SlideShare a Scribd company logo
1 of 115
LUẬN VĂN:
Quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể
nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử phát triển của các nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) luôn
luôn có vai trò và tác dụng rất quan trọng. Gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học - công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế diễn ra khá sôi nổi, thực tiễn quản lý
kinh tế và quản lý doanh nghiệp (DN) có những chuyển biến sâu sắc, thì các DNVVN lại
càng được chú trọng.
ở nước ta, DNVVN cũng có vai trò quan trọng, do sự phát triển còn thấp của nền
kinh tế quốc dân, do tiềm năng còn lớn của nội lực dân tộc, do yêu cầu đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Trong 16 năm đổi mới vừa qua, nền kinh tế nước
ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng: cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến theo
hướng tiến bộ, tăng trưởng kinh tế ổn định trong một thời gian dài,... Kết quả đó có sự
đóng góp của các DNVVN. Vì vậy, DNVVN ngày càng được coi trọng. Báo cáo chính trị
của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội lần thứ IX của Đảng một lần nữa chỉ rõ: "Chú
trọng phát triển các DNVVN...". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 -
2010 cũng nhấn mạnh: "Phát triển mạnh các DNVVN... ".
Quảng Ngãi là một tỉnh mới được tái lập từ năm 1989 sau gần 14 năm hợp nhất
với tỉnh Bình Định (từ 11/1975 đến 7/1989), là một tỉnh nghèo, với gần 90% dân số sống
ở nông thôn, lại chủ yếu sống bằng nghề nông và ở mức sống thấp, lao động nhàn rỗi và
dư thừa nhiều (tỷ lệ thất nghiệp chung khoảng 2,64%, tỷ lệ thất nghiệp thành thị:
5,74%)... Song bên cạnh đó Quảng Ngãi lại có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế: về điều
kiện tự nhiên, vị trí địa lý, có nhiều làng nghề truyền thống, có khu công nghiệp Dung
Quất, có nhiều nhà máy lớn, có lực lượng lao động dồi dào,... Vì vậy, việc phát triển và
phát huy tiềm lực của các DNVVN trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết bởi nó sẽ đóng một
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh. Muốn vậy, đòi
hỏi cần phải nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống về thực trạng DNVVN trên địa bàn
tỉnh để từ đó tìm ra định hướng, giải pháp phát triển DNVVN trên địa bàn, góp phần thực
hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong những năm tới.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan đến mô hình DNVVN luôn
được nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm nghiên cứu. Điều đó có thể thấy rõ qua khối
lượng các tài liệu về chuyên đề này rất dồi dào, đa dạng được công bố hầu như hàng
ngày, hàng tuần, từ các luật lệ của Chính phủ, các chiến lược, chương trình phát triển
DNVVN của quốc gia, đến các sách hướng dẫn, các công trình nghiên cứu và các bài báo
về DNVVN. Có thể nêu một số công trình và tài liệu chủ yếu như sau:
- Định hướng chiến lược và chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt Nam đến năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Dự án US/VIE/95/007 "Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt Nam" do UNIDO tài trợ.
- Dự án "Chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam"
do PGS.TS Nguyễn Cúc - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ dự án.
- PGS.TS Nguyễn Cúc (chủ biên), Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đến năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2000.
- Vương Liêm - Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà
Nội, 2000.
- Vũ Quốc Tuấn - Hoàng Thu Hà, Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh
nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội, 2001 v.v...
Tuy vậy, vấn đề DNVVN đối với cả nước ta và đối với tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn
là vấn đề mới, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2010 và thực hiện đường lối CNH, HĐH do Đại hội Đảng
lần thứ IX đề ra thì việc nghiên cứu DNVVN vẫn là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực
tiễn.
Đối với địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chưa có tác giả, chưa có công trình nào đặt vấn đề
nghiên cứu về DNVVN. Đây là vấn đề lớn, mới mẻ và có ý nghĩa thiết thực đối với tỉnh,
đang đòi hỏi cần có những đầu tư nghiên cứu cụ thể, có hệ thống.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi lựa chọn đề tài này với mong muốn đi sâu
nghiên cứu, học hỏi những vấn đề về lý luận, đồng thời tiến hành tổng hợp số liệu kết
hợp với quá trình khảo sát thực tiễn trên địa bàn, để từ đó đề xuất ý kiến của mình về phát
triển DNVVN ở tỉnh Quảng Ngãi.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích:
Luận văn hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về quá trình hình thành và
phát triển của DNVVN, cũng như luận giải rõ vai trò của DNVVN trong nền kinh tế ở Việt
Nam trong thời kỳ mới, đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nói
chung, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
phù hợp nhằm phát triển DNVVN có hiệu quả, đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi.
- Nhiệm vụ:
Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về DNVVN trong nền kinh tế Việt
Nam, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, phân tích thực trạng DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Thứ ba, nêu những quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển
DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Phạm vi nghiên cứu:
Vấn đề DNVVN là vấn đề rộng và phức tạp, tồn tại trong mọi lĩnh vực của nền
kinh tế quốc dân. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, luận văn tập trung chủ yếu phân
tích thực trạng của các DNVVN trong công nghiệp - dịch vụ trên địa bàn tỉnh, từ đó đề
xuất các giải pháp để phát triển DNVVN trên địa bàn. Luận văn không đề xuất các giải
pháp để phát triển DNVVN trong từng ngành cụ thể cũng như trong từng DN cụ thể.
Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 1996 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư
tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; kế thừa
một cách có chọn lọc, hợp lý các công trình nghiên cứu có liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó chủ yếu sử
dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,... để phân tích đối tượng nhằm đạt
được mục đích luận văn đề ra.
5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận của DNVVN, trên cơ sở phân tích
rõ thực trạng của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ở nhiều khía cạnh, luận văn
sẽ mang lại một bức tranh tổng quát, toàn diện về DNVVN trên địa bàn, về những kết
quả đạt được, về những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. Từ đó đề xuất được các giải
pháp chủ yếu nhằm phát triển DNVVN trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, giúp các cơ quan nghiên
cứu, các ban ngành liên quan của tỉnh Quảng Ngãi tham khảo để hoạch định chính sách và
chỉ đạo thực tiễn trong việc khuyến khích phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các trường đào tạo và các lớp tập
huấn cho cán bộ quản lý kinh tế của tỉnh.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài ra mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận văn được trình bày trong 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.1. Sự phát triển lý luận và quan điểm về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam
1.1.1. Quátrình nghiêncứuvềDNVVNở Việt Nam
- Tính tất yếu khách quan của sự phát triển của DNVVN ở Việt Nam
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, DNVVN ra đời sớm hơn DN lớn.
Tiền thân của các DNVVN là các hộ gia đình sản xuất tự cung tự cấp.
DNVVN không chỉ là một phạm trù phản ánh độ lớn của DN mà là một phạm trù
bao hàm nội dung tổng hợp về kinh tế tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, tiến bộ khoa học
- công nghệ. DNVVN tồn tại và phát triển là tất yếu khách quan phù hợp với yêu cầu của
quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ, tính chất phát triển của lực lượng sản
xuất.
Lịch sử ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hóa gắn với sự hình thành và
phát triển của các DN. Nền sản xuất hàng hóa xuất hiện khi sự phân công lao động đạt
đến một trình độ nhất định, cùng với chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất được xác lập.
Trong giai đoạn tiền sử (Các Mác gọi là sản xuất hàng hóa giản đơn) không có sự
phân biệt giữa giới chủ và giới thợ. Người sản xuất hàng hóa vừa là người chủ sở hữu tư liệu
sản xuất, vừa là người lao động trực tiếp, vừa là người điều khiển (quản lý) công việc của
mình (gia đình mình), vừa là người trực tiếp mang sản phẩm của mình ra trao đổi thị
trường. Đó là loại DN cá thể, DN gia đình.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD), có một số người gặp một số vận
may và đặc biệt là nhờ tài ba, biết chớp thời cơ, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, biết cách
điều hành tổ chức công việc,... để thành đạt, ngày càng giàu lên, tích lũy vốn, mở rộng
được quy mô SXKD và do đó cần phải thuê thêm người làm và trở thành ông chủ. Ngược
lại, một bộ phận lớn người sản xuất hàng hóa nhỏ khác thua lỗ triền miên, buộc phải bán
tư liệu sản xuất, đi làm thuê cho người khác.
Theo các nhà kinh tế học hiện đại, thông thường đại đa số những người khi mới
trưởng thành đều muốn thử sức mình trong nghề kinh doanh. Bắt đầu sự nghiệp với số
vốn ít ỏi của mình phần lớn họ đều thành lập DN nhỏ chỉ của riêng mình, tự SXKD.
Trong quá trình kinh doanh của mình, một số người thành đạt đã phát triển DN của mình
bằng cách mở rộng quy mô SXKD và như vậy, nhu cầu về vốn đòi hỏi sẽ nhiều hơn. Từ
đó, thôi thúc các nhà DN hoặc là vài ba người cùng nhau góp vốn liên doanh thành lập xí
nghiệp liên doanh, hoặc phát hành cổ phiếu thành lập công ty cổ phần (CTCP), bằng cách
thành lập "liên kết dọc", "liên kết ngang"... để phát triển DN. Các DN lớn ra đời phát
triển từ các DNVVN và thông qua liên kết với các DNVVN. Nền kinh tế của một quốc
gia là do tổng thể các DN lớn, nhỏ tạo thành.
Ngày nay, khi cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra như vũ bão và tác động
sâu sắc tới sự thay đổi của sản xuất, quản lý và đời sống thì DNVVN cũng có sự thay đổi
về chất so với DNVVN của các thế kỷ trước: có kỹ thuật và công nghệ hiện đại, sản xuất
sản phẩm đạt chất lượng cao,.. DNVVN không phát triển rời rạc mà gắn bó và "nấp dưới
bóng" của các DN lớn.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, mô hình DNVVN ngày càng được
mở rộng và phổ biến không chỉ ở các nước công nghiệp phát triển mà cả ở những nước
đang phát triển và kém phát triển. Vì thế, dù mang cái tên rất khiêm tốn "vừa và nhỏ"
song sức sống và vai trò của nó thật sự không nhỏ.
- Sự ra đời của các DNVVN ở Việt Nam
Theo các tài liệu lịch sử, DNVVN ở Việt Nam đã được hình thành cùng với quá
trình ra đời nghề thủ công và làng nghề truyền thống trong nông thôn. Những nghề và
làng nghề thủ công truyền thống quan trọng, nổi tiếng phần lớn đã ra đời từ rất lâu, vài
trăm đến hàng nghìn năm ở đồng bằng sông Hồng rồi sau đó lan ra cả nước. Hình thành
tổ chức SXKD của nghề thủ công và làng nghề truyền thống trước đây chủ yếu là kinh tế
hộ gia đình hoặc liên gia đình trong từng làng xã, vừa mang tính chất sản xuất hàng hóa,
vừa mang tính chất sáng tạo nghệ thuật.
Trong thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ, nghề thủ công truyền thống vẫn được tiếp
tục tồn tại và phát triển. Dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật và phương thức
kinh doanh tư bản chủ nghĩa (TBCN), các DNVVN đã được hình thành.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công và đất nước bước vào cuộc
trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, các DNVVN vẫn phát triển. Vùng bị tạm
chiếm, nhiều chủ DN chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài
Gòn... bỏ vốn ra kinh doanh. Trong vùng tự do, chính quyền cách mạng thành lập các DN
để sản xuất các mặt hàng phục vụ kháng chiến và đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đồng
thời khuyến khích nhân dân lập xưởng sản xuất sản phẩm phục vụ tiêu dùng. Các
DNVVN ở vùng tự do đã có tác dụng to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bộ
đội, nhân dân và phục vụ cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp đến thắng lợi vẻ vang.
Từ năm 1954 đến năm 1975, các DNVVN ở hai miền Bắc - Nam phát triển theo
hai đường lối, cơ chế khác nhau. ở miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội
(CNXH), hàng loạt xí nghiệp quốc doanh có quy mô lớn ra đời, đồng thời các xí nghiệp
quốc doanh của cấp huyện được phát triển mạnh, còn DNVVN của tư nhân bị cải tạo, xóa
bỏ. ở miền Nam, một mặt các cơ sở công nghiệp lớn, chủ yếu tập trung ở các thành phố
lớn như Đà Nẵng, Sài Gòn,... được phát triển, mặt khác các DNVVN chủ yếu thuộc sở
hữu tư nhân cũng ra đời và phát triển mạnh.
Từ năm 1975 - 1985, các DNVVN ở miền Nam hoặc là bị quốc hữu hóa, hoặc được
cải tạo, xóa bỏ. DNVVN ngoài quốc doanh không được khuyến khích phát triển, phải
hoạt động dưới hình thức hộ gia đình, tổ hợp, hợp tác xã (HTX), công tư hợp doanh,...
Nói chung, ở thời kỳ này các DNVVN ở hai miền được phát triển theo cơ chế kế hoạch
hóa tập trung, số lượng DNVVN chưa nhiều và tồn tại dưới hai loại hình: xí nghiệp quốc
doanh, HTX.
Sau năm 1986, nhờ tác động của các chủ trương và chính sách phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại và lâu dài của các hình thức sở
hữu khác nhau, đã tạo điều kiện cho hàng loạt cơ sở sản xuất tư nhân, cá thể, hộ gia đình
ra đời, phát triển.
- Quá trình nghiên cứu về DNVVN ở Việt Nam
Nhìn lại quá khứ, chúng ta nhận thấy, trên thực tế các DNVVN ở nước ta đã ra
đời, tồn tại cách đây hàng trăm, nghìn năm. Song trước đây do chúng ta quan niệm và
vận dụng máy móc chế độ sở hữu, chỉ chú trọng phát triển kinh tế quốc doanh, coi nhẹ
việc sử dụng kinh tế ngoài quốc doanh, muốn xóa bỏ nhanh kinh tế tư nhân, cá thể (hầu
hết là DNVVN) nên Chính phủ đã áp dụng nhiều chính sách và biện pháp nhằm hạn chế
tối đa sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Có thể nói, về mặt nhận thức, chúng ta
không chính thức thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân. Từ đó làm cho bộ phận kinh tế
ngoài quốc doanh phát triển rất thấp, không tương xứng với tiềm năng của nó trong nền
kinh tế, làm cho nền kinh tế Việt Nam liên tục rơi vào các cuộc khủng hoảng trầm trọng.
Để khắc phục khủng hoảng kinh tế, bắt nguồn từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nước Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, trên phạm vi toàn
quốc, trong đó đổi mới kinh tế được chú trọng đặc biệt, sự đổi mới kinh tế này đã tạo ra
những cơ sở pháp lý, chính trị và kinh tế cho sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
tại Việt Nam, bao gồm khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (bao
gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân). Nhờ đó, hàng loạt các DN (chủ yếu là
DNVVN) đã được hình thành, phát triển và đóng góp một phần đáng kể cho sự tăng
trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà kinh tế thì DNVVN còn
gặp nhiều khó khăn trong SXKD, chưa phát huy được hết tiềm năng của mình bởi nhiều
nguyên nhân: do bản thân của các DN, do hiểu biết về loại hình DN này còn nhiều hạn chế,...
Mặt khác, các chuyên gia cùng nhận định, khu vực DNVVN ở Việt Nam sẽ trở thành một
động lực quan trọng cho sự phát triển của kinh tế đất nước. Chính vì vậy, đòi hỏi cần phải
tiến hành nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện về DNVVN, để từ đó tạo điều kiện cho
các DNVVN phát huy hết khả năng của mình cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
Việc nghiên cứu loại hình DNVVN đã được Nhà nước quan tâm và được các tổ
chức của nhiều nước trên thế giới ủng hộ, hỗ trợ. Nhiều cơ quan khoa học, cơ quan quản lý
và nhiều địa phương đã tiến hành nghiên cứu về DNVVN: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện
Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội (Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội
đồng Liên minh các HTX Việt Nam, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp quốc
(UNIDO), Trung tâm kinh tế châu á - Thái Bình Dương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh...
Ngay từ những năm 1990, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã tiến
hành hai cuộc hội thảo về DNVVN có sự tài trợ của Cộng hòa Liên bang Đức, sau đó tiến
hành khảo sát 135 DNVVN ở tỉnh Hà Bắc.
Năm 1991, Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội (Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội) cùng với Trung tâm xúc tiến việc làm châu á (ARTEP-
ILO) và các cộng tác của trường Đại học kinh tế Stockholm (Thụy Điển) đã tiến hành
khảo sát điều tra 1.000 DN nhỏ ở Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phú,
Quảng Ninh, Long An (theo chương trình của dự án VIE 90/MO).
Năm 1993, Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội phối hợp với Viện
Khoa học lao động Nhật Bản thực hiện cuộc khảo sát 300 DNVVN ở Hải Phòng, thành
phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam - Đà Nẵng...
Việc nghiên cứu về DNVVN ở Việt Nam cũng được thuận lợi bởi Việt Nam
trong những năm qua liên tục nhận được sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế. Trước hết, Việt
Nam tiếp nhận nhiều dự án phát triển DNVVN của Liên Hợp Quốc như dự án VIE/86-
054 về đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho các DNVVN, Liên minh châu Âu (EU) - Việt
Nam xây dựng "Quỹ phát triển các DNVVN", năm 1996 Viện FRIEDRICH EBERT của
Cộng hòa Liên bang Đức hợp tác với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tài trợ
cho dự án: "Chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam", năm 1997 Công ty Tài
chính quốc tế chuyên trách khu vực tư nhân thuộc Ngân hàng Thế giới xây dựng
"Chương trình dự án Mê Kông MPDF" nhằm thành lập và phát triển DNVVN khu vực tư
nhân cho ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Các nước Vương quốc Anh, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Đài Loan,... đã cử chuyên gia, giúp tư vấn cũng như tài trợ về vốn cho khảo
sát, lập quỹ bảo lãnh tín dụng,... để nghiên cứu và phát triển DNVVN ở Việt Nam.
Có thể nói, mặc dù thời gian nghiên cứu DNVVN ở Việt Nam chưa nhiều song
được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức trên thế giới, quá trình
nghiên cứu này đã thu hút được nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia trong nước và
ngoài nước tham gia, do đó hàng loạt các tài liệu, các sách hướng dẫn, các bài báo, các
công trình nghiên cứu về DNVVN được công bố. Các vấn đề về lý luận và thực tế liên
quan đến DNVVN đều được đưa ra nghiên cứu và ngày càng sáng tỏ: khái niệm, tiêu chí
xác định, ý nghĩa của DNVVN ở Việt Nam, các chính sách liên quan đến DNVVN,...
Song vì đây là vấn đề nghiên cứu rất rộng và phức tạp, nên quá trình nghiên cứu về
DNVVN vẫn luôn là vấn đề cấp thiết, luôn cần sự quan tâm của các nhà khoa học để từng
bước tháo gỡ những vướng mắc, những vấn đề mới nảy sinh nhằm tạo điều kiện cho các
DNVVN phát triển, khai thác tốt tiềm năng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh
tế đất nước.
1.1.2. Những vấnđề lýluận đã đạt đượcvềDNVVN ở Việt Nam
Như đã trình bày phần trên, việc nghiên cứu DNVVN ở Việt Nam mặc dù chỉ
mới thực hiện trong thời gian ngắn so với thực tế tồn tại DNVVN ở Việt Nam, song kết
quả đạt được rất lớn, hàng loạt các vấn đề về DNVVN ở Việt Nam đã được làm sáng tỏ.
Cụ thể:
- Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, bắt đầu đã hình thành khái niệm
DNVVN, thuật ngữ DNVVN bước đầu đã đi vào cuộc sống, đi vào các tài liệu khoa học,
các văn kiện của Đảng và Nhà nước.
- Từng bước hoàn chỉnh định nghĩa về DNVVN. Mỗi cơ quan nghiên cứu đều
đưa ra định nghĩa về DNVVN. Trên cơ sở những định nghĩa đó, trong Nghị định số
90/2001/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa ra định nghĩa DNVVN ở Việt Nam: DNVVN là
các cơ sở SXKD, đã ĐKKD theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ
đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Theo định nghĩa thì
DNVVN ở Việt Nam bao gồm:
+ Các DN thành lập và hoạt động theo Luật DN.
+ Các DN thành lập và hoạt động theo Luật DNNN.
+ Các HTX thành lập và hoạt động theo Luật HTX.
+ Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03
tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh (ĐKKD).
- Khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của các DNVVN trong sự nghiệp phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
- Phân tích làm rõ những ưu thế, hạn chế cũng như khuyết điểm của các
DNVVN.
- Xác định những điều kiện kinh tế - xã hội cũng như vai trò quản lý của Nhà
nước, của các tổ chức phi chính phủ đối với sự phát triển nhanh, mạnh và có hiệu quả của
các DNVVN.
- Nghiên cứu hình thành và hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô cũng như các
chính sách hỗ trợ để phát triển DNVVN.
Với kết quả đạt được của quá trình nghiên cứu, đặc biệt là với sự ra đời của Nghị
định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNVVN đã làm thay đổi
quan niệm của các cấp ủy Đảng và Nhà nước cũng như nhận thức của mọi người nói
chung về loại hình DNVVN, từ chỗ không chấp nhận sự tồn tại, phân biệt đối xử, kỳ
thị,... đến chỗ thừa nhận, khuyến khích hỗ trợ DNVVN phát triển. Trên cơ sở kết quả
nghiên cứu, nhiều kiến nghị, giải pháp được trình bày cho các nhà hoạch định chính sách,
cho Chính phủ, tạo cơ sở ban hành những chính sách nhằm khuyến khích phát triển
DNVVN.
Bên cạnh những kết quả nghiên cứu đã đạt được, đứng trước tình hình biến đổi
phức tạp và sôi động của đời sống kinh tế - xã hội nhiều vấn đề mới đối với DNVVN tiếp
tục phát sinh, đòi hỏi cần được tiếp tục nghiên cứu để phục vụ chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH.
1.1.3. Những quanđiểmvà chính sáchcủa Đảng và Nhà nướcvề DNVVN
Trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, các DN có quy mô vừa và nhỏ
đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, song trong từng giai đoạn khác nhau sự quan tâm,
tạo điều kiện cũng khác nhau bởi sự khác nhau về quan điểm đối với loại hình DN này.
- Giai đoạn từ 1986 trở về trước
Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước ta quan niệm về chế độ sở hữu XHCN
gồm hai bộ phận quốc doanh và tập thể, còn kinh tế tư nhân thuộc diện cải tạo. Xét về
quy mô, cả quốc doanh và tập thể đều là loại vừa và nhỏ, nhất là các HTX tiểu thủ công
nghiệp, nhưng chưa có khái niệm về DNVVN.
- Giai đoạn từ 1986 đến nay
Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn
diện mà trọng tâm là đổi mới kinh tế, thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các
thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết Đại hội VI khẳng định: cùng
với việc phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, cần sử dụng
khả năng tích cực của kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa, kinh tế tư bản tư nhân, mở rộng
nhiều hình thức liên kết giữa các thành phần kinh tế theo nguyên tắc cùng có lợi và bình
đẳng trước pháp luật. Đường lối này lại được củng cố thêm ở Đại hội Đảng VII, VIII, IX,
các văn kiện của Đảng tại các kỳ Đại hội này đều nêu rõ chủ trương xuyên suốt là thực
hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành
phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là các bộ phận cấu thành quan trọng của nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN. Theo đó các DN thuộc bất cứ thành phần kinh tế
nào kinh doanh đúng pháp luật, theo định hướng chung của Nhà nước đều được khuyến
khích, tạo điều kiện để phát triển. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, thuật ngữ
DNVVN bắt đầu du nhập vào nước ta, cũng có ý kiến cho rằng, đây là loại hình kinh tế
của chủ nghĩa tư bản. Nhưng qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng, sự
tồn tại của DNVVN là tất yếu khách quan đối với nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta. Từ đó, đã tác động lớn đến quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với
DNVVN. DNVVN không còn coi là phụ trợ như trước, mà giờ đây là công cụ hữu hiệu,
là nhà thầu phụ quan trọng cho các DN lớn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII nhấn mạnh: "Trong phát triển mới, ưu tiên
quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh; đồng thời
xây dựng một số công trình quy mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả" [10, tr. 28]. Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục nhấn mạnh: "Chú trọng phát triển các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng một số tập đoàn lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại
hóa" [12, tr. 27].
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để từng bước hình
thành hệ thống thể chế chính sách khuyến khích phát triển DNVVN. Có thể kể ra đây
những văn bản quan trọng như:
+ Hiến pháp năm 1992 công nhận quyền tự do kinh doanh của mọi công dân theo
quy định của pháp luật, công nhận quyền được đối xử của các thành phần kinh tế, trong
đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
+ Nghị định 66-HĐBT ngày 2-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng về cá nhân và
nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn mức vốn pháp định quy định trong Nghị định 221-
HĐBT ngày 23-7-1991
+ Luật Công ty và Luật DN tư nhân 1990 quy định khung pháp luật cho các DN
này hoạt động, tham gia thị trường trong nước và ngoài nước.
+ Luật Đất đai năm 1993, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm
1998 và năm 2001 đã quy định các DN có quyền hợp pháp về sử dụng đất, có quyền
chuyển nhượng hoặc thế chấp quyền sử dụng đất.
+ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994 quy định rõ những chính sách
ưu đãi cho các dự án kinh doanh thuộc các ngành nghề, các vùng khó khăn, đặc biệt khó
khăn cần được ưu đãi.
+ Luật HTX năm 1996 nhằm để phát huy vai trò quan trọng của kinh tế hợp tác,
tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của HTX.
+ Nghị định số 15/CP-1997 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển
HTX.
+ Luật Thuế thu nhập DN năm 1997 đơn giản hóa và thực hiện thống nhất một
sắc thuế thu nhập cho các loại hình kinh doanh trong nước.
+ Luật Thuế giá trị gia tăng - một sắc thuế giản đơn, công bằng thay thế Luật
Thuế doanh thu.
+ Luật Thương mại năm 1997 tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại của
các DN.
+ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) năm 1998 và Nghị định số 51
