SlideShare a Scribd company logo
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======
TRỊNH QUỲNH HOA
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI
ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀỞ MỘT SỐ TRƢỜNG
MẦM NON KHU VỰC PHÖC YÊN,VĨNH PHÖC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Hà Nội, 2019
Tài liu lun vn s phm 1 of 63.
Footer Page 1 of 63.
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======
TRỊNH QUỲNH HOA
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI
ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀỞ MỘT SỐ TRƢỜNG
MẦM NON KHU VỰC PHÖC YÊN,VĨNH PHÖC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
ThS. Trần Thanh Tùng
Hà Nội, 2019
Tài liu lun vn s phm 2 of 63.
Footer Page 2 of 63.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu và dữ liệu trong khóa luận là trung thực và chƣa từng cống bố
trong bất kỳ khóa luận nào.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Trịnh Quỳnh Hoa
Tài liu lun vn s phm 3 of 63.
Footer Page 3 of 63.
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận “Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trƣờng mầm non khu vực Phúc
Yên, Vĩnh Phúc” đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, Khoa
Giáo dục mầm non, các thầy cô đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Trần Thanh Tùng, ngƣời
thầy tâm huyết đã tận tình hƣớng dẫn, khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi
và định hƣớng cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ, giáo
viên mầm non, các cháu lớp 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non: MN Hoa Hồng
và MN Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
Sinh viên thực hiện
Trịnh Quỳnh Hoa
Tài liu lun vn s phm 4 of 63.
Footer Page 4 of 63.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GD: Giáo dục
GV: Giáo viên
MN: Mầm non
GVMN: Giáo viên mầm non
GDMN: Giáo dục mầm non
MG: Mẫu giáo
KN: Kĩ năng
KNS: Kĩ năng sống
TCĐVTCĐ: Trò chơi đóng vai theo chủ đề
Tài liu lun vn s phm 5 of 63.
Footer Page 5 of 63.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu..............................................2
4. Giả thuyết khoa học......................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................3
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ......................................................3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................3
8. Cấu trúc của khóa luận.................................................................4
Chƣơng 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ
CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở MỘT SỐ TRƢỜNG
MẦM NON KHU VỰC PHÖC YÊN, VĨNH PHÖC .......................5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................5
1.1.1. Trên thế giới...........................................................................5
1.1.1.1. Giáo dục kĩ năng sống ở Singapore .....................................5
1.1.1.2. Giáo dục kĩ năng sống ở Nga...............................................6
1.1.1.3. Giáo dục kĩ năng sống ở Ấn Độ...........................................6
1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................7
1.2. Những vấn đề chung về kĩ năng sống........................................8
1.2.1. Khái niệm kĩ năng sống..........................................................8
1.2.2. Phân loại kĩ năng sống............................................................9
1.3. Những vấn đề chung về giáo dục kĩ năng sống .......................12
1.3.1. Khái niệm giáo dục và giáo dục kĩ năng sống.......................12
Tài liu lun vn s phm 6 of 63.
Footer Page 6 of 63.
1.3.2. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non...............................13
1.3.2.1. Ý nghĩa việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non........13
1.3.2.2. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non..............13
1.3.2.3. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non.............14
1.3.2.4. Phƣơng pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non.......15
1.3.2.5. Hình thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non............15
1.3.2.6. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống.....................................16
1.4. Vận dụng trò chơi đóng vai theo chủ để để giáo dục kĩ năng
sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .......................................................17
1.4.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng sống thông qua trò chơi đóng
vai theo chủ đề ...............................................................................17
1.4.2. Bản chất của trò chơi đóng vai theo chủ đề ..........................17
1.4.3. Mục tiêu và nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6
tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề..................................17
1.4.3.1. Mục tiêu ............................................................................17
1.4.3.2. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.........................................18
1.4.4. Ý nghĩa của trò chơi ĐVTCĐ đối với việc giáo dục kĩ
năng sống cho trẻ mẫu giáo............................................................18
1.4.5. Các bƣớc tổ chức TCĐVTCĐ để GDKNS ...........................19
1.4.5.1. Chuẩn bị ............................................................................19
1.4.5.2. Tổ chức trò chơi ................................................................19
1.4.5.3. Nhận xét sau khi chơi........................................................20
Kết luận chƣơng 1..........................................................................21
Tài liu lun vn s phm 7 of 63.
Footer Page 7 of 63.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI
THEO CHỦ ĐỀ Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU
VỰC PHÖC YÊN, VĨNH PHÖC ...................................................22
2.1. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi
đóng vai theo chủ đề trong Chƣơng trình giáo dục mầm non
hiện hành........................................................................................22
2.1.1. Mục tiêu giáo dục trong Chƣơng trình giáo dục mầm non....22
2.1.2. Nội dung giáo dục ................................................................22
2.1.3. Phƣơng pháp giáo dục kĩ năng sống trong Chƣơng trình
giáo dục mầm non..........................................................................23
2.1.4. Giáo dục kĩ năng sống qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
trong Chƣơng trình giáo dục mầm non...........................................24
2.1.5. Đánh giá sự phát triển của trẻ...............................................24
2.2. Tổ chức khảo sát .....................................................................24
2.2.1. Mục đích, địa bàn, đối tƣợng khảo sát..................................24
2.2.2. Nội dung khảo sát.................................................................25
2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát...........................................................25
2.2.4. Công cụ khảo sát và tiêu chí đánh giá...................................25
2.3. Kết quả khảo sát......................................................................26
2.3.1. Nhận thức của giáo viên về KNS, GD KNS, vai trò của
TCĐVTCĐ trong GD KNS............................................................26
2.3.1.1. Nhận thức về KNS.............................................................26
2.3.1.2. Nhận thức của GV về GD KNS.........................................27
Tài liu lun vn s phm 8 of 63.
Footer Page 8 of 63.
2.3.1.3. Nhận thức của GV về vai trò của TCĐVTCĐ trong việc
GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi................................................................27
2.3.2. Thực trạng nội dung, phƣơng pháp, hình thức GD KNS
cho trẻ 5-6 tuổi...............................................................................28
2.3.2.2. Hình thức GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi ..................................29
2.3.3. Thực trạng việc thiết kế và tổ chức TCĐVTCĐ để GD
KNS cho trẻ 5-6 tuổi ......................................................................30
2.3.3.1. Mức độ lồng ghép nội dung GD KNS trong tổ chức
TCĐVTCĐ.....................................................................................30
2.3.3.2. Thực trạng GD KNS qua TCĐVTCĐ................................30
2.3.3.3. Thực trạng thiết kế TCĐVTCĐ để GD KNS cho trẻ 5-6
tuổi.................................................................................................31
2.3.3.4. Thực trạng tổ chức TCĐVTCĐ để GD KNS.....................32
2.3.3.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi.........34
2.3.3.6. Khó khăn khi GD KNS cho trẻ qua TCĐVTCĐ................34
2.4. Đánh giá chung về thực trạng..................................................35
Kết luận chƣơng 2..........................................................................36
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO
CHỦ ĐỀ Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC
PHÖC YÊN, VĨNH PHÖC ............................................................37
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ...........................37
3.2. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.........................................37
Tài liu lun vn s phm 9 of 63.
Footer Page 9 of 63.
3.2.1. Lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng để tổ chức trò chơi đóng vai
theo chủ đề cho trẻ theo hƣớng thúc đẩy cơ hội giáo dục kĩ
năng sống.......................................................................................37
3.2.1.1. Mục đích............................................................................37
3.2.1.2. Cách lập kế hoạch tổ chức TCĐVTCĐ để GD KNS cho
trẻ 5-6 tuổi......................................................................................37
3.2.2. Cung cấp cho trẻ kiến thức, kĩ năng về các hoạt động
thực tiễn trong cuộc sống xung quanh, về các mối quan hệ xã
hội giữa các thành viên trong gia đình, nhà trƣờng, cộng đồng,
về các chuẩn mực xã hội, về các cách thích nghi để giải quyết
các vấn đề.......................................................................................39
3.2.2.1. Mục đích............................................................................39
3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành ...............................................39
3.2.3. Khuyến khích đẻ trẻ tự chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, trẻ tự
lựa chọn góc chơi, vai chơi cho mình theo ý thích và thay đổi
vai chơi trong quá trình chơi ..........................................................40
3.2.3.1. Mục đích............................................................................40
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện ...............................................41
3.2.4. Tăng cƣờng tạo ra các tình huống có vấn đề khi tổ chức
trò chơi đóng vai theo chủ đề, tăng cƣờng cơ hội thực hành rèn
luyện các kĩ năng sống cho trẻ .......................................................42
3.2.4.1. Mục đích............................................................................42
3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện ...............................................42
Kết luận chƣơng 3..........................................................................43
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................44
Tài liu lun vn s phm 10 of 63.
Footer Page 10 of 63.
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................46
PHỤ LỤC
Tài liu lun vn s phm 11 of 63.
Footer Page 11 of 63.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hiểu biết của GV về KNS ............................................................ 26
Bảng 2.2. Hiểu biết của GV về việc cần thiết GD KNS................................ 27
Bảng 2.3. Hiểu biết của GV về vai trò của TCĐVTCĐ trong GD KNS
cho trẻ mầm non......................................................................... 27
Bảng 2.4. Hiểu biết của GV về nội dung giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi ...... 28
Bảng 2.5. Hình thức GD KNS cho trẻ mẫu giáo ........................................... 29
Bảng 2.6. Mức độ lồng ghép nội dung GD KNS trong tổ chức
TCĐVTCĐ................................................................................. 30
Bảng 2.7. Nội dung GD KNS qua TCĐVTCĐ ............................................. 30
Bảng 2.8. Thực trạng của việc thiết kế TCĐVTCĐ để GD KNS cho trẻ....... 31
Bảng 2.9. Thực trạng của việc tổ chức TCĐVTCĐ để GD KNS .................. 32
Bảng 2.10. Các yếu tố làm ảnh hƣởng.......................................................... 34
Tài liu lun vn s phm 12 of 63.
Footer Page 12 of 63.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhƣ chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ
thống giáo dục quốc dân. Bậc học này làm nền tảng ban đầu cho sự phát triển
về nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tƣ duy một cách toàn
diện của trẻ. Mà trẻ em lại chính là những mầm non tƣơng lai của đất nƣớc, là
những nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của một quốc gia sau
này. Chính vì vậy, giáo dục kĩ năng sống đang trở thành một nhiệm vụ quan
trọng đối với giáo dục cả nƣớc. Ngay từ giai đoạn mầm non, trẻ cần đƣợc
trang bị kĩ năng sống để định hƣớng phát triển cá nhân một cách tốt nhất.
Ở nƣớc ta những năm gần đây, việc giáo dục kĩ năng sống đã đƣợc đƣa
vào mọi cấp học. Đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống đã đƣợc đƣa vào trƣờng
mầm non nhằm giúp trẻ có đƣợc những kĩ năng sống cơ bản cần thiết. Những
năm đầu đời là khoảng thời gian vàng cho trẻ học tập, lĩnh hội những kiến
thức cơ bản, làm nền tảng cho trẻ bƣớc vào trƣờng phổ thông.
Trẻ em luôn nhận đƣợc sự quan tâm, chăm sóc, yêu thƣơng chu đáo từ
cha mẹ, ông bà và những ngƣời xung quanh. Từ đó trẻ cũng ít đƣợc cọ xát, va
chạm với thực tế cuộc sống đầy dẫy những khó khăn và nguy hiểm. Trong khi
đó, ít ai biết đƣợc rằng chính sự bao bọc, che chở, quan tâm quá mức ấy lại
gây cho trẻ một hậu quả vô cùng nghiêm trọng, một lỗ hổng về mặt kiến thức
thực tế của cuộc sống, thiếu những kĩ năng sống cơ bản. Ngay cả những việc
đơn giản hàng ngày nhƣ chải tóc, đánh răng, mặc quần áo… trẻ cũng không
biết làm, ỉ lại và phụ thuộc vào bố mẹ, cô giáo, những ngƣời xung quanh. Khi
gặp phải những tình huống hết sức đơn giản trẻ cũng không thể tự mình xử lý
đƣợc.
Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống giúp chuẩn bị cho trẻ có một hành trang
kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm tốt nhất để trẻ tự tin bƣớc vào cuộc sống, tự
tin đƣa ra những quyết định của mình, tự tin sống cuộc sống của mình mà
Tài liu lun vn s phm 13 of 63.
Footer Page 13 of 63.
2
không phải lệ thuộc vào ngƣời khác. Bên cạnh đó, đặt nền tảng cho trẻ trở
thành ngƣời có trách nhiệm, tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách cân đối
và hài hòa hơn. Từ đây, chúng ta có thể thấy đƣợc tầm quan trọng của việc
giáo dục kĩ năng sống đối với trẻ lứa tuổi mầm non.
Ta có thể thấy, trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi là giai đoạn trẻ chuẩn bị bƣớc
vào trƣờng phổ thông. Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở giai đoạn
này là vô cùng quan trọng và cần thiết. Dựa vào hoạt động chủ đạo của trẻ
mẫu giáo là hoạt động vui chơi, ta có thể cho trẻ ”Học mà chơi,chơi mà học”
, để trẻ có thể trực tiếp tham gia đóng vai các nhân vật khác nhau, xử lí các
tình huống khác nhau theo chủ đề đa dạng phong phú. Khi trẻ vừa nắm đƣợc
lý thuyết lại có thể thực hành thì trẻ sẽ nắm vững hơn các kĩ năng sống cơ
bản, chất lƣợng giáo dục cũng đƣợc nâng cao hơn. Xuất phát từ luận điểm
trên, tôi chọn đề tài “Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường mầm non khu vực Phúc
Yên, Vĩnh Phúc” làm hƣớng nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng, đề tài đƣa ra các
biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trƣờng mầm non khu vực Phúc
Yên, Vĩnh Phúc.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
đóng vai theo chủ đề.
4. Giả thuyết khoa học
Tài liu lun vn s phm 14 of 63.
Footer Page 14 of 63.
3
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng
vai theo chủ đề đã đƣợc giáo viên quan tâm tuy nhiên hiệu quả chƣa cao.
Trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non,
nếu giáo viên sử dụng các phƣơng pháp một cách phù hợp linh hoạt nhằm tổ
chức các hoạt động về trò chơi đóng vai theo chủ đề một cách có hiệu quả thì
sẽ giúp trẻ cho phát triển đƣợc những kỹ năng sống cần thiết và đáp ứng đƣợc
mục tiêu giáo dục hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lí luận của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Khảo sát, đánh giá thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo
chủ đề ở trƣờng mầm non.
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại 2 trƣờng mầm non Xuân Hòa và Hoa Hồng,
thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập nghiên cứu các đề tài, công trình nghiên cứu nhằm xây dựng
tổng quan cho đề tài thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, xây dựng khung lý thuyết cho đề tài nghiên
cứu.
Tài liu lun vn s phm 15 of 63.
Footer Page 15 of 63.
4
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
- Quan sát biểu hiện bên ngoài của các kĩ năng sống khi trẻ tham gia
vào các hoạt động đóng vai theo chủ đề
- Quan sát cách tổ chức tiết dạy giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Dùng phiếu điều tra thăm dò nhận thức của giáo viên về kĩ năng sống
và giáo dục kĩ năng sống, đồng thời tìm hiểu những biện pháp đã sử dụng để
giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
7.2.3. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi với giáo viên về các hoạt động nhằm giáo dục kĩ năng sống
cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động đóng vai theo chủ đề
7.3. Phương pháp xử lí số liệu
Dùng các công thức toán thống kê để phân tích số liệu thu đƣợc
Dùng các phƣơng tiện kĩ thuật để nghiên cứu (lấy thông tin, lƣu trữ
thông tin, xử lý thông tin, trình bày kết quả nghiên cứu…)
8. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm có 3 phần :
Phần 1 : Mở đầu
Phần 2 : Nội dung
Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-tuổi
thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Chƣơng 2 : Thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Chƣơng 3 : Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Phần 3 : Kết luận và kiến nghị
Tài liu lun vn s phm 16 of 63.
Footer Page 16 of 63.
5
Chƣơng 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO
CHỦ ĐỀ
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
1.1.1.1. Giáo dục kĩ năng sống ở Singapore
Ở khu vực Châu Á, chúng ta biết đến đất nƣớc Singapore với một nền
kinh tế năng động và phát triển bậc nhất. Không chỉ phát triển về mặt kinh tế,
Singapore còn là một trong những quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất
Châu Á với môi trƣờng học tập toàn diện, tạo nhiều cơ hội phát triển cho học
sinh sinh viên. Họ xây dựng hàng loạt các chƣơng trình giáo dục và tiến hành
giảng dạy ở các trƣờng đại học tổng hợp, đại học bách khoa một cách mạnh
mẽ, linh hoạt và phù hợp với nhiều đối tƣợng học sinh ở các cấp học khác
nhau. Điều đặc biệt trong chƣơng trình học tập ở đất nƣớc này là các bộ môn
về kĩ năng sống đóng vai trò trung tâm ở các cấp học khác nhau. Trong đó,
các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng đƣợc kết hợp nhuần nhuyễn với các
hoạt động cộng đồng.Có lẽ vì thế mà Singapore tuy nhỏ về diện tích nhƣng lại
là quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, đứng thứ 8 trên thế giới và đứng đầu ở
khu vực Châu Á, vƣợt qua cả những cƣờng quốc về giáo dục và kinh tế lớn
trên thế giới nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...( Theo Universitas21
Ranking Scores 2016 ).
Tuy nhiên, đối với bậc học mầm non, họ vẫn chƣa tìm ra phƣơng pháp
hiệu quả nhất giúp trẻ nắm đƣợc các kĩ năng sống. Ngoài ra, nề giáo dục của
đất nƣớc này vẫn còn lúng túng trong việc có nên đƣa giáo dục kĩ năng sống
là một trong số những môn học bắt buộc ở tất cả các cấp học, ngành học hay
không? Vấn đề này vẫn đang là một dấu hỏi lớn đối với các nhà giáo dục của
đất nƣớc này.
Tài liu lun vn s phm 17 of 63.
Footer Page 17 of 63.
6
1.1.1.2. Giáo dục kĩ năng sống ở Nga
Nền giáo dục của nƣớc Nga đã có lịch sử hàng ngàn năm, có truyền
thống tốt đẹp và có sự tín nhiệm quốc tế rất cao. Vì thế mà việc giáo dục ở đất
nƣớc này cũng đƣợc quan tâm, chú ý hơn. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đƣợc
thông qua các hoạt động thực tiễn, các trò chơi đóng vai, hoạt động sáng
tạo… nhằm hình thành cho trẻ một số kĩ năng cơ bản cần thiết nhƣ kĩ năng
giao tiếp ứng xử, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự học, kĩ năng tạo lập
mối quan hệ…
Nhƣng vấn đề giáo dục kĩ năng sống vẫn là một vấn đề mới trong việc
đào tạo giáo viên mầm non ở đây, vì vậy mà việc giáo dục kĩ năng sống cho
trẻ mầm non vẫn chƣa đƣợc quan tâm nhiều, việc tổ chức các hoạt động giáo
dục kĩ năng sống cho trẻ chƣa đƣợc diễn ra thƣờng xuyên và còn mang tính
chất gò ép, khuôn mẫu, cách tổ chức các tiết học còn mang tính lí thuyết cao.
Việc giáo dục để trẻ có những kĩ năng thực hành trong nhứng tình huống, các
mối quan hệ, các hoạt động cũng chƣa đƣợc chú trọng nhiều.
1.1.1.3. Giáo dục kĩ năng sống ở Ấn Độ
Ở Ấn Độ, kĩ năng sống đƣợc xem nhƣ là khả năng giúp con ngƣời tăng
cƣờng sự lành mạnh về tinh thần và năng lực. Trong đó, bao gồm những kĩ
năng cơ bản sau :
- Giải quyết vấn đề
- Giao tiếp
- Tƣ duy phê phán
- Tƣ duy sáng tạo
- Quan hệ liên nhân cách
- Đàm phán
- Ra quyết định
- Tự nhận thức
- Đối phó với stress và cảm xúc
Tài liu lun vn s phm 18 of 63.
Footer Page 18 of 63.
7
- Từ chối
- Kiên định và hài hòa
1.1.2. Ở Việt Nam
Trong lịch sử giáo dục Việt Nam quan điểm học để làm ngƣời, nghĩa là
để biết ứng xử với đời đã đƣợc coi nhƣ là một trong những mục tiêu quan
trọng của giáo dục. Cho nên, giáo dục đã quan tâm cung cấp cho ngƣời học
những kiến thức, thái độ và kĩ năng cần thiết để chuẩn bị cho ngƣời học gia
nhập vào cuộc sống xã hội. Tuy nhiên, những nội dung đó chƣa đƣợc gọi lên
là giáo dục kĩ năng sống.
Phải đến năm 1996, thuật ngữ kĩ năng sống mới bắt đầu đƣợc biết đến
từ chƣơng trình của UNICEF “ Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và
phòng chống HIV /AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trƣờng “.
Trong chƣơng trình này, quan niệm về kĩ năng sống chỉ bao gồm những kĩ
năng chính nhƣ những kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đặt
mục tiêu, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng kiên định…do các chuyên gia Öc
tập huấn. Tham gia chƣơng trình này lần đầu tiên gồm có ngành giáo dục và
Hội chữ thập đỏ.
Bƣớc sang giai đoạn tiếp theo, chƣơng trình này mang tên “ Giáo dục
sống khỏe mạnh và kĩ năng sống “. Bên cạnh ngành giáo dục còn có hai tổ
chức chính trị xã hội là Trung ƣơng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Đại diện của các tổ chức này cũng đƣợc
tập huấn về kĩ năng sống với quan niệm nhƣ trên nhƣng ở từng nhóm đối
tƣợng đƣợc vận dụng đa dạng hơn.
Nhƣng khái niệm kĩ năng sống thực sự đƣợc hiểu với nội hàm đầy đủ
và đa dạng sau hội thảo “ Chất lƣợng giáo dục và kĩ năng sống “ do tổ chức
UNESCO tài trợ diễn ra từ 23-25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội. Từ đó,
những ngƣời làm công tác giáo dục ở Việt Nam đã hiểu đầy đủ hơn:
Tài liu lun vn s phm 19 of 63.
Footer Page 19 of 63.
8
 Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng
và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
 Kĩ năng sống là những hành vi làm cho các cá nhân thích nghi và giải
quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống.
 Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí xã hội có liên quan đến tri thức,
những giá trị và những thái độ.( UNESCO)
 Kĩ năng sống là những năng lực đáp ứng và những hành vi tích cực
giúp cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của
cuộc sống hàng ngày.(WHO)
 Bốn trụ cột trong giáo dục là một cách tiếp cận kĩ năng sống. Đó chính
là sự kết hợp các kĩ năng tâm lí xã hội, kĩ năng sống liên quan đến giá trị với
kĩ năng tâm vận động, kĩ năng thực hành.
Hiện nay, kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống đang đƣợc cả xã hội
quan tâm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo
vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua trò
chơi đóng vai theo chủ đề, chƣa có nhà nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về nó.
Do đó, tôi quyết định nghiên cứu về đề tài : “ Thực trạng giáo dục kĩ năng
sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trƣờng
mầm non khu vực Phúc Yên, Vĩnh Phúc”
1.2. Những vấn đề chung về kĩ năng sống
1.2.1. Khái niệm kĩ năng sống
* Quan niệm về kĩ năng sống
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) : “ Kĩ năng sống là khả năng để có
hành vi thích ứng ( adaptive) và tích cực ( positive ), giúp các cá nhân có thể
ứng xử hiệu quả trƣớc các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”
Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) : “ Kĩ năng sống là cách
tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lƣu ý
đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng”
Tài liu lun vn s phm 20 of 63.
Footer Page 20 of 63.
9
Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc
(UNESCO) : Kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là :
+) Học để biết (learning to know), gồm các kĩ năng tƣ duy nhƣ: tƣ duy
phê phán, tƣ duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức đƣợc
hậu quả,…
+) Học làm ngƣời (learning to be), gồm các kĩ năng cá nhân nhƣ: ứng
phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…
+) Học để sống với ngƣời khác (learning to live together), gồm các kĩ
năng xã hội nhƣ: giao tiếp, thƣơng lƣợng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc
theo nhóm, thể hiện sự cảm thông,…
+) Học để làm (learning to do), gồm kĩ năng thực hiện công việc và các
nhiệm vụ nhƣ: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,…
1.2.2. Phân loại kĩ năng sống
Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc
(UNESCO), kĩ năng sống được phân loại thành:
+) Các kĩ năng cơ bản: kĩ năng đọc, viết, tính toán cho các chức năng
hàng ngày. Những kĩ năng này không mang đặc trƣng tâm lý nhƣng là nền
tảng cho những năng lực thực hiện các chức năng của cuộc sống.
+) Các kĩ năng chung (kĩ năng nhận thức, kĩ năng cảm xúc, kĩ năng xã
hội) nhƣ các kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tƣ duy phê phán, kĩ năng làm việc
nhóm, kĩ năng giao tiếp,…
+) Các kĩ năng trong tình huống, ngữ cảnh, vấn đề cụ thể của đời sống
xã hội nhƣ:
 Các vấn đề về giới và giới tính.
 Các vấn đề về phòng chống HIV/AIDS, chống ma túy, rƣợu,
thuốc lá…
 Các vấn đề về môi trƣờng, phòng chống bạo lực…
 Các vấn đề về gia đình, trƣờng học…
Tài liu lun vn s phm 21 of 63.
Footer Page 21 of 63.
10
 Các vấn đề về sức khỏe, dinh dƣỡng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kĩ năng sống được phân thành 3 nhóm:
+) Nhóm các kĩ năng nhận thức: kĩ năng tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác
định giá trị, tƣ duy sáng tạo, tƣ duy phê phán, ra quyết định, giải quyết vấn
đề…
+) Nhóm các kĩ năng xã hội: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng cảm thông, kĩ
năng hợp tác…
+) Nhóm các kĩ năng cảm xúc: kĩ năng ứng phó với cảm xúc, kĩ năng
ứng phó với căng thẳng, tự giám sát và điều chỉnh cảm xúc…
Theo Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), kĩ năng sống
được phân loại thành 3 nhóm:
+) Nhóm kĩ năng xã hội
 Kĩ năng giao tiếp
 Kĩ năng đàm phán, thƣơng lƣợng, từ chối
 Kĩ năng quan hệ xã hội
 Kĩ năng làm việc nhóm/hợp tác
 Kĩ năng thấu cảm
 Kĩ năng động viên
+) Nhóm kĩ năng phát triển nhận thức
 Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
 Kĩ năng suy nghĩ có phán đoán
 Kĩ năng tƣ duy sáng tạo
+) Nhóm kĩ năng đối phó với cảm xúc và làm chủ bản thân
 Kĩ năng quản lí căng thẳng
 Kĩ năng quản lí cảm xúc
 Kĩ năng tự điều chỉnh
Tài liu lun vn s phm 22 of 63.
Footer Page 22 of 63.
11
Tuy có sự khác biệt về quan niệm về kĩ năng sống nhƣng các tổ chức
UNESCO, WHO và UNICEF đã thống nhất 10 kĩ năng sống cơ bản, đƣợc
xem nhƣ cần thiết cho tất cả mọi ngƣời.
1. Kĩ năng ra quyết định
2. Kĩ năng giải quyết vấn đề
3. Kĩ năng tƣ duy sáng tạo
4. Kĩ năng tƣ duy phê phán/ suy nghĩ có phán đoán
5. Kĩ năng truyền thông có hiệu quả
6. Kĩ năng giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời
7. Kĩ năng tự nhận thức bản thân
8. Kĩ năng thấu cảm
9. Kĩ năng ứng phó với cảm xúc
10. Kĩ năng ứng phó với stress
Ở Việt Nam, kĩ năng sống được chia thành 3 nhóm chính là:
+) Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: Tự nhận thức,
xác định giá trị, ứng phó với cang thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin…
+) Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với ngƣời khác: Giao tiếp có hiệu
quả, giải quyết mâu thuẫn, thƣơng lƣợng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp
tác…
+) Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả: Tìm kiếm và xử lí
thông tin, tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề…
Kĩ năng sống thay đổi theo nền văn hóa và hoàn cảnh xã hội. Vì vậy,
trong quá trình dạy kĩ năng sống, cần xem xét các yếu tố văn hóa và xã hội có
ảnh hƣởng đến việc ra quyết định hay lựa chọn hành động. Trong giáo dục
mầm non ở Việt Nam đã đƣa ra một số kĩ năng sống cốt lõi nhƣ sau:
- Tự nhận thức
- Tự trọng
- Thể hiện cảm thông
Tài liu lun vn s phm 23 of 63.
Footer Page 23 of 63.
12
- Có trách nhiệm
- Ứng phó với căng thẳng
- Kiểm soát cảm xúc
- Giao tiếp hiệu quả
- Quan hệ của cá nhân với ngƣời khác
- Suy nghĩ sáng tạo
- Ra quyết định
- Giải quyết vấn đề
1.3. Những vấn đề chung về giáo dục kĩ năng sống
1.3.1. Khái niệm giáo dục và giáo dục kĩ năng sống
* Giáo dục đƣợc hiểu theo 2 nghĩa rộng và hẹp khác nhau:
“Giáo dục (theo nghĩa rộng – nghĩa xã hội học) là một quá trình toàn
vẹn hình thành nhân cách đƣợc tổ chức một cách có kế hoạch, thông qua các
hoạt động và các quan hệ giữa ngƣời giáo dục và ngƣời đƣợc giáo dục nhằm
truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài ngƣời” (1 tr 7)
“Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là bộ phận của quá trình sƣ phạm (quá
trình giáo dục) là quá trình hình thành niềm tin, lý tƣởng, động cơ, tình cảm,
thái độ, những nét tính cách, những hành vi và thói quen cƣ xử đúng đắn
trong xã hội thuộc các lĩnh vực tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lao động và học
tập, thẩm mỹ, vệ sinh…” (1 tr 8)
* Khái niệm giáo dục kĩ năng sống
“Giáo dục kĩ năng sống là quá trình tác động sƣ phạm có mục đích, có
kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến
thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội,
thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc
sống hàng ngày” (4 tr 6)
Giáo dục kĩ năng sống đƣợc áp dụng theo nhiều cách khác nhau tùy vào
môi trƣờng sống, môi trƣờng giáo dục. Ở một số nơi, kĩ năng sống đƣợc kết
Tài liu lun vn s phm 24 of 63.
Footer Page 24 of 63.
13
hợp với các chƣơng trình giáo dục vệ sinh, dinh dƣỡng và phòng bệnh. ở một
số nơi khác, giáo dục kĩ năng sống nhằm vào việc giáo dục hành vi, cách cƣ
xử, giáo dục bảo vệ môi trƣờng, giáo dục phòng chống xâm hại hay giáo dục
lòng yêu hòa bình…
Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rất rõ ràng là giáo dục kĩ năng sống
luôn gắn bó với các giá trị. Các giá trị sống đúng đắn là kết tinh đƣợc truyền
lại nhƣ sự tôn trọng, sống có trách nhiệm, biết yêu thƣơng, chia sẻ, sự tự tin,
sự sáng tạo, lòng ham hiểu biết…Các giá trị này đƣợc truyền lại nhằm giáo
dục giúp con ngƣời sống có chuẩn mực và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội
1.3.2. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
1.3.2.1. Ý nghĩa việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
- Giúp trẻ thay đổi hành vi của mình một cách tích cực và hiệu quả.
- Xây dựng cho trẻ những hành vi lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã
hội.
- Giúp trẻ nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
xung quanh bằng phƣơng pháp tích cực.
- Nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho trẻ.
- Giúp trẻ mau chóng hòa nhập với môi trƣờng xung quanh, khả năng
thích nghi với môi trƣờng mới sẽ tốt hơn.
- Góp phần tạo ra một xã hội tích cực, một xã hội có văn hóa.
1.3.2.2. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
- Về kiến thức: Trang bị cho trẻ những kiến thức, những giá trị, những
kĩ năng, thái độ phù hợp. Từ đó, hình thành cho trẻ những hành vi, thói quen
lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi tiêu cực trong các mối quan hệ,
tình huống để trẻ tự tin bƣớc vào cuộc sống, tự tin đƣa ra những quyết định
