SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hoạt động mua bán nợ là hoạt động khá mới mẻ trên thị trường tài chính Việt
Nam. Trong đó, hoạt động mua bán nợ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức
tín dụng Việt Nam (VAMC) với các tổ chức tín dụng (TCTD) chỉ mới được tiến
hành từ nửa sau năm 2013. Trong suốt quá trình hoạt động, bên cạnh những đóng
góp tích cực vào công cuộc xử lý nợ xấu của quốc gia, thì hoạt động của VAMC
vẫn còn những hạn chế nhất định. Sự khó khăn trong hoạt động mua bán nợ của
VAMC còn xuất phát từ những bất cập trong quy định của pháp luật mua bán nợ và
những quy định pháp luật có liên quan.
Hoạt động mua bán nợ của VAMC là hoạt động ảnh hưởng rất lớn đến các
TCTD, thị trường tài chính tiền tệ và nền kinh tế quốc gia. Hoạt động mua bán nợ
hiệu quả sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ kinh tế. Hiện nay,
hoạt động mua bán nợ của VAMC gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc như: Việc
định giá các khoản nợ, chủ thể tham gia hoạt động mua bán nợ, hoạt động xử lý tài
sản bảo đảm, phương thức mua bán nợ theo cơ chế thị trường... Chính vì vậy,
nghiên cứu những bất cập, vướng mắc trong quá trình hoạt động của VAMC là rất
cần thiết để bảo vệ một cách phù hợp nhất lợi ích của các bên liên quan trong hoạt
động mua bán nợ.
Đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Quy định pháp luật về hoạt động mua bán
nợ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)”
làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân luật của mình. Tác giả sẽ nghiên cứu các
quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động mua bán nợ của VAMC,
thực tiễn hoạt động và những vướng mắc, bất cập trong hoạt động này, qua đó đề
xuất kiến nghị, hướng hoàn thiện để hoạt động mua bán nợ của VAMC đạt hiệu quả
tối ưu hơn trong tương lai.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, đề tài nghiên cứu về vấn đề này không được nhiều. Qua tìm hiểu,
tác giả đã tìm được một số tài liệu có liên quan như sau:
- Nguyễn Thị Bích Mai (2010), Pháp luật về hoạt động mua bán nợ của các
ngân hàng thương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng, Luận văn thạc sĩ
luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Nội dung luận văn này
chủ yếu đề cập đến hợp đồng mua bán nợ và hoạt động mua bán nợ của
2
Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam (DATC), Công ty
Quản lý nợ và Khai thác tài sản của các tổ chức tín dụng.
- Lưu Hồng Hạnh (2014), Phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn
này chủ yếu viết dưới góc độ kinh tế, không lồng ghép các khía cạnh pháp
lý và chỉ viết một mảng nhỏ trong hoạt động mua bán nợ.
- Võ Thị Hồng Thắm (2014), Tìm hiểu hoạt động của Công ty Quản lý tài
sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Đại học,
Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Văn Thịnh (2014), Pháp luật về mua bán nợ của tổ chức tín dụng
theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Luận văn thạc sĩ luật học,
Đại học Kinh tế – Luật.
- Võ Thị Diễm My (2015), Hoàn thiện hoạt động mua bán nợ xấu của Công
ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp
Đại học, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài này chỉ đơn
thuần viết ở góc độ kinh tế, không lồng ghép chuyên sâu các quy định của
pháp luật.
Trong các tài liệu trên, chỉ có luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Thịnh
là đề cập dưới góc độ pháp lý về hoạt động mua bán nợ của VAMC. Nhưng luận
văn này được viết vào năm 2014, nên không tiếp cận với các quy định về mua bán
nợ theo cơ chế thị trường, đặc biệt là Quyết định 618/QĐ-NHNN ngày 12/4/2016
về “Xây dựng và triển khai phương án mua nợ xấu theo giá thị trường của Công ty
Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”.
3 Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích khi tác giả nghiên cứu đề tài này là để làm rõ được vai trò, tầm quan
trọng của hoạt động mua bán nợ của VAMC đối với các TCTD và nền kinh tế quốc
dân.
Tiếp đến, tác giả sẽ nghiên cứu các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động
mua bán nợ của VAMC, đặc biệt là những quy định liên quan đến hoạt động mua
bán nợ xấu theo cơ chế thị trường.
Sau đó, tác giả sẽ làm rõ hoạt động mua bán nợ của VAMC trên thực tế diễn
ra như thế nào, có những vướng mắc, bất cập ra sao. Trên cơ sở phân tích các bất
cập và hạn chế trong hoạt động mua bán nợ của VAMC, Khóa luận sẽ có những lập
luận để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.
3
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận này chính là những quy định của pháp
luật về hoạt động mua bán nợ của VAMC, trong đó bao gồm các quy định pháp luật
về: Phương thức mua bán nợ, các chủ thể tham gia hoạt động mua bán nợ, việc định
giá các khoản nợ, các biện pháp xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm, cơ chế phối
hợp giữa VAMC và các TCTD.
Về phạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu hoạt động của VAMC
dưới góc độ pháp lý, không đề cập dưới góc độ kinh tế và các trình tự, thủ tục chi
tiết liên quan đến hoạt động mua bán nợ của VAMC.
5 Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
Trong Khóa luận này, tác giả đã sử dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu để
thu thập tài liệu, hoàn thành Khóa luận như: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp so sánh, phân tích, đánh
giá.
6 Bố cục tổng quát của Khóa luận
Khóa luận được chia thành 2 chương:
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ CỦA
CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT
NAM (VAMC)
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ CỦA CÔNG TY QUẢN
LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM (VAMC)
4
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ CỦA
CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT
NAM (VAMC)
1.1 Khái quát chung về hoạt động mua bán nợ của Công ty Quản lý tài sản
của các tổ chức tín dụng Việt Nam
1.1.1 Khái niệm về hoạt động mua bán nợ
Theo Điều 3 khoản 1 của Quy chế mua bán nợ của các TCTD kèm theo Quyết
định số 59/2006/QĐ-NHNN thì: “Mua, bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ,
theo đó, bên bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và
nhận thanh toán từ bên mua nợ”
Quyền đòi nợ là một dạng của quyền tài sản được quy định tại Điều 322 khoản
1 Bộ Luật Dân sự năm 2005 (BLDS). Như vậy, việc mua bán nợ chính là mua bán
quyền đòi nợ và được coi là một “trường hợp đặc biệt của việc chuyển giao quyền
yêu cầu”1
. Trong đó, đối tượng mua bán là quyền đòi nợ, bên bán sẽ chuyển giao
quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ và bên mua sẽ trả tiền cho bên bán để nhận
quyền đòi nợ đó. Quy định của văn bản pháp luật nêu trên về khái niệm mua bán nợ
chưa đề cập đến nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ từ bên
bán nợ sang bên mua nợ.
Theo Điều 3 khoản 1 Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/07/2015 Quy
định về Hoạt động mua, bán nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì:
“Mua, bán nợ là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với
khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh,
theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận
tiền thanh toán từ bên mua nợ”. Như vậy, khái niệm này đã làm rõ bản chất của
hoạt động mua bán nợ, trong đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ
cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán.
Qua các khái niệm mua bán nợ nêu trên, tác giả có thể hiểu: “Hoạt động mua
bán nợ của VAMC là thỏa thuận giữa bên bán nợ là các TCTD và bên mua nợ là
VAMC, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ sang cho bên mua
nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ”. Việc chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ
gắn liền với việc chuyển giao tài sản bảo đảm và các quyền, lợi ích khác như quyền
1
Lê Trọng Dũng (2015), “Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua bán nợ”, Tạp chí Ngân hàng, Số
15 tháng 8/2015, tr. 12
5
phát mại tài sản bảo đảm, quyền khởi kiện bên nợ, quyền yêu cầu bên bảo lãnh trả
nợ. Sau khi mua nợ, VAMC sẽ trở thành chủ nợ mới của bên nợ và sẽ tiến hành các
biện pháp để xử lý nợ xấu.
1.1.2 Đặc điểm về hoạt động mua bán nợ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ
chức tín dụng Việt Nam
Hoạt động mua bán nợ của VAMC có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, chủ thể của hoạt động mua bán nợ của VAMC bao gồm hai chủ thể
“cố định” là VAMC và các TCTD. Trong đó, VAMC là bên mua nợ, còn các TCTD
sẽ là bên bán nợ. Sau khi thương vụ mua bán nợ hoàn tất, VAMC sẽ trở thành chủ
nợ mới của bên nợ.
Thứ hai, đối tượng mua bán trong hoạt động mua bán nợ là các khoản nợ xấu
mà khách hàng vay còn nợ các TCTD. Xét về mặt bản chất, đó là quyền đòi nợ –
một loại quyền tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của BLDS.
Thứ ba, phương thức thanh toán trong hoạt động mua bán nợ của VAMC khá
đặc biệt. Đối với việc mua nợ theo giá trị ghi sổ thì VAMC sẽ thanh toán bằng trái
phiếu đặc biệt (TPĐB). Còn đối với việc mua nợ theo giá trị thị trường thì VAMC
sẽ thanh toán bằng trái phiếu. TPĐB với trái phiếu được TCTD dùng để vay tái cấp
vốn tại NHNN. Ngoài ra, trái phiếu còn được dùng để tham gia nghiệp vụ thị trường
mở hoặc chuyển nhượng giữa các TCTD.
Thứ tƣ, VAMC hoạt động theo nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận, điều
này xuất phát từ bản chất là VAMC là một doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà
nước (NHNN), được thành lập để đẩy mạnh công cuộc xử lý nợ xấu, làm lành mạnh
hóa hệ thống tài chính, hạn chế rủi ro cho các TCTD, ổn định kinh tế vĩ mô.
Thứ năm, sau khi giao dịch mua bán nợ hoàn tất, mặc dù các TCTD đã bán
nợ cho VAMC, nhưng VAMC vẫn có thể “ủy quyền” cho TCTD thực hiện một số
quyền năng của mình như: Thu hồi nợ, bán nợ và xử lý tài sản bảo đảm; cơ cấu lại
khoản nợ; chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay. Quy định
này có ưu điểm là các TCTD đã hiểu rõ và nắm bắt các thông tin chính xác về
khách hàng vay cũng như tình hình hoạt động, khả năng tài chính… đảm bảo tối ưu
hóa hoạt động thu hồi, xử lý nợ xấu.
1.1.3 Các phương thức mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín
dụng Việt Nam
6
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/20132
, thì
VAMC được phép mua bán nợ xấu dưới hai hình thức sau:
1.1.3.1 Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu
đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành
VAMC phát hành TPĐB để mua lại các khoản nợ xấu của các TCTD. TPĐB
được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử; có
mệnh giá bằng giá mua của khoản nợ xấu. TPĐB được phát hành bằng đồng Việt
Nam có lãi suất bằng 0% và có thời hạn tối đa 05 năm (trường hợp đặc biệt có thể
đến 10 năm) và được sử dụng để vay tái cấp vốn tại NHNN.
VAMC phát hành TPĐB theo phương án phát hành đã được NHNN chấp
thuận. NHNN quy định cụ thể việc tái cấp vốn trên cơ sở TPĐB và trình Thủ tướng
Chính phủ quyết định mức lãi suất cho vay tái cấp vốn.
TCTD sở hữu TPĐB phải trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) hàng năm đối với
TPĐB vào chi phí hoạt động trong thời hạn của TPĐB để tạo nguồn xử lý nợ xấu
khi mua lại các khoản nợ xấu từ VAMC.
TCTD được mua lại các khoản nợ xấu từ VAMC trước thời điểm đến hạn của
TPĐB hoặc phải sử dụng TPĐB để mua lại theo giá trị ghi sổ các khoản nợ xấu
được VAMC mua bằng TPĐB nhưng chưa được xử lý hoặc thu hồi toàn bộ vào thời
điểm trái phiếu đến hạn.
1.1.3.2 Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường bằng nguồn
vốn không phải Trái phiếu đặc biệt.
Sau khi phương án mua nợ theo giá trị thị trường từng năm đã được NHNN
chấp thuận, VAMC quyết định và chịu trách nhiệm về việc mua khoản nợ xấu theo
giá trị thị trường. Khi mua nợ xấu theo giá trị thị trường, VAMC phải định giá hoặc
thuê tổ chức có chức năng định giá độc lập xác định giá trị khoản nợ xấu. Phương
thức này được áp dụng khi khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số
tiền mua nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại hoặc khách
hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ. VAMC sẽ thanh toán cho TCTD
bán nợ xấu bằng trái phiếu. Việc phát hành trái phiếu để thanh toán cho TCTD bán
nợ được thực hiện riêng lẻ, căn cứ nhu cầu thực tế và kế hoạch phát hành trái phiếu
trong phương án mua nợ xấu theo giá trị thị trường đã được NHNN chấp thuận.
2
Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 34/2015/NĐ-CP ngày
31/03/2015 và Nghị định số 18/2016/NĐ-CP ngày 18/03/2016
7
Thời hạn của trái phiếu do VAMC và TCTD bán nợ xấu thỏa thuận và tối
thiểu là 1 năm. TCTD sở hữu trái phiếu không phải trích lập DPRR cho trái phiếu.
Trái phiếu của VAMC do TCTD nắm giữ được sử dụng để vay tái cấp vốn tại
NHNN, tham gia nghiệp vụ thị trường mở hoặc chuyển nhượng giữa các TCTD.
Trái phiếu phải thanh toán trong các trường hợp sau đây: Số tiền thu hồi từ
khoản nợ xấu không thấp hơn mệnh giá trái phiếu; VAMC bán khoản nợ xấu,
chuyển một phần hoặc toàn bộ khoản nợ xấu thành vốn góp, vốn cổ phần; VAMC
đã thanh toán toàn bộ mệnh giá trái phiếu; trái phiếu đến hạn thanh toán.
1.1.4 Vai trò của hoạt động mua bán nợ của Công ty Quản lý tài sản của các
tổ chức tín dụng Việt Nam
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 – 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến
nền kinh tế Việt Nam, kéo theo sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, sự đóng
băng của thị trường bất động sản. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh
nghiệp trì trệ, thua lỗ. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ
hàng hóa, hàng tồn kho lớn, đặc biệt là bất động sản, dẫn đến khó khăn trong trả nợ
ngân hàng, hệ quả là nợ xấu của các doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại
tăng lên nhanh chóng3
.
Nợ xấu đã trở thành “điểm nghẽn”4
của nền kinh tế, cản trở sự lưu thông của
dòng vốn tín dụng. Đồng thời gây mất an toàn cho hoạt động ngân hàng, ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và nguy cơ “đổ vỡ hệ thống tài chính quốc
gia”5
. Nếu không xử lý được nợ xấu, thì một lượng lớn nguồn vốn nằm “chết” trong
các khoản nợ và tài sản tồn đọng, các doanh nghiệp có nợ tồn đọng lớn sẽ không
phát triển được, các TCTD khó cải thiện được tình hình tài chính và nguy cơ thua lỗ
sẽ diễn ra6
. Nợ xấu còn làm giảm quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu
các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), qua đó làm giảm đi niềm tin của nhân dân
vào hệ thống các TCTD và vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước. Chính vì vậy,
việc xử lý nợ xấu đã trở thành một vấn đề cấp bách, không chỉ của riêng hệ thống
ngân hàng, mà đòi hỏi có sự phối hợp của các ngành, các cấp, tổ chức, cá nhân có
3
“Đánh giá sự phù hợp trong lộ trình, cách thức và hoàn thiện cơ cấu cho VAMC”, http://sbvamc.vn/danh-
gia-su-phu-hop-trong-lo-trinh-cach-thuc-va-hoan-thien-co-cau-cho-vamc/, truy cập ngày 05/5/2016
4
Nguyễn Thị Mùi (2012), “Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ”, Tạp chí Tài
chính, Số 11 (577) năm 2012, tr. 8
5
Lương Thị Hoài Phương (2009), Vai trò của pháp luật trong việc giải quyết nợ quá hạn tại các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 12
6
Nguyễn Thị Quỳnh Hương (2012), “Mô hình xử lý nợ xấu trên thế giới- thực tiễn ở Việt Nam”, Tạp chí
Ngân hàng, Số 13 tháng 7/2012, tr. 62
8
liên quan. Nhanh chóng xử lý nợ xấu – “khối u”7
làm xói mòn sức khỏe của nền
kinh tế, là sẽ khơi thông được nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là các nguồn vốn chảy
vào khu vực sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp, tháo gỡ các khó khăn
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, lành mạnh hóa và ổn định hệ thống tài chính,
hạn chế rủi ro cho các TCTD, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế,
ổn định kinh tế vĩ mô.
Trước tình hình đó, ngày 19/02/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 339/QĐ-TTg về Phê duyệt “Đề án Tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với
chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng
lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020” trong đó khẳng định vấn đề tái cơ cấu hệ
thống tài chính – ngân hàng, trọng tâm là các TCTD là một trong ba trụ cột quan
trọng của Đề án tái cơ cấu nền kinh tế. Đề án nhấn mạnh, trong giai đoạn 2013 –
2015, cần tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính của các TCTD, trước hết tập
trung xử lý nợ xấu, bảo đảm khả năng thanh toán, chi trả và phát triển ổn định của
các TCTD, tránh xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động của toàn bộ hệ thống.
Ngày 01/03/2012 Thủ tướng Chính phủ lại tiếp tục ban hành Quyết định số
254/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai
đoạn 2011 – 2015”. Quyết định ghi nhận một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu là: “Tập trung xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước để
sớm làm sạch bảng cân đối của ngân hàng thương mại nhà nước; phấn đấu đạt tỷ
lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước dưới 3% theo tiêu chuẩn phân
loại nợ và chuẩn mực kế toán của Việt Nam”.
Theo kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong hệ thống các TCTD của nhiều quốc gia
trên thế giới, cách thức được áp dụng “phổ biến”8
nhất là thành lập Công ty quản lý
tài sản (AMC). Trong quá trình giải quyết nợ xấu do hậu quả của cuộc khủng hoảng
tài chính năm 1997 mang lại, các quốc gia như Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan và
Malaysia đã thành lập các AMC để đẩy mạnh tiến trình xử lý khối lượng nợ xấu
khổng lồ đang gây tác động tiêu cực trong nền kinh tế. Các AMC này đã hoạt động
rất hiệu quả, là chủ thể có vai trò quan trọng then chốt trong tiến trình xử lý nợ xấu.
Kết quả là tỷ lệ nợ xấu của các quốc gia này đã được đưa về mức an toàn. Sự thành
công trong xử lý nợ xấu bằng cách thức thành lập các AMC đã tác động không nhỏ
7
Đỗ Thị Thu Quỳnh (2014), “Bàn thêm về các biện pháp xử lý nợ xấu”, Tạp chí Tài chính, Số 11 (601) năm
2014, tr. 55
8
Nguyễn Thị Thu Cúc (2015), “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc và Thái Lan trong khủng hoảng tài
chính - tiền tệ năm 1997”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 02 tháng 01/2015, tr. 44
9
đến tư duy trong giải quyết nợ xấu của Việt Nam. Nhất là sự thành công từ
Malaysia – vốn là quốc gia có sự tương đồng với Việt Nam về kinh tế, văn hóa, xã
hội, cơ cấu dân số và kinh nghiệm từ quốc gia này rất hữu dụng đối với Việt Nam.
NHNN đã tích cực thực hiện nhiều hành động nhằm cụ thể hóa các đề án trên
vào công cuộc xử lý nợ xấu. Sau một thời gian dài nghiên cứu và chuẩn bị kỹ
lưỡng, NHNN đã trình Thủ tướng ban hành Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày
18/5/2013 về việc “Thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của
các tổ chức tín dụng Việt Nam” và trình Thủ tướng ký Quyết định 843/QĐ-TTg
ngày 31/5/2013 về Phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín
dụng” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt
Nam”. Sau đó, NHNN đã ban hành nhiều văn bản để nhanh chóng đưa VAMC vào
hoạt động như: Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/6/2013 về thành lập
VAMC, Quyết định 1590/QĐ-NHNN ngày 22/7/2013 về phê duyệt điều lệ tổ chức
và hoạt động của VAMC. VAMC được thành lập với tư cách là “công cụ đặc biệt”
của Nhà nước nhằm quyết liệt xử lý và nhanh chóng gỡ bỏ “cục máu đông”9
nợ xấu
đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm lành
mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng
trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
- Vai trò đối với nền kinh tế
Thứ nhất, nợ xấu dưới 3% tổng số dư nợ tín dụng là “ngưỡng an toàn”10
do
NHNN và các tổ chức quốc tế đặt ra. Theo kết quả của cơ quan thanh tra, giám sát
NHNN thì tính tới ngày 31/3/2012, nợ xấu chiếm 8,6% tổng dư nợ tín dụng, và cuối
năm 2012 là 7,8% theo công bố của NHNN Việt Nam11
. Nợ xấu là vấn đề tất yếu
trong hoạt động của các TCTD. Nhìn chung, nợ xấu của Việt Nam chưa đến mức
báo động, song rất cần xử lý nhanh chóng để không gây ra các hậu quả nghiêm
trọng. So với thời điểm khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, nợ xấu của các
quốc gia khác còn lên đến mức trên 40% như Thái Lan là 47,7% (5/1999),
Indonesia trên 50% (1999)12
.
Bước sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục ở mức cao, chạm mức 4,67%
9
Lê Thị Thu Thủy, Đỗ Minh Tuấn (2015), “Nợ xấu ngân hàng dưới khía cạnh pháp lý ”, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, Số 11 (284) năm 2015, tr. 40
10
Hoàng Thị Thanh Huyền (2015), “"Nút thắt" trong xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam”,
Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 02 tháng 01/2015, tr. 22
11
Tô Ngọc Hưng (2014), “Thực trạng xử lý nợ xấu của Ngân hàng Việt Nam năm 2012 - 2013 và một số
khuyến nghị chính sách”, Tạp chí Ngân hàng, Số 3 tháng 2/2014, tr. 7
12
Nguyễn Thị Thu Hằng (2013), “Nợ xấu ngân hàng Việt Nam: một năm nhìn lại”, Tạp chí Ngân hàng, Số 6
tháng 3/2013, tr. 20
10
vào tháng 4/2013 nhưng đến cuối năm 2013 lại giảm còn 3,61%13
. Nguyên nhân
chính là do gần 40.000 tỷ đồng nợ xấu đã được VAMC mua lại từ các TCTD14
.
Theo thống kê của VAMC, tính từ đầu năm 2014 đến ngày 24/12/2014,
VAMC đã mua được 81.600 tỷ đồng nợ xấu của các TCTD với giá 67.275 tỷ đồng,
phát hành TPĐB khoảng 58 nghìn tỷ đồng. Tổng số TCTD bán nợ xấu cho VAMC
đến cuối năm 2014 là 39 TCTD15
. Hệ quả là đến cuối tháng 12/2014, theo NHNN
Việt Nam tỷ lệ nợ xấu giảm còn 3,25%16
.
Ngày 24/12/2015, trong buổi họp báo Hội nghị tổng kết hoạt động ngân hàng
2015 và triển khai nhiệm vụ 2016, NHNN đã công bố đến ngày 30/11/2015, nợ xấu
toàn hệ thống giảm còn 2,72%, hoàn thành mục tiêu đề ra là 3%. Đây là kết quả có
sự đóng góp rất lớn từ nỗ lực của VAMC trong suốt một năm, khi đã phát hành gần
110.000 tỷ đồng TPĐB, mua hơn 111.000 tỷ đồng nợ gốc. Tính chung từ khi hoạt
động đến thời điểm 31/12/2015, VAMC phát hành TPĐB hơn 243.000 tỷ đồng để
mua nợ xấu17
.
Ngày 13/01/2016, VAMC tổ chức Hội nghị triển khai phương hướng nhiệm
vụ năm 2016. Chủ tịch Hội đồng thành viên của VAMC – ông Nguyễn Quốc Hùng
nhấn mạnh VAMC đã hoàn thành kế hoạch do NHNN giao trong cả 03 năm (2013,
2014 và 2015) góp phần đưa nợ xấu về 3%18
.
Nhờ sự nỗ lực của toàn hệ thống ngân hàng, mà chủ yếu nhất vẫn là NHNN
thông qua các chính sách đúng đắn, phù hợp – đặc biệt là việc sử dụng “công cụ đặc
biệt” VAMC một cách hiệu quả, đã góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới mức 3% ,
là ngưỡng an toàn nợ xấu theo khuyến cáo của Ủy ban Basel. Qua đó ổn định được
13
“Tỷ lệ Nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng(%)”,
http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/trangchu/tk/hdchtctctd/tlnxttdntd?_afrLoop=2350604910833849
&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D235060491
0833849%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Dd2y3vimgd_482, truy cập ngày 05/5/2016
14
Đào Quốc Tính, Phí Trọng Hiển (2014), “VAMC - bước đi tất yếu trong quá trình hoàn thiện cấu trúc hệ
thống quản lý, giám sát nợ xấu các tổ chức tín dụng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Số 8 tháng 4/2014, tr. 3
15
“VAMC đồng hành cùng tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu”, http://www.sbvamc.com.vn / tin-tuc/ vamc -
dong-hanh-cung-to-chuc-tin-dung-xu-ly-noxau/37508/038.html, truy cập ngày 05/5/2016
16
“3 năm xử lý được 311.100 tỷ đồng nợ xấu”, http://sbvamc.vn/tin-tuc/3-nam-xu-ly-duoc-311-100-ty-dong-
no-xau/37567/038.html, truy cập ngày 05/5/2016
17
“Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2016 của VAMC”,
http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?dDocName=SBVWEBAPP01SBV07
8703&dID=81082&_afrLoop=2327018851155849&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3FdI
D%3D81082%26_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D2327018851155849%26dDocName%3DSBVW
EBAPP01SBV078703%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Djcqs0meip_136, truy cập ngày
05/5/2016
18
“VAMC – Hội nghị triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2016”, http://www.sbvamc.vn/tin-tuc/vamc---
hoi-nghi-trien-khai-phuong-huong-nhiem-vu-nam-2016-/37747/038.html, truy cập ngày 05/5/2016
11
hệ thống các TCTD, tránh nguy cơ đổ vỡ hàng loạt.
Thứ hai, khơi thông được nguồn vốn tín dụng, giúp cho các doanh nghiệp tiếp
cận được với nguồn vốn vay của các TCTD để tiếp tục duy trì, mở rộng hoạt động
sản xuất, kinh doanh, hạn chế tình trạng thất nghiệp, qua đó giúp nền kinh tế nâng
cao sức cạnh tranh và phát triển vững mạnh.
Thứ ba, các TCTD nắm phần lớn nguồn vốn của nền kinh tế, nên hoạt động
mua bán nợ của VAMC sẽ góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị
trường mua bán nợ. Qua đó thu hút được các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là các
nhà đầu tư nước ngoài có nguồn vốn lớn, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn
cao trong hoạt động mua bán nợ. Ngoài ra, mua bán nợ còn làm “đa dạng hóa”19
các
hoạt động trên thị trường tài chính. Bên cạnh các hoạt động mang tính “truyền
thống” như: Cấp tín dụng, nhận tiền gởi, cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Vai trò đối với các TCTD
Thứ nhất, TCTD được dùng TPĐB, trái phiếu để vay tái cấp vốn từ NHNN,
làm tăng nguồn vốn khả dụng cho TCTD, tránh tình trạng “ứ đọng”20
vốn do nợ xấu
tăng cao, tiếp tục dùng nguồn vốn đó để tái đầu tư, tiến hành hoạt động kinh doanh,
khơi thông được nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế.
Thứ hai, làm “sạch” bảng cân đối kế toán của các TCTD (những khoản nợ
xấu đã bán cho VAMC không còn được xem là nợ xấu), giúp cho các TCTD hạn
chế nguy cơ bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc áp lực tái cơ cấu, sáp nhập
với TCTD khác khi có tỷ lệ nợ xấu cao hoặc mất khả năng thanh toán. Hoạt động
mua nợ của VAMC bằng TPĐB giúp cho các TCTD giảm áp lực trích lập DPRR
đối với khoản nợ xấu ngay lập tức, số dự phòng này sẽ được phân bổ trong 5 năm.
