SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU...............................................................1
I. Giới thiệu tổng quan về kế hoạch.............................................................................1
II. Định nghĩa – các từ viết tắt......................................................................................2
1. Các định nghĩa.......................................................................................................2
2. Các từ viết tắt.........................................................................................................3
CHƯƠNG 2 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CƠ SỞ PHÁP LÝ4
I. Mục đích, đối tượng kế hoạch..................................................................................4
1. Mục đích................................................................................................................4
2. Đối tượng...............................................................................................................4
II. Phạm vi kế hoạch.....................................................................................................4
III. Cơ sở pháp lý..........................................................................................................4
CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI,
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TỈNH QUẢNG NINH..........................6
I. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.....................................................................................6
1. Vị trí địa lý.............................................................................................................6
2. Đặc điểm khí hậu, khí tượng..................................................................................7
3. Đặc điểm đường bờ...............................................................................................8
II. Đặc điểm kinh tế - xã hội.........................................................................................9
1. Về Sản xuất công nghiệp.......................................................................................9
2. Về Nuôi trồng thuỷ sản..........................................................................................9
3. Về dịch vụ, du lịch...............................................................................................10
4. Giao thông...........................................................................................................12
III. Đặc điểm môi trường sinh thái.............................................................................13
1. Hệ sinh thái trên cạn............................................................................................13
2. Hệ sinh thái dưới nước.........................................................................................13
CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ NGUỒN TIỀM ẨN NGUY CƠ TRÀN DẦU
CỦA TỈNH............................................................................17
I. Thống kê sự cố tràn dầu đã xảy ra trong tỉnh.........................................................17
II. Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu.....................................................................17
1. Nguy cơ tràn dầu từ cảng B12.............................................................................18
2. Nguy cơ tràn dầu từ các cảng sông, biển.............................................................19
3. Nguy cơ xảy ra sự cố từ các tàu bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh......................20
4. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ các tuyến hàng hải trên biển............................21
5. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở cảng cá và nơi neo đậu tàu thuyền....................22
6. Nguy cơ xảy ra sự cố từ các phương tiện vận tải thủy trên Vịnh Hạ Long..........25
III. Đặc điểm tính chất lý hoá của các loại dầu hiện có trong tỉnh...........................25
1. Dầu Diesel (DO)..................................................................................................25
2. Dầu Fuel (FO)......................................................................................................26
3. Dầu hoả................................................................................................................26
4. Xăng....................................................................................................................26
IV. Diễn biến của dầu tràn..........................................................................................27
1. Quá trình loang dầu.............................................................................................28
2. Quá trình bay hơi.................................................................................................28
3. Quá trình khuếch tán............................................................................................28
4. Quá trình hoà tan.................................................................................................28
5. Quá trình nhũ tương.............................................................................................28
6. Quá trình lắng kết................................................................................................29
7. Quá trình oxy hoá................................................................................................29
8. Quá trình phân huỷ sinh học................................................................................29
9. Quá trình vận chuyển dầu do gió, sóng và dòng chảy..........................................29
10. Quá trình phân tán tự nhiên...............................................................................29
11. Tương tác dầu với bờ.........................................................................................29
...........................................................................................29
CHƯƠNG 5 CÁC KHU VỰC CÓ THỂ BỊ TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH
HƯỞNG TỪ SỰ CỐ TRÀN DẦU...............................................30
I. Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra tại cảng dầu B12.................30
II. Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra tại cảng sông, biển............30
III. Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra tại các tàu bán lẻ xăng dầu
trên địa bàn tỉnh..............................................................................................................32
CHƯƠNG 6 PHƯƠNG TIỆN TRANG THIẾT BỊ, NHÂN LỰC ỨNG.34
PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA TỈNH VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ......34
I. Về phương tiện, trang thiết bị ứng phó hiện có của tỉnh.......................................34
1. Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh....................................................................................34
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh...................................................................34
3. Cảng vụ Hàng hải tỉnh Quảng Ninh.....................................................................35
4. Công ty xăng dầu B12.........................................................................................35
5. Công ty cổ phần Thành Đạt- Móng Cái...............................................................37
.....................................................................................................................................37
II. Về nhân lực ứng phó.............................................................................................38
3. Cảng vụ Hàng hải tỉnh Quảng Ninh.....................................................................38
III. Nguồn lực bên ngoài (thường trực tại cảng Vạn Gia – TP Móng Cái)...............39
V. Kế hoạch đầu tư, mua sắm trang thiết bị...............................................................42
CHƯƠNG 7 PHÂN CẤP QUY MÔ.............................................45
I. Quy mô sự cố cấp I.................................................................................................45
II. Quy mô sự cố cấp II...............................................................................................45
III. Quy mô sự cố cấp III............................................................................................45
CHƯƠNG 8 QUY TRÌNH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU..............47
I. Quy trình thông báo ứng phó sự cố tràn dầu..........................................................47
1. Quy trình tổng thể................................................................................................47
2. Sơ đồ thông báo...................................................................................................48
3. Mẫu và thủ tục báo cáo sự cố tràn dầu.................................................................49
II. Quy trình báo động................................................................................................52
1. Quy trình tổng thể................................................................................................52
2. Sơ đồ báo động....................................................................................................52
1. Quy trình tổng thể................................................................................................55
2. Sơ đồ Quy trình tổ chức triển khai ứng phó.........................................................57
IV. Danh sách liên lạc.................................................................................................58
1. Danh sách liên lạc nội bộ.....................................................................................60
2. Danh sách liên lạc bên ngoài...............................................................................61
CHƯƠNG 9 CƠ CẤU TỔ CHỨC ỨNG PHÓ................................62
I. Các cơ quan, lực lượng nòng cốt và đơn vị triển khai ứng phó liên quan tại tỉnh 62
II. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và phối hợp ứng phó của tỉnh.............................................63
III. Tổ chức sẵn sàng ứng phó sự cố của tỉnh............................................................63
1. Cấp ứng phó gián tiếp (cấp chỉ đạo ứng phó)......................................................63
2. Cấp ứng phó trực tiếp (cấp thực hiện ứng phó)....................................................64
CHƯƠNG 10 TRÁCH NHIỆM VÀ NHIỆM VỤ KHI CÓ SỰ CỐ.......67
I. Bên gây ô nhiễm......................................................................................................67
1. Đối với sự cố va đâm tàu.....................................................................................67
2. Đối với các kho xăng dầu....................................................................................68
II. Cấp ứng phó gián tiếp............................................................................................69
1. Sự cố tràn dầu mức I............................................................................................69
2. Sự cố tràn dầu mức II, III.....................................................................................69
III. Cấp ứng phó trực tiếp...........................................................................................70
IV. Cơ quan thẩm quyền và đơn vị liên quan.............................................................72
V. Người dân địa phương...........................................................................................73
CHƯƠNG 11 TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ KHI CÓ
SỰ CỐ XẢY RA TRONG TỈNH.................................................74
I. Kế hoạch, chiến lược...............................................................................................74
II. Hoạt động ứng phó hiện trường............................................................................74
- Sự cố bục vỡ ống dẫn dầu, bồn chứa dầu tại các kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh. .74
1. Kịch bản ứng phó và phương án xử lý.................................................................74
2. Các hoạt động ứng phó trên biển.........................................................................83
3. Chiến lược ứng phó ven bờ..................................................................................84
4. Chiến lược ứng phó SCTD trên bờ......................................................................84
5. Các hoạt động quản lý xử lý dầu và rác thải dầu thu hồi.....................................85
6. Các hoạt động đánh giá môi trường.....................................................................88
7. Các hoạt động tuyên truyền, truyền thông đại chúng...........................................89
III. Các thủ tục tài chính và hành chính.....................................................................89
IV. Công tác hậu cần...................................................................................................90
1. Công tác đảm bảo thông tin liên lạc.....................................................................90
2. Công tác đảm bảo phương tiện trang thiết bị nhân lực và các thiết bị vật tư khác
.........................................................................................................................................90
3. Công tác đảm bảo sức khỏe và an toàn tại hiện trường........................................90
4. Công tác đảm bảo an ninh trật tự.........................................................................90
CHƯƠNG 12 QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VÀ KẾT THÚC CÁC HOẠT
ĐỘNG ỨNG PHÓ...................................................................92
I. Kiểm soát các hoạt động ứng phó tại hiện trường.................................................92
II. Quy trình kiểm soát sự cố và kết thúc các hoạt động ứng phó.............................93
CHƯƠNG 13 CÔNG TÁC ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TỪ SỰ CỐ
TRÀN DẦU...........................................................................94
I. Cơ sở pháp lý thực hiện..........................................................................................94
II. Nguyên tắc bồi thường..........................................................................................95
III. Nội dung cơ bản của thủ tục và hồ sơ pháp lý đòi bồi thường...........................95
CHƯƠNG 14 ĐÀO TẠO DIỄN TẬP VÀ CẬP NHẬT VÀ PHÁT TRIỂN
KẾ HOẠCH...........................................................................97
I. Đào tạo.....................................................................................................................97
1. Kế hoạch chương trình đào tạo............................................................................97
2. Danh sách các cán bộ nhân viên sẽ được đào tạo/tập huấn..................................97
3. Những địa điểm có thể gửi đi đào tạo/tập huấn...................................................97
II. Diễn tập..................................................................................................................98
1. Diễn tập báo động................................................................................................98
2. Diễn tập cho các đơn vị chuyên ngành................................................................98
III. Công tác nghiên cứu về ứng phó SCTD..............................................................99
IV. Diễn tập ƯPSCTD................................................................................................99
1. Kịch bản ứng phó................................................................................................99
3. Thời gian tập huấn, diễn tập...............................................................................100
III. Cập nhật, phát triển kế hoạch.............................................................................100
1. Cập nhật kế hoạch..............................................................................................100
2. Phát triển kế hoạch.............................................................................................100
CHƯƠNG 15 QUẢN LÝ TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
.........................................................................................101
I. Quản lý kế hoạch...................................................................................................101
II. Triển khai và thực hiện kế hoạch........................................................................101
PHẦN PHỤ LỤC..................................................................103
MỤC LỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh.......................7
Hình 4.1: Sơ đồ diễn biến dầu tràn trong môi trường biển. .27
...........................................................................................48
Hình 8.1. Sơ đồ thông báo ƯPSCTD.....................................48
Hình 8.2. Sơ đồ báo động ƯPSCTD......................................54
Hình 8.3: Quy trình tổng thể ứng phó SCTD........................56
Hình 8.4: Quy trình tổ chức triển khai ƯPSCTD....................57
Hình 9.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và phối hợp ứng phó của tỉnh
...........................................................................................63
...........................................................................................66
Hình 9.2. Sơ đồ quy trình tổ chức sẵn sàng ứng phó sự cố của
tỉnh.....................................................................................66
Hình 10.1. Sơ đồ quy trình thực hiện nhiệm vụ đối với sự cố
va đâm tàu..........................................................................68
Hình 10.2. Sơ đồ quy trình thực hiện nhiệm vụ đối với sự cố
kho chứa xăng dầu..............................................................69
Hình 10.3. Sơ đồ quy trình nhiệm vụ cấp ứng phó gián tiếp
khi có sự cố tràn dầu...........................................................70
Hình 10.4. Sơ đồ quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác
ƯPSCTD...............................................................................72
Hình 11.1. Quy trình các hoạt động đánh giá môi trường....88
Hình 12.1. Sơ đồ quy trình kiểm soát sự cố và kết thúc hoạt
động ứng phó......................................................................93
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 4.1: Số lượng tàu thuyền ra vào cảng B12 từ 2009 -
2011....................................................................................18
Bảng 4.2: Thống kê cảng biển, cảng sông tỉnh Quảng Ninh.19
Bảng 4.3: Bảng thống kê số tàu bán xăng dầu trên địa bàn
tỉnh.....................................................................................21
Bảng 4.4: Số lượng tàu thuyền ở các địa phương ven biển
tỉnh Quảng Ninh..................................................................22
Bảng 4.5: Danh mục các vị trí neo đậu tàu thuyền tránh bão
năm 2012............................................................................23
Bảng 4.6 Các thông số kỹ thuật của dầu Diesel...................25
Bảng 4.7: Dự báo nhu cầu tiêu dùng xăng, dầu của tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020..................................................27
Bảng 5.1: Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra
tại cảng sông, biển.............................................................30
Bảng 5.2: Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra
tại các tàu bán lẻ xăng, dầu trên địa bàn tỉnh.....................32
Bảng 6.1 Phương tiện, trang thiết bị của Bộ chỉ huy quân sự
tỉnh.....................................................................................34
Bảng 6.2 Phương tiện, trang thiết bị của Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng Tỉnh..................................................................34
Bảng 6.3 Phương tiện, trang thiết bị hiện có của Cảng vụ
Hàng hải tỉnh Quảng Ninh...................................................35
Bảng 6.4 Các tàu có khả năng ứng phó sự cố tràn dầu của
công ty xăng dầu B12.........................................................35
Bảng 6.5 Phương tiện, trang thiết bị của công ty xăng dầu
B12.....................................................................................36
Bảng 6.6 Lực lượng tham gia ứng phó SCTD của Bộ chỉ huy