của mình, tự tin sống cuộc sống của mình mà không phụ thuộc vào ngƣời
khác.
Tài liu lun vn s phm 25 of 63.
Footer Page 25 of 63.
14
- Về kĩ năng: Tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ thực hiện quyền và bổn phận
của mình trong cuộc sống. Bên cạnh đó, giúp trẻ hình thành và phát triển toàn
diện nhân cách. Xây dựng và rèn cho trẻ những kĩ năng nhƣ tƣ duy sáng tạo,
giao tiếp, phân tích, tổ chức công việc, khả năng thích nghi với sự thay đổi.
- Về giáo dục: Dạy trẻ hiểu đƣợc những phẩm chất, truyền thống tốt
đẹp của con ngƣời Việt Nam ta từ xƣa truyền lại nhƣ yêu thƣơng, chia sẻ, tự
tin, kiên trì… để trẻ học tập và noi theo.
1.3.2.3. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là giáo dục cho trẻ phát triển một cách
toàn diện cả về tâm sinh lí lẫn tình cảm, để giúp trẻ có những kiến thức, kĩ
năng cơ bản cần thiết để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
Trong đó, có 8 kĩ năng quan trọng đối với trẻ mầm non nhƣ sau :
- Giao tiếp : Trẻ có kĩ năng giao tiếp với ngƣời quen, ngƣời lạ. Trẻ tự
tin, mạnh dạn thể hiện quan điểm, ý kiến của bản thân mình trƣớc mọi ngƣời.
Trẻ có thể nói một cách mạch lạc, rõ ràng và phù hợp với từng hoàn cảnh.
- Tự tin : Đây là một trong những kĩ năng đầu tiên cần đƣợc chú tâm
phát triển cho trẻ. Trẻ tự tin trong mọi hoàn cảnh, tự tin nói lên ý kiến của bản
thân, tự tin trƣớc đám đông.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ : Khi gặp phải những tình huống khó giải quyết
trong cuộc sống hàng ngày, trẻ biết tìm kiếm dự hỗ trợ, trợ giúp từ những
ngƣời xung quanh để hoàn thành công việc một cách dễ dàng và đảm bảo an
toàn cho bản thân.
-Tự phục vụ : Trẻ biết một số kĩ năng tự phục vụ cho cá nhân trẻ, biết
bảo vệ sức khỏe và phòng tránh một số các tai nạn thông thƣờng và một số
nơi gây nguy hiểm.
- Thể hiện sự cảm thông : Trẻ biết yêu thƣơng, chia sẻ niềm vui, nỗi
buồn với những ngƣời xung quanh. Sống nhân ái, bày tỏ tình cảm với những
ngƣời thân yêu qua lời nói và hành động.
Tài liu lun vn s phm 26 of 63.
Footer Page 26 of 63.
15
- Phòng tránh xâm hại : Trẻ biết đƣợc các trƣờng hợp nguy hiểm mà
mình có thể gặp phải trong cuộc sống và cách cử lí. Trẻ đƣợc học những quy
tắc cần thiết để phòng tránh bị xâm hại nhƣ quy tắc 5 ngón tay, quy tắc đồ
lót…
- Hợp tác : Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát… giúp trẻ biết cảm
thông và cùng làm việc với các bạn. Trẻ làm việc nhóm một cách đoàn kết,
biết lắng nghe ý kiến của mọi ngƣời và bày tỏ quan điểm của mình.
- Lắng nghe tích cực : Trẻ biết lắng nghe ý kiến của mọi ngƣời và tiếp
thu những ý kiến tích cực để thay đổi bản thân trở nên tốt hơn.
1.3.2.4. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
* Phƣơng pháp trực quan (làm gƣơng/làm mẫu) : Giáo viên sẽ làm mẫu
để trẻ bắt trƣớc và làm theo. Từ đó, trẻ sẽ nắm đƣợc trình tự thực hiện của các
kĩ năng mà trẻ đƣợc học.
* Phƣơng pháp dùng lời (trò chuyện, đàm thoại, giải thích) : Giáo viên
sử dụng lời nói để trò chuyện cùng trẻ, trao đổi qua lại với trẻ để nắm đƣợc
mức độ hiểu bài của trẻ và giải thích cho trẻ những chỗ trẻ còn chƣa hiểu
bằng những từ ngữ dễ hiểu, ngắn gọn, rõ ràng.
* Phƣơng pháp thực hành (trò chơi, trải nghiệm, giải quyết tình huống,
tập luyện thƣờng xuyên) : Tổ chức cho trẻ tham gia thực hành nhƣ cho trẻ
chơi các trò chơi đóng vai, vận động, xây dựng nhóm hay tạo ra các tình
huống cụ thể để trẻ đƣợc tham gia xử lí tình huống.
1.3.2.5. Hình thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
- Thông qua tiết học: Giáo viên lồng ghép vào các tiết học nhƣ âm
nhạc, tạo hình, làm quen với toán, làm quen với tác phẩm văn học để trẻ nắm
đƣợc một số kĩ năng sống cơ bản cần thiết nhƣ kĩ năng giao tiếp, tƣ duy, lắng
nghe...và rèn luyện các kĩ năng đó thông qua các bài tập, nhiệm vụ đƣợc giao.
- Thông qua sinh hoạt hàng ngày: Sinh hoạt hằng ngày của trẻ đa phần
là những hoạt động lặp đi lặp lại, vì vậy trẻ sẽ có cơ hội rèn luyện nhiều và
Tài liu lun vn s phm 27 of 63.
Footer Page 27 of 63.
16
thực hiện các công việc đó một cách dễ dàng vì đã thành nếp sinh hoạt mà
chủ yếu là hình thành kĩ năng tự phục vụ. Ngoài ra, trong sinh hoạt trẻ cũng
sẽ gặp những phải những vấn đề phát sinh, đây sẽ là cơ hội để trẻ hình thành
những kĩ năng sống mới.
- Thông qua hoạt động góc: Mỗi góc chơi sẽ giúp trẻ thực hành những
kĩ năng mà trẻ đã đƣợc học một cách phù hợp, linh hoạt và sáng tạo.
- Thông qua hoạt động ngoài trời: Giáo viên tổ chức cho trẻ đƣợc tham
gia vào các hoạt động ngoài trời để trẻ đƣợc trải nghiệm ở môi trƣờng mới,
thể hiện những kĩ năng đã đƣợc học khi ra môi trƣờng bên ngoài.
- Thông qua tổ chức lễ hội: Các lễ hội sẽ tạo cho trẻ không khí vui vẻ,
sự hứng thú khi tham gia. Từ đó, giúp trẻ học hỏi đƣợc những kĩ năng mới để
phục vụ trong cuộc sống hàng ngày của mình.
1.3.2.6. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục kĩ năng sống gồm 5 nguyên tắc sau:
- Tƣơng tác: Kĩ năng sống không thể hình thành qua việc nghe giảng và
đọc tài liệu, nhất là đối với trẻ mầm non. Muốn việc giáo dục kĩ năng sống đạt
hiệu quả cần phải tích cực cho trẻ tham gia vào các hoạt động có sự tƣơng tác
giữa trẻ với giáo viên, giữa trẻ với trẻ trong quá trình giáo dục.
- Trải nghiệm: Đặt trẻ vào các tình huống cụ thể để trẻ trực tiếp tham
gia trải nghiệm và thực hành. Từ đó, trẻ sẽ tự phản ánh tƣ duy suy nghĩ và
phân tích các trải nghiệm. Cơ hội để trẻ vận dụng kiến thức và kĩ năng mới
vào các tình huống thực tế của cuộc sống.
- Tiến trình: Giáo dục kĩ năng sống không thể hình thành trong ngày
một ngày hai mà đòi hỏi phải có một quá trình từ nhận thức đến hình thành
thái độ và sau đó là thay đổi hành vi.
- Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục kĩ năng sống là
giúp trẻ thay đổi hành vi theo hƣớng tích cực.
Tài liu lun vn s phm 28 of 63.
Footer Page 28 of 63.
17
- Thời gian: Việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ cần đƣợc thực hiện ở
mọi lúc mọi nơi và thực hiện càng sớm càng tốt.
1.4. Vận dụng trò chơi đóng vai theo chủ để để giáo dục kĩ năng sống cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.4.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng sống thông qua trò chơi đóng vai theo
chủ đề
GD KNS thông qua TCĐVTCĐ đƣợc hiểu là nhiệm vụ giáo dục
chuyên biệt nhằm tác động sƣ phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm giúp cho
ngƣời học ứng phó có hiệu quả với những yêu cầu, thách thức của cuộc sống
hàng ngày bằng cách tạo tình huống, tạo các vấn đề trong TCĐVTCĐ, đòi hỏi
trẻ thông qua việc nhập vai chơi lựa chọn và thực hành các KNS thích hợp để
ứng phó với sự thay đổi và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi chơi.
1.4.2. Bản chất của trò chơi đóng vai theo chủ đề
Trẻ tái tạo lại những hành động của ngƣời lớn cũng nhƣ thái độ và các
mối quan hệ giữa họ với nhau. Đây là sự phản ánh độc đáo của trẻ về đời sống
xã hội của ngƣời lớn mà nổi bật hơn cả là mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời.
Khi tham gia vào trò chơi này,trẻ nhập vào các vai và cố gắng hành động phù
hợp với vai mà mình đảm nhận đồng thời tự trẻ thiết lập quan hệ với các vai
chơi khác trong trò chơi.
1.4.3. Mục tiêu và nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
1.4.3.1. Mục tiêu
- Giúp trẻ có hiểu biết về chuẩn mực xã hội và các mối quan hệ xã hội
giữa ngƣời với ngƣời trong cuộc sống.
- Trẻ nắm đƣợc các kĩ năng sống cần thiết để nhằm thích ứng với
những thay đổi trong môi trƣờng sống và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong
cuộc sống nhƣ kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tìm kiếm sự
Tài liu lun vn s phm 29 of 63.
Footer Page 29 of 63.
18
hỗ trợ, kĩ năng thƣơng lƣợng thỏa hiệp, kĩ năng phòng tránh các tai nạn
thƣơng tích, kĩ năng lắng nghe tích cực…
- Trẻ vận dụng các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có để tham gia
vào các vai chơi, để tạo ra các mối quan hệ giữa các vai chơi cùng với các bạn
và giải quyết đƣợc những vấn đề phát sinh trong quá trình chơi. Trong quá
trình chơi, trẻ biết lựa chọn và thực hành các kĩ năng sống một các phù hợp
với hoàn cảnh, phù hợp quy tắc để xử lí những khó khăn nảy sinh trong khi
chơi cũng nhƣ trong cuộc sống hàng ngày.
- Giúp trẻ tích cực chủ động trong mọi hoạt động. Thể hiện sự thân
thiện với mọi ngƣời xung quanh, biết hợp tác trong khi chơi cũng nhƣ mọi
hoạt động khác trong cuộc sống.
1.4.3.2. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
đóng vai theo chủ đề
- Phù hợp với đặc điểm tâm lí – xã hội của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: trong
quá trình giáo dục KNS cho trẻ, không áp đặt hay đƣa ra khuôn mẫu của
ngƣời lớn vào trẻ. Chỉ nên trang bị về kiến thức, kĩ năng và cho trẻ luyện tập
vận dụng KNS theo cách của trẻ.
- Gắn liền với cuộc sống của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: những điều đơn
giản, gần gũi diễn ra xung quanh cuộc sống hàng ngày của trẻ và giúp cho trải
nghiệm thực hành để trẻ hứng thú, điều này giúp trẻ tái hiện cuộc sống sinh
hoạt một cách sinh động, phù hợp theo kinh nghiệm sống của trẻ có đƣợc.
- Các phƣơng pháp giáo dục giá trị phù hợp: trong quá trình GD KNS
thông qua TCĐVTCĐ cần tuân thủ các nguyên tắc và phƣơng pháp giáo dục
giá trị vì KNS của trẻ luôn dựa trên những giá trị sống của từng cá nhân.
1.4.4. Ý nghĩa của trò chơi ĐVTCĐ đối với việc giáo dục kĩ năng sống cho
trẻ mẫu giáo
Trò chơi ĐVTCĐ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc giáo
dục kĩ năng sống trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi.
Tài liu lun vn s phm 30 of 63.
Footer Page 30 of 63.
19
- Giúp trẻ làm quen với xã hội của ngƣời lớn, học hỏi cách ứng xử và
giao tiếp trong xã hội ngƣời lớn
- Trẻ hình thành cái tôi, trẻ phận biệt mình với ngƣời khác, biết đóng
vai ngƣời khác và hành động tƣơng ứng với vai mình đảm nhận
- Giúp trẻ có tình cảm với bạn bè và những ngƣời xung quanh, có tinh
thần trách nhiệm, biết hy sinh ý muốn cá nhân vì lợi ích chung và cũng ở
nhóm chơi của mình trẻ biết nhận xét đánh giá bạn bè và ngay cả bản thân
mình.
- Trẻ dần dần nắm đƣợc một số kĩ năng lao động đơn giản và có tình
cảm với nghề nghiệp của họ, giúp trẻ kính trọng ngƣời lao động. Chuẩn bị
cho trẻ đến với lao động sau này.
1.4.5. Các bước tổ chức TCĐVTCĐ để GDKNS
1.4.5.1. Chuẩn bị
- Giáo viên cung cấp cho trẻ những thông tin cần thiết, những kiến thức
và kĩ năng sống cần có trong các chủ đề chơi, chủ đề có các đặc trƣng quan hệ
ngƣời với ngƣời, quan hệ ngƣời với các đặc trƣng nghề nghiệp, quan hệ ngƣời
với đồ vật… Tạo điều kiện cho trẻ đƣợc trải nghiệm, đƣợc quan sát những
hoạt động của ngƣời lớn để trẻ có thể tái tạo những hoạt động đó vào quá
trình chơi theo vốn sống, kinh nghiệm riêng của trẻ.
- Chuẩn bị đồ chơi và nguyên vật liệu ở các nhóm chơi,khuyến khích
trẻ làm đồ dùng đố chơi phù hợp với nội dung chơi.
- Giáo viên gợi ý để trẻ đề xuất chủ đề chơi và tự chia nhóm theo hứng
thú cá nhân trẻ. Trẻ phải tự trình bày chủ đề chơi, thuyết phục các bạn tham
gia vào nhóm chơi.
- Các nhóm thảo luận và thống nhất ý tƣởng chơi, nội dung chơi, phân
tích công vai chơi, liệt kê các đồ dùng cần thiết khi chơi. Trong quá trình chơi
nếu thiếu đồ chơi, trẻ phải liên hệ với nhóm khác để mƣợn hoặc trao đổi.
1.4.5.2. Tổ chức trò chơi
Tài liu lun vn s phm 31 of 63.
Footer Page 31 of 63.
20
- GV chú ý để trẻ thiết lập nhiều mối quan hệ xã hội trong từng trò chơi
và giữa các trò chơi với nhau:
+ Gia đình: ông, bà, bố, mẹ, anh chị em
+ Góc khám bệnh: bác sĩ, y tá, bệnh nhân
+ Góc bán hàng: các nhân viên bán hàng, khách hàng, ngƣời giao hàng,
nhân viên phục vụ ăn uống,…
+ Góc nấu ăn: đầu bếp, khách hàng, ngƣời phục vụ,…
+ Góc lớp học: thầy, cô giáo, học sinh, phụ huynh.
+ GV tổ chức liên kết giữa các nhóm chơi: gia đình đƣa con đi khám
bệnh, sau khi khám bệnh vào cửa hàng mua thuốc và ăn trƣa ở quán ăn…
- GV có thể can thiệp vào trò chơi của trẻ nhƣ một vai chơi để tạo thêm
các tình huống chơi cho trẻ. GV tạo các tình huống, các vấn đề để trẻ phải
thích ứng và giải quyết hợp lí các tình huống đảm bảo quan hệ chơi giữa các
vai chơi.
- Trong quá trình chơi, GV cho trẻ luân phiên thay đổi vai chơi, nhóm
chơi thoe nhu cầu
1.4.5.3. Nhận xét sau khi chơi
- GV nhận xét các góc chơi, nêu các vấn đề tiêu biểu mà trẻ cần chú ý
cho lần chơi sau.
Quá trình tham gia TCĐVTCĐ, trẻ hứng thú, tích cực giao tiếp để rèn
luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp ngày một hoàn thiện hơn. Những tình
huống, vấn đề phát sinh trong khi chơi đòi hỏi trẻ phải biết sử dụng ngôn ngữ
để thƣơng lƣợng, thuyết phục bạn chơi đẻ đạt đƣợc mục đích của mình, giúp
trẻ phát triển kĩ năng thƣơng lƣợng thuyết phục. Trong suốt quá trình chơi,
các KNS phải đƣợc trẻ sử dụng hợp lí, nếu không có các KNS thì trò chơi
không thể hiện đƣợc. Và đặc biệt hơn nữa là “xã hội trẻ em” trong
TCĐVTCĐ là môi trƣờng thuận lợi cho các KNS của trẻ phát triển. Vì vậy,
TCĐVTCĐ là phƣơng thức hữu hiệu để GD KNS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Tài liu lun vn s phm 32 of 63.
Footer Page 32 of 63.
Tải bản FULL (64 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
21
Kết luận chương 1
1. KNS là những kĩ năng giúp cá nhân thích ứng tốt với hoàn cảnh sống
và giải quyết ổn thỏa những vấn đề của cuộc sống cá nhân sử dụng phù hợp
kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của mình và cho phép cá nhân có thể sống
hạnh phúc, hiệu quả và thành công. Có 8 kĩ năng sống cơ bản: giao tiếp, tự
tin, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự phục vụ, thể hiện sự cảm thông, phòng tránh xâm
hại, hợp tác, lắng nghe tích cực.
2. TCĐVTCĐ là một trong những phƣơng thức hữu hiệu để GD KNS
cho trẻ mẫu giáo. TCĐVTCĐ là môi trƣờng giáo dục phù hợp, cung cấp cho
trẻ những kiến thức, kĩ năng sống và giáo dục trẻ những phẩm chất tốt đẹp
của con ngƣời. Ngoài ra, tạo cho trẻ cơ hội đƣợc thực hành vận dụng những gì
đã đƣợc học vào các tình huống, vấn đề trong cuộc sống nhằm giúp trẻ thích
ứng với sự thay đổi của cuộc sống cũng nhƣ giải quyết các vấn đề mà trẻ gặp
phải trong cuộc sống hàng ngày.
3. GD KNS thông qua TCĐVTCĐ là nhiệm vụ giáo dục chuyên biệt
nhằm tác động sƣ phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm giúp ngƣời học ứng
phó có hiệu quả với những yêu cầu, thách thức của cuộc sống bằng cách tạo
ra các tình huống, các vấn đề trong TCĐVTCĐ, đòi hỏi trẻ nhập vai lựa chọn
và thực hành các kĩ năng sống phù hợp để thích ứng với thay đổi và giải quyết
vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh chơi.
Tài liu lun vn s phm 33 of 63.
Footer Page 33 of 63.
Tải bản FULL (64 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
22
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-
6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
2.1. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai
theo chủ đề trong Chƣơng trình giáo dục mầm non hiện hành
2.1.1. Mục tiêu giáo dục trong Chương trình giáo dục mầm non
Hƣớng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, hƣớng đến hình thành và
phát triển những năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng
sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi.
Nhƣ vậy mục tiêu giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi đã đƣợc đặt ra, tuy
chƣa cụ thể và đầy đủ trong mục tiêu chung của Chƣơng trình giáo dục mầm
non.
2.1.2. Nội dung giáo dục
Theo Thông tƣ số 17/2009/TT-BGDĐT trong Chƣơng trình giáo dục
mầm non đƣợc Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kí ban hành:
“- Nội dung lĩnh vực phát triển thể chất: bao gồm nhiều KNS nhƣ
phòng chống tai nạn thƣơng tích, đảm bảo an toàn cho bản thân, giúp trẻ dễ
dàng thích ứng với những thay đổi của môi trƣờng sống.
- Nội dung lĩnh vực phát triển nhận thức: có một số hiểu biết về môi
trƣờng xung quanh. Trẻ có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán,
phân tích để tìm mối quan hệ đơn giản. Ngoài ra, có suy nghĩ phê phán về các
sự vật, hiện tƣợng gần gũi xung quanh,
- Nội dung lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: bao gồm kĩ năng nghe hiểu
lời nói trong giao tiếp, kĩ năng phát âm đúng, kĩ năng diễn đạt rõ ràng, biểu
cảm và giao tiếp có văn hóa, kĩ năng bày tỏ ý kiến, biết lắng nghe.
- Nội dung lĩnh vực phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội: Trẻ có ý thức
về bản thân, có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con ngƣời, sự vật
,hiện tƣợng xung quanh. Có một số phẩm chất cá nhân nhƣ tự tin, mạnh dạn,
chia sẻ. Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia
Tài liu lun vn s phm 34 of 63.
Footer Page 34 of 63.
5676100

