SlideShare a Scribd company logo
1 of 245
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
-------   --------
TRẦN ANH TUẤN
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤP NƯỚC ỔN ĐỊNH,
AN TOÀN CẤP VÙNG ĐỐI VỚI CÁC ĐÔ THỊ - KHU CÔNG
NGHIỆP VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU PHÙ HỢP VỚI VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP
1. GS. TS. TRẦN HIẾU NHUỆ
2. GS. TS. HOÀNG VĂN HUỆ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
-------   --------
TRẦN ANH TUẤN
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤP NƯỚC ỔN ĐỊNH,
AN TOÀN CẤP VÙNG ĐỐI VỚI CÁC ĐÔ THỊ - KHU CÔNG
NGHIỆP VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU PHÙ HỢP VỚI VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC
MÃ SỐ: 62.85.02.05
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
3. GS. TS. LÂM MINH TRIẾT
4. TS. NGÔ HOÀNG VĂN
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
i
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Trần Anh Tuấn, Thạc Sỹ - Chuyên viên Chính, hiện là Phó Giám
đốc Phân Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Miền Nam - Bộ Xây dựng. Tôi xin
cam đoan :
Luận án Tiến sỹ với đề tài : “Nghiên cứu đề xuất mô hình cấp nước ổn định, an
toàn cấp vùng đối với các Đô thị - Khu Công nghiệp Vùng bán đảo Cà Mau phù
hợp với Vùng đồng bằng sông Cửu Long” là công trình nghiên cứu của bản thân
tôi. Các kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được tác giả nào công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả
Trần Anh Tuấn
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn :
- Giáo sư, Tiến sỹ Lâm Minh Triết và Tiến sỹ Ngô Hoàng Văn, những
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và luôn tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
- Ban Lãnh đạo Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh, đã quan tâm, động viên và góp ý chuyên môn
cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cúu sinh trong quá trinh
học tập và nghiên cứu luận án.
- Các Thầy, Cô và các đồng nghiệp đã góp ý, động viên trao đổi giúp
đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu luận án.
- Các cơ quan, Tổ chức, Các địa phương Vùng ĐBSCL hỗ trợ, cung
cấp các số liệu, tài liệu liên quan.
- Các chuyên gia, các nhà quản lý,… đã có ý kiến đóng góp, chia xẻ
quan điểm về nội dung nghiên cứu, đề xuất của Luận án.
Tác giả xin cảm ơn và chia sẻ niềm vinh dự này cùng gia đình và bạn bè đã
động viên, khuyến khích NSC thực hiện thành công luận án.
Tác giả
Trần Anh Tuấn
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
iii
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN
Vùng ĐBSCL hiện có 13 tỉnh/thành phố, trong đó có vùng bán đảo Cà Mau
(BĐCM) với 7 tỉnh/thành phố phía Tây Nam sông Hậu. Định hướng tới năm 2030
Vùng luôn đóng góp quan trọng cho kinh tế của đất nước, Vùng sẽ có trên 250 ĐT
và khoảng 40 ngàn ha đất xây dựng khu công nghiệp (KCN). Vùng BĐCM có trên
110 ĐT và 15 ngàn ha đất xây dựng KCN. Nhu cầu cấp nước cho các đô thị - khu
công nghiệp (ĐT-KCN) được dự báo tới năm 2030 là 4,6- 4,7triệu m3
/ngày, trong
đó Vùng BĐCM là 2,2-2,3triệu m3
/ngày. Tiềm năng các nguồn nước của vùng cho
thấy:
a) Nước dưới đất (NDĐ) có 10 tầng chứa nước phân bố không đều trên toàn vùng,
các ĐT – KCN đang khai thác hơn 320 ngàn m3
/ngày và trên 45.000 giếng nhỏ
lẻ ở khu vực nông thôn. NDĐ hiện chưa có đánh giá trữ lượng cho phép khai
thác cụ thể. Vì vậy, cần được quản lý và hạn chế khai thác.
b) Nước mưa khá dồi dào, hàng năm góp vào dòng chảy các sông khoảng 6-7 tỷ
m3
, phân bố không đều và tập trung 90% vào mùa mưa. Khả năng thu và chứa
nước mưa với lưu lượng lớn, trên diện rộng làm nguồn cấp nước cho các ĐT –
KCN rất khó khăn (do đất bị nhiễm phèn, mặn). Đây là nguồn nước quan trọng
cho người dân sống phân tán ở vùng ven biển, vùng khó khăn nguồn nước ngọt.
c) Sông Tiền, sông Hậu thuộc hạ lưu sông Mê Kông là nguồn nước có tiềm năng
lớn,duy nhất của vùng và đang được khai thác gần 60% nhu cầu nước cho các
ĐT-KCN. Dự báo trong 20 năm tới việc dùng nguồn sông Tiền, sông Hậu cung
cấp nước sinh hoạt cho các ĐT-KCN cũng chỉ chiếm 0,15% -1,75% lưu lượng
nhỏ nhất của sông. Nhưng trở ngại chính cho điều này là xâm nhập mặn, phèn
và đặc biệt ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng (BĐKH – NBD).
Thực tế sau 40-50 năm mặn xâm nhập vào sâu thêm 15-20 km so với những năm
1960 trên sông Tiền, sông Hậu. Hiện nay vào cuối mùa khô, biên mặn (400mg/l, Cl-
) đã vào sâu 40 – 45 km tính từ cửa sông.
Kịch bản BĐKH – NBD công bố (tháng 9/2009): Mực nước biển dâng thêm đối
với vùng ĐBSCL là khoảng 30cm vào giữa thế kỷ và cuối thế kỷ XXI là 75cm so
với trung bình thời kỳ 1980 - 1999. Ngoài ra, trên dòng chính sông Mê Kông dự
báo có khoảng 25 đập chắn (Trung Quốc 14 đập bậc thềm trên sông Lan
Thương/Mê Kông và địa phận Lào có 11 đập). Đây là yếu tố “nhân tai” có ảnh
hưởng lớn tới các hệ sinh thái, xâm nhập mặn cũng như đời sống của người dân
vùng hạ lưu sông Mê Kông .
Viện QH Thủy lợi Miền Nam, dự báo biên mặn (1g/l) năm 2050 sẽ xâm
nhập vào sâu khoảng 60 km trên sông Hậu và 70 km trên sông Tiền có tính đến
chiết giảm lưu lượng thượng nguồn nước đến Kratie – Campuchia (-30%).
Vị trí lấy nước ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH-NBD trong 20-30 năm
tới trên dòng chính sông Hậu, sông Tiền cần cách biển tối thiểu trên 70 km về phía
thượng nguồn tính từ biển Đông.
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
iv
Khai thác lợi thế nguồn nước của vùng ĐBSCL tạo dựng khung hạ tầng cấp
nước cấp vùng ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH – NBD phục vụ phát triển
không gian kinh tế -xã hội (KT-XH) là mục tiêu chiến lược về cấp nước của Vùng.
Mô hình cấp nước đặc thù cho vùng ĐBSCL cũng như vùng BĐCM, ngoài
các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc, mô hình cần có những nhóm tiêu chí đặc thù trong
từng giai đoạn nghiên cứu phù hợp. Luận án đã nghiên cứu đề xuất các nhóm tiêu
chí cho từng giai đoạn nghiên cứu của mô hình. Các kịch bản mô hình cấp nước
được đề xuất tương ứng với bối cảnh, khả năng, ưu thế, hạn chế cũng như cơ hội và
thách thức sẽ có thể diễn ra và không loại trừ các yếu tố ảnh hưởng từ “thiên tai và
nhân tai”. Từ đó luận án đề xuất lựa chọn kịch bản mô hình cấp nước phù hợp, khả
thi nhất trong điều kiện của vùng cho giai đoạn năm 2020 và 2030.
Kịch bản lựa chọn là “Mô hình cấp nước tổng hợp”, khai thác lợi thế của
vùng, không hạn chế trong ranh địa phương với các công trình đầu mối và mạng
lưới cấp vùng trở thành khung hạ tầng cấp vùng đảm bảo ổn định, an toàn và thích
ứng BĐKH – NBD. Theo đó, vùng ĐBSCL sử dụng nguồn cấp nước chính là sông
Hậu, sông Tiền với ba vùng cấp nước đặc thù: (i) Vùng Bắc sông Tiền (BST) lấy
nguồn sông Tiền với lưu lượng Q= 1 - 1,5 triệu m3
/ngày; (ii) Vùng BĐCM lấy
nguồn sông Hậu với lưu lượng Q=3-3,5 triệu m3
/ngày; (iii) vùng giữa sông Tiền,
sông Hậu (STSH) thuộc vùng ngập lũ sâu (không thuận tiện xây dựng công trình
cấp vùng), có nhu cầu khoảng 0,8 -1 triệu m3
/ngày, được cấp nước từ khung hạ tầng
cấp nước của vùng.
Mô hình cấp nước cho các ĐT-KCN vùng BĐCM được triển khai từ mô
hình cấp nước vùng ĐBSCL. Các thành phần chính của mô hình cũng là một phần
của mô hình cấp nước Vùng ĐBSCL được xây dựng phục vụ cho vùng BĐCM :
- Xây dựng 2 Nhà máy nước (NMN) cấp vùng tại khu vực Ô Môn – Cần Thơ
và Châu Thành – An Giang (cách biển 80 và 120 km) có lưu lượng Q1= 0,5
triệu m3
/ngày và Q2= 2 triệu m3
/ngày cung cấp cho vùng.
- Xây dựng mạng chuyển tải là khung hạ tầng cấp vùng (kết hợp trong hệ
thống hạ tầng kỹ thuật cấp vùng : Giao thông, lưới điện, thông tin, cấp
nước… các theo các hành lang phát triển vùng) kết nối tới các ĐT-KCN của
vùng BĐCM và với các vùng cấp nước đặc thù sau này.
- HTCN tại các đô thị được điều chỉnh phù hợp (theo điều kiện kỹ thuật) kết
nối với khung hạ tầng cấp nước cấp vùng.
Đề xuất hình thành Tổng công ty cấp nước Vùng có các thành viên là các
Công ty cấp nước hiện hữu tại các tỉnh/thành trong vùng được tái cấu trúc phù hợp.
Bước đầu, mô hình thực hiện cho vùng BĐCM có khung quản lý được kết hợp giữa
quản lý lãnh thổ với quản lý ngành, không giới hạn trong ranh hành chính các địa
phương vì sự phát triển chung của vùng.
Mô hình cấp nước cho một vùng lãnh thổ chưa có tiền lệ tại Việt Nam.Vì
vậy, trong giới hạn nghiên cứu của Luận án sẽ có những hạn chế nhất định, khi triển
khai thực tế cần có những nghiên cứu bổ sung nhằm hoàn thiện mô hình và áp dụng
cho toàn vùng ĐBSCL.
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
v
Mô hình cấp nước đối với một vùng lãnh thổ đặc thù trong bối cảnh BĐKH –
NBD cần được cập nhật hiệu chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn khi có các kết quả
nghiên cứu đa ngành từ “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí
hậu” cũng như đàm phán, thỏa thuận của các nước trong lưu vực sông Mê Kông ,
nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Liên kết, khai thác hợp lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước với mục tiêu “sống
chung với nước biển dâng” sông Hậu, sông Tiền sẽ mãi là “nguồn” nuôi sống và
bảo vệ người dân “vùng sông nước” ĐBSCL.
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
vi
SUMMARY
The area of the Cuu Long River Delta has 13 provinces/cities, including
Camau Peninsula with 7 provinces/cities of Southwest Hau River. According to the
forecast until 2030, the Cuu Long River Delta will be an important region to
national economy. It will have more than 250 towns and covers 40 thousand
hectares of industrial parks, in which Ca Mau Peninsula has more than 110 towns
and 15 thousand hectares of industrial parks. The forecast shows that water demand
of this region in 2030 is about 4.6 – 4.7 million cubic per day, in which water
demand of Ca Mau Peninsula is 2.2 – 2.3 million cubic per day. The existing water
sources indicate the followings:
a) Under ground water source, including 10 levels of water (aquifers) distributed
sparsely in the entire area. It provide water at a capacity of 320 thousand cubic
meters/ day, supplie from 45,000 individual wells of various sizes in the rural
areas. There is not any assessment of reserves for specific exploitation.
Therefore, ground water is one of the water reserve sources and needs to be
managed well and exploitation needs to be limited.
b) Raining water source is plentiful, which contributed to the rivers about 6- 7
billion cubic per day of water. Raining water is unevenly distributed, with 90%
concentrating in the rainy season. It is difficult to collect rain water in the large
area and quantity, creating challenges for water supply in towns and industrial
parks (because land is affected by acidy and salinity). This is an important
source of water for people residing in coastal areas and area with fresh water
problems.
c) Surface water of Tien and Hau rivers belonging to the Lower Mê Kông delta is
the source of the greatest potential of water. It currently provides almost 60% of
water supply needs for the Cities – Industrial Park of this area. In the next 20
years, the water demand of this area accounts for only 0.15 – 1.75% of
minimum dischange of the Hau River. However, the main obstacle is flooding,
salinity, acidity and response to the climate changes and rising sea water level.
In fact, the salinity penetrated deep into 15 – 20 km after 40 – 50 years since
1960s. Today, at the end of dry season, the salinity (1g/l) was 40 – 50 km in the
Tien and Hau Rivers’s area.
The scenarios of the climate changes – rising sea on “The National Target
Program to respond to climate changes” were published: Sea level rise is about
30cm in the Cuu Long River Delta in the middle of XXI century and about 75 cm at
the end of XXI century compared to the average of the period 1980 - 1999. Also,
according to the forecast, there will be 25 dams (14 Chinese dams on the Lan
Thuong River / Mê Kông and 11 dams on the territory of Laos) on the Mê Kông
mainstream. This is the factor of "human disaster", which has a large impact on
ecosystems, saltwater intrusion, as well as the lives of people in the lower Mê
Kông.
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
vii
Institute of Water Resource Planning in Southern area forecast that the salinity
(1g/l) will penetrate deep in to about 60 km in the Hau River and 70 km in the Tien
River, including the reductions in water flow upstream to Kratie – Campuchia (-
30%) in the middle of XXI century.
Thus, the proposed stable and safe water intake locations which are suitable
with climate change and sea level rise scenarios in the next 20-30 years from
mainstream of Hau and Tien Rivers system are located at least over 70 km from the
upstream calculated from Eastern Sea.
Exploring water advantages of Mê Kông Delta Region, creating stable and
safe water supply infrastructure that is suitable with climate change sea level rise
scenarios to serve the economic-socio development is the strategic objective of this
region’s water supply.
A water supply model for a special region like Cuu Long River Delta and Ca
Mau Peninsula, apart from compulsory technical requirements of a water supply
model, needs specific groups of criteria for each period of time. This thesis
researched and proposed sets of criteria for each phase of research for the model.
Different scenarios are proposed to fit with each of the region’s conditions,
capabilities, advantages, disadvantages as well as opportunities and challenges, and
including impact factors from “nature and people”. Thereby thesis selects the most
suitable model for the region in the period of 2020-2030.
The selected model is called “Integrated Water Supply Model", which
leverages on the region’s advantages and does not limit to small town’s territory
with key infrastructure and regional network built up into framework infrastructure
to ensure stability, safety and suitability with climate change and sea level rise.
According to which, Cuu Long River Delta uses main sources from Hau River and
Tien River with 3 specialized water supply region: i) North Tien River with intake
from Tien River and flow Q = 1-1.5 mil m3
/day; ii) Camau Peninsula with intake
from Hau River and flow Q = 3-3.5 mil m3
/day, iii) Areas in between Tien and Hau
river belonging to a heavily flooded area (inconvenient for regional level structure
development), with demand of 0.8-1 mil m3
/day, supplied by the region’s
framework water supply infrastructure.
The model of water supply for Cities and Industrial park in the Ca Mau
Peninsula is a model implemented from the model for water supply in the Cuu Long
River Delta. Components of the model is also a part of the Cuu Long River water
supply model, developed to serve Ca Mau Peninsula region:
1) Build a water supply plant in the area O Mon district - Can Tho and Chau Thanh
district - An Giang Province (80 and 120 km from the sea) with a flow of Q =
0.5+2 mil m3/day.
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
viii
2) Build a supply network which serves as regional level framework infrastructure
(combined with the regional infrastructure network: transport, power grid, water
supply… according to regional development corridor) which connects to the
Cities – Industrial Park and specialized water supply region in the future.
Water supply model is proposed to be in the format of a General Corporation of
Water supply for the region, with subsidiaries being existing companies of cities
and provinces in the region, after being appropriately re-structured. As the first step,
implementation model in Ca Mau Peninsula is combined between territorial
management with industry management beyond borders of administrative towns for
the common development of the region.
The model of water supply for single area is unprecedented in Vietnam.
Therefore, thesis will have certain limitations and require adjustment and further
research when putting into practice to perfect the model and make it applicable to
the entire Cuu Long River Delta Region.
Water supply model for a special territorial regional in the context of climate
change and sea level rise is a process that needs to be updated from time to tiem to
ensure compatibility with research results from multi-industry research of “National
strategic program to deal with climate change” as well as negotiations and
agreements with neighboring countries in the Lower Mê Kông Delta, to implement
the strategic objectives set forth.
Rational connection, exploitation and protection of water resources in the Hau
River basin will be forever source of live and protection the people of “wetland”
Cuu Long River Delta.
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
ix
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ............................................................................................................ i
Lời cảm ơn................................................................................................................ii
Tóm tắt nội dung luận án ......................................................................................iii
Mục lục..................................................................................................................... ix
Danh mục các từ viết tắt ...................................................................................... xv
Danh mục các bảng, biểu ...................................................................................xvii
Danh mục các hình .............................................................................................. xix
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1. Sự cần thiết nghiên cứu luận án. ..................................................................... 1
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài......................................................................... 4
3. Mục tiêu nghiên cứu. ........................................................................................ 4
4. Giới hạn nghiên cứu. ........................................................................................ 4
5. Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 6
6. Phương pháp luận nghiên cứu......................................................................... 7
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. ...................................................................... 11
8. Ý nghĩa kinh tế xã hội..................................................................................... 12
9. Tính mới của luận án...................................................................................... 13
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI CẤP NƯỚC CẤP
VÙNG ...............................................................................................................................14
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ĐBSCL VÀ VÙNG BĐCM. ........14
1.1.1.Vị trí, vai trò. .................................................................................................. 14
1.1.2. Điều kiện tự nhiên. ........................................................................................ 16
1.1.3. Kinh tế - xã hội. ............................................................................................. 21
1.1.4. Hạ tầng kỹ thuật vùng.................................................................................... 22
1.2.TỔNG QUAN VỀ HTCN MỘT SỐ VÙNG ĐÔ THỊ CÁC NƯỚC VÀ Ở VIỆT
NAM. ...............................................................................................................................23
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
x
1.2.1. Hệ thống cấp nước một số vùng đô thị lớn trên thế giới. .............................. 24
1.2.2. Các vấn đề tham khảo rút kinh nghiệm:........................................................ 27
1.2.3. Tổng quan về cấp nước các đô thị ở Việt Nam. ............................................ 28
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP NƯỚC CỦA VÙNG BĐCM và ĐBSCL...........................32
1.3.1. Vấn đề cấp nước quy mô vùng:..................................................................... 32
1.3.2. Hệ thống cấp nước các đô thị với mô hình cấp nước “truyền thống”: .......... 32
1.3.3. Quản lý và thực hiện cấp nước tại các địa phương trong Vùng. ................... 33
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ QUY HOẠCH LIÊN QUAN TỚI CẤP NƯỚC TẠI
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU..............34
2.1. THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG NGUỒN CẤP NƯỚC VÙNG ĐBSCL VÀ
VÙNG BĐCM. ....................................................................................................................34
2.1.1. Thực trạng nguồn cấp nước đang khai thác................................................... 34
2.1.2. Tiềm năng nguồn cấp nước của vùng............................................................ 35
2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC VÙNG ĐBSCL....................................47
2.2.1. Thực trạng cấp nước toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. ........................ 47
2.2.2. Thực trạng hệ thống cấp nước tại các tỉnh trong vùng ĐBSCL .................... 49
2.3. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU..............52
2.3.1. Thực trạng hệ thống cấp nước toàn vùng BĐCM. ........................................ 52
2.3.2. Thực trạng cấp nước các tỉnh vùng BĐCM................................................... 54
2.3.3. Thực trạng cấp nước các đô thị - khu công nghiệp Vùng BĐCM................. 56
2.4. QUY HOẠCH CẤP NƯỚC VÀ CÁC QUY HOẠCH LIÊN QUAN TỚI CẤP
NƯỚC TẠI VÙNG ĐBSCL...............................................................................................61
2.4.1. Quy hoạch thủy lợi. ....................................................................................... 61
2.4.2. Quy hoạch cấp nước các đô thị vùng ĐBSCL giai đoạn trước 1975. ........... 62
2.4.3. Quy hoạch cấp nước tại các tỉnh giai đoạn sau năm 1975............................. 63
2.4.4. Thực trạng quản lý hệ thống cấp nước tại các đô thị..................................... 64
2.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ CÁC QUY HOẠCH CẤP NƯỚC ĐÃ VÀ
ĐANG THỰC THI. ............................................................................................................68
2.5.1. Vấn đề cấp nước quy mô vùng:..................................................................... 68
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
xi
2.5.2. Mô hình cấp nước “truyền thống” tại các ĐT – KCN................................... 69
Chương 3. DỰ BÁO NHU CẦU CẤP NƯỚC, ĐỀ XUẤT NHÓM TIÊU CHÍ PHÂN
VÙNG CẤP NƯỚC VÀ XÁC ĐỊNH VÙNG CẤP NƯỚC ĐẶC THÙ TIÊU BIỂU
CỦA VÙNG ĐBSCL...........................................................................................................72
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. ........72
3.1.1. Dân số ............................................................................................................ 72
3.1.2. Đất xây dựng đô thị và khu công nghiệp....................................................... 72
3.1.3. Định hướng phát triển không gian................................................................. 72
3.1.4. Phân bố mạng lưới đô thị theo tính chất và chức năng. ................................ 73
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU. ................................73
3.2.1. Dân số:........................................................................................................... 73
3.2.2. Đất xây dựng đô thị và khu công nghiệp....................................................... 73
3.2.3. Định hướng phát triển không gian................................................................. 74
3.2.4. Phân bố mạng lưới đô thị vùng BĐCM......................................................... 74
3.3. DỰ BÁO NHU CẦU CẤP NƯỚC CÁC ĐÔ THỊ - KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG
ĐBSCL VÀ VÙNG BĐCM. ...............................................................................................76
3.3.1. Các tiền đề và đối tượng cấp nước. ............................................................... 76
3.3.2. Tiêu chuẩn cấp nước:..................................................................................... 76
3.3.3. Dự báo nhu cầu cấp nước vùng ĐBSCL theo các giai đoạn phát triển......... 78
3.3.4. Dự báo nhu cầu cấp nước các ĐT - KCN vùng BĐCM tới 2020 và 2030.... 79
3.4. ĐỀ XUẤT NHÓM TIÊU CHÍ VÀ PHÂN VÙNG CẦP NƯỚC. .............................80
3.4.1. Cơ sở thiết lập nhóm tiêu chí......................................................................... 80
3.4.2. Đề xuất nhóm tiêu chí phân vùng cấp nước đặc thù...................................... 80
3.5. PHÂN VÙNG CẤP NƯỚC.........................................................................................82
3.5.1. Phân vùng cấp nước theo nguồn nước:.......................................................... 82
3.5.2. Phân vùng cấp nước tổng hợp theo tiềm năng của các nguồn nước: ............ 86
3.5.3. Phân vùng cấp nước theo nhu cầu phát triển ĐT - KCN:.............................. 89
3.6. VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU LÀ VÙNG ĐẶC THÙ TIÊU BIỂU CỦA VÙNG
ĐBSCL. ...............................................................................................................................90
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
xii
3.6.1. Vùng BĐCM có các yếu tố tự nhiên đặc thù cho Vùng ĐBSCL. ................. 90
3.6.2. Vùng BĐCM có đặc thù cấp nước tiêu biển cho vùng ĐBSCL.................... 90
Chương 4. NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG MÔ HÌNH CẤP NƯỚC ỔN ĐỊNH, AN
TOÀN VÀ THÍCH ỨNG BĐKH – NBD TRONG ĐIỀU KIỆN VÙNG ĐBSCL. ........93
4.1. MÔ HÌNH CẤP NƯỚC...............................................................................................93
4.1.1. Mô hình cấp nước ......................................................................................... 93
4.1.2. Phân loại mô hình cấp nước: ......................................................................... 94
4.1.3. Mô hình cấp nước với điều kiện đặc thù Vùng ĐBSCL: .............................. 94
4.2. ĐỀ XUẤT CÁC NHÓM TIÊU CHÍ ĐẶC THÙ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẤP
NƯỚC CỦA VÙNG ĐBSCL..............................................................................................97
4.2.1. Cơ sở lập tiêu chí đặc thù. ............................................................................. 97
4.2.2.Đề xuất nhóm tiêu chí đặc thù xây dựng mô hình cấp nước ổn định, an toàn và
thích ứng BĐKH - NBD trong điều kiện của vùng ĐBSCL. .................................. 98
4.3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤP NƯỚC ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI VÙNG ĐBSCL ..........100
4.3.1. Các kịch bản mô hình cấp nước đối với vùng ĐBSCL. .............................. 100
4.3.2. Mô hình cấp nước ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH – NBD phù hợp đặc
thù Vùng ĐBSCL. ................................................................................................. 103
4.4. KỊCH BẢN BĐKH – NBD VÀ NGUỒN NƯỚC ỔN ĐỊNH, AN TOÀN, THÍCH
ỨNG TRONG ĐIỀU KIỆN VÙNG ĐBSCL. .................................................................108
4.4.1. Xâm nhập mặn với nguồn nước sông Tiền sông Hậu ................................. 108
4.4.2. BĐKH - NBD và Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH........... 112
4.4.3. Dự báo xâm nhập mặt theo kịch bản BĐKH-NBD đối với vùng ĐBSCL:. 115
4.4.4. Nguồn cấp nước ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH trong điều kiện vùng
ĐBSCL................................................................................................................... 118
4.5. BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC VÙNG ĐBSCL. .............................................................122
4.5.1. Nguồn nước sông Tiền, sông Hậu ............................................................... 122
4.5.2. Nguồn nước dưới đất ................................................................................... 123
4.6. ĐỀ XUẤT NHÓM TIÊU CHÍ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH CẤP NƯỚC ĐẶC THÙ
VÙNG ĐBSCL. .................................................................................................................123
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
xiii
Chương 5. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤP NƯỚC CẤP VÙNG ĐỐI
VỚI CÁC ĐÔ THỊ - KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU. ...............125
5.1. CÁC kỊCH BẢN MÔ HÌNH CẤP NƯỚC CẤP VÙNG ĐỐI VỚI CÁC ĐT - KCN
VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU............................................................................................125
5.1.1. Các tiền đề xây dựng kịch bản mô hình cấp nước vùng BĐCM................. 125
5.1.2. Các kịch bản mô hình cấp nước vùng bán đảo Cà Mau. ............................. 125
5.1.3. Đánh giá các kịch bản mô hình cấp nước vùng bán đảo Cà Mau. .............. 130
5.1.4. So sánh kinh phí đầu tư các kịch bản mô hình cấp nước. ........................... 133
5.2. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤP NƯỚC CẤP VÙNG CHO CÁC ĐT – KCN VÙNG
BĐCM. .............................................................................................................................134
5.2.1. Mô hình CN có các thành phần ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH-NBD.134
5.2.2.Cấu trúc cơ bản của MHCN cấp vùng đối với các ĐT - KCN vùng BĐCM 135
5.3. ĐỀ XUẤT CÁC KHU VỰC XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC CẤP VÙNG .......137
5.3.1. Đề xuất nhóm tiêu chí lựa chọn khu vực xây dựng NMN vùng.................. 137
5.3.2. Đề xuất các khu vực xây dựng nhà máy nước của vùng BĐCM ................ 138
5.4. ĐỀ XUẤT MẠNG LƯỚI CHUYỂN TẢI NƯỚC CẤP VÙNG ............................143
5.4.1. Các khái niệm: ............................................................................................. 143
5.4.2. Đề xuất mạng lưới cấp A (khung hạ tầng cấp nước cấp vùng): .................. 144
5.4.3. Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước vùng (mạng lưới cấp A):............. 145
5.5. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KHUNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN. .......149
5.5.1. Mô hình quản lý theo ranh hành chính - Mô hình 1:................................... 149
5.5.3. Mô hình kết thừa, tái cấu trúc và hoàn chỉnh- Mô hình 3 : ......................... 151
5.5.4 Đề xuất mô hình khung quản lý thực hiện................................................... 153
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................................155
1. KẾT LUẬN..................................................................................................................155
1.1 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long .................................................................. 155
1.2 Vùng bán đảo Cà Mau .................................................................................... 156
2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................157
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
xiv
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO VÀ CÔNG TRÌNH ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN. ........................................................................................159
TÁI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................161
PHỤ LỤC .......................................................................................................................166
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
xv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐCM Bán đảo Cà Mau
BST Bắc sông Tiền
BĐKH - NBD Biến đổi khí hậu, nước biển dâng
BKH-ĐT Bộ Kế hoạch đầu tư
BXD Bộ Xây dựng
BTN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường
CTN Cấp thoát nước
Cty Công ty
CTĐM Công trình đầu mối
ĐBNB Đồng bằng Nam Bộ
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược
ĐNA Đông Nam Á
ĐNB Đông Nam Bộ
ĐTH Đô thị hóa
ĐTM Đồng Tháp Mười
ĐT-KCN Đô thị - Khu công nghiệp
HT - KT Hệ thống kỹ thuật
HTCN Hệ thống cấp nước
KCN Khu công nghiệp
KTTĐ Kinh tế trọng điểm
KT-XH Kinh tế - xã hội
KT-ĐT-KCN Kinh tế - Đô thị - Khu công nghiệp
NDĐ Nước dưới đất (nước ngầm)
NCS Nghiên cứu sinh
NMN Nhà máy nước
QH XD Quy hoạch xây dựng
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
xvi
QL Quốc lộ
SWOT (Strength, Weakness, Oppotunity, Threat)
Thuận lợi, Khó khăn, Cơ hội, thách thức
STSH Sông Tiền, sông Hậu
TDTT Thể dục thể thao
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TGLX Tứ giác Long xuyên
TSH Tây sông Hậu
TP Thành phố
TT Thị trấn
TX Thị xã
UBND y Ban Nhân Dân
VĐTTT Vùng đô thị trung tâm
VN Việt Nam
XD Xây dựng
QH Quy hoạch
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
xvii
DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Số lượng sông chính và phụ lưu các cấp..............................................................29
Bảng 1.2. Trữ lượng khai thác nước dưới đất ......................................................................30
Bảng 1.3. Kết quả “Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn” ....31
Bảng 1.4. Sử dụng nước trong công nghiệp cả nước............................................................31
Bảng 2.1. Lưu lượng nước sông Hậu................................................................................... 38
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu cơ bản của chất lượng nước mặt tại TP. Cần Thơ............................40
Bảng 2.4. Kết quả tính trữ lượng tiềm năng NDĐ ĐBNB ..................................................44
Bảng 2.5. Kết quả tính trữ lượng động tiềm năng NDĐ ĐBNB .........................................44
Bảng 2.6. Tổng hợp lưu lượng khai thác và dự báo trữ lượng NDĐ vùng ĐBSCL……….45
Bảng 2.7. Thống kê công suất cấp nước đô thị các tỉnh vùng ĐBSCL ................................49
Bảng 2.8. Danh mục các dự án cấp nước nguồn vốn nước ngoài tại vùng ĐBSCL.............51
Bảng 2.9. Thống kê công suất các NMN và trạm CN tại các tỉnh vùng BĐCM..................53
Bảng 2.10. Tổng hợp nội dung chính QH cấp nước các tỉnh vùng ĐBSCL tới năm 2020
(thực hiện giai đoạn 2000 -2005)..........................................................................................66
Bảng 3.1. Tổng hợp nhu cầu dùng nước sinh hoạt và KCN vùng ĐBSCL (2020 - 2030) ...78
Bảng 3.2.Tổng hợp nhu cầu dùng nước sinh hoạt và KCN vùng BĐCM (2020 - 2030). ....89
Bảng 3.3. Tổng hợp các điều kiện đặc thù của ba vùng thuộc ĐBSCL................................90
Bảng 3.4. Tổng hợp, đánh giá thuận lợi, khó khăn của ba vùng cấp nước đặc thù BST,
STSH, BĐCM thuộc Vùng ĐBSCL. ....................................................................................91
Bảng 4.1. Tổng hợp các kịch bản mô hình cấp nước của Vùng ĐBSCL. ..........................103
Bảng 4.2. Kết quả nồng độ Cl-
tại trạm bơm cấp I, các NMN-Cần thơ.............................111
Bảng 4.3. Tổng hợp (và dự báo diện) tích xâm nhập mặn (Max)......................................117
Bảng 4.4. So sánh khả năng khai thác các nguồn nước trong vùng ĐBSCL......................119
Bảng 5.1.Tổng hợp kinh phí đầu tư các kịch bản mô hình cấp nước vùng BĐCM. ..........133
Bảng 5.2. Lưu lượng nước sông Hậu. ...............................................................................139
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
xviii
Bảng 5.3. Kết quả phân tích nước (thô) sông Hậu tại Trà Nóc – Cần Thơ ........................139
Bảng 5.4. Các chỉ tiêu Vi sinh ............................................................................................140
Bảng 5.5. Các chỉ tiêu Lý hoá.............................................................................................140
Bảng 5.6. Kết quả nồng độ (Cl-
) tại trạm bơm cấp I, NMN-Cần Thơ................................142
Bảng 5.7. So sánh các mô hình quản lý, thực hiên mô hình cấp nước vùng BĐCM. ........153
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
xix
DANH SÁCH CÁC HÌNH.
Trang
Hình 1.1. Vị trí vùng ĐBSCLvà vùng BĐCM .....................................................................14
Hình 1.1a. Biển đồ dạng triều biển Tây và biển Đông vùng BĐCM. ..................................17
Hình 1.2. Bản đồ mức độ ngập lũ vùng ĐBSCL và BĐCM – 2000.....................................20
Hình 1.3. Vòi nước công cộng ở Roma-Italia.......................................................................24
Hình 1.4. Sơ đồ CN thành phố New York............................................................................25
Hình 1.5. Kênh (sông ) Mahasawat nguồn cấp nước cho Bangkok – Thái Lan...................26
Hình 1.6. Sông Tonegawa nguồn cấp nước chính cho Tokyo - Nhật Bản. .........................27
Hình 2.1. Lu chứa nước mưa dân cư nông thôn ...................................................................34
Hình 2.2. Phân bố mưa vùng ĐBSCL ..................................................................................41
Hình 2.3. Trạm bơm giếng - Cà Mau....................................................................................45
Hình 2.4. Giếng khai thác NDĐ – Cà Mau...........................................................................46
Hình 2.5. Bản đồ địa chất thủy văn ĐBNB. .........................................................................46
Hình 2.6. Mặt cắt địa chất thủy văn ĐBNB (từ Cà Mau – tới Đồng Nai )..........................47
Hình 2.7. Bản đồ hiện trạng cấp nước vùng ĐBSCL. ..........................................................48
Hình 2.8. Cấp nước khu vực nông thôn................................................................................54
Hình 2.9. Công ty CTN TP. Cần Thơ...................................................................................55
Hình 2.10. NMN Bình Đức-An Giang .................................................................................57
Hình 2.11. Nhà máy nước nằm trong TP. Long Xuyên........................................................57
Hình 2.12. Trạm bơm I NMN Châu Đốc..............................................................................58
Hình 2.13. NMN TP. Rạch Gía ............................................................................................58
Hình 2.14. NMN TP. Vị Thanh. ...........................................................................................59
Hình 2.15. NMN TP. Sóc Trăng...........................................................................................59
Hình 2.16. Công ty CTN Bạc Liêu.......................................................................................59
Hình 2.18. Bản đồ hiện trạng cấp nước vùng bán đảo Cà Mau............................................61
Hình 2.19. QH CN các ĐT vùng ĐBSCL.............................................................................63
Hình 3.1. Bản đồ phân bố HT đô thị vùng ĐBSL và vùng BĐCM......................................75
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
xx
Hình 3.2. Khung hành lang hạ tầng kỹ thuật cấp vùng.........................................................82
Hình 3.3. Bản đồ phân vùng khả năng nguồn nước mặt.......................................................83
Hình 3.4. Bản đồ phân chia các khu vực có NDĐ vùng ĐBSCL.........................................85
Hình 3.5. Bản đồ phân vùng theo khả năng nguồn nước......................................................87
Hình 3.6. Bản đồ phân vùng cấp nước theo đặc thù nhu cầu sử dụng nước........................89
Hình 4.1. Sơ đồ mô hình cấp nước đặc thù theo từng khu vực vùng ĐBSCL...................102
Hình 4.2. Sơ đồ mô hình cấp nước ba vùng đặc thù của vùng ĐBSCL. ............................104
Hình 4.3. Sơ đồ Mô hình cấp nước vùng ĐBSCL..............................................................107
Hình 4.4. Sơ đồ phân vùng nhiễm mặn sông Tiền, sông Hậu. ..........................................110
Hình 4.5. Biểu đồ cao độ các đô thị chính dọc sông Hậu, sông Tiền...............................110
Hình 4.6. Khu vực ngập ĐBSCL theo kịch bản NBD 75 cm đến cuối thế kỷ XXI. ..........114
Hình 4.7. Đập Tiểu Loan Trung Quốc................................................................................114
Hình 4.8. Vị trí các đập trên sông Mê Kông .....................................................................115
Hình 4.9. Xâm nhập mặn ở ĐBSCL theo kịch bản BĐKH-NBD tới năm 2050...............117
Hình 5.1. Mạng chuyển tải nước trong khung hạ tầng cấp vùng (mạng cấp A)................136
Hình 5.2. Khung hạ tầng cấp vùng kết nối với ĐT - KCN (mạng cấp A+B)....................137
Hình 5.3. Vị trí tuyến chuyển tải trong hành lang khung hạ tầng kỹ thuật cấp vùng. ........145
Hình 5.4. Sơ đồ tính toán thủy lực MLCN Vùng BĐCM và vùng ĐBSCL.......................147
Hình 5.5. Sơ đồ Mô hình Cấp nước cấp vùng cho các ĐT – KCN Vùng BĐCM.............148
Hình 5.6. Sơ đồ quản lý công ty CN được tái cấu trúc tại các địa phương - Mô hình 1. ...150
Hình 5.7. Sơ đồ Mô hình quản lý thực hiện mô hình cấp nước vùng BĐCM - Mô hình 2.151
Hình 5.8. Sơ đồ Mô hình quản lý CN vùng BĐCM - Kế thừa và tái cấu trúc-Mô hình 3..153
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu luận án.
1) “Vùng sông nước” ĐBSCL nói chung và vùng BĐCM nói riêng thuộc
hạ lưu sông Mê Kông nhưng đang thiếu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.
a “Vùng sông nước” đồng b ng sông C u Long Gồm 13 tỉnh/thành phố là
Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà
Vinh, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang và Long An có diện tích tự nhiên
khoảng 40.604,7 km2
với trên 17,5 triệu dân. Trải qua hơn 300 khai phá và xây
dựng đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp và hệ thống dân cư với trên 131
đô thị. Vùng có mạng lưới sông, kênh, rạch chằng chịt chịu ảnh hưởng của chế độ
thủy văn sông Mê Kông và thủy triều biển Đông, biển Tây. Hàng năm, có 5 tháng
mùa lũ (tháng 8-12) với diện tích ngập lũ trên
50% . Tổng công suất các nhà máy nước của
vùng khoảng 750-800 ngàn m3
/ngày. Tỷ lệ dân
số đô thị được cấp nước khoảng 60%, hiện đang
thiếu khoảng 30% nhu cầu cấp nước các đô thị -
khu công nghiệp (ĐT - KCN).
b Vùng bán đảo Cà Mau Gổm 7/13
tỉnh/TP của Vùng ĐBSCL (là Cần Thơ, An
Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc
Trăng và Cà Mau) nằm ở phía Tây Nam sông
Hậu
Bản đồ ngập lũ ĐBSCL và vùng BĐCM
*Nguồn Quy hoạch XD vùng ĐBSCL
Vùng BĐCM có diện tích khoảng 23.800 km2
, dân số khoảng 9,2 triệu dân với
trên 51 đô thị và các khu công nghiệp lớn của vùng ĐBSCL. Vùng có mật độ kênh,
rạch lớn nhất cả nước với chiều dài (hơn 10m/1 ha), chịu ảnh hưởng chế độ thủy
văn sông Mê Kông , nhật triều biển Tây và bán nhật triều Đông với biên độ lớn. Do
là vùng đất thấp và ba mặt giáp biển nên trên 70% diện tích tự nhiên của Vùng
thường xuyên bị nhiễm mặn, có những tỉnh các sông, kênh, rạch nhiễm mặn quanh
Vùng BĐCM
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
2
năm (Cà Mau, Bạc Liêu). Tổng công suất các nhà máy cấp nước tại các ĐT – KCN
của Vùng khoảng 455.480 m3
/ngày (chiếm 56,8% vùng ĐBSCL), lượng thất thoát
HTCN là 25-35%, tỉ lệ cấp nước đô thị đạt trên 60% và chỉ còn 40% nếu chưa tính
TP. Cần Thơ. Nhu cầu cấp nước cho các ĐT – KCN hiện đang thiếu khoảng 45%.
2) Mô hình cấp nước hiện hữu tại các ĐT – KCN của vùng BĐCM và vùng
ĐBSCL thiếu tính ổn định và an toàn.
Vùng BĐCM cũng như vùng ĐBSCL hiện chưa có mô hình cấp nước cho toàn
vùng, hệ thống cấp nước (HTCN) các ĐT – KCN đều được xây dựng độc lập, riêng
lẻ cho từng đô thị. Tỷ lệ HTCN tại các ĐT - KCN vùng BĐCM so với cả vùng
ĐBSCL là 65/150 HTCN, nếu không tính HTCN của TP. Cần Thơ thì vùng BĐCM
có trên 80% HTCN không đạt tiêu chuẩn, luôn thiếu ổn định và không đáp ứng nhu
cầu các đô thị trong vùng.
Nguồn cấp nước cho các ĐT - KCN vùng BĐCM là nguồn nước mặt chiếm
74% tập trung chủ yếu tại các ĐT – KCN ở Cần Thơ và An Giang. Nguồn nước
dưới đất (NDĐ) khai thác chiếm 26% tập trung tại các ĐT – KCN ở Cà Mau, Bạc
Liêu. Các nguồn nước được khai thác cục bộ tùy theo điều kiện của từng địa
phương và giới hạn trong ranh giới hành chính. Đây là nguyên nhân mà nguồn cấp
nước các ĐT – KCN luôn thiếu ổn định, an toàn và đặc biệt trong bối cảnh biến đổi
khí hậu, nước biển dâng (BĐKH - NBD).
Hệ thống cấp nước mới chỉ phục vụ cho từng đô thị chưa có sự liên kết giữa
các đô thị trong nội tỉnh và liên tỉnh, chỉ lan tỏa dần cho một số khu vực nhỏ quanh
các đô thị. Trong thời gian qua, HTCN được nâng cấp, mở rộng chủ yếu bằng cách
xây dựng thêm NMN nhằm đáp ứng một phần quy mô đô thị. “Mô hình” này được
áp dụng cho tất cả các đô thị trong Vùng và có tính “truyền thống”.
Đối với “mô hình” cấp nước “truyền thống” phụ thuộc nhiều vào đặc thù tự
nhiên và nguồn vốn của từng địa phương, khả năng thích ứng khi nhu cầu cấp nước
tăng luôn gặp khó khăn do thiếu ổn định, an toàn và đặc biệt là ảnh hưởng BĐKH –
NBD đang diễn ra.
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
3
3) “Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá” đặt ra nhu cầu cấp bách cần có mô
hình cấp nước ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH – NBD đối với Vùng
BĐCM nói riêng và Vùng ĐBSCL nói chung.
Từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối đồng
bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nước ta cơ bản đạt được quy mô và trình độ của nước
công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, hệ thống ĐT - KCN phát triển, thu
hút đầu tư trong và ngoài nước. Sự thay đổi có tính quy luật này và nhu cầu nâng
cao chất lượng sống là xu thế phát triển tất yếu. Tuy nhiên, hạn chế cơ bản của vùng
BĐCM và ĐBSCL là khung hạ tầng kỹ thuật cấp vùng còn thiếu, yếu, không đồng
bộ và đặc biệt khung hạ tầng cấp nước chưa được nghiên cứu. Xây dựng khung hạ
tầng kỹ thuật cấp vùng thống nhất quản lý và các điều kiện kinh tế - kỹ thuật đảm
bảo ổn định, an toàn, thích ứng BĐKH–NBD là cơ sở phát triển vùng.
Dự báo nhu cầu cấp nước cho các ĐT - KCN, trong 20 năm tới sẽ tăng khoảng
4-5 lần hiện nay. Mô hình cấp nước vùng BĐCM có tính “truyền thống” không đảm
bảo tính ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH – NBD. Do vậy nghiên cứu đề xuất
mô hình cấp nước đảm bảo tính ổn định, an toàn cho vùng BĐCM và phù hợp với
ĐBSCL là cấp thiết.
4) Nghiên cứu, đề xuất mô hình cấp nước cấp vùng cho Vùng ĐBSCL và
BĐCM là đề tài có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
Trên thế giới, một số vùng đô thị lớn như New York (Mỹ), Tokyo, (Nhật),
Bangkok (Thái Lan)… Đã có mô hình cấp nước tập trung được hình thành, phát
triển qua nhiều thập kỷ và theo những điều kiện đặc thù riêng có những giải pháp
khác nhau. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là nhằm liên kết HTCN theo điều kiện
đặc thù từng vùng, tập trung khai thác lợi thế của vùng với hệ thống điều hành
chung đảm bảo tính ổn định, an toàn và hiệu quả trong phát triển.
Ở Việt Nam và đặc biệt vùng BĐCM và ĐBSCL luôn khó khăn do thiếu hạ
tầng khung cấp vùng, trong đó khung hạ tầng cấp nước cấp vùng chưa được xây
dựng. Một số đô thị lớn cấp quốc gia (TP. Hồ Chí Minh, Hà nội, Hải Phòng…)
nguồn cấp nước cũng đã được nghiên cứu từ vùng lân cận nhưng vẫn chỉ phục vụ
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
4
cho quy mô một đô thị hoặc cung cấp thêm cho một vài đô thị trên tuyến dẫn về đô
thị chính, chưa được nghiên cứu giải quyết cho cấp vùng lãnh thổ.
Mô hình cấp nước cấp vùng cho các ĐT - KCN vùng BĐCM đảm bảo ổn định
về nguồn nước, an toàn trong cấp nước, thích ứng BĐKH - NBD được nghiên cứu
đề xuất sẽ có giá trị về khoa học và ý nghĩa thực tế.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vùng ĐBSCL, gồm 13 tỉnh/thành phố có diện
tích tự nhiên 40.604,7 km2
có dân số khoảng 17,5 triệu người.
Phạm vi nghiên cứu và đề xuất mô hình cấp nước cấp vùng là vùng BĐCM,
gồm 7 tỉnh phía Tây Nam sông Hậu (TNSH) là TP. Cần Thơ, tỉnh An Giang, Kiên
Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, có diện tích tự nhiên khoảng
23.800 km2
(chiếm 58,6% diện tích ĐBSCL).
Phạm vi nghiên cứu liên quan là Vùng TP. Hồ Chí Minh, vùng tuyến biên giới
Campuchia - Việt Nam và vùng hạ lưu sông Cửu Long .
3. Mục tiêu nghiên cứu.
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Đề tài không có mục tiêu đi sâu vào lý luận quy hoạch cấp nước vùng mà
nghiên cứu từ thực tiễn quá trình phát triển mô hình cấp nước tại các ĐT-KCN
Vùng BĐCM và ĐBSCL với các yếu tố đặc thù, kịch bản BĐKH – NBD kết hợp
các dự báo phát triển của vùng, mục tiêu tổng quát của luận án được xác định là :
- Nghiên cứu định hướng mô hình cấp nước ổn định, an toàn và thích ứng
BĐKH - NBD trong điều kiện đặc thù của vùng ĐBSCL.
- Đề xuất Mô hình cấp nước cấp vùng đối với các ĐT - KCN vùng bán đảo
Cà Mau, triển khai tiêu biểu từ mô hình cấp nước của vùng ĐBSCL.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
1) Đánh giá và phân tích lợi thế, khó khăn và bất cập của mô hình cấp nước
hiện hữu trong 50 năm tại các ĐT – KCN vùng BĐCM và ĐBSCL.
2) Dự báo nhu cầu và các vấn đề cấp nước phục vụ phát triển vùng BĐCM và
ĐBSCL tới năm 2020 và 2030.
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
5
3) Đề xuất các nhóm tiêu chí đặc thù cho các bước nghiên cứu mô hình cấp
nước quy mô vùng phù hợp với các ĐT – KCN của vùng BĐCM và ĐBSCL.
4) Đề xuất và lựa trọn kịch bản mô hình cấp nước cấp vùng phù hợp đặc thù
vùng BĐCM và ĐBSCL nhằm đảm bảo ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH -
NBD.
5) Đề xuất khung quản lý, thực hiện mô hình cấp nước vùng lãnh thổ.
4. Giới hạn nghiên cứu.
a) Giới hạn về không gian
- Vùng ĐBSCL gồm 13 tỉnh/TP, có diện tích 40.604,7 ha và nhiều hòn đảo ở
biển Đông, biển Tây. Nghiên cứu tập trung vào phần đất liền (chiếm
khoảng 98% diện tích) vì điều kiện nguồn nước không có khả năng liên
kết với các vùng đảo.
- Vùng bán đảo Cà Mau gồm 7/13 tỉnh/TP. phía Tây Nam sông Hậu thuộc
ĐBSCL, có diện tích 23.800 km2
(chiếm 58,6% Vùng ĐBSCL) là vùng
đặc thù tiêu biểu của ĐBSCL về cấp nước.
b) Giới hạn về thời gian Định hướng phát triển không gian và kinh tế - xã hội
của Vùng BĐCM và ĐBSCL tới năm 2020 và 2030. Năm 2020 cũng là thời điểm
cơ bản hoàn thành “Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá”; Định hướng phát triển cấp
nước đô thị, khu công nghiệp Việt Nam được Chính Phủ phê duyệt tới năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2050 [49]; Nghị định cấp nước của Chính phủ: “Quy hoạch cấp
nước vùng được lập cho giai đoạn ngắn hạn là 05 năm, 10 năm; giai đoạn dài hạn là
20 năm…”. [25]. Vì vậy, mốc thời gian nghiên cứu của luận án là tới năm 2020 và
năm 2030.
c) Giới hạn vấn đề nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu chính là cấp nước cho các
nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của các ĐT - KCN thuộc vùng lãnh thổ. Tuy nhiên
cấp nước là một thành phần trong khung hạ tầng kỹ thuật phát triển vùng, nghiên
cứu sẽ liên quan tới các lĩnh vực như điều kiện tự nhiên, thủy lợi, KT-XH, quy
hoạch xây dựng và đặc biệt BĐKH – NBD. Luận án đã tham khảo, sử dụng, kế thừa
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
6
các nghiên cứu đã có (của các Bộ, Ngành, các nghiên cứu khoa học và các dự báo
chiến lược…) nhằm phân tích, tổng hợp hướng tới mục tiêu chính của đề tài.
5. Nội dung nghiên cứu.
Xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành một vùng trọng điểm phát
triển kinh tế của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả, bền vững[47].
Hình thành hệ thống hạ tầng xã hội đa dạng và linh hoạt trên cơ sở hệ thống hạ tầng
kỹ thuật (nguồn nước sạch, năng lượng…) gắn kết hệ thống dân cư, đô thị trên toàn
vùng, kiểm soát môi trường chặt chẽ,… [40]. Nghiên cứu mô hình cấp nước cấp
vùng tập trung các nội dung:
1 Đáng giá thực trạng cấp nước các ĐT - KCN vùng BĐCM và ĐBSCL
Nghiên cứu các hồ sơ tài liệu, số liệu từ những năm 50-60 của thế kỷ trước cho
đến nay. Đề tài tổng hợp và đáng giá thực trạng HTCN, tham khảo các quy hoạch
thủy lợi, xây dựng, KT-XH và các dự án cấp nước liên quan đối với vùng BĐCM
và ĐBSCL qua các thời kỳ phát triển Vùng. Dự báo những khó khăn, thuận lợi,
những cơ hội và thách thức về cấp nước của các tỉnh, các ĐT - KCN trong Vùng.
2 Tham khảo và rút kinh nghiệm quy hoạch cấp nước một số vùng đô thị trên thế
giới và tình hình cấp nước tại Việt Nam Nghiên cứu, tham khảo, rút kinh nghiệm
quá trình hình thành, phát triển mô hình cấp nước tại một số vùng đô thị các nước
và các vùng trong nước.
3 Tính toán và dự báo nhu cầu cấp nước cho các ĐT - KCN theo các giai đoạn
