SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN NGỌC HÀ
ĐỊNH TỘI DANH TỘI ĐÁNH BẠC THEO LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN DẦU TIẾNG,
TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN NGỌC HÀ
ĐỊNH TỘI DANH TỘI ĐÁNH BẠC THEO LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN DẦU TIẾNG,
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH VĂN EM
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học và Luận văn Thạc sỹ của mình, trước hết em
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, các Khoa, Phòng, thầy cô
giáo của Học viện Khoa học Xã hội đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức
quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sỹ.
Em xin trân trọng cảm ơn TS. Huỳnh Văn Em – Người thầy hướng dẫn
khoa học đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện Luận văn này.
HỌC VIÊN
NGUYỄN NGỌC HÀ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Huỳnh Văn Em. Các số liệu, ví dụ trong Luận
văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào. Các thông tin và tài liệu trích dẫn trong Luận văn được ghi rõ nguồn gốc.
NGƯỜI CAM ĐOAN
NGUYỄN NGỌC HÀ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH TỘI
ĐÁNH BẠC...................................................................................................... 5
1.1.Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015.................................
1.2. Khái niệm đặc điểm, ý nghĩa và điều kiện của hoạt động định tội danh
đối với tội đánh bạc..................................................................................... 15
1.3.Cơ sở của việc định tội danh đối với tội đánh bạc................................ 21
Chương 2: THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH TỘI ĐÁNH BẠC TẠI
HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG........................................... 24
2.1.Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về định tội
danh tội đánh bạc trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương .......... 24
Chương 3:YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ĐỊNH TỘI DANH
ĐÚNG TỘI ĐÁNH BẠC ............................................................................. 46
3.1. Yêu cầu định tội danh đúng đối với tội đánh bạc ................................ 46
3.2. Một số giải pháp đảm bảo định tội danh đúng đối với tội đánh bạc .. 55
KẾT LUẬN.................................................................................................... 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật hình sự
BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
CTTP : Cấu thành tội phạm
ĐTD : Định tội danh
PLHS : Pháp luật hình sự
UBND : Uỷ ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng số vụ, số bị cáo đã xét xử về tội đánh bạc trên tổng số vụ án,
số bị cáo đưa ra xét xử trên địa bàn huyện Dầu Tiếng trong thời gian từ năm
2014 đến 2018................................................................................................. 25
Bảng 2.2. Phân tích hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo bị Tòa án xét
xử về tội danh đánh bạc từ thời gian 2014 đến 2018...................................... 26
Bảng 2.3. Phân tích đặc điểm nhân thân các bị cáo bị xét xử về tội đánh bạc27
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta, đã đạt được
nhiều thành tựu lớn trên cả ba lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội cùng
với đó là đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, khi xã
hội phát triển thì cũng đồng thời phát triển nhanh những tệ nạn xã hội khác
nhau, đó là nguyên nhân chính dẫn đến tình hình tội phạm gia tăng, một trong
số đó có tệ nạn cờ bạc. Một trong những hiện tượng gây bức xúc trong xã hội
hiện nay là các tội phạm về cờ bạc nói chung và tội đánh bạc. Mặc dù trong
những năm gần đây công tác phòng chống tội đánh bạc đã nhận được sự chú
trọng hơn, nhưng thực tế diễn biến tội đánh bạc ngày càng tinh vi, phức tạp và
xuất hiện những hình thức mới.... Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách cho toàn hệ
thống chính trị của nước ta là phải tăng cường công tác đấu tranh phòng
chống, tiến tới đẩy lùi tội phạm đánh bạc ra khỏi đời sống xã hội. Thực tiễn
hoạt động đấu tranh phòng ngừa tội đánh bạc trong giai đoạn hiện nay luôn là
mối quan tâm hàng đầu của các địa phương trên cả nước.
Do đó vấn đề ĐTD đối với loại tội phạm này, đánh giá đúng thực tiễn
xét xử loại tội phạm này tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương trong thời
gian qua (2014– 2018), trên cơ sở đó chỉ ra những điểm còn tồn tại, hạn chế
trong thực tiễn, lý luận và các nguyên nhân cơ bản, tìm giải pháp hoàn thiện
trên phương diện lập pháp hình sự và giải pháp về mặt thực tiễn để góp phần
phòng, chống tội phạm đánh bạc, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội có ý
nghĩa chính trị - pháp lý và lý luận - thực tiễn quan trọng. Đây còn là lý do để
học viên quyết định lựa chọn đề tài: “Định tội danh đối với tội đánh bạc theo
Luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương” làm
luận văn thạc sĩ luật học.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội đánh bạc trong thời gian qua,
được đề cập trong các giáo trình, bài viết công trình khoa học, sách tham
khảo, bình luận trên các phương tiện thông tin. Điển hình như các công trình
sau: "Giáo trình luật hình sự Việt Nam" (Phần các tội phạm) của Khoa Luật,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003,
"Bình luận khoa học Bộ luật hình sự", PGS.TS Trần Minh Hưởng chủ biên,
Nxb Lao động, Hà Nội, 2009; đề tài cấp Bộ của Viện nghiên cứu Nhà nước và
pháp luật năm 2000 với nội dung "Những luận cứ khoa học cho các giải pháp
phòng chống các tệ nạn xã hội ở nước ta"; "Những bất cập và một vài kiến
nghị hoàn thiện đối với hướng dẫn áp dụng tội đánh bạc" của tác giả Thạc sĩ
Thái Chí Bình, Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang
(http://toaan.gov.vn); v.v...
Các công trình nêu trên trong góc độ nào đó đã đề cập đến các dấu hiệu
của tội đánh bạc, tình hình đấu tranh, phòng chống trách nhiệm hình sự đối
với loại tội này… tuy nhiên chưa có công trình nào độc lập, có hệ thống ở cấp
độ luận văn thạc sĩ dưới góc độ pháp lý hình sự và thực tiễn xét xử về tội đánh
bạc trên một địa bàn cụ thể là địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
3. Mục đích, và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là dựa trên cơ sở lý luận và qua thực tiễn đấu
tranh phòng chống tội đánh bạc, nhằm đưa ra những giải pháp mang tính hệ
thống làm cơ sở cho hoạt động ĐTD đối với loại tội phạm này, góp phần nâng
cao hiệu quả trong phòng, chống tội phạm đánh bạc.
Dựa cơ sở đó, luận văn chỉ ra trong công tác định tội danh còn tồn tại
những vướng mắc, qua đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện
và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) Việt
3
Nam hiện hành về tội đánh bạc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó "Định tội
danh tội đối với tội đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương".
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận pháp lý hình sự và thực tiễn xét xử tội đánh bạc trên địa bàn
huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, trong thời gian 05 năm từ năm 2014 đến
năm 2018.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN; những luận điểm khoa học trong các
công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết trên các tạp chí trong
nước, những thành tựu của các khoa học: triết học, tội phạm học, luật hình sự,
tâm lý học, xã hội học,.
5.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về
tội đánh bạc, các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân
(TAND) huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương về tội đánh bạc.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được xây dựng trên cơ sở lý luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và
chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, quan điểm của Đảng và Nhà nước về
xây dựng Nhà nước pháp quyền, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp
luật, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp. Tác giả luận văn đã sử
4
dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như:
phương pháp phân tích và tổng hợp các số liệu từ thực tiễn huyện Dầu Tiếng,
tỉnh Bình Dương; phương pháp quy nạp; phương pháp diễn dịch; phương
pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp thông kê, để tổng hợp các luận chứng
các vấn đề tương ứng và tri thức khoa học được nghiên cứu tổng hợp trong
luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Từ việc nội dung nghiên cứu và các biện pháp được đề xuất, có ý nghĩa
quan trọng về cả lý luận và thực tiễn khi áp dụng các quy định của Bộ luật
Hình sự hiện hành từ thực tiễn xét xử tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
nói riêng và cả nước nói chung.
Các cơ quan có thẩm quyền có thể nghiên cứu, xem xét áp dụng những
giải pháp đề cập trong đề tài luận để áp dụng trong thực tiễn góp phần nâng
cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm đánh bạc.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu trí cho cơ quan tiến hành tố
tụng – nơi thực hiện áp dụng quy định về địa vị pháp lý của Thư ký tòa án
theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu
tham khảo cho các học viên, người nghiên cứu khác quan tâm đến đề tài.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về định tội danh đối với tội đánh bạc.
Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội
đánh bạc và thực tiễn áp dụng tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả của việc định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự
Việt Nam.
5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH
ĐỐI VỚI TỘI ĐÁNH BẠC
1.1. Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015
1.1.1. Những dấu hiệu pháp lý
Tội đánh bạc được quy định tại điều 321 BLHS năm 2015 (được sửa
đổi bổ sung năm 2017) quy định:
"1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua
bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành
vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án
về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến
03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương
tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng."
Từ các quy định trên, tội đánh bạc được quy định trong Bộ luật Hình sự
năm 2015 đã nới rộng hơn mức khởi điểm để truy cứu trách nhiệm hình sự so
với quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999.
6
* Khách thể của tội phạm: “Là các quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ và bị các hành vi phạm tội xâm hại đến, do đó khách thể của tội phạm
chính là đối tượng bảo vệ của luật hình sự”.
Hành vi phạm tội thể hiện ở hành vi đánh bạc, tức là hành vi sát phạt về
kinh tế lẫn nhau (với mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật) của nhiều
người (từ hai người trở lên) dưới bất kỳ hình thức nào (như chơi lô đề, cá
cược, xóc đĩa, đỏ đen, tá lả...). Hành vi của tội phạm tác động tiêu cực đến
nếp sống văn minh, hủy hoại nhân cách của người phạm tội, gây thiệt hại về
vật chất, tinh thần cho nhiều gia đình, cá nhân từ đó kéo theo sự phát sinh của
nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác.
Mặt khách quan của tội phạm: “Là mặt bên ngoài của tội phạm, xâm
phạm đến khách thể được pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ, , có các dấu
hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành
vi và hậu quả, thời gian, địa điểm, phương pháp, công cụ phạm tội”.
Hành vi khách quan của tội đánh bạc được thể hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau như bài tây, xóc đĩa, chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua
ngựa,... Hành vi tham gia trò chơi trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được
thua bằng tiền hay hiện vật là dấu hiệu pháp lý đầu tiên, quan trọng nhất của
mặt khách quan. Hành vi đánh bạc đã và đang được mở rộng hình thức, quy
mô và phạm vi hơn rất nhiều so với trước đây, đồng thời thủ đoạn phạm tội
cũng rất tinh vi, phạm vi không chỉ gói gọn trong một địa phương mà thậm
chí là kết nối nhiều tỉnh thành với nhau hoặc ra ngoài phạm vi lãnh thổ Việt
Nam.
Điều này cho thấy, việc các chủ thể tham gia vào các hoạt động trò chơi
trái pháp luật thắng thua bằng các tài sản đặt cược là bản chất của hành vi
phạm tội.
Các dạng biểu hiện của hành vi đánh bạc rất đa đạng, không chỉ giới
7
hạn trong các hình thức như đánh bài, xóc đĩa...mà còn các hình thức như đá
gà, cá độ bóng đá... Nhìn chung, người đánh bạc có thể lựa chọn bất cứ hoạt
động nào và có ý chí chủ quan biến nó thành trò chơi có dùng tài sản làm
phương tiện thanh toán cho việc thắng thua, trừ hành vi của đua xe trái phép
đồng thời tham gia cá cược được quy định tại Điều 266 BLHS 2015, sửa đổi
bổ sung năm 2017).
Kết quả của trò chơi phụ thuộc vào hoạt động của chủ thể như đánh xóc
đĩa, cũng có thể phụ thuộc vào những đối tượng được lựa chọn như đá gà, đua
chó. Nhưng có thể xác định, điểm chung là việc thắng thua là có tính khách
quan.
Trường hợp trò chơi mà các cá nhân, tổ chức thực hiện có thể điều
chỉnh được kết quả theo ý muốn thì hành vi này về bản chất không còn là một
dạng trò chơi may rủi nữa mà là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên
hành vi của các chủ thể không có sự gian dối hoặc không biết có sự gian dối
về kết quả vẫn được xác định là hành vi đánh bạc.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ
sung năm 2017 thì phương tiện thanh toán cho việc thắng thua phải là tiền
hoặc hiện vật. Khi xác định giá trị tài sản dùng để đánh bạc cần lưu ý:
a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc
xác định giá trị tài sản để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với từng người
đánh bạc là tổng số tài sản mà những người tham gia đánh bạc dùng để đánh
bạc (được hướng dẫn tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ –
HĐTP).
b)Trường hợp một người đánh bạc với nhiều người (như trường hợp
chơi số đề) thì người đánh bạc với nhiều người phải chịu trách nhiệm hình sự
về tổng số tài sản mà họ và nhừng người đánh bạc khác dùng để đánh bạc;
từng người tham gia đánh bạc với người này thì phải chịu trách nhiệm hình sự
8
về số tài sản mà bản thân họ dùng để đánh bạc.
Hậu quả của hành vi đánh bạc không phải là dấu hiệu bắt buộc và cũng
không phải là yếu tố định khung hình phạt mà người phạm tội chỉ cần có hành
vi đánh bạc trái phép là đã bị coi là vi phạm Trên thực tế, hậu quả của hành vi
đánh bạc có thể nghiêm trọng như: vì thua đánh bạc, túng quẫn mà có hành vi
phạm tội khác như trộm, cướp, cướp giật, cố ý gây thương tích, lừa đảo...
Trong trường hợp trên, người phạm tội đánh bạc nếu thực hiện các
hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành các tội như cố ý gây thương tích, giết
người,… thì không chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội đánh bạcmà
còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm khác.
* Mặt chủ quan của tội phạm: “Là trạng thái tâm lý của chủ thể tội
phạm thể hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý đối với hành vi nguy hiểm
cho xã hội do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đã thực hiện”.
Chủ thể của tội đánh bạc luôn chủ động lựa chọn việc đánh bạc, việc
tham gia vào trò chơi trái phạm luật gây thiệt hại cho xã hội dù có đủ khả
năng nhận thức và có sự lựa chọn để không thực hiện hành vi đó. Tuy nhiên,
dấu hiệu bắt buộc được mô tả trong cấu thành tội phạm, không phải là các dấu
hiệu động cơ, mục đích phạm tội của tội đánh bạc.
* Chủ thể của tội phạm: “Là người thực hiện hành vi được quy định
tại Điều 321 BLHS có năng lực TNHS, đạt độ tuổi chịu TNHS theo quy định
của pháp luật hình sự”.
Chủ thể của tội đánh bạc được xác định có năng lực trách nhiệm hình
sự ngay tại thời điểm người đó thực hiện hành vi phạm tội, ngay vào thời
điểm đó, họ phải nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội mà hành vi
của họ gây ra, đồng thời có khả năng điều chỉnh hành vi theo đúng quy định
với pháp luật nhưng họ đã không lựa chọn. Phải thõa mãn cả hai điều kiện
trên thì mới có năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
9
Người đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
này căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung
năm 2017.
1.1.2. So sánh tội đánh bạc với một số tội khác
So sánh tội đánh bạc với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định tại điều 322 Bộ luật
hình sự Việt Nam 2015 như sau:
“1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong
các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để
cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở
lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
b) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá
trị 20.000.000 đồng trở lên;
c) Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt
trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người
phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho
việc đánh bạc;
d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy
định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy
định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
05 năm đến 10 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
10
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
“Tội gá bạc được hiểu là việc người phạm tội tạo điều kiện về địa điểm
cho việc đánh bạc được diễn ra để thu tiền (tiền hồ)”.
Tội đánh bạc cũng như tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, là tội phạm
được quy định từ rất sớm, đều gọi chung là tội “cờ bạc’, sau này được tách ra
các hành vi khác nhau. Tội đánh bạc tại Điều 321 và tội tổ chức đánh bạc
hoặc gá bạc được quy định tại Điều 322 Bộ luật hình sự Việt Nam 2015.
Tuy nhiên, hành vi tổ chức đánh bạc và hành vi gá bạc vẫn quy định
trong cùng một điều luật. Vì vậy, khi định tội danh phải tùy trường hợp mà
định tội cho đúng.
Về mặt khách thể: Đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc đều là tệ
nạn xã hội. Cả hai tội, tội phạm đều xâm hại trật tự, nếp sống văn minh của xã
hội.
Về mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi nhận thức được hành vi của
mình, cố ý thực hiện. Nhưng riêng ở tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thường
tội phạm thực hiện hành vi với mục đích vụ lợi. Cả hai tội, tội phạm được
thực hiện với lỗi cố ý.
Về mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan của tội tổ chức đánh bạc: Người tổ chức đánh
bạc cũng có thể đồng thời là người đánh bạc. Thể hiện qua các hành vi tụ tập,
rủ rê, lôi kéo,… giữa những người đánh bạc với nhau.
+ Hành vi khách quan của tội gá bạc: Người gá bạc cũng có thể là
người tổ chức đánh bạc, người đánh bạc. Khi đó, người phạm tội bị truy cứu
về ba tội. Hành vi dùng nhà ở hay thuê chổ để những người đánh bạc cùng
đánh với nhau là hành vi khách quan của tội gá bạc.
+ Hành vi khách quan của tội đánh bạc: Thể hiện qua việc đánh bạc trái
11
phép với mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật dưới nhiều hình thức
khác nhau.
Về mặt chủ thể: Cũng tương tự như tội đánh bạc, chủ thể của tội phạm
này là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đủ năng lực chịu trách nhiệm
hình sự. Chủ thể từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội
này.
Khung hình phạt: Cũng như tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá
bạc hình phạt được chia làm hai khung và có thêm hình phạt bổ sung.
+ Khung một: Ở tội đánh bạc, mức phạt là “cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Ở tội tổ chức đánh bạc hoặc gá
bạc, mức phạt là “phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng” hoặc
“phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.
+ Khung hai: Ở tội đánh bạc, mức phạt là phạt tù từ “03 năm đến 07
năm”. Ở tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, mức phạt là phạt tù từ “05 năm đến
10 năm”.
+ Hình phạt bổ sung: Ở tội đánh bạc, có thể bị “phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 50.000.000 đồng”. Ở tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, có thể bị
“phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng” hoặc “tịch thu một
phần hoặc toàn bộ tài sản”.
So sánh tội đánh bạc với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (bị xác định là tội phạm) là hành vi chiếm
đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối để người khác tin tưởng,
giao tài sản cho người phạm tội. Như vậy, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
có điểm đặc trưng của là hành vi chiếm đoạt tài sản "bằng thủ đoạn gian dối".
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình
sự năm 2015 như sau:
12
“1- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người
khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới
2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà
còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các
điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình
họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần
đối với người bị hại.
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000
đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ
chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000
đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d
khoản 1 Điều này.
13
3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000
đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d
khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các
điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản.”
Về mặt chủ thể: Cả hai tội phạm đều do các chủ thể có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện, đạt độ tuổi theo luật định.
Về mặt khách thể: Đối với tội đánh bạc, khách thể là xâm phạm trật tự
an toàn công cộng. Còn đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khách thể là
xâm phạm quyển sở hữu đối với tài sản.
Về mặt chủ quan: cả hai tội phạm đều thực hiện với lỗi cố ý. Nhưng đối
với tội đánh bạc được thực hiện nhằm mục đích thu lợi bất chính, còn tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi có ý nhằm mục đích vụ lợi.
14
Về mặt khách quan: cả hai tội đều gây ra những hành vi nguy hiểm cho
xã hội. Đối với tội đánh bạc, hành vi đánh bạc được biểu hiện dưới bất kỳ
hình thức nào, trong đó bao gồm cả hình thức dùng thủ đoạn gian đối là đặc
trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Khung hình phạt: Đối với tội đánh bạc có hai khung và mức cao nhất là
bảy năm tù còn đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có bốn khung và mức
cao nhất là “phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân”. hình phạt bổ
sung của tội đánh bạc là có thể bị “phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng”, còn đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị “phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng”, “cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
1.1.3. Một số điểm sửa đổi, bổ sung
Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có những điểm mới so với quy
định tại Điều 248 Bộ luật Hình sự năm 1999 như sau:
Khoản 1 Điều 321 đã nâng mức khởi điểm để truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội đánh bạc từ 2.000.000 đồng lên 5.000.000 đồng đối với người
phạm tội lần đầu. Đồng thời, thay vì quy định việc có thể lựa chọn giữa hai
hình phạt chính là phạt tiền và phạt tù như quy định tại Điều 248 Bộ luật Hình
sự năm 1999 thì Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bỏ đi hình phạt tiền.
Theo đó, “người nào có hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào
được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới
50.000.000 đồng, hoặc dưới 5.000.000 đồng mà đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi này, hoặc hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc, hoặc đã bị kết
án về tội này hoặc tội đánh bạc, gá bạc, chưa được xoá án tích mà còn vi
phạm thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm”. Bên cạnh đó, khung hình phạt tù đối với người phạm tội
15
này cũng đã tăng từ 03 tháng đến 03 năm lên 06 tháng đến 03 năm. Như vậy,
mức khởi điểm của hình phạt tù đã tăng từ 03 tháng đến 06 tháng theo quy
định tại Bộ luật Hình sự năm 2015.
Khoản 2 Điều 248 Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng đã nâng mức khởi
điểm của khung hình phạt tù từ 02 năm lên 03 năm; và vẫn giữ nguyên mức
phạt tù cao nhất trong khung hình phạt là 07 năm.
Hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 3 đều là hình phạt tiền, tuy
nhiên, quy định tại Điều 321 đã tăng mức hình phạt tiền từ "3.000.000 đồng
đến 30.000.000 đồng” lên “10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.
Từ tổng quan so sánh, có thể thấy rằng các quy định tội đánh bạc trong
bộ luật Hình sự năm 2015 đã nới rộng hơn mức khởi điểm để truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người phạm tội lần đầu, nhưng mức phạt đối với người