More Related Content

What's hot

Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAYLuận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía BắcĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hátĐề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
nataliej4
 
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOTĐề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giáo dục kỹ năng học đường cho trẻ tự kỉ chuẩn bị vào lớp 1
Giáo dục kỹ năng học đường cho trẻ tự kỉ chuẩn bị vào lớp 1Giáo dục kỹ năng học đường cho trẻ tự kỉ chuẩn bị vào lớp 1
Giáo dục kỹ năng học đường cho trẻ tự kỉ chuẩn bị vào lớp 1
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đ
Luận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đLuận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đ
Luận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
nataliej4
 
Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...
Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...
Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...
Man_Ebook
 
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdf
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdfĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdf
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdf
jackjohn45
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệmLuận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáoThiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
nataliej4
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAYLuận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
 
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAYLuận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời cho tr...
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía BắcĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
 
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hátĐề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
 
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
 
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOTĐề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
 
Giáo dục kỹ năng học đường cho trẻ tự kỉ chuẩn bị vào lớp 1
Giáo dục kỹ năng học đường cho trẻ tự kỉ chuẩn bị vào lớp 1Giáo dục kỹ năng học đường cho trẻ tự kỉ chuẩn bị vào lớp 1
Giáo dục kỹ năng học đường cho trẻ tự kỉ chuẩn bị vào lớp 1
 
Luận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đ
Luận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đLuận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đ
Luận văn: Biện pháp phát triển kỹ năng hợp tác của trẻ mấu giáo, 9đ
 
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
 
Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...
Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...
Biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi vận động ở trườ...
 
