SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
Download to read offline
BÁO CÁO THAM LUẬN
HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC
TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ
NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, VƯỜN MẪU
Tháng 4 năm 2018
1
UBND TỈNH HÀ TĨNH
BÀI PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH HÀ TĨNH
VỀ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG
KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, VƯỜN MẪU
Hội nghị toàn quốc triển khai xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu
mẫu, vườn mẫu có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là dịp tốt để trao đổi, chia sẻ
những kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới,
đặc biệt là xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu để tiếp tục
thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, đạt
kết quả cao hơn, bền vững hơn.
Hà Tĩnh có diện tích hơn 6.000 km2
, dân số 1,27 triệu người, có 13 đơn
vị hành chính trực thuộc tỉnh, gồm: 10 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố; có 02 khu
kinh tế: Khu kinh tế Vũng Áng và Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu treo; có 22
cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Toàn tỉnh có 262 xã, phường, thị trấn,
trong đó có 229 xã.
Trong những năm qua, trong điều kiện khó khăn như chịu ảnh hưởng của
sự cố môi trường biển, chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lũ, mất mùa nông
nghiệp, giá cả thị trường chăn nuôi biến động, nhưng Hà Tĩnh đã đạt được kết
quả khá toàn diện trên các lĩnh vực: Về kinh tế, năm 2017 tốc độ tăng trưởng
kinh tế (GRDP) đạt 10,71 %, GRDP bình quân đầu người đạt 39,3 triệu đồng,
thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2017 đạt trên 28 triệu
đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,56%, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch
vụ chiếm 71,93%, nông - lâm - ngư nghiệp giảm còn 18,12 %, thu ngân sách đạt
8.930 tỷ đồng. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế có nhiều chuyển biến tích
cực; quốc phòng, an ninh được đảm bảo. Công tác xây dựng đảng và các tổ chức
trong hệ thống chính trị có nhiều đổi mới và đạt được kết quả khá rõ nét. Đạt
được kết quả đó là nhờ được sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương, sự chia sẻ,
hợp tác của các địa phương trong cả nước, sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân
Hà Tĩnh.
Cùng với việc lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị mang tính
chiến lược, trong năm 2017, tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung vào ổn định đời sống
nhân dân, khôi phục phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh trật tự. Biển miền
Trung đã an toàn từ năm 2017, đã cơ bản hoàn thành việc chi trả bồi thường,
khắc phục sự cố môi trường biển; hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản
từng bước phục hồi và tăng trưởng trở lại. Đồng thời, với việc tập trung phát
2
triển đột phá trong phát triển công nghiệp, Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm phát triển
toàn diện nông nghiệp nông thôn, nhất là thực hiện Chương trình MTQG xây
dựng nông thôn mới. Với sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt của Ban chỉ đạo tỉnh, sự
vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, hưởng ứng của người dân,
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã đạt được kết quả khá toàn
diện, ngày càng đi vào chiều sâu, bền vững với nhiều dấu ấn rõ nét, đến nay toàn
tỉnh có 115 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm trên 50% số xã (về trước 02 năm
so với mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh); bình quân đạt 15,1 tiêu chí/xã, không
còn có xã dưới 10 tiêu chí.
Xuất phát từ thực tiễn Hà Tĩnh là vùng quê “chảo lửa”, “túi mưa” thường
xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan, những năm đầu
thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, chủ yếu đang tập trung vào các
chỉ tiêu quy định trong Bộ Tiêu chí nên các xã sau khi đạt chuẩn nông thôn mới
chưa thật sự rõ về chiều sâu và tính bền vững chưa cao. Tỉnh chỉ đạo mạnh dạn
thí điểm xây dựng 05 Khu dân cư NTM kiểu mẫu và 240 Vườn mẫu đại diện
cho 03 vùng sinh thái. Sau một thời gian thực hiện, tỉnh đã tổ chức sơ kết, kết
quả bước đầu mang lại hiệu quả rõ nét, thuyết phục, UBND tỉnh đã ban hành Bộ
Tiêu chí. Đồng thời, để khuyến khích thực hiện chủ trương này, tỉnh đã ban hành
chính sách hỗ trợ xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu. Giai đoạn đầu (2014-
2016), đối với xã phấn đấu đạt chuẩn trong năm và năm kế tiếp, hỗ trợ 300 triệu
đồng/1 khu dân cư NTM kiểu mẫu; 20 triệu đồng/01 vườn mẫu (mỗi xã 10 vườn),
phần vốn hỗ trợ chủ yếu cho các nội dung như: Quy hoạch, làm hàng rào xanh, hỗ
trợ giống cây, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất (hệ thống tưới
tiết kiệm, chế phẩm sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ...). Hiện nay, tỉnh đã
ban hành chính sách thưởng theo kết quả đầu ra, mỗi khu dân cư NTM kiểu mẫu
đạt chuẩn thưởng 300 triệu đồng, mỗi vườn mẫu đạt chuẩn thưởng 5 triệu đồng
cho diện đại trà trên toàn tỉnh.
Chủ trương xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu
nhanh chóng được người dân hưởng ứng, tự giác tham gia và đang dần trở thành
phong trào có sức lan tỏa nhanh, trên diện rộng. Từ xây dựng mô hình điểm, đến
nay có 1.116/1.802 thôn triển khai xây dựng (chiếm 62%), trên 8.200 vườn triển
khai thực hiện, trong đó có 228 khu dân cư, 2.300 vườn mẫu đạt chuẩn, thu nhập
bình quân/vườn ở vùng đồng bằng đạt trên 70 triệu đồng, miền núi và bán sơn địa
trên 150 triệu đồng, có trên 1.200 vườn doanh thu từ 500 triệu đồng/năm trở lên,
trong đó có 261 vườn doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm; nhiều khu dân cư kinh tế
phát triển, môi trường tốt, cảnh quan đẹp, văn hóa được phát huy, đã trở thành
vùng quê “Trù Phú - An lành”, là “nơi đáng sống” như Nam Trà - xã Hương Trà,
Yên Mỹ - xã Cẩm Yên, Hà Thanh - xã Tượng Sơn, Phong Giang - xã Tiên Điền,
Châu Nội - xã Tùng Ảnh, Thanh Bình - xã Đức Lĩnh, Hương Phố - xã Đức
Hương... và một số điểm khác. Xây dựng nông thôn mới đi ngày càng đi vào thực
chất, hướng tới cộng đồng dân cư nhiều hơn.
3
Mặc dù đây mới chỉ là kết quả bước đầu, nhưng có thể khẳng định hiệu
quả và ý nghĩa thực tiễn việc xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu mạng lại là
rất lớn, đó là:
1. Việc xây dựng khu dân cư kiểu mẫu vườn mẫu theo quy hoạch đã tạo ra
diện mạo mới cho khu vực nông thôn và cộng đồng dân cư, tạo ra xã đạt chuẩn
NTM thuyết phục và bền vững hơn.
2. Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu tạo động lực
trực tiếp cho người dân và cộng đồng dân cư tham gia, bởi lợi ích thiết thực mang
lại gắn với người dân, bất kể gia đình, thôn xóm nào cũng có thể thực hiện được.
Chính vì vậy, huy động được tối đa sự vào cuộc của người dân, từ đó quyền chủ
thể của người dân và cộng đồng dân cư được phát huy một cách cao nhất.
3. Việc cải tạo, xây dựng vườn mẫu, tạo ra hướng phát triển kinh tế mới
đối với nhiều địa phương lâu nay còn bế tắc, lúng túng trong thực hiện Đề án
phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần đa dạng hóa
nguồn thu nhập, hoàn thiện thêm tiêu chí thu nhập.
4. Việc xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu gắn chặt
với môi trường, tạo cảnh quan nông thôn xanh sạch đẹp, văn minh hơn, hình
thành những vùng quê thực sự đáng sống hơn. Đối với Hà Tĩnh, điều này càng
có ý nghĩa đặc biệt hơn trong điều kiện rất nhiều con em ly hương ra khỏi địa
bàn, nay tự hào, gắn kết, cùng hướng tấm lòng và trí tuệ góp sức, chung tay xây
dựng quê hương.
5. Ý thức, nhận thức người dân về việc chấp hành pháp luật, quy ước,
hương ước ngày càng được nâng cao hơn, xây dựng xã hội nông thôn tiếp cận,
bắt nhịp với xu thế phát triển, giúp cho khu vực nông thôn không bị tụt hậu so
với nhịp độ phát triển hiện nay.
6. Tăng cường hơn vai trò lãnh đạo của đảng, nâng cao hiệu quả hoạt động
của chính quyền, đoàn thể các cấp. Đội ngũ cán bộ qua thực tiễn chỉ đạo xây dựng
khu dân cư mẫu, vườn mẫu đã lăn lộn, sát thực tiễn, trưởng thành, gắn bó với
nhân dân hơn; củng cố lòng tin người dân đối với cán bộ ngày càng tốt hơn.
Qua thực tiễn của tỉnh, Hà Tĩnh xin chia sẻ một số kinh nghiệm bước đầu
rút ra trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng khu dân cư NTM kiểu
mẫu, vườn mẫu:
1. Trước hết, cấp ủy Đảng phải xác định rõ chủ trương mang tính khẳng
định kiên trì trong chỉ đạo, phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc một
cách tích cực, công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên. Mỗi người dân phải
nhận thức và phát huy tốt vai trò chủ thể, tự giác thực hiện ngay từ mỗi gia đình
cộng đồng thôn xóm và toàn xã hội.
4
2. Các nội dung, các tiêu chí đều xây dựng mô hình mẫu thuyết phục để
nhân rộng (như tuyến đường mẫu, đường điện mẫu, vườn mẫu...); đưa vào chỉ
tiêu, điều kiện bắt buộc đối với một số mô hình mẫu, ví dụ: xã đạt chuẩn NTM
phải có thôn đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu
mẫu phải có 100% số thôn phải đạt chuẩn.
3. Cần có chính sách hỗ trợ, cơ chế thưởng theo kết quả đầu ra tạo động
lực lớn cho các địa phương thực hiện; khuyến khích, ghi nhận các sáng tạo...
4. Công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn phải chuyên sâu để người dân
hiểu rõ hơn về vai trò, lợi ích thiết thực của việc xây dựng khu dân cư NTM kiểu
mẫu, vườn mẫu, huy động tối đa sự tham gia đóng góp cả về trí tuệ, công sức và
nguồn lực của người dân.
5. Cán bộ các cấp, các ngành phải luôn đồng hành với xã, với thôn trong
quá trình thực hiện, có phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng tổ chức, đoàn thể
theo từng nội dung, tiêu chí; thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ cơ sở, người dân, cộng
đồng, giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.
6. Tăng cường tổ chức tham quan học tập; giao lưu, tọa đàm thực tế giữa
các địa phương là hoạt động mang lại hiệu quả một cách nhanh nhất.
7. Sơ, tổng kết phải đúc rút những bài học kinh nghiệm, lượng tính những
khó khăn, thách thức; xác định nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm theo từng thời
kỳ. Các địa phương cũng tổ chức đánh giá theo chuyên đề, bình chọn, tuyên
dương tổ chức, cá nhân điển hình, có bổ sung phù hợp với thực tế của địa
phương (như huyện Nghi Xuân bổ sung thêm tiêu chí “Có Câu lạc bộ dân ca Ví
Giặm” vào Bộ Tiêu chí Khu dân cư NTM kiểu mẫu).
8. Tạo ra phong trào thi đua nhà nhà với nhau, tổ liên gia với nhau, thôn
với nhau và định kỳ tổ chức các cuộc thi tạo phong trào thi đua rộng khắp và
ngày càng đi vào chiều sâu.
Hà Tĩnh luôn xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị
quan trọng hàng đầu, thường xuyên và lâu dài; với thực tiễn “dừng lại là rớt
chuẩn”, “chuyển biến chậm sẽ bỏ lại phía sau” xây dựng nông thôn mới kiểu
mẫu phải là xu thế tất yếu đi lên của các xã đã đạt chuẩn. Trong thời gian tới (từ
2019-2020), tỉnh sẽ ưu tiên hơn mục tiêu xây dựng khu dân cư nông thôn mới
kiểu mẫu đạt chuẩn (so với mục tiêu xã đạt chuẩn), đồng thời các cơ chế, chính
sách sẽ được xây dựng và ưu tiên thực hiện theo mục tiêu này. Chính việc xây
dựng các khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu sẽ tạo tiền đề vững chắc cho
việc duy trì, nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới
tại các xã; tạo ra xã đạt chuẩn NTM thuyết phục hơn, là cơ sở quan trọng để Hà
Tĩnh phấn đấu có nhiều xã đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu và Tỉnh đạt chuẩn
nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 một cách thiết thực, bền vững.
5
Kiến nghị:
1. Đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương cho nghiên cứu, bổ sung tiêu chí 20 –
Khu dân cư kiễu mẫu, vườn mẫu trong Bộ Tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới.
2. Đề nghị Trung ương định kỳ (2 năm/lần) phát động và tổ chức Cuộc thi
khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu để động viên và tạo động lực cho phong
trào, quan trọng hơn là tìm ra nhân tố điển hình, định hướng cho chủ trương này
ngày càng hoàn thiện hơn./.
6
THAM LUẬN
BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG
7
BỘ XÂY DỰNG
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH XÂY DỰNG
KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, VƯỜN MẪU
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp
hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu rõ
mục tiêu phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2020 “...Xây dựng nông
thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và
các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn
định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường
sinh thái được bảo vệ …”. Để thực hiện mục tiêu trên, cần tiến hành
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp
chế biến, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông -
công nghiệp - dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn nhằm tạo
ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xoá
đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa thành thị và
nông thôn.
Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới luôn được Chính phủ,
Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
quan tâm đặt ở vị trí hàng đầu trong các Bộ tiêu chí xây dựng xã, huyện
nông thôn mới (cụ thể Bộ tiêu chí theo Quyết định 491/QĐ-TTg và hiện
nay là Bộ tiêu chí theo Quyết định 1980/QĐ-TTg, đối với huyện đạt chuẩn
nông thôn mới là Bộ tiêu chí theo Quyết định 558/QĐ-TTg).
Trong những năm qua, công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới
đã đạt được nhiều kết quả tốt. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy
hoạch xây dựng nông thôn mới tại các địa phương đã có những chuyển
biến rõ nét từ trong nhận thức đến việc làm, góp phần quan trọng đẩy
nhanh tiến độ và có hiệu quả trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
Nhiều xã đã thực hiện đúng các bước lập, thẩm định, trình, phê
duyệt quy hoạch theo đúng tinh thần nội dung các văn bản hướng dẫn, quy
định của Nhà nước, đồng thời tiến hành công bố quy hoạch được duyệt,
cắm mốc xây dựng và lập dự án đầu tư theo quy hoạch. Nhiều nơi nhân
dân đã nắm được và tham gia ý kiến sâu về chuyên môn, nhiều gia đình
còn tự nguyện hiến đất, phá tường rào, tự giải phóng mặt bằng để địa
phương mở rộng đường giao thông, đường ra đồng, hoặc hiến đất cho việc
8
xây dựng các công trình công cộng nhằm thực hiện quy hoạch xây dựng
nông thôn mới. Nhiều chính quyền địa phương đã bỏ kinh phí để tuyên
truyền, giới thiệu, lập pa-nô dựng hình vẽ giới thiệu cho nhân dân nắm
được nội dung quy hoạch, quy mô, lộ trình, tiến độ xây dựng các dự án...
được dư luận đồng tình, nhân dân hiểu, tự giác và chủ động phối hợp quản
lý thực hiện rất thành công.
Thực trạng công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với khu
dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu chưa được quan tâm sát đáng, cụ thể như:
Các điểm dân cư nông thôn tập trung còn manh mún, không thuận lợi cho
canh tác theo kiểu cơ giới hoá, không có lợi cho việc đầu tư kết cấu hạ tầng và
hình thành các điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất dịch vụ trong khu vực
nông thôn. Tình trạng dân cư tự phát bám dọc theo các trục quốc lộ, biến đường
giao thông quốc lộ trở thành các tuyến phố, gây ảnh hưởng đến lưu thông trên
các tuyến quốc lộ và khó khăn trong tổ chức dịch vụ công cộng cho điểm dân
cư. Mặc dù hiện tượng phát triển tự phát này có cái lợi nhỏ là đã phần nào tạo
điều kiện việc làm cho người dân, nhưng gây ra cái hại lớn là gây cản trở lưu
thông, gây khó khăn và làm giảm nhịp điệu, tốc độ CNH trên góc độ vĩ mô của
đất nước.
Điều kiện tự nhiên cũng là yếu tố tác động tới công tác quy hoạch xây
dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu như một số bản làng ở vùng núi phía bắc sinh
sống không tập trung chia cắt bởi địa hình đồi núi. Điều kiện kinh tế của người
dân còn nhiều khó khăn đặc biệt là khu vực Miền núi phía Bắc.
Định hướng quy hoạch xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu cần
thực hiện ngay từ khâu lập quy hoạch chung xây dựng xã và chú trọng đến
một số yếu tố như:
Một là, chủ trương của cấp ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền cần có
một ý chí quyết tâm thực hiện xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu
đối với từng khu vực cụ thể trong địa bàn xã.
Hai là, cần điều tra, khảo sát thật kỹ điều kiện tự nhiên, tìm thấy những
ưu điểm hoặc lợi thế do điều kiện tự nhiên của khu vực lập quy hoạch.
Ba là, lấy ý kiến tham gia góp ý của người dân là đối tượng trực
tiếp thực hiện và chịu sự tác động của quy hoạch cũng như chủ trương xây
dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu.
Bốn là, cần có định hướng gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ các
sông hồ, suối trong khu vực lập quy hoạch cũng như các công trình di tích
lịch sử đã được xếp hạng cần được bảo vệ, chống lấn chiếm. Nhằm đảm
bảo cảnh quan khu dân cư, nghĩa trang nhân dân cần bổ sung diện tích đất
trồng cây xanh đảm bảo cách ly an toàn vệ sinh, tránh tình trạng xây dựng
nhà để ở trong khu vực nuôi trồng thủy sản, trồng cây xanh tạo hàng rào
9
thoáng (không xây tường đặc) giữa đất ở của dân với tuyến đường nội bộ
khu dân cư.
Năm là, đối với các huyện dự kiến hình thành quận (huyện chịu sự
tác động của đô thị hóa) phải được định hướng quy hoạch, đầu tư cơ sở
hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội phù hợp với định hướng đô thị
hóa nhằm từng bước nâng cao điều kiện sống của người dân trên địa bàn
huyện cũng như đảm bảo cảnh quan sinh thái khu dân cư.
Sáu là, đối với khu vực nông thôn đã được xác định trong ranh giới
quy hoạch đô thị, việc xây dựng công trình nói chung cũng như nhà ở của
khu dân cư cần được cấp phép xây dựng để quản lý chặt về không gian
kiến trúc cảnh quan.
Bảy là, xây dựng kế hoạch triển khai từng quý, từng năm phù hợp
với điều kiện kinh tế - xã hội của xã, cũng như điều kiện kinh tế của
người dân trong khu vực./.
10
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA CƠ SỞ TRONG XÂY DỰNG
KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU
Xây dựng đời sống văn hóa là một trong những nội dung quan trọng trong
chiến lược xây dựng, phát triển con người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hội
nhập quốc tế và văn hóa đại chúng như hiện nay.
Đời sống văn hóa cơ sở bao gồm tất cả những hoạt động của con người
diễn ra ở cộng đồng, gia đình, thôn, làng, ấp, bản (gọi chung là khu dân cư). Cụm
từ xây dựng đời sống văn hóa cơ sở có thể xác định được ra đời vào năm 1946,
khi xuất hiện 1 bài viết dưới dạng hỏi - đáp về “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, trong đó có các nội dung xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa.
Chặng đường đã qua, ở nhiều thời điểm khác nhau đã xuất hiện những mô hình,
ngọn cờ đầu về xây dựng đời sống văn hóa tại nhiều địa phương trong cả nước:
Vào năm 1960, ở thôn Ngọc Tỉnh, xã Ngọc Long (Hưng Yên) có 06 gia
đình tự nguyện giao ước thi đua với nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Hạt giống 06 gia đình này gieo mầm nhanh chóng lan tỏa và Ngọc Long trở
thành nơi khởi nguồn của phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong cả nước.
Năm 1990, từ làng Trang Liệt (Bắc Ninh) và làng Đông Cao (Thanh Hóa)
dân làng cùng nhau thảo luận xây dựng quy ước Làng văn hóa và cùng nhau
thực hiện. Năm 1992, Bộ VHTT tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả và công nhận
việc xây dựng Làng văn hóa là hợp lòng dân và nhân rộng mô hình ra cả nước,
