SlideShare a Scribd company logo
Luận văn tốt nghiệp i Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Xuân Thượng
Luận văn tốt nghiệp ii Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HDND Hội đồng nhân dân
KBNN Kho bạc nhà nước
KT – XH Kinh tế – Xã hội
NSNN Ngân sách nhà nước
NSX Ngân sách xã
TC – KH Tài chính – Kế hoạch
TC – KT Tài chính – Kế toán
UBND Ủy ban nhân dân
Luận văn tốt nghiệp iii Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
MỤC LỤC
Lời cam đoan...............................................................................................................................................................I
Danh mục các chữ viết tắt...............................................................................................................................II
Mục Lục........................................................................................................................................................................III
Danh Mục Các Bảng, Các Hình...............................................................................................................VI
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................1
Chương 1........................................................................................................................................................................4
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ QUẢN LÝ
CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ..................................................................................4
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
XÃ........................................................................................................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên ngân sách xã........................................4
1.1.2. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách xã................................................................6
1.1.3. Nội dung chi thường xuyên ngân sách xã ....................................................................7
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH XÃ......................................................................................................................................................................9
1.2.1. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã..............................................................9
1.2.1.1. Khái niệm....................................................................................................................................9
1.2.1.2. Căn cứ lập dự toán nsx...................................................................................................10
1.2.1.3. Yêu cầu lập dự toán chi thường xuyên nsx...................................................10
1.2.1.4. Trình tự lập dự toán chi thường xuyên nsx...................................................11
1.2.2. Tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã.....................12
1.2.2.1. Căn cứ tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên nsx................12
1.2.2.2. Yêu cầu chấp hành dự toán chi thường xuyên nsx.................................13
1.2.2.3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên nsx...............................13
1.2.3. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã.............................................................15
1.2.3.1 Yêu cầu khi lập báo cáo quyết toán ngân sách xã.....................................15
Luận văn tốt nghiệp iv Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
1.2.3.2. Trình tự quyết toán chi thường xuyên nsx.....................................................16
CHƯƠNG 2..............................................................................................................................................................18
THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
XÃ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỤY HƯNG......................................................................................18
2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CƠ
CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH XÃ THỤY HƯNG .....18
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội....................................................................................18
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên nsx xã thụy hưng.................19
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH XÃ THỤY HƯNG........................................................................................................21
2.2.1. Phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách xã...............................21
2.2.3. Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã..............26
2.2.4 Thực trạng quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã thụy hưng........36
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRANG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NSX CỦA XÃ THỤY HƯNG..........................................................................................36
2.3.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân.............................................................................36
2.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân..............................................................................38
Chương 3.....................................................................................................................................................................42
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ THỤY HƯNG..............................................................................................................................................42
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ
CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỤY HƯNG
THỜI GIAN TỚI..................................................................................................................................................42
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội xã thụy hưng trong thời gian
tới 2016 – 2020......................................................................................................................................................42
Luận văn tốt nghiệp v Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
3.1.2. Định hướng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã thụy
hưng thời gian tới.................................................................................................................................................43
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỤY
HƯNG...........................................................................................................................................................................43
3.2.1. Lập dự toán bám sát với tình hình thực tế và mục tiêu kinh tế, kế
hoạch của xã.............................................................................................................................................................43
3.2.2. Quán triệt nguyên tắc chi tiết kiệm, hiệu quả, chi đúng tiêu chuẩn
định mức......................................................................................................................................................................44
3.2.3. Nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác tài chính, kế toán...............45
3.2.4. Tăng cường công tác tự thanh tra, kiểm tra tại địa phương........................46
3.3. ĐIỀU KIỆN ĐẺ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP.....................................................................46
KẾT LUẬN........................................................................................................................................................49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................50
Luận văn tốt nghiệp vi Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH
Số hiệu Tên các bảng, các hình Trang
Bảng
2.1
Tình hình chi thường xuyên NSX Thụy Hưng 2013- 2015 28
Bảng
2.2
Chi sự nghiệp kinh tế ở xã Thụy Hưng từ 2013-2015 33
Bảng
2.3
Tình hình chi sự nghiệp xã hội ở xã Thụy hưng từ 2013-
2015
34
Bảng
2.4
Chi sự nghiệp quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể 35
Bảng
2.5
Tổng hợp những mặt tích cực, hạn chế nguyên nhân 40
Bảng
3.1
Hạn chế, nguyên nhân giải pháp 47
Hình 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán xã 19
Luận văn tốt nghiệp 1 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
Luận văn tốt nghiệp 1 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã (phường, thị trấn) là một cấp chính quyền nhà nước ở cơ sở thực
hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Đảng và Nhà nước đặt ra tại địa phương.
Ngày nay, công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội ở nông thôn đang diễn ra mạnh
mẽ. Đòi hỏi chính quyền Nhà nước cấp xã phải tăng cường công tác quản lý,
phát huy đầy đủ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình được giao trên
các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội ở xã. Để thực hiện chức năng, nhiệm
vụ đó của mình chính quyền xã cần có phương tiện vật chất đáp ứng cho nhu
cầu thực hiện các định huớng phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân
trong xã ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng đó chính là ngân sách
xã (NSX). NSX bao gồm thu và chi ngân sách xã.
Hoạt động chi ngân sách xã đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mọi
hoạt động của đơn vị thụ hưởng ngân sách, đến sự phát triển của xã. Nếu các
khoản chi kịp thời, đầy đủ và chính xác đúng mục đích thì sẽ giúp bộ máy
chính quyền ở địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao về quản lý kinh
tế xã hội văn hóa, các chính sách xã hội được thực hiện tốt. Vì vậy, cần nâng
cao hiệu quả quản lý chi và chi ngân sách trên địa bàn xã để đạt được mục
tiêu tổng thể phát triển huyện, tỉnh, cả nước.
Xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy là một trong những xã ở nông thôn của
tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, hiện nay tình hình quản lý chi ngân sách xã trên
địa bàn bên cạnh những tiến bộ đã đạt được song vẫn còn một số bất cập, hạn
chế chưa được giải quyết. Đặc biệt là về chi thường xuyên và quản lý chi
thường xuyên ngân sách xã. Vì vậy, tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài: “
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình” để hiểu rõ hơn về công tác chi thường xuyên và quản lý chi
Luận văn tốt nghiệp 2 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
thường xuyên NSX và từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu
quả của công tác quản lý chi thường xuyên NSX.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn
Trên cơ sở làm rõ và thống nhất những vẫn đề lý luận chung về chi
thường xuyên và quản lý chi thường xuyên ngân sách xã, đi sâu vào thực tiễn
xem xét, phân tích, đánh giá những mặt đạt được và những mặt hạn chế trong
công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn xã Thuy Hưng
những năm gần đây. Từ những hạn chế đã nêu ra đưa ra những kiến nghị, giải
pháp để khắc phục những mặt hạn chế đó, hoàn thiện công tác quản lý chi
thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng nói riêng và góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý NSNN nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn
+ Đối tượng nghiên cứu: Chi thường xuyên NSX và quản lý chi
thường xuyên NSX trên địa bàn xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái
Bình.
+ Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2015.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Công tác quản lý chi thường xuyên ngân
sách xã trên địa bàn xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu: thu thập các số liệu của cơ
quan thực tập như số liệu dự toán, báo cáo quyết toán các năm 2013 – 2015
và các văn bản liên quan.
- Phương pháp phỏng vấn: sử dụng khi đối chất với những người trực
tiếp thực hiện về chi thường xuyên NSX, đó là kế toán xã.
Luận văn tốt nghiệp 3 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
- Phương pháp so sánh: sử dụng trong so sánh giữa số quyết toán và dự
toán chi thường xuyên NSX, giữa số chi thường xuyên năm sau so với năm
trước.
- Phương pháp đánh giá: sử dụng để đánh giá việc thực hiện chi thường
xuyên và công tác chi thường xuyên NSX trong giai đoạn 2013 – 2015
- Trao đổi cùng giáo viên hướng dẫn
5. Kết cấu của luận văn
Đề tài được trình bày theo nội dung như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về chi và quản lý chi thường xuyên
ngân sách xã
Chương 2: Thực trạng chi và quản lý chi thường xuyên ngân sách xã
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
chi thường xuyên ngân sách xã ở xã Thụy Hưng.
Luận văn tốt nghiệp 4 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ QUẢN LÝ
CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH XÃ
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên ngân sách xã
Khái niệm
Ngân sách xã (NSX) là cấp cuối cùng trong phân cấp quản lý ngân
sách Nhà nước (NSNN). NSX bao gồm ngân sách các khoản thu, nhiệm vụ
chi được quy định trong dự toán một năm do Hội đồng nhân dân (HĐND) xã
quyết định và giao cho ủy ban nhân dân (UBND) xã thực hiện nhằm đảm bảo
các chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã. NSX có vai trò rất quan trọng
trong đời sống của người dân, đặc biệt đối với người dân nông thôn. Là một
đơn vị hành chính Nhà nước cấp cơ sở, chính quyền cấp xã trực tiếp giải
quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân dựa trên các quy định của
pháp luật. Do vậy, ngân sách xã là công cụ tiên quyết của xã để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình.
Chi thường xuyên ngân sách xã là quá trình phân bổ và sử dụng thu
nhập từ một phần vốn ngân sách nhà nước cấp nhằm đáp ứng các nhu cầu chi
gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của chính quyền cấp
xã về quản lý kinh tế – xã hội (KT-XH).
Đặc điểm chi thường xuyên NSX:
Chi thường xuyên ngân sách xã có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, hầu hết các khoản chi thường xuyên ngân sách xã đều mang
tính ổn định
Luận văn tốt nghiệp 5 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
Các khoản chi này mang tính ổn định vì xã phải thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ Nhà nước giao về quản lý hành chính ổn định qua các năm. Các
hoạt động này phải được duy trì một cách thường xuyên và liên tục nhằm đảm
bảo hoạt động của bộ máy hành chính, cung ứng đầy đủ các hàng hóa công
cộng cho người dân ở xã. Nhờ đó, người dân và các tổ chức trên địa bàn có
thể giải quyết được các công việc theo yêu cầu của họ, đảm bảo đời sống về
vật chất tinh thần.
Thứ hai, phạm vi, mức độ chi thường xuyên NSX gắn chặt với cơ cấu tổ
chức của mỗi xã.
Cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền xã tác động tới phạm vi và mức
chi thường xuyên của ngân sách nhà nước( NSNN) cho xã. Mỗi xã đều sẽ có
một cơ cấu tổ chức của bộ máy khác nhau, do sự khác biệt về điều kiện tự
nhiên cũng như số lượng nhân khẩu, tập tục, văn hóa của người dân địa
phương. Do đó, nếu bộ máy chính quyền xã gọn nhẹ phù hợp với thực tế mỗi
địa phương sẽ làm tiền đề cho việc thu hẹp phạm vi chi thường xuyên của
NSNN cho bộ máy của xã, kéo theo đó sự phân bổ mức chi cho xã cũng có cơ
hội tăng lên nhưng không làm tăng tổng mức chi. Bên cạnh đó, hiệu lực hoạt
động của bộ máy chính quyền xã cũng tác động rất lớn đến chi thường xuyên,
từ đó sẽ làm thay đổi chất lượng của chi thường xuyên nên có ảnh hưởng lớn
đến mức chi .
Thứ ba,chithường xuyên ngân sách xã là các khoản chi có tính chất tiêu
dùng.
Chi thường xuyên NSX là khoản chi phát sinh ổn định, đều đặn, với
mục đích duy trì hoạt động của bộ máy và thực hiện chức năng, nhiệm vụ
theo phân cấp. Các khoản chi này không tạo ra cơ sở vật chất hay làm tăng
năng lực sản xuất phục vụ nền kinh tế, do vậy khoản chi này mang tính chất
tiêu dùng.
Luận văn tốt nghiệp 6 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
1.1.2. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách xã
Chi thường xuyên NSX là một trong những nội dung chi quan trọng.
Với tư cách là công cụ của chính quyền cấp xã, chi thường xuyên NSX có các
vai trò sau:
Thứ nhất, chi thường xuyên NSX là nguồn tài chính chủ yếu để đảm
bảo cho chính quyền Nhà nước cấp xã thực thi các nhiệm vụ kinh tế xã hội
trên địa bàn.
Chi thường xuyên NSX là điều kiện quan trọng để đáp ứng các yêu cầu
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn xã. Hàng năm, chính quyền cấp
xã đều cần nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ KT – XH của mình như
đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã, phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, chi
đảm bảo xã hội,… Chi thường xuyên NSX đóng vai trò là nguồn lực chủ yếu
để chính quyền xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ KT – XH thường xuyên trên
địa bàn xã, góp phần tạo ra sự ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn xã.
Là công cụ tài chính quan trọng để giúp chính quyền Nhà nước các xã
khai thác thếmạnh về kinh tế, xã hội trên địa bàn. Cùng với quá trình hoàn thiện
Luật ngân sáchnhànước, cơ chế phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội cho chính
quyềnxã càngngày càngnhiều hơntạo thế chủ động cho các xã trong quá trình
xây dựngvà pháttriển kinh tế xã hộitrên địa bàn. Trongquátrìnhđóngânsáchxã
đóng vai trò không nhỏ thông qua việc tạo lập các nguồn tài chính cần thiết để
chínhquyềnxãđầutư cho khaithác các thếmạnh về kinh tế xã hội nông thôn, và
từng bước tạo đà cất cánh cho kinh tế xã những năm sau này.
Thứhai,chithườngxuyênNSX tiếtkiệm hiệuquảsẽtăngtíchlũyvốn ngân
sách cho đầu tư phát triển.
Thực hiện tốtchithườngxuyên còncó ý nghĩa rất lớn trong việc phân phối
và sửdựngcó hiệu quảnguồnlực tài chínhcủađất nước, tạo điều kiện giải quyết
Luận văn tốt nghiệp 7 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
tốtmốiquanhệ giữa tíchlũyvà tiêu dùng. Chithườngxuyên hiệu quảvà tiết kiệm
sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu tư phát triển, nâng cao niềm tin của
nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của chính quyền xã.
1.1.3. Nội dung chi thường xuyên ngân sách xã
Chi thường xuyên ngân sách xã có nhiều cách thức phân loại khác nhau
dưới đây là hai hinh thức phân loại chủ yếu.
Thứ nhất, phân loại theo lĩnh vực chi:
Theo lĩnh vực chi, chi thường xuyên NSX bao gồm:
- Chi cho các hoạt động của cơ quan Nhà nước
- Kinh phí cho hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã
- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã : Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến
binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam.
- Chi cho các hoạt động sự nghiệp: bao gồm chi cho các hoạt động
kinh tế, giáo dục, y tế, đào tạo, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, trợ cấp