quân sự...............................................................................38
Bảng 6.7 Lực lượng tham gia ứng phó SCTD của Bộ chỉ huy
Bộ đội biên phòng...............................................................38
Bảng 6.8 Tàu ứng phó của Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu
Miền Bắc.............................................................................39
Bảng 6.9 Phương tiện, trang thiết bị của Trung tâm ứng phó
sự cố tràn dầu Miền Bắc......................................................40
Bảng 6.10: Phụ lục các phương tiện, trang thiết bị cần trang
bị........................................................................................42
Bảng 8.1:Danh sách Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu của
tỉnh.....................................................................................58
Bảng 15.1. Nội dung và tiến độ thực hiện kế hoạch ƯPSCTD
.........................................................................................101
Phụ lục 1: Thống kê hệ thống cảng biển Quảng Ninh........103
Phụ lục 2: Thống kê các tàu kinh doanh xăng dầu trên biển
tỉnh Quảng Ninh................................................................105
Phụ lục 3: Danh sách cảng thuỷ nội địa trên địa bản tỉnh
Quảng Ninh (tính từ T6/2010)............................................108
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu tổng quan về kế hoạch
Quảng Ninh là tỉnh duyên hải địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, với bờ biển khúc
khuỷu dài hơn 250 km, bao gồm nhiều cửa sông và bãi triều, với 2 077 hòn đảo lớn nhỏ.
Vịnh Hạ Long đã 2 lần được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới (năm 1994, 2000).
Nhiều loại trong các hệ sinh thái biển và ven bờ có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cá biển,
tôm hùm, các loài giáp xác và hai mảnh vỏ. Không ít loài trong số chúng thuộc loại quý
hiếm đã được ghi trong Sách đỏ của Việt Nam và Thế giới. Với những đặc điểm vùng
biển rộng, giàu tiềm năng đa dạng sinh học, cùng với những giá trị về cảnh quan thiên
nhiên, giá trị về lịch sử, địa lý, vùng biển Quảng Ninh thực sự là nguồn tài nguyên thiên
nhiên vô giá. Các yêu cầu về quản lý, bảo vệ, ngăn chặn những sự cố môi trường, sự cố
tràn dầu, những yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường biển là nhiệm vụ hết sức
quan trọng.
Hiện nay cùng với sự phát triển của ngành dầu khí và lĩnh vực hàng hải, các sự cố
tràn dầu trên biển đang là một hiểm hoạ môi trường ở nước ta. Việc đảm bảo an toàn giao
thông thủy, cũng như an toàn về cháy nổ ở nước ta chưa chặt chẽ dẫn đến nguy cơ xảy ra
sự cố dầu tràn là rất cao. Từ năm 1987 đến nay đã có trên 100 vụ tràn dầu được ghi nhận
ở vùng biển Việt Nam, trong đó gần 50% là dầu tràn không rõ nguồn gốc. Những vụ tràn
dầu này đã gây tốn kém chi phí ứng cứu, thiệt hại về ngư nghiệp và ảnh hưởng xấu tới
môi trường sinh thái xung quanh khu vực xảy ra sự cố.
Quảng Ninh cũng là địa phương có các công trình xăng dầu thuộc hạng mục công
trình an ninh quốc gia, gồm hai kho xăng dầu với sức chứa 180.000m3
; hệ thống cảng
biển tiếp nhận xăng dầu tiếp nhận tàu có trọng tải đến 40.000 tấn. Việc giao nhận xăng
dầu trên biển được tập trung chủ yếu ở Cảng xăng dầu B12 và cảng Vạn Gia. Đây là hai
khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu lớn ở Quảng Ninh; nếu xảy ra sự cố tràn dầu
mà không có các phương án ứng phó kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và
thiệt hại về kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, tràn dầu có thể phát sinh từ các hoạt động tàu thuyền khác trên vùng
biển tỉnh Quảng Ninh với lưu lượng hàng năm khoảng trên 100.000 lượt tàu vào ra các
cảng, tạo ra nguy cơ rất lớn có thể dẫn đến tràn dầu.
Quảng Ninh là một tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là hoạt
động cảng biển và du lịch. Cảng nước sâu Cái Lân, là nút giao thông đường thuỷ với mật
độ tàu thuyền ra vào cảng rất lớn; ngoài ra còn có hàng trăm tàu thuyền vận chuyển
khách du lịch hoạt động trong vùng vịnh Hạ Long làm tăng nguy cơ va chạm, khả năng
tiềm ẩn sự cố cũng rất lớn.
Cùng với các hoạt động trên, còn có các hoạt động dịch vụ đi kèm như các dịch vụ
buôn bán và vận chuyển, chuyển tải xăng dầu trên biển của các tàu thuyền. Việc quản lý các
hoạt động này hiện nay rất khó khăn do diễn ra trên phạm vi vùng biển rất rộng, trong khi
nhân lực, phương tiện, điều kiện phòng chống ứng cứu sự cố môi trường của các ngành, địa
phương trong tỉnh còn rất thiếu và yếu. Ngoài sự cố tràn dầu trên biển còn có sự cố tràn dầu
trong hệ thống sông ngòi, trong đất liền và các tuyến ống xăng dầu đặt ven biển.
Theo thống kê của Chi cục Môi trường, từ năm 1999 đến nay ở Quảng Ninh đã xảy
ra hơn 10 sự cố tràn dầu gây hậu quả nghiêm trọng.
1
Với những lý do trên, việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh
Quảng Ninh là nhiệm vụ hết sức cấp thiết, giúp nâng cao hiệu quả công tác ứng phó sự cố
tràn dầu và hạn chế thiệt hại về môi trường.
II. Định nghĩa – các từ viết tắt
1. Các định nghĩa
“Dầu và các sản phẩm của dầu” bao gồm:
Dầu thô: là dầu từ các mỏ dầu khai thác chưa qua chế biến
Dầu thành phẩm: là các loại dầu đã qua chế biến như xăng, dầu hỏa, dầu máy bay,
dầu diesel (DO), dầu mazut (FO) và các loại dầu bôi trơn, bảo quản, làm mát khác.
Các loại khác: dầu thải, nước la canh từ hoạt động của tàu biển, tàu sông, của các
công trình nổi hoặc từ súc rửa, sửa chữa tàu
“Sự cố tràn dầu”: là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa khác nhau từ lòng
đất thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây
ra không kiểm soát được.
“Ứng phó sự cố tràn dầu”: là các hoạt động sử dụng lực lượng, phương tiện,
thiết bị nhằm xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa nguồn dầu tràn ra môi trường.
“Khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu”: là các hoạt động nhằm làm sạch đất,
nước, hệ sinh thái khu vực bị nhiễm dầu và các biện pháp hạn chế thiệt hại, phục hồi môi
sinh, môi trường sau sự cố tràn dầu.
“Thời gian ứng phó”: là khoảng thời gian từ khi cảnh báo cho đến khi các
phương tiện ứng phó sẵn sàng khống chế các nguồn dầu tràn, nghĩa là tổng thời gian huy
động và di chuyển.
“Thời gian huy động”: là khoảng thời gian từ khi cảnh báo cho đến khi các
phương tiện phòng chống chuẩn bị xong để di chuyển đến vị trí tràn dầu.
“Cơ sở”: là các cơ quan, đơn vị, cá nhân có phương tiện, thiết bị gây ra hoặc có
nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu
“Chủ cơ sở”: là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chịu trách nhiệm toàn diện về
pháp lý đối với các hoạt động của cơ sở.
“Chỉ huy hiện trường”: là người được phân công hoặc được chỉ định trực tiếp
chỉ huy mọi hoạt động ứng phó tại nơi xảy ra sự cố tràn dầu.
“Sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng”: là sự cố tràn dầu xảy ra với khối lượng
lớn, dầu tràn ra trên diện tích rộng, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố hoặc trên địa bàn
nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản, môi trường và đời sống nhân
dân.
“Khu vực ưu tiên bảo vệ”: là các khu tập trung dân cư; điểm nguồn nước phục
vụ sinh hoạt và sản xuất; điểm di tích lịch sử được xếp hạng; khu du lịch, sinh thái; khu
dự trữ sinh quyển; khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung.
2
2. Các từ viết tắt
BVMT Bảo vệ môi trường
BCĐ Ban chỉ đạo
BCH Ban Chỉ huy
BCHPCLB&TKCN Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn
BTN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường
CSSX Cơ sở sản xuất
CP Chính phủ
C Carbon
DO Diesel Oil
FO Fuel Oil – Dầu nhiên liệu
GO Dầu khí
GIS Hệ thông tin địa lý (Geography Information System)
H Hydro
HFO Dầu nhiên liệu nặng (Heavy fuel oil)
IMF Dầu FO trung bình
KHƯPSCTD Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
KCN Khu công nghiệp
KO Kerosene Oil – Dầu hỏa
NĐ Nghị định
O Oxy
PCP Cơ quan đầu mối tại địa phương (Province Contact Point)
PCLB&TKCN Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn
PVN Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam)
PT.SKAT&MT Phụ trách Sức khoẻ, An toàn và Môi trường
QH Quốc hội
QĐ Quyết định
SCTD Sự cố tràn dầu
TN&MT Tài nguyên và môi trường
TTg Thủ tướng
ƯPSCTD Ứng phó sự cố tràn dầu
UBQGTKCN Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn (Vietnam Search and
Rescure Committee)
UBND Uỷ Ban Nhân Dân
3
CHƯƠNG 2 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CƠ SỞ PHÁP LÝ
I. Mục đích, đối tượng kế hoạch
1. Mục đích
- Kế hoạch ƯPSCTD nhằm đảm bảo sẵn sàng ứng phó kịp thời và phối hợp hiệu
quả khi có SCTD xảy ra tại khu vực vùng biển Quảng Ninh để giảm tới mức thấp nhất
thiệt hại về môi trường, kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân;
- Hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách, tổ chức, phân định trách nhiệm, xây
dựng lực lượng chuyên trách làm nòng cốt cho hoạt động ƯPSCTD;
- Hoàn thiện cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết trong hoạt động
ƯPSCTD;
- Nâng cao năng lực trong công tác ƯPSCTD trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng
- Cảng xăng dầu B12, Cảng Vạn Gia;
- Các cảng, khu vực neo đậu tàu thuyền trên địa bàn tỉnh;
- Tàu vận chuyển dầu và các sản phẩm của dầu bằng đường thủy;
- Các hoạt động hàng hải;
- Các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
II. Phạm vi kế hoạch
Phạm vi của kế hoạch tập trung vào khu vực ven bờ (bao gồm các khu vực cửa
sông và trong sông, các bến cảng xăng dầu chuyên dùng) và khu vực ngoài khơi vùng
biển Quảng Ninh.
III. Cơ sở pháp lý
1. Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp
hành Trung ương khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
2. Bộ luật hàng hải của Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
40/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
3. Luật Bảo vệ môi trường của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
4. Nghị định thư 1992 sửa đổi Công ước quốc tế về giới hạn trách nhiệm dân sự
đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu, năm 1969 (CLC 92).
5. Nghị định số 101/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về việc thu thập, quản lý, khai
thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên, môi trường biển.
6. Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009 về việc quản lý tổng hợp tài
nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
7. Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
4
8. Nghi định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
9. Nghị định 113/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ Quy
định về thiệt hại đối với môi trường.
10. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020.
11. Quyết định 129/2001/QĐ-TTg, ngày 20/08/2001 của Thủ tướng Chính phủ
về việc “Phê duyệt kế hoạch Quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 – 2010”
12. Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
13. Quyết định số 80/2008/QĐ-TTg ngày 13/6/2008 của Chính phủ về việc phê
duyệt đề án hợp tác quốc tế về biển đến 2020.
14. Căn cứ văn bản số 360/UBND-MT ngày 13/02/2009 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh “Về việc triển khai xây dựng, cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố tràn
dầu, bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ”;
15. Công văn số 69/CV-UB ngày 05/3/2009 của ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu
nạn về việc “Hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn
dầu, Bản đồ nhạy cảm các tỉnh, thành phố ven biển”
5
CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI,
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TỈNH QUẢNG NINH
I. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, có nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú dồi dào, với bờ biển khúc khuỷu dài trên 250km, nhiều cửa sông
và bãi triều, bên ngoài là hơn 2.077 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên; còn
lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận
giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các
huyện Bình Liêu, Hải Hà và thành phố Móng Cái) giáp tỉnh Quảng Tây với 118,6 km
đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc
Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. (hình 1.1).
Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả nước ở phía Bắc để chuyển
tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng khác trong cả
nước và với nước ngoài, đồng thời cũng có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và
hàng không với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và thế giới
Toàn tỉnh có 14 huyện, thị xã, thành phố, gồm 4 thành phố, 1 thị xã, 9 huyện,
trong đó có 2 huyện đảo và 186 xã, phường, thị trấn. Diện tích đất tự nhiên hơn
611.081,3 ha, chiếm 1,85% diện tích đất tự nhiên toàn quốc (diện tích các đảo chiếm
11,5%). Dân số 1.144.381 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là
1,3% (trung bình cả nước là 1,2%). Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, dân số của tỉnh
tăng nhanh do ảnh hưởng của yếu tố thu hút lực lượng lao động đến làm việc tại các cơ
sở kinh tế trên địa bàn tỉnh. Hiện nay lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ trên 56% dân
số, trong đó lao động trong ngành công nghiệp và thủ công nghiệp chiếm khoảng 30%
tổng số lao động toàn tỉnh. (Theo số liệu năm 2010).
Giới hạn bởi toạ độ địa lý:
- Vĩ độ Bắc: 20o
40' đến 21o
40'
- Kinh độ Đông: 106o
26' đến 108o
31'
6
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
2. Đặc điểm khí hậu, khí tượng
Quảng Ninh nằm trong phân khu Đông Bắc Bắc Bộ, có nền chung khí hậu là khí
hậu nhiệt đới gió mùa, mùa Đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. Vùng
này bị ảnh hưởng trực tiếp của các khối hoàn lưu khí hậu miền Bắc Việt Nam.
Theo số liệu quan trắc của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Quốc Gia, Quảng Ninh
có lượng bức xạ trung bình hàng năm 115,4 kcal/ cm2
. Nhiệt độ không khí trung bình
hàng năm trên 210
C. Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%. Lượng mưa hàng năm
lên tới 1.700 - 2.400 mm; số ngày mưa hàng năm từ 90-170 ngày. Mưa tập trung nhiều
vào mùa hạ (hơn 85%) nhất là các tháng 7 và 8. Mùa đông chỉ mưa khoảng 150 đến
400 mm.
So với các tỉnh Bắc Bộ, Quảng Ninh chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc mạnh
hơn. Gió thổi mạnh và so với các nơi cùng vĩ độ thường lạnh hơn từ 1 đến 30
C. Trong
những ngày gió mùa đông bắc, ở vùng núi cao Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà nhiệt độ có
khi xuống dưới 00
C.
Quảng Ninh cũng chịu ảnh hưởng lớn của bão tố. Bão thường đến sớm (các
tháng 6, 7, 8). Trung bình mỗi năm có 5-6 cơn bão. Phần lớn là bão nhỏ và vừa, chỉ có
cường độ mạnh ở vùng đảo và ven biển.
Do diện tích lớn lại có nhiều vùng địa hình nên khí hậu giữa các vùng có khác
nhau. Thành phố Móng Cái lạnh hơn lại mưa nhiều: nhiệt độ trung bình năm là 220
C,
lượng mưa trung bình năm tới 2.751 mm. Thị xã Quảng Yên có nhiệt độ trung bình
năm là 240
C, lượng mưa trung bình năm là 1.700 mm. Vùng núi cao của Hoành Bồ, Ba
7
Chẽ khí hậu khá khắc nghiệt; mỗi năm thường có 20 ngày sương muối và lượng mưa
hàng năm thấp. Cũng là miền núi nhưng Bình Liêu lại có mưa lớn (2.400 mm); mùa
đông kéo dài tới 6 tháng. Vùng hải đảo lại không phải là nơi mưa nhiều nhất, chỉ từ
1.700 đến 1.800 mm/ năm, nhưng lại là nơi rất nhiều sương mù về mùa đông. Nhìn
chung, do tác động của biển, khí hậu Quảng Ninh mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát
triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác.
3. Đặc điểm đường bờ
Địa hình bờ biển Quảng Ninh phát triển trên nền cấu trúc địa chất thuộc miền
uốn nếp Mesozoi Việt – Trung và miền trũng chồng Kainozoi Hà Nội. Đặc điểm địa
hình bờ biển Quảng Ninh về phía lục địa là vùng núi thấp và cứng, tuổi chủ yếu là
Menozoi, thuộc về hệ tầng Trias chứa than Hòn Gai và giới Palezoi thuộc đá vôi
Carbon-Permi. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng bờ biển Quảng Yên đến Hòn Gai – Cẩm
Phả. Các đồi bát úp có tuổi chủ yếu Jura, phân bố từ Tiên Yên – Đầm Hà đến Móng
Cái.
Địa hình đường bờ khúc khuỷu, bị phân cắt bởi hệ thống sông suối dầy đặc. Các
sông suối ở bờ biển Quảng Ninh ngắn và dốc, lưu lượng nhỏ. Tiêu biểu cho các sông
suối vùng này là sông Ka Long, Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Mông Dương.
Phía ngoài đường bờ biển là các đảo dài nằm song song với đường bờ ở phần phía bắc
và các quần đảo đá vôi núi sót Bái Tử Long, Hạ Long ở phía Nam.
Do đặc điểm của cấu tạo địa chất, kiến tạo, khí hậu nhiệt đới Việt Nam và các
quá trình địa mạo động lực biển, bờ biển Quảng Ninh có các kiểu sau:
- Bờ biển vụng vịnh – Đanmat: biểu hiện đặc tính có phương kiến tạo song song
với hướng chung đường bờ. Các đảo dài ngoài biển ven bờ có phương cấu trúc nằm
song song với đường bờ. Các đảo dài Vĩnh Thực, Cái Chiên, Cái Bầu,… tạo với bờ lục
địa, hình thành các vũng vịnh tương đối kín. Chúng phân bố từ bờ biển Móng Cái đến
Cửa Ông.
- Bờ biển Karst đá vôi núi sót nhiệt đới: được thành tạo do cách đồng karst núi
sót bị nhấn chìm xuống nước biển và đặc trưng bời hàng nghìn hòn đảo đá vôi lớn nhỏ
với độ cao khác nhau ở ven bờ. Đó là các đảo ở các Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long.
Chúng phân bố từ bờ biển Cửa Ông đến Hòn Gai – Bãi Cháy – Cát Bà. Bờ biển và hải
đảo thường có sườn vách dốc từ 50-600 đến 900. Các đảo với độ cao 25m, 50m, 70m,
150m và 200m. Trên một số đảo và bờ biển còn xuất hiện một số hang động karst có
ngấn nước biển cổ. Các hang động cổ thường có kiến trúc đẹp và đang được khai thác
làm điểm tham quan du lịch. Các đảo kiểu bờ này đã tạo ra danh lam thắng cảnh thiên
nhiên của vịnh Hạ Long kỳ diệu và đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Bờ biển Quảng Ninh có độ khúc khuỷu lớn, nhiều đảo ven bờ kín sóng gió, tạo
ra nhiều vụng vịnh khác nhau, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển như Móng
Cái, Hòn Gai, Cái Lân, Cẩm Phả, Vạn Gia. Do đặc điểm của hình thái địa hình và cấu
tạo đất đá, bờ biển Quảng Ninh có các vũng vịnh đặc trưng sau:
- Vũng vịnh kín gió do có các đảo dài chắn ngoài phía biển: Chúng thông ra
biển bởi các eo biển Cửa Đại, Cửa Tiểu, Cửa Bò Vàng. Các vịnh này có bờ vịnh bất đối
xứng. Bờ phía lục địa thoải, phát triển rừng ngập mặn, cỏ biển. Bờ phía các đảo Vĩnh
Thực, Cái Chiên thì dốc và không phát triển rừng ngập mặn. Đáy vịnh thường có đá
ngầm. Trầm tích đáy là cát và bùn.
8
- Vũng vịnh bán kín được che chắn bởi nhiều đảo nhỏ bên ngoài biển: Đây là
các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long. Các vịnh này thường sâu hơn và có các bờ đảo đá vôi
vách dốc đứng. Vịnh được hình thành trong quá trình bị nhấn chìm của cánh đồng
Karst cổ, nhiệt đới vào cuối thời kỳ biển tiến Flandrian. Đáy vịnh còn để lại các dấu ấn
của các thung lũng Karst cổ bị nhấn chìm. Các thung lũng Karst cổ này cố độ sâu 5-
6m, đôi chỗ sâu đến 10m so với mặt đáy vịnh. Trầm tích dưới đáy thung lũng Karst cổ
là cát, cuội sỏi phía trên là bùn sét.
- Vụng vịnh kín nằm sâu trong lục địa: Đây là vịnh hầu như không bị tác động
của sóng biển. Vịnh Cửa Lục có dạng làm tam giác gần như khép kín. Vịnh này thông
ra vịnh Hạ Long qua eo Bãi Cháy – Hòn Gai rộng khoảng 200m. Bờ vịnh phát triển các
rạch triều và rừng ngập mặn, cửa vịnh sâu. Ở vịnh này đã được xây dựng cảng Xăng
dầu “B12”, một trong các cảng xăng dầu lớn nhất của nước ta. Phần bờ bên trong của
Vịnh được cấu tạo bởi đá gắn kết yếu, tuổi Neogen thuộc hệ tầng Nà Dương gồm cuội
kết, sỏi kết và sét than.
Bờ vụng vịnh cũng phát triển các bãi triều cao và bãi triều thấp tương tự vùng
bờ vụng vịnh Tiên Yên, Đầm Hà nhưng ranh giới không được rõ ràng. Mạng lưới rạch
triều và rừng ngập mặn ở đây tương đối phát triển. Ngày nay do phát triển kinh tế, đôi
chỗ đã được khai thác nuôi trồng thủy sản.
Đường bờ biển trên bản đồ là đường có mực nước biển trung bình giữa giới hạn
mực nước cực đại phía trên về phía lục địa và giới hạn mực nước biển cực tiểu phía
dưới về phía biển. Đường bờ biển thực chất là toàn bộ đới bãi bao gồm cả các bãi triều
cao và bãi triều thấp. Các bãi triều cao chỉ bị ngập khi có biên độ triều cực đại trong
tháng hoặc có nước dâng do bão và gió mùa. Giới hạn dưới của bãi triều là mực triều
trung bình. Bãi triều thấp thường xuyên bị ngập nước được giới hạn trên bởi mực nước
triều trung bình và giới hạn dưới là mực nước triều kiệt. Địa hình đường bờ chia ra hai
dạng: dạng mài mòn và dạng tích tụ. Dạng mài mòn thường các bờ biển và hải đảo có
cấu tạo đá cứng (đá gốc), và có dạng sạt lở xảy ra đối với các bãi tích tụ cấu tạo bởi đất
đá bở rời.