Thứ ba, việc bán các khoản nợ giúp tăng cường thêm nguồn vốn để đáp ứng
nhu cầu rút tiền mặt và chi trả tiền mặt, làm tăng khả năng thanh khoản của các
TCTD. Do đã bán đứt các khoản nợ xấu nên các TCTD sẽ yên tâm tập trung vào
hoạt động kinh doanh, tiết kiệm được các chi phí, thời gian để quản lý và thu hồi nợ
xấu.
- Vai trò đối với khách hàng vay
Thứ nhất, hoạt động mua bán nợ giúp các khách hàng vay đang gặp hoàn
19
Nguyễn Thị Bích Mai (2010), Pháp luật về hoạt động mua bán nợ của các ngân hàng thương mại ở Việt
Nam và thực tiễn áp dụng, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 19
20
Lương Thị Trúc Ly (2015), Phòng ngừa và xử lý nợ xấu tín dụng bất động sản tại ngân hàng phát triển
nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, tr. 9
12
cảnh khó khăn trong kinh doanh thoát khỏi tình trạng dừng hoạt động hay phá sản
do áp lực nợ xấu quá lớn, thua lỗ, không có nguồn vốn tiếp tục duy trì hoạt động sản
xuất, kinh doanh.
Thứ hai, đối với khách hàng vay có khả năng phục hồi tốt, dự án đang tiến
hành có khả năng sinh lợi cao, thì VAMC cũng đã tiến hành cơ cấu lại khoản nợ
hoặc đề nghị TCTD tiếp tục cho vay. Giúp cho các khách hàng vay có khả năng rất
lớn trong việc duy trì, khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1.2 Khái quát chung về pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán nợ của
Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
1.2.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật vào hoạt động mua bán nợ của Công
ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
- Đối với hoạt động mua bán nợ của VAMC
Trong hoạt động mua bán nợ, một hành lang pháp lý mua bán nợ phát triển sẽ
giúp cho quá trình chuyển giao các khoản nợ xấu, các quyền và lợi ích liên quan từ
bên bán nợ sang bên mua nợ trở nên dễ dàng, thông thoáng. Các quy định điều
chỉnh hoạt động mua bán nợ được hoàn thiện sẽ góp phần thúc đẩy thị trường mua
bán nợ phát triển, qua đó giúp giải quyết triệt để và nhanh chóng vấn đề nợ xấu của
nền kinh tế.
Khung pháp lý mua bán nợ hoạt động hiệu quả sẽ đảm bảo sự an toàn trong
hoạt động của các TCTD, ổn định hệ thống tài chính, giúp bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp, giải quyết thỏa đáng lợi ích và đảm bảo sự bình đẳng của các bên trong
hoạt động mua bán nợ.
Pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán nợ phát triển, các thông tin trên thị
trường mua bán nợ chính xác, công khai, minh bạch sẽ khuyến khích được các nhà
đầu tư trong nước, đồng thời thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, phát triển
được thị trường mua bán nợ trong lúc thị trường mua bán nợ kém phát triển, chưa
chuyên nghiệp, chưa hoạt động theo “đúng nghĩa”21
thị trường.
Thực tiễn trong hoạt động xử lý nợ xấu đã và đang gặp rất nhiều khó khăn
vướng mắc do thiếu các quy định của pháp luật, do các quy phạm pháp luật chồng
chéo, mâu thuẫn, không đồng bộ, không phù hợp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hoạt động xử lý nợ xấu. Chính vì vậy, việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý mạnh
mẽ để điều tiết toàn bộ hoạt động liên quan đến việc xử lý nợ xấu, tạo lập một môi
21
Kiều Hữu Thiện (2015), “Thực trạng hoạt động của VAMC và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Ngân hàng,
Số 2 tháng 1/2015, tr. 4
13
trường hoạt động minh bạch, bình đẳng, thông suốt là rất cần thiết trong giai đoạn
hiện nay.
Ngoài ra, việc cần thiết phải sử dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt động mua
bán nợ do bản chất, đặc trưng riêng của hoạt động này, cụ thể là:
Thứ nhất, xuất phát từ tính chất phức tạp của công tác xử lý nợ xấu, nên hoạt
động mua bán nợ xấu là một hoạt động vô cùng khó khăn và “phức tạp”22
. Hoạt
động mua bán nợ xấu sẽ liên quan đến nhiều chủ thể như bên bán nợ, bên mua nợ,
khách hàng vay, bên trung gian, môi giới, bên định giá tài sản. Đối tượng mua bán
trong trường hợp này là các khoản “nợ xấu”. Khi TCTD quyết định bán thì các
khoản nợ này đã “rất xấu”23
, khả năng mất vốn rất cao và khách hàng vay đang lâm
vào hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, khi mua nợ xấu
thì bên mua phải tiến hành định giá các khoản nợ xấu, sau khi thương vụ mua bán
hoàn tất thì bên mua sẽ tiến hành các biện pháp xử lý nợ xấu như cơ cấu lại khoản
nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần, phát mãi tài sản bảo đảm để thu hồi
nợ… là những việc làm không hề đơn giản.
Thứ hai, hoạt động mua bán nợ là hoạt động nhạy cảm và chứa đựng tiềm ẩn
các “rủi ro”24
rất lớn cho các bên tham gia. Đây là một hoạt động nghiệp vụ trong
lĩnh vực tài chính – tiền tệ và thị trường mua bán nợ là một bộ phận của thị trường
tài chính – tiền tệ nên yếu tố “rủi ro” là điều không thể tránh khỏi. Rủi ro này xuất
phát từ nhiều lý do như: Việc định giá khoản nợ; sự tăng, giảm giá trị của tài sản
bảo đảm – đặc biệt là bất động sản theo thời gian; sự ảnh hưởng, tác động của thị
trường chứng khoán, thị trường bất động sản; khả năng tự phục hồi của khách hàng
vay; số tiền thu hồi thấp, không có khả năng thu hồi hay không thể xử lý được tài
sản bảo đảm… là những yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động xử lý nợ.
Thứ ba, hoạt động mua bán nợ là hoạt động mới xuất hiện ở nước ta trong
thời gian gần đây, cụ thể là năm 2003 với sự ra đời và hoạt động của DATC. Chính
vì vậy, hoạt động mua bán nợ là hoạt động khá “mới” trên thị trường tài chính Việt
Nam. Đòi hỏi phải có pháp luật điều chỉnh để đưa hoạt động mua bán nợ vào
“khuôn khổ”, tránh tranh chấp, xung đột lợi ích giữa các bên về sau.
- Đối với hoạt động quản lý Nhà nước
22
Bùi Văn Sơn, Nguyễn Thị Kim Thoa (2007), “Cơ chế pháp lý cho mô hình công ty mua bán nợ”, Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp, Số chuyên đề số 28 (108) năm 2007, tr. 48
23
Nguyễn Hoài Phương (2016), “Nợ xấu và mô hình xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam”,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 3(288), tr. 28
24
Phạm Thị Giang Thu (2016), “Một số ý kiến về dự thảo nghị định quy định điều kiện kinh doanh mua bán
nợ”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 4 (336) năm 2016, tr. 84
14
Trong nền kinh tế quốc dân, hoạt động ngân hàng và nền kinh tế có mối quan
hệ “hữu cơ” với nhau. TCTD và chủ yếu nhất vẫn là các ngân hàng là nơi cung cấp
vốn cho nền kinh tế, là cầu nối giữa các chủ thể kinh doanh với thị trường và giữa
nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. Nhưng hoạt động ngân hàng đầy
rẫy các rủi ro và thách thức. Chính vì vậy, ngân hàng được ví là “chỗ trũng”25
trong
nền kinh tế, các rủi ro từ các chủ thể kinh doanh khác có thể chuyển tải một phần
hoặc toàn bộ sang ngân hàng. Do đó, việc xử lý nợ xấu của các TCTD được Đảng,
Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm và xử lý quyết liệt.
Pháp luật là phương tiện quan trọng và hiệu quả để Nhà nước thực hiện chức
năng quản lý xã hội, quản lý kinh tế. Khi quan hệ mua bán nợ phát sinh, do tính
chất quan trọng, cấp thiết của hoạt động này, Nhà nước bắt buộc phải sử dụng pháp
luật để điều chỉnh và “trật tự hóa”26
quan hệ mua bán nợ theo ý chí của Nhà nước
trên cơ sở dung hòa lợi ích giữa Nhà nước và xã hội, đảm bảo sự bình đẳng, công
bằng giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ mua bán nợ. Việc dùng pháp luật để
điều chỉnh hoạt động mua bán nợ là “cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường
quyền lực Nhà nước”27
trong hoạt động điều hành, kiểm soát các TCTD nói riêng
và quản lý hoạt động tài chính, tiền tệ nói chung. Mặt khác bảo đảm hoạt động mua
bán nợ được triển khai theo đúng các đường lối, chủ trương, chính sách, định hướng
do Nhà nước đề ra.
1.2.2 Yêu cầu đặt ra của pháp luật điều chỉnh vào hoạt động mua bán nợ của Công
ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
Các quy định của pháp luật điều chỉnh vào hoạt động mua bán nợ xấu của
VAMC cần tập trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, sau khi mua nợ, VAMC sẽ trở thành chủ nợ mới nên có thể tự mình
hoặc phối hợp với các TCTD xử lý nợ thông qua các biện pháp: Phát mại tài sản,
khởi kiện, tái cơ cấu nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần, bán lại các khoản
nợ cho các tổ chức, cá nhân… Trong bối cảnh, các quy định pháp luật còn mâu
thuẫn, “vừa chồng chéo vừa thiếu hụt”28
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các
quyền năng của VAMC. Do đó, để thực hiện hoạt động trên hiệu quả, VAMC phải
25
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình Luật Ngân hàng, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 53
26
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2010), Tập bài giảng lý luận về pháp luật, tr. 14
27
Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Tư pháp, tr.
73
28
Nguyễn Tiến Đông (2015), “Một số giải pháp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay hiện nay”, Tạp chí Ngân
hàng, Số 17 tháng 9/2015, tr. 12
15
được trao các “đặc quyền” để có thể toàn quyền xử lý nợ xấu như: Thu giữ, xử lý tài
sản bảo đảm để thu hồi nợ không cần có sự đồng ý của bên bảo đảm; quyền tự quyết
định việc chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần; quyền được phá sản các khách
hàng vay hoạt động kém hiệu quả. Đây cũng chính là các đặc quyền mà các AMC
của nhiều quốc gia trên thế giới đã từng được ghi nhận trong quá trình giải quyết nợ
xấu.
Thứ hai, để hoạt động mua bán nợ phát triển, thì phải có thị trường mua bán
nợ. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải xây dựng khung pháp lý đầy đủ, hoàn thiện để
nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có thể gia nhập thuận lợi vào thị trường mua
bán nợ, từ đó đa dạng hóa các chủ thể trên thị trường với nhiều tư cách khác nhau
như: Bên bán nợ, bên mua nợ, bên môi giới – trung gian, chủ thể điều hành và quản
lý thị trường để giúp quá trình xử lý nợ xấu diễn ra nhanh chóng. Thị trường mua
bán nợ phải gắn với thị trường thông tin về các khoản nợ, nên các thông tin trên thị
trường phải đảm bảo công khai, nhất thống, không có mâu thuẫn trong công bố giữa
NHNN và các TCTD.
Thứ ba, sau khi hoạt động mua bán nợ hoàn tất, VAMC sẽ trở thành chủ nợ
mới nên sẽ có trách nhiệm xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, pháp luật cần có những quy
định để tạo nên cơ chế phối hợp giữa VAMC và TCTD thật hợp lý, chặt chẽ nhằm
đảm bảo quá trình xử lý nợ diễn ra nhanh chóng, đạt được kết quả tối ưu.
1.2.3 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các
tổ chức tín dụng Việt Nam chi phối đến việc quy định các hoạt động của Công ty
Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
1.2.3.1 Nguyên tắc lấy thu bù chi và không vì mục tiêu lợi nhuận
VAMC là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, chịu
sự quản lý của Nhà nước và thanh tra, giám sát trực tiếp của NHNN Việt Nam.
VAMC được thành lập với tư cách công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần
xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD,
doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Trong bối
cảnh nợ công còn lớn, ngân sách eo hẹp, nên VAMC hoạt động theo nguyên tắc lấy
thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận.
1.2.3.2 Nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu
Nguyên tắc này rất quan trọng trong hoạt động của VAMC, vì trong hoạt động
mua bán, xử lý nợ xấu, nếu các thông tin được công khai, minh bạch sẽ đảm bảo
được lợi ích cho các bên tham gia vào quan hệ mua bán vì có thể đánh giá được đầy
16
đủ các thông tin về khoản nợ để lên kế hoạch xử lý nợ xấu. Đồng thời, thu hút được
các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài gia nhập vào thị trường mua bán nợ Việt
Nam.
1.2.3.3 Nguyên tắc hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu
Hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC liên quan đến mảng tài chính – tiền tệ là
một hoạt động đầy rủi ro, thách thức. Với tư cách là một doanh nghiệp thuộc sở hữu
Nhà nước, VAMC phải nắm vững nguyên tắc này để hạn chế đến mức thấp nhất các
rủi ro và chi phí xử lý nợ xấu trong hoạt động mua bán nợ trong bối cảnh kinh tế
quốc gia còn khó khăn và nguồn ngân sách eo hẹp.
1.2.3.4 Nguyên tắc đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, các
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua, bán nợ
Quá trình mua bán nợ, xử lý nợ xấu phải bảo đảm sự an toàn trong hoạt động
của các TCTD, đảm bảo lợi ích của các khách hàng vay vì mục đích cuối cùng là
làm lành mạnh hóa tình hình hoạt động của các TCTD, ổn định hoạt động hệ thống
tài chính, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay, qua đó ổn
định kinh tế vĩ mô.
1.2.3.5 Nguyên tắc việc chuyển giao khoản nợ được mua, bán được tiến
hành đồng thời với việc chuyển giao các nghĩa vụ của bên nợ và các bên có liên
quan đến khoản nợ (kể cả các quyền gắn liền với các bảo đảm cho khoản nợ) từ bên
bán nợ sang bên mua nợ
Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của hoạt động mua bán nợ là mua bán
quyền đòi nợ và bên bán sẽ chuyển giao tất cả các quyền và nghĩa vụ pháp lý liên
quan đến quyền đòi nợ sang bên mua nợ (VAMC). Và VAMC với tư cách là chủ nợ
mới sẽ có toàn quyền xử lý để thu hồi khoản nợ xấu đã mua từ các TCTD.
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Chương I tác giả đã cung cấp những thông tin chung về khái niệm mua bán
nợ, các phương thức mua bán nợ, các nguyên tắc hoạt động, cũng như vai trò của
VAMC đối với nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cũng đã làm rõ sự cần thiết
của pháp luật điều chỉnh vào hoạt động mua bán nợ của VAMC. Theo đó, việc
nghiên cứu nhằm tạo nên một cơ chế điều chỉnh toàn diện hoạt động mua bán nợ
xấu của VAMC là điều thiết thực. Đây là phần lý thuyết chung quan trọng về hoạt
động mua bán nợ của VAMC và chúng ta sẽ tìm hiểu về thực trạng hoạt động của
VAMC ở chương II Khóa luận này.
17
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI
SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM (VAMC)
2.1 Phƣơng thức mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức
tín dụng Việt Nam
Đây là những quy định mang tính nền tảng trong hoạt động mua bán nợ của
VAMC. Hiện nay, VAMC được phép mua nợ theo hai phương thức, mỗi phương
thức đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy từng thời kì, hoàn cảnh mà các
phương thức khác nhau sẽ được lựa chọn và ưu tiên đáp dụng để đảm bảo phù hợp
với tình hình chung của hệ thống tài chính và nền kinh tế vĩ mô.
2.1.1 Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt
do Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành
Trong bối cảnh ngân sách còn eo hẹp, không đủ khả năng giải quyết triệt để nợ
xấu thì phương thức mua bán nợ xấu bằng TPĐB với đặc tính không dùng tiền từ
ngân sách Nhà nước là công cụ mang tính chất “sáng tạo”29
và khả thi nhất hiện
nay. TCTD có thể dùng TPĐB để xin tái cấp vốn từ NHNN để có thể tiếp tục cấp
tín dụng, khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế, làm sạch bảng cân đối kế toán.
Phương thức mua bán nợ bằng TPĐB giúp TCTD giảm áp lực trích lập DPRR ngay
lập tức. Trong khi đối với các khoản nợ xấu thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn),
nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) thì TCTD phải trích lập
DPRR lần lượt là 20%, 50%, 100% hàng quý thì nay thời hạn trích lập được kéo dài
trong 5 năm. Trong 5 năm đó, TCTD sẽ phân bổ việc trích lập DPRR với khoản nợ
xấu tương ứng. Do tài sản bảo đảm đa phần là bất động sản, nên trong khoản thời
hạn của TPĐB, giá trị của bất động sản có thể phục hồi và tăng giá trị, đảm bảo khả
năng phát mãi tài sản để thu hồi nợ.
Trong bối cảnh VAMC mới được thành lập, năng lực tài chính còn hạn chế thì
TPĐB có thể xem là một “giải pháp tình thế”30
trước mắt để nhanh chóng xử lý vấn
đề nợ xấu của TCTD đang nóng bỏng hiện nay. Tuy nhiên, xét về thực tiễn, phương
thức mua bán nợ bằng TPĐB bộc lộ rất nhiều bất cập, cụ thể là:
29
Tô Ngọc Hưng (2015), “Ngành ngân hàng với nhiệm vụ xử lý nợ xấu, nhìn lại giai đoạn 2011-2014 và một
số kiến nghị”, Tạp chí Ngân hàng, Số 3+4 tháng 2/2015, tr. 33
30
Nguyễn Văn Thịnh (2014), Pháp luật về mua bán nợ của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành, Luận văn thạc sĩ luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 46
18
Thứ nhất, theo tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu thì xét về mặt bản chất TPĐB không
phải là trái phiếu, mà chỉ là “một giấy nợ”31
của VAMC với TCTD khi TCTD bán
nợ cho VAMC. TPĐB không thể được chuyển nhượng hay mua bán trên thị trường
chứng khoán do không được bảo lãnh từ Chính phủ hay NHNN. Khi TPĐB đến
hạn, nếu khoản nợ chưa được thu hồi đầy đủ thì TCTD phải thanh toán TPĐB và
mua lại các khoản nợ xấu được VAMC mua bằng TPĐB. Xét về bản chất, hoạt
động mua bán nợ bằng TPĐB của VAMC là mua nợ có truy đòi và VAMC chỉ mua
khoản nợ đó trong vòng 5 năm. Nếu VAMC không xử lý được nợ xấu, khi đến hạn
thanh toán của TPĐB thì chỉ việc “trả lại” khoản nợ xấu đó cho TCTD. Nợ xấu
chạy vòng và VAMC thực hiện việc xử lý nợ theo kiểu “đánh bùn sang ao” mà
không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về rủi ro liên quan đến khoản nợ xấu.
Như vậy, rõ ràng với việc “mua nợ trong 5 năm” cùng với nguyên tắc hoạt
động không vì mục tiêu lợi nhuận nên VAMC thiếu động lực xử lý nợ xấu, trong
khi động lực thu hồi nợ xấu của các TCTD rất rõ ràng vì nếu không thu hồi được
nợ, sau 5 năm nợ xấu sẽ hồi “cố chủ”. Điều này góp phần đưa đến kết quả là trong
thời gian qua các khoản nợ xấu mà VAMC mua vẫn chưa giải quyết được nhiều.
Các TCTD vẫn phải trực tiếp và gánh vác trách nhiệm rất lớn trong việc xử lý nợ
thông qua việc được VAMC ủy quyền, làm tăng chi phí hoạt động của các TCTD
mặc dù đã bán nợ cho VAMC. Tóm lại, đây thực chất không phải là phương thức để
VAMC xử lý nợ xấu mà là phương thức để “hỗ trợ” cho các TCTD tự xử lý nợ xấu.
Vai trò của VAMC qua đó khá mờ nhạt và không đáp ứng được kỳ vọng đề ra.
Thứ hai, có thể ví VAMC như là một “kho lưu giữ nợ xấu”32
của các TCTD,
nợ xấu từ các TCTD tạm thời chuyển sang VAMC giữ hộ, chỉ nhất thời làm đẹp cho
bảng kế toán của các TCTD, giúp “kéo”33
giãn thời gian trích lập DPRR, thời gian
xử lý nợ xấu để TCTD có thời gian sắp xếp, đôn đốc thu hồi nợ, bù đắp lỗ dự tính
bằng các nguồn thu nhập khác cùng với hy vọng trong vòng 5 năm tới, tình hình
kinh tế sẽ chuyển biến theo hướng tích cực. Điều đó cho thấy, đây không phải là
quan hệ mua bán theo đúng nghĩa, VAMC chỉ là chủ sở hữu tạm thời của khoản nợ
trong thời hạn 5 năm của TPĐB. Sau khi TPĐB đến hạn, nếu VAMC và TCTD vẫn
31
“Trái phiếu đặc biệt của VAMC - Công cụ để xử lý nợ xấu” ,http://finance.tvsi.com.vn/News/201
3913/255264/trai-phieu-dac-biet-cua-vamc-cong-cu-de-xu-ly-no-xau.aspx, truy cập ngày 23/05/2016
32
Đào Thị Hồ Hương (2012), “Những vấn đề cần chú ý trong việc xử lý nợ xấu tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân
hàng, Số 11 tháng 6/2012, tr. 33
33
Nguyễn Đắc Hưng (2014), “Quan điểm và giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện
nay”, Tạp chí Ngân hàng, Số 21 tháng 11/2014, tr. 17
19
chưa xử lý nợ được thì nợ xấu sẽ “quay lại” với các TCTD, khi đó nợ xấu sẽ trở
thành “rất xấu”34
, không thể xử lý được.
Thứ ba, mặc dù đã bán nợ cho VAMC nhưng hằng năm TCTD vẫn phải liên
tục trích lập DPRR cho TPĐB, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận, hoạt
động kinh doanh của các TCTD và hạn chế tăng trưởng tín dụng chung của cả hệ
thống. Trong khi đó, việc trích lập DPRR chưa hẳn đã được các TCTD thực hiện
tốt, nhất là trong bối cảnh vẫn còn nhiều TCTD hoạt động khó khăn như hiện nay.
Việc trích lập DPRR, cùng với việc phải huy động nguồn lực để tự xử lý khoản nợ
xấu đã bán, trả phí cho VAMC từ số tiền nợ thu hồi dẫn đến chi phí để xử lý nợ xấu
của các TCTD rất cao. Nên các TCTD phải “đẩy”35
sự bất lợi này ngược về khách
hàng. Trong đó các doanh nghiệp, cá nhân sẽ đi vay với lãi suất cao, dẫn đến khó
tiếp cận nguồn vốn; người gởi tiền sẽ nhận lãi suất tiền gởi thấp. Từ đó sẽ khó đạt
được mục tiêu giảm giảm lãi suất cho vay xuống mức trung bình của các nước đang
phát triển là 5%/năm và tăng lãi suất tiền gởi. Bên cạnh đó, TPĐB không thể triệt để
giải quyết nợ xấu, làm tăng chi phí hoạt động của VAMC nếu quá trình xử lý nợ
kéo dài.
Thứ tƣ, việc mua bán nợ trong trường hợp này đơn thuần cũng chỉ là một hình
thức tái cấp vốn hết sức thô sơ từ NHNN, thông qua đó NHNN “bơm tiền” vào nền
kinh tế để “trám lỗ hổng”36
nợ xấu, đem đến rủi ro lớn cho nền kinh tế với vấn đề
lạm phát trong tương lai. Đặc tính của phương thức này là VAMC sẽ mua nợ theo
giá trị sổ sách – tức là không có thương lượng về giá, mang nặng “tính chất hành
chính”, không tính đến khả năng thu hồi nợ từ tài sản bảo đảm, đây cũng là một lý
do khiến phương thức này không được đề cao vì “ngầm” chứa đựng các rủi ro
không nhỏ.
Mặc dù nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đã giảm xuống dưới 3% bằng
việc các TCTD cơ cấu lại khoản nợ, trích lập DPRR và chủ yếu nhất vẫn là bán nợ
xấu cho VAMC nên thực chất số nợ xấu đó mới chỉ bị “che đậy” một cách tạm thời
mà không được cải thiện thực chất. Việc VAMC mua nợ xấu bằng TPĐB chưa thật
sự tạo ra sự thỏa mãn cho các bên tham gia và thực chất không giải quyết được triệt
để nợ xấu. Thực tế tình hình tài chính của VAMC hiện nay vẫn chưa cho phép tổ
34
Trang Lê (2013), “Hậu VAMC: Nợ xấu biến mất hay biến chất”, Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, Số
tháng 3/2013, tr. 32
35
Nguyễn Đình Cung (2016), “Tái cơ cấu kinh tế những năm qua và một số định hướng cho giai đoạn 2016-
2020”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 01 tháng 01/2016, 1, tr. 17
36
“VAMC xử lý nợ xấu chủ yếu vẫn bằng cách bơm tiền ”, http://www.bvsc.com.vn/News/201352
3/244041/vamc-xu-ly-no-xau-chu-yeu-van-bang-cach-bom-tien.aspx, truy cập ngày 24/05/2016
20
chức này thực hiện việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường. Đây chỉ là giải pháp
tạm thời trước mắt để nhanh chóng xử lý tình trạng nợ xấu đang cấp bách ở Việt
Nam chứ không phải là giải pháp mang tính căn cơ lâu dài. Những bất cập trên có
thể giải quyết bằng các cách sau:
Một là, hạn chế việc mua bán nợ bằng TPĐB và chuyển dần sang mua bán nợ
theo cơ chế thị trường, đồng thời có lộ trình tăng vốn cho VAMC để VAMC có thể
thực hiện hoạt động mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường.
Hai là, nhanh chóng phân loại các khoản nợ xấu đã mua bằng TPĐB để bán
hoặc phát mại tài sản bảo đảm cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Thậm
chí, VAMC có thể dùng “tiền tươi” để “mua lại các khoản nợ xấu đó theo giá thị
trường”37
.
Ba là, trong trường hợp không thể giải quyết được khoản nợ đã mua, VAMC
sẽ đợi đến khi TPĐB đến hạn sẽ trả khoản nợ đó lại cho TCTD. Ngược lại, nếu thu
hồi được nợ thì VAMC sẽ được hưởng một tỷ lệ trên số tiền thu hồi nợ. Với nguyên
tắc hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận như hiện nay, do thiếu sức ép lớn nên
VAMC sẽ thiếu động lực, sự quyết tâm để xử lý nợ xấu. Ngoài ra, VAMC không bỏ
“tiền tươi” ra để mua nợ xấu và VAMC giống như một “công cụ gián tiếp” để
NHNN bơm tiền vào nền kinh tế nên sẽ không bị áp lực thua lỗ và nỗ lực để hoạt
động hiệu quả hơn. Chính vì vậy, VAMC phải hoạt động theo nguyên tắc vì mục
tiêu lợi nhuận để khắc phục những bất cập trên.
2.1.2 Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn
không phải trái phiếu đặc biệt
Hoạt động mua bán nợ theo cơ chế thị trường của VAMC chưa được tiến hành
trên thực tế. Ngày 12/4/2016, thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 618/QĐ-
NHNN về “Phê duyệt việc xây dựng và triển khai phương án mua nợ xấu theo giá
thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam” để
nhanh chóng thực tiễn hóa hoạt động mua bán nợ theo cơ chế thị trường nhưng hiện
tại văn bản này chưa được công bố chính thức trên trang thông tin điện tử của
NHNN Việt Nam do mang tính nội bộ cơ quan. Tuy nhiên, xét ở góc độ luật thực
định thì những quy định về mua bán nợ theo cơ chế thị trường có nhiều vấn đề để
bình luận.
37
Lê Thị Thùy Vân, Vương Duy Lâm (2015), “VAMC và vấn đề nợ xấu”, Sách Tài chính Việt Nam 2014 -
2015¸ Nhà xuất bản Tài chính, tr. 375
21
Mua bán nợ theo cơ chế thị trường khắc phục được một số nhược điểm của
phương thức cũ. Các khoản nợ được bán đứt sang cho VAMC nên các TCTD không
còn có tâm lý bị ràng buộc hay phải tốn công xử lý nợ xấu. TCTD sở hữu trái phiếu
không phải trích lập DPRR cho trái phiếu nên sẽ giảm bớt gánh nặng về tài chính
cho các TCTD. Trái phiếu của VAMC do TCTD nắm giữ được sử dụng để tham gia
nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn tại NHNN hoặc chuyển nhượng giữa các
TCTD. Đem đến cho các TCTD sở hữu trái phiếu nhiều lựa chọn hơn trong việc thu
hồi vốn, tăng tính thanh khoản. Mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường thể hiện rõ
bản chất của hoạt động mua bán là “mua đứt, bán đoạn”, theo đó VAMC không còn
là chủ nợ “tạm thời” nữa mà trở thành chủ nợ mới theo “đúng nghĩa”. Từ đó có thể
dễ dàng bán khoản nợ này cho tổ chức hoặc cá nhân khác, là cơ sở cho việc hình
thành thị trường mua bán nợ ở Việt Nam. Khi trái phiếu đủ điều kiện để thanh toán
thì VAMC phải thanh toán bằng “tiền mặt” cho chủ thể đang sở hữu trái phiếu
(NHNN hoặc TCTD), qua đó nâng cao trách nhiệm của VAMC với mục tiêu khá rõ
ràng là phải thu hồi lại số vốn bỏ ra, áp lực để không bị thua lỗ là rất lớn. Nhìn
chung, phương thức mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường giúp xử lý nợ xấu một
cách triệt để hơn phương thức cũ.
Tuy nhiên, phương thức mua bán nợ theo cơ chế thị trường nếu được triển
khai sẽ đối mặt với những cản trở, thách thức to lớn, vì để có thể tiến hành hoạt
động mua bán nợ theo cơ chế thị trường phải đáp ứng được 3 điều kiện: Một là nợ
xấu phải được mua theo giá thị trường; hai là nợ xấu phải được mua theo hình thức
mua đứt bán đoạn; ba là mua bán nợ xấu phải được thực hiện bằng “tiền tươi”38
.
Thứ nhất, nợ xấu được mua theo giá thị trường đã được các văn bản quy
phạm pháp luật ghi nhận. Tuy nhiên, khi mua nợ xấu theo giá trị thị trường, VAMC
