SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ DUNG
CHẾ ĐỘ HÔN SẢN
TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ DUNG
CHẾ ĐỘ HÔN SẢN
TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số : 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Minh Hồng
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu,
ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi
đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo
quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ
Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Thị Dung
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ HÔN SẢN 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của chế độ hôn sản 7
1.1.1. Khái niệm chế độ hôn sản 7
1.1.2. Đặc điểm của chế độ hôn sản 9
1.1.3. Ý nghĩa của chế độ hôn sản 10
1.2. Nội dung của chế độ hôn sản 12
1.2.1. Chế độ hôn sản theo luật định 12
1.2.2. Chế độ hôn sản theo thỏa thuận 17
1.3. Khái quát chế độ hôn sản trong hệ thống pháp luật Việt Nam qua
các thời kỳ
22
1.3.1. Chế độ hôn sản trong pháp luật thời kỳ phong kiến 22
1.3.2. Chế độ hôn sản trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộc 23
1.3.3. Chế độ hôn sản trong pháp luật ở Miền nam giai đoạn 1954 đến
1975
27
1.3.4. Chế độ hôn sản trong pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta từ năm
1945 đến nay
30
Chương 2: NỘI DUNG CHẾ ĐỘ HÔN SẢN THEO LUẬT
HN&GĐ NĂM 2014
36
2.1. Quy định chung bắt buộc đối với vợ chồng 36
2.1.1. Nguyên tắc tôn trọng ý chí chung của vợ chồng 36
2.1.2. Nguyên tắc chung về chế độ hôn sản 37
2.1. 3. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết
yếu của cuộc sống gia đình
39
2.1.4. Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng 40
2.1.5. Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân
hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định
của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng
41
2.2. Chế độ hôn sản theo luật định 43
2.2.1. Quy định về tài sản chung của vợ chồng 43
2.2.2. Quy định về tài sản riêng của vợ chồng 63
2.3. Chế độ hôn sản theo thỏa thuận 73
2.3.1. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng 74
2.3.2 Cung cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
trong giao dịch với người thứ ba
81
2.3.3 Sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng
83
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA CHẾ
ĐỘ HÔN SẢN TRONG THỰC TẾ
85
3.1. Thực tiễn áp dụng chế độ hôn sản ở nước ta trong thời gian qua 85
3.1.1. Những thuận lợi cơ bản trong việc áp dụng chế độ hôn sản vào thực
tiễn xét xử của Tòa án nhân dân
85
3.1.2. Một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng chế độ hôn sản
vào thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân
87
3.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật HN&GĐ về chế độ hôn sản 92
3.2.1. Đối với các quy định về chế độ hôn sản theo luật định 93
3.2.2. Đối với các quy định về chế độ hôn sản theo thỏa thuận 97
3.3. Kiến nghị một số giải pháp về tổ chức thực hiện và áp dụng chế độ
hôn sản trong luật HN&GĐ năm 2014
98
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS : Bộ luật dân sự
HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình
DLBK : Dân luật Bắc kỳ
DLTK : Dân luật Trung kỳ
DLGYNK : Dân luật giản yếu Nam kỳ
LGĐ : Luật Gia đình
SL : Sắc luật
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP : Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03
tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật HN&GĐ năm
2000.
Nghị định số126/2014/NĐ-CP : Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31
tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định
chi tiết mốt số điều và biện pháp thi hành
luật HN&GĐ năm 2014
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chế độ hôn sản là một trong những nội dung quan trọng của luật HN&GĐ. Kết
hôn là sự kiện làm phát sinh một gia đình mà ở đó phản ánh sự chung sống của hai vợ
chồng và con cái (nếu có). Như là một tất yếu của cuộc sống chung, vợ và chồng thực
hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng những nhu cầu tồn tại và phát triển của
gia đình. Đây là những quan hệ xảy ra phổ biến trong xã hội và chịu sự điều chỉnh
trực tiếp của pháp luật về hôn nhân và gia đình, trong một quy chế được gọi là chế độ
hôn sản.
Cùng với xu thế hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói
chung và tại Việt Nam nói riêng chức năng kinh tế của gia đình đã có nhiều biến
chuyển rõ rệt, hoạt động sản xuất phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày
càng cao của gia đình. Do đó, trong gia đình cả vợ và chồng đều có nhu cầu tiến hành
các hoạt động kinh doanh để tạo lập tài sản và thực hiện các hoạt động kinh tế khác
nhau liên quan đến tài sản với bên thứ ba.
Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh của vợ chồng trong xã hội ngày càng
phức tạp và liên quan đến lợi ích của nhiều bên dẫn đến hậu quả là các tranh chấp về
tài sản giữa vợ chồng với bên thứ ba liên quan đến lợi ích kinh tế cũng ngày càng
nhiều về số lượng, phức tạp về tính chất và với mức độ ngày càng tăng cao. Trước
thực trạng đó, việc xây dựng một cơ chế pháp lý rõ ràng, cụ thể mang tính khả thi để
điều chỉnh các quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng, giữa vợ chồng và các bên liên
quan là hết sức cần thiết.
Trong thời gian qua, việc thực hiện và áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 ở Việt
nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần cũng cố, bảo vệ và phát huy chế độ
hôn nhân gia đình ở nước ta. Tuy nhiên, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của
vợ chồng chưa rõ ràng, đầy đủ và còn nhiều hạn chế, bất cập. Các quy định về chia tài
sản chung trong thời kì hôn nhân còn chưa chặt chẽ, có nhiều điểm không rõ ràng đặc
biệt là về hình thức của thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và hậu
quả pháp lí của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Xuất phát từ những hạn
chế của Luật HN&GĐ năm 2000, việc ban hành Luật HN&GĐ năm 2014 nhằm đáp
ứng đòi hỏi của việc giải quyết những vấn đề bức thiết của đời sống hôn nhân gia đình
trong giai đoạn hiện nay. Luật HN&GĐ năm 2014 có nhiều sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp hơn với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của đất nước và phù hợp xu
thế khách quan của thế giới hiện nay. Trong số các nội dung mới được sửa đổi, bổ
2
sung có nội dung đáng chú ý liên quan đến vấn đề hôn sản, đó là chế độ hôn sản theo
thỏa thuận lần đầu tiên được ghi nhận trong luật, cho phép vợ chồng tự do lựa chọn áp
dụng chế độ hôn sản theo thỏa thuận hoặc chế độ hôn sản luật định.
Với việc lựa chọn đề tài “Chế độ hôn sản trong Luật HN&GĐ năm 2014”, tác
giả luận văn muốn đi sâu tìm hiểu các quy định của Luật HN&GĐ mới về chế độ hôn
sản về: lựa chọn chế độ hôn sản áp dụng; xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ
chồng; việc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân; nội dung, hình thức của thỏa
thuận về chế độ hôn sản và hậu quả pháp lý …. Đồng thời, thông qua việc tìm hiểu
các vấn đề về chế độ hôn sản, tác giả sẽ phân tích, đánh giá những điểm mới, điểm
hạn chế, phù hợp của các quy định từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm, tăng cường
khả năng thực thi, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan tư pháp tiến hành giải
quyết các tranh chấp liên quan đến chế độ hôn sản một cách kịp thời và đúng đắn nhất.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 ra đời, trong thời gian qua đã có nhiều
công trình nghiên cứu liên quan đến chế định hôn sản như: Chế độ tài sản của vợ
chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam (Nguyễn Văn Cừ, luận án tiến sĩ, 2005); Xác định
chế độ tài sản của vợ chồng – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Nguyễn Hồng Hải,
luận văn thạc sĩ, 2002); “Vấn đề thừa nhận chế độ tài sản ước định trong Luật
HN&GĐ Việt Nam” (Nguyễn Hồng Hải), Tạp chí Luật học số 10 năm 1998; “Một số
vấn đề về nguyên tắc xác định tài sản chung, tài sản riêng và trách nhiệm tài sản của
vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh”( Th.s Nguyễn Thị Lan, bài viết trong
đề tài khoa học cấp trường: Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
- Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2008 do TS Nguyễn Phương Lan làm chủ nhiệm
đề tài); Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000 (Nguyễn Văn
Cừ - Ngô Thị Hường, 2002, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội); Bình luận khoa học
Luật HN&GĐ Việt Nam (Nguyễn Ngọc Điện, 2002, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí
Minh; “Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng trong pháp luật Cộng hòa Pháp
và Pháp luật Việt Nam” (Ths.Bùi Minh Hồng), Tạp chí Luật học số 11 năm 2009; …
Các công trình nghiên cứu kể trên có phạm vi nghiên cứu rộng, đề cập đến
nhiều khía cạnh khác nhau về vấn đề hôn sản. Bên cạnh việc làm rõ những nội dung
theo quy định của pháp luật, các công trình nghiên cứu cũng đã đề cập và giải quyết
nhiều vấn đề phát sinh trong thực tế chưa được pháp luật dự liệu, là cơ sở để sửa đổi,
bổ sung và hoàn thiện hơn nữa các quy định về hôn nhân gia đình nói chung và các
quy định về hôn sản nói riêng ở nước ta hiện nay.
3
Sau khi Luật HN&GĐ năm 2014 được thông qua, bên cạnh chế độ hôn sản
luật định truyền thống còn ghi nhận thêm chế độ hôn sản theo thỏa thuận. Mặc dù là
một nội dung mới trong quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam, nhưng chế độ hôn sản
theo thỏa thuận lại không phải là vấn đề xa lạ trong tư duy của những nhà người
nghiên cứu pháp luật. Đây là đề tài luôn được nhiều người quan tâm và đã có một số
công trình nghiên cứu liên quan đến chế độ này như: Chế độ tài sản của vợ chồng
theo thỏa thuận trong pháp luật Việt Nam (Nguyễn Thị Kim Dung, Luận văn thạc sỹ
năm 2014); Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật HN&GĐ Việt
Nam năm 2014 (Nguyễn Thị Thu Thủy, Luận văn thạc sỹ năm 2015); Xác định tài sản
của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam nă m 2014 (Phạm Thị Anh,
Luận văn thạc sỹ năm 2015)…
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các quy định của
luật thực định về chế độ tài sản của vợ chồng, tìm hiểu thực tiễn áp dụng luật thực
định để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong hoạt động xét xử
của Tòa án. Từ đó, tìm hiều những bất cập, chưa cụ thể, trên cơ sở đó có những nhận
xét, kiến nghị, hướng hoan thiện pháp luật dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng theo
Luật HN&GĐ năm 2014, với mục đích trên, luận văn được thực hiện với các nhiệm
vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng. Với nhiệm
vụ này, luận văn xây dựng một số khái niệm khoa học trong nội hàm chế độ tài sản
của vợ chồng; các đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của chế độ tài sản vợ chồng đối với sự
tồn tại và phát triển của gia đình và xã hội; tìm hiểu một cách có hệ thống và đầy đủ
về chế độ tài sản của vợ chông trong pháp luật Việt Nam và pháp luật HN&GĐ của
một số nước trên thế giới. Từ đó, khẳng định tính tất yếu và cần thiết của chế độ hôn
sản được quy định trong pháp luật;
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ tài sản của vợ
chồng. Với nhiệm vụ này, luận văn đi sâu phân tích nội dung các quy định về chế độ
tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2014 và những ngành luật có liên quan
(Luật Dân dự, Luật Đất đai…); tìm hiểm mục đích, cơ sở của việc quy định các điều
luật điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng; phân tích tính kế thừa và phát triển, cũng
như những điểm mới quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm
2014 để có cách hiểu đúng nhất, phù hợp với khoa học pháp lý về chế độ hôn sản của
4
vợ chồng và thực tiễn đời sống trong lĩnh vực HN&GĐ. Đồng thời qua việc phân tích
nội dung chế độ hôn sản trong luật thực định, luận văn cũng đưa ra những điểm bất
cập, chưa hợp lý, thiếu tính khoa học của các quy định đó, để làm cơ sở cho các kiến
nghị hoàn thiện chế độ hôn sản theo Luật HN&GĐ năm 2014.
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về chế độ hôn sản quan hoạt động xét
xử của ngành Tòa án giải quyết các tranh chấp từ quan hệ HN&GĐ liên quan trực tiếp
đến vấn đề hôn sản. Qua đó, đánh giá về những thành công và hạn chế của việc áp
dụng pháp luật về chế độ hôn sản.
- Trên cơ sở phân tích nội dung và thực tiễn áp dụng chế độ hôn sản theo luật
thực định, luận văn nêu một số kiến nghị đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung các quy định
trong Luật HN&GĐ năm 2014 nhằm hoàn thiện chế độ hôn sản.
Từ những nhiệm vụ trên đây, luận văn được nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi
luật thực định về chế độ hôn sản.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Triết học Mác-
Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về HN&GĐ. Luận văn
được thực hiện thông qua các phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu chế đọ tài sản của
vợ chồng qua các thời kỳ ở Việt Nam;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn đề liên
quan đến chế độ hôn sản và khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề được
nghiên cứu;
- Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật hiện
hành với hệ thống pháp luật trước đây ở Việt Nam cũng như pháp luật của một số nước
khác quy định về chế độ hôn sản. Qua đó, phân tích nét tương đồng và đặc thù của pháp
luật Việt Nam quy định về chế độ hôn sản, phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
và tập quán của gia đình truyền thống Việt Nam;
- Phương pháp thống kê được thực hiện trong quá trình khảo sát thực tiễn hoạt
động xét xử của ngành Tòa án, với các số liệu cụ thể giải quyết các tranh chấp từ quan hệ
HN&GĐ liên quan đến tài sản của vợ chồng. Tìm ra mối liên hệ giữa các quy định của
pháp luật với thực tiễn áp dụng đã phù hợp hay chưa? Các nguyên nhân? Từ đó xem xét
5
nội dung quy định của pháp luật về chế độ hôn sản với thực tiễn của đời sống nhằm nâng
cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này.
5. Những điểm mới của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ
thống về chế độ hôn sản theo pháp luật Việt Nam. Ngoài những điểm mới của Luật
HN&GĐ năm 2014 quy định về chế độ hôn sản, với đề tài này, luận văn được trình
bày với những điểm mới sau đây:
- Xây dựng và phân tích khải niệm chế độ hôn sản. Từ trước đến nay trong
khoa học pháp lý nói chung và Luật HN&GĐ nói riêng ở nước ta chưa có một khái
niệm thống nhất về chế độ hôn sản;
- Phân tích sự cần thiết pháp luật phải quy định chế độ hôn sản. Các đặc điểm,
vai trò, ý nghĩa của chế độ hôn sản đối với sự ổn định, phát triển của gia đình và xã
hội.
- So sánh chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam với pháp luật
một số nước khác để thấy rõ nét tương đồng và đặc thù, mang bản sắc dân tọc của
pháp luật Việt Nam điều chỉnh chế độ hôn sản.
- Khi phân tích nội dung chế độ hôn sản theo luật thực định, luận văn chỉ rõ các
căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng; đặc biệt, phải xác định thời kỳ hôn nhân là
căn cứ chung để xác lập tài sản chung của vợ chồng trong các trường hợp cụ thể.
- Các loại nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng được hiểu
và áp dụng như thế nào? Bao gồm cụ thể các loại nghĩa vụ nào?
- Những đặc điểm khác biệt về tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ
chồng đối với sở hữu chung theo phần.
- Luận giải tại sao Luật HN&GĐ của nhà nước ta (từ năm 1945 đến nay) không
quy định về chế độ tài sản ước định (dựa theo sự thỏa thuận của vợ chồng).
- Phân tích chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng về điều kiện xác lập,
nội dung thỏa thuận, thỏa thuận về chế định hôn sản vô hiệu, sửa đổi, bổ sung nội
dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.
- Qua việc phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về chế độ hôn sản, luận văn
chỉ rõ những vấn đề bất cập, không hợp lý, chưa bảo đảm được tính khoa học về
6
những quy định của luật thực định khi điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng; từ đó
nêu các kiến nghị hoàn thiện các quy định về chế độ hôn sản theo pháp luật hiện hành.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Hoàn thành luận văn này, tôi hi vọng rằng những kiến thức khoa học trong luận
văn được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy luật học tại
các cơ sở đào tạo luật ở nước ta; đặc biệt là đối chuyên ngành Luật HN&GĐ.
Nội dung của luận văn có ý nghĩa thiết thực cho mọi các nhân, đặc biệt là các cặp
vợ chồng tìm hiểu các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng; biết được cơ sở pháp lý
tạo lập các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ cụ thể của
vợ, chồng đối với những loại tài sản này; các trường hợp và nguyên tắc phân chia tài sản
vợ chồng… Từ đó, góp phần thực hiện pháp luật, xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận,
hành phúc, bền vững.
Những kiến nghị khoa học trong luận văn được sử dụng trong việc pháp điển hóa
Luật HN&GĐ của Nhà nước ta; bởi lẽ việc sửa đổi, bổ sung những quy định của Luật
HN&GĐ (trong đó có chế độ hôn sản của vợ chồng) là rất cần thiết, tạo cơ sở pháp lý
vững chắc và thống nhất trong quá trình thực hiện, áp dụng chế độ hôn sản theo Luật
HN&GĐ Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được chia thành 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chế độ hôn sản
Chương 2: Nội dung chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp
dụng của chế độ hôn sản
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ HÔN SẢN
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của chế độ hôn sản
1.1.1 Khái niệm chế độ hôn sản
Gia đình là tế bào của xã hội, thể hiện tính chất và kết cấu của xã hội. Trong xã
hội có giai cấp Nhà nước luôn bằng pháp luật điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ, xây
dựng mô hình (kiểu gia đình phù hợp) với thiết chế xã hội. Gia đình có vị trí, vai trò
đặc biết quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong gia đình, vợ,
chồng, cha mẹ, con vừa là thành viên trong gia đình, vừa là thành viên của xã hội. Để
cho gia đình tồn tại và phát triển, cần phải có các điều kiện cơ sở vật chất- cơ sở kinh
tế của gia đình, nuôi sống gia đình. Do vậy, chế độ hôn sản của vợ chồng luôn được
nhà làm luật quan tâm xây dựng như là một trong các chế định cơ bản, quan trọng
nhất của pháp luật về HN&GĐ.
Vợ, chồng trước hết với tư cách là công dân có quyền chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Tài sản của vợ chồng thuộc phạm trù
tài sản riêng của công dân đã được Hiến Pháp (Điều 58 Hiến pháp năm 1992 và Điều
32 Hiến pháp năm 2013) và BLDS năm 2015 ghi nhận. Về khái niệm tài sản, theo
Điều 105 BLDS 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản;
bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài
sản hình thành trong tương lai.”. So với BLDS năm 2005, khái niệm về tài sản trong
BLDS 2015 đã mở rộng hơn về những đối tượng được coi là tài sản. Xét về lý thuyết
có thể áp dụng các quy định chi phối tài sản của vợ chồng như những người khác
không phải là vợ chồng, như: tài sản của bên nào bên đó có quyền chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt. Những thu nhập hợp pháp của mỗi bên vợ, chồng là tài sản riêng của
vợ, chồng… Tuy nhiên, lý thuyết này không thể áp dụng cho hai vợ chồng trong thực
tiễn. Do quan hệ hôn nhân có tính chất cộng đồng, sau khi kết hôn, hai vợ chồng cùng
ăn chung, ở chung, cùng chung sức, chung ý chí trong việc tạo dựng tài sản, xây dựng
gia đình hạnh phúc, ổn định vì lợi ích chung của gia đình, các thành viên trong gia
đình và sự phồn vinh của xã hội. Do vậy, nhà nước bằng pháp luật phải quy định về
chế độ hôn sản.
Sở dĩ, pháp luật phải dự liệu về chế độ hôn sản bởi các lý do sau:
Thứ nhất, hôn nhân được xây dựng trên cơ sở tình yêu, tình thương của hai bên
vợ, chồng. Mục đích của quan hệ hôn nhân nhằm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc
để thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội, chắc năng duy trì nòi giống cũng như
8
dưỡng dục con cái, ông bà, cha mẹ. Khi nam, nữ trở thành vợ chồng đồng nghĩa với
việc họ sẽ cùng nhau gánh vác những nghĩa vụ chung như các nghĩa vụ về kinh tế,
nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng …Vợ chồng cùng chung sức, chung ý chí trong việc
tạo lập tài sản nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của gia đình; để
đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau;
cùng nhau nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái … thì cần phải có tài sản, của cải.
Gia đình không phải là một đơn vị sản xuất, tiêu dùng khép kín, độc lập mà luôn có
những mối quan hệ giao lưu bên ngoài xã hội. Để đáp ứng nhu cầu thiết yếu và thực
hiện các nghĩa vụ khác của gia đình, trong suốt thời kỳ hôn nhân vợ chồng luôn thực
hiện những quan hệ trao đổi, giao dịch với những người khác. Pháp luật cần quy định
rõ những trường hợp nào việc sử dụng tài sản của vợ chồng cần phải có sự thỏa thuận
của cả hai vợ chồng; trường hợp nào được coi là thỏa thuận mặc nhiên của vợ, chồng
khi một bên trực tiếp sử dụng, định đoạt tài sản của vợ chồng. Bên cạnh đó, trong suốt
thời kỳ hôn nhân có thể phát sinh các quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng, đặc biệt là
các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến người thứ ba. Nhờ có các quy định về chế độ
hôn sản vợ, chồng và người thứ ba có thể thực hiện giao dịch bảo đảm lợi ích chung
của gia đình và quyền lợi chính đáng của mỗi bên.
Thứ hai, việc dự liệu chế độ hôn sản trong các quy định của pháp luật là cơ sở
để vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản của mình liên quan đến tài sản
của vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân; như việc luật quy định căn cứ, nguồn gốc,
phạm vi các loại tài sản thuộc tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ, chồng. Theo đó,
vợ, chồng thực hiện quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) đối với từng loại
tài sản luật định nhằm đảm bảo lợi ích chung của gia đình hoặc nhu cầu của bản thân
vợ, chồng. Đồng thời xác định rõ các quyền lợi, nghĩa vụ của vợ chồng liên quan đến
tài sản của mình.
Thứ ba, khi vợ, chồng thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản
của mình nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình luôn liên quan đến quyền lợi của
bên thứ ba trong các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng. Để bảo vệ quyền
lợi của mình, pháp luật quy định người thứ ba tham gia giao dịch cần phải biết rằng
trường hợp nào giao dịch đó được bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng hoặc tài
sản riêng của vợ, chồng.
Thứ tư, việc quy định chế độ hôn sản trong pháp luật là cơ sở pháp lý để giải
quyết các tranh chấp về hôn sản giữa vợ chồng với nhau và giữa vợ chồng với người
thứ ba của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
9
Như vậy, chế độ hôn sản được nhà làm luật dự liệu do tính chất, mục đích của
quan hệ hôn nhân được xác lập; phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục,
tập quán, truyền thống văn hóa để Nhà nước quy định trong pháp luật về chế độ hôn
sản.
Xuất phát từ tính chất và mục đích của quan hệ hôn nhân cũng như các lý do
trên đòi hỏi cần phải có một cơ chế pháp lý đặc biệt để điều chỉnh vấn đề hôn sản.
Hiện nay, Luật HN&GĐ năm 2014 bên cạnh việc duy trì áp dụng chế độ hôn
sản luật định còn thừa nhận chế độ hôn sản theo thỏa thuận. Có thể thấy, đây là một
thay đổi lớn trong tư duy lập pháp ở Việt Nam, theo đó cần có một khái niệm về chế
độ hôn sản bao quát và đầy đủ hơn.
Từ những quy định mới này, theo tôi, có thể đưa ra khái niệm về chế độ hôn
sản như sau:
Chế độ hôn sản là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về tài sản của
vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; thỏa thuận xác lập chế độ hôn sản; nguyên
tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng.
1.1.2. Đặc điểm của chế độ hôn sản
Thứ nhất, xét về chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ hôn sản, các bên phải
có quan hệ hôn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau. Do vậy, để trở thành
chủ thể của quan hệ sở hữu này, các chủ thể ngoài việc có đầy đủ năng lực chủ thể
trong quan hệ pháp luật dân sự còn đòi hỏi họ phải tuân thủ các điều kiện kết hôn
được quy định trong Luật HN&GĐ (ví dụ, các điều kiện về độ tuổi kết hôn, điều kiện
về sự tự nguyện, không vi phạm các điều cấm kết hôn ...).
Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với sự tồn tại và
phát triển của xã hội, Nhà nước bằng pháp luật khi quy định về chế độ hôn sản đều
xuất phát từ mục đích trước tiên và chủ yếu là bảo đảm quyền lợi của gia đình, trong
đó có lợi ích của cá nhân vợ, chồng; từ đó, luật định dù vợ chồng lựa chọn loại chế độ
hôn sản nào thì cũng đều phải có nghĩa vụ đóng góp công sức, tài sản nhằm đáp ứng
những nhu cầu thiết yếu, bảo đảm đời sống chung của gia đình.
Thứ ba, căn cứ xác lập, chấm dứt chế độ tài sản này dựa trên sự kiện phát sinh,
chấm dứt của quan hệ hôn nhân. Hay nói cách khác, chế độ hôn sản chỉ tồn tại trong
thời kỳ hôn nhân (Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng,
được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt quan hệ hôn nhân).
10
Thứ tư, trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể, đối với tài sản
chung việc vợ, chồng sử dụng tài sản để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải xuất
phát từ lợi ích chung của gia đình. Thông thường, khi vợ, chồng sử dụng tài sản chung
để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình thì pháp luật coi là có sự thỏa thuận
mặc nhiên của hai vợ chồng. Việc định đoạt hững tài sản có giá trị lớn (như bất động
sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, tài sản đang
là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình) phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của cả hai
vợ chồng. Đối với tài sản riêng thì vợ, chồng có quyền tự định đoạt tài sản của mình
mà không phụ thuộc ý chí của bên kia. Tuy nhiên, trong một số trường hợp quyền
năng này của họ bị hạn chế (ví dụ, nếu tài sản riêng đang là nguồn sống duy nhất của
gia đình, khi định đoạt tài sản này phải có sự thỏa thuận của vợ chồng).
1.1.3. Ý nghĩa của chế độ hôn sản
Chế độ hôn sản phản ánh trung thực và chính xác trình độ phát triển của các
điều kiện kinh tế - xã hội và ý chí của mỗi nước. Trong mỗi quốc gia, mỗi chế độ xã
hội luôn có một chế độ HN&GĐ tương ứng được xác lập bằng quy định pháp luật
hoặc thừa nhận bằng tập quán, trong đó có chế độ hôn sản.
Chế độ hôn sản có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ sở hữu tài
sản giữa vợ, chồng, tạo ra những nguyên tắc, cách thức xử sự của vợ chồng trong quan
hệ sở hữu tài sản, đảm bảo phù hợp quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
Chế độ hôn sản quy định cụ thể căn cứ xác lập, nguồn gốc, thành phần tài sản
chung, tài sản riêng của vợ, chồng. Khi xác lập quan hệ hôn nhân, vợ, chồng dù lựa
chọn chế độ tài sản pháp định hay ước định thì các quy định về tài sản chung, tài sản
riêng của vợ chồng luôn được xác định cụ thể.
Chế độ hôn sản có ý nghĩa xác định quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng với nhau và
với người thứ ba. Trên cơ sở xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, chế
độ hôn sản xác định quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với các loại tài sản đó. Quyền
và nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ tài sản được thể hiện như sau: vợ, chồng có
quyền sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản chung, một người không thể tự ý định
đoạt tài sản chung khi chưa có sự đồng ý của người kia; có quyền sở hữu riêng đối với
tài sản riêng (nếu có) của mình, tuy nhiên, quyền sở hữu riêng kèm theo những hạn
chế về quyền sở hữu trong một số trường hợp đặc biệt do tính chất đặc biệt của quan
hê ̣hôn nhân.
Chế độ hôn sản là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp trong quan hệ tài sản
giữa vợ và chồng hoặc với người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của
11
vợ chồng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng hoặc người thứ ba.
Trên cơ sở các quy định của chế độ hôn sản, cơ quan áp dụng pháp luật có căn cứ,
nguyên tắc để giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng trong những trường cụ
thể, ví dụ: vợ chồng ly hôn, vợ chồng phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, vợ
hoặc chồng chết trước cần phân chia tài sản để chia thừa kế hoặc để giải quyết nghĩa
vụ về tài sản của người đã chết với người thứ ba…
Ngoài ra, chế độ tài sản vợ chồng pháp đi ̣nh còn là những quy đi ̣nh mang tính
đi ̣nh hướng cho các că ̣p vợchồng lựa chọn thỏa thuâ ̣n chế độtài sản phù hợp quy đi ̣nh
của pháp luâ ̣t, đảm bảo thỏa thuâ ̣n chế độ tài sản vợ chồng không bị vô hiê ̣u do vi
phạm quy đi ̣nh pháp luâ ̣t.
- Chế độ tài sản của vợ chồng với ý nghĩa là một chế định trong pháp luật hôn
nhân và gia đình được nhà nước quy định dựa trên sự phát triển của điều kiện kinh tế -
xã hội. Nó thể hiện tính giai cấp, bản chất của chế độ chính trị - xã hội cụ thể. Nhìn
vào chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật của nhà nước, người ta
có thể nhận biết được trình độ phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội và ý chí của
nhà nước thể hiện bản chất của chế độ xã hội đó.
- Chế độ hôn sản được quy định trong pháp luật có ý nghĩa nhằm xác định các
loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng và gia đình. Khi hai bên nam nữ kết hôn với
nhau trở thành vợ chồng, chế độ hôn sản được dự liệu với những thành phần tài sản
của vợ chồng. Dù vợ chồng lựa chọn chế độ hôn sản nào (theo thỏa thuận hay luật
định) đi chăng nữa thì cũng được pháp luật quy định rõ.
- Việc phân định các loại tài sản trong quan hệ vợ chồng của chế độ hôn sản
còn nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với các loại tài
sản của vợ chồng. Với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản chung hay tài sản riêng
(nếu có) của vợ chồng, vợ, chồng thực hiện các quyền sở hữu (quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng, quyền định đoạt) đối với các loại tài sản này vì quyền lợi của gia đình
hay lợi ích của cá nhân vợ, chồng theo quy chế pháp lý dành cho từng loại tài sản.
- Chế độ tài sản của vợ chồng được sử dụng với ý nghĩa là cơ sở pháp lý để giải
quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau hoặc với những người khác
trong thực tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản cho các bên vợ
chồng hoặc người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng.
Trong thực tế, để đáp ứng lợi ích cho gia đình, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con cái … trong suốt thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng phải ký rất nhiều hợp đồng
với những người khác nhau liên quan đến tài sản của vợ chồng. Nhiều tranh chấp về
12
tài sản phát sinh giữa vợ chồng, liên quan đến những người khác. Nhờ có chế độ hôn
sản được pháp luật quy định, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng luật giải
quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng trong các trường hợp cụ thể dựa trên
những nguyên tắc, căn cứ do pháp luật quy định.
1.2. Nội dung các loại chế độ hôn sản
Nhà làm luật ở mỗi quốc gia đều lựa chọn và xây dựng chế độ hôn sản phù hợp
với điều kiện về kinh tế – xã hội, truyền thống, văn hóa, phong tục, tập quán của đất
nước. Do đó, trong hệ thống pháp luật giữa những nước khác nhau cũng thường có
những qui định khác biệt về chế độ hôn sản. Tuy nhiên, về cơ bản chế độ hôn sản
được xác định dựa trên hai căn cứ: theo các qui định của pháp luật (chế độ hôn sản
luật định) và sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng (chế độ hôn sản ước định).
1.2.1. Chế độ hôn sản luật định
Chế độ hôn sản luật định là một giải pháp được nhà làm luật ở hầu hết các quốc
gia trên thế giới ghi nhận trong pháp luật như một giải pháp thay thế trong trường hợp
vợ chồng không có thoả thuận bằng hôn ước, hoặc với mục đích để vợ chồng lựa chọn
chế độ hôn sản áp dụng cho họ (phổ biến trong pháp luật ở các nước phương Tây như
Pháp, Nhật Bản, Canađa, Australia, Thái Lan); một số nước lại qui định chế độ hôn
sản luật định như là căn cứ duy nhất để xác định tài sản của vợ chồng (phổ biến trong
pháp luật HN&GĐ các nước XHCN như Việt Nam trước khi có Luật HN&GĐ năm
2014, Trung Quốc, Liên xô cũ, Cu Ba…). Chế độ hôn sản luật định dự liệucác vấn đề
về căn cứ, nguồn gốc thành phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng
(nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với từng loại tài sản đó; các trường hợp
và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng; phương thức thanh toán liên quan đến
các khoản nợ chung hay riêng của vợ chồng được pháp luật đã dự liệu từ trước. Chế
độ tài sản này được tất cả các nước dự liệu trong hệ thống pháp luật của mình, nhằm
điều chỉnh các quan hệ tài sản của vợ chồng. Điều 1387 BLDS Cộng hòa Pháp quy
định: “Luật pháp chỉ điều chỉnh quan hệ vợ chồng về tài sản khi không có thỏa thuận
riêng mà vợ chồng có thể làm vì cho rằng điều đó là cần thiết, miễn sao những thỏa
thuận đó không trái với thuần phong mỹ tục và những quy định sau đây …”, và tại
Điều 1400 của Bộ luật này cũng quy định:”Chế độ cộng đồng tài sản được thiết lập
khi không có hôn ước hoặc khi vợ chồng tuyên bố kết hôn theo chế độ cộng đồng tài
sản” [40, tr 87].
Dưới ảnh hưởng của nguyên tắc tự do lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng,
chế độ hôn sản luật định không có hiệu lực áp dụng một cách đương nhiên mà trái lại,
13
nó chỉ là chế độ tùy nghi, là giải pháp thay thế, dự phòng. Những người kết hôn hoàn
toàn có quyền tự do thoả thuận chế độ tài sản cho riêng mình. Nếu họ không thiết lập
những thoả thuận về vấn đề này thì chế độ tài sản pháp định sẽ đương nhiên được
áp dụng.
Về hình thức, chế độ hôn sản luật định trong pháp luật của các quốc gia được
thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau và thường được quy định dưới hai hình thức:
Chế độ tài sản theo tiêu chuẩn cộng đồng (chế độ tài sản cộng đồng) và chế độ tài sản
theo tiêu chuẩn phân sản (chế độ phân sản).
 Chế độ tài sản theo tiêu chuẩn cộng đồng
Chế độ tài sản theo tiêu chuẩn cộng đồng là hình thức phổ biến của chế độ hôn
sản luật định. Việc thừa nhận chế độ tài sản cộng đồng là xuất phát từ quan điểm lợi
ích của vợ chồng phải chịu sự chi phối bởi tính chất cộng đồng của hôn nhân và lợi
ích chung của gia đình. Chế độ tài sản cộng đồng có đặc điểm cơ bản là trong quan hệ
sở hữu giữa vợ và chồng luôn tồn tại khối tài sản chung và các nghĩa vụ tài sản được
bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng. Về cơ bản, chế độ tài sản này cũng được
qui định chủ yếu ở ba hình thức sau:
- Chế độ cộng đồng tạo sản:
Chế độ cộng đồng tạo sản có đặc điểm là tài sản chung của vợ chồng chỉ được
xác định đối với những tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân; những
tài sản khác không phân biệt động sản hay bất động sản mà vợ, chồng có được trước
khi kết hôn, hay được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thuộc
sở hữu riêng của vợ hoặc chồng. Đây là giải pháp được qui định phổ biến trong pháp
luật về HN&GĐ của nhiều nước: Luật gia đình Cộng hoà Cu Ba (Điều 30 và 32), Luật
gia đình Bun ga ri (Điều 13), BLDS Cộng hoà Pháp sửa đổi năm 1965(Từ Điều 1401
đến Điều 1408), BLDS Nhật Bản (Điều 762), BLDS và thương mại Thái Lan (Điều
1471 và Điều 1474)… đều ghi nhận chế độ tài sản cộng đồng này. Điều 13 Luật hôn
nhân năm 1980 của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa qui định: “Tài sản của vợ chồng
làm ra trong suốt thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, ngoài ra, mỗi bên
có thể có tài sản riêng ngoài qui định trên”. Điều 1401 BLDS Cộng hoà Pháp cũng
qui định: Tài sản cộng đồng gồm những thu nhập chung của hai vợ chồng hoặc thu
nhập riêng của từng người trong thời kỳ hôn nhân và có nguồn gốc từ công việc làm
ăn của họ, cũng như từ những khoản tiết kiệm có được do hoa lợi, lợi tức từ tài sản
riêng của họ.
14
Tại Việt Nam, Luật HN&GĐ cũng được các nhà lập pháp xây dựng theo hướng
lựa chọn chế độ cộng đồng tạo sản này để áp dụng cho các cặp vợ chồng từ khi xác
lập quan hệ hôn nhân (Luật HN&GĐ năm 1986; Luật HN&GĐ năm 2000; Luật
HN&GĐ năm 2014).
Việc chế độ cộng đồng tạo sản được thừa nhận rộng rãi ở các nước là do chế độ
này rất phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi nước. Một mặt, nó không làm phá vỡ chế
độ tài sản chung của vợ chồng – nền tảng cơ bản của quan hệ HN&GĐ, mặt khác chế
độ tài sản này còn tạo điều kiện thuận lợi cho vợ, chồng có thể chủ động trong việc
định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, ngăn chặn các trường hợp kết hôn với
mục đích không lành mạnh, việc kết hôn chỉ nhằm vào khối tài sản đã sẵn có của bên
kia.
- Chế độ cộng đồng động sản và tạo sản:
Trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội tư bản, bất động sản được coi trọng
như là một tài sản chính yếu hiện hữu và chắc chắn dẫn đến chế độ cộng đồng động
sản và tạo sản được xác lập một cách phổ biến ở các nước phương Tây. Chế độ này
cũng thừa nhận trong hôn nhân bao gồm có tài sản chung và tài sản riêng của vợ,
chồng như trong chế độ cộng đồng tạo sản. Tuy nhiên, chế độ cộng đồng động sản và
tạo sản lại xác định tài sản của vợ chồng dựa trên việc phân định tài sản của vợ, chồng
là động sản hay bất động sản. Theo đó, khối tài sản chung chỉ bao gồm các động sản
của vợ, chồng có trước và trong thời kỳ hôn nhân, các hoa lợi và các bất động sản mà
vợ, chồng mua lại bằng tài sản chung. Vợ, chồng có quyền sở hữu riêng đối với bất
