SlideShare a Scribd company logo
1 of 75
1
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình ảnh
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài.......................................................................................................2
3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................2
5. Kết quả đạt đƣợc ..........................................................................................................3
6. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................3
CHƢƠNG 1 ....................................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ........................................4
1.1. Khái quát về quản trị nguồn nhân lực....................................................................4
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực .................................................................................4
1.1.2. Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực ...............................................................4
1.1.3. Vai trò quản trị nguồn nhân lực..........................................................................5
1.1.4. Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực ......................................................................5
1.2. Các chức năng của quản trị nguồn nhân lực..........................................................6
1.2.1. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực ..........................................................6
1.2.2. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển.............................................................12
1.2.3. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực.........................................................14
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị nguồn nhân lực ............................................19
1.3.1. Các yếu tố bên trong tổ chức............................................................................19
1.3.2. Các yếu tố bên ngoài tổ chức ...........................................................................21
Tóm tắt chƣơng 1. ..........................................................................................................22
CHƢƠNG 2 ..................................................................................................................24
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỒNG NAI................24
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh
Đồng Nai ........................................................................................................................24
2
2.1.1. Giới thiệu chung...............................................................................................24
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn chi nhánh Đồng Nai trong các năm vừa qua .............................................25
2.2. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh Đồng Nai. .....................................................................................30
2.2.1. Số lƣợng và cơ cấu nhân viên ..........................................................................30
2.2.2. Cơ cấu nhân viên theo độ tuổi và giới tính ......................................................31
2.2.3. Cơ cấu nhân viên theo trình độ học vấn...........................................................32
2.2.4. Cơ cấu nhân viên theo thâm niên công tác.......................................................34
2.2.5. Tình hình biến động nhân sự tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chi nhánh Đồng Nai............................................................................................35
2.2.6. Thực trạng hoạt động thu hút nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. ............................................................36
2.2.7. Thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển......................................................43
2.2.8. Thực trạng hoạt động duy trì nguồn nhân lực..................................................45
2.2.9. Nhận xét chung về hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai..................................................48
2.3. Ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai....................50
2.3.1. Các yếu tố môi trƣờng bên trong......................................................................50
2.3.2. Các yếu tố môi trƣờng bên ngoài. ....................................................................52
Tóm tắt chƣơng 2 ...........................................................................................................55
CHƢƠNG 3 ..................................................................................................................57
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH ĐỒNG NAI....................................................................................................57
3.1. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
nhánh Đồng Nai. ............................................................................................................57
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai......................................................................57
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định và thu hút nguồn nhân lực ............57
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực .............................61
3
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. .................................63
3.2.3.1. Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực..............63
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện duy trì nguồn nhân lực ...................................................66
3.2.4.1. Hoàn thiện công tác đánh giá nguồn nhân lực...........................................66
3.2.4.2. Hoàn thiện các chế độ khuyến khích và động viên nhân viên ......................67
3.3. Kiến nghị...............................................................................................................69
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
nhánh Đồng Nai........................................................................................................69
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc .............................................................69
Tóm tắt chƣơng 3 ...........................................................................................................69
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 71
4
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của một quốc gia, một vùng kinh tế hay của một doanh nghiệp
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố đó là các nguồn lực về vật chất
nhƣ vốn, tài sản, nguyên vật liệu…và nguồn lực về con ngƣời. Tuy nhiên, đóng vai trò
quyết định cho sự thành công của một tổ chức chính là nguồn nhân lực. Các nguồn lực
vật chất chỉ phát huy đƣợc những lợi thế hay sức mạnh cho tổ chức khi đƣợc nguồn
nhân lực vận dụng và điều hành một cách hiệu quả trong các hoạt động do tổ chức
thực hiện.
Mặt khác, từ xa xƣa ông cha ta đã xác định vai trò quan trọng của nguồn nhân
lực và đúc kết kinh nghiệm là hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí
thịnh thì thế nƣớc mạnh, nguyên khí suy thì thế nƣớc yếu. Rõ ràng từ xƣa ông
cha ta đã quan niệm nguyên khí của quốc gia vừa là khát vọng, vừa là sức sống
của dân tộc. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của
nguồn nhân lực trong xây dựng và phát triển của các quốc gia nói chung và các
doanh nghiệp nói riêng.
Ngoài ra, ngày nay với xu thế toàn cầu hóa cộng với tính chất cạnh tranh ngày
càng khốc liệt, nhân lực đƣợc coi là tài sản vô giá và là yếu tố quyết định đến sự tồn
tại và phát triển của tổ chức. Một tổ chức cho dù có các nguồn lực vật chất phong phú,
dồi dào đến mấy nhƣng nếu thiếu việc quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả thì tổ chức
đó cũng khó có thể phát triển hiệu quả.
Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai
thì nguồn nhân lực là một nguồn lực vô cùng quan trọng. Khi nền kinh tế thế giới cũng
nhƣ trong nƣớc có nhiều biến động nhƣ hiện nay thì đội ngũ nguồn nhân lực chính là
yếu tố giúp ngân hàng vƣợt qua đƣợc những khó khăn và phát triển hoạt động kinh
doanh của mình. Từ đó đặt ra yêu cầu là ngân hàng phải hoàn thiện hoạt động quản trị
nguồn nhân lực nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Xuất phát từ yêu cầu đó tác giả đã lực chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn
thiện quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chi nhánh Đồng Nai” để nghiên cứu và đề xuất những giải pháp giúp hoàn thiện
hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chi nhánh Đồng Nai nhằm giúp ngân hàng ngày càng phát triển hơn nữa.
2
2. Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hóa lý luận về quản trị nguồn nhân lực trong các tổ chức
- Phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai những năm qua. Từ đó, đánh giá
những kết quả đã đạt đƣợc, những tồn tại và tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại
đó.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quản trị nguồn
nhân lực Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
a. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu những vấn đề về quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Thực hiện nghiên cứu đề tài tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai.
- Về thời gian: Số liệu sử dụng nghiên cứu sử dụng chủ yếu trong giai đoạn
từ 2009-2011
- Nội dung nghiên cứu: hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng hai phƣơng pháp nghiên cứu đó là phƣơng pháp nghiên cứu tại
bàn và phƣơng pháp nghiên cứu tại hiện trƣờng.
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn
- Tham khảo các tài liệu về quản trị nguồn nhân lực để hệ thống hóa các lý luận,
kinh nghiệm về hoạt động quản trị nguồn nhân lực, từ đó xác định cơ sở lý luận và
thực tiễn cho đề tài.
- Thu thập, thống kê, phân tích, so sánh các số liệu từ tình hình hoạt động kinh
doanh và hoạt động quản trị nguồn nhân lực của ngân hàng từ đó đánh giá thực trạng
hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chi nhánh Đồng Nai.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu tại hiện trƣờng
3
- Phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc sử dụng để thu thập thông tin về các chế độ
chính sách của ngân hàng đối với ngƣời lao động và sự đánh giá của nhân viên đối với
các chính sách đó nhằm hiểu đƣợc mong muốn của ngƣời lao động làm cơ sở lý luận
đề xuất các giải pháp phù hợp.
5. Kết quả đạt được
Trên cơ sở phân tích các hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai đánh giá đƣợc các ƣu điểm
và nhƣợc điểm đang tồn tại trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực.
Đề xuất giải pháp phát huy các ƣu điểm, giải pháp nhằm hạn chế nhƣợc điểm
trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh Đồng Nai.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài đƣợc chia thành 3 chƣơng
nhƣ sau:
 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực.
 Chƣơng 2: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai.
 Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai.
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
Nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động quản trị nguồn nhân lực, tác giả
trình bày một số vấn đề cơ bản về quản trị nguồn nhân lực dƣới đây để làm cơ sở phân
tích các vấn đề trong chƣơng 2 của luận văn.
1.1. Khái quát về quản trị nguồn nhân lực
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về nguồn nhân lực. Tuy nhiên, cho đến
nay quan niệm về vấn đề này hầu nhƣ chƣa thống nhất. Tuỳ theo mục tiêu cụ thể mà
ngƣời ta có những nhận thức khác nhau về nguồn nhân lực. Có thể nêu lên một số
quan niệm nhƣ sau:
- Nguồn nhân lực là toàn bộ khả năng về sức lực, trí tuệ của mọi cá nhân trong
tổ chức, bất kể vai trò của họ là gì. Theo ý kiến này, nói đến nguồn nhân lực là nói đến
sức óc, sức bắp thịt, sức thần kinh và nhìn nhận các khả năng này ở trạng thái tĩnh.
- Nguồn nhân lực là tổng hợp cá nhân những con ngƣời cụ thể tham gia vào quá
trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần đƣợc huy động vào quá
trình lao động.
- Nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng
tham gia lao động. Nguồn nhân lực đƣợc biểu hiện trên hai mặt: về số lƣợng đó là
tổng số những ngƣời lao trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của nhà nƣớc
và thời gian lao động có thể huy động đƣợc từ họ; về chất lƣợng, đó là sức khỏe, trình
độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của ngƣời lao động.
1.1.2. Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức
năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con ngƣời của một tổ chức nhằm đạt
đƣợc kết quả tối ƣu cho cả tổ chức lẫn nhân viên. (Trần Kim Dung, 2010)
Quản trị nguồn nhân lực là việc sử dụng, bố trí lực lƣợng lao động hiện thời của
một tổ chức vào trong các bộ phận, vị trí và công việc cụ thể, để thực hiện các nhiệm
vụ tƣơng ứng nhằm đạt tới các mục tiêu mà tổ chức đã vạch ra một cách hiệu quả
nhất.(Nguyễn Thanh Hội, 2007)
Quản trị nguồn nhân lực là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch
định, tuyển chọn, duy trì, phát triển, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn
nhân lực thông qua tổ chức, nhằm đạt đƣợc chiến lƣợc và định hƣớng của tổ chức.
5
Quản trị nguồn nhân lực là thiết kế các chính sách và thực hiện các lĩnh vực
hoạt động nhằm làm cho con ngƣời đóng góp giá trị hữu hiệu nhất cho tổ chức, bao
gồm các lĩnh vực nhƣ hoạch định nguồn nhân lực, phân tích và thiết kế công việc,
chiêu mộ và lựa chọn, đánh giá thành tích, đào tạo và phát triển, thù lao, sức khỏe và
an toàn cho nhân viên, và tƣơng quan lao động ...
1.1.3. Vai trò quản trị nguồn nhân lực
Hoạt động quản trị nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt đối với các tổ
chức nói chung, và với các nhà quản trị nói riêng. Với tính chất đặc biệt, nguồn nhân
lực khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp do chính bản chất của con ngƣời.
Do đó, nguồn lực này có những vai trò quan trọng cho quá trình phát triển của tổ chức
Thứ nhất, nó giúp cho các nhà quản trị hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao và đạt
mục tiêu thông qua ngƣời khác một cách có hiệu quả nhất. Mỗi nhà quản trị đều có
khả năng xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh, thiết kế cơ cấu tổ chức với các bộ phận, đơn
vị rõ ràng, có trong tay các nguồn tài nguyên từ đó giúp cho quá trình thực hiện công
việc đạt kết quả tốt.
Thứ hai, quản trị nguồn nhân lực tạo điều kiện phát triển kỹ năng và nâng cao
năng suất lao động ở mỗi nhân viên. Mỗi con ngƣời là một thực thể sống có ý thức và
là một thế giới riêng biệt rất khác nhau về tâm sinh lý, hoàn cảnh cá nhân, cá tính ... do
đó, muốn họ làm việc tốt trƣớc hết phải hiểu những nhu cầu, mong muốn của họ trong
công việc để có phƣơng pháp tác động phù hợp nhằm nâng cao năng suất lao động của
họ cho tổ chức.
Thứ ba, chất lƣợng quản trị nguồn nhân lực quyết định hiệu quả và sự thành đạt
của tổ chức. Quản trị nguồn nhân lực không chỉ đơn giản là sự bố trí con ngƣời phù
hợp với một vị trí tƣơng ứng nào đó của tổ chức. Điều quan trọng là từ hoạt động quản
trị những tố chất mới của lao động đƣợc sản sinh và chính điều này là nhân tố cơ bản,
đảm bảo sự thắng lợi và phát triển liên tục của tổ chức trƣớc môi trƣờng không ngừng
thay đổi.
1.1.4. Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực là nghiên cứu các vấn đề về quản lý con ngƣời trong
các tổ chức, doanh nghiệp với hai mục tiêu chủ yếu gồm:
- Sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ sao cho có hiệu quả, không ngừng nâng cao
năng suất lao động với mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả chung của tổ chức,
của doanh nghiệp.
6
- Tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần để phát huy tối đa năng lực của mỗi
cá nhân trong bộ máy của tổ chức, của doanh nghiệp, áp dụng các giải pháp có tính
đòn bẩy và các chính sách phù hợp để kích thích lòng nhiệt tình, sự hăng hái của cán
bộ, nhân viên đối với công việc chung của tổ chức với doanh nghiệp; khai thác tốt
đƣợc ý chí tiến thủ, tinh thần sáng tạo của tập thể ngƣời lao động để cho họ thấy đƣợc
triển vọng tƣơng lai tƣơi sáng khi gắn bó chặt chẽ với tổ chức, với doanh nghiệp để họ
thể hiện sự tận tâm trong công việc đƣợc giao và có tấm lòng trung thành với tổ chức.
Với hai mục tiêu chủ yếu trên, quản trị nguồn nhân lực xác định cụ thể hơn các
mục tiêu nhƣ sau:
- Tuyển nhân viên (ngƣời lao động) phù hợp cho yêu cầu công việc của tổ
chức,
- Biết nơi tìm ứng viên cho yêu cầu của tổ chức,
- Biết cách thiết lập một kế hoạch thù lao hữu hiệu, có tác động tích cực đối với
đội ngũ nhân sự cho yêu cầu hoàn thành những nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức,
- Nắm vững những nguyên tắc quản lý nhân sự hữu hiệu để thực hiện một cách
bài bản khoa học để đảm bảo thu hút trí tuệ chung, đoàn kết nội bộ, thống nhất ý thức
và ý chí trong việc tuân thủ kỷ luật, kỷ cƣơng của tổ chức trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh.
- Đánh giá đúng mức và thực hiện đúng đắn việc huấn luyện, đào tạo đồng bộ
đội ngũ nhân sự cho yêu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức, của doanh nghiệp.
1.2. Các chức năng của quản trị nguồn nhân lực
Công tác quản trị nguồn nhân lực đƣợc thực hiện rất đa dạng và trong thực tế
có nhiều thay đổi phù hợp với từng loại hình tổ chức. Trên cơ sở các hoạt động chủ
yếu của công tác quản trị nguồn nhân lực có thể chia theo ba nhóm chức năng chính
nhƣ sau:
- Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực
- Nhóm chức năng đào tạo và phát triển
- Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực
1.2.1. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực
Nhằm đảm bảo có đủ số lƣợng nhân sự, cán bộ, nhân viên với chuyên môn,
trình độ và phẩm chất phù hợp cho yêu cầu công việc của tổ chức. Việc đảm bảo chất
lƣợng lao động cho yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức thƣờng phải
căn cứ trên các yếu tố sau:
7
- Kế hoạch sản xuất, kinh doanh của tổ chức.
- Thực trạng sử dụng nhân sự của tổ chức trong hiện tại.
- Các yêu cầu công việc cần tuyển thêm ngƣời.
Nhóm chức năng này trong quá trình hoạt động thƣờng áp dụng các kỹ năng
tuyển dụng nhƣ trắc nghiệm, phỏng vấn vì đây là một phƣơng pháp tuyển dụng có tác
dụng tích cực, giúp chọn đƣợc những ứng viên tốt, phù hợp nhất cho yêu cầu công
việc của tổ chức.
Nội dung chính của nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực gồm:
- Hoạch định nguồn nhân lực;
- Phân tích công việc;
- Quá trình tuyển dụng;
- Kiểm tra, trắc nghiệm và phỏng vấn.
1.2.1.1. Hoạch định nguồn nhân lực
Khái niệm: Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu
cầu năng lực, đƣa ra các chính sách và thực hiện các chƣơng trình, hoạt động bảo đảm
cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực
hiện công việc có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cao. (Trần Kim Dung, 2010)
Quá trình hoạch định nguồn nhân lực cần đƣợc thực hiện trong mối quan hệ
mật thiết với quá trình hoạch định và thực hiện các chiến lƣợc và chính sách kinh
doanh của doanh nghiệp. Quá trình hoạch định thƣờng đƣợc thực hiện theo 7 bƣớc sau
đây:
- Bƣớc 1: Phân tích môi trƣờng kinh doanh với các điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và đe dọa là cơ sở cho việc xác định mục tiêu, chiến lƣợc cho doanh nghiệp nói
chung và hoạch định nguồn nhân lực nói riêng.
- Bƣớc 2: Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, đề
ra các chiến lƣợc nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, đề ra chiến lƣợc nguồn nhân lực
phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh doanh.
- Bƣớc 3: Dự báo khối lƣợng công việc (đối với mục tiêu, kế hoạch dài hạn,
trung hạn) hoặc xác định khối lƣợng công việc và tiến hành phân tích công việc (đối
với các mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn).
- Bƣớc 4: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực (đối với các mục tiêu, kế hoạch dài
hạn, trung hạn) hoặc xác định nhu cầu nguồn nhân lực (đối với các mục tiêu, kế hoạch
ngắn hạn).
8
- Bƣớc 5: Phân tích quan hệ cung cầu nguồn nhân lực, khả năng điều chỉnh, và
đề ra các chính sách, kế hoạch, chƣơng trình thực hiện giúp cho doanh nghiệp thích
ứng với các nhu cầu mới và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
- Bƣớc 6: Thực hiện các chính sách, kế hoạch, chƣơng trình quản trị nguồn
nhân lực của doanh nghiệp trong bƣớc 5.
- Bƣớc 7: Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện.
Quá trình hoạch định nguồn nhân lực có thể tóm tắt theo sơ đồ nhƣ sau:
Nguồn: Trần Kim Dung 2010.
Hình 1.1: Qui trình hoạch định nguồn nhân lực
1.2.1.2. Phân tích công việc
Khái niệm: Phân tích công việc là quá trình nghiên cứu nội dung công việc
nhằm xác định điều kiện tiến hành, các chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn
khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng nhân viên cần thiết phải có để thực
hiện tốt công việc. (Trần Kim Dung, 2010)
Phân tích
môi
trƣờng,
xác định
mục tiêu,
lựa chọn
chiến
lƣợc
Dự
báo,
phân
tích
công
việc
Phân
tích
hiện
trạng
quản trị
nguồn
nhân
lực
Dự
báo,
xác
định
nhu
cầu
nhân
lực
Phân
tích
cung
cầu,
khả
năng
điều
chỉnh
Chính
sách Thực
hiện:
- Thu hút
- Đào tạo
và phát
triển
- Trả
công và
kích
thíc
- Quan hệ
lao
động
Kiểm
tra,
đánh
giá tình
hình
thực
hiện
Kế
hoạch/
chƣơng
trình
9
Ý nghĩa: Phân tích công việc cung cấp các thông tin về những yêu cầu, đặc điểm
của công việc nhƣ các hành động nào cần đƣợc tiến hành thực hiện, thực hiện nhƣ thế
nào và tại sao, các loại máy móc trang bị dụng cụ nào cần thiết khi thực hiện công
việc, các mối quan hệ với cấp trên và với đồng nghiệp trong thực hiện công việc…
Không biết phân tích công việc, nhà quản trị sẽ không thể tạo ra sự phối hợp đồng bộ
giữa các bộ phận cơ cấu trong doanh nghiệp, không thể đánh giá đƣợc chính xác các
yêu cầu của các công việc, do đó không thể tuyển đƣợc đúng nhân viên cho đúng việc,
không thể đánh giá đƣợc đúng năng lực thực hiện của nhân viên và do đó không thể
trả lƣơng, kích thích họ kịp thời, chính xác.
Doanh nghiệp cần thực hiện phân tích công việc làm cơ sở khoa học cho việc loại
bỏ các công việc chồng chéo, kém hiệu quả trong hoạt động quản lý và làm cơ sở cho
việc định biên nhân sự. Quá trình thực hiện phân tích công việc gồm 6 bƣớc sau đây:
- Bƣớc 1: Xác định mục đích phân tích công việc, từ đó xác định các hình thức
thu thập thông tin phân tích công việc hợp lý nhất.
- Bƣớc 2: Thu thập các thông tin có sẵn trên cơ sở của các sơ đồ tổ chức, các văn
bản về mục đích, yêu cầu, chức năng quyền hạn của doanh nghiệp và các bộ phận cơ
cấu, hoặc qui trình công nghệ và bảng mô tả công việc cũ (nếu có).
- Bƣớc 3: Chọn lựa các phần việc đặc trƣng, các điểm then chốt để thực hiện
phân tích công việc nhằm giảm bớt thời gian và tiết kiệm hơn trong thực hiện phân
tích công việc tƣơng tự nhƣ nhau.
- Bƣớc 4: Áp dụng các phƣơng pháp khác nhau để thu thập thông tin phân tích
công việc. Tùy theo yêu cầu về mức độ chính xác và chi tiết của thông tin cần thu
thập, tùy theo loại hình công việc và khả năng về tài chính của doanh nghiệp có thể sử
dụng một hoặc kết hợp các phƣơng pháp thu thập thông tin phân tích công việc sau
đây: phỏng vấn, bảng câu hỏi và quan sát.
- Bƣớc 5: Kiểm tra xác minh tính chính xác của thông tin. Những thông tin thu
thập để phân tích công việc cần đƣợc kiểm tra lại về mức độ chính xác và đầy đủ
thông qua chính các nhân viên thực hiện công việc hoặc các vị lãnh đạo có trách
nhiệm giám sát thực hiện công việc đó.
- Bƣớc 6: Xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc. Bảng
mô tả thƣờng có các nội dung chủ yếu nhƣ: nhận diện công việc, tóm tắt công việc,
các mối quan hệ trong thực hiện công việc, chức năng, trách nhiệm trong công việc,
10
thẩm quyền của ngƣời thực hiện công việc, tiêu chuẩn mẫu trong đánh giá nhân viên
thực hiện công việc, điều kiện làm việc… Bảng tiêu chuẩn công việc thƣờng đề cập
đến các yếu tố nhƣ: trình độ văn hóa, chuyên môn, ngoại ngữ, kinh nghiệm công tác,
các kỹ năng làm việc với ngƣời khác, với máy móc thiết bị và thông tin, dữ liệu, các
phẩm chất cá nhân cần thiết để đảm bảo thực hiện công việc thành công, các đặc điểm
cá nhân…
1.2.1.3. Quá trình tuyển dụng
Khái niệm: Quá trình tuyển dụng là tiến trình phân loại, đánh giá ứng viên để
chọn ra những ngƣời có xác suất thành công cao nhất trong công việc cần tuyển.
(Trần Kim Dung, 2010)
Mục tiêu tuyển dụng là sàng lọc các ứng viên và chọn đúng ngƣời, đúng việc.
Ngƣời thích hợp là ngƣời có kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và tính cách đƣợc liệt kê
trong bảng tiêu chuẩn công việc.
Doanh nghiệp thƣờng gặp các sai phạm trong tuyển dụng nhƣ: yêu cầu tuyển
dụng sơ sài, thông báo tuyển dụng không rõ ràng, thiếu các công cụ cần thiết cho khâu
tuyển dụng, không tạo đƣợc hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt ứng viên.
Doanh nghiệp có 2 nguồn ứng viên khi tuyển dụng nhƣ sau:
- Nguồn ứng viên từ trong nội bộ doanh nghiệp: là tuyển các nhân viên đang làm
việc cho công ty sang một vị trí khác. Khác với đề bạt, bổ nhiệm nội bộ, hình thức
tuyển dụng nội bộ đƣợc thực hiện công khai với các tiêu chuẩn rõ ràng đối với tất cả
các ứng viên từ bên trong doanh nghiệp.
- Nguồn ứng viên từ bên ngoài doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể áp dụng một
hoặc kết hợp một số hình thức thu hút ứng viên từ bên ngoài nhƣ: thông qua quảng
cáo, thông qua văn phòng dịch vụ lao động, tuyển sinh viên tốt nghiệp từ các trƣờng
đại học, và các hình thức khác nhƣ theo giới thiệu của chính quyền, của nhân viên
trong doanh nghiệp, do ứng viên tự đến xin việc làm hoặc qua hệ thống internet.
Nội dung, trình tự của quá trình tuyển dụng trong các doanh nghiệp thƣờng đƣợc
tiến hành theo các bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1: Chuẩn bị tuyển dụng
Bƣớc 2: Thông báo tuyển dụng
Bƣớc 3: Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ
Bƣớc 4: Phỏng vấn sơ bộ
11
Bƣớc 5: Kiểm tra, trắc nghiệm
Bƣớc 6: Phỏng vấn lần hai
Bƣớc 7: Xác minh, điều tra
