SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC
KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
HOÀNG THỊ HUÊ
PHÂN TÍCH KINH TẾ CỦA QUẢN LÝ CẦU NƯỚC SINH
HOẠT: NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIỂM SOÁT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Hà Nội – 2018
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC
KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
HOÀNG THỊ HUÊ
PHÂN TÍCH KINH TẾ CỦA QUẢN LÝ CẦU NƯỚC SINH
HOẠT: NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và môi trường
Mã số: 62850101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIỂM SOÁT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Lê Thu Hoa
2. PGS.TS. Dương Hồng Sơn
Hà Nội – 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả,
được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Thu Hoa và PGS.TS.
Dương Hồng Sơn.
Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong Luận án này là trung thực, chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Việc tham khảo các nguồn
tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như đạo đức khoa học về lời
cam đoan này.
Tác giả luận án
Hoàng Thị Huê
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn
và Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới
hai thầy hướng dẫn là PGS. TS. Lê Thu Hoa và PGS.TS. Dương Hồng Sơn đã tận
tình giúp đỡ tác giả từ những bước đầu tiên xây dựng hướng nghiên cứu, cũng như
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Hai thầy luôn ủng hộ, động
viên và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả chân thành cảm ơn các chuyên gia, các nhà khoa học của Viện Khoa
học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu và các cơ quan hữu quan đã có những
góp ý về khoa học cũng như hỗ trợ nguồn tài liệu, số liệu cho tác giả trong suốt quá
trình thực hiện luận án.
Tác giả xin gửi lời tri ân tới mọi thành viên trong gia đình, người thân, bạn bè
và đồng nghiệp về những động viên, chia sẻ và những khó khăn mà mọi người đã có
thể phải gánh vác trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .............................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án............................................................................3
2.1.Mục tiêu chung .....................................................................................................3
2.2.Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................4
3.1.Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................4
3.2.Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4
4. Những đóng góp mới của luận án...........................................................................6
5. Một số phát hiện cụ thể từ kết quả nghiên cứu của luận án:...................................6
6. Cấu trúc của luận án................................................................................................7
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CẦU NƢỚC SINH HOẠT ĐÔ THỊ
VÀ PHÂN TÍCH KINH TẾ ĐỐI VỚI QUẢN LÝ CẦU NƢỚC ĐÔ THỊ...........9
1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu ..................................................................9
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới .............................................................................9
1.1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị...............9
1.1.1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT..........13
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam............................................................................17
1.1.2.1. Các nghiên cứu về quản lý cầu NSHĐT......................................................17
1.1.2.2. Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của quản lý cầu NSHĐT ...........................18
1.2. Tổng quan thực tiễn áp dụng quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị .......................19
1.2.1. Thực tiễn vận dụng quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị trên thế giới...............19
iv
1.2.2. Thực tiễn vận dụng quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị ở Việt Nam ...............25
1.3. Đánh giá khoảng trống và xác định nhiệm vụ nghiên cứu.................................30
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................32
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CẦU NƢỚC SINH HOẠT
ĐÔ THỊ VÀ PHÂN TÍCH KINH TẾ QUẢN LÝ CẦU NƢỚC SINH HOẠT
ĐÔ THỊ.....................................................................................................................33
2.1.Quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị......................................................................33
2.1.1. Cầu và các yếu tố xác định cầu......................................................................33
2.1.2. Cầu nước sinh hoạt đô thị và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nước sinh hoạt
đô thị..........................................................................................................................35
2.1.3. Quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị...................................................................39
2.2. Phân tích kinh tế đối với quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị..............................47
2.2.1. Khái niệm phân tích kinh tế ............................................................................47
2.2.2. Phân biệt phân tích kinh tế và phân tích tài chính ..........................................47
2.2.3. Phân tích kinh tế đối với quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị...........................48
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................57
CHƢƠNG 3. KHUNG TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......59
3.1. Khung nghiên cứu của luận án...........................................................................59
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................61
3.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu thứ cấp ........................................62
3.2.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ................................................................62
3.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học.....................................................................62
3.2.4. Phương pháp giá thị trường.............................................................................65
3.2.5. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM-Contingent Valuation Method)....66
3.2.6. Phương pháp chuyển giao giá trị ....................................................................69
3.2.7. Phương pháp dự báo cầu nước sinh hoạt đô thị..............................................71
3.2.8. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích .........................................................72
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .........................................................................................78
v
Chƣơng 4: NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH KINH TẾ QUẢN LÝ CẦU NƢỚC
SINH HOẠT ĐÔ THỊ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỊNH HƢỚNG
QUẢN LÝ CẦU NƢỚC SINH HOẠT ĐÔ THỊ HÀ NỘI ...................................80
4.1.Giới thiệu chung về Hà Nội ................................................................................80
4.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................80
4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên....................................................................................82
4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ..................................................83
4.2. Hiện trạng sản xuất và phân phối nước sinh hoạt tại đô thị Hà Nội ..................85
4.2.1. Nguồn nước cấp ..............................................................................................85
