SlideShare a Scribd company logo
1 of 49
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÀI TẬP NHÓM THUYẾT TRÌNH
HỌC PHẦN: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH
GIẢNG VIÊN : TS. LÊ KIM NGUYỆT
ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÓM 5.1
LỚP LKTQH2021
2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5.1
STT HỌ VÀ TÊN GIỚI TÍNH NGÀY SINH MSHV
1. Phan Quốc Nghiệp Nam 15/11/1995 21065048
2. Hoàng Mai Như Ngọc Nữ 11/03/1998 21065049
3. Hà Thị Thảo Nguyên Nữ 27/01/1999 21065050
4. Đỗ Thảo Nhi Nữ 06/03/1998 21065051
5. Nguyễn Lê Hà Nhi Nữ 29/08/1999 21065052
ĐỀ TÀI
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
NỘI DUNG
Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật bảo vệ và
phát triển rừng
Chương 2. Trực trạng pháp luật về bảo vệ, phát triển tài nguyên
rừng tại Việt Nam
Chương 3. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ,
phát triển tài nguyên rừng
4
Chương 1
5
Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp
luật bảo vệ và phát triển rừng
Khái niệm rừng:
Theo Khoản 3 Điều 2 Luật lâm nghiệp
năm 2017 quy định: “ Rừng là một hệ sinh
thái bao gồm các loài thực vật rừng,
động vật rừng, nấm , vi sinh vật, đất rừng
và các yếu tố môi trường khác, trong đó
thành phần chính là một hoặc 1 số loài
cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều
cao được xác định theo hệ thực vật trên
núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát
hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện
tích liên vùng từ 0.3 ha trở lên; độ tàn
che từ 0,1 trở lên”.
1. Một số khái niệm cơ bản về pháp luật bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng
Khái niệm tài nguyên rừng:
Là một loại tài nguyên thiên nhiên có khả
năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của
môi trường sinh thái, có giá trị to lớn bao
gồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất
lâm nghiệp, gồm có thực vật rừng, động
vật rừng và những yếu tố tự nhiên có liên
quan đến rừng
6
Khái niệm quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng:
Quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng là tổng hợp
các hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền
nhằm sắp xếp, tổ chức để giữ gìn và phát triển
bền vững tài nguyên rừng.
1. Một số khái niệm cơ bản về pháp luật bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng
Khái niệm kiểm soát suy thoái rừng:
Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến
lược, chính sách pháp luật về bảo vệ
rừng, đất trồng rừng; thanh tra, kiểm tra
việc thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng
7
✘ Vai trò trong đời sống con người
○ Điều hòa không khí trong lành
○ Bảo vệ môi trường, giảm thiên tai và biến đổi khí hậu
○ Bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất
✘ Góp phần phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh và trật tự xã hội
2. Vai trò, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển bền vững tài
nguyên rừng
8
✘ Hiến Pháp năm 2013: Các nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường được quy
định tại điều 43, 50, 63.
✘ Các bộ Luật: Luật lâm nghiệp năm 2017, Luật bảo vệ môi trường năm 2020, Luật
đất đai 2013, Bộ Luật hình sự, Bộ Luật dân sự, Luật xử lý vi phạm hành chính
✘ Các điều ước quốc tế về phát triển, bảo vệ rừng: Công ước về thương mại quốc
tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES); Công ước toàn
cầu về đa dạng sinh học (Công ước CBD); Hiệp định đối tác tự nguyện giữa
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu về thực thi Luật
Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (Hiệp định VPA/FLEGT)…
✘ Các thông tư, nghị định
3. Tổng quan về Pháp luật bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
ở Việt Nam
9
✘ Các thông tư, nghị định
○ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
○ Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm
và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
○ Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về
buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
○ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT Quy định về Quản lý rừng bền vững.
○ Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
10
Chương 2
11
Thực trạng pháp luật về bảo vệ, phát
triển tài nguyên rừng tại Việt Nam
✘ Việc thực hiện quy định và kế hoạch bảo vệ tài nguyên rừng: Quy định tại Luật
lâm nghiệp năm 2017 từ Điều 10 đến Điều 13
✘ Thống kê theo dõi diễn biến tài nguyên rừng: Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT
do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành ngày 16/11/2018 quy định
về điều tra, kiểm kê và theo dõi diến biễn rừng.
1. Pháp luật về hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ
phát triển rừng; thống kê theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
12
1.1. Nội dung quy định pháp luật
✘ Hệ thống quy hoạch, kế hoạch phát triển tài nguyên rừng giai đoạn 2011 – 2020
đã được xây dựng ở hầu hết các địa phương mang đến hiệu quả rõ rệt về hiệu
quả quản lý nhà nước trong lâm nghiệp; tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập xảy ra
✘ Quy hoạch, kế hoạch Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050
diễn ra với nhiều quan điểm
✘ Mỗi năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đều ban hành Quyết định về
việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc. Tuy nhiên, công tác cập nhật, báo cáo và
công bố hiện trạng rừng còn hạn chế ở một số địa phương.
1. Pháp luật về hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ
phát triển rừng; thống kê theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
13
1.2. Thực trạng
Thực trạng cụ thể
14
Năm 2021, UBND tỉnh Điện Biên hủy bỏ quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang làm thủy
điện đối với 4 dự án thủy điện gồm: Dự án thủy điện Chà Nưa 1, 2; Dự án thủy điện Tủa Thàng; Dự án
thủy điện Lê Bâu 1. Lý do loại bỏ khỏi quy hoạch là do các dự án thủy điện này ảnh hưởng lớn đến môi
trường sinh thái và đời sống nhân dân; dự án có quy mô công suất nhỏ, không khả thi, hiệu quả đầu tư
thấp; ảnh hưởng lớn đến điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội, môi trường; diện tích chiếm đất của dự án
lớn; dự án không đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước
sinh hoạt phục vụ nhà máy nước Điện Biên để cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ thành phố Điện Biên Phủ
và một phần huyện Điện Biên.
✘ Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được lập nên trước hết vì mục tiêu phát
triển của tỉnh đó, mà hiện nay các tỉnh đều tập trung phát triển kinh tế. Một số quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được thông qua nhưng vì kinh tế các tỉnh đã
tự thay đổi phần quy hoạch này.
✘ Cách thức quản lý kiểm soát việc thay đổi quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng còn
lỏng lẻo giữa các cơ quan quản lý nhà nước.
✘ Sự gắn kết, đồng bộ giữa các quy hoạch của các ngành, lĩnh vực còn nhiều bất
cập
✘ Việc thống kê, cập nhật số liệu, công bố hiện trạng rừng còn gặp nhiều khó khăn
do diện tích rừng của Việt Nam lớn.
1. Pháp luật về hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ
phát triển rừng; thống kê theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
15
1.3. Khó khăn
Quy định tại Mục 1, Chương 3 Luật lâm nghiệp năm 2017 quy định
về giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển đổi mục đích
sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng.
2. Pháp luật quy định về hoạt động giao rừng, cho thuê
rừng và thu hồi rừng
16
2.1. Nội dung quy định pháp luật
✘ Việc giao rừng, cho thuê rừng hiện nay tại các địa phương đã đem lại nguồn thu
nhập cho người dân và cộng đồng sống gần rừng, từ đó cũng đem lại nhiều ý thức
bảo vệ rừng, tình trạng vi phạm lâm nghiệp cũng có chiều hướng giảm.
✘ Về kết quả thực thi chính sách giao rừng, cho thuê rừng về cơ bản rừng được giao
cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình quản lý và sử dụng với diện tích được giao
chiếm trên 80% tổng diện tích đất lâm nghiệp
✘ Hoạt động thu hồi rừng cũng đang được diễn ra thông qua những thực trạng vi
phạm về sử dụng rừng của người dân, thu hồi rừng do chủ rừng thực sử dụng
không đúng mục đích , không thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ và phát triển
rừng. Tuy nhiên, việc thu hồi rừng cũng đang gặp nhiều khó khăn, áp lực khi liên
tục bị lấn chiếm, không thể thu hồi rừng do người dân chống đối, không hợp tác.
2. Pháp luật quy định về hoạt động giao rừng, cho thuê
rừng và thu hồi rừng
17
2.2. Thực trạng
Thực trạng cụ thể
18
Năm 2017, chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị giao 583 ha đất trong tổng số diện
tích đất trên để chia cho người dân thiếu đất tại xã Vĩnh Ô trong đó có 147,5 ha đất có rừng tự nhiên
phần lớn nằm ở địa bàn bản Lền và Xa Lời thuộc xã Vĩnh Ô. Việc giao rừng như trên vi phạm thẩm
quyền giao rừng quy định tại Điều 23 Luật Lâm nghiệp. Năm 2019, UBND huyện Vĩnh Linh đã phải ban
hành quyết định hủy bỏ quyết định giao rừng trên của chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô và thu hồi 583 ha đất mà
UBND xã Vĩnh Ô đã giao cho dân. Việc thu hồi rừng cũng tồn tại nhiều khó khăn do nhiều người dân đã
tiến hành canh tác sản xuất trên đất được giao. Khi hồi đất sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế của các hộ gia
đình, cá nhân liên quan.
✘ Các quy định về giao rừng, cho thuê rừng cũng như các chính sách còn chưa chặt
chẽ dẫn đến việc diện tích rừng được giao nhiều nhưng rừng có chủ lực ít dẫn đến
hiệu quả sử dụng rừng thấp, gây ra nhiều mâu thuẫn giữa các đối tượng khác
nhau.
✘ Mặc dù trên danh nghĩa phần lớn các diện tích rừng đã được giao cho các chủ
quản lý sử dụng, nhưng trên thực tế công tác giao rừng, cho thuê rừng còn nhiều
hạn chế
✘ Việc tổ chức giải tỏa, thu hồi rừng cũng có nhiều khó khăn từ phía người được
giao quyền sử dụng rừng do người dân phản đối, chống đối, làm cho diện tích
rừng thu hồi tiềm ẩn nguy cơ xảy ra điểm nóng.
2. Pháp luật quy định về hoạt động giao rừng, cho thuê
rừng và thu hồi rừng
19
2.3. Khó khăn
Luật bảo vệ môi trường 2020, Luật Lâm nghiệp 2017 với các quy định về quyền và
nghĩa vụ của chủ rừng và quản lý nhà nước về lâm nghiệp, kiểm lâm, cùng một số
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7
năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 156/2018/NĐ-CP
ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Lâm nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2020…
3. Pháp luật về kiểm soát suy thoái rừng của các tổ
chức, cá nhân
20
3.1. Nội dung quy định pháp luật
✘ Nhiều chỉ thị về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được
thông qua được các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền quan tâm thực hiện. Hệ
thống pháp luật về cơ chế quản lý rừng đang từng bước được hoàn thiện