Bƣớc 8: Khám sức khỏe
Bƣớc 9: Ra quyết định tuyển dụng
Trong quá trình ra quyết định tuyển chọn, các “yếu tố có thể làm tốt” và “muốn
làm tốt” của ứng viên cần đƣợc xem xét, nghiên cứu kỹ lƣỡng và cho điểm một cách
hệ thống sao cho quyết định cuối cùng về tuyển chọn ứng viên là khách quan và chính
xác.
Có bốn mô hình thu hút, phân công bố trí nguồn nhân lực trong doanh nghiệp:
mô hình học viện, mô hình câu lạc bộ, mô hình đội banh, mô hình thành trì. Các mô
hình này phản ánh ba vấn đề cơ bản: cách thức lao động từ thị trƣờng hoặc từ trong
doanh nghiệp đƣợc thu hút, bổ nhiệm vào các trọng trách, công việc khác nhau trong
doanh nghiệp; cách thức duy trì phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; cách
thức các nhân viên rời khỏi doanh nghiệp.
Khi phân tích hiệu quả của tuyển dụng cần xác định đƣợc hiệu quả của các chỉ
tiêu quan trọng nhƣ: kết quả thực hiện công việc của nhân viên mới, số lƣợng nhân
viên mới bỏ việc, chi phí cho một lần tuyển… và lƣu ý nên đánh giá các kết quả trên
theo các nguồn tuyển chọn khác nhau.
1.2.1.4. Kiểm tra, trắc nghiệm và phỏng vấn
Trong tuyển dụng có 2 phƣơng pháp đƣợc sử dụng là kiểm tra, trắc nghiệm và
phỏng vấn.
Trắc nghiệm là phƣơng pháp rất hữu hiệu giúp cho các quản trị gia chọn đƣợc
đúng ngƣời cho đúng việc. Có 5 hình thức trắc nghiệm thƣờng đƣợc sử dụng để tuyển
ứng viên là:
- Trắc nghiệm tìm hiểu về tri thức và hiểu biết,
- Trắc nghiệm tìm hiểu về sự khéo léo và thể lực,
- Trắc nghiệm tìm hiểu về các đặc điểm cá nhân và sở thích,
- Trắc nghiệm thành tích,
- Trắc nghiệm thực hiện mẫu công việc.
Quá trình xây dựng bài trắc nghiệm thực hiện qua 4 bƣớc:
- Phân tích công việc
12
- Lựa chọn bài trắc nghiệm
- Tổ chức thực hiện bài trắc nghiệm
- Rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh.
Phỏng vấn đƣợc coi là khâu quan trọng nhất và đƣợc áp dụng rộng rãi để làm
sáng tỏ về ứng viên trong quá trình tuyển chọn. Các hình thức phỏng vấn chủ yếu
thƣờng đƣợc áp dụng để tuyển nhân viên gồm có:
- Phỏng vấn không chỉ dẫn,
- Phỏng vấn theo mẫu,
- Phỏng vấn tình huống,
- Phỏng vấn liên tục,
- Phỏng vấn nhóm,
- Phỏng vấn căng thẳng
Quá trình phỏng vấn thƣờng đƣợc thực hiện theo 4 bƣớc:
- Chuẩn bị phỏng vấn
- Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn
- Xây dựng hệ thống thang điểm đánh giá các câu trả lời
- Thực hiện phỏng vấn.
Các yếu tố tác động đến chất lƣợng phỏng vấn rất đa dạng và có thể phân thành
các nhóm:
- Các yếu tố phụ thuộc vào ứng viên,
- Các yếu tố phụ thuộc vào phỏng vấn,
- Các yếu tố phụ thuộc vào tình huống
- Điều kiện ra phỏng vấn.
1.2.2. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển
Nhằm bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ, nhân
viên để đảm bảo cho tập thể ngƣời lao động trong tổ chức có đƣợc kỹ năng, trình độ
lành nghề, cần thiết cho yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ đƣợc phân công, tạo điều kiện
cho đội ngũ nhân viên đƣợc phát huy tối đa các năng lực cá nhân.
Các chƣơng trình hƣớng nghiệp và đào tạo nhân viên của tổ chức giúp cho lãnh
đạo xác định cụ thể đƣợc năng lực thực tế của cán bộ, nhân viên và tạo điều kiện giúp
nhân viên mới làm quen với công việc của tổ chức, còn nhân viên cũ thì đƣợc chuyên
13
môn hoá, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức chiều sâu đối với công việc của
mình.
Nội dung chính của nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực gồm: Định hƣớng
và phát triển nghề nghiệp, đào tạo và phát triển.
1.2.2.1. Định hƣớng và phát triển nghề nghiệp
Nghiên cứu định hƣớng và phát triển nghề nghiệp giúp cho mỗi ngƣời phát hiện
ra các khả năng nghề nghiệp, đƣa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn, định
hƣớng đầu tƣ vào giáo dục, đào tạo chính xác, tiết kiệm. (Trần Kim Dung, 2010)
Nghiên cứu định hƣớng nghề nghiệp, giúp nhà quản trị tuyển dụng nhân viên
có năng khiếu phù hợp với công việc, khai thác đúng khả năng nhân viên. Nhà quản trị
có thể tiếp cận việc quản trị nguồn nhân lực một cách sâu sát hơn trên mỗi cá nhân,
đồng thời có thể đề ra các chƣơng trình hoạt động về định hƣớng và phát triển nghề
nghiệp cho nhân viên trong doanh nghiệp qua các cuộc hội thảo, cố vấn, cung cấp
thông tin về tình hình thực hiện công việc, đề ra các tiêu chuẩn và cơ hội cho nhân
viên phấn đấu.
Những định hƣớng phổ biến nghề nghiệp của mỗi cá nhân gồm có: định hƣớng
thực tiễn, định hƣớng nghiên cứu khám phá, định hƣớng xã hội, định hƣớng các nghề
cổ truyền và thông thƣờng, định hƣớng kinh doanh, định hƣớng nghệ thuật.
1.2.2.2. Đào tạo và phát triển
Nhu cầu đào tạo và phát triển nhân viên trong các tổ chức tăng nhanh cùng với
sự phát triển của hợp tác và cạnh tranh quốc tế, công nghệ tiên tiến và những áp lực về
kinh tế xã hội. Đào tạo đƣợc coi là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu
chiến lƣợc của tổ chức. Chất lƣợng nhân viên đã trở thành một trong những lợi thế
cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. (Trần Kim Dung,
2010)
Các hình thức đào tạo đa dạng, đƣợc phân loại theo: định hƣớng nội dung đào
tạo, cách tổ chức, địa điểm hoặc nơi đào tạo (đào tạo tại nơi làm việc và ngoài nơi
làm việc), đối tƣợng học viên (đào tạo mới và đào tạo lại). Phƣơng pháp đào tạo có thể
phân loại theo: cách thức giảng viên giao tiếp với học viên, các công cụ sử dụng trong
quá trình đào tạo. Hiện nay đào tạo và phát triển là chú trọng vào các quá trình nâng
cao chất lƣợng, đổi mới công nghệ, kỹ thuật và phục vụ khách hàng.
Các nguyên tắc cơ bản trong học tập gồm có: kích thích, cung cấp thông tin
phản hồi, tổ chức, nhắc lại, ứng dụng, và tham dự. Phân tích nhu cầu đào tạo đƣợc
14
thực hiện ở ba cấp độ: phân tích doanh nghiệp, phân tích tác nghiệp và phân tích nhân
viên. Có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau để xác định nhu cầu đào tạo lao
động kỹ thuật nhƣ phƣơng pháp trực tiếp, các phƣơng pháp tính toán.
Thực hiện quá trình đào tạo trong doanh nghiệp đƣợc áp dụng: tại nơi làm việc
theo kiểu kèm cặp tại chỗ hoặc luân phiên thay đổi công việc, ngoài nơi làm việc theo
kiểu nghiên cứu tình huống, trò chơi quản trị, hội thảo, chƣơng trình liên hệ với các
trƣờng đại học, huấn luyện theo mô hình mẫu và phƣơng pháp nhập vai.
Đánh giá hiệu quả của chƣơng trình đào tạo có thể thực hiện thông qua: phân
tích thực nghiệm, đánh giá sự thay đổi của học viên theo các tiêu thức nhƣ phản ứng,
học thuộc, hành vi và mục tiêu, đánh giá định lƣợng hiệu quả đào tạo.
1.2.3. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực
Nhằm duy trì và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có tại tổ chức; kích
thích hoặc động viên, phást triển các mối quan hệ lao động gắn bó, đoàn kết tốt trong
mỗi tổ chức.
Các biện pháp nhƣ: đánh giá đúng năng lực cán bộ; nhân viên; trả lƣơng phù
hợp (nếu đƣợc thì trả lƣơng cao để động viên nhiệt tình công tác) và công bằng; kịp
thời khen thƣởng các cá nhân có thành tích tốt trong công việc, có sáng kiến mới, cải
tiến kỹ thuật, có nhiều đóng góp làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
hoặc tăng uy tín cho tổ chức v.v…
Các công việc cụ thể, các chính sách và biện pháp nhƣ xây dựng, quản lý hệ
thống thang bậc lƣơng, thực hiện chính sách lƣơng bổng, thăng tiến, kỷ luật, tiền
thƣởng, phúc lợi, phụ cấp v.v… đều có tác dụng tích cực trong công việc duy trì và
phát triển hiệu quả nguồn nhân lực cho yêu cầu tồn tại và phát triển doanh nghiệp.
Nhóm chức năng này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng hiệu quả nguồn lực
trong doanh nghiệp. Nhóm chức năng này gồm hai chức năng nhỏ hơn là kích thích,
động viên nhân viên và duy trì phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong
doanh nghiệp.
Chức năng kích thích, động viên liên quan đến các chính sách và các hoạt động
nhằm khuyến khích, động nhân viên trong doanh nghiệp làm việc hăng say, tận tình có
‎‎ý thức trách nhiệm và hoàn thành công việc với chất lƣợng cao. Xây dựng và quản l‎ý
hệ thống thang bảng lƣơng, thiết lập và áp dụng các chính sách lƣơng bổng, thăng tiến,
kỷ luật, tiền thƣởng, phúc lợi, phụ cấp, đánh giá năng lực thực hiện công việc của
nhân viên là những họat động quan trọng nhất của chức năng kích thích, động viên.
15
Chức năng quan hệ lao động liên quan đến các họat động nhằm hoàn thiện môi
trƣờng làm việc và các mối quan hệ công việc nhƣ: K‎ý kết hợp đồng lao động, giải
quyết khiếu tố, tranh chấp lao động, giao tế nhân viên, cải thiện môi trƣờng làm việc,
y tế, bảo hiểm và an toàn lao động. Giải quyết tốt chức năng quan hệ lao động sẽ vừa
giúp các doanh nghiệp tạo ra bầu không khí tâm lý tập thể và các giá trị truyền thống
tốt đẹp, vừa làm cho nhân viên đƣợc thỏa mãn với công việc và doanh nghiệp. (Trần
Kim Dung, 2010)
Nội dung chính của nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực là: đánh giá kết quả
thực hiện công việc, trả công lao động và quan hệ lao động.
1.2.3.1 Đánh giá kết quả thực hiện công việc
Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên nhằm giúp đỡ động viên,
kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn và phát triển những khả năng tiềm
tàng trong mỗi nhân viên.
Nội dung, trình tự đánh giá kết quả thực hiện công việc bao gồm 05 bƣớc:
Xác định tiêu chí cơ bản cần đánh giá, lựa chọn phƣơng pháp đánh giá thích
hợp, xác định ngƣời đánh giá, huấn luyện kỹ năng đánh giá thực hiện công việc, thông
báo cho nhân viên về nội dung, phạm vi đánh giá, thực hiện đánh giá kết quả và xác
định mục tiêu mới cho nhân viên. Các phƣơng pháp đánh giá kết quả thực hiện công
việc của nhân viên gồm có các phƣơng pháp: Xếp hạng luân phiên, so sánh theo từng
cặp, bảng điểm, phê bình lƣu giữ, phƣơng pháp quan sát hành vi, quản trị theo mục
tiêu.
1.2.3.2. Trả công lao động:
Khái niệm tiền lƣơng: Tiền lƣơng đƣợc hiểu là số tiền mà ngƣời lao động
nhận đƣợc từ ngƣời sử dụng lao động của họ thanh toán lại tƣơng ứng với số lƣợng và
chất lƣợng lao động mà họ đã tiêu hao trong quá trình tạo ra của cải cho xã hội" (Trần
Kim Dung, 2010). Theo quan điểm cải cách tiền lƣơng ở Việt Nam "Tiền lƣơng là giá
cả lao động, đƣợc hình thành qua thỏa thuận giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời
lao động phù hợp với quan hệ cung cầu lao động trong nền kinh tế thị trƣờng".
Mục tiêu của hệ thống tiền lƣơng: Trả công lao động luôn là một trong những
vấn đề thách thức nhất cho các nhà quản trị ở mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
thƣờng có nhiều quan điểm, mục tiêu khác nhau khi xếp đặt hệ thống lƣơng bổng
nhƣng nhìn chung các doanh nghiệp điều hƣớng tới bốn mục tiêu sau: thu hút nhân
viên, duy trì những nhân viên giỏi, kích thích, động viên nhân viên, đáp ứng các yêu
16
cầu của pháp luật …Các yếu tố quyết định và ảnh hƣởng đến lƣơng bổng và đãi ngộ
gồm:
- Môi trƣờng của doanh nghiệp: Chính sách, bầu không khí văn hoá, và cơ cấu
tổ chức.
- Thị trƣờng lao động: Lƣơng bổng trên thị trƣờng, chi phí sản xuất, công đoàn,
xã hội, nền kinh tế, luật pháp.
- Bản thân nhân viên: Sự hoàn thành công tác, thâm niên, kinh nghiệm, thành
viên trung thành, tiềm năng, các yếu tố khác.
Tiến trình thiết lập và quản trị hệ thống lƣơng bổng bao gồm các bƣớc sau:
đánh giá công việc, thiết lập mức lƣơng của doanh nghiệp. Muốn thiết lập mức lƣơng
một cách khoa học, nhà quản trị phải tiến hành khảo sát lƣơng bổng, tham khảo và
điều chỉnh theo mức lƣơng hiện hành trong xã hội. Doanh nghiệp có thể áp dụng chiến
lƣợc lƣơng giống nhƣ mức lƣơng đang thịnh hành trong cùng một ngành, hoặc áp
dụng chiến lƣợc lƣơng bổng cao hơn hoặc thấp hơn.
Muốn duy trì và quản trị hệ thống lƣơng bổng, doanh nghiệp cần phải cập nhập
hoá cơ cấu lƣơng, phải có một cơ cấu lƣơng bổng cố định nhƣng uyển chuyển và giải
quyết các khiếu nại một cách khách quan khoa học.
Ngoài ra doanh nghiệp cần phải điều chỉnh mức lƣơng theo định kỳ, theo mức
độ kinh doanh của công ty, theo mức thăng trầm và xu huớng kinh tế. Doanh nghiệp
cần phải kịp thời điều chỉnh theo mức lƣơng đang thịnh hành trong xã hội, điều chỉnh
theo chi phí sinh hoạt và điều chỉnh theo khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Lƣơng bổng và đãi ngộ không phải là một việc đơn giản nhƣ chúng ta thƣờng
nghĩ. Nó không phải chỉ là các khoản tiền lƣơng tiền thƣởng một cách trực tiếp mà
còn là các khoản đãi ngộ một cách gián tiếp qua các khoản phúc lợi. Phúc lợi là các
khoản lƣơng bổng đãi ngộ gián tiếp về mặt tài chính. Phúc lợi bao gồm hai phần
chính:
- Phúc lợi theo luật pháp quy định bao gồm: Các loại bảo hiểm xã hội, là các
khoản trợ cấp ốm đau bệnh tật, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thai sản, trợ cấp thôi việc,
trợ cấp tử tuất, và trợ cấp hƣu trí. Tiền lƣơng trong thời gian không làm việc: đó là tiền
lƣơng vẫn đƣợc lãnh trong các ngày lễ, các ngày nghỉ hè, hoặc nghỉ phép thƣờng niên.
- Phúc lợi do các công ty tự nguyện áp dụng: là các khoản phúc lợi không do
luật pháp quy định nhằm khuyến khích nhân viên làm việc, an tâm công tác và gắn bó
với doanh nghiệp nhiều hơn. Đó là các chƣơng trình bảo hiểm y tế, chƣơng trình bảo
17
vệ sức khoẻ, các loại dịch vụ, các chƣơng trình trả tiền trợ cấp độc hại và trợ cấp nguy
hiểm, và các loại trợ cấp khác.
Hệ thống trả công trong các doanh nghiệp đƣợc hoạch định nhằm mục
đích sau: thu hút nhân viên, duy trì đội ngũ nhân viên giỏi, kích thích, động viên nhân
viên, đáp ứng các yêu cầu luật pháp và phù hợp với khả năng tài chính của doanh
nghiệp. Có 4 yếu tố ảnh hƣởng đến tiền lƣơng đƣợc thể hiện chi tiết theo hình 1.4 sau
đây:
Nguồn: Nguyễn Thanh Hội , 2007
Hình 1.2: Các yếu tố ảnh hƣởng đến tiền lƣơng.
Thu nhập của ngƣời lao động bao gồm các khoản: tiền lƣơng cơ bản, phụ cấp,
tiền thƣởng và phúc lợi. Mỗi yếu tố có cách tính riêng và có các vai trò khác nhau với
việc kích thích, động viên ngƣời lao động trong công việc. Ngày nay, ngoài lƣơng, yếu
tố vật chất, ngƣời lao động còn có các mong muốn về các yếu tố phi vật chất nhƣ cơ
hội thăng tiến, công việc mang tính thú vị, thách thức phù hợp với quan điểm cá nhân,
cũng nhƣ các điều kiện làm việc tốt hơn. Cơ cấu hệ thống trả công lao động đƣợc thể
hiện theo hình 1.5 nhƣ sau:
1. Bản thân công việc
Đánh giá công việc
Ấn định mức lƣơng
Lƣơng bổng và đãi ngộ cho
từng cá nhân
2. BẢN THÂN
NHÂN VIÊN
- Mức hoàn thành
công việc.
- Thâm niên
- Kinh nghiệm
- Thành viên trung
thành
- Tiềm năng của
nhân viên
3. Môi trƣờng lao động của công
ty
- Chính sách
- Bầu không khí văn hóa
- Cơ cấu tổ chức
4. Thị trƣờng lao
động
- Lƣơng bổng trên
thị trƣờng.
- Chi phí sinh họat
- Xã hội
- Nền kinh tế
- Luật pháp
18
Nguồn: (Trần Kim Dung, 2010)
Hình 1.3 Cơ cấu hệ thống trả công trong các doanh nghiệp.
- Các hình thức chủ yếu tiền lƣơng trong các doanh nghiệp là: trả lƣơng
theo thời gian, trả lƣơng theo nhân viên và trả lƣơng theo kết quả thực hiện công việc.
Trả lƣơng theo kết quả thực hiện công việc là hình thức tiền lƣơng có tác dụng kích
thích rất mạnh mẽ đối với nhân viên trong doanh nghiệp và đƣợc thực hiện ở 03 cấp
độ: kích thích cá nhân (gồm các hình thức trả lƣơng theo sản phẩm, trả lƣơng theo sản
phẩm trực tiếp cá nhân, trả lƣơng theo sản phẩm lũy tiến, trả lƣơng theo sản phẩm gián
tiếp, trả lƣơng theo giờ chuẩn và tiền hoa hồng) kích thích dựa vào nhóm. Kích thích
dựa vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (gồm các hình thức: thƣởng năng suất,
hiệu quả, chia lời và bán cổ phiếu cho nhân viên).
Quá trình xây dựng một bảng lƣơng tổng quát trong một doanh nghiệp đƣợc
thực hiện theo 05 bƣớc: Nghiên cứu tiền lƣơng trên thị trƣờng đối với những công
việc chuẩn, xác định giá trị công việc, nhóm các công việc tƣơng tự vào một ngạch
lƣơng, định giá mỗi ngạch lƣơng, phát triển các bậc lƣơng.
1.2.3.3 Quan hệ lao động:
Quan hệ lao động là toàn bộ những quan hệ có liên quan đến quyền, nghĩa vụ,
quyền lợi giữa các bên tham gia quá trình lao động. Quan hệ giữa ngƣời lao động và
ngƣời sử dụng lao động trong quá trình lao động. Quan hệ lao động đƣợc điều chỉnh
bởi Luật lao động và Công đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và đấu
tranh cho quyền lợi hợp pháp của ngƣời lao động.
Quan hệ lao động gồm có: Công đoàn, thỏa ƣớc lao động tập thể, tranh chấp lao
động, cán bộ nhân viên tham gia quản lý doanh nghiệp, tìm hiểu quan điểm, mức độ
thỏa mãn của nhân viên với mục đích là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
CƠ CẤU
HỆ
THỐNG
TRẢ
CÔNG
Thù lao phi
vật chất
Thù lao
vật chất
Lƣơng cơ bản
Phụ cấp
Thƣởng
Phúc lợi
Cơ hội thăng tiến
Công việc thú vị
Điều kiện làm việc
19
Để xây dựng quan hệ lao động tốt đẹp phải có: Luật pháp lao động, nội quy lao
động, văn hóa doanh nghiệp, phong cách lãnh đạo.
- Công đoàn có 03 nhiệm vụ cơ bản: bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động, tham gia
quản lý‎doanh nghiệp, giáo dục và động viên ngƣời lao động.
- Thỏa ƣớc lao động tập thể: là văn bản thỏa thuận giữa tập thể ngƣời lao động
và ngƣời sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi
và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động. Nội dung chủ yếu của thỏa ƣớc lao động
tập thể gồm: tiền lƣơng, tiền thƣởng và các phụ cấp lƣơng trả cho ngƣời lao động, việc
làm và bảo đảm việc làm cho ngƣời lao động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, bảo
hiểm xã hội, điều kiện lao động, an toàn và vệ sinh lao động. Các chiến lƣợc áp dụng
trong thỏa ƣớc lao động phân thành hai loại chiến lƣợc phân biệt và chiến lƣợc phối
hợp.
Tranh chấp lao động có thể xảy ra giữa cá nhân ngƣời lao động hoặc giữa tập
thể ngƣời lao động với ngƣời sử dụng lao động về quyền lợi và lợi ích liên quan đến
việc làm, tiền lƣơng, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng
lao động, thảo ƣớc lao động tập thể và trong quá trình học nghề.
Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động là: thƣơng lƣợng trực tiếp và tự
dàn xếp tại nơi phát sinh xảy ra tranh chấp; thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn
trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo
pháp luật; giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật; có
sự tham gia của đại diện công đoàn và ngƣời sử dụng lao động trong quá trình giải
quyết tranh chấp.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực
1.3.1. Các yếu tố bên trong tổ chức
1.3.1.1. Tài chính:
Là khả năng của doanh nghiệp có thể huy động vốn, phân bổ và sử dụng các
nguồn vốn, kiểm soát các chi phí và quan hệ tài chính tốt với các bên hữu quan.
1.3.1.2. Đội ngũ lãnh đạo:
Đội ngũ lãnh đạo là những ngƣời quản lý trong doanh nghiệp. Họ ảnh hƣởng
rất nhiều đến công tác quản trị nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp thể hiện qua
phong cách giao tiếp, áp dụng các công cụ khích lệ để tạo ảnh hƣởng lên hành vi ứng
xử của nhân viên.
1.3.1.3. Cơ cấu tổ chức:
20
Là cách sắp xếp các phòng ban, các mối quan hệ, việc truyền đạt thông tin giữa
các các cấp, công việc. Nó xác định các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa những
con ngƣời đảm nhận công việc. Điều này có yếu tố quan trọng đến kết quả hoạt động
kinh doanh của một doanh nghiệp.
1.3.1.4. Đặc điểm sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thoả mãn
nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, không tự sản xuất đƣợc hoặc không đủ điều kiện để tự
sản xuất những sản phẩm vật chất, dịch vụ mà mình có nhu cầu tiêu dùng. Hoạt động
này sáng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ để cung cấp cho ngƣời tiêu dùng nhằm
thu đƣợc tiền công và lợi nhuận kinh doanh. Nói cách khác hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp là hoạt động sáng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ cung
cấp cho nhu cầu xã hội nhằm mục tiêu kiếm lời.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Động cơ và mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là sản xuất sản
phẩm vật chất hay dịch vụ không phải để tự tiêu dùng mà để phục vụ cho nhu cầu của
ngƣời khác nhằm thu lợi nhuận.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh phải hạch toán đƣợc chi phí sản xuất, kết quả
sản xuất và hạch toán đƣợc lãi lỗ trong kinh doanh.
- Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể cân, đong, đo đếm đƣợc,
đó là sản phẩm hàng hoá để trao đổi trên thị trƣờng hay các sản phẩm vô hình là dịch
vụ mà chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng cảm nhận của khách hàng. Ngƣời thực hiện hoạt
động sản xuất kinh doanh phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình tạo ra.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn luôn nắm đƣợc các thông tin về sản
phẩm của doanh nghiệp trên thị trƣờng nhƣ các thông tin về số lƣợng, chất lƣợng, giá
cả sản phẩm, thông tin về xu hƣớng tiêu dùng của khách hàng, thông tin về kỹ thuật
công nghệ để chế biến sản phẩm, về chính sách kinh tế tài chính, pháp luật Nhà nƣớc
có liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp.
- Hoạt động kinh doanh luôn thúc đẩy mở rộng sản xuất và tiêu dùng xã hội,
tạo điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, phát triển
khoa học kỹ thuật, mở rộng quan hệ giao lƣu hàng hoá, tạo ra sự phân công lao động
xã hội và cân bằng cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế.
1.3.1.5. Nghiên cứu và phát triển:
21
Nghiên cứu và phát triển là những hoạt động để phát triển sản phẩm mới nhằm
đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và thực hiện chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp. Đây
là chức năng thuần túy về mặt sản phẩm nhằm cho ra đời những sản phẩm có thiết kế,
chất liệu, đặc tính, công dụng mới phục vụ cho nhu cầu của thị trƣờng.
1.3.1.6. Công đoàn:
Là nhân tố ảnh hƣởng đến các quyết định quản lý về nhân sự trong doanh
nghiệp. Công đoàn tại các doanh nghiệp giúp các nhà lãnh đạo quản lý, theo dõi và
cùng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động.
1.3.2. Các yếu tố bên ngoài tổ chức
Các yếu tố này nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Chúng có thể tác
động trực tiếp đến doanh nghiệp và có khả năng tạo ra cơ hội nếu doanh nghiệp có
những điều kiện thuận lợi, hoặc mang đến những nguy cơ nếu doanh nghiệp không có
khả năng đáp ứng những tác động của các yếu tố bên ngoài tác động đến tổ chức của
mình.
1.3.2.1. Môi trƣờng vĩ mô
Các yếu tố của môi trƣờng vĩ mô bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài doanh
nghiệp, tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp không chỉ đối với các hoạt
động kinh doanh mà còn đối với cả các hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Đối với
hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, các yếu tố chủ yếu của môi
trƣờng vĩ mô bao gồm môi trƣờng kinh tế, chính trị, pháp luật về lao động và thị
trƣờng lao động, khoa học công nghệ, các yếu tố văn hóa xã hội và dân số của quốc
gia và môi trƣờng tự nhiên.
- Yếu tố kinh tế bao gồm các yếu tố chủ yếu nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế,
chính sách phát triển kinh tế, lạm phát… có ảnh hƣởng trực tiếp đến nhu cầu nhân lực
cả về chất lƣợng và số lƣợng; tác động đến thu nhập, đời sống của ngƣời lao động.
Điều này sẽ tạo cơ hội hoặc áp lực cho công tác quản trị nguồn nhân lực của doanh
nghiệp.
- Yếu tố chính trị, pháp luật về lao động và thị trƣờng lao động tác động đến cơ
chế và chính sách trả lƣơng của doanh nghiệp, dẫn đến sự thay đổi về mức độ thu hút
nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản trị nguồn nhân lực tại doanh
nghiệp phải đƣợc thực hiện phù hợp với pháp luật về lao động và thị trƣờng lao động.
- Yếu tố khoa học công nghệ phát triển làm xuất hiện những ngành nghề mới,
đòi hỏi ngƣời lao động phải đƣợc trang bị những kiến thức và kỹ năng mới. Do đó,
22
quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết trong hoạt
động kinh tế ngày nay.
- Các yếu tố thuộc về văn hóa xã hội, dân số của quốc gia có tác động lớn đến
tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và sự thay đổi trong cách nhìn nhận về các giá trị
của ngƣời lao động. Từ đó, nó ảnh hƣởng đến cách tƣ duy, các chính sách quản trị
nguồn nhân lực nhằm phát huy cao độ những yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục
những mặt tiêu cực trong tác phong lao động của nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.
- Môi trƣờng tự nhiên: thiên nhiên ảnh hƣởng sâu sắc tới cuộc sống con ngƣời,
về nếp sống sinh hoạt và nhu cầu hàng hoá, điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý,
khí hậu, cảnh quan thiên nhiên
1.3.2.2. Các yếu tố môi trƣờng vi mô
Một số nhân tố thuộc môi trƣờng vi mô có tác động đến quản trị nguồn nhân
lực bao gồm đối thủ cạnh tranh, khả năng cung ứng nguồn nhân lực của các cơ sở đào
tạo và trung tâm giới thiệu việc làm.
- Đối thủ cạnh tranh: Là sự cạnh tranh về tài nguyên nhân lực. Doanh nghiệp
phải biết thu hút, duy trì và phát triển lực lƣợng lao động, không để mất nhân tài vào
tay đối thủ. Cạnh tranh thu hút nhân lực của doanh nghiệp trong cùng ngành tác động
mạnh đến số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Điều này tạo
ra sự di chuyển nguồn nhân lực từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác, đặc biệt
là nguồn nhân lực chất lƣợng cao.
- Khả năng cung ứng nguồn nhân lực của các cơ sở đào tạo và trung tâm
giới thiệu việc làm là một trong những nguồn cung cấp lao động đóng quan trọng cho
doanh nghiệp. Khả năng này cao hay thấp có khả năng ảnh hƣởng trực tiếp đến mức
độ dƣ thừa hay khan hiếm nguồn nhân lực trong các thời kỳ phát triển kinh tế khác
nhau của chính phủ nói chung hay doanh nghiệp nói riêng.
Hai nhân tố thuộc môi trƣờng vi mô này tác động đến yếu tố cung nguồn nhân
lực trong thị trƣờng lao động, làm gia tăng mức độ cạnh tranh về nguồn nhân lực của
các doanh nghiệp và ảnh hƣởng đến định hƣớng, mục tiêu quản trị nguồn nhân lực của
từng doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Tóm tắt chương 1.
Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức
năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con ngƣời của một tổ chức nhằm đạt
đƣợc kết quả tốt cho cả tổ chức lẫn ngƣời lao động.
23
Quản trị nguồn nhân lực là quản lý một nguồn lực lớn nhất của doanh nghiệp,
đó là con ngƣời.
Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực là sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực
nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của tổ chức. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho
nhân viên đƣợc phát huy tối đa các năng lực cá nhân, đƣợc kích thích, động viên tại
nơi làm việc và xây dựng sự trung thành, tận tâm với doanh nghiệp của nhân viên.
Hoạt động chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực theo ba nhóm chức năng chủ
yếu là: Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực, nhóm chức năng đào tạo và phát
triển, nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực.
Dựa trên cơ sở lý luận nêu trên, đây là cơ sở lý luận quan trọng cho việc phân
tích, đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai ở trong chƣơng II và đề xuất giải pháp hoàn thiện
công tác quản trị nguồn nhân lực ở chƣơng III của luận văn.
24
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỒNG NAI.
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chi nhánh Đồng Nai
2.1.1. Giới thiệu chung
Tên gọi: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai.
Địa chỉ: Số 121-123 Đƣờng 30-04, Biên Hòa, Đồng Nai.
Điện thoại: 0613.822.593 - 0613.822.537
Website : www.agribankdongnai.com.vn
Email : info@agribankdongnai.com.vn
Sơ đồ tổ chức
Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai.
Hình 2.1: Sơ đổ tổ chức ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
nhánh Đồng Nai.
Quá trình hình thành và phát triển
Agribank Đồng Nai đƣợc thành lập từ năm 1988, qua quá trình hoạt động và phát
triển đến nay Agribank Đồng Nai có 41 chi nhánh và phòng giao dịch trải rộng khắp địa bàn
trong tỉnh Đồng Nai. Hoạt động chủ yếu là huy động vốn từ dân cƣ và các tổ chức kinh
tế để cung cấp tín dụng cho lãnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản,
công nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh,
Phó Giám đốc 1
Giám đốc
Phó Giám đốc 2 Phó Giám đốc 3
Phòng
điện toán
Phòng kế
toán và
ngân quỹ
Phòng
dịch vụ
và
marketin
g
Chi
nhánh
loại 3 và
phòng
giao dịch
Phòng
kế
hoạch
tổng hợp
Phòng
hành
chính
nhân sự
Phòng tín
dụng
Phòng
kinh
doanh
ngoại hối
Phòng
kiểm tra
kiểm
soát nội
bộ
25
hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai. Qua 21 năm hình thành và phát triển, chi
nhánh đã đƣợc phong tặng Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (1988-1998).
Hoạt động xã hội:
Agribank Đồng Nai là một đơn vị hoạt động kinh doanh hiệu quả, phục vụ mục đích
kinh tế và chính trị do Đảng và Nhà Nƣớc đề ra. Ngoài ra, để góp phần cùng xã hội xây dựng
cuộc sống tốt đẹp hơn cho những gia đình nghèo. Ban Giám Đốc và nhân viên ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai đã đóng góp xây dựng những ngôi
nhà tình nghĩa, đồng thời nhận nuôi bà mẹ Việt Nam anh hùng.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai trong các năm vừa qua
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai là một
trong những ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và thành phố Biên
Hòa nói riêng. Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn ngân hàng
đã đạt đƣợc kết quả hoạt động kinh doanh về các mặt nhƣ sau:
2.1.2.1. Công tác huy động vốn
Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng thƣơng mại thì công tác huy động vốn
đóng vai trò rất quan trọng. Đây là yếu tố có tính chất quyết định đến kết quả kinh
doanh, sự phát triển và hƣng thịnh trong tƣơng lai của tất cả các ngân hàng thƣơng
mại. Cũng giống nhƣ các ngân hàng thƣơng mại khác, hoạt động huy động vốn đối
với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai cũng đóng
vai trò rất quan trọng.
Vì vậy ngân hàng luôn chú trọng đến việc huy động vốn là công tác quan trọng
luôn đi đầu nhằm phục vụ cho việc đầu tƣ phát triển, khẳng định và giữ vị thế của
mình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Kết quả công tác huy động vốn các năm qua của
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai đƣợc trình bày
trong bảng sau:
26
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
nhánh Đồng Nai
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn vốn huy động
Năm Chênh lệch (%)
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Tiền gửi dân cƣ 5980 7801 10159 130.45% 130.23%
Tiền gửi TCKT 2003 1763 1333 88.02% 75.61%
Tiền gửi TCTD 570 544 442 95.44% 81.25%
Tiền gửi tổ chức khác 2 2 2 100.00% 100.00%
Tổng Nguồn vốn huy động 8.555 10.110 11.936 118.18% 118.06%
Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai
Biểu đồ 2.1 Kết quả huy động vốn ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
nhánh Đồng Nai
Dựa vào bảng số liệu bảng và biểu đồ trên, ta thấy chỉ tiêu tiền gửi dân cƣ tăng
mạnh và ổn định qua các năm, giữ vững mức tăng đạt trên 30%. Cụ thể năm 2010 tăng
30.45% tƣơng ứng với 1821 tỷ so với năm 2009, còn năm 2011 tăng 30.23% tƣơng
ứng với 2358 tỷ so với năm 2010. Đối với chỉ tiêu huy động vốn của tiền gửi tổ chức
kinh tế và tổ chức tín dụng thì giảm mạnh so với các năm trƣớc. Đối với tiền gửi tổ
27
chức kinh tế năm 2010 chỉ bằng 88.02% so với năm 2009, còn năm 2011 chỉ đạt
75.61% so với năm 2010. Đối với tiền gửi của tổ chức tín dụng thì sự sụt giảm ít hơn,
năm 2010 đạt 95.44% so với 2009, và năm 2011 đạt 81.25% so với năm 2010. Đối với
tiền gửi tổ chức khác duy trì đều trong các năm và không có sự biến động đạt 2 tỷ mỗi
năm. Tuy nhiên, chỉ tiêu tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng lại liên tục tăng qua
các năm. Cụ thể năm 2010 tăng 1555 tỷ tƣơng ứng 18.18% so năm 2009 và trong năm
2011 tăng 1826 tỷ tƣơng ứng với 18.06%. Điều này chứng minh hoạt động huy động
vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai vẫn hiệu
quả, cán bộ nhân viên trong ngân hàng đã tạo thế chủ động trong việc cho vay, tận
dụng đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, góp phần tích cực trong việc phát triển
kinh tế. Nhìn chung chi nhánh đã bám sát chỉ đạo của ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam trong việc điều hành kinh doanh, nắm bắt quan hệ cung cầu
trên thị trƣờng vốn để có bƣớc điều chỉnh lãi suất huy động vốn phù hợp, triển khai
đồng bộ nhiều sản phẩm huy động vốn, tích cực quảng bá tiếp thị, triển khai nhiều tiện
ích hỗ trợ huy động vốn, giao chỉ tiêu huy động và mức khen thƣởng cho các phòng
giao dịch; từ đó cũng hạn chế đƣợc tình trạng khách hàng rút tiền gửi sang ngân hàng
khác và thu hút thêm khách hàng mới.
2.1.2.2. Hoạt động cho vay tín dụng
Ngoài việc thu hút nguốn vốn, thì hoạt động cho vay tín dụng cũng là một trong
công việc quan trọng của một ngân hàng thƣơng mại. Thực hiện cho vay tín dụng đối
với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp giúp ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh Đồng Nai thực hiện triển khai các sản phẩm của mình. Đây chính
là hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân hàng, lãi suất thu đƣợc từ cho vay giúp
ngân hàng bù đắp đƣợc chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý,
thuế các loại chi phí rủi ro đầu tƣ.
Kết quả hoạt động cho vay tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh Đồng Nai các năm qua nhƣ sau:
28
Bảng 2.2: Kết quả doanh số cho vay ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chi nhánh Đồng Nai
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch (%)
2010/2009 2011/2010
Doanh số cho vay
tín dụng
6555 6957 7440 106.13% 106.94%
Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai
Biểu đồ 2.2: Kết quả cho vay tín dụng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh Đồng Nai.
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta nhận thấy là hoạt động tín dụng của
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai ta luôn có sự
tăng trƣởng qua các năm, đạt trên 6%/năm. Cụ thể trong năm 2010 tăng 6.13% so với
2009 tƣơng ứng 402 tỷ đồng và năm 2011 tăng 6.94% so với năm 2010 tƣơng ứng với
483 tỷ đồng. Điều này thể hiện hiệu quả kinh doanh cho vay tín dụng của ngân hàng
và sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, công nhân viên trong ngân hàng.
2.1.2.3. Lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi
nhánh đồng nai qua các năm.
Với kết quả tốt ở các hoạt động kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi để ngân
hàng thu lại lợi nhuận kinh doanh hiệu quả.
29
Bảng 2.3: Kết quả lợi nhuận kinh doanh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh Đồng Nai.
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch (%)
2010/2009 2011/2010
Lợi nhuận
kinh doanh
248 291 488 117.34% 167.70%
Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai
Biểu đồ 2.3: Kết quả lợi nhuận kinh doanh ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai.
Trong năm 2010 ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh
Đồng Nai đã thực hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp tăng lợi nhuận so với năm
2009 là 17.34% tƣơng ứng với 43 tỷ đồng. Đặc biệt trong năm 2011, ngân hàng đạt
hiệu quả kinh doanh cao so với năm 2010, mức lợi nhuận tăng từ 291 tỷ đồng lên mức
488 tỷ đồng tƣơng ứng với 67.70% tƣơng ứng với 197 tỷ đồng.
Điều này cho thấy, trong những năm qua ngân hàng đã thực hiện tốt hoạt động
kinh doanh, cũng nhƣ công tác quản lý các khoản chi phí có tiết kiệm, có hiệu quả.
Đồng thời để có đƣợc thành quả này là nhờ kết hợp sự chỉ đạo và định hƣớng đúng
đắn của ban lãnh đạo cũng nhƣ sự cố gắng và nỗ lực của toàn bộ đội ngũ nhân viên
của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai.
30
2.2. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai.
Một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định cho sự thành công trong kinh
doanh của mọi tổ chức kinh doanh nói chung, của ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai nói riêng chính là yếu tố nguồn nhân lực. Doanh
nghiệp cho dù có nguồn lực vật chất, tài chính lớn mạnh đến mấy nhƣng không có yếu
tố nguồn nhân lực có trình độ, nhạy bén với thị trƣờng thì hoạt động kinh doanh cũng
sẽ không hiệu quả cao. Với kết qua kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai nói trên đã một phần chứng minh ngân hàng có
nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai trong các năm qua.
2.2.1. Số lượng và cơ cấu nhân viên
Trong các năm qua, số lƣợng nhân viên ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh Đồng Nai đƣợc trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.4: Số lƣợng cơ cấu nhân viên
Đơn vị tính: ngƣời
Chỉ tiêu số lượng
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch (%)
2010/200
9
2011/201
0
Nhân viên nữ 286 299 302 104.55% 101.00%
Nhân viên nam 217 211 211 97.24% 100.00%
Tổng số 503 510 513 101.39% 100.59%
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Agribank Đồng Nai.
Nhìn chung, tổng số lƣợng nhân viên có mức ổn định cao, duy trì mức tăng nhẹ
qua các năm. Năm 2010 có mức tăng 1.39% so với năm 2009 tƣơng ứng với tăng 7
ngƣời, trong năm 2011 có mức tăng 0.59% so với năm 2010 tƣơng ứng với 3 ngƣời.
Cụ thể đối với số lƣợng nhân viên nam nữ thể hiện biểu đồ bên dƣới:
31
Biểu đồ 2.4: Số lƣợng cơ cấu nhân viên
Số lƣợng nhân viên nữ tăng nhẹ qua các năm. Trong năm 2010 tăng 4.55% so
với năm 2009, năm 2011 tăng 1% so với năm 2010. Đối với chỉ tiêu số nhân viên nam
thì trong năm 2010 giảm chỉ bằng 97.24% so với năm 2009, trong năm 2011 duy trì
mức nhân sự của năm 2010.
Số lƣợng và cơ cấu nhân viên duy trì khá ổn định giúp ngân hàng tạo môi
trƣờng làm việc thuận lợi mang lại hiệu quả kinh doanh thuận lợi.
2.2.2. Cơ cấu nhân viên theo độ tuổi và giới tính
Bảng 2.5: Cơ cấu nhân viên theo độ tuổi và giới tính
Đơn vị tính: ngƣời
Độ tuổi
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Từ 18 đến 30 132 150 129 162 130 165 282 291 295
Từ 30 đến 50 72 82 70 85 70 87 154 155 157
Trên 50 13 54 12 52 11 50 67 64 61
Tổng cộng 217 286 211 299 211 302 503 510 513
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Agribank Đồng Nai.
32
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nhân viên theo độ tuổi và giới tính
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, ta nhận thấy số lƣợng nhân viên ở độ tuổi từ
18 đến 30 tuổi luôn chiếm tỷ lệ cao ở các năm. Trong năm 2010 là 57.06% và trong
năm 2011 chiếm 57.50% so với tổng số lƣợng nhân viên cùng năm. Đây là nguồn
nhân lực trẻ, có sức khỏe và giàu nhiệt huyết trong công việc. Sử dụng hiệu quả nguồn
lực này đã góp phần mang lại nhiều lợi nhuận cho lớn cho ngân hàng. Bên cạnh đó,
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai có số lƣợng nhân
viên giàu kinh nghiệm từ 30 tuổi trở lên ở mức 42.94% năm 2010 và 42.50% năm
2011. Đây là nguồn nhân lực với kinh nghiệm của mình sẽ giúp các nhân viên trẻ phát
huy hiện quả hơn nữa tuổi trẻ và sự nhiệt huyết của mình trong công việc.
2.2.3. Cơ cấu nhân viên theo trình độ học vấn
Một trong những phẩm chất quan trọng để đạt đƣợc nguồn nhân lực có chất
lƣợng tốt chính là trình độ học vấn của họ. Đội ngũ nhân viên có trình độ học vấn
càng cao sẽ giúp cho chất lƣợng và hiệu quả công việc tƣơng ứng với khả năng trình
độ học vấn của nhân viên. Cơ cấu và số lƣợng trình độ học vấn nhân viên của ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai thể hiện qua bảng 2.6
nhƣ sau:
33
Bảng 2.6: Cơ cấu nhân viên theo trình độ học vấn
Đơn vị tính: ngƣời
Cơ cấu nhân
viên theo
trình độ học
vấn
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Tỷ lệ
2009
Tỷ lệ
2010
Tỷ lệ
2011
Sau đại học 8 8 8 1.59% 1.57% 1.56%
Đại học 394 398 398 78.33% 78.04% 77.58%
Cao đẳng 18 19 20 3.58% 3.73% 3.90%
Trung cấp 44 45 46 8.75% 8.82% 8.97%
Trình độ khác 39 40 41 7.75% 7.84% 7.99%
Tổng số nhân
viên
503 510 513 100.00% 100.00% 100.00%
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Agribank Đồng Nai.
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nhân viên theo trình độ học vấn
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, nguồn nhân lực của ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ nhỏ. Chủ
yếu là nguồn nhân lực có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất trên 77% mỗi năm. Cụ
thể trong năm 2009 là 78.33%, năm 2010 là 78.04% và năm 2010 chiếm 77.58% so
với tổng số lao động tại ngân hàng. Đây là nguồn nhân lực đã qua đào tạo, có trình độ
nhất định sẽ tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện công việc hiệu quả. Tỷ lệ nguồn
34
nhân lực có trình độ đại học cao nhƣ vậy là do công tác tuyển dụng ban đầu. Đối với
tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ học vấn khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Phần lớn họ thực hiện
các công việc tại các bộ phận tác nghiệp và hậu cần nhƣ: nhân viên kiểm ngân, nhân
viên bảo vệ, lái xe, nhân viên tạp vụ... các công việc này không đòi hỏi trình độ học
vấn cao.
2.2.4. Cơ cấu nhân viên theo thâm niên công tác
Một trong những hoạt động quan trọng của quản trị nguồn nhân lực là giúp
ngân hàng duy trì nguồn nhân lực để có nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm. Thâm niên
làm việc của nhân viên là một tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động duy trì nguồn
nhân lực. Thâm niên làm việc của nhân viên trong ngân hàng thể hiện qua bảng 2.7
nhƣ sau:
Bảng 2.7: thâm niên làm việc của nhân viên
Đơn vị tính: ngƣời
Thâm niên làm của nhân viên tính đến hết ngày 31/12/2011
Thâm niên làm
việc
Dƣới 1
năm
Từ 1 - 2
năm
Từ 2 - 3
năm
Từ 3 - 4
năm
Từ 4 - 5
năm
Trên 5
năm
Tổng
cộng
Số lƣợng lao
động
48 71 66 82 72 174 513
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Agribank Đồng Nai.
Biểu đồ 2.7: Thâm niên công tác nhân viên.
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy số lƣợng nhân viên có thâm niên công
tác dƣới 1 năm 48 ngƣời, số nhân viên có thâm niên công tác từ 1 đến 2 năm là 71
35
ngƣời, số nhân viên có thâm niên công tác từ 2 đến 5 năm có 220 ngƣời chiếm 42.88%
và số nhân viên có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên là 174 ngƣời chiếm 33.92%.
Số lƣợng nguồn nhân lực có kinh nghiệm làm việc trên 2 năm tại ngân hàng chiếm tỷ
lệ lớn, đạt trên 75%. Chính nguồn nhân lực này giúp ngân hàng nắm bắt những cơ hội
và tạo thế mạnh trong các hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. Từ đó, xây dựng và
phát triển ngân hàng ngày càng phát triển và thành công trên thị trƣờng.
2.2.5. Tình hình biến động nhân sự tại ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai.
Một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty,
doanh nghiệp chính là tình hình biến động nhân sự. Khi công ty, doanh nghiệp có sự
biến động nhân sự thấp sẽ giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ đạt đƣợc
nhiều thuận lợi hơn. Tình hình biến động nhân sự tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai đƣợc thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2.8: Tình hình biến động nhân sự tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai
Đơn vị tính: ngƣời
Tình hình biến động nhân sự Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nhân viên mới 22 30 23
Nhân viên nghỉ việc 17 23 20
Số lƣợng nhân sự cuối năm 503 510 513
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Agribank Đồng Nai.
Biểu đồ 2.8: Tình hình biến động nhân sự tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh Đồng Nai
36
Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy sự biến động nhân sự tại ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai rất thấp. Trong năm 2010 số
lƣợng nhân viên mới là 30 ngƣời chiếm 5.88% và số lƣợng nhân viên nghỉ việc là 23
ngƣời chiếm 4.51% tổng số nhân viên. Năm 2011, số nhân viên mới là 23 ngƣời
chiếm 4.48% và số nhân viên nghỉ việc là 20 ngƣời chiếm 3.9 % so với tổng số nhân
viên. Điều này thể hiện tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh
Đồng Nai ít biến dộng về nhân sự. Điều này thể hiện sự hiệu quả trong quản trị nguồn
nhân lực tại ngân hàng. Mặt khác xét về trình độ kiến thức chuyên môn thì những
nhân viên mới đƣợc tuyển dụng tại ngân hàng đa số ở trình độ đại học, đã qua quá
trình đào tạo những nghiệp vụ cơ bản giúp họ có khả năng đáp ứng tốt cho nhu cầu
của công việc. Đối với những nhân viên nghỉ việc là những nhân viên trẻ với trình độ
chủ yếu ở mức đại học. Do vậy, tình hình biến động này không làm ảnh hƣởng quá lớn
đến hoạt động của ngân hàng.
2.2.6. Thực trạng hoạt động thu hút nguồn nhân lực tại ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai.
2.2.6.1. Hoạch định nguồn nhân lực
Công tác hoạch định nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh Đồng Nai đƣợc thực hiện theo kế hoạch từng năm. Việc tuyển
dụng nhân sự tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai
đƣợc thực hiện khi:
+ Bổ sung nhân sự theo nhu cầu phát sinh và mục tiêu chiến lƣợc phát triển
của ngân hàng.
+ Nhân sự cũ đã quá tuổi làm việc và về hƣu: Nhằm bù đắp lại sự thiếu hụt
nguồn nhân lực khi các nhân viên hết tuổi lao động phải nghỉ hƣu.
+ Nhân sự thiếu hụt do sự mở rộng các chi nhánh tại các huyện, thị xã hoặc thị
trấn mới trên địa bàn tỉnh: với sự mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, phát
triển các phòng giao dịch chi nhánh tại các khu vực mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
yêu cầu ngân hàng tuyển một số lƣợng nhân viên mới để đáp ứng nhu cầu phát triển
các chi nhánh mới.
+ Do sự luân chuyển nhân sự trong ngành ngân hàng và giữa ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai với các chi nhánh của mình: do sự
luân chuyển này sẽ tạo ra sự thiếu hụt nhân sự, do đó đòi hỏi phải bổ sung nguồn nhân
37
lực mới để bù đắp lại cho các vị trí làm việc nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu
quả. Thƣờng thì việc tuyển dụng nhân sự thay thế cho các vị trí này chỉ thực hiện đối
với các vị chí công tác ở cấp nhân viên hoặc chuyên môn nhƣ nhân viên giao dịch, thu
chi…
Quy trình hoạch định nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh Đồng Nai nhƣ sau:
Bộ phận liên quan Qui trình Mô tả
1.Trƣởng phòng ban,
chi nhánh, phòng giao
dịch.
Xác định khối lƣợng công
việc của các phòng nghiệp
vụ, chi nhánh, phòng giao
dịch
Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ đƣợc ban
giám đốc giao để xác định khối lƣợng
công việc phải thực hiện
2. Trƣởng phòng ban,
chi nhánh, phòng giao
dịch.
Xác định nhu cầu nguồn
nhân lực
Căn cứ nhiệm vụ, khối lƣợng công việc
để xác định nhu cầu nguồn nhân lực cho
từng phòng ban, chi nhánh, phòng giao
dịch.
3.Trƣởng phòng hành
chính nhân sự, Trƣởng
phòng ban, chi nhánh,
phòng giao dịch.
Phân tích khả năng cung cầu
Lập báo cáo về tình hình nhân sự, và dự
báo tình hình cung cầu nguồn nhân lực
trên thị trƣờng.
4. Trƣởng phòng hành
chính nhân sự, Trƣởng
phòng ban, chi nhánh,
phòng giao dịch.
Đề ra các chính sách, kế
hoạch và chƣơng trình
Lập bảng so sánh nhu cầu nguồn nhân
lực cho tƣơng lai với thực trạng nguồn
nhân lực để đƣa ra các giải pháp tăng
hoặc giảm nguồn nhân lực cho ngân
hàng
5. Trƣởng phòng hành
chính nhân sự, Trƣởng
phòng ban, chi nhánh,
phòng giao dịch..
Thực hiện các chính sách,
kế hoạch, chƣơng trình quản
trị nguồn nhân lực
Lập kế hoạch tuyển dụng, luân chuyển,
đào tạo nhân viên phù hợp để trình ban
giám đốc xem xét
Giải thích quy trình
1. Trƣởng phòng ban, chi nhánh, phòng giao dịch căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ
đƣợc ban giám đốc giao và căn cứ vào đó xác định khối lƣợng công việc mình phải
thực hiện.
2. Căn cứ số lƣợng nhân viên, năng lực làm việc của nhân viên so với khối lƣợng
công việc phải thực hiện, Trƣởng phòng ban, chi nhánh, phòng giao dịch xác định nhu
cầu nguồn nhân lực cho từng bộ phận của mình.
3. Trƣởng phòng hành chính nhân sự, Trƣởng phòng ban, chi nhánh, phòng giao
dịch lập báo cáo về tình hình nhân sự, và dự báo tình hình cung cầu nguồn nhân lực.
Có hai trƣờng hợp xảy ra nhƣ sau:
38
- Trƣờng hợp 1: nhu cầu nhân lực của phòng ban, chi nhánh chỉ là tạm thời thì
dựa vào báo cáo tình hình nhân lực thực tế của các bộ phận khác, Ban giám đốc sẽ
quyết định điều động nhân viên sang hỗ trợ.
- Trƣờng hợp 2: nhu cầu nhân lực của bộ phận là lâu dài thì dựa vào báo cáo tình
hình nhân lực thực tế của các bộ phận khác, Ban giám đốc sẽ quyết định thăng tiến
nhân viên từ bộ phận đó hoặc luân chuyển nhân viên từ bộ phận khác sang. Nếu không
thể thăng tiến hoặc luân chuyển trong nội bộ thì Ban giám đốc sẽ dựa vào dự báo cung
cầu lao động trên thị trƣờng của Bộ phận hành chánh nhân sự để quyết định tuyển lao
động chính thức từ bên ngoài.
4. Căn cứ vào quyết định của Ban giám đốc, Bộ phận hành chánh nhân sự sẽ ra
quyết định thăng tiến hoặc lập kế hoạch tuyển dụng. Giám đốc bộ phận sẽ lập kế
hoạch đào tạo.
5. Bộ phận hành chánh nhân sự và Giám đốc bộ phận thực hiện kế hoạch đã đề
ra.
Ƣu điểm:
Ƣu tiên sử dụng nguồn lao động từ nội bộ ngân hàng để tạo điều kiện cho cán
bộ nhân viên đang làm việc phát huy năng lực của mình. Với kinh nghiệm làm việc tại
ngân hàng, thành thạo công việc, phẩm chất đạo đức tốt, tạo điều kiện cho ngân hàng
dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc hoạch định nguồn nhân lực, những nhân viên này
có khả năng tiếp thu quy trình công việc nhanh vì họ hiểu rỏ mục tiêu của doanh ngân
hàng, mau chóng thích nghi với điều kiện làm việc.
Nhƣợc điểm:Việc hoạch định nguồn nhân lực cho các kế hoạch trung và dài
hạn còn chƣa chặt chẽ. Ngân hàng chƣa thể hiện có sự đối chiếu giữa nhu cầu và kế
hoạch nguồn nhân lực có phù hợp với ngân sách của ngân hàng không.
2.2.6.2. Phân tích công việc
Trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực thì phân tích công việc, xây dựng bảng
mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc đƣợc coi là vấn đề rất quan trọng. Dựa
vào bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc làm cơ sở để tuyển chọn, đào
tạo, bố trí, sử dụng và đánh giá mức độ hoàn thành và kết quả thực hiện công việc của
nhân viên. Quy trình phân tích công việc tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh Đồng Nai hiện nay nhƣ sau:
39
Bộ phận liên quan Qui trình Mô tả
1. Các bộ phận, phòng nghiệp vụ
tại chi nhánh, phòng giao dịch
Xác định mục
tiêu phân tích
Dựa vào các các yêu cầu công
việc xác định mục đích công việc
cần phân tích.
2. Các bộ phận, phòng nghiệp vụ
tại chi nhánh, phòng giao dịch
Chọn lựa nội
dung cần phân
tích
Chọn những công đọan chính của
công việc cần phân tích.
3. Các bộ phận, phòng nghiệp vụ
tại chi nhánh, phòng giao dịch Thu thập thông
tin
Dựa vào kết quả quan sát thực tế
để thu thập thông tin tình hình
thực hiện công việc.
4. Các bộ phận, phòng nghiệp vụ
tại chi nhánh, phòng giao dịch
Kiểm tra thông
tin Sàng lọc và đánh giá thông tin.
5. Các bộ phận, phòng nghiệp vụ
tại chi nhánh, phòng giao dịch
Lập bảng hƣớng
dẫn công việc
Lập bảng hƣớng dẫn thực hiện
công việc.
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Agribank Đồng Nai.
Giải thích qui trình:
1. Dựa vào yêu cầu công việc thực tế của Các bộ phận, phòng nghiệp vụ tại chi
nhánh và phòng giao dịch, Trƣởng các bộ phận, phòng nghiệp vụ xác định mục đích
công việc cần phân tích.
2. Trƣởng các bộ phận, phòng nghiệp vụ chọn lựa những nội dung chính hoặc
những công đoạn chính của công việc cần phân tích.
3. Trƣởng các bộ phận, phòng nghiệp vụ tiến hành thu thập thông tin thông kết
quả quan sát thực tế để thu thập thông tin tình hình thực hiện công việc
4. Trƣởng các bộ phận, phòng nghiệp vụ tiến hành kiểm tra, sàng lọc và đánh giá
thông tin.
5. Trƣởng các bộ phận, phòng nghiệp vụ lập bảng hƣớng dẫn thực hiện công việc
cho bộ phận, phòng nghiệp vụ mình.
- Ƣu điểm:
+ Tạo đƣợc bảng hƣớng dẫn thực hiện công việc giúp nhân viên thao tác đúng
qui định trong công việc.
40
+ Xác định mục đích công việc cần phân tích, lựa chọn nội dung chính của công
việc cần phân tích, thu thập và sàng lọc đánh giá thông tin để xây dựng bảng hƣớng
dẫn công việc giúp nhân viên làm việc hiệu quả.
- Nhƣợc điểm:
+ Chƣa xây dựng đƣợc bảng mô tả công việc chi tiết cho từng vị trí công việc.
Do vậy, nhân viên phụ trách những công việc khác nhau khó tìm hiểu đƣợc công việc
của những ngƣời khác.
2.2.6.3. Tuyển dụng
Tuyển dụng nhân viên đúng yêu cầu công việc là một trong những khâu quan
trọng của hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Khi có nhu cầu về nhân sự thì ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai sẽ kiến nghị với ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để xin chỉ tiêu tuyển dụng nhân sự
hàng năm. Sau khi đƣợc chấp thuận chỉ tiêu thì ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chi nhánh Đồng Nai sẽ tiến hành việc tuyển dụng theo đúng quy trình. Việc
tuyển dụng nhân sự bao gồm các bƣớc sau:
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