4.2.2. Hiện trạng nhà máy cấp nước ở Hà Nội..........................................................86
4.2.3. Hệ thống phân phối nước tại đô thị Hà Nội....................................................88
4.3. Hiện trạng thực hiện quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nội...................90
4.3.1. Khung thể chế trong quản lý cầu NSHĐT Hà Nội .........................................90
4.3.2 Hiện trạng quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nội.................................92
4.3.3. Thách thức khi áp dụng quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nội...........97
4.4.Đánh giá cầu nước sinh hoạt đô thị Hà Nội .......................................................98
4.4.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân đô thị Hà Nội...................98
4.4.2. Xác định sự sẵn lòng chi trả của người dân đô thị Hà Nội ..........................102
4.4.3. Dự báo cầu nước sinh hoạt tại đô thị Hà Nội đến năm 2025 ........................110
4.5. Phân tích kinh tế phương án quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nội ....113
4.5.1. Phương án quản lý nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nội....................................113
4.5.2. Xác định chi phí – lợi ích theo phương án QLCa tại Hà Nội .......................114
4.5.3. Lượng giá chi phí – lợi ích của phương án QLCa tại Hà Nội.......................122
4.5.3.1. Ước tính một số chi phí - lợi ích của phương án QLCa.............................122
giai đoạn 2010 – 2025.............................................................................................131
4.5.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương án QLCa ở đô thị Hà Nội.............137
3.5.4. Phân tích độ nhạy..........................................................................................138
4.6. Đề xuất định hướng và giải pháp quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị Hà Nội ..142
4.6.1. Định hướng thực hiện quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị Hà Nội ..................142
vi
4.6.2. Giải pháp thực hiện quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị Hà Nội....................143
4.6.2.1. Giải pháp kinh tế về giá nước ....................................................................143
4.6.2.2. Giải pháp quản lý chống thất thoát nước tại đô thị Hà Nội .......................144
4.6.2.3. Giải pháp về giáo dục nâng cao nhận thức ................................................144
4.6.2.4. Giải pháp về tổ chức quản lý......................................................................147
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 .......................................................................................148
KẾT LUẬN............................................................................................................150
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ..........................................153
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................154
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các chi phí và lợi ích tài chính của quản lý cầu NSHĐT.........................52
Bảng 2.2: Các chi phí và lợi ích xã hội và môi trường của quản lý cầu NSHĐT.....52
Bảng 3.1. Số lượng hộ gia đình được lựa chọn phỏng vấn.......................................65
Bảng 4.1. Các nhà máy nước và công suất ...............................................................87
Bảng 4.2. Lượng nước tiêu thụ năm 2015 theo cơ cấu khách hàng..........................88
Bảng 4.3. Lượng khách hàng sử dụng nước của công ty ở nội thành Hà Nội..........89
Bảng 4.4. Giá nước sinh hoạt của công ty nước sạch Hà Nội ..................................97
Bảng 4.5. Thống kê mức sử dụng nước sinh hoạt bình quân hàng tháng của các hộ
gia đình......................................................................................................................99
Bảng 4.6. Kết quả điều tra về ý thức tiết kiệm nước của các hộ gia đình...............102
Bảng 4.7. Thông tin về thu nhập của đối tượng được hỏi.......................................104
Bảng 4.8. Thống kê mô tả WTP của các hộ gia đình..............................................106
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy biến phụ thuộc WTP và các yếu tố ảnh hưởng ............107
Bảng 4.10. Tổng lượng nước sử dụng của đô thị Hà Nội ứng với các mức giá .....109
Bảng 4.11. Dự báo lượng cầu nước sinh hoạt tại đô thị Hà Nội theo các phương án,
giai đoạn 2010 - 2025..............................................................................................111
Bảng 4.12. Các lợi ích và chi phí của việc thực hiện phương án QLCa so với
phương án BAU ở đô thị Hà Nội ............................................................................118
Bảng 4.13. Giá trị lợi ích B1 của phương án QLCa so với phương án cơ sở, giai
đoạn 2010 - 2025.....................................................................................................123
Bảng 4.14. Giá trị lợi ích B2 của phương án QLCa so với phương án BAU, giai
đoạn 2010 - 2025.....................................................................................................125
Bảng 4.15. Dự báo lượng nước thải xử lý theo các phương án giai đoạn
2010 - 2025 .............................................................................................................125
Bảng 4.16. Giá trị lợi ích B3 của phương án QLCa so với phương án BAU, giai đoạn
2010 - 2025 .............................................................................................................127
Bảng 4.17. Giá trị lợi ích B4 của phương án QLCa so với phương án BAU, giai
đoạn 2010 – 2025....................................................................................................128
viii
Bảng 4.18. Giá trị lợi ích B7 của phương án QLCa so với phương án BAU, giai
đoạn 2010 – 2025....................................................................................................131
Bảng 4.19. Kết quả ước tính chi phí quản lý chống thất thoát nước theo phương án
QLCa, giai đoạn 2010 - 2025..................................................................................136
Bảng 4.20 Giá trị hiện tại ròng của phương án QLCa ............................................138
Bảng 4.21. Kết quả tính toán lợi ích ròng với các tỷ lệ chiết khấu khác nhau .......140
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Đường cầu đối với nước...........................................................................37
Hình 2.2. Sự thay đổi lượng cầu với chính sách giáo dục và truyền thông ..............39
Hình 3.1. Khung tiếp cận nghiên cứu của luận án ....................................................60
Hình 3.2. Mối quan hệ giữa phương án có và không thực hiện quản lý cầu NSHĐT....73
Hình 4.1. Bản đồ Hà Nội...........................................................................................80
Hình 4.2. Tổng sản phẩm nội địa của Hà Nội, giai đoạn 2010 – 2016 [15] .............83
Hình 4.3. Dân số trung bình của Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015 [15] ......................84
Hình 4.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Công ty nước sạch Hà Nội...............................86
Hình 4.5. Tỉ lệ thất thoát nước của công ty nước sạch Hà Nội trong các năm 2007 –
2015...........................................................................................................................93
Hình 4.6. Các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng nguồn nước của người dân ...100
Hình 4.7. Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu...........................................................103
Hình 4.8. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ..................................................104
Hình 4.9 Mối quan hệ giữa nhu cầu sử dụng nước theo các mức thu nhập............105