(7/1999) cụ thể hóa việc thực hiện luật đó, đã đề ra khá nhiều chính sách cụ thể áp dụng
cho tất cả các loại hình tổ chức SXKD, kể cả cá nhân và nhóm kinh doanh theo Nghị định
66/HĐBT (nay là Nghị định 02/2000/QĐ-TTg ngày 03-02-2000 của Chính phủ về đăng
ký kinh doanh).
+ Luật DN năm 1999 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2000) quy định việc tổ
chức hoạt động của bốn loại hình DN: công ty TNHH, CTCP, DNTN, công ty hợp danh,
trên cơ sở hợp nhất Luật Công ty và Luật DNTN trước kia.
+ Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ
về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.
+ Quyết định số 46/2001 ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về xuất, nhập
khẩu thời kỳ 2001-2005 đề ra một cơ chế 5 năm thay cho cơ chế hàng năm trước đây,
giảm bớt các biện pháp phi quan thuế, tăng các biện pháp kinh tế.
+ Các chính sách về tín dụng ngân hàng cho đầu tư phát triển như Quyết định
67/1997/QĐ-TTh, Nghị định 43/1999/NĐ-CP...
+ Đặc biệt là Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển
DNVVN.
Rõ ràng là, trải qua 16 năm đổi mới của Đảng, thể chế kinh tế nước ta đã từng
bước chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, một hệ thống các chính
sách theo thể chế kinh tế thị trường đã từng bước hình thành, tuy chưa thật sự hoàn chỉnh,
song hệ thống chính sách hiện hành này đã bao quát hầu hết các lĩnh vực liên quan đến
hoạt động của DNVVN như: chính sách về hành nghề và tạo lập DN, chính sách về thuế,
chính sách về vốn và tín dụng, chính sách thương mại, chính sách đất đai, chính sách
công nghệ,...
Nhờ hệ thống chính sách này mà kinh tế dân doanh bước đầu bùng nổ, mọi lực
lượng sản xuất được giải phóng đã đem lại sức phát triển mới của nền kinh tế nước ta, tạo
thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Một ví dụ nổi bật, là từ khi Luật DN có
hiệu lực thi hành, chỉ riêng năm 2000 đã có thêm 13.891 DN mới ĐKKD, năm 2001
thêm 22.945 DN, 6 tháng đầu năm 2002 thêm khoảng 11.000DN nhưng đáng chú ý nhất
là số DN mới này đã giải quyết được thêm 1 triệu lao động mới có việc làm (khoảng 30%
số lao động mới) (chưa kể hơn 300.000 hộ kinh doanh cá thể mới đăng ký thu hút khá
nhiều lao động) [21, tr. 62].
Song, như trên đã trình bày, đây là hệ thống chính sách chung cho DN chứ chưa
phải là hệ thống chính sách riêng đối với DNVVN (trừ Nghị định 90), vì thế mà cơ chế,
chính sách đối với DNVVN còn nhiều sơ hở, chồng chéo, thậm chí thiếu nhất quán.
Trong hệ thống chính sách đã đưa ra các quan điểm bình đẳng nhưng trong thực tế điều
hành thì vẫn còn có sự đối xử phân biệt giữa các thành phần kinh tế, các loại hình DN. Vì
vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu và ban hành các chính sách phù hợp với đặc điểm
DNVVN, nhất là trong tình hình hiện nay.
1.2. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở nước ta
1.2.1. Tình hình phát triển DNVVN trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Trước năm 1986, DNVVN ngoài quốc doanh nói chung, DNTN, cá thể nói riêng
chưa thật sự được quan tâm khuyến khích phát triển, do vậy họ phải tổ chức hoạt động
núp bóng dưới các hình thức như tổ hợp, hộ gia đình, HTX, xí nghiệp công tư hợp
doanh...
Từ năm 1986 đến nay, quan điểm, đường lối, chủ trương mới về chính sách cơ
cấu kinh tế và cơ chế quản lý dẫn đến sự thay đổi cơ bản hệ thống DN trong nền kinh tế
quốc dân. Các thành phần kinh tế được chính thức thừa nhận và khuyến khích phát triển.
Từ đó hàng loạt các DN, nhất là các DN ngoài quốc doanh (trong đó phần lớn là
DNVVN) đã ồ ạt ra đời và phát triển. Trong thời kỳ đổi mới số lượng DN của các thành
phần kinh tế có sự biến động rất lớn: số lượng DNNN giảm liên tục, từ 12.300 DN năm
1990 sau ba đợt sắp xếp, đổi mới đã giảm xuống còn 5.655 DN (tháng 5/2001), giảm
55% về số lượng, chủ yếu là các DN nhỏ và do địa phương quản lý, số lượng DNVVN
thuộc DNNN giảm từ 90% xuống còn 75% trong tổng số DNNN [2, tr. 7]. Trong khi đó
thì số lượng DN trong khu vực kinh tế tư nhân tăng mạnh, nếu như năm 1991 chỉ có 123
DN (bao gồm DNTN, công ty TNHH, CTCP) đăng ký theo Luật, thì đến năm 1992 có
4.347 DN, năm 1993 là 12.131 DN, năm 1994 có 18.412 DN, năm 1998 có 28.708 DN,
năm 1999 có 37.557 DN, đặc biệt từ khi Luật DN ra đời (01/01/2000) số lượng DN khu
vực kinh tế tư nhân tăng nhanh cả về tốc độ và vốn ĐKKD, năm 2000 có 51.448 DN
(tăng 36,9%), năm 2001 có 74.393 DN (tăng 44,6%) và tính đến cuối tháng 6/2002 tổng
số DN thuộc khu vực này đã lên đến 85.393 DN với số vốn ĐKKD bình quân là 970 triệu
đồng/DN (năm 2000), 1,25 tỷ đồng/DN (năm 2001), 1,5 tỷ đồng/DN (6 tháng đầu năm
2002) [30, tr. 91] [21, tr. 62].
Hiện nay, qua các cuộc điều tra cho thấy DNVVN chiếm đến 95-98% số DN cả
nước. DNVVN có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, trong đó phần lớn tập
trung vào các lĩnh vực chính: thương mại, dịch vụ sửa chữa, vận tải, công nghiệp chế
biến, xây dựng,... và được phân bổ rộng khắp trong phạm vi cả nước từ thành phố, thành
thị đến vùng nông thôn.
Hiện nay, DNNN đang trong giai đoạn tiếp tục xử lý, củng cố lại và tiến hành cổ
phần hóa, cho thuê, bán cho các thành phần kinh tế khác theo tinh thần Nghị quyết Trung
ương 3 (khóa IX), đồng thời thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về việc tiếp
tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân,
DNVVN sẽ có xu hướng và điều kiện để phát triển mạnh hơn nữa.
1.2.2. Vaitròcủa cácDNVVNtrong thời kỳ CNH, HĐHở nướcta
Về tiêu chí phân loại DNVVN, có những ý kiến khác nhau nhưng trong đánh giá
về vai trò của DNVVN có thể nói là khá tập trung và thống nhất: DNVVN có vai trò đặc
biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thể
hiện qua các mặt sau đây:
- Đóng góp vào việc tăng trưởng nền kinh tế
Theo số liệu thống kê và đánh giá của các chuyên gia thì mỗi năm DNVVN đóng
góp 25% - 26% GDP của cả nước [41]. Song trong những năm gần đây với sự phát triển
mạnh mẽ của loại hình DNVVN này khả năng đóng góp vào GDP của cả nước ngày càng
tăng. Trong năm 2000, tỷ trọng của khu vực kinh tế tập thể trong GDP là 8,5%, khu vực kinh
tế tư nhân 32%, khu vực kinh tế hỗn hợp 3,9%, như vậy tổng của 3 khu vực trên chiếm
khoảng 44,2% GDP của cả nước (mà đây là các khu vực DN tồn tại chủ yếu là DNVVN)
[12, tr. 229]. Theo Tổng cục thống kê, năm 2000 khu vực kinh tế tư nhân nộp Ngân sách
11.003 tỷ đồng, năm 2001 là 11.075 tỷ đồng, chiếm 14,8% tổng thu Ngân sách [21, tr. 62].
Do số lượng DNVVN tăng nhanh nên mặt hàng phong phú, đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu xã hội. DNVVN góp phần khai thác tiềm năng của đất nước để phát triển
kinh tế, đặc biệt trong việc phát triển ngành nghề truyền thống, thực hiện CNH, HĐH
nông nghiệp và nông thôn. Việc phát triển DNVVN trong các ngành nghề truyền thống trong
nông thôn hiện nay là một trong những hướng quan trọng để sử dụng tay nghề tinh xảo của
các nghệ nhân mà hiện đang có xu hướng mai một dần, thu hút lao động nông thôn, phát
huy lợi thế từng vùng để phát triển kinh tế, đồng thời đang là một thế mạnh của ta trong
quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
- Tạo việc làm cho người lao động
Khu vực DNVVN thuộc các thành phần kinh tế hiện thu hút một lượng lao động
khá lớn, chiếm khoảng 79,2% tổng số lao động phi nông nghiệp và bằng 22,5% lực lượng
lao động cả nước, nhưng so với các nước trong khu vực (chiếm 50-60%) thì còn quá thấp
[3, tr. 6]. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2000, cả nước có tới 1.447.000 người
đang trong độ tuổi lao động không có việc làm, trong đó khu vực thành thị có 692.000
người, chiếm 48% và khu vực nông thôn có 755.000 người, chiếm 52%. Theo dự báo, từ
năm 2000 đến năm 2010, mặc dù dân số có thể tăng chậm lại (từ 1,43% năm 1999 xuống
1,17% năm 2010) [48, tr. 247], nhưng nguồn lao động của nước ta vẫn tăng (đến năm
2010 có khoảng 56,8 triệu người trong độ tuổi lao động, tăng
11 triệu người so với năm 2000) [12, tr. 210]. Đây là cơ hội lớn về nguồn nhân lực và
cũng là thách thức rất lớn về giải quyết việc làm. Các DNVVN đang là nơi có triển vọng
thu hút lao động rất lớn, là nơi có nhiều thuận lợi để tiếp nhận số lao động, nhất là lao
động ở nông thôn tăng thêm mỗi năm, vì vậy, để thực hiện mục tiêu giảm tỷ trọng lao
động nông nghiệp đến năm 2010 còn 50% thì phải phát triển mạnh DNVVN. Đồng thời,
DNVVN còn là nơi tiếp nhận số lao động từ các DNNN và DN có vốn đầu tư nước
ngoài. Sở dĩ DNVVN có khả năng thu hút lao động lớn là vì suất đầu tư cho một chỗ làm
việc ở DNVVN thấp hơn rất nhiều so với DN lớn, chủ yếu là do chi phí thấp và thu hút
được các nguồn vốn rải rác trong dân.
- Nâng cao thu nhập cho dân cư.
Thu nhập của nhân dân ta còn quá thấp, do nền kinh tế phát triển chậm. Thu nhập
của dân cư nông thôn (chiếm trên 80% tổng dân số) lại chủ yếu phụ thuộc vào nền nông
nghiệp thuần nông, mà trong nông nghiệp, dù sản lượng thóc có tăng nhanh nhưng nếu
không có công nghiệp chế biến thì không thể làm giàu. Kết quả điều tra của các nhà
nghiên cứu cho thấy, thu nhập của vùng dân cư có các DN phát triển gấp 4 lần thu nhập
của các vùng dân cư thuần nông; thu nhập bình quân của lao động trong các DNVVN là
300.000đ - 400.000đ/tháng so với thu nhập của lao động nông thôn thuần nông là
100.000đ - 200.000đ/tháng. Do đó việc phát triển DNVVN là biện pháp chủ yếu để tăng
thu nhập, đa dạng hóa thu nhập của các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp ở các vùng
trong nước.
- Làm cho nền kinh tế năng động hiệu quả hơn.
Với sự góp mặt của các DNVVN làm cho số lượng các DN trong nền kinh tế
tăng lên rất lớn, kéo theo sự tăng lên về chủng loại, mặt hàng, dịch vụ, phương thức phục
vụ,... quá trình này làm tăng thêm mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế, người tiêu dùng
được hưởng phần sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt hơn, giá cả rẻ hơn, phương thức
phục vụ văn minh, tiện lợi hơn. Với quy mô nhỏ, vốn ít, sự thích nghi nhanh, các
DNVVN có nhiều khả năng thay đổi mặt hàng, đổi mới công nghệ,... làm cho nền kinh tế
năng động hơn. Ngoài ra các DNVVN còn có tác dụng hỗ trợ, làm chân rết cho các DN
lớn kinh doanh có hiệu quả thông qua các hoạt động như làm đại lý, vệ tinh, tiêu thụ hàng
hóa hoặc cung cấp vật tư đầu vào, thâm nhập vào hết các ngóc ngách của thương trường
mà các DN lớn không với tới được.
- Thu hút vốn.
Vốn là yếu tố cơ bản của quá trình SXKD, nó có vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế của cả nước cũng như đối với từng DN. Nhưng thực tế hiện nay đang có một
nghịch lý là hầu hết các DN của ta đang thiếu vốn trầm trọng trong khi đó vốn nhàn rỗi
trong dân cư còn rất lớn nhưng không thể huy động được cho SXKD. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do môi trường kinh doanh
chưa ổn định, tính pháp lý chưa cao. Trong tình hình đó, chính các DNVVN với đặc điểm
hình thành của nó gắn liền với các điều kiện thực tế của các dân cư nên dễ tiếp xúc trực
tiếp với các nguồn vốn này để huy động vốn hoặc chính người chủ sở hữu vốn đầu tư vốn
để trực tiếp kinh doanh. Thực tế cho thấy, các DNVVN đã huy động ngày càng nhiều vốn
trong xã hội đầu tư vào SXKD. Năm 2000, chỉ tính riêng khu vực kinh tế tư nhân, vốn
ĐKKD tăng gấp hơn 4,5 lần so với năm 1995, vốn đầu tư tăng 13% so với năm 1999,
chiếm khoảng 24,3% tổng số vốn đầu tư xã hội. Tính đến tháng 3/2002 vốn đăng ký của
khu vực kinh tế tư nhân đã lên tới 55.000 - 60.000 tỷ đồng, tương ứng 4 tỷ USD.
- Góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
Các DNVVN có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc
biệt đối với khu vực nông thôn. Sự phát triển của các DNVVN ở nông thôn đã thúc đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho công nghiệp phát triển mạnh, đồng
thời thúc đẩy các ngành thương mại - dịch vụ phát triển. Sự phát triển của các DNVVN ở
thành thị cũng góp phần làm cho tỷ trọng dịch vụ tăng thêm và làm cho tỷ trọng khu vực
nông nghiệp thu hẹp lại trong cơ cấu kinh tế quốc dân, làm dịch chuyển từ một nền kinh
tế sản xuất nhỏ thuần nông sang một nền kinh tế đủ cơ cấu theo hướng tiến lên xã hội văn
minh, hiện đại, thể hiện trên các mặt:
+ Cơ cấu thành phần kinh tế: Chuyển hướng theo đúng các quy luật của cơ cấu
kinh tế hàng hóa theo định hướng XHCN, các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên
nhanh chóng, phát huy được tiềm năng cho tăng trưởng đất nước, các DNNN được sắp
xếp, củng cố lại, kinh doanh có hiệu quả để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
+ Cơ cấu ngành: Phát triển nhiều ngành, nghề đa dạng và phong phú theo hướng
lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo.
Thực tế qua 16 năm đổi mới, cơ cấu kinh tế ở nước ta thay đổi theo hướng tiến
bộ, tỷ trọng giá trị nông nghiệp giảm liên tục, còn tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ
tăng lên, trong đó có sự đóng góp của DNVVN.
+ Cơ cấu vùng, lãnh thổ: Các DN được phân bổ rộng khắp trên mọi vùng lãnh
thổ: cả vùng nông thôn, đô thị, miền núi, đồng bằng. Tuy nhiên, hiện nay, các DNVVN
vẫn chủ yếu tập trung ở thành thị. Đây là vấn đề cần lưu tâm trong việc hoạch định chính
sách.
- Góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tế một đội ngũ doanh
nhân mới trong kinh tế thị trường
Các DNVVN là nơi đào tạo, rèn luyện cho các nhà quản lý DN. Với quy mô vừa
và nhỏ là môi trường thuận lợi cho các nhà quản lý DN làm quen với môi trường kinh
doanh. Bắt đầu từ đây một số nhà quản lý DN đã trưởng thành lên những nhà quản lý DN
lớn, tài ba, biết đưa DN của mình nhanh chóng phát triển. Đây là vấn đề rất quan trọng
bởi ở Việt Nam trong nhiều năm đội ngũ các nhà quản lý DN gắn liền với cơ chế bao cấp
nên chưa có kinh nghiệm với kinh tế thị trường.
Tóm lại, DNVVN có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất
nước và vai trò này ngày càng được tăng lên cùng với quá trình CNH, HĐH, bởi
DNVVN đang là động lực cho phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, huy động vốn
trong nước, chuyển dịch cơ sở kinh tế,... Do tầm quan trọng của các DNVVN đang ngày
càng tăng và tiềm năng của DNVVN trong nền kinh tế, nên quyết định của Chính phủ về
xây dựng chiến lược phát triển cho các DNVVN, theo Công văn số 681/CP-KTH và Nghị
định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN, rõ ràng là những quyết định kịp
thời.
1.2.3. Khái quát những vướng mắc và hạn chế củaDNVVN
Bên cạnh những ưu thế vốn có của bản thân DNVVN, những thuận lợi do chính
sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự phát triển của các DNVVN đang gặp phải những
hạn chế và vướng mắc sau:
- Quan điểm của xã hội về DNVVN
Cho đến nay, tư duy cũ của cơ chế kế hoạch hóa tập trung không công nhận thị
trường, không công nhận kinh tế dân doanh vẫn đang còn là rào cản khá lớn để đưa doanh
nhân thời kinh tế thị trường trở về với vị trí của họ, vẫn còn sự kỳ thị phân biệt đối xử đối
với doanh nhân, nhất là doanh nhân trong khu vực ngoài quốc doanh kể cả trong cán bộ,
công chức nhà nước (mà DNVVN chủ yếu là khu vực ngoài quốc doanh). Nhiều người vẫn
còn thích làm việc trong các DNNN hơn, bởi họ quan niệm làm việc trong DNNN mới
được coi là có việc làm, có trong biên chế. Hơn nữa, trong khu vực tư nhân bảo hiểm xã
hội và những vấn đề phúc lợi xã hội khác chưa được đảm bảo đầy đủ.
- Vốn và tín dụng.
Hiện nay, 75% số DNVVN có số vốn dưới 50 triệu đồng, thiếu vốn đang là khó
khăn phổ biến, nhưng số DNVVN được vay vốn của ngân hàng rất ít. Theo báo cáo của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư về việc thực hiện cấp tín dụng từ quỹ trợ giúp đầu tư theo Luật
Khuyến khích đầu tư trong nước từ 1/12/1999 đến 30/6/2000, đã có 164 dự án với tổng số
vốn vay ưu đãi 424 tỷ đồng, trong đó 61 dự án thuộc khu vực quốc doanh (39% tổng dự
án) được vay 294 tỷ đồng (69% tổng giá trị khoản tín dụng ưu đãi); có 103 dự án thuộc
khu vực dân doanh được vay ưu đãi 130 tỷ đồng. Nếu nghiên cứu sâu hơn nữa, phần lớn
tín dụng tập trung chủ yếu vào các DNTN lớn, chứ không phải là các DNVVN [41, tr.
102].
Do vậy để đáp ứng nhu cầu tín dụng của mình, các DNVVN thường phải vay vốn
chủ yếu từ các tổ chức phi chính thức, cụ thể là từ thân nhân và bạn bè, với lãi suất đôi
khi cao gấp 3 đến 6 lần so với lãi suất chính thức. Các DNVVN gặp nhiều khó khăn trong
việc tiếp cận các khoản tín dụng từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức
khác. Mặt khác, các khoản vay có bảo lãnh rất hiếm khi dành cho các DNVVN. Lý do:
thủ tục vay phức tạp, chi phí giao dịch cao, việc phải trả hoa hồng là phổ biến, những quy
định khắt khe về tài sản thế chấp,...
- Đất đai.
Hiện nay, hầu hết các DNVVN đều thiếu đất đai làm mặt bằng SXKD, để lập cơ
sở mới hoặc mở rộng SXKD. Đó là do các quy định về quyền sử dụng đất đai thường
không rõ ràng, các quyền mua bán, thế chấp, chuyển nhượng đất công nghiệp vẫn chưa
được thừa nhận.
- Trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ.
Phần lớn công nghệ các DNVVN sử dụng đã trở nên lạc hậu. Do DN thiếu vốn,
do thiếu thông tin về thị trường công nghệ lại không được tiếp cận đầy đủ với những dịch
vụ tư vấn để có sự hỗ trợ, việc chuyển giao công nghệ còn gặp nhiều khó khăn và tốn
kém,...
- Sức cạnh tranh và khả năng tiếp cận với thị trường thế giới.
Thị trường của DNVVN đang bị thu hẹp bởi sức mua quá thấp của nông dân, do
hàng hóa nhập lậu qua biên giới không thể nào kiểm soát được, do khả năng cạnh tranh
của hàng hóa của DN này càng yếu nên lại càng khó khăn hơn khi xuất khẩu. Ngoài ra
sức cạnh tranh trên thị trường trong nước của DNVVN bị suy giảm còn bởi do phải gánh
chịu những thông lệ và điều kiện cạnh tranh không bình đẳng như nhãn hiệu, bản quyền...
chưa được thực hiện nghiêm túc, chưa có luật cạnh tranh, nạn tham nhũng, vụ lợi của một
số cán bộ quản lý thị trường chưa được ngăn chặn triệt để,...
- Trình độ tay nghề của lao động và đội ngũ quản lý thấp.
Lao động trong các DNVVN chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo. Đội
ngũ các nhà quản lý DN có trình độ và khả năng quản trị kinh doanh yếu so với nhu cầu,
do đó rất lúng túng trước sự biến động của thị trường. Số liệu điều tra cho thấy có đến
48,4% số chủ DN ngoài quốc doanh không có bằng cấp chuyên môn.
Sở dĩ các DNVVN có những hạn chế và vướng mắc đối với sự phát triển như
trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể khái quát thành ba nguyên nhân chính:
- Do bản thân DN: Do quy mô vừa và nhỏ nên vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ
tay nghề kém, trình độ quản lý kinh doanh hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật và đạo
đức trong kinh doanh còn nhiều yếu kém.
- Môi trường kinh doanh: Thị trường còn sơ khai, chưa đầy đủ lại thiếu ổn định
và lành mạnh; cơ chế chính sách và cả luật pháp chưa thật thuận lợi cho sự hoạt động và
phát triển của DNVVN.
- Tác động quản lý của Nhà nước: Ngoài cơ chế chính sách còn nhiều vướng
mắc thì quản lý nhà nước đối với DNVVN còn nhiều hạn chế: chưa có chiến lược rõ
ràng, chưa có hệ thống chính sách riêng áp dụng cho DNVVN, thủ tục phiền hà, quan
liêu còn nặng nề gây khó khăn cho việc thành lập, hoạt động và phát triển của DNVVN.
Cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của DNVVN, việc xác định được
những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế vướng mắc mà DNVVN gặp phải, Nhà nước,
các cơ quan chức năng có liên quan và cả bản thân các DNVVN sẽ sớm có những giải
pháp thích hợp để khắc phục, tạo điều kiện thuận lợi để các DNVVN phát triển theo đúng
tiềm năng sẵn có của mình.
1.3. Kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3.1. Kinh nghiệm một số nướcvề phát triển DNVVN
ở hầu hết các nước trên thế giới, dù là nước phát triển cũng như đang phát triển,
họ đều dành sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt cho loại hình DNVVN. Loại hình DN này
được đánh giá là những "hạt nhân" của những hoạt động có tính chất đổi mới và đóng vai
trò quan trọng trong một cơ cấu kinh tế năng động. Chính vì vậy, các chính sách và biện
pháp của Nhà nước đều nhằm vào thúc đẩy quá trình ra đời và phát triển loại hình DN
này. Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm thành công của một số nước trên thế giới.
1.3.1.1. Cộng hòa Liên bang Đức
ở CHLB Đức, DNVVN tập trung chủ yếu trong ngành tiểu thủ công nghiệp có
truyền thống lâu đời, hiện nay có khoảng 700.000 DN, tổng số lao động khoảng 4,8 triệu
người, tạo ra giá trị tổng sản phẩm bằng khoảng 10% GDP của cả nước [5, tr. 36].
Mặc dầu CHLB Đức đã có một nền công nghiệp phát triển mạnh, với nhiều DN
lớn nhưng DNVVN vẫn có vai trò quan trọng như góp phần tăng trưởng kinh tế; tạo việc
làm, giải quyết nạn thất nghiệp; bảo vệ và phát huy các ngành nghề thủ công truyền
thống… Mặc dù có vai trò không nhỏ nhưng các DNVVN gặp không ít khó khăn và bất
lợi cho chính qui mô nhỏ gây ra. Do đó DNVVN cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Sự
hỗ trợ các DNVVN ở CHLB Đức được quan tâm từ rất lâu, thể hiện từ các mặt:
Thứ nhất, Nhà nước tạo môi trường pháp lý cho DNVVN hoạt động. Do DNVVN
ở Cộng hòa liên bang Đức chủ yếu thuộc ngành tiểu thủ công nghiệp, nên năm 1953 Quốc
hội CHLB Đức đã thông qua quy chế tiểu thủ công nghiệp, quy định về mặt pháp lý từ
khái niệm, nội dung hoạt động, các điều khoản liên quan quy định những ngành nghề gì
được coi là tiểu thủ công nghiệp. Năm 1976, Chính phủ Đức đã thông qua "Các nguyên
tắc trong chính sách cơ cấu đối với kinh doanh vừa và nhỏ". Năm 1980, một số văn bản
pháp quy cho phép DNVVN được hưởng hơn 180 loại ưu đãi ra đời,....
Thứ hai, tổ chức hoạt động tư vấn cho DNVVN như tư vấn về quản lý kinh
doanh, tư vấn về pháp lý, tư vấn về thuế, về đào tạo nghề, về kỹ thuật,...
Thứ ba, hỗ trợ về tài chính, Nhà nước giúp DNVVN bằng chính sách tài chính
thông qua con đường tín dụng và trợ cấp; hình thành hoạt động bảo lãnh vay tín dụng; hỗ
trợ kinh phí cho tư vấn và đào tạo; áp dụng ưu đãi về thuế,... để tạo cho các DNVVN tự
chủ tài chính.
Thứ tư, hỗ trợ về đào tạo, ở CHLB Đức có hệ thống dạy nghề dưới hình thức liên
doanh nhà máy với trường học. Các DN có chức năng và nghĩa vụ đào tạo miễn phí cho
công nhân. Kinh phí cho dạy nghề một phần nhỏ do Ngân sách của Chính phủ liên bang
chi, phần lớn do các DN đóng góp.
1.3.1.2. Đài Loan
Đài Loan được coi là vương quốc của các DNVVN. Sự tăng trưởng kinh tế siêu tốc
của Đài Loan trong những thập kỷ vừa qua gắn liền với những đóng góp to lớn về mọi mặt
của DNVVN, đặc biệt trong lĩnh vực tạo việc làm và xuất khẩu.
Với vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, các DNVVN ở Đài Loan luôn được
sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển. Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ phát triển
được thành lập như: Thiết lập các cơ cấu chuyên trách để thúc đẩy sự phát triển của
DNVVN (1954); thành lập các ngân hàng chuyên nghiệp cung cấp vốn và tín dụng cho
các DNVVN (1964); thành lập Bộ Kinh tế của các DNVVN (1970), thành lập Trung tâm
dịch vụ DNVVN ở các địa phương, Trung tâm giải pháp nhanh, Trung tâm đào tạo
DNVVN,...
Qua gần nửa thế kỷ đến nay, Đài Loan đã hình thành được một hệ thống chính
sách và biện pháp trợ giúp DNVVN tương đối ổn định và có tính ổn định cao. Hệ thống
này đã được thể chế hóa bởi văn bản "Đại cương các chính sách và biện pháp nhằm vào
các DNVVN" do Cục quản lý DNVVN phát hành. Theo văn bản này, khuôn khổ chính
sách và biện pháp trợ giúp DNVVN của Đài Loan tập trung vào ba nhóm lớn. Đó là:
- Xây dựng môi trường kinh doanh tối ưu: Duy trì sự cạnh tranh công bằng hợp
lý, cải thiện hệ thống tài chính, giúp DNVVN cải thiện điều kiện lao động và môi
trường,....
- Thúc đẩy sự hợp tác giữa các DNVVN và giữa các DNVVN với các DN lớn.
- Thúc đẩy sự tăng trưởng độc lập của DN: Trợ giúp các DN tối ưu hóa quản lý,
thành lập DN mới, thúc đẩy các hãng hoạt động ở nước ngoài,...
Mỗi chính sách lớn trên đều được thực hiện bởi nhiều biện pháp cụ thể. Một số
biện pháp nổi bật đang được Chính phủ Đài Loan thực hiện để trợ giúp các DNVVN hiện
hành là:
+ Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý trợ giúp cho sự phát triển của các
DNVVN, thành lập "Nhóm đặc trách thúc đẩy DNVVN" có chức năng soát xét và kiến
nghị sửa đổi luật lệ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
các DNVVN,...
+ Thành lập các quỹ trợ giúp tài chính cho các DNVVN gồm Quỹ bảo lãnh tín
dụng cho DNVVN, Quỹ bảo lãnh tương hỗ, Quỹ phát triển DNVVN và tập đoàn phát
triển DNVVN. Ngoài ra các DNVVN còn được nhận các khoản vay đặc biệt nhằm vào
các mục đích như giảm ô nhiễm, giảm chi phí hoạt động,... thông qua nhiều quỹ đặc biệt
của Chính phủ.
+ Hình thành hệ thống tư vấn DN cho các DNVVN, bao gồm: Hệ thống hướng dẫn
tài chính và tín dụng, hệ thống hướng dẫn quản lý,…
Với bối cảnh mới của nền kinh tế Đài Loan hiện nay đang dần chuyển sang một
giai đoạn phát triển dựa trên các ngành sử dụng nhiều vốn và tri thức, tầm quan trọng
tương đối của các DNVVN trong nền kinh tế Đài Loan có phần suy giảm, sức mạnh cạnh
tranh giảm. Song với tính chất linh hoạt, cùng với hệ thống chính sách trợ giúp thích hợp
của Chính phủ, các DNVVN Đài Loan hoàn toàn có khả năng thính ứng và tiếp tục phát
triển.
1.3.1.3. Nhật Bản
Hình thức tổ chức DN của Nhật Bản ra đời cách đây 100 năm với hai loại chính:
Hình thức tổ chức kiểu "cái ô" và hình thức tổ chức "mắt xích". Cả hai hình thức tổ chức
DN này rất phù hợp với loại hình DNVVN. Do vậy loại hình này phát triển rất sớm ở
Nhật Bản và đã khẳng định được vai trò của mình trong đời sống kinh tế - xã hội Nhật
Bản. Trên cơ sở nhận thức đúng vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế, Nhà nước
Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển DNVVN. Có thể phân chia chính
sách phát triển DNVVN thành hai nhóm chính:
Một là, hỗ trợ để tăng cường năng lực kinh doanh của DNVVN: cho vay vốn qua
tín dụng nhà nước, cải thiện về vốn qua các CTCP, định thuế ưu đãi,...
Hai là, hỗ trợ thay đổi cơ cấu, bao gồm các biện pháp hỗ trợ cho việc tạo ra kinh
doanh mới; hỗ trợ phát triển kỹ thuật;...
Toàn bộ việc thực hiện các chính sách giúp đỡ DNVVN được thực hiện bởi hoạt
động của Liên đoàn các DN nhỏ của Nhật Bản (JSBC).
Từ đầu năm 1990 đến nay, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào suy thoái. Đặc biệt gần
đây, với sự phát triển nhanh của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, sự phát triển kinh tế tri
thức,... đã làm cho DNVVN gặp không ít khó khăn, song khu vực DN này với những ưu
việt vốn có cộng với các chính sách trợ giúp của Chính phủ sẽ tiếp tục phát triển mạnh và