More Related Content

What's hot

chuyên đề quản trị nhân sự
chuyên đề quản trị nhân sựchuyên đề quản trị nhân sự
chuyên đề quản trị nhân sựÁi Phan
 
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại ngân hàng thương mại cổ ...
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại ngân hàng thương mại cổ ...Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại ngân hàng thương mại cổ ...
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại ngân hàng thương mại cổ ...Thanh Hoa
 
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAY
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAYLuận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAY
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...Thảo Nguyễn
 
cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệpcơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệpLuanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty bất động sản ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty bất động sản ...Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty bất động sản ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty bất động sản ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty sôn...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty sôn...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty sôn...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty sôn...Thanh Hoa
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊNTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊNphihungwww
 
đãI ngộ phi tài chính
đãI ngộ phi tài chínhđãI ngộ phi tài chính
đãI ngộ phi tài chínhThu Thuy Nguyen
 
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...Viện Quản Trị Ptdn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công TyKhóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công TyHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

What's hot (20)

Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HAYLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
chuyên đề quản trị nhân sự
chuyên đề quản trị nhân sựchuyên đề quản trị nhân sự
chuyên đề quản trị nhân sự
 
Báo cáo thực tập thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo thực tập thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo thực tập thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo thực tập thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại ngân hàng thương mại cổ ...
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại ngân hàng thương mại cổ ...Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại ngân hàng thương mại cổ ...
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại ngân hàng thương mại cổ ...
 
Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam
Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt NamHoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam
Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam
 
Hoàn thiện Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
Hoàn thiện Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!Hoàn thiện Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
Hoàn thiện Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
 
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAY
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAYLuận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAY
Luận văn: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông ngiệp, HAY
 
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...
 
cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệpcơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
cơ sở lý thuyết về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty bất động sản ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty bất động sản ...Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty bất động sản ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty bất động sản ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựng
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựngĐề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựng
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựng
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty sôn...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty sôn...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty sôn...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty sôn...
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊNTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOTĐào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOT
 
đãI ngộ phi tài chính
đãI ngộ phi tài chínhđãI ngộ phi tài chính
đãI ngộ phi tài chính
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng AgribankĐề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng Agribank
 
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH in Tuấn Vũ
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH in Tuấn VũĐề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH in Tuấn Vũ
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH in Tuấn Vũ
 
Luận văn: Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Nhiệt điện, 9đ
Luận văn: Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Nhiệt điện, 9đLuận văn: Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Nhiệt điện, 9đ
Luận văn: Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Nhiệt điện, 9đ
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công TyKhóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty
 

Similar to Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Công Thương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Công Thương ...Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Công Thương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Công Thương ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bịPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bịhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
20191 110122093200-phpapp01 (1)
20191 110122093200-phpapp01 (1)20191 110122093200-phpapp01 (1)
20191 110122093200-phpapp01 (1)Torres Phin
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông (20)

Đề tài giải pháp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài  giải pháp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài  giải pháp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
 
Luận văn:Tạo nguồn đội ngũ cán bộ chủ chốt cho chính quyền, HOT
Luận văn:Tạo nguồn đội ngũ cán bộ chủ chốt cho chính quyền, HOTLuận văn:Tạo nguồn đội ngũ cán bộ chủ chốt cho chính quyền, HOT
Luận văn:Tạo nguồn đội ngũ cán bộ chủ chốt cho chính quyền, HOT
 
Đề tài: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-chi nhán...
Đề tài: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-chi nhán...Đề tài: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-chi nhán...
Đề tài: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-chi nhán...
 
Đề tài: Công tác quản trị nhân lực tại công ty xây dựng số 2 Hà Nội
Đề tài: Công tác quản trị nhân lực tại công ty xây dựng số 2 Hà NộiĐề tài: Công tác quản trị nhân lực tại công ty xây dựng số 2 Hà Nội
Đề tài: Công tác quản trị nhân lực tại công ty xây dựng số 2 Hà Nội
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Công Thương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Công Thương ...Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Công Thương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Công Thương ...
 
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên mônLuận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú ThọLuận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bịPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại trung tâm nghiên cứu gia cầm
Luận văn: Tạo động lực lao động tại trung tâm nghiên cứu gia cầmLuận văn: Tạo động lực lao động tại trung tâm nghiên cứu gia cầm
Luận văn: Tạo động lực lao động tại trung tâm nghiên cứu gia cầm
 
20191 110122093200-phpapp01 (1)
20191 110122093200-phpapp01 (1)20191 110122093200-phpapp01 (1)
20191 110122093200-phpapp01 (1)
 
Đề tài: Chất lượng nhân lực tại công ty thương mại Trang Khanh, 9đ
Đề tài: Chất lượng nhân lực tại công ty thương mại Trang Khanh, 9đĐề tài: Chất lượng nhân lực tại công ty thương mại Trang Khanh, 9đ
Đề tài: Chất lượng nhân lực tại công ty thương mại Trang Khanh, 9đ
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn của công ty Minh Ngọc, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn của công ty Minh Ngọc, HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn của công ty Minh Ngọc, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn của công ty Minh Ngọc, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...
 
Luận văn: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng NN&PT
Luận văn: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng NN&PTLuận văn: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng NN&PT
Luận văn: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng NN&PT
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

