SlideShare a Scribd company logo
1 of 214
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
---------------
NGUYỄN THỊ THÚY MAI
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC
NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN VEN BIỂN
HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
Hà Nội – 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
---------------
NGUYỄN THỊ THÚY MAI
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC
NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN VEN BIỂN
HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62 31 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Ngọc Hùng
PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh
Hà Nội – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng
tôi. Các số liệu nghiên cứu do tôi thu thập khách quan. Kết quả nghiên cứu
trong luận án là khách quan, trung thực, được trích dẫn đầy đủ theo quy
định.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thúy Mai
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 12
1.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi 13
1.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nuôi trồng và đánh
bắt thủy sản
19
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thích ứng với biến đổi khí hậu 23
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Các khái niệm vận dụng trong nghiên cứu 31
2.2. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 40
2.3. Địa bàn nghiên cứu 46
2.4. Phương pháp nghiên cứu 51
CHƢƠNG 3: THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC
TRỒNG TRỌT VÀ CHĂN NUÔI
57
3.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt 57
3.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực chăn nuôi 82
CHƢƠNG 4: THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC
NUÔI TRỒNG VÀ ĐÁNH BẮT THỦY SẢN
103
4.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản 103
4.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản 129
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH : Biến đổi khí hậu
CBA : Community based adaptation (thích ứng dựa vào cộng
đồng)
DFID : Bộ phát triển Quốc tế Anh (Department for
International Development)
IIED : Viện Môi trường và Phát triển quốc tế (International
Institute for Environment and Development)
IPCC : Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)
PCLB TW : Phòng chống lụt bão Trung ương
TK Thống kê
USAID : Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (United States
Agency for International Development)
DANH MỤC BẢNG
Thứ tự Tên bảng Trang
Bảng 3.1: Mối quan hệ hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ và
nhóm tuổi
72
Bảng 3.2: Mô hình logistic: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
phương thức “chuyển lao động của hộ sang làm nghề
khác”
81
Bảng 3.3: Mối quan hệ giữa yếu tố: nhóm tuổi, học hỏi kinh
nghiệm và việc thay đổi kỹ thuật canh tác
82
Bảng 3.4: Mô hình hồi quy logistic: Yếu tố ảnh hưởng đến
phương thức thích ứng “thay đổi giống trong chăn
nuôi”
97
Bảng 3.5: Yếu tố liên quan đến việc thay đổi phương thức chăn
nuôi
98
Bảng 3. 6: Mô hình hồi quy logistic – Yếu tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn phương thức “chuyển một số lao động sang
nghề khác” trong chăn nuôi
99
Bảng 3.7: Mối quan hệ giữa phương thức “Đầu tư nhiều chi phí
hơn và tình trạng kinh tế gia đình
100
Bảng 4.1: Hồi quy logistic – Yếu tố liên quan đến phương thức
thích ứng thay đổi giống nuôi trồng
124
Bảng 4. 2: Tương quan giữa điều kiện kinh tế, hợp tác làm ăn với
các hộ khác và phương thức thích ứng “Đầu tư thêm
trang thiết bị nuôi trồng”
125
Bảng 4. 3: Mối quan hệ giữa cách thức thay đổi phương thức nuôi
trồng và yếu tố học hỏi thêm kinh nghiệm, tham gia tập
huấn
126
Bảng 4. 4: Mối quan hệ giữa các biến số độc lập và biện pháp
thích ứng “bỏ nuôi trồng”
127
Bảng 4. 5: Hồi quy logistic – Các yếu tố liên quan đến phương
thức thích ứng “chuyển một số lao động của hộ sang
nghề khác”
128
Bảng 4. 6: Hồi quy logistic – Các yếu tố liên quan đến
phương thức thích ứng “thay đổi cơ cấu nuôi trồng”
129
Bảng 4.7: Các nguồn huy động vốn tài chính trong một số hoạt
động thích ứng trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản
139
Bảng 4.8: Mô hình logistic: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn 142
phương thức “thay đổi vùng đánh bắt”
Bảng 4.9: Mối quan hệ tình trạng kinh tế hộ và một số hoạt động
thích ứng trong đánh bắt thủy sản
143
Bảng 4.10: Mô hình hồi quy logistics giữa bỏ đánh bắt và độ tuổi 143
Bảng 4.11: Mô hình logistic: Yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển
lao động của hộ sang nghề khác trong đánh bắt
144
DANH MỤC CÁC BIỂU
Thứ tự Tên biểu Trang
Biểu đồ 3.1: Ảnh hưởng của rét đậm rét hại đến trồng trọt 59
Biểu đồ 3.2: Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến trồng trọt 60
Biểu đồ 3.3 : Ảnh hưởng của hạn hán đến trồng trọt 60
Biểu đồ 3.4: Ảnh hưởng của nắng nóng đến trồng trọt 61
Biểu đồ 3.5: Ảnh hưởng của ngập lụt đến trồng trọt 62
Biểu đồ 3. 6: Ảnh hưởng của bão đến trồng trọt 63
Biểu đồ 3.7: Ảnh hưởng của các biểu hiện của biến đổi khí hậu đến
hiện tượng mất trắng mùa vụ
64
Biểu đồ 3.8: Các hoạt động thích ứng trong lĩnh vực trồng trọt 65
Biểu đồ 3.9: Nguồn lực để người dân thay đổi giống 68
Biểu đồ 3.10: Nguồn lực cộng đồng người dân dựa vào trong hoạt
động thay đổi lịch thời vụ
70
Biểu đồ 3.11: Công việc các thành viên trong hộ làm khi chuyển lao
động sang nghề khác
73
Biểu đồ 3. 12: Nguồn lực cộng đồng để người dân dựa vào khi
Chuyển một số lao động của hộ sang nghề khác
74
Biểu đồ 3.13: Nguồn lực cộng đồng người dân lựa chọn trong hoạt
động thay đổi kỹ thuật canh tác
76
Biểu đồ 3. 14: Cách thức bố trí nhân công trong sản xuất nông nghiệp 77
Biểu đồ 3.15: Mối quan hệ giữa hoạt động thích ứng thay đổi giống
cây trồng và việc tham gia tập huấn về biến đổi khí
hậu
80
Biểu đồ 3.16: Ảnh hưởng của rét đậm rét hại đến chăn nuôi 83
Biểu đồ 3.17: Ảnh hưởng của hạn hán đến chăn nuôi 84
Biểu đồ 3.18: Ảnh hưởng của nắng nóng đến chăn nuôi 84
Biểu đồ 3.19: Ảnh hưởng của ngập lụt đến chăn nuôi 85
Biểu đồ 3. 20: Ảnh hưởng của mưa lớn đến chăn nuôi 86
Biểu đồ 3. 21: Ảnh hưởng của bão đến chăn nuôi 86
Biểu đồ 3.22: Các hoạt động thích ứng trong chăn nuôi 87
Biểu đồ 3.23: Nguồn lực cộng đồng người dân lựa chọn để 89
Biểu đồ 3.24: Nguồn lực cộng đồng người dân lựa chọn để thay đổi
phương thức chăn nuôi
92
Biểu đồ 3. 25: Nguồn huy động vốn để đầu tư chi phí cho chăn nuôi 93
Biểu đồ 3.26: Các công việc hộ chăn nuôi làm khi chuyển bớt lao 95
động sang nghề khác
Biểu đồ 3.27: Nguồn lực để một số lao động trong hộ chăn nuôi
chuyển sang làm nghề khác
96
Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của rét đậm rét hại đến nuôi trồng thủy sản 105
Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của hạn hán đến nuôi trồng thủy sản 106
Biểu đồ 4.3: Ảnh hưởng của nắng nóng đến nuôi trồng thủy sản 107
Biểu đồ 4.4: Ảnh hưởng của mưa lớn đến nuôi trồng thủy sản 108
Biểu đồ 4.5: Ảnh hưởng của ngập lụt đến nuôi trồng thủy sản 109
Biểu đồ 4.6: Ảnh hưởng của bão đến nuôi trồng thủy sản 110
Biểu đồ 4.7: Các hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản 111
Biểu đồ 4.8: Nguồn lực cộng đồng để người dân học hỏi trong 112
Biểu đồ 4.9: Nguồn lực cộng đồng trong hoạt động thay đổi 116
Biểu đồ 4.10: Nguồn lực cộng đồng để huy động vốn trong đầu tư
thêm trang thiết bị nuôi trồng
117
Biểu đồ 4.11: Nguồn lực cộng đồng trong hoạt động thay đổi cơ cấu
nuôi trồng
121
Biểu đồ 4.12: Ảnh hưởng của bão đến đánh bắt thủy sản 130
Biểu đồ 4.13: Ảnh hưởng của rét đậm rét hại đến đánh bắt thủy sản 131
Biểu đồ 4.14: Ảnh hưởng của hạn hán đến đánh bắt thủy sản 132
Biểu đồ 4.15 : Ảnh hưởng của nắng nóng đến đánh bắt thủy sản 133
Biểu đồ 4.16: Ảnh hưởng của mưa lớn đến đánh bắt 133
Biểu đồ 4.17: Ảnh hưởng của ngập lụt đến đánh bắt 134
Biểu đồ 4.18: Độ tuổi tham gia hoạt động đánh bắt hiện nay 135
Biểu đồ 4.19: Các hoạt động thích ứng trong đánh bắt thủy sản 135
Biểu đồ 4.20: Mạng lưới cộng đồng trong hoạt động 136
Biểu đồ 4.21: Các công việc một số lao động khác làm khi chuyển
việc trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản
140
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia trên thế giới chịu
ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu [82]. Thực tế, trong những thập kỷ
gần đây, chúng ta đã và đang hứng chịu nhiều ảnh hưởng từ những biểu hiện
bất thường của thời tiết như nước biển dâng, nắng nóng, bão, lũ…. Đặc biệt
phải kể đến là các khu vực ven biển. Theo đánh giá thì đây là một trong những
khu vực chịu nhiều tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu [12,
58, 92]. Bởi đa phần dân cư ven biển thường sống tại những khu vực địa lý dễ
bị tổn thương bởi thiên tai trong khi năng lực thích ứng lại hạn chế, các nguồn
lực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thiếu thốn. Hơn nữa thu nhập chủ yếu
từ các hoạt động sinh kế dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi thời tiết
như nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp.
Theo nghiên cứu của các nhà khí tượng học, khí hậu Việt Nam đã có
những biến đổi rõ rệt. Cụ thể, trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình năm tăng
0.5o
C trên phạm vi cả nước, lượng mưa giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam
lãnh thổ [34] . Đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng trung bình toàn dải
ven biển Việt Nam từ 57 – 73cm [8]. Bên cạnh đó, lượng phát thải nhà kính từ
các hoạt động giao thông, công nghiệp, sử dụng năng lượng, … đang góp phần
làm tăng thêm sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng [12]. Cũng theo ước
tính, nếu nước biển dâng lên 1m có khả năng ảnh hưởng tới 12% diện tích và
20% dân số Việt Nam, làm ngập khoảng từ 0,3 đến 0,5 triệu ha tại đồng bằng
sông Hồng và 1,5-2 triệu ha tại đồng bằng sông Cửu Long và hàng trăm ngàn
ha ven biển miền Trung [37]. Bão, lũ trong những năm vừa qua cũng gây ra
nhiều hậu quả nặng nền về người cũng như tài sản đặc biệt đối với các khu vực
ven biển. Những cơ sở nuôi trồng, tàu thuyền đánh bắt, mùa màng của người
dân bị tàn phá gây thiệt hại nặng nề. Những cơn gió mạnh và những cơn bão
bất thường thậm chí ở những vùng mà trước đây ít chịu ảnh hưởng bởi bão
2
cũng gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, công trình, mùa màng cũng như tính mạng
người dân.
Điều này cho thấy, biến đổi khí hậu là một vấn đề hiện hữu, là xu hướng
chung của toàn cầu, không một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào có thể tránh
khỏi. Do vậy, thích ứng với biến đổi khí hậu là vấn đề cần thiết và cấp bách
giúp giảm thiểu tối đa những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Tuy nhiên,
nhiều bằng chứng cho thấy những tác động của biến đổi khí hậu cũng như
những chiến lược ứng phó thích hợp hay khả năng thích ứng lại phụ thuộc vào
từng địa phương cụ thể [48]. Bởi với mỗi địa phương, mức độ ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu lại phụ thuộc vào đặc điểm địa hình cũng như tình hình kinh
tế và cơ sở vật chất riêng có của địa phương đó. Do vậy việc thích ứng biến
đổi khí hậu ở cấp độ hộ gia đình được coi là nhân tố chính của quá trình thích
ứng [48]. Ví dụ, để ứng phó với biến đổi khí hậu, người nông dân có thể có
những cách thức phối hợp với nhau nhằm đưa biện pháp tăng cường khả năng
chống chịu và khắc phục những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra [53].
Do vậy, có thể nói chính những người chịu tác động trực tiếp có thể xây dựng
khả năng chống chịu và thích ứng với những bất thường do biến đổi khí hậu
[48, 85].
Là một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, Tiền Hải có đường bờ biển
dài trên 23km và có ba cửa sông lớn đổ ra biển đó là sông Ba Lạt, cửa Lân, cửa
Trà Lý. Với điều kiện địa lý - tự nhiên như vậy, giúp cho Tiền Hải có nhiều lợi
thế để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, việc nằm tiếp giáp với biển và các
con sông lớn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong điều kiện biến đổi khí
hậu đang diễn biến khó lường như hiện nay. Cụ thể, trong những thập kỷ gần
đây, người dân liên tục phải gánh chịu những ảnh hưởng của các hiện tượng
thời tiết cực đoan như: bão, lụt, áp thấp nhiệt đới... Cụ thể, nhiều cơn bão với
cường độ mạnh đã tàn phá nhiều cánh rừng ngập mặn cũng như rừng phòng
3
hộ, làm suy thoái hệ sinh thái ven biển, ảnh hưởng lớn tới nông nghiệp và
ngành thủy hải sản của địa phương. Các đợt rét đậm, rét hại bất thường kéo dài
tại Thái Bình cho thấy sự gia tăng của thiên tai và các hiện tượng cực đoan của
khí hậu, thời tiết làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp. Nắng nóng kéo dài do tác động của biến đổi khí hậu trong những năm
gần đây, khiến sâu bệnh phát sinh trên diện rộng, dịch bệnh gia súc, gia cầm
bùng phát ở nhiều nơi gây tâm lý lo ngại, người nông dân không yên tâm đầu
tư phát triển sản xuất, cây trồng sinh trưởng chậm, ảnh hưởng thời vụ.
Trước tình hình đó, việc chủ động thích ứng trước những tác động xấu
của biến đổi khí hậu là một việc làm quan trọng và cần thiết của người dân nơi
đây. Đề tài “Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp của
người dân ven biển Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” muốn đi sâu tìm hiểu những
cách thức được cộng đồng người dân áp dụng để thích ứng với tác động của
biến đổi khí hậu. Thêm vào đó, đề tài cũng đi tìm hiểu trong quá trình ứng phó
người dân huy động những nguồn lực nào nhằm thích ứng với những biến đổi
khí hậu tại địa phương.
2. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự thích ứng với biến đổi khí hậu của
người dân ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong lĩnh vực nông
nghiệp.
2.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là: Người dân ven biển huyện Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu việc thích ứng của người dân
ven biển đối với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là các lĩnh
vực: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
4
- Phạm vi không gian: Về mặt không gian, tác giả luận án triển khai
nghiên cứu tại các xã ven biển huyện Tiền Hải, cụ thể là xã Đông Hoàng và xã
Nam Thịnh.
- Phạm vi thời gian: Luận án giới hạn các nội dung nghiên cứu ở trên
trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2017.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đánh giá thực trạng, yếu tố ảnh hưởng
đến việc thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân ở ven biển, trên cơ sở
đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thích ứng với biến đổi
khí hậu ở ven biển.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đến trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng và đánh bắt thủy hải sản ở khu vực ven biển huyện Tiền Hải.
- Tìm hiểu các cách thức thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân
ven biển huyện Tiền Hải trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và
đánh bắt thủy hải sản.
- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc thích ứng với biến đổi khí hậu
dựa của người dân ven biển ở Tiền Hải.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Qua trải nghiệm của cư dân địa phương ven biển tỉnh Tiền
Hải, biến đổi khí hậu đã tác động như thế nào đến trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng và đánh bắt thủy hải sản?
Câu hỏi 2: Người dân ven biển tỉnh Tiền Hải thích ứng với biến đổi khí
hậu như thế nào trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt
thủy hải sản?
5
Câu hỏi 3: Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thích ứng với biến đổi khí hậu
của người dân ven biển tỉnh Tiền Hải?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Biến đổi khí hậu cụ thể là các hiện tượng thời tiết cực
đoan như bão lũ, nắng nóng bất thường, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng tiêu cực
đối với trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản của các hộ
gia đình cư dân ven biển Tiền Hải trên nhiều phương diện khác nhau như gây
khó khăn trong quá trình sản xuất, làm giảm năng suất và giảm sản lượng.
Giả thuyết 2: Người dân ven biển Tiền Hải đã dựa vào nhiều loại vốn
khác nhau trong cộng đồng như vốn kinh tế (điều kiện kinh tế gia đình), vốn
con người (tuổi, học vấn), vốn xã hội (mạng lưới người thân, bạn bè…) để đưa
ra các cách thức khác nhau nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu trong trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản như thay đổi giống, thay
đổi cách thức nuôi trồng, đánh bắt và đa dạng hóa sinh kế.
Giả thuyết 3: Các đặc điểm của hộ gia đình và cộng đồng như quy mô hộ
gia đình, vốn kinh tế (điều kiện kinh tế gia đình), vốn con người (tuổi, học
vấn), vốn xã hội (mạng lưới người thân, bạn bè…) là những yếu tố ảnh hưởng
đến việc thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân ven biển Tiền Hải.
6
6. Khung phân tích và các biến số
6.1. Khung phân tích
Để làm rõ nội dung nghiên cứu, việc phân tích trong các chương nội
dung của luận án dựa trên các biến số độc lập và phụ thuộc cụ thể. Các biến số
và mối quan hệ giữa các biến số được thể hiện qua khung phân tích dưới đây
(hình 1):
Hình 1: Khung phân tích
6.2. Biến số
6.2.1. Biến số độc lập
- Số thế hệ: 1- 1 thế hệ, 2-hai thế hệ, 3-ba thế hệ, 4- bốn thế hệ trở lên
- Quy mô hộ gia đình: được đo bằng số người trong hộ và số thành viên
trong độ tuổi lao động, số thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm.
- Điều kiện kinh tế của hộ: là điều kiện kinh tế hiện tại của hộ so với khu
vực mình đang cư trú như thế nào? (nghèo/trung bình/khá giả).
Biến đổi khí hậu
Biến độc lập
- Số thế hệ
- Quy mô hộ
- Điều kiện kinh tế
- Loại hình kinh tế
- Học hỏi thêm kinh nghiệm
- Hợp tác làm ăn với hộ khác
- Tham gia tập huấn
- Tuổi, giới tính, học vấn người
tham gia chính
Biến phụ thuộc
Thích ứng với BĐKH trong các lĩnh vực
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt
thủy sản
- Thay đổi biện pháp/cách thức
- Chuyển sang hoạt động khác
- Chấp nhận tổn thất
Bối cảnh KTXH địa phương
Chiến lược, chính sách liên quan đến BĐKH
7
- Loại hình kinh tế: thuần nông, hỗn hợp (cả nông nghiệp và phi nông
nghiệp)
- Tham gia tập huấn với biến đổi khí hậu: đã từng tham gia/chưa từng
tham gia
- Học hỏi thêm kinh nghiệm từ người khác: có/không
- Hợp tác làm ăn với hộ khác: có/không
6.2.2. Biến phụ thuộc
Hoạt động thích ứng của người dân với biến đổi khí hậu trong các lĩnh
vực: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt. Các hoạt động này được tìm
hiểu ở các khía cạnh:
- Thay đổi cách thức/biện pháp
- Chuyển sang hoạt động khác
- Chấp nhận tổn thất
Biến phụ thuộc được cụ thể như sau:
1. Thích ứng
trong lĩnh
vực trồng
trọt
- Thay đổi cách thức/
biện pháp:
Có/không
1. Đầu tư nhiều chi phí hơn
2. Bố trí thêm nhân công
3. Thay đổi giống cây trồng
4. Thay đổi cơ cấu cây trồng
5. Điều chỉnh lịch thời vụ
6. Thay đổi kỹ thuật canh tác
7. Tăng diện tích canh tác
8. Giảm diện tích canh tác
9. Nâng cấp hệ thống tưới tiêu
10. Cải tạo đồng ruộng
- Chuyển sang hoạt
động khác
Có/không
1. Một số lao động của hộ gia
đình chuyển sang làm nghề khác
2. Một số lao động trong hộ
8
chuyển đến địa phương khác làm
ăn
3. Không trồng trọt nữa
- Chấp nhận tổn thất
Có/ không
1. Không có cách thích ứng gì
2. Thích ứng
trong lĩnh
vực chăn
nuôi
- Thay đổi cách thức/
biện pháp:
Có/không
1. Đầu tư nhiều chi phí hơn
2. Bố trí thêm nhân công
3. Thay đổi phương thức chăn
nuôi
4. Thay đổi giống vật nuôi
5. Tăng/giảm quy mô chăn nuôi
6. Nâng cấp hệ thống chuồng trại
- Chuyển sang hoạt
động khác
Có/không
1. Một số người trong hộ chuyển
sang làm nghề khác
2. Một số lao động trong hộ
chuyển đến địa phương khác làm
ăn
3. Không chăn nuôi nữa
- Chấp nhận tổn thất
Có/không
1. Không có cách thức gì
3. Thích ứng
trong lĩnh
vực nuôi
trồng thủy
sản
- Thay đổi cách thức/
biện pháp:
Có/không
1. Thay đổi giống
2. Thay đổi phương thức nuôi
trồng
3. Thay đổi cơ cấu nuôi trồng
4. Đầu tư thêm trang thiết bị
5. Nâng cấp ao/đầm
6. Bố trí thêm nhân công
9
7. Tăng/giảm quy mô
- Chuyển sang hoạt
động khác
Có/không
1. Một số người trong hộ chuyển
sang làm thêm nghề khác
2. Một số lao động trong hộ
chuyển đến địa phương khác làm
ăn
3. Không chăn nuôi nữa
- Chấp nhận tổn thất
Có/không
1. Không có cách thức gì
4. Thích ứng
trong lĩnh
vực đánh bắt
thủy sản
- Thay đổi cách thức/
biện pháp:
Có/không
1. Đầu tư thêm thiết bị đánh bắt
2. Nâng cấp tàu thuyền đánh bắt
3. Bố trí thêm nhân công
4. Thay đổi vùng đánh bắt
5. Tăng/giảm số lượng tàu đánh
bắt
6. Tăng cường theo dõi dự báo
thời tiết
- Chuyển sang hoạt
động khác
Có/không
1. Một số người trong hộ chuyển
sang làm thêm nghề khác
2. Một số lao động trong hộ
chuyển đến địa phương khác làm
ăn
3. Bỏ hoạt động đánh bắt
- Chấp nhận tổn thất
Có/không
1. Không có cách thức gì
10
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Ý nghĩa khoa học của luận án được thể hiện trên hai phương diện sau đây.
Thứ nhất, luận án cung cấp thêm một góc nhìn mới từ tiếp cận xã hội học đối
với chủ đề thích ứng với biến đổi khí hậu của cư dân ven biển, qua đó góp
phần mở rộng sự hiểu biết trên cơ sở khoa học về mối quan hệ giữa biến đổi
khí hậu và các cộng đồng dân cư ở những địa phương cụ thể. Thứ hai, tác giả
vận dụng các quan điểm lý thuyết xã hội học để phân tích, luận giải các dữ liệu
định tính và định lượng thu được từ thực địa nhằm khái quát lên, ở một mức độ
nhất định, một số quan điểm lý thuyết về quá trình thích ứng của người dân
ven biển đổi với biến đổi khí hậu.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn của luận án được thể hiện qua hai điểm sau đây. Trước
hết, luận án cung cấp nhiều dữ liệu định tính và định lượng về thực tiễn tác
động của biến đổi khí hậu và sự thích ứng của người dân ven biển đối với biến
đổi khí hậu trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt
thủy, hải sản. Những dữ liệu này giúp các nhà quản lý có thêm cơ sở để đưa ra
các quyết định quản lý phù hợp trong các lĩnh vực liên quan đến biến đổi khí
hậu. Thứ hai, trên cơ sở phân tích, luận giải các dữ liệu định tính và định
lượng, luận án đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thích ứng
với biến đổi khí hậu của người dân ven biển trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản. Những khuyến nghị này không chỉ
hữu ích đối với nhà quản lý trong hoạt động thực tiễn mà còn hữu ích đối với
người dân ở địa phương trong quá trình thích ứng với biến đổi khí hậu.
8. Kết cấu luận án
Kết cấu của luận án gồm ba phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án có bốn chương. Chương 1 là
11
chương tổng quan về các nghiên cứu đi trước liên quan đến chủ đề luận án.
Chương 2 trình bày cơ sở lý luận, địa bàn nghiên cứu, và phương pháp nghiên
cứu. Chương 3 và chương 4 làm rõ thực tiễn biến đổi khí hậu tại địa bàn
nghiên cứu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng và đánh bắt thủy sản. Hai chương này cũng chỉ ra cách thức thích ứng
với biến đổi khí hậu của người dân địa phương đối với biến đổi khí hậu trong
các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũng như
các yếu tố tác động đến những cách thức thích ứng này.
12
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Biến đổi khí hậu cùng với những biểu hiện của nó đang trở thành một
vấn đề thách thức của nhân loại trong thế kỷ 21. Những tác động tiềm tàng của
biến đổi khí hậu được ghi nhận ở mọi nơi, mọi lĩnh vực. Do vậy, thích ứng với
biến đổi khí hậu được coi là chìa khóa để giảm khả năng dễ bị tổn thương và
tăng cường năng lực chống chịu với những biến đổi của thời tiết. Đây là vấn
đề không những nhận được sự quan tâm của mọi cộng đồng, mọi quốc gia mà
còn nhận được sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới. Nhiều nghiên cứu
đã chỉ ra những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của biến đổi khí hậu đến mọi
mặt của đời sống xã hội từ các lĩnh vực sản xuất đến sức khỏe của con người.
Mặt khác, các nghiên cứu cũng cho thấy, để hạn chế những ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu, cộng đồng đã tự tìm cách thích ứng thông qua những cách
thức khác nhau tùy thuộc vào ảnh hưởng đến từng lĩnh vực.
Việt Nam được đánh giá là một trong bốn quốc gia chịu nhiều tổn
thương nhất bởi biến đổi khí hậu trên thế giới. Do vậy, việc tìm cách thích ứng
phù hợp là vấn đề cần thiết được đặt ra trong các chiến lược phát triển cũng
như vấn đề đặt ra cho các học giả trong và ngoài nước. Vậy, vấn đề này đã
được nghiên cứu ra sao?
Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, tổng quan nghiên cứu sẽ phân tích
những đóng góp của các nghiên cứu đi trước dưới hai hướng nghiên cứu
chính. Thứ nhất, tìm hiểu hoạt động thích ứng của người dân trước những ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu đối với các hoạt động sinh kế của người dân. Thứ
hai, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thích ứng. Khách thể nghiên
cứu chủ yếu là cộng đồng ven biển, bởi đây là một trong những nhóm đối
tượng được đánh giá là chịu nhiều tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu.
13
1.1. THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC TRỒNG
TRỌT, CHĂN NUÔI
1.1.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt
Nông nghiệp là một lĩnh vực phụ thuộc và nhạy cảm với tình hình thời
tiết. Biến đổi khí hậu cùng với nó là nước biển dâng và các hình thức thời tiết
cực đoan như nắng nóng, hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn… liên tiếp xảy ra gây
khó khăn cho ngành nông nghiệp. Các nghiên cứu cho thấy các biểu hiện cực
đoan của biến đổi khí hậu đều ảnh hưởng đến diện tích canh tác, sự sinh
trưởng và năng suất mùa màng cây trồng. Cụ thể:
Theo tác giả Đinh Vũ Thanh, nước biển dâng sẽ khiến cho diện tích
canh tác nông nghiệp giảm. Cụ thể, nếu nước biển dâng lên 1m có khả năng
ảnh hưởng tới 12% diện tích và 20% dân số Việt Nam, làm ngập khoảng từ 0,3