này lại tăng nặng hơn so với bộ luật hình sự năm 1999.
2.1 Khái niệm đặc điểm, ý nghĩa và điều kiện của hoạt động định
tội danh đối với tội đánh bạc
2.1.1. Khái niệm định tội danh
ĐTD nhằm tìm ra bản chất thật sự của hành vi phạm tội, từ đó áp dụng
đúng điều luật, đúng khung hình phạt đối với người phạm tội và được các cơ
quan tiến hành tố tụng thực hiện từ giai đoạn tiền khởi tố cho đến giai đoạn
xét xử phúc thẩm, thậm trí có thể xảy ra cả trong trường hợp tái thẩm, giám
đốc thẩm nếu có căn cứ….
Quan điểm thứ nhất cho rằng: “ĐTD là một quá trình nhận thức lý luận
có tính logic, đồng thời là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp
dụng pháp luật hình sự, cũng như pháp luật tố tụng hình sự và được tiến hành
bằng cách – trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình
tiết thực tế của vụ án hình sự đối chiếu, so sánh và kiểm tra để xác định sự
phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện
16
với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng do luật hình sự quy
định” [4, tr.11].
Quan điểm thứ hai cho rằng: “ĐTD là việc xác định và ghi nhận về mặt
pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể
đã được thực hiện với các dâu hiệu của cấu thành tội phạm được pháp luật
hình sự quy định” [9, tr.108].
Quan điểm thứ ba cho rằng: “ĐTD là hoạt động thực tiễn của các cơ
quan tiến hành tố tụng (Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) và một số
cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một
người có phạm tội không, nếu phạm tội thì đó là tội gì, theo điều luật nào của
bộ luật hình sự hay nói cách khác đây là quá trình xác định tên gọi cho hành
vi nguy hiểm đã thực hiện" [21, tr. 9].
Quan điểm thứ tư cho rằng: “ĐTD là việc xác nhận về mặt pháp lý sự
phù hợp đồng nhất giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể
đã được thực hiện với các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng được
quy định trong BLHS. Nói cách khác định tội là việc xác định một hành vi cụ
thể đã thực hiện thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội nào trong số các tội
phạm được quy định trong BLHS” và “ĐTD là một quá trình logic nhất định,
là hoạt động tư duy do người tiến hành tố tụng thực hiện. Nó đồng thời cũng là
một trong những hình thức hoạt động về mặt pháp lý, thể hiện sự đánh giá về
mặt pháp lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đang được kiểm tra, xác định
trong mối tương quan với các quy phạm pháp luật hình sự” [32, tr.7 – 8].
Qua các khái niệm về ĐTD đã nêu, bằng những cách diễn đạt khác
nhau nhưng các tác giả đã phản ánh được ba yếu tố cần thiết của hoạt động
ĐTD, đó là: Yếu tố về chủ thể của hoạt động ĐTD, yếu tố về đối chiếu và yếu
tố về việc nhận thức (đánh giá, phân tích) đối với hành vi phạm tội, so sánh
quy định pháp luật hình sự với kết quả nhận thức. Bên cạnh việc đưa ra đưa ra
17
những hình thức (dạng) của ĐTD, các tác giả nêu trên còn đưa ra khái niệm
ĐTD, nhằm phân biệt hoạt động ĐTD nào chỉ mang tính tham khảo, không
phát sinh tính pháp lý, còn hoạt động ĐTD nào đó có giá trị pháp lý được
pháp luật đảm bảo thi hành án (mang tính cưỡng chế bắt buộc), đó là hai hình
thức ĐTD với những đặc điểm về chủ thể và hậu quả pháp lý như sau:
-Một là, ĐTD chính thức: Do các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan
khác có thẩm quyền thực hiện, nhằm giải quyết các vụ án cụ thể. Hình thức
này được bảo đảm thực hiện và có giá trị pháp lý.
-Hai là, ĐTD không chính thức: Do các cơ quan, tổ chức, báo chí luật
sư, luật gia, cán bộ nghiên cứu khoa học… thực hiện, nhằm nêu lên những
quan điểm cá nhân về một hành vi có dấu hiệu tội phạm.
Trong BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, tại Điều 321 có tên
gọi là “ Tội đánh bạc”. Như vậy trên cơ sở lý luận về ĐTD, căn cứ theo quy
định tại Điều 321 của BLHS và các dấu hiệu đặc trưng cấu thành tội đánh bạc,
như sau: “ĐTD tội đánh bạc là hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng
(Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) hoặc các cơ quan khác có thẩm
quyền theo quy định của BLTTHS, nhằm xem xét đánh giá, phân tích một
hành vi phạm tội có thỏa mãn những dấu hiệu của tội đánh bạc hay không,
nếu đúng thì nó thuộc điểm, khoản nào của Điều 321 BLHS”.
2.1.2. Các đặc điểm của hoạt động định tội danh
Thứ nhất: Xác định xem các dấu hiệu của CTTP tội đánh bạc có được
thỏa mãn bởi các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện
hay không? Những hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã xảy ra sẽ được
đánh giá nhất định dựa vào các cơ sở được đưa ra.
Thứ hai, định tội danh tội đánh tội đánh bạc là hoạt động thực tiễn pháp
lý của các các cơ quan Điều tra, truy tố, xét xử (cơ quan tư pháp hình sự) – để
lựa chọn đúng các quy phạm pháp luật hình sự, cụ thể hóa các quy định của
18
Pháp luật, nhằm áp dụng đối với hành vi đánh bạc được thực hiện.
Thứ ba, hoạt động đối chiếu sự phù hợp giữa các dấu hiệu pháp lý của
cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 321 BLHS với các dấu hiệu thực
tế của cấu thành tội phạm chính là ĐTD tội đánh bạc.
1.1.3. Điều kiện của hoạt động định tội danh đối với tội đánh bạc
Thứ nhất: Năng lực chuyên môn của người ĐTD: Một trong những
điều kiện quan trọng hàng đầu đảm bảo cho việc ĐTD được đúng chính là
năng lực chuyên môn của người ĐTD. Đây là cái gốc, là điều kiện có tính
chất nền tảng, mà người ĐTD phải có năng lực chuyên môn sẽ đảm bảo cho
người ĐTD khi tiến hành hoạt động này có đủ sự tự tin cần thiết trong hoạt
động nghề nghiệp của mình. Để có năng lực chuyên môn vững vàng, trước
hết người ĐTD cần phải là người được đào tạo về cơ bản (phải có bằng đại
học Luật hoặc tương đương trở lên). Đồng thời, họ không chỉ là người nắm
chắc kiến thức được giảng dạy ở trường đại học mà còn phải tham gia các đợt
tập huấn chuyên môn, thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật mới, chịu khó
lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm của những thế hệ đi trước, ngoài ra còn phải
có tính quyết đoán, thận trọng trong công tác. Trong thực tế, các vụ án xảy ra
rất đa dạng, phức tạp, đòi hỏi ở người ĐTD phải có kỹ năng và trình độ đảm
bảo thực hiện ĐTD một cách chính xác và công minh. Ở tội Đánh bạc có tính
đa dạng, các hình thức biểu hiện của hành vi đánh bạc thường bao gồm: Xóc
đĩa, tá lả, sâm, chắn, liêng, cá độ, bán độ, lợi dụng kết quả xổ số kiến thiết
(đánh lô đề), …
Yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc ĐTD là năng lực chuyên. Người
ĐTD cho dù có đạo đức tốt, tinh thần nhiệt tình công tác nhưng nếu không có
chuyên môn vững vàng thì khó có thể làm tốt công tác của mình được (trong
hoạt động ĐTD) và trong quan hệ công tác với cấp trên, đồng nghiệp, họ khó
có thể là người độc lập, có chính kiến riêng trong hoạt động nghề nghiệp của
19
mình. Như vậy, chỉ khi có năng lực chuyên môn vững vàng thì người ĐTD
mới có thể đánh giá bộ các tình tiết vụ án thông qua chác chứng cứ xác thực,
cân nhắc, đối chiếu các hành vi đã thực hiện với các quy định của BLHS từ đó
đưa ra kết luận ĐTD. Và như chúng ta đã biết ĐTD là hoạt tư duy có tính
logic chặt chẽ nhưng đồng thời đây cũng là hoạt động trí tuệ có tính sáng tạo.
Người ĐTD phải biết vận dụng pháp luật hình sự một cách đúng đắn, nhưng
linh hoạt chứ không phải rập khuôn máy móc. Chỉ trên cơ sở có kiến thức
chuyên môn vững vàng, độc lập, sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp,
người ĐTD mới có thể độc lập trong quan điểm và dám bảo vệ quan điểm của
mình, không bị chi phối bởi những quan điểm của cấp trên hay của đồng
nghiệp. Đồng thời ý thức cầu thị, ham học hỏi, sự vươn lên trong hoạt động
nghề nghiệp cũng là phẩm chất cần học hỏi đối với năng lực chuyên môn của
người ĐTD. Đời sống xã hội nước ta biến đổi không ngừng dẫn tới các văn
bản pháp luật cũng thường xuyên được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực
tế. Việc người ĐTD cập nhật văn bản pháp luật thường xuyên theo những lần
sửa đổi bổ xung giúp cho người ĐTD đánh giá được tính chất mức độ phạm
tội của hành vi từ đó giúp cho việc ĐTD được đúng đắn. Riêng với đội ngũ
Hội thẩm nhân dân cần thiết phải lựa chọn những người có trình độ, những
người làm công tác liên quan đến pháp luật như Cán bộ Điều tra đã về hưu,
cán bộ trong ngành tư pháp về hưu, giáo viên dạy Luật,….
Thứ hai: Để việc ĐTD được đúng đắn một trong những điều kiện quan
trọng hàng đầu cần phải có là đạo đức nghề nghiệp của người ĐTD. Nếu như
đạo đức nghề nghiệp là điều kiện đủ thì năng lực chuyên môn là điều kiện cần
thiết. Hai điều kiện này hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau giúp cho người ĐTD
có thể ĐTD đúng. Người ĐTD là người nhân danh Nhà nước để xác định một
người là có tội hay không có tội. Người ĐTD phải là người có bản lĩnh, dũng
cảm, thực sự là người chiến sỹ tiên phong trong mặt trận chống tiêu cực bảo
20
vệ công bằng xã hội. Trên cơ sở năng lực chuyên môn vững vàng người ĐTD
trước hết phải là người tuân thủ Pháp luật cũng như trong việc gương mẫu
chấp hành pháp luật, là người có trách nhiệm và lương tâm trong hoạt động
nghề nghiệp, là người chiến sỹ kiên cường, dũng cảm trên mặt trận phòng
chống tội phạm, bảo về công bằng, xã hội, đồng thời họ còn có thái độ làm
việc thật khách quan, vô tư trong công việc nhằm bảo vệ công lý. Hiện nay, ở
loại tội Đánh bạc nhóm các đối tượng thuộc loại tội này đa dạng đủ mọi thành
phần xã hội từ những người đứng trong hàng ngũ Đảng thuộc cơ quan Nhà
nước, Doanh nghiệp, cán bộ có vị trí chức vụ cao nên việc sẵn sàng bỏ rất
nhiều tiền để hối lộ CQĐT nhằm thoát tội, thì đòi hỏi người ĐTD phải có có
lương tâm nghề nghiệp, một lập trường vững vàng, có thái độ làm việc khách
quan. Hay tội Đánh bạc thường bắt quả tang, số tiền trên chiếu bạc sẽ là mức
giới hạn cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự, nhiều trường hợp sẽ dừng lại
ở việc truy tố ở điều khoản thấp nhất mà đáng lẽ ra phải ở điều khoản với mức
hình phạt nặng hơn, hoặc số tiền đánh bạc của các con bạc lớn hơn rất nhiều
so với mức đủ để xử lý hình sự thì cán bộ điều tra bỏ ngoài biên bản quả tang
thu giữ tang vật chỉ để dừng lại ở mức xử phạt hành chính đối với các đối
tượng. Thái độ làm việc khách quan vô tư là yếu tố đảm bảo và cần thiết cho
việc ĐTD nhất là đối với tội Đánh bạc. Hơn nữa, quá trình ĐTD trong quá
trình xét xử, thái độ bao che cần phải được loại bỏ. Có một thực tế trong quá
trình xét xử tội Đánh bạc, do nhận thức của con bạc cho rằng đây là loại tội ít
nghiêm trọng, xảy ra là bình thường nên các bị cáo đứng trước vành móng
ngựa có thái độ cợt nhả, rất coi thường, vì biết trước có sự ưu ái từ Thẩm phán
(do có tiêu cực) điều này gây phản cảm cho người tham dự phiên tòa, làm
mất đi tính chất trang nghiêm của Hội đồng xét xử. Nên vấn đề quan trọng là
người ĐTD phải có thái độ nghiêm túc trong mọi hoàn cảnh, đúng mực và
quá trình xác định một hành vi có phạm tội không tội đó là tội gì phải đúng
21
theo quy định của Pháp luật. Có như vậy mới đủ sức thuyết phục, mang tính
răn đe, giúp cho người phạm tội thấy rõ sự sai trái của minh từ đó tự giác chấp
hành bản án, chấp hành pháp luật. Đồng thời tăng cường công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm nhất là loại tội Đánh bạc đang có chiều hướng biến
tướng dưới mọi hình thức và ngày càng gia tăng.
Thứ ba: Hệ thống Pháp luật hình sự hoàn chỉnh: Những nhân tố vô
cùng quan trọng để đảm bảo cho hoạt động ĐTD đúng là năng lực chuyên
môn, đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, cần phải có điều kiện tốt để người
ĐTD phát huy được năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của mình.
Qua các lần sửa đổi bổ sung cho thấy sự thiếu xót, hạn chế cũng như vướng
mắc trong việc áp dụng của nhà làm luật cũng người áp dụng pháp luật, mà ở
đây là người ĐTD.
1.1. Cơ sở của việc định tội danh đối với tội đánh bạc
1.2.1. Cơ sở pháp lý
* Bộ luật hình sự – cơ sở pháp lý trực tiếp của việc ĐTD nói chung và
Điều 321 là cơ sở pháp lý trực tiếp của việc ĐTD đối với tội đánh bạc nói
riêng. Như vậy, việc ĐTD phụ thuộc vào cơ sở pháp lý của BLHS và có sự
ảnh hưởng quyết định và quan trọng nhất. Sự khẳng định như vậy là vì có
những lý do đứng đắn như sau:
Từ những quy định tại Điều 321 BLHS, thực hiện so sánh, kiểm tra, đối
chiếu với thực tiễn nhằm xác định các dấu hiệu của hành vi đánh bạc có phù
hợp với điều luật hay không.
Trong quá trình ĐTD và quyết định hình phạt cũng như thực tiễn đấu
tranh phòng và chống tội phạm nói chung thì BLHS năm 2015 được coi là
nguồn trực tiếp và duy nhất hiện nay.
BLHS bao gồm hệ thống các nhóm qui phạm pháp luật được nhà làm
luật sắp xếp thành hai phần, Phần chung và Phần các tội phạm, mà những
22
người có thẩm quyền tiến hành việc ĐTD đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội được thực hiện trong thực tế khách quan phải đồng thời dựa vào cả hai
nhóm qui phạm PLHS này do hai nhóm qui phạm PLHS này có mối liên quan
chặt chẽ, thống nhất và hữu cơ với nhau trong quá trình ĐTD.
Trong quá trình ĐTD nếu các quy phạm PLHS tại Phần các tội phạm
quy định TNHS đối với tội phạm tương ứng giúp cho chúng ta xác định sự
giống nhau của các dấu hiệu của một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể
được thực hiện, thì các quy phạm PLHS tại Phần chung về lỗi, các giai đoạn
thực hiện tội phạm, đồng phạm, v.v....giúp cho chúng ta nhận biết được một
cách nhanh chóng và chính xác các dấu hiệu của CTTP cụ thể (CTTP cơ bản,
CTTP tăng nặng, CTTP đặc biệt tăng nặng hay CTTP giảm nhẹ) của tội phạm
tương ứng đó.
* Bộ luật tố tụng hình sự – cơ sở pháp lý gián tiếp của việc ĐTD.
Trong việc ĐTD thì các quy phạm PLTTHS có ý nghĩa gián tiếp (bổ
trợ), nhưng chúng có ý nghĩa pháp lý quan trọng đối với việc bảo vệ tự do và
các quyền của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Khi hiểu theo nghĩa
rộng, vai trò là cơ sở pháp lý duy nhất trực tiếp (về nội dung) là các quy phạm
BLHS, thì cơ sở pháp lý gián tiếp (về hình thức) là các quy phạm PLTTHS
cũng không kém quan trọng.
1.2.2. Cơ sở khoa học
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay để
có đầy đủ căn cứ xác đáng và đảm bảo sức thuyết phục trong việc khẳng định
cho luận điểm đúng đắn rằng: CTTP là cơ sở khoa học của việc ĐTD. Việc
nghiên cứu những vấn đề về CTTP, chính vì thế, có ý nghĩa pháp lý hình sự
rất quan trọng đối với quá trình ĐTD, vì ĐTD chính xác tức là xác định đúng
sự phù hợp giữa các dấu hiệu của một hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất định
nào đó được thực hiện với các dấu hiệu của CTTP tương ứng – các dấu hiệu
23
được quy định tại một quy phạm PLHS cụ thể của Phần các tội phạm BLHS.
Yếu tố của CTTP có thể được định nghĩa là bộ phận hợp thành của cấu
trúc trong cấu thành ấy và bao gồm một nhóm các dấu hiệu tương ứng với các
phương diện (các mặt) của hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm
(tức là hành vi bị nhà làm luật coi là tội phạm). Quan điểm truyền thống được
thừa nhận chung trong khoa học luật hình sự là: CTTP có bốn yếu tố – chủ
thể (1), mặt khách quan (2), khách thể (3) và mặt chủ quan (4) của tội phạm.
24
Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN
HÀNH VỀ TỘI ĐÁNH BẠC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI
ĐỊNH TỘI DANH TỘI ĐÁNH BẠC TẠI HUYỆN DẦU TIẾNG,
TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1.Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
định tội danh tội đánh bạc trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình
Dương
2.1.1. Thực tiễn định tội danh tội đánh bạc
Con người từ khi sinh ra và lớn lên đã gắn liền với xã hội, xã hội thay
đổi thì cũng kéo theo sự thay đổi của con người để thích nghi và phù hợp với
môi trường sống. Từ khi Việt Nam ta hội nhập nền kinh tế toàn cầu đã có
nhiều bước tiến mới trong sự phát triển của đất nước, điều đó cũng đòi hỏi
nước ta từ một nước nông nghiệp, lạc hậu cần phải thay đổi cơ chế, chính
sách phù hợp để trở thành một nước công nghiệp, hiện đại và phát triển. Sự
phát triển của kinh tế - xã hội cũng đã kéo theo những mặt tiêu cực trong cuộc
sống, cạnh tranh không công bằng, bất bình đẳng giàu nghèo và nạn thất
nghiệp xảy ra ngày càng nhiều chính điều đó đã làm nảy sinh nhiều vấn đề
trong xã hội với các thể loại tệ nạn nguy hiểm khác nhau, trong đó phải kể
đến là tệ nạn cờ bạc nói chung và tội đánh bạc nói riêng. Hoạt động đánh bạc
diễn biến phức tạp, và ngày càng tinh vi, nhằm tránh sự điều tra, truy quét của
lực lượng chức năng. Một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu là các quy
định của BLHS về tội đánh bạc được áp dụng trong điều tra truy tố, xét xử
nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm này. Công tác đấu tranh phòng, chống
tội đánh bạc thực sự được chú trọng và ngày càng nâng cao.
Tội đánh bạc trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương diễn biến
25
ngày càng phức tạp. Trong thời gian qua các cơ quan có thẩm quyền trên địa
bàn huyện với nổ lực rất lớn trong công tác đấu tranh phòng chống loại tội
phạm này. Các cơ quan có thẩm quyền đã kịp thời xử lý nhiều vụ đánh bạc
với quy mô lớn, thủ đoạn tinh vi, nhằm bảo đảm sự công minh, xét xử đúng
người đúng tội, đúng pháp luật, tránh trường hợp oan sa, bỏ lọt tội phạm, qua
đó góp phần giữ vững ổn định tình hình kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn.
* Phân tích số liệu thực tiễn xét xử trên địa bàn huyện Dầu Tiếng
trong thời gian 04 năm từ (2014 đến 2018)
Bảng 2.1. Tổng số vụ, số bị cáo đã xét xử về tội đánh bạc trên tổng
số vụ án, số bị cáo đưa ra xét xử trên địa bàn huyện Dầu Tiếng trong thời
gian từ năm 2014 đến 2018
Năm
Tổng số vụ
án đưa ra
xét xử
Tổng số bị
cáo đưa ra
xét xử
Tổng số vụ
án được đưa
ra xét xử
theo Điều
321
Tổng số bị
cáo được
đưa ra xét
xử
theo Điều
321
Tỷ lệ I và
III
Tỷ lệ II
và IV
I II III IV I/III II/IV
2014 122 316 12 91 9,8 28,8
2015 131 255 9 45 6,9 17,6
2016 91 220 10 64 11 29,1
2017 77 158 12 61 15,6 38,6
2018 57 121 10 68 17,5 56,2
Tổng 478 1386 53 382 11,1 27,6
Nguồn: Văn phòng TAND huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
26
Qua số liệu từ bảng trên, ta có thể thấy số lượng các vụ án đánh bạc từ
năm 2014 đến năm 2018 có sự thay đổi. Năm 2014 số vụ án được đưa ra xét
xử về tội đánh bạc chiếm tỷ lệ 9,8% tổng số vụ án các loại được đưa ra xét xử.
Năm 2015 số vụ án được đưa ra xét xử về tội đánh bạc chiếm tỷ lệ 6,9% tổng
số vụ án các loại được đưa ra xét xử, năm 2016 chiếm tỷ lệ 11%, năm 2017
chiếm tỷ lệ 15,6%, năm 2018 chiếm tỷ lệ 17.5%. Như vậy qua số liệu này có
thể thấy tỷ lệ các vụ án đánh bạc chiếm khá cao và tăng dần theo từng năm,
trong đó nhiều nhất là vào năm 2018 với tỷ lệ 17,5%.
Trên địa bàn huyện Dầu Tiếng số lượng án về Đánh bạc trong 05 năm
(2014 – 2018) chiếm 11,1%, trong đó số bị cáo chiếm 27,6%. Đối với loại tội
này số lượng bị cáo phạm tội trong một vụ án thường nhiều hơn so với các
loại tội phạm khác. Trong đó, số vụ án cũng như số lượng bị cáo tham gia xảy
ra nhiều nhất đặc biệt là vào năm 2014 với số vụ án đánh bạc 12 vụ chiếm
9,8% , với số lượng bị cáo đưa ra xét xử 91 chiếm 28,8%. Thấp nhất là năm
2015 với số vụ án đánh bạc 9 vụ chiếm 6,9%, với số lượng bị cáo đưa ra xét
xử 45 chiếm 17,6%.
Về số các bị cáo được đưa ra xét xử về tội đánh bạc năm 2015 chiếm tỷ
lệ 17,6% số các bị cáo được đưa ra xét xử. Năm 2016 con số các bị cáo tăng
đột biến chiếm tỷ lệ 29,1%, một con số khá cao về tình trạng số lượng bị cáo
phạm tội đối với nhóm tội này. Đến năm 2017 tỷ lệ số bị cáo tiếp tục tăng lên
mức 38,6% và đến năm 2018 con số bị cáo được đưa ra xét xử về tội Đánh
bạc chiếm đến 56,2%.
Bảng 2.2. Phân tích hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo bị
Tòa án xét xử về tội danh đánh bạc từ thời gian 2014 đến 2018
Năm Cảnh cáo Phạt tiền
Cải tạo không
giam giữ
Treo Giam
2014 0 3 0 39 49
27
2015 0 0 1 28 16
2016 0 7 11 17 24
2017 0 12 2 29 28
2018 0 12 26 3 27
Tổng 0 34 40 116 104
Đối với tội đánh bạc, có thể thấy cảnh cáo là hình phạt không được áp
dụng, trong 05 năm với 0 trường hợp. Với hình phạt là giam trong 05 năm với
104 trường hợp được áp dụng. Đối với hình phạt là án treo 116 trường hợp.
Trong 05 năm này phải kể đến năm 2017 số lượng bị cáo cũng như các khung
hình phạt được áp dụng cho bị cáo nhiều nhất về phạt tiền 12 bị cáo; cải tạo
không giam giữ 26 bị cáo; treo 29 bị cáo; giam 28 bị cáo. Với tình hình diễn
biến như hiện nay thì đối với loại tội phạm đánh bạc cần có những mức hình
phạt nghiêm khắc mới đủ sức răn đe giáo dục các bị cáo, phòng ngừa chung.
Bảng 2.3. Phân tích đặc điểm nhân thân các bị cáo bị xét xử về tội
đánh bạc
Năm Cán bộ CC Đảng viên Nữ Tái phạm
2014 0 0 48 4
2015 0 0 12 6
2016 0 0 21 5
2017 0 0 23 9
2018 0 1 10 11
Tổng 0 1 114 25
Trong 05 năm (2014 – 2018) nhân thân các bị cáo về Đảng viên 01
trường hợp, số bị cáo là nữ 114, không có trường hợp tái phạm và cán bộ
công chức. Có thể thấy các đối tượng phạm tội hiện nay chiếm đa số là nữ và
tình trạng tái phạm ngày càng tăng, cần có biện pháp răn đe đối với các đối
28
tượng này.
Nghiên cứu cho thấy, trong thời gian qua công tác xét xử của Tòa án
nhân dân huyện Dầu Tiếng đã kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội
đúng pháp luật, tránh oan sai bỏ lọt tội phạm.
Ví dụ 1: Tại bản án hình sự số 40/2017/HSST ngày 14/8/2017 của Tòa
án nhân dân huyện D. Nội dung vụ án như sau: Vào khoảng 15 giờ 30 phút
ngày 09/3/2017, Công an huyện D phối hợp cùng công an xã T, huyện D bắt
quả tang tại nhà Lê Thị Kim A ở ấp C, xã T, huyện D 07 đối tượng gồm:
Phạm Thị P, Nguyễn Thanh T, Cao Văn T, Nguyễn Văn V, Ngô Văn S,
Nguyễn Thị Thu S, Lê Thị Bạch Y đang đánh bạc thắng thua bằng tiền dưới
hình thức binh sập xám, nhiều người chơi với nhau, làm cái xoay vòng. Các
đối tượng sử dụng bài tây 52 lá, chia đều cho 4 tụ bài. Đến lúc bị bắt các đối
tượng chơi được 20-25 ván, mỗi ván đặt cược từ 50.000 đồng đến 100.000
đồng. Khi bắt, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện D đã thu giữ các vật
chứng gồm:
Thu giữ tại chiếu bạc:
- Tiền Việt Nam 2.970.000 đồng;
- 01 cái mền màu nâu, kẻ sọc đỏ vàng;
- 01 bộ bài tây 52 lá đã sử dụng;
- 01 hộp nhựa hình bát giác, hình trụ;
- 04 xe mô tô các loại:
• 01 xe mô tô loại Wave, màu sơn đen – xám, biển số 61L3-2189, số
khung: Y873198, số máy: 6694258;
• 01 xe mô tô nhãn hiệu SYM, màu sơn xanh – đen – bạc, biển số
61H1-286.63, số khung: 032934, số máy: HO 032934;
• 01 xe mô tô Yamaha Sririus, màu sơn đen – đỏ, biển số 61H1-
103.02, số khung: Y595810, số máy: 595860;
29
• 01 xe mô tô Yamaha Sririus, màu sơn đỏ – đen, biển số 61H1-
124.61, số khung: Y593550, số máy: 593611.
Thu giữ trên người các đối tượng:
1. Lê Thị Kim A: 01 điện thoại di động hiệu Nokia 2730 màu đen và
Việt Nam 30.000 đồng;
2. Nguyễn Thanh T: 01 bóp da màu đen bên trong có tiền Việt Nam
2.042.000 đồng và 01 giấy đăng ký mô tô biển số 61L3-2189;
3. Nguyễn Văn V: Tiền Việt Nam 500.000 đồng;
4. Nguyễn Thị Thu S: 01 điện thoại di động C2 – 01 màu bạc;
5. Ngô Văn S: Tiền Việt Nam 426.000 đồng.
Tại Bản Cáo trạng số 39/QĐ/KSĐT ngày 03/7/2017 của Viện kiểm sát
nhân dân huyện D truy tố các bị cáo Lê Thị Kim A, Nguyễn Thị Thu S,
Nguyễn Thanh T, Nguyễn Văn V, Ngô Văn S, Cao Văn T, Phạm Thị P và Lê
Thị Bạch Y về tội “Đánh bạc” theo quy định tại khoản 1 Điều 248 của BLHS.
Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện D giữ nguyên
quan điểm và quyết định truy tố đối với bị cáo Lê Thị Kim A, Nguyễn Thị
Thu S, Nguyễn Thanh T, Nguyễn Văn V, Ngô Văn S, Cao Văn T, Phạm Thị P
và Lê Thị Bạch Y về tội “Đánh bạc” theo quy định tại khoản 1 Điều 248 của
BLHS
Hội đồng xét xử xét thấy, trong vụ án này các bị cáo đã có hành vi đánh
bạc với số tiền thu được trên chiếu bạc 5.938.000 đồng. Trong ngày
09/3/2017, bị cáo A còn đánh bạc dưới hình thức ghị số đề thắng thua bằng
tiền cho 10 đối tượng (trong đó có bị cáo Y và bị cáo S) với tổng số tiền thu
được từ việc ghi đề là 8.339.000 đồng, nhưng thực tế bị cáo A mới nhận được
30.000 đồng tiền ghi đề, số tiền còn lại các đối tượng chưa trả cho A. Lời khai
nhận của các bị cáo tại phiên tòa là phù hợp với lời khai trong quá trình điều
30
tra, lời khai của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cung các tài
liệu chứng cứ khác đã thu thập có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra công khai
tại phiên tòa. Do đó, có đủ cơ sở xác định Bản Cáo trạng số 39/QĐ/KSĐT
ngày 03/7/2017 của Viện kiểm sát nhân dân huyện D truy tố các bị cáo Lê Thị
Kim A, Nguyễn Thị Thu S, Nguyễn Thanh T, Nguyễn Văn V, Ngô Văn S,
Cao Văn T, Phạm Thị P và Lê Thị Bạch Y về tội “Đánh bạc” theo quy định
tại khoản 1 Điều 248 của BLHS là hoàn toàn có căn cứ và đúng quy định
pháp luật.
Ví dụ 2: Tại bản án hình sự số 62/2017/HSST ngày 29/11/2017 của Tòa
án nhân dân huyện D. Nội dung vụ án như sau: Khoảng đầu tháng 11/2017,
do không có việc làm và muốn có tiền tiêu xài nên Nguyễn Minh P nảy sinh ý