  • 1. 1 Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng biểu Danh mục hình ảnh MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài.......................................................................................................2 3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................2 5. Kết quả đạt đƣợc ..........................................................................................................3 6. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................3 CHƢƠNG 1 ....................................................................................................................4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ........................................4 1.1. Khái quát về quản trị nguồn nhân lực....................................................................4 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực .................................................................................4 1.1.2. Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực ...............................................................4 1.1.3. Vai trò quản trị nguồn nhân lực..........................................................................5 1.1.4. Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực ......................................................................5 1.2. Các chức năng của quản trị nguồn nhân lực..........................................................6 1.2.1. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực ..........................................................6 1.2.2. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển.............................................................12 1.2.3. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực.........................................................14 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị nguồn nhân lực ............................................19 1.3.1. Các yếu tố bên trong tổ chức............................................................................19 1.3.2. Các yếu tố bên ngoài tổ chức ...........................................................................21 Tóm tắt chƣơng 1. ..........................................................................................................22 CHƢƠNG 2 ..................................................................................................................24 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỒNG NAI................24 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai ........................................................................................................................24
  • 2. 2 2.1.1. Giới thiệu chung...............................................................................................24 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai trong các năm vừa qua .............................................25 2.2. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. .....................................................................................30 2.2.1. Số lƣợng và cơ cấu nhân viên ..........................................................................30 2.2.2. Cơ cấu nhân viên theo độ tuổi và giới tính ......................................................31 2.2.3. Cơ cấu nhân viên theo trình độ học vấn...........................................................32 2.2.4. Cơ cấu nhân viên theo thâm niên công tác.......................................................34 2.2.5. Tình hình biến động nhân sự tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai............................................................................................35 2.2.6. Thực trạng hoạt động thu hút nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. ............................................................36 2.2.7. Thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển......................................................43 2.2.8. Thực trạng hoạt động duy trì nguồn nhân lực..................................................45 2.2.9. Nhận xét chung về hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai..................................................48 2.3. Ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai....................50 2.3.1. Các yếu tố môi trƣờng bên trong......................................................................50 2.3.2. Các yếu tố môi trƣờng bên ngoài. ....................................................................52 Tóm tắt chƣơng 2 ...........................................................................................................55 CHƢƠNG 3 ..................................................................................................................57 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỒNG NAI....................................................................................................57 3.1. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. ............................................................................................................57 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai......................................................................57 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định và thu hút nguồn nhân lực ............57 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực .............................61
  • 3. 3 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. .................................63 3.2.3.1. Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực..............63 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện duy trì nguồn nhân lực ...................................................66 3.2.4.1. Hoàn thiện công tác đánh giá nguồn nhân lực...........................................66 3.2.4.2. Hoàn thiện các chế độ khuyến khích và động viên nhân viên ......................67 3.3. Kiến nghị...............................................................................................................69 3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai........................................................................................................69 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc .............................................................69 Tóm tắt chƣơng 3 ...........................................................................................................69 KẾT LUẬN.................................................................................................................. 71
  • 4. 4
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển của một quốc gia, một vùng kinh tế hay của một doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố đó là các nguồn lực về vật chất nhƣ vốn, tài sản, nguyên vật liệu…và nguồn lực về con ngƣời. Tuy nhiên, đóng vai trò quyết định cho sự thành công của một tổ chức chính là nguồn nhân lực. Các nguồn lực vật chất chỉ phát huy đƣợc những lợi thế hay sức mạnh cho tổ chức khi đƣợc nguồn nhân lực vận dụng và điều hành một cách hiệu quả trong các hoạt động do tổ chức thực hiện. Mặt khác, từ xa xƣa ông cha ta đã xác định vai trò quan trọng của nguồn nhân lực và đúc kết kinh nghiệm là hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nƣớc mạnh, nguyên khí suy thì thế nƣớc yếu. Rõ ràng từ xƣa ông cha ta đã quan niệm nguyên khí của quốc gia vừa là khát vọng, vừa là sức sống của dân tộc. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của nguồn nhân lực trong xây dựng và phát triển của các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Ngoài ra, ngày nay với xu thế toàn cầu hóa cộng với tính chất cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhân lực đƣợc coi là tài sản vô giá và là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Một tổ chức cho dù có các nguồn lực vật chất phong phú, dồi dào đến mấy nhƣng nếu thiếu việc quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả thì tổ chức đó cũng khó có thể phát triển hiệu quả. Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai thì nguồn nhân lực là một nguồn lực vô cùng quan trọng. Khi nền kinh tế thế giới cũng nhƣ trong nƣớc có nhiều biến động nhƣ hiện nay thì đội ngũ nguồn nhân lực chính là yếu tố giúp ngân hàng vƣợt qua đƣợc những khó khăn và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó đặt ra yêu cầu là ngân hàng phải hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Xuất phát từ yêu cầu đó tác giả đã lực chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai” để nghiên cứu và đề xuất những giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai nhằm giúp ngân hàng ngày càng phát triển hơn nữa.
  • 6. 2 2. Mục tiêu của đề tài - Hệ thống hóa lý luận về quản trị nguồn nhân lực trong các tổ chức - Phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai những năm qua. Từ đó, đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc, những tồn tại và tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại đó. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu a. Đối tƣợng nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu những vấn đề về quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. b. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Thực hiện nghiên cứu đề tài tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. - Về thời gian: Số liệu sử dụng nghiên cứu sử dụng chủ yếu trong giai đoạn từ 2009-2011 - Nội dung nghiên cứu: hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng hai phƣơng pháp nghiên cứu đó là phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn và phƣơng pháp nghiên cứu tại hiện trƣờng. 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn - Tham khảo các tài liệu về quản trị nguồn nhân lực để hệ thống hóa các lý luận, kinh nghiệm về hoạt động quản trị nguồn nhân lực, từ đó xác định cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài. - Thu thập, thống kê, phân tích, so sánh các số liệu từ tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị nguồn nhân lực của ngân hàng từ đó đánh giá thực trạng hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu tại hiện trƣờng
  • 7. 3 - Phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc sử dụng để thu thập thông tin về các chế độ chính sách của ngân hàng đối với ngƣời lao động và sự đánh giá của nhân viên đối với các chính sách đó nhằm hiểu đƣợc mong muốn của ngƣời lao động làm cơ sở lý luận đề xuất các giải pháp phù hợp. 5. Kết quả đạt được Trên cơ sở phân tích các hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai đánh giá đƣợc các ƣu điểm và nhƣợc điểm đang tồn tại trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Đề xuất giải pháp phát huy các ƣu điểm, giải pháp nhằm hạn chế nhƣợc điểm trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài đƣợc chia thành 3 chƣơng nhƣ sau:  Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực.  Chƣơng 2: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai.  Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai.
  • 8. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động quản trị nguồn nhân lực, tác giả trình bày một số vấn đề cơ bản về quản trị nguồn nhân lực dƣới đây để làm cơ sở phân tích các vấn đề trong chƣơng 2 của luận văn. 1.1. Khái quát về quản trị nguồn nhân lực 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về nguồn nhân lực. Tuy nhiên, cho đến nay quan niệm về vấn đề này hầu nhƣ chƣa thống nhất. Tuỳ theo mục tiêu cụ thể mà ngƣời ta có những nhận thức khác nhau về nguồn nhân lực. Có thể nêu lên một số quan niệm nhƣ sau: - Nguồn nhân lực là toàn bộ khả năng về sức lực, trí tuệ của mọi cá nhân trong tổ chức, bất kể vai trò của họ là gì. Theo ý kiến này, nói đến nguồn nhân lực là nói đến sức óc, sức bắp thịt, sức thần kinh và nhìn nhận các khả năng này ở trạng thái tĩnh. - Nguồn nhân lực là tổng hợp cá nhân những con ngƣời cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần đƣợc huy động vào quá trình lao động. - Nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực đƣợc biểu hiện trên hai mặt: về số lƣợng đó là tổng số những ngƣời lao trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của nhà nƣớc và thời gian lao động có thể huy động đƣợc từ họ; về chất lƣợng, đó là sức khỏe, trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của ngƣời lao động. 1.1.2. Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con ngƣời của một tổ chức nhằm đạt đƣợc kết quả tối ƣu cho cả tổ chức lẫn nhân viên. (Trần Kim Dung, 2010) Quản trị nguồn nhân lực là việc sử dụng, bố trí lực lƣợng lao động hiện thời của một tổ chức vào trong các bộ phận, vị trí và công việc cụ thể, để thực hiện các nhiệm vụ tƣơng ứng nhằm đạt tới các mục tiêu mà tổ chức đã vạch ra một cách hiệu quả nhất.(Nguyễn Thanh Hội, 2007) Quản trị nguồn nhân lực là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch định, tuyển chọn, duy trì, phát triển, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực thông qua tổ chức, nhằm đạt đƣợc chiến lƣợc và định hƣớng của tổ chức.
  • 9. 5 Quản trị nguồn nhân lực là thiết kế các chính sách và thực hiện các lĩnh vực hoạt động nhằm làm cho con ngƣời đóng góp giá trị hữu hiệu nhất cho tổ chức, bao gồm các lĩnh vực nhƣ hoạch định nguồn nhân lực, phân tích và thiết kế công việc, chiêu mộ và lựa chọn, đánh giá thành tích, đào tạo và phát triển, thù lao, sức khỏe và an toàn cho nhân viên, và tƣơng quan lao động ... 1.1.3. Vai trò quản trị nguồn nhân lực Hoạt động quản trị nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt đối với các tổ chức nói chung, và với các nhà quản trị nói riêng. Với tính chất đặc biệt, nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp do chính bản chất của con ngƣời. Do đó, nguồn lực này có những vai trò quan trọng cho quá trình phát triển của tổ chức Thứ nhất, nó giúp cho các nhà quản trị hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao và đạt mục tiêu thông qua ngƣời khác một cách có hiệu quả nhất. Mỗi nhà quản trị đều có khả năng xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh, thiết kế cơ cấu tổ chức với các bộ phận, đơn vị rõ ràng, có trong tay các nguồn tài nguyên từ đó giúp cho quá trình thực hiện công việc đạt kết quả tốt. Thứ hai, quản trị nguồn nhân lực tạo điều kiện phát triển kỹ năng và nâng cao năng suất lao động ở mỗi nhân viên. Mỗi con ngƣời là một thực thể sống có ý thức và là một thế giới riêng biệt rất khác nhau về tâm sinh lý, hoàn cảnh cá nhân, cá tính ... do đó, muốn họ làm việc tốt trƣớc hết phải hiểu những nhu cầu, mong muốn của họ trong công việc để có phƣơng pháp tác động phù hợp nhằm nâng cao năng suất lao động của họ cho tổ chức. Thứ ba, chất lƣợng quản trị nguồn nhân lực quyết định hiệu quả và sự thành đạt của tổ chức. Quản trị nguồn nhân lực không chỉ đơn giản là sự bố trí con ngƣời phù hợp với một vị trí tƣơng ứng nào đó của tổ chức. Điều quan trọng là từ hoạt động quản trị những tố chất mới của lao động đƣợc sản sinh và chính điều này là nhân tố cơ bản, đảm bảo sự thắng lợi và phát triển liên tục của tổ chức trƣớc môi trƣờng không ngừng thay đổi. 1.1.4. Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực Quản trị nguồn nhân lực là nghiên cứu các vấn đề về quản lý con ngƣời trong các tổ chức, doanh nghiệp với hai mục tiêu chủ yếu gồm: - Sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ sao cho có hiệu quả, không ngừng nâng cao năng suất lao động với mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả chung của tổ chức, của doanh nghiệp.
  • 10. 6 - Tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần để phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân trong bộ máy của tổ chức, của doanh nghiệp, áp dụng các giải pháp có tính đòn bẩy và các chính sách phù hợp để kích thích lòng nhiệt tình, sự hăng hái của cán bộ, nhân viên đối với công việc chung của tổ chức với doanh nghiệp; khai thác tốt đƣợc ý chí tiến thủ, tinh thần sáng tạo của tập thể ngƣời lao động để cho họ thấy đƣợc triển vọng tƣơng lai tƣơi sáng khi gắn bó chặt chẽ với tổ chức, với doanh nghiệp để họ thể hiện sự tận tâm trong công việc đƣợc giao và có tấm lòng trung thành với tổ chức. Với hai mục tiêu chủ yếu trên, quản trị nguồn nhân lực xác định cụ thể hơn các mục tiêu nhƣ sau: - Tuyển nhân viên (ngƣời lao động) phù hợp cho yêu cầu công việc của tổ chức, - Biết nơi tìm ứng viên cho yêu cầu của tổ chức, - Biết cách thiết lập một kế hoạch thù lao hữu hiệu, có tác động tích cực đối với đội ngũ nhân sự cho yêu cầu hoàn thành những nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức, - Nắm vững những nguyên tắc quản lý nhân sự hữu hiệu để thực hiện một cách bài bản khoa học để đảm bảo thu hút trí tuệ chung, đoàn kết nội bộ, thống nhất ý thức và ý chí trong việc tuân thủ kỷ luật, kỷ cƣơng của tổ chức trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. - Đánh giá đúng mức và thực hiện đúng đắn việc huấn luyện, đào tạo đồng bộ đội ngũ nhân sự cho yêu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức, của doanh nghiệp. 1.2. Các chức năng của quản trị nguồn nhân lực Công tác quản trị nguồn nhân lực đƣợc thực hiện rất đa dạng và trong thực tế có nhiều thay đổi phù hợp với từng loại hình tổ chức. Trên cơ sở các hoạt động chủ yếu của công tác quản trị nguồn nhân lực có thể chia theo ba nhóm chức năng chính nhƣ sau: - Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực - Nhóm chức năng đào tạo và phát triển - Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực 1.2.1. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực Nhằm đảm bảo có đủ số lƣợng nhân sự, cán bộ, nhân viên với chuyên môn, trình độ và phẩm chất phù hợp cho yêu cầu công việc của tổ chức. Việc đảm bảo chất lƣợng lao động cho yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức thƣờng phải căn cứ trên các yếu tố sau:
  • 11. 7 - Kế hoạch sản xuất, kinh doanh của tổ chức. - Thực trạng sử dụng nhân sự của tổ chức trong hiện tại. - Các yêu cầu công việc cần tuyển thêm ngƣời. Nhóm chức năng này trong quá trình hoạt động thƣờng áp dụng các kỹ năng tuyển dụng nhƣ trắc nghiệm, phỏng vấn vì đây là một phƣơng pháp tuyển dụng có tác dụng tích cực, giúp chọn đƣợc những ứng viên tốt, phù hợp nhất cho yêu cầu công việc của tổ chức. Nội dung chính của nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực gồm: - Hoạch định nguồn nhân lực; - Phân tích công việc; - Quá trình tuyển dụng; - Kiểm tra, trắc nghiệm và phỏng vấn. 1.2.1.1. Hoạch định nguồn nhân lực Khái niệm: Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu năng lực, đƣa ra các chính sách và thực hiện các chƣơng trình, hoạt động bảo đảm cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cao. (Trần Kim Dung, 2010) Quá trình hoạch định nguồn nhân lực cần đƣợc thực hiện trong mối quan hệ mật thiết với quá trình hoạch định và thực hiện các chiến lƣợc và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình hoạch định thƣờng đƣợc thực hiện theo 7 bƣớc sau đây: - Bƣớc 1: Phân tích môi trƣờng kinh doanh với các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa là cơ sở cho việc xác định mục tiêu, chiến lƣợc cho doanh nghiệp nói chung và hoạch định nguồn nhân lực nói riêng. - Bƣớc 2: Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, đề ra các chiến lƣợc nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, đề ra chiến lƣợc nguồn nhân lực phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh doanh. - Bƣớc 3: Dự báo khối lƣợng công việc (đối với mục tiêu, kế hoạch dài hạn, trung hạn) hoặc xác định khối lƣợng công việc và tiến hành phân tích công việc (đối với các mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn). - Bƣớc 4: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực (đối với các mục tiêu, kế hoạch dài hạn, trung hạn) hoặc xác định nhu cầu nguồn nhân lực (đối với các mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn).
  • 12. 8 - Bƣớc 5: Phân tích quan hệ cung cầu nguồn nhân lực, khả năng điều chỉnh, và đề ra các chính sách, kế hoạch, chƣơng trình thực hiện giúp cho doanh nghiệp thích ứng với các nhu cầu mới và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. - Bƣớc 6: Thực hiện các chính sách, kế hoạch, chƣơng trình quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong bƣớc 5. - Bƣớc 7: Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện. Quá trình hoạch định nguồn nhân lực có thể tóm tắt theo sơ đồ nhƣ sau: Nguồn: Trần Kim Dung 2010. Hình 1.1: Qui trình hoạch định nguồn nhân lực 1.2.1.2. Phân tích công việc Khái niệm: Phân tích công việc là quá trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác định điều kiện tiến hành, các chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng nhân viên cần thiết phải có để thực hiện tốt công việc. (Trần Kim Dung, 2010) Phân tích môi trƣờng, xác định mục tiêu, lựa chọn chiến lƣợc Dự báo, phân tích công việc Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực Dự báo, xác định nhu cầu nhân lực Phân tích cung cầu, khả năng điều chỉnh Chính sách Thực hiện: - Thu hút - Đào tạo và phát triển - Trả công và kích thíc - Quan hệ lao động Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch/ chƣơng trình
  • 13. 9 Ý nghĩa: Phân tích công việc cung cấp các thông tin về những yêu cầu, đặc điểm của công việc nhƣ các hành động nào cần đƣợc tiến hành thực hiện, thực hiện nhƣ thế nào và tại sao, các loại máy móc trang bị dụng cụ nào cần thiết khi thực hiện công việc, các mối quan hệ với cấp trên và với đồng nghiệp trong thực hiện công việc… Không biết phân tích công việc, nhà quản trị sẽ không thể tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận cơ cấu trong doanh nghiệp, không thể đánh giá đƣợc chính xác các yêu cầu của các công việc, do đó không thể tuyển đƣợc đúng nhân viên cho đúng việc, không thể đánh giá đƣợc đúng năng lực thực hiện của nhân viên và do đó không thể trả lƣơng, kích thích họ kịp thời, chính xác. Doanh nghiệp cần thực hiện phân tích công việc làm cơ sở khoa học cho việc loại bỏ các công việc chồng chéo, kém hiệu quả trong hoạt động quản lý và làm cơ sở cho việc định biên nhân sự. Quá trình thực hiện phân tích công việc gồm 6 bƣớc sau đây: - Bƣớc 1: Xác định mục đích phân tích công việc, từ đó xác định các hình thức thu thập thông tin phân tích công việc hợp lý nhất. - Bƣớc 2: Thu thập các thông tin có sẵn trên cơ sở của các sơ đồ tổ chức, các văn bản về mục đích, yêu cầu, chức năng quyền hạn của doanh nghiệp và các bộ phận cơ cấu, hoặc qui trình công nghệ và bảng mô tả công việc cũ (nếu có). - Bƣớc 3: Chọn lựa các phần việc đặc trƣng, các điểm then chốt để thực hiện phân tích công việc nhằm giảm bớt thời gian và tiết kiệm hơn trong thực hiện phân tích công việc tƣơng tự nhƣ nhau. - Bƣớc 4: Áp dụng các phƣơng pháp khác nhau để thu thập thông tin phân tích công việc. Tùy theo yêu cầu về mức độ chính xác và chi tiết của thông tin cần thu thập, tùy theo loại hình công việc và khả năng về tài chính của doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc kết hợp các phƣơng pháp thu thập thông tin phân tích công việc sau đây: phỏng vấn, bảng câu hỏi và quan sát. - Bƣớc 5: Kiểm tra xác minh tính chính xác của thông tin. Những thông tin thu thập để phân tích công việc cần đƣợc kiểm tra lại về mức độ chính xác và đầy đủ thông qua chính các nhân viên thực hiện công việc hoặc các vị lãnh đạo có trách nhiệm giám sát thực hiện công việc đó. - Bƣớc 6: Xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc. Bảng mô tả thƣờng có các nội dung chủ yếu nhƣ: nhận diện công việc, tóm tắt công việc, các mối quan hệ trong thực hiện công việc, chức năng, trách nhiệm trong công việc,
  • 14. 10 thẩm quyền của ngƣời thực hiện công việc, tiêu chuẩn mẫu trong đánh giá nhân viên thực hiện công việc, điều kiện làm việc… Bảng tiêu chuẩn công việc thƣờng đề cập đến các yếu tố nhƣ: trình độ văn hóa, chuyên môn, ngoại ngữ, kinh nghiệm công tác, các kỹ năng làm việc với ngƣời khác, với máy móc thiết bị và thông tin, dữ liệu, các phẩm chất cá nhân cần thiết để đảm bảo thực hiện công việc thành công, các đặc điểm cá nhân… 1.2.1.3. Quá trình tuyển dụng Khái niệm: Quá trình tuyển dụng là tiến trình phân loại, đánh giá ứng viên để chọn ra những ngƣời có xác suất thành công cao nhất trong công việc cần tuyển. (Trần Kim Dung, 2010) Mục tiêu tuyển dụng là sàng lọc các ứng viên và chọn đúng ngƣời, đúng việc. Ngƣời thích hợp là ngƣời có kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và tính cách đƣợc liệt kê trong bảng tiêu chuẩn công việc. Doanh nghiệp thƣờng gặp các sai phạm trong tuyển dụng nhƣ: yêu cầu tuyển dụng sơ sài, thông báo tuyển dụng không rõ ràng, thiếu các công cụ cần thiết cho khâu tuyển dụng, không tạo đƣợc hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt ứng viên. Doanh nghiệp có 2 nguồn ứng viên khi tuyển dụng nhƣ sau: - Nguồn ứng viên từ trong nội bộ doanh nghiệp: là tuyển các nhân viên đang làm việc cho công ty sang một vị trí khác. Khác với đề bạt, bổ nhiệm nội bộ, hình thức tuyển dụng nội bộ đƣợc thực hiện công khai với các tiêu chuẩn rõ ràng đối với tất cả các ứng viên từ bên trong doanh nghiệp. - Nguồn ứng viên từ bên ngoài doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc kết hợp một số hình thức thu hút ứng viên từ bên ngoài nhƣ: thông qua quảng cáo, thông qua văn phòng dịch vụ lao động, tuyển sinh viên tốt nghiệp từ các trƣờng đại học, và các hình thức khác nhƣ theo giới thiệu của chính quyền, của nhân viên trong doanh nghiệp, do ứng viên tự đến xin việc làm hoặc qua hệ thống internet. Nội dung, trình tự của quá trình tuyển dụng trong các doanh nghiệp thƣờng đƣợc tiến hành theo các bƣớc nhƣ sau: Bƣớc 1: Chuẩn bị tuyển dụng Bƣớc 2: Thông báo tuyển dụng Bƣớc 3: Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ Bƣớc 4: Phỏng vấn sơ bộ