- Bờ biển mài mòn: bờ mài mòn đá gốc phát triển rất rộng rãi, phân bố chủ yếu
trên các đoạn bờ ven biển và hải đảo có cấu tạo đá cứng gắn kết vững bên như các đá
cát kết, bột kết, đá vôi… Bờ biển mài mòn đá gốc thường dốc 50-600
đến 900
, có dạng
vách dốc. Bờ xói lở phát triển trên các đoạn bờ có cấu tạo đất đá bở rời. Các đoạn bờ
xói lở phân bố ở cửa Ông, bờ đảo Quan Lạn, đảo Cái Chiên, đảo Vĩnh Thực.
II. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Quảng Ninh là một tỉnh có điều kiện tự nhiên đa dạng phong phú về nhiều mặt.
Đó là những tiềm năng to lớn để tỉnh phát triển một nền kinh tế khá toàn diện từ sản
xuất công, nông, ngư nghiệp đến phát triển thương mại, dịch vụ. Cụ thể:
1. Về Sản xuất công nghiệp
Theo quangninh.gov.vn, tính đến tháng 10/2011 ngành đóng mới tàu ước đạt
242.401 tấn, đạt 53,87% kế hoạch năm (450.000 tấn). Tính chung 10 tháng năm 2011,
giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2010.
2. Về Nuôi trồng thuỷ sản
9
Vùng biển ven bờ Quảng Ninh có tiềm năng lớn cho phát triển nuôi trồng thuỷ
sản. Sự khúc khuỷu của đường bờ và hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều vũng vịnh và
rừng ngập mặn…đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trên. Tổng sản lượng thuỷ
sản đến 15/10/2011 ước đạt 73.607 tấn, đạt 94,4% kế hoạch (kế hoạch 78.000 tấn). Giá
trị kim ngạch chế biến thủy sản xuất khẩu 10 tháng ước đạt 22,354 triệu USD đạt 93%
kế hoạch và tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2010.
3. Về dịch vụ, du lịch
Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều địa danh nổi tiếng trong bản đồ du lịch cần đến
trong nước, khu vực và thế giới; có những cảnh quan nổi tiếng như: vịnh Hạ Long,
vịnh Bái Tử Long; nhiều bãi biển đẹp: Trà Cổ, Cô Tô, bãi Dài, Quan Lạn, Minh Châu
(huyện Vân Đồn); đảo Tuần Châu; núi Bài Thơ ... rất thuận lợi cho phát triển du lịch
biển đảo, du lịch sinh thái. Ngoài cảnh quan thiên nhiên là nguồn tài nguyên du lịch
đặc sắc của tỉnh, Quảng Ninh còn là nơi du lịch tâm linh của cả nước và khu vực.
Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội
truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia như chùa Yên Tử, đền
Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn, lễ hội Tiên công
ở vùng Hà Nam thị xã Quảng Yên... đây là những điểm thu hút khách thập phương đến
với các loại hình du lịch văn hóa tâm linh, nhất là vào những dịp lễ hội.
Theo quangninh.gov.vn. Hoạt động du lịch đảm bảo duy trì mức tăng trưởng.
Tính đến tháng 10 năm 2011, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt trên 6
triệu lượt khách, bằng 111,1% kế hoạch, tăng 10,8% so cùng kỳ, trong đó khách quốc
tế 2,3 triệu lượt. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 6,25% so với
cùng kỳ năm 2010.
Hoạt động vận tải hàng hoá và hành khách: Hoạt động vận tải hành khách hoạt
động ổn định, đáp ứng nhu cầu đi lại. Khối lượng vận chuyển hàng hoá tháng 10/2011
ước đạt 1,856 triệu tấn (tháng trước 1,812 triệu tấn), tính chung 10 tháng ước đạt
16,874 triệu tấn, đạt 128,1% kế hoạch (kế hoạch 13,17 triệu tấn); vận chuyển hành
khách tháng 10 ước đạt 2,863 triệu lượt (tháng trước 2,792 triệu lượt), tính chung 10
tháng ước đạt 25,578 triệu hành khách, đạt 124,8% kế hoạch (kế hoạch 20,5 triệu lượt).
Trên cơ sở tiềm năng trên, định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020 đã xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, và sẽ
tập trung phát triển 4 khu du lịch chính là: Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái, Uông Bí -
Đông Triều - Thị xã Quảng Yên thành trung tâm du lịch lớn. Ngoài ra có một số khu
vực đóng vai trò rất lớn phát triển kinh tế của tỉnh. Các khu vực này có những tiềm
năng du lịch chính như sau:
* Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553 km2
với 1.969 đảo, đã hai lần được UNESCO
công nhận là Di sản thế giới. Trên vịnh có nhiều đảo đất, hang động, bãi tắm, cảnh
quan đẹp thuận lợi cho phát triển nhiều điểm, nhiều hình thức du lịch hấp dẫn. Theo dự
thảo phát triển văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2011-2016, dự kiến từ nay đến
năm 2016, ngành Văn hóa - Thể thao và du lịch sẽ xây mới một loạt bảo tàng cấp quốc
gia, trong đó có Bảo tàng sinh thái Hạ Long. Do lợi thế có vịnh Hạ Long 2 lần được
công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Với tổng diện tích 1.553 km2
, bao gồm 1.969
hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được
Thế giới công nhận có diện tích 434 km2
bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với
ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông).
10
Với nhiều hang động đẹp và huyền ảo như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ,
Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung đã đưa danh tiếng của vịnh Hạ Long là một trong
những điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới…Bên cạnh đó, vùng biển Hạ Long cũng
rất phong phú về các loại động vật và thực vật dưới nước. Theo nghiên cứu có 950 loài
cá, 500 loài động vật thân mềm và 400 loài giáp xác, trong đó có nhiều loài hải sản có
giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nhụ, cá song, cá tráp, cá chim và tôm, cua, mực, ngọc
trai, bào ngư, sò huyết… 117 loài san hô thuộc 40 họ, 12 nhóm.
* Huyện đảo Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) ôm trọn vịnh Bái Tử Long, một quần thể
biển đảo mà vẻ kỳ thú, giá trị địa chất, tính đa dạng sinh học có những yếu tố tương
đồng với vịnh Hạ Long. Nhiều đảo có dạng cấu tạo đá vôi, thường chỉ cao 200 đến
300m so với mặt biển và có nhiều hang động. Nằm cạnh vịnh Hạ Long, một di sản
thiên nhiên thế giới nhưng du lịch Vân Đồn mới được du khách biết đến vài năm gần
đây. Đặc biệt, trong lòng Vịnh Bái Tử Long còn có Vườn Quốc gia Bái Tử Long có
diện tích 15.783 ha, bao gồm 6 đảo lớn và 24 đảo nhỏ. Nơi đây là khu bảo tồn sinh thái,
với nhiều loài động, thực vật phong phú, đa dạng. Do huyện Vân Đồn có Vườn quốc
Gia Bái Tử Long nên mục tiêu phát triển du lịch ở đây là phát triển bền vững, trong đó
ưu tiên hàng đầu công tác bảo vệ môi trường. Các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa
bàn đều có cam kết bảo vệ môi trường. Đối với phát triển thủy sản chỉ tập trung nuôi
các loài nhuyễn thể như khai thác chế biến sứa, sá sùng; nuôi tu hài, hàu biển, bào ngư,
ngọc trai…. Đồng thời hạn chế thấp nhất việc nuôi cá lồng bè trên khu vực biển Vân
Đồn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
* Móng Cái là thành phố có nhiều tiềm năng phát triển ngành "công nghiệp không
khói". Ngoài vị trí địa lý thuận lợi là có cửa khẩu quốc tế, lại tiếp giáp với nhiều địa
danh du lịch hấp dẫn của nước bạn Trung Quốc như Quế Lâm, Bắc Hải, Phòng Thành,
Móng Cái còn được thiên nhiên ưu đãi với những cảnh đẹp tự nhiên nổi tiếng. Bãi biển
Trà Cổ, mũi Sa Vĩ - điểm khởi đầu hình chữ S trên bản đồ Việt Nam và một số hồ, đập
nước có cảnh quan đẹp như Tràng Vinh, Quất Đông v.v... chính là điều kiện lý tưởng để
phát triển loại hình du lịch sinh thái. Với chiều dài bờ biển 50 km, có vùng biển rộng,
diện tích bãi triều lớn, thuận lợi cho việc phát triển nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế
biến thuỷ, hải sản (hiện nay đã khoanh nuôi được 410 ha). Nằm trong quần thể du lịch
sinh thái Hạ Long, Cát Bà, Trà Cổ, có bãi cát mịn, sóng được gió lớn mang từ biển vào
một nét riêng biệt, độc đáo đã tạo nên tài nguyên biển ở Móng Cái hứa hẹn nhiều tiềm
năng phát triển các điểm du lịch biển lý tưởng.
* Cô Tô là một huyện đảo nằm trong vịnh Bắc Bộ bao gồm các đảo Cô Tô lớn, đảo
Cô Tô nhỏ, đảo Thanh Lâm, đảo Trần và vô số hòn đảo nhỏ khác... Ngoài tắm biển, du
khách còn có thể thăm quan rừng tự nhiên, hải đăng, cầu cảng, làng đánh cá, các vịnh
biển, bãi đá tự nhiên...
* Cẩm Phả: Thiên nhiên ưu đãi cho Cẩm Phả lợi thế để phát triển ngành du lịch dịch
vụ. Nằm cạnh vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ Long kết hợp với hang Vũng Đục, Đảo Rều,
Đền Cửa Ông và suối khoáng nóng Quang Hanh hàng năm sẽ thu hút một lượng khách
du lịch khá lớn. Vào đầu năm với lễ hội đền Cửa Ông có hàng trăm ngàn lượt người tới
tham quan vãn cảnh và du lịch văn hoá. Có trên 70 km bờ biển chạy dọc theo vịnh Bái
Tử Long từ Quang Hanh đến cầu Ba Chẽ. Tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Cẩm Phả
khá đa dạng với nhiều khu nuôi trồng thuỷ hải sản như: tôm, cua, cá, sò huyết, hầu
hà… Đây là điều kiện thuận lợi để Cẩm Phả phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng
thuỷ sản phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
11
* Thị xã Quảng Yên: với diện tích bãi triều rộng trên 12.000 ha, được thừa hưởng
nguồn lợi lớn từ cửa sông Nam Triệu và một số nhánh sông khác tải phù sa ra biển nên
ở đây được đánh giá có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản dẫn đầu tỉnh Quảng Ninh. Trong
giai đoạn từ 2001 đến 2010, giá trị sản xuất thuỷ sản tăng bình quân 12,9% và sản
lượng tăng 11,6%/năm; diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 7.155 ha. Sản lượng nuôi trồng
đạt 5.400 tấn (gồm tôm 2.300 tấn; cá 2.700 tấn và các hải sản khác 400 tấn).
Với việc xác định du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tâm linh là hai hướng phát
triển chủ đạo trong chiến lược phát triển của ngành Du lịch Việt Nam thì tiềm năng du
lịch sinh thái của Quảng Ninh gồm các thắng cảnh biển đảo, các vườn quốc gia và khu
bảo tồn cùng sự phong phú của đa dạng sinh học sẽ là nguồn lợi lớn mà tỉnh Quảng
Ninh cần gìn giữ, bảo tồn và phát huy.
4. Giao thông
Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh bao gồm: giao thông đường bộ, đường
thuỷ nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàng không:
* Đường bộ: Quốc lộ: có 5 tuyến với 381 km; trong đó chủ yếu đường đạt cấp
IV, cấp III (Đồng bằng), còn lại 32 km đường Quốc lộ 279 (84%) đạt cấp V mặt đường
đá dăm nhựa;
- Đường tỉnh: có 12 tuyến với 301 km, trong đó đường đạt cấp IV, cấp III là 154
km (chiếm 51%), còn lại là cấp thấp, chủ yếu là mặt đường đá dăm nhựa;
- Đường huyện: tổng số 764 km; đã cứng hoá mặt đường 455 km, đạt 60%; khối
lượng còn lại cần đầu tư 309 km, chiếm 40%;
- Đường xã: tổng số 2.233 km đường xã; đã cứng hoá mặt đường 527 km, đạt
24%; khối lượng còn lại cần đầu tư 1.706 km, chiếm 76%.
- Bến, tuyến vận tải khách: toàn tỉnh có 16 bến xe khách, trong đó 6 bến xe liên
tỉnh hỗn hợp;
- Tuyến vận tải khách: toàn tỉnh có 125 tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh và
liên tỉnh liền kề; 18 tuyến vận tải khách nội tỉnh và 11 tuyến xe buýt.
* Đường thuỷ nội địa:
- Bến: toàn tỉnh có 96 bến thuỷ nội địa;
- Luồng: đã đưa vào cấp quản lý 642 km đường thuỷ nội địa.
- Về đường thủy: phục vụ công tác vận tải thuỷ bao gồm các bến cảng và hệ
thống luồng, lạch. Ở Quảng Ninh, trong 14 huyện, thị xã, thành phố chỉ duy nhất Bình
Liêu là huyện không có vận tải thuỷ, 13 huyện, thị xã, thành phố còn lại đều có sông,
suối hoặc ở ven biển nên thuận lợi trong vận tải thuỷ.
- Toàn tỉnh có 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc Danh mục cảng biển trong Quy
hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Cảng Cái Lân: đây là cảng nước sâu được đầu tư xây dựng thành cảng biển lớn,
có thể cập tàu 3-4 vạn tấn, vừa bốc xếp hàng rời, vừa bốc xếp hàng container.
Cảng Vạn Gia: là cảng cửa ngõ giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam và Trung
Quốc, là vùng neo đậu chuyển tài hàng hoá. Cảng có chiều dài luồng tự nhiên 7 hải lý,
độ sâu 7,5 m, đảm bảo cho tàu 10.000 DWT ra vào an toàn.
12
Cảng Cửa Ông: là cảng chuyên dùng xuất than ở khu vực Cẩm Phả. Cảng có
chiều dài 300m, độ sâu 9,5m, tàu 50.000 DWT ra vào thuận tiện.
Cảng Hòn Nét: nằm trong vịnh Bái Tử Long, có độ sâu 16 m và khu vực đậu tàu
rộng lớn.
Cảng Mũi Chùa: có độ sâu 3,3 m, có thể đón tàu 1.000 DWT áp bến.
* Đường sắt:
- Toàn tỉnh có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép-Hạ Long (hiện nay
đang cải tạo tuyến Yên Viên – Cái Lân khổ đôi 1,0m và 1,435m). Ngoài ra còn có hệ
thống đường sắt chuyên dùng ngành than.
* Các cảng hàng không:
- Trong thời kỳ chiến tranh, có một số sân bay trực thăng phục vụ quân sự; đến
nay, chỉ còn sân bay trực thăng Bãi Cháy đang khai thác và sân bay trực thăng Tuần
Châu phục vụ du lịch. Hiện nay Chính phủ đã phê duyệt cảng hành không và sân bay
tại xã Đoàn Kết huyện Vân Đồn
Tóm lại, sự phát triển của ngành hàng hải nói chung, hệ thống cảng biển và các
hoạt động vận tải thuỷ nói riêng, là rất quan trọng, đóng góp cho sự tăng trưởng của
nền kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, nếu các hoạt động này không được quản lý và kiểm
soát chặt chẽ, sẽ là những rủi ro tiềm tàng gây SCTD.
III. Đặc điểm môi trường sinh thái
Theo báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch phát triển vành đai
kinh tế ven biển Bắc Bộ (ĐMC) Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1. Hệ sinh thái trên cạn
- Sự phân bố thực vật theo độ cao
+ Vùng bãi triều ngập mặn, cửa sông
Các bãi triều ngập trung bình có loài sú. Tại các bãi triều cao là nơi sinh sống
của các loài giá, cóc vàng, ôrô. Trên các bờ sông, bờ đầm, ít bị ngập mặn phần lớn xuất
hiện các loài tra, củi biển, dứa dại, cóc kèn.
+ Vùng bãi cát:
Các loài phi lao được trồng cùng với một số loài cây bụi và cỏ biển để ngăn cát.
+ Vùng gò đồi ven biển đến độ cao 200m:
Các loài lim xanh, lim dẹt, sồi phẳng, dẻ quấn, dẻ cau, sồi hồng, hà nu, trâm,
dung, ngát, bạch đàn trắng, bạch đàn lá nhỏ, quế, thông mã vĩ, thông nhựa… khá phổ
biến.
Vườn Quốc gia Bái Tử Long: thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm trong ranh
giới hành chính huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có diện tích khoảng 15.738 ha
Vườn được thành lập theo Quyết định số 85/2001/QĐ - TTg ngày 01/6/2001 của Thủ
tướng Chính phủ, trên cơ sở chuyển hạng và mở rộng Khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn.
2. Hệ sinh thái dưới nước
13
Theo báo cáo xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh
đến 2020 do Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia thực
hiện.
- Tại khu vực biển xác định được 79 loài và nhóm động vật nổi thuộc các nhóm
Chân Mái Chèo Copepoda, nhóm Râu ngành Cladocera và các nhóm khác. Trong thành
phần ĐVN, nhóm Giáp xác chân chèo Copepoda có só lượng loài cao nhất chiếm 74%,
nhóm giáp xác Râu ngành chiếm 8%, các nhóm khác chiếm 18%. Trong các vùng
biển, khu vực cửa sông Tiên Yên có số lượng loài cao nhất, tiếp đến là vùng Cửa Ông,
vùng Vịnh hạ Long, vùng ven biển từ hải Hà đến Móng cái, vùng ven Biển Vân Đồn,
khu vực Tuần Châu và cuối cùng là vùng biển ven bờ TP. Hạ Long.
Mật độ động vật nổi (ĐVN) cao nhất thuộc về khu vực cửa Lục (13910.3
con/m3
), tiếp đến là khu vực Tiên Yên, Vịnh Hạ Long, Cửa Ông, ven biển thành phố
Hạ Long, và cuối cùng là khu vực Vân Đồn (636 con/m3
). Trong cấu trúc mật độ số
lượng ĐVN, nhóm Giáp xác Chân chèo thường chiếm ưu thế tuyệt đối, sau đến các
nhóm khác và cuối cùng là ngóm Râu ngành với mật độ không đáng kể, thậm chí
không thể hiện mật độ tại nhiều trạm khảo sát.
- Động vật thân mềm (nhuyễn thể): phân bố khá rộng, từ vùng triều đến dưới
triều hay đáy biển sâu, tại nơi đáy bùn, đáy cát, rạn đá hay rạn san hô. Một số loài phân
bố rải rác, một số khác phân bố tập trung thành các bãi. Nhiều loài cho năng suất khai
thác cao, có tầm quan trọng về kinh tế. Nhiều loài được coi là đối tượng thả nuôi trong
các vùng ven bờ và trong vịnh. Đại diện cho ngành động vật thân mềm có các loài:
ngán, vạng, hàu, sò, ốc, trai ngọc, vẹm xanh, mực nang, mực ống, bạch tuộc,…
- Lớp giáp xác: có đại diện của bộ mười chân Decapoda như: tôm he, tôm rảo;
Đại diện cho Bộ Brachyura có họ ghẹ, cua biển, rạm, cáy…
- Ngành động vật không xương sống: có đại diện của lớp giun nhiều tơ
polychacta như các loài cá sùng.
- Động vật da gai khá đa dạng về giống loài, nhiều loài trong chủng có giá trị
kinh tế cao như Hải sâm đen.
- Động vật có xương sống: với số lượng 530 loài cá đã phát hiện được ở Quảng
Ninh so với 2.538 tổng số loài cá đã phát hiện được trên cả nước (chiếm 20,8%). Nét
nổi bật của cá trong vịnh Hạ Long là các loài cá nước nổi như cá nục, cá đối, cá mòi, cá
nhâm, cá trích, cá cơm… thường xuất hiện vào vụ cá Nam. Ngoài ra, ngư dân từ bao
đời nay còn khai thác cá bằng lưới rê, lưới giã với các đối tượng khai thác là cá mòi,
sao, đé, nhám, thu gúng, cá chim, cá tráp, cá dưa, cá lanh… Trong hệ sinh thái rạn san
hô, ngoài các loài cá thuộc họ cá song, cá mú… còn có những loài cá rạn san hô như cá
bướm, cá mặt quỷ và một số loài thuộc họ cá nóc. Đây là những loài có thể sử dụng
làm cá cảnh có giá trị kinh tế rất cao để phục vụ sinh hoạt và du lịch.
- Hệ sinh thái thảm cỏ biển và rong biển
Theo báo cáo xây dựng kế hoạch hành động đa sạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến
2020 xác định được 186 loài rong biển thuộc 4 ngành rong biển là rong Lam có 14 loài
chiếm 7,5%, rong Đỏ: 69; 37,0 %; rong Nâu: 55; 29,5 % và rong Lục: 48; 26,0 %.
Sự phân bố rộng của các loại tại các địa điểm nghiên cứu hoàn toàn khác nhau và
có sự sai khác rất lớn. Số lượng loài tại các địa điểm dao động trong khoảng từ 18 loài
14
(vịnh Tiên Yên) đến 104 loài (vịnh Hạ Long) và trung bình là 46 loài/địa điểm. Giá trị
trung bình là tương đối cao so với các vùng nghiên cứu khác ở Việt Nam. Hệ số tương
đồng của rong biển tại các địa điểm khảo sát dao động trong khoảng 0,07 (giữa vịnh
Tiên Yên và quần đảo Cô Tô-Thanh Lân) đến 0,39 (giữa quần đảo Cô Tô-Thanh Lân
và vịnh Hạ Long).
- Hệ sinh thái san hô.
Khu vực ven bờ Quảng Ninh là nơi có nhiều đảo nhất ở vùng ven biển Việt Nam,
chúng đã tạo ra các loại địa hình phức tạp, đa dạng, nhiều nơi phù hợp cho san hô phát
triển. Kết quả khảo sát trong khuôn khổ nghiên cứu này cho thấy đã có 157 loài san hô
thuộc 41 giống, 12 họ được ghi nhận ở khu vực Quảng Ninh. Nhìn một cách tổng quát
có thể chia sự phân bố san hô ở vùng ven biển Quảng Ninh thành 4 khu vực như sau:
Khu vực vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Quần đảo Cô Tô và Đảo Trần. Mỗi khu vực đều
có các đặc điểm, cấu trúc khu hệ khác nhau:
+ Khu vực vịnh Hạ Long:
Theo báo cáo xây dựng kế hoạch hành động đa sạng sinh học tỉnh Quảng Ninh
đến 2020, trên toàn khu vực Hạ Long và Cát Bà đã xác định được tổng số 102 loài, 32
giống thuộc 11 họ của bộ san hô cứng Scleractinia. Trong cấu trúc thành phần khu hệ,
số loài tập trung phần lớn ở 3 họ là Faviidae, Acroporidae, Poritidae, chiếm đến 58,8%
tổng số.
+ Khu vực Bái Tử Long:
Tổng số 106 loài san hô cứng thuộc 34 giống 12 họ đã phát hiện được trên 13
điểm khảo sát trong khu vực vườn Quốc gia Bái Tử Long. So sánh số lượng loài trong
khu vực vườn quốc gia với các vùng biển lân cận như Cô Tô, Thanh Lân, Hạ Long, Cát
Bà thấy rằng Vườn Quốc gia Bái Tử Long có số lượng loài san hô cứng khá phong phú.
Tuy nhiên san hô chỉ tập trung ở phía ngoài đảo Ba Mùn và Sậu Nam. Các đảo khác
hầu như không có san hô, chỉ duy nhất có một đảo nhỏ nằm phía trong có san hô phân
bố với độ phủ cao và tập trung đó là đảo Khơi Ngoài. Đảo này có lẽ có san hô tốt nhất
ở vườn quốc gia Bái Tử Long, nhưng nó chỉ phân bố thành dải hẹp kéo dài.
- Thực vật phù du
Theo kết quả phân tích thực vật phù du thu thập được ở 10 điểm khảo sát trong
khu vực vịnh Hạ Long, Bái Tử Long của Viện Tài nguyên và Môi trường Biển trong
khuôn khổ dự án Quy hoạch Quản lý môi trường vịnh Hạ Long (JICA 1998-1999), vào
mùa mưa, có 166 loài thuộc 6 hệ sinh vật phù du. Trong số đó hệ Bacillariophyta có
nhiều loài nhất 128 loài (chiếm 77% tổng số), sau đó là Dinophyta với 33 loài (20%),
Cyanophyta với 2 loài (1%), và 3 họ khác là Chlorophyta, Euglennophyta và
Chrisophyta mỗi loài có một họ (1%). Sự hình thành các loài cho thấy thực vật phiêu
sinh thường dễ thấy ở vùng nước biển ở khu vực cận nhiệt đới hay ôn đới. Số lượng tế
bào ở lớp mặt từ 8.960 – 146.280 tế bào/lít và ở lớp đáy là từ 3.720 – 145.000 tế
bào/lít. So sánh với mùa mưa, số lượng tế bào trung bình của mùa khô cao hơn ở lớp
mặt và thấp hơn ở lớp đáy. Số lượng tế bào cho thấy mật độ thực vật phù du thấp và
cho thấy khu vực nghiên cứu chưa bị ảnh hưởng do sự phú dưỡng.
- Động vật phù du.
15
Theo kết quả lấy mẫu thu thập được ở 10 điểm khảo sát (JICA 1998-1999) vào
mùa mưa, có 47 loài động vật phù du. Copepoda có số lượng các loài cao nhất 25 loài,
sau đó là ấu trùng Crustacean với 10 loài, Cladocera và Mollucs mỗi loại có 3 loài,
Chaetognatha có 2 loài. Ngoài ra các họ Coelenterata, Ostracoda, Tunicata và ấu trùng
cá mỗi họ chỉ có 1 loài.
Vào mùa khô, có 46 loài động vật phù du đã được xác định. Số loài ở mỗi điểm
khảo sát dao động từ 9 – 30 loài. Số loài trung bình vào mùa khô là 20 loài và cho thấy
giá trị cao hơn vào mùa mưa. Số lượng động vật phù du trung bình là 491 con/m3