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdf
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdfĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdf
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdf
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệmLuận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
 
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáoThiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
Thiết kế trò chơi khám phá khoa học về thế giới động vật cho trẻ em mẫu giáo
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
 
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAYLuận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
 

Similar to Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường mầm non khu vực phúc yên, vĩnh phúc 5676100

Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
ssuser499fca
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
jackjohn45
 
Khóa luận: Công tác xã hội trong phòng chống xâm hại tình dục, HAY
Khóa luận: Công tác xã hội trong phòng chống xâm hại tình dục, HAYKhóa luận: Công tác xã hội trong phòng chống xâm hại tình dục, HAY
Khóa luận: Công tác xã hội trong phòng chống xâm hại tình dục, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi
Luận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơiLuận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi
Luận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơiGiáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
nataliej4
 
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinhLuận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lị...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lị...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lị...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lị...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sửPhát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...
OnTimeVitThu
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCMLuận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu sốĐề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
Đề tài  chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,Đề tài  chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
Đề tài chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và MôngXã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
ssuser499fca
 
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAYHành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm
Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng TrômQuản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm
Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường mầm non khu vực phúc yên, vĩnh phúc 5676100 (20)

Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
 
Khóa luận: Công tác xã hội trong phòng chống xâm hại tình dục, HAY
Khóa luận: Công tác xã hội trong phòng chống xâm hại tình dục, HAYKhóa luận: Công tác xã hội trong phòng chống xâm hại tình dục, HAY
Khóa luận: Công tác xã hội trong phòng chống xâm hại tình dục, HAY
 
Luận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi
Luận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơiLuận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi
Luận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi
 
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơiGiáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
 
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinhLuận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
 
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lị...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lị...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lị...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lị...
 
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sửPhát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
 
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCMLuận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu sốĐề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
 
Đề tài chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
Đề tài  chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,Đề tài  chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
Đề tài chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
 
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và MôngXã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
 
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAYHành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
 
Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm
Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng TrômQuản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm
Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
jackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
jackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
jackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
jackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
jackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
jackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
jackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
jackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
jackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
jackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 

Recently uploaded (10)

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 

Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường mầm non khu vực phúc yên, vĩnh phúc 5676100