đến 0,5 triệu ha tại đồng bằng sông Hồng và 1,5-2 triệu ha tại đồng bằng sông
Cửu Long và hàng trăm ngàn ha ven biển miền Trung. Ước tính Việt Nam sẽ
mất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số khoảng hơn 4 triệu ha hiện
nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia và ảnh hưởng đến
hàng chục triệu người dân [37]. Theo kịch bản BĐKH được Bộ Tài nguyên và
Môi trường cập nhật năm 2011, nếu mực nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng
39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng
sông Hồng và Quảng Ninh, và trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển
miền Trung có nguy cơ bị ngập [37]. Cùng với kết quả nghiên cứu trên UNJP
cũng cho rằng, những thay đổi về điều kiện thời tiết do biến đổi khí hậu cũng
góp phần làm gia tăng các quá trình xói mòn, sạt lở, ngập úng, ngập mặn…
khiến cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Hậu quả là năng suất
và sản lượng bị giảm sút. Theo dự báo sản lượng lúa vụ đông xuân của khu
vực Nam Trung Bộ sẽ giảm 10% vào năm 2020 và giảm 8% vào năm 2070,
còn khu vực đồng bằng sông Hồng sẽ giảm là 12,5% và 16,5 % [91].
14
Biến đổi khí hậu còn là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tăng trưởng các
loại hoa màu bằng việc rút ngắn thời gian tăng trưởng và giảm năng suất cây
trồng [16, 91]. Khi nhiệt độ tăng thêm 10
C, nó sẽ làm chậm quá trình phát triển
của lúa từ 5 đến 8 ngày, và đối với đậu và khoai tây là 3 đến 5 ngày [60]. Nhiệt
độ tăng cao và sự thay đổi lượng mưa cũng là nguyên nhân gây làm gia tăng
các loài sinh vật gây hại cho cây trồng như sâu cuốn lá, dày nâu, sâu bướm, bọ
cánh cứng, nấm … [60]. Nghiên cứu của tác giả Đinh Vũ Thanh cũng cho
thấy, nhiệt độ tăng lên khiến cho lượng nước bốc hơi cũng tăng cao dẫn đến
lượng nước tưới tiêu bị thiếu hụt nghiêm trọng [37].
Ngoài ra, biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng ngập lụt và khiến mùa
màng bị thay đổi: “Khoảng giữa tháng 6 đến tháng 9 và tháng 12 đến tháng 4
là thời vụ chính cho nông nghiệp, nhưng những năm gần đây những cơn lũ có
chiều hướng thay đổi, đã ảnh hưởng tới mùa vụ” [80]. Cũng chung quan điểm
này IIED cho rằng: Nông nghiệp trở nên khó khăn và rủi ro hơn bởi vì tính bất
thường của thời tiết, không thể biết được mùa mưa và lượng mưa do vậy
không thể quyết định được thời điểm thích hợp để trồng trọt, gieo hạt, thu
hoạch [69].
Trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với hoạt động trồng
trọt, các nghiên cứu cũng cho thấy người dân đưa ra nhiều hoạt động thích ứng
khác nhau. Các biện pháp thích ứng chính được người dân chủ động sử dụng
là thay đổi giống cây trồng, thay đổi kỹ thuật canh tác, thay đổi cơ cấu cây
trồng hoặc chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh khác như nuôi trồng
thủy sản, làm thuê trong các ngành nghề khác,…:
Thay đổi giống cây trồng
Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trong khu vực và trên thế
giới: Đặng Thị Hoa and Quyền Đình Hà năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi
trường năm 2010, Nguyễn Tuấn Anh năm 2012, Coretha Komba và Edwin
15
Muchapondwa năm 2012, Gutu năm 2014… cho thấy việc thay đổi giống cây
trồng phù hợp với tình hình thời tiết, điều kiện thổ nhưỡng được coi là
phương thức thích ứng hợp lý:
Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà tại ven
biển Nam Định cho thấy, để thích ứng với những tác động tiêu cực do biến
đổi khí hậu trong trồng trọt cụ thể là trồng lúa nước, nhiều người đã thay đổi
giống lúa từ kém chống chịu, dài ngày sang giống lúa có khả năng chống chiụ
tốt hơn, ngắn ngày hơn và thích ứng với điều kiện ngập mặn (ví dụ: đối với
lúa thuần: chuyển từ Bắc Thơm sang BC15, RVT thơm,…; đối với lúa lai:
chuyển từ Tạp giao 838, 903, CT16 sang TH3-3) [16]. Nghiên cứu của Trần
Văn Hiếu tại nhiều vùng đồng bằng sông Cửu Long cho thấy người dân trồng
những loại lúa nổi để thích ứng với tình hình ngập lụt [67].
Nghiên cứu tại nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí
hậu cũng cho thấy việc thay đổi sang những giống cây trồng ngắn ngày được
người dân lựa chọn khá phổ biến. Nghiên cứu tại Tazania, một đất nước thuộc
khu vực châu Phi với nền nông nghiệp được coi là hoạt động sinh kế chính,
Coretha Komba và Edwin Muchapondwa cho thấy trong các hoạt động nhằm
thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp thì hoạt động chủ yếu là
thay đổi những giống cây trồng ngắn ngày hoặc các giống chịu hạn [75, tr11].
Ngoài ra, việc chuyển hẳn sang giống cây trồng khác cũng là một lựa
chọn, ví dụ người dân Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế chuyển sang các loại cây
trên đất cao như lạc và khoai tây, vốn không cần nhiều nước [7]. Hay nghiên
cứu tại quận Seke ở Zimbawei, người dân tự chuyển sang trồng cây thuốc lá
do năng suất trồng ngô giảm về chất lượng, năng suất và giá cả [64, tr29].
Thay đổi cơ cấu cây trồng cũng được áp dụng khá phổ biến: thay đổi cơ
cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa [64], thử nghiệm xen giống lúa cá hoặc
luân canh cây trồng [16, 67]. Các hộ gia đình ven biển Tây Nam, Camerun để
16
thích ứng với những ảnh hưởng ngày càng tăng của lũ lụt, bão, sóng lớn họ tự
đa dạng hóa cây trồng bằng cách trồng thêm các loại cây ăn quả bên cạnh các
cây trồng truyền thống [Dẫn theo 12]. Tại Ninh Bình, trong những năm gần
đây, người dân cấy lúa theo tỷ lệ 50%-50%. Tức là, 50% diện tích canh tác
của mỗi hộ gia đình được dùng để cấy lúa cao sản, nhằm tăng nâng suất. 50%
diện tích đất còn lại được dung để cấy lúa chất lượng cao. Việc thay đổi tỷ lệ
diện tích gieo trồng như thế này giúp cho người dân ở đây vừa có gạo chất
lượng cao để ăn, vừa tránh được suy giảm năng suất, hay thiệt hại. Đối với
những loại giống cho năng suất cao, chống chọi tốt hơn với thời tiết bất
thường, nhưng chất lượng gạo không được ngon thì có thể dùng để chăn nuôi
gia súc, gia cầm [4].
Thay đổi kỹ thuật canh tác
Cùng với thay đổi giống cây trồng thì thay đổi kỹ thuật canh tác cũng
được người dân chú trọng. Bởi việc thay đổi giống mới cũng cần song hành
với kỹ thuật canh tác mới như: phân bón, thời gian gieo trồng, thuốc trừ
sâu,… [16].
Nhiều nghiên cứu tại các khu vực ven biển Việt Nam: Nguyễn Tuấn
Anh năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2010, Đặng Thị Hoa và
Quyền Đình Hà năm 2014, … cho thấy trước các thay đổi về quy luật mùa
màng. Cụ thể, những biểu hiện thời tiết không mang tính đặc trưng của mùa
đó. Ví dụ, Thông thường, mùa xuân là điều kiện tốt để sản xuất nông nghiệp
nhưng những năm gần đây nó lại thể hiện không rõ nét là mùa xuân. Đáng ra
phải ấm áp thì nó vẫn cứ rét buốt. Hay, Đôi khi lại sang mùa hạ sớm, mùa
xuân ít, mùa hạ nắng rất nóng [4]. Do vậy, các cộng đồng phải tính toán cụ
thể về thời gian hoạt động sinh kế để giảm thiểu khả năng tổn thương trước
những rủi ro về biến đổi khí hậu: ví dụ, họ thay đổi thời gian trồng và thu
hoạch lúa (chuyển vụ mùa lên sớm hoặc muộn hơn) nhằm tránh mùa lũ hoặc
17
nguy cơ thời tiết xấu [4, 7, 16]. Nghiên cứu của Trầnn Văn Hiếu tại An Giang
cho thấy, người dân chuyển từ việc cấy hai vụ dài ngày sang 3 vụ ngắn ngày
[67].
Việc chú ý đến thay đổi kỹ thuật cũng được chú trọng trong việc thích
ứng với biến đổi khí hậu tại nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Ví dụ, tại Myanma, nông dân thích ứng bằng cách thay đổi thời gian trồng trọt
(ví dụ họ tính thời điểm, lượng mưa để gieo trồng), đa dạng hóa mùa vụ, cải
tạo đất đai. Trong những năm gần đây, họ chú trọng nhiều đến việc phối hợp
các phương pháp cũ và chú trọng cải tiến kỹ thuật trồng trọt. Tại Khu vực
châu Phi như Tazania, Zimbawei người dân cũng chú trọng đến việc thay đổi
thời gian trồng trọt như trồng sớm hơn hoặc muộn hơn tùy thuộc vào lượng
mưa trong mùa [64, 75]. Thậm chí, tại Bangladesh để thích ứng với tình hình
ngập nước vào mùa mưa người dân thiết lập các “khu vườn nổi” để trồng rau.
Khu vườn thường rộng từ 1-2m, dài khoảng 7-9m và cao từ 0.9 đến 1,2 m. Để
trồng được rau, họ có thể tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn như: ống nước,
vỏ dừa, … và đặt chúng vào những thanh tre và không cần sử dụng đến đất.
Những loại rau ngắn ngày được trồng và thu hoạch giúp người dân không chỉ
cung cấp được nguồn rau cho gia đình mà thậm chí còn tăng thêm nguồn thu
đáng kể [97, tr267, 98].
Ngoài các biện pháp thích ứng trên, người dân cũng chú trọng đến công
tác thủy lợi, tưới tiêu. Đây cũng được coi là biện pháp thích ứng hữu hiệu.
Đối với hoạt động thích ứng này, người dân chủ động tôn bờ, nâng cấp hệ
thống thủy lợi, khơi thông kênh mương, rửa mặn đồng ruộng, … nhằm hạn
chế những ảnh hưởng của các hình thái thời tiết cực đoan [13, 67]. Ví dụ, tại
đồng bằng Sông Cửu Long, bên cạnh xây dựng thêm hệ thống đê điều, người
dân tự đắp bờ cao xung quanh ruộng để bảo vệ mùa màng [67]. Tại Tazania
bên cạnh các biện pháp thích ứng trên công trình thủy lợi nhằm giải quyết tình
18
hình hạn hán hoặc lũ lụt trong trồng trọt [75]. Tương tự vậy, nghiên cứu của
Uddin, Bokelmann và cộng sự tại vùng ven biển của quận Sathkhira thuộc
Bangladesh cho thấy để thích ứng với những điều kiện thời tiết cực đoan do
biến đổi khí hậu như: triều cường, lốc xoáy, xâm nhập mặn, lũ lụt và hạn hán,
bên cạnh các biện pháp đa dạng hóa mùa vụ, trồng loại giống ngắn ngày thì
việc chú trọng vào biện pháp tưới tiêu, thủy lợi được quan tâm hàng đầu. Bởi
theo người dân ở đây, biện pháp thủy lợi, tưới tiêu giúp làm tăng sản lượng,
nâng cao dinh dưỡng cho cây trồng [87].
Chuyển sang hoạt động sản xuất khác
Ngoài hai biện pháp thay đổi giống cây và thay đổi kỹ thuật canh tác,
nhiều hộ gia đình đặc biệt những gia đình có điều kiện kinh tế khá và vừa
chuyển sang hoạt động nuôi trồng thủy sản [12, 16, 17], hoặc chuyển hẳn
sang các hoạt động phi nông nghiệp, đi làm ăn xa ở các địa phương khác [4,
13]; liên kết làm ăn giữa các hộ, dưới hình thức vài hộ gia đình cùng nhau
đóng góp làm ăn chung với nhau, điều này giúp giảm gánh nặng đầu tư [87].
1.1.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực chăn nuôi
Đối với vật nuôi, biến đổi khí hậu biểu hiện là các hiện tượng thời tiết
cực đoan cũng gây nhiều tổn thất như: làm hỏng cở sở khu nuôi, vật nuôi bị
chết hoặc chậm lớn [60]. Biến đổi khí hậu còn đe dọa môi trường sống, đe dọa
đến nguồn cung cấp thức ăn cho nước uống cho chăn nuôi, giảm sức đề kháng
và tăng nguy cơ bùng phát các dịch bệnh [14]. Theo báo cáo của Cục chăn
nuôi trong đợt rét vào năm 2011, đã có hơn 28.690 gia súc bị chết rét; trong đó
96% là bê nghé non và trâu, bò già; số còn lại là các gia súc khác. Ước tính
thiệt hại đối với đàn vật nuôi do rét đậm, rét hại là hơn 130 tỷ đồng, chưa tính
đến công lao động, vật tư và sức sản xuất của vật nuôi giảm sút. Theo thống kê
sơ bộ của Cục chăn nuôi, số gia súc bị chết do rét đậm, rét hại lên tới 25.260
19
con trong năm 2012 [14]. Với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, dự báo
trong những năm tới, những con số trên còn gia tăng gấp nhiều lần.
Trong hoạt động thích ứng trong chăn nuôi, các hộ gia đình tập trung
vào thay đổi giống vật nuôi, kỹ thuật nuôi, đầu tư vào thức ăn và phòng bệnh,
giảm số lượng vật nuôi hoặc tìm các công việc phi nông nghiệp khác để làm
[13, 16].
Trong hoạt động thay đổi giống vật nuôi theo nghiên cứu của Nguyễn
Thị Hoa và Quyền Đình Hà, người dân chú trọng đến việc tìm các con giống
lai có sức chịu đựng tốt với điều kiện khí hậu thời tiết. Ngoài thay đổi giống
vật nuôi thì các hộ gia đình cũng tập trung chủ yếu vào kỹ thuật cũng như
phương thức chăn nuôi như tăng cường chế độ ăn, vệ sinh, tiêm phòng
bệnh,… [16].
1.2. THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC NUÔI
TRỒNG VÀ ĐÁNH BẮT THỦY SẢN
1.2.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản
Theo Báo cáo của Hội thảo về Biến đổi khí hậu Copenhagen 15 năm
2009 thì có khoảng hơn 500 triệu người sống ở các nước đang phát triển một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp sống phụ thuộc vào việc đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản [90]. Tuy nhiên, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang làm gia tăng
các hiện tượng thời tiết: lũ, bão, lốc xoáy, rét đậm, rét hại, hạn hán… đã gây
ảnh hưởng lớn tới người nuôi trồng: làm vật nuôi sinh trưởng chậm hoặc chết,
mất mùa, dịch bệnh gia tăng… Theo Shaw, lũ xảy ra vào mùa hè làm độ mặn
trong nước giảm đột ngột dẫn tới tôm chết hàng loạt. Bên cạnh đó, hạn hán vào
mùa khô cũng gây ảnh hưởng không nhỏ, nhất là đối với các hộ nuôi cá nước
ngọt: độ mặn trong nước tăng cao vào mùa khô cũng khiến cho tôm chậm lớn
[80]. Ngoài ra, với tốc độ và cường độ cũng như tính chất bất thường của lũ lụt
và các hiện tượng thời tiết cực đoan, người dân không kịp trở tay dẫn tới mất
mùa, thiệt hại nặng nề [80].
20
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2014 thì
trong những năm gần đây, cùng với sự suy thoái của môi trường và biến đổi
khí hậu khiến nhiều dịch bệnh bùng phát gây ra hiện tượng tôm chết trên diện
rộng ở nhiều tỉnh thành khiến cho người nuôi trồng thủy sản lâm vào tình cảnh
khó khăn. Theo thống kê năm 2011 cho thấy tôm nước lợ bị dịch bệnh trên
diện rộng, gây thiệt hại khoảng trên 97.000 ha tập trung nhiều ở Bạc Liêu và
Sóc Trăng. Năm 2012 khoảng 100.776 ha, năm 2013 là 68.099 ha tôm nước lợ
bị bệnh trên toàn quốc. Đầu năm 2012, bệnh sữa ở tôm hùm làm người nuôi
mất hàng trăm tỉ đồng. Năm 2011, ngao nuôi ở tại các tỉnh Tiền Giang, Bến
Tre, Bạc Liêu bị chết hàng loạt với tổng diện tích thiệt hại 2.980 ha, giá trị
thiệt hại khoảng 648 tỷ đồng. Đầu tháng 8 năm 2014 có 1.096 ha ngao chết ở
Thái Bình. Cá nuôi lồng trên biển cũng thường gặp dịch bệnh gây chết rải rác
và thường chết hàng loạt ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Khánh
Hoà và Bà Rịa-Vũng Tàu [6] .
Thích ứng trong nuôi trồng
Với điều kiện thời tiết khí hậu đang ngày một ảnh hưởng nặng nề với
nghề nuôi trồng thủy hải sản, người dân ven biển tự tìm các phương thức
…,trồng, thay đổi giống nuôi, thay đổi cơ cấu nuôi trồng, nâng cấp cơ sở hạ
tầng nuôi trồng …
Thay đổi kỹ thuật nuôi trồng
Thay đổi về kỹ thuật nuôi trồng có thể hiểu là thay đổi về phương pháp
và công nghệ nuôi trồng. Nhiều nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Tuấn
Anh tại cộng đồng ven biển Ninh Bình, Đặng Thị Hoa, Trần Thọ Đạt nghiên
cứu tại ven Biển Nam Định cho thấy, người dân áp dụng những công nghệ tiên
tiến hơn để phục vụ cho việc nuôi trồng giúp cho hiệu quả được tốt hơn [4, 13,
16]. Ở phương thức này, nghiên cứu của Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà chủ
21
yếu áp dụng ở các hộ gia đình khá giả và trung bình, nhóm hộ nghèo áp dụng
thấp hơn do trình độ và nguồn vốn hạn hẹp [16].
Nghiên cứu của FAO về thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực
nuôi trồng và đánh bắt hải sản của các cộng đồng trên thế giới cho thấy, hoạt
động thích ứng chú trọng vào kỹ thuật nuôi trồng được áp dụng khá phổ biến.
Ví dụ tại Nepal, người dân thiết lập hệ thống lồng nuôi trên biển để nuôi trồng
thủy sản, việc nuôi trong những chiếc lồng nuôi này họ không cần phải bỏ
thức ăn vào mà vật nuôi sẽ ăn các động vật phù du trôi nổi trên biển [59].
Thay đổi giống và cơ cấu nuôi trồng
Với phương thức thích ứng thay đổi giống, các nghiên cứu cho thấy,
người dân tìm các giống phù hợp với tình hình thời tiết, khí hậu của địa
phương. Ví dụ tại Giao Thủy – Nam Định, người dân chuyển đồi nuôi trồng từ
baba Sông Hồng sang baba Đài Loan, Từ Ngao đỏ sang ngao Bến Tre, từ tôm
sú sang tôm thẻ chân trắng [16]..
Ngoài thay đổi giống, thay đổi cơ cấu nuôi trông cũng được chú ý ở một
số ít hộ như từ mô hình 2 vụ tôm - tôm sang mô hình 2 vụ tôm – cá kết hợp
nuôi luân canh, xen canh [16, 59]. Tại một số vùng ven biển Việt Nam, Thái
Lan và Trung Quốc, người dân áp dụng mô hình xen canh lúa – cá, tức là một
số loài cá được nuôi trong các ruộng lúa, với mô hình này mang lại được nhiều
lợi nhuận giúp giảm chi phí đầu tư cho sản xuất [59].
Một số biện pháp khác cũng được áp dụng như: tôn cao bờ tránh lũ, xây
dựng cống điều tiết nước, gia cố bờ ao nuôi trước mùa mưa bão, … để tránh
thiệt hại do những điều kiện ngập lụt, mưa bão [16].
1.2.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong đánh bắt thủy sản
Đối với người dân làm nghề đánh bắt, sản lượng đánh bắt phụ thuộc vào
sức khỏe và chức năng của hệ sinh thái biển. Trong khi đó, biến đổi khí hậu đã
và đang khiến cho nhiệt độ và suy thoái môi trường biển ngày một gia tăng.
22
Điều này đồng nghĩa với việc sự sống và sinh sôi của các loài bị suy giảm và
đây cũng là nguyên nhân dẫn tới sự tiệt chủng các loài sinh vật biển, từ đó ảnh
hưởng đến nguồn đánh bắt và sản lượng đánh bắt. Thêm vào đó, biến đổi khí
hậu cùng với nó là mật độ xuất hiện các cơn bão cũng ngày càng nhiều, điều
này gây ảnh hưởng lớn tới cư dân trực tiếp làm nghề đánh bắt ven biển. Bởi đa
số họ là những người nghèo trong xã hội, công cụ đánh bắt thô sơ khi gặp bão
lớn dễ bị thiệt hại cả về người và tài sản. Trong những thập kỷ qua, các cơn
bão ảnh hưởng đến Việt nam ngày một gia tăng về tần suất cũng như mức độ,
gây ảnh hưởng lớn tới người dân làm nghề đánh bắt. Cụ thể, theo báo cáo
trong hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên
quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững Hà Nội, ngày 22-23 tháng 5 năm
2007, thì trong năm 2006, có 10 cơn bão với cường độ mạnh, các đợt gió mùa
Đông Bắc kéo dài và các hiện tượng thời tiết bất thường khác đã tác động đáng
kể đến hoạt động thuỷ sản và gây ra thiệt hại cho người và tàu cá hoạt động
trên biển. Đặc biệt, cơn bão số 1 (Chanchu) gây thiệt hại rất lớn cho ngư dân
khai thác vùng biển xa bờ cả về người và tài sản [18].
Nhiều nghiên cứu cho thấy, biến đổi khí hậu khiến cho nhiệt độ của
nước biển ngày càng tăng khiến cho các loài cá có giá trị di chuyển đến các
vùng nước mát hơn, sâu hơn và xa bờ [7]. Nhiệt độ tăng gây ảnh hưởng đến
quá trình sinh sống của sinh vật, nguồn thủy hải sản bị phân tán, các loài cá
cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn [94]. Hơn nữa, mực
nước biển dâng cao ảnh hưởng tới hệ sinh thái ven biển, nó gây ảnh hưởng tới
nguồn thức ăn và nơi cư trú cho các loài cá tự nhiên [94].
Các hoạt động thích ứng trong đánh bắt hải sản
Với sự biến đổi khó lường của thời tiết cùng với sự khai thác quá mức
dẫn tới sự suy giảm nguồn lợi hải sản gần bờ, do vậy người dân phải áp dụng
các biện pháp nhiều nhất là thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, do
23
những kinh nghiệm đánh bắt truyền thống không còn phù hợp trước sự diễn
biến bất thường của thời tiết, ngoài ra một số ít các gia đình có điều kiện kinh
tế hơn phải tìm và thay đổi vị trí đánh bắt, hoặc trang bị các thiết bị đánh bắt
hiện đại hơn và nâng cao công suất tàu đánh bắt [13, 16].
Việc trang bị tàu thuyền và thiết bị kỹ thuật đánh bắt hiện đại hơn được
người dân ở nhiều nước chú trọng đầu tư. Ví dụ, người dân khu vực vùng biển
Alska – Mỹ để thích ứng với tình hình suy giảm sản lượng do nơi cư trú các
loài bị ảnh hưởng, hay những ảnh hưởng bất thường của thời tiết, họ tìm cách
nâng cấp công suất tàu thuyền và trang bị các thiết bị nhằm tìm kiếm khu vực
đánh bắt mới và có thể đánh bắt dài ngày hơn[71].
Việc thay đổi lịch trình đánh bắt và thói quen đánh bắt cũ cũng được coi là
giải pháp quan trọng đối với nghề đánh bắt, ví dụ tránh đi biển vào mùa mưa,
thay vào đó là tìm kiếm các công việc phi nông nghiệp khác, hoặc di chuyển
đến các nơi khác kiếm sống [13].
Bên cạnh việc thích ứng với điều kiện khí hậu trước mắt, thì nghiên cứu
của Trần Thọ Đạt và cộng sự (2014) cho thấy, các hộ gia đình làm nghề đánh
bắt đang chú trọng đầu tư vào giáo dục cho con em để con em mình có những
triển vọng theo đuổi những tương lai nghề nghiệp khác cũng chiếm một phần
lớn trong kế hoạch thích ứng [13].
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU
1.3.1. Các yếu tố về nhân khẩu học
Nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học xã
hội có ảnh hưởng đến hoạt động thích ứng của người dân như:Trương Thị
Ngọc Chi và Yamada - 2002, Komba và Muchapondwa - 2012, Gutu - 2014,
Uddin, Bokelmann và cộng sự - 2014. Những đặc điểm nhân khẩu học này của
hộ gia đình quyết định đến việc điều chỉnh hoặc lựa chọn các hoạt động thích
ứng.
24
Yếu tố độ tuổi được cho là phản ánh kinh nghiệm của người dân. Tuy
nhiên dưới góc độ nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi tác đối với việc lựa chọn các
hoạt động thích ứng có hai hướng khác nhau. Hướng thứ nhất cho rằng độ tuổi
càng cao họ càng có nhiều kinh nghiệm và càng thấy được vai trò cần thiết của
việc tìm hiểu và áp dụng các phương thức thích ứng. Ví dụ, Gutu , Hassan and
Nhemachena cho rằng tuổi chủ hộ càng tăng thì họ càng quan tâm đến các vấn
đề về dự báo thời tiết từ đó giúp họ tăng cường các kiến thức và phương thức
thích ứng [64, 76]. Ngược lại, một số nghiên cứu khác lại cho rằng những
người cao tuổi thường bảo thủ và chậm tiếp thu những kiến thức về cải tiến
công nghệ cho nên họ ngại thay đổi và không muốn áp dụng, tìm tòi các
phương thức thích ứng [87] . Ví dụ, nghiên cứu của Uddin, Bokelmann và
cộng sự cho rằng những người tuổi càng cao lại càng có xu hướng không thích
hoặc không đưa ra các chiến lược thích ứng mới có lẽ bởi họ cảm thấy không
cần thiết hoặc ngại thay đổi, họ chỉ quen các cách thích ứng mang tính truyền
thống trước đây, ngại tìm hiểu các phương thức thích ứng mới [87].
Yếu tố giới cũng được coi là yếu tố có ảnh hưởng đến việc quyết định
phương thức thích thích ứng [50, 76, 95]. Theo Nhemachena and Hassan
những chủ hộ là nam giới thường chủ động trong việc thích ứng. Tuy nhiên
Gbetibouo cho rằng yếu tố giới có liên quan tới việc lựa chọn tới các phương
thức thích ứng mang tính kỹ thuật [63]. Thông thường thì nam giới thường là
những người dám chấp nhận rủi ro, họ sẵn sàng ứng dụng các phương thức kỹ
thuật mới và điều chỉnh hoặc thay đổi hoạt động thích ứng. Còn phụ nữ thường
chú trọng đến các hoạt động thích ứng mang tính truyền thống và ít rủi ro [96].
Lý giải cho vấn đề này các tác giả này cũng cho rằng chính những rào cản về
mặt xã hội đối với phụ nữ khiến họ ít được tiếp cận thông tin, đất đai và các
nguồn lực khác khiến họ khó khăn trong việc áp dụng và tiếp cận công nghệ.
25
Yếu tố trình độ học vấn:
Nhiều nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn đóng vai trò quan trọng đối
với các dạng thức thích ứng [54, 87, 96]. Học vấn giúp người nông dân có thể
tiếp cận được những thông tin phù hợp và khuyến khích họ áp dụng công nghệ
trong việc thích ứng. Theo Norris and Batie trình độ học vấn được coi là nhân
tố quan trọng giúp người dân Virginia tiếp cận các thông tin về cải tiến công
nghệ kỹ thuật [54]. Uddin, Bokelmann và cộng sự cũng cho rằng những người
trình độ học vấn càng cao trình độ nhận thức lại cao hơn, họ ham học hỏi và
tìm tòi, họ dễ dàng lường trước được những thay đổi, dễ dàng tiếp cận thông
và cơ hội điều này khích lệ họ đưa ra các chiến lược thích ứng. Và thông
thường, những người có trình độ học vấn cao thích đưa ra các chiến lược thích
ứng về mặt công nghệ, kỹ thuật [87, tr233, 95].
Ngoài ra các yếu tố quy mô hộ gia đình và yếu tố về tài chính và khả
năng tiếp cận thông tin được coi là nhân tố có ảnh hưởng tới việc đưa ra các
phương thức thích ứng và lựa chọn hình thức thích ứng [42, 64, 83] .
Bên cạnh đó, các tác giả cũng nhấn mạnh đến để việc thích ứng thực sự
có hiệu quả cũng cần phải có nhiều yếu tố, trong đó vấn đề nâng cao nhận thức
của người dân về biến đổi khí hậu thực sự cần thiết. Nâng cao nhận thức của
người dân về biến đổi khí hậu cũng như cách thức thích ứng để chiến lược
thích ứng mang tính hiệu quả [69, 80, 86]. Bởi trước tính chất bất thường của
biến đổi khí hậu người ta e ngại rằng những dự đoán và cách thức thích ứng
mang tính truyền thống sẽ trở nên kém hiệu quả hơn [69].
Shaw cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các thể chế, chính sách ở địa
phương, chính nó sẽ giúp duy trì, thống nhất ý kiến cộng đồng trong việc thiết
lập chính sách và thực hiện chúng [80].
26
1.3.2. Yếu tố về vốn xã hội
Để thích ứng với những biến đổi của thời tiết, người dân biết tận dụng
những loại vốn sẵn có trong cộng đồng, chính các loại vốn trong cộng đồng là
cơ sở để quyết định loại hình sinh kế [86], và là cách người dân vận dụng để
điều chỉnh, thay đổi sinh kế của họ, trong bối cảnh cụ thể [4]. Các chiến lược
thích ứng của người dân và cộng đồng phụ thuộc vào các loại tài sản sẵn có,
… hay nói cách khác đó là cách thức tiếp cận và sử dụng các nguồn lực thể
chế và vốn xã hội [Dẫn theo 78].
Hộ gia đình càng có nhiều loại nguồn lực sinh kế thì họ càng được đảm
bảo và đạt được sự bền vững về sinh kế. Những nguồn lực sinh kế này bao
gồm 5 loại: tự nhiên, xã hội, nhân lực, vật chất và tài chính. Những nguồn lực
này sẽ quyết định cơ bản việc hộ gia đình sẽ thích ứng như thế nào trước tác
động của biến đổi khí hậu và từ đó sẽ hình thành nên các chiến lược sinh kế
thích ứng [Dẫn theo 12]
Các nghiên cứu [4, 7, 51, 80, 81, 86] đặc biệt chú trọng đến vốn xã hội
trong việc thích ứng dựa vào cộng đồng. [51] và [81] cho rằng việc thích ứng
thành công hay thất bại một phần do vốn xã hội. “Mạng lưới xã hội bị phá vỡ”
là nguyên nhân chính dẫn tới cách thức quản lý yếu kém, điều này lần lượt
khiến cho sự xuống cấp về cơ sở hạ tầng và cho sự thiếu phối hợp trong các
hành động liên quan đến việc giảm thiểu biến đổi khí hậu” [81]. Do vậy, khi
tiến hành thực hiện thích ứng dựa vào cộng đồng cần thiết phải quan tâm tới
các yếu tố xã hội như mối quan hệ giữa lòng tin, giá trị và mạng lưới xã hội
hay nói cách khác là vốn xã hội trong cộng đồng. [51].
Vốn xã hội không chỉ giúp giúp tăng cường khả năng phục hồi mà còn cố
kết người dân lại với nhau, đoàn kết với nhau trong việc ứng phó với những