định tổ chức đánh bạc trái phép thắng thua bằng tiền, dưới hình thức lắc tài
xỉu để hưởng lợi. Địa điểm P tổ chức đánh bạc là lô cao su 55 của Nông
trường cao su Bến Súc, thuộc ấp Cà Tong, xã T, huyện D, tỉnh Bình Dương.
Thực hiện ý định nêu trên, P chuẩn bị bạt màu xanh, nước uống, đèn pin và
thuê Phùng Văn D làm nhiệm vụ canh gác sòng bạc. Khi phát hiện có lực
lượng chức năng hoặc công an thì báo cho P biết. P trả công cho D mỗi lần từ
200.000 đồng đến 300.000 đồng tùy thuộc vào tiền xâu P thu được. D đồng ý.
Sau đó, P rủ Hồ Minh T, Nguyễn Hoàng M, Trần Minh N, Nguyễn Văn H,
Nguyễn Đăng C, Trần Văn G, Lê Tuấn K, Nguyễn Anh D, Phan Văn T, Trần
Văn B, Lê Văn S, Nguyễn Tuấn K, Phạm Văn K đến lô cao su 55 để đánh
bạc. Hình thức đánh bạc lắc tài xỉu như sau: Bộ tài, xỉu gồm 01 cái dĩa hình
tròn, 01 hộp nhựa hình tròn, 03 hạt xí ngầu hình hộp lập phương, mỗi mặt in
dấu chấm thứ tự từ 01 đến 06 chấm, tương ứng với 06 mặt của hạt xí ngầu.
Các con bạc thay nhau làm cái. Người làm cái sẽ bỏ 03 hạt xí ngầu vào dĩa và
dùng hộp nhựa đậy lại rồi lắc các hạt xí ngầu. Khi mở hộp mà ba hạt xí ngầu
có tổng số chấm dưới 10 là “xỉu”; tổng số chấm trên 10 là “tài” còn cả 03 hạt
31
xí ngầu hiện số chấm như nhau là “bão”. Nguyễn Tuấn K là người làm cái
đầu tiên để đánh bạc với các con bạc còn lại. Đến khoảng 20 giờ 00 phút cùng
ngày, Nguyễn Tuấn K thua hết tiền nên Nguyễn Văn K làm cái. Trong quá
trình chơi đánh bạc thì nhà cái thỏa thuận với các con bạc mỗi ván chỉ đặt
cược với số tiền cao nhất là 300.000 đồng, còn các con bạc tự đặt cược và tính
thắng thua với nhau trên sòng bạc. Đồng thời, khi người làm cái lắc ra “ Bảo”
thì phải trả tiền xâu cho P là 50.000 đồng. Trong quá trình đánh bạc, P đã thu
tiền xâu được 800.000 đồng (trong đó thu của Kiệt 600.000 đồng; thu của
Khỏa 200.000 đồng). Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, thì bị Cơ quan Cảnh sát
điều tra Công an huyện Dầu Tiếng phát hiện bắt quả tang. Các đối tượng
Nguyễn Minh P, Phùng Văn D, Nguyễn Anh D, Phan Văn T, Trần Văn B, Lê
Văn S, Nguyễn Tuấn K, Phạm Văn K, bỏ chạy thoát. Ngày 19/12/2017, Cơ
quan cảnh sát điều tra Công an huyện D đã mời các đối tượng này đến trụ sở
làm việc, qua làm việc các đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội.
Vật chứng thu giữ tại hiện trường gồm:
- Thu giữ tại chiếu bạc:
- 01 tấm bạt màu xanh, một mặt màu cam đã cũ, kích thước 1,8m x
2,2m;
- 01 cái dĩa màu trắng (bằng sứ), hình tròn, đường kính 10cm;
- 01 hộp nhựa hình trụ, có đường kính 08cm, cao 08cm, được quấn
băng keo màu đen;
- 03 hạt xí ngầu, bằng nhựa, màu trắng, mỗi hạt có in dấu ba chấm thứ
tự 6 cạnh từ 01 chấm đến 06 chấm;
- Tiền Việt Nam: 3.870.000 đồng;
- Thu giữ xung quanh chiếu bạc gồm:
- 01 xe mô tô Honda Wave RSX, màu đen, biển số 61H1-392.65;
- 01 xe mô tô YAMAHA JUPITER, màu đen, biển số 61V1-6657;
32
- 01 xe mô tô YAMAHA SIRIUS, màu đỏ - đen, biển số 61H1-
377.79;
- 01 xe mô tô Honda Wave màu xanh, biển số 61T5-5477;
- 01 xe mô tô YAMAHA NOUVO màu nâu, biển số 61R2.2951;
- 01 xe mô tô YAMAHA SIRIUS, màu đen - vàng, biển số 61V2-
2763;
- 01 xe mô tô YAMAHA SIRIUS, màu đỏ - đen, biển số 61H1-319.72
- 01 xe mô tô YAMAHA SIRIUS, màu trắng, biển số 61V1-9491
- Thu giữ trên người các đối tượng bị bắt:
- Hồ Minh T: Tiền Việt Nam 900.000 đồng;
- Nguyễn Hoàng M: Tiền Việt Nam 2.000.000 đồng;
- Trần Minh N: Tiền Việt Nam 6.500.000 đồng;
- Nguyễn Văn H: Tiền Việt Nam 500.000 đồng;
- Nguyễn Đình C: Tiền Việt Nam 100.000 đồng;
- Lê Tuấn K: Tiền Việt Nam 5.100.000 đồng.
Tổng số tiền thu giữ được của các con bạc sử dụng vào việc đánh bạc
trái phép là 18.970.000 đồng (trong đó tiền thu tại chiếu bạc là 3.870.000
đồng).
Ngoài ra, tại thời điểm bắt quả tang Cơ quan cảnh sát điều tra còn thu
giữ của Đào Thị Thanh X, sinh năm 1988, ngụ tại ấp Cỏ Trách, xã T, huyện
D, tỉnh Bình Dương (là người đứng xem các đối tượng đánh bạc) số tiền
Việt Nam 140.000 đồng.
Tại Bản Cáo trạng số 11/CTr-VKS ngày 16/4/2018 của Viện kiểm sát
nhân dân huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã truy tố các bị cáo Nguyễn
Minh P và Phùng Văn D đã phạm tội “tổ chức đánh bạc” quy định tại
khoản 1, Điều 249 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm
33
2009; truy tố các bị cáo Hồ Minh T, Nguyễn Hoàng M, Trần Minh N,
Nguyễn Văn Hi, Nguyễn Đăng C, Trần Văn G, Lê Tuấn K, Nguyễn Tuấn
K, Phạm Văn K, Nguyễn Anh D, Phan Văn T và Lê Văn S về tội “Đánh
bạc” theo quy định tại khoản 1, Điều 248 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa
đổi bổ sung năm 2009.
Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện D giữ nguyên quan
điểm và quyết định truy tố đối với bị cáo Nguyễn Minh P và Phùng Văn D đã
phạm tội “tổ chức đánh bạc” theo quy định tại khoản 1, Điều 249 của Bộ luật
hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; truy tố các bị cáo Hồ Minh T,
Nguyễn Hoàng M, Trần Minh N, Nguyễn Văn H, Nguyễn Đăng C, Trần Văn G,
Lê Tuấn K, Nguyễn Tuấn K, Phạm Văn K, Nguyễn Anh D, Phan Văn T và Lê
Văn S về tội “Đánh bạc”. theo quy định tại khoản 1, Điều 248 Bộ luật hình sự
năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Hội đồng xét xử xét thấy, trong vụ án này bị cáo Nguyễn Minh P và
Phùng Văn D có hành vi tổ chức đánh bạc trái phép thắng thua bằng tiền, dưới
hình thức lắc tài xỉu cho các con bạc gồm: Hồ Minh T, Nguyễn Hoàng M, Trần
Minh Nt, Nguyễn Văn H, Nguyễn Đăng C, Trần Văn G, Lê Tuấn K, Nguyễn
Anh D, Phan Văn T, Trần Văn B, Lê Văn S, Nguyễn Tuấn K, Phạm Văn K với
tổng số tiền các con bạc dùng đánh bạc là 19.520.000 đồng và thu lợi số tiền
800.000 đồng từ việc thu tiền xâu của các con bạc. Lời khai nhận của các bị cáo
Nguyễn Minh P, Phùng Văn D, Hồ Minh T, Nguyễn Hoàng M, Trần Minh N,
Nguyễn Văn H, Nguyễn Đăng C, Trần Văn G, Lê Tuấn K, Nguyễn Tuấn K,
Phạm Văn K, Nguyễn Anh D, Phan Văn T và Lê Văn S tại phiên tòa là phù hợp
với lời khai trong quá trình điều tra, lời khai của những người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan cùng các tài liệu chứng cứ khác đã thu thập có trong hồ sơ vụ
án được thẩm tra công khai tại phiên tòa. Do đó, có đủ cơ sở xác định Bản Cáo
trạng số 11/CTr-VKS ngày 16/4/2018 của Viện Kiểm sát nhân dân huyện D,
34
tỉnh Bình Dương truy tố đối với các bị cáo Nguyễn Minh P, Phùng Văn D về tội
“tổ chức đánh bạc” theo quy định tại khoản 1 Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm
1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 và truy tố đối với các bị cáo Hồ Minh T,
Nguyễn Hoàng M, Trần Minh N, Nguyễn Văn H, Nguyễn Đăng C, Trần Văn G,
Lê Tuấn K, Nguyễn Anh D, Phan Văn T, Trần Văn B, Lê Văn S, Nguyễn Tuấn
K, Phạm Văn K về tội “đánh bạc” theo quy định tại khoản 1 Điều 248 của Bộ
luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 là hoàn toàn có căn cứ
và đúng quy định pháp luật.
Ví dụ 3: Tại bản án hình sự số 33/2017/HSST ngày 21/9/2018 của Tòa
án nhân dân huyện D. Nội dung vụ án như sau: Lê Thị V và Phan Văn N là vợ
chồng; cùng làm nghề thu mua mủ cao su. Địa điểm mua mủ cao su đặt tại
khu phố 5, thị trấn D1, huyện D, tỉnh B. Phan Văn D, Nguyễn Xuân T, Lê
Thành C, Nguyễn Thị Hồng V là bạn ở chung xóm với Lê Thị V và Phan Văn
N. Khoảng 19 giờ ngày 13/4/2018, trong lúc Lê Thành C, Nguyễn Thị Hồng
V và Lê Thị V ngồi chơi và uống nước ở quán tạp hóa (không có tên hiệu) ở
khu phố 5, thị trấn D1, huyện D, tỉnh B. Lê Thành C nảy sinh ý định đánh bài
xì dách thắng thua bằng tiền. Cao rủ Lê Thị V và Nguyễn Thị Hồng V cùng
tham gia. Lê Thị V và Nguyễn Thị Hồng V đồng ý. Lúc này, Lê Thị V mua
04 bộ bài tây tại quán nước và đưa cho Lê Thành C cầm. V nói C đem đến
điểm thu mua mủ cao su của Lê Thị V tại khu phố 5, thị trấn D1, huyện D,
tỉnh B trước. Còn Lê Thị V và Nguyễn Thị Hồng V đi bộ đến sau. Tiếp đó, C
điều khiển xe mô tô, biển số 61L4-0382, Future neo, màu đen – trắng – vàng,
nhãn hiệu Honlei chạy đến điểm thu mua mủ cao su của Lê Thị V. C đến để
đánh bạc trái phép thắng thua bằng tiền với Lê Thị V và Nguyễn Thị Hồng V.
Khi tham gia đánh bạc Lê Thành C, Nguyễn Thị Hồng V và Lê Thị V
thỏa thuận, mỗi người thay nhau làm cái 03 ván, mỗi ván đặt cược từ 50.000
đồng đến 100.000 đồng. Hình thức đánh bài xì dách như sau: Người làm cái
35
dùng bộ bài tây (loại 52 lá) chia cho mỗi tụ tham gia 02 lá bài, nếu tụ nào 02
lá dưới 16 điểm thì phải kéo từ 01 đến 03 lá bài cho đủ từ 16 đến 21 điểm;
quá 21 điểm xem như thua. Bài xì dách lớn nhất là “xì bàn” (02 quân bài
Ách). Kế đến là “xì dách” (01 quân bài Ách với 01 quân bài 10 hoặc tây). Sau
đó đến “ngũ linh” (05 quân bài cộng lại từ đủ 21 điểm trở xuống). Sau đó,
từng tụ bài sẽ so bài với tụ cái để tính thắng thua. Nếu tụ cái quá 21 điểm và
tụ con cũng quá 21 điểm thì huề. Nếu con bạc làm cái 03 ván thắng thì trả tiền
xâu cho Lê Thị V 10.000 đồng. Đến khoảng 21 giờ 00 phút cùng ngày thì
Phan Văn D, Nguyễn Xuân T đến điểm đánh bạc. D và T cùng vào tham gia
chơi đánh bài xì dách thắng thua bằng tiền với C, Lê Thị V, Nguyễn Thị Hồng
V. Hình thức đánh bạc như trên. C, D, T, Lê Thị V, Nguyễn Thị Hồng V đánh
bạc đến khoảng 22 giờ 00 phút cùng ngày thì Phan Văn N điều khiển xe mô tô
Attila Venus, biển số 61H1 – 225.37 đi từ nhà N đến địa điểm thu mua mủ để
gọi Lê Thị V về nhà ngủ. Tuy nhiên, khi đến nơi thấy Lê Thị V đang ngồi
đánh bạc trái phép thắng thua bằng tiền và vừa thu tiền xâu của con bạc. N
vào ngồi xem và thu tiền xâu giúp V được 50.000 đồng. Đến khoảng 23 giờ
45 phút ngày 13/4/2018, cả nhóm đánh bạc bị Công an huyện D phát hiện bắt
quả tang. Tang vật bị thu giữ gồm:
- Tiền thu tại chiếu bạc 2.300.000 đồng; 02 cái bao nylon màu trắng có
chữ 511F kích thước 60x100cm; 01 cái đĩa bằng nhựa màu trắng - xanh
đường kính 20cm; 04 bộ bài tây 52 lá đã sử dụng; 03 vỏ hộp đựng bài tây
hiệu Double K.
- Thu giữ trên người các bị cáo tổng số tiền dùng đánh bạc là
5.329.000
đồng.
- Thu giữ xung quanh chiếu bạc 02 xe mô tô gồm: 01 xe mô tô, biển
số
36
61H1 - 225.37, hiệu Attila, màu đỏ; 01 xe mô tô, biển số 61L4 - 0382,
Future neo, màu đen - trắng - vàng, nhãn hiệu Honlei.
Tại bản Cáo trạng số 23/CT-VKSDT-HS ngày 20/7/2018 của Viện
kiểm sát nhân dân huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã truy tố các bị cáo
Lê Thị V, Phan Văn N, Lê Thành C, Phan Văn D, Nguyễn Thị Hồng V và
Nguyễn Xuân Tvề tội “Đánh bạc” theo khoản 1 Điều 321 Bộ luật Hình sự
năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Dầu Tiếng trong
phần tranh luận vẫn giữ nguyên quyết định truy tố các bị cáo Lê Thị V,
Phan Văn N, Lê Thành C, Phan Văn D, Nguyễn Thị Hồng V và Nguyễn
Xuân T về tội “Đánh bạc”.
Hội đồng xét xử xét thấy, trong vụ án này bị cáo Lê Thị V, Phan
Văn D, Nguyễn Xuân T, Lê Thành C, Nguyễn Thị Hồng V, Phan Văn N có
hành vi đánh bạc trái phép dưới hình thức chơi bài xì dách thắng thua bằng
tiền. Tổng số tiền các con bạc dùng đánh bạc là 7.629.000 đồng. Lê Thị V
và Phan Văn N có hành vi sử dụng địa điểm kinh doanh thu mua mủ và
chuẩn bị dụng cụ đánh bạc (bài, bạt nylon, nước uống) tổ chức cho 05 con
bạc trên cùng 01 chiếu bạc đánh bạc trái phép thắng thua bằng tiền dưới
hình thức đánh bài xì dách để thu tiền xâu với tổng số tiền là 110.000 đồng.
Hành vi của bị cáo Lê Thị Vân, Phan Văn N chưa cấu thành tội tổ chức
đánh bạc mà là đồng phạm trong tội đánh bạc. Bị cáo Lê Thị V cùng các bị
cáo khác trực tiếp đánh bạc. Lời khai nhận của các bị cáo là phù hợp với lời
khai trong quá trình điều tra cùng các tài liệu chứng cứ khác đã thu thập có
trong hồ sơ vụ án được thẩm tra công khai tại phiên tòa. Do đó, có đủ cơ sở
xác định Bản Cáo trạng số 23/CT-VKSDT-HS ngày 20/7/2018 của Viện
kiểm sát nhân dân huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương truy tố đối với các bị
cáo Lê Thị V, Phan Văn D, Nguyễn Xuân T, Lê Thành C, Nguyễn Thị
37
Hồng V, Phan Văn N về tội “đánh bạc” theo quy định tại khoản 1 Điều 321
của Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 là hoàn
toàn có căn cứ và đúng quy định pháp luật.
38
2.1.2. Một số tồn tại, vướng mắc
Thứ nhất, về xử lý tiền thu được trên chiếu bạc nhưng không xác định
được số tiền này là của ai cũng như số tiền thu được nhiều hơn số tiền các bị
can đã khai báo.
Thông thường số tiền mà cơ quan Công an thu được trên chiếu bạc khi
tiến hành truy bắt các đối tượng đánh bạc được coi là vật chứng trong vụ án.
Việc xử lý vật chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 106 BLTTHS
năm 2015. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy trong một số vụ án khi cơ quan Công
an tiến hành truy bắt những người đánh bạc thì người đánh bạc thường bỏ lại
tiền và chạy trốn. Khi đó, cơ quan Công an sẽ tiến hành thu giữ toàn bộ số
tiền mà người đánh bạc bỏ lại trên chiếu bạc. Tuy nhiên, quá trình điều tra,
các bị can thường không nhận số tiền mà cơ quan Công an thu giữ trên chiếu
bạc là của mình hoặc khai không có bỏ lại tiền trên chiếu bạc. Do đó, Cơ quan
Điều tra không xác định được tiền thu trên chiếu bạc là của ai. Như vậy, số
tiền này sẽ được xử lý như thế nào trong quá trình giải quyết vụ án.
Ví dụ: Qua truy bắt các đối tượng đánh bạc vào ngày 12/01/2018, cơ
quan công an huyện X thu giữ trên chiếu bạc tổng số tiền là 12.000.000 đồng.
Qua điều tra xác định chỉ có 4 bị can tham gia đánh bạc. Các bị can khai như
sau: Bị can Nguyễn Văn A khai đem theo số tiền 2.000.000 đồng để đánh bạc.
Bị can Trần Văn B khai đem theo số tiền 500.000 đồng để đánh bạc. Bị can
Huỳnh Thị C khai đem theo số tiền đánh bạc là 5.000.000 đồng để đánh bạc.
Bị can Lê Văn D khai đem theo số tiền đánh bạc là 1.000.000 đồng để đánh
bạc. Cơ quan điều tra huyện X khởi tố các bị can tội Đánh bạc theo khoản 1
Điều 321 BLHS năm 2015. Viện kiểm sát huyện X truy tố các bị can tội Đánh
bạc theo khoản 1 Điều 321 BLHS năm 2015 và đã chuyển hồ sơ vụ án cho
Tòa án huyện X. Vấn đề đặt ra là tổng số tiền các bị can khai đem theo để
đánh bạc là 8.500.000 đồng nhưng số tiền thu được trên chiếu bạc là
39
12.000.000 đồng. Vậy số tiền 3.500.000 đồng có được coi là vật chứng trong
vụ án không và xử lý số tiền này như thế nào.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Số tiền thu được trên chiếu bạc là
12.000.0000 đồng nên số tiền này là vật chứng trong vụ án. Không cần phải
làm rõ số tiền này là của ai. Vì vậy, căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 106
BLTTHS năm 2015 tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Theo quy định tại Điều 89 BLTTHS năm
2015 thì cơ quan điều tra không chứng minh được số tiền 3.500.000 đồng là
của ai và có dùng để thực hiện hành vi phạm tội đánh bạc hay không. Do số
tiền 3.500.000 đồng không phải là vật chứng trong vụ án nên cơ quan tiến
hành tố tụng không thể căn cứ vào Điều 106 BLTTHS năm 2015 để xử lý số
tiền này. Do đó, coi số tiền này là tài sản không xác định được chủ sở hữu. Cơ
quan có thẩm quyền thông báo tìm chủ sở hữu theo quy định. Nếu sau đó,
không có ai nhận là chủ sở hữu số tiền này thì tịch thu, nộp ngân sách nhà
nước.
Ví dụ: Trong vụ án đánh bạc, cơ quan điều tra thu giữ trên chiếu bạc
tổng số tiền là 51.000.000 đồng nhưng qua lời khai của các bị can thì tổng số
tiền các bị can đem theo theo dùng để đánh bạc là 48.000.000 đồng. Số tiền
còn lại theo các bị can là của một số người “cược ké” khi các bị can đánh bạc.
Cơ quan điều tra không chứng minh được tổng số tiền các bị can dùng để
đánh bạc là 51.000.000 đồng và không xác định được số tiền chênh lệch
3.000.000 đồng là của ai. Vậy, các bị can bị truy tố tội đánh bạc theo khoản 1
hay khoản 2 Điều 321 BLHS năm 2015.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Theo hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều
1 của Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày
22/10/2010) thì tiền dùng để đánh bạc là tiền thu được trên chiếu bạc. Cho
40
nên, số tiền thu được trên chiếu bạc trên 50.000.000 đồng nên truy tố các bị
can tội đánh bạc theo khoản 2 Điều 321 BLHS năm 2015.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Mặc dù hướng dẫn tại điểm a khoản 3
Điều 1 của Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 thì tiền dùng
để đánh bạc là tiền thu được trên chiếu bạc. Tuy nhiên, cơ quan điều tra phải
chứng minh được tổng số tiền thu được trên chiếu bạc là của các bị can dùng
để đánh bạc. Vì có thể số tiền chênh lệch 3.000.000 không phải là của các bị
can hoặc của người khác nhưng người này không tham gia đánh bạc. Do đó,
trong trường hợp này theo hướng có lợi cho các bị can thì truy tố các bị can
tội đánh bạc theo khoản 1 Điều 321 BLHS năm 2015.
Căn cứ quy định tại Điều 14, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) thì cơ
quan tiến hành tố tụng phải làm rõ những vấn đề cần chứng minh trong vụ án
hình sự theo quy định tại Điều 85 BLTTHS.Trong đó các tài liệu, chứng cứ
chứng minh hành vi phạm tội của bị can phải phù hợp với các tài liệu chứng
cứ khác thì mới được xem là chứng cứ buộc tội đối với bị can. Đối với lời
khai của bị can, nếu không có tài liệu chứng cứ nào khác phản bác lại thì phải
chấp nhận việc khai báo của bị can là đúng.
Căn cứ khoản 2, Điều 89 BLTTHS quy định, có thể thấy đối với trường
hợp cơ quan điều tra tố tụng không chứng minh được số tiền 3.500.000đ là
của ai thì không phải là vật chứng của vụ án và số tiền này được xử lý theo
hướng là tài sản vô chủ, tịch thu sung quy nhà nước theo quy định của pháp
luật về tài sản vô chủ, như vậy theo quan điểm thứ 2 là đúng với quy định của
pháp luật.
Đối với trường hướng có lợi cho bị can mà tài liệu chứng cứ chỉ chứng
minh được trường hợp số tiền thu được nhiều hơn số tiền bị can khai báo:
Trường hợp này bị can chỉ bị truy tố theo khoản 1 Điều 321 BLHS.
41
Tại chiếu bạc thu được số tiền, quá trình chứng minh không chứng
minh được hết số tiền thu được của ai thì phải xác định là một hạn chế của cơ
quan và người tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Ví dụ
trong trường hợp số tiền thu tại chiếu mà không chứng minh được của bị can
nào thì phải áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định tại Điều 13
BLTTHS năm 2015.
Thứ hai, một bị can làm cái cược với nhiều người khác như hình thức:
Tài xỉu; bài Cào ba lá … thì xác định tiền dùng để đánh bạc như thế nào?
Trường hợp các bị can tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định
tiền dùng để đánh bạc không có gì vướng mắc. Tuy nhiên, trường hợp một bị
can đánh bạc theo thể thức ăn thua với nhiều người thì việc xác định tiền dùng
để đánh bạc như thế nào.
Ví dụ: Nguyễn Thị T làm cái chơi Tài xỉu với 03 người khác là A, B, C.
Theo đó, A, B, C có thể đặt bên Tài hoặc Xỉu. Nếu 03 hạt xúc sắc (Xí ngầu)
do T lắc từ 13 nút trở lên là Tài, dưới 13 nút là Xỉu. Khi đó, bên nào thắng thì
T chung tiền. Còn bên nào thua thì T sẽ lấy tiền bên đó. Mỗi lần cược
1.000.000 đồng. Qua trình điều tra, T đem theo 30.000.000 đồng làm cái, A
đem theo 10.000.000 đồng, B đem theo 5.000.000 đồng, C đem theo
10.000.000 đồng. Tổng số tiền thu giữ trên người các bị can và trên chiếu bạc
là 55.000.000 đồng. Vậy, các bị can bị truy tố tội đánh bạc theo khoản 1 hay
khoản 2 Điều 321 BLHS năm 2015.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Hiện nay, việc xác định số tiền hoặc giá
trị hiện vật của người chơi đề, cá độ và của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc
dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa thì được hướng dẫn
tại khoản 5 Điều 1 của Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010.
Các hình thức đánh bạc khác dạng một người làm cái cược với nhiều người
như Tài- Xỉu, bài Cào ba lá … thì không có hướng dẫn nên số tiền dùng để
42
đánh bạc trong vụ án này phải xác định là tiền 55.000.000 đồng. Do đó, cần
căn cứ hướng dẫn tại điểm a khoản 3; điểm a khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết
số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 truy tố các bị can tội đánh bạc theo
khoản 2 Điều 321 BLHS năm 2015.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Việc xác định tiền dùng để đánh bạc theo
hướng dẫn tại điểm a khoản 3; điểm a khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết số
01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 là đối với trường hợp nhiều người đánh
bạc với nhau. Còn chơi Tài xỉu là hình thức một người làm cái cược với nhiều
người. Những người cược với nhà cái không đánh bạc với nhau. Do đó, tiền
dùng để đánh bạc trong vụ án phải xác định như sau:
– Đối với T là số tiền dùng để đánh bạc với A, B, C. Tổng số tiền là
55.000.000 đồng nên T bị truy tố tội đánh bạc theo khoản 2 Điều 321 BLHS
năm 2015.
– Đối với A, B, C là số tiền dùng để đánh bạc với T. Do mỗi lần cược
không quá 1.000.000 đồng (dưới 5.00.000 đồng) nên A, B, C bị truy tố tội
đánh bạc theo khoản 1 Điều 321 BLHS năm 2015.
Các nhà làm luật không thể dự liệu được hết các hình thức đánh bạc
trên thực tế, nên theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày
22/10/2010 không liệt kê các hình thức đánh bạc là Tài xỉu; nhưng về bản
chất của Tài xỉu là đánh bạc với hình thức một người đánh với nhiều người,
các người chơi chỉ đánh với chủ và không đánh với nhau, đây chính là hình
thức cá độ được hướng dẫn tại khoản 5, Điều 1 của Nghị quyết số
01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 ngày 22/10/2010 “Việc xác định số tiền
hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ và của chủ đề, chủ cá độ dùng
đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa...”. Do đó
tổng số tiền thu giữ trên người các bị can là căn cứ để truy tố bị can.
43
Thứ ba, xử lý số tiền thu giữ trong vụ án đánh bạc nhưng chứng minh
được không dùng để đánh bạc.
Trong một số vụ án đánh bạc, qua điều tra thì có nhiều trường hợp thu
giữ trên người bị can một số tiền nhưng có những số tiền bị can khai không
dùng để đánh bạc nên những số tiền này được xác định không phải là tiền
dùng để đánh bạc. Tuy nhiên, trong nhiều vụ án, thay vì cơ quan điều tra xử
lý trả lại cho bị can số tiền này thì cơ quan điều tra chuyển sang Tòa án. Vậy
số tiền thu giữ trong giai đoạn điều tra nhưng chứng minh được bị can không
dùng để đánh bạc thì Tòa án có được quyền xử lý không.
Ví dụ: Trong vụ án đánh bạc, cơ quan điều tra huyện X thu giữ trên
người bị can Nguyễn Văn A số tiền 3.500.000 đồng. Quá trình điều tra, chứng
minh số tiền này, bị can A không đùng để đánh bạc là 3.000.000 đồng, còn
500.000 đồng bị can A khai dùng để đánh bạc nhưng chưa dùng hết. Hồ sơ vụ
án sau đó, chuyển cho Tòa án huyện X. Trong đó, số tiền 3.000.000 đồng, cơ
quan điều tra huyện X không xử lý trả lại cho bị can A. Vậy, khi xét xử, Hội
đồng xét xử Tòa án huyện X có được quyền xử lý trả lại số tiền này cho bị
can A không?
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Căn cứ Điều 89 BLTTHS năm 2015 thì
số tiền 3.000.000 đồng thu giữ của bị can A không phải là vật chứng trong vụ
án nên Hội đồng xét xử Tòa án huyện X không có thẩm quyền xử lý số tiền
này.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Mặc dù số tiền 3.000.000 đồng thu giữ
của bị can A không phải là vật chứng trong vụ án nhưng do cơ quan điều tra
đã chuyển sang Tòa án nên khi xét xử Hội đồng xét xử phải xem xét xử lý số
tiền này mới đảm bảo giải quyết triệt để vụ án.
Việc xử lý vật chứng trong các giai đoạn tố tụng đã được quy định rõ
tại khoản 3, Điều 106, BLTTHS năm 2015: “Trong quá trình điều tra, truy tố,
44
xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có
quyền: a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật
chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó…”.
Như vậy trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử nếu có đủ căn cứ xác
định số tiền thu được không dùng mục đích đánh bạc, không phải là vật chứng
thì phải trao trả ngay cho chủ sở hữu.
Nếu vụ án ngay từ đầu đã xác định số tiền đó không phải là vật chứng
của vụ án mà không trao trả cho chủ sở hữu là vi phạm tố tụng, không đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.
Tại trường hợp này ở giai đoạn điều tra, truy tố, Cơ quan Điều tra và
Viện kiểm sát không xử lý thì đến giai đoạn xét xử Hội đồng xét xử Tòa án
huyện X phải xử lý với hình thức trao trả cho A số tiền 3.000.000 đồng.
Thứ tư, tiền thu được trong vụ án đánh bạc có bắt buộc phải giám định
không?
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 90 BLTTHS năm 2015 thì
không phân biệt vụ án là đánh bạc hay nhận hối lộ… BLTTHS năm 2015 quy
định rất rõ là vật chứng là tiền thì phải tiến hành giám định ngay. Tuy nhiên,
trong thực tiễn thì có vụ án có tiến hành giám định vật chứng là tiền nhưng
cũng có nhiều vụ án đánh bạc, cơ quan tiến hành tố tụng không tiến hành
giám định vật chứng là tiền.
Trong vụ án đánh bạc mà tiến hành trưng cầu giám định tiền thu được
tại chiếu bạc theo quan điểm của chúng tôi là không phù hợp và không cần
thiết vì:
Thứ nhất: Động cơ mục đích của các đối tượng đánh bạc là để ăn thua
về tiền, nếu đánh bạc mà không có mục đích ăn thua về tiền, bạc hoặc vật có
giá trị thì không phạm tội đánh bạc.
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ

More Related Content

What's hot

Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Hà Nội, 9đ
Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Hà Nội, 9đĐịnh tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Hà Nội, 9đ
Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Hà Nội, 9đDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự địa vị pháp lý của luật sư t...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự địa vị pháp lý của luật sư t...Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự địa vị pháp lý của luật sư t...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự địa vị pháp lý của luật sư t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (19)

Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sựLuận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
 
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong pháp luậtLuận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong pháp luật
 
Đề tài: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự, HOT
Đề tài: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự, HOTĐề tài: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự, HOT
Đề tài: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đLuận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
 
Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Hà Nội, 9đ
Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Hà Nội, 9đĐịnh tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Hà Nội, 9đ
Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên QuangLuận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
 
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại quận Long Biên, 9đ
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại quận Long Biên, 9đTình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại quận Long Biên, 9đ
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại quận Long Biên, 9đ
 
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí MinhLuận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sựLuận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
 
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy
Luận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túyLuận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy
Luận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy
 
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luậtLuận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
 
Luận văn: Định tội danh đối với tội giết người theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Định tội danh đối với tội giết người theo luật hình sự, HOTLuận văn: Định tội danh đối với tội giết người theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Định tội danh đối với tội giết người theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự địa vị pháp lý của luật sư t...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự địa vị pháp lý của luật sư t...Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự địa vị pháp lý của luật sư t...
Luận văn thạc sĩ luật hình sự và tố tụng hình sự địa vị pháp lý của luật sư t...
 