phát triển tới năm 2020 và 2030 Nghiên cứu, lựa chọn xác định các đối tượng, tiêu
chuẩn dùng nước theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều kiện đặc thù, định hướng
phát triển vùng và tính toán dự báo nhu cầu cấp nước theo các giai đoạn phát triển.
4 Cập nhật dự báo kịch bản BĐKH – NBD được công bố đối với vùng ĐBSCL:
Cập nhật các kết quả nghiên cứu dự báo kịch bản BĐKH – NBD tại Việt Nam nói
chung và vùng BĐCM và ĐBSCL nói riêng liên quan đến cấp nước.
5 Đánh giá tổng quát tiềm năng nguồn nước và đề xuất nguồn cấp nước có tính ổn
định, an toàn và thích ứng BĐKH-NBD trong điều kiện vùng BĐCM và ĐBSCL
Phân tích thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng (phèn, mặn, BĐKH – NBD
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
7
và thiên tai) tới tiềm năng các nguồn nước, đề xuất các kịch bản, lựa trọn nguồn
nước đảm bảo ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH-NBD trong điều kiện vùng.
6 Nghiên cứu đề xuất các nhóm tiêu chí đặc thù phân vùng cấp nước, mô hình cấp
nước, khu vực xây dựng công trình đầu mối và nhóm tiêu chí triển khai thực hiện:
Nội dung các nhóm tiêu chí tập trung theo các điều kiện đặc thù của Vùng về tiềm
năng nguồn nước, nhu cầu dùng nước, tính ổn định và an toàn ở quy mô vùng,
không hạn chế trong ranh hành chính, thích ứng với kịch bản BĐKH – NBD và các
điều kiện triển khai làm cơ sở đề xuất mô hình cấp nước phù hợp.
7 Đề xuất mô hình cấp nước đảm bảo ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH trong
điều kiện đặc thù vùng ĐBSCL: Đề xuất các kịch bản mô hình cấp nước trên cơ sở
các yếu tố nguồn nước, các vùng cấp nước, nhu cầu cấp nước, kết hợp khung hạ
tầng cấp vùng và kịch bản BĐKH - NBD. Từ đó xem xét theo các tiêu chí, điều
kiện kinh tế - kỹ thuật và tính khả thi đề xuất mô hình cấp nước phù hợp.
8 Đề xuất mô hình cấp nước đối với các ĐT - KCN vùng bán đảo Cà Mau phù hợp
với Vùng ĐBSCL Vùng BĐCM gồm 7/13 Tỉnh/TP thuộc vùng ĐBSCL, chịu ảnh
hưởng nặng BĐKH - NBD là đặc thù tiêu biểu về cấp nước của ĐBSCL. Mô hình
nghiên cứu đề xuất có các thành phần mô hình đảm bảo ổn định, an toàn và thích
ứng BĐKH – NBD là khung hạ tầng kỹ thuật cấp vùng tiêu biểu cho mô hình cấp
nước vùng ĐBSCL.
9 Đề xuất mô hình khung quản lý, thực hiện Khung quản lý thực hiện kết hợp
quản lý chuyên ngành và quản lý vùng, không hạn chế trong ranh giới hành chính.
Đề xuất thực hiện mô hình theo hướng hình thành Tổng Công ty chuyên ngành Cấp
nước vùng.
6. Phương pháp luận nghiên cứu.
1) Phương pháp luận:
Phương pháp luận nghiên cứu theo logic từ đánh giá tổng hợp thực trạng cấp
nước Vùng, kết hợp cơ sở khoa học, lý luận và kịch bản BĐKH - NBD đề xuất mô
hình cấp nước mới. Mô hình cấp nước “truyền thống” có các thành phần theo quy
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
8
mô từng đô thị, (là không khai thác được lợi thế đặc thù vùng) (yếu tố cơ bản hạn
chế của mô hình).
Vấn đề khai thác lợi thế vùng cần được phân tích đánh giá từ các vùng đặc thù
trong tổng thể vùng BĐCM. Phát huy lợi thế vùng khắc phục hạn chế các địa
phương với các thành phần mô hình được xem xét cho quy mô cấp vùng. Khai thác
lợi thế không chỉ ở đặc thù tự nhiên mà còn được kết hợp với định hướng phát triển
các ngành (QH xây dựng, giao thông…) tạo thành khung hạ tầng phát triển vùng kết
nối các địa phương, không giới hạn trong ranh giới hành chính.
Từ đó Luận án nghiên cứu đề xuất các nhóm tiêu chí đặc thù cho từng giai đoạn
nghiên cứu, kết hợp các kết quả nghiên cứu đa ngành và kịch bản BĐKH –NBD...
luận án cũng tổng hợp, dự báo các lợi thế, hạn chế và đề xuất thành các kịch bản để
lựa chọn mô hình cấp nước phù hợp với đặc thù vùng.
Nguồn nước. Một yếu tố quyết định cần được nghiên cứu, là đánh giá tiềm
năng các nguồn tài nguyên nước (nước mặt, nước dưới đất) ở cấp vùng. Trên cơ sở
đó đề xuất các nhóm tiêu chí, dự báo các kịch bản sẽ xảy ra và kết hợp các kịch bản
BĐKH - NBD… lựa chọn, xác định nguồn cấp nước cấp vùng đảm bảo ổn định, an
toàn và thích ứng BĐKH - NBD.
Công trình đầu mối (CTĐM). Bao gồm nhà máy nước, các công trình và
mạng lưới cấp vùng được đề xuất, các giải pháp (tập trung hoặc phân tán) kết hợp
với các nhóm tiêu chí kinh tế - kỹ thuật và tính khả thi khi lựa chọn. CTĐM được
tạo dựng thành khung hạ tầng cấp vùng liên kết trong các hành lang hạ tầng cơ sở
cho phát triển vùng (giao thông, cấp điện, thông tin …)
Hệ thống cấp nước (HTCN tại các đô thị Kế thừa và khai thác các cơ sở
hiện có luôn đạt hiệu quả cao và tính khả thi trong nghiên cứu cũng như thực tế.
Quản lý và thực hiện Một trong những vấn đề không phát huy lợi thế vùng
là quản lý hạn chế trong ranh hành chính từng địa phương. Vì vậy, đề xuất khung
quản lý kết hợp quản lý hành chính với quản lý ngành từ cấp vùng tới các địa
phương không giới hạn theo ranh giới hành chính.
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
9
2) Các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp khảo sát, thu thập, thống kê và tổng hợp số liệu Thu thập các
tài liệu, số liệu và các hồ sơ lưu trữ về HTCN các ĐT - KCN trong toàn vùng từ giai
đoạn 1960 – 1975 từ các địa phương của vùng, các đơn vị đang quản lý HTCN, các
đơn vị đã và đang lập các QH, các dự án cấp nước tại các tỉnh trong vùng và các
vùng liên quan. Tổng hợp, đánh giá các tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan đến các
vấn đề nguồn nước (NDĐ, nước mặt, chế độ thủy văn, mưa, xâm nhập mặn…) và
các tài liệu, số liệu tự nhiên, kịch bản BĐKH - NBD, các QH liên quan.
Thu thập thống kê và tổng hợp các tài liệu, số liệu, bản đồ QH xây dựng, dự
án, chương trình nghiên cứu, dự báo phát triển (vùng BĐCM, ĐBSCL và các tỉnh
trong vùng), các vùng liên quan (vùng TP. HCM, lưu vực sông Mê Kông …).
Tham khảo các QH, dự án cấp nước được nghiên cứu thực hiện tại các vùng
đô thị lớn trên thế giới (NewYork, Tokyo, Bangkok…) tổng hợp và rút kinh nghiệm
cho nghiên cứu vùng BĐCM và ĐBSCL.
Phương pháp phân tích và tổng hợp “Phân tích là phương pháp phân chia cái
toàn thể của hệ thống thành từng tiểu hệ thống, từng phân hệ hoặc từng cá thể để
nghiên cứu và tìm hiểu. Còn tổng hợp là phương pháp dựa vào phân tích và liên kết,
thống nhất các bộ phận, mặt, yếu tố lại để nhận thức cái toàn thể”. [8]
Định hướng cấp nước cấp vùng được xem xét cho từng ĐT - KCN, các vùng
đặc thù, các hành lang kinh tế - đô thị - khu công nghiệp với những tính chất, nhu
cầu, khả năng nguồn nước khác nhau và được coi là những tiểu hệ. Từ phân tích
những tiểu hệ trên cơ sở các yếu tố đặc thù (hay các dạng tiểu hệ liên quan) được
tổng hợp đưa ra các định hướng phù hợp với mô hình cấp nước ở quy mô vùng.
Song song với các vấn đề kinh tế - kỹ thuật còn có các yếu tố khách quan, yếu tố
đặc thù xã hội nội và ngoại vùng cũng được đánh giá trong quá trình phân tích và
tổng hợp.
Phương pháp SWOT Là công cụ hiệu quả trong nghiên cứu đánh giá vấn đề
quan tâm theo các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Phương pháp
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
10
được sử dụng trong đánh giá mô hình cấp nước, QH cấp nước tại các ĐT - KCN các
tỉnh trong vùng và so sánh các kịch bản mô hình xem xét các vấn đề cần lựa chọn.
Phương pháp dự báo Là một trong những phương pháp thường được sử
dụng trong chuyên ngành quy hoạch. Phương pháp nhằm phân tích, đánh giá triển
vọng phát triển cho một vấn đề trên cơ sở phân tích, tổng hợp các yếu tố liên quan.
Từ cơ sở định hướng phát triển vùng để tính toán và dự báo nhu cầu sử dụng nước
các khu vực ĐT - KCN… Các kịch bản đề xuất được dự báo các yếu tố ảnh hưởng
tích cực và hạn chế có thể diễn ra nhằm định hướng các chiến lược, các đề xuất phù
hợp (được kết hợp với các phương pháp khác) trong các giai đoạn nghiên cứu.
Phương pháp đánh giá tác động môi trường chiến lược (DMC Được sử
dụng trong đánh giá, dự báo các kịch bản, các yếu tố bất lợi có khả năng xảy ra
trong tương lai ảnh hưởng đến nguồn nước từ thiên tai và “nhân tai”. Từ đó dự báo
các kịch bản, đề xuất các chiến lược thích ứng và hạn chế các ảnh hưởng bất lợi.
Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia và cộng đồng: Tổng kết các nội dung
được đề xuất, các vấn đề liên quan tới các địa phương thành các câu hỏi ngắn gọn,
rõ ràng và đầy đủ, được lập thành bảng trong phiếu ý kiến chuyên gia (như thực
trạng mô hình cấp nước “truyền thống”, mô hình cấp nước đề xuất không hạn chế
trong ranh giới hành chính, các vấn đề kinh tế - kỹ thuật, mô hình quản lý, thực
hiện…).
Phiếu ý kiến được gửi tới các chuyên gia là các nhà chuyên môn, quản lý và
các đại diện cộng đồng các tỉnh thuộc Vùng nghiên cứu.
Phương pháp kế thừa Là phương pháp luôn làm tăng hiệu quả kinh tế, kỹ thuật
cũng như tăng tính khả thi và phù hợp điều kiện của từng địa phương. Đề tài nghiên
cứu cho vùng lãnh thổ, liên quan đến nhiều lĩnh vực và mô hình cấp nước “truyền
thống” hiện hữu đã phát triển trong nhiều thập kỷ. Chính vì vậy, nghiên cứu kế thừa
các QH, dự án cấp nước, HTCN hiện hữu không chỉ ở cơ sở vật chất mà còn hệ
thống số liệu, dữ liệu, cũng như nguồn nhân lực và quản lý tại từng địa phương.
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
11
Ngoài ra còn tiếp thu và kế thừa các nghiên cứu có liên quan (QH xây dựng, KT -
XH, kịch bản BĐKH – NBD....)
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
a) Về khoa học: Nghiên cứu mô hình cấp nước vùng BĐCM và ĐBSCL góp
phần đưa ra những luận cứ khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu chiến lược cấp nước
từ cấp vùng tới các địa phương đối với vùng có điều kiện tự nhiên đặc thù.
Với vùng có các điều kiện đặc thù về nguồn nước (ảnh hưởng nhiễm mặn,
phèn, thủy triều, lũ trên diện rộng và BĐKH - NBD) khi nghiên cứu Mô hình cấp
nước cho các ĐT - KCN cần nghiên cứu với quy mô vùng nhằm khai thác lợi thế
vùng không hạn chế trong ranh hành chính với các nhóm tiêu chí, khung quản lý
cũng như các bước thực hiện được đề xuất riêng cho đặc thù của vùng.
Các nhóm tiêu chí được đề xuất là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu mô hình
cấp nước cấp vùng đối với vùng có điều kiện đặc thù tương tự.
Mô hình cấp nước cấp vùng được nghiên cứu có các thành phần chính (nguồn
nước, các công trình đầu mối và mạng lưới…) gắn kết trong khung kỹ thuật hạ tầng
cấp vùng (trục giao thông, cấp điện, thông tin, cấp nước…) là điều kiện an toàn,
thuận lợi trong xây dựng, vận hành và quản lý theo hành lang kỹ thuật đồng bộ ổn
định, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật - vận hành và thích ứng BĐKH-NBD.
Luận án đề xuất khung quản lý, thực hiện không hạn chế theo ranh giới của địa
phương mà kết hợp quản lý từ cấp vùng với kế thừa năng lực tại cấp địa phương.
b) Về thực tiễn: Mô hình cấp nước vùng BĐCM và ĐBSCL gắn kết trong hệ
thống hạ tầng kỹ thuật khung cấp vùng là định hướng thực hiện các quy hoạch và
các dự án cấp nước cho các ĐT-KCN, các tỉnh trong vùng.
Trong quá trình nghiên cứu luận án (2005-2010) cũng là thời gian NCS làm
chủ nhiệm Đề án Quy hoạch Xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 tầm nhìn tới
2050 (phê duyệt tại QĐ số 1581/QĐ-TTg, ngày 10/9/2009). Các nội dung nghiên
cứu đề xuất mô hình cấp nước cấp vùng của luận án được đưa vào làm định hướng
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
12
hạ tầng cấp nước của vùng ĐBSCL, là cơ sở lập các quy hoạch, dự án cấp nước
thuộc Vùng ĐBSCL.
Tháng 4/2009 Chính phủ Phê duyệt Đề án thành lập vùng Kinh tế Trọng điểm
(KTTĐ) Vùng ĐBSCL (gồm 4/7 tỉnh/TP của vùng BĐCM) và triển khai nhiệm vụ
“Lập QH cấp nước, thoát nước và xử lý chất thải rắn” vùng KTTĐ vùng ĐBSCL.
Đề án “Quy hoạch cấp nước vùng KTTĐ vùng ĐBSCL” là một bước triển khai mô
hình cấp nước vùng ĐBSCL (năm 2009-2011). Mô hình cấp nước cấp vùng cho các
ĐT - KCN vùng BĐCM được nghiên cứu trong luận án đã có điều kiện đưa vào nội
dung chính của Đề án này.
Mô hình cấp nước đặc thù cấp vùng được sự đồng thuận cao (trên 87%) khi
tham khảo ý kiến của nhà quản lý, các chuyên gia và đại diện cộng đồng tại các tỉnh
trong vùng thông qua phiếu tham khảo ý kiến (xem chi tiết kết quả - phụ lục 6 .
Tháng 9/2010, Công ty TNHH MTV Cấp Thoát nước Thành phố Cần Thơ đã
có văn bản số 478/BC – CTN, Trình Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ về việc xin đầu tư
NMN sông Hậu I phục vụ cho Thành phố Cần Thơ, Tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng,
Bạc Liêu và Cà Mau từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản.
Mô hình cấp nước cấp vùng cho các ĐT - KCN ổn định, an toàn và thích ứng
BĐKH đã đáp ứng được các điều kiện đối với vùng đặc thù, khi được triển khai là
khung hạ tầng cấp nước cấp vùng kế thừa, thay thế từng bước mô hình cấp nước
“truyền thống” hiện hữu tại vùng BĐCM và ĐBSCL là nhu cầu phát triển tất yếu.
8. Ý nghĩa kinh tế xã hội.
Vùng BĐCM và ĐBSCL là vùng đặc thù “sông nước” nhưng lại khó khăn về
nguồn nước cho các nhu cầu dân sinh và sản xuất. Mô hình cấp nước đối với các
ĐT - KCN vùng BĐCM phù hợp với đặc thù vùng ĐBSCL khi được triển khai sẽ
tạo cơ sở cho các địa phương có chung một điều kiện hạ tầng về cấp nước thu hút
đầu tư, nâng cao chất lượng sống, phát triển kinh tế - xã hội.
Vùng BĐCM và ĐBSCL khi phát triển khung hạ tầng cấp nước đóng góp điều
kiện hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng khung phục vụ trên 250 đô thị và khoảng 40 ngàn
ha KCN tập trung vào những năm 2020 – 2030. Quá trình đầu tư, phát triển mô hình
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
13
cấp nước sẽ phát triển KT-XH góp phần tạo được hàng triệu công việc, nâng cao
mức sống của nhân dân và chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng.
Song song với phát triển kinh tế trên nền tảng ổn định về hạ tầng, các vấn đề
xã hội sẽ được nâng cao như dân trí, y tế và giáo dục… ngày càng hoàn thiện. Các
ĐT - KCN trong vùng có môi trường sống và đầu tư thuận lợi, chất lượng cuộc sống
người dân ngày càng nâng cao là điều kiện để ĐBSCL nói chung và vùng bán đảo
Cà Mau thực sự “cất cánh”.
9. Tính mới của luận án.
1) Luận án đã tổng hợp, nghiên cứu, đánh giá thực trạng và QH Cấp nước các
ĐT - KCN, các tỉnh/TP vùng BĐCM và ĐBSCL qua các thời kỳ trên 50 năm theo
Mô hình cấp nước “truyền thống” hạn chế trong ranh giới từng địa phương, không
ổn định, an toàn và chưa thích ứng BĐKH - NBD làm hạn chế phát triển của Vùng.
2) Luận án đã đề xuất các nhóm tiêu chí đặc thù cho từng giai đoạn nghiên cứu
mô hình cấp nước đối với các ĐT - KCN vùng BĐCM và ĐBSCL.
3) Luận án đề xuất Mô hình cấp nước vùng đặc thù, khai thác lợi thế nguồn nước
vùng, không hạn chế bởi ranh giới hành chính và là khung hạ tầng kỹ thuật cấp
vùng ổn định, an toàn cấp nước cho các ĐT - KCN và thích ứng với BĐKH - NBD.
4) Luận án nghiên cứu, đề xuất khung quản lý, thực hiện mô hình cấp nước cấp
vùng kết hợp quản lý lãnh thổ và quản lý chuyên ngành, kế thừa, phát triển phù hợp
đặc thù của vùng BĐCM cũng như ĐBSCL.
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
14
Chương 1.
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI CẤP NƯỚC CẤP VÙNG
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ĐBSCL VÀ VÙNG BĐCM.
1.1.1. Vị trí, vai trò.
1.1.1.1. Vị trí :
a Vùng ĐBSCL: là 1/6 vùng địa lý – kinh tế của Việt Nam, gồm 13/63
tỉnh/TP của cả nước. Vùng nằm ở cực Nam của Việt Nam thuộc phần hạ lưu của
lưu vực sông Mê Kông , có diện tích khoảng 40.604,7 km2
(chiếm 82% hạ lưu sông
Mê Kông ).
Phía Bắc giáp TP. Hồ Chí Minh và
Tây Ninh về phía Đông; Giáp biển
Đông ở phía Nam; Giáp vịnh Thái
Lan về phía Tây và giáp
Campuchia về phía Bắc.
Vùng ĐBSCL hiện có khoảng 17,5
triệu người (28,3% dân số lưu vực
sông Mê Kông, 21% dân số Việt
Nam).
Hình 1.1. Vị trí vùng ĐBSCLvà vùng BĐCM
*Nguồn quy hoạch vùng ĐBSCL
b Vùng BĐCM Gồm 7 tỉnh/TP của vùng ĐBSCL nằm ở phía Tây Nam
sông Hậu, gồm các Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu giang, An Giang, Kiên Giang,
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Vùng có ba mặt giáp biển (với chiều dài khoảng
720km) và sông Hậu là ranh giới phía Đông Bắc nay đã được kết nối bằng cầu Cần
Thơ với các vùng miền của cả nước theo trục QL.1A. Tuyến biên giới với
Campuchia dài khoảng 96 km có 2 chửa khẩu Quốc tế là Hà Tiên – Kiên Giang và
Tịnh Biên – An Giang. Là vùng trù phú nhất của ĐBSCL, là trung tâm thủy hải sản
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
15
và lúa gạo của cả nước. Trong đó, Cần Thơ là trung tâm của vùng BĐCM và cũng
là thành phố trung tâm của ĐBSCL.
Vùng BĐCM hiện có khoảng 9,2 triệu dân với diện tích 23.000 km2
chiếm
52,5% dân số và 58% diện tích của ĐBSCL.
1.1.1.2. Vai trò:
a Vùng ĐBSCL Với đặc thù về điều kiện tự nhiên, giàu tiềm năng và nguồn lực
phát triển, sản xuất nông nghiệp, hàng hoá với các sản phẩm Nông – Ngư - Công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đa dạng, phong phú.
- Giao lưu kinh tế văn hoá, xã hội, với tiểu vùng Mê Kông, các nước ĐNA,
thế giới và xuất khẩu sản phẩm nông sản, thủy hải sản.
- Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên
thiên nhiên, nguồn nước,… với các nước thuộc Tiểu vùng Mê Kông .[47].
- Đóng vai trò quan trọng phát triển KT - XH và An ninh Quốc phòng.
a Vùng BĐCM Với vị thế có vùng KTTĐ của vùng ĐBSCL, là 1 trong 4 vùng
KTTĐ của cả nước. Vùng có các điều kiện đặc thù tiêu biểu cho ĐBSCL, mạnh
nhất về thủy, hải sản và vùng sản xuất lúa gạo không chỉ đáp ứng nhu cầu trong
nước mà còn xuất khẩu tới các châu lục khác.
- Vùng hiện có 4 sân bay (Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau và Phú Quốc), trong
đó sân bay Quốc tế Cần Thơ đang ngày càng được nâng cấp và mở rộng và
Phú Quốc cũng sẽ có một sân bay Quốc tế xây dựng mới.
- Quan hệ và liên kết phát triển về hạ tầng giao thông (Xuyên Á phía Nam,
đường thủy…), năng lượng (Khí điện đạm Cà Mau), nông nghiệp, thủy sản,
dịch vụ du lịch với Campuchia và Tiểu vùng Mê Kông…
- Hành lang ven biển Đông, biển Tây (từ Sóc Trăng, Bạc Liêu tới Cà Mau và
đến Kiên Giang) là hành lang kinh tế quan trọng phát triển công nghiệp, dịch
vụ du lịch, dịch vụ cảng như: Phú Quốc, Kiên Lương và Hà Tiên (Kiên
Giang), Năm Căn, Sông Đốc (Cà Mau) gắn với các khu kinh tế lớn như: Khu
kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, Khu kinh tế đặc biệt Phú Quốc, Khu kinh tế Năm
Căn và Khu kinh tế cửa khẩu An Giang.
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
16
- Đại học vùng ở Cần Thơ, An Giang và hệ thống các trường cao đẳng, trung
cấp nghề đã và đang phát triển cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát
triển kinh tế - xã hội cả vùng BĐCM và ĐBSCL.
- Đóng vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng (có vị trí quan trọng trên bộ
và trên biển).
1.1.2. Điều kiện tự nhiên.
1.1.2.1. Khí hậu vùng BĐCM là một phần của vùng ĐBSCL và có chung các
đặc thù cơ bản.
1) Nhiệt độ.
- Nhiệt độ không khí tương đối cao và ổn định toàn vùng, trung bình 260
C.
- Nhiệt độ không khí thấp nhất : 150
C
- Nhiệt độ không khí cao nhất : 35 0
C
- Nền nhiệt của vùng BĐCM thường thấp hơn trung bình nền nhiệt của ĐBSCL.
- Số giờ nắng trung bình cả năm : 2.226 – 2.709 giờ.
2) Mưa.
Lượng mưa trung bình cả năm khoảng 1550 mm (1.200 – 2.200 mm), chủ yếu
tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10 chiếm 90% lượng mưa. Mùa khô
tháng 11 tới tháng 4 lượng mưa chiếm khoảng 10%.
Vùng BĐCM có lượng mưa 1600-2.200 mm, lớn hơn trung bình của ĐBSCL.
3) Độ ẩm.
Độ ẩm không khí trung bình 82%, độ ẩm thay đổi không lớn. Về mùa mưa
khoảng 90%, vào mùa khô khoảng 65%.
4) Gió.
Vùng có các hướng gió chính Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc...Tốc độ trung
bình khoảng 1,8 m/s, ít có bão, tuy nhiên có lốc và gió xoáy tạo nhiều đợt sóng biển
tràn dữ dội (Sóc Trăng năm 1992, cơn bão số 5/1997) gây ra nhiều thiệt hại hết sức
to lớn. Tuy nhiên khu vực giáp biển Tây thuộc Vùng BĐCM ít ảnh hưởng của bão
do có Vịnh Thái Lan che và thường là nơi trú bão của các tàu thuyền (Sông Đốc,
Cảng cá Minh Lương).
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
17
1.1.2.2. Thủy văn.
Chế độ thủy văn của ĐBSCL chịu tác động chủ yếu của dòng chảy hệ thống
sông Mê Kông, ảnh hưởng của bán nhật triều biển Đông, nhật triều biển Tây (Vịnh
Thái Lan) và chế độ mưa. Vùng BĐCM là nơi thấy rõ nhất về chế độ triều này:
Biển Tây có dạng triều hỗn hợp, thiên về nhật triều, biên độ 800-1000 mm.
Mực nước chân triều dao động ít hơn so với mực nước đỉnh triều, do đó thời gian
duy trì mực nước thấp lâu hơn so với thời gian duy trì mực nước cao, đường mực
nước bình quân gần với đường mực nước chân triều. Trong năm, triều hình thành
một thời kỳ nước lớn vào tháng XII, I và một thời kỳ nước nhỏ vào tháng IV, V,
trùng với thời kỳ nước thấp trên sông Hậu làm tăng xâm nhập mặn. Chênh lệch giữa
2 thời kỳ nước lớn và nước nhỏ khoảng 200-300 mm.
Hình 1.1a. Biểu đồ dạng triều biển Tây và biển Đông vùng BĐCM.
Dạng triều Biển Đông thuộc dạng bán nhật triều không đều, có 2 lần nước
lên và 2 lần nước xuống trong ngày, tạo nên 2 đỉnh và 2 chân, với biên độ triều lớn
từ 2.500-3.500 mm. Mực nước chân triều biến động lớn hơn so với mực nước đỉnh
triều, nên thời gian duy trì mực nước cao lâu hơn thời gian duy trì mực nước thấp,
Daïng trieàu bieån Taây
Ngaøy
Dạng triều Biển Đông
Ngày
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
18
đường mực nước bình quân gần với đường mực nước cao, làm hạn chế khả năng
tiêu thoát. Một chu kỳ triều trung bình 15 ngày, trong đó có 1 kỳ triều cường và một
kỳ triều kém. Trong năm, mực nước bình quân 15 ngày triều đạt giá trị cao nhất vào
tháng XI, XII và thấp nhất vào tháng VI, VII. Chênh lệch mực nước lớn nhất giữa 2
thời kỳ triều khoảng 1.500-2.000 mm, chênh lệch mực nước bình quân khoảng 500-
600 mm.[47]
5) Hệ thống sông trong Vùng :
a) Vùng ĐBSCL Sông Mê Kông giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn nước ngọt
trong toàn vùng thông qua hệ thống sông Tiền và sông Hậu. Sông Mê Kông phát
nguyên từ Tây Tạng, qua 6 quốc gia, dài 4.800km, tổng lưu lượng trung bình
khoảng 448 tỷ m3
/năm. Khi vào Việt Nam, có tên là sông Tiền và sông Hậu, sông
rộng trung bình 1km và dài 200 - 220km, khi đổ ra biển Đông với 9 cửa có bề rộng
trung bình 3km (cửa Ba Xat đã bị bồi lấp hẳn và 1 cửa có cống đập Ba Lai).
Hệ thống sông, kênh rạch dày đặc ở ĐBSCL đã tạo nên sự ảnh hưởng mạnh mẽ
của dòng chảy sông Mê Kông và thủy triều vào sâu nội đồng.
b) Vùng BĐCM Có hàng chục con sông lớn nhỏ, các sông chính là sông Hậu,
sông Cái Lớn – Cái Bé, sông Giang Thanh và ở phía Nam là sông Mỹ Tranh, Gành
Hào, Ông Đốc kết hợp với hệ thống kênh đào (từ khi khai hoang mở đất đến nay)
nối thông các vùng nằm sâu trong nội đồng ra sông chính, nối sông Hậu ra Vịnh
Thái Lan, tạo nên một nền văn hoá lúa nước rất đặc biệt ở Đông Nam Á.
Hệ thống kênh đào ở Vùng BĐCM được phát triển chủ yếu trong hơn 1 thế kỷ
nay, với mục đích chính mở đất, phát triển nông nghiệp, thoát lũ và giao thông thủy.
Đến nay, hệ thống kênh đào đã được đan dày ở cả 3 cấp là kênh trục/kênh cấp 1,
kênh cấp 2 và kênh cấp 3/nội đồng với chiều dài hàng chục ngàn km, có mật độ lớn
nhất Vùng ĐBSCL cũng như cả nước.
2) Lũ, thủy triều và địa hình:
a Vùng ĐBSCL: Nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, thấp, trũng, cao
độ bình quân 0,8 m trên mực nước biển trung bình. (tập trung ở phía Nam BĐCM).
Khu vực biên giới có độ cao trung bình từ 2,0 – 4,0 m. Chế độ thủy văn của vùng
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
19
chịu ảnh hưởng lớn từ lũ sông Mê Kông hàng năm (tháng 7- 12) và thủy triều. Vào
mùa lũ ngập khoảng trên 50% diện tích vùng, phần còn lại ngập do thủy triều, với
hệ thống sông rạch chằng chịt có mật độ rất cao gây chia cắt địa hình.
b) Vùng BĐCM: Vùng có cao độ tự nhiên trũng thấp, trung bình 0,8m – 1.0m
chiếm trên 60% diện tích vùng, luôn ảnh hưởng ngập của thủy triều. Khu vực giáp
biên giới với Campuchia có cao độ trung bình từ 2,0 – 4,0m (ngoại trừ khu vực
trũng giáp biển Hà Tiên) đặc biệt có khu vực địa hình đồi núi như Bảy Núi, Châu
Đốc – An Giang, Hà Tiên – Kiên Giang.
Khu vực ngập lũ hàng năm với quy mô lớn là Tứ Giác Long Xuyên (TGLX)
ảnh hưởng của lũ hàng năm mức độ ngập 1-2m và trên 2m, bao gồm Hà Tiên, Kiên
Lương, Hòn Đất, Rạch Giá – Kiên Giang, một phần huyện Tân Hiệp và Châu
Thành – An Giang, ranh giới tính từ kênh Cái Sắn (dọc QL80) vê phía Tây. Địa
hình có hướng dốc từ Tây Bắc sang Đông Nam với các vùng trũng cục bộ, cao độ
biến đổi từ 0,2 – 1,2 m. Ven biển Rạch Giá - Hà Tiên có rải rác các đồi thấp, dọc
QL80 tạo nên bờ viền ngăn nước
Vùng Tây sông Hậu (giáp TGLX) gồm các huyện Gò Quao, Giồng Riềng và
một phần Tân Hiệp, địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc sang Tây Nam, thoát lũ từ
sông Hậu ra sông Cái Lớn và biển Tây. Khu vực trũng nhất là lưu vực sông Cái Lớn
– Cái Bé, lũ thoát chậm, thời gian ngập lâu nhất.
Vùng rừng ngập mặn U Minh có địa hình nghiêng dần ra biển Tây, có nhiều khu
vực trũng là trung tâm vùng ngập nước mùa mưa. Cao độ từ 0,1–1,1 m, cao nhất là
trung tâm hồ rừng 0,4–1,2 m; thấp nhất là vùng ven sông cái Lớn 0,1 – 0,4 m.
Khu vực các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau địa hình thấp, bằng phẳng
giáp biển ảnh hưởng lũ ít, chủ yếu ảnh hưởng ngập do thủy triều. [47]
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước
20
Hình 1.2. Bản đồ mức độ ngập lũ Vùng ĐBSCL và BĐCM – 2000
Nguồn QH xây dựng vùng ĐBSCL – Viện KT, QH ĐT&NT – BXD – 2009
3) Tài nguyên.
a Đất đai: Có thể nói đất đai vùng châu thổ ĐBSCL và đặc biệt là vùng BĐCM có
tiềm năng và thế mạnh để xây dựng vùng nông, thủy sản hàng đầu ở nước ta. Trong
hơn 4 triệu ha đất tự nhiên đã đưa vào khai thác nông nghiệp 2,5 triệu, chiếm 64%
diện tích tự nhiên và là diện tích nông nghiệp rất lớn của cả nước.
c Tài nguyên rừng Rừng còn rất ít chủ yếu là loại hình sinh thái đặc thù với:
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn ven
biển, nhưng nay đang biến mất dần trên quy mô lớn. Trong số các rừng ngập mặn
còn lại, trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập trung ở vùng BĐCM (Bạc Liêu, Cà
Mau,…Rừng sinh thái ven biển ngập mặn được phân bố dọc ven biển.
- Hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong vùng trũng ngập lũ hàng năm và khu vực đồi
núi thuộc An Giang, Kiên Giang.
- Diện tích rừng ngập mặn ở vùng bán đảo Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của
ĐBSCL, có vai trò phát triển nuôi trồng thủy sản và cân bằng sinh thái ven biển,
bảo tồn tính đa dạng sinh học vùng rừng ngập mặn ven biển.
Vùng BĐCM
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị   khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long