ở tất
cả các điểm khảo sát và dao động từ 90 – 878 con/m3
ở mỗi điểm khảo sát. Số lượng cá
thể trung bình vào mùa khô cho thấy giá trị cao hơn so với mùa mưa.
- Động vật đáy.
Theo kết quả khảo sát thực địa (JICA 1998-1999), có 208 loài động vật đáy đã
được phát hiện. Trong số đó Mollucs có số lượng các loài cao nhất với 92 loài, sau đó
là Crustaceans (Crustacea) với 23 loài và Echinoderm có số loài thấp nhất, chỉ có 15
loài. Có 169 loài sống ở các vùng nước đáy mềm bờ biển rừng ngập mặn, 104 loài sống
ở đáy mềm và 99 loài sống ở các rạn san hô cứng. Số lượng động vật đáy khác nhau ở
các môi trường sống khác nhau: 110 – 4.242 con/m3
ở vùng nước bở biển rừng ngập
mặn, 85 – 530 con/m3
ở các đáy mềm bờ biển và 9- 98 con/m3
ở đáy rạn san hô cứng.
Khảo sát động vật đáy sống ở đáy mềm tới bờ biển thấp được tiến hành tại 10
điểm ở vịnh Hạ Long. Từ các mẫu thu thập được cho thấy có tất cả 96 loài. Số lượng
Terebellides stroemi, Dentalium aprium, Nepthys Polybranchia, Dentalium
longitrorsum và Cuspidaria nobilis. Các loài này phát triển mạnh ở khu vực nước ven
biển có nhiệt độ ôn hòa và các vùng cận nhiệt đới.
- Cá và các loài giáp xác.
Theo khảo sát, có 189 loài thuộc 124 giống, 66 họ cá sống ở vịnh Hạ Long. Có 5
môi trường sống quan trọng của cá là khu vực ngập mặn, rạn san hô, rạn đá, vịnh và các
khu vực có đáy mùn cát. Mỗi môi trường sống có một loài điển hình. Có 7 khu đánh bắt cá
chính ở khu vực xung quanh vịnh Hạ Long là Đầu Bê, Cầu Gỗ, Hòn Sói Đen – Ngọc
Vừng, Cửa Dứa – Cống Đỏ, Tuần Châu.
16
CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ NGUỒN TIỀM ẨN NGUY CƠ TRÀN DẦU CỦA
TỈNH
I. Thống kê sự cố tràn dầu đã xảy ra trong tỉnh
Với vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi về đường hàng hải quốc tế, vùng biển
thuộc tỉnh Quảng Ninh trở thành nơi trung chuyển xăng dầu từ các tàu dầu nước ngoài
neo đậu ở khu vực vịnh Bắc Bộ về các tổng kho xăng dầu trên đất liền thuộc loại lớn
nhất khu vực miền Bắc. Do đó, vùng biển Quảng Ninh có nguy cơ để xảy ra sự cố tràn
dầu. Các sự cố tràn dầu trên vùng biển Quảng Ninh từ năm 1998 tới nay được thống kê
như sau:
Ngày 7/6/1999, tại cảng Quảng Ninh,1 tàu quân đội khi nhổ neo đã phát hiện có
hiện tượng xả dầu. Hơn 500 lít dầu máy đã tràn ra biển. Diện tích dầu loang ước tính
300m2
. Sở KHCN&MT phối hợp Cảng vụ Quảng Ninh điều tra, đánh giá thiệt hại, xử
lý. Lực lượng ứng cứu của Công ty B12, Công ty môi trường đô thị và nhân dân địa
phương thu gom, xử lý triệt để.
Ngày 18/10/1998, một vệt loang dầu khoảng 10.000m2
gồm hỗn hợp dầu và
diezen từ cảng Cái Lân lan sang cảng B12. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường
cùng với Công ty xăng dầu B12 đã xử lý bằng cách sử dụng giấy thấm dầu cùng một số
phương tiện của công ty B12 để thấm thu hồi dầu.
Ngày 21/12/1998, tại cảng dầu B12, vệt dầu loang diện tích khoảng 6.000m2
,
dầu đậm đặc dồn vào bờ khoảng 100m. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường cùng
với Công ty xăng dầu B12 đã xử lý bằng cách sử dụng giấy thấm dầu cùng một số
phương tiện của công ty B12 để thấm thu hồi dầu.
Ngày 20/12/1999, tại khu cảng Vạn Gia đảo Vĩnh Thực, thành phố Móng Cái,
tàu chở dầu Phương Nam HP 116 thuộc xí nghiệp tư nhân vận tải Phương Nam bị chết
máy, gặp sóng to gió lớn làm nước tràn vào khoang máy. Lúc đó tàu đang vận chuyển
400.000 lít dầu. Khoảng 750 lít dầu đã tràn ra biển. Cảng vụ Hải Ninh, đồn biên phòng
cửa khẩu Vạn Gia, Sở Khoa học CN&MT, Cục hàng hải Việt Nam, Trung tâm tìm kiếm
cứu nạn Hàng hải khu vực I thực hiện ứng cứu kịp thời.
Ngày 31/12/2002, tại Cửa Rứa vịnh Hạ Long xảy ra vụ đắm tàu Bạch Đằng
Giang thuộc Tổng công ty Tàu thuỷ Nam Triệu. Tàu lúc đắm đang vận chuyển 80.000
lít dầu diezen. Sự cố đã được các lực lượng giải quyết kịp thời.
II. Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu
Việc quản lý các hoạt động dịch vụ buôn bán và vận chuyển xăng dầu trên vùng
biển Quảng Ninh hiện nay rất khó khăn do diễn ra trên phạm vi vùng biển rất rộng,
trong khi nhân lực, phương tiện, điều kiện phòng chống ứng cứu sự cố môi trường của
các ngành, địa phương trong tỉnh còn rất thiếu và yếu. Hiệu quả phát hiện, phối hợp xử
lý, ứng phó sự cố tràn dầu ven biển và ngoài khơi còn rất thấp do hạn chế về thông tin,
ý thức về mối nguy hại do sự cố tràn dầu trong nhân dân còn chưa cao.
Theo số liệu thống kê của Cảng vụ tỉnh Quảng Ninh, lượng tàu ra, vào các cảng
biển khu vực Quảng Ninh năm 2010 là trên 27.000 chuyến với sản lượng hàng hóa
thông qua hơn 42 triệu tấn; ngoài ra, còn có trên 25 triệu tấn phương tiện thủy nội địa
tham gia hoạt động chuyển tải tại các cảng biển. Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu
17
thường xảy ra thường bắt nguồn từ các hoạt động giao nhận và kho chứa xăng dầu,
hoạt động giao thông vận tải thuỷ, cụ thể như sau:
1. Nguy cơ tràn dầu từ cảng B12
Theo số liệu của công ty xăng dầu B12, các loại xăng dầu hiện có của cảng là:
Mogas 83, Mogas 92, DO, KO và FO. Lượng hàng nhập, xuất chủ yếu theo đường thủy
bằng các tàu chuyên dụng. Hàng năm, số lượng tàu vào kho cảng xăng dầu B12 từ 130
– 150 chuyến tàu. Trung bình 2,8 ngày có một chuyến. Tổng diện tích kho: 7,4629 ha,
sức chứa 90,000 m3
. Sức chứa dầu diesel, dầu hỏa: 40,000m3
, sức chứa dầu mazut:
46,000 m3
. Công suất 1,8-2 triệu tấn/năm. Tiếp nhận tàu có công suất 40.000 DWT.
Bảng 4.1: Số lượng tàu thuyền ra vào cảng B12 từ 2009 - 2011
TT Loại tàu
Số lượt vận
chuyển năm
2009
Số lượt vận
chuyển năm
2010
Số lượt vận
chuyển năm
2011
1 Cầu tầu 500DWT 3.790 516 2.280
Xà lan <500 Tấn 3.280 392 1.771
Xà lan > = 500 Tấn 510 124 509
2 Cầu Tầu 5000DWT 896 3.522 1.156
Xà lan <500 Tấn 68 2.246 279
Xà lan > = 500 Tấn 601 1045 666
Tầu Biển 227 231 211
3 Cầu tầu 40.000DWT 140 147 141
Tầu Biển 140 147 141
Tổng Cộng 4.826 4.185 3.577
Các nguy cơ xảy ra SCTD có thể do một số nguyên nhân sau:
a. Nguyên nhân chủ quan:
- Do công nhân giao nhận thiếu trách nhiệm, vận hành không đúng quy trình.
- Do các bồn chứa xăng dầu tại kho bị rò rỉ, bị thủng.
- Thuỷ thủ trực nhập hàng trên tàu thiếu trách nhiệm khiến dầu tràn qua nắp hầm
hàng gây tràn dầu.
- Do trong quá trình vận chuyển xăng dầu 2 phương tiện va chạm gây tràn dầu
b. Nguyên nhân khách quan gây va chạm tàu, đá ngầm...
- Do bão lũ, thiên tai ảnh hưởng khu vực neo đậu, vận chuyển.
- Do thời tiết xấu bất thường không dự báo trước được.
18
2. Nguy cơ tràn dầu từ các cảng sông, biển
Với các ưu thế nổi bật về điều kiện tự nhiên, Quảng Ninh có hệ thống cảng
sông, biển cho phép tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn, vào nhận, trả hàng hoá. Do đó,
các khu vực này tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu.
Bảng 4.2: Thống kê cảng biển, cảng sông tỉnh Quảng Ninh
TT Tên Cảng Chức năng
Nguyên nhân gây tràn
dầu
I Cảng biển
1
Cảng Cái
Lân
Là cảng nước sâu được đầu tư xây
dựng thành cảng biển lớn, có thể cập
tàu 3-4 vạn tấn, vừa bốc xếp hàng
rời, vừa bốc xếp hàng container.
- Do sự cố va chạm tàu;
- Do hoạt động buôn bán
và sang chiết dầu.
- Do thiên tai (khách
quan)
2
Cảng Vạn
Gia
Là cảng cửa ngõ giao lưu hàng hoá
giữa Việt Nam và Trung Quốc, là
vùng neo đậu chuyển tảii hàng hoá.
Cảng có chiều dài luồng tự nhiên 7
hải lý, độ sâu 7,5 m, đảm bảo cho
tàu 10.000 DWT ra vào an toàn. 6
tháng năm 2012: 4007 lượt phương
tiện. Trọng tải các phương tiện: Từ
15-200 tấn.
- Do sự cố va chạm tàu;
- Do hoạt động buôn bán
và bơm hút, chuyển tải
dầu
- Do thiên tai (khách
quan)
3
Cảng Cửa
Ông
Là cảng chuyên dùng xuất than ở
khu vực Cẩm Phả. Cảng có chiều dài
300m, độ sâu 9,5m, tàu 50.000 DWT
ra vào thuận tiện
- Do sự cố va chạm tàu;
- Do hoạt động buôn bán
và bơm hút dầu
4
Cảng Hòn
Nét
Nằm trong vịnh Bái Tử Long, có độ
sâu 16 m và khu vực đậu tàu rộng
lớn.
- Do sự cố va chạm tàu;
- Do thiên tai (khách
quan)
5
Cảng Cẩm
Phả
Là cảng chuyên dùng để bốc rót than
lớn nhất hiện nay, vì vậy ngoài việc
đầu tư, cải tạo, mở rộng cảng, ngành
than còn đầu tư gần 100 tỷ đồng để
xây dựng kéo dài 250m cầu tàu, nạo
vét khu nước trước cảng, nạo vét
luồng lạch, có thể đưa tàu trọng tải
hàng nghìn tấn cập cảng lấy hàng,
đáp ứng nhu cầu gia tăng sản lượng
sản xuất, tiêu thụ than.
- Do sự cố va chạm tàu;
- Do hoạt động buôn bán
và bơm hút dầu.
- Do thiên tai (khách
quan)
6
Cảng Hòn
Gai
Phục vụ đón các tàu Quốc tế - Do sự cố va chạm tàu;
19
TT Tên Cảng Chức năng
Nguyên nhân gây tràn
dầu
II Cảng sông
1
Khu chuyển
tải Vạn Gia
Là khu vực làm nhiệm vụ chuyển tải
hàng hóa sang Trung Quốc có thể
tiếp nhận tàu 10.000 tấn cập bến đây
là điểm chuyển tải thuận lợi trên địa
bàn TP Móng Cái
- Do sự cố va chạm tàu;
- Do hoạt động buôn bán
và bơm hút dầu.
- Do thiên tai (khách
quan)
2
Cảng Mũi
Ngọc – Thác
Hàn
Đây là vị trí thích hợp để xây dựng
cảng đa chức năng vừa là cảng hàng
hóa vừa là cảng hành khách
- Do sự cố va chạm tàu;
- Do hoạt động buôn bán
và bơm hút dầu.
- Do thiên tai (khách
quan)
3
Cảng Thọ
Xuân Cảng này gần trung tâm thuận lợi
cho việc bốc xếp hàng hóa tàu <500
tấn ra vào thuận tiện
- Do sự cố va chạm tàu;
- Do hoạt động buôn bán
và bơm hút dầu.
- Do thiên tai (khách
quan)
4
Cảng Mũi
Chùa
Là cảng khu vực nằm giữa Hạ Long
và Móng Cái, có vùng nước sâu cập
được tàu từ 1,0-1,5 vạn tấn, có độ
sâu 3,3 m, có thể đón tàu 1.000
DWT áp bến thuận lợi cho việc
chuyển hàng hóa khu vực từ Tiên
Yên, Bình Liêu và các tỉnh lân cận.
- Do sự cố va chạm tàu;
- Do hoạt động buôn bán
và bơm hút dầu.
- Do thiên tai (khách
quan)
5
Cảng du lịch
tại Bãi Cháy,
Hạ long
Phục vụ tàu thuyền du lịch trong
vịnh Hạ Long.
- Do sự cố va chạm tàu;
-- Do thiên tai neo đậu
(khách quan)
6
Cảng Dân
Tiến
Là cảng đa chức năng cho vận tải
hàng hoá và hành khách dùng cho
các tàu nhỏ trên dưới 500 tấn cập
bến
- Do sự cố va chạm tàu;
- Do thiên tai (khách
quan)
3. Nguy cơ xảy ra sự cố từ các tàu bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh
Số lượng tàu kinh doanh xăng dầu trên biển quy hoạch giai đoạn 2010-2020 là
48 tàu, được thống kê theo các huyện cụ thể được liệt kê ở bảng 4.3.
20
Bảng 4.3: Bảng thống kê số tàu bán xăng dầu trên địa bàn tỉnh
STT Địa phương Số lượng tàu Trữ lượng (tấn)
1 Thành phố Hạ Long 10 1605
2 Thành phố Móng Cái 3 300
3 Thành phố Cẩm Phả 8 1215
4 Thành Phố Uông Bí 2 -
5 Huyện Đông Triều 1 -
6 Thị xã Quảng Yên 3 97
7 Huyện Hoành Bồ 3 60
8 Huyện Vân Đồn 6 405
9 Huyện Tiên Yên 3 170
10 Huyện Đầm Hà 2 148
11 Huyện Hải Hà 4 -
12 Huyện Cô Tô 3 80
Tổng 48
(Nguồn: Quy hoạch Hệ thống cửa hàng bán lẻ, kho xăng dầu trên địa bản tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2010-2020)
Ngoài các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên biển được cấp phép hoạt động thì
hầu hết các phương tiện kinh doanh xăng dầu trên biển đều vi phạm các quy định như:
không có giấy phép kinh doanh, không có phao quây chống dầu tràn, không có hệ
thống thu gom, xử lý nước thải có dầu; phương tiện không đảm bảo kỹ thuật, an toàn
và không được trang bị các thiết bị phòng chống cháy nổ. Việc các phương tiện kinh
doanh, vận chuyển xăng dầu trên biển không đảm bảo kỹ thuật, an toàn, thiếu các thiết
bị phòng chống cháy nổ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ cháy nổ cao cũng như
gây khó khăn cho công tác quản lý vệ sinh môi trường trên biển.
4. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ các tuyến hàng hải trên biển
Với bờ biển dài trên 250km, hơn 6.000km2
mặt biển, tuyến đường thuỷ nội địa
pha sông biển, nhiều tuyến chồng lấn với tuyến hàng hải, hệ thống luồng tuyến quanh
co, phức tạp bởi hàng ngàn đồi núi, đảo đá chen lấn. Quảng Ninh có các tuyến hàng hải
chính như sau:
- Tuyến Bến Chanh- Thọ Xuân: dài 200km sông cấp I: Phương tiện vận tải chủ
yếu trên tuyến: cho phép tàu khách<150 ghế, tàu+xà lan <400 tấn hoạt động.
- Tuyến Phà Rừng - Đông Triều: dài 46km sông cấp I: Phương tiện vận tải chủ
yếu tàu+xà lan<400tấn.
- Tuyến Cửa Dài - Dân Tiến: dài 18km phục vụ tàu khách <150ghế và tàu+xà
lan <200 tấn.
- Tuyến Vạn Hoa - Tiên Yên: dài 24km.
21
- Tuyến sông chính Cô Tô dài 55km.
Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ các tuyến hàng hải chủ yếu là do thời tiết xấu
dẫn đến đâm va giữa các tàu, đặc biệt là các tàu chở dầu.
5. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở cảng cá và nơi neo đậu tàu thuyền
Theo Quyết định 2770/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2010 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể ngành Thủy sản tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2010, xây dựng quy hoạch đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020, theo đó tỉnh sẽ đầu tư phát triển xây dựng cảng cá, bến cá, chợ cá và khu neo đậu
tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá đến năm 2020 như sau:
- Cảng cá, bến cá: Tiếp tục đầu tư, xây dựng hoàn thành Dự án Trung tâm dịch
vụ hậu cần nghề cá Bắc Vịnh Bắc Bộ và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề
cá tại khu vực đảo Cô Tô; cải tạo cảng Cái Rồng, xây dựng cảng cá mới phía tây nam
đảo Cái Bầu; cảng cá Hòn Gai (vị trí cụ thể xác định sau để đảm bảo phù hợp với Quy
hoạch đô thị); cảng cá tại khu vực thôn Đông, xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái.
- Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các bến cá có khả năng tiếp nhận một lượng
tàu thuyền vào bốc xếp trao đổi hàng hoá và đủ điều kiện giải phóng tàu nhanh để
chống ô nhiễm vùng biển do các tàu gây nên, gồm: Bến cá Cửa Ông (Cẩm Phả); bến cá
Thanh Lân (Cô Tô); bến Cửa Đài (Móng Cái); bến Chanh, Bến Giang (Thị xã Quảng
Yên); bến Minh Châu và Thắng Lợi (Vân Đồn); Bến neo đậu tàu thuyền và dịch vụ hậu
cần tại bến Phúc Tiến, xã Tân Lập (Hải Hà).
- Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá: Tập trung đầu tư hoàn
chỉnh cho 07 điểm tại các khu vực đã được Thủ tướng Chính phủ và tỉnh phê duyệt: T.P
Móng Cái (Hải Xuân), huyện Hải Hà (Hà Cối), Thị xã Quảng Yên (Bến Giang), huyện
Cô Tô (Khu neo đậu Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá vịnh Bắc Bộ), huyện Tiên Yên
(vụng Cái Mắt), thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn.
Bảng 4.4: Số lượng tàu thuyền ở các địa phương ven biển tỉnh Quảng Ninh
TT Địa phương
Số lượng tàu thuyền (chiếc)
<20CV
20 -
50CV
50 -
90CV
90 -
250CV
250 -
400CV
>400CV
1 Đông Triều 193 34 6 0 0 0
2 Uông Bí 163 49 11 5 0 0
3 Quảng Yên 2597 1061 196 18 0 0
4 Hoành Bồ 37 0 0 0 0 0
5 Hạ Long 868 66 20 14 2 0
6 Cẩm Phả 216 68 17 17 0 4
7 Vân Đồn 1204 434 11 52 7 9
8 Cô Tô 347 144 7 8 2 0
9 Tiên Yên 272 116 4 0 0 0
22
TT Địa phương
Số lượng tàu thuyền (chiếc)
<20CV
20 -
50CV
50 -
90CV
90 -
250CV
250 -
400CV
>400CV
10 Đầm Hà 273 67 4 0 0 0
11 Hải Hà 692 253 0 28 3 0
12 Móng Cái 1077 401 4 4 0 0
Tổng cộng 7939 2693 280 146 14 13
Bảng 4.5: Danh mục các vị trí neo đậu tàu thuyền tránh bão năm 2012
23
24
TT Địa danh Diện tích ước tính (Km2)
I Khu vực thành phố Móng Cái
1 Bến cảng Dân Tiến 0,014
2 Bến nhánh sông Cầu Máng xã Hải Xuân 0,35
3 Vụng Cái Vĩnh 0,1
4 Vụng cảng Vạn Gia đảo Vĩnh Thực 0,2
II Khu vực huyện Hải Hà
1 Sông Hà Cối 0,105
2 Vụng Cái Chiên 0,02
III Khu vực huyện Đầm Hà
1 Bến Đầm Buôn 0,091
2 Khu vực xã Đại Bình 0,045
3 Khu vực xóm Giáo 0,123
4 Bến Phúc Tiến 0,08
IV Khu vực huyện Tiên Yên
1 Cảng Vạn Hoa 0,06
2 Mũi Chùa 0,0154
3 Cái Mắt 0,1125
4 Bến Châu 0,0126
5 Bến Nu Hàn 0,048
V Khu vực thành phố Hạ Long
1 Vụng 3 Hang 0,03
2 Cột 3 1,2
3 Cột 5 0,98
4 Khu vực cảng Hải Quân (cột 8) 0,25
5 Vụng Bồ Nâu 0,05
6 Sửng Sốt 0,025
7 Khu vực Tùng Sâu (Ngọc Trai) 0,048
8 Cảng nhà máy đóng tàu Hạ Long 0,045
9 Khu vực cảng than Việt Hưng 0,04
VI Khu vực thị xã Quảng Yên
1 Bến Nam Hòa 0,009
2 Bến Cống Vông 0,04
3 Bến Cống Mương 0,06
4 Bến Hà An 0,23
5 Bến nhà máy sứ Quảng Yên 0,2
6 Bến Giang 0,28
VII Khu vực thành phố Uông Bí
1 Bến cảng Điền Công 0,4
(Nguồn: Quyết định số 2238/GTVT-KHTC ngày 15 tháng 6 năm 2012 của Sở Giao
thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh về việc thông báo các vị trí neo đậu tàu thuyền tránh
bão năm 2012 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh)
6. Nguy cơ xảy ra sự cố từ các phương tiện vận tải thủy trên Vịnh Hạ Long
Việc gia tăng một cách nhanh chóng các phương tiện vận tải thủy hoạt động
thường xuyên trên Vịnh Hạ Long là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm
dầu. Theo số liệu thống kê, tại các vịnh kín, các tàu nhỏ chạy bằng xăng-dầu thải ra
lượng dầu chiếm 70% lượng dầu thải vào biển.
Với số lượng trên 1.000 phương tiện các loại thường xuyên neo đậu và hoạt
động trên vịnh, cùng với hàng vạn lượt phương tiện ra vào vịnh hàng năm, thì lượng
dầu đổ ra Vịnh hàng năm là rất lớn và là một trong những nguy cơ gây ra sự cố tràn
dầu.
III. Đặc điểm tính chất lý hoá của các loại dầu hiện có trong tỉnh
Đặc điểm tính chất lý hóa của các loại dầu hiện có trong tỉnh là cơ sở khoa học
quan trọng trong mô phỏng quá trình lan truyền vệt dầu khi xảy ra sự cố từ đó giúp cho
việc đưa ra được quyết định cuối cùng trong công tác lựa chọn phương án ứng phó,
trang thiết bị và phương tiện ứng phó đối với từng loại dầu tràn.
1. Dầu Diesel (DO)
Là một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần chưng
cất từ giữa dầu hoả (Kesosene) và dầu bôi trơn (lubricating oil). Chúng thường có nhiệt
độ bốc hơi từ 175 đến 3700
C. Các nhiên liệu Diesel nặng hơn, với nhiệt độ bốc hơi 315
đến 4250
C.
Bảng 4.6 Các thông số kỹ thuật của dầu Diesel
Các tiêu chuẩn chất lượng của nhiên liệu Diesel
Loại nhiên liệu
Diesel
DO
0.5% S
DO
1.0% S
Chỉ số cetan ≥ 50 ≥ 45
Thành phần chưng cất, t0
C
50% được chưng cất ở
90% được chưng cất ở
2800
C
3700
C
2800
C
3700
C
Độ nhớt động học ở 200
C (đơn vị cSt: xenti-Stock) 1.8-5.0 1.8-5.0
Hàm lượng S(%) ≤ 0.5 ≤ 1.0
Độ tro (% kl) ≤ 0.01 ≤ 0.01
Độ kết cốc (%) ≤ 0.3 ≤ 0.3
Hàm lượng nước, tạp chất cơ học (% V) ≤ 0.05 ≤ 0.05
Ăn mịn mảnh đồng ở 500
C trong 3 giờ N0
1 N0
1
Nhiệt độ đông đặc, t0
C ≤ 5 ≤ 5
25
Các tiêu chuẩn chất lượng của nhiên liệu Diesel
Loại nhiên liệu
Diesel
DO
0.5% S
DO
1.0% S
Tỷ số A/F 14.4 14.4
2. Dầu Fuel (FO)
Có hai loại chính
- Dầu FO nhẹ có độ sôi 200-3000
C, tỷ trọng 0.88-0.92.
- Dầu FO nặng có độ sôi lớn hơn 3200
C và tỷ trọng 0.92-1.0 hoặc cao hơn.
Tỷ trọng dầu ngoài phụ thuộc vào nhiệt độ còn phụ thuộc vào thành phần chất,
độ nhớt, nguồn gốc địa lý…Trung bình ở khoảng 0.9, nhẹ hơn nước.
Độ nhớt của FO rất cao và thay đổi trong phạm vi rộng từ 250-7.000 đơn vị
Red-Wood chuẩn.
Dầu FO có thể đem chưng cất trong chân không để cho ra dầu bôi trơn, sáp hay
nhựa đường và dầu DO, tuỳ theo loại dầu thô ban đầu.
3. Dầu hoả
Là hỗn hợp của các hydrocacbon lỏng không màu, dễ bắt cháy. Nó thu được từ
quá trình chưng cất phân đoạn dầu thô, có tỷ trọng khoảng 0.78 - 0.83, nhiệt độ sôi từ
160 - 2800
C. Chủ yếu được sử dụng để thắp sáng và đun nấu, ngoài ra, dầu hoả còn
được sử dụng làm dung môi, để đốt lò trong công nghiệp. Hiện nay, được sử dụng chủ
yếu làm nhiên liệu cho máy bay phản lực.
4. Xăng
Là hỗn hợp phức tạp của các hydrocacbon nhẹ, nhiệt sôi trong khoảng 30-
2500
C. Xăng được sản xuất chủ yếu từ dầu mỏ, condensate, than đá, đá phiến nhiên
liệu. Xăng chủ yếu được dùng làm nhiên liệu trong động cơ chế hoà khí có bộ đánh lửa
và dùng làm dung môi công nghiệp.
26
Bảng 4.7: Dự báo nhu cầu tiêu dùng xăng, dầu của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
Đơn vị tính: triệu lít
Loại hàng 2009 2015
Dự kiến
2020
Tốc độ tăng bình quân hàng năm
(%
2004-2009 2010-2015 2015-2020
Xăng 67,5 120 150 13,3 13 11
Diesel
(DO) 159 260 350 12,8 12,5 12
Mazut
(FO) 31,4 48 70 6,02 6 8
Tổng 257,9 428 570 12,03 10,5 10,3
(Nguồn: Quy hoạch Hệ thống cửa hàng bán lẻ, kho xăng dầu trên địa bản tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2010-2020)
IV. Diễn biến của dầu tràn
Khi có sự cố tràn dầu xảy ra, dầu nhanh chóng lan toả trên mặt nước. Các thành
phần của dầu sẽ kết hợp với các thành phần có trong nước, cùng với các điều kiện về
sóng, gió, dòng chảy… Các quá trình này bao gồm: quá trình loang dầu cơ học ngay
sau khi dầu thoát ra khỏi nguồn; quá trình vận chuyển của dầu do tác động của gió,
sóng và dòng chảy; quá trình phân tán tự nhiên, quá trình phong hoá (kể cả các quá
trình nhũ tương hoá, bốc hơi, hoà tan, ô xy hoá, phân huỷ sinh học, phân huỷ do ánh
sáng mặt trời), tạo hạt, chìm lắng và đọng lại tại đáy; quá trình tương tác dầu với bãi
cát và bờ. Các kết quả nghiên cứu về các quá trình trên sẽ được mô tả chi tiết dưới đây.
Hình 4.1: Sơ đồ diễn biến dầu tràn trong môi trường biển
27
Bay hơi
hoihôi
Gió
Lan
truyeàn
Trôi dạt
ddạt
Thể nhũ
tương
nöôùc
trong daàu
Quang hóa
Phân tán
Phân tán theo
phương
Phân tán theo phương ngang
Hấp thụ bởi sinh vật
Phân huỷ
sinh học
x
Hoàn tan của các thành phần tan trong
Haáp phuï vaø nhaû ra töø
traàm tích
Trầm tích
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh

More Related Content

What's hot

Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...hoangnhuthinh
 
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giảiĐề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giảicaoxuanthang
 
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quangđáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quangTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trườngKhoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trườngLuanvantot.com 0934.573.149
 
Đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công Công trình Xây dựng...
Đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công Công trình Xây dựng...Đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công Công trình Xây dựng...
Đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công Công trình Xây dựng...luanvantrust
 
dự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bìdự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bìtuanpro102
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
 
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giảiĐề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
Đề thi Thanh toán quốc tế có lời giải
 
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAYBài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOTĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quangđáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
 
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp PhướcĐồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
 
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAYLuận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAYLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
 
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trườngKhoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
 
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAOĐề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Xây dựng nghiên cứu ô nhiễm dầu trên biển, HAY, 9đ
Luận văn: Xây dựng nghiên cứu ô nhiễm dầu trên biển, HAY, 9đLuận văn: Xây dựng nghiên cứu ô nhiễm dầu trên biển, HAY, 9đ
Luận văn: Xây dựng nghiên cứu ô nhiễm dầu trên biển, HAY, 9đ
 
Đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công Công trình Xây dựng...
Đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công Công trình Xây dựng...Đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công Công trình Xây dựng...
Đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công Công trình Xây dựng...
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cây xanh đô thị tại TPHCM, HOT
 
dự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bìdự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bì
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
 

Similar to Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh

Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)
Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)
Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)Thanhjolly Lhd
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong PhúBáo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong PhúDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay doXay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do0907907734
 
Bài giảng Thực hành đo lường cảm biến.pdf
Bài giảng Thực hành đo lường cảm biến.pdfBài giảng Thực hành đo lường cảm biến.pdf
Bài giảng Thực hành đo lường cảm biến.pdfMan_Ebook
 
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự án Việt
 
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất nataliej4
 
Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu vực gò công tỉnh tiền giang 381...
Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu vực gò công tỉnh tiền giang 381...Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu vực gò công tỉnh tiền giang 381...
Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu vực gò công tỉnh tiền giang 381...nataliej4
 
Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng...
Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng...Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng...
Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docxDự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Similar to Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh (20)

Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)
Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)
Tim hieu loc hoa dau va cac qua trinh (1)
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Nghiên cứu biến tính bề mặt vật liệu nano cacbon dạng ống bằng axit vô cơ
Nghiên cứu biến tính bề mặt vật liệu nano cacbon dạng ống bằng axit vô cơNghiên cứu biến tính bề mặt vật liệu nano cacbon dạng ống bằng axit vô cơ
Nghiên cứu biến tính bề mặt vật liệu nano cacbon dạng ống bằng axit vô cơ
 
Luận văn: Nghiên cứu biến tính bề mặt vật liệu nano cacbon dạng ống bằng a...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính bề mặt vật liệu nano cacbon dạng ống bằng a...Luận văn: Nghiên cứu biến tính bề mặt vật liệu nano cacbon dạng ống bằng a...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính bề mặt vật liệu nano cacbon dạng ống bằng a...
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong PhúBáo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Dệt May Gia Định – Phong Phú
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay doXay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
 
Bài giảng Thực hành đo lường cảm biến.pdf
Bài giảng Thực hành đo lường cảm biến.pdfBài giảng Thực hành đo lường cảm biến.pdf
Bài giảng Thực hành đo lường cảm biến.pdf
 
Dự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thế
Dự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thếDự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thế
Dự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thế
 
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
 
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
 
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
 
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
 
Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu vực gò công tỉnh tiền giang 381...
Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu vực gò công tỉnh tiền giang 381...Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu vực gò công tỉnh tiền giang 381...
Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu vực gò công tỉnh tiền giang 381...
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thép
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thépĐề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thép
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giảm thiểu ô nhiễm tại công ty thép
 
Đề xuất mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
Đề xuất mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậuĐề xuất mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
Đề xuất mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
 
Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng...
Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng...Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng...
Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng...
 
Xử lý các tình huống trong dạy học thực hành sinh học ở trường THPT
Xử lý các tình huống trong dạy học thực hành sinh học ở trường THPTXử lý các tình huống trong dạy học thực hành sinh học ở trường THPT
Xử lý các tình huống trong dạy học thực hành sinh học ở trường THPT
 
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docxDự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty vận tải Minh Ngọc, HAY
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty vận tải Minh Ngọc, HAYĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty vận tải Minh Ngọc, HAY
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty vận tải Minh Ngọc, HAY
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh

  • 1. MỤC LỤC CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU...............................................................1 I. Giới thiệu tổng quan về kế hoạch.............................................................................1 II. Định nghĩa – các từ viết tắt......................................................................................2 1. Các định nghĩa.......................................................................................................2 2. Các từ viết tắt.........................................................................................................3 CHƯƠNG 2 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CƠ SỞ PHÁP LÝ4 I. Mục đích, đối tượng kế hoạch..................................................................................4 1. Mục đích................................................................................................................4 2. Đối tượng...............................................................................................................4 II. Phạm vi kế hoạch.....................................................................................................4 III. Cơ sở pháp lý..........................................................................................................4 CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TỈNH QUẢNG NINH..........................6 I. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.....................................................................................6 1. Vị trí địa lý.............................................................................................................6 2. Đặc điểm khí hậu, khí tượng..................................................................................7 3. Đặc điểm đường bờ...............................................................................................8 II. Đặc điểm kinh tế - xã hội.........................................................................................9 1. Về Sản xuất công nghiệp.......................................................................................9 2. Về Nuôi trồng thuỷ sản..........................................................................................9 3. Về dịch vụ, du lịch...............................................................................................10 4. Giao thông...........................................................................................................12 III. Đặc điểm môi trường sinh thái.............................................................................13 1. Hệ sinh thái trên cạn............................................................................................13 2. Hệ sinh thái dưới nước.........................................................................................13 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ NGUỒN TIỀM ẨN NGUY CƠ TRÀN DẦU CỦA TỈNH............................................................................17 I. Thống kê sự cố tràn dầu đã xảy ra trong tỉnh.........................................................17 II. Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu.....................................................................17 1. Nguy cơ tràn dầu từ cảng B12.............................................................................18 2. Nguy cơ tràn dầu từ các cảng sông, biển.............................................................19 3. Nguy cơ xảy ra sự cố từ các tàu bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh......................20 4. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ các tuyến hàng hải trên biển............................21
  • 2. 5. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở cảng cá và nơi neo đậu tàu thuyền....................22 6. Nguy cơ xảy ra sự cố từ các phương tiện vận tải thủy trên Vịnh Hạ Long..........25 III. Đặc điểm tính chất lý hoá của các loại dầu hiện có trong tỉnh...........................25 1. Dầu Diesel (DO)..................................................................................................25 2. Dầu Fuel (FO)......................................................................................................26 3. Dầu hoả................................................................................................................26 4. Xăng....................................................................................................................26 IV. Diễn biến của dầu tràn..........................................................................................27 1. Quá trình loang dầu.............................................................................................28 2. Quá trình bay hơi.................................................................................................28 3. Quá trình khuếch tán............................................................................................28 4. Quá trình hoà tan.................................................................................................28 5. Quá trình nhũ tương.............................................................................................28 6. Quá trình lắng kết................................................................................................29 7. Quá trình oxy hoá................................................................................................29 8. Quá trình phân huỷ sinh học................................................................................29 9. Quá trình vận chuyển dầu do gió, sóng và dòng chảy..........................................29 10. Quá trình phân tán tự nhiên...............................................................................29 11. Tương tác dầu với bờ.........................................................................................29 ...........................................................................................29 CHƯƠNG 5 CÁC KHU VỰC CÓ THỂ BỊ TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG TỪ SỰ CỐ TRÀN DẦU...............................................30 I. Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra tại cảng dầu B12.................30 II. Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra tại cảng sông, biển............30 III. Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra tại các tàu bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh..............................................................................................................32 CHƯƠNG 6 PHƯƠNG TIỆN TRANG THIẾT BỊ, NHÂN LỰC ỨNG.34 PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA TỈNH VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ......34 I. Về phương tiện, trang thiết bị ứng phó hiện có của tỉnh.......................................34 1. Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh....................................................................................34 2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh...................................................................34 3. Cảng vụ Hàng hải tỉnh Quảng Ninh.....................................................................35 4. Công ty xăng dầu B12.........................................................................................35 5. Công ty cổ phần Thành Đạt- Móng Cái...............................................................37
  • 3. .....................................................................................................................................37 II. Về nhân lực ứng phó.............................................................................................38 3. Cảng vụ Hàng hải tỉnh Quảng Ninh.....................................................................38 III. Nguồn lực bên ngoài (thường trực tại cảng Vạn Gia – TP Móng Cái)...............39 V. Kế hoạch đầu tư, mua sắm trang thiết bị...............................................................42 CHƯƠNG 7 PHÂN CẤP QUY MÔ.............................................45 I. Quy mô sự cố cấp I.................................................................................................45 II. Quy mô sự cố cấp II...............................................................................................45 III. Quy mô sự cố cấp III............................................................................................45 CHƯƠNG 8 QUY TRÌNH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU..............47 I. Quy trình thông báo ứng phó sự cố tràn dầu..........................................................47 1. Quy trình tổng thể................................................................................................47 2. Sơ đồ thông báo...................................................................................................48 3. Mẫu và thủ tục báo cáo sự cố tràn dầu.................................................................49 II. Quy trình báo động................................................................................................52 1. Quy trình tổng thể................................................................................................52 2. Sơ đồ báo động....................................................................................................52 1. Quy trình tổng thể................................................................................................55 2. Sơ đồ Quy trình tổ chức triển khai ứng phó.........................................................57 IV. Danh sách liên lạc.................................................................................................58 1. Danh sách liên lạc nội bộ.....................................................................................60 2. Danh sách liên lạc bên ngoài...............................................................................61 CHƯƠNG 9 CƠ CẤU TỔ CHỨC ỨNG PHÓ................................62 I. Các cơ quan, lực lượng nòng cốt và đơn vị triển khai ứng phó liên quan tại tỉnh 62 II. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và phối hợp ứng phó của tỉnh.............................................63 III. Tổ chức sẵn sàng ứng phó sự cố của tỉnh............................................................63 1. Cấp ứng phó gián tiếp (cấp chỉ đạo ứng phó)......................................................63 2. Cấp ứng phó trực tiếp (cấp thực hiện ứng phó)....................................................64 CHƯƠNG 10 TRÁCH NHIỆM VÀ NHIỆM VỤ KHI CÓ SỰ CỐ.......67 I. Bên gây ô nhiễm......................................................................................................67 1. Đối với sự cố va đâm tàu.....................................................................................67 2. Đối với các kho xăng dầu....................................................................................68 II. Cấp ứng phó gián tiếp............................................................................................69
  • 4. 1. Sự cố tràn dầu mức I............................................................................................69 2. Sự cố tràn dầu mức II, III.....................................................................................69 III. Cấp ứng phó trực tiếp...........................................................................................70 IV. Cơ quan thẩm quyền và đơn vị liên quan.............................................................72 V. Người dân địa phương...........................................................................................73 CHƯƠNG 11 TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ KHI CÓ SỰ CỐ XẢY RA TRONG TỈNH.................................................74 I. Kế hoạch, chiến lược...............................................................................................74 II. Hoạt động ứng phó hiện trường............................................................................74 - Sự cố bục vỡ ống dẫn dầu, bồn chứa dầu tại các kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh. .74 1. Kịch bản ứng phó và phương án xử lý.................................................................74 2. Các hoạt động ứng phó trên biển.........................................................................83 3. Chiến lược ứng phó ven bờ..................................................................................84 4. Chiến lược ứng phó SCTD trên bờ......................................................................84 5. Các hoạt động quản lý xử lý dầu và rác thải dầu thu hồi.....................................85 6. Các hoạt động đánh giá môi trường.....................................................................88 7. Các hoạt động tuyên truyền, truyền thông đại chúng...........................................89 III. Các thủ tục tài chính và hành chính.....................................................................89 IV. Công tác hậu cần...................................................................................................90 1. Công tác đảm bảo thông tin liên lạc.....................................................................90 2. Công tác đảm bảo phương tiện trang thiết bị nhân lực và các thiết bị vật tư khác .........................................................................................................................................90 3. Công tác đảm bảo sức khỏe và an toàn tại hiện trường........................................90 4. Công tác đảm bảo an ninh trật tự.........................................................................90 CHƯƠNG 12 QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VÀ KẾT THÚC CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ...................................................................92 I. Kiểm soát các hoạt động ứng phó tại hiện trường.................................................92 II. Quy trình kiểm soát sự cố và kết thúc các hoạt động ứng phó.............................93 CHƯƠNG 13 CÔNG TÁC ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TỪ SỰ CỐ TRÀN DẦU...........................................................................94 I. Cơ sở pháp lý thực hiện..........................................................................................94 II. Nguyên tắc bồi thường..........................................................................................95 III. Nội dung cơ bản của thủ tục và hồ sơ pháp lý đòi bồi thường...........................95 CHƯƠNG 14 ĐÀO TẠO DIỄN TẬP VÀ CẬP NHẬT VÀ PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH...........................................................................97
  • 5. I. Đào tạo.....................................................................................................................97 1. Kế hoạch chương trình đào tạo............................................................................97 2. Danh sách các cán bộ nhân viên sẽ được đào tạo/tập huấn..................................97 3. Những địa điểm có thể gửi đi đào tạo/tập huấn...................................................97 II. Diễn tập..................................................................................................................98 1. Diễn tập báo động................................................................................................98 2. Diễn tập cho các đơn vị chuyên ngành................................................................98 III. Công tác nghiên cứu về ứng phó SCTD..............................................................99 IV. Diễn tập ƯPSCTD................................................................................................99 1. Kịch bản ứng phó................................................................................................99 3. Thời gian tập huấn, diễn tập...............................................................................100 III. Cập nhật, phát triển kế hoạch.............................................................................100 1. Cập nhật kế hoạch..............................................................................................100 2. Phát triển kế hoạch.............................................................................................100 CHƯƠNG 15 QUẢN LÝ TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH .........................................................................................101 I. Quản lý kế hoạch...................................................................................................101 II. Triển khai và thực hiện kế hoạch........................................................................101 PHẦN PHỤ LỤC..................................................................103
  • 6. MỤC LỤC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh.......................7 Hình 4.1: Sơ đồ diễn biến dầu tràn trong môi trường biển. .27 ...........................................................................................48 Hình 8.1. Sơ đồ thông báo ƯPSCTD.....................................48 Hình 8.2. Sơ đồ báo động ƯPSCTD......................................54 Hình 8.3: Quy trình tổng thể ứng phó SCTD........................56 Hình 8.4: Quy trình tổ chức triển khai ƯPSCTD....................57 Hình 9.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và phối hợp ứng phó của tỉnh ...........................................................................................63 ...........................................................................................66 Hình 9.2. Sơ đồ quy trình tổ chức sẵn sàng ứng phó sự cố của tỉnh.....................................................................................66 Hình 10.1. Sơ đồ quy trình thực hiện nhiệm vụ đối với sự cố va đâm tàu..........................................................................68 Hình 10.2. Sơ đồ quy trình thực hiện nhiệm vụ đối với sự cố kho chứa xăng dầu..............................................................69 Hình 10.3. Sơ đồ quy trình nhiệm vụ cấp ứng phó gián tiếp khi có sự cố tràn dầu...........................................................70 Hình 10.4. Sơ đồ quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác ƯPSCTD...............................................................................72 Hình 11.1. Quy trình các hoạt động đánh giá môi trường....88 Hình 12.1. Sơ đồ quy trình kiểm soát sự cố và kết thúc hoạt động ứng phó......................................................................93
  • 7. MỤC LỤC BẢNG Bảng 4.1: Số lượng tàu thuyền ra vào cảng B12 từ 2009 - 2011....................................................................................18 Bảng 4.2: Thống kê cảng biển, cảng sông tỉnh Quảng Ninh.19 Bảng 4.3: Bảng thống kê số tàu bán xăng dầu trên địa bàn tỉnh.....................................................................................21 Bảng 4.4: Số lượng tàu thuyền ở các địa phương ven biển tỉnh Quảng Ninh..................................................................22 Bảng 4.5: Danh mục các vị trí neo đậu tàu thuyền tránh bão năm 2012............................................................................23 Bảng 4.6 Các thông số kỹ thuật của dầu Diesel...................25 Bảng 4.7: Dự báo nhu cầu tiêu dùng xăng, dầu của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020..................................................27 Bảng 5.1: Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra tại cảng sông, biển.............................................................30 Bảng 5.2: Các khu vực chịu tác động do sự cố dầu tràn xảy ra tại các tàu bán lẻ xăng, dầu trên địa bàn tỉnh.....................32 Bảng 6.1 Phương tiện, trang thiết bị của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.....................................................................................34 Bảng 6.2 Phương tiện, trang thiết bị của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh..................................................................34 Bảng 6.3 Phương tiện, trang thiết bị hiện có của Cảng vụ Hàng hải tỉnh Quảng Ninh...................................................35 Bảng 6.4 Các tàu có khả năng ứng phó sự cố tràn dầu của công ty xăng dầu B12.........................................................35 Bảng 6.5 Phương tiện, trang thiết bị của công ty xăng dầu B12.....................................................................................36 Bảng 6.6 Lực lượng tham gia ứng phó SCTD của Bộ chỉ huy quân sự...............................................................................38 Bảng 6.7 Lực lượng tham gia ứng phó SCTD của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng...............................................................38 Bảng 6.8 Tàu ứng phó của Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu Miền Bắc.............................................................................39 Bảng 6.9 Phương tiện, trang thiết bị của Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu Miền Bắc......................................................40 Bảng 6.10: Phụ lục các phương tiện, trang thiết bị cần trang bị........................................................................................42
  • 8. Bảng 8.1:Danh sách Ban chỉ đạo ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh.....................................................................................58 Bảng 15.1. Nội dung và tiến độ thực hiện kế hoạch ƯPSCTD .........................................................................................101 Phụ lục 1: Thống kê hệ thống cảng biển Quảng Ninh........103 Phụ lục 2: Thống kê các tàu kinh doanh xăng dầu trên biển tỉnh Quảng Ninh................................................................105 Phụ lục 3: Danh sách cảng thuỷ nội địa trên địa bản tỉnh Quảng Ninh (tính từ T6/2010)............................................108
  • 9.
  • 10. CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU I. Giới thiệu tổng quan về kế hoạch Quảng Ninh là tỉnh duyên hải địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, với bờ biển khúc khuỷu dài hơn 250 km, bao gồm nhiều cửa sông và bãi triều, với 2 077 hòn đảo lớn nhỏ. Vịnh Hạ Long đã 2 lần được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới (năm 1994, 2000). Nhiều loại trong các hệ sinh thái biển và ven bờ có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cá biển, tôm hùm, các loài giáp xác và hai mảnh vỏ. Không ít loài trong số chúng thuộc loại quý hiếm đã được ghi trong Sách đỏ của Việt Nam và Thế giới. Với những đặc điểm vùng biển rộng, giàu tiềm năng đa dạng sinh học, cùng với những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, giá trị về lịch sử, địa lý, vùng biển Quảng Ninh thực sự là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá. Các yêu cầu về quản lý, bảo vệ, ngăn chặn những sự cố môi trường, sự cố tràn dầu, những yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường biển là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Hiện nay cùng với sự phát triển của ngành dầu khí và lĩnh vực hàng hải, các sự cố tràn dầu trên biển đang là một hiểm hoạ môi trường ở nước ta. Việc đảm bảo an toàn giao thông thủy, cũng như an toàn về cháy nổ ở nước ta chưa chặt chẽ dẫn đến nguy cơ xảy ra sự cố dầu tràn là rất cao. Từ năm 1987 đến nay đã có trên 100 vụ tràn dầu được ghi nhận ở vùng biển Việt Nam, trong đó gần 50% là dầu tràn không rõ nguồn gốc. Những vụ tràn dầu này đã gây tốn kém chi phí ứng cứu, thiệt hại về ngư nghiệp và ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái xung quanh khu vực xảy ra sự cố. Quảng Ninh cũng là địa phương có các công trình xăng dầu thuộc hạng mục công trình an ninh quốc gia, gồm hai kho xăng dầu với sức chứa 180.000m3 ; hệ thống cảng biển tiếp nhận xăng dầu tiếp nhận tàu có trọng tải đến 40.000 tấn. Việc giao nhận xăng dầu trên biển được tập trung chủ yếu ở Cảng xăng dầu B12 và cảng Vạn Gia. Đây là hai khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu lớn ở Quảng Ninh; nếu xảy ra sự cố tràn dầu mà không có các phương án ứng phó kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và thiệt hại về kinh tế - xã hội. Ngoài ra, tràn dầu có thể phát sinh từ các hoạt động tàu thuyền khác trên vùng biển tỉnh Quảng Ninh với lưu lượng hàng năm khoảng trên 100.000 lượt tàu vào ra các cảng, tạo ra nguy cơ rất lớn có thể dẫn đến tràn dầu. Quảng Ninh là một tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là hoạt động cảng biển và du lịch. Cảng nước sâu Cái Lân, là nút giao thông đường thuỷ với mật độ tàu thuyền ra vào cảng rất lớn; ngoài ra còn có hàng trăm tàu thuyền vận chuyển khách du lịch hoạt động trong vùng vịnh Hạ Long làm tăng nguy cơ va chạm, khả năng tiềm ẩn sự cố cũng rất lớn. Cùng với các hoạt động trên, còn có các hoạt động dịch vụ đi kèm như các dịch vụ buôn bán và vận chuyển, chuyển tải xăng dầu trên biển của các tàu thuyền. Việc quản lý các hoạt động này hiện nay rất khó khăn do diễn ra trên phạm vi vùng biển rất rộng, trong khi nhân lực, phương tiện, điều kiện phòng chống ứng cứu sự cố môi trường của các ngành, địa phương trong tỉnh còn rất thiếu và yếu. Ngoài sự cố tràn dầu trên biển còn có sự cố tràn dầu trong hệ thống sông ngòi, trong đất liền và các tuyến ống xăng dầu đặt ven biển. Theo thống kê của Chi cục Môi trường, từ năm 1999 đến nay ở Quảng Ninh đã xảy ra hơn 10 sự cố tràn dầu gây hậu quả nghiêm trọng. 1
  • 11. Với những lý do trên, việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh Quảng Ninh là nhiệm vụ hết sức cấp thiết, giúp nâng cao hiệu quả công tác ứng phó sự cố tràn dầu và hạn chế thiệt hại về môi trường. II. Định nghĩa – các từ viết tắt 1. Các định nghĩa “Dầu và các sản phẩm của dầu” bao gồm: Dầu thô: là dầu từ các mỏ dầu khai thác chưa qua chế biến Dầu thành phẩm: là các loại dầu đã qua chế biến như xăng, dầu hỏa, dầu máy bay, dầu diesel (DO), dầu mazut (FO) và các loại dầu bôi trơn, bảo quản, làm mát khác. Các loại khác: dầu thải, nước la canh từ hoạt động của tàu biển, tàu sông, của các công trình nổi hoặc từ súc rửa, sửa chữa tàu “Sự cố tràn dầu”: là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa khác nhau từ lòng đất thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra không kiểm soát được. “Ứng phó sự cố tràn dầu”: là các hoạt động sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị nhằm xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa nguồn dầu tràn ra môi trường. “Khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu”: là các hoạt động nhằm làm sạch đất, nước, hệ sinh thái khu vực bị nhiễm dầu và các biện pháp hạn chế thiệt hại, phục hồi môi sinh, môi trường sau sự cố tràn dầu. “Thời gian ứng phó”: là khoảng thời gian từ khi cảnh báo cho đến khi các phương tiện ứng phó sẵn sàng khống chế các nguồn dầu tràn, nghĩa là tổng thời gian huy động và di chuyển. “Thời gian huy động”: là khoảng thời gian từ khi cảnh báo cho đến khi các phương tiện phòng chống chuẩn bị xong để di chuyển đến vị trí tràn dầu. “Cơ sở”: là các cơ quan, đơn vị, cá nhân có phương tiện, thiết bị gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu “Chủ cơ sở”: là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chịu trách nhiệm toàn diện về pháp lý đối với các hoạt động của cơ sở. “Chỉ huy hiện trường”: là người được phân công hoặc được chỉ định trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động ứng phó tại nơi xảy ra sự cố tràn dầu. “Sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng”: là sự cố tràn dầu xảy ra với khối lượng lớn, dầu tràn ra trên diện tích rộng, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố hoặc trên địa bàn nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản, môi trường và đời sống nhân dân. “Khu vực ưu tiên bảo vệ”: là các khu tập trung dân cư; điểm nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất; điểm di tích lịch sử được xếp hạng; khu du lịch, sinh thái; khu dự trữ sinh quyển; khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung. 2