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON ====== TRỊNH QUỲNH HOA THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀỞ MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC PHÖC YÊN,VĨNH PHÖC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non Hà Nội, 2019 Tài liu lun vn s phm 1 of 63. Footer Page 1 of 63.
  • 2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON ====== TRỊNH QUỲNH HOA THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀỞ MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC PHÖC YÊN,VĨNH PHÖC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. Trần Thanh Tùng Hà Nội, 2019 Tài liu lun vn s phm 2 of 63. Footer Page 2 of 63.
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu và dữ liệu trong khóa luận là trung thực và chƣa từng cống bố trong bất kỳ khóa luận nào. Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện Trịnh Quỳnh Hoa Tài liu lun vn s phm 3 of 63. Footer Page 3 of 63.
  • 4. LỜI CẢM ƠN Khóa luận “Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trƣờng mầm non khu vực Phúc Yên, Vĩnh Phúc” đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Tôi xin chân thành cảm ơn Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, Khoa Giáo dục mầm non, các thầy cô đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Trần Thanh Tùng, ngƣời thầy tâm huyết đã tận tình hƣớng dẫn, khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hƣớng cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ, giáo viên mầm non, các cháu lớp 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non: MN Hoa Hồng và MN Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Sinh viên thực hiện Trịnh Quỳnh Hoa Tài liu lun vn s phm 4 of 63. Footer Page 4 of 63.
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GD: Giáo dục GV: Giáo viên MN: Mầm non GVMN: Giáo viên mầm non GDMN: Giáo dục mầm non MG: Mẫu giáo KN: Kĩ năng KNS: Kĩ năng sống TCĐVTCĐ: Trò chơi đóng vai theo chủ đề Tài liu lun vn s phm 5 of 63. Footer Page 5 of 63.
  • 6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..........................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu....................................................................2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu..............................................2 4. Giả thuyết khoa học......................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................3 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ......................................................3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................3 8. Cấu trúc của khóa luận.................................................................4 Chƣơng 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC PHÖC YÊN, VĨNH PHÖC .......................5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................5 1.1.1. Trên thế giới...........................................................................5 1.1.1.1. Giáo dục kĩ năng sống ở Singapore .....................................5 1.1.1.2. Giáo dục kĩ năng sống ở Nga...............................................6 1.1.1.3. Giáo dục kĩ năng sống ở Ấn Độ...........................................6 1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................7 1.2. Những vấn đề chung về kĩ năng sống........................................8 1.2.1. Khái niệm kĩ năng sống..........................................................8 1.2.2. Phân loại kĩ năng sống............................................................9 1.3. Những vấn đề chung về giáo dục kĩ năng sống .......................12 1.3.1. Khái niệm giáo dục và giáo dục kĩ năng sống.......................12 Tài liu lun vn s phm 6 of 63. Footer Page 6 of 63.
  • 7. 1.3.2. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non...............................13 1.3.2.1. Ý nghĩa việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non........13 1.3.2.2. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non..............13 1.3.2.3. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non.............14 1.3.2.4. Phƣơng pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non.......15 1.3.2.5. Hình thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non............15 1.3.2.6. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống.....................................16 1.4. Vận dụng trò chơi đóng vai theo chủ để để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .......................................................17 1.4.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng sống thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ...............................................................................17 1.4.2. Bản chất của trò chơi đóng vai theo chủ đề ..........................17 1.4.3. Mục tiêu và nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề..................................17 1.4.3.1. Mục tiêu ............................................................................17 1.4.3.2. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.........................................18 1.4.4. Ý nghĩa của trò chơi ĐVTCĐ đối với việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo............................................................18 1.4.5. Các bƣớc tổ chức TCĐVTCĐ để GDKNS ...........................19 1.4.5.1. Chuẩn bị ............................................................................19 1.4.5.2. Tổ chức trò chơi ................................................................19 1.4.5.3. Nhận xét sau khi chơi........................................................20 Kết luận chƣơng 1..........................................................................21 Tài liu lun vn s phm 7 of 63. Footer Page 7 of 63.
  • 8. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC PHÖC YÊN, VĨNH PHÖC ...................................................22 2.1. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trong Chƣơng trình giáo dục mầm non hiện hành........................................................................................22 2.1.1. Mục tiêu giáo dục trong Chƣơng trình giáo dục mầm non....22 2.1.2. Nội dung giáo dục ................................................................22 2.1.3. Phƣơng pháp giáo dục kĩ năng sống trong Chƣơng trình giáo dục mầm non..........................................................................23 2.1.4. Giáo dục kĩ năng sống qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trong Chƣơng trình giáo dục mầm non...........................................24 2.1.5. Đánh giá sự phát triển của trẻ...............................................24 2.2. Tổ chức khảo sát .....................................................................24 2.2.1. Mục đích, địa bàn, đối tƣợng khảo sát..................................24 2.2.2. Nội dung khảo sát.................................................................25 2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát...........................................................25 2.2.4. Công cụ khảo sát và tiêu chí đánh giá...................................25 2.3. Kết quả khảo sát......................................................................26 2.3.1. Nhận thức của giáo viên về KNS, GD KNS, vai trò của TCĐVTCĐ trong GD KNS............................................................26 2.3.1.1. Nhận thức về KNS.............................................................26 2.3.1.2. Nhận thức của GV về GD KNS.........................................27 Tài liu lun vn s phm 8 of 63. Footer Page 8 of 63.
  • 9. 2.3.1.3. Nhận thức của GV về vai trò của TCĐVTCĐ trong việc GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi................................................................27 2.3.2. Thực trạng nội dung, phƣơng pháp, hình thức GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi...............................................................................28 2.3.2.2. Hình thức GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi ..................................29 2.3.3. Thực trạng việc thiết kế và tổ chức TCĐVTCĐ để GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi ......................................................................30 2.3.3.1. Mức độ lồng ghép nội dung GD KNS trong tổ chức TCĐVTCĐ.....................................................................................30 2.3.3.2. Thực trạng GD KNS qua TCĐVTCĐ................................30 2.3.3.3. Thực trạng thiết kế TCĐVTCĐ để GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi.................................................................................................31 2.3.3.4. Thực trạng tổ chức TCĐVTCĐ để GD KNS.....................32 2.3.3.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi.........34 2.3.3.6. Khó khăn khi GD KNS cho trẻ qua TCĐVTCĐ................34 2.4. Đánh giá chung về thực trạng..................................................35 Kết luận chƣơng 2..........................................................................36 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC PHÖC YÊN, VĨNH PHÖC ............................................................37 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ...........................37 3.2. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.........................................37 Tài liu lun vn s phm 9 of 63. Footer Page 9 of 63.
  • 10. 3.2.1. Lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng để tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ theo hƣớng thúc đẩy cơ hội giáo dục kĩ năng sống.......................................................................................37 3.2.1.1. Mục đích............................................................................37 3.2.1.2. Cách lập kế hoạch tổ chức TCĐVTCĐ để GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi......................................................................................37 3.2.2. Cung cấp cho trẻ kiến thức, kĩ năng về các hoạt động thực tiễn trong cuộc sống xung quanh, về các mối quan hệ xã hội giữa các thành viên trong gia đình, nhà trƣờng, cộng đồng, về các chuẩn mực xã hội, về các cách thích nghi để giải quyết các vấn đề.......................................................................................39 3.2.2.1. Mục đích............................................................................39 3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành ...............................................39 3.2.3. Khuyến khích đẻ trẻ tự chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, trẻ tự lựa chọn góc chơi, vai chơi cho mình theo ý thích và thay đổi vai chơi trong quá trình chơi ..........................................................40 3.2.3.1. Mục đích............................................................................40 3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện ...............................................41 3.2.4. Tăng cƣờng tạo ra các tình huống có vấn đề khi tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề, tăng cƣờng cơ hội thực hành rèn luyện các kĩ năng sống cho trẻ .......................................................42 3.2.4.1. Mục đích............................................................................42 3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện ...............................................42 Kết luận chƣơng 3..........................................................................43 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................44 Tài liu lun vn s phm 10 of 63. Footer Page 10 of 63.
  • 11. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................46 PHỤ LỤC Tài liu lun vn s phm 11 of 63. Footer Page 11 of 63.
  • 12. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Hiểu biết của GV về KNS ............................................................ 26 Bảng 2.2. Hiểu biết của GV về việc cần thiết GD KNS................................ 27 Bảng 2.3. Hiểu biết của GV về vai trò của TCĐVTCĐ trong GD KNS cho trẻ mầm non......................................................................... 27 Bảng 2.4. Hiểu biết của GV về nội dung giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi ...... 28 Bảng 2.5. Hình thức GD KNS cho trẻ mẫu giáo ........................................... 29 Bảng 2.6. Mức độ lồng ghép nội dung GD KNS trong tổ chức TCĐVTCĐ................................................................................. 30 Bảng 2.7. Nội dung GD KNS qua TCĐVTCĐ ............................................. 30 Bảng 2.8. Thực trạng của việc thiết kế TCĐVTCĐ để GD KNS cho trẻ....... 31 Bảng 2.9. Thực trạng của việc tổ chức TCĐVTCĐ để GD KNS .................. 32 Bảng 2.10. Các yếu tố làm ảnh hƣởng.......................................................... 34 Tài liu lun vn s phm 12 of 63. Footer Page 12 of 63.
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhƣ chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc học này làm nền tảng ban đầu cho sự phát triển về nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tƣ duy một cách toàn diện của trẻ. Mà trẻ em lại chính là những mầm non tƣơng lai của đất nƣớc, là những nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của một quốc gia sau này. Chính vì vậy, giáo dục kĩ năng sống đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục cả nƣớc. Ngay từ giai đoạn mầm non, trẻ cần đƣợc trang bị kĩ năng sống để định hƣớng phát triển cá nhân một cách tốt nhất. Ở nƣớc ta những năm gần đây, việc giáo dục kĩ năng sống đã đƣợc đƣa vào mọi cấp học. Đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống đã đƣợc đƣa vào trƣờng mầm non nhằm giúp trẻ có đƣợc những kĩ năng sống cơ bản cần thiết. Những năm đầu đời là khoảng thời gian vàng cho trẻ học tập, lĩnh hội những kiến thức cơ bản, làm nền tảng cho trẻ bƣớc vào trƣờng phổ thông. Trẻ em luôn nhận đƣợc sự quan tâm, chăm sóc, yêu thƣơng chu đáo từ cha mẹ, ông bà và những ngƣời xung quanh. Từ đó trẻ cũng ít đƣợc cọ xát, va chạm với thực tế cuộc sống đầy dẫy những khó khăn và nguy hiểm. Trong khi đó, ít ai biết đƣợc rằng chính sự bao bọc, che chở, quan tâm quá mức ấy lại gây cho trẻ một hậu quả vô cùng nghiêm trọng, một lỗ hổng về mặt kiến thức thực tế của cuộc sống, thiếu những kĩ năng sống cơ bản. Ngay cả những việc đơn giản hàng ngày nhƣ chải tóc, đánh răng, mặc quần áo… trẻ cũng không biết làm, ỉ lại và phụ thuộc vào bố mẹ, cô giáo, những ngƣời xung quanh. Khi gặp phải những tình huống hết sức đơn giản trẻ cũng không thể tự mình xử lý đƣợc. Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống giúp chuẩn bị cho trẻ có một hành trang kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm tốt nhất để trẻ tự tin bƣớc vào cuộc sống, tự tin đƣa ra những quyết định của mình, tự tin sống cuộc sống của mình mà Tài liu lun vn s phm 13 of 63. Footer Page 13 of 63.
  • 14. 2 không phải lệ thuộc vào ngƣời khác. Bên cạnh đó, đặt nền tảng cho trẻ trở thành ngƣời có trách nhiệm, tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách cân đối và hài hòa hơn. Từ đây, chúng ta có thể thấy đƣợc tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống đối với trẻ lứa tuổi mầm non. Ta có thể thấy, trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi là giai đoạn trẻ chuẩn bị bƣớc vào trƣờng phổ thông. Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở giai đoạn này là vô cùng quan trọng và cần thiết. Dựa vào hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi, ta có thể cho trẻ ”Học mà chơi,chơi mà học” , để trẻ có thể trực tiếp tham gia đóng vai các nhân vật khác nhau, xử lí các tình huống khác nhau theo chủ đề đa dạng phong phú. Khi trẻ vừa nắm đƣợc lý thuyết lại có thể thực hành thì trẻ sẽ nắm vững hơn các kĩ năng sống cơ bản, chất lƣợng giáo dục cũng đƣợc nâng cao hơn. Xuất phát từ luận điểm trên, tôi chọn đề tài “Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường mầm non khu vực Phúc Yên, Vĩnh Phúc” làm hƣớng nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng, đề tài đƣa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trƣờng mầm non khu vực Phúc Yên, Vĩnh Phúc. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. 4. Giả thuyết khoa học Tài liu lun vn s phm 14 of 63. Footer Page 14 of 63.