More Related Content

What's hot

Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad ) Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad ) nataliej4
 
Tai nguyen nuoc va hien trang su dung nuoc
Tai nguyen nuoc va hien trang su dung nuocTai nguyen nuoc va hien trang su dung nuoc
Tai nguyen nuoc va hien trang su dung nuocTiểu Gia VietinBank
 
ứNg dụng mô hình dma (district metering area) để thiết kế cải tạo hệ ...
ứNg dụng mô hình dma (district metering area) để thiết kế cải tạo hệ ...ứNg dụng mô hình dma (district metering area) để thiết kế cải tạo hệ ...
ứNg dụng mô hình dma (district metering area) để thiết kế cải tạo hệ ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...hanhha12
 
đề Cương ôn thi đường sắt
đề Cương ôn thi đường sắtđề Cương ôn thi đường sắt
đề Cương ôn thi đường sắtTruong Chinh Do
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I ĐỊA LÍ 9
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I ĐỊA LÍ 9ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I ĐỊA LÍ 9
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I ĐỊA LÍ 9Bùi Khánh
 
Làm rõ thêm lựa chọn cao độ đỉnh bến Cảng Chân mây và Dung Quất
Làm rõ thêm lựa chọn cao độ đỉnh bến Cảng Chân mây và Dung QuấtLàm rõ thêm lựa chọn cao độ đỉnh bến Cảng Chân mây và Dung Quất
Làm rõ thêm lựa chọn cao độ đỉnh bến Cảng Chân mây và Dung QuấtNguyen Thanh Luan
 
Trongtruong so27a 13
Trongtruong so27a 13Trongtruong so27a 13
Trongtruong so27a 13Tuu Nguyen
 
Luận án: Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp của người ...
Luận án: Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp của người ...Luận án: Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp của người ...
Luận án: Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp của người ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
He thong phan loai dnnvn
He thong phan loai dnnvnHe thong phan loai dnnvn
He thong phan loai dnnvnDuy Vọng
 
Dự án nghiên cứu thuỷ tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin ...
Dự án nghiên cứu thuỷ tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin ...Dự án nghiên cứu thuỷ tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin ...
Dự án nghiên cứu thuỷ tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin ...jackjohn45
 
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
2015 Tai nguyen vi the Khanh hoa (DOI 10.15625.1859-3097.15.1.4182).compressed
2015 Tai nguyen vi the Khanh hoa (DOI 10.15625.1859-3097.15.1.4182).compressed2015 Tai nguyen vi the Khanh hoa (DOI 10.15625.1859-3097.15.1.4182).compressed
2015 Tai nguyen vi the Khanh hoa (DOI 10.15625.1859-3097.15.1.4182).compressedTran Duc Thanh
 
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trườngPhương thức giải quyết tranh chấp môi trường
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trườnghajz_zjah
 
Phân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Nai
Phân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng NaiPhân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Nai
Phân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng NaiBluebell Bing Bing
 

What's hot (18)

Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad ) Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
 
Tai nguyen nuoc va hien trang su dung nuoc
Tai nguyen nuoc va hien trang su dung nuocTai nguyen nuoc va hien trang su dung nuoc
Tai nguyen nuoc va hien trang su dung nuoc
 
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luậtLuận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
 
ứNg dụng mô hình dma (district metering area) để thiết kế cải tạo hệ ...
ứNg dụng mô hình dma (district metering area) để thiết kế cải tạo hệ ...ứNg dụng mô hình dma (district metering area) để thiết kế cải tạo hệ ...
ứNg dụng mô hình dma (district metering area) để thiết kế cải tạo hệ ...
 