  • 12. 2. Các từ viết tắt BVMT Bảo vệ môi trường BCĐ Ban chỉ đạo BCH Ban Chỉ huy BCHPCLB&TKCN Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn BTN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường CSSX Cơ sở sản xuất CP Chính phủ C Carbon DO Diesel Oil FO Fuel Oil – Dầu nhiên liệu GO Dầu khí GIS Hệ thông tin địa lý (Geography Information System) H Hydro HFO Dầu nhiên liệu nặng (Heavy fuel oil) IMF Dầu FO trung bình KHƯPSCTD Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu KCN Khu công nghiệp KO Kerosene Oil – Dầu hỏa NĐ Nghị định O Oxy PCP Cơ quan đầu mối tại địa phương (Province Contact Point) PCLB&TKCN Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn PVN Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) PT.SKAT&MT Phụ trách Sức khoẻ, An toàn và Môi trường QH Quốc hội QĐ Quyết định SCTD Sự cố tràn dầu TN&MT Tài nguyên và môi trường TTg Thủ tướng ƯPSCTD Ứng phó sự cố tràn dầu UBQGTKCN Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn (Vietnam Search and Rescure Committee) UBND Uỷ Ban Nhân Dân 3
  • 13. CHƯƠNG 2 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CƠ SỞ PHÁP LÝ I. Mục đích, đối tượng kế hoạch 1. Mục đích - Kế hoạch ƯPSCTD nhằm đảm bảo sẵn sàng ứng phó kịp thời và phối hợp hiệu quả khi có SCTD xảy ra tại khu vực vùng biển Quảng Ninh để giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về môi trường, kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân; - Hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách, tổ chức, phân định trách nhiệm, xây dựng lực lượng chuyên trách làm nòng cốt cho hoạt động ƯPSCTD; - Hoàn thiện cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết trong hoạt động ƯPSCTD; - Nâng cao năng lực trong công tác ƯPSCTD trên địa bàn tỉnh. 2. Đối tượng - Cảng xăng dầu B12, Cảng Vạn Gia; - Các cảng, khu vực neo đậu tàu thuyền trên địa bàn tỉnh; - Tàu vận chuyển dầu và các sản phẩm của dầu bằng đường thủy; - Các hoạt động hàng hải; - Các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh. II. Phạm vi kế hoạch Phạm vi của kế hoạch tập trung vào khu vực ven bờ (bao gồm các khu vực cửa sông và trong sông, các bến cảng xăng dầu chuyên dùng) và khu vực ngoài khơi vùng biển Quảng Ninh. III. Cơ sở pháp lý 1. Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. 2. Bộ luật hàng hải của Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 40/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. 3. Luật Bảo vệ môi trường của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. 4. Nghị định thư 1992 sửa đổi Công ước quốc tế về giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu, năm 1969 (CLC 92). 5. Nghị định số 101/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên, môi trường biển. 6. Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009 về việc quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; 7. Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; 4
  • 14. 8. Nghi định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 9. Nghị định 113/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về thiệt hại đối với môi trường. 10. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 11. Quyết định 129/2001/QĐ-TTg, ngày 20/08/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt kế hoạch Quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001 – 2010” 12. Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu. 13. Quyết định số 80/2008/QĐ-TTg ngày 13/6/2008 của Chính phủ về việc phê duyệt đề án hợp tác quốc tế về biển đến 2020. 14. Căn cứ văn bản số 360/UBND-MT ngày 13/02/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh “Về việc triển khai xây dựng, cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ”; 15. Công văn số 69/CV-UB ngày 05/3/2009 của ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn về việc “Hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, Bản đồ nhạy cảm các tỉnh, thành phố ven biển” 5
  • 15. CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TỈNH QUẢNG NINH I. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú dồi dào, với bờ biển khúc khuỷu dài trên 250km, nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn 2.077 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên; còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thành phố Móng Cái) giáp tỉnh Quảng Tây với 118,6 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. (hình 1.1). Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả nước ở phía Bắc để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng khác trong cả nước và với nước ngoài, đồng thời cũng có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và thế giới Toàn tỉnh có 14 huyện, thị xã, thành phố, gồm 4 thành phố, 1 thị xã, 9 huyện, trong đó có 2 huyện đảo và 186 xã, phường, thị trấn. Diện tích đất tự nhiên hơn 611.081,3 ha, chiếm 1,85% diện tích đất tự nhiên toàn quốc (diện tích các đảo chiếm 11,5%). Dân số 1.144.381 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3% (trung bình cả nước là 1,2%). Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, dân số của tỉnh tăng nhanh do ảnh hưởng của yếu tố thu hút lực lượng lao động đến làm việc tại các cơ sở kinh tế trên địa bàn tỉnh. Hiện nay lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ trên 56% dân số, trong đó lao động trong ngành công nghiệp và thủ công nghiệp chiếm khoảng 30% tổng số lao động toàn tỉnh. (Theo số liệu năm 2010). Giới hạn bởi toạ độ địa lý: - Vĩ độ Bắc: 20o 40' đến 21o 40' - Kinh độ Đông: 106o 26' đến 108o 31' 6
  • 16. Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh 2. Đặc điểm khí hậu, khí tượng Quảng Ninh nằm trong phân khu Đông Bắc Bắc Bộ, có nền chung khí hậu là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa Đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. Vùng này bị ảnh hưởng trực tiếp của các khối hoàn lưu khí hậu miền Bắc Việt Nam. Theo số liệu quan trắc của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Quốc Gia, Quảng Ninh có lượng bức xạ trung bình hàng năm 115,4 kcal/ cm2 . Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm trên 210 C. Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%. Lượng mưa hàng năm lên tới 1.700 - 2.400 mm; số ngày mưa hàng năm từ 90-170 ngày. Mưa tập trung nhiều vào mùa hạ (hơn 85%) nhất là các tháng 7 và 8. Mùa đông chỉ mưa khoảng 150 đến 400 mm. So với các tỉnh Bắc Bộ, Quảng Ninh chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc mạnh hơn. Gió thổi mạnh và so với các nơi cùng vĩ độ thường lạnh hơn từ 1 đến 30 C. Trong những ngày gió mùa đông bắc, ở vùng núi cao Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà nhiệt độ có khi xuống dưới 00 C. Quảng Ninh cũng chịu ảnh hưởng lớn của bão tố. Bão thường đến sớm (các tháng 6, 7, 8). Trung bình mỗi năm có 5-6 cơn bão. Phần lớn là bão nhỏ và vừa, chỉ có cường độ mạnh ở vùng đảo và ven biển. Do diện tích lớn lại có nhiều vùng địa hình nên khí hậu giữa các vùng có khác nhau. Thành phố Móng Cái lạnh hơn lại mưa nhiều: nhiệt độ trung bình năm là 220 C, lượng mưa trung bình năm tới 2.751 mm. Thị xã Quảng Yên có nhiệt độ trung bình năm là 240 C, lượng mưa trung bình năm là 1.700 mm. Vùng núi cao của Hoành Bồ, Ba 7
  • 17. Chẽ khí hậu khá khắc nghiệt; mỗi năm thường có 20 ngày sương muối và lượng mưa hàng năm thấp. Cũng là miền núi nhưng Bình Liêu lại có mưa lớn (2.400 mm); mùa đông kéo dài tới 6 tháng. Vùng hải đảo lại không phải là nơi mưa nhiều nhất, chỉ từ 1.700 đến 1.800 mm/ năm, nhưng lại là nơi rất nhiều sương mù về mùa đông. Nhìn chung, do tác động của biển, khí hậu Quảng Ninh mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác. 3. Đặc điểm đường bờ Địa hình bờ biển Quảng Ninh phát triển trên nền cấu trúc địa chất thuộc miền uốn nếp Mesozoi Việt – Trung và miền trũng chồng Kainozoi Hà Nội. Đặc điểm địa hình bờ biển Quảng Ninh về phía lục địa là vùng núi thấp và cứng, tuổi chủ yếu là Menozoi, thuộc về hệ tầng Trias chứa than Hòn Gai và giới Palezoi thuộc đá vôi Carbon-Permi. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng bờ biển Quảng Yên đến Hòn Gai – Cẩm Phả. Các đồi bát úp có tuổi chủ yếu Jura, phân bố từ Tiên Yên – Đầm Hà đến Móng Cái. Địa hình đường bờ khúc khuỷu, bị phân cắt bởi hệ thống sông suối dầy đặc. Các sông suối ở bờ biển Quảng Ninh ngắn và dốc, lưu lượng nhỏ. Tiêu biểu cho các sông suối vùng này là sông Ka Long, Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Mông Dương. Phía ngoài đường bờ biển là các đảo dài nằm song song với đường bờ ở phần phía bắc và các quần đảo đá vôi núi sót Bái Tử Long, Hạ Long ở phía Nam. Do đặc điểm của cấu tạo địa chất, kiến tạo, khí hậu nhiệt đới Việt Nam và các quá trình địa mạo động lực biển, bờ biển Quảng Ninh có các kiểu sau: - Bờ biển vụng vịnh – Đanmat: biểu hiện đặc tính có phương kiến tạo song song với hướng chung đường bờ. Các đảo dài ngoài biển ven bờ có phương cấu trúc nằm song song với đường bờ. Các đảo dài Vĩnh Thực, Cái Chiên, Cái Bầu,… tạo với bờ lục địa, hình thành các vũng vịnh tương đối kín. Chúng phân bố từ bờ biển Móng Cái đến Cửa Ông. - Bờ biển Karst đá vôi núi sót nhiệt đới: được thành tạo do cách đồng karst núi sót bị nhấn chìm xuống nước biển và đặc trưng bời hàng nghìn hòn đảo đá vôi lớn nhỏ với độ cao khác nhau ở ven bờ. Đó là các đảo ở các Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long. Chúng phân bố từ bờ biển Cửa Ông đến Hòn Gai – Bãi Cháy – Cát Bà. Bờ biển và hải đảo thường có sườn vách dốc từ 50-600 đến 900. Các đảo với độ cao 25m, 50m, 70m, 150m và 200m. Trên một số đảo và bờ biển còn xuất hiện một số hang động karst có ngấn nước biển cổ. Các hang động cổ thường có kiến trúc đẹp và đang được khai thác làm điểm tham quan du lịch. Các đảo kiểu bờ này đã tạo ra danh lam thắng cảnh thiên nhiên của vịnh Hạ Long kỳ diệu và đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Bờ biển Quảng Ninh có độ khúc khuỷu lớn, nhiều đảo ven bờ kín sóng gió, tạo ra nhiều vụng vịnh khác nhau, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển như Móng Cái, Hòn Gai, Cái Lân, Cẩm Phả, Vạn Gia. Do đặc điểm của hình thái địa hình và cấu tạo đất đá, bờ biển Quảng Ninh có các vũng vịnh đặc trưng sau: - Vũng vịnh kín gió do có các đảo dài chắn ngoài phía biển: Chúng thông ra biển bởi các eo biển Cửa Đại, Cửa Tiểu, Cửa Bò Vàng. Các vịnh này có bờ vịnh bất đối xứng. Bờ phía lục địa thoải, phát triển rừng ngập mặn, cỏ biển. Bờ phía các đảo Vĩnh Thực, Cái Chiên thì dốc và không phát triển rừng ngập mặn. Đáy vịnh thường có đá ngầm. Trầm tích đáy là cát và bùn. 8
  • 18. - Vũng vịnh bán kín được che chắn bởi nhiều đảo nhỏ bên ngoài biển: Đây là các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long. Các vịnh này thường sâu hơn và có các bờ đảo đá vôi vách dốc đứng. Vịnh được hình thành trong quá trình bị nhấn chìm của cánh đồng Karst cổ, nhiệt đới vào cuối thời kỳ biển tiến Flandrian. Đáy vịnh còn để lại các dấu ấn của các thung lũng Karst cổ bị nhấn chìm. Các thung lũng Karst cổ này cố độ sâu 5- 6m, đôi chỗ sâu đến 10m so với mặt đáy vịnh. Trầm tích dưới đáy thung lũng Karst cổ là cát, cuội sỏi phía trên là bùn sét. - Vụng vịnh kín nằm sâu trong lục địa: Đây là vịnh hầu như không bị tác động của sóng biển. Vịnh Cửa Lục có dạng làm tam giác gần như khép kín. Vịnh này thông ra vịnh Hạ Long qua eo Bãi Cháy – Hòn Gai rộng khoảng 200m. Bờ vịnh phát triển các rạch triều và rừng ngập mặn, cửa vịnh sâu. Ở vịnh này đã được xây dựng cảng Xăng dầu “B12”, một trong các cảng xăng dầu lớn nhất của nước ta. Phần bờ bên trong của Vịnh được cấu tạo bởi đá gắn kết yếu, tuổi Neogen thuộc hệ tầng Nà Dương gồm cuội kết, sỏi kết và sét than. Bờ vụng vịnh cũng phát triển các bãi triều cao và bãi triều thấp tương tự vùng bờ vụng vịnh Tiên Yên, Đầm Hà nhưng ranh giới không được rõ ràng. Mạng lưới rạch triều và rừng ngập mặn ở đây tương đối phát triển. Ngày nay do phát triển kinh tế, đôi chỗ đã được khai thác nuôi trồng thủy sản. Đường bờ biển trên bản đồ là đường có mực nước biển trung bình giữa giới hạn mực nước cực đại phía trên về phía lục địa và giới hạn mực nước biển cực tiểu phía dưới về phía biển. Đường bờ biển thực chất là toàn bộ đới bãi bao gồm cả các bãi triều cao và bãi triều thấp. Các bãi triều cao chỉ bị ngập khi có biên độ triều cực đại trong tháng hoặc có nước dâng do bão và gió mùa. Giới hạn dưới của bãi triều là mực triều trung bình. Bãi triều thấp thường xuyên bị ngập nước được giới hạn trên bởi mực nước triều trung bình và giới hạn dưới là mực nước triều kiệt. Địa hình đường bờ chia ra hai dạng: dạng mài mòn và dạng tích tụ. Dạng mài mòn thường các bờ biển và hải đảo có cấu tạo đá cứng (đá gốc), và có dạng sạt lở xảy ra đối với các bãi tích tụ cấu tạo bởi đất đá bở rời. - Bờ biển mài mòn: bờ mài mòn đá gốc phát triển rất rộng rãi, phân bố chủ yếu trên các đoạn bờ ven biển và hải đảo có cấu tạo đá cứng gắn kết vững bên như các đá cát kết, bột kết, đá vôi… Bờ biển mài mòn đá gốc thường dốc 50-600 đến 900 , có dạng vách dốc. Bờ xói lở phát triển trên các đoạn bờ có cấu tạo đất đá bở rời. Các đoạn bờ xói lở phân bố ở cửa Ông, bờ đảo Quan Lạn, đảo Cái Chiên, đảo Vĩnh Thực. II. Đặc điểm kinh tế - xã hội Quảng Ninh là một tỉnh có điều kiện tự nhiên đa dạng phong phú về nhiều mặt. Đó là những tiềm năng to lớn để tỉnh phát triển một nền kinh tế khá toàn diện từ sản xuất công, nông, ngư nghiệp đến phát triển thương mại, dịch vụ. Cụ thể: 1. Về Sản xuất công nghiệp Theo quangninh.gov.vn, tính đến tháng 10/2011 ngành đóng mới tàu ước đạt 242.401 tấn, đạt 53,87% kế hoạch năm (450.000 tấn). Tính chung 10 tháng năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2010. 2. Về Nuôi trồng thuỷ sản 9
  • 19. Vùng biển ven bờ Quảng Ninh có tiềm năng lớn cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Sự khúc khuỷu của đường bờ và hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều vũng vịnh và rừng ngập mặn…đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trên. Tổng sản lượng thuỷ sản đến 15/10/2011 ước đạt 73.607 tấn, đạt 94,4% kế hoạch (kế hoạch 78.000 tấn). Giá trị kim ngạch chế biến thủy sản xuất khẩu 10 tháng ước đạt 22,354 triệu USD đạt 93% kế hoạch và tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2010. 3. Về dịch vụ, du lịch Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều địa danh nổi tiếng trong bản đồ du lịch cần đến trong nước, khu vực và thế giới; có những cảnh quan nổi tiếng như: vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long; nhiều bãi biển đẹp: Trà Cổ, Cô Tô, bãi Dài, Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn); đảo Tuần Châu; núi Bài Thơ ... rất thuận lợi cho phát triển du lịch biển đảo, du lịch sinh thái. Ngoài cảnh quan thiên nhiên là nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc của tỉnh, Quảng Ninh còn là nơi du lịch tâm linh của cả nước và khu vực. Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn, lễ hội Tiên công ở vùng Hà Nam thị xã Quảng Yên... đây là những điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hóa tâm linh, nhất là vào những dịp lễ hội. Theo quangninh.gov.vn. Hoạt động du lịch đảm bảo duy trì mức tăng trưởng. Tính đến tháng 10 năm 2011, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt trên 6 triệu lượt khách, bằng 111,1% kế hoạch, tăng 10,8% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế 2,3 triệu lượt. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 6,25% so với cùng kỳ năm 2010. Hoạt động vận tải hàng hoá và hành khách: Hoạt động vận tải hành khách hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu đi lại. Khối lượng vận chuyển hàng hoá tháng 10/2011 ước đạt 1,856 triệu tấn (tháng trước 1,812 triệu tấn), tính chung 10 tháng ước đạt 16,874 triệu tấn, đạt 128,1% kế hoạch (kế hoạch 13,17 triệu tấn); vận chuyển hành khách tháng 10 ước đạt 2,863 triệu lượt (tháng trước 2,792 triệu lượt), tính chung 10 tháng ước đạt 25,578 triệu hành khách, đạt 124,8% kế hoạch (kế hoạch 20,5 triệu lượt). Trên cơ sở tiềm năng trên, định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 đã xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, và sẽ tập trung phát triển 4 khu du lịch chính là: Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái, Uông Bí - Đông Triều - Thị xã Quảng Yên thành trung tâm du lịch lớn. Ngoài ra có một số khu vực đóng vai trò rất lớn phát triển kinh tế của tỉnh. Các khu vực này có những tiềm năng du lịch chính như sau: * Vịnh Hạ Long có diện tích 1.553 km2 với 1.969 đảo, đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Trên vịnh có nhiều đảo đất, hang động, bãi tắm, cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển nhiều điểm, nhiều hình thức du lịch hấp dẫn. Theo dự thảo phát triển văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2011-2016, dự kiến từ nay đến năm 2016, ngành Văn hóa - Thể thao và du lịch sẽ xây mới một loạt bảo tàng cấp quốc gia, trong đó có Bảo tàng sinh thái Hạ Long. Do lợi thế có vịnh Hạ Long 2 lần được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Với tổng diện tích 1.553 km2 , bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông). 10
  • 20. Với nhiều hang động đẹp và huyền ảo như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung đã đưa danh tiếng của vịnh Hạ Long là một trong những điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới…Bên cạnh đó, vùng biển Hạ Long cũng rất phong phú về các loại động vật và thực vật dưới nước. Theo nghiên cứu có 950 loài cá, 500 loài động vật thân mềm và 400 loài giáp xác, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nhụ, cá song, cá tráp, cá chim và tôm, cua, mực, ngọc trai, bào ngư, sò huyết… 117 loài san hô thuộc 40 họ, 12 nhóm. * Huyện đảo Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) ôm trọn vịnh Bái Tử Long, một quần thể biển đảo mà vẻ kỳ thú, giá trị địa chất, tính đa dạng sinh học có những yếu tố tương đồng với vịnh Hạ Long. Nhiều đảo có dạng cấu tạo đá vôi, thường chỉ cao 200 đến 300m so với mặt biển và có nhiều hang động. Nằm cạnh vịnh Hạ Long, một di sản thiên nhiên thế giới nhưng du lịch Vân Đồn mới được du khách biết đến vài năm gần đây. Đặc biệt, trong lòng Vịnh Bái Tử Long còn có Vườn Quốc gia Bái Tử Long có diện tích 15.783 ha, bao gồm 6 đảo lớn và 24 đảo nhỏ. Nơi đây là khu bảo tồn sinh thái, với nhiều loài động, thực vật phong phú, đa dạng. Do huyện Vân Đồn có Vườn quốc Gia Bái Tử Long nên mục tiêu phát triển du lịch ở đây là phát triển bền vững, trong đó ưu tiên hàng đầu công tác bảo vệ môi trường. Các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn đều có cam kết bảo vệ môi trường. Đối với phát triển thủy sản chỉ tập trung nuôi các loài nhuyễn thể như khai thác chế biến sứa, sá sùng; nuôi tu hài, hàu biển, bào ngư, ngọc trai…. Đồng thời hạn chế thấp nhất việc nuôi cá lồng bè trên khu vực biển Vân Đồn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. * Móng Cái là thành phố có nhiều tiềm năng phát triển ngành "công nghiệp không khói". Ngoài vị trí địa lý thuận lợi là có cửa khẩu quốc tế, lại tiếp giáp với nhiều địa danh du lịch hấp dẫn của nước bạn Trung Quốc như Quế Lâm, Bắc Hải, Phòng Thành, Móng Cái còn được thiên nhiên ưu đãi với những cảnh đẹp tự nhiên nổi tiếng. Bãi biển Trà Cổ, mũi Sa Vĩ - điểm khởi đầu hình chữ S trên bản đồ Việt Nam và một số hồ, đập nước có cảnh quan đẹp như Tràng Vinh, Quất Đông v.v... chính là điều kiện lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Với chiều dài bờ biển 50 km, có vùng biển rộng, diện tích bãi triều lớn, thuận lợi cho việc phát triển nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ, hải sản (hiện nay đã khoanh nuôi được 410 ha). Nằm trong quần thể du lịch sinh thái Hạ Long, Cát Bà, Trà Cổ, có bãi cát mịn, sóng được gió lớn mang từ biển vào một nét riêng biệt, độc đáo đã tạo nên tài nguyên biển ở Móng Cái hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển các điểm du lịch biển lý tưởng. * Cô Tô là một huyện đảo nằm trong vịnh Bắc Bộ bao gồm các đảo Cô Tô lớn, đảo Cô Tô nhỏ, đảo Thanh Lâm, đảo Trần và vô số hòn đảo nhỏ khác... Ngoài tắm biển, du khách còn có thể thăm quan rừng tự nhiên, hải đăng, cầu cảng, làng đánh cá, các vịnh biển, bãi đá tự nhiên... * Cẩm Phả: Thiên nhiên ưu đãi cho Cẩm Phả lợi thế để phát triển ngành du lịch dịch vụ. Nằm cạnh vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ Long kết hợp với hang Vũng Đục, Đảo Rều, Đền Cửa Ông và suối khoáng nóng Quang Hanh hàng năm sẽ thu hút một lượng khách du lịch khá lớn. Vào đầu năm với lễ hội đền Cửa Ông có hàng trăm ngàn lượt người tới tham quan vãn cảnh và du lịch văn hoá. Có trên 70 km bờ biển chạy dọc theo vịnh Bái Tử Long từ Quang Hanh đến cầu Ba Chẽ. Tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Cẩm Phả khá đa dạng với nhiều khu nuôi trồng thuỷ hải sản như: tôm, cua, cá, sò huyết, hầu hà… Đây là điều kiện thuận lợi để Cẩm Phả phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 11
  • 21. * Thị xã Quảng Yên: với diện tích bãi triều rộng trên 12.000 ha, được thừa hưởng nguồn lợi lớn từ cửa sông Nam Triệu và một số nhánh sông khác tải phù sa ra biển nên ở đây được đánh giá có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản dẫn đầu tỉnh Quảng Ninh. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2010, giá trị sản xuất thuỷ sản tăng bình quân 12,9% và sản lượng tăng 11,6%/năm; diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 7.155 ha. Sản lượng nuôi trồng đạt 5.400 tấn (gồm tôm 2.300 tấn; cá 2.700 tấn và các hải sản khác 400 tấn). Với việc xác định du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tâm linh là hai hướng phát triển chủ đạo trong chiến lược phát triển của ngành Du lịch Việt Nam thì tiềm năng du lịch sinh thái của Quảng Ninh gồm các thắng cảnh biển đảo, các vườn quốc gia và khu bảo tồn cùng sự phong phú của đa dạng sinh học sẽ là nguồn lợi lớn mà tỉnh Quảng Ninh cần gìn giữ, bảo tồn và phát huy. 4. Giao thông Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh bao gồm: giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàng không: * Đường bộ: Quốc lộ: có 5 tuyến với 381 km; trong đó chủ yếu đường đạt cấp IV, cấp III (Đồng bằng), còn lại 32 km đường Quốc lộ 279 (84%) đạt cấp V mặt đường đá dăm nhựa; - Đường tỉnh: có 12 tuyến với 301 km, trong đó đường đạt cấp IV, cấp III là 154 km (chiếm 51%), còn lại là cấp thấp, chủ yếu là mặt đường đá dăm nhựa; - Đường huyện: tổng số 764 km; đã cứng hoá mặt đường 455 km, đạt 60%; khối lượng còn lại cần đầu tư 309 km, chiếm 40%; - Đường xã: tổng số 2.233 km đường xã; đã cứng hoá mặt đường 527 km, đạt 24%; khối lượng còn lại cần đầu tư 1.706 km, chiếm 76%. - Bến, tuyến vận tải khách: toàn tỉnh có 16 bến xe khách, trong đó 6 bến xe liên tỉnh hỗn hợp; - Tuyến vận tải khách: toàn tỉnh có 125 tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh và liên tỉnh liền kề; 18 tuyến vận tải khách nội tỉnh và 11 tuyến xe buýt. * Đường thuỷ nội địa: - Bến: toàn tỉnh có 96 bến thuỷ nội địa; - Luồng: đã đưa vào cấp quản lý 642 km đường thuỷ nội địa. - Về đường thủy: phục vụ công tác vận tải thuỷ bao gồm các bến cảng và hệ thống luồng, lạch. Ở Quảng Ninh, trong 14 huyện, thị xã, thành phố chỉ duy nhất Bình Liêu là huyện không có vận tải thuỷ, 13 huyện, thị xã, thành phố còn lại đều có sông, suối hoặc ở ven biển nên thuận lợi trong vận tải thuỷ. - Toàn tỉnh có 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc Danh mục cảng biển trong Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Cảng Cái Lân: đây là cảng nước sâu được đầu tư xây dựng thành cảng biển lớn, có thể cập tàu 3-4 vạn tấn, vừa bốc xếp hàng rời, vừa bốc xếp hàng container. Cảng Vạn Gia: là cảng cửa ngõ giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, là vùng neo đậu chuyển tài hàng hoá. Cảng có chiều dài luồng tự nhiên 7 hải lý, độ sâu 7,5 m, đảm bảo cho tàu 10.000 DWT ra vào an toàn. 12
  • 22. Cảng Cửa Ông: là cảng chuyên dùng xuất than ở khu vực Cẩm Phả. Cảng có chiều dài 300m, độ sâu 9,5m, tàu 50.000 DWT ra vào thuận tiện. Cảng Hòn Nét: nằm trong vịnh Bái Tử Long, có độ sâu 16 m và khu vực đậu tàu rộng lớn. Cảng Mũi Chùa: có độ sâu 3,3 m, có thể đón tàu 1.000 DWT áp bến. * Đường sắt: - Toàn tỉnh có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép-Hạ Long (hiện nay đang cải tạo tuyến Yên Viên – Cái Lân khổ đôi 1,0m và 1,435m). Ngoài ra còn có hệ thống đường sắt chuyên dùng ngành than. * Các cảng hàng không: - Trong thời kỳ chiến tranh, có một số sân bay trực thăng phục vụ quân sự; đến nay, chỉ còn sân bay trực thăng Bãi Cháy đang khai thác và sân bay trực thăng Tuần Châu phục vụ du lịch. Hiện nay Chính phủ đã phê duyệt cảng hành không và sân bay tại xã Đoàn Kết huyện Vân Đồn Tóm lại, sự phát triển của ngành hàng hải nói chung, hệ thống cảng biển và các hoạt động vận tải thuỷ nói riêng, là rất quan trọng, đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, nếu các hoạt động này không được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, sẽ là những rủi ro tiềm tàng gây SCTD. III. Đặc điểm môi trường sinh thái Theo báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Bắc Bộ (ĐMC) Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 1. Hệ sinh thái trên cạn - Sự phân bố thực vật theo độ cao + Vùng bãi triều ngập mặn, cửa sông Các bãi triều ngập trung bình có loài sú. Tại các bãi triều cao là nơi sinh sống của các loài giá, cóc vàng, ôrô. Trên các bờ sông, bờ đầm, ít bị ngập mặn phần lớn xuất hiện các loài tra, củi biển, dứa dại, cóc kèn. + Vùng bãi cát: Các loài phi lao được trồng cùng với một số loài cây bụi và cỏ biển để ngăn cát. + Vùng gò đồi ven biển đến độ cao 200m: Các loài lim xanh, lim dẹt, sồi phẳng, dẻ quấn, dẻ cau, sồi hồng, hà nu, trâm, dung, ngát, bạch đàn trắng, bạch đàn lá nhỏ, quế, thông mã vĩ, thông nhựa… khá phổ biến. Vườn Quốc gia Bái Tử Long: thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm trong ranh giới hành chính huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có diện tích khoảng 15.738 ha Vườn được thành lập theo Quyết định số 85/2001/QĐ - TTg ngày 01/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở chuyển hạng và mở rộng Khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn. 2. Hệ sinh thái dưới nước 13
