SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
CHU HỒNG HÀ
PHÁT TRIỂN CHO VAY SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI
NHÁNH HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
CHU HỒNG HÀ
PHÁT TRIỂN CHO VAY SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI
NHÁNH HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 8.62.01.16
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Ngườihướng dẫn khoa học: TS. Bùi Đình Hòa
THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc.
TháiNguyên, tháng 8 năm 2019
Tác giả luận văn
Chu Hồng Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã được
sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này, tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, Ban chủ
nhiệm Khoa KT&PTNT cùng các thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện về mọi mặt để tôi thực
hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn TS. Bùi Đình Hòa, đã hướng dẫn chỉ
bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan: Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn chi nhánh Văn Bàn, tỉnh Lào Cai và các doanh nghiệp, HTX,
hộ dân trên địa bàn huyện Văn Bàn đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành
bản luận văn này.
Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè,
những người đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của
các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi.
Thái Nguyên, tháng 8 năm
2019
Tác giả luận văn
Chu Hồng Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH................................................................................vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..............................................................................................viii
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài....................................................................... 2
3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 2
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................. 3
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI...........................................................4
1.1. Khái niệm và phân loại tín dụng............................................................ 4
1.1.1. Khái niệm tín dụng............................................................................ 4
1.1.2. Nội hàm và bản chất của tín dụng....................................................... 4
1.1.3. Các loại hình tín dụng........................................................................ 5
1.2. Hoạt động cho vay SXNNcủa ngân hàng thương mại............................. 6
1.2.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại .................................... 6
1.2.2. Khái niệm về cho vay SXNN của NHTM........................................... 8
1.2.3. Đặc điểm cơ bản trong cho vay sản xuất nông nghiệp.......................... 8
1.2.4. Các phương thức cho vay SXNN........................................................ 9
1.2.5. Vai trò của hoạt động cho vay SXNN đốivới phát triển kinh tế......... 10
1.3. Phát triển cho vay SXNNcủa ngân hàng thương mại............................ 11
1.3.1. Quan điểm về việc phát triển cho vay SXNN của ngân hàng thương
mại................................................................................................ 11
1.3.2. Các nhân tố tác động đến phát triển cho vay SXNN của ngân hàng
thương mại.................................................................................... 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
iv
1.4. Kinh nghiệm hoạt động cho vay phát triển SXNN của các ngân hàng
thương mại trên thế giới và ở Việt Nam.......................................... 16
1.4.1. Trên thế giới.................................................................................... 16
1.4.2. Ở Việt Nam..................................................................................... 19
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Agribank Văn Bàn, tỉnh Lào Cai....... 21
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 23
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................. 23
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Văn Bàn..................................... 23
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Văn Bàn......................................... 27
2.1.3. Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn của huyện Văn Bàn trong
phát triển kinh tế - xã hội................................................................. 32
2.1.4. Khái quát về Agribank chi nhánh Văn Bàn, tỉnh Lào Cai................... 34
2.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................... 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 36
2.3.1. Thu thập số liệu............................................................................... 36
2.3.2. Phương pháp phân tích.................................................................... 38
2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 41
3.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai............................................................................ 41
3.1.1. Sản phẩm tín dụng........................................................................... 41
3.1.2. Hoạt động tín dụng.......................................................................... 41
3.1.3. Các hoạt động kinh doanh khác........................................................ 44
3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Văn Bàn....................... 44
3.2. Thực trạng cho vay SXNN của Agribank tại chi nhánh Văn Bàn .......... 45
3.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay SXNN tại Việt Nam ................ 45
3.2.2. Tình hình cho vay SXNN của Agribank chi nhánh Văn Bàn.............. 50
3.2.3. Đánh giá của khách hàng đối với Agribank Văn Bàn......................... 55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
v
3.2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển hoạt động cho vay SXNN
của Agribank Văn Bàn .................................................................... 58
3.3. Định hướng và giải pháp phát triển cho vay SXNN tại Agribank Văn Bàn
................................................................................................................ 64
3.3.1. Định hướng..................................................................................... 64
3.3.2. Một số giải pháp phát triển cho vay SXNN tại Agribank Văn Bàn..... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Diễn giải
1 ADB Ngân hàng phát triển châu Á
2 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn
3 CBNV Cá bộ nhân viên
4 GDP Tổng sản phẩm quốc nôi
5 GTGT Gái trị gia tăng
6 HTX HTX
7 IMF Quỹ tiền tệ quốc tê
8 KT-XH Kinh tế xã hội
9 NHNN Ngân hàng Nhà nước
10 NHTM Ngân hàng thương mại
11 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
12 PTNT Phát triển nông thôn
13 SXNN Sản xuất nông nghiệp
14 TKVV Tiết kiệm - vay vốn
15 UBND Uỷ ban nhân dân
16 WB Ngân hàng thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng đất huyện Văn Bàn giai đoạn 2016 -
2018 .......................................................................................... 25
Bảng 2.2: Dân số và tăng trưởng dân số huyện Văn Bàn giai đoạn
2016-2018 ................................................................................. 27
Bảng 2.3: Hiện trạng lao động huyện Văn Bàn năm 2017 và 2018 .......... 28
Bảng 2.4. Giá trị sản xuất giai đoạn 2016-2018 ........................................ 30
Bảng 2.5. Cơ cấu giá trị sản xuất giai đoạn 2016-2018 ............................ 31
Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh huyện Văn
Bàn giai đoạn 2016-2018 ............................................................ 41
Bảng 3.2. Tình hình dư nợ cho vay qua các năm 2016 -2018 ................... 43
Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Văn Bàn giai đoạn
2016-2018 ................................................................................. 44
Bảng 3.4. Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay SXNN của Agribank
Văn Bàn từ 2016-2018 .............................................................. 50
Bảng 3.5: Dư nợ cho vay SXNN phân theo thời gian của Agribank chi
nhánh huyện Văn Bàn các năm 2016-2018 ............................. 52
Bảng 3.6: Hình thức đảm bảo cho vay SXNN .......................................... 53
Bảng 3.7: Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh và tỷ lệ nợ xấu cho vay SXNN .... 54
Bảng 3.8. Ý kiến của khách hàng về lượng, thời hạn và lãi suất vay vốn ..... 55
Bảng 3.9. Ý kiến của khách hàng về thủ tục và nguyện vọng vay vốn
của ngân hàng NN&PTNT ....................................................... 56
Bảng 3.10. Ý kiến của khách hàng về thái độ làm việc của CBNV ngân
hàng NN&PTNT ....................................................................... 57
Hình 2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức Agribank - chi nhánh huyện Văn Bàn
- tỉnh Lào Cai ............................................................................ 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Chu Hồng Hà
Tên luận văn: Phát triển cho vay SXNNtại ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Ngành: Phát triển nông thôn Mã số:8.62.01.16
Mục đích nghiên cứu
Từ việc đánh giá được thực trạng cho vay SXNN của Agribank chi
nhánh Văn Bàn đề xuất các giải pháp phát triển cho vay SXNN tại Agribank
chi nhánh Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ
cấp, phương pháp phân tổ, phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng cho
vay SXNN của Agribank chi nhánh Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng tại Agribank chi
nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai và thực trạng cho vay SXNN của Agribank
chi nhánh Văn Bàn. Từ đó, luận văn đưa ra các giải pháp phát triển cho vay
SXNN tại Agribank chi nhánh Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam (Agribank) là một định chế tài
chính lớn, có tầm ảnh hưởng rộng khắp, thời gian qua Agribank đã có nhiều
nỗ lực trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Đặc biệt, với mạng lưới phủ
hầu khắp các địa phương, Agribank đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người
dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận nguồn tín dụng chính thống,
góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế ở mức cao, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế nói chung, ngành nông
nghiệp nói riêng, góp phần giảm nghèo bền vững và hạn chế tình trạng cho
vay nặng lãi ở khu vực nông thôn.Agribank đã góp phần quan trọng vào việc
cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn.Nhờ vậy dư nợ tín dụng nông nghiệp
nông thôn đến cuối năm 2018 ước đạt khoảng 1,69 triệu tỷ đồng, tăng 14,5%
so với cuối năm 2017 (cao hơn so với mức tăng trưởng tín dụng chung của
nền kinh tế) với hơn 14 triệu lượt khách hàng còn dư nợ; chiếm tỷ trọng gần
24% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.Mặc dù vậy,cho vay nông nghiệp nông
thôn vẫn còn nhiều rào cản như:
Một là,sản xuất nông nghiệp (SXNN) là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro
nhưng các cơ chế xử lý, phòng ngừa rủi ro như bảo hiểm trong nông nghiệp
chưa được triển khai mạnh mẽ. Thực tế này ảnh hưởng lớn đến năng lực tài
chính và khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng vay vốn khi gặp rủi ro
trong sản xuất, kinh doanh.
Hai là, SXNN còn manh mún, nhỏ lẻ; sản xuất theo chuỗi giá trị chưa
được tổ chức và phát triển hợp lý; trình độ chế biến sâu còn hạn chế nên giá trị
gia tăng thấp. Các mô hình liên kết còn ít, chưa hiệu quả do hợp đồng liên kết
thiếu chặt chẽ, hiện tượng vi phạm hợp đồng liên kết của người dân, doanh
nghiệp đầu mối còn phổ biến do ý thức chưa cao và chế tài chưa nghiêm, gây
khó khăn cho các tổ chức tín dụng(TCTD) trong việc kiểm soát dòng tiền khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2
cho vay chuỗi. Những khó khăn này làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh
và hiệu quả đầu tư tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ba là, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thiếu ổn định, tình
trạng mất cân đối cung cầu, sản xuất và tiêu dùng, xuất khẩu các sản phẩm
nông nghiệp thường diễn ra, trong khi công tác phân tích, dự báo thị trường
cũng như quy hoạch còn bất cập. Nhiều doanh nghiệp, hộ dân chưa có nguồn
lực tài chính tốt, chưa có nhiều mô hình SXNN ứng dụng công nghệ cao bài
bản, hiệu quả và phương án trả nợ vay chưa khả thi, tạo áp lực trong quản lý
rủi ro cho các TCTD.
Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn là đơn vị chiếm phần lớn thị phần cho
vay trên địa bàn. Vì vậy, tín dụng của Agribank chi nhánh Văn Bàn đã đóng vai
trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn
huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, những rào cản của hệ
thống ngân hàng nói trên vẫn đang còn hiện hữu tại chi nhánh ngân hàng
Agribank Văn Bàn. Để thúc đẩy phát triển cho vay (SXNN ) trong thời gian tới,
hàng loạt vướng mắc, bất cập nêu trên kể cả bên cho vay và bên đi vay cần từng
bước được tháo gỡ. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển cho
vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cho vay SXNN
của các ngân hàng thương mại.
- Đánh giá thực trạng phát triển cho vay SXNN tại Agribank chi nhánh
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2018.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển cho vay SXNN tại Agribank chi
nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay SXNN của
Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Agribank chi nhánh
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 03
năm 2016-2018; Số liệu sơ cấp được khảo sát trong năm 2019.
4. Những đóng gópmới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài đã đánh giá được thực trạng cho vay SXNN của Agribank chi
nhánh Văn Bàn. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển cho vay SXNN tại
Agribank chi nhánh Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Văn Bàn
nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
4
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm và phân loại tín dụng
1.1.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau theo nguyên tắc có hoàn trả;
Danh từ tín dụng dùng để chỉ một số hành vi kinh tế rất phức tạp như: bán
chịu hàng hóa, cho vay, bảo hành, ký thác, phát hành giấy bạc.Trong mỗi một
hành vi tín dụng có hai bên cam kết với nhau như sau:
+ Một bên thì trao ngay một số tài khóa hay tiền tệ.
+ Còn một bên kia cam kết sẽ hoàn trả lại những đốikhoản của sổ tài
khóa trong một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó.
Nhà kinh tế Pháp, ông Louis Baudin, đã định nghĩa tín dụng như là "Một
sự trao đổi tài hóa hiện đại lấy một tài hóa tương lai”. Ở đây yếu tố thời gian
đã xen lẫn vào và cũng vì có sự xen lẫn đó cho nên có thể có sự bất trắc, rủi ro
xảy ra và cần có sự tín nhiệm của hai bên đương sự đối với nhau. Hai bên
đương sự dựa vào sự tín nhiệm, sử dụng sự tín nhiệm của nhau vì vậy mới có
danh từ thuật ngữ tín dụng. Những hành vi tín dụng có thể do bất cứ ai thực
hiện. Chẳng hạn hai người thường có thể cho nhau vay tiền. Tuy nhiên ngày
nay khi nói tới tín dụng người ta nói ngay tới các ngân hàng vì các cơ quan
này chuyên làm các việc cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, ký thác và phát hành
giấy bạc (Hồ Diệu,2003).
1.1.2. Nội hàm và bản chất của tín dụng
Tín dụng rất phong phú và đa dạng về hình thức. Bản chất của tín dụng
thể hiện ở các phương diện sau: một là người sở hữu một số tiền hoặc hàng hóa
chuyển giao cho người khác sử dụng một thời gian nhất định. Lúc này, vốn được
chuyển từ người cho vay sang người vay. Hai là, sau khi nhận được vốn tín
dụng, người đi vay được quyền sử dụng để thỏa mãn một hay một số mục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
5
đích nhất định. Ba là, đến thời hạn do hai bên thỏa thuận, người vay hoàn trả
lại cho người cho vay một giá trị lớn hơn vốn ban đầu, tiền tăng thêm được
gọi là phần lãi (Hồ Diệu,2003).
Các Mác đã viết về bản chất của tín dụng như sau "Tiền chẳng qua chỉ
rời khỏi tay người sở hữu một thời gian và chẳng qua chỉ tạm thời chuyển từ
tay hữu sang tay nhà tư bản hoạt động cho nên tiền không phải bỏ ra để thanh
toán, cũng không phải tự đem bán đi mà cho vay, tiền chỉ đem nhượng lại với
một điều kiện là nó sẽ quay lại về điểm xuất phát sau một kì hạn nhất định”.
Đồng thời các mác cũng vạch ra yêu cầu của việc quay trở về điểm xuất phát:
"Vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị của nó và đồng thời lại lớn lên trong quá
trình vận động”. Đến nay các nhà kinh tế đã có nhiều định nghĩa khác nhau về
tín dụng nhưng đều phản ánh một bên là đi vay và một bên là cho vay, nó dựa
trên cơ sở của lòng tin. Lòng tin được thể hiện trên khía cạnh: người cho vay
tin tưởng người đi vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và là quan hệ có
thời hạn, có hoàn trả. Đây là bản chất của tín dụng (Hồ Diệu, 2003).
1.1.3. Cácloại hình tín dụng
- Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp
với nhau và được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Người bán
chuyển hàng hóa cho người mua, người mua được sử dụng hàng hóa trong
một thời gian nhất định. Đến hạn nhất định người mua phải trả tiền cho người
bán thông thương bao gồm cả lãi suất. Trong trường hợp này người mua
không được hưởng chiết khấu bán hàng. Cơ sở pháp lý để xác định nợ trong
quan hệ tín dụng thương mại là các giấy nợ.
- Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức
tín dụng với các chủ thể xã hội.
- Tín dụng nhà nước: là quan hệ giữa một bên là nhà nước còn bên kia
là cư dân và các tổ chức kinh tế xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
6
- Tíndụng không chính thống: là quan hệ tín dụng giữa cá nhân với
nhau không đặt dưới quan hệ pháp luật.
- Tín dụng thuê mua: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp thuê tài sản
với tổ chức tín dụng thuê mua như các công ty thuê mua, các công ty tài chính
(Hồ Diệu,2003).
1.2. Hoạt động cho vay SXNNcủa ngân hàng thương mại
1.2.1. Hoạtđộng cho vaycủa ngân hàng thương mại
1.2.1.1. Kháiniệm hoạt động cho vay trong ngân hàngthương mại
Ngân hàng là tổ chức đi vay để cho vay, có thể nói hoạt động cho vay
của NHTM là hoạt động cơ bản và tạo nguồn thu lớn nhất đối với NHTM.
Hoạt động cho vay của NHTM là việc NHTM dùng số vốn huy động được
đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các
SXNNvà các tổ chức khác trong một khoảng thời gian nhất định để lấy lãi.
Hiện nay cùng với xu thế phát triển và cạnh tranh, các ngân hàng đều
nghiên cứu và đưa ra nhiều sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của
khách hàng từ đó đa dạng hóa danh mục đầu tư thu hút khách hàng, tăng
trưởng lợi nhuận, phân tán rủi ro và đứng vững trong cạnh tranh. Đối với
khách hàng hộ SXKD ngân hàng cung cấp nhiều loại hình tín dụng nhằm đáp
ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng (Thái Văn Đại, 2006).
1.2.1.2. Phânloại hoạtđộng cho vay của ngân hàng thương
mại a. Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Tín dụng ngắn hạn: Là tín dụng có thời hạn cho vay đến 1 năm. Với tín
dụng cho vay doanh nghiệp, nguồn vốn này được sử dụng nhằm bù đắp thiếu
hụt vốn lưu động tạm thời. Còn tín dụng Hộ SXKD, tín dụng ngắn hạn phục
vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của cá nhân và hộ gia đình.
b. Căn cứ vào mục đích tín dụng:
Các sản phẩm cho vay dành cho khách hàng Hộ SXKD thường được thiết
kế và phát triển dựa trên các sản phẩm tín dụng truyền thống nhưng có những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
7
nét đặc thù riêng của từng ngân hàng thương mại. Căn cứ vào mục đích sử
dụng vốn của Hộ SXKD thì có thể chia tín dụng cá nhân hộ gia đình thành:
c. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
Cho vay trực tiếp: là hình thức ngân hàng trực tiếp cấp vốn cho khách
hàng có nhu cầu vay, đồng thời khách hàng trực tiếp trả nợ khoản vay cho
ngân hàng. Ưu điểm của khoản tài trợ này rất linh hoạt vì có sự đàm phán trực
tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, ngân hàng hoàn toàn quyết định được việc
cho vay hay không cho vay. Ngoài ra khi tiếp xúc trực tiếp, cán bộ ngân hàng
có thể tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm đi kèm như: nhắc nợ gốc
lãi vay khi đến hạn, bảo hiểm, chuyển tiền...
d. Căn cứ vào độ tín nhiệm
Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như
thế chấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ 3. Hình thức tín dụng
này áp dụng đối với khách hàng không có uy tín. Tài sản bảo đảm hoặc bảo
lãnh của bên thứ ba là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu dự
phòng khi nguồn thu chính của người vay bị thiếu hụt, buộc người vay phải
trả nợ và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm
cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của
bản thân khách hàng. Hình thức này áp dụng đối với khách hàng uy tín, có
công ăn việc làm và thu nhập ổn định như công chức, viên chức, người lao
động hợp đồng dài hạn. Hình thức này thường là các khoản vay nhỏ, thời hạn
cho vay dưới một năm.
e. Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay
Cho vay trả góp: là hình thức người đi vay trả nợ cho ngân hàng (gồm
cả gốc và lãi) thành nhiều lần theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho
vay mà bên vay và ngân hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
8
Cho vay phi trả góp: là hình thức người đi vay thanh toán cho ngân
hàng chỉ một lần khi đến hạn. Với hình thức này thường là các khoản vay có
giá trị nhỏ và thời gian vay ngắn.
Cho vay thấu chi: là các khoản tín dụng trong đó ngân hàng cho phép
khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc thấu chi trên tài khoản vãng lai của
khách hàng.
1.2.2. Khái niệm về cho vay sản xuất nông nghiệp của ngân hàng thương mại
Cho vay là một phạm trù kinh tế có nhiều quan điểm khác nhau tuỳ
theo từng cấp độ nghiên cứu. “Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một
lượng giá trị từ ngườisở hữu sang ngườisử dụng để sau một thời gian sẽ thu
hồi một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”.