✘ Công tác quản lý, kiểm soát suy thoái rừng của các tổ chức, cá nhân còn nhiều yếu
kém. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật còn
diễn ra nhiều. Theo số liệu từ tổng cục thống kê, tính chung bình 7 tháng cuối năm
2021, cả nước đã có 1398,3 ha rừng bị thiệt hại, tăng 42,3% so với cùng kỳ năng
trước
✘ Nhiều diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao, khoán sử dụng không đúng mục
đích; việc xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn
chế.
3. Pháp luật về kiểm soát suy thoái rừng của các tổ
chức, cá nhân
21
3.2. Thực trạng về kiểm soát suy thoái của các tổ chức, cá nhân
Thực trạng cụ thể
22
Vụ việc đèo Pha Đin (được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia theo
Quyết định số 3087/QĐ-BVHTTDL ngày 27/10/2020) bị xâm hại, biến dạng nghiêm trọng, có gần 530 gốc
cây thông bị chặt hạ, đo đếm được hơn 1.020 lóng gỗ với khối lượng khoảng gần 60m3 (còn lại khoảng
200 gốc đã bị chặt hạ và khoảng 100 lóng, khúc đang trong quá trình kiểm đếm).Tổng diện tích san ủi
mở đường vào rừng dùng để vận xuất, vận chuyển gỗ là hơn 5.100m2 khi chưa được cấp có thẩm
quyền cho phép là trái quy định của pháp luật về lâm nghiệp, mức độ vi phạm là rất nghiêm trọng. Đại
diện một đơn vị thu mua gỗ của người dân trên đèo Pha Đin cho biết, việc thu mua, khai thác gỗ đơn vị
công khai làm hợp đồng mua bán với từng hộ dân và có 60 hộ đồng ý bán gỗ. Sự việc trên mặc dù xảy
ra công khai, rầm rộ nhưng sau khi được đưa lên phương tiện thông tin đại chúng, Chủ tịch xã mới chỉ bị
đình chỉ công tác 15 ngày và kiểm điểm xác minh điểu tra.
✘ Vai trò điều chỉnh các quy định pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên rừng
còn nhiều vướng mắc, bất cập
✘ Nhận thức và trách nhiệm của nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ,
đảng viên và nhân dân về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều
yếu kém
✘ Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước còn thiếu đồng bộ
✘ Việc đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng chưa được quan tâm
đúng mức
✘ Các cá nhân sử dụng rừng thông qua hoạt động giao rừng, cho thuê rừng còn
nhiều lơ là trong việc bảo vệ, phát triển rừng.
3. Pháp luật về kiểm soát suy thoái rừng của các tổ
chức, cá nhân
23
3.2. Khó khăn
✘ Nghị định 06/2019/2019/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 22/1/2019 quy định
về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm và thực thi công ước
về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm.
✘ Các danh mục loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm được ban hành kèm
theo các VBQQPL như: Nghị định 160/2013/NĐ-CP quy định về danh mục loài
nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
4. Pháp luật về kiểm soát bảo vệ động, thực vật rừng
hoang dã cấp quý hiếm
24
4.1. Quy định pháp luật
✘ Những năm qua, Đảng, Nhà nước rất quan tâm và chú trọng công tác quản lý, bảo
vệ, bảo tồn các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Tuy nhiên,
Việt Nam hiện nay đã trở thành một trong những điểm nóng về săn bắt, khai thác
buôn bán động thực vật hoang dã cấp quý hiếm
✘ Nhà nước đã có nhiều thay đổi từ pháp luật cho đến nhận thức của cộng đồng,
hoạt động triển khai thực hiện bảo vệ động thực vật có nhiều hiệu quả rõ rệt.
✘ Cục Kiểm lâm tiến hành quá trình đảm bảo thực thi pháp luật liên quan đến bảo vệ
động thực vật hoang dã một cách tích cực
4. Pháp luật về kiểm soát bảo vệ động, thực vật rừng
hoang dã cấp quý hiếm
25
4.2. Thực trạng
Thực trạng cụ thể
26
Tháng 9/2021, Cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông đã vào cuộc kiểm tra nhà bà Hoàng Thị Ngân ở huyện Tuy
Đức phát hiện Ngân có hành vi giết 05 con nhím và 04 con cầy (thuộc nhóm IIB – động vật nguy cấp,
quý, hiếm) đồng thời tại nhà Ngân cũng có nhiều xác các cá thể khỉ khác. Hay khoảng 10/2021, Cục
Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông kiểm tra hành chính phát hiện Nguyễn Minh Tùng điều khiển xe khách BKS:
82B-001.37 vận chuyển thùng xốp chứa 10 cá thể chồn, và 100 cá thể dúi còn sống đều là động vật
hoang dã thuê cho một đối tượng ở Kon Tum, mục đích là mang đi thành phố Hồ Chí Minh để tiêu thụ…
Ngoài các vụ trên, còn nhiều những vụ việc khác xảy ra với số lượng và quy mô lớn được phát hiện xử lý
trong những năm gần đây.
✘ Sự chồng chéo giữa các văn bản quy định về công tác kiểm soát bảo vệ động thực
vật nguy cấp quý hiếm gây khó khăn cho quá trình đảm bảo pháp luật
✘ Chồng chéo về thẩm quyền quản lý cấp Trung ương
✘ Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng một cách thiếu quy hoạch
4. Pháp luật về kiểm soát bảo vệ động, thực vật rừng
hoang dã cấp quý hiếm
27
4.3. Khó khăn
Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT do Bộ NN&PTNT ban hành ngày
27/9/2019 quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.
5. Pháp luật về hoạt động phòng cháy chữa cháy
28
5.1. Quy định pháp luật
✘ Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng thời gian qua đạt
được những kết quả đáng ghi nhận từ các cơ quan nhà nước, cơ quan lâm
nghiệp, kiểm lâm và cả cộng đồng
✘ Ngoài những tích cực đạt được, các vụ cháy rừng diện rộng vẫn đang xảy ra trên
địa bản cả nước.
5. Pháp luật về hoạt động phòng cháy chữa cháy
29
5.2. Thực trạng
✘ Công tác tham mưu, tổ chức tuyên truyền, nắm bắt thông tin, kiểm tra giám sát của
các đơn vị, kiểm lâm tại địa bàn về phổ biến phòng cháy chữa cháy rừng còn chưa
tốt.
✘ Ý thức trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng của một bộ phận người dân còn
nhiều hạn chế.
5. Pháp luật về hoạt động phòng cháy chữa cháy
30
5.3. Khó khăn, hạn chế
Vụ việc cụ thể
31
Khoảng 14 giờ ngày 26/2/2021, tại bản Nậm Dê, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu xảy ra
vụ cháy rừng. Nguyên nhân được xác định do Lò Tà Pú tiến hành đốt nương làm rẫy dẫn đến đám cháy
lan rộng. Hậu quả 02 ha rừng bị cháy hoàn toàn. Ngay sau khi đám cháy xảy ra, chính quyền địa phương
đã huy động gần 1.000 người gồm các lực lượng công an, quân đội, kiểm lâm, dân quân tự vệ và người
dân các xã lân cận để dập lửa. Sau hơn 12 giờ chữa cháy, đến rạng sáng ngày 27/2/2021, ngọn lửa mới
được dập tắt hoàn toàn.
✘ Chế tài hành chính: Đối với việc xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực này được
quy định tại Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 15/4/2019 của Chính phủ về quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp và Nghị định số
07/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và
kiểm định thực vật; thú ý; chăn nuôi.
6.Xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái rừng
32
6.1. Quy định pháp luật
Tình huống cụ thể về chế tài hành chính
33
Tình huống 1.
Tháng 12/2020, Ông Hoàng Xuân Trường (HKTT: thôn Khuổi Đeng 2, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh
Bắc Kạn) đã có hành vi vi phạm hành chính phá rừng sản xuất là rừng tự nhiên trái pháp luật với diện
tích bị thiệt hại là 4.177 m2, lâm sản thiệt hại gồm 86 cây gỗ tròn từ nhóm V đến nhóm VIII, khối lượng gỗ
bị thiệt hại là 6,030 m3; vị trí phá rừng theo bản đồ quy hoạch 3 loại rừng được phê duyệt tại Quyết định
số 1794/QĐ-UBND ngày 26/10/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn tại lô 66, khoảnh 6, Tiểu khu 405 thuộc
thôn Khuổi Đeng 2, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Theo đó, ông Trường bị áp dụng hình
thức phạt tiền 150 triệu đồng đối với hành vi phá rừng sản xuất trái pháp luật theo quy định tại điểm b,
khoản 9, Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Áp dụng tình tiết giảm nhẹ vi phạm do trình độ lạc hậu theo quy
định tại khoản 7, Điều 9 và khoản 4, Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính. Tịch thu tang vật, công cụ vi
phạm hành chính gồm 86 cây gỗ tròn nhóm V đến nhóm VIII, khối lượng 6,030 m3; 01 con dao; 01 cưa
xăng nhãn hiệu SHARP THAILAN đã cũ theo quy định tại khoản 13, Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-
CP của Chính phủ. Ông Trường phải trồng lại rừng với diện tích 4.177 m2 tại lô 66, khoảnh 6, Tiểu khu
405 thuộc thôn Khuổi Đeng 2, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn hoặc thanh toán chi phí trồng
lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành
chính theo quy định tại khoản 14, Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Tình huống cụ về chế tài hành chính
34
Tình huống 2.
Tháng 10/2020, ông Lý Ngọc Hưng (HKTT: thôn Phya Rả, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) đã
có hành vi vi phạm hành chính phá rừng sản xuất là rừng tự nhiên trái pháp luật với diện tích bị thiệt hại
là 2.836 m2, lâm sản thiệt hại là 60 cây gỗ tròn nhóm V đến nhóm VIII, khối lượng 6,897 m3; vị trí phá
rừng theo bản đồ quy hoạch 3 loại rừng phê duyệt tại Quyết định số 1794/QĐ-UBND ngày 26/10/2018
của UBND tỉnh Bắc Kạn thuộc lô 45, lô 46, khoảnh 9,Tiểu khu 409 thuộc thôn Phya Rả, xã Tân Sơn,
huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Theo đó, Ông Hưng bị áp dụng hình thức phạt tiền 87,5 triệu đồng đối với
hành vi phá rừng sản xuất trái pháp luật theo quy định tại điểm b, khoản 6, Điều 20 Nghị định số
35/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Tịch thu tang vật, công cụ vi phạm hành chính gồm 60 cây gỗ tròn từ
nhóm V đến nhóm VIII, khối lượng 6,897 m3; 01 con dao; 01 cưa xăng nhãn hiệu SHARP THAILAND đã
cũ theo quy định tại khoản 13, Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Ông Hưng phải
trồng lại rừng với diện tích 2.836 m2 tại lô 45, lô 46 khoảnh 9, Tiểu khu 409 thuộc thôn Phya Rả, xã Tân
Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất
đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 14, Điều 20
Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
✘ Chế tài hành chính: Đối với việc xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực này được
quy định tại Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 15/4/2019 của Chính phủ về quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp và Nghị định số
07/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và
kiểm định thực vật; thú ý; chăn nuôi.
✘ Chế tài hình sự: Đối với các tội phạm hình sự trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái
rừng gồm có các tội vi phạm về các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
(Điều 232), tội vi phạm về quy định quản lý rừng (Điều 233), tội vi phạm quy định
bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234), tội hủy hoại rừng (Điều 243), tội vi phạm quy
định về bảo vệ động vật nguy cấp quý hiếm (Điều 244), tội vi phạm về phòng cháy,
chữa cháy (Điều 313) Bộ luật Hình sự 2015.
6.Xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái rừng
35
6.1. Quy định pháp luật
Tình huống cụ về chế tài hình sự
36
Tình huống 1.
Khoảng 20 giờ ngày 29/11/2020, trên tuyến Quốc lộ 8A, đoạn qua thôn Hà Trai, xã Sơn Kim 1, Công an
huyện Hương Sơn phát hiện Trần Công Hùng điều khiển xe ô tô bán tải màu đen 38C-149.01 vận