chính sách xã hội và bảo hiểm. Chi hỗ trợ cho các hoạt động của các tổ
chức chính trị - xã hội…Đây là nhóm chi chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng
số chi NSX.
- Chi cho quốc phòng và an ninh: chi cho công tác dân quân tự vệ,
trật tự an toàn xã hội…
- Chi khác: bao gồm chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước, chi
thường xuyên cho các chương trình, mục tiêu quốc gia.
Dựa vào hình thức chi này ta có thể thấy chi cho lĩnh vực nào chiếm
tỷ trọng lớn nhất, lĩnh nào chiểm tỷ trọng nhỏ nhất, từ đó biết được thứ tự
ưu tiên của các lĩnh vực đã phù hợp hay chưa và có biện pháp điều chỉnh
phù hợp.
Thứ hai, phân loại theo nội dung kinh tế:
Luận văn tốt nghiệp 8 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
Theo nội dung kinh tế, chi thường xuyên NSX bao gồm:
- Chi thanh toán cá nhân là tập hợp các khoản chi theo chế độ mà Nhà
nước đã quy định phải trả cho những người làm việc trong cơ quan Nhà
nước. Các khoản chi này gồm: chi tiền lương, tiền công, phụ cấp…cho cán
bộ, công chức cấp xã; sinh hoạt phí đại biểu HĐND, các khoản phụ cấp
theo quy định của nhà nước, phí công tác,...
- Các khoản chi quản lý chung và chi nghiệp vụ chuyên môn. Đây là
các khoản chi nhằm đảm bảo cho hoạt động của chính quyền xã, nhằm thực
hiện các nhiệm vụ KT – XH được giao như chi dịch vụ điện, nước, văn
phòng phẩm, bưu chính viễn thông, chi hội nghị,...
- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên là các khoản chi nhằm duy trì,
nâng cao cơ sở vật chất của UBND xã như chi mua sắm công cụ dụng cụ,
sửa chữa nhỏ tài sản cố định,...từ đó cải thiện tốt hơn hoạt động của cơ
quan nhà nước, phục vụ tốt hơn cho người dân.
-Chi thường xuyên khác là các khoản chi ngoài 3 nhóm mục chi trên
nhằm phục vụ cho hoạt động thường xuyên của chính quyền cấp xã. Ví dụ
như chi bầu cử quốc hội và HĐND các cấp theo nhiệm kỳ, chi trợ cấp khó
khăn, trọ cấp thôi việc...Mặc dù các khoản chi nhưng gắn liền với trách
nhiệm của Nhà nước trong việc xử lý các trường hợp có thế xảy ra nên vẫn
được coi là quản lý chi thường xuyên NSNN.
Dựa vào hình thức phân loại này ta có thể thấy được chi cho nội dung
kinh tế nào là nhiều nhất, đã thích hợp hay chưa từ đó có những sự điều
chỉnh cho phù hợp.
Luận văn tốt nghiệp 9 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước; HĐND cấp tỉnh
quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình
hình đặc điểm và khả năng ngân sách địa phương.
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH XÃ
Chi thường xuyên NSX là một trong những nội dung quan trọng trong
chi ngân sách của xã. Để chi thường xuyên NSX đạt hiệu quả, thực hiện được
các chức năng,nhiệm vụ đã đặt ra thì cần phải có các các phương pháp, công
cụ thích hợp để hướng dẫn, quản lý.
Khái niệm: Quản lý chi thường xuyên NSX là quá trình nhà nước sử
dụng các phương pháp, các công cụ thích hợp nhằm hướng dẫn, điều khiển
các hoạt động chi thường xuyên NSX trên địa bàn vận động, phát triển phù
hợp với các quy luật khách quan và đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã
dự định.
Là một bộ phận của quản lý chi NSX, quản lý chi thường xuyên ngân
sách xã cũng bao gồm ba khâu nối tiếp nhau, đó là: lập dự toán chi thường
xuyên NSX (bao gồm chuẩn bị và quyết định dự toán ngân sách); chấp hành
ngân sách và quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã.
1.2.1. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã
1.2.1.1. Khái niệm
Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã thực chất là lập kế hoạch
chi thường xuyên ngân sách xã cho năm tiếp theo nhằm xác định kinh phí
ngân sách cần phải sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên trong một
năm ngân sách để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được giao. Kết quả của
khâu này là dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách xã được cơ quan có
thẩm quyền quyết định (HĐND xã).
Luận văn tốt nghiệp 10 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
1.2.1.2. Căn cứ lập dự toán NSX
Hàng năm, căn cứ vào quyết định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn
của Bộ tài chính và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, của địa
phường, UBND tỉnh hướng dẫn chính quyền xã lập dự toán NSX, thị trấn
năm sau theo mẫu trình HĐND xã quyết định.
Cụ thể, dự toán chi thường xuyên ngân sách xã hàng năm được xây dựng
trên các căn cứ sau:
- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh quốc
phòng, trật tự an toàn xã hội của xã;
- Chính sách, chế độ chi NSNN, cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi NSX
do HĐND cấp tỉnh quy định;
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và HĐND cấp tỉnh quy định;
- Số kiểm tra về dự toán NSX do UBND huyện thông báo;
- Tình hình thực hiện dự toán NSX năm hiện hành và các năm trước.
1.2.1.3. Yêu cầu lập dự toán chi thường xuyên NSX
Lập dự toán chi thường xuyên NSX cũng như như lập dự toán chi NSNN
cần tuân thủ 4 yêu cầu sau:
Thứ nhất, lập dự toán chi thường xuyên NSX theo đúng nội dung mẫu
biểu, mục lục NSNN, và thời hạn quy định theo hươngs dẫn của Bộ tài chính,
Sở tài chính và Phòng tài chính – Kế hoạch (TC-KH) huyện.
Thứ hai, phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức Nhà
nước quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ban hảnh.
Thứ ba, lập dự toán chi thường xuyên NSX phải đảm bảo cân đối theo
nguyên tắc chi không vượt quá số thu quy định có thể thu năm kế hoạch.
Luận văn tốt nghiệp 11 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
Thứ tư, phải có thuyết minh rõ ràng các cơ sở, căn cứ tính toán trong đó
nêu rõ: căn cứ xác định các khoản chi thường xuyên, sự thay đổi dự toán chi
thường xuyên NSX, nguyên nhân của những thay đổi.
1.2.1.4. Trình tự lập dự toán chi thường xuyên NSX
Lập dự toán NSX hàng năm bao gồm: lập dự toán thu NSX và lập dự
toán chi NSX. Trong lập dự toán chi NSX gồm có lập dự toán chi thường
xuyên NSX và lập dự toán chi đầu tư phát triển. Như vậy, nội dung lập dự
toán chi thường xuyên NSX nằm trong quy trình lập dự toán NSX nói chung
và gồm có các bước sau:
Bước 1: Hướng dẫn xây dựng dự toán:
-UBND huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho các
xã.
-UBND xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán NSX và giao số
kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể.
Bước 2: Lập và tổng hợp dự toán ngân sách xã:
-Các ban ngành, đoàn thể, kế toán xã lập dự toán NSX
-UBND xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự toán ngân sách;
kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NSX
-UBND xã trình thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về dự toán
NSX
-Căn cứvào ý kiến của thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnhlại dự
toán ngân sách và gửi Phòng TC - KH huyện.
- Phòng TC – KH huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với các
xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi UBND xã có yêu cầu ở
Luận văn tốt nghiệp 12 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và hoàn chỉnh
dự toán ngân sách xã báo cáo UBND huyện.
Bước 3: Phân bổ và quyết định dự toán chi thường xuyên NSX
-UBND huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã.
-UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NSX gửi đại biểu HĐND xã trước
phiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và quyết
định dự toán ngân sách.
-UBND xã giao dự toán cho các ban, ngành, đoàn thể, đồng gửi Phòng
TC – KH huyện, KBNN huyện; thực hiện công khai dự toán NSX trước ngày
31/12/năm báo cáo.
1.2.2. Tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã
Sau khi quá trình lập dự toán chi thường xuyên hoàn thành, được phê
duyệt và quyết định phân bổ thì bước tiếp theo cần phải làm biến dự toán
thành hiện thực để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đã được phân cấp.
Khái niệm: Chấp hành dự toán chi thường xuyên NSX là quá trình sử
dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến dự
toán, kế hoạch kinh tế- xã hội năm thành hiện thực
1.2.2.1. Căn cứ tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên NSX
Để thực hiện tốt các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
xã cần dựa vào những căn cứ sau:
- Căn cứ dự toán NSX và phương án phân bổ NSX cả năm đã được
HĐND xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi NSX theo Mục
lục NSNN gửi KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát
chi.
Luận văn tốt nghiệp 13 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
- Căn cứ vào dự toán cả năm và khả năng thu, nhu cầu chi của từng
quý, UBND xã lập dự toán thu, chi quý (có chia ra tháng) gửi KBNN nơi giao
dịch. Đối với những xã có các nguồn thu chủ yếu theo mùa vụ, UBND xã đề
nghị cơ quan tài chính cấp trên thực hiện tiến độ cấp số bổ sung cân đối trong
dự toán đã được giao (nếu có) cho phù hợp để điều hành chi theo tiến độ công
việc.
- Chủ tịch UBND xã (hoặc người được uỷ quyền) là chủ tài khoản thu,
chi NSX.
- Xã có quỹ tiền mặt tại xã để thanh toán các khoản chi có giá trị nhỏ.
Định mức tồn quỹ tiền mặt tại xã do KBNN huyện quy định cho từng loại xã.
Riêng những xã ở xa KBNN, điều kiện đi lại khó khăn, chưa thể thực hiện
việc nộp trực tiếp các khoản thu của NS xã vào KBNN, định mức tồn quỹ tiền
mặt được quy định ở mức phù hợp.
1.2.2.2. Yêu cầu chấp hành dự toán chi thường xuyên NSX
Việc thực hiện chi thường xuyên NSX phải bảo đảm các điều kiện sau:
+ Đã được ghi trong dự toán được giao, trừ trường hợp dự toán và phân
bổ dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu,
nguồn dự phòng ngân sách.
+ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định.
+ Được Chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.
+ Các khoản chi thuộc loại đấu thầu, thẩm định giá thì phải thực hiện
các thủ tục đấu thầu và thẩm định giá theo quy định.
1.2.2.3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên NSX
-Trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân trong việc quản lý chi thường xuyên
NSX
+ Các tổ chức, đơn vị thuộc xã:
Luận văn tốt nghiệp 14 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
Chi đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng
mục đích, đối tượng và tiết kiệm, có hiệu quả;
Khi có nhu cầu chi làm thủ tục đề nghị kế toán xã rút tiền tại KBNN
hoặc quỹ tại xã để thanh toán;
Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, và quyết
toán sử dụng kinh phí với Tài chính xã và công khai kết quả thu, chi tài chính
của tổ chức, đơn vị
+ Tài chính xã
Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức, đơn vị; bố trí nguồn
theo dự toán năm nhằm đáp ứng nhu cầu chi kịp thời.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các
tổ chức đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ
tịch UBND xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức để có biện
pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định.
+ Chủ tịch UBND xã
Chủ tịch UBND xã có quyền quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu
chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết
định phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn
công quỹ tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỉ luật, xử phạt hành
chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Tài chính cấp trên:
Theo dõi, giám sát, hướng dẫn, kiểm tra quá trình chấp hành chi NSX và
có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi có vấn đề nảy sinh.
+ KBNN huyện:
Đối với chi thường xuyên có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ chứng từ chi
và thực hiện chi trả thanh toán kịp thời …
Luận văn tốt nghiệp 15 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
- Nội dung tổ chức chi thường xuyên:
+ Ưu tiên chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ công chức
xã, nghiêm cấm việc nợ lương và các khoản phụ cấp.
+ Các khoản chi thường xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm, khối
lượng thực hiện công việc, khả năng của NSX tại thời điểm chi để thực hiện
chi cho phù hợp.
1.2.3. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã
Để hoàn tất một chu trình quản lý chi thường xuyên NSX thì khâu cuối cùng
phải thực hiện đó là quyết toán chi thường xuyên NSX.
Khái niệm: Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã là việc tổng
hợp, trình bày một cách tổng quát, toàn diện, chi tiết tình hình thực hiện chi
thường xuyên NSX; đánh giá việc thực hiện dự toán chi thường xuyên NSX
trong năm ngân sách theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Mục đích của quyết toán chi thường xuyên NSX là cung cấp thông tin
cho việc kiểm tra, kiểm soát, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động chi
thường xuyên NSX, đồng thời đảm bảo cho việc thực hiện là công khai, minh
bạch theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, quyết toán chi thường xuyên
NSX còn là căn cứ quan trọng để thực hiện xậy dựng dự toán chi thường
xuyên các năm tiếp theo.
1.2.3.1 Yêu cầu khi lập báo cáo quyết toán Ngân sách xã
Để đảm bảo quá trình quyết toán chi thường xuyên NSX đáp ứng
được đòi hỏi và thể hiện được mục đích, ý nghĩa của công tác quyết toán thì
việc lập báo cáo quyết toán chi thường xuyên NSX phải đáp ứng các yêu cầu
sau:
Luận văn tốt nghiệp 16 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
- Báo cáo quyết toán phải lập theo đúng mẫu biểu do Bộ tài chính quy
định, các đơn vị không được tự ý đặt ra, các đơn vị không được tự ý đặt ra
mẫu biểu để lập báo cáo khác với quy định.
- Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, rõ ràng, dễ
hiểu, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho cho UBND xã, HDND xã và
các cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định.
- Số liệu giải trình trong thuyết minh báo cáo quyết toán năm phải thống
nhất với số liệu trên báo cáo quyết toán.
- Nội dung trong các báo cáo quyết toán NSX phải phải theo đúng nội
dung ghi trong dự toán được duyệt và phải báo cáo quyết toán theeo đúng
mục lục NSNN.
- Báo cáo quyết toán chi không được lớn hơn báo cáo quyết toán thu.
- Chỉ đưa vào báo cáo quyết toán các khoản chi thường xuyên NSX theo
quy định, còn các quyc tài chính khác ở xã thực hiện quyết toán riêng.
1.2.3.2. Trình tự quyết toán chi thường xuyên NSX
Quyết toán chi thường xuyên NSX được thực hiện tốt có ý nghĩa quan
trọng trong việc đánh giá chấp hành chi thường xuyên NSX qua một năm, từ
đó rút kinh nghiệm cho công tác lập dự toán và chấp hành dự toán trong
những năm tiếp theo. Vì vậy, quyết toán NSX cần tuân thủ theo trình tự sau:
+Phòng tài chính kế hoạch hướng dẫn công tác khóa sổ và lập báo cáo
quyết toán gửi UBND xã
+ Tài chính xã lập báo cáo quyết toán chi ngân sách xã hàng năm trình
UBND xã xem xét đểtrình HĐND xã phêchuẩn, đồngthời gửi PhòngTC – KH
huyện đểtổng hợp. Thờigian gửi báo cáo quyết toán năm cho Phòng TC – KH
huyện do UBND cấp tỉnh quy định.
+ HDDND xã phê chuẩn báo cáo quyết toán
Luận văn tốt nghiệp 17 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
+ Sau khi HĐND xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05
bản để gửi cho HĐND xã, UBND xã, Phòng TC – KH huyện, KBNN nơi xã
giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), lưu Tài chính xã và thông
báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết.
+ Phòng TC – KH huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán
chi trong đó có chi thường xuyên ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báo
cáo UBND huyện yêu cầu HĐND xã điều chỉnh.
Luận văn tốt nghiệp 18 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
Chương 2
THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỤY HƯNG
2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CƠ
CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH XÃ THỤY HƯNG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
a) Điều kiện nhiên
Thụy Hưng nằm ở phía Tây Bắc Huyện Thái Thụy, cách huyện lỵ 10
km. Phía Đông giáp xã Thụy Việt - Phía Tây Bắc giáp xã Thụy Ninh; Thụy
Dân - Phía Nam giáp xã Thụy Phúc; Thụy Dương – Phía Bắc giáp Sông Hóa
bên kia sông thuộc địa giới hành chính Huyện Vĩnh Bảo Thành phố Hải
Phòng. Toàn xã có diện tích đất tự nhiên: 4,8km2.
Xã Thụy Hưng hiện tại gồm 5 thôn đó là: Thu Cúc; Cao Dương
Thượng; Cao Dương Hạ; Tam Lộng và Xá Thị.Trung Tâm xã có trục giao
thông từ Thụy Ninh xuống Diêm Điền, nằm giữ hai con sông là: Sông Hóa ở
phía Bắc tiếp giáp với Hải Phòng, có vị thế quan trọng, thuận tiện cho việc
giao lưu Kinh tế - Chính trị - Văn hóa – Xã hội. Sông Sinh ở phía Nam thuận
thuận tiện cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất.
b) Điều kiện kinh tế xã hội
Do nằm gần sông đất đai màu mỡ nguồn nước tưới dồi dào, Thụy
Hưng chủ yếu phát triển nông nghiệp. Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển
dịch tích cực, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thông mới.
Sản xuất nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được tốc
độ, tăng trưởng khá, giá trị sản xuất nông nghiệp 5 năm qua đạt 219,3 tỷ
đồng, tăng trưởng bình quân 6,36% năm. Diện tich gieo trông hàng năm bình
quân đạt 309,5 ha.
Luận văn tốt nghiệp 19 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản phát triển
nhanh, ngày càng đa dạng phong phú và giữ được tăng trưởng cao. Giá trị sản
xuất công nghiệp đạt 257,88 tỷ đồng, bình quân 51,57 tỷ đòng /năm, tốc độ
tăng trưởng bình quân 17,44% năm.
Thương mại dich vụ phát triển theo hướng tích cực đáp ứng tốt hon các
yêu cầu về kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân., bình quân 42,06 tỷ
đồng/năm , tăng bình quân 14,02%/năm góp phần phát triển kinh tế địa
phương.
Cùng với sự phát triển kinh tế các lĩnh vực xã hội cũng được chú trọng.
Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục được phát triển khá toàn diện, chất
lượng giáo dục có bước chuyển biến tốt, môi trường sư phạm được củng cố,
cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học tiếp tục được nâng cấp. Sự nghiệp y
tế; hoạt đông văn hóa thể thao, thông tin tuyên truyền ngày càng được nâng
cao.
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên NSX xã Thụy Hưng
NSX được quản lý trực tiếp bởi bộ phận Tài chính – Kế toán xã. Bộ
phận tài chính kế toán là một bộ phận của UBND xã, được giao quản lý toàn
bộ vấn đề tài chính và ngân sách xã, thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
HÌNH 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN XÃ.
UBND xã
Tài chính- Kế toán
xã
Kế toán Thủ quỹ
Luận văn tốt nghiệp 20 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
-Chủ tịch UBND xã là trưởng bộ phận TC – KT xã, có nhiệm vụ quản
lý về công tác tài chính và ngân sách xã.
-Thủ quỹ là người trực tiếp quản lý quỹ tiền mặt của xã.
-Kế toán là người có chuyên môn nghiệp vụ về công tác tài chính và
ngân sách xã.
- Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của bộ phận TC-K xã
+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên
địa bàn theo quy định của pháp luật.
+ Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
 Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai
thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã trong đó có dự toán chi thường xuyên NSX
 Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo
hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và
thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật trong
đó tổ chức thực hiện và quyết toán chi thường xuyên NSX.
 Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp
xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế
toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản,...) theo quy
định của pháp luật;
 Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra,
quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban
nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.
Luận văn tốt nghiệp 21 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH XÃ THỤY HƯNG
2.2.1. Phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách xã
Theo nghị quyết số 44/2010/NQ-HĐND ngày 10/07/2010 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Thái Bình về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ phần
trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương từ năm 2011,
nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách xã được quy định như sau:
- Chi cho hoạt động của cơ quan nhà nước ở xã bao gồm:
+ Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức xã
+ Chi phụ cấp cho đai biểu Hội đồng nhân dân
+ Chi chế độ cho cán bộ không chuyên trách xã theo quy định
+ Chi khoản phụ cấp khác theo quy định của nhà nước
+ Công tác phí
+ Chi hoạt động văn phòng như: chi điện nước, văn phòng phẩm, phí
bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết
+ Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên phương tiện làm việc, chi khác
theo chế độ quy định
- Kinh phí hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam ở xã.
- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội ở xã (Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu ciến binh
Việ Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Na, thanh tra
nhân dân) sau khi trù các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu
có); hỗ trọ hoạt động hội, tổ chức xã hội, hoạt động của Ban chỉ đạo của xã,
thị trấn theo quy định
Luận văn tốt nghiệp 22 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trích kinh
phí công đoàn, mai táng phí cho cán bộ xã và các đối tượng khác hteo quy
định
- Chi cho công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự
+ Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp, huy động dân quân
tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân
sách xã; thị trấn theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ.
+ Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự , công tác nghĩa vụ quân
sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã, thị trấn theo quy định của pháp
luật
+ Chi tuyên truyền, vận động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn xã
+ Các khoản chi khác theo chế độ quy định
- Chi sự nghiệp giáo dục:hõ trợ các lớp bổ túc văn hóa, nhà trẻ, lớp mẫu
giáo, kể cả trợ cấp, phụ cấp chi sinh hoạt phí giáo viên mẫu giáo và cô nuôi
dạy trẻ do xã quản lý.
- Chi sự nghiêp y tế, dân số kế hoach hóa gia đình; chi lương, phụ cấp,
các khoản trích theo lương theo quy định cho cán bộ y tế, hỗ trợ thường
xuyên và mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y
tế xã
- Công tác xã hội và hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao do
xã quản lý:
+ Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã, thị trấn nghỉ việc theo chế độ quy
định); chi thăm hỏi các gia đình chính sách; cứu tế xã hội, công tác phòng
chống tệ nạn xã hội và công tác xã hội khác; bao gồm cả chi chế độ trợ
cấp, tiền mai táng phí cho các đối tượng già cả cô đơn, không nơi nương tựa,
chi trợ cấp cho người cao tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội, lão thành cách mạng
Luận văn tốt nghiệp 23 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
theo quyết định của cấp có thẩm quyền, chế độ cho đối tượng thanh niên xung
phong, chế độ BHYT, mai táng phí cho đối tượngCựu chiến binh, BCK.
+ Chi hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do xã,
thị trấn quản lý:
- Chi duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên CSVC các công trình
phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã, thị trấn quản lý như: trường
học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trụ sở cơ quan quản lý hành chính cấp
xã, nhà văn hóa, thư viện, đài tượng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu đường
giao thông, công trình thủy lợi, công trình cấp và thoát nước công cộng, hệ
thống điện chiếu sáng, vỉa hè, cây xanh và các công trình phúc lợi công cộng
khác theo quy định.
- Chi hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: sự
nghiệp nông, ngư nghiệp, thủy lợi, chi cho khuyến nông, khuyến công,
khuyến ngư, khuyến diêm và khuyến thương, phát triển nguồn thu theo phân
cấp của tỉnh; chi cho hoạt động sự nghiệp môi trường và sự nghiệp kinh tế
khác theo chế độ quy định.
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
- Chi chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau.
2.2.2. Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên NSX
Xây dựng dự toán chi thường xuyên NSX là khâu đầu tiên tạo tiền đề, cơ
sở cho các khâu tiếp theo của quá trình chi thường xuyên NSX. Việc lập dự
toán chi thường xuyên NSX Thụy Hưng được thực hiện trên cơ sở quy định của
Chính Phủ, các hướng dẫn, chế độ, định mức theo định hướng phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, huyện, đồng thời phải bám sát với tình hình và khả năng thực tế xã.
Hàng năm, vào khoảng tháng 9 căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được
giao, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi và ước thực hiện năm hiện tại Tài
Luận văn tốt nghiệp 24 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
chính- kế toán xã Thụy Hưng lập báo cáo tình hình thực hiện dự toán năm nay
và lập dự toán năm sau gửi về Phòng TC – KH huyện Thái Thụy.
Lập và tổng hợp dự toán chi thường xuyên NSX
Sau khi có văn bản hướng dẫn của phòng tài chính kế hoạch (
TCKH), bộ phận TC-KT xã căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội do
HĐND xã phê duyệt, căn cứ quy định về phân cấp nhiệm vụ chi và định mức
chi thường xuyên do HĐND tỉnh phê duyệt, văn bản hướng dẫn của phòng
TCKH và tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên năm trước, UBND xã
tiến hành xây dựng dự toán theo đúng trình tự quy định. Trong quá trình xây
dựng dự toán NSX đã có sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể địa
phương, UBND xã và phòng tài chính kế hoạch để thảo luận, rà soát, xây
dựng dư toán sơ bộ một cách chặt chẽ để đảm bảo thực hiện đúng các chính
sách, chế độ , định mức tiêu chuẩn trước khi trình HĐND phê duyệt. Dự toán
chi thường xuyên NSX được bộ phận Tài chính – kế toán tính toán như sau:
- Đối với các khoản chi thanh toán cá nhân:
Tính lương: căn cứ vào số biên chế, quy định mức tiền lương tối thiểu
chung, quy định về các loại phụ cấp theo lương.
Đối với các khoản phụ cấp khác như: phụ cấp cán bộ không chuyên
trách ở xã căn cứ vào nghị định số 92/20009/NĐ-CP về chức danh, số lượng,
mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn,
tổ dân phố ngày 22/10/2009; phụ cấp dân quân tự vệ căn cứ vào quyết định
số 03/2012/QĐ-UBND về việc quy định số lượng, cơ cấu cán bộ đối với ban
chỉ huy quân sự cấp xã,cơ quan, tổ chức và mức phụ cấp trách nhiệm đối với
các chức danh quản lý, chỉ huy đơn vị dân quan tự vệ ngày 17/1/2012 của
UNND tỉnh Thái Bình; Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND ngày 07/09/2009
của UBND tỉnh Thái Bình về việc quy định cơ cấu tổ chức, chế độ chính sách
đối với công an xã; Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND của UBNND tỉnh Thái
Luận văn tốt nghiệp 25 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
Bình quy định về chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với những người hoạt
động không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố theo Nghị định số
92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009.
Đối với các khoản trích nộp theo lương (BHXH, BHYT,BHTN)
được tính dựa trên căn cứ quy định về chế độ bảo hiểm xã hội đối với người
lao động.
- Đối với chi hoạt động : căn cứ số dân trên địa bàn xã dựa theo định
mức chi thường xuyên NSX theo nghị quyết 71/2010/NQ-HĐND của HĐND
tỉnh Thái Bình về phân bổ dự toán chi thường xuyên.
Sau khi tính toán, xác định được dự toán chi thường xuyên của đơn
vị mình, UBND xã trình thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về dự toán
NSX. Căn cứ vào ý kiến của thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh lại
dự toán ngân sách và gửi Phòng TC - KH huyện. Phòng TC – KH huyện tổ
chức làm việc về dự toán ngân sách với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn
định hoặc khi UBND xã có yêu cầu ở những năm tiếp theo của thời kỳ ổn
định ngân sách; tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách xã báo cáo UBND
huyện.
Phân bổ và quyết định dự toán NSX
Sau khi nhận được quyết định giao dự toán NSX chính thức của UBND
huyện thì UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NSX gửi đại biểu HĐND xã trước
phiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và quyết
định dự toán ngân sách. UBND xã giao dự toán cho các ban, ngành, đoàn thể,
đồng gửi Phòng TC – KH huyện, KBNN huyện; thực hiện công khai dự toán
NSX trước ngày 31/12/năm báo cáo cho toàn nhân dân được biết.
Nhận xét
Nhìn chung quy trình và các bước tiến hành của việc lập dự toán chi
ngân sách xã đều được thực hiện nghiêm túc. Dự toán chi đã được chi tiết đến
Luận văn tốt nghiệp 26 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
từng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục. Do vậy, tác động tốt đến quá trình
chấp hành dự toán, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi và kế toán quyết toán
chi ngân sách xã. Tuy nhiên thực tế công tác lập dự toán chưa được nhận thức
đầy đủ và quan tâm sát sao của lãnh đạo xã, của cán bộ làm công tác tài chính
– kế toán xã, số kiểm có sự chênh lệch lớn so với nhu cầu thực tế nên dự toán
được xây dựng chưa sát với thực tế của năm kế hoạch. Việc lập kế hoạch
không sát với thực tế sẽ gây khó khăn rất lớn cho khâu chấp hành dự toán và
khiến cho việc phân bổ kinh phí không đạt hiệu quả cao. Sự kết hợp giữa các
bộ phận chưa cao trong công tác lập và giao dự toán chi.
Với cách lập khoản chi dựa vào các căn cứ trên, thì các khoản chi ít biến
động như chi sự nghiệp văn hóa, thông tin hay chi hoạt động Đảng, đoàn thể,
cáp dụng những căn cứ trên là khá phù hợp. Tuy nhiên, những khoản chi có
nhiều biến động như chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp văn
hóa, thể thao, an ninh quốc phòng, chi khác… cần dựa vào nhu cầu thực tế địa
phương vì lập dự toán chỉ dựa vào những căn cứ đó thì chưa đủ, dự toán được
lập sẽ không sát với thực tế và phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện gây
ảnh hưởng đến chất lượng quá trình chấp hành dự toán.
2.2.3. Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã
Hàng năm, căn cứ vào dự toán NSX và phương án phân bổ NSX cả
năm đã được HĐND xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi
ngân sách xã theo Mục Lục NSNN, gửi KBNN huyện Thái Thụy để làm căn
cứ thanh toán và kiểm soát chi. Bộ phận Tài chính – Kế toán xã thẩm tra nhu
cầu sử dụng kinh phí các tổ chức đơn vị, bố trí theo nguồn dự toán năm.
Nguyên tắc chi phải đảm bảo các điều kiện: đã được ghi trong dự toán; đúng
chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định; được người có thẩm quyền quyết định
chi và đảm bảo cân đối và đúng nguồn.
Chi thường xuyên của NS xã trên địa bàn xã Thụy Hưng bình quân
Luận văn tốt nghiệp 27 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
chiếm khoảng từ 46% đến 50 % trong tổng chi NS xã. Nhừng năm gần đây
khoản chi này có xu thế tăng về số tuyệt đối nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày
càng tăng cho hoạt động của chính quyền xã để thực hiện các chức năng của
mình. Các khoản chi này tăng là do Nhà nước ban hành một số chính sách,
chế độ ưu đãi với xã như tăng lương, sinh hoạt phí, trợ cấp cho cán bộ xã, chế
độ đối với trưởng thôn, cán bộ an ninh, đoàn thể... Đối với chi thường xuyên
NS, xã đã chú trọng việc chi trả chế độ cho con người như: Tiền lương, sinh
hoạt phí, phụ cấp cho cán bộ hưu, cán bộ đương chức, trưởng thôn, bí thư chi
bộ, đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước cấp cơ sở, hoạt động của
Đảng và các đoàn thế. Công tác quản lý chi NS xã, có tiến bộ hơn so với
những năm trước, tống thế chi NS vượt kế hoạch đề ra. Công tác quản lý chi
đã được tăng cường, vai trò của HĐND, ban thanh tra nhân dân đã phát huy
tác dụng trong việc kiếm tra, giám sát các khoản thu - chi tại xã. Các khoản
chi về cơ bản đảm bảo đúng luật, đúng đối tượng, đúng chính sách, chế độ.
Công tác hạch toán, kế toán trên máy được xã đã áp dụng thực hiện. Cụ thể:
- Năm 2013 chi thường xuyên là 4273 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 46,3%
trong tổng chi.
- Năm 2014 chi thường xuyên là 4474 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
53,72% trong tổng chi, tăng 201 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tỷ lệ
tăng 4,7%
- Năm 2015 chi thường xuyên là 4958 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 50,32%
trong tổng chi, tăng 484 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tỷ lệ tăng
10,81%
Luận văn tốt nghiệp 28 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
Bảng 2.1 Tình hình chi thường xuyên NSX Thụy Hưng 2013- 2015
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nôi dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
DT QT QT/DT
(%)
DT QT QT/DT
(%)
DT QT QT/DT
(%)
Chi thường xuyên 4477,3 4273 95,44 5098,6 4774,3 93,64 5334,1 4958,3 92,95
Chicông tác dân
quân tự vệ, an ninh
trật tự
291,7 244,8 83,93 285,5 274.4 96,1 269,4 291,6 108,22
Chi sn giáo dục 54 46,7 86,51 31,5 19,8 62,96 28 73,2 261,25
Chi Sự nghiệp y tế 82,4 71,5 86,84 81,1 119,8 147,62 60,1 63,2 105,19
Chi sự VHTT 102,3 97.7 95,49 81,4 145,2 178,38 96,4 117,1 121,5
Chi sự nghiệp thể
thao
37,04 37,67 100,7 18,5 13 69,88 18,5 6,8 36,68
Chi sự nghiệp kinh
tế
489,2 489,3 100,02 582 565,8 97,21 590,2 346,6 58,73
Sự nghiệp xã hội 1112,1 1071,4 96,34 1310,8 1136,4 86,7 1618,5 1560,3 96,4
Chi quản lý nhà
nước Đảng, đoàn
thể
2308,6 2213,9 95,9 2707,8 2500 92,33 2653 2499,5 94,22
Nguồn: Ban Tài chính – kế toán xã Thụy Hưng huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
Luận văn tốt nghiệp 29 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy một số khoản mục như : Chi công tác dân quân tự
vệ, an ninh trật tự; Chi sự nghiệp giáo dục; Chi sự nghiệp y tế; Chi sự nghiệp
văn hóa thể thao có sự biến động lớn giữa các năm.Mặc dù các khoản chi cụ
thể có sự biến động nhưng xét tổng số thực hiện các năm luôn nhỏ hơn dự
toán.Cụ thể, năm 2013 tỷ lệ DT/QT là 95,44 %, năm 2014 là 93,64% và năm
2015 tỷ lệ này là 92,95% là hợp lý, phù hợp với yêu cầu chi không vượt dự
toán.
Tuy nhiên, liệu tổng quát là hợp lý thì cụ thể từng khoản chi đã có sự
hợp lý giữa số thực hiện và dự toán, đơn vị có thực sự có các biện pháp giảm
chi, chi tiêu một cách tiết kiệm và có hiệu quả hay không? Cơ cấu chi giữa
các hạng mục đã hợp lý hay chưa? Để có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình chi
thường xuyên ngân sách xã giai đoạn 2013 – 2015, ta cần đi sâu vào phân tích
sự biến động tình của từng khoản, nhóm mục chi, để từ đó tìm ra nguyên nhân
tăng, giảm số chi cũng như mức độ hợp lý của các khoản chi đó. Cụ thể:
-Chi công tác dân quân tự vệ - an ninh trật tự
Củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội là nhiệm
vụ quan trọng của chính quyền địa phương góp phần vào công cuộc phát triển
kinh tế xã hội trên địa bàn xã, vì thế khoản chi này là rất cần thiết. Trong ba
năm qua tình hình chi cho công tác dân quân tự vệ - an ninh trật tự của xã
Thụy Hưng đều tăng qua. Cụ thể:
Năm 2013 chi cho công tác dân quân tự vệ – an ninh trật tự là 244,8
triệu đồng; năm 2014 là 274,4 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 29,6 triệu
đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 12,09%. Năm 2015 chi cho công tác dân quân tự
vệ – an ninh trật tự là 291,6 triệu đồng tăng so với năm 2014 là 17,2 triệu
đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 6,27%. Tuy số tăng không lớn nhưng công tác
quốc phòng, an ninh trật tự luôn được quan tâm và nâng cao. Nguyên nhân là
Luận văn tốt nghiệp 30 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
do đời sống của nhân dân ngày càng tăng cao, xã thường xuyên mở các lớp
tập huấn về công tác dân quân tự vệ giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.
Hai năm 2013 và 2014 số thực hiện đều nhỏ hơn số dự toán nhưng đến
năm 2015 có tăng vượt dự toán. Điều này cho thấy công tác lập dự toán
không tốt, năm 2013 dự toán lớn hơn thực hiện khá lớn. Quá trình chấp hành
dự toán cũng chưa tốt năm 2015. Từ đó cho thấy sự phối hợp chưa tốt giữa bộ
phận tài chính – Kế toán xã với bộ phận dân quân tự vệ và công an xã trong
việc xác định nhiệm vụ cũng như kinh phí cần thiết phân bổ trong năm, việc
lập dự toán chủ yếu dự vào con số năm trước dẫn đến sai so với thực tế, gây
khó khăn trong khâu chấp hành dự toán khi mà có nhiệm vụ cần chi mà nguồn
kinh phí lại không đủ.
-Chi sự nghiệp giáo dục
Đây là khoản chi cho sự nghiệp giáo dục mầm non, hỗ trợ giáo dục
tiếu học và trung học cơ sở, bố túc văn hoá. Khoản chi này có biến động
nhưng không lớn. Chi sự nghiệp giáo dục thường chiếm tỷ trọng từ 0,4% đến
1,48% trong tống chi thường xuyên NS xã. Đây là mức chi rất nhỏ đối với
nhiệm vụ chi của cấp xã. Điều đó cũng thể hiện sự thiếu quan tâm của chính
quyền cấp xã đến sự nghiệp giáo dục đào tạo. Chính quyền cấp xã trong
những năm tới, nhất là trong giai đoạn Đảng và Nhà nước đẩy mạnh sự
nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triến nền kinh tế tri thức thì chính quyền cấp
xã cần có sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục.
Chi sự nghiệp y tế
Chi sự nghiệp y tế ở xã Thụy Hưng bao gồm chi lương, phụ cấp cho y
tế xóm và chi cho hoạt động chung của trạm y tế xã, hỗ trợ tiêm phòng vắc
xin.
Luận văn tốt nghiệp 31 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
Số chi cho sự nghiệp y tế không lớn nhưng biến động qua các năm, đặc
biệt là số chi năm 2014, số chi năm 2014 là 119,8 triệu đồng tăng so với năm
2013 là 48,3 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 67,55%. Theo tìm hiểu thời
gian này xã có nhiều dịch bệnh, để có điều kiện chăm sóc tốt cho nhân dân xã
đã hỗ trợ trạm y tế một kinh phí để mua văc xin, dụng cụ y tế thước men. Đến
năm 2015 số chi cho y tế đã giảm đáng kể, chỉ bằng một nửa so với năm trước
đó năm 2014 do đã đẩy mạnh công tác tiết kiệm, tình trạng bệnh dịch cũng ít
đi.
Trong các năm tới xã cần phát huy hơn nữa để nâng cao hiệu quả chi
trong lĩnh vực y tế phục vụ đời sống nhân dân tốt hơn. Đẩy mạnh trang bị,
ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ tạo điều kiện cho mọi người hưởng