bất thường của thời tiết. Tác giả Trần Kim Hồng cho thấy mạng lưới làng xóm
láng giềng đóng mạng lưới làng xóm láng giềng đóng vai trò quan trong trong
27
việc kết nối mạng lưới xã hội. Họ cung cấp thông tin cho nhau, giúp đỡ nhau
khi gặp khó khăn… “Bán anh em xa mua láng giềng gần” [86]. Ví dụ họ hỗ trợ
lẫn nhau trong việc bảo vệ thuyền bè và “chằng chống” nhà cửa. Khi thiên tai
sắp xảy ra, người già, phụ nữ và trẻ em, với những loại thức ăn không dễ bị hư
hỏng và bất kỳ tài sản có giá trị nào có thể mang đi của gia đình được di
chuyển đi bằng các thuyền hay xe tới “ngôi nhà an toàn”: những ngôi nhà làng
vững chắc có thể bảo vệ tốt hơn (trẻ em thường được di chuyển trước còn
người lớn chuẩn bị chuyển đồ đạc và các vật dụng khác của gia đình tới các
địa điểm an toàn). Nếu lũ lụt được dự báo, những người dân này được di
chuyển lên các vùng cao hơn tại các địa điểm cụ thể ở mỗi xã, đã được xác
định là những nơi an toàn cho họ. Thường thì những gia đình khá giả hơn với
nhà tốt hơn sẵn lòng giúp những người phải di tản thậm chí trong một số
trường hợp còn nuôi nấng tại nhà mình [7]. Trong thời kỳ ngay sau diễn ra
thiên tai, vốn xã hội dựa trên cộng đồng có ý nghĩa rất lớn. Họ hàng, hàng
xóm, các thành viên của làng và xã giúp đỡ những gia đình tái thiết nhà cửa.
Một vài địa điểm các nhóm gia đình hình thành việc « góp họ », một hình thức
quỹ vay không chính thức. Nó hỗ trợ người dân khi cần mua giống, phân bón
và các vật tư khác. Một số gia đình còn vay tiền từ bạn bè và các nguồn chính
thức như ngân hàng để có thể sửa chữa bất kỳ tài sản nào bị hư hỏng và khôi
phục sinh kế của họ [7].
Đối với những người nông dân, việc mở rộng mạng lưới giữa họ dễ
dàng giúp chính họ trở thành những nhân tố kết nối tới mạng lưới những hội
nông dân lân cận, từ đó có thể dễ dàng trao đổi thông tin, tăng cường khả năng
thực hiện các phương thức thích ứng cụ thể như là đa dạng mùa vụ, hay trồng
cây xanh. Thêm vào đó, mạng lưới là kênh cung cấp thông tin về các nguồn tài
chính giúp xoa dịu những căng thẳng về tài chính đối với việc đầu tư cho các
phương thức thích ứng. Những cá nhân có mối quan hệ xã hội chặt chẽ có thể
28
thích ứng nhanh với những thảm họa giảm những rủi ro bên ngoài. [Dẫn theo
51]. Thông qua mạng lưới và mối quan hệ, cộng đồng có thể học hỏi lẫn nhau,
chia sẻ với nhau cách thức, chiến lược thích ứng từ đó giúp tăng cường khả
năng chống chịu với rủi ro thời tiết [66].
Vốn xã hội còn là cơ sở quan trọng giúp người dân chuyển đổi nghề
nghiệp, thay đổi sinh kế. Nguyễn Tuấn Anh cho rằng: “vốn xã hội là một cơ
sở quan trọng để nhiều cư dân chuyển đổi nghề nghiệp từ sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản sang các loại hình sinh kế khác
nhằm ứng phó với những biểu hiện cụ thể của biến đổi khí hậu tại địa phương”
[4]. Ví dụ, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy, hải sản để tận dụng vốn, kinh
nghiệm làm ăn của một nhóm hộ, nhằm mục đích tăng sản lượng và giảm rủi
ro người dân đã xây dựng mạng lưới làm ăn: việc hình thành nhóm cùng hợp
tác, làm ăn chung với nhau, do nuôi trồng thủy sản đòi hỏi nguồn vốn lớn. Hơn
nữa, Một nhóm hộ làm với nhau như thế này không chỉ chia sẻ gánh nặng tài
chính, mà còn chia sẻ rủi ro do sụt giảm sản lượng thủy, hải trước những tác
động của thời tiết khí hậu, và có thể chia sẻ kinh nghiệm làm ăn từ nhiều
người. Ngoài ra, Tác giả cũng nhận thấy vai trò của vốn xã hội trong việc tìm
kiếm việc làm của người dân ở các địa phương khác: đi theo nhóm hoặc thành
lập thành nhóm thợ cùng tay nghề. Và chính việc đi theo nhóm như thế cũng
giúp họ có nhiều thông tin về việc làm hơn, và do đó dễ tìm kiếm việc làm hơn
[4].
1.4. MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH RÚT RA TỪ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Qua phân tích tổng quan cho thấy, việc nghiên cứu thích ứng với biến
đổi khí hậu dựa vào cộng đồng được nhiều quan tâm trong những năm gần
đây.
Các nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đối
với mọi lĩnh vực sinh kế của cộng đồng ven biển. Theo nhiều nghiên cứu thì
29
lĩnh vực chịu nhiều tổn thương nhất là các hoạt động sinh kế nhạy cảm với
thời tiết đặc biệt nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt hải sản.
Việc điểm luận cho thấy, trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,
người dân tại các khu vực chịu ảnh hưởng đã chủ động có những hoạt động
thích ứng nhằm ứng phó lại những tác hại của nó. Những hoạt động thích ứng,
tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động sinh kế và tùy thuộc vào những tác động của
biến đổi khí hậu. Đặc biệt các nghiên cứu chỉ ra các nhân tố liên quan và quyết
định đến cách lựa chọn phương thức biện pháp thích ứng như: các nhân tố về
nhân khẩu, nguồn lực, cơ chế, ….
Một số nghiên cứu có đề cập chung đến vai trò của mạng lưới cộng
đồng trong quá trình thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, khai thác về
vấn đề chưa thực sự nổi bật và chưa nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư
nghiên cứu.
Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về biến đổi khí hậu trong những
năm gần đây, tuy nhiên những nghiên cứu chủ yếu tiếp cận dưới góc độ khoa
học môi trường: chủ yếu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, đánh giá tính
dễ tổn thương thông qua các chỉ số quan trắc, xây dựng các kịch bản biến đổi
khí hậu… ít nghiên cứu tiếp cận từ góc độ xã hội học. Hoặc các công trình
nghiên cứu trong các lĩnh vực nông nghiệp, các công trình này cũng xem xét
đến việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân và
các hoạt động thích ứng của người dân với biến đổi khí hậu, tuy nhiên cũng ít
nghiên cứu tìm hiểu và phân tích các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến các hoạt
động thích ứng như thế nào.
Về những nghiên cứu mang tính học thuật tại địa bàn khảo sát: Chỉ có
một vài nghiên cứu tổng kết đánh giá phát triển cộng đồng trong đó có đề cập
đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất của người dân. Và
có một số công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học nông nghiệp (luận
30
văn thạc sỹ) có bàn về tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp của
người dân dựa trên sự đánh giá các chỉ số phơi nhiễm,… Và cho đến nay, chưa
có một công trình nghiên cứu xã hội học nào nghiên cứu về vấn đề này tại địa
bàn nghiên cứu.
Kế thừa những nghiên cứu khoa học đi trước, luận án sẽ đi tìm hiểu và
khai thác những khoảng trống còn lại nhằm mang đến một cách tiếp cận mang
màu sắc xã hội học về vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu. Cụ thể, luận án
sẽ tìm hiểu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như các hoạt động
thích ứng của người dân với biến đổi khí hậu như thế nào, các nhân tố xã hội
(nguồn lực xã hội nào) ảnh hưởng đến cách lựa chọn các phương thức thích
ứng. Ngoài ra, luận án cũng tìm hiểu xem xét vai trò về mạng lưới xã hội của
người dân được tận dụng như thế nào trong quá trình thích ứng.
31
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC KHÁI NIỆM VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Biến đổi khí hậu
Có nhiều quan niệm về biến đổi khí hậu được đưa ra, nhìn chung biến
đổi khí hậu được hiểu như sau:
Theo IPCC, biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái thời tiết so với
trung bình hoặc sự dao động của khí hậu trong một thời gian dài thường là vài
thế kỷ hoặc lâu hơn [70]. Còn theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, biến đổi khí
hậu đó là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, nguyên nhân chủ yếu
do các loại khí nhà kính được phát thải từ hoạt động của con người [9]. Quan
điểm của IIED cho rằng, biến đổi khí hậu là sự thay đổi hình thái thời tiết và
nhiệt độ trong một khoảng thời gian ngắn, trung, hoặc dài hạn mà đã xảy ra
hoặc dự báo sẽ xảy ra phần lớn do hiệu ứng khí nhà kính được sản sinh ra từ
hoạt động của con người [68]. Hay biến đổi khí hậu là sự biến đổi các giá trị
trung bình nhiều năm của các yếu tố khí tượng, như nhiệt độ, lượng mưa độ
ẩm, lượng nước bốc hơi của khí quyển trên trái đất [39].
Để cung cấp một cách đầy đủ nhất về khái niệm biến đổi khí hậu, Công
ước khung của Liên Hiệp Quốc đưa ra khái niệm: biến đổi khí hậu là do hoạt
động của con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành
phần của khí quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát
được trong thời kỳ có thể so sánh được [Dẫn theo 12].
Biểu hiện của biến đổi khí hậu đó là sự thay đổi về nhiệt độ, sói mòn,
xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết cực đoan [12, 15, 58, 92], …
Nguyên nhân của biến đổỉ khí hậu do hai yếu tố chủ quan và yếu tố
khách quan [12, 70]. Nguyên nhân khách quan là do sự biến đổi của tự nhiên
như: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự
32
thay đổi vị trí và quy mô các châu lục, sự biến đổi các dòng hải lưu, sự lưu
chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển. Nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân
do con người xuất phát từ sự thay đổi mực đích sử dụng đất và nguồn nước, và
sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 và khí nhà kính từ các hoạt độn con người.
Các tác giả đều cho rằng nguyên nhân do con người là chủ yếu : biến đổi khí
hậu 90% do con người tạo ra [39]. Chính lượng phát thải nhà kính từ các hoạt
động giao thông, công nghiệp, sử dụng năng lượng, … đang góp phần làm
tăng thêm sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng. Ước tính lượng phát thải
của Việt Nam đạt 120,8 triệu tấn và với tình hình phát triển kinh tế hiện nay,
lượng phát thải này sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới [12]. Ngoài ra các
hoạt động canh tác cũng làm góp phần làm suy thoái môi trường tự nhiên [79].
Từ việc tìm hiểu các quan niệm về biến đổi khí hậu, nghiên cứu dựa vào
quan niệm của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc nhằm tìm hiểu những
biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên cứu. Dựa vào quan niệm này, nghiên cứu
tập trung tìm hiểu những biến động tự nhiên của khí hậu có thể quan sát được
trong thời kỳ có thể so sánh được. Nghĩa là, luận án tìm hiểu các biểu hiện và
biến thiên của biến đổi khí hậu trong vòng những các thập kỷ gần đây thông
qua các thông tin thứ cấp được cung cấp từ các cơ quan chức năng của tỉnh,
huyện và thông qua các thông tin từ phỏng vấn sâu. Cụ thể, các biểu hiện của
biến đổi khí hậu được ghi nhận tại huyện là : nước biển dâng, xâm nhập mặn,
rét đậm rét hại, ngập lụt, bão, lũ,… Những biểu hiện này xuất hiện ngày một
gia tăng cả đã và đang ảnh hưởng tới sinh kế của người dân địa phương.
2.1.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu
Cho đến nay, nhiều quan niệm khác nhau về thích ứng với biến đổi khí
hậu đã được đưa ra như : Burton, Thomas, Smith, IPCC, …. Có thể khái quát
các quan điểm theo hai hướng sau :
33
Một số tác giả như Thomas, Smith,…cho rằng thích ứng với biến đổi
khí hậu chủ yếu làm giảm những tác hại mà nó mang lại. Ví dụ, Smith cho
rằng : thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm tất cả những điểu chỉnh về hành
vi con người và cấu trúc kinh tế nhằm giảm tính tổn thương của xã hội trước
những thay đổi của thời tiết [Smith, dẫn theo 77]. Hay quan điểm Thomas
(2007): Thích ứng có nghĩa là điều chỉnh hoặc thụ động, hoặc phản ứng tích
cực, hoặc có phòng bị trước, được đưa ra với ý nghĩa là giảm thiểu và cả thiện
những hậu quả có hại của biến đổi khí hậu [84].
Một số quan niệm khác như Burton, IPCC lại cho rằng, thích ứng với
biến đổi khí hậu bên cạnh việc làm giảm những tác hại của nó còn phải tận
dụng những cơ hội mà nó mang lại. Theo Burton: thích ứng với biến đổi khí
hậu là quá trình con người làm giảm những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết đối
với sức khỏe và đời sống, đồng thời tận dụng những điều kiện thuận lợi cuả nó
có thể mang lại [57]. IPCC trong báo cáo đánh giá lần thứ ba về Biến đổi khí
hậu : Tác động, thích ứng và tính tổn thương năm 2001, cũng cho rằng: Thích
ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh trong các hệ thống tự nhiên hoặc con
người nhằm ứng phó với những biến đổi thực tế hoặc dự kiến của khí hậu hoặc
các ảnh hưởng của chúng, để giảm bớt tác hại hoặc khai thác những cơ hội có
ích do chúng mang lại [99].
Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về thích ứng với với biến đổi
khí hậu. Trong khuôn khổ của luận án này, tác giả dựa trên quan niệm về thích
ứng với biến đổi khí hậu của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
(IPCC).
Áp dụng quan niệm này trong luận án, trước hết tác giả luận án sẽ xem xét
sự thay đổi trong hệ thống xã hội nhằm ứng phó với những biến đổi khí hậu
hoặc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại các địa bàn nghiên cứu. Cụ thể là, tác
giả sẽ xem xét những thay đổi, điều chỉnh cụ thể ở các địa bàn nghiên cứu chẳng
34
hạn như những thay đổi cụ thể trong sản xuất nông nghiệp, trong nuôi trồng và
đánh bắt hải sản để ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời khai thác những cơ
hội có ích từ biến đổi khí hậu, ví dụ đối những khu vực bị nhiễm mặn nặng,
người dân chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao gấp
nhiều lần so với trồng lúa nước. Luận án phân chia các phương thức thích ứng
này bao gồm :
- Các phương thức thay đổi cách thức/biện pháp gồm: thay đổi giống cây
trồng/ vật nuôi, thay đổi lịch thời vụ, thay đổi vùng đánh bắt, thay đổi kỹ
thuật/phương thức sản xuất, …
- Thay đổi/chuyển sang các hoạt động sinh kế khác : chuyển sang ngành
nghề khác, chuyển sang địa phương khác,…
- Chấp nhận tổn thất : việc chấp nhận tổn thất được cụ thể thành thang đo
« Không làm gì cả » hay « Không đưa ra biện pháp thích ứng gì »
2.1.3. Cộng đồng
Có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng tùy thuộc vào các cách tiếp
cận khác nhau. Ivanovic cho rằng xã hội học tiếp cận khái niệm cộng đồng
theo 02 hướng. Thứ nhất, cộng đồng là những gì liên quan đến lãnh thổ (tức
là cộng đồng có thể được định danh và phân định theo bản đồ: có tên, danh
giới, dân tộc, biểu tượng) và thứ 2 là liên quan đến các mối quan hệ (những
người có mối quan hệ ràng buộc nhau thông qua giao tiếp, tình bạn và các tổ
chức, hiệp hội) [Ivanovic 2009, dẫn theo 49]. Theo Shaw thì cộng đồng là
những người cùng sống, cùng chia sẻ lợi ích, cùng mối quan tâm và họ có thể
giúp đỡ lẫn nhau [80]. Kloss và cộng sự phân chia ra 02 loại cộng đồng: cộng
đồng địa lý và cộng đồng dựa trên mạng lưới các quan hệ xã hội [49]. Warren
cho rằng cộng đồng là “Sự kết hợp các hệ thống và đơn vị xã hội nhằm thực
hiện những chức năng xã hội cơ bản, và tổ chức thực hiện các hoạt động xã
hội”[Warren 1963, dẫn theo 74, tr.56]. National Research Council (1975) lại
35
quan niệm, cộng đồng là khái niệm đề cập đến “nhóm người sống gần nhau, và
liên kết với nhau bởi những lợi ích chung và sự hỗ trợ lẫn nhau” [National
Research Council 1975, dẫn theo 74]. Mattessich and Monsey, lại cho rằng
cộng đồng là khái niệm chỉ “những người sống trong một khu vực địa lý xác
định, có mối liên hệ với nhau về mặt tâm lý, xã hội và với nơi họ sống” [74,
tr.56].
Trong khuôn khổ của luận án này, tác giả luận án vận dụng định nghĩa
cộng đồng của Mattessich and Monsey và National Research Council để tìm
hiểu về cộng đồng người dân ven biển. Theo đó, cộng đồng được hiểu là:
Cộng đồng là những người sống tại những khu vực địa lý xác định,
cùng chia sẻ những lợi ích chung và hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ những
hệ giá trị, chuẩn mực, lợi ích chung.
2.1.4. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng
Thích ứng dựa vào cộng đồng là một vấn đề nhận được khá nhiều quan
tâm hiện nay. Nó được ra đời trong bối cảnh khi mà cộng đồng thế giới đang
nỗ lực đưa ra những chiến lược thích ứng mang tầm quốc tế, quốc gia, nhưng
những chính sách từ trên xuống này đôi khi lại không hiệu quả với những khu
vực cụ thể. Và trên thực tế cũng cho thấy rõ điều này: đó là các chính sách từ
trên xuống thường mang tính chung chung, khái quát áp dụng cho toàn lãnh
thổ của các nước. Nhưng những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại các vùng,
khu vực khác nhau theo từng vùng, miền thậm chí cùng một vùng nhưng ảnh
hưởng của khu vực này cũng có nhiều khác biệt với khu vực khác. Mặt khác,
chúng ta đang phải chứng kiến một nghịch lý rằng: các nước phát triển là chủ
thể chính góp phần làm gia tăng tình trạng nóng lên toàn cầu, nhưng các nước
đang phát triển, người nghèo, những khu vực ven biển, miền núi… lại thực sự
bị ảnh hưởng, tổn thương và thiệt hại nhất bởi biến đổi khí hậu. Do vậy, hơn ai
36
hết, chính những cộng đồng bị ảnh hưởng phải là những chủ thể chủ động
trong cuộc chiến với biến đổi khí hậu này.
Có nhiều quan niệm đưa ra về thích ứng dựa vào cộng đồng. Nhìn chung
các quan niệm này đều coi “cộng đồng” chính là chủ thể dẫn dầu, và là những
nhân vật tiềm năng trong các chiến lược thích ứng. Sekine và cộng sự cho
rằng: đây là cách tiếp cận dưới lên, với cách tiếp cận này cộng đồng đóng vai
trò là thực thể chính để thực hiện việc thích ứng, và cộng đồng được coi là chủ
thể của các dự án, bao gồm các dự án phát triển năng lực và chuyển giao công
nghệ để nâng cao năng lực thích ứng [51]. Reid và cộng sự định nghĩa: thích
ứng dựa vào cộng đồng là quá trình cộng đồng là người tiên phong trong việc
lập kế hoạch và ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu, quá trình
dựa trên cơ sở các vấn đề ưu tiên, nhu cầu, kiến thức, khả năng của chính cộng
đồng đó [93]. Việc thích ứng ở đây, cần nhận diện, xem xét các vấn đề ưu tiên,
nhu cầu, năng lực của cộng đồng như thế nào từ đó mới đưa ra các chiến lược
thích ứng. Hơn nữa chính cộng đồng là những người cùng tham gia trong việc
lập kế hoạch và thực hiện nó. Cùng chung quan điểm này, Ayers and Forsyth
cũng cho rằng: thích ứng dựa vào cộng đồng là quá trình đánh giá, hỗ trợ và
thực hiện vai trò hoạt động của cộng đồng nhằm tăng cường khả năng thích
ứng của cộng đồng với những rủi ro và biến đổi khó lường của thời tiết [61].
Thích ứng dựa vào cộng đồng bắt đầu bằng việc nhận diện những cộng
đồng ở các nước đang phát triển phải chịu nhiều tổn thương nhất trước biến
đổi khí hậu. Những cộng đồng này thường là những người nghèo, sống chủ
yếu dựa vào nguồn lực tự nhiên và những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay
đổi thời tiết: thích ứng dựa vào cộng đồng cần dựa trên mức độ tổn thương
của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng và tính toán đến năng lực và tài sản
(assets) của cộng đồng tại địa phương [Huq và Reid 2009, dẫn theo 56]. Ulrike
Schinkel, Lê Diệu Ánh và Frank Schwartze cũng cho rằng: Thích ứng dựa vào
37
cộng đồng (CBA) giúp cho các cộng đồng dễ bị tổn thương xây dựng môi
trường sống có tính đàn hồi và hành động trong phạm vi môi trường sống của
mình bằng những nguồn lực và khả năng của mình [2].
Trong thích ứng dựa vào cộng đồng, người dân trực tiếp tham gia vào
quá trình thích ứng từ việc ra quyết định, lập kế hoạch đến thực hiện chúng
[65, 69]. Đối với những người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương bởi
biến đổi khí hậu, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm sinh kế để phù
hợp với quá trình thích ứng. Bởi vậy, việc thích ứng dựa vào cộng đồng cũng
cần kết hợp với các chương trình phát triển của chính địa phương làm sao
giảm thiểu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đảm bảo sinh kế bền
vững [55].
Từ những quan niệm trên có thể thấy, có nhiều khái niệm về thích ứng
với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng. Trong nghiên cứu này, tác giả sử
dụng quan niệm của IIED như sau: Thích ứng đối với biến đổi khí hậu dựa
vào cộng đồng là quá trình cộng đồng đóng vai trò chính, dựa trên năng lực,
kiến thức, nhu cầu, ưu tiên của cộng đồng nhằm trao quyền cho mọi người để
lên kế hoạch, và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu [69].
Như vậy, thích ứng dựa vào cộng đồng chính là hướng tiếp cận từ dưới
lên trên, cộng đồng địa phương chính là đối tượng phải chủ động trong việc
đưa ra những thay đổi của mình. Những thay đổi đó dựa trên những điều kiện
sẵn có hoặc có thể có của cộng đồng. Chứ không phải là sự chờ đợi những
quyết sách từ cấp trên giao xuống. Hiểu như vậy, việc thích ứng với biến đổi
khí hậu không còn việc của các cấp bên trên mà là việc của cộng đồng, của
chính người dân của từng hộ gia đình tại địa phương nơi họ sinh sống. Họ là
người cần phải chủ động khai thác mọi nguồn lực để đưa ra những chiến lực
thích ứng phù hợp với mình. Trong khuôn khổ luận án, tác giả sẽ tập trung tìm
hiểu các hoạt động thích ứng của người dân trước những tác động của biến
38
đổi khí hậu trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản. Ngoài ra, luận án xem xét tính cộng đồng trong quá trình thích ứng,
tức là trong quá trình thích ứng người dân đã tận dụng các mối quan hệ xã hội
của mình như thế nào.
2.1.5. Năng lực thích ứng
Khái niệm năng lực thích ứng sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực sinh học
nhằm đề chỉ khả năng của hệ sinh thái nhằm thích ứng với hàng loạt các vấn
đề về môi trường nhất đinh nào đó [62]. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, năng
lực thích ứng là nguồn lực của cả hệ thống sinh thái – xã hội hay nói chung là
khả năng của hệ thống nhằm điều chỉnh để thích ứng với những ảnh hưởng của
viến đổi khí hậu. Theo định nghĩa của IPCC, năng lực thích ứng là khả năng
hoặc tiềm lực của một hệ thống nhằm ứng phó một cách hiệu quả với những
thay đổi của thời tiết và khả năng này bao gồm cả sự điều chỉnh về mặt hành
vi, các nguồn lực và công nghệ [73]. UNEP định nghĩa năng lực thích ứng
nghĩa là khả năng, nguồn lực và thể chế của một quốc gia hoặc vùng nhằm để
thực thi các phương thức thích ứng một cách hiệu quả [89].
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, năng lực thích ứng với biến đổi khí
hậu là: sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh
hoặc môi trường thay đổi nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương do dao động
và biến đổi của khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó
mang lại [Dẫn theo 12]. Một xã hội có năng lực thích ứng tốt sẽ có khả năng
phục hồi trước những căng thẳng hoặc đột biến từ bên ngoài.
Như vậy, có thể thấy rằng, năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu phản
ánh khả năng của một hệ thống hoặc xã hội trong việc điều chỉnh hoặc ứng
phó với biến đổi khí hậu nhằm đạt được 3 mục tiêu: (i) giảm khả năng bị tổn
thương do biến đổi khí hậu gây ra, (ii) giảm nhẹ các thiệt hại có thể xảy ra, và
(iii) tận dụng các cơ hội mới do biến đổi khí hậu mang lại.
39
Khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một khu vực sẽ bị tổn thương nhiều hơn nếu
năng lực thích ứng của khu vực là thấp. Tuy nhiên, có năng lực thích ứng cao
không đồng nghĩa với việc khu vực đó không bị tổn thương trước tác động của
biến đổi khí hậu. Năng lực thích ứng có thể tiềm tàng và chỉ được nhận diện
khi các khu vực hoặc hệ thống bị phơi nhiễm trước các tác động hoặc xáo
trộn và/hoặc thông qua một hình thức thích ứng cụ thể nào đó. Năng lực thích
ứng được xem xét trên nhiều phương diện và cấp độ khác nhau của sự thay đổi
môi trường. Đối với vấn đề biến đổi khí hậu, năng lực thích ứng thường được
xem xét ở phương diện và cấp độ nhỏ, chủ yếu ở cấp hộ gia đình và cộng đồng
trước những thay đổi về sinh kế.
2.1.6. Sinh kế và sinh kế bền vững
Khái niệm sinh kế được sử dụng rộng rãi nhất được đưa ra bởi
Chambers & Conway: Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực,
yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh
sống: sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đương đầu với và phục hồi sau các cú
sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội sinh kế
bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế khác
ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn [Dẫn theo 88].
Khái niệm cho thấy sinh kế dựa vào 5 nguồn lực: tự nhiên, kinh tế, xã
hội và văn hóa mà các cá nhân, hộ gia đình, hoặc nhóm xã hội sở hữu để có thể
tạo ra thu nhập hoặc có thể được sử dụng, trao đổi để đáp ứng nhu cầu của họ.
Việc nắm bắt và huy động tốt các nguồn lực này sẽ phát triển được sinh kế của
cộng đồng. Bên cạnh đó Chambers và Conway cho rằng một sinh kế bền vững
thì nó phải đảm bảo sự bền vững đối với cả môi trường và xã hội. Sự bền vững
ấy phải mang tình lâu dài, mang lại lợi ích cho các thế hệ tiếp sau.
40
Tiếp theo đó Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) trong đó người đề
xướng là Scoones cũng đưa ra định nghĩa: sinh kế bao gồm khả năng, nguồn
lực (bao gồm các nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội) và các hoạt động
cần thiết làm phương tiện sống của con người. Một sinh kế được gọi là bền
vững khi nó có thể ứng phó và phục hồi sau những căng thằng và những cú
sốc, duy trì và nâng cao khả năng và tài sản mà không làm xói mòn nền tảng
nguồn lực tự nhiên [Dẫn theo 72].
Năm 2001, Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đã
đưa ra khái niệm về sinh kế: sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực cùng các
hoạt động cần thiết làm phương tiện sống cho con người [12].
Như vậy, nhìn chung ba khái niệm đều cơ bản có sự tương đồng. Các
tác giả đều thống nhất tính bền vững của sinh kế phải đảm báo các mặt: khi
nó mang lại lợi ích về mặt môi trường, mặt kinh tế và xã hội: có khả năng
phục hồi sau những cú sốc, mang lại lợi ích kinh tế (nâng cao khả năng và tài
sản, đóng góp lợi ích ròng), đảm bảo sự phát triển cho các thế hệ sau này.
2.2. CÁC LÝ THUYẾT VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu từ tiếp cận khung sinh kế bền
vững
Hình 2: Khung sinh kế bền vững DFID (2001) [12]
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển

More Related Content

What's hot

DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...hanhha12
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...nataliej4
 
Khả năng bổ cập nước mưa ở Bình Dương
Khả năng bổ cập nước mưa ở Bình DươngKhả năng bổ cập nước mưa ở Bình Dương
Khả năng bổ cập nước mưa ở Bình DươngNhuoc Tran
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...
Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...
Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...Nhuoc Tran
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...Man_Ebook
 
Bien doi khi hau35
Bien doi khi hau35Bien doi khi hau35
Bien doi khi hau35Phi Phi
 
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trườngGiáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trườngPhan Công
 
Thay dientothcm24022014
Thay dientothcm24022014Thay dientothcm24022014
Thay dientothcm24022014Minh Vu
 
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (16)

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu, HAY
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu, HAYTái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu, HAY
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu, HAY
 
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
 
Khả năng bổ cập nước mưa ở Bình Dương
Khả năng bổ cập nước mưa ở Bình DươngKhả năng bổ cập nước mưa ở Bình Dương
Khả năng bổ cập nước mưa ở Bình Dương
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
 
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
 
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
 
Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...
Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...
Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa t...
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
 
Bien doi khi hau35
Bien doi khi hau35Bien doi khi hau35
Bien doi khi hau35
 
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trườngGiáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
 
Thay dientothcm24022014
Thay dientothcm24022014Thay dientothcm24022014
Thay dientothcm24022014
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOT
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOTĐề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOT
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOT
 
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng khai thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nư...
 
Pháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu
Pháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầuPháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu
Pháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu
 

Similar to Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển

BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...nataliej4
 
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.pptBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.pptyeu12102003
 
Bien doi khi hau o Viet Nam
Bien doi khi hau o Viet NamBien doi khi hau o Viet Nam
Bien doi khi hau o Viet Namforeman
 
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noiHe thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noiLan Dinh
 
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...Lap Dinh
 
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
quản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướcquản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướchuuduyen12
 
Chiến lược phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21
Chiến lược phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21Chiến lược phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21
Chiến lược phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21jackjohn45
 
Kinh tế vi mô .pptx
Kinh tế vi mô .pptxKinh tế vi mô .pptx
Kinh tế vi mô .pptxDiuAnh22
 
Lời mở đầu
Lời mở đầuLời mở đầu
Lời mở đầuánh linh
 
VIỆT NAM Khuôn khổ Kinh tế về Nước để Đánh giá các Thách thức của Ngành Nước.pdf
VIỆT NAM Khuôn khổ Kinh tế về Nước để Đánh giá các Thách thức của Ngành Nước.pdfVIỆT NAM Khuôn khổ Kinh tế về Nước để Đánh giá các Thách thức của Ngành Nước.pdf
VIỆT NAM Khuôn khổ Kinh tế về Nước để Đánh giá các Thách thức của Ngành Nước.pdfNuioKila
 
Tom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bien
Tom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bienTom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bien
Tom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bienWind Lee
 
Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định giá trị kinh tế phòng lũ và ứng dụng cho l...
Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định giá trị kinh tế phòng lũ và ứng dụng cho l...Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định giá trị kinh tế phòng lũ và ứng dụng cho l...
Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định giá trị kinh tế phòng lũ và ứng dụng cho l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển (20)

BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
 
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.pptBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
 
Bien doi khi hau o Viet Nam
Bien doi khi hau o Viet NamBien doi khi hau o Viet Nam
Bien doi khi hau o Viet Nam
 
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noiHe thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
 
BÀI MẪU Tiểu luận về ô nhiễm môi trường, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về ô nhiễm môi trường, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về ô nhiễm môi trường, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về ô nhiễm môi trường, HAY
 
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
 
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
 
quản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướcquản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nước
 
Ch20 t ben vung ch20
Ch20 t ben vung ch20Ch20 t ben vung ch20
Ch20 t ben vung ch20
 
Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp, nông thôn.docx
Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp, nông thôn.docxCơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp, nông thôn.docx
Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp, nông thôn.docx
 
Khóa Luận Ứng Dụng Hệ Thống Thông Tin Địa Lý Gis, 9 điểm
Khóa Luận Ứng Dụng Hệ Thống Thông Tin Địa Lý Gis, 9 điểmKhóa Luận Ứng Dụng Hệ Thống Thông Tin Địa Lý Gis, 9 điểm
Khóa Luận Ứng Dụng Hệ Thống Thông Tin Địa Lý Gis, 9 điểm
 
Chiến lược phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21
Chiến lược phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21Chiến lược phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21
Chiến lược phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21
 
Nghiên Cứu Tải 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tự Nhiên Xã Hội Đạt Điểm Cao.
Nghiên Cứu Tải 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tự Nhiên Xã Hội Đạt Điểm Cao.Nghiên Cứu Tải 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tự Nhiên Xã Hội Đạt Điểm Cao.
Nghiên Cứu Tải 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tự Nhiên Xã Hội Đạt Điểm Cao.
 
Kinh tế vi mô .pptx
Kinh tế vi mô .pptxKinh tế vi mô .pptx
Kinh tế vi mô .pptx
 
Lời mở đầu
Lời mở đầuLời mở đầu
Lời mở đầu
 
VIỆT NAM Khuôn khổ Kinh tế về Nước để Đánh giá các Thách thức của Ngành Nước.pdf
VIỆT NAM Khuôn khổ Kinh tế về Nước để Đánh giá các Thách thức của Ngành Nước.pdfVIỆT NAM Khuôn khổ Kinh tế về Nước để Đánh giá các Thách thức của Ngành Nước.pdf
VIỆT NAM Khuôn khổ Kinh tế về Nước để Đánh giá các Thách thức của Ngành Nước.pdf
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
 
Tom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bien
Tom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bienTom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bien
Tom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bien
 
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOTĐề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
Đề tài: Xác định giá trị kinh tế phòng lũ tại lưu vực sông Đáy, HOT
 
Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định giá trị kinh tế phòng lũ và ứng dụng cho l...
Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định giá trị kinh tế phòng lũ và ứng dụng cho l...Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định giá trị kinh tế phòng lũ và ứng dụng cho l...
Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định giá trị kinh tế phòng lũ và ứng dụng cho l...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH --------------- NGUYỄN THỊ THÚY MAI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN VEN BIỂN HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC Hà Nội – 2018
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH --------------- NGUYỄN THỊ THÚY MAI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN VEN BIỂN HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Ngọc Hùng PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh Hà Nội – 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu nghiên cứu do tôi thu thập khách quan. Kết quả nghiên cứu trong luận án là khách quan, trung thực, được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thúy Mai
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 12 1.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi 13 1.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thủy sản 19 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thích ứng với biến đổi khí hậu 23 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1. Các khái niệm vận dụng trong nghiên cứu 31 2.2. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 40 2.3. Địa bàn nghiên cứu 46 2.4. Phương pháp nghiên cứu 51 CHƢƠNG 3: THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT VÀ CHĂN NUÔI 57 3.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt 57 3.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực chăn nuôi 82 CHƢƠNG 4: THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ ĐÁNH BẮT THỦY SẢN 103 4.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản 103 4.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản 129 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu CBA : Community based adaptation (thích ứng dựa vào cộng đồng) DFID : Bộ phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development) IIED : Viện Môi trường và Phát triển quốc tế (International Institute for Environment and Development) IPCC : Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change) PCLB TW : Phòng chống lụt bão Trung ương TK Thống kê USAID : Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (United States Agency for International Development)
  • 6. DANH MỤC BẢNG Thứ tự Tên bảng Trang Bảng 3.1: Mối quan hệ hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ và nhóm tuổi 72 Bảng 3.2: Mô hình logistic: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức “chuyển lao động của hộ sang làm nghề khác” 81 Bảng 3.3: Mối quan hệ giữa yếu tố: nhóm tuổi, học hỏi kinh nghiệm và việc thay đổi kỹ thuật canh tác 82 Bảng 3.4: Mô hình hồi quy logistic: Yếu tố ảnh hưởng đến phương thức thích ứng “thay đổi giống trong chăn nuôi” 97 Bảng 3.5: Yếu tố liên quan đến việc thay đổi phương thức chăn nuôi 98 Bảng 3. 6: Mô hình hồi quy logistic – Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức “chuyển một số lao động sang nghề khác” trong chăn nuôi 99 Bảng 3.7: Mối quan hệ giữa phương thức “Đầu tư nhiều chi phí hơn và tình trạng kinh tế gia đình 100 Bảng 4.1: Hồi quy logistic – Yếu tố liên quan đến phương thức thích ứng thay đổi giống nuôi trồng 124 Bảng 4. 2: Tương quan giữa điều kiện kinh tế, hợp tác làm ăn với các hộ khác và phương thức thích ứng “Đầu tư thêm trang thiết bị nuôi trồng” 125 Bảng 4. 3: Mối quan hệ giữa cách thức thay đổi phương thức nuôi trồng và yếu tố học hỏi thêm kinh nghiệm, tham gia tập huấn 126 Bảng 4. 4: Mối quan hệ giữa các biến số độc lập và biện pháp thích ứng “bỏ nuôi trồng” 127 Bảng 4. 5: Hồi quy logistic – Các yếu tố liên quan đến phương thức thích ứng “chuyển một số lao động của hộ sang nghề khác” 128 Bảng 4. 6: Hồi quy logistic – Các yếu tố liên quan đến phương thức thích ứng “thay đổi cơ cấu nuôi trồng” 129 Bảng 4.7: Các nguồn huy động vốn tài chính trong một số hoạt động thích ứng trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản 139 Bảng 4.8: Mô hình logistic: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn 142
  • 7. phương thức “thay đổi vùng đánh bắt” Bảng 4.9: Mối quan hệ tình trạng kinh tế hộ và một số hoạt động thích ứng trong đánh bắt thủy sản 143 Bảng 4.10: Mô hình hồi quy logistics giữa bỏ đánh bắt và độ tuổi 143 Bảng 4.11: Mô hình logistic: Yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển lao động của hộ sang nghề khác trong đánh bắt 144
  • 8. DANH MỤC CÁC BIỂU Thứ tự Tên biểu Trang Biểu đồ 3.1: Ảnh hưởng của rét đậm rét hại đến trồng trọt 59 Biểu đồ 3.2: Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến trồng trọt 60 Biểu đồ 3.3 : Ảnh hưởng của hạn hán đến trồng trọt 60 Biểu đồ 3.4: Ảnh hưởng của nắng nóng đến trồng trọt 61 Biểu đồ 3.5: Ảnh hưởng của ngập lụt đến trồng trọt 62 Biểu đồ 3. 6: Ảnh hưởng của bão đến trồng trọt 63 Biểu đồ 3.7: Ảnh hưởng của các biểu hiện của biến đổi khí hậu đến hiện tượng mất trắng mùa vụ 64 Biểu đồ 3.8: Các hoạt động thích ứng trong lĩnh vực trồng trọt 65 Biểu đồ 3.9: Nguồn lực để người dân thay đổi giống 68 Biểu đồ 3.10: Nguồn lực cộng đồng người dân dựa vào trong hoạt động thay đổi lịch thời vụ 70 Biểu đồ 3.11: Công việc các thành viên trong hộ làm khi chuyển lao động sang nghề khác 73 Biểu đồ 3. 12: Nguồn lực cộng đồng để người dân dựa vào khi Chuyển một số lao động của hộ sang nghề khác 74 Biểu đồ 3.13: Nguồn lực cộng đồng người dân lựa chọn trong hoạt động thay đổi kỹ thuật canh tác 76 Biểu đồ 3. 14: Cách thức bố trí nhân công trong sản xuất nông nghiệp 77 Biểu đồ 3.15: Mối quan hệ giữa hoạt động thích ứng thay đổi giống cây trồng và việc tham gia tập huấn về biến đổi khí hậu 80 Biểu đồ 3.16: Ảnh hưởng của rét đậm rét hại đến chăn nuôi 83 Biểu đồ 3.17: Ảnh hưởng của hạn hán đến chăn nuôi 84 Biểu đồ 3.18: Ảnh hưởng của nắng nóng đến chăn nuôi 84 Biểu đồ 3.19: Ảnh hưởng của ngập lụt đến chăn nuôi 85 Biểu đồ 3. 20: Ảnh hưởng của mưa lớn đến chăn nuôi 86 Biểu đồ 3. 21: Ảnh hưởng của bão đến chăn nuôi 86 Biểu đồ 3.22: Các hoạt động thích ứng trong chăn nuôi 87 Biểu đồ 3.23: Nguồn lực cộng đồng người dân lựa chọn để 89 Biểu đồ 3.24: Nguồn lực cộng đồng người dân lựa chọn để thay đổi phương thức chăn nuôi 92 Biểu đồ 3. 25: Nguồn huy động vốn để đầu tư chi phí cho chăn nuôi 93 Biểu đồ 3.26: Các công việc hộ chăn nuôi làm khi chuyển bớt lao 95
  • 9. động sang nghề khác Biểu đồ 3.27: Nguồn lực để một số lao động trong hộ chăn nuôi chuyển sang làm nghề khác 96 Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của rét đậm rét hại đến nuôi trồng thủy sản 105 Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của hạn hán đến nuôi trồng thủy sản 106 Biểu đồ 4.3: Ảnh hưởng của nắng nóng đến nuôi trồng thủy sản 107 Biểu đồ 4.4: Ảnh hưởng của mưa lớn đến nuôi trồng thủy sản 108 Biểu đồ 4.5: Ảnh hưởng của ngập lụt đến nuôi trồng thủy sản 109 Biểu đồ 4.6: Ảnh hưởng của bão đến nuôi trồng thủy sản 110 Biểu đồ 4.7: Các hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản 111 Biểu đồ 4.8: Nguồn lực cộng đồng để người dân học hỏi trong 112 Biểu đồ 4.9: Nguồn lực cộng đồng trong hoạt động thay đổi 116 Biểu đồ 4.10: Nguồn lực cộng đồng để huy động vốn trong đầu tư thêm trang thiết bị nuôi trồng 117 Biểu đồ 4.11: Nguồn lực cộng đồng trong hoạt động thay đổi cơ cấu nuôi trồng 121 Biểu đồ 4.12: Ảnh hưởng của bão đến đánh bắt thủy sản 130 Biểu đồ 4.13: Ảnh hưởng của rét đậm rét hại đến đánh bắt thủy sản 131 Biểu đồ 4.14: Ảnh hưởng của hạn hán đến đánh bắt thủy sản 132 Biểu đồ 4.15 : Ảnh hưởng của nắng nóng đến đánh bắt thủy sản 133 Biểu đồ 4.16: Ảnh hưởng của mưa lớn đến đánh bắt 133 Biểu đồ 4.17: Ảnh hưởng của ngập lụt đến đánh bắt 134 Biểu đồ 4.18: Độ tuổi tham gia hoạt động đánh bắt hiện nay 135 Biểu đồ 4.19: Các hoạt động thích ứng trong đánh bắt thủy sản 135 Biểu đồ 4.20: Mạng lưới cộng đồng trong hoạt động 136 Biểu đồ 4.21: Các công việc một số lao động khác làm khi chuyển việc trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản 140
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu [82]. Thực tế, trong những thập kỷ gần đây, chúng ta đã và đang hứng chịu nhiều ảnh hưởng từ những biểu hiện bất thường của thời tiết như nước biển dâng, nắng nóng, bão, lũ…. Đặc biệt phải kể đến là các khu vực ven biển. Theo đánh giá thì đây là một trong những khu vực chịu nhiều tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu [12, 58, 92]. Bởi đa phần dân cư ven biển thường sống tại những khu vực địa lý dễ bị tổn thương bởi thiên tai trong khi năng lực thích ứng lại hạn chế, các nguồn lực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thiếu thốn. Hơn nữa thu nhập chủ yếu từ các hoạt động sinh kế dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi thời tiết như nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp. Theo nghiên cứu của các nhà khí tượng học, khí hậu Việt Nam đã có những biến đổi rõ rệt. Cụ thể, trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình năm tăng 0.5o C trên phạm vi cả nước, lượng mưa giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam lãnh thổ [34] . Đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng trung bình toàn dải ven biển Việt Nam từ 57 – 73cm [8]. Bên cạnh đó, lượng phát thải nhà kính từ các hoạt động giao thông, công nghiệp, sử dụng năng lượng, … đang góp phần làm tăng thêm sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng [12]. Cũng theo ước tính, nếu nước biển dâng lên 1m có khả năng ảnh hưởng tới 12% diện tích và 20% dân số Việt Nam, làm ngập khoảng từ 0,3 đến 0,5 triệu ha tại đồng bằng sông Hồng và 1,5-2 triệu ha tại đồng bằng sông Cửu Long và hàng trăm ngàn ha ven biển miền Trung [37]. Bão, lũ trong những năm vừa qua cũng gây ra nhiều hậu quả nặng nền về người cũng như tài sản đặc biệt đối với các khu vực ven biển. Những cơ sở nuôi trồng, tàu thuyền đánh bắt, mùa màng của người dân bị tàn phá gây thiệt hại nặng nề. Những cơn gió mạnh và những cơn bão bất thường thậm chí ở những vùng mà trước đây ít chịu ảnh hưởng bởi bão
  • 11. 2 cũng gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, công trình, mùa màng cũng như tính mạng người dân. Điều này cho thấy, biến đổi khí hậu là một vấn đề hiện hữu, là xu hướng chung của toàn cầu, không một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào có thể tránh khỏi. Do vậy, thích ứng với biến đổi khí hậu là vấn đề cần thiết và cấp bách giúp giảm thiểu tối đa những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy những tác động của biến đổi khí hậu cũng như những chiến lược ứng phó thích hợp hay khả năng thích ứng lại phụ thuộc vào từng địa phương cụ thể [48]. Bởi với mỗi địa phương, mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lại phụ thuộc vào đặc điểm địa hình cũng như tình hình kinh tế và cơ sở vật chất riêng có của địa phương đó. Do vậy việc thích ứng biến đổi khí hậu ở cấp độ hộ gia đình được coi là nhân tố chính của quá trình thích ứng [48]. Ví dụ, để ứng phó với biến đổi khí hậu, người nông dân có thể có những cách thức phối hợp với nhau nhằm đưa biện pháp tăng cường khả năng chống chịu và khắc phục những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra [53]. Do vậy, có thể nói chính những người chịu tác động trực tiếp có thể xây dựng khả năng chống chịu và thích ứng với những bất thường do biến đổi khí hậu [48, 85]. Là một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, Tiền Hải có đường bờ biển dài trên 23km và có ba cửa sông lớn đổ ra biển đó là sông Ba Lạt, cửa Lân, cửa Trà Lý. Với điều kiện địa lý - tự nhiên như vậy, giúp cho Tiền Hải có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, việc nằm tiếp giáp với biển và các con sông lớn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn biến khó lường như hiện nay. Cụ thể, trong những thập kỷ gần đây, người dân liên tục phải gánh chịu những ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão, lụt, áp thấp nhiệt đới... Cụ thể, nhiều cơn bão với cường độ mạnh đã tàn phá nhiều cánh rừng ngập mặn cũng như rừng phòng
  • 12. 3 hộ, làm suy thoái hệ sinh thái ven biển, ảnh hưởng lớn tới nông nghiệp và ngành thủy hải sản của địa phương. Các đợt rét đậm, rét hại bất thường kéo dài tại Thái Bình cho thấy sự gia tăng của thiên tai và các hiện tượng cực đoan của khí hậu, thời tiết làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Nắng nóng kéo dài do tác động của biến đổi khí hậu trong những năm gần đây, khiến sâu bệnh phát sinh trên diện rộng, dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát ở nhiều nơi gây tâm lý lo ngại, người nông dân không yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, cây trồng sinh trưởng chậm, ảnh hưởng thời vụ. Trước tình hình đó, việc chủ động thích ứng trước những tác động xấu của biến đổi khí hậu là một việc làm quan trọng và cần thiết của người dân nơi đây. Đề tài “Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp của người dân ven biển Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” muốn đi sâu tìm hiểu những cách thức được cộng đồng người dân áp dụng để thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Thêm vào đó, đề tài cũng đi tìm hiểu trong quá trình ứng phó người dân huy động những nguồn lực nào nhằm thích ứng với những biến đổi khí hậu tại địa phương. 2. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong lĩnh vực nông nghiệp. 2.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là: Người dân ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 2.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu việc thích ứng của người dân ven biển đối với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
  • 13. 4 - Phạm vi không gian: Về mặt không gian, tác giả luận án triển khai nghiên cứu tại các xã ven biển huyện Tiền Hải, cụ thể là xã Đông Hoàng và xã Nam Thịnh. - Phạm vi thời gian: Luận án giới hạn các nội dung nghiên cứu ở trên trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2017. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đánh giá thực trạng, yếu tố ảnh hưởng đến việc thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân ở ven biển, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đến trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản ở khu vực ven biển huyện Tiền Hải. - Tìm hiểu các cách thức thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân ven biển huyện Tiền Hải trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. - Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc thích ứng với biến đổi khí hậu dựa của người dân ven biển ở Tiền Hải. 4. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Qua trải nghiệm của cư dân địa phương ven biển tỉnh Tiền Hải, biến đổi khí hậu đã tác động như thế nào đến trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản? Câu hỏi 2: Người dân ven biển tỉnh Tiền Hải thích ứng với biến đổi khí hậu như thế nào trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản?
  • 14. 5 Câu hỏi 3: Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân ven biển tỉnh Tiền Hải? 5. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Biến đổi khí hậu cụ thể là các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, nắng nóng bất thường, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng tiêu cực đối với trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản của các hộ gia đình cư dân ven biển Tiền Hải trên nhiều phương diện khác nhau như gây khó khăn trong quá trình sản xuất, làm giảm năng suất và giảm sản lượng. Giả thuyết 2: Người dân ven biển Tiền Hải đã dựa vào nhiều loại vốn khác nhau trong cộng đồng như vốn kinh tế (điều kiện kinh tế gia đình), vốn con người (tuổi, học vấn), vốn xã hội (mạng lưới người thân, bạn bè…) để đưa ra các cách thức khác nhau nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản như thay đổi giống, thay đổi cách thức nuôi trồng, đánh bắt và đa dạng hóa sinh kế. Giả thuyết 3: Các đặc điểm của hộ gia đình và cộng đồng như quy mô hộ gia đình, vốn kinh tế (điều kiện kinh tế gia đình), vốn con người (tuổi, học vấn), vốn xã hội (mạng lưới người thân, bạn bè…) là những yếu tố ảnh hưởng đến việc thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân ven biển Tiền Hải.
  • 15. 6 6. Khung phân tích và các biến số 6.1. Khung phân tích Để làm rõ nội dung nghiên cứu, việc phân tích trong các chương nội dung của luận án dựa trên các biến số độc lập và phụ thuộc cụ thể. Các biến số và mối quan hệ giữa các biến số được thể hiện qua khung phân tích dưới đây (hình 1): Hình 1: Khung phân tích 6.2. Biến số 6.2.1. Biến số độc lập - Số thế hệ: 1- 1 thế hệ, 2-hai thế hệ, 3-ba thế hệ, 4- bốn thế hệ trở lên - Quy mô hộ gia đình: được đo bằng số người trong hộ và số thành viên trong độ tuổi lao động, số thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm. - Điều kiện kinh tế của hộ: là điều kiện kinh tế hiện tại của hộ so với khu vực mình đang cư trú như thế nào? (nghèo/trung bình/khá giả). Biến đổi khí hậu Biến độc lập - Số thế hệ - Quy mô hộ - Điều kiện kinh tế - Loại hình kinh tế - Học hỏi thêm kinh nghiệm - Hợp tác làm ăn với hộ khác - Tham gia tập huấn - Tuổi, giới tính, học vấn người tham gia chính Biến phụ thuộc Thích ứng với BĐKH trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản - Thay đổi biện pháp/cách thức - Chuyển sang hoạt động khác - Chấp nhận tổn thất Bối cảnh KTXH địa phương Chiến lược, chính sách liên quan đến BĐKH
  • 16. 7 - Loại hình kinh tế: thuần nông, hỗn hợp (cả nông nghiệp và phi nông nghiệp) - Tham gia tập huấn với biến đổi khí hậu: đã từng tham gia/chưa từng tham gia - Học hỏi thêm kinh nghiệm từ người khác: có/không - Hợp tác làm ăn với hộ khác: có/không 6.2.2. Biến phụ thuộc Hoạt động thích ứng của người dân với biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt. Các hoạt động này được tìm hiểu ở các khía cạnh: - Thay đổi cách thức/biện pháp - Chuyển sang hoạt động khác - Chấp nhận tổn thất Biến phụ thuộc được cụ thể như sau: 1. Thích ứng trong lĩnh vực trồng trọt - Thay đổi cách thức/ biện pháp: Có/không 1. Đầu tư nhiều chi phí hơn 2. Bố trí thêm nhân công 3. Thay đổi giống cây trồng 4. Thay đổi cơ cấu cây trồng 5. Điều chỉnh lịch thời vụ 6. Thay đổi kỹ thuật canh tác 7. Tăng diện tích canh tác 8. Giảm diện tích canh tác 9. Nâng cấp hệ thống tưới tiêu 10. Cải tạo đồng ruộng - Chuyển sang hoạt động khác Có/không 1. Một số lao động của hộ gia đình chuyển sang làm nghề khác 2. Một số lao động trong hộ
  • 17. 8 chuyển đến địa phương khác làm ăn 3. Không trồng trọt nữa - Chấp nhận tổn thất Có/ không 1. Không có cách thích ứng gì 2. Thích ứng trong lĩnh vực chăn nuôi - Thay đổi cách thức/ biện pháp: Có/không 1. Đầu tư nhiều chi phí hơn 2. Bố trí thêm nhân công 3. Thay đổi phương thức chăn nuôi 4. Thay đổi giống vật nuôi 5. Tăng/giảm quy mô chăn nuôi 6. Nâng cấp hệ thống chuồng trại - Chuyển sang hoạt động khác Có/không 1. Một số người trong hộ chuyển sang làm nghề khác 2. Một số lao động trong hộ chuyển đến địa phương khác làm ăn 3. Không chăn nuôi nữa - Chấp nhận tổn thất Có/không 1. Không có cách thức gì 3. Thích ứng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản - Thay đổi cách thức/ biện pháp: Có/không 1. Thay đổi giống 2. Thay đổi phương thức nuôi trồng 3. Thay đổi cơ cấu nuôi trồng 4. Đầu tư thêm trang thiết bị 5. Nâng cấp ao/đầm 6. Bố trí thêm nhân công
  • 18. 9 7. Tăng/giảm quy mô - Chuyển sang hoạt động khác Có/không 1. Một số người trong hộ chuyển sang làm thêm nghề khác 2. Một số lao động trong hộ chuyển đến địa phương khác làm ăn 3. Không chăn nuôi nữa - Chấp nhận tổn thất Có/không 1. Không có cách thức gì 4. Thích ứng trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản - Thay đổi cách thức/ biện pháp: Có/không 1. Đầu tư thêm thiết bị đánh bắt 2. Nâng cấp tàu thuyền đánh bắt 3. Bố trí thêm nhân công 4. Thay đổi vùng đánh bắt 5. Tăng/giảm số lượng tàu đánh bắt 6. Tăng cường theo dõi dự báo thời tiết - Chuyển sang hoạt động khác Có/không 1. Một số người trong hộ chuyển sang làm thêm nghề khác 2. Một số lao động trong hộ chuyển đến địa phương khác làm ăn 3. Bỏ hoạt động đánh bắt - Chấp nhận tổn thất Có/không 1. Không có cách thức gì
  • 19. 10 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học Ý nghĩa khoa học của luận án được thể hiện trên hai phương diện sau đây. Thứ nhất, luận án cung cấp thêm một góc nhìn mới từ tiếp cận xã hội học đối với chủ đề thích ứng với biến đổi khí hậu của cư dân ven biển, qua đó góp phần mở rộng sự hiểu biết trên cơ sở khoa học về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và các cộng đồng dân cư ở những địa phương cụ thể. Thứ hai, tác giả vận dụng các quan điểm lý thuyết xã hội học để phân tích, luận giải các dữ liệu định tính và định lượng thu được từ thực địa nhằm khái quát lên, ở một mức độ nhất định, một số quan điểm lý thuyết về quá trình thích ứng của người dân ven biển đổi với biến đổi khí hậu. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa thực tiễn của luận án được thể hiện qua hai điểm sau đây. Trước hết, luận án cung cấp nhiều dữ liệu định tính và định lượng về thực tiễn tác động của biến đổi khí hậu và sự thích ứng của người dân ven biển đối với biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản. Những dữ liệu này giúp các nhà quản lý có thêm cơ sở để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp trong các lĩnh vực liên quan đến biến đổi khí hậu. Thứ hai, trên cơ sở phân tích, luận giải các dữ liệu định tính và định lượng, luận án đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân ven biển trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản. Những khuyến nghị này không chỉ hữu ích đối với nhà quản lý trong hoạt động thực tiễn mà còn hữu ích đối với người dân ở địa phương trong quá trình thích ứng với biến đổi khí hậu. 8. Kết cấu luận án Kết cấu của luận án gồm ba phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án có bốn chương. Chương 1 là
  • 20. 11 chương tổng quan về các nghiên cứu đi trước liên quan đến chủ đề luận án. Chương 2 trình bày cơ sở lý luận, địa bàn nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu. Chương 3 và chương 4 làm rõ thực tiễn biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên cứu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Hai chương này cũng chỉ ra cách thức thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân địa phương đối với biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũng như các yếu tố tác động đến những cách thức thích ứng này.
  • 21. 12 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Biến đổi khí hậu cùng với những biểu hiện của nó đang trở thành một vấn đề thách thức của nhân loại trong thế kỷ 21. Những tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu được ghi nhận ở mọi nơi, mọi lĩnh vực. Do vậy, thích ứng với biến đổi khí hậu được coi là chìa khóa để giảm khả năng dễ bị tổn thương và tăng cường năng lực chống chịu với những biến đổi của thời tiết. Đây là vấn đề không những nhận được sự quan tâm của mọi cộng đồng, mọi quốc gia mà còn nhận được sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của biến đổi khí hậu đến mọi mặt của đời sống xã hội từ các lĩnh vực sản xuất đến sức khỏe của con người. Mặt khác, các nghiên cứu cũng cho thấy, để hạn chế những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cộng đồng đã tự tìm cách thích ứng thông qua những cách thức khác nhau tùy thuộc vào ảnh hưởng đến từng lĩnh vực. Việt Nam được đánh giá là một trong bốn quốc gia chịu nhiều tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu trên thế giới. Do vậy, việc tìm cách thích ứng phù hợp là vấn đề cần thiết được đặt ra trong các chiến lược phát triển cũng như vấn đề đặt ra cho các học giả trong và ngoài nước. Vậy, vấn đề này đã được nghiên cứu ra sao? Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, tổng quan nghiên cứu sẽ phân tích những đóng góp của các nghiên cứu đi trước dưới hai hướng nghiên cứu chính. Thứ nhất, tìm hiểu hoạt động thích ứng của người dân trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các hoạt động sinh kế của người dân. Thứ hai, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thích ứng. Khách thể nghiên cứu chủ yếu là cộng đồng ven biển, bởi đây là một trong những nhóm đối tượng được đánh giá là chịu nhiều tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu.
  • 22. 13 1.1. THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT, CHĂN NUÔI 1.1.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt Nông nghiệp là một lĩnh vực phụ thuộc và nhạy cảm với tình hình thời tiết. Biến đổi khí hậu cùng với nó là nước biển dâng và các hình thức thời tiết cực đoan như nắng nóng, hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn… liên tiếp xảy ra gây khó khăn cho ngành nông nghiệp. Các nghiên cứu cho thấy các biểu hiện cực đoan của biến đổi khí hậu đều ảnh hưởng đến diện tích canh tác, sự sinh trưởng và năng suất mùa màng cây trồng. Cụ thể: Theo tác giả Đinh Vũ Thanh, nước biển dâng sẽ khiến cho diện tích canh tác nông nghiệp giảm. Cụ thể, nếu nước biển dâng lên 1m có khả năng ảnh hưởng tới 12% diện tích và 20% dân số Việt Nam, làm ngập khoảng từ 0,3 đến 0,5 triệu ha tại đồng bằng sông Hồng và 1,5-2 triệu ha tại đồng bằng sông Cửu Long và hàng trăm ngàn ha ven biển miền Trung. Ước tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số khoảng hơn 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân [37]. Theo kịch bản BĐKH được Bộ Tài nguyên và Môi trường cập nhật năm 2011, nếu mực nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, và trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung có nguy cơ bị ngập [37]. Cùng với kết quả nghiên cứu trên UNJP cũng cho rằng, những thay đổi về điều kiện thời tiết do biến đổi khí hậu cũng góp phần làm gia tăng các quá trình xói mòn, sạt lở, ngập úng, ngập mặn… khiến cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Hậu quả là năng suất và sản lượng bị giảm sút. Theo dự báo sản lượng lúa vụ đông xuân của khu vực Nam Trung Bộ sẽ giảm 10% vào năm 2020 và giảm 8% vào năm 2070, còn khu vực đồng bằng sông Hồng sẽ giảm là 12,5% và 16,5 % [91].
  • 23. 14 Biến đổi khí hậu còn là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tăng trưởng các loại hoa màu bằng việc rút ngắn thời gian tăng trưởng và giảm năng suất cây trồng [16, 91]. Khi nhiệt độ tăng thêm 10 C, nó sẽ làm chậm quá trình phát triển của lúa từ 5 đến 8 ngày, và đối với đậu và khoai tây là 3 đến 5 ngày [60]. Nhiệt độ tăng cao và sự thay đổi lượng mưa cũng là nguyên nhân gây làm gia tăng các loài sinh vật gây hại cho cây trồng như sâu cuốn lá, dày nâu, sâu bướm, bọ cánh cứng, nấm … [60]. Nghiên cứu của tác giả Đinh Vũ Thanh cũng cho thấy, nhiệt độ tăng lên khiến cho lượng nước bốc hơi cũng tăng cao dẫn đến lượng nước tưới tiêu bị thiếu hụt nghiêm trọng [37]. Ngoài ra, biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng ngập lụt và khiến mùa màng bị thay đổi: “Khoảng giữa tháng 6 đến tháng 9 và tháng 12 đến tháng 4 là thời vụ chính cho nông nghiệp, nhưng những năm gần đây những cơn lũ có chiều hướng thay đổi, đã ảnh hưởng tới mùa vụ” [80]. Cũng chung quan điểm này IIED cho rằng: Nông nghiệp trở nên khó khăn và rủi ro hơn bởi vì tính bất thường của thời tiết, không thể biết được mùa mưa và lượng mưa do vậy không thể quyết định được thời điểm thích hợp để trồng trọt, gieo hạt, thu hoạch [69]. Trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với hoạt động trồng trọt, các nghiên cứu cũng cho thấy người dân đưa ra nhiều hoạt động thích ứng khác nhau. Các biện pháp thích ứng chính được người dân chủ động sử dụng là thay đổi giống cây trồng, thay đổi kỹ thuật canh tác, thay đổi cơ cấu cây trồng hoặc chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh khác như nuôi trồng thủy sản, làm thuê trong các ngành nghề khác,…: Thay đổi giống cây trồng Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trong khu vực và trên thế giới: Đặng Thị Hoa and Quyền Đình Hà năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2010, Nguyễn Tuấn Anh năm 2012, Coretha Komba và Edwin
  • 24. 15 Muchapondwa năm 2012, Gutu năm 2014… cho thấy việc thay đổi giống cây trồng phù hợp với tình hình thời tiết, điều kiện thổ nhưỡng được coi là phương thức thích ứng hợp lý: Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà tại ven biển Nam Định cho thấy, để thích ứng với những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu trong trồng trọt cụ thể là trồng lúa nước, nhiều người đã thay đổi giống lúa từ kém chống chịu, dài ngày sang giống lúa có khả năng chống chiụ tốt hơn, ngắn ngày hơn và thích ứng với điều kiện ngập mặn (ví dụ: đối với lúa thuần: chuyển từ Bắc Thơm sang BC15, RVT thơm,…; đối với lúa lai: chuyển từ Tạp giao 838, 903, CT16 sang TH3-3) [16]. Nghiên cứu của Trần Văn Hiếu tại nhiều vùng đồng bằng sông Cửu Long cho thấy người dân trồng những loại lúa nổi để thích ứng với tình hình ngập lụt [67]. Nghiên cứu tại nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu cũng cho thấy việc thay đổi sang những giống cây trồng ngắn ngày được người dân lựa chọn khá phổ biến. Nghiên cứu tại Tazania, một đất nước thuộc khu vực châu Phi với nền nông nghiệp được coi là hoạt động sinh kế chính, Coretha Komba và Edwin Muchapondwa cho thấy trong các hoạt động nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp thì hoạt động chủ yếu là thay đổi những giống cây trồng ngắn ngày hoặc các giống chịu hạn [75, tr11]. Ngoài ra, việc chuyển hẳn sang giống cây trồng khác cũng là một lựa chọn, ví dụ người dân Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế chuyển sang các loại cây trên đất cao như lạc và khoai tây, vốn không cần nhiều nước [7]. Hay nghiên cứu tại quận Seke ở Zimbawei, người dân tự chuyển sang trồng cây thuốc lá do năng suất trồng ngô giảm về chất lượng, năng suất và giá cả [64, tr29]. Thay đổi cơ cấu cây trồng cũng được áp dụng khá phổ biến: thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa [64], thử nghiệm xen giống lúa cá hoặc luân canh cây trồng [16, 67]. Các hộ gia đình ven biển Tây Nam, Camerun để
  • 25. 16 thích ứng với những ảnh hưởng ngày càng tăng của lũ lụt, bão, sóng lớn họ tự đa dạng hóa cây trồng bằng cách trồng thêm các loại cây ăn quả bên cạnh các cây trồng truyền thống [Dẫn theo 12]. Tại Ninh Bình, trong những năm gần đây, người dân cấy lúa theo tỷ lệ 50%-50%. Tức là, 50% diện tích canh tác của mỗi hộ gia đình được dùng để cấy lúa cao sản, nhằm tăng nâng suất. 50% diện tích đất còn lại được dung để cấy lúa chất lượng cao. Việc thay đổi tỷ lệ diện tích gieo trồng như thế này giúp cho người dân ở đây vừa có gạo chất lượng cao để ăn, vừa tránh được suy giảm năng suất, hay thiệt hại. Đối với những loại giống cho năng suất cao, chống chọi tốt hơn với thời tiết bất thường, nhưng chất lượng gạo không được ngon thì có thể dùng để chăn nuôi gia súc, gia cầm [4]. Thay đổi kỹ thuật canh tác Cùng với thay đổi giống cây trồng thì thay đổi kỹ thuật canh tác cũng được người dân chú trọng. Bởi việc thay đổi giống mới cũng cần song hành với kỹ thuật canh tác mới như: phân bón, thời gian gieo trồng, thuốc trừ sâu,… [16]. Nhiều nghiên cứu tại các khu vực ven biển Việt Nam: Nguyễn Tuấn Anh năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2010, Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà năm 2014, … cho thấy trước các thay đổi về quy luật mùa màng. Cụ thể, những biểu hiện thời tiết không mang tính đặc trưng của mùa đó. Ví dụ, Thông thường, mùa xuân là điều kiện tốt để sản xuất nông nghiệp nhưng những năm gần đây nó lại thể hiện không rõ nét là mùa xuân. Đáng ra phải ấm áp thì nó vẫn cứ rét buốt. Hay, Đôi khi lại sang mùa hạ sớm, mùa xuân ít, mùa hạ nắng rất nóng [4]. Do vậy, các cộng đồng phải tính toán cụ thể về thời gian hoạt động sinh kế để giảm thiểu khả năng tổn thương trước những rủi ro về biến đổi khí hậu: ví dụ, họ thay đổi thời gian trồng và thu hoạch lúa (chuyển vụ mùa lên sớm hoặc muộn hơn) nhằm tránh mùa lũ hoặc
  • 26. 17 nguy cơ thời tiết xấu [4, 7, 16]. Nghiên cứu của Trầnn Văn Hiếu tại An Giang cho thấy, người dân chuyển từ việc cấy hai vụ dài ngày sang 3 vụ ngắn ngày [67]. Việc chú ý đến thay đổi kỹ thuật cũng được chú trọng trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu tại nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới. Ví dụ, tại Myanma, nông dân thích ứng bằng cách thay đổi thời gian trồng trọt (ví dụ họ tính thời điểm, lượng mưa để gieo trồng), đa dạng hóa mùa vụ, cải tạo đất đai. Trong những năm gần đây, họ chú trọng nhiều đến việc phối hợp các phương pháp cũ và chú trọng cải tiến kỹ thuật trồng trọt. Tại Khu vực châu Phi như Tazania, Zimbawei người dân cũng chú trọng đến việc thay đổi thời gian trồng trọt như trồng sớm hơn hoặc muộn hơn tùy thuộc vào lượng mưa trong mùa [64, 75]. Thậm chí, tại Bangladesh để thích ứng với tình hình ngập nước vào mùa mưa người dân thiết lập các “khu vườn nổi” để trồng rau. Khu vườn thường rộng từ 1-2m, dài khoảng 7-9m và cao từ 0.9 đến 1,2 m. Để trồng được rau, họ có thể tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn như: ống nước, vỏ dừa, … và đặt chúng vào những thanh tre và không cần sử dụng đến đất. Những loại rau ngắn ngày được trồng và thu hoạch giúp người dân không chỉ cung cấp được nguồn rau cho gia đình mà thậm chí còn tăng thêm nguồn thu đáng kể [97, tr267, 98]. Ngoài các biện pháp thích ứng trên, người dân cũng chú trọng đến công tác thủy lợi, tưới tiêu. Đây cũng được coi là biện pháp thích ứng hữu hiệu. Đối với hoạt động thích ứng này, người dân chủ động tôn bờ, nâng cấp hệ thống thủy lợi, khơi thông kênh mương, rửa mặn đồng ruộng, … nhằm hạn chế những ảnh hưởng của các hình thái thời tiết cực đoan [13, 67]. Ví dụ, tại đồng bằng Sông Cửu Long, bên cạnh xây dựng thêm hệ thống đê điều, người dân tự đắp bờ cao xung quanh ruộng để bảo vệ mùa màng [67]. Tại Tazania bên cạnh các biện pháp thích ứng trên công trình thủy lợi nhằm giải quyết tình
  • 27. 18 hình hạn hán hoặc lũ lụt trong trồng trọt [75]. Tương tự vậy, nghiên cứu của Uddin, Bokelmann và cộng sự tại vùng ven biển của quận Sathkhira thuộc Bangladesh cho thấy để thích ứng với những điều kiện thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu như: triều cường, lốc xoáy, xâm nhập mặn, lũ lụt và hạn hán, bên cạnh các biện pháp đa dạng hóa mùa vụ, trồng loại giống ngắn ngày thì việc chú trọng vào biện pháp tưới tiêu, thủy lợi được quan tâm hàng đầu. Bởi theo người dân ở đây, biện pháp thủy lợi, tưới tiêu giúp làm tăng sản lượng, nâng cao dinh dưỡng cho cây trồng [87]. Chuyển sang hoạt động sản xuất khác Ngoài hai biện pháp thay đổi giống cây và thay đổi kỹ thuật canh tác, nhiều hộ gia đình đặc biệt những gia đình có điều kiện kinh tế khá và vừa chuyển sang hoạt động nuôi trồng thủy sản [12, 16, 17], hoặc chuyển hẳn sang các hoạt động phi nông nghiệp, đi làm ăn xa ở các địa phương khác [4, 13]; liên kết làm ăn giữa các hộ, dưới hình thức vài hộ gia đình cùng nhau đóng góp làm ăn chung với nhau, điều này giúp giảm gánh nặng đầu tư [87]. 1.1.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực chăn nuôi Đối với vật nuôi, biến đổi khí hậu biểu hiện là các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng gây nhiều tổn thất như: làm hỏng cở sở khu nuôi, vật nuôi bị chết hoặc chậm lớn [60]. Biến đổi khí hậu còn đe dọa môi trường sống, đe dọa đến nguồn cung cấp thức ăn cho nước uống cho chăn nuôi, giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ bùng phát các dịch bệnh [14]. Theo báo cáo của Cục chăn nuôi trong đợt rét vào năm 2011, đã có hơn 28.690 gia súc bị chết rét; trong đó 96% là bê nghé non và trâu, bò già; số còn lại là các gia súc khác. Ước tính thiệt hại đối với đàn vật nuôi do rét đậm, rét hại là hơn 130 tỷ đồng, chưa tính đến công lao động, vật tư và sức sản xuất của vật nuôi giảm sút. Theo thống kê sơ bộ của Cục chăn nuôi, số gia súc bị chết do rét đậm, rét hại lên tới 25.260
  • 28. 19 con trong năm 2012 [14]. Với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, dự báo trong những năm tới, những con số trên còn gia tăng gấp nhiều lần. Trong hoạt động thích ứng trong chăn nuôi, các hộ gia đình tập trung vào thay đổi giống vật nuôi, kỹ thuật nuôi, đầu tư vào thức ăn và phòng bệnh, giảm số lượng vật nuôi hoặc tìm các công việc phi nông nghiệp khác để làm [13, 16]. Trong hoạt động thay đổi giống vật nuôi theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa và Quyền Đình Hà, người dân chú trọng đến việc tìm các con giống lai có sức chịu đựng tốt với điều kiện khí hậu thời tiết. Ngoài thay đổi giống vật nuôi thì các hộ gia đình cũng tập trung chủ yếu vào kỹ thuật cũng như phương thức chăn nuôi như tăng cường chế độ ăn, vệ sinh, tiêm phòng bệnh,… [16]. 1.2. THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ ĐÁNH BẮT THỦY SẢN 1.2.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản Theo Báo cáo của Hội thảo về Biến đổi khí hậu Copenhagen 15 năm 2009 thì có khoảng hơn 500 triệu người sống ở các nước đang phát triển một cách trực tiếp hoặc gián tiếp sống phụ thuộc vào việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản [90]. Tuy nhiên, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các hiện tượng thời tiết: lũ, bão, lốc xoáy, rét đậm, rét hại, hạn hán… đã gây ảnh hưởng lớn tới người nuôi trồng: làm vật nuôi sinh trưởng chậm hoặc chết, mất mùa, dịch bệnh gia tăng… Theo Shaw, lũ xảy ra vào mùa hè làm độ mặn trong nước giảm đột ngột dẫn tới tôm chết hàng loạt. Bên cạnh đó, hạn hán vào mùa khô cũng gây ảnh hưởng không nhỏ, nhất là đối với các hộ nuôi cá nước ngọt: độ mặn trong nước tăng cao vào mùa khô cũng khiến cho tôm chậm lớn [80]. Ngoài ra, với tốc độ và cường độ cũng như tính chất bất thường của lũ lụt và các hiện tượng thời tiết cực đoan, người dân không kịp trở tay dẫn tới mất mùa, thiệt hại nặng nề [80].
  • 29. 20 Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2014 thì trong những năm gần đây, cùng với sự suy thoái của môi trường và biến đổi khí hậu khiến nhiều dịch bệnh bùng phát gây ra hiện tượng tôm chết trên diện rộng ở nhiều tỉnh thành khiến cho người nuôi trồng thủy sản lâm vào tình cảnh khó khăn. Theo thống kê năm 2011 cho thấy tôm nước lợ bị dịch bệnh trên diện rộng, gây thiệt hại khoảng trên 97.000 ha tập trung nhiều ở Bạc Liêu và Sóc Trăng. Năm 2012 khoảng 100.776 ha, năm 2013 là 68.099 ha tôm nước lợ bị bệnh trên toàn quốc. Đầu năm 2012, bệnh sữa ở tôm hùm làm người nuôi mất hàng trăm tỉ đồng. Năm 2011, ngao nuôi ở tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu bị chết hàng loạt với tổng diện tích thiệt hại 2.980 ha, giá trị thiệt hại khoảng 648 tỷ đồng. Đầu tháng 8 năm 2014 có 1.096 ha ngao chết ở Thái Bình. Cá nuôi lồng trên biển cũng thường gặp dịch bệnh gây chết rải rác và thường chết hàng loạt ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà và Bà Rịa-Vũng Tàu [6] . Thích ứng trong nuôi trồng Với điều kiện thời tiết khí hậu đang ngày một ảnh hưởng nặng nề với nghề nuôi trồng thủy hải sản, người dân ven biển tự tìm các phương thức …,trồng, thay đổi giống nuôi, thay đổi cơ cấu nuôi trồng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nuôi trồng … Thay đổi kỹ thuật nuôi trồng Thay đổi về kỹ thuật nuôi trồng có thể hiểu là thay đổi về phương pháp và công nghệ nuôi trồng. Nhiều nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Tuấn Anh tại cộng đồng ven biển Ninh Bình, Đặng Thị Hoa, Trần Thọ Đạt nghiên cứu tại ven Biển Nam Định cho thấy, người dân áp dụng những công nghệ tiên tiến hơn để phục vụ cho việc nuôi trồng giúp cho hiệu quả được tốt hơn [4, 13, 16]. Ở phương thức này, nghiên cứu của Đặng Thị Hoa và Quyền Đình Hà chủ
  • 30. 21 yếu áp dụng ở các hộ gia đình khá giả và trung bình, nhóm hộ nghèo áp dụng thấp hơn do trình độ và nguồn vốn hạn hẹp [16]. Nghiên cứu của FAO về thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt hải sản của các cộng đồng trên thế giới cho thấy, hoạt động thích ứng chú trọng vào kỹ thuật nuôi trồng được áp dụng khá phổ biến. Ví dụ tại Nepal, người dân thiết lập hệ thống lồng nuôi trên biển để nuôi trồng thủy sản, việc nuôi trong những chiếc lồng nuôi này họ không cần phải bỏ thức ăn vào mà vật nuôi sẽ ăn các động vật phù du trôi nổi trên biển [59]. Thay đổi giống và cơ cấu nuôi trồng Với phương thức thích ứng thay đổi giống, các nghiên cứu cho thấy, người dân tìm các giống phù hợp với tình hình thời tiết, khí hậu của địa phương. Ví dụ tại Giao Thủy – Nam Định, người dân chuyển đồi nuôi trồng từ baba Sông Hồng sang baba Đài Loan, Từ Ngao đỏ sang ngao Bến Tre, từ tôm sú sang tôm thẻ chân trắng [16].. Ngoài thay đổi giống, thay đổi cơ cấu nuôi trông cũng được chú ý ở một số ít hộ như từ mô hình 2 vụ tôm - tôm sang mô hình 2 vụ tôm – cá kết hợp nuôi luân canh, xen canh [16, 59]. Tại một số vùng ven biển Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc, người dân áp dụng mô hình xen canh lúa – cá, tức là một số loài cá được nuôi trong các ruộng lúa, với mô hình này mang lại được nhiều lợi nhuận giúp giảm chi phí đầu tư cho sản xuất [59]. Một số biện pháp khác cũng được áp dụng như: tôn cao bờ tránh lũ, xây dựng cống điều tiết nước, gia cố bờ ao nuôi trước mùa mưa bão, … để tránh thiệt hại do những điều kiện ngập lụt, mưa bão [16]. 1.2.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong đánh bắt thủy sản Đối với người dân làm nghề đánh bắt, sản lượng đánh bắt phụ thuộc vào sức khỏe và chức năng của hệ sinh thái biển. Trong khi đó, biến đổi khí hậu đã và đang khiến cho nhiệt độ và suy thoái môi trường biển ngày một gia tăng.
  • 31. 22 Điều này đồng nghĩa với việc sự sống và sinh sôi của các loài bị suy giảm và đây cũng là nguyên nhân dẫn tới sự tiệt chủng các loài sinh vật biển, từ đó ảnh hưởng đến nguồn đánh bắt và sản lượng đánh bắt. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu cùng với nó là mật độ xuất hiện các cơn bão cũng ngày càng nhiều, điều này gây ảnh hưởng lớn tới cư dân trực tiếp làm nghề đánh bắt ven biển. Bởi đa số họ là những người nghèo trong xã hội, công cụ đánh bắt thô sơ khi gặp bão lớn dễ bị thiệt hại cả về người và tài sản. Trong những thập kỷ qua, các cơn bão ảnh hưởng đến Việt nam ngày một gia tăng về tần suất cũng như mức độ, gây ảnh hưởng lớn tới người dân làm nghề đánh bắt. Cụ thể, theo báo cáo trong hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững Hà Nội, ngày 22-23 tháng 5 năm 2007, thì trong năm 2006, có 10 cơn bão với cường độ mạnh, các đợt gió mùa Đông Bắc kéo dài và các hiện tượng thời tiết bất thường khác đã tác động đáng kể đến hoạt động thuỷ sản và gây ra thiệt hại cho người và tàu cá hoạt động trên biển. Đặc biệt, cơn bão số 1 (Chanchu) gây thiệt hại rất lớn cho ngư dân khai thác vùng biển xa bờ cả về người và tài sản [18]. Nhiều nghiên cứu cho thấy, biến đổi khí hậu khiến cho nhiệt độ của nước biển ngày càng tăng khiến cho các loài cá có giá trị di chuyển đến các vùng nước mát hơn, sâu hơn và xa bờ [7]. Nhiệt độ tăng gây ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật, nguồn thủy hải sản bị phân tán, các loài cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn [94]. Hơn nữa, mực nước biển dâng cao ảnh hưởng tới hệ sinh thái ven biển, nó gây ảnh hưởng tới nguồn thức ăn và nơi cư trú cho các loài cá tự nhiên [94]. Các hoạt động thích ứng trong đánh bắt hải sản Với sự biến đổi khó lường của thời tiết cùng với sự khai thác quá mức dẫn tới sự suy giảm nguồn lợi hải sản gần bờ, do vậy người dân phải áp dụng các biện pháp nhiều nhất là thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, do
  • 32. 23 những kinh nghiệm đánh bắt truyền thống không còn phù hợp trước sự diễn biến bất thường của thời tiết, ngoài ra một số ít các gia đình có điều kiện kinh tế hơn phải tìm và thay đổi vị trí đánh bắt, hoặc trang bị các thiết bị đánh bắt hiện đại hơn và nâng cao công suất tàu đánh bắt [13, 16]. Việc trang bị tàu thuyền và thiết bị kỹ thuật đánh bắt hiện đại hơn được người dân ở nhiều nước chú trọng đầu tư. Ví dụ, người dân khu vực vùng biển Alska – Mỹ để thích ứng với tình hình suy giảm sản lượng do nơi cư trú các loài bị ảnh hưởng, hay những ảnh hưởng bất thường của thời tiết, họ tìm cách nâng cấp công suất tàu thuyền và trang bị các thiết bị nhằm tìm kiếm khu vực đánh bắt mới và có thể đánh bắt dài ngày hơn[71]. Việc thay đổi lịch trình đánh bắt và thói quen đánh bắt cũ cũng được coi là giải pháp quan trọng đối với nghề đánh bắt, ví dụ tránh đi biển vào mùa mưa, thay vào đó là tìm kiếm các công việc phi nông nghiệp khác, hoặc di chuyển đến các nơi khác kiếm sống [13]. Bên cạnh việc thích ứng với điều kiện khí hậu trước mắt, thì nghiên cứu của Trần Thọ Đạt và cộng sự (2014) cho thấy, các hộ gia đình làm nghề đánh bắt đang chú trọng đầu tư vào giáo dục cho con em để con em mình có những triển vọng theo đuổi những tương lai nghề nghiệp khác cũng chiếm một phần lớn trong kế hoạch thích ứng [13]. 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.3.1. Các yếu tố về nhân khẩu học Nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động thích ứng của người dân như:Trương Thị Ngọc Chi và Yamada - 2002, Komba và Muchapondwa - 2012, Gutu - 2014, Uddin, Bokelmann và cộng sự - 2014. Những đặc điểm nhân khẩu học này của hộ gia đình quyết định đến việc điều chỉnh hoặc lựa chọn các hoạt động thích ứng.
  • 33. 24 Yếu tố độ tuổi được cho là phản ánh kinh nghiệm của người dân. Tuy nhiên dưới góc độ nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi tác đối với việc lựa chọn các hoạt động thích ứng có hai hướng khác nhau. Hướng thứ nhất cho rằng độ tuổi càng cao họ càng có nhiều kinh nghiệm và càng thấy được vai trò cần thiết của việc tìm hiểu và áp dụng các phương thức thích ứng. Ví dụ, Gutu , Hassan and Nhemachena cho rằng tuổi chủ hộ càng tăng thì họ càng quan tâm đến các vấn đề về dự báo thời tiết từ đó giúp họ tăng cường các kiến thức và phương thức thích ứng [64, 76]. Ngược lại, một số nghiên cứu khác lại cho rằng những người cao tuổi thường bảo thủ và chậm tiếp thu những kiến thức về cải tiến công nghệ cho nên họ ngại thay đổi và không muốn áp dụng, tìm tòi các phương thức thích ứng [87] . Ví dụ, nghiên cứu của Uddin, Bokelmann và cộng sự cho rằng những người tuổi càng cao lại càng có xu hướng không thích hoặc không đưa ra các chiến lược thích ứng mới có lẽ bởi họ cảm thấy không cần thiết hoặc ngại thay đổi, họ chỉ quen các cách thích ứng mang tính truyền thống trước đây, ngại tìm hiểu các phương thức thích ứng mới [87]. Yếu tố giới cũng được coi là yếu tố có ảnh hưởng đến việc quyết định phương thức thích thích ứng [50, 76, 95]. Theo Nhemachena and Hassan những chủ hộ là nam giới thường chủ động trong việc thích ứng. Tuy nhiên Gbetibouo cho rằng yếu tố giới có liên quan tới việc lựa chọn tới các phương thức thích ứng mang tính kỹ thuật [63]. Thông thường thì nam giới thường là những người dám chấp nhận rủi ro, họ sẵn sàng ứng dụng các phương thức kỹ thuật mới và điều chỉnh hoặc thay đổi hoạt động thích ứng. Còn phụ nữ thường chú trọng đến các hoạt động thích ứng mang tính truyền thống và ít rủi ro [96]. Lý giải cho vấn đề này các tác giả này cũng cho rằng chính những rào cản về mặt xã hội đối với phụ nữ khiến họ ít được tiếp cận thông tin, đất đai và các nguồn lực khác khiến họ khó khăn trong việc áp dụng và tiếp cận công nghệ.
  • 34. 25 Yếu tố trình độ học vấn: Nhiều nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn đóng vai trò quan trọng đối với các dạng thức thích ứng [54, 87, 96]. Học vấn giúp người nông dân có thể tiếp cận được những thông tin phù hợp và khuyến khích họ áp dụng công nghệ trong việc thích ứng. Theo Norris and Batie trình độ học vấn được coi là nhân tố quan trọng giúp người dân Virginia tiếp cận các thông tin về cải tiến công nghệ kỹ thuật [54]. Uddin, Bokelmann và cộng sự cũng cho rằng những người trình độ học vấn càng cao trình độ nhận thức lại cao hơn, họ ham học hỏi và tìm tòi, họ dễ dàng lường trước được những thay đổi, dễ dàng tiếp cận thông và cơ hội điều này khích lệ họ đưa ra các chiến lược thích ứng. Và thông thường, những người có trình độ học vấn cao thích đưa ra các chiến lược thích ứng về mặt công nghệ, kỹ thuật [87, tr233, 95]. Ngoài ra các yếu tố quy mô hộ gia đình và yếu tố về tài chính và khả năng tiếp cận thông tin được coi là nhân tố có ảnh hưởng tới việc đưa ra các phương thức thích ứng và lựa chọn hình thức thích ứng [42, 64, 83] . Bên cạnh đó, các tác giả cũng nhấn mạnh đến để việc thích ứng thực sự có hiệu quả cũng cần phải có nhiều yếu tố, trong đó vấn đề nâng cao nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu thực sự cần thiết. Nâng cao nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu cũng như cách thức thích ứng để chiến lược thích ứng mang tính hiệu quả [69, 80, 86]. Bởi trước tính chất bất thường của biến đổi khí hậu người ta e ngại rằng những dự đoán và cách thức thích ứng mang tính truyền thống sẽ trở nên kém hiệu quả hơn [69]. Shaw cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các thể chế, chính sách ở địa phương, chính nó sẽ giúp duy trì, thống nhất ý kiến cộng đồng trong việc thiết lập chính sách và thực hiện chúng [80].
  • 35. 26 1.3.2. Yếu tố về vốn xã hội Để thích ứng với những biến đổi của thời tiết, người dân biết tận dụng những loại vốn sẵn có trong cộng đồng, chính các loại vốn trong cộng đồng là cơ sở để quyết định loại hình sinh kế [86], và là cách người dân vận dụng để điều chỉnh, thay đổi sinh kế của họ, trong bối cảnh cụ thể [4]. Các chiến lược thích ứng của người dân và cộng đồng phụ thuộc vào các loại tài sản sẵn có, … hay nói cách khác đó là cách thức tiếp cận và sử dụng các nguồn lực thể chế và vốn xã hội [Dẫn theo 78]. Hộ gia đình càng có nhiều loại nguồn lực sinh kế thì họ càng được đảm bảo và đạt được sự bền vững về sinh kế. Những nguồn lực sinh kế này bao gồm 5 loại: tự nhiên, xã hội, nhân lực, vật chất và tài chính. Những nguồn lực này sẽ quyết định cơ bản việc hộ gia đình sẽ thích ứng như thế nào trước tác động của biến đổi khí hậu và từ đó sẽ hình thành nên các chiến lược sinh kế thích ứng [Dẫn theo 12] Các nghiên cứu [4, 7, 51, 80, 81, 86] đặc biệt chú trọng đến vốn xã hội trong việc thích ứng dựa vào cộng đồng. [51] và [81] cho rằng việc thích ứng thành công hay thất bại một phần do vốn xã hội. “Mạng lưới xã hội bị phá vỡ” là nguyên nhân chính dẫn tới cách thức quản lý yếu kém, điều này lần lượt khiến cho sự xuống cấp về cơ sở hạ tầng và cho sự thiếu phối hợp trong các hành động liên quan đến việc giảm thiểu biến đổi khí hậu” [81]. Do vậy, khi tiến hành thực hiện thích ứng dựa vào cộng đồng cần thiết phải quan tâm tới các yếu tố xã hội như mối quan hệ giữa lòng tin, giá trị và mạng lưới xã hội hay nói cách khác là vốn xã hội trong cộng đồng. [51]. Vốn xã hội không chỉ giúp giúp tăng cường khả năng phục hồi mà còn cố kết người dân lại với nhau, đoàn kết với nhau trong việc ứng phó với những bất thường của thời tiết. Tác giả Trần Kim Hồng cho thấy mạng lưới làng xóm láng giềng đóng mạng lưới làng xóm láng giềng đóng vai trò quan trong trong
  • 36. 27 việc kết nối mạng lưới xã hội. Họ cung cấp thông tin cho nhau, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn… “Bán anh em xa mua láng giềng gần” [86]. Ví dụ họ hỗ trợ lẫn nhau trong việc bảo vệ thuyền bè và “chằng chống” nhà cửa. Khi thiên tai sắp xảy ra, người già, phụ nữ và trẻ em, với những loại thức ăn không dễ bị hư hỏng và bất kỳ tài sản có giá trị nào có thể mang đi của gia đình được di chuyển đi bằng các thuyền hay xe tới “ngôi nhà an toàn”: những ngôi nhà làng vững chắc có thể bảo vệ tốt hơn (trẻ em thường được di chuyển trước còn người lớn chuẩn bị chuyển đồ đạc và các vật dụng khác của gia đình tới các địa điểm an toàn). Nếu lũ lụt được dự báo, những người dân này được di chuyển lên các vùng cao hơn tại các địa điểm cụ thể ở mỗi xã, đã được xác định là những nơi an toàn cho họ. Thường thì những gia đình khá giả hơn với nhà tốt hơn sẵn lòng giúp những người phải di tản thậm chí trong một số trường hợp còn nuôi nấng tại nhà mình [7]. Trong thời kỳ ngay sau diễn ra thiên tai, vốn xã hội dựa trên cộng đồng có ý nghĩa rất lớn. Họ hàng, hàng xóm, các thành viên của làng và xã giúp đỡ những gia đình tái thiết nhà cửa. Một vài địa điểm các nhóm gia đình hình thành việc « góp họ », một hình thức quỹ vay không chính thức. Nó hỗ trợ người dân khi cần mua giống, phân bón và các vật tư khác. Một số gia đình còn vay tiền từ bạn bè và các nguồn chính thức như ngân hàng để có thể sửa chữa bất kỳ tài sản nào bị hư hỏng và khôi phục sinh kế của họ [7]. Đối với những người nông dân, việc mở rộng mạng lưới giữa họ dễ dàng giúp chính họ trở thành những nhân tố kết nối tới mạng lưới những hội nông dân lân cận, từ đó có thể dễ dàng trao đổi thông tin, tăng cường khả năng thực hiện các phương thức thích ứng cụ thể như là đa dạng mùa vụ, hay trồng cây xanh. Thêm vào đó, mạng lưới là kênh cung cấp thông tin về các nguồn tài chính giúp xoa dịu những căng thẳng về tài chính đối với việc đầu tư cho các phương thức thích ứng. Những cá nhân có mối quan hệ xã hội chặt chẽ có thể
  • 37. 28 thích ứng nhanh với những thảm họa giảm những rủi ro bên ngoài. [Dẫn theo 51]. Thông qua mạng lưới và mối quan hệ, cộng đồng có thể học hỏi lẫn nhau, chia sẻ với nhau cách thức, chiến lược thích ứng từ đó giúp tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro thời tiết [66]. Vốn xã hội còn là cơ sở quan trọng giúp người dân chuyển đổi nghề nghiệp, thay đổi sinh kế. Nguyễn Tuấn Anh cho rằng: “vốn xã hội là một cơ sở quan trọng để nhiều cư dân chuyển đổi nghề nghiệp từ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản sang các loại hình sinh kế khác nhằm ứng phó với những biểu hiện cụ thể của biến đổi khí hậu tại địa phương” [4]. Ví dụ, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy, hải sản để tận dụng vốn, kinh nghiệm làm ăn của một nhóm hộ, nhằm mục đích tăng sản lượng và giảm rủi ro người dân đã xây dựng mạng lưới làm ăn: việc hình thành nhóm cùng hợp tác, làm ăn chung với nhau, do nuôi trồng thủy sản đòi hỏi nguồn vốn lớn. Hơn nữa, Một nhóm hộ làm với nhau như thế này không chỉ chia sẻ gánh nặng tài chính, mà còn chia sẻ rủi ro do sụt giảm sản lượng thủy, hải trước những tác động của thời tiết khí hậu, và có thể chia sẻ kinh nghiệm làm ăn từ nhiều người. Ngoài ra, Tác giả cũng nhận thấy vai trò của vốn xã hội trong việc tìm kiếm việc làm của người dân ở các địa phương khác: đi theo nhóm hoặc thành lập thành nhóm thợ cùng tay nghề. Và chính việc đi theo nhóm như thế cũng giúp họ có nhiều thông tin về việc làm hơn, và do đó dễ tìm kiếm việc làm hơn [4]. 1.4. MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH RÚT RA TỪ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Qua phân tích tổng quan cho thấy, việc nghiên cứu thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng được nhiều quan tâm trong những năm gần đây. Các nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với mọi lĩnh vực sinh kế của cộng đồng ven biển. Theo nhiều nghiên cứu thì
  • 38. 29 lĩnh vực chịu nhiều tổn thương nhất là các hoạt động sinh kế nhạy cảm với thời tiết đặc biệt nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt hải sản. Việc điểm luận cho thấy, trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, người dân tại các khu vực chịu ảnh hưởng đã chủ động có những hoạt động thích ứng nhằm ứng phó lại những tác hại của nó. Những hoạt động thích ứng, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động sinh kế và tùy thuộc vào những tác động của biến đổi khí hậu. Đặc biệt các nghiên cứu chỉ ra các nhân tố liên quan và quyết định đến cách lựa chọn phương thức biện pháp thích ứng như: các nhân tố về nhân khẩu, nguồn lực, cơ chế, …. Một số nghiên cứu có đề cập chung đến vai trò của mạng lưới cộng đồng trong quá trình thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, khai thác về vấn đề chưa thực sự nổi bật và chưa nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư nghiên cứu. Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về biến đổi khí hậu trong những năm gần đây, tuy nhiên những nghiên cứu chủ yếu tiếp cận dưới góc độ khoa học môi trường: chủ yếu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, đánh giá tính dễ tổn thương thông qua các chỉ số quan trắc, xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu… ít nghiên cứu tiếp cận từ góc độ xã hội học. Hoặc các công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực nông nghiệp, các công trình này cũng xem xét đến việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân và các hoạt động thích ứng của người dân với biến đổi khí hậu, tuy nhiên cũng ít nghiên cứu tìm hiểu và phân tích các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến các hoạt động thích ứng như thế nào. Về những nghiên cứu mang tính học thuật tại địa bàn khảo sát: Chỉ có một vài nghiên cứu tổng kết đánh giá phát triển cộng đồng trong đó có đề cập đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất của người dân. Và có một số công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học nông nghiệp (luận
  • 39. 30 văn thạc sỹ) có bàn về tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp của người dân dựa trên sự đánh giá các chỉ số phơi nhiễm,… Và cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu xã hội học nào nghiên cứu về vấn đề này tại địa bàn nghiên cứu. Kế thừa những nghiên cứu khoa học đi trước, luận án sẽ đi tìm hiểu và khai thác những khoảng trống còn lại nhằm mang đến một cách tiếp cận mang màu sắc xã hội học về vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu. Cụ thể, luận án sẽ tìm hiểu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như các hoạt động thích ứng của người dân với biến đổi khí hậu như thế nào, các nhân tố xã hội (nguồn lực xã hội nào) ảnh hưởng đến cách lựa chọn các phương thức thích ứng. Ngoài ra, luận án cũng tìm hiểu xem xét vai trò về mạng lưới xã hội của người dân được tận dụng như thế nào trong quá trình thích ứng.
  • 40. 31 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CÁC KHÁI NIỆM VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Biến đổi khí hậu Có nhiều quan niệm về biến đổi khí hậu được đưa ra, nhìn chung biến đổi khí hậu được hiểu như sau: Theo IPCC, biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái thời tiết so với trung bình hoặc sự dao động của khí hậu trong một thời gian dài thường là vài thế kỷ hoặc lâu hơn [70]. Còn theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, biến đổi khí hậu đó là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, nguyên nhân chủ yếu do các loại khí nhà kính được phát thải từ hoạt động của con người [9]. Quan điểm của IIED cho rằng, biến đổi khí hậu là sự thay đổi hình thái thời tiết và nhiệt độ trong một khoảng thời gian ngắn, trung, hoặc dài hạn mà đã xảy ra hoặc dự báo sẽ xảy ra phần lớn do hiệu ứng khí nhà kính được sản sinh ra từ hoạt động của con người [68]. Hay biến đổi khí hậu là sự biến đổi các giá trị trung bình nhiều năm của các yếu tố khí tượng, như nhiệt độ, lượng mưa độ ẩm, lượng nước bốc hơi của khí quyển trên trái đất [39]. Để cung cấp một cách đầy đủ nhất về khái niệm biến đổi khí hậu, Công ước khung của Liên Hiệp Quốc đưa ra khái niệm: biến đổi khí hậu là do hoạt động của con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong thời kỳ có thể so sánh được [Dẫn theo 12]. Biểu hiện của biến đổi khí hậu đó là sự thay đổi về nhiệt độ, sói mòn, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết cực đoan [12, 15, 58, 92], … Nguyên nhân của biến đổỉ khí hậu do hai yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan [12, 70]. Nguyên nhân khách quan là do sự biến đổi của tự nhiên như: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự
  • 41. 32 thay đổi vị trí và quy mô các châu lục, sự biến đổi các dòng hải lưu, sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển. Nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân do con người xuất phát từ sự thay đổi mực đích sử dụng đất và nguồn nước, và sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 và khí nhà kính từ các hoạt độn con người. Các tác giả đều cho rằng nguyên nhân do con người là chủ yếu : biến đổi khí hậu 90% do con người tạo ra [39]. Chính lượng phát thải nhà kính từ các hoạt động giao thông, công nghiệp, sử dụng năng lượng, … đang góp phần làm tăng thêm sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng. Ước tính lượng phát thải của Việt Nam đạt 120,8 triệu tấn và với tình hình phát triển kinh tế hiện nay, lượng phát thải này sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới [12]. Ngoài ra các hoạt động canh tác cũng làm góp phần làm suy thoái môi trường tự nhiên [79]. Từ việc tìm hiểu các quan niệm về biến đổi khí hậu, nghiên cứu dựa vào quan niệm của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc nhằm tìm hiểu những biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên cứu. Dựa vào quan niệm này, nghiên cứu tập trung tìm hiểu những biến động tự nhiên của khí hậu có thể quan sát được trong thời kỳ có thể so sánh được. Nghĩa là, luận án tìm hiểu các biểu hiện và biến thiên của biến đổi khí hậu trong vòng những các thập kỷ gần đây thông qua các thông tin thứ cấp được cung cấp từ các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện và thông qua các thông tin từ phỏng vấn sâu. Cụ thể, các biểu hiện của biến đổi khí hậu được ghi nhận tại huyện là : nước biển dâng, xâm nhập mặn, rét đậm rét hại, ngập lụt, bão, lũ,… Những biểu hiện này xuất hiện ngày một gia tăng cả đã và đang ảnh hưởng tới sinh kế của người dân địa phương. 2.1.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu Cho đến nay, nhiều quan niệm khác nhau về thích ứng với biến đổi khí hậu đã được đưa ra như : Burton, Thomas, Smith, IPCC, …. Có thể khái quát các quan điểm theo hai hướng sau :
  • 42. 33 Một số tác giả như Thomas, Smith,…cho rằng thích ứng với biến đổi khí hậu chủ yếu làm giảm những tác hại mà nó mang lại. Ví dụ, Smith cho rằng : thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm tất cả những điểu chỉnh về hành vi con người và cấu trúc kinh tế nhằm giảm tính tổn thương của xã hội trước những thay đổi của thời tiết [Smith, dẫn theo 77]. Hay quan điểm Thomas (2007): Thích ứng có nghĩa là điều chỉnh hoặc thụ động, hoặc phản ứng tích cực, hoặc có phòng bị trước, được đưa ra với ý nghĩa là giảm thiểu và cả thiện những hậu quả có hại của biến đổi khí hậu [84]. Một số quan niệm khác như Burton, IPCC lại cho rằng, thích ứng với biến đổi khí hậu bên cạnh việc làm giảm những tác hại của nó còn phải tận dụng những cơ hội mà nó mang lại. Theo Burton: thích ứng với biến đổi khí hậu là quá trình con người làm giảm những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết đối với sức khỏe và đời sống, đồng thời tận dụng những điều kiện thuận lợi cuả nó có thể mang lại [57]. IPCC trong báo cáo đánh giá lần thứ ba về Biến đổi khí hậu : Tác động, thích ứng và tính tổn thương năm 2001, cũng cho rằng: Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh trong các hệ thống tự nhiên hoặc con người nhằm ứng phó với những biến đổi thực tế hoặc dự kiến của khí hậu hoặc các ảnh hưởng của chúng, để giảm bớt tác hại hoặc khai thác những cơ hội có ích do chúng mang lại [99]. Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về thích ứng với với biến đổi khí hậu. Trong khuôn khổ của luận án này, tác giả dựa trên quan niệm về thích ứng với biến đổi khí hậu của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Áp dụng quan niệm này trong luận án, trước hết tác giả luận án sẽ xem xét sự thay đổi trong hệ thống xã hội nhằm ứng phó với những biến đổi khí hậu hoặc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại các địa bàn nghiên cứu. Cụ thể là, tác giả sẽ xem xét những thay đổi, điều chỉnh cụ thể ở các địa bàn nghiên cứu chẳng
  • 43. 34 hạn như những thay đổi cụ thể trong sản xuất nông nghiệp, trong nuôi trồng và đánh bắt hải sản để ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời khai thác những cơ hội có ích từ biến đổi khí hậu, ví dụ đối những khu vực bị nhiễm mặn nặng, người dân chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa nước. Luận án phân chia các phương thức thích ứng này bao gồm : - Các phương thức thay đổi cách thức/biện pháp gồm: thay đổi giống cây trồng/ vật nuôi, thay đổi lịch thời vụ, thay đổi vùng đánh bắt, thay đổi kỹ thuật/phương thức sản xuất, … - Thay đổi/chuyển sang các hoạt động sinh kế khác : chuyển sang ngành nghề khác, chuyển sang địa phương khác,… - Chấp nhận tổn thất : việc chấp nhận tổn thất được cụ thể thành thang đo « Không làm gì cả » hay « Không đưa ra biện pháp thích ứng gì » 2.1.3. Cộng đồng Có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng tùy thuộc vào các cách tiếp cận khác nhau. Ivanovic cho rằng xã hội học tiếp cận khái niệm cộng đồng theo 02 hướng. Thứ nhất, cộng đồng là những gì liên quan đến lãnh thổ (tức là cộng đồng có thể được định danh và phân định theo bản đồ: có tên, danh giới, dân tộc, biểu tượng) và thứ 2 là liên quan đến các mối quan hệ (những người có mối quan hệ ràng buộc nhau thông qua giao tiếp, tình bạn và các tổ chức, hiệp hội) [Ivanovic 2009, dẫn theo 49]. Theo Shaw thì cộng đồng là những người cùng sống, cùng chia sẻ lợi ích, cùng mối quan tâm và họ có thể giúp đỡ lẫn nhau [80]. Kloss và cộng sự phân chia ra 02 loại cộng đồng: cộng đồng địa lý và cộng đồng dựa trên mạng lưới các quan hệ xã hội [49]. Warren cho rằng cộng đồng là “Sự kết hợp các hệ thống và đơn vị xã hội nhằm thực hiện những chức năng xã hội cơ bản, và tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội”[Warren 1963, dẫn theo 74, tr.56]. National Research Council (1975) lại
  • 44. 35 quan niệm, cộng đồng là khái niệm đề cập đến “nhóm người sống gần nhau, và liên kết với nhau bởi những lợi ích chung và sự hỗ trợ lẫn nhau” [National Research Council 1975, dẫn theo 74]. Mattessich and Monsey, lại cho rằng cộng đồng là khái niệm chỉ “những người sống trong một khu vực địa lý xác định, có mối liên hệ với nhau về mặt tâm lý, xã hội và với nơi họ sống” [74, tr.56]. Trong khuôn khổ của luận án này, tác giả luận án vận dụng định nghĩa cộng đồng của Mattessich and Monsey và National Research Council để tìm hiểu về cộng đồng người dân ven biển. Theo đó, cộng đồng được hiểu là: Cộng đồng là những người sống tại những khu vực địa lý xác định, cùng chia sẻ những lợi ích chung và hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ những hệ giá trị, chuẩn mực, lợi ích chung. 2.1.4. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng Thích ứng dựa vào cộng đồng là một vấn đề nhận được khá nhiều quan tâm hiện nay. Nó được ra đời trong bối cảnh khi mà cộng đồng thế giới đang nỗ lực đưa ra những chiến lược thích ứng mang tầm quốc tế, quốc gia, nhưng những chính sách từ trên xuống này đôi khi lại không hiệu quả với những khu vực cụ thể. Và trên thực tế cũng cho thấy rõ điều này: đó là các chính sách từ trên xuống thường mang tính chung chung, khái quát áp dụng cho toàn lãnh thổ của các nước. Nhưng những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại các vùng, khu vực khác nhau theo từng vùng, miền thậm chí cùng một vùng nhưng ảnh hưởng của khu vực này cũng có nhiều khác biệt với khu vực khác. Mặt khác, chúng ta đang phải chứng kiến một nghịch lý rằng: các nước phát triển là chủ thể chính góp phần làm gia tăng tình trạng nóng lên toàn cầu, nhưng các nước đang phát triển, người nghèo, những khu vực ven biển, miền núi… lại thực sự bị ảnh hưởng, tổn thương và thiệt hại nhất bởi biến đổi khí hậu. Do vậy, hơn ai
  • 45. 36 hết, chính những cộng đồng bị ảnh hưởng phải là những chủ thể chủ động trong cuộc chiến với biến đổi khí hậu này. Có nhiều quan niệm đưa ra về thích ứng dựa vào cộng đồng. Nhìn chung các quan niệm này đều coi “cộng đồng” chính là chủ thể dẫn dầu, và là những nhân vật tiềm năng trong các chiến lược thích ứng. Sekine và cộng sự cho rằng: đây là cách tiếp cận dưới lên, với cách tiếp cận này cộng đồng đóng vai trò là thực thể chính để thực hiện việc thích ứng, và cộng đồng được coi là chủ thể của các dự án, bao gồm các dự án phát triển năng lực và chuyển giao công nghệ để nâng cao năng lực thích ứng [51]. Reid và cộng sự định nghĩa: thích ứng dựa vào cộng đồng là quá trình cộng đồng là người tiên phong trong việc lập kế hoạch và ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu, quá trình dựa trên cơ sở các vấn đề ưu tiên, nhu cầu, kiến thức, khả năng của chính cộng đồng đó [93]. Việc thích ứng ở đây, cần nhận diện, xem xét các vấn đề ưu tiên, nhu cầu, năng lực của cộng đồng như thế nào từ đó mới đưa ra các chiến lược thích ứng. Hơn nữa chính cộng đồng là những người cùng tham gia trong việc lập kế hoạch và thực hiện nó. Cùng chung quan điểm này, Ayers and Forsyth cũng cho rằng: thích ứng dựa vào cộng đồng là quá trình đánh giá, hỗ trợ và thực hiện vai trò hoạt động của cộng đồng nhằm tăng cường khả năng thích ứng của cộng đồng với những rủi ro và biến đổi khó lường của thời tiết [61]. Thích ứng dựa vào cộng đồng bắt đầu bằng việc nhận diện những cộng đồng ở các nước đang phát triển phải chịu nhiều tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Những cộng đồng này thường là những người nghèo, sống chủ yếu dựa vào nguồn lực tự nhiên và những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thời tiết: thích ứng dựa vào cộng đồng cần dựa trên mức độ tổn thương của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng và tính toán đến năng lực và tài sản (assets) của cộng đồng tại địa phương [Huq và Reid 2009, dẫn theo 56]. Ulrike Schinkel, Lê Diệu Ánh và Frank Schwartze cũng cho rằng: Thích ứng dựa vào
  • 46. 37 cộng đồng (CBA) giúp cho các cộng đồng dễ bị tổn thương xây dựng môi trường sống có tính đàn hồi và hành động trong phạm vi môi trường sống của mình bằng những nguồn lực và khả năng của mình [2]. Trong thích ứng dựa vào cộng đồng, người dân trực tiếp tham gia vào quá trình thích ứng từ việc ra quyết định, lập kế hoạch đến thực hiện chúng [65, 69]. Đối với những người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm sinh kế để phù hợp với quá trình thích ứng. Bởi vậy, việc thích ứng dựa vào cộng đồng cũng cần kết hợp với các chương trình phát triển của chính địa phương làm sao giảm thiểu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đảm bảo sinh kế bền vững [55]. Từ những quan niệm trên có thể thấy, có nhiều khái niệm về thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng quan niệm của IIED như sau: Thích ứng đối với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng là quá trình cộng đồng đóng vai trò chính, dựa trên năng lực, kiến thức, nhu cầu, ưu tiên của cộng đồng nhằm trao quyền cho mọi người để lên kế hoạch, và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu [69]. Như vậy, thích ứng dựa vào cộng đồng chính là hướng tiếp cận từ dưới lên trên, cộng đồng địa phương chính là đối tượng phải chủ động trong việc đưa ra những thay đổi của mình. Những thay đổi đó dựa trên những điều kiện sẵn có hoặc có thể có của cộng đồng. Chứ không phải là sự chờ đợi những quyết sách từ cấp trên giao xuống. Hiểu như vậy, việc thích ứng với biến đổi khí hậu không còn việc của các cấp bên trên mà là việc của cộng đồng, của chính người dân của từng hộ gia đình tại địa phương nơi họ sinh sống. Họ là người cần phải chủ động khai thác mọi nguồn lực để đưa ra những chiến lực thích ứng phù hợp với mình. Trong khuôn khổ luận án, tác giả sẽ tập trung tìm hiểu các hoạt động thích ứng của người dân trước những tác động của biến
  • 47. 38 đổi khí hậu trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Ngoài ra, luận án xem xét tính cộng đồng trong quá trình thích ứng, tức là trong quá trình thích ứng người dân đã tận dụng các mối quan hệ xã hội của mình như thế nào. 2.1.5. Năng lực thích ứng Khái niệm năng lực thích ứng sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực sinh học nhằm đề chỉ khả năng của hệ sinh thái nhằm thích ứng với hàng loạt các vấn đề về môi trường nhất đinh nào đó [62]. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, năng lực thích ứng là nguồn lực của cả hệ thống sinh thái – xã hội hay nói chung là khả năng của hệ thống nhằm điều chỉnh để thích ứng với những ảnh hưởng của viến đổi khí hậu. Theo định nghĩa của IPCC, năng lực thích ứng là khả năng hoặc tiềm lực của một hệ thống nhằm ứng phó một cách hiệu quả với những thay đổi của thời tiết và khả năng này bao gồm cả sự điều chỉnh về mặt hành vi, các nguồn lực và công nghệ [73]. UNEP định nghĩa năng lực thích ứng nghĩa là khả năng, nguồn lực và thể chế của một quốc gia hoặc vùng nhằm để thực thi các phương thức thích ứng một cách hiệu quả [89]. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu là: sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đổi của khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [Dẫn theo 12]. Một xã hội có năng lực thích ứng tốt sẽ có khả năng phục hồi trước những căng thẳng hoặc đột biến từ bên ngoài. Như vậy, có thể thấy rằng, năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu phản ánh khả năng của một hệ thống hoặc xã hội trong việc điều chỉnh hoặc ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đạt được 3 mục tiêu: (i) giảm khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu gây ra, (ii) giảm nhẹ các thiệt hại có thể xảy ra, và (iii) tận dụng các cơ hội mới do biến đổi khí hậu mang lại.
  • 48. 39 Khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một khu vực sẽ bị tổn thương nhiều hơn nếu năng lực thích ứng của khu vực là thấp. Tuy nhiên, có năng lực thích ứng cao không đồng nghĩa với việc khu vực đó không bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Năng lực thích ứng có thể tiềm tàng và chỉ được nhận diện khi các khu vực hoặc hệ thống bị phơi nhiễm trước các tác động hoặc xáo trộn và/hoặc thông qua một hình thức thích ứng cụ thể nào đó. Năng lực thích ứng được xem xét trên nhiều phương diện và cấp độ khác nhau của sự thay đổi môi trường. Đối với vấn đề biến đổi khí hậu, năng lực thích ứng thường được xem xét ở phương diện và cấp độ nhỏ, chủ yếu ở cấp hộ gia đình và cộng đồng trước những thay đổi về sinh kế. 2.1.6. Sinh kế và sinh kế bền vững Khái niệm sinh kế được sử dụng rộng rãi nhất được đưa ra bởi Chambers & Conway: Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống: sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đương đầu với và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn [Dẫn theo 88]. Khái niệm cho thấy sinh kế dựa vào 5 nguồn lực: tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa mà các cá nhân, hộ gia đình, hoặc nhóm xã hội sở hữu để có thể tạo ra thu nhập hoặc có thể được sử dụng, trao đổi để đáp ứng nhu cầu của họ. Việc nắm bắt và huy động tốt các nguồn lực này sẽ phát triển được sinh kế của cộng đồng. Bên cạnh đó Chambers và Conway cho rằng một sinh kế bền vững thì nó phải đảm bảo sự bền vững đối với cả môi trường và xã hội. Sự bền vững ấy phải mang tình lâu dài, mang lại lợi ích cho các thế hệ tiếp sau.
  • 49. 40 Tiếp theo đó Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) trong đó người đề xướng là Scoones cũng đưa ra định nghĩa: sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực (bao gồm các nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người. Một sinh kế được gọi là bền vững khi nó có thể ứng phó và phục hồi sau những căng thằng và những cú sốc, duy trì và nâng cao khả năng và tài sản mà không làm xói mòn nền tảng nguồn lực tự nhiên [Dẫn theo 72]. Năm 2001, Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đã đưa ra khái niệm về sinh kế: sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống cho con người [12]. Như vậy, nhìn chung ba khái niệm đều cơ bản có sự tương đồng. Các tác giả đều thống nhất tính bền vững của sinh kế phải đảm báo các mặt: khi nó mang lại lợi ích về mặt môi trường, mặt kinh tế và xã hội: có khả năng phục hồi sau những cú sốc, mang lại lợi ích kinh tế (nâng cao khả năng và tài sản, đóng góp lợi ích ròng), đảm bảo sự phát triển cho các thế hệ sau này. 2.2. CÁC LÝ THUYẾT VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu từ tiếp cận khung sinh kế bền vững Hình 2: Khung sinh kế bền vững DFID (2001) [12]