mở đầu cho cuộc vận động xây dựng Làng Văn hóa.
Với truyền thống “Mỹ tục khả phong” “Thiện tục khả phong” được các
triều đại phong kiến ban, trong thời đại Hồ Chí Minh, Hải Hậu (Nam Định) luôn
là ngọn cờ đầu trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, từ năm 1978 đã được Bộ
VHTT công nhận là “điển hình văn hóa cấp huyện của cả nước” và liên tiếp
những năm sau đó, cho đến năm 1998 được công nhận 20 năm liền là mô hình
điển hình văn hóa cấp huyện. Điểm sáng này cũng là lợi thế để Hải Hậu (Nam
Định) một lần nữa khẳng định mình trong xây dựng NTM (là một trong những
huyện đầu tiên trong cả nước được công nhận huyện đạt chuẩn NTM), bằng
những kết quả, thành tích nổi bật đó, Hải Hậu vinh dự là 01 trong 04 huyện được
chọn xây dựng thí điểm huyện nông thôn mới kiểu mẫu.
Điểm qua như vậy để chứng minh rằng, việc xây dựng đời sống văn hóa
cơ sở là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là nhu cầu, nguyện
11
vọng của người dân. Trong thực tiễn, người dân đã sáng tạo và tự nguyện thực
hiện bằng nhiều hình thức rất sinh động trong cuộc sống.
Năm 1998, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng, phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ra đời với những giải
pháp cụ thể, trong đó có giải pháp Phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”. Tháng 4/2000, tại Quảng Nam, chính thức phát động
phong trào trong cả nước; phong trào là sợi dây đan kết các phong trào xây dựng
đời sống văn hóa ở cơ sở và đi vào đời sống, trở thành một phong trào quần
chúng sâu rộng, thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, sự
quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của cả hệ thống chính trị. Năm
2014, Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa,
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tiếp tục đề
ra những nhiệm vụ để công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững đất nước.
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, chủ
trương đó đã được cụ thể hóa bằng nhiều chính sách cụ thể, trong đó có Chương
trình MTQG xây dựng NTM. Qua hơn 07 năm thực hiện, với sự nỗ lực, trách
nhiệm của đảng bộ, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng, đồng thuận của nhân
dân đã đem đến những diện mạo mới cho vùng nông thôn trên các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, xã hội. Trong đó, không thể không nói đến văn hóa, với vai trò vừa
là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, văn hóa đã góp phần không nhỏ
vào kết quả xây dựng NTM.
Xác định xây dựng NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết
thúc, để khắc phục dấu hiệu tự thỏa mãn sau khi đã cố gắng đạt chuẩn, hoặc khi
đã được công nhận đạt chuẩn rồi lại có dấu hiệu chững lại, cầm chừng. Do vậy,
việc xây dựng mô hình khu dân cư NTM kiểu mẫu là thực sự cần thiết. Tại Hội
nghị triển khai xây dựng mô hình, tham luận của Bộ VHTTDL tiếp cận ở góc
nhìn công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở có vai trò như thế nào trong xây
dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.
Xác định “người dân là chủ thể trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị
văn hóa”, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở luôn gắn bó mật thiết với
cộng đồng dân cư. Từ tác động của công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã
xuất hiện ngày càng nhiều gương người tốt, việc tốt, những điển hình nhân tố
mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, địa
phương trong cả nước đã thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, quan
tâm xây dựng thiết chế văn hóa, chú trọng đến việc thực hiện nếp sống văn
minh, xây dựng môi trường văn hóa, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc.
12
Qua thực hiện tiêu chí văn hóa (6 và 16) trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã
NTM, công tác xây dựng đời sống văn hóa đã góp phần nâng cao ý thức, trách
nhiệm của người dân tại cộng đồng, đời sống tinh thần của người dân đã được
nâng lên rõ rệt. Các thiết chế văn hóa (cấp xã, cấp thôn) được quan tâm, xây
dựng (hiện nay, có 66.513/109.727 thôn, bản, buôn, làng… có nhà văn hoá, đạt
tỷ lệ 60,6%), các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng ngày
càng sinh động, phong phú, hình thức đa dạng, hấp dẫn, thu hút người dân tham
gia, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa. Nhiều địa phương có những
cách làm sáng tạo riêng trong bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ
truyền thống1
. Những tập tục không còn phù hợp với xã hội hiện đại được loại
bỏ dần, ví dụ: Trong việc cưới: Xưa có nạn tảo hôn, ép hôn, quá nhiều nghi lễ.
Nay thực hiện nếp sống văn minh, những nét đẹp vẫn được bảo tồn, phát huy,
tính tự nguyện trong hôn nhân được đề cao, tổ chức cưới gọn nhẹ hơn, giảm
những thủ tục rườm rà, chỉ mời khách trong phạm vi gia đình, dòng tộc, không
thuốc lá và hạn chế rượu, bia. Việc tang: Xưa diễn ra với nhiều thủ tục công
đoạn, trong đó có cả trừ tà, xem bói, khóc mướn, lăn đường, ăn uống linh đình...
Nay, các nội dung xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá đã đưa việc tang vào
hương ước, quy ước ở cộng đồng cam kết cùng nhau thực hiện theo hướng văn
minh, tiến bộ. Lễ hội và giữ gìn bản sắc văn hóa: Cộng đồng 54 dân tộc, bản sắc
văn hóa phong phú đa dạng. Hoạt động lễ hội đã phát huy được vai trò chủ thể
của nhân dân và còn có tác dụng giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ
nguồn”, tôn vinh người có công với dân, với nước. Hiện nay, Việt Nam có 25 di
sản văn hóa được UNESCO ghi danh2
; có 85 di tích quốc gia đặc biệt; 3.329 di
tích quốc gia; 9.857 di tích cấp tỉnh/thành phố; nhiều di sản văn hóa phi vật thể
đặc sắc (điệu múa, làn điệu dân ca, lễ hội, bí quyết nghề thủ công truyền thống,
tri thức về y, dược học cổ truyền...). Đó không chỉ là những giá trị văn hóa ông
cha ngàn đời để lại, là tài sản vô giá, mà còn là sản phẩm văn hóa - du lịch phục
vụ thiết thực nhu cầu sinh hoạt văn hoá cộng đồng, góp phần tích cực vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và trong xây dựng NTM. Trong đề án
xây dựng huyện NTM kiểu mẫu, Nam Định (Hải Hậu) chú trọng phát triển kinh
tế để nâng cao thu nhập người dân nông thôn, trong đó dịch vụ du lịch sẽ là một
trong những mục tiêu phát triển (xây dựng những loại hình du lịch trải nghiệm
đời sống ở nông thôn trong đó có văn hóa truyền thống, cảnh quan môi trường,
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh... của quê hương Nam Định).
Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở góp phần phát huy tinh thần
làm chủ, tính tự giác, tính sáng tạo của người dân. Nhận thức của người dân
được nâng lên, họ có ý thức tham gia các công trình xây dựng ở địa phương,
trong đó có xây dựng cầu, đường giao thông, bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh
1
Bắc Ninh (chính sách đãi ngộ nghệ nhân quan họ; CLB nhà chứa quan họ); Lạng Sơn (hội bảo tồn dân ca); Sơn
La; Hòa Bình (liên hoan các đội VNQC thôn bản); Hà Tĩnh các CLB văn hóa văn nghệ ......
2
Gồm 08 di sản văn hóa vật thể, 11 di sản văn hóa phi vật thể và 06 di sản tư liệu.
13
quan, đường làng, ngõ xóm sạch đẹp hơn, nhiều nơi làm hàng rào cây xanh3
,
nhiều công trình văn hóa, thể dục, thể thao ra đời từ sự tự nguyện đóng góp đất
đai, tiền của, công sức của nhân dân, góp phần làm cho bức tranh nông thôn mới
ngày càng khởi sắc.… Có thể khẳng định, diện mạo nông thôn ngày càng thay
đổi, khang trang hơn. Nếu trước đây, nhiều nơi rác thải gây mất mỹ quan, ô
nhiễm môi trường… nay ở nhiều địa phương đã khắc phục được điều này, xét
cho cùng các tiêu chí xây dựng NTM để đạt được kết quả bền vững, cũng bắt
nguồn từ ý thức và sự tự giác của người dân, đó là ý thức văn hóa.
Tuy nhiên, trước tác động của kinh tế thị trường, khi lợi ích cá nhân được
kích lên đến mức cao nhất, một bộ phận người dân đã quên đi mục tiêu lớn nhất
đó là vì sự phát triển bền vững của xã hội để chạy theo lợi ích cục bộ trước mắt,
công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã và đang đối mặt với những khó
khăn nhất định.
Một thực tế hiện nay, tỷ lệ “Gia đình, khu dân cư văn hóa” cao, nhưng các
biểu hiện tiêu cực, tình trạng suy thoái tư tưởng, đạo đức lối sống, bạo lực gia
đình, tệ nạn xã hội, tội phạm… cũng cao. Điều tra xã hội học cho thấy mức độ
xuống cấp đạo đức hiện nay ở nước ta đang ở mức báo động (chiếm tới 53.0%).
Danh hiệu được xét tặng một cách dễ dãi, hình thức, chạy theo thành tích, theo
số lượng mà không chú ý đến chất lượng của các tiêu chí nên đã làm mất đi giá
trị cao quý của danh hiệu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do việc tổ chức
đăng ký, bình xét, công nhận, khen thưởng ở một số địa phương thiếu nghiêm
túc, hoặc có địa phương vì đích phấn đấu được công nhận đạt chuẩn xây dựng
NTM nên có việc dễ dãi trong bình xét và công nhận. Kết quả hiện nay phong
trào chưa tạo được động lực hấp dẫn để cuốn hút mọi tầng lớp tham gia. Mặt
khác, phong trào được gắn kết nhiều tiêu chí về kinh tế - xã hội - văn hóa ở cơ
sở, nhưng đội ngũ cán bộ thực hiện thiếu và yếu cũng dẫn đến sự bất cập trong
tổ chức triển khai, vận động và giám sát việc thực hiện từ cơ sở4
.
Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhiều nơi còn nghèo nàn,
đơn điệu và thiếu tập trung. Nhiều điển hình tiên tiến, hạt nhân cho phong trào
chưa được nhân rộng.
Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, ở một số địa
phương, một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của
Chương trình, coi xây dựng NTM chỉ là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mà xem
nhẹ phát triển văn hóa, xã hội. Do đó việc xây dựng đời sống văn hóa cũng gặp
những khó khăn nhất định.
3
Mô hình trồng hoa làm đẹp cảnh quan (Hải Hậu, Nam Định); Hàng rào xanh, vườn mẫu (Đức Thọ, Hương
Khê-Hà Tĩnh) đã lan toả rộng nhiều địa phương trong cả nước; Mô hình du lịch trải nghiệm cuộc sống ở nông
thôn (Nghi Xuân- Hà Tĩnh).
4
Phụ trách phong trào văn hóa ở xã, phường cụ thể là công chức văn hóa xã hội kiêm nhiệm nhiều
việc. Công tác chỉ đạo phong trào bắt đầu từ cơ sở và việc đánh giá phong trào có hiệu quả hay không cũng bắt
đầu từ cơ sở, tuy nhiên Ngành Văn hóa không có cán bộ làm công tác triển khai thực hiện Phong trào ở địa bàn
khu dân cư, mà chỉ đến cấp xã, còn ở khu dân cư, Ban vận động do Ban công tác Mặt trận trực tiếp chủ trì.
14
Xây dựng NTM trên cơ sở bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống
không chỉ thay đổi bộ mặt nông thôn mà còn nâng cao đời sống tinh thần của
nhân dân, tạo môi trường văn hóa lành mạnh để nhân lên các giá trị văn hóa
truyền thống. Làm sao để xây dựng NTM giàu mạnh nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp
vốn có của làng quê, đây là những ý tưởng để xây dựng khu dân cư nông thôn
mới kiểu mẫu. Trên thực tế nhiều địa phương đã và đang có hướng đi riêng phù
hợp với đặc điểm đặc thù của địa phương5
. Công tác xây dựng đời sống văn hóa
cơ sở tập trung những nội dung sau để nâng cao chất lượng, ý thức người dân:
Xây dựng đời sống văn hóa không chỉ có tác động trực tiếp mà còn lâu dài
đến các thế hệ con cháu sau này, do đó tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về mục
đích, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn
mới, đề cao trách nhiệm của mỗi cá nhân và gia đình. Tuyên truyền thông qua
nhiều hình thức làm cho mỗi người, mỗi gia đình nhận thức đúng và tự giác thực
hiện, làm thay đổi tư tưởng trông chờ ỷ lại, từ bị động sang chủ động đóng góp
xây dựng NTM, từ ý thức vì lợi ích của cá nhân sang lợi ích của tập thể, của
cộng đồng. Khi đời sống văn hóa lành mạnh, tình làng nghĩa xóm được gắn kết,
an ninh trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, môi trường trong lành, đời sống
được nâng cao thì kết quả xây dựng nông thôn mới sẽ thực sự bền vững.
Xây dựng đời sống văn hóa luôn có tính kế thừa và sáng tạo: Kế thừa các
giá trị truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước để tạo ra sự ổn định và tiền đề
khẳng định những giá trị mới, sáng tạo. Do đó, trên cơ sở Bộ tiêu chí quốc gia,
các địa phương có thể cụ thể hóa tiêu chí văn hóa thành các quy định cụ thể phù
hợp với điều kiện, phong tục tập quán của mỗi vùng, miền, dân tộc, với tình
hình thực tế của địa phương. Hiện nay, có nhiều địa phương đã chủ động nghiên
cứu ban hành bộ quy tắc ứng xử trong cộng đồng dân cư..
Phát huy vai trò của hương ước, quy ước ở các khu dân cư, tuy không
phải là cấp chính quyền nhưng là nơi cộng đồng sinh sống, là nơi thực hiện dân
chủ trực tiếp và giải quyết những công việc của người dân. Việc thực hiện
nghiêm túc các quy ước, hương ước sẽ là động lực để phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống, làm cho quan hệ gia đình, hàng xóm ngày càng gắn bó, an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nâng cao mức hưởng thụ về
văn hóa cho người dân nông thôn.
Xây dựng gia đình văn hóa chú trọng: Hòa thuận, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc, nề nếp, có đời sống kinh tế ổn định, phát triển, kế thừa và phát huy các giá
5
Quảng Nam: Mô hình Dòng họ văn hóa; Đồng Nai: Mô hình khu dân cư sáng xanh sạch đẹp; Hà Tĩnh:
mô hình thực hiện tiêu chí 20 (vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu); Quảng Ninh: quy định trên 90% hàng rào bằng
cây xanh hoặc phủ bằng cây xanh tại Nhà văn hóa, Khu thể thao xã và thôn; 70% người dân tham gia sinh hoạt
tại các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao; trên 70% người dân tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về văn hóa
ứng xử; Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, có đặc thù riêng; Quảng Ngãi: tiêu chí số 10: ý thức
công dân, trong đó quy định (100% người dân chấp hành nghiêm pháp luật, quyước, hương ước của địa phương,
không có cá nhân bị phê bình, cảnh cáo trước nhân dân....; Hải Dương xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu vì mục
tiêu đảm bảo an sinh xã hội.
15
trị truyền thống gia đình Việt Nam, vun bồi những giá trị tốt đẹp; tiếp thu có
chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội hiện đại, khơi dậy được
tinh thần “Một người vì mọi người”; hình thành ý thức tự giác hướng đến lợi ích
của từng gia đình gắn với lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội.
Xây dựng làng văn hóa: Tập trung nâng cao tính tự quản, ý thức cộng
đồng, phát huy vai trò chủ thể của người dân, nhất là về ứng xử, xây dựng và
bảo vệ cơ sở hạ tầng, cảnh quan, môi trường…
Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn
hóa cấp cơ sở, trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong tuyên truyền,
vận động và tổ chức thực hiện.
Văn hóa phải được nuôi dưỡng ở trong nhân dân, do đó cần đổi mới nội
dung hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn nông thôn, tích
cực đưa văn hóa dân gian vào giảng dạy ở nhà trường; thành lập các tổ, nhóm,
câu lạc bộ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa; đưa vào hương ước, quy ước của
thôn/bản về thực hiện, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Gương mẫu thực hiện xây dựng đời sống văn hóa trong xây dựng NTM
theo phương châm “đảng viên đi trước, làng nước đi sau”. Nếu mỗi cán bộ, đảng
viên đều gương mẫu thực hiện thì hiệu ứng lan tỏa rất tích cực trong cộng đồng
dân cư.
Đời sống văn hoá cơ sở là một bộ phận của đời sống xã hội, tác động qua
lại lẫn nhau, trực tiếp hình thành nhân cách và lối sống của con người. Mỗi
người có ý thức, mỗi gia đình có ý thức cùng chung tay xây dựng thì kết quả sẽ
bền vững, vùng nông thôn sẽ là những vùng đất đáng sống, niềm vui và tự hào
của người dân sẽ là câu trả lời rõ nhất về xây dựng NTM kiểu mẫu./.
16
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG, XÂY DỰNG CẢNH QUAN SÁNG - XANH - SẠCH - ĐẸP
TRONG XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU
1. Sự cần thiết phải ban hành và triển khai các quy định về tiêu chí
nông thôn mới kiểu mẫu
Qua 02 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2016-2020 cho thấy việc thực hiện tiêu chí môi trường trong
xây dựng nông thôn mới có nhiều sự cải thiện rõ nét qua các năm. Nhận thức
của các cấp chính quyền và người dân địa phương về bảo vệ môi trường ngày
càng nâng cao, coi đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình
thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương. Nhiều địa phương
đã huy động sự tham gia của nhiều bên liên quan vào công tác bảo vệ môi
trường, đặc biệt là phát huy vai trò của cộng đồng; chú trọng công tác tuyên
truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về bảo vệ môi trường. Kết quả đó được
thể hiện qua tỷ lệ các xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng từ 42,2% giai đoạn năm
2011-2015 lên 54,4% tính đến hết năm 2017. Từ kết quả triển khai thực tế cho
thấy, tiêu chí môi trường là tiêu chí dễ nhận diện nhất đối với mục tiêu “thay đổi
diện mạo nông thôn”, là một trong những thành quả dễ nhận thấy nhất của xây
dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, đây cũng là tiêu chí rất kém bền vững, được và
có thể mất rất nhanh nếu không được quan tâm, chỉ đạo thực hiện thường xuyên;
là tiêu chí không phải đầu tư lớn nhưng rất cần sự quyết tâm và lòng kiên trì, sự
vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền đến từng người dân (thay đổi từ nhận thức
đến hành động). Đồng thời, đây cũng là tiêu chí đặc trưng điển hình của nông
thôn kiểu mẫu (kiểu mẫu về sản xuất hay văn hoá hay giáo dục thì vẫn không
thể rời xa môi trường) và là tiêu chí tác động trực tiếp, thường xuyên đến chất
lượng cuộc sống người dân nông thôn. Do đó, việc ban hành và triển khai thực
hiện tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu về một số lĩnh vực môi trường là cần thiết
và cấp bách hiện nay để định hướng cho các huyện, xã đã được công nhận tiếp
tục thực hiện xây dựng nông thôn mới thường xuyên và bền vững.
2. Quy định và tình hình triển khai thực hiện các quy định về khu dân
cư kiểu mẫu
2.1. Xây dựng và triển khai các quy định về bảo vệ môi trường nông
thôn mới kiểu mẫu
17
Ở cấp Trung ương, trong những năm qua, công tác quản lý và bảo vệ môi
trường nông thôn đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Các nội
dung về quản lý môi trường nông thôn được điều chỉnh bằng nhiều văn bản quy
phạm pháp luật như Luật BVMT năm 2014 có quy định nội dung về BVMT
nông thôn (Điều 69 quy định BVMT trong nông nghiệp, Điều 70 quy định về
trách nhiệm BVMT làng nghề, Điều 71 quy định về BVMT thủy sản) và tại các
Nghị định: số 19/2015/NĐ-CP, số 38/2015/NĐ-CP; xây dựng quy định về
BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; quy định về BVMT
trong xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, BVMT trong lĩnh vực thú y... Đồng
thời, các quy định về bảo vệ môi trường cũng đã được cụ thể hóa bằng việc triển
khai thực hiện các Chương trình, kế hoạch… như Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày
16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, tiêu chí môi trường (gồm 08 chỉ
tiêu) là một trong những tiêu chí quan trọng được tăng cường, tập trung chỉ đạo,
thực hiện, kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong thời gian vừa qua. Để tiếp tục nâng
cao và duy trì bền vững các tiêu chí, Bộ Nông nghiệp và nông thôn đang khẩn
trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xã nông
thôn mới kiểu mẫu, trong đó tiêu chí môi trường nhấn mạnh vào những vấn đề
nổi cộm, cần tiếp tục duy trì và siết chặt theo hướng lượng hóa các chỉ tiêu để
giữ gìn cảnh quan và hạn chế ô nhiễm môi trường tại khu vực nông thôn.
Ở cấp địa phương, nhiều địa phương trong cả nước đã coi trọng vấn đề
BVMT, chỉ đạo các huyện, xã huy động sự tham gia của nhiều bên liên quan vào