Hình 4.10. Đường cầu nước sinh hoạt tại đô thị Hà Nội ........................................110
Hình 4.11. Lượng cầu nước sinh hoạt đô thị Hà Nội theo phương án QLCa và
phương án BAU, 2010 - 2025.................................................................................112
Hình 4.12. Đồ thị tuyến tính mối quan hệ giữa chi phí vận hành và tổng lượng nước
cấp cho hai phương án.............................................................................................122
Hình 4.13. Mối tương quan giữa lượng nước cấp và chi phí điện năng cho sản xuất
nước cấp theo phương án cơ sở và phương án QLCa.............................................124
Hình 4.14. Lợi ích giảm lượng phát thải khí nhà kính của phương án QLCa, .......130
giai đoạn 2010-2025................................................................................................130
Hình 4.15. Đồ thị mối quan hệ giữa chi phí quản lý chống thất thoát và tổng lượng
nước cấp cho hai phương án ...................................................................................135
Hình 4.16: Tổng hợp giá trị của những lợi ích – chi phí của phương án QLCa, ....141
giai đoạn 2010-2025 (năm tài chính 2013) .............................................................141
x
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
BAU Phương án cơ sở
BTM Benefit Transfer Method - Phương pháp chuyển giao giá trị
CBA Phân tích lợi ích - chi phí
CEA Phân tích chi phí - hiệu quả
CVM Contigent Valuation Method - Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
DWAF Tổ chức giám sát tài nguyên nước và lâm nghiệp của Nam Phi
HUEWACO Công ty Nước sạch Huế
HAWACO Công ty Nước sạch Hà Nội
IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế
IPCC Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
IWA International Water Asociation - Hiệp hội nước quốc tế
MP Market Price - Phương pháp giá thị trường
NPV Net Present Value - Giá trị hiện tại ròng
NSHĐT Nước sinh hoạt đô thị
POLIS Trung tâm nghiên cứu và hành động thuộc Viện Nghiên cứu
toàn cầu, Canada
SADC-WSCU Tổ chức Cộng đồng phát triển Châu Phi
SCC Chi phí xã hội của carbon
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TNN Tài nguyên nước
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO-IHP UNESCO International Hydrological Program - Chương trình
Thủy văn quốc tế của UNESCO
WTP Willingness To Pay - Mức sẵn lòng chi trả
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của con
người và các loài sinh vật trên trái đất. Nước liên quan đến nhiều lĩnh vực sản xuất
và là nền tảng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Vấn đề về nước, đặc
biệt là nước sạch hiện nay đang trở nên bức thiết. Tổ chức Nông Lương Liên Hợp
Quốc (FAO) cảnh báo năm 2025 sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực
khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước, đặc biệt
ở khu vực khan hiếm nước và khu đô thị. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để quản lý
hiệu quả, bền vững tài nguyên nước sạch để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai?
Hội nghị Môi trường và Phát triển của Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 năm 1992 đã
đưa ra thảo luận vấn đề quản lý tài nguyên nước là một nội dung rất quan trọng và
đã kết luận hai điểm mấu chốt là: “thông qua quản lý cầu, cơ chế giá cả và biện
pháp điều phối để thực hiện phân bổ tài nguyên nước công bằng, hợp lý, thích hợp
với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội” và “để nâng cao nhận thức của cộng đồng,
cần tăng cường tuyên truyền giáo dục, thu phí nước, và các biện pháp kinh tế
khác, triển khai rộng rãi cách dùng nước hợp lý, tiết kiệm” [34]. Như vậy, trong
nhiều giải pháp quản lý tài nguyên nước thì giải pháp quản lý cầu nước được định
hướng sẽ đem lại hiệu quả và bền vững.
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, quản lý cầu nước giữ một vai trò quan
trọng trong chiến lược quốc gia về tài nguyên nước. Việc thực hiện quản lý cầu
nhằm tác động đến nhu cầu nước để đạt được mức tiêu thụ công bằng, hiệu quả và
bền vững. Quản lý cầu nước sử dụng các kỹ thuật, các chính sách, giải pháp khác
nhau về quy định, công nghệ, kinh tế, giáo dục truyền thông hướng đến sử dụng
nước tiết kiệm, hiệu quả và bền vững như: cơ cấu giá lũy tiến; chương trình tăng
giá nước; chương trình quản lý thất thoát nước, dịch vụ tư vấn khách hàng, sử
dụng các biện pháp khuyến khích để lắp đặt, trang bị các thiết bị tiết kiệm nước,
tái sử dụng nước, sử dụng nước mưa hay các chương trình giáo dục tiết kiệm nước
cho cộng đồng;… [65]. Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trên thế giới chỉ
2
ra rằng, việc chuyển hướng từ quản lý cung cấp nước (nỗ lực tìm các nguồn nước
mới; nắn dòng, mở rộng và tăng cường xây đập, hồ chứa nước; xây thêm các trạm
bơm nước ngầm, các nhà máy nước cấp và nước thải,...) sang quản lý cầu nước đã
giúp giảm bớt đáng kể áp lực lên nguồn nước ngọt hữu hạn, góp phần sử dụng bền
vững tài nguyên nước và đảm bảo công bằng giữa các đối tượng sử dụng nước.
Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng như hiện nay, Việt Nam đang gặp phải
nhiều thách thức trong lĩnh vực cung cấp nước sạch đô thị. Theo Báo cáo hiện
trạng môi trường quốc gia năm 2016 thì ở các đô thị Việt Nam tỉ lệ dân được cấp
nước sạch chỉ đạt 82%, còn 18% chưa được cấp nước sạch. Hiện trạng sử dụng
nước sinh hoạt ở nhiều đô thị đang tồn tại nhiều bất cập, cụ thể hiện tượng thất
thoát còn diễn ra nhiều nơi, người dân sử dụng lãng phí, không có ý thức tiết kiệm
nước,... làm cho nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng
nước sạch đô thị ngày càng gia tăng về số lượng và đòi hỏi cao về chất lượng. Một
số giải pháp quản lý cầu NSHĐT đã bước đầu được áp dụng ở Việt Nam như giá
nước lũy tiến, tăng giá nước, quản lý chống thất thoát nước, tái sử dụng nước sinh
hoạt hay tuyên truyền giáo dục về sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả. Hiện nay,
chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của chương trình quản lý cầu NSHĐT,
nên bài toán đặt ra là cần tiến hành phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT để cân
nhắc những lợi ích và chi phí, cả hiện tại và tương lai của các phương án. Kết quả
phân tích đánh giá hiệu quả quản lý cầu NSHĐT sẽ là cơ sở cung cấp thông tin
giúp các nhà quy hoạch, các nhà quản lý ra quyết định phù hợp trong việc lựa
chọn cách tiếp cận quản lý hiệu quả nhất.
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và là thành phố lớn thứ hai của đất nước. Báo
cáo Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã
đưa ra định hướng cấp nước đến năm 2030 là 90 – 100% dân số sử dụng nước
sạch, trong đó bình quân cấp nước đô thị đạt 150 – 200 l/người/ ngày đêm. Tuy
nhiên, chính quyền thành phố đang phải đối mặt với một số thách thức trong việc
cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân một cách bền vững, gồm: Thứ nhất,
quá trình đô thị hóa và thách thức về sự gia tăng dân số đô thị Hà Nội làm tăng
3
nhu cầu về sử dụng nước sạch: Dân số năm 2015 là 7,7 triệu người. Sự mở rộng
địa giới hành chính của Hà Nội cùng với quá trình di dân tự do làm cho tốc độ gia
tăng dân số 3,35% mỗi năm; Thứ hai, nhu cầu về chất lượng nước sạch ngày càng
cao trong khi chất lượng nguồn cung suy giảm: Nguồn nước cấp cho nội thành Hà
Nội chủ yếu là nguồn nước ngầm, tuy nhiên nguồn nước này đang phải đối mặt
với tình trạng suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt. Bên cạnh đó, nguồn nước mặt ở các lưu
vực sông đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm do chất thải, nước sinh hoạt và
nước thải từ sản xuất như sông Nhuệ, sông Đáy, ước tính ở Hà Nội một ngày đêm
có từ 100.000 – 150.000 m3
nước thải công nghiệp không qua xử lý đổ trực tiếp ra
các lưu vực. Các sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Đáy lại là nguồn nước
liên quốc gia, chịu tác động rất lớn về chất lượng và trữ lượng từ khu vực đầu