các dịch vụ y tế chất lượng cao. Phát hiện, khống chế kịp thời các dịch bệnh ,
không để dịc lơn xảy ra. Tăng cường, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, y đức của cán bộ y tế. Phát triển và nâng cao chất lượng bảo
hiểm y tế, tiến đến bảo hiểm toàn dân.
- Chi sự nghiệp văn hóa thông tin
Đây là các hoạt động chi phục vụ cho công tác truyền thanh, các hoạt
động lễ hội, văn hoá nhằm tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của
Đảng, Nhà nước và của chính quyền các cấp; các hoạt động nhằm gìn giữ
truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và các hoạt động tuyên truyền phố biến
cho nhân dân phòng ngừa các tệ nạn xã hội, hoạt động mê tín dị đoan. Chi
cho hoạt động này những năm gần đây cũng có những biến động, chi cho sự
nghiệp văn hóa thông tin còn chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tống chi
thường xuyên.
Cụ thể năm 2014 số chi là 145,2 triệu đồng, tăng so với năm 2013 là
45,5 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 46,57%; năm 2015 số chi là 117,1 triệu
Luận văn tốt nghiệp 32 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
đồng giảm so với năm 2014 là 28,1 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 19,35%.
Giữa số dự toán và thực hiện cũng có sự chênh lệch lớn, số thực hiện các năm
2014, 2015 đều vượt dự toán đặc biệt là năm 2015 thực hiện vượt dự toán đến
78,38%. Điều này cho thấy sự phối hợp, hướng dẫn chưa tốt giữa bộ phận
Tài chính – kế toán xã với bộ phận văn hóa thông tin trong việc xác định
nhiệm vụ cũng như kinh phí cần thiết phân bổ trong năm, điều này gây khó
khăn trong khâu chấp hành dự toán, khi mà có nhiệm vụ cần chi nhưng nguồn
kinh phí lại không đủ.
- Chi sự nghiệp thể dục thể thao
Chi sự nghiệp thế dục thế thao chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong trống chi
thường xuyên và có xu hướng ngày càng giảm. Cụ thể chi thường xuyên cho
sự nghiệp thể dục thể thao năm 2014 giảm 1,9 lần so với năm 2013; năm 2015
giảm 1,91 lần so với năm 2014 và giảm 5,54 lần so với năm 2013. Nguyên
nhân phong trào thể dục thể thao ở xã chưa được chú trọng còn ít các hoạt
động thể dục thể thao được tổ chức.
-Chi sự nghiệp kinh tế
Chi sự nghiệp kinh tế ở xã bao gồm các khoản chi cho sự nghiệp giao
thông, trồng trọt, khuyến nông; chi phí nạo vét kênh mương; giống cho thiên
tai và các mô hình kinh tế, chi xây dựng cầu cống và hỗ trợ các xóm xây dựng
kênh mương nội đồng, chi quy hoạch nông thôn mới, chi xây dựng chợ…
giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo.
Luận văn tốt nghiệp 33 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
Bảng 2.2: CHI SỰ NGHIỆP KINH TẾ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung chi Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Tỏng chi sự nghiệp kinh tế 489.3 565.8 346.6
1. Sự nghiệp giao thông 11 0 0
2. Sự nghiệp nông-lâm-thủy-hải sản 249 227 265.6
3. Sư nghiệp chăn nuối thú y 4.7 10 7
4. Sự nghiệp môi trường 116 80 74
5. Chi quy hoạch nông thôn mới và kiểm kê đất đai 108.6 90 0
6. Chi xây dựng chợ 0 158.8 0
Nguồn : Bộ phận Tài chính – Kế toán xã Thụy Hưng
Qua bảng 2.2 ta thấy, chi sự nghiệp kinh tế là một khoản chi nhỏ,
nhưng không mang tính ổn định. Khoản chi này biến động trong khoảng từ
7% đến 11,85% trong tổng chi thường xuyên NSX, trong đó chi cho sự
nghiệp nông, lâm, thuỷ sản luôn là khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất qua các
năm. Năm 2014 chi sự nghiệp kinh tế tăng cao là do xã hỗ trợ chi phí để xây
dựng mới lại chợ, thúc đẩy hoạt động buôn bán trong địa phương và khu vực.
-Chi sự nghiệp xã hội
Chi sự nghiệp xã hội là khoản chi của NSX nhằm giải quyết các vấn đề
mang tính xã hội phát sinh trên địa bàn gồm: chi trợ cấp Tết, hưu xã, thôi việc
và khoản trợ cấp khác, chi trợ cấp cho người già, trẻ mồ côi… Chi sự nghiệp
xã hội có thể nói là mục chi thể hiện không chỉ về mặt ý nghĩa kinh tế đơn
thuần mà còn thể hiện ý nghĩa chính trị, tình Đảng, tình người, thể hiện đường
lối chính sách của Đảng nhà nước ta… nhằm đền đáp lại một phần nào đó
công sức của những người đã cống hiến cho sự nghiệp chiến đấu và bảo vệ tổ
Luận văn tốt nghiệp 34 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
quốc, trợ cấp cho những người thuộc đối tương khó khăn. Ngoài ra các khoản
chi này còn đáp ứng nhu cầu chi phòng, chống các tệ nạn xã hội
BẢNG 2.3. TÌNH HÌNH CHI SỰ NGHIỆP XÃ HỘI Ở XÃ THỤY HƯNG
Đơn vị: Triệu đồng
Nôi dung chi Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng chi sự nghiệp xã hội 1071 1136 1560
1. Trợ cấp, hưu xã 256 225 222
2. Chi trợ cấp người cao tuổi và
202
3 95 907
3. Chi chính sách xã hội và khác 812 816 431
Nguồn: Bộ phận Tài chính – Kế toán xã Thụy Hưng
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, khoản chi này thay đổi qua các năm và chiếm
tỷ trọng cao trong tổng chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng biến động
trong khoảng từ 23,8% đến 31,5%, chỉ sau khoản chi quản lý Nhà nước,
Đảng, đoàn thể và tăng qua các năm. Điều này là hợp lý vì xã luôn chú trọng
phát động phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, quan tâm tới các gia đình chính
sách, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già neo đơn, những
hộ nghèo đói như các khoản trợ cấp hàng tháng, xây nhà tình nghĩa... Mặt
khác, chính sách của nhà nước tăng chi cho những gia đình chính sách, có
công với nước. Năm 2015 chi sự nghiệp xã hội tăng cao là do khoản chi trợ
cấp cho người cao tuổi và 202 tăng cao. Tuy nhiên, nếu tỷ trọng khoản chi
này cao thì sẽ là gánh nặng cho chi ngân sách xã vì ngân sách xã còn dùng
cho các khoản chi khác cần thiết hơn, cần phải tìm ra giải pháp, huy động
nguồn lực để vừa đảm bảo chi cho xã hội tạo môi trường thuận lợi và phát
triển, ổn định chính trị xã hội trên địa bàn, vừa đảm bảo nguồn cân đối ngân
sách.
-Chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể
Luận văn tốt nghiệp 35 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
Chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể bao gồm các khoản chi hoạt động
của các cơ quan Nhà nước, chi hoạt động của Đảng và các cơ quan đoàn thể
khác như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân chủ yếu là chi tiền điện,
nước, điện thoại, báo chí, vật tư văn phòng, hội nghị khánh tiết, tiếp khách, sinh
hoạt phí cán bộ xã ...
Bảng 2.4: Chi sự nghiệp quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể
Đơn vị: Triệu đồng
Nội dung chi Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn
thể
2214 2500 2500
Trong đó: Quỹ lương 1602 1465 1645
1, Quản lý nhà nước 1424 1701 1601
2, Đảng công sản Viêt Nam 392 412 544
3, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 134 121 132
4, Đoàn Thanh niên CSHCM 56 73 71
5, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 80 85 52
6, Hội cựu chiến binh Việt Nam 81 45 54
7, Hội nông dân Việt Nam 47 63 46
Nguồn: Bộ phận Tài chính – Kế toán xã Thụy Hưng
Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi thường
xuyên NSX, nó thường chiếm trên 50% tổng chi thường xuyên NSX (năm
2013: 51,8%; năm 2014: 52,4% và năm 2015 là 50,4%). Trong đó chi cho hoạt
động quản lý nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 65%. Đây là các
khoản chi đảm bảo cho sự hoạt động của bộ máy chính quyền xã, tuy nhiên
hiện nay việc chi tiêu quản lý hành chính của NS xã còn khá lớn và lãng phí.
Theo số liệu thống kê cho thấy, các khoản chi cho hội nghị, tiếp khách chiếm
khoảng 20% tông chi hành chính của xã, ngoài ra các khoản chi vật tư, văn
Luận văn tốt nghiệp 36 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
phòng phẩm, thông tin liên lạc và các khoản chi nghiệp vụ khác... đều rất lớn.
Các khoản chi này ở xã còn tồn tại nhiều vấn đề khá phức tạp đó là chứng từ
thanh toán còn nhiều chứng từ là giấy viết tay, nhiều chứng từ chi hội nghị,
chưa đảm bảo tính pháp lý.
Nếu tỷ trọng khoản chi này cao thì sẽ là gánh nặng cho chi ngân
sách xã vì ngân sách xã còn dùng cho các khoản chi khác cần thiết hơn, cần
phải tìm ra giải pháp, huy động nguồn lực để đảm bảo chi cho sự nghiệp quản
lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể như cơ cấu lại cán bộ không chuyên trách tại xã,
giảm số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước, tăng cường
công tác xã hội hóa, nâng cao tiết kiệm , hiệu quả trong chi thường xuyên
NSX.
2.2.4 Thực trạng quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng
Quyết toán chi thường xuyên NSX là khâu cuối cùng trong chu trình chi
thường xuyên ngân sách xã.
Hàng năm, vào tháng 12 năm thực hiện kế toán xã rà soát lại tất cả các
khoản chi theo dự toán ngân sách, phối hợp với kho bạc huyện đối chiếu đầy
đủ tất cả các khoản chi. Sang tháng 1 kế toán xã lập báo các quyết toán chi
ngân sách xã gửi kho bạc xác nhận, sau đó, trình UBND xã xem xét. Sau đó
gửi kho bạc huyện xác nhận và gửi phòng tài chính – kế hoạch huyện để tổng
hợp chậm nhất vào ngày 15/2.Sau khi có biên bản thẩm định quyết toán của
phòng tài chính huyện, UBND xã sẽ trình HĐND xã phê chuẩn quyết toán
ngân sách năm trước vào kỳ họp HĐND xã giữa năm.
Trong những năm qua, xã Thụy Hưng luôn thực hiện tốt việc lập báo cáo,
quyết toán đầy đủ, chính xác, đồng bộ theo quy định của pháp luật.Hàng năm,
báo cáo quyết toán được báo cáo trước HĐND xã Thụy Hưng và được HĐND
phê chuẩn. Công tác quyết toán ngân sách xã về cơ bản là đã hoàn thành tốt
chính xác, kịp thời.
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRANG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NSX CỦA XÃ THỤY HƯNG
2.3.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân
Luận văn tốt nghiệp 37 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
Thứ nhất, chất lượng khâu lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã
được năng cao
Công tác lập dự toán chi thường thường xuyên ngân sách xã đã được chú
trọng và thực hiện theo đúng mẫu biểu, nội dung theo mục lục NSNN, tuân
theo đúng thời gian quy định.
Nguyên nhân:
- Thực hiện tốt theo luật NSNN, theo sự hướng dẫn của cơ quan cấp trên
- Kế toán xã chịu khó tiếp thu, nắm bắt, xây dựng dự toán dựa trên các
văn bản hướng dẫn của nhà nước, UBND tỉnh và sự chỉ đạo trực tiếp từ
TCKH huyện.
Thứ hai, công tác điều hành chi thường xuyên ngân sách xã đang ngày
càng được chú trọng và thực hiện tốt.
Nguyên nhân:
Chính quyền xã đã chủ động quản lý, điều hành các khoản chi trên cơ sở
dự toán năm được giao và các chương trình mục tiêu được HĐND phê duyệt
theo thứ tự ưu tiên và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức được ban hành.
Thứ ba, công tác kế toán, quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã
ThụyHưng thời gian qua đang dần đượchoàn thiện, thực hiện theo đúng chế
độ quy định.
Công tác kế toán và quyết toán trong thời gian qua đã được xã thực
hiện theo đúng chế độ do Bộ Tài Chính quy định. Khác với trước kia công tác
quyết toán hiện nay đã được chú trọng thực hiện việc quyết toán, theo đúng
mục lục NSNN, các nghiệp vụ thu chi đã được ghi chép đầy đủ, đúng chế độ,
thời gian quy định của Nhà nước, cung cấp thông tin một cách nhanh chóng
và kip thời cho cơ quan quản lý cấp trên, giúp cho việc điều hành, quản lý
NSX đạt hiệu quả cao hơn.
Nguyên nhân:
Luận văn tốt nghiệp 38 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
- Thực hiện tốt theo luật NSNN về hạch toán, kế toán, có sự hướng dẫn
của cơ quan cấp trên
- Xã đã áp dụng dụng các phần mềm tin học trong công tác hạch toán, kế
toán
2.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, tính hình thức trong việc lập, quyết định dự toán, phân bổ chi
thường xuyên NSX
Xây dựng dự toán chi thường xuyên NSX chưa thực sự bám sát vào
yêu cầu thực tế của địa phương, xây dựng các khoản chi phần nhiều mang
tính hình thức. Theo quy định của pháp luật thì sau khi HĐND huyện phê
duyệt dự toán NS huyện và giao chỉ tiêu chi thường xuyên NSX cho xã thì
Hội đồng nhân dân xã họp và quyết định dự toán chi thường xuyên NSX. Như
vậy, việc quyết định dự toán và phân bố NS xã của HĐND còn mang tính
hình thức, thậm chí “chỉ quyết định cái mà cấp trên đã quyết định”. Việc lập
và phân bố dự toán các xã thường chậm, chất lượng dự toán thấp đã gây khó
khăn cho việc kiếm tra, kiếm soát các khoản chi theo dự toán của KBNN đối
với NS xã. Hiện tượng điều chỉnh, bố sung dự toán chi nhiều lần trong năm
của các xã diễn ra phố biến, làm cho Bảng dự toán đầu năm không còn nhiều
ý nghĩa.
Nguyên nhân:
- Công tác tính toán chưa khoa học, chưa bám sát thực tế ở địa phương.
Hiện nay xã chủ yếu lập dự toán ngân sách dựa vào tình hình thực hiện ngân
sách năm trước rồi xác định các khoản dự kiến chi cho năm kế hoạch, số kiểm
tra cũng chưa sát với thực tế của địa phương.
- Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chưa được chú trọng, gây khó khăn
cho đơn vị khi thực hiện.
Luận văn tốt nghiệp 39 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
- Hệ thống văn bản thường xuyên thay đổi cũng gây ra khó khăn trong
quá trình thực hiện.
Thứ hai, cơ cấu giữa các khoản chi thường xuyên NSX chưa hợp lý
Cơ cấu các khoản chi vẫn chưa hợp lý, các khoản chi cho sự nghiệp giáo
dục, đào tạo, y tế còn chiếm tỷ lệ rất thấp trong khi số chi cho quản lý Nhà
nước, Đảng, Đoàn thể lại tương đối lớn.
Nguyên nhân:
- Chính quyền xã chưa quan tâm nhiều đến khoản chi về giáo dục, y tế
- Công tác lập dự toán chủ yếu dựa vào các năm trước nên không có sự
thay đỏi nhiều
Thứ ba, một số khoản chi còn chưa tiết kiệm,chi sai mục đích
Một số khoản chi còn chưa tiết kiệm, chi sai mục đích, vượt dự toán
nhưng xã vẫn thực hiện chi, lý do chi chưa được hợp lý. Trong quá trình chi
các khoản chi hội nghị tiếp khách thường rất lớn, các khoản chi cho sửa chữa
thường xuyên kém hiệu quả, tiêu cực và lãng phí. Một số khoản chi không có
hóa đơn chứng từ.
Nguyên nhân:.
- Do các ban ngành chưa thực hiện nghiêm túc pháp lệnh chống lãng phí,
quản lý còn lỏng lẻo
- Trình độ năng lực về kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ tài
chính kế toán xã còn nhiều hạn chế
- Công tác quản lý NSX của chủ tài khoản – chủ tịch UBND xã kém hiệu
quả do chưa được đào tạo kiến thức cơ bản về tài chính, kế toán
Thứ tư, vẫn còn tình trạng bị động trong khâu chấp hành dựtoán khi xảy
ra những thay đổi.
Nguyên nhân:
Luận văn tốt nghiệp 40 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
- Một phần do công tác lập dự toán chưa sát với thực tế địa phương làm
cho việc chi thường xuyên NSX, chấp hành dự toán gặp khó khăn
- Hệ thống văn bản chế độ thường xuyên thay đổi, công tác đào tạo
không đáp ứng kịp thời, gây khó khăn cho đơn vị khi thực hiện. Cán bộ đơn
vị còn bị lúng túng khi thực hiện theo các quy định mới dẫn đến việc chua
thực hiện đúng theo các văn bản hướng dẫn.
Bảng 2.5: Tổng hợp những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân
Những mặt tích cực Nguyên nhân
1. Chất lượng khâu lập dự toán chi
thường xuyên ngân sách xã được
nâng cao
- Thực hiện tốt theo luật NSNN, theo sự
hướng dẫn của cơ quan cấp trên
- Kế toán xã chịu khó tiếp thu, nắm bắt,
xây dựng dự toán dựa trên các văn bản
hướng dẫn của nhà nước, UBND tỉnh và
sự chỉ đạo trực tiếp từ TCKH huyện.
2. Công tác điều hành chi thường
xuyên ngân sách xã đang ngày
càng được chú trọng và thực hiện
tốt
Chính quyền xã đã chủ động quản lý,
điều hành các khoản chi trên cơ sở dự
toán năm được giao và các chương trình
mục tiêu được HĐND phê duyệt theo
thứ tự ưu tiên và các chế độ, tiêu chuẩn,
định mức được ban hành.
3. Công tác kế toán, quyết toán chi
thường xuyên ngân sách xã Thụy
Hưng thời gian qua đang dần được
hoàn thiện, thực hiện theo đúng
chế độ quy định.
- Thực hiện tốt theo luật NSNN về hạch
toán, kế toán
- Xã đã áp dụng dụng các phần mềm tin
học trong công tác hạch toán, kế toán
Những mặt hạn chế Nguyên nhân
Xây dựng dự toán chi NSX chưa
thực sự bám sát vào yêu cầu thực
tế của địa phương, mang nặng tính
hình thức
- Công tác tính toán chưa khoa học, chưa
bám sát thực tế ở địa phương. Hiện nay
xã chủ yếu lập dự toán ngân sách dựa
vào tình hình thực hiện ngân sách năm
trước rồi xác định các khoản dự kiến chi
cho năm kế hoạch.
- Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ
chưa được chú trọng, gây khó khăn cho
đơn vị khi thực hiện.
- Hệ thống văn bản thường xuyên thay
đổi cũng gây ra khó khăn trong quá trình
Luận văn tốt nghiệp 41 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
thực hiện.
Một số khoản chi chưa tiết kiệm,
chi chưa đúng chế độ tiêu chuẩn,
định mức nhưng xã vẫn thực hiện
chi.
- Do các ban ngành chưa thực hiện
nghiêm túc pháp lệnh chống lãng phí,
quá trình quản lý còn lỏng lẻo.
- Trình độ năng lực về kiến thức, nghiệp
vụ chuyên môn của cán bộ tài chính kế
toán xã còn nhiều hạn chế
- Công tác quản lý NSX của chủ tài
khoản – chủ tịch UBND xã kém hiệu quả
do chưa được đào tạo kiến thức cơ bản
về tài chính, kế toán
Cơ cấu giữa các khoản chi thường
xuyên NSX chưa hợp lý
- Chính quyền xã chưa quan tâm nhiều
đến khoản chi về giáo dục, y tế
- Công tác lập dự toán chủ yếu dựa vào
các năm trước nên không có sự thay đỏi
nhiều
Vẫn còn tình trạng bị động trong
khâu chấp hành dự toán khi xảy ra
những thay đổi.
- Một phần do công tác lập dự toán
chưa sát với thực tế địa phương làm cho
việc chi thường xuyên NSX, chấp hành
dự toán gặp khó khăn
- Hệ thống văn bản chế độ thường
xuyên thay đổi, công tác đào tạo không
đáp ứng kịp thời, gây khó khăn cho đơn
vị khi thực hiện. Cán bộ đơn vị còn bị
lúng túng khi thực hiện theo các quy
định mới dẫn đến việc chua thực hiện
đúng theo các văn bản hướng dẫn.
Luận văn tốt nghiệp 42 Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ THỤY HƯNG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ
CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỤY
HƯNG THỜI GIAN TỚI
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội xã Thụy Hưng trong thời
gian tới 2016 – 2020
Căn cứ vào chủ trương, định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện
Thái Thụy giai đoạn 2015 – 2020 và nghị quyết của đại hội Đảng bộ xã lần
thứ 36 nhiệm kỳ 2015- 2020 với các mục tiêu chủ yếu: Tập trung sự lãnh đạo,
chỉ đạo của cấp ủy, khai thác triệt để mọi tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Tíchcực chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, thực hiện sản xuất theo quy hoach nông
thôn mới. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ
gắn với tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm
nghèo, đảm bảo an ninh chính trị xây dựng chính quyền vững mạnh. UBND
chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội với các mục tiêu cụ thế như sau:
Về kinh tế:
Tổng giá trị sản xuất năm 2020 đạt 325 tỷ đồng/năm (theo giá năm
2010), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 10,16%. Trong đó:
- Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 92,5 tỷ đồng, tăng trưởng 4,6%, chiếm
tỷ trọng 28,46% trong cơ cấu kinh tế.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản đạt 123,7 tỷ đồng,
tăng trưởng 18,3%, chiếm 38,06% trong cơ cấu kinh tế.
- Thương mại, dịch vụ đạt 108,8 tỷ đồng, tăng trưởng 14,8% chiếm
33,48% trong cơ cấu kinh tế.
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy

More Related Content

What's hot

Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôiDự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Tóm tắt địa tô
Tóm tắt địa tôTóm tắt địa tô
Tóm tắt địa tô
tiểu minh
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)pikachukt04
 
Bai giang toan kinh te 2015
Bai giang toan kinh te 2015Bai giang toan kinh te 2015
Bai giang toan kinh te 2015
ICTU
 
Bài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tếBài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tế
tuongnm
 
Bài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tếBài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tế
tuongnm
 
Dap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-mai
Dap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-maiDap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-mai
Dap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-mai
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Khóa luận: Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường, HAY
Khóa luận: Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường, HAYKhóa luận: Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường, HAY
Khóa luận: Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Học kế toán thuế
 
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm nhân thọ, HAY
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm nhân thọ, HAYBÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm nhân thọ, HAY
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm nhân thọ, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đ
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đĐề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đ
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
ôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtmôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtmvantai30
 
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063Thanh Huyền
 
Bài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mạiBài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mạiKhai Hoang Nguyen
 
Hiệu quả Kinh tế - Kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, 9đ - Gửi miễ...
Hiệu quả Kinh tế - Kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, 9đ - Gửi miễ...Hiệu quả Kinh tế - Kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, 9đ - Gửi miễ...
Hiệu quả Kinh tế - Kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, 9đ - Gửi miễ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước
Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nướcNhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước
Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước
Hương Nguyễn
 

What's hot (20)

Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôiDự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
 
Tóm tắt địa tô
Tóm tắt địa tôTóm tắt địa tô
Tóm tắt địa tô
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
 
Bai giang toan kinh te 2015
Bai giang toan kinh te 2015Bai giang toan kinh te 2015
Bai giang toan kinh te 2015
 
Bài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tếBài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tế
 
Bài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tếBài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tế
 
Dap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-mai
Dap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-maiDap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-mai
Dap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-mai
 
Khóa luận: Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường, HAY
Khóa luận: Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường, HAYKhóa luận: Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường, HAY
Khóa luận: Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường, HAY
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
 
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm nhân thọ, HAY
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm nhân thọ, HAYBÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm nhân thọ, HAY
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm nhân thọ, HAY
 
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đ
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đĐề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đ
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư tại khu vực trung tâm thành phố, 9đ
 
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
 
ôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtmôN tập nghiệp vụ nhtm
ôN tập nghiệp vụ nhtm
 
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
Mo hinh ngan_hang_trung_uong_063
 
Bài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mạiBài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mại
 
Hiệu quả Kinh tế - Kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, 9đ - Gửi miễ...
Hiệu quả Kinh tế - Kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, 9đ - Gửi miễ...Hiệu quả Kinh tế - Kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, 9đ - Gửi miễ...
Hiệu quả Kinh tế - Kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, 9đ - Gửi miễ...
 
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
 
Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước
Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nướcNhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước
Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước
 

Similar to Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy

Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn ThôngPhân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Chi đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Chi đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYChi đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Chi đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAYĐề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Đại Học Quốc Gia Hà NộiLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước t...
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước t...Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước t...
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước t...
luanvantrust
 
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước t...
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước t...Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước t...
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước t...
luanvantrust
 
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban qu...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban qu...Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban qu...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban qu...
Man_Ebook
 
Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng
Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng
Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng
nataliej4
 
Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...
Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...
Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...
NuioKila
 
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAYĐề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh PhúcLuận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
KẾ TOÁN THU, CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG - TẢI FRE...
KẾ TOÁN THU, CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG  - TẢI FRE...KẾ TOÁN THU, CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG  - TẢI FRE...
KẾ TOÁN THU, CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG - TẢI FRE...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường ĐH Hùng Vương, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường ĐH Hùng Vương, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường ĐH Hùng Vương, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường ĐH Hùng Vương, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAYĐề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAYLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân SáchBáo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0909.232.620 / Baocaothuctap.net
 

Similar to Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy (20)

Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn ThôngPhân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông
 
Chi đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Chi đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYChi đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Chi đầu tư xây dựng từ vốn nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAYĐề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Đại Học Quốc Gia Hà NộiLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội
 
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước t...
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước t...Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước t...
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước t...
 
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước t...
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước t...Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước t...
Một số biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước t...
 
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
 
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban qu...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban qu...Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban qu...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban qu...
 
Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng
Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng
Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng
 
Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...
Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...
Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...
 
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAYĐề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
 
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh PhúcLuận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
 
KẾ TOÁN THU, CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG - TẢI FRE...
KẾ TOÁN THU, CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG  - TẢI FRE...KẾ TOÁN THU, CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG  - TẢI FRE...
KẾ TOÁN THU, CHI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG - TẢI FRE...
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường ĐH Hùng Vương, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường ĐH Hùng Vương, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường ĐH Hùng Vương, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường ĐH Hùng Vương, HOT
 
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAYĐề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAYLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân SáchBáo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu - Chi Ngân Sách
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 

Recently uploaded (18)

PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 

Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy

  • 1. Luận văn tốt nghiệp i Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Xuân Thượng
  • 2. Luận văn tốt nghiệp ii Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HDND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc nhà nước KT – XH Kinh tế – Xã hội NSNN Ngân sách nhà nước NSX Ngân sách xã TC – KH Tài chính – Kế hoạch TC – KT Tài chính – Kế toán UBND Ủy ban nhân dân
  • 3. Luận văn tốt nghiệp iii Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 MỤC LỤC Lời cam đoan...............................................................................................................................................................I Danh mục các chữ viết tắt...............................................................................................................................II Mục Lục........................................................................................................................................................................III Danh Mục Các Bảng, Các Hình...............................................................................................................VI LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................1 Chương 1........................................................................................................................................................................4 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ..................................................................................4 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ........................................................................................................................................................................................4 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên ngân sách xã........................................4 1.1.2. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách xã................................................................6 1.1.3. Nội dung chi thường xuyên ngân sách xã ....................................................................7 1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ......................................................................................................................................................................9 1.2.1. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã..............................................................9 1.2.1.1. Khái niệm....................................................................................................................................9 1.2.1.2. Căn cứ lập dự toán nsx...................................................................................................10 1.2.1.3. Yêu cầu lập dự toán chi thường xuyên nsx...................................................10 1.2.1.4. Trình tự lập dự toán chi thường xuyên nsx...................................................11 1.2.2. Tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã.....................12 1.2.2.1. Căn cứ tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên nsx................12 1.2.2.2. Yêu cầu chấp hành dự toán chi thường xuyên nsx.................................13 1.2.2.3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên nsx...............................13 1.2.3. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã.............................................................15 1.2.3.1 Yêu cầu khi lập báo cáo quyết toán ngân sách xã.....................................15
  • 4. Luận văn tốt nghiệp iv Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 1.2.3.2. Trình tự quyết toán chi thường xuyên nsx.....................................................16 CHƯƠNG 2..............................................................................................................................................................18 THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỤY HƯNG......................................................................................18 2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH XÃ THỤY HƯNG .....18 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội....................................................................................18 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên nsx xã thụy hưng.................19 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ THỤY HƯNG........................................................................................................21 2.2.1. Phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách xã...............................21 2.2.3. Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã..............26 2.2.4 Thực trạng quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã thụy hưng........36 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRANG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSX CỦA XÃ THỤY HƯNG..........................................................................................36 2.3.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân.............................................................................36 2.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân..............................................................................38 Chương 3.....................................................................................................................................................................42 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỤY HƯNG..............................................................................................................................................42 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỤY HƯNG THỜI GIAN TỚI..................................................................................................................................................42 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội xã thụy hưng trong thời gian tới 2016 – 2020......................................................................................................................................................42
  • 5. Luận văn tốt nghiệp v Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 3.1.2. Định hướng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã thụy hưng thời gian tới.................................................................................................................................................43 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỤY HƯNG...........................................................................................................................................................................43 3.2.1. Lập dự toán bám sát với tình hình thực tế và mục tiêu kinh tế, kế hoạch của xã.............................................................................................................................................................43 3.2.2. Quán triệt nguyên tắc chi tiết kiệm, hiệu quả, chi đúng tiêu chuẩn định mức......................................................................................................................................................................44 3.2.3. Nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác tài chính, kế toán...............45 3.2.4. Tăng cường công tác tự thanh tra, kiểm tra tại địa phương........................46 3.3. ĐIỀU KIỆN ĐẺ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP.....................................................................46 KẾT LUẬN........................................................................................................................................................49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................50
  • 6. Luận văn tốt nghiệp vi Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH Số hiệu Tên các bảng, các hình Trang Bảng 2.1 Tình hình chi thường xuyên NSX Thụy Hưng 2013- 2015 28 Bảng 2.2 Chi sự nghiệp kinh tế ở xã Thụy Hưng từ 2013-2015 33 Bảng 2.3 Tình hình chi sự nghiệp xã hội ở xã Thụy hưng từ 2013- 2015 34 Bảng 2.4 Chi sự nghiệp quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể 35 Bảng 2.5 Tổng hợp những mặt tích cực, hạn chế nguyên nhân 40 Bảng 3.1 Hạn chế, nguyên nhân giải pháp 47 Hình 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán xã 19
  • 7. Luận văn tốt nghiệp 1 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01
  • 8. Luận văn tốt nghiệp 1 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xã (phường, thị trấn) là một cấp chính quyền nhà nước ở cơ sở thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Đảng và Nhà nước đặt ra tại địa phương. Ngày nay, công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội ở nông thôn đang diễn ra mạnh mẽ. Đòi hỏi chính quyền Nhà nước cấp xã phải tăng cường công tác quản lý, phát huy đầy đủ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình được giao trên các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội ở xã. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó của mình chính quyền xã cần có phương tiện vật chất đáp ứng cho nhu cầu thực hiện các định huớng phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân trong xã ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng đó chính là ngân sách xã (NSX). NSX bao gồm thu và chi ngân sách xã. Hoạt động chi ngân sách xã đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt động của đơn vị thụ hưởng ngân sách, đến sự phát triển của xã. Nếu các khoản chi kịp thời, đầy đủ và chính xác đúng mục đích thì sẽ giúp bộ máy chính quyền ở địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao về quản lý kinh tế xã hội văn hóa, các chính sách xã hội được thực hiện tốt. Vì vậy, cần nâng cao hiệu quả quản lý chi và chi ngân sách trên địa bàn xã để đạt được mục tiêu tổng thể phát triển huyện, tỉnh, cả nước. Xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy là một trong những xã ở nông thôn của tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, hiện nay tình hình quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn bên cạnh những tiến bộ đã đạt được song vẫn còn một số bất cập, hạn chế chưa được giải quyết. Đặc biệt là về chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên ngân sách xã. Vì vậy, tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài: “ Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” để hiểu rõ hơn về công tác chi thường xuyên và quản lý chi
  • 9. Luận văn tốt nghiệp 2 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 thường xuyên NSX và từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi thường xuyên NSX. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn Trên cơ sở làm rõ và thống nhất những vẫn đề lý luận chung về chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên ngân sách xã, đi sâu vào thực tiễn xem xét, phân tích, đánh giá những mặt đạt được và những mặt hạn chế trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn xã Thuy Hưng những năm gần đây. Từ những hạn chế đã nêu ra đưa ra những kiến nghị, giải pháp để khắc phục những mặt hạn chế đó, hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý NSNN nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn + Đối tượng nghiên cứu: Chi thường xuyên NSX và quản lý chi thường xuyên NSX trên địa bàn xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. + Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2015. - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã trên địa bàn xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu: thu thập các số liệu của cơ quan thực tập như số liệu dự toán, báo cáo quyết toán các năm 2013 – 2015 và các văn bản liên quan. - Phương pháp phỏng vấn: sử dụng khi đối chất với những người trực tiếp thực hiện về chi thường xuyên NSX, đó là kế toán xã.
  • 10. Luận văn tốt nghiệp 3 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 - Phương pháp so sánh: sử dụng trong so sánh giữa số quyết toán và dự toán chi thường xuyên NSX, giữa số chi thường xuyên năm sau so với năm trước. - Phương pháp đánh giá: sử dụng để đánh giá việc thực hiện chi thường xuyên và công tác chi thường xuyên NSX trong giai đoạn 2013 – 2015 - Trao đổi cùng giáo viên hướng dẫn 5. Kết cấu của luận văn Đề tài được trình bày theo nội dung như sau: Chương 1: Những vấn đề chung về chi và quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Chương 2: Thực trạng chi và quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã ở xã Thụy Hưng.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp 4 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên ngân sách xã Khái niệm Ngân sách xã (NSX) là cấp cuối cùng trong phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước (NSNN). NSX bao gồm ngân sách các khoản thu, nhiệm vụ chi được quy định trong dự toán một năm do Hội đồng nhân dân (HĐND) xã quyết định và giao cho ủy ban nhân dân (UBND) xã thực hiện nhằm đảm bảo các chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã. NSX có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân, đặc biệt đối với người dân nông thôn. Là một đơn vị hành chính Nhà nước cấp cơ sở, chính quyền cấp xã trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân dựa trên các quy định của pháp luật. Do vậy, ngân sách xã là công cụ tiên quyết của xã để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Chi thường xuyên ngân sách xã là quá trình phân bổ và sử dụng thu nhập từ một phần vốn ngân sách nhà nước cấp nhằm đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của chính quyền cấp xã về quản lý kinh tế – xã hội (KT-XH). Đặc điểm chi thường xuyên NSX: Chi thường xuyên ngân sách xã có các đặc điểm sau: Thứ nhất, hầu hết các khoản chi thường xuyên ngân sách xã đều mang tính ổn định
  • 12. Luận văn tốt nghiệp 5 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 Các khoản chi này mang tính ổn định vì xã phải thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao về quản lý hành chính ổn định qua các năm. Các hoạt động này phải được duy trì một cách thường xuyên và liên tục nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy hành chính, cung ứng đầy đủ các hàng hóa công cộng cho người dân ở xã. Nhờ đó, người dân và các tổ chức trên địa bàn có thể giải quyết được các công việc theo yêu cầu của họ, đảm bảo đời sống về vật chất tinh thần. Thứ hai, phạm vi, mức độ chi thường xuyên NSX gắn chặt với cơ cấu tổ chức của mỗi xã. Cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền xã tác động tới phạm vi và mức chi thường xuyên của ngân sách nhà nước( NSNN) cho xã. Mỗi xã đều sẽ có một cơ cấu tổ chức của bộ máy khác nhau, do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên cũng như số lượng nhân khẩu, tập tục, văn hóa của người dân địa phương. Do đó, nếu bộ máy chính quyền xã gọn nhẹ phù hợp với thực tế mỗi địa phương sẽ làm tiền đề cho việc thu hẹp phạm vi chi thường xuyên của NSNN cho bộ máy của xã, kéo theo đó sự phân bổ mức chi cho xã cũng có cơ hội tăng lên nhưng không làm tăng tổng mức chi. Bên cạnh đó, hiệu lực hoạt động của bộ máy chính quyền xã cũng tác động rất lớn đến chi thường xuyên, từ đó sẽ làm thay đổi chất lượng của chi thường xuyên nên có ảnh hưởng lớn đến mức chi . Thứ ba,chithường xuyên ngân sách xã là các khoản chi có tính chất tiêu dùng. Chi thường xuyên NSX là khoản chi phát sinh ổn định, đều đặn, với mục đích duy trì hoạt động của bộ máy và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo phân cấp. Các khoản chi này không tạo ra cơ sở vật chất hay làm tăng năng lực sản xuất phục vụ nền kinh tế, do vậy khoản chi này mang tính chất tiêu dùng.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp 6 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 1.1.2. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách xã Chi thường xuyên NSX là một trong những nội dung chi quan trọng. Với tư cách là công cụ của chính quyền cấp xã, chi thường xuyên NSX có các vai trò sau: Thứ nhất, chi thường xuyên NSX là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo cho chính quyền Nhà nước cấp xã thực thi các nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn. Chi thường xuyên NSX là điều kiện quan trọng để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn xã. Hàng năm, chính quyền cấp xã đều cần nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ KT – XH của mình như đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã, phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, chi đảm bảo xã hội,… Chi thường xuyên NSX đóng vai trò là nguồn lực chủ yếu để chính quyền xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ KT – XH thường xuyên trên địa bàn xã, góp phần tạo ra sự ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn xã. Là công cụ tài chính quan trọng để giúp chính quyền Nhà nước các xã khai thác thếmạnh về kinh tế, xã hội trên địa bàn. Cùng với quá trình hoàn thiện Luật ngân sáchnhànước, cơ chế phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội cho chính quyềnxã càngngày càngnhiều hơntạo thế chủ động cho các xã trong quá trình xây dựngvà pháttriển kinh tế xã hộitrên địa bàn. Trongquátrìnhđóngânsáchxã đóng vai trò không nhỏ thông qua việc tạo lập các nguồn tài chính cần thiết để chínhquyềnxãđầutư cho khaithác các thếmạnh về kinh tế xã hội nông thôn, và từng bước tạo đà cất cánh cho kinh tế xã những năm sau này. Thứhai,chithườngxuyênNSX tiếtkiệm hiệuquảsẽtăngtíchlũyvốn ngân sách cho đầu tư phát triển. Thực hiện tốtchithườngxuyên còncó ý nghĩa rất lớn trong việc phân phối và sửdựngcó hiệu quảnguồnlực tài chínhcủađất nước, tạo điều kiện giải quyết
  • 14. Luận văn tốt nghiệp 7 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 tốtmốiquanhệ giữa tíchlũyvà tiêu dùng. Chithườngxuyên hiệu quảvà tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu tư phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý điều hành của chính quyền xã. 1.1.3. Nội dung chi thường xuyên ngân sách xã Chi thường xuyên ngân sách xã có nhiều cách thức phân loại khác nhau dưới đây là hai hinh thức phân loại chủ yếu. Thứ nhất, phân loại theo lĩnh vực chi: Theo lĩnh vực chi, chi thường xuyên NSX bao gồm: - Chi cho các hoạt động của cơ quan Nhà nước - Kinh phí cho hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã - Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam. - Chi cho các hoạt động sự nghiệp: bao gồm chi cho các hoạt động kinh tế, giáo dục, y tế, đào tạo, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, trợ cấp chính sách xã hội và bảo hiểm. Chi hỗ trợ cho các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội…Đây là nhóm chi chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số chi NSX. - Chi cho quốc phòng và an ninh: chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội… - Chi khác: bao gồm chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước, chi thường xuyên cho các chương trình, mục tiêu quốc gia. Dựa vào hình thức chi này ta có thể thấy chi cho lĩnh vực nào chiếm tỷ trọng lớn nhất, lĩnh nào chiểm tỷ trọng nhỏ nhất, từ đó biết được thứ tự ưu tiên của các lĩnh vực đã phù hợp hay chưa và có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Thứ hai, phân loại theo nội dung kinh tế:
  • 15. Luận văn tốt nghiệp 8 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 Theo nội dung kinh tế, chi thường xuyên NSX bao gồm: - Chi thanh toán cá nhân là tập hợp các khoản chi theo chế độ mà Nhà nước đã quy định phải trả cho những người làm việc trong cơ quan Nhà nước. Các khoản chi này gồm: chi tiền lương, tiền công, phụ cấp…cho cán bộ, công chức cấp xã; sinh hoạt phí đại biểu HĐND, các khoản phụ cấp theo quy định của nhà nước, phí công tác,... - Các khoản chi quản lý chung và chi nghiệp vụ chuyên môn. Đây là các khoản chi nhằm đảm bảo cho hoạt động của chính quyền xã, nhằm thực hiện các nhiệm vụ KT – XH được giao như chi dịch vụ điện, nước, văn phòng phẩm, bưu chính viễn thông, chi hội nghị,... - Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên là các khoản chi nhằm duy trì, nâng cao cơ sở vật chất của UBND xã như chi mua sắm công cụ dụng cụ, sửa chữa nhỏ tài sản cố định,...từ đó cải thiện tốt hơn hoạt động của cơ quan nhà nước, phục vụ tốt hơn cho người dân. -Chi thường xuyên khác là các khoản chi ngoài 3 nhóm mục chi trên nhằm phục vụ cho hoạt động thường xuyên của chính quyền cấp xã. Ví dụ như chi bầu cử quốc hội và HĐND các cấp theo nhiệm kỳ, chi trợ cấp khó khăn, trọ cấp thôi việc...Mặc dù các khoản chi nhưng gắn liền với trách nhiệm của Nhà nước trong việc xử lý các trường hợp có thế xảy ra nên vẫn được coi là quản lý chi thường xuyên NSNN. Dựa vào hình thức phân loại này ta có thể thấy được chi cho nội dung kinh tế nào là nhiều nhất, đã thích hợp hay chưa từ đó có những sự điều chỉnh cho phù hợp.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp 9 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước; HĐND cấp tỉnh quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình hình đặc điểm và khả năng ngân sách địa phương. 1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ Chi thường xuyên NSX là một trong những nội dung quan trọng trong chi ngân sách của xã. Để chi thường xuyên NSX đạt hiệu quả, thực hiện được các chức năng,nhiệm vụ đã đặt ra thì cần phải có các các phương pháp, công cụ thích hợp để hướng dẫn, quản lý. Khái niệm: Quản lý chi thường xuyên NSX là quá trình nhà nước sử dụng các phương pháp, các công cụ thích hợp nhằm hướng dẫn, điều khiển các hoạt động chi thường xuyên NSX trên địa bàn vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan và đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã dự định. Là một bộ phận của quản lý chi NSX, quản lý chi thường xuyên ngân sách xã cũng bao gồm ba khâu nối tiếp nhau, đó là: lập dự toán chi thường xuyên NSX (bao gồm chuẩn bị và quyết định dự toán ngân sách); chấp hành ngân sách và quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã. 1.2.1. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã 1.2.1.1. Khái niệm Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã thực chất là lập kế hoạch chi thường xuyên ngân sách xã cho năm tiếp theo nhằm xác định kinh phí ngân sách cần phải sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên trong một năm ngân sách để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được giao. Kết quả của khâu này là dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách xã được cơ quan có thẩm quyền quyết định (HĐND xã).
  • 17. Luận văn tốt nghiệp 10 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 1.2.1.2. Căn cứ lập dự toán NSX Hàng năm, căn cứ vào quyết định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, của địa phường, UBND tỉnh hướng dẫn chính quyền xã lập dự toán NSX, thị trấn năm sau theo mẫu trình HĐND xã quyết định. Cụ thể, dự toán chi thường xuyên ngân sách xã hàng năm được xây dựng trên các căn cứ sau: - Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của xã; - Chính sách, chế độ chi NSNN, cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi NSX do HĐND cấp tỉnh quy định; - Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và HĐND cấp tỉnh quy định; - Số kiểm tra về dự toán NSX do UBND huyện thông báo; - Tình hình thực hiện dự toán NSX năm hiện hành và các năm trước. 1.2.1.3. Yêu cầu lập dự toán chi thường xuyên NSX Lập dự toán chi thường xuyên NSX cũng như như lập dự toán chi NSNN cần tuân thủ 4 yêu cầu sau: Thứ nhất, lập dự toán chi thường xuyên NSX theo đúng nội dung mẫu biểu, mục lục NSNN, và thời hạn quy định theo hươngs dẫn của Bộ tài chính, Sở tài chính và Phòng tài chính – Kế hoạch (TC-KH) huyện. Thứ hai, phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức Nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ban hảnh. Thứ ba, lập dự toán chi thường xuyên NSX phải đảm bảo cân đối theo nguyên tắc chi không vượt quá số thu quy định có thể thu năm kế hoạch.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp 11 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 Thứ tư, phải có thuyết minh rõ ràng các cơ sở, căn cứ tính toán trong đó nêu rõ: căn cứ xác định các khoản chi thường xuyên, sự thay đổi dự toán chi thường xuyên NSX, nguyên nhân của những thay đổi. 1.2.1.4. Trình tự lập dự toán chi thường xuyên NSX Lập dự toán NSX hàng năm bao gồm: lập dự toán thu NSX và lập dự toán chi NSX. Trong lập dự toán chi NSX gồm có lập dự toán chi thường xuyên NSX và lập dự toán chi đầu tư phát triển. Như vậy, nội dung lập dự toán chi thường xuyên NSX nằm trong quy trình lập dự toán NSX nói chung và gồm có các bước sau: Bước 1: Hướng dẫn xây dựng dự toán: -UBND huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho các xã. -UBND xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán NSX và giao số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể. Bước 2: Lập và tổng hợp dự toán ngân sách xã: -Các ban ngành, đoàn thể, kế toán xã lập dự toán NSX -UBND xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự toán ngân sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NSX -UBND xã trình thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về dự toán NSX -Căn cứvào ý kiến của thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnhlại dự toán ngân sách và gửi Phòng TC - KH huyện. - Phòng TC – KH huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi UBND xã có yêu cầu ở