động sản có trước khi kết hôn và bất động sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, được
tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.
Việc qui định chế độ cộng đồng động sản và tạo sản là xuất phát từ quan điểm của
nhà làm luật một số nước cho rằng: Vợ, chồng phải để dành cho mình làm của riêng
những tài sản chính của mình và theo các nhà làm luật đó là bất động sản. Chế độ tài
sản này đã được quy định trong BLDS Pháp năm 1804, SL 15/64 ngày 23/7/1964 của
Chế độ Sài Gòn cũ…. Điều 53 của Sắc luật 15/64 quy định: “Chế độ cộng đồng tài
sản là là chế độ phu phụ tài sản thường luật, trong trường hợp vợ chồng không có làm
hôn ước hoặc khai kết hôn dưới chế độ cộng đồng tài sản. Chế độ này khởi đầu tư
ngày lập hôn thú. Không ai có thể định đoạt một ngày nào khác cho sự khởi điểm này”
[ 4, tr.33].
Cũng theo Sắc luật này thì khối cộng đồng tài sản gồm có: động sản thuộc quyền
sở hữu của mỗi bên vợ, chồng ngày hôn thú thành lập; động sản của vợ hay chồng
15
được thừa kế hay tặng giữ, hay sự di tặng … trong thời gian hôn thú; động sản và bất
động sản của vợ hay chồng tạo mãi trong thời gian hôn thú; hoa lợi của tất cả những
tài sản không phân biệt thủ đắc trước hay trong thời gian hôn phối.
Ngoài ra, đối với những bất động sản thuộc quyền sở hữu của mỗi bên vợ, chồng
trước ngày xác lập hôn nhân hoặc có được trong thời kỳ hôn nhân do được tặng cho
riêng, thừa kế riêng sẽ thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng (Điều 55). Những quy
định của chế độ cộng đồng động sản và tạo sản trong SL 15/64 đã được ghi nhận lại
trong BLDS 1972 dưới chế độ Ngụy quyền Sài Gòn tại các điều 150, 151, 152 …
Tuy nhiên, chế độ tài sản cộng đồng này chỉ phù hợp với giai đoạn phát triển kinh
tế – xã hội mà ở đó người ta lấy bất động sản là tiêu chí xác định thành phần chính
yếu và chắc chắn của tài sản trong gia đình. Trong điều kiện phát triển kinh tế ở mức
công nghiệp hoá, hiện đại hoá cao hiện nay, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng
của vợ, chồng dựa trên sự phân tách động sản và bất động sản đã mất đi sự công bằng
trong gia đình và đã không đảm bảo được mục đích đề ra ban đầu của nhà làm luật, vì
lúc này tài sản chính yếu không phải là bất động sản mà thường là những tài sản thuộc
về động sản, quyền tài sản hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền (cổ phiếu, chứng
khoán…). Do đó, nhiều nước trước đây thừa nhận chế độ cộng đồng động sản và tạo
sản nay đã tìm một chế độ tài sản cộng đồng khác thay thế để phù hợp với thực tiễn
hơn.
Việc thực hiện chế độ tài sản này khá phức tạp. Nếu vợ chồng không có những
thoả thuận khác, họ phải tuân theo những quy định về quản lí tài sản và thanh toán tài
sản được dự liệu trong chế độ hôn sản pháp định. Vì thế, đây là chế độ tài sản không
được khuyên dùng (không phải chỉ riêng ở Pháp), bởi tính phức tạp của nó, trong
khi thoả thuận của vợ chồng về tài sản thường hướng tới sự đơn giản [“15, tr25]
-Chế độ cộng đồng toàn sản
Khác với hai chế độ tài sản cộng đồng trên, chế độ cộng đồng toàn sản không
thừa nhận quyền sở hữu riêng của vợ, chồng mà chỉ thừa nhận quyền sở hữu chung.
Theo đó toàn bộ tài sản vợ, chồng có trước và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc khối
tài sản chung. Đối với những tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có được từ trước khi kết
hôn do công sức vợ, chồng tạo dựng hoặc được tặng cho riêng, thừa kế riêng; những
tài sản mà vợ chồng tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân, không kể nguồn gốc, công sức
đóng góp của vợ, chồng; những tài sản mà vợ chồng được tặng cho riêng, thừa kế
riêng trong thời kỳ hôn nhân đều được coi là tài sản chung của vợ chồng. Các quy
định trên được nhà làm luật xây dựng xuất phát từ quan niệm nhu cầu chung, lợi ích
16
chung của gia đình là tối cao, tài sản của vợ chồng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ
là vì mục đích đó, nên tất cả tài sản vợ, chồng có trước và trong thời kỳ hôn nhân phải
thuộc khối tài sản chung, quyền có tài sản riêng không được thừa nhận vì mâu thuẫn
với lợi ích của gia đình (Điều 54).
Hệ thống pháp luật ở nước ta dưới chế độ cũ đã dự liệu chế độ cộng đồng toàn sản
là chế độ tài sản pháp định (theo DLBK năm 1931, DLTK năm 1936, LGĐ năm
1959).
Theo Điều 47 Luật Gia đình ngày 2/1/1959 quy định: “Nếu không có hôn ước đặc
biệt, vợ chồng sẽ được đặt dưới chế độ cộng đồng tài sản, chế độ này gồm tất cả tài
sản và hoa lợi của chồng và vợ …” [25, tr19]
Bên cạnh đó, trong hệ thống Luật HN&GĐ của Nhà nước ta cũng đã từng quy
định chế độ tài sản của vợ chồng theo tính chất cộng đồng toàn sản này nhưng có sự
khác biệt so với các quy định trong các văn bản pháp luật dưới chế độ phong kiến –
thực dân là ở chỗ: bảo đảm các quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng bình đẳng,
theo nguyên tắc nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình
(Luật HN&GĐ năm 1959). Trong khi đó, các quy định về tài sản chung của vợ chồng
trong DLBK năm 1931, DLTK năm 1936 và LGĐ năm 1959 dưới chế độ Ngô Đình
Diệm đã dành cho người chồng những đặc quyền riêng biệt nhưng lại rất bất công đối
với người vợ trong gia đình.
 Chế độ phân sản
Bên cạnh chế độ tài sản cộng đồng, trong pháp luật của một số nước phương
Tây còn ghi nhận thêm chế độ phân sản hay còn gọi là chế độ biệt sản. Theo chế độ
này, giữa vợ và chồng không tồn tại khối tài sản chung, tất cả các loại tài sản mà mỗi
bên vợ, chồng đã có từ trước khi kết hôn hoặc tạo ra (hay có được do tặng cho riêng,
thừa kế riêng) trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của vợ chồng. Với tư
cách là chủ sở hữu người chồng hay người vợ có toàn quyền trong việc chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản của mình. Như vậy, không có sự thống nhất quyền quản lý
cũng như không có khối tài sản chung giữa vợ chồng. Tuy nhiên, do tính chất của
quan hệ hôn nhân, khi vợ chồng cùng chung sống với nhau, đòi hỏi vợ, chồng có
những khoản chi tiêu nhằm bảo đảm lợi ích chung của gia đình; pháp luật dự liệu mỗi
bên vợ, chồng tùy theo khả năng mà có nghĩa vụ đóng góp vào việc chi tiêu chung đó
vì quyền lợi gia đình.
Trong chế độ phân sản còn có một biến thái nữa là chế độ hồi môn. Chế độ tài
sản này đã từng được áp dụng ở Italia, ở Anh. Pháp luật cổ ở Italia không biết đến chế
17
độ cộng đồng, nên nước này không dựa theo BLDS Pháp. Chế độ tài sản pháp định ở
Italia là chế độ hồi môn. Khi một đôi vợ chồng tạo lập một tài sản thành của hồi môn,
họ phải ký một hôn ước theo chế độ của hồi môn. Vì vậy, tại nước này, chế độ tài sản
áp dụng cho những đôi vợ chồng không lập hôn ước là chế độ phân sản. Tương tự, ở
Anh chế độ phân sản cũng đã từng được áp dụng từ trước năm 1857.
Chế độ hồi môn có nguồn gốc từ Luật La Mã cổ đại. Chế độ hồi môn dựa trên
quan niệm cần phải bảo vệ quyền lợi của người vợ về phần tài sản hồi môn trong mọi
trường hợp. Dưới chế độ này, người vợ sẽ giữ quyền sở hữu, quyền hưởng dụng và
quyền quản lý một số tài sản riêng của mình. Đây là chế độ tài sản mà sự vận hành
của nó là đơn giản nhất. Mỗi bên vợ, chồng tự do quản lí và định đoạt các tài sản, thu
nhập sau khi thực hiện nghĩa vụ đóng góp đối với đời sống chung. Chế độ tài sản
riêng biệt trao cho vợ, chồng khả năng tự chủ rất cao về tài sản, là sự lựa chọn hợp lí
nhất cho những cặp vợ chồng có nhiều tài sản riêng mà họ đều có khả năng quản
lí hoặc những vợ chồng tiến hành các công việc sản xuất, kinh doanh mà họ cần
tránh những rủi ro có thể xảy ra đối với gia đình do những thất bại của việc kinh
doanh. Tuy nhiên, chế độ tách riêng tài sản cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Nó bị đánh giá
là chế độ “ích kỉ” nhất, vì thực chất đó là cơ chế bảo toàn tài sản của cá nhân. Do vậy,
chế độ này không nên được áp dụng trong những trường hợp mà chỉ có một bên vợ
hoặc chồng tham gia vào các hoạt động tạo ra nhiều tài sản còn bên kia chỉ làm công
việc nội trợ. Khi chấm dứt chế độ tài sản, người không trực tiếp tạo ra lợi tức sẽ chịu
nhiều bất lợi mặc dù đã được tính toán đền bù công sức đóng góp.
Có thể thấy, trong quá trình xây dựng pháp luật, các nhà lập pháp phương Tây đã cố
gắng cân bằng hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích gia đình. Tuy nhiên, xuất phát từ
nên kinh tế tư bản, coi trọng quyền từ do cá nhân nên trong các quy định vẫn mang
hơi hướng đề cao quyền tự do cá nhân, xem nhẹ lợi ích gia đình, cộng đồng dẫn đến
việc xây dựng, duy trì, phát triển gia đình sai bản chất và mục đích đề ra.
1.2.2. Chế độ hôn sản theo thỏa thuận (chế độ hôn sản ước định)
Khi áp dụng chế độ hôn sản ước định, vợ chồng được tự do thỏa thuận về chế độ
tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Văn bản ghi nhận sự thỏa thuận đó được gọi là hôn
ước. Hôn ước (hôn khế) là sự thoả thuận bằng văn bản (hợp đồng) do vợ chồng lập
trước khi kết hôn để qui định chế độ tài sản của trong suốt thời kỳ hôn nhân. Nội
dung của hôn ước thường xác định tài sản của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ,
chồng đối với tài sản đó cũng như trong việc thực hiện các giao dịch giữa họ với
người thứ ba
18
Xuất phát từ quan điểm, tư tưởng khác nhau mà giữa các quốc gia theo chế độ xã
hội chủ nghĩa và các quốc gia tư bản chủ nghĩa có cách nhìn nhận và điều chỉnh về
vấn đề chế độ hôn sản khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các luật gia trên thế giới đều
thừa nhận, vấn đề sở hữu tài sản của vợ chồng luôn là một vấn đề chứa đựng tính phức
tạp trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Mặc dù hệ thống pháp luật được xây dựng nhằm điều chỉnh các vấn đề phát sinh
trong xã hội trong từng thời kỳ đòi hỏi phải phù hợp với các điều kiện khách quan,
chủ quan của chính quốc gia đó. Tuy nhiên, dưới tác động của nền kinh tế thị trường,
xu thế hội nhập, nhu cầu giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cũng như ảnh
hưởng của truyền thông và tư tưởng pháp lý, về cơ bản giữa những nước có điều kiện
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tương đồng thì có những quan điểm tương tự nhau
về chế độ hôn sản.
Ở các quốc gia phương Tây, với nền kinh tế phát triển nhanh, đa dạng, khoa
học kỹ thuật tiên tiến, sớm tiếp cận với nền văn minh nhân loại và có nhiều tư tưởng
tiến bộ mọi mặt. Đặc thù của pháp luật HN&GĐ của các quốc gia này là sự đề cao
quyền tự do cá nhân, tự do thỏa thuận và quyền tự do định đoạt của các chủ thể trong
quan hệ HN&GĐ, đặc biệt là trong quan hệ giữa vợ và chồng. Trong quan niệm của
các nhà lập pháp, hôn nhân thực chất là một loại “hợp đồng dân sự” và chỉ khác với
những loại hợp đồng dân sự thông thường khác trong việc thiết lập (việc kết hôn phải
được đăng ký tại cơ quan nhà nước hoặc nhà thờ có thẩm quyền theo một nghi thức
đặc biệt được quy định trong pháp luật) và trong việc chấm dứt (theo quy định của
pháp luật, hôn nhân chỉ chấm dứt khi có sự kiện vợ, chồng chết hoặc khi có bản án
quyết định của Tòa án về ly hôn có hiệu lực pháp luật, tất cả các trường hợp chấm dứt
ly hôn này phải được tiến hành theo thủ tục hành chính hoặc thủ tục tố tụng tại Tòa án
đã được pháp luật quy định).
Do đó, trong quan hệ hôn nhân, quyền của vợ, chồng tự do lập hôn ước đã trở
thành một nguyên tắc và là giải pháp đầu tiên khi quy định chế độ hôn sản vợ chồng.
Chế độ hôn sản của vợ chồng trước hết phải do chính bản thân vợ chồng lựa chọn,
thỏa thuận; pháp luật chỉ dự liệu cho họ một chế độ hôn sản khi và chỉ khi giữa họ
không có thỏa thuận về chế độ hôn sản hoặc không thỏa thuận được một chế độ tài
sản thống nhất, phù hợp cho mình. Quan điểm này được thể hiện rất rõ ràng và cụ thể
trong các quy định của Cộng hòa Pháp.
Pháp là quốc gia đầu tiên thuộc hệ thống civil law chính thức ghi nhận giá trị
pháp lý của hôn ước trong văn bản qui phạm pháp luật, đó là BLDS năm 1804 hay còn
19
gọi là bộ luật Napoleon. Là một sản phẩm của quá trình pháp điển hóa giữa những qui
định mang tính chuẩn mực trong pháp luật La mã và một số tập quán đương thời,
BLDS Pháp thường được xem là khuôn vàng thước ngọc để các quốc gia khác học tập
khi xây dựng dân luật. Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn không thể phủ nhận tính mẫu
mực của các qui định trong dân luật Pháp. BLDS Pháp dành riêng thiên V quyển thứ 3
để qui định về hôn ước và các chế độ tài sản vợ chồng. Thiên thứ V được mở đầu
bằng Điều 1378: “Pháp luật không điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng nếu
giữa vợ chồng đã có thỏa thuận riêng mà vợ chồng cho là phù hợp và không trái với
thuần phong mĩ tục hoặc với các qui định sau đây” [40, tr109]. Vậy nên khi vợ chồng
lập hôn ước, chế độ tài sản của vợ chồng sẽ được điều chỉnh bằng hôn ước. Vợ chồng
có thể tự do thỏa thuận về vấn đề tài sản nhưng nó phải tuân theo pháp luật cả về nội
dung và thủ tục.
Ngoài ra, là một quốc gia thuộc khu vực châu Á, trong các quy định của mình
Nhật Bản cũng đã có riêng một văn bản pháp luật điều chỉnh về hình thức của hôn ước
và vấn đề đăng kí hôn ước. Nội dung của của hôn ước được qui định trong BLDS
(Civil Code) Điều 755 BLDS Nhật Bản ghi nhận quyền được lập hôn ước của các cặp
vợ chồng: các quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng sẽ được tuân theo các qui
định dưới đây nếu như vợ chồng không kí vào một hợp đồng qui định trước về tài sản
của họ trước khi đăng kí kết hôn. Điều 756 BLDS Nhật Bản quy định: Nếu vợ hoặc
chồng trước khi đăng ký kết hôn không ký một hợp đồng nào nhằm quy định khác đi
tài sản của mình , thì quan hệ tài sản của họ được điều chỉnh bởi các quy định của tiểu
mục II (tiểu mục quy định chế độ tài sản pháp định). Luật cũng qui định: Nếu vợ
chồng có một thỏa thuận về tài sản mà trong đó qui định khác với chế độ tài sản pháp
định thì hôn ước này không được chống lại người thừa kế hàng thứ nhất của vợ hoặc
chồng hoặc người thứ ba trừ khi nó được đăng kí trước khi đăng kí kết hôn.
Bên cạnh đó, quan niệm đề cao quyền tự do, tự định đoạt về tài sản của vợ
chồng cũng được ghi nhận và thể hiện trong các quy định pháp luật của Thái Lan.
Mặc dù Thái Lan là một đất nước phương Đông, theo đạo Phật, nhưng với khả năng
dễ tiếp nhận và thích nghi thì hôn ước tồn tại trong pháp luật Thái Lan cũng không
phải là điều khó hiểu. Hôn ước được qui định trong phần tài sản vợ chồng trong
BLDS và thương mại Thái Lan (các Điều từ 1465 đến 1493). Điều 1465 của BLDS và
thương mại Thái Lan qui định: Trong trường hợp vợ chồng trước khi kết hôn không
có thỏa thuận đặc biệt về tài sản của họ (hôn ước) thì quan hệ tài sản của họ sẽ được
điều chỉnh bởi những qui định chung của chương này. Hôn ước sẽ vô hiệu nếu có bất
20
cứ điều khoản nào trái với trật tự công hoặc đạo đức xã hội hoặc qui định rằng quan
hệ tài sản của họ sẽ được điều chỉnh bởi luật nước ngoài. Như vậy về nội dung, ngoài
những đặc điểm chung như hôn ước ở nhiều nước, hôn ước ở Thái Lan còn có thêm
điều kiện về luật áp dụng điều chỉnh, trong đó ở một số quốc gia đã cho phép vợ
chồng được chọn luật áp dụng là luật nước ngoài.
Hôn ước chỉ phát sinh hiệu lực giữa những người có quan hệ hôn nhân hợp
pháp và góp phần tạo điều kiện cho vợ chồng tự chủ hơn trong việc tổ chức tài chính,
hoạch định tương lai. Mặc dù không hoàn toàn nhưng hôn ước và cả chế độ hôn sản
ước định cũng xuất phát từ lợi ích chung của gia đình và có mục đích góp phần vào sự
bền vững của hạnh phúc gia đình.
Về hình thức, hôn ước phải được lập bằng văn bản có chữ ký của hai bên nam
nữ sắp thành vợ chồng. Pháp luật của nhiều nước thường quy định hôn ước phải được
công chứng và cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính hợp pháp (bằng hình thức công
chứng và đăng ký hôn ước cùng thời điểm đăng ký kết hôn).
Hôn ước là căn cứ pháp lý để bản vệ quyền tài sản và quyền nhân thân của vợ
chồng, đồng thời cũng là cơ sở đảm bảo vợ chồng thực thi đầy đủ các nghĩa vụ về tài
sản của mình với gia đình, xã hội. Xuất phát từ tính ổn định, lâu dài và bên vững của
gia đình yêu cầu các điều khoản được quy định trong hôn ước theo quan điểm lập
pháp của các nước là bất biến, không thể thay đổi được. Điều 1395 BLDS Pháp năm
1804 qui định: Hôn ước không thể thay đổi sau khi đã kết hôn. Điều 761 BLDS Nhật
Bản cũng có nội dung quy định hôn ước không thể thay đổi trong thời kì hôn nhân trừ
khi vợ hoặc chồng là người quản lí tài sản mà có hành vi phá tán tài sản và để thay đổi
hôn ước, các bên phải có đệ đơn lên tòa án. Và tại Thái Lan, Điều 1467 BLDS và
Thương mại Thái Lan cũng có qui định sau khi kết hôn hôn ước không thể sửa đổi trừ
khi được sự chấp thuận của tòa án có thẩm quyền, và khi có quyết định cuối cùng về
việc sửa đổi hay hủy bỏ hôn ước, tòa án phải thông báo với nơi đăng kí kết hôn về vấn
đề đó. Mặc dù được sửa đổi hoặc hủy bỏ bởi tòa án nhưng một số điều khoản của hôn
ước sẽ không có hiệu lực với người thứ ba có thiện chí.
Có thể thấy trong các quy định của các nước, về cơ bản hôn ước có tính ổn
định cao và không thể thay đổi sau khi kết hôn. Tuy nhiên, nguyên tắc hôn ước không
thể thay đổi trong thời kỳ hôn nhân có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến lợi
ích của gia đình, của bản thân vợ, chồng hay lợi ích của người thứ ba có quan hệ giao
dịch với vợ chồng khi vợ chồng đã chọn nhầm một chế độ tài sản đã hoàn toàn không
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình, điều kiện nghề nghiệp…Để khắc phục hạn
21
chế trên, hiện nay một số nước đã thừa nhận các thỏa thuận trong hôn ước có thể được
thay đổi trong thời kỳ hôn nhân với những điều kiện pháp lý chặt chẽ. Điều 1397
BLDS Cộng hòa Pháp quy định: Sau hai năm áp dụng chế độ tài sản trong hôn nhân
theo thỏa thuận hoặc luật định, hai vợ chồng có thể, vì lợi ích của gia đình, xin sửa đổi
hoặc thay đổi hoàn toàn chế độ tài sản trong hôn nhân bằng một chứng thư có chứng
thực của công chứng viên và được Tòa án nơi cư trú phê chuẩn. Bộ Luật Dân sự Nhật
Bản không qui định cụ thể về vấn đề này, nhưng theo Điều 758, 759: Tài sản thuộc sở
hữu chung có thể được thay đổi hoặc phân chia trong trường hợp vợ chồng có thoả
thuận hoặc trong trường hợp vợ, chồng quản lý tài sản của nhau, nhưng người đó thực
hiện quản lý tài sản không tốt và người kia đã yêu cầu Toà án HN&GĐ tước bỏ việc
quản lý nói trên. Việc thay đổi hoặc phân chia tài sản chung không được sử dụng để
chống lại người thừa kế hợp pháp của chồng hoặc vợ, trừ khi việc này đã được đăng
ký. Như vậy, theo pháp luật Nhật Bản, những căn cứ xác định tài sản của vợ chồng
được qui định trong hôn ước cũng có thể được thay đổi cho phù hợp với thực tế tạo
lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản giữa vợ và chồng.
Như vậy, theo chế độ hôn sản ước định thì hai bên vợ, chồng có quyền tự do
thỏa thuận các vấn đề liên quan đến tài sản của mình trong thời kỳ hôn nhân. Việc
thỏa thuận phải được lập bằng văn bản và lập trước khi kết hôn. Mục đích của việc
thỏa thuận chế độ hôn sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm bảo đảm quyền tự