phải định giá hoặc thuê tổ chức có chức năng định giá độc lập để xác định giá trị
khoản nợ xấu, định giá tài sản bảo đảm. Thực chất việc định giá các khoản nợ xấu
là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp vì hiện tại Việt Nam vẫn chưa xây dựng
được một hệ thống các tiêu chí, cơ chế để để xác định giá trị khoản nợ cho VAMC
và các TCTD tham khảo. Các vấn đề khó khăn tiếp theo xuất phát từ việc chưa có
hệ thống định giá mua bán nợ có thể tham khảo từ thực tiễn hoạt động của DATC.
Bản thân các TCTD lẫn VAMC đều xây dựng cho mình các tiêu chuẩn định giá
riêng biệt, không thống nhất nên thường có sự chênh lệch giữa giá chào mua và giá
chấp nhận bán. Trong đó các TCTD thường muốn bán khoản nợ với giá cao trong
khi VAMC muốn mua nợ với giá thấp (theo phương án xử lý nợ xấu theo cơ chế thị
38
“Mua bán nợ xấu theo thị trường: Giá có thể âm?”, http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/mua-ban-no-xau-
theo-thi-truong-gia-co-the-am-20150907100157092.chn, truy cập ngày 25/05/2016
22
trường của VAMC thì khoản nợ có tài sản bảo đảm thì giá tối đa là 25% giá trị
khoản nợ, đối với khoản nợ không có tài sản bảo đảm thì giá mua tối đa là 5% giá
trị khoản nợ39
).
Điều này dẫn đến tình trạng các TCTD (đặc biệt là các TCTD thuộc sở hữu
Nhà nước) chần chừ, không dám bán nợ vì sợ lỗ hoặc vì đa phần các tài sản bảo
đảm là bất động sản – mà bất động sản lại mang tính chu kỳ, sau một khoản thời
gian thì các giao dịch nhà đất phục hồi và đem lại lợi nhuận cao trong khi các bất
động sản đó lại được định giá thấp. VAMC cũng e ngại do các rủi ro, lợi ích liên
quan đến khoản nợ xấu cũng như giá trị tương lai của tài sản bảo đảm chưa được
xác định chính xác. Qua đó giảm một phần mong muốn bán nợ cho VAMC và dẫn
đến kết quả là việc đàm phán nhanh chóng thất bại hoặc kéo dài. Vấn đề vướng mắc
này có thể giải quyết bằng cách:
Một là, nhanh chóng xây dựng phương pháp, hệ thống các tiêu chí, cơ sở để
định giá khoản nợ, định giá tài sản bảo đảm.
Hai là, trong quá trình đàm phán, nên ghi nhận thỏa thuận “chia sẻ” lợi nhuận
hoặc thua lỗ với các TCTD. Giả sử nếu như hoạt động xử lý nợ có lời, VAMC sẽ
được hưởng số tiền bao gồm chi phí mua nợ và 50% của phần vượt mức chi phí
mua nợ, phần còn lại sẽ thuộc về TCTD bán nợ nhưng cũng không vượt quá giá trị
chuyển nhượng. Còn trong trường hợp thua lỗ thì cả hai sẽ cùng gánh chịu thiệt hại
trong đó các TCTD sẽ phải chịu 20 – 30 % mức giá chuyển nhượng. Các TCTD qua
đó sẽ có tâm lý thoải mái hơn khi bán nợ xấu cho VAMC theo giá thị trường và có
quyết tâm để cùng nhau hành động. Đây cũng là kinh nghiệm được Tổ chức xử lý
nợ quốc gia Malaysia (DANAHARTA), Công ty quản lý tài sản Thái Lan (TAMC)
áp dụng và rất thành công trong hoạt động xử lý khủng hoảng tài chính – tiền tệ
năm 199740
.
Ba là, phát triển thị trường mua bán nợ, gỡ bỏ các rào cản pháp lý cho các nhà
đầu tư nước ngoài thuận lợi gia nhập vào thị trường Việt Nam để có thể nhanh
chóng học hỏi, tham khảo các quy trình, cách thức định giá từ những chủ thể có thế
mạnh về nguồn vốn với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao.
Bốn là, thành lập các doanh nghiệp định giá độc lập, kết hợp với các doanh
nghiệp khác như công ty kiểm toán (kiểm toán tình hình tài chính, sức khỏe của
39
“Đánh giá sự phù hợp trong lộ trình, cách thức và hoàn thiện cơ cấu cho VAMC”, tlđd (3), truy cập ngày
05/05/2016
40
Phạm Hữu Hồng Thái (2012), “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại một số nước và hàm ý cho Việt Nam”, Tạp
chí Tài chính, Số 11 (577) năm 2012, tr. 28
23
khách hàng vay…), công ty bất động sản để định giá các khoản nợ, tài sản bảo đảm
để giúp cho các bên tham khảo và có cơ sở để lựa chọn, xem xét trong quá trình
đàm phán và mua bán nợ xấu.
Thứ hai, mua bán nợ theo cơ chế thị trường tức là nợ xấu phải được mua theo
hình thức mua đứt bán đoạn, toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của chủ nợ cũ là các
TCTD sẽ được chuyển sang cho VAMC. Theo đó VAMC sẽ là chủ nợ mới theo
“đúng nghĩa” nên sẽ có toàn quyền thực hiện các quyền năng của một chủ sở hữu
đối với khoản nợ xấu như quyền truy đòi tài sản, cơ cấu lại khoản nợ, bán khoản nợ,
xử lý tài sản bảo đảm hay các quyền liên quan khác như quyền khởi kiện, quyền
kiểm tra mục đích vay vốn.
Thứ ba, để thực hiện việc mua nợ xấu theo giá thị trường thì phải mua bằng
“tiền tươi thóc thật”. Trong khi đó, trái phiếu của NHNN chưa phải là tiền tươi, để
“chuyển” trái phiếu thành tiền, TCTD phải xin tái cấp vốn tại NHNN, chuyển
nhượng cho TCTD khác hoặc chào bán cho các nhà đầu tư thông qua nghiệp vụ thị
trường mở. Tính đến giữa năm 2012, tổng số nợ xấu đã lên đến “12 tỷ USD”41
và
theo kinh nghiệm của các chuyên gia trong hệ thống ngân hàng thì “khoản 50% nợ
xấu”42
là có khả năng mất vốn. Như vậy, cần ít nhất là từ 5 – 6 tỷ USD để tiến hành
mua lại nợ xấu trong hệ thống các TCTD nên với số vốn 2.000 tỷ đồng của VAMC
hiện nay chỉ giống như “muối bỏ biển”, khó có thể giải quyết được tận gốc vấn đề43
.
Do đó, cần gia tăng tiềm lực, nguồn lực tài chính cho VAMC để phát huy vai trò,
hiệu quả trong hoạt động mua bán nợ bằng các cách sau:
Một là, thực tiễn cho thấy với nguồn vốn hạn chế là không đủ để VAMC triển
khai các hoạt động mua bán nợ theo cơ chế thị trường, làm giảm hiệu quả hoạt động
của VAMC. Do thực tế không cho phép nên trước mắt cần tiếp tục có lộ trình tăng
vốn điều lệ cho VAMC theo định hướng “càng nhiều càng tốt”. Việc tăng cường
năng lực tài chính giúp VAMC cởi trói khỏi tình cảnh “tay không bắt giặc”, hoạt
động bán nợ do đó trở nên sôi nổi do VAMC có thể “mạnh tay” mua các khoản nợ
xấu, củng cố được niềm tin của các nhà đầu tư, nâng cao vị thế, uy tín của VAMC
trên thị trường tài chính.
41
Hoàng Xuân Hòa, Trần Kim Anh (2014), “Vấn đề nợ xấu và một số giải pháp cấp thiết”, Tạp chí Ngân
hàng, Số 4 tháng 2/2013, tr. 25
42
Nguyễn Trí Hiếu (2012), “Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Việt Nam và vấn đề giải quyết nợ xấu ở tầm
quốc gia”, Tạp chí Ngân hàng, Số 14 tháng 7/2012, tr. 20
43
Theo Đề án Thành lập VAMC của NHNN trình Chính phủ thì số vốn dự kiến ban đầu của VAMC là
100.000 tỷ đồng
24
Hai là, cho phép VAMC được phát hành trái phiếu để huy động nguồn vốn
nhàn rỗi trong xã hội, tạo nguồn tiền để mua nợ theo giá trị thị trường, đây là kênh
huy động vốn rất hiệu quả và giàu tiềm năng. Đối với việc mua nợ xấu bằng trái
phiếu, ngoài việc được tái cấp vốn từ NHNN, trái phiếu của VAMC sẽ rất khó có
thể thu hút các nhà đầu tư khi tham gia nghiệp vụ thị trường mở hoặc chuyển
nhượng cho các TCTD khác do trái phiếu của VAMC chưa được xếp hạng tín dụng
cao, tiềm lực của VAMC chưa mạnh, việc xử lý nợ mang tính chất rủi ro, hiệu quả
hoạt động của VAMC hiện tại chưa được đánh giá cao nên sẽ dễ làm nản lòng các
nhà đầu tư. Muốn vậy, thì trái phiếu của VAMC phải được bảo lãnh từ NHNN hoặc
Chính phủ với mức lãi suất hấp dẫn để có thể dễ dàng tham gia nghiệp vụ thị trường
mở, thu hút được các nhà đầu tư, từ đó nhanh chóng hoán đổi ra tiền mặt, tăng tính
thanh khoản cho trái phiếu. Thực tiễn hoạt động xử lý nợ xấu ở nhiều nước như Hàn
Quốc, Malaysia đều có sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ dưới dạng bảo lãnh phát
hành trái phiếu. Trong đó, Tổ chức xử lý nợ quốc gia Malaysia (DANAHARTA)
tiếp nhận nợ xấu theo giá thị trường thông qua phát hành trái phiếu không phải trả
lãi trong 5 năm do Chính phủ bảo lãnh44
. Ở Hàn Quốc, nguồn vốn để Công ty quản
lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) sử dụng để xử lý nợ xấu là khoản tiền trong Quỹ
quản lý tài sản xấu (NPA) với quy mô lên tới 21,6 nghìn tỷ won, trong đó 20,5
nghìn tỷ won là từ nguồn tiền phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo đảm45
.
Ba là, ngoài ra, có một số ý kiến của các chuyên gia cho rằng nên cổ phần hoá
DNNN để lấy tiền xử lý nợ. Theo NHNN thì nợ xấu tại các DNNN rất lớn. Tính đến
cuối năm 2012, theo số liệu của một số nhà khoa học cho thấy khu vực DNNN hiện
“đóng góp vào 70% nợ xấu của toàn hệ thống, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng
công ty chiếm 53% số nợ xấu”46
mang đến nguy cơ có thể “nhấn chìm hệ thống
ngân hàng”47
. Để giải quyết vấn đề trên, ngày 17/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 929/2012/QĐ-TTg về phê duyệt “Đề án tái cơ cấu Doanh
nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn
2011 – 2015”48
.
44
“Phương thuốc nào để điều trị “trận ốm” nợ xấu?”, http://ndh.vn/phuong-thuoc-nao-de-dieu-tri-tran-om-
no-xau--2016030301436143p145c152.news, truy cập ngày 26/05/2016
45
Nguyễn Thị Kim Thanh (2012), “Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, Số 11
(577) năm 2012, tr. 17
46
Hoàng Xuân Hòa (2012), “Một số vấn đề về nợ xấu của DNNN”, Tạp chí Tài chính, Số 11 (577) năm
2012, tr. 9
47
“Doanh nghiệp Nhà nước”, https://vi.wikipedia.org/wiki/Doanh_nghiệp_nhà_nước, truy cập ngày
27/05/2016
48
Đề án ghi nhận nhiệm vụ quan trọng là: Đẩy mạnh cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu các DNNN mà Nhà
nước không cần nắm giữ 100% sở hữu; thực hiện theo nguyên tắc thị trường việc thoái vốn nhà nước đã đầu
25
Từ năm 2011 đến ngày 10/11/2015 cả nước đã cổ phần hóa được 408 doanh
nghiệp, thoái vốn khoảng 16.450 tỷ đồng, thu về 22.870 tỷ đồng. Tính đến hết ngày
20/10/2015, có 93 doanh nghiệp cổ phần hóa bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công
chúng, với số cổ phiếu bán được 318.595.743 cổ phiếu, trị giá 4.683,8 tỷ đồng49
.
Chính phủ đang gấp rút xây dựng lộ trình tái cơ cấu DNNN trong giai đoạn tiếp
theo theo hướng phù hợp với yêu cầu thực tế về tái cấu trúc nền kinh tế và chiến
lược phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt trong giai đoạn 2016 – 2020.
Tiền cổ phần hóa, thoái vốn sẽ được chuyển sang Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát
triển doanh nghiệp, do Tổng công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC)
quản lý. Tính đến ngày 30/09/2015, số tiền Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh
nghiệp do SCIC quản lý đã đạt hơn 100.000 tỷ đồng50
. Con số này đã tăng hơn hai
lần so với thời điểm 30/06/2012, khi quỹ đạt số dư hơn 45.000 tỷ đồng51
. Do đó, có
thể thấy tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn của DNNN đem lại lợi nhuận rất lớn, hơn
50.000 tỷ đồng. Nguồn tiền này sau đó được phân bổ tới các thành phần khác của
nền kinh tế, đặc biệt là đầu tư ngược lại các DNNN đang làm ăn kém hiệu quả. Qua
đó, cơ chế “xin cho” dường như vẫn chưa được xóa bỏ, nhiều DNNN hoạt động
thua lỗ những vẫn được Nhà nước hỗ trợ bằng chính tiền cổ phần hóa, thoái vốn
hoặc về cơ bản Nhà nước vẫn đứng ra “gánh chịu các khoản nợ cho DNNN”52
dưới
hình thức giãn nợ, giảm nợ, chuyển nợ cho đơn vị khác hoặc bảo lãnh nợ.
Nhìn chung, các DNNN vẫn được “bao tiêu” từ Nhà nước, nguồn lực đầu tư
hạn chế nhưng vẫn phải dùng tiền cổ phần hóa, tiền thoái vốn để “cứu” các DNNN
làm ăn không hiệu quả, gây thất thoát tài sản công, lãng phí nguồn lực của đất nước.
Trong thực trạng các khoản nợ của các DNNN tại các TCTD rất lớn, nên dùng một
phần tiền cổ phần hóa, tiền thoái vốn để tăng tiềm lực về tài chính cho VAMC.
VAMC với tư cách là một định chế tài chính độc lập sẽ sử dụng dòng tiền đó hợp lý
hơn để xử lý “ngược lại” nợ xấu các DNNN – vốn là con nợ rất lớn của các TCTD.
Nếu sử dụng nguồn tiền đó đầu tư ngược lại chính DNNN để “tự xử lý nợ xấu” thì
với tư duy kinh tế, cơ cấu hoạt động, năng lực quản trị và kiểm soát nội bộ của
tư vào ngành không phải kinh doanh chính hoặc không trực tiếp liên quan với ngành kinh doanh chính; vốn
nhà nước ở công ty cổ phần mà Nhà nước không cần chi phối.
49
Phan Thị Thùy Linh (2015), “Thực trạng tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và một số vấn đề đặt ra”, Tạp
chí Tài chính, Số 622 năm 2015, tr. 60
50
Ban biên tập Bản tin Người Đại diện (2015), “SCIC 10 năm xây dựng và phát triển – Vững bước khẳng
định mô hình”, Bản tin Người Đại diện, Số 56 tháng 10/2015, tr. 5
51
Ban biên tập Bản tin Người Đại diện (2012), “Đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp”,
Bản tin Người Đại diện, Số 35-36 năm 2012, tr. 4
52
Phạm Thị Vân Anh, Đoàn Hương Quỳnh (2014), “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu doanh
nghiệp Nhà nước”, Tạp chí Tài chính, Số 12(602) năm 2014, tr. 10
26
chính các DNNN sẽ không đảm bảo nguồn tiền trên được sử dụng một cách hiệu
quả53
.
Bốn là, theo ý kiến của một số chuyên gia như Phạm Kim Nam54
, Trần Đình
Thiên55
và Viện Nghiên cứu Chính sách – VEPR (Đại học Quốc gia Hà Nội)56
thì
để tăng nguồn lực xử lý nợ xấ ực hiện vay vốn của nước
ngoài và phối hợp với đối tác nước ngoài trong việc giám sát quá trình tái cơ cấu hệ
thống ngân hàng. Quan điểm của tác giả là không đồng tình với kiến nghị này, vì
chúng ta nên tận dụng “nguồn lực” ở bên ngoài theo hướng tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư nước ngoài gia nhập vào thị trường Việt Nam thay vì phải đi vay vốn
nước ngoài. Với thực trạng tình hình nợ công tăng cao, vay nợ nước ngoài sẽ phải
trả lãi, làm tăng thêm gánh nặng tài chính cho quốc gia. Trong khi cơ chế, công cụ,
thị trường, pháp luật về xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện, không đảm bảo có nhiều tiền
là xử lý được nợ xấu. Bên cạnh đó, thực tế quá trình xử lý nợ xấu của nhiều nước
trên thế giới như Hoa Kỳ, Hungary, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, Indonesia…
chưa có quốc gia nào phải đi vay tiền nước ngoài, mà dùng ngay chính “nội lực”
trong nước kết hợp với nguồn vốn của các “nhà đầu tư ngoại” để giải quyết vấn đề.
2.2 Cơ chế phối hợp giữa Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng
Việt Nam và tổ chức tín dụng
Các quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động mua bán nợ ghi
nhận: “Trong hoạt động mua, bán nợ giữa Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín
dụng, toàn bộ các quyền và lợi ích gắn liền với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm và
biện pháp bảo đảm khác cho khoản nợ xấu được bên bán nợ giữ nguyên hiện trạng
và chuyển giao cho bên mua nợ theo hợp đồng mua, bán nợ”57
. Xét ở góc độ pháp
lý của hoạt động mua bán tài sản, bên bán sẽ chuyển giao quyền sở hữu tài sản sang
cho bên mua. Bên mua thanh toán tiền và sẽ trở thành chủ sở hữu mới với toàn
53
Theo phần B, mục III, tiểu mục 2, điểm c Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 về Phê duyệt Đề án
“Xử lý nợ xấu của hệ thống các Tổ chức tín dụng” ghi nhận “Sử dụng nguồn tiền thu về từ cổ phần hóa để bổ
sung năng lực cho DATC để tạo điều kiện thuận lợi cho DATC chủ động tham gia vào quá trình tái cơ cấu
tài chính, xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các tổ chức
tín dụng”.
54
“Vay tiền nước ngoài cứu nợ xấu ngân hàng?”, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh /175850/ vay-tien-
nuoc-ngoai-cuu-no-xau-ngan-hang.html, truy cập ngày 29/5/2016
55
“Xử lý „cục máu đông‟ nợ xấu: Chuyên gia hiến kế gì?”, http://vtc.vn/xu-ly-cuc-mau-dong-no-xau-chuyen-
gia-hien-ke-gi.1.509371.htm, truy cập ngày 29/05/2016
56
“VEPR: Đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN để lấy nguồn ứng vốn cho VAMC xử lý nợ xấu”,
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/vepr-day-manh-co-phan-hoa-dnnn-de-lay-nguon-ung-von-cho-vamc-xu-
ly-no-xau-2014122010505095013.chn, truy cập ngày 29/05/2016
57
Điều 7 khoản 1 Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/07/2015 Quy định về Việc mua, bán và xử lý nợ
xấu của Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam do thống đốc NHNN ban hành.
27
quyền thực hiện quyền năng của một chủ sở hữu: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Trong hoạt động mua bán nợ của VAMC,
thì VAMC sẽ trở thành chủ nợ mới của khách hàng vay, có quyền tiến hành các
biện pháp xử lý nợ xấu. Nhưng thực tiễn thì trong hoạt động mua bán nợ bằng
TPĐB, VAMC sẽ “ủy quyền” lại cho TCTD để thực hiện một số quyền năng của
mình trong quá trình xử lý nợ xấu như: Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản
bảo đảm; cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn
góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra,
giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu (bao gồm cả tài liệu, hồ sơ
liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay) và TCTD sẽ báo cáo cho VAMC
theo định kỳ. Thực trạng này xuất phát từ các lý do chính sau:
Thứ nhất, do TCTD là chủ thể hợp tác với khách hàng vay “ngay từ lúc đầu”
nên rất am hiểu tình hình hoạt động, khả năng tài chính của khách hàng vay; TCTD
có tiềm lực tài chính, cơ cấu hoàn thiện, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu
chuyên môn trong nghiệp vụ xử lý tài sản, thu hồi nợ.
Thứ hai, xuất phát từ thực trạng do VAMC mới thành lập, mô hình tổ chức
chưa hoàn thiện; còn thiếu đội ngũ chuyên gia, cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp
vụ, có kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu pháp luật; kinh phí hoạt động còn hạn chế
nên VAMC thường “đẩy ngược trách nhiệm” bằng cách ủy quyền ngược lại cho các
TCTD để xử lý nợ xấu. Qua đó cho thấy, chưa có sự “tách bạch”58
giữa chủ thể mua
nợ và chủ thể bán nợ. TCTD vẫn phải có trách nhiệm xử lý nợ mặc dù đã bán cho
VAMC và vẫn là “chủ nợ về mặt thực tế”, còn VAMC thì chỉ là “chủ nợ về mặt
danh nghĩa”. Điều này dẫn đến sự phối hợp giữa VAMC với các TCTD vẫn còn
lỏng lẻo, không chặt chẽ, chưa đồng bộ, thậm chí không cần VAMC xử lý nợ xấu
đã bán. TCTD vẫn là chủ thể có trách nhiệm chính trong xử lý nợ xấu theo đúng
tinh thần “tự cứu mình là chính”. Động lực thu hồi nợ của các TCTD rõ ràng và rất
quyết tâm vì khi đáo hạn TPĐB, khoản nợ xấu có thể sẽ quay ngược lại chính các
TCTD đã bán nợ.
Thứ ba, VAMC vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiến hành các
biện pháp xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm như: Việc cơ cấu lại các khoản nợ
được mua bằng TPĐB phải được sự thống nhất và đồng ý từ các TCTD (mặc dù
luật trao cho VAMC toàn quyền thực hiện biện pháp này); hay việc phát mại tài sản
phải được sự hợp tác của các TCTD vì nếu giá trị thu về quá thấp sẽ gây thiệt hại
58
Nguyễn Thị Thu Thu, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Ngọc Linh (2014), “Hoạt động mua bán nợ của VAMC
thời gian qua - thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Ngân hàng, Số 18 tháng 9/2014, tr. 29
28
cho chính khách hàng vay và các TCTD… Mặc dù VAMC rất muốn tích cực và chủ
động trong quá trình xử lý nợ xấu, chia sẻ gánh nặng với các TCTD để đáp ứng
được kỳ vọng đề ra nhưng các lý do trên khiến VAMC không có nhiều thực quyền
trong việc thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu và định đoạt tài sản bảo đảm, nên
VAMC thưởng ủy quyền lại cho các TCTD để thay mình thực hiện các hoạt động
trên. Để giải quyết vấn đề này, tác giả có một số kiến nghị như sau:
Một là, xây dựng mô hình hoạt động của VAMC theo hướng hoàn thiện,
chuyên nghiệp hóa trong quá trình xử lý nợ xấu; chú trọng đầu tư vào việc đào tạo
đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ thẩm định và đấu giá tài sản để VAMC có đủ
tiềm lực, sự vững mạnh để xử lý nợ xấu.
Hai là, để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á
năm 1997, các nước Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan đã thành lập các
AMC tập trung để xử lý nợ. Các AMC này ngay từ đầu đã được xác định là chỉ hoạt
động trong một khoản thời gian nhất định. Thời gian hoạt động của VAMC không
được xác định trước nên sẽ không có áp lực buộc VAMC phải xử lý nợ xấu một
cách nhanh chóng và quyết liệt với chi phí thấp nhất có thể. Chính vì vậy, NHNN
cũng nên tạo sức ép bằng cách quy định một khoảng thời gian hoạt động cụ thể cho
VAMC, qua đó sẽ tăng cường sự tích cực và chủ động hơn trong quá trình xử lý nợ
xấu, chia sẻ trách nhiệm với các TCTD, bảo đảm quá trình xử lý nợ xấu được thúc
đầy toàn diện.
Ba là, hoàn thiện các quy định pháp luật để VAMC có toàn quyền tiến hành
các biện pháp xử lý nợ xấu, đặc biệt là các vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản
bảo đảm qua đó nâng cao vai trò, vị thế của VAMC. Để VAMC có thể trở thành
một chủ nợ thực tế chứ không phải là một “chủ nợ trên giấy tờ” với những quyền
năng không thể thực thi thuận lợi trên thực tế.
Bốn là, ghi nhận thỏa thuận “chia sẻ lợi nhuận hoặc thua lỗ” với các TCTD
trong quá trình đàm phán mua bán nợ theo cơ chế thị trường. Lúc này, việc xử lý nợ
xấu không phải là gánh nặng “chủ chốt” ở chính các TCTD nữa, mà trách nhiệm là
của hai bên vì cả VAMC và TCTD đều “cùng bị ràng buộc” về kết quả của quá
trình xử lý nợ xấu. Do đó sẽ tăng cường được quá trình phối hợp – hợp tác giữa các
bên cũng như tạo thêm động lực cho VAMC, TCTD xử lý nợ xấu.
2.3 Biện pháp xử lý nợ xấu
Sau khi hợp đồng mua bán nợ ký kết, bước tiếp theo là VAMC sẽ tiến hành
các biện pháp để xử lý nợ xấu. Biện pháp xử lý nợ xấu là vấn đề quan trọng bậc
nhất trong hoạt động xử lý nợ xấu và cũng chính là những quy định trung tâm trong
29
pháp luật về mua bán nợ xấu của VAMC. Theo quy định tại Điều 16 Nghị định
53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 thì để xử lý nợ xấu, VAMC được thực hiện các
biện pháp sau:
1. Thực hiện các quyền của chủ nợ, bên nhận bảo đảm đối với khách hàng vay, bên
có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm nhằm thu hồi nợ, tài sản bảo đảm.
2. Tổ chức đôn đốc, yêu cầu trả nợ, thu nợ từ khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả
nợ và bên bảo đảm.
3. Thực hiện cơ cấu lại khoản nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay theo quy định tại Điều
17 Nghị định này.
4. Thỏa thuận với khách hàng vay về việc chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần để
tham gia cơ cấu lại tài chính và hoạt động của khách hàng vay.
5. Thu nợ bằng nhận chính tài sản bảo đảm của khoản nợ; thu hồi, thu giữ và xử lý
tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.
6. Bán nợ cho các tổ chức, cá nhân. Việc bán nợ cho các tổ chức, cá nhân là người
không cư trú được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
7. Khởi kiện hoặc ủy quyền hoặc chuyển giao quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ
khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm ra Tòa án; ủy quyền
hoặc chuyển giao quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện quyền và trách
nhiệm của Công ty Quản lý tài sản trong thi hành án.
8. Nộp đơn yêu cầu Tòa án tiến hành các thủ tục phá sản theo quy định của pháp
luật về phá sản đối với khách hàng vay không có khả năng trả nợ và đối với bên có
nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Trong mục này, tác giả sẽ tập trung làm rõ biện pháp cơ cấu lại khoản nợ xấu;
chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần để tham gia cơ cấu lại tài chính và hoạt động
của khách hàng vay; xử lý tài sản bảo đảm; khởi kiện hoặc ủy quyền hoặc chuyển
giao quyền cho TCTD bán nợ khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ,
bên bảo đảm ra Tòa án ở góc độ thực tiễn. Riêng biện pháp bán nợ cho tổ chức, cá
nhân khác sẽ được tác giả phân tích rõ hơn ở mục 2.4.
2.3.1 Biện pháp cơ cấu lại khoản nợ xấu
Theo quy định của pháp luật, với biện pháp cơ cấu lại khoản nợ xấu, VAMC
được thực hiện các biện pháp cụ thể sau: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thời hạn trả nợ
phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay; áp dụng lãi suất
của khoản nợ đã mua phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng vay và điều kiện
30
thị trường; giảm một phần hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán mà khách
hàng vay chưa có khả năng trả nợ59
.
Đây là một trong các biện pháp được các TCTD áp dụng phổ biến và chủ yếu
trong giai đoạn hiện nay để tiến hành xử lý nợ xấu. Đối với các khách hàng vay có
nợ xấu nhưng lại có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, các TCTD
sẽ tiến hành cơ cấu lại khoản nợ, tiếp tục cấp tín dụng cho khách hàng, giúp khách
hàng có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh để có thể trả nợ cho các
TCTD. Còn đối với những khách hàng vay không có trả năng trả nợ, các TCTD sẽ
tiến hành bán nợ xấu cho VAMC, DATC hoặc phát mãi tài sản bảo đảm để thu hồi
nợ.
Biện pháp này ở một khía cạnh khác là một công cụ để các TCTD “che lấp”,
“giấu” nợ xấu. Nhiều khách hàng vay được các TCTD cơ cấu lại nợ bằng cách điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ, thời hạn trả nợ rất nhiều lần, nên các khoản nợ đó vẫn thuộc
các nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3, tức là chuyển nhóm nợ từ nhóm có rủi ro cao sang
nhóm có rủi ro thấp hơn “về mặt sổ sách”. Qua đó, TCTD giảm được áp lực giải
quyết nợ xấu, hạ thấp mức độ trích lập DPRR, làm cho thị trường thông tin về các
khoản nợ bị méo mó, không chính xác, gây nhiều hệ lụy tiêu cực về sau. Các khoản
nợ xấu được che lấp bằng biện pháp này theo đánh giá là còn rất cao so với công bố
về tỷ lệ nợ xấu của từng TCTD.
Sau khi nợ xấu được bán sang VAMC, thì biện pháp này vẫn được VAMC và
TCTD rất chú trọng và nhiều lần cùng nhau bàn thảo để áp dụng đối với những
khách hàng vay có tiềm năng. Trong bối cảnh các biện pháp khác chưa thể thuận lợi
áp dụng, chưa phát huy được hiệu quả hoặc nếu tiến hành sẽ tốn nhiều thời gian, chi
phí thì biện pháp cơ cấu lại khoản nợ là rất cần thiết.
Tính đến ngày 01/09/2014, VAMC đã thực hiện phân loại 145 khoản nợ với
tổng dư nợ là 14.785 tỷ đồng, đồng thời đang thực hiện cơ cấu lại nợ cho 123
cho khách hàng vay có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh,
với tổng dư nợ gốc là 9.685 tỷ đồng. Mức lãi suất điều chỉnh của khoản nợ
sau khi được cơ cấu lại ở thời điểm hiện tại là 10,7%/năm. Một số khoản nợ
được VAMC và TCTD phân tích, đánh giá phương án, dự án có tính khả thi
của khách hàng vay có nợ xấu bán cho VAMC, để xem xét cho khách hàng
vay tiếp tục triển khai dự án dở dang. VAMC và các TCTD đã ký hạn mức
cho vay hàng ngàn tỷ đồng và giải ngân được 450 tỷ đồng, đồng thời xem
59
Điều 17 khoản 1 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP Quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty
Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT
Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT

More Related Content

What's hot

Luat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNLuat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNforeman
 

What's hot (20)

Thế chấp tài sản thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, HAY
Thế chấp tài sản thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, HAYThế chấp tài sản thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, HAY
Thế chấp tài sản thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, HAY
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
 
Quy định về miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng, HAY
Quy định về miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng, HAYQuy định về miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng, HAY
Quy định về miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng, HAY
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAYLuận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
 
Luận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú Thọ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú ThọLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú Thọ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Phú Thọ
 
Luat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNLuat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VN
 
Đề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAYĐề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAYLuận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội theo pháp luật, HAY
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội theo pháp luật, HAYLuận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội theo pháp luật, HAY
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
 
Đề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAYĐề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAY
 
Đề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOT
Đề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOTĐề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOT
Đề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOT
 
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùngLuận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
 
Pháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu
Pháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầuPháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu
Pháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu
 
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOTĐề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
 
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAYLuận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
 
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sảnHợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
 

Similar to Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT

Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...hungmia
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
BÀI TIỂU LUẬN_ NGỌC UYÊN.docx
BÀI TIỂU LUẬN_ NGỌC UYÊN.docxBÀI TIỂU LUẬN_ NGỌC UYÊN.docx
BÀI TIỂU LUẬN_ NGỌC UYÊN.docxTrngThNgcUyn
 

Similar to Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT (20)

Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay tại ngân hàng
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay tại ngân hàngLuận văn: Xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay tại ngân hàng
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay tại ngân hàng
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụngĐề tài: Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng
 
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...Đề tài  Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
Đề tài Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - C...
 