nguồn và khó sử dụng chủ động; Thứ ba, nước sạch đang bị lãng phí và thất thoát
rất lớn: Nước sạch sinh hoạt ở đô thị Hà Nội có tỉ lệ rò rỉ, thất thoát cao, năm
2015 tỉ lệ thất thoát nước sạch là 23% (trong khi tỷ lệ thất thoát nước sạch trung
bình của cả nước là 25%) [4]. Các nguyên nhân của sự thất thoát, lãng phí là do hệ
thống cấp nước và từ phía người sử dụng gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề cung cấp
nước sạch cho đô thị Hà Nội.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn và với mong muốn cung cấp những dẫn liệu
khoa học cho cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước tham khảo trong việc
hoạch định các chính sách nhằm vừa bảo đảm quản lý, sử dụng nước bền vững,
vừa có hiệu quả về kinh tế, nghiên cứu sinh lựa chọn thực hiện luận án với đề tài:
“Phân tích kinh tế của quản lý cầu nƣớc sinh hoạt: nghiên cứu trên địa bàn
Hà Nội".
2.Mục tiêu nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng mô hình và quy trình phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT, vận
dụng nghiên cứu quản lý cầu NSHĐT tại nội thành Hà Nội nhằm đánh giá hiệu
quả quản lý cầu NSHĐT và cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước
4
hướng đến việc bảo đảm nhu cầu nước sạch của người dân đồng thời sử dụng tiết
kiệm hiệu quả nguồn tài nguyên nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Luận án sẽ tập trung các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
Thứ nhất, luận giải và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
quản lý cầu NSHĐT và phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT;
Thứ hai, đề xuất mô hình và quy trình phân tích kinh tế để đánh giá hiệu quả
quản lý cầu NSHĐT phù hợp với điều kiện Việt Nam;
Thứ ba, đánh giá các điều kiện áp dụng quản lý cầu NSHĐT tại Hà Nội và
phân tích hiệu quả kinh tế của các phương án quản lý cầu NSHĐT tại Hà Nội;
Thứ tƣ, đề xuất một số giải pháp và chính sách quản lý cầu nước sinh hoạt
phù hợp với đô thị Hà Nội trong giai đoạn hiện tại và dự báo đến năm 2025.
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý
cầu NSHĐT; hiệu quả kinh tế của quản lý cầu NSHĐT tại các quận nội thành Hà
Nội (liên quan trực tiếp là các hộ gia đình sử dụng nước sạch tại nội thành Hà Nội
và Công ty nước sạch Hà Nội), trong đó tập trung nghiên cứu vận dụng mô hình
phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học về quản lý
cầu NSHĐT, mô hình và quy trình phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT.
Phạm vi thời gian: Việc phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT được thực
hiện với số liệu hiện trạng cho giai đoạn từ 2010 đến 2015, dự báo cho giai đoạn
đến năm 2025. Luận án lựa chọn giai đoạn nghiên cứu này căn cứ theo Quyết định
2147/2010/ QĐ-TTg ngày 24/11/2010 của Thủ tướng chính phủ về “Phê duyệt
Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025”. Giải
pháp quản lý chống thất thoát là một trong những giải pháp quan trọng của quản lý
cầu NSHĐT tại Hà Nội.
5
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại 3 quận trong 7 quận nội
thành (cũ) của thành phố Hà Nội vì đây là khu vực tập trung đông dân cư, cầu về
nước sạch rất lớn và gia tăng khá nhanh trong những năm qua, vượt quá khả năng
cung của các nhà máy nước. Nội thành Hà Nội cũng là khu vực hầu hết người dân
đã được tiếp cận với dịch vụ cung cấp nước máy, vì vậy có thể thu thập các số liệu
thống kê về hoạt động cung cấp và sử dụng nước trong nhiều năm cũng như các
tài liệu liên quan về quản lý cầu NSHĐT phục vụ cho nghiên cứu.
Việc thu thập số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu sâu của luận án được thực
hiện tại 3 quận nội thành: Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm - là 3 trong số các
quận có dân số đông và tỷ trọng sử dụng nước theo đầu người lớn của thành phố,
bên cạnh đó nhiều khu dân cư ở đây đã và đang xảy ra tình trạng thiếu nước dài
ngày đặc biệt là mùa hè, chất lượng nước nhiều nơi chưa đảm bảo gây ra bức xúc
lớn trong nhân dân. Các quận trên được các nhà quản lý và nhân viên công ty cấp
nước đánh giá là những nơi có nhiều thắc mắc, đơn thư của người dân liên quan
chất lượng và trữ lượng nước sinh hoạt.
6
.
Hình 0.1: Vị trí các quận nội thành Hà Nội
4. Những đóng góp mới của luận án
Về lý luận: Luận án đã xây dựng một khung nghiên cứu chi tiết nhằm làm rõ
cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý cầu NSHĐT; xây dựng mô hình và 6 bước phân
tích kinh tế đối với quản lý cầu NSHĐT phù hợp điều kiện Việt Nam, góp phần
lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu về quản lý nước sinh hoạt đô thị.
Về thực tiễn: Luận án phân tích, đánh giá khoa học và khách quan nhu cầu
áp dụng quản lý cầu NSHĐT; ứng dụng mô hình và quy trình phân tích kinh tế
quản lý cầu NSHĐT để đánh giá hiệu quả kinh tế quản lý cầu NSHĐT tại Hà Nội
nhằm cung cấp thông tin phục vụ quản lý nước sinh hoạt của thành phố trong giai
đoạn đến năm 2025.
5. Một số phát hiện cụ thể từ kết quả nghiên cứu của luận án:
7
1. Kết quả khảo sát, điều tra mức bình quân sử dụng nước của mỗi người khu
vực nội thành Hà Nội là 3,8 m3
/người/tháng và mức chi phí trung bình cho sử
dụng nước sinh hoạt của mỗi hộ là 110.107,69 đồng/tháng; số hộ sử dụng nước
bình quân từ 10 m3
/tháng đến 20 m3
/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 46,15%; ước
tính tỉ lệ lượng cầu NSHĐT cho mục đích thiết yếu và ngoài thiết yếu (như bể bơi,
rửa xe, tưới cây cảnh, nuôi cá cảnh...) ở các hộ gia đình tại Hà Nội tương ứng là
94,76% và 5,24% so với tổng lượng cầu NSHĐT. Lượng cầu NSHĐT cho mục
đích ngoài thiết yếu tương đương khoảng 0,78 m3
/hộ/tháng.
2. Kết quả điều tra mức sẵn lòng chi trả trung bình của các hộ gia đình cho
sử dụng nước sạch sinh hoạt tại đô thị Hà Nội là WTPTB = 9.534,88 đồng/1m3
. Kết
quả phân tích mô hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là mức sẵn lòng chi trả
WTP và các biến độc lập (gồm biến tuổi, giới tính, học vấn, thu nhập, và lượng
nước sử dụng), cho thấy các biến độc lập trong mô hình đã giải thích được khoảng
62,34% sự biến động của mức WTP. Trong đó, các biến thu nhập và lượng nước
sử dụng có mối tương quan chặt chẽ với biến WTP.
3. Kết quả ước tính lượng nước tiết kiệm được khi thực hiện quản lý cầu
NSHĐT đến năm 2025 là 6,98 triệu m3
(tương đương17,1%) so với kết quả dự báo
lượng cầu nước sinh hoạt tăng thêm là 40,92 triệu m3
của phương án cơ sở (BAU).
4. Thực hiện quản lý cầu NSHĐT cũng góp phần tiết kiệm chi phí xây dựng
và vận hành hệ thống cấp nước, xử lý nước thải, đồng thời đem lại nhiều lợi ích
khác về môi trường và xã hội. Áp dụng tỷ lệ chiết khấu 0,08 trong phân tích chi
phí – lợi ích quản lý cầu NSHĐT Hà Nội đến năm 2025 cho kết quả NPV =
734.597,01 (triệu VNĐ, năm 2013), thể hiện hiệu quả rõ ràng và sự cần thiết áp
dụng quản lý cầu NSHĐT.
Với những kết quả nêu trên, luận án cung cấp thông tin và là tài liệu tham
khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định thực thi chính sách
trong lĩnh vực quản lý nước cấp đô thị, đồng thời là tài liệu tham khảo cho nghiên
cứu và đào tạo trong lĩnh vực môi trường, tài nguyên nước.
6. Cấu trúc của luận án
8
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,
luận án được cấu trúc thành 4 chương chính:
Chƣơng 1. Tổng quan về quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị và phân tích
kinh tế đối với quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị và phân tích
kinh tế đối với quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị
Chƣơng 3. Khung tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 4. Phân tích kinh tế và đề xuất giải pháp quản lý cầu nước sinh hoạt
đô thị ở Hà Nội
.
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 52106
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại...
Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại...Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại...
Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại...jackjohn45
 
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG nataliej4
 

What's hot (16)

Luận văn: Hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hộiLuận văn: Hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
 
Động lực làm việc của công chức tại Sở Thương Binh và Xã hội
Động lực làm việc của công chức tại Sở Thương Binh và Xã hộiĐộng lực làm việc của công chức tại Sở Thương Binh và Xã hội
Động lực làm việc của công chức tại Sở Thương Binh và Xã hội
 
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đLuận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
 
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA NHÀ BÁO TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ XÂY DỰN...
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phườngLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND phường
 
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOTLuận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
 
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoaLuận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
 
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
 
Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại...
Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại...Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại...
Những nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia du lịch thể thao của du khách tại...
 
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc KạnLuận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
 
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
 
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cựcLuận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực
Luận văn: Biện pháp Quản lý xây dựng tập thể sư phạm tích cực
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 

Similar to Luận án: Phân tích kinh tế của quản lý cầu nước sinh hoạt: nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cổ phần nước sạch quảng ninh sdt/...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cổ phần nước sạch quảng ninh  sdt/...Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cổ phần nước sạch quảng ninh  sdt/...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cổ phần nước sạch quảng ninh sdt/...Thư viện Tài liệu mẫu
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...hanhha12
 
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...Man_Ebook
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Xây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn Thụ
Xây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn ThụXây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn Thụ
Xây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn Thụhieu anh
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản tht
Hoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản thtHoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản tht
Hoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản thtNOT
 
Hoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản tht
Hoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản thtHoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản tht
Hoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản ththttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản tht
Hoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản thtHoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản tht
Hoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản thtNOT
 

Similar to Luận án: Phân tích kinh tế của quản lý cầu nước sinh hoạt: nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội (20)

Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thô...
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thô...Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thô...
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thô...
 
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cổ phần nước sạch quảng ninh sdt/...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cổ phần nước sạch quảng ninh  sdt/...Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cổ phần nước sạch quảng ninh  sdt/...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cổ phần nước sạch quảng ninh sdt/...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công ty nước sạch
Đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công ty nước sạch Đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công ty nước sạch
Đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công ty nước sạch
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
 
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Hoạt động Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
Luận văn: Hoạt động Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hộiLuận văn: Hoạt động Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
Luận văn: Hoạt động Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
 
Luận án: Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
Luận án: Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hộiLuận án: Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
Luận án: Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà TĩnhLuận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
 
Xây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn Thụ
Xây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn ThụXây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn Thụ
Xây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn Thụ
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing - mix tại công ty cổ phần giấy hoàng ...
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing - mix tại công ty cổ phần giấy hoàng ...Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing - mix tại công ty cổ phần giấy hoàng ...
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing - mix tại công ty cổ phần giấy hoàng ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 
Hoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản tht
Hoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản thtHoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản tht
Hoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản tht
 
Đề tài công tác định giá bất động sản ,ĐIỂM CAO
Đề tài  công tác định giá bất động sản ,ĐIỂM CAOĐề tài  công tác định giá bất động sản ,ĐIỂM CAO
Đề tài công tác định giá bất động sản ,ĐIỂM CAO
 
Hoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản tht
Hoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản thtHoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản tht
Hoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản tht
 
Hoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản tht
Hoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản thtHoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản tht
Hoàn thiện công tác định giá bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản tht
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864 (20)

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
 

Recently uploaded

CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận án: Phân tích kinh tế của quản lý cầu nước sinh hoạt: nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội

  • 1. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HOÀNG THỊ HUÊ PHÂN TÍCH KINH TẾ CỦA QUẢN LÝ CẦU NƯỚC SINH HOẠT: NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIỂM SOÁT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Hà Nội – 2018
  • 2. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HOÀNG THỊ HUÊ PHÂN TÍCH KINH TẾ CỦA QUẢN LÝ CẦU NƯỚC SINH HOẠT: NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và môi trường Mã số: 62850101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIỂM SOÁT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Lê Thu Hoa 2. PGS.TS. Dương Hồng Sơn Hà Nội – 2018
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả, được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Thu Hoa và PGS.TS. Dương Hồng Sơn. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong Luận án này là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như đạo đức khoa học về lời cam đoan này. Tác giả luận án Hoàng Thị Huê
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới hai thầy hướng dẫn là PGS. TS. Lê Thu Hoa và PGS.TS. Dương Hồng Sơn đã tận tình giúp đỡ tác giả từ những bước đầu tiên xây dựng hướng nghiên cứu, cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Hai thầy luôn ủng hộ, động viên và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luận án. Tác giả chân thành cảm ơn các chuyên gia, các nhà khoa học của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu và các cơ quan hữu quan đã có những góp ý về khoa học cũng như hỗ trợ nguồn tài liệu, số liệu cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tác giả xin gửi lời tri ân tới mọi thành viên trong gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp về những động viên, chia sẻ và những khó khăn mà mọi người đã có thể phải gánh vác trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH................................................................................................. ix DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .............................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án............................................................................3 2.1.Mục tiêu chung .....................................................................................................3 2.2.Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................4 3.1.Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................4 3.2.Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4 4. Những đóng góp mới của luận án...........................................................................6 5. Một số phát hiện cụ thể từ kết quả nghiên cứu của luận án:...................................6 6. Cấu trúc của luận án................................................................................................7 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CẦU NƢỚC SINH HOẠT ĐÔ THỊ VÀ PHÂN TÍCH KINH TẾ ĐỐI VỚI QUẢN LÝ CẦU NƢỚC ĐÔ THỊ...........9 1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu ..................................................................9 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới .............................................................................9 1.1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị...............9 1.1.1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT..........13 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam............................................................................17 1.1.2.1. Các nghiên cứu về quản lý cầu NSHĐT......................................................17 1.1.2.2. Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của quản lý cầu NSHĐT ...........................18 1.2. Tổng quan thực tiễn áp dụng quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị .......................19 1.2.1. Thực tiễn vận dụng quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị trên thế giới...............19
  • 6. iv 1.2.2. Thực tiễn vận dụng quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị ở Việt Nam ...............25 1.3. Đánh giá khoảng trống và xác định nhiệm vụ nghiên cứu.................................30 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................32 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CẦU NƢỚC SINH HOẠT ĐÔ THỊ VÀ PHÂN TÍCH KINH TẾ QUẢN LÝ CẦU NƢỚC SINH HOẠT ĐÔ THỊ.....................................................................................................................33 2.1.Quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị......................................................................33 2.1.1. Cầu và các yếu tố xác định cầu......................................................................33 2.1.2. Cầu nước sinh hoạt đô thị và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nước sinh hoạt đô thị..........................................................................................................................35 2.1.3. Quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị...................................................................39 2.2. Phân tích kinh tế đối với quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị..............................47 2.2.1. Khái niệm phân tích kinh tế ............................................................................47 2.2.2. Phân biệt phân tích kinh tế và phân tích tài chính ..........................................47 2.2.3. Phân tích kinh tế đối với quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị...........................48 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................57 CHƢƠNG 3. KHUNG TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......59 3.1. Khung nghiên cứu của luận án...........................................................................59 3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................61 3.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu thứ cấp ........................................62 3.2.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ................................................................62 3.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học.....................................................................62 3.2.4. Phương pháp giá thị trường.............................................................................65 3.2.5. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM-Contingent Valuation Method)....66 3.2.6. Phương pháp chuyển giao giá trị ....................................................................69 3.2.7. Phương pháp dự báo cầu nước sinh hoạt đô thị..............................................71 3.2.8. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích .........................................................72 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .........................................................................................78
  • 7. v Chƣơng 4: NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH KINH TẾ QUẢN LÝ CẦU NƢỚC SINH HOẠT ĐÔ THỊ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỊNH HƢỚNG QUẢN LÝ CẦU NƢỚC SINH HOẠT ĐÔ THỊ HÀ NỘI ...................................80 4.1.Giới thiệu chung về Hà Nội ................................................................................80 4.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................80 4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên....................................................................................82 4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ..................................................83 4.2. Hiện trạng sản xuất và phân phối nước sinh hoạt tại đô thị Hà Nội ..................85 4.2.1. Nguồn nước cấp ..............................................................................................85 4.2.2. Hiện trạng nhà máy cấp nước ở Hà Nội..........................................................86 4.2.3. Hệ thống phân phối nước tại đô thị Hà Nội....................................................88 4.3. Hiện trạng thực hiện quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nội...................90 4.3.1. Khung thể chế trong quản lý cầu NSHĐT Hà Nội .........................................90 4.3.2 Hiện trạng quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nội.................................92 4.3.3. Thách thức khi áp dụng quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nội...........97 4.4.Đánh giá cầu nước sinh hoạt đô thị Hà Nội .......................................................98 4.4.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân đô thị Hà Nội...................98 4.4.2. Xác định sự sẵn lòng chi trả của người dân đô thị Hà Nội ..........................102 4.4.3. Dự báo cầu nước sinh hoạt tại đô thị Hà Nội đến năm 2025 ........................110 4.5. Phân tích kinh tế phương án quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nội ....113 4.5.1. Phương án quản lý nước sinh hoạt đô thị tại Hà Nội....................................113 4.5.2. Xác định chi phí – lợi ích theo phương án QLCa tại Hà Nội .......................114 4.5.3. Lượng giá chi phí – lợi ích của phương án QLCa tại Hà Nội.......................122 4.5.3.1. Ước tính một số chi phí - lợi ích của phương án QLCa.............................122 giai đoạn 2010 – 2025.............................................................................................131 4.5.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương án QLCa ở đô thị Hà Nội.............137 3.5.4. Phân tích độ nhạy..........................................................................................138 4.6. Đề xuất định hướng và giải pháp quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị Hà Nội ..142 4.6.1. Định hướng thực hiện quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị Hà Nội ..................142
  • 8. vi 4.6.2. Giải pháp thực hiện quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị Hà Nội....................143 4.6.2.1. Giải pháp kinh tế về giá nước ....................................................................143 4.6.2.2. Giải pháp quản lý chống thất thoát nước tại đô thị Hà Nội .......................144 4.6.2.3. Giải pháp về giáo dục nâng cao nhận thức ................................................144 4.6.2.4. Giải pháp về tổ chức quản lý......................................................................147 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 .......................................................................................148 KẾT LUẬN............................................................................................................150 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ..........................................153 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................154 PHỤ LỤC