công tác BVMT, đặc biệt là phát huy vai trò của cộng đồng; chú trọng công tác
tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về BVMT; phát triển các cơ sở
công nghiệp, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh nông thôn phải gắn liền với công tác
BVMT. Các quan điểm chỉ đạo này đã được cụ thể hóa vào các chính sách thông
qua một số văn bản chuyên biệt hoặc có điều khoản quy định về BVMT nông
thôn lồng ghép trong văn bản chung, đặc biệt là các quy định, hướng dẫn thực
hiện tiêu chí môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đây là một
trong những chuyển biến rất tích cực trong công tác quản lý nhà nước về BVMT
nông thôn.
18
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một bộ phận cán
bộ, nhân dân chưa hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của Chương trình, coi xây dựng
NTM chỉ là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mà xem nhẹ phát triển văn hóa, xã
hội, những giá trị truyền thống, giá trị bản sắc văn hóa làng, xã đang dần mất đi,
những cây đa, bến nước sân đình, những hàng cây xanh mát, bờ rào… được thay
thế bằng những khối bê tông bao kín làng; không gian làng quê yên bình, tươi
mát thay thế bằng khói bụi, tiếng ồn… Do đó, nhiều địa phương như Hà Tĩnh,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh…6
đã chủ động xây dựng ban hành các
quy định, tiêu chí về xã nông thôn mới kiểu mẫu, khu dân cư kiểu mẫu để các xã
đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục thực hiện xây dựng nông thôn mới thường
xuyên và bền vững, phù hợp với đặc thù của từng địa phương mà vẫn giữ gìn
được bản sắc truyền thống của nông thôn Việt Nam.
Tại một số địa phương đã nêu, quá trình triển khai xây dựng các khu dân cư
kiểu mẫu đã phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông
thôn mới, hạn chế sự chủ quan, thoả mãn sau khi đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng
thời, cũng làm chuyển biến đáng kể nhận thức của người dân tại các khu dân cư,
nhất là ý thức bảo vệ môi trường, chỉnh trang nhà ở, xây dựng hàng rào xanh, phát
triển kinh tế hộ gia đình. Diện mạo các khu dân cư đã có những chuyển biến khá
rõ nét, nhiều tuyến đường giao thông được nâng cấp, bê tông thoáng đãng, sạch
sẽ, rợp bóng cây xanh, nhiều hộ gia đình đã biết sắp xếp, chỉnh trang lại nhà cửa,
củng cố và bảo vệ được vẻ đẹp của các làng quê truyền thống…
2.2. Một số mô hình tiêu biểu công tác bảo vệ môi
trường tại khu dân cư
a) Mô hình xử lý rác cấp xã bằng công nghệ đốt tại xã Xuân Kiên, huyện
Xuân Trường, Nam Định
- Được xây dựng trên bãi rác 20 năm, được đầu tư của Bộ TNMT để xây
dựng theo quy chuẩn, tuy nhiên đã bị quá tải và gây ô nhiễm môi trường. Xã đầu
tư xây dựng cơ sở mới, khắc phục ô nhiễm bãi rác cũ, đầu tư lò đốt mới. Bên
cạnh lò đốt rác có hồ chứa nước rỉ rác (cạnh lò đốt): 1000 m2
. Kinh phí đầu tư:
gần 10 tỷ đồng, trong đó, lò đốt quy mô 20-25 tấn: 980 triệu đồng, có thể thiết
kế lò công suất lớn hơn.
6
- Quyết định số 2542/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới và xã đạt chuẩn
nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2017-2020.
- Quyết đính số 721/QĐ-UBND ngày 11/10/2017 của UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí
Khu dân cư nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Quyết định số 2663/QĐ-UBND ngày 26/7/2016 của UBND tỉnh Ban hành Bộ tiêu chí
“Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-
2020.
- Quyết định số 848/QĐ-UBND ngày 17/3/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh ban
hành Bộ tiêu chí về Khu dân cư (thôn) nông thôn mới kiểu mẫu áp dụng trên địa bàn
các xã thuộc tỉnh Quảng Ninh
19
- Ưu điểm:
20
+ Xây dựng hệ thống xử lý rác thải trên nền bãi rác cũ đã hoạt động 20 năm,
giải quyết được đồng thời nhiều vấn đề: bức xúc của người dân đối với bãi rác cũ,
giải quyết được lượng rác mới phát sinh, không phải tìm kiếm mặt bằng mới.
+ Xử lý rác theo hướng thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến
không gian sống của nhân dân khu vực lân cận (có âm nhạc, không gian cây
xanh…), người dân giảm ác cảm với rác, coi đây là nguồn tài nguyên.
+ Xử lý rác với chi phí thấp, đáp ứng được nhu cầu của nhiều địa phương
trong cả nước hiện nay. Quy mô đầu tư có thể linh hoạt, phù hợp với thực tế của
nhiều địa phương (về mặt bằng, lượng rác thu gom và xử lý…).
+ Cơ chế tài chính cho mô hình tương đối bền vững: Thu đủ bù chi (tiền
thu từ phí vệ sinh của người dân đủ bù cho chi phí thu gom và vận hành hệ
thống xử lý); một số sáng tạo trong thu phí vệ sinh phù hợp với văn hóa và từng
bước nâng cao nhận thức của người dân (thu phí từ ma chay, hiếu hỉ…).
- Một số lưu ý:
+ Cần xúc tiến việc phân loại rác tại nguồn để giảm khối lượng rác phải
đốt và nâng cao hiệu quả của lò đốt (giảm đốt sinh khối, là nguồn phát sinh
furan/dioxin).
+ Quy mô đầu tư: Nên là liên xã, cấp huyện.
+ Cần tính toán kỹ chi phí (bao gồm cả chi phí đầu tư, vận hành, khấu
hao, bảo dưỡng thiết bị…), đảm bảo thu đủ bù chi. Đồng thời, việc vận hành lò
đốt phái đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo duy trì được lâu dài.
+ Nên tăng cường hành lang cây xanh (3 lớp, cây cao, cây hoa…).
b) Mô hình xử lý chất thải rắn cấp huyện
Khu xử lý chất thải rắn cấp huyện tại tại xóm Bình Hải, xã Nghĩa Bình,
huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An với quy mô 3,1ha, công suất xử lý rác thải 75-
100 tấn/ngày, tổng vốn đầu tư trên 68 tỷ đồng do Tập đoàn Công nghệ T-TECH
Việt Nam thi công và vận hành. Lò đốt rác CNC được thiết kế khoa học từ công
đoạn: Sấy rác - Đốt rác - Đốt tro - Đốt khí - Tản nhiệt - Lọc bụi - Hấp thụ khí
độc, tạo nên một dây chuyền được tích hợp trong một hệ thống đồng bộ và tối
ưu. Không chỉ khắc phục được nhiều nhược điểm của xử lý rác thải bằng
phương pháp chôn lấp lạc hậu, hệ thống xử lý rác thải của Tập đoàn T-TECH
Việt Nam còn tái chế được từ rác thải sinh hoạt với thành phẩm là hạt nhựa,
gạch không nung mang lại hiệu quả kinh tế.
c) Khu xử lý chất thải quy mô liên huyện
- Khu xử lý chất thải tại xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng
Nai xây dựng trên tổng diện tích 130ha nhằm xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải
công nghiệp không nguy hại và nguy hại, bao gồm các hạng mục đầu tư sau :
+ Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh.
21
+ Trạm tái chế chất thải làm phân Compost, công suất 200 tấn/ngày.đêm
+ Bãi chôn lấp chất thải an toàn, công suất 20 tấn/ngày.đêm
+ Trạm thu hồi kim loại từ chất thải, công suất 10 tấn/ngày.đêm
+ Lò đốt chất thải công nghiệp, công suất 12,4 tấn/ngày.đêm
+ Trạm xử lý hóa rắn, công suất 20 tấn/ngày.đêm
+ Trạm xử lý hóa lý chất thải lỏng, công suất 20 tấn/ngày.đêm
- Đối với chất thải sinh hoạt: Hiện nhà máy đang tiếp nhận và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt của 3 địa phương là: huyện Thống Nhất, Tân Phú và thị xã
Long Khánh với tổng khối lượng 150 tấn/ngày. Dự án này đã hoàn thành lắp đặt
và đang vận hành hạng mục phân loại, sản xuất compost với công suất 200
tấn/ngày. Trong đó, trên 80% rác hữu cơ trong rác thải đầu vào được làm nguyên
liệu sản xuất phân compost và 5% rác thải được thu hồi, tái chế, tái sử dụng.
Như vậy, tỷ lệ rác trơ còn lại phải chôn lấp hợp vệ sinh dưới 15%.
d) Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt, làng nghề
Dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà” do Công ty
Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Điền xây dựng và vận hành theo
hình thức xã hội hóa, phục vụ xử lý nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt
tại 3 xã Dương Liễu, Cát Quế và xã Minh Khai huyện Hoài Đức, với tổng diện
tích 9.397m2
, công suất thiết kế 20.000 m3
/ngày đêm, áp dụng công nghệ xử lý
sinh học khép kín, với dây chuyền thiết bị tự động hoá hoàn toàn. Dự án đã góp
phần xử lý ô nhiễm môi trường tại Kênh trục chính T2 chảy qua địa bàn huyện
Hoài Đức với chiều dài 10km từ xã Minh Khai đến xã Vân Canh.
e) Mô hình cấp nước sinh hoạt
Mô hình cấp nước sinh hoạt từ nước nhiễm mặn tại xã Liêu Tú, huyện
Trần Đề tỉnh Sóc Trăng: Đây là công trình đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng sử dụng
công nghệ lọc nước mặn bằng công nghệ RO để sản xuất ra nước sạch đạt quy
chuẩn 02/BYT phục vụ cấp nước sinh hoạt cho người dân. Trạm cấp nước được
xây dựng trên diện tích mặt bằng 1.000 m2
với các hạng mục giếng khoan, bơm
giếng công suất 240 m3
/ngàyđêm; Hệ thống bơm cấp 2 biến tầng; Bể chứa nước
sạch 120 m3
; Nhà quản lý, trạm bơm, hóa chất; Hệ thống xử lý nước mặn bằng
công nghệ RO; Hàng rào, sân đường, hệ thống thoát nước; Hệ thống điện 3 pha
và đường ống cấp nước dài 7.370m (trong đó ống PVC đường kính 200 là
2.700m, ống PVC đường kính 140 là 4.670m), cấp nước cho 413 hộ dân trong
khu vực với tổng mức đầu tư là 5,886 tỷ đồng. Đây là mô hình có thể nhân rộng
cho các huyện/xã đảo nơi mà khan hiếm nước mặt và nước ngầm.
g) Mô hình về làng nghề thân thiện với môi trường gắn với du lịch văn hoá
22
Làng gốm bát tràng tại xã Bát Tràng huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
(xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015). Từ một làng nghề
truyền thống quanh năm xả bụi gốm, bụi than thì nay làng Bát Tràng đã văn
minh hơn. Môi trường đã được cải thiện sạch sẽ. Làng gốm sứ Bát Tràng trở
hình mẫu giải quyết ô nhiễm môi trường – một thực trạng khá nhức nhối ở nhiều
làng nghề truyền thống hiện nay. Khách du lịch có thể trải nghiệm công đoạn tạo
hình sản phẩm gốm, rồi tiếp cận với sản phẩm gốm mỹ nghệ cao cấp, đặc sắc,
do các nghệ nhân thể hiện, các loại gốm trang trí nội thất, gốm gia dụng (đồ
dùng ăn uống), đồ sứ công nghiệp do các lò tư nhân sản xuất, với chất lượng
ngày càng cao. Môi trường làng nghề đã được cải thiện đáng kể.
2. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi
trường, xây dựng cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp trong xây dựng khu
dân cư nông thôn mới kiểu mẫu
Để tăng cường hiệu quả công tác BVMT nông thôn thông qua việc thực
hiện các chỉ tiêu của tiêu chí môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới, cũng như việc thực hiện tiêu chí khu dân cư mẫu tại
các địa phương, trong thời gian tới, cần tập trung vào các giải pháp cụ thể:
Thứ nhất, tập trung công tác truyền thông, tuyên tuyền nâng cao nhận
thức trong cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường ở nông thôn; phát động
phong trào xây dựng tuyến đường, cơ quan, công sở, trường học xanh - sạch -
đẹp; phát huy tối đa vai trò của người dân trong các công giữ gìn vệ sinh, cảnh
quan môi trường nông thôn đúng như lời bác Hồ đã nói “Dễ trăm lần không dân
cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”; vận động nhân dân đầu tư xây dựng
và nâng cấp các công trình hợp vệ sinh, chỉnh trang nhà vườn, bố trí chuồng trại
chăn nuôi hợp lý và thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh.
Thứ hai, cần có sự quyết tâm vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền; tìm tòi
vận dụng những bài học tốt, cách làm hay, vận dụng sáng tạo và điều chỉnh cho
phù hợp với đặc điểm văn hoá, kinh tế, xã hội của từng vùng miền, đia phương.
Phát huy và nhân rộng các mô hình khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.
Thứ ba, giải quyết từng việc theo hướng “tốt hơn mỗi ngày”, nhưng
không bỏ cuộc, có tổ chức, có huy động người dân vào cuộc, có kiểm tra đôn
đốc nhắc nhở để bảo đảm sự bền vững thông qua việc đưa các quy định về bảo
vệ môi trường và xây dựng cảnh quan vào các quy ước, hương ước của thôn,
bản… để các hộ gia đình nghiêm túc thực hiện. Đồng thời, nâng cao vai trò giám
sát cộng đồng đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong
khu dân cư.
Thứ tư, lựa chọn và ứng dụng các phương thức quản lý và công nghệ phù
hợp trong xử lý các loại chất thải sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt, làng nghề...
(rắn, lỏng, khí).
23
Thứ năm, tiếp bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý phù hợp, đặc biệt là cơ
chế, chính sách nhằm xã hội hoá, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong xử
lý chất thải và bảo vệ môi trường.
Thứ sáu, có sự phân công và phối hợp hợp lý, hài hoà giữa Trung ương và
địa phương; giữa các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã
hội; giữa chính quyền và cộng đồng dân cư; giữa các ngành nông nghiệp, xây
dựng, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường nhằm phát huy tối đa
nguồn lực sẵn có./.
24
Bảng tổng hợp, so sánh tiêu chí môi trường cơ bản,
nâng cao và kiểu mẫu xã nông thôn mới
25
Tiêu chí cơ bản theo Quyết
định 1980/QĐ-TTg
Tiêu chí nâng cao theo
Công văn số
1345/BNN-VPĐP ngày
08/02/2018
Tiêu chí nâng cao theo
dự thảo trình Thủ tướng
Chính phủ
Nội dung tiêu
chí
Chỉ tiêu
Nội dung tiêu
chí
Chỉ tiêu
Nội dung tiêu
chí
Chỉ tiêu
17.1. Tỷ lệ hộ
được sử dụng
nước hợp vệ
sinh và nước
sạch theo quy
định
≥95%
(≥60%
nước sạch)
Có hệ thống
cấp nước sạch
tập trung đảm
bảo cung cấp
nước sạch trên
địa bàn toàn xã
100%
17.2. Tỷ lệ cơ
sở sản xuất -
kinh doanh,
nuôi trồng thủy
sản, làng nghề
đảm bảo quy
định về bảo vệ
môi trường
100%
Cơ sở sản xuất
kinh doanh trên
địa bàn thực
hiện xử lý rác
thải, nước thải
đạt tiêu chuẩn
và bền vững
100%
17.3. Xây dựng
cảnh quan, môi
trường xanh -
sạch - đẹp, an
toàn
Đạt
Cảnh quan
nông thôn
sáng-xanh-
sạch-đẹp, giữ
gìn được bản
sắc văn hóa tốt
đẹp của địa
phương trên
toàn xã
Số tuyến đường
xã, thôn, bản,
ấp có rãnh
thoát nước và
được trồng cây
bóng mát hoặc
cây hoa, cây
cảnh
≥60%
17.4. Mai táng
phù hợp
với quy định và
theo quy hoạch
UBND
cấp tỉnh
quy định
cụ thể để
phù hợp
với điều
kiện thực
tế và đặc
điểm văn
hóa từng
dân tộc
26
Tiêu chí cơ bản theo Quyết
định 1980/QĐ-TTg
Tiêu chí nâng cao theo
Công văn số
1345/BNN-VPĐP ngày
08/02/2018
Tiêu chí nâng cao theo
dự thảo trình Thủ tướng
Chính phủ
Nội dung tiêu
chí
Chỉ tiêu
Nội dung tiêu
chí
Chỉ tiêu
Nội dung tiêu
chí
Chỉ tiêu
17.5. Chất thải
rắn trên địa bàn
và nước thải
khu dân cư tập
trung, cơ sở sản
xuất - kinh
doanh được thu
gom, xử lý theo
quy định
Đạt
- Tỷ lệ chất
thải rắn được
thu gom, xử lý
theo đúng quy
định
- Có mô hình
phân loại rác
tại nguồn
≥70%
- Tỷ lệ chất thải
rắn được thu
gom, xử lý theo
đúng quy định
- Tỷ lệ rác thải
được phân loại,
áp dụng biện
pháp xử lý phù
hợp
- Có mô hình
về BVMT hoạt
động thường
xuyên, hiệu quả
thu hút sự tham
gia của cộng
đồng.
≥90%
≥50%
17.6. Tỷ lệ hộ
có nhà tiêu, nhà
tắm, bể chứa
nước sinh hoạt
hợp vệ sinh và
đảm bảo 3
sạch[3]
≥85%
17.7. Tỷ lệ hộ
chăn nuôi có
chuồng trại
chăn nuôi đảm
bảo vệ sinh môi
trường
≥70%
Tỷ hộ chăn
nuôi có chuồng
trại chăn nuôi
đảm bảo vệ
sinh môi
trường
≥90%
17.8. Tỷ lệ hộ
gia đình và cơ
sở sản xuất,
kinh doanh
thực phẩm tuân
thủ các quy
định về đảm
bảo an toàn
thực phẩm
100%
27
ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MTTQ VIỆT NAM
VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CÁC CẤP
TRONG TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ
NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đánh giá cao sự
phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với UBND tỉnh Hà Tĩnh
trong việc tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai xây dựng mô hình khu dân cư
kiểu mẫu, vườn mẫu. Đây là Hội nghị có nhiều giá trị về thực tiễn, nhằm giúp
cho Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia nhân rộng
những kinh nghiệm tốt, sáng kiến mới, tư duy mới, cách làm hiệu quả, sáng tạo
trong xây dựng nông thôn mới và hướng đến những giá trị bền vững trong giai
đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2016-2020, xây dựng nông thôn mới tiếp tục được xác định là
nội dung trọng tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp.
Đích hướng đến là những giá trị bền vững với lộ trình xây dựng nông thôn mới
nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,
gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn
với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được
giữ vững.
Để tiếp tục góp phần cùng Đảng, Nhà nước thực hiện có hiệu quả Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, tháng 11/2015, Ban Thường
trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phát động thực hiện Cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên cơ sở
kế thừa kết quả sau 20 năm thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” MTTQ Việt Nam đã đề ra các nội
dung vận động nhân dân thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng các xã
đạt chuẩn nông thôn mới, đề ra tiêu chí về xây dựng khu dân cư nông thôn mới.
Ngày 15/12/2016, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh”; Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương
MTTQ Việt Nam đã ký Nghị quyết liên tịch số 88 về phối hợp thực hiện giảm
nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; ngày 20/4/2017,
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Trung ương các tổ
chức thành viên của Mặt trận thống nhất ban hành Hướng dẫn số 77/HD-BTT-
MTTW về hiệp thương, phối hợp, thống nhất thực hiện Cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đặc biệt là thực hiện
28
Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Ban
Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành Hướng dẫn số
78/HD-BTT-MTTW ngày 24/4/2017 về nội dung, cách thức, quy trình lấy ý kiến
về sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới ở cấp
huyện, xã, là những cơ sở quan trọng cho MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành
viên các cấp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp và đoàn kết các
tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Thực hiện định hướng của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ
Việt Nam, hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
các cấp đã thể hiện được vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận
động và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng nông thôn
mới. Thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính
trị - xã hội, từng tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới đã được chuyển hóa
thành nội dung trong các cuộc vận động, các phong trào thi đua để triển khai thực
hiện ở địa bàn dân cư . Qua đó, nhân dân ở các địa phương đã khẳng định được vai
trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, trực tiếp tham gia vào quá trình xác định
nhiệm vụ thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông mới ở địa phương. Thông qua
các hoạt động như xây dựng hạ tầng cơ sở, nâng cao đời sống văn hóa - xã hội, mở
đường giao thông; tích cực tham gia phát triển kinh tế, dồn điền đổi thửa, chuyển đổi
cây trồng vật nuôi, củng cố và phát huy giá trị của các ngành nghề truyền thống, thực
hiện các giải pháp gắn kết chuỗi sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nâng cao giá trị sản
phẩm theo mô hình Hợp tác xã kiểu mới.
Điểm nổi bật trong mỗi cộng đồng dân cư, nhân dân đã đoàn kết giúp
nhau phát triển kinh tế gia đình, tương thân tương ái trợ giúp gia đình khó khăn,
chăm sóc gia đình chính sách, phụng dưỡng người có công với cách mạng,
người già cô đơn. Giữ gìn truyền thống cách mạng; bảo vệ và phục dựng các giá
trị văn hóa, di tích lịch sử; tích cực giữ gìn nếp sống văn hóa, bài trừ các hủ tục
lạc hậu; chú trọng các hoạt động tôn tạo, xây dựng cảnh quan môi trường; chăm
lo sức khỏe, tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội toàn dân; phòng ngừa dịch
bệnh, khuyến học khuyến tài. Phát huy dân chủ trong xây dựng hệ thống chính
trị, thực hiện vai trò giám sát của nhân dân; làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở;
chủ động phòng ngừa với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, thực hiện công tác tự
quan trong giữ gìn an ninh trật tự; đảm bảo các quy định về an toàn trong sản
xuất và kinh doanh thực phẩm… là những đóng góp tích cực cùng với các cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông
thôn mới.
Đến hết tháng 12/2017, trên địa bàn cả nước đã có 3.160 xã (35,4%) được
công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; hiện có 49 đơn vị cấp huyện được công
nhận đạt chuẩn, trên cơ sở đó cả nước có khoảng 28.440 khu dân cư (25,81%)
được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Kết quả của xây dựng nông thôn mới
đang từng bước làm thay đổi toàn diện đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội trên địa
29
bàn nông thôn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về mức sống, chất lượng cuộc
sống giữa nhân dân vùng nông thôn với thành thị, góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo
bình quân cả nước giảm còn khoảng 6,72%, bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các
huyện nghèo giảm 5% so với cuối năm 2016; hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới,
xã an toàn khu vùng dân tộc và miền núi giảm khoảng 3 - 4% so với cuối năm
2016. Kết quả đó thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của cấp ủy Đảng, chính
quyền và Nhân dân các địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ xây
dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, một số địa phương sau khi đã về đích nông thôn mới xuất hiện
tình trạng lúng túng trong việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng thực
hiện trong giai đoạn tiếp theo; mặt khác, một số nơi có dấu hiệu tự thỏa mãn,
chững lại, cầm chừng sau khi đã được công nhận đạt chuẩn về nông thôn mới.
Bên cạnh đó việc kiểm tra, giám sát, đánh giá và công nhận lại đối với các địa
phương đã đạt chuẩn nông thôn mới trong từng giai đoạn chưa có những quy
định cụ thể; thiếu những giải pháp tích cực trong việc thúc đẩy hướng tới những
giá trị xây dựng nông thôn tiên tiến, hiện đại và bền vững.
Từ thực tiễn của các địa phương, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương
MTTQ Việt Nam đánh giá cao tính năng động, sáng tạo của nhiều địa phương
như: Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Đồng Nai, Thái Nguyên,
Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Hồ Chí Minh… trong thực hiện xây
dựng nông thôn mới với nhiều cách làm sáng tạo và hiệu quả đã giúp cho Trung
ương và nhiều địa phương khác trên địa bàn cả nước từng bước nhận diện về
nông thôn mới kiểu mẫu, vườn kiểu mẫu.
Có thể nói, điểm chung nhất trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện
cho thấy, các địa phương đã lựa chọn được các vấn đề có tính chất điểm nhấn để
định hướng thực hiện. Từng bước đã xây dựng được hệ thống các cơ chế, chính
sách đặc thù nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh về tự nhiên, kinh tế, văn hóa,
xã hội; mở rộng các ngành nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của
người dân, giữ gìn bản sắc văn hóa nông thôn truyền thống. Đề cao vai trò tự
quản của nhân dân; tập trung cho các giải pháp trong bảo vệ và tôn tạo cảnh
quan môi trường, thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa, tiến bộ; thực
hiện tốt công tác quản lý và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội… đang tạo
ra những hình mẫu mới trong xây dựng nông thôn kiểu mẫu với những hiệu ứng
tích cực, khơi dậy và phát huy tiềm năng và sức mạnh của mỗi người, mỗi gia
đình, mỗi cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Quan điểm trong xây dựng khu dân cư kiểu mẫu được dựa trên cơ sở kết
quả nâng cao chất lượng đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và giá trị hưởng thụ
tinh thần của người dân trong cộng đồng dân cư. Khu dân cư nông thôn mới
kiểu mẫu phải có thu nhập bình quân đầu người, trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng,
an ninh trật tự, văn hóa - xã hội… cao hơn so với khu dân cư đạt chuẩn về nông
30
thôn mới đã được công nhận. Lộ trình xây dựng phải có các bước chuẩn bị kỹ từ
việc định hướng, xây dựng kế hoạch, đề xuất giải pháp về cơ chế; tổ chức làm
điểm, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng, tránh chạy theo
thành tích.
Từ thực tiễn triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh” với 05 nội dung toàn diện gồm: (1) Phát triển kinh
tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích
làm giàu chính đáng; (2) Xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo
dục, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng gia đình
văn hóa; phát huy truyền thống đền ơn, đáp nghĩa, tương thân, tương ái; (3)
Tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan
môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; (4) Chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an
toàn xã hội; (5) Phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã
hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn
minh” đã hình thành nhiều mô hình, sáng kiến của Mặt trận góp phần hoàn
thành và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở cơ sở. Ủy
ban MTTQ Việt Nam các địa phương đã triển khai việc lấy ý kiến đánh giá sự
hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới tại các xã,
huyện đạt chuẩn nông thôn mới; vận động nhân dân ủng hộ nguồn lực, hiến đất,
hiến công xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển các mô hình tự quản
trong cộng đồng; nhân rộng các mô hình khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu,
gia đình kiểu mẫu. Những kết quả đạt được thông qua Cuộc vận động đã góp
phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng
nông thôn mới”. Thông qua việc đánh giá, công nhận gia đình tiêu biểu, khu dân
cư tiêu biểu... làm căn cứ để bình xét thi đua cho Cuộc vận động cũng như việc
thực hiện các thiết chế văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ở các
khu dân cư.
Từ những căn cứ tiêu chí để bình xét, đánh giá, khen thưởng đối với các
khu dân cư dân thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh”; trên cơ sở tiêu chí được quy định đối với xã đạt
chuẩn nông mới, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam đề xuất việc xây dựng khu dân cư kiểu mẫu theo khung tiêu chí sau:
1. Khu dân cư không có hộ nghèo; khu dân cư có các mô hình liên kết sản
xuất (tổ hợp tác, hợp tác xã); có ứng dụng mô hình công nghệ trong sản xuất và
chế biến thực phẩm an toàn gắn với định hướng phát triển du lịch, dịch vụ ở địa
phương; thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với thu nhập bình quân đầu
người đối với xã xây đạt nông thôn mới.
31
2. Khu dân cư có Nhà văn hóa hoặc điểm sinh hoạt của cộng đồng, có quy
ước, hương ước phù hợp và được thực hiện tốt; nhân dân tham gia tích cực các hoạt
động văn hóa, thể thao; các danh lam, di tích trên địa bàn được giữ gìn, tôn tạo.
3. Khu dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp: Đường làng, xóm quang đãng, có
cây xanh, mương thoát nước; có hoạt động thu gom rác, có điểm xử lý rác thải
hợp vệ sinh; các hộ dân chăn nuôi, trồng trọt đảm bảo an toàn và không gây ô
nhiễm môi trường.
4. Khu dân đảm bảo an ninh trật tự, không phát sinh người vi phạm pháp
luật, người mắc tệ nạn xã hội; khu dân cư thực hiện tốt công tác cảm hóa, giáo
dục người được tha tù về địa phương, có tổ hòa giải hoạt động hiệu quả; đường
làng, thôn không bị lấn chiếm.
5. Khu dân cư tổ chức các hoạt động cộng đồng nề nếp: Duy trì họp dân
định kỳ; Ban Công tác Mặt trận và các đoàn thể có quy chế phối hợp về việc tổ
chức các hoạt động cộng đồng.
Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu là vấn đề cần có sự phối hợp
và thống nhất của các Bộ, ban, ngành liên quan, đặc biệt là sự sáng tạo của địa
phương trong quá trình tổ chức thực hiện, vì vậy để từng bước nâng cao hiệu
quả và chất lượng nông thôn mới trong thời gian tới cần phải từng bước đổi mới
từ mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư trong công cuộc xây
dựng nông thôn mới, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới trong giai đoạn mới./.
32
HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM
GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI CỰU CHIẾN BINH
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta
nhằm xây dựng nông thôn phát triển toàn diện, phù hợp với thời kỳ CNH, HĐH
đất nước, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người
dân sinh sống ở địa bàn nông thôn. Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả
hệ thống chính trị và toàn xã hội. Các tổ chức Hội, đoàn thể có vai trò hết sức
quan trọng, trong đó có vai trò tham gia đóng góp của Cựu chiến binh (CCB),
nhất là CCB cơ sở.
Qua hơn 07 năm thực hiện, nhân dân cả nước cùng cấp ủy, chính quyền
các cấp, cả hệ thống chính trị đã chung sức, đồng lòng thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả nổi bật, đến hết
tháng 12/2017, cả nước có 3.069 xã (34,4%) được công nhận nông thôn mới,
tăng 712 xã so với cuối năm 2016, còn 113 xã dưới 5 tiêu chí, giảm 114 xã so
với cuối năm 2016. Bộ mặt nhiều vùng nông thôn khang trang xanh, sạch, đẹp
hơn, hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục… được
quan tâm đầu tư, nâng cấp, xây dựng; sản xuất tiếp tục phát triển, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân nông thôn từng bước được cải thiện… Tuy
nhiên, sau khi công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, một số địa phương thỏa mãn,
dừng lại, cơ sở hạ tầng xuống cấp, thậm chí còn lúng tứng chưa biết duy trì, chỉ
đạo những nội dung tiếp theo để bảo đảm tính bền vững và phát triển ở cấp độ
cao hơn. Do vậy, chủ trương nghiên cứu đề ra tiêu chí xây dựng nông thôn mới
kiểu mẫu là cần thiết và phù hợp.
Đối với CCB, là tổ chức chính trị - xã hội, giải pháp phát huy vai trò,
trách nhiệm của CCB cơ sở và hội viên trong tham gia xây dựng khu dân cư
nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu, thể hiện qua những nội dung sau:
Một là, CCB trực tiếp tham gia đóng góp và đưa chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới nhanh và bền
vững, trong đó xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu đi vào cuộc sống.
Phát huy thế mạnh của CCB, nhất là CCB cơ sở tuyên truyền vận động
mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến từng hộ dân
trong xã, thôn, trong đó tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các tiêu chí
xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Trước hết, truyên truyền nâng cao nhận thức
về vai trò, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, hội viên, và cho mọi người dân.
33
Tham gia thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tác dụng tích cực để
góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu với yêu cầu cao hơn.
Tập trung tuyên truyền thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong
phú, đa dạng, gắn chặt tuyên truyền với vận động, lấy kết quả vận động để tuyên
truyền, tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho nhân dân là mục tiêu cót lõi. Chính quyền ở các huyện, xã phải phát
huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng huyện trong phát triển kinh tế, đồng
thời chú trọng việc liên kết phát triển giữa các vùng kinh tế, theo ngành hoặc
liên ngành. Tập trung huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt; xây dựng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư
các dự án lớn tạo sự đột phá mới về kết cấu hạ tầng, nâng cấp, mở rộng hệ thống
giao thông nông thôn. Chính quyền ở các huyện miền núi cần tuyên truyền, vận
động nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số từ bỏ một số tập quán sinh hoạt lạc
hậu, canh tác thủ công, kém hiệu quả và dần chuyển đổi tư duy sản xuất nông,
lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với đẩy nhanh tiến trình xây
dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu.
Tuyên truyền việc triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính
sách đảm bảo an sinh xã hội và các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế
- xã hội của Đảng và Nhà nước như chính sách về xuất khẩu lao động và dạy
nghề, về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, về trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã
hội, về Chương trình mục tiêu giảm nghèo và xóa nhà tạm cho hộ nghèo, về
cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở.
Vận động và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, kịp thời phát
hiện những thiếu sót, bất cập trong chủ trương, chính sách để đề xuất tham gia
với chính quyền đại phương khắc phục những thiếu sót và kiến nghị bổ sung,
hoàn thiện kịp thời… Đẩy mạnh phong trào thi đua “CCB gương mẫu” gắn với
phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” trong cán bộ,
hội viên CCB.
Giám sát thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều
hành của chính quyền huyện, xã. Hằng năm hoặc trong nhiệm kỳ tổ chức công
khai về chủ trương, chính sách, pháp luật, nội quy, quy định và quy chế làm việc
của cơ quan chính quyền; phân công công việc và chế độ trách nhiệm, thủ tục
hành chính và quy trình giải quyết thủ tục hành chính; về chương trình, dự án
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở, các phương án chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, các khoản thu, chi từ ngân sách và các nguồn khác; về chế độ khen
thưởng và xử lý vi phạm... Trong quá trình quản lý, điều hành, chính quyền ở
các huyện, xã ban hành các văn bản chỉ đạo mang tính pháp lý, những chính
sách phát triển đặc thù của từng vùng, miền.
Vận động nhân dân đóng góp để sửa chữa, nâng cấp đường giao thông
nông thôn, giúp hộ nghèo, đóng góp quỹ Vì người nghèo, quỹ Xây dựng NTM…
34
Tải bản FULL (file word 77 trang): bit.ly/2WgvOEd
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Để hiệu quả hơn, CCB phối hợp với các đoàn thể đã hỗ trợ người dân
chuyển đổi ngành nghề nhằm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình. Với
phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”,
CCB đã vận động nhân dân tham gia nâng cấp đường giao thông nông thôn, giao
thông nội đồng, các tuyến đường liên xã, liên thôn… Đặc biệt, chú trọng phát
huy vai trò của người dân tham gia đóng góp ý kiến, cùng chính quyền bàn bạc,
chọn lựa công trình xây dựng hoặc xác định việc nào làm trước, việc nào làm
sau…. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở qua việc công khai các khoản thu chi do
dân và do các cá nhân có điều kiện đóng góp, ủng hộ; tuyên truyền, vận động
nhân dân thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Có thể nói, CCB không chỉ hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu
nước, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương như tự nguyện
đóng góp ngày công đắp các tuyến đường lầy lội, làm vệ sinh các tuyến đường
liên xã, liên thôn. Quan trọng hơn là thông qua đó mọi người dân thấy được
trách nhiệm của mình, không trông chờ, ỷ lại mà chủ động tham gia xây dựng
nông thôn mới kiểu mẫu bằng những việc làm thiết thực, cụ thể như tự chỉnh
trang nhà cửa khang trang sạch đẹp, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, mạnh dạn
xây dựng các mô hình sản xuất mới như tổ sản xuất, xây dựng HTX kiểu mới, tổ
hợp tác, trang trại, gia trại…
Theo đó, xã được công nhận NTM kiểu mẫu phải đạt được các yêu cầu
của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ; có hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, phù hợp với tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thích ứng với
biến đổi khí hậu; quản lý, duy tu, sử dụng hiệu quả các công trình hạ tầng kinh
tế - xã hội được đầu tư trên địa bàn.
Các xã NTM kiểu mẫu cần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân
dân; có đề án phát triển sản xuất hàng hóa chủ lực gắn với tái cơ cấu lại ngành
nông nghiệp; trẻ em, học sinh các cấp được học tập và khám chữa bệnh đảm bảo
phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần; thường xuyên tổ chức các hoạt động
văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội thu hút đông đảo
người dân tham gia. Các thôn, bản, ấp tổ chức tốt các hoạt động phát triển cộng
đồng, phát huy những giá trị tốt đẹp văn hóa truyền thống; đảm bảo quốc phòng,
an ninh, vệ sinh môi trường.
Bên cạnh đó, xã NTM kiểu mẫu phải đạt yêu cầu thu nhập bình quân đầu
người/năm của xã tối thiểu cao gấp 1,8 lần so với thu nhập bình quân đầu
người/năm của cấp tỉnh trong năm đánh giá (hoặc cao gấp 1,5 - 2 lần so với mức
đạt chuẩn). Các xã này cũng có từ 90% số lao động nông thôn được bồi dưỡng,
tập huấn, chuyển giao và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất...
Hai là, CCB gương mẫu trong công tác tuyên truyền, vận động, hiến
công, hiến kế về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu.
35
Kết quả trong những năm qua, riêng CCB trong cả nước không chỉ hiến
kế cùng chính quyền cơ sở, còn vận động huy động đóng góp hàng ngàn tỷ
đồng, hiến hàng triệu m2
đất, hàng triệu ngày công cho xây dựng nông thôn mới,
rất nhiều cá nhân, gia đình CCB đã hiến hàng trăm m2
đất, hàng trăm triệu đồng
cho xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Để bảo tồn truyền thống làng quê Việt Nam, ngoài bộ tiêu chí của Chính
phủ quy định, CCB nhất trí cao và ủng hộ việc chú trọng bảo tồn và phát huy cốt
cách làng quê Việt để đi đâu, đến đâu cũng gặp vườn xanh, hàng rào xanh, con
đường xanh, con đường hoa… Đặc trưng kiểu mẫu, vườn mẫu là “sản xuất nông
nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững”, mặc dù đường làng, ngõ xóm đã được
bê tông hóa nhưng ở mỗi làng quê vẫn giữ được bản sắc, cốt cách làng quê Việt
Nam. Nhân rộng mô hình “Vườn mẫu”, đảm bảo tính kinh tế để nâng cao thu
nhập, đồng thời đảm bảo tính an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ
theo liên kết chuỗi giá trị, bảo đảm tính bền vững.
Mỗi nhà không nhất thiết xây tường mà nên có những hàng rào xanh độc
đáo, được cắt tỉa phẳng, thẳng đẹp bao quạnh bởi lũy tre xanh, mọi người luôn
xem cảnh vật trong vườn như một gia sản quý báu, cây cối luôn được chăm sóc
bốn mùa tươi tốt. Xây dựng nông thôn mới càng tự hào về bản sắc làng quê của
mình bởi mọi phong tục, tập quán, truyền thống cha ông tốt đẹp cần được giữ
gìn và phát huy.
Từng gia đình CCB và mọi người dân phải quan tâm chăm lo giáo dục
con cháu, giáo dục những đạo lý, những truyền thống tốt đẹp của quê hương;
đấu tranh với lối sống lai căng, thực dụng không phù hợp với thuần phong mỹ
tục ở địa phương. Các vùng nông thôn cần tăng cường những hoạt động phối
hợp cùng nhau giữ gìn, bảo vệ tài sản, an ninh trật tự trong từng địa phương.
Đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn là toàn bộ những hoạt động tinh
thần của cư dân nông thôn mà chủ yếu là nông dân. Đời sống văn hóa tinh thần
ở các vùng nông thôn bao gồm: Phong tục tập quán, lối sống, quan hệ ứng xử
giữa con người với con người, cách tư duy, hoạt động văn học - nghệ thuật ở các
vùng nông thôn…
Quan hệ giữa những người nông dân là quan hệ tình nghĩa thân thiện,
giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng nhau. Trong thôn, trong xóm một người có việc mọi
người xung quanh giúp đỡ, theo quan niệm “sống với nhau vì tình vì nghĩa
không phải vì đĩa xôi đầy”; ra đường gặp người lớn tuổi phải chào hỏi; thương
người như thể thương thân, mối quan hệ gần gũi xóm giềng trong bà con nông
dân cần được giữ gìn, bảo vệ và phát huy để giúp đỡ nhau trong phát triển kinh
tế - xã hội, xây dựng tình làng nghĩa xóm.
Giữ gìn những giá trị văn hóa là một nội dung trong xây dựng nông thôn
mới, nhằm xây dựng một đời sống văn hóa tinh thần tốt đẹp ở các vùng nông
thôn. Việc khôi phục, giữ gìn những giá trị văn hóa như lễ hội, các hoạt động
36Tải bản FULL (file word 77 trang): bit.ly/2WgvOEd
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
BÁO CÁO THAM LUẬN HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, VƯỜN MẪU

More Related Content

What's hot

tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
thapxu
 
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí MinhBài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
sjuxinh
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thùy Linh
 

What's hot (20)

TIỂU LUẬN Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...
TIỂU LUẬN  Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...TIỂU LUẬN  Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...
TIỂU LUẬN Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...
 
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh MônBáo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
 
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luậnPhong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
 
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí MinhBài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Bài thuyết trình
Bài thuyết trìnhBài thuyết trình
Bài thuyết trình
 
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânChương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
 
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnhXây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
 
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênTìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
 
Bai tieu luan quan ly to chuc
Bai tieu luan quan ly to chucBai tieu luan quan ly to chuc
Bai tieu luan quan ly to chuc
 
Bai tieu luan
Bai tieu luanBai tieu luan
Bai tieu luan
 
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnBài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuong
 
Luận án: Vai trò của chính trị trong xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận án: Vai trò của chính trị trong xây dựng nông thôn mới, HAYLuận án: Vai trò của chính trị trong xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận án: Vai trò của chính trị trong xây dựng nông thôn mới, HAY
 
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và vai trò trong sự nghiệp Xây dựng Chủ Nghĩa ...
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
 

Similar to BÁO CÁO THAM LUẬN HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, VƯỜN MẪU

do chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docxdo chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docx
KimNhung43
 

Similar to BÁO CÁO THAM LUẬN HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, VƯỜN MẪU (20)

Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mớiLuận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
 
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
 
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOTĐề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
 
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
 
Công khai minh bach
Công khai minh bachCông khai minh bach
Công khai minh bach
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy TiênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayĐề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
 
Phát huy vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ...
Phát huy vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ...Phát huy vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ...
Phát huy vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ...
 
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà NẵngLuận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
 
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAYĐề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
 
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hộiLuận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng NgãiLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
 
do chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docxdo chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docx
 
Luận án: Hệ thống chính trị cấp xã trong xây dựng nông thôn mới
Luận án: Hệ thống chính trị cấp xã trong xây dựng nông thôn mớiLuận án: Hệ thống chính trị cấp xã trong xây dựng nông thôn mới
Luận án: Hệ thống chính trị cấp xã trong xây dựng nông thôn mới
 
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfĐảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Báo cáo
Báo cáoBáo cáo
Báo cáo
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

BÁO CÁO THAM LUẬN HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, VƯỜN MẪU