do, tự định đoạt của công dân, giúp cơ quan tư pháp giải quyết tranh chấp dễ dàng và
thuận tiện, giảm thiểu các tranh chấp trong phát sinh thực tế nhưng vẫn luôn đảm bảo
đề cao lợi ích của gia đình và các thành viên trong gia đình.
Tại Việt Nam, Luật HN&GĐ năm 2014 cũng đã có những quy định và ghi
nhận thêm một chế độ hôn sản mới ngoài chế độ hôn sản pháp định là chế độ hôn sản
theo thỏa thuận.. Cụ thể, khoản 1 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2014 của nước ta quy
định: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản luật định hoặc chế độ tài
sản theo thỏa thuận” [38, khoản 1 Điều 28].
Có thể nói rằng, trong bất kỳ thời đại nào, ở bất kỳ chế độ chính trị hay nền
kinh tế nào vấn đề tài sản của vợ chồng luôn là vấn đề được xã hội và các nhà làm luật
quan tâm. Tuy nhiên dù lựa chọn một chế độ hôn sản pháp định hay lựa chọn cả hai
loại chế độ hôn sản pháp định và thỏa thuận thì cũng có những ưu điểm và những hạn
chế nhất định. Mỗi quốc gia căn cứ vào các điều kiện kinh tế xã hội, các phong tục,
tập quán và những truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình để lựa chọn áp dụng một
chế độ hôn sản phù hợp. Tuy nhiên, xã hội luôn thay đổi theo những chiều hướng
22
khác nhau, một xu hướng đang diễn ra phổ biến và nhanh chóng là xu thế toàn cầu
hóa, nhu cầu hợp tác và phát triển mọi mặt dẫn đến nhu cầu thỏa thuận về các vấn đề
liên quan đến tài sản của vợ chồng ngày càng tăng, các quy định cũ trước đó không
đáp ứng được nhu cầu giải quyết các tranh chấp, do đó việc lựa chọn và ghi nhận chế
độ hôn sản theo thỏa thuận như là một xu hướng và tất yếu khách quan của sự phát
triển.
1.3. Khái quát chế độ hôn sản trong hệ thống pháp luật Việt Nam qua các
thời kỳ
1.3.1. Chế độ hôn sản trong pháp luật thời kỳ phong kiến
Hệ thống pháp luật tiêu biểu thời kỳ này có thể kể đến Quốc triều hình luật
(QTHL, còn gọi là Luật Hồng Đức) được ban hành dưới triều Lê (1470 – 1497) và
Hoàng Việt luật lệ (HVLL, còn gọi là Luật Gia Long) ban hành dưới triều Nguyễn
(1812). Cả hai văn bản đều có các quy định về HN&GĐ, nhưng tuyệt nhiên chế độ
hôn sản của vợ chồng không được quy định như một chế định riêng rẽ và cụ thể. Các
quy định của pháp luật không rõ ràng, không có điều khoản nào đề cập đến vấn đề hôn
sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, mà chỉ dự liệu một số trường hợp chia tài
sản của vợ khồng khi một bên vợ, chồng chết trước (Điều 374, 375, 376). Hoàng Việt
luật lệ do chép nguyên văn của nhà Thanh nên cũng không có quy định nào vấn đề tài
sản của vợ chồng mà chỉ quy định các vấn đề hôn nhân (Điều 94 quy định về vấn đề
thoái hôn).
Qua nghiên cứu các quy định liên quan đến vấn đề tài hôn sản trong QTHL và
HVLL cũng như các tục lệ được thực hiện trong xã hội phong kiến, có thể thấy rằng,
chế độ hôn sản của vợ chồng trong thời kỳ phong kiến là chế độ cộng đồng toàn sản
pháp định. Chế độ tài sản này được áp dụng như là duy nhất cho các quan hệ vợ
chồng. Loại chế độ hôn sản ước định (hôn ước) được áp dụng cho các cặp vợ chồng
thời nay tại nhiều nước tư bản chủ nghĩa thời kỳ này không hề được biết tới.
Theo đó, toàn bộ tài sản vợ chồng có được trước khi kế hôn hoặc tạo dựng
được trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng, bao gồm các
tài sản là động sản (QTHL gọi là phù vật) và các bất động sản (điền sản). Trong đó,
điền sản được coi là tài sản chủ yếu, chiếm vị trí quan trọng trong khối tài sản chung
của vợ chồng. Với quan điểm coi điền sản là chính yếu, QTHL đã quy định thành
phần khối tài sản chung của vợ chồng gồm ba loại: Tài sản của chồng được thừa kế từ
gia đình chồng (Phu gia điền sản); Tài sản của vợ được thừa kế từ gia đình vợ (Thê
23
gia điền sản) và những tài sản mà vợ chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân (Tần tảo
điền sản).
Tất cả tài sản này được đặt dưới sự quản lý của người chồng và chỉ được chia
khi một bên vợ, chồng chết trước mà giữa họ không có con. Tuy bị ảnh hưởng sâu sắc
của tư tưởng Nho giáo trọng nam khinh nữ nhưng pháp luật triều Lê cũng đã giành
cho người vợ quyền được tham gia quản lý tài sản chung cùng chồng. Các văn cổ tự
lập dưới thời Lê về việc định đoạt tài sản như là bán, tặng, cho, cầm cố phải lập di
chúc đều do cả hai vợ chồng thực hiện và cùng ký vào văn tự đó được quy định tại các
Điều 374, 375, 376. Người chồng, với tư cách là chủ gia đình có quyền quyết định tài
sản gia đình nhưng phải phù hợp với lợi ích của gia đình nếu làm tổn hại đến thì người
vợ có quyền phản đối. Người vợ được tự do định đoạt tài sản chung sử dụng trong các
trường hợp phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình và sự đồng ý của người chồng
trong trường hợp này là mặc nhiên. Đây là quy định không được ghi nhận trong
HVLL, do sao chép nguyên văn của Luật nhà Thanh nên trong HVLL người vợ bị coi
là vô năng lực. Tuy nhiên, trong QTHL vợ có quyền bình đẳng về tài sản với chồng,
nhưng chỉ là đối với vợ cả (chính thất). Còn đối với vợ lẽ thì pháp luật không có quy
định gì, qua đây ta có thể hiểu rằng giữa chồng và vợ lẽ không hề tồn tại tài sản
chung.
1.3.2. Chế độ hôn sản trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộc
Pháp thuộc là một giai đoạn trong lịch sử Việt Nam kéo dài hơn tám mươi năm,
bắt đầu tư khi Pháp ép Triều đình Huế chấp nhận Hòa ước Giáp Thân (1884) cho đến
khi Pháp mất quyền cai trị ở Đông Dương. Với chính sách chia để trị, Pháp đã chia
Việt Nam thành 3 xứ riêng lẻ và cho ban hành, áp dụng tương ứng với ba bộ luật riêng
điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ, trong đó có chế độ tài sản của vợ chồng.
- Tại Bắc kỳ áp dụng BLDS năm 1931 (DLBK)
- Ở Trung kỳ áp dụng BLDS năm 1936 (DLTK)
- Và ở Nam kỳ cho ban hành tập Dân luật giản yếu năm 1883 (DLGYNK)
Nhìn chung, những quy định của pháp luật thời kỳ này nhằm điều chỉnh các
quan hệ HN&GĐ đã mang những sắc thái mới so với cổ luật thời phong kiến Việt
Nam. Bên cạnh những tục lệ tồn tại lâu đời trong xã hội phong kiến, nhà làm luật đã
phỏng theo BLDS Pháp (1804) khi quy định về chế độ HN&GĐ cũng như chế độ hôn
sản của vợ chồng. Quan hệ giữa vợ và chồng trong pháp luật thời kỳ này vẫn thực
hiện nguyên tắc bất bình đẳng, người vợ phụ thuộc người chồng về mọi phương diện,
người vợ ở đâu, làm gì phải được chồng ưng thuận, cho phép.
24
Chế độ hôn sản áp dụng ở Nam kỳ trên nguyên tắc sau:
Người vợ không có tài sản riêng, do đó không thể có cộng đồng tài sản giữa vợ
và chồng. Tất cả các tài sản trong gia đình đều thuộc quyền sở hữu và quản lý của
người chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng như sau khi vợ chết. Trong trường hợp
người vợ chết thì người chồng là chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản của gia đình do
hiệu lực của hôn nhân chứ không phải do hưởng gia tài của người vợ; nhưng nếu
người chồng chết trước thì người vợ chỉ có quyền hưởng dụng, thu lợi trên toàn bộ tài
sản gia đình khi còn ở góa.
Tại Bắc kỳ và Trung kỳ, do ảnh hưởng của BLDS Pháp (1804) thể hiện trong
việc nhà làm luật dự liệu chế độ hôn sản ước định và áp dụng nguyên tắc bất di bất
dịch về chế độ tài sản của vợ chồng theo hôn khế.
Do được ban hành sau nên DLTK đã có những sửa đổi cho phù hợp hơn so với
DLBK. Tại Điều 104 bộ DLBK quy định: “Về đường tài sản, pháp luât chỉ can thiệp
đến đoàn thể vợ chồng là khi nào vợ chồng không có tùy ý lập ước riêng với nhau mà
thôi, miễn là ước riêng đấy không trái với phong tục và không được trái với quyền lợi
người chồng là người chủ trương trong đoàn thể” và phàm tư ước về tài sản của vợ
chồng khi đã làm giá thú thì không được thay đổi gì nữa (Điều 105 DLBK). Quy định
chế độ hôn sản ước định này lần đầu tiên được dự liệu trong hệ thống pháp luật Việt
Nam theo quan điểm của các nhà lập pháp tư sản, nhưng không phù hợp với tục lệ và
truyền thống gia đình Việt Nam, nên chế độ hôn sản ước định này trong DLBK và
DLTK không được các cặp vợ chồng thỏa thuận lựa chọn.
Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận lập hôn khế khi kết lập giá thú, DLBK
và DLTK đều dự liệu một chế độ hôn sản pháp định cho họ theo chế độ cộng đồng
toàn sản. Theo chế độ này, tất cả các của cải và hoa lợi của chồng cũng như của vợ
hợp thành một khối tài sản chung vợ chồng. Tại các điều 106, 107 DLBK và Điều 105
DLTK quy định: “Nếu hai vợ chồng không có tư ước với nhau thì cứ theo lệ hợp nhất
tài sản, nghĩa là bao nhiêu lợi tức tài sản của chồng và của vợ hợp lại làm một mà
chung nhau”
Cả hai bộ DLBK và DLTK đều dự liệu thành phần khối hôn sản của vợ chồng
bao gồm: Kỷ phần hay phần góp của chồng; Kỷ phần hay phần góp của vợ và của
chung của vợ chồng. Đồng thời còn dự liệu khối cộng đồng (tài sản chung của vợ
chồng) phải bảo đảm cho cuộc sống chung của gia đình cũng như các món nợ vợ
chồng vay cho lợi ích gia đình (thành phần tiêu sản) …
25
Theo các điều 106, 107 DLBK và các điều 104, 105 DLTK thì chế độ hôn sản
pháp định được áp dụng cho các cặp vợ chồng không lập hôn khế trước khi kết hôn là
chế độ cộng đồng toàn sản, với thành phần tài sản chung bao gồm: Các tài sản do vợ
chồng có được trong thời kỳ hôn nhân; Tài sản do vợ chồng làm việc mà kiếm ra và
lợi tức của toàn bộ tài sản trong gia đình, không phân biệt lợi tức đó thu được từ tài
sản riêng hay tài sản chung
Theo Điều 111 DLBK và Điều 109 DLTK dự liệu khối tài sản cộng đồng phải
gánh chịu các khoản nợ gồm: Những khoản nợ của vợ chồng đã vay trước khi kết hôn;
Những khoản nợ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; Những khoản nợ do vợ vay
với tư cách đại diện cho đoàn thể vợ chồng và các khoản nợ vay do sự ưng thuận của
chồng; Những khoản nợ do vợ ký kết khi hành nghề buôn bán hay làm công nghệ một
cách hợp lệ; Những khoản nợ do hành vi phạm pháp của vợ gây ra.
Đối với việc quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản gia đình, DLBK và DLTK đều
dự liệu về việc cần có sự phân biệt về quyền hạn của người vợ và người chồng theo từng
trường hợp cụ thể:
- Việc vợ chồng có thể tự mình thỏa thuận.
Theo Điều 100, Điều 111 DLBK và Điều 98, Điều 109 DLTK thì đối với những
nhu cầu chung của gia đình (như ăn, ở, chữa bệnh …), vợ hoặc chồng đều có thể đại
diện cho gia đình để giao dịch và khối tài sản cộng đồng được bảo đảm cho các giao
dịch vợ chồng ký kết với người khác.
- Việc phải do cả hai vợ chồng cùng thực hiện.
Theo Điều 109DLBK và Điều 107 DLTK thì ngoài việc quản lý, thường vợ
chồng muốn định đoạt tài sản chung phải cùng nhau thỏa thuận, sự đồng ý có thể là
công nhiện hoặc mặc nhiên.
- Việc một mình chồng làm được, còn vợ phải xin phép chồng.
Theo Điều 98 DLBK và Điều 104 DLTK thì với các việc như lập hội, vay mượn,
đi kiện, thuê mướn…người chồng có quyền tự mình thực hiện; người vợ chỉ được
thực hiện nếu người chồng cho phép, sự cho phép của người chồng có thể là công
nhiên hoặc mặc nhiên.
- Đặc quyền của người chồng khi định đoạt tài sản chung của vợ chồng.
Điều 109 DLBK quy định người chồng có thể định đoạt tài sản chung không cần
vợ phải bằng lòng cũng được, miễn là dùng vào việc có lợi ích cho gia đình, trừ bất
động sản là tài sản riêng của người vợ.
26
Như vậy, trên cơ sở phân định quyền hạn của vợ chồng trong việc thực hiện
quyền sở hữu đối với tài sản chung luật định có thể thấy sự bất công, bất bình đẳng
giữa người vợ và chồng trong gia đình được duy trì và áp dụng trong xã hội thực dân
và phong kiến. Người chồng được coi là chúa tể, là chủ sở hữu độc tài đối với tài sản
của gia đình, luôn được quyền tự mình định đoạt, quản lý tài sản mà không cần phải
được sự đồng ý hay xin phép của người vợ. Trong khi đó, người vợ chỉ được đại diện
trong những nhu cầu chung của gia đình; việc định đoạt tài sản có giá trị lớn phải xin
phép và được sự đồng ý của người chồng.
Về việc chia tài sản chung của vợ chồng, pháp luật thời kỳ pháp thuộc đã dự
liệu một vài trường hợp và nguyên tắc phân chia. Tuy nhiên, không giống như BLDS
Pháp (1804) dự liệu khi vợ chồng chết thì chế độ cộng đồng tài sản chấm dứt và được
thanh toán; các án lệ ở Nam kỳ vẫn áp dụng quy định chế độ cộng đồng tiếp tục. Theo
quy định tại Điều 113 DLBK và Điều 111 DLTK, nếu người chồng chết mà người vợ
không tái giá thì tài sản chung vẫn để nguyên và người vợ được quản lý tài sản; nếu
người vợ chết thì người chồng là chủ sở hữu tất cả các tài sản, kể cả kỷ phần của vợ.
Quy định này cho thấy sự bất công trong các quy định của pháp luật đối với quyền lợi
của người vợ.
Về chia tài sản khi vợ, chồng ly hôn, DLBK và DLTK xác định khối cộng đồng
tài sản sẽ được phân chia. Về cách thức và điều kiện phân chia, nếu vợ chồng có lập
hôn khế khi kết hôn thì tài sản chia theo hôn khế. Nếu vợ, chồng không có hôn khế thì
áp dụng quy định của pháp luật và được phân theo hai trường hợp có con và không có
con.
Trường hợp vợ chồng không có con, người vợ được quyền lấy lại kỷ phần tài
sản của mình bằng hiện vật hiện có. Nếu tài sản riêng của vợ đã được bán đi để chi
dùng cho gia đình hoặc cho riêng người chồng thì người vợ không được đòi lại. Sau
khi đã trả lại kỷ phần tài sản cho vợ, chồng phần tài sản chung còn lại sẽ được chia đôi
cho vợ, chồng mỗi người một nửa.
Trường hợp vợ chồng có con chung, người vợ không được thu hồi toàn bộ tài
sản riêng của mình, những tài sản ấy sẽ thuộc tài sản chung và do người chồng quản
lý, để dành cho con. DLBK và DLTT đã ấn định khi vợ chồng ly hôn mà có con
chung với nhau thì sẽ không thanh toán tài sản chung. Theo Điều 112 DLBK dự liệu
thì khi ly hôn mà vợ chồng có con chung thì người vợ được hưởng một phần của
chung, phần được hưởng nảy nhiều hay ít do Tòa phân định trên cơ sở đóng góp của
người vợ. Trong khi đó, Điều 110 DLTK dự liệu kỷ phần của người vợ sẽ là 1/3 số
27
của chung, với ngụ ý 1/3 chia cho chồng và 1/3 chia cho con. Trường hợp ly hôn do
lỗi của vợ (phạm gian) thì kỷ phần của vợ giảm đi một nửa (1/2) (Điều 112 DLBK) và
một phần tư (1/4) (Điều 112 DLTK).
1.3.3. Chế độ hôn sản trong pháp luật ở Miền Nam giai đoạn 1954 đến 1975
Sau hiệp định Giơnevơ 1954, Việt Nam bị chia làm hai miền. Miền Bắc được
giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chống đế quốc Mỹ xâm lược thống nhất
đất nước. Về vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ HN&GĐ giai đoạn này ở miền
Nam, chế độ ngụy quyền Sài Gòn theo thời gian đã cho ban hành và áp dụng ba văn
bản:
- Luật Gia đình (LGĐ) ngày 2/1/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm;
- SL số 15/64 ngày 23/7/1964 dưới chế độ Nguyễn Khánh;
- BLDS ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu.
Về chế độ hôn sản (LGĐ quy định trong chương II từ Điều 45 đến Điều 54; SL
số 15/64 quy định ở tiết 6 của chương I từ Điều 49 đến Điều 61; BLDS 1972 quy định
tại chương thứ VI, thiên thứ V, từ Điều 144 đến Điều 169); cả ba văn bản này đều dự
liệu chế độ hôn sản ước định, cho phép vợ chồng ký kết với nhau một hôn ước thỏa
thuận về vấn đề tài sản trước khi kết hôn, miễn là hôn ước đó không trái với trật tự
công cộng, thuần phong mỹ tục và quyền lợi của các con (Điều 45 LGĐ, Điều 49 Sl
số 15/64 và Điều 144, 145 BLDS). Trong trường hợp vợ chồng không lập hôn ước với
nhau về tài sản thì áp dụng theo các căn căn cứ quy định của pháp luật. Cả ba văn bản
này đều dự liệu chế độ hôn sản pháp định nhưng có sự khác nhau về thành phần tài
sản trong khối cộng đồng, dẫn tới có những quy định khác nhau trong việc quản lý, sử
dụng, định đoạt và thanh toán khối hôn sản.
Theo LGĐ 1959, chế độ hôn sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản,
giống với chế độ hôn sản được áp dụng trong DLBK và DLTK. Những nhà lập pháp
LGĐ 1959 cho rằng chế độ cộng đồng toàn sản đã được áp dụng từ trước trong DLBK
và DLTK phù hợp với phong tục của người Việt Nam. Theo đó, nội dung của chế độ
hôn sản được dự liệu trong LGĐ 1959 (Điều 48) cũng giống như DLBK (Điều 106,
Điều 107) và DLTK (Điều 105). Điều 48 LGĐ 1959 quy định khối cộng đồng tài sản
của vợ chồng bao gồm:
- Tất cả của cải, động sản hay bất động sản thuộc quyền sở hữu của vợ hay
chồng khi lập hôn thú (là các tài sản vợ chồng có trước khi kết hôn;
28
- Tất cả các động sản và bất động sản của mỗi bên được hưởng do được thừa kế
hoặc tặng cho;
- Tất cả các tài sản do vợ chồng có được hoặc do một bên vợ, chồng tạo ra trong
thời kỳ hôn nhân;
- Các hoa lợi thu được từ tài sản chung của vợ chồng hoặc từ tài sản riêng của
mỗi bên vợ, chồng.
Cũng như DLBK và DLTK, LGĐ 1959 cũng dự liệu những tài sản (động sản
hoặc bất động sản) mà vợ, chồng có trước khi kết hôn thuộc quyền sở hữu riêng của
vợ, chồng. Tuy nhiên, trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản này, được coi là tài sản
chung của vợ chồng một cách tạm thời; trường hợp phải phân chia tài sản của vợ
chồng thì tài sản của riêng ai lại trả cho người đó.
Theo Điều 54 LGĐ 1959, tài sản chung của vợ chồng phải gánh chịu những
khoản nợ sau:
- Nợ của vợ hay chồng đã vay từ trước khi kết hôn;
- Những khoản nợ hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Những nợ do hành vi trái pháp luật của vợ hay chồng gây ra.
LGĐ 1959 được xây dựng nhằm bảo đảm quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng
(Điều 43) cho nên trong việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung, luật quy
định vợ, chồng cùng quản trị khối tài sản cộng đồng (Điều 49). Tuy nhiên, quan hệ
bình đẳng về tài sản giữa vợ và chồng vẫn chưa được thực hiện trong đời sống xã hội
bởi pháp luật đã ghi nhận người chồng là trường gia đình và người vợ phải cùng
chồng chăm lo cho gia đình, con cái (Điều 39 LGĐ 1959); bên cạnh đó, xã hội cũng
như tục lệ phong kiến đã không công nhận sự bình đẳng giữa vợ và chồng.
Về việc thanh toán hôn sản, theo LGĐ 1959 chỉ được đặt ra khi một bên vợ
hoặc chồng chết, bởi lẽ vấn đề ly hôn không được LGĐ 1959 chấp nhận, vì thế LGĐ
1959 đã không dự liệu trường hợp chia tài sản vợ chồng khi ly hôn. Đối với trường
hợp vợ chồng ly thân, LGĐ 1959 đã dự liệu cho khối cộng đồng tài sản vẫn tiếp tục,
nhưng do lý thân vợ chồng không cùng sống chung với nhau dẫn tới phải có sự thay
đổi về việc quản lý tài sản chung của vợ chồng và Tòa án sẽ giải quyết vấn đề cấp
dưỡng và nuôi con giưa hai vợ chồng (Điều 66).
Trong trường hợp vợ chồng không lập hôn ước thỏa thuận vể vấn đề tài sản của
họ, SL số 15/64 và BLDS 1972 đã dự liệu một chế độ tài sản áp dụng cho các cặp vợ
chồng, đó là chế độ cộng đồng động sản và tạo sản (Điều 53 SL số 15/64; Điều 150
BLDS 1972).
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAY
Luận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAYLuận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAY
Luận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
Mô tả công việc của sinh viên thực tập tại tòa án quận, huyện
Mô tả công việc của sinh viên thực tập tại tòa án quận, huyệnMô tả công việc của sinh viên thực tập tại tòa án quận, huyện
Mô tả công việc của sinh viên thực tập tại tòa án quận, huyện
 