chuyển một cá thể Sơn dương còn sống, chân trước bên trái còn dính bẫy bằng dây cáp phanh xe đạp,
trọng lượng khoảng 60kg. Tại thời điểm kiểm tra, Hùng không xuất trình được tài liệu, giấy tờ liên quan
đến cá thể Sơn dương đang vận chuyển trên xe. Kết quả điều tra xác định, cá thể Sơn dương nói trên là
do Lê Trọng Tưởng, Cao Minh Luân là người trực tiếp vào rừng đặt bẫy được. Sau đó, các đối tượng
liên hệ bán cho Trần Công Trang là anh ruột của Trần Công Hùng. Hùng được Trang nhờ đến nhận
hàng, trả tiền. Khi đang vận chuyển về cho Trang, Hùng đã bị các lực lượng chức năng bắt giữ. Qua
giám định, đây là loài Sơn dương (có tên khoa học là Capricornis milneedwardsii) thuộc danh mục thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm 1B và được ưu tiên bảo vệ. Ngày 30/3/2021, Tòa án
nhân dân huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã xét xử Cao Minh Luân; Lê Trọng Tưởng; Trần Công Trang
và Trần Công Hùng từ 18-24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 36-48 tháng về tội
Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Tình huống cụ về chế tài hình sự
37
Tình huống 2.
Khoảng 04 giờ 30 phút ngày 28/4/2019, Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Tây Hồ phát hiện Nguyễn
Văn Tuấn điều khiển xe máy BKS: 29K1-458.64 đang vận chuyển (01) cá thể tê tê Java còn sống nặng
1,9 kg và một cá thể Java đã chết nặng 6,1 kg có tên khoa học là Manis Javanica thuộc nhóm 1B danh
mục thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019
của Chính Phủ nhằm mục đích bán kiếm lời. Ngày 06/7/2019, Tòa án nhân dân quận Tây Hồ xử phạt
Nguyễn Văn Tuấn 02 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 04 năm về tội Vi phạm quy
định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Bên cạnh đó, đối với các tội phạm trên, không chỉ cá nhân mà pháp nhân khi vi phạm các quy định trên
đều có thể bị xử lý. Việc quy định pháp nhân phạm tội được coi là điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015
mà các Bộ luật Hình sự trước đây chưa có và phù hợp với sự phát triển kinh tế cũng như hội nhập quốc
tế.
✘ Theo báo cáo của Cục kiểm lâm, vi phạm quy định luật lâm nghiệp năm 2021 giảm
12% số vụ so với năm 2020.
✘ Sự phát triển kinh tế kéo theo các hành vi vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực tài
nguyên rừng diễn biến ngày càng phức tạp
✘ Kết quả tiến hành các biện pháp và đưa ra các giải pháp ngăn ngừa đấu tranh trấn
áp tội phạm về xâm hại tài nguyên rừng còn chưa cao
✘ Việc xét xử các vụ án trong lĩnh vực tài nguyên rừng cho thấy kết quả xử lý chưa
nghiêm.
6.Xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái rừng
38
6.2. Thực trạng
✘ Pháp luật trong lĩnh vực xử phạt các hành vi vi phạm về kiểm soát suy thoái tài
nguyên rừng còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên còn nhiều điểm bất cập
✘ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận không nhỏ các bộ làm công tác
điều tra, truy tố, xét xử trong các cơ quan tiến hành tố tụng còn nhiều hạn chế
✘ Trình độ nhận thức và ý thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ người dân khu
vực gần rừng còn hạn chế.
6.Xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái rừng
39
6.3. Khó khăn
Chương 3
40
Định hướng hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về bảo vệ, phát triển bền
vững tài nguyên rừng
✘ Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ rừng phải quán triệt sâu sắc và thể chế hoá đầy
đủ các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ
rừng.
✘ Về xã hội, việc thực hiện Đề án sẽ nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển rừng,
phát triển cây xanh trong toàn xã hội, góp phần thực hiện các chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các cam kết quốc tế về bảo vệ môi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu mà Việt Nam tham gia.
1. Định hướng hoàn thiện
41
1.1.Đường lối chính sách của Đảng, nhà nước
Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất các hoạt động quản lý,
bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, kinh doanh, chế biến và thương mại lâm sản
theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; có cơ
cấu quản lý, sản xuất kinh doanh hợp lý, ổn định theo hướng hiện đại, phát
triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
1. Định hướng hoàn thiện
42
1.2. Hoàn thiện pháp luật đáp ứng nhu cầu từ hội nhập kinh tế, quốc tế
✘ Hoàn thiện các quy định pháp luật hướng tới đáp ứng các mục tiêu phát triển lâm
nghiệp do Tổng cục lâm nghiệp đề ra.
✘ Đổi mới các cơ chế, chính sách nhằm huy động đa dạng các nguồn lực cho phát
triển lâm nghiệp
1. Định hướng hoàn thiện
43
1.3. Hoàn thiện pháp luật đáp ứng mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền
vững
✘ Luật lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành cần quy định cụ thể rõ hơn
một số vấn đề
✘ Sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức điều tra hình sự năm 2015
2. Giải pháp hoàn thiện
44
2.1. Hoàn thiện quy phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng
✘ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
✘ Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng
✘ Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành Trung ương và địa
phương
✘ Rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã
hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng
tự nhiên, rừng phòng hộ
✘ Khắc phục và giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái
pháp luật; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng.
2. Giải pháp hoàn thiện
45
2.2. Hoàn thiện phương pháp tổ chức thực hiện về bảo vệ phát triển
tài nguyên rừng
✘ Triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án; xây dựng và tổ chức thực hiện
có hiệu quả các cơ chế chính sách về bảo vệ và phát triển rừng, các chính sách
hỗ trợ phát triển lâm nghiệp có tính đặc thù của địa phương.
✘ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
✘ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận
thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân
cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng.
✘ Bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế rừng bền vững, cần có giải pháp về hỗ trợ
phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
2. Giải pháp hoàn thiện
46
2.3. Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ, phát triển tài
nguyên rừng
Danh mục tài liệu tham khảo
47
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018), Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về Quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm
sản.
2. Bộ Nông Nghiệp và PTNT (2018), Thông tư số 28/2018/TT-BNNTPTNT quy định về Quản lý rừng bền vững.
3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018), Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về các biện pháp lâm sinh.
4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018), Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT quy định phương pháp định giá rừng, khung giá
rừng.
5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018), Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra, kiểm kê và diễn biến rừng
6. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2019), Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT quy định về phòng cháy và chữa cháy.
7. Bùi Thị Hà (2022), “Quản lý, bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: Còn nhiều bất cập”, link
https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/quan-ly-bao-ve-dong-vat-hoang-da-nguy-cap-quy-hiem-con-nhieu-bat-cap-686256,
truy cập ngày 9/3/2022.
8. Cao Xuân Hưng (2020), “Những điểm mới của Luật Lâm nghiệp và những khó khăn vướng mắc trong công tác tại địa
phương”, link http://kiemlam.binhphuoc.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Tin-tuc-hoat-dong/Nhung-diem-moi-
cua-Luat-Lam-nghiep-va-nhung-kho-khan-vuong-mac-trong-cong-tac-trien-khai-tai-dia-phuong-509.html, truy cập ngày
9/3/2022.
9. Chính phủ (2018), Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
10. Chính phủ (2019), Nghi đinh số 01/2019/NĐ-CP quy định về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
11. Chính phủ (2019), Nghị định số 06/2019/NĐ-CP quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm
và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
12. Chính phủ (2019), Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
13. Chính phủ (2021), Nghị định số 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định
vể quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, vật,
thực vật hoang dã nguy cấp.
48
14. Dương Nương (2021), “Hiệu quả từ giao đất, giao rừng cho người dân và cộng đồng”, link
https://www.kontum.gov.vn/pages/detail/36907/Hieu-qua-tu-giao-dat-giao-rung-cho-nguoi-dan-va-cong-dong.html, truy cập
ngày 9/3/2022.
15. Đức Duy (2021), “Tỷ lệ che phủ rừng trên toàn quốc đạt 42,01%”, link https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-
nghiep/1021071/ty-le-che-phu-rung-tren-toan-quoc-dat-4201, truy cập ngày 9/3/2022.
16. Đức Cường (2022), “Thông cáo báo chí tình hình cháy, nổ năm 2021 trên toàn quốc”, link
https://congan.kontum.gov.vn/an-ninh-trat-tu/an-toang-phong-chay-chua-chay/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-chay-no-nam-
2021-tren-toan-
quoc.html#:~:text=Theo%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20c%E1%BB%A7a%20C%E1%BB%A5c,v%C3%A0%20
kho%E1%BA%A3ng%203.670%20ha%20r%E1%BB%ABng., truy cập ngày 9/3/2022.
17. Đỗ Hương (2021), “Khó khăn chống cháy rừng trong mùa dịch”, link https://baochinhphu.vn/print/kho-khan-chong-
chay-rung-trong-mua-dich-102294890.htm, truy cập ngày 9/3/2022
18. Lê Minh Trường (2021), “Quy định pháp luật về kiểm soát suy thoái động, thực vật rừng hoang dã nguy cấp quý hiếm”,
link https://luatminhkhue.vn/quy-dinh-phap-luat-ve-kiem-soat-suy-thoai-dong-thuc-vat-rung-hoang-da-nguy-cap-quy-
hiem.aspx, truy cập ngày 9/3/2022.
19. Lý Thanh Hương (2020), “Quản lý bền vững rừng phòng hộ: Thực trạng khó khăn, còn nhiều bất cập”, link
https://www.vietnamplus.vn/quan-ly-ben-vung-rung-phong-ho-thuc-trang-kho-khan-con-nhieu-bat-cap/680384.vnp, truy cập
ngày 9/3/2022.
20. Phạm Thị Thủy (2014), “Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại
học Quốc gia Hà Nội.
21. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 số 15/2012/QH13.
22. Quốc hội (2013), Luật Đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13.
23. Quốc hội (2015), Bộ Luật Hình sự năm 2015 số 100/2015/QH13.
24. Quốc hội (2017), Luật Lâm nghiệp năm 2017 số 16/2017/QH14.
25. Quốc hội (2020), Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 số 72/2020/QH14.
26. Thiên Đức (2021), “Nhiều quy định lệch pha giữa Luật Lâm nghiệp và Luật Đất đai”, link https://baodantoc.vn/nhieu-
quy-dinh-lech-pha-giua-luat-lam-nghiep-va-luat-dat-dai-1638008855449.htm, truy cập ngày 9/3/2022.
Cảm ơn cô và các bạn
đã chú ý lắng nghe !
49