  • 15. 11 Bƣớc 5: Kiểm tra, trắc nghiệm Bƣớc 6: Phỏng vấn lần hai Bƣớc 7: Xác minh, điều tra Bƣớc 8: Khám sức khỏe Bƣớc 9: Ra quyết định tuyển dụng Trong quá trình ra quyết định tuyển chọn, các “yếu tố có thể làm tốt” và “muốn làm tốt” của ứng viên cần đƣợc xem xét, nghiên cứu kỹ lƣỡng và cho điểm một cách hệ thống sao cho quyết định cuối cùng về tuyển chọn ứng viên là khách quan và chính xác. Có bốn mô hình thu hút, phân công bố trí nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: mô hình học viện, mô hình câu lạc bộ, mô hình đội banh, mô hình thành trì. Các mô hình này phản ánh ba vấn đề cơ bản: cách thức lao động từ thị trƣờng hoặc từ trong doanh nghiệp đƣợc thu hút, bổ nhiệm vào các trọng trách, công việc khác nhau trong doanh nghiệp; cách thức duy trì phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; cách thức các nhân viên rời khỏi doanh nghiệp. Khi phân tích hiệu quả của tuyển dụng cần xác định đƣợc hiệu quả của các chỉ tiêu quan trọng nhƣ: kết quả thực hiện công việc của nhân viên mới, số lƣợng nhân viên mới bỏ việc, chi phí cho một lần tuyển… và lƣu ý nên đánh giá các kết quả trên theo các nguồn tuyển chọn khác nhau. 1.2.1.4. Kiểm tra, trắc nghiệm và phỏng vấn Trong tuyển dụng có 2 phƣơng pháp đƣợc sử dụng là kiểm tra, trắc nghiệm và phỏng vấn. Trắc nghiệm là phƣơng pháp rất hữu hiệu giúp cho các quản trị gia chọn đƣợc đúng ngƣời cho đúng việc. Có 5 hình thức trắc nghiệm thƣờng đƣợc sử dụng để tuyển ứng viên là: - Trắc nghiệm tìm hiểu về tri thức và hiểu biết, - Trắc nghiệm tìm hiểu về sự khéo léo và thể lực, - Trắc nghiệm tìm hiểu về các đặc điểm cá nhân và sở thích, - Trắc nghiệm thành tích, - Trắc nghiệm thực hiện mẫu công việc. Quá trình xây dựng bài trắc nghiệm thực hiện qua 4 bƣớc: - Phân tích công việc
  • 16. 12 - Lựa chọn bài trắc nghiệm - Tổ chức thực hiện bài trắc nghiệm - Rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh. Phỏng vấn đƣợc coi là khâu quan trọng nhất và đƣợc áp dụng rộng rãi để làm sáng tỏ về ứng viên trong quá trình tuyển chọn. Các hình thức phỏng vấn chủ yếu thƣờng đƣợc áp dụng để tuyển nhân viên gồm có: - Phỏng vấn không chỉ dẫn, - Phỏng vấn theo mẫu, - Phỏng vấn tình huống, - Phỏng vấn liên tục, - Phỏng vấn nhóm, - Phỏng vấn căng thẳng Quá trình phỏng vấn thƣờng đƣợc thực hiện theo 4 bƣớc: - Chuẩn bị phỏng vấn - Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn - Xây dựng hệ thống thang điểm đánh giá các câu trả lời - Thực hiện phỏng vấn. Các yếu tố tác động đến chất lƣợng phỏng vấn rất đa dạng và có thể phân thành các nhóm: - Các yếu tố phụ thuộc vào ứng viên, - Các yếu tố phụ thuộc vào phỏng vấn, - Các yếu tố phụ thuộc vào tình huống - Điều kiện ra phỏng vấn. 1.2.2. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển Nhằm bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ, nhân viên để đảm bảo cho tập thể ngƣời lao động trong tổ chức có đƣợc kỹ năng, trình độ lành nghề, cần thiết cho yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ đƣợc phân công, tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên đƣợc phát huy tối đa các năng lực cá nhân. Các chƣơng trình hƣớng nghiệp và đào tạo nhân viên của tổ chức giúp cho lãnh đạo xác định cụ thể đƣợc năng lực thực tế của cán bộ, nhân viên và tạo điều kiện giúp nhân viên mới làm quen với công việc của tổ chức, còn nhân viên cũ thì đƣợc chuyên
  • 17. 13 môn hoá, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức chiều sâu đối với công việc của mình. Nội dung chính của nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực gồm: Định hƣớng và phát triển nghề nghiệp, đào tạo và phát triển. 1.2.2.1. Định hƣớng và phát triển nghề nghiệp Nghiên cứu định hƣớng và phát triển nghề nghiệp giúp cho mỗi ngƣời phát hiện ra các khả năng nghề nghiệp, đƣa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn, định hƣớng đầu tƣ vào giáo dục, đào tạo chính xác, tiết kiệm. (Trần Kim Dung, 2010) Nghiên cứu định hƣớng nghề nghiệp, giúp nhà quản trị tuyển dụng nhân viên có năng khiếu phù hợp với công việc, khai thác đúng khả năng nhân viên. Nhà quản trị có thể tiếp cận việc quản trị nguồn nhân lực một cách sâu sát hơn trên mỗi cá nhân, đồng thời có thể đề ra các chƣơng trình hoạt động về định hƣớng và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên trong doanh nghiệp qua các cuộc hội thảo, cố vấn, cung cấp thông tin về tình hình thực hiện công việc, đề ra các tiêu chuẩn và cơ hội cho nhân viên phấn đấu. Những định hƣớng phổ biến nghề nghiệp của mỗi cá nhân gồm có: định hƣớng thực tiễn, định hƣớng nghiên cứu khám phá, định hƣớng xã hội, định hƣớng các nghề cổ truyền và thông thƣờng, định hƣớng kinh doanh, định hƣớng nghệ thuật. 1.2.2.2. Đào tạo và phát triển Nhu cầu đào tạo và phát triển nhân viên trong các tổ chức tăng nhanh cùng với sự phát triển của hợp tác và cạnh tranh quốc tế, công nghệ tiên tiến và những áp lực về kinh tế xã hội. Đào tạo đƣợc coi là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lƣợc của tổ chức. Chất lƣợng nhân viên đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. (Trần Kim Dung, 2010) Các hình thức đào tạo đa dạng, đƣợc phân loại theo: định hƣớng nội dung đào tạo, cách tổ chức, địa điểm hoặc nơi đào tạo (đào tạo tại nơi làm việc và ngoài nơi làm việc), đối tƣợng học viên (đào tạo mới và đào tạo lại). Phƣơng pháp đào tạo có thể phân loại theo: cách thức giảng viên giao tiếp với học viên, các công cụ sử dụng trong quá trình đào tạo. Hiện nay đào tạo và phát triển là chú trọng vào các quá trình nâng cao chất lƣợng, đổi mới công nghệ, kỹ thuật và phục vụ khách hàng. Các nguyên tắc cơ bản trong học tập gồm có: kích thích, cung cấp thông tin phản hồi, tổ chức, nhắc lại, ứng dụng, và tham dự. Phân tích nhu cầu đào tạo đƣợc
  • 18. 14 thực hiện ở ba cấp độ: phân tích doanh nghiệp, phân tích tác nghiệp và phân tích nhân viên. Có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau để xác định nhu cầu đào tạo lao động kỹ thuật nhƣ phƣơng pháp trực tiếp, các phƣơng pháp tính toán. Thực hiện quá trình đào tạo trong doanh nghiệp đƣợc áp dụng: tại nơi làm việc theo kiểu kèm cặp tại chỗ hoặc luân phiên thay đổi công việc, ngoài nơi làm việc theo kiểu nghiên cứu tình huống, trò chơi quản trị, hội thảo, chƣơng trình liên hệ với các trƣờng đại học, huấn luyện theo mô hình mẫu và phƣơng pháp nhập vai. Đánh giá hiệu quả của chƣơng trình đào tạo có thể thực hiện thông qua: phân tích thực nghiệm, đánh giá sự thay đổi của học viên theo các tiêu thức nhƣ phản ứng, học thuộc, hành vi và mục tiêu, đánh giá định lƣợng hiệu quả đào tạo. 1.2.3. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực Nhằm duy trì và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có tại tổ chức; kích thích hoặc động viên, phást triển các mối quan hệ lao động gắn bó, đoàn kết tốt trong mỗi tổ chức. Các biện pháp nhƣ: đánh giá đúng năng lực cán bộ; nhân viên; trả lƣơng phù hợp (nếu đƣợc thì trả lƣơng cao để động viên nhiệt tình công tác) và công bằng; kịp thời khen thƣởng các cá nhân có thành tích tốt trong công việc, có sáng kiến mới, cải tiến kỹ thuật, có nhiều đóng góp làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tăng uy tín cho tổ chức v.v… Các công việc cụ thể, các chính sách và biện pháp nhƣ xây dựng, quản lý hệ thống thang bậc lƣơng, thực hiện chính sách lƣơng bổng, thăng tiến, kỷ luật, tiền thƣởng, phúc lợi, phụ cấp v.v… đều có tác dụng tích cực trong công việc duy trì và phát triển hiệu quả nguồn nhân lực cho yêu cầu tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Nhóm chức năng này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong doanh nghiệp. Nhóm chức năng này gồm hai chức năng nhỏ hơn là kích thích, động viên nhân viên và duy trì phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp. Chức năng kích thích, động viên liên quan đến các chính sách và các hoạt động nhằm khuyến khích, động nhân viên trong doanh nghiệp làm việc hăng say, tận tình có ‎‎ý thức trách nhiệm và hoàn thành công việc với chất lƣợng cao. Xây dựng và quản l‎ý hệ thống thang bảng lƣơng, thiết lập và áp dụng các chính sách lƣơng bổng, thăng tiến, kỷ luật, tiền thƣởng, phúc lợi, phụ cấp, đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên là những họat động quan trọng nhất của chức năng kích thích, động viên.
  • 19. 15 Chức năng quan hệ lao động liên quan đến các họat động nhằm hoàn thiện môi trƣờng làm việc và các mối quan hệ công việc nhƣ: K‎ý kết hợp đồng lao động, giải quyết khiếu tố, tranh chấp lao động, giao tế nhân viên, cải thiện môi trƣờng làm việc, y tế, bảo hiểm và an toàn lao động. Giải quyết tốt chức năng quan hệ lao động sẽ vừa giúp các doanh nghiệp tạo ra bầu không khí tâm lý tập thể và các giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa làm cho nhân viên đƣợc thỏa mãn với công việc và doanh nghiệp. (Trần Kim Dung, 2010) Nội dung chính của nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực là: đánh giá kết quả thực hiện công việc, trả công lao động và quan hệ lao động. 1.2.3.1 Đánh giá kết quả thực hiện công việc Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên nhằm giúp đỡ động viên, kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn và phát triển những khả năng tiềm tàng trong mỗi nhân viên. Nội dung, trình tự đánh giá kết quả thực hiện công việc bao gồm 05 bƣớc: Xác định tiêu chí cơ bản cần đánh giá, lựa chọn phƣơng pháp đánh giá thích hợp, xác định ngƣời đánh giá, huấn luyện kỹ năng đánh giá thực hiện công việc, thông báo cho nhân viên về nội dung, phạm vi đánh giá, thực hiện đánh giá kết quả và xác định mục tiêu mới cho nhân viên. Các phƣơng pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên gồm có các phƣơng pháp: Xếp hạng luân phiên, so sánh theo từng cặp, bảng điểm, phê bình lƣu giữ, phƣơng pháp quan sát hành vi, quản trị theo mục tiêu. 1.2.3.2. Trả công lao động: Khái niệm tiền lƣơng: Tiền lƣơng đƣợc hiểu là số tiền mà ngƣời lao động nhận đƣợc từ ngƣời sử dụng lao động của họ thanh toán lại tƣơng ứng với số lƣợng và chất lƣợng lao động mà họ đã tiêu hao trong quá trình tạo ra của cải cho xã hội" (Trần Kim Dung, 2010). Theo quan điểm cải cách tiền lƣơng ở Việt Nam "Tiền lƣơng là giá cả lao động, đƣợc hình thành qua thỏa thuận giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động phù hợp với quan hệ cung cầu lao động trong nền kinh tế thị trƣờng". Mục tiêu của hệ thống tiền lƣơng: Trả công lao động luôn là một trong những vấn đề thách thức nhất cho các nhà quản trị ở mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thƣờng có nhiều quan điểm, mục tiêu khác nhau khi xếp đặt hệ thống lƣơng bổng nhƣng nhìn chung các doanh nghiệp điều hƣớng tới bốn mục tiêu sau: thu hút nhân viên, duy trì những nhân viên giỏi, kích thích, động viên nhân viên, đáp ứng các yêu
  • 20. 16 cầu của pháp luật …Các yếu tố quyết định và ảnh hƣởng đến lƣơng bổng và đãi ngộ gồm: - Môi trƣờng của doanh nghiệp: Chính sách, bầu không khí văn hoá, và cơ cấu tổ chức. - Thị trƣờng lao động: Lƣơng bổng trên thị trƣờng, chi phí sản xuất, công đoàn, xã hội, nền kinh tế, luật pháp. - Bản thân nhân viên: Sự hoàn thành công tác, thâm niên, kinh nghiệm, thành viên trung thành, tiềm năng, các yếu tố khác. Tiến trình thiết lập và quản trị hệ thống lƣơng bổng bao gồm các bƣớc sau: đánh giá công việc, thiết lập mức lƣơng của doanh nghiệp. Muốn thiết lập mức lƣơng một cách khoa học, nhà quản trị phải tiến hành khảo sát lƣơng bổng, tham khảo và điều chỉnh theo mức lƣơng hiện hành trong xã hội. Doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lƣợc lƣơng giống nhƣ mức lƣơng đang thịnh hành trong cùng một ngành, hoặc áp dụng chiến lƣợc lƣơng bổng cao hơn hoặc thấp hơn. Muốn duy trì và quản trị hệ thống lƣơng bổng, doanh nghiệp cần phải cập nhập hoá cơ cấu lƣơng, phải có một cơ cấu lƣơng bổng cố định nhƣng uyển chuyển và giải quyết các khiếu nại một cách khách quan khoa học. Ngoài ra doanh nghiệp cần phải điều chỉnh mức lƣơng theo định kỳ, theo mức độ kinh doanh của công ty, theo mức thăng trầm và xu huớng kinh tế. Doanh nghiệp cần phải kịp thời điều chỉnh theo mức lƣơng đang thịnh hành trong xã hội, điều chỉnh theo chi phí sinh hoạt và điều chỉnh theo khả năng chi trả của doanh nghiệp. Lƣơng bổng và đãi ngộ không phải là một việc đơn giản nhƣ chúng ta thƣờng nghĩ. Nó không phải chỉ là các khoản tiền lƣơng tiền thƣởng một cách trực tiếp mà còn là các khoản đãi ngộ một cách gián tiếp qua các khoản phúc lợi. Phúc lợi là các khoản lƣơng bổng đãi ngộ gián tiếp về mặt tài chính. Phúc lợi bao gồm hai phần chính: - Phúc lợi theo luật pháp quy định bao gồm: Các loại bảo hiểm xã hội, là các khoản trợ cấp ốm đau bệnh tật, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thai sản, trợ cấp thôi việc, trợ cấp tử tuất, và trợ cấp hƣu trí. Tiền lƣơng trong thời gian không làm việc: đó là tiền lƣơng vẫn đƣợc lãnh trong các ngày lễ, các ngày nghỉ hè, hoặc nghỉ phép thƣờng niên. - Phúc lợi do các công ty tự nguyện áp dụng: là các khoản phúc lợi không do luật pháp quy định nhằm khuyến khích nhân viên làm việc, an tâm công tác và gắn bó với doanh nghiệp nhiều hơn. Đó là các chƣơng trình bảo hiểm y tế, chƣơng trình bảo
  • 21. 17 vệ sức khoẻ, các loại dịch vụ, các chƣơng trình trả tiền trợ cấp độc hại và trợ cấp nguy hiểm, và các loại trợ cấp khác. Hệ thống trả công trong các doanh nghiệp đƣợc hoạch định nhằm mục đích sau: thu hút nhân viên, duy trì đội ngũ nhân viên giỏi, kích thích, động viên nhân viên, đáp ứng các yêu cầu luật pháp và phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Có 4 yếu tố ảnh hƣởng đến tiền lƣơng đƣợc thể hiện chi tiết theo hình 1.4 sau đây: Nguồn: Nguyễn Thanh Hội , 2007 Hình 1.2: Các yếu tố ảnh hƣởng đến tiền lƣơng. Thu nhập của ngƣời lao động bao gồm các khoản: tiền lƣơng cơ bản, phụ cấp, tiền thƣởng và phúc lợi. Mỗi yếu tố có cách tính riêng và có các vai trò khác nhau với việc kích thích, động viên ngƣời lao động trong công việc. Ngày nay, ngoài lƣơng, yếu tố vật chất, ngƣời lao động còn có các mong muốn về các yếu tố phi vật chất nhƣ cơ hội thăng tiến, công việc mang tính thú vị, thách thức phù hợp với quan điểm cá nhân, cũng nhƣ các điều kiện làm việc tốt hơn. Cơ cấu hệ thống trả công lao động đƣợc thể hiện theo hình 1.5 nhƣ sau: 1. Bản thân công việc Đánh giá công việc Ấn định mức lƣơng Lƣơng bổng và đãi ngộ cho từng cá nhân 2. BẢN THÂN NHÂN VIÊN - Mức hoàn thành công việc. - Thâm niên - Kinh nghiệm - Thành viên trung thành - Tiềm năng của nhân viên 3. Môi trƣờng lao động của công ty - Chính sách - Bầu không khí văn hóa - Cơ cấu tổ chức 4. Thị trƣờng lao động - Lƣơng bổng trên thị trƣờng. - Chi phí sinh họat - Xã hội - Nền kinh tế - Luật pháp
  • 22. 18 Nguồn: (Trần Kim Dung, 2010) Hình 1.3 Cơ cấu hệ thống trả công trong các doanh nghiệp. - Các hình thức chủ yếu tiền lƣơng trong các doanh nghiệp là: trả lƣơng theo thời gian, trả lƣơng theo nhân viên và trả lƣơng theo kết quả thực hiện công việc. Trả lƣơng theo kết quả thực hiện công việc là hình thức tiền lƣơng có tác dụng kích thích rất mạnh mẽ đối với nhân viên trong doanh nghiệp và đƣợc thực hiện ở 03 cấp độ: kích thích cá nhân (gồm các hình thức trả lƣơng theo sản phẩm, trả lƣơng theo sản phẩm trực tiếp cá nhân, trả lƣơng theo sản phẩm lũy tiến, trả lƣơng theo sản phẩm gián tiếp, trả lƣơng theo giờ chuẩn và tiền hoa hồng) kích thích dựa vào nhóm. Kích thích dựa vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (gồm các hình thức: thƣởng năng suất, hiệu quả, chia lời và bán cổ phiếu cho nhân viên). Quá trình xây dựng một bảng lƣơng tổng quát trong một doanh nghiệp đƣợc thực hiện theo 05 bƣớc: Nghiên cứu tiền lƣơng trên thị trƣờng đối với những công việc chuẩn, xác định giá trị công việc, nhóm các công việc tƣơng tự vào một ngạch lƣơng, định giá mỗi ngạch lƣơng, phát triển các bậc lƣơng. 1.2.3.3 Quan hệ lao động: Quan hệ lao động là toàn bộ những quan hệ có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia quá trình lao động. Quan hệ giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động trong quá trình lao động. Quan hệ lao động đƣợc điều chỉnh bởi Luật lao động và Công đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi hợp pháp của ngƣời lao động. Quan hệ lao động gồm có: Công đoàn, thỏa ƣớc lao động tập thể, tranh chấp lao động, cán bộ nhân viên tham gia quản lý doanh nghiệp, tìm hiểu quan điểm, mức độ thỏa mãn của nhân viên với mục đích là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. CƠ CẤU HỆ THỐNG TRẢ CÔNG Thù lao phi vật chất Thù lao vật chất Lƣơng cơ bản Phụ cấp Thƣởng Phúc lợi Cơ hội thăng tiến Công việc thú vị Điều kiện làm việc
  • 23. 19 Để xây dựng quan hệ lao động tốt đẹp phải có: Luật pháp lao động, nội quy lao động, văn hóa doanh nghiệp, phong cách lãnh đạo. - Công đoàn có 03 nhiệm vụ cơ bản: bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động, tham gia quản lý‎doanh nghiệp, giáo dục và động viên ngƣời lao động. - Thỏa ƣớc lao động tập thể: là văn bản thỏa thuận giữa tập thể ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động. Nội dung chủ yếu của thỏa ƣớc lao động tập thể gồm: tiền lƣơng, tiền thƣởng và các phụ cấp lƣơng trả cho ngƣời lao động, việc làm và bảo đảm việc làm cho ngƣời lao động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động, an toàn và vệ sinh lao động. Các chiến lƣợc áp dụng trong thỏa ƣớc lao động phân thành hai loại chiến lƣợc phân biệt và chiến lƣợc phối hợp. Tranh chấp lao động có thể xảy ra giữa cá nhân ngƣời lao động hoặc giữa tập thể ngƣời lao động với ngƣời sử dụng lao động về quyền lợi và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lƣơng, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thảo ƣớc lao động tập thể và trong quá trình học nghề. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động là: thƣơng lƣợng trực tiếp và tự dàn xếp tại nơi phát sinh xảy ra tranh chấp; thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật; giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật; có sự tham gia của đại diện công đoàn và ngƣời sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực 1.3.1. Các yếu tố bên trong tổ chức 1.3.1.1. Tài chính: Là khả năng của doanh nghiệp có thể huy động vốn, phân bổ và sử dụng các nguồn vốn, kiểm soát các chi phí và quan hệ tài chính tốt với các bên hữu quan. 1.3.1.2. Đội ngũ lãnh đạo: Đội ngũ lãnh đạo là những ngƣời quản lý trong doanh nghiệp. Họ ảnh hƣởng rất nhiều đến công tác quản trị nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp thể hiện qua phong cách giao tiếp, áp dụng các công cụ khích lệ để tạo ảnh hƣởng lên hành vi ứng xử của nhân viên. 1.3.1.3. Cơ cấu tổ chức:
  • 24. 20 Là cách sắp xếp các phòng ban, các mối quan hệ, việc truyền đạt thông tin giữa các các cấp, công việc. Nó xác định các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa những con ngƣời đảm nhận công việc. Điều này có yếu tố quan trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. 1.3.1.4. Đặc điểm sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp, các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thoả mãn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, không tự sản xuất đƣợc hoặc không đủ điều kiện để tự sản xuất những sản phẩm vật chất, dịch vụ mà mình có nhu cầu tiêu dùng. Hoạt động này sáng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ để cung cấp cho ngƣời tiêu dùng nhằm thu đƣợc tiền công và lợi nhuận kinh doanh. Nói cách khác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động sáng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ cung cấp cho nhu cầu xã hội nhằm mục tiêu kiếm lời. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Động cơ và mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ không phải để tự tiêu dùng mà để phục vụ cho nhu cầu của ngƣời khác nhằm thu lợi nhuận. - Hoạt động sản xuất kinh doanh phải hạch toán đƣợc chi phí sản xuất, kết quả sản xuất và hạch toán đƣợc lãi lỗ trong kinh doanh. - Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể cân, đong, đo đếm đƣợc, đó là sản phẩm hàng hoá để trao đổi trên thị trƣờng hay các sản phẩm vô hình là dịch vụ mà chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng cảm nhận của khách hàng. Ngƣời thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình tạo ra. - Hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn luôn nắm đƣợc các thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trƣờng nhƣ các thông tin về số lƣợng, chất lƣợng, giá cả sản phẩm, thông tin về xu hƣớng tiêu dùng của khách hàng, thông tin về kỹ thuật công nghệ để chế biến sản phẩm, về chính sách kinh tế tài chính, pháp luật Nhà nƣớc có liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp. - Hoạt động kinh doanh luôn thúc đẩy mở rộng sản xuất và tiêu dùng xã hội, tạo điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học kỹ thuật, mở rộng quan hệ giao lƣu hàng hoá, tạo ra sự phân công lao động xã hội và cân bằng cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế. 1.3.1.5. Nghiên cứu và phát triển:
  • 25. 21 Nghiên cứu và phát triển là những hoạt động để phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và thực hiện chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp. Đây là chức năng thuần túy về mặt sản phẩm nhằm cho ra đời những sản phẩm có thiết kế, chất liệu, đặc tính, công dụng mới phục vụ cho nhu cầu của thị trƣờng. 1.3.1.6. Công đoàn: Là nhân tố ảnh hƣởng đến các quyết định quản lý về nhân sự trong doanh nghiệp. Công đoàn tại các doanh nghiệp giúp các nhà lãnh đạo quản lý, theo dõi và cùng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động. 1.3.2. Các yếu tố bên ngoài tổ chức Các yếu tố này nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Chúng có thể tác động trực tiếp đến doanh nghiệp và có khả năng tạo ra cơ hội nếu doanh nghiệp có những điều kiện thuận lợi, hoặc mang đến những nguy cơ nếu doanh nghiệp không có khả năng đáp ứng những tác động của các yếu tố bên ngoài tác động đến tổ chức của mình. 1.3.2.1. Môi trƣờng vĩ mô Các yếu tố của môi trƣờng vĩ mô bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp không chỉ đối với các hoạt động kinh doanh mà còn đối với cả các hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Đối với hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, các yếu tố chủ yếu của môi trƣờng vĩ mô bao gồm môi trƣờng kinh tế, chính trị, pháp luật về lao động và thị trƣờng lao động, khoa học công nghệ, các yếu tố văn hóa xã hội và dân số của quốc gia và môi trƣờng tự nhiên. - Yếu tố kinh tế bao gồm các yếu tố chủ yếu nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, chính sách phát triển kinh tế, lạm phát… có ảnh hƣởng trực tiếp đến nhu cầu nhân lực cả về chất lƣợng và số lƣợng; tác động đến thu nhập, đời sống của ngƣời lao động. Điều này sẽ tạo cơ hội hoặc áp lực cho công tác quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp. - Yếu tố chính trị, pháp luật về lao động và thị trƣờng lao động tác động đến cơ chế và chính sách trả lƣơng của doanh nghiệp, dẫn đến sự thay đổi về mức độ thu hút nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp phải đƣợc thực hiện phù hợp với pháp luật về lao động và thị trƣờng lao động. - Yếu tố khoa học công nghệ phát triển làm xuất hiện những ngành nghề mới, đòi hỏi ngƣời lao động phải đƣợc trang bị những kiến thức và kỹ năng mới. Do đó,
  • 26. 22 quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết trong hoạt động kinh tế ngày nay. - Các yếu tố thuộc về văn hóa xã hội, dân số của quốc gia có tác động lớn đến tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và sự thay đổi trong cách nhìn nhận về các giá trị của ngƣời lao động. Từ đó, nó ảnh hƣởng đến cách tƣ duy, các chính sách quản trị nguồn nhân lực nhằm phát huy cao độ những yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục những mặt tiêu cực trong tác phong lao động của nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. - Môi trƣờng tự nhiên: thiên nhiên ảnh hƣởng sâu sắc tới cuộc sống con ngƣời, về nếp sống sinh hoạt và nhu cầu hàng hoá, điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên 1.3.2.2. Các yếu tố môi trƣờng vi mô Một số nhân tố thuộc môi trƣờng vi mô có tác động đến quản trị nguồn nhân lực bao gồm đối thủ cạnh tranh, khả năng cung ứng nguồn nhân lực của các cơ sở đào tạo và trung tâm giới thiệu việc làm. - Đối thủ cạnh tranh: Là sự cạnh tranh về tài nguyên nhân lực. Doanh nghiệp phải biết thu hút, duy trì và phát triển lực lƣợng lao động, không để mất nhân tài vào tay đối thủ. Cạnh tranh thu hút nhân lực của doanh nghiệp trong cùng ngành tác động mạnh đến số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Điều này tạo ra sự di chuyển nguồn nhân lực từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. - Khả năng cung ứng nguồn nhân lực của các cơ sở đào tạo và trung tâm giới thiệu việc làm là một trong những nguồn cung cấp lao động đóng quan trọng cho doanh nghiệp. Khả năng này cao hay thấp có khả năng ảnh hƣởng trực tiếp đến mức độ dƣ thừa hay khan hiếm nguồn nhân lực trong các thời kỳ phát triển kinh tế khác nhau của chính phủ nói chung hay doanh nghiệp nói riêng. Hai nhân tố thuộc môi trƣờng vi mô này tác động đến yếu tố cung nguồn nhân lực trong thị trƣờng lao động, làm gia tăng mức độ cạnh tranh về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp và ảnh hƣởng đến định hƣớng, mục tiêu quản trị nguồn nhân lực của từng doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tóm tắt chương 1. Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con ngƣời của một tổ chức nhằm đạt đƣợc kết quả tốt cho cả tổ chức lẫn ngƣời lao động.