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng NinhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
 

Similar to Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ

Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực t...
Đề tài: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực t...Đề tài: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực t...
Đề tài: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực t...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ (20)

Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo pháp luật tại Đà Nẵng, 9đ
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo pháp luật tại Đà Nẵng, 9đTội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo pháp luật tại Đà Nẵng, 9đ
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo pháp luật tại Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo luật thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo luật thực tiễn tỉnh Hà TĩnhLuận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo luật thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo luật thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAYLuận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sựLuận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
 
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên QuangLuận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam tại Tuyên Quang
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạmLuận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
 
Luận văn: Chính sách hình sự đối với tội phạm tình dục, HAY
Luận văn: Chính sách hình sự đối với tội phạm tình dục, HAYLuận văn: Chính sách hình sự đối với tội phạm tình dục, HAY
Luận văn: Chính sách hình sự đối với tội phạm tình dục, HAY
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
 
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đLuận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, HAY
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, HAYLuận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, HAY
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, HAY
 
Đề tài: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực t...
Đề tài: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực t...Đề tài: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực t...
Đề tài: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực t...
 
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo LuậtLuận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự huyện Đông Anh
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự huyện Đông AnhLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự huyện Đông Anh
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự huyện Đông Anh
 
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đLuận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đ
 