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các chi phí và lợi ích tài chính của quản lý cầu NSHĐT.........................52 Bảng 2.2: Các chi phí và lợi ích xã hội và môi trường của quản lý cầu NSHĐT.....52 Bảng 3.1. Số lượng hộ gia đình được lựa chọn phỏng vấn.......................................65 Bảng 4.1. Các nhà máy nước và công suất ...............................................................87 Bảng 4.2. Lượng nước tiêu thụ năm 2015 theo cơ cấu khách hàng..........................88 Bảng 4.3. Lượng khách hàng sử dụng nước của công ty ở nội thành Hà Nội..........89 Bảng 4.4. Giá nước sinh hoạt của công ty nước sạch Hà Nội ..................................97 Bảng 4.5. Thống kê mức sử dụng nước sinh hoạt bình quân hàng tháng của các hộ gia đình......................................................................................................................99 Bảng 4.6. Kết quả điều tra về ý thức tiết kiệm nước của các hộ gia đình...............102 Bảng 4.7. Thông tin về thu nhập của đối tượng được hỏi.......................................104 Bảng 4.8. Thống kê mô tả WTP của các hộ gia đình..............................................106 Bảng 4.9. Kết quả hồi quy biến phụ thuộc WTP và các yếu tố ảnh hưởng ............107 Bảng 4.10. Tổng lượng nước sử dụng của đô thị Hà Nội ứng với các mức giá .....109 Bảng 4.11. Dự báo lượng cầu nước sinh hoạt tại đô thị Hà Nội theo các phương án, giai đoạn 2010 - 2025..............................................................................................111 Bảng 4.12. Các lợi ích và chi phí của việc thực hiện phương án QLCa so với phương án BAU ở đô thị Hà Nội ............................................................................118 Bảng 4.13. Giá trị lợi ích B1 của phương án QLCa so với phương án cơ sở, giai đoạn 2010 - 2025.....................................................................................................123 Bảng 4.14. Giá trị lợi ích B2 của phương án QLCa so với phương án BAU, giai đoạn 2010 - 2025.....................................................................................................125 Bảng 4.15. Dự báo lượng nước thải xử lý theo các phương án giai đoạn 2010 - 2025 .............................................................................................................125 Bảng 4.16. Giá trị lợi ích B3 của phương án QLCa so với phương án BAU, giai đoạn 2010 - 2025 .............................................................................................................127 Bảng 4.17. Giá trị lợi ích B4 của phương án QLCa so với phương án BAU, giai đoạn 2010 – 2025....................................................................................................128
  • 10. viii Bảng 4.18. Giá trị lợi ích B7 của phương án QLCa so với phương án BAU, giai đoạn 2010 – 2025....................................................................................................131 Bảng 4.19. Kết quả ước tính chi phí quản lý chống thất thoát nước theo phương án QLCa, giai đoạn 2010 - 2025..................................................................................136 Bảng 4.20 Giá trị hiện tại ròng của phương án QLCa ............................................138 Bảng 4.21. Kết quả tính toán lợi ích ròng với các tỷ lệ chiết khấu khác nhau .......140
  • 11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Đường cầu đối với nước...........................................................................37 Hình 2.2. Sự thay đổi lượng cầu với chính sách giáo dục và truyền thông ..............39 Hình 3.1. Khung tiếp cận nghiên cứu của luận án ....................................................60 Hình 3.2. Mối quan hệ giữa phương án có và không thực hiện quản lý cầu NSHĐT....73 Hình 4.1. Bản đồ Hà Nội...........................................................................................80 Hình 4.2. Tổng sản phẩm nội địa của Hà Nội, giai đoạn 2010 – 2016 [15] .............83 Hình 4.3. Dân số trung bình của Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015 [15] ......................84 Hình 4.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Công ty nước sạch Hà Nội...............................86 Hình 4.5. Tỉ lệ thất thoát nước của công ty nước sạch Hà Nội trong các năm 2007 – 2015...........................................................................................................................93 Hình 4.6. Các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng nguồn nước của người dân ...100 Hình 4.7. Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu...........................................................103 Hình 4.8. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ..................................................104 Hình 4.9 Mối quan hệ giữa nhu cầu sử dụng nước theo các mức thu nhập............105 Hình 4.10. Đường cầu nước sinh hoạt tại đô thị Hà Nội ........................................110 Hình 4.11. Lượng cầu nước sinh hoạt đô thị Hà Nội theo phương án QLCa và phương án BAU, 2010 - 2025.................................................................................112 Hình 4.12. Đồ thị tuyến tính mối quan hệ giữa chi phí vận hành và tổng lượng nước cấp cho hai phương án.............................................................................................122 Hình 4.13. Mối tương quan giữa lượng nước cấp và chi phí điện năng cho sản xuất nước cấp theo phương án cơ sở và phương án QLCa.............................................124 Hình 4.14. Lợi ích giảm lượng phát thải khí nhà kính của phương án QLCa, .......130 giai đoạn 2010-2025................................................................................................130 Hình 4.15. Đồ thị mối quan hệ giữa chi phí quản lý chống thất thoát và tổng lượng nước cấp cho hai phương án ...................................................................................135 Hình 4.16: Tổng hợp giá trị của những lợi ích – chi phí của phương án QLCa, ....141 giai đoạn 2010-2025 (năm tài chính 2013) .............................................................141
  • 12. x DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BAU Phương án cơ sở BTM Benefit Transfer Method - Phương pháp chuyển giao giá trị CBA Phân tích lợi ích - chi phí CEA Phân tích chi phí - hiệu quả CVM Contigent Valuation Method - Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên DWAF Tổ chức giám sát tài nguyên nước và lâm nghiệp của Nam Phi HUEWACO Công ty Nước sạch Huế HAWACO Công ty Nước sạch Hà Nội IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế IPCC Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu IWA International Water Asociation - Hiệp hội nước quốc tế MP Market Price - Phương pháp giá thị trường NPV Net Present Value - Giá trị hiện tại ròng NSHĐT Nước sinh hoạt đô thị POLIS Trung tâm nghiên cứu và hành động thuộc Viện Nghiên cứu toàn cầu, Canada SADC-WSCU Tổ chức Cộng đồng phát triển Châu Phi SCC Chi phí xã hội của carbon TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TNN Tài nguyên nước UBND Ủy ban nhân dân UNESCO-IHP UNESCO International Hydrological Program - Chương trình Thủy văn quốc tế của UNESCO WTP Willingness To Pay - Mức sẵn lòng chi trả
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của con người và các loài sinh vật trên trái đất. Nước liên quan đến nhiều lĩnh vực sản xuất và là nền tảng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Vấn đề về nước, đặc biệt là nước sạch hiện nay đang trở nên bức thiết. Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) cảnh báo năm 2025 sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước, đặc biệt ở khu vực khan hiếm nước và khu đô thị. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để quản lý hiệu quả, bền vững tài nguyên nước sạch để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai? Hội nghị Môi trường và Phát triển của Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 năm 1992 đã đưa ra thảo luận vấn đề quản lý tài nguyên nước là một nội dung rất quan trọng và đã kết luận hai điểm mấu chốt là: “thông qua quản lý cầu, cơ chế giá cả và biện pháp điều phối để thực hiện phân bổ tài nguyên nước công bằng, hợp lý, thích hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội” và “để nâng cao nhận thức của cộng đồng, cần tăng cường tuyên truyền giáo dục, thu phí nước, và các biện pháp kinh tế khác, triển khai rộng rãi cách dùng nước hợp lý, tiết kiệm” [34]. Như vậy, trong nhiều giải pháp quản lý tài nguyên nước thì giải pháp quản lý cầu nước được định hướng sẽ đem lại hiệu quả và bền vững. Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, quản lý cầu nước giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược quốc gia về tài nguyên nước. Việc thực hiện quản lý cầu nhằm tác động đến nhu cầu nước để đạt được mức tiêu thụ công bằng, hiệu quả và bền vững. Quản lý cầu nước sử dụng các kỹ thuật, các chính sách, giải pháp khác nhau về quy định, công nghệ, kinh tế, giáo dục truyền thông hướng đến sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bền vững như: cơ cấu giá lũy tiến; chương trình tăng giá nước; chương trình quản lý thất thoát nước, dịch vụ tư vấn khách hàng, sử dụng các biện pháp khuyến khích để lắp đặt, trang bị các thiết bị tiết kiệm nước, tái sử dụng nước, sử dụng nước mưa hay các chương trình giáo dục tiết kiệm nước cho cộng đồng;… [65]. Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trên thế giới chỉ