  • 19. Luận văn tốt nghiệp 12 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách xã báo cáo UBND huyện. Bước 3: Phân bổ và quyết định dự toán chi thường xuyên NSX -UBND huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã. -UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NSX gửi đại biểu HĐND xã trước phiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và quyết định dự toán ngân sách. -UBND xã giao dự toán cho các ban, ngành, đoàn thể, đồng gửi Phòng TC – KH huyện, KBNN huyện; thực hiện công khai dự toán NSX trước ngày 31/12/năm báo cáo. 1.2.2. Tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã Sau khi quá trình lập dự toán chi thường xuyên hoàn thành, được phê duyệt và quyết định phân bổ thì bước tiếp theo cần phải làm biến dự toán thành hiện thực để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đã được phân cấp. Khái niệm: Chấp hành dự toán chi thường xuyên NSX là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến dự toán, kế hoạch kinh tế- xã hội năm thành hiện thực 1.2.2.1. Căn cứ tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên NSX Để thực hiện tốt các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã cần dựa vào những căn cứ sau: - Căn cứ dự toán NSX và phương án phân bổ NSX cả năm đã được HĐND xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi NSX theo Mục lục NSNN gửi KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp 13 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 - Căn cứ vào dự toán cả năm và khả năng thu, nhu cầu chi của từng quý, UBND xã lập dự toán thu, chi quý (có chia ra tháng) gửi KBNN nơi giao dịch. Đối với những xã có các nguồn thu chủ yếu theo mùa vụ, UBND xã đề nghị cơ quan tài chính cấp trên thực hiện tiến độ cấp số bổ sung cân đối trong dự toán đã được giao (nếu có) cho phù hợp để điều hành chi theo tiến độ công việc. - Chủ tịch UBND xã (hoặc người được uỷ quyền) là chủ tài khoản thu, chi NSX. - Xã có quỹ tiền mặt tại xã để thanh toán các khoản chi có giá trị nhỏ. Định mức tồn quỹ tiền mặt tại xã do KBNN huyện quy định cho từng loại xã. Riêng những xã ở xa KBNN, điều kiện đi lại khó khăn, chưa thể thực hiện việc nộp trực tiếp các khoản thu của NS xã vào KBNN, định mức tồn quỹ tiền mặt được quy định ở mức phù hợp. 1.2.2.2. Yêu cầu chấp hành dự toán chi thường xuyên NSX Việc thực hiện chi thường xuyên NSX phải bảo đảm các điều kiện sau: + Đã được ghi trong dự toán được giao, trừ trường hợp dự toán và phân bổ dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu, nguồn dự phòng ngân sách. + Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định. + Được Chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi. + Các khoản chi thuộc loại đấu thầu, thẩm định giá thì phải thực hiện các thủ tục đấu thầu và thẩm định giá theo quy định. 1.2.2.3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên NSX -Trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân trong việc quản lý chi thường xuyên NSX + Các tổ chức, đơn vị thuộc xã:
  • 21. Luận văn tốt nghiệp 14 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 Chi đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, đối tượng và tiết kiệm, có hiệu quả; Khi có nhu cầu chi làm thủ tục đề nghị kế toán xã rút tiền tại KBNN hoặc quỹ tại xã để thanh toán; Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, và quyết toán sử dụng kinh phí với Tài chính xã và công khai kết quả thu, chi tài chính của tổ chức, đơn vị + Tài chính xã Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức, đơn vị; bố trí nguồn theo dự toán năm nhằm đáp ứng nhu cầu chi kịp thời. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các tổ chức đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch UBND xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức để có biện pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định. + Chủ tịch UBND xã Chủ tịch UBND xã có quyền quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn công quỹ tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. + Tài chính cấp trên: Theo dõi, giám sát, hướng dẫn, kiểm tra quá trình chấp hành chi NSX và có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi có vấn đề nảy sinh. + KBNN huyện: Đối với chi thường xuyên có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ chứng từ chi và thực hiện chi trả thanh toán kịp thời …
  • 22. Luận văn tốt nghiệp 15 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 - Nội dung tổ chức chi thường xuyên: + Ưu tiên chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ công chức xã, nghiêm cấm việc nợ lương và các khoản phụ cấp. + Các khoản chi thường xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm, khối lượng thực hiện công việc, khả năng của NSX tại thời điểm chi để thực hiện chi cho phù hợp. 1.2.3. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã Để hoàn tất một chu trình quản lý chi thường xuyên NSX thì khâu cuối cùng phải thực hiện đó là quyết toán chi thường xuyên NSX. Khái niệm: Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã là việc tổng hợp, trình bày một cách tổng quát, toàn diện, chi tiết tình hình thực hiện chi thường xuyên NSX; đánh giá việc thực hiện dự toán chi thường xuyên NSX trong năm ngân sách theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Mục đích của quyết toán chi thường xuyên NSX là cung cấp thông tin cho việc kiểm tra, kiểm soát, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động chi thường xuyên NSX, đồng thời đảm bảo cho việc thực hiện là công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, quyết toán chi thường xuyên NSX còn là căn cứ quan trọng để thực hiện xậy dựng dự toán chi thường xuyên các năm tiếp theo. 1.2.3.1 Yêu cầu khi lập báo cáo quyết toán Ngân sách xã Để đảm bảo quá trình quyết toán chi thường xuyên NSX đáp ứng được đòi hỏi và thể hiện được mục đích, ý nghĩa của công tác quyết toán thì việc lập báo cáo quyết toán chi thường xuyên NSX phải đáp ứng các yêu cầu sau:
  • 23. Luận văn tốt nghiệp 16 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 - Báo cáo quyết toán phải lập theo đúng mẫu biểu do Bộ tài chính quy định, các đơn vị không được tự ý đặt ra, các đơn vị không được tự ý đặt ra mẫu biểu để lập báo cáo khác với quy định. - Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, rõ ràng, dễ hiểu, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho cho UBND xã, HDND xã và các cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định. - Số liệu giải trình trong thuyết minh báo cáo quyết toán năm phải thống nhất với số liệu trên báo cáo quyết toán. - Nội dung trong các báo cáo quyết toán NSX phải phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và phải báo cáo quyết toán theeo đúng mục lục NSNN. - Báo cáo quyết toán chi không được lớn hơn báo cáo quyết toán thu. - Chỉ đưa vào báo cáo quyết toán các khoản chi thường xuyên NSX theo quy định, còn các quyc tài chính khác ở xã thực hiện quyết toán riêng. 1.2.3.2. Trình tự quyết toán chi thường xuyên NSX Quyết toán chi thường xuyên NSX được thực hiện tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chấp hành chi thường xuyên NSX qua một năm, từ đó rút kinh nghiệm cho công tác lập dự toán và chấp hành dự toán trong những năm tiếp theo. Vì vậy, quyết toán NSX cần tuân thủ theo trình tự sau: +Phòng tài chính kế hoạch hướng dẫn công tác khóa sổ và lập báo cáo quyết toán gửi UBND xã + Tài chính xã lập báo cáo quyết toán chi ngân sách xã hàng năm trình UBND xã xem xét đểtrình HĐND xã phêchuẩn, đồngthời gửi PhòngTC – KH huyện đểtổng hợp. Thờigian gửi báo cáo quyết toán năm cho Phòng TC – KH huyện do UBND cấp tỉnh quy định. + HDDND xã phê chuẩn báo cáo quyết toán
  • 24. Luận văn tốt nghiệp 17 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 + Sau khi HĐND xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05 bản để gửi cho HĐND xã, UBND xã, Phòng TC – KH huyện, KBNN nơi xã giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), lưu Tài chính xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết. + Phòng TC – KH huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán chi trong đó có chi thường xuyên ngân sách xã, trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND xã điều chỉnh.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp 18 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 Chương 2 THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỤY HƯNG 2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH XÃ THỤY HƯNG 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội a) Điều kiện nhiên Thụy Hưng nằm ở phía Tây Bắc Huyện Thái Thụy, cách huyện lỵ 10 km. Phía Đông giáp xã Thụy Việt - Phía Tây Bắc giáp xã Thụy Ninh; Thụy Dân - Phía Nam giáp xã Thụy Phúc; Thụy Dương – Phía Bắc giáp Sông Hóa bên kia sông thuộc địa giới hành chính Huyện Vĩnh Bảo Thành phố Hải Phòng. Toàn xã có diện tích đất tự nhiên: 4,8km2. Xã Thụy Hưng hiện tại gồm 5 thôn đó là: Thu Cúc; Cao Dương Thượng; Cao Dương Hạ; Tam Lộng và Xá Thị.Trung Tâm xã có trục giao thông từ Thụy Ninh xuống Diêm Điền, nằm giữ hai con sông là: Sông Hóa ở phía Bắc tiếp giáp với Hải Phòng, có vị thế quan trọng, thuận tiện cho việc giao lưu Kinh tế - Chính trị - Văn hóa – Xã hội. Sông Sinh ở phía Nam thuận thuận tiện cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất. b) Điều kiện kinh tế xã hội Do nằm gần sông đất đai màu mỡ nguồn nước tưới dồi dào, Thụy Hưng chủ yếu phát triển nông nghiệp. Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch tích cực, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thông mới. Sản xuất nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được tốc độ, tăng trưởng khá, giá trị sản xuất nông nghiệp 5 năm qua đạt 219,3 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 6,36% năm. Diện tich gieo trông hàng năm bình quân đạt 309,5 ha.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp 19 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản phát triển nhanh, ngày càng đa dạng phong phú và giữ được tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 257,88 tỷ đồng, bình quân 51,57 tỷ đòng /năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 17,44% năm. Thương mại dich vụ phát triển theo hướng tích cực đáp ứng tốt hon các yêu cầu về kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân., bình quân 42,06 tỷ đồng/năm , tăng bình quân 14,02%/năm góp phần phát triển kinh tế địa phương. Cùng với sự phát triển kinh tế các lĩnh vực xã hội cũng được chú trọng. Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục được phát triển khá toàn diện, chất lượng giáo dục có bước chuyển biến tốt, môi trường sư phạm được củng cố, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học tiếp tục được nâng cấp. Sự nghiệp y tế; hoạt đông văn hóa thể thao, thông tin tuyên truyền ngày càng được nâng cao. 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên NSX xã Thụy Hưng NSX được quản lý trực tiếp bởi bộ phận Tài chính – Kế toán xã. Bộ phận tài chính kế toán là một bộ phận của UBND xã, được giao quản lý toàn bộ vấn đề tài chính và ngân sách xã, thể hiện ở sơ đồ dưới đây: HÌNH 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN XÃ. UBND xã Tài chính- Kế toán xã Kế toán Thủ quỹ
  • 27. Luận văn tốt nghiệp 20 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 -Chủ tịch UBND xã là trưởng bộ phận TC – KT xã, có nhiệm vụ quản lý về công tác tài chính và ngân sách xã. -Thủ quỹ là người trực tiếp quản lý quỹ tiền mặt của xã. -Kế toán là người có chuyên môn nghiệp vụ về công tác tài chính và ngân sách xã. - Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của bộ phận TC-K xã + Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật. + Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:  Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã trong đó có dự toán chi thường xuyên NSX  Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật trong đó tổ chức thực hiện và quyết toán chi thường xuyên NSX.  Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản,...) theo quy định của pháp luật;  Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp 21 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ THỤY HƯNG 2.2.1. Phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách xã Theo nghị quyết số 44/2010/NQ-HĐND ngày 10/07/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương từ năm 2011, nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách xã được quy định như sau: - Chi cho hoạt động của cơ quan nhà nước ở xã bao gồm: + Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức xã + Chi phụ cấp cho đai biểu Hội đồng nhân dân + Chi chế độ cho cán bộ không chuyên trách xã theo quy định + Chi khoản phụ cấp khác theo quy định của nhà nước + Công tác phí + Chi hoạt động văn phòng như: chi điện nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết + Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên phương tiện làm việc, chi khác theo chế độ quy định - Kinh phí hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam ở xã. - Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội ở xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu ciến binh Việ Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Na, thanh tra nhân dân) sau khi trù các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có); hỗ trọ hoạt động hội, tổ chức xã hội, hoạt động của Ban chỉ đạo của xã, thị trấn theo quy định
  • 29. Luận văn tốt nghiệp 22 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 - Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trích kinh phí công đoàn, mai táng phí cho cán bộ xã và các đối tượng khác hteo quy định - Chi cho công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự + Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp, huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã; thị trấn theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ. + Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự , công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã, thị trấn theo quy định của pháp luật + Chi tuyên truyền, vận động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã + Các khoản chi khác theo chế độ quy định - Chi sự nghiệp giáo dục:hõ trợ các lớp bổ túc văn hóa, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp, phụ cấp chi sinh hoạt phí giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã quản lý. - Chi sự nghiêp y tế, dân số kế hoach hóa gia đình; chi lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương theo quy định cho cán bộ y tế, hỗ trợ thường xuyên và mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã - Công tác xã hội và hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao do xã quản lý: + Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã, thị trấn nghỉ việc theo chế độ quy định); chi thăm hỏi các gia đình chính sách; cứu tế xã hội, công tác phòng chống tệ nạn xã hội và công tác xã hội khác; bao gồm cả chi chế độ trợ cấp, tiền mai táng phí cho các đối tượng già cả cô đơn, không nơi nương tựa, chi trợ cấp cho người cao tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội, lão thành cách mạng
  • 30. Luận văn tốt nghiệp 23 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 theo quyết định của cấp có thẩm quyền, chế độ cho đối tượng thanh niên xung phong, chế độ BHYT, mai táng phí cho đối tượngCựu chiến binh, BCK. + Chi hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do xã, thị trấn quản lý: - Chi duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên CSVC các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã, thị trấn quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trụ sở cơ quan quản lý hành chính cấp xã, nhà văn hóa, thư viện, đài tượng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu đường giao thông, công trình thủy lợi, công trình cấp và thoát nước công cộng, hệ thống điện chiếu sáng, vỉa hè, cây xanh và các công trình phúc lợi công cộng khác theo quy định. - Chi hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: sự nghiệp nông, ngư nghiệp, thủy lợi, chi cho khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, khuyến diêm và khuyến thương, phát triển nguồn thu theo phân cấp của tỉnh; chi cho hoạt động sự nghiệp môi trường và sự nghiệp kinh tế khác theo chế độ quy định. - Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật. - Chi chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau. 2.2.2. Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên NSX Xây dựng dự toán chi thường xuyên NSX là khâu đầu tiên tạo tiền đề, cơ sở cho các khâu tiếp theo của quá trình chi thường xuyên NSX. Việc lập dự toán chi thường xuyên NSX Thụy Hưng được thực hiện trên cơ sở quy định của Chính Phủ, các hướng dẫn, chế độ, định mức theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, đồng thời phải bám sát với tình hình và khả năng thực tế xã. Hàng năm, vào khoảng tháng 9 căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi và ước thực hiện năm hiện tại Tài
  • 31. Luận văn tốt nghiệp 24 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 chính- kế toán xã Thụy Hưng lập báo cáo tình hình thực hiện dự toán năm nay và lập dự toán năm sau gửi về Phòng TC – KH huyện Thái Thụy. Lập và tổng hợp dự toán chi thường xuyên NSX Sau khi có văn bản hướng dẫn của phòng tài chính kế hoạch ( TCKH), bộ phận TC-KT xã căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội do HĐND xã phê duyệt, căn cứ quy định về phân cấp nhiệm vụ chi và định mức chi thường xuyên do HĐND tỉnh phê duyệt, văn bản hướng dẫn của phòng TCKH và tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên năm trước, UBND xã tiến hành xây dựng dự toán theo đúng trình tự quy định. Trong quá trình xây dựng dự toán NSX đã có sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể địa phương, UBND xã và phòng tài chính kế hoạch để thảo luận, rà soát, xây dựng dư toán sơ bộ một cách chặt chẽ để đảm bảo thực hiện đúng các chính sách, chế độ , định mức tiêu chuẩn trước khi trình HĐND phê duyệt. Dự toán chi thường xuyên NSX được bộ phận Tài chính – kế toán tính toán như sau: - Đối với các khoản chi thanh toán cá nhân: Tính lương: căn cứ vào số biên chế, quy định mức tiền lương tối thiểu chung, quy định về các loại phụ cấp theo lương. Đối với các khoản phụ cấp khác như: phụ cấp cán bộ không chuyên trách ở xã căn cứ vào nghị định số 92/20009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố ngày 22/10/2009; phụ cấp dân quân tự vệ căn cứ vào quyết định số 03/2012/QĐ-UBND về việc quy định số lượng, cơ cấu cán bộ đối với ban chỉ huy quân sự cấp xã,cơ quan, tổ chức và mức phụ cấp trách nhiệm đối với các chức danh quản lý, chỉ huy đơn vị dân quan tự vệ ngày 17/1/2012 của UNND tỉnh Thái Bình; Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND ngày 07/09/2009 của UBND tỉnh Thái Bình về việc quy định cơ cấu tổ chức, chế độ chính sách đối với công an xã; Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND của UBNND tỉnh Thái
  • 32. Luận văn tốt nghiệp 25 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 Bình quy định về chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009. Đối với các khoản trích nộp theo lương (BHXH, BHYT,BHTN) được tính dựa trên căn cứ quy định về chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động. - Đối với chi hoạt động : căn cứ số dân trên địa bàn xã dựa theo định mức chi thường xuyên NSX theo nghị quyết 71/2010/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Thái Bình về phân bổ dự toán chi thường xuyên. Sau khi tính toán, xác định được dự toán chi thường xuyên của đơn vị mình, UBND xã trình thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về dự toán NSX. Căn cứ vào ý kiến của thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi Phòng TC - KH huyện. Phòng TC – KH huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi UBND xã có yêu cầu ở những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách xã báo cáo UBND huyện. Phân bổ và quyết định dự toán NSX Sau khi nhận được quyết định giao dự toán NSX chính thức của UBND huyện thì UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NSX gửi đại biểu HĐND xã trước phiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và quyết định dự toán ngân sách. UBND xã giao dự toán cho các ban, ngành, đoàn thể, đồng gửi Phòng TC – KH huyện, KBNN huyện; thực hiện công khai dự toán NSX trước ngày 31/12/năm báo cáo cho toàn nhân dân được biết. Nhận xét Nhìn chung quy trình và các bước tiến hành của việc lập dự toán chi ngân sách xã đều được thực hiện nghiêm túc. Dự toán chi đã được chi tiết đến
  • 33. Luận văn tốt nghiệp 26 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 từng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục. Do vậy, tác động tốt đến quá trình chấp hành dự toán, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi và kế toán quyết toán chi ngân sách xã. Tuy nhiên thực tế công tác lập dự toán chưa được nhận thức đầy đủ và quan tâm sát sao của lãnh đạo xã, của cán bộ làm công tác tài chính – kế toán xã, số kiểm có sự chênh lệch lớn so với nhu cầu thực tế nên dự toán được xây dựng chưa sát với thực tế của năm kế hoạch. Việc lập kế hoạch không sát với thực tế sẽ gây khó khăn rất lớn cho khâu chấp hành dự toán và khiến cho việc phân bổ kinh phí không đạt hiệu quả cao. Sự kết hợp giữa các bộ phận chưa cao trong công tác lập và giao dự toán chi. Với cách lập khoản chi dựa vào các căn cứ trên, thì các khoản chi ít biến động như chi sự nghiệp văn hóa, thông tin hay chi hoạt động Đảng, đoàn thể, cáp dụng những căn cứ trên là khá phù hợp. Tuy nhiên, những khoản chi có nhiều biến động như chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp văn hóa, thể thao, an ninh quốc phòng, chi khác… cần dựa vào nhu cầu thực tế địa phương vì lập dự toán chỉ dựa vào những căn cứ đó thì chưa đủ, dự toán được lập sẽ không sát với thực tế và phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện gây ảnh hưởng đến chất lượng quá trình chấp hành dự toán. 2.2.3. Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã Hàng năm, căn cứ vào dự toán NSX và phương án phân bổ NSX cả năm đã được HĐND xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo Mục Lục NSNN, gửi KBNN huyện Thái Thụy để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi. Bộ phận Tài chính – Kế toán xã thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí các tổ chức đơn vị, bố trí theo nguồn dự toán năm. Nguyên tắc chi phải đảm bảo các điều kiện: đã được ghi trong dự toán; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định; được người có thẩm quyền quyết định chi và đảm bảo cân đối và đúng nguồn. Chi thường xuyên của NS xã trên địa bàn xã Thụy Hưng bình quân
  • 34. Luận văn tốt nghiệp 27 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 chiếm khoảng từ 46% đến 50 % trong tổng chi NS xã. Nhừng năm gần đây khoản chi này có xu thế tăng về số tuyệt đối nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng cho hoạt động của chính quyền xã để thực hiện các chức năng của mình. Các khoản chi này tăng là do Nhà nước ban hành một số chính sách, chế độ ưu đãi với xã như tăng lương, sinh hoạt phí, trợ cấp cho cán bộ xã, chế độ đối với trưởng thôn, cán bộ an ninh, đoàn thể... Đối với chi thường xuyên NS, xã đã chú trọng việc chi trả chế độ cho con người như: Tiền lương, sinh hoạt phí, phụ cấp cho cán bộ hưu, cán bộ đương chức, trưởng thôn, bí thư chi bộ, đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước cấp cơ sở, hoạt động của Đảng và các đoàn thế. Công tác quản lý chi NS xã, có tiến bộ hơn so với những năm trước, tống thế chi NS vượt kế hoạch đề ra. Công tác quản lý chi đã được tăng cường, vai trò của HĐND, ban thanh tra nhân dân đã phát huy tác dụng trong việc kiếm tra, giám sát các khoản thu - chi tại xã. Các khoản chi về cơ bản đảm bảo đúng luật, đúng đối tượng, đúng chính sách, chế độ. Công tác hạch toán, kế toán trên máy được xã đã áp dụng thực hiện. Cụ thể: - Năm 2013 chi thường xuyên là 4273 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 46,3% trong tổng chi. - Năm 2014 chi thường xuyên là 4474 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 53,72% trong tổng chi, tăng 201 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tỷ lệ tăng 4,7% - Năm 2015 chi thường xuyên là 4958 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 50,32% trong tổng chi, tăng 484 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tỷ lệ tăng 10,81%
  • 35. Luận văn tốt nghiệp 28 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 Bảng 2.1 Tình hình chi thường xuyên NSX Thụy Hưng 2013- 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Nôi dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 DT QT QT/DT (%) DT QT QT/DT (%) DT QT QT/DT (%) Chi thường xuyên 4477,3 4273 95,44 5098,6 4774,3 93,64 5334,1 4958,3 92,95 Chicông tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự 291,7 244,8 83,93 285,5 274.4 96,1 269,4 291,6 108,22 Chi sn giáo dục 54 46,7 86,51 31,5 19,8 62,96 28 73,2 261,25 Chi Sự nghiệp y tế 82,4 71,5 86,84 81,1 119,8 147,62 60,1 63,2 105,19 Chi sự VHTT 102,3 97.7 95,49 81,4 145,2 178,38 96,4 117,1 121,5 Chi sự nghiệp thể thao 37,04 37,67 100,7 18,5 13 69,88 18,5 6,8 36,68 Chi sự nghiệp kinh tế 489,2 489,3 100,02 582 565,8 97,21 590,2 346,6 58,73 Sự nghiệp xã hội 1112,1 1071,4 96,34 1310,8 1136,4 86,7 1618,5 1560,3 96,4 Chi quản lý nhà nước Đảng, đoàn thể 2308,6 2213,9 95,9 2707,8 2500 92,33 2653 2499,5 94,22 Nguồn: Ban Tài chính – kế toán xã Thụy Hưng huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • 36. Luận văn tốt nghiệp 29 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy một số khoản mục như : Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự; Chi sự nghiệp giáo dục; Chi sự nghiệp y tế; Chi sự nghiệp văn hóa thể thao có sự biến động lớn giữa các năm.Mặc dù các khoản chi cụ thể có sự biến động nhưng xét tổng số thực hiện các năm luôn nhỏ hơn dự toán.Cụ thể, năm 2013 tỷ lệ DT/QT là 95,44 %, năm 2014 là 93,64% và năm 2015 tỷ lệ này là 92,95% là hợp lý, phù hợp với yêu cầu chi không vượt dự toán. Tuy nhiên, liệu tổng quát là hợp lý thì cụ thể từng khoản chi đã có sự hợp lý giữa số thực hiện và dự toán, đơn vị có thực sự có các biện pháp giảm chi, chi tiêu một cách tiết kiệm và có hiệu quả hay không? Cơ cấu chi giữa các hạng mục đã hợp lý hay chưa? Để có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình chi thường xuyên ngân sách xã giai đoạn 2013 – 2015, ta cần đi sâu vào phân tích sự biến động tình của từng khoản, nhóm mục chi, để từ đó tìm ra nguyên nhân tăng, giảm số chi cũng như mức độ hợp lý của các khoản chi đó. Cụ thể: -Chi công tác dân quân tự vệ - an ninh trật tự Củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phương góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã, vì thế khoản chi này là rất cần thiết. Trong ba năm qua tình hình chi cho công tác dân quân tự vệ - an ninh trật tự của xã Thụy Hưng đều tăng qua. Cụ thể: Năm 2013 chi cho công tác dân quân tự vệ – an ninh trật tự là 244,8 triệu đồng; năm 2014 là 274,4 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 29,6 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 12,09%. Năm 2015 chi cho công tác dân quân tự vệ – an ninh trật tự là 291,6 triệu đồng tăng so với năm 2014 là 17,2 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 6,27%. Tuy số tăng không lớn nhưng công tác quốc phòng, an ninh trật tự luôn được quan tâm và nâng cao. Nguyên nhân là
  • 37. Luận văn tốt nghiệp 30 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 do đời sống của nhân dân ngày càng tăng cao, xã thường xuyên mở các lớp tập huấn về công tác dân quân tự vệ giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn. Hai năm 2013 và 2014 số thực hiện đều nhỏ hơn số dự toán nhưng đến năm 2015 có tăng vượt dự toán. Điều này cho thấy công tác lập dự toán không tốt, năm 2013 dự toán lớn hơn thực hiện khá lớn. Quá trình chấp hành dự toán cũng chưa tốt năm 2015. Từ đó cho thấy sự phối hợp chưa tốt giữa bộ phận tài chính – Kế toán xã với bộ phận dân quân tự vệ và công an xã trong việc xác định nhiệm vụ cũng như kinh phí cần thiết phân bổ trong năm, việc lập dự toán chủ yếu dự vào con số năm trước dẫn đến sai so với thực tế, gây khó khăn trong khâu chấp hành dự toán khi mà có nhiệm vụ cần chi mà nguồn kinh phí lại không đủ. -Chi sự nghiệp giáo dục Đây là khoản chi cho sự nghiệp giáo dục mầm non, hỗ trợ giáo dục tiếu học và trung học cơ sở, bố túc văn hoá. Khoản chi này có biến động nhưng không lớn. Chi sự nghiệp giáo dục thường chiếm tỷ trọng từ 0,4% đến 1,48% trong tống chi thường xuyên NS xã. Đây là mức chi rất nhỏ đối với nhiệm vụ chi của cấp xã. Điều đó cũng thể hiện sự thiếu quan tâm của chính quyền cấp xã đến sự nghiệp giáo dục đào tạo. Chính quyền cấp xã trong những năm tới, nhất là trong giai đoạn Đảng và Nhà nước đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triến nền kinh tế tri thức thì chính quyền cấp xã cần có sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục. Chi sự nghiệp y tế Chi sự nghiệp y tế ở xã Thụy Hưng bao gồm chi lương, phụ cấp cho y tế xóm và chi cho hoạt động chung của trạm y tế xã, hỗ trợ tiêm phòng vắc xin.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp 31 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 Số chi cho sự nghiệp y tế không lớn nhưng biến động qua các năm, đặc biệt là số chi năm 2014, số chi năm 2014 là 119,8 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 48,3 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 67,55%. Theo tìm hiểu thời gian này xã có nhiều dịch bệnh, để có điều kiện chăm sóc tốt cho nhân dân xã đã hỗ trợ trạm y tế một kinh phí để mua văc xin, dụng cụ y tế thước men. Đến năm 2015 số chi cho y tế đã giảm đáng kể, chỉ bằng một nửa so với năm trước đó năm 2014 do đã đẩy mạnh công tác tiết kiệm, tình trạng bệnh dịch cũng ít đi. Trong các năm tới xã cần phát huy hơn nữa để nâng cao hiệu quả chi trong lĩnh vực y tế phục vụ đời sống nhân dân tốt hơn. Đẩy mạnh trang bị, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ tạo điều kiện cho mọi người hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao. Phát hiện, khống chế kịp thời các dịch bệnh , không để dịc lơn xảy ra. Tăng cường, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, y đức của cán bộ y tế. Phát triển và nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế, tiến đến bảo hiểm toàn dân. - Chi sự nghiệp văn hóa thông tin Đây là các hoạt động chi phục vụ cho công tác truyền thanh, các hoạt động lễ hội, văn hoá nhằm tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của chính quyền các cấp; các hoạt động nhằm gìn giữ truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và các hoạt động tuyên truyền phố biến cho nhân dân phòng ngừa các tệ nạn xã hội, hoạt động mê tín dị đoan. Chi cho hoạt động này những năm gần đây cũng có những biến động, chi cho sự nghiệp văn hóa thông tin còn chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tống chi thường xuyên. Cụ thể năm 2014 số chi là 145,2 triệu đồng, tăng so với năm 2013 là 45,5 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 46,57%; năm 2015 số chi là 117,1 triệu
  • 39. Luận văn tốt nghiệp 32 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 đồng giảm so với năm 2014 là 28,1 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 19,35%. Giữa số dự toán và thực hiện cũng có sự chênh lệch lớn, số thực hiện các năm 2014, 2015 đều vượt dự toán đặc biệt là năm 2015 thực hiện vượt dự toán đến 78,38%. Điều này cho thấy sự phối hợp, hướng dẫn chưa tốt giữa bộ phận Tài chính – kế toán xã với bộ phận văn hóa thông tin trong việc xác định nhiệm vụ cũng như kinh phí cần thiết phân bổ trong năm, điều này gây khó khăn trong khâu chấp hành dự toán, khi mà có nhiệm vụ cần chi nhưng nguồn kinh phí lại không đủ. - Chi sự nghiệp thể dục thể thao Chi sự nghiệp thế dục thế thao chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong trống chi thường xuyên và có xu hướng ngày càng giảm. Cụ thể chi thường xuyên cho sự nghiệp thể dục thể thao năm 2014 giảm 1,9 lần so với năm 2013; năm 2015 giảm 1,91 lần so với năm 2014 và giảm 5,54 lần so với năm 2013. Nguyên nhân phong trào thể dục thể thao ở xã chưa được chú trọng còn ít các hoạt động thể dục thể thao được tổ chức. -Chi sự nghiệp kinh tế Chi sự nghiệp kinh tế ở xã bao gồm các khoản chi cho sự nghiệp giao thông, trồng trọt, khuyến nông; chi phí nạo vét kênh mương; giống cho thiên tai và các mô hình kinh tế, chi xây dựng cầu cống và hỗ trợ các xóm xây dựng kênh mương nội đồng, chi quy hoạch nông thôn mới, chi xây dựng chợ… giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo.
  • 40. Luận văn tốt nghiệp 33 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 Bảng 2.2: CHI SỰ NGHIỆP KINH TẾ Đơn vị tính: Triệu đồng Nội dung chi Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tỏng chi sự nghiệp kinh tế 489.3 565.8 346.6 1. Sự nghiệp giao thông 11 0 0 2. Sự nghiệp nông-lâm-thủy-hải sản 249 227 265.6 3. Sư nghiệp chăn nuối thú y 4.7 10 7 4. Sự nghiệp môi trường 116 80 74 5. Chi quy hoạch nông thôn mới và kiểm kê đất đai 108.6 90 0 6. Chi xây dựng chợ 0 158.8 0 Nguồn : Bộ phận Tài chính – Kế toán xã Thụy Hưng Qua bảng 2.2 ta thấy, chi sự nghiệp kinh tế là một khoản chi nhỏ, nhưng không mang tính ổn định. Khoản chi này biến động trong khoảng từ 7% đến 11,85% trong tổng chi thường xuyên NSX, trong đó chi cho sự nghiệp nông, lâm, thuỷ sản luôn là khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Năm 2014 chi sự nghiệp kinh tế tăng cao là do xã hỗ trợ chi phí để xây dựng mới lại chợ, thúc đẩy hoạt động buôn bán trong địa phương và khu vực. -Chi sự nghiệp xã hội Chi sự nghiệp xã hội là khoản chi của NSX nhằm giải quyết các vấn đề mang tính xã hội phát sinh trên địa bàn gồm: chi trợ cấp Tết, hưu xã, thôi việc và khoản trợ cấp khác, chi trợ cấp cho người già, trẻ mồ côi… Chi sự nghiệp xã hội có thể nói là mục chi thể hiện không chỉ về mặt ý nghĩa kinh tế đơn thuần mà còn thể hiện ý nghĩa chính trị, tình Đảng, tình người, thể hiện đường lối chính sách của Đảng nhà nước ta… nhằm đền đáp lại một phần nào đó công sức của những người đã cống hiến cho sự nghiệp chiến đấu và bảo vệ tổ
  • 41. Luận văn tốt nghiệp 34 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 quốc, trợ cấp cho những người thuộc đối tương khó khăn. Ngoài ra các khoản chi này còn đáp ứng nhu cầu chi phòng, chống các tệ nạn xã hội BẢNG 2.3. TÌNH HÌNH CHI SỰ NGHIỆP XÃ HỘI Ở XÃ THỤY HƯNG Đơn vị: Triệu đồng Nôi dung chi Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng chi sự nghiệp xã hội 1071 1136 1560 1. Trợ cấp, hưu xã 256 225 222 2. Chi trợ cấp người cao tuổi và 202 3 95 907 3. Chi chính sách xã hội và khác 812 816 431 Nguồn: Bộ phận Tài chính – Kế toán xã Thụy Hưng Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, khoản chi này thay đổi qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng biến động trong khoảng từ 23,8% đến 31,5%, chỉ sau khoản chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể và tăng qua các năm. Điều này là hợp lý vì xã luôn chú trọng phát động phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, quan tâm tới các gia đình chính sách, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già neo đơn, những hộ nghèo đói như các khoản trợ cấp hàng tháng, xây nhà tình nghĩa... Mặt khác, chính sách của nhà nước tăng chi cho những gia đình chính sách, có công với nước. Năm 2015 chi sự nghiệp xã hội tăng cao là do khoản chi trợ cấp cho người cao tuổi và 202 tăng cao. Tuy nhiên, nếu tỷ trọng khoản chi này cao thì sẽ là gánh nặng cho chi ngân sách xã vì ngân sách xã còn dùng cho các khoản chi khác cần thiết hơn, cần phải tìm ra giải pháp, huy động nguồn lực để vừa đảm bảo chi cho xã hội tạo môi trường thuận lợi và phát triển, ổn định chính trị xã hội trên địa bàn, vừa đảm bảo nguồn cân đối ngân sách. -Chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể
  • 42. Luận văn tốt nghiệp 35 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 Chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể bao gồm các khoản chi hoạt động của các cơ quan Nhà nước, chi hoạt động của Đảng và các cơ quan đoàn thể khác như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân chủ yếu là chi tiền điện, nước, điện thoại, báo chí, vật tư văn phòng, hội nghị khánh tiết, tiếp khách, sinh hoạt phí cán bộ xã ... Bảng 2.4: Chi sự nghiệp quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể Đơn vị: Triệu đồng Nội dung chi Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể 2214 2500 2500 Trong đó: Quỹ lương 1602 1465 1645 1, Quản lý nhà nước 1424 1701 1601 2, Đảng công sản Viêt Nam 392 412 544 3, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 134 121 132 4, Đoàn Thanh niên CSHCM 56 73 71 5, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 80 85 52 6, Hội cựu chiến binh Việt Nam 81 45 54 7, Hội nông dân Việt Nam 47 63 46 Nguồn: Bộ phận Tài chính – Kế toán xã Thụy Hưng Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi thường xuyên NSX, nó thường chiếm trên 50% tổng chi thường xuyên NSX (năm 2013: 51,8%; năm 2014: 52,4% và năm 2015 là 50,4%). Trong đó chi cho hoạt động quản lý nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 65%. Đây là các khoản chi đảm bảo cho sự hoạt động của bộ máy chính quyền xã, tuy nhiên hiện nay việc chi tiêu quản lý hành chính của NS xã còn khá lớn và lãng phí. Theo số liệu thống kê cho thấy, các khoản chi cho hội nghị, tiếp khách chiếm khoảng 20% tông chi hành chính của xã, ngoài ra các khoản chi vật tư, văn
  • 43. Luận văn tốt nghiệp 36 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 phòng phẩm, thông tin liên lạc và các khoản chi nghiệp vụ khác... đều rất lớn. Các khoản chi này ở xã còn tồn tại nhiều vấn đề khá phức tạp đó là chứng từ thanh toán còn nhiều chứng từ là giấy viết tay, nhiều chứng từ chi hội nghị, chưa đảm bảo tính pháp lý. Nếu tỷ trọng khoản chi này cao thì sẽ là gánh nặng cho chi ngân sách xã vì ngân sách xã còn dùng cho các khoản chi khác cần thiết hơn, cần phải tìm ra giải pháp, huy động nguồn lực để đảm bảo chi cho sự nghiệp quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể như cơ cấu lại cán bộ không chuyên trách tại xã, giảm số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước, tăng cường công tác xã hội hóa, nâng cao tiết kiệm , hiệu quả trong chi thường xuyên NSX. 2.2.4 Thực trạng quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng Quyết toán chi thường xuyên NSX là khâu cuối cùng trong chu trình chi thường xuyên ngân sách xã. Hàng năm, vào tháng 12 năm thực hiện kế toán xã rà soát lại tất cả các khoản chi theo dự toán ngân sách, phối hợp với kho bạc huyện đối chiếu đầy đủ tất cả các khoản chi. Sang tháng 1 kế toán xã lập báo các quyết toán chi ngân sách xã gửi kho bạc xác nhận, sau đó, trình UBND xã xem xét. Sau đó gửi kho bạc huyện xác nhận và gửi phòng tài chính – kế hoạch huyện để tổng hợp chậm nhất vào ngày 15/2.Sau khi có biên bản thẩm định quyết toán của phòng tài chính huyện, UBND xã sẽ trình HĐND xã phê chuẩn quyết toán ngân sách năm trước vào kỳ họp HĐND xã giữa năm. Trong những năm qua, xã Thụy Hưng luôn thực hiện tốt việc lập báo cáo, quyết toán đầy đủ, chính xác, đồng bộ theo quy định của pháp luật.Hàng năm, báo cáo quyết toán được báo cáo trước HĐND xã Thụy Hưng và được HĐND phê chuẩn. Công tác quyết toán ngân sách xã về cơ bản là đã hoàn thành tốt chính xác, kịp thời. 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRANG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSX CỦA XÃ THỤY HƯNG 2.3.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân
  • 44. Luận văn tốt nghiệp 37 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 Thứ nhất, chất lượng khâu lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã được năng cao Công tác lập dự toán chi thường thường xuyên ngân sách xã đã được chú trọng và thực hiện theo đúng mẫu biểu, nội dung theo mục lục NSNN, tuân theo đúng thời gian quy định. Nguyên nhân: - Thực hiện tốt theo luật NSNN, theo sự hướng dẫn của cơ quan cấp trên - Kế toán xã chịu khó tiếp thu, nắm bắt, xây dựng dự toán dựa trên các văn bản hướng dẫn của nhà nước, UBND tỉnh và sự chỉ đạo trực tiếp từ TCKH huyện. Thứ hai, công tác điều hành chi thường xuyên ngân sách xã đang ngày càng được chú trọng và thực hiện tốt. Nguyên nhân: Chính quyền xã đã chủ động quản lý, điều hành các khoản chi trên cơ sở dự toán năm được giao và các chương trình mục tiêu được HĐND phê duyệt theo thứ tự ưu tiên và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức được ban hành. Thứ ba, công tác kế toán, quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã ThụyHưng thời gian qua đang dần đượchoàn thiện, thực hiện theo đúng chế độ quy định. Công tác kế toán và quyết toán trong thời gian qua đã được xã thực hiện theo đúng chế độ do Bộ Tài Chính quy định. Khác với trước kia công tác quyết toán hiện nay đã được chú trọng thực hiện việc quyết toán, theo đúng mục lục NSNN, các nghiệp vụ thu chi đã được ghi chép đầy đủ, đúng chế độ, thời gian quy định của Nhà nước, cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và kip thời cho cơ quan quản lý cấp trên, giúp cho việc điều hành, quản lý NSX đạt hiệu quả cao hơn. Nguyên nhân:
  • 45. Luận văn tốt nghiệp 38 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 - Thực hiện tốt theo luật NSNN về hạch toán, kế toán, có sự hướng dẫn của cơ quan cấp trên - Xã đã áp dụng dụng các phần mềm tin học trong công tác hạch toán, kế toán 2.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất, tính hình thức trong việc lập, quyết định dự toán, phân bổ chi thường xuyên NSX Xây dựng dự toán chi thường xuyên NSX chưa thực sự bám sát vào yêu cầu thực tế của địa phương, xây dựng các khoản chi phần nhiều mang tính hình thức. Theo quy định của pháp luật thì sau khi HĐND huyện phê duyệt dự toán NS huyện và giao chỉ tiêu chi thường xuyên NSX cho xã thì Hội đồng nhân dân xã họp và quyết định dự toán chi thường xuyên NSX. Như vậy, việc quyết định dự toán và phân bố NS xã của HĐND còn mang tính hình thức, thậm chí “chỉ quyết định cái mà cấp trên đã quyết định”. Việc lập và phân bố dự toán các xã thường chậm, chất lượng dự toán thấp đã gây khó khăn cho việc kiếm tra, kiếm soát các khoản chi theo dự toán của KBNN đối với NS xã. Hiện tượng điều chỉnh, bố sung dự toán chi nhiều lần trong năm của các xã diễn ra phố biến, làm cho Bảng dự toán đầu năm không còn nhiều ý nghĩa. Nguyên nhân: - Công tác tính toán chưa khoa học, chưa bám sát thực tế ở địa phương. Hiện nay xã chủ yếu lập dự toán ngân sách dựa vào tình hình thực hiện ngân sách năm trước rồi xác định các khoản dự kiến chi cho năm kế hoạch, số kiểm tra cũng chưa sát với thực tế của địa phương. - Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chưa được chú trọng, gây khó khăn cho đơn vị khi thực hiện.
  • 46. Luận văn tốt nghiệp 39 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 - Hệ thống văn bản thường xuyên thay đổi cũng gây ra khó khăn trong quá trình thực hiện. Thứ hai, cơ cấu giữa các khoản chi thường xuyên NSX chưa hợp lý Cơ cấu các khoản chi vẫn chưa hợp lý, các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế còn chiếm tỷ lệ rất thấp trong khi số chi cho quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể lại tương đối lớn. Nguyên nhân: - Chính quyền xã chưa quan tâm nhiều đến khoản chi về giáo dục, y tế - Công tác lập dự toán chủ yếu dựa vào các năm trước nên không có sự thay đỏi nhiều Thứ ba, một số khoản chi còn chưa tiết kiệm,chi sai mục đích Một số khoản chi còn chưa tiết kiệm, chi sai mục đích, vượt dự toán nhưng xã vẫn thực hiện chi, lý do chi chưa được hợp lý. Trong quá trình chi các khoản chi hội nghị tiếp khách thường rất lớn, các khoản chi cho sửa chữa thường xuyên kém hiệu quả, tiêu cực và lãng phí. Một số khoản chi không có hóa đơn chứng từ. Nguyên nhân:. - Do các ban ngành chưa thực hiện nghiêm túc pháp lệnh chống lãng phí, quản lý còn lỏng lẻo - Trình độ năng lực về kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ tài chính kế toán xã còn nhiều hạn chế - Công tác quản lý NSX của chủ tài khoản – chủ tịch UBND xã kém hiệu quả do chưa được đào tạo kiến thức cơ bản về tài chính, kế toán Thứ tư, vẫn còn tình trạng bị động trong khâu chấp hành dựtoán khi xảy ra những thay đổi. Nguyên nhân:
  • 47. Luận văn tốt nghiệp 40 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 - Một phần do công tác lập dự toán chưa sát với thực tế địa phương làm cho việc chi thường xuyên NSX, chấp hành dự toán gặp khó khăn - Hệ thống văn bản chế độ thường xuyên thay đổi, công tác đào tạo không đáp ứng kịp thời, gây khó khăn cho đơn vị khi thực hiện. Cán bộ đơn vị còn bị lúng túng khi thực hiện theo các quy định mới dẫn đến việc chua thực hiện đúng theo các văn bản hướng dẫn. Bảng 2.5: Tổng hợp những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân Những mặt tích cực Nguyên nhân 1. Chất lượng khâu lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã được nâng cao - Thực hiện tốt theo luật NSNN, theo sự hướng dẫn của cơ quan cấp trên - Kế toán xã chịu khó tiếp thu, nắm bắt, xây dựng dự toán dựa trên các văn bản hướng dẫn của nhà nước, UBND tỉnh và sự chỉ đạo trực tiếp từ TCKH huyện. 2. Công tác điều hành chi thường xuyên ngân sách xã đang ngày càng được chú trọng và thực hiện tốt Chính quyền xã đã chủ động quản lý, điều hành các khoản chi trên cơ sở dự toán năm được giao và các chương trình mục tiêu được HĐND phê duyệt theo thứ tự ưu tiên và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức được ban hành. 3. Công tác kế toán, quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã Thụy Hưng thời gian qua đang dần được hoàn thiện, thực hiện theo đúng chế độ quy định. - Thực hiện tốt theo luật NSNN về hạch toán, kế toán - Xã đã áp dụng dụng các phần mềm tin học trong công tác hạch toán, kế toán Những mặt hạn chế Nguyên nhân Xây dựng dự toán chi NSX chưa thực sự bám sát vào yêu cầu thực tế của địa phương, mang nặng tính hình thức - Công tác tính toán chưa khoa học, chưa bám sát thực tế ở địa phương. Hiện nay xã chủ yếu lập dự toán ngân sách dựa vào tình hình thực hiện ngân sách năm trước rồi xác định các khoản dự kiến chi cho năm kế hoạch. - Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chưa được chú trọng, gây khó khăn cho đơn vị khi thực hiện. - Hệ thống văn bản thường xuyên thay đổi cũng gây ra khó khăn trong quá trình
  • 48. Luận văn tốt nghiệp 41 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 thực hiện. Một số khoản chi chưa tiết kiệm, chi chưa đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức nhưng xã vẫn thực hiện chi. - Do các ban ngành chưa thực hiện nghiêm túc pháp lệnh chống lãng phí, quá trình quản lý còn lỏng lẻo. - Trình độ năng lực về kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ tài chính kế toán xã còn nhiều hạn chế - Công tác quản lý NSX của chủ tài khoản – chủ tịch UBND xã kém hiệu quả do chưa được đào tạo kiến thức cơ bản về tài chính, kế toán Cơ cấu giữa các khoản chi thường xuyên NSX chưa hợp lý - Chính quyền xã chưa quan tâm nhiều đến khoản chi về giáo dục, y tế - Công tác lập dự toán chủ yếu dựa vào các năm trước nên không có sự thay đỏi nhiều Vẫn còn tình trạng bị động trong khâu chấp hành dự toán khi xảy ra những thay đổi. - Một phần do công tác lập dự toán chưa sát với thực tế địa phương làm cho việc chi thường xuyên NSX, chấp hành dự toán gặp khó khăn - Hệ thống văn bản chế độ thường xuyên thay đổi, công tác đào tạo không đáp ứng kịp thời, gây khó khăn cho đơn vị khi thực hiện. Cán bộ đơn vị còn bị lúng túng khi thực hiện theo các quy định mới dẫn đến việc chua thực hiện đúng theo các văn bản hướng dẫn.
  • 49. Luận văn tốt nghiệp 42 Học viện Tài chính SV: Nguyễn Xuân Thượng Lớp: CQ50/01.01 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỤY HƯNG 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỤY HƯNG THỜI GIAN TỚI 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội xã Thụy Hưng trong thời gian tới 2016 – 2020 Căn cứ vào chủ trương, định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Thái Thụy giai đoạn 2015 – 2020 và nghị quyết của đại hội Đảng bộ xã lần thứ 36 nhiệm kỳ 2015- 2020 với các mục tiêu chủ yếu: Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, khai thác triệt để mọi tiềm năng, lợi thế của địa phương. Tíchcực chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, thực hiện sản xuất theo quy hoach nông thôn mới. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ gắn với tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh chính trị xây dựng chính quyền vững mạnh. UBND chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội với các mục tiêu cụ thế như sau: Về kinh tế: Tổng giá trị sản xuất năm 2020 đạt 325 tỷ đồng/năm (theo giá năm 2010), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 10,16%. Trong đó: - Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 92,5 tỷ đồng, tăng trưởng 4,6%, chiếm tỷ trọng 28,46% trong cơ cấu kinh tế. - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản đạt 123,7 tỷ đồng, tăng trưởng 18,3%, chiếm 38,06% trong cơ cấu kinh tế. - Thương mại, dịch vụ đạt 108,8 tỷ đồng, tăng trưởng 14,8% chiếm 33,48% trong cơ cấu kinh tế.