Bản chất của cho vay là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau
một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng
vốn, là quan hệ bình đẳng và hai bên cùng có lợi.
Như vậy, cho vay đối với SXNN là khoản vay mà ngân hàng cho vay là
mối quan hệ giữa một bên là ngân hàng, còn một bên là bên vay (Nguyễn Cao
Hoàng, 2014).
1.2.3. Đặcđiểm cơbản trong cho vay sản xuấtnông nghiệp
Số lượng khách hàng nhiều, giá trị khoản vay nhỏ, giải ngân và thu nợ
thường theo mùa kinh doanh và chịu tác động rất lớn với điều kiện tự nhiên.
Chỉ tính riêng hộ nông dân đã trên 10 triệu đồng hộ và trên 145 ngàn hộ
trang trại, rải rác trên khắp cả nước.
Món vay thường nhỏ, do đa số hộ gia đình vẫn là kinh tế tiểu nông, sản xuất
kinh doanh hàng hóa mới ở giai đoạn phát triển ban đầu, mức sống còn thấp.
Do đặc thù chủ yếu là hộ nông dân, các khoản vay thường phục vụ cho
mục đích nông nghiệp, tính chất thời vụ quyết định thời điểm cho vay và thu
nợ và chu kỳ sống là yếu tố quyết định tính toán thời hạn cho vay. Chu kỳ
sống ngắn hay dài phụ thuộc vào giống và quá trình sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
9
Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của
khách hàng: Thu nhập của khách hàng quyết định đến khả năng trả nợ và phụ
thuộc vào tự nhiên qua nhiều yếu tố: sản lượng, chất lượng nông phẩm. Gần
đây, giá cả của nông phẩm cũng phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và câu nói cửa
miệng "được mùa mất giá" phản ánh chính xác hiện tượng này.
Chi phí cho vay cao: Cho vay SXNN đặc biệt là cho vay hộ nông dân
thì chi phí cho một đồng vốn vay thường cao do quy mô từng món vay nhỏ.
Số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp mọi nơi nên phát triển cho vay
thường liên quan đến việc phát triển mạng lưới cho vay và thu nợ: Mở chi
nhánh, bàn giao dịch, tổ lưu động cho vay tại xã. Do đặc thù kinh doanh
SXNN đặc biệt là hộ nông dân luôn có độ rủi ro cao nên chi phí cho dự phòng
rủi ro lớn hơn so với các ngành khác (Nguyễn Cao Hoàng, 2014).
1.2.4. Cácphương thức cho vay sản xuấtnông nghiệp
a. Phân loạitheo mục đích khoản cho vay
Theo mục đíchkhoản cho vay thì cho vay SXNN được chia làm 3 loại:
- Cho vay sản xuất: Là các khoản cho vay đối với cơ sở sản xuất, để
các khách hàng phục vụ nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh.
- Cho vay tiêu dùng: Là các khoản cho vay đối với các chủ thể SXNN để
các chủ thể SXNN phục vụ nhu cầu tiêu dùng (mua ô tô, xây dựng nhà, mua sắm
đồ dùng sinh hoạt gia đình...).
- Tài trợ dự án: Là các khoản cho vay đối với các chủ thể SXNN mà các
khoản vay đó được cho vay dựa trên một dự án mà khách hàng đã nghiên cứu đề
ra. Ngân hàng xem xét dự án rồi cho vay theo dự án đó (Nguyễn Cao Hoàng
,2014).
b. Phân loại theo thời gian cho vay sản xuất nông nghiệp
Theo thời gian cho vay thì cho vay SXNN được chia làm 3 loại:
- Cho vay ngắn hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm trở xuống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
10
- Cho vay trung hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.
- Cho vay dài hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm (Nguyễn
Cao Hoàng, 2014).
c. Phân loạitheo hình thức cho vay sản xuấtnông nghiệp
Theo hình thức cho vay thì cho vay SXNN cũng có các hình thức như:
Thấu chi, cho vay trực tiếp, cho vay trả góp, cho vay từng lần, cho vay theo
hạn mức và cho vay gián tiếp (Nguyễn Cao Hoàng ,2014).
1.2.5. Vai trò của hoạt động cho vay sản xuấtnông nghiệp đối với phát
triển kinhtế
Thúc đẩy quá trình huy động vốn trong nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu
vốn cho hộ nông dân, HTX và doanh nghiệp kinh doanh nhằm phát triển và phát
triển sản xuất hàng hóa. Ngân hàng cho vay điều hòa hiện tượng tạm thời thừa,
thiếu vốn của các hộ nông dân, HTX và doanh nghiệp bảo đảm cho quá trình sản
xuất của các chủ thể vay vốn và hình thành thị trường tín dụng ở nông thôn.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng tính hàng hóa của
sản phẩm nông nghiệp trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN. Vốn cho vay SXNN sẽ góp phần hình thành các vùng chuyên
canh nông nghiệp, phát triển chăn nuôi và phát triển ngành nghề hỗ trợ nông
nghiệp.
Phát huy tối đa nội lực của các hộ nông dân, HTX và các doanh nghiệp
khai thác hết tiềm năng, nguồn lực về lao động, đất đai một cách hợp lý và có
hiệu quả nhất.
Vốn cho vay SXNN thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hóa, hộ kinh
tế, trang trại, HTX phát triển nhanh, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói
giảm nghèo.
Vốn cho vay SXNN góp phần tích cực vào việc thực hiện các chương trình,
chính sách KT-XH của Nhà nước, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
11
thần của người nông dân, tạo điều kiện nâng cao dân trí, hình thành những
thói quen tốt trong hoạt động kinh tế phù họp với yêu cầu công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước; đồng thời đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn
(Nguyễn Cao Hoàng, 2014).
1.3. Phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp của ngân hàng thương mại
1.3.1. Quanđiểm vềviệc phát triển cho vaysản xuấtnông nghiệp của ngân
hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt
dộng trong lĩnh vực tiền tệ, do vậy để có thể duy trì và phát triển hoạt động
của mình thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải có lợi nhuận. Hoạt
động chủ yếu của một ngân hàng thương mại là huy động vốn và nghiệp vụ
tín dụng nhằm tìm kiếm lợi nhuận, trong đó có nghiệp vụ cho vay các thành
phần kinh tế trong xã hội. Theo Luật các tổ chức tín dụng (2010) và quy chế
cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng của ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, thì cho vay được định nghĩa là một hình thức cấp tín dụng, theo đó
tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào
mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắt có hoàn trả cả
gốc và lãi. Phát triển cho vay SXNN bao gồm những điểm chủ yếu sau:
- Phát triển được nguồn vốn của ngân hàng: ngân hàng phải phát triển
nguồn vốn của mình nhằm có đủ khả năng cung ứng vốn cho các chủ thể và
cá thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế có nhu cầu vốn trong đó có các
chủ thể sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Phát triển địa bàn hoạt động và mạng lưới: ngân hàng phải có mạng lưới
tạo được khả năng giao dịch thuận tiện, nhanh chóng, an toàn đáp ứng nhu cầu
và những lợi ích cho nhiều đối tượng khách hàng như là các hộ nông dân ở
vùng sâu vùng xa.
- Phát triển các đối tượng khách hàng sản xuất nhiều ngành nghề khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
12
- Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng liên quan quan đến phát
triển cho vay của ngân hàng.
Hoạt động cho vay có hiệu quả, phát triển cho vay phải gắn liền hiệu quả
của nền kinh tế và ngân hàng. Hoạt động cho vay là một trong những nghiệp vụ
truyền thống của NHTM, nó vừa tăng cường tài trợ vốn cho nền kinh tế vừa tạo
khả năng tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, cho vay đối đầu với rủi ro là
ngân hàng không thể thu hồi được món nợ cho vay theo thời gian thỏa thuận, cho
đến không thu hồi được món vay đó. Vì vậy, việc phát triển cho vay phải gắn
liền với với việc quản lý được rủi ro để nâng cao khả năng kiểm soát và hạn chế
tối đa các rủi ro trong cho vay có thể xảy ra (Nguyễn Thị hiền ,2013).
1.3.2. Cácnhân tố tác động đến phát triển cho vaysản xuấtnông nghiệp
của ngân hàng thương mại
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay SXNN của ngân hàng
thương mại được chia thành hai nhóm đó là nhóm nhân tố khách quan và
nhóm nhân tố chủ quan (Nguyễn Thị hiền, 2013).
1.3.2.1. Nhântố khách quan
- Môi trường chính trị, xã hội:
Ổn định chính trị là tiền đề để ổn định và phát triển kinh tế, giữa ổn định
chính trị và ổn định và phát triển kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Kinh tế phát triển ổn định, chính trị và an ninh giữ vững là nhân tố thúc đẩy
sản xuất kinh doanh từ đó tạo điều kiện phát triển cho vay SXNN.
Không chỉ có chính trị trong nước mà tình hình chính trị quốc tế cũng tác
động đến phát triển cho vay. Nền kinh tế mở chịu ảnh hưởng rất lớn của nền
kinh tế thế giới. Các biến động thị trường thế giới ngay lập tức tác động đến
nền kinh tế trong nước, và thông qua đó tác động đến giá cả và tác động đến
sản xuất, từ sản xuất sẽ tác động đến phát triển cho vay của ngân hàng. Nền
kinh tế thế giới phát triển ổn định là nhân tố thúc đẩy phát triển cho vay, trong
đó có cho vay cho vay hộ nông dân (Hồ Diệu,2003).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
13
- Môi trường kinhtế vĩ mô:
Môi trường kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hưởng đến phát triển cho vay
SXNN. Xét cho đến cùng thì cái gốc để phát triển cho vay an toàn và hiệu quả
vẫn là phát triển kinh tế, khi kinh tế phát triển nó là nhân tố thúc đẩy phát
triển cho vay và ngược lại, khi kinh tế suy thoái sẽ tác động tiêu cực đến phát
triển cho vay. Đến lượt kinh tế phát triển cũng chịu tác động của hàng loạt các
nhân tố khác mà các nhân tố đó không còn chỉ đơn thuần là kinh tế nữa như
các vấn đề về xã hội, an ninh, quốc phòng….
Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển ổn định niềm tin của công chúng
tăng cao, đó là nhân tố phát triển cho vay cho vay SXNN.
Các biến số kinh tế vĩ mô như: chỉ số CPI, các chỉ số thị trường chứng
khoán, tăng trưởng kinh tế, cán cân thương mại… là những nhân tố có ảnh
hưởng đến phát triển cho vay. Có thể ví nền kinh tế như một cơ thể trong đó
mỗi biến số vĩ mô là một cơ quan trong một cơ thể, vì vậy khi có sự thay đổi
của biến số này sẽ ảnh hưởng đến biến số khác và ngược lại. Môi trường kinh
tế vĩ mô ổn định và phát triển tạo điều kiện cho các các nhà đầu tư tiến hành
đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư tăng tạo tiền đề để các ngân hàng thương mại phát
triển cho vay (Hồ Diệu, 2003).
- Môi trường pháp lý:
Hệ thống pháp luật, nhất là những bộ luật có liên quan đến hoạt động ngân
hàng và hoạt động cho vay của ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến phát
triển cho vay của ngân hàng thương mại. Hệ thống pháp luật đầy đủ, nghiêm
minh, ổn định là hành lang an toàn cho các ngân hàng thương mại phát triển cho
vay, ngược lại hệ thống pháp luật không đầy đủ, thiếu nghiêm minh tác động tiêu
cực tới phát triển cho vay của các ngân hàng. Khi hệ thống pháp luật không đầy
đủ sẽ không có cơ sở để xử lý vi phạm trong mối quan hệ với ngân hàng. Chấp
hành pháp luật không nghiêm tạo kẽ hở để những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản
của ngân hàng. Những hiện tượng đó sẽ tác động tiêu cực đến phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
14
triển cho vay của ngân hàng, trong đó có cho vay cho vay SXNN (Hồ Diệu,
2003).
- Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn:
Yếu tố mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng ảnh hưởng đến phát
triển cho vay SXNN. Mức độ cạnh tranh càng khốc liệt thì khả năng phát triển
cho vay càng khó khăn và ngược lại mức độ cạnh tranh càng thấp thì khả
năng phát triển cho vay càng dễ.
Có nhiều ngân hàng cùng hoạt động trên cùng một địa bàn thì thị trường
sẽ bị phân chia cho các ngân hàng. Tỷ lệ phân chia khách hàng giữa các ngân
hàng tùy thuộc vào năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng. Năng lực cạnh
tranh mạnh sẽ chiếm được nhiều thị trường, năng lực cạnh tranh yếu sẽ bị hạn
chế thị trường. Thường thì các ngân hàng luôn luôn xây dựng cho chính mình
một chính sách khách hàng và một thị trường mục tiêu để từ đó thiết kế sản
phẩm đặc thù để phát triển cho vay (Hồ Diệu, 2003).
1.3.2.2. Nhântố chủ quan
- Năng lực và uy tín của ngân hàng:
Muốn phát triển cho vay SXNN, ngân hàng phải có đủ năng lực: năng
lực về nguồn vốn, năng lực về nhân lực, mạng lưới phân phối, công nghệ …
Về nguồn vốn: Quy mô vốn của ngân hàng quyết định phát triển cho vay
SXNN, chỉ khi có nguồn vốn mới có thể phát triển được cho vay. Vốn tự có
của ngân hàng thương mại thể hiện sức mạnh về tài chính của ngân hàng đó,
vốn tự có càng cao chứng tỏ ngân hàng đó càng mạnh. Những nhân tố đó trực
tiếp hay gián tiếp tác động đến phát triển cho vay SXNN của các ngân hàng
thương mại.
Về nhân lực: Quy mô và chất lượng CBNV của ngân hàng cũng có tác động
đến phát triển cho vay SXNN. Muốn phát triển cho vay SXNN phải có nguồn nhân
lực tương ứng. Nguồn nhân lực không những có đủ về số lượng mà còn phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
15
đáp ứng về chất lượng. Nếu chất lượng cán bộ cho vay không đảm bảo sẽ ảnh
hưởng xấu tới chất lượng cho vay từ đó mà tác động đến phát triển cho vay SXNN.
Về mạng lưới hoạt động: Mạng lưới hoạt động rộng là nhân tố tác động
tích cực đến phát triển cho vay SXNN. Mạng lưới rộng sẽ tạo điều kiện phát
triển nguồn huy động vốn, từ đó tác động đến cho vay SXNN. Mạng lưới rộng
sẽ tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch với ngân hàng được thuận lợi hơn
từ đó mà phát triển cho vay. Mặt khác, mạng lưới hoạt động rộng còn giúp
các ngân hàng phát triển các hoạt động dịch vụ từ đó gián tiếp thúc đẩy phát
triển cho vay SXNN.
Về công nghệ: Các ngân hàng thương mại rất quan tâm đến công nghệ,
họ thường đi đầu trong ứng dụng công nghệ nhất là công nghệ tin học. Khi
phát triển cho vay SXNN, số lượng các giao dịch tăng lên, giá trị các giao
dịch tăng lên đòi hỏi phải cải tiến công nghệ quản lý. Ngược lại khi công nghệ
quản lý hiện đại sẽ tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm lại từ
đó có tác động trở lại với phát triển cho vay.
Uy tín của Ngân hàng cũng là nhân tố tác động đến phát triển cho vay
SXNN. Ngân hàng có uy tín sẽ là nhân tố tác động tích cực đến phát triển cho
vay và ngược lại ngân hàng không có uy tín sẽ hạn chế phát triển cho vay.
Một ngân hàng có uy tín, ngân hàng đó có thể huy động đủ vốn để phát triển
cho vay và ngược lại, nếu không có uy tín sẽ không thể phát triển được huy
động vốn để phát triển cho vay SXNN (Hồ Diệu, 2003).
- Chiến lược và chính sách cho vay của ngân hàng
Căn cứ vào tình hình thực tế và từng giai đoạn cụ thể, các ngân hàng xây
dựng chiến lược cho vay SXNN phù hợp.
Chính sách cho vay SXNN thể hiện quan điểm cho vay của ngân hàng và
điều đó có ảnh hưởng đến phát triển cho vay SXNNcủa các ngân hàng. Quan
điểm cho vay cởi mở sẽ là nhân tố giúp cho các ngân hàng phát triển cho vay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
16
SXNN thuận lợi hơn. Ngược lại quan điểm bảo thủ trong cho vay sẽ làm hạn
chế phát triển cho vay SXNN của các ngân hàng.
Quan điểm cho vay SXNN của các ngân hàng phụ thuộc vào tình trạng
vốn của các ngân hàng, phụ thuộc vào tình trạng của thị trường và phụ thuộc
vào tình trạng chất lượng cho vay SXNcủa ngân hàng đó. Thông thường khi
vốn khả dụng cao, chất lượng cho vay đang đảm bảo, nhu cầu của người vay
lớn thì các ngân hàng có quan điểm cởi mở trong cho vay, và ngược lại nếu
vốn khả dụng thấp, tình trạng chất lượng cho vay xấu, thị trường ảm đạm thì
các ngân hàng hạn chế cho vay.
Phát triển cho vay SXNN còn phụ thuộc vào quan điểm cơ cấu tài sản
có, quan điểm quản trị rủi ro… Ngày nay các ngân hàng đang có xu hướng
phát triển thành ngân hàng hiện đại, theo đó hoạt động dịch vụ là hoạt động
chính được ưu tiên phát triển. Những ngân hàng này không tập trung quá
nhiều tài sản vào cho vay mà đa dạng hoá đầu tư để phòng tránh rủi ro. Thay
vì dùng hết vốn để cho vay họ thực hiện đa dạng hoá kinh doanh như cho vay,
đầu tư, thành lập các công ty kinh doanh… Khi đa dạng hoá đầu tư dẫn đến
hạn chế phát triển cho vay, trong đó có cho vay SXNN.
Không chỉ chính sách cho vay SXNN là nhân tố trực tiếp tác động đến
phát triển cho vay SXNN, mà các chính sách khác của ngân hàng cũng gián
tiếp tác động đến phát triển cho vay như chính sách khách hàng, chính sách
giá cả, chính sách sản phẩm…(Hồ Diệu,2003).
1.4. Kinh nghiệm hoạt động cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp của
các ngân hàng thương mại trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Trên thế giới
1.4.1.1. Kinh nghiệm chovay pháttriển sản xuất của Ethiopia
Các cộng đồng nông thôn ở Ethiopia phải đối mặt với những thách thức
đáng kể liên quan đến an ninh lương thực và ổn định kinh tế. Đối với hầu hết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
17
mọi người sống trong các cộng đồng này, thu nhập của họ chủ yếu bị giới hạn
trong việc bán nông sản dư thừa hoặc nhận lương trong các trang trại quy mô
lớn. Trong mùa hạn hán, thu nhập của họ còn ít hơn bình thường, bởi vì ngành
nông nghiệp có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thời tiết. Theo Shane
Lennon và Abebe Kebede (2008), có tới 40% các hộ gia đình ở nông thôn
Ethiopia không sản xuất đủ lương thực hay không có đủ thu nhập để đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của họ. Ngoài ra, các giới hạn về đất đai hạn chế
các hộ gia đình nông thôn trong việc tăng sản lượng trồng trọt hay thực hiện
các hoạt động phi nông nghiệp khác. Các hộ gia đình nghèo, đặc biệt ở vùng
nông thôn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng từ hệ thống ngân
hàng Ethiopia, do đó thường phải đi vay từ những người cho vay nặng lãi. Tổ
chức tài chính vi mô Metemamen đã phát triển thành công sản phẩm cho vay
tiêu dùng Eshet, sử dụng phương pháp ngân hàng làng xã (VB) và hợp tác với
các tổ chức địa phương. Cụ thể, Metemamen đúc kết ra một số yếu tố chính
mang lại thành công cho sản phẩm Eshet, đó là:
- Cần có sự nghiên cứu thị trường, có sự tham gia liên tục và điều chỉnh
sản phẩm và phương pháp để giải quyết nhu cầu của các nhóm nông dân khác
nhau. Trong giai đoạn thử nghiệm, do nhu cầu về các sản phẩm cho vay của
người nông dân đa dạng, cần tính đến sự khác biệt về thu nhập, giới tính, loại
hình hoạt động (nông nghiệp hay phi nông nghiệp) và khoảng cách từ vùng
nông thôn tới các trung tâm đô thị lớn khi phát triển sản phẩm.
