, trong hộp thoại này tại mục Samples chọn tỷ lệ ảnh cần cắt là 1600, tại mục Lines chọn tỷ lệ là 1200 để cắt ảnh, sau đó chọn ok; - Bước 5: Tiếp tục chọn ok cho đến khi xuất hiện hộp thoại Resize Data Parameters, tại hộp thoại này click vào file, sau đó chọn Choose, chọn đường dẫn để lưu file ảnh vừa cắt sơ bộ xong. (a) (b) Hình 4.3: Ảnh trước khi cắt sơ bộ (a) và ảnh sau khi cắt sơ bộ (b)
  • 38. 27 * Cắt theo địa giới hành chính của khu vực nghiên cứu Ảnh sau khi cắt sơ bộ đã chứa vùng nghiên cứu, tuy nhiên ảnh vẫn còn chứa các đối tượng nằm ngoài vùng nghiên cứu, nhằm làm nhẹ dung lượng ảnh và đảm bảo cho việc giải đoán đạt độ chính xác cao, cần tiến hành cắt ảnh theo địa giới hành chính của vùng nghiên cứu Hình 4.4: Các bước trong quá trình cắt ảnh theo địa giới hành chính Đầu tiên, mở file ảnh đã được cắt sơ bộ, sau đó tiến hành các bước như sau: - Bước 1: Mở file Vector ranh giới tỉnh Hậu Giang bằng cách chọn lệnh File/ Open Vector File; - Bước 2: Chọn đường dẫn đến thư mục chứa file ranh giới hành chính của tỉnh Hậu Giang, tiến hành mở file vector này lên; - Bước 3: khi đó xuất hiện hộp thoại Avalable Vectors List click chọn vào Layer: Ranh giới tỉnh HG.MIF, tiếp tục click chọn Select All Layer/ Load Selected; - Bước 4: Chọn Basic Tools/ Resize Data (Spactial/ Spectral), xuất hiện hộp thoại Resize Data Input File; - Bước 5: Trong hộp thoại Resize Data Input File, click chọn vào file đã được cắt sơ bộ, chọn Spatial Subset; - Bước 6: Hộp thoại Select Spatial Subset xuất hiện, click chọn ROI/EVF, hiển thị hộp thoại Subset Image by ROI/EVF exte...;
  • 39. 28 - Bước 7: Trong hộp thoại Subset Image by ROI/EVF exte..., chọn file EVF:Layer: Ranh gioi tinh HG.MIF, sau đó chọn OK; - Bước 8: Tiếp tục chọn OK cho đến khi xuất hiện hộp thoại Resize Data Parameters, tại hộp thoại này click vào file, sau đó chọn Choose, chọn đường dẫn để lưu file ảnh đã cắt theo ranh giới. (a) (b) Hình 4.5: Ảnh trước khi cắt theo địa giới hành chính (a) và ảnh sau khi cắt theo địa giới hành chính (b) 4.2.2 Hiệu chỉnh hình học Ảnh Modis thu thập được sau khi cắt gọn theo ranh giới vùng nghiên cứu vẫn ở dạng tọa độ địa lý Latitude/Longitude, ta chuyển các ảnh chuyển về hệ tọa độ UTM; datum: WGS-84; Zone: 48 North để đồng nhất với tọa độ, hệ quy chiếu của ảnh giới hạn vùng nghiên cứu nhằm thuận tiện cho việc biên tập bản đồ. Việc đăng ký tọa độ ảnh còn giúp hiệu chỉnh sai số biến dạng của ảnh. Để có thể chồng lắp bản đồ giải đoán với các bản đồ chuyên đề khác, điều đầu tiên cần phải làm đó chính là đưa các bản đồ giải đoán này về cùng hệ tọa độ đồng nhất, từ đó xây dựng mối tương quan giữa hệ tọa độ ảnh và hệ quy chiếu chuẩn, để gắn tọa độ ảnh với tọa độ khảo sát, kiểm tra thực địa. Ảnh sẽ được chuyển từ tọa độ ở dạng kinh độ, vĩ độ (longitude/latitude) về hệ tọa độ UTM (x,y)-zone 48N thông qua việc sử dụng các công cụ của phần mềm ENVI 4.8: - Trên thanh công cụ của ENVI 4.8 chọn Map/ConvertMap Projection, hộp thoại ConvertMap Projection Input Image xuất hiện, ta chọn file chuyển tọa độ rồi OK. - Hộp thoại ConvertMap Projection Parameters xuất hiện, click chuột vào nút lệnh Change Proi, tại phần hệ tọa độ, ta chọn UTM, ở nút lệnh Datum... chọn WGS-84, ở nút lệnh Unit... chọn Meters, vị trí chữ Zone chọn 48 và check vào chữ N, sau đó OK để chấp nhận chuyển hệ tọa độ. Vào lệnh Choose để chọn đường dẫn và tên để lưu file ảnh xuất ra với hệ tọa độ mới, (Hình 4.6).
  • 40. 29 Hình 4.6: Các bước trong quá trình hiệu chỉnh hình học - Bước 1: Trên thanh công chính của phần mềm ENVI 4.8 chọn Map/ConvertMap Projection, khi đó hộp thoại ConvertMap Projection Input Image xuất hiện; - Bước 2: Trong hộp thoại ConvertMap Projection Input Image, chọn đường dẫn đến file ảnh cần hiệu chỉnh hình học, sau đó chọn OK; - Bước 3: Sau khi chọn OK, hộp thoại ConvertMap Projection Input Image xuất hiện lại, tại hộp thoại này chọn vào nút lệnh Change Proi, hộp thoại Projection Selection xuất hiện; - Bước 4: Trong hộp thoại Projection Selection tại phần hệ tọa độ, ta chọn UTM, ở nút lệnh Datum... chọn WGS-84; - Bước 5: Click chọn vào nút lệnh Datum, hộp thoại Select Geographic Datum được hiển thị, tại hộp thoại này, chọn hệ tọa độ WGS84, sau đó chọn OK; - Bước 6: Chọn nút lệnh Units... trong hộp thoại Projection Selection, trong lệnh này chọn Meter, vị trí chữ Zone chọn số 48 và click vào chữ N, sau đó chọn OK. Công đoạn hiệu chỉnh hình học đóng vai trò rất quan trọng, từ việc hiệu chỉnh sai số của ảnh giúp cho các bản đồ giải đoán có cùng hệ tọa độ với các bản đồ hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chồng lấp các bản đồ với nhau.
  • 41. 30 a) Trước khi hiệu chỉnh hình học b) Sau khi hiệu chỉnh hình học Hình 4.7: Trước và sau khi hiệu chỉnh hình học 4.2.3 Biến đổi ảnh * Lọc ảnh Ảnh MODIS thu được với độ phân giải 250m nên chất lượng không đồng nhất. Đặc biệt vào mùa mưa thường có mây nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng ảnh nên cần phải tăng cường chất lượng để các đối tượng nhiễu được khôi phục giá trị đúng của nó, làm cho ảnh tốt hơn, dễ nhận biết và giải đoán các đôi tượng được chính xác. Giá trị của các điểm ảnh (pixel) thường đúng theo giá trị thu thập được và gần giống với giá trị của các điểm xung quanh nó. Tuy nhiên sai số do đường truyền làm cho giá trị đó không còn tình chính xác cao, có thể tăng cao đột ngột hoặc giảm một cách bất thường làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng ảnh. Một giải pháp tối ưu để có thể khắc phục những sai số này, giúp tăng độ chính xác cho ảnh, đó chính là lọc ảnh. Để tiến hành công việc lọc ảnh cần tiến hành theo các công đoạn sau (Hình 4.8): Hình 4.8: Các bước tiến hành lọc ảnh
  • 42. 31 - Bước 1: Tiến hành mở file ảnh cần phân loại bằng cách chọn lệnh File/ Open Image File/ chọn đường dẫn đến file ảnh cần phân loại, sao đó chọn OK; - Bước 2: Sau khi tiến hành mở file ảnh cần phân loại, từ thanh công cụ chính của phần mềm ENVI chọn Filters/ Convolutions and Morphology, hộp thoại Convolutions and Mofphology Tools xuất hiện; - Bước 3: Trên hộp thoại Convolutions and Morphology chọn lệnh Convolution/ Median; - Bước 4: Sau khi chọn Median, hộp thoại Convolutions and Morphology xuất hiện lại, chọn lệnh Quick apply, hộp thoại Convolution Quick-Apply Input Band xuất hiện. - Bước 5: Chọn lại file ảnh cần lọc, sao đó chọn OK; - Bước 6: Kiểm tra lại kết quả sau khi lọc ảnh. Có nhiều phương pháp lọc ảnh khác nhau để người sử dụng có thể lựa chọn và tùy theo mục đích sử dụng để có thể lựa chọn kiểu lọc ảnh phù hợp. Trong phạm vi của đề tài này, với đối tượng là ảnh MODIS với độ phân giả 250m thì phương pháp lọc Median với cửa sổ lọc 3x3 là phù hợp nhất. Toán tử lọc này thường sử dụng trên từng kênh đơn và giá trị của từng pixel trên ảnh mới (trung tâm cửa sổ lọc) được tính từ những giá trị trung bình độ sáng lân cận của ảnh góc. Sau đó, cửa sổ dịch chuyển đi theo hàng hay cột (của ảnh gốc) 1 pixel để tính toán và thay thế giá trị của pixel trung tâm, quá trình này tiếp tục cho đến khi toàn bộ ảnh gốc được lọc để tạo thành ảnh mới. * Tạo ảnh chỉ số thực vật (Normalized difference vegetation index NDVI) Ảnh chỉ số thực vật ảnh chứa thông tin tiêu biểu cho việc nghiên cứu lượng chlorophyl (diệp lục tố). Theo Dương Văn Khảm (2007), các chỉ số phổ thực vật được phân tách từ các band nhìn thấy, cận hồng ngoại, hồng ngoại và dải đỏ là các tham số trung gian mà từ đó có thể thấy được các đặc tính khác nhau của thảm thực vật như: Sinh khối, chỉ số diện tích lá, khả năng quang hợp các sản phẩm sinh khối theo mùa. Những đặc tính đó có liên quan và phụ thuộc rất nhiều vào dạng thực vật bao phủ và thời tiết, đặc tính sinh lý, sinh hoá và sâu bệnh… Vì vậy nó được sử dụng rộng rãi để xác định mật độ phân bố của thảm thực vật, đánh giá trạng thái sinh trưởng và phát triển của cây trồng, làm cơ sở số liệu để dự báo sâu bệnh, hạn hán, diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng. Công nghệ gần đúng để giám sát đặc tính các hệ sinh thái khác nhau là phép nhận dạng chuẩn và phép so sánh giữa chúng. Có nhiều chỉ số thực vật khác nhau, tuy nhiên chỉ số thực vật NDVI đã được trung bình hóa trong một chuỗi số liệu theo thời gian, do đó chỉ số NDVI là công cụ hữu ích trong việc giám sát sự thay đổi trạng thái lớp phủ thực vật. Qua đó giúp chúng ta nhận biết được tác động của thời tiết, khí hậu đến lớp phủ thực vật. Chỉ số thực vật NDVI được tính theo công thức sau:
  • 43. 32 (NIR-R) NDVI = (NIR+R) Trong đó: NIR: Phổ xạ cận hồng ngoại R: Kênh màu đỏ Từ các giá trị định lượng của NDVI ta có thể xác định được trạng thái sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung và cây trồng nói riêng. Để có thể tạo được dữ liệu ảnh NDVI từ ảnh Modis MOD09Q1 trước hết cần có sự hỗ trợ từ một số thao tác trên phần mềm ENVI bởi các thao tác sau: từ thanh công cụ chọn MenuTransformIDVIchọn file cần tính toán NDVIOK. Sau đó xuất hiện hộp thoại NDVI Calculation Parameters và ở mục Input File Type chọn AVHRR, ở mục Inter Output Filename click Choose và chọn đường dẫn để lưu ảnh NDVI mới tạo thành. Lưu ý nên lưu các ảnh NDVI của một năm ở cùng một thư mục để thuận tiện cho việc ghép chuỗi ảnh NDVI. Hình 4.9: Mối quan hệ giữa chỉ số thực vật NDVI với sự hiện diện của thực vật * Tạo chuỗi ảnh chỉ số thực vật(NDVI) Trạng thái phát triển của cây trồng qua mọi thời điểm đều được thể hiện trên ảnh NDVI thông qua giá trị độ sáng của pixel của ảnh NDVI, do đó tất cả các ảnh NDVI được chụp trong một thời gian nhất định cần phải có sự liên kết với nhau để qua đó cho thấy được sự thay đổi của thảm thực vật. Việc tạo chuỗi ảnh đa thời gian NDVI được thực hiện như sau: Trước tiên ta mở tất cả các ảnh NDVI cần tạo chuỗi bằng cách vào thanh menu chính của phần mềm ENVI và chọn lệnh File/Open Image File/Chọn đường dẫn đến các File ảnh NDVI cần ghép chuỗi, sau đó chọn Open. Để tạo được ảnh này thì các ảnh được ghép vào phải đồng nhất về số lượng pixel và tọa độ. Lưu ý khi tạo chuỗi cần chọn Reorder Files… để sắp xếp trật tự các band trong chuỗi tương ứng với thứ tự ngày thu nhận vì thông thường ảnh thu vào ngày thứ 365 sẽ được chọn lưu làm band 1 của chuỗi trong khi đúng ra là band cuối cùng. Sau khỉ mở tất cả các ảnh cần ghép chuỗi, tại thanh menu chính của
  • 44. 33 phần mềm ENVI chọn lệnh Basictool/Layer Stacking, hộp thoại Layer Stacking Parameters xuất hiện, ta chọn Import File..., hộp thoại Layer Stacking Input File xuất hiện tại hộp thoại này chọn tất cả các ảnh cần ghép chuỗi, sau đó chọn OK. Tiếp tục chọn Reoder File..., xuất hiện hộp thoại Reoder File, tại đây tiến hành sắp xếp thứ tự các band ảnh theo đúng thứ tự ngày được chụp, sau khi hoàn tất việc sắp xếp chọn Choose, chọn đường dẫn để lưu chuỗi ảnh vừa ghép lại. Hình 4.10: Các bước tiến hành quá trình ghép chuỗi ảnh NDVI Sau khi hoàn thành công đoạn ghép chuỗi, người sử dụng đã có thể tiến hành mở chuỗi để bắt đầu cho công đoạn giải đoán ảnh. Có nhiều hai cách để hiện thị các ảnh trong chuỗi NDVI: Trắng đen hoặc tổ hợp màu từ các kênh phổ trong chuỗi ảnh. Chẳng hạn Hình 4.10 minh họa cho việc mở chuỗi theo hình thức tổ hợp màu RGB theo thứ tự các kênh phổ 6, 14, 47. Nhằm tạo thuận lợi cho việc giải đoán ảnh đạt độ chính xác cao nên trong quá trình thực hiện đề tài này tiến hành ghép toàn bộ ảnh NDVI của năm 2010 và ảnh NDVI của 5 tháng đầu năm 2011, ghép toàn bộ ảnh NDVI của năm 2015 và ảnh NDVI của 5 tháng đầu năm 2016 nên tổng số lượng ảnh NDVI trong một chuỗi lên đến 65 ảnh. Để có được kết quả giải đoán đạt độ chính xác cao thì việc lựa chọn các band ảnh có chất lượng tốt mang yếu tố quết định. Nguyên tắc cơ bản của việc lựa chọn band ảnh là các kênh có chất lượng ảnh tốt, ít bị nhiễu để tạo ra một tổ hợp với những màu sắc chuẩn, có thể đại diện cho một đối tượng nào đó. Từ đó, giúp ta định hướng được các đối tượng khi phân loại có kiểm soát và khoanh vùng đại diện tại các nhóm màu của đối tượng.
  • 45. 34 Hình 4.11: Ảnh Hậu Giang tổ hợp dựa trên các kênh phổ 6, 14 và 47 * Che chuỗi ảnh chỉ số thực vật (NDVI) Sau khi tiến hành tạo chuỗi ảnh chỉ số thực vật NDVI, ta tiến hành che chuỗi ảnh này để có hiển thị được ảnh chính xác của khu vực nghiên cứu đó chính là tỉnh Hậu Giang. Để có thể che chuỗi ảnh NDVI đã tạo, ta cần tiến hành mở chuỗi ảnh NDVI đã tạo, trên thanh công cụ chính của phần mềm ENVI 4.8 chọn lệnh File/ Open Image File và chọn đường dẫn đến nơi chứa chuỗi ảnh NDVI cần che sau đó chọn Open để mở chuỗi ảnh NDVI và tiến hành mở band ảnh bất kỳ, chọn File/ Open Vector File để mở file vector ranh giới của tỉnh Hậu Giang đễ tiến hành che ảnh. Trên thanh công cụ chính chọn lệnh Basic Tools/ Masking/ Apply mask khi đó hộp thoại Apply Mask xuất hiện, chọn vào chuỗi ảnh cần che sau đó chọn Mask Options. Sau khi chọn lệnh Mask Options tiếp tục chọn Buil Mask ..., hộp thoại Mask Definition xuất hiện, tại mục Options chọn Import EVF..., chọn file vector mà ta đã mở sau đó chọn Ok. Tại hộp thoại Select Data File Associated with EVFs chọn lại chuỗi ảnh cần che sau đó chọn Ok, hộp thoại Mask Definition xuất hiện, chọn Choose và chọn đưởng dẫn để lưu file mặt nạ che chuỗi ảnh lại, sau đó chọn Ok tiếp tục chọn Ok đến khi hộp thoại Apply Mask Parameter xuất hiện, chọn Choose để tiến hành lưu file chuỗi ảnh NDVI sau khi đã được che sau đó chọn Ok và đã hoàn tất việc che chuỗi ành NDVI. Ưu điểm của việc che chuỗi ảnh NDVI là đỡ mất thời gian, thay vì phải che từng ảnh NDVI sau đó mới ghép chuỗi chúng lại với nhau do đó rất mất thời gian, còn thực hiện che chuỗi ảnh NDVI chỉ cần thực hiện thao tác che ảnh một lần là có thể che cho tất cả các ảnh trong chuỗi. Tổ hợp màu R – G – B 6, 14, 47