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOTLuận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân, HOT
 
Luận văn: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật
Luận văn: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luậtLuận văn: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật
Luận văn: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật
 
Luận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân
Luận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhânLuận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân
Luận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà NẵngLuận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai ở quận Hải Châu, Đà Nẵng
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp tài sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật...
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOTLuận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
 
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAYLuận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
 
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAYLuận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
 
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng để kinh doanh, HAY
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng để kinh doanh, HAYLuận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng để kinh doanh, HAY
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng để kinh doanh, HAY
 
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônGiải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HOT
Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HOTHoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HOT
Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HOT
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉ...
Luận văn: Áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉ...Luận văn: Áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉ...
Luận văn: Áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại tỉ...
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...
 
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOTChế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đaiLuận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
 

Similar to Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...hanhha12
 
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
 Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n... Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...hieu anh
 
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...
Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...
Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình vấn đề lý luận và thực tiễn
Chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình   vấn đề lý luận và thực tiễnChế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình   vấn đề lý luận và thực tiễn
Chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình vấn đề lý luận và thực tiễnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
[123doc] - nhung-khia-canh-phap-ly-cua-thuc-te-nam-nu-chung-song-nhu-vo-chong...
[123doc] - nhung-khia-canh-phap-ly-cua-thuc-te-nam-nu-chung-song-nhu-vo-chong...[123doc] - nhung-khia-canh-phap-ly-cua-thuc-te-nam-nu-chung-song-nhu-vo-chong...
[123doc] - nhung-khia-canh-phap-ly-cua-thuc-te-nam-nu-chung-song-nhu-vo-chong...NuioKila
 
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6103198.pdf
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6103198.pdfVẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6103198.pdf
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6103198.pdfNuioKila
 
Những khia cạnh pháp lý của thực tế nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng...
Những khia cạnh pháp lý của thực tế nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng...Những khia cạnh pháp lý của thực tế nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng...
Những khia cạnh pháp lý của thực tế nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng...NuioKila
 

Similar to Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT (20)

Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn NhânLuận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
 
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂ...
 
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhânChế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân
 
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
 Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n... Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
 
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
Những Khía Cạnh Pháp Lý Của Thực Tế Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết...
 
Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...
Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...
Luận văn: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo lu...
 
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hônĐề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
 
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐLuận văn: Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ
Luận văn: Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ
 
Luận văn: Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
Luận văn: Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và Gia đình, HOTLuận văn: Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
Luận văn: Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
 
Luận án: Chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HAY
Luận án: Chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HAYLuận án: Chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HAY
Luận án: Chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, HAY
 
Chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình vấn đề lý luận và thực tiễn
Chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình   vấn đề lý luận và thực tiễnChế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình   vấn đề lý luận và thực tiễn
Chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận án: Chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ, HAY
Luận án: Chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ, HAYLuận án: Chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ, HAY
Luận án: Chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ, HAY
 
[123doc] - nhung-khia-canh-phap-ly-cua-thuc-te-nam-nu-chung-song-nhu-vo-chong...
[123doc] - nhung-khia-canh-phap-ly-cua-thuc-te-nam-nu-chung-song-nhu-vo-chong...[123doc] - nhung-khia-canh-phap-ly-cua-thuc-te-nam-nu-chung-song-nhu-vo-chong...
[123doc] - nhung-khia-canh-phap-ly-cua-thuc-te-nam-nu-chung-song-nhu-vo-chong...
 
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6103198.pdf
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6103198.pdfVẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6103198.pdf
VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6103198.pdf
 
Những khia cạnh pháp lý của thực tế nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng...
Những khia cạnh pháp lý của thực tế nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng...Những khia cạnh pháp lý của thực tế nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng...
Những khia cạnh pháp lý của thực tế nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng...
 
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
 
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TỈNH SƠN LA 
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TỈNH SƠN LA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TỈNH SƠN LA 
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TỈNH SƠN LA 
 
Luận văn: Hiêụ lực̣ ly hôn đối với vợ chồng theo quy điṇh của Luâṭ
Luận văn: Hiêụ lực̣ ly hôn đối với vợ chồng theo quy điṇh của Luâṭ Luận văn: Hiêụ lực̣ ly hôn đối với vợ chồng theo quy điṇh của Luâṭ
Luận văn: Hiêụ lực̣ ly hôn đối với vợ chồng theo quy điṇh của Luâṭ
 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
 
Hòa Giải Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình, HAY
Hòa Giải Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình, HAYHòa Giải Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình, HAY
Hòa Giải Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 

Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ DUNG CHẾ ĐỘ HÔN SẢN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ DUNG CHẾ ĐỘ HÔN SẢN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Minh Hồng HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Thị Dung
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ HÔN SẢN 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của chế độ hôn sản 7 1.1.1. Khái niệm chế độ hôn sản 7 1.1.2. Đặc điểm của chế độ hôn sản 9 1.1.3. Ý nghĩa của chế độ hôn sản 10 1.2. Nội dung của chế độ hôn sản 12 1.2.1. Chế độ hôn sản theo luật định 12 1.2.2. Chế độ hôn sản theo thỏa thuận 17 1.3. Khái quát chế độ hôn sản trong hệ thống pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ 22 1.3.1. Chế độ hôn sản trong pháp luật thời kỳ phong kiến 22 1.3.2. Chế độ hôn sản trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộc 23 1.3.3. Chế độ hôn sản trong pháp luật ở Miền nam giai đoạn 1954 đến 1975 27 1.3.4. Chế độ hôn sản trong pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay 30 Chương 2: NỘI DUNG CHẾ ĐỘ HÔN SẢN THEO LUẬT HN&GĐ NĂM 2014 36 2.1. Quy định chung bắt buộc đối với vợ chồng 36 2.1.1. Nguyên tắc tôn trọng ý chí chung của vợ chồng 36 2.1.2. Nguyên tắc chung về chế độ hôn sản 37 2.1. 3. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống gia đình 39 2.1.4. Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng 40 2.1.5. Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng 41 2.2. Chế độ hôn sản theo luật định 43 2.2.1. Quy định về tài sản chung của vợ chồng 43 2.2.2. Quy định về tài sản riêng của vợ chồng 63
  • 5. 2.3. Chế độ hôn sản theo thỏa thuận 73 2.3.1. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng 74 2.3.2 Cung cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong giao dịch với người thứ ba 81 2.3.3 Sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 83 Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA CHẾ ĐỘ HÔN SẢN TRONG THỰC TẾ 85 3.1. Thực tiễn áp dụng chế độ hôn sản ở nước ta trong thời gian qua 85 3.1.1. Những thuận lợi cơ bản trong việc áp dụng chế độ hôn sản vào thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân 85 3.1.2. Một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng chế độ hôn sản vào thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân 87 3.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật HN&GĐ về chế độ hôn sản 92 3.2.1. Đối với các quy định về chế độ hôn sản theo luật định 93 3.2.2. Đối với các quy định về chế độ hôn sản theo thỏa thuận 97 3.3. Kiến nghị một số giải pháp về tổ chức thực hiện và áp dụng chế độ hôn sản trong luật HN&GĐ năm 2014 98 KẾT LUẬN 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật dân sự HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình DLBK : Dân luật Bắc kỳ DLTK : Dân luật Trung kỳ DLGYNK : Dân luật giản yếu Nam kỳ LGĐ : Luật Gia đình SL : Sắc luật Nghị định số 70/2001/NĐ-CP : Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật HN&GĐ năm 2000. Nghị định số126/2014/NĐ-CP : Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết mốt số điều và biện pháp thi hành luật HN&GĐ năm 2014 TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chế độ hôn sản là một trong những nội dung quan trọng của luật HN&GĐ. Kết hôn là sự kiện làm phát sinh một gia đình mà ở đó phản ánh sự chung sống của hai vợ chồng và con cái (nếu có). Như là một tất yếu của cuộc sống chung, vợ và chồng thực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng những nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình. Đây là những quan hệ xảy ra phổ biến trong xã hội và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về hôn nhân và gia đình, trong một quy chế được gọi là chế độ hôn sản. Cùng với xu thế hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng chức năng kinh tế của gia đình đã có nhiều biến chuyển rõ rệt, hoạt động sản xuất phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của gia đình. Do đó, trong gia đình cả vợ và chồng đều có nhu cầu tiến hành các hoạt động kinh doanh để tạo lập tài sản và thực hiện các hoạt động kinh tế khác nhau liên quan đến tài sản với bên thứ ba. Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh của vợ chồng trong xã hội ngày càng phức tạp và liên quan đến lợi ích của nhiều bên dẫn đến hậu quả là các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với bên thứ ba liên quan đến lợi ích kinh tế cũng ngày càng nhiều về số lượng, phức tạp về tính chất và với mức độ ngày càng tăng cao. Trước thực trạng đó, việc xây dựng một cơ chế pháp lý rõ ràng, cụ thể mang tính khả thi để điều chỉnh các quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng, giữa vợ chồng và các bên liên quan là hết sức cần thiết. Trong thời gian qua, việc thực hiện và áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 ở Việt nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần cũng cố, bảo vệ và phát huy chế độ hôn nhân gia đình ở nước ta. Tuy nhiên, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng chưa rõ ràng, đầy đủ và còn nhiều hạn chế, bất cập. Các quy định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân còn chưa chặt chẽ, có nhiều điểm không rõ ràng đặc biệt là về hình thức của thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và hậu quả pháp lí của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Xuất phát từ những hạn chế của Luật HN&GĐ năm 2000, việc ban hành Luật HN&GĐ năm 2014 nhằm đáp ứng đòi hỏi của việc giải quyết những vấn đề bức thiết của đời sống hôn nhân gia đình trong giai đoạn hiện nay. Luật HN&GĐ năm 2014 có nhiều sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của đất nước và phù hợp xu thế khách quan của thế giới hiện nay. Trong số các nội dung mới được sửa đổi, bổ
  • 8. 2 sung có nội dung đáng chú ý liên quan đến vấn đề hôn sản, đó là chế độ hôn sản theo thỏa thuận lần đầu tiên được ghi nhận trong luật, cho phép vợ chồng tự do lựa chọn áp dụng chế độ hôn sản theo thỏa thuận hoặc chế độ hôn sản luật định. Với việc lựa chọn đề tài “Chế độ hôn sản trong Luật HN&GĐ năm 2014”, tác giả luận văn muốn đi sâu tìm hiểu các quy định của Luật HN&GĐ mới về chế độ hôn sản về: lựa chọn chế độ hôn sản áp dụng; xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng; việc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân; nội dung, hình thức của thỏa thuận về chế độ hôn sản và hậu quả pháp lý …. Đồng thời, thông qua việc tìm hiểu các vấn đề về chế độ hôn sản, tác giả sẽ phân tích, đánh giá những điểm mới, điểm hạn chế, phù hợp của các quy định từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm, tăng cường khả năng thực thi, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan tư pháp tiến hành giải quyết các tranh chấp liên quan đến chế độ hôn sản một cách kịp thời và đúng đắn nhất. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 ra đời, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chế định hôn sản như: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam (Nguyễn Văn Cừ, luận án tiến sĩ, 2005); Xác định chế độ tài sản của vợ chồng – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Nguyễn Hồng Hải, luận văn thạc sĩ, 2002); “Vấn đề thừa nhận chế độ tài sản ước định trong Luật HN&GĐ Việt Nam” (Nguyễn Hồng Hải), Tạp chí Luật học số 10 năm 1998; “Một số vấn đề về nguyên tắc xác định tài sản chung, tài sản riêng và trách nhiệm tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh”( Th.s Nguyễn Thị Lan, bài viết trong đề tài khoa học cấp trường: Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh - Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2008 do TS Nguyễn Phương Lan làm chủ nhiệm đề tài); Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000 (Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường, 2002, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội); Bình luận khoa học Luật HN&GĐ Việt Nam (Nguyễn Ngọc Điện, 2002, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh; “Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng trong pháp luật Cộng hòa Pháp và Pháp luật Việt Nam” (Ths.Bùi Minh Hồng), Tạp chí Luật học số 11 năm 2009; … Các công trình nghiên cứu kể trên có phạm vi nghiên cứu rộng, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về vấn đề hôn sản. Bên cạnh việc làm rõ những nội dung theo quy định của pháp luật, các công trình nghiên cứu cũng đã đề cập và giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong thực tế chưa được pháp luật dự liệu, là cơ sở để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa các quy định về hôn nhân gia đình nói chung và các quy định về hôn sản nói riêng ở nước ta hiện nay.
  • 9. 3 Sau khi Luật HN&GĐ năm 2014 được thông qua, bên cạnh chế độ hôn sản luật định truyền thống còn ghi nhận thêm chế độ hôn sản theo thỏa thuận. Mặc dù là một nội dung mới trong quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam, nhưng chế độ hôn sản theo thỏa thuận lại không phải là vấn đề xa lạ trong tư duy của những nhà người nghiên cứu pháp luật. Đây là đề tài luôn được nhiều người quan tâm và đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến chế độ này như: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật Việt Nam (Nguyễn Thị Kim Dung, Luận văn thạc sỹ năm 2014); Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 (Nguyễn Thị Thu Thủy, Luận văn thạc sỹ năm 2015); Xác định tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam nă m 2014 (Phạm Thị Anh, Luận văn thạc sỹ năm 2015)… 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các quy định của luật thực định về chế độ tài sản của vợ chồng, tìm hiểu thực tiễn áp dụng luật thực định để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong hoạt động xét xử của Tòa án. Từ đó, tìm hiều những bất cập, chưa cụ thể, trên cơ sở đó có những nhận xét, kiến nghị, hướng hoan thiện pháp luật dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2014, với mục đích trên, luận văn được thực hiện với các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chế độ tài sản của vợ chồng. Với nhiệm vụ này, luận văn xây dựng một số khái niệm khoa học trong nội hàm chế độ tài sản của vợ chồng; các đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của chế độ tài sản vợ chồng đối với sự tồn tại và phát triển của gia đình và xã hội; tìm hiểu một cách có hệ thống và đầy đủ về chế độ tài sản của vợ chông trong pháp luật Việt Nam và pháp luật HN&GĐ của một số nước trên thế giới. Từ đó, khẳng định tính tất yếu và cần thiết của chế độ hôn sản được quy định trong pháp luật; - Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ tài sản của vợ chồng. Với nhiệm vụ này, luận văn đi sâu phân tích nội dung các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2014 và những ngành luật có liên quan (Luật Dân dự, Luật Đất đai…); tìm hiểm mục đích, cơ sở của việc quy định các điều luật điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng; phân tích tính kế thừa và phát triển, cũng như những điểm mới quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2014 để có cách hiểu đúng nhất, phù hợp với khoa học pháp lý về chế độ hôn sản của
  • 10. 4 vợ chồng và thực tiễn đời sống trong lĩnh vực HN&GĐ. Đồng thời qua việc phân tích nội dung chế độ hôn sản trong luật thực định, luận văn cũng đưa ra những điểm bất cập, chưa hợp lý, thiếu tính khoa học của các quy định đó, để làm cơ sở cho các kiến nghị hoàn thiện chế độ hôn sản theo Luật HN&GĐ năm 2014. - Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về chế độ hôn sản quan hoạt động xét xử của ngành Tòa án giải quyết các tranh chấp từ quan hệ HN&GĐ liên quan trực tiếp đến vấn đề hôn sản. Qua đó, đánh giá về những thành công và hạn chế của việc áp dụng pháp luật về chế độ hôn sản. - Trên cơ sở phân tích nội dung và thực tiễn áp dụng chế độ hôn sản theo luật thực định, luận văn nêu một số kiến nghị đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung các quy định trong Luật HN&GĐ năm 2014 nhằm hoàn thiện chế độ hôn sản. Từ những nhiệm vụ trên đây, luận văn được nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi luật thực định về chế độ hôn sản. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Triết học Mác- Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về HN&GĐ. Luận văn được thực hiện thông qua các phương pháp sau: - Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu chế đọ tài sản của vợ chồng qua các thời kỳ ở Việt Nam; - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn đề liên quan đến chế độ hôn sản và khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu; - Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật hiện hành với hệ thống pháp luật trước đây ở Việt Nam cũng như pháp luật của một số nước khác quy định về chế độ hôn sản. Qua đó, phân tích nét tương đồng và đặc thù của pháp luật Việt Nam quy định về chế độ hôn sản, phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và tập quán của gia đình truyền thống Việt Nam; - Phương pháp thống kê được thực hiện trong quá trình khảo sát thực tiễn hoạt động xét xử của ngành Tòa án, với các số liệu cụ thể giải quyết các tranh chấp từ quan hệ HN&GĐ liên quan đến tài sản của vợ chồng. Tìm ra mối liên hệ giữa các quy định của pháp luật với thực tiễn áp dụng đã phù hợp hay chưa? Các nguyên nhân? Từ đó xem xét
  • 11. 5 nội dung quy định của pháp luật về chế độ hôn sản với thực tiễn của đời sống nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này. 5. Những điểm mới của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về chế độ hôn sản theo pháp luật Việt Nam. Ngoài những điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về chế độ hôn sản, với đề tài này, luận văn được trình bày với những điểm mới sau đây: - Xây dựng và phân tích khải niệm chế độ hôn sản. Từ trước đến nay trong khoa học pháp lý nói chung và Luật HN&GĐ nói riêng ở nước ta chưa có một khái niệm thống nhất về chế độ hôn sản; - Phân tích sự cần thiết pháp luật phải quy định chế độ hôn sản. Các đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của chế độ hôn sản đối với sự ổn định, phát triển của gia đình và xã hội. - So sánh chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước khác để thấy rõ nét tương đồng và đặc thù, mang bản sắc dân tọc của pháp luật Việt Nam điều chỉnh chế độ hôn sản. - Khi phân tích nội dung chế độ hôn sản theo luật thực định, luận văn chỉ rõ các căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng; đặc biệt, phải xác định thời kỳ hôn nhân là căn cứ chung để xác lập tài sản chung của vợ chồng trong các trường hợp cụ thể. - Các loại nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng được hiểu và áp dụng như thế nào? Bao gồm cụ thể các loại nghĩa vụ nào? - Những đặc điểm khác biệt về tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng đối với sở hữu chung theo phần. - Luận giải tại sao Luật HN&GĐ của nhà nước ta (từ năm 1945 đến nay) không quy định về chế độ tài sản ước định (dựa theo sự thỏa thuận của vợ chồng). - Phân tích chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng về điều kiện xác lập, nội dung thỏa thuận, thỏa thuận về chế định hôn sản vô hiệu, sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng. - Qua việc phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về chế độ hôn sản, luận văn chỉ rõ những vấn đề bất cập, không hợp lý, chưa bảo đảm được tính khoa học về
  • 12. 6 những quy định của luật thực định khi điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng; từ đó nêu các kiến nghị hoàn thiện các quy định về chế độ hôn sản theo pháp luật hiện hành. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Hoàn thành luận văn này, tôi hi vọng rằng những kiến thức khoa học trong luận văn được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy luật học tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta; đặc biệt là đối chuyên ngành Luật HN&GĐ. Nội dung của luận văn có ý nghĩa thiết thực cho mọi các nhân, đặc biệt là các cặp vợ chồng tìm hiểu các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng; biết được cơ sở pháp lý tạo lập các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ cụ thể của vợ, chồng đối với những loại tài sản này; các trường hợp và nguyên tắc phân chia tài sản vợ chồng… Từ đó, góp phần thực hiện pháp luật, xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hành phúc, bền vững. Những kiến nghị khoa học trong luận văn được sử dụng trong việc pháp điển hóa Luật HN&GĐ của Nhà nước ta; bởi lẽ việc sửa đổi, bổ sung những quy định của Luật HN&GĐ (trong đó có chế độ hôn sản của vợ chồng) là rất cần thiết, tạo cơ sở pháp lý vững chắc và thống nhất trong quá trình thực hiện, áp dụng chế độ hôn sản theo Luật HN&GĐ Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương. Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chế độ hôn sản Chương 2: Nội dung chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng của chế độ hôn sản
  • 13. 7 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ HÔN SẢN 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của chế độ hôn sản 1.1.1 Khái niệm chế độ hôn sản Gia đình là tế bào của xã hội, thể hiện tính chất và kết cấu của xã hội. Trong xã hội có giai cấp Nhà nước luôn bằng pháp luật điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ, xây dựng mô hình (kiểu gia đình phù hợp) với thiết chế xã hội. Gia đình có vị trí, vai trò đặc biết quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong gia đình, vợ, chồng, cha mẹ, con vừa là thành viên trong gia đình, vừa là thành viên của xã hội. Để cho gia đình tồn tại và phát triển, cần phải có các điều kiện cơ sở vật chất- cơ sở kinh tế của gia đình, nuôi sống gia đình. Do vậy, chế độ hôn sản của vợ chồng luôn được nhà làm luật quan tâm xây dựng như là một trong các chế định cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật về HN&GĐ. Vợ, chồng trước hết với tư cách là công dân có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Tài sản của vợ chồng thuộc phạm trù tài sản riêng của công dân đã được Hiến Pháp (Điều 58 Hiến pháp năm 1992 và Điều 32 Hiến pháp năm 2013) và BLDS năm 2015 ghi nhận. Về khái niệm tài sản, theo Điều 105 BLDS 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”. So với BLDS năm 2005, khái niệm về tài sản trong BLDS 2015 đã mở rộng hơn về những đối tượng được coi là tài sản. Xét về lý thuyết có thể áp dụng các quy định chi phối tài sản của vợ chồng như những người khác không phải là vợ chồng, như: tài sản của bên nào bên đó có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Những thu nhập hợp pháp của mỗi bên vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng… Tuy nhiên, lý thuyết này không thể áp dụng cho hai vợ chồng trong thực tiễn. Do quan hệ hôn nhân có tính chất cộng đồng, sau khi kết hôn, hai vợ chồng cùng ăn chung, ở chung, cùng chung sức, chung ý chí trong việc tạo dựng tài sản, xây dựng gia đình hạnh phúc, ổn định vì lợi ích chung của gia đình, các thành viên trong gia đình và sự phồn vinh của xã hội. Do vậy, nhà nước bằng pháp luật phải quy định về chế độ hôn sản. Sở dĩ, pháp luật phải dự liệu về chế độ hôn sản bởi các lý do sau: Thứ nhất, hôn nhân được xây dựng trên cơ sở tình yêu, tình thương của hai bên vợ, chồng. Mục đích của quan hệ hôn nhân nhằm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc để thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội, chắc năng duy trì nòi giống cũng như
  • 14. 8 dưỡng dục con cái, ông bà, cha mẹ. Khi nam, nữ trở thành vợ chồng đồng nghĩa với việc họ sẽ cùng nhau gánh vác những nghĩa vụ chung như các nghĩa vụ về kinh tế, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng …Vợ chồng cùng chung sức, chung ý chí trong việc tạo lập tài sản nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của gia đình; để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau; cùng nhau nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái … thì cần phải có tài sản, của cải. Gia đình không phải là một đơn vị sản xuất, tiêu dùng khép kín, độc lập mà luôn có những mối quan hệ giao lưu bên ngoài xã hội. Để đáp ứng nhu cầu thiết yếu và thực hiện các nghĩa vụ khác của gia đình, trong suốt thời kỳ hôn nhân vợ chồng luôn thực hiện những quan hệ trao đổi, giao dịch với những người khác. Pháp luật cần quy định rõ những trường hợp nào việc sử dụng tài sản của vợ chồng cần phải có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng; trường hợp nào được coi là thỏa thuận mặc nhiên của vợ, chồng khi một bên trực tiếp sử dụng, định đoạt tài sản của vợ chồng. Bên cạnh đó, trong suốt thời kỳ hôn nhân có thể phát sinh các quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng, đặc biệt là các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến người thứ ba. Nhờ có các quy định về chế độ hôn sản vợ, chồng và người thứ ba có thể thực hiện giao dịch bảo đảm lợi ích chung của gia đình và quyền lợi chính đáng của mỗi bên. Thứ hai, việc dự liệu chế độ hôn sản trong các quy định của pháp luật là cơ sở để vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản của mình liên quan đến tài sản của vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân; như việc luật quy định căn cứ, nguồn gốc, phạm vi các loại tài sản thuộc tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ, chồng. Theo đó, vợ, chồng thực hiện quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) đối với từng loại tài sản luật định nhằm đảm bảo lợi ích chung của gia đình hoặc nhu cầu của bản thân vợ, chồng. Đồng thời xác định rõ các quyền lợi, nghĩa vụ của vợ chồng liên quan đến tài sản của mình. Thứ ba, khi vợ, chồng thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản của mình nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình luôn liên quan đến quyền lợi của bên thứ ba trong các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi của mình, pháp luật quy định người thứ ba tham gia giao dịch cần phải biết rằng trường hợp nào giao dịch đó được bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng của vợ, chồng. Thứ tư, việc quy định chế độ hôn sản trong pháp luật là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về hôn sản giữa vợ chồng với nhau và giữa vợ chồng với người thứ ba của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • 15. 9 Như vậy, chế độ hôn sản được nhà làm luật dự liệu do tính chất, mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập; phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa để Nhà nước quy định trong pháp luật về chế độ hôn sản. Xuất phát từ tính chất và mục đích của quan hệ hôn nhân cũng như các lý do trên đòi hỏi cần phải có một cơ chế pháp lý đặc biệt để điều chỉnh vấn đề hôn sản. Hiện nay, Luật HN&GĐ năm 2014 bên cạnh việc duy trì áp dụng chế độ hôn sản luật định còn thừa nhận chế độ hôn sản theo thỏa thuận. Có thể thấy, đây là một thay đổi lớn trong tư duy lập pháp ở Việt Nam, theo đó cần có một khái niệm về chế độ hôn sản bao quát và đầy đủ hơn. Từ những quy định mới này, theo tôi, có thể đưa ra khái niệm về chế độ hôn sản như sau: Chế độ hôn sản là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; thỏa thuận xác lập chế độ hôn sản; nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng. 1.1.2. Đặc điểm của chế độ hôn sản Thứ nhất, xét về chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ hôn sản, các bên phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau. Do vậy, để trở thành chủ thể của quan hệ sở hữu này, các chủ thể ngoài việc có đầy đủ năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự còn đòi hỏi họ phải tuân thủ các điều kiện kết hôn được quy định trong Luật HN&GĐ (ví dụ, các điều kiện về độ tuổi kết hôn, điều kiện về sự tự nguyện, không vi phạm các điều cấm kết hôn ...). Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, Nhà nước bằng pháp luật khi quy định về chế độ hôn sản đều xuất phát từ mục đích trước tiên và chủ yếu là bảo đảm quyền lợi của gia đình, trong đó có lợi ích của cá nhân vợ, chồng; từ đó, luật định dù vợ chồng lựa chọn loại chế độ hôn sản nào thì cũng đều phải có nghĩa vụ đóng góp công sức, tài sản nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu, bảo đảm đời sống chung của gia đình. Thứ ba, căn cứ xác lập, chấm dứt chế độ tài sản này dựa trên sự kiện phát sinh, chấm dứt của quan hệ hôn nhân. Hay nói cách khác, chế độ hôn sản chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân (Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt quan hệ hôn nhân).