sẽ trở thành một nguồn lực năng động tạo đà cho sự phục hồi và tăng trưởng mới của nền
kinh tế Nhật Bản.
1.3.2. Kinh nghiệm một sốđịa phương về phát triểnDNVVN
1.3.2.1. Tỉnh Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, là một trong những tỉnh có tăng
trưởng kinh tế cao vào loại bậc nhất của cả nước; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai
đoạn 1991-1995 là 17,52%, giai đoạn 1996-2000 là 13,5%. Những thành tựu Bình Dương
đạt được là nhờ sự đóng góp đáng kể của loại hình DNVVN (chiếm trên 98% tổng số DN
của cả tỉnh). Tác động to lớn của các DNVVN đối với kinh tế - xã hội của tỉnh được thể
hiện:
+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH, giảm
mạnh tỷ trọng giá trị nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ;
+ Phát huy mọi tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề truyền thống và
nguồn vốn trong dân để phát triển kinh tế của tỉnh: thu hút được 813,83 tỷ đồng, chiếm
37% tổng số vốn đầu tư kinh doanh của tỉnh (năm 2000); các DNVVN trong công nghiệp,
dịch vụ đã tạo việc làm cho hơn 73.000 người (tính đến cuối năm 1999); năm 1999, lực
lượng kinh tế ngoài quốc doanh trong nước, trong đó chủ yếu là các DNVVN đóng góp
khoảng 50% GDP của tỉnh; đóng góp vào ngân sách nhà nước 156,3 tỷ đồng.
+ DNVVN góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Thu
nhập bình quân đầu người năm 1997 đạt 5,6 triệu đồng thì năm 2000 đạt 8 triệu đồng;
năm 1997 còn 8% số hộ nghèo thì năm 2000 còn 6% hộ nghèo, không có hộ đói.
Mặc dù có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng
các DNVVN ở Bình Dương cũng gặp không ít khó khăn như hoạt động tự phát, phân tán,
sức cạnh tranh yếu nên khó thích ứng với sự biến động của thị trường; thiết bị công nghệ
còn lạc hậu vừa gây hạn chế chất lượng sản phẩm, vừa gây ô nhiễm môi trường, tỷ lệ đầu
tư đổi mới công nghệ chưa quá 15% doanh thu; trình độ quản lý kinh doanh của các chủ
DN nhìn chung còn nhiều hạn chế, có đến 32% chủ DN chưa qua đào tạo hoặc chỉ qua
một lớp học quản lý ngắn hạn;...
Nhận thấy được tầm quan trọng của DNVVN cũng như những khó khăn mà các
DNVVN gặp phải, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã có sự quan tâm thích đáng đối với sự
phát triển của DNVVN:
+ Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương và chính sách thông thoáng nhằm
phát huy nội lực, thu hút ngoại lực để phục vụ chiến lược phát triển của tỉnh với khẩu hiệu
"Trải thảm đỏ mời khách đầu tư" như xây dựng các khu công nghiệp tập trung để kêu gọi
đầu tư; tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo mô hình"một cửa", tập trung đầu mối xét
và cấp giấy phép đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư với thủ tục nhanh, gọn; tạo điều kiện
thuận lợi để các DN được tiếp xúc dễ dàng với các nhà lãnh đạo chủ chốt của tỉnh để trình
bày các khó khăn trong quá trình đầu tư và nhờ đó khó khăn được tháo gỡ kịp thời.
+ Từ những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của lãnh
đạo tỉnh, các sở, ban ngành đã cụ thể hóa nội dung quản lý của mình để thực hiện các
biện pháp hỗ trợ phát triển DNVVN thông qua các chính sách đất đai, tín dụng, khoa học
- công nghệ... như tiến hành cấp quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân và các DN (đến
cuối năm 2000 đã hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được 90%
và cấp đến tay người dân được 77%); thực hiện chủ trương "đổi đất lấy kết cấu hạ tầng"
vừa thu hút được vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, vừa sử dụng đất có hiệu quả; hoạt
động tín dụng thực hiện nhiều biện pháp tích cực để thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh
tế và của dân cư, kịp thời cung ứng vốn cho các thành phần kinh tế để phát triển SXKD;
hệ thống ngân hàng hướng vào phục vụ hoạt động kinh doanh của các DN, trong đó có
DNVVN; quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển ưu tiên cho vay DNVVN ở nông thôn để sản xuất
gốm, sứ, hàng mỹ nghệ, cho vay dự án sản xuất hàng xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất sau đầu
tư, hỗ trợ di dời các DN ra khỏi khu dân cư; hoạt động của ngành thuế với mục tiêu
không chỉ tăng nguồn thu ngân sách nhà nước mà quan trọng hơn là kích thích phát triển
SXKD của các DN, đặc biệt là DNVVN;...
1.3.2.2. Tỉnh Bắc Ninh
Cũng như nhiều địa phương khác, DNVVN ở Bắc Ninh chiếm tỷ trọng rất lớn
trong tổng số DN của tỉnh, gần 97% số DN và Công ty tư nhân, 93% DNNN địa phương,
100% HTX... thuộc loại DNVVN và có mặt trong nhiều ngành, nghề khác nhau. Vai trò
của các DNVVN thể hiện trên các mặt:
+ Tạo thêm nhiều việc cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, trên cơ sở đó
góp phần tăng thu nhập dân cư, đa dạng hóa các nguồn thu nhập.
+ Thu hút vốn vào SXKD: Theo số liệu của tỉnh, vốn đầu tư của các DNVVN
ngoài quốc doanh và đầu tư của dân cư năm 1999 chiếm 58,2% tổng số vốn đầu tư trên
địa bàn tỉnh.
+ Các DNVVN đóng góp không nhỏ vào GDP, tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Chỉ
tính riêng trong công nghiệp, các DNVVN chiếm trên 40% giá trị sản xuất công nghiệp
toàn tỉnh. Các cơ sở sản xuất trong các làng nghề của tỉnh hàng năm đã tạo ra của cải trị
giá trên 200 tỷ đồng.
+ Các DNVVN góp phần làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả, đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
Trên cơ sở nhận thức đúng vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế của tỉnh,
trong những năm qua, các cấp chính quyền từ tỉnh đến các huyện, xã đã có nhiều nỗ lực
nhằm tạo điều kiện cho các DN nói chung, đặc biệt là các DNVVN khắc phục khó khăn
và phát triển. Những nỗ lực đó thể hiện trên nhiều mặt:
+ Trên cơ sở các luật và chính sách có liên quan đến hoạt động của các DN nói
chung, DNVVN nói riêng được ban hành từ Trung ương như chính sách đất đai, chính
sách vốn - tín dụng, chính sách thuế, chính sách đào tạo,... các cơ quan chức năng của
tỉnh đã triển khai thực hiện tốt, tạo ra điều kiện, cơ hội thuận lợi nhất cho các DN phát
triển như tạo điều kiện để các DN tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn, đất đai, mặt bằng
sản xuất như cấp đất và cho thuê đất một cách thuận lợi cho các DN, xây dựng các khu
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các khu tập trung cho các làng nghề, thực
hiện cơ chế giá cả đền bù và cho thuê đất tương đối thông thoáng, chẳng hạn thực hiện
phương châm "đền bù thì áp dụng giá cao, cho thuê thì áp dụng giá tối thiểu"; hỗ trợ về
vốn cho các DN dưới nhiều hình thức trong đó chú ý tới vấn đề tích tụ và tập trung vốn
cho DN;…
+ Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ DNVVN của Hội đồng liên minh HTX: hình thành
trung tâm tư vấn cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn cho các DN, đào tạo nghề cho các
DN, tổ chức hội thảo, tổ chức các đoàn đi nghiên cứu kinh nghiệm và tìm thị trường...
Bên cạnh những thuận lợi, những kết quả đạt được, trong quá trình phát triển các
DNVVN còn gặp phải nhiều khó khăn trở ngại. Ngoài những khó khăn, trở ngại từ phía
bản thân, các DNVVN còn gặp phải khó khăn, trở ngại từ phía môi trường, từ phía các cơ
quan nhà nước như chưa thật sự bình đẳng giữa các DN; việc cung cấp thông tin cho các
DNVVN chưa được chú trọng; việc quy hoạch các khu công nghiệp chưa tính đến vấn đề
môi trường trong dài hạn nên có thể xảy ra tình trạng ô nhiễm; việc định hướng, hướng
dẫn các DN của một số cơ quan chức năng còn lúng túng và còn yếu; sự hỗ trợ cho các
DNVVN từ phía các cấp chính quyền có lúc, có nơi còn chưa được chú trọng đúng mức;
sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chưa ăn khớp;... Do đó, để thúc đẩy phát triển
DNVVN tỉnh Bắc Ninh, các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành của tỉnh đã quán triệt
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) tiếp tục đổi mới chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện
thuận lợi cho các DNVVN phát triển.
Chương 2
thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ
trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
2.1. Những đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Khái quátchung vềtình hìnhtự nhiên và kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là một tỉnh mới được tái lập từ tháng 7/1989 từ tỉnh Nghĩa Bình cũ.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Quảng Ngãi tiếp giáp với tỉnh Quảng
Nam ở phía Bắc, tỉnh Bình Định ở phía Nam, phía Tây Nam ngăn cách với tỉnh Kon Tum
bởi chi nhánh của dãy núi Trường Sơn, phía Đông giáp Biển Đông với 130 km bờ biển.
Trung tâm của tỉnh là thị xã Quảng Ngãi. Về hành chính, hiện tại tỉnh có 1 thị xã, 5 huyện
miền núi, 6 huyện đồng bằng ven biển và huyện đảo Lý Sơn.
Diện tích tự nhiên của Quảng Ngãi là 5.131,51 km², bằng 1,52% diện tích cả
nước, với gần 2/3 diện tích là núi rừng và đồi trọc. Địa hình nghiêng từ Tây sang Đông,
chia làm 4 khu vực: đồng bằng, trung du, miền núi, hải đảo. Đồng bằng có độ cao 8 độ so
với mực nước biển.
Quảng Ngãi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, nền nhiệt độ cao và ít
biến động (trung bình 25,70
C). Lượng mưa trung bình năm là 2504 mm, cực đại lên đến
3500 mm. Độ ẩm tương đối trung bình 86%. Tổng lượng bức xạ trung bình năm là 143,3
Kcal/cm2
[7, tr. 10]. Với lượng bức xạ lớn rất thuận lợi về phơi sấy, sử dụng năng lượng
mặt trời trong công nghệ chế biến nông lâm sản, hải sản, làm muối và sản xuất điện năng.
Trong lòng đất Quảng Ngãi có nhiều tích tụ khoáng sản như: Graphic trữ lượng khoảng 4
triệu tấn, hàm lượng cacbon trung bình 20%, siliminat trữ lượng 1 triệu tấn, than bùn trữ
lượng 476 nghìn m³, cao lanh trữ lượng khoảng 4 triệu tấn... Nơi đây còn nhiều vùng đất
của những chứng tích văn hóa lâu đời như khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chàm;
có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Ba Tơ, Sơn Mỹ, Vạn Tường; nhiều cảnh đẹp như
Thiên ấn - Niêm Hà, bãi biển Mỹ Khê... là điều kiện để phát triển du lịch [6, tr. 12].
Dân số Quảng Ngãi đến cuối năm 2000 là 1.223.390 người, trong đó gần 90%
sống ở nông thôn. Lực lượng lao động của Quảng Ngãi tính đến tháng 7/2001 có 571.650
người trong đó 556.568 người có việc làm chiếm 97,36% lực lượng lao động (trong đó có
67,83% đủ việc làm và 37,17% thiếu việc làm). Lực lượng lao động có việc làm được cơ
cấu theo ngành kinh tế: nông - lâm - ngư nghiệp - 71,65%, công nghiệp - xây dựng - 8,9%,
thương mại - dịch vụ - 19,45%, lao động không có việc làm thường xuyên là 15.082
người, chiếm 2,64% lực lượng lao động, lao động thất nghiệp khu vực thành thị thời
điểm tháng 7/2001 là 5,74%. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ
thấp, chỉ đạt 13,15% lực lượng lao động (bình quân cả nước là 20%). Cơ cấu tỷ lệ đào tạo:
1 - 1,11 - 2,63 (trong khi đó cơ cấu hợp lý là 1 - 4 - 10). Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của
tỉnh là 1,4%.
Hệ thống giáo dục tương đối phát triển, toàn tỉnh đã hoàn thành xóa mù chữ và
phổ cập tiểu học (10/1997), 90/179 xã phổ cập trung học cơ sở.
Về y tế, đến nay toàn tỉnh có 177/179 xã, phường có trạm y tế. Tỷ lệ trẻ em suy
dinh dưỡng giảm từ 50% (1995) xuống còn 39,8% (2001).
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, số hộ giàu,
hộ khá tăng; số hộ nghèo, hộ đói giảm từ 37,53% năm 1995 xuống còn 15,6% năm 2000,
trong đó hộ đói còn 3,4% và hộ nghèo còn 12,2%. GDP bình quân đầu người tăng từ
140USD năm 1996 lên 192USD năm 2001 [13, tr. 14].
2.1.1.2. Đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi
Lịch sử phát triển kinh tế của Quảng Ngãi gắn liền lịch sử phát triển kinh tế của
Duyên hải miền Trung nói riêng và cả nước nói chung, cho tới nay hoạt động chủ yếu là
sản xuất nông nghiệp. Chiến tranh đi qua để lại cho Quảng Ngãi một nền kinh tế nghèo nàn,
kết cấu hạ tầng yếu kém, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu. Một thời gian dài của cơ chế
quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đã để lại cho Quảng Ngãi một nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu. Từ ngày tách tỉnh đến nay, Quảng Ngãi luôn là một trong những tỉnh
nghèo của cả nước.
Tuy còn nhiều khó khăn trắc trở phải vượt qua, nhưng dưới sự chỉ đạo đúng đắn
của các cấp ủy Đảng, Nhà nước và tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân trong
tỉnh, những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh đã có những bước tăng trưởng khá rõ rệt, thể
hiện giá trị tổng sản phẩm tăng liên tục.
Bảng 2.1: Giá trị tổng sản phẩm và tốc độ tăng GDP 1996-2000
1996 1997 1998 1999 2000
Tổng sản phẩm:
- Theo giá thực tế (tr. đ) 2.184.05
3
2.430.03
8
2.748.42
1
2.920.17
9
3.229.74
5
- Theo giá so sánh 1994 (tr. đ) 1.701.74
9
1.855.48
5
2.004.98
6
2.141.38
4
2.323.21
0
Tốc độ tăng GDP (%) 12,5 9 8,1 6,8 8,5
GDP bình quân đầu người (tr.
đ)
1,875 2,066 2,315 2,414 2,640
Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ngãi 1996-2000.
Như vậy trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã tiệm
cận hoặc cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung cả nước. Đây thật sự là tín hiệu vui
thể hiện những bước chuyển mình đầu tiên của kinh tế Quảng Ngãi, nếu biết rằng từ 1993
trở về trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quảng Ngãi rất thấp so với tốc độ tăng trưởng
của cả nước. Cùng với sự tăng trưởng là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm
tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, song vẫn chưa rõ nét
và thiếu
ổn định. Khu vực nông - lâm - thủy sản vẫn còn chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế
của tỉnh. Tỷ trọng của sản xuất công nghiệp - xây dựng tuy đã được nâng lên dần nhưng
vẫn còn thấp hơn nhiều so với tỷ trọng bình quân của cả nước.
Bảng 2.2: Tỷ trọng GDP theo khu vực kinh tế 1996-2000
Đơn vị tính: 100%
1996 1997 1998 1999 2000
Cả
nước
Quản
g
Ngãi
Cả
nước
Quản
g
Ngãi
Cả
nước
Quản
g
Ngãi
Cả
nước
Quản
g
Ngãi
Cả
nước
Quản
g
Ngãi
Nông - lâm -
thủy sản
Công nghiệp
- xây dựng
Thương mại -
dịch vụ
27,8
29,7
42,5
47,9
16,7
35,5
25,8
32,1
42,1
43,7
18,1
38,2
25,8
32,5
41,7
44,4
18,6
37
25,4
34,5
40,1
43,2
20,2
36,6
24,5
36,8
38,7
40,2
23
36,8
Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ngãi 1996-2000.
Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2000 đạt 1.283.699 triệu đồng (theo giá cố định
1994). Trồng trọt là ngành chủ yếu, chiếm 71,3% giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong
trồng trọt, cây lương thực chiếm tới 63,6%, cây công nghiệp chiếm 20,4%. Ngành chăn
nuôi chiếm 24%. Các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ
đạt 4,7%.
Sản xuất công nghiệp đã có bước khởi sắc, đã từng bước đổi mới cơ chế quản
lý, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ mới để nâng cao chất lượng. Tỷ
trọng công nghiệp trong GDP từ 12,5% năm 1990 lên 21,5% năm 2000, đạt 1.098.026
triệu đồng (theo giá cố định 1994). Trong đó chủ yếu là công nghiệp chế biến chiếm
94,8%. Nhiều nhà máy, xí nghiệp chế biến ra đời và hoạt động có hiệu quả. Các ngành
nghề truyền thống như sản xuất gạch ngói, đồ gỗ, chế biến thực phẩm,... được phục hồi
và phát triển. Sự phát triển công nghiệp đã tạo ra nhiều cơ hội cho các DNVVN trong
nông thôn phát triển. Tuy vậy, công nghiệp Quảng Ngãi quy mô còn nhỏ, MMTB còn lạc
hậu nên hiệu quả thấp, khả năng cạnh tranh yếu,....
Ngành xây dựng cơ bản, vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm qua không
ngừng tăng lên, bình quân trong giai đoạn 1995-2000, mỗi năm tăng 37,2%. Tổng vốn đầu tư
toàn xã hội trong 5 năm qua khoảng 5.075 tỷ đồng, gấp 4 lần thời kỳ 1991-1995. Đặc
biệt, trong 2 năm 1998 và 1999, do nhà máy lọc dầu số I và các công trình kết cấu hạ tầng
của khu công nghiệp Dung Quất được khởi công xây dựng nên vốn đầu tư xây dựng cơ bản
tăng lên khá cao (chỉ riêng phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong hai năm đã là 2.535,8 tỷ
đồng) [6, tr. 102]. Tuy nhiên, mức vốn đầu tư của Quảng Ngãi so với cả nước hiện nay
vẫn còn thấp (thường chỉ chiếm 0,48% tổng vốn đầu tư của cả nước, đến nay chiếm
khoảng 1%). Nhìn chung các DN xây dựng đều có quy mô vừa và nhỏ nên chủ yếu chỉ
xây dựng các công trình nhỏ hoặc nhận lại hạng mục công trình từ các công ty lớn nên cơ
cấu ngành xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP của tỉnh (cao nhất là năm 2000
nhưng cũng chỉ chiếm 8,57%).
Thương mại - dịch vụ phát triển đa dạng trong các thành phần kinh tế, đáp ứng cơ
bản nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Giá trị ngành thương mại - dịch vụ năm 2000
đạt 1.911tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994, gấp 1,67 lần năm 1995). Các dịch vụ ngân
hàng, bưu chính viễn thông phát triển có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Các
dịch vụ vận tải, sửa chữa phát triển thu hút nhiều lao động. Về kinh doanh ngoại thương
của Quảng Ngãi còn khá nhỏ bé so với cả nước. Năm 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa của Quảng Ngãi là 8,283 triệu USD, tổng kim ngạch nhập khẩu là 9,72 triệu USD [6,
tr. 102].
Về kết cấu hạ tầng kinh tế, Quảng Ngãi có hệ thống giao thông khá thuận lợi với
nhiều tuyến giao thông quốc gia đi qua quốc lộ 1A, quốc lộ 24,... Có
7 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều dài 149 km và cùng với 891 tuyến đường liên xã với
tổng chiều dài 247,9 km đã tạo điều kiện cho việc thông thương giao lưu văn hóa giữa các địa
phương trong tỉnh cũng như với các tỉnh lân cận. Đến nay đã có 177/179 xã có đường ô tô đến
trung tâm xã, đạt 98,88% [13, tr. 22]. Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy song song với quốc lộ
1A qua địa phận Quảng Ngãi dài 96 km. Ngoài ra, phía Đông của tỉnh là bờ biển dài 130 km,
về phía Đông có vịnh Dung Quất với tổng diện tích khoảng 30 km², có độ sâu 13- 20 m, khá
kín gió đang được đầu tư xây dựng một hệ thống cảng biển sâu có quy mô lớn tầm cỡ quốc tế.
Về điện, hoàn thành quy hoạch cải tạo lưới điện Quảng Ngãi đến năm 2005, xây
dựng mới các trạm biến áp 35 kv ở hầu hết các huyện, mạng lưới điện nông thôn phát
triển. Toàn tỉnh có 131/179 xã có lưới điện (73,2%), mức tiêu thụ điện bình quân là 127
kwh/người/năm.
2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Quảng Ngãi
- Những thuận lợi ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ngãi
+ Nằm ở vị trí trung độ cả nước, trên trục đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc -
Nam, nằm trên trục quốc lộ 24 nối thị xã Quảng Ngãi với Tây Nguyên và trong tương lai
quốc lộ 24 nối với Lào - Đông bắc Thái Lan. Vị trí như trên tạo điều kiện cho sự phát
triển kinh tế hàng hóa và giao lưu quốc tế.
+ Có vịnh nước sâu Dung Quất gắn với bờ là vùng đất có diện tích mặt bằng
rộng, dân cư thưa thớt, gần sân bay Chu Lai, gần đường sắt, đường bộ và đường điện
quốc gia, lại không xa nguồn nước ngọt. Nơi đây hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát
triển cảng nước sâu quốc gia: Xây dựng khu công nghiệp lọc dầu, khu công nghiệp tập
trung mà mở đầu là Nhà máy lọc dầu số I - Trung tâm lọc hóa dầu đầu tiên của cả nước,
đã được xây dựng và sau đó sẽ là hàng loạt các công trình khác được nối liền xây dựng sẽ
ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Quảng Ngãi và sự
phát triển đối với cả khu vực miền Trung.
+ Có tài nguyên tổng hợp về biển, khoáng sản, rừng để phát triển du lịch, thủy
sản, công nghiệp đường, khai thác khoảng sản,... nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, HĐH.
+ Đã hình thành một hệ thống đô thị như thị xã Quảng Ngãi, các thị trấn, hình
thành các khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng khác. Từ đó hình thành các trung tâm kinh
tế có sức lan tỏa và thu hút phát triển kinh tế của tỉnh.
+ Con người Quảng Ngãi năng động sáng tạo, cần cù, chịu khó, có truyền thống
cách mạng, nếu được đào tạo và có chính sách sử dụng tốt sẽ là động lực lớn đến sự phát
triển của tỉnh. Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, giá cả lao động rẻ là điểm đáng quan tâm
của các nhà đầu tư.
- Những hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ngãi
+ Là một trong những tỉnh kinh tế chậm phát triển, nền kinh tế chưa có tích lũy,
cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm và chưa dựa trên nền sản xuất ổn định; kết cấu hạ tầng
còn yếu và chưa đồng bộ.
+ Đời sống của đại bộ phận dân cư còn thấp, nhất là dân cư vùng nông thôn và
các dân tộc ít người ở miền núi, sức mua của 80% dân cư nông thôn quá thấp chưa trở
thành thị trường kích thích sản xuất phát triển. Chưa có thị trường ổn định trong việc tiêu
thụ sản phẩm, công nghiệp chế biến chưa theo kịp yêu cầu của việc phát triển vùng
nguyên liệu.
+ Thời tiết khắc nghiệt, bão lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra, môi trường diễn
biến theo xu thế ngày một xấu đi.
+ Đại bộ phận dân cư còn nặng về tập quán sản xuất tự túc, chưa thích ứng cơ chế
thị trường. Tính bảo thủ trì trệ trong một bộ phận cán bộ và người lao động còn nặng - là
một cản trở lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
+ Cơ chế quản lý chưa thích ứng với kinh tế thị trường, chưa tạo được môi
trường thuận lợi và hấp dẫn để phát huy các thành phần kinh tế trong tỉnh và đầu tư nước
ngoài. Các chính sách thu hút nhân tài, tạo lập môi trường thông thoáng cho đầu tư chưa
được chú trọng, quan tâm đúng mức.
+ Bước sang thế kỷ XXI, có nhiều điều kiện phát triển nhưng cũng đứng trước
nguy cơ tụt hậu nếu không có sự thích ứng kịp thời với yêu cầu đặt ra từ thực tiễn. Đây
thật sự là một thách thức to lớn không chỉ đối với kinh tế Quảng Ngãi mà cả nền kinh tế
Việt Nam nói chung [45, tr. 31].
2.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi
2.2.1. Quátrìnhlịch sử pháttriểnDNVVNtỉnh Quảng Ngãi
Theo các tài liệu lịch sử, DNVVN ở Quảng Ngãi được hình thành cùng với các
làng nghề truyền thống. Người dân Quảng Ngãi ngoài nghề trồng lúa còn có nghề làm
đường phèn, đường phổi rất công phu và tinh xảo. Các cơ sở chế biến đường có mặt khắp
mọi nơi trong tỉnh. Các huyện trong tỉnh đều có các làng nghề truyền thống như nghề dệt ở
Chánh Lộ, ở làng Thạch Bi, nghề làm đồ gốm ở Bình Sơn, Sơn Tịnh, nghề thợ đúc ở Mộ
Đức, nghề thợ mộc ở Tư Nghĩa, nghề làm ngói ở Sông Vệ,... Hình thức tổ chức SXKD của
nghề thủ công và làng nghề trước đây chủ yếu là kinh tế hộ gia đình hoặc liên gia đình.
Công nghệ phần lớn là công nghệ thủ công trong gia đình. Sản phẩm làm ra tiêu thụ chủ
yếu ở địa phương trong tỉnh (chỉ có đường được xuất tiêu thụ ngoài tỉnh).
ở thời kỳ trước giải phóng, cũng như các tỉnh khác trong vùng duyên hải miền
Trung, Quảng Ngãi gần như không được chú trọng để phát triển kinh tế nên hầu hết các
cơ sở chỉ sản xuất cầm chừng không phát triển.
Sau ngày giải phóng, chính quyền cách mạng chỉ tiếp quản được một vài cơ sở
sản xuất công nghiệp, còn một số nhỏ hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp tiếp tục hoạt động
kinh doanh.
Trước thời kỳ đổi mới, Quảng Ngãi xây dựng được một số xí nghiệp quốc doanh.
Do hạn chế về vốn nên các xí nghiệp này chỉ có quy mô nhỏ và chủ yếu do huyện quản lý
(51%). Các HTX tiểu thủ công nghiệp, HTX mua bán,... được hình thành nhanh chóng và
được hưởng nhiều ưu đãi. Đối với các DNVVN thuộc kinh tế tư nhân hầu như không
phát triển do tâm lý "trọng nông, ức thương" của xã hội tiểu nông gắn với tâm lý "ghét
nhà giàu" đã thực sự gieo vào xã hội những định kiến nặng nề về kinh tế tư nhân; do cơ
chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương chưa phù hợp nên không
khuyến khích các tầng lớp nhân dân bỏ vốn vào SXKD.
Đến năm 1986, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra chủ trương
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của nhiều
hình thức sở hữu khác nhau. Chủ trương này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt các
cơ sở sản xuất tư nhân, cá thể, hộ gia đình ra đời và phát triển. Đồng thời khi chuyển sang
cơ chế thị trường, hầu hết các xí nghiệp quốc doanh, các HTX đều không thích nghi được
với cơ chế mới, làm ăn thua lỗ nên dần dần tan rã, giải thể. Chỉ tính riêng ngành công
nghiệp, năm 1990 toàn tỉnh có 43 cơ sở công nghiệp quốc doanh, 419 cơ sở công nghiệp
tập thể, 6 cơ sở tư nhân và 7.648 cơ sở công nghiệp cá thể thì đến năm 2000 toàn tỉnh có
17DNNN, 9HTX, 30DNTN, 11 công ty TNHH và CTCP và 11.887 hộ kinh doanh cá thể
[6, tr. 74]. So sánh số liệu qua 10 năm (năm 2000 so với năm 1990) của ngành công nghiệp
ta thấy xí nghiệp quốc doanh giảm 26 xí nghiệp, tỷ lệ giảm 60%; hợp tác xã giảm 410 cơ
sở, tỷ lệ giảm 97,8%; cơ sở tư nhân tăng 35 cơ sở, tỷ lệ tăng 583%; hộ kinh doanh cá thể
tăng 4.239 hộ, tỷ lệ tăng 55,4%. Như vậy từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, kinh
tế quốc doanh, kinh tế tập thể giảm mạnh, đồng thời kinh tế tư nhân có những bước phát
triển nhảy vọt, các DNVVN ngoài quốc doanh được phát triển mạnh. Sau khi có Luật
Công ty và Luật DNTN (1991), đặc biệt là khi có Luật DN (1999) DNVVN ngoài quốc
doanh tăng nhanh về số lượng, mở rộng ngành nghề, quy mô ngày càng lớn.
Bảng 2.3: Sự phát triển của DNVVN (DNTN, CTTNHH, CTCP)
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (số liệu từ năm 1996 đến 2001)
Đến
năm
Tổng cộng D.N tư nhân Công ty TNHH Công ty cổ
phần
Số
DN
Mức
tăng
trưởng
(%)
Vốn đăng
ký
(tr.
đồng)
Số
DN
Vốn đăng
ký
(tr.
đồng)
Số
DN
Vốn đăng
ký
(tr.
đồng)
Số
DN
Vốn đăng
ký
(tr.
đồng)
199
6
87 26,1 37.367,7 71 26.664,7 16 10.703
199
7
10
4
19,5 107.445,
7
83 29.638,7 20 28.807 1 49.000
199
8
11
3
8,65 121.609,
7
87 31.274,7 24 40.460 2 49.875
199
9
13
7
21,24 144.045,
8
10
1
39.662,5 33 53.807,3 3 50.576
200
0
19
0
38,69 209.769,
8
13
8
65.124,5 46 89.223,3 6 55.422
200
1
28
4
49,47 322.307 19
6
120.932 81 134.165 7 67.210
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi.
Với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX, với sự ra đời của Nghị định 90/2001/NĐ-CP, Nghị quyết của Đại
hội đại biểu Đảng bộ Quảng Ngãi lần thứ XVI, các DNVVN Quảng Ngãi sẽ có xu hướng
và điều kiện phát triển mạnh hơn nữa.
2.2.2. Thựctrạng DNVVNtrên địa bàntỉnh Quảng Ngãi hiện nay
2.2.2.1. Số lượng và phân bổ ngành nghề, địa bàn hoạt động
- Về số lượng doanh nghiệp
Căn cứ vào định nghĩa về DNVVN theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP thì đến thời
điểm cuối năm 2001 toàn tỉnh Quảng Ngãi có 15.509 DN thuộc loại hình DNVVN.
Trong đó:
+ 8 DNNN Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, chiếm tỷ lệ 72,7% tổng DNNN
Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
+ 37 DNNN địa phương, chiếm tỷ lệ 94,87% tổng DNNN địa phương.
+ 49 HTX phi nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 100% HTX phi nông nghiệp.
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

