SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
Lời mở đầu
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-kĩ thuật, con người đã đáp ứng
được nhu cầu của mình cùng với những lợi ích thiết thực về mọi mặt đời sống, kinh tế, xã
hội ngày càng được nâng cao. Con người có thể liên lạc hay truy cập thông tin ở bất cứ mọi
nơi thậm chí là vươn ra khỏi trái đất để khám phá những hành tinh xa xôi điều mà ngày
xưa con người ta tưởng như là không thể thì bây giờ con người đã có thể làm được. Tuy
nhiên cùng với những lợi ích là những tác động tiêucực với môi trường sống của tất cả các
loài sinh vật và bầu khí quyển của trái đất.Những tác động têu cực càng lớn dần tạo nên
hiện tượng mà ngày nay con người ta thường gọi đó là hiện tượng biến đổi khí hậu. Hiện
tượng này khá phổ biến, không chỉ ở Việt Nam mà hầu như các nước trên thế giới điều
mắc phải. Các nhà khoa học trên thế giới đã và đang nghiên cứu, tìm hiểu, tìm cách khắc
phục và hạn chế hiện tượng này.
Việt Nam với hơn 3000 km bờ biển, nằm trong khu vực châu Á gió mùa, hàng năm
phải đối mặt với sự hoạt động của bão, xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Tây bắc Thái
Bình dương và biển Đông, chịu tác động của nhiều loại hình thế thời tiết phức tạp. Các
hiện tượng thiên tai khí tượng xảy ra hầu như quanh năm và trên khắp mọi miền lãnh thổ.
Trong bài tiểu luận này chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ được khí hậu Việt Nam đã và sẽ biến
đổi như thế nào, từ đó đánh giá được tác động của BĐKH làm cơ sở cho việc đề ra các giải
pháp, chiến lược và kế hoạch thích ứng với BĐKH , qua đó nêu lên những thách thức và
thuận lợi cũng như vấn đề hợp tác và hội nhập quốc tế trong nghiên cứu BĐKH ở Việt
Nam hiện nay, giảm thiểu BĐKH, góp phần phục vụ phát triển bền vững đất nước.
Phần 1: Khoa học về biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Chương 1: Tổng quan về biến đổi khí hậu
Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ
hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, nắng, mưa, sương mù,…
Thời tiết thường dễ thay đổi trong một thời gian ngắn, có thể là một buổi, một ngày
hoặc vài ngày.
1.1 Khí hậu
1.1.1 Khái nệm:
- Khí hậu là thuật ngữ mô tả các trạng thái thời tiết đã từng xảy ra tại
một nơi nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.
1.1.2 Đặc điểm khí hậu ở Việt Nam:
- Việt Nam nằm trong vành đại nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao
và độ ẩm lớn. Phía bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít
nhiều mang tính khí hậu lục địa. Biển đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính
chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền
và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt.
- Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ
Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây.
- Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ trung
bình của Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhều nước khác cùng
vĩ độ ở Châu Á.
- Việt Nam được chia ra làm hai đới khí hậu lớn:
 Miền Bắc :
+) Khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu,
đông.
+) Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông
Nam.
 Miền Nam:
+) Ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá
điều hòa.
+) Nóng quanh năm.
+) Chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
- Bên cạnh đó, do cấu tạo của địa hình Việt Nam còncó những vùng tiểu
khí hậu như:
+) Khí hậu ôn đới tại SaPa, Đà Lạt.
+) Khí hậu lục địa tại Lai Châu, Sơn La.
1.2 Biếnđổi khí hậu:
1.2.1 Khái niệm:
- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng
thời gian dài, do nguyên nhân tự nhiên hoặc hoạt động của con người.
1.2.2 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam:
- Nhiệt độ trung bình năm tăng lên khoảng 0,5-0,7 độ C.
- Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở
các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam.
- Lượng mưa trung bình năm trên lãnh thổ nước ta không rõ rệt theo các
thời kỳ và các vùng khác nhau.
- Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng
khí hậu phía Nam.
- Thời tiết dị thường xuất hiện ngày càng nhiều, tiêu biểu như đợt lạnh
gây rét đậm, rét hại kéo dài.
- Tần số xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông tăng lên với tốc