- Lãi suất tính cho các khoản vay của Metemamen là cạnh tranh với các tổ
chức tài chính khác trên thị trường. Ngoài lãi suất, không có thêm khoản phí nào
được tính vào sản phẩm cho vay của Eshet. Nông dân nhận thấy điều này ít tốn
kém hơn so với những lời đề nghị của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính
khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
18
- Nhân viên Metemamen giám sát chặt chẽ tất cả các bước trong quy
trình tín dụng, từ tìm kiếm lựa chọn khách hàng đến khâu trả nợ cuối cùng, và
luôn khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn.
- Metemamen tuyển dụng nhân viên tín dụng từ chính khu vực của dự án:
việc nhân viên là người biết văn hóa cộng đồng và nói tiếng địa phương giúp tổ
chức nhanh chóng thiết lập một mức độ tin cậy mạnh mẽ với nông dân.
- Các tổ chức hợp tác (các tổ chức địa phương, chính quyền, giáo hội
công giáo) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng việc tìm kiếm
khách hàng, hỗ trợ cho vay, theo dõi giám sát khoản vay được tiến hành mà
không gặp khó khăn tương tự như Uganda (Nguyễn Thành Nam,2016).
1.4.1.2. Kinh nghiệm cho vay phát triển sản xuất của Trung Quốc
Nhu cầu vay vốn của những người nông dân Trung Quốc là rất lớn. Mặc
dù các ngân hàng thương mại có mặt ở khắp mọi miền Trung Quốc, từ thành
thị tới nông thôn nhưng vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu của những
người nông dân. Như là một thói quen lâu đời, những người nông dân Trung
Quốc thường vay mượn lẫn nhau, từ vay tiêu dùng cho tới vay vốn để sản
xuất, đầu tư. Nghiên cứu đã chỉ ra ba lý do chính khiến các hộ nông dân chọn
vay vốn lẫn nhau thay vì vay từ các ngân hàng chính thống, đó là công sức và
chi phí bỏ ra để vay được vốn từ ngân hàng thường cao, vay vốn ở ngân hàng
tốn nhiều thời gian hơn khi người nông dân có nhu cầu vay nóng và có nhiều
mục đích vay vốn không được ngân hàng chấp nhận. Tuy nhiên, việc vay vốn
từ các cá nhân và tổ chức phi ngân hàng tồn tại nhiều rủi ro, đặc biệt là những
vấn đề về pháp lý, gây bất ổn cho xã hội. Do vậy, nhằm hạn chế việc vay
mượn phi ngân hàng, các tổ chức tài chính Trung Quốc tìm cách phát triển
các sản phẩm tín dụng dành cho hộ gia đình tại nông thôn .
Ngân hàng điện tử MYbank, một trong năm ngân hàng tư nhân đầu tiên
được cấp phép của Trung Quốc, đã phát triển một chương trình hỗ trợ cho vay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
19
nông dân vào năm 2015 trong nỗ lực mở rộng dịch vụ tài chính tới các hộ
nông dân ở vùng nông thôn Trung Quốc. Đối tượng khách hàng mục tiêu mà
chương trình hướng đến là những người nông dân chưa từng tiếp xúc với các
dịch vụ ngân hàng. Do vậy, để hạn chế rủi ro trong cho vay, giải pháp mà
ngân hàng này đưa ra nhằm xác định mức độ tín nhiệm của khách hàng là
thiết lập một hệ thống chấm điểm tín dụng toàn quốc. Là công ty con thuộc
công ty tài chính Ant Financial - tập đoàn Alibaba, MYbank tận dụng lợi thế
từ nguồn dữ liệu lớn về thông tin khách hàng và các giao dịch mua bán hàng
hóa qua internet, sử dụng cổng thanh toán và ví điện tử Alipay để xây dựng cơ
sở dữ liệu xác định mức độ tín nhiệm cho các khách hàng, đặc biệt là cho
người nông dân ở nông thôn. Chương trình thành công không chỉ giảm chi phí
cho vay cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ ở vùng nông thôn Trung Quốc
mà còn mở rộng thị trường tiềm năng cho các dịch vụ tài chính và internet
(Nguyễn Thành Nam,2016).
1.4.2. Ở Việt Nam
1.4.2.1. Kinh nghiệm và hiệu quả pháttriển tín dụng nông nghiệp, nông thôn
trên địa bàn tỉnh Bình Định
Tại Bình Định, Agribank giữ vai trò đầu tàu trong lĩnh vực cấp vốn cho “tam
nông”, thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn,
theo Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ (gọi tắt Nghị định 116) với một số
sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ trước đó, Agribank
Bình Định triển khai việc vay vốn, với nhiều kết quả tích cực. Tính đến hết quý
I/2019, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đạt 7.803 tỉ đồng, với
45.699 khách hàng được vay vốn, chiếm tỉ trọng 83,2% trong tổng dư nợ cho vay
nền kinh tế; so với cùng kỳ năm 2018 tăng tới 580 tỉ đồng, mức tăng tương đương
8% Đầu tư cho “tam nông” được xác định là lĩnh vực cốt lõi trong hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank),
những năm qua đơn vị này được xem là đi đầu trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
20
lĩnh vực cho vay phát triển lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.Để đạt được kết
quả như trên Agribank Bình Định thực hiện đồng loạt một số giải pháp như: cải
tiến phương thức cho vay vốn của ngân hàng theo hướng giảm bớt các thủ tục
phiền hà, nhằm tạo thuận lợi cho người vay dễ dàng và nhanh chóng vay được
được vốn với chi phí giao dịch thấp (thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhận được
tiền); đồng thời, tăng cường giám sát sử dụng vốn vay của các hộ sau khi vay
thông qua chính quyền và các đoàn thể địa phương... Tăng cường khả năng thẩm
định dự án, phương án sản xuất kinh doanh nhằm giảm rủi ro cho ngân hàng
trong quá trình thu hồi nợ và tránh bỏ qua nhiều dự án tốt, nhiều phương án kinh
doanh khả thi làm lỡ mất cơ hội kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng
cần lập kế hoạch cho vay tín dụng nông thôn một cách hợp lý về thời hạn, cơ cấu
vốn đầu tư, cũng như hạn mức vốn vay, đảm bảo khai thác tiềm năng kinh tế tự
nhiên của mỗi vùng, hình thành các vùng chuyên canh lúa, vùng cây công
nghiệp, cây ăn quả, vùng nuôi trồng và khai thác thủy hải sản,... có giá trị kinh tế
cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, cần chú trọng cho
vay đối với hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với các dự án bao tiêu sản
phẩm kinh doanh có hiệu quả thuộc các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã và
đang được hình thành, cho vay mở rộng đầu vào lĩnh vực nghiên cứu công
nghệ sinh học, tạo ra giống, cây trồng mới
(http://www.baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm
=5&macmp=5&mabb=122299).
1.4.2.2. Kinh nghiệm và hiệu quả pháttriển tín dụng nông nghiệp, nông thôn
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Là một ngân hàng thương mại có vai trò chủ đạo trong thực hiện cơ chế,
chính sách của Nhà nước nhằm tăng cường đầu tư vốn phát triển nông nghiệp
nông thôn, nhiều năm qua, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã đồng hành
và tiếp sức cùng nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vươn lên xóa đói giảm
nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiệu quả, từng bước làm giàu.
Không chỉ làm tốt nhiệm vụ kinh doanh, đơn vị còn tạo dấu ấn khi thường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
21
xuyên quan tâm đến các hoạt động an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm với
cộng đồng.
Tính đến hết năm 2018 tổng nguồn vốn huy động của Agribank Chi
nhánh Thái Nguyên đạt 14.434 tỷ đồng, tăng 1.950 tỷ đồng so cuối năm 2017,
tỷ lệ tăng 15,6%; tổng dư nợ đạt: 11.430 tỷ đồng, tăng 1.287 tỷ đồng so cuối
năm 2017, tỷ lệ tăng 12,7%, trong đó dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn chiếm 73% tổng dư nợ.
Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế của tỉnh và mục tiêu kinh doanh
của Agribank, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh công tác
tín dụng, tập trung cho lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn. Tính riêng trong năm 2018, tổng nguồn vốn
Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tập trung cho lĩnh vực sản xuất nông,
lâm nghiệp và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là 8.350 tỷ đồng. An
toàn trong hoạt động kinh doanh luôn được Ban lãnh đaọ chi nhánh quan tâm
sâu sát. Để đảm bảo chất lượng cấp tín dụng, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái
Nguyên thường xuyên chỉ đạo và cùng các chi nhánh huyện, thành, thị kiểm
tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng nguồn vốn vay của
khách hàng (http://baothainguyen.vn/tin-tuc/kinh-te/ho-tro-von-trong-phat-
trien-kinh-te-nong-nghiep-nong-thon-264073-108).
1.4.3. Bài học kinhnghiệm rútra cho AgribankVăn Bàn,tỉnhLào Cai
Từ những kinh nghiệm phát triển tín dụng “Tam nông” ở Trung Quốc;
Kinh nghiệm cho vay phát triển sản xuất của Ethiopia và hiệu quả phát triển
tín dụng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định và tỉnh Thái
Nguyên có thể rút ra bài học cho Agribank Văn Bàn về hoạt động cho vay
SXNN như sau:
Một là, Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ cho SXNN phù hợp với từng
giai đoạn phát triển, trong đó đặc biệt quan tâm chính sách hỗ trợ cho vay song
hành cùng các chính sách khác để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
22
Hai là, để phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các nước có một hệ thống
ngân hàng phục vụ cho nông nghiệp, được hưởng các chế độ ưu đãi đặc biệt hỗ
trợ về tài chính. Nhà nước còn buộc các NHTM khác phải có trách nhiệm về
phát triển nông nghiệp, nông thôn; buộc phải gửi một tỷ lệ nhất định vốn huy
động được vào ngân hàng được chỉ định để tạo nguồn cho vay đối với SXNN.
Ba là, phải có mạng lưới rộng khắp, đi sâu vào từng cơ sở sản xuất, có
như vậy mới tạo cơ sở việc cho vay và phát triển cho vay lĩnh vực SXNN.
Bốn là, cán bộ cho vay phải thường xuyên quan tâm đến khách hàng để
nắm chắc kinh tế của khách hàng, tham dự các buổi họp nhóm để nắm rõ tình
hình SXNNtrên địa bàn.
Năm là, lãi suất cho vay đối với SXNN thấp hơn lãi suất trung bình cho
vay các đối tượng khác.
Sáu là, cho vay qua tổ nhóm có liên đới trách nhiệm, mỗi nhóm có từ 25
đến 30 thành viên tham gia (Cho vay qua các tổ chức đoàn thể chính trị xã
hội). Nên kết hợp tổ nhóm hộ, liên hộ để tuyên truyền vận động và tổ chức
chính sách cho vay SXNN để khách hàng gần gũi và nắm được các chủ
chương, chính sách cho vay SXNN của ngân hàng.
Trên đây là bảy bài học kinh nghiệm được đúc kết từ việc cung cấp vốn
vay của ngân hàng cùng với các chính sách cho vay của nhà nước phục vụ cho
quá trình hoạt động cho vay đối với SXNN mà Agribank Văn Bàn có thể
tham khảo và vận dụng sáng tạo cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
23
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặcđiểm điều kiện tựnhiên huyện Văn Bàn
Huyện Văn Bàn là huyện miền núi thấp của tỉnh Lào Cai, có tổng diện
tích tự nhiên là 142.345 ha, gồm 23 đơn vị hành chính (22 xã và 01 thị trấn).
Thị trấn Khánh Yên là trung tâm huyện lỵ cách thành phố Lào Cai gần 80 km
về phía Đông Nam.
Huyện Văn Bàn nằm trong nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy núi Hoàng
Liên Sơn ở phía Tây Bắc và dãy núi Con Voi ở phía Đông Nam. Tới 90% diện
tích là đồinúi cao (độ cao từ 700 - 1500m, độ dốc trung bình từ 25 - 350m, có
nơi trên 500m). Còn lại 10% là địa hình thung lũng bồn địa ở độ cao từ 400m
- 700m.
Độ cao trung bình của huyện từ 500 - 1.500m so với mực nước biển, cao
nhất là đỉnh Lùng Cúng (2.914,0 m), thấp nhất là Ngòi Chăn (85 m). Địa hình
của Văn Bàn nghiêng dần theo hướng Tây - Tây Bắc xuống hướng Đông -
Đông Nam.
Huyện Văn Bàn phía Đông giáp với huyện Bảo Yên, phía Tây giáp với
tỉnh Lai Châu, phía Nam và Đông Nam giáp với tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp
với huyện Bảo Thắng và Sa Pa
Về khí hậu, mang tính chất nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa
rõ rệt, mùa hạ và mùa đông thường kéo dài, mùa xuân và mùa thu thường
ngắn. Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,90C, độ ẩm trung bình năm là 86%,
lượng mưa trung bình 1.500 mm.
Tuy không có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như tuyết, sương
muối, mưa đá nhưng khí hậu Văn Bàn có thể chịu ảnh hưởng của các gió địa
phương như gió Lào khô và nóng hoặc mưa lớn kèm với dòng chảy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
24
mạnh của các con suối lớn vào mùa lũ, làm gia tăng các hoạt động xâm thực
bào mòn, ảnh hưởng đến các hoạt động SXNNvà sinh hoạt của nhân dân.
Toàn huyện hiện có 03 điểm di tích được xếp hạng, trong đó có 01 điểm
di tích đã được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia (Đền Cô Tân An), xếp hạng
cấp tỉnh là (Đền Ken - xã Chiềng Ken, Khu du kích Gia Lan - Khánh Yên
Thượng). Trong những năm qua các di tích này đã được đầu tư hàng chục tỷ
đồng để tu bổ, tôn tạo, đã thực sự đem lại hiệu quả lớn về kinh tế du lịch, phục
vụ tích cực đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát huy và bảo tồn các
di sản văn hóa.
Hiện tại trên địa bàn huyện đã xây dựng 01 làng văn hóa ẩm thực (của
đồng bào dân tộc Tày) tại tổ dân phố Mạ 2 Thị trấn Khánh yên và có nhiều
tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch làng bản, du lịch đường rừng, Khu bảo tồn
thiên nhiên quốc gia Hoàng Liên ... hiện chưa được đầu tư khai thác như
(Thác Bay - Liêm Phú, Liêm Phú - Nậm Xây,...)
Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất có rừng năm 2018 là 82.428,75 ha,
gồm rừng kinh tế là 33.766,76 ha, rừng phòng hộ là 26.579,46 ha, rừng đặc
dụng là 22.082,53. Trong đó, rừng tự nhiên cấp trữ lượng III và IV với tổng
diện tích 72.049,39 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 63,3%. Ngoài diện tíc h rừng tự
nhiên huyện còn có diện tích lớn đất lâm nghiệp để trồng rừng, cây công
nghiệp dài ngày tập trung. Do nhu cầu phòng hộ, diện tích rừng kinh tế chiếm
tỷ lệ nhỏ. Trữ lượng gỗ, tre nứa trên địa bàn mới chỉ phục vụ một phần nhu
cầu tại chỗ của người dân địa phương.
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2018 là
142.345 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 106.565 ha, đất phi nông
nghiệp là 5.263 ha, đất chưa sử dụng là 30.525 ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
25
Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng đất huyện Văn Bàn giai đoạn 2016-2018
Năm/ DT, ha
2016 2017 2018
DT, ha (%) DT, ha (%) DT, ha (%)
Tổng diện tích tự nhiên 142.345 100,0 142.345 100,0 142.345 100,0
1. Đấtnông nghiệp 105.368 74,02 105.277 73,96 106.565 74,86
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 14.875 15.171 14.949
- Đất cây hàng năm 11.107 11.262 11.173
- Đất cây lâu năm 3.767 3.908 3.776
- Đất nuôi trồng thuỷ sản 580 580 579
1.2 Đất lâm nghiệp 89.912 89.525 91.028
2. Đấtphi nông nghiệp 5.130 3,61 5.204 3,66 5.263 3,70
2.1. Đất chuyên dùng 2.717 2.795 2.853
2.2. Đất ở 636 636 640
3. Đấtchưa sử dụng 31.846 22,37 31.864 22,39 30.525 21,44
(Nguồn:Niên giám Thông kê huyện Văn Bàn năm 2016, 2017, 2018)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
26
Tài nguyên khoáng sản
Quặng Apatít: trên địa bàn huyện có mỏ Apatít Tam Đỉnh - Làng Phúng,
trữ lượng hơn 11 triệu tấn với khu vực quy hoạch khai thác và sản xuất rộng
hàng trăm ha tập trung tại các xã Sơn Thủy, Chiềng Ken và Văn Sơn, Võ Lao.
Mỏ Cao lanh - Felspat có trữ lượng trên 10 triệu tấn phân bố tập trung
chủ yếu ở xã Làng Giàng.
Quặng sắt: Trữ lượng trên 60 triệu tấn, phân bố tại khu vực thôn Khe
Lếch, Khe Hồng, Khe Phàn, xã Sơn Thủy và Làng Vinh, xã Võ Lao.
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện gồm có đá vôi,
một số điểm có thể khai thác cát sỏi ở khu vực Sông Hồng, suối Chăn và suối
Nhù.
Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Tiềm năng nguồn nước mặt trên địa bàn có giá trị kinh
tế để cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt gồm có các nguồn nước từ các sông
suối chủ yếu sau: nguồn nước suối Nậm Mu, suối Nậm Khóa, suối Nậm Xây
Nọi, suối Nậm Chày, suối Chút, suối Chăn, suối Nhù, suối Nậm Dạng, suối
Nậm Mả, suối Nậm Tha,...và khe nhỏ khác trên toàn huyện.
Mật độ sông suối trên địa bàn huyện là 948 km/km2. Chiều dài Sông
Hồng chảy trên địa bàn huyện là 21 km.
Với thế mạnh và tiềm năng sẵn có tại địa phương, Văn Bàn được xác
định là vùng động lực trong phát triển kinh tế xã hội phía Nam của tỉnh Lào
Cai. Định hướng phát triển kinh tế năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
Huyện đã tập trung huy động mọi nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế
của địa phương gắn với đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó
ngành sản xuất công, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.
Tài nguyên rừng
27
Tổng diện tích đất có rừng là 82.428,75 ha, gồm rừng kinh tế là
33.766,76 ha, rừng phòng hộ là 26.579,46 ha, rừng đặc dụng là 22.082,53.
Trong đó, rừng tự nhiên cấp trữ lượng III và IV với tổng diện tích 72.049,39
ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 63,3%.
Ngoài diện tích rừng tự nhiên huyện còn có diện tích lớn đất lâm nghiệp
để trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày tập trung. Do nhu cầu phòng hộ, diện
tích rừng kinh tế chiếm tỷ lệ nhỏ. Trữ lượng gỗ, tre nứa trên địa bàn mới chỉ
phục vụ một phần nhu cầu tại chỗ của người dân địa phương.