  • 23. Theo báo cáo xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến 2020 do Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia thực hiện. - Tại khu vực biển xác định được 79 loài và nhóm động vật nổi thuộc các nhóm Chân Mái Chèo Copepoda, nhóm Râu ngành Cladocera và các nhóm khác. Trong thành phần ĐVN, nhóm Giáp xác chân chèo Copepoda có só lượng loài cao nhất chiếm 74%, nhóm giáp xác Râu ngành chiếm 8%, các nhóm khác chiếm 18%. Trong các vùng biển, khu vực cửa sông Tiên Yên có số lượng loài cao nhất, tiếp đến là vùng Cửa Ông, vùng Vịnh hạ Long, vùng ven biển từ hải Hà đến Móng cái, vùng ven Biển Vân Đồn, khu vực Tuần Châu và cuối cùng là vùng biển ven bờ TP. Hạ Long. Mật độ động vật nổi (ĐVN) cao nhất thuộc về khu vực cửa Lục (13910.3 con/m3 ), tiếp đến là khu vực Tiên Yên, Vịnh Hạ Long, Cửa Ông, ven biển thành phố Hạ Long, và cuối cùng là khu vực Vân Đồn (636 con/m3 ). Trong cấu trúc mật độ số lượng ĐVN, nhóm Giáp xác Chân chèo thường chiếm ưu thế tuyệt đối, sau đến các nhóm khác và cuối cùng là ngóm Râu ngành với mật độ không đáng kể, thậm chí không thể hiện mật độ tại nhiều trạm khảo sát. - Động vật thân mềm (nhuyễn thể): phân bố khá rộng, từ vùng triều đến dưới triều hay đáy biển sâu, tại nơi đáy bùn, đáy cát, rạn đá hay rạn san hô. Một số loài phân bố rải rác, một số khác phân bố tập trung thành các bãi. Nhiều loài cho năng suất khai thác cao, có tầm quan trọng về kinh tế. Nhiều loài được coi là đối tượng thả nuôi trong các vùng ven bờ và trong vịnh. Đại diện cho ngành động vật thân mềm có các loài: ngán, vạng, hàu, sò, ốc, trai ngọc, vẹm xanh, mực nang, mực ống, bạch tuộc,… - Lớp giáp xác: có đại diện của bộ mười chân Decapoda như: tôm he, tôm rảo; Đại diện cho Bộ Brachyura có họ ghẹ, cua biển, rạm, cáy… - Ngành động vật không xương sống: có đại diện của lớp giun nhiều tơ polychacta như các loài cá sùng. - Động vật da gai khá đa dạng về giống loài, nhiều loài trong chủng có giá trị kinh tế cao như Hải sâm đen. - Động vật có xương sống: với số lượng 530 loài cá đã phát hiện được ở Quảng Ninh so với 2.538 tổng số loài cá đã phát hiện được trên cả nước (chiếm 20,8%). Nét nổi bật của cá trong vịnh Hạ Long là các loài cá nước nổi như cá nục, cá đối, cá mòi, cá nhâm, cá trích, cá cơm… thường xuất hiện vào vụ cá Nam. Ngoài ra, ngư dân từ bao đời nay còn khai thác cá bằng lưới rê, lưới giã với các đối tượng khai thác là cá mòi, sao, đé, nhám, thu gúng, cá chim, cá tráp, cá dưa, cá lanh… Trong hệ sinh thái rạn san hô, ngoài các loài cá thuộc họ cá song, cá mú… còn có những loài cá rạn san hô như cá bướm, cá mặt quỷ và một số loài thuộc họ cá nóc. Đây là những loài có thể sử dụng làm cá cảnh có giá trị kinh tế rất cao để phục vụ sinh hoạt và du lịch. - Hệ sinh thái thảm cỏ biển và rong biển Theo báo cáo xây dựng kế hoạch hành động đa sạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến 2020 xác định được 186 loài rong biển thuộc 4 ngành rong biển là rong Lam có 14 loài chiếm 7,5%, rong Đỏ: 69; 37,0 %; rong Nâu: 55; 29,5 % và rong Lục: 48; 26,0 %. Sự phân bố rộng của các loại tại các địa điểm nghiên cứu hoàn toàn khác nhau và có sự sai khác rất lớn. Số lượng loài tại các địa điểm dao động trong khoảng từ 18 loài 14
  • 24. (vịnh Tiên Yên) đến 104 loài (vịnh Hạ Long) và trung bình là 46 loài/địa điểm. Giá trị trung bình là tương đối cao so với các vùng nghiên cứu khác ở Việt Nam. Hệ số tương đồng của rong biển tại các địa điểm khảo sát dao động trong khoảng 0,07 (giữa vịnh Tiên Yên và quần đảo Cô Tô-Thanh Lân) đến 0,39 (giữa quần đảo Cô Tô-Thanh Lân và vịnh Hạ Long). - Hệ sinh thái san hô. Khu vực ven bờ Quảng Ninh là nơi có nhiều đảo nhất ở vùng ven biển Việt Nam, chúng đã tạo ra các loại địa hình phức tạp, đa dạng, nhiều nơi phù hợp cho san hô phát triển. Kết quả khảo sát trong khuôn khổ nghiên cứu này cho thấy đã có 157 loài san hô thuộc 41 giống, 12 họ được ghi nhận ở khu vực Quảng Ninh. Nhìn một cách tổng quát có thể chia sự phân bố san hô ở vùng ven biển Quảng Ninh thành 4 khu vực như sau: Khu vực vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Quần đảo Cô Tô và Đảo Trần. Mỗi khu vực đều có các đặc điểm, cấu trúc khu hệ khác nhau: + Khu vực vịnh Hạ Long: Theo báo cáo xây dựng kế hoạch hành động đa sạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến 2020, trên toàn khu vực Hạ Long và Cát Bà đã xác định được tổng số 102 loài, 32 giống thuộc 11 họ của bộ san hô cứng Scleractinia. Trong cấu trúc thành phần khu hệ, số loài tập trung phần lớn ở 3 họ là Faviidae, Acroporidae, Poritidae, chiếm đến 58,8% tổng số. + Khu vực Bái Tử Long: Tổng số 106 loài san hô cứng thuộc 34 giống 12 họ đã phát hiện được trên 13 điểm khảo sát trong khu vực vườn Quốc gia Bái Tử Long. So sánh số lượng loài trong khu vực vườn quốc gia với các vùng biển lân cận như Cô Tô, Thanh Lân, Hạ Long, Cát Bà thấy rằng Vườn Quốc gia Bái Tử Long có số lượng loài san hô cứng khá phong phú. Tuy nhiên san hô chỉ tập trung ở phía ngoài đảo Ba Mùn và Sậu Nam. Các đảo khác hầu như không có san hô, chỉ duy nhất có một đảo nhỏ nằm phía trong có san hô phân bố với độ phủ cao và tập trung đó là đảo Khơi Ngoài. Đảo này có lẽ có san hô tốt nhất ở vườn quốc gia Bái Tử Long, nhưng nó chỉ phân bố thành dải hẹp kéo dài. - Thực vật phù du Theo kết quả phân tích thực vật phù du thu thập được ở 10 điểm khảo sát trong khu vực vịnh Hạ Long, Bái Tử Long của Viện Tài nguyên và Môi trường Biển trong khuôn khổ dự án Quy hoạch Quản lý môi trường vịnh Hạ Long (JICA 1998-1999), vào mùa mưa, có 166 loài thuộc 6 hệ sinh vật phù du. Trong số đó hệ Bacillariophyta có nhiều loài nhất 128 loài (chiếm 77% tổng số), sau đó là Dinophyta với 33 loài (20%), Cyanophyta với 2 loài (1%), và 3 họ khác là Chlorophyta, Euglennophyta và Chrisophyta mỗi loài có một họ (1%). Sự hình thành các loài cho thấy thực vật phiêu sinh thường dễ thấy ở vùng nước biển ở khu vực cận nhiệt đới hay ôn đới. Số lượng tế bào ở lớp mặt từ 8.960 – 146.280 tế bào/lít và ở lớp đáy là từ 3.720 – 145.000 tế bào/lít. So sánh với mùa mưa, số lượng tế bào trung bình của mùa khô cao hơn ở lớp mặt và thấp hơn ở lớp đáy. Số lượng tế bào cho thấy mật độ thực vật phù du thấp và cho thấy khu vực nghiên cứu chưa bị ảnh hưởng do sự phú dưỡng. - Động vật phù du. 15
  • 25. Theo kết quả lấy mẫu thu thập được ở 10 điểm khảo sát (JICA 1998-1999) vào mùa mưa, có 47 loài động vật phù du. Copepoda có số lượng các loài cao nhất 25 loài, sau đó là ấu trùng Crustacean với 10 loài, Cladocera và Mollucs mỗi loại có 3 loài, Chaetognatha có 2 loài. Ngoài ra các họ Coelenterata, Ostracoda, Tunicata và ấu trùng cá mỗi họ chỉ có 1 loài. Vào mùa khô, có 46 loài động vật phù du đã được xác định. Số loài ở mỗi điểm khảo sát dao động từ 9 – 30 loài. Số loài trung bình vào mùa khô là 20 loài và cho thấy giá trị cao hơn vào mùa mưa. Số lượng động vật phù du trung bình là 491 con/m3 ở tất cả các điểm khảo sát và dao động từ 90 – 878 con/m3 ở mỗi điểm khảo sát. Số lượng cá thể trung bình vào mùa khô cho thấy giá trị cao hơn so với mùa mưa. - Động vật đáy. Theo kết quả khảo sát thực địa (JICA 1998-1999), có 208 loài động vật đáy đã được phát hiện. Trong số đó Mollucs có số lượng các loài cao nhất với 92 loài, sau đó là Crustaceans (Crustacea) với 23 loài và Echinoderm có số loài thấp nhất, chỉ có 15 loài. Có 169 loài sống ở các vùng nước đáy mềm bờ biển rừng ngập mặn, 104 loài sống ở đáy mềm và 99 loài sống ở các rạn san hô cứng. Số lượng động vật đáy khác nhau ở các môi trường sống khác nhau: 110 – 4.242 con/m3 ở vùng nước bở biển rừng ngập mặn, 85 – 530 con/m3 ở các đáy mềm bờ biển và 9- 98 con/m3 ở đáy rạn san hô cứng. Khảo sát động vật đáy sống ở đáy mềm tới bờ biển thấp được tiến hành tại 10 điểm ở vịnh Hạ Long. Từ các mẫu thu thập được cho thấy có tất cả 96 loài. Số lượng Terebellides stroemi, Dentalium aprium, Nepthys Polybranchia, Dentalium longitrorsum và Cuspidaria nobilis. Các loài này phát triển mạnh ở khu vực nước ven biển có nhiệt độ ôn hòa và các vùng cận nhiệt đới. - Cá và các loài giáp xác. Theo khảo sát, có 189 loài thuộc 124 giống, 66 họ cá sống ở vịnh Hạ Long. Có 5 môi trường sống quan trọng của cá là khu vực ngập mặn, rạn san hô, rạn đá, vịnh và các khu vực có đáy mùn cát. Mỗi môi trường sống có một loài điển hình. Có 7 khu đánh bắt cá chính ở khu vực xung quanh vịnh Hạ Long là Đầu Bê, Cầu Gỗ, Hòn Sói Đen – Ngọc Vừng, Cửa Dứa – Cống Đỏ, Tuần Châu. 16
  • 26. CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ NGUỒN TIỀM ẨN NGUY CƠ TRÀN DẦU CỦA TỈNH I. Thống kê sự cố tràn dầu đã xảy ra trong tỉnh Với vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi về đường hàng hải quốc tế, vùng biển thuộc tỉnh Quảng Ninh trở thành nơi trung chuyển xăng dầu từ các tàu dầu nước ngoài neo đậu ở khu vực vịnh Bắc Bộ về các tổng kho xăng dầu trên đất liền thuộc loại lớn nhất khu vực miền Bắc. Do đó, vùng biển Quảng Ninh có nguy cơ để xảy ra sự cố tràn dầu. Các sự cố tràn dầu trên vùng biển Quảng Ninh từ năm 1998 tới nay được thống kê như sau: Ngày 7/6/1999, tại cảng Quảng Ninh,1 tàu quân đội khi nhổ neo đã phát hiện có hiện tượng xả dầu. Hơn 500 lít dầu máy đã tràn ra biển. Diện tích dầu loang ước tính 300m2 . Sở KHCN&MT phối hợp Cảng vụ Quảng Ninh điều tra, đánh giá thiệt hại, xử lý. Lực lượng ứng cứu của Công ty B12, Công ty môi trường đô thị và nhân dân địa phương thu gom, xử lý triệt để. Ngày 18/10/1998, một vệt loang dầu khoảng 10.000m2 gồm hỗn hợp dầu và diezen từ cảng Cái Lân lan sang cảng B12. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường cùng với Công ty xăng dầu B12 đã xử lý bằng cách sử dụng giấy thấm dầu cùng một số phương tiện của công ty B12 để thấm thu hồi dầu. Ngày 21/12/1998, tại cảng dầu B12, vệt dầu loang diện tích khoảng 6.000m2 , dầu đậm đặc dồn vào bờ khoảng 100m. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường cùng với Công ty xăng dầu B12 đã xử lý bằng cách sử dụng giấy thấm dầu cùng một số phương tiện của công ty B12 để thấm thu hồi dầu. Ngày 20/12/1999, tại khu cảng Vạn Gia đảo Vĩnh Thực, thành phố Móng Cái, tàu chở dầu Phương Nam HP 116 thuộc xí nghiệp tư nhân vận tải Phương Nam bị chết máy, gặp sóng to gió lớn làm nước tràn vào khoang máy. Lúc đó tàu đang vận chuyển 400.000 lít dầu. Khoảng 750 lít dầu đã tràn ra biển. Cảng vụ Hải Ninh, đồn biên phòng cửa khẩu Vạn Gia, Sở Khoa học CN&MT, Cục hàng hải Việt Nam, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực I thực hiện ứng cứu kịp thời. Ngày 31/12/2002, tại Cửa Rứa vịnh Hạ Long xảy ra vụ đắm tàu Bạch Đằng Giang thuộc Tổng công ty Tàu thuỷ Nam Triệu. Tàu lúc đắm đang vận chuyển 80.000 lít dầu diezen. Sự cố đã được các lực lượng giải quyết kịp thời. II. Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu Việc quản lý các hoạt động dịch vụ buôn bán và vận chuyển xăng dầu trên vùng biển Quảng Ninh hiện nay rất khó khăn do diễn ra trên phạm vi vùng biển rất rộng, trong khi nhân lực, phương tiện, điều kiện phòng chống ứng cứu sự cố môi trường của các ngành, địa phương trong tỉnh còn rất thiếu và yếu. Hiệu quả phát hiện, phối hợp xử lý, ứng phó sự cố tràn dầu ven biển và ngoài khơi còn rất thấp do hạn chế về thông tin, ý thức về mối nguy hại do sự cố tràn dầu trong nhân dân còn chưa cao. Theo số liệu thống kê của Cảng vụ tỉnh Quảng Ninh, lượng tàu ra, vào các cảng biển khu vực Quảng Ninh năm 2010 là trên 27.000 chuyến với sản lượng hàng hóa thông qua hơn 42 triệu tấn; ngoài ra, còn có trên 25 triệu tấn phương tiện thủy nội địa tham gia hoạt động chuyển tải tại các cảng biển. Các nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu 17
  • 27. thường xảy ra thường bắt nguồn từ các hoạt động giao nhận và kho chứa xăng dầu, hoạt động giao thông vận tải thuỷ, cụ thể như sau: 1. Nguy cơ tràn dầu từ cảng B12 Theo số liệu của công ty xăng dầu B12, các loại xăng dầu hiện có của cảng là: Mogas 83, Mogas 92, DO, KO và FO. Lượng hàng nhập, xuất chủ yếu theo đường thủy bằng các tàu chuyên dụng. Hàng năm, số lượng tàu vào kho cảng xăng dầu B12 từ 130 – 150 chuyến tàu. Trung bình 2,8 ngày có một chuyến. Tổng diện tích kho: 7,4629 ha, sức chứa 90,000 m3 . Sức chứa dầu diesel, dầu hỏa: 40,000m3 , sức chứa dầu mazut: 46,000 m3 . Công suất 1,8-2 triệu tấn/năm. Tiếp nhận tàu có công suất 40.000 DWT. Bảng 4.1: Số lượng tàu thuyền ra vào cảng B12 từ 2009 - 2011 TT Loại tàu Số lượt vận chuyển năm 2009 Số lượt vận chuyển năm 2010 Số lượt vận chuyển năm 2011 1 Cầu tầu 500DWT 3.790 516 2.280 Xà lan <500 Tấn 3.280 392 1.771 Xà lan > = 500 Tấn 510 124 509 2 Cầu Tầu 5000DWT 896 3.522 1.156 Xà lan <500 Tấn 68 2.246 279 Xà lan > = 500 Tấn 601 1045 666 Tầu Biển 227 231 211 3 Cầu tầu 40.000DWT 140 147 141 Tầu Biển 140 147 141 Tổng Cộng 4.826 4.185 3.577 Các nguy cơ xảy ra SCTD có thể do một số nguyên nhân sau: a. Nguyên nhân chủ quan: - Do công nhân giao nhận thiếu trách nhiệm, vận hành không đúng quy trình. - Do các bồn chứa xăng dầu tại kho bị rò rỉ, bị thủng. - Thuỷ thủ trực nhập hàng trên tàu thiếu trách nhiệm khiến dầu tràn qua nắp hầm hàng gây tràn dầu. - Do trong quá trình vận chuyển xăng dầu 2 phương tiện va chạm gây tràn dầu b. Nguyên nhân khách quan gây va chạm tàu, đá ngầm... - Do bão lũ, thiên tai ảnh hưởng khu vực neo đậu, vận chuyển. - Do thời tiết xấu bất thường không dự báo trước được. 18
  • 28. 2. Nguy cơ tràn dầu từ các cảng sông, biển Với các ưu thế nổi bật về điều kiện tự nhiên, Quảng Ninh có hệ thống cảng sông, biển cho phép tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn, vào nhận, trả hàng hoá. Do đó, các khu vực này tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu. Bảng 4.2: Thống kê cảng biển, cảng sông tỉnh Quảng Ninh TT Tên Cảng Chức năng Nguyên nhân gây tràn dầu I Cảng biển 1 Cảng Cái Lân Là cảng nước sâu được đầu tư xây dựng thành cảng biển lớn, có thể cập tàu 3-4 vạn tấn, vừa bốc xếp hàng rời, vừa bốc xếp hàng container. - Do sự cố va chạm tàu; - Do hoạt động buôn bán và sang chiết dầu. - Do thiên tai (khách quan) 2 Cảng Vạn Gia Là cảng cửa ngõ giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, là vùng neo đậu chuyển tảii hàng hoá. Cảng có chiều dài luồng tự nhiên 7 hải lý, độ sâu 7,5 m, đảm bảo cho tàu 10.000 DWT ra vào an toàn. 6 tháng năm 2012: 4007 lượt phương tiện. Trọng tải các phương tiện: Từ 15-200 tấn. - Do sự cố va chạm tàu; - Do hoạt động buôn bán và bơm hút, chuyển tải dầu - Do thiên tai (khách quan) 3 Cảng Cửa Ông Là cảng chuyên dùng xuất than ở khu vực Cẩm Phả. Cảng có chiều dài 300m, độ sâu 9,5m, tàu 50.000 DWT ra vào thuận tiện - Do sự cố va chạm tàu; - Do hoạt động buôn bán và bơm hút dầu 4 Cảng Hòn Nét Nằm trong vịnh Bái Tử Long, có độ sâu 16 m và khu vực đậu tàu rộng lớn. - Do sự cố va chạm tàu; - Do thiên tai (khách quan) 5 Cảng Cẩm Phả Là cảng chuyên dùng để bốc rót than lớn nhất hiện nay, vì vậy ngoài việc đầu tư, cải tạo, mở rộng cảng, ngành than còn đầu tư gần 100 tỷ đồng để xây dựng kéo dài 250m cầu tàu, nạo vét khu nước trước cảng, nạo vét luồng lạch, có thể đưa tàu trọng tải hàng nghìn tấn cập cảng lấy hàng, đáp ứng nhu cầu gia tăng sản lượng sản xuất, tiêu thụ than. - Do sự cố va chạm tàu; - Do hoạt động buôn bán và bơm hút dầu. - Do thiên tai (khách quan) 6 Cảng Hòn Gai Phục vụ đón các tàu Quốc tế - Do sự cố va chạm tàu; 19
  • 29. TT Tên Cảng Chức năng Nguyên nhân gây tràn dầu II Cảng sông 1 Khu chuyển tải Vạn Gia Là khu vực làm nhiệm vụ chuyển tải hàng hóa sang Trung Quốc có thể tiếp nhận tàu 10.000 tấn cập bến đây là điểm chuyển tải thuận lợi trên địa bàn TP Móng Cái - Do sự cố va chạm tàu; - Do hoạt động buôn bán và bơm hút dầu. - Do thiên tai (khách quan) 2 Cảng Mũi Ngọc – Thác Hàn Đây là vị trí thích hợp để xây dựng cảng đa chức năng vừa là cảng hàng hóa vừa là cảng hành khách - Do sự cố va chạm tàu; - Do hoạt động buôn bán và bơm hút dầu. - Do thiên tai (khách quan) 3 Cảng Thọ Xuân Cảng này gần trung tâm thuận lợi cho việc bốc xếp hàng hóa tàu <500 tấn ra vào thuận tiện - Do sự cố va chạm tàu; - Do hoạt động buôn bán và bơm hút dầu. - Do thiên tai (khách quan) 4 Cảng Mũi Chùa Là cảng khu vực nằm giữa Hạ Long và Móng Cái, có vùng nước sâu cập được tàu từ 1,0-1,5 vạn tấn, có độ sâu 3,3 m, có thể đón tàu 1.000 DWT áp bến thuận lợi cho việc chuyển hàng hóa khu vực từ Tiên Yên, Bình Liêu và các tỉnh lân cận. - Do sự cố va chạm tàu; - Do hoạt động buôn bán và bơm hút dầu. - Do thiên tai (khách quan) 5 Cảng du lịch tại Bãi Cháy, Hạ long Phục vụ tàu thuyền du lịch trong vịnh Hạ Long. - Do sự cố va chạm tàu; -- Do thiên tai neo đậu (khách quan) 6 Cảng Dân Tiến Là cảng đa chức năng cho vận tải hàng hoá và hành khách dùng cho các tàu nhỏ trên dưới 500 tấn cập bến - Do sự cố va chạm tàu; - Do thiên tai (khách quan) 3. Nguy cơ xảy ra sự cố từ các tàu bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Số lượng tàu kinh doanh xăng dầu trên biển quy hoạch giai đoạn 2010-2020 là 48 tàu, được thống kê theo các huyện cụ thể được liệt kê ở bảng 4.3. 20
  • 30. Bảng 4.3: Bảng thống kê số tàu bán xăng dầu trên địa bàn tỉnh STT Địa phương Số lượng tàu Trữ lượng (tấn) 1 Thành phố Hạ Long 10 1605 2 Thành phố Móng Cái 3 300 3 Thành phố Cẩm Phả 8 1215 4 Thành Phố Uông Bí 2 - 5 Huyện Đông Triều 1 - 6 Thị xã Quảng Yên 3 97 7 Huyện Hoành Bồ 3 60 8 Huyện Vân Đồn 6 405 9 Huyện Tiên Yên 3 170 10 Huyện Đầm Hà 2 148 11 Huyện Hải Hà 4 - 12 Huyện Cô Tô 3 80 Tổng 48 (Nguồn: Quy hoạch Hệ thống cửa hàng bán lẻ, kho xăng dầu trên địa bản tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020) Ngoài các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên biển được cấp phép hoạt động thì hầu hết các phương tiện kinh doanh xăng dầu trên biển đều vi phạm các quy định như: không có giấy phép kinh doanh, không có phao quây chống dầu tràn, không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải có dầu; phương tiện không đảm bảo kỹ thuật, an toàn và không được trang bị các thiết bị phòng chống cháy nổ. Việc các phương tiện kinh doanh, vận chuyển xăng dầu trên biển không đảm bảo kỹ thuật, an toàn, thiếu các thiết bị phòng chống cháy nổ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ cháy nổ cao cũng như gây khó khăn cho công tác quản lý vệ sinh môi trường trên biển. 4. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ các tuyến hàng hải trên biển Với bờ biển dài trên 250km, hơn 6.000km2 mặt biển, tuyến đường thuỷ nội địa pha sông biển, nhiều tuyến chồng lấn với tuyến hàng hải, hệ thống luồng tuyến quanh co, phức tạp bởi hàng ngàn đồi núi, đảo đá chen lấn. Quảng Ninh có các tuyến hàng hải chính như sau: - Tuyến Bến Chanh- Thọ Xuân: dài 200km sông cấp I: Phương tiện vận tải chủ yếu trên tuyến: cho phép tàu khách<150 ghế, tàu+xà lan <400 tấn hoạt động. - Tuyến Phà Rừng - Đông Triều: dài 46km sông cấp I: Phương tiện vận tải chủ yếu tàu+xà lan<400tấn. - Tuyến Cửa Dài - Dân Tiến: dài 18km phục vụ tàu khách <150ghế và tàu+xà lan <200 tấn. - Tuyến Vạn Hoa - Tiên Yên: dài 24km. 21
  • 31. - Tuyến sông chính Cô Tô dài 55km. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ các tuyến hàng hải chủ yếu là do thời tiết xấu dẫn đến đâm va giữa các tàu, đặc biệt là các tàu chở dầu. 5. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở cảng cá và nơi neo đậu tàu thuyền Theo Quyết định 2770/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể ngành Thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, xây dựng quy hoạch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, theo đó tỉnh sẽ đầu tư phát triển xây dựng cảng cá, bến cá, chợ cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá đến năm 2020 như sau: - Cảng cá, bến cá: Tiếp tục đầu tư, xây dựng hoàn thành Dự án Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc Vịnh Bắc Bộ và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá tại khu vực đảo Cô Tô; cải tạo cảng Cái Rồng, xây dựng cảng cá mới phía tây nam đảo Cái Bầu; cảng cá Hòn Gai (vị trí cụ thể xác định sau để đảm bảo phù hợp với Quy hoạch đô thị); cảng cá tại khu vực thôn Đông, xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái. - Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các bến cá có khả năng tiếp nhận một lượng tàu thuyền vào bốc xếp trao đổi hàng hoá và đủ điều kiện giải phóng tàu nhanh để chống ô nhiễm vùng biển do các tàu gây nên, gồm: Bến cá Cửa Ông (Cẩm Phả); bến cá Thanh Lân (Cô Tô); bến Cửa Đài (Móng Cái); bến Chanh, Bến Giang (Thị xã Quảng Yên); bến Minh Châu và Thắng Lợi (Vân Đồn); Bến neo đậu tàu thuyền và dịch vụ hậu cần tại bến Phúc Tiến, xã Tân Lập (Hải Hà). - Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá: Tập trung đầu tư hoàn chỉnh cho 07 điểm tại các khu vực đã được Thủ tướng Chính phủ và tỉnh phê duyệt: T.P Móng Cái (Hải Xuân), huyện Hải Hà (Hà Cối), Thị xã Quảng Yên (Bến Giang), huyện Cô Tô (Khu neo đậu Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá vịnh Bắc Bộ), huyện Tiên Yên (vụng Cái Mắt), thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn. Bảng 4.4: Số lượng tàu thuyền ở các địa phương ven biển tỉnh Quảng Ninh TT Địa phương Số lượng tàu thuyền (chiếc) <20CV 20 - 50CV 50 - 90CV 90 - 250CV 250 - 400CV >400CV 1 Đông Triều 193 34 6 0 0 0 2 Uông Bí 163 49 11 5 0 0 3 Quảng Yên 2597 1061 196 18 0 0 4 Hoành Bồ 37 0 0 0 0 0 5 Hạ Long 868 66 20 14 2 0 6 Cẩm Phả 216 68 17 17 0 4 7 Vân Đồn 1204 434 11 52 7 9 8 Cô Tô 347 144 7 8 2 0 9 Tiên Yên 272 116 4 0 0 0 22
  • 32. TT Địa phương Số lượng tàu thuyền (chiếc) <20CV 20 - 50CV 50 - 90CV 90 - 250CV 250 - 400CV >400CV 10 Đầm Hà 273 67 4 0 0 0 11 Hải Hà 692 253 0 28 3 0 12 Móng Cái 1077 401 4 4 0 0 Tổng cộng 7939 2693 280 146 14 13 Bảng 4.5: Danh mục các vị trí neo đậu tàu thuyền tránh bão năm 2012 23
  • 33. 24 TT Địa danh Diện tích ước tính (Km2) I Khu vực thành phố Móng Cái 1 Bến cảng Dân Tiến 0,014 2 Bến nhánh sông Cầu Máng xã Hải Xuân 0,35 3 Vụng Cái Vĩnh 0,1 4 Vụng cảng Vạn Gia đảo Vĩnh Thực 0,2 II Khu vực huyện Hải Hà 1 Sông Hà Cối 0,105 2 Vụng Cái Chiên 0,02 III Khu vực huyện Đầm Hà 1 Bến Đầm Buôn 0,091 2 Khu vực xã Đại Bình 0,045 3 Khu vực xóm Giáo 0,123 4 Bến Phúc Tiến 0,08 IV Khu vực huyện Tiên Yên 1 Cảng Vạn Hoa 0,06 2 Mũi Chùa 0,0154 3 Cái Mắt 0,1125 4 Bến Châu 0,0126 5 Bến Nu Hàn 0,048 V Khu vực thành phố Hạ Long 1 Vụng 3 Hang 0,03 2 Cột 3 1,2 3 Cột 5 0,98 4 Khu vực cảng Hải Quân (cột 8) 0,25 5 Vụng Bồ Nâu 0,05 6 Sửng Sốt 0,025 7 Khu vực Tùng Sâu (Ngọc Trai) 0,048 8 Cảng nhà máy đóng tàu Hạ Long 0,045 9 Khu vực cảng than Việt Hưng 0,04 VI Khu vực thị xã Quảng Yên 1 Bến Nam Hòa 0,009 2 Bến Cống Vông 0,04 3 Bến Cống Mương 0,06 4 Bến Hà An 0,23 5 Bến nhà máy sứ Quảng Yên 0,2 6 Bến Giang 0,28 VII Khu vực thành phố Uông Bí 1 Bến cảng Điền Công 0,4
  • 34. (Nguồn: Quyết định số 2238/GTVT-KHTC ngày 15 tháng 6 năm 2012 của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh về việc thông báo các vị trí neo đậu tàu thuyền tránh bão năm 2012 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh) 6. Nguy cơ xảy ra sự cố từ các phương tiện vận tải thủy trên Vịnh Hạ Long Việc gia tăng một cách nhanh chóng các phương tiện vận tải thủy hoạt động thường xuyên trên Vịnh Hạ Long là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm dầu. Theo số liệu thống kê, tại các vịnh kín, các tàu nhỏ chạy bằng xăng-dầu thải ra lượng dầu chiếm 70% lượng dầu thải vào biển. Với số lượng trên 1.000 phương tiện các loại thường xuyên neo đậu và hoạt động trên vịnh, cùng với hàng vạn lượt phương tiện ra vào vịnh hàng năm, thì lượng dầu đổ ra Vịnh hàng năm là rất lớn và là một trong những nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu. III. Đặc điểm tính chất lý hoá của các loại dầu hiện có trong tỉnh Đặc điểm tính chất lý hóa của các loại dầu hiện có trong tỉnh là cơ sở khoa học quan trọng trong mô phỏng quá trình lan truyền vệt dầu khi xảy ra sự cố từ đó giúp cho việc đưa ra được quyết định cuối cùng trong công tác lựa chọn phương án ứng phó, trang thiết bị và phương tiện ứng phó đối với từng loại dầu tràn. 1. Dầu Diesel (DO) Là một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần chưng cất từ giữa dầu hoả (Kesosene) và dầu bôi trơn (lubricating oil). Chúng thường có nhiệt độ bốc hơi từ 175 đến 3700 C. Các nhiên liệu Diesel nặng hơn, với nhiệt độ bốc hơi 315 đến 4250 C. Bảng 4.6 Các thông số kỹ thuật của dầu Diesel Các tiêu chuẩn chất lượng của nhiên liệu Diesel Loại nhiên liệu Diesel DO 0.5% S DO 1.0% S Chỉ số cetan ≥ 50 ≥ 45 Thành phần chưng cất, t0 C 50% được chưng cất ở 90% được chưng cất ở 2800 C 3700 C 2800 C 3700 C Độ nhớt động học ở 200 C (đơn vị cSt: xenti-Stock) 1.8-5.0 1.8-5.0 Hàm lượng S(%) ≤ 0.5 ≤ 1.0 Độ tro (% kl) ≤ 0.01 ≤ 0.01 Độ kết cốc (%) ≤ 0.3 ≤ 0.3 Hàm lượng nước, tạp chất cơ học (% V) ≤ 0.05 ≤ 0.05 Ăn mịn mảnh đồng ở 500 C trong 3 giờ N0 1 N0 1 Nhiệt độ đông đặc, t0 C ≤ 5 ≤ 5 25
  • 35. Các tiêu chuẩn chất lượng của nhiên liệu Diesel Loại nhiên liệu Diesel DO 0.5% S DO 1.0% S Tỷ số A/F 14.4 14.4 2. Dầu Fuel (FO) Có hai loại chính - Dầu FO nhẹ có độ sôi 200-3000 C, tỷ trọng 0.88-0.92. - Dầu FO nặng có độ sôi lớn hơn 3200 C và tỷ trọng 0.92-1.0 hoặc cao hơn. Tỷ trọng dầu ngoài phụ thuộc vào nhiệt độ còn phụ thuộc vào thành phần chất, độ nhớt, nguồn gốc địa lý…Trung bình ở khoảng 0.9, nhẹ hơn nước. Độ nhớt của FO rất cao và thay đổi trong phạm vi rộng từ 250-7.000 đơn vị Red-Wood chuẩn. Dầu FO có thể đem chưng cất trong chân không để cho ra dầu bôi trơn, sáp hay nhựa đường và dầu DO, tuỳ theo loại dầu thô ban đầu. 3. Dầu hoả Là hỗn hợp của các hydrocacbon lỏng không màu, dễ bắt cháy. Nó thu được từ quá trình chưng cất phân đoạn dầu thô, có tỷ trọng khoảng 0.78 - 0.83, nhiệt độ sôi từ 160 - 2800 C. Chủ yếu được sử dụng để thắp sáng và đun nấu, ngoài ra, dầu hoả còn được sử dụng làm dung môi, để đốt lò trong công nghiệp. Hiện nay, được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu cho máy bay phản lực. 4. Xăng Là hỗn hợp phức tạp của các hydrocacbon nhẹ, nhiệt sôi trong khoảng 30- 2500 C. Xăng được sản xuất chủ yếu từ dầu mỏ, condensate, than đá, đá phiến nhiên liệu. Xăng chủ yếu được dùng làm nhiên liệu trong động cơ chế hoà khí có bộ đánh lửa và dùng làm dung môi công nghiệp. 26
  • 36. Bảng 4.7: Dự báo nhu cầu tiêu dùng xăng, dầu của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 Đơn vị tính: triệu lít Loại hàng 2009 2015 Dự kiến 2020 Tốc độ tăng bình quân hàng năm (% 2004-2009 2010-2015 2015-2020 Xăng 67,5 120 150 13,3 13 11 Diesel (DO) 159 260 350 12,8 12,5 12 Mazut (FO) 31,4 48 70 6,02 6 8 Tổng 257,9 428 570 12,03 10,5 10,3 (Nguồn: Quy hoạch Hệ thống cửa hàng bán lẻ, kho xăng dầu trên địa bản tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020) IV. Diễn biến của dầu tràn Khi có sự cố tràn dầu xảy ra, dầu nhanh chóng lan toả trên mặt nước. Các thành phần của dầu sẽ kết hợp với các thành phần có trong nước, cùng với các điều kiện về sóng, gió, dòng chảy… Các quá trình này bao gồm: quá trình loang dầu cơ học ngay sau khi dầu thoát ra khỏi nguồn; quá trình vận chuyển của dầu do tác động của gió, sóng và dòng chảy; quá trình phân tán tự nhiên, quá trình phong hoá (kể cả các quá trình nhũ tương hoá, bốc hơi, hoà tan, ô xy hoá, phân huỷ sinh học, phân huỷ do ánh sáng mặt trời), tạo hạt, chìm lắng và đọng lại tại đáy; quá trình tương tác dầu với bãi cát và bờ. Các kết quả nghiên cứu về các quá trình trên sẽ được mô tả chi tiết dưới đây. Hình 4.1: Sơ đồ diễn biến dầu tràn trong môi trường biển 27 Bay hơi hoihôi Gió Lan truyeàn Trôi dạt ddạt Thể nhũ tương nöôùc trong daàu Quang hóa Phân tán Phân tán theo phương Phân tán theo phương ngang Hấp thụ bởi sinh vật Phân huỷ sinh học x Hoàn tan của các thành phần tan trong Haáp phuï vaø nhaû ra töø traàm tích Trầm tích