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra theo luật
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra theo luậtLuận văn: Thẩm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra theo luật
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra theo luật
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC HÀ ĐỊNH TỘI DANH TỘI ĐÁNH BẠC THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC HÀ ĐỊNH TỘI DANH TỘI ĐÁNH BẠC THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG Ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH VĂN EM HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học và Luận văn Thạc sỹ của mình, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, các Khoa, Phòng, thầy cô giáo của Học viện Khoa học Xã hội đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sỹ. Em xin trân trọng cảm ơn TS. Huỳnh Văn Em – Người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện Luận văn này. HỌC VIÊN NGUYỄN NGỌC HÀ
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Huỳnh Văn Em. Các số liệu, ví dụ trong Luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Các thông tin và tài liệu trích dẫn trong Luận văn được ghi rõ nguồn gốc. NGƯỜI CAM ĐOAN NGUYỄN NGỌC HÀ
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH TỘI ĐÁNH BẠC...................................................................................................... 5 1.1.Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015................................. 1.2. Khái niệm đặc điểm, ý nghĩa và điều kiện của hoạt động định tội danh đối với tội đánh bạc..................................................................................... 15 1.3.Cơ sở của việc định tội danh đối với tội đánh bạc................................ 21 Chương 2: THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH TỘI ĐÁNH BẠC TẠI HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG........................................... 24 2.1.Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về định tội danh tội đánh bạc trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương .......... 24 Chương 3:YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ĐỊNH TỘI DANH ĐÚNG TỘI ĐÁNH BẠC ............................................................................. 46 3.1. Yêu cầu định tội danh đúng đối với tội đánh bạc ................................ 46 3.2. Một số giải pháp đảm bảo định tội danh đúng đối với tội đánh bạc .. 55 KẾT LUẬN.................................................................................................... 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự CTTP : Cấu thành tội phạm ĐTD : Định tội danh PLHS : Pháp luật hình sự UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng số vụ, số bị cáo đã xét xử về tội đánh bạc trên tổng số vụ án, số bị cáo đưa ra xét xử trên địa bàn huyện Dầu Tiếng trong thời gian từ năm 2014 đến 2018................................................................................................. 25 Bảng 2.2. Phân tích hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo bị Tòa án xét xử về tội danh đánh bạc từ thời gian 2014 đến 2018...................................... 26 Bảng 2.3. Phân tích đặc điểm nhân thân các bị cáo bị xét xử về tội đánh bạc27
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta, đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên cả ba lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội cùng với đó là đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển thì cũng đồng thời phát triển nhanh những tệ nạn xã hội khác nhau, đó là nguyên nhân chính dẫn đến tình hình tội phạm gia tăng, một trong số đó có tệ nạn cờ bạc. Một trong những hiện tượng gây bức xúc trong xã hội hiện nay là các tội phạm về cờ bạc nói chung và tội đánh bạc. Mặc dù trong những năm gần đây công tác phòng chống tội đánh bạc đã nhận được sự chú trọng hơn, nhưng thực tế diễn biến tội đánh bạc ngày càng tinh vi, phức tạp và xuất hiện những hình thức mới.... Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách cho toàn hệ thống chính trị của nước ta là phải tăng cường công tác đấu tranh phòng chống, tiến tới đẩy lùi tội phạm đánh bạc ra khỏi đời sống xã hội. Thực tiễn hoạt động đấu tranh phòng ngừa tội đánh bạc trong giai đoạn hiện nay luôn là mối quan tâm hàng đầu của các địa phương trên cả nước. Do đó vấn đề ĐTD đối với loại tội phạm này, đánh giá đúng thực tiễn xét xử loại tội phạm này tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương trong thời gian qua (2014– 2018), trên cơ sở đó chỉ ra những điểm còn tồn tại, hạn chế trong thực tiễn, lý luận và các nguyên nhân cơ bản, tìm giải pháp hoàn thiện trên phương diện lập pháp hình sự và giải pháp về mặt thực tiễn để góp phần phòng, chống tội phạm đánh bạc, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội có ý nghĩa chính trị - pháp lý và lý luận - thực tiễn quan trọng. Đây còn là lý do để học viên quyết định lựa chọn đề tài: “Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương” làm luận văn thạc sĩ luật học.
  • 9. 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội đánh bạc trong thời gian qua, được đề cập trong các giáo trình, bài viết công trình khoa học, sách tham khảo, bình luận trên các phương tiện thông tin. Điển hình như các công trình sau: "Giáo trình luật hình sự Việt Nam" (Phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003, "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự", PGS.TS Trần Minh Hưởng chủ biên, Nxb Lao động, Hà Nội, 2009; đề tài cấp Bộ của Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật năm 2000 với nội dung "Những luận cứ khoa học cho các giải pháp phòng chống các tệ nạn xã hội ở nước ta"; "Những bất cập và một vài kiến nghị hoàn thiện đối với hướng dẫn áp dụng tội đánh bạc" của tác giả Thạc sĩ Thái Chí Bình, Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang (http://toaan.gov.vn); v.v... Các công trình nêu trên trong góc độ nào đó đã đề cập đến các dấu hiệu của tội đánh bạc, tình hình đấu tranh, phòng chống trách nhiệm hình sự đối với loại tội này… tuy nhiên chưa có công trình nào độc lập, có hệ thống ở cấp độ luận văn thạc sĩ dưới góc độ pháp lý hình sự và thực tiễn xét xử về tội đánh bạc trên một địa bàn cụ thể là địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. 3. Mục đích, và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là dựa trên cơ sở lý luận và qua thực tiễn đấu tranh phòng chống tội đánh bạc, nhằm đưa ra những giải pháp mang tính hệ thống làm cơ sở cho hoạt động ĐTD đối với loại tội phạm này, góp phần nâng cao hiệu quả trong phòng, chống tội phạm đánh bạc. Dựa cơ sở đó, luận văn chỉ ra trong công tác định tội danh còn tồn tại những vướng mắc, qua đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) Việt
  • 10. 3 Nam hiện hành về tội đánh bạc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó "Định tội danh tội đối với tội đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương". 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận pháp lý hình sự và thực tiễn xét xử tội đánh bạc trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, trong thời gian 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN; những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết trên các tạp chí trong nước, những thành tựu của các khoa học: triết học, tội phạm học, luật hình sự, tâm lý học, xã hội học,. 5.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về tội đánh bạc, các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân (TAND) huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương về tội đánh bạc. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được xây dựng trên cơ sở lý luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp. Tác giả luận văn đã sử
  • 11. 4 dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp các số liệu từ thực tiễn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương; phương pháp quy nạp; phương pháp diễn dịch; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp thông kê, để tổng hợp các luận chứng các vấn đề tương ứng và tri thức khoa học được nghiên cứu tổng hợp trong luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Từ việc nội dung nghiên cứu và các biện pháp được đề xuất, có ý nghĩa quan trọng về cả lý luận và thực tiễn khi áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành từ thực tiễn xét xử tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung. Các cơ quan có thẩm quyền có thể nghiên cứu, xem xét áp dụng những giải pháp đề cập trong đề tài luận để áp dụng trong thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm đánh bạc. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu trí cho cơ quan tiến hành tố tụng – nơi thực hiện áp dụng quy định về địa vị pháp lý của Thư ký tòa án theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các học viên, người nghiên cứu khác quan tâm đến đề tài. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về định tội danh đối với tội đánh bạc. Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội đánh bạc và thực tiễn áp dụng tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của việc định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự Việt Nam.
  • 12. 5 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI ĐÁNH BẠC 1.1. Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 1.1.1. Những dấu hiệu pháp lý Tội đánh bạc được quy định tại điều 321 BLHS năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định: "1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng." Từ các quy định trên, tội đánh bạc được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 đã nới rộng hơn mức khởi điểm để truy cứu trách nhiệm hình sự so với quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999.
  • 13. 6 * Khách thể của tội phạm: “Là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị các hành vi phạm tội xâm hại đến, do đó khách thể của tội phạm chính là đối tượng bảo vệ của luật hình sự”. Hành vi phạm tội thể hiện ở hành vi đánh bạc, tức là hành vi sát phạt về kinh tế lẫn nhau (với mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật) của nhiều người (từ hai người trở lên) dưới bất kỳ hình thức nào (như chơi lô đề, cá cược, xóc đĩa, đỏ đen, tá lả...). Hành vi của tội phạm tác động tiêu cực đến nếp sống văn minh, hủy hoại nhân cách của người phạm tội, gây thiệt hại về vật chất, tinh thần cho nhiều gia đình, cá nhân từ đó kéo theo sự phát sinh của nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác. Mặt khách quan của tội phạm: “Là mặt bên ngoài của tội phạm, xâm phạm đến khách thể được pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ, , có các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, thời gian, địa điểm, phương pháp, công cụ phạm tội”. Hành vi khách quan của tội đánh bạc được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như bài tây, xóc đĩa, chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa,... Hành vi tham gia trò chơi trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật là dấu hiệu pháp lý đầu tiên, quan trọng nhất của mặt khách quan. Hành vi đánh bạc đã và đang được mở rộng hình thức, quy mô và phạm vi hơn rất nhiều so với trước đây, đồng thời thủ đoạn phạm tội cũng rất tinh vi, phạm vi không chỉ gói gọn trong một địa phương mà thậm chí là kết nối nhiều tỉnh thành với nhau hoặc ra ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Điều này cho thấy, việc các chủ thể tham gia vào các hoạt động trò chơi trái pháp luật thắng thua bằng các tài sản đặt cược là bản chất của hành vi phạm tội. Các dạng biểu hiện của hành vi đánh bạc rất đa đạng, không chỉ giới
  • 14. 7 hạn trong các hình thức như đánh bài, xóc đĩa...mà còn các hình thức như đá gà, cá độ bóng đá... Nhìn chung, người đánh bạc có thể lựa chọn bất cứ hoạt động nào và có ý chí chủ quan biến nó thành trò chơi có dùng tài sản làm phương tiện thanh toán cho việc thắng thua, trừ hành vi của đua xe trái phép đồng thời tham gia cá cược được quy định tại Điều 266 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017). Kết quả của trò chơi phụ thuộc vào hoạt động của chủ thể như đánh xóc đĩa, cũng có thể phụ thuộc vào những đối tượng được lựa chọn như đá gà, đua chó. Nhưng có thể xác định, điểm chung là việc thắng thua là có tính khách quan. Trường hợp trò chơi mà các cá nhân, tổ chức thực hiện có thể điều chỉnh được kết quả theo ý muốn thì hành vi này về bản chất không còn là một dạng trò chơi may rủi nữa mà là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên hành vi của các chủ thể không có sự gian dối hoặc không biết có sự gian dối về kết quả vẫn được xác định là hành vi đánh bạc. Theo quy định tại khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì phương tiện thanh toán cho việc thắng thua phải là tiền hoặc hiện vật. Khi xác định giá trị tài sản dùng để đánh bạc cần lưu ý: a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định giá trị tài sản để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với từng người đánh bạc là tổng số tài sản mà những người tham gia đánh bạc dùng để đánh bạc (được hướng dẫn tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ – HĐTP). b)Trường hợp một người đánh bạc với nhiều người (như trường hợp chơi số đề) thì người đánh bạc với nhiều người phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số tài sản mà họ và nhừng người đánh bạc khác dùng để đánh bạc; từng người tham gia đánh bạc với người này thì phải chịu trách nhiệm hình sự
  • 15. 8 về số tài sản mà bản thân họ dùng để đánh bạc. Hậu quả của hành vi đánh bạc không phải là dấu hiệu bắt buộc và cũng không phải là yếu tố định khung hình phạt mà người phạm tội chỉ cần có hành vi đánh bạc trái phép là đã bị coi là vi phạm Trên thực tế, hậu quả của hành vi đánh bạc có thể nghiêm trọng như: vì thua đánh bạc, túng quẫn mà có hành vi phạm tội khác như trộm, cướp, cướp giật, cố ý gây thương tích, lừa đảo... Trong trường hợp trên, người phạm tội đánh bạc nếu thực hiện các hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành các tội như cố ý gây thương tích, giết người,… thì không chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội đánh bạcmà còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm khác. * Mặt chủ quan của tội phạm: “Là trạng thái tâm lý của chủ thể tội phạm thể hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đã thực hiện”. Chủ thể của tội đánh bạc luôn chủ động lựa chọn việc đánh bạc, việc tham gia vào trò chơi trái phạm luật gây thiệt hại cho xã hội dù có đủ khả năng nhận thức và có sự lựa chọn để không thực hiện hành vi đó. Tuy nhiên, dấu hiệu bắt buộc được mô tả trong cấu thành tội phạm, không phải là các dấu hiệu động cơ, mục đích phạm tội của tội đánh bạc. * Chủ thể của tội phạm: “Là người thực hiện hành vi được quy định tại Điều 321 BLHS có năng lực TNHS, đạt độ tuổi chịu TNHS theo quy định của pháp luật hình sự”. Chủ thể của tội đánh bạc được xác định có năng lực trách nhiệm hình sự ngay tại thời điểm người đó thực hiện hành vi phạm tội, ngay vào thời điểm đó, họ phải nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của họ gây ra, đồng thời có khả năng điều chỉnh hành vi theo đúng quy định với pháp luật nhưng họ đã không lựa chọn. Phải thõa mãn cả hai điều kiện trên thì mới có năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
  • 16. 9 Người đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. 1.1.2. So sánh tội đánh bạc với một số tội khác So sánh tội đánh bạc với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định tại điều 322 Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 như sau: “1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; b) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên; c) Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc; d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm.
  • 17. 10 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” “Tội gá bạc được hiểu là việc người phạm tội tạo điều kiện về địa điểm cho việc đánh bạc được diễn ra để thu tiền (tiền hồ)”. Tội đánh bạc cũng như tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, là tội phạm được quy định từ rất sớm, đều gọi chung là tội “cờ bạc’, sau này được tách ra các hành vi khác nhau. Tội đánh bạc tại Điều 321 và tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định tại Điều 322 Bộ luật hình sự Việt Nam 2015. Tuy nhiên, hành vi tổ chức đánh bạc và hành vi gá bạc vẫn quy định trong cùng một điều luật. Vì vậy, khi định tội danh phải tùy trường hợp mà định tội cho đúng. Về mặt khách thể: Đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc đều là tệ nạn xã hội. Cả hai tội, tội phạm đều xâm hại trật tự, nếp sống văn minh của xã hội. Về mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi nhận thức được hành vi của mình, cố ý thực hiện. Nhưng riêng ở tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thường tội phạm thực hiện hành vi với mục đích vụ lợi. Cả hai tội, tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Về mặt khách quan: + Hành vi khách quan của tội tổ chức đánh bạc: Người tổ chức đánh bạc cũng có thể đồng thời là người đánh bạc. Thể hiện qua các hành vi tụ tập, rủ rê, lôi kéo,… giữa những người đánh bạc với nhau. + Hành vi khách quan của tội gá bạc: Người gá bạc cũng có thể là người tổ chức đánh bạc, người đánh bạc. Khi đó, người phạm tội bị truy cứu về ba tội. Hành vi dùng nhà ở hay thuê chổ để những người đánh bạc cùng đánh với nhau là hành vi khách quan của tội gá bạc. + Hành vi khách quan của tội đánh bạc: Thể hiện qua việc đánh bạc trái
  • 18. 11 phép với mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật dưới nhiều hình thức khác nhau. Về mặt chủ thể: Cũng tương tự như tội đánh bạc, chủ thể của tội phạm này là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Chủ thể từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội này. Khung hình phạt: Cũng như tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hình phạt được chia làm hai khung và có thêm hình phạt bổ sung. + Khung một: Ở tội đánh bạc, mức phạt là “cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Ở tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, mức phạt là “phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng” hoặc “phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. + Khung hai: Ở tội đánh bạc, mức phạt là phạt tù từ “03 năm đến 07 năm”. Ở tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, mức phạt là phạt tù từ “05 năm đến 10 năm”. + Hình phạt bổ sung: Ở tội đánh bạc, có thể bị “phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”. Ở tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, có thể bị “phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng” hoặc “tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”. So sánh tội đánh bạc với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (bị xác định là tội phạm) là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối để người khác tin tưởng, giao tài sản cho người phạm tội. Như vậy, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có điểm đặc trưng của là hành vi chiếm đoạt tài sản "bằng thủ đoạn gian dối". Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:
  • 19. 12 “1- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. 2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
  • 20. 13 3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” Về mặt chủ thể: Cả hai tội phạm đều do các chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, đạt độ tuổi theo luật định. Về mặt khách thể: Đối với tội đánh bạc, khách thể là xâm phạm trật tự an toàn công cộng. Còn đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khách thể là xâm phạm quyển sở hữu đối với tài sản. Về mặt chủ quan: cả hai tội phạm đều thực hiện với lỗi cố ý. Nhưng đối với tội đánh bạc được thực hiện nhằm mục đích thu lợi bất chính, còn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi có ý nhằm mục đích vụ lợi.
  • 21. 14 Về mặt khách quan: cả hai tội đều gây ra những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đối với tội đánh bạc, hành vi đánh bạc được biểu hiện dưới bất kỳ hình thức nào, trong đó bao gồm cả hình thức dùng thủ đoạn gian đối là đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khung hình phạt: Đối với tội đánh bạc có hai khung và mức cao nhất là bảy năm tù còn đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có bốn khung và mức cao nhất là “phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân”. hình phạt bổ sung của tội đánh bạc là có thể bị “phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”, còn đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị “phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng”, “cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”. 1.1.3. Một số điểm sửa đổi, bổ sung Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có những điểm mới so với quy định tại Điều 248 Bộ luật Hình sự năm 1999 như sau: Khoản 1 Điều 321 đã nâng mức khởi điểm để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc từ 2.000.000 đồng lên 5.000.000 đồng đối với người phạm tội lần đầu. Đồng thời, thay vì quy định việc có thể lựa chọn giữa hai hình phạt chính là phạt tiền và phạt tù như quy định tại Điều 248 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bỏ đi hình phạt tiền. Theo đó, “người nào có hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, hoặc dưới 5.000.000 đồng mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, hoặc hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc, hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội đánh bạc, gá bạc, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Bên cạnh đó, khung hình phạt tù đối với người phạm tội
  • 22. 15 này cũng đã tăng từ 03 tháng đến 03 năm lên 06 tháng đến 03 năm. Như vậy, mức khởi điểm của hình phạt tù đã tăng từ 03 tháng đến 06 tháng theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015. Khoản 2 Điều 248 Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng đã nâng mức khởi điểm của khung hình phạt tù từ 02 năm lên 03 năm; và vẫn giữ nguyên mức phạt tù cao nhất trong khung hình phạt là 07 năm. Hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 3 đều là hình phạt tiền, tuy nhiên, quy định tại Điều 321 đã tăng mức hình phạt tiền từ "3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng” lên “10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”. Từ tổng quan so sánh, có thể thấy rằng các quy định tội đánh bạc trong bộ luật Hình sự năm 2015 đã nới rộng hơn mức khởi điểm để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội lần đầu, nhưng mức phạt đối với người này lại tăng nặng hơn so với bộ luật hình sự năm 1999. 2.1 Khái niệm đặc điểm, ý nghĩa và điều kiện của hoạt động định tội danh đối với tội đánh bạc 2.1.1. Khái niệm định tội danh ĐTD nhằm tìm ra bản chất thật sự của hành vi phạm tội, từ đó áp dụng đúng điều luật, đúng khung hình phạt đối với người phạm tội và được các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện từ giai đoạn tiền khởi tố cho đến giai đoạn xét xử phúc thẩm, thậm trí có thể xảy ra cả trong trường hợp tái thẩm, giám đốc thẩm nếu có căn cứ…. Quan điểm thứ nhất cho rằng: “ĐTD là một quá trình nhận thức lý luận có tính logic, đồng thời là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, cũng như pháp luật tố tụng hình sự và được tiến hành bằng cách – trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự đối chiếu, so sánh và kiểm tra để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện
  • 23. 16 với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng do luật hình sự quy định” [4, tr.11]. Quan điểm thứ hai cho rằng: “ĐTD là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dâu hiệu của cấu thành tội phạm được pháp luật hình sự quy định” [9, tr.108]. Quan điểm thứ ba cho rằng: “ĐTD là hoạt động thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một người có phạm tội không, nếu phạm tội thì đó là tội gì, theo điều luật nào của bộ luật hình sự hay nói cách khác đây là quá trình xác định tên gọi cho hành vi nguy hiểm đã thực hiện" [21, tr. 9]. Quan điểm thứ tư cho rằng: “ĐTD là việc xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp đồng nhất giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã được thực hiện với các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng được quy định trong BLHS. Nói cách khác định tội là việc xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội nào trong số các tội phạm được quy định trong BLHS” và “ĐTD là một quá trình logic nhất định, là hoạt động tư duy do người tiến hành tố tụng thực hiện. Nó đồng thời cũng là một trong những hình thức hoạt động về mặt pháp lý, thể hiện sự đánh giá về mặt pháp lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đang được kiểm tra, xác định trong mối tương quan với các quy phạm pháp luật hình sự” [32, tr.7 – 8]. Qua các khái niệm về ĐTD đã nêu, bằng những cách diễn đạt khác nhau nhưng các tác giả đã phản ánh được ba yếu tố cần thiết của hoạt động ĐTD, đó là: Yếu tố về chủ thể của hoạt động ĐTD, yếu tố về đối chiếu và yếu tố về việc nhận thức (đánh giá, phân tích) đối với hành vi phạm tội, so sánh quy định pháp luật hình sự với kết quả nhận thức. Bên cạnh việc đưa ra đưa ra
  • 24. 17 những hình thức (dạng) của ĐTD, các tác giả nêu trên còn đưa ra khái niệm ĐTD, nhằm phân biệt hoạt động ĐTD nào chỉ mang tính tham khảo, không phát sinh tính pháp lý, còn hoạt động ĐTD nào đó có giá trị pháp lý được pháp luật đảm bảo thi hành án (mang tính cưỡng chế bắt buộc), đó là hai hình thức ĐTD với những đặc điểm về chủ thể và hậu quả pháp lý như sau: -Một là, ĐTD chính thức: Do các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan khác có thẩm quyền thực hiện, nhằm giải quyết các vụ án cụ thể. Hình thức này được bảo đảm thực hiện và có giá trị pháp lý. -Hai là, ĐTD không chính thức: Do các cơ quan, tổ chức, báo chí luật sư, luật gia, cán bộ nghiên cứu khoa học… thực hiện, nhằm nêu lên những quan điểm cá nhân về một hành vi có dấu hiệu tội phạm. Trong BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, tại Điều 321 có tên gọi là “ Tội đánh bạc”. Như vậy trên cơ sở lý luận về ĐTD, căn cứ theo quy định tại Điều 321 của BLHS và các dấu hiệu đặc trưng cấu thành tội đánh bạc, như sau: “ĐTD tội đánh bạc là hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) hoặc các cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS, nhằm xem xét đánh giá, phân tích một hành vi phạm tội có thỏa mãn những dấu hiệu của tội đánh bạc hay không, nếu đúng thì nó thuộc điểm, khoản nào của Điều 321 BLHS”. 2.1.2. Các đặc điểm của hoạt động định tội danh Thứ nhất: Xác định xem các dấu hiệu của CTTP tội đánh bạc có được thỏa mãn bởi các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện hay không? Những hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã xảy ra sẽ được đánh giá nhất định dựa vào các cơ sở được đưa ra. Thứ hai, định tội danh tội đánh tội đánh bạc là hoạt động thực tiễn pháp lý của các các cơ quan Điều tra, truy tố, xét xử (cơ quan tư pháp hình sự) – để lựa chọn đúng các quy phạm pháp luật hình sự, cụ thể hóa các quy định của
  • 25. 18 Pháp luật, nhằm áp dụng đối với hành vi đánh bạc được thực hiện. Thứ ba, hoạt động đối chiếu sự phù hợp giữa các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 321 BLHS với các dấu hiệu thực tế của cấu thành tội phạm chính là ĐTD tội đánh bạc. 1.1.3. Điều kiện của hoạt động định tội danh đối với tội đánh bạc Thứ nhất: Năng lực chuyên môn của người ĐTD: Một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu đảm bảo cho việc ĐTD được đúng chính là năng lực chuyên môn của người ĐTD. Đây là cái gốc, là điều kiện có tính chất nền tảng, mà người ĐTD phải có năng lực chuyên môn sẽ đảm bảo cho người ĐTD khi tiến hành hoạt động này có đủ sự tự tin cần thiết trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Để có năng lực chuyên môn vững vàng, trước hết người ĐTD cần phải là người được đào tạo về cơ bản (phải có bằng đại học Luật hoặc tương đương trở lên). Đồng thời, họ không chỉ là người nắm chắc kiến thức được giảng dạy ở trường đại học mà còn phải tham gia các đợt tập huấn chuyên môn, thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật mới, chịu khó lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm của những thế hệ đi trước, ngoài ra còn phải có tính quyết đoán, thận trọng trong công tác. Trong thực tế, các vụ án xảy ra rất đa dạng, phức tạp, đòi hỏi ở người ĐTD phải có kỹ năng và trình độ đảm bảo thực hiện ĐTD một cách chính xác và công minh. Ở tội Đánh bạc có tính đa dạng, các hình thức biểu hiện của hành vi đánh bạc thường bao gồm: Xóc đĩa, tá lả, sâm, chắn, liêng, cá độ, bán độ, lợi dụng kết quả xổ số kiến thiết (đánh lô đề), … Yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc ĐTD là năng lực chuyên. Người ĐTD cho dù có đạo đức tốt, tinh thần nhiệt tình công tác nhưng nếu không có chuyên môn vững vàng thì khó có thể làm tốt công tác của mình được (trong hoạt động ĐTD) và trong quan hệ công tác với cấp trên, đồng nghiệp, họ khó có thể là người độc lập, có chính kiến riêng trong hoạt động nghề nghiệp của
  • 26. 19 mình. Như vậy, chỉ khi có năng lực chuyên môn vững vàng thì người ĐTD mới có thể đánh giá bộ các tình tiết vụ án thông qua chác chứng cứ xác thực, cân nhắc, đối chiếu các hành vi đã thực hiện với các quy định của BLHS từ đó đưa ra kết luận ĐTD. Và như chúng ta đã biết ĐTD là hoạt tư duy có tính logic chặt chẽ nhưng đồng thời đây cũng là hoạt động trí tuệ có tính sáng tạo. Người ĐTD phải biết vận dụng pháp luật hình sự một cách đúng đắn, nhưng linh hoạt chứ không phải rập khuôn máy móc. Chỉ trên cơ sở có kiến thức chuyên môn vững vàng, độc lập, sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, người ĐTD mới có thể độc lập trong quan điểm và dám bảo vệ quan điểm của mình, không bị chi phối bởi những quan điểm của cấp trên hay của đồng nghiệp. Đồng thời ý thức cầu thị, ham học hỏi, sự vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp cũng là phẩm chất cần học hỏi đối với năng lực chuyên môn của người ĐTD. Đời sống xã hội nước ta biến đổi không ngừng dẫn tới các văn bản pháp luật cũng thường xuyên được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế. Việc người ĐTD cập nhật văn bản pháp luật thường xuyên theo những lần sửa đổi bổ xung giúp cho người ĐTD đánh giá được tính chất mức độ phạm tội của hành vi từ đó giúp cho việc ĐTD được đúng đắn. Riêng với đội ngũ Hội thẩm nhân dân cần thiết phải lựa chọn những người có trình độ, những người làm công tác liên quan đến pháp luật như Cán bộ Điều tra đã về hưu, cán bộ trong ngành tư pháp về hưu, giáo viên dạy Luật,…. Thứ hai: Để việc ĐTD được đúng đắn một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu cần phải có là đạo đức nghề nghiệp của người ĐTD. Nếu như đạo đức nghề nghiệp là điều kiện đủ thì năng lực chuyên môn là điều kiện cần thiết. Hai điều kiện này hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau giúp cho người ĐTD có thể ĐTD đúng. Người ĐTD là người nhân danh Nhà nước để xác định một người là có tội hay không có tội. Người ĐTD phải là người có bản lĩnh, dũng cảm, thực sự là người chiến sỹ tiên phong trong mặt trận chống tiêu cực bảo
  • 27. 20 vệ công bằng xã hội. Trên cơ sở năng lực chuyên môn vững vàng người ĐTD trước hết phải là người tuân thủ Pháp luật cũng như trong việc gương mẫu chấp hành pháp luật, là người có trách nhiệm và lương tâm trong hoạt động nghề nghiệp, là người chiến sỹ kiên cường, dũng cảm trên mặt trận phòng chống tội phạm, bảo về công bằng, xã hội, đồng thời họ còn có thái độ làm việc thật khách quan, vô tư trong công việc nhằm bảo vệ công lý. Hiện nay, ở loại tội Đánh bạc nhóm các đối tượng thuộc loại tội này đa dạng đủ mọi thành phần xã hội từ những người đứng trong hàng ngũ Đảng thuộc cơ quan Nhà nước, Doanh nghiệp, cán bộ có vị trí chức vụ cao nên việc sẵn sàng bỏ rất nhiều tiền để hối lộ CQĐT nhằm thoát tội, thì đòi hỏi người ĐTD phải có có lương tâm nghề nghiệp, một lập trường vững vàng, có thái độ làm việc khách quan. Hay tội Đánh bạc thường bắt quả tang, số tiền trên chiếu bạc sẽ là mức giới hạn cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự, nhiều trường hợp sẽ dừng lại ở việc truy tố ở điều khoản thấp nhất mà đáng lẽ ra phải ở điều khoản với mức hình phạt nặng hơn, hoặc số tiền đánh bạc của các con bạc lớn hơn rất nhiều so với mức đủ để xử lý hình sự thì cán bộ điều tra bỏ ngoài biên bản quả tang thu giữ tang vật chỉ để dừng lại ở mức xử phạt hành chính đối với các đối tượng. Thái độ làm việc khách quan vô tư là yếu tố đảm bảo và cần thiết cho việc ĐTD nhất là đối với tội Đánh bạc. Hơn nữa, quá trình ĐTD trong quá trình xét xử, thái độ bao che cần phải được loại bỏ. Có một thực tế trong quá trình xét xử tội Đánh bạc, do nhận thức của con bạc cho rằng đây là loại tội ít nghiêm trọng, xảy ra là bình thường nên các bị cáo đứng trước vành móng ngựa có thái độ cợt nhả, rất coi thường, vì biết trước có sự ưu ái từ Thẩm phán (do có tiêu cực) điều này gây phản cảm cho người tham dự phiên tòa, làm mất đi tính chất trang nghiêm của Hội đồng xét xử. Nên vấn đề quan trọng là người ĐTD phải có thái độ nghiêm túc trong mọi hoàn cảnh, đúng mực và quá trình xác định một hành vi có phạm tội không tội đó là tội gì phải đúng
  • 28. 21 theo quy định của Pháp luật. Có như vậy mới đủ sức thuyết phục, mang tính răn đe, giúp cho người phạm tội thấy rõ sự sai trái của minh từ đó tự giác chấp hành bản án, chấp hành pháp luật. Đồng thời tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nhất là loại tội Đánh bạc đang có chiều hướng biến tướng dưới mọi hình thức và ngày càng gia tăng. Thứ ba: Hệ thống Pháp luật hình sự hoàn chỉnh: Những nhân tố vô cùng quan trọng để đảm bảo cho hoạt động ĐTD đúng là năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, cần phải có điều kiện tốt để người ĐTD phát huy được năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của mình. Qua các lần sửa đổi bổ sung cho thấy sự thiếu xót, hạn chế cũng như vướng mắc trong việc áp dụng của nhà làm luật cũng người áp dụng pháp luật, mà ở đây là người ĐTD. 1.1. Cơ sở của việc định tội danh đối với tội đánh bạc 1.2.1. Cơ sở pháp lý * Bộ luật hình sự – cơ sở pháp lý trực tiếp của việc ĐTD nói chung và Điều 321 là cơ sở pháp lý trực tiếp của việc ĐTD đối với tội đánh bạc nói riêng. Như vậy, việc ĐTD phụ thuộc vào cơ sở pháp lý của BLHS và có sự ảnh hưởng quyết định và quan trọng nhất. Sự khẳng định như vậy là vì có những lý do đứng đắn như sau: Từ những quy định tại Điều 321 BLHS, thực hiện so sánh, kiểm tra, đối chiếu với thực tiễn nhằm xác định các dấu hiệu của hành vi đánh bạc có phù hợp với điều luật hay không. Trong quá trình ĐTD và quyết định hình phạt cũng như thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm nói chung thì BLHS năm 2015 được coi là nguồn trực tiếp và duy nhất hiện nay. BLHS bao gồm hệ thống các nhóm qui phạm pháp luật được nhà làm luật sắp xếp thành hai phần, Phần chung và Phần các tội phạm, mà những
  • 29. 22 người có thẩm quyền tiến hành việc ĐTD đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong thực tế khách quan phải đồng thời dựa vào cả hai nhóm qui phạm PLHS này do hai nhóm qui phạm PLHS này có mối liên quan chặt chẽ, thống nhất và hữu cơ với nhau trong quá trình ĐTD. Trong quá trình ĐTD nếu các quy phạm PLHS tại Phần các tội phạm quy định TNHS đối với tội phạm tương ứng giúp cho chúng ta xác định sự giống nhau của các dấu hiệu của một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể được thực hiện, thì các quy phạm PLHS tại Phần chung về lỗi, các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm, v.v....giúp cho chúng ta nhận biết được một cách nhanh chóng và chính xác các dấu hiệu của CTTP cụ thể (CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng, CTTP đặc biệt tăng nặng hay CTTP giảm nhẹ) của tội phạm tương ứng đó. * Bộ luật tố tụng hình sự – cơ sở pháp lý gián tiếp của việc ĐTD. Trong việc ĐTD thì các quy phạm PLTTHS có ý nghĩa gián tiếp (bổ trợ), nhưng chúng có ý nghĩa pháp lý quan trọng đối với việc bảo vệ tự do và các quyền của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Khi hiểu theo nghĩa rộng, vai trò là cơ sở pháp lý duy nhất trực tiếp (về nội dung) là các quy phạm BLHS, thì cơ sở pháp lý gián tiếp (về hình thức) là các quy phạm PLTTHS cũng không kém quan trọng. 1.2.2. Cơ sở khoa học Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay để có đầy đủ căn cứ xác đáng và đảm bảo sức thuyết phục trong việc khẳng định cho luận điểm đúng đắn rằng: CTTP là cơ sở khoa học của việc ĐTD. Việc nghiên cứu những vấn đề về CTTP, chính vì thế, có ý nghĩa pháp lý hình sự rất quan trọng đối với quá trình ĐTD, vì ĐTD chính xác tức là xác định đúng sự phù hợp giữa các dấu hiệu của một hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất định nào đó được thực hiện với các dấu hiệu của CTTP tương ứng – các dấu hiệu
  • 30. 23 được quy định tại một quy phạm PLHS cụ thể của Phần các tội phạm BLHS. Yếu tố của CTTP có thể được định nghĩa là bộ phận hợp thành của cấu trúc trong cấu thành ấy và bao gồm một nhóm các dấu hiệu tương ứng với các phương diện (các mặt) của hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm (tức là hành vi bị nhà làm luật coi là tội phạm). Quan điểm truyền thống được thừa nhận chung trong khoa học luật hình sự là: CTTP có bốn yếu tố – chủ thể (1), mặt khách quan (2), khách thể (3) và mặt chủ quan (4) của tội phạm.
  • 31. 24 Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI ĐÁNH BẠC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI ĐỊNH TỘI DANH TỘI ĐÁNH BẠC TẠI HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1.Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về định tội danh tội đánh bạc trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương 2.1.1. Thực tiễn định tội danh tội đánh bạc Con người từ khi sinh ra và lớn lên đã gắn liền với xã hội, xã hội thay đổi thì cũng kéo theo sự thay đổi của con người để thích nghi và phù hợp với môi trường sống. Từ khi Việt Nam ta hội nhập nền kinh tế toàn cầu đã có nhiều bước tiến mới trong sự phát triển của đất nước, điều đó cũng đòi hỏi nước ta từ một nước nông nghiệp, lạc hậu cần phải thay đổi cơ chế, chính sách phù hợp để trở thành một nước công nghiệp, hiện đại và phát triển. Sự phát triển của kinh tế - xã hội cũng đã kéo theo những mặt tiêu cực trong cuộc sống, cạnh tranh không công bằng, bất bình đẳng giàu nghèo và nạn thất nghiệp xảy ra ngày càng nhiều chính điều đó đã làm nảy sinh nhiều vấn đề trong xã hội với các thể loại tệ nạn nguy hiểm khác nhau, trong đó phải kể đến là tệ nạn cờ bạc nói chung và tội đánh bạc nói riêng. Hoạt động đánh bạc diễn biến phức tạp, và ngày càng tinh vi, nhằm tránh sự điều tra, truy quét của lực lượng chức năng. Một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu là các quy định của BLHS về tội đánh bạc được áp dụng trong điều tra truy tố, xét xử nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm này. Công tác đấu tranh phòng, chống tội đánh bạc thực sự được chú trọng và ngày càng nâng cao. Tội đánh bạc trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương diễn biến
  • 32. 25 ngày càng phức tạp. Trong thời gian qua các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn huyện với nổ lực rất lớn trong công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Các cơ quan có thẩm quyền đã kịp thời xử lý nhiều vụ đánh bạc với quy mô lớn, thủ đoạn tinh vi, nhằm bảo đảm sự công minh, xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật, tránh trường hợp oan sa, bỏ lọt tội phạm, qua đó góp phần giữ vững ổn định tình hình kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. * Phân tích số liệu thực tiễn xét xử trên địa bàn huyện Dầu Tiếng trong thời gian 04 năm từ (2014 đến 2018) Bảng 2.1. Tổng số vụ, số bị cáo đã xét xử về tội đánh bạc trên tổng số vụ án, số bị cáo đưa ra xét xử trên địa bàn huyện Dầu Tiếng trong thời gian từ năm 2014 đến 2018 Năm Tổng số vụ án đưa ra xét xử Tổng số bị cáo đưa ra xét xử Tổng số vụ án được đưa ra xét xử theo Điều 321 Tổng số bị cáo được đưa ra xét xử theo Điều 321 Tỷ lệ I và III Tỷ lệ II và IV I II III IV I/III II/IV 2014 122 316 12 91 9,8 28,8 2015 131 255 9 45 6,9 17,6 2016 91 220 10 64 11 29,1 2017 77 158 12 61 15,6 38,6 2018 57 121 10 68 17,5 56,2 Tổng 478 1386 53 382 11,1 27,6 Nguồn: Văn phòng TAND huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
  • 33. 26 Qua số liệu từ bảng trên, ta có thể thấy số lượng các vụ án đánh bạc từ năm 2014 đến năm 2018 có sự thay đổi. Năm 2014 số vụ án được đưa ra xét xử về tội đánh bạc chiếm tỷ lệ 9,8% tổng số vụ án các loại được đưa ra xét xử. Năm 2015 số vụ án được đưa ra xét xử về tội đánh bạc chiếm tỷ lệ 6,9% tổng số vụ án các loại được đưa ra xét xử, năm 2016 chiếm tỷ lệ 11%, năm 2017 chiếm tỷ lệ 15,6%, năm 2018 chiếm tỷ lệ 17.5%. Như vậy qua số liệu này có thể thấy tỷ lệ các vụ án đánh bạc chiếm khá cao và tăng dần theo từng năm, trong đó nhiều nhất là vào năm 2018 với tỷ lệ 17,5%. Trên địa bàn huyện Dầu Tiếng số lượng án về Đánh bạc trong 05 năm (2014 – 2018) chiếm 11,1%, trong đó số bị cáo chiếm 27,6%. Đối với loại tội này số lượng bị cáo phạm tội trong một vụ án thường nhiều hơn so với các loại tội phạm khác. Trong đó, số vụ án cũng như số lượng bị cáo tham gia xảy ra nhiều nhất đặc biệt là vào năm 2014 với số vụ án đánh bạc 12 vụ chiếm 9,8% , với số lượng bị cáo đưa ra xét xử 91 chiếm 28,8%. Thấp nhất là năm 2015 với số vụ án đánh bạc 9 vụ chiếm 6,9%, với số lượng bị cáo đưa ra xét xử 45 chiếm 17,6%. Về số các bị cáo được đưa ra xét xử về tội đánh bạc năm 2015 chiếm tỷ lệ 17,6% số các bị cáo được đưa ra xét xử. Năm 2016 con số các bị cáo tăng đột biến chiếm tỷ lệ 29,1%, một con số khá cao về tình trạng số lượng bị cáo phạm tội đối với nhóm tội này. Đến năm 2017 tỷ lệ số bị cáo tiếp tục tăng lên mức 38,6% và đến năm 2018 con số bị cáo được đưa ra xét xử về tội Đánh bạc chiếm đến 56,2%. Bảng 2.2. Phân tích hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo bị Tòa án xét xử về tội danh đánh bạc từ thời gian 2014 đến 2018 Năm Cảnh cáo Phạt tiền Cải tạo không giam giữ Treo Giam 2014 0 3 0 39 49
  • 34. 27 2015 0 0 1 28 16 2016 0 7 11 17 24 2017 0 12 2 29 28 2018 0 12 26 3 27 Tổng 0 34 40 116 104 Đối với tội đánh bạc, có thể thấy cảnh cáo là hình phạt không được áp dụng, trong 05 năm với 0 trường hợp. Với hình phạt là giam trong 05 năm với 104 trường hợp được áp dụng. Đối với hình phạt là án treo 116 trường hợp. Trong 05 năm này phải kể đến năm 2017 số lượng bị cáo cũng như các khung hình phạt được áp dụng cho bị cáo nhiều nhất về phạt tiền 12 bị cáo; cải tạo không giam giữ 26 bị cáo; treo 29 bị cáo; giam 28 bị cáo. Với tình hình diễn biến như hiện nay thì đối với loại tội phạm đánh bạc cần có những mức hình phạt nghiêm khắc mới đủ sức răn đe giáo dục các bị cáo, phòng ngừa chung. Bảng 2.3. Phân tích đặc điểm nhân thân các bị cáo bị xét xử về tội đánh bạc Năm Cán bộ CC Đảng viên Nữ Tái phạm 2014 0 0 48 4 2015 0 0 12 6 2016 0 0 21 5 2017 0 0 23 9 2018 0 1 10 11 Tổng 0 1 114 25 Trong 05 năm (2014 – 2018) nhân thân các bị cáo về Đảng viên 01 trường hợp, số bị cáo là nữ 114, không có trường hợp tái phạm và cán bộ công chức. Có thể thấy các đối tượng phạm tội hiện nay chiếm đa số là nữ và tình trạng tái phạm ngày càng tăng, cần có biện pháp răn đe đối với các đối
  • 35. 28 tượng này. Nghiên cứu cho thấy, trong thời gian qua công tác xét xử của Tòa án nhân dân huyện Dầu Tiếng đã kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội đúng pháp luật, tránh oan sai bỏ lọt tội phạm. Ví dụ 1: Tại bản án hình sự số 40/2017/HSST ngày 14/8/2017 của Tòa án nhân dân huyện D. Nội dung vụ án như sau: Vào khoảng 15 giờ 30 phút ngày 09/3/2017, Công an huyện D phối hợp cùng công an xã T, huyện D bắt quả tang tại nhà Lê Thị Kim A ở ấp C, xã T, huyện D 07 đối tượng gồm: Phạm Thị P, Nguyễn Thanh T, Cao Văn T, Nguyễn Văn V, Ngô Văn S, Nguyễn Thị Thu S, Lê Thị Bạch Y đang đánh bạc thắng thua bằng tiền dưới hình thức binh sập xám, nhiều người chơi với nhau, làm cái xoay vòng. Các đối tượng sử dụng bài tây 52 lá, chia đều cho 4 tụ bài. Đến lúc bị bắt các đối tượng chơi được 20-25 ván, mỗi ván đặt cược từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Khi bắt, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện D đã thu giữ các vật chứng gồm: Thu giữ tại chiếu bạc: - Tiền Việt Nam 2.970.000 đồng; - 01 cái mền màu nâu, kẻ sọc đỏ vàng; - 01 bộ bài tây 52 lá đã sử dụng; - 01 hộp nhựa hình bát giác, hình trụ; - 04 xe mô tô các loại: • 01 xe mô tô loại Wave, màu sơn đen – xám, biển số 61L3-2189, số khung: Y873198, số máy: 6694258; • 01 xe mô tô nhãn hiệu SYM, màu sơn xanh – đen – bạc, biển số 61H1-286.63, số khung: 032934, số máy: HO 032934; • 01 xe mô tô Yamaha Sririus, màu sơn đen – đỏ, biển số 61H1- 103.02, số khung: Y595810, số máy: 595860;
  • 36. 29 • 01 xe mô tô Yamaha Sririus, màu sơn đỏ – đen, biển số 61H1- 124.61, số khung: Y593550, số máy: 593611. Thu giữ trên người các đối tượng: 1. Lê Thị Kim A: 01 điện thoại di động hiệu Nokia 2730 màu đen và Việt Nam 30.000 đồng; 2. Nguyễn Thanh T: 01 bóp da màu đen bên trong có tiền Việt Nam 2.042.000 đồng và 01 giấy đăng ký mô tô biển số 61L3-2189; 3. Nguyễn Văn V: Tiền Việt Nam 500.000 đồng; 4. Nguyễn Thị Thu S: 01 điện thoại di động C2 – 01 màu bạc; 5. Ngô Văn S: Tiền Việt Nam 426.000 đồng. Tại Bản Cáo trạng số 39/QĐ/KSĐT ngày 03/7/2017 của Viện kiểm sát nhân dân huyện D truy tố các bị cáo Lê Thị Kim A, Nguyễn Thị Thu S, Nguyễn Thanh T, Nguyễn Văn V, Ngô Văn S, Cao Văn T, Phạm Thị P và Lê Thị Bạch Y về tội “Đánh bạc” theo quy định tại khoản 1 Điều 248 của BLHS. Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện D giữ nguyên quan điểm và quyết định truy tố đối với bị cáo Lê Thị Kim A, Nguyễn Thị Thu S, Nguyễn Thanh T, Nguyễn Văn V, Ngô Văn S, Cao Văn T, Phạm Thị P và Lê Thị Bạch Y về tội “Đánh bạc” theo quy định tại khoản 1 Điều 248 của BLHS Hội đồng xét xử xét thấy, trong vụ án này các bị cáo đã có hành vi đánh bạc với số tiền thu được trên chiếu bạc 5.938.000 đồng. Trong ngày 09/3/2017, bị cáo A còn đánh bạc dưới hình thức ghị số đề thắng thua bằng tiền cho 10 đối tượng (trong đó có bị cáo Y và bị cáo S) với tổng số tiền thu được từ việc ghi đề là 8.339.000 đồng, nhưng thực tế bị cáo A mới nhận được 30.000 đồng tiền ghi đề, số tiền còn lại các đối tượng chưa trả cho A. Lời khai nhận của các bị cáo tại phiên tòa là phù hợp với lời khai trong quá trình điều
  • 37. 30 tra, lời khai của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cung các tài liệu chứng cứ khác đã thu thập có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra công khai tại phiên tòa. Do đó, có đủ cơ sở xác định Bản Cáo trạng số 39/QĐ/KSĐT ngày 03/7/2017 của Viện kiểm sát nhân dân huyện D truy tố các bị cáo Lê Thị Kim A, Nguyễn Thị Thu S, Nguyễn Thanh T, Nguyễn Văn V, Ngô Văn S, Cao Văn T, Phạm Thị P và Lê Thị Bạch Y về tội “Đánh bạc” theo quy định tại khoản 1 Điều 248 của BLHS là hoàn toàn có căn cứ và đúng quy định pháp luật. Ví dụ 2: Tại bản án hình sự số 62/2017/HSST ngày 29/11/2017 của Tòa án nhân dân huyện D. Nội dung vụ án như sau: Khoảng đầu tháng 11/2017, do không có việc làm và muốn có tiền tiêu xài nên Nguyễn Minh P nảy sinh ý định tổ chức đánh bạc trái phép thắng thua bằng tiền, dưới hình thức lắc tài xỉu để hưởng lợi. Địa điểm P tổ chức đánh bạc là lô cao su 55 của Nông trường cao su Bến Súc, thuộc ấp Cà Tong, xã T, huyện D, tỉnh Bình Dương. Thực hiện ý định nêu trên, P chuẩn bị bạt màu xanh, nước uống, đèn pin và thuê Phùng Văn D làm nhiệm vụ canh gác sòng bạc. Khi phát hiện có lực lượng chức năng hoặc công an thì báo cho P biết. P trả công cho D mỗi lần từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng tùy thuộc vào tiền xâu P thu được. D đồng ý. Sau đó, P rủ Hồ Minh T, Nguyễn Hoàng M, Trần Minh N, Nguyễn Văn H, Nguyễn Đăng C, Trần Văn G, Lê Tuấn K, Nguyễn Anh D, Phan Văn T, Trần Văn B, Lê Văn S, Nguyễn Tuấn K, Phạm Văn K đến lô cao su 55 để đánh bạc. Hình thức đánh bạc lắc tài xỉu như sau: Bộ tài, xỉu gồm 01 cái dĩa hình tròn, 01 hộp nhựa hình tròn, 03 hạt xí ngầu hình hộp lập phương, mỗi mặt in dấu chấm thứ tự từ 01 đến 06 chấm, tương ứng với 06 mặt của hạt xí ngầu. Các con bạc thay nhau làm cái. Người làm cái sẽ bỏ 03 hạt xí ngầu vào dĩa và dùng hộp nhựa đậy lại rồi lắc các hạt xí ngầu. Khi mở hộp mà ba hạt xí ngầu có tổng số chấm dưới 10 là “xỉu”; tổng số chấm trên 10 là “tài” còn cả 03 hạt