  • 16. 10 Thứ tư, trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể, đối với tài sản chung việc vợ, chồng sử dụng tài sản để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình. Thông thường, khi vợ, chồng sử dụng tài sản chung để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình thì pháp luật coi là có sự thỏa thuận mặc nhiên của hai vợ chồng. Việc định đoạt hững tài sản có giá trị lớn (như bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, tài sản đang là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình) phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của cả hai vợ chồng. Đối với tài sản riêng thì vợ, chồng có quyền tự định đoạt tài sản của mình mà không phụ thuộc ý chí của bên kia. Tuy nhiên, trong một số trường hợp quyền năng này của họ bị hạn chế (ví dụ, nếu tài sản riêng đang là nguồn sống duy nhất của gia đình, khi định đoạt tài sản này phải có sự thỏa thuận của vợ chồng). 1.1.3. Ý nghĩa của chế độ hôn sản Chế độ hôn sản phản ánh trung thực và chính xác trình độ phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội và ý chí của mỗi nước. Trong mỗi quốc gia, mỗi chế độ xã hội luôn có một chế độ HN&GĐ tương ứng được xác lập bằng quy định pháp luật hoặc thừa nhận bằng tập quán, trong đó có chế độ hôn sản. Chế độ hôn sản có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ, chồng, tạo ra những nguyên tắc, cách thức xử sự của vợ chồng trong quan hệ sở hữu tài sản, đảm bảo phù hợp quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Chế độ hôn sản quy định cụ thể căn cứ xác lập, nguồn gốc, thành phần tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng. Khi xác lập quan hệ hôn nhân, vợ, chồng dù lựa chọn chế độ tài sản pháp định hay ước định thì các quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng luôn được xác định cụ thể. Chế độ hôn sản có ý nghĩa xác định quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng với nhau và với người thứ ba. Trên cơ sở xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, chế độ hôn sản xác định quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với các loại tài sản đó. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ tài sản được thể hiện như sau: vợ, chồng có quyền sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản chung, một người không thể tự ý định đoạt tài sản chung khi chưa có sự đồng ý của người kia; có quyền sở hữu riêng đối với tài sản riêng (nếu có) của mình, tuy nhiên, quyền sở hữu riêng kèm theo những hạn chế về quyền sở hữu trong một số trường hợp đặc biệt do tính chất đặc biệt của quan hê ̣hôn nhân. Chế độ hôn sản là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng hoặc với người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của
  • 17. 11 vợ chồng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng hoặc người thứ ba. Trên cơ sở các quy định của chế độ hôn sản, cơ quan áp dụng pháp luật có căn cứ, nguyên tắc để giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng trong những trường cụ thể, ví dụ: vợ chồng ly hôn, vợ chồng phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, vợ hoặc chồng chết trước cần phân chia tài sản để chia thừa kế hoặc để giải quyết nghĩa vụ về tài sản của người đã chết với người thứ ba… Ngoài ra, chế độ tài sản vợ chồng pháp đi ̣nh còn là những quy đi ̣nh mang tính đi ̣nh hướng cho các că ̣p vợchồng lựa chọn thỏa thuâ ̣n chế độtài sản phù hợp quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t, đảm bảo thỏa thuâ ̣n chế độ tài sản vợ chồng không bị vô hiê ̣u do vi phạm quy đi ̣nh pháp luâ ̣t. - Chế độ tài sản của vợ chồng với ý nghĩa là một chế định trong pháp luật hôn nhân và gia đình được nhà nước quy định dựa trên sự phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội. Nó thể hiện tính giai cấp, bản chất của chế độ chính trị - xã hội cụ thể. Nhìn vào chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật của nhà nước, người ta có thể nhận biết được trình độ phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội và ý chí của nhà nước thể hiện bản chất của chế độ xã hội đó. - Chế độ hôn sản được quy định trong pháp luật có ý nghĩa nhằm xác định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng và gia đình. Khi hai bên nam nữ kết hôn với nhau trở thành vợ chồng, chế độ hôn sản được dự liệu với những thành phần tài sản của vợ chồng. Dù vợ chồng lựa chọn chế độ hôn sản nào (theo thỏa thuận hay luật định) đi chăng nữa thì cũng được pháp luật quy định rõ. - Việc phân định các loại tài sản trong quan hệ vợ chồng của chế độ hôn sản còn nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với các loại tài sản của vợ chồng. Với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản chung hay tài sản riêng (nếu có) của vợ chồng, vợ, chồng thực hiện các quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) đối với các loại tài sản này vì quyền lợi của gia đình hay lợi ích của cá nhân vợ, chồng theo quy chế pháp lý dành cho từng loại tài sản. - Chế độ tài sản của vợ chồng được sử dụng với ý nghĩa là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau hoặc với những người khác trong thực tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản cho các bên vợ chồng hoặc người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng. Trong thực tế, để đáp ứng lợi ích cho gia đình, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái … trong suốt thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng phải ký rất nhiều hợp đồng với những người khác nhau liên quan đến tài sản của vợ chồng. Nhiều tranh chấp về
  • 18. 12 tài sản phát sinh giữa vợ chồng, liên quan đến những người khác. Nhờ có chế độ hôn sản được pháp luật quy định, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng luật giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng trong các trường hợp cụ thể dựa trên những nguyên tắc, căn cứ do pháp luật quy định. 1.2. Nội dung các loại chế độ hôn sản Nhà làm luật ở mỗi quốc gia đều lựa chọn và xây dựng chế độ hôn sản phù hợp với điều kiện về kinh tế – xã hội, truyền thống, văn hóa, phong tục, tập quán của đất nước. Do đó, trong hệ thống pháp luật giữa những nước khác nhau cũng thường có những qui định khác biệt về chế độ hôn sản. Tuy nhiên, về cơ bản chế độ hôn sản được xác định dựa trên hai căn cứ: theo các qui định của pháp luật (chế độ hôn sản luật định) và sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng (chế độ hôn sản ước định). 1.2.1. Chế độ hôn sản luật định Chế độ hôn sản luật định là một giải pháp được nhà làm luật ở hầu hết các quốc gia trên thế giới ghi nhận trong pháp luật như một giải pháp thay thế trong trường hợp vợ chồng không có thoả thuận bằng hôn ước, hoặc với mục đích để vợ chồng lựa chọn chế độ hôn sản áp dụng cho họ (phổ biến trong pháp luật ở các nước phương Tây như Pháp, Nhật Bản, Canađa, Australia, Thái Lan); một số nước lại qui định chế độ hôn sản luật định như là căn cứ duy nhất để xác định tài sản của vợ chồng (phổ biến trong pháp luật HN&GĐ các nước XHCN như Việt Nam trước khi có Luật HN&GĐ năm 2014, Trung Quốc, Liên xô cũ, Cu Ba…). Chế độ hôn sản luật định dự liệucác vấn đề về căn cứ, nguồn gốc thành phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với từng loại tài sản đó; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng; phương thức thanh toán liên quan đến các khoản nợ chung hay riêng của vợ chồng được pháp luật đã dự liệu từ trước. Chế độ tài sản này được tất cả các nước dự liệu trong hệ thống pháp luật của mình, nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản của vợ chồng. Điều 1387 BLDS Cộng hòa Pháp quy định: “Luật pháp chỉ điều chỉnh quan hệ vợ chồng về tài sản khi không có thỏa thuận riêng mà vợ chồng có thể làm vì cho rằng điều đó là cần thiết, miễn sao những thỏa thuận đó không trái với thuần phong mỹ tục và những quy định sau đây …”, và tại Điều 1400 của Bộ luật này cũng quy định:”Chế độ cộng đồng tài sản được thiết lập khi không có hôn ước hoặc khi vợ chồng tuyên bố kết hôn theo chế độ cộng đồng tài sản” [40, tr 87]. Dưới ảnh hưởng của nguyên tắc tự do lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng, chế độ hôn sản luật định không có hiệu lực áp dụng một cách đương nhiên mà trái lại,
  • 19. 13 nó chỉ là chế độ tùy nghi, là giải pháp thay thế, dự phòng. Những người kết hôn hoàn toàn có quyền tự do thoả thuận chế độ tài sản cho riêng mình. Nếu họ không thiết lập những thoả thuận về vấn đề này thì chế độ tài sản pháp định sẽ đương nhiên được áp dụng. Về hình thức, chế độ hôn sản luật định trong pháp luật của các quốc gia được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau và thường được quy định dưới hai hình thức: Chế độ tài sản theo tiêu chuẩn cộng đồng (chế độ tài sản cộng đồng) và chế độ tài sản theo tiêu chuẩn phân sản (chế độ phân sản).  Chế độ tài sản theo tiêu chuẩn cộng đồng Chế độ tài sản theo tiêu chuẩn cộng đồng là hình thức phổ biến của chế độ hôn sản luật định. Việc thừa nhận chế độ tài sản cộng đồng là xuất phát từ quan điểm lợi ích của vợ chồng phải chịu sự chi phối bởi tính chất cộng đồng của hôn nhân và lợi ích chung của gia đình. Chế độ tài sản cộng đồng có đặc điểm cơ bản là trong quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng luôn tồn tại khối tài sản chung và các nghĩa vụ tài sản được bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng. Về cơ bản, chế độ tài sản này cũng được qui định chủ yếu ở ba hình thức sau: - Chế độ cộng đồng tạo sản: Chế độ cộng đồng tạo sản có đặc điểm là tài sản chung của vợ chồng chỉ được xác định đối với những tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản khác không phân biệt động sản hay bất động sản mà vợ, chồng có được trước khi kết hôn, hay được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng. Đây là giải pháp được qui định phổ biến trong pháp luật về HN&GĐ của nhiều nước: Luật gia đình Cộng hoà Cu Ba (Điều 30 và 32), Luật gia đình Bun ga ri (Điều 13), BLDS Cộng hoà Pháp sửa đổi năm 1965(Từ Điều 1401 đến Điều 1408), BLDS Nhật Bản (Điều 762), BLDS và thương mại Thái Lan (Điều 1471 và Điều 1474)… đều ghi nhận chế độ tài sản cộng đồng này. Điều 13 Luật hôn nhân năm 1980 của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa qui định: “Tài sản của vợ chồng làm ra trong suốt thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, ngoài ra, mỗi bên có thể có tài sản riêng ngoài qui định trên”. Điều 1401 BLDS Cộng hoà Pháp cũng qui định: Tài sản cộng đồng gồm những thu nhập chung của hai vợ chồng hoặc thu nhập riêng của từng người trong thời kỳ hôn nhân và có nguồn gốc từ công việc làm ăn của họ, cũng như từ những khoản tiết kiệm có được do hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của họ.
  • 20. 14 Tại Việt Nam, Luật HN&GĐ cũng được các nhà lập pháp xây dựng theo hướng lựa chọn chế độ cộng đồng tạo sản này để áp dụng cho các cặp vợ chồng từ khi xác lập quan hệ hôn nhân (Luật HN&GĐ năm 1986; Luật HN&GĐ năm 2000; Luật HN&GĐ năm 2014). Việc chế độ cộng đồng tạo sản được thừa nhận rộng rãi ở các nước là do chế độ này rất phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi nước. Một mặt, nó không làm phá vỡ chế độ tài sản chung của vợ chồng – nền tảng cơ bản của quan hệ HN&GĐ, mặt khác chế độ tài sản này còn tạo điều kiện thuận lợi cho vợ, chồng có thể chủ động trong việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, ngăn chặn các trường hợp kết hôn với mục đích không lành mạnh, việc kết hôn chỉ nhằm vào khối tài sản đã sẵn có của bên kia. - Chế độ cộng đồng động sản và tạo sản: Trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội tư bản, bất động sản được coi trọng như là một tài sản chính yếu hiện hữu và chắc chắn dẫn đến chế độ cộng đồng động sản và tạo sản được xác lập một cách phổ biến ở các nước phương Tây. Chế độ này cũng thừa nhận trong hôn nhân bao gồm có tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng như trong chế độ cộng đồng tạo sản. Tuy nhiên, chế độ cộng đồng động sản và tạo sản lại xác định tài sản của vợ chồng dựa trên việc phân định tài sản của vợ, chồng là động sản hay bất động sản. Theo đó, khối tài sản chung chỉ bao gồm các động sản của vợ, chồng có trước và trong thời kỳ hôn nhân, các hoa lợi và các bất động sản mà vợ, chồng mua lại bằng tài sản chung. Vợ, chồng có quyền sở hữu riêng đối với bất động sản có trước khi kết hôn và bất động sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Việc qui định chế độ cộng đồng động sản và tạo sản là xuất phát từ quan điểm của nhà làm luật một số nước cho rằng: Vợ, chồng phải để dành cho mình làm của riêng những tài sản chính của mình và theo các nhà làm luật đó là bất động sản. Chế độ tài sản này đã được quy định trong BLDS Pháp năm 1804, SL 15/64 ngày 23/7/1964 của Chế độ Sài Gòn cũ…. Điều 53 của Sắc luật 15/64 quy định: “Chế độ cộng đồng tài sản là là chế độ phu phụ tài sản thường luật, trong trường hợp vợ chồng không có làm hôn ước hoặc khai kết hôn dưới chế độ cộng đồng tài sản. Chế độ này khởi đầu tư ngày lập hôn thú. Không ai có thể định đoạt một ngày nào khác cho sự khởi điểm này” [ 4, tr.33]. Cũng theo Sắc luật này thì khối cộng đồng tài sản gồm có: động sản thuộc quyền sở hữu của mỗi bên vợ, chồng ngày hôn thú thành lập; động sản của vợ hay chồng
  • 21. 15 được thừa kế hay tặng giữ, hay sự di tặng … trong thời gian hôn thú; động sản và bất động sản của vợ hay chồng tạo mãi trong thời gian hôn thú; hoa lợi của tất cả những tài sản không phân biệt thủ đắc trước hay trong thời gian hôn phối. Ngoài ra, đối với những bất động sản thuộc quyền sở hữu của mỗi bên vợ, chồng trước ngày xác lập hôn nhân hoặc có được trong thời kỳ hôn nhân do được tặng cho riêng, thừa kế riêng sẽ thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng (Điều 55). Những quy định của chế độ cộng đồng động sản và tạo sản trong SL 15/64 đã được ghi nhận lại trong BLDS 1972 dưới chế độ Ngụy quyền Sài Gòn tại các điều 150, 151, 152 … Tuy nhiên, chế độ tài sản cộng đồng này chỉ phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội mà ở đó người ta lấy bất động sản là tiêu chí xác định thành phần chính yếu và chắc chắn của tài sản trong gia đình. Trong điều kiện phát triển kinh tế ở mức công nghiệp hoá, hiện đại hoá cao hiện nay, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng dựa trên sự phân tách động sản và bất động sản đã mất đi sự công bằng trong gia đình và đã không đảm bảo được mục đích đề ra ban đầu của nhà làm luật, vì lúc này tài sản chính yếu không phải là bất động sản mà thường là những tài sản thuộc về động sản, quyền tài sản hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền (cổ phiếu, chứng khoán…). Do đó, nhiều nước trước đây thừa nhận chế độ cộng đồng động sản và tạo sản nay đã tìm một chế độ tài sản cộng đồng khác thay thế để phù hợp với thực tiễn hơn. Việc thực hiện chế độ tài sản này khá phức tạp. Nếu vợ chồng không có những thoả thuận khác, họ phải tuân theo những quy định về quản lí tài sản và thanh toán tài sản được dự liệu trong chế độ hôn sản pháp định. Vì thế, đây là chế độ tài sản không được khuyên dùng (không phải chỉ riêng ở Pháp), bởi tính phức tạp của nó, trong khi thoả thuận của vợ chồng về tài sản thường hướng tới sự đơn giản [“15, tr25] -Chế độ cộng đồng toàn sản Khác với hai chế độ tài sản cộng đồng trên, chế độ cộng đồng toàn sản không thừa nhận quyền sở hữu riêng của vợ, chồng mà chỉ thừa nhận quyền sở hữu chung. Theo đó toàn bộ tài sản vợ, chồng có trước và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung. Đối với những tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn do công sức vợ, chồng tạo dựng hoặc được tặng cho riêng, thừa kế riêng; những tài sản mà vợ chồng tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân, không kể nguồn gốc, công sức đóng góp của vợ, chồng; những tài sản mà vợ chồng được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân đều được coi là tài sản chung của vợ chồng. Các quy định trên được nhà làm luật xây dựng xuất phát từ quan niệm nhu cầu chung, lợi ích
  • 22. 16 chung của gia đình là tối cao, tài sản của vợ chồng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ là vì mục đích đó, nên tất cả tài sản vợ, chồng có trước và trong thời kỳ hôn nhân phải thuộc khối tài sản chung, quyền có tài sản riêng không được thừa nhận vì mâu thuẫn với lợi ích của gia đình (Điều 54). Hệ thống pháp luật ở nước ta dưới chế độ cũ đã dự liệu chế độ cộng đồng toàn sản là chế độ tài sản pháp định (theo DLBK năm 1931, DLTK năm 1936, LGĐ năm 1959). Theo Điều 47 Luật Gia đình ngày 2/1/1959 quy định: “Nếu không có hôn ước đặc biệt, vợ chồng sẽ được đặt dưới chế độ cộng đồng tài sản, chế độ này gồm tất cả tài sản và hoa lợi của chồng và vợ …” [25, tr19] Bên cạnh đó, trong hệ thống Luật HN&GĐ của Nhà nước ta cũng đã từng quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo tính chất cộng đồng toàn sản này nhưng có sự khác biệt so với các quy định trong các văn bản pháp luật dưới chế độ phong kiến – thực dân là ở chỗ: bảo đảm các quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng bình đẳng, theo nguyên tắc nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình (Luật HN&GĐ năm 1959). Trong khi đó, các quy định về tài sản chung của vợ chồng trong DLBK năm 1931, DLTK năm 1936 và LGĐ năm 1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm đã dành cho người chồng những đặc quyền riêng biệt nhưng lại rất bất công đối với người vợ trong gia đình.  Chế độ phân sản Bên cạnh chế độ tài sản cộng đồng, trong pháp luật của một số nước phương Tây còn ghi nhận thêm chế độ phân sản hay còn gọi là chế độ biệt sản. Theo chế độ này, giữa vợ và chồng không tồn tại khối tài sản chung, tất cả các loại tài sản mà mỗi bên vợ, chồng đã có từ trước khi kết hôn hoặc tạo ra (hay có được do tặng cho riêng, thừa kế riêng) trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của vợ chồng. Với tư cách là chủ sở hữu người chồng hay người vợ có toàn quyền trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Như vậy, không có sự thống nhất quyền quản lý cũng như không có khối tài sản chung giữa vợ chồng. Tuy nhiên, do tính chất của quan hệ hôn nhân, khi vợ chồng cùng chung sống với nhau, đòi hỏi vợ, chồng có những khoản chi tiêu nhằm bảo đảm lợi ích chung của gia đình; pháp luật dự liệu mỗi bên vợ, chồng tùy theo khả năng mà có nghĩa vụ đóng góp vào việc chi tiêu chung đó vì quyền lợi gia đình. Trong chế độ phân sản còn có một biến thái nữa là chế độ hồi môn. Chế độ tài sản này đã từng được áp dụng ở Italia, ở Anh. Pháp luật cổ ở Italia không biết đến chế
  • 23. 17 độ cộng đồng, nên nước này không dựa theo BLDS Pháp. Chế độ tài sản pháp định ở Italia là chế độ hồi môn. Khi một đôi vợ chồng tạo lập một tài sản thành của hồi môn, họ phải ký một hôn ước theo chế độ của hồi môn. Vì vậy, tại nước này, chế độ tài sản áp dụng cho những đôi vợ chồng không lập hôn ước là chế độ phân sản. Tương tự, ở Anh chế độ phân sản cũng đã từng được áp dụng từ trước năm 1857. Chế độ hồi môn có nguồn gốc từ Luật La Mã cổ đại. Chế độ hồi môn dựa trên quan niệm cần phải bảo vệ quyền lợi của người vợ về phần tài sản hồi môn trong mọi trường hợp. Dưới chế độ này, người vợ sẽ giữ quyền sở hữu, quyền hưởng dụng và quyền quản lý một số tài sản riêng của mình. Đây là chế độ tài sản mà sự vận hành của nó là đơn giản nhất. Mỗi bên vợ, chồng tự do quản lí và định đoạt các tài sản, thu nhập sau khi thực hiện nghĩa vụ đóng góp đối với đời sống chung. Chế độ tài sản riêng biệt trao cho vợ, chồng khả năng tự chủ rất cao về tài sản, là sự lựa chọn hợp lí nhất cho những cặp vợ chồng có nhiều tài sản riêng mà họ đều có khả năng quản lí hoặc những vợ chồng tiến hành các công việc sản xuất, kinh doanh mà họ cần tránh những rủi ro có thể xảy ra đối với gia đình do những thất bại của việc kinh doanh. Tuy nhiên, chế độ tách riêng tài sản cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Nó bị đánh giá là chế độ “ích kỉ” nhất, vì thực chất đó là cơ chế bảo toàn tài sản của cá nhân. Do vậy, chế độ này không nên được áp dụng trong những trường hợp mà chỉ có một bên vợ hoặc chồng tham gia vào các hoạt động tạo ra nhiều tài sản còn bên kia chỉ làm công việc nội trợ. Khi chấm dứt chế độ tài sản, người không trực tiếp tạo ra lợi tức sẽ chịu nhiều bất lợi mặc dù đã được tính toán đền bù công sức đóng góp. Có thể thấy, trong quá trình xây dựng pháp luật, các nhà lập pháp phương Tây đã cố gắng cân bằng hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích gia đình. Tuy nhiên, xuất phát từ nên kinh tế tư bản, coi trọng quyền từ do cá nhân nên trong các quy định vẫn mang hơi hướng đề cao quyền tự do cá nhân, xem nhẹ lợi ích gia đình, cộng đồng dẫn đến việc xây dựng, duy trì, phát triển gia đình sai bản chất và mục đích đề ra. 1.2.2. Chế độ hôn sản theo thỏa thuận (chế độ hôn sản ước định) Khi áp dụng chế độ hôn sản ước định, vợ chồng được tự do thỏa thuận về chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Văn bản ghi nhận sự thỏa thuận đó được gọi là hôn ước. Hôn ước (hôn khế) là sự thoả thuận bằng văn bản (hợp đồng) do vợ chồng lập trước khi kết hôn để qui định chế độ tài sản của trong suốt thời kỳ hôn nhân. Nội dung của hôn ước thường xác định tài sản của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản đó cũng như trong việc thực hiện các giao dịch giữa họ với người thứ ba
  • 24. 18 Xuất phát từ quan điểm, tư tưởng khác nhau mà giữa các quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa và các quốc gia tư bản chủ nghĩa có cách nhìn nhận và điều chỉnh về vấn đề chế độ hôn sản khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các luật gia trên thế giới đều thừa nhận, vấn đề sở hữu tài sản của vợ chồng luôn là một vấn đề chứa đựng tính phức tạp trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Mặc dù hệ thống pháp luật được xây dựng nhằm điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong xã hội trong từng thời kỳ đòi hỏi phải phù hợp với các điều kiện khách quan, chủ quan của chính quốc gia đó. Tuy nhiên, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, xu thế hội nhập, nhu cầu giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cũng như ảnh hưởng của truyền thông và tư tưởng pháp lý, về cơ bản giữa những nước có điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tương đồng thì có những quan điểm tương tự nhau về chế độ hôn sản. Ở các quốc gia phương Tây, với nền kinh tế phát triển nhanh, đa dạng, khoa học kỹ thuật tiên tiến, sớm tiếp cận với nền văn minh nhân loại và có nhiều tư tưởng tiến bộ mọi mặt. Đặc thù của pháp luật HN&GĐ của các quốc gia này là sự đề cao quyền tự do cá nhân, tự do thỏa thuận và quyền tự do định đoạt của các chủ thể trong quan hệ HN&GĐ, đặc biệt là trong quan hệ giữa vợ và chồng. Trong quan niệm của các nhà lập pháp, hôn nhân thực chất là một loại “hợp đồng dân sự” và chỉ khác với những loại hợp đồng dân sự thông thường khác trong việc thiết lập (việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước hoặc nhà thờ có thẩm quyền theo một nghi thức đặc biệt được quy định trong pháp luật) và trong việc chấm dứt (theo quy định của pháp luật, hôn nhân chỉ chấm dứt khi có sự kiện vợ, chồng chết hoặc khi có bản án quyết định của Tòa án về ly hôn có hiệu lực pháp luật, tất cả các trường hợp chấm dứt ly hôn này phải được tiến hành theo thủ tục hành chính hoặc thủ tục tố tụng tại Tòa án đã được pháp luật quy định). Do đó, trong quan hệ hôn nhân, quyền của vợ, chồng tự do lập hôn ước đã trở thành một nguyên tắc và là giải pháp đầu tiên khi quy định chế độ hôn sản vợ chồng. Chế độ hôn sản của vợ chồng trước hết phải do chính bản thân vợ chồng lựa chọn, thỏa thuận; pháp luật chỉ dự liệu cho họ một chế độ hôn sản khi và chỉ khi giữa họ không có thỏa thuận về chế độ hôn sản hoặc không thỏa thuận được một chế độ tài sản thống nhất, phù hợp cho mình. Quan điểm này được thể hiện rất rõ ràng và cụ thể trong các quy định của Cộng hòa Pháp. Pháp là quốc gia đầu tiên thuộc hệ thống civil law chính thức ghi nhận giá trị pháp lý của hôn ước trong văn bản qui phạm pháp luật, đó là BLDS năm 1804 hay còn
  • 25. 19 gọi là bộ luật Napoleon. Là một sản phẩm của quá trình pháp điển hóa giữa những qui định mang tính chuẩn mực trong pháp luật La mã và một số tập quán đương thời, BLDS Pháp thường được xem là khuôn vàng thước ngọc để các quốc gia khác học tập khi xây dựng dân luật. Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn không thể phủ nhận tính mẫu mực của các qui định trong dân luật Pháp. BLDS Pháp dành riêng thiên V quyển thứ 3 để qui định về hôn ước và các chế độ tài sản vợ chồng. Thiên thứ V được mở đầu bằng Điều 1378: “Pháp luật không điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng nếu giữa vợ chồng đã có thỏa thuận riêng mà vợ chồng cho là phù hợp và không trái với thuần phong mĩ tục hoặc với các qui định sau đây” [40, tr109]. Vậy nên khi vợ chồng lập hôn ước, chế độ tài sản của vợ chồng sẽ được điều chỉnh bằng hôn ước. Vợ chồng có thể tự do thỏa thuận về vấn đề tài sản nhưng nó phải tuân theo pháp luật cả về nội dung và thủ tục. Ngoài ra, là một quốc gia thuộc khu vực châu Á, trong các quy định của mình Nhật Bản cũng đã có riêng một văn bản pháp luật điều chỉnh về hình thức của hôn ước và vấn đề đăng kí hôn ước. Nội dung của của hôn ước được qui định trong BLDS (Civil Code) Điều 755 BLDS Nhật Bản ghi nhận quyền được lập hôn ước của các cặp vợ chồng: các quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng sẽ được tuân theo các qui định dưới đây nếu như vợ chồng không kí vào một hợp đồng qui định trước về tài sản của họ trước khi đăng kí kết hôn. Điều 756 BLDS Nhật Bản quy định: Nếu vợ hoặc chồng trước khi đăng ký kết hôn không ký một hợp đồng nào nhằm quy định khác đi tài sản của mình , thì quan hệ tài sản của họ được điều chỉnh bởi các quy định của tiểu mục II (tiểu mục quy định chế độ tài sản pháp định). Luật cũng qui định: Nếu vợ chồng có một thỏa thuận về tài sản mà trong đó qui định khác với chế độ tài sản pháp định thì hôn ước này không được chống lại người thừa kế hàng thứ nhất của vợ hoặc chồng hoặc người thứ ba trừ khi nó được đăng kí trước khi đăng kí kết hôn. Bên cạnh đó, quan niệm đề cao quyền tự do, tự định đoạt về tài sản của vợ chồng cũng được ghi nhận và thể hiện trong các quy định pháp luật của Thái Lan. Mặc dù Thái Lan là một đất nước phương Đông, theo đạo Phật, nhưng với khả năng dễ tiếp nhận và thích nghi thì hôn ước tồn tại trong pháp luật Thái Lan cũng không phải là điều khó hiểu. Hôn ước được qui định trong phần tài sản vợ chồng trong BLDS và thương mại Thái Lan (các Điều từ 1465 đến 1493). Điều 1465 của BLDS và thương mại Thái Lan qui định: Trong trường hợp vợ chồng trước khi kết hôn không có thỏa thuận đặc biệt về tài sản của họ (hôn ước) thì quan hệ tài sản của họ sẽ được điều chỉnh bởi những qui định chung của chương này. Hôn ước sẽ vô hiệu nếu có bất
  • 26. 20 cứ điều khoản nào trái với trật tự công hoặc đạo đức xã hội hoặc qui định rằng quan hệ tài sản của họ sẽ được điều chỉnh bởi luật nước ngoài. Như vậy về nội dung, ngoài những đặc điểm chung như hôn ước ở nhiều nước, hôn ước ở Thái Lan còn có thêm điều kiện về luật áp dụng điều chỉnh, trong đó ở một số quốc gia đã cho phép vợ chồng được chọn luật áp dụng là luật nước ngoài. Hôn ước chỉ phát sinh hiệu lực giữa những người có quan hệ hôn nhân hợp pháp và góp phần tạo điều kiện cho vợ chồng tự chủ hơn trong việc tổ chức tài chính, hoạch định tương lai. Mặc dù không hoàn toàn nhưng hôn ước và cả chế độ hôn sản ước định cũng xuất phát từ lợi ích chung của gia đình và có mục đích góp phần vào sự bền vững của hạnh phúc gia đình. Về hình thức, hôn ước phải được lập bằng văn bản có chữ ký của hai bên nam nữ sắp thành vợ chồng. Pháp luật của nhiều nước thường quy định hôn ước phải được công chứng và cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính hợp pháp (bằng hình thức công chứng và đăng ký hôn ước cùng thời điểm đăng ký kết hôn). Hôn ước là căn cứ pháp lý để bản vệ quyền tài sản và quyền nhân thân của vợ chồng, đồng thời cũng là cơ sở đảm bảo vợ chồng thực thi đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản của mình với gia đình, xã hội. Xuất phát từ tính ổn định, lâu dài và bên vững của gia đình yêu cầu các điều khoản được quy định trong hôn ước theo quan điểm lập pháp của các nước là bất biến, không thể thay đổi được. Điều 1395 BLDS Pháp năm 1804 qui định: Hôn ước không thể thay đổi sau khi đã kết hôn. Điều 761 BLDS Nhật Bản cũng có nội dung quy định hôn ước không thể thay đổi trong thời kì hôn nhân trừ khi vợ hoặc chồng là người quản lí tài sản mà có hành vi phá tán tài sản và để thay đổi hôn ước, các bên phải có đệ đơn lên tòa án. Và tại Thái Lan, Điều 1467 BLDS và Thương mại Thái Lan cũng có qui định sau khi kết hôn hôn ước không thể sửa đổi trừ khi được sự chấp thuận của tòa án có thẩm quyền, và khi có quyết định cuối cùng về việc sửa đổi hay hủy bỏ hôn ước, tòa án phải thông báo với nơi đăng kí kết hôn về vấn đề đó. Mặc dù được sửa đổi hoặc hủy bỏ bởi tòa án nhưng một số điều khoản của hôn ước sẽ không có hiệu lực với người thứ ba có thiện chí. Có thể thấy trong các quy định của các nước, về cơ bản hôn ước có tính ổn định cao và không thể thay đổi sau khi kết hôn. Tuy nhiên, nguyên tắc hôn ước không thể thay đổi trong thời kỳ hôn nhân có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến lợi ích của gia đình, của bản thân vợ, chồng hay lợi ích của người thứ ba có quan hệ giao dịch với vợ chồng khi vợ chồng đã chọn nhầm một chế độ tài sản đã hoàn toàn không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình, điều kiện nghề nghiệp…Để khắc phục hạn
  • 27. 21 chế trên, hiện nay một số nước đã thừa nhận các thỏa thuận trong hôn ước có thể được thay đổi trong thời kỳ hôn nhân với những điều kiện pháp lý chặt chẽ. Điều 1397 BLDS Cộng hòa Pháp quy định: Sau hai năm áp dụng chế độ tài sản trong hôn nhân theo thỏa thuận hoặc luật định, hai vợ chồng có thể, vì lợi ích của gia đình, xin sửa đổi hoặc thay đổi hoàn toàn chế độ tài sản trong hôn nhân bằng một chứng thư có chứng thực của công chứng viên và được Tòa án nơi cư trú phê chuẩn. Bộ Luật Dân sự Nhật Bản không qui định cụ thể về vấn đề này, nhưng theo Điều 758, 759: Tài sản thuộc sở hữu chung có thể được thay đổi hoặc phân chia trong trường hợp vợ chồng có thoả thuận hoặc trong trường hợp vợ, chồng quản lý tài sản của nhau, nhưng người đó thực hiện quản lý tài sản không tốt và người kia đã yêu cầu Toà án HN&GĐ tước bỏ việc quản lý nói trên. Việc thay đổi hoặc phân chia tài sản chung không được sử dụng để chống lại người thừa kế hợp pháp của chồng hoặc vợ, trừ khi việc này đã được đăng ký. Như vậy, theo pháp luật Nhật Bản, những căn cứ xác định tài sản của vợ chồng được qui định trong hôn ước cũng có thể được thay đổi cho phù hợp với thực tế tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản giữa vợ và chồng. Như vậy, theo chế độ hôn sản ước định thì hai bên vợ, chồng có quyền tự do thỏa thuận các vấn đề liên quan đến tài sản của mình trong thời kỳ hôn nhân. Việc thỏa thuận phải được lập bằng văn bản và lập trước khi kết hôn. Mục đích của việc thỏa thuận chế độ hôn sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm bảo đảm quyền tự do, tự định đoạt của công dân, giúp cơ quan tư pháp giải quyết tranh chấp dễ dàng và thuận tiện, giảm thiểu các tranh chấp trong phát sinh thực tế nhưng vẫn luôn đảm bảo đề cao lợi ích của gia đình và các thành viên trong gia đình. Tại Việt Nam, Luật HN&GĐ năm 2014 cũng đã có những quy định và ghi nhận thêm một chế độ hôn sản mới ngoài chế độ hôn sản pháp định là chế độ hôn sản theo thỏa thuận.. Cụ thể, khoản 1 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2014 của nước ta quy định: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận” [38, khoản 1 Điều 28]. Có thể nói rằng, trong bất kỳ thời đại nào, ở bất kỳ chế độ chính trị hay nền kinh tế nào vấn đề tài sản của vợ chồng luôn là vấn đề được xã hội và các nhà làm luật quan tâm. Tuy nhiên dù lựa chọn một chế độ hôn sản pháp định hay lựa chọn cả hai loại chế độ hôn sản pháp định và thỏa thuận thì cũng có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Mỗi quốc gia căn cứ vào các điều kiện kinh tế xã hội, các phong tục, tập quán và những truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình để lựa chọn áp dụng một chế độ hôn sản phù hợp. Tuy nhiên, xã hội luôn thay đổi theo những chiều hướng
  • 28. 22 khác nhau, một xu hướng đang diễn ra phổ biến và nhanh chóng là xu thế toàn cầu hóa, nhu cầu hợp tác và phát triển mọi mặt dẫn đến nhu cầu thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến tài sản của vợ chồng ngày càng tăng, các quy định cũ trước đó không đáp ứng được nhu cầu giải quyết các tranh chấp, do đó việc lựa chọn và ghi nhận chế độ hôn sản theo thỏa thuận như là một xu hướng và tất yếu khách quan của sự phát triển. 1.3. Khái quát chế độ hôn sản trong hệ thống pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ 1.3.1. Chế độ hôn sản trong pháp luật thời kỳ phong kiến Hệ thống pháp luật tiêu biểu thời kỳ này có thể kể đến Quốc triều hình luật (QTHL, còn gọi là Luật Hồng Đức) được ban hành dưới triều Lê (1470 – 1497) và Hoàng Việt luật lệ (HVLL, còn gọi là Luật Gia Long) ban hành dưới triều Nguyễn (1812). Cả hai văn bản đều có các quy định về HN&GĐ, nhưng tuyệt nhiên chế độ hôn sản của vợ chồng không được quy định như một chế định riêng rẽ và cụ thể. Các quy định của pháp luật không rõ ràng, không có điều khoản nào đề cập đến vấn đề hôn sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, mà chỉ dự liệu một số trường hợp chia tài sản của vợ khồng khi một bên vợ, chồng chết trước (Điều 374, 375, 376). Hoàng Việt luật lệ do chép nguyên văn của nhà Thanh nên cũng không có quy định nào vấn đề tài sản của vợ chồng mà chỉ quy định các vấn đề hôn nhân (Điều 94 quy định về vấn đề thoái hôn). Qua nghiên cứu các quy định liên quan đến vấn đề tài hôn sản trong QTHL và HVLL cũng như các tục lệ được thực hiện trong xã hội phong kiến, có thể thấy rằng, chế độ hôn sản của vợ chồng trong thời kỳ phong kiến là chế độ cộng đồng toàn sản pháp định. Chế độ tài sản này được áp dụng như là duy nhất cho các quan hệ vợ chồng. Loại chế độ hôn sản ước định (hôn ước) được áp dụng cho các cặp vợ chồng thời nay tại nhiều nước tư bản chủ nghĩa thời kỳ này không hề được biết tới. Theo đó, toàn bộ tài sản vợ chồng có được trước khi kế hôn hoặc tạo dựng được trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng, bao gồm các tài sản là động sản (QTHL gọi là phù vật) và các bất động sản (điền sản). Trong đó, điền sản được coi là tài sản chủ yếu, chiếm vị trí quan trọng trong khối tài sản chung của vợ chồng. Với quan điểm coi điền sản là chính yếu, QTHL đã quy định thành phần khối tài sản chung của vợ chồng gồm ba loại: Tài sản của chồng được thừa kế từ gia đình chồng (Phu gia điền sản); Tài sản của vợ được thừa kế từ gia đình vợ (Thê
  • 29. 23 gia điền sản) và những tài sản mà vợ chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân (Tần tảo điền sản). Tất cả tài sản này được đặt dưới sự quản lý của người chồng và chỉ được chia khi một bên vợ, chồng chết trước mà giữa họ không có con. Tuy bị ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo trọng nam khinh nữ nhưng pháp luật triều Lê cũng đã giành cho người vợ quyền được tham gia quản lý tài sản chung cùng chồng. Các văn cổ tự lập dưới thời Lê về việc định đoạt tài sản như là bán, tặng, cho, cầm cố phải lập di chúc đều do cả hai vợ chồng thực hiện và cùng ký vào văn tự đó được quy định tại các Điều 374, 375, 376. Người chồng, với tư cách là chủ gia đình có quyền quyết định tài sản gia đình nhưng phải phù hợp với lợi ích của gia đình nếu làm tổn hại đến thì người vợ có quyền phản đối. Người vợ được tự do định đoạt tài sản chung sử dụng trong các trường hợp phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình và sự đồng ý của người chồng trong trường hợp này là mặc nhiên. Đây là quy định không được ghi nhận trong HVLL, do sao chép nguyên văn của Luật nhà Thanh nên trong HVLL người vợ bị coi là vô năng lực. Tuy nhiên, trong QTHL vợ có quyền bình đẳng về tài sản với chồng, nhưng chỉ là đối với vợ cả (chính thất). Còn đối với vợ lẽ thì pháp luật không có quy định gì, qua đây ta có thể hiểu rằng giữa chồng và vợ lẽ không hề tồn tại tài sản chung. 1.3.2. Chế độ hôn sản trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộc Pháp thuộc là một giai đoạn trong lịch sử Việt Nam kéo dài hơn tám mươi năm, bắt đầu tư khi Pháp ép Triều đình Huế chấp nhận Hòa ước Giáp Thân (1884) cho đến khi Pháp mất quyền cai trị ở Đông Dương. Với chính sách chia để trị, Pháp đã chia Việt Nam thành 3 xứ riêng lẻ và cho ban hành, áp dụng tương ứng với ba bộ luật riêng điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ, trong đó có chế độ tài sản của vợ chồng. - Tại Bắc kỳ áp dụng BLDS năm 1931 (DLBK) - Ở Trung kỳ áp dụng BLDS năm 1936 (DLTK) - Và ở Nam kỳ cho ban hành tập Dân luật giản yếu năm 1883 (DLGYNK) Nhìn chung, những quy định của pháp luật thời kỳ này nhằm điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ đã mang những sắc thái mới so với cổ luật thời phong kiến Việt Nam. Bên cạnh những tục lệ tồn tại lâu đời trong xã hội phong kiến, nhà làm luật đã phỏng theo BLDS Pháp (1804) khi quy định về chế độ HN&GĐ cũng như chế độ hôn sản của vợ chồng. Quan hệ giữa vợ và chồng trong pháp luật thời kỳ này vẫn thực hiện nguyên tắc bất bình đẳng, người vợ phụ thuộc người chồng về mọi phương diện, người vợ ở đâu, làm gì phải được chồng ưng thuận, cho phép.
  • 30. 24 Chế độ hôn sản áp dụng ở Nam kỳ trên nguyên tắc sau: Người vợ không có tài sản riêng, do đó không thể có cộng đồng tài sản giữa vợ và chồng. Tất cả các tài sản trong gia đình đều thuộc quyền sở hữu và quản lý của người chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng như sau khi vợ chết. Trong trường hợp người vợ chết thì người chồng là chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản của gia đình do hiệu lực của hôn nhân chứ không phải do hưởng gia tài của người vợ; nhưng nếu người chồng chết trước thì người vợ chỉ có quyền hưởng dụng, thu lợi trên toàn bộ tài sản gia đình khi còn ở góa. Tại Bắc kỳ và Trung kỳ, do ảnh hưởng của BLDS Pháp (1804) thể hiện trong việc nhà làm luật dự liệu chế độ hôn sản ước định và áp dụng nguyên tắc bất di bất dịch về chế độ tài sản của vợ chồng theo hôn khế. Do được ban hành sau nên DLTK đã có những sửa đổi cho phù hợp hơn so với DLBK. Tại Điều 104 bộ DLBK quy định: “Về đường tài sản, pháp luât chỉ can thiệp đến đoàn thể vợ chồng là khi nào vợ chồng không có tùy ý lập ước riêng với nhau mà thôi, miễn là ước riêng đấy không trái với phong tục và không được trái với quyền lợi người chồng là người chủ trương trong đoàn thể” và phàm tư ước về tài sản của vợ chồng khi đã làm giá thú thì không được thay đổi gì nữa (Điều 105 DLBK). Quy định chế độ hôn sản ước định này lần đầu tiên được dự liệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam theo quan điểm của các nhà lập pháp tư sản, nhưng không phù hợp với tục lệ và truyền thống gia đình Việt Nam, nên chế độ hôn sản ước định này trong DLBK và DLTK không được các cặp vợ chồng thỏa thuận lựa chọn. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận lập hôn khế khi kết lập giá thú, DLBK và DLTK đều dự liệu một chế độ hôn sản pháp định cho họ theo chế độ cộng đồng toàn sản. Theo chế độ này, tất cả các của cải và hoa lợi của chồng cũng như của vợ hợp thành một khối tài sản chung vợ chồng. Tại các điều 106, 107 DLBK và Điều 105 DLTK quy định: “Nếu hai vợ chồng không có tư ước với nhau thì cứ theo lệ hợp nhất tài sản, nghĩa là bao nhiêu lợi tức tài sản của chồng và của vợ hợp lại làm một mà chung nhau” Cả hai bộ DLBK và DLTK đều dự liệu thành phần khối hôn sản của vợ chồng bao gồm: Kỷ phần hay phần góp của chồng; Kỷ phần hay phần góp của vợ và của chung của vợ chồng. Đồng thời còn dự liệu khối cộng đồng (tài sản chung của vợ chồng) phải bảo đảm cho cuộc sống chung của gia đình cũng như các món nợ vợ chồng vay cho lợi ích gia đình (thành phần tiêu sản) …
  • 31. 25 Theo các điều 106, 107 DLBK và các điều 104, 105 DLTK thì chế độ hôn sản pháp định được áp dụng cho các cặp vợ chồng không lập hôn khế trước khi kết hôn là chế độ cộng đồng toàn sản, với thành phần tài sản chung bao gồm: Các tài sản do vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân; Tài sản do vợ chồng làm việc mà kiếm ra và lợi tức của toàn bộ tài sản trong gia đình, không phân biệt lợi tức đó thu được từ tài sản riêng hay tài sản chung Theo Điều 111 DLBK và Điều 109 DLTK dự liệu khối tài sản cộng đồng phải gánh chịu các khoản nợ gồm: Những khoản nợ của vợ chồng đã vay trước khi kết hôn; Những khoản nợ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; Những khoản nợ do vợ vay với tư cách đại diện cho đoàn thể vợ chồng và các khoản nợ vay do sự ưng thuận của chồng; Những khoản nợ do vợ ký kết khi hành nghề buôn bán hay làm công nghệ một cách hợp lệ; Những khoản nợ do hành vi phạm pháp của vợ gây ra. Đối với việc quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản gia đình, DLBK và DLTK đều dự liệu về việc cần có sự phân biệt về quyền hạn của người vợ và người chồng theo từng trường hợp cụ thể: - Việc vợ chồng có thể tự mình thỏa thuận. Theo Điều 100, Điều 111 DLBK và Điều 98, Điều 109 DLTK thì đối với những nhu cầu chung của gia đình (như ăn, ở, chữa bệnh …), vợ hoặc chồng đều có thể đại diện cho gia đình để giao dịch và khối tài sản cộng đồng được bảo đảm cho các giao dịch vợ chồng ký kết với người khác. - Việc phải do cả hai vợ chồng cùng thực hiện. Theo Điều 109DLBK và Điều 107 DLTK thì ngoài việc quản lý, thường vợ chồng muốn định đoạt tài sản chung phải cùng nhau thỏa thuận, sự đồng ý có thể là công nhiện hoặc mặc nhiên. - Việc một mình chồng làm được, còn vợ phải xin phép chồng. Theo Điều 98 DLBK và Điều 104 DLTK thì với các việc như lập hội, vay mượn, đi kiện, thuê mướn…người chồng có quyền tự mình thực hiện; người vợ chỉ được thực hiện nếu người chồng cho phép, sự cho phép của người chồng có thể là công nhiên hoặc mặc nhiên. - Đặc quyền của người chồng khi định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Điều 109 DLBK quy định người chồng có thể định đoạt tài sản chung không cần vợ phải bằng lòng cũng được, miễn là dùng vào việc có lợi ích cho gia đình, trừ bất động sản là tài sản riêng của người vợ.
  • 32. 26 Như vậy, trên cơ sở phân định quyền hạn của vợ chồng trong việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung luật định có thể thấy sự bất công, bất bình đẳng giữa người vợ và chồng trong gia đình được duy trì và áp dụng trong xã hội thực dân và phong kiến. Người chồng được coi là chúa tể, là chủ sở hữu độc tài đối với tài sản của gia đình, luôn được quyền tự mình định đoạt, quản lý tài sản mà không cần phải được sự đồng ý hay xin phép của người vợ. Trong khi đó, người vợ chỉ được đại diện trong những nhu cầu chung của gia đình; việc định đoạt tài sản có giá trị lớn phải xin phép và được sự đồng ý của người chồng. Về việc chia tài sản chung của vợ chồng, pháp luật thời kỳ pháp thuộc đã dự liệu một vài trường hợp và nguyên tắc phân chia. Tuy nhiên, không giống như BLDS Pháp (1804) dự liệu khi vợ chồng chết thì chế độ cộng đồng tài sản chấm dứt và được thanh toán; các án lệ ở Nam kỳ vẫn áp dụng quy định chế độ cộng đồng tiếp tục. Theo quy định tại Điều 113 DLBK và Điều 111 DLTK, nếu người chồng chết mà người vợ không tái giá thì tài sản chung vẫn để nguyên và người vợ được quản lý tài sản; nếu người vợ chết thì người chồng là chủ sở hữu tất cả các tài sản, kể cả kỷ phần của vợ. Quy định này cho thấy sự bất công trong các quy định của pháp luật đối với quyền lợi của người vợ. Về chia tài sản khi vợ, chồng ly hôn, DLBK và DLTK xác định khối cộng đồng tài sản sẽ được phân chia. Về cách thức và điều kiện phân chia, nếu vợ chồng có lập hôn khế khi kết hôn thì tài sản chia theo hôn khế. Nếu vợ, chồng không có hôn khế thì áp dụng quy định của pháp luật và được phân theo hai trường hợp có con và không có con. Trường hợp vợ chồng không có con, người vợ được quyền lấy lại kỷ phần tài sản của mình bằng hiện vật hiện có. Nếu tài sản riêng của vợ đã được bán đi để chi dùng cho gia đình hoặc cho riêng người chồng thì người vợ không được đòi lại. Sau khi đã trả lại kỷ phần tài sản cho vợ, chồng phần tài sản chung còn lại sẽ được chia đôi cho vợ, chồng mỗi người một nửa. Trường hợp vợ chồng có con chung, người vợ không được thu hồi toàn bộ tài sản riêng của mình, những tài sản ấy sẽ thuộc tài sản chung và do người chồng quản lý, để dành cho con. DLBK và DLTT đã ấn định khi vợ chồng ly hôn mà có con chung với nhau thì sẽ không thanh toán tài sản chung. Theo Điều 112 DLBK dự liệu thì khi ly hôn mà vợ chồng có con chung thì người vợ được hưởng một phần của chung, phần được hưởng nảy nhiều hay ít do Tòa phân định trên cơ sở đóng góp của người vợ. Trong khi đó, Điều 110 DLTK dự liệu kỷ phần của người vợ sẽ là 1/3 số
  • 33. 27 của chung, với ngụ ý 1/3 chia cho chồng và 1/3 chia cho con. Trường hợp ly hôn do lỗi của vợ (phạm gian) thì kỷ phần của vợ giảm đi một nửa (1/2) (Điều 112 DLBK) và một phần tư (1/4) (Điều 112 DLTK). 1.3.3. Chế độ hôn sản trong pháp luật ở Miền Nam giai đoạn 1954 đến 1975 Sau hiệp định Giơnevơ 1954, Việt Nam bị chia làm hai miền. Miền Bắc được giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chống đế quốc Mỹ xâm lược thống nhất đất nước. Về vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ HN&GĐ giai đoạn này ở miền Nam, chế độ ngụy quyền Sài Gòn theo thời gian đã cho ban hành và áp dụng ba văn bản: - Luật Gia đình (LGĐ) ngày 2/1/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm; - SL số 15/64 ngày 23/7/1964 dưới chế độ Nguyễn Khánh; - BLDS ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Về chế độ hôn sản (LGĐ quy định trong chương II từ Điều 45 đến Điều 54; SL số 15/64 quy định ở tiết 6 của chương I từ Điều 49 đến Điều 61; BLDS 1972 quy định tại chương thứ VI, thiên thứ V, từ Điều 144 đến Điều 169); cả ba văn bản này đều dự liệu chế độ hôn sản ước định, cho phép vợ chồng ký kết với nhau một hôn ước thỏa thuận về vấn đề tài sản trước khi kết hôn, miễn là hôn ước đó không trái với trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục và quyền lợi của các con (Điều 45 LGĐ, Điều 49 Sl số 15/64 và Điều 144, 145 BLDS). Trong trường hợp vợ chồng không lập hôn ước với nhau về tài sản thì áp dụng theo các căn căn cứ quy định của pháp luật. Cả ba văn bản này đều dự liệu chế độ hôn sản pháp định nhưng có sự khác nhau về thành phần tài sản trong khối cộng đồng, dẫn tới có những quy định khác nhau trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt và thanh toán khối hôn sản. Theo LGĐ 1959, chế độ hôn sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản, giống với chế độ hôn sản được áp dụng trong DLBK và DLTK. Những nhà lập pháp LGĐ 1959 cho rằng chế độ cộng đồng toàn sản đã được áp dụng từ trước trong DLBK và DLTK phù hợp với phong tục của người Việt Nam. Theo đó, nội dung của chế độ hôn sản được dự liệu trong LGĐ 1959 (Điều 48) cũng giống như DLBK (Điều 106, Điều 107) và DLTK (Điều 105). Điều 48 LGĐ 1959 quy định khối cộng đồng tài sản của vợ chồng bao gồm: - Tất cả của cải, động sản hay bất động sản thuộc quyền sở hữu của vợ hay chồng khi lập hôn thú (là các tài sản vợ chồng có trước khi kết hôn;
  • 34. 28 - Tất cả các động sản và bất động sản của mỗi bên được hưởng do được thừa kế hoặc tặng cho; - Tất cả các tài sản do vợ chồng có được hoặc do một bên vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; - Các hoa lợi thu được từ tài sản chung của vợ chồng hoặc từ tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng. Cũng như DLBK và DLTK, LGĐ 1959 cũng dự liệu những tài sản (động sản hoặc bất động sản) mà vợ, chồng có trước khi kết hôn thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng. Tuy nhiên, trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản này, được coi là tài sản chung của vợ chồng một cách tạm thời; trường hợp phải phân chia tài sản của vợ chồng thì tài sản của riêng ai lại trả cho người đó. Theo Điều 54 LGĐ 1959, tài sản chung của vợ chồng phải gánh chịu những khoản nợ sau: - Nợ của vợ hay chồng đã vay từ trước khi kết hôn; - Những khoản nợ hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân - Những nợ do hành vi trái pháp luật của vợ hay chồng gây ra. LGĐ 1959 được xây dựng nhằm bảo đảm quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng (Điều 43) cho nên trong việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung, luật quy định vợ, chồng cùng quản trị khối tài sản cộng đồng (Điều 49). Tuy nhiên, quan hệ bình đẳng về tài sản giữa vợ và chồng vẫn chưa được thực hiện trong đời sống xã hội bởi pháp luật đã ghi nhận người chồng là trường gia đình và người vợ phải cùng chồng chăm lo cho gia đình, con cái (Điều 39 LGĐ 1959); bên cạnh đó, xã hội cũng như tục lệ phong kiến đã không công nhận sự bình đẳng giữa vợ và chồng. Về việc thanh toán hôn sản, theo LGĐ 1959 chỉ được đặt ra khi một bên vợ hoặc chồng chết, bởi lẽ vấn đề ly hôn không được LGĐ 1959 chấp nhận, vì thế LGĐ 1959 đã không dự liệu trường hợp chia tài sản vợ chồng khi ly hôn. Đối với trường hợp vợ chồng ly thân, LGĐ 1959 đã dự liệu cho khối cộng đồng tài sản vẫn tiếp tục, nhưng do lý thân vợ chồng không cùng sống chung với nhau dẫn tới phải có sự thay đổi về việc quản lý tài sản chung của vợ chồng và Tòa án sẽ giải quyết vấn đề cấp dưỡng và nuôi con giưa hai vợ chồng (Điều 66). Trong trường hợp vợ chồng không lập hôn ước thỏa thuận vể vấn đề tài sản của họ, SL số 15/64 và BLDS 1972 đã dự liệu một chế độ tài sản áp dụng cho các cặp vợ chồng, đó là chế độ cộng đồng động sản và tạo sản (Điều 53 SL số 15/64; Điều 150 BLDS 1972).