  • 15. 3 Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề đã đƣợc giáo viên quan tâm tuy nhiên hiệu quả chƣa cao. Trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non, nếu giáo viên sử dụng các phƣơng pháp một cách phù hợp linh hoạt nhằm tổ chức các hoạt động về trò chơi đóng vai theo chủ đề một cách có hiệu quả thì sẽ giúp trẻ cho phát triển đƣợc những kỹ năng sống cần thiết và đáp ứng đƣợc mục tiêu giáo dục hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lí luận của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Khảo sát, đánh giá thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trƣờng mầm non. 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. 6.2. Phạm vi nghiên cứu Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại 2 trƣờng mầm non Xuân Hòa và Hoa Hồng, thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập nghiên cứu các đề tài, công trình nghiên cứu nhằm xây dựng tổng quan cho đề tài thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, xây dựng khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. Tài liu lun vn s phm 15 of 63. Footer Page 15 of 63.
  • 16. 4 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát - Quan sát biểu hiện bên ngoài của các kĩ năng sống khi trẻ tham gia vào các hoạt động đóng vai theo chủ đề - Quan sát cách tổ chức tiết dạy giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Dùng phiếu điều tra thăm dò nhận thức của giáo viên về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống, đồng thời tìm hiểu những biện pháp đã sử dụng để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 7.2.3. Phương pháp đàm thoại Trao đổi với giáo viên về các hoạt động nhằm giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động đóng vai theo chủ đề 7.3. Phương pháp xử lí số liệu Dùng các công thức toán thống kê để phân tích số liệu thu đƣợc Dùng các phƣơng tiện kĩ thuật để nghiên cứu (lấy thông tin, lƣu trữ thông tin, xử lý thông tin, trình bày kết quả nghiên cứu…) 8. Cấu trúc của khóa luận Khóa luận gồm có 3 phần : Phần 1 : Mở đầu Phần 2 : Nội dung Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Chƣơng 2 : Thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Chƣơng 3 : Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Phần 3 : Kết luận và kiến nghị Tài liu lun vn s phm 16 of 63. Footer Page 16 of 63.
  • 17. 5 Chƣơng 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới 1.1.1.1. Giáo dục kĩ năng sống ở Singapore Ở khu vực Châu Á, chúng ta biết đến đất nƣớc Singapore với một nền kinh tế năng động và phát triển bậc nhất. Không chỉ phát triển về mặt kinh tế, Singapore còn là một trong những quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất Châu Á với môi trƣờng học tập toàn diện, tạo nhiều cơ hội phát triển cho học sinh sinh viên. Họ xây dựng hàng loạt các chƣơng trình giáo dục và tiến hành giảng dạy ở các trƣờng đại học tổng hợp, đại học bách khoa một cách mạnh mẽ, linh hoạt và phù hợp với nhiều đối tƣợng học sinh ở các cấp học khác nhau. Điều đặc biệt trong chƣơng trình học tập ở đất nƣớc này là các bộ môn về kĩ năng sống đóng vai trò trung tâm ở các cấp học khác nhau. Trong đó, các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng đƣợc kết hợp nhuần nhuyễn với các hoạt động cộng đồng.Có lẽ vì thế mà Singapore tuy nhỏ về diện tích nhƣng lại là quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, đứng thứ 8 trên thế giới và đứng đầu ở khu vực Châu Á, vƣợt qua cả những cƣờng quốc về giáo dục và kinh tế lớn trên thế giới nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...( Theo Universitas21 Ranking Scores 2016 ). Tuy nhiên, đối với bậc học mầm non, họ vẫn chƣa tìm ra phƣơng pháp hiệu quả nhất giúp trẻ nắm đƣợc các kĩ năng sống. Ngoài ra, nề giáo dục của đất nƣớc này vẫn còn lúng túng trong việc có nên đƣa giáo dục kĩ năng sống là một trong số những môn học bắt buộc ở tất cả các cấp học, ngành học hay không? Vấn đề này vẫn đang là một dấu hỏi lớn đối với các nhà giáo dục của đất nƣớc này. Tài liu lun vn s phm 17 of 63. Footer Page 17 of 63.
  • 18. 6 1.1.1.2. Giáo dục kĩ năng sống ở Nga Nền giáo dục của nƣớc Nga đã có lịch sử hàng ngàn năm, có truyền thống tốt đẹp và có sự tín nhiệm quốc tế rất cao. Vì thế mà việc giáo dục ở đất nƣớc này cũng đƣợc quan tâm, chú ý hơn. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đƣợc thông qua các hoạt động thực tiễn, các trò chơi đóng vai, hoạt động sáng tạo… nhằm hình thành cho trẻ một số kĩ năng cơ bản cần thiết nhƣ kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự học, kĩ năng tạo lập mối quan hệ… Nhƣng vấn đề giáo dục kĩ năng sống vẫn là một vấn đề mới trong việc đào tạo giáo viên mầm non ở đây, vì vậy mà việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non vẫn chƣa đƣợc quan tâm nhiều, việc tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ chƣa đƣợc diễn ra thƣờng xuyên và còn mang tính chất gò ép, khuôn mẫu, cách tổ chức các tiết học còn mang tính lí thuyết cao. Việc giáo dục để trẻ có những kĩ năng thực hành trong nhứng tình huống, các mối quan hệ, các hoạt động cũng chƣa đƣợc chú trọng nhiều. 1.1.1.3. Giáo dục kĩ năng sống ở Ấn Độ Ở Ấn Độ, kĩ năng sống đƣợc xem nhƣ là khả năng giúp con ngƣời tăng cƣờng sự lành mạnh về tinh thần và năng lực. Trong đó, bao gồm những kĩ năng cơ bản sau : - Giải quyết vấn đề - Giao tiếp - Tƣ duy phê phán - Tƣ duy sáng tạo - Quan hệ liên nhân cách - Đàm phán - Ra quyết định - Tự nhận thức - Đối phó với stress và cảm xúc Tài liu lun vn s phm 18 of 63. Footer Page 18 of 63.
  • 19. 7 - Từ chối - Kiên định và hài hòa 1.1.2. Ở Việt Nam Trong lịch sử giáo dục Việt Nam quan điểm học để làm ngƣời, nghĩa là để biết ứng xử với đời đã đƣợc coi nhƣ là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục. Cho nên, giáo dục đã quan tâm cung cấp cho ngƣời học những kiến thức, thái độ và kĩ năng cần thiết để chuẩn bị cho ngƣời học gia nhập vào cuộc sống xã hội. Tuy nhiên, những nội dung đó chƣa đƣợc gọi lên là giáo dục kĩ năng sống. Phải đến năm 1996, thuật ngữ kĩ năng sống mới bắt đầu đƣợc biết đến từ chƣơng trình của UNICEF “ Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV /AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trƣờng “. Trong chƣơng trình này, quan niệm về kĩ năng sống chỉ bao gồm những kĩ năng chính nhƣ những kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng kiên định…do các chuyên gia Öc tập huấn. Tham gia chƣơng trình này lần đầu tiên gồm có ngành giáo dục và Hội chữ thập đỏ. Bƣớc sang giai đoạn tiếp theo, chƣơng trình này mang tên “ Giáo dục sống khỏe mạnh và kĩ năng sống “. Bên cạnh ngành giáo dục còn có hai tổ chức chính trị xã hội là Trung ƣơng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Đại diện của các tổ chức này cũng đƣợc tập huấn về kĩ năng sống với quan niệm nhƣ trên nhƣng ở từng nhóm đối tƣợng đƣợc vận dụng đa dạng hơn. Nhƣng khái niệm kĩ năng sống thực sự đƣợc hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng sau hội thảo “ Chất lƣợng giáo dục và kĩ năng sống “ do tổ chức UNESCO tài trợ diễn ra từ 23-25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội. Từ đó, những ngƣời làm công tác giáo dục ở Việt Nam đã hiểu đầy đủ hơn: Tài liu lun vn s phm 19 of 63. Footer Page 19 of 63.
  • 20. 8  Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.  Kĩ năng sống là những hành vi làm cho các cá nhân thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống.  Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí xã hội có liên quan đến tri thức, những giá trị và những thái độ.( UNESCO)  Kĩ năng sống là những năng lực đáp ứng và những hành vi tích cực giúp cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.(WHO)  Bốn trụ cột trong giáo dục là một cách tiếp cận kĩ năng sống. Đó chính là sự kết hợp các kĩ năng tâm lí xã hội, kĩ năng sống liên quan đến giá trị với kĩ năng tâm vận động, kĩ năng thực hành. Hiện nay, kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống đang đƣợc cả xã hội quan tâm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, chƣa có nhà nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về nó. Do đó, tôi quyết định nghiên cứu về đề tài : “ Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trƣờng mầm non khu vực Phúc Yên, Vĩnh Phúc” 1.2. Những vấn đề chung về kĩ năng sống 1.2.1. Khái niệm kĩ năng sống * Quan niệm về kĩ năng sống Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) : “ Kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng ( adaptive) và tích cực ( positive ), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trƣớc các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày” Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) : “ Kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lƣu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng” Tài liu lun vn s phm 20 of 63. Footer Page 20 of 63.
  • 21. 9 Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) : Kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là : +) Học để biết (learning to know), gồm các kĩ năng tƣ duy nhƣ: tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức đƣợc hậu quả,… +) Học làm ngƣời (learning to be), gồm các kĩ năng cá nhân nhƣ: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,… +) Học để sống với ngƣời khác (learning to live together), gồm các kĩ năng xã hội nhƣ: giao tiếp, thƣơng lƣợng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông,… +) Học để làm (learning to do), gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ nhƣ: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,… 1.2.2. Phân loại kĩ năng sống Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kĩ năng sống được phân loại thành: +) Các kĩ năng cơ bản: kĩ năng đọc, viết, tính toán cho các chức năng hàng ngày. Những kĩ năng này không mang đặc trƣng tâm lý nhƣng là nền tảng cho những năng lực thực hiện các chức năng của cuộc sống. +) Các kĩ năng chung (kĩ năng nhận thức, kĩ năng cảm xúc, kĩ năng xã hội) nhƣ các kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tƣ duy phê phán, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp,… +) Các kĩ năng trong tình huống, ngữ cảnh, vấn đề cụ thể của đời sống xã hội nhƣ:  Các vấn đề về giới và giới tính.  Các vấn đề về phòng chống HIV/AIDS, chống ma túy, rƣợu, thuốc lá…  Các vấn đề về môi trƣờng, phòng chống bạo lực…  Các vấn đề về gia đình, trƣờng học… Tài liu lun vn s phm 21 of 63. Footer Page 21 of 63.
  • 22. 10  Các vấn đề về sức khỏe, dinh dƣỡng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kĩ năng sống được phân thành 3 nhóm: +) Nhóm các kĩ năng nhận thức: kĩ năng tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị, tƣ duy sáng tạo, tƣ duy phê phán, ra quyết định, giải quyết vấn đề… +) Nhóm các kĩ năng xã hội: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng cảm thông, kĩ năng hợp tác… +) Nhóm các kĩ năng cảm xúc: kĩ năng ứng phó với cảm xúc, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, tự giám sát và điều chỉnh cảm xúc… Theo Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), kĩ năng sống được phân loại thành 3 nhóm: +) Nhóm kĩ năng xã hội  Kĩ năng giao tiếp  Kĩ năng đàm phán, thƣơng lƣợng, từ chối  Kĩ năng quan hệ xã hội  Kĩ năng làm việc nhóm/hợp tác  Kĩ năng thấu cảm  Kĩ năng động viên +) Nhóm kĩ năng phát triển nhận thức  Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề  Kĩ năng suy nghĩ có phán đoán  Kĩ năng tƣ duy sáng tạo +) Nhóm kĩ năng đối phó với cảm xúc và làm chủ bản thân  Kĩ năng quản lí căng thẳng  Kĩ năng quản lí cảm xúc  Kĩ năng tự điều chỉnh Tài liu lun vn s phm 22 of 63. Footer Page 22 of 63.
  • 23. 11 Tuy có sự khác biệt về quan niệm về kĩ năng sống nhƣng các tổ chức UNESCO, WHO và UNICEF đã thống nhất 10 kĩ năng sống cơ bản, đƣợc xem nhƣ cần thiết cho tất cả mọi ngƣời. 1. Kĩ năng ra quyết định 2. Kĩ năng giải quyết vấn đề 3. Kĩ năng tƣ duy sáng tạo 4. Kĩ năng tƣ duy phê phán/ suy nghĩ có phán đoán 5. Kĩ năng truyền thông có hiệu quả 6. Kĩ năng giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời 7. Kĩ năng tự nhận thức bản thân 8. Kĩ năng thấu cảm 9. Kĩ năng ứng phó với cảm xúc 10. Kĩ năng ứng phó với stress Ở Việt Nam, kĩ năng sống được chia thành 3 nhóm chính là: +) Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: Tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với cang thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin… +) Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với ngƣời khác: Giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thƣơng lƣợng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác… +) Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả: Tìm kiếm và xử lí thông tin, tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề… Kĩ năng sống thay đổi theo nền văn hóa và hoàn cảnh xã hội. Vì vậy, trong quá trình dạy kĩ năng sống, cần xem xét các yếu tố văn hóa và xã hội có ảnh hƣởng đến việc ra quyết định hay lựa chọn hành động. Trong giáo dục mầm non ở Việt Nam đã đƣa ra một số kĩ năng sống cốt lõi nhƣ sau: - Tự nhận thức - Tự trọng - Thể hiện cảm thông Tài liu lun vn s phm 23 of 63. Footer Page 23 of 63.
  • 24. 12 - Có trách nhiệm - Ứng phó với căng thẳng - Kiểm soát cảm xúc - Giao tiếp hiệu quả - Quan hệ của cá nhân với ngƣời khác - Suy nghĩ sáng tạo - Ra quyết định - Giải quyết vấn đề 1.3. Những vấn đề chung về giáo dục kĩ năng sống 1.3.1. Khái niệm giáo dục và giáo dục kĩ năng sống * Giáo dục đƣợc hiểu theo 2 nghĩa rộng và hẹp khác nhau: “Giáo dục (theo nghĩa rộng – nghĩa xã hội học) là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách đƣợc tổ chức một cách có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa ngƣời giáo dục và ngƣời đƣợc giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài ngƣời” (1 tr 7) “Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là bộ phận của quá trình sƣ phạm (quá trình giáo dục) là quá trình hình thành niềm tin, lý tƣởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi và thói quen cƣ xử đúng đắn trong xã hội thuộc các lĩnh vực tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lao động và học tập, thẩm mỹ, vệ sinh…” (1 tr 8) * Khái niệm giáo dục kĩ năng sống “Giáo dục kĩ năng sống là quá trình tác động sƣ phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày” (4 tr 6) Giáo dục kĩ năng sống đƣợc áp dụng theo nhiều cách khác nhau tùy vào môi trƣờng sống, môi trƣờng giáo dục. Ở một số nơi, kĩ năng sống đƣợc kết Tài liu lun vn s phm 24 of 63. Footer Page 24 of 63.
  • 25. 13 hợp với các chƣơng trình giáo dục vệ sinh, dinh dƣỡng và phòng bệnh. ở một số nơi khác, giáo dục kĩ năng sống nhằm vào việc giáo dục hành vi, cách cƣ xử, giáo dục bảo vệ môi trƣờng, giáo dục phòng chống xâm hại hay giáo dục lòng yêu hòa bình… Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rất rõ ràng là giáo dục kĩ năng sống luôn gắn bó với các giá trị. Các giá trị sống đúng đắn là kết tinh đƣợc truyền lại nhƣ sự tôn trọng, sống có trách nhiệm, biết yêu thƣơng, chia sẻ, sự tự tin, sự sáng tạo, lòng ham hiểu biết…Các giá trị này đƣợc truyền lại nhằm giáo dục giúp con ngƣời sống có chuẩn mực và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội 1.3.2. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non 1.3.2.1. Ý nghĩa việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non - Giúp trẻ thay đổi hành vi của mình một cách tích cực và hiệu quả. - Xây dựng cho trẻ những hành vi lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội. - Giúp trẻ nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống xung quanh bằng phƣơng pháp tích cực. - Nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho trẻ. - Giúp trẻ mau chóng hòa nhập với môi trƣờng xung quanh, khả năng thích nghi với môi trƣờng mới sẽ tốt hơn. - Góp phần tạo ra một xã hội tích cực, một xã hội có văn hóa. 1.3.2.2. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non - Về kiến thức: Trang bị cho trẻ những kiến thức, những giá trị, những kĩ năng, thái độ phù hợp. Từ đó, hình thành cho trẻ những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi tiêu cực trong các mối quan hệ, tình huống để trẻ tự tin bƣớc vào cuộc sống, tự tin đƣa ra những quyết định của mình, tự tin sống cuộc sống của mình mà không phụ thuộc vào ngƣời khác. Tài liu lun vn s phm 25 of 63. Footer Page 25 of 63.