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
 
đề Cương ôn thi đường sắt
đề Cương ôn thi đường sắtđề Cương ôn thi đường sắt
đề Cương ôn thi đường sắt
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I ĐỊA LÍ 9
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I ĐỊA LÍ 9ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I ĐỊA LÍ 9
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I ĐỊA LÍ 9
 
Làm rõ thêm lựa chọn cao độ đỉnh bến Cảng Chân mây và Dung Quất
Làm rõ thêm lựa chọn cao độ đỉnh bến Cảng Chân mây và Dung QuấtLàm rõ thêm lựa chọn cao độ đỉnh bến Cảng Chân mây và Dung Quất
Làm rõ thêm lựa chọn cao độ đỉnh bến Cảng Chân mây và Dung Quất
 
Trongtruong so27a 13
Trongtruong so27a 13Trongtruong so27a 13
Trongtruong so27a 13
 
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biểnLuận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
Luận án: Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp của người dân ven biển
 
Luận án: Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp của người ...
Luận án: Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp của người ...Luận án: Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp của người ...
Luận án: Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp của người ...
 
Luận văn: Chuẩn bị kỹ thuật khu đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu
Luận văn: Chuẩn bị kỹ thuật khu đô thị ứng phó với biến đổi khí hậuLuận văn: Chuẩn bị kỹ thuật khu đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu
Luận văn: Chuẩn bị kỹ thuật khu đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu
 
He thong phan loai dnnvn
He thong phan loai dnnvnHe thong phan loai dnnvn
He thong phan loai dnnvn
 
Dự án nghiên cứu thuỷ tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin ...
Dự án nghiên cứu thuỷ tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin ...Dự án nghiên cứu thuỷ tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin ...
Dự án nghiên cứu thuỷ tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin ...
 
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
 
2015 Tai nguyen vi the Khanh hoa (DOI 10.15625.1859-3097.15.1.4182).compressed
2015 Tai nguyen vi the Khanh hoa (DOI 10.15625.1859-3097.15.1.4182).compressed2015 Tai nguyen vi the Khanh hoa (DOI 10.15625.1859-3097.15.1.4182).compressed
2015 Tai nguyen vi the Khanh hoa (DOI 10.15625.1859-3097.15.1.4182).compressed
 
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trườngPhương thức giải quyết tranh chấp môi trường
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường
 
Phân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Nai
Phân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng NaiPhân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Nai
Phân vùng Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Nai
 

Similar to Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long

Thuan loi kho khan tnn vn
Thuan loi kho khan tnn vnThuan loi kho khan tnn vn
Thuan loi kho khan tnn vnmnhtunguyen
 
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...jackjohn45
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTuấn Nguyễn
 
1.bai hoc bdkh sm-es longan 0552015 so tnmt
1.bai hoc bdkh  sm-es longan 0552015 so tnmt1.bai hoc bdkh  sm-es longan 0552015 so tnmt
1.bai hoc bdkh sm-es longan 0552015 so tnmtDiep Chi
 
Tình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long An
Tình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long AnTình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long An
Tình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long AnThanh Nguyen
 
1.BAO CAO DINH KY_DTTV-21-11-22.pptx
1.BAO CAO DINH KY_DTTV-21-11-22.pptx1.BAO CAO DINH KY_DTTV-21-11-22.pptx
1.BAO CAO DINH KY_DTTV-21-11-22.pptxHuyNguynmQuc
 
De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)
De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)
De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)Thu Thu
 
Powerpoint Nước
Powerpoint NướcPowerpoint Nước
Powerpoint NướcNhung Lê
 
Tài nguyên nước
Tài nguyên nướcTài nguyên nước
Tài nguyên nướcTruong Ho
 
đồ áN tốt nghiệp thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công ngh...
đồ áN tốt nghiệp thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công ngh...đồ áN tốt nghiệp thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công ngh...
đồ áN tốt nghiệp thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công ngh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekongquản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekongnhóc Ngố
 
Vùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu longVùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu longtruognnghiac4
 

Similar to Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long (20)

Thuan loi kho khan tnn vn
Thuan loi kho khan tnn vnThuan loi kho khan tnn vn
Thuan loi kho khan tnn vn
 
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...
 
Phân vùng quy hoạch môi trường tỉnh đồng nai
Phân vùng quy hoạch môi trường tỉnh đồng naiPhân vùng quy hoạch môi trường tỉnh đồng nai
Phân vùng quy hoạch môi trường tỉnh đồng nai
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
 
1.bai hoc bdkh sm-es longan 0552015 so tnmt
1.bai hoc bdkh  sm-es longan 0552015 so tnmt1.bai hoc bdkh  sm-es longan 0552015 so tnmt
1.bai hoc bdkh sm-es longan 0552015 so tnmt
 
Tình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long An
Tình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long AnTình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long An
Tình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long An
 
Hoa ky thuat
Hoa ky thuatHoa ky thuat
Hoa ky thuat
 
Luận văn: Nghiên cứu tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyê...
Luận văn: Nghiên cứu tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyê...Luận văn: Nghiên cứu tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyê...
Luận văn: Nghiên cứu tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyê...
 
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông SrêpôkTác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
 
1.BAO CAO DINH KY_DTTV-21-11-22.pptx
1.BAO CAO DINH KY_DTTV-21-11-22.pptx1.BAO CAO DINH KY_DTTV-21-11-22.pptx
1.BAO CAO DINH KY_DTTV-21-11-22.pptx
 
De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)
De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)
De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)
 
Powerpoint Nước
Powerpoint NướcPowerpoint Nước
Powerpoint Nước
 
Tài nguyên nước
Tài nguyên nướcTài nguyên nước
Tài nguyên nước
 
đồ áN tốt nghiệp thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công ngh...
đồ áN tốt nghiệp thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công ngh...đồ áN tốt nghiệp thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công ngh...
đồ áN tốt nghiệp thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công ngh...
 
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
 
Bao cao t
Bao cao tBao cao t
Bao cao t
 
Bài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Môi Trường Nước
Bài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Môi Trường NướcBài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Môi Trường Nước
Bài Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Môi Trường Nước
 
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekongquản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
 
Vùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu longVùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu long
 