More Related Content

Similar to Nhóm 5.1. PP thuyết trình.pptx

Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
T1.2014.baocao gägr.quephong
T1.2014.baocao gägr.quephongT1.2014.baocao gägr.quephong
T1.2014.baocao gägr.quephongcirumvn
 
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptxBVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptxNguyễn Quang Hiếu
 
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm Luanvantot.com 0934.573.149
 
Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...
Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...
Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...CIFOR-ICRAF
 
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Hệ Thống Tổ Chức Kiểm Lâm Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Công Chứ...
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Hệ Thống Tổ Chức Kiểm Lâm Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Công Chứ...Chức Năng, Nhiệm Vụ, Hệ Thống Tổ Chức Kiểm Lâm Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Công Chứ...
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Hệ Thống Tổ Chức Kiểm Lâm Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Công Chứ...nataliej4
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...
Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...
Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...sividocz
 

Similar to Nhóm 5.1. PP thuyết trình.pptx (20)

Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoánLuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
 
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵn...
 
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng NamLuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng Nam
 
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOTuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
T1.2014.baocao gägr.quephong
T1.2014.baocao gägr.quephongT1.2014.baocao gägr.quephong
T1.2014.baocao gägr.quephong
 
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptxBVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
BVMT-nhom-6.1 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
 
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
Khoá luận kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng,9 điểm
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểmLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng, 9 điểm
 
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa VangLuận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
 
Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...
Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...
Hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: hiện trạng & đề xuất chiến lược phát t...
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
 
Giao khoán đất rừng theo pháp luật Việt Nam tại Lạng Sơn, 9đ
Giao khoán đất rừng theo pháp luật Việt Nam tại Lạng Sơn, 9đGiao khoán đất rừng theo pháp luật Việt Nam tại Lạng Sơn, 9đ
Giao khoán đất rừng theo pháp luật Việt Nam tại Lạng Sơn, 9đ
 
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Hệ Thống Tổ Chức Kiểm Lâm Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Công Chứ...
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Hệ Thống Tổ Chức Kiểm Lâm Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Công Chứ...Chức Năng, Nhiệm Vụ, Hệ Thống Tổ Chức Kiểm Lâm Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Công Chứ...
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Hệ Thống Tổ Chức Kiểm Lâm Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Công Chứ...
 
Luận văn thạc sĩ Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam.docLuận văn thạc sĩ Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam.doc
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...
Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...
Luận Văn Quản lý nhà nước về rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉn...
 