More Related Content

What's hot

Giao trinh quan_ly_chat_luong_iso
Giao trinh quan_ly_chat_luong_isoGiao trinh quan_ly_chat_luong_iso
Giao trinh quan_ly_chat_luong_isoxuanduong92
 
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...PinkHandmade
 
Nghệ thuật lãnh đạo 1
Nghệ thuật lãnh đạo 1Nghệ thuật lãnh đạo 1
Nghệ thuật lãnh đạo 1Trong Hoang
 
Tiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch Viettravel
Tiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch ViettravelTiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch Viettravel
Tiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch ViettravelDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tếThuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tếthaojip
 
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sựCâu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sựHọc Huỳnh Bá
 
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiCâu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiThao Vy
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàngĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàngminhphuongcorp
 
giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1Nguyen Phuong Thao
 
kinh tế lượng
kinh tế lượngkinh tế lượng
kinh tế lượngvanhuyqt
 
Mo hinh khac biet trong khac biet
Mo hinh khac biet trong khac bietMo hinh khac biet trong khac biet
Mo hinh khac biet trong khac bietLinh Nguyen
 

What's hot (20)

Giao trinh quan_ly_chat_luong_iso
Giao trinh quan_ly_chat_luong_isoGiao trinh quan_ly_chat_luong_iso
Giao trinh quan_ly_chat_luong_iso
 
Chương 5
Chương 5Chương 5
Chương 5
 
Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...
Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...
Đề tài: Phân tích hoạt đông kinh doanh của nhà hàng và quy trình phục vụ tại ...
 