  • 38. 31 xí ngầu hiện số chấm như nhau là “bão”. Nguyễn Tuấn K là người làm cái đầu tiên để đánh bạc với các con bạc còn lại. Đến khoảng 20 giờ 00 phút cùng ngày, Nguyễn Tuấn K thua hết tiền nên Nguyễn Văn K làm cái. Trong quá trình chơi đánh bạc thì nhà cái thỏa thuận với các con bạc mỗi ván chỉ đặt cược với số tiền cao nhất là 300.000 đồng, còn các con bạc tự đặt cược và tính thắng thua với nhau trên sòng bạc. Đồng thời, khi người làm cái lắc ra “ Bảo” thì phải trả tiền xâu cho P là 50.000 đồng. Trong quá trình đánh bạc, P đã thu tiền xâu được 800.000 đồng (trong đó thu của Kiệt 600.000 đồng; thu của Khỏa 200.000 đồng). Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, thì bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Dầu Tiếng phát hiện bắt quả tang. Các đối tượng Nguyễn Minh P, Phùng Văn D, Nguyễn Anh D, Phan Văn T, Trần Văn B, Lê Văn S, Nguyễn Tuấn K, Phạm Văn K, bỏ chạy thoát. Ngày 19/12/2017, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện D đã mời các đối tượng này đến trụ sở làm việc, qua làm việc các đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội. Vật chứng thu giữ tại hiện trường gồm: - Thu giữ tại chiếu bạc: - 01 tấm bạt màu xanh, một mặt màu cam đã cũ, kích thước 1,8m x 2,2m; - 01 cái dĩa màu trắng (bằng sứ), hình tròn, đường kính 10cm; - 01 hộp nhựa hình trụ, có đường kính 08cm, cao 08cm, được quấn băng keo màu đen; - 03 hạt xí ngầu, bằng nhựa, màu trắng, mỗi hạt có in dấu ba chấm thứ tự 6 cạnh từ 01 chấm đến 06 chấm; - Tiền Việt Nam: 3.870.000 đồng; - Thu giữ xung quanh chiếu bạc gồm: - 01 xe mô tô Honda Wave RSX, màu đen, biển số 61H1-392.65; - 01 xe mô tô YAMAHA JUPITER, màu đen, biển số 61V1-6657;
  • 39. 32 - 01 xe mô tô YAMAHA SIRIUS, màu đỏ - đen, biển số 61H1- 377.79; - 01 xe mô tô Honda Wave màu xanh, biển số 61T5-5477; - 01 xe mô tô YAMAHA NOUVO màu nâu, biển số 61R2.2951; - 01 xe mô tô YAMAHA SIRIUS, màu đen - vàng, biển số 61V2- 2763; - 01 xe mô tô YAMAHA SIRIUS, màu đỏ - đen, biển số 61H1-319.72 - 01 xe mô tô YAMAHA SIRIUS, màu trắng, biển số 61V1-9491 - Thu giữ trên người các đối tượng bị bắt: - Hồ Minh T: Tiền Việt Nam 900.000 đồng; - Nguyễn Hoàng M: Tiền Việt Nam 2.000.000 đồng; - Trần Minh N: Tiền Việt Nam 6.500.000 đồng; - Nguyễn Văn H: Tiền Việt Nam 500.000 đồng; - Nguyễn Đình C: Tiền Việt Nam 100.000 đồng; - Lê Tuấn K: Tiền Việt Nam 5.100.000 đồng. Tổng số tiền thu giữ được của các con bạc sử dụng vào việc đánh bạc trái phép là 18.970.000 đồng (trong đó tiền thu tại chiếu bạc là 3.870.000 đồng). Ngoài ra, tại thời điểm bắt quả tang Cơ quan cảnh sát điều tra còn thu giữ của Đào Thị Thanh X, sinh năm 1988, ngụ tại ấp Cỏ Trách, xã T, huyện D, tỉnh Bình Dương (là người đứng xem các đối tượng đánh bạc) số tiền Việt Nam 140.000 đồng. Tại Bản Cáo trạng số 11/CTr-VKS ngày 16/4/2018 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã truy tố các bị cáo Nguyễn Minh P và Phùng Văn D đã phạm tội “tổ chức đánh bạc” quy định tại khoản 1, Điều 249 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm
  • 40. 33 2009; truy tố các bị cáo Hồ Minh T, Nguyễn Hoàng M, Trần Minh N, Nguyễn Văn Hi, Nguyễn Đăng C, Trần Văn G, Lê Tuấn K, Nguyễn Tuấn K, Phạm Văn K, Nguyễn Anh D, Phan Văn T và Lê Văn S về tội “Đánh bạc” theo quy định tại khoản 1, Điều 248 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện D giữ nguyên quan điểm và quyết định truy tố đối với bị cáo Nguyễn Minh P và Phùng Văn D đã phạm tội “tổ chức đánh bạc” theo quy định tại khoản 1, Điều 249 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; truy tố các bị cáo Hồ Minh T, Nguyễn Hoàng M, Trần Minh N, Nguyễn Văn H, Nguyễn Đăng C, Trần Văn G, Lê Tuấn K, Nguyễn Tuấn K, Phạm Văn K, Nguyễn Anh D, Phan Văn T và Lê Văn S về tội “Đánh bạc”. theo quy định tại khoản 1, Điều 248 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Hội đồng xét xử xét thấy, trong vụ án này bị cáo Nguyễn Minh P và Phùng Văn D có hành vi tổ chức đánh bạc trái phép thắng thua bằng tiền, dưới hình thức lắc tài xỉu cho các con bạc gồm: Hồ Minh T, Nguyễn Hoàng M, Trần Minh Nt, Nguyễn Văn H, Nguyễn Đăng C, Trần Văn G, Lê Tuấn K, Nguyễn Anh D, Phan Văn T, Trần Văn B, Lê Văn S, Nguyễn Tuấn K, Phạm Văn K với tổng số tiền các con bạc dùng đánh bạc là 19.520.000 đồng và thu lợi số tiền 800.000 đồng từ việc thu tiền xâu của các con bạc. Lời khai nhận của các bị cáo Nguyễn Minh P, Phùng Văn D, Hồ Minh T, Nguyễn Hoàng M, Trần Minh N, Nguyễn Văn H, Nguyễn Đăng C, Trần Văn G, Lê Tuấn K, Nguyễn Tuấn K, Phạm Văn K, Nguyễn Anh D, Phan Văn T và Lê Văn S tại phiên tòa là phù hợp với lời khai trong quá trình điều tra, lời khai của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng các tài liệu chứng cứ khác đã thu thập có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra công khai tại phiên tòa. Do đó, có đủ cơ sở xác định Bản Cáo trạng số 11/CTr-VKS ngày 16/4/2018 của Viện Kiểm sát nhân dân huyện D,
  • 41. 34 tỉnh Bình Dương truy tố đối với các bị cáo Nguyễn Minh P, Phùng Văn D về tội “tổ chức đánh bạc” theo quy định tại khoản 1 Điều 249 của Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 và truy tố đối với các bị cáo Hồ Minh T, Nguyễn Hoàng M, Trần Minh N, Nguyễn Văn H, Nguyễn Đăng C, Trần Văn G, Lê Tuấn K, Nguyễn Anh D, Phan Văn T, Trần Văn B, Lê Văn S, Nguyễn Tuấn K, Phạm Văn K về tội “đánh bạc” theo quy định tại khoản 1 Điều 248 của Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 là hoàn toàn có căn cứ và đúng quy định pháp luật. Ví dụ 3: Tại bản án hình sự số 33/2017/HSST ngày 21/9/2018 của Tòa án nhân dân huyện D. Nội dung vụ án như sau: Lê Thị V và Phan Văn N là vợ chồng; cùng làm nghề thu mua mủ cao su. Địa điểm mua mủ cao su đặt tại khu phố 5, thị trấn D1, huyện D, tỉnh B. Phan Văn D, Nguyễn Xuân T, Lê Thành C, Nguyễn Thị Hồng V là bạn ở chung xóm với Lê Thị V và Phan Văn N. Khoảng 19 giờ ngày 13/4/2018, trong lúc Lê Thành C, Nguyễn Thị Hồng V và Lê Thị V ngồi chơi và uống nước ở quán tạp hóa (không có tên hiệu) ở khu phố 5, thị trấn D1, huyện D, tỉnh B. Lê Thành C nảy sinh ý định đánh bài xì dách thắng thua bằng tiền. Cao rủ Lê Thị V và Nguyễn Thị Hồng V cùng tham gia. Lê Thị V và Nguyễn Thị Hồng V đồng ý. Lúc này, Lê Thị V mua 04 bộ bài tây tại quán nước và đưa cho Lê Thành C cầm. V nói C đem đến điểm thu mua mủ cao su của Lê Thị V tại khu phố 5, thị trấn D1, huyện D, tỉnh B trước. Còn Lê Thị V và Nguyễn Thị Hồng V đi bộ đến sau. Tiếp đó, C điều khiển xe mô tô, biển số 61L4-0382, Future neo, màu đen – trắng – vàng, nhãn hiệu Honlei chạy đến điểm thu mua mủ cao su của Lê Thị V. C đến để đánh bạc trái phép thắng thua bằng tiền với Lê Thị V và Nguyễn Thị Hồng V. Khi tham gia đánh bạc Lê Thành C, Nguyễn Thị Hồng V và Lê Thị V thỏa thuận, mỗi người thay nhau làm cái 03 ván, mỗi ván đặt cược từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Hình thức đánh bài xì dách như sau: Người làm cái
  • 42. 35 dùng bộ bài tây (loại 52 lá) chia cho mỗi tụ tham gia 02 lá bài, nếu tụ nào 02 lá dưới 16 điểm thì phải kéo từ 01 đến 03 lá bài cho đủ từ 16 đến 21 điểm; quá 21 điểm xem như thua. Bài xì dách lớn nhất là “xì bàn” (02 quân bài Ách). Kế đến là “xì dách” (01 quân bài Ách với 01 quân bài 10 hoặc tây). Sau đó đến “ngũ linh” (05 quân bài cộng lại từ đủ 21 điểm trở xuống). Sau đó, từng tụ bài sẽ so bài với tụ cái để tính thắng thua. Nếu tụ cái quá 21 điểm và tụ con cũng quá 21 điểm thì huề. Nếu con bạc làm cái 03 ván thắng thì trả tiền xâu cho Lê Thị V 10.000 đồng. Đến khoảng 21 giờ 00 phút cùng ngày thì Phan Văn D, Nguyễn Xuân T đến điểm đánh bạc. D và T cùng vào tham gia chơi đánh bài xì dách thắng thua bằng tiền với C, Lê Thị V, Nguyễn Thị Hồng V. Hình thức đánh bạc như trên. C, D, T, Lê Thị V, Nguyễn Thị Hồng V đánh bạc đến khoảng 22 giờ 00 phút cùng ngày thì Phan Văn N điều khiển xe mô tô Attila Venus, biển số 61H1 – 225.37 đi từ nhà N đến địa điểm thu mua mủ để gọi Lê Thị V về nhà ngủ. Tuy nhiên, khi đến nơi thấy Lê Thị V đang ngồi đánh bạc trái phép thắng thua bằng tiền và vừa thu tiền xâu của con bạc. N vào ngồi xem và thu tiền xâu giúp V được 50.000 đồng. Đến khoảng 23 giờ 45 phút ngày 13/4/2018, cả nhóm đánh bạc bị Công an huyện D phát hiện bắt quả tang. Tang vật bị thu giữ gồm: - Tiền thu tại chiếu bạc 2.300.000 đồng; 02 cái bao nylon màu trắng có chữ 511F kích thước 60x100cm; 01 cái đĩa bằng nhựa màu trắng - xanh đường kính 20cm; 04 bộ bài tây 52 lá đã sử dụng; 03 vỏ hộp đựng bài tây hiệu Double K. - Thu giữ trên người các bị cáo tổng số tiền dùng đánh bạc là 5.329.000 đồng. - Thu giữ xung quanh chiếu bạc 02 xe mô tô gồm: 01 xe mô tô, biển số
  • 43. 36 61H1 - 225.37, hiệu Attila, màu đỏ; 01 xe mô tô, biển số 61L4 - 0382, Future neo, màu đen - trắng - vàng, nhãn hiệu Honlei. Tại bản Cáo trạng số 23/CT-VKSDT-HS ngày 20/7/2018 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã truy tố các bị cáo Lê Thị V, Phan Văn N, Lê Thành C, Phan Văn D, Nguyễn Thị Hồng V và Nguyễn Xuân Tvề tội “Đánh bạc” theo khoản 1 Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Dầu Tiếng trong phần tranh luận vẫn giữ nguyên quyết định truy tố các bị cáo Lê Thị V, Phan Văn N, Lê Thành C, Phan Văn D, Nguyễn Thị Hồng V và Nguyễn Xuân T về tội “Đánh bạc”. Hội đồng xét xử xét thấy, trong vụ án này bị cáo Lê Thị V, Phan Văn D, Nguyễn Xuân T, Lê Thành C, Nguyễn Thị Hồng V, Phan Văn N có hành vi đánh bạc trái phép dưới hình thức chơi bài xì dách thắng thua bằng tiền. Tổng số tiền các con bạc dùng đánh bạc là 7.629.000 đồng. Lê Thị V và Phan Văn N có hành vi sử dụng địa điểm kinh doanh thu mua mủ và chuẩn bị dụng cụ đánh bạc (bài, bạt nylon, nước uống) tổ chức cho 05 con bạc trên cùng 01 chiếu bạc đánh bạc trái phép thắng thua bằng tiền dưới hình thức đánh bài xì dách để thu tiền xâu với tổng số tiền là 110.000 đồng. Hành vi của bị cáo Lê Thị Vân, Phan Văn N chưa cấu thành tội tổ chức đánh bạc mà là đồng phạm trong tội đánh bạc. Bị cáo Lê Thị V cùng các bị cáo khác trực tiếp đánh bạc. Lời khai nhận của các bị cáo là phù hợp với lời khai trong quá trình điều tra cùng các tài liệu chứng cứ khác đã thu thập có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra công khai tại phiên tòa. Do đó, có đủ cơ sở xác định Bản Cáo trạng số 23/CT-VKSDT-HS ngày 20/7/2018 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương truy tố đối với các bị cáo Lê Thị V, Phan Văn D, Nguyễn Xuân T, Lê Thành C, Nguyễn Thị
  • 44. 37 Hồng V, Phan Văn N về tội “đánh bạc” theo quy định tại khoản 1 Điều 321 của Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 là hoàn toàn có căn cứ và đúng quy định pháp luật.
  • 45. 38 2.1.2. Một số tồn tại, vướng mắc Thứ nhất, về xử lý tiền thu được trên chiếu bạc nhưng không xác định được số tiền này là của ai cũng như số tiền thu được nhiều hơn số tiền các bị can đã khai báo. Thông thường số tiền mà cơ quan Công an thu được trên chiếu bạc khi tiến hành truy bắt các đối tượng đánh bạc được coi là vật chứng trong vụ án. Việc xử lý vật chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 106 BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy trong một số vụ án khi cơ quan Công an tiến hành truy bắt những người đánh bạc thì người đánh bạc thường bỏ lại tiền và chạy trốn. Khi đó, cơ quan Công an sẽ tiến hành thu giữ toàn bộ số tiền mà người đánh bạc bỏ lại trên chiếu bạc. Tuy nhiên, quá trình điều tra, các bị can thường không nhận số tiền mà cơ quan Công an thu giữ trên chiếu bạc là của mình hoặc khai không có bỏ lại tiền trên chiếu bạc. Do đó, Cơ quan Điều tra không xác định được tiền thu trên chiếu bạc là của ai. Như vậy, số tiền này sẽ được xử lý như thế nào trong quá trình giải quyết vụ án. Ví dụ: Qua truy bắt các đối tượng đánh bạc vào ngày 12/01/2018, cơ quan công an huyện X thu giữ trên chiếu bạc tổng số tiền là 12.000.000 đồng. Qua điều tra xác định chỉ có 4 bị can tham gia đánh bạc. Các bị can khai như sau: Bị can Nguyễn Văn A khai đem theo số tiền 2.000.000 đồng để đánh bạc. Bị can Trần Văn B khai đem theo số tiền 500.000 đồng để đánh bạc. Bị can Huỳnh Thị C khai đem theo số tiền đánh bạc là 5.000.000 đồng để đánh bạc. Bị can Lê Văn D khai đem theo số tiền đánh bạc là 1.000.000 đồng để đánh bạc. Cơ quan điều tra huyện X khởi tố các bị can tội Đánh bạc theo khoản 1 Điều 321 BLHS năm 2015. Viện kiểm sát huyện X truy tố các bị can tội Đánh bạc theo khoản 1 Điều 321 BLHS năm 2015 và đã chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án huyện X. Vấn đề đặt ra là tổng số tiền các bị can khai đem theo để đánh bạc là 8.500.000 đồng nhưng số tiền thu được trên chiếu bạc là
  • 46. 39 12.000.000 đồng. Vậy số tiền 3.500.000 đồng có được coi là vật chứng trong vụ án không và xử lý số tiền này như thế nào. Quan điểm thứ nhất cho rằng: Số tiền thu được trên chiếu bạc là 12.000.0000 đồng nên số tiền này là vật chứng trong vụ án. Không cần phải làm rõ số tiền này là của ai. Vì vậy, căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 106 BLTTHS năm 2015 tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Quan điểm thứ hai cho rằng: Theo quy định tại Điều 89 BLTTHS năm 2015 thì cơ quan điều tra không chứng minh được số tiền 3.500.000 đồng là của ai và có dùng để thực hiện hành vi phạm tội đánh bạc hay không. Do số tiền 3.500.000 đồng không phải là vật chứng trong vụ án nên cơ quan tiến hành tố tụng không thể căn cứ vào Điều 106 BLTTHS năm 2015 để xử lý số tiền này. Do đó, coi số tiền này là tài sản không xác định được chủ sở hữu. Cơ quan có thẩm quyền thông báo tìm chủ sở hữu theo quy định. Nếu sau đó, không có ai nhận là chủ sở hữu số tiền này thì tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Ví dụ: Trong vụ án đánh bạc, cơ quan điều tra thu giữ trên chiếu bạc tổng số tiền là 51.000.000 đồng nhưng qua lời khai của các bị can thì tổng số tiền các bị can đem theo theo dùng để đánh bạc là 48.000.000 đồng. Số tiền còn lại theo các bị can là của một số người “cược ké” khi các bị can đánh bạc. Cơ quan điều tra không chứng minh được tổng số tiền các bị can dùng để đánh bạc là 51.000.000 đồng và không xác định được số tiền chênh lệch 3.000.000 đồng là của ai. Vậy, các bị can bị truy tố tội đánh bạc theo khoản 1 hay khoản 2 Điều 321 BLHS năm 2015. Quan điểm thứ nhất cho rằng: Theo hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010) thì tiền dùng để đánh bạc là tiền thu được trên chiếu bạc. Cho
  • 47. 40 nên, số tiền thu được trên chiếu bạc trên 50.000.000 đồng nên truy tố các bị can tội đánh bạc theo khoản 2 Điều 321 BLHS năm 2015. Quan điểm thứ hai cho rằng: Mặc dù hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 thì tiền dùng để đánh bạc là tiền thu được trên chiếu bạc. Tuy nhiên, cơ quan điều tra phải chứng minh được tổng số tiền thu được trên chiếu bạc là của các bị can dùng để đánh bạc. Vì có thể số tiền chênh lệch 3.000.000 không phải là của các bị can hoặc của người khác nhưng người này không tham gia đánh bạc. Do đó, trong trường hợp này theo hướng có lợi cho các bị can thì truy tố các bị can tội đánh bạc theo khoản 1 Điều 321 BLHS năm 2015. Căn cứ quy định tại Điều 14, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) thì cơ quan tiến hành tố tụng phải làm rõ những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự theo quy định tại Điều 85 BLTTHS.Trong đó các tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can phải phù hợp với các tài liệu chứng cứ khác thì mới được xem là chứng cứ buộc tội đối với bị can. Đối với lời khai của bị can, nếu không có tài liệu chứng cứ nào khác phản bác lại thì phải chấp nhận việc khai báo của bị can là đúng. Căn cứ khoản 2, Điều 89 BLTTHS quy định, có thể thấy đối với trường hợp cơ quan điều tra tố tụng không chứng minh được số tiền 3.500.000đ là của ai thì không phải là vật chứng của vụ án và số tiền này được xử lý theo hướng là tài sản vô chủ, tịch thu sung quy nhà nước theo quy định của pháp luật về tài sản vô chủ, như vậy theo quan điểm thứ 2 là đúng với quy định của pháp luật. Đối với trường hướng có lợi cho bị can mà tài liệu chứng cứ chỉ chứng minh được trường hợp số tiền thu được nhiều hơn số tiền bị can khai báo: Trường hợp này bị can chỉ bị truy tố theo khoản 1 Điều 321 BLHS.
  • 48. 41 Tại chiếu bạc thu được số tiền, quá trình chứng minh không chứng minh được hết số tiền thu được của ai thì phải xác định là một hạn chế của cơ quan và người tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Ví dụ trong trường hợp số tiền thu tại chiếu mà không chứng minh được của bị can nào thì phải áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định tại Điều 13 BLTTHS năm 2015. Thứ hai, một bị can làm cái cược với nhiều người khác như hình thức: Tài xỉu; bài Cào ba lá … thì xác định tiền dùng để đánh bạc như thế nào? Trường hợp các bị can tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền dùng để đánh bạc không có gì vướng mắc. Tuy nhiên, trường hợp một bị can đánh bạc theo thể thức ăn thua với nhiều người thì việc xác định tiền dùng để đánh bạc như thế nào. Ví dụ: Nguyễn Thị T làm cái chơi Tài xỉu với 03 người khác là A, B, C. Theo đó, A, B, C có thể đặt bên Tài hoặc Xỉu. Nếu 03 hạt xúc sắc (Xí ngầu) do T lắc từ 13 nút trở lên là Tài, dưới 13 nút là Xỉu. Khi đó, bên nào thắng thì T chung tiền. Còn bên nào thua thì T sẽ lấy tiền bên đó. Mỗi lần cược 1.000.000 đồng. Qua trình điều tra, T đem theo 30.000.000 đồng làm cái, A đem theo 10.000.000 đồng, B đem theo 5.000.000 đồng, C đem theo 10.000.000 đồng. Tổng số tiền thu giữ trên người các bị can và trên chiếu bạc là 55.000.000 đồng. Vậy, các bị can bị truy tố tội đánh bạc theo khoản 1 hay khoản 2 Điều 321 BLHS năm 2015. Quan điểm thứ nhất cho rằng: Hiện nay, việc xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ và của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa thì được hướng dẫn tại khoản 5 Điều 1 của Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010. Các hình thức đánh bạc khác dạng một người làm cái cược với nhiều người như Tài- Xỉu, bài Cào ba lá … thì không có hướng dẫn nên số tiền dùng để
  • 49. 42 đánh bạc trong vụ án này phải xác định là tiền 55.000.000 đồng. Do đó, cần căn cứ hướng dẫn tại điểm a khoản 3; điểm a khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 truy tố các bị can tội đánh bạc theo khoản 2 Điều 321 BLHS năm 2015. Quan điểm thứ hai cho rằng: Việc xác định tiền dùng để đánh bạc theo hướng dẫn tại điểm a khoản 3; điểm a khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 là đối với trường hợp nhiều người đánh bạc với nhau. Còn chơi Tài xỉu là hình thức một người làm cái cược với nhiều người. Những người cược với nhà cái không đánh bạc với nhau. Do đó, tiền dùng để đánh bạc trong vụ án phải xác định như sau: – Đối với T là số tiền dùng để đánh bạc với A, B, C. Tổng số tiền là 55.000.000 đồng nên T bị truy tố tội đánh bạc theo khoản 2 Điều 321 BLHS năm 2015. – Đối với A, B, C là số tiền dùng để đánh bạc với T. Do mỗi lần cược không quá 1.000.000 đồng (dưới 5.00.000 đồng) nên A, B, C bị truy tố tội đánh bạc theo khoản 1 Điều 321 BLHS năm 2015. Các nhà làm luật không thể dự liệu được hết các hình thức đánh bạc trên thực tế, nên theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 không liệt kê các hình thức đánh bạc là Tài xỉu; nhưng về bản chất của Tài xỉu là đánh bạc với hình thức một người đánh với nhiều người, các người chơi chỉ đánh với chủ và không đánh với nhau, đây chính là hình thức cá độ được hướng dẫn tại khoản 5, Điều 1 của Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 ngày 22/10/2010 “Việc xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ và của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa...”. Do đó tổng số tiền thu giữ trên người các bị can là căn cứ để truy tố bị can.
  • 50. 43 Thứ ba, xử lý số tiền thu giữ trong vụ án đánh bạc nhưng chứng minh được không dùng để đánh bạc. Trong một số vụ án đánh bạc, qua điều tra thì có nhiều trường hợp thu giữ trên người bị can một số tiền nhưng có những số tiền bị can khai không dùng để đánh bạc nên những số tiền này được xác định không phải là tiền dùng để đánh bạc. Tuy nhiên, trong nhiều vụ án, thay vì cơ quan điều tra xử lý trả lại cho bị can số tiền này thì cơ quan điều tra chuyển sang Tòa án. Vậy số tiền thu giữ trong giai đoạn điều tra nhưng chứng minh được bị can không dùng để đánh bạc thì Tòa án có được quyền xử lý không. Ví dụ: Trong vụ án đánh bạc, cơ quan điều tra huyện X thu giữ trên người bị can Nguyễn Văn A số tiền 3.500.000 đồng. Quá trình điều tra, chứng minh số tiền này, bị can A không đùng để đánh bạc là 3.000.000 đồng, còn 500.000 đồng bị can A khai dùng để đánh bạc nhưng chưa dùng hết. Hồ sơ vụ án sau đó, chuyển cho Tòa án huyện X. Trong đó, số tiền 3.000.000 đồng, cơ quan điều tra huyện X không xử lý trả lại cho bị can A. Vậy, khi xét xử, Hội đồng xét xử Tòa án huyện X có được quyền xử lý trả lại số tiền này cho bị can A không? Quan điểm thứ nhất cho rằng: Căn cứ Điều 89 BLTTHS năm 2015 thì số tiền 3.000.000 đồng thu giữ của bị can A không phải là vật chứng trong vụ án nên Hội đồng xét xử Tòa án huyện X không có thẩm quyền xử lý số tiền này. Quan điểm thứ hai cho rằng: Mặc dù số tiền 3.000.000 đồng thu giữ của bị can A không phải là vật chứng trong vụ án nhưng do cơ quan điều tra đã chuyển sang Tòa án nên khi xét xử Hội đồng xét xử phải xem xét xử lý số tiền này mới đảm bảo giải quyết triệt để vụ án. Việc xử lý vật chứng trong các giai đoạn tố tụng đã được quy định rõ tại khoản 3, Điều 106, BLTTHS năm 2015: “Trong quá trình điều tra, truy tố,
  • 51. 44 xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền: a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó…”. Như vậy trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử nếu có đủ căn cứ xác định số tiền thu được không dùng mục đích đánh bạc, không phải là vật chứng thì phải trao trả ngay cho chủ sở hữu. Nếu vụ án ngay từ đầu đã xác định số tiền đó không phải là vật chứng của vụ án mà không trao trả cho chủ sở hữu là vi phạm tố tụng, không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng. Tại trường hợp này ở giai đoạn điều tra, truy tố, Cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát không xử lý thì đến giai đoạn xét xử Hội đồng xét xử Tòa án huyện X phải xử lý với hình thức trao trả cho A số tiền 3.000.000 đồng. Thứ tư, tiền thu được trong vụ án đánh bạc có bắt buộc phải giám định không? Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 90 BLTTHS năm 2015 thì không phân biệt vụ án là đánh bạc hay nhận hối lộ… BLTTHS năm 2015 quy định rất rõ là vật chứng là tiền thì phải tiến hành giám định ngay. Tuy nhiên, trong thực tiễn thì có vụ án có tiến hành giám định vật chứng là tiền nhưng cũng có nhiều vụ án đánh bạc, cơ quan tiến hành tố tụng không tiến hành giám định vật chứng là tiền. Trong vụ án đánh bạc mà tiến hành trưng cầu giám định tiền thu được tại chiếu bạc theo quan điểm của chúng tôi là không phù hợp và không cần thiết vì: Thứ nhất: Động cơ mục đích của các đối tượng đánh bạc là để ăn thua về tiền, nếu đánh bạc mà không có mục đích ăn thua về tiền, bạc hoặc vật có giá trị thì không phạm tội đánh bạc.