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
 

More from Nguyễn Quang Hiếu

LKT.Nhóm 7.2 PL về BĐKH và Cơ chế sạch.pptx
LKT.Nhóm 7.2 PL về BĐKH và Cơ chế sạch.pptxLKT.Nhóm 7.2 PL về BĐKH và Cơ chế sạch.pptx
LKT.Nhóm 7.2 PL về BĐKH và Cơ chế sạch.pptxNguyễn Quang Hiếu
 
nhom 6.2 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
nhom 6.2 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptxnhom 6.2 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
nhom 6.2 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptxNguyễn Quang Hiếu
 
ppt nhóm 4.2- Bài phản biện đề tài pháp luật về bảo vệ môi trường nước và sử ...
ppt nhóm 4.2- Bài phản biện đề tài pháp luật về bảo vệ môi trường nước và sử ...ppt nhóm 4.2- Bài phản biện đề tài pháp luật về bảo vệ môi trường nước và sử ...
ppt nhóm 4.2- Bài phản biện đề tài pháp luật về bảo vệ môi trường nước và sử ...Nguyễn Quang Hiếu
 
Slide nhóm 3.1- NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XA...
Slide nhóm 3.1- NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XA...Slide nhóm 3.1- NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XA...
Slide nhóm 3.1- NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XA...Nguyễn Quang Hiếu
 
LKT.Nhóm 2.1 Slide PL chống thoái hoá, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyê...
LKT.Nhóm 2.1 Slide PL chống thoái hoá, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyê...LKT.Nhóm 2.1 Slide PL chống thoái hoá, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyê...
LKT.Nhóm 2.1 Slide PL chống thoái hoá, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyê...Nguyễn Quang Hiếu
 
Slide. Nhóm phản biện 1.2. Kiem soat o nhiem moi truong dam bao PTBV.pptx
Slide. Nhóm phản biện 1.2. Kiem soat o nhiem moi truong dam bao PTBV.pptxSlide. Nhóm phản biện 1.2. Kiem soat o nhiem moi truong dam bao PTBV.pptx
Slide. Nhóm phản biện 1.2. Kiem soat o nhiem moi truong dam bao PTBV.pptxNguyễn Quang Hiếu
 
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...Nguyễn Quang Hiếu
 
Pháp lý về tín dụng ngân hàng
Pháp lý về tín dụng ngân hàngPháp lý về tín dụng ngân hàng
Pháp lý về tín dụng ngân hàngNguyễn Quang Hiếu
 
Giải quyết tranh chấp tín dụng
Giải quyết tranh chấp tín dụngGiải quyết tranh chấp tín dụng
Giải quyết tranh chấp tín dụngNguyễn Quang Hiếu
 
ND8 PL thuế trong QHKT quốc tế.pptx
ND8 PL thuế trong QHKT quốc tế.pptxND8 PL thuế trong QHKT quốc tế.pptx
ND8 PL thuế trong QHKT quốc tế.pptxNguyễn Quang Hiếu
 

More from Nguyễn Quang Hiếu (20)

LKT.Nhóm 7.2 PL về BĐKH và Cơ chế sạch.pptx
LKT.Nhóm 7.2 PL về BĐKH và Cơ chế sạch.pptxLKT.Nhóm 7.2 PL về BĐKH và Cơ chế sạch.pptx
LKT.Nhóm 7.2 PL về BĐKH và Cơ chế sạch.pptx
 
nhom 6.2 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
nhom 6.2 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptxnhom 6.2 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
nhom 6.2 Pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học VN.pptx
 
ppt nhóm 4.2- Bài phản biện đề tài pháp luật về bảo vệ môi trường nước và sử ...
ppt nhóm 4.2- Bài phản biện đề tài pháp luật về bảo vệ môi trường nước và sử ...ppt nhóm 4.2- Bài phản biện đề tài pháp luật về bảo vệ môi trường nước và sử ...
ppt nhóm 4.2- Bài phản biện đề tài pháp luật về bảo vệ môi trường nước và sử ...
 
Powerpoint nhóm 4.1.pptx
Powerpoint nhóm 4.1.pptxPowerpoint nhóm 4.1.pptx
Powerpoint nhóm 4.1.pptx
 
Slide nhóm 3.1- NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XA...
Slide nhóm 3.1- NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XA...Slide nhóm 3.1- NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XA...
Slide nhóm 3.1- NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XA...
 
Câu hỏi phản biện 2.2.pptx
Câu hỏi phản biện 2.2.pptxCâu hỏi phản biện 2.2.pptx
Câu hỏi phản biện 2.2.pptx
 
LKT.Nhóm 2.1 Slide PL chống thoái hoá, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyê...
LKT.Nhóm 2.1 Slide PL chống thoái hoá, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyê...LKT.Nhóm 2.1 Slide PL chống thoái hoá, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyê...
LKT.Nhóm 2.1 Slide PL chống thoái hoá, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyê...
 
Slide. Nhóm phản biện 1.2. Kiem soat o nhiem moi truong dam bao PTBV.pptx
Slide. Nhóm phản biện 1.2. Kiem soat o nhiem moi truong dam bao PTBV.pptxSlide. Nhóm phản biện 1.2. Kiem soat o nhiem moi truong dam bao PTBV.pptx
Slide. Nhóm phản biện 1.2. Kiem soat o nhiem moi truong dam bao PTBV.pptx
 
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
 
Trong tai thuong truc.pptx
Trong tai thuong truc.pptxTrong tai thuong truc.pptx
Trong tai thuong truc.pptx
 
Pháp lý về tín dụng ngân hàng
Pháp lý về tín dụng ngân hàngPháp lý về tín dụng ngân hàng
Pháp lý về tín dụng ngân hàng
 
Giải quyết tranh chấp tín dụng
Giải quyết tranh chấp tín dụngGiải quyết tranh chấp tín dụng
Giải quyết tranh chấp tín dụng
 
Bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụngBảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng
 
ND5 PL thuế thunhap DN.ppt
ND5 PL thuế thunhap DN.pptND5 PL thuế thunhap DN.ppt
ND5 PL thuế thunhap DN.ppt
 
ND6 PL quản lý thuế.pptx
ND6 PL quản lý thuế.pptxND6 PL quản lý thuế.pptx
ND6 PL quản lý thuế.pptx
 
ND7 xử lý VP luật thuế.pptx
ND7 xử lý VP luật thuế.pptxND7 xử lý VP luật thuế.pptx
ND7 xử lý VP luật thuế.pptx
 
ND 1 PL thuế cho CH luật.pptx
ND 1 PL thuế cho CH luật.pptxND 1 PL thuế cho CH luật.pptx
ND 1 PL thuế cho CH luật.pptx
 
ND2 Thuế GTGT .pptx
ND2 Thuế GTGT .pptxND2 Thuế GTGT .pptx
ND2 Thuế GTGT .pptx
 
ND3 Luật thuế TTĐB.pptx
ND3 Luật thuế TTĐB.pptxND3 Luật thuế TTĐB.pptx
ND3 Luật thuế TTĐB.pptx
 
ND8 PL thuế trong QHKT quốc tế.pptx
ND8 PL thuế trong QHKT quốc tế.pptxND8 PL thuế trong QHKT quốc tế.pptx
ND8 PL thuế trong QHKT quốc tế.pptx
 