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tưBài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
 
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
 
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
 
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
 
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tếTác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
 
Nghệ thuật lãnh đạo 1
Nghệ thuật lãnh đạo 1Nghệ thuật lãnh đạo 1
Nghệ thuật lãnh đạo 1
 
Tiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch Viettravel
Tiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch ViettravelTiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch Viettravel
Tiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch Viettravel
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
 
Thuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tếThuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tế
 
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sựCâu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
 
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiCâu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
Bài tập tài chính doanh nghiệp có lời giải_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.37...
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàngĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
 
giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1
 
kinh tế lượng
kinh tế lượngkinh tế lượng
kinh tế lượng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
 
Mo hinh khac biet trong khac biet
Mo hinh khac biet trong khac bietMo hinh khac biet trong khac biet
Mo hinh khac biet trong khac biet
 

Similar to Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội hieu anh
 
Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...
Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...
Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...luanvantrust
 
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...sividocz
 
Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...
Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...
Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-namLinh Nguyen
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế tư nhân Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế tư nhân Tỉnh Trà Vinh.docLuận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế tư nhân Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế tư nhân Tỉnh Trà Vinh.docsividocz
 
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại Nghệ An_Nhận làm luận văn Mis...
Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại Nghệ An_Nhận làm luận văn Mis...Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại Nghệ An_Nhận làm luận văn Mis...
Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại Nghệ An_Nhận làm luận văn Mis...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Luận Văn Phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...
Luận Văn Phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...Luận Văn Phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...
Luận Văn Phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...sividocz
 

Similar to Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (20)

Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy NhơnLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
 
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAYLuận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà NộiDoanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...
Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...
Phát triển chiến lược marketing xuất khẩu hàng may vào thị trường Mỹ của các ...
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docx
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docxLuận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docx
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docx
 
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...
 
Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!
Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!
Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!
 
Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...
Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...
Phân tích tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉn...
 
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế tư nhân Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế tư nhân Tỉnh Trà Vinh.docLuận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế tư nhân Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế tư nhân Tỉnh Trà Vinh.doc
 
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAYLuận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Luận văn: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạoLuận văn: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Luận văn: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
 
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
 
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng...
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng...Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng...
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng...
 
Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại Nghệ An_Nhận làm luận văn Mis...
Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại Nghệ An_Nhận làm luận văn Mis...Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại Nghệ An_Nhận làm luận văn Mis...
Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại Nghệ An_Nhận làm luận văn Mis...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân ở thị xã An Khê, Gia Lai, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân ở thị xã An Khê, Gia Lai, 9đLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân ở thị xã An Khê, Gia Lai, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân ở thị xã An Khê, Gia Lai, 9đ
 
Luận Văn Phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...
Luận Văn Phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...Luận Văn Phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...
Luận Văn Phát triển dịch vụ kinh tế tư nhân trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