Tiềm năng du lịch
Toàn huyện hiện có 03 điểm di tích được xếp hạng, trong đó có 01 điểm
di tích đã được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia (Đền Cô Tân An), xếp hạng
cấp tỉnh là (Đền Ken - xã Chiềng Ken, Khu du kích Gia Lan - Khánh Yên
Thượng). Trong những năm qua các di tích này đã được đầu tư hàng chục tỷ
đồng để tu bổ, tôn tạo, đã thực sự đem lại hiệu quả lớn về kinh tế du lịch,
phục vụ tích cực đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát huy và bảo
tồn các di sản văn hóa.
Hiện tại trên địa bàn huyện đã xây dựng 01 làng văn hóa ẩm thực (của
đồng bào dân tộc Tày) tại tổ dân phố Mạ 2 Thị trấn Khánh yên và có nhiều
tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch làng bản, du lịch đường rừng, Khu bảo tồn
thiên nhiên quốc gia Hoàng Liên ... hiện chưa được đầu tư khai thác như
(Thác Bay - Liêm Phú, Liêm Phú - Nậm Xây,...)
2.1.2. Đặcđiểm kinhtế - xã hội huyện Văn Bàn
2.1.2.1. Tình hình dân sốvà lao động
Dân số: Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2018 trên địa bàn huyện có
87.802 người, trong đó 6.526 người sống ở thành thị và 81.562 người sống ở
nông thôn. Cộng đồng dân cư gồm 11 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm
16,04%.
Bảng 2.2: Dân số và tăng trưởng dân số huyện Văn Bàn giai đoạn 2016-2018
28
Chỉ tiêu
2016 2017 2018
Người % Người % Người %
I. Tổng dân số 86.831 100,0 87.801 100,0 87.802 100,0
Thành thị 6.370 7,3 6.450 7,4 6.526 7,4
Nông thôn 80.461 92,7 81.351 92,6 81.562 92,6
II. DS theo giới tính 86.831 100,0 87.801 100,0 87.802 100,0
Nam 43.986 50,6 44.306 50,5 44.521 50,7
Nữ 42.845 49,4 43.495 49,5 43.281 49,3
(Nguồn:Niên giám Thông kê huyện Văn Bàn năm 2016, 2017, 2018)
Tăng trưởng dân số đô thị có tốc độ khá cao. Tỷ lệ dân số trong tuổi lao
động năm 2018 là 58,4%. Dân số thuộc loại trẻ, là lợi thế cho quá trình phát
triển nhưng đồng thời là áp lực cho các cấp chính quyền trong vấn đề giải
quyết việc làm, ổn định dân cư đô thị.
Bảng 2.3:Hiện trạng lao động huyện Văn Bàn năm 2017 và 2018
Chỉ tiêu
2017 2018
(Người) (%) (Người) (%)
Tổng số người trong độ tuổi lao động 52.373 100,00 52.392 100,00
- Đang làm việc 44.821 85,58 44.934 85,77
- Đang đi học 4.500 8,59 4.650 8,88
- Làm nội trợ 1.600 3,06 1.550 2,99
- Trong độ tuổi LĐ mất khả năng LĐ 280 0,55 291 0,56
- Trong độ tuổi LĐ chưa có việc làm 1.172 2,24 418 1,80
(Nguồn:Niên giám Thống kê huyện Văn Bàn năm 2017, 2018)
29
Nguồn nhân lực: Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2018 tổng nguồn lao
động của huyện được đánh giá là 52.392 người, bằng 59,7% tổng dân số của
huyện.
Qua số liệu Bảng 2.3 cho thấy, năm 2018 nguồn lao động là 52.392
người, trong đó đang làm việc là 44.934 người chiếm 85,77%; Số người trong
độ tuổi không có việc làm là 418 người chiếm 1,8%.
Cơ cấu lao động tham gia vào các ngành kinh tế quốc dân vận động theo
hướng giảm tỷ lệ lao động từ nông nghiệp nông thôn sang các khu vực sản
xuất công nghiệp và dịch vụ; tăng tỷ lệ lao động ở thành thị, giảm tỷ lệ lao
động ở nông thôn. Tuy nhiên, nhìn chung tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động
của huyện còn chậm.
2.1.2.2. Tình hình pháttriển kinh tế trên địa bàn huyện
Tăng trưởng giá trị sản xuất
Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân 3 năm 2016 - 2018 (giá so sánh 2010)
đạt 12%. Trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,4 %; Công nghiệp.
- Xây dựng tăng 17,4% và Dịch vụ tăng 13%. Kết quả cụ thể được tổng
hợp trong bảng 3.4: Hàng năm được sự quan tâm đầu tư của tỉnh và nhà nước
theo các chương trình như chương trình giảm nghèo bền vững trong đó có
chương trình 135, các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất cùng với việc áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chất lượng nguồn lao độ ng
được nâng lên... Đến năm 2018, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 29
triệu đồng, tăng 15,5% lần so với năm 2016. Bình quân 3 năm tăng 12%.
Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ các hoạt động buôn bán thương mại
dịch vụ và đạt mức thu nhập khá so với các huyện khác trong toàn tỉnh.
30
Bảng 2.4. Giá trị sản xuất giaiđoạn 2016-2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tốc độ
Chỉ
Năm Năm Năm tăng
2016 2017 2018 bình
tiêu
quân (%)
1. GTSX (giá2010) 2.096.426 2.335.779 2.627.742 12,0
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 730.965 781.369 811.842 5,4
- Công nghiệp, xây dựng 821.076 895.630 1.126.150 17,4
- Dịch vụ 544.385 658.780 689.750 12,9
2. GTSX (giáHH) 3.074.580 3.420.000 3.862.000 12,1
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 1.073.028 1.145.700 1.207.647 6,1
- Công nghiệp, xây dựng 1.202.161 1.309.860 1.644.440 17,3
- Dịch vụ 799.391 964.440 1.009.913 12,7
3. GTSX bình quân đầu người 26 27 29 5,6
(Nguồn:Niên giám Thống kê huyện Văn Bàn năm 2016-2018)
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2016 - 2018
huyện Văn Bàn vượt mục tiêu kế hoạch đề ra, một trong những nguyên nhân
tác động đến tốc độ tăng trưởng đó là tổng vốn đầu tư toàn xã hội được huy
động cao hơn mức dự kiến, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện
đại được áp dụng, số lượng và chất lượng nguồn lao động được nâng lên,
ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn luôn được chú trọng
phát triển. Tuy nhiên, trong lĩnh vực phát triển kinh tế chưa khai thác hết tiềm
năng lợi thế của địa phương, nội bộ các ngành kinh tế chuyển dịch chậm,
chưa tạo ra được sản phẩm đặc trưng, mũi nhọn và chưa hình thành các vùng
sản xuất hàng hóa tập trung; nguyên nhân chủ yếu là do tổng mức đầu tư phát
triển còn phụ thuộc nhiều từ bên ngoài. Sự tác động của việc ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc phát triển các ngành, hàng có thế mạnh chưa
cao và chưa thực sự rõ nét.
31
b, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế huyện thời gian qua chuyển dịch đúng hướng. Trong 3
năm với chủ trương phát triển công nghiệp là khâu bứt phá, tạo động lực cho
phát triển các ngành kinh tế, dịch vụ và phát triển văn hóa, huyện đã tập trung
đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp góp phần làm tăng tỷ
trọng ngành công nghiệp - xây dựng.
Bảng 2.5. Cơ cấu giá trị sản xuất giaiđoạn 2016-2018
Đơn vị tính: %
Chỉ
2016 2017 2018
tiêu
Tổng số 100 100 100
1. Nông lâm thuỷ sản 34,9 33,5 31,27
2. Công nghiệp, xây dựng 39,1 38,3 42,58
3. Dịch vụ 26 28,2 26,15
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Văn Bàn năm 2016-2018) Năm
2016, GTSX theo giá hiện hành đạt 3.074,58 tỷ đồng, năm 2018 đạt
3.862 tỷ đồng, tăng 787,42 tỷ đồng so với năm 2016, bình quân 3 năm tăng
12,1%. Trong đó: Ngành nông, lâm, thủy sản năm 2016 đạt 1.073,028 tỷ đồng,
chiếm 34,9%, năm 2018 đạt 1.207,647 tỷ đồng chiếm 36,66%; Công nghiệp-Xây
dựng năm 2016 đạt 1.202,161 tỷ đồng, chiếm 39,1%, năm 2018 đạt 1.644,440tỷ
đồng chiếm 42,58%; Dịch vụ năm 2016 đạt 1799,391 tỷ đồng, chiếm 26%, năm
2018 đạt 1.099,913 tỷ đồng chiếm 26,15% tổng GTSX.
Qua bảng 3.5 cho thấy năm 2016 tỷ trọng GTSX ngành nông, lâm
nghiệp, thủy sản chiếm 34,9%, đến năm 2018 giảm còn 31,27%; Ngành công
nghiệp - xây dựng tăng từ 39,1% năm 2016, tăng lên 42,58% năm 2018;
Ngành dịch vụ năm 2016 chiếm tỷ trọng 26,0% đến năm 2018 là 26,15%; Cơ
cấu GTSX chuyển dịch theo hướng tích cực giảm tỷ trọng Nông, lâm, thủy
sản, tăng tỷ trọng Công nghiệp-Xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, mức độ
chuyển dịch còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.
32
Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua, kinh tế của huyện tăng trưởng khá và
tương đối ổn định, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế được thực hiện đạt kế
hoạch đề ra. Các nguồn lực được tập trung cho phát triển kinh tế-xã hội đã phát
huy kết quả: kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng lên, nguồn vốn đầu tư
toàn xã hội hàng năm tăng, hoạt động văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến tích
cực, các lĩnh vực giáo dục đào tạo, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ nhân
dân, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được ổn định. Đời sống vật chất,
tinh thần của đại bộ phận nhân dân được cải thiện và nâng cao.
2.1.3. Đánhgiá vềnhững thuận lợi và khó khăn của huyện Văn Bàn trong
phát triển kinhtế - xã hội
2.1.3.1. Nhữngthuận lợi
Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông khá thuận lợi, huyện Văn Bàn
có nhiều tiềm năng phát triển, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá trong khu
vực, hình thành một hệ thống thương mại khá sôi động ở địa phương. Hoạt
động dịch vụ tương đối đa dạng, tập trung vào các lĩnh vực như: Nhà hàng,
khách sạn, vận tải, tín dụng, bưu chính viễn thông….
Có tuyến Quốc lộ 279, đường tỉnh 151 và hệ thống giao thông từ huyện
tới trung tâm các xã, đường giao thông liên xã ôtô đi lại thông suốt, giao thông
đường thuỷ qua bến phà Tân An được thường xuyên khai thác. Những hệ thống
giao thông này đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
huyện và phát triển dịch vụ thương mại, du lịch nâng cao đời sống nhân dân.
Được hưởng lợi phù sa từ hệ thống sông Hồng đã tạo nên nhiều cánh
đồng phì nhiêu, vùng trồng màu, vựa lúa chất lượng cao như xã Tân An, Tân
Thượng, Văn Sơn, Võ Lao giúp ổn định an ninh lượng thực và là tiền đề vững
chắc để phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
33
Huyện Văn Bàn có tài nguyên rừng lớn góp phần tạo nên môi trường
sinh thái phục vụ cho sản xuất và đời sống, nguồn tài nguyên khoáng sản quý
hiếm như đá quý, đá bán quý, đá hoa trắng, đá xây dựng, sỏi, cát… có thể làm
giàu cho địa phương trong quá trình phát triển.
Huyện có 22 xã và 1 thị trấn, trong đó có 12 xã nằm dọc quốc lộ 279,
cơ cấu dân số trẻ cũng là một thế mạnh giúp địa phương phát triển năng động
và hội nhập.
2.1.3.2. Mộtsố tồn tại hạn chế
Huyện Văn Bàn có địa hình phức tạp, độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh gây
không ít khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội
như giao thông vận tải, điện, thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình....
Điều kiện tự nhiên không quá khắc nghiệt, tuy nhiên về mùa mưa lũ, khi mưa
lớn, đột ngột thường xảy ra lũ cục bộ vài nơi, gây trở ngại cho đời sống và sản
xuất của địa phương.
Kinh tế tăng trưởng chậm chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của
địa phương. Kinh tế của huyện phát triển dựa chủ yếu vào nông, lâm nghiệp,
trình độ lao động còn lạc hậu chưa đáp ứng được sản xuất.
Hệ thống kết cấu hạ tầng còn thấp đặc biệt ở những xã vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn, toàn huyện có 10 xã đặc biệt khó khăn đã ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế và xây dựng kết cấu hạ tầng.
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều, tập quán sản
xuất còn lạc hậu, manh mún, đầu tư thâm canh chưa cao nên ảnh hưởng rất
lớn đến sản xuất nông nghiệp, làm giảm năng suất và hiệu quả của cây trồng.
Dân cư phân bố không đều toàn huyện có trên 51% dân số là dân tộc,
phương thức sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp. Chất lượng nguồn nhân
lực thấp; giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo vẫn xảy ra.
34
2.1.4. Khái quátvềAgribank chi nhánhVăn Bàn, tỉnhLào Cai
2.1.4.1. Lịch sử hình thành và pháttriển
Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn có trụ sở chính tại địa chỉ tại tổ dân
phố 8, Thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai..
Đến nay Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn đã ngày càng trưởng thành,
lớn mạnh, nâng cao uy tín và thương hiệu Agribank trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2.1.4.2. Cơ cấu tổ chức
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG CÁC PHÒNG
KHÁCH QUẢN KẾ TIỀN TỔ PHÒNG KIỂM
HÀNG LÝ TOÁN TỆ CHỨC GIAO TRA,
(K.H RỦI RO GIAO KHO HÀNH DỊCH KIỂM
DOANH DỊCH QUỸ CHÍNH SOÁT
NGHIỆP NỘI
K.H CÁ BỘ
NHÂN)
Hình 2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức Agribank - chi nhánh huyện Văn Bàn -
tỉnh Lào Cai
(Nguồn: Agribank - chi nhánh huyện Văn Bàn năm 2018)
Chức năng của các phòng, ban như sau:
Ban lãnh đạo: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc với chức năng lãnh
đạo và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh. Giám đốc quản lý chung,
đồng thời quản lý trực tiếp phòng tổ chức hành chính, 2 phó giám đốc, giúp
việc cho giám đốc, trực tiếp phụ trách các bộ phận chức năng theo sự phân
công của giám đốc.
Phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với
khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ kế toán,
thanh toán, xử lý hạch toán theo quy định của NHNN và Ngân hàng NHNo &
35
PTNT Việt Nam, đồng thời thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống
thông tin điện toán tại Chi nhánh, bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông
suốt hoạt động của hệ thống máy tính tại Chi nhánh.
Phòng tiền tệ kho quỹ: Quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt
theo quy định của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam. Quản lý thu, chi
tiền mặt cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch, các giao dịch viên, thu chi
tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi lớn.
Phòng khách hàng
- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao
dịch với khách hàng là doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng
VND và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay quản lý các sản
phẩm cho vay phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của NHNN và hướng
dẫn của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam. Tổ tài trợ thương mại thực
hiện các nghiệp vụ về tài trợ thương mại.
- Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với
khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, xử lý các nghiệp
vụ liên quan đến cho vay quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, quy
định hiện hành của NHNN và hướng dẫn của Ngân hàng NHNo & PTNT
Việt Nam.
Phòng quản lý rủi ro: Quản lý về công tác rủi ro của Chi nhánh. Giám sát
việc cho vay, đầu tư đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, tuân thủ theo các giới
hạn tín dụng của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam. Thẩm định hoặc tái
thẩm định khách hàng, dự án, phương án cấp tín dụng. Thực hiện chức năng
đánh giá, quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Là đầu mối khai thác và sử
lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu.
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Hoạt động theo quy định của Ngân hàng
NHNo & PTNT Việt Nam, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát mọi hoạt động
của chi nhánh, giúp ban giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của chi nhánh.
36
Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ
chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của
nhà nước và quy định của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam, thực hiện
các nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ và đào tạo. Thực hiện công tác quản
lý, văn phòng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thực hiện
công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn trong Chi nhánh.
Phòng giao dịch: Huy động tiền gửi và cho vay đối với các thành phần
kinh tế và dân cư trên địa bàn. Thực hiện việc thanh toán và bán các sản phẩm
dịch vụ của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam như: Chuyển tiền, thanh
toán, mở thẻ ATM và các nghiệp vụ khác…
2.2. Nộidung nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cho vay SXNN
của các ngân hàng thương mại.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
- Đánh giá thực trạng phát triển cho vay SXNN tại Agribank chi nhánh
huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2018.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển cho vay SXNN tại
Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đến năm 2030.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thu thập số liệu
2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Số liệu thứ cấp được thu thập và hệ thống hóa từ niên giám thống kê,
sách báo, báo cáo sơ kết, tổng kết của các sở, ngành, địa phương; các số liệu
thống kê của tỉnh, huyện, bài báo, đề tài, các tài liệu khác về phát triển cho vay
sản xuất tại Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
37
- Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc điều tra, phỏng vấn các đối
tượng có liên quan:
- Đối tượng điều tra: khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp, khách hàng
là HTX nông nghiệp, khách hàng là doanh nghiệp, cán bộ nhân viên của
Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
- Mẫu điều tra:
+ Nhóm khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp: Tính đến tháng 12
năm 2018 Agribank chi nhánh Văn Bàn có 1154 hộ vay vốn SXNNvà năm
2019 vẫn còn dư nợ.
Đề tài xác định cỡ mẫu theo Slovin (1984), cỡ mẫu được xác định theo
công thức sau:
n = N/(1 + Ne2)
Trong đó:
N: tổng số hộ vay vốn sản xuất nông
nghiệp, n: số mẫu cần điều tra
e: sai số cho phép (đề tài chọn e=10%)
Như vậy quy mô mẫu của luận văn như
sau: n=1154/(1+1154*0,12)=92,03
Để giảm độ sai số chúng tôi đã chọn số mẫu điều tra là n=120 hộ là khách
hàng có mục đíchvay để SXNN và hiện vẫn còn dư nợ ở Agribank chi nhánh
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
+ Nhóm khách hàng là HTX nông nghiệp: Trên địa bàn huyện có 41
HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp còn dư nợ
ở ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai. Đề tài chọn 20
HTX để khảo sát và nghiên cứu.
+ Nhóm khách hàng là doanh nghiệp nông nghiệp: Đề tài chọn 05
doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện là khách hàng của Agribank chi
nhánh huyện Văn Bàn để khảo sát.
38
+ Nhóm cán bộ của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai:
Đề tài chọn 15 cán bộ quản lý và nhân viên của Agribank chi nhánh huyện
Văn Bàn để khảo sát theo phương thức phỏng vấn bán cấu trúc.
2.3.2. Phương pháp phân tích
Sử dụng phương pháp phân tổ, phương pháp so sánh nhằm chỉ ra sự
khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu mà nghiên cứu hướng tới; phân
tích một số điểm mạnh, điểm yếu của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn,
tỉnh Lào Cai.
2.3.3. Hệthống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.3.1. Nhóm chỉtiêu đánh giá pháttriển cho vay SXNNcủa
Agribanka. Nhóm chỉ tiêu đánh giá việc tăng quymô cho vay
- Tốc độ tăng trưởng cho vay:
Tốc độ tăng
Dư nợ cho vay SXNN kỳ thực hiện - Dư
nợ cho vay SXNN kỳ trước
trưởng cho vay = x 100%
SXNN Dư nợ cho vay SXNN kỳ trước
Tốc độ tăng trưởng cho vay SXNN phản ánh dư nợ cho vay SXNN năm nay
so với với năm trước. Tăng trưởng dư nợ cho vay là một trong những tiêu chí phản
ánh việc phát triển cho vay. Dư nợ cho vay SXNN năm nay cao hơn năm trước
chứng tỏ cho vay SXNN năm nay phát triển hơn sơ với năm trước về quy mô.