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (19)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN -------   -------- TRẦN ANH TUẤN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤP NƯỚC ỔN ĐỊNH, AN TOÀN CẤP VÙNG ĐỐI VỚI CÁC ĐÔ THỊ - KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU PHÙ HỢP VỚI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP 1. GS. TS. TRẦN HIẾU NHUỆ 2. GS. TS. HOÀNG VĂN HUỆ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN -------   -------- TRẦN ANH TUẤN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤP NƯỚC ỔN ĐỊNH, AN TOÀN CẤP VÙNG ĐỐI VỚI CÁC ĐÔ THỊ - KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU PHÙ HỢP VỚI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC MÃ SỐ: 62.85.02.05 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 3. GS. TS. LÂM MINH TRIẾT 4. TS. NGÔ HOÀNG VĂN TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
  • 3. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước i LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Trần Anh Tuấn, Thạc Sỹ - Chuyên viên Chính, hiện là Phó Giám đốc Phân Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Miền Nam - Bộ Xây dựng. Tôi xin cam đoan : Luận án Tiến sỹ với đề tài : “Nghiên cứu đề xuất mô hình cấp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các Đô thị - Khu Công nghiệp Vùng bán đảo Cà Mau phù hợp với Vùng đồng bằng sông Cửu Long” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được tác giả nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Trần Anh Tuấn
  • 4. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn : - Giáo sư, Tiến sỹ Lâm Minh Triết và Tiến sỹ Ngô Hoàng Văn, những người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và luôn tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. - Ban Lãnh đạo Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, đã quan tâm, động viên và góp ý chuyên môn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cúu sinh trong quá trinh học tập và nghiên cứu luận án. - Các Thầy, Cô và các đồng nghiệp đã góp ý, động viên trao đổi giúp đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu luận án. - Các cơ quan, Tổ chức, Các địa phương Vùng ĐBSCL hỗ trợ, cung cấp các số liệu, tài liệu liên quan. - Các chuyên gia, các nhà quản lý,… đã có ý kiến đóng góp, chia xẻ quan điểm về nội dung nghiên cứu, đề xuất của Luận án. Tác giả xin cảm ơn và chia sẻ niềm vinh dự này cùng gia đình và bạn bè đã động viên, khuyến khích NSC thực hiện thành công luận án. Tác giả Trần Anh Tuấn
  • 5. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước iii TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN Vùng ĐBSCL hiện có 13 tỉnh/thành phố, trong đó có vùng bán đảo Cà Mau (BĐCM) với 7 tỉnh/thành phố phía Tây Nam sông Hậu. Định hướng tới năm 2030 Vùng luôn đóng góp quan trọng cho kinh tế của đất nước, Vùng sẽ có trên 250 ĐT và khoảng 40 ngàn ha đất xây dựng khu công nghiệp (KCN). Vùng BĐCM có trên 110 ĐT và 15 ngàn ha đất xây dựng KCN. Nhu cầu cấp nước cho các đô thị - khu công nghiệp (ĐT-KCN) được dự báo tới năm 2030 là 4,6- 4,7triệu m3 /ngày, trong đó Vùng BĐCM là 2,2-2,3triệu m3 /ngày. Tiềm năng các nguồn nước của vùng cho thấy: a) Nước dưới đất (NDĐ) có 10 tầng chứa nước phân bố không đều trên toàn vùng, các ĐT – KCN đang khai thác hơn 320 ngàn m3 /ngày và trên 45.000 giếng nhỏ lẻ ở khu vực nông thôn. NDĐ hiện chưa có đánh giá trữ lượng cho phép khai thác cụ thể. Vì vậy, cần được quản lý và hạn chế khai thác. b) Nước mưa khá dồi dào, hàng năm góp vào dòng chảy các sông khoảng 6-7 tỷ m3 , phân bố không đều và tập trung 90% vào mùa mưa. Khả năng thu và chứa nước mưa với lưu lượng lớn, trên diện rộng làm nguồn cấp nước cho các ĐT – KCN rất khó khăn (do đất bị nhiễm phèn, mặn). Đây là nguồn nước quan trọng cho người dân sống phân tán ở vùng ven biển, vùng khó khăn nguồn nước ngọt. c) Sông Tiền, sông Hậu thuộc hạ lưu sông Mê Kông là nguồn nước có tiềm năng lớn,duy nhất của vùng và đang được khai thác gần 60% nhu cầu nước cho các ĐT-KCN. Dự báo trong 20 năm tới việc dùng nguồn sông Tiền, sông Hậu cung cấp nước sinh hoạt cho các ĐT-KCN cũng chỉ chiếm 0,15% -1,75% lưu lượng nhỏ nhất của sông. Nhưng trở ngại chính cho điều này là xâm nhập mặn, phèn và đặc biệt ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng (BĐKH – NBD). Thực tế sau 40-50 năm mặn xâm nhập vào sâu thêm 15-20 km so với những năm 1960 trên sông Tiền, sông Hậu. Hiện nay vào cuối mùa khô, biên mặn (400mg/l, Cl- ) đã vào sâu 40 – 45 km tính từ cửa sông. Kịch bản BĐKH – NBD công bố (tháng 9/2009): Mực nước biển dâng thêm đối với vùng ĐBSCL là khoảng 30cm vào giữa thế kỷ và cuối thế kỷ XXI là 75cm so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999. Ngoài ra, trên dòng chính sông Mê Kông dự báo có khoảng 25 đập chắn (Trung Quốc 14 đập bậc thềm trên sông Lan Thương/Mê Kông và địa phận Lào có 11 đập). Đây là yếu tố “nhân tai” có ảnh hưởng lớn tới các hệ sinh thái, xâm nhập mặn cũng như đời sống của người dân vùng hạ lưu sông Mê Kông . Viện QH Thủy lợi Miền Nam, dự báo biên mặn (1g/l) năm 2050 sẽ xâm nhập vào sâu khoảng 60 km trên sông Hậu và 70 km trên sông Tiền có tính đến chiết giảm lưu lượng thượng nguồn nước đến Kratie – Campuchia (-30%). Vị trí lấy nước ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH-NBD trong 20-30 năm tới trên dòng chính sông Hậu, sông Tiền cần cách biển tối thiểu trên 70 km về phía thượng nguồn tính từ biển Đông.
  • 6. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước iv Khai thác lợi thế nguồn nước của vùng ĐBSCL tạo dựng khung hạ tầng cấp nước cấp vùng ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH – NBD phục vụ phát triển không gian kinh tế -xã hội (KT-XH) là mục tiêu chiến lược về cấp nước của Vùng. Mô hình cấp nước đặc thù cho vùng ĐBSCL cũng như vùng BĐCM, ngoài các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc, mô hình cần có những nhóm tiêu chí đặc thù trong từng giai đoạn nghiên cứu phù hợp. Luận án đã nghiên cứu đề xuất các nhóm tiêu chí cho từng giai đoạn nghiên cứu của mô hình. Các kịch bản mô hình cấp nước được đề xuất tương ứng với bối cảnh, khả năng, ưu thế, hạn chế cũng như cơ hội và thách thức sẽ có thể diễn ra và không loại trừ các yếu tố ảnh hưởng từ “thiên tai và nhân tai”. Từ đó luận án đề xuất lựa chọn kịch bản mô hình cấp nước phù hợp, khả thi nhất trong điều kiện của vùng cho giai đoạn năm 2020 và 2030. Kịch bản lựa chọn là “Mô hình cấp nước tổng hợp”, khai thác lợi thế của vùng, không hạn chế trong ranh địa phương với các công trình đầu mối và mạng lưới cấp vùng trở thành khung hạ tầng cấp vùng đảm bảo ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH – NBD. Theo đó, vùng ĐBSCL sử dụng nguồn cấp nước chính là sông Hậu, sông Tiền với ba vùng cấp nước đặc thù: (i) Vùng Bắc sông Tiền (BST) lấy nguồn sông Tiền với lưu lượng Q= 1 - 1,5 triệu m3 /ngày; (ii) Vùng BĐCM lấy nguồn sông Hậu với lưu lượng Q=3-3,5 triệu m3 /ngày; (iii) vùng giữa sông Tiền, sông Hậu (STSH) thuộc vùng ngập lũ sâu (không thuận tiện xây dựng công trình cấp vùng), có nhu cầu khoảng 0,8 -1 triệu m3 /ngày, được cấp nước từ khung hạ tầng cấp nước của vùng. Mô hình cấp nước cho các ĐT-KCN vùng BĐCM được triển khai từ mô hình cấp nước vùng ĐBSCL. Các thành phần chính của mô hình cũng là một phần của mô hình cấp nước Vùng ĐBSCL được xây dựng phục vụ cho vùng BĐCM : - Xây dựng 2 Nhà máy nước (NMN) cấp vùng tại khu vực Ô Môn – Cần Thơ và Châu Thành – An Giang (cách biển 80 và 120 km) có lưu lượng Q1= 0,5 triệu m3 /ngày và Q2= 2 triệu m3 /ngày cung cấp cho vùng. - Xây dựng mạng chuyển tải là khung hạ tầng cấp vùng (kết hợp trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp vùng : Giao thông, lưới điện, thông tin, cấp nước… các theo các hành lang phát triển vùng) kết nối tới các ĐT-KCN của vùng BĐCM và với các vùng cấp nước đặc thù sau này. - HTCN tại các đô thị được điều chỉnh phù hợp (theo điều kiện kỹ thuật) kết nối với khung hạ tầng cấp nước cấp vùng. Đề xuất hình thành Tổng công ty cấp nước Vùng có các thành viên là các Công ty cấp nước hiện hữu tại các tỉnh/thành trong vùng được tái cấu trúc phù hợp. Bước đầu, mô hình thực hiện cho vùng BĐCM có khung quản lý được kết hợp giữa quản lý lãnh thổ với quản lý ngành, không giới hạn trong ranh hành chính các địa phương vì sự phát triển chung của vùng. Mô hình cấp nước cho một vùng lãnh thổ chưa có tiền lệ tại Việt Nam.Vì vậy, trong giới hạn nghiên cứu của Luận án sẽ có những hạn chế nhất định, khi triển khai thực tế cần có những nghiên cứu bổ sung nhằm hoàn thiện mô hình và áp dụng cho toàn vùng ĐBSCL.
  • 7. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước v Mô hình cấp nước đối với một vùng lãnh thổ đặc thù trong bối cảnh BĐKH – NBD cần được cập nhật hiệu chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn khi có các kết quả nghiên cứu đa ngành từ “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu” cũng như đàm phán, thỏa thuận của các nước trong lưu vực sông Mê Kông , nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra. Liên kết, khai thác hợp lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước với mục tiêu “sống chung với nước biển dâng” sông Hậu, sông Tiền sẽ mãi là “nguồn” nuôi sống và bảo vệ người dân “vùng sông nước” ĐBSCL.
  • 8. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước vi SUMMARY The area of the Cuu Long River Delta has 13 provinces/cities, including Camau Peninsula with 7 provinces/cities of Southwest Hau River. According to the forecast until 2030, the Cuu Long River Delta will be an important region to national economy. It will have more than 250 towns and covers 40 thousand hectares of industrial parks, in which Ca Mau Peninsula has more than 110 towns and 15 thousand hectares of industrial parks. The forecast shows that water demand of this region in 2030 is about 4.6 – 4.7 million cubic per day, in which water demand of Ca Mau Peninsula is 2.2 – 2.3 million cubic per day. The existing water sources indicate the followings: a) Under ground water source, including 10 levels of water (aquifers) distributed sparsely in the entire area. It provide water at a capacity of 320 thousand cubic meters/ day, supplie from 45,000 individual wells of various sizes in the rural areas. There is not any assessment of reserves for specific exploitation. Therefore, ground water is one of the water reserve sources and needs to be managed well and exploitation needs to be limited. b) Raining water source is plentiful, which contributed to the rivers about 6- 7 billion cubic per day of water. Raining water is unevenly distributed, with 90% concentrating in the rainy season. It is difficult to collect rain water in the large area and quantity, creating challenges for water supply in towns and industrial parks (because land is affected by acidy and salinity). This is an important source of water for people residing in coastal areas and area with fresh water problems. c) Surface water of Tien and Hau rivers belonging to the Lower Mê Kông delta is the source of the greatest potential of water. It currently provides almost 60% of water supply needs for the Cities – Industrial Park of this area. In the next 20 years, the water demand of this area accounts for only 0.15 – 1.75% of minimum dischange of the Hau River. However, the main obstacle is flooding, salinity, acidity and response to the climate changes and rising sea water level. In fact, the salinity penetrated deep into 15 – 20 km after 40 – 50 years since 1960s. Today, at the end of dry season, the salinity (1g/l) was 40 – 50 km in the Tien and Hau Rivers’s area. The scenarios of the climate changes – rising sea on “The National Target Program to respond to climate changes” were published: Sea level rise is about 30cm in the Cuu Long River Delta in the middle of XXI century and about 75 cm at the end of XXI century compared to the average of the period 1980 - 1999. Also, according to the forecast, there will be 25 dams (14 Chinese dams on the Lan Thuong River / Mê Kông and 11 dams on the territory of Laos) on the Mê Kông mainstream. This is the factor of "human disaster", which has a large impact on ecosystems, saltwater intrusion, as well as the lives of people in the lower Mê Kông.
  • 9. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước vii Institute of Water Resource Planning in Southern area forecast that the salinity (1g/l) will penetrate deep in to about 60 km in the Hau River and 70 km in the Tien River, including the reductions in water flow upstream to Kratie – Campuchia (- 30%) in the middle of XXI century. Thus, the proposed stable and safe water intake locations which are suitable with climate change and sea level rise scenarios in the next 20-30 years from mainstream of Hau and Tien Rivers system are located at least over 70 km from the upstream calculated from Eastern Sea. Exploring water advantages of Mê Kông Delta Region, creating stable and safe water supply infrastructure that is suitable with climate change sea level rise scenarios to serve the economic-socio development is the strategic objective of this region’s water supply. A water supply model for a special region like Cuu Long River Delta and Ca Mau Peninsula, apart from compulsory technical requirements of a water supply model, needs specific groups of criteria for each period of time. This thesis researched and proposed sets of criteria for each phase of research for the model. Different scenarios are proposed to fit with each of the region’s conditions, capabilities, advantages, disadvantages as well as opportunities and challenges, and including impact factors from “nature and people”. Thereby thesis selects the most suitable model for the region in the period of 2020-2030. The selected model is called “Integrated Water Supply Model", which leverages on the region’s advantages and does not limit to small town’s territory with key infrastructure and regional network built up into framework infrastructure to ensure stability, safety and suitability with climate change and sea level rise. According to which, Cuu Long River Delta uses main sources from Hau River and Tien River with 3 specialized water supply region: i) North Tien River with intake from Tien River and flow Q = 1-1.5 mil m3 /day; ii) Camau Peninsula with intake from Hau River and flow Q = 3-3.5 mil m3 /day, iii) Areas in between Tien and Hau river belonging to a heavily flooded area (inconvenient for regional level structure development), with demand of 0.8-1 mil m3 /day, supplied by the region’s framework water supply infrastructure. The model of water supply for Cities and Industrial park in the Ca Mau Peninsula is a model implemented from the model for water supply in the Cuu Long River Delta. Components of the model is also a part of the Cuu Long River water supply model, developed to serve Ca Mau Peninsula region: 1) Build a water supply plant in the area O Mon district - Can Tho and Chau Thanh district - An Giang Province (80 and 120 km from the sea) with a flow of Q = 0.5+2 mil m3/day.
  • 10. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước viii 2) Build a supply network which serves as regional level framework infrastructure (combined with the regional infrastructure network: transport, power grid, water supply… according to regional development corridor) which connects to the Cities – Industrial Park and specialized water supply region in the future. Water supply model is proposed to be in the format of a General Corporation of Water supply for the region, with subsidiaries being existing companies of cities and provinces in the region, after being appropriately re-structured. As the first step, implementation model in Ca Mau Peninsula is combined between territorial management with industry management beyond borders of administrative towns for the common development of the region. The model of water supply for single area is unprecedented in Vietnam. Therefore, thesis will have certain limitations and require adjustment and further research when putting into practice to perfect the model and make it applicable to the entire Cuu Long River Delta Region. Water supply model for a special territorial regional in the context of climate change and sea level rise is a process that needs to be updated from time to tiem to ensure compatibility with research results from multi-industry research of “National strategic program to deal with climate change” as well as negotiations and agreements with neighboring countries in the Lower Mê Kông Delta, to implement the strategic objectives set forth. Rational connection, exploitation and protection of water resources in the Hau River basin will be forever source of live and protection the people of “wetland” Cuu Long River Delta.
  • 11. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước ix MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ............................................................................................................ i Lời cảm ơn................................................................................................................ii Tóm tắt nội dung luận án ......................................................................................iii Mục lục..................................................................................................................... ix Danh mục các từ viết tắt ...................................................................................... xv Danh mục các bảng, biểu ...................................................................................xvii Danh mục các hình .............................................................................................. xix MỞ ĐẦU................................................................................................................................1 1. Sự cần thiết nghiên cứu luận án. ..................................................................... 1 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài......................................................................... 4 3. Mục tiêu nghiên cứu. ........................................................................................ 4 4. Giới hạn nghiên cứu. ........................................................................................ 4 5. Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 6 6. Phương pháp luận nghiên cứu......................................................................... 7 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. ...................................................................... 11 8. Ý nghĩa kinh tế xã hội..................................................................................... 12 9. Tính mới của luận án...................................................................................... 13 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI CẤP NƯỚC CẤP VÙNG ...............................................................................................................................14 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ĐBSCL VÀ VÙNG BĐCM. ........14 1.1.1.Vị trí, vai trò. .................................................................................................. 14 1.1.2. Điều kiện tự nhiên. ........................................................................................ 16 1.1.3. Kinh tế - xã hội. ............................................................................................. 21 1.1.4. Hạ tầng kỹ thuật vùng.................................................................................... 22 1.2.TỔNG QUAN VỀ HTCN MỘT SỐ VÙNG ĐÔ THỊ CÁC NƯỚC VÀ Ở VIỆT NAM. ...............................................................................................................................23
  • 12. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước x 1.2.1. Hệ thống cấp nước một số vùng đô thị lớn trên thế giới. .............................. 24 1.2.2. Các vấn đề tham khảo rút kinh nghiệm:........................................................ 27 1.2.3. Tổng quan về cấp nước các đô thị ở Việt Nam. ............................................ 28 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP NƯỚC CỦA VÙNG BĐCM và ĐBSCL...........................32 1.3.1. Vấn đề cấp nước quy mô vùng:..................................................................... 32 1.3.2. Hệ thống cấp nước các đô thị với mô hình cấp nước “truyền thống”: .......... 32 1.3.3. Quản lý và thực hiện cấp nước tại các địa phương trong Vùng. ................... 33 Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ QUY HOẠCH LIÊN QUAN TỚI CẤP NƯỚC TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU..............34 2.1. THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG NGUỒN CẤP NƯỚC VÙNG ĐBSCL VÀ VÙNG BĐCM. ....................................................................................................................34 2.1.1. Thực trạng nguồn cấp nước đang khai thác................................................... 34 2.1.2. Tiềm năng nguồn cấp nước của vùng............................................................ 35 2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC VÙNG ĐBSCL....................................47 2.2.1. Thực trạng cấp nước toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. ........................ 47 2.2.2. Thực trạng hệ thống cấp nước tại các tỉnh trong vùng ĐBSCL .................... 49 2.3. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU..............52 2.3.1. Thực trạng hệ thống cấp nước toàn vùng BĐCM. ........................................ 52 2.3.2. Thực trạng cấp nước các tỉnh vùng BĐCM................................................... 54 2.3.3. Thực trạng cấp nước các đô thị - khu công nghiệp Vùng BĐCM................. 56 2.4. QUY HOẠCH CẤP NƯỚC VÀ CÁC QUY HOẠCH LIÊN QUAN TỚI CẤP NƯỚC TẠI VÙNG ĐBSCL...............................................................................................61 2.4.1. Quy hoạch thủy lợi. ....................................................................................... 61 2.4.2. Quy hoạch cấp nước các đô thị vùng ĐBSCL giai đoạn trước 1975. ........... 62 2.4.3. Quy hoạch cấp nước tại các tỉnh giai đoạn sau năm 1975............................. 63 2.4.4. Thực trạng quản lý hệ thống cấp nước tại các đô thị..................................... 64 2.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ CÁC QUY HOẠCH CẤP NƯỚC ĐÃ VÀ ĐANG THỰC THI. ............................................................................................................68 2.5.1. Vấn đề cấp nước quy mô vùng:..................................................................... 68
  • 13. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước xi 2.5.2. Mô hình cấp nước “truyền thống” tại các ĐT – KCN................................... 69 Chương 3. DỰ BÁO NHU CẦU CẤP NƯỚC, ĐỀ XUẤT NHÓM TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG CẤP NƯỚC VÀ XÁC ĐỊNH VÙNG CẤP NƯỚC ĐẶC THÙ TIÊU BIỂU CỦA VÙNG ĐBSCL...........................................................................................................72 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. ........72 3.1.1. Dân số ............................................................................................................ 72 3.1.2. Đất xây dựng đô thị và khu công nghiệp....................................................... 72 3.1.3. Định hướng phát triển không gian................................................................. 72 3.1.4. Phân bố mạng lưới đô thị theo tính chất và chức năng. ................................ 73 3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU. ................................73 3.2.1. Dân số:........................................................................................................... 73 3.2.2. Đất xây dựng đô thị và khu công nghiệp....................................................... 73 3.2.3. Định hướng phát triển không gian................................................................. 74 3.2.4. Phân bố mạng lưới đô thị vùng BĐCM......................................................... 74 3.3. DỰ BÁO NHU CẦU CẤP NƯỚC CÁC ĐÔ THỊ - KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐBSCL VÀ VÙNG BĐCM. ...............................................................................................76 3.3.1. Các tiền đề và đối tượng cấp nước. ............................................................... 76 3.3.2. Tiêu chuẩn cấp nước:..................................................................................... 76 3.3.3. Dự báo nhu cầu cấp nước vùng ĐBSCL theo các giai đoạn phát triển......... 78 3.3.4. Dự báo nhu cầu cấp nước các ĐT - KCN vùng BĐCM tới 2020 và 2030.... 79 3.4. ĐỀ XUẤT NHÓM TIÊU CHÍ VÀ PHÂN VÙNG CẦP NƯỚC. .............................80 3.4.1. Cơ sở thiết lập nhóm tiêu chí......................................................................... 80 3.4.2. Đề xuất nhóm tiêu chí phân vùng cấp nước đặc thù...................................... 80 3.5. PHÂN VÙNG CẤP NƯỚC.........................................................................................82 3.5.1. Phân vùng cấp nước theo nguồn nước:.......................................................... 82 3.5.2. Phân vùng cấp nước tổng hợp theo tiềm năng của các nguồn nước: ............ 86 3.5.3. Phân vùng cấp nước theo nhu cầu phát triển ĐT - KCN:.............................. 89 3.6. VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU LÀ VÙNG ĐẶC THÙ TIÊU BIỂU CỦA VÙNG ĐBSCL. ...............................................................................................................................90