  • 1. LUẬN VĂN: Quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
  • 2. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử phát triển của các nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) luôn luôn có vai trò và tác dụng rất quan trọng. Gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế diễn ra khá sôi nổi, thực tiễn quản lý kinh tế và quản lý doanh nghiệp (DN) có những chuyển biến sâu sắc, thì các DNVVN lại càng được chú trọng. ở nước ta, DNVVN cũng có vai trò quan trọng, do sự phát triển còn thấp của nền kinh tế quốc dân, do tiềm năng còn lớn của nội lực dân tộc, do yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Trong 16 năm đổi mới vừa qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng: cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ, tăng trưởng kinh tế ổn định trong một thời gian dài,... Kết quả đó có sự đóng góp của các DNVVN. Vì vậy, DNVVN ngày càng được coi trọng. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội lần thứ IX của Đảng một lần nữa chỉ rõ: "Chú trọng phát triển các DNVVN...". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 cũng nhấn mạnh: "Phát triển mạnh các DNVVN... ". Quảng Ngãi là một tỉnh mới được tái lập từ năm 1989 sau gần 14 năm hợp nhất với tỉnh Bình Định (từ 11/1975 đến 7/1989), là một tỉnh nghèo, với gần 90% dân số sống ở nông thôn, lại chủ yếu sống bằng nghề nông và ở mức sống thấp, lao động nhàn rỗi và dư thừa nhiều (tỷ lệ thất nghiệp chung khoảng 2,64%, tỷ lệ thất nghiệp thành thị:
  • 3. 5,74%)... Song bên cạnh đó Quảng Ngãi lại có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế: về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, có nhiều làng nghề truyền thống, có khu công nghiệp Dung Quất, có nhiều nhà máy lớn, có lực lượng lao động dồi dào,... Vì vậy, việc phát triển và phát huy tiềm lực của các DNVVN trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết bởi nó sẽ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh. Muốn vậy, đòi hỏi cần phải nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống về thực trạng DNVVN trên địa bàn tỉnh để từ đó tìm ra định hướng, giải pháp phát triển DNVVN trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong những năm tới. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan đến mô hình DNVVN luôn được nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm nghiên cứu. Điều đó có thể thấy rõ qua khối lượng các tài liệu về chuyên đề này rất dồi dào, đa dạng được công bố hầu như hàng ngày, hàng tuần, từ các luật lệ của Chính phủ, các chiến lược, chương trình phát triển DNVVN của quốc gia, đến các sách hướng dẫn, các công trình nghiên cứu và các bài báo về DNVVN. Có thể nêu một số công trình và tài liệu chủ yếu như sau: - Định hướng chiến lược và chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đến năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Dự án US/VIE/95/007 "Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam" do UNIDO tài trợ. - Dự án "Chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam" do PGS.TS Nguyễn Cúc - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ dự án. - PGS.TS Nguyễn Cúc (chủ biên), Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đến năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. - Vương Liêm - Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội, 2000.
  • 4. - Vũ Quốc Tuấn - Hoàng Thu Hà, Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2001 v.v... Tuy vậy, vấn đề DNVVN đối với cả nước ta và đối với tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn là vấn đề mới, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2010 và thực hiện đường lối CNH, HĐH do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra thì việc nghiên cứu DNVVN vẫn là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đối với địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chưa có tác giả, chưa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu về DNVVN. Đây là vấn đề lớn, mới mẻ và có ý nghĩa thiết thực đối với tỉnh, đang đòi hỏi cần có những đầu tư nghiên cứu cụ thể, có hệ thống. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi lựa chọn đề tài này với mong muốn đi sâu nghiên cứu, học hỏi những vấn đề về lý luận, đồng thời tiến hành tổng hợp số liệu kết hợp với quá trình khảo sát thực tiễn trên địa bàn, để từ đó đề xuất ý kiến của mình về phát triển DNVVN ở tỉnh Quảng Ngãi. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu - Mục đích: Luận văn hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về quá trình hình thành và phát triển của DNVVN, cũng như luận giải rõ vai trò của DNVVN trong nền kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ mới, đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển DNVVN có hiệu quả, đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi. - Nhiệm vụ: Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về DNVVN trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
  • 5. Thứ hai, phân tích thực trạng DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Thứ ba, nêu những quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. - Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề DNVVN là vấn đề rộng và phức tạp, tồn tại trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, luận văn tập trung chủ yếu phân tích thực trạng của các DNVVN trong công nghiệp - dịch vụ trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển DNVVN trên địa bàn. Luận văn không đề xuất các giải pháp để phát triển DNVVN trong từng ngành cụ thể cũng như trong từng DN cụ thể. Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 1996 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; kế thừa một cách có chọn lọc, hợp lý các công trình nghiên cứu có liên quan. - Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,... để phân tích đối tượng nhằm đạt được mục đích luận văn đề ra. 5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận của DNVVN, trên cơ sở phân tích rõ thực trạng của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ở nhiều khía cạnh, luận văn sẽ mang lại một bức tranh tổng quát, toàn diện về DNVVN trên địa bàn, về những kết quả đạt được, về những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. Từ đó đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển DNVVN trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
  • 6. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, giúp các cơ quan nghiên cứu, các ban ngành liên quan của tỉnh Quảng Ngãi tham khảo để hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn trong việc khuyến khích phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các trường đào tạo và các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý kinh tế của tỉnh. 7. Kết cấu luận văn Ngoài ra mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương, 7 tiết.
  • 7. Chương 1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.1. Sự phát triển lý luận và quan điểm về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 1.1.1. Quátrình nghiêncứuvềDNVVNở Việt Nam - Tính tất yếu khách quan của sự phát triển của DNVVN ở Việt Nam Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, DNVVN ra đời sớm hơn DN lớn. Tiền thân của các DNVVN là các hộ gia đình sản xuất tự cung tự cấp. DNVVN không chỉ là một phạm trù phản ánh độ lớn của DN mà là một phạm trù bao hàm nội dung tổng hợp về kinh tế tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, tiến bộ khoa học - công nghệ. DNVVN tồn tại và phát triển là tất yếu khách quan phù hợp với yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ, tính chất phát triển của lực lượng sản xuất. Lịch sử ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hóa gắn với sự hình thành và phát triển của các DN. Nền sản xuất hàng hóa xuất hiện khi sự phân công lao động đạt đến một trình độ nhất định, cùng với chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất được xác lập. Trong giai đoạn tiền sử (Các Mác gọi là sản xuất hàng hóa giản đơn) không có sự phân biệt giữa giới chủ và giới thợ. Người sản xuất hàng hóa vừa là người chủ sở hữu tư liệu sản xuất, vừa là người lao động trực tiếp, vừa là người điều khiển (quản lý) công việc của mình (gia đình mình), vừa là người trực tiếp mang sản phẩm của mình ra trao đổi thị trường. Đó là loại DN cá thể, DN gia đình. Trong quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD), có một số người gặp một số vận may và đặc biệt là nhờ tài ba, biết chớp thời cơ, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, biết cách điều hành tổ chức công việc,... để thành đạt, ngày càng giàu lên, tích lũy vốn, mở rộng
  • 8. được quy mô SXKD và do đó cần phải thuê thêm người làm và trở thành ông chủ. Ngược lại, một bộ phận lớn người sản xuất hàng hóa nhỏ khác thua lỗ triền miên, buộc phải bán tư liệu sản xuất, đi làm thuê cho người khác. Theo các nhà kinh tế học hiện đại, thông thường đại đa số những người khi mới trưởng thành đều muốn thử sức mình trong nghề kinh doanh. Bắt đầu sự nghiệp với số vốn ít ỏi của mình phần lớn họ đều thành lập DN nhỏ chỉ của riêng mình, tự SXKD. Trong quá trình kinh doanh của mình, một số người thành đạt đã phát triển DN của mình bằng cách mở rộng quy mô SXKD và như vậy, nhu cầu về vốn đòi hỏi sẽ nhiều hơn. Từ đó, thôi thúc các nhà DN hoặc là vài ba người cùng nhau góp vốn liên doanh thành lập xí nghiệp liên doanh, hoặc phát hành cổ phiếu thành lập công ty cổ phần (CTCP), bằng cách thành lập "liên kết dọc", "liên kết ngang"... để phát triển DN. Các DN lớn ra đời phát triển từ các DNVVN và thông qua liên kết với các DNVVN. Nền kinh tế của một quốc gia là do tổng thể các DN lớn, nhỏ tạo thành. Ngày nay, khi cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra như vũ bão và tác động sâu sắc tới sự thay đổi của sản xuất, quản lý và đời sống thì DNVVN cũng có sự thay đổi về chất so với DNVVN của các thế kỷ trước: có kỹ thuật và công nghệ hiện đại, sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao,.. DNVVN không phát triển rời rạc mà gắn bó và "nấp dưới bóng" của các DN lớn. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, mô hình DNVVN ngày càng được mở rộng và phổ biến không chỉ ở các nước công nghiệp phát triển mà cả ở những nước đang phát triển và kém phát triển. Vì thế, dù mang cái tên rất khiêm tốn "vừa và nhỏ" song sức sống và vai trò của nó thật sự không nhỏ. - Sự ra đời của các DNVVN ở Việt Nam Theo các tài liệu lịch sử, DNVVN ở Việt Nam đã được hình thành cùng với quá trình ra đời nghề thủ công và làng nghề truyền thống trong nông thôn. Những nghề và làng nghề thủ công truyền thống quan trọng, nổi tiếng phần lớn đã ra đời từ rất lâu, vài trăm đến hàng nghìn năm ở đồng bằng sông Hồng rồi sau đó lan ra cả nước. Hình thành tổ chức SXKD của nghề thủ công và làng nghề truyền thống trước đây chủ yếu là kinh tế
  • 9. hộ gia đình hoặc liên gia đình trong từng làng xã, vừa mang tính chất sản xuất hàng hóa, vừa mang tính chất sáng tạo nghệ thuật. Trong thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ, nghề thủ công truyền thống vẫn được tiếp tục tồn tại và phát triển. Dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật và phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa (TBCN), các DNVVN đã được hình thành. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công và đất nước bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, các DNVVN vẫn phát triển. Vùng bị tạm chiếm, nhiều chủ DN chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn... bỏ vốn ra kinh doanh. Trong vùng tự do, chính quyền cách mạng thành lập các DN để sản xuất các mặt hàng phục vụ kháng chiến và đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đồng thời khuyến khích nhân dân lập xưởng sản xuất sản phẩm phục vụ tiêu dùng. Các DNVVN ở vùng tự do đã có tác dụng to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bộ đội, nhân dân và phục vụ cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp đến thắng lợi vẻ vang. Từ năm 1954 đến năm 1975, các DNVVN ở hai miền Bắc - Nam phát triển theo hai đường lối, cơ chế khác nhau. ở miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), hàng loạt xí nghiệp quốc doanh có quy mô lớn ra đời, đồng thời các xí nghiệp quốc doanh của cấp huyện được phát triển mạnh, còn DNVVN của tư nhân bị cải tạo, xóa bỏ. ở miền Nam, một mặt các cơ sở công nghiệp lớn, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Đà Nẵng, Sài Gòn,... được phát triển, mặt khác các DNVVN chủ yếu thuộc sở hữu tư nhân cũng ra đời và phát triển mạnh. Từ năm 1975 - 1985, các DNVVN ở miền Nam hoặc là bị quốc hữu hóa, hoặc được cải tạo, xóa bỏ. DNVVN ngoài quốc doanh không được khuyến khích phát triển, phải hoạt động dưới hình thức hộ gia đình, tổ hợp, hợp tác xã (HTX), công tư hợp doanh,... Nói chung, ở thời kỳ này các DNVVN ở hai miền được phát triển theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, số lượng DNVVN chưa nhiều và tồn tại dưới hai loại hình: xí nghiệp quốc doanh, HTX. Sau năm 1986, nhờ tác động của các chủ trương và chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại và lâu dài của các hình thức sở
  • 10. hữu khác nhau, đã tạo điều kiện cho hàng loạt cơ sở sản xuất tư nhân, cá thể, hộ gia đình ra đời, phát triển. - Quá trình nghiên cứu về DNVVN ở Việt Nam Nhìn lại quá khứ, chúng ta nhận thấy, trên thực tế các DNVVN ở nước ta đã ra đời, tồn tại cách đây hàng trăm, nghìn năm. Song trước đây do chúng ta quan niệm và vận dụng máy móc chế độ sở hữu, chỉ chú trọng phát triển kinh tế quốc doanh, coi nhẹ việc sử dụng kinh tế ngoài quốc doanh, muốn xóa bỏ nhanh kinh tế tư nhân, cá thể (hầu hết là DNVVN) nên Chính phủ đã áp dụng nhiều chính sách và biện pháp nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Có thể nói, về mặt nhận thức, chúng ta không chính thức thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân. Từ đó làm cho bộ phận kinh tế ngoài quốc doanh phát triển rất thấp, không tương xứng với tiềm năng của nó trong nền kinh tế, làm cho nền kinh tế Việt Nam liên tục rơi vào các cuộc khủng hoảng trầm trọng. Để khắc phục khủng hoảng kinh tế, bắt nguồn từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, trên phạm vi toàn quốc, trong đó đổi mới kinh tế được chú trọng đặc biệt, sự đổi mới kinh tế này đã tạo ra những cơ sở pháp lý, chính trị và kinh tế cho sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần tại Việt Nam, bao gồm khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân). Nhờ đó, hàng loạt các DN (chủ yếu là DNVVN) đã được hình thành, phát triển và đóng góp một phần đáng kể cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà kinh tế thì DNVVN còn gặp nhiều khó khăn trong SXKD, chưa phát huy được hết tiềm năng của mình bởi nhiều nguyên nhân: do bản thân của các DN, do hiểu biết về loại hình DN này còn nhiều hạn chế,... Mặt khác, các chuyên gia cùng nhận định, khu vực DNVVN ở Việt Nam sẽ trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển của kinh tế đất nước. Chính vì vậy, đòi hỏi cần phải tiến hành nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện về DNVVN, để từ đó tạo điều kiện cho các DNVVN phát huy hết khả năng của mình cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Việc nghiên cứu loại hình DNVVN đã được Nhà nước quan tâm và được các tổ chức của nhiều nước trên thế giới ủng hộ, hỗ trợ. Nhiều cơ quan khoa học, cơ quan quản lý
  • 11. và nhiều địa phương đã tiến hành nghiên cứu về DNVVN: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội đồng Liên minh các HTX Việt Nam, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO), Trung tâm kinh tế châu á - Thái Bình Dương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh... Ngay từ những năm 1990, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã tiến hành hai cuộc hội thảo về DNVVN có sự tài trợ của Cộng hòa Liên bang Đức, sau đó tiến hành khảo sát 135 DNVVN ở tỉnh Hà Bắc. Năm 1991, Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cùng với Trung tâm xúc tiến việc làm châu á (ARTEP- ILO) và các cộng tác của trường Đại học kinh tế Stockholm (Thụy Điển) đã tiến hành khảo sát điều tra 1.000 DN nhỏ ở Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phú, Quảng Ninh, Long An (theo chương trình của dự án VIE 90/MO). Năm 1993, Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội phối hợp với Viện Khoa học lao động Nhật Bản thực hiện cuộc khảo sát 300 DNVVN ở Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam - Đà Nẵng... Việc nghiên cứu về DNVVN ở Việt Nam cũng được thuận lợi bởi Việt Nam trong những năm qua liên tục nhận được sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế. Trước hết, Việt Nam tiếp nhận nhiều dự án phát triển DNVVN của Liên Hợp Quốc như dự án VIE/86- 054 về đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho các DNVVN, Liên minh châu Âu (EU) - Việt Nam xây dựng "Quỹ phát triển các DNVVN", năm 1996 Viện FRIEDRICH EBERT của Cộng hòa Liên bang Đức hợp tác với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tài trợ cho dự án: "Chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam", năm 1997 Công ty Tài chính quốc tế chuyên trách khu vực tư nhân thuộc Ngân hàng Thế giới xây dựng "Chương trình dự án Mê Kông MPDF" nhằm thành lập và phát triển DNVVN khu vực tư nhân cho ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Các nước Vương quốc Anh, Hàn Quốc,
  • 12. Nhật Bản, Đài Loan,... đã cử chuyên gia, giúp tư vấn cũng như tài trợ về vốn cho khảo sát, lập quỹ bảo lãnh tín dụng,... để nghiên cứu và phát triển DNVVN ở Việt Nam. Có thể nói, mặc dù thời gian nghiên cứu DNVVN ở Việt Nam chưa nhiều song được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức trên thế giới, quá trình nghiên cứu này đã thu hút được nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia trong nước và ngoài nước tham gia, do đó hàng loạt các tài liệu, các sách hướng dẫn, các bài báo, các công trình nghiên cứu về DNVVN được công bố. Các vấn đề về lý luận và thực tế liên quan đến DNVVN đều được đưa ra nghiên cứu và ngày càng sáng tỏ: khái niệm, tiêu chí xác định, ý nghĩa của DNVVN ở Việt Nam, các chính sách liên quan đến DNVVN,... Song vì đây là vấn đề nghiên cứu rất rộng và phức tạp, nên quá trình nghiên cứu về DNVVN vẫn luôn là vấn đề cấp thiết, luôn cần sự quan tâm của các nhà khoa học để từng bước tháo gỡ những vướng mắc, những vấn đề mới nảy sinh nhằm tạo điều kiện cho các DNVVN phát triển, khai thác tốt tiềm năng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. 1.1.2. Những vấnđề lýluận đã đạt đượcvềDNVVN ở Việt Nam Như đã trình bày phần trên, việc nghiên cứu DNVVN ở Việt Nam mặc dù chỉ mới thực hiện trong thời gian ngắn so với thực tế tồn tại DNVVN ở Việt Nam, song kết quả đạt được rất lớn, hàng loạt các vấn đề về DNVVN ở Việt Nam đã được làm sáng tỏ. Cụ thể: - Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, bắt đầu đã hình thành khái niệm DNVVN, thuật ngữ DNVVN bước đầu đã đi vào cuộc sống, đi vào các tài liệu khoa học, các văn kiện của Đảng và Nhà nước. - Từng bước hoàn chỉnh định nghĩa về DNVVN. Mỗi cơ quan nghiên cứu đều đưa ra định nghĩa về DNVVN. Trên cơ sở những định nghĩa đó, trong Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa ra định nghĩa DNVVN ở Việt Nam: DNVVN là các cơ sở SXKD, đã ĐKKD theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Theo định nghĩa thì DNVVN ở Việt Nam bao gồm:
  • 13. + Các DN thành lập và hoạt động theo Luật DN. + Các DN thành lập và hoạt động theo Luật DNNN. + Các HTX thành lập và hoạt động theo Luật HTX. + Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh (ĐKKD). - Khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của các DNVVN trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. - Phân tích làm rõ những ưu thế, hạn chế cũng như khuyết điểm của các DNVVN. - Xác định những điều kiện kinh tế - xã hội cũng như vai trò quản lý của Nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ đối với sự phát triển nhanh, mạnh và có hiệu quả của các DNVVN. - Nghiên cứu hình thành và hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô cũng như các chính sách hỗ trợ để phát triển DNVVN. Với kết quả đạt được của quá trình nghiên cứu, đặc biệt là với sự ra đời của Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNVVN đã làm thay đổi quan niệm của các cấp ủy Đảng và Nhà nước cũng như nhận thức của mọi người nói chung về loại hình DNVVN, từ chỗ không chấp nhận sự tồn tại, phân biệt đối xử, kỳ thị,... đến chỗ thừa nhận, khuyến khích hỗ trợ DNVVN phát triển. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhiều kiến nghị, giải pháp được trình bày cho các nhà hoạch định chính sách, cho Chính phủ, tạo cơ sở ban hành những chính sách nhằm khuyến khích phát triển DNVVN. Bên cạnh những kết quả nghiên cứu đã đạt được, đứng trước tình hình biến đổi phức tạp và sôi động của đời sống kinh tế - xã hội nhiều vấn đề mới đối với DNVVN tiếp tục phát sinh, đòi hỏi cần được tiếp tục nghiên cứu để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH.
  • 14. 1.1.3. Những quanđiểmvà chính sáchcủa Đảng và Nhà nướcvề DNVVN Trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, các DN có quy mô vừa và nhỏ đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, song trong từng giai đoạn khác nhau sự quan tâm, tạo điều kiện cũng khác nhau bởi sự khác nhau về quan điểm đối với loại hình DN này. - Giai đoạn từ 1986 trở về trước Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước ta quan niệm về chế độ sở hữu XHCN gồm hai bộ phận quốc doanh và tập thể, còn kinh tế tư nhân thuộc diện cải tạo. Xét về quy mô, cả quốc doanh và tập thể đều là loại vừa và nhỏ, nhất là các HTX tiểu thủ công nghiệp, nhưng chưa có khái niệm về DNVVN. - Giai đoạn từ 1986 đến nay Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện mà trọng tâm là đổi mới kinh tế, thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết Đại hội VI khẳng định: cùng với việc phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, cần sử dụng khả năng tích cực của kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa, kinh tế tư bản tư nhân, mở rộng nhiều hình thức liên kết giữa các thành phần kinh tế theo nguyên tắc cùng có lợi và bình đẳng trước pháp luật. Đường lối này lại được củng cố thêm ở Đại hội Đảng VII, VIII, IX, các văn kiện của Đảng tại các kỳ Đại hội này đều nêu rõ chủ trương xuyên suốt là thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là các bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Theo đó các DN thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào kinh doanh đúng pháp luật, theo định hướng chung của Nhà nước đều được khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, thuật ngữ DNVVN bắt đầu du nhập vào nước ta, cũng có ý kiến cho rằng, đây là loại hình kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Nhưng qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng, sự tồn tại của DNVVN là tất yếu khách quan đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Từ đó, đã tác động lớn đến quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với DNVVN. DNVVN không còn coi là phụ trợ như trước, mà giờ đây là công cụ hữu hiệu,
  • 15. là nhà thầu phụ quan trọng cho các DN lớn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII nhấn mạnh: "Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công trình quy mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả" [10, tr. 28]. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục nhấn mạnh: "Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng một số tập đoàn lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hóa" [12, tr. 27]. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để từng bước hình thành hệ thống thể chế chính sách khuyến khích phát triển DNVVN. Có thể kể ra đây những văn bản quan trọng như: + Hiến pháp năm 1992 công nhận quyền tự do kinh doanh của mọi công dân theo quy định của pháp luật, công nhận quyền được đối xử của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. + Nghị định 66-HĐBT ngày 2-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn mức vốn pháp định quy định trong Nghị định 221- HĐBT ngày 23-7-1991 + Luật Công ty và Luật DN tư nhân 1990 quy định khung pháp luật cho các DN này hoạt động, tham gia thị trường trong nước và ngoài nước. + Luật Đất đai năm 1993, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và năm 2001 đã quy định các DN có quyền hợp pháp về sử dụng đất, có quyền chuyển nhượng hoặc thế chấp quyền sử dụng đất. + Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994 quy định rõ những chính sách ưu đãi cho các dự án kinh doanh thuộc các ngành nghề, các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn cần được ưu đãi. + Luật HTX năm 1996 nhằm để phát huy vai trò quan trọng của kinh tế hợp tác, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của HTX.
  • 16. + Nghị định số 15/CP-1997 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển HTX. + Luật Thuế thu nhập DN năm 1997 đơn giản hóa và thực hiện thống nhất một sắc thuế thu nhập cho các loại hình kinh doanh trong nước. + Luật Thuế giá trị gia tăng - một sắc thuế giản đơn, công bằng thay thế Luật Thuế doanh thu. + Luật Thương mại năm 1997 tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại của các DN. + Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) năm 1998 và Nghị định số 51 (7/1999) cụ thể hóa việc thực hiện luật đó, đã đề ra khá nhiều chính sách cụ thể áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức SXKD, kể cả cá nhân và nhóm kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT (nay là Nghị định 02/2000/QĐ-TTg ngày 03-02-2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh). + Luật DN năm 1999 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2000) quy định việc tổ chức hoạt động của bốn loại hình DN: công ty TNHH, CTCP, DNTN, công ty hợp danh, trên cơ sở hợp nhất Luật Công ty và Luật DNTN trước kia. + Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. + Quyết định số 46/2001 ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về xuất, nhập khẩu thời kỳ 2001-2005 đề ra một cơ chế 5 năm thay cho cơ chế hàng năm trước đây, giảm bớt các biện pháp phi quan thuế, tăng các biện pháp kinh tế. + Các chính sách về tín dụng ngân hàng cho đầu tư phát triển như Quyết định 67/1997/QĐ-TTh, Nghị định 43/1999/NĐ-CP... + Đặc biệt là Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNVVN.