độ 0,4 cơn mỗi thập kỷ; tần số xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng đến
Việt Nam tăng với tốc độ 0,2 cơn mỗi thập kỷ và có cường độ mạnh
xuất hiện nhiều hơn.
- Quỹ đạo của bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía Nam và mùa
mưa bão kết thúc muộn hơn. Nhiều cơn bão có đường đi bất thường và
không theo quy luật.
- Mực nước biển dâng gây ngập lụt trên diện rộng và nhiễm mặn nguồn
nước.
Phần 2: Tác động của biến đổi khí hậu
1. Đánh giátác động của biến đổi khí hậu:
- Sự thay đổi môi trường không khí là tác nhân chính làm thay đổi khí
hậu trái đất, sự ô nhiễm không khí đó chính là do chính con người
gây ra với quy mô, phương thức và mức độ khác nhau làm thay đổi
mô hình, thành phần hóa học, tính chất vật lý và sinh học của môi
trường không khí, với một số biểu hiện như thay đổi về nhiệt độ (hiệu
ứng nhà kính…), lượng mưa (tăng về mùa mưa, giảm về mùa khô…)
và mức biển dâng (bão,áp thấp nhiệt đới…) dẫn đến tác động về kinh
tế, xã hội và môi trường.
2. Tác động biến đổi khí hậu ở Việt Nam:
2.1 Tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu:
a. Biến động về nhiệt độ (ví dụ: Nhiệt độ tăng vào mùa nóng, giảm vào
mùa lạnh, tăng nhiệt độ cực đại, tăng số lượng các đợt nóng có cường
độ cao…):
- Tăng lượng bốc hơi và làm giảm cân bằng nước, làm trầm trọng thêm
tình trạng hạn hán.
- Tăng các bệnh truyền nhiễm, tăng các trường hợp tử vong và bệnh mãn
tính ở người già.
- Giảm năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi (có thể làm tăng năng
suất cây trồng cho một số vùng nếu có đủ nước).
- Tăng áp lực lên gia súc và động vật hoang dã - Tăng nguy cơ cháy rừng.
- Tăng nhu cầu sử dụng điện để làm mát và làm giảm độ ổn định và tuổi
thọ của hệ thống cung cấp điện….
b. Thay đổi về lượng mưa (tăng về mùa mưa, giảm về mùa khô) có thể
dẫn đến.
- Tăng dòng chảy lũ và ngập lụt
- Tăng khả năng sản xuất thủy điện
- Tăng nguy cơ xói mòn và sạt lở đất
- Tăng hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô
- Thay đổi hệ sinh thái lưu vực sông và các vùng ngập nước
c. Tăng cường độ và tần suất bão có thể gây tác động:
- Tăng ngập lụt vùng ven biển và ven sông
- Tăng nguy cơ tổn thất về người, cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế
xã hội
- Tăng nguy cơ tàn phá các hệ sinh thái ven biển
d. Nước biển dâng có thể gây ra:
- Tăng ngập lụt vùng ven biển và ven sông.
- Xâm nhập mặn sâu hơn làm ảnh hưởng đến hoạt dộng cung cấp, nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Giảm khả năng tiêu thoát nước.
Bảng số liệu về thiệt hại bão năm 2013
Loại thiệt hại Hạng mục Bão 2 Bão 6
Người Số người chết 3 7
Số người mất tích _ 2
Người bị thương 1 9
Nhà Sập đỗ, cuốn trôi 16 183
Tốc mái,xiêu vẹo 126 1450
Ngập nước 1530 547
2.2 Tác động đến các lĩnh vực chủ yếu:
a) Nông nghiệp và thủy sản.
Thiệt hại do thiên tai đối với nông nghiệp Việt Nam
Năm Lĩnh vực nông nghiệp Tất cả lĩnh vực khác
Triệu đồng Triệu USD Triệu đồng Triệu USD
2006 954690 61,2 18565661 5,1
2007 432615 27,7 11513916 3,8
- Đối với nông nghiệp thì phụ thuộc và nhiều yếu tố khí hậu nên sẽ là
ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất như:
 Tình trạng ngập lụt do nước biển dâng sẽ làm mất đất canh tác
trong nông nghiệp. Nếu mực nước biển dâng thêm 1m, ước tính
khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích
đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc
vùng ven biển sẽ bị ngập. Ngập lụt sẽ làm mất đất canh tác ở hai
khu vực nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam là đồng bằng
sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng vì khoảng 80% diện
tích đồng bằng sông Cửu Long và 30% diện tích đồng bằng sông
Hồng có độ cao dưới 2,5 m so với mực nước biển.
 Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu
hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần diện tích đáng kể đất
trồng trọt ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long sẽ bị nhiễm mặn vì 2 đồng bằng này đều là những vùng đất
thấp so với mực nước biển.
 Nhiệt độ tăng, hạn hán (và thiếu nước tưới) sẽ ảnh hưởng đến sự
phân bố của cây trồng, đặc biệt làm giảm năng suất, cụ thể là
năng suất lúa của vụ xuân có xu hướng giảm mạnh hơn so với
năng suất lúa của vụ mùa. năng suất ngô vụ đông có xu hướng
tăng ở đồng bằng Bắc Bộ và giảm ở Trung Bộ và Nam Bộ.
 Đối với thủy sản sẽ làm thay đổi môi trường sống của các loài