  • 14. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước xii 3.6.1. Vùng BĐCM có các yếu tố tự nhiên đặc thù cho Vùng ĐBSCL. ................. 90 3.6.2. Vùng BĐCM có đặc thù cấp nước tiêu biển cho vùng ĐBSCL.................... 90 Chương 4. NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG MÔ HÌNH CẤP NƯỚC ỔN ĐỊNH, AN TOÀN VÀ THÍCH ỨNG BĐKH – NBD TRONG ĐIỀU KIỆN VÙNG ĐBSCL. ........93 4.1. MÔ HÌNH CẤP NƯỚC...............................................................................................93 4.1.1. Mô hình cấp nước ......................................................................................... 93 4.1.2. Phân loại mô hình cấp nước: ......................................................................... 94 4.1.3. Mô hình cấp nước với điều kiện đặc thù Vùng ĐBSCL: .............................. 94 4.2. ĐỀ XUẤT CÁC NHÓM TIÊU CHÍ ĐẶC THÙ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẤP NƯỚC CỦA VÙNG ĐBSCL..............................................................................................97 4.2.1. Cơ sở lập tiêu chí đặc thù. ............................................................................. 97 4.2.2.Đề xuất nhóm tiêu chí đặc thù xây dựng mô hình cấp nước ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH - NBD trong điều kiện của vùng ĐBSCL. .................................. 98 4.3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤP NƯỚC ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI VÙNG ĐBSCL ..........100 4.3.1. Các kịch bản mô hình cấp nước đối với vùng ĐBSCL. .............................. 100 4.3.2. Mô hình cấp nước ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH – NBD phù hợp đặc thù Vùng ĐBSCL. ................................................................................................. 103 4.4. KỊCH BẢN BĐKH – NBD VÀ NGUỒN NƯỚC ỔN ĐỊNH, AN TOÀN, THÍCH ỨNG TRONG ĐIỀU KIỆN VÙNG ĐBSCL. .................................................................108 4.4.1. Xâm nhập mặn với nguồn nước sông Tiền sông Hậu ................................. 108 4.4.2. BĐKH - NBD và Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH........... 112 4.4.3. Dự báo xâm nhập mặt theo kịch bản BĐKH-NBD đối với vùng ĐBSCL:. 115 4.4.4. Nguồn cấp nước ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH trong điều kiện vùng ĐBSCL................................................................................................................... 118 4.5. BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC VÙNG ĐBSCL. .............................................................122 4.5.1. Nguồn nước sông Tiền, sông Hậu ............................................................... 122 4.5.2. Nguồn nước dưới đất ................................................................................... 123 4.6. ĐỀ XUẤT NHÓM TIÊU CHÍ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH CẤP NƯỚC ĐẶC THÙ VÙNG ĐBSCL. .................................................................................................................123
  • 15. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước xiii Chương 5. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤP NƯỚC CẤP VÙNG ĐỐI VỚI CÁC ĐÔ THỊ - KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU. ...............125 5.1. CÁC kỊCH BẢN MÔ HÌNH CẤP NƯỚC CẤP VÙNG ĐỐI VỚI CÁC ĐT - KCN VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU............................................................................................125 5.1.1. Các tiền đề xây dựng kịch bản mô hình cấp nước vùng BĐCM................. 125 5.1.2. Các kịch bản mô hình cấp nước vùng bán đảo Cà Mau. ............................. 125 5.1.3. Đánh giá các kịch bản mô hình cấp nước vùng bán đảo Cà Mau. .............. 130 5.1.4. So sánh kinh phí đầu tư các kịch bản mô hình cấp nước. ........................... 133 5.2. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤP NƯỚC CẤP VÙNG CHO CÁC ĐT – KCN VÙNG BĐCM. .............................................................................................................................134 5.2.1. Mô hình CN có các thành phần ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH-NBD.134 5.2.2.Cấu trúc cơ bản của MHCN cấp vùng đối với các ĐT - KCN vùng BĐCM 135 5.3. ĐỀ XUẤT CÁC KHU VỰC XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC CẤP VÙNG .......137 5.3.1. Đề xuất nhóm tiêu chí lựa chọn khu vực xây dựng NMN vùng.................. 137 5.3.2. Đề xuất các khu vực xây dựng nhà máy nước của vùng BĐCM ................ 138 5.4. ĐỀ XUẤT MẠNG LƯỚI CHUYỂN TẢI NƯỚC CẤP VÙNG ............................143 5.4.1. Các khái niệm: ............................................................................................. 143 5.4.2. Đề xuất mạng lưới cấp A (khung hạ tầng cấp nước cấp vùng): .................. 144 5.4.3. Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước vùng (mạng lưới cấp A):............. 145 5.5. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KHUNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN. .......149 5.5.1. Mô hình quản lý theo ranh hành chính - Mô hình 1:................................... 149 5.5.3. Mô hình kết thừa, tái cấu trúc và hoàn chỉnh- Mô hình 3 : ......................... 151 5.5.4 Đề xuất mô hình khung quản lý thực hiện................................................... 153 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................................155 1. KẾT LUẬN..................................................................................................................155 1.1 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long .................................................................. 155 1.2 Vùng bán đảo Cà Mau .................................................................................... 156 2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................157
  • 16. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước xiv DANH MỤC CÁC BÀI BÁO VÀ CÔNG TRÌNH ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN. ........................................................................................159 TÁI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................161 PHỤ LỤC .......................................................................................................................166
  • 17. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước xv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BĐCM Bán đảo Cà Mau BST Bắc sông Tiền BĐKH - NBD Biến đổi khí hậu, nước biển dâng BKH-ĐT Bộ Kế hoạch đầu tư BXD Bộ Xây dựng BTN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường CTN Cấp thoát nước Cty Công ty CTĐM Công trình đầu mối ĐBNB Đồng bằng Nam Bộ ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược ĐNA Đông Nam Á ĐNB Đông Nam Bộ ĐTH Đô thị hóa ĐTM Đồng Tháp Mười ĐT-KCN Đô thị - Khu công nghiệp HT - KT Hệ thống kỹ thuật HTCN Hệ thống cấp nước KCN Khu công nghiệp KTTĐ Kinh tế trọng điểm KT-XH Kinh tế - xã hội KT-ĐT-KCN Kinh tế - Đô thị - Khu công nghiệp NDĐ Nước dưới đất (nước ngầm) NCS Nghiên cứu sinh NMN Nhà máy nước QH XD Quy hoạch xây dựng
  • 18. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước xvi QL Quốc lộ SWOT (Strength, Weakness, Oppotunity, Threat) Thuận lợi, Khó khăn, Cơ hội, thách thức STSH Sông Tiền, sông Hậu TDTT Thể dục thể thao TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TGLX Tứ giác Long xuyên TSH Tây sông Hậu TP Thành phố TT Thị trấn TX Thị xã UBND y Ban Nhân Dân VĐTTT Vùng đô thị trung tâm VN Việt Nam XD Xây dựng QH Quy hoạch
  • 19. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước xvii DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 1.1. Số lượng sông chính và phụ lưu các cấp..............................................................29 Bảng 1.2. Trữ lượng khai thác nước dưới đất ......................................................................30 Bảng 1.3. Kết quả “Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn” ....31 Bảng 1.4. Sử dụng nước trong công nghiệp cả nước............................................................31 Bảng 2.1. Lưu lượng nước sông Hậu................................................................................... 38 Bảng 2.2. Các chỉ tiêu cơ bản của chất lượng nước mặt tại TP. Cần Thơ............................40 Bảng 2.4. Kết quả tính trữ lượng tiềm năng NDĐ ĐBNB ..................................................44 Bảng 2.5. Kết quả tính trữ lượng động tiềm năng NDĐ ĐBNB .........................................44 Bảng 2.6. Tổng hợp lưu lượng khai thác và dự báo trữ lượng NDĐ vùng ĐBSCL……….45 Bảng 2.7. Thống kê công suất cấp nước đô thị các tỉnh vùng ĐBSCL ................................49 Bảng 2.8. Danh mục các dự án cấp nước nguồn vốn nước ngoài tại vùng ĐBSCL.............51 Bảng 2.9. Thống kê công suất các NMN và trạm CN tại các tỉnh vùng BĐCM..................53 Bảng 2.10. Tổng hợp nội dung chính QH cấp nước các tỉnh vùng ĐBSCL tới năm 2020 (thực hiện giai đoạn 2000 -2005)..........................................................................................66 Bảng 3.1. Tổng hợp nhu cầu dùng nước sinh hoạt và KCN vùng ĐBSCL (2020 - 2030) ...78 Bảng 3.2.Tổng hợp nhu cầu dùng nước sinh hoạt và KCN vùng BĐCM (2020 - 2030). ....89 Bảng 3.3. Tổng hợp các điều kiện đặc thù của ba vùng thuộc ĐBSCL................................90 Bảng 3.4. Tổng hợp, đánh giá thuận lợi, khó khăn của ba vùng cấp nước đặc thù BST, STSH, BĐCM thuộc Vùng ĐBSCL. ....................................................................................91 Bảng 4.1. Tổng hợp các kịch bản mô hình cấp nước của Vùng ĐBSCL. ..........................103 Bảng 4.2. Kết quả nồng độ Cl- tại trạm bơm cấp I, các NMN-Cần thơ.............................111 Bảng 4.3. Tổng hợp (và dự báo diện) tích xâm nhập mặn (Max)......................................117 Bảng 4.4. So sánh khả năng khai thác các nguồn nước trong vùng ĐBSCL......................119 Bảng 5.1.Tổng hợp kinh phí đầu tư các kịch bản mô hình cấp nước vùng BĐCM. ..........133 Bảng 5.2. Lưu lượng nước sông Hậu. ...............................................................................139
  • 20. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước xviii Bảng 5.3. Kết quả phân tích nước (thô) sông Hậu tại Trà Nóc – Cần Thơ ........................139 Bảng 5.4. Các chỉ tiêu Vi sinh ............................................................................................140 Bảng 5.5. Các chỉ tiêu Lý hoá.............................................................................................140 Bảng 5.6. Kết quả nồng độ (Cl- ) tại trạm bơm cấp I, NMN-Cần Thơ................................142 Bảng 5.7. So sánh các mô hình quản lý, thực hiên mô hình cấp nước vùng BĐCM. ........153
  • 21. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước xix DANH SÁCH CÁC HÌNH. Trang Hình 1.1. Vị trí vùng ĐBSCLvà vùng BĐCM .....................................................................14 Hình 1.1a. Biển đồ dạng triều biển Tây và biển Đông vùng BĐCM. ..................................17 Hình 1.2. Bản đồ mức độ ngập lũ vùng ĐBSCL và BĐCM – 2000.....................................20 Hình 1.3. Vòi nước công cộng ở Roma-Italia.......................................................................24 Hình 1.4. Sơ đồ CN thành phố New York............................................................................25 Hình 1.5. Kênh (sông ) Mahasawat nguồn cấp nước cho Bangkok – Thái Lan...................26 Hình 1.6. Sông Tonegawa nguồn cấp nước chính cho Tokyo - Nhật Bản. .........................27 Hình 2.1. Lu chứa nước mưa dân cư nông thôn ...................................................................34 Hình 2.2. Phân bố mưa vùng ĐBSCL ..................................................................................41 Hình 2.3. Trạm bơm giếng - Cà Mau....................................................................................45 Hình 2.4. Giếng khai thác NDĐ – Cà Mau...........................................................................46 Hình 2.5. Bản đồ địa chất thủy văn ĐBNB. .........................................................................46 Hình 2.6. Mặt cắt địa chất thủy văn ĐBNB (từ Cà Mau – tới Đồng Nai )..........................47 Hình 2.7. Bản đồ hiện trạng cấp nước vùng ĐBSCL. ..........................................................48 Hình 2.8. Cấp nước khu vực nông thôn................................................................................54 Hình 2.9. Công ty CTN TP. Cần Thơ...................................................................................55 Hình 2.10. NMN Bình Đức-An Giang .................................................................................57 Hình 2.11. Nhà máy nước nằm trong TP. Long Xuyên........................................................57 Hình 2.12. Trạm bơm I NMN Châu Đốc..............................................................................58 Hình 2.13. NMN TP. Rạch Gía ............................................................................................58 Hình 2.14. NMN TP. Vị Thanh. ...........................................................................................59 Hình 2.15. NMN TP. Sóc Trăng...........................................................................................59 Hình 2.16. Công ty CTN Bạc Liêu.......................................................................................59 Hình 2.18. Bản đồ hiện trạng cấp nước vùng bán đảo Cà Mau............................................61 Hình 2.19. QH CN các ĐT vùng ĐBSCL.............................................................................63 Hình 3.1. Bản đồ phân bố HT đô thị vùng ĐBSL và vùng BĐCM......................................75
  • 22. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước xx Hình 3.2. Khung hành lang hạ tầng kỹ thuật cấp vùng.........................................................82 Hình 3.3. Bản đồ phân vùng khả năng nguồn nước mặt.......................................................83 Hình 3.4. Bản đồ phân chia các khu vực có NDĐ vùng ĐBSCL.........................................85 Hình 3.5. Bản đồ phân vùng theo khả năng nguồn nước......................................................87 Hình 3.6. Bản đồ phân vùng cấp nước theo đặc thù nhu cầu sử dụng nước........................89 Hình 4.1. Sơ đồ mô hình cấp nước đặc thù theo từng khu vực vùng ĐBSCL...................102 Hình 4.2. Sơ đồ mô hình cấp nước ba vùng đặc thù của vùng ĐBSCL. ............................104 Hình 4.3. Sơ đồ Mô hình cấp nước vùng ĐBSCL..............................................................107 Hình 4.4. Sơ đồ phân vùng nhiễm mặn sông Tiền, sông Hậu. ..........................................110 Hình 4.5. Biểu đồ cao độ các đô thị chính dọc sông Hậu, sông Tiền...............................110 Hình 4.6. Khu vực ngập ĐBSCL theo kịch bản NBD 75 cm đến cuối thế kỷ XXI. ..........114 Hình 4.7. Đập Tiểu Loan Trung Quốc................................................................................114 Hình 4.8. Vị trí các đập trên sông Mê Kông .....................................................................115 Hình 4.9. Xâm nhập mặn ở ĐBSCL theo kịch bản BĐKH-NBD tới năm 2050...............117 Hình 5.1. Mạng chuyển tải nước trong khung hạ tầng cấp vùng (mạng cấp A)................136 Hình 5.2. Khung hạ tầng cấp vùng kết nối với ĐT - KCN (mạng cấp A+B)....................137 Hình 5.3. Vị trí tuyến chuyển tải trong hành lang khung hạ tầng kỹ thuật cấp vùng. ........145 Hình 5.4. Sơ đồ tính toán thủy lực MLCN Vùng BĐCM và vùng ĐBSCL.......................147 Hình 5.5. Sơ đồ Mô hình Cấp nước cấp vùng cho các ĐT – KCN Vùng BĐCM.............148 Hình 5.6. Sơ đồ quản lý công ty CN được tái cấu trúc tại các địa phương - Mô hình 1. ...150 Hình 5.7. Sơ đồ Mô hình quản lý thực hiện mô hình cấp nước vùng BĐCM - Mô hình 2.151 Hình 5.8. Sơ đồ Mô hình quản lý CN vùng BĐCM - Kế thừa và tái cấu trúc-Mô hình 3..153
  • 23. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu luận án. 1) “Vùng sông nước” ĐBSCL nói chung và vùng BĐCM nói riêng thuộc hạ lưu sông Mê Kông nhưng đang thiếu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. a “Vùng sông nước” đồng b ng sông C u Long Gồm 13 tỉnh/thành phố là Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang và Long An có diện tích tự nhiên khoảng 40.604,7 km2 với trên 17,5 triệu dân. Trải qua hơn 300 khai phá và xây dựng đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp và hệ thống dân cư với trên 131 đô thị. Vùng có mạng lưới sông, kênh, rạch chằng chịt chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Mê Kông và thủy triều biển Đông, biển Tây. Hàng năm, có 5 tháng mùa lũ (tháng 8-12) với diện tích ngập lũ trên 50% . Tổng công suất các nhà máy nước của vùng khoảng 750-800 ngàn m3 /ngày. Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước khoảng 60%, hiện đang thiếu khoảng 30% nhu cầu cấp nước các đô thị - khu công nghiệp (ĐT - KCN). b Vùng bán đảo Cà Mau Gổm 7/13 tỉnh/TP của Vùng ĐBSCL (là Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau) nằm ở phía Tây Nam sông Hậu Bản đồ ngập lũ ĐBSCL và vùng BĐCM *Nguồn Quy hoạch XD vùng ĐBSCL Vùng BĐCM có diện tích khoảng 23.800 km2 , dân số khoảng 9,2 triệu dân với trên 51 đô thị và các khu công nghiệp lớn của vùng ĐBSCL. Vùng có mật độ kênh, rạch lớn nhất cả nước với chiều dài (hơn 10m/1 ha), chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn sông Mê Kông , nhật triều biển Tây và bán nhật triều Đông với biên độ lớn. Do là vùng đất thấp và ba mặt giáp biển nên trên 70% diện tích tự nhiên của Vùng thường xuyên bị nhiễm mặn, có những tỉnh các sông, kênh, rạch nhiễm mặn quanh Vùng BĐCM
  • 24. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 2 năm (Cà Mau, Bạc Liêu). Tổng công suất các nhà máy cấp nước tại các ĐT – KCN của Vùng khoảng 455.480 m3 /ngày (chiếm 56,8% vùng ĐBSCL), lượng thất thoát HTCN là 25-35%, tỉ lệ cấp nước đô thị đạt trên 60% và chỉ còn 40% nếu chưa tính TP. Cần Thơ. Nhu cầu cấp nước cho các ĐT – KCN hiện đang thiếu khoảng 45%. 2) Mô hình cấp nước hiện hữu tại các ĐT – KCN của vùng BĐCM và vùng ĐBSCL thiếu tính ổn định và an toàn. Vùng BĐCM cũng như vùng ĐBSCL hiện chưa có mô hình cấp nước cho toàn vùng, hệ thống cấp nước (HTCN) các ĐT – KCN đều được xây dựng độc lập, riêng lẻ cho từng đô thị. Tỷ lệ HTCN tại các ĐT - KCN vùng BĐCM so với cả vùng ĐBSCL là 65/150 HTCN, nếu không tính HTCN của TP. Cần Thơ thì vùng BĐCM có trên 80% HTCN không đạt tiêu chuẩn, luôn thiếu ổn định và không đáp ứng nhu cầu các đô thị trong vùng. Nguồn cấp nước cho các ĐT - KCN vùng BĐCM là nguồn nước mặt chiếm 74% tập trung chủ yếu tại các ĐT – KCN ở Cần Thơ và An Giang. Nguồn nước dưới đất (NDĐ) khai thác chiếm 26% tập trung tại các ĐT – KCN ở Cà Mau, Bạc Liêu. Các nguồn nước được khai thác cục bộ tùy theo điều kiện của từng địa phương và giới hạn trong ranh giới hành chính. Đây là nguyên nhân mà nguồn cấp nước các ĐT – KCN luôn thiếu ổn định, an toàn và đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng (BĐKH - NBD). Hệ thống cấp nước mới chỉ phục vụ cho từng đô thị chưa có sự liên kết giữa các đô thị trong nội tỉnh và liên tỉnh, chỉ lan tỏa dần cho một số khu vực nhỏ quanh các đô thị. Trong thời gian qua, HTCN được nâng cấp, mở rộng chủ yếu bằng cách xây dựng thêm NMN nhằm đáp ứng một phần quy mô đô thị. “Mô hình” này được áp dụng cho tất cả các đô thị trong Vùng và có tính “truyền thống”. Đối với “mô hình” cấp nước “truyền thống” phụ thuộc nhiều vào đặc thù tự nhiên và nguồn vốn của từng địa phương, khả năng thích ứng khi nhu cầu cấp nước tăng luôn gặp khó khăn do thiếu ổn định, an toàn và đặc biệt là ảnh hưởng BĐKH – NBD đang diễn ra.
  • 25. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 3 3) “Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá” đặt ra nhu cầu cấp bách cần có mô hình cấp nước ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH – NBD đối với Vùng BĐCM nói riêng và Vùng ĐBSCL nói chung. Từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối đồng bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nước ta cơ bản đạt được quy mô và trình độ của nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, hệ thống ĐT - KCN phát triển, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Sự thay đổi có tính quy luật này và nhu cầu nâng cao chất lượng sống là xu thế phát triển tất yếu. Tuy nhiên, hạn chế cơ bản của vùng BĐCM và ĐBSCL là khung hạ tầng kỹ thuật cấp vùng còn thiếu, yếu, không đồng bộ và đặc biệt khung hạ tầng cấp nước chưa được nghiên cứu. Xây dựng khung hạ tầng kỹ thuật cấp vùng thống nhất quản lý và các điều kiện kinh tế - kỹ thuật đảm bảo ổn định, an toàn, thích ứng BĐKH–NBD là cơ sở phát triển vùng. Dự báo nhu cầu cấp nước cho các ĐT - KCN, trong 20 năm tới sẽ tăng khoảng 4-5 lần hiện nay. Mô hình cấp nước vùng BĐCM có tính “truyền thống” không đảm bảo tính ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH – NBD. Do vậy nghiên cứu đề xuất mô hình cấp nước đảm bảo tính ổn định, an toàn cho vùng BĐCM và phù hợp với ĐBSCL là cấp thiết. 4) Nghiên cứu, đề xuất mô hình cấp nước cấp vùng cho Vùng ĐBSCL và BĐCM là đề tài có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Trên thế giới, một số vùng đô thị lớn như New York (Mỹ), Tokyo, (Nhật), Bangkok (Thái Lan)… Đã có mô hình cấp nước tập trung được hình thành, phát triển qua nhiều thập kỷ và theo những điều kiện đặc thù riêng có những giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là nhằm liên kết HTCN theo điều kiện đặc thù từng vùng, tập trung khai thác lợi thế của vùng với hệ thống điều hành chung đảm bảo tính ổn định, an toàn và hiệu quả trong phát triển. Ở Việt Nam và đặc biệt vùng BĐCM và ĐBSCL luôn khó khăn do thiếu hạ tầng khung cấp vùng, trong đó khung hạ tầng cấp nước cấp vùng chưa được xây dựng. Một số đô thị lớn cấp quốc gia (TP. Hồ Chí Minh, Hà nội, Hải Phòng…) nguồn cấp nước cũng đã được nghiên cứu từ vùng lân cận nhưng vẫn chỉ phục vụ
  • 26. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 4 cho quy mô một đô thị hoặc cung cấp thêm cho một vài đô thị trên tuyến dẫn về đô thị chính, chưa được nghiên cứu giải quyết cho cấp vùng lãnh thổ. Mô hình cấp nước cấp vùng cho các ĐT - KCN vùng BĐCM đảm bảo ổn định về nguồn nước, an toàn trong cấp nước, thích ứng BĐKH - NBD được nghiên cứu đề xuất sẽ có giá trị về khoa học và ý nghĩa thực tế. 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vùng ĐBSCL, gồm 13 tỉnh/thành phố có diện tích tự nhiên 40.604,7 km2 có dân số khoảng 17,5 triệu người. Phạm vi nghiên cứu và đề xuất mô hình cấp nước cấp vùng là vùng BĐCM, gồm 7 tỉnh phía Tây Nam sông Hậu (TNSH) là TP. Cần Thơ, tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, có diện tích tự nhiên khoảng 23.800 km2 (chiếm 58,6% diện tích ĐBSCL). Phạm vi nghiên cứu liên quan là Vùng TP. Hồ Chí Minh, vùng tuyến biên giới Campuchia - Việt Nam và vùng hạ lưu sông Cửu Long . 3. Mục tiêu nghiên cứu. 3.1. Mục tiêu tổng quát: Đề tài không có mục tiêu đi sâu vào lý luận quy hoạch cấp nước vùng mà nghiên cứu từ thực tiễn quá trình phát triển mô hình cấp nước tại các ĐT-KCN Vùng BĐCM và ĐBSCL với các yếu tố đặc thù, kịch bản BĐKH – NBD kết hợp các dự báo phát triển của vùng, mục tiêu tổng quát của luận án được xác định là : - Nghiên cứu định hướng mô hình cấp nước ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH - NBD trong điều kiện đặc thù của vùng ĐBSCL. - Đề xuất Mô hình cấp nước cấp vùng đối với các ĐT - KCN vùng bán đảo Cà Mau, triển khai tiêu biểu từ mô hình cấp nước của vùng ĐBSCL. 3.2. Mục tiêu cụ thể: 1) Đánh giá và phân tích lợi thế, khó khăn và bất cập của mô hình cấp nước hiện hữu trong 50 năm tại các ĐT – KCN vùng BĐCM và ĐBSCL. 2) Dự báo nhu cầu và các vấn đề cấp nước phục vụ phát triển vùng BĐCM và ĐBSCL tới năm 2020 và 2030.
  • 27. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 5 3) Đề xuất các nhóm tiêu chí đặc thù cho các bước nghiên cứu mô hình cấp nước quy mô vùng phù hợp với các ĐT – KCN của vùng BĐCM và ĐBSCL. 4) Đề xuất và lựa trọn kịch bản mô hình cấp nước cấp vùng phù hợp đặc thù vùng BĐCM và ĐBSCL nhằm đảm bảo ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH - NBD. 5) Đề xuất khung quản lý, thực hiện mô hình cấp nước vùng lãnh thổ. 4. Giới hạn nghiên cứu. a) Giới hạn về không gian - Vùng ĐBSCL gồm 13 tỉnh/TP, có diện tích 40.604,7 ha và nhiều hòn đảo ở biển Đông, biển Tây. Nghiên cứu tập trung vào phần đất liền (chiếm khoảng 98% diện tích) vì điều kiện nguồn nước không có khả năng liên kết với các vùng đảo. - Vùng bán đảo Cà Mau gồm 7/13 tỉnh/TP. phía Tây Nam sông Hậu thuộc ĐBSCL, có diện tích 23.800 km2 (chiếm 58,6% Vùng ĐBSCL) là vùng đặc thù tiêu biểu của ĐBSCL về cấp nước. b) Giới hạn về thời gian Định hướng phát triển không gian và kinh tế - xã hội của Vùng BĐCM và ĐBSCL tới năm 2020 và 2030. Năm 2020 cũng là thời điểm cơ bản hoàn thành “Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá”; Định hướng phát triển cấp nước đô thị, khu công nghiệp Việt Nam được Chính Phủ phê duyệt tới năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 [49]; Nghị định cấp nước của Chính phủ: “Quy hoạch cấp nước vùng được lập cho giai đoạn ngắn hạn là 05 năm, 10 năm; giai đoạn dài hạn là 20 năm…”. [25]. Vì vậy, mốc thời gian nghiên cứu của luận án là tới năm 2020 và năm 2030. c) Giới hạn vấn đề nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu chính là cấp nước cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của các ĐT - KCN thuộc vùng lãnh thổ. Tuy nhiên cấp nước là một thành phần trong khung hạ tầng kỹ thuật phát triển vùng, nghiên cứu sẽ liên quan tới các lĩnh vực như điều kiện tự nhiên, thủy lợi, KT-XH, quy hoạch xây dựng và đặc biệt BĐKH – NBD. Luận án đã tham khảo, sử dụng, kế thừa
  • 28. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 6 các nghiên cứu đã có (của các Bộ, Ngành, các nghiên cứu khoa học và các dự báo chiến lược…) nhằm phân tích, tổng hợp hướng tới mục tiêu chính của đề tài. 5. Nội dung nghiên cứu. Xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành một vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả, bền vững[47]. Hình thành hệ thống hạ tầng xã hội đa dạng và linh hoạt trên cơ sở hệ thống hạ tầng kỹ thuật (nguồn nước sạch, năng lượng…) gắn kết hệ thống dân cư, đô thị trên toàn vùng, kiểm soát môi trường chặt chẽ,… [40]. Nghiên cứu mô hình cấp nước cấp vùng tập trung các nội dung: 1 Đáng giá thực trạng cấp nước các ĐT - KCN vùng BĐCM và ĐBSCL Nghiên cứu các hồ sơ tài liệu, số liệu từ những năm 50-60 của thế kỷ trước cho đến nay. Đề tài tổng hợp và đáng giá thực trạng HTCN, tham khảo các quy hoạch thủy lợi, xây dựng, KT-XH và các dự án cấp nước liên quan đối với vùng BĐCM và ĐBSCL qua các thời kỳ phát triển Vùng. Dự báo những khó khăn, thuận lợi, những cơ hội và thách thức về cấp nước của các tỉnh, các ĐT - KCN trong Vùng. 2 Tham khảo và rút kinh nghiệm quy hoạch cấp nước một số vùng đô thị trên thế giới và tình hình cấp nước tại Việt Nam Nghiên cứu, tham khảo, rút kinh nghiệm quá trình hình thành, phát triển mô hình cấp nước tại một số vùng đô thị các nước và các vùng trong nước. 3 Tính toán và dự báo nhu cầu cấp nước cho các ĐT - KCN theo các giai đoạn phát triển tới năm 2020 và 2030 Nghiên cứu, lựa chọn xác định các đối tượng, tiêu chuẩn dùng nước theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều kiện đặc thù, định hướng phát triển vùng và tính toán dự báo nhu cầu cấp nước theo các giai đoạn phát triển. 4 Cập nhật dự báo kịch bản BĐKH – NBD được công bố đối với vùng ĐBSCL: Cập nhật các kết quả nghiên cứu dự báo kịch bản BĐKH – NBD tại Việt Nam nói chung và vùng BĐCM và ĐBSCL nói riêng liên quan đến cấp nước. 5 Đánh giá tổng quát tiềm năng nguồn nước và đề xuất nguồn cấp nước có tính ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH-NBD trong điều kiện vùng BĐCM và ĐBSCL Phân tích thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng (phèn, mặn, BĐKH – NBD