Nhóm 5.1. PP thuyết trình.pptx

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÀI TẬP NHÓM THUYẾT TRÌNH HỌC PHẦN: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH GIẢNG VIÊN : TS. LÊ KIM NGUYỆT ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NHÓM 5.1 LỚP LKTQH2021
  • 2. 2 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5.1 STT HỌ VÀ TÊN GIỚI TÍNH NGÀY SINH MSHV 1. Phan Quốc Nghiệp Nam 15/11/1995 21065048 2. Hoàng Mai Như Ngọc Nữ 11/03/1998 21065049 3. Hà Thị Thảo Nguyên Nữ 27/01/1999 21065050 4. Đỗ Thảo Nhi Nữ 06/03/1998 21065051 5. Nguyễn Lê Hà Nhi Nữ 29/08/1999 21065052
  • 3. ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
  • 4. NỘI DUNG Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng Chương 2. Trực trạng pháp luật về bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng tại Việt Nam Chương 3. Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng 4
  • 5. Chương 1 5 Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng
  • 6. Khái niệm rừng: Theo Khoản 3 Điều 2 Luật lâm nghiệp năm 2017 quy định: “ Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm , vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc 1 số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0.3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên”. 1. Một số khái niệm cơ bản về pháp luật bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Khái niệm tài nguyên rừng: Là một loại tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất lâm nghiệp, gồm có thực vật rừng, động vật rừng và những yếu tố tự nhiên có liên quan đến rừng 6
  • 7. Khái niệm quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng: Quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng là tổng hợp các hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền nhằm sắp xếp, tổ chức để giữ gìn và phát triển bền vững tài nguyên rừng. 1. Một số khái niệm cơ bản về pháp luật bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Khái niệm kiểm soát suy thoái rừng: Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách pháp luật về bảo vệ rừng, đất trồng rừng; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng 7
  • 8. ✘ Vai trò trong đời sống con người ○ Điều hòa không khí trong lành ○ Bảo vệ môi trường, giảm thiên tai và biến đổi khí hậu ○ Bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất ✘ Góp phần phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh và trật tự xã hội 2. Vai trò, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng 8
  • 9. ✘ Hiến Pháp năm 2013: Các nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường được quy định tại điều 43, 50, 63. ✘ Các bộ Luật: Luật lâm nghiệp năm 2017, Luật bảo vệ môi trường năm 2020, Luật đất đai 2013, Bộ Luật hình sự, Bộ Luật dân sự, Luật xử lý vi phạm hành chính ✘ Các điều ước quốc tế về phát triển, bảo vệ rừng: Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES); Công ước toàn cầu về đa dạng sinh học (Công ước CBD); Hiệp định đối tác tự nguyện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (Hiệp định VPA/FLEGT)… ✘ Các thông tư, nghị định 3. Tổng quan về Pháp luật bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Việt Nam 9
  • 10. ✘ Các thông tư, nghị định ○ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. ○ Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. ○ Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. ○ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về Quản lý rừng bền vững. ○ Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng. 10
  • 11. Chương 2 11 Thực trạng pháp luật về bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng tại Việt Nam
  • 12. ✘ Việc thực hiện quy định và kế hoạch bảo vệ tài nguyên rừng: Quy định tại Luật lâm nghiệp năm 2017 từ Điều 10 đến Điều 13 ✘ Thống kê theo dõi diễn biến tài nguyên rừng: Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành ngày 16/11/2018 quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diến biễn rừng. 1. Pháp luật về hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ phát triển rừng; thống kê theo dõi diễn biến tài nguyên rừng 12 1.1. Nội dung quy định pháp luật
  • 13. ✘ Hệ thống quy hoạch, kế hoạch phát triển tài nguyên rừng giai đoạn 2011 – 2020 đã được xây dựng ở hầu hết các địa phương mang đến hiệu quả rõ rệt về hiệu quả quản lý nhà nước trong lâm nghiệp; tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập xảy ra ✘ Quy hoạch, kế hoạch Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 diễn ra với nhiều quan điểm ✘ Mỗi năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đều ban hành Quyết định về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc. Tuy nhiên, công tác cập nhật, báo cáo và công bố hiện trạng rừng còn hạn chế ở một số địa phương. 1. Pháp luật về hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ phát triển rừng; thống kê theo dõi diễn biến tài nguyên rừng 13 1.2. Thực trạng
  • 14. Thực trạng cụ thể 14 Năm 2021, UBND tỉnh Điện Biên hủy bỏ quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang làm thủy điện đối với 4 dự án thủy điện gồm: Dự án thủy điện Chà Nưa 1, 2; Dự án thủy điện Tủa Thàng; Dự án thủy điện Lê Bâu 1. Lý do loại bỏ khỏi quy hoạch là do các dự án thủy điện này ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và đời sống nhân dân; dự án có quy mô công suất nhỏ, không khả thi, hiệu quả đầu tư thấp; ảnh hưởng lớn đến điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội, môi trường; diện tích chiếm đất của dự án lớn; dự án không đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt phục vụ nhà máy nước Điện Biên để cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ thành phố Điện Biên Phủ và một phần huyện Điện Biên.
  • 15. ✘ Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được lập nên trước hết vì mục tiêu phát triển của tỉnh đó, mà hiện nay các tỉnh đều tập trung phát triển kinh tế. Một số quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được thông qua nhưng vì kinh tế các tỉnh đã tự thay đổi phần quy hoạch này. ✘ Cách thức quản lý kiểm soát việc thay đổi quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng còn lỏng lẻo giữa các cơ quan quản lý nhà nước. ✘ Sự gắn kết, đồng bộ giữa các quy hoạch của các ngành, lĩnh vực còn nhiều bất cập ✘ Việc thống kê, cập nhật số liệu, công bố hiện trạng rừng còn gặp nhiều khó khăn do diện tích rừng của Việt Nam lớn. 1. Pháp luật về hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ phát triển rừng; thống kê theo dõi diễn biến tài nguyên rừng 15 1.3. Khó khăn
  • 16. Quy định tại Mục 1, Chương 3 Luật lâm nghiệp năm 2017 quy định về giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng. 2. Pháp luật quy định về hoạt động giao rừng, cho thuê rừng và thu hồi rừng 16 2.1. Nội dung quy định pháp luật
  • 17. ✘ Việc giao rừng, cho thuê rừng hiện nay tại các địa phương đã đem lại nguồn thu nhập cho người dân và cộng đồng sống gần rừng, từ đó cũng đem lại nhiều ý thức bảo vệ rừng, tình trạng vi phạm lâm nghiệp cũng có chiều hướng giảm. ✘ Về kết quả thực thi chính sách giao rừng, cho thuê rừng về cơ bản rừng được giao cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình quản lý và sử dụng với diện tích được giao chiếm trên 80% tổng diện tích đất lâm nghiệp ✘ Hoạt động thu hồi rừng cũng đang được diễn ra thông qua những thực trạng vi phạm về sử dụng rừng của người dân, thu hồi rừng do chủ rừng thực sử dụng không đúng mục đích , không thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, việc thu hồi rừng cũng đang gặp nhiều khó khăn, áp lực khi liên tục bị lấn chiếm, không thể thu hồi rừng do người dân chống đối, không hợp tác. 2. Pháp luật quy định về hoạt động giao rừng, cho thuê rừng và thu hồi rừng 17 2.2. Thực trạng
  • 18. Thực trạng cụ thể 18 Năm 2017, chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị giao 583 ha đất trong tổng số diện tích đất trên để chia cho người dân thiếu đất tại xã Vĩnh Ô trong đó có 147,5 ha đất có rừng tự nhiên phần lớn nằm ở địa bàn bản Lền và Xa Lời thuộc xã Vĩnh Ô. Việc giao rừng như trên vi phạm thẩm quyền giao rừng quy định tại Điều 23 Luật Lâm nghiệp. Năm 2019, UBND huyện Vĩnh Linh đã phải ban hành quyết định hủy bỏ quyết định giao rừng trên của chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô và thu hồi 583 ha đất mà UBND xã Vĩnh Ô đã giao cho dân. Việc thu hồi rừng cũng tồn tại nhiều khó khăn do nhiều người dân đã tiến hành canh tác sản xuất trên đất được giao. Khi hồi đất sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế của các hộ gia đình, cá nhân liên quan.
  • 19. ✘ Các quy định về giao rừng, cho thuê rừng cũng như các chính sách còn chưa chặt chẽ dẫn đến việc diện tích rừng được giao nhiều nhưng rừng có chủ lực ít dẫn đến hiệu quả sử dụng rừng thấp, gây ra nhiều mâu thuẫn giữa các đối tượng khác nhau. ✘ Mặc dù trên danh nghĩa phần lớn các diện tích rừng đã được giao cho các chủ quản lý sử dụng, nhưng trên thực tế công tác giao rừng, cho thuê rừng còn nhiều hạn chế ✘ Việc tổ chức giải tỏa, thu hồi rừng cũng có nhiều khó khăn từ phía người được giao quyền sử dụng rừng do người dân phản đối, chống đối, làm cho diện tích rừng thu hồi tiềm ẩn nguy cơ xảy ra điểm nóng. 2. Pháp luật quy định về hoạt động giao rừng, cho thuê rừng và thu hồi rừng 19 2.3. Khó khăn
  • 20. Luật bảo vệ môi trường 2020, Luật Lâm nghiệp 2017 với các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng và quản lý nhà nước về lâm nghiệp, kiểm lâm, cùng một số Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2020… 3. Pháp luật về kiểm soát suy thoái rừng của các tổ chức, cá nhân 20 3.1. Nội dung quy định pháp luật
  • 21. ✘ Nhiều chỉ thị về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được thông qua được các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền quan tâm thực hiện. Hệ thống pháp luật về cơ chế quản lý rừng đang từng bước được hoàn thiện ✘ Công tác quản lý, kiểm soát suy thoái rừng của các tổ chức, cá nhân còn nhiều yếu kém. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật còn diễn ra nhiều. Theo số liệu từ tổng cục thống kê, tính chung bình 7 tháng cuối năm 2021, cả nước đã có 1398,3 ha rừng bị thiệt hại, tăng 42,3% so với cùng kỳ năng trước ✘ Nhiều diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao, khoán sử dụng không đúng mục đích; việc xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế. 3. Pháp luật về kiểm soát suy thoái rừng của các tổ chức, cá nhân 21 3.2. Thực trạng về kiểm soát suy thoái của các tổ chức, cá nhân