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt NamLuận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
 
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàngLuận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
Luận án: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật tại các ngân hàng
 
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
Luận văn giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng...
 
Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, HAY
Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, HAYPháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, HAY
Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, HAY
 
Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Quân Đội, Chi Nhánh Đắk Lắk.doc
Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Quân Đội, Chi Nhánh Đắk Lắk.docPhát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Quân Đội, Chi Nhánh Đắk Lắk.doc
Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Quân Đội, Chi Nhánh Đắk Lắk.doc
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng Agribank
Đề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng AgribankĐề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng Agribank
Đề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng Agribank
 
Luận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂMLuận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂM
 
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...
Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Từ Thực Tiễn Ngân Hàng Thư...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
 
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, HAY
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, HAYLuận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, HAY
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, HAY
 
Quyền chủ nợ của ngân hàng trong cho vay bằng biện pháp thế chấp
Quyền chủ nợ của ngân hàng trong cho vay bằng biện pháp thế chấpQuyền chủ nợ của ngân hàng trong cho vay bằng biện pháp thế chấp
Quyền chủ nợ của ngân hàng trong cho vay bằng biện pháp thế chấp
 
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, 9 ĐIỂMLuận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, 9 ĐIỂM
 
BÀI TIỂU LUẬN_ NGỌC UYÊN.docx
BÀI TIỂU LUẬN_ NGỌC UYÊN.docxBÀI TIỂU LUẬN_ NGỌC UYÊN.docx
BÀI TIỂU LUẬN_ NGỌC UYÊN.docx
 
Pháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.doc
Pháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.docPháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.doc
Pháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.doc
 
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàngĐề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 