- Tỷ trọng dư nợ cho vay:
Tỷ trọng dư nợ cho vay SXNN so với tổng dư nợ: Phản ánh lượng vốn
đầu tư được tập trung vào đối tượng SXNN tại từng thời điểm.
Tỷ trọng dư nợ cho Tổng dư nợ của cho vay
=
vay SXNN SXNN Tổng dư nợ của NH
x 100%
- Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay:
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay SXNN là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn cho
vay SXNN và tổng dư nợ cho vay SXNN của NHTM ở một thời điểm nhất
định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
39
Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn cho vay SXNN x
=
cho vay SXNN Tổng dư nợ cho vay SXNN 100%
Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn cho vay SXNN, người ta còn dùng chỉ
tiêu tỷ lệ nợ xấu để đánh giá thực chất tình hình hiệu quả cho vay SXNN.
Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn
chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình
chất lượng cho vay tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý cho
vay của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối
với các khoản vay.
- Tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu cho vay Nợ xấu cho vay SXNN
=
SXNN Tổng dư nợ cho vay
x 100%
Hoạt động tín dụng của NHTM luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và nợ xấu là
vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động cho vay của ngân hàng, điều quan
trọng là NHTM phải duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất là có thể chấp nhận
được. Theo ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nợ xấu <= 5% là có thể chấp nhận được
và mức tốt là từ 1-3% .
- Mức tăng trưởng số lượng khách hàng của Agribank
Chỉ tiêu này phản ảnh mức độ tăng trưởng số lượng khách hàng có quan
hệ vay vốn với ngân hàng qua các thời kỳ. Chỉ tiêu này cũng được thể hiện
qua 2 chỉ tiêu: mức tăng tuyệt đối và tốc độ tăng.
- Mức tăng dư nợ bình quân trên một khách hàng
Mức tăng dư nợ bình quân đánh giá việc phát triển cho vay của Agribank
bằng phương thức phát triển theo chiều sâu. Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng
của ngân hàng trong việc phát triển các quan hệ với khách hàng, định hướng
cơ cấu khách hàng hợp lý, hoàn thiện các chính sách và cơ chế nhằm tối đa
hóa quy mô cho vay với một lượng khách hàng xác định.
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM

ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao ĐộngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao ĐộngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại xã, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại xã, HAYLuận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại xã, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại xã, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị Hành chính sự nghiệp
Luận văn: Kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị Hành chính sự nghiệpLuận văn: Kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị Hành chính sự nghiệp
Luận văn: Kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị Hành chính sự nghiệpViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

Similar to BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM (20)

ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
 
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho VayLuận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
 
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOT
 
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 ĐiểmLuận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao ĐộngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
 
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc KạnLuận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về giải quyết việc làm, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về giải quyết việc làm, HAYBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về giải quyết việc làm, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về giải quyết việc làm, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại xã, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại xã, HAYLuận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại xã, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại xã, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Yên Khánh
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Yên KhánhLuận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Yên Khánh
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Yên Khánh
 
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại AgribankKhóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
 
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị Hành chính sự nghiệp
Luận văn: Kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị Hành chính sự nghiệpLuận văn: Kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị Hành chính sự nghiệp
Luận văn: Kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị Hành chính sự nghiệp
 
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOTĐề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
 
Mẫu Luận Văn Về Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Ủy Ban, 9 điểm
Mẫu Luận Văn Về Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Ủy Ban, 9 điểmMẫu Luận Văn Về Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Ủy Ban, 9 điểm
Mẫu Luận Văn Về Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Ủy Ban, 9 điểm
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 

Recently uploaded (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHU HỒNG HÀ PHÁT TRIỂN CHO VAY SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN - 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHU HỒNG HÀ PHÁT TRIỂN CHO VAY SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI Ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 8.62.01.16 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ngườihướng dẫn khoa học: TS. Bùi Đình Hòa THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. TháiNguyên, tháng 8 năm 2019 Tác giả luận văn Chu Hồng Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa KT&PTNT cùng các thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện về mọi mặt để tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn TS. Bùi Đình Hòa, đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Văn Bàn, tỉnh Lào Cai và các doanh nghiệp, HTX, hộ dân trên địa bàn huyện Văn Bàn đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những người đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn của mình. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2019 Tác giả luận văn Chu Hồng Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH................................................................................vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..............................................................................................viii MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài....................................................................... 2 3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 2 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................. 3 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI...........................................................4 1.1. Khái niệm và phân loại tín dụng............................................................ 4 1.1.1. Khái niệm tín dụng............................................................................ 4 1.1.2. Nội hàm và bản chất của tín dụng....................................................... 4 1.1.3. Các loại hình tín dụng........................................................................ 5 1.2. Hoạt động cho vay SXNNcủa ngân hàng thương mại............................. 6 1.2.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại .................................... 6 1.2.2. Khái niệm về cho vay SXNN của NHTM........................................... 8 1.2.3. Đặc điểm cơ bản trong cho vay sản xuất nông nghiệp.......................... 8 1.2.4. Các phương thức cho vay SXNN........................................................ 9 1.2.5. Vai trò của hoạt động cho vay SXNN đốivới phát triển kinh tế......... 10 1.3. Phát triển cho vay SXNNcủa ngân hàng thương mại............................ 11 1.3.1. Quan điểm về việc phát triển cho vay SXNN của ngân hàng thương mại................................................................................................ 11 1.3.2. Các nhân tố tác động đến phát triển cho vay SXNN của ngân hàng thương mại.................................................................................... 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 6. iv 1.4. Kinh nghiệm hoạt động cho vay phát triển SXNN của các ngân hàng thương mại trên thế giới và ở Việt Nam.......................................... 16 1.4.1. Trên thế giới.................................................................................... 16 1.4.2. Ở Việt Nam..................................................................................... 19 1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Agribank Văn Bàn, tỉnh Lào Cai....... 21 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 23 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................. 23 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Văn Bàn..................................... 23 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Văn Bàn......................................... 27 2.1.3. Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn của huyện Văn Bàn trong phát triển kinh tế - xã hội................................................................. 32 2.1.4. Khái quát về Agribank chi nhánh Văn Bàn, tỉnh Lào Cai................... 34 2.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................... 36 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 36 2.3.1. Thu thập số liệu............................................................................... 36 2.3.2. Phương pháp phân tích.................................................................... 38 2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 38 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 41 3.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai............................................................................ 41 3.1.1. Sản phẩm tín dụng........................................................................... 41 3.1.2. Hoạt động tín dụng.......................................................................... 41 3.1.3. Các hoạt động kinh doanh khác........................................................ 44 3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Văn Bàn....................... 44 3.2. Thực trạng cho vay SXNN của Agribank tại chi nhánh Văn Bàn .......... 45 3.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay SXNN tại Việt Nam ................ 45 3.2.2. Tình hình cho vay SXNN của Agribank chi nhánh Văn Bàn.............. 50 3.2.3. Đánh giá của khách hàng đối với Agribank Văn Bàn......................... 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 7. v 3.2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển hoạt động cho vay SXNN của Agribank Văn Bàn .................................................................... 58 3.3. Định hướng và giải pháp phát triển cho vay SXNN tại Agribank Văn Bàn ................................................................................................................ 64 3.3.1. Định hướng..................................................................................... 64 3.3.2. Một số giải pháp phát triển cho vay SXNN tại Agribank Văn Bàn..... 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải 1 ADB Ngân hàng phát triển châu Á 2 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 3 CBNV Cá bộ nhân viên 4 GDP Tổng sản phẩm quốc nôi 5 GTGT Gái trị gia tăng 6 HTX HTX 7 IMF Quỹ tiền tệ quốc tê 8 KT-XH Kinh tế xã hội 9 NHNN Ngân hàng Nhà nước 10 NHTM Ngân hàng thương mại 11 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 12 PTNT Phát triển nông thôn 13 SXNN Sản xuất nông nghiệp 14 TKVV Tiết kiệm - vay vốn 15 UBND Uỷ ban nhân dân 16 WB Ngân hàng thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng đất huyện Văn Bàn giai đoạn 2016 - 2018 .......................................................................................... 25 Bảng 2.2: Dân số và tăng trưởng dân số huyện Văn Bàn giai đoạn 2016-2018 ................................................................................. 27 Bảng 2.3: Hiện trạng lao động huyện Văn Bàn năm 2017 và 2018 .......... 28 Bảng 2.4. Giá trị sản xuất giai đoạn 2016-2018 ........................................ 30 Bảng 2.5. Cơ cấu giá trị sản xuất giai đoạn 2016-2018 ............................ 31 Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn giai đoạn 2016-2018 ............................................................ 41 Bảng 3.2. Tình hình dư nợ cho vay qua các năm 2016 -2018 ................... 43 Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Văn Bàn giai đoạn 2016-2018 ................................................................................. 44 Bảng 3.4. Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay SXNN của Agribank Văn Bàn từ 2016-2018 .............................................................. 50 Bảng 3.5: Dư nợ cho vay SXNN phân theo thời gian của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn các năm 2016-2018 ............................. 52 Bảng 3.6: Hình thức đảm bảo cho vay SXNN .......................................... 53 Bảng 3.7: Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh và tỷ lệ nợ xấu cho vay SXNN .... 54 Bảng 3.8. Ý kiến của khách hàng về lượng, thời hạn và lãi suất vay vốn ..... 55 Bảng 3.9. Ý kiến của khách hàng về thủ tục và nguyện vọng vay vốn của ngân hàng NN&PTNT ....................................................... 56 Bảng 3.10. Ý kiến của khách hàng về thái độ làm việc của CBNV ngân hàng NN&PTNT ....................................................................... 57 Hình 2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức Agribank - chi nhánh huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai ............................................................................ 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 10. viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Chu Hồng Hà Tên luận văn: Phát triển cho vay SXNNtại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai Ngành: Phát triển nông thôn Mã số:8.62.01.16 Mục đích nghiên cứu Từ việc đánh giá được thực trạng cho vay SXNN của Agribank chi nhánh Văn Bàn đề xuất các giải pháp phát triển cho vay SXNN tại Agribank chi nhánh Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, phương pháp phân tổ, phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng cho vay SXNN của Agribank chi nhánh Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Kết quả chính và kết luận Luận văn đã đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai và thực trạng cho vay SXNN của Agribank chi nhánh Văn Bàn. Từ đó, luận văn đưa ra các giải pháp phát triển cho vay SXNN tại Agribank chi nhánh Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trong thời gian tới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam (Agribank) là một định chế tài chính lớn, có tầm ảnh hưởng rộng khắp, thời gian qua Agribank đã có nhiều nỗ lực trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Đặc biệt, với mạng lưới phủ hầu khắp các địa phương, Agribank đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận nguồn tín dụng chính thống, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng, góp phần giảm nghèo bền vững và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn.Agribank đã góp phần quan trọng vào việc cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn.Nhờ vậy dư nợ tín dụng nông nghiệp nông thôn đến cuối năm 2018 ước đạt khoảng 1,69 triệu tỷ đồng, tăng 14,5% so với cuối năm 2017 (cao hơn so với mức tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế) với hơn 14 triệu lượt khách hàng còn dư nợ; chiếm tỷ trọng gần 24% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.Mặc dù vậy,cho vay nông nghiệp nông thôn vẫn còn nhiều rào cản như: Một là,sản xuất nông nghiệp (SXNN) là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng các cơ chế xử lý, phòng ngừa rủi ro như bảo hiểm trong nông nghiệp chưa được triển khai mạnh mẽ. Thực tế này ảnh hưởng lớn đến năng lực tài chính và khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng vay vốn khi gặp rủi ro trong sản xuất, kinh doanh. Hai là, SXNN còn manh mún, nhỏ lẻ; sản xuất theo chuỗi giá trị chưa được tổ chức và phát triển hợp lý; trình độ chế biến sâu còn hạn chế nên giá trị gia tăng thấp. Các mô hình liên kết còn ít, chưa hiệu quả do hợp đồng liên kết thiếu chặt chẽ, hiện tượng vi phạm hợp đồng liên kết của người dân, doanh nghiệp đầu mối còn phổ biến do ý thức chưa cao và chế tài chưa nghiêm, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng(TCTD) trong việc kiểm soát dòng tiền khi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 12. 2 cho vay chuỗi. Những khó khăn này làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ba là, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thiếu ổn định, tình trạng mất cân đối cung cầu, sản xuất và tiêu dùng, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp thường diễn ra, trong khi công tác phân tích, dự báo thị trường cũng như quy hoạch còn bất cập. Nhiều doanh nghiệp, hộ dân chưa có nguồn lực tài chính tốt, chưa có nhiều mô hình SXNN ứng dụng công nghệ cao bài bản, hiệu quả và phương án trả nợ vay chưa khả thi, tạo áp lực trong quản lý rủi ro cho các TCTD. Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn là đơn vị chiếm phần lớn thị phần cho vay trên địa bàn. Vì vậy, tín dụng của Agribank chi nhánh Văn Bàn đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, những rào cản của hệ thống ngân hàng nói trên vẫn đang còn hiện hữu tại chi nhánh ngân hàng Agribank Văn Bàn. Để thúc đẩy phát triển cho vay (SXNN ) trong thời gian tới, hàng loạt vướng mắc, bất cập nêu trên kể cả bên cho vay và bên đi vay cần từng bước được tháo gỡ. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cho vay SXNN của các ngân hàng thương mại. - Đánh giá thực trạng phát triển cho vay SXNN tại Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2018. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển cho vay SXNN tại Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 13. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay SXNN của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. - Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 03 năm 2016-2018; Số liệu sơ cấp được khảo sát trong năm 2019. 4. Những đóng gópmới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài đã đánh giá được thực trạng cho vay SXNN của Agribank chi nhánh Văn Bàn. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển cho vay SXNN tại Agribank chi nhánh Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Văn Bàn nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 14. 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm và phân loại tín dụng 1.1.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau theo nguyên tắc có hoàn trả; Danh từ tín dụng dùng để chỉ một số hành vi kinh tế rất phức tạp như: bán chịu hàng hóa, cho vay, bảo hành, ký thác, phát hành giấy bạc.Trong mỗi một hành vi tín dụng có hai bên cam kết với nhau như sau: + Một bên thì trao ngay một số tài khóa hay tiền tệ. + Còn một bên kia cam kết sẽ hoàn trả lại những đốikhoản của sổ tài khóa trong một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó. Nhà kinh tế Pháp, ông Louis Baudin, đã định nghĩa tín dụng như là "Một sự trao đổi tài hóa hiện đại lấy một tài hóa tương lai”. Ở đây yếu tố thời gian đã xen lẫn vào và cũng vì có sự xen lẫn đó cho nên có thể có sự bất trắc, rủi ro xảy ra và cần có sự tín nhiệm của hai bên đương sự đối với nhau. Hai bên đương sự dựa vào sự tín nhiệm, sử dụng sự tín nhiệm của nhau vì vậy mới có danh từ thuật ngữ tín dụng. Những hành vi tín dụng có thể do bất cứ ai thực hiện. Chẳng hạn hai người thường có thể cho nhau vay tiền. Tuy nhiên ngày nay khi nói tới tín dụng người ta nói ngay tới các ngân hàng vì các cơ quan này chuyên làm các việc cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, ký thác và phát hành giấy bạc (Hồ Diệu,2003). 1.1.2. Nội hàm và bản chất của tín dụng Tín dụng rất phong phú và đa dạng về hình thức. Bản chất của tín dụng thể hiện ở các phương diện sau: một là người sở hữu một số tiền hoặc hàng hóa chuyển giao cho người khác sử dụng một thời gian nhất định. Lúc này, vốn được chuyển từ người cho vay sang người vay. Hai là, sau khi nhận được vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng để thỏa mãn một hay một số mục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 15. 5 đích nhất định. Ba là, đến thời hạn do hai bên thỏa thuận, người vay hoàn trả lại cho người cho vay một giá trị lớn hơn vốn ban đầu, tiền tăng thêm được gọi là phần lãi (Hồ Diệu,2003). Các Mác đã viết về bản chất của tín dụng như sau "Tiền chẳng qua chỉ rời khỏi tay người sở hữu một thời gian và chẳng qua chỉ tạm thời chuyển từ tay hữu sang tay nhà tư bản hoạt động cho nên tiền không phải bỏ ra để thanh toán, cũng không phải tự đem bán đi mà cho vay, tiền chỉ đem nhượng lại với một điều kiện là nó sẽ quay lại về điểm xuất phát sau một kì hạn nhất định”. Đồng thời các mác cũng vạch ra yêu cầu của việc quay trở về điểm xuất phát: "Vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị của nó và đồng thời lại lớn lên trong quá trình vận động”. Đến nay các nhà kinh tế đã có nhiều định nghĩa khác nhau về tín dụng nhưng đều phản ánh một bên là đi vay và một bên là cho vay, nó dựa trên cơ sở của lòng tin. Lòng tin được thể hiện trên khía cạnh: người cho vay tin tưởng người đi vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và là quan hệ có thời hạn, có hoàn trả. Đây là bản chất của tín dụng (Hồ Diệu, 2003). 