SlideShare a Scribd company logo
1 of 183
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
HOÀNG NGÔ TỰ DO
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT ĐỆ TỨ VÀ TÀI NGUYÊN
NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT
Hà Nội - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
HOÀNG NGÔ TỰ DO
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT ĐỆ TỨ VÀ TÀI NGUYÊN
NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM
Ngành: Địa chất học
Mã số: 62.44.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS Nguyễn Văn Lâm
2. GS. TSKH Đặng Văn Bát
Hà Nội - 2016
- i -
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Tác giả luận án
Hoàng Ngô Tự Do
- ii -
MỤC LỤC
Trang
1. Tính cấp thiết của luận án....................................................................................... 1
2. Mục tiêu của luận án............................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ của luận án............................................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án....................................................... 2
5. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 2
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 3
7. Luận điểm bảo vệ ................................................................................................... 3
8. Những điểm mới của luận án ................................................................................. 4
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án............................................................. 4
10. Cơ sở tài liệu của luận án ..................................................................................... 4
11. Cấu trúc luận án.................................................................................................... 5
12. Lời cảm ơn............................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỊA CHẤT ĐỆ TỨ VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG
ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM
1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu................................................................... 7
1.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi hành chính...................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm địa hình đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam và vùng phụ cận..... 8
1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất Đệ tứ và đánh giá tài nguyên nước dưới đất
vùng đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam và đồng bằng Quảng Nam..... 8
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển miền Trung Việt
Nam và đồng bằng Quảng Nam ................................................................................. 8
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu và đánh giá tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng ven
biển miền Trung Việt Nam và đồng bằng Quảng Nam............................................ 10
1.3. Các phương pháp nghiên cứu địa chất Đệ tứ và đánh giá tài nguyên nước
vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.......................................................... 12
1.3.1. Phương pháp luận nghiên cứu ........................................................................ 12
1.3.2. Hệ phương pháp nghiên cứu địa chất Đệ tứ................................................... 13
1.3.3. Hệ phương pháp nghiên cứu ĐCTV vùng ĐBVB tỉnh Quảng Nam.............. 18
- iii -
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Những vấn đề chung về địa tầng trầm tích Đệ tứ ĐBVB tỉnh Quảng Nam22
2.1.1. Thang địa tầng trầm tích Đệ tứ....................................................................... 22
2.1.2. Ranh giới Pleistocen - Holocen khu vực đồng bằng tỉnh Quảng Nam .......... 22
2.2. Các thành tạo trước Đệ tứ khu vực đồng bằng tỉnh Quảng Nam............... 26
2.3. Địa tầng và đặc điểm trầm tích Đệ tứ ĐBVB tỉnh Quảng Nam.................. 26
2.3.1. Thống Pleistocen (Q1) .................................................................................... 32
2.3.2. Thống Holocen (Q2) ....................................................................................... 46
2.3.3. Trầm tích Đệ tứ không phân chia................................................................... 61
2.4. Xu thế biến đổi một số đặc tính của trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng ven biển
tỉnh Quảng Nam ..................................................................................................... 62
CHƯƠNG 3
CÁC HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO VÀ SỰ THAY ĐỔI MỰC NƯỚC BIỂN
TRONG ĐỆ TỨ TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM
3.1. Đặc điểm kiến tạo Đệ tứ đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.................. 67
3.1.1. Các yếu tố cấu trúc kiến tạo trước Đệ tứ........................................................ 67
3.1.2. Các yếu tố kiến trúc Đệ tứ tại đồng bằng Quảng Nam................................... 68
3.1.3. Hệ thống đứt gãy vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam...................... 73
3.1.4. Đặc điểm địa mạo và tính phân bậc địa hình tại ĐBVB tỉnh Quảng Nam..... 77
3.1.5. Các tác động của hoạt động kiến tạo hiện đại làm biến đổi địa hình khu vực
đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam....................................................................... 87
3.2. Tính toán tốc độ dịch chuyển (hạ thấp) kiến tạo Đệ tứ – kiến tạo hiện đại tại
khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam .................................................... 92
3.3. Sự dao động mực nước biển trong Đệ tứ ở khu vực đồng bằng ven biển tỉnh
Quảng Nam ............................................................................................................. 95
CHƯƠNG 4
VAI TRÒ CỦA ĐỊA CHẤT ĐỆ TỨ ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM
4.1. Tổng quát về các TCN trầm tích Đệ tứ tại ĐBVB tỉnh Quảng Nam........ 102
4.2. Đặc điểm chứa nước của các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ ................. 103
4.2.1. Đặc điểm chứa nước của tầng chứa nước Holocen (qh) .............................. 103
4.2.2. Đặc điểm chứa nước của tầng chứa nước Pleistocen (qp) ........................... 104
- iv -
4.3. Vai trò của các đứt gãy kiến tạo hiện đại đến khả năng chứa nước của trầm
tích Đệ tứ ............................................................................................................... 108
4.3.1. Vai trò của các đứt gãy kiến tạo hiện đại đến khả năng chứa nước của tầng chứa
nước Holocen.......................................................................................................... 114
4.3.2. Vai trò của các đứt gãy kiến tạo hiện đại đến khả năng chứa nước của tầng chứa
nước Pleistocen....................................................................................................... 114
4.4. Vai trò của các đứt gãy KTHĐ đến mực NDĐ khu vực nghiên cứu ........ 117
4.5. Vai trò của đặc điểm độ hạt trầm tích Đệ tứ đến tính thấm nước............ 120
4.6. Ảnh hưởng của trầm tích Đệ tứ và các yếu tố tự nhiên khác đến thành phần
hóa học của nước dưới đất................................................................................... 124
4.6.1. Xu thế biến đổi của thành phần hóa học nước dưới đất ............................... 124
4.6.2. Xác định nguồn gốc cơ bản của NDĐ bằng các tỷ số hóa học .................... 127
4.6.3. Xác định nguồn gốc và xu thế biến đổi cơ bản của NDĐ bằng các biểu đồ Piper,
Gibbs, Marcado ...................................................................................................... 127
4.6.4. Đặc điểm thủy địa hóa nước dưới đất khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng
Nam và mối quan hệ với trầm tích Đệ tứ ............................................................... 140
CHƯƠNG 5
TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ ĐỒNG BẰNG
VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM
5.1. Đánh giá lượng tích chứa tự nhiên (trữ lượng tĩnh) của tầng chứa nước lỗ
hổng trong các thành tạo trầm tích Đệ tứ vùng ĐBVB tỉnh Quảng Nam....... 146
5.2. Đánh giá lượng bổ cập (của tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo
trầm tích Đệ tứ vùng ĐBVB tỉnh Quảng Nam................................................... 147
5.2.1. Xây dựng lưới mô hình................................................................................. 147
5.2.2. Các điều kiện biên ........................................................................................ 152
5.2.3. Các dữ liệu đầu vào của mô hình ................................................................. 154
5.2.4. Chạy và chỉnh lý mô hình bằng phương pháp giải bài toán ngược ổn định. 155
5.2.5. Đánh giá các nguồn hình thành trữ lượng bổ cập nước dưới đất ở đồng bằng
ven biển tỉnh Quảng Nam....................................................................................... 158
5.3. Đánh giá tài nguyên dự báo nước dưới đất ĐBVB tỉnh Quảng Nam....... 159
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 160
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ............................... 162
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 164
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ............................................................................... 170
- v -
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT
Chữ viết tắt Nội dung
BĐKH Biến đổi khí hậu
ĐBVB Đồng bằng ven biển
ĐCTV Địa chất thủy văn
ĐB-TN Đông Bắc – Tây Nam
KTĐT-KTHĐ Kiến tạo Đệ tứ – kiến tạo hiện đại
LATS Luận án tiến sỹ
NCS Nghiên cứu sinh
NDĐ Nước dưới đất
qh Tầng chứa nước lỗ rỗng trong các thành tạo trầm tích Holocen
qp TCN lỗ rỗng trong các thành tạo trầm tích Pleistocen
TB-ĐN Tây Bắc – Đông Nam
TPHH Thành phần hóa học
TCN Tầng chứa nước
TNDBNDĐ Tài nguyên dự báo nước dưới đất
TLKTTN Trữ lượng khai thác tiềm năng
- vi -
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Thang phân cấp độ hạt của Wentworth, được sử dụng bởi Hiệp hội các nhà
trầm tích quốc tế (International Association of Sedimentologists-IAS) ................... 15
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp về nguồn gốc và hệ tầng trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng ven
biển tỉnh Quảng Nam................................................................................................ 23
Bảng 2.2. Thang địa tầng trầm tích Đệ tứ tại khu vực đồng bằng............................ 26
Bảng 3.1. Tính toán tốc độ hạ thấp của đứt gãy F2-01 tại các thời điểm khác nhau92
Bảng 3.2. Tính toán tốc độ hạ thấp của đứt gãy F2-04 tại các thời điểm khác nhau94
Bảng 3.3. Tính toán tốc độ hạ thấp tổng hợp (F2-01 và F2-04) tại đồng bằng ven biển
tỉnh Quảng Nam tại các thời điểm khác nhau. ......................................................... 94
Bảng 3.4. Bảng tính toán tốc độ thay đổi mực nước biển tại đồng bằng ven biển tỉnh
Quảng Nam, có hiệu chỉnh theo chuyển động KTĐT-KTHĐ ................................. 98
Bảng 4.1. Kết quả thí nghiệm các lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước lỗ hổng trong
các thành tạo trầm tích Holocen [14, 39] ............................................................... 105
Bảng 4.2. Kết quả thí nghiệm các lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước lỗ hổng trong
các thành tạo trầm tích Pleistocen [14, 39]............................................................. 106
Bảng 4.3. Hệ số thấm các loại trầm tích Đệ tứ từ kết quả thống kê đối chiếu với. 122
Bảng 4.4. Các tỷ số hóa học xác định nguồn gốc cơ bản của NDĐ [17, 30, 32]... 127
Bảng 5.1. Bảng tổng hợp kết quả tính tài nguyên dự báo NDĐ khu vực đồng bằng
ven biển tỉnh Quảng Nam....................................................................................... 159
- vii -
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Vị trí vùng nghiên cứu, đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam .................. 7
Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành trầm tích Đệ tứ........................ 13
Hình 2.1. Biểu đồ hình hộp thống kê chiều dày của các lớp trầm tích Đệ tứ tại đồng
bằng Quảng Nam...................................................................................................... 27
Hình 2.2. Bản đồ địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, từ Điện
Bàn đến Thăng Bình (mảnh 1) ................................................................................. 28
Hình 2.3. Bản đồ địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, từ Thăng
Bình đến Núi Thành (mảnh 2).................................................................................. 29
Hình 2.4. Sơ đồ vị trí các tuyến mặt cắt nghiên cứu địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng
ven biển tỉnh Quảng Nam......................................................................................... 31
Hình 2.5. Mặt cắt nghiên cứu địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng
Nam (mặt cắt 1-1’; 2-2’)........................................................................................... 34
Hình 2.6. Mặt cắt nghiên cứu địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng
Nam (mặt cắt 3-3’). .................................................................................................. 35
Hình 2.7. Mặt cắt nghiên cứu địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng
Nam (mặt cắt dọc 8-8’)............................................................................................. 35
Hình 2.8. Mặt cắt nghiên cứu địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng
Nam (mặt cắt 4-4’; 5-5’,6-6’, 7-7’). ......................................................................... 44
Hình 2.9. Cột địa tầng tổng hợp trầm tích Đệ tứ vùng đồng bằng Quảng Nam....... 45
Hình 2.10. Sơ đồ liên kết địa tầng các lỗ khoan lấy mẫu nghiên cứu dọc ĐBVB Quảng
Nam với vị trí lấy mẫu nghiên cứu sét, bào tử phấn hoa và tuổi tuyệt đối C14....... 48
Hình 2.11. Đồ thị hàm lượng % độ hạt các trầm tích Đệ tứ đồng bằng ven biển Quảng
Nam, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ.......................................................... 62
Hình 2.12. Đồ thị hàm lượng % của độ hạt các trầm tích Đệ tứ đồng bằng ven biển
Quảng Nam, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ. ............................................. 63
Hình 2.13. Đồ thị của hệ số chọn lọc (S0) các trầm tích Đệ tứ đồng bằng ven biển
Quảng Nam, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ. ............................................. 64
Hình 2.14. Đồ thị của hệ số độ nhọn (K) các trầm tích Đệ tứ đồng bằng ven biển
Quảng Nam, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ. ............................................. 64
Hình 2.15. Đồ thị thành phần hóa học (SiO2 – Al2O3 – Fe2O3) của trầm tích Đệ tứ
đồng bằng ven biển Quảng Nam, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ.............. 65
Hình 2.16. Đồ thị thành phần hóa học (K2O-MgO-CaO-Na2O) của trầm tích Đệ tứ
đồng bằng ven biển Quảng Nam, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ.............. 65
- viii -
Hình 3.1. Bình đồ cấu trúc trước Đệ tứ và hệ thống đứt gãyKTĐT-KTHĐ...................... 67
Hình 3.2. Sơ đồ thể hiện độ sâu đáy bồn tích tụ trầm tích Đệ tứ vùng đồng bằng ven
biển tỉnh Quảng Nam................................................................................................ 68
Hình 3.3. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ khống chế của các hệ thống đứt gãy với các đới
sụt lún, vòm nâng – hạ kiến tạo hiện đại ở vùng đồng bằng tỉnh Quảng Nam. ....... 69
Hình 3.4. Mặt cắt địa chất A – B (Hình 3.3) cắt qua các vòm nâng - hạ tại huyện Đại
Lộc và Điện Bàn....................................................................................................... 70
Hình 3.5. Mặt cắt địa chất G – H trên (Hình 3.3) cho thấy quan hệ giữa các đứt gãy
và trầm tích Đệ tứ tại khu vục Duy Xuyên và Hội An (Cửa Đại)........................... 71
Hình 3.6. Mặt cắt địa chất theo đường C – D (Hình 3.3) đi qua các vùng sụt lún mạnh
trên khu vực đới bờ của đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam................................ 71
Hình 3.7. Sơ đồ bề dày trầm tích Đệ tứ vùng đồng bằng Quảng Nam..................... 72
Hình 3.8. Sơ đồ phân vùng địa hình theo độ cao tại đồng bằng tỉnh Quảng Nam... 78
Hình 3.9. Bản đồ địa mạo vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, từ Điện Bàn
đến Thăng Bình (mảnh 1)......................................................................................... 81
Hình 3.10. Bản đồ địa mạo vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, từ Thăng Bình
đến Núi Thành (mảnh 2)........................................................................................... 82
Hình 3.11. Biến động lòng dẫn hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn từ 1973 - 2013 .. 87
Hình 3.12. Tác động của các đứt gãy và vòm hạ 03 góp phần làm tăng cường độ xói
lở gây cắt dòng tại đoạn sông Quảng Huế................................................................ 88
Hình 3.13. Xu hướng nắn thẳng dòng chảy sông Thu Bồn...................................... 89
Hình 3.14. Vòm nâng 02 gây nghẽn dòng sông Bầu Xấu .......................................... 90
Hình 3.15. Biến động bờ biển Cửa Đại từ 1965-2013 ............................................. 91
Hình 3.16. Sơ đồ tính toán tốc độ sụt lún của đứt gãy F2-01 và F2-04 tại vị trí có biên
độ sụt lún lớn nhất. ................................................................................................... 93
Hình 3.17. Biểu đồ đường dao động mực nước biển trong Đệ tứ đối sánh với thang
Địa tầng Quốc tế 2015.............................................................................................. 96
Hình 3.18. Biều đồ đường dao động mực nước biển trong Holocen. ...................... 97
Hình 3.19. Biều đồ hiệu chỉnh đường mực nước biển tại ĐBVB Quảng Nam ........... 99
Hình 4.1. Bản đồ ĐCTV vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam (mảnh 1).... 109
Hình 4.2. Bản đồ ĐCTV vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam (mảnh 2).... 110
Hình 4.3. Mặt cắt địa chất thủy văn vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam (mặt
cắt ĐCTV 1-1’; 2-2’).............................................................................................. 112
Hình 4.4. Mức độ chứa nước của các thành tạo trầm tích Đệ tứ tại vùng đồng bằng
Quảng Nam............................................................................................................. 113
- ix -
Hình 4.5. Sơ đồ phân bố các vùng giàu nước trong tầng chứa nước Holocen liên quan
đến hệ thống đứt gãy kiến tạo hiện đại................................................................... 115
Hình 4.6. Sơ đồ phân bố các vùng giàu nước trong tầng chứa nước Pleistocen liên
quan đến của hệ thống đứt gãy kiến tạo hiện đại. .................................................. 116
Hình 4.7. Bản đồ đẳng cao mực NDĐ của TCN Holocen tại Quảng Nam............ 118
Hình 4.8. Bản đồ đẳng cao mực NDĐ của TCN Pleistocen tại Quảng Nam......... 119
Hình 4.9. Biểu đồ xử lý thống kê giá trị hệ số thấm của trầm tích Đệ tứ tuổi ....... 120
Hình 4.10. Biểu đồ xử lý thống kê giá trị hệ số thấm của trầm tích Pleistocen..... 121
Hình 4.11. Sơ đồ phân vùng hệ số thấm của tầng chứa nước Holocen.................. 121
Hình 4.12. Sơ đồ phân vùng hệ số thấm của tầng chứa nước Pleistocen............... 123
Hình 4.13. Đồ thị thể hiện sự biến thiên theo chu kỳ của hàm lượng.................... 125
Hình 4.14. Đồ thị biểu diễn hàm lượng ion K+
(mg/l) trong các mẫu nước dưới đất
của trầm tích Đệ tứ, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ. ................................. 125
Hình 4.15. Đồ thị biểu diễn hàm lượng ion Ca2+
(mg/l) trong các mẫu nước dưới đất
của trầm tích Đệ tứ, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ. ................................. 126
Hình 4.16. Đồ thị biểu diễn hàm lượng ion Mg2+
(mg/l) trong các mẫu nước dưới đất
của trầm tích Đệ tứ, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ. ................................. 126
Hình 4.17. Đồ thị biểu diễn hàm lượng ion Cl-
(mg/l) trong các mẫu nước dưới đất
của trầm tích Đệ tứ, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ. ................................. 127
Hình 4.18. Đồ thị Piper thể hiện các thành phần hóa học chủ yếu của mẫu nước trong
trầm tích biển, hệ tầng Nam Ô (mQ2
1
no) ............................................................... 128
Hình 4.19. Đồ thị Gibbs thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hóa học của
nước dưới đất trong trầm tích biển, hệ tầng Nam Ô (mQ2
1
no) .............................. 129
Hình 4.20. Đồ thị Mercado đánh giá quá trình rửa nhạt và xâm nhập mặn của nước
dưới đất trong trầm tích biển, hệ tầng Nam Ô (mQ2
1
no) ....................................... 130
Hình 4.21. Đồ thị Piper thể hiện các thành phần hóa học chủ yếu của mẫu nước trong
trầm tích biển – vũng vịnh, hệ tầng Thăng Bình mlQ1
3(2)
tb................................... 131
Hình 4.22. Đồ thị Gibbs thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hóa học của
nước dưới đất trong trầm tích biển – vũng vịnh, hệ tầng Thăng Bình ................... 131
Hình 4.23. Đồ thị Mercado đánh giá quá trình rửa nhạt và xâm nhập mặn của nước
dưới đất trong trầm tích biển – vũng vịnh, hệ tầng Thăng Bình ............................ 132
Hình 4.24. Đồ thị Piper thể hiện các thành phần hóa học chủ yếu của mẫu nước trong
trầm tích biển, hệ tầng Đà Nẵng mQ1
3(2)
đn)........................................................... 133
Hình 4.25. Đồ thị Gibbs thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hóa học của
nước dưới đất trong trầm tích biển, hệ tầng Đà Nẵng (mQ1
3(2)
đn)......................... 133
- x -
Hình 4.26. Đồ thị Mercado đánh giá quá trình rửa nhạt và xâm nhập mặn của nước
dưới đất trong trầm tích biển, hệ tầng Đà Nẵng (mQ1
3(2)
đn).................................. 134
Hình 4.27. Đồ thị Piper thể hiện các thành phần hóa học chủ yếu của mẫu nước trong
trầm tích sông - biển amQ1
3(1)
................................................................................. 135
Hình 4.28. Đồ thị Gibbs thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hóa học của
nước dưới đất trong trầm tích sông - biển amQ1
3(1)
................................................ 135
Hình 4.29. Đồ thị Mercado đánh giá quá trình rửa nhạt và xâm nhập mặn của nước
dưới đất trong trầm tích sông - biển amQ1
3(1)
......................................................... 136
Hình 4.30. Sơ đồ phân vùng nguồn gốc nước dưới đất của TCN Holocen............ 137
Hình 4.31. Sơ đồ phân vùng nguồn gốc nước dưới đất của TCN Pleistocen......... 138
Hình 4.32. Sơ đồ phân vùng các loại hình hóa học NDĐ của TCN Holocen........ 141
Hình 4.33. Sơ đồ phân vùng các loại hình hóa học NDĐcủa TCN Pleistocen. ..... 142
Hình 5.1. Bề mặt địa hình đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam được mô hình hóa
bằng phần mềm Surfer............................................................................................ 148
Hình 5.2. Các ô lưới hoạt động của mô hình khu vực nghiên cứu......................... 149
Hình 5.3. Mô hình không gian khu vực nghiên cứu, gồm 2 TCN lỗ hổng trong các
thành tạo trầm tích Holocen (qh), Pleistocen (qp) và TCN kém bên dưới tầng chứa
nước Pleistocen....................................................................................................... 150
Hình 5.4. Sơ đồ lưới mặt cắt không gian của các tầng chứa nước qh – qp tại đồng
bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.............................................................................. 151
Hình 5.5. Sơ đồ biên không dòng chảy và biên tổng hợp của tầng chứa nước kém nằm
dưới tầng chứa nước qp.......................................................................................... 152
Hình 5.6. Sơ đồ biên không dòng chảy và biên tổng hợp của TCN Pleistocen. .... 153
Hình 5.7. Sơ đồ biên không dòng chảy và biên tổng hợp của TCN Holocen ........ 153
Hình 5.8. Sơ đồ biên sông mô phỏng hệ thống sông vùng nghiên cứu.................. 154
Hình 5.9. Sơ đồ phân vùng lượng bổ cập nước mưa cho nước dưới đất................ 155
Hình 5.10. Biểu đồ biểu diễn kết quả sai số giữa mực nước mô hình và thực tế... 156
Hình 5.11. Biểu đồ biểu diễn kết quả sai số giữa mực nước mô hình và thực tế trong
bài toán ngược không ổn định. ............................................................................... 157
Hình 5.12. Sơ đồ cốt cao mực NDĐ của TCN lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích
Holocen sau khi tiến hành chỉnh lý mô hình bằng bài toán ngược không ổn định.157
Hình 5.13. Sơ đồ cốt cao mực NDĐ của TCN lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích
Pleistocen, chỉnh lý mô hình bằng bài toán ngược không ổn định......................... 158
- xi -
DANH MỤC ẢNH CHỤP
Trang
Ảnh 2.1. Mẫu trầm tích sét tuổi mlQ1
3(2)
tb............................................................... 41
Ảnh 2.2. Khảo sát “cát vàng” hệ tầng Đà Nẵng tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành
(ảnh Hoàng Ngô Tự Do, 2010)................................................................................. 43
Ảnh 2.3. Cát trắng hệ tầng Nam Ô tại xã Tam Thắng, huyện Tam Kỳ.................... 51
Ảnh 2.4. Cát trắng hệ tầng Nam Ô tại xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành................ 51
Ảnh 2.5. Mẫu trầm tích sét tuổi mQ2
1
no .................................................................. 52
Ảnh 2.6. Trầm tích ambQ2
2
tại xã Tam Xuân II, huyện Núi Thành (cầu Bà Bầu)... 57
Ảnh 2.7. Mẫu trầm tích sét tuổi mQ2
2
...................................................................... 58
Ảnh 3.1. Ảnh viễn thám sông Thu Bồn (Thạnh Mỹ đến Kỳ Lam) năm 1973-2015 90
- xii -
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Sơ đồ hành chính các huyện, xã ven biển tỉnh Quảng Nam (năm 2014)
Phụ lục 2. Vị trí các lỗ khoan khảo sát địa chất Đệ tứ và ĐCTV tại đồng bằng ven
biển tỉnh Quảng Nam.
Phụ lục 3. Thành phần độ hạt các loại trầm tích Đệ tứ có nguồn gốc khác nhau tại
đồng bảng ven biển tỉnh Quảng Nam.
Phụ lục 4. Các công thức kinh nghiệm sử dụng tính toán hệ số thấm của các tầng chứa
nước trầm tích Đệ tứ
Phụ lục 5. Số liệu và kết quả tính toán hệ số thấm K (m/giây) các loại trầm tích Đệ tứ
tại đồng bằng Quảng Nam theo kinh nghiệm
Phụ lục 6. Kết quả tính toán hệ số thấm các loại trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng ven
biển tỉnh Quảng Nam theo Ernst (1955)
Phụ lục 7. Kết quả phân tích TPHH mẫu nước tại các lỗ khoan nghiên cứu nước dưới
đất đồng bằng Quảng Nam
Phụ lục 8. Kết quả tính toán xác định nguồn gốc nước dưới đất đồng bằng Quảng Nam
Phụ lục 9. Tổng hợp kết quả đánh giá nguồn gốc NDĐ đồng bằng Quảng Nam.
Phụ lục 10a. Bảng tổng hợp kết quả tính trữ lượng tĩnh tầng chứa nước Holocen.
Phụ lục 10b. Bảng tổng hợp kết quả tính trữ lượng tĩnh tầng chứa nước Pleistocen
không có áp lực
Phụ lục 10c. Bảng tổng hợp kết quả tính trữ lượng tĩnh tầng chứa nước tổng hợp
Holocen và Pleistocen
Phụ lục 10d. Bảng tổng hợp kết quả tính trữ lượng tĩnh TCN Pleistocen có áp lực
Phụ lục 11a. Thống kê lượng nước vào – ra tầng chứa nước (TCN) Holocen năm 2014
Phụ lục 11b. Thống kê lượng nước vào – ra tầng chứa nước Pleistocen trong năm 2014
- 1 -
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam chiếm một vị trí quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội dọc hành lang kinh tế ven biển nước ta, là khu vực tập trung dân
cư với các trung tâm kinh tế văn hóa lớn của cả nước như Hội An, Tam Kỳ, Chu
Lai… Các hoạt động kinh tế về công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng dân dụng, khai
thác nước dưới đất, các đô thị mới, nuôi trồng thủy hải sản, khai thác khoáng sản…
đang phát triển từng ngày trên nền trầm tích Đệ tứ phân bố liên tục từ Bắc xuống
Nam, từ Đông sang Tây của khu vực. Đặc điểm phân bố của trầm tích Đệ tứ tại đây
khá phức tạp do điều kiện bồn tích tụ trầm tích nhỏ - hẹp, nguồn trầm tích gần với bờ
biển nên không gian, thời gian phân dị, chọn lọc trầm tích hạn chế. Ngoài ra, ảnh
hưởng của các yếu tố kiến tạo Đệ tứ - kiến tạo hiện đại và vai trò của sự thay đổi mực
nước biển có những tác động nhất định đến quá trình hình thành trầm tích cũng cần
làm sáng tỏ hơn trong khu vực nghiên cứu.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong vùng, quá trình khai thác,
sử dụng nước dưới đất ngày càng tăng, đặc biệt là nguồn nước dưới đất chứa trong
các thành tạo trầm tích Đệ tứ. Tuy nhiên hệ thống các công trình khai thác nước dưới
đất vẫn chưa được bố trí hợp lý, sự hiểu biết về các tầng chứa nước, nguồn gốc hình
thành, chất lượng – trữ lượng vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét và càng cấp thiết hơn
trong điều kiện của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tác động ngày càng sâu sắc
đến điều kiện tự nhiên các vùng ven biển, trong đó có các tầng chứa nước dưới đất
trong trầm tích Đệ tứ.
Việc nghiên cứu địa chất Đệ tứ là cơ sở quan trọng để đánh giá tiềm năng nước
dưới đất (nước lỗ hổng). Các đặc điểm ĐCTV (sự phân bố các tầng chứa nước, mức
độ phong phú nước, động thái, chất lượng nước…) liên quan chặt chẽ với sự phân bố
các tướng trầm tích Đệ tứ và môi trường cổ địa lý hình thành trầm tích.
Nước dưới đất là một dạng khoáng sản đặc biệt với khả năng di chuyển linh hoạt
từ nơi này đến nơi khác, trữ lượng có khả năng phục hồi nếu khai thác hợp lý. Đồng
thời đây cũng là một đối tượng khá nhạy cảm với sự thay đổi của khí hậu, môi trường,
với các tác động của con người như khai thác nước ngầm, khai thác khoáng sản, xây
dựng các khu công nghiệp, bãi rác thải, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong nông
nghiệp, nuôi tôm trên cát... Hậu quả của những điều này có thể gây ra tình trạng hạ thấp
mực nước ngầm, gây sụt lún mặt đất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây ra
- 2 -
sự xâm nhập mặn của nước biển, sự nhiểm bẩn của nước mặt đến nước ngầm, làm biến
đổi thành phần hóa học và độ tổng khoáng hóa của nước dưới đất...
Với những lý do trên, NCS đã chọn đề tài: “Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài
nguyên nước dưới đất khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam” làm luận án
tiến sỹ của mình.
2. Mục tiêu của luận án
Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ đặc điểm địa chất Đệ tứ tại đồng bằng ven
biển tỉnh Quảng Nam; xác định mối quan hệ giữa các yếu tố địa chất Đệ tứ với nước
dưới đất và đánh giá tiềm năng nước dưới đất ở vùng nghiên cứu phục vụ phát triển
bền vững kinh tế xã hội của địa phương.
3. Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được các mục đích nêu trên, đề tài luận án tập trung vào giải quyết những
nhiệm vụ chính sau:
- Nghiên cứu đặc điểm địa chất Đệ tứ đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.
- Luận giải mối quan hệ giữa sự phân bố của các thành tạo trầm tích, đặc điểm
thạch học, nguồn gốc trầm tích, các hệ thống đứt gãy, sự dao động mực nước biển
trong Đệ tứ với đặc điểm thủy động lực học, chất lượng của nước dưới đất.
- Đánh giá tài nguyên nước dưới đất trong trầm tích Đệ tứ tại khu vực đồng bằng
ven biển tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là các yếu tố địa chất Đệ tứ (trầm tích,
hệ thống đứt gãy hiện đại, sự thay đổi mực nước biển…) ở khu vực đồng bằng ven
biển tỉnh Quảng Nam và nước dưới đất chứa trong các trầm tích này.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án: Dải đồng bằng ven biển tỉnh Quảng
Nam là không gian phân bố của các trầm tích Đệ tứ. Chiều rộng của vùng nghiên cứu
được giới hạn từ vị trí phân bố của trầm tích Đệ tứ không phân chia ở rìa phía Tây
đồng bằng đến bờ biển Đông. Chiều sâu nghiên cứu tính từ mặt đất đến hết ranh giới
dưới của trầm tích Pleistocen hạ (Q1
1
).
5. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các nhiệm vụ nêu trên, nội dung nghiên cứu của luận án được đặt
ra là:
- Nghiên cứu đặc điểm địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam:
liên kết địa tầng các lỗ khoan, thành lập các mặt cắt trầm tích và xây dựng sơ đồ phân
- 3 -
bố trầm tích Đệ tứ; nghiên cứu môi trường, nguồn gốc trầm tích, tuổi trầm tích, đặc
điểm thạch học trầm tích; nghiên cứu đặc điểm địa mạo, kiến tạo Đệ tứ – kiến tạo hiện
đại (KTĐT-KTHĐ) chi phối cấu trúc và sự phân bố các thành tạo trầm tích Đệ tứ,
nghiên cứu sự dao động mực nước biển trong Đệ tứ.
- Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố địa chất Đệ tứ đến chất lượng, trữ lượng
nước dưới đất ở khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.
- Đánh giá đặc điểm ĐCTV của các thành tạo trầm tích Đệ tứ, sự phân bố của
các tầng chứa nước - cách nước, đánh giá tài nguyên nước dưới đất trong khu vực
nghiên cứu.
- Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước hiện tại và trong tương lai để đề xuất các
phương án khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước dưới đất.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án, NCS đã sử dụng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp viễn thám.
- Các phương pháp nghiên cứu thực địa.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thạch học - khoáng vật – hóa học.
- Phương pháp cổ sinh.
- Phương pháp xác định tuổi tuyệt đối bằng C14
- Phương pháp nghiên cứu chuyển động kiến tạo Đệ tứ và kiến tạo hiện đại.
- Phương pháp phân tích sự dao động mực nước biển.
- Phương pháp nghiên cứu hệ số thấm, hệ số nhả nước của các tầng chứa nước trầm
tích Đệ tứ bằng thí nghiệm hiện trường và đánh giá qua các công thức kinh nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học nước dưới đất.
- Phương pháp mô hình số đánh giá và dự báo tài nguyên nước dưới đất.
- Phương pháp xác suất thống kê.
7. Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1:
Đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam có 28 thành tạo trầm tích Đệ tứ gồm: 3
thành tạo không phân chia, 25 thành tạo đơn và đa nguồn gốc; trong đó 11 thành tạo
đã được xác lập hệ tầng. Sự phân bố của các thành tạo trầm tích chịu tác động của 2
vòm nâng, 5 vòm hạ kiến tạo Đệ tứ và các hệ thống đứt gãy Đông Bắc – Tây Nam, Tây
Bắc – Đông Nam hoạt động mạnh trong giai đoạn hiện đại; đặc điểm vật chất của trầm
tích Đệ tứ cũng bị chi phối bởi sự dao động mực nước biển tại vùng nghiên cứu.
- 4 -
Luận điểm 2:
Nguồn gốc, thành phần thạch học của các thành tạo trầm tích Đệ tứ cũng như
hệ thống đứt gãy, các cấu trúc kiến tạo hiện đại ở đồng bằng ven biển tỉnh Quảng
Nam có ảnh hưởng đến mức độ phong phú nước, mực nước, tính thấm và thành phần
hóa học của nước dưới đất. Tài nguyên dự báo nước dưới đất (nước nhạt) tại đây
không lớn, khoảng 137.000m3
/ngày; với trữ lượng tĩnh trọng lực chiếm 61%, trữ
lượng tĩnh đàn hồi chiếm 3% và trữ lượng động chiếm 36%.
8. Những điểm mới của luận án
- Các đặc điểm địa chất Đệ tứ đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam đã được
nghiên cứu chi tiết trong mối quan hệ của 3 yếu tố là đặc điểm trầm tích, dao động
mực nước biển và hoạt động kiến tạo Đệ tứ - kiến tạo hiện đại.
- Xác định mối quan hệ giữa đặc điểm địa chất Đệ tứ và nước dưới đất (nước lỗ
rỗng) về mặt động lực và hóa học ở khu vực nghiên cứu. Đánh giá được vai trò của
hoạt động kiến tạo hiện đại, đặc điểm độ hạt trầm tích đến tài nguyên nước dưới đất.
- Làm rõ xu thế biến đổi có tính chu kỳ của thành phần hóa học nước dưới đất,
xác định nguồn gốc cơ bản của nước dưới đất bằng các tỷ số và biểu đồ chuyên môn.
- Đánh giá chi tiết nguồn tài nguyên nước dưới đất (nước lỗ rỗng) trong trầm
tích Đệ tứ tại vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa khoa học: Luận án đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa đặc điểm địa chất
Đệ tứ với nước dưới đất tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam; góp phần đề ra
phương pháp, cách tiếp cận nghiên cứu tài nguyên nước dưới đất tại các đồng bằng ven
biển miền Trung lân cận.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là nguồn tài liệu tin cậy, có thể tham
khảo, sử dụng trong công tác quy hoạch khai thác hợp lý lãnh thổ, sử dụng hợp lý tài
nguyên nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.
10. Cơ sở tài liệu của luận án
- Luận án được hoàn thành trên cơ sở các tài liệu, số liệu của NCS thu thập và
nghiên cứu về đồng bằng Quảng Nam trong thời gian từ 2002 đến nay, qua quá trình
làm Luận văn Thạc sỹ và tham gia các đề tài nghiên cứu các cấp như:
+ Đánh giá chi tiết tài nguyên nước vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam,
do PGS. TS. Nguyễn Văn Lâm chủ trì, hoàn thành năm 2009.
- 5 -
+ Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện địa hình - địa chất vùng
đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu, do PGS. TS.
Đỗ Quang Thiên chủ trì, hoàn thành năm 2014.
+ Nghiên cứu, đánh giá kiến tạo hiện đại khu vực ven biển miền Trung Việt Nam
và vai trò của nó đối với các tai biến thiên nhiên phục vụ dự báo và phòng tránh thiên
tai trong điều kiện BĐKH, do PGS. TS. Trần Thanh Hải chủ trì, hoàn thành năm 2015.
- Luận án đã tổng hợp, phân tích hơn 640 cột địa tầng lỗ khoan địa chất, địa chất
thủy văn, địa chất công trình tại khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam và
vùng phụ cận. Trong đó có 10 lỗ khoan được tác giả trực tiếp lấy mẫu phân tích
khoáng vật sét, bào tử phấn hoa và mẫu tuổi tuyệt đối C14.
- Luận án đã phân tích bổ sung được 4 mẫu tuổi tuyệt đối C14 tại Viện Khảo cổ
Việt Nam; 12 mẫu bào tử phấn hoa, tảo thực vật tại Viện Địa chất – Viện Khoa học
Công nghệ Việt Nam; phân tích nhiệt và phân tích Rơnghen 12 mẫu sét tại Trung tâm
Phân tích Thí nghiệm Địa chất phục vụ cho việc đánh giá thời gian, môi trường thành
tạo trầm tích.
- Các số liệu thành phần thạch học, thành phần khoáng vật, thành phần hoá học
trầm tích do NCS trực tiếp phân tích, tổng hợp cũng như các số liệu khảo sát ĐCTV,
quan trắc động thái nước dưới đất, chất lượng nước dưới đất do NCS trực tiếp thu
thập, khảo sát.
- Ngoài ra luận án còn tham khảo các tài liệu đã công bố, lưu trữ ở trong và
ngoài nước có liên quan đề tài luận án.
11. Cấu trúc luận án
* Cấu trúc của luận án, ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, gồm có 5 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu địa chất
Đệ tứ và đánh giá tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.
Chương 2. Đặc điểm trầm tích Đệ tứ khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.
Chương 3. Các hoạt động kiến tạo và sự thay đổi mực nước biển trong Đệ tứ tại khu
vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.
Chương 4. Vai trò của địa chất Đệ tứ đến tài nguyên nước dưới đất đồng bằng
ven biển tỉnh Quảng Nam.
Chương 5. Tài nguyên nước dưới đất trong trầm tích Đệ tứ đồng bằng ven biển
tỉnh Quảng Nam.
- 6 -
12. Lời cảm ơn
Luận án được hoàn thành tại Bộ môn Địa chất, Khoa Địa chất, Trường Đại học Mỏ
- Địa chất với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Văn Lâm và GS. TSKH.
Đặng Văn Bát. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy đã tận tình
hướng dẫn, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho NCS hoàn thành luận án của mình.
Trong suốt quá trình làm luận án, tác giả luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ
và góp ý tận tình của các thầy cô trong Bộ môn Địa chất, Bộ môn Địa chất Thủy văn,
Bộ môn Địa chất Biển và các thầy cô trong Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Bên cạnh đó
NCS còn được tạo điều kiện và sự hỗ trợ của các anh chị chuyên viên phòng Đào tạo
Sau đại học, Phòng Khoa học – Công nghệ của Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Tác giả
xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quí báu đó.
Với hoàn cảnh phải thường xuyên đi Hà Nội làm luận án, NCS cũng luôn được sự
hỗ trợ, tạo điều kiện của Bộ môn ĐCCT&ĐCTV, Khoa Địa lý - Địa chất, Phòng Tổ chức
Hành chính, Phòng Đào tạo Đại học và lãnh đạo Trường ĐH Khoa học - Đại học Huế;
cũng như các thầy cô, đồng nghiệp nơi công tác. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các
thầy cô, đồng nghiệp và quý Phòng Ban của Trường ĐH Khoa học - Đại học Huế.
Trong quá trình làm luận án, NCS cũng nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến
từ nhiều nhà khoa học là PGS. TS. Đỗ Quang Thiên, PGS. TS. Trần Thanh Hải, PGS.
TS. Hoàng Văn Long, PGS. TS. Ngô Xuân Thành, TS. Đinh Văn Thuận, PGS. TS. Hạ
Văn Hải, PGS. TS. Nguyễn Địch Dỹ, TS. Ngô Đức Chân, TS. Vũ Quang Lân, GS.
TSKH. Nguyễn Thanh, PGS. TS. Phan Ngọc Cừ, PGS. TS. Nguyễn Kim Ngọc, PGS.
TS. Đoàn Văn Cánh, TS. Ngô Quang Toàn, TS. Nguyễn Xuân Nam, TS. Bùi Thị Thu,
TS. Đinh Xuân Thành, TS. Vũ Văn Hà, ThS. Đỗ Văn Vinh… và nhiều cá nhân khác.
Tác giả xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quí báu của các nhà khoa học, các cá
nhân trên.
Để hoàn thành luận án của mình, NCS đã nhận được sự hỗ trợ vô cùng to lớn
của gia đình, sự chia sẽ mọi khó khăn trong suốt thời gian làm luận án của ông bà, bố
mẹ và những người thân trong gia đình; sự hy sinh của vợ và các con để NCS có thể
dành thời gian, tâm trí cho luận án. Xin phép được dành những lời cảm ơn đặc biệt
nhất cho gia đình của NCS.
*************************************************
- 7 -
1. CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU.
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT ĐỆ TỨ VÀ
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG
ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM
1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi hành chính
Khu vực nghiên cứu là đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam nằm trong khoảng
toạ độ:
1070
57’49” đến 1080
45’26” kinh độ Đông.
150
21’22” đến 150
59’17” vĩ độ Bắc.
Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp miền đồi núi của tỉnh Quảng Nam,
phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng (Hình 1.1).
Hình 1.1. Vị trí vùng nghiên cứu, đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam
(UBND tỉnh Quảng Nam, 2014).
- 8 -
1.1.2. Đặc điểm địa hình đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam và vùng phụ cận
Khu vực nghiên cứu có địa hình tương đối bằng phẳng, phía Tây là vùng đồi
núi thấp, trung tâm là đồng bằng và phía Đông là bờ biển. Theo độ cao và tính phân
dị của địa hình, có thể chia đồng bằng Quảng Nam thành 2 vùng chính. Vùng 1 thuộc
các huyện Điện Bàn, Đại Lộc và thành phố Hội An; vùng 2 là các huyện Duy Xuyên,
Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh, Tam Kỳ và Núi Thành.
Vùng Đại Lộc – Hội An có độ cao trung bình khoảng 5-6m, với phía Tây là dãy
đồi núi thấp độ cao trung bình 20m, đi về phía Đông ở trung tâm đồng bằng độ cao
địa hình thay đổi từ 3 đến 5m. Vùng Cửa Đại, thành phố Hội An địa hình có độ cao
trung bình 1-2m. Phía Bắc thành phố Hội An và dọc theo bờ biển huyện Đại Lộc là
dải cồn cát biển gió có độ cao 9-10m.
Vùng Thăng Bình – Núi Thành nằm ở phía Nam sông Thu Bồn có địa hình cao
hơn khu vực Đại Lộc – Hội An. Khu vực huyện Quế sơn là đồi núi thấp cao từ 20-
40m, huyện Phú Ninh có địa hình cao 10-20m. Từ phía Bắc huyện Thăng Bình đến
phía Bắc huyện Núi Thành là 2 dải cồn cát cao trung bình 10m bị chia cắt bởi sông
Trường Giang và hệ thống sông Tam Kỳ chạy gần song song với bờ biển. Trung tâm
huyện Núi Thành là vũng An Hòa cao 0-0,5m, thông ra biển Đông tại cửa An Hòa và
cửa Lở. Phía Nam huyện Núi Thành, có địa hình cao trung bình 5-10m với 2 mỏm
núi đâm ra biển tại xã Tam Hải và Tam Quan (Bắc khu công nghiệp Chu Lai).
1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất Đệ tứ và đánh giá tài nguyên nước dưới đất vùng
đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam và đồng bằng Quảng Nam
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển miền Trung Việt
Nam và đồng bằng Quảng Nam
Địa chất Đệ tứ và hệ thống cồn cát ven biển ở các đồng bằng miền Trung đã
được quan tâm nghiên cứu của các nhà địa chất trong và ngoài nước, được xem xét
trên nhiều góc độ khác nhau như Địa lý học (Lê Bá Thảo - 1989), Địa mạo học (Trần
Đình Gián - 1981, Zencovich - 1970), Thổ nhưỡng học (Phan Liêu - 1987) và địa chất
Đệ tứ (Hoàng Ngọc Kỷ, Nguyễn Đức Tâm - 1982; Lê Đức An - 1970). Các phương
án đo vẽ bản đồ địa chất như Bản đồ địa chất khoáng sản 1:200.000 của Cục Địa chất
Việt Nam do Nguyễn Văn Trang chủ biên (1986), Bản đồ địa chất Đệ tứ Việt Nam tỉ
lệ 1:500.000 do Nguyễn Đức Tâm, Đỗ Tuyết chủ biên (1996) đã giới thiệu khái quát
các thành tạo Đệ tứ ở đồng bằng ven biển từ thống Pleistocen hạ đến Holocen thượng.
Tuy chỉ mang tính khái quát, nhưng các tài liệu này là cơ sở tham khảo tin cậy trong
việc nghiên cứu Đệ tứ ở quy mô tỷ lệ nhỏ và trung bình.
- 9 -
Một trong các kết quả nghiên cứu về Đệ tứ khác là đề tài KT01-07 “Địa chất Đệ
tứ và đánh giá tiềm năng khoáng sản liên quan” do Nguyễn Địch Dỹ chủ biên (1995)
giới thiệu cô đọng về đặc điểm trầm tích và quy luật phân bố trầm tích Đệ tứ ở Việt
Nam, trong đó có các đồng bằng ven biển miền Trung.
Trong chương trình Địa chất đô thị Việt Nam, các tác giả Vũ Văn Vĩnh, Trịnh
Nguyên Tính, Đặng Huy Rằm (1999) đã thành lập Bản đồ địa chất khoáng sản vùng
hành lang kinh tế trọng điểm Miền Trung tỷ lệ 1:100.000 (từ Liên Chiểu đến Dung
Quất) trên cơ sở biên hội các tài liệu và bản đồ tỷ lệ nhỏ khác với diện phân bố trầm
tích được chi tiết hóa theo kết quả đo vẽ tỷ lệ 1:50.000 và 1:25.000.
Ngoài các đề tài, báo cáo thuộc các phương án đo vẽ bản đồ địa chất còn có các
nghiên cứu khác mà tiêu biểu là Luận án tiến sỹ của tác giả Đặng Văn Bào (1996) về
“Đặc điểm địa mạo dải đồng bằng ven biển Huế - Quảng Ngãi”. Luận án đã trình bày
chi tiết về kiến trúc hình thái, chạm trổ hình thái và lịch sử phát triển địa hình của 3
đồng bằng ven biển Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đề tài “Tiến hóa địa hóa trầm
tích Đệ tứ đồng bằng ven biển miền Trung và ý nghĩa cổ khí hậu của chúng” do Đặng
Mai chủ biên (1998) thông qua phân tích thành phần hóa học, chỉ số môi trường trầm
tích và các hệ số địa hóa để làm sáng tỏ tính chu kỳ lắng đọng trầm tích Đệ tứ, xác
lập lại điều kiện cổ khí hậu của các giai đoạn trầm tích. Luận án tiến sỹ “Tiến hóa các
thành tạo trầm tích Đệ tứ vùng đồng bằng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế” của Vũ
Quang Lân (2003) đã làm sáng tỏ được thành phần vật chất, quy luật phân bố theo
thời gian, không gian của các thành tạo trầm tích Đệ tứ; qua đó xác định được quy
luật tiến hóa của trầm tích Đệ tứ trong mối quan hệ với dao động mực nước biển và
hoạt động kiến tạo Đệ tứ tại vùng đồng bằng Bình Trị Thiên, có điều kiện tích tụ trầm
tích Đệ tứ gần giống với đồng bằng Quảng Nam. Gần đây nhất, luận án tiến sỹ của
Nguyễn Chí Trung (2011) nghiên cứu về “Đặc điểm địa chất Holocen lưu vực sông
Thu Bồn – Vu Gia” đã làm rõ một số đặc điểm về địa tầng, thành phần vật chất, môi
trường thành tạo, lịch sử phát triển trầm tích của các thành tạo Holocen, hoạt động
Kiến tạo hiện đại tại khu vực hạ lưu sông Thu Bồn – Vu Gia.
Trong những năm gần đây, chương trình nghiên cứu địa chất biển được đẩy mạnh
với nhiều đề tài, dự án như “Tiến hóa đới ven biển, dao động mực nước biển và quá
trình tích tụ vật liệu lục nguyên (phù sa) trong Holocen ở thềm lục địa vùng biển giữa
châu thổ Mekong và Nha Trang, Đông Nam – Việt Nam” do Viện Địa chất và Địa vật
lý biển chủ trì (2006); Dự án “Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng
sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển Thừa Thiên Huế - Bình
Định (0-60m nước), tỉ lệ 1:100.000” do Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển tiến
- 10 -
hành và báo cáo năm 2012; một số Luận án tiến sỹ như “Tiến hóa trầm tích Pliocen -
Đệ tứ vùng thềm lục địa từ Quảng Nam đến Bình Thuận” của Đinh Xuân Thành (2012)
đã làm sáng tỏ được lịch sử tiến hóa các thành tạo trầm tích Pliocen - Đệ tứ vùng thềm
lục địa (đới ven bờ) và các chu kỳ dao động của mực nước biển, hoạt động kiến tạo Đệ
tứ trong giai đoạn này. Các kết quả nghiên cứu này đã cung cấp nhiều dữ liệu quan
trọng phục vụ cho việc nghiên cứu đối sánh giữa trầm tích thềm lục địa và trầm tích
lục địa tại khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên các đề tài trên vẫn
mang tính khái quát cao, chưa xác lập được vai trò của mực nước biển, yếu tố kiến
tạo Đệ tứ – kiến tạo hiện đại và đặc điểm trầm tích tại khu vực này.
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu và đánh giá tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng
ven biển miền Trung Việt Nam và đồng bằng Quảng Nam
Trong thời gian qua, công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất đã
được Nhà nước chú trọng. Năm 1983, bản đồ ĐCTV toàn quốc tỷ lệ 1:500.000 đã
hoàn thành dưới sự chủ biên của tác giả Trần Hồng Phú ; bản đồ ĐCTV Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 do Vũ Ngọc Kỷ - Nguyễn Kim Ngọc chủ
biên năm 1985; bản đồ ĐCTV Campuchia - Lào - Việt Nam Nguyễn Kim Ngọc - Vũ
Ngọc Kỷ chủ biên năm 1987. Bên cạnh đó còn có một số đề tài cấp nhà nước như
“Nước dưới đất Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do tác giả Vũ Ngọc Kỷ chủ
biên; đề tài KT01-10, “Bảo vệ nước dưới đất các bồn chứa nước chính và quy hoạch
khai thác nước dưới đất các vùng ven biển và hải đảo” do tác giả Vũ Ngọc Kỷ,
Nguyễn Kim Ngọc chủ biên (1995). Các liên đoàn, các đoàn ĐCTV cũng có nhiều
phương án tìm kiếm, thăm dò nước dưới đất như Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất
vùng Thăng Bình - Quảng Nam do Nguyễn Trường Đỉu chủ biên (1987), Báo cáo tìm
kiếm nước dưới đất vùng Tam Kỳ - Quảng Nam bằng tổ hợp các phương pháp địa
vật lý do Nguyễn Đăng Lưu chủ biên (1988), Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng
Đà Nẵng - Hội An do Nguyễn Trường Đỉu chủ biên (1992), Báo cáo phương án thành
lập bản đồ ĐCTV - ĐCCT vùng Bình Sơn - Hải Vân, tỉ lệ 1:200.000 do Nguyễn
Trường Đỉu chủ biên (1995) đã làm sáng tỏ phần nào đặc điểm ĐCTV và tiềm năng
nước dưới đất của một số vùng thuộc tỉnh Quảng Nam.
Trên cơ sở tổng hợp các báo cáo tìm kiếm nước dưới đất của các đề án, đồng thời
bổ sung thêm một số kết quả đo vẽ bổ sung về ĐCTV vùng Tam Kỳ, Thăng Bình, tác
giả Vũ Ngọc Trân đã chủ biên Báo cáo điều tra địa chất đô thị hành lang kinh tế trọng
điểm từ Liên Chiểu đến Dung Quất (1999) nhằm liên kết các tầng chứa nước trong
vùng, đồng bộ hoá các dữ liệu địa chất, ĐCTV, xây dựng loạt bản đồ địa chất, ĐCTV
tỷ lệ 1:100.000 cho khu vực hành lang kinh tế trọng điểm miền Trung.
- 11 -
Năm 2009, trường Đại học Mỏ - Địa chất thực hiện đề tài Đánh giá chi tiết tài
nguyên nước vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam do PGS.TS. Nguyễn Văn Lâm
chủ trì nhằm mục tiêu khảo sát đánh giá được trữ lượng, chất lượng các nguồn nước
(nước mưa, nước mặt và nước ngầm) ở vùng ven biển Quảng Nam, đề xuất phương
hướng khai thác và cân đối sử dụng có hiệu quả các nguồn nước đến năm 2020.
Kết quả nghiên cứu về nước dưới đất đã được tiến hành ở nhiều địa phương
trong vùng Quảng Nam như Hội An, Thăng Bình, Tam Kỳ... hoặc đánh giá cho hành
lang kinh tế ven biển (phạm vi nghiên cứu từ Quốc lộ 1A đến bờ biển). Tuy vậy, các
đề tài này vẫn chưa tập trung vào việc luận giải mối quan hệ giữa sự phân bố của các
thành tạo trầm tích, đặc điểm thạch học, nguồn gốc trầm tích Đệ tứ với các đặc điểm
thủy động lực, đặc điểm hóa học, chất lượng của nước dưới đất. Ngoài ra, ảnh hưởng
của các yếu tố tự nhiên - nhân sinh như sự dâng cao mực nước biển, sự thay đổi dòng
chảy hạ lưu do hệ thống thủy điện bậc thang, việc khai thác quá mức nguồn nước
dưới đất, các hoạt động khai thác khoáng sản, nuôi trồng hải sản ở dải cát ven biển...
chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức để ngăn ngừa các tác động làm suy thoái
nguồn nước dưới đất.
Các tồn tại về nghiên cứu đặc điểm địa chất Đệ tứ và nước dưới đất ở khu vực
đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam nêu trên sẽ được tập trung giải quyết trong đề
tài luận án của nghiên cứu sinh.
1.2.3. Tổng quan về nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc điểm địa chất Đệ tứ và
tài nguyên nước dưới đất trên thế giới
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các đặc điểm
địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất. Trong đó nghiên cứu tổng hợp về mối
quan hệ giữa nước dưới đất và trầm tích Đệ tứ có các công trình:
- Galloway W. E. , D. K. Hobday (1996), nghiên cứu các đặc điểm của trầm tích
bở rời phục vụ cho đánh giá nguồn nước [54].
- J.A. Heathcote, J.W. Lloyd (1984), nghiên cứu đặc tính hóa học của nước dưới
đất trong mối tương quan với địa chất Đệ tứ ở vùng Đông Nam Suffolk, nước Anh.
- Kirk-Lawlor N. E. (2015), nghiên cứu mối quan hệ giữa nước dưới đất với
biến đổi khí hậu trong Đệ tứ ở sa mạc Atacama ở phía Bắc Chi Lê.
- Zbigniew Nowicki, Andrzej Sadurski (2010), đặc điểm nước dưới đất trong
trầm tích Đệ tứ tại Ba Lan.
Các nghiên cứu về đặc điểm độ hạt của trầm tích Đệ tứ với độ thấm của nước
dưới đất có những công trình tiêu biểu như sau:
- 12 -
- Awad H. S. và A.M. Al-Bassam (2001), đã lập chương trình máy tính
HYDCOND nghiên cứu để tính toán độ thấm của trầm tích Đệ tứ vùng Arập Saudi
từ các dữ liệu độ hạt trầm tích [47].
- Jorge Rosas Aguilar (2013), phân tích mối quan hệ giữa phân bố độ hạt của các
kiểu trầm tích với độ thấm của nước dưới đất tại vùng Wađi, thuộc Arập Saudi [57].
- Michael Kasenow (2002), có những nghiên cứu về cách xác định hệ số thấm
từ phân tích độ hạt trầm tích tại Mỹ [61].
Thành phần hóa học của nước dưới đất phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của
trầm tích Đệ tứ, do đó trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối quan
hệ này, tiêu biểu là:
- Inga Retike, Baiba Raga và nnk (2012), đánh giá đặc điểm hóa học của nước
dưới đất trong trầm tích Đệ tứ tại Litvia.
- John Edwin Harbison (2007), nghiên cứu đặc điểm hóa học và thủy lực của
nước dưới đất tại đồng bằng ven biển Pimpama, Đông Nam Queensland.
- Nosrat Aghazadeh, Asghar Asghari Mogaddam (2010), đánh giá chất lượng
nước dưới đất sử dụng cho ăn uống và nông nghiệp của vùng Oshnavieh, Tây Bắc
Iran [62].
- Yoko S Togo, Kohei Kazahaya, Tsutomu Sato và nnk (2014), nghiên cứu đặc
điểm hóa học của nước dưới đất trong trầm tích từ Kreta muộn đến Đệ tứ tại vùng
Joban và Hamadari phía Nam Tohoku, Nhật Bản.
1.3. Các phương pháp nghiên cứu địa chất Đệ tứ và đánh giá tài nguyên nước vùng
đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam
1.3.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Trầm tích Đệ tứ là trầm tích trẻ nhất phân bố ở lớp trên cùng của vỏ thạch quyển,
chưa có thời gian và các điều kiện cần thiết để gắn kết thành đá trầm tích, các trầm
tích cổ nhất này hình thành cách đây 1,806 triệu năm.
Trầm tích Đệ tứ được hình thành theo quy luật của trầm tích học trong mối quan
hệ Nguồn vật liệu - Vận chuyển - Lắng đọng trầm tích.
Quá trình lắng đọng và tích tụ trầm tích Đệ tứ có mối quan hệ chặt chẽ với bối
cảnh động lực của bồn tích tụ, môi trường lắng đọng trầm tích, nguồn trầm tích, điều
kiện cổ khí hậu, sự dao động mực nước đại dương. Ngoài ra, các cấu trúc nâng hạ
kiến tạo Đệ tứ và hệ thống đứt gãy hiện đại trong thời gian vài triệu đến vài chục ngàn
năm trở lại đây cũng chi phối quy luật tích tụ, phân bố trầm tích, tạo nên các yếu tố
đặc trưng trong sự hình thành, phát triển trầm tích tại khu vực cụ thể. Các yếu tố này
thể hiện cụ thể trong biểu đồ 3 thành phần như Hình 1.2 [29, 53].
- 13 -
Nước dưới đất hình thành và tồn tại trong môi trường trầm tích Đệ tứ, do đó thành
phần, đặc điểm trầm tích và sự phân bố không gian của chúng ảnh hưởng trực tiếp đến
tài nguyên nước dưới đất. Đó là một trong các yếu tố quyết định đến chất lượng, trữ
lượng nước dưới đất chứa trong đó. Lịch sử hình thành các nguồn nước dưới đất này
cũng có mối liên hệ chặt chẽ với sự hình thành các tầng trầm tích Đệ tứ trong khu vực.
Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành trầm tích Đệ tứ
(Galloway, 1989) [53], (Trần Nghi, 2014) [29]
Các vấn đề nêu trên là quan điểm chỉ đạo chung cho việc lựa chọn, xác định các
phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận án nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
1.3.2. Hệ phương pháp nghiên cứu địa chất Đệ tứ
1.3.2.1. Phương pháp phân tích viễn thám
Phương pháp viễn thám là phương pháp dựa trên việc nghiên cứu các tư liệu
ảnh viễn thám đa phổ phân giải cao, ảnh máy bay, kết hợp với các loại bản đồ địa
hình, địa chất, địa mạo... để xác định nguồn gốc, sự phân bố và ranh giới các trầm
tích Đệ tứ, các cấu trúc kiến tạo Đệ tứ , các dấu vết đường bờ biển cổ, các hệ thống
bậc thềm sông, thềm biển tương ứng với các giai đoạn biển tiến - biển thoái hoặc các
chu kỳ bào mòn diễn ra trên lục địa. Một trong những ưu điểm của phương pháp này
giúp chúng ta thu thập thông tin nhanh chóng và khách quan trên một khu vực rộng
lớn với độ chính xác khá cao, đồng bộ về không gian - thời gian.
Luận án đã sử dụng các nguồn ảnh Landsat, Spot, Google Earth để nghiên cứu
sự biến động của đường bờ biển, xói lở bờ sông, bờ biển, sự dịch chuyển của hệ thống
sông Vu Gia – Thu Bồn... nhằm xác định tác động của yếu tố kiến tạo Đệ tứ lên bề
mặt địa hình hiện tại.
1.3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực địa
ĐẶC ĐIỂM
TRẦM TÍCH
KIẾN TẠO ĐỆ TỨ
– KTHĐ
DAO ĐỘNG MỰC
NƯỚC BIỂN
Tướngtrầmtích
Tốcđộbồitụ,thành
phầnkhoángvật
- 14 -
Việc nghiên cứu thực địa được tiến hành bằng quá trình khảo sát các điểm lộ
trầm tích, khoan đào lấy mẫu trầm tích, đo đạc và chụp ảnh bề mặt địa hình khu vực
nghiên cứu... Các lộ trình khảo sát địa chất thường theo phương thẳng góc với đường
bờ biển, cắt qua các thành hệ trầm tích xuất hiện trên bề mặt.
Các đợt khảo sát thực địa tại khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam đã
được NCS tiến hành từ năm 2004 nhưng không được liên tục. Bắt đầu từ năm 2009
đến nay công tác khảo sát thực địa được tiến hành thường xuyên, mỗi năm ít nhất từ
2 đến 4 đợt vào mùa khô và mùa mưa. Các hoạt động khảo sát thực địa nhằm nghiên
cứu sự phân bố trầm tích Đệ tứ trên bề mặt, khoan đào lấy mẫu trầm tích phục vụ
nghiên cứu địa tầng, đo đạc các thông số địa chất thủy văn bằng các phương pháp địa
vật lý, bơm hút nước thí nghiệm, quan trắc mực nước ngầm, lấy mẫu phân tích chất
lượng nước ngầm – nước mặt...
1.3.2.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thạch học - khoáng vật – hóa học
a) Phương pháp phân tích độ hạt: NCS đã phân tích các cấp hạt bằng rây, ống
lắng đọng,... để tìm hiểu nguồn vật liệu, khu vực phân bố, môi trường sinh thành. Các
hệ số độ hạt trầm tích bao gồm: kích thước hạt trung bình (Md), hệ số chọn lọc (S0),
hệ số bất đối xứng (Sk), hệ số nhọn (K)... trực tiếp phản ánh quá trình tạo vật liệu, các
nguồn vật liệu (sông – biển – vũng vịnh), quãng đường vận chuyển, chế độ động lực
của môi trường trầm tích.
Trước đây, việc gọi tên cấp hạt thường theo tiêu chuẩn của Liên Xô cũ (N.A.
Kachinskii) tương đối phổ biến ở Việt Nam.
Hiện nay, tên trầm tích được gọi theo tiêu chuẩn của Châu Âu (Cục địa chất
Hoàng Gia Anh), có thể sử dụng thang phân cấp độ hạt của Wentworth (1922) hoặc
thang đo φ =-log2 (kích thước hạt theo mm) do W. C. Krumbein cải tiến từ thang cấp
độ hạt Wentworth (Bảng 1.1). Trong luận án NCS chủ yếu sử dụng thang phân cấp
độ hạt của Wentworth để gọi tên trầm tích theo 5 cấp như Bảng 1.1.
Việc chuyển đổi từ thang phân cấp độ hạt Việt Nam sang thang phân cấp của
Wentworth được thực hiện nhờ phần mềm GRADISTAT, phiên bản 8.0 của Simon J
Blott. Phần mềm này cũng giúp chúng ta có thể tính toán đường kính các cỡ hạt tương
ứng với d05, d10, d20, d25, d60… phục vụ cho việc đánh giá hệ số thấm của các tầng
chứa nước bằng công thức kinh nghiệm.
b) Phương pháp nghiên cứu thành phần khoáng vật
Trong luận án, NCS đã sử dụng phân tích các khoáng vật phổ biến trong mỗi
cấp hạt, mức độ phong hoá, gặm mòn của khoáng vật để tìm hiểu các điều kiện cổ địa
lý. Ngoài ra, thành phần khoáng vật trầm tích (các khoáng vật nặng) giúp xác định
nguồn cung cấp vật liệu, thành phần khoáng vật sét phản ánh đặc điểm địa hóa của
- 15 -
môi trường trầm tích; thành phần khoáng vật sét (kaolinit), bào tử phấn hoa (thực vật
ưa nóng, ưa lạnh), di tích thực vật (than bùn) còn là các dấu hiệu nhận biết điều kiện
cổ khí hậu trong quá trình thành tạo trầm tích.
Bảng 1.1. Thang phân cấp độ hạt của Wentworth, được sử dụng bởi Hiệp hội các
nhà trầm tích quốc tế (International Association of Sedimentologists-IAS)
Kích thước hạt
(mm)
Thang φ Tên gọi Cấp hạt
> 1024 < -10 Rất lớn
TẢNG1024-512 -10  -9 Lớn
512-256 -9  -8 Trung bình
256-128 -8  -7 Nhỏ
CUỘI
128-64 -7  -6 Rất nhỏ
64-32 -6  -5 Rất thô
SẠN SỎI
32-16 -5  -4 Thô
16-8 -4  -3 Trung bình
8-4 -3  -2 Mịn
4-2 -2  -1 Rất mịn
2-1 -1  0 Rất thô
CÁT
1-0,5 0  1 Thô
0,5-0,25 1  2 Trung bình
0,25-0,125 2  3 Mịn
0,125-0,063 3  4 Rất mịn
0,063-0,031 4  5 Rất thô
BỘT (BỤI)
0,031-0,016 5  6 Thô
0,016-0,008 6  7 Trung bình
0,008-0,004 7  8 Mịn
0,004-0,002 8  9 Rất mịn
< 0,002 < 9 Sét SÉT
Nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp Rơnghen nhiệt để xác định thành
phần khoáng vật sét trong mẫu trầm tích. Tổng số mẫu sét phân tích là 12 mẫu, được
gửi phân tích tại Trung tâm phân tích thí nghiệm Địa chất. Kết quả phân tích cho ra
hàm lượng phần trăm của các khoáng vật Illit, Kaolinit, Clorit, Thạch anh, Felspat,
Gơtit... trong mẫu sét. Qua đó NCS đã đánh giá những tác động của môi trường – khí
hậu đến quá trình hình thành các tập sét phân bố trong trầm tích Đệ tứ.
c) Phương pháp phân tích thành phần hoá học trầm tích
Phương pháp này chủ yếu xác định các oxit (SiO2, TiO2, Al2O3, Fe2O3, FeO,
MnO, MgO, CaO, Na2O, K2O, P2O5, CO2), các muối có trong trầm tích để xác định
- 16 -
quan hệ của trầm tích với nguồn cung cấp vật liệu, môi trường thành tạo trầm tích...
Trong luận án, nghiên cứu sinh đã tổng hợp và kế thừa các số liệu phân tích hóa học
trầm tích chủ yếu từ các nguồn tham khảo tin cậy của Cát Nguyên Hùng, Đặng Văn
Bào, Phạm Huy Long (1996) trong Báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng
sản tỉ lệ 1:50.000 nhóm tờ Đà Nẵng – Hội An.
1.3.2.4. Phương pháp cổ sinh
Phương pháp này sử dụng các hóa thạch động thực vật, hóa thạch vi cổ sinh để
phân chia địa tầng, liên kết địa tầng, xác định tuổi tương đối và môi trường lắng đọng
trầm tích. Trong luận án, NCS đã kế thừa các tài liệu có trước và phân tích bào tử
phấn hoa bổ sung để xác định môi trường lắng đọng trầm tích và điều kiện cổ khí hậu
tại thời điểm hình thành trầm tích.
Tổng số mẫu bào tử phấn hoa được phân tích bổ sung là 12 mẫu, lấy trong 10 lỗ
khoan địa chất phân bố dọc theo đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, độ sâu lấy mẫu
từ 1m đến 33m (Hình 2.10). Các mẫu được bảo quản đúng quy định và gửi phân tích
tại Viện Địa chất – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Kết quả phân
tích đã góp phần xác định được các môi trường thành tạo trầm tích biển, biển – vũng
vịnh, đầm lầy ven biển từ Pleistocen muộn, phần muộn (Q1
3(2)
) đến Holocen sớm (Q2
1
).
1.3.2.5. Phương pháp xác định tuổi tuyệt đối
Các phương pháp này giúp xác định tuổi tuyệt đối các tầng trầm tích, các di tích
hữu cơ. Phương pháp phân tích đồng vị C14 đã được sử dụng trong luận án. Nghiên
cứu sinh đã lấy 4 mẫu trầm tích chứa vỏ sò, xác thực vật để phân tích tuổi tuyệt đối
C14, độ sâu lấy mẫu từ 15 đến 33m (Hình 2.10). Các mẫu được bảo quản đúng quy
định và gửi phân tích tại Viện Khảo cổ Việt Nam. Kết quả phân tích cho ra tuổi trầm
tích nằm trong khoảng 4550-7590 năm giúp xác định ranh giới tuổi tuyệt đối của các
trầm tích Holocen tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.
1.3.2.6. Phương pháp nghiên cứu kiến tạo Đệ tứ - kiến tạo hiện đại
Phương pháp nghiên cứu kiến tạo Đệ tứ - kiến tạo hiện đại được sử dụng trong
luận án là tổ hợp của nhiều phương pháp nhằm đánh giá sự dịch chuyển, tái dịch
chuyển của hệ thống đứt gãy trong giai đoạn Đệ tứ và hiện đại. Các phương pháp cơ
bản bao gồm như sau:
a) Phân tích hình thái mạng lưới sông suối
Mạng lưới sông suối chịu sự chi phối nhất định của hoạt động nội sinh, ở đây
cụ thể là sự dịch chuyển của các đứt gãy trong giai đoạn Đệ tứ. Tại vị trí có sự sụt lún
kiến tạo, mạng lưới sông suối mở rộng ra, độ cong của sông lớn. Ngược lại nếu khu
vực được nâng lên mạng lưới sông sẽ bị thu hẹp, sông có xu hướng bị nắn thẳng dòng.
- 17 -
Ngoài ra, sự định hướng hoặc dịch chuyển liên tục của dòng chảy theo một hướng
nhất định cũng là dấu hiệu cho thấy các đứt gãy đang hoạt động. Điều này dẫn tới sự
bồi tụ hoặc xói lở bờ sông theo một phía liên tục trong hàng chục năm.
b) Phân tích độ dày trầm tích
Trong quá trình hình thành trầm tích, hoạt động của các đứt gãy trong giai đoạn
kiến tạo Đệ tứ (KTĐT) - kiến tạo hiện đại (KTHĐ) cũng chi phối đến sự phân bố trầm
tích Đệ tứ qua hai trường hợp. Trường hợp đứt gãy tác động sau khi hình thành lớp
trầm tích, sẽ làm cho các lớp trầm tích dịch chuyển (nâng – hạ) nhưng không làm
thay đổi chiều dày lớp trầm tích. Trường hợp đứt gãy dịch chuyển đồng thời với quá
trình hình thành trầm tích sẽ dẫn tới sự tăng hoặc giảm chiều dày tương đối của lớp
trầm tích so với vị trí lân cận [16].
Hoạt động KTĐT-KTHĐ ảnh hưởng cục bộ đến sự phân bố, cấu trúc của trầm
tích Đệ tứ ở mỗi vùng cụ thể. Tại các khu vực có cấu trúc nâng KTĐT-KTHĐ (xã Điện
Hòa Nam, Điện Thắng), chiều dày trầm tích Đệ tứ sẽ mỏng hơn so với khu vực lân cận,
ngược lại tại khu vực có cấu trúc hạ xuống (xã Điện Nam Bắc, Điện Hồng, Đại Cường
và trung tâm huyện Núi Thành) chiều dày trầm tích sẽ lớn hơn hẳn so với xung quanh.
Căn cứ vào hệ thống lỗ khoan khảo sát trên đồng bằng Quảng Nam, các tài liệu
đo địa vật lý và kiểm tra trên thực địa, NCS đã xác định được sơ đồ bề dày các lớp
trầm tích Đệ tứ tại vùng nghiên cứu làm cơ sở cho việc xác định các vùng nâng – hạ,
các cấu trúc dạng vòm liên quan đến dịch chuyển kiến tạo Đệ tứ - kiến tạo hiện đại.
c) Đánh giá tốc độ dịch chuyển của các đứt gãy trong giai đoạn Đệ tứ
Để đánh giá tốc độ dịch chuyển của các đứt gãy này trong Đệ tứ, NCS đã tiến
hành xem xét 2 lỗ khoan nằm gần vị trí đứt gãy gây ra biên độ sụt lún trầm tích lớn
nhất. Trong đó 1 lỗ khoan sẽ nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của đứt gãy và một lỗ
khoan nằm trong vùng chịu tác động lớn nhất, chiều dày của lớp trầm tích tại lỗ khoan
chịu tác động của đứt gãy lớn hơn nhiều so với chiều dày của lớp trầm tích tại lỗ
khoan nằm ngoài vùng ảnh hưởng. Do khoảng cách giữa các lỗ khoan xem xét không
lớn nên sự khác biệt về chiều dày các lớp trầm tích chỉ có thể do hoạt động của kiến
tạo hiện đại, các nguyên nhân về nguồn cung cấp trầm tích có thể loại bỏ.
* Để tính tốc độ dịch chuyển của đứt gãy, NCS thực hiện qua 2 bước:
- Bước 1: tính tốc độ dịch chuyển trung bình của đứt gãy trong toàn bộ thời gian
hình thành lớp trầm tích, ta lấy chiều dày trầm tích do hoạt động hạ thấp kiến tạo gây
ra chia cho tổng thời gian hình thành lớp trầm tích đó. Đây là tốc độ dịch chuyển của
đứt gãy trong 1 năm.
- 18 -
- Bước 2: tính khoảng cách dịch chuyển hạ thấp tại từng thời điểm theo các bước
thời gian khác nhau (10 ngàn năm, ngàn năm hoặc trăm năm), tổng các khoảng cách
này bằng chiều dày trầm tích do hoạt động hạ thấp kiến tạo gây ra. Các giá trị tính
toán có thể sử dụng để hiệu chỉnh cho đường dao động mực nước biển tại khu vực
nghiên cứu cụ thể gắn với chuyển động nâng – hạ của hoạt động KTĐT-KTHĐ.
Kết quả tốc độ hạ thấp cuối cùng tính cho toàn bộ vùng nghiên cứu là tổng hợp của
các đứt gãy cụ thể, mỗi giai đoạn thường lấy theo đứt gãy có tốc độ dịch chuyển lớn nhất.
1.3.2.7. Phương pháp phân tích sự dao động mực nước biển
Trầm tích Đệ tứ tại các đồng bằng ven biển chịu chi phối trực tiếp của quá trình
dâng - hạ mực nước biển. Hiện tượng này tạo ra sự lặp lại của thành phần độ hạt, môi
trường (tính nhịp) tương ứng với các chu kỳ biển tiến - biển thoái trong quá khứ. Việc
phân tích các chu kỳ trầm tích giúp chúng ta xác định được quá trình tiến hoá trầm
tích khu vực, phát hiện các bất chỉnh hợp trong quá trình trầm tích, đối sánh địa tầng
với các vùng nghiên cứu lân cận qua các quy luật chung của các chu kỳ trầm tích.
Trong luận án, NCS đã nghiên cứu đặc tính chu kỳ của độ hạt trầm tích, hệ số
chọn lọc trầm tích, thành phần hóa học trầm tích. Kết quả cho thấy sự thay đổi mang
tính chu kỳ trong các thông số khảo sát. Đó là minh chứng quan trọng chứng tỏ sự
chi phối của dao động mực nước biển đến quá trình hình thành trầm tích Đệ tứ tại
đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.
1.3.3. Hệ phương pháp nghiên cứu Địa chất thủy văn vùng đồng bằng ven biển
tỉnh Quảng Nam
1.3.3.1. Phương pháp nghiên cứu hệ số thấm, hệ số nhả nước của các tầng chứa
nước trầm tích Đệ tứ theo công thức kinh nghiệm
Hệ số thấm (K – m/ngày) của các tầng chứa nước là thông số quan trọng trong
việc đánh giá các đặc điểm địa chất thủy văn, khả năng chứa nước, dẫn nước của tầng
chứa. Để đánh giá hệ số thấm có thể dựa vào các kết quả thí nghiệm trong phòng (thí
nghiệm thấm Darcy), kết quả bơm hút nước, ép nước ngoài thực địa và dựa vào các
công thức kinh nghiệm đã được các nhà nghiên cứu thiết lập như Hazen (1892),
Terzaghi (1925), Hiệp hội khai hoang Mỹ (1992), Ernst (1955)… (xem Phụ lục 4)
Những kết quả tính toán hệ số thấm cho mỗi loại trầm tích là cơ sở để xây dựng
bản đồ hệ số thấm cho khu vực đồng bằng ven biển (ĐBVB) tỉnh Quảng Nam theo
công thức tính độ thấm tổng hợp giữa các lớp trầm tích như sau:
- 19 -
Trong đó: Ki là hệ số thấm của lớp trầm tích thứ i
hi là chiều dày của lớp trầm tích thứ i
Kết quả cuối cùng là các bản đồ phân bố hệ số thấm tại vùng nghiên cứu như
Hình 4.11, 12. Đây là giá trị đầu vào rất quan trọng khi sử dụng mô hình GMS.
1.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học nước dưới đất
Trong nghiên cứu nước dưới đất, đặc điểm hóa học của nước dưới đất chịu nhiều
sự chi phối của nhiều yếu tố như thành phần thạch học của đất đá, nước mưa, nước biển,
các nguồn ô nhiễm… Để làm sáng tỏ các yếu tố chi phối đến đặc điểm thủy địa hóa của
nước dưới đất, đánh giá các quá trình chủ yếu đang diễn ra trong tầng chứa nước (xâm
nhập mặn, rửa nhạt, hỗn hợp…) ta thường sử dụng các biểu đồ chuyên môn như Piper,
Gibbs, Marcado… [44, 62, 64]. Ngoài ra, NCS cũng kết hợp đánh giá nguồn gốc của
nước (biển, lục địa) thông qua các tỷ số đương lượng ion chủ yếu có trong nước.
Từ nguồn tổng hợp tài liệu phân tích thành phần hóa học 77 lỗ khoan, 131 giếng
khơi từ các đề tài nghiên cứu nước dưới đất tại Quảng Nam trước đây [14, 39], NCS đã
lấy mẫu và phân tích bổ sung 20 mẫu nước trong các hệ tầng khác nhau để từ đó lập các
biểu đồ đánh giá đặc điểm hóa học của nước dưới đất tại khu vực nghiên cứu; luận giải
vai trò của trầm tích Đệ tứ đến thành phần hóa học của nước dưới đất.
1.3.3.3. Phương pháp đánh giá và dự báo tài nguyên nước dưới đất
Để đánh giá tài nguyên nước dưới đất thường phải đánh giá các vấn đề sau
(Nguyễn Văn Lâm, 2013):
- Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn.
- Đánh giá trữ lượng nước dưới đất gồm trữ lượng tĩnh tự nhiên, trữ lượng động
tự nhiên, trữ lượng khai thác, trữ lượng có thể khai thác (trữ lượng khai thác tiềm
năng), trữ lượng bổ sung.
- Đánh giá chất lượng nước dưới đất.
- Đánh giá khả năng khai thác sử dụng nguồn nước.
Để đánh giá, dự báo tiềm năng nước dưới đất của một vùng lãnh thổ nào đó, trước
đây thường sử dụng tiêu chí trữ lượng khai thác tiềm năng (TLKTTN). Hiện nay, xu
hướng đánh giá tài nguyên nước dưới đất theo được xem xét trên quan điểm mới, phù
hợp với thực tế hơn là đánh giá tài nguyên dự báo nước dưới đất - QTNDB.
Tài nguyên dự báo nước dưới đất (TNDBNDĐ) là lượng nước có chất lượng
và giá trị xác định có thể nhận được trong giới hạn một cấu trúc địa chất thủy văn,
n
nn
n
i
i
n
i
ii
tb
hhh
hKhKhK
h
hK
K







......
........
.
21
2211
1
1
- 20 -
một lưu vực sông hay một vùng lãnh thổ có tiềm năng khai thác sử dụng sau này
(Đoàn Văn Cánh, 2016) [3].
Tài nguyên dự báo nước dưới đất được tính toán dựa trên phương trình cân bằng
như sau [3]:
QTNDB = Qtích chứa + Qbổ cập = Qtĩnh + Qđộng + Qcuốn theo
Trong đó: QTNDB: Tài nguyên dự báo nước dưới đất (m3
/ngày).
Qđộng: Trữ lượng động (m3
/ngày).
Qcuốn theo : Trữ lượng cuốn theo liên quan đến công trình khai thác NDĐ
Lượng tích chứa (Qtích chứa) chính là trữ lượng tĩnh, gồm 2 thành phần là trữ
lượng tĩnh trọng lực khi tầng chứa nước (TCN) là không áp và trữ lượng tĩnh đàn hồi
khi TCN có áp. Công thức tính trữ lượng tích chứa (trữ lượng tĩnh - Qtĩnh) như sau:
Qtĩnh
kt
dh
kt
TL
t
V
t
V

.
Trong đó: VTL: Trữ lượng tĩnh trọng lực (m3
).
Vđh: Trữ lượng tĩnh đàn hồi (m3
).
tkt: Thời gian khai thác (27năm = 10.000ngày).
: Hệ số sử dụng (xâm phạm) trữ lượng tĩnh, với =0,3.
Khi tầng chứa nước là không áp, trữ lượng tĩnh trọng lực được tính toán bằng
công thức như sau: VTL = µ.h.F
Trong đó: µ: Hệ số nhả nước trọng lực.
h: Chiều dày trung bình của tầng chứa nước (m).
F: Diện tích phân bố của tầng chứa nước (m2
).
Khi tầng chứa nước có áp lực, trữ lượng tĩnh đàn hồi được tính toán bằng công
thức như sau: Vđh = µ*
.ΔH.F
Trong đó: µ*
: Hệ số nhả nước đàn hồi.
ΔH: Áp lực mái của tầng chứa nước áp lực (m).
F: Diện tích phân bố của tầng chứa nước (m2
).
Lượng bổ cập (Qbổ cập) gồm 2 phần là trữ lượng động (Qđộng) và trữ lượng cuốn
theo (Qcuốn theo). Trong đó, trữ lượng động (tự nhiên) là lượng nước cung cấp cho tầng
chứa nước trong điều kiện tự nhiên, bằng tổng lượng nước chảy vào tầng chứa nước
từ lượng nước mưa thấm, lượng nước sông hồ ngấm vào, lượng thấm xuyên từ các
tầng chứa nước lân cận và dòng chảy tự nhiên từ bên sườn... [3].
Trữ lượng cuốn theo là trữ lượng nước bị lôi cuốn từ nước mặt, tầng chứa nước
liền kề khi có các công trình khai thác nước. Trong điều kiện số liệu của luận án, phần
trữ lượng này không tính toán được và xem như bằng không.
- 21 -
Để đánh giá trữ lượng động, có thể dùng phương pháp giải tích hoặc phương
pháp mô hình số. Trong đó phương pháp mô hình số có nhiều ưu điểm là linh hoạt,
có thể mô phỏng các đặc tính của TCN gần giống với quá trình tự nhiên, do đó NCS
đã chọn lựa phương pháp mô hình số để đánh giá trữ lượng động.
Mô hình số được sử dụng trong luận án là chương trình GMS của Phòng thí
nghiệm nghiên cứu Mô hình hóa Môi trường của đại học Brigham Young – Hoa Kỳ
sử dụng để mô hình hoá các quá trình ĐCTV trong thực tế, giúp người nghiên cứu có
cái nhìn trực quan hơn đối với các quá trình này khi điều kiện tổ chức hệ thống mạng
lưới lỗ khoan quan trắc, đo đạc khó đáp ứng được.
Cơ sở lý thuyết của mô hình được dựa trên phương trình đạo hàm riêng mô tả
động thái của mực nước dưới đất như sau:
t
h
z
h
T
zy
h
T
yx
h
T
x
zyx
































sSW
Trong đó:
- h(x, y, z, t) là cốt cao mực nước tại vị trí nào đó của tầng chứa nước ở
thời điểm t.
- Tx, Ty, Tz, là hệ số dẫn nước theo phương x, y, z.
- W(x, y, z, t) là giá trị bổ cập hay thoát đi nước dưới đất tại vị trí nào
đó ở thời điểm t.
- Ss là hệ số nhả nước.
Phương trình trên được giải nhờ phương pháp sai phân hữu hạn bằng cách “rời
rạc hoá” không gian nghiên cứu thành nhiều ô. Trên mỗi ô, các giá trị tham gia vào
phương trình được coi là không đổi, giá trị này xấp xỉ với giá trị thực tế. Nhờ vậy
người ta sẽ biến đổi phương trình đạo hàm riêng thành một hệ phương trình tuyến
tính và được giải trên máy tính nhờ các chương trình máy tính đã được lập sẵn.
*************************************************
- 22 -
2. CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Những vấn đề chung về địa tầng trầm tích Đệ tứ ĐBVB tỉnh Quảng Nam
Trước khi đi vào mô tả các đặc điểm của trầm tích Đệ tứ trong khu vực nghiên
cứu chúng ta cần làm rõ các vấn đề về thang địa tầng Đệ tứ, ranh giới giữa Pleistocen
và Holocen, quan hệ giữa trầm tích Đệ tứ với các thành tạo trước Đệ tứ.
2.1.1. Thang địa tầng trầm tích Đệ tứ
Thang địa tầng trầm tích Đệ tứ lần đầu tiên được đưa ra trong Hội nghị của Hiệp
hội Đệ tứ Quốc tế (INQUA) lần thứ 2 họp ở Lêningrad (1932) [20], hệ Đệ tứ được
chia thành 4 phân vị cơ sở (QI, QII, QIII, QIV).
Hiện nay, các nhà nghiên cứu Đệ tứ Việt Nam đang sử dụng thang 2 thành phần
với thống Pleistocen được ký hiệu là Q1 và thống Holocen ký hiệu là Q2, các phụ
thống được xác định bằng chỉ số trên như Q1
1
, Q1
2
, Q2
1
, Q2
3
...
Để thành lập thang địa tầng trầm tích Đệ tứ tại Quảng Nam, NCS đã dựa trên kết
quả tổng hợp các hệ tầng trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng Quảng Nam từ các nghiên cứu
trước đây (Bảng 2.1), vào tài liệu lỗ khoan, các tài liệu khảo sát thực địa, tài liệu phân
tích C14, vi cổ sinh - bào tử phấn hoa, thành phần vật chất của trầm tích... Ngoài ra, NCS
cũng đã tiến hành phân tích đặc tính chu kỳ trầm tích, liên hệ với các đợt biển tiến – biển
thoái tại Việt Nam (Hình 3.17, 3.18), liên hệ với các sự kiện biến đổi khí hậu lớn trên thế
giới (băng hà – gian băng); kết hợp với nguyên tắc nguồn gốc - tuổi trầm tích.
Kết quả, NCS đã xây dựng được thang địa tầng trầm tích Đệ tứ tại khu vực đồng
bằng ven biển tỉnh Quảng Nam với 6 phân vị địa tầng cơ bản sau đây: phụ thống
Pleistocen hạ (Q1
1
); phụ thống Pleistocen trung (Q1
2
); phụ thống Pleistocen thượng
(được tách ra thành phần dưới (Q1
3(1)
) và phần trên (Q1
3(2)
); phụ thống Holocen hạ
(Q2
1
); phụ thống Holocen trung (Q2
2
); phụ thống Holocen thượng (Q2
3
) như Bảng 2.2.
2.1.2. Ranh giới Pleistocen - Holocen khu vực đồng bằng tỉnh Quảng Nam
Ranh giới Pleistocen và Holocen trong vùng nghiên cứu là ranh giới bất chỉnh
hợp địa tầng giữa trầm tích tuổi Holocen sớm (amQ2
1
, mQ2
1
, mQ2
1
no, mlQ2
1
) phủ lên
trên các trầm tích Pleistocen muộn, phần muộn hệ tầng Đại Thạch, Đà Nẵng, Thăng
Bình (aQ1
3(2)
đt, amQ1
3(2)
, mQ1
3(2)
đn, mlQ1
3(2)
tb). Tại một số vị trí, trầm tích Holocen
phủ trực tiếp trên đá gốc hệ tầng Núi Vú (LK602, LK603, LKno92, LKno93).
- 23 -
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp về nguồn gốc và hệ tầng trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam
qua các công trình nghiên cứu trước đây
Hệ
Thống
Phụthống
Kýhiệu
ĐịachấtViệtNam,Tập1–Địa
tầng,VũKhúc–BùiPhúMỹ(1988)
Đovẽđịachấtvàtìmkiếmkhoángsản
1/50.000,nhómtờTamKỳ-Hiệp
Đức,A.AKoliada(1991)
ThuyếtminhBĐĐCĐệtứViệt
Nam,1/500.000,NguyễnĐứcTâm
&ĐỗTuyết(1995)
BĐĐCtờHộiAn,1/200.000,
NguyễnVănTrang(1996)
LATS“Đặcđiểmđịamạodảiđồng
bằngvenbiểnHuế-QuảngNgãi”,
ĐặngVănBào(1996)
Đovẽđịachấtvàtìmkiếmkhoángsản
1/50.000,nhómtờHộiAn-ĐàNẵng,
CátNguyênHùng(1996)
BáocáođiềutrađịachấtđôthịtừLiên
ChiểuđếnDungQuất,VũVănVĩnh
(1999)
BảnđồVPHvàTrầmtíchĐệtứ
ViệtNam,1/1.000.000,NgôQuang
Toàn(2000)
LiênhệđịatầngKainozoitạiđồng
bằngvenbiểnTrungTrungBộViệt
Nam,NguyễnĐịchDỹ(2007)
LậpbảnđồĐCTV-ĐCCT,tỷlệ
1/50.0000vùngDuyXuyên-Tam
Kỳ,LiênđoànĐCTV-ĐCCTmiền
Trung(2004)
TỔNGHỢP
TrầmtíchĐệtứtạiđồngbằngven
biểntỉnhQuảngNam
Không phân chia Q e, d, p e, ed, ap e, ed, ap ed, dp, adp ad, ed ap, d ed, dp, adp ed, adp, dp
Đệtứ
Holocen
Thượng
Q2
3
a, mb, mv a, am a, am, mv
a, mQ2
3(2) a, amb,
mQ2
3(2)
a, am, m, v Q2
3
np
a, mQ2
3(2)
ambQ2
3
ch;
a, am, ma, am,
ambQ2
3(1)
ambQ2
3(1)
ch;
a, m, am
ambQ2
3(1)
ch
a, m, am
Trng-
Thượng
Q2
2-3
m, mv a, am
amQ2
2-3
np;
a, amb, mb,
mv
a, am, m
a, am,
amb,
mb, mv, m
amQ2
2-3
np,
a, amb, mv
Trung
Q2
2
mQ2
2
no am, mv a, am
mlQ2
2
kl;
mb, m
mlQ2
2
kl;
m, amb, mb
mlQ2
2
kl,
m, amb, mb
amQ2
2
np;
mlQ2
2
kl; a, m,
amb, mb, mv
Hạ-
Trung
Q2
1-2
mvQ2
1-2
a, am a, am
mvQ2
1-2
no;
am, m, ml
amQ2
1-2
kl;
mQ2
1-2
no;
a, mb
Q2
1-2
kl a, am
Hạ
Q2
1
mQ2
1
đn
mQ2
1
no;a,
am, amb, ml
Tên các hệ tầng
trầm tích
ch: Cẩm Hà np:NamPhướcch: Cẩm Hà ch: Cẩm Hà
np: Nam Phước np: Nam Phước np:NamPhước
kl: Kỳ Lam
no: Nam Ô kl:Kỳ Lam kl:Kỳ Lam kl:Kỳ Lam
no: Nam Ô
kl:Kỳ Lam
no: Nam Ô
kl:Kỳ Lam
no: Nam Ô
đn: Đà Nẵng
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất

More Related Content

What's hot

Vien tham - 4 ve tinh vien tham
Vien tham - 4 ve tinh vien thamVien tham - 4 ve tinh vien tham
Vien tham - 4 ve tinh vien tham
ttungbmt
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAY
Luận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAYLuận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAY
Luận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAY
 
Vien tham - 4 ve tinh vien tham
Vien tham - 4 ve tinh vien thamVien tham - 4 ve tinh vien tham
Vien tham - 4 ve tinh vien tham
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu cơ sở dữ liệu địa chính và bài toán cập n...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
 
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
 
Đề tài phân tích tài chính công ty Rạng Đông, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty Rạng Đông, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty Rạng Đông, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty Rạng Đông, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măngLuận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng
 
Đề tài: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại tập đoàn Hoa Sao
Đề tài: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại tập đoàn Hoa SaoĐề tài: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại tập đoàn Hoa Sao
Đề tài: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại tập đoàn Hoa Sao
 
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
 
Đề tài: Nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định thôi việc của lao động, HAY
Đề tài: Nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định thôi việc của lao động, HAYĐề tài: Nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định thôi việc của lao động, HAY
Đề tài: Nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định thôi việc của lao động, HAY
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
 
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnNghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
 
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươngPhân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA SPVB MIỀN TRUNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA SPVB MIỀN TRUNGBÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA SPVB MIỀN TRUNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA SPVB MIỀN TRUNG
 
Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...
Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...
Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty xây lắp Sao Việt
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty xây lắp Sao ViệtĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty xây lắp Sao Việt
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty xây lắp Sao Việt
 
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đLuận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm ở ven biển, 9đ
 

Similar to Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất

Similar to Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất (20)

Luận án: Tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể Sông Hồng
Luận án: Tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể Sông HồngLuận án: Tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể Sông Hồng
Luận án: Tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể Sông Hồng
 
Luận án: Đặc điểm địa tầng phân tập trầm tích Miocene, HAY
Luận án: Đặc điểm địa tầng phân tập trầm tích Miocene, HAYLuận án: Đặc điểm địa tầng phân tập trầm tích Miocene, HAY
Luận án: Đặc điểm địa tầng phân tập trầm tích Miocene, HAY
 
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long...
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long...Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long...
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ngành da gai ở khu vực vịnh Hạ Long...
 
Dự báo ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, HAY - Gửi miễn phí q...
Dự báo ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, HAY - Gửi miễn phí q...Dự báo ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, HAY - Gửi miễn phí q...
Dự báo ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, HAY - Gửi miễn phí q...
 
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
 
Đặc điểm cấu trúc - kiến tạo phần Tây Bắc bồn trũng Nông Sơn
Đặc điểm cấu trúc - kiến tạo phần Tây Bắc bồn trũng Nông SơnĐặc điểm cấu trúc - kiến tạo phần Tây Bắc bồn trũng Nông Sơn
Đặc điểm cấu trúc - kiến tạo phần Tây Bắc bồn trũng Nông Sơn
 
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
 
Nghiên cứu tiến hóa trầm tích trong mối quan hệ với chuyển động kiến tạo và ý...
Nghiên cứu tiến hóa trầm tích trong mối quan hệ với chuyển động kiến tạo và ý...Nghiên cứu tiến hóa trầm tích trong mối quan hệ với chuyển động kiến tạo và ý...
Nghiên cứu tiến hóa trầm tích trong mối quan hệ với chuyển động kiến tạo và ý...
 
Luận án: Phương pháp dự báo các đại lượng dịch chuyển đất đá
Luận án: Phương pháp dự báo các đại lượng dịch chuyển đất đáLuận án: Phương pháp dự báo các đại lượng dịch chuyển đất đá
Luận án: Phương pháp dự báo các đại lượng dịch chuyển đất đá
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến cực trị dòng chảy
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến cực trị dòng chảyLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến cực trị dòng chảy
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến cực trị dòng chảy
 
Dự báo hạn hán, lũ lụt tại sông Cầu bằng mô hình SWAT và GIS
Dự báo hạn hán, lũ lụt tại sông Cầu bằng mô hình SWAT và GISDự báo hạn hán, lũ lụt tại sông Cầu bằng mô hình SWAT và GIS
Dự báo hạn hán, lũ lụt tại sông Cầu bằng mô hình SWAT và GIS
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
 
Luận văn: Nghiên cứu khả năng xử lý thuốc kháng sinh họ β- lactam trong môi t...
Luận văn: Nghiên cứu khả năng xử lý thuốc kháng sinh họ β- lactam trong môi t...Luận văn: Nghiên cứu khả năng xử lý thuốc kháng sinh họ β- lactam trong môi t...
Luận văn: Nghiên cứu khả năng xử lý thuốc kháng sinh họ β- lactam trong môi t...
 
Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đLuận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
 
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha TrangNghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
 
Nghiên cứu xử lý amoni trong nước rỉ rác bằng phương pháp lọc sinh học
Nghiên cứu xử lý amoni trong nước rỉ rác bằng phương pháp lọc sinh họcNghiên cứu xử lý amoni trong nước rỉ rác bằng phương pháp lọc sinh học
Nghiên cứu xử lý amoni trong nước rỉ rác bằng phương pháp lọc sinh học
 
Giáo Trình Môn Học Thủy Lực Cơ Sở - Nguyễn Thế Hùng
Giáo Trình Môn Học Thủy Lực Cơ Sở - Nguyễn Thế Hùng Giáo Trình Môn Học Thủy Lực Cơ Sở - Nguyễn Thế Hùng
Giáo Trình Môn Học Thủy Lực Cơ Sở - Nguyễn Thế Hùng
 
Luận văn: Chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích, HAY, 9đ
Luận văn: Chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích, HAY, 9đLuận văn: Chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích, HAY, 9đ
Luận văn: Chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích, HAY, 9đ
 
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đTác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
 
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HOÀNG NGÔ TỰ DO ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT ĐỆ TỨ VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT Hà Nội - 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HOÀNG NGÔ TỰ DO ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT ĐỆ TỨ VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM Ngành: Địa chất học Mã số: 62.44.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Nguyễn Văn Lâm 2. GS. TSKH Đặng Văn Bát Hà Nội - 2016
  • 3. - i - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Hoàng Ngô Tự Do
  • 4. - ii - MỤC LỤC Trang 1. Tính cấp thiết của luận án....................................................................................... 1 2. Mục tiêu của luận án............................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ của luận án............................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án....................................................... 2 5. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 2 6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 3 7. Luận điểm bảo vệ ................................................................................................... 3 8. Những điểm mới của luận án ................................................................................. 4 9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án............................................................. 4 10. Cơ sở tài liệu của luận án ..................................................................................... 4 11. Cấu trúc luận án.................................................................................................... 5 12. Lời cảm ơn............................................................................................................ 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT ĐỆ TỨ VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM 1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu................................................................... 7 1.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi hành chính...................................................................... 7 1.1.2. Đặc điểm địa hình đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam và vùng phụ cận..... 8 1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất Đệ tứ và đánh giá tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam và đồng bằng Quảng Nam..... 8 1.2.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam và đồng bằng Quảng Nam ................................................................................. 8 1.2.2. Lịch sử nghiên cứu và đánh giá tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam và đồng bằng Quảng Nam............................................ 10 1.3. Các phương pháp nghiên cứu địa chất Đệ tứ và đánh giá tài nguyên nước vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.......................................................... 12 1.3.1. Phương pháp luận nghiên cứu ........................................................................ 12 1.3.2. Hệ phương pháp nghiên cứu địa chất Đệ tứ................................................... 13 1.3.3. Hệ phương pháp nghiên cứu ĐCTV vùng ĐBVB tỉnh Quảng Nam.............. 18
  • 5. - iii - CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Những vấn đề chung về địa tầng trầm tích Đệ tứ ĐBVB tỉnh Quảng Nam22 2.1.1. Thang địa tầng trầm tích Đệ tứ....................................................................... 22 2.1.2. Ranh giới Pleistocen - Holocen khu vực đồng bằng tỉnh Quảng Nam .......... 22 2.2. Các thành tạo trước Đệ tứ khu vực đồng bằng tỉnh Quảng Nam............... 26 2.3. Địa tầng và đặc điểm trầm tích Đệ tứ ĐBVB tỉnh Quảng Nam.................. 26 2.3.1. Thống Pleistocen (Q1) .................................................................................... 32 2.3.2. Thống Holocen (Q2) ....................................................................................... 46 2.3.3. Trầm tích Đệ tứ không phân chia................................................................... 61 2.4. Xu thế biến đổi một số đặc tính của trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam ..................................................................................................... 62 CHƯƠNG 3 CÁC HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO VÀ SỰ THAY ĐỔI MỰC NƯỚC BIỂN TRONG ĐỆ TỨ TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Đặc điểm kiến tạo Đệ tứ đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.................. 67 3.1.1. Các yếu tố cấu trúc kiến tạo trước Đệ tứ........................................................ 67 3.1.2. Các yếu tố kiến trúc Đệ tứ tại đồng bằng Quảng Nam................................... 68 3.1.3. Hệ thống đứt gãy vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam...................... 73 3.1.4. Đặc điểm địa mạo và tính phân bậc địa hình tại ĐBVB tỉnh Quảng Nam..... 77 3.1.5. Các tác động của hoạt động kiến tạo hiện đại làm biến đổi địa hình khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam....................................................................... 87 3.2. Tính toán tốc độ dịch chuyển (hạ thấp) kiến tạo Đệ tứ – kiến tạo hiện đại tại khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam .................................................... 92 3.3. Sự dao động mực nước biển trong Đệ tứ ở khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam ............................................................................................................. 95 CHƯƠNG 4 VAI TRÒ CỦA ĐỊA CHẤT ĐỆ TỨ ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM 4.1. Tổng quát về các TCN trầm tích Đệ tứ tại ĐBVB tỉnh Quảng Nam........ 102 4.2. Đặc điểm chứa nước của các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ ................. 103 4.2.1. Đặc điểm chứa nước của tầng chứa nước Holocen (qh) .............................. 103 4.2.2. Đặc điểm chứa nước của tầng chứa nước Pleistocen (qp) ........................... 104
  • 6. - iv - 4.3. Vai trò của các đứt gãy kiến tạo hiện đại đến khả năng chứa nước của trầm tích Đệ tứ ............................................................................................................... 108 4.3.1. Vai trò của các đứt gãy kiến tạo hiện đại đến khả năng chứa nước của tầng chứa nước Holocen.......................................................................................................... 114 4.3.2. Vai trò của các đứt gãy kiến tạo hiện đại đến khả năng chứa nước của tầng chứa nước Pleistocen....................................................................................................... 114 4.4. Vai trò của các đứt gãy KTHĐ đến mực NDĐ khu vực nghiên cứu ........ 117 4.5. Vai trò của đặc điểm độ hạt trầm tích Đệ tứ đến tính thấm nước............ 120 4.6. Ảnh hưởng của trầm tích Đệ tứ và các yếu tố tự nhiên khác đến thành phần hóa học của nước dưới đất................................................................................... 124 4.6.1. Xu thế biến đổi của thành phần hóa học nước dưới đất ............................... 124 4.6.2. Xác định nguồn gốc cơ bản của NDĐ bằng các tỷ số hóa học .................... 127 4.6.3. Xác định nguồn gốc và xu thế biến đổi cơ bản của NDĐ bằng các biểu đồ Piper, Gibbs, Marcado ...................................................................................................... 127 4.6.4. Đặc điểm thủy địa hóa nước dưới đất khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam và mối quan hệ với trầm tích Đệ tứ ............................................................... 140 CHƯƠNG 5 TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM 5.1. Đánh giá lượng tích chứa tự nhiên (trữ lượng tĩnh) của tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Đệ tứ vùng ĐBVB tỉnh Quảng Nam....... 146 5.2. Đánh giá lượng bổ cập (của tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Đệ tứ vùng ĐBVB tỉnh Quảng Nam................................................... 147 5.2.1. Xây dựng lưới mô hình................................................................................. 147 5.2.2. Các điều kiện biên ........................................................................................ 152 5.2.3. Các dữ liệu đầu vào của mô hình ................................................................. 154 5.2.4. Chạy và chỉnh lý mô hình bằng phương pháp giải bài toán ngược ổn định. 155 5.2.5. Đánh giá các nguồn hình thành trữ lượng bổ cập nước dưới đất ở đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam....................................................................................... 158 5.3. Đánh giá tài nguyên dự báo nước dưới đất ĐBVB tỉnh Quảng Nam....... 159 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 160 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ............................... 162 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 164 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ............................................................................... 170
  • 7. - v - DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT Chữ viết tắt Nội dung BĐKH Biến đổi khí hậu ĐBVB Đồng bằng ven biển ĐCTV Địa chất thủy văn ĐB-TN Đông Bắc – Tây Nam KTĐT-KTHĐ Kiến tạo Đệ tứ – kiến tạo hiện đại LATS Luận án tiến sỹ NCS Nghiên cứu sinh NDĐ Nước dưới đất qh Tầng chứa nước lỗ rỗng trong các thành tạo trầm tích Holocen qp TCN lỗ rỗng trong các thành tạo trầm tích Pleistocen TB-ĐN Tây Bắc – Đông Nam TPHH Thành phần hóa học TCN Tầng chứa nước TNDBNDĐ Tài nguyên dự báo nước dưới đất TLKTTN Trữ lượng khai thác tiềm năng
  • 8. - vi - DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1. Thang phân cấp độ hạt của Wentworth, được sử dụng bởi Hiệp hội các nhà trầm tích quốc tế (International Association of Sedimentologists-IAS) ................... 15 Bảng 2.1. Bảng tổng hợp về nguồn gốc và hệ tầng trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam................................................................................................ 23 Bảng 2.2. Thang địa tầng trầm tích Đệ tứ tại khu vực đồng bằng............................ 26 Bảng 3.1. Tính toán tốc độ hạ thấp của đứt gãy F2-01 tại các thời điểm khác nhau92 Bảng 3.2. Tính toán tốc độ hạ thấp của đứt gãy F2-04 tại các thời điểm khác nhau94 Bảng 3.3. Tính toán tốc độ hạ thấp tổng hợp (F2-01 và F2-04) tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam tại các thời điểm khác nhau. ......................................................... 94 Bảng 3.4. Bảng tính toán tốc độ thay đổi mực nước biển tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, có hiệu chỉnh theo chuyển động KTĐT-KTHĐ ................................. 98 Bảng 4.1. Kết quả thí nghiệm các lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Holocen [14, 39] ............................................................... 105 Bảng 4.2. Kết quả thí nghiệm các lỗ khoan nghiên cứu tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Pleistocen [14, 39]............................................................. 106 Bảng 4.3. Hệ số thấm các loại trầm tích Đệ tứ từ kết quả thống kê đối chiếu với. 122 Bảng 4.4. Các tỷ số hóa học xác định nguồn gốc cơ bản của NDĐ [17, 30, 32]... 127 Bảng 5.1. Bảng tổng hợp kết quả tính tài nguyên dự báo NDĐ khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam....................................................................................... 159
  • 9. - vii - DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Vị trí vùng nghiên cứu, đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam .................. 7 Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành trầm tích Đệ tứ........................ 13 Hình 2.1. Biểu đồ hình hộp thống kê chiều dày của các lớp trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng Quảng Nam...................................................................................................... 27 Hình 2.2. Bản đồ địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, từ Điện Bàn đến Thăng Bình (mảnh 1) ................................................................................. 28 Hình 2.3. Bản đồ địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, từ Thăng Bình đến Núi Thành (mảnh 2).................................................................................. 29 Hình 2.4. Sơ đồ vị trí các tuyến mặt cắt nghiên cứu địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam......................................................................................... 31 Hình 2.5. Mặt cắt nghiên cứu địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam (mặt cắt 1-1’; 2-2’)........................................................................................... 34 Hình 2.6. Mặt cắt nghiên cứu địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam (mặt cắt 3-3’). .................................................................................................. 35 Hình 2.7. Mặt cắt nghiên cứu địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam (mặt cắt dọc 8-8’)............................................................................................. 35 Hình 2.8. Mặt cắt nghiên cứu địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam (mặt cắt 4-4’; 5-5’,6-6’, 7-7’). ......................................................................... 44 Hình 2.9. Cột địa tầng tổng hợp trầm tích Đệ tứ vùng đồng bằng Quảng Nam....... 45 Hình 2.10. Sơ đồ liên kết địa tầng các lỗ khoan lấy mẫu nghiên cứu dọc ĐBVB Quảng Nam với vị trí lấy mẫu nghiên cứu sét, bào tử phấn hoa và tuổi tuyệt đối C14....... 48 Hình 2.11. Đồ thị hàm lượng % độ hạt các trầm tích Đệ tứ đồng bằng ven biển Quảng Nam, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ.......................................................... 62 Hình 2.12. Đồ thị hàm lượng % của độ hạt các trầm tích Đệ tứ đồng bằng ven biển Quảng Nam, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ. ............................................. 63 Hình 2.13. Đồ thị của hệ số chọn lọc (S0) các trầm tích Đệ tứ đồng bằng ven biển Quảng Nam, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ. ............................................. 64 Hình 2.14. Đồ thị của hệ số độ nhọn (K) các trầm tích Đệ tứ đồng bằng ven biển Quảng Nam, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ. ............................................. 64 Hình 2.15. Đồ thị thành phần hóa học (SiO2 – Al2O3 – Fe2O3) của trầm tích Đệ tứ đồng bằng ven biển Quảng Nam, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ.............. 65 Hình 2.16. Đồ thị thành phần hóa học (K2O-MgO-CaO-Na2O) của trầm tích Đệ tứ đồng bằng ven biển Quảng Nam, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ.............. 65
  • 10. - viii - Hình 3.1. Bình đồ cấu trúc trước Đệ tứ và hệ thống đứt gãyKTĐT-KTHĐ...................... 67 Hình 3.2. Sơ đồ thể hiện độ sâu đáy bồn tích tụ trầm tích Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam................................................................................................ 68 Hình 3.3. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ khống chế của các hệ thống đứt gãy với các đới sụt lún, vòm nâng – hạ kiến tạo hiện đại ở vùng đồng bằng tỉnh Quảng Nam. ....... 69 Hình 3.4. Mặt cắt địa chất A – B (Hình 3.3) cắt qua các vòm nâng - hạ tại huyện Đại Lộc và Điện Bàn....................................................................................................... 70 Hình 3.5. Mặt cắt địa chất G – H trên (Hình 3.3) cho thấy quan hệ giữa các đứt gãy và trầm tích Đệ tứ tại khu vục Duy Xuyên và Hội An (Cửa Đại)........................... 71 Hình 3.6. Mặt cắt địa chất theo đường C – D (Hình 3.3) đi qua các vùng sụt lún mạnh trên khu vực đới bờ của đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam................................ 71 Hình 3.7. Sơ đồ bề dày trầm tích Đệ tứ vùng đồng bằng Quảng Nam..................... 72 Hình 3.8. Sơ đồ phân vùng địa hình theo độ cao tại đồng bằng tỉnh Quảng Nam... 78 Hình 3.9. Bản đồ địa mạo vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, từ Điện Bàn đến Thăng Bình (mảnh 1)......................................................................................... 81 Hình 3.10. Bản đồ địa mạo vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, từ Thăng Bình đến Núi Thành (mảnh 2)........................................................................................... 82 Hình 3.11. Biến động lòng dẫn hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn từ 1973 - 2013 .. 87 Hình 3.12. Tác động của các đứt gãy và vòm hạ 03 góp phần làm tăng cường độ xói lở gây cắt dòng tại đoạn sông Quảng Huế................................................................ 88 Hình 3.13. Xu hướng nắn thẳng dòng chảy sông Thu Bồn...................................... 89 Hình 3.14. Vòm nâng 02 gây nghẽn dòng sông Bầu Xấu .......................................... 90 Hình 3.15. Biến động bờ biển Cửa Đại từ 1965-2013 ............................................. 91 Hình 3.16. Sơ đồ tính toán tốc độ sụt lún của đứt gãy F2-01 và F2-04 tại vị trí có biên độ sụt lún lớn nhất. ................................................................................................... 93 Hình 3.17. Biểu đồ đường dao động mực nước biển trong Đệ tứ đối sánh với thang Địa tầng Quốc tế 2015.............................................................................................. 96 Hình 3.18. Biều đồ đường dao động mực nước biển trong Holocen. ...................... 97 Hình 3.19. Biều đồ hiệu chỉnh đường mực nước biển tại ĐBVB Quảng Nam ........... 99 Hình 4.1. Bản đồ ĐCTV vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam (mảnh 1).... 109 Hình 4.2. Bản đồ ĐCTV vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam (mảnh 2).... 110 Hình 4.3. Mặt cắt địa chất thủy văn vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam (mặt cắt ĐCTV 1-1’; 2-2’).............................................................................................. 112 Hình 4.4. Mức độ chứa nước của các thành tạo trầm tích Đệ tứ tại vùng đồng bằng Quảng Nam............................................................................................................. 113
  • 11. - ix - Hình 4.5. Sơ đồ phân bố các vùng giàu nước trong tầng chứa nước Holocen liên quan đến hệ thống đứt gãy kiến tạo hiện đại................................................................... 115 Hình 4.6. Sơ đồ phân bố các vùng giàu nước trong tầng chứa nước Pleistocen liên quan đến của hệ thống đứt gãy kiến tạo hiện đại. .................................................. 116 Hình 4.7. Bản đồ đẳng cao mực NDĐ của TCN Holocen tại Quảng Nam............ 118 Hình 4.8. Bản đồ đẳng cao mực NDĐ của TCN Pleistocen tại Quảng Nam......... 119 Hình 4.9. Biểu đồ xử lý thống kê giá trị hệ số thấm của trầm tích Đệ tứ tuổi ....... 120 Hình 4.10. Biểu đồ xử lý thống kê giá trị hệ số thấm của trầm tích Pleistocen..... 121 Hình 4.11. Sơ đồ phân vùng hệ số thấm của tầng chứa nước Holocen.................. 121 Hình 4.12. Sơ đồ phân vùng hệ số thấm của tầng chứa nước Pleistocen............... 123 Hình 4.13. Đồ thị thể hiện sự biến thiên theo chu kỳ của hàm lượng.................... 125 Hình 4.14. Đồ thị biểu diễn hàm lượng ion K+ (mg/l) trong các mẫu nước dưới đất của trầm tích Đệ tứ, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ. ................................. 125 Hình 4.15. Đồ thị biểu diễn hàm lượng ion Ca2+ (mg/l) trong các mẫu nước dưới đất của trầm tích Đệ tứ, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ. ................................. 126 Hình 4.16. Đồ thị biểu diễn hàm lượng ion Mg2+ (mg/l) trong các mẫu nước dưới đất của trầm tích Đệ tứ, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ. ................................. 126 Hình 4.17. Đồ thị biểu diễn hàm lượng ion Cl- (mg/l) trong các mẫu nước dưới đất của trầm tích Đệ tứ, cho thấy xu thế biến đổi có tính chu kỳ. ................................. 127 Hình 4.18. Đồ thị Piper thể hiện các thành phần hóa học chủ yếu của mẫu nước trong trầm tích biển, hệ tầng Nam Ô (mQ2 1 no) ............................................................... 128 Hình 4.19. Đồ thị Gibbs thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hóa học của nước dưới đất trong trầm tích biển, hệ tầng Nam Ô (mQ2 1 no) .............................. 129 Hình 4.20. Đồ thị Mercado đánh giá quá trình rửa nhạt và xâm nhập mặn của nước dưới đất trong trầm tích biển, hệ tầng Nam Ô (mQ2 1 no) ....................................... 130 Hình 4.21. Đồ thị Piper thể hiện các thành phần hóa học chủ yếu của mẫu nước trong trầm tích biển – vũng vịnh, hệ tầng Thăng Bình mlQ1 3(2) tb................................... 131 Hình 4.22. Đồ thị Gibbs thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hóa học của nước dưới đất trong trầm tích biển – vũng vịnh, hệ tầng Thăng Bình ................... 131 Hình 4.23. Đồ thị Mercado đánh giá quá trình rửa nhạt và xâm nhập mặn của nước dưới đất trong trầm tích biển – vũng vịnh, hệ tầng Thăng Bình ............................ 132 Hình 4.24. Đồ thị Piper thể hiện các thành phần hóa học chủ yếu của mẫu nước trong trầm tích biển, hệ tầng Đà Nẵng mQ1 3(2) đn)........................................................... 133 Hình 4.25. Đồ thị Gibbs thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hóa học của nước dưới đất trong trầm tích biển, hệ tầng Đà Nẵng (mQ1 3(2) đn)......................... 133
  • 12. - x - Hình 4.26. Đồ thị Mercado đánh giá quá trình rửa nhạt và xâm nhập mặn của nước dưới đất trong trầm tích biển, hệ tầng Đà Nẵng (mQ1 3(2) đn).................................. 134 Hình 4.27. Đồ thị Piper thể hiện các thành phần hóa học chủ yếu của mẫu nước trong trầm tích sông - biển amQ1 3(1) ................................................................................. 135 Hình 4.28. Đồ thị Gibbs thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hóa học của nước dưới đất trong trầm tích sông - biển amQ1 3(1) ................................................ 135 Hình 4.29. Đồ thị Mercado đánh giá quá trình rửa nhạt và xâm nhập mặn của nước dưới đất trong trầm tích sông - biển amQ1 3(1) ......................................................... 136 Hình 4.30. Sơ đồ phân vùng nguồn gốc nước dưới đất của TCN Holocen............ 137 Hình 4.31. Sơ đồ phân vùng nguồn gốc nước dưới đất của TCN Pleistocen......... 138 Hình 4.32. Sơ đồ phân vùng các loại hình hóa học NDĐ của TCN Holocen........ 141 Hình 4.33. Sơ đồ phân vùng các loại hình hóa học NDĐcủa TCN Pleistocen. ..... 142 Hình 5.1. Bề mặt địa hình đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam được mô hình hóa bằng phần mềm Surfer............................................................................................ 148 Hình 5.2. Các ô lưới hoạt động của mô hình khu vực nghiên cứu......................... 149 Hình 5.3. Mô hình không gian khu vực nghiên cứu, gồm 2 TCN lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Holocen (qh), Pleistocen (qp) và TCN kém bên dưới tầng chứa nước Pleistocen....................................................................................................... 150 Hình 5.4. Sơ đồ lưới mặt cắt không gian của các tầng chứa nước qh – qp tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.............................................................................. 151 Hình 5.5. Sơ đồ biên không dòng chảy và biên tổng hợp của tầng chứa nước kém nằm dưới tầng chứa nước qp.......................................................................................... 152 Hình 5.6. Sơ đồ biên không dòng chảy và biên tổng hợp của TCN Pleistocen. .... 153 Hình 5.7. Sơ đồ biên không dòng chảy và biên tổng hợp của TCN Holocen ........ 153 Hình 5.8. Sơ đồ biên sông mô phỏng hệ thống sông vùng nghiên cứu.................. 154 Hình 5.9. Sơ đồ phân vùng lượng bổ cập nước mưa cho nước dưới đất................ 155 Hình 5.10. Biểu đồ biểu diễn kết quả sai số giữa mực nước mô hình và thực tế... 156 Hình 5.11. Biểu đồ biểu diễn kết quả sai số giữa mực nước mô hình và thực tế trong bài toán ngược không ổn định. ............................................................................... 157 Hình 5.12. Sơ đồ cốt cao mực NDĐ của TCN lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Holocen sau khi tiến hành chỉnh lý mô hình bằng bài toán ngược không ổn định.157 Hình 5.13. Sơ đồ cốt cao mực NDĐ của TCN lỗ hổng trong các thành tạo trầm tích Pleistocen, chỉnh lý mô hình bằng bài toán ngược không ổn định......................... 158
  • 13. - xi - DANH MỤC ẢNH CHỤP Trang Ảnh 2.1. Mẫu trầm tích sét tuổi mlQ1 3(2) tb............................................................... 41 Ảnh 2.2. Khảo sát “cát vàng” hệ tầng Đà Nẵng tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành (ảnh Hoàng Ngô Tự Do, 2010)................................................................................. 43 Ảnh 2.3. Cát trắng hệ tầng Nam Ô tại xã Tam Thắng, huyện Tam Kỳ.................... 51 Ảnh 2.4. Cát trắng hệ tầng Nam Ô tại xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành................ 51 Ảnh 2.5. Mẫu trầm tích sét tuổi mQ2 1 no .................................................................. 52 Ảnh 2.6. Trầm tích ambQ2 2 tại xã Tam Xuân II, huyện Núi Thành (cầu Bà Bầu)... 57 Ảnh 2.7. Mẫu trầm tích sét tuổi mQ2 2 ...................................................................... 58 Ảnh 3.1. Ảnh viễn thám sông Thu Bồn (Thạnh Mỹ đến Kỳ Lam) năm 1973-2015 90
  • 14. - xii - DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Sơ đồ hành chính các huyện, xã ven biển tỉnh Quảng Nam (năm 2014) Phụ lục 2. Vị trí các lỗ khoan khảo sát địa chất Đệ tứ và ĐCTV tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Phụ lục 3. Thành phần độ hạt các loại trầm tích Đệ tứ có nguồn gốc khác nhau tại đồng bảng ven biển tỉnh Quảng Nam. Phụ lục 4. Các công thức kinh nghiệm sử dụng tính toán hệ số thấm của các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ Phụ lục 5. Số liệu và kết quả tính toán hệ số thấm K (m/giây) các loại trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng Quảng Nam theo kinh nghiệm Phụ lục 6. Kết quả tính toán hệ số thấm các loại trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam theo Ernst (1955) Phụ lục 7. Kết quả phân tích TPHH mẫu nước tại các lỗ khoan nghiên cứu nước dưới đất đồng bằng Quảng Nam Phụ lục 8. Kết quả tính toán xác định nguồn gốc nước dưới đất đồng bằng Quảng Nam Phụ lục 9. Tổng hợp kết quả đánh giá nguồn gốc NDĐ đồng bằng Quảng Nam. Phụ lục 10a. Bảng tổng hợp kết quả tính trữ lượng tĩnh tầng chứa nước Holocen. Phụ lục 10b. Bảng tổng hợp kết quả tính trữ lượng tĩnh tầng chứa nước Pleistocen không có áp lực Phụ lục 10c. Bảng tổng hợp kết quả tính trữ lượng tĩnh tầng chứa nước tổng hợp Holocen và Pleistocen Phụ lục 10d. Bảng tổng hợp kết quả tính trữ lượng tĩnh TCN Pleistocen có áp lực Phụ lục 11a. Thống kê lượng nước vào – ra tầng chứa nước (TCN) Holocen năm 2014 Phụ lục 11b. Thống kê lượng nước vào – ra tầng chứa nước Pleistocen trong năm 2014
  • 15. - 1 - MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam chiếm một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội dọc hành lang kinh tế ven biển nước ta, là khu vực tập trung dân cư với các trung tâm kinh tế văn hóa lớn của cả nước như Hội An, Tam Kỳ, Chu Lai… Các hoạt động kinh tế về công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng dân dụng, khai thác nước dưới đất, các đô thị mới, nuôi trồng thủy hải sản, khai thác khoáng sản… đang phát triển từng ngày trên nền trầm tích Đệ tứ phân bố liên tục từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây của khu vực. Đặc điểm phân bố của trầm tích Đệ tứ tại đây khá phức tạp do điều kiện bồn tích tụ trầm tích nhỏ - hẹp, nguồn trầm tích gần với bờ biển nên không gian, thời gian phân dị, chọn lọc trầm tích hạn chế. Ngoài ra, ảnh hưởng của các yếu tố kiến tạo Đệ tứ - kiến tạo hiện đại và vai trò của sự thay đổi mực nước biển có những tác động nhất định đến quá trình hình thành trầm tích cũng cần làm sáng tỏ hơn trong khu vực nghiên cứu. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong vùng, quá trình khai thác, sử dụng nước dưới đất ngày càng tăng, đặc biệt là nguồn nước dưới đất chứa trong các thành tạo trầm tích Đệ tứ. Tuy nhiên hệ thống các công trình khai thác nước dưới đất vẫn chưa được bố trí hợp lý, sự hiểu biết về các tầng chứa nước, nguồn gốc hình thành, chất lượng – trữ lượng vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét và càng cấp thiết hơn trong điều kiện của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tác động ngày càng sâu sắc đến điều kiện tự nhiên các vùng ven biển, trong đó có các tầng chứa nước dưới đất trong trầm tích Đệ tứ. Việc nghiên cứu địa chất Đệ tứ là cơ sở quan trọng để đánh giá tiềm năng nước dưới đất (nước lỗ hổng). Các đặc điểm ĐCTV (sự phân bố các tầng chứa nước, mức độ phong phú nước, động thái, chất lượng nước…) liên quan chặt chẽ với sự phân bố các tướng trầm tích Đệ tứ và môi trường cổ địa lý hình thành trầm tích. Nước dưới đất là một dạng khoáng sản đặc biệt với khả năng di chuyển linh hoạt từ nơi này đến nơi khác, trữ lượng có khả năng phục hồi nếu khai thác hợp lý. Đồng thời đây cũng là một đối tượng khá nhạy cảm với sự thay đổi của khí hậu, môi trường, với các tác động của con người như khai thác nước ngầm, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, bãi rác thải, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, nuôi tôm trên cát... Hậu quả của những điều này có thể gây ra tình trạng hạ thấp mực nước ngầm, gây sụt lún mặt đất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây ra
  • 16. - 2 - sự xâm nhập mặn của nước biển, sự nhiểm bẩn của nước mặt đến nước ngầm, làm biến đổi thành phần hóa học và độ tổng khoáng hóa của nước dưới đất... Với những lý do trên, NCS đã chọn đề tài: “Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam” làm luận án tiến sỹ của mình. 2. Mục tiêu của luận án Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ đặc điểm địa chất Đệ tứ tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam; xác định mối quan hệ giữa các yếu tố địa chất Đệ tứ với nước dưới đất và đánh giá tiềm năng nước dưới đất ở vùng nghiên cứu phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội của địa phương. 3. Nhiệm vụ của luận án Để đạt được các mục đích nêu trên, đề tài luận án tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ chính sau: - Nghiên cứu đặc điểm địa chất Đệ tứ đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. - Luận giải mối quan hệ giữa sự phân bố của các thành tạo trầm tích, đặc điểm thạch học, nguồn gốc trầm tích, các hệ thống đứt gãy, sự dao động mực nước biển trong Đệ tứ với đặc điểm thủy động lực học, chất lượng của nước dưới đất. - Đánh giá tài nguyên nước dưới đất trong trầm tích Đệ tứ tại khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là các yếu tố địa chất Đệ tứ (trầm tích, hệ thống đứt gãy hiện đại, sự thay đổi mực nước biển…) ở khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam và nước dưới đất chứa trong các trầm tích này. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án: Dải đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam là không gian phân bố của các trầm tích Đệ tứ. Chiều rộng của vùng nghiên cứu được giới hạn từ vị trí phân bố của trầm tích Đệ tứ không phân chia ở rìa phía Tây đồng bằng đến bờ biển Đông. Chiều sâu nghiên cứu tính từ mặt đất đến hết ranh giới dưới của trầm tích Pleistocen hạ (Q1 1 ). 5. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các nhiệm vụ nêu trên, nội dung nghiên cứu của luận án được đặt ra là: - Nghiên cứu đặc điểm địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam: liên kết địa tầng các lỗ khoan, thành lập các mặt cắt trầm tích và xây dựng sơ đồ phân
  • 17. - 3 - bố trầm tích Đệ tứ; nghiên cứu môi trường, nguồn gốc trầm tích, tuổi trầm tích, đặc điểm thạch học trầm tích; nghiên cứu đặc điểm địa mạo, kiến tạo Đệ tứ – kiến tạo hiện đại (KTĐT-KTHĐ) chi phối cấu trúc và sự phân bố các thành tạo trầm tích Đệ tứ, nghiên cứu sự dao động mực nước biển trong Đệ tứ. - Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố địa chất Đệ tứ đến chất lượng, trữ lượng nước dưới đất ở khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. - Đánh giá đặc điểm ĐCTV của các thành tạo trầm tích Đệ tứ, sự phân bố của các tầng chứa nước - cách nước, đánh giá tài nguyên nước dưới đất trong khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước hiện tại và trong tương lai để đề xuất các phương án khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước dưới đất. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong luận án, NCS đã sử dụng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp viễn thám. - Các phương pháp nghiên cứu thực địa. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thạch học - khoáng vật – hóa học. - Phương pháp cổ sinh. - Phương pháp xác định tuổi tuyệt đối bằng C14 - Phương pháp nghiên cứu chuyển động kiến tạo Đệ tứ và kiến tạo hiện đại. - Phương pháp phân tích sự dao động mực nước biển. - Phương pháp nghiên cứu hệ số thấm, hệ số nhả nước của các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ bằng thí nghiệm hiện trường và đánh giá qua các công thức kinh nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học nước dưới đất. - Phương pháp mô hình số đánh giá và dự báo tài nguyên nước dưới đất. - Phương pháp xác suất thống kê. 7. Luận điểm bảo vệ Luận điểm 1: Đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam có 28 thành tạo trầm tích Đệ tứ gồm: 3 thành tạo không phân chia, 25 thành tạo đơn và đa nguồn gốc; trong đó 11 thành tạo đã được xác lập hệ tầng. Sự phân bố của các thành tạo trầm tích chịu tác động của 2 vòm nâng, 5 vòm hạ kiến tạo Đệ tứ và các hệ thống đứt gãy Đông Bắc – Tây Nam, Tây Bắc – Đông Nam hoạt động mạnh trong giai đoạn hiện đại; đặc điểm vật chất của trầm tích Đệ tứ cũng bị chi phối bởi sự dao động mực nước biển tại vùng nghiên cứu.
  • 18. - 4 - Luận điểm 2: Nguồn gốc, thành phần thạch học của các thành tạo trầm tích Đệ tứ cũng như hệ thống đứt gãy, các cấu trúc kiến tạo hiện đại ở đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam có ảnh hưởng đến mức độ phong phú nước, mực nước, tính thấm và thành phần hóa học của nước dưới đất. Tài nguyên dự báo nước dưới đất (nước nhạt) tại đây không lớn, khoảng 137.000m3 /ngày; với trữ lượng tĩnh trọng lực chiếm 61%, trữ lượng tĩnh đàn hồi chiếm 3% và trữ lượng động chiếm 36%. 8. Những điểm mới của luận án - Các đặc điểm địa chất Đệ tứ đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam đã được nghiên cứu chi tiết trong mối quan hệ của 3 yếu tố là đặc điểm trầm tích, dao động mực nước biển và hoạt động kiến tạo Đệ tứ - kiến tạo hiện đại. - Xác định mối quan hệ giữa đặc điểm địa chất Đệ tứ và nước dưới đất (nước lỗ rỗng) về mặt động lực và hóa học ở khu vực nghiên cứu. Đánh giá được vai trò của hoạt động kiến tạo hiện đại, đặc điểm độ hạt trầm tích đến tài nguyên nước dưới đất. - Làm rõ xu thế biến đổi có tính chu kỳ của thành phần hóa học nước dưới đất, xác định nguồn gốc cơ bản của nước dưới đất bằng các tỷ số và biểu đồ chuyên môn. - Đánh giá chi tiết nguồn tài nguyên nước dưới đất (nước lỗ rỗng) trong trầm tích Đệ tứ tại vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. 9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa khoa học: Luận án đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa đặc điểm địa chất Đệ tứ với nước dưới đất tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam; góp phần đề ra phương pháp, cách tiếp cận nghiên cứu tài nguyên nước dưới đất tại các đồng bằng ven biển miền Trung lân cận. - Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là nguồn tài liệu tin cậy, có thể tham khảo, sử dụng trong công tác quy hoạch khai thác hợp lý lãnh thổ, sử dụng hợp lý tài nguyên nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. 10. Cơ sở tài liệu của luận án - Luận án được hoàn thành trên cơ sở các tài liệu, số liệu của NCS thu thập và nghiên cứu về đồng bằng Quảng Nam trong thời gian từ 2002 đến nay, qua quá trình làm Luận văn Thạc sỹ và tham gia các đề tài nghiên cứu các cấp như: + Đánh giá chi tiết tài nguyên nước vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, do PGS. TS. Nguyễn Văn Lâm chủ trì, hoàn thành năm 2009.
  • 19. - 5 - + Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện địa hình - địa chất vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu, do PGS. TS. Đỗ Quang Thiên chủ trì, hoàn thành năm 2014. + Nghiên cứu, đánh giá kiến tạo hiện đại khu vực ven biển miền Trung Việt Nam và vai trò của nó đối với các tai biến thiên nhiên phục vụ dự báo và phòng tránh thiên tai trong điều kiện BĐKH, do PGS. TS. Trần Thanh Hải chủ trì, hoàn thành năm 2015. - Luận án đã tổng hợp, phân tích hơn 640 cột địa tầng lỗ khoan địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình tại khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam và vùng phụ cận. Trong đó có 10 lỗ khoan được tác giả trực tiếp lấy mẫu phân tích khoáng vật sét, bào tử phấn hoa và mẫu tuổi tuyệt đối C14. - Luận án đã phân tích bổ sung được 4 mẫu tuổi tuyệt đối C14 tại Viện Khảo cổ Việt Nam; 12 mẫu bào tử phấn hoa, tảo thực vật tại Viện Địa chất – Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam; phân tích nhiệt và phân tích Rơnghen 12 mẫu sét tại Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Địa chất phục vụ cho việc đánh giá thời gian, môi trường thành tạo trầm tích. - Các số liệu thành phần thạch học, thành phần khoáng vật, thành phần hoá học trầm tích do NCS trực tiếp phân tích, tổng hợp cũng như các số liệu khảo sát ĐCTV, quan trắc động thái nước dưới đất, chất lượng nước dưới đất do NCS trực tiếp thu thập, khảo sát. - Ngoài ra luận án còn tham khảo các tài liệu đã công bố, lưu trữ ở trong và ngoài nước có liên quan đề tài luận án. 11. Cấu trúc luận án * Cấu trúc của luận án, ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, gồm có 5 chương như sau: Chương 1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu địa chất Đệ tứ và đánh giá tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Chương 2. Đặc điểm trầm tích Đệ tứ khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Chương 3. Các hoạt động kiến tạo và sự thay đổi mực nước biển trong Đệ tứ tại khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Chương 4. Vai trò của địa chất Đệ tứ đến tài nguyên nước dưới đất đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Chương 5. Tài nguyên nước dưới đất trong trầm tích Đệ tứ đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.
  • 20. - 6 - 12. Lời cảm ơn Luận án được hoàn thành tại Bộ môn Địa chất, Khoa Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Văn Lâm và GS. TSKH. Đặng Văn Bát. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho NCS hoàn thành luận án của mình. Trong suốt quá trình làm luận án, tác giả luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ và góp ý tận tình của các thầy cô trong Bộ môn Địa chất, Bộ môn Địa chất Thủy văn, Bộ môn Địa chất Biển và các thầy cô trong Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Bên cạnh đó NCS còn được tạo điều kiện và sự hỗ trợ của các anh chị chuyên viên phòng Đào tạo Sau đại học, Phòng Khoa học – Công nghệ của Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Tác giả xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quí báu đó. Với hoàn cảnh phải thường xuyên đi Hà Nội làm luận án, NCS cũng luôn được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Bộ môn ĐCCT&ĐCTV, Khoa Địa lý - Địa chất, Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Đào tạo Đại học và lãnh đạo Trường ĐH Khoa học - Đại học Huế; cũng như các thầy cô, đồng nghiệp nơi công tác. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô, đồng nghiệp và quý Phòng Ban của Trường ĐH Khoa học - Đại học Huế. Trong quá trình làm luận án, NCS cũng nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến từ nhiều nhà khoa học là PGS. TS. Đỗ Quang Thiên, PGS. TS. Trần Thanh Hải, PGS. TS. Hoàng Văn Long, PGS. TS. Ngô Xuân Thành, TS. Đinh Văn Thuận, PGS. TS. Hạ Văn Hải, PGS. TS. Nguyễn Địch Dỹ, TS. Ngô Đức Chân, TS. Vũ Quang Lân, GS. TSKH. Nguyễn Thanh, PGS. TS. Phan Ngọc Cừ, PGS. TS. Nguyễn Kim Ngọc, PGS. TS. Đoàn Văn Cánh, TS. Ngô Quang Toàn, TS. Nguyễn Xuân Nam, TS. Bùi Thị Thu, TS. Đinh Xuân Thành, TS. Vũ Văn Hà, ThS. Đỗ Văn Vinh… và nhiều cá nhân khác. Tác giả xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quí báu của các nhà khoa học, các cá nhân trên. Để hoàn thành luận án của mình, NCS đã nhận được sự hỗ trợ vô cùng to lớn của gia đình, sự chia sẽ mọi khó khăn trong suốt thời gian làm luận án của ông bà, bố mẹ và những người thân trong gia đình; sự hy sinh của vợ và các con để NCS có thể dành thời gian, tâm trí cho luận án. Xin phép được dành những lời cảm ơn đặc biệt nhất cho gia đình của NCS. *************************************************
  • 21. - 7 - 1. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT ĐỆ TỨ VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM 1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 1.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi hành chính Khu vực nghiên cứu là đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam nằm trong khoảng toạ độ: 1070 57’49” đến 1080 45’26” kinh độ Đông. 150 21’22” đến 150 59’17” vĩ độ Bắc. Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp miền đồi núi của tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng (Hình 1.1). Hình 1.1. Vị trí vùng nghiên cứu, đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam (UBND tỉnh Quảng Nam, 2014).
  • 22. - 8 - 1.1.2. Đặc điểm địa hình đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam và vùng phụ cận Khu vực nghiên cứu có địa hình tương đối bằng phẳng, phía Tây là vùng đồi núi thấp, trung tâm là đồng bằng và phía Đông là bờ biển. Theo độ cao và tính phân dị của địa hình, có thể chia đồng bằng Quảng Nam thành 2 vùng chính. Vùng 1 thuộc các huyện Điện Bàn, Đại Lộc và thành phố Hội An; vùng 2 là các huyện Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh, Tam Kỳ và Núi Thành. Vùng Đại Lộc – Hội An có độ cao trung bình khoảng 5-6m, với phía Tây là dãy đồi núi thấp độ cao trung bình 20m, đi về phía Đông ở trung tâm đồng bằng độ cao địa hình thay đổi từ 3 đến 5m. Vùng Cửa Đại, thành phố Hội An địa hình có độ cao trung bình 1-2m. Phía Bắc thành phố Hội An và dọc theo bờ biển huyện Đại Lộc là dải cồn cát biển gió có độ cao 9-10m. Vùng Thăng Bình – Núi Thành nằm ở phía Nam sông Thu Bồn có địa hình cao hơn khu vực Đại Lộc – Hội An. Khu vực huyện Quế sơn là đồi núi thấp cao từ 20- 40m, huyện Phú Ninh có địa hình cao 10-20m. Từ phía Bắc huyện Thăng Bình đến phía Bắc huyện Núi Thành là 2 dải cồn cát cao trung bình 10m bị chia cắt bởi sông Trường Giang và hệ thống sông Tam Kỳ chạy gần song song với bờ biển. Trung tâm huyện Núi Thành là vũng An Hòa cao 0-0,5m, thông ra biển Đông tại cửa An Hòa và cửa Lở. Phía Nam huyện Núi Thành, có địa hình cao trung bình 5-10m với 2 mỏm núi đâm ra biển tại xã Tam Hải và Tam Quan (Bắc khu công nghiệp Chu Lai). 1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất Đệ tứ và đánh giá tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam và đồng bằng Quảng Nam 1.2.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất Đệ tứ vùng đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam và đồng bằng Quảng Nam Địa chất Đệ tứ và hệ thống cồn cát ven biển ở các đồng bằng miền Trung đã được quan tâm nghiên cứu của các nhà địa chất trong và ngoài nước, được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau như Địa lý học (Lê Bá Thảo - 1989), Địa mạo học (Trần Đình Gián - 1981, Zencovich - 1970), Thổ nhưỡng học (Phan Liêu - 1987) và địa chất Đệ tứ (Hoàng Ngọc Kỷ, Nguyễn Đức Tâm - 1982; Lê Đức An - 1970). Các phương án đo vẽ bản đồ địa chất như Bản đồ địa chất khoáng sản 1:200.000 của Cục Địa chất Việt Nam do Nguyễn Văn Trang chủ biên (1986), Bản đồ địa chất Đệ tứ Việt Nam tỉ lệ 1:500.000 do Nguyễn Đức Tâm, Đỗ Tuyết chủ biên (1996) đã giới thiệu khái quát các thành tạo Đệ tứ ở đồng bằng ven biển từ thống Pleistocen hạ đến Holocen thượng. Tuy chỉ mang tính khái quát, nhưng các tài liệu này là cơ sở tham khảo tin cậy trong việc nghiên cứu Đệ tứ ở quy mô tỷ lệ nhỏ và trung bình.
  • 23. - 9 - Một trong các kết quả nghiên cứu về Đệ tứ khác là đề tài KT01-07 “Địa chất Đệ tứ và đánh giá tiềm năng khoáng sản liên quan” do Nguyễn Địch Dỹ chủ biên (1995) giới thiệu cô đọng về đặc điểm trầm tích và quy luật phân bố trầm tích Đệ tứ ở Việt Nam, trong đó có các đồng bằng ven biển miền Trung. Trong chương trình Địa chất đô thị Việt Nam, các tác giả Vũ Văn Vĩnh, Trịnh Nguyên Tính, Đặng Huy Rằm (1999) đã thành lập Bản đồ địa chất khoáng sản vùng hành lang kinh tế trọng điểm Miền Trung tỷ lệ 1:100.000 (từ Liên Chiểu đến Dung Quất) trên cơ sở biên hội các tài liệu và bản đồ tỷ lệ nhỏ khác với diện phân bố trầm tích được chi tiết hóa theo kết quả đo vẽ tỷ lệ 1:50.000 và 1:25.000. Ngoài các đề tài, báo cáo thuộc các phương án đo vẽ bản đồ địa chất còn có các nghiên cứu khác mà tiêu biểu là Luận án tiến sỹ của tác giả Đặng Văn Bào (1996) về “Đặc điểm địa mạo dải đồng bằng ven biển Huế - Quảng Ngãi”. Luận án đã trình bày chi tiết về kiến trúc hình thái, chạm trổ hình thái và lịch sử phát triển địa hình của 3 đồng bằng ven biển Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đề tài “Tiến hóa địa hóa trầm tích Đệ tứ đồng bằng ven biển miền Trung và ý nghĩa cổ khí hậu của chúng” do Đặng Mai chủ biên (1998) thông qua phân tích thành phần hóa học, chỉ số môi trường trầm tích và các hệ số địa hóa để làm sáng tỏ tính chu kỳ lắng đọng trầm tích Đệ tứ, xác lập lại điều kiện cổ khí hậu của các giai đoạn trầm tích. Luận án tiến sỹ “Tiến hóa các thành tạo trầm tích Đệ tứ vùng đồng bằng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế” của Vũ Quang Lân (2003) đã làm sáng tỏ được thành phần vật chất, quy luật phân bố theo thời gian, không gian của các thành tạo trầm tích Đệ tứ; qua đó xác định được quy luật tiến hóa của trầm tích Đệ tứ trong mối quan hệ với dao động mực nước biển và hoạt động kiến tạo Đệ tứ tại vùng đồng bằng Bình Trị Thiên, có điều kiện tích tụ trầm tích Đệ tứ gần giống với đồng bằng Quảng Nam. Gần đây nhất, luận án tiến sỹ của Nguyễn Chí Trung (2011) nghiên cứu về “Đặc điểm địa chất Holocen lưu vực sông Thu Bồn – Vu Gia” đã làm rõ một số đặc điểm về địa tầng, thành phần vật chất, môi trường thành tạo, lịch sử phát triển trầm tích của các thành tạo Holocen, hoạt động Kiến tạo hiện đại tại khu vực hạ lưu sông Thu Bồn – Vu Gia. Trong những năm gần đây, chương trình nghiên cứu địa chất biển được đẩy mạnh với nhiều đề tài, dự án như “Tiến hóa đới ven biển, dao động mực nước biển và quá trình tích tụ vật liệu lục nguyên (phù sa) trong Holocen ở thềm lục địa vùng biển giữa châu thổ Mekong và Nha Trang, Đông Nam – Việt Nam” do Viện Địa chất và Địa vật lý biển chủ trì (2006); Dự án “Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển Thừa Thiên Huế - Bình Định (0-60m nước), tỉ lệ 1:100.000” do Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển tiến
  • 24. - 10 - hành và báo cáo năm 2012; một số Luận án tiến sỹ như “Tiến hóa trầm tích Pliocen - Đệ tứ vùng thềm lục địa từ Quảng Nam đến Bình Thuận” của Đinh Xuân Thành (2012) đã làm sáng tỏ được lịch sử tiến hóa các thành tạo trầm tích Pliocen - Đệ tứ vùng thềm lục địa (đới ven bờ) và các chu kỳ dao động của mực nước biển, hoạt động kiến tạo Đệ tứ trong giai đoạn này. Các kết quả nghiên cứu này đã cung cấp nhiều dữ liệu quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu đối sánh giữa trầm tích thềm lục địa và trầm tích lục địa tại khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên các đề tài trên vẫn mang tính khái quát cao, chưa xác lập được vai trò của mực nước biển, yếu tố kiến tạo Đệ tứ – kiến tạo hiện đại và đặc điểm trầm tích tại khu vực này. 1.2.2. Lịch sử nghiên cứu và đánh giá tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam và đồng bằng Quảng Nam Trong thời gian qua, công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất đã được Nhà nước chú trọng. Năm 1983, bản đồ ĐCTV toàn quốc tỷ lệ 1:500.000 đã hoàn thành dưới sự chủ biên của tác giả Trần Hồng Phú ; bản đồ ĐCTV Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 do Vũ Ngọc Kỷ - Nguyễn Kim Ngọc chủ biên năm 1985; bản đồ ĐCTV Campuchia - Lào - Việt Nam Nguyễn Kim Ngọc - Vũ Ngọc Kỷ chủ biên năm 1987. Bên cạnh đó còn có một số đề tài cấp nhà nước như “Nước dưới đất Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do tác giả Vũ Ngọc Kỷ chủ biên; đề tài KT01-10, “Bảo vệ nước dưới đất các bồn chứa nước chính và quy hoạch khai thác nước dưới đất các vùng ven biển và hải đảo” do tác giả Vũ Ngọc Kỷ, Nguyễn Kim Ngọc chủ biên (1995). Các liên đoàn, các đoàn ĐCTV cũng có nhiều phương án tìm kiếm, thăm dò nước dưới đất như Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Thăng Bình - Quảng Nam do Nguyễn Trường Đỉu chủ biên (1987), Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Tam Kỳ - Quảng Nam bằng tổ hợp các phương pháp địa vật lý do Nguyễn Đăng Lưu chủ biên (1988), Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Đà Nẵng - Hội An do Nguyễn Trường Đỉu chủ biên (1992), Báo cáo phương án thành lập bản đồ ĐCTV - ĐCCT vùng Bình Sơn - Hải Vân, tỉ lệ 1:200.000 do Nguyễn Trường Đỉu chủ biên (1995) đã làm sáng tỏ phần nào đặc điểm ĐCTV và tiềm năng nước dưới đất của một số vùng thuộc tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở tổng hợp các báo cáo tìm kiếm nước dưới đất của các đề án, đồng thời bổ sung thêm một số kết quả đo vẽ bổ sung về ĐCTV vùng Tam Kỳ, Thăng Bình, tác giả Vũ Ngọc Trân đã chủ biên Báo cáo điều tra địa chất đô thị hành lang kinh tế trọng điểm từ Liên Chiểu đến Dung Quất (1999) nhằm liên kết các tầng chứa nước trong vùng, đồng bộ hoá các dữ liệu địa chất, ĐCTV, xây dựng loạt bản đồ địa chất, ĐCTV tỷ lệ 1:100.000 cho khu vực hành lang kinh tế trọng điểm miền Trung.
  • 25. - 11 - Năm 2009, trường Đại học Mỏ - Địa chất thực hiện đề tài Đánh giá chi tiết tài nguyên nước vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam do PGS.TS. Nguyễn Văn Lâm chủ trì nhằm mục tiêu khảo sát đánh giá được trữ lượng, chất lượng các nguồn nước (nước mưa, nước mặt và nước ngầm) ở vùng ven biển Quảng Nam, đề xuất phương hướng khai thác và cân đối sử dụng có hiệu quả các nguồn nước đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu về nước dưới đất đã được tiến hành ở nhiều địa phương trong vùng Quảng Nam như Hội An, Thăng Bình, Tam Kỳ... hoặc đánh giá cho hành lang kinh tế ven biển (phạm vi nghiên cứu từ Quốc lộ 1A đến bờ biển). Tuy vậy, các đề tài này vẫn chưa tập trung vào việc luận giải mối quan hệ giữa sự phân bố của các thành tạo trầm tích, đặc điểm thạch học, nguồn gốc trầm tích Đệ tứ với các đặc điểm thủy động lực, đặc điểm hóa học, chất lượng của nước dưới đất. Ngoài ra, ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên - nhân sinh như sự dâng cao mực nước biển, sự thay đổi dòng chảy hạ lưu do hệ thống thủy điện bậc thang, việc khai thác quá mức nguồn nước dưới đất, các hoạt động khai thác khoáng sản, nuôi trồng hải sản ở dải cát ven biển... chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức để ngăn ngừa các tác động làm suy thoái nguồn nước dưới đất. Các tồn tại về nghiên cứu đặc điểm địa chất Đệ tứ và nước dưới đất ở khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam nêu trên sẽ được tập trung giải quyết trong đề tài luận án của nghiên cứu sinh. 1.2.3. Tổng quan về nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất trên thế giới Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất. Trong đó nghiên cứu tổng hợp về mối quan hệ giữa nước dưới đất và trầm tích Đệ tứ có các công trình: - Galloway W. E. , D. K. Hobday (1996), nghiên cứu các đặc điểm của trầm tích bở rời phục vụ cho đánh giá nguồn nước [54]. - J.A. Heathcote, J.W. Lloyd (1984), nghiên cứu đặc tính hóa học của nước dưới đất trong mối tương quan với địa chất Đệ tứ ở vùng Đông Nam Suffolk, nước Anh. - Kirk-Lawlor N. E. (2015), nghiên cứu mối quan hệ giữa nước dưới đất với biến đổi khí hậu trong Đệ tứ ở sa mạc Atacama ở phía Bắc Chi Lê. - Zbigniew Nowicki, Andrzej Sadurski (2010), đặc điểm nước dưới đất trong trầm tích Đệ tứ tại Ba Lan. Các nghiên cứu về đặc điểm độ hạt của trầm tích Đệ tứ với độ thấm của nước dưới đất có những công trình tiêu biểu như sau:
  • 26. - 12 - - Awad H. S. và A.M. Al-Bassam (2001), đã lập chương trình máy tính HYDCOND nghiên cứu để tính toán độ thấm của trầm tích Đệ tứ vùng Arập Saudi từ các dữ liệu độ hạt trầm tích [47]. - Jorge Rosas Aguilar (2013), phân tích mối quan hệ giữa phân bố độ hạt của các kiểu trầm tích với độ thấm của nước dưới đất tại vùng Wađi, thuộc Arập Saudi [57]. - Michael Kasenow (2002), có những nghiên cứu về cách xác định hệ số thấm từ phân tích độ hạt trầm tích tại Mỹ [61]. Thành phần hóa học của nước dưới đất phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của trầm tích Đệ tứ, do đó trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ này, tiêu biểu là: - Inga Retike, Baiba Raga và nnk (2012), đánh giá đặc điểm hóa học của nước dưới đất trong trầm tích Đệ tứ tại Litvia. - John Edwin Harbison (2007), nghiên cứu đặc điểm hóa học và thủy lực của nước dưới đất tại đồng bằng ven biển Pimpama, Đông Nam Queensland. - Nosrat Aghazadeh, Asghar Asghari Mogaddam (2010), đánh giá chất lượng nước dưới đất sử dụng cho ăn uống và nông nghiệp của vùng Oshnavieh, Tây Bắc Iran [62]. - Yoko S Togo, Kohei Kazahaya, Tsutomu Sato và nnk (2014), nghiên cứu đặc điểm hóa học của nước dưới đất trong trầm tích từ Kreta muộn đến Đệ tứ tại vùng Joban và Hamadari phía Nam Tohoku, Nhật Bản. 1.3. Các phương pháp nghiên cứu địa chất Đệ tứ và đánh giá tài nguyên nước vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam 1.3.1. Phương pháp luận nghiên cứu Trầm tích Đệ tứ là trầm tích trẻ nhất phân bố ở lớp trên cùng của vỏ thạch quyển, chưa có thời gian và các điều kiện cần thiết để gắn kết thành đá trầm tích, các trầm tích cổ nhất này hình thành cách đây 1,806 triệu năm. Trầm tích Đệ tứ được hình thành theo quy luật của trầm tích học trong mối quan hệ Nguồn vật liệu - Vận chuyển - Lắng đọng trầm tích. Quá trình lắng đọng và tích tụ trầm tích Đệ tứ có mối quan hệ chặt chẽ với bối cảnh động lực của bồn tích tụ, môi trường lắng đọng trầm tích, nguồn trầm tích, điều kiện cổ khí hậu, sự dao động mực nước đại dương. Ngoài ra, các cấu trúc nâng hạ kiến tạo Đệ tứ và hệ thống đứt gãy hiện đại trong thời gian vài triệu đến vài chục ngàn năm trở lại đây cũng chi phối quy luật tích tụ, phân bố trầm tích, tạo nên các yếu tố đặc trưng trong sự hình thành, phát triển trầm tích tại khu vực cụ thể. Các yếu tố này thể hiện cụ thể trong biểu đồ 3 thành phần như Hình 1.2 [29, 53].
  • 27. - 13 - Nước dưới đất hình thành và tồn tại trong môi trường trầm tích Đệ tứ, do đó thành phần, đặc điểm trầm tích và sự phân bố không gian của chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên nước dưới đất. Đó là một trong các yếu tố quyết định đến chất lượng, trữ lượng nước dưới đất chứa trong đó. Lịch sử hình thành các nguồn nước dưới đất này cũng có mối liên hệ chặt chẽ với sự hình thành các tầng trầm tích Đệ tứ trong khu vực. Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành trầm tích Đệ tứ (Galloway, 1989) [53], (Trần Nghi, 2014) [29] Các vấn đề nêu trên là quan điểm chỉ đạo chung cho việc lựa chọn, xác định các phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận án nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra. 1.3.2. Hệ phương pháp nghiên cứu địa chất Đệ tứ 1.3.2.1. Phương pháp phân tích viễn thám Phương pháp viễn thám là phương pháp dựa trên việc nghiên cứu các tư liệu ảnh viễn thám đa phổ phân giải cao, ảnh máy bay, kết hợp với các loại bản đồ địa hình, địa chất, địa mạo... để xác định nguồn gốc, sự phân bố và ranh giới các trầm tích Đệ tứ, các cấu trúc kiến tạo Đệ tứ , các dấu vết đường bờ biển cổ, các hệ thống bậc thềm sông, thềm biển tương ứng với các giai đoạn biển tiến - biển thoái hoặc các chu kỳ bào mòn diễn ra trên lục địa. Một trong những ưu điểm của phương pháp này giúp chúng ta thu thập thông tin nhanh chóng và khách quan trên một khu vực rộng lớn với độ chính xác khá cao, đồng bộ về không gian - thời gian. Luận án đã sử dụng các nguồn ảnh Landsat, Spot, Google Earth để nghiên cứu sự biến động của đường bờ biển, xói lở bờ sông, bờ biển, sự dịch chuyển của hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn... nhằm xác định tác động của yếu tố kiến tạo Đệ tứ lên bề mặt địa hình hiện tại. 1.3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực địa ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH KIẾN TẠO ĐỆ TỨ – KTHĐ DAO ĐỘNG MỰC NƯỚC BIỂN Tướngtrầmtích Tốcđộbồitụ,thành phầnkhoángvật
  • 28. - 14 - Việc nghiên cứu thực địa được tiến hành bằng quá trình khảo sát các điểm lộ trầm tích, khoan đào lấy mẫu trầm tích, đo đạc và chụp ảnh bề mặt địa hình khu vực nghiên cứu... Các lộ trình khảo sát địa chất thường theo phương thẳng góc với đường bờ biển, cắt qua các thành hệ trầm tích xuất hiện trên bề mặt. Các đợt khảo sát thực địa tại khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam đã được NCS tiến hành từ năm 2004 nhưng không được liên tục. Bắt đầu từ năm 2009 đến nay công tác khảo sát thực địa được tiến hành thường xuyên, mỗi năm ít nhất từ 2 đến 4 đợt vào mùa khô và mùa mưa. Các hoạt động khảo sát thực địa nhằm nghiên cứu sự phân bố trầm tích Đệ tứ trên bề mặt, khoan đào lấy mẫu trầm tích phục vụ nghiên cứu địa tầng, đo đạc các thông số địa chất thủy văn bằng các phương pháp địa vật lý, bơm hút nước thí nghiệm, quan trắc mực nước ngầm, lấy mẫu phân tích chất lượng nước ngầm – nước mặt... 1.3.2.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thạch học - khoáng vật – hóa học a) Phương pháp phân tích độ hạt: NCS đã phân tích các cấp hạt bằng rây, ống lắng đọng,... để tìm hiểu nguồn vật liệu, khu vực phân bố, môi trường sinh thành. Các hệ số độ hạt trầm tích bao gồm: kích thước hạt trung bình (Md), hệ số chọn lọc (S0), hệ số bất đối xứng (Sk), hệ số nhọn (K)... trực tiếp phản ánh quá trình tạo vật liệu, các nguồn vật liệu (sông – biển – vũng vịnh), quãng đường vận chuyển, chế độ động lực của môi trường trầm tích. Trước đây, việc gọi tên cấp hạt thường theo tiêu chuẩn của Liên Xô cũ (N.A. Kachinskii) tương đối phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay, tên trầm tích được gọi theo tiêu chuẩn của Châu Âu (Cục địa chất Hoàng Gia Anh), có thể sử dụng thang phân cấp độ hạt của Wentworth (1922) hoặc thang đo φ =-log2 (kích thước hạt theo mm) do W. C. Krumbein cải tiến từ thang cấp độ hạt Wentworth (Bảng 1.1). Trong luận án NCS chủ yếu sử dụng thang phân cấp độ hạt của Wentworth để gọi tên trầm tích theo 5 cấp như Bảng 1.1. Việc chuyển đổi từ thang phân cấp độ hạt Việt Nam sang thang phân cấp của Wentworth được thực hiện nhờ phần mềm GRADISTAT, phiên bản 8.0 của Simon J Blott. Phần mềm này cũng giúp chúng ta có thể tính toán đường kính các cỡ hạt tương ứng với d05, d10, d20, d25, d60… phục vụ cho việc đánh giá hệ số thấm của các tầng chứa nước bằng công thức kinh nghiệm. b) Phương pháp nghiên cứu thành phần khoáng vật Trong luận án, NCS đã sử dụng phân tích các khoáng vật phổ biến trong mỗi cấp hạt, mức độ phong hoá, gặm mòn của khoáng vật để tìm hiểu các điều kiện cổ địa lý. Ngoài ra, thành phần khoáng vật trầm tích (các khoáng vật nặng) giúp xác định nguồn cung cấp vật liệu, thành phần khoáng vật sét phản ánh đặc điểm địa hóa của
  • 29. - 15 - môi trường trầm tích; thành phần khoáng vật sét (kaolinit), bào tử phấn hoa (thực vật ưa nóng, ưa lạnh), di tích thực vật (than bùn) còn là các dấu hiệu nhận biết điều kiện cổ khí hậu trong quá trình thành tạo trầm tích. Bảng 1.1. Thang phân cấp độ hạt của Wentworth, được sử dụng bởi Hiệp hội các nhà trầm tích quốc tế (International Association of Sedimentologists-IAS) Kích thước hạt (mm) Thang φ Tên gọi Cấp hạt > 1024 < -10 Rất lớn TẢNG1024-512 -10  -9 Lớn 512-256 -9  -8 Trung bình 256-128 -8  -7 Nhỏ CUỘI 128-64 -7  -6 Rất nhỏ 64-32 -6  -5 Rất thô SẠN SỎI 32-16 -5  -4 Thô 16-8 -4  -3 Trung bình 8-4 -3  -2 Mịn 4-2 -2  -1 Rất mịn 2-1 -1  0 Rất thô CÁT 1-0,5 0  1 Thô 0,5-0,25 1  2 Trung bình 0,25-0,125 2  3 Mịn 0,125-0,063 3  4 Rất mịn 0,063-0,031 4  5 Rất thô BỘT (BỤI) 0,031-0,016 5  6 Thô 0,016-0,008 6  7 Trung bình 0,008-0,004 7  8 Mịn 0,004-0,002 8  9 Rất mịn < 0,002 < 9 Sét SÉT Nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp Rơnghen nhiệt để xác định thành phần khoáng vật sét trong mẫu trầm tích. Tổng số mẫu sét phân tích là 12 mẫu, được gửi phân tích tại Trung tâm phân tích thí nghiệm Địa chất. Kết quả phân tích cho ra hàm lượng phần trăm của các khoáng vật Illit, Kaolinit, Clorit, Thạch anh, Felspat, Gơtit... trong mẫu sét. Qua đó NCS đã đánh giá những tác động của môi trường – khí hậu đến quá trình hình thành các tập sét phân bố trong trầm tích Đệ tứ. c) Phương pháp phân tích thành phần hoá học trầm tích Phương pháp này chủ yếu xác định các oxit (SiO2, TiO2, Al2O3, Fe2O3, FeO, MnO, MgO, CaO, Na2O, K2O, P2O5, CO2), các muối có trong trầm tích để xác định
  • 30. - 16 - quan hệ của trầm tích với nguồn cung cấp vật liệu, môi trường thành tạo trầm tích... Trong luận án, nghiên cứu sinh đã tổng hợp và kế thừa các số liệu phân tích hóa học trầm tích chủ yếu từ các nguồn tham khảo tin cậy của Cát Nguyên Hùng, Đặng Văn Bào, Phạm Huy Long (1996) trong Báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 nhóm tờ Đà Nẵng – Hội An. 1.3.2.4. Phương pháp cổ sinh Phương pháp này sử dụng các hóa thạch động thực vật, hóa thạch vi cổ sinh để phân chia địa tầng, liên kết địa tầng, xác định tuổi tương đối và môi trường lắng đọng trầm tích. Trong luận án, NCS đã kế thừa các tài liệu có trước và phân tích bào tử phấn hoa bổ sung để xác định môi trường lắng đọng trầm tích và điều kiện cổ khí hậu tại thời điểm hình thành trầm tích. Tổng số mẫu bào tử phấn hoa được phân tích bổ sung là 12 mẫu, lấy trong 10 lỗ khoan địa chất phân bố dọc theo đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, độ sâu lấy mẫu từ 1m đến 33m (Hình 2.10). Các mẫu được bảo quản đúng quy định và gửi phân tích tại Viện Địa chất – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Kết quả phân tích đã góp phần xác định được các môi trường thành tạo trầm tích biển, biển – vũng vịnh, đầm lầy ven biển từ Pleistocen muộn, phần muộn (Q1 3(2) ) đến Holocen sớm (Q2 1 ). 1.3.2.5. Phương pháp xác định tuổi tuyệt đối Các phương pháp này giúp xác định tuổi tuyệt đối các tầng trầm tích, các di tích hữu cơ. Phương pháp phân tích đồng vị C14 đã được sử dụng trong luận án. Nghiên cứu sinh đã lấy 4 mẫu trầm tích chứa vỏ sò, xác thực vật để phân tích tuổi tuyệt đối C14, độ sâu lấy mẫu từ 15 đến 33m (Hình 2.10). Các mẫu được bảo quản đúng quy định và gửi phân tích tại Viện Khảo cổ Việt Nam. Kết quả phân tích cho ra tuổi trầm tích nằm trong khoảng 4550-7590 năm giúp xác định ranh giới tuổi tuyệt đối của các trầm tích Holocen tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. 1.3.2.6. Phương pháp nghiên cứu kiến tạo Đệ tứ - kiến tạo hiện đại Phương pháp nghiên cứu kiến tạo Đệ tứ - kiến tạo hiện đại được sử dụng trong luận án là tổ hợp của nhiều phương pháp nhằm đánh giá sự dịch chuyển, tái dịch chuyển của hệ thống đứt gãy trong giai đoạn Đệ tứ và hiện đại. Các phương pháp cơ bản bao gồm như sau: a) Phân tích hình thái mạng lưới sông suối Mạng lưới sông suối chịu sự chi phối nhất định của hoạt động nội sinh, ở đây cụ thể là sự dịch chuyển của các đứt gãy trong giai đoạn Đệ tứ. Tại vị trí có sự sụt lún kiến tạo, mạng lưới sông suối mở rộng ra, độ cong của sông lớn. Ngược lại nếu khu vực được nâng lên mạng lưới sông sẽ bị thu hẹp, sông có xu hướng bị nắn thẳng dòng.
  • 31. - 17 - Ngoài ra, sự định hướng hoặc dịch chuyển liên tục của dòng chảy theo một hướng nhất định cũng là dấu hiệu cho thấy các đứt gãy đang hoạt động. Điều này dẫn tới sự bồi tụ hoặc xói lở bờ sông theo một phía liên tục trong hàng chục năm. b) Phân tích độ dày trầm tích Trong quá trình hình thành trầm tích, hoạt động của các đứt gãy trong giai đoạn kiến tạo Đệ tứ (KTĐT) - kiến tạo hiện đại (KTHĐ) cũng chi phối đến sự phân bố trầm tích Đệ tứ qua hai trường hợp. Trường hợp đứt gãy tác động sau khi hình thành lớp trầm tích, sẽ làm cho các lớp trầm tích dịch chuyển (nâng – hạ) nhưng không làm thay đổi chiều dày lớp trầm tích. Trường hợp đứt gãy dịch chuyển đồng thời với quá trình hình thành trầm tích sẽ dẫn tới sự tăng hoặc giảm chiều dày tương đối của lớp trầm tích so với vị trí lân cận [16]. Hoạt động KTĐT-KTHĐ ảnh hưởng cục bộ đến sự phân bố, cấu trúc của trầm tích Đệ tứ ở mỗi vùng cụ thể. Tại các khu vực có cấu trúc nâng KTĐT-KTHĐ (xã Điện Hòa Nam, Điện Thắng), chiều dày trầm tích Đệ tứ sẽ mỏng hơn so với khu vực lân cận, ngược lại tại khu vực có cấu trúc hạ xuống (xã Điện Nam Bắc, Điện Hồng, Đại Cường và trung tâm huyện Núi Thành) chiều dày trầm tích sẽ lớn hơn hẳn so với xung quanh. Căn cứ vào hệ thống lỗ khoan khảo sát trên đồng bằng Quảng Nam, các tài liệu đo địa vật lý và kiểm tra trên thực địa, NCS đã xác định được sơ đồ bề dày các lớp trầm tích Đệ tứ tại vùng nghiên cứu làm cơ sở cho việc xác định các vùng nâng – hạ, các cấu trúc dạng vòm liên quan đến dịch chuyển kiến tạo Đệ tứ - kiến tạo hiện đại. c) Đánh giá tốc độ dịch chuyển của các đứt gãy trong giai đoạn Đệ tứ Để đánh giá tốc độ dịch chuyển của các đứt gãy này trong Đệ tứ, NCS đã tiến hành xem xét 2 lỗ khoan nằm gần vị trí đứt gãy gây ra biên độ sụt lún trầm tích lớn nhất. Trong đó 1 lỗ khoan sẽ nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của đứt gãy và một lỗ khoan nằm trong vùng chịu tác động lớn nhất, chiều dày của lớp trầm tích tại lỗ khoan chịu tác động của đứt gãy lớn hơn nhiều so với chiều dày của lớp trầm tích tại lỗ khoan nằm ngoài vùng ảnh hưởng. Do khoảng cách giữa các lỗ khoan xem xét không lớn nên sự khác biệt về chiều dày các lớp trầm tích chỉ có thể do hoạt động của kiến tạo hiện đại, các nguyên nhân về nguồn cung cấp trầm tích có thể loại bỏ. * Để tính tốc độ dịch chuyển của đứt gãy, NCS thực hiện qua 2 bước: - Bước 1: tính tốc độ dịch chuyển trung bình của đứt gãy trong toàn bộ thời gian hình thành lớp trầm tích, ta lấy chiều dày trầm tích do hoạt động hạ thấp kiến tạo gây ra chia cho tổng thời gian hình thành lớp trầm tích đó. Đây là tốc độ dịch chuyển của đứt gãy trong 1 năm.
  • 32. - 18 - - Bước 2: tính khoảng cách dịch chuyển hạ thấp tại từng thời điểm theo các bước thời gian khác nhau (10 ngàn năm, ngàn năm hoặc trăm năm), tổng các khoảng cách này bằng chiều dày trầm tích do hoạt động hạ thấp kiến tạo gây ra. Các giá trị tính toán có thể sử dụng để hiệu chỉnh cho đường dao động mực nước biển tại khu vực nghiên cứu cụ thể gắn với chuyển động nâng – hạ của hoạt động KTĐT-KTHĐ. Kết quả tốc độ hạ thấp cuối cùng tính cho toàn bộ vùng nghiên cứu là tổng hợp của các đứt gãy cụ thể, mỗi giai đoạn thường lấy theo đứt gãy có tốc độ dịch chuyển lớn nhất. 1.3.2.7. Phương pháp phân tích sự dao động mực nước biển Trầm tích Đệ tứ tại các đồng bằng ven biển chịu chi phối trực tiếp của quá trình dâng - hạ mực nước biển. Hiện tượng này tạo ra sự lặp lại của thành phần độ hạt, môi trường (tính nhịp) tương ứng với các chu kỳ biển tiến - biển thoái trong quá khứ. Việc phân tích các chu kỳ trầm tích giúp chúng ta xác định được quá trình tiến hoá trầm tích khu vực, phát hiện các bất chỉnh hợp trong quá trình trầm tích, đối sánh địa tầng với các vùng nghiên cứu lân cận qua các quy luật chung của các chu kỳ trầm tích. Trong luận án, NCS đã nghiên cứu đặc tính chu kỳ của độ hạt trầm tích, hệ số chọn lọc trầm tích, thành phần hóa học trầm tích. Kết quả cho thấy sự thay đổi mang tính chu kỳ trong các thông số khảo sát. Đó là minh chứng quan trọng chứng tỏ sự chi phối của dao động mực nước biển đến quá trình hình thành trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. 1.3.3. Hệ phương pháp nghiên cứu Địa chất thủy văn vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam 1.3.3.1. Phương pháp nghiên cứu hệ số thấm, hệ số nhả nước của các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ theo công thức kinh nghiệm Hệ số thấm (K – m/ngày) của các tầng chứa nước là thông số quan trọng trong việc đánh giá các đặc điểm địa chất thủy văn, khả năng chứa nước, dẫn nước của tầng chứa. Để đánh giá hệ số thấm có thể dựa vào các kết quả thí nghiệm trong phòng (thí nghiệm thấm Darcy), kết quả bơm hút nước, ép nước ngoài thực địa và dựa vào các công thức kinh nghiệm đã được các nhà nghiên cứu thiết lập như Hazen (1892), Terzaghi (1925), Hiệp hội khai hoang Mỹ (1992), Ernst (1955)… (xem Phụ lục 4) Những kết quả tính toán hệ số thấm cho mỗi loại trầm tích là cơ sở để xây dựng bản đồ hệ số thấm cho khu vực đồng bằng ven biển (ĐBVB) tỉnh Quảng Nam theo công thức tính độ thấm tổng hợp giữa các lớp trầm tích như sau:
  • 33. - 19 - Trong đó: Ki là hệ số thấm của lớp trầm tích thứ i hi là chiều dày của lớp trầm tích thứ i Kết quả cuối cùng là các bản đồ phân bố hệ số thấm tại vùng nghiên cứu như Hình 4.11, 12. Đây là giá trị đầu vào rất quan trọng khi sử dụng mô hình GMS. 1.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học nước dưới đất Trong nghiên cứu nước dưới đất, đặc điểm hóa học của nước dưới đất chịu nhiều sự chi phối của nhiều yếu tố như thành phần thạch học của đất đá, nước mưa, nước biển, các nguồn ô nhiễm… Để làm sáng tỏ các yếu tố chi phối đến đặc điểm thủy địa hóa của nước dưới đất, đánh giá các quá trình chủ yếu đang diễn ra trong tầng chứa nước (xâm nhập mặn, rửa nhạt, hỗn hợp…) ta thường sử dụng các biểu đồ chuyên môn như Piper, Gibbs, Marcado… [44, 62, 64]. Ngoài ra, NCS cũng kết hợp đánh giá nguồn gốc của nước (biển, lục địa) thông qua các tỷ số đương lượng ion chủ yếu có trong nước. Từ nguồn tổng hợp tài liệu phân tích thành phần hóa học 77 lỗ khoan, 131 giếng khơi từ các đề tài nghiên cứu nước dưới đất tại Quảng Nam trước đây [14, 39], NCS đã lấy mẫu và phân tích bổ sung 20 mẫu nước trong các hệ tầng khác nhau để từ đó lập các biểu đồ đánh giá đặc điểm hóa học của nước dưới đất tại khu vực nghiên cứu; luận giải vai trò của trầm tích Đệ tứ đến thành phần hóa học của nước dưới đất. 1.3.3.3. Phương pháp đánh giá và dự báo tài nguyên nước dưới đất Để đánh giá tài nguyên nước dưới đất thường phải đánh giá các vấn đề sau (Nguyễn Văn Lâm, 2013): - Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn. - Đánh giá trữ lượng nước dưới đất gồm trữ lượng tĩnh tự nhiên, trữ lượng động tự nhiên, trữ lượng khai thác, trữ lượng có thể khai thác (trữ lượng khai thác tiềm năng), trữ lượng bổ sung. - Đánh giá chất lượng nước dưới đất. - Đánh giá khả năng khai thác sử dụng nguồn nước. Để đánh giá, dự báo tiềm năng nước dưới đất của một vùng lãnh thổ nào đó, trước đây thường sử dụng tiêu chí trữ lượng khai thác tiềm năng (TLKTTN). Hiện nay, xu hướng đánh giá tài nguyên nước dưới đất theo được xem xét trên quan điểm mới, phù hợp với thực tế hơn là đánh giá tài nguyên dự báo nước dưới đất - QTNDB. Tài nguyên dự báo nước dưới đất (TNDBNDĐ) là lượng nước có chất lượng và giá trị xác định có thể nhận được trong giới hạn một cấu trúc địa chất thủy văn, n nn n i i n i ii tb hhh hKhKhK h hK K        ...... ........ . 21 2211 1 1
  • 34. - 20 - một lưu vực sông hay một vùng lãnh thổ có tiềm năng khai thác sử dụng sau này (Đoàn Văn Cánh, 2016) [3]. Tài nguyên dự báo nước dưới đất được tính toán dựa trên phương trình cân bằng như sau [3]: QTNDB = Qtích chứa + Qbổ cập = Qtĩnh + Qđộng + Qcuốn theo Trong đó: QTNDB: Tài nguyên dự báo nước dưới đất (m3 /ngày). Qđộng: Trữ lượng động (m3 /ngày). Qcuốn theo : Trữ lượng cuốn theo liên quan đến công trình khai thác NDĐ Lượng tích chứa (Qtích chứa) chính là trữ lượng tĩnh, gồm 2 thành phần là trữ lượng tĩnh trọng lực khi tầng chứa nước (TCN) là không áp và trữ lượng tĩnh đàn hồi khi TCN có áp. Công thức tính trữ lượng tích chứa (trữ lượng tĩnh - Qtĩnh) như sau: Qtĩnh kt dh kt TL t V t V  . Trong đó: VTL: Trữ lượng tĩnh trọng lực (m3 ). Vđh: Trữ lượng tĩnh đàn hồi (m3 ). tkt: Thời gian khai thác (27năm = 10.000ngày). : Hệ số sử dụng (xâm phạm) trữ lượng tĩnh, với =0,3. Khi tầng chứa nước là không áp, trữ lượng tĩnh trọng lực được tính toán bằng công thức như sau: VTL = µ.h.F Trong đó: µ: Hệ số nhả nước trọng lực. h: Chiều dày trung bình của tầng chứa nước (m). F: Diện tích phân bố của tầng chứa nước (m2 ). Khi tầng chứa nước có áp lực, trữ lượng tĩnh đàn hồi được tính toán bằng công thức như sau: Vđh = µ* .ΔH.F Trong đó: µ* : Hệ số nhả nước đàn hồi. ΔH: Áp lực mái của tầng chứa nước áp lực (m). F: Diện tích phân bố của tầng chứa nước (m2 ). Lượng bổ cập (Qbổ cập) gồm 2 phần là trữ lượng động (Qđộng) và trữ lượng cuốn theo (Qcuốn theo). Trong đó, trữ lượng động (tự nhiên) là lượng nước cung cấp cho tầng chứa nước trong điều kiện tự nhiên, bằng tổng lượng nước chảy vào tầng chứa nước từ lượng nước mưa thấm, lượng nước sông hồ ngấm vào, lượng thấm xuyên từ các tầng chứa nước lân cận và dòng chảy tự nhiên từ bên sườn... [3]. Trữ lượng cuốn theo là trữ lượng nước bị lôi cuốn từ nước mặt, tầng chứa nước liền kề khi có các công trình khai thác nước. Trong điều kiện số liệu của luận án, phần trữ lượng này không tính toán được và xem như bằng không.
  • 35. - 21 - Để đánh giá trữ lượng động, có thể dùng phương pháp giải tích hoặc phương pháp mô hình số. Trong đó phương pháp mô hình số có nhiều ưu điểm là linh hoạt, có thể mô phỏng các đặc tính của TCN gần giống với quá trình tự nhiên, do đó NCS đã chọn lựa phương pháp mô hình số để đánh giá trữ lượng động. Mô hình số được sử dụng trong luận án là chương trình GMS của Phòng thí nghiệm nghiên cứu Mô hình hóa Môi trường của đại học Brigham Young – Hoa Kỳ sử dụng để mô hình hoá các quá trình ĐCTV trong thực tế, giúp người nghiên cứu có cái nhìn trực quan hơn đối với các quá trình này khi điều kiện tổ chức hệ thống mạng lưới lỗ khoan quan trắc, đo đạc khó đáp ứng được. Cơ sở lý thuyết của mô hình được dựa trên phương trình đạo hàm riêng mô tả động thái của mực nước dưới đất như sau: t h z h T zy h T yx h T x zyx                                 sSW Trong đó: - h(x, y, z, t) là cốt cao mực nước tại vị trí nào đó của tầng chứa nước ở thời điểm t. - Tx, Ty, Tz, là hệ số dẫn nước theo phương x, y, z. - W(x, y, z, t) là giá trị bổ cập hay thoát đi nước dưới đất tại vị trí nào đó ở thời điểm t. - Ss là hệ số nhả nước. Phương trình trên được giải nhờ phương pháp sai phân hữu hạn bằng cách “rời rạc hoá” không gian nghiên cứu thành nhiều ô. Trên mỗi ô, các giá trị tham gia vào phương trình được coi là không đổi, giá trị này xấp xỉ với giá trị thực tế. Nhờ vậy người ta sẽ biến đổi phương trình đạo hàm riêng thành một hệ phương trình tuyến tính và được giải trên máy tính nhờ các chương trình máy tính đã được lập sẵn. *************************************************
  • 36. - 22 - 2. CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Những vấn đề chung về địa tầng trầm tích Đệ tứ ĐBVB tỉnh Quảng Nam Trước khi đi vào mô tả các đặc điểm của trầm tích Đệ tứ trong khu vực nghiên cứu chúng ta cần làm rõ các vấn đề về thang địa tầng Đệ tứ, ranh giới giữa Pleistocen và Holocen, quan hệ giữa trầm tích Đệ tứ với các thành tạo trước Đệ tứ. 2.1.1. Thang địa tầng trầm tích Đệ tứ Thang địa tầng trầm tích Đệ tứ lần đầu tiên được đưa ra trong Hội nghị của Hiệp hội Đệ tứ Quốc tế (INQUA) lần thứ 2 họp ở Lêningrad (1932) [20], hệ Đệ tứ được chia thành 4 phân vị cơ sở (QI, QII, QIII, QIV). Hiện nay, các nhà nghiên cứu Đệ tứ Việt Nam đang sử dụng thang 2 thành phần với thống Pleistocen được ký hiệu là Q1 và thống Holocen ký hiệu là Q2, các phụ thống được xác định bằng chỉ số trên như Q1 1 , Q1 2 , Q2 1 , Q2 3 ... Để thành lập thang địa tầng trầm tích Đệ tứ tại Quảng Nam, NCS đã dựa trên kết quả tổng hợp các hệ tầng trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng Quảng Nam từ các nghiên cứu trước đây (Bảng 2.1), vào tài liệu lỗ khoan, các tài liệu khảo sát thực địa, tài liệu phân tích C14, vi cổ sinh - bào tử phấn hoa, thành phần vật chất của trầm tích... Ngoài ra, NCS cũng đã tiến hành phân tích đặc tính chu kỳ trầm tích, liên hệ với các đợt biển tiến – biển thoái tại Việt Nam (Hình 3.17, 3.18), liên hệ với các sự kiện biến đổi khí hậu lớn trên thế giới (băng hà – gian băng); kết hợp với nguyên tắc nguồn gốc - tuổi trầm tích. Kết quả, NCS đã xây dựng được thang địa tầng trầm tích Đệ tứ tại khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam với 6 phân vị địa tầng cơ bản sau đây: phụ thống Pleistocen hạ (Q1 1 ); phụ thống Pleistocen trung (Q1 2 ); phụ thống Pleistocen thượng (được tách ra thành phần dưới (Q1 3(1) ) và phần trên (Q1 3(2) ); phụ thống Holocen hạ (Q2 1 ); phụ thống Holocen trung (Q2 2 ); phụ thống Holocen thượng (Q2 3 ) như Bảng 2.2. 2.1.2. Ranh giới Pleistocen - Holocen khu vực đồng bằng tỉnh Quảng Nam Ranh giới Pleistocen và Holocen trong vùng nghiên cứu là ranh giới bất chỉnh hợp địa tầng giữa trầm tích tuổi Holocen sớm (amQ2 1 , mQ2 1 , mQ2 1 no, mlQ2 1 ) phủ lên trên các trầm tích Pleistocen muộn, phần muộn hệ tầng Đại Thạch, Đà Nẵng, Thăng Bình (aQ1 3(2) đt, amQ1 3(2) , mQ1 3(2) đn, mlQ1 3(2) tb). Tại một số vị trí, trầm tích Holocen phủ trực tiếp trên đá gốc hệ tầng Núi Vú (LK602, LK603, LKno92, LKno93).
  • 37. - 23 - Bảng 2.1. Bảng tổng hợp về nguồn gốc và hệ tầng trầm tích Đệ tứ tại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam qua các công trình nghiên cứu trước đây Hệ Thống Phụthống Kýhiệu ĐịachấtViệtNam,Tập1–Địa tầng,VũKhúc–BùiPhúMỹ(1988) Đovẽđịachấtvàtìmkiếmkhoángsản 1/50.000,nhómtờTamKỳ-Hiệp Đức,A.AKoliada(1991) ThuyếtminhBĐĐCĐệtứViệt Nam,1/500.000,NguyễnĐứcTâm &ĐỗTuyết(1995) BĐĐCtờHộiAn,1/200.000, NguyễnVănTrang(1996) LATS“Đặcđiểmđịamạodảiđồng bằngvenbiểnHuế-QuảngNgãi”, ĐặngVănBào(1996) Đovẽđịachấtvàtìmkiếmkhoángsản 1/50.000,nhómtờHộiAn-ĐàNẵng, CátNguyênHùng(1996) BáocáođiềutrađịachấtđôthịtừLiên ChiểuđếnDungQuất,VũVănVĩnh (1999) BảnđồVPHvàTrầmtíchĐệtứ ViệtNam,1/1.000.000,NgôQuang Toàn(2000) LiênhệđịatầngKainozoitạiđồng bằngvenbiểnTrungTrungBộViệt Nam,NguyễnĐịchDỹ(2007) LậpbảnđồĐCTV-ĐCCT,tỷlệ 1/50.0000vùngDuyXuyên-Tam Kỳ,LiênđoànĐCTV-ĐCCTmiền Trung(2004) TỔNGHỢP TrầmtíchĐệtứtạiđồngbằngven biểntỉnhQuảngNam Không phân chia Q e, d, p e, ed, ap e, ed, ap ed, dp, adp ad, ed ap, d ed, dp, adp ed, adp, dp Đệtứ Holocen Thượng Q2 3 a, mb, mv a, am a, am, mv a, mQ2 3(2) a, amb, mQ2 3(2) a, am, m, v Q2 3 np a, mQ2 3(2) ambQ2 3 ch; a, am, ma, am, ambQ2 3(1) ambQ2 3(1) ch; a, m, am ambQ2 3(1) ch a, m, am Trng- Thượng Q2 2-3 m, mv a, am amQ2 2-3 np; a, amb, mb, mv a, am, m a, am, amb, mb, mv, m amQ2 2-3 np, a, amb, mv Trung Q2 2 mQ2 2 no am, mv a, am mlQ2 2 kl; mb, m mlQ2 2 kl; m, amb, mb mlQ2 2 kl, m, amb, mb amQ2 2 np; mlQ2 2 kl; a, m, amb, mb, mv Hạ- Trung Q2 1-2 mvQ2 1-2 a, am a, am mvQ2 1-2 no; am, m, ml amQ2 1-2 kl; mQ2 1-2 no; a, mb Q2 1-2 kl a, am Hạ Q2 1 mQ2 1 đn mQ2 1 no;a, am, amb, ml Tên các hệ tầng trầm tích ch: Cẩm Hà np:NamPhướcch: Cẩm Hà ch: Cẩm Hà np: Nam Phước np: Nam Phước np:NamPhước kl: Kỳ Lam no: Nam Ô kl:Kỳ Lam kl:Kỳ Lam kl:Kỳ Lam no: Nam Ô kl:Kỳ Lam no: Nam Ô kl:Kỳ Lam no: Nam Ô đn: Đà Nẵng