  • 27. 23 Quản trị nguồn nhân lực là quản lý một nguồn lực lớn nhất của doanh nghiệp, đó là con ngƣời. Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực là sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên đƣợc phát huy tối đa các năng lực cá nhân, đƣợc kích thích, động viên tại nơi làm việc và xây dựng sự trung thành, tận tâm với doanh nghiệp của nhân viên. Hoạt động chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực theo ba nhóm chức năng chủ yếu là: Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực, nhóm chức năng đào tạo và phát triển, nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực. Dựa trên cơ sở lý luận nêu trên, đây là cơ sở lý luận quan trọng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai ở trong chƣơng II và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực ở chƣơng III của luận văn.
  • 28. 24 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỒNG NAI. 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai 2.1.1. Giới thiệu chung Tên gọi: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. Địa chỉ: Số 121-123 Đƣờng 30-04, Biên Hòa, Đồng Nai. Điện thoại: 0613.822.593 - 0613.822.537 Website : www.agribankdongnai.com.vn Email : info@agribankdongnai.com.vn Sơ đồ tổ chức Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. Hình 2.1: Sơ đổ tổ chức ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. Quá trình hình thành và phát triển Agribank Đồng Nai đƣợc thành lập từ năm 1988, qua quá trình hoạt động và phát triển đến nay Agribank Đồng Nai có 41 chi nhánh và phòng giao dịch trải rộng khắp địa bàn trong tỉnh Đồng Nai. Hoạt động chủ yếu là huy động vốn từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế để cung cấp tín dụng cho lãnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, Phó Giám đốc 1 Giám đốc Phó Giám đốc 2 Phó Giám đốc 3 Phòng điện toán Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng dịch vụ và marketin g Chi nhánh loại 3 và phòng giao dịch Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng hành chính nhân sự Phòng tín dụng Phòng kinh doanh ngoại hối Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
  • 29. 25 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai. Qua 21 năm hình thành và phát triển, chi nhánh đã đƣợc phong tặng Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (1988-1998). Hoạt động xã hội: Agribank Đồng Nai là một đơn vị hoạt động kinh doanh hiệu quả, phục vụ mục đích kinh tế và chính trị do Đảng và Nhà Nƣớc đề ra. Ngoài ra, để góp phần cùng xã hội xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho những gia đình nghèo. Ban Giám Đốc và nhân viên ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai đã đóng góp xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, đồng thời nhận nuôi bà mẹ Việt Nam anh hùng. 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai trong các năm vừa qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai là một trong những ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và thành phố Biên Hòa nói riêng. Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn ngân hàng đã đạt đƣợc kết quả hoạt động kinh doanh về các mặt nhƣ sau: 2.1.2.1. Công tác huy động vốn Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng thƣơng mại thì công tác huy động vốn đóng vai trò rất quan trọng. Đây là yếu tố có tính chất quyết định đến kết quả kinh doanh, sự phát triển và hƣng thịnh trong tƣơng lai của tất cả các ngân hàng thƣơng mại. Cũng giống nhƣ các ngân hàng thƣơng mại khác, hoạt động huy động vốn đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy ngân hàng luôn chú trọng đến việc huy động vốn là công tác quan trọng luôn đi đầu nhằm phục vụ cho việc đầu tƣ phát triển, khẳng định và giữ vị thế của mình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Kết quả công tác huy động vốn các năm qua của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai đƣợc trình bày trong bảng sau:
  • 30. 26 Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai Đơn vị tính: Tỷ đồng Nguồn vốn huy động Năm Chênh lệch (%) 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Tiền gửi dân cƣ 5980 7801 10159 130.45% 130.23% Tiền gửi TCKT 2003 1763 1333 88.02% 75.61% Tiền gửi TCTD 570 544 442 95.44% 81.25% Tiền gửi tổ chức khác 2 2 2 100.00% 100.00% Tổng Nguồn vốn huy động 8.555 10.110 11.936 118.18% 118.06% Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai Biểu đồ 2.1 Kết quả huy động vốn ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai Dựa vào bảng số liệu bảng và biểu đồ trên, ta thấy chỉ tiêu tiền gửi dân cƣ tăng mạnh và ổn định qua các năm, giữ vững mức tăng đạt trên 30%. Cụ thể năm 2010 tăng 30.45% tƣơng ứng với 1821 tỷ so với năm 2009, còn năm 2011 tăng 30.23% tƣơng ứng với 2358 tỷ so với năm 2010. Đối với chỉ tiêu huy động vốn của tiền gửi tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng thì giảm mạnh so với các năm trƣớc. Đối với tiền gửi tổ
  • 31. 27 chức kinh tế năm 2010 chỉ bằng 88.02% so với năm 2009, còn năm 2011 chỉ đạt 75.61% so với năm 2010. Đối với tiền gửi của tổ chức tín dụng thì sự sụt giảm ít hơn, năm 2010 đạt 95.44% so với 2009, và năm 2011 đạt 81.25% so với năm 2010. Đối với tiền gửi tổ chức khác duy trì đều trong các năm và không có sự biến động đạt 2 tỷ mỗi năm. Tuy nhiên, chỉ tiêu tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng lại liên tục tăng qua các năm. Cụ thể năm 2010 tăng 1555 tỷ tƣơng ứng 18.18% so năm 2009 và trong năm 2011 tăng 1826 tỷ tƣơng ứng với 18.06%. Điều này chứng minh hoạt động huy động vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai vẫn hiệu quả, cán bộ nhân viên trong ngân hàng đã tạo thế chủ động trong việc cho vay, tận dụng đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế. Nhìn chung chi nhánh đã bám sát chỉ đạo của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong việc điều hành kinh doanh, nắm bắt quan hệ cung cầu trên thị trƣờng vốn để có bƣớc điều chỉnh lãi suất huy động vốn phù hợp, triển khai đồng bộ nhiều sản phẩm huy động vốn, tích cực quảng bá tiếp thị, triển khai nhiều tiện ích hỗ trợ huy động vốn, giao chỉ tiêu huy động và mức khen thƣởng cho các phòng giao dịch; từ đó cũng hạn chế đƣợc tình trạng khách hàng rút tiền gửi sang ngân hàng khác và thu hút thêm khách hàng mới. 2.1.2.2. Hoạt động cho vay tín dụng Ngoài việc thu hút nguốn vốn, thì hoạt động cho vay tín dụng cũng là một trong công việc quan trọng của một ngân hàng thƣơng mại. Thực hiện cho vay tín dụng đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp giúp ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai thực hiện triển khai các sản phẩm của mình. Đây chính là hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân hàng, lãi suất thu đƣợc từ cho vay giúp ngân hàng bù đắp đƣợc chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, thuế các loại chi phí rủi ro đầu tƣ. Kết quả hoạt động cho vay tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai các năm qua nhƣ sau:
  • 32. 28 Bảng 2.2: Kết quả doanh số cho vay ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch (%) 2010/2009 2011/2010 Doanh số cho vay tín dụng 6555 6957 7440 106.13% 106.94% Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai Biểu đồ 2.2: Kết quả cho vay tín dụng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta nhận thấy là hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai ta luôn có sự tăng trƣởng qua các năm, đạt trên 6%/năm. Cụ thể trong năm 2010 tăng 6.13% so với 2009 tƣơng ứng 402 tỷ đồng và năm 2011 tăng 6.94% so với năm 2010 tƣơng ứng với 483 tỷ đồng. Điều này thể hiện hiệu quả kinh doanh cho vay tín dụng của ngân hàng và sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, công nhân viên trong ngân hàng. 2.1.2.3. Lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đồng nai qua các năm. Với kết quả tốt ở các hoạt động kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng thu lại lợi nhuận kinh doanh hiệu quả.
  • 33. 29 Bảng 2.3: Kết quả lợi nhuận kinh doanh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch (%) 2010/2009 2011/2010 Lợi nhuận kinh doanh 248 291 488 117.34% 167.70% Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai Biểu đồ 2.3: Kết quả lợi nhuận kinh doanh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. Trong năm 2010 ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai đã thực hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp tăng lợi nhuận so với năm 2009 là 17.34% tƣơng ứng với 43 tỷ đồng. Đặc biệt trong năm 2011, ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh cao so với năm 2010, mức lợi nhuận tăng từ 291 tỷ đồng lên mức 488 tỷ đồng tƣơng ứng với 67.70% tƣơng ứng với 197 tỷ đồng. Điều này cho thấy, trong những năm qua ngân hàng đã thực hiện tốt hoạt động kinh doanh, cũng nhƣ công tác quản lý các khoản chi phí có tiết kiệm, có hiệu quả. Đồng thời để có đƣợc thành quả này là nhờ kết hợp sự chỉ đạo và định hƣớng đúng đắn của ban lãnh đạo cũng nhƣ sự cố gắng và nỗ lực của toàn bộ đội ngũ nhân viên của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai.
  • 34. 30 2.2. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. Một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định cho sự thành công trong kinh doanh của mọi tổ chức kinh doanh nói chung, của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai nói riêng chính là yếu tố nguồn nhân lực. Doanh nghiệp cho dù có nguồn lực vật chất, tài chính lớn mạnh đến mấy nhƣng không có yếu tố nguồn nhân lực có trình độ, nhạy bén với thị trƣờng thì hoạt động kinh doanh cũng sẽ không hiệu quả cao. Với kết qua kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai nói trên đã một phần chứng minh ngân hàng có nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai trong các năm qua. 2.2.1. Số lượng và cơ cấu nhân viên Trong các năm qua, số lƣợng nhân viên ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai đƣợc trình bày trong bảng sau: Bảng 2.4: Số lƣợng cơ cấu nhân viên Đơn vị tính: ngƣời Chỉ tiêu số lượng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch (%) 2010/200 9 2011/201 0 Nhân viên nữ 286 299 302 104.55% 101.00% Nhân viên nam 217 211 211 97.24% 100.00% Tổng số 503 510 513 101.39% 100.59% Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Agribank Đồng Nai. Nhìn chung, tổng số lƣợng nhân viên có mức ổn định cao, duy trì mức tăng nhẹ qua các năm. Năm 2010 có mức tăng 1.39% so với năm 2009 tƣơng ứng với tăng 7 ngƣời, trong năm 2011 có mức tăng 0.59% so với năm 2010 tƣơng ứng với 3 ngƣời. Cụ thể đối với số lƣợng nhân viên nam nữ thể hiện biểu đồ bên dƣới:
  • 35. 31 Biểu đồ 2.4: Số lƣợng cơ cấu nhân viên Số lƣợng nhân viên nữ tăng nhẹ qua các năm. Trong năm 2010 tăng 4.55% so với năm 2009, năm 2011 tăng 1% so với năm 2010. Đối với chỉ tiêu số nhân viên nam thì trong năm 2010 giảm chỉ bằng 97.24% so với năm 2009, trong năm 2011 duy trì mức nhân sự của năm 2010. Số lƣợng và cơ cấu nhân viên duy trì khá ổn định giúp ngân hàng tạo môi trƣờng làm việc thuận lợi mang lại hiệu quả kinh doanh thuận lợi. 2.2.2. Cơ cấu nhân viên theo độ tuổi và giới tính Bảng 2.5: Cơ cấu nhân viên theo độ tuổi và giới tính Đơn vị tính: ngƣời Độ tuổi Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Từ 18 đến 30 132 150 129 162 130 165 282 291 295 Từ 30 đến 50 72 82 70 85 70 87 154 155 157 Trên 50 13 54 12 52 11 50 67 64 61 Tổng cộng 217 286 211 299 211 302 503 510 513 Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Agribank Đồng Nai.
  • 36. 32 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nhân viên theo độ tuổi và giới tính Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, ta nhận thấy số lƣợng nhân viên ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi luôn chiếm tỷ lệ cao ở các năm. Trong năm 2010 là 57.06% và trong năm 2011 chiếm 57.50% so với tổng số lƣợng nhân viên cùng năm. Đây là nguồn nhân lực trẻ, có sức khỏe và giàu nhiệt huyết trong công việc. Sử dụng hiệu quả nguồn lực này đã góp phần mang lại nhiều lợi nhuận cho lớn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai có số lƣợng nhân viên giàu kinh nghiệm từ 30 tuổi trở lên ở mức 42.94% năm 2010 và 42.50% năm 2011. Đây là nguồn nhân lực với kinh nghiệm của mình sẽ giúp các nhân viên trẻ phát huy hiện quả hơn nữa tuổi trẻ và sự nhiệt huyết của mình trong công việc. 2.2.3. Cơ cấu nhân viên theo trình độ học vấn Một trong những phẩm chất quan trọng để đạt đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng tốt chính là trình độ học vấn của họ. Đội ngũ nhân viên có trình độ học vấn càng cao sẽ giúp cho chất lƣợng và hiệu quả công việc tƣơng ứng với khả năng trình độ học vấn của nhân viên. Cơ cấu và số lƣợng trình độ học vấn nhân viên của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai thể hiện qua bảng 2.6 nhƣ sau:
  • 37. 33 Bảng 2.6: Cơ cấu nhân viên theo trình độ học vấn Đơn vị tính: ngƣời Cơ cấu nhân viên theo trình độ học vấn Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ lệ 2009 Tỷ lệ 2010 Tỷ lệ 2011 Sau đại học 8 8 8 1.59% 1.57% 1.56% Đại học 394 398 398 78.33% 78.04% 77.58% Cao đẳng 18 19 20 3.58% 3.73% 3.90% Trung cấp 44 45 46 8.75% 8.82% 8.97% Trình độ khác 39 40 41 7.75% 7.84% 7.99% Tổng số nhân viên 503 510 513 100.00% 100.00% 100.00% Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Agribank Đồng Nai. Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nhân viên theo trình độ học vấn Dựa vào bảng số liệu ta thấy, nguồn nhân lực của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ nhỏ. Chủ yếu là nguồn nhân lực có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất trên 77% mỗi năm. Cụ thể trong năm 2009 là 78.33%, năm 2010 là 78.04% và năm 2010 chiếm 77.58% so với tổng số lao động tại ngân hàng. Đây là nguồn nhân lực đã qua đào tạo, có trình độ nhất định sẽ tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện công việc hiệu quả. Tỷ lệ nguồn
  • 38. 34 nhân lực có trình độ đại học cao nhƣ vậy là do công tác tuyển dụng ban đầu. Đối với tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ học vấn khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Phần lớn họ thực hiện các công việc tại các bộ phận tác nghiệp và hậu cần nhƣ: nhân viên kiểm ngân, nhân viên bảo vệ, lái xe, nhân viên tạp vụ... các công việc này không đòi hỏi trình độ học vấn cao. 2.2.4. Cơ cấu nhân viên theo thâm niên công tác Một trong những hoạt động quan trọng của quản trị nguồn nhân lực là giúp ngân hàng duy trì nguồn nhân lực để có nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm. Thâm niên làm việc của nhân viên là một tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động duy trì nguồn nhân lực. Thâm niên làm việc của nhân viên trong ngân hàng thể hiện qua bảng 2.7 nhƣ sau: Bảng 2.7: thâm niên làm việc của nhân viên Đơn vị tính: ngƣời Thâm niên làm của nhân viên tính đến hết ngày 31/12/2011 Thâm niên làm việc Dƣới 1 năm Từ 1 - 2 năm Từ 2 - 3 năm Từ 3 - 4 năm Từ 4 - 5 năm Trên 5 năm Tổng cộng Số lƣợng lao động 48 71 66 82 72 174 513 Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Agribank Đồng Nai. Biểu đồ 2.7: Thâm niên công tác nhân viên. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy số lƣợng nhân viên có thâm niên công tác dƣới 1 năm 48 ngƣời, số nhân viên có thâm niên công tác từ 1 đến 2 năm là 71
  • 39. 35 ngƣời, số nhân viên có thâm niên công tác từ 2 đến 5 năm có 220 ngƣời chiếm 42.88% và số nhân viên có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên là 174 ngƣời chiếm 33.92%. Số lƣợng nguồn nhân lực có kinh nghiệm làm việc trên 2 năm tại ngân hàng chiếm tỷ lệ lớn, đạt trên 75%. Chính nguồn nhân lực này giúp ngân hàng nắm bắt những cơ hội và tạo thế mạnh trong các hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. Từ đó, xây dựng và phát triển ngân hàng ngày càng phát triển và thành công trên thị trƣờng. 2.2.5. Tình hình biến động nhân sự tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. Một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty, doanh nghiệp chính là tình hình biến động nhân sự. Khi công ty, doanh nghiệp có sự biến động nhân sự thấp sẽ giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ đạt đƣợc nhiều thuận lợi hơn. Tình hình biến động nhân sự tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai đƣợc thể hiện qua bảng sau. Bảng 2.8: Tình hình biến động nhân sự tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai Đơn vị tính: ngƣời Tình hình biến động nhân sự Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nhân viên mới 22 30 23 Nhân viên nghỉ việc 17 23 20 Số lƣợng nhân sự cuối năm 503 510 513 Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Agribank Đồng Nai. Biểu đồ 2.8: Tình hình biến động nhân sự tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai
  • 40. 36 Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy sự biến động nhân sự tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai rất thấp. Trong năm 2010 số lƣợng nhân viên mới là 30 ngƣời chiếm 5.88% và số lƣợng nhân viên nghỉ việc là 23 ngƣời chiếm 4.51% tổng số nhân viên. Năm 2011, số nhân viên mới là 23 ngƣời chiếm 4.48% và số nhân viên nghỉ việc là 20 ngƣời chiếm 3.9 % so với tổng số nhân viên. Điều này thể hiện tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai ít biến dộng về nhân sự. Điều này thể hiện sự hiệu quả trong quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng. Mặt khác xét về trình độ kiến thức chuyên môn thì những nhân viên mới đƣợc tuyển dụng tại ngân hàng đa số ở trình độ đại học, đã qua quá trình đào tạo những nghiệp vụ cơ bản giúp họ có khả năng đáp ứng tốt cho nhu cầu của công việc. Đối với những nhân viên nghỉ việc là những nhân viên trẻ với trình độ chủ yếu ở mức đại học. Do vậy, tình hình biến động này không làm ảnh hƣởng quá lớn đến hoạt động của ngân hàng. 2.2.6. Thực trạng hoạt động thu hút nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai. 2.2.6.1. Hoạch định nguồn nhân lực Công tác hoạch định nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai đƣợc thực hiện theo kế hoạch từng năm. Việc tuyển dụng nhân sự tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai đƣợc thực hiện khi: + Bổ sung nhân sự theo nhu cầu phát sinh và mục tiêu chiến lƣợc phát triển của ngân hàng. + Nhân sự cũ đã quá tuổi làm việc và về hƣu: Nhằm bù đắp lại sự thiếu hụt nguồn nhân lực khi các nhân viên hết tuổi lao động phải nghỉ hƣu. + Nhân sự thiếu hụt do sự mở rộng các chi nhánh tại các huyện, thị xã hoặc thị trấn mới trên địa bàn tỉnh: với sự mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, phát triển các phòng giao dịch chi nhánh tại các khu vực mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai yêu cầu ngân hàng tuyển một số lƣợng nhân viên mới để đáp ứng nhu cầu phát triển các chi nhánh mới. + Do sự luân chuyển nhân sự trong ngành ngân hàng và giữa ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai với các chi nhánh của mình: do sự luân chuyển này sẽ tạo ra sự thiếu hụt nhân sự, do đó đòi hỏi phải bổ sung nguồn nhân
  • 41. 37 lực mới để bù đắp lại cho các vị trí làm việc nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả. Thƣờng thì việc tuyển dụng nhân sự thay thế cho các vị trí này chỉ thực hiện đối với các vị chí công tác ở cấp nhân viên hoặc chuyên môn nhƣ nhân viên giao dịch, thu chi… Quy trình hoạch định nguồn nhân lực tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai nhƣ sau: Bộ phận liên quan Qui trình Mô tả 1.Trƣởng phòng ban, chi nhánh, phòng giao dịch. Xác định khối lƣợng công việc của các phòng nghiệp vụ, chi nhánh, phòng giao dịch Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ đƣợc ban giám đốc giao để xác định khối lƣợng công việc phải thực hiện 2. Trƣởng phòng ban, chi nhánh, phòng giao dịch. Xác định nhu cầu nguồn nhân lực Căn cứ nhiệm vụ, khối lƣợng công việc để xác định nhu cầu nguồn nhân lực cho từng phòng ban, chi nhánh, phòng giao dịch. 3.Trƣởng phòng hành chính nhân sự, Trƣởng phòng ban, chi nhánh, phòng giao dịch. Phân tích khả năng cung cầu Lập báo cáo về tình hình nhân sự, và dự báo tình hình cung cầu nguồn nhân lực trên thị trƣờng. 4. Trƣởng phòng hành chính nhân sự, Trƣởng phòng ban, chi nhánh, phòng giao dịch. Đề ra các chính sách, kế hoạch và chƣơng trình Lập bảng so sánh nhu cầu nguồn nhân lực cho tƣơng lai với thực trạng nguồn nhân lực để đƣa ra các giải pháp tăng hoặc giảm nguồn nhân lực cho ngân hàng 5. Trƣởng phòng hành chính nhân sự, Trƣởng phòng ban, chi nhánh, phòng giao dịch.. Thực hiện các chính sách, kế hoạch, chƣơng trình quản trị nguồn nhân lực Lập kế hoạch tuyển dụng, luân chuyển, đào tạo nhân viên phù hợp để trình ban giám đốc xem xét Giải thích quy trình 1. Trƣởng phòng ban, chi nhánh, phòng giao dịch căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ đƣợc ban giám đốc giao và căn cứ vào đó xác định khối lƣợng công việc mình phải thực hiện. 2. Căn cứ số lƣợng nhân viên, năng lực làm việc của nhân viên so với khối lƣợng công việc phải thực hiện, Trƣởng phòng ban, chi nhánh, phòng giao dịch xác định nhu cầu nguồn nhân lực cho từng bộ phận của mình. 3. Trƣởng phòng hành chính nhân sự, Trƣởng phòng ban, chi nhánh, phòng giao dịch lập báo cáo về tình hình nhân sự, và dự báo tình hình cung cầu nguồn nhân lực. Có hai trƣờng hợp xảy ra nhƣ sau:
  • 42. 38 - Trƣờng hợp 1: nhu cầu nhân lực của phòng ban, chi nhánh chỉ là tạm thời thì dựa vào báo cáo tình hình nhân lực thực tế của các bộ phận khác, Ban giám đốc sẽ quyết định điều động nhân viên sang hỗ trợ. - Trƣờng hợp 2: nhu cầu nhân lực của bộ phận là lâu dài thì dựa vào báo cáo tình hình nhân lực thực tế của các bộ phận khác, Ban giám đốc sẽ quyết định thăng tiến nhân viên từ bộ phận đó hoặc luân chuyển nhân viên từ bộ phận khác sang. Nếu không thể thăng tiến hoặc luân chuyển trong nội bộ thì Ban giám đốc sẽ dựa vào dự báo cung cầu lao động trên thị trƣờng của Bộ phận hành chánh nhân sự để quyết định tuyển lao động chính thức từ bên ngoài. 4. Căn cứ vào quyết định của Ban giám đốc, Bộ phận hành chánh nhân sự sẽ ra quyết định thăng tiến hoặc lập kế hoạch tuyển dụng. Giám đốc bộ phận sẽ lập kế hoạch đào tạo. 5. Bộ phận hành chánh nhân sự và Giám đốc bộ phận thực hiện kế hoạch đã đề ra. Ƣu điểm: Ƣu tiên sử dụng nguồn lao động từ nội bộ ngân hàng để tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên đang làm việc phát huy năng lực của mình. Với kinh nghiệm làm việc tại ngân hàng, thành thạo công việc, phẩm chất đạo đức tốt, tạo điều kiện cho ngân hàng dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc hoạch định nguồn nhân lực, những nhân viên này có khả năng tiếp thu quy trình công việc nhanh vì họ hiểu rỏ mục tiêu của doanh ngân hàng, mau chóng thích nghi với điều kiện làm việc. Nhƣợc điểm:Việc hoạch định nguồn nhân lực cho các kế hoạch trung và dài hạn còn chƣa chặt chẽ. Ngân hàng chƣa thể hiện có sự đối chiếu giữa nhu cầu và kế hoạch nguồn nhân lực có phù hợp với ngân sách của ngân hàng không. 2.2.6.2. Phân tích công việc Trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực thì phân tích công việc, xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc đƣợc coi là vấn đề rất quan trọng. Dựa vào bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc làm cơ sở để tuyển chọn, đào tạo, bố trí, sử dụng và đánh giá mức độ hoàn thành và kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Quy trình phân tích công việc tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai hiện nay nhƣ sau:
  • 43. 39 Bộ phận liên quan Qui trình Mô tả 1. Các bộ phận, phòng nghiệp vụ tại chi nhánh, phòng giao dịch Xác định mục tiêu phân tích Dựa vào các các yêu cầu công việc xác định mục đích công việc cần phân tích. 2. Các bộ phận, phòng nghiệp vụ tại chi nhánh, phòng giao dịch Chọn lựa nội dung cần phân tích Chọn những công đọan chính của công việc cần phân tích. 3. Các bộ phận, phòng nghiệp vụ tại chi nhánh, phòng giao dịch Thu thập thông tin Dựa vào kết quả quan sát thực tế để thu thập thông tin tình hình thực hiện công việc. 4. Các bộ phận, phòng nghiệp vụ tại chi nhánh, phòng giao dịch Kiểm tra thông tin Sàng lọc và đánh giá thông tin. 5. Các bộ phận, phòng nghiệp vụ tại chi nhánh, phòng giao dịch Lập bảng hƣớng dẫn công việc Lập bảng hƣớng dẫn thực hiện công việc. Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Agribank Đồng Nai. Giải thích qui trình: 1. Dựa vào yêu cầu công việc thực tế của Các bộ phận, phòng nghiệp vụ tại chi nhánh và phòng giao dịch, Trƣởng các bộ phận, phòng nghiệp vụ xác định mục đích công việc cần phân tích. 2. Trƣởng các bộ phận, phòng nghiệp vụ chọn lựa những nội dung chính hoặc những công đoạn chính của công việc cần phân tích. 3. Trƣởng các bộ phận, phòng nghiệp vụ tiến hành thu thập thông tin thông kết quả quan sát thực tế để thu thập thông tin tình hình thực hiện công việc 4. Trƣởng các bộ phận, phòng nghiệp vụ tiến hành kiểm tra, sàng lọc và đánh giá thông tin. 5. Trƣởng các bộ phận, phòng nghiệp vụ lập bảng hƣớng dẫn thực hiện công việc cho bộ phận, phòng nghiệp vụ mình. - Ƣu điểm: + Tạo đƣợc bảng hƣớng dẫn thực hiện công việc giúp nhân viên thao tác đúng qui định trong công việc.
  • 44. 40 + Xác định mục đích công việc cần phân tích, lựa chọn nội dung chính của công việc cần phân tích, thu thập và sàng lọc đánh giá thông tin để xây dựng bảng hƣớng dẫn công việc giúp nhân viên làm việc hiệu quả. - Nhƣợc điểm: + Chƣa xây dựng đƣợc bảng mô tả công việc chi tiết cho từng vị trí công việc. Do vậy, nhân viên phụ trách những công việc khác nhau khó tìm hiểu đƣợc công việc của những ngƣời khác. 2.2.6.3. Tuyển dụng Tuyển dụng nhân viên đúng yêu cầu công việc là một trong những khâu quan trọng của hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Khi có nhu cầu về nhân sự thì ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai sẽ kiến nghị với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để xin chỉ tiêu tuyển dụng nhân sự hàng năm. Sau khi đƣợc chấp thuận chỉ tiêu thì ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai sẽ tiến hành việc tuyển dụng theo đúng quy trình. Việc tuyển dụng nhân sự bao gồm các bƣớc sau: