SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------***--------
PHẠM THỊ LINH NHÂM
LIÊN HỆ TẢI BÀI KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
TÌM HIỂU VỀ HÔN ƯỚC VÀ
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHẠM THỊ LINH NHÂM
DS31B
TÌM HIỂU VỀ HÔN ƯỚC VÀ
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hôn nhân và gia đình
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lan
HÀ NỘI - 2010
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
MỤC LỤC
Mục lục trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÔN ƯỚC – ĐẶC TRƯNG CỦA
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH
1.1. Hôn ước và các chế độ tài sản 3
1.1.1. Khái niệm hôn ước và các chế độ tài sản vợ chồng 3
1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành của hôn ước 4
1.1.3. Đặc điểm của hôn ước 8
1.2. Pháp luật Việt Nam với việc qui định về hôn ước 9
1.2.1. Hôn ước trong pháp luật thời kì Pháp thuộc 10
1.2.2. Hôn ước theo hệ thống pháp luật ở miền nam nước ta trước 12
ngày thống nhất đất nước (1954 - 1975)
1.2.3. Hôn ước trong pháp luật Hôn nhân và gia đình của nhà nước ta 14
từ Cách mạng Tháng tám (1945) đến nay
1.3. Hôn ước trong pháp luật một số nước trên thế giới 16
1.3.1 Hôn ước theo pháp luật của Cộng hòa Pháp 16
1.3.2 Hôn ước theo pháp luật của Hoa Kì 19
1.3.3 Hôn ước theo pháp luật của Nhật Bản 21
1.3.4 Hôn ước theo pháp luật của Thái Lan 22
Chương 2 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC
TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
2.1 Hôn ước phổ biến và là xu hướng của thế giới 25
2.1.1 Hôn ước trong tư pháp quốc tế 25
2.1.2 Hôn ước được áp dụng tại nhiều quốc gia 27
2.2. Hôn ước phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội Việt 28
Nam hiện đại
2.2.1. Sự thay đổi về yếu tố cá nhân và chức năng kinh tế trong gia đình 28
2.2.2 Tình trạng chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân để đầu tư 31
kinh doanh riêng.
2.2.3 Tình trạng li hôn gia tăng kèm theo vấn đề chia tài sản khi li hôn 33
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
2.2.4 Hiện tượng kết hôn với người nước ngoài trở nên phổ biến 34
2.2.5 Dư luận xã hội 35
2.2.6 Quan điểm của các nhà nghiên cứu luật 35
2.3 Xu hướng tương thích của pháp luật Việt Nam với hôn ước 36
2.3.1 Qui định về công nhận và cho thi hành bản án của tòa án 36
nước ngoài
2.3.2 Những qui định cho phép vợ chồng được thỏa thuận làm thay 39
đổi về căn cứ xác lập tài sản
2.4 Một số kiến nghị về việc áp dụng hôn ước tại Việt Nam 47
2.4.1 Hoàn thiện các qui định về các vấn đề về tài sản vợ chồng mà 47
vợ chồng được thỏa thuận và lộ trình áp dụng hôn ước
2.4.2 Hình thức và nội dung của các qui định kiến nghị áp dụng 50
LỜI KẾT 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1
Phụ lục 2
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
1
LỜI MỞ ĐẦU
Khi chưa bước vào hôn nhân, hai người nam nữ là những người có tài sản
riêng, hoàn toàn tự do trong việc định đoạt tài sản của mình. Khi bước vào hôn
nhân, điều đó đã khác. Tất cả các vấn đề về tài sản của họ được điều chỉnh bởi
một qui chế pháp lí có tên là “chế độ tài sản vợ chồng”. Theo một logic đơn
thuần: khi chưa bước vào hôn nhân, từng cá nhân được tự do định đoạt tài sản của
mình thì trong hôn nhân hai cá nhân đó cũng được thỏa thuận định đoạt chế độ tài
sản vợ chồng. Có lẽ vì thế mà hầu hết các quốc gia trên thế giới cho phép những
người sắp kết hôn tự thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng bằng một văn bản có
tên là “hôn ước”. Việt Nam thì không như vậy: chế độ tài sản vợ chồng chỉ do
pháp luật qui định.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, chế độ tài sản vợ chồng của
Việt Nam đã có những sự thay đổi đáng kể, từ chỗ không chấp nhận bất cứ thỏa
thuận nào của vợ chồng về việc xác lập tài sản (như qui định trong Luật hôn nhân
và gia đình năm 1959) đến chỗ cho phép vợ chồng được thỏa thuận về việc chia
tài sản chung trong thời kì hôn nhân thậm chí thỏa thuận cả về hậu quả của việc
chia tài sản này (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị định 70/2001/NĐ-
CP). Sự thay đổi đó phải chăng đã khiến cho các qui định pháp luật tiến gần hơn
tới chỗ chấp nhận hôn ước? Vì thế nghiên cứu về hôn ước là điều cần thiết để giải
đáp câu hỏi này. Mặt khác, trong quá trình hội nhập, các quan hệ hôn nhân có yếu
tố nước ngoài ngày một nhiều, điều đó khiến chúng ta không thể thờ ơ trước vấn
đề hôn ước bởi hôn ước được pháp luật ở hầu hết các quốc gia trên thế giới ghi
nhận. Vì vậy, người viết đã chọn đề tài “Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp
dụng hôn ước ở Việt Nam” để làm khóa luận tốt nghiệp.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết mong muốn khái quát được
nội hàm, đặc điểm của hôn ước và nêu ra xu hướng áp dụng hôn ước của xã hội
Việt Nam hiện đại, người viết cũng mong muốn đề nghị một lộ trình phù hợp cho
việc áp dụng hôn ước trong xã hội Việt Nam.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
2
Ở nước ta, từ sau khi thống nhất (1975), hôn ước ít khi trở thành đối tượng
chính của các công trình nghiên cứu khoa học. Dù khi đề cập đến chế độ tài sản
vợ chồng hầu như các nghiên cứu khoa học đều có nói đến hôn ước; song theo
người viết tìm hiểu thì hôn ước chỉ được coi là đối tượng nghiên cứu chính trong
hai bài báo “Vấn đề thừa nhận chế độ tài sản ước định trong pháp luật hôn nhân
và gia đình Việt Nam” của ThS Nguyễn Hồng Hải và “Chế độ tài sản theo thỏa
thuận của vợ chồng trong pháp luật Cộng hòa Pháp và pháp luật Việt Nam” của
ThS Bùi Minh Hồng. Tuy nhiên với phạm vi của một bài báo khoa học, hai bài
nghiên cứu này chưa thể đề cập một cách tổng quan và đầy đủ về hôn ước cũng
như khả năng áp dụng hôn ước trong xã hội Việt Nam hiện đại.
Vì vậy, khóa luận này, với đề tài đã chọn sẽ cố gắng đưa ra những điểm
mới sau đây:
 nghiên cứu khái quát về hôn ước bao gồm lược sử, nội hàm và đặc điểm
của hôn ước;

 nghiên cứu và bình luận về hôn ước ở Việt Nam qua từng thời kì lịch sử;

 tìm hiểu về hôn ước ở các nước có các đặc điểm hình thái xã hội và pháp
luật khác nhau;
 nghiên cứu về sự phù hợp của hôn ước với xu hướng phát triển của xã hội
Việt Nam;
 nghiên cứu một giải pháp phù hợp cho việc áp dụng hôn ước ở Việt Nam.
Về phương pháp nghiên cứu, khóa luận đã sử dụng kết hợp phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, phương pháp
phân tích – tổng hợp, phương pháp Luật học so sánh và phương pháp thu thập
thông tin để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
Về bố cục, khóa luận kết cấu thành hai chương như sau:
Chương 1: Khái quát chung về hôn ước – đặc trưng của chế độ tài sản ước
định.
Chương 2: Khả năng áp dụng hôn ước trong xã hội Việt Nam hiện đại.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
3
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÔN ƯỚC – ĐẶC TRƯNG CỦA
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH
1.1. HÔN ƯỚC VÀ CÁC CHẾ ĐỘ TÀI SẢN
1.1.1. Khái niệm hôn ước và các chế độ tài sản vợ chồng
1.1.1.1. Chế độ tài sản vợ chồng
Do tính chất đặc biệt của quan hệ hôn nhân mà các vấn đề về quyền sở hữu
đối với tài sản của vợ chồng không thể chỉ điều chỉnh bằng các qui định chung về
sở hữu tài sản thông thường. Tất cả các quốc gia trên thế giới dù chế độ xã hội
khác nhau, trình độ phát triển kinh tế khác nhau, điều kiện về phong tục tập quán,
truyền thống văn hóa khác nhau, tất cả các quốc gia đó dù đã qui định về quyền sở
hữu tài sản thông thường nhưng ít hay nhiều cũng đều có qui định riêng về vấn đề
sở hữu tài sản của vợ chồng.
“Tổng hợp các qui định của pháp luật về căn cứ xác lập tài sản, quyền và
nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng, nguyên tắc phân chia
tài sản vợ chồng là chế độ tài sản của vợ chồng”1
. Nói đến chế độ tài sản vợ
chồng là nói đến vấn đề sở hữu đối với tài sản của vợ chồng. Chế độ tài sản của
vợ chồng chỉ tồn tại trong thời kì hôn nhân (từ khi kết hôn cho đến khi hôn nhân
chấm dứt) và cũng do đó chế độ tài sản vợ chồng không bao gồm các vấn đề thừa
kế tài sản giữa vợ và chồng, vấn đề cấp dưỡng của vợ chồng.
1.1.1.2. Chế độ tài sản pháp định và chế độ tài sản ước định
Về hình thức pháp lí, chế độ tài sản vợ chồng có thể được xác định theo
căn cứ pháp luật (chế độ tài sản pháp định) hoặc theo thỏa thuận của vợ chồng
(chế độ tài sản ước định).
Chế độ tài sản pháp định là chế độ tài sản mà ở đó pháp luật đã dự liệu về
căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng
đối với các loại tài sản, các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng.
Chế độ tài sản pháp định được pháp luật của tất cả các quốc gia trên thế giới dự
liệu.
1
TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Tư pháp,
2008, tr 8.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
4
Khác với chế độ tài sản pháp định, chế độ tài sản ước định là chế độ tài
sản mà trong đó căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản, quyền và nghĩa
vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản, các trường hợp và nguyên tắc chia tài
sản của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận.
1.1.1.3. Hôn ước
Khi áp dụng chế độ tài sản ước định, vợ chồng được tự do thỏa thuận về
chế độ tài sản trong thời kì hôn nhân. Văn bản ghi nhận sự thỏa thuận đó là hôn
ước.
Hôn ước là văn bản do hai bên nam nữ lập trước khi kết hôn theo thể thức
nhất định trong đó ghi nhận sự thỏa thuận của họ về chế độ tài sản vợ chồng
được áp dụng trong thời kì hôn nhân và chỉ phát sinh hiệu lực trong thời kì hôn
nhân.
1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành của hôn ước
Theo quan điểm thịnh hành của các luật gia Việt Nam, hôn ước ra đời do
quan điểm của các nhà lập pháp phương Tây, theo họ hôn nhân thực chất chỉ là
một loại hợp đồng dân sự chỉ khác ở sự trang trọng khi thiết lập và trong việc
chấm dứt; bên cạnh đó, các nhà làm luật của phương Tây cũng đề cao quyền tự do
cá nhân, quyền định đoạt tài sản của vợ chồng2
. Tuy nhiên nếu tóm lược sự ra đời
của hôn ước như vậy sẽ không phản ánh được hết nguyên nhân khách quan của sự
tồn tại của hôn ước. Theo người viết, như các qui định khác, hôn ước có nguồn
gốc lịch sử lâu đời, có quá trình phát triển.
1.1.2.1. “Thỏa thuận hôn nhân” và “thỏa thuận về điều kiện của
hồi môn”
Có lẽ những hôn ước đầu tiên đã được xuất hiện từ thời La Mã cổ đại
dưới hình thức thỏa thuận hôn nhân (nuptias consensus facit)3
trong hôn nhân
2
Dễ dàng tìm đọc quan điểm này tại các bài viết về chế độ tài sản vợ chồng. xin trích dẫn một vài tài liệu: Nguyễn
Hồng Hải, Xác định tài sản của vợ chồng một số vấn đề lí luận và thực tiễn, luận văn thạc sĩ trường Đại học Luật Hà
Nội, 2002; TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,
NXB Tư pháp, 2008; …
3
Tiếng Latinh, thuật ngữ tiếng Việt được lấy theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã (chủ biên
ThS Nguyễn Minh Tuấn), NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2001
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
5
không dưới quyền của người chồng (sine manu)4
hoặc thỏa thuận về điều kiện
của hồi môn (stipuliatio)5
.
 Thỏa thuận hôn nhân (nuptias consensus facit)
Dưới thời La Mã vợ chồng không có tài sản chung bởi quyền gia trưởng
của người chồng gần như tuyệt đối, đặc biệt trong hôn nhân dưới quyền của người
chồng (cum manu6
), tất cả tài sản của gia đình đều bị coi là tài sản của người
chồng, thậm chí vợ con cũng được coi là tài sản của chồng, người chồng có thể
kiện đối với vợ theo hình thức kiện vật quyền (actio in rem). Hôn nhân sine manu
được đánh giá là một hình thức giải phóng người phụ nữ khỏi quyền lực (manus)
của người chồng. Sine manu được thiết lập trên cơ sở của nuptias consensus
facit7
. Nuptias consentus facit thực chất chỉ là một thỏa thuận ghi nhận và phân
định khối tài sản riêng của người vợ có trước thời kì hôn nhân với các tài sản khác
(khối tài sản này được coi là tài sản của người chồng), theo đó người vợ hoàn toàn
được tự chủ trong quan hệ tài sản, người chồng chỉ có thể thực hiện quản lí tài
sản riêng của vợ trên cơ sở hợp đồng ủy quyền quản lí của người vợ8
. Nuptias
consentus facit chỉ tồn tại trong hôn nhân sine manu và sine manu được áp dụng
khi con gái của một nhà giàu kết hôn với người nghèo.
 Thỏa thuận về điều kiện của hồi môn (stipuliatio)
Vào cuối thời Cộng hòa, để ngăn ngừa việc cưới vợ nhằm lấy của hồi môn,
sau đó li dị, luật La Mã đã qui định: trước khi kết hôn cho phép bố mẹ hoặc người
chủ hộ (Pater familias) của cô dâu thỏa thuận điều kiện về của hồi môn nếu hai
người li hôn hoặc người chồng chết trước thì của hồi môn được trả lại cho vợ9
.
Thỏa thuận đó được gọi là stipuliatio, thỏa thuận stipuliatio thường có nội dung
sau:
 của hồi môn sẽ thuộc về chồng hoặc nhà chồng nếu như vợ chết

 hoặc của hồi môn sẽ được trả lại cho bố mẹ vợ nếu như vợ chết trước.
4
Hình thức hôn nhân này tồn tại trước thời hoàng đế Justinian, thuật ngữ tiếng Việt được lấy theo Trường Đại học
Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd.
5
Thỏa thuận này tồn tại vào cuối thời kì cộng hòa, khoảng thế kỉ thứ 2 trước công nguyên, thuật ngữ tiếng Việt được
lấy theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd
6
Thuật ngữ tiếng Việt được lấy theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd.
7
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd, tr. 160
8
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd, tr. 160
9
Có sự thay đổi thiên về phía bảo vệ quyền lợi cho người phụ này có lẽ bởi khi nhà nước La Mã mở rộng lãnh thổ,
người đàn ông thường phải xa nhà đi chiến đầu và có thể không quay trở về, người phụ nữ buộc phải học cách quản
lí gia đình và quyết định những việc mà trước kia người quyết định luôn là người đàn ông, chính vì vậy giá trị gia
đình đã thay đổi phần nào.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
6
 trong trường hợp người chồng chết thì của hồi môn buộc phải trả lại
cho bố đẻ hoặc pater familias của vợ10
.
 Nuptias consentus facit hay stiputliatio thực chất cũng chưa mang tất
cả những đặc điểm của hôn ước nhưng cũng mang những yếu tố sơ khai ban đầu
của hôn ước – đặc trưng của chế độ tài sản ước định.
1.1.2.2. Hôn ước là sản phẩm của một quá trình lịch sử lâu dài
Hôn ước ra đời từ quá trình đấu tranh và dung hòa của các truyền thống
văn hóa, quyền lực nhà nước, quyền tự do của con người và tư tưởng tôn giáo (ở
đây là ki tô giáo - tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ trước tới nay11
).
Vào thời kì khởi thủy của Ki tô giáo, quan niệm về hôn nhân chịu ảnh
hưởng của hai truyền thống: truyền thống Do Thái12
và truyền thống Roma13
.
Theo truyền thống Do Thái, tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng trong hôn nhân,
nó được thể hiện thông qua các nghi lễ, các lời chúc tốt lành. Người Do Thái cử
hành hôn nhân thành hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là lễ đính hôn việc cử hành
lễ đính hôn bao gồm cả việc đọc kinh chúc phúc; giai đoạn hai là hôn lễ, cử hành
khoảng một năm sau lễ đính hôn với những nghi lễ long trọng. Trong khi đó
truyền thống Roma lại coi trọng sự thỏa thuận, chính quyền Roma không can
thiệp vào sự cử hành các nghi lễ, họ tôn trọng các phong tục của các dân tộc sống
trên đế quốc La Mã14
tuy nhiên các luật gia La Mã lại sớm ấn định các yếu tố
pháp lí phòng khi xảy ra các trường hợp kiện tụng15
. Vì thế, ai muốn cử hành hôn
lễ theo nghi thức nào cũng được nhưng bắt buộc phải có sự thỏa thuận, nếu như
chưa có sự thỏa thuận công khai thì luật pháp coi như hai người chưa phải là vợ
chồng của nhau. Thời kì đầu này có lẽ ki tô giáo chịu ảnh hưởng của truyền thống
Do Thái nhiều hơn16
nên Ki tô giáo không đề cập đến vấn đề thỏa thuận trong
hôn nhân, theo kinh Tân ước: người chồng không được đối xử với
10
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd, tr. 162
11
Almanach những nên văn minh thế giới, NXB Văn hóa thông tin 1996, tr. 1043
12
Bởi đạo ki tô phát sinh từ trong lòng đạo Do Thái.
13
Đạo Ki tô ra đời tại vùng đất của đế chế La Mã đến năm 61 thì đạo ki tô trở nên phổ biến ở La Mã
14
Khi đó đế quốc La Mã đã rất rộng lớn bao trùm phần lớn châu Âu hiện nay và có nhiều dân tộc sinh sống và các
nghi lễ là vô cùng đa dạng, việc không thể thống nhất nghi lễ kết hôn là điều tất yếu.
15
Kiện tụng có thể xảy ra bởi dưới thời La Mã một thời gian dài người vợ được coi là tài sản của người chồng, tính
chất giống như tài sản của người vợ cũng được biểu hiện ở nghi lễ kết hôn: Ví dụ: nghi lễ Coemptio (nghi lễ này
giống như một hình thức mua vợ), nghi lễ Usus (nghi lễ này có nội dung là hôn nhân xác lập trên thời hiệu kết hôn,
người nam và người nữ theo nguyên tắc consensus chung sống với nhau một năm, chỉ khi trọn 1 năm chung sống thì
mới dược coi là kết hôn và manus của người chồng mới được thiết lập)
16
Bởi có lẽ lúc đó ki tô giáo chưa phát triển mạnh, nó chỉ ở trong phạm vi hạn hẹp của vùng Jerusalem và cũng chưa được
chính quyền dùng đến nhiều
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
7
người vợ như là một món đồ sở hữu theo quan điểm Roma, vợ chồng phải chung
thủy với nhau, việc li hôn bị cấm.
Thế kỉ thứ II trở đi lãnh thổ của La mã không những không được mở rộng
thêm nữa mà còn luôn bị đe dọa. Giữa thế kỉ thứ IV các bộ lạc người Giéc
Manh17
đã tràn vào xâm lược La Mã, đến thể kỉ thứ V trên sự tan rã của đế quốc
La Mã người Giéc manh đã thiết lập được một số đế quốc phong kiến ở Tây Âu18
.
Ở giai đoạn này các cơ cấu xã hội bị đảo lộn, quyền lực chuyển dần về tay giáo
hội. Lúc này các giám mục không những chỉ phải giảng giải về đạo đức trong hôn
nhân, không phải chỉ lo khuyên bảo, răn dạy cho các cặp đôi mà nhiều lần phải
đảm đương vai trò của pháp luật. Thêm vào đó để dung hòa xung đột với dân
truyền thống của dân Giecmanh, sự thỏa thuận trong hôn nhân đã được khẳng
định rõ ràng trong giáo luật. Và để sự thỏa thuận này được thực hiện nghiêm túc,
giáo luật cho rằng sự thỏa thuận cần diễn ra theo thể thức pháp định thì mới có giá
trị.
Sang thế kỉ 13, quan điểm của tôn giáo lại cho rằng sự thỏa thuận là nguyên
nhân tác thành của hôn nhân nhưng nhưng bản chất của sự tác thành nên hôn nhân
lại không phải là một sự thỏa thuận. Đối tượng của sự thỏa thuận chính là sự kết
hợp của vợ chồng mang theo những nghĩa vụ và quyền lợi căn bản của hôn nhân,
vì thế thỏa thuận này đã bao hàm cả những vấn đề quyền lợi và nghĩa vụ của vợ
chồng trong thời kì hôn nhân, thời kì mà chỉ có điểm bắt đầu chứ không có điểm
kết thúc nếu như một người không qua đời. Có lẽ từ đây mới xuất hiện một loại
khế ước về quyền lợi và nghĩa vụ giữa vợ chồng (bao gồm cả vấn đề tài sản của
vợ chồng) được lập trước khi kết hôn. Loại khế ước này đã mang đầy đủ hơn các
yếu tố của một hôn ước. Giá trị pháp lí của hôn ước đã được ghi nhận trong Bộ
Luật dân sự đầu tiên trên thế giới – Bộ luật dân sự Napoleon 1804.
Một nguyên do nữa mà theo người viết cũng là lí do khiến cho hôn ước trở
nên phổ biến đối với những người theo công giáo, đó là theo quan niệm của công
giáo thì hôn nhân là một vợ một chồng và bất khả phân li nên giáo hội không cho
phép việc li hôn. Dưới thời trung cổ do giáo hội nắm quyền nên
17
Lúc đó người Giec Manh vẫn chưa có nhà nước, sau khi xâm lược La Mã họ đã có bước nhảy vọt chuyển từ xã hội thị
tộc sang xã hội phong kiến, không qua giai đoạn xã hội chủ nô.
18
Vương quốc Vi di gôt gồm Tây Ba Nha và miền tây nam Gô lơ, Vương quốc Buyếc gông ở miền nam Gô lơ,
Vương quốc Frăng ở Bắc Gô lơ, vương quốc Xắc xông ở Anh, vương quốc Ôxtorogot ở Italya…
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
8
pháp luật các nước cũng không cho phép vợ chồng li hôn. Tuy nhiên trong đời
sống chung vợ chồng không thể tránh khỏi những mâu thuẫn và nhiều trường hợp
mâu thuẫn đó dẫn đến tình trạng vợ chồng không muốn chung sống hay không thể
chung sống với nhau nữa. Lúc đó cần có một giải pháp để giải tỏa xung đột giữa
vợ chồng và việc sống li thân cùng với sự biệt lập về tài sản là cần thiết. Vậy nên
việc qui định trước về vấn đề tài sản của vợ chồng là cần thiết để đảm bảo tự do
cho cá nhân.
 Theo người viết, có nhìn nhận về sự ra đời của hôn ước như trên
mới thấy được tính khách quan của sự tồn tại của hôn ước, của chế độ tài sản ước
định.
1.1.3. Đặc điểm của hôn ước
 Về chủ thể: Hôn ước chỉ phát sinh hiệu lực giữa những người có
quan hệ hôn nhân hợp pháp (có làm các thủ tục cần thiết để đăng kí kết hôn với cơ
quan có thẩm quyền). Do hôn ước có tính hoạch định cao nên các cặp vợ chồng
thuộc trường hợp hôn nhân thực tế, chung sống như vợ chồng dù được công nhận
là hợp pháp cũng không được coi là chủ thể của hôn ước. Hôn nhân thực tế hay
việc công nhận tính hợp pháp của các quan hệ chung sống như vợ chồng không
phải là lạc hậu và chỉ tồn tại ở một số quốc gia đang phát triển. Hôn nhân thực tế
(cohabition) được ghi nhận và thậm chí việc công nhận hôn nhân thực tế còn là xu
hướng của pháp luật các quốc gia phương Tây đặc biệt là các quốc gia theo thông
luật (common law).
 Về mục đích: Hôn ước tạo điều kiện cho vợ chồng tự chủ hơn trong
việc quản lí tài chính, hoạch định tương lai (thậm chí tương lai đó bao gồm cả
việc li hôn). Mặc dù không hoàn toàn, nhưng hôn ước và cả chế độ tài sản ước
định cũng xuất phát từ lợi ích chung của gia đình và có mục đích là góp phần vào
sự vững bền của hạnh phúc gia đình.
 Về hình thức: Hôn ước buộc phải được lập bằng văn bản có chữ kí
của hai bên nam nữ sắp trở thành vợ chồng19
. Pháp luật của nhiều nước thường
qui định hôn ước phải được công chứng và cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính
19
Công ước Lahaye năm 1978 về lựa chọn luật áp dụng với chế độ tài sản vợ chồng chỉ yêu cầu hôn ước phải được
lập bằng văn bản và có chữ kí của cả hai người, Đạo luật thống nhất về hôn ước của Hoa Kì (đã được chấp nhận ở đa
số các bang của Hoa Kì) cũng qui định hôn ước chỉ cần được lập bằng văn bản và có chữ kí của hai bên và không
cần thêm bất cứ một sự xác thực nào khác.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
9
hợp pháp (bằng các hình thức công chứng và đăng kí hôn ước cùng với thời điểm
đăng kí kết hôn).
 Về nội dung: Trong hôn ước, vợ chồng tối thiểu phải thỏa thuận về
phương thức hay qui định về việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của mình.
Những thỏa thuận trong hôn ước không được trái với trật tự công cộng và đạo đức
xã hội. Trong hôn ước vợ chồng chỉ có thể thỏa thuận về vấn đề tài sản và không
thể thỏa thuận hay làm khác đi quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng hay
các quan hệ nhân thân khác đã được pháp luật qui định.
 Về hiệu lực: Hôn ước phải được lập trước khi kết hôn, để đảm bảo
phát sinh hiệu lực, hôn ước phải được lập theo thể thức mà pháp luật nội địa (luật
nơi vợ chồng cư trú và có quốc tịch) hoặc pháp luật nơi lập hôn ước qui định20
.
Hôn ước phát sinh hiệu lực kể từ khi hai bên nam nữ trở thành vợ chồng hợp
pháp.
 Về vấn đề sửa đổi, hủy bỏ: việc thay đổi hay chấm dứt hiệu lực của
hôn ước phải theo một thể thức nhất định, việc thay đổi thường được tiến hành
theo hình thức lập hôn ước. Trước đây hôn ước là bất di bất dịch tuy nhiên qui
định này đã trở nên lỗi thời, hiện nay các quốc gia cho phép vợ chồng thay đổi
hoặc hủy bỏ hôn ước nhưng thường đặt điều kiện về thời gian có hiệu lực của hôn
ước trước hoặc điều kiện về hình thức, về sự phê chuẩn.
1.2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI VIỆC QUI ĐỊNH VỀ HÔN ƯỚC
Không giống như các chế định pháp luật khác, hôn ước “nhập cư”, “tồn
tại” và bị “trục xuất” khỏi pháp luật Việt Nam một cách lặng lẽ, không dựa vào cơ
sở xã hội nào21
.
Mặc dù trong xã hội phong kiến Việt Nam, các qui định về hôn nhân gia
đình chiếm một vị trí quan trọng trong các văn bản pháp luật song tuyệt nhiên chế
độ tài sản vợ chồng không được qui định như một chế định riêng rẽ và cụ thể22
.
Pháp luật thời kì phong kiến lại càng không hề biết đến một qui định mang
20
Điều 12 Công ước Lahaye 1978, điều này cũng là nguyên tắc chung.
21
Trên thực tế, hôn ước chưa từng được áp dụng ở Việt Nam và gần như tất cả các qui định trong pháp luật Việt
22
TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, sđd, tr. 50
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
10
nội hàm như hôn ước đang nói tới ở đây23
. Đến thời thực dân Pháp xâm lược, hôn
ước mới cùng thiên chúa giáo lần đầu du nhập vào Việt Nam.
1.2.1. Hôn ước trong pháp luật thời kì Pháp thuộc
Trong thời kì Pháp thuộc, với chính sách “chia để trị” thực dân Pháp chia
nước ta thành ba miền và ở từng miền cho ban hành và áp dụng các bộ luật riêng
để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình.
 Ở Bắc kì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1931 (Dân luật Bắc kì)

 Ở Trung kì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1936 (Dân luật Trung kì)

 Ở Nam kì cho ban hành tập Dân luật giản yếu năm 1883 (Dân luật
giản yếu Nam kì)
Hôn ước được ghi nhận trong Dân luật Bắc kì, Dân luật Trung kì, riêng tập
Dân luật giản yếu Nam kì không có ghi nhận về hôn ước cũng như vấn đề tài sản
vợ chồng24
tuy nhiên án lệ ở Nam kì trong thời kì này lại “luôn luôn nhắc lại
nguyên tắc tự do lập hôn ước mà các tòa án Pháp coi là lẽ đương nhiên được áp
dụng trong khi không có luật viết”25
.
Điều 104 Tiết thứ IV thiên thứ V quyển thứ nhất Dân luật Bắc kì qui định
rằng: “Về đường tài sản, pháp luật chỉ can thiệp đến toàn thể vợ chồng là khi nào
vợ chồng không có tùy ý lập ước riêng với nhau mà thôi, miễn là ước riêng ấy
không được trái với phong tục và trái với quyền lợi người chồng là người chủ
trương trong đoàn thể”. Điều 105 lại qui định rằng: “Phàm tư ước về tài sản giá
thú phải làm thành chứng thư tại trước mặt “no-te”26
, hoặc do Lý trưởng thị
thực, mà phải làm trước khi khai giá thú. Đã khai giá thú rồi thì không được thay
đổi gì nữa. Hôn ước phải do các người có quyền ưng thuận trong việc giá thú ký
nhận cho mới được. Phàm tư ước về tài sản giá thú, phải biện chú vào chứng thư
giá thú thì mới có thể đem đối dụng với người ngoài được. Ai muốn xin trích lục
chứng thư giá thú về khoản biên chú các tư ước ấy, thì sẽ do bộ lại cấp phát cho”.
Có thể thấy hôn ước đã được thừa nhận trong Dân luật Bắc kì với
23
Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam (tập 1 Hôn sản – Tư sản), Sài Gòn tháng 2 năm 1960 tr. 39
có đoạn viết: “Trong cổ luật của ta như luật Hồng Đức, không hề thấy nói đến hôn ước hay hôn khế: vợ chồng lấy
nhau, đương nhiên theo chế độ hôn sản do tục lệ hay pháp luật ấn định và hình như trong thời kì hôn thú họ có thể
làm giấy tờ để thỏa thuận hay ấn định lại sự quản trị của một vài thứ của. Nhưng luật cũ không biết đến hôn ước
theo nghĩa chuyên môn của luật pháp hiện đại. Điều 94 luật Gia Long có nói đến hôn thư mà hai bên vợ và chồng
trao đổi trước khi cưới, nhưng hôn thư không có liên lạc gì tới hôn ước hiện nay”.
24
Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr 4 có đoạn viết: “riêng về tài sản trong gia đình tập
25
Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr 39.
26
Văn bản đã phiên tâm từ “notaire” trong tiếng Pháp có nghĩa là công chứng viên thành “no-te”.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
11
đầy đủ các đặc điểm, tiêu chí cần có của một hôn ước. Về hình thức, hôn ước
dưới thời này cũng buộc phải lập bằng văn bản và được xác nhận bởi công chứng
viên hoặc lí trưởng; hôn ước phải lập trước khi kết hôn và không thể thay đổi
trong suốt thời kì hôn nhân. Về nội dung, hôn ước không được trái với phong tục
tập quán và quyền lợi của người chồng, trong giai đoạn này, quyền gia trưởng của
người chồng được coi là một thứ trật tự công cần được bảo vệ.
Dân luật Trung kì cũng qui định về hôn ước, nhưng cách sắp xếp cũng như
nội dung đã chép theo bộ Dân luật Bắc kì, cả những nét chính và những nguyên
tắc vẫn được giữ nguyên. Điều 102 và 103 của Dân luật Trung kì có nội dung hệt
như Điều 104 và 105 Dân luật Bắc kì, có chăng là chỉ khác nhau về ngôn từ và sự
khác nhau này không ảnh hưởng gì đến nội dung của qui định27
.
 Mặc dù là qui định của pháp luật Việt Nam, nhưng những qui định này
đã chép gần như nguyên văn điều 1387 dân luật Pháp. Hôn ước và nguyên tắc tự
do lập hôn ước không hề xuất phát từ nhu cầu của xã hội Việt Nam thời bấy giờ
mà được du nhập vào Việt Nam dưới sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp. Sự cấy
ghép pháp luật không có tính toán này đã khiến cho các qui định về hôn ước trở
nên thừa và vô tác dụng. Hầu như dân chúng đều chưa biết gì đến qui định pháp lí
mới mẻ này28
. Hơn nữa, dưới chế độ phong kiến dẫu có quan tâm đến tài sản
trong hôn nhân thì người ta cũng chỉ quan tâm đến sự môn đăng hộ đối của hai gia
đình chứ không hề đề cập đến quyền lợi vật chất một cách quá rõ ràng và thiếu
tinh thần giao hiếu như những gì qui định trong hôn ước.
Mặt khác có lẽ cũng vì hôn ước không phù hợp với tình hình xã hội Việt
Nam đương thời nên các nhà làm luật cũng chỉ qui định một cách “lấy lệ” khiến
cho chúng ta dễ dàng thấy được tính không hoàn chỉnh, không chặt chẽ của qui
định hôn ước khi xem xét toàn bộ các qui định về chế độ tài sản vợ chồng ở đây.
Theo qui định thì khi sử dụng quyền tự do lập hôn ước, hai vợ chồng có thể tùy
27
Điều 102: “Về đường tài sản của vợ chồng chỉ khi nào vợ chồng không có tùy ý lập ước riêng với nhau thời pháp
luật mới can thiệp đến; lời ước riêng ấy cốt không trái với phong hóa và không trái với quyền lợi của người chồng,
là người chủ trong gia thất”; Điều 103: “Phàm lời ước riêng của vợ chồng phải làm bằng giấy trước khi khai, trước
việc giá thú, giấy ấy phải do lý trưởng nhận thực, hoặc làm trước mặt viên quản lý thơ khế. Sau khi đã khai trước
giá thú rồi, thời lời ước riêng ấy không thể thay đổi điều gì nữa. Phàm hôn khoản của vợ chồng phải có những
người có quyền ưng thuận trong việc giá thú thuận y. Muốn cho điều khoản trong hôn khoản của vợ chồng đối với
người ngoài có giá trị và muốn cho hôn khoản ấy lâm thời có thể viện ra mà chống cãi với người ngoài, thời trong
chứng thơ giá thú phải minh chú rằng việc giá thú nầy có hôn khoán mà bản sao hôn khoán ấy lại phải đính theo
chứng thư giá thú mới được. Ai muốn xin trích lục chứng thư giá thú và lời ước riêng
ấy, thời hương bộ sẽ cấp phát cho”.
28
Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr. 40
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
12
ý ấn định điều lệ mà sau này hai bên sẽ phải theo, song luật Việt Nam không nói
rõ rằng: nếu không theo chế độ pháp định thì họ có thể chọn theo chế độ tài sản
nào, mà tự bắt họ phải xây dựng toàn bộ qui định điều chỉnh tài sản của mình;
thêm nữa là không hề có hướng dẫn thêm nào về hôn ước trong toàn bộ các qui
định pháp luật thời đó. Trong khi bộ luật dân sự của Pháp thì có rất nhiều chế độ
tài sản về nội dung cho vợ chồng lựa chọn nếu như vợ chồng lựa chọn chế độ tài
sản ước định. Chỉ việc qui định bỏ lửng đó của pháp luật Việt Nam đã khiến cho
hôn ước vốn đã chẳng phù hợp với xã hội Việt Nam lại càng trở thành một chế
định bất khả thi trong hệ thống pháp luật.
1.2.2. Hôn ước theo hệ thống pháp luật ở miền nam nước ta trước ngày
thống nhất đất nước (1954 - 1975)
Trong thời gian cầm quyền ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Ngô Đình
Diệm đã thông qua hai văn bản pháp luật mang tính pháp điển đó là Luật Gia đình
năm 1959 và Bộ luật Dân sự năm 1972.
 Luật Gia đình năm 1959
Mặc dù trong phiên họp thông qua Luật Gia đình năm 1959, các nghị viên
cũng đề cao tính mẫu mực của dân luật Pháp, song Luật Gia đình 1959 khác biệt
đáng kể so với Dân luật Bắc kì và Dân luật Trung Kì. Lần đầu tiên trong lịch sử
Việt Nam có một văn bản pháp luật chỉ qui định riêng về Gia đình29
và kết cấu
cũng không hoàn toàn giống với dân luật Pháp.
Điều 45 Luật Gia Đình 1959 qui định: “Luật lệ chỉ qui định phu phụ tài sản
khi nào vợ chồng không có lập hôn ước mà họ muốn làm ra sao cũng được miễn
là không trái với phong hóa, trật tự công và quyền lợi của con”. Nguyên tắc luật
chỉ can thiệp vào chế độ tài sản vợ chồng khi vợ chồng không lập hôn ước đã
được thể hiện ngay tại đây, đây cũng là một qui định tương đối tiến bộ bởi quyền
gia trưởng của người chồng đã không còn là một trật tự công cần được bảo vệ30
mà thay vào đó là quyền của con31
.
29
Thật ra cũng có những văn bản qui định riêng về gia đình nhưng nó không thông qua bởi Nghị viện và không có
tầm vóc như Luật ví dụ Quy điều hộ tịch An Nam tại Bắc Kì cũng qui định riêng về vấn đề hộ tịch, liên quan tới gia
đình, tuy nhiên đây chỉ là Nghị Định.
30
Theo người viết, ngoài những tiến bộ do nguyên nhân khách quan thì việc không thừa nhận chế độ gia trưởng
trong Luật Gia đình còn có nguyên nhân chủ quan khác nữa đó là dự án luật “Luật Gia đình” này do Trần Lệ Xuân
– vợ Ngô Đình Nhu trình lên nghị viện (trong các biên bản thông qua sự án luật đã ghi rõ đây là dự án luật “Gia
Đình” của bà dân biểu Ngô Đình Nhu).
31
Luật dân sự Nhật Bản hiện nay cũng qui định là hôn ước không được trái với quyền lợi của người thừa kế hàng
thứ nhất.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
13
Hôn ước trong Luật Gia Đình 1959 đã được qui định một cách tỉ mỉ hơn.
Hôn ước phải được lập bằng văn bản trước khi kết hôn, được công chứng và phải
được công bố. Điều 46 Luật Gia Đình qui định: “hôn ước phải làm bằng chứng
thư trước mặt trưởng khế hay một viên chức có thẩm quyền thị thực”, việc thị
thực ở đây thực chất là công chứng32
. Hôn ước phải được lập trước khi kết hôn và
phải được ghi vào trong giấy giá thú, vì như thế mới đảm bảo cho hôn ước có giá
trị với người thứ ba. Riêng đối với những người buôn bán, thì hôn ước của họ
phải được niêm yết tại tòa thương mại và chủ cước vào sổ thương mại do phòng
lục sự tòa này giữ33
. Luật Gia đình còn qui định cả về sự vô hiệu của hôn ước,
hôn ước sẽ vô hiệu nếu như không đảm bảo các điều kiện về nội dung và hình
thức; hôn ước không công bố thì không vô hiệu, nó chỉ không có hiệu lực với
người thứ ba mà thôi; khi hôn ước vô hiệu thì chế độ tài sản của vợ chồng sẽ là
chế độ tài sản pháp định (cộng đồng toàn sản); sự vô hiệu của hôn ước không ảnh
hưởng tới việc kết hôn, nhưng ngược lại nếu việc kết hôn bị vô hiệu thì đương
nhiên hôn ước cũng vô hiệu, Luật cũng qui định là hôn ước chỉ có hiệu lực trong
thời kì hôn nhân. Trong suốt thời kì hôn nhân, hôn ước không thể được sửa đổi.
Khác với Dân luật Trung kì và Bắc kì, Luật Gia đình 1959 qui định tương đối kĩ
về vấn đề li thân, Luật Gia đình 1959 cấm li hôn (chỉ được li hôn khi được sự
chấp thuận của tổng thống) và qui định tương đối tỉ mỉ về chế định li thân cho nên
có thể coi rằng hôn ước là một giải pháp để cho những cặp đôi sống li thân có
điều kiện để tiếp tục sống thoải mái.
 Bộ luật dân sự năm 1972
Ngày 20/12/1972 chính quyền Việt Nam cộng hòa có ban hành Bộ luật
Dân sự năm 1972 trong đó phần phu phụ tài sản cũng dành các Điều từ 144 đến
149 để qui định về hôn ước với những qui định tương đối chung chung và không
được tỉ mỉ như Luật Gia đình năm 1959. Bộ luật này cũng chỉ được áp dụng
32
Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr. 42 viết “thể thức thị thực khác với sự nhận thực
chữ kí. Khi nhận thực chữ kí, cơ quan hành chánh hay cơ quan tư pháp chỉ chứng nhận rằng về phương diện vật
chất chữ kí trên giấy tờ quả thật là chữ kí của người kí, giấy tờ có chữ kí được nhận thực là một tư chứng thư. Trái
lại, khi thị thực một chứng thư, viên chức can thiệp vào việc lập chứng thư bằng cách đích thân ghi chép lời giao
ước của đương sự hoặc bằng cách hỏi lại để biết đích rằng chứng thư nhận đúng lời giao ước của người kí. Chứng
thư thị thực là một công chứng thư”.
33
Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr. 43
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
14
trong thời gian rất ngắn. Hôn ước được qui định trong Bộ luật Dân sự 1972 với
những nét cơ bản sau:

lập hôn ước.
Luật pháp chỉ qui định chế độ phu phụ tài sản khi vợ chồng không
 Vợ chồng được tự do lập hôn ước tùy ý muốn, miễn là không trái
với trật tự công cộng và thuần phong mĩ tục.
 Hôn ước phải được lập trước khi kết hôn và được công chứng

 Hôn ước không thể thay đổi trong thời kì hôn nhân

 Hôn ước có thể sửa đổi trước khi kết hôn nhưng bản sửa đổi cũng
phải được công chứng
 Hôn ước sẽ không có hiệu lực với người thứ ba nếu như không được
ghi và giấy đăng kí kết hôn.
1.2.3. Hôn ước trong pháp luật Hôn nhân và gia đình của nhà nước ta
từ Cách mạng Tháng tám (1945) đến nay
Như đã phân tích, những qui định về hôn ước trong Dân luật Bắc kì và Dân
luật Trung kì vốn không hề được người dân biết đến, bởi thế mà có lẽ sự biến mất
của nó khi thay đổi chế độ cũng là điều không được những người thời đó để ý.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà nước ta đã ban hành hai sắc lệnh
đầu tiên qui định điều chỉnh một số quan hệ hôn nhân và gia đình: sắc lệnh
159/SL ngày 17/11/1950 qui định về vấn đề li hôn, sắc lệnh 97/SL ngày
22/5/1950 sửa đổi một số qui lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh số 97-SL là
văn bản duy nhất điều chỉnh về vấn đề tài sản vợ chồng trong thời kì hôn nhân
trước khi có luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Nói về quan hệ giữa vợ và
chồng sắc lệnh chỉ có qui định tại Điều 5 “Chồng vợ có địa vị bình đẳng trong gia
đình” và Điều 6 “Người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ”. Sắc lệnh
này không hề đề cập đến việc công nhận hay không công nhận hôn ước. Tuy
nhiên Điều 1 Sắc lệnh qui định “Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi
người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân”, Điều 14 lại qui định “Tất
cả những điều khoản trong dân pháp điển Bắc kì, dân pháp điển Trung kì, Pháp
qui giản yếu 1883 (sắc lệnh ngày 3/10/1883) thi hành ở Nam kì, và những luật lệ
theo sau, trái với những điều khoản ở trên này đều bị bãi bỏ.” Vậy nên
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
15
nếu hôn ước được lập mà không trái với quyền lợi của người vợ, không trái với
quyền lợi của người chồng thì vẫn được coi là không trái với quyền bình đẳng của
vợ chồng và được công nhận là có hiệu lực. Vậy nên theo nguyên tắc, hôn ước
vẫn có thể được coi là không bị xóa bỏ trong pháp luật xã hội chủ nghĩa từ năm
1945 tới năm 1959. Hoặc có thể nói rằng một chế định bất khả thi thì việc xóa bỏ
hay không xóa bỏ cũng không ảnh hưởng gì, nhưng điều đó cũng có nghĩa là
người ta không hề quan tâm đến sự tồn tại của hôn ước vốn có trong dân luật và
nếu như vậy thì càng có nghĩa rằng sự tồn tại của hôn ước không hề mâu thuẫn
với chế độ xã hội chủ nghĩa vì nếu nó mâu thuẫn về lí thuyết thì ngay lập tức
người ta sẽ xóa bỏ nó.
Từ khi có Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, pháp luật Việt Nam chỉ
thừa nhận chế độ tài sản pháp định, qui định về hôn ước hoàn toàn không còn tồn
tại trong pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình
năm 1959 qui định “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng
ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” vậy là trong một khoảng thời
gian hơn 25 năm (thời gian Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực),
pháp luật Việt Nam không thừa nhận tài sản riêng của vợ chồng. Đến khi Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời, chế độ tài sản vợ chồng ở Việt Nam là chế
độ cộng đồng động sản và tạo sản thì tài sản riêng của vợ chồng mới được thừa
nhận. Luật cũng cho phép vợ chồng được chia tài sản chung trong thời kì hôn
nhân (việc chia tài sản này phải có bản án của tòa án). Theo Luật Hôn nhân và gia
đình năm 1986, vợ chồng cũng không được thỏa thuận bất cứ vấn đề gì về sở hữu
tài sản trừ vấn đề nhập tài sản riêng có trước hoặc trong thời kì hôn nhân thành tài
sản chung. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời kèm theo đó là Nghị định
số 70/2001/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình (sau đây
gọi là Nghị định 70) đã tạo ra một sự thay đổi cơ bản gây nhiều tranh cãi về chế
định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Theo những qui định
này vợ chồng có thể thỏa thuận về việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân,
thậm chí việc thỏa thuận chia tài sản này trong nhiều trường hợp chỉ cần lập bằng
văn bản không có sự công chứng, chứng thực. Vợ chồng còn có thể thỏa thuận về
hậu quả pháp lí của việc chia tài sản này, nếu không thỏa thuận thì chế độ tài sản
của vợ chồng dường như được đặt ở chế độ
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
16
biệt sản34
. Qui định chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân theo Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn qui định về các thỏa thuận trong
vấn đề tài sản vợ chồng đã tạo nên một sự khác biệt đáng kể so với chế độ tài sản
pháp định thuần túy vẫn thường thấy.
1.3. HÔN ƯỚC TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.3.1. Hôn ước theo pháp luật của Cộng hòa Pháp
Pháp là quốc gia đầu tiên thuộc hệ thống civil law chính thức ghi nhận giá
trị pháp lí của hôn ước trong văn bản qui phạm pháp luật35
, đó là bộ luật dân sự
Pháp năm 1804 hay còn gọi là bộ luật Napoleon36
. Là một sản phẩm của quá trình
pháp điển hóa giữa những qui định mang tính chuẩn mực trong pháp luật La mã
và một số tập quán đương thời, bộ luật dân sự Pháp thường được xem là khuôn
vàng thước ngọc để các quốc gia khác học tập khi xây dựng dân luật. Cho đến
ngày nay, chúng ta vẫn không thể phủ nhận tính mẫu mực của các qui định trong
dân luật Pháp.
Bộ luật dân sự Pháp dành riêng thiên V quyển thứ 3 để qui định về hôn ước
và các chế độ tài sản vợ chồng. Thiên thứ V được mở đầu bằng Điều 1378: “pháp
luật không điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng nếu giữa vợ chồng đã có
thỏa thuận riêng mà vợ chồng cho là phù hợp và không trái với thuần phong mĩ
tục hoặc với các qui định sau đây”. Vậy nên khi vợ chồng lập hôn ước, chế độ tài
sản của vợ chồng sẽ được điều chỉnh bằng hôn ước. Vợ chồng có thể tự do thỏa
thuận về vấn đề tài sản nhưng nó phải tuân theo pháp luật cả về nội dung và thủ
tục.
 Về thủ tục:
Việc lập ra, thay đổi, hủy bỏ hôn ước phải được tuân theo những thủ tục
chặt chẽ để đảm bảo sự tự nguyện và việc thực hiện bản hôn ước đó.
Lập hôn ước: Hôn ước phải do hai bên nam nữ thỏa thuận và phải được lập
ra trước khi kết hôn37
. Về hình thức, nó phải được lập bằng văn bản trước mặt
công chứng viên với sự có mặt và thỏa thuận chung của cả hai bên hoặc
34
TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, sđd, tr. 253 có
đoạn viết: Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân thực chất là đã chấp nhận “chế
độ biệt sản” giữa vợ chồng sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân.
35
Là một bộ phần của vương quốc phong kiến Frăng, hôn ước đã là một trong những điều được coi là hiển nhiên
trong truyền thống của Pháp nên việc ghi nhận nó trong bộ luật dân sự đầu tiên cũng là đương nhiên.
36
Hôn ước được ghi nhận tại thiên thứ 5 quyến thứ 3 bộ luật dân sự Pháp năm 1804, xem
http://www.napoleonseries.org/research/government/code/book3/c_title05.html
37
Xem Điều 1395 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
17
người được ủy quyền. Khi lập hôn ước công chứng viên cấp cho các bên giấy
chứng nhận có ghi rõ họ tên, nơi cư trú của công chứng viên, tư cách và nơi ở của
các bên kết hôn, ngày lập hôn ước, trong giấy chứng nhận cũng phải ghi rõ là phải
nộp giấy này cho viên chức hộ tịch trước khi đăng kí kết hôn38
. Để đảm bảo
quyền lợi cho người thứ ba trong giao dịch với vợ chồng, việc lập hôn ước có thể
được ghi trong giấy đăng kí kết hôn hoặc ghi rõ trong các văn bản giao dịch với
người thứ ba nếu không thì với người thứ ba vợ chồng được coi như là kết hôn
theo chế độ pháp lí chung39
.
Việc sửa đổi hôn ước: Sửa đổi trước khi kết hôn: việc sửa đổi thỏa thuận
về tài sản vợ chồng trước khi kết hôn phải do hai người nam nữ thỏa thuận, việc
thỏa thuận này phải có mặt của các bên tham gia hợp đồng và người được ủy
quyền. Bản hôn ước đã sửa đổi cũng phải đảm bảo những yêu cầu về hình thức
cũng như đảm bảo quyền lợi cho người thứ ba như bản hôn ước đã lập ban đầu40
.
Sửa đổi sau khi kết hôn: sau khi kết hôn, hôn ước chỉ được sửa đổi sau 2 năm áp
dụng, việc thay đổi phải được công bố cho người các con đã thành niên và các chủ
nợ, nếu những người được thông báo này phản đối thì việc sửa đổi hôn ước sẽ
phải thông qua thể thức phê chuẩn của tòa án nơi vợ chồng cư trú41
.
38
Điều 1394 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp
39
Điều 1394 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp
40
Điều 1396 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp
41
Điều 1397 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp (đã sửa đổi năm 2006): “Sau hai năm áp dụng chế độ tài sản, vì lợi ích
của gia đình, vợ chồng có thể thỏa thuận sửa đổi hoặc thậm chí thay đổi hoàn toàn chế độ tài sản bằng chứng thư
công chứng. Chứng thư thay đổi này phải bao gồm việc thanh toán chế độ tài sản bị thay đổi, nếu không sẽ bị vô
hiệu, khi việc thanh toán đó là cần thiết; Các bên trong hôn ước bị sửa đổi và các con đã thành niên của mỗi bên vợ
chồng được thông báo riêng về sự sửa đổi dự kiến. Mỗi người có thể phản đối sự thay đổi đó trong thời hạn ba tháng;
Các chủ nợ được thông báo về sự thay đổi dự kiến bằng việc công bố trên tờ báo tiếp nhận những thông báo pháp lý
trong huyện hoặc tỉnh nơi cư trú của vợ chồng. Họ có thể phản đối sự thay đổi trong thời hạn ba tháng kể từ khi công
bố; Trong trường hợp có phản đối, chứng thư công chứng phải tuân theo thể thức phê chuẩn của tòa án nơi cư trú của
vợ chồng. Yêu cầu và quyết định phê chuẩn được công bố theo những điều kiện và chế tài được dự liệu tại Bộ luật tố
tụng dân sự; Nếu một bên vợ, chồng có con chưa thành niên, chứng thư thay đổi bắt buộc phải tuân theo thể thức phê
chuẩn của tòa án nơi cư trú của vợ chồng; Sự thay đổi có hiệu lực đối với các bên kể từ ngày ra chứng thư hoặc ngày
ra bản án và đối với người thứ ba thì sau ba tháng kể từ ngày sự thay đổi được ghi chú bên lề giấy chứng nhận kết
hôn. Tuy nhiên, kể cả khi không có sự ghi chú, những thay đổi vẫn có hiệu lực đối với người thứ ba nếu trong những
giao dịch với họ, vợ chồng đã tuyên bố về sự thay đổi chế độ tài sản của mình; Trong trường hợp vợ hoặc chồng
đang trong quy chế được bảo trợ pháp lý theo những thể thức được quy định tại phần XI quyển I, sự sửa đổi hoặc
thay đổi chế độ tài sản phải được sự cho phép trước của Thẩm phán về giám hộ hoặc của Hội đồng gia tộc nếu có;
Phải ghi chú sự sửa đổi vào bản chính hôn ước bị sửa đổi; Các chủ nợ đã không phản đối, nếu thấy có sự gian lận
đến quyền của mình, có thể chống lại sự thay đổi chế độ tài sảncủa vợ chồng theo những quy định của điều 1167;
Những thể thức áp dụng điều luật này được quy định trong sắc luật của Hội đồng nhà nước.” (Bản dịch từ văn bản
tiếng Pháp của ThS. Bùi Minh Hồng, giảng viên khoa Luật dân sự, trường Đại học Luật Hà Nội)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
18
 Về nội dung:
Những chế độ tài sản vợ chồng có thể lựa chọn chế độ tài sản chung (có thể
lựa chọn chế độ cộng đồng toàn sản hoặc chế độ cộng đồng động sản và tạo sản)
và chế độ tài sản riêng (chế độ biệt sản, chế độ tài sản riêng tương đối). Có thể
thấy, việc thỏa thuận lựa chọn trong hôn ước của pháp là lựa chọn chế độ tài sản,
điều này sẽ làm mọi việc đỡ phức tạp và tiểu tiết hơn việc vợ chồng tự thỏa thuận
đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng và sự chuyển hóa của các khối tài sản này
như thế nào.
Với chế độ tài sản chung: Chế độ cộng đồng toàn sản: nếu vợ chồng thỏa
thuận chọn chế độ cộng đồng toàn sản: tất cả tài sản của vợ chồng sẽ có và hiện
có (bao gồm cả tài sản của riêng vợ hoặc chồng trước thời kì hôn nhân) sẽ thuộc
khối tài sản qui định tại Điều 1404 (đồ dùng, tư trang cá nhân…) Chế độ cộng
đồng động sản và tạo sản: về cơ bản sẽ gần giống với chế độ tài sản pháp định
nhưng cũng có một số điểm khác biệt, ví dụ như: vợ chồng có thể thỏa thuận về
việc phân chia tài sản không đều nhau, về việc trích khấu tài sản có bồi
thường42
…
Với chế độ tài sản riêng: Chế độ biệt sản: nếu lựa chọn chế độ tài sản này,
vợ chồng không có tài sản cộng đồng, mỗi bên giữ quyền quản lí, hưởng dụng và
định đoạt đối với khối tài sản thuộc về mình. Mỗi bên vợ, chồng chịu trách nhiệm
về những khoản nợ riêng và có nghĩa vụ đóng góp vào nhu cầu chung của gia
đình. Việc thực hiện theo thoả thuận hoặc theo qui định của pháp luật. Trong quan
hệ với người thứ ba vợ chồng có thể dùng mọi cách để chứng minh rằng mọi tài
sản thuộc về mình43
. Chế độ tài sản riêng tương đối: Đây được coi là một chế độ
tài sản hỗn hợp: tách riêng tài sản trong thời kỳ hôn nhân và cộng đồng tài sản khi
chấm dứt hôn nhân. Trong thời kì hôn nhân, vợ chồng thực hiện chế độ tách riêng
tài sản, mỗi bên giữ một phần tài sản riêng và quyền quản lí, hưởng dụng và định
đoạt. Vợ, chồng có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ riêng bằng tài sản riêng
của mình. Tuy nhiên, khi chấm dứt hôn nhân,
42
Xem mục IV và mục V chương 2 thiên thứ V bộ luật dân sự cộng hòa Pháp
43
Điều 1538 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
19
mỗi bên được hưởng một nửa những tài sản được tạo ra trong thời kì hôn nhân mà
hiện còn.
Ngoài những qui định chung về thủ tục và nội dung của hôn ước, hôn ước
dành cho các cặp vợ chồng có một trong hai người hoặc cả hai người là thương nhân
lại có những yêu cầu đòi hỏi khác do đặc thù của việc sản xuất kinh doanh44
.
Hôn ước ở Pháp được qui định rất chặt chẽ về cả nội dung và thủ tục để
đảm bảo cho lợi ích của vợ chồng của người thứ ba và trật tự của xã hội. Nếu
nghiên cứu pháp luật về hôn ước mà không tìm hiểu về chế định hôn ước tại Pháp
thì là điều vô cùng thiếu sót.
1.3.2. Hôn ước theo pháp luật của Hoa Kì
Có thể nói rằng không có ở một quốc gia nào mà vấn đề lập hôn ước lại trở
nên phổ biến như ở Hoa Kì. Ở Hoa Kì, những người có mức sống cao hoặc những
người thừa kế giàu có thường gặp rất nhiều phiền toái với vợ/chồng cũ của mình
cũng như luật sư của cô/anh ta trong suốt thời kì giải quyết việc li hôn. Thêm vào
đó, những luật sư làm về luật gia đình đặc biệt là giải quyết các vụ li hôn thường
có thu nhập rất cao, tổng phí phải chi trả cho một vụ li hôn thường không dưới
150.000 đô la Mỹ. Ngoài hôn ước (prenuptial agreement), Hoa Kì còn cho phép
các cặp vợ chồng lập một thỏa thuận tương tự như hôn ước trong thời kì hôn nhân
(postnuptial agreement tạm dịch là hậu hôn ước). Trong suốt thế kỉ 18 thì thông
luật (common law) không cho phép vợ chồng lập hôn ước bởi vì họ cho rằng khi
hai người kết hôn thì họ đã hòa làm một và không thể có giao dịch khi chỉ có một
chủ thể, một lí do nữa là một người phụ nữ đã có chồng thì họ không được phép
tham gia kí kết các hợp đồng trừ khi đã li thân45
. Đến khoảng giữa thế kỉ 19 thì
một số án lệ ở Hoa Kì đã cho phép sự tồn tại của hôn ước, đến tháng 7 năm 1983
một đạo luật về hôn ước (Uniform premarital agreement Act gọi
44
Về vấn đề này, xem thêm tại Th.S Bùi Minh Hồng, Quan hệ về tài sản của vợ chồng trong hoạt động hợp tác sản xuất,
kinh doanh theo pháp luật của Cộng hòa Pháp, Đề tài khoa học cấp trường: Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh (chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Phương Lan), Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2008
45
Ronald B. Standler (Copyright 2003), Prenuptial and Postnuptial contract Law in the USA, page 3
www.rbs2.com/dcontract2.pdf
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
20
tắt là UPAA46
) đã được ban hành dựa trên kết quả của các án lệ, UPAA được
chấp nhận ở đa số các bang của Hoa Kì47
, một số bang còn lại có những qui định
khác hay đặc biệt hơn so với UPAA. Theo UPAA hôn ước ở Mĩ có một số đặc
trưng sau:
Về nội dung: Các bên thỏa thuận trong hôn ước với các nội dung sau
 Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đổi với tài sản của một bên hoặc cả
hai, phát sinh tại thời điểm trước hôn nhân và sau hôn nhân.
 Quyền mua bán, sử dụng, chuyển nhượng, trao đổi, từ bỏ, cho thuê,
tiêu dùng, dùng làm tài sản bảo đảm, thế chấp, cầm cố, tự định đoạt hay các
quyền quản lí, kiểm soát khác đối với tài sản
 Định đoạt tài sản khi li thân, li hôn, khi qua đời, hoặc sự biến hay
bất kỳ sự kiện nào khác;
 Sự thay đổi hay chấm dứt việc cấp dưỡng giữa vợ chồng

 Lập chúc thư, uỷ thác, hay các biện pháp khác để thực hiện các nội
dung của thoả thuận này;
 Quyền sở hữu và chuyển nhượng từ tiền bảo hiểm tính mạng của
một người
 Vấn đề lựa chọn luật điều chỉnh

 Các vấn đề khác bao gồm quyền và nghĩa vụ cá nhân nhưng không
được trái với chính sách công và vi phạm pháp luật
Quyền được chu cấp của con cái không thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng
bất lợi bởi hôn ước.
Về hình thức: hôn ước phải được lập bằng văn bản và được hai bên kí vào
và không cần thêm một sự xem xét nào với hôn ước.
Về hiệu lực: hôn ước chỉ có hiệu lực trong thời kì hôn nhân. Sau khi kết
hôn, hôn ước có thể được các bên sửa đổi bằng cách lập thêm một văn bản khác
và kí tên vào đó, sự sửa đổi này không cần thêm một sự xem xét nào cả.
Tuy nhiên theo luật một số bang, hôn ước còn có thể tự động hết hiệu lực
sau 7 năm áp dụng hoặc sau khi đứa con đầu tiên ra đời, hay hôn ước chỉ được sửa
đổi sau 1,5 năm áp dụng.
46
Xem văn bản tại đây: http://www.law.upenn.edu/bll/archives/ulc/fnact99/1980s/upaa83.htm
47
Mahar, Heather, Why Are There So Few Prenuptial Agreements?. Harvard Law School John M. Olin Center for Law,
Economics and Business Discussion Paper Series. Paper 436, http://lsr.nellco.org/harvard_olin/436, page 3
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
21
Mặc dù hôn ước ở Hoa Kì được qui định tương đối thoáng, nhưng trong
thực tế các bên lập hôn ước lại chi trả khá nhiều tiền cho luật sư để có một hôn
ước hợp pháp và chặt chẽ về thủ tục nhất.
1.3.3. Hôn ước theo pháp luật của Nhật Bản
Theo một cuộc khảo sát của tổ chức Master Card đã xếp loại tỉ lệ tiến bộ
của phụ nữ trong 13 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên ý kiến của lực lượng lao
động nữ xem họ đã được học qua bậc tiểu học hay chưa, có bao nhiêu người giữ
các chức vụ quan trọng trong xã hội, và thu nhập trung bình của họ thế nào: với tỉ
lệ 55,5%, phụ nữ Nhật Bản được coi là kém bình đẳng giới so với các nước khác,
số phụ nữ Nhật là lao động chiếm 70,3%, số người giữ các chức vụ quan trọng
của nhà nước chiếm 62,2%, những người có thu nhập trung bình 51,3%48
. Nhật
Bản là một quốc gia mang nặng nhiều biểu hiện phong kiến và bất bình đẳng giới.
Hôn nhân một vợ một chồng của Nhật Bản mới được ghi nhận khoảng 100 năm
trước vào đầu thời kì Minh Trị, ngay cả đến thời điểm hiện nay Nhật Bản cũng chỉ
cho phép phụ nữ được tái giá sau 6 tháng kể từ ngày cuộc hôn nhân trước của họ
chấm dứt49
và người vợ khi kết hôn thì phải mang họ chồng50
, luật dân sự ở Nhật
Bản được coi là một trong những sản phẩm của cuộc cái cách Minh Trị 186851
.
Hôn ước hay phần lớn những qui định trong bộ luật dân sự Nhật Bản thường do
được học tập từ dân luật Đức hoặc Pháp, tuy nhiên đó là sự cấy ghép có chọn lọc
chứ không phải là sự sao chép như trong dân luật Việt Nam thời kì Pháp thuộc, nó
thể hiện ở những nét đặc trưng riêng trong qui định về hôn ước ở Nhật Bản.
Về hình thức, không giống như pháp luật các quốc gia khác, Nhật Bản có
riêng một văn bản pháp luật điều chỉnh về hình thức của hôn ước và vấn đề đăng
kí hôn ước52
(Mặc dù tên tiếng anh của văn bản này được dịch theo các cách khác
nhau: “Family Registration Act” hay “Matrimonial property agreement
Registration Act” nhưng toàn bộ nội dung của nó chỉ nói về việc đăng kí hôn ước
và hình thức của hôn ước).
48
Xem: Phụ nữ Nhật Bản tụt hậu về bình đẳng giới, www.tienphong.vn ngày 15/3/2005
49
Điều 733 A Bộ luật dân sự Nhật Bản, Luật dân sự số 89 năm 1896 sửa đổi bằng luật số 78 năm 2006, tìm bản
tiếng anh tại link sau: http://www.japaneselawtranslation.go.jp
50
Điều 150 Bộ luật đân sự Nhật Bản,
51
Trong cuộc cải cách này họ đã chủ trương từ bỏ những tập tục có hại để học hỏi những tiến bộ của phương Tây
52
Tìm bản tiếng Nhật tại link sau: http://law.e-gov.go.jp (Luật này chưa được dịch chính thức sang tiếng Anh)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
22
Về nội dung, nội dung của của hôn ước được qui định trong bộ luật dân sự
(Civil Code) Điều 755 Bộ luật dân sự Nhật Bản ghi nhận quyền được lập hôn ước
của các cặp vợ chồng: các quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng sẽ được
tuân theo các qui định dưới đây nếu như vợ chồng không kí vào một hợp đồng qui
định trước về tài sản của họ trước khi đăng kí kết hôn. Luật cũng qui định: Nếu
vợ chồng có một thỏa thuận về tài sản mà trong đó qui định khác với chế độ tài
sản pháp định thì hôn ước này không được chống lại người thừa kế hàng thứ nhất
của vợ hoặc chồng hoặc người thứ ba trừ khi nó được đăng kí trước khi đăng kí
kết hôn53
.
Việc thay đổi và hủy bỏ hôn ước: Hôn ước không thể thay đổi trong thời kì
hôn nhân trừ khi vợ hoặc chồng là người quản lí tài sản mà có hành vi phá tán tài
sản và để thay đổi hôn ước, các bên phải có đệ đơn lên tòa án54
. Ở Nhật có một
tòa án riêng biệt chuyên giải quyết các vấn đề về gia đình.
1.3.4. Hôn ước theo pháp luật của Thái Lan
Trong các quốc gia Đông Nam Á, có thể nói Thái Lan là quốc gia dễ tiếp
nhận và thích nghi với những yếu tố được du nhập nhất. Việc hình thành pháp luật
ở Thái Lan chủ yếu cũng là do tiếp thu từ pháp luật nước ngoài. Ban đầu, pháp
luật Thái thực thụ được hình thành từ văn hóa và tập quán cổ truyền, đó là thời kì
mẫu hệ và pháp luật phản ánh, phát sinh từ chính xác những nhu cầu xã hội thời
bấy giờ, đến thời người Thái di cư vào Đông Dương thì pháp luật Thái lại tiếp
nhận nhiều nét văn hóa của Ấn Độ, các bộ luật Thái cổ tiếp thu nhiều ảnh hưởng
của pháp luật Ấn Độ. Từ triều đại Rama V trở đi, pháp luật Thái tiếp thu ảnh
hưởng của Pháp luật phương Tây: ban đầu là tiếp nhận pháp luật Anh vào giải
quyết từng vụ việc, sau đó là xây dựng bộ luật hình sự và dân sự đầu tiên theo
kiểu Pháp, sau đó bộ luật dân sự và thương mại được xây dựng theo pháp luật
Pháp còn bộ luật hình sự được phỏng theo pháp luật của Đức55
.
Mặc dù Thái Lan là một đất nước phương Đông, theo đạo phật, nhưng với
khả năng dễ tiếp nhận và thích nghi thì hôn ước tồn tại trong pháp luật Thái Lan
cũng không phải là điều khó hiểu. Hôn ước được qui định trong phần tài sản vợ
53
Điều 756 Bộ luật dân sự Nhật Bản.
54
Điều 761 Bộ luật dân sự Nhật Bản
55
Xem thêm về phân kì lịch sử pháp luật của Thái Lan: Nguyễn Quế Thương, Suy nghĩ về phân kì lịch sử Thái Lan
và phân kì lịch sử pháp luật Thái Lan, website Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện khoa học xã hội Việt Nam,
http://www.iseas.org.vn/module/news/viewcontent.asp?ID=18&langid=2
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
23
chồng trong Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan (các Điều từ 1465 đến 1493).
Điều 1465 của Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan qui định: “trong trường
hợp vợ chồng trước khi kết hôn không có thỏa thuận đặc biệt về tài sản của họ
(hôn ước) thì quan hệ tài sản của họ sẽ được điều chỉnh bởi những qui định chung
của chương này. Hôn ước sẽ vô hiệu nếu có bất cứ điều khoản nào trái với trật tự
công hoặc đạo đức xã hội hoặc qui định rằng quan hệ tài sản của họ sẽ được điều
chỉnh bởi luật nước ngoài”. Như vậy về nội dung, ngoài những đặc điểm chung
như hôn ước ở nhiều nước, hôn ước ở Thái Lan còn có thêm điều kiện về luật áp
dụng điều chỉnh, trong đó ở một số quốc gia đã cho phép vợ chồng được chọn luật
áp dụng là luật nước ngoài.
Về hình thức, hôn ước ở Thái Lan phải được đăng kí cùng với thời điểm
đăng kí kết hôn, phải được làm bằng văn bản và có ít nhất 2 người làm chứng,
phải được nộp cùng thờ điểm đăng kí kết hôn56
.
Sửa đổi hôn ước: Điều 1467 qui định sau khi kết hôn hôn ước không thể
sửa đổi trừ khi được sự chấp thuận của tòa án có thẩm quyền, và khi có quyết
định cuối cùng về việc sửa đổi hay hủy bỏ hôn ước, tòa án phải thông báo với nơi
đăng kí kết hôn về vấn đề đó. Mặc dù được sửa đổi hoặc hủy bỏ bởi tòa án nhưng
một số điều khoản của hôn ước sẽ không có hiệu lực với người thứ ba có thiện
chí.
Theo khảo sát thì hôn ước của các cặp vợ chồng Thái Lan thường hay bị
tuyên vô hiệu và không được chấp thuận bởi mười lí do phổ biến sau57
:
 Các bên không lập hôn ước thành văn bản

 Tài sản của các bên liệt kê trong hôn ước không được coi là hợp pháp

 Có sự lừa dối: bị chồng (vợ) hoặc gia đình hoặc luật sư của chồng
(vợ) lừa dối để kí vào hôn ước.
 Chưa đọc hôn ước: sở dĩ có lí do này là bởi vì có thể xảy ra trường
hợp vợ hoặc chồng được đề nghị kí rất nhiều giấy tờ trong đó có cả hôn ước mà
họ lại không đọc nó.
56
Điều 1466 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan, năm 1925 sửa đổi năm 2009
http://www.samuiforsale.com/Civil_Code_text_English_I.html
57
Xem tại: http://thaiprenuptialagreement.com/thai-prenuptial-pointer.php
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
24
 Các bên chưa có đủ thời gian để suy nghĩ về hôn ước: nếu như các
bên chỉ đọc qua loa về hôn ước và kí vào đó thì rất có khả năng hôn ước sẽ bị vô
hiệu.
 Hôn ước có một số điều khoản bị cấm.

 Các thông tin trong hôn ước bị sai lệch ví dụ thu nhập của các bên, tài
sản, năng lực….

 Các thông tin trong hôn ước chưa được hoàn thành hết, như chưa kê
đầy đủ tài sản trước khi kết hôn…
 Các bên không được độc lập về ý chí: khi một bên hoặc cả hai bên
không được độc lập về ý chí mà phải phụ thuộc vào bên kia hoặc gia đình hoặc
luật sư…
 Hôn ước không phù hợp với đạo đức xã hội thông thường: một hôn ước
quá thiên vị cho một bên ví dụ trong đó qui định rằng khi li hôn một bên sẽ được
tất cả tài sản hoặc một bên sẽ chịu thanh toán tất cả các khoản nợ hoặc trong đó
qui định miễn nghĩa vụ cấp dưỡng cho một bên… rất có khả năng bị
tuyên vô hiệu.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
25
Chương 2
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
2.1. HÔN ƯỚC PHỔ BIẾN VÀ LÀ XU HƯỚNG CỦA THẾ GIỚI
2.1.1. Hôn ước trong tư pháp quốc tế
Trước đây, quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung, quan hệ tài sản vợ
chồng nói riêng ít khi xuất hiện yếu tố nước ngoài và chẳng mấy khi xảy ra xung
đột pháp luật. Lí do chủ yếu là khi phụ nữ lấy chồng người nước ngoài thì họ
đương nhiên mất quốc tịch cũ và mang quốc tịch của người chồng. Ngày nay,
những qui định như thế đã bị coi là lỗi thời, quan hệ pháp luật về tài sản vợ chồng
đã xuất hiện xung đột pháp luật.
Theo nguyên tắc của tư pháp quốc tế, khi có xung đột pháp luật cần lựa chọn
các hệ thuộc pháp luật để áp dụng. Một số hệ thuộc cơ bản thường được áp dụng là
hệ thuộc luật nhân thân (bao gồm hệ thuộc luật quốc tịch và hệ thuộc luật nơi cư trú),
hệ thuộc luật nơi có tài sản (thường được áp dụng để giải quyết vấn đề về sở hữu tài
sản có yếu tố nước ngoài), hệ thuộc luật do các bên kí kết hợp đồng lựa chọn, hệ
thuộc luật nơi thực hiện hành vi (bao gồm luật nơi kí kết hợp đồng, luật nơi thực hiện
nghĩa vụ, luật nơi thực hiện hành động), hệ thuộc luật tòa án…Tuy nhiên quan hệ tài
sản vợ chồng thì lại được coi là quan hệ pháp luật nằm giữa biên giới của ba loại
quan hệ: nhân thân, tài sản và hợp đồng, nó được coi là quan hệ phái sinh từ ba loại
quan hệ kia58
. Vì thế, việc lựa chọn hệ thuộc luật do các bên lựa chọn được coi là
giải pháp hợp lí nhất. Thông thường, pháp luật nhiều quốc gia đều cho phép vợ
chồng lựa chọn luật áp dụng với tài sản của mình. Khi vợ chồng không có sự lựa
chọn nào về luật áp dụng với tài sản của họ thì phải áp dụng qui phạm xung đột để
giải quyết quan hệ về tài sản vợ chồng. Các quốc gia theo thông luật (thuộc hệ thống
common law) hầu như không có chế định quan hệ tài sản vợ chồng; do vậy, đối với
quan hệ này, họ áp dụng luật điều chỉnh với quan hệ tài sản nói chung, tuy nhiên giải
pháp này có nhược điểm là không bảo đảm sự điều chỉnh thống nhất đối với vợ và
chồng khi hai vợ chồng có tài sản ở nhiều nước khác nhau. Các quốc gia theo hệ
thống dân luật (civil law) áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch chung của vợ chồng để
điều chỉnh, giải pháp này có ưu điểm là cho phép áp
58
Jean Derruppe’, Tư pháp quốc tế, Nhà pháp luật Việt Pháp, tr. 248
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
26
dụng một hệ thống pháp luật thống nhất để điều chỉnh cả hệ quả nhân thân và hệ
quả tài sản, song lại có nhược điểm là gây khó khăn cho việc áp dụng khi hai vợ
chồng không có cùng quốc tịch59
. Do vậy khi vợ chồng ấn định được luật áp dụng
với quan hệ tài sản của họ thì sẽ đảm bảo được sự thống nhất cả về thời gian và
không gian đối với các qui phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản vợ chồng.
Cũng chính vì thế mà nguyên tắc trong tư pháp quốc tế thừa nhận rằng: xung đột
pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng trước hết sẽ áp dụng theo các qui định
trong hôn ước, khi không có hôn ước mới áp dụng theo hệ thuộc luật nhân thân
(khi các bên có cùng quốc tịch thì áp dụng luật nước mà vợ chồng có quốc tịch
chung, khi không có quốc tịch chung thì áp dụng luật nơi cư trú chung), khi không
áp dụng được hệ thuộc luật nhân thân (vợ chồng không có nơi cư trú chung cũng
như quốc tịch chung) thì áp dụng hệ thuộc luật tòa án (áp dụng luật của nước mà
có tòa án có thẩm quyền giải quyết vấn đề về tài sản của họ). Như vậy có thể thấy
nguyên tắc tư pháp quốc tế luôn ưu tiên áp dụng hôn ước.
Trong các điều ước quốc tế về chế độ tài sản vợ chồng, không thể không kể
đến công ước Lahay về lựa chọn luật áp dụng với chế độ tài sản vợ chồng năm
197860
(sau đây gọi là công ước Lahay năm 1978), công ước này thể hiện sự ưu
tiên số một cho hôn ước trong việc lựa chọn luật áp dụng. Điều 3 Công ước ghi
nhận rằng: “Chế độ tài sản vợ chồng được qui định bởi luật của quốc gia mà vợ
chồng đã lựa chọn trước khi kết hôn”, Điều 11 Công ước lại ghi rằng: “Việc lựa
chọn luật áp dụng phải được xác định một cách rõ ràng hoặc qui định trong các
điều khoản của hôn ước”, sự lựa chọn này phải thể hiện dưới hình thức văn bản
có chữ kí của các bên và ngày tháng năm lập văn bản61
, nếu sự lựa chọn này thể
hiện bằng hôn ước thì về hình thức hôn ước phải tuân theo qui định của quốc gia
có luật được chọn để áp dụng cho chế độ tài sản vợ chồng hoặc luật hiện hành của
quốc gia nơi lập hôn ước62
. Ngay cả khi có sự thay đổi luật áp dụng thì hình thức
thể hiện sự lựa chọn luật áp dụng mới cũng ưu tiên những qui định trong hôn ước
bởi hình thức lựa chọn được xác định theo hôn ước.
59
Jean Derruppe’, Tư pháp quốc tế, Nhà pháp luật Việt Pháp, tr. 249
60
Số thành viên phê chuẩn công ước này chỉ đếm trên đầu ngón tay, tuy nhiên theo nhận xét chung thì ngay cả khi
“không được phê chuẩn nhưng các Công ước này vẫn có ảnh hưởng đến các hệ thống pháp luật của các quốc gia
thành viên lẫn các quốc gia chưa phải là thành viên”, xem Đặng Hoàng Oanh, Tổng quan về hội nghị Lahay về Tư
pháp quốc tế, webside Bộ tư pháp www.moj.gov.vn ngày 04/04/2008.
61
Điều 12 và Điều 13 Công ước Lahay 1978, http://hcch.e-vision.nl/index_en.php?act=conventions.text&cid=87
62
Điều 12 Công ước Lahaye 1978
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
27
2.1.2. Hôn ước được áp dụng tại nhiều quốc gia
“Phần lớn pháp luật của các nước trên thế giới thừa nhận quyền tự do
thỏa thuận của vợ và chồng về chế độ tài sản, vì vậy, một mặt luật pháp dự liệu
một chế độ tài sản của vợ chồng, mặt khác quy định những người kết hôn có
quyền lập hôn ước. Chế độ tài sản do pháp luật dự liệu chỉ có hiệu lực áp dụng
trong trường hợp vợ chồng không có hôn ước hoặc hôn ước được lập ra nhưng vô
hiệu do vi phạm những quy định của luật chung. Chỉ có một số nước trong hệ
thống xã hội chủ nghĩa, như Liên xô, Bulgari, Hungari, Roumani, Tiệp khắc,
Trung quốc, Việt Nam và ngoài ra còn có Arhentina và một số bang của Méhicô
duy trì duy nhất một chế độ tài sản pháp định đối với vợ chồng”63
.
Hôn ước được qui định trong pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể
liệt kê theo châu lục các quốc gia qui định về hôn ước như sau. Ở châu Á: ngoài
Nhật Bản, Thái Lan như đã giới thiệu, hôn ước được thừa nhận ở phần lớn các
quốc gia trước kia là thuộc địa của Anh, Pháp, Mỹ. Thậm chí các vùng lãnh thổ
như Đài Loan, Hồng Kông cũng áp dụng hôn ước như một qui chế pháp lí riêng
sau khi được trả về Trung Quốc (luật Trung Quốc chưa có qui định về hôn ước).
Ở Châu Âu: ngoài các quốc gia đã kí kết công ước Lahay năm 1978: Pháp,
Lucxembua, Hà Lan (đã là thành viên chính thức) Áo và Bồ Đào Nha (cũng đã kí
kết tuy nhiên chưa chính thức gia nhập công ước Lahay 1978), hôn ước còn được
ghi nhận ở khá nhiều quốc gia châu Âu như: Anh và xứ Wales, Đức, Nauy, Tây
Ba Nha, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kì, Hi Lạp…tuy nhiên, phải nói rằng, ở châu Âu,
hôn ước được qui định tương đối chặt chẽ chứ không quá thoáng như qui định về
hôn ước ở Hoa Kì. Châu Phi: Hôn ước được ghi nhận ở Nam Phi. Ở châu Mĩ: hôn
ước được ghi nhận khá rộng rãi và tương đối thoáng, hôn ước được ghi nhận ở
hầu hết các quốc gia như: Bahamas, Jamaica, Dominica, Brazin, Canada,
Venezuela, …Châu Đại Dương: là một châu lục có ít quốc gia song hôn ước đã
tồn tại ở đây, hôn ước được thực thi ở Newzealand từ năm 1976 nhưng tại Úc hôn
ước chỉ được ghi nhận khi có Luật Gia đình năm 2000.
63
Th.S Bùi Minh Hồng, Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp
luật Việt Nam, bài viết được đăng trên http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/01/05/4322-2/
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
28
2.2. HÔN ƯỚC PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
2.2.1. Sự thay đổi về yếu tố cá nhân và chức năng kinh tế trong gia đình
Từ xưa đến nay, ở khắp nơi trên thế giới, quan niệm về gia đình hầu như
luôn có điểm tương đồng. Gia đình, đó là nơi tập hợp những người có cùng chung
quan hệ huyết thống và gắn bó với nhau.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, gia đình là một đơn vị cơ sở rất quan
trọng trong đời sống của mỗi con người từ khi sinh ra, trưởng thành cho đến lúc qua
đời. Khác với xã hội phương Tây, nơi mà gia đình kiểu mẫu bao giờ cũng chỉ duy
nhất tồn tại một thế hệ chung sống với nhau, khi con cái đến tuổi trưởng thành thì
việc ra ở riêng, tách khỏi cha, mẹ đã trở thành truyền thống, gia đình Việt Nam theo
“chuẩn mực” truyền thống bao giờ cũng là gia đình “tam, tứ đại đồng đường” với
nhiều thế hệ cùng tụ họp bên nhau. Đời sống kinh tế theo kiểu cùng làm, cùng
hưởng, cùng sinh sống dưới một mái nhà. Hình ảnh gia đình tập trung nhiều thế hệ
như thế có thể nói là một dấu ấn riêng, tạo nên bản sắc đặc trưng cho tinh thần cố kết
cộng đồng và lối sống trọng tình, trọng nghĩa của người Việt, có nguồn gốc từ truyền
thống nông nghiệp trồng lúa nước. Nghề nông trồng lúa theo thời vụ rất cần có sự
đoàn kết giúp đỡ nhau nên con người sống rất gắn bó, gia đình nào đông người thì
càng tăng thêm sức lao động, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc đồng áng để thu hoạch
nhanh chóng64
. Lúc đó chức năng kinh tế của gia đình chính là sản xuất, cả gia đình
phải đoàn kết hợp sức lại thì mới có thể sản xuất ra của cải vật chất, một mình một cá
nhân không bao giờ có thể tự lao động sản xuất trong thời đó. Chính vì không thể
không đoàn kết, gắn bó để cả gia đình cùng lao động sản xuất mà yếu tố cá nhân
trong gia đình Việt Nam xưa có phần mờ nhạt, lợi ích chung của gia đình luôn được
đặt lên hàng đầu. Hơn nữa, thời xưa, khoa học - kĩ thuật chưa phát triển nên nghề
nông phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Do đó, kinh nghiệm của những người lớn tuổi rất
được xem trọng. Điều này cũng đã góp phần hình thành những quan niệm chuẩn mực
trong xã hội bấy giờ - người già, những bậc cao niên bao giờ cũng được cả nể, kính
trọng. Trong gia đình, cũng từ đó hình thành mối quan hệ theo kiểu tôn ti, thứ bậc -
người sinh ra trước là bậc trên, người sinh ra sau là bậc dưới. Người đứng đầu gia
đình là các cụ cao tuổi, có tiếng nói, quyết định mọi việc
64
Lê Thảo, Gia đình Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, tạp chí cộng sản online
http://www.tapchicongsan.org.vn ngày 23/2/2009.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
29
trong nhà và được con cháu nể trọng. Người lớn tuổi quyết định mọi việc do kinh
nghiệm và người nhỏ tuổi phải tuân theo, vì thế mà tính dân chủ hay sự tự do cá
nhân vốn là một khái niệm xa lạ trong gia đình Việt Nam xưa.
Cùng với sự biến đổi của tình hình kinh tế, xã hội, xã hội Việt Nam nông
nghiệp truyền thống thay da đổi thịt qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
quan niệm về gia đình và vấn đề sở hữu tài sản trong gia đình, về các mối quan hệ
trong gia đình đã có nhiều biến đổi trong đó yếu tố cá nhân được đề cao nhiều
hơn65
.
Ở thời điểm hiện tại, kiểu gia đình “tam, tứ đại đồng đường” hầu như đã trở
nên rất hiếm hoi. Phổ biến ở các đô thị bây giờ là gia đình một hoặc hai thế hệ và
hầu như xu hướng chung của các cặp vợ chồng là sinh rất ít con. Do đời sống hiện
tại phát triển nhanh chóng, mọi người đều bị cuốn hút theo công việc để kiếm
thêm thu nhập nên việc sinh ít con cũng là điều dễ hiểu. Một mặt, vừa có thời gian
tập trung cho công việc, tìm nguồn thu nhập cao; mặt khác, lại có điều kiện kinh
tế để chăm lo cho con cái tốt hơn. Trong một xã hội phát triển, đời sống của con
người được cải thiện đáng kể, thu nhập tăng cao đã tạo điều kiện nâng cao chất
lượng sống cho con người, mỗi thành viên trong gia đình vì thế mà cũng có nhiều
cơ hội để phát triển toàn diện bản thân.
Vấn đề bình đẳng giới cũng được chú trọng và đề cao, người đàn ông -
người cha trong gia đình không còn nắm độc quyền kinh tế mà người phụ nữ cũng
đã bắt đầu bước ra xã hội để khẳng định vị trí của mình trong sự đóng góp vào
nguồn thu nhập của cả gia đình. Nếp sống tôn ti, gia trưởng theo kiểu “cha mẹ đặt
đâu con ngồi đó” của gia đình truyền thống dần dần bị xóa bỏ. Thay vào đó là tinh
thần dân chủ trong hầu hết các lĩnh vực. Đặc biệt, thế hệ trẻ ngày càng có nhiều
cơ hội, điều kiện để tiếp xúc với những tiến bộ của thời đại, khoa học - kĩ thuật và
công nghệ, tiếp nhận những trào lưu, xu hướng văn hóa mới của thế giới… Do đó,
trong họ cũng bắt đầu hình thành nếp suy nghĩ độc lập, dân chủ hơn, tự do nói lên
ý nghĩ, tình cảm của mình về mọi vấn đề mà họ quan tâm. Những bậc cha mẹ thời
hiện đại cũng đã quen thuộc với điều đó, chấp nhận cho con cái một “khoảng trời
riêng”… Theo Báo cáo tóm tắt kết quả điều tra gia đình năm 2006 (công bố
năm 2008) thì hoạt động sản xuất kinh doanh do gia đình như một đơn vị kinh tế
65
Trịnh Hòa Bình, Sự biến đổi của khuôn mẫu gia đình Việt Nam hiện đại, Tạp chí hoạt động khoa học tháng
6/2006
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...hieu anh
 
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
 Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n... Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...hieu anh
 
BÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU
BÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂUBÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU
BÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂUnataliej4
 
Xác định và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện nay : Luận ...
Xác định và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện nay : Luận ...Xác định và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện nay : Luận ...
Xác định và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện nay : Luận ...nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
 
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hônBáo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
 
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
 
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAYLuận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
 
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônGiải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, một số vấn đề lý luận và thực ...
 
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hônBáo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
 
Luận văn: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Luận văn: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đấtLuận văn: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Luận văn: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đìnhLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
 
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
 Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n... Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
 
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đìnhĐề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
Đề tài: Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân Gia đình
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
 
Luận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân
Luận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhânLuận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân
Luận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân
 
BÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU
BÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂUBÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU
BÁO cáo THỰC tập về GIẢI QUYẾT án LY hôn TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ LAI CHÂU
 
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOTQuyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
Quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, HOT
 
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOTĐề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
 
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hônĐề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
 
Xác định và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện nay : Luận ...
Xác định và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện nay : Luận ...Xác định và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện nay : Luận ...
Xác định và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện nay : Luận ...
 
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAYLuận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
 

Similar to Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM

Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...
Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...
Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
[123doc] - nhung-khia-canh-phap-ly-cua-thuc-te-nam-nu-chung-song-nhu-vo-chong...
[123doc] - nhung-khia-canh-phap-ly-cua-thuc-te-nam-nu-chung-song-nhu-vo-chong...[123doc] - nhung-khia-canh-phap-ly-cua-thuc-te-nam-nu-chung-song-nhu-vo-chong...
[123doc] - nhung-khia-canh-phap-ly-cua-thuc-te-nam-nu-chung-song-nhu-vo-chong...NuioKila
 
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6103198.pdf
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6103198.pdfVẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6103198.pdf
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6103198.pdfNuioKila
 
Những khia cạnh pháp lý của thực tế nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng...
Những khia cạnh pháp lý của thực tế nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng...Những khia cạnh pháp lý của thực tế nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng...
Những khia cạnh pháp lý của thực tế nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng...NuioKila
 

Similar to Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM (20)

Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOTLuận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
 
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
 
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.docThực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
 
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn NhânLuận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
 
CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN.doc
CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN.docCHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN.doc
CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN.doc
 
Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HOT
Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HOTHoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HOT
Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HOT
 
Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...
Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...
Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...
 
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia ĐìnhChia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
 
Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...
Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...
Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...
 
Những Vấn Đề Lý Luận Chung Về Thừa Kế Theo Di Chúc Và Hình Thức Của Di Chúc.doc
Những Vấn Đề Lý Luận Chung Về Thừa Kế Theo Di Chúc Và Hình Thức Của Di Chúc.docNhững Vấn Đề Lý Luận Chung Về Thừa Kế Theo Di Chúc Và Hình Thức Của Di Chúc.doc
Những Vấn Đề Lý Luận Chung Về Thừa Kế Theo Di Chúc Và Hình Thức Của Di Chúc.doc
 
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐLuận văn: Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ
 
[123doc] - nhung-khia-canh-phap-ly-cua-thuc-te-nam-nu-chung-song-nhu-vo-chong...
[123doc] - nhung-khia-canh-phap-ly-cua-thuc-te-nam-nu-chung-song-nhu-vo-chong...[123doc] - nhung-khia-canh-phap-ly-cua-thuc-te-nam-nu-chung-song-nhu-vo-chong...
[123doc] - nhung-khia-canh-phap-ly-cua-thuc-te-nam-nu-chung-song-nhu-vo-chong...
 
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6103198.pdf
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6103198.pdfVẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6103198.pdf
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6103198.pdf
 
Những khia cạnh pháp lý của thực tế nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng...
Những khia cạnh pháp lý của thực tế nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng...Những khia cạnh pháp lý của thực tế nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng...
Những khia cạnh pháp lý của thực tế nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng...
 
Luận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật dân sự
Luận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật dân sựLuận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật dân sự
Luận văn: Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật dân sự
 
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đìnhĐề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
 
Luận văn: Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp ...
Luận văn: Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp ...Luận văn: Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp ...
Luận văn: Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - thực tiễn áp ...
 
Hình thức Di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005.doc
Hình thức Di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005.docHình thức Di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005.doc
Hình thức Di chúc theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005.doc
 
Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOT
Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOTCăn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOT
Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, HOT
 
Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam.doc
Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam.docChế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam.doc
Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam.doc
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI --------***-------- PHẠM THỊ LINH NHÂM LIÊN HỆ TẢI BÀI KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM TÌM HIỂU VỀ HÔN ƯỚC VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHẠM THỊ LINH NHÂM DS31B TÌM HIỂU VỀ HÔN ƯỚC VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật hôn nhân và gia đình KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lan HÀ NỘI - 2010
  • 3. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM MỤC LỤC Mục lục trang LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÔN ƯỚC – ĐẶC TRƯNG CỦA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH 1.1. Hôn ước và các chế độ tài sản 3 1.1.1. Khái niệm hôn ước và các chế độ tài sản vợ chồng 3 1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành của hôn ước 4 1.1.3. Đặc điểm của hôn ước 8 1.2. Pháp luật Việt Nam với việc qui định về hôn ước 9 1.2.1. Hôn ước trong pháp luật thời kì Pháp thuộc 10 1.2.2. Hôn ước theo hệ thống pháp luật ở miền nam nước ta trước 12 ngày thống nhất đất nước (1954 - 1975) 1.2.3. Hôn ước trong pháp luật Hôn nhân và gia đình của nhà nước ta 14 từ Cách mạng Tháng tám (1945) đến nay 1.3. Hôn ước trong pháp luật một số nước trên thế giới 16 1.3.1 Hôn ước theo pháp luật của Cộng hòa Pháp 16 1.3.2 Hôn ước theo pháp luật của Hoa Kì 19 1.3.3 Hôn ước theo pháp luật của Nhật Bản 21 1.3.4 Hôn ước theo pháp luật của Thái Lan 22 Chương 2 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 2.1 Hôn ước phổ biến và là xu hướng của thế giới 25 2.1.1 Hôn ước trong tư pháp quốc tế 25 2.1.2 Hôn ước được áp dụng tại nhiều quốc gia 27 2.2. Hôn ước phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội Việt 28 Nam hiện đại 2.2.1. Sự thay đổi về yếu tố cá nhân và chức năng kinh tế trong gia đình 28 2.2.2 Tình trạng chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân để đầu tư 31 kinh doanh riêng. 2.2.3 Tình trạng li hôn gia tăng kèm theo vấn đề chia tài sản khi li hôn 33
  • 4. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 2.2.4 Hiện tượng kết hôn với người nước ngoài trở nên phổ biến 34 2.2.5 Dư luận xã hội 35 2.2.6 Quan điểm của các nhà nghiên cứu luật 35 2.3 Xu hướng tương thích của pháp luật Việt Nam với hôn ước 36 2.3.1 Qui định về công nhận và cho thi hành bản án của tòa án 36 nước ngoài 2.3.2 Những qui định cho phép vợ chồng được thỏa thuận làm thay 39 đổi về căn cứ xác lập tài sản 2.4 Một số kiến nghị về việc áp dụng hôn ước tại Việt Nam 47 2.4.1 Hoàn thiện các qui định về các vấn đề về tài sản vợ chồng mà 47 vợ chồng được thỏa thuận và lộ trình áp dụng hôn ước 2.4.2 Hình thức và nội dung của các qui định kiến nghị áp dụng 50 LỜI KẾT 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1 Phụ lục 2
  • 5. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 1 LỜI MỞ ĐẦU Khi chưa bước vào hôn nhân, hai người nam nữ là những người có tài sản riêng, hoàn toàn tự do trong việc định đoạt tài sản của mình. Khi bước vào hôn nhân, điều đó đã khác. Tất cả các vấn đề về tài sản của họ được điều chỉnh bởi một qui chế pháp lí có tên là “chế độ tài sản vợ chồng”. Theo một logic đơn thuần: khi chưa bước vào hôn nhân, từng cá nhân được tự do định đoạt tài sản của mình thì trong hôn nhân hai cá nhân đó cũng được thỏa thuận định đoạt chế độ tài sản vợ chồng. Có lẽ vì thế mà hầu hết các quốc gia trên thế giới cho phép những người sắp kết hôn tự thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng bằng một văn bản có tên là “hôn ước”. Việt Nam thì không như vậy: chế độ tài sản vợ chồng chỉ do pháp luật qui định. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, chế độ tài sản vợ chồng của Việt Nam đã có những sự thay đổi đáng kể, từ chỗ không chấp nhận bất cứ thỏa thuận nào của vợ chồng về việc xác lập tài sản (như qui định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1959) đến chỗ cho phép vợ chồng được thỏa thuận về việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân thậm chí thỏa thuận cả về hậu quả của việc chia tài sản này (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị định 70/2001/NĐ- CP). Sự thay đổi đó phải chăng đã khiến cho các qui định pháp luật tiến gần hơn tới chỗ chấp nhận hôn ước? Vì thế nghiên cứu về hôn ước là điều cần thiết để giải đáp câu hỏi này. Mặt khác, trong quá trình hội nhập, các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ngày một nhiều, điều đó khiến chúng ta không thể thờ ơ trước vấn đề hôn ước bởi hôn ước được pháp luật ở hầu hết các quốc gia trên thế giới ghi nhận. Vì vậy, người viết đã chọn đề tài “Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng hôn ước ở Việt Nam” để làm khóa luận tốt nghiệp. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết mong muốn khái quát được nội hàm, đặc điểm của hôn ước và nêu ra xu hướng áp dụng hôn ước của xã hội Việt Nam hiện đại, người viết cũng mong muốn đề nghị một lộ trình phù hợp cho việc áp dụng hôn ước trong xã hội Việt Nam.
  • 6. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 2 Ở nước ta, từ sau khi thống nhất (1975), hôn ước ít khi trở thành đối tượng chính của các công trình nghiên cứu khoa học. Dù khi đề cập đến chế độ tài sản vợ chồng hầu như các nghiên cứu khoa học đều có nói đến hôn ước; song theo người viết tìm hiểu thì hôn ước chỉ được coi là đối tượng nghiên cứu chính trong hai bài báo “Vấn đề thừa nhận chế độ tài sản ước định trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” của ThS Nguyễn Hồng Hải và “Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng trong pháp luật Cộng hòa Pháp và pháp luật Việt Nam” của ThS Bùi Minh Hồng. Tuy nhiên với phạm vi của một bài báo khoa học, hai bài nghiên cứu này chưa thể đề cập một cách tổng quan và đầy đủ về hôn ước cũng như khả năng áp dụng hôn ước trong xã hội Việt Nam hiện đại. Vì vậy, khóa luận này, với đề tài đã chọn sẽ cố gắng đưa ra những điểm mới sau đây:  nghiên cứu khái quát về hôn ước bao gồm lược sử, nội hàm và đặc điểm của hôn ước;   nghiên cứu và bình luận về hôn ước ở Việt Nam qua từng thời kì lịch sử;   tìm hiểu về hôn ước ở các nước có các đặc điểm hình thái xã hội và pháp luật khác nhau;  nghiên cứu về sự phù hợp của hôn ước với xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam;  nghiên cứu một giải pháp phù hợp cho việc áp dụng hôn ước ở Việt Nam. Về phương pháp nghiên cứu, khóa luận đã sử dụng kết hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp Luật học so sánh và phương pháp thu thập thông tin để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. Về bố cục, khóa luận kết cấu thành hai chương như sau: Chương 1: Khái quát chung về hôn ước – đặc trưng của chế độ tài sản ước định. Chương 2: Khả năng áp dụng hôn ước trong xã hội Việt Nam hiện đại.
  • 7. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 3 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÔN ƯỚC – ĐẶC TRƯNG CỦA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH 1.1. HÔN ƯỚC VÀ CÁC CHẾ ĐỘ TÀI SẢN 1.1.1. Khái niệm hôn ước và các chế độ tài sản vợ chồng 1.1.1.1. Chế độ tài sản vợ chồng Do tính chất đặc biệt của quan hệ hôn nhân mà các vấn đề về quyền sở hữu đối với tài sản của vợ chồng không thể chỉ điều chỉnh bằng các qui định chung về sở hữu tài sản thông thường. Tất cả các quốc gia trên thế giới dù chế độ xã hội khác nhau, trình độ phát triển kinh tế khác nhau, điều kiện về phong tục tập quán, truyền thống văn hóa khác nhau, tất cả các quốc gia đó dù đã qui định về quyền sở hữu tài sản thông thường nhưng ít hay nhiều cũng đều có qui định riêng về vấn đề sở hữu tài sản của vợ chồng. “Tổng hợp các qui định của pháp luật về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng, nguyên tắc phân chia tài sản vợ chồng là chế độ tài sản của vợ chồng”1 . Nói đến chế độ tài sản vợ chồng là nói đến vấn đề sở hữu đối với tài sản của vợ chồng. Chế độ tài sản của vợ chồng chỉ tồn tại trong thời kì hôn nhân (từ khi kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt) và cũng do đó chế độ tài sản vợ chồng không bao gồm các vấn đề thừa kế tài sản giữa vợ và chồng, vấn đề cấp dưỡng của vợ chồng. 1.1.1.2. Chế độ tài sản pháp định và chế độ tài sản ước định Về hình thức pháp lí, chế độ tài sản vợ chồng có thể được xác định theo căn cứ pháp luật (chế độ tài sản pháp định) hoặc theo thỏa thuận của vợ chồng (chế độ tài sản ước định). Chế độ tài sản pháp định là chế độ tài sản mà ở đó pháp luật đã dự liệu về căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản, các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng. Chế độ tài sản pháp định được pháp luật của tất cả các quốc gia trên thế giới dự liệu. 1 TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Tư pháp, 2008, tr 8.
  • 8. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 4 Khác với chế độ tài sản pháp định, chế độ tài sản ước định là chế độ tài sản mà trong đó căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản, các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận. 1.1.1.3. Hôn ước Khi áp dụng chế độ tài sản ước định, vợ chồng được tự do thỏa thuận về chế độ tài sản trong thời kì hôn nhân. Văn bản ghi nhận sự thỏa thuận đó là hôn ước. Hôn ước là văn bản do hai bên nam nữ lập trước khi kết hôn theo thể thức nhất định trong đó ghi nhận sự thỏa thuận của họ về chế độ tài sản vợ chồng được áp dụng trong thời kì hôn nhân và chỉ phát sinh hiệu lực trong thời kì hôn nhân. 1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành của hôn ước Theo quan điểm thịnh hành của các luật gia Việt Nam, hôn ước ra đời do quan điểm của các nhà lập pháp phương Tây, theo họ hôn nhân thực chất chỉ là một loại hợp đồng dân sự chỉ khác ở sự trang trọng khi thiết lập và trong việc chấm dứt; bên cạnh đó, các nhà làm luật của phương Tây cũng đề cao quyền tự do cá nhân, quyền định đoạt tài sản của vợ chồng2 . Tuy nhiên nếu tóm lược sự ra đời của hôn ước như vậy sẽ không phản ánh được hết nguyên nhân khách quan của sự tồn tại của hôn ước. Theo người viết, như các qui định khác, hôn ước có nguồn gốc lịch sử lâu đời, có quá trình phát triển. 1.1.2.1. “Thỏa thuận hôn nhân” và “thỏa thuận về điều kiện của hồi môn” Có lẽ những hôn ước đầu tiên đã được xuất hiện từ thời La Mã cổ đại dưới hình thức thỏa thuận hôn nhân (nuptias consensus facit)3 trong hôn nhân 2 Dễ dàng tìm đọc quan điểm này tại các bài viết về chế độ tài sản vợ chồng. xin trích dẫn một vài tài liệu: Nguyễn Hồng Hải, Xác định tài sản của vợ chồng một số vấn đề lí luận và thực tiễn, luận văn thạc sĩ trường Đại học Luật Hà Nội, 2002; TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Tư pháp, 2008; … 3 Tiếng Latinh, thuật ngữ tiếng Việt được lấy theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã (chủ biên ThS Nguyễn Minh Tuấn), NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2001
  • 9. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 5 không dưới quyền của người chồng (sine manu)4 hoặc thỏa thuận về điều kiện của hồi môn (stipuliatio)5 .  Thỏa thuận hôn nhân (nuptias consensus facit) Dưới thời La Mã vợ chồng không có tài sản chung bởi quyền gia trưởng của người chồng gần như tuyệt đối, đặc biệt trong hôn nhân dưới quyền của người chồng (cum manu6 ), tất cả tài sản của gia đình đều bị coi là tài sản của người chồng, thậm chí vợ con cũng được coi là tài sản của chồng, người chồng có thể kiện đối với vợ theo hình thức kiện vật quyền (actio in rem). Hôn nhân sine manu được đánh giá là một hình thức giải phóng người phụ nữ khỏi quyền lực (manus) của người chồng. Sine manu được thiết lập trên cơ sở của nuptias consensus facit7 . Nuptias consentus facit thực chất chỉ là một thỏa thuận ghi nhận và phân định khối tài sản riêng của người vợ có trước thời kì hôn nhân với các tài sản khác (khối tài sản này được coi là tài sản của người chồng), theo đó người vợ hoàn toàn được tự chủ trong quan hệ tài sản, người chồng chỉ có thể thực hiện quản lí tài sản riêng của vợ trên cơ sở hợp đồng ủy quyền quản lí của người vợ8 . Nuptias consentus facit chỉ tồn tại trong hôn nhân sine manu và sine manu được áp dụng khi con gái của một nhà giàu kết hôn với người nghèo.  Thỏa thuận về điều kiện của hồi môn (stipuliatio) Vào cuối thời Cộng hòa, để ngăn ngừa việc cưới vợ nhằm lấy của hồi môn, sau đó li dị, luật La Mã đã qui định: trước khi kết hôn cho phép bố mẹ hoặc người chủ hộ (Pater familias) của cô dâu thỏa thuận điều kiện về của hồi môn nếu hai người li hôn hoặc người chồng chết trước thì của hồi môn được trả lại cho vợ9 . Thỏa thuận đó được gọi là stipuliatio, thỏa thuận stipuliatio thường có nội dung sau:  của hồi môn sẽ thuộc về chồng hoặc nhà chồng nếu như vợ chết   hoặc của hồi môn sẽ được trả lại cho bố mẹ vợ nếu như vợ chết trước. 4 Hình thức hôn nhân này tồn tại trước thời hoàng đế Justinian, thuật ngữ tiếng Việt được lấy theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd. 5 Thỏa thuận này tồn tại vào cuối thời kì cộng hòa, khoảng thế kỉ thứ 2 trước công nguyên, thuật ngữ tiếng Việt được lấy theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd 6 Thuật ngữ tiếng Việt được lấy theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd. 7 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd, tr. 160 8 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd, tr. 160 9 Có sự thay đổi thiên về phía bảo vệ quyền lợi cho người phụ này có lẽ bởi khi nhà nước La Mã mở rộng lãnh thổ, người đàn ông thường phải xa nhà đi chiến đầu và có thể không quay trở về, người phụ nữ buộc phải học cách quản lí gia đình và quyết định những việc mà trước kia người quyết định luôn là người đàn ông, chính vì vậy giá trị gia đình đã thay đổi phần nào.
  • 10. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 6  trong trường hợp người chồng chết thì của hồi môn buộc phải trả lại cho bố đẻ hoặc pater familias của vợ10 .  Nuptias consentus facit hay stiputliatio thực chất cũng chưa mang tất cả những đặc điểm của hôn ước nhưng cũng mang những yếu tố sơ khai ban đầu của hôn ước – đặc trưng của chế độ tài sản ước định. 1.1.2.2. Hôn ước là sản phẩm của một quá trình lịch sử lâu dài Hôn ước ra đời từ quá trình đấu tranh và dung hòa của các truyền thống văn hóa, quyền lực nhà nước, quyền tự do của con người và tư tưởng tôn giáo (ở đây là ki tô giáo - tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ trước tới nay11 ). Vào thời kì khởi thủy của Ki tô giáo, quan niệm về hôn nhân chịu ảnh hưởng của hai truyền thống: truyền thống Do Thái12 và truyền thống Roma13 . Theo truyền thống Do Thái, tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng trong hôn nhân, nó được thể hiện thông qua các nghi lễ, các lời chúc tốt lành. Người Do Thái cử hành hôn nhân thành hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là lễ đính hôn việc cử hành lễ đính hôn bao gồm cả việc đọc kinh chúc phúc; giai đoạn hai là hôn lễ, cử hành khoảng một năm sau lễ đính hôn với những nghi lễ long trọng. Trong khi đó truyền thống Roma lại coi trọng sự thỏa thuận, chính quyền Roma không can thiệp vào sự cử hành các nghi lễ, họ tôn trọng các phong tục của các dân tộc sống trên đế quốc La Mã14 tuy nhiên các luật gia La Mã lại sớm ấn định các yếu tố pháp lí phòng khi xảy ra các trường hợp kiện tụng15 . Vì thế, ai muốn cử hành hôn lễ theo nghi thức nào cũng được nhưng bắt buộc phải có sự thỏa thuận, nếu như chưa có sự thỏa thuận công khai thì luật pháp coi như hai người chưa phải là vợ chồng của nhau. Thời kì đầu này có lẽ ki tô giáo chịu ảnh hưởng của truyền thống Do Thái nhiều hơn16 nên Ki tô giáo không đề cập đến vấn đề thỏa thuận trong hôn nhân, theo kinh Tân ước: người chồng không được đối xử với 10 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd, tr. 162 11 Almanach những nên văn minh thế giới, NXB Văn hóa thông tin 1996, tr. 1043 12 Bởi đạo ki tô phát sinh từ trong lòng đạo Do Thái. 13 Đạo Ki tô ra đời tại vùng đất của đế chế La Mã đến năm 61 thì đạo ki tô trở nên phổ biến ở La Mã 14 Khi đó đế quốc La Mã đã rất rộng lớn bao trùm phần lớn châu Âu hiện nay và có nhiều dân tộc sinh sống và các nghi lễ là vô cùng đa dạng, việc không thể thống nhất nghi lễ kết hôn là điều tất yếu. 15 Kiện tụng có thể xảy ra bởi dưới thời La Mã một thời gian dài người vợ được coi là tài sản của người chồng, tính chất giống như tài sản của người vợ cũng được biểu hiện ở nghi lễ kết hôn: Ví dụ: nghi lễ Coemptio (nghi lễ này giống như một hình thức mua vợ), nghi lễ Usus (nghi lễ này có nội dung là hôn nhân xác lập trên thời hiệu kết hôn, người nam và người nữ theo nguyên tắc consensus chung sống với nhau một năm, chỉ khi trọn 1 năm chung sống thì mới dược coi là kết hôn và manus của người chồng mới được thiết lập) 16 Bởi có lẽ lúc đó ki tô giáo chưa phát triển mạnh, nó chỉ ở trong phạm vi hạn hẹp của vùng Jerusalem và cũng chưa được chính quyền dùng đến nhiều
  • 11. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 7 người vợ như là một món đồ sở hữu theo quan điểm Roma, vợ chồng phải chung thủy với nhau, việc li hôn bị cấm. Thế kỉ thứ II trở đi lãnh thổ của La mã không những không được mở rộng thêm nữa mà còn luôn bị đe dọa. Giữa thế kỉ thứ IV các bộ lạc người Giéc Manh17 đã tràn vào xâm lược La Mã, đến thể kỉ thứ V trên sự tan rã của đế quốc La Mã người Giéc manh đã thiết lập được một số đế quốc phong kiến ở Tây Âu18 . Ở giai đoạn này các cơ cấu xã hội bị đảo lộn, quyền lực chuyển dần về tay giáo hội. Lúc này các giám mục không những chỉ phải giảng giải về đạo đức trong hôn nhân, không phải chỉ lo khuyên bảo, răn dạy cho các cặp đôi mà nhiều lần phải đảm đương vai trò của pháp luật. Thêm vào đó để dung hòa xung đột với dân truyền thống của dân Giecmanh, sự thỏa thuận trong hôn nhân đã được khẳng định rõ ràng trong giáo luật. Và để sự thỏa thuận này được thực hiện nghiêm túc, giáo luật cho rằng sự thỏa thuận cần diễn ra theo thể thức pháp định thì mới có giá trị. Sang thế kỉ 13, quan điểm của tôn giáo lại cho rằng sự thỏa thuận là nguyên nhân tác thành của hôn nhân nhưng nhưng bản chất của sự tác thành nên hôn nhân lại không phải là một sự thỏa thuận. Đối tượng của sự thỏa thuận chính là sự kết hợp của vợ chồng mang theo những nghĩa vụ và quyền lợi căn bản của hôn nhân, vì thế thỏa thuận này đã bao hàm cả những vấn đề quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, thời kì mà chỉ có điểm bắt đầu chứ không có điểm kết thúc nếu như một người không qua đời. Có lẽ từ đây mới xuất hiện một loại khế ước về quyền lợi và nghĩa vụ giữa vợ chồng (bao gồm cả vấn đề tài sản của vợ chồng) được lập trước khi kết hôn. Loại khế ước này đã mang đầy đủ hơn các yếu tố của một hôn ước. Giá trị pháp lí của hôn ước đã được ghi nhận trong Bộ Luật dân sự đầu tiên trên thế giới – Bộ luật dân sự Napoleon 1804. Một nguyên do nữa mà theo người viết cũng là lí do khiến cho hôn ước trở nên phổ biến đối với những người theo công giáo, đó là theo quan niệm của công giáo thì hôn nhân là một vợ một chồng và bất khả phân li nên giáo hội không cho phép việc li hôn. Dưới thời trung cổ do giáo hội nắm quyền nên 17 Lúc đó người Giec Manh vẫn chưa có nhà nước, sau khi xâm lược La Mã họ đã có bước nhảy vọt chuyển từ xã hội thị tộc sang xã hội phong kiến, không qua giai đoạn xã hội chủ nô. 18 Vương quốc Vi di gôt gồm Tây Ba Nha và miền tây nam Gô lơ, Vương quốc Buyếc gông ở miền nam Gô lơ, Vương quốc Frăng ở Bắc Gô lơ, vương quốc Xắc xông ở Anh, vương quốc Ôxtorogot ở Italya…
  • 12. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 8 pháp luật các nước cũng không cho phép vợ chồng li hôn. Tuy nhiên trong đời sống chung vợ chồng không thể tránh khỏi những mâu thuẫn và nhiều trường hợp mâu thuẫn đó dẫn đến tình trạng vợ chồng không muốn chung sống hay không thể chung sống với nhau nữa. Lúc đó cần có một giải pháp để giải tỏa xung đột giữa vợ chồng và việc sống li thân cùng với sự biệt lập về tài sản là cần thiết. Vậy nên việc qui định trước về vấn đề tài sản của vợ chồng là cần thiết để đảm bảo tự do cho cá nhân.  Theo người viết, có nhìn nhận về sự ra đời của hôn ước như trên mới thấy được tính khách quan của sự tồn tại của hôn ước, của chế độ tài sản ước định. 1.1.3. Đặc điểm của hôn ước  Về chủ thể: Hôn ước chỉ phát sinh hiệu lực giữa những người có quan hệ hôn nhân hợp pháp (có làm các thủ tục cần thiết để đăng kí kết hôn với cơ quan có thẩm quyền). Do hôn ước có tính hoạch định cao nên các cặp vợ chồng thuộc trường hợp hôn nhân thực tế, chung sống như vợ chồng dù được công nhận là hợp pháp cũng không được coi là chủ thể của hôn ước. Hôn nhân thực tế hay việc công nhận tính hợp pháp của các quan hệ chung sống như vợ chồng không phải là lạc hậu và chỉ tồn tại ở một số quốc gia đang phát triển. Hôn nhân thực tế (cohabition) được ghi nhận và thậm chí việc công nhận hôn nhân thực tế còn là xu hướng của pháp luật các quốc gia phương Tây đặc biệt là các quốc gia theo thông luật (common law).  Về mục đích: Hôn ước tạo điều kiện cho vợ chồng tự chủ hơn trong việc quản lí tài chính, hoạch định tương lai (thậm chí tương lai đó bao gồm cả việc li hôn). Mặc dù không hoàn toàn, nhưng hôn ước và cả chế độ tài sản ước định cũng xuất phát từ lợi ích chung của gia đình và có mục đích là góp phần vào sự vững bền của hạnh phúc gia đình.  Về hình thức: Hôn ước buộc phải được lập bằng văn bản có chữ kí của hai bên nam nữ sắp trở thành vợ chồng19 . Pháp luật của nhiều nước thường qui định hôn ước phải được công chứng và cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính 19 Công ước Lahaye năm 1978 về lựa chọn luật áp dụng với chế độ tài sản vợ chồng chỉ yêu cầu hôn ước phải được lập bằng văn bản và có chữ kí của cả hai người, Đạo luật thống nhất về hôn ước của Hoa Kì (đã được chấp nhận ở đa số các bang của Hoa Kì) cũng qui định hôn ước chỉ cần được lập bằng văn bản và có chữ kí của hai bên và không cần thêm bất cứ một sự xác thực nào khác.
  • 13. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 9 hợp pháp (bằng các hình thức công chứng và đăng kí hôn ước cùng với thời điểm đăng kí kết hôn).  Về nội dung: Trong hôn ước, vợ chồng tối thiểu phải thỏa thuận về phương thức hay qui định về việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của mình. Những thỏa thuận trong hôn ước không được trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Trong hôn ước vợ chồng chỉ có thể thỏa thuận về vấn đề tài sản và không thể thỏa thuận hay làm khác đi quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng hay các quan hệ nhân thân khác đã được pháp luật qui định.  Về hiệu lực: Hôn ước phải được lập trước khi kết hôn, để đảm bảo phát sinh hiệu lực, hôn ước phải được lập theo thể thức mà pháp luật nội địa (luật nơi vợ chồng cư trú và có quốc tịch) hoặc pháp luật nơi lập hôn ước qui định20 . Hôn ước phát sinh hiệu lực kể từ khi hai bên nam nữ trở thành vợ chồng hợp pháp.  Về vấn đề sửa đổi, hủy bỏ: việc thay đổi hay chấm dứt hiệu lực của hôn ước phải theo một thể thức nhất định, việc thay đổi thường được tiến hành theo hình thức lập hôn ước. Trước đây hôn ước là bất di bất dịch tuy nhiên qui định này đã trở nên lỗi thời, hiện nay các quốc gia cho phép vợ chồng thay đổi hoặc hủy bỏ hôn ước nhưng thường đặt điều kiện về thời gian có hiệu lực của hôn ước trước hoặc điều kiện về hình thức, về sự phê chuẩn. 1.2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI VIỆC QUI ĐỊNH VỀ HÔN ƯỚC Không giống như các chế định pháp luật khác, hôn ước “nhập cư”, “tồn tại” và bị “trục xuất” khỏi pháp luật Việt Nam một cách lặng lẽ, không dựa vào cơ sở xã hội nào21 . Mặc dù trong xã hội phong kiến Việt Nam, các qui định về hôn nhân gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong các văn bản pháp luật song tuyệt nhiên chế độ tài sản vợ chồng không được qui định như một chế định riêng rẽ và cụ thể22 . Pháp luật thời kì phong kiến lại càng không hề biết đến một qui định mang 20 Điều 12 Công ước Lahaye 1978, điều này cũng là nguyên tắc chung. 21 Trên thực tế, hôn ước chưa từng được áp dụng ở Việt Nam và gần như tất cả các qui định trong pháp luật Việt 22 TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, sđd, tr. 50
  • 14. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 10 nội hàm như hôn ước đang nói tới ở đây23 . Đến thời thực dân Pháp xâm lược, hôn ước mới cùng thiên chúa giáo lần đầu du nhập vào Việt Nam. 1.2.1. Hôn ước trong pháp luật thời kì Pháp thuộc Trong thời kì Pháp thuộc, với chính sách “chia để trị” thực dân Pháp chia nước ta thành ba miền và ở từng miền cho ban hành và áp dụng các bộ luật riêng để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình.  Ở Bắc kì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1931 (Dân luật Bắc kì)   Ở Trung kì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1936 (Dân luật Trung kì)   Ở Nam kì cho ban hành tập Dân luật giản yếu năm 1883 (Dân luật giản yếu Nam kì) Hôn ước được ghi nhận trong Dân luật Bắc kì, Dân luật Trung kì, riêng tập Dân luật giản yếu Nam kì không có ghi nhận về hôn ước cũng như vấn đề tài sản vợ chồng24 tuy nhiên án lệ ở Nam kì trong thời kì này lại “luôn luôn nhắc lại nguyên tắc tự do lập hôn ước mà các tòa án Pháp coi là lẽ đương nhiên được áp dụng trong khi không có luật viết”25 . Điều 104 Tiết thứ IV thiên thứ V quyển thứ nhất Dân luật Bắc kì qui định rằng: “Về đường tài sản, pháp luật chỉ can thiệp đến toàn thể vợ chồng là khi nào vợ chồng không có tùy ý lập ước riêng với nhau mà thôi, miễn là ước riêng ấy không được trái với phong tục và trái với quyền lợi người chồng là người chủ trương trong đoàn thể”. Điều 105 lại qui định rằng: “Phàm tư ước về tài sản giá thú phải làm thành chứng thư tại trước mặt “no-te”26 , hoặc do Lý trưởng thị thực, mà phải làm trước khi khai giá thú. Đã khai giá thú rồi thì không được thay đổi gì nữa. Hôn ước phải do các người có quyền ưng thuận trong việc giá thú ký nhận cho mới được. Phàm tư ước về tài sản giá thú, phải biện chú vào chứng thư giá thú thì mới có thể đem đối dụng với người ngoài được. Ai muốn xin trích lục chứng thư giá thú về khoản biên chú các tư ước ấy, thì sẽ do bộ lại cấp phát cho”. Có thể thấy hôn ước đã được thừa nhận trong Dân luật Bắc kì với 23 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam (tập 1 Hôn sản – Tư sản), Sài Gòn tháng 2 năm 1960 tr. 39 có đoạn viết: “Trong cổ luật của ta như luật Hồng Đức, không hề thấy nói đến hôn ước hay hôn khế: vợ chồng lấy nhau, đương nhiên theo chế độ hôn sản do tục lệ hay pháp luật ấn định và hình như trong thời kì hôn thú họ có thể làm giấy tờ để thỏa thuận hay ấn định lại sự quản trị của một vài thứ của. Nhưng luật cũ không biết đến hôn ước theo nghĩa chuyên môn của luật pháp hiện đại. Điều 94 luật Gia Long có nói đến hôn thư mà hai bên vợ và chồng trao đổi trước khi cưới, nhưng hôn thư không có liên lạc gì tới hôn ước hiện nay”. 24 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr 4 có đoạn viết: “riêng về tài sản trong gia đình tập 25 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr 39. 26 Văn bản đã phiên tâm từ “notaire” trong tiếng Pháp có nghĩa là công chứng viên thành “no-te”.
  • 15. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 11 đầy đủ các đặc điểm, tiêu chí cần có của một hôn ước. Về hình thức, hôn ước dưới thời này cũng buộc phải lập bằng văn bản và được xác nhận bởi công chứng viên hoặc lí trưởng; hôn ước phải lập trước khi kết hôn và không thể thay đổi trong suốt thời kì hôn nhân. Về nội dung, hôn ước không được trái với phong tục tập quán và quyền lợi của người chồng, trong giai đoạn này, quyền gia trưởng của người chồng được coi là một thứ trật tự công cần được bảo vệ. Dân luật Trung kì cũng qui định về hôn ước, nhưng cách sắp xếp cũng như nội dung đã chép theo bộ Dân luật Bắc kì, cả những nét chính và những nguyên tắc vẫn được giữ nguyên. Điều 102 và 103 của Dân luật Trung kì có nội dung hệt như Điều 104 và 105 Dân luật Bắc kì, có chăng là chỉ khác nhau về ngôn từ và sự khác nhau này không ảnh hưởng gì đến nội dung của qui định27 .  Mặc dù là qui định của pháp luật Việt Nam, nhưng những qui định này đã chép gần như nguyên văn điều 1387 dân luật Pháp. Hôn ước và nguyên tắc tự do lập hôn ước không hề xuất phát từ nhu cầu của xã hội Việt Nam thời bấy giờ mà được du nhập vào Việt Nam dưới sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp. Sự cấy ghép pháp luật không có tính toán này đã khiến cho các qui định về hôn ước trở nên thừa và vô tác dụng. Hầu như dân chúng đều chưa biết gì đến qui định pháp lí mới mẻ này28 . Hơn nữa, dưới chế độ phong kiến dẫu có quan tâm đến tài sản trong hôn nhân thì người ta cũng chỉ quan tâm đến sự môn đăng hộ đối của hai gia đình chứ không hề đề cập đến quyền lợi vật chất một cách quá rõ ràng và thiếu tinh thần giao hiếu như những gì qui định trong hôn ước. Mặt khác có lẽ cũng vì hôn ước không phù hợp với tình hình xã hội Việt Nam đương thời nên các nhà làm luật cũng chỉ qui định một cách “lấy lệ” khiến cho chúng ta dễ dàng thấy được tính không hoàn chỉnh, không chặt chẽ của qui định hôn ước khi xem xét toàn bộ các qui định về chế độ tài sản vợ chồng ở đây. Theo qui định thì khi sử dụng quyền tự do lập hôn ước, hai vợ chồng có thể tùy 27 Điều 102: “Về đường tài sản của vợ chồng chỉ khi nào vợ chồng không có tùy ý lập ước riêng với nhau thời pháp luật mới can thiệp đến; lời ước riêng ấy cốt không trái với phong hóa và không trái với quyền lợi của người chồng, là người chủ trong gia thất”; Điều 103: “Phàm lời ước riêng của vợ chồng phải làm bằng giấy trước khi khai, trước việc giá thú, giấy ấy phải do lý trưởng nhận thực, hoặc làm trước mặt viên quản lý thơ khế. Sau khi đã khai trước giá thú rồi, thời lời ước riêng ấy không thể thay đổi điều gì nữa. Phàm hôn khoản của vợ chồng phải có những người có quyền ưng thuận trong việc giá thú thuận y. Muốn cho điều khoản trong hôn khoản của vợ chồng đối với người ngoài có giá trị và muốn cho hôn khoản ấy lâm thời có thể viện ra mà chống cãi với người ngoài, thời trong chứng thơ giá thú phải minh chú rằng việc giá thú nầy có hôn khoán mà bản sao hôn khoán ấy lại phải đính theo chứng thư giá thú mới được. Ai muốn xin trích lục chứng thư giá thú và lời ước riêng ấy, thời hương bộ sẽ cấp phát cho”. 28 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr. 40
  • 16. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 12 ý ấn định điều lệ mà sau này hai bên sẽ phải theo, song luật Việt Nam không nói rõ rằng: nếu không theo chế độ pháp định thì họ có thể chọn theo chế độ tài sản nào, mà tự bắt họ phải xây dựng toàn bộ qui định điều chỉnh tài sản của mình; thêm nữa là không hề có hướng dẫn thêm nào về hôn ước trong toàn bộ các qui định pháp luật thời đó. Trong khi bộ luật dân sự của Pháp thì có rất nhiều chế độ tài sản về nội dung cho vợ chồng lựa chọn nếu như vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản ước định. Chỉ việc qui định bỏ lửng đó của pháp luật Việt Nam đã khiến cho hôn ước vốn đã chẳng phù hợp với xã hội Việt Nam lại càng trở thành một chế định bất khả thi trong hệ thống pháp luật. 1.2.2. Hôn ước theo hệ thống pháp luật ở miền nam nước ta trước ngày thống nhất đất nước (1954 - 1975) Trong thời gian cầm quyền ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thông qua hai văn bản pháp luật mang tính pháp điển đó là Luật Gia đình năm 1959 và Bộ luật Dân sự năm 1972.  Luật Gia đình năm 1959 Mặc dù trong phiên họp thông qua Luật Gia đình năm 1959, các nghị viên cũng đề cao tính mẫu mực của dân luật Pháp, song Luật Gia đình 1959 khác biệt đáng kể so với Dân luật Bắc kì và Dân luật Trung Kì. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có một văn bản pháp luật chỉ qui định riêng về Gia đình29 và kết cấu cũng không hoàn toàn giống với dân luật Pháp. Điều 45 Luật Gia Đình 1959 qui định: “Luật lệ chỉ qui định phu phụ tài sản khi nào vợ chồng không có lập hôn ước mà họ muốn làm ra sao cũng được miễn là không trái với phong hóa, trật tự công và quyền lợi của con”. Nguyên tắc luật chỉ can thiệp vào chế độ tài sản vợ chồng khi vợ chồng không lập hôn ước đã được thể hiện ngay tại đây, đây cũng là một qui định tương đối tiến bộ bởi quyền gia trưởng của người chồng đã không còn là một trật tự công cần được bảo vệ30 mà thay vào đó là quyền của con31 . 29 Thật ra cũng có những văn bản qui định riêng về gia đình nhưng nó không thông qua bởi Nghị viện và không có tầm vóc như Luật ví dụ Quy điều hộ tịch An Nam tại Bắc Kì cũng qui định riêng về vấn đề hộ tịch, liên quan tới gia đình, tuy nhiên đây chỉ là Nghị Định. 30 Theo người viết, ngoài những tiến bộ do nguyên nhân khách quan thì việc không thừa nhận chế độ gia trưởng trong Luật Gia đình còn có nguyên nhân chủ quan khác nữa đó là dự án luật “Luật Gia đình” này do Trần Lệ Xuân – vợ Ngô Đình Nhu trình lên nghị viện (trong các biên bản thông qua sự án luật đã ghi rõ đây là dự án luật “Gia Đình” của bà dân biểu Ngô Đình Nhu). 31 Luật dân sự Nhật Bản hiện nay cũng qui định là hôn ước không được trái với quyền lợi của người thừa kế hàng thứ nhất.
  • 17. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 13 Hôn ước trong Luật Gia Đình 1959 đã được qui định một cách tỉ mỉ hơn. Hôn ước phải được lập bằng văn bản trước khi kết hôn, được công chứng và phải được công bố. Điều 46 Luật Gia Đình qui định: “hôn ước phải làm bằng chứng thư trước mặt trưởng khế hay một viên chức có thẩm quyền thị thực”, việc thị thực ở đây thực chất là công chứng32 . Hôn ước phải được lập trước khi kết hôn và phải được ghi vào trong giấy giá thú, vì như thế mới đảm bảo cho hôn ước có giá trị với người thứ ba. Riêng đối với những người buôn bán, thì hôn ước của họ phải được niêm yết tại tòa thương mại và chủ cước vào sổ thương mại do phòng lục sự tòa này giữ33 . Luật Gia đình còn qui định cả về sự vô hiệu của hôn ước, hôn ước sẽ vô hiệu nếu như không đảm bảo các điều kiện về nội dung và hình thức; hôn ước không công bố thì không vô hiệu, nó chỉ không có hiệu lực với người thứ ba mà thôi; khi hôn ước vô hiệu thì chế độ tài sản của vợ chồng sẽ là chế độ tài sản pháp định (cộng đồng toàn sản); sự vô hiệu của hôn ước không ảnh hưởng tới việc kết hôn, nhưng ngược lại nếu việc kết hôn bị vô hiệu thì đương nhiên hôn ước cũng vô hiệu, Luật cũng qui định là hôn ước chỉ có hiệu lực trong thời kì hôn nhân. Trong suốt thời kì hôn nhân, hôn ước không thể được sửa đổi. Khác với Dân luật Trung kì và Bắc kì, Luật Gia đình 1959 qui định tương đối kĩ về vấn đề li thân, Luật Gia đình 1959 cấm li hôn (chỉ được li hôn khi được sự chấp thuận của tổng thống) và qui định tương đối tỉ mỉ về chế định li thân cho nên có thể coi rằng hôn ước là một giải pháp để cho những cặp đôi sống li thân có điều kiện để tiếp tục sống thoải mái.  Bộ luật dân sự năm 1972 Ngày 20/12/1972 chính quyền Việt Nam cộng hòa có ban hành Bộ luật Dân sự năm 1972 trong đó phần phu phụ tài sản cũng dành các Điều từ 144 đến 149 để qui định về hôn ước với những qui định tương đối chung chung và không được tỉ mỉ như Luật Gia đình năm 1959. Bộ luật này cũng chỉ được áp dụng 32 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr. 42 viết “thể thức thị thực khác với sự nhận thực chữ kí. Khi nhận thực chữ kí, cơ quan hành chánh hay cơ quan tư pháp chỉ chứng nhận rằng về phương diện vật chất chữ kí trên giấy tờ quả thật là chữ kí của người kí, giấy tờ có chữ kí được nhận thực là một tư chứng thư. Trái lại, khi thị thực một chứng thư, viên chức can thiệp vào việc lập chứng thư bằng cách đích thân ghi chép lời giao ước của đương sự hoặc bằng cách hỏi lại để biết đích rằng chứng thư nhận đúng lời giao ước của người kí. Chứng thư thị thực là một công chứng thư”. 33 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr. 43
  • 18. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 14 trong thời gian rất ngắn. Hôn ước được qui định trong Bộ luật Dân sự 1972 với những nét cơ bản sau:  lập hôn ước. Luật pháp chỉ qui định chế độ phu phụ tài sản khi vợ chồng không  Vợ chồng được tự do lập hôn ước tùy ý muốn, miễn là không trái với trật tự công cộng và thuần phong mĩ tục.  Hôn ước phải được lập trước khi kết hôn và được công chứng   Hôn ước không thể thay đổi trong thời kì hôn nhân   Hôn ước có thể sửa đổi trước khi kết hôn nhưng bản sửa đổi cũng phải được công chứng  Hôn ước sẽ không có hiệu lực với người thứ ba nếu như không được ghi và giấy đăng kí kết hôn. 1.2.3. Hôn ước trong pháp luật Hôn nhân và gia đình của nhà nước ta từ Cách mạng Tháng tám (1945) đến nay Như đã phân tích, những qui định về hôn ước trong Dân luật Bắc kì và Dân luật Trung kì vốn không hề được người dân biết đến, bởi thế mà có lẽ sự biến mất của nó khi thay đổi chế độ cũng là điều không được những người thời đó để ý. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà nước ta đã ban hành hai sắc lệnh đầu tiên qui định điều chỉnh một số quan hệ hôn nhân và gia đình: sắc lệnh 159/SL ngày 17/11/1950 qui định về vấn đề li hôn, sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 sửa đổi một số qui lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh số 97-SL là văn bản duy nhất điều chỉnh về vấn đề tài sản vợ chồng trong thời kì hôn nhân trước khi có luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Nói về quan hệ giữa vợ và chồng sắc lệnh chỉ có qui định tại Điều 5 “Chồng vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình” và Điều 6 “Người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ”. Sắc lệnh này không hề đề cập đến việc công nhận hay không công nhận hôn ước. Tuy nhiên Điều 1 Sắc lệnh qui định “Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân”, Điều 14 lại qui định “Tất cả những điều khoản trong dân pháp điển Bắc kì, dân pháp điển Trung kì, Pháp qui giản yếu 1883 (sắc lệnh ngày 3/10/1883) thi hành ở Nam kì, và những luật lệ theo sau, trái với những điều khoản ở trên này đều bị bãi bỏ.” Vậy nên
  • 19. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 15 nếu hôn ước được lập mà không trái với quyền lợi của người vợ, không trái với quyền lợi của người chồng thì vẫn được coi là không trái với quyền bình đẳng của vợ chồng và được công nhận là có hiệu lực. Vậy nên theo nguyên tắc, hôn ước vẫn có thể được coi là không bị xóa bỏ trong pháp luật xã hội chủ nghĩa từ năm 1945 tới năm 1959. Hoặc có thể nói rằng một chế định bất khả thi thì việc xóa bỏ hay không xóa bỏ cũng không ảnh hưởng gì, nhưng điều đó cũng có nghĩa là người ta không hề quan tâm đến sự tồn tại của hôn ước vốn có trong dân luật và nếu như vậy thì càng có nghĩa rằng sự tồn tại của hôn ước không hề mâu thuẫn với chế độ xã hội chủ nghĩa vì nếu nó mâu thuẫn về lí thuyết thì ngay lập tức người ta sẽ xóa bỏ nó. Từ khi có Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận chế độ tài sản pháp định, qui định về hôn ước hoàn toàn không còn tồn tại trong pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 qui định “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” vậy là trong một khoảng thời gian hơn 25 năm (thời gian Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực), pháp luật Việt Nam không thừa nhận tài sản riêng của vợ chồng. Đến khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời, chế độ tài sản vợ chồng ở Việt Nam là chế độ cộng đồng động sản và tạo sản thì tài sản riêng của vợ chồng mới được thừa nhận. Luật cũng cho phép vợ chồng được chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân (việc chia tài sản này phải có bản án của tòa án). Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, vợ chồng cũng không được thỏa thuận bất cứ vấn đề gì về sở hữu tài sản trừ vấn đề nhập tài sản riêng có trước hoặc trong thời kì hôn nhân thành tài sản chung. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời kèm theo đó là Nghị định số 70/2001/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình (sau đây gọi là Nghị định 70) đã tạo ra một sự thay đổi cơ bản gây nhiều tranh cãi về chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Theo những qui định này vợ chồng có thể thỏa thuận về việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, thậm chí việc thỏa thuận chia tài sản này trong nhiều trường hợp chỉ cần lập bằng văn bản không có sự công chứng, chứng thực. Vợ chồng còn có thể thỏa thuận về hậu quả pháp lí của việc chia tài sản này, nếu không thỏa thuận thì chế độ tài sản của vợ chồng dường như được đặt ở chế độ
  • 20. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 16 biệt sản34 . Qui định chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn qui định về các thỏa thuận trong vấn đề tài sản vợ chồng đã tạo nên một sự khác biệt đáng kể so với chế độ tài sản pháp định thuần túy vẫn thường thấy. 1.3. HÔN ƯỚC TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.3.1. Hôn ước theo pháp luật của Cộng hòa Pháp Pháp là quốc gia đầu tiên thuộc hệ thống civil law chính thức ghi nhận giá trị pháp lí của hôn ước trong văn bản qui phạm pháp luật35 , đó là bộ luật dân sự Pháp năm 1804 hay còn gọi là bộ luật Napoleon36 . Là một sản phẩm của quá trình pháp điển hóa giữa những qui định mang tính chuẩn mực trong pháp luật La mã và một số tập quán đương thời, bộ luật dân sự Pháp thường được xem là khuôn vàng thước ngọc để các quốc gia khác học tập khi xây dựng dân luật. Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn không thể phủ nhận tính mẫu mực của các qui định trong dân luật Pháp. Bộ luật dân sự Pháp dành riêng thiên V quyển thứ 3 để qui định về hôn ước và các chế độ tài sản vợ chồng. Thiên thứ V được mở đầu bằng Điều 1378: “pháp luật không điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng nếu giữa vợ chồng đã có thỏa thuận riêng mà vợ chồng cho là phù hợp và không trái với thuần phong mĩ tục hoặc với các qui định sau đây”. Vậy nên khi vợ chồng lập hôn ước, chế độ tài sản của vợ chồng sẽ được điều chỉnh bằng hôn ước. Vợ chồng có thể tự do thỏa thuận về vấn đề tài sản nhưng nó phải tuân theo pháp luật cả về nội dung và thủ tục.  Về thủ tục: Việc lập ra, thay đổi, hủy bỏ hôn ước phải được tuân theo những thủ tục chặt chẽ để đảm bảo sự tự nguyện và việc thực hiện bản hôn ước đó. Lập hôn ước: Hôn ước phải do hai bên nam nữ thỏa thuận và phải được lập ra trước khi kết hôn37 . Về hình thức, nó phải được lập bằng văn bản trước mặt công chứng viên với sự có mặt và thỏa thuận chung của cả hai bên hoặc 34 TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, sđd, tr. 253 có đoạn viết: Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân thực chất là đã chấp nhận “chế độ biệt sản” giữa vợ chồng sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. 35 Là một bộ phần của vương quốc phong kiến Frăng, hôn ước đã là một trong những điều được coi là hiển nhiên trong truyền thống của Pháp nên việc ghi nhận nó trong bộ luật dân sự đầu tiên cũng là đương nhiên. 36 Hôn ước được ghi nhận tại thiên thứ 5 quyến thứ 3 bộ luật dân sự Pháp năm 1804, xem http://www.napoleonseries.org/research/government/code/book3/c_title05.html 37 Xem Điều 1395 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp
  • 21. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 17 người được ủy quyền. Khi lập hôn ước công chứng viên cấp cho các bên giấy chứng nhận có ghi rõ họ tên, nơi cư trú của công chứng viên, tư cách và nơi ở của các bên kết hôn, ngày lập hôn ước, trong giấy chứng nhận cũng phải ghi rõ là phải nộp giấy này cho viên chức hộ tịch trước khi đăng kí kết hôn38 . Để đảm bảo quyền lợi cho người thứ ba trong giao dịch với vợ chồng, việc lập hôn ước có thể được ghi trong giấy đăng kí kết hôn hoặc ghi rõ trong các văn bản giao dịch với người thứ ba nếu không thì với người thứ ba vợ chồng được coi như là kết hôn theo chế độ pháp lí chung39 . Việc sửa đổi hôn ước: Sửa đổi trước khi kết hôn: việc sửa đổi thỏa thuận về tài sản vợ chồng trước khi kết hôn phải do hai người nam nữ thỏa thuận, việc thỏa thuận này phải có mặt của các bên tham gia hợp đồng và người được ủy quyền. Bản hôn ước đã sửa đổi cũng phải đảm bảo những yêu cầu về hình thức cũng như đảm bảo quyền lợi cho người thứ ba như bản hôn ước đã lập ban đầu40 . Sửa đổi sau khi kết hôn: sau khi kết hôn, hôn ước chỉ được sửa đổi sau 2 năm áp dụng, việc thay đổi phải được công bố cho người các con đã thành niên và các chủ nợ, nếu những người được thông báo này phản đối thì việc sửa đổi hôn ước sẽ phải thông qua thể thức phê chuẩn của tòa án nơi vợ chồng cư trú41 . 38 Điều 1394 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp 39 Điều 1394 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp 40 Điều 1396 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp 41 Điều 1397 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp (đã sửa đổi năm 2006): “Sau hai năm áp dụng chế độ tài sản, vì lợi ích của gia đình, vợ chồng có thể thỏa thuận sửa đổi hoặc thậm chí thay đổi hoàn toàn chế độ tài sản bằng chứng thư công chứng. Chứng thư thay đổi này phải bao gồm việc thanh toán chế độ tài sản bị thay đổi, nếu không sẽ bị vô hiệu, khi việc thanh toán đó là cần thiết; Các bên trong hôn ước bị sửa đổi và các con đã thành niên của mỗi bên vợ chồng được thông báo riêng về sự sửa đổi dự kiến. Mỗi người có thể phản đối sự thay đổi đó trong thời hạn ba tháng; Các chủ nợ được thông báo về sự thay đổi dự kiến bằng việc công bố trên tờ báo tiếp nhận những thông báo pháp lý trong huyện hoặc tỉnh nơi cư trú của vợ chồng. Họ có thể phản đối sự thay đổi trong thời hạn ba tháng kể từ khi công bố; Trong trường hợp có phản đối, chứng thư công chứng phải tuân theo thể thức phê chuẩn của tòa án nơi cư trú của vợ chồng. Yêu cầu và quyết định phê chuẩn được công bố theo những điều kiện và chế tài được dự liệu tại Bộ luật tố tụng dân sự; Nếu một bên vợ, chồng có con chưa thành niên, chứng thư thay đổi bắt buộc phải tuân theo thể thức phê chuẩn của tòa án nơi cư trú của vợ chồng; Sự thay đổi có hiệu lực đối với các bên kể từ ngày ra chứng thư hoặc ngày ra bản án và đối với người thứ ba thì sau ba tháng kể từ ngày sự thay đổi được ghi chú bên lề giấy chứng nhận kết hôn. Tuy nhiên, kể cả khi không có sự ghi chú, những thay đổi vẫn có hiệu lực đối với người thứ ba nếu trong những giao dịch với họ, vợ chồng đã tuyên bố về sự thay đổi chế độ tài sản của mình; Trong trường hợp vợ hoặc chồng đang trong quy chế được bảo trợ pháp lý theo những thể thức được quy định tại phần XI quyển I, sự sửa đổi hoặc thay đổi chế độ tài sản phải được sự cho phép trước của Thẩm phán về giám hộ hoặc của Hội đồng gia tộc nếu có; Phải ghi chú sự sửa đổi vào bản chính hôn ước bị sửa đổi; Các chủ nợ đã không phản đối, nếu thấy có sự gian lận đến quyền của mình, có thể chống lại sự thay đổi chế độ tài sảncủa vợ chồng theo những quy định của điều 1167; Những thể thức áp dụng điều luật này được quy định trong sắc luật của Hội đồng nhà nước.” (Bản dịch từ văn bản tiếng Pháp của ThS. Bùi Minh Hồng, giảng viên khoa Luật dân sự, trường Đại học Luật Hà Nội)
  • 22. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 18  Về nội dung: Những chế độ tài sản vợ chồng có thể lựa chọn chế độ tài sản chung (có thể lựa chọn chế độ cộng đồng toàn sản hoặc chế độ cộng đồng động sản và tạo sản) và chế độ tài sản riêng (chế độ biệt sản, chế độ tài sản riêng tương đối). Có thể thấy, việc thỏa thuận lựa chọn trong hôn ước của pháp là lựa chọn chế độ tài sản, điều này sẽ làm mọi việc đỡ phức tạp và tiểu tiết hơn việc vợ chồng tự thỏa thuận đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng và sự chuyển hóa của các khối tài sản này như thế nào. Với chế độ tài sản chung: Chế độ cộng đồng toàn sản: nếu vợ chồng thỏa thuận chọn chế độ cộng đồng toàn sản: tất cả tài sản của vợ chồng sẽ có và hiện có (bao gồm cả tài sản của riêng vợ hoặc chồng trước thời kì hôn nhân) sẽ thuộc khối tài sản qui định tại Điều 1404 (đồ dùng, tư trang cá nhân…) Chế độ cộng đồng động sản và tạo sản: về cơ bản sẽ gần giống với chế độ tài sản pháp định nhưng cũng có một số điểm khác biệt, ví dụ như: vợ chồng có thể thỏa thuận về việc phân chia tài sản không đều nhau, về việc trích khấu tài sản có bồi thường42 … Với chế độ tài sản riêng: Chế độ biệt sản: nếu lựa chọn chế độ tài sản này, vợ chồng không có tài sản cộng đồng, mỗi bên giữ quyền quản lí, hưởng dụng và định đoạt đối với khối tài sản thuộc về mình. Mỗi bên vợ, chồng chịu trách nhiệm về những khoản nợ riêng và có nghĩa vụ đóng góp vào nhu cầu chung của gia đình. Việc thực hiện theo thoả thuận hoặc theo qui định của pháp luật. Trong quan hệ với người thứ ba vợ chồng có thể dùng mọi cách để chứng minh rằng mọi tài sản thuộc về mình43 . Chế độ tài sản riêng tương đối: Đây được coi là một chế độ tài sản hỗn hợp: tách riêng tài sản trong thời kỳ hôn nhân và cộng đồng tài sản khi chấm dứt hôn nhân. Trong thời kì hôn nhân, vợ chồng thực hiện chế độ tách riêng tài sản, mỗi bên giữ một phần tài sản riêng và quyền quản lí, hưởng dụng và định đoạt. Vợ, chồng có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ riêng bằng tài sản riêng của mình. Tuy nhiên, khi chấm dứt hôn nhân, 42 Xem mục IV và mục V chương 2 thiên thứ V bộ luật dân sự cộng hòa Pháp 43 Điều 1538 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp
  • 23. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 19 mỗi bên được hưởng một nửa những tài sản được tạo ra trong thời kì hôn nhân mà hiện còn. Ngoài những qui định chung về thủ tục và nội dung của hôn ước, hôn ước dành cho các cặp vợ chồng có một trong hai người hoặc cả hai người là thương nhân lại có những yêu cầu đòi hỏi khác do đặc thù của việc sản xuất kinh doanh44 . Hôn ước ở Pháp được qui định rất chặt chẽ về cả nội dung và thủ tục để đảm bảo cho lợi ích của vợ chồng của người thứ ba và trật tự của xã hội. Nếu nghiên cứu pháp luật về hôn ước mà không tìm hiểu về chế định hôn ước tại Pháp thì là điều vô cùng thiếu sót. 1.3.2. Hôn ước theo pháp luật của Hoa Kì Có thể nói rằng không có ở một quốc gia nào mà vấn đề lập hôn ước lại trở nên phổ biến như ở Hoa Kì. Ở Hoa Kì, những người có mức sống cao hoặc những người thừa kế giàu có thường gặp rất nhiều phiền toái với vợ/chồng cũ của mình cũng như luật sư của cô/anh ta trong suốt thời kì giải quyết việc li hôn. Thêm vào đó, những luật sư làm về luật gia đình đặc biệt là giải quyết các vụ li hôn thường có thu nhập rất cao, tổng phí phải chi trả cho một vụ li hôn thường không dưới 150.000 đô la Mỹ. Ngoài hôn ước (prenuptial agreement), Hoa Kì còn cho phép các cặp vợ chồng lập một thỏa thuận tương tự như hôn ước trong thời kì hôn nhân (postnuptial agreement tạm dịch là hậu hôn ước). Trong suốt thế kỉ 18 thì thông luật (common law) không cho phép vợ chồng lập hôn ước bởi vì họ cho rằng khi hai người kết hôn thì họ đã hòa làm một và không thể có giao dịch khi chỉ có một chủ thể, một lí do nữa là một người phụ nữ đã có chồng thì họ không được phép tham gia kí kết các hợp đồng trừ khi đã li thân45 . Đến khoảng giữa thế kỉ 19 thì một số án lệ ở Hoa Kì đã cho phép sự tồn tại của hôn ước, đến tháng 7 năm 1983 một đạo luật về hôn ước (Uniform premarital agreement Act gọi 44 Về vấn đề này, xem thêm tại Th.S Bùi Minh Hồng, Quan hệ về tài sản của vợ chồng trong hoạt động hợp tác sản xuất, kinh doanh theo pháp luật của Cộng hòa Pháp, Đề tài khoa học cấp trường: Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Phương Lan), Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2008 45 Ronald B. Standler (Copyright 2003), Prenuptial and Postnuptial contract Law in the USA, page 3 www.rbs2.com/dcontract2.pdf
  • 24. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 20 tắt là UPAA46 ) đã được ban hành dựa trên kết quả của các án lệ, UPAA được chấp nhận ở đa số các bang của Hoa Kì47 , một số bang còn lại có những qui định khác hay đặc biệt hơn so với UPAA. Theo UPAA hôn ước ở Mĩ có một số đặc trưng sau: Về nội dung: Các bên thỏa thuận trong hôn ước với các nội dung sau  Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đổi với tài sản của một bên hoặc cả hai, phát sinh tại thời điểm trước hôn nhân và sau hôn nhân.  Quyền mua bán, sử dụng, chuyển nhượng, trao đổi, từ bỏ, cho thuê, tiêu dùng, dùng làm tài sản bảo đảm, thế chấp, cầm cố, tự định đoạt hay các quyền quản lí, kiểm soát khác đối với tài sản  Định đoạt tài sản khi li thân, li hôn, khi qua đời, hoặc sự biến hay bất kỳ sự kiện nào khác;  Sự thay đổi hay chấm dứt việc cấp dưỡng giữa vợ chồng   Lập chúc thư, uỷ thác, hay các biện pháp khác để thực hiện các nội dung của thoả thuận này;  Quyền sở hữu và chuyển nhượng từ tiền bảo hiểm tính mạng của một người  Vấn đề lựa chọn luật điều chỉnh   Các vấn đề khác bao gồm quyền và nghĩa vụ cá nhân nhưng không được trái với chính sách công và vi phạm pháp luật Quyền được chu cấp của con cái không thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng bất lợi bởi hôn ước. Về hình thức: hôn ước phải được lập bằng văn bản và được hai bên kí vào và không cần thêm một sự xem xét nào với hôn ước. Về hiệu lực: hôn ước chỉ có hiệu lực trong thời kì hôn nhân. Sau khi kết hôn, hôn ước có thể được các bên sửa đổi bằng cách lập thêm một văn bản khác và kí tên vào đó, sự sửa đổi này không cần thêm một sự xem xét nào cả. Tuy nhiên theo luật một số bang, hôn ước còn có thể tự động hết hiệu lực sau 7 năm áp dụng hoặc sau khi đứa con đầu tiên ra đời, hay hôn ước chỉ được sửa đổi sau 1,5 năm áp dụng. 46 Xem văn bản tại đây: http://www.law.upenn.edu/bll/archives/ulc/fnact99/1980s/upaa83.htm 47 Mahar, Heather, Why Are There So Few Prenuptial Agreements?. Harvard Law School John M. Olin Center for Law, Economics and Business Discussion Paper Series. Paper 436, http://lsr.nellco.org/harvard_olin/436, page 3
  • 25. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 21 Mặc dù hôn ước ở Hoa Kì được qui định tương đối thoáng, nhưng trong thực tế các bên lập hôn ước lại chi trả khá nhiều tiền cho luật sư để có một hôn ước hợp pháp và chặt chẽ về thủ tục nhất. 1.3.3. Hôn ước theo pháp luật của Nhật Bản Theo một cuộc khảo sát của tổ chức Master Card đã xếp loại tỉ lệ tiến bộ của phụ nữ trong 13 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên ý kiến của lực lượng lao động nữ xem họ đã được học qua bậc tiểu học hay chưa, có bao nhiêu người giữ các chức vụ quan trọng trong xã hội, và thu nhập trung bình của họ thế nào: với tỉ lệ 55,5%, phụ nữ Nhật Bản được coi là kém bình đẳng giới so với các nước khác, số phụ nữ Nhật là lao động chiếm 70,3%, số người giữ các chức vụ quan trọng của nhà nước chiếm 62,2%, những người có thu nhập trung bình 51,3%48 . Nhật Bản là một quốc gia mang nặng nhiều biểu hiện phong kiến và bất bình đẳng giới. Hôn nhân một vợ một chồng của Nhật Bản mới được ghi nhận khoảng 100 năm trước vào đầu thời kì Minh Trị, ngay cả đến thời điểm hiện nay Nhật Bản cũng chỉ cho phép phụ nữ được tái giá sau 6 tháng kể từ ngày cuộc hôn nhân trước của họ chấm dứt49 và người vợ khi kết hôn thì phải mang họ chồng50 , luật dân sự ở Nhật Bản được coi là một trong những sản phẩm của cuộc cái cách Minh Trị 186851 . Hôn ước hay phần lớn những qui định trong bộ luật dân sự Nhật Bản thường do được học tập từ dân luật Đức hoặc Pháp, tuy nhiên đó là sự cấy ghép có chọn lọc chứ không phải là sự sao chép như trong dân luật Việt Nam thời kì Pháp thuộc, nó thể hiện ở những nét đặc trưng riêng trong qui định về hôn ước ở Nhật Bản. Về hình thức, không giống như pháp luật các quốc gia khác, Nhật Bản có riêng một văn bản pháp luật điều chỉnh về hình thức của hôn ước và vấn đề đăng kí hôn ước52 (Mặc dù tên tiếng anh của văn bản này được dịch theo các cách khác nhau: “Family Registration Act” hay “Matrimonial property agreement Registration Act” nhưng toàn bộ nội dung của nó chỉ nói về việc đăng kí hôn ước và hình thức của hôn ước). 48 Xem: Phụ nữ Nhật Bản tụt hậu về bình đẳng giới, www.tienphong.vn ngày 15/3/2005 49 Điều 733 A Bộ luật dân sự Nhật Bản, Luật dân sự số 89 năm 1896 sửa đổi bằng luật số 78 năm 2006, tìm bản tiếng anh tại link sau: http://www.japaneselawtranslation.go.jp 50 Điều 150 Bộ luật đân sự Nhật Bản, 51 Trong cuộc cải cách này họ đã chủ trương từ bỏ những tập tục có hại để học hỏi những tiến bộ của phương Tây 52 Tìm bản tiếng Nhật tại link sau: http://law.e-gov.go.jp (Luật này chưa được dịch chính thức sang tiếng Anh)
  • 26. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 22 Về nội dung, nội dung của của hôn ước được qui định trong bộ luật dân sự (Civil Code) Điều 755 Bộ luật dân sự Nhật Bản ghi nhận quyền được lập hôn ước của các cặp vợ chồng: các quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng sẽ được tuân theo các qui định dưới đây nếu như vợ chồng không kí vào một hợp đồng qui định trước về tài sản của họ trước khi đăng kí kết hôn. Luật cũng qui định: Nếu vợ chồng có một thỏa thuận về tài sản mà trong đó qui định khác với chế độ tài sản pháp định thì hôn ước này không được chống lại người thừa kế hàng thứ nhất của vợ hoặc chồng hoặc người thứ ba trừ khi nó được đăng kí trước khi đăng kí kết hôn53 . Việc thay đổi và hủy bỏ hôn ước: Hôn ước không thể thay đổi trong thời kì hôn nhân trừ khi vợ hoặc chồng là người quản lí tài sản mà có hành vi phá tán tài sản và để thay đổi hôn ước, các bên phải có đệ đơn lên tòa án54 . Ở Nhật có một tòa án riêng biệt chuyên giải quyết các vấn đề về gia đình. 1.3.4. Hôn ước theo pháp luật của Thái Lan Trong các quốc gia Đông Nam Á, có thể nói Thái Lan là quốc gia dễ tiếp nhận và thích nghi với những yếu tố được du nhập nhất. Việc hình thành pháp luật ở Thái Lan chủ yếu cũng là do tiếp thu từ pháp luật nước ngoài. Ban đầu, pháp luật Thái thực thụ được hình thành từ văn hóa và tập quán cổ truyền, đó là thời kì mẫu hệ và pháp luật phản ánh, phát sinh từ chính xác những nhu cầu xã hội thời bấy giờ, đến thời người Thái di cư vào Đông Dương thì pháp luật Thái lại tiếp nhận nhiều nét văn hóa của Ấn Độ, các bộ luật Thái cổ tiếp thu nhiều ảnh hưởng của pháp luật Ấn Độ. Từ triều đại Rama V trở đi, pháp luật Thái tiếp thu ảnh hưởng của Pháp luật phương Tây: ban đầu là tiếp nhận pháp luật Anh vào giải quyết từng vụ việc, sau đó là xây dựng bộ luật hình sự và dân sự đầu tiên theo kiểu Pháp, sau đó bộ luật dân sự và thương mại được xây dựng theo pháp luật Pháp còn bộ luật hình sự được phỏng theo pháp luật của Đức55 . Mặc dù Thái Lan là một đất nước phương Đông, theo đạo phật, nhưng với khả năng dễ tiếp nhận và thích nghi thì hôn ước tồn tại trong pháp luật Thái Lan cũng không phải là điều khó hiểu. Hôn ước được qui định trong phần tài sản vợ 53 Điều 756 Bộ luật dân sự Nhật Bản. 54 Điều 761 Bộ luật dân sự Nhật Bản 55 Xem thêm về phân kì lịch sử pháp luật của Thái Lan: Nguyễn Quế Thương, Suy nghĩ về phân kì lịch sử Thái Lan và phân kì lịch sử pháp luật Thái Lan, website Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện khoa học xã hội Việt Nam, http://www.iseas.org.vn/module/news/viewcontent.asp?ID=18&langid=2
  • 27. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 23 chồng trong Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan (các Điều từ 1465 đến 1493). Điều 1465 của Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan qui định: “trong trường hợp vợ chồng trước khi kết hôn không có thỏa thuận đặc biệt về tài sản của họ (hôn ước) thì quan hệ tài sản của họ sẽ được điều chỉnh bởi những qui định chung của chương này. Hôn ước sẽ vô hiệu nếu có bất cứ điều khoản nào trái với trật tự công hoặc đạo đức xã hội hoặc qui định rằng quan hệ tài sản của họ sẽ được điều chỉnh bởi luật nước ngoài”. Như vậy về nội dung, ngoài những đặc điểm chung như hôn ước ở nhiều nước, hôn ước ở Thái Lan còn có thêm điều kiện về luật áp dụng điều chỉnh, trong đó ở một số quốc gia đã cho phép vợ chồng được chọn luật áp dụng là luật nước ngoài. Về hình thức, hôn ước ở Thái Lan phải được đăng kí cùng với thời điểm đăng kí kết hôn, phải được làm bằng văn bản và có ít nhất 2 người làm chứng, phải được nộp cùng thờ điểm đăng kí kết hôn56 . Sửa đổi hôn ước: Điều 1467 qui định sau khi kết hôn hôn ước không thể sửa đổi trừ khi được sự chấp thuận của tòa án có thẩm quyền, và khi có quyết định cuối cùng về việc sửa đổi hay hủy bỏ hôn ước, tòa án phải thông báo với nơi đăng kí kết hôn về vấn đề đó. Mặc dù được sửa đổi hoặc hủy bỏ bởi tòa án nhưng một số điều khoản của hôn ước sẽ không có hiệu lực với người thứ ba có thiện chí. Theo khảo sát thì hôn ước của các cặp vợ chồng Thái Lan thường hay bị tuyên vô hiệu và không được chấp thuận bởi mười lí do phổ biến sau57 :  Các bên không lập hôn ước thành văn bản   Tài sản của các bên liệt kê trong hôn ước không được coi là hợp pháp   Có sự lừa dối: bị chồng (vợ) hoặc gia đình hoặc luật sư của chồng (vợ) lừa dối để kí vào hôn ước.  Chưa đọc hôn ước: sở dĩ có lí do này là bởi vì có thể xảy ra trường hợp vợ hoặc chồng được đề nghị kí rất nhiều giấy tờ trong đó có cả hôn ước mà họ lại không đọc nó. 56 Điều 1466 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan, năm 1925 sửa đổi năm 2009 http://www.samuiforsale.com/Civil_Code_text_English_I.html 57 Xem tại: http://thaiprenuptialagreement.com/thai-prenuptial-pointer.php
  • 28. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 24  Các bên chưa có đủ thời gian để suy nghĩ về hôn ước: nếu như các bên chỉ đọc qua loa về hôn ước và kí vào đó thì rất có khả năng hôn ước sẽ bị vô hiệu.  Hôn ước có một số điều khoản bị cấm.   Các thông tin trong hôn ước bị sai lệch ví dụ thu nhập của các bên, tài sản, năng lực….   Các thông tin trong hôn ước chưa được hoàn thành hết, như chưa kê đầy đủ tài sản trước khi kết hôn…  Các bên không được độc lập về ý chí: khi một bên hoặc cả hai bên không được độc lập về ý chí mà phải phụ thuộc vào bên kia hoặc gia đình hoặc luật sư…  Hôn ước không phù hợp với đạo đức xã hội thông thường: một hôn ước quá thiên vị cho một bên ví dụ trong đó qui định rằng khi li hôn một bên sẽ được tất cả tài sản hoặc một bên sẽ chịu thanh toán tất cả các khoản nợ hoặc trong đó qui định miễn nghĩa vụ cấp dưỡng cho một bên… rất có khả năng bị tuyên vô hiệu.
  • 29. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 25 Chương 2 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 2.1. HÔN ƯỚC PHỔ BIẾN VÀ LÀ XU HƯỚNG CỦA THẾ GIỚI 2.1.1. Hôn ước trong tư pháp quốc tế Trước đây, quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung, quan hệ tài sản vợ chồng nói riêng ít khi xuất hiện yếu tố nước ngoài và chẳng mấy khi xảy ra xung đột pháp luật. Lí do chủ yếu là khi phụ nữ lấy chồng người nước ngoài thì họ đương nhiên mất quốc tịch cũ và mang quốc tịch của người chồng. Ngày nay, những qui định như thế đã bị coi là lỗi thời, quan hệ pháp luật về tài sản vợ chồng đã xuất hiện xung đột pháp luật. Theo nguyên tắc của tư pháp quốc tế, khi có xung đột pháp luật cần lựa chọn các hệ thuộc pháp luật để áp dụng. Một số hệ thuộc cơ bản thường được áp dụng là hệ thuộc luật nhân thân (bao gồm hệ thuộc luật quốc tịch và hệ thuộc luật nơi cư trú), hệ thuộc luật nơi có tài sản (thường được áp dụng để giải quyết vấn đề về sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài), hệ thuộc luật do các bên kí kết hợp đồng lựa chọn, hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi (bao gồm luật nơi kí kết hợp đồng, luật nơi thực hiện nghĩa vụ, luật nơi thực hiện hành động), hệ thuộc luật tòa án…Tuy nhiên quan hệ tài sản vợ chồng thì lại được coi là quan hệ pháp luật nằm giữa biên giới của ba loại quan hệ: nhân thân, tài sản và hợp đồng, nó được coi là quan hệ phái sinh từ ba loại quan hệ kia58 . Vì thế, việc lựa chọn hệ thuộc luật do các bên lựa chọn được coi là giải pháp hợp lí nhất. Thông thường, pháp luật nhiều quốc gia đều cho phép vợ chồng lựa chọn luật áp dụng với tài sản của mình. Khi vợ chồng không có sự lựa chọn nào về luật áp dụng với tài sản của họ thì phải áp dụng qui phạm xung đột để giải quyết quan hệ về tài sản vợ chồng. Các quốc gia theo thông luật (thuộc hệ thống common law) hầu như không có chế định quan hệ tài sản vợ chồng; do vậy, đối với quan hệ này, họ áp dụng luật điều chỉnh với quan hệ tài sản nói chung, tuy nhiên giải pháp này có nhược điểm là không bảo đảm sự điều chỉnh thống nhất đối với vợ và chồng khi hai vợ chồng có tài sản ở nhiều nước khác nhau. Các quốc gia theo hệ thống dân luật (civil law) áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch chung của vợ chồng để điều chỉnh, giải pháp này có ưu điểm là cho phép áp 58 Jean Derruppe’, Tư pháp quốc tế, Nhà pháp luật Việt Pháp, tr. 248
  • 30. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 26 dụng một hệ thống pháp luật thống nhất để điều chỉnh cả hệ quả nhân thân và hệ quả tài sản, song lại có nhược điểm là gây khó khăn cho việc áp dụng khi hai vợ chồng không có cùng quốc tịch59 . Do vậy khi vợ chồng ấn định được luật áp dụng với quan hệ tài sản của họ thì sẽ đảm bảo được sự thống nhất cả về thời gian và không gian đối với các qui phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản vợ chồng. Cũng chính vì thế mà nguyên tắc trong tư pháp quốc tế thừa nhận rằng: xung đột pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng trước hết sẽ áp dụng theo các qui định trong hôn ước, khi không có hôn ước mới áp dụng theo hệ thuộc luật nhân thân (khi các bên có cùng quốc tịch thì áp dụng luật nước mà vợ chồng có quốc tịch chung, khi không có quốc tịch chung thì áp dụng luật nơi cư trú chung), khi không áp dụng được hệ thuộc luật nhân thân (vợ chồng không có nơi cư trú chung cũng như quốc tịch chung) thì áp dụng hệ thuộc luật tòa án (áp dụng luật của nước mà có tòa án có thẩm quyền giải quyết vấn đề về tài sản của họ). Như vậy có thể thấy nguyên tắc tư pháp quốc tế luôn ưu tiên áp dụng hôn ước. Trong các điều ước quốc tế về chế độ tài sản vợ chồng, không thể không kể đến công ước Lahay về lựa chọn luật áp dụng với chế độ tài sản vợ chồng năm 197860 (sau đây gọi là công ước Lahay năm 1978), công ước này thể hiện sự ưu tiên số một cho hôn ước trong việc lựa chọn luật áp dụng. Điều 3 Công ước ghi nhận rằng: “Chế độ tài sản vợ chồng được qui định bởi luật của quốc gia mà vợ chồng đã lựa chọn trước khi kết hôn”, Điều 11 Công ước lại ghi rằng: “Việc lựa chọn luật áp dụng phải được xác định một cách rõ ràng hoặc qui định trong các điều khoản của hôn ước”, sự lựa chọn này phải thể hiện dưới hình thức văn bản có chữ kí của các bên và ngày tháng năm lập văn bản61 , nếu sự lựa chọn này thể hiện bằng hôn ước thì về hình thức hôn ước phải tuân theo qui định của quốc gia có luật được chọn để áp dụng cho chế độ tài sản vợ chồng hoặc luật hiện hành của quốc gia nơi lập hôn ước62 . Ngay cả khi có sự thay đổi luật áp dụng thì hình thức thể hiện sự lựa chọn luật áp dụng mới cũng ưu tiên những qui định trong hôn ước bởi hình thức lựa chọn được xác định theo hôn ước. 59 Jean Derruppe’, Tư pháp quốc tế, Nhà pháp luật Việt Pháp, tr. 249 60 Số thành viên phê chuẩn công ước này chỉ đếm trên đầu ngón tay, tuy nhiên theo nhận xét chung thì ngay cả khi “không được phê chuẩn nhưng các Công ước này vẫn có ảnh hưởng đến các hệ thống pháp luật của các quốc gia thành viên lẫn các quốc gia chưa phải là thành viên”, xem Đặng Hoàng Oanh, Tổng quan về hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế, webside Bộ tư pháp www.moj.gov.vn ngày 04/04/2008. 61 Điều 12 và Điều 13 Công ước Lahay 1978, http://hcch.e-vision.nl/index_en.php?act=conventions.text&cid=87 62 Điều 12 Công ước Lahaye 1978
  • 31. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 27 2.1.2. Hôn ước được áp dụng tại nhiều quốc gia “Phần lớn pháp luật của các nước trên thế giới thừa nhận quyền tự do thỏa thuận của vợ và chồng về chế độ tài sản, vì vậy, một mặt luật pháp dự liệu một chế độ tài sản của vợ chồng, mặt khác quy định những người kết hôn có quyền lập hôn ước. Chế độ tài sản do pháp luật dự liệu chỉ có hiệu lực áp dụng trong trường hợp vợ chồng không có hôn ước hoặc hôn ước được lập ra nhưng vô hiệu do vi phạm những quy định của luật chung. Chỉ có một số nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, như Liên xô, Bulgari, Hungari, Roumani, Tiệp khắc, Trung quốc, Việt Nam và ngoài ra còn có Arhentina và một số bang của Méhicô duy trì duy nhất một chế độ tài sản pháp định đối với vợ chồng”63 . Hôn ước được qui định trong pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể liệt kê theo châu lục các quốc gia qui định về hôn ước như sau. Ở châu Á: ngoài Nhật Bản, Thái Lan như đã giới thiệu, hôn ước được thừa nhận ở phần lớn các quốc gia trước kia là thuộc địa của Anh, Pháp, Mỹ. Thậm chí các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hồng Kông cũng áp dụng hôn ước như một qui chế pháp lí riêng sau khi được trả về Trung Quốc (luật Trung Quốc chưa có qui định về hôn ước). Ở Châu Âu: ngoài các quốc gia đã kí kết công ước Lahay năm 1978: Pháp, Lucxembua, Hà Lan (đã là thành viên chính thức) Áo và Bồ Đào Nha (cũng đã kí kết tuy nhiên chưa chính thức gia nhập công ước Lahay 1978), hôn ước còn được ghi nhận ở khá nhiều quốc gia châu Âu như: Anh và xứ Wales, Đức, Nauy, Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kì, Hi Lạp…tuy nhiên, phải nói rằng, ở châu Âu, hôn ước được qui định tương đối chặt chẽ chứ không quá thoáng như qui định về hôn ước ở Hoa Kì. Châu Phi: Hôn ước được ghi nhận ở Nam Phi. Ở châu Mĩ: hôn ước được ghi nhận khá rộng rãi và tương đối thoáng, hôn ước được ghi nhận ở hầu hết các quốc gia như: Bahamas, Jamaica, Dominica, Brazin, Canada, Venezuela, …Châu Đại Dương: là một châu lục có ít quốc gia song hôn ước đã tồn tại ở đây, hôn ước được thực thi ở Newzealand từ năm 1976 nhưng tại Úc hôn ước chỉ được ghi nhận khi có Luật Gia đình năm 2000. 63 Th.S Bùi Minh Hồng, Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam, bài viết được đăng trên http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/01/05/4322-2/
  • 32. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 28 2.2. HÔN ƯỚC PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 2.2.1. Sự thay đổi về yếu tố cá nhân và chức năng kinh tế trong gia đình Từ xưa đến nay, ở khắp nơi trên thế giới, quan niệm về gia đình hầu như luôn có điểm tương đồng. Gia đình, đó là nơi tập hợp những người có cùng chung quan hệ huyết thống và gắn bó với nhau. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, gia đình là một đơn vị cơ sở rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người từ khi sinh ra, trưởng thành cho đến lúc qua đời. Khác với xã hội phương Tây, nơi mà gia đình kiểu mẫu bao giờ cũng chỉ duy nhất tồn tại một thế hệ chung sống với nhau, khi con cái đến tuổi trưởng thành thì việc ra ở riêng, tách khỏi cha, mẹ đã trở thành truyền thống, gia đình Việt Nam theo “chuẩn mực” truyền thống bao giờ cũng là gia đình “tam, tứ đại đồng đường” với nhiều thế hệ cùng tụ họp bên nhau. Đời sống kinh tế theo kiểu cùng làm, cùng hưởng, cùng sinh sống dưới một mái nhà. Hình ảnh gia đình tập trung nhiều thế hệ như thế có thể nói là một dấu ấn riêng, tạo nên bản sắc đặc trưng cho tinh thần cố kết cộng đồng và lối sống trọng tình, trọng nghĩa của người Việt, có nguồn gốc từ truyền thống nông nghiệp trồng lúa nước. Nghề nông trồng lúa theo thời vụ rất cần có sự đoàn kết giúp đỡ nhau nên con người sống rất gắn bó, gia đình nào đông người thì càng tăng thêm sức lao động, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc đồng áng để thu hoạch nhanh chóng64 . Lúc đó chức năng kinh tế của gia đình chính là sản xuất, cả gia đình phải đoàn kết hợp sức lại thì mới có thể sản xuất ra của cải vật chất, một mình một cá nhân không bao giờ có thể tự lao động sản xuất trong thời đó. Chính vì không thể không đoàn kết, gắn bó để cả gia đình cùng lao động sản xuất mà yếu tố cá nhân trong gia đình Việt Nam xưa có phần mờ nhạt, lợi ích chung của gia đình luôn được đặt lên hàng đầu. Hơn nữa, thời xưa, khoa học - kĩ thuật chưa phát triển nên nghề nông phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Do đó, kinh nghiệm của những người lớn tuổi rất được xem trọng. Điều này cũng đã góp phần hình thành những quan niệm chuẩn mực trong xã hội bấy giờ - người già, những bậc cao niên bao giờ cũng được cả nể, kính trọng. Trong gia đình, cũng từ đó hình thành mối quan hệ theo kiểu tôn ti, thứ bậc - người sinh ra trước là bậc trên, người sinh ra sau là bậc dưới. Người đứng đầu gia đình là các cụ cao tuổi, có tiếng nói, quyết định mọi việc 64 Lê Thảo, Gia đình Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, tạp chí cộng sản online http://www.tapchicongsan.org.vn ngày 23/2/2009.
  • 33. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊPJ ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 29 trong nhà và được con cháu nể trọng. Người lớn tuổi quyết định mọi việc do kinh nghiệm và người nhỏ tuổi phải tuân theo, vì thế mà tính dân chủ hay sự tự do cá nhân vốn là một khái niệm xa lạ trong gia đình Việt Nam xưa. Cùng với sự biến đổi của tình hình kinh tế, xã hội, xã hội Việt Nam nông nghiệp truyền thống thay da đổi thịt qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; quan niệm về gia đình và vấn đề sở hữu tài sản trong gia đình, về các mối quan hệ trong gia đình đã có nhiều biến đổi trong đó yếu tố cá nhân được đề cao nhiều hơn65 . Ở thời điểm hiện tại, kiểu gia đình “tam, tứ đại đồng đường” hầu như đã trở nên rất hiếm hoi. Phổ biến ở các đô thị bây giờ là gia đình một hoặc hai thế hệ và hầu như xu hướng chung của các cặp vợ chồng là sinh rất ít con. Do đời sống hiện tại phát triển nhanh chóng, mọi người đều bị cuốn hút theo công việc để kiếm thêm thu nhập nên việc sinh ít con cũng là điều dễ hiểu. Một mặt, vừa có thời gian tập trung cho công việc, tìm nguồn thu nhập cao; mặt khác, lại có điều kiện kinh tế để chăm lo cho con cái tốt hơn. Trong một xã hội phát triển, đời sống của con người được cải thiện đáng kể, thu nhập tăng cao đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng sống cho con người, mỗi thành viên trong gia đình vì thế mà cũng có nhiều cơ hội để phát triển toàn diện bản thân. Vấn đề bình đẳng giới cũng được chú trọng và đề cao, người đàn ông - người cha trong gia đình không còn nắm độc quyền kinh tế mà người phụ nữ cũng đã bắt đầu bước ra xã hội để khẳng định vị trí của mình trong sự đóng góp vào nguồn thu nhập của cả gia đình. Nếp sống tôn ti, gia trưởng theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” của gia đình truyền thống dần dần bị xóa bỏ. Thay vào đó là tinh thần dân chủ trong hầu hết các lĩnh vực. Đặc biệt, thế hệ trẻ ngày càng có nhiều cơ hội, điều kiện để tiếp xúc với những tiến bộ của thời đại, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, tiếp nhận những trào lưu, xu hướng văn hóa mới của thế giới… Do đó, trong họ cũng bắt đầu hình thành nếp suy nghĩ độc lập, dân chủ hơn, tự do nói lên ý nghĩ, tình cảm của mình về mọi vấn đề mà họ quan tâm. Những bậc cha mẹ thời hiện đại cũng đã quen thuộc với điều đó, chấp nhận cho con cái một “khoảng trời riêng”… Theo Báo cáo tóm tắt kết quả điều tra gia đình năm 2006 (công bố năm 2008) thì hoạt động sản xuất kinh doanh do gia đình như một đơn vị kinh tế 65 Trịnh Hòa Bình, Sự biến đổi của khuôn mẫu gia đình Việt Nam hiện đại, Tạp chí hoạt động khoa học tháng 6/2006