  • 22. Thực trạng cụ thể 22 Vụ việc đèo Pha Đin (được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 3087/QĐ-BVHTTDL ngày 27/10/2020) bị xâm hại, biến dạng nghiêm trọng, có gần 530 gốc cây thông bị chặt hạ, đo đếm được hơn 1.020 lóng gỗ với khối lượng khoảng gần 60m3 (còn lại khoảng 200 gốc đã bị chặt hạ và khoảng 100 lóng, khúc đang trong quá trình kiểm đếm).Tổng diện tích san ủi mở đường vào rừng dùng để vận xuất, vận chuyển gỗ là hơn 5.100m2 khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép là trái quy định của pháp luật về lâm nghiệp, mức độ vi phạm là rất nghiêm trọng. Đại diện một đơn vị thu mua gỗ của người dân trên đèo Pha Đin cho biết, việc thu mua, khai thác gỗ đơn vị công khai làm hợp đồng mua bán với từng hộ dân và có 60 hộ đồng ý bán gỗ. Sự việc trên mặc dù xảy ra công khai, rầm rộ nhưng sau khi được đưa lên phương tiện thông tin đại chúng, Chủ tịch xã mới chỉ bị đình chỉ công tác 15 ngày và kiểm điểm xác minh điểu tra.
  • 23. ✘ Vai trò điều chỉnh các quy định pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên rừng còn nhiều vướng mắc, bất cập ✘ Nhận thức và trách nhiệm của nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều yếu kém ✘ Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước còn thiếu đồng bộ ✘ Việc đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng chưa được quan tâm đúng mức ✘ Các cá nhân sử dụng rừng thông qua hoạt động giao rừng, cho thuê rừng còn nhiều lơ là trong việc bảo vệ, phát triển rừng. 3. Pháp luật về kiểm soát suy thoái rừng của các tổ chức, cá nhân 23 3.2. Khó khăn
  • 24. ✘ Nghị định 06/2019/2019/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 22/1/2019 quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm. ✘ Các danh mục loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm được ban hành kèm theo các VBQQPL như: Nghị định 160/2013/NĐ-CP quy định về danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ. 4. Pháp luật về kiểm soát bảo vệ động, thực vật rừng hoang dã cấp quý hiếm 24 4.1. Quy định pháp luật
  • 25. ✘ Những năm qua, Đảng, Nhà nước rất quan tâm và chú trọng công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay đã trở thành một trong những điểm nóng về săn bắt, khai thác buôn bán động thực vật hoang dã cấp quý hiếm ✘ Nhà nước đã có nhiều thay đổi từ pháp luật cho đến nhận thức của cộng đồng, hoạt động triển khai thực hiện bảo vệ động thực vật có nhiều hiệu quả rõ rệt. ✘ Cục Kiểm lâm tiến hành quá trình đảm bảo thực thi pháp luật liên quan đến bảo vệ động thực vật hoang dã một cách tích cực 4. Pháp luật về kiểm soát bảo vệ động, thực vật rừng hoang dã cấp quý hiếm 25 4.2. Thực trạng
  • 26. Thực trạng cụ thể 26 Tháng 9/2021, Cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông đã vào cuộc kiểm tra nhà bà Hoàng Thị Ngân ở huyện Tuy Đức phát hiện Ngân có hành vi giết 05 con nhím và 04 con cầy (thuộc nhóm IIB – động vật nguy cấp, quý, hiếm) đồng thời tại nhà Ngân cũng có nhiều xác các cá thể khỉ khác. Hay khoảng 10/2021, Cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông kiểm tra hành chính phát hiện Nguyễn Minh Tùng điều khiển xe khách BKS: 82B-001.37 vận chuyển thùng xốp chứa 10 cá thể chồn, và 100 cá thể dúi còn sống đều là động vật hoang dã thuê cho một đối tượng ở Kon Tum, mục đích là mang đi thành phố Hồ Chí Minh để tiêu thụ… Ngoài các vụ trên, còn nhiều những vụ việc khác xảy ra với số lượng và quy mô lớn được phát hiện xử lý trong những năm gần đây.
  • 27. ✘ Sự chồng chéo giữa các văn bản quy định về công tác kiểm soát bảo vệ động thực vật nguy cấp quý hiếm gây khó khăn cho quá trình đảm bảo pháp luật ✘ Chồng chéo về thẩm quyền quản lý cấp Trung ương ✘ Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng một cách thiếu quy hoạch 4. Pháp luật về kiểm soát bảo vệ động, thực vật rừng hoang dã cấp quý hiếm 27 4.3. Khó khăn
  • 28. Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT do Bộ NN&PTNT ban hành ngày 27/9/2019 quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng. 5. Pháp luật về hoạt động phòng cháy chữa cháy 28 5.1. Quy định pháp luật
  • 29. ✘ Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng thời gian qua đạt được những kết quả đáng ghi nhận từ các cơ quan nhà nước, cơ quan lâm nghiệp, kiểm lâm và cả cộng đồng ✘ Ngoài những tích cực đạt được, các vụ cháy rừng diện rộng vẫn đang xảy ra trên địa bản cả nước. 5. Pháp luật về hoạt động phòng cháy chữa cháy 29 5.2. Thực trạng
  • 30. ✘ Công tác tham mưu, tổ chức tuyên truyền, nắm bắt thông tin, kiểm tra giám sát của các đơn vị, kiểm lâm tại địa bàn về phổ biến phòng cháy chữa cháy rừng còn chưa tốt. ✘ Ý thức trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng của một bộ phận người dân còn nhiều hạn chế. 5. Pháp luật về hoạt động phòng cháy chữa cháy 30 5.3. Khó khăn, hạn chế
  • 31. Vụ việc cụ thể 31 Khoảng 14 giờ ngày 26/2/2021, tại bản Nậm Dê, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu xảy ra vụ cháy rừng. Nguyên nhân được xác định do Lò Tà Pú tiến hành đốt nương làm rẫy dẫn đến đám cháy lan rộng. Hậu quả 02 ha rừng bị cháy hoàn toàn. Ngay sau khi đám cháy xảy ra, chính quyền địa phương đã huy động gần 1.000 người gồm các lực lượng công an, quân đội, kiểm lâm, dân quân tự vệ và người dân các xã lân cận để dập lửa. Sau hơn 12 giờ chữa cháy, đến rạng sáng ngày 27/2/2021, ngọn lửa mới được dập tắt hoàn toàn.
  • 32. ✘ Chế tài hành chính: Đối với việc xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực này được quy định tại Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 15/4/2019 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp và Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm định thực vật; thú ý; chăn nuôi. 6.Xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái rừng 32 6.1. Quy định pháp luật
  • 33. Tình huống cụ thể về chế tài hành chính 33 Tình huống 1. Tháng 12/2020, Ông Hoàng Xuân Trường (HKTT: thôn Khuổi Đeng 2, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) đã có hành vi vi phạm hành chính phá rừng sản xuất là rừng tự nhiên trái pháp luật với diện tích bị thiệt hại là 4.177 m2, lâm sản thiệt hại gồm 86 cây gỗ tròn từ nhóm V đến nhóm VIII, khối lượng gỗ bị thiệt hại là 6,030 m3; vị trí phá rừng theo bản đồ quy hoạch 3 loại rừng được phê duyệt tại Quyết định số 1794/QĐ-UBND ngày 26/10/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn tại lô 66, khoảnh 6, Tiểu khu 405 thuộc thôn Khuổi Đeng 2, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Theo đó, ông Trường bị áp dụng hình thức phạt tiền 150 triệu đồng đối với hành vi phá rừng sản xuất trái pháp luật theo quy định tại điểm b, khoản 9, Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Áp dụng tình tiết giảm nhẹ vi phạm do trình độ lạc hậu theo quy định tại khoản 7, Điều 9 và khoản 4, Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính. Tịch thu tang vật, công cụ vi phạm hành chính gồm 86 cây gỗ tròn nhóm V đến nhóm VIII, khối lượng 6,030 m3; 01 con dao; 01 cưa xăng nhãn hiệu SHARP THAILAN đã cũ theo quy định tại khoản 13, Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ- CP của Chính phủ. Ông Trường phải trồng lại rừng với diện tích 4.177 m2 tại lô 66, khoảnh 6, Tiểu khu 405 thuộc thôn Khuổi Đeng 2, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 14, Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
  • 34. Tình huống cụ về chế tài hành chính 34 Tình huống 2. Tháng 10/2020, ông Lý Ngọc Hưng (HKTT: thôn Phya Rả, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) đã có hành vi vi phạm hành chính phá rừng sản xuất là rừng tự nhiên trái pháp luật với diện tích bị thiệt hại là 2.836 m2, lâm sản thiệt hại là 60 cây gỗ tròn nhóm V đến nhóm VIII, khối lượng 6,897 m3; vị trí phá rừng theo bản đồ quy hoạch 3 loại rừng phê duyệt tại Quyết định số 1794/QĐ-UBND ngày 26/10/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn thuộc lô 45, lô 46, khoảnh 9,Tiểu khu 409 thuộc thôn Phya Rả, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Theo đó, Ông Hưng bị áp dụng hình thức phạt tiền 87,5 triệu đồng đối với hành vi phá rừng sản xuất trái pháp luật theo quy định tại điểm b, khoản 6, Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Tịch thu tang vật, công cụ vi phạm hành chính gồm 60 cây gỗ tròn từ nhóm V đến nhóm VIII, khối lượng 6,897 m3; 01 con dao; 01 cưa xăng nhãn hiệu SHARP THAILAND đã cũ theo quy định tại khoản 13, Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Ông Hưng phải trồng lại rừng với diện tích 2.836 m2 tại lô 45, lô 46 khoảnh 9, Tiểu khu 409 thuộc thôn Phya Rả, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 14, Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
  • 35. ✘ Chế tài hành chính: Đối với việc xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực này được quy định tại Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 15/4/2019 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp và Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm định thực vật; thú ý; chăn nuôi. ✘ Chế tài hình sự: Đối với các tội phạm hình sự trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái rừng gồm có các tội vi phạm về các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (Điều 232), tội vi phạm về quy định quản lý rừng (Điều 233), tội vi phạm quy định bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234), tội hủy hoại rừng (Điều 243), tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp quý hiếm (Điều 244), tội vi phạm về phòng cháy, chữa cháy (Điều 313) Bộ luật Hình sự 2015. 6.Xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái rừng 35 6.1. Quy định pháp luật