1.1.3. Cácloại hình tín dụng - Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp với nhau và được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Người bán chuyển hàng hóa cho người mua, người mua được sử dụng hàng hóa trong một thời gian nhất định. Đến hạn nhất định người mua phải trả tiền cho người bán thông thương bao gồm cả lãi suất. Trong trường hợp này người mua không được hưởng chiết khấu bán hàng. Cơ sở pháp lý để xác định nợ trong quan hệ tín dụng thương mại là các giấy nợ. - Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các chủ thể xã hội. - Tín dụng nhà nước: là quan hệ giữa một bên là nhà nước còn bên kia là cư dân và các tổ chức kinh tế xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 16. 6 - Tíndụng không chính thống: là quan hệ tín dụng giữa cá nhân với nhau không đặt dưới quan hệ pháp luật. - Tín dụng thuê mua: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp thuê tài sản với tổ chức tín dụng thuê mua như các công ty thuê mua, các công ty tài chính (Hồ Diệu,2003). 1.2. Hoạt động cho vay SXNNcủa ngân hàng thương mại 1.2.1. Hoạtđộng cho vaycủa ngân hàng thương mại 1.2.1.1. Kháiniệm hoạt động cho vay trong ngân hàngthương mại Ngân hàng là tổ chức đi vay để cho vay, có thể nói hoạt động cho vay của NHTM là hoạt động cơ bản và tạo nguồn thu lớn nhất đối với NHTM. Hoạt động cho vay của NHTM là việc NHTM dùng số vốn huy động được đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các SXNNvà các tổ chức khác trong một khoảng thời gian nhất định để lấy lãi. Hiện nay cùng với xu thế phát triển và cạnh tranh, các ngân hàng đều nghiên cứu và đưa ra nhiều sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng từ đó đa dạng hóa danh mục đầu tư thu hút khách hàng, tăng trưởng lợi nhuận, phân tán rủi ro và đứng vững trong cạnh tranh. Đối với khách hàng hộ SXKD ngân hàng cung cấp nhiều loại hình tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng (Thái Văn Đại, 2006). 1.2.1.2. Phânloại hoạtđộng cho vay của ngân hàng thương mại a. Căn cứ vào thời hạn tín dụng Tín dụng ngắn hạn: Là tín dụng có thời hạn cho vay đến 1 năm. Với tín dụng cho vay doanh nghiệp, nguồn vốn này được sử dụng nhằm bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời. Còn tín dụng Hộ SXKD, tín dụng ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của cá nhân và hộ gia đình. b. Căn cứ vào mục đích tín dụng: Các sản phẩm cho vay dành cho khách hàng Hộ SXKD thường được thiết kế và phát triển dựa trên các sản phẩm tín dụng truyền thống nhưng có những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 17. 7 nét đặc thù riêng của từng ngân hàng thương mại. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn của Hộ SXKD thì có thể chia tín dụng cá nhân hộ gia đình thành: c. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ Cho vay trực tiếp: là hình thức ngân hàng trực tiếp cấp vốn cho khách hàng có nhu cầu vay, đồng thời khách hàng trực tiếp trả nợ khoản vay cho ngân hàng. Ưu điểm của khoản tài trợ này rất linh hoạt vì có sự đàm phán trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, ngân hàng hoàn toàn quyết định được việc cho vay hay không cho vay. Ngoài ra khi tiếp xúc trực tiếp, cán bộ ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm đi kèm như: nhắc nợ gốc lãi vay khi đến hạn, bảo hiểm, chuyển tiền... d. Căn cứ vào độ tín nhiệm Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ 3. Hình thức tín dụng này áp dụng đối với khách hàng không có uy tín. Tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh của bên thứ ba là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu dự phòng khi nguồn thu chính của người vay bị thiếu hụt, buộc người vay phải trả nợ và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Hình thức này áp dụng đối với khách hàng uy tín, có công ăn việc làm và thu nhập ổn định như công chức, viên chức, người lao động hợp đồng dài hạn. Hình thức này thường là các khoản vay nhỏ, thời hạn cho vay dưới một năm. e. Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay Cho vay trả góp: là hình thức người đi vay trả nợ cho ngân hàng (gồm cả gốc và lãi) thành nhiều lần theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay mà bên vay và ngân hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 18. 8 Cho vay phi trả góp: là hình thức người đi vay thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn. Với hình thức này thường là các khoản vay có giá trị nhỏ và thời gian vay ngắn. Cho vay thấu chi: là các khoản tín dụng trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc thấu chi trên tài khoản vãng lai của khách hàng. 1.2.2. Khái niệm về cho vay sản xuất nông nghiệp của ngân hàng thương mại Cho vay là một phạm trù kinh tế có nhiều quan điểm khác nhau tuỳ theo từng cấp độ nghiên cứu. “Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ ngườisở hữu sang ngườisử dụng để sau một thời gian sẽ thu hồi một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”. Bản chất của cho vay là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Như vậy, cho vay đối với SXNN là khoản vay mà ngân hàng cho vay là mối quan hệ giữa một bên là ngân hàng, còn một bên là bên vay (Nguyễn Cao Hoàng, 2014). 1.2.3. Đặcđiểm cơbản trong cho vay sản xuấtnông nghiệp Số lượng khách hàng nhiều, giá trị khoản vay nhỏ, giải ngân và thu nợ thường theo mùa kinh doanh và chịu tác động rất lớn với điều kiện tự nhiên. Chỉ tính riêng hộ nông dân đã trên 10 triệu đồng hộ và trên 145 ngàn hộ trang trại, rải rác trên khắp cả nước. Món vay thường nhỏ, do đa số hộ gia đình vẫn là kinh tế tiểu nông, sản xuất kinh doanh hàng hóa mới ở giai đoạn phát triển ban đầu, mức sống còn thấp. Do đặc thù chủ yếu là hộ nông dân, các khoản vay thường phục vụ cho mục đích nông nghiệp, tính chất thời vụ quyết định thời điểm cho vay và thu nợ và chu kỳ sống là yếu tố quyết định tính toán thời hạn cho vay. Chu kỳ sống ngắn hay dài phụ thuộc vào giống và quá trình sản xuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 19. 9 Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng: Thu nhập của khách hàng quyết định đến khả năng trả nợ và phụ thuộc vào tự nhiên qua nhiều yếu tố: sản lượng, chất lượng nông phẩm. Gần đây, giá cả của nông phẩm cũng phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và câu nói cửa miệng "được mùa mất giá" phản ánh chính xác hiện tượng này. Chi phí cho vay cao: Cho vay SXNN đặc biệt là cho vay hộ nông dân thì chi phí cho một đồng vốn vay thường cao do quy mô từng món vay nhỏ. Số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp mọi nơi nên phát triển cho vay thường liên quan đến việc phát triển mạng lưới cho vay và thu nợ: Mở chi nhánh, bàn giao dịch, tổ lưu động cho vay tại xã. Do đặc thù kinh doanh SXNN đặc biệt là hộ nông dân luôn có độ rủi ro cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro lớn hơn so với các ngành khác (Nguyễn Cao Hoàng, 2014). 1.2.4. Cácphương thức cho vay sản xuấtnông nghiệp a. Phân loạitheo mục đích khoản cho vay Theo mục đíchkhoản cho vay thì cho vay SXNN được chia làm 3 loại: - Cho vay sản xuất: Là các khoản cho vay đối với cơ sở sản xuất, để các khách hàng phục vụ nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh. - Cho vay tiêu dùng: Là các khoản cho vay đối với các chủ thể SXNN để các chủ thể SXNN phục vụ nhu cầu tiêu dùng (mua ô tô, xây dựng nhà, mua sắm đồ dùng sinh hoạt gia đình...). - Tài trợ dự án: Là các khoản cho vay đối với các chủ thể SXNN mà các khoản vay đó được cho vay dựa trên một dự án mà khách hàng đã nghiên cứu đề ra. Ngân hàng xem xét dự án rồi cho vay theo dự án đó (Nguyễn Cao Hoàng ,2014). b. Phân loại theo thời gian cho vay sản xuất nông nghiệp Theo thời gian cho vay thì cho vay SXNN được chia làm 3 loại: - Cho vay ngắn hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm trở xuống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 20. 10 - Cho vay trung hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. - Cho vay dài hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm (Nguyễn Cao Hoàng, 2014). c. Phân loạitheo hình thức cho vay sản xuấtnông nghiệp Theo hình thức cho vay thì cho vay SXNN cũng có các hình thức như: Thấu chi, cho vay trực tiếp, cho vay trả góp, cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức và cho vay gián tiếp (Nguyễn Cao Hoàng ,2014). 1.2.5. Vai trò của hoạt động cho vay sản xuấtnông nghiệp đối với phát triển kinhtế Thúc đẩy quá trình huy động vốn trong nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nông dân, HTX và doanh nghiệp kinh doanh nhằm phát triển và phát triển sản xuất hàng hóa. Ngân hàng cho vay điều hòa hiện tượng tạm thời thừa, thiếu vốn của các hộ nông dân, HTX và doanh nghiệp bảo đảm cho quá trình sản xuất của các chủ thể vay vốn và hình thành thị trường tín dụng ở nông thôn. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng tính hàng hóa của sản phẩm nông nghiệp trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vốn cho vay SXNN sẽ góp phần hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, phát triển chăn nuôi và phát triển ngành nghề hỗ trợ nông nghiệp. Phát huy tối đa nội lực của các hộ nông dân, HTX và các doanh nghiệp khai thác hết tiềm năng, nguồn lực về lao động, đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả nhất. Vốn cho vay SXNN thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hóa, hộ kinh tế, trang trại, HTX phát triển nhanh, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Vốn cho vay SXNN góp phần tích cực vào việc thực hiện các chương trình, chính sách KT-XH của Nhà nước, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 21. 11 thần của người nông dân, tạo điều kiện nâng cao dân trí, hình thành những thói quen tốt trong hoạt động kinh tế phù họp với yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; đồng thời đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn (Nguyễn Cao Hoàng, 2014). 1.3. Phát triển cho vay sản xuất nông nghiệp của ngân hàng thương mại 1.3.1. Quanđiểm vềviệc phát triển cho vaysản xuấtnông nghiệp của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt dộng trong lĩnh vực tiền tệ, do vậy để có thể duy trì và phát triển hoạt động của mình thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải có lợi nhuận. Hoạt động chủ yếu của một ngân hàng thương mại là huy động vốn và nghiệp vụ tín dụng nhằm tìm kiếm lợi nhuận, trong đó có nghiệp vụ cho vay các thành phần kinh tế trong xã hội. Theo Luật các tổ chức tín dụng (2010) và quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì cho vay được định nghĩa là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắt có hoàn trả cả gốc và lãi. Phát triển cho vay SXNN bao gồm những điểm chủ yếu sau: - Phát triển được nguồn vốn của ngân hàng: ngân hàng phải phát triển nguồn vốn của mình nhằm có đủ khả năng cung ứng vốn cho các chủ thể và cá thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế có nhu cầu vốn trong đó có các chủ thể sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. - Phát triển địa bàn hoạt động và mạng lưới: ngân hàng phải có mạng lưới tạo được khả năng giao dịch thuận tiện, nhanh chóng, an toàn đáp ứng nhu cầu và những lợi ích cho nhiều đối tượng khách hàng như là các hộ nông dân ở vùng sâu vùng xa. - Phát triển các đối tượng khách hàng sản xuất nhiều ngành nghề khác nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 22. 12 - Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng liên quan quan đến phát triển cho vay của ngân hàng. Hoạt động cho vay có hiệu quả, phát triển cho vay phải gắn liền hiệu quả của nền kinh tế và ngân hàng. Hoạt động cho vay là một trong những nghiệp vụ truyền thống của NHTM, nó vừa tăng cường tài trợ vốn cho nền kinh tế vừa tạo khả năng tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, cho vay đối đầu với rủi ro là ngân hàng không thể thu hồi được món nợ cho vay theo thời gian thỏa thuận, cho đến không thu hồi được món vay đó. Vì vậy, việc phát triển cho vay phải gắn liền với với việc quản lý được rủi ro để nâng cao khả năng kiểm soát và hạn chế tối đa các rủi ro trong cho vay có thể xảy ra (Nguyễn Thị hiền ,2013). 1.3.2. Cácnhân tố tác động đến phát triển cho vaysản xuấtnông nghiệp của ngân hàng thương mại Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay SXNN của ngân hàng thương mại được chia thành hai nhóm đó là nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan (Nguyễn Thị hiền, 2013). 1.3.2.1. Nhântố khách quan - Môi trường chính trị, xã hội: Ổn định chính trị là tiền đề để ổn định và phát triển kinh tế, giữa ổn định chính trị và ổn định và phát triển kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau. Kinh tế phát triển ổn định, chính trị và an ninh giữ vững là nhân tố thúc đẩy sản xuất kinh doanh từ đó tạo điều kiện phát triển cho vay SXNN. Không chỉ có chính trị trong nước mà tình hình chính trị quốc tế cũng tác động đến phát triển cho vay. Nền kinh tế mở chịu ảnh hưởng rất lớn của nền kinh tế thế giới. Các biến động thị trường thế giới ngay lập tức tác động đến nền kinh tế trong nước, và thông qua đó tác động đến giá cả và tác động đến sản xuất, từ sản xuất sẽ tác động đến phát triển cho vay của ngân hàng. Nền kinh tế thế giới phát triển ổn định là nhân tố thúc đẩy phát triển cho vay, trong đó có cho vay cho vay hộ nông dân (Hồ Diệu,2003). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 23. 13 - Môi trường kinhtế vĩ mô: Môi trường kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hưởng đến phát triển cho vay SXNN. Xét cho đến cùng thì cái gốc để phát triển cho vay an toàn và hiệu quả vẫn là phát triển kinh tế, khi kinh tế phát triển nó là nhân tố thúc đẩy phát triển cho vay và ngược lại, khi kinh tế suy thoái sẽ tác động tiêu cực đến phát triển cho vay. Đến lượt kinh tế phát triển cũng chịu tác động của hàng loạt các nhân tố khác mà các nhân tố đó không còn chỉ đơn thuần là kinh tế nữa như các vấn đề về xã hội, an ninh, quốc phòng…. Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển ổn định niềm tin của công chúng tăng cao, đó là nhân tố phát triển cho vay cho vay SXNN. Các biến số kinh tế vĩ mô như: chỉ số CPI, các chỉ số thị trường chứng khoán, tăng trưởng kinh tế, cán cân thương mại… là những nhân tố có ảnh hưởng đến phát triển cho vay. Có thể ví nền kinh tế như một cơ thể trong đó mỗi biến số vĩ mô là một cơ quan trong một cơ thể, vì vậy khi có sự thay đổi của biến số này sẽ ảnh hưởng đến biến số khác và ngược lại. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển tạo điều kiện cho các các nhà đầu tư tiến hành đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư tăng tạo tiền đề để các ngân hàng thương mại phát triển cho vay (Hồ Diệu, 2003). - Môi trường pháp lý: Hệ thống pháp luật, nhất là những bộ luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng và hoạt động cho vay của ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển cho vay của ngân hàng thương mại. Hệ thống pháp luật đầy đủ, nghiêm minh, ổn định là hành lang an toàn cho các ngân hàng thương mại phát triển cho vay, ngược lại hệ thống pháp luật không đầy đủ, thiếu nghiêm minh tác động tiêu cực tới phát triển cho vay của các ngân hàng. Khi hệ thống pháp luật không đầy đủ sẽ không có cơ sở để xử lý vi phạm trong mối quan hệ với ngân hàng. Chấp hành pháp luật không nghiêm tạo kẽ hở để những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Những hiện tượng đó sẽ tác động tiêu cực đến phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 24. 14 triển cho vay của ngân hàng, trong đó có cho vay cho vay SXNN (Hồ Diệu, 2003). - Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn: Yếu tố mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng ảnh hưởng đến phát triển cho vay SXNN. Mức độ cạnh tranh càng khốc liệt thì khả năng phát triển cho vay càng khó khăn và ngược lại mức độ cạnh tranh càng thấp thì khả năng phát triển cho vay càng dễ. Có nhiều ngân hàng cùng hoạt động trên cùng một địa bàn thì thị trường sẽ bị phân chia cho các ngân hàng. Tỷ lệ phân chia khách hàng giữa các ngân hàng tùy thuộc vào năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng. Năng lực cạnh tranh mạnh sẽ chiếm được nhiều thị trường, năng lực cạnh tranh yếu sẽ bị hạn chế thị trường. Thường thì các ngân hàng luôn luôn xây dựng cho chính mình một chính sách khách hàng và một thị trường mục tiêu để từ đó thiết kế sản phẩm đặc thù để phát triển cho vay (Hồ Diệu, 2003). 1.3.2.2. Nhântố chủ quan - Năng lực và uy tín của ngân hàng: Muốn phát triển cho vay SXNN, ngân hàng phải có đủ năng lực: năng lực về nguồn vốn, năng lực về nhân lực, mạng lưới phân phối, công nghệ … Về nguồn vốn: Quy mô vốn của ngân hàng quyết định phát triển cho vay SXNN, chỉ khi có nguồn vốn mới có thể phát triển được cho vay. Vốn tự có của ngân hàng thương mại thể hiện sức mạnh về tài chính của ngân hàng đó, vốn tự có càng cao chứng tỏ ngân hàng đó càng mạnh. Những nhân tố đó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến phát triển cho vay SXNN của các ngân hàng thương mại. Về nhân lực: Quy mô và chất lượng CBNV của ngân hàng cũng có tác động đến phát triển cho vay SXNN. Muốn phát triển cho vay SXNN phải có nguồn nhân lực tương ứng. Nguồn nhân lực không những có đủ về số lượng mà còn phải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 25. 15 đáp ứng về chất lượng. Nếu chất lượng cán bộ cho vay không đảm bảo sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng cho vay từ đó mà tác động đến phát triển cho vay SXNN. Về mạng lưới hoạt động: Mạng lưới hoạt động rộng là nhân tố tác động tích cực đến phát triển cho vay SXNN. Mạng lưới rộng sẽ tạo điều kiện phát triển nguồn huy động vốn, từ đó tác động đến cho vay SXNN. Mạng lưới rộng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch với ngân hàng được thuận lợi hơn từ đó mà phát triển cho vay. Mặt khác, mạng lưới hoạt động rộng còn giúp các ngân hàng phát triển các hoạt động dịch vụ từ đó gián tiếp thúc đẩy phát triển cho vay SXNN. Về công nghệ: Các ngân hàng thương mại rất quan tâm đến công nghệ, họ thường đi đầu trong ứng dụng công nghệ nhất là công nghệ tin học. Khi phát triển cho vay SXNN, số lượng các giao dịch tăng lên, giá trị các giao dịch tăng lên đòi hỏi phải cải tiến công nghệ quản lý. Ngược lại khi công nghệ quản lý hiện đại sẽ tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm lại từ đó có tác động trở lại với phát triển cho vay. Uy tín của Ngân hàng cũng là nhân tố tác động đến phát triển cho vay SXNN. Ngân hàng có uy tín sẽ là nhân tố tác động tích cực đến phát triển cho vay và ngược lại ngân hàng không có uy tín sẽ hạn chế phát triển cho vay. Một ngân hàng có uy tín, ngân hàng đó có thể huy động đủ vốn để phát triển cho vay và ngược lại, nếu không có uy tín sẽ không thể phát triển được huy động vốn để phát triển cho vay SXNN (Hồ Diệu, 2003). - Chiến lược và chính sách cho vay của ngân hàng Căn cứ vào tình hình thực tế và từng giai đoạn cụ thể, các ngân hàng xây dựng chiến lược cho vay SXNN phù hợp. Chính sách cho vay SXNN thể hiện quan điểm cho vay của ngân hàng và điều đó có ảnh hưởng đến phát triển cho vay SXNNcủa các ngân hàng. Quan điểm cho vay cởi mở sẽ là nhân tố giúp cho các ngân hàng phát triển cho vay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 26. 16 SXNN thuận lợi hơn. Ngược lại quan điểm bảo thủ trong cho vay sẽ làm hạn chế phát triển cho vay SXNN của các ngân hàng. Quan điểm cho vay SXNN của các ngân hàng phụ thuộc vào tình trạng vốn của các ngân hàng, phụ thuộc vào tình trạng của thị trường và phụ thuộc vào tình trạng chất lượng cho vay SXNcủa ngân hàng đó. Thông thường khi vốn khả dụng cao, chất lượng cho vay đang đảm bảo, nhu cầu của người vay lớn thì các ngân hàng có quan điểm cởi mở trong cho vay, và ngược lại nếu vốn khả dụng thấp, tình trạng chất lượng cho vay xấu, thị trường ảm đạm thì các ngân hàng hạn chế cho vay. Phát triển cho vay SXNN còn phụ thuộc vào quan điểm cơ cấu tài sản có, quan điểm quản trị rủi ro… Ngày nay các ngân hàng đang có xu hướng phát triển thành ngân hàng hiện đại, theo đó hoạt động dịch vụ là hoạt động chính được ưu tiên phát triển. Những ngân hàng này không tập trung quá nhiều tài sản vào cho vay mà đa dạng hoá đầu tư để phòng tránh rủi ro. Thay vì dùng hết vốn để cho vay họ thực hiện đa dạng hoá kinh doanh như cho vay, đầu tư, thành lập các công ty kinh doanh… Khi đa dạng hoá đầu tư dẫn đến hạn chế phát triển cho vay, trong đó có cho vay SXNN. Không chỉ chính sách cho vay SXNN là nhân tố trực tiếp tác động đến phát triển cho vay SXNN, mà các chính sách khác của ngân hàng cũng gián tiếp tác động đến phát triển cho vay như chính sách khách hàng, chính sách giá cả, chính sách sản phẩm…(Hồ Diệu,2003). 1.4. Kinh nghiệm hoạt động cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp của các ngân hàng thương mại trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1. Trên thế giới 1.4.1.1. Kinh nghiệm chovay pháttriển sản xuất của Ethiopia Các cộng đồng nông thôn ở Ethiopia phải đối mặt với những thách thức đáng kể liên quan đến an ninh lương thực và ổn định kinh tế. Đối với hầu hết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 27. 