SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
1
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HOÀNG NGUYÊN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
DÂN TỘC XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI – 2018
2
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HOÀNG NGUYÊN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
DÂN TỘC XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số : 834.04.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ SONG HÀ
HÀ NỘI – 2018
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, các quốc
gia trên thế giới trong đó có Việt Nam luôn tuân thủ định hướng lớn là: tôn trọng sự
đa dạng văn hóa, bảo vệ và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng tinh thần
và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, trong đó có mục tiêu xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo vệ, phát huy các giá
trị văn hóa. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ:
“Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn,
phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc. Gắn kết chặt
chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa, văn nghệ, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn
hóa với phát triển du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng
các giá trị văn hóa trong công chúng” [7].
Trong suốt chiều dài lịch sử, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số luôn
là di sản quý giá; góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất của nền
văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, việc giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ cấp thiết để phát triển bền
vững đất nước. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
giao lưu văn hóa với thế giới, cùng với việc mở cửa hội nhập quốc tế, bên cạnh
những mặt tích cực thì hàng ngày, hàng giờ văn hóa truyền thống đang bị tác động
mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố. Do vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống là nhiệm vụ quan trọng vừa mang tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa
chiến lược lâu dài.
Đối với tỉnh Quảng Nam, một địa phương có nền văn hóa khá phong phú, đa
dạng, là nơi có nhiều dân tộc thiểu số cư trú thì việc bảo tồn và phát huy giá trị văn
4
hóa truyền thống đang được các cấp ủy Đảng, Chính quyền đặc biệt quan tâm.
Xơ Đăng là một trong số các tộc người thiểu số đang sinh sống ở tỉnh Quảng
Nam, có dân số đứng thứ ba, sau người Kinh và Cơ Tu. Người Xơ Đăng có đời
sống văn hóa tinh thần phong phú, chứa đựng nhiều nhân văn và sâu sắc. Tuy nhiên,
cuộc sống hiện đại đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của các tộc người
nói chung, người Xơ Đăng nói riêng khiến cho nhiều giá trị văn hóa truyền thống
đặc trưng của tộc người này đã và đang có nhiều nguy cơ mai một, đánh mất bản
sắc riêng của mình. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu, lựa chọn để bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng trong bối cảnh đổi mới, hội nhập hiện
nay đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, phân tích các yếu tố tác động đến
chính sách bảo tồn, phát huy văn hóa của người Xơ Đăng, đề xuất các giải pháp đổi
mới, hoàn thiện chính sách, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thực hiện chính sách bảo
tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam” làm
Luận văn cao học chuyên ngành Chính sách công của mình với mong muốn thực
hiện có hiệu quả hơn nữa chính sách bảo tồn, phát huy văn hóa của người Xơ Đăng
trong công cuộc xây dựng và phát triển địa phương hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số nói chung
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các tộc người ở Việt Nam từ lâu
đã được các nhà nghiên cứu quan tâm chú ý. Vì thế đã có nhiều công trình đã được
công bố liên quan đến vấn đề này. Chẳng hạn như tác giả Hoàng Vinh, năm 1997 đã
xuất bản cuốn sách “Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân
tộc”. Cuốn sách này có thể được coi là một công trình nghiên cứu mang tính lý luận
về giá trị văn hóa dân tộc khi tác giả đã đề cập khá chi tiết, cụ thể các quan niệm
của các tác giả nước ngoài và Việt Nam về giá trị văn hóa.
Đặc biệt, cuốn “Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt
Nam”, xuất bản năm 1996 của Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, nhóm tác giả phân
tích các giá trị văn hóa đặc sắc của các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam, qua đó
5
nhấn mạnh việc bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ cấp
thiết, có ý nghĩa chiến lược cần phải tiếp tục thực hiện thường xuyên và lâu dài.
Trên cơ sở dựa vào lý luận phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cuốn “Văn hóa các dân tộc Việt Nam
thống nhất mà đa dạng” của tác giả Nông Quốc Chấn, Huỳnh Khái Vinh (xuất bản
năm 2002, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia) là sự tiếp cận có hệ thống của các nhà
nghiên cứu trên nhiều góc độ: văn hóa, lịch sử và dân tộc học nhằm hướng tới sự
tương tác biện chứng giữa sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Bên cạnh đó, cuốn “Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người” của tác giả
Nguyễn Từ Chi (2003), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội ấn hành lấy đối
tượng nghiên cứu là văn hóa và tộc người ở Việt Nam. Dưới góc nhìn văn hóa, bằng
cách tiếp cận nhiều chiều, với những cách lý giải khác nhau, tác giả giúp người đọc
hiểu thêm về những sự kiện, hiện tượng dân tộc học của Việt Nam. Cuốn sách có
thể được coi như là một trong những tác phẩm có cách tiếp cận sâu sắc và tỉ mỉ các
vấn đề tộc người từ nhiều góc độ.
Bài viết “Một số vấn đề bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của các
dân tộc hiện nay” của tác giả Nguyễn Văn Huy được đăng trên Tạp chí Cộng Sản
số 20 năm 2003 đề cập khá chi tiết và cụ thể công tác bảo tồn phát huy bản sắc văn
hóa của các dân tộc ở nước ta thời gian qua.
Tác giả Đặng Nghiêm Vạn trong cuốn “Cộng đồng Quốc gia dân tộc Việt
Nam” xuất bản năm 2003 của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh đem đến người đọc một số vấn đề lý luận về cộng đồng quốc gia dân tộc và
cộng đồng tộc người; đồng thời giới thiệu sự tiến triển và đặc điểm của cộng đồng
quốc gia dân tộc Việt Nam và của các tộc người cấu thành.
Cuốn “Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam” (2006) và “Bảo
tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới
và hội nhập” (2010) của tác giả Ngô Đức Thịnh có thể xem là một đóng góp quan
trọng đối với sự nghiệp nghiên cứu và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
6
Bên cạnh đó, còn có nhiều công trình nghiên cứu văn hóa tộc người và văn hóa
Việt Nam, văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam. Những nghiên cứu trên góp
phần cung cấp cơ sở lý thuyết, thực tiễn trong quá trình thực hiện chính sách bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong quá trình Đổi mới và hội nhập.
2.2. Công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc Xơ đăng
Về văn hóa của người Xơ Đăng cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu
khoa học, hàng chục đầu sách, nhiều bài viết nghiên cứu ở những góc độ và phạm vi
khác nhau, chẳng hạn như Cuốn “Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương” của
Bambo (tạp chí France - Asie số 40 - 50 năm 1950) được Nguyên Ngọc dịch ra
tiếng Việt vào năm 2003, trong đó có đề cập đến người Xơ Đăng. Hay như năm
1966, Bộ Quân lực Hoa Kỳ đã công bố cuốn sách “Những nhóm thiểu số ở Cộng
hòa miền Nam Việt Nam”. Cuốn sách này đã nghiên cứu tổng thể các tộc người sinh
sống ở Tây Nguyên, trong đó người Xơ Đăng đã được miêu tả nhiều ở khía cạnh về
lịch sử tộc người, quá trình định cư, chăm sóc sức khỏe, tổ chức xã hội, phong tục
tập quán, tôn giáo tín ngưỡng.
Năm 1970 cuốn sách Đồng bào các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam của Nguyễn
Trắc Di và năm 1974 cuốn sách Cao nguyên miền Thượng của tác giả Toan Ánh -
Cửu Long Giang đã được ra mắt độc giả. Hai cuốn sách này cũng đã mô tả khá chi
tiết về địa bàn cư trú, lối sống và phong tục tập quán của người Xơ Đăng.
Tác giả Đặng Nghiêm Vạn cũng rất quan tâm nghiên cứu về người Xơ Đăng,
cụ thể trong các tác phẩm: Các dân tộc ở Gia Lai, Kon Tum (1981) và Người Xơ
Đăng ở Việt Nam (1998) … đã được tác giả miêu tả khá sinh động về nhiều vấn đề
trong văn hóa của tộc người Xơ Đăng, đặc biệt là giá trị văn hóa tinh thần, các nghi
lễ được người Xơ Đăng thực hành.
Cuốn sách Nghi lễ vòng đời của người Xơ Đăng của tác giả Phan Văn Hoàng
(2009), Lễ hội Tây Nguyên của Trần Phong (2008), Nhà rông Tây Nguyên của
Nguyễn Văn Kự, Lưu Hùng (2007), Văn hóa ẩm thực của người Xơ Đăng của
Nguyễn Thị Hòa (2016) đã khái quát khá đầy đủ và chi tiết về “Bức tranh văn hóa”
của tộc người Xơ Đăng ở Việt Nam. Đây được coi là nguồn tư liệu có giá trị giúp
7
cho người đọc, những nhà nghiên cứu văn hóa, quản lý văn hóa, các nhà nghiên cứu
dân tộc học, nhân học và chính quyền địa phương có được cái nhìn cụ thể đối với
tộc người này.
Gần đây, nhóm tác giả của Viện Dân tộc học đã công bố cuốn sách “Các dân
tộc ở Việt Nam – tập 3 – Nhóm ngôn ngữ Môn Khơ me” (Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, 2017) đã khái quát khá cụ thể các đặc điểm văn hóa, xã hội, kinh tế của
các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ me, trong đó có người Xơ Đăng. Trong
đó, nội dung các đặc trưng văn hóa truyền thống của người Xơ Đăng đã được nhóm
tác giả đề cập khá chi tiết. Cùng với đó là quá trình biến đổi, tiếp biến và giao thoa
văn hóa của tộc người cũng đang diễn ra mạnh mẽ để phù hợp với phát triển của xã
hội. Vì vậy cuốn sách có giá trị to lớn trong việc nhìn nhận các giá trị văn hóa mang
tính đặc trưng của tộc người này để từ đó lựa chọn và phát huy.
Không chỉ dừng lại ở nội dung sách, người Xơ Đăng trong những năm gần
đây còn được nghiên cứu sâu, dưới góc độ của luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và
nhiều bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, chẳng hạn như: Nhà rông của người
Xơ Đăng ở huyện Đắk Tô, Tỉnh Kon Tum, của tác giả Rơ đăm Bích Ngọc, luận án
Tiến sĩ Văn hóa Dân gian, 2015; Nghi lễ cộng đồng của người Xơ Teng (một nhóm
người của tộc người Xơ Đăng) ở huyện Tumơrông, Tỉnh Kon Tum, của tác giả A
Tuấn, luận án Tiến sĩ Văn hóa Dân gian, 2015.
Tác giả Phạm Thị Trung với các bài viết: Tín ngưỡng linh hồn của người Xơ
Tăng (2010); Xu hướng biến đổi các yếu tố tác động biến đổi trong thực hành nghi
lễ truyền thống của người Xơ Teng xã Tumơrông, huyện Tumơrông, tỉnh Kon Tum,
(2017); Biến đổi trong thực hành các nghi lễ truyền thống của người Xơ Teng ở xã
Tumơrông, huyện Tumơrông, tỉnh Kon Tum (2017); Phát huy vai trò của phụ nữ
trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống (2016). Đây là
những tác phẩm, công trình nghiên cứu những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa
của người dân tộc Xơ Đăng ở nước ta.
8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ những nét đặc trưng giá trị văn hóa của dân tộc Xơ Đăng ở
tỉnh Quảng Nam; làm rõ các chính sách bảo tồn các giá trị văn hóa đã được thực
hiện đối với người Xơ Đăng, từ đó đề xuất một số giải pháp trong việc bảo tồn, phát
huy giá trị văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển của tộc người, của địa phương
trong đổi mới, hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách công trong lĩnh vực văn hóa làm
nền tảng lý luận để nghiên cứu chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam.
- Hệ thống hóa, làm rõ các đặc điểm và giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
Xơ Đăng tỉnh Quảng Nam.
- Phân tích thực trạng văn hóa dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam; đánh giá
tình hình thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn
hóa dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá
trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách bảo tồn, phát
huy giá trị văn hóa truyền thống người Xơ Đăng các huyện miền núi tỉnh Quảng
Nam từ năm 2010 đến nay để qua đó nêu lên những vấn đề tích cực, hạn chế trong
quá trình thực hiện chính sách.
Thời điểm nghiên cứu được tác giả chọn mốc từ năm 2010 đến nay là vì:
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa chính thức có hiệu lực kể
9
từ ngày 01/01/2010. Thời gian này, tỉnh Quảng Nam đã tập trung nhiều nguồn lực
để thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc
biệt là văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX, XXI đã đề ra.
Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống, đặc biệt là văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số khá rộng, trong khi
Quảng Nam là tỉnh có bề dày lịch sử lâu đời với những giá trị văn hóa phong phú,
đa dạng của nhiều tộc người khác nhau; do đó, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ,
luận văn xin được giới hạn nội dung nghiên cứu về tình hình thực hiện chính sách
bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam.
Để làm rõ được vấn đề nghiên cứu, tác giả luận văn tập trung khảo sát tư liệu ở các
địa bàn có dân tộc Xơ Đăng sinh sống, bao gồm 03 xã huyện Nam Trà My, 02 xã
huyện Phước Sơn, 02 xã huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn sẽ được tiếp cận theo hướng hệ thống hóa lý luận việc thực
hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ
Đăng, tỉnh Quảng Nam từ khâu hoạch định, xây dựng, thực thi đến đánh giá
chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với sự tham gia của
các chủ thể chính sách.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập nguồn tài liệu thứ cấp: Tập hợp và phân tích các
nguồn tư liệu: Văn kiện, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, Bộ, Ngành ở
Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, sách báo, các báo cáo, tài
liệu thống kê của Ban, ngành, đoàn thể; tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vùng đồng bào dân tộc
thiểu số ở Việt Nam nói chung, vùng tộc người Xơ Đăng tỉnh Quảng Nam nói riêng.
- Phương pháp điền dã, thực địa: Tiến hành đi cơ sở khảo sát thực tế tại
huyện Nam Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam nơi có người Xơ Đăng
sinh sống.
10
Để thực hiện luận văn này, tác giả đã thực hiện 04 cuộc điền dã tại thực địa,
mỗi đợt 5 ngày và tổ chức phỏng vấn sâu cán bộ cấp huyện, xã và người dân địa
phương với chủ đề là đời sống vật chất, tinh thần xã hội của người Xơ Đăng để có
được các tư liệu cần thiết, giúp tác giả luận văn có cái nhìn đúng đắn, khách quan về
quá trình thực hiện chính sách tại địa phương.
- Phương pháp phân tích: Luận văn sẽ phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành chính
sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở lý thuyết về thực hiện chính sách công, Luận văn sẽ nghiên cứu,
nêu một số quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện
hiệu quả chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ
Đăng, tỉnh Quảng Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các Ban, ngành có liên
quan trong quá trình tổ chức thực hiện cũng như hoạch định chính sách bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn
hóa của Việt Nam
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc Xơ Đăng tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Một số quan điểm và giải pháp tăng cường thực hiện Chính sách
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng tỉnh Quảng Nam.
11
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT
HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Giá trị văn hóa
Giá trị văn hoá được hiểu theo những ý nghĩa sau :
- Giá trị cũng như tập quán, chuẩn mực, tri thức... đều là sản phẩm của quá
trình tư duy, sản xuất tinh thần của con người, nó là yếu tố cốt lõi nhất của văn hoá.
Giá trị, giá trị văn hoá là một hình thái của đời sống tinh thần, nó phản ánh và kết
tinh đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của con người.
- Giá trị văn hoá do con người trong mỗi xã hội sáng tạo ra trong quá trình lịch
sử, nhưng một khi hệ giá trị văn hoá đã hình thành thì nó lại có vai trò định
hướng cho các mục tiêu, phương thức và hành động của con người trong các xã hội
ấy. Cũng như văn hoá, giá trị được sản sinh từ các mối quan hệ con người với tự
nhiên, với xã hội.
- Giá trị văn hoá của mỗi cộng đồng (tộc người, quốc gia...) bao giờ cũng tạo
nên một hệ thống, với ý nghĩa là các giá trị ấy nảy sinh, tồn tại trong sự liên hệ, tác
động hữu cơ với nhau. Hệ giá trị mang tính chất tương đối. Để đánh giá tính giá trị
hay phi giá trị, giá trị cao hay thấp thì phải đặt nó trong toạ độ về mặt không gian,
thời gian và chủ thể văn hoá
1.1.2. Giá trị văn hóa truyền thống
Trong quá trình hình thành và phát triển mình, mỗi dân tộc đều sáng tạo ra nền
văn hóa, trong đó có các giá trị văn hóa. Các giá trị văn hóa này được lưu truyền
trong xã hội qua các thời kỳ lịch sử và trở thành các giá trị văn hóa truyền thống. Giá
trị văn hóa truyền thống chính là những tư tưởng, biểu tượng, giá trị và chuẩn mực xã
hội hóa, những tác phẩm văn hóa được cộng đồng tin tưởng và mong muốn gìn giữ,
truyền đạt và noi theo.
12
Nói đến những giá trị văn hóa truyền thống là nói đến những giá trị tốt đẹp,
tiêu biểu cho một nền văn hóa được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Do đó, nói đến những giá trị văn hóa truyền thống cũng là nói đến những giá trị
văn hóa được hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước của mỗi
dân tộc, nó có tính “di truyền xã hội”.
Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc không phải là cái có sẵn từ khi dân tộc
hình thành mà nó được các thế hệ nối tiếp nhau làm nên. Các giá trị này biến đổi tùy
điều kiện tác động đến nó. Nhưng nếu giá trị văn hóa truyền thống biến đổi cơ bản về
chất thì nó sẽ không còn là truyền thống. Nói đến giá trị văn hóa là nói đến là nói đến
cái lâu dài, trải qua nhiều thời gian thử thách mà cốt lõi bản chất của nó luôn được
giữ vững. Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị ổn định, tốt đẹp, tiêu biểu cho
dân tộc, tạo nên bản sắc cho dân tộc đó. Chính vì thế, giá trị văn hóa truyền thống
luôn có tính bền vững, trở thành những nguyên lý đạo đức lớn để dân tộc đó phải dựa
vào để liên kết xã hội, tạo nên sức mạnh nhằm bảo vệ và xây dựng đất nước vì sự tiến
bộ của con người và xã hội.
1.1.3. Bảo tồn và phát huy
Có thể hiểu bảo tồn là các nỗ lực nhằm bảo vệ và gìn giữ sự tồn tại của di sản
theo dạng thức vốn có của nó. Hiện nay, trên thế giới có 02 quan điểm về bảo tồn
là: Bảo tồn nguyên vẹn và bảo tồn trên cơ sở kế thừa.
Bảo tồn nguyên vẹn có nghĩa là những sản phẩm của quá khứ nên được bảo
vệ một cách nguyên vẹn, như nó vốn có, nên phục hồi nguyên gốc các di sản văn
hóa vật thể và phi vật thể.
Bảo tồn trên cơ sở kế thừa có thể được hiểu là xem di sản như một ngành
công nghiệp, do đó để quản lý di sản thì chúng ta cần phải có cách thức quản lý
giống như quản lý của một ngành công nghiệp văn hóa.
Phát huy có nghĩa là cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm.
Cũng còn có ý nghĩa là những hành động nhằm đưa di sản văn hóa vào trong thực
tiễn xã hội, phát triển theo chiều hướng tiến bộ, mang lại những lợi ích vật chất và
13
tinh thần cho con người, là nguồn nội lực, tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển
của xã hội, thể hiện tính mục tiêu của văn hóa đối với sự phát triển xã hội.
Có thể nhận xét rằng, giữa bảo tồn và phát huy luôn có sự tương hỗ lẫn nhau
và là hai mặt của hoạt động. Thông thường bảo tồn đi kèm với khai thác, phát huy giá
trị của văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội.
Phát huy có nghĩa là đưa các giá trị di sản để đưa giá trị văn hóa đến cộng đồng, tạo
mọi điều kiện để cộng đồng phát triển mạnh mẽ hơn nữa trên tất cả các mặt kinh tế -
xã hội. Nhờ đó, thực hiện tốt hơn công tác bảo tồn di sản văn hóa. Để đảm bảo sự
phát triển bền vững thì quan trọng nhất là giữa bảo tồn và phát huy cần tạo ra sự cân
bằng hợp lý.
1.1.4. Bản sắc văn hóa
Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ "bản sắc" thông thường dùng để chỉ tính
chất, màu sắc riêng tạo thành phẩm chất đặc biệt của một sự vật, tức là nói tới sắc
thái, đặc tính, đặc thù riêng của sự vật đó [27, tr.223]. Trong thực tế, nói đến "bản
sắc" nghĩa là nói đến cái riêng, cái rất riêng của một sự vật để phân biệt sự vật đó
với các sự vật khác trong thế giới khách quan.
Bản sắc văn hóa là đặc trưng riêng, là những cái cốt lõi của một cộng đồng văn
hóa trong quá trình lịch sử tồn tại và phát triển của mình, nhằm phân biệt dân tộc này
với dân tộc khác. Bản sắc văn hóa tộc người được coi là những nét đẹp tinh hoa, đặc
trưng riêng được chắt lọc từ trong cuộc sống của cộng đồng, được cộng đồng thừa
nhận, là sự kết nối, gắn bó giữa con người với nhau, là tài sản vô giá của cộng đồng
dân tộc, tộc người tạo nên sức mạnh tinh thần mang tính đặc thù khác với tộc người
khác [11, tr.23].
Bản sắc văn hoá là yếu tố mang sức mạnh tinh thần dân tộc, giúp dân tộc
vượt qua những thử thách của lịch sử, bởi vì “bản sắc dân tộc là tổng thể những
phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc sức mạnh tiềm tàng và sức sáng
tạo của một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc đó, giúp cho dân
tộc đó giữ vững được tính nhất quán, tính thống nhất và tính duy nhất, so với bản
14
thân mình trong quá trình phát triển” [1, tr.77-78]. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc đã và đang được nhiều quốc gia dân tộc coi trọng.
1.1.5. Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
Từ điển Bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau:
"Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính
sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào
đó. Nội dung, bản chất và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của
quan điểm, đường lối, chủ trương, nhiệm vụ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa…" [26, tr.475].
Các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành
những chính sách nhằm giải quyết những vấn đề mang tính cộng đồng thì được
gọi là chính sách công. Khoa học chính sách nghiên cứu nhiều loại chính sách
khác nhau, nhưng chú trọng nghiên cứu các chính sách công nhằm thực hiện đạt
mục tiêu góp phần nâng cao hiệu lực của chính sách và khẳng định hiệu quả
quản lí Nhà nước của chính sách đó.
Là một bộ phận của chính sách công, chính sách văn hóa được UNESCO định
nghĩa như sau: “Chính sách văn hóa là một tổng thể các nguyên tắc hoạt động quyết
định các thực hành, các phương pháp quản lý hành chính và phương pháp ngân sách
Nhà nước dùng làm cơ sở cho các hoạt động văn hóa” [18, tr.25].
Chính sách văn hóa là một phạm trù rộng, bao gồm nhiều bộ phận chính sách
khác nhau gộp thành. Trong đó, chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đóng vai
trò quan trọng, là tập hợp nhiều quyết định chính trị có nội dung liên quan nhằm lựa
chọn, đề xuất các mục tiêu, công cụ và giải pháp để thực hiện tốt việc bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa.
Chính sánh bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa được thực hiện trên cơ sở các chủ
trương, đường lối Đảng và Nhà nước, từ Hiến pháp đến văn kiện các kỳ Đại hội
Đảng, được cụ thể qua Nghị quyết các Hội nghị Trung ương Đảng, qua việc hoạch
định chiến lược phát triển văn hóa qua các thời kỳ, khi Luật Di sản văn hóa được
15
thông qua và các Thông tư, Nghị định hướng dẫn Luật di sản văn hóa được các cơ
quan có thẩm quyền ban hành.
1.1.6. Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
Là một khâu hợp thành chu trình chính sách, thực hiện chính sách bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa có vị trí rất quan trọng. Chu trình chính sách nếu khuyết
thiếu công đoạn này thì sẽ bị đứt gãy, không thể tồn tại vì thực hiện chính sách có
vai trò trung tâm, kết nối các bước trong chu trình chính sách thành một hệ thống
hoàn chỉnh.
Tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa để từng bước
thực hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung. Mục tiêu của chính sách bảo
tồn, phát huy giá trị văn hóa có liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực trong đời
sống xã hội. Thực tế, trong quá trình thực hiện chính sách này cho thấy muốn đạt
được mục tiêu của chính sách thì phải thông qua việc thực hiện chính sách, và các
mục tiêu của chính sách thì cần phải có quan hệ với nhau và ảnh hưởng đến các
mục tiêu chung.
Thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa còn để khẳng định
được tính đúng đắn, tính hợp lý của chính sách. Chính sách này khi triển khai rộng
rãi sẽ tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, và khi chính sách được xã hội chấp
nhận thì cho thấy tính xác thực, tính đúng đắn của chính sách.
Như chúng ta đều biết chính sách là do sự góp sức của một tập thể và do tập
thể đó hoạch định mà nên. Tuy vậy trong quá trình hoạch định chính sách chúng ta
cũng không tránh khỏi những ý kiến, những góp ý mang tính chất chủ quan, điều đó
sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả chung trong quá trình thực hiện chính sách. Do vậy,
khi chính sách được thực thi thì những người hoạch định chính sách cần nghiên
cứu, xem xét và rút kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, thực hiện chỉnh sửa để chính sách
ngày một đúng đắn, hoàn thiện hơn.
1.2. Vai trò của chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
Chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nhằm đề ra các hướng đi, giải
pháp kết hợp hài hòa giữa chính sách phát triển văn hóa với các chính sách phát
16
triển kinh tế, xã hội, tài chính và du lịch. Bên cạnh đó, chính sách này còn có vai trò
quan trọng trong việc định hướng công tác quản lý, bảo tồn và gìn giữ các loại hình
văn hóa truyền thống, các lễ hội dân gian. Đây là một trong những chính sách quan
trọng có sự tác động mạnh mẽ, tích cực đến sự phát triển văn hóa nói riêng và phát
triển kinh tế - xã hội nói chung
Chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa chú trọng đến việc đãi ngộ xứng
đáng cho người làm công tác nghệ thuật, nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hóa
truyền thống, phát huy nội lực sẵn có, đồng thời thu hút những tài năng trẻ trong việc
đào tạo nguồn lực hoạt động văn hóa nghệ thuật sau này. Chính sách này còn đóng
vai trò quan trọng trong việc mở rộng giao lưu văn hóa, tiếp nhận, chọn lọc các nền
văn hóa bên ngoài, góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng, phong phú, “hòa
nhập” nhưng không “hòa tan”.
Như vậy, chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa có vai trò hết sức quan
trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện đạt mục tiêu
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn
diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ và
tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ, thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở
thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển.
1.3. Hệ thống chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
1.3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về chính sách bảo tồn, phát huy giá
trị văn hóa
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
Ngay sau khi giành được Chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến giữ
gìn di sản văn hóa dân tộc. Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và công
bố Sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam.
Trong thời kỳ Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm đặc biệt đến
việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hiến pháp
Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 30 đã nhấn mạnh: Nhà nước và
xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế
17
thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy
mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn
hoá. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín,
hủ tục.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
VIII) bao quát ở tầm chiến lược những vấn đề rất cơ bản của sự nghiệp phát triển văn
hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong tư
duy lý luận về văn hóa của Đảng, đề cập cụ thể đến những nhiệm vụ và phương
hướng phát triển nền văn hóa Việt Nam.
Luật Di sản văn hóa ra đời năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 là cơ sở
pháp lý cao nhất nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam. Để cụ thể
hóa thực hiện Luật Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nghiên cứu,
tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010, trong đó
quy định chi tiết thi hành Luật di sản văn hóa được sửa đổi bổ sung năm 2009.
Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành
Nghị quyết số 33-NQ/TƯ ngày 09/6/2014 “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã đề ra những quan
điểm, định hướng chiến lược của Đảng ta về văn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu phát
triển của đất nước trong thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế.
Trong các kỳ Đại hội Đảng lần thứ VI, VII. VIII, IX, XI đến Đại hội XII gần
đây nhất, nội dung xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc gắn với
việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ngày càng được Đảng và Nhà nước chú
trọng hơn bao giờ hết. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (Năm 2016) của
Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế. Vấn đề bảo
tồn, phát huy cácgiá trị văn hóa truyền thống dân tộc, đồng thời với đó là sáng tạo ra
các giá trị mới luôn được chú ý quan tâm hàng đầu. Văn kiện Đại hội Đảng khẳng
định: Tập trung huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá
18
trị văn hóa truyền thống dân tộc. Khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc. Các giải pháp được nêu rõ: xây
dựng cơ chế giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa với phát
triển kinh tế xã hội. Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, chăm lo đội ngũ văn
nghệ sĩ và các Hội văn học, nghệ thuật [7].
1.3.2. Chính sách của Nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền
thống của các dân tộc thiểu số
Trong bối cảnh Đổi mới và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, nguy
cơ đồng hóa, mai một, thậm chí là mất bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc
thiểu số hiện hữu hơn bao giờ hết. Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, Chính phủ đã ban hành các chính sách
về bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số, cụ thể như: Luật Di sản văn hóa năm
2001 (sửa đổi bổ sung năm 2009); Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn
hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” và nhiều quy định cụ thể nhằm
bảo tồn, phát huy tốt hơn nữa các giá trị văn hóa, ghi nhận, đề cao, tôn vinh những
nét đẹp văn hóa truyền thống, quan tâm đến công tác đầu tư để công tác bảo tồn và
phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thực hiện có hiệu quả hơn.
Cùng với các chính sách trên, trong những năm gần đây, các chính sách bảo
tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số của Chính phủ được thông qua nhiều
đề án phát triển chung hay cho từng vùng, từng dân tộc cụ thể. Đặc biệt, trong
Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện từ năm 1995 đến nay của Đảng và Nhà
nước ta đã khẳng định ba mục tiêu trong số các mục tiêu của Chương trình là đầu tư
nghiên cứu điều tra, tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể, đầu tư bảo tồn các làng
bản và phục hồi lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số.
Mục tiêu của chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thiểu số nói
chung và văn hóa phi vật thể của dân tộc thiểu số nói riêng đã xác định rõ và đầy đủ
trong Quyết định 124/2003 của Thủ tướng Chính phủ: Bảo tồn và kế thừa có chọn
lọc, phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống, xây dựng và phát triển những
19
giá trị mới về văn hóa, nghệ thuật của dân tộc thiểu số, phát hiện và bồi dưỡng đội
ngũ những người sáng tác văn học, nghệ thuật là người các dân tộc thiểu số; tổ chức
điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa nghệ thuật, bảo tồn và
phát huy các nghề thủ công truyền thống; phát triển các hoạt động văn hóa, nghệ
thuật lành mạnh; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, mở rộng mạng
lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao dân trí, xóa bỏ tập tục lạc
hậu, góp phần phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo.
Trong Chương trình mục tiêu Quốc gia 2001-2005, vấn đề “Bảo tồn di sản
văn hóa tiêu biểu và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” đã được đặt ra, với tổng
kinh phí 1.600 tỷ đồng đã sưu tầm, khai thác và lưu giữ, in ấn, giới thiệu rộng rãi
các di sản đặc sắc của văn hóa các tộc người ở Việt Nam với mục đích bảo lưu và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của tộc người trong bối cảnh hội
nhập và toàn cầu hóa. Trong những năm gần đây đã có những đánh giá sâu sắc hơn,
tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hóa của tộc người thiểu số được thể hiện qua việc
Nhà nước đầu tư nhiều dự án điều tra, bảo quản và biên dịch sử thi Tây Nguyên từ
năm 2001-2007, sưu tầm và công bố hàng trăm tác phẩm sử thi của các tộc người
thiểu số ở Tây Nguyên. Cùng với đó, Nhà nước đã tổ chức sưu tầm, bảo tồn và khai
thác di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên rộng khắp ở 5 tỉnh Tây Nguyên và các
vùng phụ cận, đề xuất và được UNESCO công nhận văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên là di sản văn hóa của nhân loại.
Trong nhiều năm qua, Chính phủ từng bước cụ thể hóa các chủ trương của
Đảng qua các kỳ Đại hội thành các chính sách ưu tiên phát triển văn hóa vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg ngày 03/12/199 của Thủ tướng
Chính phủ về đẩy mạnh công tác văn hóa – thông tin ở miền núi và vùng đồng bào
dân tộc thiểu số đã nêu rõ: “Coi trọng, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống
và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các
dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, mở rộng mạng lưới thông
tin ở vùng dân tộc thiểu số”; Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020;
Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
20
công tác dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh
phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “xây dựng nếp sống
văn minh trong vùng dân tộc và miền núi”; Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Thủ
tướng Chính phủ về công tác dân tộc đã quan tâm đến việc “Hỗ trợ việc sưu tầm,
nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp
của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam”.
Chủ trương bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các tộc
người thiểu số được thể hiện rõ nét trong quan điểm của Đảng và Nhà nước. Các
văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, XI, XII về xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàn bản sắc dân tộc là cơ sở quan trọng trong định
hướng chính sách quản lý nhà nước về văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số.
1.4. Các bước thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
truyền thống
Việc thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trải
qua 07 bước sau:
- Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bảo tồn, phát
huy giá trị văn hóa truyền thống
- Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn
hóa truyền thống
- Bước 3: Phân công, phối hợp thực hiện chính sách chính sách bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa truyền thống
- Bước 4: Duy trì chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
- Bước 5: Điều chỉnh chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền
thống
- Bước 6: Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống
- Bước 7: Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa truyền thống
21
1.5. Các nhân tố tác động đến việc thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa truyền thống
1.5.1. Tính chất của vấn đề chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống
Tính chất của vấn đề chính sách là yếu tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp
đến việc tổ chức thực thi chính sách nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn. Việc
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt trong xu thế đẩy mạnh
hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa đang là vấn đề rất bức thiết, đòi hỏi
các cấp, các ngành phải quan tâm đặc biệt.
1.5.2. Môi trường thực thi chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
truyền thống
Với chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống thì môi trường
ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách chính là các hoạt động kinh tế, chính trị,
tình hình phát triển của xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường tự nhiên và quốc
tế... Tất cả những môi trường này đều có những tác động tích cực và tiêu cực đến
việc thực hiện chính sách.
1.5.3. Mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách bảo tồn, phát
huy giá trị văn hóa truyền thống
Mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách thể hiện sự thống nhất
hay không về lợi ích của các đối tượng trong quá trình thực hiện mục tiêu chính
sách. Nếu lợi ích của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách không mâu thuẫn
với nhau và với đối tượng thụ hưởng thì chính sách được triển khai thực hiện dễ
dàng và ngược lại, lợi ích của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách mâu
thuẫn với lợi ích của đối tượng thụ hưởng thì thực hiện chính sách sẽ khó khăn,
thậm chí còn thất bại.
1.5.4. Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách
Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách được hiểu là thực lực và tiềm
năng mà mỗi nhóm có được trong mối quan hệ so sánh với các nhóm đối tượng
khác. Tiềm lực của nhóm lợi ích được thể hiện trên các phương diện chính trị, xã
hội, kinh tế v.v... về cả quy mô và trình độ.
22
1.5.5. Đặc tính của đối tượng thực hiện chính sách
Đặc tính của đối tượng thực hiện chính sách công nói chung, chính sách bảo
tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống nói riêng là những đặc điểm, tính chất đặc
trưng mà các đối tượng có được từ bản tính cố hữu hoặc do môi trường sống tạo nên
trong quá trình vận động mang tính lịch sử. Những đặc tính này thường liên quan
đến tính tự giác, kỷ luật, tính sáng tạo, tính truyền thống, lòng quyết tâm… Đặc tính
này gắn liền với mỗi đối tượng thực hiện chính sách nên các chủ thể tổ chức điều
hành cần biết cách khơi gợi hay kiềm chế nó để có được kết quả tốt nhất cho quá
trình tổ chức thực hiện chính sách.
1.5.6. Thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực hiện
chính sách
Mỗi bước trong quy trình đều có vị trí, ý nghĩa và tác động nhất định đối với
quá trình thực hiện chính sách. Trên thực tế, quy trình thực hiện chính sách được bắt
đầu từ việc tuyên truyền vận động về chính sách và thực hiện chính sách. Phổ biến,
tuyên truyền vận động thực hiện tốt sẽ củng cố thêm lòng tin của người dân vào
chính sách của nhà nước, tăng cường tính tự giác thực hiện chính sách của đối
tượng thụ hưởng và quyết tâm chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
tham gia tổ chức thực hiện chính sách. Phân công phối hợp giữa các cơ quan, tổ
chức ở Trung ương, của các cấp chính quyền địa phương cũng có vai trò quan trọng
trong tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ....
1.5.7. Năng lực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ công chức
Với chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống thì năng lực
thực hiện chính sách của cán bộ công chức là kiến thức, kỹ năng và thái độ của họ
trong thực hiện. Để có thể thực hiện chính sách một cách hiệu quả, đòi hỏi đội ngũ
cán bộ công chức thực hiện chính sách phải nắm vững kiến thức chuyên môn, am
hiểu mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng, quy mô, tầm quan trọng của
chính sách đồng thời phải có kỹ năng tác nghiệp, phổ biến tuyên truyền chính sách,
có tinh thần, thái độ trách nhiệm trong thực hiện chính sách.
23
1.5.8. Các điều kiện vật chất để thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa truyền thống
Để quản lý được các hoạt động liên quan đến việc thực hiện chính sách nhà
nước phải chú trọng đầu tư nguồn lực vật chất cả về số lượng và chất lượng. Các
điều kiện vật chất ở đây được hiểu là hệ thống trang thiết bị, phòng nghiên cứu,
phòng thí nghiệm, nguồn tài chính phục vụ cho việc nghiên cứu. Đồng thời, nó cũng
là chế độ tiền lương, thưởng, các ưu đãi đối với các chuyên gia nghiên cứu và đội
ngũ cán bộ công chức trực tiếp thực hiện chính sách. Những điều kiện về vật chất
có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện chính sách, nó giúp cho thực hiện
chính sách được thuận tiện nhanh chóng, giúp cho các nhà nghiên cứu có thể triển
khai những ý tưởng sáng tạo của mình thành hiện thực, giúp cho đội ngũ cán bộ
công chức thực hiện chính sách cũng như nhà nghiên cứu yên tâm làm việc, tâm
huyết với nhiệm vụ được giao góp phần đạt được mục tiêu đã đề ra của chính sách.
1.5.9. Nhận thức của cộng đồng chủ thể văn hóa truyền thống
Trình độ hiểu biết và nhận thức của người dân có ảnh hưởng trực tiếp đến
việc thực thi chính sách. Trình độ hiểu biết và nhận thức của người dân mà cao thì
công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước tới người dân
được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó, người dân trở thành
một chủ thể thực hiện chính sách một cách chủ động, tự nguyện; qua đó nâng cao
hiệu quả thực thi các mục tiêu, giải pháp của chính sách.
1.6. Ý nghĩa và yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện chính sách bảo
tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
1.6.1. Ý nghĩa của việc thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn
hóa truyền thống
- Biến chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống thành hiện
thực: Chính sách là công cụ để thể chế hóa chủ trương, định hướng của Đảng. Do
đó, thực hiện chính sách chính là quá trình biến những ý đồ, định hướng từ các loại
văn bản hành chính thành các hành động cụ thể nhằm thực hiện đạt được các mục
tiêu đã đề ra. Thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
chính là việc chuyển những ý tưởng, những định hướng của Đảng và Nhà nước thành
24
những hành động, những việc làm, những giải pháp cụ thể. Trên cơ sở đó có các
phương pháp hợp lý để thực hiện tốt việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa đó.
- Từng bước thực hiện đạt các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung: Mục
tiêu chính sách có liên quan đến nhiều hoạt động trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội. Do đó, để cùng một lúc giải quyết được hết các vấn đề có liên
quan là rất khó. Mục tiêu chính sách chỉ có thể đạt được bằng cách thực hiện đồng
thời các mục tiêu chính sách có mối quan hệ quan hệ chặt chẽ với nhau, co sự ảnh
hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến mục tiêu chung.
- Khẳng định tính đúng đắn của chính sách: Chính sách chỉ thật sự có hiệu lực,
hiệu quả khi được toàn xã hội thừa nhận và thực hiện, đặc biệt là sự thừa nhận của
các đối tượng được thụ hưởng từ chính sách.
- Giúp cho chính sách ngày càng hoàn chỉnh: Thực hiện chính sách bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa truyền thống là căn cứ xác thực nhất để có thể đánh giá tính
hiệu quả, phù hợp và các tác động của chính sách trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển
của xã hội. Thông qua thực hiện chính sách ta có thể thấy rõ được những ưu điểm, hạn
chế của chính sách hiện hành. Từ đó có những điều chỉnh để hoàn thiện chính sách
nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc quản lý và phát triển đất nước.
1.6.2. Những yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa truyền thống
- Thực hiện đúng mục tiêu chính sách: Mỗi chính sách đều hướng đến mục
tiêu nhất định. Mục tiêu của chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền
thống là giữ gìn sự nguyên vẹn và đầy đủ của các giá trị văn hóa của dân tộc, không
để mai một, tổn thất hoặc bị huỷ hoại. Việc thực hiện chính sách này sẽ đóng vai trò
quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, trình độ dân trí, góp phần giáo dục truyền
thống lịch sử, văn hóa cho thế hệ trẻ; giới thiệu tinh hoa, nét đẹp, bản sắc, tinh túy
văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế. Nếu mục tiêu này
không được thực hiện coi như chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền
thống không thành công, thực chất là không được thực hiện.
- Đảm bảo tính hệ thống trong thực hiện chính sách: Hệ thống thực hiện
25
chính sách được quy định trong chủ trương của Đảng, các văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn triển khai thực hiện của Nhà nước và bắt buộc mọi công chức khi triển khai
thực hiện chính sách phải nghiêm chỉnh tuân theo, điều này được thể hiện rõ nhất ở
sự phân cấp thực hiện giữa các cơ quan đơn vị với nhau, giữa cơ quan cấp trên và
cơ quan cấp dưới, ở sự phối hợp trong công tác.
Thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cần phải bảo đảm tính
hệ thống, nghĩa là phải thực hiện đồng bộ và thống nhất các nhiệm vụ, các bước
trong tổ chức thực hiện chính sách nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
- Đảm bảo tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong tổ chức thực hiện chính
sách: Thực hiện chính sách theo đúng pháp luật, đúng nội dung văn bản quy định,
đồng thời phải thực hiện một cách khoa học, hợp lý để chính sách phát huy hiệu quả
của nó. Trong tổ chức thực hiện chính sách nếu đảm bảo yêu cầu về tính pháp lý,
khoa học và hợp lý sẽ giúp nâng cao hiệu lực tổ chức thực hiện chính sách của các cơ
quan quản lý nhà nước, đồng thời còn củng cố niềm tin của các đối tượng được thụ
hưởng chính sách đối với Nhà nước.
- Đảm bảo lợi ích thực sự cho đối tượng thụ hưởng chính sách: Trong xã hội
thường tồn tại nhiều nhóm lợi ích và nhà nước là người bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá
nhân và tổ chức. Thông thường, nhà nước thường sử dụng chính sách công nhằm bảo
đảm về lợi ích cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách trong xã hội. Điều này sẽ
góp phần củng cố sự tin tưởng của người dân vào các chính sách Nhà nước thông qua
chính sách công. Có thể nói, để cho các đối tượng thụ hưởng chính sách có được những
lợi ích thaath sự là yêu cầu quan trọng trong quá trình thực thi chính sách.
Tiểu kết Chương 1
Tại Chương 1, trên cơ sở lý thuyết về chính sách công đã được học, luận văn
đã tổng hợp những vấn đề lý luận chung về thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, làm rõ những khái niệm về dân tộc, tộc
người, di sản văn hóa, giá trị văn hóa, văn hóa tộc người, vấn đề bảo tồn và phát
26
huy, bản sắc văn hóa …, nêu những quan điểm, hệ thống lại các chính sách bảo tồn
và phát huy giá trị văn hóa truyền thống nói chung, chính sách bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số nói riêng của Đảng và Nhà
nước ta.
Chương 1 cũng nêu các bước tổ chức thực hiện chính sách, những yêu cầu cơ
bản, các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách, các phương pháp trong thực
hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Văn hóa là sức mạnh nội sinh tiềm tàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững và
là tài sản vô giá của dân tộc. Bởi vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa là
nhiệm vụ quan trọng. Trong bất cứ giai đoạn nào. Đảng và Nhà nước ta luôn quan
tâm, định hướng, xây dựng các chính sách về phát triển văn hóa, bảo tồn các di sản
văn hóa phù hợp với tình hình thực tế, những lý luận về chính sách bảo tồn giá trị
văn hóa cần phải được đầu tư, nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc hoạch định chính
sách theo hướng lâu dài, hiệu quả để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, góp phần
vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Cơ sở lý luận nghiên cứu của Chương 1 này sẽ là tiền đề quan trọng để tác
giả phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam.
27
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN PHÁT
HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền
Trung, Quảng Nam có vị trí: phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp
biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà
Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Hiện nay, Quảng Nam có
16 huyện và 2 thành phố, trong đó có 9 huyện miền núi và 9 huyện, thị xã, thành
phố đồng bằng.
Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông,
hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven
biển. Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa
khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung
bình năm 20 – 210
C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm.
2.1.2. Đặc điểm dân số, dân cư, tộc người
Tính đến hết năm 2012, dân số Quảng Nam là 1.435.629 người, với mật độ dân
số trung bình là 139 người/km², có 34 tộc người cùng sinh sống trên địa bàn trong đó
đông nhất là người Kinh (91.1%), người Cơ Tu (3.2%), người Xơ Đăng (2.7%), và
người Gié Triêng (1.3%), 29 tộc người còn lại chỉ chiếm 0.9% dân số [6, tr.11].
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có khoảng 130.000 đồng
bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 8,93% tổng dân số; cư trú chủ yếu tại 71 xã/389
thôn/706 điểm dân cư thuộc 8 huyện miền núi phía Tây của tỉnh; gồm 04 thành
phần dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme: Cơ tu, Xơ đăng, Cor và Giẻ -
triêng.
Dân tộc Cơ tu có 37.310 người, chiếm 3,2% sinh sống tại huyện Đông
Giang, Tây Giang, Nam Giang và một phần ở huyện Đại Lộc; dân tộc Xơ Đăng có
28
37.900 người, chiếm 2,7% (gồm 03 nhóm địa phương là Xơ đăng, Ca dong và Mơ
nâm), sinh sống tại các huyện: Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức;
dân tộc Giẻ - Triêng có 4.546 người, chiếm 0,33% (gồm 03 nhóm địa phương là
Bh’noong, Ve, Tà riềng), sinh sống tại các huyện Phước Sơn, Nam Giang; dân tộc
Cor có 4.607 người, chiếm 0,33% sinh sống tại huyện Bắc Trà My, Núi Thành và
một số ít ở các huyện Tiên Phước, Phú Ninh. Ngoài ra, còn có một số ít đồng bào
dân tộc thiểu số từ phía Bắc di cư tự do, kết hôn... với số lượng khoảng 1.000 người,
sinh sống ở một số huyện miền núi trong tỉnh.
Theo các thống kê, dân tộc Xơ Đăng sinh sống tập trung ở các huyện Nam
Trà My, Bắc Trà My, Hiệp Đức và một số xã ở huyện Phước Sơn. Dân tộc Xơ Đăng
thuộc ngữ hệ Môn Khơme (Ngữ hệ Nam Á), là tộc người hình thành từ nhiều nhóm
địa phương khác nhau: Xơ teng, Mơ nâm, Ca dong; cư trú ở vùng núi cao quanh
ngọn núi Ngọc Linh, tập trung ở các xã Trà Nam, Trà Linh và Trà Cang; trong đó
cư tụ đông nhất là Trà Nam, địa bàn cực nam huyện Nam Trà My, nơi giáp ranh với
tỉnh Kon Tum. Các nhà nghiên cứu cho biết, tộc danh Xơ Đăng chỉ mới xuất hiện từ
thời thuộc Pháp và được sử dụng ngày càng phổ biến hơn trong vòng một trăm năm
qua. Theo Bảng Danh mục các dân tộc ở Việt Nam được công bố năm 1979 thì dân
tộc Xơ Đăng là tộc danh chính thức của một dân tộc thiểu số ở Việt Nam và là tên
gọi chính thức được Đảng và Nhà nước công nhận.
Xơ Đăng là một tộc người có lịch sử hình thành khá muộn và không thuần
nhất về nhân chủng, bởi lẽ họ được hình thành từ những nhóm địa phương khác
nhau cùng đến tụ cư trên một địa bàn. Thành phần ban đầu của nhóm Xơ Đăng chỉ
có người Xơ teng, Mơ nâm. Nhóm Ca dong mới nhập thêm vào và tạo nên tộc
người Xơ Đăng như ngày nay. Các nhóm địa phương trong cộng đồng Xơ Đăng có
những nét chung nhất về ngôn ngữ, về nhân chủng và văn hóa. Nhưng mỗi nhóm có
những sắc thái riêng do sự xáo động dân cư trong quá trình lịch sử hình thành: bộ
phận Ca dong có nhiều biểu hiện đặc thù so với người Xơ Đăng nhưng nhóm người
này không tự nhận mình là người Xơ đăng; trong khi đó, người Ca dong tại Kon
Tum lại không có tình trạng này, họ chấp nhận mình chính là nhóm địa phương của
29
dân tộc này. Điều đó có thể được giải thích bởi vùng cư trú biệt lập, có địa hình
hiểm trở của người Ca dong tại Quảng Nam, nhất là vùng Bắc Trà My. Nhóm Mơ
nâm cư trú tại xã Trà Cang, Trà Linh thuộc huyện Nam Trà My, có dân số khoảng
5.000 người. Người Mơ nâm thạo nghề lúa nước/ruộng bậc thang giữa một cộng
đồng vốn quen thuộc với kinh tế nương rẫy. Nhóm Xơ teng có dân số khoảng 2.500
người, cư trú phổ biến tại xã Trà Nam, huyện Nam Trà My. Cả hai nhóm Mơ nâm
và Xơ teng có ý thức một cách mạnh mẽ thành phần tộc người của mình, tự nhận
mình là một nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng.
2.1.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Trong giai đoạn 2010-2015, tỉnh Quảng Nam đã có mức tăng trưởng kinh tế
cao và ổn định; Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân gần
11,5%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 41,4 triệu đồng, vượt 6,4 triệu
đồng so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XX đề ra. Thu nhập bình quân đầu người
năm 2015 đạt 24,8 triệu đồng. Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân khoảng
15,2%/năm, trong đó, thu nội địa tăng bình quân 22%/năm, thu xuất nhập khẩu tăng
bình quân 6,1%/năm [6, tr.27-28].
Về văn hóa – xã hội, Quảng Nam có kho tàng di sản văn hóa độc đáo, thể
hiện sinh động những nét đặc trưng nhất của đất và người xứ Quảng. Quảng Nam
có đủ các loại di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu từ các di chỉ khảo cổ thời đại đồ đá
mới, thời đại đồ đồng, đặc biệt là văn hóa Sa huỳnh đến các di tích lịch sử điển hình
và truyền thống cách mạng “trung dũng, kiên cường”. Đến nay, toàn tỉnh só 330 di
tích cấp tỉnh, 61 di tích quốc gia được xếp hạng đặc biệt, Quảng Nam có 02 di sản
văn hóa thế giới được công nhận vào năm 1999 là Khu di tích Mỹ Sơn và Khu đô
thị cổ Hội An.
Bên cạnh những di sản văn hóa vật thể, Quảng Nam còn có không ít di sản
văn hóa phi vật thể đặc sắc, đó là các làng nghề thủ công truyền thống, các lễ hội
dân gian và đặc biệt là tinh thần yêu nước, tinh thần hiếu học, tinh thần đoàn kết
cộng đồng cư dân Quảng Nam từ miền đồng bằng ven biển đến trung du, miền núi.
30
2.1.4. Đặc điểm về giáo dục, y tế
Mạng lưới giáo dục, đào tạo tỉnh Quảng Nam được mở rộng, quy mô và chất
lượng được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Tính đến cuối năm 2016,
tỉnh đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 18 huyện, thị xã, thành phố, trong đó chú
trọng giáo dục, đào tạo vùng khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác xã
hội hoá giáo dục, đào tạo được đẩy mạnh. Tỉ lệ nhập học mầm non, tiểu học, trung
học cơ sở đạt mức cao. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú
trọng, đặc biệt là ở các địa phương vùng núi phía Tây của tỉnh. Tuổi thọ trung bình
tăng, đạt 73,5 tuổi vào năm 2015. Chất lượng khám, chữa bệnh không ngừng được
chú trọng và nâng lên.
2.2. Văn hóa truyền thống của người Xơ Đăng tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Đặc điểm cơ bản của văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Quảng Nam
Có thể nói văn hóa dân tộc Xơ Đăng ở Quảng Nam đã gắn bó máu thịt với đời
sống nhân dân các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài,
sinh hoạt văn hoá của người Xơ Đăng ở Quảng Nam đã trở thành một bộ phận không thể
thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam.
2.2.1.1 Văn hóa vật thể
* Kiến trúc nhà ở, nhà sinh hoạt cộng đồng: Người Xơ Ðăng ở tỉnh Quảng
Nam ở nhà sàn, trước kia là nhà dài, thường cả đại gia đình ở chung (nay phổ biến
hình thức tách hộ riêng) (Xem phụ lục ảnh số I). Thông thường người Xơ Đăng định
cư ở lưng chừng những sườn núi trọc hình bầu dục, mỗi nóc có khoảng vài chục hộ
gia đình, nhà ở trong làng được bố trí theo tập quán từng vùng: có nơi quây quần vây
quanh nhà rông ở giữa, có nơi dựng lớp lớp ngang triền đất và không có nhà rông.
Ranh giới giữa các nóc được phân định bởi các ngọn đồi cao, các con suối cạn. Người
Xơ Đăng thường sinh sống trong các nhà sàn thấp vừa, mái lợp tranh, vách nhà thường
sử dụng gỗ, sàn trên dùng để ở và sinh hoạt, phần dưới nuôi gia súc và để vật dụng.
Mỗi làng có nhiều nóc nhà. Tất cả những người chủ nóc hợp thành một hội
đồng già làng, đứng đầu là một chủ làng (can plây). Chủ làng là người đại diện cho cả
làng, thể hiện nguyện vọng của toàn dân làng; chăm nom bảo vệ địa giới dân làng.
31
Thông thường ở mỗi buôn làng của người Xơ Đăng có một nhà chung, tên gọi
khác nhau (Mơ Nâm: giông; Xơ Teng: cượt; Ca dong: mnao) (Người Việt gọi là nhà
rông). Vị trí đất dựng nhà rông do già làng chọn và thường ở chỗ đất cao, thoáng
mát. Nhà rông được dựng ở vị trí để có thể nhìn thấy từ xa nhưng tuyệt đối không
được nằm ở đầu hay cuối làng. Quy trình dựng nhà rông tuân thủ nghiêm ngặt các
quy định của cộng đồng buôn làng và chứa đựng nhiều yếu tố tâm linh. Nhà rông
của người Xơ Đăng có gồm hai mái chính và thường là có độ dốc không lớn. Nóc
và mái nhà rông được tạo dáng như cánh buồm lớn hoặc lưỡi rìu khổng lồ, có hình
chim chèo bẻo hay sừng thú chót vót ở hai đầu dốc. Ngôi nhà rông phải cao, vươn
lên trời bởi như vậy mới hội tụ được khí thiêng của trời đất. Đồng bào Xơ Đăng quan
niệm nhà Rông là cầu nối giữa con người với vũ trụ, là nơi giao hòa và gửi gắm niềm
tin giữa con người với các vị thần linh. Không chỉ là nơi tụ họp, sinh hoạt, tiếp khách,
bàn luận những việc lớn, là nơi thực thi các luật tục, nhà rông còn là công trình kiến
trúc, là địa điểm tổ chức các lễ hội tâm linh cộng đồng và cầu nối để các thế hệ nghệ
nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống.
* Về trang phục: Trong 3 nhóm địa phương thì ngoài nhóm đồng bào Ca
dong thì các nhóm chính của dân tộc Xơ Đăng như Xơ Teng, Mơ Nâm đều có
nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã giúp đồng bào
dân tộc Xơ Đăng vẫn giữ được các loại hình trang phục với những nét đặc trưng
theo từng nhóm địa phương.
Trang phục truyền thống của đồng bào Xơ Đăng chủ yếu màu đen, nam giới
đóng khố, cởi trần, phụ nữ có: áo, váy và tấm choàng (khăn vai) (xem phụ lục ảnh số
I, II). So với các dân tộc Tây Nguyên, trang phục của dân tộc Xơ Đăng có nhiều họa
tiết, hoa văn. Trong các lễ hội truyền thống, đàn ông Xơ Đăng quấn thêm một tấm
vải chéo trên ngực, hùng dũng như một chiến binh đang ra trận. Còn những người
phụ nữ mặc váy áo sát nách, khi múa thì người đàn ông nhìn mạnh mẽ, phụ nữ thì
uyển chuyển, mềm mại (xem phụ lục ảnh số I).
Đặc biệt, trang phục của người Xơ Đăng cổ xưa còn có những bộ trang phục
bằng vỏ cây (Kong Kơ Pong). Những bộ áo quần bằng vỏ cây được các già làng Xơ
32
Đăng xem như báu vật cổ truyền, biểu tượng linh thiêng của người Xơ Đăng, được
mặc để trình diễn vào những ngày lễ lớn của tộc người.
* Phương tiện vận chuyển: Gùi được dùng đựng những vật dụng hằng ngày,
nông cụ đi nương rẫy, mỗi quai khoác vào một vai. Có các loại gùi khác nhau: đan
thưa, đan dày, có nắp, không nắp, có hoa văn, không có hoa văn … Gùi ở các nhóm Xơ
Đăng có sự khác biệt nhau nhất định về kiểu dáng, kỹ thuật đan (xem phụ lục ảnh I).
* Về ẩm thực: Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hòa trong
cuốn Văn hóa ẩm thực của người Xơ Đăng, có khoảng 403 món ăn và thức uống
truyền thống, trong đó có 374 món ăm và 28 loại rượu.
Việc chế biến các món ăn của người Xơ Đăng là nét văn hóa ẩm thực rất
riêng. Thông thường người Xơ Đăng ăn cơm tẻ, cơm nếp với muối ớt và các thức ăn
kiếm được từ rừng; khi cúng bái mới có thêm thịt gia súc, gia cầm. Người Xơ Đăng
đặc biệt thích món nướng. Cá nướng, thịt nai, thịt lợn nướng là những món được đặc
biệt yêu thích. Người dân nơi đây thường cho thực phẩm vào ống tre, nứa còn non
nút kín miệng ống rồi nướng trên than củi đỏ hồng. Họ còn có ý thức dự trữ thực
phẩm bằng nhiều cách khác nhau như ướp mặn trong hũ, trong ống, sấy khô, muối
chua…
Thức uống không thể thiếu trong những dịp trọng đại của gia đình, lễ hội của
cộng đồng là rượu ghè, rượu cần. Nguyên liệu dùng làm rượu thường được sử dụng là
củ mì, hạt kê, gạo tẻ, gạo nếp, ngô,… Đặc biệt hơn thì có một loại rượu được chế từ
kê chân vịt. Và đây cũng được coi là một nét văn hóa ẩm thực của người Xơ Đăng.
Đàn ông Xơ Đăng bắt đầu hút thuốc từ năm 20 tuổi. Thuốc lá cũng là một lễ
vật không thể thiếu trong các dịp cúng lễ, hội hè, đám cưới…Những chiếc tẩu thuốc
được làm từ nhiều chất liệu: đồng, ngà voi... với những họa tiết khá tinh xảo được
xem là vật bất ly thân của đồng bào nơi đây. Người Xơ Đăng có tục ăn thuốc bột.
Nam giới và cả phụ nữ Xơ Đăng thường xuyên lấy bột thuốc cho vào miệng ngậm để
vị thuốc ngấm nhanh thay vì hút trong tẩu.
* Bến nước: Bến nước là một nét văn hóa đặc trưng và thiêng liêng của các
buôn làng Xơ Đăng. Yếu tố quan trọng và là nguyên tắc bất biến trong quá trình lập
33
làng của người Xơ Đăng là chọn đất có bến nước. Bến nước và làng bản hòa quyện
như máu thịt trong đời sống hàng ngày, trong các lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc
của người Xơ Đăng tỉnh Quảng Nam.
* Ruộng bậc thang: Người Xơ Đăng sinh sống trên núi Ngọc Linh do đó từ
lâu,đồng bào đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc canh tác ruộng bậc thang.
Những thửa ruộng gối vào nhau từ thấp lên cao, tầng tầng lớp lớp ôm lấy sườn núi
Ngọc Linh đã mang lại sự no đủ cho đồng bào nơi đây (xem phụ lục ảnh số I).
* Thủ công mỹ nghệ: Đàn ông Xơ Đăng rất giỏi trong việc đan lát các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ với nguyên liệu chính là nứa, tre, giang, mây… được người
dân lấy từ rừng đại ngàn về. Các nguyên liệu này được chặt, chẽ, vót nhẵn, phơi khô
để dùng dần. Đồ đan lát của người Xơ Đăng đẹp, bền, thể hiện sắc thái riêng của từng
nhóm địa phương (xem phụ lục ảnh số I).
Khung cửi của người Xơ Đăng giống như khung đệt của người Giẻ - Triêng và
Bana với khổ vải rộng từ 90-120cm. Nghề làm gốm không có bàn xoay là công việc
của người dân những lúc nông nhàn.
* Về âm nhạc, nhạc cụ diễn tấu: Trong đời sống tinh thần của người dân tộc
thiểu số, âm nhạc là một phần không thể thiếu tạo nên bản sắc riêng. Đồng bào dân
tộc Xơ Đăng cũng có đời sống âm nhạc, nhạc cụ phong phú dưới những hình dạng
khác nhau. Trong đó nổi bật và được ưa chuộng nhất là bộ cồng chiêng. Cồng
chiêng là một loại nhạc cụ vừa thể hiện văn hóa vật chất nhưng lại mang đậm màu
sắc của văn hóa tinh thần. Cồng chiêng được coi là một thứ tài sản quý giá, một báu
vật thiêng và là một biểu tượng không thể thiếu trong đời sống và lễ hội của người
Xơ Đăng. Thông thường, dàn chiêng của người Xơ Đăng thường có số chẵn, có kích
cỡ lớn nhỏ khác nhau và kèm theo một trống giữ nhịp cho chiêng. Người Xơ Đăng
ở xã Trà Cang, huyện Nam Trà My sử dụng bộ chiêng gồm 12 chiếc, còn người Xơ
Đăng ở hai xã Trà Nam, Trà Linh, huyện Nam Trà My thì lại sử dụng bộ chiêng
gồm 9 chiếc. Những chiếc chiêng ấy thường đi cùng với một trống tạo thành một
dàn chiêng tương đối lớn. Âm vang cồng chiêng của đồng bào có giai điệu trầm
hùng, ngân nga. Tiếng cồng, tiếng chiêng ăn sâu vào tâm thức của người Xơ Đăng,
34
được các thế hệ trân trọng gìn giữ và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Văn hóa
cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Đàn Klông put là một loại nhạc cụ truyền thống rất đặc sắc của người Xơ
Đăng. Người Xơ Đăng chế tạo đàn Klông-put rất dễ, chỉ cần đốn những ống lồ ô thật
thẳng, vỏ mỏng, một đầu bít kín, đầu kia cắt vát mỗi ống mỗi khác để không cho
trùng âm. Âm thanh của đàn mộc mạc nhưng lại vô cùng sâu lắng, thiết tha (xem phụ
lục ảnh số I). Đàn Klông-put có thể độc diễn những bài dân ca, hát Ayray (dạng nói
thơ vần) trong lễ Mừng lúa mới, cúng Mùa làm đất, cúng lễ giọt nước. Ngoài ra, còn
có các loại nhạc cụ: Đàn, Nhị, Sáo dọc, đàn Klông Put, Trống, Chiêng, Cồng, Tù và,
Ống gõ, Đàn nước (có nơi gọi là đàn Tơ rưng nước, giàn ống hoạt động nhờ sức
nước)…thường được hòa tấu hay biểu diễn riêng rẽ.
* Hệ thống thủy lợi: Người Xơ Đăng có một hệ thống thủy lợi khá đặc biệt. Ở
một số vùng xung quanh ngọn núi Ngọc Linh, ruộng nước xuất hiện, đặc biệt là ở các
xã Trà Nam, Trà Cang huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam, người dân ở khu vực đó
đó đã biết đắp đập ngăn dòng nước để cho nước chảy vào các con mương, từ mương
chảy vào ruộng đã được khai phá.
* Bể rèn: Vùng người Xơ Đăng ở Quảng Nam sinh sống có quặng sắt lộ thiên
manhetit, mà tỷ lệ sắt rất cao lên đến 98%. Do đó, người Xơ đăng đã sáng tạo và xây
dựng các bễ rèn. Bễ rèn ở đây được chế tạo theo nguyên tắc sinh hơi bằng túi da. Hơi
được đấy ra theo hướng chếch từ sức ép của miếng da con mang phồng lên xẹp xuống
do tay thợ điều khiển, đủ để làm nhiệt độ trong lò hở do đốt bằng than của một thứ gỗ
lõi (long ling, long pling) có thể làm quặng chảy thành thép.
* Bếp lửa: Sinh sống trong môi trường rừng núi, bếp lửa đối với người Xơ
Đăng không chỉ là không gian sinh hoạt hàng ngày của cả gia đình mà còn là nơi
lưu trữ thức ăn tốt nhất, đặc biệt là món thịt rừng treo trên gác bếp.
Người Xơ Đăng quan niệm rằng, lửa sẽ xua tan đi bao điều không tốt lành và
đem đến những điều may mắn, ấm áp. Bếp lửa luôn luôn đỏ để đem đến sự no đủ,
giữ cái hồn trong gia đình. Ngày nay, khi có dịp đến các xã vùng cao Trà Nam, Trà
Linh, Trà Cang, Trà Dơn… thuộc huyện Nam Trà My, nơi có số đồng đồng bào Xơ
Đăng sinh sống, kinh tế ngày một phát triển, các Chương trình mục tiêu quốc gia đã
35
mở ra một diện mạo mới cho vùng cao về nhà ở, đường giao thông và nhiều công
trình phúc lợi xã hội khác đã giúp đại bộ phận người Xơ Đăng xóa đói giảm nghèo.
Trong điều kiện ấy, để phù hợp với môi trường sống mới, nhiều cặp vợ chồng trẻ
Xơ Đăng sau khi cưới xong đã xin phép hai bên gia đình ra ở riêng, làm nhà riêng
nhưng những tập tục ngồi quanh bếp lửa vẫn được gìn giữ nguyên vẹn.
2.2.2.2. Văn hóa phi vật thể
- Thờ cúng các thế lực siêu nhiên: Người Xơ Đăng rất tôn trọng thần linh, họ
quan niệm rằng vạn vật đều có linh hồn. Hai phần ấy hòa quyện với nhau gần như là
một. Nói khác đi, ở đây đã tồn tại cùng lúc hai quá trình chuyển hóa trái
chiều: thiêng hóa các mối quan hệ hằng ngày và tục hóa thế giới siêu linh.
Với niềm tin vạn vật hữu linh, người Xơ Đăng duy trì nhiều lễ thức tâm linh,
trong đó ấn tượng hơn cả là hệ thống lễ hội liên quan đến cộng đồng và vòng đời
người để cầu mong các đấng siêu nhiên, thần linh phù hộ và chở che cho cuộc sống
yên lành, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt với không khí thành kính, trang nghiêm.
Người Xơ Đăng chưa có những khái niệm về thế giới bên kia như siêu linh, hồn ma.
Thần lớn nhất của họ là ông trời, thường được nhắc nhở trong các bài cúng. Thần sấm
sét là thần đáng kính và đáng sợ nhất, trú ngụ trên các quả núi cao trong vùng và cũng
chính là thần núi. Thần núi thường được gọi là torang, có hình thù to lớn, khỏe mạnh,
dũng cảm, tài ba, tay cầm chiếc rìu bằng đá, và là thần đỡ đầu của dân làng.
Thần được quý trọng là thần lúa với tên gọi Yàng xri với hình thù một bà già
không đẹp nhưng thương người. Thần lúa đóng vai trò quan trọng nhất trong đời
sống, đồng bào Xơ Đăng nơi đây có tục ăn mừng lúa mới với nghi thức rước hồn
lúa diễn ra khá long trọng.
* Theo một số người già Xơ Đăng lớn tuổi ở làng Măng Tó (thôn 2), xã Trà
Cang, huyện Nam Trà My cho biết: Từ xa xưa, bắt đầu từ trong đời sống tâm linh,
người Xơ Đăng luôn có một lòng tin tuyệt đối vào thần Lửa - vị thần hiện thân cho
sự may mắn phù hộ con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thần Lửa có một
vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và cả những ngày lễ hội của gia đình
như: Lễ thổi tai, lễ cúng lúa mới... Theo phong tục cổ truyền, người Xơ Đăng
36
thường tổ chức lễ lấy lửa trong lễ hội máng nước vào mùa Xuân. Tại buổi lễ, già
làng giết gà, heo hoặc dê hiến tế, dùng máu con vật hiến sinh bôi lên những bó đuốc
và cọ hai thanh tre vào nhau để phát ra ngọn lửa. Mỗi gia đình người Xơ Đăng bao
giờ cũng cử 1 người đi rước thần Lửa từ nhà Rông về nhà mình, trang trọng châm
vào bếp lửa gia đình (xem phụ lục ảnh số II).
* Người Xơ Đăng còn có tục thờ Tượng cổng làng (theo tiếng Xơ Đăng là tiên
lây) Tượng được làm từ một thân cây rừng, thể hiện một nhân vật không có chân, đôi
tay được làm bằng tre gắn vào thân cây dớn. Gương mặt những pho tượng khá dữ tợn,
mắt trợn tròn, miệng nhe răng, một tay cầm gươm, một tay cầm chiếc khiên tre gây ấn
tượng mạnh.
Tượng cổng làng không chỉ được xem như một vị thần bảo vệ làng, chống lại
các thế lực tà ma quấy nhiễu dân làng mà còn biểu tượng cho sức mạnh của làng.
* Người Xơ Đăng có lễ mừng nhà rông mới thường diễn ra trong 3 ngày. Từ
sáng sớm, già làng cùng dân làng đứng dưới chân cầu thang. Già làng đọc lời khấn
mời ông bà tổ tiên, mời các vị thần Đất, thần Nước, thần Rừng…, về dự mừng nhà
Rông mới cùng dân làng. Sau tiếng hú của già làng, chiêng trống nổi lên, tiết tấu
nhanh, mạnh mẽ, sôi động cho đến đủ 7 lần, 5 lượt. Hôm sau, người dân trong làng
đều mang lễ vật đến nhà Rông. Trong ngày này, mọi người mới chính thức chỉnh
sửa, trang trí chiêng trống bằng những sợi dây rừng đập dập thành tua , tô vẽ thêm
các màu đỏ, đen trông rất đẹp mắt. Ngày cuối cùng, từ sáng sớm, dân làng tụ tập lại
ở nhà Rông. Họ bắt đầu đưa toàn bộ số súc vật hiến tế lên một ngọn đồi cao để tổ
chức hội bắn. Đêm đến, mọi người đánh một hồi trống 9 lần, 7 lượt, sau đó già làng
khấn dâng toàn bộ số lễ vật lên các vị thần linh và cắt toàn bộ các dây treo trống,
chiêng. Lúc này, mọi người đồng loạt lật đứng những chiếc trống vừa đánh, vừa
nhún nhảy, các thiếu nữ vừa xoang, vừa mời rượu tất cả mọi người, dàn ching
goong (chiêng hội) tham gia tiết tấu những bài vui, bài hội rộn rã, các hộ gia đình
mời khách uống ché rượu của gia đình mình
- Lễ hội:
* Lễ mừng lúa mới (Mừng cơm mới) là lễ hội quan trọng và lớn nhất trong
37
năm của đồng bào Xơ Đăng. Lễ mừng lúa mới diễn ra thường sau mùa thu hoạch
vào đầu năm mới của năm Dương lịch. Sau một mùa vụ dù được vụ hay mất mùa
thì đồng bào cũng tổ chức Lễ mừng lúa mới nhằm tạ ơn Thần linh. Lễ mừng lúa
mới thường được tổ chức với nhiều lễ thức linh thiêng để cúng khấn thần linh và
các hoạt động múa hát làm cho không khí của ngày hội mang nhiều ý nghĩa văn hóa
tâm linh (xem phụ lục ảnh số II).
Trước đây, Lễ mừng lúa mới của người Xơ Đăng chỉ diễn ra trong phạm vi
gia đình những ngày nay đã trở thành lễ hội chung của cả cộng đồng. Ngày lễ, các
gia đình sẽ mang lễ vật ra Nhà rông để cùng già làng làm lễ cúng và mời Thần linh
về ăn cơm mới. Lễ vật để cúng cho Thần linh bao giờ cũng có thịt heo, cơm nấu từ
gạo của vụ mùa vừa kết thúc. Đầu heo để cúng Trời đất phải chọn từ con heo ngon
nhất và mâm lễ vật không thể thiếu thịt chuột đồng. Theo các người già ở xã Trà
Cang, huyện Nam Trà My trong buổi lễ ai cũng phải ăn thịt chuột để con chuột
không còn để đi phá hoại mùa màng.
Tại Lễ mừng lúa mới, Già làng báo cáo với trời đất, thần linh về việc sản
xuất nông nghiệp của bà con trong buôn làng cùng những đồ lễ mà bà con làm ra
như cơm, thịt gà, thịt heo… Đồng thời cầu xin trời đất và thần linh giúp cho vụ mùa
sau được mưa thuận gió hòa, cây trồng không bị dịch bệnh hay bị thú rừng phá hoại
để mọi người có cuộc sống ấm no.
Sau lễ cúng, toàn bộ người dân tụ hội tại nhà rông để cùng nhau ăn bát cơm
gạo mới, cùng uống những ché rượu cần ngon nhất. Cùng lúc đó, dàn chinh
goong (cồng chiêng), đàn klong put bắt đầu nổi lên vang động núi rừng để đón chào
một vụ mùa bội thu mới.
Trong hai, ba ngày lễ hội, núi rừng Tây Nguyên luôn rộn ràng tiếng cồng
chiêng, tiếng hát cùng những trò chơi gian đặc sắc như: diễn tấu cồng chiêng mừng lễ
hội, thi cặp đôi trang phục đẹp, tổ chức các trò chơi mang đậm nét văn hóa dân gian
truyền thống của dân tộc bản địa như: giã gạo nhanh, kéo co, đi cà keo… Dịp này cộng
đồng bà con dân tộc Xơ Đăng gặp mặt, ghi nhớ, diễn lại những phong tục tập quán
truyền thống của dân tộc mình, khôi phục và duy trì những nét đẹp văn hóa vốn có.
38
* Bên cạnh lễ hội mừng lúa mới người Xơ Đăng ở Quảng Nam còn có lễ hội
độc đáo Peng Chu-Pi. Đây là Lễ hội hiến tế, giết dê, heo cúng các thần linh, Yàng,
ông bà, tổ tiên, ma tốt….
Để tiến hành Lễ hội, trước đó một tuần, các già làng gặp mặt tại nhà Rông,
họ cho người làm một con gà để cúng qua đó thông báo cho Yàng, thần linh, ông bà,
tổ tiên, ma tốt… biết cộng đồng làm lễ Peng Chu-pi. Tại đây, 6 thanh niên khỏe
mạnh và một người lớn tuổi sẽ được phân công vào rừng tìm cây về làm cây nêu.
Khi chân trời hé lộ tia ánh nắng đầu tiên, mọi người lần lượt tụ tập đến trước nhà
Rông, các thanh niên chuẩn bị sẵn dàn trống, chiêng. Khi các vị khách mời đã tập
hợp đông đủ tại nhà rồng, các thanh niên làm một con gà trống tơ chưa đạp mái,
đem đến Yàng làm một bàn thờ cạnh cây Pa-geng và tiến hành các nghi lễ trồng cây
nêu. Già làng lấy huyết gà bôi lên cây Pa-geng như báo với các thần linh, Yàng,
ông bà, tổ tiên, Ma tốt… rằng, lễ Peng Chu-Pi bắt đầu (xem phục lục ảnh số II).
Các thanh niên khỏe mạnh trong làng lấy cung tên bắn vào heo, dê nhiều mũi
tên. Sau đó, đầu heo, dê được cắt ra đem treo ở nhà Rông chờ ngày hôm sau. Phần
tim, gan đem nướng để cúng Yàng. Thịt được làm sạch, chế biến, được cúng cùng
với rượu để mời Thần trời ăn trước (Pay Chim Yang). Sau các nghi lễ, khách mời,
dân làng cùng nhau tụ tập hết về nhà rông cùng nhảy múa, ăn uống, hát hò cùng các
điệu trống, tiếng chiêng.
Lễ Peng Chu - Pi từ lâu đã ăn sâu vào cuộc sống và tiềm thức của cộng đồng
dân tộc Xơ Đăng. Nét văn hoá cổ truyền, độc đáo này luôn được người Xơ Đăng
gìn giữ và trân trọng.
* Lễ cúng máng nước: Cũng xuất phát từ yếu tố tín ngưỡng linh thiêng của
giọt nước nên trong văn hóa của người Xơ Đăng từ xa xưa đến nay luôn thực hiện
nghi lễ “Cúng máng nước (kneang tra). Theo đồng bào Xơ Đăng cho biết, ý nghĩa
của nghi lễ này là nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong cho sông nhiều nước, suối đừng
cạn để con người mạnh khỏe, vật nuôi sinh trưởng đầy đàn, mùa màng bội thu, gắn
kết với tình đoàn kết cộng đồng. Hằng năm nghi lễ cúng máng nước được người Xơ
Đăng tiến hành 02 lần trước khi “ăn lúa mới” và trước khi bắt đầu vụ mùa mới
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh nataliej4
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngPham Van Tam
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIHuynh ICT
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG nataliej4
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộHoàng Mai
 
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxĐề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxTuanPham84308
 
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH.pdf
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH.pdfBÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH.pdf
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH.pdfNuioKila
 

What's hot (20)

Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOTLuận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
 
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
 
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
 
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAYTín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà NộiLuận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
 
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tửLuận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
 
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxĐề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
 
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều LýĐề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
 
Luận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAY
Luận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAYLuận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAY
Luận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAY
 
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng GiaĐề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
 
Luận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên Quang
Luận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên QuangLuận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên Quang
Luận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên Quang
 
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH.pdf
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH.pdfBÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH.pdf
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH.pdf
 
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCMĐề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
 

Similar to Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nayĐời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nayVy Tieu
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá Luanvantot.com 0934.573.149
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămThanh Hải
 
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...nataliej4
 
LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG...
LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA  QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO  Ở ĐỒNG BẰNG...LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA  QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO  Ở ĐỒNG BẰNG...
LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG...OnTimeVitThu
 
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...jackjohn45
 
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộHội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
 
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nayĐời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội An
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội AnLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội An
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội An
 
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn LaLuận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
 
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
 
Đề tài: Quản lí lễ hội đình làng Ngọc Tân tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lí lễ hội đình làng Ngọc Tân tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đĐề tài: Quản lí lễ hội đình làng Ngọc Tân tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lí lễ hội đình làng Ngọc Tân tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đ
 
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
 
Chăm phồn thực
Chăm phồn thựcChăm phồn thực
Chăm phồn thực
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
 
Luận văn: Quản lý về di tích lịch sử văn hóa tại Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Quản lý về di tích lịch sử văn hóa tại Đắk Lắk, HOTLuận văn: Quản lý về di tích lịch sử văn hóa tại Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Quản lý về di tích lịch sử văn hóa tại Đắk Lắk, HOT
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh LongLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
 
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia Hán Nôm công giáo, 9đ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia Hán Nôm công giáo, 9đHội nhập văn hóa qua một số văn bia Hán Nôm công giáo, 9đ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia Hán Nôm công giáo, 9đ
 
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
 
LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG...
LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA  QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO  Ở ĐỒNG BẰNG...LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA  QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO  Ở ĐỒNG BẰNG...
LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG...
 
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộHội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia hán nôm công giáo ở đồng bằng Bắc bộ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (20)

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HOÀNG NGUYÊN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI – 2018
  • 2. 2 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HOÀNG NGUYÊN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 834.04.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ SONG HÀ HÀ NỘI – 2018
  • 3. 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam luôn tuân thủ định hướng lớn là: tôn trọng sự đa dạng văn hóa, bảo vệ và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng tinh thần và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, trong đó có mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ: “Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc. Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa, văn nghệ, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa với phát triển du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị văn hóa trong công chúng” [7]. Trong suốt chiều dài lịch sử, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số luôn là di sản quý giá; góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất của nền văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ cấp thiết để phát triển bền vững đất nước. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và giao lưu văn hóa với thế giới, cùng với việc mở cửa hội nhập quốc tế, bên cạnh những mặt tích cực thì hàng ngày, hàng giờ văn hóa truyền thống đang bị tác động mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố. Do vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là nhiệm vụ quan trọng vừa mang tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược lâu dài. Đối với tỉnh Quảng Nam, một địa phương có nền văn hóa khá phong phú, đa dạng, là nơi có nhiều dân tộc thiểu số cư trú thì việc bảo tồn và phát huy giá trị văn
  • 4. 4 hóa truyền thống đang được các cấp ủy Đảng, Chính quyền đặc biệt quan tâm. Xơ Đăng là một trong số các tộc người thiểu số đang sinh sống ở tỉnh Quảng Nam, có dân số đứng thứ ba, sau người Kinh và Cơ Tu. Người Xơ Đăng có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, chứa đựng nhiều nhân văn và sâu sắc. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của các tộc người nói chung, người Xơ Đăng nói riêng khiến cho nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của tộc người này đã và đang có nhiều nguy cơ mai một, đánh mất bản sắc riêng của mình. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu, lựa chọn để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng trong bối cảnh đổi mới, hội nhập hiện nay đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, phân tích các yếu tố tác động đến chính sách bảo tồn, phát huy văn hóa của người Xơ Đăng, đề xuất các giải pháp đổi mới, hoàn thiện chính sách, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam” làm Luận văn cao học chuyên ngành Chính sách công của mình với mong muốn thực hiện có hiệu quả hơn nữa chính sách bảo tồn, phát huy văn hóa của người Xơ Đăng trong công cuộc xây dựng và phát triển địa phương hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số nói chung Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các tộc người ở Việt Nam từ lâu đã được các nhà nghiên cứu quan tâm chú ý. Vì thế đã có nhiều công trình đã được công bố liên quan đến vấn đề này. Chẳng hạn như tác giả Hoàng Vinh, năm 1997 đã xuất bản cuốn sách “Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc”. Cuốn sách này có thể được coi là một công trình nghiên cứu mang tính lý luận về giá trị văn hóa dân tộc khi tác giả đã đề cập khá chi tiết, cụ thể các quan niệm của các tác giả nước ngoài và Việt Nam về giá trị văn hóa. Đặc biệt, cuốn “Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam”, xuất bản năm 1996 của Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, nhóm tác giả phân tích các giá trị văn hóa đặc sắc của các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam, qua đó
  • 5. 5 nhấn mạnh việc bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa chiến lược cần phải tiếp tục thực hiện thường xuyên và lâu dài. Trên cơ sở dựa vào lý luận phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cuốn “Văn hóa các dân tộc Việt Nam thống nhất mà đa dạng” của tác giả Nông Quốc Chấn, Huỳnh Khái Vinh (xuất bản năm 2002, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia) là sự tiếp cận có hệ thống của các nhà nghiên cứu trên nhiều góc độ: văn hóa, lịch sử và dân tộc học nhằm hướng tới sự tương tác biện chứng giữa sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, cuốn “Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người” của tác giả Nguyễn Từ Chi (2003), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội ấn hành lấy đối tượng nghiên cứu là văn hóa và tộc người ở Việt Nam. Dưới góc nhìn văn hóa, bằng cách tiếp cận nhiều chiều, với những cách lý giải khác nhau, tác giả giúp người đọc hiểu thêm về những sự kiện, hiện tượng dân tộc học của Việt Nam. Cuốn sách có thể được coi như là một trong những tác phẩm có cách tiếp cận sâu sắc và tỉ mỉ các vấn đề tộc người từ nhiều góc độ. Bài viết “Một số vấn đề bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của các dân tộc hiện nay” của tác giả Nguyễn Văn Huy được đăng trên Tạp chí Cộng Sản số 20 năm 2003 đề cập khá chi tiết và cụ thể công tác bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc ở nước ta thời gian qua. Tác giả Đặng Nghiêm Vạn trong cuốn “Cộng đồng Quốc gia dân tộc Việt Nam” xuất bản năm 2003 của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đem đến người đọc một số vấn đề lý luận về cộng đồng quốc gia dân tộc và cộng đồng tộc người; đồng thời giới thiệu sự tiến triển và đặc điểm của cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam và của các tộc người cấu thành. Cuốn “Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam” (2006) và “Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập” (2010) của tác giả Ngô Đức Thịnh có thể xem là một đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp nghiên cứu và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • 6. 6 Bên cạnh đó, còn có nhiều công trình nghiên cứu văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam. Những nghiên cứu trên góp phần cung cấp cơ sở lý thuyết, thực tiễn trong quá trình thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong quá trình Đổi mới và hội nhập. 2.2. Công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc Xơ đăng Về văn hóa của người Xơ Đăng cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, hàng chục đầu sách, nhiều bài viết nghiên cứu ở những góc độ và phạm vi khác nhau, chẳng hạn như Cuốn “Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương” của Bambo (tạp chí France - Asie số 40 - 50 năm 1950) được Nguyên Ngọc dịch ra tiếng Việt vào năm 2003, trong đó có đề cập đến người Xơ Đăng. Hay như năm 1966, Bộ Quân lực Hoa Kỳ đã công bố cuốn sách “Những nhóm thiểu số ở Cộng hòa miền Nam Việt Nam”. Cuốn sách này đã nghiên cứu tổng thể các tộc người sinh sống ở Tây Nguyên, trong đó người Xơ Đăng đã được miêu tả nhiều ở khía cạnh về lịch sử tộc người, quá trình định cư, chăm sóc sức khỏe, tổ chức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng. Năm 1970 cuốn sách Đồng bào các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam của Nguyễn Trắc Di và năm 1974 cuốn sách Cao nguyên miền Thượng của tác giả Toan Ánh - Cửu Long Giang đã được ra mắt độc giả. Hai cuốn sách này cũng đã mô tả khá chi tiết về địa bàn cư trú, lối sống và phong tục tập quán của người Xơ Đăng. Tác giả Đặng Nghiêm Vạn cũng rất quan tâm nghiên cứu về người Xơ Đăng, cụ thể trong các tác phẩm: Các dân tộc ở Gia Lai, Kon Tum (1981) và Người Xơ Đăng ở Việt Nam (1998) … đã được tác giả miêu tả khá sinh động về nhiều vấn đề trong văn hóa của tộc người Xơ Đăng, đặc biệt là giá trị văn hóa tinh thần, các nghi lễ được người Xơ Đăng thực hành. Cuốn sách Nghi lễ vòng đời của người Xơ Đăng của tác giả Phan Văn Hoàng (2009), Lễ hội Tây Nguyên của Trần Phong (2008), Nhà rông Tây Nguyên của Nguyễn Văn Kự, Lưu Hùng (2007), Văn hóa ẩm thực của người Xơ Đăng của Nguyễn Thị Hòa (2016) đã khái quát khá đầy đủ và chi tiết về “Bức tranh văn hóa” của tộc người Xơ Đăng ở Việt Nam. Đây được coi là nguồn tư liệu có giá trị giúp
  • 7. 7 cho người đọc, những nhà nghiên cứu văn hóa, quản lý văn hóa, các nhà nghiên cứu dân tộc học, nhân học và chính quyền địa phương có được cái nhìn cụ thể đối với tộc người này. Gần đây, nhóm tác giả của Viện Dân tộc học đã công bố cuốn sách “Các dân tộc ở Việt Nam – tập 3 – Nhóm ngôn ngữ Môn Khơ me” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2017) đã khái quát khá cụ thể các đặc điểm văn hóa, xã hội, kinh tế của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ me, trong đó có người Xơ Đăng. Trong đó, nội dung các đặc trưng văn hóa truyền thống của người Xơ Đăng đã được nhóm tác giả đề cập khá chi tiết. Cùng với đó là quá trình biến đổi, tiếp biến và giao thoa văn hóa của tộc người cũng đang diễn ra mạnh mẽ để phù hợp với phát triển của xã hội. Vì vậy cuốn sách có giá trị to lớn trong việc nhìn nhận các giá trị văn hóa mang tính đặc trưng của tộc người này để từ đó lựa chọn và phát huy. Không chỉ dừng lại ở nội dung sách, người Xơ Đăng trong những năm gần đây còn được nghiên cứu sâu, dưới góc độ của luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và nhiều bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, chẳng hạn như: Nhà rông của người Xơ Đăng ở huyện Đắk Tô, Tỉnh Kon Tum, của tác giả Rơ đăm Bích Ngọc, luận án Tiến sĩ Văn hóa Dân gian, 2015; Nghi lễ cộng đồng của người Xơ Teng (một nhóm người của tộc người Xơ Đăng) ở huyện Tumơrông, Tỉnh Kon Tum, của tác giả A Tuấn, luận án Tiến sĩ Văn hóa Dân gian, 2015. Tác giả Phạm Thị Trung với các bài viết: Tín ngưỡng linh hồn của người Xơ Tăng (2010); Xu hướng biến đổi các yếu tố tác động biến đổi trong thực hành nghi lễ truyền thống của người Xơ Teng xã Tumơrông, huyện Tumơrông, tỉnh Kon Tum, (2017); Biến đổi trong thực hành các nghi lễ truyền thống của người Xơ Teng ở xã Tumơrông, huyện Tumơrông, tỉnh Kon Tum (2017); Phát huy vai trò của phụ nữ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống (2016). Đây là những tác phẩm, công trình nghiên cứu những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa của người dân tộc Xơ Đăng ở nước ta.
  • 8. 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn làm rõ những nét đặc trưng giá trị văn hóa của dân tộc Xơ Đăng ở tỉnh Quảng Nam; làm rõ các chính sách bảo tồn các giá trị văn hóa đã được thực hiện đối với người Xơ Đăng, từ đó đề xuất một số giải pháp trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển của tộc người, của địa phương trong đổi mới, hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách công trong lĩnh vực văn hóa làm nền tảng lý luận để nghiên cứu chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam. - Hệ thống hóa, làm rõ các đặc điểm và giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng tỉnh Quảng Nam. - Phân tích thực trạng văn hóa dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam; đánh giá tình hình thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Xơ Đăng các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến nay để qua đó nêu lên những vấn đề tích cực, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách. Thời điểm nghiên cứu được tác giả chọn mốc từ năm 2010 đến nay là vì: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa chính thức có hiệu lực kể
  • 9. 9 từ ngày 01/01/2010. Thời gian này, tỉnh Quảng Nam đã tập trung nhiều nguồn lực để thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX, XXI đã đề ra. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số khá rộng, trong khi Quảng Nam là tỉnh có bề dày lịch sử lâu đời với những giá trị văn hóa phong phú, đa dạng của nhiều tộc người khác nhau; do đó, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, luận văn xin được giới hạn nội dung nghiên cứu về tình hình thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam. Để làm rõ được vấn đề nghiên cứu, tác giả luận văn tập trung khảo sát tư liệu ở các địa bàn có dân tộc Xơ Đăng sinh sống, bao gồm 03 xã huyện Nam Trà My, 02 xã huyện Phước Sơn, 02 xã huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn sẽ được tiếp cận theo hướng hệ thống hóa lý luận việc thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam từ khâu hoạch định, xây dựng, thực thi đến đánh giá chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với sự tham gia của các chủ thể chính sách. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập nguồn tài liệu thứ cấp: Tập hợp và phân tích các nguồn tư liệu: Văn kiện, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, Bộ, Ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, sách báo, các báo cáo, tài liệu thống kê của Ban, ngành, đoàn thể; tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, vùng tộc người Xơ Đăng tỉnh Quảng Nam nói riêng. - Phương pháp điền dã, thực địa: Tiến hành đi cơ sở khảo sát thực tế tại huyện Nam Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam nơi có người Xơ Đăng sinh sống.
  • 10. 10 Để thực hiện luận văn này, tác giả đã thực hiện 04 cuộc điền dã tại thực địa, mỗi đợt 5 ngày và tổ chức phỏng vấn sâu cán bộ cấp huyện, xã và người dân địa phương với chủ đề là đời sống vật chất, tinh thần xã hội của người Xơ Đăng để có được các tư liệu cần thiết, giúp tác giả luận văn có cái nhìn đúng đắn, khách quan về quá trình thực hiện chính sách tại địa phương. - Phương pháp phân tích: Luận văn sẽ phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Trên cơ sở lý thuyết về thực hiện chính sách công, Luận văn sẽ nghiên cứu, nêu một số quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các Ban, ngành có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện cũng như hoạch định chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam được chia làm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của Việt Nam Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng tỉnh Quảng Nam Chương 3: Một số quan điểm và giải pháp tăng cường thực hiện Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng tỉnh Quảng Nam.
  • 11. 11 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Giá trị văn hóa Giá trị văn hoá được hiểu theo những ý nghĩa sau : - Giá trị cũng như tập quán, chuẩn mực, tri thức... đều là sản phẩm của quá trình tư duy, sản xuất tinh thần của con người, nó là yếu tố cốt lõi nhất của văn hoá. Giá trị, giá trị văn hoá là một hình thái của đời sống tinh thần, nó phản ánh và kết tinh đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của con người. - Giá trị văn hoá do con người trong mỗi xã hội sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, nhưng một khi hệ giá trị văn hoá đã hình thành thì nó lại có vai trò định hướng cho các mục tiêu, phương thức và hành động của con người trong các xã hội ấy. Cũng như văn hoá, giá trị được sản sinh từ các mối quan hệ con người với tự nhiên, với xã hội. - Giá trị văn hoá của mỗi cộng đồng (tộc người, quốc gia...) bao giờ cũng tạo nên một hệ thống, với ý nghĩa là các giá trị ấy nảy sinh, tồn tại trong sự liên hệ, tác động hữu cơ với nhau. Hệ giá trị mang tính chất tương đối. Để đánh giá tính giá trị hay phi giá trị, giá trị cao hay thấp thì phải đặt nó trong toạ độ về mặt không gian, thời gian và chủ thể văn hoá 1.1.2. Giá trị văn hóa truyền thống Trong quá trình hình thành và phát triển mình, mỗi dân tộc đều sáng tạo ra nền văn hóa, trong đó có các giá trị văn hóa. Các giá trị văn hóa này được lưu truyền trong xã hội qua các thời kỳ lịch sử và trở thành các giá trị văn hóa truyền thống. Giá trị văn hóa truyền thống chính là những tư tưởng, biểu tượng, giá trị và chuẩn mực xã hội hóa, những tác phẩm văn hóa được cộng đồng tin tưởng và mong muốn gìn giữ, truyền đạt và noi theo.
  • 12. 12 Nói đến những giá trị văn hóa truyền thống là nói đến những giá trị tốt đẹp, tiêu biểu cho một nền văn hóa được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, nói đến những giá trị văn hóa truyền thống cũng là nói đến những giá trị văn hóa được hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước của mỗi dân tộc, nó có tính “di truyền xã hội”. Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc không phải là cái có sẵn từ khi dân tộc hình thành mà nó được các thế hệ nối tiếp nhau làm nên. Các giá trị này biến đổi tùy điều kiện tác động đến nó. Nhưng nếu giá trị văn hóa truyền thống biến đổi cơ bản về chất thì nó sẽ không còn là truyền thống. Nói đến giá trị văn hóa là nói đến là nói đến cái lâu dài, trải qua nhiều thời gian thử thách mà cốt lõi bản chất của nó luôn được giữ vững. Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị ổn định, tốt đẹp, tiêu biểu cho dân tộc, tạo nên bản sắc cho dân tộc đó. Chính vì thế, giá trị văn hóa truyền thống luôn có tính bền vững, trở thành những nguyên lý đạo đức lớn để dân tộc đó phải dựa vào để liên kết xã hội, tạo nên sức mạnh nhằm bảo vệ và xây dựng đất nước vì sự tiến bộ của con người và xã hội. 1.1.3. Bảo tồn và phát huy Có thể hiểu bảo tồn là các nỗ lực nhằm bảo vệ và gìn giữ sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó. Hiện nay, trên thế giới có 02 quan điểm về bảo tồn là: Bảo tồn nguyên vẹn và bảo tồn trên cơ sở kế thừa. Bảo tồn nguyên vẹn có nghĩa là những sản phẩm của quá khứ nên được bảo vệ một cách nguyên vẹn, như nó vốn có, nên phục hồi nguyên gốc các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Bảo tồn trên cơ sở kế thừa có thể được hiểu là xem di sản như một ngành công nghiệp, do đó để quản lý di sản thì chúng ta cần phải có cách thức quản lý giống như quản lý của một ngành công nghiệp văn hóa. Phát huy có nghĩa là cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm. Cũng còn có ý nghĩa là những hành động nhằm đưa di sản văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, phát triển theo chiều hướng tiến bộ, mang lại những lợi ích vật chất và
  • 13. 13 tinh thần cho con người, là nguồn nội lực, tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, thể hiện tính mục tiêu của văn hóa đối với sự phát triển xã hội. Có thể nhận xét rằng, giữa bảo tồn và phát huy luôn có sự tương hỗ lẫn nhau và là hai mặt của hoạt động. Thông thường bảo tồn đi kèm với khai thác, phát huy giá trị của văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội. Phát huy có nghĩa là đưa các giá trị di sản để đưa giá trị văn hóa đến cộng đồng, tạo mọi điều kiện để cộng đồng phát triển mạnh mẽ hơn nữa trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội. Nhờ đó, thực hiện tốt hơn công tác bảo tồn di sản văn hóa. Để đảm bảo sự phát triển bền vững thì quan trọng nhất là giữa bảo tồn và phát huy cần tạo ra sự cân bằng hợp lý. 1.1.4. Bản sắc văn hóa Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ "bản sắc" thông thường dùng để chỉ tính chất, màu sắc riêng tạo thành phẩm chất đặc biệt của một sự vật, tức là nói tới sắc thái, đặc tính, đặc thù riêng của sự vật đó [27, tr.223]. Trong thực tế, nói đến "bản sắc" nghĩa là nói đến cái riêng, cái rất riêng của một sự vật để phân biệt sự vật đó với các sự vật khác trong thế giới khách quan. Bản sắc văn hóa là đặc trưng riêng, là những cái cốt lõi của một cộng đồng văn hóa trong quá trình lịch sử tồn tại và phát triển của mình, nhằm phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Bản sắc văn hóa tộc người được coi là những nét đẹp tinh hoa, đặc trưng riêng được chắt lọc từ trong cuộc sống của cộng đồng, được cộng đồng thừa nhận, là sự kết nối, gắn bó giữa con người với nhau, là tài sản vô giá của cộng đồng dân tộc, tộc người tạo nên sức mạnh tinh thần mang tính đặc thù khác với tộc người khác [11, tr.23]. Bản sắc văn hoá là yếu tố mang sức mạnh tinh thần dân tộc, giúp dân tộc vượt qua những thử thách của lịch sử, bởi vì “bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc đó, giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính nhất quán, tính thống nhất và tính duy nhất, so với bản
  • 14. 14 thân mình trong quá trình phát triển” [1, tr.77-78]. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã và đang được nhiều quốc gia dân tộc coi trọng. 1.1.5. Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Từ điển Bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau: "Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Nội dung, bản chất và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của quan điểm, đường lối, chủ trương, nhiệm vụ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa…" [26, tr.475]. Các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành những chính sách nhằm giải quyết những vấn đề mang tính cộng đồng thì được gọi là chính sách công. Khoa học chính sách nghiên cứu nhiều loại chính sách khác nhau, nhưng chú trọng nghiên cứu các chính sách công nhằm thực hiện đạt mục tiêu góp phần nâng cao hiệu lực của chính sách và khẳng định hiệu quả quản lí Nhà nước của chính sách đó. Là một bộ phận của chính sách công, chính sách văn hóa được UNESCO định nghĩa như sau: “Chính sách văn hóa là một tổng thể các nguyên tắc hoạt động quyết định các thực hành, các phương pháp quản lý hành chính và phương pháp ngân sách Nhà nước dùng làm cơ sở cho các hoạt động văn hóa” [18, tr.25]. Chính sách văn hóa là một phạm trù rộng, bao gồm nhiều bộ phận chính sách khác nhau gộp thành. Trong đó, chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đóng vai trò quan trọng, là tập hợp nhiều quyết định chính trị có nội dung liên quan nhằm lựa chọn, đề xuất các mục tiêu, công cụ và giải pháp để thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Chính sánh bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa được thực hiện trên cơ sở các chủ trương, đường lối Đảng và Nhà nước, từ Hiến pháp đến văn kiện các kỳ Đại hội Đảng, được cụ thể qua Nghị quyết các Hội nghị Trung ương Đảng, qua việc hoạch định chiến lược phát triển văn hóa qua các thời kỳ, khi Luật Di sản văn hóa được
  • 15. 15 thông qua và các Thông tư, Nghị định hướng dẫn Luật di sản văn hóa được các cơ quan có thẩm quyền ban hành. 1.1.6. Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Là một khâu hợp thành chu trình chính sách, thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa có vị trí rất quan trọng. Chu trình chính sách nếu khuyết thiếu công đoạn này thì sẽ bị đứt gãy, không thể tồn tại vì thực hiện chính sách có vai trò trung tâm, kết nối các bước trong chu trình chính sách thành một hệ thống hoàn chỉnh. Tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa để từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung. Mục tiêu của chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa có liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Thực tế, trong quá trình thực hiện chính sách này cho thấy muốn đạt được mục tiêu của chính sách thì phải thông qua việc thực hiện chính sách, và các mục tiêu của chính sách thì cần phải có quan hệ với nhau và ảnh hưởng đến các mục tiêu chung. Thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa còn để khẳng định được tính đúng đắn, tính hợp lý của chính sách. Chính sách này khi triển khai rộng rãi sẽ tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, và khi chính sách được xã hội chấp nhận thì cho thấy tính xác thực, tính đúng đắn của chính sách. Như chúng ta đều biết chính sách là do sự góp sức của một tập thể và do tập thể đó hoạch định mà nên. Tuy vậy trong quá trình hoạch định chính sách chúng ta cũng không tránh khỏi những ý kiến, những góp ý mang tính chất chủ quan, điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả chung trong quá trình thực hiện chính sách. Do vậy, khi chính sách được thực thi thì những người hoạch định chính sách cần nghiên cứu, xem xét và rút kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, thực hiện chỉnh sửa để chính sách ngày một đúng đắn, hoàn thiện hơn. 1.2. Vai trò của chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nhằm đề ra các hướng đi, giải pháp kết hợp hài hòa giữa chính sách phát triển văn hóa với các chính sách phát
  • 16. 16 triển kinh tế, xã hội, tài chính và du lịch. Bên cạnh đó, chính sách này còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng công tác quản lý, bảo tồn và gìn giữ các loại hình văn hóa truyền thống, các lễ hội dân gian. Đây là một trong những chính sách quan trọng có sự tác động mạnh mẽ, tích cực đến sự phát triển văn hóa nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung Chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa chú trọng đến việc đãi ngộ xứng đáng cho người làm công tác nghệ thuật, nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hóa truyền thống, phát huy nội lực sẵn có, đồng thời thu hút những tài năng trẻ trong việc đào tạo nguồn lực hoạt động văn hóa nghệ thuật sau này. Chính sách này còn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng giao lưu văn hóa, tiếp nhận, chọn lọc các nền văn hóa bên ngoài, góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng, phong phú, “hòa nhập” nhưng không “hòa tan”. Như vậy, chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện đạt mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ và tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ, thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. 1.3. Hệ thống chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa 1.3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngay sau khi giành được Chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến giữ gìn di sản văn hóa dân tộc. Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và công bố Sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam. Trong thời kỳ Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm đặc biệt đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 30 đã nhấn mạnh: Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế
  • 17. 17 thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hoá. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) bao quát ở tầm chiến lược những vấn đề rất cơ bản của sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong tư duy lý luận về văn hóa của Đảng, đề cập cụ thể đến những nhiệm vụ và phương hướng phát triển nền văn hóa Việt Nam. Luật Di sản văn hóa ra đời năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 là cơ sở pháp lý cao nhất nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam. Để cụ thể hóa thực hiện Luật Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nghiên cứu, tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010, trong đó quy định chi tiết thi hành Luật di sản văn hóa được sửa đổi bổ sung năm 2009. Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TƯ ngày 09/6/2014 “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã đề ra những quan điểm, định hướng chiến lược của Đảng ta về văn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Trong các kỳ Đại hội Đảng lần thứ VI, VII. VIII, IX, XI đến Đại hội XII gần đây nhất, nội dung xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ngày càng được Đảng và Nhà nước chú trọng hơn bao giờ hết. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (Năm 2016) của Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế. Vấn đề bảo tồn, phát huy cácgiá trị văn hóa truyền thống dân tộc, đồng thời với đó là sáng tạo ra các giá trị mới luôn được chú ý quan tâm hàng đầu. Văn kiện Đại hội Đảng khẳng định: Tập trung huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá
  • 18. 18 trị văn hóa truyền thống dân tộc. Khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc. Các giải pháp được nêu rõ: xây dựng cơ chế giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa với phát triển kinh tế xã hội. Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, chăm lo đội ngũ văn nghệ sĩ và các Hội văn học, nghệ thuật [7]. 1.3.2. Chính sách của Nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số Trong bối cảnh Đổi mới và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, nguy cơ đồng hóa, mai một, thậm chí là mất bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số hiện hữu hơn bao giờ hết. Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, Chính phủ đã ban hành các chính sách về bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số, cụ thể như: Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi bổ sung năm 2009); Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” và nhiều quy định cụ thể nhằm bảo tồn, phát huy tốt hơn nữa các giá trị văn hóa, ghi nhận, đề cao, tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống, quan tâm đến công tác đầu tư để công tác bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thực hiện có hiệu quả hơn. Cùng với các chính sách trên, trong những năm gần đây, các chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số của Chính phủ được thông qua nhiều đề án phát triển chung hay cho từng vùng, từng dân tộc cụ thể. Đặc biệt, trong Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện từ năm 1995 đến nay của Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định ba mục tiêu trong số các mục tiêu của Chương trình là đầu tư nghiên cứu điều tra, tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể, đầu tư bảo tồn các làng bản và phục hồi lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số. Mục tiêu của chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thiểu số nói chung và văn hóa phi vật thể của dân tộc thiểu số nói riêng đã xác định rõ và đầy đủ trong Quyết định 124/2003 của Thủ tướng Chính phủ: Bảo tồn và kế thừa có chọn lọc, phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống, xây dựng và phát triển những
  • 19. 19 giá trị mới về văn hóa, nghệ thuật của dân tộc thiểu số, phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ những người sáng tác văn học, nghệ thuật là người các dân tộc thiểu số; tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa nghệ thuật, bảo tồn và phát huy các nghề thủ công truyền thống; phát triển các hoạt động văn hóa, nghệ thuật lành mạnh; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao dân trí, xóa bỏ tập tục lạc hậu, góp phần phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo. Trong Chương trình mục tiêu Quốc gia 2001-2005, vấn đề “Bảo tồn di sản văn hóa tiêu biểu và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” đã được đặt ra, với tổng kinh phí 1.600 tỷ đồng đã sưu tầm, khai thác và lưu giữ, in ấn, giới thiệu rộng rãi các di sản đặc sắc của văn hóa các tộc người ở Việt Nam với mục đích bảo lưu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của tộc người trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Trong những năm gần đây đã có những đánh giá sâu sắc hơn, tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hóa của tộc người thiểu số được thể hiện qua việc Nhà nước đầu tư nhiều dự án điều tra, bảo quản và biên dịch sử thi Tây Nguyên từ năm 2001-2007, sưu tầm và công bố hàng trăm tác phẩm sử thi của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên. Cùng với đó, Nhà nước đã tổ chức sưu tầm, bảo tồn và khai thác di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên rộng khắp ở 5 tỉnh Tây Nguyên và các vùng phụ cận, đề xuất và được UNESCO công nhận văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa của nhân loại. Trong nhiều năm qua, Chính phủ từng bước cụ thể hóa các chủ trương của Đảng qua các kỳ Đại hội thành các chính sách ưu tiên phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg ngày 03/12/199 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác văn hóa – thông tin ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã nêu rõ: “Coi trọng, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số”; Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020; Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
  • 20. 20 công tác dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “xây dựng nếp sống văn minh trong vùng dân tộc và miền núi”; Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về công tác dân tộc đã quan tâm đến việc “Hỗ trợ việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Chủ trương bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người thiểu số được thể hiện rõ nét trong quan điểm của Đảng và Nhà nước. Các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, XI, XII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàn bản sắc dân tộc là cơ sở quan trọng trong định hướng chính sách quản lý nhà nước về văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số. 1.4. Các bước thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Việc thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trải qua 07 bước sau: - Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống - Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống - Bước 3: Phân công, phối hợp thực hiện chính sách chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống - Bước 4: Duy trì chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống - Bước 5: Điều chỉnh chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống - Bước 6: Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống - Bước 7: Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
  • 21. 21 1.5. Các nhân tố tác động đến việc thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 1.5.1. Tính chất của vấn đề chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Tính chất của vấn đề chính sách là yếu tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực thi chính sách nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn. Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt trong xu thế đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa đang là vấn đề rất bức thiết, đòi hỏi các cấp, các ngành phải quan tâm đặc biệt. 1.5.2. Môi trường thực thi chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa truyền thống Với chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống thì môi trường ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách chính là các hoạt động kinh tế, chính trị, tình hình phát triển của xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường tự nhiên và quốc tế... Tất cả những môi trường này đều có những tác động tích cực và tiêu cực đến việc thực hiện chính sách. 1.5.3. Mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách thể hiện sự thống nhất hay không về lợi ích của các đối tượng trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách. Nếu lợi ích của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách không mâu thuẫn với nhau và với đối tượng thụ hưởng thì chính sách được triển khai thực hiện dễ dàng và ngược lại, lợi ích của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách mâu thuẫn với lợi ích của đối tượng thụ hưởng thì thực hiện chính sách sẽ khó khăn, thậm chí còn thất bại. 1.5.4. Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách được hiểu là thực lực và tiềm năng mà mỗi nhóm có được trong mối quan hệ so sánh với các nhóm đối tượng khác. Tiềm lực của nhóm lợi ích được thể hiện trên các phương diện chính trị, xã hội, kinh tế v.v... về cả quy mô và trình độ.
  • 22. 22 1.5.5. Đặc tính của đối tượng thực hiện chính sách Đặc tính của đối tượng thực hiện chính sách công nói chung, chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống nói riêng là những đặc điểm, tính chất đặc trưng mà các đối tượng có được từ bản tính cố hữu hoặc do môi trường sống tạo nên trong quá trình vận động mang tính lịch sử. Những đặc tính này thường liên quan đến tính tự giác, kỷ luật, tính sáng tạo, tính truyền thống, lòng quyết tâm… Đặc tính này gắn liền với mỗi đối tượng thực hiện chính sách nên các chủ thể tổ chức điều hành cần biết cách khơi gợi hay kiềm chế nó để có được kết quả tốt nhất cho quá trình tổ chức thực hiện chính sách. 1.5.6. Thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách Mỗi bước trong quy trình đều có vị trí, ý nghĩa và tác động nhất định đối với quá trình thực hiện chính sách. Trên thực tế, quy trình thực hiện chính sách được bắt đầu từ việc tuyên truyền vận động về chính sách và thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền vận động thực hiện tốt sẽ củng cố thêm lòng tin của người dân vào chính sách của nhà nước, tăng cường tính tự giác thực hiện chính sách của đối tượng thụ hưởng và quyết tâm chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia tổ chức thực hiện chính sách. Phân công phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức ở Trung ương, của các cấp chính quyền địa phương cũng có vai trò quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống .... 1.5.7. Năng lực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ công chức Với chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống thì năng lực thực hiện chính sách của cán bộ công chức là kiến thức, kỹ năng và thái độ của họ trong thực hiện. Để có thể thực hiện chính sách một cách hiệu quả, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chính sách phải nắm vững kiến thức chuyên môn, am hiểu mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng, quy mô, tầm quan trọng của chính sách đồng thời phải có kỹ năng tác nghiệp, phổ biến tuyên truyền chính sách, có tinh thần, thái độ trách nhiệm trong thực hiện chính sách.
  • 23. 23 1.5.8. Các điều kiện vật chất để thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Để quản lý được các hoạt động liên quan đến việc thực hiện chính sách nhà nước phải chú trọng đầu tư nguồn lực vật chất cả về số lượng và chất lượng. Các điều kiện vật chất ở đây được hiểu là hệ thống trang thiết bị, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm, nguồn tài chính phục vụ cho việc nghiên cứu. Đồng thời, nó cũng là chế độ tiền lương, thưởng, các ưu đãi đối với các chuyên gia nghiên cứu và đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp thực hiện chính sách. Những điều kiện về vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện chính sách, nó giúp cho thực hiện chính sách được thuận tiện nhanh chóng, giúp cho các nhà nghiên cứu có thể triển khai những ý tưởng sáng tạo của mình thành hiện thực, giúp cho đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chính sách cũng như nhà nghiên cứu yên tâm làm việc, tâm huyết với nhiệm vụ được giao góp phần đạt được mục tiêu đã đề ra của chính sách. 1.5.9. Nhận thức của cộng đồng chủ thể văn hóa truyền thống Trình độ hiểu biết và nhận thức của người dân có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi chính sách. Trình độ hiểu biết và nhận thức của người dân mà cao thì công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước tới người dân được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó, người dân trở thành một chủ thể thực hiện chính sách một cách chủ động, tự nguyện; qua đó nâng cao hiệu quả thực thi các mục tiêu, giải pháp của chính sách. 1.6. Ý nghĩa và yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống 1.6.1. Ý nghĩa của việc thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống - Biến chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống thành hiện thực: Chính sách là công cụ để thể chế hóa chủ trương, định hướng của Đảng. Do đó, thực hiện chính sách chính là quá trình biến những ý đồ, định hướng từ các loại văn bản hành chính thành các hành động cụ thể nhằm thực hiện đạt được các mục tiêu đã đề ra. Thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống chính là việc chuyển những ý tưởng, những định hướng của Đảng và Nhà nước thành
  • 24. 24 những hành động, những việc làm, những giải pháp cụ thể. Trên cơ sở đó có các phương pháp hợp lý để thực hiện tốt việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa đó. - Từng bước thực hiện đạt các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung: Mục tiêu chính sách có liên quan đến nhiều hoạt động trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Do đó, để cùng một lúc giải quyết được hết các vấn đề có liên quan là rất khó. Mục tiêu chính sách chỉ có thể đạt được bằng cách thực hiện đồng thời các mục tiêu chính sách có mối quan hệ quan hệ chặt chẽ với nhau, co sự ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến mục tiêu chung. - Khẳng định tính đúng đắn của chính sách: Chính sách chỉ thật sự có hiệu lực, hiệu quả khi được toàn xã hội thừa nhận và thực hiện, đặc biệt là sự thừa nhận của các đối tượng được thụ hưởng từ chính sách. - Giúp cho chính sách ngày càng hoàn chỉnh: Thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống là căn cứ xác thực nhất để có thể đánh giá tính hiệu quả, phù hợp và các tác động của chính sách trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Thông qua thực hiện chính sách ta có thể thấy rõ được những ưu điểm, hạn chế của chính sách hiện hành. Từ đó có những điều chỉnh để hoàn thiện chính sách nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc quản lý và phát triển đất nước. 1.6.2. Những yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống - Thực hiện đúng mục tiêu chính sách: Mỗi chính sách đều hướng đến mục tiêu nhất định. Mục tiêu của chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống là giữ gìn sự nguyên vẹn và đầy đủ của các giá trị văn hóa của dân tộc, không để mai một, tổn thất hoặc bị huỷ hoại. Việc thực hiện chính sách này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, trình độ dân trí, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho thế hệ trẻ; giới thiệu tinh hoa, nét đẹp, bản sắc, tinh túy văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế. Nếu mục tiêu này không được thực hiện coi như chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống không thành công, thực chất là không được thực hiện. - Đảm bảo tính hệ thống trong thực hiện chính sách: Hệ thống thực hiện
  • 25. 25 chính sách được quy định trong chủ trương của Đảng, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện của Nhà nước và bắt buộc mọi công chức khi triển khai thực hiện chính sách phải nghiêm chỉnh tuân theo, điều này được thể hiện rõ nhất ở sự phân cấp thực hiện giữa các cơ quan đơn vị với nhau, giữa cơ quan cấp trên và cơ quan cấp dưới, ở sự phối hợp trong công tác. Thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cần phải bảo đảm tính hệ thống, nghĩa là phải thực hiện đồng bộ và thống nhất các nhiệm vụ, các bước trong tổ chức thực hiện chính sách nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. - Đảm bảo tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong tổ chức thực hiện chính sách: Thực hiện chính sách theo đúng pháp luật, đúng nội dung văn bản quy định, đồng thời phải thực hiện một cách khoa học, hợp lý để chính sách phát huy hiệu quả của nó. Trong tổ chức thực hiện chính sách nếu đảm bảo yêu cầu về tính pháp lý, khoa học và hợp lý sẽ giúp nâng cao hiệu lực tổ chức thực hiện chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời còn củng cố niềm tin của các đối tượng được thụ hưởng chính sách đối với Nhà nước. - Đảm bảo lợi ích thực sự cho đối tượng thụ hưởng chính sách: Trong xã hội thường tồn tại nhiều nhóm lợi ích và nhà nước là người bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức. Thông thường, nhà nước thường sử dụng chính sách công nhằm bảo đảm về lợi ích cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách trong xã hội. Điều này sẽ góp phần củng cố sự tin tưởng của người dân vào các chính sách Nhà nước thông qua chính sách công. Có thể nói, để cho các đối tượng thụ hưởng chính sách có được những lợi ích thaath sự là yêu cầu quan trọng trong quá trình thực thi chính sách. Tiểu kết Chương 1 Tại Chương 1, trên cơ sở lý thuyết về chính sách công đã được học, luận văn đã tổng hợp những vấn đề lý luận chung về thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, làm rõ những khái niệm về dân tộc, tộc người, di sản văn hóa, giá trị văn hóa, văn hóa tộc người, vấn đề bảo tồn và phát
  • 26. 26 huy, bản sắc văn hóa …, nêu những quan điểm, hệ thống lại các chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống nói chung, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số nói riêng của Đảng và Nhà nước ta. Chương 1 cũng nêu các bước tổ chức thực hiện chính sách, những yêu cầu cơ bản, các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách, các phương pháp trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Văn hóa là sức mạnh nội sinh tiềm tàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững và là tài sản vô giá của dân tộc. Bởi vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng. Trong bất cứ giai đoạn nào. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, định hướng, xây dựng các chính sách về phát triển văn hóa, bảo tồn các di sản văn hóa phù hợp với tình hình thực tế, những lý luận về chính sách bảo tồn giá trị văn hóa cần phải được đầu tư, nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc hoạch định chính sách theo hướng lâu dài, hiệu quả để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Cơ sở lý luận nghiên cứu của Chương 1 này sẽ là tiền đề quan trọng để tác giả phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam.
  • 27. 27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, Quảng Nam có vị trí: phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Hiện nay, Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố, trong đó có 9 huyện miền núi và 9 huyện, thị xã, thành phố đồng bằng. Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển. Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 20 – 210 C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. 2.1.2. Đặc điểm dân số, dân cư, tộc người Tính đến hết năm 2012, dân số Quảng Nam là 1.435.629 người, với mật độ dân số trung bình là 139 người/km², có 34 tộc người cùng sinh sống trên địa bàn trong đó đông nhất là người Kinh (91.1%), người Cơ Tu (3.2%), người Xơ Đăng (2.7%), và người Gié Triêng (1.3%), 29 tộc người còn lại chỉ chiếm 0.9% dân số [6, tr.11]. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có khoảng 130.000 đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 8,93% tổng dân số; cư trú chủ yếu tại 71 xã/389 thôn/706 điểm dân cư thuộc 8 huyện miền núi phía Tây của tỉnh; gồm 04 thành phần dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme: Cơ tu, Xơ đăng, Cor và Giẻ - triêng. Dân tộc Cơ tu có 37.310 người, chiếm 3,2% sinh sống tại huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang và một phần ở huyện Đại Lộc; dân tộc Xơ Đăng có
  • 28. 28 37.900 người, chiếm 2,7% (gồm 03 nhóm địa phương là Xơ đăng, Ca dong và Mơ nâm), sinh sống tại các huyện: Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức; dân tộc Giẻ - Triêng có 4.546 người, chiếm 0,33% (gồm 03 nhóm địa phương là Bh’noong, Ve, Tà riềng), sinh sống tại các huyện Phước Sơn, Nam Giang; dân tộc Cor có 4.607 người, chiếm 0,33% sinh sống tại huyện Bắc Trà My, Núi Thành và một số ít ở các huyện Tiên Phước, Phú Ninh. Ngoài ra, còn có một số ít đồng bào dân tộc thiểu số từ phía Bắc di cư tự do, kết hôn... với số lượng khoảng 1.000 người, sinh sống ở một số huyện miền núi trong tỉnh. Theo các thống kê, dân tộc Xơ Đăng sinh sống tập trung ở các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Hiệp Đức và một số xã ở huyện Phước Sơn. Dân tộc Xơ Đăng thuộc ngữ hệ Môn Khơme (Ngữ hệ Nam Á), là tộc người hình thành từ nhiều nhóm địa phương khác nhau: Xơ teng, Mơ nâm, Ca dong; cư trú ở vùng núi cao quanh ngọn núi Ngọc Linh, tập trung ở các xã Trà Nam, Trà Linh và Trà Cang; trong đó cư tụ đông nhất là Trà Nam, địa bàn cực nam huyện Nam Trà My, nơi giáp ranh với tỉnh Kon Tum. Các nhà nghiên cứu cho biết, tộc danh Xơ Đăng chỉ mới xuất hiện từ thời thuộc Pháp và được sử dụng ngày càng phổ biến hơn trong vòng một trăm năm qua. Theo Bảng Danh mục các dân tộc ở Việt Nam được công bố năm 1979 thì dân tộc Xơ Đăng là tộc danh chính thức của một dân tộc thiểu số ở Việt Nam và là tên gọi chính thức được Đảng và Nhà nước công nhận. Xơ Đăng là một tộc người có lịch sử hình thành khá muộn và không thuần nhất về nhân chủng, bởi lẽ họ được hình thành từ những nhóm địa phương khác nhau cùng đến tụ cư trên một địa bàn. Thành phần ban đầu của nhóm Xơ Đăng chỉ có người Xơ teng, Mơ nâm. Nhóm Ca dong mới nhập thêm vào và tạo nên tộc người Xơ Đăng như ngày nay. Các nhóm địa phương trong cộng đồng Xơ Đăng có những nét chung nhất về ngôn ngữ, về nhân chủng và văn hóa. Nhưng mỗi nhóm có những sắc thái riêng do sự xáo động dân cư trong quá trình lịch sử hình thành: bộ phận Ca dong có nhiều biểu hiện đặc thù so với người Xơ Đăng nhưng nhóm người này không tự nhận mình là người Xơ đăng; trong khi đó, người Ca dong tại Kon Tum lại không có tình trạng này, họ chấp nhận mình chính là nhóm địa phương của
  • 29. 29 dân tộc này. Điều đó có thể được giải thích bởi vùng cư trú biệt lập, có địa hình hiểm trở của người Ca dong tại Quảng Nam, nhất là vùng Bắc Trà My. Nhóm Mơ nâm cư trú tại xã Trà Cang, Trà Linh thuộc huyện Nam Trà My, có dân số khoảng 5.000 người. Người Mơ nâm thạo nghề lúa nước/ruộng bậc thang giữa một cộng đồng vốn quen thuộc với kinh tế nương rẫy. Nhóm Xơ teng có dân số khoảng 2.500 người, cư trú phổ biến tại xã Trà Nam, huyện Nam Trà My. Cả hai nhóm Mơ nâm và Xơ teng có ý thức một cách mạnh mẽ thành phần tộc người của mình, tự nhận mình là một nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng. 2.1.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội Trong giai đoạn 2010-2015, tỉnh Quảng Nam đã có mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định; Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân gần 11,5%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 41,4 triệu đồng, vượt 6,4 triệu đồng so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XX đề ra. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 24,8 triệu đồng. Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân khoảng 15,2%/năm, trong đó, thu nội địa tăng bình quân 22%/năm, thu xuất nhập khẩu tăng bình quân 6,1%/năm [6, tr.27-28]. Về văn hóa – xã hội, Quảng Nam có kho tàng di sản văn hóa độc đáo, thể hiện sinh động những nét đặc trưng nhất của đất và người xứ Quảng. Quảng Nam có đủ các loại di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu từ các di chỉ khảo cổ thời đại đồ đá mới, thời đại đồ đồng, đặc biệt là văn hóa Sa huỳnh đến các di tích lịch sử điển hình và truyền thống cách mạng “trung dũng, kiên cường”. Đến nay, toàn tỉnh só 330 di tích cấp tỉnh, 61 di tích quốc gia được xếp hạng đặc biệt, Quảng Nam có 02 di sản văn hóa thế giới được công nhận vào năm 1999 là Khu di tích Mỹ Sơn và Khu đô thị cổ Hội An. Bên cạnh những di sản văn hóa vật thể, Quảng Nam còn có không ít di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, đó là các làng nghề thủ công truyền thống, các lễ hội dân gian và đặc biệt là tinh thần yêu nước, tinh thần hiếu học, tinh thần đoàn kết cộng đồng cư dân Quảng Nam từ miền đồng bằng ven biển đến trung du, miền núi.
  • 30. 30 2.1.4. Đặc điểm về giáo dục, y tế Mạng lưới giáo dục, đào tạo tỉnh Quảng Nam được mở rộng, quy mô và chất lượng được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Tính đến cuối năm 2016, tỉnh đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 18 huyện, thị xã, thành phố, trong đó chú trọng giáo dục, đào tạo vùng khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác xã hội hoá giáo dục, đào tạo được đẩy mạnh. Tỉ lệ nhập học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt mức cao. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng, đặc biệt là ở các địa phương vùng núi phía Tây của tỉnh. Tuổi thọ trung bình tăng, đạt 73,5 tuổi vào năm 2015. Chất lượng khám, chữa bệnh không ngừng được chú trọng và nâng lên. 2.2. Văn hóa truyền thống của người Xơ Đăng tỉnh Quảng Nam 2.2.1. Đặc điểm cơ bản của văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Quảng Nam Có thể nói văn hóa dân tộc Xơ Đăng ở Quảng Nam đã gắn bó máu thịt với đời sống nhân dân các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, sinh hoạt văn hoá của người Xơ Đăng ở Quảng Nam đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam. 2.2.1.1 Văn hóa vật thể * Kiến trúc nhà ở, nhà sinh hoạt cộng đồng: Người Xơ Ðăng ở tỉnh Quảng Nam ở nhà sàn, trước kia là nhà dài, thường cả đại gia đình ở chung (nay phổ biến hình thức tách hộ riêng) (Xem phụ lục ảnh số I). Thông thường người Xơ Đăng định cư ở lưng chừng những sườn núi trọc hình bầu dục, mỗi nóc có khoảng vài chục hộ gia đình, nhà ở trong làng được bố trí theo tập quán từng vùng: có nơi quây quần vây quanh nhà rông ở giữa, có nơi dựng lớp lớp ngang triền đất và không có nhà rông. Ranh giới giữa các nóc được phân định bởi các ngọn đồi cao, các con suối cạn. Người Xơ Đăng thường sinh sống trong các nhà sàn thấp vừa, mái lợp tranh, vách nhà thường sử dụng gỗ, sàn trên dùng để ở và sinh hoạt, phần dưới nuôi gia súc và để vật dụng. Mỗi làng có nhiều nóc nhà. Tất cả những người chủ nóc hợp thành một hội đồng già làng, đứng đầu là một chủ làng (can plây). Chủ làng là người đại diện cho cả làng, thể hiện nguyện vọng của toàn dân làng; chăm nom bảo vệ địa giới dân làng.
  • 31. 31 Thông thường ở mỗi buôn làng của người Xơ Đăng có một nhà chung, tên gọi khác nhau (Mơ Nâm: giông; Xơ Teng: cượt; Ca dong: mnao) (Người Việt gọi là nhà rông). Vị trí đất dựng nhà rông do già làng chọn và thường ở chỗ đất cao, thoáng mát. Nhà rông được dựng ở vị trí để có thể nhìn thấy từ xa nhưng tuyệt đối không được nằm ở đầu hay cuối làng. Quy trình dựng nhà rông tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của cộng đồng buôn làng và chứa đựng nhiều yếu tố tâm linh. Nhà rông của người Xơ Đăng có gồm hai mái chính và thường là có độ dốc không lớn. Nóc và mái nhà rông được tạo dáng như cánh buồm lớn hoặc lưỡi rìu khổng lồ, có hình chim chèo bẻo hay sừng thú chót vót ở hai đầu dốc. Ngôi nhà rông phải cao, vươn lên trời bởi như vậy mới hội tụ được khí thiêng của trời đất. Đồng bào Xơ Đăng quan niệm nhà Rông là cầu nối giữa con người với vũ trụ, là nơi giao hòa và gửi gắm niềm tin giữa con người với các vị thần linh. Không chỉ là nơi tụ họp, sinh hoạt, tiếp khách, bàn luận những việc lớn, là nơi thực thi các luật tục, nhà rông còn là công trình kiến trúc, là địa điểm tổ chức các lễ hội tâm linh cộng đồng và cầu nối để các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống. * Về trang phục: Trong 3 nhóm địa phương thì ngoài nhóm đồng bào Ca dong thì các nhóm chính của dân tộc Xơ Đăng như Xơ Teng, Mơ Nâm đều có nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã giúp đồng bào dân tộc Xơ Đăng vẫn giữ được các loại hình trang phục với những nét đặc trưng theo từng nhóm địa phương. Trang phục truyền thống của đồng bào Xơ Đăng chủ yếu màu đen, nam giới đóng khố, cởi trần, phụ nữ có: áo, váy và tấm choàng (khăn vai) (xem phụ lục ảnh số I, II). So với các dân tộc Tây Nguyên, trang phục của dân tộc Xơ Đăng có nhiều họa tiết, hoa văn. Trong các lễ hội truyền thống, đàn ông Xơ Đăng quấn thêm một tấm vải chéo trên ngực, hùng dũng như một chiến binh đang ra trận. Còn những người phụ nữ mặc váy áo sát nách, khi múa thì người đàn ông nhìn mạnh mẽ, phụ nữ thì uyển chuyển, mềm mại (xem phụ lục ảnh số I). Đặc biệt, trang phục của người Xơ Đăng cổ xưa còn có những bộ trang phục bằng vỏ cây (Kong Kơ Pong). Những bộ áo quần bằng vỏ cây được các già làng Xơ
  • 32. 32 Đăng xem như báu vật cổ truyền, biểu tượng linh thiêng của người Xơ Đăng, được mặc để trình diễn vào những ngày lễ lớn của tộc người. * Phương tiện vận chuyển: Gùi được dùng đựng những vật dụng hằng ngày, nông cụ đi nương rẫy, mỗi quai khoác vào một vai. Có các loại gùi khác nhau: đan thưa, đan dày, có nắp, không nắp, có hoa văn, không có hoa văn … Gùi ở các nhóm Xơ Đăng có sự khác biệt nhau nhất định về kiểu dáng, kỹ thuật đan (xem phụ lục ảnh I). * Về ẩm thực: Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hòa trong cuốn Văn hóa ẩm thực của người Xơ Đăng, có khoảng 403 món ăn và thức uống truyền thống, trong đó có 374 món ăm và 28 loại rượu. Việc chế biến các món ăn của người Xơ Đăng là nét văn hóa ẩm thực rất riêng. Thông thường người Xơ Đăng ăn cơm tẻ, cơm nếp với muối ớt và các thức ăn kiếm được từ rừng; khi cúng bái mới có thêm thịt gia súc, gia cầm. Người Xơ Đăng đặc biệt thích món nướng. Cá nướng, thịt nai, thịt lợn nướng là những món được đặc biệt yêu thích. Người dân nơi đây thường cho thực phẩm vào ống tre, nứa còn non nút kín miệng ống rồi nướng trên than củi đỏ hồng. Họ còn có ý thức dự trữ thực phẩm bằng nhiều cách khác nhau như ướp mặn trong hũ, trong ống, sấy khô, muối chua… Thức uống không thể thiếu trong những dịp trọng đại của gia đình, lễ hội của cộng đồng là rượu ghè, rượu cần. Nguyên liệu dùng làm rượu thường được sử dụng là củ mì, hạt kê, gạo tẻ, gạo nếp, ngô,… Đặc biệt hơn thì có một loại rượu được chế từ kê chân vịt. Và đây cũng được coi là một nét văn hóa ẩm thực của người Xơ Đăng. Đàn ông Xơ Đăng bắt đầu hút thuốc từ năm 20 tuổi. Thuốc lá cũng là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cúng lễ, hội hè, đám cưới…Những chiếc tẩu thuốc được làm từ nhiều chất liệu: đồng, ngà voi... với những họa tiết khá tinh xảo được xem là vật bất ly thân của đồng bào nơi đây. Người Xơ Đăng có tục ăn thuốc bột. Nam giới và cả phụ nữ Xơ Đăng thường xuyên lấy bột thuốc cho vào miệng ngậm để vị thuốc ngấm nhanh thay vì hút trong tẩu. * Bến nước: Bến nước là một nét văn hóa đặc trưng và thiêng liêng của các buôn làng Xơ Đăng. Yếu tố quan trọng và là nguyên tắc bất biến trong quá trình lập
  • 33. 33 làng của người Xơ Đăng là chọn đất có bến nước. Bến nước và làng bản hòa quyện như máu thịt trong đời sống hàng ngày, trong các lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc của người Xơ Đăng tỉnh Quảng Nam. * Ruộng bậc thang: Người Xơ Đăng sinh sống trên núi Ngọc Linh do đó từ lâu,đồng bào đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc canh tác ruộng bậc thang. Những thửa ruộng gối vào nhau từ thấp lên cao, tầng tầng lớp lớp ôm lấy sườn núi Ngọc Linh đã mang lại sự no đủ cho đồng bào nơi đây (xem phụ lục ảnh số I). * Thủ công mỹ nghệ: Đàn ông Xơ Đăng rất giỏi trong việc đan lát các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với nguyên liệu chính là nứa, tre, giang, mây… được người dân lấy từ rừng đại ngàn về. Các nguyên liệu này được chặt, chẽ, vót nhẵn, phơi khô để dùng dần. Đồ đan lát của người Xơ Đăng đẹp, bền, thể hiện sắc thái riêng của từng nhóm địa phương (xem phụ lục ảnh số I). Khung cửi của người Xơ Đăng giống như khung đệt của người Giẻ - Triêng và Bana với khổ vải rộng từ 90-120cm. Nghề làm gốm không có bàn xoay là công việc của người dân những lúc nông nhàn. * Về âm nhạc, nhạc cụ diễn tấu: Trong đời sống tinh thần của người dân tộc thiểu số, âm nhạc là một phần không thể thiếu tạo nên bản sắc riêng. Đồng bào dân tộc Xơ Đăng cũng có đời sống âm nhạc, nhạc cụ phong phú dưới những hình dạng khác nhau. Trong đó nổi bật và được ưa chuộng nhất là bộ cồng chiêng. Cồng chiêng là một loại nhạc cụ vừa thể hiện văn hóa vật chất nhưng lại mang đậm màu sắc của văn hóa tinh thần. Cồng chiêng được coi là một thứ tài sản quý giá, một báu vật thiêng và là một biểu tượng không thể thiếu trong đời sống và lễ hội của người Xơ Đăng. Thông thường, dàn chiêng của người Xơ Đăng thường có số chẵn, có kích cỡ lớn nhỏ khác nhau và kèm theo một trống giữ nhịp cho chiêng. Người Xơ Đăng ở xã Trà Cang, huyện Nam Trà My sử dụng bộ chiêng gồm 12 chiếc, còn người Xơ Đăng ở hai xã Trà Nam, Trà Linh, huyện Nam Trà My thì lại sử dụng bộ chiêng gồm 9 chiếc. Những chiếc chiêng ấy thường đi cùng với một trống tạo thành một dàn chiêng tương đối lớn. Âm vang cồng chiêng của đồng bào có giai điệu trầm hùng, ngân nga. Tiếng cồng, tiếng chiêng ăn sâu vào tâm thức của người Xơ Đăng,
  • 34. 34 được các thế hệ trân trọng gìn giữ và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đàn Klông put là một loại nhạc cụ truyền thống rất đặc sắc của người Xơ Đăng. Người Xơ Đăng chế tạo đàn Klông-put rất dễ, chỉ cần đốn những ống lồ ô thật thẳng, vỏ mỏng, một đầu bít kín, đầu kia cắt vát mỗi ống mỗi khác để không cho trùng âm. Âm thanh của đàn mộc mạc nhưng lại vô cùng sâu lắng, thiết tha (xem phụ lục ảnh số I). Đàn Klông-put có thể độc diễn những bài dân ca, hát Ayray (dạng nói thơ vần) trong lễ Mừng lúa mới, cúng Mùa làm đất, cúng lễ giọt nước. Ngoài ra, còn có các loại nhạc cụ: Đàn, Nhị, Sáo dọc, đàn Klông Put, Trống, Chiêng, Cồng, Tù và, Ống gõ, Đàn nước (có nơi gọi là đàn Tơ rưng nước, giàn ống hoạt động nhờ sức nước)…thường được hòa tấu hay biểu diễn riêng rẽ. * Hệ thống thủy lợi: Người Xơ Đăng có một hệ thống thủy lợi khá đặc biệt. Ở một số vùng xung quanh ngọn núi Ngọc Linh, ruộng nước xuất hiện, đặc biệt là ở các xã Trà Nam, Trà Cang huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam, người dân ở khu vực đó đó đã biết đắp đập ngăn dòng nước để cho nước chảy vào các con mương, từ mương chảy vào ruộng đã được khai phá. * Bể rèn: Vùng người Xơ Đăng ở Quảng Nam sinh sống có quặng sắt lộ thiên manhetit, mà tỷ lệ sắt rất cao lên đến 98%. Do đó, người Xơ đăng đã sáng tạo và xây dựng các bễ rèn. Bễ rèn ở đây được chế tạo theo nguyên tắc sinh hơi bằng túi da. Hơi được đấy ra theo hướng chếch từ sức ép của miếng da con mang phồng lên xẹp xuống do tay thợ điều khiển, đủ để làm nhiệt độ trong lò hở do đốt bằng than của một thứ gỗ lõi (long ling, long pling) có thể làm quặng chảy thành thép. * Bếp lửa: Sinh sống trong môi trường rừng núi, bếp lửa đối với người Xơ Đăng không chỉ là không gian sinh hoạt hàng ngày của cả gia đình mà còn là nơi lưu trữ thức ăn tốt nhất, đặc biệt là món thịt rừng treo trên gác bếp. Người Xơ Đăng quan niệm rằng, lửa sẽ xua tan đi bao điều không tốt lành và đem đến những điều may mắn, ấm áp. Bếp lửa luôn luôn đỏ để đem đến sự no đủ, giữ cái hồn trong gia đình. Ngày nay, khi có dịp đến các xã vùng cao Trà Nam, Trà Linh, Trà Cang, Trà Dơn… thuộc huyện Nam Trà My, nơi có số đồng đồng bào Xơ Đăng sinh sống, kinh tế ngày một phát triển, các Chương trình mục tiêu quốc gia đã
  • 35. 35 mở ra một diện mạo mới cho vùng cao về nhà ở, đường giao thông và nhiều công trình phúc lợi xã hội khác đã giúp đại bộ phận người Xơ Đăng xóa đói giảm nghèo. Trong điều kiện ấy, để phù hợp với môi trường sống mới, nhiều cặp vợ chồng trẻ Xơ Đăng sau khi cưới xong đã xin phép hai bên gia đình ra ở riêng, làm nhà riêng nhưng những tập tục ngồi quanh bếp lửa vẫn được gìn giữ nguyên vẹn. 2.2.2.2. Văn hóa phi vật thể - Thờ cúng các thế lực siêu nhiên: Người Xơ Đăng rất tôn trọng thần linh, họ quan niệm rằng vạn vật đều có linh hồn. Hai phần ấy hòa quyện với nhau gần như là một. Nói khác đi, ở đây đã tồn tại cùng lúc hai quá trình chuyển hóa trái chiều: thiêng hóa các mối quan hệ hằng ngày và tục hóa thế giới siêu linh. Với niềm tin vạn vật hữu linh, người Xơ Đăng duy trì nhiều lễ thức tâm linh, trong đó ấn tượng hơn cả là hệ thống lễ hội liên quan đến cộng đồng và vòng đời người để cầu mong các đấng siêu nhiên, thần linh phù hộ và chở che cho cuộc sống yên lành, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt với không khí thành kính, trang nghiêm. Người Xơ Đăng chưa có những khái niệm về thế giới bên kia như siêu linh, hồn ma. Thần lớn nhất của họ là ông trời, thường được nhắc nhở trong các bài cúng. Thần sấm sét là thần đáng kính và đáng sợ nhất, trú ngụ trên các quả núi cao trong vùng và cũng chính là thần núi. Thần núi thường được gọi là torang, có hình thù to lớn, khỏe mạnh, dũng cảm, tài ba, tay cầm chiếc rìu bằng đá, và là thần đỡ đầu của dân làng. Thần được quý trọng là thần lúa với tên gọi Yàng xri với hình thù một bà già không đẹp nhưng thương người. Thần lúa đóng vai trò quan trọng nhất trong đời sống, đồng bào Xơ Đăng nơi đây có tục ăn mừng lúa mới với nghi thức rước hồn lúa diễn ra khá long trọng. * Theo một số người già Xơ Đăng lớn tuổi ở làng Măng Tó (thôn 2), xã Trà Cang, huyện Nam Trà My cho biết: Từ xa xưa, bắt đầu từ trong đời sống tâm linh, người Xơ Đăng luôn có một lòng tin tuyệt đối vào thần Lửa - vị thần hiện thân cho sự may mắn phù hộ con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thần Lửa có một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và cả những ngày lễ hội của gia đình như: Lễ thổi tai, lễ cúng lúa mới... Theo phong tục cổ truyền, người Xơ Đăng
  • 36. 36 thường tổ chức lễ lấy lửa trong lễ hội máng nước vào mùa Xuân. Tại buổi lễ, già làng giết gà, heo hoặc dê hiến tế, dùng máu con vật hiến sinh bôi lên những bó đuốc và cọ hai thanh tre vào nhau để phát ra ngọn lửa. Mỗi gia đình người Xơ Đăng bao giờ cũng cử 1 người đi rước thần Lửa từ nhà Rông về nhà mình, trang trọng châm vào bếp lửa gia đình (xem phụ lục ảnh số II). * Người Xơ Đăng còn có tục thờ Tượng cổng làng (theo tiếng Xơ Đăng là tiên lây) Tượng được làm từ một thân cây rừng, thể hiện một nhân vật không có chân, đôi tay được làm bằng tre gắn vào thân cây dớn. Gương mặt những pho tượng khá dữ tợn, mắt trợn tròn, miệng nhe răng, một tay cầm gươm, một tay cầm chiếc khiên tre gây ấn tượng mạnh. Tượng cổng làng không chỉ được xem như một vị thần bảo vệ làng, chống lại các thế lực tà ma quấy nhiễu dân làng mà còn biểu tượng cho sức mạnh của làng. * Người Xơ Đăng có lễ mừng nhà rông mới thường diễn ra trong 3 ngày. Từ sáng sớm, già làng cùng dân làng đứng dưới chân cầu thang. Già làng đọc lời khấn mời ông bà tổ tiên, mời các vị thần Đất, thần Nước, thần Rừng…, về dự mừng nhà Rông mới cùng dân làng. Sau tiếng hú của già làng, chiêng trống nổi lên, tiết tấu nhanh, mạnh mẽ, sôi động cho đến đủ 7 lần, 5 lượt. Hôm sau, người dân trong làng đều mang lễ vật đến nhà Rông. Trong ngày này, mọi người mới chính thức chỉnh sửa, trang trí chiêng trống bằng những sợi dây rừng đập dập thành tua , tô vẽ thêm các màu đỏ, đen trông rất đẹp mắt. Ngày cuối cùng, từ sáng sớm, dân làng tụ tập lại ở nhà Rông. Họ bắt đầu đưa toàn bộ số súc vật hiến tế lên một ngọn đồi cao để tổ chức hội bắn. Đêm đến, mọi người đánh một hồi trống 9 lần, 7 lượt, sau đó già làng khấn dâng toàn bộ số lễ vật lên các vị thần linh và cắt toàn bộ các dây treo trống, chiêng. Lúc này, mọi người đồng loạt lật đứng những chiếc trống vừa đánh, vừa nhún nhảy, các thiếu nữ vừa xoang, vừa mời rượu tất cả mọi người, dàn ching goong (chiêng hội) tham gia tiết tấu những bài vui, bài hội rộn rã, các hộ gia đình mời khách uống ché rượu của gia đình mình - Lễ hội: * Lễ mừng lúa mới (Mừng cơm mới) là lễ hội quan trọng và lớn nhất trong
  • 37. 37 năm của đồng bào Xơ Đăng. Lễ mừng lúa mới diễn ra thường sau mùa thu hoạch vào đầu năm mới của năm Dương lịch. Sau một mùa vụ dù được vụ hay mất mùa thì đồng bào cũng tổ chức Lễ mừng lúa mới nhằm tạ ơn Thần linh. Lễ mừng lúa mới thường được tổ chức với nhiều lễ thức linh thiêng để cúng khấn thần linh và các hoạt động múa hát làm cho không khí của ngày hội mang nhiều ý nghĩa văn hóa tâm linh (xem phụ lục ảnh số II). Trước đây, Lễ mừng lúa mới của người Xơ Đăng chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình những ngày nay đã trở thành lễ hội chung của cả cộng đồng. Ngày lễ, các gia đình sẽ mang lễ vật ra Nhà rông để cùng già làng làm lễ cúng và mời Thần linh về ăn cơm mới. Lễ vật để cúng cho Thần linh bao giờ cũng có thịt heo, cơm nấu từ gạo của vụ mùa vừa kết thúc. Đầu heo để cúng Trời đất phải chọn từ con heo ngon nhất và mâm lễ vật không thể thiếu thịt chuột đồng. Theo các người già ở xã Trà Cang, huyện Nam Trà My trong buổi lễ ai cũng phải ăn thịt chuột để con chuột không còn để đi phá hoại mùa màng. Tại Lễ mừng lúa mới, Già làng báo cáo với trời đất, thần linh về việc sản xuất nông nghiệp của bà con trong buôn làng cùng những đồ lễ mà bà con làm ra như cơm, thịt gà, thịt heo… Đồng thời cầu xin trời đất và thần linh giúp cho vụ mùa sau được mưa thuận gió hòa, cây trồng không bị dịch bệnh hay bị thú rừng phá hoại để mọi người có cuộc sống ấm no. Sau lễ cúng, toàn bộ người dân tụ hội tại nhà rông để cùng nhau ăn bát cơm gạo mới, cùng uống những ché rượu cần ngon nhất. Cùng lúc đó, dàn chinh goong (cồng chiêng), đàn klong put bắt đầu nổi lên vang động núi rừng để đón chào một vụ mùa bội thu mới. Trong hai, ba ngày lễ hội, núi rừng Tây Nguyên luôn rộn ràng tiếng cồng chiêng, tiếng hát cùng những trò chơi gian đặc sắc như: diễn tấu cồng chiêng mừng lễ hội, thi cặp đôi trang phục đẹp, tổ chức các trò chơi mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc bản địa như: giã gạo nhanh, kéo co, đi cà keo… Dịp này cộng đồng bà con dân tộc Xơ Đăng gặp mặt, ghi nhớ, diễn lại những phong tục tập quán truyền thống của dân tộc mình, khôi phục và duy trì những nét đẹp văn hóa vốn có.
  • 38. 38 * Bên cạnh lễ hội mừng lúa mới người Xơ Đăng ở Quảng Nam còn có lễ hội độc đáo Peng Chu-Pi. Đây là Lễ hội hiến tế, giết dê, heo cúng các thần linh, Yàng, ông bà, tổ tiên, ma tốt…. Để tiến hành Lễ hội, trước đó một tuần, các già làng gặp mặt tại nhà Rông, họ cho người làm một con gà để cúng qua đó thông báo cho Yàng, thần linh, ông bà, tổ tiên, ma tốt… biết cộng đồng làm lễ Peng Chu-pi. Tại đây, 6 thanh niên khỏe mạnh và một người lớn tuổi sẽ được phân công vào rừng tìm cây về làm cây nêu. Khi chân trời hé lộ tia ánh nắng đầu tiên, mọi người lần lượt tụ tập đến trước nhà Rông, các thanh niên chuẩn bị sẵn dàn trống, chiêng. Khi các vị khách mời đã tập hợp đông đủ tại nhà rồng, các thanh niên làm một con gà trống tơ chưa đạp mái, đem đến Yàng làm một bàn thờ cạnh cây Pa-geng và tiến hành các nghi lễ trồng cây nêu. Già làng lấy huyết gà bôi lên cây Pa-geng như báo với các thần linh, Yàng, ông bà, tổ tiên, Ma tốt… rằng, lễ Peng Chu-Pi bắt đầu (xem phục lục ảnh số II). Các thanh niên khỏe mạnh trong làng lấy cung tên bắn vào heo, dê nhiều mũi tên. Sau đó, đầu heo, dê được cắt ra đem treo ở nhà Rông chờ ngày hôm sau. Phần tim, gan đem nướng để cúng Yàng. Thịt được làm sạch, chế biến, được cúng cùng với rượu để mời Thần trời ăn trước (Pay Chim Yang). Sau các nghi lễ, khách mời, dân làng cùng nhau tụ tập hết về nhà rông cùng nhảy múa, ăn uống, hát hò cùng các điệu trống, tiếng chiêng. Lễ Peng Chu - Pi từ lâu đã ăn sâu vào cuộc sống và tiềm thức của cộng đồng dân tộc Xơ Đăng. Nét văn hoá cổ truyền, độc đáo này luôn được người Xơ Đăng gìn giữ và trân trọng. * Lễ cúng máng nước: Cũng xuất phát từ yếu tố tín ngưỡng linh thiêng của giọt nước nên trong văn hóa của người Xơ Đăng từ xa xưa đến nay luôn thực hiện nghi lễ “Cúng máng nước (kneang tra). Theo đồng bào Xơ Đăng cho biết, ý nghĩa của nghi lễ này là nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong cho sông nhiều nước, suối đừng cạn để con người mạnh khỏe, vật nuôi sinh trưởng đầy đàn, mùa màng bội thu, gắn kết với tình đoàn kết cộng đồng. Hằng năm nghi lễ cúng máng nước được người Xơ Đăng tiến hành 02 lần trước khi “ăn lúa mới” và trước khi bắt đầu vụ mùa mới