  • 29. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 7 và thiên tai) tới tiềm năng các nguồn nước, đề xuất các kịch bản, lựa trọn nguồn nước đảm bảo ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH-NBD trong điều kiện vùng. 6 Nghiên cứu đề xuất các nhóm tiêu chí đặc thù phân vùng cấp nước, mô hình cấp nước, khu vực xây dựng công trình đầu mối và nhóm tiêu chí triển khai thực hiện: Nội dung các nhóm tiêu chí tập trung theo các điều kiện đặc thù của Vùng về tiềm năng nguồn nước, nhu cầu dùng nước, tính ổn định và an toàn ở quy mô vùng, không hạn chế trong ranh hành chính, thích ứng với kịch bản BĐKH – NBD và các điều kiện triển khai làm cơ sở đề xuất mô hình cấp nước phù hợp. 7 Đề xuất mô hình cấp nước đảm bảo ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH trong điều kiện đặc thù vùng ĐBSCL: Đề xuất các kịch bản mô hình cấp nước trên cơ sở các yếu tố nguồn nước, các vùng cấp nước, nhu cầu cấp nước, kết hợp khung hạ tầng cấp vùng và kịch bản BĐKH - NBD. Từ đó xem xét theo các tiêu chí, điều kiện kinh tế - kỹ thuật và tính khả thi đề xuất mô hình cấp nước phù hợp. 8 Đề xuất mô hình cấp nước đối với các ĐT - KCN vùng bán đảo Cà Mau phù hợp với Vùng ĐBSCL Vùng BĐCM gồm 7/13 Tỉnh/TP thuộc vùng ĐBSCL, chịu ảnh hưởng nặng BĐKH - NBD là đặc thù tiêu biểu về cấp nước của ĐBSCL. Mô hình nghiên cứu đề xuất có các thành phần mô hình đảm bảo ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH – NBD là khung hạ tầng kỹ thuật cấp vùng tiêu biểu cho mô hình cấp nước vùng ĐBSCL. 9 Đề xuất mô hình khung quản lý, thực hiện Khung quản lý thực hiện kết hợp quản lý chuyên ngành và quản lý vùng, không hạn chế trong ranh giới hành chính. Đề xuất thực hiện mô hình theo hướng hình thành Tổng Công ty chuyên ngành Cấp nước vùng. 6. Phương pháp luận nghiên cứu. 1) Phương pháp luận: Phương pháp luận nghiên cứu theo logic từ đánh giá tổng hợp thực trạng cấp nước Vùng, kết hợp cơ sở khoa học, lý luận và kịch bản BĐKH - NBD đề xuất mô hình cấp nước mới. Mô hình cấp nước “truyền thống” có các thành phần theo quy
  • 30. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 8 mô từng đô thị, (là không khai thác được lợi thế đặc thù vùng) (yếu tố cơ bản hạn chế của mô hình). Vấn đề khai thác lợi thế vùng cần được phân tích đánh giá từ các vùng đặc thù trong tổng thể vùng BĐCM. Phát huy lợi thế vùng khắc phục hạn chế các địa phương với các thành phần mô hình được xem xét cho quy mô cấp vùng. Khai thác lợi thế không chỉ ở đặc thù tự nhiên mà còn được kết hợp với định hướng phát triển các ngành (QH xây dựng, giao thông…) tạo thành khung hạ tầng phát triển vùng kết nối các địa phương, không giới hạn trong ranh giới hành chính. Từ đó Luận án nghiên cứu đề xuất các nhóm tiêu chí đặc thù cho từng giai đoạn nghiên cứu, kết hợp các kết quả nghiên cứu đa ngành và kịch bản BĐKH –NBD... luận án cũng tổng hợp, dự báo các lợi thế, hạn chế và đề xuất thành các kịch bản để lựa chọn mô hình cấp nước phù hợp với đặc thù vùng. Nguồn nước. Một yếu tố quyết định cần được nghiên cứu, là đánh giá tiềm năng các nguồn tài nguyên nước (nước mặt, nước dưới đất) ở cấp vùng. Trên cơ sở đó đề xuất các nhóm tiêu chí, dự báo các kịch bản sẽ xảy ra và kết hợp các kịch bản BĐKH - NBD… lựa chọn, xác định nguồn cấp nước cấp vùng đảm bảo ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH - NBD. Công trình đầu mối (CTĐM). Bao gồm nhà máy nước, các công trình và mạng lưới cấp vùng được đề xuất, các giải pháp (tập trung hoặc phân tán) kết hợp với các nhóm tiêu chí kinh tế - kỹ thuật và tính khả thi khi lựa chọn. CTĐM được tạo dựng thành khung hạ tầng cấp vùng liên kết trong các hành lang hạ tầng cơ sở cho phát triển vùng (giao thông, cấp điện, thông tin …) Hệ thống cấp nước (HTCN tại các đô thị Kế thừa và khai thác các cơ sở hiện có luôn đạt hiệu quả cao và tính khả thi trong nghiên cứu cũng như thực tế. Quản lý và thực hiện Một trong những vấn đề không phát huy lợi thế vùng là quản lý hạn chế trong ranh hành chính từng địa phương. Vì vậy, đề xuất khung quản lý kết hợp quản lý hành chính với quản lý ngành từ cấp vùng tới các địa phương không giới hạn theo ranh giới hành chính.
  • 31. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 9 2) Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp khảo sát, thu thập, thống kê và tổng hợp số liệu Thu thập các tài liệu, số liệu và các hồ sơ lưu trữ về HTCN các ĐT - KCN trong toàn vùng từ giai đoạn 1960 – 1975 từ các địa phương của vùng, các đơn vị đang quản lý HTCN, các đơn vị đã và đang lập các QH, các dự án cấp nước tại các tỉnh trong vùng và các vùng liên quan. Tổng hợp, đánh giá các tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan đến các vấn đề nguồn nước (NDĐ, nước mặt, chế độ thủy văn, mưa, xâm nhập mặn…) và các tài liệu, số liệu tự nhiên, kịch bản BĐKH - NBD, các QH liên quan. Thu thập thống kê và tổng hợp các tài liệu, số liệu, bản đồ QH xây dựng, dự án, chương trình nghiên cứu, dự báo phát triển (vùng BĐCM, ĐBSCL và các tỉnh trong vùng), các vùng liên quan (vùng TP. HCM, lưu vực sông Mê Kông …). Tham khảo các QH, dự án cấp nước được nghiên cứu thực hiện tại các vùng đô thị lớn trên thế giới (NewYork, Tokyo, Bangkok…) tổng hợp và rút kinh nghiệm cho nghiên cứu vùng BĐCM và ĐBSCL. Phương pháp phân tích và tổng hợp “Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn thể của hệ thống thành từng tiểu hệ thống, từng phân hệ hoặc từng cá thể để nghiên cứu và tìm hiểu. Còn tổng hợp là phương pháp dựa vào phân tích và liên kết, thống nhất các bộ phận, mặt, yếu tố lại để nhận thức cái toàn thể”. [8] Định hướng cấp nước cấp vùng được xem xét cho từng ĐT - KCN, các vùng đặc thù, các hành lang kinh tế - đô thị - khu công nghiệp với những tính chất, nhu cầu, khả năng nguồn nước khác nhau và được coi là những tiểu hệ. Từ phân tích những tiểu hệ trên cơ sở các yếu tố đặc thù (hay các dạng tiểu hệ liên quan) được tổng hợp đưa ra các định hướng phù hợp với mô hình cấp nước ở quy mô vùng. Song song với các vấn đề kinh tế - kỹ thuật còn có các yếu tố khách quan, yếu tố đặc thù xã hội nội và ngoại vùng cũng được đánh giá trong quá trình phân tích và tổng hợp. Phương pháp SWOT Là công cụ hiệu quả trong nghiên cứu đánh giá vấn đề quan tâm theo các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Phương pháp
  • 32. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 10 được sử dụng trong đánh giá mô hình cấp nước, QH cấp nước tại các ĐT - KCN các tỉnh trong vùng và so sánh các kịch bản mô hình xem xét các vấn đề cần lựa chọn. Phương pháp dự báo Là một trong những phương pháp thường được sử dụng trong chuyên ngành quy hoạch. Phương pháp nhằm phân tích, đánh giá triển vọng phát triển cho một vấn đề trên cơ sở phân tích, tổng hợp các yếu tố liên quan. Từ cơ sở định hướng phát triển vùng để tính toán và dự báo nhu cầu sử dụng nước các khu vực ĐT - KCN… Các kịch bản đề xuất được dự báo các yếu tố ảnh hưởng tích cực và hạn chế có thể diễn ra nhằm định hướng các chiến lược, các đề xuất phù hợp (được kết hợp với các phương pháp khác) trong các giai đoạn nghiên cứu. Phương pháp đánh giá tác động môi trường chiến lược (DMC Được sử dụng trong đánh giá, dự báo các kịch bản, các yếu tố bất lợi có khả năng xảy ra trong tương lai ảnh hưởng đến nguồn nước từ thiên tai và “nhân tai”. Từ đó dự báo các kịch bản, đề xuất các chiến lược thích ứng và hạn chế các ảnh hưởng bất lợi. Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia và cộng đồng: Tổng kết các nội dung được đề xuất, các vấn đề liên quan tới các địa phương thành các câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng và đầy đủ, được lập thành bảng trong phiếu ý kiến chuyên gia (như thực trạng mô hình cấp nước “truyền thống”, mô hình cấp nước đề xuất không hạn chế trong ranh giới hành chính, các vấn đề kinh tế - kỹ thuật, mô hình quản lý, thực hiện…). Phiếu ý kiến được gửi tới các chuyên gia là các nhà chuyên môn, quản lý và các đại diện cộng đồng các tỉnh thuộc Vùng nghiên cứu. Phương pháp kế thừa Là phương pháp luôn làm tăng hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cũng như tăng tính khả thi và phù hợp điều kiện của từng địa phương. Đề tài nghiên cứu cho vùng lãnh thổ, liên quan đến nhiều lĩnh vực và mô hình cấp nước “truyền thống” hiện hữu đã phát triển trong nhiều thập kỷ. Chính vì vậy, nghiên cứu kế thừa các QH, dự án cấp nước, HTCN hiện hữu không chỉ ở cơ sở vật chất mà còn hệ thống số liệu, dữ liệu, cũng như nguồn nhân lực và quản lý tại từng địa phương.
  • 33. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 11 Ngoài ra còn tiếp thu và kế thừa các nghiên cứu có liên quan (QH xây dựng, KT - XH, kịch bản BĐKH – NBD....) 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. a) Về khoa học: Nghiên cứu mô hình cấp nước vùng BĐCM và ĐBSCL góp phần đưa ra những luận cứ khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu chiến lược cấp nước từ cấp vùng tới các địa phương đối với vùng có điều kiện tự nhiên đặc thù. Với vùng có các điều kiện đặc thù về nguồn nước (ảnh hưởng nhiễm mặn, phèn, thủy triều, lũ trên diện rộng và BĐKH - NBD) khi nghiên cứu Mô hình cấp nước cho các ĐT - KCN cần nghiên cứu với quy mô vùng nhằm khai thác lợi thế vùng không hạn chế trong ranh hành chính với các nhóm tiêu chí, khung quản lý cũng như các bước thực hiện được đề xuất riêng cho đặc thù của vùng. Các nhóm tiêu chí được đề xuất là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu mô hình cấp nước cấp vùng đối với vùng có điều kiện đặc thù tương tự. Mô hình cấp nước cấp vùng được nghiên cứu có các thành phần chính (nguồn nước, các công trình đầu mối và mạng lưới…) gắn kết trong khung kỹ thuật hạ tầng cấp vùng (trục giao thông, cấp điện, thông tin, cấp nước…) là điều kiện an toàn, thuận lợi trong xây dựng, vận hành và quản lý theo hành lang kỹ thuật đồng bộ ổn định, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật - vận hành và thích ứng BĐKH-NBD. Luận án đề xuất khung quản lý, thực hiện không hạn chế theo ranh giới của địa phương mà kết hợp quản lý từ cấp vùng với kế thừa năng lực tại cấp địa phương. b) Về thực tiễn: Mô hình cấp nước vùng BĐCM và ĐBSCL gắn kết trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung cấp vùng là định hướng thực hiện các quy hoạch và các dự án cấp nước cho các ĐT-KCN, các tỉnh trong vùng. Trong quá trình nghiên cứu luận án (2005-2010) cũng là thời gian NCS làm chủ nhiệm Đề án Quy hoạch Xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 tầm nhìn tới 2050 (phê duyệt tại QĐ số 1581/QĐ-TTg, ngày 10/9/2009). Các nội dung nghiên cứu đề xuất mô hình cấp nước cấp vùng của luận án được đưa vào làm định hướng
  • 34. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 12 hạ tầng cấp nước của vùng ĐBSCL, là cơ sở lập các quy hoạch, dự án cấp nước thuộc Vùng ĐBSCL. Tháng 4/2009 Chính phủ Phê duyệt Đề án thành lập vùng Kinh tế Trọng điểm (KTTĐ) Vùng ĐBSCL (gồm 4/7 tỉnh/TP của vùng BĐCM) và triển khai nhiệm vụ “Lập QH cấp nước, thoát nước và xử lý chất thải rắn” vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Đề án “Quy hoạch cấp nước vùng KTTĐ vùng ĐBSCL” là một bước triển khai mô hình cấp nước vùng ĐBSCL (năm 2009-2011). Mô hình cấp nước cấp vùng cho các ĐT - KCN vùng BĐCM được nghiên cứu trong luận án đã có điều kiện đưa vào nội dung chính của Đề án này. Mô hình cấp nước đặc thù cấp vùng được sự đồng thuận cao (trên 87%) khi tham khảo ý kiến của nhà quản lý, các chuyên gia và đại diện cộng đồng tại các tỉnh trong vùng thông qua phiếu tham khảo ý kiến (xem chi tiết kết quả - phụ lục 6 . Tháng 9/2010, Công ty TNHH MTV Cấp Thoát nước Thành phố Cần Thơ đã có văn bản số 478/BC – CTN, Trình Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ về việc xin đầu tư NMN sông Hậu I phục vụ cho Thành phố Cần Thơ, Tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản. Mô hình cấp nước cấp vùng cho các ĐT - KCN ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH đã đáp ứng được các điều kiện đối với vùng đặc thù, khi được triển khai là khung hạ tầng cấp nước cấp vùng kế thừa, thay thế từng bước mô hình cấp nước “truyền thống” hiện hữu tại vùng BĐCM và ĐBSCL là nhu cầu phát triển tất yếu. 8. Ý nghĩa kinh tế xã hội. Vùng BĐCM và ĐBSCL là vùng đặc thù “sông nước” nhưng lại khó khăn về nguồn nước cho các nhu cầu dân sinh và sản xuất. Mô hình cấp nước đối với các ĐT - KCN vùng BĐCM phù hợp với đặc thù vùng ĐBSCL khi được triển khai sẽ tạo cơ sở cho các địa phương có chung một điều kiện hạ tầng về cấp nước thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng sống, phát triển kinh tế - xã hội. Vùng BĐCM và ĐBSCL khi phát triển khung hạ tầng cấp nước đóng góp điều kiện hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng khung phục vụ trên 250 đô thị và khoảng 40 ngàn ha KCN tập trung vào những năm 2020 – 2030. Quá trình đầu tư, phát triển mô hình
  • 35. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 13 cấp nước sẽ phát triển KT-XH góp phần tạo được hàng triệu công việc, nâng cao mức sống của nhân dân và chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng. Song song với phát triển kinh tế trên nền tảng ổn định về hạ tầng, các vấn đề xã hội sẽ được nâng cao như dân trí, y tế và giáo dục… ngày càng hoàn thiện. Các ĐT - KCN trong vùng có môi trường sống và đầu tư thuận lợi, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng nâng cao là điều kiện để ĐBSCL nói chung và vùng bán đảo Cà Mau thực sự “cất cánh”. 9. Tính mới của luận án. 1) Luận án đã tổng hợp, nghiên cứu, đánh giá thực trạng và QH Cấp nước các ĐT - KCN, các tỉnh/TP vùng BĐCM và ĐBSCL qua các thời kỳ trên 50 năm theo Mô hình cấp nước “truyền thống” hạn chế trong ranh giới từng địa phương, không ổn định, an toàn và chưa thích ứng BĐKH - NBD làm hạn chế phát triển của Vùng. 2) Luận án đã đề xuất các nhóm tiêu chí đặc thù cho từng giai đoạn nghiên cứu mô hình cấp nước đối với các ĐT - KCN vùng BĐCM và ĐBSCL. 3) Luận án đề xuất Mô hình cấp nước vùng đặc thù, khai thác lợi thế nguồn nước vùng, không hạn chế bởi ranh giới hành chính và là khung hạ tầng kỹ thuật cấp vùng ổn định, an toàn cấp nước cho các ĐT - KCN và thích ứng với BĐKH - NBD. 4) Luận án nghiên cứu, đề xuất khung quản lý, thực hiện mô hình cấp nước cấp vùng kết hợp quản lý lãnh thổ và quản lý chuyên ngành, kế thừa, phát triển phù hợp đặc thù của vùng BĐCM cũng như ĐBSCL.
  • 36. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 14 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI CẤP NƯỚC CẤP VÙNG 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ĐBSCL VÀ VÙNG BĐCM. 1.1.1. Vị trí, vai trò. 1.1.1.1. Vị trí : a Vùng ĐBSCL: là 1/6 vùng địa lý – kinh tế của Việt Nam, gồm 13/63 tỉnh/TP của cả nước. Vùng nằm ở cực Nam của Việt Nam thuộc phần hạ lưu của lưu vực sông Mê Kông , có diện tích khoảng 40.604,7 km2 (chiếm 82% hạ lưu sông Mê Kông ). Phía Bắc giáp TP. Hồ Chí Minh và Tây Ninh về phía Đông; Giáp biển Đông ở phía Nam; Giáp vịnh Thái Lan về phía Tây và giáp Campuchia về phía Bắc. Vùng ĐBSCL hiện có khoảng 17,5 triệu người (28,3% dân số lưu vực sông Mê Kông, 21% dân số Việt Nam). Hình 1.1. Vị trí vùng ĐBSCLvà vùng BĐCM *Nguồn quy hoạch vùng ĐBSCL b Vùng BĐCM Gồm 7 tỉnh/TP của vùng ĐBSCL nằm ở phía Tây Nam sông Hậu, gồm các Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu giang, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Vùng có ba mặt giáp biển (với chiều dài khoảng 720km) và sông Hậu là ranh giới phía Đông Bắc nay đã được kết nối bằng cầu Cần Thơ với các vùng miền của cả nước theo trục QL.1A. Tuyến biên giới với Campuchia dài khoảng 96 km có 2 chửa khẩu Quốc tế là Hà Tiên – Kiên Giang và Tịnh Biên – An Giang. Là vùng trù phú nhất của ĐBSCL, là trung tâm thủy hải sản
  • 37. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 15 và lúa gạo của cả nước. Trong đó, Cần Thơ là trung tâm của vùng BĐCM và cũng là thành phố trung tâm của ĐBSCL. Vùng BĐCM hiện có khoảng 9,2 triệu dân với diện tích 23.000 km2 chiếm 52,5% dân số và 58% diện tích của ĐBSCL. 1.1.1.2. Vai trò: a Vùng ĐBSCL Với đặc thù về điều kiện tự nhiên, giàu tiềm năng và nguồn lực phát triển, sản xuất nông nghiệp, hàng hoá với các sản phẩm Nông – Ngư - Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đa dạng, phong phú. - Giao lưu kinh tế văn hoá, xã hội, với tiểu vùng Mê Kông, các nước ĐNA, thế giới và xuất khẩu sản phẩm nông sản, thủy hải sản. - Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên, nguồn nước,… với các nước thuộc Tiểu vùng Mê Kông .[47]. - Đóng vai trò quan trọng phát triển KT - XH và An ninh Quốc phòng. a Vùng BĐCM Với vị thế có vùng KTTĐ của vùng ĐBSCL, là 1 trong 4 vùng KTTĐ của cả nước. Vùng có các điều kiện đặc thù tiêu biểu cho ĐBSCL, mạnh nhất về thủy, hải sản và vùng sản xuất lúa gạo không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu tới các châu lục khác. - Vùng hiện có 4 sân bay (Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau và Phú Quốc), trong đó sân bay Quốc tế Cần Thơ đang ngày càng được nâng cấp và mở rộng và Phú Quốc cũng sẽ có một sân bay Quốc tế xây dựng mới. - Quan hệ và liên kết phát triển về hạ tầng giao thông (Xuyên Á phía Nam, đường thủy…), năng lượng (Khí điện đạm Cà Mau), nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ du lịch với Campuchia và Tiểu vùng Mê Kông… - Hành lang ven biển Đông, biển Tây (từ Sóc Trăng, Bạc Liêu tới Cà Mau và đến Kiên Giang) là hành lang kinh tế quan trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch, dịch vụ cảng như: Phú Quốc, Kiên Lương và Hà Tiên (Kiên Giang), Năm Căn, Sông Đốc (Cà Mau) gắn với các khu kinh tế lớn như: Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, Khu kinh tế đặc biệt Phú Quốc, Khu kinh tế Năm Căn và Khu kinh tế cửa khẩu An Giang.
  • 38. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 16 - Đại học vùng ở Cần Thơ, An Giang và hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp nghề đã và đang phát triển cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội cả vùng BĐCM và ĐBSCL. - Đóng vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng (có vị trí quan trọng trên bộ và trên biển). 1.1.2. Điều kiện tự nhiên. 1.1.2.1. Khí hậu vùng BĐCM là một phần của vùng ĐBSCL và có chung các đặc thù cơ bản. 1) Nhiệt độ. - Nhiệt độ không khí tương đối cao và ổn định toàn vùng, trung bình 260 C. - Nhiệt độ không khí thấp nhất : 150 C - Nhiệt độ không khí cao nhất : 35 0 C - Nền nhiệt của vùng BĐCM thường thấp hơn trung bình nền nhiệt của ĐBSCL. - Số giờ nắng trung bình cả năm : 2.226 – 2.709 giờ. 2) Mưa. Lượng mưa trung bình cả năm khoảng 1550 mm (1.200 – 2.200 mm), chủ yếu tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10 chiếm 90% lượng mưa. Mùa khô tháng 11 tới tháng 4 lượng mưa chiếm khoảng 10%. Vùng BĐCM có lượng mưa 1600-2.200 mm, lớn hơn trung bình của ĐBSCL. 3) Độ ẩm. Độ ẩm không khí trung bình 82%, độ ẩm thay đổi không lớn. Về mùa mưa khoảng 90%, vào mùa khô khoảng 65%. 4) Gió. Vùng có các hướng gió chính Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc...Tốc độ trung bình khoảng 1,8 m/s, ít có bão, tuy nhiên có lốc và gió xoáy tạo nhiều đợt sóng biển tràn dữ dội (Sóc Trăng năm 1992, cơn bão số 5/1997) gây ra nhiều thiệt hại hết sức to lớn. Tuy nhiên khu vực giáp biển Tây thuộc Vùng BĐCM ít ảnh hưởng của bão do có Vịnh Thái Lan che và thường là nơi trú bão của các tàu thuyền (Sông Đốc, Cảng cá Minh Lương).
  • 39. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 17 1.1.2.2. Thủy văn. Chế độ thủy văn của ĐBSCL chịu tác động chủ yếu của dòng chảy hệ thống sông Mê Kông, ảnh hưởng của bán nhật triều biển Đông, nhật triều biển Tây (Vịnh Thái Lan) và chế độ mưa. Vùng BĐCM là nơi thấy rõ nhất về chế độ triều này: Biển Tây có dạng triều hỗn hợp, thiên về nhật triều, biên độ 800-1000 mm. Mực nước chân triều dao động ít hơn so với mực nước đỉnh triều, do đó thời gian duy trì mực nước thấp lâu hơn so với thời gian duy trì mực nước cao, đường mực nước bình quân gần với đường mực nước chân triều. Trong năm, triều hình thành một thời kỳ nước lớn vào tháng XII, I và một thời kỳ nước nhỏ vào tháng IV, V, trùng với thời kỳ nước thấp trên sông Hậu làm tăng xâm nhập mặn. Chênh lệch giữa 2 thời kỳ nước lớn và nước nhỏ khoảng 200-300 mm. Hình 1.1a. Biểu đồ dạng triều biển Tây và biển Đông vùng BĐCM. Dạng triều Biển Đông thuộc dạng bán nhật triều không đều, có 2 lần nước lên và 2 lần nước xuống trong ngày, tạo nên 2 đỉnh và 2 chân, với biên độ triều lớn từ 2.500-3.500 mm. Mực nước chân triều biến động lớn hơn so với mực nước đỉnh triều, nên thời gian duy trì mực nước cao lâu hơn thời gian duy trì mực nước thấp, Daïng trieàu bieån Taây Ngaøy Dạng triều Biển Đông Ngày
  • 40. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 18 đường mực nước bình quân gần với đường mực nước cao, làm hạn chế khả năng tiêu thoát. Một chu kỳ triều trung bình 15 ngày, trong đó có 1 kỳ triều cường và một kỳ triều kém. Trong năm, mực nước bình quân 15 ngày triều đạt giá trị cao nhất vào tháng XI, XII và thấp nhất vào tháng VI, VII. Chênh lệch mực nước lớn nhất giữa 2 thời kỳ triều khoảng 1.500-2.000 mm, chênh lệch mực nước bình quân khoảng 500- 600 mm.[47] 5) Hệ thống sông trong Vùng : a) Vùng ĐBSCL Sông Mê Kông giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn nước ngọt trong toàn vùng thông qua hệ thống sông Tiền và sông Hậu. Sông Mê Kông phát nguyên từ Tây Tạng, qua 6 quốc gia, dài 4.800km, tổng lưu lượng trung bình khoảng 448 tỷ m3 /năm. Khi vào Việt Nam, có tên là sông Tiền và sông Hậu, sông rộng trung bình 1km và dài 200 - 220km, khi đổ ra biển Đông với 9 cửa có bề rộng trung bình 3km (cửa Ba Xat đã bị bồi lấp hẳn và 1 cửa có cống đập Ba Lai). Hệ thống sông, kênh rạch dày đặc ở ĐBSCL đã tạo nên sự ảnh hưởng mạnh mẽ của dòng chảy sông Mê Kông và thủy triều vào sâu nội đồng. b) Vùng BĐCM Có hàng chục con sông lớn nhỏ, các sông chính là sông Hậu, sông Cái Lớn – Cái Bé, sông Giang Thanh và ở phía Nam là sông Mỹ Tranh, Gành Hào, Ông Đốc kết hợp với hệ thống kênh đào (từ khi khai hoang mở đất đến nay) nối thông các vùng nằm sâu trong nội đồng ra sông chính, nối sông Hậu ra Vịnh Thái Lan, tạo nên một nền văn hoá lúa nước rất đặc biệt ở Đông Nam Á. Hệ thống kênh đào ở Vùng BĐCM được phát triển chủ yếu trong hơn 1 thế kỷ nay, với mục đích chính mở đất, phát triển nông nghiệp, thoát lũ và giao thông thủy. Đến nay, hệ thống kênh đào đã được đan dày ở cả 3 cấp là kênh trục/kênh cấp 1, kênh cấp 2 và kênh cấp 3/nội đồng với chiều dài hàng chục ngàn km, có mật độ lớn nhất Vùng ĐBSCL cũng như cả nước. 2) Lũ, thủy triều và địa hình: a Vùng ĐBSCL: Nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, thấp, trũng, cao độ bình quân 0,8 m trên mực nước biển trung bình. (tập trung ở phía Nam BĐCM). Khu vực biên giới có độ cao trung bình từ 2,0 – 4,0 m. Chế độ thủy văn của vùng
  • 41. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 19 chịu ảnh hưởng lớn từ lũ sông Mê Kông hàng năm (tháng 7- 12) và thủy triều. Vào mùa lũ ngập khoảng trên 50% diện tích vùng, phần còn lại ngập do thủy triều, với hệ thống sông rạch chằng chịt có mật độ rất cao gây chia cắt địa hình. b) Vùng BĐCM: Vùng có cao độ tự nhiên trũng thấp, trung bình 0,8m – 1.0m chiếm trên 60% diện tích vùng, luôn ảnh hưởng ngập của thủy triều. Khu vực giáp biên giới với Campuchia có cao độ trung bình từ 2,0 – 4,0m (ngoại trừ khu vực trũng giáp biển Hà Tiên) đặc biệt có khu vực địa hình đồi núi như Bảy Núi, Châu Đốc – An Giang, Hà Tiên – Kiên Giang. Khu vực ngập lũ hàng năm với quy mô lớn là Tứ Giác Long Xuyên (TGLX) ảnh hưởng của lũ hàng năm mức độ ngập 1-2m và trên 2m, bao gồm Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, Rạch Giá – Kiên Giang, một phần huyện Tân Hiệp và Châu Thành – An Giang, ranh giới tính từ kênh Cái Sắn (dọc QL80) vê phía Tây. Địa hình có hướng dốc từ Tây Bắc sang Đông Nam với các vùng trũng cục bộ, cao độ biến đổi từ 0,2 – 1,2 m. Ven biển Rạch Giá - Hà Tiên có rải rác các đồi thấp, dọc QL80 tạo nên bờ viền ngăn nước Vùng Tây sông Hậu (giáp TGLX) gồm các huyện Gò Quao, Giồng Riềng và một phần Tân Hiệp, địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc sang Tây Nam, thoát lũ từ sông Hậu ra sông Cái Lớn và biển Tây. Khu vực trũng nhất là lưu vực sông Cái Lớn – Cái Bé, lũ thoát chậm, thời gian ngập lâu nhất. Vùng rừng ngập mặn U Minh có địa hình nghiêng dần ra biển Tây, có nhiều khu vực trũng là trung tâm vùng ngập nước mùa mưa. Cao độ từ 0,1–1,1 m, cao nhất là trung tâm hồ rừng 0,4–1,2 m; thấp nhất là vùng ven sông cái Lớn 0,1 – 0,4 m. Khu vực các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau địa hình thấp, bằng phẳng giáp biển ảnh hưởng lũ ít, chủ yếu ảnh hưởng ngập do thủy triều. [47]
  • 42. Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước 20 Hình 1.2. Bản đồ mức độ ngập lũ Vùng ĐBSCL và BĐCM – 2000 Nguồn QH xây dựng vùng ĐBSCL – Viện KT, QH ĐT&NT – BXD – 2009 3) Tài nguyên. a Đất đai: Có thể nói đất đai vùng châu thổ ĐBSCL và đặc biệt là vùng BĐCM có tiềm năng và thế mạnh để xây dựng vùng nông, thủy sản hàng đầu ở nước ta. Trong hơn 4 triệu ha đất tự nhiên đã đưa vào khai thác nông nghiệp 2,5 triệu, chiếm 64% diện tích tự nhiên và là diện tích nông nghiệp rất lớn của cả nước. c Tài nguyên rừng Rừng còn rất ít chủ yếu là loại hình sinh thái đặc thù với: - Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn ven biển, nhưng nay đang biến mất dần trên quy mô lớn. Trong số các rừng ngập mặn còn lại, trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập trung ở vùng BĐCM (Bạc Liêu, Cà Mau,…Rừng sinh thái ven biển ngập mặn được phân bố dọc ven biển. - Hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong vùng trũng ngập lũ hàng năm và khu vực đồi núi thuộc An Giang, Kiên Giang. - Diện tích rừng ngập mặn ở vùng bán đảo Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của ĐBSCL, có vai trò phát triển nuôi trồng thủy sản và cân bằng sinh thái ven biển, bảo tồn tính đa dạng sinh học vùng rừng ngập mặn ven biển. Vùng BĐCM