17 mọi người sống trong các cộng đồng này, thu nhập của họ chủ yếu bị giới hạn trong việc bán nông sản dư thừa hoặc nhận lương trong các trang trại quy mô lớn. Trong mùa hạn hán, thu nhập của họ còn ít hơn bình thường, bởi vì ngành nông nghiệp có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thời tiết. Theo Shane Lennon và Abebe Kebede (2008), có tới 40% các hộ gia đình ở nông thôn Ethiopia không sản xuất đủ lương thực hay không có đủ thu nhập để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của họ. Ngoài ra, các giới hạn về đất đai hạn chế các hộ gia đình nông thôn trong việc tăng sản lượng trồng trọt hay thực hiện các hoạt động phi nông nghiệp khác. Các hộ gia đình nghèo, đặc biệt ở vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng từ hệ thống ngân hàng Ethiopia, do đó thường phải đi vay từ những người cho vay nặng lãi. Tổ chức tài chính vi mô Metemamen đã phát triển thành công sản phẩm cho vay tiêu dùng Eshet, sử dụng phương pháp ngân hàng làng xã (VB) và hợp tác với các tổ chức địa phương. Cụ thể, Metemamen đúc kết ra một số yếu tố chính mang lại thành công cho sản phẩm Eshet, đó là: - Cần có sự nghiên cứu thị trường, có sự tham gia liên tục và điều chỉnh sản phẩm và phương pháp để giải quyết nhu cầu của các nhóm nông dân khác nhau. Trong giai đoạn thử nghiệm, do nhu cầu về các sản phẩm cho vay của người nông dân đa dạng, cần tính đến sự khác biệt về thu nhập, giới tính, loại hình hoạt động (nông nghiệp hay phi nông nghiệp) và khoảng cách từ vùng nông thôn tới các trung tâm đô thị lớn khi phát triển sản phẩm. - Lãi suất tính cho các khoản vay của Metemamen là cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác trên thị trường. Ngoài lãi suất, không có thêm khoản phí nào được tính vào sản phẩm cho vay của Eshet. Nông dân nhận thấy điều này ít tốn kém hơn so với những lời đề nghị của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 28. 18 - Nhân viên Metemamen giám sát chặt chẽ tất cả các bước trong quy trình tín dụng, từ tìm kiếm lựa chọn khách hàng đến khâu trả nợ cuối cùng, và luôn khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn. - Metemamen tuyển dụng nhân viên tín dụng từ chính khu vực của dự án: việc nhân viên là người biết văn hóa cộng đồng và nói tiếng địa phương giúp tổ chức nhanh chóng thiết lập một mức độ tin cậy mạnh mẽ với nông dân. - Các tổ chức hợp tác (các tổ chức địa phương, chính quyền, giáo hội công giáo) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng việc tìm kiếm khách hàng, hỗ trợ cho vay, theo dõi giám sát khoản vay được tiến hành mà không gặp khó khăn tương tự như Uganda (Nguyễn Thành Nam,2016). 1.4.1.2. Kinh nghiệm cho vay phát triển sản xuất của Trung Quốc Nhu cầu vay vốn của những người nông dân Trung Quốc là rất lớn. Mặc dù các ngân hàng thương mại có mặt ở khắp mọi miền Trung Quốc, từ thành thị tới nông thôn nhưng vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu của những người nông dân. Như là một thói quen lâu đời, những người nông dân Trung Quốc thường vay mượn lẫn nhau, từ vay tiêu dùng cho tới vay vốn để sản xuất, đầu tư. Nghiên cứu đã chỉ ra ba lý do chính khiến các hộ nông dân chọn vay vốn lẫn nhau thay vì vay từ các ngân hàng chính thống, đó là công sức và chi phí bỏ ra để vay được vốn từ ngân hàng thường cao, vay vốn ở ngân hàng tốn nhiều thời gian hơn khi người nông dân có nhu cầu vay nóng và có nhiều mục đích vay vốn không được ngân hàng chấp nhận. Tuy nhiên, việc vay vốn từ các cá nhân và tổ chức phi ngân hàng tồn tại nhiều rủi ro, đặc biệt là những vấn đề về pháp lý, gây bất ổn cho xã hội. Do vậy, nhằm hạn chế việc vay mượn phi ngân hàng, các tổ chức tài chính Trung Quốc tìm cách phát triển các sản phẩm tín dụng dành cho hộ gia đình tại nông thôn . Ngân hàng điện tử MYbank, một trong năm ngân hàng tư nhân đầu tiên được cấp phép của Trung Quốc, đã phát triển một chương trình hỗ trợ cho vay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 29. 19 nông dân vào năm 2015 trong nỗ lực mở rộng dịch vụ tài chính tới các hộ nông dân ở vùng nông thôn Trung Quốc. Đối tượng khách hàng mục tiêu mà chương trình hướng đến là những người nông dân chưa từng tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng. Do vậy, để hạn chế rủi ro trong cho vay, giải pháp mà ngân hàng này đưa ra nhằm xác định mức độ tín nhiệm của khách hàng là thiết lập một hệ thống chấm điểm tín dụng toàn quốc. Là công ty con thuộc công ty tài chính Ant Financial - tập đoàn Alibaba, MYbank tận dụng lợi thế từ nguồn dữ liệu lớn về thông tin khách hàng và các giao dịch mua bán hàng hóa qua internet, sử dụng cổng thanh toán và ví điện tử Alipay để xây dựng cơ sở dữ liệu xác định mức độ tín nhiệm cho các khách hàng, đặc biệt là cho người nông dân ở nông thôn. Chương trình thành công không chỉ giảm chi phí cho vay cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ ở vùng nông thôn Trung Quốc mà còn mở rộng thị trường tiềm năng cho các dịch vụ tài chính và internet (Nguyễn Thành Nam,2016). 1.4.2. Ở Việt Nam 1.4.2.1. Kinh nghiệm và hiệu quả pháttriển tín dụng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định Tại Bình Định, Agribank giữ vai trò đầu tàu trong lĩnh vực cấp vốn cho “tam nông”, thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, theo Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ (gọi tắt Nghị định 116) với một số sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ trước đó, Agribank Bình Định triển khai việc vay vốn, với nhiều kết quả tích cực. Tính đến hết quý I/2019, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đạt 7.803 tỉ đồng, với 45.699 khách hàng được vay vốn, chiếm tỉ trọng 83,2% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; so với cùng kỳ năm 2018 tăng tới 580 tỉ đồng, mức tăng tương đương 8% Đầu tư cho “tam nông” được xác định là lĩnh vực cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), những năm qua đơn vị này được xem là đi đầu trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 30. 20 lĩnh vực cho vay phát triển lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.Để đạt được kết quả như trên Agribank Bình Định thực hiện đồng loạt một số giải pháp như: cải tiến phương thức cho vay vốn của ngân hàng theo hướng giảm bớt các thủ tục phiền hà, nhằm tạo thuận lợi cho người vay dễ dàng và nhanh chóng vay được được vốn với chi phí giao dịch thấp (thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhận được tiền); đồng thời, tăng cường giám sát sử dụng vốn vay của các hộ sau khi vay thông qua chính quyền và các đoàn thể địa phương... Tăng cường khả năng thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh nhằm giảm rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thu hồi nợ và tránh bỏ qua nhiều dự án tốt, nhiều phương án kinh doanh khả thi làm lỡ mất cơ hội kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cần lập kế hoạch cho vay tín dụng nông thôn một cách hợp lý về thời hạn, cơ cấu vốn đầu tư, cũng như hạn mức vốn vay, đảm bảo khai thác tiềm năng kinh tế tự nhiên của mỗi vùng, hình thành các vùng chuyên canh lúa, vùng cây công nghiệp, cây ăn quả, vùng nuôi trồng và khai thác thủy hải sản,... có giá trị kinh tế cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, cần chú trọng cho vay đối với hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với các dự án bao tiêu sản phẩm kinh doanh có hiệu quả thuộc các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã và đang được hình thành, cho vay mở rộng đầu vào lĩnh vực nghiên cứu công nghệ sinh học, tạo ra giống, cây trồng mới (http://www.baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm =5&macmp=5&mabb=122299). 1.4.2.2. Kinh nghiệm và hiệu quả pháttriển tín dụng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Là một ngân hàng thương mại có vai trò chủ đạo trong thực hiện cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm tăng cường đầu tư vốn phát triển nông nghiệp nông thôn, nhiều năm qua, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã đồng hành và tiếp sức cùng nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vươn lên xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiệu quả, từng bước làm giàu. Không chỉ làm tốt nhiệm vụ kinh doanh, đơn vị còn tạo dấu ấn khi thường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 31. 21 xuyên quan tâm đến các hoạt động an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Tính đến hết năm 2018 tổng nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh Thái Nguyên đạt 14.434 tỷ đồng, tăng 1.950 tỷ đồng so cuối năm 2017, tỷ lệ tăng 15,6%; tổng dư nợ đạt: 11.430 tỷ đồng, tăng 1.287 tỷ đồng so cuối năm 2017, tỷ lệ tăng 12,7%, trong đó dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm 73% tổng dư nợ. Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế của tỉnh và mục tiêu kinh doanh của Agribank, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh công tác tín dụng, tập trung cho lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Tính riêng trong năm 2018, tổng nguồn vốn Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tập trung cho lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là 8.350 tỷ đồng. An toàn trong hoạt động kinh doanh luôn được Ban lãnh đaọ chi nhánh quan tâm sâu sát. Để đảm bảo chất lượng cấp tín dụng, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên thường xuyên chỉ đạo và cùng các chi nhánh huyện, thành, thị kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng nguồn vốn vay của khách hàng (http://baothainguyen.vn/tin-tuc/kinh-te/ho-tro-von-trong-phat- trien-kinh-te-nong-nghiep-nong-thon-264073-108). 1.4.3. Bài học kinhnghiệm rútra cho AgribankVăn Bàn,tỉnhLào Cai Từ những kinh nghiệm phát triển tín dụng “Tam nông” ở Trung Quốc; Kinh nghiệm cho vay phát triển sản xuất của Ethiopia và hiệu quả phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Nguyên có thể rút ra bài học cho Agribank Văn Bàn về hoạt động cho vay SXNN như sau: Một là, Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ cho SXNN phù hợp với từng giai đoạn phát triển, trong đó đặc biệt quan tâm chính sách hỗ trợ cho vay song hành cùng các chính sách khác để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 32. 22 Hai là, để phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các nước có một hệ thống ngân hàng phục vụ cho nông nghiệp, được hưởng các chế độ ưu đãi đặc biệt hỗ trợ về tài chính. Nhà nước còn buộc các NHTM khác phải có trách nhiệm về phát triển nông nghiệp, nông thôn; buộc phải gửi một tỷ lệ nhất định vốn huy động được vào ngân hàng được chỉ định để tạo nguồn cho vay đối với SXNN. Ba là, phải có mạng lưới rộng khắp, đi sâu vào từng cơ sở sản xuất, có như vậy mới tạo cơ sở việc cho vay và phát triển cho vay lĩnh vực SXNN. Bốn là, cán bộ cho vay phải thường xuyên quan tâm đến khách hàng để nắm chắc kinh tế của khách hàng, tham dự các buổi họp nhóm để nắm rõ tình hình SXNNtrên địa bàn. Năm là, lãi suất cho vay đối với SXNN thấp hơn lãi suất trung bình cho vay các đối tượng khác. Sáu là, cho vay qua tổ nhóm có liên đới trách nhiệm, mỗi nhóm có từ 25 đến 30 thành viên tham gia (Cho vay qua các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội). Nên kết hợp tổ nhóm hộ, liên hộ để tuyên truyền vận động và tổ chức chính sách cho vay SXNN để khách hàng gần gũi và nắm được các chủ chương, chính sách cho vay SXNN của ngân hàng. Trên đây là bảy bài học kinh nghiệm được đúc kết từ việc cung cấp vốn vay của ngân hàng cùng với các chính sách cho vay của nhà nước phục vụ cho quá trình hoạt động cho vay đối với SXNN mà Agribank Văn Bàn có thể tham khảo và vận dụng sáng tạo cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 33. 23 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Đặcđiểm điều kiện tựnhiên huyện Văn Bàn Huyện Văn Bàn là huyện miền núi thấp của tỉnh Lào Cai, có tổng diện tích tự nhiên là 142.345 ha, gồm 23 đơn vị hành chính (22 xã và 01 thị trấn). Thị trấn Khánh Yên là trung tâm huyện lỵ cách thành phố Lào Cai gần 80 km về phía Đông Nam. Huyện Văn Bàn nằm trong nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy núi Hoàng Liên Sơn ở phía Tây Bắc và dãy núi Con Voi ở phía Đông Nam. Tới 90% diện tích là đồinúi cao (độ cao từ 700 - 1500m, độ dốc trung bình từ 25 - 350m, có nơi trên 500m). Còn lại 10% là địa hình thung lũng bồn địa ở độ cao từ 400m - 700m. Độ cao trung bình của huyện từ 500 - 1.500m so với mực nước biển, cao nhất là đỉnh Lùng Cúng (2.914,0 m), thấp nhất là Ngòi Chăn (85 m). Địa hình của Văn Bàn nghiêng dần theo hướng Tây - Tây Bắc xuống hướng Đông - Đông Nam. Huyện Văn Bàn phía Đông giáp với huyện Bảo Yên, phía Tây giáp với tỉnh Lai Châu, phía Nam và Đông Nam giáp với tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp với huyện Bảo Thắng và Sa Pa Về khí hậu, mang tính chất nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa rõ rệt, mùa hạ và mùa đông thường kéo dài, mùa xuân và mùa thu thường ngắn. Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,90C, độ ẩm trung bình năm là 86%, lượng mưa trung bình 1.500 mm. Tuy không có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như tuyết, sương muối, mưa đá nhưng khí hậu Văn Bàn có thể chịu ảnh hưởng của các gió địa phương như gió Lào khô và nóng hoặc mưa lớn kèm với dòng chảy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 34. 24 mạnh của các con suối lớn vào mùa lũ, làm gia tăng các hoạt động xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến các hoạt động SXNNvà sinh hoạt của nhân dân. Toàn huyện hiện có 03 điểm di tích được xếp hạng, trong đó có 01 điểm di tích đã được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia (Đền Cô Tân An), xếp hạng cấp tỉnh là (Đền Ken - xã Chiềng Ken, Khu du kích Gia Lan - Khánh Yên Thượng). Trong những năm qua các di tích này đã được đầu tư hàng chục tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo, đã thực sự đem lại hiệu quả lớn về kinh tế du lịch, phục vụ tích cực đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa. Hiện tại trên địa bàn huyện đã xây dựng 01 làng văn hóa ẩm thực (của đồng bào dân tộc Tày) tại tổ dân phố Mạ 2 Thị trấn Khánh yên và có nhiều tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch làng bản, du lịch đường rừng, Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Hoàng Liên ... hiện chưa được đầu tư khai thác như (Thác Bay - Liêm Phú, Liêm Phú - Nậm Xây,...) Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất có rừng năm 2018 là 82.428,75 ha, gồm rừng kinh tế là 33.766,76 ha, rừng phòng hộ là 26.579,46 ha, rừng đặc dụng là 22.082,53. Trong đó, rừng tự nhiên cấp trữ lượng III và IV với tổng diện tích 72.049,39 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 63,3%. Ngoài diện tíc h rừng tự nhiên huyện còn có diện tích lớn đất lâm nghiệp để trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày tập trung. Do nhu cầu phòng hộ, diện tích rừng kinh tế chiếm tỷ lệ nhỏ. Trữ lượng gỗ, tre nứa trên địa bàn mới chỉ phục vụ một phần nhu cầu tại chỗ của người dân địa phương. Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2018 là 142.345 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 106.565 ha, đất phi nông nghiệp là 5.263 ha, đất chưa sử dụng là 30.525 ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 35. 25 Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng đất huyện Văn Bàn giai đoạn 2016-2018 Năm/ DT, ha 2016 2017 2018 DT, ha (%) DT, ha (%) DT, ha (%) Tổng diện tích tự nhiên 142.345 100,0 142.345 100,0 142.345 100,0 1. Đấtnông nghiệp 105.368 74,02 105.277 73,96 106.565 74,86 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 14.875 15.171 14.949 - Đất cây hàng năm 11.107 11.262 11.173 - Đất cây lâu năm 3.767 3.908 3.776 - Đất nuôi trồng thuỷ sản 580 580 579 1.2 Đất lâm nghiệp 89.912 89.525 91.028 2. Đấtphi nông nghiệp 5.130 3,61 5.204 3,66 5.263 3,70 2.1. Đất chuyên dùng 2.717 2.795 2.853 2.2. Đất ở 636 636 640 3. Đấtchưa sử dụng 31.846 22,37 31.864 22,39 30.525 21,44 (Nguồn:Niên giám Thông kê huyện Văn Bàn năm 2016, 2017, 2018) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 36. 26 Tài nguyên khoáng sản Quặng Apatít: trên địa bàn huyện có mỏ Apatít Tam Đỉnh - Làng Phúng, trữ lượng hơn 11 triệu tấn với khu vực quy hoạch khai thác và sản xuất rộng hàng trăm ha tập trung tại các xã Sơn Thủy, Chiềng Ken và Văn Sơn, Võ Lao. Mỏ Cao lanh - Felspat có trữ lượng trên 10 triệu tấn phân bố tập trung chủ yếu ở xã Làng Giàng. Quặng sắt: Trữ lượng trên 60 triệu tấn, phân bố tại khu vực thôn Khe Lếch, Khe Hồng, Khe Phàn, xã Sơn Thủy và Làng Vinh, xã Võ Lao. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện gồm có đá vôi, một số điểm có thể khai thác cát sỏi ở khu vực Sông Hồng, suối Chăn và suối Nhù. Tài nguyên nước Nguồn nước mặt: Tiềm năng nguồn nước mặt trên địa bàn có giá trị kinh tế để cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt gồm có các nguồn nước từ các sông suối chủ yếu sau: nguồn nước suối Nậm Mu, suối Nậm Khóa, suối Nậm Xây Nọi, suối Nậm Chày, suối Chút, suối Chăn, suối Nhù, suối Nậm Dạng, suối Nậm Mả, suối Nậm Tha,...và khe nhỏ khác trên toàn huyện. Mật độ sông suối trên địa bàn huyện là 948 km/km2. Chiều dài Sông Hồng chảy trên địa bàn huyện là 21 km. Với thế mạnh và tiềm năng sẵn có tại địa phương, Văn Bàn được xác định là vùng động lực trong phát triển kinh tế xã hội phía Nam của tỉnh Lào Cai. Định hướng phát triển kinh tế năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Huyện đã tập trung huy động mọi nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương gắn với đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó ngành sản xuất công, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Tài nguyên rừng
  • 37. 27 Tổng diện tích đất có rừng là 82.428,75 ha, gồm rừng kinh tế là 33.766,76 ha, rừng phòng hộ là 26.579,46 ha, rừng đặc dụng là 22.082,53. Trong đó, rừng tự nhiên cấp trữ lượng III và IV với tổng diện tích 72.049,39 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 63,3%. Ngoài diện tích rừng tự nhiên huyện còn có diện tích lớn đất lâm nghiệp để trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày tập trung. Do nhu cầu phòng hộ, diện tích rừng kinh tế chiếm tỷ lệ nhỏ. Trữ lượng gỗ, tre nứa trên địa bàn mới chỉ phục vụ một phần nhu cầu tại chỗ của người dân địa phương. Tiềm năng du lịch Toàn huyện hiện có 03 điểm di tích được xếp hạng, trong đó có 01 điểm di tích đã được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia (Đền Cô Tân An), xếp hạng cấp tỉnh là (Đền Ken - xã Chiềng Ken, Khu du kích Gia Lan - Khánh Yên Thượng). Trong những năm qua các di tích này đã được đầu tư hàng chục tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo, đã thực sự đem lại hiệu quả lớn về kinh tế du lịch, phục vụ tích cực đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa. Hiện tại trên địa bàn huyện đã xây dựng 01 làng văn hóa ẩm thực (của đồng bào dân tộc Tày) tại tổ dân phố Mạ 2 Thị trấn Khánh yên và có nhiều tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch làng bản, du lịch đường rừng, Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Hoàng Liên ... hiện chưa được đầu tư khai thác như (Thác Bay - Liêm Phú, Liêm Phú - Nậm Xây,...) 2.1.2. Đặcđiểm kinhtế - xã hội huyện Văn Bàn 2.1.2.1. Tình hình dân sốvà lao động Dân số: Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2018 trên địa bàn huyện có 87.802 người, trong đó 6.526 người sống ở thành thị và 81.562 người sống ở nông thôn. Cộng đồng dân cư gồm 11 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 16,04%. Bảng 2.2: Dân số và tăng trưởng dân số huyện Văn Bàn giai đoạn 2016-2018
  • 38. 28 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Người % Người % Người % I. Tổng dân số 86.831 100,0 87.801 100,0 87.802 100,0 Thành thị 6.370 7,3 6.450 7,4 6.526 7,4 Nông thôn 80.461 92,7 81.351 92,6 81.562 92,6 II. DS theo giới tính 86.831 100,0 87.801 100,0 87.802 100,0 Nam 43.986 50,6 44.306 50,5 44.521 50,7 Nữ 42.845 49,4 43.495 49,5 43.281 49,3 (Nguồn:Niên giám Thông kê huyện Văn Bàn năm 2016, 2017, 2018) Tăng trưởng dân số đô thị có tốc độ khá cao. Tỷ lệ dân số trong tuổi lao động năm 2018 là 58,4%. Dân số thuộc loại trẻ, là lợi thế cho quá trình phát triển nhưng đồng thời là áp lực cho các cấp chính quyền trong vấn đề giải quyết việc làm, ổn định dân cư đô thị. Bảng 2.3:Hiện trạng lao động huyện Văn Bàn năm 2017 và 2018 Chỉ tiêu 2017 2018 (Người) (%) (Người) (%) Tổng số người trong độ tuổi lao động 52.373 100,00 52.392 100,00 - Đang làm việc 44.821 85,58 44.934 85,77 - Đang đi học 4.500 8,59 4.650 8,88 - Làm nội trợ 1.600 3,06 1.550 2,99 - Trong độ tuổi LĐ mất khả năng LĐ 280 0,55 291 0,56 - Trong độ tuổi LĐ chưa có việc làm 1.172 2,24 418 1,80 (Nguồn:Niên giám Thống kê huyện Văn Bàn năm 2017, 2018)
  • 39. 29 Nguồn nhân lực: Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2018 tổng nguồn lao động của huyện được đánh giá là 52.392 người, bằng 59,7% tổng dân số của huyện. Qua số liệu Bảng 2.3 cho thấy, năm 2018 nguồn lao động là 52.392 người, trong đó đang làm việc là 44.934 người chiếm 85,77%; Số người trong độ tuổi không có việc làm là 418 người chiếm 1,8%. Cơ cấu lao động tham gia vào các ngành kinh tế quốc dân vận động theo hướng giảm tỷ lệ lao động từ nông nghiệp nông thôn sang các khu vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ; tăng tỷ lệ lao động ở thành thị, giảm tỷ lệ lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, nhìn chung tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện còn chậm. 2.1.2.2. Tình hình pháttriển kinh tế trên địa bàn huyện Tăng trưởng giá trị sản xuất Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân 3 năm 2016 - 2018 (giá so sánh 2010) đạt 12%. Trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,4 %; Công nghiệp. - Xây dựng tăng 17,4% và Dịch vụ tăng 13%. Kết quả cụ thể được tổng hợp trong bảng 3.4: Hàng năm được sự quan tâm đầu tư của tỉnh và nhà nước theo các chương trình như chương trình giảm nghèo bền vững trong đó có chương trình 135, các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chất lượng nguồn lao độ ng được nâng lên... Đến năm 2018, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng, tăng 15,5% lần so với năm 2016. Bình quân 3 năm tăng 12%. Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ các hoạt động buôn bán thương mại dịch vụ và đạt mức thu nhập khá so với các huyện khác trong toàn tỉnh.