Đề tài: Quy định về hoạt động mua bán nợ của công ty, HOT

  • 1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Hoạt động mua bán nợ là hoạt động khá mới mẻ trên thị trường tài chính Việt Nam. Trong đó, hoạt động mua bán nợ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) với các tổ chức tín dụng (TCTD) chỉ mới được tiến hành từ nửa sau năm 2013. Trong suốt quá trình hoạt động, bên cạnh những đóng góp tích cực vào công cuộc xử lý nợ xấu của quốc gia, thì hoạt động của VAMC vẫn còn những hạn chế nhất định. Sự khó khăn trong hoạt động mua bán nợ của VAMC còn xuất phát từ những bất cập trong quy định của pháp luật mua bán nợ và những quy định pháp luật có liên quan. Hoạt động mua bán nợ của VAMC là hoạt động ảnh hưởng rất lớn đến các TCTD, thị trường tài chính tiền tệ và nền kinh tế quốc gia. Hoạt động mua bán nợ hiệu quả sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ kinh tế. Hiện nay, hoạt động mua bán nợ của VAMC gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc như: Việc định giá các khoản nợ, chủ thể tham gia hoạt động mua bán nợ, hoạt động xử lý tài sản bảo đảm, phương thức mua bán nợ theo cơ chế thị trường... Chính vì vậy, nghiên cứu những bất cập, vướng mắc trong quá trình hoạt động của VAMC là rất cần thiết để bảo vệ một cách phù hợp nhất lợi ích của các bên liên quan trong hoạt động mua bán nợ. Đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Quy định pháp luật về hoạt động mua bán nợ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân luật của mình. Tác giả sẽ nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động mua bán nợ của VAMC, thực tiễn hoạt động và những vướng mắc, bất cập trong hoạt động này, qua đó đề xuất kiến nghị, hướng hoàn thiện để hoạt động mua bán nợ của VAMC đạt hiệu quả tối ưu hơn trong tương lai. 2 Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, đề tài nghiên cứu về vấn đề này không được nhiều. Qua tìm hiểu, tác giả đã tìm được một số tài liệu có liên quan như sau: - Nguyễn Thị Bích Mai (2010), Pháp luật về hoạt động mua bán nợ của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Nội dung luận văn này chủ yếu đề cập đến hợp đồng mua bán nợ và hoạt động mua bán nợ của
  • 2. 2 Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam (DATC), Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản của các tổ chức tín dụng. - Lưu Hồng Hạnh (2014), Phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn này chủ yếu viết dưới góc độ kinh tế, không lồng ghép các khía cạnh pháp lý và chỉ viết một mảng nhỏ trong hoạt động mua bán nợ. - Võ Thị Hồng Thắm (2014), Tìm hiểu hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. - Nguyễn Văn Thịnh (2014), Pháp luật về mua bán nợ của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Kinh tế – Luật. - Võ Thị Diễm My (2015), Hoàn thiện hoạt động mua bán nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài này chỉ đơn thuần viết ở góc độ kinh tế, không lồng ghép chuyên sâu các quy định của pháp luật. Trong các tài liệu trên, chỉ có luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Thịnh là đề cập dưới góc độ pháp lý về hoạt động mua bán nợ của VAMC. Nhưng luận văn này được viết vào năm 2014, nên không tiếp cận với các quy định về mua bán nợ theo cơ chế thị trường, đặc biệt là Quyết định 618/QĐ-NHNN ngày 12/4/2016 về “Xây dựng và triển khai phương án mua nợ xấu theo giá thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”. 3 Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích khi tác giả nghiên cứu đề tài này là để làm rõ được vai trò, tầm quan trọng của hoạt động mua bán nợ của VAMC đối với các TCTD và nền kinh tế quốc dân. Tiếp đến, tác giả sẽ nghiên cứu các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán nợ của VAMC, đặc biệt là những quy định liên quan đến hoạt động mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường. Sau đó, tác giả sẽ làm rõ hoạt động mua bán nợ của VAMC trên thực tế diễn ra như thế nào, có những vướng mắc, bất cập ra sao. Trên cơ sở phân tích các bất cập và hạn chế trong hoạt động mua bán nợ của VAMC, Khóa luận sẽ có những lập luận để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.
  • 3. 3 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận này chính là những quy định của pháp luật về hoạt động mua bán nợ của VAMC, trong đó bao gồm các quy định pháp luật về: Phương thức mua bán nợ, các chủ thể tham gia hoạt động mua bán nợ, việc định giá các khoản nợ, các biện pháp xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm, cơ chế phối hợp giữa VAMC và các TCTD. Về phạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu hoạt động của VAMC dưới góc độ pháp lý, không đề cập dưới góc độ kinh tế và các trình tự, thủ tục chi tiết liên quan đến hoạt động mua bán nợ của VAMC. 5 Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu Trong Khóa luận này, tác giả đã sử dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu để thu thập tài liệu, hoàn thành Khóa luận như: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá. 6 Bố cục tổng quát của Khóa luận Khóa luận được chia thành 2 chương: CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM (VAMC) CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM (VAMC)
  • 4. 4 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM (VAMC) 1.1 Khái quát chung về hoạt động mua bán nợ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam 1.1.1 Khái niệm về hoạt động mua bán nợ Theo Điều 3 khoản 1 của Quy chế mua bán nợ của các TCTD kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN thì: “Mua, bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó, bên bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ” Quyền đòi nợ là một dạng của quyền tài sản được quy định tại Điều 322 khoản 1 Bộ Luật Dân sự năm 2005 (BLDS). Như vậy, việc mua bán nợ chính là mua bán quyền đòi nợ và được coi là một “trường hợp đặc biệt của việc chuyển giao quyền yêu cầu”1 . Trong đó, đối tượng mua bán là quyền đòi nợ, bên bán sẽ chuyển giao quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ và bên mua sẽ trả tiền cho bên bán để nhận quyền đòi nợ đó. Quy định của văn bản pháp luật nêu trên về khái niệm mua bán nợ chưa đề cập đến nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ. Theo Điều 3 khoản 1 Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/07/2015 Quy định về Hoạt động mua, bán nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì: “Mua, bán nợ là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ”. Như vậy, khái niệm này đã làm rõ bản chất của hoạt động mua bán nợ, trong đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán. Qua các khái niệm mua bán nợ nêu trên, tác giả có thể hiểu: “Hoạt động mua bán nợ của VAMC là thỏa thuận giữa bên bán nợ là các TCTD và bên mua nợ là VAMC, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ sang cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ”. Việc chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ gắn liền với việc chuyển giao tài sản bảo đảm và các quyền, lợi ích khác như quyền 1 Lê Trọng Dũng (2015), “Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua bán nợ”, Tạp chí Ngân hàng, Số 15 tháng 8/2015, tr. 12
  • 5. 5 phát mại tài sản bảo đảm, quyền khởi kiện bên nợ, quyền yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ. Sau khi mua nợ, VAMC sẽ trở thành chủ nợ mới của bên nợ và sẽ tiến hành các biện pháp để xử lý nợ xấu. 1.1.2 Đặc điểm về hoạt động mua bán nợ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam Hoạt động mua bán nợ của VAMC có những đặc điểm sau: Thứ nhất, chủ thể của hoạt động mua bán nợ của VAMC bao gồm hai chủ thể “cố định” là VAMC và các TCTD. Trong đó, VAMC là bên mua nợ, còn các TCTD sẽ là bên bán nợ. Sau khi thương vụ mua bán nợ hoàn tất, VAMC sẽ trở thành chủ nợ mới của bên nợ. Thứ hai, đối tượng mua bán trong hoạt động mua bán nợ là các khoản nợ xấu mà khách hàng vay còn nợ các TCTD. Xét về mặt bản chất, đó là quyền đòi nợ – một loại quyền tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của BLDS. Thứ ba, phương thức thanh toán trong hoạt động mua bán nợ của VAMC khá đặc biệt. Đối với việc mua nợ theo giá trị ghi sổ thì VAMC sẽ thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB). Còn đối với việc mua nợ theo giá trị thị trường thì VAMC sẽ thanh toán bằng trái phiếu. TPĐB với trái phiếu được TCTD dùng để vay tái cấp vốn tại NHNN. Ngoài ra, trái phiếu còn được dùng để tham gia nghiệp vụ thị trường mở hoặc chuyển nhượng giữa các TCTD. Thứ tƣ, VAMC hoạt động theo nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận, điều này xuất phát từ bản chất là VAMC là một doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), được thành lập để đẩy mạnh công cuộc xử lý nợ xấu, làm lành mạnh hóa hệ thống tài chính, hạn chế rủi ro cho các TCTD, ổn định kinh tế vĩ mô. Thứ năm, sau khi giao dịch mua bán nợ hoàn tất, mặc dù các TCTD đã bán nợ cho VAMC, nhưng VAMC vẫn có thể “ủy quyền” cho TCTD thực hiện một số quyền năng của mình như: Thu hồi nợ, bán nợ và xử lý tài sản bảo đảm; cơ cấu lại khoản nợ; chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay. Quy định này có ưu điểm là các TCTD đã hiểu rõ và nắm bắt các thông tin chính xác về khách hàng vay cũng như tình hình hoạt động, khả năng tài chính… đảm bảo tối ưu hóa hoạt động thu hồi, xử lý nợ xấu. 1.1.3 Các phương thức mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
  • 6. 6 Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/20132 , thì VAMC được phép mua bán nợ xấu dưới hai hình thức sau: 1.1.3.1 Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành VAMC phát hành TPĐB để mua lại các khoản nợ xấu của các TCTD. TPĐB được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử; có mệnh giá bằng giá mua của khoản nợ xấu. TPĐB được phát hành bằng đồng Việt Nam có lãi suất bằng 0% và có thời hạn tối đa 05 năm (trường hợp đặc biệt có thể đến 10 năm) và được sử dụng để vay tái cấp vốn tại NHNN. VAMC phát hành TPĐB theo phương án phát hành đã được NHNN chấp thuận. NHNN quy định cụ thể việc tái cấp vốn trên cơ sở TPĐB và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức lãi suất cho vay tái cấp vốn. TCTD sở hữu TPĐB phải trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) hàng năm đối với TPĐB vào chi phí hoạt động trong thời hạn của TPĐB để tạo nguồn xử lý nợ xấu khi mua lại các khoản nợ xấu từ VAMC. TCTD được mua lại các khoản nợ xấu từ VAMC trước thời điểm đến hạn của TPĐB hoặc phải sử dụng TPĐB để mua lại theo giá trị ghi sổ các khoản nợ xấu được VAMC mua bằng TPĐB nhưng chưa được xử lý hoặc thu hồi toàn bộ vào thời điểm trái phiếu đến hạn. 1.1.3.2 Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải Trái phiếu đặc biệt. Sau khi phương án mua nợ theo giá trị thị trường từng năm đã được NHNN chấp thuận, VAMC quyết định và chịu trách nhiệm về việc mua khoản nợ xấu theo giá trị thị trường. Khi mua nợ xấu theo giá trị thị trường, VAMC phải định giá hoặc thuê tổ chức có chức năng định giá độc lập xác định giá trị khoản nợ xấu. Phương thức này được áp dụng khi khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại hoặc khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ. VAMC sẽ thanh toán cho TCTD bán nợ xấu bằng trái phiếu. Việc phát hành trái phiếu để thanh toán cho TCTD bán nợ được thực hiện riêng lẻ, căn cứ nhu cầu thực tế và kế hoạch phát hành trái phiếu trong phương án mua nợ xấu theo giá trị thị trường đã được NHNN chấp thuận. 2 Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 34/2015/NĐ-CP ngày 31/03/2015 và Nghị định số 18/2016/NĐ-CP ngày 18/03/2016
  • 7. 7 Thời hạn của trái phiếu do VAMC và TCTD bán nợ xấu thỏa thuận và tối thiểu là 1 năm. TCTD sở hữu trái phiếu không phải trích lập DPRR cho trái phiếu. Trái phiếu của VAMC do TCTD nắm giữ được sử dụng để vay tái cấp vốn tại NHNN, tham gia nghiệp vụ thị trường mở hoặc chuyển nhượng giữa các TCTD. Trái phiếu phải thanh toán trong các trường hợp sau đây: Số tiền thu hồi từ khoản nợ xấu không thấp hơn mệnh giá trái phiếu; VAMC bán khoản nợ xấu, chuyển một phần hoặc toàn bộ khoản nợ xấu thành vốn góp, vốn cổ phần; VAMC đã thanh toán toàn bộ mệnh giá trái phiếu; trái phiếu đến hạn thanh toán. 1.1.4 Vai trò của hoạt động mua bán nợ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 – 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, kéo theo sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, sự đóng băng của thị trường bất động sản. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trì trệ, thua lỗ. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa, hàng tồn kho lớn, đặc biệt là bất động sản, dẫn đến khó khăn trong trả nợ ngân hàng, hệ quả là nợ xấu của các doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại tăng lên nhanh chóng3 . Nợ xấu đã trở thành “điểm nghẽn”4 của nền kinh tế, cản trở sự lưu thông của dòng vốn tín dụng. Đồng thời gây mất an toàn cho hoạt động ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và nguy cơ “đổ vỡ hệ thống tài chính quốc gia”5 . Nếu không xử lý được nợ xấu, thì một lượng lớn nguồn vốn nằm “chết” trong các khoản nợ và tài sản tồn đọng, các doanh nghiệp có nợ tồn đọng lớn sẽ không phát triển được, các TCTD khó cải thiện được tình hình tài chính và nguy cơ thua lỗ sẽ diễn ra6 . Nợ xấu còn làm giảm quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), qua đó làm giảm đi niềm tin của nhân dân vào hệ thống các TCTD và vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước. Chính vì vậy, việc xử lý nợ xấu đã trở thành một vấn đề cấp bách, không chỉ của riêng hệ thống ngân hàng, mà đòi hỏi có sự phối hợp của các ngành, các cấp, tổ chức, cá nhân có 3 “Đánh giá sự phù hợp trong lộ trình, cách thức và hoàn thiện cơ cấu cho VAMC”, http://sbvamc.vn/danh- gia-su-phu-hop-trong-lo-trinh-cach-thuc-va-hoan-thien-co-cau-cho-vamc/, truy cập ngày 05/5/2016 4 Nguyễn Thị Mùi (2012), “Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ”, Tạp chí Tài chính, Số 11 (577) năm 2012, tr. 8 5 Lương Thị Hoài Phương (2009), Vai trò của pháp luật trong việc giải quyết nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 12 6 Nguyễn Thị Quỳnh Hương (2012), “Mô hình xử lý nợ xấu trên thế giới- thực tiễn ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Số 13 tháng 7/2012, tr. 62
  • 8. 8 liên quan. Nhanh chóng xử lý nợ xấu – “khối u”7 làm xói mòn sức khỏe của nền kinh tế, là sẽ khơi thông được nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là các nguồn vốn chảy vào khu vực sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp, tháo gỡ các khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, lành mạnh hóa và ổn định hệ thống tài chính, hạn chế rủi ro cho các TCTD, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Trước tình hình đó, ngày 19/02/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 339/QĐ-TTg về Phê duyệt “Đề án Tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020” trong đó khẳng định vấn đề tái cơ cấu hệ thống tài chính – ngân hàng, trọng tâm là các TCTD là một trong ba trụ cột quan trọng của Đề án tái cơ cấu nền kinh tế. Đề án nhấn mạnh, trong giai đoạn 2013 – 2015, cần tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính của các TCTD, trước hết tập trung xử lý nợ xấu, bảo đảm khả năng thanh toán, chi trả và phát triển ổn định của các TCTD, tránh xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động của toàn bộ hệ thống. Ngày 01/03/2012 Thủ tướng Chính phủ lại tiếp tục ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”. Quyết định ghi nhận một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là: “Tập trung xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước để sớm làm sạch bảng cân đối của ngân hàng thương mại nhà nước; phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước dưới 3% theo tiêu chuẩn phân loại nợ và chuẩn mực kế toán của Việt Nam”. Theo kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong hệ thống các TCTD của nhiều quốc gia trên thế giới, cách thức được áp dụng “phổ biến”8 nhất là thành lập Công ty quản lý tài sản (AMC). Trong quá trình giải quyết nợ xấu do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 mang lại, các quốc gia như Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan và Malaysia đã thành lập các AMC để đẩy mạnh tiến trình xử lý khối lượng nợ xấu khổng lồ đang gây tác động tiêu cực trong nền kinh tế. Các AMC này đã hoạt động rất hiệu quả, là chủ thể có vai trò quan trọng then chốt trong tiến trình xử lý nợ xấu. Kết quả là tỷ lệ nợ xấu của các quốc gia này đã được đưa về mức an toàn. Sự thành công trong xử lý nợ xấu bằng cách thức thành lập các AMC đã tác động không nhỏ 7 Đỗ Thị Thu Quỳnh (2014), “Bàn thêm về các biện pháp xử lý nợ xấu”, Tạp chí Tài chính, Số 11 (601) năm 2014, tr. 55 8 Nguyễn Thị Thu Cúc (2015), “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc và Thái Lan trong khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 02 tháng 01/2015, tr. 44
  • 9. 9 đến tư duy trong giải quyết nợ xấu của Việt Nam. Nhất là sự thành công từ Malaysia – vốn là quốc gia có sự tương đồng với Việt Nam về kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ cấu dân số và kinh nghiệm từ quốc gia này rất hữu dụng đối với Việt Nam. NHNN đã tích cực thực hiện nhiều hành động nhằm cụ thể hóa các đề án trên vào công cuộc xử lý nợ xấu. Sau một thời gian dài nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng, NHNN đã trình Thủ tướng ban hành Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 về việc “Thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam” và trình Thủ tướng ký Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 về Phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”. Sau đó, NHNN đã ban hành nhiều văn bản để nhanh chóng đưa VAMC vào hoạt động như: Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/6/2013 về thành lập VAMC, Quyết định 1590/QĐ-NHNN ngày 22/7/2013 về phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của VAMC. VAMC được thành lập với tư cách là “công cụ đặc biệt” của Nhà nước nhằm quyết liệt xử lý và nhanh chóng gỡ bỏ “cục máu đông”9 nợ xấu đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. - Vai trò đối với nền kinh tế Thứ nhất, nợ xấu dưới 3% tổng số dư nợ tín dụng là “ngưỡng an toàn”10 do NHNN và các tổ chức quốc tế đặt ra. Theo kết quả của cơ quan thanh tra, giám sát NHNN thì tính tới ngày 31/3/2012, nợ xấu chiếm 8,6% tổng dư nợ tín dụng, và cuối năm 2012 là 7,8% theo công bố của NHNN Việt Nam11 . Nợ xấu là vấn đề tất yếu trong hoạt động của các TCTD. Nhìn chung, nợ xấu của Việt Nam chưa đến mức báo động, song rất cần xử lý nhanh chóng để không gây ra các hậu quả nghiêm trọng. So với thời điểm khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, nợ xấu của các quốc gia khác còn lên đến mức trên 40% như Thái Lan là 47,7% (5/1999), Indonesia trên 50% (1999)12 . Bước sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục ở mức cao, chạm mức 4,67% 9 Lê Thị Thu Thủy, Đỗ Minh Tuấn (2015), “Nợ xấu ngân hàng dưới khía cạnh pháp lý ”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 11 (284) năm 2015, tr. 40 10 Hoàng Thị Thanh Huyền (2015), “"Nút thắt" trong xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 02 tháng 01/2015, tr. 22 11 Tô Ngọc Hưng (2014), “Thực trạng xử lý nợ xấu của Ngân hàng Việt Nam năm 2012 - 2013 và một số khuyến nghị chính sách”, Tạp chí Ngân hàng, Số 3 tháng 2/2014, tr. 7 12 Nguyễn Thị Thu Hằng (2013), “Nợ xấu ngân hàng Việt Nam: một năm nhìn lại”, Tạp chí Ngân hàng, Số 6 tháng 3/2013, tr. 20
  • 10. 10 vào tháng 4/2013 nhưng đến cuối năm 2013 lại giảm còn 3,61%13 . Nguyên nhân chính là do gần 40.000 tỷ đồng nợ xấu đã được VAMC mua lại từ các TCTD14 . Theo thống kê của VAMC, tính từ đầu năm 2014 đến ngày 24/12/2014, VAMC đã mua được 81.600 tỷ đồng nợ xấu của các TCTD với giá 67.275 tỷ đồng, phát hành TPĐB khoảng 58 nghìn tỷ đồng. Tổng số TCTD bán nợ xấu cho VAMC đến cuối năm 2014 là 39 TCTD15 . Hệ quả là đến cuối tháng 12/2014, theo NHNN Việt Nam tỷ lệ nợ xấu giảm còn 3,25%16 . Ngày 24/12/2015, trong buổi họp báo Hội nghị tổng kết hoạt động ngân hàng 2015 và triển khai nhiệm vụ 2016, NHNN đã công bố đến ngày 30/11/2015, nợ xấu toàn hệ thống giảm còn 2,72%, hoàn thành mục tiêu đề ra là 3%. Đây là kết quả có sự đóng góp rất lớn từ nỗ lực của VAMC trong suốt một năm, khi đã phát hành gần 110.000 tỷ đồng TPĐB, mua hơn 111.000 tỷ đồng nợ gốc. Tính chung từ khi hoạt động đến thời điểm 31/12/2015, VAMC phát hành TPĐB hơn 243.000 tỷ đồng để mua nợ xấu17 . Ngày 13/01/2016, VAMC tổ chức Hội nghị triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2016. Chủ tịch Hội đồng thành viên của VAMC – ông Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh VAMC đã hoàn thành kế hoạch do NHNN giao trong cả 03 năm (2013, 2014 và 2015) góp phần đưa nợ xấu về 3%18 . Nhờ sự nỗ lực của toàn hệ thống ngân hàng, mà chủ yếu nhất vẫn là NHNN thông qua các chính sách đúng đắn, phù hợp – đặc biệt là việc sử dụng “công cụ đặc biệt” VAMC một cách hiệu quả, đã góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới mức 3% , là ngưỡng an toàn nợ xấu theo khuyến cáo của Ủy ban Basel. Qua đó ổn định được 13 “Tỷ lệ Nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng(%)”, http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/trangchu/tk/hdchtctctd/tlnxttdntd?_afrLoop=2350604910833849 &_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D235060491 0833849%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Dd2y3vimgd_482, truy cập ngày 05/5/2016 14 Đào Quốc Tính, Phí Trọng Hiển (2014), “VAMC - bước đi tất yếu trong quá trình hoàn thiện cấu trúc hệ thống quản lý, giám sát nợ xấu các tổ chức tín dụng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Số 8 tháng 4/2014, tr. 3 15 “VAMC đồng hành cùng tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu”, http://www.sbvamc.com.vn / tin-tuc/ vamc - dong-hanh-cung-to-chuc-tin-dung-xu-ly-noxau/37508/038.html, truy cập ngày 05/5/2016 16 “3 năm xử lý được 311.100 tỷ đồng nợ xấu”, http://sbvamc.vn/tin-tuc/3-nam-xu-ly-duoc-311-100-ty-dong- no-xau/37567/038.html, truy cập ngày 05/5/2016 17 “Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2016 của VAMC”, http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?dDocName=SBVWEBAPP01SBV07 8703&dID=81082&_afrLoop=2327018851155849&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3FdI D%3D81082%26_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D2327018851155849%26dDocName%3DSBVW EBAPP01SBV078703%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Djcqs0meip_136, truy cập ngày 05/5/2016 18 “VAMC – Hội nghị triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2016”, http://www.sbvamc.vn/tin-tuc/vamc--- hoi-nghi-trien-khai-phuong-huong-nhiem-vu-nam-2016-/37747/038.html, truy cập ngày 05/5/2016
  • 11. 11 hệ thống các TCTD, tránh nguy cơ đổ vỡ hàng loạt. Thứ hai, khơi thông được nguồn vốn tín dụng, giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn vay của các TCTD để tiếp tục duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, hạn chế tình trạng thất nghiệp, qua đó giúp nền kinh tế nâng cao sức cạnh tranh và phát triển vững mạnh. Thứ ba, các TCTD nắm phần lớn nguồn vốn của nền kinh tế, nên hoạt động mua bán nợ của VAMC sẽ góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ. Qua đó thu hút được các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài có nguồn vốn lớn, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao trong hoạt động mua bán nợ. Ngoài ra, mua bán nợ còn làm “đa dạng hóa”19 các hoạt động trên thị trường tài chính. Bên cạnh các hoạt động mang tính “truyền thống” như: Cấp tín dụng, nhận tiền gởi, cung ứng dịch vụ thanh toán. - Vai trò đối với các TCTD Thứ nhất, TCTD được dùng TPĐB, trái phiếu để vay tái cấp vốn từ NHNN, làm tăng nguồn vốn khả dụng cho TCTD, tránh tình trạng “ứ đọng”20 vốn do nợ xấu tăng cao, tiếp tục dùng nguồn vốn đó để tái đầu tư, tiến hành hoạt động kinh doanh, khơi thông được nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế. Thứ hai, làm “sạch” bảng cân đối kế toán của các TCTD (những khoản nợ xấu đã bán cho VAMC không còn được xem là nợ xấu), giúp cho các TCTD hạn chế nguy cơ bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc áp lực tái cơ cấu, sáp nhập với TCTD khác khi có tỷ lệ nợ xấu cao hoặc mất khả năng thanh toán. Hoạt động mua nợ của VAMC bằng TPĐB giúp cho các TCTD giảm áp lực trích lập DPRR đối với khoản nợ xấu ngay lập tức, số dự phòng này sẽ được phân bổ trong 5 năm. Thứ ba, việc bán các khoản nợ giúp tăng cường thêm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt và chi trả tiền mặt, làm tăng khả năng thanh khoản của các TCTD. Do đã bán đứt các khoản nợ xấu nên các TCTD sẽ yên tâm tập trung vào hoạt động kinh doanh, tiết kiệm được các chi phí, thời gian để quản lý và thu hồi nợ xấu. - Vai trò đối với khách hàng vay Thứ nhất, hoạt động mua bán nợ giúp các khách hàng vay đang gặp hoàn 19 Nguyễn Thị Bích Mai (2010), Pháp luật về hoạt động mua bán nợ của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 19 20 Lương Thị Trúc Ly (2015), Phòng ngừa và xử lý nợ xấu tín dụng bất động sản tại ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, tr. 9