  • 14. 2 ra rằng, việc chuyển hướng từ quản lý cung cấp nước (nỗ lực tìm các nguồn nước mới; nắn dòng, mở rộng và tăng cường xây đập, hồ chứa nước; xây thêm các trạm bơm nước ngầm, các nhà máy nước cấp và nước thải,...) sang quản lý cầu nước đã giúp giảm bớt đáng kể áp lực lên nguồn nước ngọt hữu hạn, góp phần sử dụng bền vững tài nguyên nước và đảm bảo công bằng giữa các đối tượng sử dụng nước. Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng như hiện nay, Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức trong lĩnh vực cung cấp nước sạch đô thị. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016 thì ở các đô thị Việt Nam tỉ lệ dân được cấp nước sạch chỉ đạt 82%, còn 18% chưa được cấp nước sạch. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt ở nhiều đô thị đang tồn tại nhiều bất cập, cụ thể hiện tượng thất thoát còn diễn ra nhiều nơi, người dân sử dụng lãng phí, không có ý thức tiết kiệm nước,... làm cho nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng nước sạch đô thị ngày càng gia tăng về số lượng và đòi hỏi cao về chất lượng. Một số giải pháp quản lý cầu NSHĐT đã bước đầu được áp dụng ở Việt Nam như giá nước lũy tiến, tăng giá nước, quản lý chống thất thoát nước, tái sử dụng nước sinh hoạt hay tuyên truyền giáo dục về sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của chương trình quản lý cầu NSHĐT, nên bài toán đặt ra là cần tiến hành phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT để cân nhắc những lợi ích và chi phí, cả hiện tại và tương lai của các phương án. Kết quả phân tích đánh giá hiệu quả quản lý cầu NSHĐT sẽ là cơ sở cung cấp thông tin giúp các nhà quy hoạch, các nhà quản lý ra quyết định phù hợp trong việc lựa chọn cách tiếp cận quản lý hiệu quả nhất. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và là thành phố lớn thứ hai của đất nước. Báo cáo Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã đưa ra định hướng cấp nước đến năm 2030 là 90 – 100% dân số sử dụng nước sạch, trong đó bình quân cấp nước đô thị đạt 150 – 200 l/người/ ngày đêm. Tuy nhiên, chính quyền thành phố đang phải đối mặt với một số thách thức trong việc cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân một cách bền vững, gồm: Thứ nhất, quá trình đô thị hóa và thách thức về sự gia tăng dân số đô thị Hà Nội làm tăng
  • 15. 3 nhu cầu về sử dụng nước sạch: Dân số năm 2015 là 7,7 triệu người. Sự mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội cùng với quá trình di dân tự do làm cho tốc độ gia tăng dân số 3,35% mỗi năm; Thứ hai, nhu cầu về chất lượng nước sạch ngày càng cao trong khi chất lượng nguồn cung suy giảm: Nguồn nước cấp cho nội thành Hà Nội chủ yếu là nguồn nước ngầm, tuy nhiên nguồn nước này đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt. Bên cạnh đó, nguồn nước mặt ở các lưu vực sông đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm do chất thải, nước sinh hoạt và nước thải từ sản xuất như sông Nhuệ, sông Đáy, ước tính ở Hà Nội một ngày đêm có từ 100.000 – 150.000 m3 nước thải công nghiệp không qua xử lý đổ trực tiếp ra các lưu vực. Các sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Đáy lại là nguồn nước liên quốc gia, chịu tác động rất lớn về chất lượng và trữ lượng từ khu vực đầu nguồn và khó sử dụng chủ động; Thứ ba, nước sạch đang bị lãng phí và thất thoát rất lớn: Nước sạch sinh hoạt ở đô thị Hà Nội có tỉ lệ rò rỉ, thất thoát cao, năm 2015 tỉ lệ thất thoát nước sạch là 23% (trong khi tỷ lệ thất thoát nước sạch trung bình của cả nước là 25%) [4]. Các nguyên nhân của sự thất thoát, lãng phí là do hệ thống cấp nước và từ phía người sử dụng gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề cung cấp nước sạch cho đô thị Hà Nội. Xuất phát từ tình hình thực tiễn và với mong muốn cung cấp những dẫn liệu khoa học cho cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước tham khảo trong việc hoạch định các chính sách nhằm vừa bảo đảm quản lý, sử dụng nước bền vững, vừa có hiệu quả về kinh tế, nghiên cứu sinh lựa chọn thực hiện luận án với đề tài: “Phân tích kinh tế của quản lý cầu nƣớc sinh hoạt: nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội". 2.Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng mô hình và quy trình phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT, vận dụng nghiên cứu quản lý cầu NSHĐT tại nội thành Hà Nội nhằm đánh giá hiệu quả quản lý cầu NSHĐT và cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước
  • 16. 4 hướng đến việc bảo đảm nhu cầu nước sạch của người dân đồng thời sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn tài nguyên nước. 2.2. Mục tiêu cụ thể Luận án sẽ tập trung các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau: Thứ nhất, luận giải và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý cầu NSHĐT và phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT; Thứ hai, đề xuất mô hình và quy trình phân tích kinh tế để đánh giá hiệu quả quản lý cầu NSHĐT phù hợp với điều kiện Việt Nam; Thứ ba, đánh giá các điều kiện áp dụng quản lý cầu NSHĐT tại Hà Nội và phân tích hiệu quả kinh tế của các phương án quản lý cầu NSHĐT tại Hà Nội; Thứ tƣ, đề xuất một số giải pháp và chính sách quản lý cầu nước sinh hoạt phù hợp với đô thị Hà Nội trong giai đoạn hiện tại và dự báo đến năm 2025. 3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý cầu NSHĐT; hiệu quả kinh tế của quản lý cầu NSHĐT tại các quận nội thành Hà Nội (liên quan trực tiếp là các hộ gia đình sử dụng nước sạch tại nội thành Hà Nội và Công ty nước sạch Hà Nội), trong đó tập trung nghiên cứu vận dụng mô hình phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học về quản lý cầu NSHĐT, mô hình và quy trình phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT. Phạm vi thời gian: Việc phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT được thực hiện với số liệu hiện trạng cho giai đoạn từ 2010 đến 2015, dự báo cho giai đoạn đến năm 2025. Luận án lựa chọn giai đoạn nghiên cứu này căn cứ theo Quyết định 2147/2010/ QĐ-TTg ngày 24/11/2010 của Thủ tướng chính phủ về “Phê duyệt Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025”. Giải pháp quản lý chống thất thoát là một trong những giải pháp quan trọng của quản lý cầu NSHĐT tại Hà Nội.
  • 17. 5 Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại 3 quận trong 7 quận nội thành (cũ) của thành phố Hà Nội vì đây là khu vực tập trung đông dân cư, cầu về nước sạch rất lớn và gia tăng khá nhanh trong những năm qua, vượt quá khả năng cung của các nhà máy nước. Nội thành Hà Nội cũng là khu vực hầu hết người dân đã được tiếp cận với dịch vụ cung cấp nước máy, vì vậy có thể thu thập các số liệu thống kê về hoạt động cung cấp và sử dụng nước trong nhiều năm cũng như các tài liệu liên quan về quản lý cầu NSHĐT phục vụ cho nghiên cứu. Việc thu thập số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu sâu của luận án được thực hiện tại 3 quận nội thành: Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm - là 3 trong số các quận có dân số đông và tỷ trọng sử dụng nước theo đầu người lớn của thành phố, bên cạnh đó nhiều khu dân cư ở đây đã và đang xảy ra tình trạng thiếu nước dài ngày đặc biệt là mùa hè, chất lượng nước nhiều nơi chưa đảm bảo gây ra bức xúc lớn trong nhân dân. Các quận trên được các nhà quản lý và nhân viên công ty cấp nước đánh giá là những nơi có nhiều thắc mắc, đơn thư của người dân liên quan chất lượng và trữ lượng nước sinh hoạt.
  • 18. 6 . Hình 0.1: Vị trí các quận nội thành Hà Nội 4. Những đóng góp mới của luận án Về lý luận: Luận án đã xây dựng một khung nghiên cứu chi tiết nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý cầu NSHĐT; xây dựng mô hình và 6 bước phân tích kinh tế đối với quản lý cầu NSHĐT phù hợp điều kiện Việt Nam, góp phần lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu về quản lý nước sinh hoạt đô thị. Về thực tiễn: Luận án phân tích, đánh giá khoa học và khách quan nhu cầu áp dụng quản lý cầu NSHĐT; ứng dụng mô hình và quy trình phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT để đánh giá hiệu quả kinh tế quản lý cầu NSHĐT tại Hà Nội nhằm cung cấp thông tin phục vụ quản lý nước sinh hoạt của thành phố trong giai đoạn đến năm 2025. 5. Một số phát hiện cụ thể từ kết quả nghiên cứu của luận án:
  • 19. 7 1. Kết quả khảo sát, điều tra mức bình quân sử dụng nước của mỗi người khu vực nội thành Hà Nội là 3,8 m3 /người/tháng và mức chi phí trung bình cho sử dụng nước sinh hoạt của mỗi hộ là 110.107,69 đồng/tháng; số hộ sử dụng nước bình quân từ 10 m3 /tháng đến 20 m3 /tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 46,15%; ước tính tỉ lệ lượng cầu NSHĐT cho mục đích thiết yếu và ngoài thiết yếu (như bể bơi, rửa xe, tưới cây cảnh, nuôi cá cảnh...) ở các hộ gia đình tại Hà Nội tương ứng là 94,76% và 5,24% so với tổng lượng cầu NSHĐT. Lượng cầu NSHĐT cho mục đích ngoài thiết yếu tương đương khoảng 0,78 m3 /hộ/tháng. 2. Kết quả điều tra mức sẵn lòng chi trả trung bình của các hộ gia đình cho sử dụng nước sạch sinh hoạt tại đô thị Hà Nội là WTPTB = 9.534,88 đồng/1m3 . Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là mức sẵn lòng chi trả WTP và các biến độc lập (gồm biến tuổi, giới tính, học vấn, thu nhập, và lượng nước sử dụng), cho thấy các biến độc lập trong mô hình đã giải thích được khoảng 62,34% sự biến động của mức WTP. Trong đó, các biến thu nhập và lượng nước sử dụng có mối tương quan chặt chẽ với biến WTP. 3. Kết quả ước tính lượng nước tiết kiệm được khi thực hiện quản lý cầu NSHĐT đến năm 2025 là 6,98 triệu m3 (tương đương17,1%) so với kết quả dự báo lượng cầu nước sinh hoạt tăng thêm là 40,92 triệu m3 của phương án cơ sở (BAU). 4. Thực hiện quản lý cầu NSHĐT cũng góp phần tiết kiệm chi phí xây dựng và vận hành hệ thống cấp nước, xử lý nước thải, đồng thời đem lại nhiều lợi ích khác về môi trường và xã hội. Áp dụng tỷ lệ chiết khấu 0,08 trong phân tích chi phí – lợi ích quản lý cầu NSHĐT Hà Nội đến năm 2025 cho kết quả NPV = 734.597,01 (triệu VNĐ, năm 2013), thể hiện hiệu quả rõ ràng và sự cần thiết áp dụng quản lý cầu NSHĐT. Với những kết quả nêu trên, luận án cung cấp thông tin và là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định thực thi chính sách trong lĩnh vực quản lý nước cấp đô thị, đồng thời là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực môi trường, tài nguyên nước. 6. Cấu trúc của luận án
  • 20. 8 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án được cấu trúc thành 4 chương chính: Chƣơng 1. Tổng quan về quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị và phân tích kinh tế đối với quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị và phân tích kinh tế đối với quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị Chƣơng 3. Khung tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Chƣơng 4. Phân tích kinh tế và đề xuất giải pháp quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị ở Hà Nội .
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 52106 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562