thuỷ sản, dẫn đến thay đổi trữ lượng các loài thuỷ hải sản do di
cư hoặc do chất lượng môi trường sống bị suy giảm từ đó làm
thu hẹp ngư trường đánh bắt, sản lượng đánh bắt và sản lượng
nuôi trồng. Thiệt hại về sản lượng nuôi trồng thủy sản ở một số
tỉnh, ví dụ như Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau,… đã tăng tới 30-
40%/năm.
b) Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành công nghiệp.
- Nước biển dâng khoảng 1m vào cuối thế kỷ 21 sẽ làm cho hầu hết
các khu công nghiệp bị ngập, thấp nhất là trên 10% diện tích, cao
nhất là khoảng 67% diện tích.
- Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, dệt, may mặc sẽ bị suy
giảm đáng kể vì không được tiếp ứng từ các vùng nguyên liệu ở các
tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long vốn bị ngập lụt nặng nề nhất ở
Việt Nam. Điều này càng gây sức ép đến việc chuyển dịch cơ cấu
các ngành công nghiệp về loại hình công nghiệp, tỷ lệ công nghiệp
chế biến.
-· Nhiệt độ tăng làm tăng tiêu thụ năng lượng trong các ngành công
nghiệp: tăng chi phí thông gió, làm mát hầm lò khai thác và làm giảm
hiệu suất, sản lượng của các nhà máy điện. Tiêu thụ điện cho sinh
hoạt gia tăng và chi phí làm mát trong các ngành công nghiệp thương
mại cũng gia tăng đáng kể khi nhiệt độ có xu hướng ngày càng tăng.
- Mưa bão thất thường và nước biển dâng sẽ tác động tiêu cực đến
quá trình vận hành, khai thác hệ thống truyền tải và phân phối điện,
dàn khoan, đường ống dẫn dầu và khí vào đất liền, cấp dầu vào tàu
chuyên chở dầu; làm gia tăng chi phí bảo dưỡng và sửa chữa các
công trình năng lượng; ảnh hưởng tới việc cung cấp, tiêu thụ năng
lượng, an ninh năng lượng quốc gia.
c) Tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực lao động và xã hội.
- Tác động của BĐKH đến nghèo đói thường được thể hiện thông qua
tác động đến các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình có các sinh kế
nhạy cảm với khí hậu như nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp,
thủy sản, ... BĐKH sẽ là trở ngại lớn đối với những nỗ lực giảm
nghèo của quốc gia và từng người dân. Nghiên cứu của Viện Khoa
học Lao động và Xã hội (năm 2011) cho thấy, tại Sơn La, khi tăng
trưởng kinh tế trong bối cảnh BĐKH giảm đi 1% thì tỷ lệ nghèo tăng
thêm 0,51%; còn ở Hà Tĩnh, khi tăng trưởng kinh tế giảm đi 1% thì
tỷ lệ nghèo tăng thêm thêm 0,74%. Nhìn chung, BĐKH sẽ kéo lùi
những thành quả về phát triển và giảm nghèo, làm tăng số đối tượng
phải được trợ giúp trong ngắn hạn và dài hạn.
d) Tác động của biến đổi khí hậu tới hạ tầng kỹ thuật
- Hệ thống đê biển: mực nước biển dâng cao có thể làm hệ thống đê
biển không thể chống chọi được nước biển dâng khi có bão, dẫn đến
nguy cơ vỡ đê trong các trận bão lớn.
- Hệ thống đê sông, đê bao và bờ bao: mực nước biển dâng cao làm
cho khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm, kéo theo mực nước ở các
con sông trong nội địa dâng lên, kết hợp với sự gia tăng dòng chảy
lũ từ thượng nguồn sẽ làm cho đỉnh lũ tăng lên, ảnh hưởng đến sự an
toàn của các tuyến đê sông ở các tỉnh phía Bắc, đê bao và bờ bao tại
các tỉnh phía Nam.
- Các công trình cấp nước: Mực nước biển dâng làm gia tăng tình
trạng xâm nhập mặn của biển vào đất liền, làm cho các tầng nước
dưới đất vùng ven biển cũng có nguy cơ bị nhiễm mặn, gây khó khăn
cho công tác cấp nước phục vụ sản xuất.
- Cơ sở hạ tầng đô thị: Nước biển dâng và triều cường sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng các khu đô thị ven biển, gây ảnh hưởng đến giao thông,
sinh hoạt và các hoạt động sản xuất.
2.3 Tác động đến các khu vực chủ yếu:
- Đồng bằng duyên hải miền trung.
Vùng này cũng là nơi chịu rất nhiều ảnh hưởng của các cơn bão, tập
trung nhiều về tháng 9, 10, 11, 12. Trung bình có từ 0,3 đến 1,7 cơn
bão/ tháng. Đặc biệt vào tháng 9, tại khu vực Bắc Trung Bộ trung
bình có 1,5 cơn bão/tháng, tất cả các cơn bão đều từ
hướng đông, đông bắc đổ vào.
- Đồng bằng sông Cửu Long
Hứng chịu đợt hạn hán và xâm nhập mặn nặng nề nhất trong vòng
100 năm, gây thiệt hại hơn 160.000ha lúa, tương đương 800.000 tấn
lúa bị mất trắng.
- Đồng bằng sông Hồng
Lũ lụt, sạt lở bờ biển, thiếu nước trong mùa khô, xâm ngặp mặn,
hình thái thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng nhiều… gây ảnh hướng
đến đời sống, sinh kế người dân trong khu vực này.
Lời mở đầu