  • 12. 12 cảnh khó khăn trong kinh doanh thoát khỏi tình trạng dừng hoạt động hay phá sản do áp lực nợ xấu quá lớn, thua lỗ, không có nguồn vốn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thứ hai, đối với khách hàng vay có khả năng phục hồi tốt, dự án đang tiến hành có khả năng sinh lợi cao, thì VAMC cũng đã tiến hành cơ cấu lại khoản nợ hoặc đề nghị TCTD tiếp tục cho vay. Giúp cho các khách hàng vay có khả năng rất lớn trong việc duy trì, khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. 1.2 Khái quát chung về pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán nợ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam 1.2.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật vào hoạt động mua bán nợ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam - Đối với hoạt động mua bán nợ của VAMC Trong hoạt động mua bán nợ, một hành lang pháp lý mua bán nợ phát triển sẽ giúp cho quá trình chuyển giao các khoản nợ xấu, các quyền và lợi ích liên quan từ bên bán nợ sang bên mua nợ trở nên dễ dàng, thông thoáng. Các quy định điều chỉnh hoạt động mua bán nợ được hoàn thiện sẽ góp phần thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển, qua đó giúp giải quyết triệt để và nhanh chóng vấn đề nợ xấu của nền kinh tế. Khung pháp lý mua bán nợ hoạt động hiệu quả sẽ đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của các TCTD, ổn định hệ thống tài chính, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, giải quyết thỏa đáng lợi ích và đảm bảo sự bình đẳng của các bên trong hoạt động mua bán nợ. Pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán nợ phát triển, các thông tin trên thị trường mua bán nợ chính xác, công khai, minh bạch sẽ khuyến khích được các nhà đầu tư trong nước, đồng thời thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, phát triển được thị trường mua bán nợ trong lúc thị trường mua bán nợ kém phát triển, chưa chuyên nghiệp, chưa hoạt động theo “đúng nghĩa”21 thị trường. Thực tiễn trong hoạt động xử lý nợ xấu đã và đang gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc do thiếu các quy định của pháp luật, do các quy phạm pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, không đồng bộ, không phù hợp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xử lý nợ xấu. Chính vì vậy, việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ để điều tiết toàn bộ hoạt động liên quan đến việc xử lý nợ xấu, tạo lập một môi 21 Kiều Hữu Thiện (2015), “Thực trạng hoạt động của VAMC và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Ngân hàng, Số 2 tháng 1/2015, tr. 4
  • 13. 13 trường hoạt động minh bạch, bình đẳng, thông suốt là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, việc cần thiết phải sử dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt động mua bán nợ do bản chất, đặc trưng riêng của hoạt động này, cụ thể là: Thứ nhất, xuất phát từ tính chất phức tạp của công tác xử lý nợ xấu, nên hoạt động mua bán nợ xấu là một hoạt động vô cùng khó khăn và “phức tạp”22 . Hoạt động mua bán nợ xấu sẽ liên quan đến nhiều chủ thể như bên bán nợ, bên mua nợ, khách hàng vay, bên trung gian, môi giới, bên định giá tài sản. Đối tượng mua bán trong trường hợp này là các khoản “nợ xấu”. Khi TCTD quyết định bán thì các khoản nợ này đã “rất xấu”23 , khả năng mất vốn rất cao và khách hàng vay đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, khi mua nợ xấu thì bên mua phải tiến hành định giá các khoản nợ xấu, sau khi thương vụ mua bán hoàn tất thì bên mua sẽ tiến hành các biện pháp xử lý nợ xấu như cơ cấu lại khoản nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần, phát mãi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ… là những việc làm không hề đơn giản. Thứ hai, hoạt động mua bán nợ là hoạt động nhạy cảm và chứa đựng tiềm ẩn các “rủi ro”24 rất lớn cho các bên tham gia. Đây là một hoạt động nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ và thị trường mua bán nợ là một bộ phận của thị trường tài chính – tiền tệ nên yếu tố “rủi ro” là điều không thể tránh khỏi. Rủi ro này xuất phát từ nhiều lý do như: Việc định giá khoản nợ; sự tăng, giảm giá trị của tài sản bảo đảm – đặc biệt là bất động sản theo thời gian; sự ảnh hưởng, tác động của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản; khả năng tự phục hồi của khách hàng vay; số tiền thu hồi thấp, không có khả năng thu hồi hay không thể xử lý được tài sản bảo đảm… là những yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động xử lý nợ. Thứ ba, hoạt động mua bán nợ là hoạt động mới xuất hiện ở nước ta trong thời gian gần đây, cụ thể là năm 2003 với sự ra đời và hoạt động của DATC. Chính vì vậy, hoạt động mua bán nợ là hoạt động khá “mới” trên thị trường tài chính Việt Nam. Đòi hỏi phải có pháp luật điều chỉnh để đưa hoạt động mua bán nợ vào “khuôn khổ”, tránh tranh chấp, xung đột lợi ích giữa các bên về sau. - Đối với hoạt động quản lý Nhà nước 22 Bùi Văn Sơn, Nguyễn Thị Kim Thoa (2007), “Cơ chế pháp lý cho mô hình công ty mua bán nợ”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số chuyên đề số 28 (108) năm 2007, tr. 48 23 Nguyễn Hoài Phương (2016), “Nợ xấu và mô hình xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 3(288), tr. 28 24 Phạm Thị Giang Thu (2016), “Một số ý kiến về dự thảo nghị định quy định điều kiện kinh doanh mua bán nợ”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 4 (336) năm 2016, tr. 84
  • 14. 14 Trong nền kinh tế quốc dân, hoạt động ngân hàng và nền kinh tế có mối quan hệ “hữu cơ” với nhau. TCTD và chủ yếu nhất vẫn là các ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là cầu nối giữa các chủ thể kinh doanh với thị trường và giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. Nhưng hoạt động ngân hàng đầy rẫy các rủi ro và thách thức. Chính vì vậy, ngân hàng được ví là “chỗ trũng”25 trong nền kinh tế, các rủi ro từ các chủ thể kinh doanh khác có thể chuyển tải một phần hoặc toàn bộ sang ngân hàng. Do đó, việc xử lý nợ xấu của các TCTD được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm và xử lý quyết liệt. Pháp luật là phương tiện quan trọng và hiệu quả để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội, quản lý kinh tế. Khi quan hệ mua bán nợ phát sinh, do tính chất quan trọng, cấp thiết của hoạt động này, Nhà nước bắt buộc phải sử dụng pháp luật để điều chỉnh và “trật tự hóa”26 quan hệ mua bán nợ theo ý chí của Nhà nước trên cơ sở dung hòa lợi ích giữa Nhà nước và xã hội, đảm bảo sự bình đẳng, công bằng giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ mua bán nợ. Việc dùng pháp luật để điều chỉnh hoạt động mua bán nợ là “cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực Nhà nước”27 trong hoạt động điều hành, kiểm soát các TCTD nói riêng và quản lý hoạt động tài chính, tiền tệ nói chung. Mặt khác bảo đảm hoạt động mua bán nợ được triển khai theo đúng các đường lối, chủ trương, chính sách, định hướng do Nhà nước đề ra. 1.2.2 Yêu cầu đặt ra của pháp luật điều chỉnh vào hoạt động mua bán nợ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam Các quy định của pháp luật điều chỉnh vào hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC cần tập trung vào các vấn đề sau: Thứ nhất, sau khi mua nợ, VAMC sẽ trở thành chủ nợ mới nên có thể tự mình hoặc phối hợp với các TCTD xử lý nợ thông qua các biện pháp: Phát mại tài sản, khởi kiện, tái cơ cấu nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần, bán lại các khoản nợ cho các tổ chức, cá nhân… Trong bối cảnh, các quy định pháp luật còn mâu thuẫn, “vừa chồng chéo vừa thiếu hụt”28 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các quyền năng của VAMC. Do đó, để thực hiện hoạt động trên hiệu quả, VAMC phải 25 Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình Luật Ngân hàng, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 53 26 Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2010), Tập bài giảng lý luận về pháp luật, tr. 14 27 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Tư pháp, tr. 73 28 Nguyễn Tiến Đông (2015), “Một số giải pháp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, Số 17 tháng 9/2015, tr. 12
  • 15. 15 được trao các “đặc quyền” để có thể toàn quyền xử lý nợ xấu như: Thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không cần có sự đồng ý của bên bảo đảm; quyền tự quyết định việc chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần; quyền được phá sản các khách hàng vay hoạt động kém hiệu quả. Đây cũng chính là các đặc quyền mà các AMC của nhiều quốc gia trên thế giới đã từng được ghi nhận trong quá trình giải quyết nợ xấu. Thứ hai, để hoạt động mua bán nợ phát triển, thì phải có thị trường mua bán nợ. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải xây dựng khung pháp lý đầy đủ, hoàn thiện để nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có thể gia nhập thuận lợi vào thị trường mua bán nợ, từ đó đa dạng hóa các chủ thể trên thị trường với nhiều tư cách khác nhau như: Bên bán nợ, bên mua nợ, bên môi giới – trung gian, chủ thể điều hành và quản lý thị trường để giúp quá trình xử lý nợ xấu diễn ra nhanh chóng. Thị trường mua bán nợ phải gắn với thị trường thông tin về các khoản nợ, nên các thông tin trên thị trường phải đảm bảo công khai, nhất thống, không có mâu thuẫn trong công bố giữa NHNN và các TCTD. Thứ ba, sau khi hoạt động mua bán nợ hoàn tất, VAMC sẽ trở thành chủ nợ mới nên sẽ có trách nhiệm xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, pháp luật cần có những quy định để tạo nên cơ chế phối hợp giữa VAMC và TCTD thật hợp lý, chặt chẽ nhằm đảm bảo quá trình xử lý nợ diễn ra nhanh chóng, đạt được kết quả tối ưu. 1.2.3 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam chi phối đến việc quy định các hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam 1.2.3.1 Nguyên tắc lấy thu bù chi và không vì mục tiêu lợi nhuận VAMC là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, chịu sự quản lý của Nhà nước và thanh tra, giám sát trực tiếp của NHNN Việt Nam. VAMC được thành lập với tư cách công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Trong bối cảnh nợ công còn lớn, ngân sách eo hẹp, nên VAMC hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận. 1.2.3.2 Nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu Nguyên tắc này rất quan trọng trong hoạt động của VAMC, vì trong hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu, nếu các thông tin được công khai, minh bạch sẽ đảm bảo được lợi ích cho các bên tham gia vào quan hệ mua bán vì có thể đánh giá được đầy
  • 16. 16 đủ các thông tin về khoản nợ để lên kế hoạch xử lý nợ xấu. Đồng thời, thu hút được các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài gia nhập vào thị trường mua bán nợ Việt Nam. 1.2.3.3 Nguyên tắc hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu Hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC liên quan đến mảng tài chính – tiền tệ là một hoạt động đầy rủi ro, thách thức. Với tư cách là một doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, VAMC phải nắm vững nguyên tắc này để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro và chi phí xử lý nợ xấu trong hoạt động mua bán nợ trong bối cảnh kinh tế quốc gia còn khó khăn và nguồn ngân sách eo hẹp. 1.2.3.4 Nguyên tắc đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua, bán nợ Quá trình mua bán nợ, xử lý nợ xấu phải bảo đảm sự an toàn trong hoạt động của các TCTD, đảm bảo lợi ích của các khách hàng vay vì mục đích cuối cùng là làm lành mạnh hóa tình hình hoạt động của các TCTD, ổn định hoạt động hệ thống tài chính, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay, qua đó ổn định kinh tế vĩ mô. 1.2.3.5 Nguyên tắc việc chuyển giao khoản nợ được mua, bán được tiến hành đồng thời với việc chuyển giao các nghĩa vụ của bên nợ và các bên có liên quan đến khoản nợ (kể cả các quyền gắn liền với các bảo đảm cho khoản nợ) từ bên bán nợ sang bên mua nợ Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của hoạt động mua bán nợ là mua bán quyền đòi nợ và bên bán sẽ chuyển giao tất cả các quyền và nghĩa vụ pháp lý liên quan đến quyền đòi nợ sang bên mua nợ (VAMC). Và VAMC với tư cách là chủ nợ mới sẽ có toàn quyền xử lý để thu hồi khoản nợ xấu đã mua từ các TCTD. KẾT LUẬN CHƢƠNG I Chương I tác giả đã cung cấp những thông tin chung về khái niệm mua bán nợ, các phương thức mua bán nợ, các nguyên tắc hoạt động, cũng như vai trò của VAMC đối với nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cũng đã làm rõ sự cần thiết của pháp luật điều chỉnh vào hoạt động mua bán nợ của VAMC. Theo đó, việc nghiên cứu nhằm tạo nên một cơ chế điều chỉnh toàn diện hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC là điều thiết thực. Đây là phần lý thuyết chung quan trọng về hoạt động mua bán nợ của VAMC và chúng ta sẽ tìm hiểu về thực trạng hoạt động của VAMC ở chương II Khóa luận này.
  • 17. 17 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM (VAMC) 2.1 Phƣơng thức mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam Đây là những quy định mang tính nền tảng trong hoạt động mua bán nợ của VAMC. Hiện nay, VAMC được phép mua nợ theo hai phương thức, mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy từng thời kì, hoàn cảnh mà các phương thức khác nhau sẽ được lựa chọn và ưu tiên đáp dụng để đảm bảo phù hợp với tình hình chung của hệ thống tài chính và nền kinh tế vĩ mô. 2.1.1 Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành Trong bối cảnh ngân sách còn eo hẹp, không đủ khả năng giải quyết triệt để nợ xấu thì phương thức mua bán nợ xấu bằng TPĐB với đặc tính không dùng tiền từ ngân sách Nhà nước là công cụ mang tính chất “sáng tạo”29 và khả thi nhất hiện nay. TCTD có thể dùng TPĐB để xin tái cấp vốn từ NHNN để có thể tiếp tục cấp tín dụng, khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế, làm sạch bảng cân đối kế toán. Phương thức mua bán nợ bằng TPĐB giúp TCTD giảm áp lực trích lập DPRR ngay lập tức. Trong khi đối với các khoản nợ xấu thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) thì TCTD phải trích lập DPRR lần lượt là 20%, 50%, 100% hàng quý thì nay thời hạn trích lập được kéo dài trong 5 năm. Trong 5 năm đó, TCTD sẽ phân bổ việc trích lập DPRR với khoản nợ xấu tương ứng. Do tài sản bảo đảm đa phần là bất động sản, nên trong khoản thời hạn của TPĐB, giá trị của bất động sản có thể phục hồi và tăng giá trị, đảm bảo khả năng phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Trong bối cảnh VAMC mới được thành lập, năng lực tài chính còn hạn chế thì TPĐB có thể xem là một “giải pháp tình thế”30 trước mắt để nhanh chóng xử lý vấn đề nợ xấu của TCTD đang nóng bỏng hiện nay. Tuy nhiên, xét về thực tiễn, phương thức mua bán nợ bằng TPĐB bộc lộ rất nhiều bất cập, cụ thể là: 29 Tô Ngọc Hưng (2015), “Ngành ngân hàng với nhiệm vụ xử lý nợ xấu, nhìn lại giai đoạn 2011-2014 và một số kiến nghị”, Tạp chí Ngân hàng, Số 3+4 tháng 2/2015, tr. 33 30 Nguyễn Văn Thịnh (2014), Pháp luật về mua bán nợ của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Luận văn thạc sĩ luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 46
  • 18. 18 Thứ nhất, theo tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu thì xét về mặt bản chất TPĐB không phải là trái phiếu, mà chỉ là “một giấy nợ”31 của VAMC với TCTD khi TCTD bán nợ cho VAMC. TPĐB không thể được chuyển nhượng hay mua bán trên thị trường chứng khoán do không được bảo lãnh từ Chính phủ hay NHNN. Khi TPĐB đến hạn, nếu khoản nợ chưa được thu hồi đầy đủ thì TCTD phải thanh toán TPĐB và mua lại các khoản nợ xấu được VAMC mua bằng TPĐB. Xét về bản chất, hoạt động mua bán nợ bằng TPĐB của VAMC là mua nợ có truy đòi và VAMC chỉ mua khoản nợ đó trong vòng 5 năm. Nếu VAMC không xử lý được nợ xấu, khi đến hạn thanh toán của TPĐB thì chỉ việc “trả lại” khoản nợ xấu đó cho TCTD. Nợ xấu chạy vòng và VAMC thực hiện việc xử lý nợ theo kiểu “đánh bùn sang ao” mà không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về rủi ro liên quan đến khoản nợ xấu. Như vậy, rõ ràng với việc “mua nợ trong 5 năm” cùng với nguyên tắc hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên VAMC thiếu động lực xử lý nợ xấu, trong khi động lực thu hồi nợ xấu của các TCTD rất rõ ràng vì nếu không thu hồi được nợ, sau 5 năm nợ xấu sẽ hồi “cố chủ”. Điều này góp phần đưa đến kết quả là trong thời gian qua các khoản nợ xấu mà VAMC mua vẫn chưa giải quyết được nhiều. Các TCTD vẫn phải trực tiếp và gánh vác trách nhiệm rất lớn trong việc xử lý nợ thông qua việc được VAMC ủy quyền, làm tăng chi phí hoạt động của các TCTD mặc dù đã bán nợ cho VAMC. Tóm lại, đây thực chất không phải là phương thức để VAMC xử lý nợ xấu mà là phương thức để “hỗ trợ” cho các TCTD tự xử lý nợ xấu. Vai trò của VAMC qua đó khá mờ nhạt và không đáp ứng được kỳ vọng đề ra. Thứ hai, có thể ví VAMC như là một “kho lưu giữ nợ xấu”32 của các TCTD, nợ xấu từ các TCTD tạm thời chuyển sang VAMC giữ hộ, chỉ nhất thời làm đẹp cho bảng kế toán của các TCTD, giúp “kéo”33 giãn thời gian trích lập DPRR, thời gian xử lý nợ xấu để TCTD có thời gian sắp xếp, đôn đốc thu hồi nợ, bù đắp lỗ dự tính bằng các nguồn thu nhập khác cùng với hy vọng trong vòng 5 năm tới, tình hình kinh tế sẽ chuyển biến theo hướng tích cực. Điều đó cho thấy, đây không phải là quan hệ mua bán theo đúng nghĩa, VAMC chỉ là chủ sở hữu tạm thời của khoản nợ trong thời hạn 5 năm của TPĐB. Sau khi TPĐB đến hạn, nếu VAMC và TCTD vẫn 31 “Trái phiếu đặc biệt của VAMC - Công cụ để xử lý nợ xấu” ,http://finance.tvsi.com.vn/News/201 3913/255264/trai-phieu-dac-biet-cua-vamc-cong-cu-de-xu-ly-no-xau.aspx, truy cập ngày 23/05/2016 32 Đào Thị Hồ Hương (2012), “Những vấn đề cần chú ý trong việc xử lý nợ xấu tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Số 11 tháng 6/2012, tr. 33 33 Nguyễn Đắc Hưng (2014), “Quan điểm và giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, Số 21 tháng 11/2014, tr. 17
  • 19. 19 chưa xử lý nợ được thì nợ xấu sẽ “quay lại” với các TCTD, khi đó nợ xấu sẽ trở thành “rất xấu”34 , không thể xử lý được. Thứ ba, mặc dù đã bán nợ cho VAMC nhưng hằng năm TCTD vẫn phải liên tục trích lập DPRR cho TPĐB, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận, hoạt động kinh doanh của các TCTD và hạn chế tăng trưởng tín dụng chung của cả hệ thống. Trong khi đó, việc trích lập DPRR chưa hẳn đã được các TCTD thực hiện tốt, nhất là trong bối cảnh vẫn còn nhiều TCTD hoạt động khó khăn như hiện nay. Việc trích lập DPRR, cùng với việc phải huy động nguồn lực để tự xử lý khoản nợ xấu đã bán, trả phí cho VAMC từ số tiền nợ thu hồi dẫn đến chi phí để xử lý nợ xấu của các TCTD rất cao. Nên các TCTD phải “đẩy”35 sự bất lợi này ngược về khách hàng. Trong đó các doanh nghiệp, cá nhân sẽ đi vay với lãi suất cao, dẫn đến khó tiếp cận nguồn vốn; người gởi tiền sẽ nhận lãi suất tiền gởi thấp. Từ đó sẽ khó đạt được mục tiêu giảm giảm lãi suất cho vay xuống mức trung bình của các nước đang phát triển là 5%/năm và tăng lãi suất tiền gởi. Bên cạnh đó, TPĐB không thể triệt để giải quyết nợ xấu, làm tăng chi phí hoạt động của VAMC nếu quá trình xử lý nợ kéo dài. Thứ tƣ, việc mua bán nợ trong trường hợp này đơn thuần cũng chỉ là một hình thức tái cấp vốn hết sức thô sơ từ NHNN, thông qua đó NHNN “bơm tiền” vào nền kinh tế để “trám lỗ hổng”36 nợ xấu, đem đến rủi ro lớn cho nền kinh tế với vấn đề lạm phát trong tương lai. Đặc tính của phương thức này là VAMC sẽ mua nợ theo giá trị sổ sách – tức là không có thương lượng về giá, mang nặng “tính chất hành chính”, không tính đến khả năng thu hồi nợ từ tài sản bảo đảm, đây cũng là một lý do khiến phương thức này không được đề cao vì “ngầm” chứa đựng các rủi ro không nhỏ. Mặc dù nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đã giảm xuống dưới 3% bằng việc các TCTD cơ cấu lại khoản nợ, trích lập DPRR và chủ yếu nhất vẫn là bán nợ xấu cho VAMC nên thực chất số nợ xấu đó mới chỉ bị “che đậy” một cách tạm thời mà không được cải thiện thực chất. Việc VAMC mua nợ xấu bằng TPĐB chưa thật sự tạo ra sự thỏa mãn cho các bên tham gia và thực chất không giải quyết được triệt để nợ xấu. Thực tế tình hình tài chính của VAMC hiện nay vẫn chưa cho phép tổ 34 Trang Lê (2013), “Hậu VAMC: Nợ xấu biến mất hay biến chất”, Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, Số tháng 3/2013, tr. 32 35 Nguyễn Đình Cung (2016), “Tái cơ cấu kinh tế những năm qua và một số định hướng cho giai đoạn 2016- 2020”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 01 tháng 01/2016, 1, tr. 17 36 “VAMC xử lý nợ xấu chủ yếu vẫn bằng cách bơm tiền ”, http://www.bvsc.com.vn/News/201352 3/244041/vamc-xu-ly-no-xau-chu-yeu-van-bang-cach-bom-tien.aspx, truy cập ngày 24/05/2016
  • 20. 20 chức này thực hiện việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường. Đây chỉ là giải pháp tạm thời trước mắt để nhanh chóng xử lý tình trạng nợ xấu đang cấp bách ở Việt Nam chứ không phải là giải pháp mang tính căn cơ lâu dài. Những bất cập trên có thể giải quyết bằng các cách sau: Một là, hạn chế việc mua bán nợ bằng TPĐB và chuyển dần sang mua bán nợ theo cơ chế thị trường, đồng thời có lộ trình tăng vốn cho VAMC để VAMC có thể thực hiện hoạt động mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường. Hai là, nhanh chóng phân loại các khoản nợ xấu đã mua bằng TPĐB để bán hoặc phát mại tài sản bảo đảm cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Thậm chí, VAMC có thể dùng “tiền tươi” để “mua lại các khoản nợ xấu đó theo giá thị trường”37 . Ba là, trong trường hợp không thể giải quyết được khoản nợ đã mua, VAMC sẽ đợi đến khi TPĐB đến hạn sẽ trả khoản nợ đó lại cho TCTD. Ngược lại, nếu thu hồi được nợ thì VAMC sẽ được hưởng một tỷ lệ trên số tiền thu hồi nợ. Với nguyên tắc hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận như hiện nay, do thiếu sức ép lớn nên VAMC sẽ thiếu động lực, sự quyết tâm để xử lý nợ xấu. Ngoài ra, VAMC không bỏ “tiền tươi” ra để mua nợ xấu và VAMC giống như một “công cụ gián tiếp” để NHNN bơm tiền vào nền kinh tế nên sẽ không bị áp lực thua lỗ và nỗ lực để hoạt động hiệu quả hơn. Chính vì vậy, VAMC phải hoạt động theo nguyên tắc vì mục tiêu lợi nhuận để khắc phục những bất cập trên. 2.1.2 Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt Hoạt động mua bán nợ theo cơ chế thị trường của VAMC chưa được tiến hành trên thực tế. Ngày 12/4/2016, thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 618/QĐ- NHNN về “Phê duyệt việc xây dựng và triển khai phương án mua nợ xấu theo giá thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam” để nhanh chóng thực tiễn hóa hoạt động mua bán nợ theo cơ chế thị trường nhưng hiện tại văn bản này chưa được công bố chính thức trên trang thông tin điện tử của NHNN Việt Nam do mang tính nội bộ cơ quan. Tuy nhiên, xét ở góc độ luật thực định thì những quy định về mua bán nợ theo cơ chế thị trường có nhiều vấn đề để bình luận. 37 Lê Thị Thùy Vân, Vương Duy Lâm (2015), “VAMC và vấn đề nợ xấu”, Sách Tài chính Việt Nam 2014 - 2015¸ Nhà xuất bản Tài chính, tr. 375
  • 21. 21 Mua bán nợ theo cơ chế thị trường khắc phục được một số nhược điểm của phương thức cũ. Các khoản nợ được bán đứt sang cho VAMC nên các TCTD không còn có tâm lý bị ràng buộc hay phải tốn công xử lý nợ xấu. TCTD sở hữu trái phiếu không phải trích lập DPRR cho trái phiếu nên sẽ giảm bớt gánh nặng về tài chính cho các TCTD. Trái phiếu của VAMC do TCTD nắm giữ được sử dụng để tham gia nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn tại NHNN hoặc chuyển nhượng giữa các TCTD. Đem đến cho các TCTD sở hữu trái phiếu nhiều lựa chọn hơn trong việc thu hồi vốn, tăng tính thanh khoản. Mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường thể hiện rõ bản chất của hoạt động mua bán là “mua đứt, bán đoạn”, theo đó VAMC không còn là chủ nợ “tạm thời” nữa mà trở thành chủ nợ mới theo “đúng nghĩa”. Từ đó có thể dễ dàng bán khoản nợ này cho tổ chức hoặc cá nhân khác, là cơ sở cho việc hình thành thị trường mua bán nợ ở Việt Nam. Khi trái phiếu đủ điều kiện để thanh toán thì VAMC phải thanh toán bằng “tiền mặt” cho chủ thể đang sở hữu trái phiếu (NHNN hoặc TCTD), qua đó nâng cao trách nhiệm của VAMC với mục tiêu khá rõ ràng là phải thu hồi lại số vốn bỏ ra, áp lực để không bị thua lỗ là rất lớn. Nhìn chung, phương thức mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường giúp xử lý nợ xấu một cách triệt để hơn phương thức cũ. Tuy nhiên, phương thức mua bán nợ theo cơ chế thị trường nếu được triển khai sẽ đối mặt với những cản trở, thách thức to lớn, vì để có thể tiến hành hoạt động mua bán nợ theo cơ chế thị trường phải đáp ứng được 3 điều kiện: Một là nợ xấu phải được mua theo giá thị trường; hai là nợ xấu phải được mua theo hình thức mua đứt bán đoạn; ba là mua bán nợ xấu phải được thực hiện bằng “tiền tươi”38 . Thứ nhất, nợ xấu được mua theo giá thị trường đã được các văn bản quy phạm pháp luật ghi nhận. Tuy nhiên, khi mua nợ xấu theo giá trị thị trường, VAMC phải định giá hoặc thuê tổ chức có chức năng định giá độc lập để xác định giá trị khoản nợ xấu, định giá tài sản bảo đảm. Thực chất việc định giá các khoản nợ xấu là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp vì hiện tại Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một hệ thống các tiêu chí, cơ chế để để xác định giá trị khoản nợ cho VAMC và các TCTD tham khảo. Các vấn đề khó khăn tiếp theo xuất phát từ việc chưa có hệ thống định giá mua bán nợ có thể tham khảo từ thực tiễn hoạt động của DATC. Bản thân các TCTD lẫn VAMC đều xây dựng cho mình các tiêu chuẩn định giá riêng biệt, không thống nhất nên thường có sự chênh lệch giữa giá chào mua và giá chấp nhận bán. Trong đó các TCTD thường muốn bán khoản nợ với giá cao trong khi VAMC muốn mua nợ với giá thấp (theo phương án xử lý nợ xấu theo cơ chế thị 38 “Mua bán nợ xấu theo thị trường: Giá có thể âm?”, http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/mua-ban-no-xau- theo-thi-truong-gia-co-the-am-20150907100157092.chn, truy cập ngày 25/05/2016