  • 1. BÁO CÁO THAM LUẬN HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, VƯỜN MẪU Tháng 4 năm 2018 1
  • 2. UBND TỈNH HÀ TĨNH BÀI PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH HÀ TĨNH VỀ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, VƯỜN MẪU Hội nghị toàn quốc triển khai xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là dịp tốt để trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu để tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, đạt kết quả cao hơn, bền vững hơn. Hà Tĩnh có diện tích hơn 6.000 km2 , dân số 1,27 triệu người, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, gồm: 10 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố; có 02 khu kinh tế: Khu kinh tế Vũng Áng và Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu treo; có 22 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Toàn tỉnh có 262 xã, phường, thị trấn, trong đó có 229 xã. Trong những năm qua, trong điều kiện khó khăn như chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lũ, mất mùa nông nghiệp, giá cả thị trường chăn nuôi biến động, nhưng Hà Tĩnh đã đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực: Về kinh tế, năm 2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 10,71 %, GRDP bình quân đầu người đạt 39,3 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2017 đạt trên 28 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,56%, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 71,93%, nông - lâm - ngư nghiệp giảm còn 18,12 %, thu ngân sách đạt 8.930 tỷ đồng. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế có nhiều chuyển biến tích cực; quốc phòng, an ninh được đảm bảo. Công tác xây dựng đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị có nhiều đổi mới và đạt được kết quả khá rõ nét. Đạt được kết quả đó là nhờ được sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương, sự chia sẻ, hợp tác của các địa phương trong cả nước, sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh. Cùng với việc lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị mang tính chiến lược, trong năm 2017, tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung vào ổn định đời sống nhân dân, khôi phục phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh trật tự. Biển miền Trung đã an toàn từ năm 2017, đã cơ bản hoàn thành việc chi trả bồi thường, khắc phục sự cố môi trường biển; hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản từng bước phục hồi và tăng trưởng trở lại. Đồng thời, với việc tập trung phát 2
  • 3. triển đột phá trong phát triển công nghiệp, Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm phát triển toàn diện nông nghiệp nông thôn, nhất là thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Với sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt của Ban chỉ đạo tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, hưởng ứng của người dân, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã đạt được kết quả khá toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, bền vững với nhiều dấu ấn rõ nét, đến nay toàn tỉnh có 115 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm trên 50% số xã (về trước 02 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh); bình quân đạt 15,1 tiêu chí/xã, không còn có xã dưới 10 tiêu chí. Xuất phát từ thực tiễn Hà Tĩnh là vùng quê “chảo lửa”, “túi mưa” thường xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan, những năm đầu thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, chủ yếu đang tập trung vào các chỉ tiêu quy định trong Bộ Tiêu chí nên các xã sau khi đạt chuẩn nông thôn mới chưa thật sự rõ về chiều sâu và tính bền vững chưa cao. Tỉnh chỉ đạo mạnh dạn thí điểm xây dựng 05 Khu dân cư NTM kiểu mẫu và 240 Vườn mẫu đại diện cho 03 vùng sinh thái. Sau một thời gian thực hiện, tỉnh đã tổ chức sơ kết, kết quả bước đầu mang lại hiệu quả rõ nét, thuyết phục, UBND tỉnh đã ban hành Bộ Tiêu chí. Đồng thời, để khuyến khích thực hiện chủ trương này, tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu. Giai đoạn đầu (2014- 2016), đối với xã phấn đấu đạt chuẩn trong năm và năm kế tiếp, hỗ trợ 300 triệu đồng/1 khu dân cư NTM kiểu mẫu; 20 triệu đồng/01 vườn mẫu (mỗi xã 10 vườn), phần vốn hỗ trợ chủ yếu cho các nội dung như: Quy hoạch, làm hàng rào xanh, hỗ trợ giống cây, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất (hệ thống tưới tiết kiệm, chế phẩm sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ...). Hiện nay, tỉnh đã ban hành chính sách thưởng theo kết quả đầu ra, mỗi khu dân cư NTM kiểu mẫu đạt chuẩn thưởng 300 triệu đồng, mỗi vườn mẫu đạt chuẩn thưởng 5 triệu đồng cho diện đại trà trên toàn tỉnh. Chủ trương xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu nhanh chóng được người dân hưởng ứng, tự giác tham gia và đang dần trở thành phong trào có sức lan tỏa nhanh, trên diện rộng. Từ xây dựng mô hình điểm, đến nay có 1.116/1.802 thôn triển khai xây dựng (chiếm 62%), trên 8.200 vườn triển khai thực hiện, trong đó có 228 khu dân cư, 2.300 vườn mẫu đạt chuẩn, thu nhập bình quân/vườn ở vùng đồng bằng đạt trên 70 triệu đồng, miền núi và bán sơn địa trên 150 triệu đồng, có trên 1.200 vườn doanh thu từ 500 triệu đồng/năm trở lên, trong đó có 261 vườn doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm; nhiều khu dân cư kinh tế phát triển, môi trường tốt, cảnh quan đẹp, văn hóa được phát huy, đã trở thành vùng quê “Trù Phú - An lành”, là “nơi đáng sống” như Nam Trà - xã Hương Trà, Yên Mỹ - xã Cẩm Yên, Hà Thanh - xã Tượng Sơn, Phong Giang - xã Tiên Điền, Châu Nội - xã Tùng Ảnh, Thanh Bình - xã Đức Lĩnh, Hương Phố - xã Đức Hương... và một số điểm khác. Xây dựng nông thôn mới đi ngày càng đi vào thực chất, hướng tới cộng đồng dân cư nhiều hơn. 3
  • 4. Mặc dù đây mới chỉ là kết quả bước đầu, nhưng có thể khẳng định hiệu quả và ý nghĩa thực tiễn việc xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu mạng lại là rất lớn, đó là: 1. Việc xây dựng khu dân cư kiểu mẫu vườn mẫu theo quy hoạch đã tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn và cộng đồng dân cư, tạo ra xã đạt chuẩn NTM thuyết phục và bền vững hơn. 2. Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu tạo động lực trực tiếp cho người dân và cộng đồng dân cư tham gia, bởi lợi ích thiết thực mang lại gắn với người dân, bất kể gia đình, thôn xóm nào cũng có thể thực hiện được. Chính vì vậy, huy động được tối đa sự vào cuộc của người dân, từ đó quyền chủ thể của người dân và cộng đồng dân cư được phát huy một cách cao nhất. 3. Việc cải tạo, xây dựng vườn mẫu, tạo ra hướng phát triển kinh tế mới đối với nhiều địa phương lâu nay còn bế tắc, lúng túng trong thực hiện Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần đa dạng hóa nguồn thu nhập, hoàn thiện thêm tiêu chí thu nhập. 4. Việc xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu gắn chặt với môi trường, tạo cảnh quan nông thôn xanh sạch đẹp, văn minh hơn, hình thành những vùng quê thực sự đáng sống hơn. Đối với Hà Tĩnh, điều này càng có ý nghĩa đặc biệt hơn trong điều kiện rất nhiều con em ly hương ra khỏi địa bàn, nay tự hào, gắn kết, cùng hướng tấm lòng và trí tuệ góp sức, chung tay xây dựng quê hương. 5. Ý thức, nhận thức người dân về việc chấp hành pháp luật, quy ước, hương ước ngày càng được nâng cao hơn, xây dựng xã hội nông thôn tiếp cận, bắt nhịp với xu thế phát triển, giúp cho khu vực nông thôn không bị tụt hậu so với nhịp độ phát triển hiện nay. 6. Tăng cường hơn vai trò lãnh đạo của đảng, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền, đoàn thể các cấp. Đội ngũ cán bộ qua thực tiễn chỉ đạo xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu đã lăn lộn, sát thực tiễn, trưởng thành, gắn bó với nhân dân hơn; củng cố lòng tin người dân đối với cán bộ ngày càng tốt hơn. Qua thực tiễn của tỉnh, Hà Tĩnh xin chia sẻ một số kinh nghiệm bước đầu rút ra trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu: 1. Trước hết, cấp ủy Đảng phải xác định rõ chủ trương mang tính khẳng định kiên trì trong chỉ đạo, phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc một cách tích cực, công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên. Mỗi người dân phải nhận thức và phát huy tốt vai trò chủ thể, tự giác thực hiện ngay từ mỗi gia đình cộng đồng thôn xóm và toàn xã hội. 4
  • 5. 2. Các nội dung, các tiêu chí đều xây dựng mô hình mẫu thuyết phục để nhân rộng (như tuyến đường mẫu, đường điện mẫu, vườn mẫu...); đưa vào chỉ tiêu, điều kiện bắt buộc đối với một số mô hình mẫu, ví dụ: xã đạt chuẩn NTM phải có thôn đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu phải có 100% số thôn phải đạt chuẩn. 3. Cần có chính sách hỗ trợ, cơ chế thưởng theo kết quả đầu ra tạo động lực lớn cho các địa phương thực hiện; khuyến khích, ghi nhận các sáng tạo... 4. Công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn phải chuyên sâu để người dân hiểu rõ hơn về vai trò, lợi ích thiết thực của việc xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu, huy động tối đa sự tham gia đóng góp cả về trí tuệ, công sức và nguồn lực của người dân. 5. Cán bộ các cấp, các ngành phải luôn đồng hành với xã, với thôn trong quá trình thực hiện, có phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng tổ chức, đoàn thể theo từng nội dung, tiêu chí; thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ cơ sở, người dân, cộng đồng, giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện. 6. Tăng cường tổ chức tham quan học tập; giao lưu, tọa đàm thực tế giữa các địa phương là hoạt động mang lại hiệu quả một cách nhanh nhất. 7. Sơ, tổng kết phải đúc rút những bài học kinh nghiệm, lượng tính những khó khăn, thách thức; xác định nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm theo từng thời kỳ. Các địa phương cũng tổ chức đánh giá theo chuyên đề, bình chọn, tuyên dương tổ chức, cá nhân điển hình, có bổ sung phù hợp với thực tế của địa phương (như huyện Nghi Xuân bổ sung thêm tiêu chí “Có Câu lạc bộ dân ca Ví Giặm” vào Bộ Tiêu chí Khu dân cư NTM kiểu mẫu). 8. Tạo ra phong trào thi đua nhà nhà với nhau, tổ liên gia với nhau, thôn với nhau và định kỳ tổ chức các cuộc thi tạo phong trào thi đua rộng khắp và ngày càng đi vào chiều sâu. Hà Tĩnh luôn xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thường xuyên và lâu dài; với thực tiễn “dừng lại là rớt chuẩn”, “chuyển biến chậm sẽ bỏ lại phía sau” xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu phải là xu thế tất yếu đi lên của các xã đã đạt chuẩn. Trong thời gian tới (từ 2019-2020), tỉnh sẽ ưu tiên hơn mục tiêu xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu đạt chuẩn (so với mục tiêu xã đạt chuẩn), đồng thời các cơ chế, chính sách sẽ được xây dựng và ưu tiên thực hiện theo mục tiêu này. Chính việc xây dựng các khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu sẽ tạo tiền đề vững chắc cho việc duy trì, nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại các xã; tạo ra xã đạt chuẩn NTM thuyết phục hơn, là cơ sở quan trọng để Hà Tĩnh phấn đấu có nhiều xã đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu và Tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 một cách thiết thực, bền vững. 5
  • 6. Kiến nghị: 1. Đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương cho nghiên cứu, bổ sung tiêu chí 20 – Khu dân cư kiễu mẫu, vườn mẫu trong Bộ Tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. 2. Đề nghị Trung ương định kỳ (2 năm/lần) phát động và tổ chức Cuộc thi khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu để động viên và tạo động lực cho phong trào, quan trọng hơn là tìm ra nhân tố điển hình, định hướng cho chủ trương này ngày càng hoàn thiện hơn./. 6
  • 7. THAM LUẬN BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG 7
  • 8. BỘ XÂY DỰNG NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, VƯỜN MẪU Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu rõ mục tiêu phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2020 “...Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ …”. Để thực hiện mục tiêu trên, cần tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn nhằm tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn. Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới luôn được Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới quan tâm đặt ở vị trí hàng đầu trong các Bộ tiêu chí xây dựng xã, huyện nông thôn mới (cụ thể Bộ tiêu chí theo Quyết định 491/QĐ-TTg và hiện nay là Bộ tiêu chí theo Quyết định 1980/QĐ-TTg, đối với huyện đạt chuẩn nông thôn mới là Bộ tiêu chí theo Quyết định 558/QĐ-TTg). Trong những năm qua, công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả tốt. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các địa phương đã có những chuyển biến rõ nét từ trong nhận thức đến việc làm, góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ và có hiệu quả trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Nhiều xã đã thực hiện đúng các bước lập, thẩm định, trình, phê duyệt quy hoạch theo đúng tinh thần nội dung các văn bản hướng dẫn, quy định của Nhà nước, đồng thời tiến hành công bố quy hoạch được duyệt, cắm mốc xây dựng và lập dự án đầu tư theo quy hoạch. Nhiều nơi nhân dân đã nắm được và tham gia ý kiến sâu về chuyên môn, nhiều gia đình còn tự nguyện hiến đất, phá tường rào, tự giải phóng mặt bằng để địa phương mở rộng đường giao thông, đường ra đồng, hoặc hiến đất cho việc 8
  • 9. xây dựng các công trình công cộng nhằm thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Nhiều chính quyền địa phương đã bỏ kinh phí để tuyên truyền, giới thiệu, lập pa-nô dựng hình vẽ giới thiệu cho nhân dân nắm được nội dung quy hoạch, quy mô, lộ trình, tiến độ xây dựng các dự án... được dư luận đồng tình, nhân dân hiểu, tự giác và chủ động phối hợp quản lý thực hiện rất thành công. Thực trạng công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu chưa được quan tâm sát đáng, cụ thể như: Các điểm dân cư nông thôn tập trung còn manh mún, không thuận lợi cho canh tác theo kiểu cơ giới hoá, không có lợi cho việc đầu tư kết cấu hạ tầng và hình thành các điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất dịch vụ trong khu vực nông thôn. Tình trạng dân cư tự phát bám dọc theo các trục quốc lộ, biến đường giao thông quốc lộ trở thành các tuyến phố, gây ảnh hưởng đến lưu thông trên các tuyến quốc lộ và khó khăn trong tổ chức dịch vụ công cộng cho điểm dân cư. Mặc dù hiện tượng phát triển tự phát này có cái lợi nhỏ là đã phần nào tạo điều kiện việc làm cho người dân, nhưng gây ra cái hại lớn là gây cản trở lưu thông, gây khó khăn và làm giảm nhịp điệu, tốc độ CNH trên góc độ vĩ mô của đất nước. Điều kiện tự nhiên cũng là yếu tố tác động tới công tác quy hoạch xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu như một số bản làng ở vùng núi phía bắc sinh sống không tập trung chia cắt bởi địa hình đồi núi. Điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn đặc biệt là khu vực Miền núi phía Bắc. Định hướng quy hoạch xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu cần thực hiện ngay từ khâu lập quy hoạch chung xây dựng xã và chú trọng đến một số yếu tố như: Một là, chủ trương của cấp ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền cần có một ý chí quyết tâm thực hiện xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu đối với từng khu vực cụ thể trong địa bàn xã. Hai là, cần điều tra, khảo sát thật kỹ điều kiện tự nhiên, tìm thấy những ưu điểm hoặc lợi thế do điều kiện tự nhiên của khu vực lập quy hoạch. Ba là, lấy ý kiến tham gia góp ý của người dân là đối tượng trực tiếp thực hiện và chịu sự tác động của quy hoạch cũng như chủ trương xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu. Bốn là, cần có định hướng gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ các sông hồ, suối trong khu vực lập quy hoạch cũng như các công trình di tích lịch sử đã được xếp hạng cần được bảo vệ, chống lấn chiếm. Nhằm đảm bảo cảnh quan khu dân cư, nghĩa trang nhân dân cần bổ sung diện tích đất trồng cây xanh đảm bảo cách ly an toàn vệ sinh, tránh tình trạng xây dựng nhà để ở trong khu vực nuôi trồng thủy sản, trồng cây xanh tạo hàng rào 9
  • 10. thoáng (không xây tường đặc) giữa đất ở của dân với tuyến đường nội bộ khu dân cư. Năm là, đối với các huyện dự kiến hình thành quận (huyện chịu sự tác động của đô thị hóa) phải được định hướng quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội phù hợp với định hướng đô thị hóa nhằm từng bước nâng cao điều kiện sống của người dân trên địa bàn huyện cũng như đảm bảo cảnh quan sinh thái khu dân cư. Sáu là, đối với khu vực nông thôn đã được xác định trong ranh giới quy hoạch đô thị, việc xây dựng công trình nói chung cũng như nhà ở của khu dân cư cần được cấp phép xây dựng để quản lý chặt về không gian kiến trúc cảnh quan. Bảy là, xây dựng kế hoạch triển khai từng quý, từng năm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của xã, cũng như điều kiện kinh tế của người dân trong khu vực./. 10
  • 11. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ TRONG XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU Xây dựng đời sống văn hóa là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược xây dựng, phát triển con người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và văn hóa đại chúng như hiện nay. Đời sống văn hóa cơ sở bao gồm tất cả những hoạt động của con người diễn ra ở cộng đồng, gia đình, thôn, làng, ấp, bản (gọi chung là khu dân cư). Cụm từ xây dựng đời sống văn hóa cơ sở có thể xác định được ra đời vào năm 1946, khi xuất hiện 1 bài viết dưới dạng hỏi - đáp về “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có các nội dung xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa. Chặng đường đã qua, ở nhiều thời điểm khác nhau đã xuất hiện những mô hình, ngọn cờ đầu về xây dựng đời sống văn hóa tại nhiều địa phương trong cả nước: Vào năm 1960, ở thôn Ngọc Tỉnh, xã Ngọc Long (Hưng Yên) có 06 gia đình tự nguyện giao ước thi đua với nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Hạt giống 06 gia đình này gieo mầm nhanh chóng lan tỏa và Ngọc Long trở thành nơi khởi nguồn của phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong cả nước. Năm 1990, từ làng Trang Liệt (Bắc Ninh) và làng Đông Cao (Thanh Hóa) dân làng cùng nhau thảo luận xây dựng quy ước Làng văn hóa và cùng nhau thực hiện. Năm 1992, Bộ VHTT tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả và công nhận việc xây dựng Làng văn hóa là hợp lòng dân và nhân rộng mô hình ra cả nước, mở đầu cho cuộc vận động xây dựng Làng Văn hóa. Với truyền thống “Mỹ tục khả phong” “Thiện tục khả phong” được các triều đại phong kiến ban, trong thời đại Hồ Chí Minh, Hải Hậu (Nam Định) luôn là ngọn cờ đầu trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, từ năm 1978 đã được Bộ VHTT công nhận là “điển hình văn hóa cấp huyện của cả nước” và liên tiếp những năm sau đó, cho đến năm 1998 được công nhận 20 năm liền là mô hình điển hình văn hóa cấp huyện. Điểm sáng này cũng là lợi thế để Hải Hậu (Nam Định) một lần nữa khẳng định mình trong xây dựng NTM (là một trong những huyện đầu tiên trong cả nước được công nhận huyện đạt chuẩn NTM), bằng những kết quả, thành tích nổi bật đó, Hải Hậu vinh dự là 01 trong 04 huyện được chọn xây dựng thí điểm huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Điểm qua như vậy để chứng minh rằng, việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là nhu cầu, nguyện 11
  • 12. vọng của người dân. Trong thực tiễn, người dân đã sáng tạo và tự nguyện thực hiện bằng nhiều hình thức rất sinh động trong cuộc sống. Năm 1998, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ra đời với những giải pháp cụ thể, trong đó có giải pháp Phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tháng 4/2000, tại Quảng Nam, chính thức phát động phong trào trong cả nước; phong trào là sợi dây đan kết các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và đi vào đời sống, trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng, thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của cả hệ thống chính trị. Năm 2014, Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tiếp tục đề ra những nhiệm vụ để công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, chủ trương đó đã được cụ thể hóa bằng nhiều chính sách cụ thể, trong đó có Chương trình MTQG xây dựng NTM. Qua hơn 07 năm thực hiện, với sự nỗ lực, trách nhiệm của đảng bộ, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng, đồng thuận của nhân dân đã đem đến những diện mạo mới cho vùng nông thôn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó, không thể không nói đến văn hóa, với vai trò vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, văn hóa đã góp phần không nhỏ vào kết quả xây dựng NTM. Xác định xây dựng NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, để khắc phục dấu hiệu tự thỏa mãn sau khi đã cố gắng đạt chuẩn, hoặc khi đã được công nhận đạt chuẩn rồi lại có dấu hiệu chững lại, cầm chừng. Do vậy, việc xây dựng mô hình khu dân cư NTM kiểu mẫu là thực sự cần thiết. Tại Hội nghị triển khai xây dựng mô hình, tham luận của Bộ VHTTDL tiếp cận ở góc nhìn công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở có vai trò như thế nào trong xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Xác định “người dân là chủ thể trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa”, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở luôn gắn bó mật thiết với cộng đồng dân cư. Từ tác động của công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã xuất hiện ngày càng nhiều gương người tốt, việc tốt, những điển hình nhân tố mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong cả nước đã thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, quan tâm xây dựng thiết chế văn hóa, chú trọng đến việc thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường văn hóa, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. 12
  • 13. Qua thực hiện tiêu chí văn hóa (6 và 16) trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, công tác xây dựng đời sống văn hóa đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân tại cộng đồng, đời sống tinh thần của người dân đã được nâng lên rõ rệt. Các thiết chế văn hóa (cấp xã, cấp thôn) được quan tâm, xây dựng (hiện nay, có 66.513/109.727 thôn, bản, buôn, làng… có nhà văn hoá, đạt tỷ lệ 60,6%), các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng ngày càng sinh động, phong phú, hình thức đa dạng, hấp dẫn, thu hút người dân tham gia, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa. Nhiều địa phương có những cách làm sáng tạo riêng trong bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống1 . Những tập tục không còn phù hợp với xã hội hiện đại được loại bỏ dần, ví dụ: Trong việc cưới: Xưa có nạn tảo hôn, ép hôn, quá nhiều nghi lễ. Nay thực hiện nếp sống văn minh, những nét đẹp vẫn được bảo tồn, phát huy, tính tự nguyện trong hôn nhân được đề cao, tổ chức cưới gọn nhẹ hơn, giảm những thủ tục rườm rà, chỉ mời khách trong phạm vi gia đình, dòng tộc, không thuốc lá và hạn chế rượu, bia. Việc tang: Xưa diễn ra với nhiều thủ tục công đoạn, trong đó có cả trừ tà, xem bói, khóc mướn, lăn đường, ăn uống linh đình... Nay, các nội dung xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá đã đưa việc tang vào hương ước, quy ước ở cộng đồng cam kết cùng nhau thực hiện theo hướng văn minh, tiến bộ. Lễ hội và giữ gìn bản sắc văn hóa: Cộng đồng 54 dân tộc, bản sắc văn hóa phong phú đa dạng. Hoạt động lễ hội đã phát huy được vai trò chủ thể của nhân dân và còn có tác dụng giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh người có công với dân, với nước. Hiện nay, Việt Nam có 25 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh2 ; có 85 di tích quốc gia đặc biệt; 3.329 di tích quốc gia; 9.857 di tích cấp tỉnh/thành phố; nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc (điệu múa, làn điệu dân ca, lễ hội, bí quyết nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền...). Đó không chỉ là những giá trị văn hóa ông cha ngàn đời để lại, là tài sản vô giá, mà còn là sản phẩm văn hóa - du lịch phục vụ thiết thực nhu cầu sinh hoạt văn hoá cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và trong xây dựng NTM. Trong đề án xây dựng huyện NTM kiểu mẫu, Nam Định (Hải Hậu) chú trọng phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập người dân nông thôn, trong đó dịch vụ du lịch sẽ là một trong những mục tiêu phát triển (xây dựng những loại hình du lịch trải nghiệm đời sống ở nông thôn trong đó có văn hóa truyền thống, cảnh quan môi trường, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh... của quê hương Nam Định). Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở góp phần phát huy tinh thần làm chủ, tính tự giác, tính sáng tạo của người dân. Nhận thức của người dân được nâng lên, họ có ý thức tham gia các công trình xây dựng ở địa phương, trong đó có xây dựng cầu, đường giao thông, bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh 1 Bắc Ninh (chính sách đãi ngộ nghệ nhân quan họ; CLB nhà chứa quan họ); Lạng Sơn (hội bảo tồn dân ca); Sơn La; Hòa Bình (liên hoan các đội VNQC thôn bản); Hà Tĩnh các CLB văn hóa văn nghệ ...... 2 Gồm 08 di sản văn hóa vật thể, 11 di sản văn hóa phi vật thể và 06 di sản tư liệu. 13