  • 17. Rõ ràng là, trải qua 16 năm đổi mới của Đảng, thể chế kinh tế nước ta đã từng bước chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, một hệ thống các chính sách theo thể chế kinh tế thị trường đã từng bước hình thành, tuy chưa thật sự hoàn chỉnh, song hệ thống chính sách hiện hành này đã bao quát hầu hết các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của DNVVN như: chính sách về hành nghề và tạo lập DN, chính sách về thuế, chính sách về vốn và tín dụng, chính sách thương mại, chính sách đất đai, chính sách công nghệ,... Nhờ hệ thống chính sách này mà kinh tế dân doanh bước đầu bùng nổ, mọi lực lượng sản xuất được giải phóng đã đem lại sức phát triển mới của nền kinh tế nước ta, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Một ví dụ nổi bật, là từ khi Luật DN có hiệu lực thi hành, chỉ riêng năm 2000 đã có thêm 13.891 DN mới ĐKKD, năm 2001 thêm 22.945 DN, 6 tháng đầu năm 2002 thêm khoảng 11.000DN nhưng đáng chú ý nhất là số DN mới này đã giải quyết được thêm 1 triệu lao động mới có việc làm (khoảng 30% số lao động mới) (chưa kể hơn 300.000 hộ kinh doanh cá thể mới đăng ký thu hút khá nhiều lao động) [21, tr. 62]. Song, như trên đã trình bày, đây là hệ thống chính sách chung cho DN chứ chưa phải là hệ thống chính sách riêng đối với DNVVN (trừ Nghị định 90), vì thế mà cơ chế, chính sách đối với DNVVN còn nhiều sơ hở, chồng chéo, thậm chí thiếu nhất quán. Trong hệ thống chính sách đã đưa ra các quan điểm bình đẳng nhưng trong thực tế điều hành thì vẫn còn có sự đối xử phân biệt giữa các thành phần kinh tế, các loại hình DN. Vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu và ban hành các chính sách phù hợp với đặc điểm DNVVN, nhất là trong tình hình hiện nay. 1.2. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta 1.2.1. Tình hình phát triển DNVVN trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam Trước năm 1986, DNVVN ngoài quốc doanh nói chung, DNTN, cá thể nói riêng chưa thật sự được quan tâm khuyến khích phát triển, do vậy họ phải tổ chức hoạt động
  • 18. núp bóng dưới các hình thức như tổ hợp, hộ gia đình, HTX, xí nghiệp công tư hợp doanh... Từ năm 1986 đến nay, quan điểm, đường lối, chủ trương mới về chính sách cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý dẫn đến sự thay đổi cơ bản hệ thống DN trong nền kinh tế quốc dân. Các thành phần kinh tế được chính thức thừa nhận và khuyến khích phát triển. Từ đó hàng loạt các DN, nhất là các DN ngoài quốc doanh (trong đó phần lớn là DNVVN) đã ồ ạt ra đời và phát triển. Trong thời kỳ đổi mới số lượng DN của các thành phần kinh tế có sự biến động rất lớn: số lượng DNNN giảm liên tục, từ 12.300 DN năm 1990 sau ba đợt sắp xếp, đổi mới đã giảm xuống còn 5.655 DN (tháng 5/2001), giảm 55% về số lượng, chủ yếu là các DN nhỏ và do địa phương quản lý, số lượng DNVVN thuộc DNNN giảm từ 90% xuống còn 75% trong tổng số DNNN [2, tr. 7]. Trong khi đó thì số lượng DN trong khu vực kinh tế tư nhân tăng mạnh, nếu như năm 1991 chỉ có 123 DN (bao gồm DNTN, công ty TNHH, CTCP) đăng ký theo Luật, thì đến năm 1992 có 4.347 DN, năm 1993 là 12.131 DN, năm 1994 có 18.412 DN, năm 1998 có 28.708 DN, năm 1999 có 37.557 DN, đặc biệt từ khi Luật DN ra đời (01/01/2000) số lượng DN khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh cả về tốc độ và vốn ĐKKD, năm 2000 có 51.448 DN (tăng 36,9%), năm 2001 có 74.393 DN (tăng 44,6%) và tính đến cuối tháng 6/2002 tổng số DN thuộc khu vực này đã lên đến 85.393 DN với số vốn ĐKKD bình quân là 970 triệu đồng/DN (năm 2000), 1,25 tỷ đồng/DN (năm 2001), 1,5 tỷ đồng/DN (6 tháng đầu năm 2002) [30, tr. 91] [21, tr. 62]. Hiện nay, qua các cuộc điều tra cho thấy DNVVN chiếm đến 95-98% số DN cả nước. DNVVN có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, trong đó phần lớn tập trung vào các lĩnh vực chính: thương mại, dịch vụ sửa chữa, vận tải, công nghiệp chế biến, xây dựng,... và được phân bổ rộng khắp trong phạm vi cả nước từ thành phố, thành thị đến vùng nông thôn. Hiện nay, DNNN đang trong giai đoạn tiếp tục xử lý, củng cố lại và tiến hành cổ phần hóa, cho thuê, bán cho các thành phần kinh tế khác theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX), đồng thời thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về việc tiếp
  • 19. tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, DNVVN sẽ có xu hướng và điều kiện để phát triển mạnh hơn nữa. 1.2.2. Vaitròcủa cácDNVVNtrong thời kỳ CNH, HĐHở nướcta Về tiêu chí phân loại DNVVN, có những ý kiến khác nhau nhưng trong đánh giá về vai trò của DNVVN có thể nói là khá tập trung và thống nhất: DNVVN có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thể hiện qua các mặt sau đây: - Đóng góp vào việc tăng trưởng nền kinh tế Theo số liệu thống kê và đánh giá của các chuyên gia thì mỗi năm DNVVN đóng góp 25% - 26% GDP của cả nước [41]. Song trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của loại hình DNVVN này khả năng đóng góp vào GDP của cả nước ngày càng tăng. Trong năm 2000, tỷ trọng của khu vực kinh tế tập thể trong GDP là 8,5%, khu vực kinh tế tư nhân 32%, khu vực kinh tế hỗn hợp 3,9%, như vậy tổng của 3 khu vực trên chiếm khoảng 44,2% GDP của cả nước (mà đây là các khu vực DN tồn tại chủ yếu là DNVVN) [12, tr. 229]. Theo Tổng cục thống kê, năm 2000 khu vực kinh tế tư nhân nộp Ngân sách 11.003 tỷ đồng, năm 2001 là 11.075 tỷ đồng, chiếm 14,8% tổng thu Ngân sách [21, tr. 62]. Do số lượng DNVVN tăng nhanh nên mặt hàng phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xã hội. DNVVN góp phần khai thác tiềm năng của đất nước để phát triển kinh tế, đặc biệt trong việc phát triển ngành nghề truyền thống, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Việc phát triển DNVVN trong các ngành nghề truyền thống trong nông thôn hiện nay là một trong những hướng quan trọng để sử dụng tay nghề tinh xảo của các nghệ nhân mà hiện đang có xu hướng mai một dần, thu hút lao động nông thôn, phát huy lợi thế từng vùng để phát triển kinh tế, đồng thời đang là một thế mạnh của ta trong quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. - Tạo việc làm cho người lao động Khu vực DNVVN thuộc các thành phần kinh tế hiện thu hút một lượng lao động khá lớn, chiếm khoảng 79,2% tổng số lao động phi nông nghiệp và bằng 22,5% lực lượng
  • 20. lao động cả nước, nhưng so với các nước trong khu vực (chiếm 50-60%) thì còn quá thấp [3, tr. 6]. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2000, cả nước có tới 1.447.000 người đang trong độ tuổi lao động không có việc làm, trong đó khu vực thành thị có 692.000 người, chiếm 48% và khu vực nông thôn có 755.000 người, chiếm 52%. Theo dự báo, từ năm 2000 đến năm 2010, mặc dù dân số có thể tăng chậm lại (từ 1,43% năm 1999 xuống 1,17% năm 2010) [48, tr. 247], nhưng nguồn lao động của nước ta vẫn tăng (đến năm 2010 có khoảng 56,8 triệu người trong độ tuổi lao động, tăng 11 triệu người so với năm 2000) [12, tr. 210]. Đây là cơ hội lớn về nguồn nhân lực và cũng là thách thức rất lớn về giải quyết việc làm. Các DNVVN đang là nơi có triển vọng thu hút lao động rất lớn, là nơi có nhiều thuận lợi để tiếp nhận số lao động, nhất là lao động ở nông thôn tăng thêm mỗi năm, vì vậy, để thực hiện mục tiêu giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp đến năm 2010 còn 50% thì phải phát triển mạnh DNVVN. Đồng thời, DNVVN còn là nơi tiếp nhận số lao động từ các DNNN và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Sở dĩ DNVVN có khả năng thu hút lao động lớn là vì suất đầu tư cho một chỗ làm việc ở DNVVN thấp hơn rất nhiều so với DN lớn, chủ yếu là do chi phí thấp và thu hút được các nguồn vốn rải rác trong dân. - Nâng cao thu nhập cho dân cư. Thu nhập của nhân dân ta còn quá thấp, do nền kinh tế phát triển chậm. Thu nhập của dân cư nông thôn (chiếm trên 80% tổng dân số) lại chủ yếu phụ thuộc vào nền nông nghiệp thuần nông, mà trong nông nghiệp, dù sản lượng thóc có tăng nhanh nhưng nếu không có công nghiệp chế biến thì không thể làm giàu. Kết quả điều tra của các nhà nghiên cứu cho thấy, thu nhập của vùng dân cư có các DN phát triển gấp 4 lần thu nhập của các vùng dân cư thuần nông; thu nhập bình quân của lao động trong các DNVVN là 300.000đ - 400.000đ/tháng so với thu nhập của lao động nông thôn thuần nông là 100.000đ - 200.000đ/tháng. Do đó việc phát triển DNVVN là biện pháp chủ yếu để tăng thu nhập, đa dạng hóa thu nhập của các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp ở các vùng trong nước. - Làm cho nền kinh tế năng động hiệu quả hơn.
  • 21. Với sự góp mặt của các DNVVN làm cho số lượng các DN trong nền kinh tế tăng lên rất lớn, kéo theo sự tăng lên về chủng loại, mặt hàng, dịch vụ, phương thức phục vụ,... quá trình này làm tăng thêm mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế, người tiêu dùng được hưởng phần sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt hơn, giá cả rẻ hơn, phương thức phục vụ văn minh, tiện lợi hơn. Với quy mô nhỏ, vốn ít, sự thích nghi nhanh, các DNVVN có nhiều khả năng thay đổi mặt hàng, đổi mới công nghệ,... làm cho nền kinh tế năng động hơn. Ngoài ra các DNVVN còn có tác dụng hỗ trợ, làm chân rết cho các DN lớn kinh doanh có hiệu quả thông qua các hoạt động như làm đại lý, vệ tinh, tiêu thụ hàng hóa hoặc cung cấp vật tư đầu vào, thâm nhập vào hết các ngóc ngách của thương trường mà các DN lớn không với tới được. - Thu hút vốn. Vốn là yếu tố cơ bản của quá trình SXKD, nó có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của cả nước cũng như đối với từng DN. Nhưng thực tế hiện nay đang có một nghịch lý là hầu hết các DN của ta đang thiếu vốn trầm trọng trong khi đó vốn nhàn rỗi trong dân cư còn rất lớn nhưng không thể huy động được cho SXKD. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do môi trường kinh doanh chưa ổn định, tính pháp lý chưa cao. Trong tình hình đó, chính các DNVVN với đặc điểm hình thành của nó gắn liền với các điều kiện thực tế của các dân cư nên dễ tiếp xúc trực tiếp với các nguồn vốn này để huy động vốn hoặc chính người chủ sở hữu vốn đầu tư vốn để trực tiếp kinh doanh. Thực tế cho thấy, các DNVVN đã huy động ngày càng nhiều vốn trong xã hội đầu tư vào SXKD. Năm 2000, chỉ tính riêng khu vực kinh tế tư nhân, vốn ĐKKD tăng gấp hơn 4,5 lần so với năm 1995, vốn đầu tư tăng 13% so với năm 1999, chiếm khoảng 24,3% tổng số vốn đầu tư xã hội. Tính đến tháng 3/2002 vốn đăng ký của khu vực kinh tế tư nhân đã lên tới 55.000 - 60.000 tỷ đồng, tương ứng 4 tỷ USD. - Góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Các DNVVN có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt đối với khu vực nông thôn. Sự phát triển của các DNVVN ở nông thôn đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho công nghiệp phát triển mạnh, đồng
  • 22. thời thúc đẩy các ngành thương mại - dịch vụ phát triển. Sự phát triển của các DNVVN ở thành thị cũng góp phần làm cho tỷ trọng dịch vụ tăng thêm và làm cho tỷ trọng khu vực nông nghiệp thu hẹp lại trong cơ cấu kinh tế quốc dân, làm dịch chuyển từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ thuần nông sang một nền kinh tế đủ cơ cấu theo hướng tiến lên xã hội văn minh, hiện đại, thể hiện trên các mặt: + Cơ cấu thành phần kinh tế: Chuyển hướng theo đúng các quy luật của cơ cấu kinh tế hàng hóa theo định hướng XHCN, các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng, phát huy được tiềm năng cho tăng trưởng đất nước, các DNNN được sắp xếp, củng cố lại, kinh doanh có hiệu quả để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. + Cơ cấu ngành: Phát triển nhiều ngành, nghề đa dạng và phong phú theo hướng lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Thực tế qua 16 năm đổi mới, cơ cấu kinh tế ở nước ta thay đổi theo hướng tiến bộ, tỷ trọng giá trị nông nghiệp giảm liên tục, còn tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng lên, trong đó có sự đóng góp của DNVVN. + Cơ cấu vùng, lãnh thổ: Các DN được phân bổ rộng khắp trên mọi vùng lãnh thổ: cả vùng nông thôn, đô thị, miền núi, đồng bằng. Tuy nhiên, hiện nay, các DNVVN vẫn chủ yếu tập trung ở thành thị. Đây là vấn đề cần lưu tâm trong việc hoạch định chính sách. - Góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tế một đội ngũ doanh nhân mới trong kinh tế thị trường Các DNVVN là nơi đào tạo, rèn luyện cho các nhà quản lý DN. Với quy mô vừa và nhỏ là môi trường thuận lợi cho các nhà quản lý DN làm quen với môi trường kinh doanh. Bắt đầu từ đây một số nhà quản lý DN đã trưởng thành lên những nhà quản lý DN lớn, tài ba, biết đưa DN của mình nhanh chóng phát triển. Đây là vấn đề rất quan trọng bởi ở Việt Nam trong nhiều năm đội ngũ các nhà quản lý DN gắn liền với cơ chế bao cấp nên chưa có kinh nghiệm với kinh tế thị trường.
  • 23. Tóm lại, DNVVN có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước và vai trò này ngày càng được tăng lên cùng với quá trình CNH, HĐH, bởi DNVVN đang là động lực cho phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, huy động vốn trong nước, chuyển dịch cơ sở kinh tế,... Do tầm quan trọng của các DNVVN đang ngày càng tăng và tiềm năng của DNVVN trong nền kinh tế, nên quyết định của Chính phủ về xây dựng chiến lược phát triển cho các DNVVN, theo Công văn số 681/CP-KTH và Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN, rõ ràng là những quyết định kịp thời. 1.2.3. Khái quát những vướng mắc và hạn chế củaDNVVN Bên cạnh những ưu thế vốn có của bản thân DNVVN, những thuận lợi do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự phát triển của các DNVVN đang gặp phải những hạn chế và vướng mắc sau: - Quan điểm của xã hội về DNVVN Cho đến nay, tư duy cũ của cơ chế kế hoạch hóa tập trung không công nhận thị trường, không công nhận kinh tế dân doanh vẫn đang còn là rào cản khá lớn để đưa doanh nhân thời kinh tế thị trường trở về với vị trí của họ, vẫn còn sự kỳ thị phân biệt đối xử đối với doanh nhân, nhất là doanh nhân trong khu vực ngoài quốc doanh kể cả trong cán bộ, công chức nhà nước (mà DNVVN chủ yếu là khu vực ngoài quốc doanh). Nhiều người vẫn còn thích làm việc trong các DNNN hơn, bởi họ quan niệm làm việc trong DNNN mới được coi là có việc làm, có trong biên chế. Hơn nữa, trong khu vực tư nhân bảo hiểm xã hội và những vấn đề phúc lợi xã hội khác chưa được đảm bảo đầy đủ. - Vốn và tín dụng. Hiện nay, 75% số DNVVN có số vốn dưới 50 triệu đồng, thiếu vốn đang là khó khăn phổ biến, nhưng số DNVVN được vay vốn của ngân hàng rất ít. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thực hiện cấp tín dụng từ quỹ trợ giúp đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước từ 1/12/1999 đến 30/6/2000, đã có 164 dự án với tổng số vốn vay ưu đãi 424 tỷ đồng, trong đó 61 dự án thuộc khu vực quốc doanh (39% tổng dự
  • 24. án) được vay 294 tỷ đồng (69% tổng giá trị khoản tín dụng ưu đãi); có 103 dự án thuộc khu vực dân doanh được vay ưu đãi 130 tỷ đồng. Nếu nghiên cứu sâu hơn nữa, phần lớn tín dụng tập trung chủ yếu vào các DNTN lớn, chứ không phải là các DNVVN [41, tr. 102]. Do vậy để đáp ứng nhu cầu tín dụng của mình, các DNVVN thường phải vay vốn chủ yếu từ các tổ chức phi chính thức, cụ thể là từ thân nhân và bạn bè, với lãi suất đôi khi cao gấp 3 đến 6 lần so với lãi suất chính thức. Các DNVVN gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các khoản tín dụng từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức khác. Mặt khác, các khoản vay có bảo lãnh rất hiếm khi dành cho các DNVVN. Lý do: thủ tục vay phức tạp, chi phí giao dịch cao, việc phải trả hoa hồng là phổ biến, những quy định khắt khe về tài sản thế chấp,... - Đất đai. Hiện nay, hầu hết các DNVVN đều thiếu đất đai làm mặt bằng SXKD, để lập cơ sở mới hoặc mở rộng SXKD. Đó là do các quy định về quyền sử dụng đất đai thường không rõ ràng, các quyền mua bán, thế chấp, chuyển nhượng đất công nghiệp vẫn chưa được thừa nhận. - Trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ. Phần lớn công nghệ các DNVVN sử dụng đã trở nên lạc hậu. Do DN thiếu vốn, do thiếu thông tin về thị trường công nghệ lại không được tiếp cận đầy đủ với những dịch vụ tư vấn để có sự hỗ trợ, việc chuyển giao công nghệ còn gặp nhiều khó khăn và tốn kém,... - Sức cạnh tranh và khả năng tiếp cận với thị trường thế giới. Thị trường của DNVVN đang bị thu hẹp bởi sức mua quá thấp của nông dân, do hàng hóa nhập lậu qua biên giới không thể nào kiểm soát được, do khả năng cạnh tranh của hàng hóa của DN này càng yếu nên lại càng khó khăn hơn khi xuất khẩu. Ngoài ra sức cạnh tranh trên thị trường trong nước của DNVVN bị suy giảm còn bởi do phải gánh chịu những thông lệ và điều kiện cạnh tranh không bình đẳng như nhãn hiệu, bản quyền...
  • 25. chưa được thực hiện nghiêm túc, chưa có luật cạnh tranh, nạn tham nhũng, vụ lợi của một số cán bộ quản lý thị trường chưa được ngăn chặn triệt để,... - Trình độ tay nghề của lao động và đội ngũ quản lý thấp. Lao động trong các DNVVN chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo. Đội ngũ các nhà quản lý DN có trình độ và khả năng quản trị kinh doanh yếu so với nhu cầu, do đó rất lúng túng trước sự biến động của thị trường. Số liệu điều tra cho thấy có đến 48,4% số chủ DN ngoài quốc doanh không có bằng cấp chuyên môn. Sở dĩ các DNVVN có những hạn chế và vướng mắc đối với sự phát triển như trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể khái quát thành ba nguyên nhân chính: - Do bản thân DN: Do quy mô vừa và nhỏ nên vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề kém, trình độ quản lý kinh doanh hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật và đạo đức trong kinh doanh còn nhiều yếu kém. - Môi trường kinh doanh: Thị trường còn sơ khai, chưa đầy đủ lại thiếu ổn định và lành mạnh; cơ chế chính sách và cả luật pháp chưa thật thuận lợi cho sự hoạt động và phát triển của DNVVN. - Tác động quản lý của Nhà nước: Ngoài cơ chế chính sách còn nhiều vướng mắc thì quản lý nhà nước đối với DNVVN còn nhiều hạn chế: chưa có chiến lược rõ ràng, chưa có hệ thống chính sách riêng áp dụng cho DNVVN, thủ tục phiền hà, quan liêu còn nặng nề gây khó khăn cho việc thành lập, hoạt động và phát triển của DNVVN. Cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của DNVVN, việc xác định được những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế vướng mắc mà DNVVN gặp phải, Nhà nước, các cơ quan chức năng có liên quan và cả bản thân các DNVVN sẽ sớm có những giải pháp thích hợp để khắc phục, tạo điều kiện thuận lợi để các DNVVN phát triển theo đúng tiềm năng sẵn có của mình.
  • 26. 1.3. Kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.3.1. Kinh nghiệm một số nướcvề phát triển DNVVN ở hầu hết các nước trên thế giới, dù là nước phát triển cũng như đang phát triển, họ đều dành sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt cho loại hình DNVVN. Loại hình DN này được đánh giá là những "hạt nhân" của những hoạt động có tính chất đổi mới và đóng vai trò quan trọng trong một cơ cấu kinh tế năng động. Chính vì vậy, các chính sách và biện pháp của Nhà nước đều nhằm vào thúc đẩy quá trình ra đời và phát triển loại hình DN này. Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm thành công của một số nước trên thế giới. 1.3.1.1. Cộng hòa Liên bang Đức ở CHLB Đức, DNVVN tập trung chủ yếu trong ngành tiểu thủ công nghiệp có truyền thống lâu đời, hiện nay có khoảng 700.000 DN, tổng số lao động khoảng 4,8 triệu người, tạo ra giá trị tổng sản phẩm bằng khoảng 10% GDP của cả nước [5, tr. 36]. Mặc dầu CHLB Đức đã có một nền công nghiệp phát triển mạnh, với nhiều DN lớn nhưng DNVVN vẫn có vai trò quan trọng như góp phần tăng trưởng kinh tế; tạo việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp; bảo vệ và phát huy các ngành nghề thủ công truyền thống… Mặc dù có vai trò không nhỏ nhưng các DNVVN gặp không ít khó khăn và bất lợi cho chính qui mô nhỏ gây ra. Do đó DNVVN cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Sự hỗ trợ các DNVVN ở CHLB Đức được quan tâm từ rất lâu, thể hiện từ các mặt: Thứ nhất, Nhà nước tạo môi trường pháp lý cho DNVVN hoạt động. Do DNVVN ở Cộng hòa liên bang Đức chủ yếu thuộc ngành tiểu thủ công nghiệp, nên năm 1953 Quốc hội CHLB Đức đã thông qua quy chế tiểu thủ công nghiệp, quy định về mặt pháp lý từ khái niệm, nội dung hoạt động, các điều khoản liên quan quy định những ngành nghề gì được coi là tiểu thủ công nghiệp. Năm 1976, Chính phủ Đức đã thông qua "Các nguyên tắc trong chính sách cơ cấu đối với kinh doanh vừa và nhỏ". Năm 1980, một số văn bản pháp quy cho phép DNVVN được hưởng hơn 180 loại ưu đãi ra đời,.... Thứ hai, tổ chức hoạt động tư vấn cho DNVVN như tư vấn về quản lý kinh doanh, tư vấn về pháp lý, tư vấn về thuế, về đào tạo nghề, về kỹ thuật,...
  • 27. Thứ ba, hỗ trợ về tài chính, Nhà nước giúp DNVVN bằng chính sách tài chính thông qua con đường tín dụng và trợ cấp; hình thành hoạt động bảo lãnh vay tín dụng; hỗ trợ kinh phí cho tư vấn và đào tạo; áp dụng ưu đãi về thuế,... để tạo cho các DNVVN tự chủ tài chính. Thứ tư, hỗ trợ về đào tạo, ở CHLB Đức có hệ thống dạy nghề dưới hình thức liên doanh nhà máy với trường học. Các DN có chức năng và nghĩa vụ đào tạo miễn phí cho công nhân. Kinh phí cho dạy nghề một phần nhỏ do Ngân sách của Chính phủ liên bang chi, phần lớn do các DN đóng góp. 1.3.1.2. Đài Loan Đài Loan được coi là vương quốc của các DNVVN. Sự tăng trưởng kinh tế siêu tốc của Đài Loan trong những thập kỷ vừa qua gắn liền với những đóng góp to lớn về mọi mặt của DNVVN, đặc biệt trong lĩnh vực tạo việc làm và xuất khẩu. Với vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, các DNVVN ở Đài Loan luôn được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển. Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ phát triển được thành lập như: Thiết lập các cơ cấu chuyên trách để thúc đẩy sự phát triển của DNVVN (1954); thành lập các ngân hàng chuyên nghiệp cung cấp vốn và tín dụng cho các DNVVN (1964); thành lập Bộ Kinh tế của các DNVVN (1970), thành lập Trung tâm dịch vụ DNVVN ở các địa phương, Trung tâm giải pháp nhanh, Trung tâm đào tạo DNVVN,... Qua gần nửa thế kỷ đến nay, Đài Loan đã hình thành được một hệ thống chính sách và biện pháp trợ giúp DNVVN tương đối ổn định và có tính ổn định cao. Hệ thống này đã được thể chế hóa bởi văn bản "Đại cương các chính sách và biện pháp nhằm vào các DNVVN" do Cục quản lý DNVVN phát hành. Theo văn bản này, khuôn khổ chính sách và biện pháp trợ giúp DNVVN của Đài Loan tập trung vào ba nhóm lớn. Đó là: - Xây dựng môi trường kinh doanh tối ưu: Duy trì sự cạnh tranh công bằng hợp lý, cải thiện hệ thống tài chính, giúp DNVVN cải thiện điều kiện lao động và môi trường,....
  • 28. - Thúc đẩy sự hợp tác giữa các DNVVN và giữa các DNVVN với các DN lớn. - Thúc đẩy sự tăng trưởng độc lập của DN: Trợ giúp các DN tối ưu hóa quản lý, thành lập DN mới, thúc đẩy các hãng hoạt động ở nước ngoài,... Mỗi chính sách lớn trên đều được thực hiện bởi nhiều biện pháp cụ thể. Một số biện pháp nổi bật đang được Chính phủ Đài Loan thực hiện để trợ giúp các DNVVN hiện hành là: + Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý trợ giúp cho sự phát triển của các DNVVN, thành lập "Nhóm đặc trách thúc đẩy DNVVN" có chức năng soát xét và kiến nghị sửa đổi luật lệ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DNVVN,... + Thành lập các quỹ trợ giúp tài chính cho các DNVVN gồm Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN, Quỹ bảo lãnh tương hỗ, Quỹ phát triển DNVVN và tập đoàn phát triển DNVVN. Ngoài ra các DNVVN còn được nhận các khoản vay đặc biệt nhằm vào các mục đích như giảm ô nhiễm, giảm chi phí hoạt động,... thông qua nhiều quỹ đặc biệt của Chính phủ. + Hình thành hệ thống tư vấn DN cho các DNVVN, bao gồm: Hệ thống hướng dẫn tài chính và tín dụng, hệ thống hướng dẫn quản lý,… Với bối cảnh mới của nền kinh tế Đài Loan hiện nay đang dần chuyển sang một giai đoạn phát triển dựa trên các ngành sử dụng nhiều vốn và tri thức, tầm quan trọng tương đối của các DNVVN trong nền kinh tế Đài Loan có phần suy giảm, sức mạnh cạnh tranh giảm. Song với tính chất linh hoạt, cùng với hệ thống chính sách trợ giúp thích hợp của Chính phủ, các DNVVN Đài Loan hoàn toàn có khả năng thính ứng và tiếp tục phát triển. 1.3.1.3. Nhật Bản Hình thức tổ chức DN của Nhật Bản ra đời cách đây 100 năm với hai loại chính: Hình thức tổ chức kiểu "cái ô" và hình thức tổ chức "mắt xích". Cả hai hình thức tổ chức DN này rất phù hợp với loại hình DNVVN. Do vậy loại hình này phát triển rất sớm ở
  • 29. Nhật Bản và đã khẳng định được vai trò của mình trong đời sống kinh tế - xã hội Nhật Bản. Trên cơ sở nhận thức đúng vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế, Nhà nước Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển DNVVN. Có thể phân chia chính sách phát triển DNVVN thành hai nhóm chính: Một là, hỗ trợ để tăng cường năng lực kinh doanh của DNVVN: cho vay vốn qua tín dụng nhà nước, cải thiện về vốn qua các CTCP, định thuế ưu đãi,... Hai là, hỗ trợ thay đổi cơ cấu, bao gồm các biện pháp hỗ trợ cho việc tạo ra kinh doanh mới; hỗ trợ phát triển kỹ thuật;... Toàn bộ việc thực hiện các chính sách giúp đỡ DNVVN được thực hiện bởi hoạt động của Liên đoàn các DN nhỏ của Nhật Bản (JSBC). Từ đầu năm 1990 đến nay, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào suy thoái. Đặc biệt gần đây, với sự phát triển nhanh của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, sự phát triển kinh tế tri thức,... đã làm cho DNVVN gặp không ít khó khăn, song khu vực DN này với những ưu việt vốn có cộng với các chính sách trợ giúp của Chính phủ sẽ tiếp tục phát triển mạnh và sẽ trở thành một nguồn lực năng động tạo đà cho sự phục hồi và tăng trưởng mới của nền kinh tế Nhật Bản. 1.3.2. Kinh nghiệm một sốđịa phương về phát triểnDNVVN 1.3.2.1. Tỉnh Bình Dương Bình Dương là một tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, là một trong những tỉnh có tăng trưởng kinh tế cao vào loại bậc nhất của cả nước; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1991-1995 là 17,52%, giai đoạn 1996-2000 là 13,5%. Những thành tựu Bình Dương đạt được là nhờ sự đóng góp đáng kể của loại hình DNVVN (chiếm trên 98% tổng số DN của cả tỉnh). Tác động to lớn của các DNVVN đối với kinh tế - xã hội của tỉnh được thể hiện: + Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH, giảm mạnh tỷ trọng giá trị nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ;
  • 30. + Phát huy mọi tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề truyền thống và nguồn vốn trong dân để phát triển kinh tế của tỉnh: thu hút được 813,83 tỷ đồng, chiếm 37% tổng số vốn đầu tư kinh doanh của tỉnh (năm 2000); các DNVVN trong công nghiệp, dịch vụ đã tạo việc làm cho hơn 73.000 người (tính đến cuối năm 1999); năm 1999, lực lượng kinh tế ngoài quốc doanh trong nước, trong đó chủ yếu là các DNVVN đóng góp khoảng 50% GDP của tỉnh; đóng góp vào ngân sách nhà nước 156,3 tỷ đồng. + DNVVN góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người năm 1997 đạt 5,6 triệu đồng thì năm 2000 đạt 8 triệu đồng; năm 1997 còn 8% số hộ nghèo thì năm 2000 còn 6% hộ nghèo, không có hộ đói. Mặc dù có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng các DNVVN ở Bình Dương cũng gặp không ít khó khăn như hoạt động tự phát, phân tán, sức cạnh tranh yếu nên khó thích ứng với sự biến động của thị trường; thiết bị công nghệ còn lạc hậu vừa gây hạn chế chất lượng sản phẩm, vừa gây ô nhiễm môi trường, tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ chưa quá 15% doanh thu; trình độ quản lý kinh doanh của các chủ DN nhìn chung còn nhiều hạn chế, có đến 32% chủ DN chưa qua đào tạo hoặc chỉ qua một lớp học quản lý ngắn hạn;... Nhận thấy được tầm quan trọng của DNVVN cũng như những khó khăn mà các DNVVN gặp phải, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã có sự quan tâm thích đáng đối với sự phát triển của DNVVN: + Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương và chính sách thông thoáng nhằm phát huy nội lực, thu hút ngoại lực để phục vụ chiến lược phát triển của tỉnh với khẩu hiệu "Trải thảm đỏ mời khách đầu tư" như xây dựng các khu công nghiệp tập trung để kêu gọi đầu tư; tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo mô hình"một cửa", tập trung đầu mối xét và cấp giấy phép đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư với thủ tục nhanh, gọn; tạo điều kiện thuận lợi để các DN được tiếp xúc dễ dàng với các nhà lãnh đạo chủ chốt của tỉnh để trình bày các khó khăn trong quá trình đầu tư và nhờ đó khó khăn được tháo gỡ kịp thời. + Từ những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành đã cụ thể hóa nội dung quản lý của mình để thực hiện các
  • 31. biện pháp hỗ trợ phát triển DNVVN thông qua các chính sách đất đai, tín dụng, khoa học - công nghệ... như tiến hành cấp quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân và các DN (đến cuối năm 2000 đã hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được 90% và cấp đến tay người dân được 77%); thực hiện chủ trương "đổi đất lấy kết cấu hạ tầng" vừa thu hút được vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, vừa sử dụng đất có hiệu quả; hoạt động tín dụng thực hiện nhiều biện pháp tích cực để thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế và của dân cư, kịp thời cung ứng vốn cho các thành phần kinh tế để phát triển SXKD; hệ thống ngân hàng hướng vào phục vụ hoạt động kinh doanh của các DN, trong đó có DNVVN; quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển ưu tiên cho vay DNVVN ở nông thôn để sản xuất gốm, sứ, hàng mỹ nghệ, cho vay dự án sản xuất hàng xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ di dời các DN ra khỏi khu dân cư; hoạt động của ngành thuế với mục tiêu không chỉ tăng nguồn thu ngân sách nhà nước mà quan trọng hơn là kích thích phát triển SXKD của các DN, đặc biệt là DNVVN;... 1.3.2.2. Tỉnh Bắc Ninh Cũng như nhiều địa phương khác, DNVVN ở Bắc Ninh chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số DN của tỉnh, gần 97% số DN và Công ty tư nhân, 93% DNNN địa phương, 100% HTX... thuộc loại DNVVN và có mặt trong nhiều ngành, nghề khác nhau. Vai trò của các DNVVN thể hiện trên các mặt: + Tạo thêm nhiều việc cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, trên cơ sở đó góp phần tăng thu nhập dân cư, đa dạng hóa các nguồn thu nhập. + Thu hút vốn vào SXKD: Theo số liệu của tỉnh, vốn đầu tư của các DNVVN ngoài quốc doanh và đầu tư của dân cư năm 1999 chiếm 58,2% tổng số vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh. + Các DNVVN đóng góp không nhỏ vào GDP, tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Chỉ tính riêng trong công nghiệp, các DNVVN chiếm trên 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Các cơ sở sản xuất trong các làng nghề của tỉnh hàng năm đã tạo ra của cải trị giá trên 200 tỷ đồng.
  • 32. + Các DNVVN góp phần làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Trên cơ sở nhận thức đúng vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế của tỉnh, trong những năm qua, các cấp chính quyền từ tỉnh đến các huyện, xã đã có nhiều nỗ lực nhằm tạo điều kiện cho các DN nói chung, đặc biệt là các DNVVN khắc phục khó khăn và phát triển. Những nỗ lực đó thể hiện trên nhiều mặt: + Trên cơ sở các luật và chính sách có liên quan đến hoạt động của các DN nói chung, DNVVN nói riêng được ban hành từ Trung ương như chính sách đất đai, chính sách vốn - tín dụng, chính sách thuế, chính sách đào tạo,... các cơ quan chức năng của tỉnh đã triển khai thực hiện tốt, tạo ra điều kiện, cơ hội thuận lợi nhất cho các DN phát triển như tạo điều kiện để các DN tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn, đất đai, mặt bằng sản xuất như cấp đất và cho thuê đất một cách thuận lợi cho các DN, xây dựng các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các khu tập trung cho các làng nghề, thực hiện cơ chế giá cả đền bù và cho thuê đất tương đối thông thoáng, chẳng hạn thực hiện phương châm "đền bù thì áp dụng giá cao, cho thuê thì áp dụng giá tối thiểu"; hỗ trợ về vốn cho các DN dưới nhiều hình thức trong đó chú ý tới vấn đề tích tụ và tập trung vốn cho DN;… + Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ DNVVN của Hội đồng liên minh HTX: hình thành trung tâm tư vấn cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn cho các DN, đào tạo nghề cho các DN, tổ chức hội thảo, tổ chức các đoàn đi nghiên cứu kinh nghiệm và tìm thị trường... Bên cạnh những thuận lợi, những kết quả đạt được, trong quá trình phát triển các DNVVN còn gặp phải nhiều khó khăn trở ngại. Ngoài những khó khăn, trở ngại từ phía bản thân, các DNVVN còn gặp phải khó khăn, trở ngại từ phía môi trường, từ phía các cơ quan nhà nước như chưa thật sự bình đẳng giữa các DN; việc cung cấp thông tin cho các DNVVN chưa được chú trọng; việc quy hoạch các khu công nghiệp chưa tính đến vấn đề môi trường trong dài hạn nên có thể xảy ra tình trạng ô nhiễm; việc định hướng, hướng dẫn các DN của một số cơ quan chức năng còn lúng túng và còn yếu; sự hỗ trợ cho các DNVVN từ phía các cấp chính quyền có lúc, có nơi còn chưa được chú trọng đúng mức;
  • 33. sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chưa ăn khớp;... Do đó, để thúc đẩy phát triển DNVVN tỉnh Bắc Ninh, các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành của tỉnh đã quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) tiếp tục đổi mới chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN phát triển.
  • 34. Chương 2 thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi 2.1. Những đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1. Khái quátchung vềtình hìnhtự nhiên và kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Quảng Ngãi Quảng Ngãi là một tỉnh mới được tái lập từ tháng 7/1989 từ tỉnh Nghĩa Bình cũ. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Quảng Ngãi tiếp giáp với tỉnh Quảng Nam ở phía Bắc, tỉnh Bình Định ở phía Nam, phía Tây Nam ngăn cách với tỉnh Kon Tum bởi chi nhánh của dãy núi Trường Sơn, phía Đông giáp Biển Đông với 130 km bờ biển. Trung tâm của tỉnh là thị xã Quảng Ngãi. Về hành chính, hiện tại tỉnh có 1 thị xã, 5 huyện miền núi, 6 huyện đồng bằng ven biển và huyện đảo Lý Sơn. Diện tích tự nhiên của Quảng Ngãi là 5.131,51 km², bằng 1,52% diện tích cả nước, với gần 2/3 diện tích là núi rừng và đồi trọc. Địa hình nghiêng từ Tây sang Đông, chia làm 4 khu vực: đồng bằng, trung du, miền núi, hải đảo. Đồng bằng có độ cao 8 độ so với mực nước biển. Quảng Ngãi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, nền nhiệt độ cao và ít biến động (trung bình 25,70 C). Lượng mưa trung bình năm là 2504 mm, cực đại lên đến 3500 mm. Độ ẩm tương đối trung bình 86%. Tổng lượng bức xạ trung bình năm là 143,3 Kcal/cm2 [7, tr. 10]. Với lượng bức xạ lớn rất thuận lợi về phơi sấy, sử dụng năng lượng mặt trời trong công nghệ chế biến nông lâm sản, hải sản, làm muối và sản xuất điện năng. Trong lòng đất Quảng Ngãi có nhiều tích tụ khoáng sản như: Graphic trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, hàm lượng cacbon trung bình 20%, siliminat trữ lượng 1 triệu tấn, than bùn trữ lượng 476 nghìn m³, cao lanh trữ lượng khoảng 4 triệu tấn... Nơi đây còn nhiều vùng đất của những chứng tích văn hóa lâu đời như khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chàm; có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Ba Tơ, Sơn Mỹ, Vạn Tường; nhiều cảnh đẹp như
  • 35. Thiên ấn - Niêm Hà, bãi biển Mỹ Khê... là điều kiện để phát triển du lịch [6, tr. 12]. Dân số Quảng Ngãi đến cuối năm 2000 là 1.223.390 người, trong đó gần 90% sống ở nông thôn. Lực lượng lao động của Quảng Ngãi tính đến tháng 7/2001 có 571.650 người trong đó 556.568 người có việc làm chiếm 97,36% lực lượng lao động (trong đó có 67,83% đủ việc làm và 37,17% thiếu việc làm). Lực lượng lao động có việc làm được cơ cấu theo ngành kinh tế: nông - lâm - ngư nghiệp - 71,65%, công nghiệp - xây dựng - 8,9%, thương mại - dịch vụ - 19,45%, lao động không có việc làm thường xuyên là 15.082 người, chiếm 2,64% lực lượng lao động, lao động thất nghiệp khu vực thành thị thời điểm tháng 7/2001 là 5,74%. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp, chỉ đạt 13,15% lực lượng lao động (bình quân cả nước là 20%). Cơ cấu tỷ lệ đào tạo: 1 - 1,11 - 2,63 (trong khi đó cơ cấu hợp lý là 1 - 4 - 10). Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh là 1,4%. Hệ thống giáo dục tương đối phát triển, toàn tỉnh đã hoàn thành xóa mù chữ và phổ cập tiểu học (10/1997), 90/179 xã phổ cập trung học cơ sở. Về y tế, đến nay toàn tỉnh có 177/179 xã, phường có trạm y tế. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 50% (1995) xuống còn 39,8% (2001). Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, số hộ giàu, hộ khá tăng; số hộ nghèo, hộ đói giảm từ 37,53% năm 1995 xuống còn 15,6% năm 2000, trong đó hộ đói còn 3,4% và hộ nghèo còn 12,2%. GDP bình quân đầu người tăng từ 140USD năm 1996 lên 192USD năm 2001 [13, tr. 14]. 2.1.1.2. Đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi Lịch sử phát triển kinh tế của Quảng Ngãi gắn liền lịch sử phát triển kinh tế của Duyên hải miền Trung nói riêng và cả nước nói chung, cho tới nay hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Chiến tranh đi qua để lại cho Quảng Ngãi một nền kinh tế nghèo nàn, kết cấu hạ tầng yếu kém, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu. Một thời gian dài của cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đã để lại cho Quảng Ngãi một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Từ ngày tách tỉnh đến nay, Quảng Ngãi luôn là một trong những tỉnh
  • 36. nghèo của cả nước. Tuy còn nhiều khó khăn trắc trở phải vượt qua, nhưng dưới sự chỉ đạo đúng đắn của các cấp ủy Đảng, Nhà nước và tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân trong tỉnh, những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh đã có những bước tăng trưởng khá rõ rệt, thể hiện giá trị tổng sản phẩm tăng liên tục. Bảng 2.1: Giá trị tổng sản phẩm và tốc độ tăng GDP 1996-2000 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng sản phẩm: - Theo giá thực tế (tr. đ) 2.184.05 3 2.430.03 8 2.748.42 1 2.920.17 9 3.229.74 5 - Theo giá so sánh 1994 (tr. đ) 1.701.74 9 1.855.48 5 2.004.98 6 2.141.38 4 2.323.21 0 Tốc độ tăng GDP (%) 12,5 9 8,1 6,8 8,5 GDP bình quân đầu người (tr. đ) 1,875 2,066 2,315 2,414 2,640 Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ngãi 1996-2000. Như vậy trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã tiệm cận hoặc cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung cả nước. Đây thật sự là tín hiệu vui thể hiện những bước chuyển mình đầu tiên của kinh tế Quảng Ngãi, nếu biết rằng từ 1993 trở về trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quảng Ngãi rất thấp so với tốc độ tăng trưởng của cả nước. Cùng với sự tăng trưởng là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, song vẫn chưa rõ nét và thiếu ổn định. Khu vực nông - lâm - thủy sản vẫn còn chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế của tỉnh. Tỷ trọng của sản xuất công nghiệp - xây dựng tuy đã được nâng lên dần nhưng
  • 37. vẫn còn thấp hơn nhiều so với tỷ trọng bình quân của cả nước. Bảng 2.2: Tỷ trọng GDP theo khu vực kinh tế 1996-2000 Đơn vị tính: 100% 1996 1997 1998 1999 2000 Cả nước Quản g Ngãi Cả nước Quản g Ngãi Cả nước Quản g Ngãi Cả nước Quản g Ngãi Cả nước Quản g Ngãi Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Thương mại - dịch vụ 27,8 29,7 42,5 47,9 16,7 35,5 25,8 32,1 42,1 43,7 18,1 38,2 25,8 32,5 41,7 44,4 18,6 37 25,4 34,5 40,1 43,2 20,2 36,6 24,5 36,8 38,7 40,2 23 36,8 Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ngãi 1996-2000. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2000 đạt 1.283.699 triệu đồng (theo giá cố định 1994). Trồng trọt là ngành chủ yếu, chiếm 71,3% giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong trồng trọt, cây lương thực chiếm tới 63,6%, cây công nghiệp chiếm 20,4%. Ngành chăn nuôi chiếm 24%. Các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ đạt 4,7%. Sản xuất công nghiệp đã có bước khởi sắc, đã từng bước đổi mới cơ chế quản lý, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ mới để nâng cao chất lượng. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 12,5% năm 1990 lên 21,5% năm 2000, đạt 1.098.026 triệu đồng (theo giá cố định 1994). Trong đó chủ yếu là công nghiệp chế biến chiếm 94,8%. Nhiều nhà máy, xí nghiệp chế biến ra đời và hoạt động có hiệu quả. Các ngành nghề truyền thống như sản xuất gạch ngói, đồ gỗ, chế biến thực phẩm,... được phục hồi
  • 38. và phát triển. Sự phát triển công nghiệp đã tạo ra nhiều cơ hội cho các DNVVN trong nông thôn phát triển. Tuy vậy, công nghiệp Quảng Ngãi quy mô còn nhỏ, MMTB còn lạc hậu nên hiệu quả thấp, khả năng cạnh tranh yếu,.... Ngành xây dựng cơ bản, vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm qua không ngừng tăng lên, bình quân trong giai đoạn 1995-2000, mỗi năm tăng 37,2%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm qua khoảng 5.075 tỷ đồng, gấp 4 lần thời kỳ 1991-1995. Đặc biệt, trong 2 năm 1998 và 1999, do nhà máy lọc dầu số I và các công trình kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp Dung Quất được khởi công xây dựng nên vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng lên khá cao (chỉ riêng phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong hai năm đã là 2.535,8 tỷ đồng) [6, tr. 102]. Tuy nhiên, mức vốn đầu tư của Quảng Ngãi so với cả nước hiện nay vẫn còn thấp (thường chỉ chiếm 0,48% tổng vốn đầu tư của cả nước, đến nay chiếm khoảng 1%). Nhìn chung các DN xây dựng đều có quy mô vừa và nhỏ nên chủ yếu chỉ xây dựng các công trình nhỏ hoặc nhận lại hạng mục công trình từ các công ty lớn nên cơ cấu ngành xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP của tỉnh (cao nhất là năm 2000 nhưng cũng chỉ chiếm 8,57%). Thương mại - dịch vụ phát triển đa dạng trong các thành phần kinh tế, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Giá trị ngành thương mại - dịch vụ năm 2000 đạt 1.911tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994, gấp 1,67 lần năm 1995). Các dịch vụ ngân hàng, bưu chính viễn thông phát triển có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Các dịch vụ vận tải, sửa chữa phát triển thu hút nhiều lao động. Về kinh doanh ngoại thương của Quảng Ngãi còn khá nhỏ bé so với cả nước. Năm 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Quảng Ngãi là 8,283 triệu USD, tổng kim ngạch nhập khẩu là 9,72 triệu USD [6, tr. 102]. Về kết cấu hạ tầng kinh tế, Quảng Ngãi có hệ thống giao thông khá thuận lợi với nhiều tuyến giao thông quốc gia đi qua quốc lộ 1A, quốc lộ 24,... Có 7 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều dài 149 km và cùng với 891 tuyến đường liên xã với tổng chiều dài 247,9 km đã tạo điều kiện cho việc thông thương giao lưu văn hóa giữa các địa phương trong tỉnh cũng như với các tỉnh lân cận. Đến nay đã có 177/179 xã có đường ô tô đến
  • 39. trung tâm xã, đạt 98,88% [13, tr. 22]. Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy song song với quốc lộ 1A qua địa phận Quảng Ngãi dài 96 km. Ngoài ra, phía Đông của tỉnh là bờ biển dài 130 km, về phía Đông có vịnh Dung Quất với tổng diện tích khoảng 30 km², có độ sâu 13- 20 m, khá kín gió đang được đầu tư xây dựng một hệ thống cảng biển sâu có quy mô lớn tầm cỡ quốc tế. Về điện, hoàn thành quy hoạch cải tạo lưới điện Quảng Ngãi đến năm 2005, xây dựng mới các trạm biến áp 35 kv ở hầu hết các huyện, mạng lưới điện nông thôn phát triển. Toàn tỉnh có 131/179 xã có lưới điện (73,2%), mức tiêu thụ điện bình quân là 127 kwh/người/năm. 2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi - Những thuận lợi ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ngãi + Nằm ở vị trí trung độ cả nước, trên trục đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam, nằm trên trục quốc lộ 24 nối thị xã Quảng Ngãi với Tây Nguyên và trong tương lai quốc lộ 24 nối với Lào - Đông bắc Thái Lan. Vị trí như trên tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế hàng hóa và giao lưu quốc tế. + Có vịnh nước sâu Dung Quất gắn với bờ là vùng đất có diện tích mặt bằng rộng, dân cư thưa thớt, gần sân bay Chu Lai, gần đường sắt, đường bộ và đường điện quốc gia, lại không xa nguồn nước ngọt. Nơi đây hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển cảng nước sâu quốc gia: Xây dựng khu công nghiệp lọc dầu, khu công nghiệp tập trung mà mở đầu là Nhà máy lọc dầu số I - Trung tâm lọc hóa dầu đầu tiên của cả nước, đã được xây dựng và sau đó sẽ là hàng loạt các công trình khác được nối liền xây dựng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Quảng Ngãi và sự phát triển đối với cả khu vực miền Trung. + Có tài nguyên tổng hợp về biển, khoáng sản, rừng để phát triển du lịch, thủy sản, công nghiệp đường, khai thác khoảng sản,... nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. + Đã hình thành một hệ thống đô thị như thị xã Quảng Ngãi, các thị trấn, hình
  • 40. thành các khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng khác. Từ đó hình thành các trung tâm kinh tế có sức lan tỏa và thu hút phát triển kinh tế của tỉnh. + Con người Quảng Ngãi năng động sáng tạo, cần cù, chịu khó, có truyền thống cách mạng, nếu được đào tạo và có chính sách sử dụng tốt sẽ là động lực lớn đến sự phát triển của tỉnh. Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, giá cả lao động rẻ là điểm đáng quan tâm của các nhà đầu tư. - Những hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ngãi + Là một trong những tỉnh kinh tế chậm phát triển, nền kinh tế chưa có tích lũy, cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm và chưa dựa trên nền sản xuất ổn định; kết cấu hạ tầng còn yếu và chưa đồng bộ. + Đời sống của đại bộ phận dân cư còn thấp, nhất là dân cư vùng nông thôn và các dân tộc ít người ở miền núi, sức mua của 80% dân cư nông thôn quá thấp chưa trở thành thị trường kích thích sản xuất phát triển. Chưa có thị trường ổn định trong việc tiêu thụ sản phẩm, công nghiệp chế biến chưa theo kịp yêu cầu của việc phát triển vùng nguyên liệu. + Thời tiết khắc nghiệt, bão lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra, môi trường diễn biến theo xu thế ngày một xấu đi. + Đại bộ phận dân cư còn nặng về tập quán sản xuất tự túc, chưa thích ứng cơ chế thị trường. Tính bảo thủ trì trệ trong một bộ phận cán bộ và người lao động còn nặng - là một cản trở lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. + Cơ chế quản lý chưa thích ứng với kinh tế thị trường, chưa tạo được môi trường thuận lợi và hấp dẫn để phát huy các thành phần kinh tế trong tỉnh và đầu tư nước ngoài. Các chính sách thu hút nhân tài, tạo lập môi trường thông thoáng cho đầu tư chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức. + Bước sang thế kỷ XXI, có nhiều điều kiện phát triển nhưng cũng đứng trước nguy cơ tụt hậu nếu không có sự thích ứng kịp thời với yêu cầu đặt ra từ thực tiễn. Đây thật sự là một thách thức to lớn không chỉ đối với kinh tế Quảng Ngãi mà cả nền kinh tế
  • 41. Việt Nam nói chung [45, tr. 31]. 2.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 2.2.1. Quátrìnhlịch sử pháttriểnDNVVNtỉnh Quảng Ngãi Theo các tài liệu lịch sử, DNVVN ở Quảng Ngãi được hình thành cùng với các làng nghề truyền thống. Người dân Quảng Ngãi ngoài nghề trồng lúa còn có nghề làm đường phèn, đường phổi rất công phu và tinh xảo. Các cơ sở chế biến đường có mặt khắp mọi nơi trong tỉnh. Các huyện trong tỉnh đều có các làng nghề truyền thống như nghề dệt ở Chánh Lộ, ở làng Thạch Bi, nghề làm đồ gốm ở Bình Sơn, Sơn Tịnh, nghề thợ đúc ở Mộ Đức, nghề thợ mộc ở Tư Nghĩa, nghề làm ngói ở Sông Vệ,... Hình thức tổ chức SXKD của nghề thủ công và làng nghề trước đây chủ yếu là kinh tế hộ gia đình hoặc liên gia đình. Công nghệ phần lớn là công nghệ thủ công trong gia đình. Sản phẩm làm ra tiêu thụ chủ yếu ở địa phương trong tỉnh (chỉ có đường được xuất tiêu thụ ngoài tỉnh). ở thời kỳ trước giải phóng, cũng như các tỉnh khác trong vùng duyên hải miền Trung, Quảng Ngãi gần như không được chú trọng để phát triển kinh tế nên hầu hết các cơ sở chỉ sản xuất cầm chừng không phát triển. Sau ngày giải phóng, chính quyền cách mạng chỉ tiếp quản được một vài cơ sở sản xuất công nghiệp, còn một số nhỏ hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh. Trước thời kỳ đổi mới, Quảng Ngãi xây dựng được một số xí nghiệp quốc doanh. Do hạn chế về vốn nên các xí nghiệp này chỉ có quy mô nhỏ và chủ yếu do huyện quản lý (51%). Các HTX tiểu thủ công nghiệp, HTX mua bán,... được hình thành nhanh chóng và được hưởng nhiều ưu đãi. Đối với các DNVVN thuộc kinh tế tư nhân hầu như không phát triển do tâm lý "trọng nông, ức thương" của xã hội tiểu nông gắn với tâm lý "ghét nhà giàu" đã thực sự gieo vào xã hội những định kiến nặng nề về kinh tế tư nhân; do cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương chưa phù hợp nên không khuyến khích các tầng lớp nhân dân bỏ vốn vào SXKD.
  • 42. Đến năm 1986, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Chủ trương này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt các cơ sở sản xuất tư nhân, cá thể, hộ gia đình ra đời và phát triển. Đồng thời khi chuyển sang cơ chế thị trường, hầu hết các xí nghiệp quốc doanh, các HTX đều không thích nghi được với cơ chế mới, làm ăn thua lỗ nên dần dần tan rã, giải thể. Chỉ tính riêng ngành công nghiệp, năm 1990 toàn tỉnh có 43 cơ sở công nghiệp quốc doanh, 419 cơ sở công nghiệp tập thể, 6 cơ sở tư nhân và 7.648 cơ sở công nghiệp cá thể thì đến năm 2000 toàn tỉnh có 17DNNN, 9HTX, 30DNTN, 11 công ty TNHH và CTCP và 11.887 hộ kinh doanh cá thể [6, tr. 74]. So sánh số liệu qua 10 năm (năm 2000 so với năm 1990) của ngành công nghiệp ta thấy xí nghiệp quốc doanh giảm 26 xí nghiệp, tỷ lệ giảm 60%; hợp tác xã giảm 410 cơ sở, tỷ lệ giảm 97,8%; cơ sở tư nhân tăng 35 cơ sở, tỷ lệ tăng 583%; hộ kinh doanh cá thể tăng 4.239 hộ, tỷ lệ tăng 55,4%. Như vậy từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể giảm mạnh, đồng thời kinh tế tư nhân có những bước phát triển nhảy vọt, các DNVVN ngoài quốc doanh được phát triển mạnh. Sau khi có Luật Công ty và Luật DNTN (1991), đặc biệt là khi có Luật DN (1999) DNVVN ngoài quốc doanh tăng nhanh về số lượng, mở rộng ngành nghề, quy mô ngày càng lớn. Bảng 2.3: Sự phát triển của DNVVN (DNTN, CTTNHH, CTCP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (số liệu từ năm 1996 đến 2001) Đến năm Tổng cộng D.N tư nhân Công ty TNHH Công ty cổ phần Số DN Mức tăng trưởng (%) Vốn đăng ký (tr. đồng) Số DN Vốn đăng ký (tr. đồng) Số DN Vốn đăng ký (tr. đồng) Số DN Vốn đăng ký (tr. đồng) 199 6 87 26,1 37.367,7 71 26.664,7 16 10.703
  • 43. 199 7 10 4 19,5 107.445, 7 83 29.638,7 20 28.807 1 49.000 199 8 11 3 8,65 121.609, 7 87 31.274,7 24 40.460 2 49.875 199 9 13 7 21,24 144.045, 8 10 1 39.662,5 33 53.807,3 3 50.576 200 0 19 0 38,69 209.769, 8 13 8 65.124,5 46 89.223,3 6 55.422 200 1 28 4 49,47 322.307 19 6 120.932 81 134.165 7 67.210 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi. Với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, với sự ra đời của Nghị định 90/2001/NĐ-CP, Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ Quảng Ngãi lần thứ XVI, các DNVVN Quảng Ngãi sẽ có xu hướng và điều kiện phát triển mạnh hơn nữa. 2.2.2. Thựctrạng DNVVNtrên địa bàntỉnh Quảng Ngãi hiện nay 2.2.2.1. Số lượng và phân bổ ngành nghề, địa bàn hoạt động - Về số lượng doanh nghiệp Căn cứ vào định nghĩa về DNVVN theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP thì đến thời điểm cuối năm 2001 toàn tỉnh Quảng Ngãi có 15.509 DN thuộc loại hình DNVVN. Trong đó: + 8 DNNN Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, chiếm tỷ lệ 72,7% tổng DNNN Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. + 37 DNNN địa phương, chiếm tỷ lệ 94,87% tổng DNNN địa phương. + 49 HTX phi nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 100% HTX phi nông nghiệp.