  • 22. 22 trường của VAMC thì khoản nợ có tài sản bảo đảm thì giá tối đa là 25% giá trị khoản nợ, đối với khoản nợ không có tài sản bảo đảm thì giá mua tối đa là 5% giá trị khoản nợ39 ). Điều này dẫn đến tình trạng các TCTD (đặc biệt là các TCTD thuộc sở hữu Nhà nước) chần chừ, không dám bán nợ vì sợ lỗ hoặc vì đa phần các tài sản bảo đảm là bất động sản – mà bất động sản lại mang tính chu kỳ, sau một khoản thời gian thì các giao dịch nhà đất phục hồi và đem lại lợi nhuận cao trong khi các bất động sản đó lại được định giá thấp. VAMC cũng e ngại do các rủi ro, lợi ích liên quan đến khoản nợ xấu cũng như giá trị tương lai của tài sản bảo đảm chưa được xác định chính xác. Qua đó giảm một phần mong muốn bán nợ cho VAMC và dẫn đến kết quả là việc đàm phán nhanh chóng thất bại hoặc kéo dài. Vấn đề vướng mắc này có thể giải quyết bằng cách: Một là, nhanh chóng xây dựng phương pháp, hệ thống các tiêu chí, cơ sở để định giá khoản nợ, định giá tài sản bảo đảm. Hai là, trong quá trình đàm phán, nên ghi nhận thỏa thuận “chia sẻ” lợi nhuận hoặc thua lỗ với các TCTD. Giả sử nếu như hoạt động xử lý nợ có lời, VAMC sẽ được hưởng số tiền bao gồm chi phí mua nợ và 50% của phần vượt mức chi phí mua nợ, phần còn lại sẽ thuộc về TCTD bán nợ nhưng cũng không vượt quá giá trị chuyển nhượng. Còn trong trường hợp thua lỗ thì cả hai sẽ cùng gánh chịu thiệt hại trong đó các TCTD sẽ phải chịu 20 – 30 % mức giá chuyển nhượng. Các TCTD qua đó sẽ có tâm lý thoải mái hơn khi bán nợ xấu cho VAMC theo giá thị trường và có quyết tâm để cùng nhau hành động. Đây cũng là kinh nghiệm được Tổ chức xử lý nợ quốc gia Malaysia (DANAHARTA), Công ty quản lý tài sản Thái Lan (TAMC) áp dụng và rất thành công trong hoạt động xử lý khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 199740 . Ba là, phát triển thị trường mua bán nợ, gỡ bỏ các rào cản pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài thuận lợi gia nhập vào thị trường Việt Nam để có thể nhanh chóng học hỏi, tham khảo các quy trình, cách thức định giá từ những chủ thể có thế mạnh về nguồn vốn với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao. Bốn là, thành lập các doanh nghiệp định giá độc lập, kết hợp với các doanh nghiệp khác như công ty kiểm toán (kiểm toán tình hình tài chính, sức khỏe của 39 “Đánh giá sự phù hợp trong lộ trình, cách thức và hoàn thiện cơ cấu cho VAMC”, tlđd (3), truy cập ngày 05/05/2016 40 Phạm Hữu Hồng Thái (2012), “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại một số nước và hàm ý cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, Số 11 (577) năm 2012, tr. 28
  • 23. 23 khách hàng vay…), công ty bất động sản để định giá các khoản nợ, tài sản bảo đảm để giúp cho các bên tham khảo và có cơ sở để lựa chọn, xem xét trong quá trình đàm phán và mua bán nợ xấu. Thứ hai, mua bán nợ theo cơ chế thị trường tức là nợ xấu phải được mua theo hình thức mua đứt bán đoạn, toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của chủ nợ cũ là các TCTD sẽ được chuyển sang cho VAMC. Theo đó VAMC sẽ là chủ nợ mới theo “đúng nghĩa” nên sẽ có toàn quyền thực hiện các quyền năng của một chủ sở hữu đối với khoản nợ xấu như quyền truy đòi tài sản, cơ cấu lại khoản nợ, bán khoản nợ, xử lý tài sản bảo đảm hay các quyền liên quan khác như quyền khởi kiện, quyền kiểm tra mục đích vay vốn. Thứ ba, để thực hiện việc mua nợ xấu theo giá thị trường thì phải mua bằng “tiền tươi thóc thật”. Trong khi đó, trái phiếu của NHNN chưa phải là tiền tươi, để “chuyển” trái phiếu thành tiền, TCTD phải xin tái cấp vốn tại NHNN, chuyển nhượng cho TCTD khác hoặc chào bán cho các nhà đầu tư thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Tính đến giữa năm 2012, tổng số nợ xấu đã lên đến “12 tỷ USD”41 và theo kinh nghiệm của các chuyên gia trong hệ thống ngân hàng thì “khoản 50% nợ xấu”42 là có khả năng mất vốn. Như vậy, cần ít nhất là từ 5 – 6 tỷ USD để tiến hành mua lại nợ xấu trong hệ thống các TCTD nên với số vốn 2.000 tỷ đồng của VAMC hiện nay chỉ giống như “muối bỏ biển”, khó có thể giải quyết được tận gốc vấn đề43 . Do đó, cần gia tăng tiềm lực, nguồn lực tài chính cho VAMC để phát huy vai trò, hiệu quả trong hoạt động mua bán nợ bằng các cách sau: Một là, thực tiễn cho thấy với nguồn vốn hạn chế là không đủ để VAMC triển khai các hoạt động mua bán nợ theo cơ chế thị trường, làm giảm hiệu quả hoạt động của VAMC. Do thực tế không cho phép nên trước mắt cần tiếp tục có lộ trình tăng vốn điều lệ cho VAMC theo định hướng “càng nhiều càng tốt”. Việc tăng cường năng lực tài chính giúp VAMC cởi trói khỏi tình cảnh “tay không bắt giặc”, hoạt động bán nợ do đó trở nên sôi nổi do VAMC có thể “mạnh tay” mua các khoản nợ xấu, củng cố được niềm tin của các nhà đầu tư, nâng cao vị thế, uy tín của VAMC trên thị trường tài chính. 41 Hoàng Xuân Hòa, Trần Kim Anh (2014), “Vấn đề nợ xấu và một số giải pháp cấp thiết”, Tạp chí Ngân hàng, Số 4 tháng 2/2013, tr. 25 42 Nguyễn Trí Hiếu (2012), “Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Việt Nam và vấn đề giải quyết nợ xấu ở tầm quốc gia”, Tạp chí Ngân hàng, Số 14 tháng 7/2012, tr. 20 43 Theo Đề án Thành lập VAMC của NHNN trình Chính phủ thì số vốn dự kiến ban đầu của VAMC là 100.000 tỷ đồng
  • 24. 24 Hai là, cho phép VAMC được phát hành trái phiếu để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tạo nguồn tiền để mua nợ theo giá trị thị trường, đây là kênh huy động vốn rất hiệu quả và giàu tiềm năng. Đối với việc mua nợ xấu bằng trái phiếu, ngoài việc được tái cấp vốn từ NHNN, trái phiếu của VAMC sẽ rất khó có thể thu hút các nhà đầu tư khi tham gia nghiệp vụ thị trường mở hoặc chuyển nhượng cho các TCTD khác do trái phiếu của VAMC chưa được xếp hạng tín dụng cao, tiềm lực của VAMC chưa mạnh, việc xử lý nợ mang tính chất rủi ro, hiệu quả hoạt động của VAMC hiện tại chưa được đánh giá cao nên sẽ dễ làm nản lòng các nhà đầu tư. Muốn vậy, thì trái phiếu của VAMC phải được bảo lãnh từ NHNN hoặc Chính phủ với mức lãi suất hấp dẫn để có thể dễ dàng tham gia nghiệp vụ thị trường mở, thu hút được các nhà đầu tư, từ đó nhanh chóng hoán đổi ra tiền mặt, tăng tính thanh khoản cho trái phiếu. Thực tiễn hoạt động xử lý nợ xấu ở nhiều nước như Hàn Quốc, Malaysia đều có sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ dưới dạng bảo lãnh phát hành trái phiếu. Trong đó, Tổ chức xử lý nợ quốc gia Malaysia (DANAHARTA) tiếp nhận nợ xấu theo giá thị trường thông qua phát hành trái phiếu không phải trả lãi trong 5 năm do Chính phủ bảo lãnh44 . Ở Hàn Quốc, nguồn vốn để Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) sử dụng để xử lý nợ xấu là khoản tiền trong Quỹ quản lý tài sản xấu (NPA) với quy mô lên tới 21,6 nghìn tỷ won, trong đó 20,5 nghìn tỷ won là từ nguồn tiền phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo đảm45 . Ba là, ngoài ra, có một số ý kiến của các chuyên gia cho rằng nên cổ phần hoá DNNN để lấy tiền xử lý nợ. Theo NHNN thì nợ xấu tại các DNNN rất lớn. Tính đến cuối năm 2012, theo số liệu của một số nhà khoa học cho thấy khu vực DNNN hiện “đóng góp vào 70% nợ xấu của toàn hệ thống, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu”46 mang đến nguy cơ có thể “nhấn chìm hệ thống ngân hàng”47 . Để giải quyết vấn đề trên, ngày 17/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 929/2012/QĐ-TTg về phê duyệt “Đề án tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015”48 . 44 “Phương thuốc nào để điều trị “trận ốm” nợ xấu?”, http://ndh.vn/phuong-thuoc-nao-de-dieu-tri-tran-om- no-xau--2016030301436143p145c152.news, truy cập ngày 26/05/2016 45 Nguyễn Thị Kim Thanh (2012), “Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, Số 11 (577) năm 2012, tr. 17 46 Hoàng Xuân Hòa (2012), “Một số vấn đề về nợ xấu của DNNN”, Tạp chí Tài chính, Số 11 (577) năm 2012, tr. 9 47 “Doanh nghiệp Nhà nước”, https://vi.wikipedia.org/wiki/Doanh_nghiệp_nhà_nước, truy cập ngày 27/05/2016 48 Đề án ghi nhận nhiệm vụ quan trọng là: Đẩy mạnh cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu các DNNN mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% sở hữu; thực hiện theo nguyên tắc thị trường việc thoái vốn nhà nước đã đầu
  • 25. 25 Từ năm 2011 đến ngày 10/11/2015 cả nước đã cổ phần hóa được 408 doanh nghiệp, thoái vốn khoảng 16.450 tỷ đồng, thu về 22.870 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 20/10/2015, có 93 doanh nghiệp cổ phần hóa bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng, với số cổ phiếu bán được 318.595.743 cổ phiếu, trị giá 4.683,8 tỷ đồng49 . Chính phủ đang gấp rút xây dựng lộ trình tái cơ cấu DNNN trong giai đoạn tiếp theo theo hướng phù hợp với yêu cầu thực tế về tái cấu trúc nền kinh tế và chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt trong giai đoạn 2016 – 2020. Tiền cổ phần hóa, thoái vốn sẽ được chuyển sang Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, do Tổng công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý. Tính đến ngày 30/09/2015, số tiền Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp do SCIC quản lý đã đạt hơn 100.000 tỷ đồng50 . Con số này đã tăng hơn hai lần so với thời điểm 30/06/2012, khi quỹ đạt số dư hơn 45.000 tỷ đồng51 . Do đó, có thể thấy tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn của DNNN đem lại lợi nhuận rất lớn, hơn 50.000 tỷ đồng. Nguồn tiền này sau đó được phân bổ tới các thành phần khác của nền kinh tế, đặc biệt là đầu tư ngược lại các DNNN đang làm ăn kém hiệu quả. Qua đó, cơ chế “xin cho” dường như vẫn chưa được xóa bỏ, nhiều DNNN hoạt động thua lỗ những vẫn được Nhà nước hỗ trợ bằng chính tiền cổ phần hóa, thoái vốn hoặc về cơ bản Nhà nước vẫn đứng ra “gánh chịu các khoản nợ cho DNNN”52 dưới hình thức giãn nợ, giảm nợ, chuyển nợ cho đơn vị khác hoặc bảo lãnh nợ. Nhìn chung, các DNNN vẫn được “bao tiêu” từ Nhà nước, nguồn lực đầu tư hạn chế nhưng vẫn phải dùng tiền cổ phần hóa, tiền thoái vốn để “cứu” các DNNN làm ăn không hiệu quả, gây thất thoát tài sản công, lãng phí nguồn lực của đất nước. Trong thực trạng các khoản nợ của các DNNN tại các TCTD rất lớn, nên dùng một phần tiền cổ phần hóa, tiền thoái vốn để tăng tiềm lực về tài chính cho VAMC. VAMC với tư cách là một định chế tài chính độc lập sẽ sử dụng dòng tiền đó hợp lý hơn để xử lý “ngược lại” nợ xấu các DNNN – vốn là con nợ rất lớn của các TCTD. Nếu sử dụng nguồn tiền đó đầu tư ngược lại chính DNNN để “tự xử lý nợ xấu” thì với tư duy kinh tế, cơ cấu hoạt động, năng lực quản trị và kiểm soát nội bộ của tư vào ngành không phải kinh doanh chính hoặc không trực tiếp liên quan với ngành kinh doanh chính; vốn nhà nước ở công ty cổ phần mà Nhà nước không cần chi phối. 49 Phan Thị Thùy Linh (2015), “Thực trạng tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Tài chính, Số 622 năm 2015, tr. 60 50 Ban biên tập Bản tin Người Đại diện (2015), “SCIC 10 năm xây dựng và phát triển – Vững bước khẳng định mô hình”, Bản tin Người Đại diện, Số 56 tháng 10/2015, tr. 5 51 Ban biên tập Bản tin Người Đại diện (2012), “Đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp”, Bản tin Người Đại diện, Số 35-36 năm 2012, tr. 4 52 Phạm Thị Vân Anh, Đoàn Hương Quỳnh (2014), “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước”, Tạp chí Tài chính, Số 12(602) năm 2014, tr. 10
  • 26. 26 chính các DNNN sẽ không đảm bảo nguồn tiền trên được sử dụng một cách hiệu quả53 . Bốn là, theo ý kiến của một số chuyên gia như Phạm Kim Nam54 , Trần Đình Thiên55 và Viện Nghiên cứu Chính sách – VEPR (Đại học Quốc gia Hà Nội)56 thì để tăng nguồn lực xử lý nợ xấ ực hiện vay vốn của nước ngoài và phối hợp với đối tác nước ngoài trong việc giám sát quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Quan điểm của tác giả là không đồng tình với kiến nghị này, vì chúng ta nên tận dụng “nguồn lực” ở bên ngoài theo hướng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài gia nhập vào thị trường Việt Nam thay vì phải đi vay vốn nước ngoài. Với thực trạng tình hình nợ công tăng cao, vay nợ nước ngoài sẽ phải trả lãi, làm tăng thêm gánh nặng tài chính cho quốc gia. Trong khi cơ chế, công cụ, thị trường, pháp luật về xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện, không đảm bảo có nhiều tiền là xử lý được nợ xấu. Bên cạnh đó, thực tế quá trình xử lý nợ xấu của nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Hungary, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, Indonesia… chưa có quốc gia nào phải đi vay tiền nước ngoài, mà dùng ngay chính “nội lực” trong nước kết hợp với nguồn vốn của các “nhà đầu tư ngoại” để giải quyết vấn đề. 2.2 Cơ chế phối hợp giữa Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và tổ chức tín dụng Các quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động mua bán nợ ghi nhận: “Trong hoạt động mua, bán nợ giữa Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng, toàn bộ các quyền và lợi ích gắn liền với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm và biện pháp bảo đảm khác cho khoản nợ xấu được bên bán nợ giữ nguyên hiện trạng và chuyển giao cho bên mua nợ theo hợp đồng mua, bán nợ”57 . Xét ở góc độ pháp lý của hoạt động mua bán tài sản, bên bán sẽ chuyển giao quyền sở hữu tài sản sang cho bên mua. Bên mua thanh toán tiền và sẽ trở thành chủ sở hữu mới với toàn 53 Theo phần B, mục III, tiểu mục 2, điểm c Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 về Phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các Tổ chức tín dụng” ghi nhận “Sử dụng nguồn tiền thu về từ cổ phần hóa để bổ sung năng lực cho DATC để tạo điều kiện thuận lợi cho DATC chủ động tham gia vào quá trình tái cơ cấu tài chính, xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các tổ chức tín dụng”. 54 “Vay tiền nước ngoài cứu nợ xấu ngân hàng?”, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh /175850/ vay-tien- nuoc-ngoai-cuu-no-xau-ngan-hang.html, truy cập ngày 29/5/2016 55 “Xử lý „cục máu đông‟ nợ xấu: Chuyên gia hiến kế gì?”, http://vtc.vn/xu-ly-cuc-mau-dong-no-xau-chuyen- gia-hien-ke-gi.1.509371.htm, truy cập ngày 29/05/2016 56 “VEPR: Đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN để lấy nguồn ứng vốn cho VAMC xử lý nợ xấu”, http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/vepr-day-manh-co-phan-hoa-dnnn-de-lay-nguon-ung-von-cho-vamc-xu- ly-no-xau-2014122010505095013.chn, truy cập ngày 29/05/2016 57 Điều 7 khoản 1 Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/07/2015 Quy định về Việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam do thống đốc NHNN ban hành.
  • 27. 27 quyền thực hiện quyền năng của một chủ sở hữu: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Trong hoạt động mua bán nợ của VAMC, thì VAMC sẽ trở thành chủ nợ mới của khách hàng vay, có quyền tiến hành các biện pháp xử lý nợ xấu. Nhưng thực tiễn thì trong hoạt động mua bán nợ bằng TPĐB, VAMC sẽ “ủy quyền” lại cho TCTD để thực hiện một số quyền năng của mình trong quá trình xử lý nợ xấu như: Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu (bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay) và TCTD sẽ báo cáo cho VAMC theo định kỳ. Thực trạng này xuất phát từ các lý do chính sau: Thứ nhất, do TCTD là chủ thể hợp tác với khách hàng vay “ngay từ lúc đầu” nên rất am hiểu tình hình hoạt động, khả năng tài chính của khách hàng vay; TCTD có tiềm lực tài chính, cơ cấu hoàn thiện, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu chuyên môn trong nghiệp vụ xử lý tài sản, thu hồi nợ. Thứ hai, xuất phát từ thực trạng do VAMC mới thành lập, mô hình tổ chức chưa hoàn thiện; còn thiếu đội ngũ chuyên gia, cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu pháp luật; kinh phí hoạt động còn hạn chế nên VAMC thường “đẩy ngược trách nhiệm” bằng cách ủy quyền ngược lại cho các TCTD để xử lý nợ xấu. Qua đó cho thấy, chưa có sự “tách bạch”58 giữa chủ thể mua nợ và chủ thể bán nợ. TCTD vẫn phải có trách nhiệm xử lý nợ mặc dù đã bán cho VAMC và vẫn là “chủ nợ về mặt thực tế”, còn VAMC thì chỉ là “chủ nợ về mặt danh nghĩa”. Điều này dẫn đến sự phối hợp giữa VAMC với các TCTD vẫn còn lỏng lẻo, không chặt chẽ, chưa đồng bộ, thậm chí không cần VAMC xử lý nợ xấu đã bán. TCTD vẫn là chủ thể có trách nhiệm chính trong xử lý nợ xấu theo đúng tinh thần “tự cứu mình là chính”. Động lực thu hồi nợ của các TCTD rõ ràng và rất quyết tâm vì khi đáo hạn TPĐB, khoản nợ xấu có thể sẽ quay ngược lại chính các TCTD đã bán nợ. Thứ ba, VAMC vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiến hành các biện pháp xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm như: Việc cơ cấu lại các khoản nợ được mua bằng TPĐB phải được sự thống nhất và đồng ý từ các TCTD (mặc dù luật trao cho VAMC toàn quyền thực hiện biện pháp này); hay việc phát mại tài sản phải được sự hợp tác của các TCTD vì nếu giá trị thu về quá thấp sẽ gây thiệt hại 58 Nguyễn Thị Thu Thu, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Ngọc Linh (2014), “Hoạt động mua bán nợ của VAMC thời gian qua - thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Ngân hàng, Số 18 tháng 9/2014, tr. 29
  • 28. 28 cho chính khách hàng vay và các TCTD… Mặc dù VAMC rất muốn tích cực và chủ động trong quá trình xử lý nợ xấu, chia sẻ gánh nặng với các TCTD để đáp ứng được kỳ vọng đề ra nhưng các lý do trên khiến VAMC không có nhiều thực quyền trong việc thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu và định đoạt tài sản bảo đảm, nên VAMC thưởng ủy quyền lại cho các TCTD để thay mình thực hiện các hoạt động trên. Để giải quyết vấn đề này, tác giả có một số kiến nghị như sau: Một là, xây dựng mô hình hoạt động của VAMC theo hướng hoàn thiện, chuyên nghiệp hóa trong quá trình xử lý nợ xấu; chú trọng đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ thẩm định và đấu giá tài sản để VAMC có đủ tiềm lực, sự vững mạnh để xử lý nợ xấu. Hai là, để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997, các nước Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan đã thành lập các AMC tập trung để xử lý nợ. Các AMC này ngay từ đầu đã được xác định là chỉ hoạt động trong một khoản thời gian nhất định. Thời gian hoạt động của VAMC không được xác định trước nên sẽ không có áp lực buộc VAMC phải xử lý nợ xấu một cách nhanh chóng và quyết liệt với chi phí thấp nhất có thể. Chính vì vậy, NHNN cũng nên tạo sức ép bằng cách quy định một khoảng thời gian hoạt động cụ thể cho VAMC, qua đó sẽ tăng cường sự tích cực và chủ động hơn trong quá trình xử lý nợ xấu, chia sẻ trách nhiệm với các TCTD, bảo đảm quá trình xử lý nợ xấu được thúc đầy toàn diện. Ba là, hoàn thiện các quy định pháp luật để VAMC có toàn quyền tiến hành các biện pháp xử lý nợ xấu, đặc biệt là các vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm qua đó nâng cao vai trò, vị thế của VAMC. Để VAMC có thể trở thành một chủ nợ thực tế chứ không phải là một “chủ nợ trên giấy tờ” với những quyền năng không thể thực thi thuận lợi trên thực tế. Bốn là, ghi nhận thỏa thuận “chia sẻ lợi nhuận hoặc thua lỗ” với các TCTD trong quá trình đàm phán mua bán nợ theo cơ chế thị trường. Lúc này, việc xử lý nợ xấu không phải là gánh nặng “chủ chốt” ở chính các TCTD nữa, mà trách nhiệm là của hai bên vì cả VAMC và TCTD đều “cùng bị ràng buộc” về kết quả của quá trình xử lý nợ xấu. Do đó sẽ tăng cường được quá trình phối hợp – hợp tác giữa các bên cũng như tạo thêm động lực cho VAMC, TCTD xử lý nợ xấu. 2.3 Biện pháp xử lý nợ xấu Sau khi hợp đồng mua bán nợ ký kết, bước tiếp theo là VAMC sẽ tiến hành các biện pháp để xử lý nợ xấu. Biện pháp xử lý nợ xấu là vấn đề quan trọng bậc nhất trong hoạt động xử lý nợ xấu và cũng chính là những quy định trung tâm trong
  • 29. 29 pháp luật về mua bán nợ xấu của VAMC. Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 thì để xử lý nợ xấu, VAMC được thực hiện các biện pháp sau: 1. Thực hiện các quyền của chủ nợ, bên nhận bảo đảm đối với khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm nhằm thu hồi nợ, tài sản bảo đảm. 2. Tổ chức đôn đốc, yêu cầu trả nợ, thu nợ từ khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ và bên bảo đảm. 3. Thực hiện cơ cấu lại khoản nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. 4. Thỏa thuận với khách hàng vay về việc chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần để tham gia cơ cấu lại tài chính và hoạt động của khách hàng vay. 5. Thu nợ bằng nhận chính tài sản bảo đảm của khoản nợ; thu hồi, thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật. 6. Bán nợ cho các tổ chức, cá nhân. Việc bán nợ cho các tổ chức, cá nhân là người không cư trú được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 7. Khởi kiện hoặc ủy quyền hoặc chuyển giao quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm ra Tòa án; ủy quyền hoặc chuyển giao quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện quyền và trách nhiệm của Công ty Quản lý tài sản trong thi hành án. 8. Nộp đơn yêu cầu Tòa án tiến hành các thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản đối với khách hàng vay không có khả năng trả nợ và đối với bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Trong mục này, tác giả sẽ tập trung làm rõ biện pháp cơ cấu lại khoản nợ xấu; chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần để tham gia cơ cấu lại tài chính và hoạt động của khách hàng vay; xử lý tài sản bảo đảm; khởi kiện hoặc ủy quyền hoặc chuyển giao quyền cho TCTD bán nợ khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm ra Tòa án ở góc độ thực tiễn. Riêng biện pháp bán nợ cho tổ chức, cá nhân khác sẽ được tác giả phân tích rõ hơn ở mục 2.4. 2.3.1 Biện pháp cơ cấu lại khoản nợ xấu Theo quy định của pháp luật, với biện pháp cơ cấu lại khoản nợ xấu, VAMC được thực hiện các biện pháp cụ thể sau: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thời hạn trả nợ phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay; áp dụng lãi suất của khoản nợ đã mua phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng vay và điều kiện
  • 30. 30 thị trường; giảm một phần hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán mà khách hàng vay chưa có khả năng trả nợ59 . Đây là một trong các biện pháp được các TCTD áp dụng phổ biến và chủ yếu trong giai đoạn hiện nay để tiến hành xử lý nợ xấu. Đối với các khách hàng vay có nợ xấu nhưng lại có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, các TCTD sẽ tiến hành cơ cấu lại khoản nợ, tiếp tục cấp tín dụng cho khách hàng, giúp khách hàng có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh để có thể trả nợ cho các TCTD. Còn đối với những khách hàng vay không có trả năng trả nợ, các TCTD sẽ tiến hành bán nợ xấu cho VAMC, DATC hoặc phát mãi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Biện pháp này ở một khía cạnh khác là một công cụ để các TCTD “che lấp”, “giấu” nợ xấu. Nhiều khách hàng vay được các TCTD cơ cấu lại nợ bằng cách điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thời hạn trả nợ rất nhiều lần, nên các khoản nợ đó vẫn thuộc các nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3, tức là chuyển nhóm nợ từ nhóm có rủi ro cao sang nhóm có rủi ro thấp hơn “về mặt sổ sách”. Qua đó, TCTD giảm được áp lực giải quyết nợ xấu, hạ thấp mức độ trích lập DPRR, làm cho thị trường thông tin về các khoản nợ bị méo mó, không chính xác, gây nhiều hệ lụy tiêu cực về sau. Các khoản nợ xấu được che lấp bằng biện pháp này theo đánh giá là còn rất cao so với công bố về tỷ lệ nợ xấu của từng TCTD. Sau khi nợ xấu được bán sang VAMC, thì biện pháp này vẫn được VAMC và TCTD rất chú trọng và nhiều lần cùng nhau bàn thảo để áp dụng đối với những khách hàng vay có tiềm năng. Trong bối cảnh các biện pháp khác chưa thể thuận lợi áp dụng, chưa phát huy được hiệu quả hoặc nếu tiến hành sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí thì biện pháp cơ cấu lại khoản nợ là rất cần thiết. Tính đến ngày 01/09/2014, VAMC đã thực hiện phân loại 145 khoản nợ với tổng dư nợ là 14.785 tỷ đồng, đồng thời đang thực hiện cơ cấu lại nợ cho 123 cho khách hàng vay có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, với tổng dư nợ gốc là 9.685 tỷ đồng. Mức lãi suất điều chỉnh của khoản nợ sau khi được cơ cấu lại ở thời điểm hiện tại là 10,7%/năm. Một số khoản nợ được VAMC và TCTD phân tích, đánh giá phương án, dự án có tính khả thi của khách hàng vay có nợ xấu bán cho VAMC, để xem xét cho khách hàng vay tiếp tục triển khai dự án dở dang. VAMC và các TCTD đã ký hạn mức cho vay hàng ngàn tỷ đồng và giải ngân được 450 tỷ đồng, đồng thời xem 59 Điều 17 khoản 1 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP Quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam