SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
LA LIỆT Á (LUO LIEYA)
VĂN HÓA NGƢỜI HÀ NHÌ ĐEN
(Nghiên cứu so sánh nhóm cƣ trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào
Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam,
Trung Quốc)
LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Hà Nội - Năm 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
LA LIỆT Á (LUO LIEYA)
VĂN HÓA NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN
(Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai,
Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung
Quốc)
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60220113
LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN DUY THIỆU
Hà Nội - Năm 2020
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gừi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy hướng dẫn
PGS.TS Nguyễn Duy Thiệu, người định hướng chọn đề tài và tận tình hướng
dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy chủ nhiệm Đặng
Hoài Giang, cùng các thầy cô phòng Sau đại học và các thầy cô dạy cao học
trong suốt quá trình học tập.
Nhân dịp này tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới anh Bùi
Dũng trong công ty Nếp xưa Hà Nội, anh Dương Tuấn Nghĩa làm việc ở Sở
VHTTDL Lào Cai, cùng các ông bà anh em Hà Nhì Đen ở xã Y Tý và Hà Nhì
Lô Mê ở xã Má Ga Tý và các thầy cô của Học viện Hồng Hà từng giúp tôi và
gia đình tôi tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành
luận văn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2019
Tác giả
La Liệt Á
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Duy Thiệu. Kết quả trong
đề tài này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ công trình nào khác mà
không trích dẫn. Đề tài này chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này của mình.
Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2019
Học viên thực hiện
Đã ký
La Liệt Á
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI HÀ NHÌ ĐEN Ở Y TÝ, HUYỆN
BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI, VIỆT NAM VÀ MÁ GA TÝ, HUYỆN KIM
BÌNH, TỈNH VÂN NAM, TRUNG QUỐC
......................................................................................................................... 12
1.1 Những khái niệm cơ bản......................................................................... 12
1.2 Ngƣời Hà Nhì Đen ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam..................... 21
1.3 Ngƣời Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc
......................................................................................................................... 28
Tiểu kết........................................................................................................... 35
Chƣơng 2. NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỀ văn hóa vật thể CỦA NGƢỜI
HÀ NHÌ ĐEN Ở Y TÝ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI VÀ MÁ GA
TÝ, HUYỆN KIM BÌNH, TỈNH VÂN NAM, TRUNG QUỐC
......................................................................................................................... 37
2.1 văn hóa sinh kế ........................................................................................ 37
2.2 Nhà ở......................................................................................................... 41
2.3 Trang phục truyền thống ....................................................................... 44
2.4 Ẩm thực.................................................................................................... 48
Tiểu kết........................................................................................................... 54
2
Chƣơng 3. NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỀ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
CỦA NGƢỜI HÀ NHÌ ĐEN Ở Y TÝ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO
CAI, VIỆT NAM VÀ MÁ GA TÝ, HUYỆN KIM BÌNH, TỈNH VÂN
NAM, TRUNG QUỐC.................................................................................. 57
3.1 Ngôn ngữ và chữ viết .............................................................................. 57
3.2 Lễ hội........................................................................................................ 62
3.3 Phong tục.................................................................................................. 73
3.4 Tín ngƣỡng, tôn giáo............................................................................... 83
3.5 Văn hóa nghệ thuật................................................................................. 86
Tiểu kết........................................................................................................... 90
KẾT LUẬN.................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94
PHỤ LỤC..................................................................................................... 100
3
MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa khoa học
Từ xưa đến nay, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước sông liền sông, núi
liền núi, đặc biệt là giàu đặc sắc văn hóa tộc người gần biên giới là một đặc
điểm nổi bật ở chỗ biên giới hai nước. Biên giới không những là một cửa
khẩu để trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế mà còn là một cửa khẩu giao lưu
bản sắc văn hóa dân tộc, chứa đựng nhiều câu chuyện lịch sử hai nước nói
chung, và câu chuyện di cư dân tộc nói riêng để cho nhiều người đi khám phá,
giao lưu văn hóa. Trong đó, xã Má Ga Tý, tỉnh Vân Nam Trung Quốc và xã Y
Tý, tỉnh Lào Cải Việt Nam là hai xã giáp nhau, tập trung nhiều tộc người như
người Hà Nhì, người Mông và người Dao, chủ yếu là tập trung người Hà Nhì.
Dân tộc Hà Nhì là một trong 13 dân tộc đối với Trung Quốc cư trú xuyên
biên giới Việt - Trung và 26 dân tộc đối với Việt Nam cư trú xuyên biên giới
Việt - Trung và giàu sắc thái tộc người. Họ di cư sang Việt Nam cũng có thể
tính được hơn 300 năm trước, bởi vì họ chưa có chữ viết riêng cho nên khó có
thể tìm được tài liệu ghi rõ lịch sử di cư nhưng mà theo cách đặt tên phụ tử
liên danh có thể cho chúng tôi biết được họ cư trú ở đây ở được bao lâu đời
mà tính. Chính do có lịch sử di cư sang Việt Nam cũng lâu, sinh sống ở hai
nước khác nhau, cũng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa khác nhau, cho nên
diễn biến ra những sự khác biệt đáng khám phá, so sánh.
Cùng một nhóm của người Hà Nhì, người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì
4
Lô Mê chia sẻ nhiều nét tương đồng trong cuộc sống hằng ngày dù sinh sống
ở hai nước khác nhau. Ngoài sự tương đồng lớn như trên trình bày lại cũng có
sự khác biệt bởi do sự diễn biến trong lịch sử hay chịu ảnh hưởng hai nước
Việt Nam - Trung Quốc, đó cũng là những điểm quan trọng để khám phá, so
sánh đối chiếu. Cuối cùng, dựa trên sự tương đồng và sự khác biệt chúng tôi
lại thử tìm hiểu nguyên nhân tạo ra sự khác biệt như vậy thì có thể nhận diện
được văn hóa người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê xuyên biên giới nói
riêng và văn hóa tộc người cùng một nhóm nhưng sống khác nơi giữa hai
nước nói chung.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, cho nên tôi chọn đề tài: “Văn hóa người Hà
Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt
Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc)” để nghiên
cứu, so sánh để góp một cái nhìn cho lĩnh vực văn hóa dân tộc Việt - Trung
nói riêng và văn hóa dân tộc xuyên biên giới nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu
Mặc dù kể cả vùng Tây Bắc Việt Nam, dân tộc Hà Nhì chiếm tỷ lệ không
cao lắm, chỉ chiếm tới 0.59% mà số liệu này lấy từ Phát triển du lịch sinh thái
bền vững ở Tây Bắc Việt Nam trên phương diện đánh giá điều kiện tự nhiên
(2011) do TS. Đỗ Trọng Dũng chủ biên, nhưng các công trình nghiên cứu về
tộc người Hà Nhì và văn hóa tộc người Hà Nhì ở Việt Nam lại tương đối
nhiều hơn và đặc biệt là những năm gần đây các bài khoa học nghiên cứu về
5
văn hóa truyền thống của người Hà Nhì càng ngày càng tỉ mỉ, đi sâu vào
nhiều góc độ trong việc nghiên cứu.
Ở Việt Nam, từ năm 1978 Viện Dân tộc học Việt Nam và Ủy ban Khoa
học Xã hội Việt Nam tổ chức các nhà dân tộc học hoàn thành công trình
nghiên cứu Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), bài công
trình này là một bước đầu và làm nền tàng nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu
nghiên cứu về cả tên gọi, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của các tộc
người phía Bắc Việt Nam, trong đó gồm người Hà Nhì thuộc nhóm ngôn ngữ
Tạng - Miến. Sau đó, vào năm 1985 và 1988, PGS. TS. Nguyễn Văn Huy
trong trước tác Văn hóa và nếp sống các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì - Lô
Lô v Văn hóa truyền thống các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì - Lô Lô còn
đề cập đến nghề thủ công, lò rèn của người Hà Nhì Đen ở Bát Xát. Trong tất
cả tài liệu nghiên cứu về người Hà Nhì ở Việt Nam, những quyển sách như
Tìm hiểu văn hóa dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam (2004), Người Hà Nhì ở Việt
Nam (2010), Văn hóa dân gian dân tộc Hà Nhì (2009), Dân tộc Hà Nhì (2013)
đều giới thiệu khái quát về người Hà Nhì ở Việt Nam từ những góc độ nguồn
gốc, điều kiện tự nhiên sinh sống, phương thức kiếm sống, nghề thủ công
truyền thống, ngày tết truyền thống, ngôn ngữ dân tộc để trình bày và minh
họa cho độc giả hiểu thêm kiến thức của người Hà Nhì ở Việt Nam. Trong đó,
nhiều quyển sách cũng đề cập đến nghề thủ công của người Hà Nhì ngày càng
mai một do điều kiện tự nhiên khó khăn không thể trồng trọt bông và phương
6
thức tự cung tự cấp. Ngoài ra, còn bài nghiên cứu có nhan đề là Một số vấn đề
về thủ công gia đình của người Hà Nhì của Trần Bình trong tạp chí Dân tộc
học Viện Dân tộc học viện Khoa học Xã hội Việt Nam (số 4, 2005) đã trình
bày chi tiết về các sản phẩm thủ công gia đình của người Hà Nhì, gồm các
kích cỡ, nguyên vật liệu, rất tỉ mỉ. Nguyễn thị Minh Tú thực địa điều tra học
hỏi cho biết (2006), trong bài phát biểu Lễ cấm bản của người Hà Nhì Đen tại
Lào Cai “Gắt tu tu” lại diễn đạt cho chúng tôi biết một nghi lễ đặc biệt của
người dân Hà Nhì Đen, tức lễ cấm bản của họ ở Lào Cai. Các bài nghiên cứu
trên trình bày tỉ mỉ về cả người Hà Nhì và văn hóa môi trường và văn hóa xã
hội của người Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc, trong đó cũng nhiều thành
quả nghiên cứu như nghi lễ trong cả đời người Hà Nhì như bài nghiên cứu của
Trịnh Thị Lan (2016), luận án Tiến sĩ Nghi lễ của người Hà Nhì ở huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai hiện nay thì trình bày một cách kỹ lưỡng từ sinh ra, lớn lên,
kết hôn, những giai đoạn của cuộc đời một người để cho chúng tôi biết nghi lễ
trong cả cuộc đời của người Hà Nhì Đen, nhận diện được một hệ thống văn
hóa trưởng thành của một người dân Hà Nhì Đen. Còn công trình Tri thức dân
gian và nghi lễ truyền thống trong sản xuất nông nghiệp của người Hà Nhì
Đen ở thôn Lao Chải (Lào Cai) (2011) và Tri thức dân gian trong khai thác
và bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (2017)
của tác giả Dương Tuấn Nghĩa cho nghiên cứu người Hà Nhì Đen ở Việt Nam
càng thêm cụ thể hơn, nội dung sâu sắc về nghi lễ truyền thống liên quan đến
7
tri thức dân gian của người Hà Nhì Đen ở Việt Nam.
Hai quyển sách Dân tộc Việt Nam và vấn đề dân tộc (1999), trước tác
của GS. Phạm Hồng Quí và Nghiên cứu dân tộc xuyên biên giới Trung - Việt
(2015) do GS. Phạm Hồng Quí và Lưu Chí Cường chủ biên, đã trình bày rằng
chế độ phụ hệ của dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam, đặc biệt ở quyển Nghiên cứu
dân tộc xuyên biên giới Trung - Việt cho biết rằng sau khi người Hà Nhì từ
Trung Quốc di cư vào Việt Nam thì chia thành ba dân tộc Hà Nhì, Cống và Si
La. Thông tin này rất quan trọng cho chúng tôi định hướng nghiên cứu, hiểu
biết thêm về dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam. Và trong các bài nghiên cứu được
sưu tầm trong quyển sách Văn hóa tộc người và văn minh sinh thái ở Lưu vực
sông Hồng, do Trịnh Hiểu Vân, Dương Chính Quyền chủ biên (2010), cũng
lại cho chúng tôi nhận diện được một hệ thống về việc quản lý rừng và sử
dụng các tài nguyên động thực vật của người Hà Nhì xung quanh núi Ai Lao
Sơn. Bài nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn thị Hiền vừa trình bày rằng vai trò
của văn hóa làng xã hay nói là văn hóa cộng đồng trong việc bảo vệ tài
nguyên nước và rừng ở thượng du sông Hồng vừa lại cho chúng tôi biết rằng
mối quan hệ chặt chẽ giữa người dân vùng núi và người dân đồng bằng ở Việt
Nam. Về tác phẩm riêng nghiên cứu người Hà Nhì ở Trung Quốc, Ca dao của
tổ tiên (2016) do Bạch Cư Châu sưu tầm, Vương Tăng Văn phiên dịch và Lịch
sử văn học của người Hà Nhì do Sử Quân Siêu trước tác để miêu tả, trình bày
lịch sử, văn hóa, cuộc sống của người Hà Nhì, có thể nói là từ một góc độ văn
8
học để nhận diện văn hóa của người Hà Nhì. Bên cạnh đó, còn những cuốn
sách địa phương chuyên viết về văn hóa người Hà Nhì như Phong tục dân tộc
Hà Nhì Kim Bình (2004) và Âm nhạc dân gian của dân tộc Hà Nhì Kim Bình
(2007) của tác giả Quách Cấp đã sưu tầm và hệ thống hóa lại phong tục dân
gian, âm nhạc, nhạc cụ và điệu múa của 8 nhóm người Hà Nhì gồm Hà Nhì
Lô Mê ở Má Ga Tý cư trú ở Kim Bình Vân Nam, Trung Quốc, có thể nói là
trước tác viết về văn hóa phi vật thể, nhất là âm nhạc của người Hà Nhì cư trú
ở Kim Bình cụ thể nhất, chi tiết nhất.
Tất cả các bài nghiên cứu trên đều ít nhiều liên quan đến một mặt văn
hóa hay trình bày khái quát về văn hóa môi trường và văn hóa xã hội của
người Hà Nhì ở Việt Nam hay Trung Quốc, có thành quả nghiên cứu trình bày
sự thay đổi của văn hóa ngày xưa và hiện nay để so sánh nhưng vẫn ít thấy so
sánh văn hóa người Hà Nhì nói chung và văn hóa của người Hà Nhì Đen nói
riêng giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Cho nên chúng tôi tập trung
nghiên cứu vào văn hóa người Hà Nhì Đen ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt
Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc và so sánh, đối
chiếu để nhận diện sự thay đổi, sự tương đồng và khác biệt của văn hóa người
Hà Nhì Đen ở hai nước.
3. Mục đích, kết quả đạt đƣợc và sự giới hạn trong nghiên cứu
Mục đích cùng kết quả đạt được của bài luận văn như sau:
- Nhận diện hiện trạng văn hóa của người Hà Nhì, đặc biệt là văn hóa
9
người Hà Nhì Đen (người Hà Nhì Lô Mê, người Hà Nhì tự xưng mình ở xã
Má Ga Tý, Trung Quốc) ở xã Má Ga Tý, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam
Trung Quốc và xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
- So sánh và đối chiếu sự tương đồng và sự khác biệt của văn hóa Hà Nhì
Đen (hay còn gọi là Hà Nhì Lô Mê, Hà Nhì La Môn) từ góc độ văn hóa sinh
kế, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể giữa hai vùng này.
-Do khả năng của người viết và thời gian nghiên cứu có hạn mà văn hóa
của một tộc người hết sức phong phú, đa dạng, cho nên kết quả đạt được của
bài luận văn này cũng giới hạn trong những biểu tượng, văn hóa tiêu biểu
mang đặc điểm nổi bật của người Hà Nhì Đen ở Y Tý và người Hà Nhì Lô Mê
ở Má Ga Tý.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Văn hóa của người Hà Nhì Lô Mê (người Hà Nhì Đen nhưng mà cách
gọi khác nhau) trong vùng xã Má Ga Tý, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam
Trung Quốc và văn hóa người Hà Nhì Đen trong vùng xã Y Tý, huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai Việt Nam, gồm cả văn hóa sinh kế, văn hóa vật thể và văn
hóa phi vật thể như cảnh quan văn hóa, nhà ở, ẩm thực và tín ngưỡng, nghi lễ
v.v...
Dân tộc Hà Nhì là một dân tộc tụ cư xuyên biên giới. Ở Trung Quốc,
theo điều tra dân số lần thứ sáu toàn quốc năm 2010, người Hà Nhì có khoảng
1.63 triệu người, và có thể nói là tất cả người Hà Nhì tụ cư ở tỉnh Vân Nam,
10
đặc biệt tập trung ở châu Hồng Hà, chủ yếu tập trung ở lưu vực sông Hồng,
nói một cách cụ thể là phía Đông dưới khu Ai Lao sơn, phía Nam sông Hồng.
Theo tổng điều tra dân số năm 2009, người Hà Nhì ở Việt Nam có khoảng
22.000 người, cư trú ở 32 tỉnh và thành phố ở Việt Nam. Tuy nhiên, địa bàn
cư trú truyền thống của họ là Lai Châu, tỉnh Lào Cai và Điện Biên. Ở tỉnh Lào
Cai thì chủ yếu tập trung ở huyện Bát Xát, xã A Lù và xã Y Tý, hai xã tụ cư
người Hà Nhì Đen (gọi theo màu nền của y phục). Ở xã Y Tý, chiếm đến 60%
dân số là người Hà Nhì.
Trong bài nghiên cứu này, người viết chủ yếu mỗi một xã chọn 3 thôn
bản tập trung người Hà Nhì và nổi bật văn hóa Hà Nhì để khảo sát nghiên cứu,
cho nên địa bản khảo sát cụ thể là thôn Lao Chải khu 1, thôn Choản thèn và
thôn Mò Phú Chải ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Việt Nam và thôn
Phổ Mã, thôn Tiêu Thủy Nham và thôn Hoang Điền ở xã Má Ga Tý, huyện
Kim Bình, tỉnh Vân Nam Trung Quốc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ đạo được sử dụng là:
- Điền dã dân tộc học: quan sát, phỏng vấn, tham gia. Tôi đã đi đến ở và
cùng tham gia vào các hoạt động trong đời sống hàng ngày với người dân địa
phương. Quá trình điền dã được tiến hành làm nhiều đợt khác nhau. Trong
quá trình này tham gia trực tiếp vào hoạt động cuộc sống hàng ngày của họ,
lắng nghe những quan tâm của họ cho chúng tôi những hiểu biết kĩ càng hơn
11
mà trong vai trò như người quan sát bên ngoài sẽ khó mà hiểu được.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: các nguồn tư liệu thứ cấp như các báo
cáo, bài nghiên cứu, thông tin từ các trang website của các cơ quan liên
quan.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu. Tôi phân tích các nguồn tài
liệu thu được từ điều tra thực địa, so sánh và đối chiếu, trong đó còn sử dụng
những phương pháp liên ngành liên quan đến dân tộc học, ngôn ngữ học, văn
hóa học.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3
chương trình như sau:
Chương 1 Tổng quan về người Hà Nhì Đen ở Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào
Cai, Việt Nam và Má Ga Tý, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
Chương 2 Nghiên cứu so sánh về văn hóa vật thể của người Hà Nhì Đen ở Y
Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và Má Ga Tý, huyện Kim Bình, tỉnh Vân
Nam, Trung Quốc
Chương 3 Nghiên cứu so sánh về văn hóa phi vật thể của người Hà Nhì Đen
ở Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Việt Nam và Má Ga Tý, huyện Kim
Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
12
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN Ở Y TÝ, HUYỆN BÁT
XÁT, TỈNH LÀO CAI, VIỆT NAM VÀ MÁ GA TÝ, HUYỆN KIM BÌNH,
TỈNH VÂN NAM, TRUNG QUỐC
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Người Hà Nhì
Người Hà Nhì là một trong những tộc người thiểu số có lịch sử lâu đời
nhất ở biên cương Tây Nam của Trung Quốc. Trong bài ghi chép cổ tịch của
Trung Quốc mang tên là “Thượng thư·Vũ cống” có ghi là dân tộc Tây Nam
“Hòa Di”, là một nhóm nam thiên của người Khương thời cổ xưa trong đó
gồm có tổ tiên của người Hà Nhì. Trong bài ca dao cổ của người Hà Nhì kể về
quê nhà của người Hà Nhì nằm ở một nơi được gọi là “Nò mà a mế” (có
nghĩa là quê hương tốt đẹp), vậy thì có học giả suy đoán “Nò mà a mế” là
phía nam sông Đại Độ Tứ Xuyên. Bởi vì theo sử sách ghi chép, vào thế kỷ thứ
3 TCN, “Hòa Di” đã phân bố ở đó và vùng đai đầm lầy phía Đông sông Nhã
Lung gồm vùng Liên Tam Hải cũng như lưu vực sông A Nê (một chi nhánh
bắt nguồn từ Liên Tam Hải). Do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, dân số
gia tăng, thiên tai, họ bắt đầu từ phía bắc di cư xuống phía nam, cuối cùng chủ
yếu tập trung ở vùng giữa của núi Ai Lao Sơn và núi Mông Lạc Sơn. Đến thời
Đường tổ tiên của người Hà Nhì đã di cư đến vùng giữa Nhĩ Hải và Điên Trì
cũng như Điên Nam, được gọi là “Hòa Man” phân hóa từ Ô Man và Bạch
Man (thời Tùy, thời Đường, dân tộc Hoa Hạ gọi chung các dân tộc cư trú ở
13
Tây Nam, nhưng lại phân chia trình độ văn hóa phát triển gần đồng bằng thì
gọi là Bạch Man, trình độ phát triển còn thấp hơn gọi là Ô Man). Đến thời
Nam Chiếu, tổ tiên của người Hà Nhì tiếp tục thiên di, chủ yếu phân bố ở khu
vực Điên Nam. Đên thời Nguyên, dân tộc Hà Nhì được gọi là Oát Nê và Hòa
Nê, họ đã hoàn toàn ách rời ra Ô Man, trở thành cộng đồng dân tộc khác phân
bố ở vùng núi phía nam Vân Nam giữa hạ lưu sông Hồng và sông Lan
Thương (đoạn sông Mê Kông tại Trung Quốc). Đến thời Minh Thanh, truyền
thuyết của người Hà Nhì cư trú tập trung ở Mặc Giang, Hồng Hà, Nguyên
Dương, Lục Xuân trong khu núi Ai Lao Sơn cho rằng tổ tiên của họ du mục ở
đồng bằng “Nò mà a mế” ở bờ sông phía bắc xa xưa, sau đó dần dần di cư
xuống phía nam. Cho nên về “Nò mà a mế” là đâu, đến nay còn nhiều tranh
luận trong lĩnh vực học thuật. [35, tr.19] Hiện nay ngoài đa số người Hà Nhì
tập trung cư trú ở phía Tây Nam Trung Quốc, họ còn di cư sang các nước
Đông Nam Á như Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam, trải qua lịch sử diễn
biến lâu đời, trở thành tộc người xuyên biên giới năm nước này. Theo thống
kê không chính thức, hiện nay dân số người Hà Nhì (những nhóm người Hà
Nhì còn gọi là A Khà) trên thế giới khoảng hơn 1.86 triệu người. Theo Điều
tra thống kê dân số năm 2010 Trung Quốc, người Hà Nhì ở Trung Quốc có
1.439.673 người, tập trung cư trú ở các huyện như Hồng Hà, Lục Xuân,
Nguyên Dương, Kim Bình và các huyện tự trị khác của châu tự trị Hồng Hà
gần biên giới Việt Nam cũng như các huyện như Cảnh Hồng, Mường Hải của
14
Tây Song Bản Nạp và các huyện thị như Cảnh Đông, Nguyên Giang, Phổ Nhĩ,
Tân Bình, Giang Thành. Và ở Trung Quốc, người Hà Nhì có nhiều nhóm khác
nhau, tên gọi cũng rất nhiều như Hà Nhì, Hào Nhì, Ái Nhì, Hòa Nhì v.v...
Theo Thống kê dân số và nhà ở năm 2009 của Việt Nam, có 21.725 người Hà
Nhì sinh sống ở Việt Nam, chủ yếu phân bố ở huyện Mường Tè, Phong Thổ,
Sín Hồ của tỉnh Lai Châu và huyện Bát Xát của tỉnh Lào Cai. Ở Việt Nam,
người Hà Nhì được chia ra 3 nhóm theo ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập
quán và ý thức dân tộc: người Hà Nhì Cồ Chồ, người Hà Nhì Lạ Mí và người
Hà Nhì Đen.
1.1.2. Văn hóa vật thể
Đầu tiên, về mặt văn hóa, định nghĩa thời xưa và hiện nay, phương Đông,
phương Tây, đều có giải thích gần giống và nét khác. Trong bài nghiên cứu
này sẽ giới thiệu một số quan điểm tiêu biểu. Trong tiếng Trung, định nghĩa
văn hóa có thể kể từ thời Tây Chu (khoảng năm 1046 TCN). Theo ghi chép
của Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ “Văn” và “Hóa”: Xem dáng vẻ con người, lấy
đó mà giáo hóa thiên hạ. Thời Tây Hán Lưu Hướng lấy văn hóa có nghĩa là
văn trị giáo hóa để dùng đối lập với vũ lực, có lẽ đó là sử dụng từ văn hóa
sớm nhất ở Trung Quốc. Theo cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam của PGS. VS
Trần Ngọc Thêm, từ văn hóa trong tiếng Việt được dùng theo nghĩa thông
dụng để chỉ học thức trình độ văn hóa, lối sống (nếp sống văn hóa), theo
nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn như văn hóa
15
Đông Sơn... Còn ở phương Tây, từ văn hóa lấy chung gốc chữ La-tinh là chữ
cultus animi mang ý nghĩa là trồng trọt tinh thần. Theo trình độ phát triển và
thời điểm khác nhau, những học giả phương Tây thì đưa ra định nghĩa khác
nhau về văn hóa. Đến nay, định nghĩa văn hóa được công nhận phổ biến là do
UNESCO đưa ra: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng
biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã
hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và
văn chương, những lối sống, những quyển cơ bản của con người, những hệ
thống các gia trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho
con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở
thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân
một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được
bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét
những thành tựu của bản thân, tìm tỏi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ
và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”. Đó là theo nghĩa
rộng của văn hóa.
Tiếp, về văn hóa vật thể, theo cuốn sách Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần
Quốc Vượng chủ biên), theo quan niệm của UNESCO có một trong 2 loại di
sản văn hóa là những di sản văn hóa hữu thể (Tangible) như đình, đền, chùa,
miếu, lăng, mộ, nhà sàn v.v... Chủ nghĩa Mác-Lê-nin không coi văn hóa vật
thể là sự tập hợp những sự vật linh tinh, ngẫu nhiên, mà dạy rằng mỗi một xã
16
hội đều tạo nên những của cải vật chất đặc biệt của mình, vì những của cải ấy
lệ thuộc vào những công cụ lao động nhất định đánh dấu những đặc điểm của
một thời đại nhất định và của một xã hội nhất định. Trong quan điểm dân tộc
học, theo tác giả Hoàng Lương, văn hóa vật thể được giải thích gồm các lĩnh
vực sinh hoạt vật chất như nhà cửa, trang phục, đồ ăn thức uống, phương tiện
đi lại, vận chuyển và hệ thống công cụ sản xuất. Tất cả các lĩnh vực văn hóa
vật thể đều thể hiện cách ứng xử khéo léo, phù hợp với thực tế, điều kiện môi
trường tự nhiên sinh thái và hoàn cảnh xã hội cụ thể của từng tộc người.
Tóm lại, văn hóa vật thể là những của cải vật chất xung quanh nhóm
người mà được sáng tạo từ bàn tay con người, là kết tinh của sinh hoạt nhóm
người đó. văn hóa vật thể có thể phản ánh diện mạo cuộc sống, gia đình, lịch
sử của nhóm người đó, mang ý nghĩa lao động đậm đặc. Cho nên, trong
chương 2 người viết định hướng nghiên cứu các thành tố văn hóa sinh kế,
phương tiện đi lại, vận chuyển, nhà cửa, trang phục và ẩm thực trong văn hóa
vật thể của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê.
1.1.3. Văn hóa phi vật thể
Như trên đã nêu, trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng
chủ biên) theo quan niệm của UNESCO có một trong 2 loại di sản văn hóa
nữa là những di sản văn hóa vô hình (Intangible) bao gồm các biểu hiện tượng
trưng và “không sờ thấy được” của văn hóa được lưu truyền và biến đổi qua
thời gian, với một số quá trình tái tạo, “trùng tu” của cộng đồng rộng rãi...
17
Những di sản văn hóa tạm gọi là vô hình này theo UNESCO bao gồm cả âm
nhạc, múa, truyền thống, văn chương truyền miệng, ngôn ngữ, huyền thoại, tư
thế (tư thái), nghi thức, phong tục, tập quán, y dược cổ truyền, việc nấu ăn và
các món ăn, lễ hội, bí quyết và quy trình công nghệ của các nghề truyền
thống... Theo cuốn Bản chất của văn hóa, Những thành tựu của triết học,
khoa học, nghệ thuật và văn học hợp thành lĩnh vực văn hóa phi vật thể của
xã hội. Nhưng khái niệm văn hóa phi vật thể còn bao gồm cả đạo đức hay
luân lý nữa. Trong quan điểm dân tộc học, theo tác giả Hoàng Lương, mỗi dân
tộc thể hiện các hoạt động văn hóa phi vật thể của mình mỗi vẻ khác nhau,
nhưng đều bao gồm các lĩnh vực như ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật dân gian (folklore), lễ hội truyền thống, tri thức dân gian và các
phong tục, tập quán liên quan đến chu kỳ đời người... Văn hóa phi vật thể bắt
nguồn từ hiện thực cuộc sống lại vượt lên trên cuộc sống thực, có sức sống
bền bỉ, mãnh liệt và lâu dài.
Tóm lại, văn hóa phi vật thể là những sự vật vô hình sức mạnh qua biểu
hiện của con người. Văn hóa phi vật thể có thể phản ứng sự tương tác giữa
con người và môi trường xung quanh gồm môi trường xã hội, môi trường tự
nhiên, là những quan niệm truyền dạy từ đời này sang đời khác. Từ văn hóa
phi vật thể có thể học được một nhóm người đối xử thế giới vật chất (thế giới
bên ngoài) như thế nào từ thế giới tinh thần (thế giới bên trong). Trong các
thành tố phong phú như trên đã kể, người viết định hướng nghiên cứu các
18
thành tố ngôn ngữ và chữ viết, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo và văn
hóa nghệ thuật. Trong bài luận văn này người viết vừa trình bày nội dung các
thành tố vừa so sánh văn hóa người Hà Nhì Đen với văn hóa người Hà Nhì Lô
Mê.
1.1.4. Cơ sở lý thuyết
Trước khi dựa vào cơ sở lý thuyết về văn hóa để hiểu nguyên nhân sau
sự tương đồng và sự khác biệt thì phải có một tiền đề lớn là ý thức tự giác tộc
người của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê. Như tác giả Trần Long
đã đề cập trong bài “Văn hóa tộc người”, việc giữ gìn tộc người trước hết là
giữ gìn tộc danh và ý thức về tộc người, tức là những yếu tố thuộc lĩnh vực
văn hóa, dân tộc chứ chưa phải lĩnh vực nhà nước. Và bản sắc văn hóa là
những yếu tố ổn định, ít biến đổi trong một nền văn hóa. Vậy thì có thể hiểu
được những hình thái văn hóa nói chung và thành tố văn hóa nói riêng, bất cứ
sự ảnh hưởng về văn hóa của cộng đồng khác như sao cũng mang nhiều nét
tương đồng nhau giữa người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê. Xét theo
chiều đồng đại và lịch đại, theo người viết là sự phân bố các nhóm và quá
trình di cư của tộc người, văn hóa tộc người được “lan tỏa”, “thiên di”, thậm
chí là “sáng tạo” trong không gian nhất định. Dựa trên cơ sở ý thức về tộc
người, bên trong nhóm người Hà Nhì, người viết cho thấy thuyết loại hình
kinh tế - văn hóa (trên cơ sở thuyết vùng văn hóa), cùng với không gian địa -
văn hóa lại có thể lý giải được nguyên nhân. Lý thuyết loại hình kinh tế - văn
19
hóa (trên cơ sở thuyết vùng văn hóa) và không gian địa - văn hóa ở một mức
độ nào nhấn mạnh vai trò của sự phát triển kinh tế và hoàn cảnh địa lý tự
nhiên trong sự biến đổi văn hóa của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô
Mê.
Trên cơ sở lý thuyết về sự lan tỏa và thuyết loại hình kinh tế - văn hóa
(trên cơ sở thuyết vùng văn hóa), từ mặt không gian địa lý khẳng định sự
tương đồng về văn hóa sinh kế, chất liệu xây nhà, ẩm thực giữa người Hà Nhì
Đen và người Hà Nhì Lô Mê. Người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê
xuất phát từ cùng một gốc, nên thấy được sự tương đồng giữa hai bên, nhất là
các thành tố văn hóa vật thể phụ thuộc vào môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó,
dân tộc Hà Nhì là nhóm dân tộc mang tính cộng đồng khá cao. Trong nội bộ
nhóm tộc người, văn hóa riêng biệt của họ luôn được truyền miệng từ đời này
sang đời khác, đặc biệt là các thành tố văn hóa phi vật thể như ngôn ngữ, tín
ngưỡng, lễ hội truyền thống, phong tục và văn nghệ dân gian. Đặc biệt những
phép truyền thống, riêng biệt trong cộng đồng này về mặt cấu trúc đến mặt
chức năng đều giữ lại trọn vẹn, cho nên có thể từ từng nội dung lễ hội, phong
tục dễ thấy được sự tương đồng.
Như giáo sư Trần Quốc Vượng trong cuốn sách Cơ sở văn hóa Việt Nam
đã viết, sự biến đổi của bản sắc văn hóa dân tộc chịu sự chi phối của nhiều
nhân tố, cơ sở kinh tế là nhân tố quyết định.[18, tr.51] Về khía cạnh này, sự
phát triển kinh tế không những là một nguyên nhân lý giải sự tương đồng về
20
mặt hiện trạng văn hóa vật chất giữa người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô
Mê mà còn là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt hiện trạng văn hóa xưa nay.
Trong quá trình phát triển, sự phát triển kinh tế thúc đẩy giao lưu văn hóa
giữa người Hà Nhì với các tộc người khác. Cuối cùng, văn hóa người Hà Nhì
Đen chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi văn hóa Việt Nam, ví dụ như ẩm thực, chữ
viết sáng tạo, người Hà Nhì Lô Mê lại chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung
Quốc, đặc biệt lễ tết ngoại lai của người Hà Nhì Lô Mê, vì vậy, tạo nên sự
khác biệt giữa hai bên. Khái niệm acculturation, được hiểu là sự giao thoa văn
hóa, tiếp (xúc) và biến (đổi) văn hóa, trong quá trình phát triển, văn hóa
không phải nhất thành bất biến, cùng với không gian, thời gian và sự vận
động các yếu tố văn hóa bất biến và khả biến. Những yếu tố văn hóa khả biến
luôn luôn là những yếu tố được quyết định bởi sự phát triển kinh tế, trái lại,
những yếu tố liên quan đến văn hóa phi vật thể , cho dù thể hiện ở chỗ văn
hóa vật thể thì vẫn bất biến trong lịch sử quá trình phát triển. Từ đó thì dễ lý
giải được sự khác biệt giữa hai bên.
Nói chung, người viết cho thấy, xuất phát từ ý thức tự giác tộc người và
lý thuyết về sự lan tỏa, loại hình kinh tế - văn hóa thì có thể lý giải rằng sự
tương đồng trong văn hóa của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê
được giữ lại. Ngược lại, xuất phát từ sự biến đổi văn hóa trong lịch sử phát
triển thì mới lý giải được sự khác biệt trong văn hóa của người Hà Nhì Đen và
người Hà Nhì Lô Mê. Có thể nói là sự khác biệt giữa hai bên nhiều phần chịu
21
ảnh hưởng từ môi trường xã hội xung quanh, tức do những nhân tố bên ngoài
tác động. Cho nên, để nhìn đủ khía cạnh, so sánh văn hóa người Hà Nhì Đen
và người Hà Nhì Lô Mê không thể bỏ qua sự ảnh hưởng của nhà nước.
1.2. Ngƣời Hà Nhì Đen ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam
1.2.1. Tên gọi, dân cư, địa bàn cư trú
Về tên gọi Hà Nhì Đen, ngày xưa, ở Việt Nam thường gọi người Hà Nhì
những tên gọi như U Ní, Xá U Ní, Khứa Di, A Khà... Nhưng cuối cùng nghĩ
đến những tên gọi trên không được người Hà Nhì chấp nhận, thậm chí mang
tính miệt thị, cho nên lấy tên tự gọi của họ, lại căn cứ vào màu sắc trang phục
thường màu đen hay chàm đậm nên gọi người Hà Nhì Đen vậy. Người Hà Nhì
Đen ở xã Y Tý, Việt Nam và người Hà Nhì Lô Mê ở xã Má Ga Tý, Trung
Quốc cùng thuộc một nhóm trong nhóm đa dạng của người Hà Nhì. Trong bài
nghiên cứu này, người viết gọi riêng người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô
Mê, như vậy dễ phân biệt nước mà họ cư trú để so sánh, đối chiếu.
Như trên đã nói, người Hà Nhì ở Việt Nam chủ yếu phân bố ở các tỉnh
Lai Châu, Điện Biên và Lào Cai, nằm ở Tây Bắc Việt Nam, vùng tập trung
nhiều dân tộc Thiểu số ở Việt Nam. Căn cứ vào ngôn ngữ, trang phục và đặc
điểm nơi cư trú, người Hà Nhì ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm: nhóm Hà
Nhì Cồ Chồ và nhóm Hà Nhì Lạ Mí (gọi chung là Hà Nhì hoa) chủ yếu tập
trung sinh sống ở tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì Đen tập
trung ở tỉnh Lào Cai, nhất là huyện Bát Xát và huyện Phong Thổ tỉnh Lai
22
Châu. Trong tổng dân số người Hà Nhì 21.725 người, người Hà Nhì ở Lào
Cai là 4.026 người, sinh sống tập trung ở các xã như Y Tý, Nậm Pung, Trịnh
Tường, A Lù, A Mú Sung, Nậm Chạc thuộc huyện Bát Xát.[14, tr.9] Toàn
huyện hiện có người Hà Nhì 3.996 người. [7, tr.385]
Về địa bàn xã Y Tý, Y Tý có đường biên giới dài 12,5km giáp với huyện
Kim Bình, tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Dân số toàn xã là 4.753 người, gồm
các nhóm tộc người như Kinh, Hmông Trắng, Dao Đỏ và Hà Nhì Đen. Toàn
xã có 16 thôn bản, trong đó người Hà Nhì Đen tập trung cư trú ở 10 thôn là
Phan Cán Sử Nhìu Cồ San, Mò Phú Chải, Tả Gì Thàng, Choản Thèn, Lao
Chải khu 1, 2, 3, Sín Chải 1, Sín Chải 2. Dân số người Hà Nhì Đen là 2.411
người, chiếm 50,72%.[3, tr.40-41] Trong bài luận văn này, tác giả chọn người
Hà Nhì Đen của 3 thôn này như Thôn Lao Chải (gồm 1,2,3 khu), Choản Thèn,
Mò Phú Chải ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai để làm địa bàn nghiên
cứu. Trưởng thôn của Lao Chải khu 1 Chu Che Xá cho biết, Lao Chải khu 1,
2 hơn 100 hộ dân người Hà Nhì, Lao Chải khu 3 có 45 hộ dân người Hà Nhì,
97 hộ dân người Hà Nhì ở Mò Phú Chải và hơn 40 hộ ở Choản Thèn. Ngày
xưa Lao Chải khu 1, 2, 3 là cùng một làng, sau lại chia thành 3 làng Lao Chải,
nhưng bây giờ lại hợp thành 1 làng gọi khu 1, 2, 3 vậy.
1.2.2. Nguồn gốc, lịch sử hình thành, phát triển tộc người
Người Hà Nhì dần dần di cư từ phía Bắc Trung Quốc xa xưa xuống miền
Nam và sang các nước khác từ thời xa xưa, tuyến đường di cư không phải là
23
đi thẳng và bằng phẳng. Theo bài nghiên cứu Nghiên cứu nguồn gốc của
người Hà Nhì ở Việt Nam tác giả Dương Lục Kim, sau khi đã tổng quát các tư
liệu cho thấy người Hà Nhì Đen di cư đến Việt Nam bằng 2 con đường:
+Một là: từ Côn Minh - Kiến Thủy - Thạch Bình - Nguyên Giang - Hồng
Hà - Nguyên Dương - Kim Bình ( A Đắc Bác, Má Ga Tý) - Bát Xát (Lào Cai -
Việt Nam)
+Hai là: từ Côn Minh - Kiến Thủy - Nguyên Dương - Kim Bình (A Đắc
Bác, thị trấn Kim Hà, Thập Lý Thôn) - Phong Thổ (Lai Châu - Việt Nam). [33,
tr.33]
Trong bài này tác giả Dương Lục Kim còn viết về nhóm người Hà Nhì
lần đầu tiên di cư sang Việt Nam khoảng vào thoạt đầu thời nhà Đường, họ
định cư ở xã A Lù và một số xã khác thuộc huyện Bát Xát sau khi sang Việt
Nam, sau đó dần dần di cư sang các làng xã Y Tý, Tả Gì Thàng và Choản
Thèn. Một số người Hà Nhì Đen ở Dao Sơn, Lai Châu Việt Nam và Y Tý,
huyện Bát Xát là di cư từ huyện Kim Bình và huyện Lục Xuân trước năm
1949. Mặc dù về chuyện di cư từ thời Đường, tác giả Dương Tuấn Nghĩa
trong cuốn Tri thức dân gian và nghi lễ truyền thống trong sản xuất nông
nghiệp của người Hà Nhì Đen ở thôn Lao Chải (Lào Cai) lý giải rằng đó vẫn
chỉ là những giả thuyết dựa trên lời kể của các “tiền bối” mà điều này bản
thân người Hà Nhì cũng là nghe ông cha kể, hết sức khó xác định. Nhưng từ
hiện nay điều tra theo cách đặt tên Phụ tử liên danh của người Hà Nhì cũng có
24
thể tính ra người Hà Nhì cư trú ở Việt Nam khoảng 300 năm.
1.2.3. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội của người Hà Nhì Đen
Do sau khi người Hà Nhì Đen di cư sang Việt Nam, sinh sống ở vùng núi
cao, cuộc sống khép kín,con đường đi lại khó khăn và cách trung tâm thành
phố Lào Cai xa, ít giao lưu với các tộc người khác, cho nên, đời sống kinh tế
chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, gần gũi với môi trường tự nhiên. Kinh tế
của người Hà Nhì Đen chủ yếu dựa vào săn bắt, hái lượm, canh tác nương rẫy
và ruộng bậc thang, chăn nuôi, nghề thủ công (mặc dù nghề thủ công ít phát
triển). Canh tác nương rẫy của người Hà Nhì có hai loại: nương du canh và
nương định canh, như trên đã kể nương định canh cũng phát triển cùng với
quá trình định canh định cư. Người Hà Nhì chủ yếu làm nương cày ở nơi đất
bằng, nương cuốc ở nơi có độ dốc cao, lại nhiều đá... Lương thực trồng trọt
canh tác trên ruộng bậc thang là các giống lúa có năng suất cao, và người Hà
Nhì Đen còn phát nương làm rẫy để trồng những hoa màu như ngô, đậu, lạc,
rau, lúa nương... Ngoài ra, người Hà Nhì Đen còn trồng cây thảo quả, một loại
hoa màu kinh tế trong khu rừng già, dù là diện tích trồng trọt không lớn,
nhưng cũng có thể mang lại doanh thu đáng kể. Một đặc điểm quan trọng nữa
là nghề thủ công hay nghề rèn đúc của người Hà Nhì, đó thường là thực hiện
khi nông nhàn. Dù do điều kiện khí hậu lạnh, khó trồng bông để thực hiện dệt
vải, nhưng người Hà Nhì Đen ở đây giỏi trồng cây chàm, ngày xưa luôn chế
biến làm cao chàm để trao đổi vải và các vật dụng với tộc người khác, tác giả
25
Nguyễn Văn Huy đã từng đánh giá nghề chàm nổi tiếng nhất ở người Hà Nhì
(Bát Xát), kể cả bây giờ vào các thôn bản người Hà Nhì Y Tý, Bát Xát cũng
thấy được cây chàm trồng quanh nhà, nhưng hiện nay ít người nhuộm chàm,
trang phục chủ yếu trao đổi trên thi trường. Còn nghề rèn đúc của người Hà
Nhì Đen đã từng trong một khoảng thời gian được phát triển ở một mức độ
nào đó, nhưng mà nghề rèn đúc của người Hà Nhì không thực sự phát triển
như các dân tộc Hmông, Dao... Và tác giả Dương Tuấn Nghĩa cũng giới thiệu
rằng Hà Nhì Đen ở thôn Lao Chải bắt đầu chuyển sang sử dụng cuốc mà
người Hmông và Dao rèn, nên không còn sử dụng lò rèn ở thôn Lao Chải từ
những năm 90 của thế kỷ XX, đó cũng là nguyên nhân hiện nay ở Lao Chải
không còn lò rèn nào. Giờ đây, người Hà Nhì Đen ít ra ngoài săn bắt con thú
trong rừng do mức sống nâng cao và khu rừng xung quanh khu vực sống cũng
thu hẹp, nếu đi săn bắt cũng là những chim thú hay côn trùng bé bé như chim
rừng, chuột rừng, con bọ xít trên cành hạt tiêu rừng “sừ bi sừ”. Về việc săn
bắt thì tác giả Dương Tuấn Nghĩa cũng đã nghiên cứu tri thức dân gian liên
quan đến bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen đã đề cập đến người Hà Nhì dù
vào rừng săn bắt hái lượm cũng làm theo thời gian nhất định để cho con thú
có thể sinh đẻ con và nuôi con lớn lên mà tránh tình huống động thực vật mất
đi vì con người. Hiện nay, các công cụ săn bắn, một số nông cụ sản xuất xưa,
nay không sử dụng nữa chủ yếu thu thập từ các hộ dân để làm triển lãm ở nhà
văn hóa Lao Chải khu 3, thu hút du khách đi khám phá văn hóa sinh kế của
26
người Hà Nhì Đen. Việc hái lượm chủ yếu thực hiện bởi các chị em phụ nữ,
xưa phụ nữ Hà Nhì còn lên rừng xuống suối hái quả, đào củ nhưng hiện nay
được giảm đi nhiều vì nông nghiệp, kinh tế phát triển lên. Phụ nữ Hà Nhì Đen
hiện nay hái rau quả trồng trong vườn nhà hay trong nương nhà mình vì cuộc
sống hằng ngày, và lên rừng hái rau nuôi lợn, cắt cỏ nuôi trâu, ngựa. Một đặc
điểm đáng chú ý là kinh tế phát triển của người Hà Nhì Đen đang dần dần
chuyển biến, trồng trọt ngoài tự cung tự cấp, mỗi tuần thứ Bảy và mỗi khi đến
ngày con chó “Khờ no” và ngày con rồng “Lò no” thì đi tham gia buôn bán,
trao đổi hàng hóa ở chợ trung tâm xã Y Tý và trung tâm thôn Tỳ Xí Pờ, xã Má
Ga Tý, huyện Kim Bình, Vân Nam Trung Quốc. Lúc đó, người Hà Nhì chủ
yếu mua thêm những công cụ, nông cụ trên thị trường, nhưng gùi chờ hàng
hay bàn ăn cơm “ba gù” hoàn toàn thủ công bằng những nguyên vật liệu như
cây mây, tre, vầu, trúc là mua từ những nghệ nhân làm đan lát dù giá hơi đắt.
Giờ đây, nghệ nhân thủ công làm đan lát cũng ít, Ông Ly Vu đến từ Sín Chải
sang Lao Chải khu 1 vừa đan gùi vừa cho biết. Ngoài ở xã Y Tý người Hà Nhì
Đen đang phát triển các hoạt động kinh tế như trên, một điều đáng lưu ý là
loại hình kinh tế của người Hà Nhì Đen cũng đang phát triển chuyển đổi dù
hiện tượng này còn ít, vậy nông sản không phải là sản phẩm chủ yếu dùng để
trao đổi trên thị trường mà là lao động chân tay của người Hà Nhì Đen, nên
Hà Nhì Đen nhất là đàn ông Hà Nhì Đen thường xuyên ra ngoài thành phố ở
Việt Nam hay sang bên huyện Kim Bình, Vân Nam Trung Quốc bằng sổ
27
thông hành làm việc như xây nhà. Bên cạnh tất cả đặc điểm kinh tế như trên,
người Hà Nhì Đen còn phát triển du lịch nông thôn, du lịch dân tộc ở ngay cả
thôn bản, hiện nay ở thôn Mò Phú Chải, thôn Lao Chải, thôn Choản Thèn đều
có homestay do trưởng thôn và dân làng cùng khai thác và kinh doanh, mặc
dù còn là thoạt sơ, nhưng chắc chắn có thể thúc đẩy kinh tế bản làng đó một
cách hiệu quả trong tương lai.
Về đặc điểm văn hóa xã hội ở thôn bản Hà Nhì Đen, ngoài có hai loại
hình thức gia đình - gia đình cốt cán và gia đình hạt nhận, mỗi làng bản đều
có hội các vị già làng, những người có uy tín, thầy cúng “gạ ma gạ guy”. Gia
đình cốt cán là những gia đình bao gồm 3, 4 thế hệ cùng chung sống, hiện nay
dần dần ít đi, sau khi con lớn lên, lấy chồng lấy vợ ra ngoài sống riêng thì
luôn trở thành gia đình hạt nhân, gia đình mà chỉ có hai thế hệ (bố mẹ và các
con). Những người đứng đầu các dòng họ và am hiểu các phong tục truyền
thống của người Hà Nhì Đen thì cùng trở thành hội các vị già làng và những
người có uy tín. Khi có việc gì nào đó liên quan đến cả làng, ngoài trưởng
thôn (dân bản bầu ra để giao tiếp với chính quyền và các thôn bản khác) còn
các người già làng cũng có thể tham gia để đề xuất ý kiến giải quyết vấn đề.
Làng bản nào của người Hà Nhì Đen cũng có thầy cúng “gạ ma gạ guy”, thầy
cúng “gạ ma gạ guy” gồm hai ông thầy (một thầy cúng chính, một thầy cúng
phụ, được coi là “chồng” và “vợ”), thực hiện phần lễ hiến tế trong khi có lễ
hội. “Gạ ma gạ guy” là hai người thầy với chức thiêng trong truyền thống
28
người Hà Nhì Đen, giao lưu với các thần, cầu mong cho cả làng bản vật thịnh,
bình an. Tất nhiên, người dân được lựa chọn làm thầy cúng, ngoài am hiểu lễ
hội, phong tục truyền thống, các quy trình hiến tế và những lời đọc khi hiến tế,
còn phải đủ những điều kiện là gia đình hạnh phúc, tính cách thân thiện, cơ
thể khỏe mạnh, mối quan hệ giữa người dân trong làng hài hòa.
1.3. Ngƣời Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc
1.3.1. Tên gọi, dân cư, địa bàn cư trú
Hiện nay trên thế giới khoảng có 80 tên gọi cho người Hà Nhì, có Hà
Nhì, Hà Nhì Hoa, Hà Nhì Đen, Cồ Chồ, Lạ Mí, Lô Mê, Lô Bỉ, Hào Nhì, Bích
Ước, A Khà... Dù xưa ở Trung Quốc còn gọi là Hòa Di, Hòa Nê, Hòa Man,
sau lại thay đổi vì tên gọi trên là tên gọi gọi chung một nhóm tộc người sinh
sống ở Tây Nam, thậm chí hơn hai nghìn năm, người Hà Nhì ở Trung Quốc
có tên gọi chung nhất là Hòa Nhân. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa thành lập, căn cứ vào ý kiến của đa số người Hà Nhì, lấy tên tự xưng
nhiều nhất, tức Hà Nhì làm tên gọi chính thức, cuối cùng dần dần cụ thể hóa
tên gọi của nhóm tộc người. Về tên Hà Nhì, trong giới học thuật có hai loại
quan điểm để giải thích: một là cho rằng trong tiếng Hà Nhì, hà có nghĩa là
núi, nhì chỉ người, cho nên Hà Nhì là nhóm người cư trú trên núi; hai là từ Hà
Nhì là một từ trộn hai từ tượng trưng cho chim thú và nữ giới, hà trong tiếng
Hà Nhì có nghĩa là mạnh mẽ, dũng mãnh, nhì ngoài có nghĩa là người, còn
gồm ý nghĩa nữ giới, tượng trưng rằng nữ giới là mẹ của loài người, đó cũng
29
tỏ ra tộc danh nguyên thủy của người Hà Nhì bắt nguồn từ xã hội mẫu hệ mà
thịnh hành sùng bái vật tổ. Về tên Lô Mê hay La Môn mà tên gọi này là được
các nhà nghiên cứu dân tộc thuộc Hội nghiên cứu Hà Nhì học - Viện nghiên
cứu Hà Nhì quốc tế - Học viện Hồng Hà, tỉnh Vân Nam đề ra, ngoài dựa vào
tên gọi tự xưng trong nhóm, còn có người Hà Nhì giải thích tên Lô Mê có
nghĩa là người sinh sống với nguồn nước. Ở Vân Nam, vẫn luôn luôn gọi liền
Lô Mê, Lô Bỉ, bởi vì theo ngôn ngữ hay là trang phục, phong tục, hai nhóm
này khó để chia ra, khó phân biệt.
Người Hà Nhì ở Trung Quốc chủ yếu tập trung ở tỉnh Vân Nam, dân số
chiếm 79.94% dân số Hà Nhì/ A Khà trên thế giới, phân bố ở châu Đại lí,
châu Tây Song Bản Nạp, thành phố Ngọc Khê, thành phố Phổ Nhĩ, châu
Hồng Hà và châu Văn Sơn và lại tập trung nhất ở châu tự trị Hồng Hà, dân số
người Hà Nhì ở châu Hồng Hà có hơn 688 nghìn người, chiếm 47.8% dân số
người Hà Nhì Trung Quốc. Trong châu Hồng Hà, người Hà Nhì chủ yếu phân
bố ở 7 huyện, thành phố như huyện Hồng Hà, huyện Nguyên Dương, huyện
Lục Xuân, huyện Kim Bình, huyện Kiến Thủy, huyện Thạch Bính và thành
phố Cá Cựu. Theo Thống kê dân số năm 2003, dân số người Hà Nhì ở huyện
Kim Bình có 85 nghìn người, gồm có 8 nhóm như Lô Mê, Lô Bỉ, Cồ Chồ, Lạ
Mí, Cồ Hồ, A Sô, Ha Bị, Đa Nhì, trong đó Lô Mê Lô Bỉ chủ yếu tập trung ở 7
xã, thị trấn như thị trấn Kim Hà, Đại Trại, Mãnh Kiều, Sa Y Pha, A Đắc Bác,
Thập Lý Thôn và Má Ga Tý.
30
Má Ga Tý, nằm ở phía Đông của huyện Kim Bình, phía Nam xã giáp với
Việt Nam, nằm ở đoạn thứ năm biên giới Trung - Việt với đường biên giới dài
156km, là nơi cư trú truyền thống của người Hà Nhì Lô Mê. Chênh lệch độ
cao so với mực nước biển rất rõ, độ cao thấp nhất chỉ có 200m, cao nhất có tới
3012m. Toàn xã có 6 UBND thôn xã như xã Má Ga Tý, thôn Phổ Mã (1200m
so với mực nước biển), thôn Trung Trại, thôn Tỳ Xí Pờ, thôn Trung Lương và
thôn Mã Quái Thàng, tất cả 71 làng bản. Toàn xã cư trú 5 dân tộc như Hà Nhì,
Hmông, Dao, Di, Hán, dân số là 17.420 người, trong đó có người Hà Nhì
9.149 người, chiếm 52.5% dân số toàn xã. Trong đó, thôn Hoang Điền là thôn
được bởi Ủy ban Nhân dân thôn Phổ Mã, thôn Phổ Mã và thôn Tiêu Thủy
Nham (1320m so với mực nước biển) là ba thôn bản nổi tiếng với tập trung
người Hà Nhì Lô Mê mà tác giả chọn để nghiên cứu so sánh, đặc biệt là thôn
Phổ Mã, Phổ lấy “phu” của tiếng Hà Nhì, có nghĩa làng, Mã lấy “ma” của
tiếng Hà Nhì mang ý nghĩa “mẹ, cũ”, cho nên thôn này là thôn cũ, có nghĩa là
người Hà Nhì đặt chân sớm nhất ở mảnh đất này. Cả thôn Phổ Mã có hơn 700
hộ dân, thôn Tiêu Thủy Nham có 60 hộ dân.
1.3.2. Nguồn gốc, lịch sử hình thành, phát triển tộc người
Căn cứ vào cổ truyện Hà Nhì, theo cách đặt tên Phụ tử liên danh, lúc đầu
người Hà Nhì là sinh ra từ trời “Ô ma” và đất “Ô oa”, sau đó đến đời thứ tư,
là thời điểm bắt đầu xã hội Phụ hệ, kết thúc Mẫu hệ, bà mang tên là “Tô mê
ô” lấy chồng theo chồng, và sinh ra 8 con. Con cả “Ô thôi lý” trở thành tổ tiên
31
của loài người (cũng là người tổ bắt đầu sử dụng Phụ tử liên danh trên ý nghĩa
thực tế), và đời thứ chín của “Ô thôi lý”, con của “Ô hoạt nhưỡng”, bắt đầu
phân chia nhóm người Hà Nhì. Đời đầu tiên “Hoạt nhưỡng ta” và “Hoạt
nhưỡng sa” trở thành người tổ bắt đầu chia nhóm, “Hoạt nhưỡng sa” thì trở
thành người tổ của Lô Mê, Lô Bỉ. [27, tr.99] Đó là xem xét nguồn gốc của Lô
Mê Lô Bỉ theo lịch sử phát triển dòng họ. Như trên đã nêu là nguồn gốc của
người Hà Nhì Lô Mê, Lô Bỉ trong các trước tác giới thiệu về nhóm Lô Mê, Lô
Bỉ dưới góc độ truyền thống phụ tử liên danh. Còn trong giới học thuật, chủ
yếu có 4 loại quan điểm về nguồn gốc của người Hà Nhì nói chung, đó là 1),
Người Hà Nhì là tộc người bắt nguồn từ tộc người Đệ Khương ở miền Bắc
Trung Quốc; 2), Họ bắt nguồn từ tộc người Hán ở miền Đông, miền Nam,
miền Bắc Trung Quốc; 3), Người Hà Nhì là thổ dân bản địa, lấy người tổ của
Hà Nhì cư trú ở lưu vực sông Hồng tỉnh Vân Nam làm chủ thể, thu hút được
một phần người tổ của người Di, người Bạch, người Dao cư trú ở đây cũng
như người Hán từ Tứ Xuyên, Nam Kinh di cư sang và các tộc người thiểu số
khác, cuối cùng dần dần trở thành một dân tộc gồm nhiều nhóm; 4), Người
Hà Nhì là một tộc người mới có loại hình nông nghiệp trồng lúa do bộ lạc du
mục xuống từ cao nguyên Thanh Tạng và tộc người trồng lúa lên từ cao
nguyên Vân Nam (thời xưa gọi là Di Việt, là tên gọi khu vực mà các tộc
người cư trú ở trung du, hạ du của Trường Giang) hòa nhập trở thành, nguồn
gốc này mang tính phức hợp tức là hội nhập tộc người thổ dân miền Nam với
32
tộc người di cư miền Bắc, còn văn hóa thì trở thành kết tinh giữa văn hóa ven
biển của các tộc người Di Việt miền Nam với văn hóa cao nguyên của bộ lạc
du mục miền Bắc. [35, tr. 19]
Ở Trung Quốc thì sử sách tiếng Hán ít ghi chép được quá trình di cư của
người Hà Nhì Lô Mê, lại vì người Hà Nhì chưa có chữ viết, cho nên về những
hoạt động thoạt đầu không tìm thấy được tư liệu. Tuy nhiên, như trên đã nói,
theo các trước tác như “Vũ Cống - Lương Châu”, “Hán thư - Địa lý chí”, sớm
từ thời Chiến Quốc, khoảng thế kỷ TCN, Hòa Di đã phân bố ở bờ Nam
sông Đại Độ Tứ Xuyên cũng như phía Đông sông Nhã Lung, gồm có người
tiên của người Hà Nhì. Theo những sử sách thời Minh, thời Thanh còn có thể
tìm thấy tên gọi được ghi lại lúc đó. Trong đó đề cập đến La Miễn, nhóm
người tự xưng là một nhóm của “Hòa Nê”, một số cư trú ở Võ Định, Lộc
Khuyến của miền Bắc Vân Nam, còn lại toàn bộ cư trú ở núi Ai Lao Sơn.
Theo địa bàn phân bố của người Hà Nhì hiện nay và tổng hợp các bài ghi
chép của sử sách, quá trình di cư của người Hà Nhì chính là từ miền Bắc
xuống miền Nam, cuối cùng hình thành cấu trúc phân bố như vậy. Và thắc
mắc về cách giải thích nguồn gốc tộc người, người viết phải nhấn mạnh,
chính như Giản sử dân tộc Hà Nhì lý giải rằng đặc biệt vào thời Minh, nhiều
người Hán từ Trung Nguyên di cư sang Vân Nam, cuối cùng một phần hòa
nhập tự nhiên về mặt kinh tế, văn hóa và huyết thống. Cho nên, dù người Hà
Nhì giữ lại văn hóa truyền thống rất trọn vẹn, nhưng cũng không thể tránh
33
khỏi được một phần sự hội nhập văn hóa người Hà Nhì và văn hóa người Hán
vì nguyên nhân lịch sử. Cho dù, có nhiều quan điểm như trên đã nêu ra,
nhưng ở Trung Quốc, nhiều chuyên gia, học giả thường nghiêng về nguồn gốc
thứ nhất. Trong cuốn sách Phong tục dân tộc Hà Nhì Kim Bình, tác giả Quách
Cấp đã chỉ ra theo lịch sử di cư được kể từ sử thi Hà Nhì và văn học dân gian
được lưu truyền lâu đời, người Hà Nhì cư trú ở Kim Bình cùng người Hà Nhì
phân bố ở các khu vực khác, đều di cư từ cao nguyên Tây Bắc xa xôi. Từ “Nò
mà a mế”, nơi mà thoạt sơ hình thành đến Côn Minh hiện nay, nơi mà ở lại ổn
định về cơ bản, không bao giờ biết được trai qua bao nhiêu năm, bao nhiêu
lần di cư mới có cuộc sống vậy. Tuy nhiên, di cư vất vả thế này cũng bị bắt
buộc lại di cư sang miền Nam, từ Côn Minh - Ngọc Khê - Giang Xuyên -
Thông Hải - Thạch Bình - Kiến Thủy, đi qua sông Hồng, cuối cùng định cư
đến nay ở khu rừng triền núi thuộc Núi Ai Lao Sơn trong bờ Nam sông Hồng.
1.3.3. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội của người Hà Nhì Lô Mê
Giống như người Hà Nhì Đen, Kinh tế của người Hà Nhì Lô Mê cũng là
mức độ tự cung tự cấp cao, phụ thuộc vào nhiều ngành như trồng trọt, săn bắt,
hái lượm, canh tác nương rẫy và ruộng bậc thang, chăn nuôi gia súc gia cầm.
Trong xã Má Ga Tý, hoa màu người dân trồng chủ yếu là cây thảo quả (dùng
trong chế biến dược liệu hay làm hương liệu gia vị), lúa nước, ngô, đậu nành,
lạc, chè, cây hồi v.v... trong đó, cây thảo quả và lúa nước là nguồn kinh tế
chính. Về hái lượm, có thể nói rừng là nguồn cung cấp lương thực phẩm
34
chính cho người dân đây. Người dân chủ yếu hái nấm rừng, măng rừng, loại
dương xỉ, chuối tây, khoai sắn, mộc nhĩ, nấm hương, đương nhiên có một số
hoa màu là do người dân trồng trọt trong rừng. Về săn bắt thì người dân cho
biết, ngày xưa cũng hay vào rừng để săn bắt con vật rừng như lợn rừng, chuột
rừng, con hoẵng cũng như con bọ xít như người Hà Nhì Đen, nhưng bây giờ
nhiều người ra ngoài tỉnh, thành phố để kiếm tiền, ít ai vào rừng để săn bắt
con vật nữa. Ngoài trồng trọt, hái lượm, săn bắt, hầu hết là nhà nào cũng chăn
nuôi những gia súc gia cầm như vịt, gà, lợn, ngan, ngỗng, chó, trâu v.v... trong
đó, trâu là nguồn lao động chính để cày cấy ruộng bậc thang, được người dân
coi trọng. Bên cạnh việc chăn nuôi, người Hà Nhì Lô Mê còn nuôi cá trắm
trong ruộng bậc thang hay thuê một ao riêng để nuôi cá, tự phát phát triển du
lịch nông thôn. Còn có những gia đình Hà Nhì chuyên đi thuê đất ở chỗ xa
nhà mà trồng chuối tây, chuối tiêu để buôn bán. Nhưng lại về nghề thủ công,
theo người dân Hà Nhì Lô Mê ở Tiêu Thủy Nham cho biết, ngày xưa hầu như
là cô gái nào cũng biết ươm tơ kéo sợi, nhuộm chàm, tự may dệt quần áo
trang phục truyền thống, nhưng bây giờ người tuổi trẻ ít ai biết làm rồi. Ở
Tiêu Thủy Nham thì có 2, 3 người đàn bà cao tuổi còn giữ lại máy kéo tơ, họ
luôn giúp những bạn nào muốn kéo tơ hay có lúc còn thêu hoa văn hay may
dệt vạt áo lúc rảnh rỗi. Về cơ bản, hầu hết là người cao tuổi Hà Nhì Lô Mê, ai
nào cũng biết nghề đan lát, và sản phẩm chủ yếu gồm gùi, mâm, ghế bằng
mây tre, măng vầu. Người già trong các thôn bản Hà Nhì Lô Mê luôn giữ lại
35
những nét truyền thống trong cuộc sống hằng ngày kể cả thói quen sinh hoạt.
Về đặc điểm xã hội, như làng Hà Nhì Đen, làng nào cũng có thầy cúng “gạ
ma ga guy” để tổ chức đứng đầu đại diện cho cả thôn làm lễ, đương nhiên yêu
cầu về hai thầy cúng này cũng giống với người Hà Nhì Đen, nhưng chỗ khác
với người Hà Nhì Đen là hầu như làng nào cũng có thầy cúng chuyên tổ chức
làm lễ ma chay, được gọi là “mồ phí” hay “bối mã”. Cho dù bây giờ chưa có,
cũng có những người dân Hà Nhì Lô Mê trẻ đi học với các thầy ở Nguyên
Dương, Vân Nam hay mời các thầy xuống Kim Bình. Gia đình thì người Hà
Nhì Lô Mê và người Hà Nhì Đen tương đương nhau, gồm có gia đình hạt
nhân và gia đình cốt cán. Người Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý cũng hay đi chợ
để trao đổi hàng hóa Tý Xi Pờ vào ngày Thìn “Lò no” và ngày Tuất “Khờ no”
và chợ xã Má Ga Tý vào ngày Dần “Thà no” và ngày Thân “Am nhự no”. Sản
phẩm mà người Lô Mê bán trên chợ chủ yếu là trang phục và các loại nông
sản. Dựa vào ưu thế thiên nhiên, có thác Tiêu Thủy Nham và thung lũng
bươm bướm cùng với văn hóa độc đáo của Hà Nhì Lô Mê, Ủy ban địa
phương cùng người dân phát triển du lịch sinh thái và du lịch nông thôn tại
đây, mỗi năm vào mùa đông khách cũng có thể mang lại doanh thu đáng kể
cho mỗi gia đình đây.
Tiểu kết
Chương này đã phân tích những khái niệm cơ bản về người Hà Nhì, văn
hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, từ góc độ vĩ mô nhận diện rằng các khái
36
niệm trên, tạo nền tảng để phân tích so sánh văn hóa vật thể và văn hóa phi
vật thể ở các chương sau, còn kết hợp với truyền thuyết, phong tục và các thư
tịch trước tác để làm rõ nguồn gốc, quá trình di cư, lịch sử phát triển lâu dài,
đặc điểm địa bản cư trú và đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của người Hà
Nhì nói chung và người Hà Nhì Đen ở xã Y Tý, Việt Nam và người Hà Nhì
Lô Mê ở Má Ga Tý, Trung Quốc nói riêng.
Có thể nói, môi trường tự nhiên mà người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì
Lô Mê sinh sống có nét tương đồng rất rõ rệt, chính dựa vào môi trường sinh
sống vậy mới có cơ sở để hình thành văn hóa loại nông nghiệp đặc sắc của
người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê. Tuy nhiên, cũng dựa vào hiện
trạng đặc điểm kinh tế có thể thấy rằng bất cứ là người Hà Nhì Đen hay người
Hà Nhì Lô Mê, dần dần hội nhập vào đại gia đình các dân tộc ở Việt Nam và
Trung Quốc, vừa giữ lại tính cộng đồng cao của dân tộc mình, lại cũng cố
gắng tổ chức và tham gia hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ du lịch, giao
lưu với các tộc người khác. Như vậy vừa giới thiệu danh thiếp văn hóa của
mình cho bên ngoài, mang lại thu nhập để nâng cao mức sống, vừa thúc đẩy
loại kinh tế tự cung tự cấp chuyển đổi nhanh chóng. Dù trong thời gian lâu dài,
người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê luôn cho người ta cảm thấy
thường mang tính khép kín, nhưng qua khám phá văn hóa vật thể và văn hóa
phi vật thể của họ thì chắc sẽ thay đổi ý nghĩ như thế.
37
Chương 2: NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỀ VĂN HÓA VẬT THỂ CỦA
NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN Ở Y TÝ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI VÀ
MÁ GA TÝ, HUYỆN KIM BÌNH, TỈNH VÂN NAM, TRUNG QUỐC
2.1. Văn hóa sinh kế
Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng chủ biên), giáo
sư Trần Quốc Vượng đã đề cập đến văn hóa sản xuất trong cấu trúc của văn
hóa rằng lao động sản xuất là nền tảng sự sống của cộng đồng. Trong văn hóa
sản xuất không những gồm việc trồng trọt truyền thống với nền kinh tế tự
cung tự cấp mà còn liên quan đến các nghề thủ công trong làng. Theo người
viết, điểm quan trọng của văn hóa sản xuất là thể hiện tận nơi trí thức của
người lao động, rút được kinh nghiệm từ lao động sản xuất. Người viết cho
rằng dù văn hóa sinh kế không phải giống hệt nhau với văn hóa sản xuất, lại
không phải tất cả thành tố trong đó đều thuộc vào văn hóa vật thể, nhưng
những thành tố liên quan đến hệ thống lao động sản xuất và phương tiện đi
thuộc vào văn hóa vật thể, đó chính là hai thành tố quan trọng mà người viết
lựa chọn để nghiên cứu so sánh trong bài luận văn này.
Cuốn sách Tri thức dân gian và nghi lễ truyền thống trong sản xuất nông
nghiệp của người Hà Nhì Đen ở thôn Lao Chải (Lào Cai) của tác giả Dương
Tuấn Nghĩa cho biết, công cụ săn bắt thời kỳ đầu của người Hà Nhì Đen chủ
yếu có cung tên, nỏ, giáo mác, gậy, chó...nhưng tương đối thô sơ, nỏ “kha tư”
chủ yếu làm bằng gỗ và dây cây cọ. Về nông cụ sản xuất, người Hà Nhì Đen
38
thường sử dụng cuốc loại dày, cuốc bướm, cào, búa bổ củi, liềm gặt lúa, cày,
bừa, thùng đập lúa và gùi để có thể cày đất canh tác trên cả ruộng bậc thang
trồng trọt lúa nước và nương trồng các loại hoa màu khác, gặt lúa, đập lúa.
Trong đó, cuốc to bản, cày “mè gu” (một thứ nông cụ không thể thiếu trong
canh tác ruộng bậc thang, thường trao đổi với các tộc người thiểu số khác mà
giỏi về rèn đúc), bừa “me gu sề” với chiều ngang 1- 1,2m, và cả bộ công cụ
này cùng với con trâu là nguồn lao động chính canh tác ruộng.
Để đáp ứng nhu cầu chứa đựng hàng hóa, nghề đan lát của người Hà Nhì
Đen tương đối phát triển hơn, đặc biệt là sản phẩm từ nghề mây tre đan rất nổi
tiếng. Các sản phẩm điển hình nhất là mâm, gùi, rổ, rá, dần, sàng, nong, chiếu,
ghế, nơm... Trong đó không thể bỏ qua được mâm ăn cơm của người Hà Nhì
Đen và Hà Nhì Lô Mê, một sản phẩm đặc trưng cho văn hóa ẩm thực của
người Hà Nhì. Mâm được đan lát hình tròn bằng mây tre, vầu tre (dùng để
đan mặt mâm, xung quanh làng bản người Hà Nhì Đen có trồng nhiều cây tre),
cao trên dưới 30cm, đường kính 65-70cm (to hay nhỏ tùy từng nhà, nhưng
nhà nào cũng không thể thiếu mâm này), chậu mâm loe rộng. Ở Mò Phú Chải
còn có bàn mâm uống trà, đan hình vuông với chiều dài 78cm, chiều cao
23cm, chiều ngang 42cm, cũng là đan bằng mây tre, nhưng mặt mâm cũng
đan bằng nguyên liệu vầu tre, rất bền chắc. Các loại sản phẩm đan lát của
người Hà Nhì Đen vừa bền chắc vừa mang tính thẩm mỹ cao. Nhưng số lượng
nghệ nhân đan lát còn rất hạn chế, cái cũng là một điều bức bách về phát triển
39
nghề truyền thống đan lát của người Hà Nhì Đen.
Kể cả văn hóa vật thể của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê
nhiều phần phụ thuộc vào môi trường tự nhiên họ sinh sống, triền núi,
800-1200m so với mực nước biển, vùng núi cao, đa số ở rẻo cao, gần suối
nước chạy từ núi trên cao, đường đi không bằng phẳng còn thêm ngoằn ngoèo,
quanh co. Dù môi trường tự nhiên nghiêm khắc như vậy, nhưng họ còn sáng
tạo ra cảnh quan văn hóa đẹp đẽ, chính là ruộng bậc thang qua sự cần cù của
chính bản thân mình bằng trí tuệ khai thác và sử dụng môi trường tự nhiên
xung quanh. Người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê cùng chung đặc
điểm này, trong làng bản của người Hà Nhì Đen ở xã Y Tý và người Hà Nhì
Lô Mê ở xã Má Ga Tý, cảnh quan ruộng bậc thang ấn tượng nhất. Chính vì
văn hóa loại hình nông nghiệp, nên về văn hóa sinh kế của Hà Nhì Đen và Hà
Nhì Lô Mê mang tính tương tự rất cao, gồm cả nông cụ, hệ thống thủy lợi của
ruộng bậc thang, con trâu được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp v.v...
Đương nhiên, văn hóa sinh kế nổi tiếng của người Hà Nhì nói chung và Hà
Nhì Đen nói riêng cũng chính là nông nghiệp trồng trọt trên ruộng bậc thang.
Mặc dù ruộng bậc thang không phải chỉ có người Hà Nhì có thể tạo ra, nhưng
không thể không thừa nhận rằng kỹ thuật đào mương, dẫn nước, tận dụng
ruộng bậc thang thì người Hà Nhì giỏi hơn. Cuốn sách Tri thức dân gian và
nghi lễ truyền thống trong sản xuất nông nghiệp của người Hà Nhì Đen ở
thôn Lao Chải (Lào Cai) của tác giả Dương Tuấn Nghĩa cho biết, do người
40
Hà Nhì Đen trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, nên kể cả lúc đầu chọn vị trí
để tạo ruộng bậc thang cũng rất quan trọng, thường nằm phía dưới của mỗi
thôn bản, phải đảm bảo nguồn nước (có dòng suối), nếu chưa có quỹ đất xung
quanh thôn bản thì tìm triền ruộng ở các thung lũng. Ruộng bậc thang của
người Hà Nhì được hình thành rất sớm, phát triển khá ổn định. Thôn bản lưng
dựa vào đồi, nhìn ra thung lũng, người dân Hà Nhì Đen đắp ruộng bậc thang
theo chiều dốc của thung lũng, tạo máng chảy ra những dòng nước thiên
nhiên từ rừng già để tưới tiêu. Mỗi bậc ruộng bậc thang chỉ có chiều ngang
10cm cho người đi qua với dòng nước chảy xen giữa triền ruộng bậc thang.
Vị trí rừng thiêng thường nằm ở trên làng bản, cho nên dòng nước chảy xuống
manh theo chất mùn của rừng già, lại vì người dân chăn thả gia súc ở trong
rừng, còn nước mưa chảy xuôi phân và nước thải của người, gia súc vào
nguồn nước, vậy thì bón phân thêm phần dinh dưỡng cho hoa màu ở dưới
ruộng bậc thang bằng nước chảy. Người dân còn đào mương dẫn nước nếu
gặp tình huống khu ruộng bậc thang được mở ra ở lưng chừng núi, những con
mương này đón nhận cả dòng nước chảy từ rừng và nước mưa, cuối cùng trôi
chảy vào ruộng bậc thang. Mỗi tầng thửa ruộng bậc thang được đào một con
mương bé để dẫn nước chảy từ trên xuống tận chân núi và chảy ra các con
sông, suối, như là các thửa ruộng bậc thang chính là mương dẫn nước.
Về phương tiện đi lại, giờ đây nhiều hộ dân Hà Nhì Đen đều có xe máy
xăng để dễ di chuyển trên triền núi, xe máy điện thì không lái được khi gặp
41
đường dốc. Trưởng thôn Lao Chải khu 1 Chu Che Xá cho biết, ngày xưa trong
nhà anh ấy còn nuôi ngựa để thồ hàng, đi lại. Xưa thì người Hà Nhì Đen toàn
sử dụng con ngựa để làm phương tiện di chuyển hàng hóa, sau đó mức sống
được nâng cao, bây giờ toàn sử dụng xây máy xăng. Đặc điểm này, theo
người viết khảo sát, người Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý cũng vậy, bởi vì đó
nhiều phần phụ thuộc vào môi trường tự nhiên mà họ sinh sống và mức độ
phát triển của từng vùng. Cùng với sự phát triển kinh tế, phương tiện đi lại đã
có sự thay đổi khác hẳn xưa và nay. Từ các nội dung trên có thể thấy được,
bất cứ là những yếu tố phụ thuộc nhiều phần vào môi trường tự nhiên mà họ
sinh sống, hình thành địa - văn hóa trong không gian văn hóa như các loại
nông cụ lao động truyền thống, nghề thủ công, hệ thống ruộng bậc thang và
phương tiện đi lại xưa và nay của cả người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô
Mê này, một phần lớn quyết định sự tương đồng về các yếu tố trong văn hóa
sinh kế này.
2.2. Nhà ở
Nhà truyền thống của người Hà Nhì Đen là kiểu nhà trình tường, toàn bộ
hệ thống tường nhà được trình bằng đất, và đất này được lấy ngay từ nền của
ngôi nhà. Tường nhà của người Hà Nhì vừa là tường bao, vừa là hệ thống chịu
lực chính của toàn bộ mái, sàn gác của ngôi nhà. Tường trình thường có độ
dày từ 40-50cm, cao từ 4,5-6m, diện tích sử dụng của lòng nhà từ 60-80 .
Đặc điểm của ngôi nhà trình tường là ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè.
42
Ngoài công thức trình tường như vậy, mỗi ngôi nhà của người Hà Nhì Đen và
người Hà Nhì Lô Mê đều được đào móng, và lấy hòn đá thiên nhiên để làm
móng tường, vừa đẹp vừa vững chắc.
Bố trí trong nhà trình tường của nhà ông Chu Che Xá như sơ đồ sau,
buồng to 1 có thể sử dụng làm tiếp khách, có một cầu thang chính là lên trên
phơi nông sản, buồng 3, 4 để đồ đạc, buồng 2 rất quan trọng, bởi vì buồng này
làm sàn gỗ đắp cao không những để thần đá gia đình “phu chu ma” còn để
bàn thờ thờ cúng tổ tiên, cũng là phòng bếp của người Hà Nhì Đen, giáp với
phòng ngủ. Đáng chú ý là mỗi nhà Hà Nhì Đen có thể do diện tích to nhỏ để
thay đổi bố trí không gian, nhưng như buồng 2 có sàn gỗ để thần đá và bàn
thờ cúng thì nhà nào cũng thế. Nhà truyền thống người Hà Nhì Đen và Lô Mê
đều có đặc điểm là ít cửa sổ, ví dụ như trong nhà của ông Chu Che Xá, chỉ có
buồng 1 và buồng 2 có cửa sổ bé và cửa sổ trong buồng 2 hơi cao (hai lỗ bé
bé), cho nên ánh sáng ban ngày thực sự không đủ, như vậy cũng khó cho bùi
khói ra khi đốt củi.
Về mặt ứng dụng vào thời nay, trưởng thôn Lao Chải khu 1 Chu Che Xá
cho biết, trước khi trình tường của người Hà Nhì Đen, người ta thường lấy đất,
và đá to nằm dưới đất để làm nền móng của nhà, sau đó lấy đất, có lúc có
thêm vào một ít sỏi vào một khuôn mẫu để tạo ra gạch lớn cho đắp lên tường
43
trình. Thêm vào sỏi có thể cho tường trình này vừa đẹp vừa chắc. Nhà
homestay của Xá thì hoàn toàn dựa vào tri thức nhà trình tường và kết hợp
đặc điểm kiểu nhà gỗ để xây. Đó thể hiện ra tay nghề làm gỗ, kỹ thuật xây nhà
của người Hà Nhì Đen đã dần dần từ thô sơ ngày xưa chuyển sang thành thạo.
Theo trưởng thôn Mò Phú Chải Lý Xá Xuy cho biết, thông thường độ dày, độ
cao và diện tích sử dụng trong lòng nhà nhà trình tường của người Hà Nhì
Đen đúng là như trên đã nói, nhưng hiện nay diện tích nhà homestay của Xuy
thiết kế kết hợp đặc điểm với kiến trúc hiện đại, sử dụng nguyên liệu hiện đại
để xây mái nhà, nhằm mục đích tự phát kinh doanh du lịch có tận 100
(gồm chiều dài và chiều ngang 10m, chiều cao khoảng 4,5m). Tường cũng
trình bằng cách truyền thống nhưng cửa sổ thêm nhiều để tránh vấn đề thiếu
ánh sáng của nhà trình tường truyền thống, và nhà Homestay đã kinh doanh
được hơn một năm, thu hút được rất nhiều du khách. Đó cũng thể hiện ra nhà
trình tường không những là kiến trúc truyền thống mà còn có thể đáp ứng
được nhu cầu hiện đại nhất là dịch vụ du lịch ở một mức độ nào đó.
Như hình ảnh trên có thể thấy rõ dù nhà ở của người Hà Nhì Đen và Hà
Nhì Lô Mê toàn là nhà trình tường bằng nguyên vật liệu đất, nhưng có mấy
chỗ chi tiết bề ngoài khác nhau: thứ nhất chính là mái nhà, người Hà Nhì Đen
thường xây nhà trình tường bốn mái, mà người Hà Nhì Lô Mê thường chỉ xây
hai mái, đó có lẽ là do nguyên nhân khí hậu gió to mưa nhiều ở xã Y Tý dù
ngày xưa sử dụng cỏ gianh xây mái cũng là bốn mái của Hà Nhì Lô Mê; thứ
44
hai là nhà ở của người Hà Nhì Lô Mê thường xây mặt bằng ở trên để thỏa
mãn nhu cầu phơi ngô, các loại nông sản có thể phơi. Và trong nhà trình
tường, đặc biệt là chỗ để bàn thờ và thần đá thì người Hà Nhì Đen và Hà Nhì
Lô Mê ở Má Ga Tý giống nhau. Một đặc điểm chung trong nhà giữa người Hà
Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê là họ thường treo hàm răng lợn bên cạnh
bàn thờ mà trên lửa bếp, bởi vì như thế là báo cho tổ tiên nhà mình thu hoạch
vào những năm gần đây như thế nào, thần trông coi nhà năm mới đã đến với
từng ngôi nhà sau khi mỗi năm mổ lợn năm mới. Về mặt ngôi nhà hiện đại,
ngôi nhà của người Hà Nhì Lô Mê hiện nay thường xây bằng bê-tông, ngôi
nhà của người Hà Nhì Đen cũng có mấy ngôi nhà xây bằng bê-tông ở xã Y Tý,
dù nguyên liệu đã thay đổi, nhưng họ vẫn giữ đặc điểm trình tường, tường thì
thường trình dày khoảng 42cm, nguyên liệu mái nhà càng khác với ngày xưa,
hiện nay hay sử dụng lợp mái prôximăng hay lợp mái tôn, nhưng ở Y Tý mái
nhà Hà Nhì Đen vẫn giữ cấu trúc bốn mái. Cuối cùng phải nhấn mạnh lại nhà
ở truyền thống về chất liệu xây nhà, kiểu dáng giữa người Hà Nhì Đen và
người Hà Nhì Lô Mê mang tính tương đồng cao vì những yếu tố này phụ
thuộc vào môi trường tự nhiên họ sinh sống, vì nguyên nhân khí hậu khác
nhau, nên mái nhà có sự khác biệt rõ. Theo sự phát triển kinh tế, trao đổi hàng
hóa trên thị trường, chất liệu xây nhà được sản xuất hàng loạt nên ngày càng
giống nhau. Còn những đặc điểm chung nhau giữa hai bên đặc biệt liên quan
đến tín ngưỡng, thành tố trong bản sắc văn hóa tộc người bất biến trong giao
45
lưu văn hóa. Ví dụ như bố cục nhà bếp trong nhà, đó là những dấu hiệu riêng
dành cho người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê, cho nên về mặt này
người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê mang tính tương đồng rõ rệt. Dù
có sự tương đồng nhiều về nhiều mặt nhưng nguyên nhân lại khác nhau.
2.3. Trang phục truyền thống
Trang phục truyền thống của người Hà Nhì Đen thường màu chàm hay
màu đen đậm, có thể phân biệt theo giới tính, tuổi tác.
Trang phục truyền thống cho đàn ông Hà Nhì Đen rất giản dị, thường là
áo dài tay màu chàm, có hai túi nhỏ, khuy vải (thông thường có từ 10-14
khuy), chiều dài đến nửa đùi, cổ áo cao và tròn, vạt áo xẻ hai bên không thêu
hoa văn. Quần thì cạp to, dưới gấu có viền, chiều dài tùy chiều cao của từng
người. Đàn ông Hà Nhì Đen thường đội khăn, là một miếng vải rộng 25-30cm,
dài 1,8-2m, khi đội gấp miếng vải 2, 3 lượt tùy người thích rộng hay hẹp, khi
gần hết giắt múi ra sau gáy. Tuy nhiên lúc bình thường người đàn ông Hà Nhì
Đen và Hà Nhì Lô Mê thường mặc quần áo kiểu âu, chỉ mặc quần áo truyền
thống vậy khi có dịp lễ tết hoặc lúc cưới, lúc tang, lúc thờ cúng tổ tiên.
Trang phục truyền thống cho phụ nữ Hà Nhì Đen lại đa dạng hơn, áo
nữ là loại áo cổ cao khoảng 3cm, khi mặc áo thường để cổ áo thẳng, hai vạt
trước và sau chiều dài bằng nhau, hai sườn của vạt áo được cắt lượn vát, gấu
áo vát hình chữ V, xẻ nách ao, nách áo hẹp ôm lấy người, tay áo dài, có một
hàng 4 cúc cài từ cổ áo đến nách bên phải. Phía trước ngực đeo thêm một
46
chiếc yếm hình lục lăng với các đường viền được thêu thùa cận thẩn bằng các
họa tiết hoa văn đơn giản, toàn bộ màu sắc của bộ trang phục là màu chàm
đen. Quần là loại quần chân què, đũng rộng, cạp luồn chun hoặc luồn dây dải
rút, không thêu thùa hoa văn mà cho người mặc cảm thấy thoải mái. Xà cạp
được cuốn từ bắp chân đến cổ chân với chiều dài khoảng 30cm, hình ống, một
đầu rộng, một đầu hẹp, hoa văn thêu thùa chủ yếu là hình răng cưa, hình xoắn
ốc liên tiếp nhau bao quanh đầu phía dưới của xà cạp. Sau khi đeo xà cạp,
người phụ nữ dùng một sợi dây để cuốn chặt vào bắp chân. Khăn là một bộ
phần quan trọng của bộ trang phục phụ nữ Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê,
cách đội khăn khác nhau có thể cho biết cô gái Hà Nhì độ tuổi thế nào, đã lấy
chồng hay chưa. Chiếc khăn màu chàm đen cùng với một bộ tóc giả “cho pẹ”
(cũng có học giả nghiên cứu ghi là “sớp pè”) là cách đội khăn bình thường
của phụ nữ tuổi trẻ (có thể đã lấy chồng) Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê. Bộ
tóc giả này là hai bó sợi chỉ dệt vải, dài chừng 1,5m nhuộm màu chàm đen,
đầu của hai bó sợi này được buộc chặt lại thành 4 quả sợi, trong đó có 3 quả
sợi màu đen và một quả sợi được bọc bằng một mảnh vải với nhiều màu sắc
khác nhau.[7, tr.390-391] Bộ tóc giả này chủ yếu sử dụng tóc nhân tạo hoặc
tóc người hoặc dây len thắt bím thành bím tóc, còn thêm vào những đồ trang
trí khác. Người dân Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý cho biết, bộ tóc giả “cho pẹ”
của những cô gái trẻ tuổi chưa lấy chồng thì là đuôi sam, không đặt một mảnh
vải trên đỉnh đầu. Nếu đã lấy chồng hay phụ nữ cao tuổi thì thường đội bộ tóc
47
giả thắt hai bím, đặt trên đầu một mảnh vải màu chàm đen bọc một mảnh vải
thêu hoa văn nữa, và gấp lại thành bốn giác. Trên chợ Má Ga Tý cũng bán
một chiếc mũ trang trí bằng những lục lạc nhôm khoảng 50 cái khâu tròn cả
mũ, xoay quanh một vòng tóc giả đuôi sam cuối đuôi sam buộc lại bằng mấy
bóng len màu sắc để ra một ít tóc, còn trên bím tóc này đặt tóc giả len to,
trang trí một số tiền xu nhôm, bóng len màu sắc. Mũ màu sắc và trang trí rực
rỡ thế là sử dụng trong dịp lễ cưới của phụ nữ Hà Nhì Lô Mê. Và phụ nữ lớn
tuổi thì quần áo màu đen, có khuy áo màu chàm hay đen, có những sợi dây
may trên, hết sức giản dị. Về quy tắc đội khăn bộ tóc giả và mặc áo truyền
thống, người Hà Nhì Đen cũng tương tự như vậy dù là có mấy chị em đội bộ
tóc giả đuôi sam lại còn đặt mảnh vải ở trên thì khác nhau một chút. Đồ trang
sức của phụ nữ Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê cũng rất đa dạng, đồ trang sức
của người Hà Nhì Đen chủ yếu là dây chuyền, vòng tay, khuyên tai bằng bạc
hay bằng nhôm, phụ nữ Lô Mê thường đeo vòng tay bằng bạc hay bằng đồng
có hoa văn chạm khắc như hình lúa, nước. Dù vậy, nghề chạm khắc bạc ở
người Hà Nhì Đen hay Hà Nhì Lô Mê cũng không mấy phát triển, hiện nay
các loại đồ trang sức chủ yếu là mua trên chợ.
Trang phục cho trẻ con thì cầu kỳ hơn, đặc biệt là mũ của trẻ con, phân
biệt rõ nét cho con trai và con gái, nhưng quần áo tương tự quần áo thanh niên
mà hoa văn và đồ trang sức làm bằng nhôm hình tiền xu rực rỡ hơn. Đặc điểm
chung mũ trẻ em là mũ có hình 6 múi, trên múi thêu họa tiết hay đặt đồ trang
48
trí bằng nhôm hay bằng bạc, đỉnh mũ dính nhiều chùm len và túm thành một
bó, khâu tròn sát đầu. Mũ cho trẻ em gái còn thêm bóng len, hay rực rỡ hơn
trang trí bằng bạc nhôm hình dây chuyền, hình lục lạc. Trên đỉnh mũ người
Hà Nhì Đen đeo thảo quả khô để kỵ ma. Hoa văn được tạo tác trang trí trên
thân mũ, chóp mũ của trẻ con được coi là nghề thủ công cầu kỳ của người Hà
Nhì dù nghề chạm khắc bạc của người Hà Nhì Đen không mấy phát triển. Tuy
vậy, thực ra, bộ trang phục, mũ trẻ con của người Hà Nhì Đen, Hà Nhì Lô Mê
ở xã Má Ga Tý hiện nay chủ yếu mua từ xã Má Ga Tý, Kim Bình Trung Quốc,
sau đó phụ nữ trong gia đình lại thêu hoa văn như ốc xoắn khi nông nhàn, đây
cũng một phần phản ánh tay nghề khéo léo và hệ thâm mỹ của người phụ nữ
Hà Nhì Đen. Ngoài ra, theo truyền thống, đồ trang sức và hoa văn trên trang
phục, màu sắc trang phục còn theo lứa tuổi của người Hà Nhì Đen ở xã Y Tý.
Con trai Hà Nhì tuổi dưới 15 thường mặc áo trắng có thêu hoa, lớn lên từ 16 -
30 tuổi màu của trang phục có thể gồm có 3 màu như xanh, trắng, đen.
Trang phục đàn ông và trẻ em giống nhau giữa người Hà Nhì Đen và Hà
Nhì Lô Mê, nhưng trang phục phụ nữ thì có chỗ chi tiết khác nhau, nếu mặc
quần dài thì hai bên giống nhau, cũng có những phụ nữ Hà Nhì Lô Mê ở Má
Ga Tý mặc quần ngắn, quấn xà cạp trên bắp chân. Giờ đây, cả bộ trang phục
truyền thống may mặc thêu hoa từ tay phụ nữ Hà Nhì Đen ở Y Tý, Việt Nam
và Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý, Trung Quốc đã ít hơn nhiều so với ngày xưa
rồi, theo người dân Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý cho biết, quần áo truyền thống
49
giờ đây còn sản xuất hàng loạt ở nhà máy nơi khác, người ta thì buôn từ nhà
máy sau đó trao đổi trên chợ. Người ta cảm thấy như thế cũng thuận tiện hơn
vì trên chợ có trang phục truyền thống mặc thường ngày đến cả trang phục
mặc khi tang ma. Cho nên, người viết cho thấy đặc điểm chung về trang phục
của hai bên hiện nay một phần lớn phụ thuộc vào trang phục sản xuất từ nhà
máy. Để lý giải sự tương đồng trang phục truyền thống giữa người Hà NHì
Đen và người Hà Nhì Lô Mê ngoài dựa vào môi trường tự nhiên tạo điều kiện
thuận lợi để trồng cây chàm, còn dựa trên những phong tục tập quán của tộc
người như cách đeo bộ tóc giả “cho pẹ hay sơ pè” của phụ nữ Hà Nhì Đen và
Hà Nhì Lô Mê.
2.4. Ẩm thực
Ẩm thực của người Hà Nhì Đen hay Lô Mê đều không thể tách rời từ
môi trường sinh sống của họ. Người Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê đều sử
dụng gạo tẻ để làm lương thực chính cho bữa ăn hằng ngày. Gạo nếp dùng để
chế biến cho món ăn lễ tết như: nấu xôi màu vàng để cúng tế trong các lễ
chung của thôn bản (gồm có cúng cấm làng, cúng rừng cấm, cúng nguồn nước,
cúng tết tháng sáu...), hay giã xong làm bánh dày để cúng trong các lễ cúng
của từng gia đình (thờ cúng tổ tiên, dùng trong đám tang, dùng trong cưới
xin...). Ngoài trồng ngô, người Hà Nhì Đen còn trong vườn nhà trồng quả bí
ngô, đậu cô ve, su su, đậu hà lan, lạc, ớt, rau muống... Trên nương rẫy mỗi gia
đình còn trồng trọt bắp cải, củ cải... Những nông sản này không những là cây
50
trồng truyền thống phục vụ cho các bữa ăn của Hà Nhì Đen mà còn phát triển
thành đặc sản nông sản hiện nay để buôn bán. Giờ đây, củ cải của Mò Phú
Chải, là một đặc sản cây trồng đang phát triển từ tự cung tự cấp sang buôn
bán với phẩm chất vừa to vừa ngọt.
Một trong những món ăn thường được người Hà Nhì chế biến trong các
dịp cưới xin, ma chay, vào nhà mới, đầy tháng con... là canh đậu tương. Phụ
nữ Hà Nhì đảm nhiệm nấu nướng, và muốn nấu được canh đậu tương, đầu
tiên phải đãi sạch hết bụi bẩn bám trong hạt đậu tương, sau đó đổ vào nước
sạch ngâm cho ngấm nước để hạt đậu mềm ra, tiếp theo mang đậu đi xay cùng
với nước sạch, sau khi xay xong, nấu thành canh, cho thêm một ít muối cho
vừa là có thể ăn được.[7. tr.389] Người Hà Nhì Đen cũng chế biến thịt gà, thịt
lợn, thịt trâu hằng ngày cũng như thờ cúng trong nghi lễ. Thường ngày, người
Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê còn có thói quen để chế biến dưa cải, và dưa
cải đóng một vị trí quan trọng trong khi phần lễ cúng Khô Già Già của cả Hà
Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê, là một trong hai món ăn (món kia là đậu nành xào)
không thể thiếu trong khi lễ cúng cầu bập bênh và cây đu, nhà nào cũng phải
chuẩn bị hai món này. Và còn rất quan trọng khi người Hà Nhì Lô Mê có đám
tang, thẩm chí lấy bát dưa cải làm một dấu hiệu báo tin buồn. Ở đây, đặc biệt
phân tích hai món đậu nành xào và dưa cải, về mặt chức năng đáp ứng được
các hoạt động truyền thống, chính do sự lan tỏa văn hóa cùng một gốc, nên
nét mà hai bên giữ lại này mang tính tương đồng cao.Vì sống gần gũi với
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 6792335.pdf
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 6792335.pdf
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 6792335.pdf
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 6792335.pdf
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 6792335.pdf
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 6792335.pdf
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 6792335.pdf
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 6792335.pdf
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 6792335.pdf
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 6792335.pdf
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 6792335.pdf
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 6792335.pdf
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 6792335.pdf
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 6792335.pdf
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 6792335.pdf
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 6792335.pdf

More Related Content

Similar to Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 6792335.pdf

Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdfSư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
style tshirt
 

Similar to Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 6792335.pdf (20)

Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà XùaLuận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa
 
NGHIÊN CỨU SO SÁNH DỊNG HỌ CỦA NHĨM HMƠNG TRẮNG VÀ HMƠNG HOA Ở XÃ BẠCH NGỌC.pdf
NGHIÊN CỨU SO SÁNH DỊNG HỌ CỦA NHĨM HMƠNG TRẮNG VÀ HMƠNG HOA Ở XÃ BẠCH NGỌC.pdfNGHIÊN CỨU SO SÁNH DỊNG HỌ CỦA NHĨM HMƠNG TRẮNG VÀ HMƠNG HOA Ở XÃ BẠCH NGỌC.pdf
NGHIÊN CỨU SO SÁNH DỊNG HỌ CỦA NHĨM HMƠNG TRẮNG VÀ HMƠNG HOA Ở XÃ BẠCH NGỌC.pdf
 
Luận án: So sánh dòng họ của nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa - Gửi miễn phí qua...
Luận án: So sánh dòng họ của nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa - Gửi miễn phí qua...Luận án: So sánh dòng họ của nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa - Gửi miễn phí qua...
Luận án: So sánh dòng họ của nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa - Gửi miễn phí qua...
 
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
 
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
Luận văn: Ứng xử của người Cơ Lao với tài nguyên thiên nhiên, 9đ
Luận văn: Ứng xử của người Cơ Lao với tài nguyên thiên nhiên, 9đLuận văn: Ứng xử của người Cơ Lao với tài nguyên thiên nhiên, 9đ
Luận văn: Ứng xử của người Cơ Lao với tài nguyên thiên nhiên, 9đ
 
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoiluan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
 
Chăm phồn thực
Chăm phồn thựcChăm phồn thực
Chăm phồn thực
 
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
 
Luận án: Tiếp biến văn hóa trong bối cảnh gia đình hỗn hợp dân tộc
Luận án: Tiếp biến văn hóa trong bối cảnh gia đình hỗn hợp dân tộcLuận án: Tiếp biến văn hóa trong bối cảnh gia đình hỗn hợp dân tộc
Luận án: Tiếp biến văn hóa trong bối cảnh gia đình hỗn hợp dân tộc
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao BằngLuận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
 
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdfSư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
Sư tâm Địa danh học của nước Việt Nam.pdf
 
Luận văn: Nghiên cứu tác phẩm chữ Nôm Dao Hạ bản triều khoa
Luận văn: Nghiên cứu tác phẩm chữ Nôm Dao Hạ bản triều khoaLuận văn: Nghiên cứu tác phẩm chữ Nôm Dao Hạ bản triều khoa
Luận văn: Nghiên cứu tác phẩm chữ Nôm Dao Hạ bản triều khoa
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG...
LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA  QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO  Ở ĐỒNG BẰNG...LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA  QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO  Ở ĐỒNG BẰNG...
LUẬN VĂN: HỘI NHẬP VĂN HÓA QUA MỘT SỐ VĂN BIA HÁN NÔM CÔNG GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG...
 
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...
 
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiLuận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 

More from jackjohn45

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 

Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 6792335.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN LA LIỆT Á (LUO LIEYA) VĂN HÓA NGƢỜI HÀ NHÌ ĐEN (Nghiên cứu so sánh nhóm cƣ trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc) LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC Hà Nội - Năm 2020
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN LA LIỆT Á (LUO LIEYA) VĂN HÓA NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc) Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 60220113 LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN DUY THIỆU Hà Nội - Năm 2020
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin gừi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Duy Thiệu, người định hướng chọn đề tài và tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy chủ nhiệm Đặng Hoài Giang, cùng các thầy cô phòng Sau đại học và các thầy cô dạy cao học trong suốt quá trình học tập. Nhân dịp này tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới anh Bùi Dũng trong công ty Nếp xưa Hà Nội, anh Dương Tuấn Nghĩa làm việc ở Sở VHTTDL Lào Cai, cùng các ông bà anh em Hà Nhì Đen ở xã Y Tý và Hà Nhì Lô Mê ở xã Má Ga Tý và các thầy cô của Học viện Hồng Hà từng giúp tôi và gia đình tôi tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn. Hà Nội, tháng 11 năm 2019 Tác giả La Liệt Á
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Duy Thiệu. Kết quả trong đề tài này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ công trình nào khác mà không trích dẫn. Đề tài này chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này của mình. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2019 Học viên thực hiện Đã ký La Liệt Á
  • 5. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI HÀ NHÌ ĐEN Ở Y TÝ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI, VIỆT NAM VÀ MÁ GA TÝ, HUYỆN KIM BÌNH, TỈNH VÂN NAM, TRUNG QUỐC ......................................................................................................................... 12 1.1 Những khái niệm cơ bản......................................................................... 12 1.2 Ngƣời Hà Nhì Đen ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam..................... 21 1.3 Ngƣời Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc ......................................................................................................................... 28 Tiểu kết........................................................................................................... 35 Chƣơng 2. NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỀ văn hóa vật thể CỦA NGƢỜI HÀ NHÌ ĐEN Ở Y TÝ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI VÀ MÁ GA TÝ, HUYỆN KIM BÌNH, TỈNH VÂN NAM, TRUNG QUỐC ......................................................................................................................... 37 2.1 văn hóa sinh kế ........................................................................................ 37 2.2 Nhà ở......................................................................................................... 41 2.3 Trang phục truyền thống ....................................................................... 44 2.4 Ẩm thực.................................................................................................... 48 Tiểu kết........................................................................................................... 54
  • 6. 2 Chƣơng 3. NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỀ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA NGƢỜI HÀ NHÌ ĐEN Ở Y TÝ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI, VIỆT NAM VÀ MÁ GA TÝ, HUYỆN KIM BÌNH, TỈNH VÂN NAM, TRUNG QUỐC.................................................................................. 57 3.1 Ngôn ngữ và chữ viết .............................................................................. 57 3.2 Lễ hội........................................................................................................ 62 3.3 Phong tục.................................................................................................. 73 3.4 Tín ngƣỡng, tôn giáo............................................................................... 83 3.5 Văn hóa nghệ thuật................................................................................. 86 Tiểu kết........................................................................................................... 90 KẾT LUẬN.................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94 PHỤ LỤC..................................................................................................... 100
  • 7. 3 MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa khoa học Từ xưa đến nay, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước sông liền sông, núi liền núi, đặc biệt là giàu đặc sắc văn hóa tộc người gần biên giới là một đặc điểm nổi bật ở chỗ biên giới hai nước. Biên giới không những là một cửa khẩu để trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế mà còn là một cửa khẩu giao lưu bản sắc văn hóa dân tộc, chứa đựng nhiều câu chuyện lịch sử hai nước nói chung, và câu chuyện di cư dân tộc nói riêng để cho nhiều người đi khám phá, giao lưu văn hóa. Trong đó, xã Má Ga Tý, tỉnh Vân Nam Trung Quốc và xã Y Tý, tỉnh Lào Cải Việt Nam là hai xã giáp nhau, tập trung nhiều tộc người như người Hà Nhì, người Mông và người Dao, chủ yếu là tập trung người Hà Nhì. Dân tộc Hà Nhì là một trong 13 dân tộc đối với Trung Quốc cư trú xuyên biên giới Việt - Trung và 26 dân tộc đối với Việt Nam cư trú xuyên biên giới Việt - Trung và giàu sắc thái tộc người. Họ di cư sang Việt Nam cũng có thể tính được hơn 300 năm trước, bởi vì họ chưa có chữ viết riêng cho nên khó có thể tìm được tài liệu ghi rõ lịch sử di cư nhưng mà theo cách đặt tên phụ tử liên danh có thể cho chúng tôi biết được họ cư trú ở đây ở được bao lâu đời mà tính. Chính do có lịch sử di cư sang Việt Nam cũng lâu, sinh sống ở hai nước khác nhau, cũng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa khác nhau, cho nên diễn biến ra những sự khác biệt đáng khám phá, so sánh. Cùng một nhóm của người Hà Nhì, người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì
  • 8. 4 Lô Mê chia sẻ nhiều nét tương đồng trong cuộc sống hằng ngày dù sinh sống ở hai nước khác nhau. Ngoài sự tương đồng lớn như trên trình bày lại cũng có sự khác biệt bởi do sự diễn biến trong lịch sử hay chịu ảnh hưởng hai nước Việt Nam - Trung Quốc, đó cũng là những điểm quan trọng để khám phá, so sánh đối chiếu. Cuối cùng, dựa trên sự tương đồng và sự khác biệt chúng tôi lại thử tìm hiểu nguyên nhân tạo ra sự khác biệt như vậy thì có thể nhận diện được văn hóa người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê xuyên biên giới nói riêng và văn hóa tộc người cùng một nhóm nhưng sống khác nơi giữa hai nước nói chung. Xuất phát từ ý nghĩa trên, cho nên tôi chọn đề tài: “Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc)” để nghiên cứu, so sánh để góp một cái nhìn cho lĩnh vực văn hóa dân tộc Việt - Trung nói riêng và văn hóa dân tộc xuyên biên giới nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu Mặc dù kể cả vùng Tây Bắc Việt Nam, dân tộc Hà Nhì chiếm tỷ lệ không cao lắm, chỉ chiếm tới 0.59% mà số liệu này lấy từ Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Tây Bắc Việt Nam trên phương diện đánh giá điều kiện tự nhiên (2011) do TS. Đỗ Trọng Dũng chủ biên, nhưng các công trình nghiên cứu về tộc người Hà Nhì và văn hóa tộc người Hà Nhì ở Việt Nam lại tương đối nhiều hơn và đặc biệt là những năm gần đây các bài khoa học nghiên cứu về
  • 9. 5 văn hóa truyền thống của người Hà Nhì càng ngày càng tỉ mỉ, đi sâu vào nhiều góc độ trong việc nghiên cứu. Ở Việt Nam, từ năm 1978 Viện Dân tộc học Việt Nam và Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức các nhà dân tộc học hoàn thành công trình nghiên cứu Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), bài công trình này là một bước đầu và làm nền tàng nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu nghiên cứu về cả tên gọi, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của các tộc người phía Bắc Việt Nam, trong đó gồm người Hà Nhì thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Sau đó, vào năm 1985 và 1988, PGS. TS. Nguyễn Văn Huy trong trước tác Văn hóa và nếp sống các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì - Lô Lô v Văn hóa truyền thống các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì - Lô Lô còn đề cập đến nghề thủ công, lò rèn của người Hà Nhì Đen ở Bát Xát. Trong tất cả tài liệu nghiên cứu về người Hà Nhì ở Việt Nam, những quyển sách như Tìm hiểu văn hóa dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam (2004), Người Hà Nhì ở Việt Nam (2010), Văn hóa dân gian dân tộc Hà Nhì (2009), Dân tộc Hà Nhì (2013) đều giới thiệu khái quát về người Hà Nhì ở Việt Nam từ những góc độ nguồn gốc, điều kiện tự nhiên sinh sống, phương thức kiếm sống, nghề thủ công truyền thống, ngày tết truyền thống, ngôn ngữ dân tộc để trình bày và minh họa cho độc giả hiểu thêm kiến thức của người Hà Nhì ở Việt Nam. Trong đó, nhiều quyển sách cũng đề cập đến nghề thủ công của người Hà Nhì ngày càng mai một do điều kiện tự nhiên khó khăn không thể trồng trọt bông và phương
  • 10. 6 thức tự cung tự cấp. Ngoài ra, còn bài nghiên cứu có nhan đề là Một số vấn đề về thủ công gia đình của người Hà Nhì của Trần Bình trong tạp chí Dân tộc học Viện Dân tộc học viện Khoa học Xã hội Việt Nam (số 4, 2005) đã trình bày chi tiết về các sản phẩm thủ công gia đình của người Hà Nhì, gồm các kích cỡ, nguyên vật liệu, rất tỉ mỉ. Nguyễn thị Minh Tú thực địa điều tra học hỏi cho biết (2006), trong bài phát biểu Lễ cấm bản của người Hà Nhì Đen tại Lào Cai “Gắt tu tu” lại diễn đạt cho chúng tôi biết một nghi lễ đặc biệt của người dân Hà Nhì Đen, tức lễ cấm bản của họ ở Lào Cai. Các bài nghiên cứu trên trình bày tỉ mỉ về cả người Hà Nhì và văn hóa môi trường và văn hóa xã hội của người Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc, trong đó cũng nhiều thành quả nghiên cứu như nghi lễ trong cả đời người Hà Nhì như bài nghiên cứu của Trịnh Thị Lan (2016), luận án Tiến sĩ Nghi lễ của người Hà Nhì ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai hiện nay thì trình bày một cách kỹ lưỡng từ sinh ra, lớn lên, kết hôn, những giai đoạn của cuộc đời một người để cho chúng tôi biết nghi lễ trong cả cuộc đời của người Hà Nhì Đen, nhận diện được một hệ thống văn hóa trưởng thành của một người dân Hà Nhì Đen. Còn công trình Tri thức dân gian và nghi lễ truyền thống trong sản xuất nông nghiệp của người Hà Nhì Đen ở thôn Lao Chải (Lào Cai) (2011) và Tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (2017) của tác giả Dương Tuấn Nghĩa cho nghiên cứu người Hà Nhì Đen ở Việt Nam càng thêm cụ thể hơn, nội dung sâu sắc về nghi lễ truyền thống liên quan đến
  • 11. 7 tri thức dân gian của người Hà Nhì Đen ở Việt Nam. Hai quyển sách Dân tộc Việt Nam và vấn đề dân tộc (1999), trước tác của GS. Phạm Hồng Quí và Nghiên cứu dân tộc xuyên biên giới Trung - Việt (2015) do GS. Phạm Hồng Quí và Lưu Chí Cường chủ biên, đã trình bày rằng chế độ phụ hệ của dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam, đặc biệt ở quyển Nghiên cứu dân tộc xuyên biên giới Trung - Việt cho biết rằng sau khi người Hà Nhì từ Trung Quốc di cư vào Việt Nam thì chia thành ba dân tộc Hà Nhì, Cống và Si La. Thông tin này rất quan trọng cho chúng tôi định hướng nghiên cứu, hiểu biết thêm về dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam. Và trong các bài nghiên cứu được sưu tầm trong quyển sách Văn hóa tộc người và văn minh sinh thái ở Lưu vực sông Hồng, do Trịnh Hiểu Vân, Dương Chính Quyền chủ biên (2010), cũng lại cho chúng tôi nhận diện được một hệ thống về việc quản lý rừng và sử dụng các tài nguyên động thực vật của người Hà Nhì xung quanh núi Ai Lao Sơn. Bài nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn thị Hiền vừa trình bày rằng vai trò của văn hóa làng xã hay nói là văn hóa cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên nước và rừng ở thượng du sông Hồng vừa lại cho chúng tôi biết rằng mối quan hệ chặt chẽ giữa người dân vùng núi và người dân đồng bằng ở Việt Nam. Về tác phẩm riêng nghiên cứu người Hà Nhì ở Trung Quốc, Ca dao của tổ tiên (2016) do Bạch Cư Châu sưu tầm, Vương Tăng Văn phiên dịch và Lịch sử văn học của người Hà Nhì do Sử Quân Siêu trước tác để miêu tả, trình bày lịch sử, văn hóa, cuộc sống của người Hà Nhì, có thể nói là từ một góc độ văn
  • 12. 8 học để nhận diện văn hóa của người Hà Nhì. Bên cạnh đó, còn những cuốn sách địa phương chuyên viết về văn hóa người Hà Nhì như Phong tục dân tộc Hà Nhì Kim Bình (2004) và Âm nhạc dân gian của dân tộc Hà Nhì Kim Bình (2007) của tác giả Quách Cấp đã sưu tầm và hệ thống hóa lại phong tục dân gian, âm nhạc, nhạc cụ và điệu múa của 8 nhóm người Hà Nhì gồm Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý cư trú ở Kim Bình Vân Nam, Trung Quốc, có thể nói là trước tác viết về văn hóa phi vật thể, nhất là âm nhạc của người Hà Nhì cư trú ở Kim Bình cụ thể nhất, chi tiết nhất. Tất cả các bài nghiên cứu trên đều ít nhiều liên quan đến một mặt văn hóa hay trình bày khái quát về văn hóa môi trường và văn hóa xã hội của người Hà Nhì ở Việt Nam hay Trung Quốc, có thành quả nghiên cứu trình bày sự thay đổi của văn hóa ngày xưa và hiện nay để so sánh nhưng vẫn ít thấy so sánh văn hóa người Hà Nhì nói chung và văn hóa của người Hà Nhì Đen nói riêng giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Cho nên chúng tôi tập trung nghiên cứu vào văn hóa người Hà Nhì Đen ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc và so sánh, đối chiếu để nhận diện sự thay đổi, sự tương đồng và khác biệt của văn hóa người Hà Nhì Đen ở hai nước. 3. Mục đích, kết quả đạt đƣợc và sự giới hạn trong nghiên cứu Mục đích cùng kết quả đạt được của bài luận văn như sau: - Nhận diện hiện trạng văn hóa của người Hà Nhì, đặc biệt là văn hóa
  • 13. 9 người Hà Nhì Đen (người Hà Nhì Lô Mê, người Hà Nhì tự xưng mình ở xã Má Ga Tý, Trung Quốc) ở xã Má Ga Tý, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam Trung Quốc và xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. - So sánh và đối chiếu sự tương đồng và sự khác biệt của văn hóa Hà Nhì Đen (hay còn gọi là Hà Nhì Lô Mê, Hà Nhì La Môn) từ góc độ văn hóa sinh kế, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể giữa hai vùng này. -Do khả năng của người viết và thời gian nghiên cứu có hạn mà văn hóa của một tộc người hết sức phong phú, đa dạng, cho nên kết quả đạt được của bài luận văn này cũng giới hạn trong những biểu tượng, văn hóa tiêu biểu mang đặc điểm nổi bật của người Hà Nhì Đen ở Y Tý và người Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Văn hóa của người Hà Nhì Lô Mê (người Hà Nhì Đen nhưng mà cách gọi khác nhau) trong vùng xã Má Ga Tý, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam Trung Quốc và văn hóa người Hà Nhì Đen trong vùng xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Việt Nam, gồm cả văn hóa sinh kế, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể như cảnh quan văn hóa, nhà ở, ẩm thực và tín ngưỡng, nghi lễ v.v... Dân tộc Hà Nhì là một dân tộc tụ cư xuyên biên giới. Ở Trung Quốc, theo điều tra dân số lần thứ sáu toàn quốc năm 2010, người Hà Nhì có khoảng 1.63 triệu người, và có thể nói là tất cả người Hà Nhì tụ cư ở tỉnh Vân Nam,
  • 14. 10 đặc biệt tập trung ở châu Hồng Hà, chủ yếu tập trung ở lưu vực sông Hồng, nói một cách cụ thể là phía Đông dưới khu Ai Lao sơn, phía Nam sông Hồng. Theo tổng điều tra dân số năm 2009, người Hà Nhì ở Việt Nam có khoảng 22.000 người, cư trú ở 32 tỉnh và thành phố ở Việt Nam. Tuy nhiên, địa bàn cư trú truyền thống của họ là Lai Châu, tỉnh Lào Cai và Điện Biên. Ở tỉnh Lào Cai thì chủ yếu tập trung ở huyện Bát Xát, xã A Lù và xã Y Tý, hai xã tụ cư người Hà Nhì Đen (gọi theo màu nền của y phục). Ở xã Y Tý, chiếm đến 60% dân số là người Hà Nhì. Trong bài nghiên cứu này, người viết chủ yếu mỗi một xã chọn 3 thôn bản tập trung người Hà Nhì và nổi bật văn hóa Hà Nhì để khảo sát nghiên cứu, cho nên địa bản khảo sát cụ thể là thôn Lao Chải khu 1, thôn Choản thèn và thôn Mò Phú Chải ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Việt Nam và thôn Phổ Mã, thôn Tiêu Thủy Nham và thôn Hoang Điền ở xã Má Ga Tý, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam Trung Quốc. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp chủ đạo được sử dụng là: - Điền dã dân tộc học: quan sát, phỏng vấn, tham gia. Tôi đã đi đến ở và cùng tham gia vào các hoạt động trong đời sống hàng ngày với người dân địa phương. Quá trình điền dã được tiến hành làm nhiều đợt khác nhau. Trong quá trình này tham gia trực tiếp vào hoạt động cuộc sống hàng ngày của họ, lắng nghe những quan tâm của họ cho chúng tôi những hiểu biết kĩ càng hơn
  • 15. 11 mà trong vai trò như người quan sát bên ngoài sẽ khó mà hiểu được. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: các nguồn tư liệu thứ cấp như các báo cáo, bài nghiên cứu, thông tin từ các trang website của các cơ quan liên quan. - Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu. Tôi phân tích các nguồn tài liệu thu được từ điều tra thực địa, so sánh và đối chiếu, trong đó còn sử dụng những phương pháp liên ngành liên quan đến dân tộc học, ngôn ngữ học, văn hóa học. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3 chương trình như sau: Chương 1 Tổng quan về người Hà Nhì Đen ở Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Việt Nam và Má Ga Tý, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Chương 2 Nghiên cứu so sánh về văn hóa vật thể của người Hà Nhì Đen ở Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và Má Ga Tý, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Chương 3 Nghiên cứu so sánh về văn hóa phi vật thể của người Hà Nhì Đen ở Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Việt Nam và Má Ga Tý, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
  • 16. 12 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN Ở Y TÝ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI, VIỆT NAM VÀ MÁ GA TÝ, HUYỆN KIM BÌNH, TỈNH VÂN NAM, TRUNG QUỐC 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Người Hà Nhì Người Hà Nhì là một trong những tộc người thiểu số có lịch sử lâu đời nhất ở biên cương Tây Nam của Trung Quốc. Trong bài ghi chép cổ tịch của Trung Quốc mang tên là “Thượng thư·Vũ cống” có ghi là dân tộc Tây Nam “Hòa Di”, là một nhóm nam thiên của người Khương thời cổ xưa trong đó gồm có tổ tiên của người Hà Nhì. Trong bài ca dao cổ của người Hà Nhì kể về quê nhà của người Hà Nhì nằm ở một nơi được gọi là “Nò mà a mế” (có nghĩa là quê hương tốt đẹp), vậy thì có học giả suy đoán “Nò mà a mế” là phía nam sông Đại Độ Tứ Xuyên. Bởi vì theo sử sách ghi chép, vào thế kỷ thứ 3 TCN, “Hòa Di” đã phân bố ở đó và vùng đai đầm lầy phía Đông sông Nhã Lung gồm vùng Liên Tam Hải cũng như lưu vực sông A Nê (một chi nhánh bắt nguồn từ Liên Tam Hải). Do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, dân số gia tăng, thiên tai, họ bắt đầu từ phía bắc di cư xuống phía nam, cuối cùng chủ yếu tập trung ở vùng giữa của núi Ai Lao Sơn và núi Mông Lạc Sơn. Đến thời Đường tổ tiên của người Hà Nhì đã di cư đến vùng giữa Nhĩ Hải và Điên Trì cũng như Điên Nam, được gọi là “Hòa Man” phân hóa từ Ô Man và Bạch Man (thời Tùy, thời Đường, dân tộc Hoa Hạ gọi chung các dân tộc cư trú ở
  • 17. 13 Tây Nam, nhưng lại phân chia trình độ văn hóa phát triển gần đồng bằng thì gọi là Bạch Man, trình độ phát triển còn thấp hơn gọi là Ô Man). Đến thời Nam Chiếu, tổ tiên của người Hà Nhì tiếp tục thiên di, chủ yếu phân bố ở khu vực Điên Nam. Đên thời Nguyên, dân tộc Hà Nhì được gọi là Oát Nê và Hòa Nê, họ đã hoàn toàn ách rời ra Ô Man, trở thành cộng đồng dân tộc khác phân bố ở vùng núi phía nam Vân Nam giữa hạ lưu sông Hồng và sông Lan Thương (đoạn sông Mê Kông tại Trung Quốc). Đến thời Minh Thanh, truyền thuyết của người Hà Nhì cư trú tập trung ở Mặc Giang, Hồng Hà, Nguyên Dương, Lục Xuân trong khu núi Ai Lao Sơn cho rằng tổ tiên của họ du mục ở đồng bằng “Nò mà a mế” ở bờ sông phía bắc xa xưa, sau đó dần dần di cư xuống phía nam. Cho nên về “Nò mà a mế” là đâu, đến nay còn nhiều tranh luận trong lĩnh vực học thuật. [35, tr.19] Hiện nay ngoài đa số người Hà Nhì tập trung cư trú ở phía Tây Nam Trung Quốc, họ còn di cư sang các nước Đông Nam Á như Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam, trải qua lịch sử diễn biến lâu đời, trở thành tộc người xuyên biên giới năm nước này. Theo thống kê không chính thức, hiện nay dân số người Hà Nhì (những nhóm người Hà Nhì còn gọi là A Khà) trên thế giới khoảng hơn 1.86 triệu người. Theo Điều tra thống kê dân số năm 2010 Trung Quốc, người Hà Nhì ở Trung Quốc có 1.439.673 người, tập trung cư trú ở các huyện như Hồng Hà, Lục Xuân, Nguyên Dương, Kim Bình và các huyện tự trị khác của châu tự trị Hồng Hà gần biên giới Việt Nam cũng như các huyện như Cảnh Hồng, Mường Hải của
  • 18. 14 Tây Song Bản Nạp và các huyện thị như Cảnh Đông, Nguyên Giang, Phổ Nhĩ, Tân Bình, Giang Thành. Và ở Trung Quốc, người Hà Nhì có nhiều nhóm khác nhau, tên gọi cũng rất nhiều như Hà Nhì, Hào Nhì, Ái Nhì, Hòa Nhì v.v... Theo Thống kê dân số và nhà ở năm 2009 của Việt Nam, có 21.725 người Hà Nhì sinh sống ở Việt Nam, chủ yếu phân bố ở huyện Mường Tè, Phong Thổ, Sín Hồ của tỉnh Lai Châu và huyện Bát Xát của tỉnh Lào Cai. Ở Việt Nam, người Hà Nhì được chia ra 3 nhóm theo ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán và ý thức dân tộc: người Hà Nhì Cồ Chồ, người Hà Nhì Lạ Mí và người Hà Nhì Đen. 1.1.2. Văn hóa vật thể Đầu tiên, về mặt văn hóa, định nghĩa thời xưa và hiện nay, phương Đông, phương Tây, đều có giải thích gần giống và nét khác. Trong bài nghiên cứu này sẽ giới thiệu một số quan điểm tiêu biểu. Trong tiếng Trung, định nghĩa văn hóa có thể kể từ thời Tây Chu (khoảng năm 1046 TCN). Theo ghi chép của Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ “Văn” và “Hóa”: Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ. Thời Tây Hán Lưu Hướng lấy văn hóa có nghĩa là văn trị giáo hóa để dùng đối lập với vũ lực, có lẽ đó là sử dụng từ văn hóa sớm nhất ở Trung Quốc. Theo cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam của PGS. VS Trần Ngọc Thêm, từ văn hóa trong tiếng Việt được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức trình độ văn hóa, lối sống (nếp sống văn hóa), theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn như văn hóa
  • 19. 15 Đông Sơn... Còn ở phương Tây, từ văn hóa lấy chung gốc chữ La-tinh là chữ cultus animi mang ý nghĩa là trồng trọt tinh thần. Theo trình độ phát triển và thời điểm khác nhau, những học giả phương Tây thì đưa ra định nghĩa khác nhau về văn hóa. Đến nay, định nghĩa văn hóa được công nhận phổ biến là do UNESCO đưa ra: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyển cơ bản của con người, những hệ thống các gia trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tỏi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”. Đó là theo nghĩa rộng của văn hóa. Tiếp, về văn hóa vật thể, theo cuốn sách Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng chủ biên), theo quan niệm của UNESCO có một trong 2 loại di sản văn hóa là những di sản văn hóa hữu thể (Tangible) như đình, đền, chùa, miếu, lăng, mộ, nhà sàn v.v... Chủ nghĩa Mác-Lê-nin không coi văn hóa vật thể là sự tập hợp những sự vật linh tinh, ngẫu nhiên, mà dạy rằng mỗi một xã
  • 20. 16 hội đều tạo nên những của cải vật chất đặc biệt của mình, vì những của cải ấy lệ thuộc vào những công cụ lao động nhất định đánh dấu những đặc điểm của một thời đại nhất định và của một xã hội nhất định. Trong quan điểm dân tộc học, theo tác giả Hoàng Lương, văn hóa vật thể được giải thích gồm các lĩnh vực sinh hoạt vật chất như nhà cửa, trang phục, đồ ăn thức uống, phương tiện đi lại, vận chuyển và hệ thống công cụ sản xuất. Tất cả các lĩnh vực văn hóa vật thể đều thể hiện cách ứng xử khéo léo, phù hợp với thực tế, điều kiện môi trường tự nhiên sinh thái và hoàn cảnh xã hội cụ thể của từng tộc người. Tóm lại, văn hóa vật thể là những của cải vật chất xung quanh nhóm người mà được sáng tạo từ bàn tay con người, là kết tinh của sinh hoạt nhóm người đó. văn hóa vật thể có thể phản ánh diện mạo cuộc sống, gia đình, lịch sử của nhóm người đó, mang ý nghĩa lao động đậm đặc. Cho nên, trong chương 2 người viết định hướng nghiên cứu các thành tố văn hóa sinh kế, phương tiện đi lại, vận chuyển, nhà cửa, trang phục và ẩm thực trong văn hóa vật thể của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê. 1.1.3. Văn hóa phi vật thể Như trên đã nêu, trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng chủ biên) theo quan niệm của UNESCO có một trong 2 loại di sản văn hóa nữa là những di sản văn hóa vô hình (Intangible) bao gồm các biểu hiện tượng trưng và “không sờ thấy được” của văn hóa được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo, “trùng tu” của cộng đồng rộng rãi...
  • 21. 17 Những di sản văn hóa tạm gọi là vô hình này theo UNESCO bao gồm cả âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương truyền miệng, ngôn ngữ, huyền thoại, tư thế (tư thái), nghi thức, phong tục, tập quán, y dược cổ truyền, việc nấu ăn và các món ăn, lễ hội, bí quyết và quy trình công nghệ của các nghề truyền thống... Theo cuốn Bản chất của văn hóa, Những thành tựu của triết học, khoa học, nghệ thuật và văn học hợp thành lĩnh vực văn hóa phi vật thể của xã hội. Nhưng khái niệm văn hóa phi vật thể còn bao gồm cả đạo đức hay luân lý nữa. Trong quan điểm dân tộc học, theo tác giả Hoàng Lương, mỗi dân tộc thể hiện các hoạt động văn hóa phi vật thể của mình mỗi vẻ khác nhau, nhưng đều bao gồm các lĩnh vực như ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo, văn học, nghệ thuật dân gian (folklore), lễ hội truyền thống, tri thức dân gian và các phong tục, tập quán liên quan đến chu kỳ đời người... Văn hóa phi vật thể bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống lại vượt lên trên cuộc sống thực, có sức sống bền bỉ, mãnh liệt và lâu dài. Tóm lại, văn hóa phi vật thể là những sự vật vô hình sức mạnh qua biểu hiện của con người. Văn hóa phi vật thể có thể phản ứng sự tương tác giữa con người và môi trường xung quanh gồm môi trường xã hội, môi trường tự nhiên, là những quan niệm truyền dạy từ đời này sang đời khác. Từ văn hóa phi vật thể có thể học được một nhóm người đối xử thế giới vật chất (thế giới bên ngoài) như thế nào từ thế giới tinh thần (thế giới bên trong). Trong các thành tố phong phú như trên đã kể, người viết định hướng nghiên cứu các
  • 22. 18 thành tố ngôn ngữ và chữ viết, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa nghệ thuật. Trong bài luận văn này người viết vừa trình bày nội dung các thành tố vừa so sánh văn hóa người Hà Nhì Đen với văn hóa người Hà Nhì Lô Mê. 1.1.4. Cơ sở lý thuyết Trước khi dựa vào cơ sở lý thuyết về văn hóa để hiểu nguyên nhân sau sự tương đồng và sự khác biệt thì phải có một tiền đề lớn là ý thức tự giác tộc người của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê. Như tác giả Trần Long đã đề cập trong bài “Văn hóa tộc người”, việc giữ gìn tộc người trước hết là giữ gìn tộc danh và ý thức về tộc người, tức là những yếu tố thuộc lĩnh vực văn hóa, dân tộc chứ chưa phải lĩnh vực nhà nước. Và bản sắc văn hóa là những yếu tố ổn định, ít biến đổi trong một nền văn hóa. Vậy thì có thể hiểu được những hình thái văn hóa nói chung và thành tố văn hóa nói riêng, bất cứ sự ảnh hưởng về văn hóa của cộng đồng khác như sao cũng mang nhiều nét tương đồng nhau giữa người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê. Xét theo chiều đồng đại và lịch đại, theo người viết là sự phân bố các nhóm và quá trình di cư của tộc người, văn hóa tộc người được “lan tỏa”, “thiên di”, thậm chí là “sáng tạo” trong không gian nhất định. Dựa trên cơ sở ý thức về tộc người, bên trong nhóm người Hà Nhì, người viết cho thấy thuyết loại hình kinh tế - văn hóa (trên cơ sở thuyết vùng văn hóa), cùng với không gian địa - văn hóa lại có thể lý giải được nguyên nhân. Lý thuyết loại hình kinh tế - văn
  • 23. 19 hóa (trên cơ sở thuyết vùng văn hóa) và không gian địa - văn hóa ở một mức độ nào nhấn mạnh vai trò của sự phát triển kinh tế và hoàn cảnh địa lý tự nhiên trong sự biến đổi văn hóa của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê. Trên cơ sở lý thuyết về sự lan tỏa và thuyết loại hình kinh tế - văn hóa (trên cơ sở thuyết vùng văn hóa), từ mặt không gian địa lý khẳng định sự tương đồng về văn hóa sinh kế, chất liệu xây nhà, ẩm thực giữa người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê. Người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê xuất phát từ cùng một gốc, nên thấy được sự tương đồng giữa hai bên, nhất là các thành tố văn hóa vật thể phụ thuộc vào môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó, dân tộc Hà Nhì là nhóm dân tộc mang tính cộng đồng khá cao. Trong nội bộ nhóm tộc người, văn hóa riêng biệt của họ luôn được truyền miệng từ đời này sang đời khác, đặc biệt là các thành tố văn hóa phi vật thể như ngôn ngữ, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, phong tục và văn nghệ dân gian. Đặc biệt những phép truyền thống, riêng biệt trong cộng đồng này về mặt cấu trúc đến mặt chức năng đều giữ lại trọn vẹn, cho nên có thể từ từng nội dung lễ hội, phong tục dễ thấy được sự tương đồng. Như giáo sư Trần Quốc Vượng trong cuốn sách Cơ sở văn hóa Việt Nam đã viết, sự biến đổi của bản sắc văn hóa dân tộc chịu sự chi phối của nhiều nhân tố, cơ sở kinh tế là nhân tố quyết định.[18, tr.51] Về khía cạnh này, sự phát triển kinh tế không những là một nguyên nhân lý giải sự tương đồng về
  • 24. 20 mặt hiện trạng văn hóa vật chất giữa người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê mà còn là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt hiện trạng văn hóa xưa nay. Trong quá trình phát triển, sự phát triển kinh tế thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa người Hà Nhì với các tộc người khác. Cuối cùng, văn hóa người Hà Nhì Đen chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi văn hóa Việt Nam, ví dụ như ẩm thực, chữ viết sáng tạo, người Hà Nhì Lô Mê lại chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc, đặc biệt lễ tết ngoại lai của người Hà Nhì Lô Mê, vì vậy, tạo nên sự khác biệt giữa hai bên. Khái niệm acculturation, được hiểu là sự giao thoa văn hóa, tiếp (xúc) và biến (đổi) văn hóa, trong quá trình phát triển, văn hóa không phải nhất thành bất biến, cùng với không gian, thời gian và sự vận động các yếu tố văn hóa bất biến và khả biến. Những yếu tố văn hóa khả biến luôn luôn là những yếu tố được quyết định bởi sự phát triển kinh tế, trái lại, những yếu tố liên quan đến văn hóa phi vật thể , cho dù thể hiện ở chỗ văn hóa vật thể thì vẫn bất biến trong lịch sử quá trình phát triển. Từ đó thì dễ lý giải được sự khác biệt giữa hai bên. Nói chung, người viết cho thấy, xuất phát từ ý thức tự giác tộc người và lý thuyết về sự lan tỏa, loại hình kinh tế - văn hóa thì có thể lý giải rằng sự tương đồng trong văn hóa của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê được giữ lại. Ngược lại, xuất phát từ sự biến đổi văn hóa trong lịch sử phát triển thì mới lý giải được sự khác biệt trong văn hóa của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê. Có thể nói là sự khác biệt giữa hai bên nhiều phần chịu
  • 25. 21 ảnh hưởng từ môi trường xã hội xung quanh, tức do những nhân tố bên ngoài tác động. Cho nên, để nhìn đủ khía cạnh, so sánh văn hóa người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê không thể bỏ qua sự ảnh hưởng của nhà nước. 1.2. Ngƣời Hà Nhì Đen ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam 1.2.1. Tên gọi, dân cư, địa bàn cư trú Về tên gọi Hà Nhì Đen, ngày xưa, ở Việt Nam thường gọi người Hà Nhì những tên gọi như U Ní, Xá U Ní, Khứa Di, A Khà... Nhưng cuối cùng nghĩ đến những tên gọi trên không được người Hà Nhì chấp nhận, thậm chí mang tính miệt thị, cho nên lấy tên tự gọi của họ, lại căn cứ vào màu sắc trang phục thường màu đen hay chàm đậm nên gọi người Hà Nhì Đen vậy. Người Hà Nhì Đen ở xã Y Tý, Việt Nam và người Hà Nhì Lô Mê ở xã Má Ga Tý, Trung Quốc cùng thuộc một nhóm trong nhóm đa dạng của người Hà Nhì. Trong bài nghiên cứu này, người viết gọi riêng người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê, như vậy dễ phân biệt nước mà họ cư trú để so sánh, đối chiếu. Như trên đã nói, người Hà Nhì ở Việt Nam chủ yếu phân bố ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên và Lào Cai, nằm ở Tây Bắc Việt Nam, vùng tập trung nhiều dân tộc Thiểu số ở Việt Nam. Căn cứ vào ngôn ngữ, trang phục và đặc điểm nơi cư trú, người Hà Nhì ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm: nhóm Hà Nhì Cồ Chồ và nhóm Hà Nhì Lạ Mí (gọi chung là Hà Nhì hoa) chủ yếu tập trung sinh sống ở tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì Đen tập trung ở tỉnh Lào Cai, nhất là huyện Bát Xát và huyện Phong Thổ tỉnh Lai
  • 26. 22 Châu. Trong tổng dân số người Hà Nhì 21.725 người, người Hà Nhì ở Lào Cai là 4.026 người, sinh sống tập trung ở các xã như Y Tý, Nậm Pung, Trịnh Tường, A Lù, A Mú Sung, Nậm Chạc thuộc huyện Bát Xát.[14, tr.9] Toàn huyện hiện có người Hà Nhì 3.996 người. [7, tr.385] Về địa bàn xã Y Tý, Y Tý có đường biên giới dài 12,5km giáp với huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Dân số toàn xã là 4.753 người, gồm các nhóm tộc người như Kinh, Hmông Trắng, Dao Đỏ và Hà Nhì Đen. Toàn xã có 16 thôn bản, trong đó người Hà Nhì Đen tập trung cư trú ở 10 thôn là Phan Cán Sử Nhìu Cồ San, Mò Phú Chải, Tả Gì Thàng, Choản Thèn, Lao Chải khu 1, 2, 3, Sín Chải 1, Sín Chải 2. Dân số người Hà Nhì Đen là 2.411 người, chiếm 50,72%.[3, tr.40-41] Trong bài luận văn này, tác giả chọn người Hà Nhì Đen của 3 thôn này như Thôn Lao Chải (gồm 1,2,3 khu), Choản Thèn, Mò Phú Chải ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai để làm địa bàn nghiên cứu. Trưởng thôn của Lao Chải khu 1 Chu Che Xá cho biết, Lao Chải khu 1, 2 hơn 100 hộ dân người Hà Nhì, Lao Chải khu 3 có 45 hộ dân người Hà Nhì, 97 hộ dân người Hà Nhì ở Mò Phú Chải và hơn 40 hộ ở Choản Thèn. Ngày xưa Lao Chải khu 1, 2, 3 là cùng một làng, sau lại chia thành 3 làng Lao Chải, nhưng bây giờ lại hợp thành 1 làng gọi khu 1, 2, 3 vậy. 1.2.2. Nguồn gốc, lịch sử hình thành, phát triển tộc người Người Hà Nhì dần dần di cư từ phía Bắc Trung Quốc xa xưa xuống miền Nam và sang các nước khác từ thời xa xưa, tuyến đường di cư không phải là
  • 27. 23 đi thẳng và bằng phẳng. Theo bài nghiên cứu Nghiên cứu nguồn gốc của người Hà Nhì ở Việt Nam tác giả Dương Lục Kim, sau khi đã tổng quát các tư liệu cho thấy người Hà Nhì Đen di cư đến Việt Nam bằng 2 con đường: +Một là: từ Côn Minh - Kiến Thủy - Thạch Bình - Nguyên Giang - Hồng Hà - Nguyên Dương - Kim Bình ( A Đắc Bác, Má Ga Tý) - Bát Xát (Lào Cai - Việt Nam) +Hai là: từ Côn Minh - Kiến Thủy - Nguyên Dương - Kim Bình (A Đắc Bác, thị trấn Kim Hà, Thập Lý Thôn) - Phong Thổ (Lai Châu - Việt Nam). [33, tr.33] Trong bài này tác giả Dương Lục Kim còn viết về nhóm người Hà Nhì lần đầu tiên di cư sang Việt Nam khoảng vào thoạt đầu thời nhà Đường, họ định cư ở xã A Lù và một số xã khác thuộc huyện Bát Xát sau khi sang Việt Nam, sau đó dần dần di cư sang các làng xã Y Tý, Tả Gì Thàng và Choản Thèn. Một số người Hà Nhì Đen ở Dao Sơn, Lai Châu Việt Nam và Y Tý, huyện Bát Xát là di cư từ huyện Kim Bình và huyện Lục Xuân trước năm 1949. Mặc dù về chuyện di cư từ thời Đường, tác giả Dương Tuấn Nghĩa trong cuốn Tri thức dân gian và nghi lễ truyền thống trong sản xuất nông nghiệp của người Hà Nhì Đen ở thôn Lao Chải (Lào Cai) lý giải rằng đó vẫn chỉ là những giả thuyết dựa trên lời kể của các “tiền bối” mà điều này bản thân người Hà Nhì cũng là nghe ông cha kể, hết sức khó xác định. Nhưng từ hiện nay điều tra theo cách đặt tên Phụ tử liên danh của người Hà Nhì cũng có
  • 28. 24 thể tính ra người Hà Nhì cư trú ở Việt Nam khoảng 300 năm. 1.2.3. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội của người Hà Nhì Đen Do sau khi người Hà Nhì Đen di cư sang Việt Nam, sinh sống ở vùng núi cao, cuộc sống khép kín,con đường đi lại khó khăn và cách trung tâm thành phố Lào Cai xa, ít giao lưu với các tộc người khác, cho nên, đời sống kinh tế chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, gần gũi với môi trường tự nhiên. Kinh tế của người Hà Nhì Đen chủ yếu dựa vào săn bắt, hái lượm, canh tác nương rẫy và ruộng bậc thang, chăn nuôi, nghề thủ công (mặc dù nghề thủ công ít phát triển). Canh tác nương rẫy của người Hà Nhì có hai loại: nương du canh và nương định canh, như trên đã kể nương định canh cũng phát triển cùng với quá trình định canh định cư. Người Hà Nhì chủ yếu làm nương cày ở nơi đất bằng, nương cuốc ở nơi có độ dốc cao, lại nhiều đá... Lương thực trồng trọt canh tác trên ruộng bậc thang là các giống lúa có năng suất cao, và người Hà Nhì Đen còn phát nương làm rẫy để trồng những hoa màu như ngô, đậu, lạc, rau, lúa nương... Ngoài ra, người Hà Nhì Đen còn trồng cây thảo quả, một loại hoa màu kinh tế trong khu rừng già, dù là diện tích trồng trọt không lớn, nhưng cũng có thể mang lại doanh thu đáng kể. Một đặc điểm quan trọng nữa là nghề thủ công hay nghề rèn đúc của người Hà Nhì, đó thường là thực hiện khi nông nhàn. Dù do điều kiện khí hậu lạnh, khó trồng bông để thực hiện dệt vải, nhưng người Hà Nhì Đen ở đây giỏi trồng cây chàm, ngày xưa luôn chế biến làm cao chàm để trao đổi vải và các vật dụng với tộc người khác, tác giả
  • 29. 25 Nguyễn Văn Huy đã từng đánh giá nghề chàm nổi tiếng nhất ở người Hà Nhì (Bát Xát), kể cả bây giờ vào các thôn bản người Hà Nhì Y Tý, Bát Xát cũng thấy được cây chàm trồng quanh nhà, nhưng hiện nay ít người nhuộm chàm, trang phục chủ yếu trao đổi trên thi trường. Còn nghề rèn đúc của người Hà Nhì Đen đã từng trong một khoảng thời gian được phát triển ở một mức độ nào đó, nhưng mà nghề rèn đúc của người Hà Nhì không thực sự phát triển như các dân tộc Hmông, Dao... Và tác giả Dương Tuấn Nghĩa cũng giới thiệu rằng Hà Nhì Đen ở thôn Lao Chải bắt đầu chuyển sang sử dụng cuốc mà người Hmông và Dao rèn, nên không còn sử dụng lò rèn ở thôn Lao Chải từ những năm 90 của thế kỷ XX, đó cũng là nguyên nhân hiện nay ở Lao Chải không còn lò rèn nào. Giờ đây, người Hà Nhì Đen ít ra ngoài săn bắt con thú trong rừng do mức sống nâng cao và khu rừng xung quanh khu vực sống cũng thu hẹp, nếu đi săn bắt cũng là những chim thú hay côn trùng bé bé như chim rừng, chuột rừng, con bọ xít trên cành hạt tiêu rừng “sừ bi sừ”. Về việc săn bắt thì tác giả Dương Tuấn Nghĩa cũng đã nghiên cứu tri thức dân gian liên quan đến bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen đã đề cập đến người Hà Nhì dù vào rừng săn bắt hái lượm cũng làm theo thời gian nhất định để cho con thú có thể sinh đẻ con và nuôi con lớn lên mà tránh tình huống động thực vật mất đi vì con người. Hiện nay, các công cụ săn bắn, một số nông cụ sản xuất xưa, nay không sử dụng nữa chủ yếu thu thập từ các hộ dân để làm triển lãm ở nhà văn hóa Lao Chải khu 3, thu hút du khách đi khám phá văn hóa sinh kế của
  • 30. 26 người Hà Nhì Đen. Việc hái lượm chủ yếu thực hiện bởi các chị em phụ nữ, xưa phụ nữ Hà Nhì còn lên rừng xuống suối hái quả, đào củ nhưng hiện nay được giảm đi nhiều vì nông nghiệp, kinh tế phát triển lên. Phụ nữ Hà Nhì Đen hiện nay hái rau quả trồng trong vườn nhà hay trong nương nhà mình vì cuộc sống hằng ngày, và lên rừng hái rau nuôi lợn, cắt cỏ nuôi trâu, ngựa. Một đặc điểm đáng chú ý là kinh tế phát triển của người Hà Nhì Đen đang dần dần chuyển biến, trồng trọt ngoài tự cung tự cấp, mỗi tuần thứ Bảy và mỗi khi đến ngày con chó “Khờ no” và ngày con rồng “Lò no” thì đi tham gia buôn bán, trao đổi hàng hóa ở chợ trung tâm xã Y Tý và trung tâm thôn Tỳ Xí Pờ, xã Má Ga Tý, huyện Kim Bình, Vân Nam Trung Quốc. Lúc đó, người Hà Nhì chủ yếu mua thêm những công cụ, nông cụ trên thị trường, nhưng gùi chờ hàng hay bàn ăn cơm “ba gù” hoàn toàn thủ công bằng những nguyên vật liệu như cây mây, tre, vầu, trúc là mua từ những nghệ nhân làm đan lát dù giá hơi đắt. Giờ đây, nghệ nhân thủ công làm đan lát cũng ít, Ông Ly Vu đến từ Sín Chải sang Lao Chải khu 1 vừa đan gùi vừa cho biết. Ngoài ở xã Y Tý người Hà Nhì Đen đang phát triển các hoạt động kinh tế như trên, một điều đáng lưu ý là loại hình kinh tế của người Hà Nhì Đen cũng đang phát triển chuyển đổi dù hiện tượng này còn ít, vậy nông sản không phải là sản phẩm chủ yếu dùng để trao đổi trên thị trường mà là lao động chân tay của người Hà Nhì Đen, nên Hà Nhì Đen nhất là đàn ông Hà Nhì Đen thường xuyên ra ngoài thành phố ở Việt Nam hay sang bên huyện Kim Bình, Vân Nam Trung Quốc bằng sổ
  • 31. 27 thông hành làm việc như xây nhà. Bên cạnh tất cả đặc điểm kinh tế như trên, người Hà Nhì Đen còn phát triển du lịch nông thôn, du lịch dân tộc ở ngay cả thôn bản, hiện nay ở thôn Mò Phú Chải, thôn Lao Chải, thôn Choản Thèn đều có homestay do trưởng thôn và dân làng cùng khai thác và kinh doanh, mặc dù còn là thoạt sơ, nhưng chắc chắn có thể thúc đẩy kinh tế bản làng đó một cách hiệu quả trong tương lai. Về đặc điểm văn hóa xã hội ở thôn bản Hà Nhì Đen, ngoài có hai loại hình thức gia đình - gia đình cốt cán và gia đình hạt nhận, mỗi làng bản đều có hội các vị già làng, những người có uy tín, thầy cúng “gạ ma gạ guy”. Gia đình cốt cán là những gia đình bao gồm 3, 4 thế hệ cùng chung sống, hiện nay dần dần ít đi, sau khi con lớn lên, lấy chồng lấy vợ ra ngoài sống riêng thì luôn trở thành gia đình hạt nhân, gia đình mà chỉ có hai thế hệ (bố mẹ và các con). Những người đứng đầu các dòng họ và am hiểu các phong tục truyền thống của người Hà Nhì Đen thì cùng trở thành hội các vị già làng và những người có uy tín. Khi có việc gì nào đó liên quan đến cả làng, ngoài trưởng thôn (dân bản bầu ra để giao tiếp với chính quyền và các thôn bản khác) còn các người già làng cũng có thể tham gia để đề xuất ý kiến giải quyết vấn đề. Làng bản nào của người Hà Nhì Đen cũng có thầy cúng “gạ ma gạ guy”, thầy cúng “gạ ma gạ guy” gồm hai ông thầy (một thầy cúng chính, một thầy cúng phụ, được coi là “chồng” và “vợ”), thực hiện phần lễ hiến tế trong khi có lễ hội. “Gạ ma gạ guy” là hai người thầy với chức thiêng trong truyền thống
  • 32. 28 người Hà Nhì Đen, giao lưu với các thần, cầu mong cho cả làng bản vật thịnh, bình an. Tất nhiên, người dân được lựa chọn làm thầy cúng, ngoài am hiểu lễ hội, phong tục truyền thống, các quy trình hiến tế và những lời đọc khi hiến tế, còn phải đủ những điều kiện là gia đình hạnh phúc, tính cách thân thiện, cơ thể khỏe mạnh, mối quan hệ giữa người dân trong làng hài hòa. 1.3. Ngƣời Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc 1.3.1. Tên gọi, dân cư, địa bàn cư trú Hiện nay trên thế giới khoảng có 80 tên gọi cho người Hà Nhì, có Hà Nhì, Hà Nhì Hoa, Hà Nhì Đen, Cồ Chồ, Lạ Mí, Lô Mê, Lô Bỉ, Hào Nhì, Bích Ước, A Khà... Dù xưa ở Trung Quốc còn gọi là Hòa Di, Hòa Nê, Hòa Man, sau lại thay đổi vì tên gọi trên là tên gọi gọi chung một nhóm tộc người sinh sống ở Tây Nam, thậm chí hơn hai nghìn năm, người Hà Nhì ở Trung Quốc có tên gọi chung nhất là Hòa Nhân. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, căn cứ vào ý kiến của đa số người Hà Nhì, lấy tên tự xưng nhiều nhất, tức Hà Nhì làm tên gọi chính thức, cuối cùng dần dần cụ thể hóa tên gọi của nhóm tộc người. Về tên Hà Nhì, trong giới học thuật có hai loại quan điểm để giải thích: một là cho rằng trong tiếng Hà Nhì, hà có nghĩa là núi, nhì chỉ người, cho nên Hà Nhì là nhóm người cư trú trên núi; hai là từ Hà Nhì là một từ trộn hai từ tượng trưng cho chim thú và nữ giới, hà trong tiếng Hà Nhì có nghĩa là mạnh mẽ, dũng mãnh, nhì ngoài có nghĩa là người, còn gồm ý nghĩa nữ giới, tượng trưng rằng nữ giới là mẹ của loài người, đó cũng
  • 33. 29 tỏ ra tộc danh nguyên thủy của người Hà Nhì bắt nguồn từ xã hội mẫu hệ mà thịnh hành sùng bái vật tổ. Về tên Lô Mê hay La Môn mà tên gọi này là được các nhà nghiên cứu dân tộc thuộc Hội nghiên cứu Hà Nhì học - Viện nghiên cứu Hà Nhì quốc tế - Học viện Hồng Hà, tỉnh Vân Nam đề ra, ngoài dựa vào tên gọi tự xưng trong nhóm, còn có người Hà Nhì giải thích tên Lô Mê có nghĩa là người sinh sống với nguồn nước. Ở Vân Nam, vẫn luôn luôn gọi liền Lô Mê, Lô Bỉ, bởi vì theo ngôn ngữ hay là trang phục, phong tục, hai nhóm này khó để chia ra, khó phân biệt. Người Hà Nhì ở Trung Quốc chủ yếu tập trung ở tỉnh Vân Nam, dân số chiếm 79.94% dân số Hà Nhì/ A Khà trên thế giới, phân bố ở châu Đại lí, châu Tây Song Bản Nạp, thành phố Ngọc Khê, thành phố Phổ Nhĩ, châu Hồng Hà và châu Văn Sơn và lại tập trung nhất ở châu tự trị Hồng Hà, dân số người Hà Nhì ở châu Hồng Hà có hơn 688 nghìn người, chiếm 47.8% dân số người Hà Nhì Trung Quốc. Trong châu Hồng Hà, người Hà Nhì chủ yếu phân bố ở 7 huyện, thành phố như huyện Hồng Hà, huyện Nguyên Dương, huyện Lục Xuân, huyện Kim Bình, huyện Kiến Thủy, huyện Thạch Bính và thành phố Cá Cựu. Theo Thống kê dân số năm 2003, dân số người Hà Nhì ở huyện Kim Bình có 85 nghìn người, gồm có 8 nhóm như Lô Mê, Lô Bỉ, Cồ Chồ, Lạ Mí, Cồ Hồ, A Sô, Ha Bị, Đa Nhì, trong đó Lô Mê Lô Bỉ chủ yếu tập trung ở 7 xã, thị trấn như thị trấn Kim Hà, Đại Trại, Mãnh Kiều, Sa Y Pha, A Đắc Bác, Thập Lý Thôn và Má Ga Tý.
  • 34. 30 Má Ga Tý, nằm ở phía Đông của huyện Kim Bình, phía Nam xã giáp với Việt Nam, nằm ở đoạn thứ năm biên giới Trung - Việt với đường biên giới dài 156km, là nơi cư trú truyền thống của người Hà Nhì Lô Mê. Chênh lệch độ cao so với mực nước biển rất rõ, độ cao thấp nhất chỉ có 200m, cao nhất có tới 3012m. Toàn xã có 6 UBND thôn xã như xã Má Ga Tý, thôn Phổ Mã (1200m so với mực nước biển), thôn Trung Trại, thôn Tỳ Xí Pờ, thôn Trung Lương và thôn Mã Quái Thàng, tất cả 71 làng bản. Toàn xã cư trú 5 dân tộc như Hà Nhì, Hmông, Dao, Di, Hán, dân số là 17.420 người, trong đó có người Hà Nhì 9.149 người, chiếm 52.5% dân số toàn xã. Trong đó, thôn Hoang Điền là thôn được bởi Ủy ban Nhân dân thôn Phổ Mã, thôn Phổ Mã và thôn Tiêu Thủy Nham (1320m so với mực nước biển) là ba thôn bản nổi tiếng với tập trung người Hà Nhì Lô Mê mà tác giả chọn để nghiên cứu so sánh, đặc biệt là thôn Phổ Mã, Phổ lấy “phu” của tiếng Hà Nhì, có nghĩa làng, Mã lấy “ma” của tiếng Hà Nhì mang ý nghĩa “mẹ, cũ”, cho nên thôn này là thôn cũ, có nghĩa là người Hà Nhì đặt chân sớm nhất ở mảnh đất này. Cả thôn Phổ Mã có hơn 700 hộ dân, thôn Tiêu Thủy Nham có 60 hộ dân. 1.3.2. Nguồn gốc, lịch sử hình thành, phát triển tộc người Căn cứ vào cổ truyện Hà Nhì, theo cách đặt tên Phụ tử liên danh, lúc đầu người Hà Nhì là sinh ra từ trời “Ô ma” và đất “Ô oa”, sau đó đến đời thứ tư, là thời điểm bắt đầu xã hội Phụ hệ, kết thúc Mẫu hệ, bà mang tên là “Tô mê ô” lấy chồng theo chồng, và sinh ra 8 con. Con cả “Ô thôi lý” trở thành tổ tiên
  • 35. 31 của loài người (cũng là người tổ bắt đầu sử dụng Phụ tử liên danh trên ý nghĩa thực tế), và đời thứ chín của “Ô thôi lý”, con của “Ô hoạt nhưỡng”, bắt đầu phân chia nhóm người Hà Nhì. Đời đầu tiên “Hoạt nhưỡng ta” và “Hoạt nhưỡng sa” trở thành người tổ bắt đầu chia nhóm, “Hoạt nhưỡng sa” thì trở thành người tổ của Lô Mê, Lô Bỉ. [27, tr.99] Đó là xem xét nguồn gốc của Lô Mê Lô Bỉ theo lịch sử phát triển dòng họ. Như trên đã nêu là nguồn gốc của người Hà Nhì Lô Mê, Lô Bỉ trong các trước tác giới thiệu về nhóm Lô Mê, Lô Bỉ dưới góc độ truyền thống phụ tử liên danh. Còn trong giới học thuật, chủ yếu có 4 loại quan điểm về nguồn gốc của người Hà Nhì nói chung, đó là 1), Người Hà Nhì là tộc người bắt nguồn từ tộc người Đệ Khương ở miền Bắc Trung Quốc; 2), Họ bắt nguồn từ tộc người Hán ở miền Đông, miền Nam, miền Bắc Trung Quốc; 3), Người Hà Nhì là thổ dân bản địa, lấy người tổ của Hà Nhì cư trú ở lưu vực sông Hồng tỉnh Vân Nam làm chủ thể, thu hút được một phần người tổ của người Di, người Bạch, người Dao cư trú ở đây cũng như người Hán từ Tứ Xuyên, Nam Kinh di cư sang và các tộc người thiểu số khác, cuối cùng dần dần trở thành một dân tộc gồm nhiều nhóm; 4), Người Hà Nhì là một tộc người mới có loại hình nông nghiệp trồng lúa do bộ lạc du mục xuống từ cao nguyên Thanh Tạng và tộc người trồng lúa lên từ cao nguyên Vân Nam (thời xưa gọi là Di Việt, là tên gọi khu vực mà các tộc người cư trú ở trung du, hạ du của Trường Giang) hòa nhập trở thành, nguồn gốc này mang tính phức hợp tức là hội nhập tộc người thổ dân miền Nam với
  • 36. 32 tộc người di cư miền Bắc, còn văn hóa thì trở thành kết tinh giữa văn hóa ven biển của các tộc người Di Việt miền Nam với văn hóa cao nguyên của bộ lạc du mục miền Bắc. [35, tr. 19] Ở Trung Quốc thì sử sách tiếng Hán ít ghi chép được quá trình di cư của người Hà Nhì Lô Mê, lại vì người Hà Nhì chưa có chữ viết, cho nên về những hoạt động thoạt đầu không tìm thấy được tư liệu. Tuy nhiên, như trên đã nói, theo các trước tác như “Vũ Cống - Lương Châu”, “Hán thư - Địa lý chí”, sớm từ thời Chiến Quốc, khoảng thế kỷ TCN, Hòa Di đã phân bố ở bờ Nam sông Đại Độ Tứ Xuyên cũng như phía Đông sông Nhã Lung, gồm có người tiên của người Hà Nhì. Theo những sử sách thời Minh, thời Thanh còn có thể tìm thấy tên gọi được ghi lại lúc đó. Trong đó đề cập đến La Miễn, nhóm người tự xưng là một nhóm của “Hòa Nê”, một số cư trú ở Võ Định, Lộc Khuyến của miền Bắc Vân Nam, còn lại toàn bộ cư trú ở núi Ai Lao Sơn. Theo địa bàn phân bố của người Hà Nhì hiện nay và tổng hợp các bài ghi chép của sử sách, quá trình di cư của người Hà Nhì chính là từ miền Bắc xuống miền Nam, cuối cùng hình thành cấu trúc phân bố như vậy. Và thắc mắc về cách giải thích nguồn gốc tộc người, người viết phải nhấn mạnh, chính như Giản sử dân tộc Hà Nhì lý giải rằng đặc biệt vào thời Minh, nhiều người Hán từ Trung Nguyên di cư sang Vân Nam, cuối cùng một phần hòa nhập tự nhiên về mặt kinh tế, văn hóa và huyết thống. Cho nên, dù người Hà Nhì giữ lại văn hóa truyền thống rất trọn vẹn, nhưng cũng không thể tránh
  • 37. 33 khỏi được một phần sự hội nhập văn hóa người Hà Nhì và văn hóa người Hán vì nguyên nhân lịch sử. Cho dù, có nhiều quan điểm như trên đã nêu ra, nhưng ở Trung Quốc, nhiều chuyên gia, học giả thường nghiêng về nguồn gốc thứ nhất. Trong cuốn sách Phong tục dân tộc Hà Nhì Kim Bình, tác giả Quách Cấp đã chỉ ra theo lịch sử di cư được kể từ sử thi Hà Nhì và văn học dân gian được lưu truyền lâu đời, người Hà Nhì cư trú ở Kim Bình cùng người Hà Nhì phân bố ở các khu vực khác, đều di cư từ cao nguyên Tây Bắc xa xôi. Từ “Nò mà a mế”, nơi mà thoạt sơ hình thành đến Côn Minh hiện nay, nơi mà ở lại ổn định về cơ bản, không bao giờ biết được trai qua bao nhiêu năm, bao nhiêu lần di cư mới có cuộc sống vậy. Tuy nhiên, di cư vất vả thế này cũng bị bắt buộc lại di cư sang miền Nam, từ Côn Minh - Ngọc Khê - Giang Xuyên - Thông Hải - Thạch Bình - Kiến Thủy, đi qua sông Hồng, cuối cùng định cư đến nay ở khu rừng triền núi thuộc Núi Ai Lao Sơn trong bờ Nam sông Hồng. 1.3.3. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội của người Hà Nhì Lô Mê Giống như người Hà Nhì Đen, Kinh tế của người Hà Nhì Lô Mê cũng là mức độ tự cung tự cấp cao, phụ thuộc vào nhiều ngành như trồng trọt, săn bắt, hái lượm, canh tác nương rẫy và ruộng bậc thang, chăn nuôi gia súc gia cầm. Trong xã Má Ga Tý, hoa màu người dân trồng chủ yếu là cây thảo quả (dùng trong chế biến dược liệu hay làm hương liệu gia vị), lúa nước, ngô, đậu nành, lạc, chè, cây hồi v.v... trong đó, cây thảo quả và lúa nước là nguồn kinh tế chính. Về hái lượm, có thể nói rừng là nguồn cung cấp lương thực phẩm