  • 40. 30 Bảng 2.4. Giá trị sản xuất giaiđoạn 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Tốc độ Chỉ Năm Năm Năm tăng 2016 2017 2018 bình tiêu quân (%) 1. GTSX (giá2010) 2.096.426 2.335.779 2.627.742 12,0 - Nông, lâm nghiệp, thủy sản 730.965 781.369 811.842 5,4 - Công nghiệp, xây dựng 821.076 895.630 1.126.150 17,4 - Dịch vụ 544.385 658.780 689.750 12,9 2. GTSX (giáHH) 3.074.580 3.420.000 3.862.000 12,1 - Nông, lâm nghiệp, thủy sản 1.073.028 1.145.700 1.207.647 6,1 - Công nghiệp, xây dựng 1.202.161 1.309.860 1.644.440 17,3 - Dịch vụ 799.391 964.440 1.009.913 12,7 3. GTSX bình quân đầu người 26 27 29 5,6 (Nguồn:Niên giám Thống kê huyện Văn Bàn năm 2016-2018) Nhìn chung tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2016 - 2018 huyện Văn Bàn vượt mục tiêu kế hoạch đề ra, một trong những nguyên nhân tác động đến tốc độ tăng trưởng đó là tổng vốn đầu tư toàn xã hội được huy động cao hơn mức dự kiến, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng, số lượng và chất lượng nguồn lao động được nâng lên, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn luôn được chú trọng phát triển. Tuy nhiên, trong lĩnh vực phát triển kinh tế chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế của địa phương, nội bộ các ngành kinh tế chuyển dịch chậm, chưa tạo ra được sản phẩm đặc trưng, mũi nhọn và chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; nguyên nhân chủ yếu là do tổng mức đầu tư phát triển còn phụ thuộc nhiều từ bên ngoài. Sự tác động của việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc phát triển các ngành, hàng có thế mạnh chưa cao và chưa thực sự rõ nét.
  • 41. 31 b, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế huyện thời gian qua chuyển dịch đúng hướng. Trong 3 năm với chủ trương phát triển công nghiệp là khâu bứt phá, tạo động lực cho phát triển các ngành kinh tế, dịch vụ và phát triển văn hóa, huyện đã tập trung đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp góp phần làm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng. Bảng 2.5. Cơ cấu giá trị sản xuất giaiđoạn 2016-2018 Đơn vị tính: % Chỉ 2016 2017 2018 tiêu Tổng số 100 100 100 1. Nông lâm thuỷ sản 34,9 33,5 31,27 2. Công nghiệp, xây dựng 39,1 38,3 42,58 3. Dịch vụ 26 28,2 26,15 (Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Văn Bàn năm 2016-2018) Năm 2016, GTSX theo giá hiện hành đạt 3.074,58 tỷ đồng, năm 2018 đạt 3.862 tỷ đồng, tăng 787,42 tỷ đồng so với năm 2016, bình quân 3 năm tăng 12,1%. Trong đó: Ngành nông, lâm, thủy sản năm 2016 đạt 1.073,028 tỷ đồng, chiếm 34,9%, năm 2018 đạt 1.207,647 tỷ đồng chiếm 36,66%; Công nghiệp-Xây dựng năm 2016 đạt 1.202,161 tỷ đồng, chiếm 39,1%, năm 2018 đạt 1.644,440tỷ đồng chiếm 42,58%; Dịch vụ năm 2016 đạt 1799,391 tỷ đồng, chiếm 26%, năm 2018 đạt 1.099,913 tỷ đồng chiếm 26,15% tổng GTSX. Qua bảng 3.5 cho thấy năm 2016 tỷ trọng GTSX ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 34,9%, đến năm 2018 giảm còn 31,27%; Ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 39,1% năm 2016, tăng lên 42,58% năm 2018; Ngành dịch vụ năm 2016 chiếm tỷ trọng 26,0% đến năm 2018 là 26,15%; Cơ cấu GTSX chuyển dịch theo hướng tích cực giảm tỷ trọng Nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng Công nghiệp-Xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, mức độ chuyển dịch còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.
  • 42. 32 Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua, kinh tế của huyện tăng trưởng khá và tương đối ổn định, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế được thực hiện đạt kế hoạch đề ra. Các nguồn lực được tập trung cho phát triển kinh tế-xã hội đã phát huy kết quả: kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng lên, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm tăng, hoạt động văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, các lĩnh vực giáo dục đào tạo, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được ổn định. Đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân được cải thiện và nâng cao. 2.1.3. Đánhgiá vềnhững thuận lợi và khó khăn của huyện Văn Bàn trong phát triển kinhtế - xã hội 2.1.3.1. Nhữngthuận lợi Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông khá thuận lợi, huyện Văn Bàn có nhiều tiềm năng phát triển, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá trong khu vực, hình thành một hệ thống thương mại khá sôi động ở địa phương. Hoạt động dịch vụ tương đối đa dạng, tập trung vào các lĩnh vực như: Nhà hàng, khách sạn, vận tải, tín dụng, bưu chính viễn thông…. Có tuyến Quốc lộ 279, đường tỉnh 151 và hệ thống giao thông từ huyện tới trung tâm các xã, đường giao thông liên xã ôtô đi lại thông suốt, giao thông đường thuỷ qua bến phà Tân An được thường xuyên khai thác. Những hệ thống giao thông này đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và phát triển dịch vụ thương mại, du lịch nâng cao đời sống nhân dân. Được hưởng lợi phù sa từ hệ thống sông Hồng đã tạo nên nhiều cánh đồng phì nhiêu, vùng trồng màu, vựa lúa chất lượng cao như xã Tân An, Tân Thượng, Văn Sơn, Võ Lao giúp ổn định an ninh lượng thực và là tiền đề vững chắc để phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
  • 43. 33 Huyện Văn Bàn có tài nguyên rừng lớn góp phần tạo nên môi trường sinh thái phục vụ cho sản xuất và đời sống, nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm như đá quý, đá bán quý, đá hoa trắng, đá xây dựng, sỏi, cát… có thể làm giàu cho địa phương trong quá trình phát triển. Huyện có 22 xã và 1 thị trấn, trong đó có 12 xã nằm dọc quốc lộ 279, cơ cấu dân số trẻ cũng là một thế mạnh giúp địa phương phát triển năng động và hội nhập. 2.1.3.2. Mộtsố tồn tại hạn chế Huyện Văn Bàn có địa hình phức tạp, độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh gây không ít khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội như giao thông vận tải, điện, thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình.... Điều kiện tự nhiên không quá khắc nghiệt, tuy nhiên về mùa mưa lũ, khi mưa lớn, đột ngột thường xảy ra lũ cục bộ vài nơi, gây trở ngại cho đời sống và sản xuất của địa phương. Kinh tế tăng trưởng chậm chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phương. Kinh tế của huyện phát triển dựa chủ yếu vào nông, lâm nghiệp, trình độ lao động còn lạc hậu chưa đáp ứng được sản xuất. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn thấp đặc biệt ở những xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, toàn huyện có 10 xã đặc biệt khó khăn đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và xây dựng kết cấu hạ tầng. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều, tập quán sản xuất còn lạc hậu, manh mún, đầu tư thâm canh chưa cao nên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, làm giảm năng suất và hiệu quả của cây trồng. Dân cư phân bố không đều toàn huyện có trên 51% dân số là dân tộc, phương thức sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp. Chất lượng nguồn nhân lực thấp; giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo vẫn xảy ra.
  • 44. 34 2.1.4. Khái quátvềAgribank chi nhánhVăn Bàn, tỉnhLào Cai 2.1.4.1. Lịch sử hình thành và pháttriển Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn có trụ sở chính tại địa chỉ tại tổ dân phố 8, Thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.. Đến nay Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn đã ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, nâng cao uy tín và thương hiệu Agribank trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 2.1.4.2. Cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG CÁC PHÒNG KHÁCH QUẢN KẾ TIỀN TỔ PHÒNG KIỂM HÀNG LÝ TOÁN TỆ CHỨC GIAO TRA, (K.H RỦI RO GIAO KHO HÀNH DỊCH KIỂM DOANH DỊCH QUỸ CHÍNH SOÁT NGHIỆP NỘI K.H CÁ BỘ NHÂN) Hình 2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức Agribank - chi nhánh huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai (Nguồn: Agribank - chi nhánh huyện Văn Bàn năm 2018) Chức năng của các phòng, ban như sau: Ban lãnh đạo: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc với chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh. Giám đốc quản lý chung, đồng thời quản lý trực tiếp phòng tổ chức hành chính, 2 phó giám đốc, giúp việc cho giám đốc, trực tiếp phụ trách các bộ phận chức năng theo sự phân công của giám đốc. Phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ kế toán, thanh toán, xử lý hạch toán theo quy định của NHNN và Ngân hàng NHNo &
  • 45. 35 PTNT Việt Nam, đồng thời thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại Chi nhánh, bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống máy tính tại Chi nhánh. Phòng tiền tệ kho quỹ: Quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam. Quản lý thu, chi tiền mặt cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch, các giao dịch viên, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi lớn. Phòng khách hàng - Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của NHNN và hướng dẫn của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam. Tổ tài trợ thương mại thực hiện các nghiệp vụ về tài trợ thương mại. - Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của NHNN và hướng dẫn của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam. Phòng quản lý rủi ro: Quản lý về công tác rủi ro của Chi nhánh. Giám sát việc cho vay, đầu tư đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, tuân thủ theo các giới hạn tín dụng của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Là đầu mối khai thác và sử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Hoạt động theo quy định của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của chi nhánh, giúp ban giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của chi nhánh.
  • 46. 36 Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam, thực hiện các nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ và đào tạo. Thực hiện công tác quản lý, văn phòng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn trong Chi nhánh. Phòng giao dịch: Huy động tiền gửi và cho vay đối với các thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn. Thực hiện việc thanh toán và bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam như: Chuyển tiền, thanh toán, mở thẻ ATM và các nghiệp vụ khác… 2.2. Nộidung nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cho vay SXNN của các ngân hàng thương mại. - Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. - Đánh giá thực trạng phát triển cho vay SXNN tại Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2018. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển cho vay SXNN tại Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đến năm 2030. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thu thập số liệu 2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp - Số liệu thứ cấp được thu thập và hệ thống hóa từ niên giám thống kê, sách báo, báo cáo sơ kết, tổng kết của các sở, ngành, địa phương; các số liệu thống kê của tỉnh, huyện, bài báo, đề tài, các tài liệu khác về phát triển cho vay sản xuất tại Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
  • 47. 37 - Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc điều tra, phỏng vấn các đối tượng có liên quan: - Đối tượng điều tra: khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp, khách hàng là HTX nông nghiệp, khách hàng là doanh nghiệp, cán bộ nhân viên của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. - Mẫu điều tra: + Nhóm khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp: Tính đến tháng 12 năm 2018 Agribank chi nhánh Văn Bàn có 1154 hộ vay vốn SXNNvà năm 2019 vẫn còn dư nợ. Đề tài xác định cỡ mẫu theo Slovin (1984), cỡ mẫu được xác định theo công thức sau: n = N/(1 + Ne2) Trong đó: N: tổng số hộ vay vốn sản xuất nông nghiệp, n: số mẫu cần điều tra e: sai số cho phép (đề tài chọn e=10%) Như vậy quy mô mẫu của luận văn như sau: n=1154/(1+1154*0,12)=92,03 Để giảm độ sai số chúng tôi đã chọn số mẫu điều tra là n=120 hộ là khách hàng có mục đíchvay để SXNN và hiện vẫn còn dư nợ ở Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. + Nhóm khách hàng là HTX nông nghiệp: Trên địa bàn huyện có 41 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp còn dư nợ ở ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai. Đề tài chọn 20 HTX để khảo sát và nghiên cứu. + Nhóm khách hàng là doanh nghiệp nông nghiệp: Đề tài chọn 05 doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện là khách hàng của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn để khảo sát.
  • 48. 38 + Nhóm cán bộ của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai: Đề tài chọn 15 cán bộ quản lý và nhân viên của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn để khảo sát theo phương thức phỏng vấn bán cấu trúc. 2.3.2. Phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp phân tổ, phương pháp so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu mà nghiên cứu hướng tới; phân tích một số điểm mạnh, điểm yếu của Agribank chi nhánh huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 2.3.3. Hệthống chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.3.1. Nhóm chỉtiêu đánh giá pháttriển cho vay SXNNcủa Agribanka. Nhóm chỉ tiêu đánh giá việc tăng quymô cho vay - Tốc độ tăng trưởng cho vay: Tốc độ tăng Dư nợ cho vay SXNN kỳ thực hiện - Dư nợ cho vay SXNN kỳ trước trưởng cho vay = x 100% SXNN Dư nợ cho vay SXNN kỳ trước Tốc độ tăng trưởng cho vay SXNN phản ánh dư nợ cho vay SXNN năm nay so với với năm trước. Tăng trưởng dư nợ cho vay là một trong những tiêu chí phản ánh việc phát triển cho vay. Dư nợ cho vay SXNN năm nay cao hơn năm trước chứng tỏ cho vay SXNN năm nay phát triển hơn sơ với năm trước về quy mô. - Tỷ trọng dư nợ cho vay: Tỷ trọng dư nợ cho vay SXNN so với tổng dư nợ: Phản ánh lượng vốn đầu tư được tập trung vào đối tượng SXNN tại từng thời điểm. Tỷ trọng dư nợ cho Tổng dư nợ của cho vay = vay SXNN SXNN Tổng dư nợ của NH x 100% - Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay SXNN là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn cho vay SXNN và tổng dư nợ cho vay SXNN của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
  • 49. 39 Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn cho vay SXNN x = cho vay SXNN Tổng dư nợ cho vay SXNN 100% Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn cho vay SXNN, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để đánh giá thực chất tình hình hiệu quả cho vay SXNN. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng cho vay tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý cho vay của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. - Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu cho vay Nợ xấu cho vay SXNN = SXNN Tổng dư nợ cho vay x 100% Hoạt động tín dụng của NHTM luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và nợ xấu là vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động cho vay của ngân hàng, điều quan trọng là NHTM phải duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất là có thể chấp nhận được. Theo ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nợ xấu <= 5% là có thể chấp nhận được và mức tốt là từ 1-3% . - Mức tăng trưởng số lượng khách hàng của Agribank Chỉ tiêu này phản ảnh mức độ tăng trưởng số lượng khách hàng có quan hệ vay vốn với ngân hàng qua các thời kỳ. Chỉ tiêu này cũng được thể hiện qua 2 chỉ tiêu: mức tăng tuyệt đối và tốc độ tăng. - Mức tăng dư nợ bình quân trên một khách hàng Mức tăng dư nợ bình quân đánh giá việc phát triển cho vay của Agribank bằng phương thức phát triển theo chiều sâu. Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng của ngân hàng trong việc phát triển các quan hệ với khách hàng, định hướng cơ cấu khách hàng hợp lý, hoàn thiện các chính sách và cơ chế nhằm tối đa hóa quy mô cho vay với một lượng khách hàng xác định.