  • 26. 14 - Về kĩ năng: Tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ thực hiện quyền và bổn phận của mình trong cuộc sống. Bên cạnh đó, giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân cách. Xây dựng và rèn cho trẻ những kĩ năng nhƣ tƣ duy sáng tạo, giao tiếp, phân tích, tổ chức công việc, khả năng thích nghi với sự thay đổi. - Về giáo dục: Dạy trẻ hiểu đƣợc những phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của con ngƣời Việt Nam ta từ xƣa truyền lại nhƣ yêu thƣơng, chia sẻ, tự tin, kiên trì… để trẻ học tập và noi theo. 1.3.2.3. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là giáo dục cho trẻ phát triển một cách toàn diện cả về tâm sinh lí lẫn tình cảm, để giúp trẻ có những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó, có 8 kĩ năng quan trọng đối với trẻ mầm non nhƣ sau : - Giao tiếp : Trẻ có kĩ năng giao tiếp với ngƣời quen, ngƣời lạ. Trẻ tự tin, mạnh dạn thể hiện quan điểm, ý kiến của bản thân mình trƣớc mọi ngƣời. Trẻ có thể nói một cách mạch lạc, rõ ràng và phù hợp với từng hoàn cảnh. - Tự tin : Đây là một trong những kĩ năng đầu tiên cần đƣợc chú tâm phát triển cho trẻ. Trẻ tự tin trong mọi hoàn cảnh, tự tin nói lên ý kiến của bản thân, tự tin trƣớc đám đông. - Tìm kiếm sự hỗ trợ : Khi gặp phải những tình huống khó giải quyết trong cuộc sống hàng ngày, trẻ biết tìm kiếm dự hỗ trợ, trợ giúp từ những ngƣời xung quanh để hoàn thành công việc một cách dễ dàng và đảm bảo an toàn cho bản thân. -Tự phục vụ : Trẻ biết một số kĩ năng tự phục vụ cho cá nhân trẻ, biết bảo vệ sức khỏe và phòng tránh một số các tai nạn thông thƣờng và một số nơi gây nguy hiểm. - Thể hiện sự cảm thông : Trẻ biết yêu thƣơng, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với những ngƣời xung quanh. Sống nhân ái, bày tỏ tình cảm với những ngƣời thân yêu qua lời nói và hành động. Tài liu lun vn s phm 26 of 63. Footer Page 26 of 63.
  • 27. 15 - Phòng tránh xâm hại : Trẻ biết đƣợc các trƣờng hợp nguy hiểm mà mình có thể gặp phải trong cuộc sống và cách cử lí. Trẻ đƣợc học những quy tắc cần thiết để phòng tránh bị xâm hại nhƣ quy tắc 5 ngón tay, quy tắc đồ lót… - Hợp tác : Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát… giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. Trẻ làm việc nhóm một cách đoàn kết, biết lắng nghe ý kiến của mọi ngƣời và bày tỏ quan điểm của mình. - Lắng nghe tích cực : Trẻ biết lắng nghe ý kiến của mọi ngƣời và tiếp thu những ý kiến tích cực để thay đổi bản thân trở nên tốt hơn. 1.3.2.4. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non * Phƣơng pháp trực quan (làm gƣơng/làm mẫu) : Giáo viên sẽ làm mẫu để trẻ bắt trƣớc và làm theo. Từ đó, trẻ sẽ nắm đƣợc trình tự thực hiện của các kĩ năng mà trẻ đƣợc học. * Phƣơng pháp dùng lời (trò chuyện, đàm thoại, giải thích) : Giáo viên sử dụng lời nói để trò chuyện cùng trẻ, trao đổi qua lại với trẻ để nắm đƣợc mức độ hiểu bài của trẻ và giải thích cho trẻ những chỗ trẻ còn chƣa hiểu bằng những từ ngữ dễ hiểu, ngắn gọn, rõ ràng. * Phƣơng pháp thực hành (trò chơi, trải nghiệm, giải quyết tình huống, tập luyện thƣờng xuyên) : Tổ chức cho trẻ tham gia thực hành nhƣ cho trẻ chơi các trò chơi đóng vai, vận động, xây dựng nhóm hay tạo ra các tình huống cụ thể để trẻ đƣợc tham gia xử lí tình huống. 1.3.2.5. Hình thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non - Thông qua tiết học: Giáo viên lồng ghép vào các tiết học nhƣ âm nhạc, tạo hình, làm quen với toán, làm quen với tác phẩm văn học để trẻ nắm đƣợc một số kĩ năng sống cơ bản cần thiết nhƣ kĩ năng giao tiếp, tƣ duy, lắng nghe...và rèn luyện các kĩ năng đó thông qua các bài tập, nhiệm vụ đƣợc giao. - Thông qua sinh hoạt hàng ngày: Sinh hoạt hằng ngày của trẻ đa phần là những hoạt động lặp đi lặp lại, vì vậy trẻ sẽ có cơ hội rèn luyện nhiều và Tài liu lun vn s phm 27 of 63. Footer Page 27 of 63.
  • 28. 16 thực hiện các công việc đó một cách dễ dàng vì đã thành nếp sinh hoạt mà chủ yếu là hình thành kĩ năng tự phục vụ. Ngoài ra, trong sinh hoạt trẻ cũng sẽ gặp những phải những vấn đề phát sinh, đây sẽ là cơ hội để trẻ hình thành những kĩ năng sống mới. - Thông qua hoạt động góc: Mỗi góc chơi sẽ giúp trẻ thực hành những kĩ năng mà trẻ đã đƣợc học một cách phù hợp, linh hoạt và sáng tạo. - Thông qua hoạt động ngoài trời: Giáo viên tổ chức cho trẻ đƣợc tham gia vào các hoạt động ngoài trời để trẻ đƣợc trải nghiệm ở môi trƣờng mới, thể hiện những kĩ năng đã đƣợc học khi ra môi trƣờng bên ngoài. - Thông qua tổ chức lễ hội: Các lễ hội sẽ tạo cho trẻ không khí vui vẻ, sự hứng thú khi tham gia. Từ đó, giúp trẻ học hỏi đƣợc những kĩ năng mới để phục vụ trong cuộc sống hàng ngày của mình. 1.3.2.6. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống Giáo dục kĩ năng sống gồm 5 nguyên tắc sau: - Tƣơng tác: Kĩ năng sống không thể hình thành qua việc nghe giảng và đọc tài liệu, nhất là đối với trẻ mầm non. Muốn việc giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả cần phải tích cực cho trẻ tham gia vào các hoạt động có sự tƣơng tác giữa trẻ với giáo viên, giữa trẻ với trẻ trong quá trình giáo dục. - Trải nghiệm: Đặt trẻ vào các tình huống cụ thể để trẻ trực tiếp tham gia trải nghiệm và thực hành. Từ đó, trẻ sẽ tự phản ánh tƣ duy suy nghĩ và phân tích các trải nghiệm. Cơ hội để trẻ vận dụng kiến thức và kĩ năng mới vào các tình huống thực tế của cuộc sống. - Tiến trình: Giáo dục kĩ năng sống không thể hình thành trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi phải có một quá trình từ nhận thức đến hình thành thái độ và sau đó là thay đổi hành vi. - Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục kĩ năng sống là giúp trẻ thay đổi hành vi theo hƣớng tích cực. Tài liu lun vn s phm 28 of 63. Footer Page 28 of 63.
  • 29. 17 - Thời gian: Việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ cần đƣợc thực hiện ở mọi lúc mọi nơi và thực hiện càng sớm càng tốt. 1.4. Vận dụng trò chơi đóng vai theo chủ để để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 1.4.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng sống thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề GD KNS thông qua TCĐVTCĐ đƣợc hiểu là nhiệm vụ giáo dục chuyên biệt nhằm tác động sƣ phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm giúp cho ngƣời học ứng phó có hiệu quả với những yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày bằng cách tạo tình huống, tạo các vấn đề trong TCĐVTCĐ, đòi hỏi trẻ thông qua việc nhập vai chơi lựa chọn và thực hành các KNS thích hợp để ứng phó với sự thay đổi và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi chơi. 1.4.2. Bản chất của trò chơi đóng vai theo chủ đề Trẻ tái tạo lại những hành động của ngƣời lớn cũng nhƣ thái độ và các mối quan hệ giữa họ với nhau. Đây là sự phản ánh độc đáo của trẻ về đời sống xã hội của ngƣời lớn mà nổi bật hơn cả là mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Khi tham gia vào trò chơi này,trẻ nhập vào các vai và cố gắng hành động phù hợp với vai mà mình đảm nhận đồng thời tự trẻ thiết lập quan hệ với các vai chơi khác trong trò chơi. 1.4.3. Mục tiêu và nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 1.4.3.1. Mục tiêu - Giúp trẻ có hiểu biết về chuẩn mực xã hội và các mối quan hệ xã hội giữa ngƣời với ngƣời trong cuộc sống. - Trẻ nắm đƣợc các kĩ năng sống cần thiết để nhằm thích ứng với những thay đổi trong môi trƣờng sống và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống nhƣ kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tìm kiếm sự Tài liu lun vn s phm 29 of 63. Footer Page 29 of 63.
  • 30. 18 hỗ trợ, kĩ năng thƣơng lƣợng thỏa hiệp, kĩ năng phòng tránh các tai nạn thƣơng tích, kĩ năng lắng nghe tích cực… - Trẻ vận dụng các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có để tham gia vào các vai chơi, để tạo ra các mối quan hệ giữa các vai chơi cùng với các bạn và giải quyết đƣợc những vấn đề phát sinh trong quá trình chơi. Trong quá trình chơi, trẻ biết lựa chọn và thực hành các kĩ năng sống một các phù hợp với hoàn cảnh, phù hợp quy tắc để xử lí những khó khăn nảy sinh trong khi chơi cũng nhƣ trong cuộc sống hàng ngày. - Giúp trẻ tích cực chủ động trong mọi hoạt động. Thể hiện sự thân thiện với mọi ngƣời xung quanh, biết hợp tác trong khi chơi cũng nhƣ mọi hoạt động khác trong cuộc sống. 1.4.3.2. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề - Phù hợp với đặc điểm tâm lí – xã hội của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: trong quá trình giáo dục KNS cho trẻ, không áp đặt hay đƣa ra khuôn mẫu của ngƣời lớn vào trẻ. Chỉ nên trang bị về kiến thức, kĩ năng và cho trẻ luyện tập vận dụng KNS theo cách của trẻ. - Gắn liền với cuộc sống của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: những điều đơn giản, gần gũi diễn ra xung quanh cuộc sống hàng ngày của trẻ và giúp cho trải nghiệm thực hành để trẻ hứng thú, điều này giúp trẻ tái hiện cuộc sống sinh hoạt một cách sinh động, phù hợp theo kinh nghiệm sống của trẻ có đƣợc. - Các phƣơng pháp giáo dục giá trị phù hợp: trong quá trình GD KNS thông qua TCĐVTCĐ cần tuân thủ các nguyên tắc và phƣơng pháp giáo dục giá trị vì KNS của trẻ luôn dựa trên những giá trị sống của từng cá nhân. 1.4.4. Ý nghĩa của trò chơi ĐVTCĐ đối với việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo Trò chơi ĐVTCĐ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc giáo dục kĩ năng sống trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. Tài liu lun vn s phm 30 of 63. Footer Page 30 of 63.
  • 31. 19 - Giúp trẻ làm quen với xã hội của ngƣời lớn, học hỏi cách ứng xử và giao tiếp trong xã hội ngƣời lớn - Trẻ hình thành cái tôi, trẻ phận biệt mình với ngƣời khác, biết đóng vai ngƣời khác và hành động tƣơng ứng với vai mình đảm nhận - Giúp trẻ có tình cảm với bạn bè và những ngƣời xung quanh, có tinh thần trách nhiệm, biết hy sinh ý muốn cá nhân vì lợi ích chung và cũng ở nhóm chơi của mình trẻ biết nhận xét đánh giá bạn bè và ngay cả bản thân mình. - Trẻ dần dần nắm đƣợc một số kĩ năng lao động đơn giản và có tình cảm với nghề nghiệp của họ, giúp trẻ kính trọng ngƣời lao động. Chuẩn bị cho trẻ đến với lao động sau này. 1.4.5. Các bước tổ chức TCĐVTCĐ để GDKNS 1.4.5.1. Chuẩn bị - Giáo viên cung cấp cho trẻ những thông tin cần thiết, những kiến thức và kĩ năng sống cần có trong các chủ đề chơi, chủ đề có các đặc trƣng quan hệ ngƣời với ngƣời, quan hệ ngƣời với các đặc trƣng nghề nghiệp, quan hệ ngƣời với đồ vật… Tạo điều kiện cho trẻ đƣợc trải nghiệm, đƣợc quan sát những hoạt động của ngƣời lớn để trẻ có thể tái tạo những hoạt động đó vào quá trình chơi theo vốn sống, kinh nghiệm riêng của trẻ. - Chuẩn bị đồ chơi và nguyên vật liệu ở các nhóm chơi,khuyến khích trẻ làm đồ dùng đố chơi phù hợp với nội dung chơi. - Giáo viên gợi ý để trẻ đề xuất chủ đề chơi và tự chia nhóm theo hứng thú cá nhân trẻ. Trẻ phải tự trình bày chủ đề chơi, thuyết phục các bạn tham gia vào nhóm chơi. - Các nhóm thảo luận và thống nhất ý tƣởng chơi, nội dung chơi, phân tích công vai chơi, liệt kê các đồ dùng cần thiết khi chơi. Trong quá trình chơi nếu thiếu đồ chơi, trẻ phải liên hệ với nhóm khác để mƣợn hoặc trao đổi. 1.4.5.2. Tổ chức trò chơi Tài liu lun vn s phm 31 of 63. Footer Page 31 of 63.
  • 32. 20 - GV chú ý để trẻ thiết lập nhiều mối quan hệ xã hội trong từng trò chơi và giữa các trò chơi với nhau: + Gia đình: ông, bà, bố, mẹ, anh chị em + Góc khám bệnh: bác sĩ, y tá, bệnh nhân + Góc bán hàng: các nhân viên bán hàng, khách hàng, ngƣời giao hàng, nhân viên phục vụ ăn uống,… + Góc nấu ăn: đầu bếp, khách hàng, ngƣời phục vụ,… + Góc lớp học: thầy, cô giáo, học sinh, phụ huynh. + GV tổ chức liên kết giữa các nhóm chơi: gia đình đƣa con đi khám bệnh, sau khi khám bệnh vào cửa hàng mua thuốc và ăn trƣa ở quán ăn… - GV có thể can thiệp vào trò chơi của trẻ nhƣ một vai chơi để tạo thêm các tình huống chơi cho trẻ. GV tạo các tình huống, các vấn đề để trẻ phải thích ứng và giải quyết hợp lí các tình huống đảm bảo quan hệ chơi giữa các vai chơi. - Trong quá trình chơi, GV cho trẻ luân phiên thay đổi vai chơi, nhóm chơi thoe nhu cầu 1.4.5.3. Nhận xét sau khi chơi - GV nhận xét các góc chơi, nêu các vấn đề tiêu biểu mà trẻ cần chú ý cho lần chơi sau. Quá trình tham gia TCĐVTCĐ, trẻ hứng thú, tích cực giao tiếp để rèn luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp ngày một hoàn thiện hơn. Những tình huống, vấn đề phát sinh trong khi chơi đòi hỏi trẻ phải biết sử dụng ngôn ngữ để thƣơng lƣợng, thuyết phục bạn chơi đẻ đạt đƣợc mục đích của mình, giúp trẻ phát triển kĩ năng thƣơng lƣợng thuyết phục. Trong suốt quá trình chơi, các KNS phải đƣợc trẻ sử dụng hợp lí, nếu không có các KNS thì trò chơi không thể hiện đƣợc. Và đặc biệt hơn nữa là “xã hội trẻ em” trong TCĐVTCĐ là môi trƣờng thuận lợi cho các KNS của trẻ phát triển. Vì vậy, TCĐVTCĐ là phƣơng thức hữu hiệu để GD KNS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Tài liu lun vn s phm 32 of 63. Footer Page 32 of 63. Tải bản FULL (64 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 33. 21 Kết luận chương 1 1. KNS là những kĩ năng giúp cá nhân thích ứng tốt với hoàn cảnh sống và giải quyết ổn thỏa những vấn đề của cuộc sống cá nhân sử dụng phù hợp kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của mình và cho phép cá nhân có thể sống hạnh phúc, hiệu quả và thành công. Có 8 kĩ năng sống cơ bản: giao tiếp, tự tin, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự phục vụ, thể hiện sự cảm thông, phòng tránh xâm hại, hợp tác, lắng nghe tích cực. 2. TCĐVTCĐ là một trong những phƣơng thức hữu hiệu để GD KNS cho trẻ mẫu giáo. TCĐVTCĐ là môi trƣờng giáo dục phù hợp, cung cấp cho trẻ những kiến thức, kĩ năng sống và giáo dục trẻ những phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời. Ngoài ra, tạo cho trẻ cơ hội đƣợc thực hành vận dụng những gì đã đƣợc học vào các tình huống, vấn đề trong cuộc sống nhằm giúp trẻ thích ứng với sự thay đổi của cuộc sống cũng nhƣ giải quyết các vấn đề mà trẻ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. 3. GD KNS thông qua TCĐVTCĐ là nhiệm vụ giáo dục chuyên biệt nhằm tác động sƣ phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm giúp ngƣời học ứng phó có hiệu quả với những yêu cầu, thách thức của cuộc sống bằng cách tạo ra các tình huống, các vấn đề trong TCĐVTCĐ, đòi hỏi trẻ nhập vai lựa chọn và thực hành các kĩ năng sống phù hợp để thích ứng với thay đổi và giải quyết vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh chơi. Tài liu lun vn s phm 33 of 63. Footer Page 33 of 63. Tải bản FULL (64 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 34. 22 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5- 6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ 2.1. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trong Chƣơng trình giáo dục mầm non hiện hành 2.1.1. Mục tiêu giáo dục trong Chương trình giáo dục mầm non Hƣớng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, hƣớng đến hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Nhƣ vậy mục tiêu giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi đã đƣợc đặt ra, tuy chƣa cụ thể và đầy đủ trong mục tiêu chung của Chƣơng trình giáo dục mầm non. 2.1.2. Nội dung giáo dục Theo Thông tƣ số 17/2009/TT-BGDĐT trong Chƣơng trình giáo dục mầm non đƣợc Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kí ban hành: “- Nội dung lĩnh vực phát triển thể chất: bao gồm nhiều KNS nhƣ phòng chống tai nạn thƣơng tích, đảm bảo an toàn cho bản thân, giúp trẻ dễ dàng thích ứng với những thay đổi của môi trƣờng sống. - Nội dung lĩnh vực phát triển nhận thức: có một số hiểu biết về môi trƣờng xung quanh. Trẻ có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, phân tích để tìm mối quan hệ đơn giản. Ngoài ra, có suy nghĩ phê phán về các sự vật, hiện tƣợng gần gũi xung quanh, - Nội dung lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: bao gồm kĩ năng nghe hiểu lời nói trong giao tiếp, kĩ năng phát âm đúng, kĩ năng diễn đạt rõ ràng, biểu cảm và giao tiếp có văn hóa, kĩ năng bày tỏ ý kiến, biết lắng nghe. - Nội dung lĩnh vực phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội: Trẻ có ý thức về bản thân, có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con ngƣời, sự vật ,hiện tƣợng xung quanh. Có một số phẩm chất cá nhân nhƣ tự tin, mạnh dạn, chia sẻ. Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia Tài liu lun vn s phm 34 of 63. Footer Page 34 of 63. 5676100