  • 36. Tình huống cụ về chế tài hình sự 36 Tình huống 1. Khoảng 20 giờ ngày 29/11/2020, trên tuyến Quốc lộ 8A, đoạn qua thôn Hà Trai, xã Sơn Kim 1, Công an huyện Hương Sơn phát hiện Trần Công Hùng điều khiển xe ô tô bán tải màu đen 38C-149.01 vận chuyển một cá thể Sơn dương còn sống, chân trước bên trái còn dính bẫy bằng dây cáp phanh xe đạp, trọng lượng khoảng 60kg. Tại thời điểm kiểm tra, Hùng không xuất trình được tài liệu, giấy tờ liên quan đến cá thể Sơn dương đang vận chuyển trên xe. Kết quả điều tra xác định, cá thể Sơn dương nói trên là do Lê Trọng Tưởng, Cao Minh Luân là người trực tiếp vào rừng đặt bẫy được. Sau đó, các đối tượng liên hệ bán cho Trần Công Trang là anh ruột của Trần Công Hùng. Hùng được Trang nhờ đến nhận hàng, trả tiền. Khi đang vận chuyển về cho Trang, Hùng đã bị các lực lượng chức năng bắt giữ. Qua giám định, đây là loài Sơn dương (có tên khoa học là Capricornis milneedwardsii) thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm 1B và được ưu tiên bảo vệ. Ngày 30/3/2021, Tòa án nhân dân huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã xét xử Cao Minh Luân; Lê Trọng Tưởng; Trần Công Trang và Trần Công Hùng từ 18-24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 36-48 tháng về tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
  • 37. Tình huống cụ về chế tài hình sự 37 Tình huống 2. Khoảng 04 giờ 30 phút ngày 28/4/2019, Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Tây Hồ phát hiện Nguyễn Văn Tuấn điều khiển xe máy BKS: 29K1-458.64 đang vận chuyển (01) cá thể tê tê Java còn sống nặng 1,9 kg và một cá thể Java đã chết nặng 6,1 kg có tên khoa học là Manis Javanica thuộc nhóm 1B danh mục thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính Phủ nhằm mục đích bán kiếm lời. Ngày 06/7/2019, Tòa án nhân dân quận Tây Hồ xử phạt Nguyễn Văn Tuấn 02 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 04 năm về tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Bên cạnh đó, đối với các tội phạm trên, không chỉ cá nhân mà pháp nhân khi vi phạm các quy định trên đều có thể bị xử lý. Việc quy định pháp nhân phạm tội được coi là điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 mà các Bộ luật Hình sự trước đây chưa có và phù hợp với sự phát triển kinh tế cũng như hội nhập quốc tế.
  • 38. ✘ Theo báo cáo của Cục kiểm lâm, vi phạm quy định luật lâm nghiệp năm 2021 giảm 12% số vụ so với năm 2020. ✘ Sự phát triển kinh tế kéo theo các hành vi vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng diễn biến ngày càng phức tạp ✘ Kết quả tiến hành các biện pháp và đưa ra các giải pháp ngăn ngừa đấu tranh trấn áp tội phạm về xâm hại tài nguyên rừng còn chưa cao ✘ Việc xét xử các vụ án trong lĩnh vực tài nguyên rừng cho thấy kết quả xử lý chưa nghiêm. 6.Xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái rừng 38 6.2. Thực trạng
  • 39. ✘ Pháp luật trong lĩnh vực xử phạt các hành vi vi phạm về kiểm soát suy thoái tài nguyên rừng còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên còn nhiều điểm bất cập ✘ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận không nhỏ các bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử trong các cơ quan tiến hành tố tụng còn nhiều hạn chế ✘ Trình độ nhận thức và ý thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ người dân khu vực gần rừng còn hạn chế. 6.Xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái rừng 39 6.3. Khó khăn
  • 40. Chương 3 40 Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên rừng
  • 41. ✘ Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ rừng phải quán triệt sâu sắc và thể chế hoá đầy đủ các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ rừng. ✘ Về xã hội, việc thực hiện Đề án sẽ nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển rừng, phát triển cây xanh trong toàn xã hội, góp phần thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu mà Việt Nam tham gia. 1. Định hướng hoàn thiện 41 1.1.Đường lối chính sách của Đảng, nhà nước
  • 42. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, kinh doanh, chế biến và thương mại lâm sản theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; có cơ cấu quản lý, sản xuất kinh doanh hợp lý, ổn định theo hướng hiện đại, phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường. 1. Định hướng hoàn thiện 42 1.2. Hoàn thiện pháp luật đáp ứng nhu cầu từ hội nhập kinh tế, quốc tế
  • 43. ✘ Hoàn thiện các quy định pháp luật hướng tới đáp ứng các mục tiêu phát triển lâm nghiệp do Tổng cục lâm nghiệp đề ra. ✘ Đổi mới các cơ chế, chính sách nhằm huy động đa dạng các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp 1. Định hướng hoàn thiện 43 1.3. Hoàn thiện pháp luật đáp ứng mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững
  • 44. ✘ Luật lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành cần quy định cụ thể rõ hơn một số vấn đề ✘ Sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức điều tra hình sự năm 2015 2. Giải pháp hoàn thiện 44 2.1. Hoàn thiện quy phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng
  • 45. ✘ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ✘ Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ✘ Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương ✘ Rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ ✘ Khắc phục và giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. 2. Giải pháp hoàn thiện 45 2.2. Hoàn thiện phương pháp tổ chức thực hiện về bảo vệ phát triển tài nguyên rừng
  • 46. ✘ Triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách về bảo vệ và phát triển rừng, các chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp có tính đặc thù của địa phương. ✘ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. ✘ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng. ✘ Bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế rừng bền vững, cần có giải pháp về hỗ trợ phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. 2. Giải pháp hoàn thiện 46 2.3. Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng
  • 47. Danh mục tài liệu tham khảo 47 1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018), Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về Quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản. 2. Bộ Nông Nghiệp và PTNT (2018), Thông tư số 28/2018/TT-BNNTPTNT quy định về Quản lý rừng bền vững. 3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018), Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về các biện pháp lâm sinh. 4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018), Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT quy định phương pháp định giá rừng, khung giá rừng. 5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018), Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra, kiểm kê và diễn biến rừng 6. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2019), Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT quy định về phòng cháy và chữa cháy. 7. Bùi Thị Hà (2022), “Quản lý, bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: Còn nhiều bất cập”, link https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/quan-ly-bao-ve-dong-vat-hoang-da-nguy-cap-quy-hiem-con-nhieu-bat-cap-686256, truy cập ngày 9/3/2022. 8. Cao Xuân Hưng (2020), “Những điểm mới của Luật Lâm nghiệp và những khó khăn vướng mắc trong công tác tại địa phương”, link http://kiemlam.binhphuoc.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Tin-tuc-hoat-dong/Nhung-diem-moi- cua-Luat-Lam-nghiep-va-nhung-kho-khan-vuong-mac-trong-cong-tac-trien-khai-tai-dia-phuong-509.html, truy cập ngày 9/3/2022. 9. Chính phủ (2018), Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. 10. Chính phủ (2019), Nghi đinh số 01/2019/NĐ-CP quy định về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. 11. Chính phủ (2019), Nghị định số 06/2019/NĐ-CP quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. 12. Chính phủ (2019), Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. 13. Chính phủ (2021), Nghị định số 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định vể quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
  • 48. 48 14. Dương Nương (2021), “Hiệu quả từ giao đất, giao rừng cho người dân và cộng đồng”, link https://www.kontum.gov.vn/pages/detail/36907/Hieu-qua-tu-giao-dat-giao-rung-cho-nguoi-dan-va-cong-dong.html, truy cập ngày 9/3/2022. 15. Đức Duy (2021), “Tỷ lệ che phủ rừng trên toàn quốc đạt 42,01%”, link https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong- nghiep/1021071/ty-le-che-phu-rung-tren-toan-quoc-dat-4201, truy cập ngày 9/3/2022. 16. Đức Cường (2022), “Thông cáo báo chí tình hình cháy, nổ năm 2021 trên toàn quốc”, link https://congan.kontum.gov.vn/an-ninh-trat-tu/an-toang-phong-chay-chua-chay/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-chay-no-nam- 2021-tren-toan- quoc.html#:~:text=Theo%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20c%E1%BB%A7a%20C%E1%BB%A5c,v%C3%A0%20 kho%E1%BA%A3ng%203.670%20ha%20r%E1%BB%ABng., truy cập ngày 9/3/2022. 17. Đỗ Hương (2021), “Khó khăn chống cháy rừng trong mùa dịch”, link https://baochinhphu.vn/print/kho-khan-chong- chay-rung-trong-mua-dich-102294890.htm, truy cập ngày 9/3/2022 18. Lê Minh Trường (2021), “Quy định pháp luật về kiểm soát suy thoái động, thực vật rừng hoang dã nguy cấp quý hiếm”, link https://luatminhkhue.vn/quy-dinh-phap-luat-ve-kiem-soat-suy-thoai-dong-thuc-vat-rung-hoang-da-nguy-cap-quy- hiem.aspx, truy cập ngày 9/3/2022. 19. Lý Thanh Hương (2020), “Quản lý bền vững rừng phòng hộ: Thực trạng khó khăn, còn nhiều bất cập”, link https://www.vietnamplus.vn/quan-ly-ben-vung-rung-phong-ho-thuc-trang-kho-khan-con-nhieu-bat-cap/680384.vnp, truy cập ngày 9/3/2022. 20. Phạm Thị Thủy (2014), “Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. 21. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 số 15/2012/QH13. 22. Quốc hội (2013), Luật Đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13. 23. Quốc hội (2015), Bộ Luật Hình sự năm 2015 số 100/2015/QH13. 24. Quốc hội (2017), Luật Lâm nghiệp năm 2017 số 16/2017/QH14. 25. Quốc hội (2020), Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 số 72/2020/QH14. 26. Thiên Đức (2021), “Nhiều quy định lệch pha giữa Luật Lâm nghiệp và Luật Đất đai”, link https://baodantoc.vn/nhieu- quy-dinh-lech-pha-giua-luat-lam-nghiep-va-luat-dat-dai-1638008855449.htm, truy cập ngày 9/3/2022.
  • 49. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe ! 49