  • 38. 34 chính cho người dân đây. Người dân chủ yếu hái nấm rừng, măng rừng, loại dương xỉ, chuối tây, khoai sắn, mộc nhĩ, nấm hương, đương nhiên có một số hoa màu là do người dân trồng trọt trong rừng. Về săn bắt thì người dân cho biết, ngày xưa cũng hay vào rừng để săn bắt con vật rừng như lợn rừng, chuột rừng, con hoẵng cũng như con bọ xít như người Hà Nhì Đen, nhưng bây giờ nhiều người ra ngoài tỉnh, thành phố để kiếm tiền, ít ai vào rừng để săn bắt con vật nữa. Ngoài trồng trọt, hái lượm, săn bắt, hầu hết là nhà nào cũng chăn nuôi những gia súc gia cầm như vịt, gà, lợn, ngan, ngỗng, chó, trâu v.v... trong đó, trâu là nguồn lao động chính để cày cấy ruộng bậc thang, được người dân coi trọng. Bên cạnh việc chăn nuôi, người Hà Nhì Lô Mê còn nuôi cá trắm trong ruộng bậc thang hay thuê một ao riêng để nuôi cá, tự phát phát triển du lịch nông thôn. Còn có những gia đình Hà Nhì chuyên đi thuê đất ở chỗ xa nhà mà trồng chuối tây, chuối tiêu để buôn bán. Nhưng lại về nghề thủ công, theo người dân Hà Nhì Lô Mê ở Tiêu Thủy Nham cho biết, ngày xưa hầu như là cô gái nào cũng biết ươm tơ kéo sợi, nhuộm chàm, tự may dệt quần áo trang phục truyền thống, nhưng bây giờ người tuổi trẻ ít ai biết làm rồi. Ở Tiêu Thủy Nham thì có 2, 3 người đàn bà cao tuổi còn giữ lại máy kéo tơ, họ luôn giúp những bạn nào muốn kéo tơ hay có lúc còn thêu hoa văn hay may dệt vạt áo lúc rảnh rỗi. Về cơ bản, hầu hết là người cao tuổi Hà Nhì Lô Mê, ai nào cũng biết nghề đan lát, và sản phẩm chủ yếu gồm gùi, mâm, ghế bằng mây tre, măng vầu. Người già trong các thôn bản Hà Nhì Lô Mê luôn giữ lại
  • 39. 35 những nét truyền thống trong cuộc sống hằng ngày kể cả thói quen sinh hoạt. Về đặc điểm xã hội, như làng Hà Nhì Đen, làng nào cũng có thầy cúng “gạ ma ga guy” để tổ chức đứng đầu đại diện cho cả thôn làm lễ, đương nhiên yêu cầu về hai thầy cúng này cũng giống với người Hà Nhì Đen, nhưng chỗ khác với người Hà Nhì Đen là hầu như làng nào cũng có thầy cúng chuyên tổ chức làm lễ ma chay, được gọi là “mồ phí” hay “bối mã”. Cho dù bây giờ chưa có, cũng có những người dân Hà Nhì Lô Mê trẻ đi học với các thầy ở Nguyên Dương, Vân Nam hay mời các thầy xuống Kim Bình. Gia đình thì người Hà Nhì Lô Mê và người Hà Nhì Đen tương đương nhau, gồm có gia đình hạt nhân và gia đình cốt cán. Người Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý cũng hay đi chợ để trao đổi hàng hóa Tý Xi Pờ vào ngày Thìn “Lò no” và ngày Tuất “Khờ no” và chợ xã Má Ga Tý vào ngày Dần “Thà no” và ngày Thân “Am nhự no”. Sản phẩm mà người Lô Mê bán trên chợ chủ yếu là trang phục và các loại nông sản. Dựa vào ưu thế thiên nhiên, có thác Tiêu Thủy Nham và thung lũng bươm bướm cùng với văn hóa độc đáo của Hà Nhì Lô Mê, Ủy ban địa phương cùng người dân phát triển du lịch sinh thái và du lịch nông thôn tại đây, mỗi năm vào mùa đông khách cũng có thể mang lại doanh thu đáng kể cho mỗi gia đình đây. Tiểu kết Chương này đã phân tích những khái niệm cơ bản về người Hà Nhì, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, từ góc độ vĩ mô nhận diện rằng các khái
  • 40. 36 niệm trên, tạo nền tảng để phân tích so sánh văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể ở các chương sau, còn kết hợp với truyền thuyết, phong tục và các thư tịch trước tác để làm rõ nguồn gốc, quá trình di cư, lịch sử phát triển lâu dài, đặc điểm địa bản cư trú và đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của người Hà Nhì nói chung và người Hà Nhì Đen ở xã Y Tý, Việt Nam và người Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý, Trung Quốc nói riêng. Có thể nói, môi trường tự nhiên mà người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê sinh sống có nét tương đồng rất rõ rệt, chính dựa vào môi trường sinh sống vậy mới có cơ sở để hình thành văn hóa loại nông nghiệp đặc sắc của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê. Tuy nhiên, cũng dựa vào hiện trạng đặc điểm kinh tế có thể thấy rằng bất cứ là người Hà Nhì Đen hay người Hà Nhì Lô Mê, dần dần hội nhập vào đại gia đình các dân tộc ở Việt Nam và Trung Quốc, vừa giữ lại tính cộng đồng cao của dân tộc mình, lại cũng cố gắng tổ chức và tham gia hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ du lịch, giao lưu với các tộc người khác. Như vậy vừa giới thiệu danh thiếp văn hóa của mình cho bên ngoài, mang lại thu nhập để nâng cao mức sống, vừa thúc đẩy loại kinh tế tự cung tự cấp chuyển đổi nhanh chóng. Dù trong thời gian lâu dài, người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê luôn cho người ta cảm thấy thường mang tính khép kín, nhưng qua khám phá văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của họ thì chắc sẽ thay đổi ý nghĩ như thế.
  • 41. 37 Chương 2: NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỀ VĂN HÓA VẬT THỂ CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN Ở Y TÝ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI VÀ MÁ GA TÝ, HUYỆN KIM BÌNH, TỈNH VÂN NAM, TRUNG QUỐC 2.1. Văn hóa sinh kế Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng chủ biên), giáo sư Trần Quốc Vượng đã đề cập đến văn hóa sản xuất trong cấu trúc của văn hóa rằng lao động sản xuất là nền tảng sự sống của cộng đồng. Trong văn hóa sản xuất không những gồm việc trồng trọt truyền thống với nền kinh tế tự cung tự cấp mà còn liên quan đến các nghề thủ công trong làng. Theo người viết, điểm quan trọng của văn hóa sản xuất là thể hiện tận nơi trí thức của người lao động, rút được kinh nghiệm từ lao động sản xuất. Người viết cho rằng dù văn hóa sinh kế không phải giống hệt nhau với văn hóa sản xuất, lại không phải tất cả thành tố trong đó đều thuộc vào văn hóa vật thể, nhưng những thành tố liên quan đến hệ thống lao động sản xuất và phương tiện đi thuộc vào văn hóa vật thể, đó chính là hai thành tố quan trọng mà người viết lựa chọn để nghiên cứu so sánh trong bài luận văn này. Cuốn sách Tri thức dân gian và nghi lễ truyền thống trong sản xuất nông nghiệp của người Hà Nhì Đen ở thôn Lao Chải (Lào Cai) của tác giả Dương Tuấn Nghĩa cho biết, công cụ săn bắt thời kỳ đầu của người Hà Nhì Đen chủ yếu có cung tên, nỏ, giáo mác, gậy, chó...nhưng tương đối thô sơ, nỏ “kha tư” chủ yếu làm bằng gỗ và dây cây cọ. Về nông cụ sản xuất, người Hà Nhì Đen
  • 42. 38 thường sử dụng cuốc loại dày, cuốc bướm, cào, búa bổ củi, liềm gặt lúa, cày, bừa, thùng đập lúa và gùi để có thể cày đất canh tác trên cả ruộng bậc thang trồng trọt lúa nước và nương trồng các loại hoa màu khác, gặt lúa, đập lúa. Trong đó, cuốc to bản, cày “mè gu” (một thứ nông cụ không thể thiếu trong canh tác ruộng bậc thang, thường trao đổi với các tộc người thiểu số khác mà giỏi về rèn đúc), bừa “me gu sề” với chiều ngang 1- 1,2m, và cả bộ công cụ này cùng với con trâu là nguồn lao động chính canh tác ruộng. Để đáp ứng nhu cầu chứa đựng hàng hóa, nghề đan lát của người Hà Nhì Đen tương đối phát triển hơn, đặc biệt là sản phẩm từ nghề mây tre đan rất nổi tiếng. Các sản phẩm điển hình nhất là mâm, gùi, rổ, rá, dần, sàng, nong, chiếu, ghế, nơm... Trong đó không thể bỏ qua được mâm ăn cơm của người Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê, một sản phẩm đặc trưng cho văn hóa ẩm thực của người Hà Nhì. Mâm được đan lát hình tròn bằng mây tre, vầu tre (dùng để đan mặt mâm, xung quanh làng bản người Hà Nhì Đen có trồng nhiều cây tre), cao trên dưới 30cm, đường kính 65-70cm (to hay nhỏ tùy từng nhà, nhưng nhà nào cũng không thể thiếu mâm này), chậu mâm loe rộng. Ở Mò Phú Chải còn có bàn mâm uống trà, đan hình vuông với chiều dài 78cm, chiều cao 23cm, chiều ngang 42cm, cũng là đan bằng mây tre, nhưng mặt mâm cũng đan bằng nguyên liệu vầu tre, rất bền chắc. Các loại sản phẩm đan lát của người Hà Nhì Đen vừa bền chắc vừa mang tính thẩm mỹ cao. Nhưng số lượng nghệ nhân đan lát còn rất hạn chế, cái cũng là một điều bức bách về phát triển
  • 43. 39 nghề truyền thống đan lát của người Hà Nhì Đen. Kể cả văn hóa vật thể của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê nhiều phần phụ thuộc vào môi trường tự nhiên họ sinh sống, triền núi, 800-1200m so với mực nước biển, vùng núi cao, đa số ở rẻo cao, gần suối nước chạy từ núi trên cao, đường đi không bằng phẳng còn thêm ngoằn ngoèo, quanh co. Dù môi trường tự nhiên nghiêm khắc như vậy, nhưng họ còn sáng tạo ra cảnh quan văn hóa đẹp đẽ, chính là ruộng bậc thang qua sự cần cù của chính bản thân mình bằng trí tuệ khai thác và sử dụng môi trường tự nhiên xung quanh. Người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê cùng chung đặc điểm này, trong làng bản của người Hà Nhì Đen ở xã Y Tý và người Hà Nhì Lô Mê ở xã Má Ga Tý, cảnh quan ruộng bậc thang ấn tượng nhất. Chính vì văn hóa loại hình nông nghiệp, nên về văn hóa sinh kế của Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê mang tính tương tự rất cao, gồm cả nông cụ, hệ thống thủy lợi của ruộng bậc thang, con trâu được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp v.v... Đương nhiên, văn hóa sinh kế nổi tiếng của người Hà Nhì nói chung và Hà Nhì Đen nói riêng cũng chính là nông nghiệp trồng trọt trên ruộng bậc thang. Mặc dù ruộng bậc thang không phải chỉ có người Hà Nhì có thể tạo ra, nhưng không thể không thừa nhận rằng kỹ thuật đào mương, dẫn nước, tận dụng ruộng bậc thang thì người Hà Nhì giỏi hơn. Cuốn sách Tri thức dân gian và nghi lễ truyền thống trong sản xuất nông nghiệp của người Hà Nhì Đen ở thôn Lao Chải (Lào Cai) của tác giả Dương Tuấn Nghĩa cho biết, do người
  • 44. 40 Hà Nhì Đen trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, nên kể cả lúc đầu chọn vị trí để tạo ruộng bậc thang cũng rất quan trọng, thường nằm phía dưới của mỗi thôn bản, phải đảm bảo nguồn nước (có dòng suối), nếu chưa có quỹ đất xung quanh thôn bản thì tìm triền ruộng ở các thung lũng. Ruộng bậc thang của người Hà Nhì được hình thành rất sớm, phát triển khá ổn định. Thôn bản lưng dựa vào đồi, nhìn ra thung lũng, người dân Hà Nhì Đen đắp ruộng bậc thang theo chiều dốc của thung lũng, tạo máng chảy ra những dòng nước thiên nhiên từ rừng già để tưới tiêu. Mỗi bậc ruộng bậc thang chỉ có chiều ngang 10cm cho người đi qua với dòng nước chảy xen giữa triền ruộng bậc thang. Vị trí rừng thiêng thường nằm ở trên làng bản, cho nên dòng nước chảy xuống manh theo chất mùn của rừng già, lại vì người dân chăn thả gia súc ở trong rừng, còn nước mưa chảy xuôi phân và nước thải của người, gia súc vào nguồn nước, vậy thì bón phân thêm phần dinh dưỡng cho hoa màu ở dưới ruộng bậc thang bằng nước chảy. Người dân còn đào mương dẫn nước nếu gặp tình huống khu ruộng bậc thang được mở ra ở lưng chừng núi, những con mương này đón nhận cả dòng nước chảy từ rừng và nước mưa, cuối cùng trôi chảy vào ruộng bậc thang. Mỗi tầng thửa ruộng bậc thang được đào một con mương bé để dẫn nước chảy từ trên xuống tận chân núi và chảy ra các con sông, suối, như là các thửa ruộng bậc thang chính là mương dẫn nước. Về phương tiện đi lại, giờ đây nhiều hộ dân Hà Nhì Đen đều có xe máy xăng để dễ di chuyển trên triền núi, xe máy điện thì không lái được khi gặp
  • 45. 41 đường dốc. Trưởng thôn Lao Chải khu 1 Chu Che Xá cho biết, ngày xưa trong nhà anh ấy còn nuôi ngựa để thồ hàng, đi lại. Xưa thì người Hà Nhì Đen toàn sử dụng con ngựa để làm phương tiện di chuyển hàng hóa, sau đó mức sống được nâng cao, bây giờ toàn sử dụng xây máy xăng. Đặc điểm này, theo người viết khảo sát, người Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý cũng vậy, bởi vì đó nhiều phần phụ thuộc vào môi trường tự nhiên mà họ sinh sống và mức độ phát triển của từng vùng. Cùng với sự phát triển kinh tế, phương tiện đi lại đã có sự thay đổi khác hẳn xưa và nay. Từ các nội dung trên có thể thấy được, bất cứ là những yếu tố phụ thuộc nhiều phần vào môi trường tự nhiên mà họ sinh sống, hình thành địa - văn hóa trong không gian văn hóa như các loại nông cụ lao động truyền thống, nghề thủ công, hệ thống ruộng bậc thang và phương tiện đi lại xưa và nay của cả người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê này, một phần lớn quyết định sự tương đồng về các yếu tố trong văn hóa sinh kế này. 2.2. Nhà ở Nhà truyền thống của người Hà Nhì Đen là kiểu nhà trình tường, toàn bộ hệ thống tường nhà được trình bằng đất, và đất này được lấy ngay từ nền của ngôi nhà. Tường nhà của người Hà Nhì vừa là tường bao, vừa là hệ thống chịu lực chính của toàn bộ mái, sàn gác của ngôi nhà. Tường trình thường có độ dày từ 40-50cm, cao từ 4,5-6m, diện tích sử dụng của lòng nhà từ 60-80 . Đặc điểm của ngôi nhà trình tường là ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè.
  • 46. 42 Ngoài công thức trình tường như vậy, mỗi ngôi nhà của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê đều được đào móng, và lấy hòn đá thiên nhiên để làm móng tường, vừa đẹp vừa vững chắc. Bố trí trong nhà trình tường của nhà ông Chu Che Xá như sơ đồ sau, buồng to 1 có thể sử dụng làm tiếp khách, có một cầu thang chính là lên trên phơi nông sản, buồng 3, 4 để đồ đạc, buồng 2 rất quan trọng, bởi vì buồng này làm sàn gỗ đắp cao không những để thần đá gia đình “phu chu ma” còn để bàn thờ thờ cúng tổ tiên, cũng là phòng bếp của người Hà Nhì Đen, giáp với phòng ngủ. Đáng chú ý là mỗi nhà Hà Nhì Đen có thể do diện tích to nhỏ để thay đổi bố trí không gian, nhưng như buồng 2 có sàn gỗ để thần đá và bàn thờ cúng thì nhà nào cũng thế. Nhà truyền thống người Hà Nhì Đen và Lô Mê đều có đặc điểm là ít cửa sổ, ví dụ như trong nhà của ông Chu Che Xá, chỉ có buồng 1 và buồng 2 có cửa sổ bé và cửa sổ trong buồng 2 hơi cao (hai lỗ bé bé), cho nên ánh sáng ban ngày thực sự không đủ, như vậy cũng khó cho bùi khói ra khi đốt củi. Về mặt ứng dụng vào thời nay, trưởng thôn Lao Chải khu 1 Chu Che Xá cho biết, trước khi trình tường của người Hà Nhì Đen, người ta thường lấy đất, và đá to nằm dưới đất để làm nền móng của nhà, sau đó lấy đất, có lúc có thêm vào một ít sỏi vào một khuôn mẫu để tạo ra gạch lớn cho đắp lên tường
  • 47. 43 trình. Thêm vào sỏi có thể cho tường trình này vừa đẹp vừa chắc. Nhà homestay của Xá thì hoàn toàn dựa vào tri thức nhà trình tường và kết hợp đặc điểm kiểu nhà gỗ để xây. Đó thể hiện ra tay nghề làm gỗ, kỹ thuật xây nhà của người Hà Nhì Đen đã dần dần từ thô sơ ngày xưa chuyển sang thành thạo. Theo trưởng thôn Mò Phú Chải Lý Xá Xuy cho biết, thông thường độ dày, độ cao và diện tích sử dụng trong lòng nhà nhà trình tường của người Hà Nhì Đen đúng là như trên đã nói, nhưng hiện nay diện tích nhà homestay của Xuy thiết kế kết hợp đặc điểm với kiến trúc hiện đại, sử dụng nguyên liệu hiện đại để xây mái nhà, nhằm mục đích tự phát kinh doanh du lịch có tận 100 (gồm chiều dài và chiều ngang 10m, chiều cao khoảng 4,5m). Tường cũng trình bằng cách truyền thống nhưng cửa sổ thêm nhiều để tránh vấn đề thiếu ánh sáng của nhà trình tường truyền thống, và nhà Homestay đã kinh doanh được hơn một năm, thu hút được rất nhiều du khách. Đó cũng thể hiện ra nhà trình tường không những là kiến trúc truyền thống mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu hiện đại nhất là dịch vụ du lịch ở một mức độ nào đó. Như hình ảnh trên có thể thấy rõ dù nhà ở của người Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê toàn là nhà trình tường bằng nguyên vật liệu đất, nhưng có mấy chỗ chi tiết bề ngoài khác nhau: thứ nhất chính là mái nhà, người Hà Nhì Đen thường xây nhà trình tường bốn mái, mà người Hà Nhì Lô Mê thường chỉ xây hai mái, đó có lẽ là do nguyên nhân khí hậu gió to mưa nhiều ở xã Y Tý dù ngày xưa sử dụng cỏ gianh xây mái cũng là bốn mái của Hà Nhì Lô Mê; thứ
  • 48. 44 hai là nhà ở của người Hà Nhì Lô Mê thường xây mặt bằng ở trên để thỏa mãn nhu cầu phơi ngô, các loại nông sản có thể phơi. Và trong nhà trình tường, đặc biệt là chỗ để bàn thờ và thần đá thì người Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý giống nhau. Một đặc điểm chung trong nhà giữa người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê là họ thường treo hàm răng lợn bên cạnh bàn thờ mà trên lửa bếp, bởi vì như thế là báo cho tổ tiên nhà mình thu hoạch vào những năm gần đây như thế nào, thần trông coi nhà năm mới đã đến với từng ngôi nhà sau khi mỗi năm mổ lợn năm mới. Về mặt ngôi nhà hiện đại, ngôi nhà của người Hà Nhì Lô Mê hiện nay thường xây bằng bê-tông, ngôi nhà của người Hà Nhì Đen cũng có mấy ngôi nhà xây bằng bê-tông ở xã Y Tý, dù nguyên liệu đã thay đổi, nhưng họ vẫn giữ đặc điểm trình tường, tường thì thường trình dày khoảng 42cm, nguyên liệu mái nhà càng khác với ngày xưa, hiện nay hay sử dụng lợp mái prôximăng hay lợp mái tôn, nhưng ở Y Tý mái nhà Hà Nhì Đen vẫn giữ cấu trúc bốn mái. Cuối cùng phải nhấn mạnh lại nhà ở truyền thống về chất liệu xây nhà, kiểu dáng giữa người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê mang tính tương đồng cao vì những yếu tố này phụ thuộc vào môi trường tự nhiên họ sinh sống, vì nguyên nhân khí hậu khác nhau, nên mái nhà có sự khác biệt rõ. Theo sự phát triển kinh tế, trao đổi hàng hóa trên thị trường, chất liệu xây nhà được sản xuất hàng loạt nên ngày càng giống nhau. Còn những đặc điểm chung nhau giữa hai bên đặc biệt liên quan đến tín ngưỡng, thành tố trong bản sắc văn hóa tộc người bất biến trong giao
  • 49. 45 lưu văn hóa. Ví dụ như bố cục nhà bếp trong nhà, đó là những dấu hiệu riêng dành cho người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê, cho nên về mặt này người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê mang tính tương đồng rõ rệt. Dù có sự tương đồng nhiều về nhiều mặt nhưng nguyên nhân lại khác nhau. 2.3. Trang phục truyền thống Trang phục truyền thống của người Hà Nhì Đen thường màu chàm hay màu đen đậm, có thể phân biệt theo giới tính, tuổi tác. Trang phục truyền thống cho đàn ông Hà Nhì Đen rất giản dị, thường là áo dài tay màu chàm, có hai túi nhỏ, khuy vải (thông thường có từ 10-14 khuy), chiều dài đến nửa đùi, cổ áo cao và tròn, vạt áo xẻ hai bên không thêu hoa văn. Quần thì cạp to, dưới gấu có viền, chiều dài tùy chiều cao của từng người. Đàn ông Hà Nhì Đen thường đội khăn, là một miếng vải rộng 25-30cm, dài 1,8-2m, khi đội gấp miếng vải 2, 3 lượt tùy người thích rộng hay hẹp, khi gần hết giắt múi ra sau gáy. Tuy nhiên lúc bình thường người đàn ông Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê thường mặc quần áo kiểu âu, chỉ mặc quần áo truyền thống vậy khi có dịp lễ tết hoặc lúc cưới, lúc tang, lúc thờ cúng tổ tiên. Trang phục truyền thống cho phụ nữ Hà Nhì Đen lại đa dạng hơn, áo nữ là loại áo cổ cao khoảng 3cm, khi mặc áo thường để cổ áo thẳng, hai vạt trước và sau chiều dài bằng nhau, hai sườn của vạt áo được cắt lượn vát, gấu áo vát hình chữ V, xẻ nách ao, nách áo hẹp ôm lấy người, tay áo dài, có một hàng 4 cúc cài từ cổ áo đến nách bên phải. Phía trước ngực đeo thêm một
  • 50. 46 chiếc yếm hình lục lăng với các đường viền được thêu thùa cận thẩn bằng các họa tiết hoa văn đơn giản, toàn bộ màu sắc của bộ trang phục là màu chàm đen. Quần là loại quần chân què, đũng rộng, cạp luồn chun hoặc luồn dây dải rút, không thêu thùa hoa văn mà cho người mặc cảm thấy thoải mái. Xà cạp được cuốn từ bắp chân đến cổ chân với chiều dài khoảng 30cm, hình ống, một đầu rộng, một đầu hẹp, hoa văn thêu thùa chủ yếu là hình răng cưa, hình xoắn ốc liên tiếp nhau bao quanh đầu phía dưới của xà cạp. Sau khi đeo xà cạp, người phụ nữ dùng một sợi dây để cuốn chặt vào bắp chân. Khăn là một bộ phần quan trọng của bộ trang phục phụ nữ Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê, cách đội khăn khác nhau có thể cho biết cô gái Hà Nhì độ tuổi thế nào, đã lấy chồng hay chưa. Chiếc khăn màu chàm đen cùng với một bộ tóc giả “cho pẹ” (cũng có học giả nghiên cứu ghi là “sớp pè”) là cách đội khăn bình thường của phụ nữ tuổi trẻ (có thể đã lấy chồng) Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê. Bộ tóc giả này là hai bó sợi chỉ dệt vải, dài chừng 1,5m nhuộm màu chàm đen, đầu của hai bó sợi này được buộc chặt lại thành 4 quả sợi, trong đó có 3 quả sợi màu đen và một quả sợi được bọc bằng một mảnh vải với nhiều màu sắc khác nhau.[7, tr.390-391] Bộ tóc giả này chủ yếu sử dụng tóc nhân tạo hoặc tóc người hoặc dây len thắt bím thành bím tóc, còn thêm vào những đồ trang trí khác. Người dân Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý cho biết, bộ tóc giả “cho pẹ” của những cô gái trẻ tuổi chưa lấy chồng thì là đuôi sam, không đặt một mảnh vải trên đỉnh đầu. Nếu đã lấy chồng hay phụ nữ cao tuổi thì thường đội bộ tóc
  • 51. 47 giả thắt hai bím, đặt trên đầu một mảnh vải màu chàm đen bọc một mảnh vải thêu hoa văn nữa, và gấp lại thành bốn giác. Trên chợ Má Ga Tý cũng bán một chiếc mũ trang trí bằng những lục lạc nhôm khoảng 50 cái khâu tròn cả mũ, xoay quanh một vòng tóc giả đuôi sam cuối đuôi sam buộc lại bằng mấy bóng len màu sắc để ra một ít tóc, còn trên bím tóc này đặt tóc giả len to, trang trí một số tiền xu nhôm, bóng len màu sắc. Mũ màu sắc và trang trí rực rỡ thế là sử dụng trong dịp lễ cưới của phụ nữ Hà Nhì Lô Mê. Và phụ nữ lớn tuổi thì quần áo màu đen, có khuy áo màu chàm hay đen, có những sợi dây may trên, hết sức giản dị. Về quy tắc đội khăn bộ tóc giả và mặc áo truyền thống, người Hà Nhì Đen cũng tương tự như vậy dù là có mấy chị em đội bộ tóc giả đuôi sam lại còn đặt mảnh vải ở trên thì khác nhau một chút. Đồ trang sức của phụ nữ Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê cũng rất đa dạng, đồ trang sức của người Hà Nhì Đen chủ yếu là dây chuyền, vòng tay, khuyên tai bằng bạc hay bằng nhôm, phụ nữ Lô Mê thường đeo vòng tay bằng bạc hay bằng đồng có hoa văn chạm khắc như hình lúa, nước. Dù vậy, nghề chạm khắc bạc ở người Hà Nhì Đen hay Hà Nhì Lô Mê cũng không mấy phát triển, hiện nay các loại đồ trang sức chủ yếu là mua trên chợ. Trang phục cho trẻ con thì cầu kỳ hơn, đặc biệt là mũ của trẻ con, phân biệt rõ nét cho con trai và con gái, nhưng quần áo tương tự quần áo thanh niên mà hoa văn và đồ trang sức làm bằng nhôm hình tiền xu rực rỡ hơn. Đặc điểm chung mũ trẻ em là mũ có hình 6 múi, trên múi thêu họa tiết hay đặt đồ trang
  • 52. 48 trí bằng nhôm hay bằng bạc, đỉnh mũ dính nhiều chùm len và túm thành một bó, khâu tròn sát đầu. Mũ cho trẻ em gái còn thêm bóng len, hay rực rỡ hơn trang trí bằng bạc nhôm hình dây chuyền, hình lục lạc. Trên đỉnh mũ người Hà Nhì Đen đeo thảo quả khô để kỵ ma. Hoa văn được tạo tác trang trí trên thân mũ, chóp mũ của trẻ con được coi là nghề thủ công cầu kỳ của người Hà Nhì dù nghề chạm khắc bạc của người Hà Nhì Đen không mấy phát triển. Tuy vậy, thực ra, bộ trang phục, mũ trẻ con của người Hà Nhì Đen, Hà Nhì Lô Mê ở xã Má Ga Tý hiện nay chủ yếu mua từ xã Má Ga Tý, Kim Bình Trung Quốc, sau đó phụ nữ trong gia đình lại thêu hoa văn như ốc xoắn khi nông nhàn, đây cũng một phần phản ánh tay nghề khéo léo và hệ thâm mỹ của người phụ nữ Hà Nhì Đen. Ngoài ra, theo truyền thống, đồ trang sức và hoa văn trên trang phục, màu sắc trang phục còn theo lứa tuổi của người Hà Nhì Đen ở xã Y Tý. Con trai Hà Nhì tuổi dưới 15 thường mặc áo trắng có thêu hoa, lớn lên từ 16 - 30 tuổi màu của trang phục có thể gồm có 3 màu như xanh, trắng, đen. Trang phục đàn ông và trẻ em giống nhau giữa người Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê, nhưng trang phục phụ nữ thì có chỗ chi tiết khác nhau, nếu mặc quần dài thì hai bên giống nhau, cũng có những phụ nữ Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý mặc quần ngắn, quấn xà cạp trên bắp chân. Giờ đây, cả bộ trang phục truyền thống may mặc thêu hoa từ tay phụ nữ Hà Nhì Đen ở Y Tý, Việt Nam và Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý, Trung Quốc đã ít hơn nhiều so với ngày xưa rồi, theo người dân Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý cho biết, quần áo truyền thống
  • 53. 49 giờ đây còn sản xuất hàng loạt ở nhà máy nơi khác, người ta thì buôn từ nhà máy sau đó trao đổi trên chợ. Người ta cảm thấy như thế cũng thuận tiện hơn vì trên chợ có trang phục truyền thống mặc thường ngày đến cả trang phục mặc khi tang ma. Cho nên, người viết cho thấy đặc điểm chung về trang phục của hai bên hiện nay một phần lớn phụ thuộc vào trang phục sản xuất từ nhà máy. Để lý giải sự tương đồng trang phục truyền thống giữa người Hà NHì Đen và người Hà Nhì Lô Mê ngoài dựa vào môi trường tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi để trồng cây chàm, còn dựa trên những phong tục tập quán của tộc người như cách đeo bộ tóc giả “cho pẹ hay sơ pè” của phụ nữ Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê. 2.4. Ẩm thực Ẩm thực của người Hà Nhì Đen hay Lô Mê đều không thể tách rời từ môi trường sinh sống của họ. Người Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê đều sử dụng gạo tẻ để làm lương thực chính cho bữa ăn hằng ngày. Gạo nếp dùng để chế biến cho món ăn lễ tết như: nấu xôi màu vàng để cúng tế trong các lễ chung của thôn bản (gồm có cúng cấm làng, cúng rừng cấm, cúng nguồn nước, cúng tết tháng sáu...), hay giã xong làm bánh dày để cúng trong các lễ cúng của từng gia đình (thờ cúng tổ tiên, dùng trong đám tang, dùng trong cưới xin...). Ngoài trồng ngô, người Hà Nhì Đen còn trong vườn nhà trồng quả bí ngô, đậu cô ve, su su, đậu hà lan, lạc, ớt, rau muống... Trên nương rẫy mỗi gia đình còn trồng trọt bắp cải, củ cải... Những nông sản này không những là cây
  • 54. 50 trồng truyền thống phục vụ cho các bữa ăn của Hà Nhì Đen mà còn phát triển thành đặc sản nông sản hiện nay để buôn bán. Giờ đây, củ cải của Mò Phú Chải, là một đặc sản cây trồng đang phát triển từ tự cung tự cấp sang buôn bán với phẩm chất vừa to vừa ngọt. Một trong những món ăn thường được người Hà Nhì chế biến trong các dịp cưới xin, ma chay, vào nhà mới, đầy tháng con... là canh đậu tương. Phụ nữ Hà Nhì đảm nhiệm nấu nướng, và muốn nấu được canh đậu tương, đầu tiên phải đãi sạch hết bụi bẩn bám trong hạt đậu tương, sau đó đổ vào nước sạch ngâm cho ngấm nước để hạt đậu mềm ra, tiếp theo mang đậu đi xay cùng với nước sạch, sau khi xay xong, nấu thành canh, cho thêm một ít muối cho vừa là có thể ăn được.[7. tr.389] Người Hà Nhì Đen cũng chế biến thịt gà, thịt lợn, thịt trâu hằng ngày cũng như thờ cúng trong nghi lễ. Thường ngày, người Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê còn có thói quen để chế biến dưa cải, và dưa cải đóng một vị trí quan trọng trong khi phần lễ cúng Khô Già Già của cả Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê, là một trong hai món ăn (món kia là đậu nành xào) không thể thiếu trong khi lễ cúng cầu bập bênh và cây đu, nhà nào cũng phải chuẩn bị hai món này. Và còn rất quan trọng khi người Hà Nhì Lô Mê có đám tang, thẩm chí lấy bát dưa cải làm một dấu hiệu báo tin buồn. Ở đây, đặc biệt phân tích hai món đậu nành xào và dưa cải, về mặt chức năng đáp ứng được các hoạt động truyền thống, chính do sự lan tỏa văn hóa cùng một gốc, nên nét mà hai bên giữ lại này mang tính tương đồng cao.Vì sống gần gũi với