More Related Content

What's hot

Bien doi khi hau
Bien doi khi hauBien doi khi hau
Bien doi khi hautuanvip
 
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luận
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luậnBiến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luận
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luậnThanhthuy Nguyen Thi
 
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ý
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ýtác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ý
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ýLan Đỗ
 
Powerpoint Ô nhiễm môi trường
Powerpoint Ô nhiễm môi trườngPowerpoint Ô nhiễm môi trường
Powerpoint Ô nhiễm môi trườngNhung Lê
 
ô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nướcô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nướcLeonidas Hero
 
Powerpoint Ô nhiễm không khí
Powerpoint Ô nhiễm không khíPowerpoint Ô nhiễm không khí
Powerpoint Ô nhiễm không khíNhung Lê
 
Bien doi khi hau o Viet Nam
Bien doi khi hau o Viet NamBien doi khi hau o Viet Nam
Bien doi khi hau o Viet Namforeman
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bạo lực học đường
Bạo lực học đườngBạo lực học đường
Bạo lực học đườngVân Chipoo
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTuấn Nguyễn
 
ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtDuong Tran
 
Nguồn tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nướcNguồn tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nướcalicesandash
 
Powerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trường
Powerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trườngPowerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trường
Powerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trườngNhung Lê
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Võ Tâm Long
 
Powerpoint Nước
Powerpoint NướcPowerpoint Nước
Powerpoint NướcNhung Lê
 
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩmBài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩmYenPhuong16
 
Bạo Lực Học Đường
Bạo Lực Học ĐườngBạo Lực Học Đường
Bạo Lực Học ĐườngTmKemme
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhNgọc Hưng
 

What's hot (20)

Bien doi khi hau
Bien doi khi hauBien doi khi hau
Bien doi khi hau
 
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luận
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luậnBiến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luận
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luận
 
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ý
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ýtác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ý
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ý
 
Powerpoint Ô nhiễm môi trường
Powerpoint Ô nhiễm môi trườngPowerpoint Ô nhiễm môi trường
Powerpoint Ô nhiễm môi trường
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
ô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nướcô Nhiễm môi trường nước
ô Nhiễm môi trường nước
 
Powerpoint Ô nhiễm không khí
Powerpoint Ô nhiễm không khíPowerpoint Ô nhiễm không khí
Powerpoint Ô nhiễm không khí
 
Bien doi khi hau o Viet Nam
Bien doi khi hau o Viet NamBien doi khi hau o Viet Nam
Bien doi khi hau o Viet Nam
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
 
Bạo lực học đường
Bạo lực học đườngBạo lực học đường
Bạo lực học đường
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
 
ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đất
 
Nguồn tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nướcNguồn tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nước
 
Powerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trường
Powerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trườngPowerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trường
Powerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trường
 
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
Hoàn cảnh lịch sử và đường lối của đảng từ năm 1930 đến năm 1939
 
Powerpoint Nước
Powerpoint NướcPowerpoint Nước
Powerpoint Nước
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩmBài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
 
Bạo Lực Học Đường
Bạo Lực Học ĐườngBạo Lực Học Đường
Bạo Lực Học Đường
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
 

Viewers also liked

Viewers also liked (13)

Lição nº 1
Lição nº 1Lição nº 1
Lição nº 1
 
Arte
ArteArte
Arte
 
Aswathy
AswathyAswathy
Aswathy
 
Programme for Development of South-West Planning Region 2015-2019
Programme for Development of South-West Planning Region 2015-2019Programme for Development of South-West Planning Region 2015-2019
Programme for Development of South-West Planning Region 2015-2019
 
Informe 5-geodesia
Informe 5-geodesiaInforme 5-geodesia
Informe 5-geodesia
 
Actividades diciembre 2016
Actividades diciembre 2016Actividades diciembre 2016
Actividades diciembre 2016
 
Comparaciones de las obras
Comparaciones de las obrasComparaciones de las obras
Comparaciones de las obras
 
Tipos de drogas
Tipos de drogasTipos de drogas
Tipos de drogas
 
zarinaresume(8i)Finance
zarinaresume(8i)Financezarinaresume(8i)Finance
zarinaresume(8i)Finance
 
Calculo integral
Calculo integralCalculo integral
Calculo integral
 
Pti (multimedia) kelompok 2 genap
Pti (multimedia) kelompok 2 genapPti (multimedia) kelompok 2 genap
Pti (multimedia) kelompok 2 genap
 
Introduction
IntroductionIntroduction
Introduction
 
Anne Franks Biography Q's
Anne Franks Biography Q's Anne Franks Biography Q's
Anne Franks Biography Q's
 

Similar to Lời mở đầu

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TỚI ĐIỀU KIỆN ...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TỚI ĐIỀU KIỆN ...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TỚI ĐIỀU KIỆN ...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TỚI ĐIỀU KIỆN ...nataliej4
 
2.3. tài liệu bài giảng bđkh
2.3. tài liệu bài giảng bđkh2.3. tài liệu bài giảng bđkh
2.3. tài liệu bài giảng bđkhMinh Vu
 
Chuyên đề quy hoạch mt đô thị
Chuyên đề quy hoạch mt đô thịChuyên đề quy hoạch mt đô thị
Chuyên đề quy hoạch mt đô thịducxda
 
Bien doi khi hau48
Bien doi khi hau48Bien doi khi hau48
Bien doi khi hau48Phi Phi
 
nguyên nhân gây ra lũ lụt ở miền trung.docx
nguyên nhân gây ra lũ lụt ở miền trung.docxnguyên nhân gây ra lũ lụt ở miền trung.docx
nguyên nhân gây ra lũ lụt ở miền trung.docxMoinhatThoitiet
 
Khi hau tg
Khi hau tgKhi hau tg
Khi hau tgWind Lee
 
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hauDtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi haurobinking277
 
Bài giảng ngay 15.1
Bài giảng ngay 15.1Bài giảng ngay 15.1
Bài giảng ngay 15.1Minh Vu
 
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.pptBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.pptyeu12102003
 
đưA nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào các môn học và các hoạ...
đưA nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào các môn học và các hoạ...đưA nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào các môn học và các hoạ...
đưA nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào các môn học và các hoạ...jackjohn45
 
Chienluocpctt
ChienluocpcttChienluocpctt
Chienluocpcttcuongcbn
 
Bài giảng Hiệu ứng nhà kính (download tai tailieutuoi.com).ppt
Bài giảng Hiệu ứng nhà kính (download tai tailieutuoi.com).pptBài giảng Hiệu ứng nhà kính (download tai tailieutuoi.com).ppt
Bài giảng Hiệu ứng nhà kính (download tai tailieutuoi.com).pptnguyentuanhcmute
 
Bài giảng Hiệu ứng nhà kính.ppt
Bài giảng Hiệu ứng nhà kính.pptBài giảng Hiệu ứng nhà kính.ppt
Bài giảng Hiệu ứng nhà kính.pptnguyentuanhcmute
 
Bien doi khi hau49
Bien doi khi hau49Bien doi khi hau49
Bien doi khi hau49Phi Phi
 

Similar to Lời mở đầu (20)

Cơ Sở Lý Luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa Kinh Tế Và Phát Triển.
Cơ Sở Lý Luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa Kinh Tế Và Phát Triển.Cơ Sở Lý Luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa Kinh Tế Và Phát Triển.
Cơ Sở Lý Luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa Kinh Tế Và Phát Triển.
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TỚI ĐIỀU KIỆN ...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TỚI ĐIỀU KIỆN ...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TỚI ĐIỀU KIỆN ...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TỚI ĐIỀU KIỆN ...
 
2.3. tài liệu bài giảng bđkh
2.3. tài liệu bài giảng bđkh2.3. tài liệu bài giảng bđkh
2.3. tài liệu bài giảng bđkh
 
Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang, HAY
Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang, HAYĐề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang, HAY
Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang, HAY
 
Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang
Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên GiangĐề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang
Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Kiên Giang
 
Chuyên đề quy hoạch mt đô thị
Chuyên đề quy hoạch mt đô thịChuyên đề quy hoạch mt đô thị
Chuyên đề quy hoạch mt đô thị
 
Bien doi khi hau48
Bien doi khi hau48Bien doi khi hau48
Bien doi khi hau48
 
nguyên nhân gây ra lũ lụt ở miền trung.docx
nguyên nhân gây ra lũ lụt ở miền trung.docxnguyên nhân gây ra lũ lụt ở miền trung.docx
nguyên nhân gây ra lũ lụt ở miền trung.docx
 
Khi hau tg
Khi hau tgKhi hau tg
Khi hau tg
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng thích ứng với lũ lụt trong bối cảnh bi...
Cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng thích ứng với lũ lụt trong bối cảnh bi...Cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng thích ứng với lũ lụt trong bối cảnh bi...
Cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng thích ứng với lũ lụt trong bối cảnh bi...
 
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hauDtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
 
Bài giảng ngay 15.1
Bài giảng ngay 15.1Bài giảng ngay 15.1
Bài giảng ngay 15.1
 
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
 
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.pptBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
 
đưA nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào các môn học và các hoạ...
đưA nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào các môn học và các hoạ...đưA nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào các môn học và các hoạ...
đưA nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào các môn học và các hoạ...
 
Chienluocpctt
ChienluocpcttChienluocpctt
Chienluocpctt
 
Lũ lụt là gì.docx
Lũ lụt là gì.docxLũ lụt là gì.docx
Lũ lụt là gì.docx
 
Bài giảng Hiệu ứng nhà kính (download tai tailieutuoi.com).ppt
Bài giảng Hiệu ứng nhà kính (download tai tailieutuoi.com).pptBài giảng Hiệu ứng nhà kính (download tai tailieutuoi.com).ppt
Bài giảng Hiệu ứng nhà kính (download tai tailieutuoi.com).ppt
 
Bài giảng Hiệu ứng nhà kính.ppt
Bài giảng Hiệu ứng nhà kính.pptBài giảng Hiệu ứng nhà kính.ppt
Bài giảng Hiệu ứng nhà kính.ppt
 
Bien doi khi hau49
Bien doi khi hau49Bien doi khi hau49
Bien doi khi hau49
 

Lời mở đầu

  • 1. Lời mở đầu Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-kĩ thuật, con người đã đáp ứng được nhu cầu của mình cùng với những lợi ích thiết thực về mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội ngày càng được nâng cao. Con người có thể liên lạc hay truy cập thông tin ở bất cứ mọi nơi thậm chí là vươn ra khỏi trái đất để khám phá những hành tinh xa xôi điều mà ngày xưa con người ta tưởng như là không thể thì bây giờ con người đã có thể làm được. Tuy nhiên cùng với những lợi ích là những tác động tiêucực với môi trường sống của tất cả các loài sinh vật và bầu khí quyển của trái đất.Những tác động têu cực càng lớn dần tạo nên hiện tượng mà ngày nay con người ta thường gọi đó là hiện tượng biến đổi khí hậu. Hiện tượng này khá phổ biến, không chỉ ở Việt Nam mà hầu như các nước trên thế giới điều mắc phải. Các nhà khoa học trên thế giới đã và đang nghiên cứu, tìm hiểu, tìm cách khắc phục và hạn chế hiện tượng này. Việt Nam với hơn 3000 km bờ biển, nằm trong khu vực châu Á gió mùa, hàng năm phải đối mặt với sự hoạt động của bão, xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Tây bắc Thái Bình dương và biển Đông, chịu tác động của nhiều loại hình thế thời tiết phức tạp. Các hiện tượng thiên tai khí tượng xảy ra hầu như quanh năm và trên khắp mọi miền lãnh thổ. Trong bài tiểu luận này chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ được khí hậu Việt Nam đã và sẽ biến đổi như thế nào, từ đó đánh giá được tác động của BĐKH làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp, chiến lược và kế hoạch thích ứng với BĐKH , qua đó nêu lên những thách thức và thuận lợi cũng như vấn đề hợp tác và hội nhập quốc tế trong nghiên cứu BĐKH ở Việt Nam hiện nay, giảm thiểu BĐKH, góp phần phục vụ phát triển bền vững đất nước.
  • 2. Phần 1: Khoa học về biến đổi khí hậu ở Việt Nam Chương 1: Tổng quan về biến đổi khí hậu Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, nắng, mưa, sương mù,… Thời tiết thường dễ thay đổi trong một thời gian ngắn, có thể là một buổi, một ngày hoặc vài ngày. 1.1 Khí hậu 1.1.1 Khái nệm: - Khí hậu là thuật ngữ mô tả các trạng thái thời tiết đã từng xảy ra tại một nơi nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. 1.1.2 Đặc điểm khí hậu ở Việt Nam: - Việt Nam nằm trong vành đại nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Phía bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa. Biển đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt.
  • 3. - Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây. - Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ trung bình của Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á. - Việt Nam được chia ra làm hai đới khí hậu lớn:  Miền Bắc : +) Khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. +) Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.  Miền Nam: +) Ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa. +) Nóng quanh năm. +) Chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. - Bên cạnh đó, do cấu tạo của địa hình Việt Nam còncó những vùng tiểu khí hậu như: +) Khí hậu ôn đới tại SaPa, Đà Lạt. +) Khí hậu lục địa tại Lai Châu, Sơn La. 1.2 Biếnđổi khí hậu: 1.2.1 Khái niệm: - Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, do nguyên nhân tự nhiên hoặc hoạt động của con người.
  • 4. 1.2.2 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: - Nhiệt độ trung bình năm tăng lên khoảng 0,5-0,7 độ C. - Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam. - Lượng mưa trung bình năm trên lãnh thổ nước ta không rõ rệt theo các thời kỳ và các vùng khác nhau. - Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. - Thời tiết dị thường xuất hiện ngày càng nhiều, tiêu biểu như đợt lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài. - Tần số xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông tăng lên với tốc độ 0,4 cơn mỗi thập kỷ; tần số xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam tăng với tốc độ 0,2 cơn mỗi thập kỷ và có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. - Quỹ đạo của bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía Nam và mùa mưa bão kết thúc muộn hơn. Nhiều cơn bão có đường đi bất thường và không theo quy luật. - Mực nước biển dâng gây ngập lụt trên diện rộng và nhiễm mặn nguồn nước. Phần 2: Tác động của biến đổi khí hậu 1. Đánh giátác động của biến đổi khí hậu:
  • 5. - Sự thay đổi môi trường không khí là tác nhân chính làm thay đổi khí hậu trái đất, sự ô nhiễm không khí đó chính là do chính con người gây ra với quy mô, phương thức và mức độ khác nhau làm thay đổi mô hình, thành phần hóa học, tính chất vật lý và sinh học của môi trường không khí, với một số biểu hiện như thay đổi về nhiệt độ (hiệu ứng nhà kính…), lượng mưa (tăng về mùa mưa, giảm về mùa khô…) và mức biển dâng (bão,áp thấp nhiệt đới…) dẫn đến tác động về kinh tế, xã hội và môi trường. 2. Tác động biến đổi khí hậu ở Việt Nam: 2.1 Tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu: a. Biến động về nhiệt độ (ví dụ: Nhiệt độ tăng vào mùa nóng, giảm vào mùa lạnh, tăng nhiệt độ cực đại, tăng số lượng các đợt nóng có cường độ cao…): - Tăng lượng bốc hơi và làm giảm cân bằng nước, làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán. - Tăng các bệnh truyền nhiễm, tăng các trường hợp tử vong và bệnh mãn tính ở người già. - Giảm năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi (có thể làm tăng năng suất cây trồng cho một số vùng nếu có đủ nước). - Tăng áp lực lên gia súc và động vật hoang dã - Tăng nguy cơ cháy rừng. - Tăng nhu cầu sử dụng điện để làm mát và làm giảm độ ổn định và tuổi thọ của hệ thống cung cấp điện…. b. Thay đổi về lượng mưa (tăng về mùa mưa, giảm về mùa khô) có thể dẫn đến. - Tăng dòng chảy lũ và ngập lụt - Tăng khả năng sản xuất thủy điện - Tăng nguy cơ xói mòn và sạt lở đất - Tăng hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô - Thay đổi hệ sinh thái lưu vực sông và các vùng ngập nước
  • 6. c. Tăng cường độ và tần suất bão có thể gây tác động: - Tăng ngập lụt vùng ven biển và ven sông - Tăng nguy cơ tổn thất về người, cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế xã hội - Tăng nguy cơ tàn phá các hệ sinh thái ven biển d. Nước biển dâng có thể gây ra: - Tăng ngập lụt vùng ven biển và ven sông. - Xâm nhập mặn sâu hơn làm ảnh hưởng đến hoạt dộng cung cấp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. - Giảm khả năng tiêu thoát nước. Bảng số liệu về thiệt hại bão năm 2013 Loại thiệt hại Hạng mục Bão 2 Bão 6 Người Số người chết 3 7 Số người mất tích _ 2 Người bị thương 1 9 Nhà Sập đỗ, cuốn trôi 16 183 Tốc mái,xiêu vẹo 126 1450 Ngập nước 1530 547 2.2 Tác động đến các lĩnh vực chủ yếu: a) Nông nghiệp và thủy sản. Thiệt hại do thiên tai đối với nông nghiệp Việt Nam Năm Lĩnh vực nông nghiệp Tất cả lĩnh vực khác
  • 7. Triệu đồng Triệu USD Triệu đồng Triệu USD 2006 954690 61,2 18565661 5,1 2007 432615 27,7 11513916 3,8 - Đối với nông nghiệp thì phụ thuộc và nhiều yếu tố khí hậu nên sẽ là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất như:  Tình trạng ngập lụt do nước biển dâng sẽ làm mất đất canh tác trong nông nghiệp. Nếu mực nước biển dâng thêm 1m, ước tính khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Ngập lụt sẽ làm mất đất canh tác ở hai khu vực nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng vì khoảng 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 30% diện tích đồng bằng sông Hồng có độ cao dưới 2,5 m so với mực nước biển.  Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần diện tích đáng kể đất trồng trọt ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị nhiễm mặn vì 2 đồng bằng này đều là những vùng đất thấp so với mực nước biển.  Nhiệt độ tăng, hạn hán (và thiếu nước tưới) sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của cây trồng, đặc biệt làm giảm năng suất, cụ thể là năng suất lúa của vụ xuân có xu hướng giảm mạnh hơn so với năng suất lúa của vụ mùa. năng suất ngô vụ đông có xu hướng tăng ở đồng bằng Bắc Bộ và giảm ở Trung Bộ và Nam Bộ.  Đối với thủy sản sẽ làm thay đổi môi trường sống của các loài thuỷ sản, dẫn đến thay đổi trữ lượng các loài thuỷ hải sản do di cư hoặc do chất lượng môi trường sống bị suy giảm từ đó làm thu hẹp ngư trường đánh bắt, sản lượng đánh bắt và sản lượng nuôi trồng. Thiệt hại về sản lượng nuôi trồng thủy sản ở một số
  • 8. tỉnh, ví dụ như Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau,… đã tăng tới 30- 40%/năm. b) Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành công nghiệp. - Nước biển dâng khoảng 1m vào cuối thế kỷ 21 sẽ làm cho hầu hết các khu công nghiệp bị ngập, thấp nhất là trên 10% diện tích, cao nhất là khoảng 67% diện tích. - Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, dệt, may mặc sẽ bị suy giảm đáng kể vì không được tiếp ứng từ các vùng nguyên liệu ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long vốn bị ngập lụt nặng nề nhất ở Việt Nam. Điều này càng gây sức ép đến việc chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp về loại hình công nghiệp, tỷ lệ công nghiệp chế biến. -· Nhiệt độ tăng làm tăng tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp: tăng chi phí thông gió, làm mát hầm lò khai thác và làm giảm hiệu suất, sản lượng của các nhà máy điện. Tiêu thụ điện cho sinh hoạt gia tăng và chi phí làm mát trong các ngành công nghiệp thương mại cũng gia tăng đáng kể khi nhiệt độ có xu hướng ngày càng tăng. - Mưa bão thất thường và nước biển dâng sẽ tác động tiêu cực đến quá trình vận hành, khai thác hệ thống truyền tải và phân phối điện, dàn khoan, đường ống dẫn dầu và khí vào đất liền, cấp dầu vào tàu chuyên chở dầu; làm gia tăng chi phí bảo dưỡng và sửa chữa các công trình năng lượng; ảnh hưởng tới việc cung cấp, tiêu thụ năng lượng, an ninh năng lượng quốc gia. c) Tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực lao động và xã hội. - Tác động của BĐKH đến nghèo đói thường được thể hiện thông qua tác động đến các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình có các sinh kế
  • 9. nhạy cảm với khí hậu như nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, ... BĐKH sẽ là trở ngại lớn đối với những nỗ lực giảm nghèo của quốc gia và từng người dân. Nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (năm 2011) cho thấy, tại Sơn La, khi tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh BĐKH giảm đi 1% thì tỷ lệ nghèo tăng thêm 0,51%; còn ở Hà Tĩnh, khi tăng trưởng kinh tế giảm đi 1% thì tỷ lệ nghèo tăng thêm thêm 0,74%. Nhìn chung, BĐKH sẽ kéo lùi những thành quả về phát triển và giảm nghèo, làm tăng số đối tượng phải được trợ giúp trong ngắn hạn và dài hạn. d) Tác động của biến đổi khí hậu tới hạ tầng kỹ thuật - Hệ thống đê biển: mực nước biển dâng cao có thể làm hệ thống đê biển không thể chống chọi được nước biển dâng khi có bão, dẫn đến nguy cơ vỡ đê trong các trận bão lớn. - Hệ thống đê sông, đê bao và bờ bao: mực nước biển dâng cao làm cho khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm, kéo theo mực nước ở các con sông trong nội địa dâng lên, kết hợp với sự gia tăng dòng chảy lũ từ thượng nguồn sẽ làm cho đỉnh lũ tăng lên, ảnh hưởng đến sự an toàn của các tuyến đê sông ở các tỉnh phía Bắc, đê bao và bờ bao tại các tỉnh phía Nam. - Các công trình cấp nước: Mực nước biển dâng làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn của biển vào đất liền, làm cho các tầng nước dưới đất vùng ven biển cũng có nguy cơ bị nhiễm mặn, gây khó khăn cho công tác cấp nước phục vụ sản xuất. - Cơ sở hạ tầng đô thị: Nước biển dâng và triều cường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng các khu đô thị ven biển, gây ảnh hưởng đến giao thông, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất.
  • 10. 2.3 Tác động đến các khu vực chủ yếu: - Đồng bằng duyên hải miền trung. Vùng này cũng là nơi chịu rất nhiều ảnh hưởng của các cơn bão, tập trung nhiều về tháng 9, 10, 11, 12. Trung bình có từ 0,3 đến 1,7 cơn bão/ tháng. Đặc biệt vào tháng 9, tại khu vực Bắc Trung Bộ trung bình có 1,5 cơn bão/tháng, tất cả các cơn bão đều từ hướng đông, đông bắc đổ vào. - Đồng bằng sông Cửu Long Hứng chịu đợt hạn hán và xâm nhập mặn nặng nề nhất trong vòng 100 năm, gây thiệt hại hơn 160.000ha lúa, tương đương 800.000 tấn lúa bị mất trắng. - Đồng bằng sông Hồng Lũ lụt, sạt lở bờ biển, thiếu nước trong mùa khô, xâm ngặp mặn, hình thái thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng nhiều… gây ảnh hướng đến đời sống, sinh kế người dân trong khu vực này.