  • 14. quan, đường làng, ngõ xóm sạch đẹp hơn, nhiều nơi làm hàng rào cây xanh3 , nhiều công trình văn hóa, thể dục, thể thao ra đời từ sự tự nguyện đóng góp đất đai, tiền của, công sức của nhân dân, góp phần làm cho bức tranh nông thôn mới ngày càng khởi sắc.… Có thể khẳng định, diện mạo nông thôn ngày càng thay đổi, khang trang hơn. Nếu trước đây, nhiều nơi rác thải gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường… nay ở nhiều địa phương đã khắc phục được điều này, xét cho cùng các tiêu chí xây dựng NTM để đạt được kết quả bền vững, cũng bắt nguồn từ ý thức và sự tự giác của người dân, đó là ý thức văn hóa. Tuy nhiên, trước tác động của kinh tế thị trường, khi lợi ích cá nhân được kích lên đến mức cao nhất, một bộ phận người dân đã quên đi mục tiêu lớn nhất đó là vì sự phát triển bền vững của xã hội để chạy theo lợi ích cục bộ trước mắt, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã và đang đối mặt với những khó khăn nhất định. Một thực tế hiện nay, tỷ lệ “Gia đình, khu dân cư văn hóa” cao, nhưng các biểu hiện tiêu cực, tình trạng suy thoái tư tưởng, đạo đức lối sống, bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội, tội phạm… cũng cao. Điều tra xã hội học cho thấy mức độ xuống cấp đạo đức hiện nay ở nước ta đang ở mức báo động (chiếm tới 53.0%). Danh hiệu được xét tặng một cách dễ dãi, hình thức, chạy theo thành tích, theo số lượng mà không chú ý đến chất lượng của các tiêu chí nên đã làm mất đi giá trị cao quý của danh hiệu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do việc tổ chức đăng ký, bình xét, công nhận, khen thưởng ở một số địa phương thiếu nghiêm túc, hoặc có địa phương vì đích phấn đấu được công nhận đạt chuẩn xây dựng NTM nên có việc dễ dãi trong bình xét và công nhận. Kết quả hiện nay phong trào chưa tạo được động lực hấp dẫn để cuốn hút mọi tầng lớp tham gia. Mặt khác, phong trào được gắn kết nhiều tiêu chí về kinh tế - xã hội - văn hóa ở cơ sở, nhưng đội ngũ cán bộ thực hiện thiếu và yếu cũng dẫn đến sự bất cập trong tổ chức triển khai, vận động và giám sát việc thực hiện từ cơ sở4 . Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu và thiếu tập trung. Nhiều điển hình tiên tiến, hạt nhân cho phong trào chưa được nhân rộng. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, ở một số địa phương, một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của Chương trình, coi xây dựng NTM chỉ là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mà xem nhẹ phát triển văn hóa, xã hội. Do đó việc xây dựng đời sống văn hóa cũng gặp những khó khăn nhất định. 3 Mô hình trồng hoa làm đẹp cảnh quan (Hải Hậu, Nam Định); Hàng rào xanh, vườn mẫu (Đức Thọ, Hương Khê-Hà Tĩnh) đã lan toả rộng nhiều địa phương trong cả nước; Mô hình du lịch trải nghiệm cuộc sống ở nông thôn (Nghi Xuân- Hà Tĩnh). 4 Phụ trách phong trào văn hóa ở xã, phường cụ thể là công chức văn hóa xã hội kiêm nhiệm nhiều việc. Công tác chỉ đạo phong trào bắt đầu từ cơ sở và việc đánh giá phong trào có hiệu quả hay không cũng bắt đầu từ cơ sở, tuy nhiên Ngành Văn hóa không có cán bộ làm công tác triển khai thực hiện Phong trào ở địa bàn khu dân cư, mà chỉ đến cấp xã, còn ở khu dân cư, Ban vận động do Ban công tác Mặt trận trực tiếp chủ trì. 14
  • 15. Xây dựng NTM trên cơ sở bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống không chỉ thay đổi bộ mặt nông thôn mà còn nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, tạo môi trường văn hóa lành mạnh để nhân lên các giá trị văn hóa truyền thống. Làm sao để xây dựng NTM giàu mạnh nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp vốn có của làng quê, đây là những ý tưởng để xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Trên thực tế nhiều địa phương đã và đang có hướng đi riêng phù hợp với đặc điểm đặc thù của địa phương5 . Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tập trung những nội dung sau để nâng cao chất lượng, ý thức người dân: Xây dựng đời sống văn hóa không chỉ có tác động trực tiếp mà còn lâu dài đến các thế hệ con cháu sau này, do đó tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới, đề cao trách nhiệm của mỗi cá nhân và gia đình. Tuyên truyền thông qua nhiều hình thức làm cho mỗi người, mỗi gia đình nhận thức đúng và tự giác thực hiện, làm thay đổi tư tưởng trông chờ ỷ lại, từ bị động sang chủ động đóng góp xây dựng NTM, từ ý thức vì lợi ích của cá nhân sang lợi ích của tập thể, của cộng đồng. Khi đời sống văn hóa lành mạnh, tình làng nghĩa xóm được gắn kết, an ninh trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, môi trường trong lành, đời sống được nâng cao thì kết quả xây dựng nông thôn mới sẽ thực sự bền vững. Xây dựng đời sống văn hóa luôn có tính kế thừa và sáng tạo: Kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước để tạo ra sự ổn định và tiền đề khẳng định những giá trị mới, sáng tạo. Do đó, trên cơ sở Bộ tiêu chí quốc gia, các địa phương có thể cụ thể hóa tiêu chí văn hóa thành các quy định cụ thể phù hợp với điều kiện, phong tục tập quán của mỗi vùng, miền, dân tộc, với tình hình thực tế của địa phương. Hiện nay, có nhiều địa phương đã chủ động nghiên cứu ban hành bộ quy tắc ứng xử trong cộng đồng dân cư.. Phát huy vai trò của hương ước, quy ước ở các khu dân cư, tuy không phải là cấp chính quyền nhưng là nơi cộng đồng sinh sống, là nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và giải quyết những công việc của người dân. Việc thực hiện nghiêm túc các quy ước, hương ước sẽ là động lực để phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làm cho quan hệ gia đình, hàng xóm ngày càng gắn bó, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa cho người dân nông thôn. Xây dựng gia đình văn hóa chú trọng: Hòa thuận, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, nề nếp, có đời sống kinh tế ổn định, phát triển, kế thừa và phát huy các giá 5 Quảng Nam: Mô hình Dòng họ văn hóa; Đồng Nai: Mô hình khu dân cư sáng xanh sạch đẹp; Hà Tĩnh: mô hình thực hiện tiêu chí 20 (vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu); Quảng Ninh: quy định trên 90% hàng rào bằng cây xanh hoặc phủ bằng cây xanh tại Nhà văn hóa, Khu thể thao xã và thôn; 70% người dân tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao; trên 70% người dân tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về văn hóa ứng xử; Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, có đặc thù riêng; Quảng Ngãi: tiêu chí số 10: ý thức công dân, trong đó quy định (100% người dân chấp hành nghiêm pháp luật, quyước, hương ước của địa phương, không có cá nhân bị phê bình, cảnh cáo trước nhân dân....; Hải Dương xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu vì mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội. 15
  • 16. trị truyền thống gia đình Việt Nam, vun bồi những giá trị tốt đẹp; tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội hiện đại, khơi dậy được tinh thần “Một người vì mọi người”; hình thành ý thức tự giác hướng đến lợi ích của từng gia đình gắn với lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội. Xây dựng làng văn hóa: Tập trung nâng cao tính tự quản, ý thức cộng đồng, phát huy vai trò chủ thể của người dân, nhất là về ứng xử, xây dựng và bảo vệ cơ sở hạ tầng, cảnh quan, môi trường… Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa cấp cơ sở, trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện. Văn hóa phải được nuôi dưỡng ở trong nhân dân, do đó cần đổi mới nội dung hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn nông thôn, tích cực đưa văn hóa dân gian vào giảng dạy ở nhà trường; thành lập các tổ, nhóm, câu lạc bộ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa; đưa vào hương ước, quy ước của thôn/bản về thực hiện, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Gương mẫu thực hiện xây dựng đời sống văn hóa trong xây dựng NTM theo phương châm “đảng viên đi trước, làng nước đi sau”. Nếu mỗi cán bộ, đảng viên đều gương mẫu thực hiện thì hiệu ứng lan tỏa rất tích cực trong cộng đồng dân cư. Đời sống văn hoá cơ sở là một bộ phận của đời sống xã hội, tác động qua lại lẫn nhau, trực tiếp hình thành nhân cách và lối sống của con người. Mỗi người có ý thức, mỗi gia đình có ý thức cùng chung tay xây dựng thì kết quả sẽ bền vững, vùng nông thôn sẽ là những vùng đất đáng sống, niềm vui và tự hào của người dân sẽ là câu trả lời rõ nhất về xây dựng NTM kiểu mẫu./. 16
  • 17. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, XÂY DỰNG CẢNH QUAN SÁNG - XANH - SẠCH - ĐẸP TRONG XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU 1. Sự cần thiết phải ban hành và triển khai các quy định về tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu Qua 02 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 cho thấy việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới có nhiều sự cải thiện rõ nét qua các năm. Nhận thức của các cấp chính quyền và người dân địa phương về bảo vệ môi trường ngày càng nâng cao, coi đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương. Nhiều địa phương đã huy động sự tham gia của nhiều bên liên quan vào công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là phát huy vai trò của cộng đồng; chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về bảo vệ môi trường. Kết quả đó được thể hiện qua tỷ lệ các xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng từ 42,2% giai đoạn năm 2011-2015 lên 54,4% tính đến hết năm 2017. Từ kết quả triển khai thực tế cho thấy, tiêu chí môi trường là tiêu chí dễ nhận diện nhất đối với mục tiêu “thay đổi diện mạo nông thôn”, là một trong những thành quả dễ nhận thấy nhất của xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, đây cũng là tiêu chí rất kém bền vững, được và có thể mất rất nhanh nếu không được quan tâm, chỉ đạo thực hiện thường xuyên; là tiêu chí không phải đầu tư lớn nhưng rất cần sự quyết tâm và lòng kiên trì, sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền đến từng người dân (thay đổi từ nhận thức đến hành động). Đồng thời, đây cũng là tiêu chí đặc trưng điển hình của nông thôn kiểu mẫu (kiểu mẫu về sản xuất hay văn hoá hay giáo dục thì vẫn không thể rời xa môi trường) và là tiêu chí tác động trực tiếp, thường xuyên đến chất lượng cuộc sống người dân nông thôn. Do đó, việc ban hành và triển khai thực hiện tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu về một số lĩnh vực môi trường là cần thiết và cấp bách hiện nay để định hướng cho các huyện, xã đã được công nhận tiếp tục thực hiện xây dựng nông thôn mới thường xuyên và bền vững. 2. Quy định và tình hình triển khai thực hiện các quy định về khu dân cư kiểu mẫu 2.1. Xây dựng và triển khai các quy định về bảo vệ môi trường nông thôn mới kiểu mẫu 17
  • 18. Ở cấp Trung ương, trong những năm qua, công tác quản lý và bảo vệ môi trường nông thôn đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Các nội dung về quản lý môi trường nông thôn được điều chỉnh bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật BVMT năm 2014 có quy định nội dung về BVMT nông thôn (Điều 69 quy định BVMT trong nông nghiệp, Điều 70 quy định về trách nhiệm BVMT làng nghề, Điều 71 quy định về BVMT thủy sản) và tại các Nghị định: số 19/2015/NĐ-CP, số 38/2015/NĐ-CP; xây dựng quy định về BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; quy định về BVMT trong xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, BVMT trong lĩnh vực thú y... Đồng thời, các quy định về bảo vệ môi trường cũng đã được cụ thể hóa bằng việc triển khai thực hiện các Chương trình, kế hoạch… như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, tiêu chí môi trường (gồm 08 chỉ tiêu) là một trong những tiêu chí quan trọng được tăng cường, tập trung chỉ đạo, thực hiện, kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong thời gian vừa qua. Để tiếp tục nâng cao và duy trì bền vững các tiêu chí, Bộ Nông nghiệp và nông thôn đang khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về xã nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó tiêu chí môi trường nhấn mạnh vào những vấn đề nổi cộm, cần tiếp tục duy trì và siết chặt theo hướng lượng hóa các chỉ tiêu để giữ gìn cảnh quan và hạn chế ô nhiễm môi trường tại khu vực nông thôn. Ở cấp địa phương, nhiều địa phương trong cả nước đã coi trọng vấn đề BVMT, chỉ đạo các huyện, xã huy động sự tham gia của nhiều bên liên quan vào công tác BVMT, đặc biệt là phát huy vai trò của cộng đồng; chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về BVMT; phát triển các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh nông thôn phải gắn liền với công tác BVMT. Các quan điểm chỉ đạo này đã được cụ thể hóa vào các chính sách thông qua một số văn bản chuyên biệt hoặc có điều khoản quy định về BVMT nông thôn lồng ghép trong văn bản chung, đặc biệt là các quy định, hướng dẫn thực hiện tiêu chí môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đây là một trong những chuyển biến rất tích cực trong công tác quản lý nhà nước về BVMT nông thôn. 18
  • 19. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của Chương trình, coi xây dựng NTM chỉ là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mà xem nhẹ phát triển văn hóa, xã hội, những giá trị truyền thống, giá trị bản sắc văn hóa làng, xã đang dần mất đi, những cây đa, bến nước sân đình, những hàng cây xanh mát, bờ rào… được thay thế bằng những khối bê tông bao kín làng; không gian làng quê yên bình, tươi mát thay thế bằng khói bụi, tiếng ồn… Do đó, nhiều địa phương như Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh…6 đã chủ động xây dựng ban hành các quy định, tiêu chí về xã nông thôn mới kiểu mẫu, khu dân cư kiểu mẫu để các xã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục thực hiện xây dựng nông thôn mới thường xuyên và bền vững, phù hợp với đặc thù của từng địa phương mà vẫn giữ gìn được bản sắc truyền thống của nông thôn Việt Nam. Tại một số địa phương đã nêu, quá trình triển khai xây dựng các khu dân cư kiểu mẫu đã phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới, hạn chế sự chủ quan, thoả mãn sau khi đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng thời, cũng làm chuyển biến đáng kể nhận thức của người dân tại các khu dân cư, nhất là ý thức bảo vệ môi trường, chỉnh trang nhà ở, xây dựng hàng rào xanh, phát triển kinh tế hộ gia đình. Diện mạo các khu dân cư đã có những chuyển biến khá rõ nét, nhiều tuyến đường giao thông được nâng cấp, bê tông thoáng đãng, sạch sẽ, rợp bóng cây xanh, nhiều hộ gia đình đã biết sắp xếp, chỉnh trang lại nhà cửa, củng cố và bảo vệ được vẻ đẹp của các làng quê truyền thống… 2.2. Một số mô hình tiêu biểu công tác bảo vệ môi trường tại khu dân cư a) Mô hình xử lý rác cấp xã bằng công nghệ đốt tại xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, Nam Định - Được xây dựng trên bãi rác 20 năm, được đầu tư của Bộ TNMT để xây dựng theo quy chuẩn, tuy nhiên đã bị quá tải và gây ô nhiễm môi trường. Xã đầu tư xây dựng cơ sở mới, khắc phục ô nhiễm bãi rác cũ, đầu tư lò đốt mới. Bên cạnh lò đốt rác có hồ chứa nước rỉ rác (cạnh lò đốt): 1000 m2 . Kinh phí đầu tư: gần 10 tỷ đồng, trong đó, lò đốt quy mô 20-25 tấn: 980 triệu đồng, có thể thiết kế lò công suất lớn hơn. 6 - Quyết định số 2542/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 của UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới và xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2017-2020. - Quyết đính số 721/QĐ-UBND ngày 11/10/2017 của UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí Khu dân cư nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. - Quyết định số 2663/QĐ-UBND ngày 26/7/2016 của UBND tỉnh Ban hành Bộ tiêu chí “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016- 2020. - Quyết định số 848/QĐ-UBND ngày 17/3/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Bộ tiêu chí về Khu dân cư (thôn) nông thôn mới kiểu mẫu áp dụng trên địa bàn các xã thuộc tỉnh Quảng Ninh 19
  • 21. + Xây dựng hệ thống xử lý rác thải trên nền bãi rác cũ đã hoạt động 20 năm, giải quyết được đồng thời nhiều vấn đề: bức xúc của người dân đối với bãi rác cũ, giải quyết được lượng rác mới phát sinh, không phải tìm kiếm mặt bằng mới. + Xử lý rác theo hướng thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến không gian sống của nhân dân khu vực lân cận (có âm nhạc, không gian cây xanh…), người dân giảm ác cảm với rác, coi đây là nguồn tài nguyên. + Xử lý rác với chi phí thấp, đáp ứng được nhu cầu của nhiều địa phương trong cả nước hiện nay. Quy mô đầu tư có thể linh hoạt, phù hợp với thực tế của nhiều địa phương (về mặt bằng, lượng rác thu gom và xử lý…). + Cơ chế tài chính cho mô hình tương đối bền vững: Thu đủ bù chi (tiền thu từ phí vệ sinh của người dân đủ bù cho chi phí thu gom và vận hành hệ thống xử lý); một số sáng tạo trong thu phí vệ sinh phù hợp với văn hóa và từng bước nâng cao nhận thức của người dân (thu phí từ ma chay, hiếu hỉ…). - Một số lưu ý: + Cần xúc tiến việc phân loại rác tại nguồn để giảm khối lượng rác phải đốt và nâng cao hiệu quả của lò đốt (giảm đốt sinh khối, là nguồn phát sinh furan/dioxin). + Quy mô đầu tư: Nên là liên xã, cấp huyện. + Cần tính toán kỹ chi phí (bao gồm cả chi phí đầu tư, vận hành, khấu hao, bảo dưỡng thiết bị…), đảm bảo thu đủ bù chi. Đồng thời, việc vận hành lò đốt phái đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo duy trì được lâu dài. + Nên tăng cường hành lang cây xanh (3 lớp, cây cao, cây hoa…). b) Mô hình xử lý chất thải rắn cấp huyện Khu xử lý chất thải rắn cấp huyện tại tại xóm Bình Hải, xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An với quy mô 3,1ha, công suất xử lý rác thải 75- 100 tấn/ngày, tổng vốn đầu tư trên 68 tỷ đồng do Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam thi công và vận hành. Lò đốt rác CNC được thiết kế khoa học từ công đoạn: Sấy rác - Đốt rác - Đốt tro - Đốt khí - Tản nhiệt - Lọc bụi - Hấp thụ khí độc, tạo nên một dây chuyền được tích hợp trong một hệ thống đồng bộ và tối ưu. Không chỉ khắc phục được nhiều nhược điểm của xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp lạc hậu, hệ thống xử lý rác thải của Tập đoàn T-TECH Việt Nam còn tái chế được từ rác thải sinh hoạt với thành phẩm là hạt nhựa, gạch không nung mang lại hiệu quả kinh tế. c) Khu xử lý chất thải quy mô liên huyện - Khu xử lý chất thải tại xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai xây dựng trên tổng diện tích 130ha nhằm xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp không nguy hại và nguy hại, bao gồm các hạng mục đầu tư sau : + Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh. 21
  • 22. + Trạm tái chế chất thải làm phân Compost, công suất 200 tấn/ngày.đêm + Bãi chôn lấp chất thải an toàn, công suất 20 tấn/ngày.đêm + Trạm thu hồi kim loại từ chất thải, công suất 10 tấn/ngày.đêm + Lò đốt chất thải công nghiệp, công suất 12,4 tấn/ngày.đêm + Trạm xử lý hóa rắn, công suất 20 tấn/ngày.đêm + Trạm xử lý hóa lý chất thải lỏng, công suất 20 tấn/ngày.đêm - Đối với chất thải sinh hoạt: Hiện nhà máy đang tiếp nhận và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của 3 địa phương là: huyện Thống Nhất, Tân Phú và thị xã Long Khánh với tổng khối lượng 150 tấn/ngày. Dự án này đã hoàn thành lắp đặt và đang vận hành hạng mục phân loại, sản xuất compost với công suất 200 tấn/ngày. Trong đó, trên 80% rác hữu cơ trong rác thải đầu vào được làm nguyên liệu sản xuất phân compost và 5% rác thải được thu hồi, tái chế, tái sử dụng. Như vậy, tỷ lệ rác trơ còn lại phải chôn lấp hợp vệ sinh dưới 15%. d) Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt, làng nghề Dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà” do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Điền xây dựng và vận hành theo hình thức xã hội hóa, phục vụ xử lý nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt tại 3 xã Dương Liễu, Cát Quế và xã Minh Khai huyện Hoài Đức, với tổng diện tích 9.397m2 , công suất thiết kế 20.000 m3 /ngày đêm, áp dụng công nghệ xử lý sinh học khép kín, với dây chuyền thiết bị tự động hoá hoàn toàn. Dự án đã góp phần xử lý ô nhiễm môi trường tại Kênh trục chính T2 chảy qua địa bàn huyện Hoài Đức với chiều dài 10km từ xã Minh Khai đến xã Vân Canh. e) Mô hình cấp nước sinh hoạt Mô hình cấp nước sinh hoạt từ nước nhiễm mặn tại xã Liêu Tú, huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng: Đây là công trình đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng sử dụng công nghệ lọc nước mặn bằng công nghệ RO để sản xuất ra nước sạch đạt quy chuẩn 02/BYT phục vụ cấp nước sinh hoạt cho người dân. Trạm cấp nước được xây dựng trên diện tích mặt bằng 1.000 m2 với các hạng mục giếng khoan, bơm giếng công suất 240 m3 /ngàyđêm; Hệ thống bơm cấp 2 biến tầng; Bể chứa nước sạch 120 m3 ; Nhà quản lý, trạm bơm, hóa chất; Hệ thống xử lý nước mặn bằng công nghệ RO; Hàng rào, sân đường, hệ thống thoát nước; Hệ thống điện 3 pha và đường ống cấp nước dài 7.370m (trong đó ống PVC đường kính 200 là 2.700m, ống PVC đường kính 140 là 4.670m), cấp nước cho 413 hộ dân trong khu vực với tổng mức đầu tư là 5,886 tỷ đồng. Đây là mô hình có thể nhân rộng cho các huyện/xã đảo nơi mà khan hiếm nước mặt và nước ngầm. g) Mô hình về làng nghề thân thiện với môi trường gắn với du lịch văn hoá 22
  • 23. Làng gốm bát tràng tại xã Bát Tràng huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015). Từ một làng nghề truyền thống quanh năm xả bụi gốm, bụi than thì nay làng Bát Tràng đã văn minh hơn. Môi trường đã được cải thiện sạch sẽ. Làng gốm sứ Bát Tràng trở hình mẫu giải quyết ô nhiễm môi trường – một thực trạng khá nhức nhối ở nhiều làng nghề truyền thống hiện nay. Khách du lịch có thể trải nghiệm công đoạn tạo hình sản phẩm gốm, rồi tiếp cận với sản phẩm gốm mỹ nghệ cao cấp, đặc sắc, do các nghệ nhân thể hiện, các loại gốm trang trí nội thất, gốm gia dụng (đồ dùng ăn uống), đồ sứ công nghiệp do các lò tư nhân sản xuất, với chất lượng ngày càng cao. Môi trường làng nghề đã được cải thiện đáng kể. 2. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp trong xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu Để tăng cường hiệu quả công tác BVMT nông thôn thông qua việc thực hiện các chỉ tiêu của tiêu chí môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, cũng như việc thực hiện tiêu chí khu dân cư mẫu tại các địa phương, trong thời gian tới, cần tập trung vào các giải pháp cụ thể: Thứ nhất, tập trung công tác truyền thông, tuyên tuyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường ở nông thôn; phát động phong trào xây dựng tuyến đường, cơ quan, công sở, trường học xanh - sạch - đẹp; phát huy tối đa vai trò của người dân trong các công giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường nông thôn đúng như lời bác Hồ đã nói “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”; vận động nhân dân đầu tư xây dựng và nâng cấp các công trình hợp vệ sinh, chỉnh trang nhà vườn, bố trí chuồng trại chăn nuôi hợp lý và thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh. Thứ hai, cần có sự quyết tâm vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền; tìm tòi vận dụng những bài học tốt, cách làm hay, vận dụng sáng tạo và điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm văn hoá, kinh tế, xã hội của từng vùng miền, đia phương. Phát huy và nhân rộng các mô hình khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Thứ ba, giải quyết từng việc theo hướng “tốt hơn mỗi ngày”, nhưng không bỏ cuộc, có tổ chức, có huy động người dân vào cuộc, có kiểm tra đôn đốc nhắc nhở để bảo đảm sự bền vững thông qua việc đưa các quy định về bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan vào các quy ước, hương ước của thôn, bản… để các hộ gia đình nghiêm túc thực hiện. Đồng thời, nâng cao vai trò giám sát cộng đồng đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong khu dân cư. Thứ tư, lựa chọn và ứng dụng các phương thức quản lý và công nghệ phù hợp trong xử lý các loại chất thải sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt, làng nghề... (rắn, lỏng, khí). 23
  • 24. Thứ năm, tiếp bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý phù hợp, đặc biệt là cơ chế, chính sách nhằm xã hội hoá, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. Thứ sáu, có sự phân công và phối hợp hợp lý, hài hoà giữa Trung ương và địa phương; giữa các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội; giữa chính quyền và cộng đồng dân cư; giữa các ngành nông nghiệp, xây dựng, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường nhằm phát huy tối đa nguồn lực sẵn có./. 24
  • 25. Bảng tổng hợp, so sánh tiêu chí môi trường cơ bản, nâng cao và kiểu mẫu xã nông thôn mới 25
  • 26. Tiêu chí cơ bản theo Quyết định 1980/QĐ-TTg Tiêu chí nâng cao theo Công văn số 1345/BNN-VPĐP ngày 08/02/2018 Tiêu chí nâng cao theo dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định ≥95% (≥60% nước sạch) Có hệ thống cấp nước sạch tập trung đảm bảo cung cấp nước sạch trên địa bàn toàn xã 100% 17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường 100% Cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thực hiện xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn và bền vững 100% 17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn Đạt Cảnh quan nông thôn sáng-xanh- sạch-đẹp, giữ gìn được bản sắc văn hóa tốt đẹp của địa phương trên toàn xã Số tuyến đường xã, thôn, bản, ấp có rãnh thoát nước và được trồng cây bóng mát hoặc cây hoa, cây cảnh ≥60% 17.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm văn hóa từng dân tộc 26
  • 27. Tiêu chí cơ bản theo Quyết định 1980/QĐ-TTg Tiêu chí nâng cao theo Công văn số 1345/BNN-VPĐP ngày 08/02/2018 Tiêu chí nâng cao theo dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu 17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định Đạt - Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý theo đúng quy định - Có mô hình phân loại rác tại nguồn ≥70% - Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý theo đúng quy định - Tỷ lệ rác thải được phân loại, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp - Có mô hình về BVMT hoạt động thường xuyên, hiệu quả thu hút sự tham gia của cộng đồng. ≥90% ≥50% 17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch[3] ≥85% 17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường ≥70% Tỷ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường ≥90% 17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm 100% 27
  • 28. ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MTTQ VIỆT NAM VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CÁC CẤP TRONG TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đánh giá cao sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với UBND tỉnh Hà Tĩnh trong việc tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai xây dựng mô hình khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu. Đây là Hội nghị có nhiều giá trị về thực tiễn, nhằm giúp cho Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia nhân rộng những kinh nghiệm tốt, sáng kiến mới, tư duy mới, cách làm hiệu quả, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới và hướng đến những giá trị bền vững trong giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 2016-2020, xây dựng nông thôn mới tiếp tục được xác định là nội dung trọng tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp. Đích hướng đến là những giá trị bền vững với lộ trình xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững. Để tiếp tục góp phần cùng Đảng, Nhà nước thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, tháng 11/2015, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phát động thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên cơ sở kế thừa kết quả sau 20 năm thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” MTTQ Việt Nam đã đề ra các nội dung vận động nhân dân thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng các xã đạt chuẩn nông thôn mới, đề ra tiêu chí về xây dựng khu dân cư nông thôn mới. Ngày 15/12/2016, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ký Nghị quyết liên tịch số 88 về phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; ngày 20/4/2017, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Trung ương các tổ chức thành viên của Mặt trận thống nhất ban hành Hướng dẫn số 77/HD-BTT- MTTW về hiệp thương, phối hợp, thống nhất thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đặc biệt là thực hiện 28
  • 29. Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành Hướng dẫn số 78/HD-BTT-MTTW ngày 24/4/2017 về nội dung, cách thức, quy trình lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện, xã, là những cơ sở quan trọng cho MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp và đoàn kết các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Thực hiện định hướng của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã thể hiện được vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, từng tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới đã được chuyển hóa thành nội dung trong các cuộc vận động, các phong trào thi đua để triển khai thực hiện ở địa bàn dân cư . Qua đó, nhân dân ở các địa phương đã khẳng định được vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, trực tiếp tham gia vào quá trình xác định nhiệm vụ thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông mới ở địa phương. Thông qua các hoạt động như xây dựng hạ tầng cơ sở, nâng cao đời sống văn hóa - xã hội, mở đường giao thông; tích cực tham gia phát triển kinh tế, dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, củng cố và phát huy giá trị của các ngành nghề truyền thống, thực hiện các giải pháp gắn kết chuỗi sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nâng cao giá trị sản phẩm theo mô hình Hợp tác xã kiểu mới. Điểm nổi bật trong mỗi cộng đồng dân cư, nhân dân đã đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, tương thân tương ái trợ giúp gia đình khó khăn, chăm sóc gia đình chính sách, phụng dưỡng người có công với cách mạng, người già cô đơn. Giữ gìn truyền thống cách mạng; bảo vệ và phục dựng các giá trị văn hóa, di tích lịch sử; tích cực giữ gìn nếp sống văn hóa, bài trừ các hủ tục lạc hậu; chú trọng các hoạt động tôn tạo, xây dựng cảnh quan môi trường; chăm lo sức khỏe, tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội toàn dân; phòng ngừa dịch bệnh, khuyến học khuyến tài. Phát huy dân chủ trong xây dựng hệ thống chính trị, thực hiện vai trò giám sát của nhân dân; làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở; chủ động phòng ngừa với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, thực hiện công tác tự quan trong giữ gìn an ninh trật tự; đảm bảo các quy định về an toàn trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm… là những đóng góp tích cực cùng với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Đến hết tháng 12/2017, trên địa bàn cả nước đã có 3.160 xã (35,4%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; hiện có 49 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn, trên cơ sở đó cả nước có khoảng 28.440 khu dân cư (25,81%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Kết quả của xây dựng nông thôn mới đang từng bước làm thay đổi toàn diện đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội trên địa 29
  • 30. bàn nông thôn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về mức sống, chất lượng cuộc sống giữa nhân dân vùng nông thôn với thành thị, góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn khoảng 6,72%, bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm 5% so với cuối năm 2016; hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vùng dân tộc và miền núi giảm khoảng 3 - 4% so với cuối năm 2016. Kết quả đó thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân các địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, một số địa phương sau khi đã về đích nông thôn mới xuất hiện tình trạng lúng túng trong việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng thực hiện trong giai đoạn tiếp theo; mặt khác, một số nơi có dấu hiệu tự thỏa mãn, chững lại, cầm chừng sau khi đã được công nhận đạt chuẩn về nông thôn mới. Bên cạnh đó việc kiểm tra, giám sát, đánh giá và công nhận lại đối với các địa phương đã đạt chuẩn nông thôn mới trong từng giai đoạn chưa có những quy định cụ thể; thiếu những giải pháp tích cực trong việc thúc đẩy hướng tới những giá trị xây dựng nông thôn tiên tiến, hiện đại và bền vững. Từ thực tiễn của các địa phương, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đánh giá cao tính năng động, sáng tạo của nhiều địa phương như: Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Đồng Nai, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Hồ Chí Minh… trong thực hiện xây dựng nông thôn mới với nhiều cách làm sáng tạo và hiệu quả đã giúp cho Trung ương và nhiều địa phương khác trên địa bàn cả nước từng bước nhận diện về nông thôn mới kiểu mẫu, vườn kiểu mẫu. Có thể nói, điểm chung nhất trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện cho thấy, các địa phương đã lựa chọn được các vấn đề có tính chất điểm nhấn để định hướng thực hiện. Từng bước đã xây dựng được hệ thống các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội; mở rộng các ngành nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người dân, giữ gìn bản sắc văn hóa nông thôn truyền thống. Đề cao vai trò tự quản của nhân dân; tập trung cho các giải pháp trong bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường, thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa, tiến bộ; thực hiện tốt công tác quản lý và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội… đang tạo ra những hình mẫu mới trong xây dựng nông thôn kiểu mẫu với những hiệu ứng tích cực, khơi dậy và phát huy tiềm năng và sức mạnh của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Quan điểm trong xây dựng khu dân cư kiểu mẫu được dựa trên cơ sở kết quả nâng cao chất lượng đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và giá trị hưởng thụ tinh thần của người dân trong cộng đồng dân cư. Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu phải có thu nhập bình quân đầu người, trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng, an ninh trật tự, văn hóa - xã hội… cao hơn so với khu dân cư đạt chuẩn về nông 30
  • 31. thôn mới đã được công nhận. Lộ trình xây dựng phải có các bước chuẩn bị kỹ từ việc định hướng, xây dựng kế hoạch, đề xuất giải pháp về cơ chế; tổ chức làm điểm, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng, tránh chạy theo thành tích. Từ thực tiễn triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với 05 nội dung toàn diện gồm: (1) Phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng; (2) Xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng gia đình văn hóa; phát huy truyền thống đền ơn, đáp nghĩa, tương thân, tương ái; (3) Tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; (4) Chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; (5) Phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã hình thành nhiều mô hình, sáng kiến của Mặt trận góp phần hoàn thành và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở cơ sở. Ủy ban MTTQ Việt Nam các địa phương đã triển khai việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới tại các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới; vận động nhân dân ủng hộ nguồn lực, hiến đất, hiến công xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển các mô hình tự quản trong cộng đồng; nhân rộng các mô hình khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, gia đình kiểu mẫu. Những kết quả đạt được thông qua Cuộc vận động đã góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Thông qua việc đánh giá, công nhận gia đình tiêu biểu, khu dân cư tiêu biểu... làm căn cứ để bình xét thi đua cho Cuộc vận động cũng như việc thực hiện các thiết chế văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ở các khu dân cư. Từ những căn cứ tiêu chí để bình xét, đánh giá, khen thưởng đối với các khu dân cư dân thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; trên cơ sở tiêu chí được quy định đối với xã đạt chuẩn nông mới, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề xuất việc xây dựng khu dân cư kiểu mẫu theo khung tiêu chí sau: 1. Khu dân cư không có hộ nghèo; khu dân cư có các mô hình liên kết sản xuất (tổ hợp tác, hợp tác xã); có ứng dụng mô hình công nghệ trong sản xuất và chế biến thực phẩm an toàn gắn với định hướng phát triển du lịch, dịch vụ ở địa phương; thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với thu nhập bình quân đầu người đối với xã xây đạt nông thôn mới. 31
  • 32. 2. Khu dân cư có Nhà văn hóa hoặc điểm sinh hoạt của cộng đồng, có quy ước, hương ước phù hợp và được thực hiện tốt; nhân dân tham gia tích cực các hoạt động văn hóa, thể thao; các danh lam, di tích trên địa bàn được giữ gìn, tôn tạo. 3. Khu dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp: Đường làng, xóm quang đãng, có cây xanh, mương thoát nước; có hoạt động thu gom rác, có điểm xử lý rác thải hợp vệ sinh; các hộ dân chăn nuôi, trồng trọt đảm bảo an toàn và không gây ô nhiễm môi trường. 4. Khu dân đảm bảo an ninh trật tự, không phát sinh người vi phạm pháp luật, người mắc tệ nạn xã hội; khu dân cư thực hiện tốt công tác cảm hóa, giáo dục người được tha tù về địa phương, có tổ hòa giải hoạt động hiệu quả; đường làng, thôn không bị lấn chiếm. 5. Khu dân cư tổ chức các hoạt động cộng đồng nề nếp: Duy trì họp dân định kỳ; Ban Công tác Mặt trận và các đoàn thể có quy chế phối hợp về việc tổ chức các hoạt động cộng đồng. Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu là vấn đề cần có sự phối hợp và thống nhất của các Bộ, ban, ngành liên quan, đặc biệt là sự sáng tạo của địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện, vì vậy để từng bước nâng cao hiệu quả và chất lượng nông thôn mới trong thời gian tới cần phải từng bước đổi mới từ mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn mới./. 32
  • 33. HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI CỰU CHIẾN BINH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng nông thôn phát triển toàn diện, phù hợp với thời kỳ CNH, HĐH đất nước, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn. Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Các tổ chức Hội, đoàn thể có vai trò hết sức quan trọng, trong đó có vai trò tham gia đóng góp của Cựu chiến binh (CCB), nhất là CCB cơ sở. Qua hơn 07 năm thực hiện, nhân dân cả nước cùng cấp ủy, chính quyền các cấp, cả hệ thống chính trị đã chung sức, đồng lòng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả nổi bật, đến hết tháng 12/2017, cả nước có 3.069 xã (34,4%) được công nhận nông thôn mới, tăng 712 xã so với cuối năm 2016, còn 113 xã dưới 5 tiêu chí, giảm 114 xã so với cuối năm 2016. Bộ mặt nhiều vùng nông thôn khang trang xanh, sạch, đẹp hơn, hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục… được quan tâm đầu tư, nâng cấp, xây dựng; sản xuất tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn từng bước được cải thiện… Tuy nhiên, sau khi công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, một số địa phương thỏa mãn, dừng lại, cơ sở hạ tầng xuống cấp, thậm chí còn lúng tứng chưa biết duy trì, chỉ đạo những nội dung tiếp theo để bảo đảm tính bền vững và phát triển ở cấp độ cao hơn. Do vậy, chủ trương nghiên cứu đề ra tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu là cần thiết và phù hợp. Đối với CCB, là tổ chức chính trị - xã hội, giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của CCB cơ sở và hội viên trong tham gia xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu, thể hiện qua những nội dung sau: Một là, CCB trực tiếp tham gia đóng góp và đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới nhanh và bền vững, trong đó xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu đi vào cuộc sống. Phát huy thế mạnh của CCB, nhất là CCB cơ sở tuyên truyền vận động mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến từng hộ dân trong xã, thôn, trong đó tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Trước hết, truyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, hội viên, và cho mọi người dân. 33
  • 34. Tham gia thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tác dụng tích cực để góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu với yêu cầu cao hơn. Tập trung tuyên truyền thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, gắn chặt tuyên truyền với vận động, lấy kết quả vận động để tuyên truyền, tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân là mục tiêu cót lõi. Chính quyền ở các huyện, xã phải phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng huyện trong phát triển kinh tế, đồng thời chú trọng việc liên kết phát triển giữa các vùng kinh tế, theo ngành hoặc liên ngành. Tập trung huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt; xây dựng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư các dự án lớn tạo sự đột phá mới về kết cấu hạ tầng, nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông nông thôn. Chính quyền ở các huyện miền núi cần tuyên truyền, vận động nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số từ bỏ một số tập quán sinh hoạt lạc hậu, canh tác thủ công, kém hiệu quả và dần chuyển đổi tư duy sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu. Tuyên truyền việc triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách đảm bảo an sinh xã hội và các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước như chính sách về xuất khẩu lao động và dạy nghề, về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, về trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, về Chương trình mục tiêu giảm nghèo và xóa nhà tạm cho hộ nghèo, về cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở. Vận động và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, kịp thời phát hiện những thiếu sót, bất cập trong chủ trương, chính sách để đề xuất tham gia với chính quyền đại phương khắc phục những thiếu sót và kiến nghị bổ sung, hoàn thiện kịp thời… Đẩy mạnh phong trào thi đua “CCB gương mẫu” gắn với phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” trong cán bộ, hội viên CCB. Giám sát thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền huyện, xã. Hằng năm hoặc trong nhiệm kỳ tổ chức công khai về chủ trương, chính sách, pháp luật, nội quy, quy định và quy chế làm việc của cơ quan chính quyền; phân công công việc và chế độ trách nhiệm, thủ tục hành chính và quy trình giải quyết thủ tục hành chính; về chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở, các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các khoản thu, chi từ ngân sách và các nguồn khác; về chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm... Trong quá trình quản lý, điều hành, chính quyền ở các huyện, xã ban hành các văn bản chỉ đạo mang tính pháp lý, những chính sách phát triển đặc thù của từng vùng, miền. Vận động nhân dân đóng góp để sửa chữa, nâng cấp đường giao thông nông thôn, giúp hộ nghèo, đóng góp quỹ Vì người nghèo, quỹ Xây dựng NTM… 34 Tải bản FULL (file word 77 trang): bit.ly/2WgvOEd Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 35. Để hiệu quả hơn, CCB phối hợp với các đoàn thể đã hỗ trợ người dân chuyển đổi ngành nghề nhằm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình. Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”, CCB đã vận động nhân dân tham gia nâng cấp đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, các tuyến đường liên xã, liên thôn… Đặc biệt, chú trọng phát huy vai trò của người dân tham gia đóng góp ý kiến, cùng chính quyền bàn bạc, chọn lựa công trình xây dựng hoặc xác định việc nào làm trước, việc nào làm sau…. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở qua việc công khai các khoản thu chi do dân và do các cá nhân có điều kiện đóng góp, ủng hộ; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Có thể nói, CCB không chỉ hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương như tự nguyện đóng góp ngày công đắp các tuyến đường lầy lội, làm vệ sinh các tuyến đường liên xã, liên thôn. Quan trọng hơn là thông qua đó mọi người dân thấy được trách nhiệm của mình, không trông chờ, ỷ lại mà chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu bằng những việc làm thiết thực, cụ thể như tự chỉnh trang nhà cửa khang trang sạch đẹp, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, mạnh dạn xây dựng các mô hình sản xuất mới như tổ sản xuất, xây dựng HTX kiểu mới, tổ hợp tác, trang trại, gia trại… Theo đó, xã được công nhận NTM kiểu mẫu phải đạt được các yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; có hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thích ứng với biến đổi khí hậu; quản lý, duy tu, sử dụng hiệu quả các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư trên địa bàn. Các xã NTM kiểu mẫu cần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; có đề án phát triển sản xuất hàng hóa chủ lực gắn với tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp; trẻ em, học sinh các cấp được học tập và khám chữa bệnh đảm bảo phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần; thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội thu hút đông đảo người dân tham gia. Các thôn, bản, ấp tổ chức tốt các hoạt động phát triển cộng đồng, phát huy những giá trị tốt đẹp văn hóa truyền thống; đảm bảo quốc phòng, an ninh, vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, xã NTM kiểu mẫu phải đạt yêu cầu thu nhập bình quân đầu người/năm của xã tối thiểu cao gấp 1,8 lần so với thu nhập bình quân đầu người/năm của cấp tỉnh trong năm đánh giá (hoặc cao gấp 1,5 - 2 lần so với mức đạt chuẩn). Các xã này cũng có từ 90% số lao động nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn, chuyển giao và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất... Hai là, CCB gương mẫu trong công tác tuyên truyền, vận động, hiến công, hiến kế về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu. 35
  • 36. Kết quả trong những năm qua, riêng CCB trong cả nước không chỉ hiến kế cùng chính quyền cơ sở, còn vận động huy động đóng góp hàng ngàn tỷ đồng, hiến hàng triệu m2 đất, hàng triệu ngày công cho xây dựng nông thôn mới, rất nhiều cá nhân, gia đình CCB đã hiến hàng trăm m2 đất, hàng trăm triệu đồng cho xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Để bảo tồn truyền thống làng quê Việt Nam, ngoài bộ tiêu chí của Chính phủ quy định, CCB nhất trí cao và ủng hộ việc chú trọng bảo tồn và phát huy cốt cách làng quê Việt để đi đâu, đến đâu cũng gặp vườn xanh, hàng rào xanh, con đường xanh, con đường hoa… Đặc trưng kiểu mẫu, vườn mẫu là “sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững”, mặc dù đường làng, ngõ xóm đã được bê tông hóa nhưng ở mỗi làng quê vẫn giữ được bản sắc, cốt cách làng quê Việt Nam. Nhân rộng mô hình “Vườn mẫu”, đảm bảo tính kinh tế để nâng cao thu nhập, đồng thời đảm bảo tính an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ theo liên kết chuỗi giá trị, bảo đảm tính bền vững. Mỗi nhà không nhất thiết xây tường mà nên có những hàng rào xanh độc đáo, được cắt tỉa phẳng, thẳng đẹp bao quạnh bởi lũy tre xanh, mọi người luôn xem cảnh vật trong vườn như một gia sản quý báu, cây cối luôn được chăm sóc bốn mùa tươi tốt. Xây dựng nông thôn mới càng tự hào về bản sắc làng quê của mình bởi mọi phong tục, tập quán, truyền thống cha ông tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy. Từng gia đình CCB và mọi người dân phải quan tâm chăm lo giáo dục con cháu, giáo dục những đạo lý, những truyền thống tốt đẹp của quê hương; đấu tranh với lối sống lai căng, thực dụng không phù hợp với thuần phong mỹ tục ở địa phương. Các vùng nông thôn cần tăng cường những hoạt động phối hợp cùng nhau giữ gìn, bảo vệ tài sản, an ninh trật tự trong từng địa phương. Đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn là toàn bộ những hoạt động tinh thần của cư dân nông thôn mà chủ yếu là nông dân. Đời sống văn hóa tinh thần ở các vùng nông thôn bao gồm: Phong tục tập quán, lối sống, quan hệ ứng xử giữa con người với con người, cách tư duy, hoạt động văn học - nghệ thuật ở các vùng nông thôn… Quan hệ giữa những người nông dân là quan hệ tình nghĩa thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng nhau. Trong thôn, trong xóm một người có việc mọi người xung quanh giúp đỡ, theo quan niệm “sống với nhau vì tình vì nghĩa không phải vì đĩa xôi đầy”; ra đường gặp người lớn tuổi phải chào hỏi; thương người như thể thương thân, mối quan hệ gần gũi xóm giềng trong bà con nông dân cần được giữ gìn, bảo vệ và phát huy để giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tình làng nghĩa xóm. Giữ gìn những giá trị văn hóa là một nội dung trong xây dựng nông thôn mới, nhằm xây dựng một đời sống văn hóa tinh thần tốt đẹp ở các vùng nông thôn. Việc khôi phục, giữ gìn những giá trị văn hóa như lễ hội, các hoạt động 36Tải bản FULL (file word 77 trang): bit.ly/2WgvOEd Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net