SlideShare a Scribd company logo
1 of 166
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Trường Cao Đẳng Lào Cai
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
Đối tượng: Điều dưỡng trung học
Năm học 2019
1
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình chăm sóc người bệnh nội khoa dùng cho học sinh điều dưỡng trung
được biên soạn theo hướng đổi mới để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có thể
áp dụng phương pháp dạy - học tích cực. Mỗi bài gồm có: Mục tiêu học tập, nội dung
và phần tự lượng giá. Giáo trình bao phủ toàn bộ chương trình học phần chăm sóc
người bệnh nội khoa . Nội dung của từng bài được viết đảm bảo lượng kiến thức cơ
bản cũng như cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn.
Do điều kiện về thời gian có hạn cũng như một số yếu tố khách quan, chủ quan
nên giáo trình này không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế nhất định. Trong
quá trình sử dụng rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, giáo viên và học sinh
để giáo trình ngày một hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu dạy - học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhận xét, đánh giá và góp ý của Hội đồng thẩm
định giáo trình đã đồng ý đưa tập giáo trình vào sử dụng chính thức trong Trường.
Tác giả
2
MỤC LỤC Trang
Bài 1: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn 5
Bài 2: Chăm sóc bệnh nhân suy tim 10
Bài 3: Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp 15
Bài 4: Chăm sóc bệnh nhân tăng cơn đau thắt ngực 21
Bài 5: Triệu chứng học bộ máy hô hấp 26
Bài 6: Chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản 31
Bài 7: Chăm sóc bệnh nhân hen phế quản 39
Bài 8: Chăm sóc bệnh nhân viêm phổi 47
Bài 9: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá 52
Bài 10: Chăm sóc bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng 57
Bài 11: Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hoá 62
Bài 12: Chăm sóc bệnh nhân ung thư gan 66
Bài 13: Chăm sóc bệnh nhân áp xe gan 71
Bài 14: Chăm sóc bệnh nhân xơ gan 76
Bài 15: Triệu chứng học hệ tiết niệu 81
Bài 16: Chăm sóc bệnh nhân viêm thận bể thận 87
Bài 17: Chăm sóc bệnh nhân viêm cầu thận mạn 93
Bài 18: Chăm sóc bệnh nhân suy thận cấp 98
Bài 19: Chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp 104
Bài 20: Chăm sóc bệnh nhân gút 108
Bài 21: Triệu chứng học các bệnh về máu 113
Bài 22: Chăm sóc bệnh nhân thiếu máu 117
Bài 23 Chăm sóc bệnh nhân bệnh bạch cầu 121
Bài 24: Chăm sóc bệnh nhân bướu cổ 128
Bài 25: Chăm sóc bệnh nhân Basedow 134
Bài 26: Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường 139
Bài 27: Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc 146
Bài 28: Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não 150
Bài 29: Xử trí và chăm sóc bệnh nhân dị ứng Penicillin. 156
Bài 30: Xử trí và chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim 161
3
MÔN HỌC : ĐIỀU DƯỠNG NỘI KHOA
*Thời điểm thực hiện môn học: Học kỳ I năm thứ nhất
Mục tiêu môn học:
Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển, biến chứng các bệnh nội khoa
thường gặp.
2. Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh nội khoa.
3. Thực hiện chăm sóc được người bệnh nội khoa.
Nội dung môn học
*Hướng dẫn thực hiện môn học
Giảng dạy
Lý thuyết: Thuyết trình ngắn, thực hiện phương pháp dạy học tích cực
Đánh giá
1 điểm kiểm tra hệ số 1
2 điểm kiểm tra định kỳ
Thi kết thúc môn học: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi truyền thống cải tiến,
và câu hỏi trắc nghiệm.
*Tài liệu tham khảo:
Giáo trình điều dưỡng nội khoa sở giáo dục và đào tạo Hà Nội năm 2005.
Giáo trình điều dưỡng nội khoa bộ Ytế vụ khoa học và đào tạo năm 2006.
Giáo trình điều dưỡng nội khoa trường Đại học y Hải Phòng năm.
Giáo trình điều dưỡng nội khoa trường Đại học điều dưỡng Nam Định năm 2005
4
Bài 1:TRIỆU CHỨNG HỌC BỘ MÁY TUẦN HOÀN
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong, học viên có khả năng
Trình bày được triệu chứng cơ năng bộ máy tuần hoàn.
Thăm khám được 1 số triệu chứng thực thể bộ máy tuần hoàn.
Xác định được vị trí các ổ van tim trên thành ngực.
Nội dung:
I. Triệu chứng cơ năng: Đó là triệu chứng do chính bản thân cảm nhận được,
tự biết và tự kể lại.
1. Khó thở.
Đây là triệu chứng cơ năng quan trọng trong các bệnh tim mạch. Khó thở là dấu
hiệu thường gặp, bao giờ cũng có và sớm, là triệu chứng chủ yếu trong các giai đoạn của
suy tim. Khó thở có nhiều mức độ và hình thái khác nhau. Có 3 hình thái khó thở:
1.1. Khó thở khi gắng sức.
Người bệnh không cảm thấy khó chịu, chỉ khi gắng sức mới thấy khó thở.
1.2. Khó thở thường xuyên.
Người bệnh luôn luôn cảm thấy khó thở, khi nằm càng thấy khó thở
hơn, người bệnh phải ngồi dậy để dễ thở hơn. Ở tư thế nghỉ ngơi, người bệnh
cũng khó thở, khi vận động khó thở càng tăng hơn.
1.3. Khó thở xuất hiện từng cơn.
Cơn hen tim: Người bệnh như nghẹt thở, thở nhanh và nông, tim đập nhanh,
khám người bệnh không có dấu hiệu hen phế quản mà có dấu hiệu suy tim trái.
Phù phổi cấp: Khó thở dữ dội, đột ngột, đau tức ngực, người bệnh phải ngồi dậy để
thở và khạc ra nhiều bọt màu hồng. Khám thấy người bệnh có dấu hiệu suy tim trái
2. Đánh trống ngực.
Trống ngực là cảm giác tim đập mạnh. Người bệnh cảm thấy tim đập rộn
ràng, lúc đều lúc không do thay đổi nhịp tim nhanh, chậm, ngoại tâm tim... làm
cho người bệnh nghẹt thở, sợ hãi và lo lắng. Cảm giác đánh trống ngực hết khi
nhịp tim trở lại bình thường. Đánh trống ngực gặp trong các bệnh tim ( hẹp hở
van tim, bệnh cơ tim, tăng huyết áp, cường giác... )
3. Đau vùng trước tim
5
Có khi đau âm ỉ, có khi đau nhói ở tim, có khi sờ vào cũng thấy đau. Đau
có thể khư trú ở vùng ngực trái, có khi lan lên vai, xuống cánh tay, cẳng tay và
các ngón tay. Đau vùng trước tim trong cơn đau thắt ngực do co thắt động mạch
vành, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim...
4. Ho và khạc ra máu
Do ứ máu ở phổi nên khi người bệnh gắng sức phổi bị sung huyết làm ho
ra máu. Đặc điểm là lượng máu ho ra ít một và khi người bệnh nghỉ ngơi thì bớt
đi. Ho ra máu gặp trong hẹp van 2 lá, phù phổi cấp.
5. Phù
Phù tim là dấu hiệu xuất hiện chậm biểu hiện khả năng bù của tim đã giảm
và đã có ứ máu ngoại biên. Phù tim thường bắt đầu ở vùng thấp ( hai mắt cá chân
và mu bàn chân ). Lúc đầu phù tim vào buổi chiều rõ hơn, nằm nghỉ ngơi thì
giảm hoặc hết phù nhưng dấu hiệu suy tim vẫn còn ( gan to, tình mạch cổ nổi )
Trong suy tim nặng thì còn phù toàn thân hoặc kèm ứ đọng dịch trong
các khoang màng bụng, màng phổi.
6. Dấu hiệu xanh tím
Phản ánh tình trạng thiếu oxy. Màu sắc da và vùng niêm mạc người bệnh
có thể xanh tím, lúc đầu ở môi, móng tay, móng chân sau khi làm việc nặng, về
sau dấu hiệu xanh tím có thể xuất hiện ở toàn thân. Một số bệnh tim bẩm sinh
cũng gây dấu hiệu bệnh xanh tím như bệnh Fallot 4...
7. Ngất
Là tình trạng mất chi giác và cảm giác trong thời gian ngắn, đồng thời
giảm rõ rệt hoạt động tuần hoàn và hô hấp trong thời gian đó. Ngất thường xảy
ra đột ngột, trước đó người bệnh cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, toát mồ hôi rồi
ngã xuống, không còn biết gì nữa.
Khám thấy người bệnh mẳt nhợt nhạt, chân tay bất động, thở yếu hoặc
ngừng thở, tiếng tim nhẹ hoặc ngừng đập, mạch không sờ thấy. Nếu không cứu
chữa kịp thời có thể tử vong.
Các triệu chứng khác
1. Mệt
Mệt không phải triệu chứng đặc hiệu của tim mạch xong có ý nghĩa
khi triệu chứng xảy ra trên người bệnh tim mạch. Do giảm cung lượng tim
làm giảm sút trương lực cơ gây mệt.
6
8.2. Đái ít
Do ứ trệ tuần hoàn, xảy ra ở người bệnh bị suy tim.
8.3. Tê ngón
Do rối loạn chức năng trong bệnh của động mạch làm co thắt mạch
máu ở các ngón. Nếu người bệnh đi xa sẽ thấy cảm giác chuột rút ở bắp
chân, đau bắp chân, phải xoa bóp cho đỡ đau.
Triệu chứng thực thể
1. Nhìn
- Thể trạng chung: Gầy, béo, cân nặng...
- Màu sắc da, Niêm mạc hồng hay tím tái.
- Phù hay không phù, vị trí mức độ tính chất
phù. - Tĩnh mạch cổ nổi ( cảnh ): Có nổi to hay
không? - Động mạch cảnh: Đập mạnh hay yếu ?
- Các chi và các móng tay: Ngón tay dùi trống, tím tái.
- Mỏm tim: Nằm ở vị trí nào trên thành ngực?
- Lồng ngực: Cân đối hay biến dạng ?
2. Sờ: Tìm rung miu
Rung miu là biểu hiện ra ngoài của các tiếng thổi hoặc các tiếng rung của
tim lan truyền ra ngoài thành ngực.
Rung miu tâm thu: Gặp trong hở van 2 lá.
Rung miu tâm trương: Gặp trong hẹp van 2 lá.
Rung miu liên tục: Gặp trong còn ống động
mạch. 3. Gõ: Xác định vùng đục của tim.
Vùng đục tuyệt đối: Là vùng mà tim trực tiếp áp váo thành ngực.
Vùng đục tương đối: Là vùng mà tim áp vào thành ngực và vùng tim bị màng
phổi che lấp một phần thành ngực.
4. Nghe
4.1. Nghe tim ở cả ba tư thế
Người bệnh nằm ngửa, nằm nghiêng trái, ngồi hoặc đứng.
4.2. Nghe ở các ổ van tim
- Có 4 ổ van tim chính:
7
+ Ổ van 2 lá: Vị trí ở mỏm tim, ở kẽ liên sườn 4-5 trên đường giữa xương đòn
trái.
Ổ van 3 lá : Vị trí ở kẽ sườn 6 cạnh xương ức trái.
Ổ van động mạch chủ: Vị trí ở kẽ sườn thứ hai bên phải cách bờ xương ức
1,5cm
+ Ổ van động mạch phổi: Vị trí ở kẽ sườn thứ hai bên trái cách bờ xương ức
1,5cm
Ngoài ra còn ổ Erb- Botkin: Vị trí ở kẽ liên sườn thứ ba bên trái cách bờ xương ức 3cm.
4.3. Tiếng tim bình thường
Mỗi chu chuyển tim có 2 tiếng: T1 và T2.
Tiếng thứ nhất gọi là T1 ( pùm ): Trầm, dài, nghe đồng thời với lúc
mạch nảy sau đó là khoảng im lặng ngắn.
Tiếng thứ hai gọi là T2 ( tắc ): Thanh, ngắn, nghe đồng thời với lúc
mạch chìm sau đó là khoảng im lặng dài.
T1 nghe rõ ở mỏm tim, T2 nghe rõ ở đáy tim.
Khi nghe tim cần chú ý đến cường độ và nhịp điệu của tim.
Trong sinh lý bình thường: Tiếng tim nghe rõ, cường độ tim đập mạnh khi gắng sức, khi
hồi hộp xúc động nhịp tim vẫn đều đặn. Khi nghỉ ngơi, tiếng tim trở lại bình thường.
4.4. Các dấu hiệu bệnh lý
Tiếng T1 và T2 thay đổi về cường độ và nhịp điệu: Yếu, mạnh, nhanh,
chậm, không đều...
Xuất hiện các tiếng bất thường:
Tiếng thổi tâm thu.
Tiếng rung tâm trương.
Tiếng thổi tâm trương.
Tiếng thổi liên tục.
Tiếng ngựa phi.
Tiếng cọ màng ngoài tim.
TỰ LƯỢNG GIÁ
Kể các triệu chứng cơ năng chủ yếu của hệ tuần hoàn và phân tích triệu chứng
khó thở.
8
Kể các triệu chứng cơ năng chủ yếu của hệ tuần hoàn và giải thích tại sao
người bệnh có thể ho và khạc ra máu.
Kể các triệu chứng cơ năng chủ yếu của hệ tuần hoàn và giải thích nguyên
nhân phù và nêu đặc điểm của triệu chứng phù trong bệnh tim mạch.
9
Bài 2: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong, học viên có khă năng:
Trình bày được định nghĩa và một số nguyên nhân gây suy tim.
. Trình bày được triệu chứng, biến chứng của suy tim.
Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim.
Nội dung
I. Định nghĩa và nguyên nhân
Định nghĩa
Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm máu đến các cơ quan để
đáp ứng nhu cầu ôxy và dinh dưỡng của tổ chức.
2. Nguyên nhân
2.1. Bệnh của hệ tuần hoàn
Bệnh của tim: Cơ tim, van tim, màng ngoài tim, tim bẩm sinh.
Bệnh của mạch máu: Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, dị dạng mạch máu.
2.2. Bệnh phổi mạn tính và các biến dạng của lồng ngực
Viêm phế quản mạn tính, hen phế quả, lao xơ phổi, bụi phổi, gù vẹo cột sống.
2.3. Các bệnh toàn thân
Basedow, thiếu máu, thiếu vitamin B1...
Triệu chứng
1. Suy tim trái
Do ứ trệ tuần hoàn ở phổi gây ra các triệu chứng:
- Ho.
Khó thở: Thường khó thở từng cơn xảy ra sau khi gắng sức, gọi là cơn hen
tim. Trường hợp nặng gây cơn phù phổi cấp.
Khạc đờm máu hồng ( Đờm có máu ).
Mạch nhanh, nhịp tim nhanh.
2. Suy tim phải
Do ứ trệ tuần hoàn ở ngoại biên gây ra các triệu chứng:
Khó thở: Từ từ ngày càng nặng dần.
Tím tái.
10
Gan to.
Tĩnh mạch cổ nổi.
Phù, tràn dịch đa màng ( màng bụng, màng phổi...).
Mạch nhanh, nhịp tim nhanh.
3. Suy tim toàn bộ
Các triệu chứng phối hợp của suy tim phải và suy tim trái. Người bệnh
luôn trong tình trạng khó thở, tím tái, phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, mạch
nhanh, rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp... rất dễ tử vong đột ngột do ngừng tim.
4. Biến chứng
Phù phổi cấp: Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong.
Rối loạn nhịp tim: Ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất,
rung nhĩ, rung thất.
Bội nhiễm phổi: Do ứ máu ở phổi nhiều nên người bệnh hay bị viêm phế
quản, viêm phổi.
Tắc mạch: Do dòng chảy của máu giảm đi rất nhiều nên dễ gây nên cục máu
đông gây tắc mạch máu não, tắc mạch phổi, tắc mạch thận, tắc mạch mạc treo...
III. Điều trị
1. Nguyên tắc chung
Nghỉ ngơi: Nhằm giảm công việc cho tim.
Tăng cường sự co bóp cho tim: Bằng các thuốc tim mạch.
Hạn chế ứ trệ tuần hoàn: Bằng các thuốc lợi tiểu, hạn chế uống nước và ăn ít muối.
Tìm và điều trị nguyên nhân: Thiếu máu, basedow, thiếu vitamin B1, hẹp hở
van tim, tăng huyết áp...
2. Điều trị cụ thể
2.1. Chế độ nghỉ ngơi
Không để bệnh nhân gắng sức như leo cao, mang nặng, rặn đẻ, táo bón, stress...
Khi bệnh nặng: Để người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi.
2.2. Chế độ ăn uống
Hạn chế uống nước và ăn ít muối.
2.3. Thuốc
- Tăng bóp cơ tim: Digitalis (Digoxin)
11
- Thuốc lợi tiểu: Lasix, Hypothiazid, râu ngô, bông mã đề...
*Chú ý: Khi dùng thuốc lợi tiểu phải cho người bệnh uống kali vì mất kali
gây biến chứng nguy hiểm.
IV. Chăm sóc
Nhận định
1. Hỏi bệnh
Phát hiện các triệu chứng cơ năng: Khó thở, ho, khạc ra đờm máu, trạng thái
tinh thần, ăn uống, đại tiểu tiện...
Tiền sử bệnh: Thời gian mắc bệnh, tiền sử dùng thuốc và những đáp ứng của
cơ thể khi dùng thuốc.
1.2. Thăm khám
Quan sát:
Màu sắc, sắc mặt, móng tay, móng chân.
Kiểu thở, nhịp thở.
Xem người bệnh có phù không: Nhìn mi mắt, mắt cá chân.
Khám: Đếm mạch, nghe nhịp tim, tiếng tim.
Đo huyết áp, nhiệt độ
1.3. Thu thập các giấy tờ liên quan, tham khảo hồ sơ bệnh án
Sổ y bạ hoặc đơn thuốc cũ, giấy ra viện lần trước, giấy chuyển viện, kết quả
điện tim, kết quả X- quang, y lệnh điều trị...
2. Lập kế hoạch chăm sóc
Chế độ nghỉ ngơi.
Chế độ ăn uống.
Thực hiện y lệnh.
Theo dõi bệnh và ghi hồ sơ bệnh án.
Vận động trị liệu.
Giáo dục sức khỏe.
Thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Chế độ nghỉ ngơi
Suy tim nặng: Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường theo tư thế nửa nằm nửa
ngồi nhưng không được để thõng hai chân.
12
Cần giảm hoặc bỏ hẳn các hoạt động gắng sức, nhất là trong giai đoạn bệnh
nặng lên: Leo cao, mang nặng, rặn đẻ, táo bón, thể dục thể thao nặng.
3.2. Chế độ ăn uống
Giảm muối:
Suy tim nặng, phù nhiều cần ăn nhạt hoàn toàn, chỉ được dùng 0,5g muối/ngày.
Các trường hợp khác ăn tương đối, dùng rất hạn chế muối 1-2g /ngày.
Chế độ calo vừa phải: 1500-200calo/ngày.
Giảm và bỏ các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê... nhất là suy tim nặng.
Ăn nhiều hoa quả để tăng vitamin và kali như chuối tiêu, cam, hồng xiêm, nho, chanh...
Uống nước hạn chế: Tổng lượng nước đưa vào cơ thể do uống (hoặc truyền)
bằng tổng lượng nước tiểu cộng với 300ml-500ml.
Tránh táo bón: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
3.3. Thực hiện y lệnh
Thực hiện y lệnh thuốc:
Dùng thuốc đúng chỉ định: Thực hiện tốt 3 kiểm tra 5 đối chiếu.
Trước khi dùng các thuốc trợ tim Isolanit, Digoxin, Cedigalan... phải đếm
mạch, nếu thấy mạch chậm < 60 lần/phút thì phải ngừng thuốc và báo cáo bác sĩ.
Theo dõi tác dụng của thuốc sau khi dùng: Theo dõi nhịp tim trên
monitor, nghe tim, đếm mạch, đo huyết áp, đo lượng nước tiểu trong 24 giờ.
Khi dùng thuốc điều trị suy tim thường kèm kaliclorua, cần lưu ý
cho người bệnh uống thuốc này sau khi ăn no.
Thực hiện y lệnh xét nghiệm: Máu, nước tiểu, điện tim, X-quang, đo áp lực
tĩnh mạch trung tâm hoặc ngoại vi.
3.4. Theo dõi bệnh và ghi hồ sơ bệnh án
Tình trạng hô hấp: Màu da, sắc mặt, nhịp thở, tần số, kiểu thở, tư thế nằm
của người bệnh.
Mạch, nhịp tim: Theo dõi trên monitor hoặc điện tim, đếm mạch, nghe tim.
Huyết áp: Ngày nhiều lần hoặc 2 lần/ngày.
Lượng nước tiểu 24 giờ.
Theo dõi: Nhiệt độ, phù, cân nặng, ăn uống, đại tiện, trạng thái tinh thần.
3.5. Vân động trị liệu
13
Để người bệnh ở tư thế thuận lợi cho máu ngoại vi về tim dễ dàng: Nửa nằm nửa ngồi,
không để thõng 2 chân. Nếu người bệnh nằm thì kê cao hai chân hơn bình thường.
Khuyến khích người bệnh xoa bóp và làm một số động tác ở các chi, nhất là
hai chân, để làm cho máu ngoại vi về tim dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ
gây tắc nghẽn mạch. Vận động nhẹ nhàng, không gay mệt nhọc.
3.6. Giáo dục sức khỏe
Hướng dẫn người bệnh tự theo dõi tiến triển của bệnh: Khó thở, lượng nước
tiểu, phù, cân nặng.
Hướng dẫn người bệnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tránh gắng sức.
Hướng dẫn người bệnh cách tự xoa bóp, vận động.
Hướng dẫn người bệnh dung thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ và chế độ khám
sức khỏe định kỳ.
4. Đánh giá
Một người bệnh suy tim được đánh giá là chăm sóc tốt nếu:
Các triệu chứng suy tim giảm đi và dần dần trở lại bình thường: Người bệnh đỡ
khó thở, hết tím, đỡ phù, gan nhỏ lại, mạch giảm.
Người bệnh được chăm sóc chu đáo cả về tinh thần và thể xác: Người bệnh
yên tâm, tin tưởng, vui lòng về sự chăm sóc và thái độ phục vụ của nhân viên.
Các triệu chứng, nhất là các dấu hiệu sống, được theo dõi và ghi chép đầy đủ.
Các kết quả xét nghiệm như điện tim, siêu âm... được làm và thu thập đầy đủ
theo y lệnh của bác sỹ.
Người bệnh được hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, tự vận động và xoa
bóp, đồng thời tuân thủ các chỉ định của thầy thuốc.
*TỰ LƯỢNG GIÁ:
Trình bày triệu chứng suy tim phải, suy tim trái, suy tim toàn bộ.
Nêu các nguyên tắc chung khi điều trị suy tim.
Trình bày chế độ nghỉ ngơi ăn uống người bệnh suy tim.
Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân suy tim.
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim.
14
Bài 3: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Mục tiêu học tập:
Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển của biến chứng.
Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp.
Nội dung
I. Định nghĩa
Tăng huyết áp là khi thấy huyết áp tối đa ( huyết áp tâm thu) > 140mmHg
và huyết áp tối thiểu ( huyết áp tâm trương) > 90mmHg.
Cơn tăng huyết áp có khi số đo đột nhiên tăng quá 40mmHg so với bình
thường. II. Nguyên nhân
Nguyên nhân thứ phát
1. Bệnh thận
Dị dạng mạch thận ( hẹp động mạch thận, sỏi thận, viêm cầu thận cấp, viêm cầu
thận mạn, viêm đài để thận, thận đa nang....)
1.2. Bệnh tim mạch
Hẹp đoạn xuống quai động mạch chủ khi tăng huyết áp chi trên, chi dưới huyết áp thấp.
Hở van động mạch chủ gây tăng huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu giảm.
1.3. Bệnh tuyến thượng thận
Gây ra cơn tăng huyết áp sau đó trở lại bình thường.
1.4. Do thuốc
Dùng Corticoid, thuốc tránh thai, cam thảo kéo dài cũng làm tăng huyết áp.
Trong trường hợp này khi ngừng thuốc sẽ trở lại bình thường.
Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác: nhiễm độc thai nghén, bệnh tăng hồng cầu
2. Nguyên nhân tiên phát
Trường hợp này nguyên nhân chưa rõ ràng nhưng có liên quan các yếu tố sau:
85-89% các trường hợp cao huyết áp hay gặp ở tuổi trung niên, cao tuổi, béo
phì ít hoạt động thể lực (sơ vữa động mạch thường gặp ở người cholestron máu cao)
Yếu tố gia đình
Bệnh đái tháo đường.
Tăng hoạt tính thần khinh giao cảm ( gây co mạch ).
15
II. Triệu chứng
Tăng Huyết áp thường không có triệu chứng điển hình, tuy nhiên có các dấu hiệu
gợi ý:
Ù tai, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
Cơn bốc hoả: Mặt đỏ, người nóng bừng.
Mệt nhọc, tim đập nhanh khi lao động gắng sức.
Triệu chứng cơ bản quan trọng nhất là số đo huyết áp > 140/90 mmHg. đặc biệt
là số đo huyết áp tăng lên 40mmHg so với lúc bình thường.
Có 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Người bệnh không có dấu hiệu tổn thương thực thể
Giai đoạn 2: Người bệnh có ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau:
Dầy thất trái ( phát hiện sau chụp X-quang, điện tâm đồ)
Hẹp động mạch võng mạc lan rộng hay cư trú
Protein niệu và/hoặc creatimin huyết tăng nhẹ.
Ngoài ra còn có các biểu hiện không rõ rệt là những hậu quả của tăng
huyết áp như cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, huyết khối động mạch trong
sọ, viêm tắc động mạch, suy thận...
Giai đoạn 3: Bệnh tăng huyết áp gây ra tổn thương nhiều cơ quan khác nhau,
thể hiện các dấu hiệu như suy thất trái, xuất huyết não, xuất huyết võng mạc.
Các dấu hiệu này đặc trưng cho các giai đoạn nặng, tiến triển nhanh.
Tăng huyết áp ác tính
Chiếm 25% các trường hợp tăng huyết áp, phần lớn xảy ra trên người bệnh tăng
huyết áp từ trước, triệu chứng phong phú, nổi bật là hội chứng nhức đầu dữ dội, huyết áp
cao cả tối đa, tối thiểu, người bệnh khát nước, tụt cân, rối loạn tiêu hóa, một số có biểu
hiện đông máu nội quản rải rác, tiến triển nhanh và nặng, có biến chứng ở não và tim
Tiến triển biến
chứng 1. Tiến triển
Người bệnh cao huyết áp thường xuyên theo dõi và thực hiện đúng y lệnh của
bác sĩ sẽ ổn định. Khi không được theo dõi điều trị liên tục bệnh sẽ nặng lên để lại các
biến chứng, nhất là người cao huyết áp có kèm theo bệnh đái đường, bệnh thận...
2. Biến chứng
2.1. Biến chứng tim
16
Suy tim trái, cơn hen tim, phù phổi cấp.
Suy động mạch vành: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim.
2.2. Biến chứng não
Xuất huyết não, nhũn não.
2.3. Suy thận
2.4. Mắt
Mờ mắt, giảm thị lực
Soi đáy mắt có hiện tượng hẹp động mạch võng mạc, xuất huyết võng mạc, phù gai thị.
IV. Điều trị
1. Nguyên tắc chung
Điều trị thường xuyên, kéo dài, liên tục theo dõi huyết áp.
Điều trị theo pháp đồ bậc thang.
2. Điều trị cụ thể
Người bệnh được nghỉ ngơi, tránh xúc động, lo lắng.
Dùng thuốc hạ áp, an thần, lợi tiểu
Nếu huyết áp cao đột ngột, dùng thuốc có tác dụng nhanh mạnh: Cho
Nifedifin (Adalat) viên nhộng 10mg ngậm dưới lưỡi, lợi tiểu Furosemit
20mg/ống tiêm vào bắp hoặc tĩnh mạch.
Nếu huyết áp tăng từ từ dung các thuốc tác dụng chậm nhưng kéo dài.
Thuốc hạ áp: Nifedifin, Coversyl, Inderal.
Thuốc lợi tiểu: Hypothiazid, râu ngô, bông mã đề.
Thuốc an thần: Seduxen, sen vông.
Chế độ ăn giảm muối, giảm mỡ động vật ( thay dầu thực vật), giảm các chất
kích thích, chống táo bón.
Chế độ ăn giảm cân cần áp dụng cho người béo.
Theo dõi huyết áp thường xuyên để kiểm tra, duy trì huyết áp trong giới hạn cho phép.
V. Chăm sóc
1. Nhận định
1.1. Hỏi bệnh
Phát hiện các triệu chứng cơ năng: ù tai, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, buồn
nôn, đánh trống ngực, cơn bốc hỏa.
17
Tiền sử bệnh: Thời gian mắc bệnh, tiền sử dùng thuốc và theo dõi bệnh, các bệnh khác.
1.2. Thăm khám
Quan sát
Thể trạng chung
Màu da, sắc mặt, kiểu thở, nhịp thở.
Xem người bệnh có phù không, có liệt không?
Khám
Đếm mạch nghe nhịp tim, tiếng tim.
Đo huyết áp, nhiệt độ.
Kiểm tra xem người bệnh có liệt có phù không?
1.3. Thu thập các giấy tờ có liên quan
Sổ y bạ, đơn thuốc cũ, giấy ra viện lần trước, giấy chuyển viện, điện tim,
các xét nghiệm, tham khảo hồ sơ bệnh án
2. Lập kế hoạch chăm sóc
Chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt.
Thực hiện y lệnh.
Chế độ ăn uống.
Theo dõi ghi hồ sơ bệnh án.
Giáo dục sức khỏe.
Thực hiện kế hoạch chăm sóc
1. Chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt
- Tránh các gắng sức cả về thể lực và tinh thần.
- Tránh làm việc căng thẳng, xúc động, lo lắng, sợ hãi, thức
khuya. - Không nên lao động quá sức.
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, thở sâu, xoa bóp.
2. Thực hiện y lệnh
- Thực hiện thuốc 1 cách chính xác kịp thời.
18
Khi dung thuốc hạ áp cho người bệnh cần lưu ý: người bệnh cần được nghỉ
ngơi trước khi dùng thuốc hạ áp. Kiểm tra huyết áp trước và sau khi dùng thuốc
hạ áp cho người bệnh.
+Khi dùng thuốc lợi tiểu nên cho người bệnh dùng vào buổi sáng, không dùng
vào buổi tối làm bệnh nhân mất ngủ. Thuốc lợi tiểu đào thải Kali vì vậy cho người
bệnh ăn nhiều hoa quả có chứa nhiều Kali như: Cam, chuối tiêu.... hoặc muối
Kaliclorua. Uống muối Kaliclorua khi ăn no tránh gây phản ứng hóa học trong dạ dày
Dùng thuốc Adalat viên nang mềm, cần chọc thủng viên thuốc trước khi
cho người bệnh ngậm dưới lưỡi. Thuốc này làm huyết áp giảm nhanh nên chỉ
cần dùng khi cấp cứu cơn tăng huyết áp
Xét nghiệm
Xét nghiệm máu: Công thức máu Ure, đường, cholesterol...
Xét nghiệm nước tiểu: Tìm protein niệu, tế bào niệu.
Điện tim: Xem có biến chứng dầy thất trái, rối loạn nhip tim, thiếu máu
cơ tim, nhồi máu cơ tim không.
Soi đáy mắt kiểm tra biến chứng và xác định giai đoạn tăng huyết áp
(chưa có biến chứng và có biến chứng)
* Giai đoạn 1: Không có biểu hiện ở võng mạc.
* Giai đoạn 2: Hẹp động mạch võng mạc, xuất huyết, phù gai thị.
Chụp X-quang tim phổi: Bóng tim to, thất trái to.
Chú ý: Chuẩn đoán tăng huyết áp bằng số đo tăng huyết áp, vì thế điều dưỡng
cần đo huyết áp đúng quy trình kỹ thuật.
3.3. Chế độ ăn uống
- Hạn chế muối dùng dưới 0,5g muối/ngày.
- Chế độ ăn giảm calo áp dụng cho người
béo. - Hạn chế chất béo nên ăn dầu thực vật.
- Không hút thuốc lá, uống rượu, cà phê, chè đặc...
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
3.4. Theo dõi và ghi hồ sơ
bệnh án - Theo dõi huyết áp:
Khi huyết áp cao cần theo dõi liên tục, có khi 30 phút -1giờ/lần tùy theo
tình trạng bệnh. Cho tới khi huyết áp ổn định và bình thường.
19
Khi khỏi cơn tăng huyết áp và những lúc bình thường, người bệnh cần
được theo dõi huyết áp hàng ngày vào giờ nhất định và máy đo.
Khi có các dấu hiệu chóng mặt, hoa mắt, nhức dầu người bệnh cũng cần
phải kiểm tra huyết áp.
Theo dõi mạch, nhiệt độ, nhịp thở
Lượng nước tiểu 24 giờ.
Ăn ngủ, đại tiểu tiện.
Trạng thái tinh thần: Người bệnh có lo lắng bi quan về bệnh không?
3.5. Giáo dục sức khỏe
Giải thích cho người bệnh hiểu nguyên nhân và biến chứng tăng huyết áp.
Hướng dẫn người bệnh chế độ làm việc phù hợp với bênh tật.
Hướng dẫn chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, phòng tránh stress.
Theo dõi huyết áp thường xuyên, sử dụng thuốc theo đúng y lệnh điều trị.
4. Đánh giá
Người bệnh tăng huyết áp được đánh giá chăm sóc tốt nếu:
Huyết áp giảm dần và trở về mức ổn định, người bệnh cảm thấy bình thường, dễ chịu.
Không xảy ra tai biến trong quá trình điều trị.
Y lệnh điều trị chăm sóc được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
Người bệnh hiểu biết về bệnh và yên tâm điều trị.
Người bệnh hiểu và thực hiện tốt các biện pháp đề phòng và tự xử trí cơn tăng huyết áp.
TỰ LƯỢNG GIÁ:
Trình bày các nguyên nhân khi tăng huyết áp.
Trình bày triệu chứng, biến chứng khi tăng huyết áp.
Nhận định và lập kế hoạch cho bệnh nhân tăng huyết áp.
Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp.
20
Bài 4: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong, học viên có khả năng:
1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân của cơn đau thắt ngực.
2. . Trình bày được triệu chứng, cách xử trí, và so sánh sự giống nhau, khác nhau
của cơn đau thắt ngực điển hình và không điển hình.
Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh cơn đau thắt ngực.
Nội dung
I. Định nghĩa và nguyên nhân
Định nghĩa
Cơn đau thắt ngực là một hội chứng lâm sàng được đắc trưng bởi cơn đau
kịch phát, người bệnh có cảm giác bị đè ép vùng ngực trước, sau xương ức.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân: Do giảm dòng máu tới động mạch vành (động mạch nuôi tim)
nên không đáp ứng đủ nhu cầu ôxy của cơ tim.
Điều kiện thuận lợi:
Sự gắng sức: Mang nặng, leo cao, lao động nặng nhọc... làm tăng nhu
cầu ôxy của cơ tim.
Bị lạnh, uống rượu, ăn món ăn lâu tiêu... gây co mạch đột ngột.
Xúc cảm mạnh, sợ hãi...làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp cũng gây tăng
nhu cầu ôxy của cơ tim.
II. Triệu chứng
1. Lâm sàng
Khi thiếu máu cơ tim đột ngột sẽ xuất hiện đau ở vùng trước, sau xương ức, đau thường
khu trú, đôi khi lan lên cổ, hàm, vai, lan ra hai cánh tay và tới tận đầu ngón tay bên trái.
Người bệnh có cảm giác tim bị bóp nghẹt, nặng nề, cảm giác sắp chết. Cơn đau kéo dài
3 - 5 phút, sau đó đỡ dần nếu người bệnh được nghỉ ngơi hay dùng thuốc giãn
động mạch vành ( Nitroglycerin).
Cơn đau thắt ngực thường gặp ở những người lớn tuổi (trên 40 - 50 tuổi), ở
người bệnh tim do xơ cứng động mạch khi có co thắt động mạch vành.
Có nhiều loại cơn đau thắt ngực, trong đó thường gặp 2 loại chính là cơn đau
thắt ngực ổn định và cơn đau thắt ngực không ổn định.
21
Sự giống nhau:
Triệu chứng của cơn đau thắt ngực gần giống nhau như đã mô tả ở phần trên.
Thường gặp ở người lớn tuối: Trên 40 - 50 tuổi.
Thường gặp ở những người có tiền sử về bệnh tim mạch như tăng huyết áp, hở
động mạch chủ...
Sự khác nhau:
Cơn đau thắt ngực ổn định Cơn đau thắt ngực không ổn định
Cơn đau xảy ra sau gắng sức. Cơn đau xuất hiện cả lúc nghỉ ngơi.
Triệu chứng cơn đau tương đối ổn định. Cơn đau thất thường, có xu hướng tăng dần
về tần số và cường độ.
Không dẫn đến nhồi máu cơ tim. Có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim.
Có thể dự đoán được nên đề phòng được. Không thể dự đoán được nên không đề
phòng được.
Tiên lượng tốt Tiên lượng xấu
2. Cận lâm sàng
Làm điện tim thấy có hình ảnh thiếu máu cơ tim biểu hiện bằng sóng T dẹt hoặc T âm.
Chuẩn đoán cơn đau thắt ngực dựa vào tính chất cơn đau và bệnh sử nhưng làm
điện tim có giá trị chuẩn đoán chính xác. Ngoài ra khi cần có thể làm biện pháp
gắng sức ở phòng khám tim mạch.
III. Xử trí
1. Nội khoa
Để người bệnh nằm nghỉ ngơi tại giường.
Dùng thuốc giãn động mạch vành: Có thể dùng các loại sau:
Ngậm dưới lưỡi Nitroglycerin: Có tác dụng nhanh sau 3 - 5 phút.
Ngậm Adalat (Nifedipin) nếu người bệnh đau ngực có kèm theo huyết áp tăng
cao.
Dán Nitroderm trước ngực: Tác dụng kéo dài 24 giờ.
Uống chẹn Beta giao cảm, Isosorbide Dinitrate (có tác dụng giảm đau kéo dài).
Nong hẹp động mạch vành: Bơm bóng, đặt stent.
2. Ngoại khoa
-Phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành.
3. Loại bỏ các yếu tố đe dọa cơn đau
22
-Bỏ thuốc lá, phòng nhiễm lạnh, bỏ rượu, tránh stress tinh thần, chế độ ăn giảm
trọng lượng ở người bệnh béo.
IV. Chăm sóc
Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Xác đinh các triệu chứng cơ năng như đau ngực, khó thở:
Điều kiện xuất hiện cơn đau: Tự nhiên, sau lao động gắng sức, do lạnh,
stress tinh thần, bữa ăn thịnh soạn...
Vị trí, tính chất cơn đau: Cảm giác xuất hiện từ từ hay đột ngột?
Thời gian kéo dài của cơn đau.
Các triệu chứng khác kèm theo: Đau đầu, buồn nôn, hồi hộp, đánh trống ngực.
Tính chất, mức độ khó thở.
Tiểu sử bệnh:
Đau ngực, tim mạch, tăng huyết áp.
Tiền sử dùng thuốc: Thuốc gì đã dùng, loại nào có hiệu quả nhất.
1.2. Thăm khám
Quan sát màu da, sắc mặt.
Đo mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ.
Kiểm tra nhịp tim: Nghe tim, điện tim.
1.3. Thu thập thông tin từ các giấy ra viện, chuyển viện, bệnh án, phiếu xét
nghiệm (Chụp X-quang tim phổi, điện tim, men tin...)
Lập kế hoạch chăm sóc
- Giảm đau, giảm lo
lắng. - Thực hiện y lệnh.
- Theo dõi, ghi hồ sơ bệnh
án - Nuôi dưỡng.
- Giáo dục sức khỏe, phòng tránh cơn đau.
Thực hiện kế hoạch chăm sóc
3.1. Giảm đau, giảm lo lắng
Để người bệnh nghỉ ngơi tuyệt đối: Khi phát hiện người bệnh có cơn đau thắt
ngực phải cáng người bệnh đến tận giường, không được để người bệnh tự đi.
Cho người bệnh dùng thuốc giãn động mạch vành.
Có mặt thường xuyên bên giường bệnh để người bệnh đỡ lo lắng, sợ hãi.
3.2. Thực hiện y lệnh
- Y lệnh thuốc: Thực hiện tốt công tác 3 kiểm tra 5 đối chiếu.
23
Tác dụng phụ của Nitroglycerin là làm mạch nhanh, đỏ mặt, đau đầu, vì
thế khi dùng phải theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
Nếu người bệnh tăng huyết áp, khi dùng Adalat phải kiểm tra huyết áp
trước và sau khi dùng thuốc.
Y lệnh xét nghiệm: Cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, nhất là điện tim, chụp
Xquang, siêu âm tim. Thu gom kết quả xét nghiệm giúp cho việc chuẩn đoán,
chăm sóc theo dõi và điều trị có kết quả tốt.
3.3. Theo dõi
Màu da, sắc mặt.
Nhịp thở, kiểu thở.
Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim ( nghe tim, điện tim).
Tính chất, thời gian cơn đau thắt ngực.
Trạng thái tinh thần.
Ăn ngủ, đại tiểu tiện của người bệnh.
3.4. Nuôi dưỡng
Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Nếu người bệnh tăng huyết áp cần
thực hiện chế độ ăn nhạt, giảm chất kích thích, hạn chế mỡ, tránh táo bón. Nếu
có suy tim cần ăn nhạt, bỏ chất kích thích, bỏ hút thuốc.
3.5. Giáo dục sức khỏe, phòng tránh cơn đau
Có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo giấc ngủ, không lao động
quá sức. -Tránh cảm xúc lo lắng, lạnh đột ngột.
Không dùng chất kích thích rượu, bia, thuốc lá, cà phê. Khi đã có cơn đau thắt
ngực phải bỏ thuốc lá tuyệt đối.
Uống thuốc đầy đủ đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ.
Khám định kỳ sức khỏe và dùng thuốc theo đơn.
Đề phòng cơn đau thắt ngực bằng cách luôn mang theo thuốc giãn mạch vành
trên người.
4. Đánh giá
Quá trính chăm sóc người bệnh đau thắt ngực được đánh giá là tốt nếu:
Người bệnh đỡ đau hoặc hết cơn đau ngực.
Không có biến chứng, đặc biệt là biến chứng nhồi máu cơ tim.
Các yếu tố khởi phát cơn đau bị loại bỏ.
Người bệnh và gia đình người bệnh yên tâm phối hợp với nhân viên y tế trong
chăm sóc điều trị và tự giữ gìn sức khỏe.
* TỰ LƯỢNG GIÁ:
24
Trình bày định nghĩa, nguyên nhân cơn đau thắt ngực.
Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của cơn đau thắt ngực.
So sánh đặc điểm lâm sàng cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định.
Trình bày nhận định, lập kế hoạch chăm sóc.
Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cơn đau thắt ngực.
25
Bài 5: TRIỆU CHỨNG HỌC BỘ MÁY HÔ HẤP
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong, học viên có khả năng:
1. Trình bày được các triệu chứng cơ năng của bộ máy hô hấp.
2.. Trình bày được một số triệu chứng và hội chứng thực thể của bộ máy hô hấp.
Vận dụng các kiến thức về triệu chứng học bộ máy hô hấp để phát hiện được
các biểu hiện bất thường ở người mắc bệnh hô hấp
Nội dung
I. Triệu chứng cơ năng
Là những triệu chứng do bản thân người bệnh thấy, biết và kể lại.
Bình thường người ta hít thở một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không có cảm
giác đau đớn hoặc gây nên âm thanh nào. Khi người ta cảm thấy khó thở, đau
ngực, ho ra máu, ho ra đờm... đó là những dấu hiệu bất thường. Dấu hiệu bất
thường này do tự bản thân người bệnh nhận thấy gọi là triệu chứng cơ năng.
1. Đau ngực và điểm đau ngực
1.1. Đau ngực
Đau ngực là cảm giác đau ở lồng ngực. Biểu hiện không nhất thiết là bệnh của
phổi hay tim mà có khi lại là một phản xạ của bệnh gan, mật... ( Ví dụ: Áp xe gan).
Đau ngực không nói lên mức độ nặng nhẹ của bệnh.
1.2. Điểm đau
Quan trọng hơn vì biểu hiện vị trí tổn thương.
Trước một người bệnh đau ngực cần chú ý hỏi người bệnh một số điểm:
Đau ở một vị trí hay lan rộng, ở một bên hay cả hai bên?
Tính chất đau: dữ dội, đột ngột hay âm ỉ kéo dài?
Đau tự phát hay do kích thích ( do, thay đổi tư thế, thở mạnh hay khi ấn mạnh vào)?
2. Khó thở và rối loạn nhịp thở
Khó thở có thể nhận thấy qua: Bản thân người bệnh, thầy thuốc khi thăm khám.
Khó thở có thể xuất hiện:
Cấp tính: Viêm phổi.
Mạn tính: Giãn phế nang.
Từng cơn: Hen phế quản.
Bình thường nhịp thở có tần số 16 - 20 lần/phút và thời gian hít vào gấp 3 lần
thời gian thở ra.
Phân loại khó thở căn cứ vào:
Tần số thở.
Thời gian giữa hít vào và thở ra.
26
Tính chất không đều đặn của nhịp thở.
2.1. Phân loại khó thở dựa vào tần số
Khó thở nhanh: Khi nhịp thở > 25 lần/phút.
Khó thở chậm: Khi nhịp thở < 10 lần/phút.
2.2. Phân loại khó thở dựa vào thời gian của thì hít vào và thì thở ra
Thở vào khó: Cảm giác hít vào rất khó khăn như có một số vật ngăn cản. Vì có
trở ngại nên gây ra tiếng khò khè, co kéo các cơ gian sườn, mũi ức.
Thở ra khó: Người bệnh thở ra rất khó khăn, phải ôm ngực ráng hết sức để tống
không khí ra ngoài. Thở vào ngắn, thở ra khó khăn, ồn ào kéo dài. Hay gặp
trong bện hen phế quản.
2.3. Phân loại khó thở dựa vào tính chất không đều đặn của nhịp thở
Nhịp thở không đều không có chu kỳ: Quá trình hít vào thở ra không theo một
trình tự nào.
Nhịp thở không đều có chu kỳ: Là loại nhịp thở không đều nhưng được lặp đi
lặp lại theo một quy luật.
Ví dụ: Nhịp Kussmaul: Hít vào - ngừng thở - Thở ra - ngừng thở.
Nhịp Cheynes - Stoke: Hít vào mạnh dần, thở ra yếu dần - ngừng thở. Gặp trong
hôn mê do urê máu tăng ( suy thận giai đoạn cuối ), xuất huyết não.
3. Ho
Là một phản xạ để tống ra khỏi đường hô hấp các dị vật từ bên ngoài vào
( thức ăn hoặc dị vật khác ) hoặc các chất dịch đờm ở phế quản hay phổi tiết ra.
3.1. Tính chất
Ho ít hay nhiều.
Ho khan hay có đờm.
Ho húng hắng hay từng cơn.
Âm sắc: Ho như chó sủa ( viêm thanh quản ).
3.2. Giá trị triệu chứng của ho: Biểu hiện đặc trưng cho từng loại bệnh.
Bệnh thanh quản: Ho ông ổng như chó sủa, bạch hầu thanh quản thì ho không ra tiếng.
Bệnh phế quản: Ho thành tiếng kèm theo khạc đờm đặc.
Bệnh phổi: Ho khan từng cơn, giai đoạn cuối khạc đờm màu gỉ sắt.
Bệnh màng phổi: Ho khan và đau ngực.
4. Các chất khạc nhổ
Là các chất tiết ra từ phế quản hoặc phổi được tống ra ngoài trong các cơn ho.
Tùy số lượng và tính chất mà gọi là khạc đờm hay khạc mủ.
Khạc đờm: Khi số lượng tính chất khạc nhổ ít.
Khạc mủ: Kho số lượng chất khạc nhổ nhiều.
27
4.1. Đờm
Dựa vào độ đặc loãng, màu sắc và mùi của đờm mà phân biệt các loại:
Đờm dãi: Dịch trong, không màu sắc, có dính bọt ( bệnh viêm phế quản cấp
giai đoạn đầu và giai đoạn sau cơn hen )
Đờm nhầy mủ: Chất nhầylẫn mủ vàng ( viêm phế quản cấp giai đoạn sau, lao phổi).
Đờm mủ: Màu vàng hoặc màu xanh ( giãn phế quản, áp xe phổi giai đoạn ộc mủ)
Đờm thanh dịch: Dịch lỏng có bọt màu hồng ( phù phổi cấp)
Đờm thanh tơ: Đờm đặc quánh, màu gỉ sắt hoặc màu gạch non (viêm phổi thùy
cấp giai đoạn sau).
Đờm dính máu: Đờm lẫn ít máu do vỡ mạch máu trong đường hô hấp: Máu đỏ
tươi (mới chảy) hoặc nâu sẫm, có khi màu gỉ sắt (nếu chảy lâu).
Màu đỏ tươi: Lao phổi.
Màu gỉ sắt: Viêm phổi thùy.
Màu nâu sẫm: Nhồi máu phổi.
Đờm tanh và thối: Gặp trong các bệnh phổi mạn tính có mưng mủ hoặc hoại tử phổi.
4.2. Mủ
Khạc mủ nhiều: Người bệnh tự nhiên đau ngực dữ dội như đâm như xé sau đó
khạc rất nhiều mủ, mỗi lần khạc số lượng khoảng 200 - 300ml hoặc nhiều hơn.
Khạc mủ ít: Số lượng 100 - 200ml, lặp lại nhiều lần.
Nguyên nhân khạc mủ: Áp xe phổi, viêm màng phổi có mủ. Ngoài ra còn gặp
do áp xe lên cơ hoành, áp xe trung thất, áp xe gan.
5. Khái huyết (ho ra máu)
Là chảy máu đường hô hấp dưới kể từ khí phế quản trở xuống (chảy máu
ở thanh quản trở lên là khái huyết giả).
Khái huyết nhẹ: Số lượng máu ít < 100ml.
Khái huyết trung bình: Số lượng máu 300 - 500ml.
Khái huyết nặng: Số lượng máu > 1000ml, nhiều lần.
Khái huyết cấp ( chảy máu bất ngờ, rất nặng): Máu ộc ra nhiều gây tử vong đột ngột.
II. Triệu chứng thực thể
Là những triệu chứng do thầy thuốc thăm khám và phát hiện ra
1. Nhìn
Quan sát phía trước, sau, hai bên lồng ngực có so sánh.
*Da và phần mềm có gì đặc biệt không? Có sẹo mổ không? Có hạch thượng
đòn không? * Lồng ngực có biến dạng không?
Bình thường: Lồng ngực hai bên cân đối.
Bất thường: Lồng ngực biến dạng.
28
Lồng ngực hình thùng: Giãn phế nang.
Lồng ngực lép và dẹp: Lao phổi.
Lồng ngực lõm vào một bên: Xẹp phổi, dày dính màng phổi.
Lồng ngực vòm lên: Tràn dịch hoặc tràn khí màng
phổi. * Tính chất của cử động hô hấp:
Bình thường: Khi hít vào lồng ngực to ra, cơ hoành hạ xuống, khi thở ra lồng
ngực lại nhỏ lại như cũ.
Bệnh lý:
Tần số thở thay đổi.
Sự giãn nở của lồng ngực bị hạn chế.
Có sự co kéo của các cơ quan hô hấp.
2. Sờ
Mục đích tìm rung thanh, điểm đau.
Bình thường:
Rung thanh phía trước mạnh hơn phía sau.
Rung thanh bên phải mạnh hơn bên trái.
Rung thanh ở người gầy mạnh hơn người béo.
Bệnh lý:
Rung thanh tăng: Khi nhu mô phổi bị viêm nhiễm kết đặc, sự dẫn
truyền âm thanh tăng lên (viêm phổi, lao phổi thời kỳ thâm nhiễm).
Rung thanh giảm hoặc mất: Khi có một lớp nước hay lớp không khí ở giữa
phổi và lồng ngực (tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi). Không khí không vào được
phổi do chèn ép hoặc chít hẳn một bên phế quản (dị vật, khối u chèn ép).
3. Gõ
Bình thường: Gõ phổi thấy trong.
Bệnh lý: Hơi đục hoặc đục hoàn toàn.
4. Nghe
Bình thường: Tiếng rì rào phế nang nghe êm dịu, nghe rõ ở thì thở vào và giai
đoạn đầu của thì thở ra.
Bất thường: Tiếng rì rào phế nang thay đổi.
Về cường độ: Mạnh hơn, yếu hơn hoặc mất hẳn.
Về âm sắc: Tiếng thở thô, tiếng thở dồn dập.
Những tiếng bất
thường - Tiếng thổi:
Tiếng thổi ống: Tiếng thổi thô ráp, âm đọ cao, nghe rõ ở thì thở vào (bản
chất là tiếng thở thanh quản được truyền ra khi phổi bị đông đặc như viêm phổi).
29
+ Tiếng thổi màng phổi: Nghe giống như tiếng phổi ống nhưng yếu hơn và xa
xăm.
Tiếng thổi vò: Là tiếng thổi ống đi qua một hang to và dày giống như
khi ta thổi vào một cái chai rỗng.
Tiếng ran:
Ran khô: Ran rít, ran ngáy.
Ran nổ: Là tiếng bóc tách của phế nang nghe như tiếng muối rang, không mất đi
khi ho.
Ran ẩm (ran ướt): Nghe được cả hai thì nhưng rõ hơn ở thì hít vào, khi ho thì
mất.
Tiếng cọ: Phát sinh khi hai lá thành và lá tạng của màng phổi cọ vào nhau.
Nghe âm sắc như hai miếng da mới cọ sát vào nhau.
III. Các hội chứng phổi
1. Hội chứng tràn dịch
Nhìn:
Người bệnh khó thở, nằm nghiêng về bên đau.
Lồng ngực bên đau ít di động, phồng to hơn.
Xương ức bị đẩy về bên lành.
Sờ: Rung thanh giảm hoặc mất.
Gõ: Đục.
Nghe: Tiếng rì rào phế nang giảm hoặc mất.
2. Hội chứng đông đặc
Nhìn: Bên phổi bị đông đặc kém cử động.
Sờ: Rung thanh tăng.
Gỡ: Thấy đục.
Nghe: Rì rào phế nang giảm, có ran nổ, thời kỳ toàn phát có tiếng thổi ống.
3. Hội chứng tràn khí
Tràn khí toàn bộ: Khí hoặc hơi chiếm tất cả khoang màng phổi.
Nhìn: Lồng ngực bên tràn khí phồng to hơn, khoang liên sườn giãn
rộng. Độ giãn nở của lồng ngực bị hạn chế.
Sờ: Rung thanh mất.
Gõ: Quá trong, có cảm giác như gõ vào chiếu gối cao su bơm căng ( khí
gõ bên phổi lành tiếng cúng quá trong hơn bình thường vì phải thở bù).
Nghe: Rì rào phế nang giảm hoặc mất.
30
TỰ LƯỢNG GIÁ:
Kể các triệu chứng cơ năng của bộ máy hô hấp và phân loại khó thở ?
Kể các triệu chứng cơ năng của bộ máy hô hấp và phân loại ho ra máu ?
Trình bày các biểu hiện của hội chứng tràn dịch?
Trình bày các biểu hiện của hội chứng tràn khí?
Trình bày các biểu hiện của hội chứng đông đặc.
31
Bài 6: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
Mục tiêu học tập:Sau khi học xong, học viên có khả năng:
Trình bày định nghĩa, nguyên nhân và những yếu tố thuận lợi gây viêm phế
quản cấp và mạn tính.
Trình bày triệu chứng, biến chứng và các biện pháp điều trị viêm phế quản cấp
và mạn tính.
Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh viên phế quản cấp và mạn tính.
Nội dung
I. Viên phế quản cấp tính
1. Định nghĩa
Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính niêm mạc của các
phế quản lớn và phế quản trung bình.
Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi
1. Nguyên nhân
- Do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: vi khuẩn thường gặp là phế cầu, liên cầu...
- Bệnh truyền nhiễm: Cúm, sởi, ho gà....
- Hít phải khí độc: Khí clo, amoniac, axit, dung môi công nghiệp, chất độc hóa học
- Yếu tố dị ứng: Viêm phế quản cấp xảy ra ở người hen, mề đay, phù quincke.
2. Điều kiện thuận lợi
- Thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh đột ngột.
- Cơ thể suy mòn, còi xương, suy dinh dưỡng, suy giảm
miễn dịch. - Ứ đọng phổi do suy tim.
- Môi trường ẩm thấp nhiều khói bụi.
Triệu chứng
3.1. Lâm sàng
Người bệnh có thể sốt hoặc không sốt.
Người bệnh có cảm giác rát bỏng sau xương ức.
Ho: Đầu tiên ho khan sau đó ho có đờm.
Khạc đờm: Đầu tiên đờm nhầy sau đó có màu vàng, xanh.
Khó thở nhẹ.
Khám phổi: Có khi không nghe thấy gì đặc biệt, có thể nghe thấy ran ẩm, ran
ngáy, ran rít.
3.2. Cận lâm sàng
Xét nghiệm máu:
32
Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
Tốc độ máu lắng tăng vừa phải.
Chụp Xquang tim phổi: Hai rốn phổi đậm.
Xét nghiệm đờm: Cấy đờm thấy nhiều loại vi khuẩn.
Biến chứng
Phế quản phế viêm: Gặp ở trẻ em.
Viêm phế quản cấp có thể làm khởi phát cơn hen phế quản nhất là hen nhiễm
khuẩn.
Điều trị và phục hồi
Kháng sinh: Nếu do nhiễm khuẩn.
Thuốc giảm ho, long đờm: Benzoat Natri, Tecpin codein.
Dùng thuốc hạ sốt, an thần nếu sốt cao.
Dùng thuốc giãn phế quản, kháng Histamin, khí dung Hydrocortison nếu có
dấu hiệu co thắt, phù nề niêm mạc phế quản.
Phục hồi sức khỏe:
Đảm bảo chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý.
Không hút thuốc lá, thuốc lào.
Tránh nhiễm lạnh, tránh môi trường khói bụi, ô nhiễm.
Điều trị tích cực triệt để các ổ nhiễm khuẩn tai, mũi, họng và các bệnh
mạn tính đường hô hấp.
Kết hợp tập thở, tập thể dục thể thao thường xuyên.
Viêm phế quản mạn tính
1. Định nghĩa
Viêm phế quản mạn tính là tình trạng tăng tiết dịch nhầy của niêm mạc
phế quản gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt (khoảng 3 tuần)
kéo dài 3 tháng trong năm và ít nhất 2 năm liền.
Viêm phế quản mạn tính còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh
thường có những đợt cấp tính làm diễn biến bệnh nặng lên. Bệnh rất phổ biến và
là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tâm phế mạn.
2. Nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân trực tiếp
Hút thuốc lá thuốc lào: Trên 80% số người nghiện thuốc lá bị mắc viêm phế
quản mạn tính.
Bụi trong khí quyển: Tỉ lệ mắc bệnh cao hơn ở những vùng công nghiệp.
Nghề nghiệp: Những người tiếp xúc với bụi vô cơ, hữu cơ như công nhân mỏ than,
uranium...công nhân luyện kim, thợ cán bông, cán nhựa rất dễ viêm phế quản mạn tính.
33
Nhiễm khuẩn: Bệnh có liên quan đến vi-rút va vi khuẩn như: Hemophilus
influenza, Streptococcus Pneurmoniae...
2.2. Những yếu tố thuận lợi
Yếu tố dị ứng.
Yếu tố tuổi và giới: tuổi cao mắc nhiều hơn, nam mắc nhiều hơn nữ.
Tính chất di truyền: Tỉ lệ mắc bệnh cao hơn ở người có nhóm máu O.
Yếu tố xã hội: Những người nghèo mắc bệnh nhiều hơn.
Yếu tố thời tiết, khí hậu: Khí hậu ẩm ướt, nhiều sương mù.
Triệu chứng
1. Lâm sàng
Bệnh viêm phế quản mạn thường xảy ra ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi).
Bệnh tiến triển âm ỉ trong nhiều năm, bắt đầu từ lúc nào không biết. Khi bệnh đã
rõ có các dấu hiệu triệu chứng sau:
Ho và khạc đờm: Thường ho và khạc đờm buổi sáng. Đờm nhầy, trong, dính hoặc
màu xanh màu vàng hoặc đục như mủ. Lượng đờm trong 24 giờ khoảng 200ml.
Mỗi đợt ho khạc đờm kéo dài 3 tuần, hay xảy ra vào mùa đông hoặc đầu thu.
Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: Thỉnh thoảng bệnh tăng lên 1 đợt cấp, nhất
là những người già, thường do bộ nhiễm. Trong đợt cấp có những biểu hiện sau:
Ho và khạc đờm có mủ.
Khó thở như cơn hen, thở phì phò.
Dấu hiệu nhiễm khuẩn thường kín đáo.
Khám phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm. Tiếng rì rào phế nang giảm.
Càng về giai đoạn cuối của viêm phế quản mạn, mức độ khó thở của người bệnh
càng tăng lên, chức năng hô hấp ngày càng suy giảm trầm trọng. Người bệnh có
thể tử vong trong đợt suy hô hấp này.
3.2. Cận lâm sàng
Chụp X-quang phổi: Thấy 2 rốn phổi đậm và những đường dai đậm chạy xuống cơ
hoành. Giai đoạn muộn chụp X-quang thấy hình ảnh biểu hiện của giãn phế nang.
Chụp phế quản có chất cản quang.
Soi phế quản.
Chụp động mạch phế quản.
Làm các xét nghiệm thăm dò chức năng hô hấp, phân tích khí máu.
Cấy đờm tìm vi khuẩn làm kháng sinh đờm.
Xét nghiệm máu
Trong đợt cấp: Số lượng bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng.
Giai đoạn muộn: Thấy rõ số lượng hồng cầu tăng, Hematocrit tăng.
4. Biến chứng
34
Bộ nhiễm phổi: Viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi.
Giãn phế nang.
Suy hô hấp cấp.
Suy tim phải (tâm phế mạn).
5. Điều trị phục hồi
5.1. Viêm phế quản mạn chưa có biến chứng
Chỉ cần điều trị dự phòng:
Bỏ hút thuốc.
Thể dục liệu pháp, tập thở sâu (thở cơ hoành).
Giữ ấm cổ, ngực khi trời lạnh, tránh lạnh đột ngột.
Tiêm kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn và tiêm vac- xin phòng cúm vào mùa thu đông.
Điều trị ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp.
5.2. Điều trị đợt cấp
Dẫn lưu theo tư thế kết hợp với vật lý trị liệu (gõ, vỗ, rung, lắc) lồng ngực để
làm long đờm, để khạc đờm ra ngoài.
Cho thuốc làm loãng đờm hay long đờm hoặc loãng đờm: Terpin hydrat, Natribenzoat...
Có suy hô hấp, giảm ôxy máu: Cho thở ôxy ( thở ngắt quãng nhiều lần/ngày)
nếu tăng CO2 thì hô hấp hỗ trợ thở máy.
Nếu có dấu hiệu co thắt phế quản tắc nghẽn: Cho thuốc giãn phế quản như
Sabutamon, Amino Philin tiêm tĩnh mạch chậm.
Cho thuốc Corticoid: Dùng liều nhẹ chống phù nề, dị ứng, viêm nhiễm.
Dùng thuốc kháng sinh: Ampicilin, Penicilin...
5.3. Phục hồi chức năng
Luyện tập thở: Luyện tập thường xuyên chủ yếu là luyên thở cơ vành và thở
chụm môi để làm mạnh cơn thở ra. Sự phối hợp các cơ hô hấp giúp người bệnh
đỡ mệt khi thở mà lại đẩy được ra nhiều khí cặn trong phổi.
Làm giảm sự tiết dịch phế quản và làm sạch sự ứ đọng phế quản.
Có chế độ nghỉ ngơi, vận động tập luyện, làm việc hợp lý.
Chăm sóc 1.
Nhận định
1.1. Hỏi bệnh
Phát hiện các triệu chứng cơ năng: Sốt, ho, khó thở, khạc đờm, đau tức ngực,
đau rát xương ức, nhức đầu mệt mỏi.
Điều kiện khởi phát bệnh: Nhiễm lạnh môi trường xấu, nơi làm việc, khói bụi,
nghề nghiệp, hút thuốc...
Tiền sử bản thân: Viêm xoang, tai- mũi- họng, đường hô hấp không?
35
Tiền sử bệnh của gia đình.
1.2. Thăm khám
Toàn thân: Thể trạng chung, dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Tình trạng hô hấp: Hình dáng lồng ngực, tần số thở, tính chất thở, số lượng và
tính chất đờm.
Tình trạng tuần hoàn: Đếm mạch, đo huyết áp, nghe tim.
Các dấu hiệu khác: Nhiệt độ, ăn, ngủ, đại tiểu tiện, tinh thần.
1.3. Thu thập các giấy tờ có liên quan
Giấy ra viện lần trước, đơn thuốc cũ, các kết quả xét nghiệm máu, X-
quang, điện tim, xét nghiệm đờm, tham khảo hồ sơ bệnh án.
2. Lập kế hoạch chăm sóc
Giải quyết những vấn đề khó khăn của người bệnh: Sốt, khó thở, ho.
Thực hiện y lệnh.
Phục hồi chức năng hô hấp.
Theo dõi và lưu hồ sơ bệnh án.
Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống.
Chế độ vệ sinh.
Giáo dục sức khỏe.
3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
3.1. Giải quyết vấn đề khó khăn của người bệnh: Sốt, ho, khó thở.
Giảm khó thở:
Đảm bảo thông thoáng đường hô hấp.
Để bệnh nhân ở tư thế đầu cao.
Thực hiện thuốc giãn phế quản hoặc khí dung theo y lệnh.
Giảm sốt:
Để bệnh nhân nằm buồng thoáng mát, yên tĩnh.
Hạ sốt bằng chườm mát, hoặc dùng thuốc hạ nhiệt (nếu sốt cao).
Chế độ ăn lỏng đảm bảo lượng nước uống đầy đủ.
Giảm ho:
Vệ sinh mũi họng, răng miệng.
Người bệnh ho khan: Dùng thuốc giảm ho theo chỉ định.
Người bệnh ho khạc đờm:
Dùng thuốc làm loãng đờm theo y lệnh.
Làm ẩm không khí, thở bằng hơi nước ấm hoặc tăng độ ẩm trong
phòng. Uống nước nóng để kích thích ho khạc đờm, giảm ứ trệ.
36
Đảm bảo lượng nước uống đầy đủ.
Loại bỏ các yếu tố gây kích thích phế quản làm tăng tiết dịch như khói
bụi, khuyên người bệnh bỏ hút thuốc.
3.2. Thực hiện y lệnh
Y lệnh điều trị:
Cho người bệnh dùng kháng sinh theo y lệnh và theo kết quả kháng sinh
đồ (nếu có). Người bệnh viêm phế quản mạn tính thường xuyên bị nhiễm khuẩn
cần dùng kháng sinh dự phòng trong những tháng mùa đông.
Cho người bệnh sử dụng thuốc giảm ho long đờm, giãn phế quản theo chỉ định.
Dùng thuốc loãng đờm và long đờm, Corticoid cần uống sau khi ăn no.
Dùng thuốc Diaphilin... phải pha cùng với dung dịch ưu trương
tiêm tĩnh mạch chậm khoảng 3 -5 phút.
Trong đợt cấp của viêm phế quản mạn tính có y lệnh thở ôxy cần cho
thở ôxy ngắt quãng nhiều lần trong ngày.
Y lệnh xét nghiệm: Làm đầy đủ các xét nghiệm như xét nghiệm máu, điện tim,
Xquang tim phổi... thu gom kết quả xét nghiệm đầy đủ giúp cho việc chẩn đoán
điều trị có hiệu quả.
3.3. Phục hồi chức năng
Đối với người bệnh viêm phế quản mạn tính là rất quan trọng.
Luyện tập thở: Chủ yếu là luyện tập thở cơ hoành và thở chụm môi để làm
mạnh cơ thở ra, đẩy khí phối hợp với các cơ hô hấp, giúp người bệnh đỡ mệt khi
thở. Mặt khác lại đẩy ra được nhiều khí cặn trong phổi.
Dẫn lưu đờm theo tư thế kết hợp với vật lý trị liệu (gõ, vỗ, rung, lắc) lồng ngực
làm sạch dịch ứ đọng phế quản, hướng dẫn khuyến khích người bệnh ho và khạc
đờm để làm long đờm và dẫn lưu đờm ra ngoài.
3.4. Theo dõi và ghi hồ sơ bệnh án
Tình trạng hô hấp: Màu sắc da, niêm mạc, kiểu thở, nhịp thở, diễn biến của ho,
số lượng, màu sắc đờm.
Tình trạng tuần hoàn: Mạch, huyết áp.
Các dấu hiệu khác: Thân nhiệt, trạng thái tinh thần, ăn ngủ, đại tiểu tiện.
3.5. Chế độ nghỉ ngơi và ăn uống
Chế độ nghỉ ngơi: Trong đợt bị viêm phế quản cấp hoặc đợt cấp của viêm phế
quản mạn.
Cho người bệnh nghỉ ngơi tại giường, buồng bệnh yên tĩnh, thoáng mát, tránh
gió lùa.
Người bệnh nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái (đầu cao) và đảm bảo sự
thông thoáng đường hô hấp.
Chế độ ăn uống:
37
Đảm bảo thức ăn giàu đạm, vitamin, đủ calo trong ngày, ăn nhiều hoa
quả như cam, chanh,...
Đảm bảo lượng nước uống đầy đủ để làm loãng đờm và long đờm.
3.6. Chế độ vệ sinh
Thường xuyên vệ sinh răng miệng, mũi, họng cho người bệnh.
Hướng dẫn người bệnh dùng khăn hoặc khẩu trang che miệng mũi khi hắt hơi,
ho hoặc tiếp xúc người xung quanh.
Ca đựng đờm của người bệnh được đổ thường xuyên, xử lý theo quy định.
Cán bộ y tế phải rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh.
3.7. Giáo dục sức khỏe
Khuyên người bệnh loại trừ hoặc hạn chế các yếu tố gây kích thích: Bỏ hút thuốc, tránh
tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, cải thiện môi trường sống, làm việc, giữ ấm khi trời lạnh.
Hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ nghỉ ngơi ăn uống, luyện tập để tăng
cường sức khỏe.
Người bệnh viêm phế quản mạn tính:
Cần giải thích cho người bệnh và gia đình hiểu biết về tầm quan trọng
của dẫn lưu theo tư thế.
Hướng dẫn, luyện tập cho họ về kỹ thuật dẫn lưu tư thế, điều trị vật lý trị liệu
(gõ, vỗ, rung, lắc) lồng ngực. Khuyến khích người bệnh nằm tư thế dẫn lưu trước khi
dậy vào buổi sáng vì trong đêm đờm và dịch xuất tiết bị tích tụ lại rất nhiều.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêm phòng cúm.
4. Đánh giá
Người bệnh viêm phế quản được đánh giá chăm sóc tốt khi:
Các triệu chứng lâm sàng giảm hoặc hết: Sốt, ho, khạc đờm, khó thở.
Không có các biến chứng trong điều trị.
Các y lệnh được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
Người bệnh yên tâm điều trị và hài lòng về sự chăm sóc của nhân viên y tế.
Người bệnh hiểu và thực hiện những lời khuyên về giáo dục sức khỏe để tự giữ
sức khỏe và đề phòng tái phát hoặc diễn biến nặng của bệnh.
* TỰ LƯỢNG GIÁ:
Trình bày nguyên nhân, điều kiên thuận lợi gây viêm phế quản cấp và mạn tính?
Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng viêm phế quản cấp và mạn tính?
Trình bày các biến chứng của viêm phế quản cấp và mạn tính?
Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản cấp tính?
Bài 7: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HEN PHẾ QUẢN
38
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong, học vien có khả năng:
1.Trình bày được định nghĩa, kể được một số nguyên nhân gây hen phế quản và
các loại hen thường gặp.
Trình bày được triệu chứng và biến chứng của bệnh hen phế quản.
Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản.
Nội dung
I. Định nghĩa
Hen là hiện tượng viêm, co thắt và gia tăng tính phản ứng của đường thở.
II. Nguyên nhân
Chuẩn đoán nguyên nhân rất khó khăn, nhưng các yếu tố làm khởi phát
cơn hen thường thấy là:
1. Dị ứng
Hít phải những chất và mùi gây kích thích như phấn hoa, mùi sơn, bụi nhà,
lòng gia cầm, khói thuốc lá, hóa chất...
Thức ăn: Trứng, cua, tôm, nhộng, cá...
Vi khuẩn, nấm.
Thuốc: Vaccin, Penicillin, Aspirin...
2. Nhiễm khuẩn
Là nguyên nhân phổ biến làm khởi phát cơn hen. Cơ chế chưa rõ ràng.
3. Yếu tố vật lý
Sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển.
4. Gắng sức
Sau gắng sức thường có thể xuất hiện cơn hen.
5. Stress tinh thần
Yếu tố tinh thần rất quan trọng, nó có thể làm khởi phát cơn hen, làm bệnh nặng
hơn hoặc giảm đi. Cơ thể chưa rõ ràng, có thể do rối loạn cân bằng thần kinh thể dịch.
III. Phân loại hen
1. Hen ngoại sinh: Hen dị ứng
Bệnh xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi.
Có tiền sử gia đình về bệnh dị ứng.
Có tiền sử bản thân về bệnh dị ứng như eczema, viêm mũi dị ứng.
Cơn hen xảy ra liên quan đến yếu tố dị nguyên đặc hiệu
Test da dương tính.
Điều trị bằng phương pháp mẫn cảm có kết quả.
39
- Tiên lượng tốt
Hen nội sinh: Hen nhiễm khuẩn
Bệnh xảy ra ở người lớn trên 35 tuổi.
Không có tiền xử gia đình.
Không có tiền xử bản thân về bệnh dị ứng.
Cơn hen xảy ra liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Test da âm tính.
Điều trị giải mẫn cảm không có kết quả.
Tiên lượng không tốt.
3. Hen hỗn hợp
Phối hợp giữa hen dị ứng và hen nhiễm khuẩn.
4. Hen ác tính
Là trạng thái hen nặng
Cơn hen kéo dài trên 24 giờ.
Biểu hiện lâm sàng là tình trạng suy hô hấp như: Khó thở, tím môi.
Dùng các thuốc điều trị thông thường không có kết quả.
Thể hen này cần phải cấp cứu khẩn trương vì dễ tử vong do thiếu ôxy.
IV. Triệu chứng
1. Lâm sàng
1.1. Giai đoạn tiền triệu
Những dấu hiệu báo trước khi cơn hen xuất hiện: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa
mũi, ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, ho khan, buồn ngủ, tức ngực...
1.2. Giai đoạn cơn hen
Đặc trưng bằng cơn khó thở với những đặc điểm sau:
Thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi thay đổi thời tiết.
Khó thở chậm và khó thở chủ yếu ở thì thở ra.
Trong cơn khó thở thường phát ra những tiếng khò khè cò cử mà chính người
bệnh cũng nghe thấy.
Khó thở nên người bệnh phải ngửa cổ, há miệng ra để thở, tì tay vào thành
giường, thành ghế để thở.
Người bệnh mệt nhọc, vã nhiều mồ hôi, tiếng nói ngắt quãng.
Khám người bệnh trong cơn khó thở thấy:
Lồng ngực nở căng, kém di động, gõ quá trong, nghe rì rào phế nang
giảm, có ran ngáy ran rít.
Nhịp tim nhanh, có thể loạn nhịp, huyết áp tăng.
40
1.3. Giai đoạn kết thúc cơn hen.
Cơn khó thở kéo dài 5 - 10 phút hoặc hàng giờ, có khi cả ngày rồi giảm dần và kết thúc.
Sau khi hết cơn khó thở, người bệnh ho nhiều và khạc đờm dãi, đờm trắng, quánh, dính.
2. Cận lâm sàng
2.1. X-quang phổi
Cơ hoành kém di động.
Hình ảnh xương sườn nằm ngang, các khoang liên sườn giãn rộng.
Hai phế trường sáng hơn bình thường.
2.2. Chức năng hô hấp
Làm sau cơn hen: Thể tích thở ra tối đa giảm.
2.3. Xét nghiệm phân tích khí máu
Lấy máu động mạch trong cơn hen làm xét nghiệm phân tích khí máu thấy:
PaO2 giảm, PaCO2 tăng.
SaO2 giảm, SaCO2 tăng.
pH máu giảm khi có toan hô hấp.
2.4. Xét nghiệm đờm
Trong đờm có tinh thể Charcot Leyden, bạch cầu ái toan, bạch cầu đa nhân
trung tính, đại thực bào vi khuẩn.
V. Biến chứng
Nhiễm khuẩn.
Lao phổi: Thường là lao xơ.
Giãn phế nang.
Tâm phế mạn.
VI. Điều trị
1. Điều trị trong cơn hen
Tăng khả năng thông khí cho người bệnh:
Tư thế nằm đầu cao.
Thông thoáng đường hô hấp: Hút đờm dãi, đặt ống nội khí quản và thở
máy khi có suy hô hấp.
Thở Ôxy.
Dùng thuốc cho giãn phế quản: Uống, tiêm, xịt, khí dung.
Chống viêm: Corticoid.
Chống nhiễm khuẩn: Kháng sinh.
Điều chỉnh nước, điện giải và thăng bằng kiềm toan.
2. Điều trị ngoài cơn hen
41
Tìm dị nguyên đặc hiệu và điều trị bằng phương pháp giải mẫn cảm (nếu là hen dị ứng).
Tìm và điều trị gai kích thích như Polip mũi họng, ở nhiễm khuẩn như viêm
mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm Amidan và VA ở trẻ em.
Phục hồi chức năng:
Hướng dẫn người bệnh tập thở sâu, tập ho: Tập thở bụng (thở cơ
hoành), thở chụm môi, tập ho và khạc đờm.
Nếu người bệnh có ứ đờm dãi phải tiến hành vật lý trị liệu: Vỗ, rung, lắc
kết hợp thở sâu và ho để làm sạch đờm dãi ở đường hô hấp.
Hướng dẫn khuyến khích người bệnh tham gia tập luyện thể dục thể thao.
VII. Chăm sóc
Nhận định
1. Hỏi bệnh -
Tiền sử:
Tiền sử bệnh của bản thân: Có bị chàm, di ứng với thức ăn, dị ứng thuốc, dị ứng
thời tiết.
Tiền sử về những đợt ho và cò cử, tiền sử bị bệnh nhiễm khuẩn gần đây nhất.
Tiền sử gia đình về bệnh dị ứng.
Điều kiện hoàn cảnh sinh sống và làm việc.
Phát hiện các triệu chứng hiện tại: Ho, khó thở, khạc đờm...
Có những triệu chứng về khó thở và ho không? Khó thở có thành cơn không?
Cơn khó thở thường xuyên xuất hiện khi nào? Kéo dài bao lâu? Có thường xuyên không?
Khi khó thở có âm sắc gì bất thường không? Tư thế người bệnh khi khó
thở như thế nào?
Gắng sức có làm khó thở không? Loại gắng sức nào?
Người bệnh có ho không? Ho khan hay ho có đờm? Số lượng, màu sắc,
tính chất của đờm?
Vào thời gian nào trong ngày người bệnh cảm thấy khó thở nhất?
1.2. Thăm khám
Quan sát và theo dõi:
Tình trạng toàn thân: Thể trạng chung của người bệnh, trạng thái tinh
thần (mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn...)
Tình trạng hô hấp: Đếm nhịp thở, nhận xét tính chất thở, quan sát sự co
kéo của các cơ hô hấp và cánh mũi (ở trẻ em), tư thế người bệnh khi thở, đặc
điểm ho và tính chất đờm.
Tình trạng tuần hoàn: Mạch, huyết áp, màu sắc da, niêm mạc.
Các biểu hiện khác: Thân nhiệt, ăn ngủ, đại tiểu tiện....
1.3. Thu thập các giấy tờ liên quan
42
Giấy ra viện lần trước, đơn thuốc, giấy chuyển viện.
Kết quả xét nghiệm: Máu, X-quang tim phổi, điện tim,....
Tham khảo hồ sơ bệnh án: Y lệnh...
Lập kế hoạch chăm sóc- Giảm khó
thở. - Thực hiện y lệnh.
- Theo dõi bệnh và ghi hồ sơ
bệnh án. - Chế độ vệ sinh.
- Chế độ nghỉ ngơi ăn
uống. - Giáo dục sức khỏe.
Thực hiện kế hoạch chăm sóc
3.1. Giảm khó thở
Khó thở của người bệnh hen phế quản là do cơ chế thắt phế quản, phù nề
niêm mạc và tiết dịch nhầy.
Thực hiện y lệnh điều trị: Thuốc giãn phế quản, thuốc co mạch, Corticoid, thở ôxy.
Thực hiện các hành động chăm sóc:
Đặt người bệnh ở tư thế đầu cao để thuận lợi cho sự hô hấp.
Nới rộng quần áo, khuy cài, khăn quàng cổ.
Vỗ rung phổi.
Hút đờm dãi.
Tăng cường lượng dịch vào cơ thể để làm loãng xuất tiết.
Khi người bệnh thở ôxy: Chăm sóc ống thông, mũi, miệng.
2.2. Thực hiện y lệnh
Thuốc:
Thực hiện tốt công tác 3 kiểm tra 5 đối chiếu.
Cho người bệnh thở ôxy qua mặt nạ với nồng độ 70 - 75% hoặc qua ống thông mũi
hầu, nhất là ở người bệnh hen phế quản mạn tính phải rất cảnh giác với sự ngừng thở.
Dùng thuốc giãn phế quản.
Dùng Diaphylin hoặc Aminophylin cần pha với dung dịch Glucose ưu
trương tiêm tĩnh mạch chậm khoảng 3 - 5 phút. Có thể pha vào dung dịch
Glucose đẳng trương truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch.
Dùng Salbutamon ống truyền tĩnh mạch hoặc hít qua bơm (xịt, khí dung).
Dùng Corticoid qua đường khí dung, tiêm tĩnh mạch, truyền nhỏ giọt
tĩnh mạch hoặc uống.
Khi dùng kháng sinh điều trị hen bội nhiễm phải thận trọng khi sử dụng
Penicillin hoặc các dẫn xuất bán tổng hợp vì các thuốc này dễ gay dị ứng.
43
Dùng thuốc làm lỏng và loãng đờm như Acetylcystein cần phải cho
uống sau khi ăn để tránh ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
Thực hiện y lệnh truyền dịch và điện giải theo chỉ định.
Chuẩn bị đầy đủ phương tiện: Thuốc, dụng cụ thở ôxy, dụng cụ hô hấp
hỗ trợ để khi cần thiết có thể cấp cứu người bệnh kịp thời.
* Xét nghiệm
Xét nghiệm máu: Ngoài các xét nghiệm cơ bản như urê máu, đường máu, công
thức máu, cần làm thêm xét nghiệm phân tích khí máu ( PaO2, PaCO2,...) pH máu.
Thăm dò chức năng hô hấp.
Chụp X-quang phổi.
Xét nghiệm đờm.
3.3. Theo dõi bệnh và ghi hồ sơ bệnh án
Tình trạng hô hấp:
Màu sắc da, niêm mạc.
Tần số, biên độ thở.
Sự đáp ứng với thuốc điều trị.
Nồng độ khí trong máy động mạch và độ pH của máu.
Cơn khó thở: Thời gian xuất hiện, diễn biến, khoảng cách các cơn, điều kiện khởi phát.
Tình trạng tuần hoàn: Mạch, huyết áp.
Thân nhiệt, cân nặng, nước tiểu trong 24 giờ.
Lập bảng theo dõi cân bằng dịch hàng ngày, ghi chép chính xác.
Các biểu hiện khác: Ho, khạc đờm, ăn, ngủ, đại tiểu tiện, trạng thái tinh thần.
Kết quả xét nghiệm: Điện giải đồ, Hematocrit.
3.4. Chế độ vệ sinh phòng chống nhiễm khuẩn
Thường xuyên vệ sinh da, vệ sinh thân thể, chăm sóc môi, miệng, mũi.
Tăng cường sự thông thoáng khí cở các buồng bệnh.
Giữ gìn vệ sinh buồng bệnh và vệ sinh người bệnh tốt.
Hạn chế tiếp xúc.
Rửa tay trước và sau khi thăm khám làm thủ thuật trên người bệnh.
Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn khi làm thủ thuật.
Xử lý chất thải, dụng cụ dùng cho người bệnh.
3.5. Chế độ nghỉ ngơi và ăn uống
Để đảm bảo nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi của người bệnh không bị ảnh hưởng cần
đặt người bệnh ở tư thế thoải mái, dễ thở. Người bệnh cần được nằm ở buồng
tiêng, yên tĩnh, hạn chế tiếng động, sự gây ồn.
44
Áp dụng những động tác làm người bệnh dễ ngủ: Xoa bóp, tâm sự, an ủi, ru
ngủ ( nếu là trẻ nhỏ ).
Hạn chế những yếu tố gây căng thẳng cho người bệnh: Động viên an ủi, luôn
có mặt trong cơn hen, giải thích cho người bệnh hiểu biết về bệnh của mình để
người bệnh yên tâm, tin tưởng vào sự phục vụ của nhân viên y tế.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, cho người bệnh uống nhiều nước để làm lỏng và
loãng đờm. Hạn chế các thức ăn tanh, không cho người bệnh dùng các loại thức
ăn mà trước đó người bệnh đã bị dị ứng, các thức ăn cay nóng ( ớt, hạt tiêu ).
3.6. Giáo dục sức khỏe
Hạn chế các yếu tố khởi phát bệnh:
Không dùng đò len dạ, lông thú, hạn chế bụi khói.
Không nuôi những con vật ưu thích: Mèo, chim, chó cảnh.
Không trồng cây có phấn hoa, nấm mốc.
Không hút thuốc lá.
Tránh gắng sức và những yếu tố gây stress.
Không ra khỏi nhà khi độ ẩm ngoài trời quá cao hoặc khi môi trường bên ngoài
quá ô nhiễm.
Hạn chế dùng thuốc men:
Dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Không dùng thuốc quá liều, không lạm dụng thuốc giãn phế quản và thuốc co
mạch.
Không dùng các thuốc gây dị ứng như Penicellin, vitamin B1.
Giải thích cho người bệnh hiểu biết rõ về bệnh của mình (bệnh hen phế quản không
chữa khỏi được nhưng có thể kiềm chế được nó) để người bệnh tự bảo vệ sức khỏe.
Khuyên người bệnh đi khám bệnh ngay nếu thấy có sự bất thường về hô hấp
hoặc các nhiễm khuẩn khác.
Hướng dẫn cách phục hồi chức năng hô hấp: tập thở, tập ho và khạc đờm, gõ,
vỗ, rung, lắc lồng ngực, tập thể dục thể thao.
4. Đánh giá
Người bệnh hen phế quản được đánh giá là chăm sóc tốt nếu:
Chức năng hoạt động hô hấp trong giới hạn bình thường.
Kết quả xét nghiệm: pH máu, điện giải đồ trong giới hạn bình thường.
Không bị nhiễm khuẩn, không bị các biến chứng.
Người bệnh được nghỉ ngơi và ngủ đủ, ăn uống tốt.
Giảm được mức độ lo lắng về bệnh cho người bệnh biểu hiện qua thái độ của người
bệnh yên tâm tin tưởng và bằng lòng về sự chăm sóc điều trị của nhân viên y tế.
45
Người bệnh hiểu biết về bệnh và tự giác thực hiện được những hành động để
hồi phục sức khỏe, khống chế bệnh.
* TỰ LƯỢNG GIÁ:
Mô tả triệu chứng của cơn hen phế quản?
Trình bày định nghĩa và nguyên nhân gây hen phế quản?
Trình bày các loại hen phế quản.
Kể các biến chứng của hen phế quản và giải thích?
Trình bày các biện pháp điều trị hen phế quản?
Trình bày những vấn đề cần nhận định tình trạng bệnh hen phế quản?
Trình bày những biện pháp làm giảm khó thở cho người bệnh hen phế quản?
46
Bài 8: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI
Mục tiêu học tập:: Sau khi học xong, học vien có khả năng:
Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân và những điều kiện thuận lợi gây viêm phổi.
Trình bày được triệu chứng, biến chứng bệnh viêm phổi.
Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm phổi.
Nội dung
I. Định nghĩa
Viêm phổi là quá trình viêm nhiễm kết dính ở nhu mô phổi bao gồm viêm
phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết và tiểu phế quản tận cùng.
Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi
1. Nguyên nhân
- Do phế cầu: Là nguyên nhân chủ yếu chiểm 70 - 80%.
- Do liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn gram âm ưa khí...
2. Điều kiện thuận lợi
- Cơ thể bị nhiễm lạnh: Thời tiết lạnh, lanh đột ngột.
- Cơ thể suy yếu: Lao động quá sức, sau mổ, bệnh nặng phải nằm lâu,...
- Bị suy giảm miễn dịch: AIDS, điều trị bằng tia xạ, hóa học trị liệu, Corticoid...
- Cản trở lưu thông phổi: Sặc thức ăn, dị vật đường thở...
III. Triệu chứng
1. Lâm sàng
1.1. Triệu chứng toàn thân
Hội chứng nhiễm khuẩn.
- Sốt cao rét run, nhiệt độ 39 -
40oC. - Môi khô, lưỡi bẩn.
- Mạch nhanh.
1.2. Triệu chứng cơ năng
- Đau ngực bên phổi bị tổn thương.
- Ho: Lúc đầu ho khan, sau ho có đờm.
- Khạc đờm quánh dính màu gạch non hay màu
gỉ sắt. - Khó thở: Nhịp thở nhanh và nông.
1.3. Triệu chứng thực thể
- Khám phổi: Có hội chứng đông đặc, ngoài ra có ra nổ.
2. Cận lâm sàng -
Xét nghiệm máu:
Công thức máu: Bạch cầu tăng, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.
47
Tốc độ máu lắng tăng cao.
Xquang tim phổi: Đám mờ đồng đều hình tam giác đỉnh quay vào trong, đáy
quay ra ngoài.
IV. Biến chứng
Những biến chứng thường gặp:
1. Suy hô hấp cấp
Khó thở dữ dội, môi và đầu chi tím, nhịp thở nhanh 60 - 70 lần/phút, mạch rất nhanh.
2. Suy tuần hoàn cấp
Khó thở dữ dội, nhịp thở rất nhanh, môi và đầu chi tím, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ.
3. Áp xe phổi
Tình trạng nhiễm trùng nặng, người bệnh ho và khạc ra mủ.
V. Điều trị
1. Điều trị nguyên nhân
Kháng sinh liều cao phổ rộng.
2. Điều trị triệu chứng
Giảm khó thở: Tư thế đầu cao, thông thoáng đường thở, thở ôxy.
Hạ sốt: Thuốc hạ nhiệt, chườm mát.
Giảm ho, long đờm.
Điều trị bằng phục hồi chức
năng Vỗ rung lồng ngực, tập thở.
VI. Chăm sóc
Nhận định
1. Hỏi bệnh
- Khai thác các triệu chứng cơ năng: Rét run, sốt, đau ngực,
khó thở. - Điều kiện phởi phát bệnh.
Tình trạng toàn thân: Mức độ mệt, đau đầu, tình trạng ăn uống, đại tiểu tiện,
những vấn đề gây khó chịu khác...
Tiền sử: Bệnh hô hấp, các bệnh khác đã mắc, các thuốc đã dùng, tiền sử nghiện
hút thuốc, nghiện rượu...
1.2. Thăm khám
Quan sát và thăm khám:
Thể trạng chung.
Trạng thái tinh thần.
Màu sắc da mặt.
Hình thể lồng ngực, quan sát kiểu thở.
48
Kiểm tra số lượng và tính chất đờm.
Đo mạch, nhiệt độ, nhịp thở và huyết áp.
1.3. Thu thập các giấy tờ liên quan
Giấy ra viện, giấy chuyển viện, đơn thuốc cũ,....
Kết quả xét nghiệm máu, kết quả chụp Xquang tim phổi...
Tham khảo hồ sơ bệnh án.
2. Lập kế hoạch chăm sóc
Giải quyết các vấn đề khó khăn của người bệnh ( ho, khó thở, sốt,...)
Làm sạch dịch ứ đọng ở phế quản phổi.
Thực hiện y lệnh.
Theo dõi bệnh và ghi hồ sơ bệnh án.
Chế độ vệ sinh và phòng tránh lây lan.
Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống.
Giáo dục sức khỏe.
3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
3.1. Giải quyết những vấn đề khó khăn của người bệnh
Giảm khó thở:
Tư thế người bệnh: Đầu cao ( fowler).
Thông thoáng đường thở: Nới rộng khuy cài cổ áo, khăn quàng, hút
đờm dãi nếu thấy cần thiết.
Thở ôxy theo y lệnh.
Hạ sốt:
Chườm mát.
Dùng thuốc hạ nhiệt: Paracetamon, Ankitamon...
Giảm ho:
Giữ ấm cổ, ngực.
Súc họng và miệng bằng nước muối loãng và ấm, nước TB, nước ôxy già...
Dùng thuốc giảm ho theo y lệnh.
3.2. Làm sạch dịch ứ dọng ở phế quản phổi
Đảm bảo lượng dịch đưa vào cơ thể đầy đủ.
Làm ẩm không khí thở để làm loãng và long đờm.
Hướng dẫn người bệnh tập thở sâu và tập ho:
Áp dụng phương pháp ho chủ động (có điều khiển).
Khuyến khích người bệnh ho và khạc đờm.
49
Áp dụng dẫn lưu tư thế kết hợp làm vật lý trị liệu vùng ngực (gõ, rung, vỗ, lắc)
để dẫn lưu đờm, dịch xuất tiết ra ngoài.
Hút khí quản nếu người bệnh ho kém, đờm và dịch xuất tiết quá đặc.
3.3. Thực hiện y lệnh
Thuốc và thủ thuật
Nếu người bệnh ho cớ đờm thì không dùng thuốc giảm ho, chỉ dùng
thuốc giảm ho nếu người bệnh ho khan, nhất là những người bệnh có cơn ho dữ
dội gây thiếu ôxy máu.
Không dùng thuốc ngủ, thuốc an thần cho những người bệnh có tiền sử bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính. Phải xem xét ý thức và cảm giác của người bệnh có tiền sử bệnh
trước khi sử dụng thuốc an thần. Trong trường hợp người bệnh vật vã kích thích, rối loạn
ý thức, thao cuồng có thể là dấu hiệu của thiếu ôxy não, do đó không được dùng thuốc an
thần gây ngủ mà cần giải quyết vấn đề không khí và trao đổi khí cho người bệnh.
Khi người bênh trướng bụng:
Thực hiện y lệnh thuốc chống liệt ruột (nếu có chỉ định)
Đặt ống thông dạ dày hoặc ống thông hậu môn.
Cho người bệnh thở ôxy theo chỉ định để chống thiếu ôxy máu, đặc biệt
đối với những người bệnh bị bệnh tim kèm theo hoặc có rối loạn về tim mạch.
Chuẩn bị người bệnh, dụng cụ và phụ giúp bac sĩ làm thủ thuật soi hút
phế quản trong trường hợp người bệnh ho kém, đờm, dịch xuất tiết quá đặc.
Tiến hành các biện pháp hô hấp hỗ trợ cho người bệnh nếu có chỉ định,
thông khí cơ học, bóp bóng, thở máy.
Xét nghiệm:
Thực hiện y lệnh lấy máu làm xét nghiệm phân tích khi máu để có
hướng xử trí tiếp theo.
Cho người bệnh chụp Xquang tim phổi theo y lệnh.
3.4. Theo dõi bệnh và ghi hồ sơ bệnh án
Theo dõi sát tình trạng hô hấp của người bệnh: Đặc điểm tính chất của ho, khạc
đờm, đau ngực, tần số thở, tính chất hô hấp và nghe phổi. Báo cáo lại cho bác sĩ
biết khi có những biểu hiện bất thường.
Theo dõi các dấu hiệu tím tái, khó thở, thiếu ôxy máu và tình trạng ý thức của người
bệnh. Khi thấy có những biểu hiện bất thường cần báo cáo cho bác sĩ để kịp thời xử trí.
Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhịp thở, nhiệt độ, huyết áp.
Nghe phổi và tim để phát hiện những bất thường.
Theo dõi kết quả xét nghiệm máu, chụp Xquang, đờm.
Các theo dõi khác: Trạng thái tinh thần, ăn ngủ, đại tiểu tiện.
3.5. Chế độ vệ sinh, phòng tránh lây lan
50
Thương xuyên vệ sinh và chăm sóc môi, miệng, mũi.
Tăng cường sự thông thoáng khí ở các buồng bệnh.
Giữ gìn vệ sinh buồng bệnh và vệ sinh người bệnh tốt.
Hạn chế tiếp xúc.
Rửa tay trước và sau khi thăm khám, làm thủ thuật trên người bệnh.
Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn khi làm thủ thuật.
Xử lý chất thải, dụng cụ dùng cho người bệnh
3.6. Chế độ nghỉ ngơi và ăn uống
Người bệnh cần được nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường trong giai đoạn sốt.
Động viên, giải thích để người bệnh yên tâm, tránh lo lắng về bệnh tật.
Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ: Lập bảng cân bằng dịch hàng ngày và giám
sát chế độ ăn uống của người bệnh.
Không dùng các chấy kích thích: Rượu, gia vị cay, hút thuốc,...
3.7. Giáo dục sức khỏe
Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, ăn uống.
Giải thích tác hại của thuốc và khuyên người bệnh bỏ hút thuốc.
Hướng dẫn chế độ tập luyện và giải thích để người bệnh tự giác tập luyện: Tập thở
sâu, tập ho để làm sạch phổi, làm giãn nở phổi và phục hồi chức năng hô hấp.
4. Đánh giá
Người bệnh viêm phổi được đánh giá là chăm sóc tốt nếu:
Các triệu chứng của bệnh hết hoặc thuyên giảm: Ho, sốt, khạc đờm, đau ngực, khó thở...
Không xảy ra các tai biến trong quá trình điều trị
Người bệnh ăn ngủ được và yên tâm điều trị.
Các y lệnh điều trị được người bệnh thực hiện đầy đủ và nghiêm túc.
Khống chế được sự lan truyền của bệnh.
Người bệnh hiểu và thực hiện được những lời khuyên về giáo dục sức khỏe.
* TỰ LƯỢNG GIÁ:
Trình bày định nghĩa, nguyên nhân và điều kiện thuận lợi gây bệnh viêm
phổi?
2. Trình bày triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm phổi?
Trình bày các biên chứng thường gặp của bệnh viêm phổi và kể các biện pháp
triều trị bệnh viêm phổi?
Trình bày những vấn đề cần lưu ý khi nhận định tình trạng người bệnh viêm phổi.
Trình bày những vấn đề cần chú ý khi thực hiện y lệnh chăm sóc và điều trị
bệnh viêm phổi.
51
Bài 9: TRIỆU CHỨNG BỆNH TIÊU HÓA
Mục tiêu học tập:: Sau khi học xong, học vien có khả năng:
Kể được các rối loạn cơ năng thường gặp của bộ máy tiêu hóa.
Trình bày được những biểu hiện bệnh lý khi khám lâm sàng ở phần trên ống tiêu hóa.
Trình bày được những biểu hiện bệnh lý khi khám lâm sàng vùng bụng và hậu
môn - trực tràng.
Nội dung:
I. Đại cương
Bộ máy tiêu hóa đi từ miệng đến hậu môn - đó là ống tiêu hóa; ngoài ống
tiêu hóa còn có gan và tụy đổ dịch tiêu hóa vào ống tiêu hóa (xem phần giải
phẫu sinh lý học bộ máy tiêu hóa).
Khám lâm sàng bộ máy tiêu hóa bao gồm: Hỏi người bệnh để phát hiện cá rối
loạn cơ năng của bộ máy tiêu hóa, khám phần trên của ống tiêu hóa ( miệng,
tuyến nước bọt, họng và thực quản), khám bụng ( đại bộ phận của bộ máy tiêu
hóa nằm ở bụng) và khám hậu môn - trực tràng.
II. Các rối loạn cơ năng của bộ máy tiêu hóa
Để phát hiện các rối loạn cơ năng của bộ máy tiêu hóa cần phải hỏi bệnh. Hỏi bệnh
nhằm xác định thời gian bắt đầu của bệnh, diễn biến và tiến triển của bệnh, sự liên quan
của quá trình bệnh lý hiện tại và quá khứ. Hỏi bệnh nhằm khai thác các triệu chứng cơ
năng, đặc điểm của triệu chứng và sự liên quan logic giữa các triệu chứng với nhau.
Đồng thời cũng phải hỏi những triệu chứng toàn thân vì đôi khi những triệu
chứng đó có những giá trị nhất định trong việc xác định bệnh ở bộ máy tiêu hóa.
Các triệu chứng cơ năng thường gặp của bộ máy tiêu hóa bao gồm:
1. Đau
Đau là triệu chứng rất hay gặp và quan trọng, bao giờ cũng là triệu chứng
chỉ điểm của tổn thương thực thể nhất định. Cần phải hỏi kỹ về vị trí đau, cường
độ, thời gian, thời điểm đau và hướng lan của đau...
2. Rối loạn về ruột
Nuốt khó là không đưa thức ăn vào thực quản được hoặc thức ăn đã vào thực
quản nhưng rất khó đi xuống dưới, bị tắc nghẽn lại ở một chỗ nào đó.
Nuốt đau ở phần họng hoặc đau ở chỗ bị tắc nghẽn thức ăn.
3. Nôn và buồn nôn
Nôn là tình trạng chất chứa trong dạ dày bị tống ra ngoài. Buồn nôn là cảm giác
muốn nôn nhưng không nôn ra được.
Nôn thường là do nguyên nhân của bộ máy tiêu hóa, nhưng cũng có thể do
nguyên nhân ngoài bộ máy tiêu hóa.
52
4. Ợ
là tình trạng chất chứa (kể cả hơi) trong dạ dày - thực quản đi ngược lên
miệng do rối loạn chức năng vận động của phần trên ống tiêu hóa.
Ợ hơi là do trong dạ dày - thực quản có nhiều hơi ( do ăn uống hoặc do rối loạn
chức năng dạ dày - thực quản, hoặc do nuốt nhiều hơi vào dạ dày - thực quản)
và hơi bị tống ra ngoài. Có thể ợ nước, ợ nước chua (có dịch dạ dày), ợ nước
đắng (có mật) và ợ thức ăn (dạ dày - thực quản).
5. Rối loạn về sự thèm ăn
Không có cảm giác thèm ăn, trông thấy thức ăn là sợ hãi, nhịn mấy ngày cũng
được và không thấy đói.
Đầy bụng khó tiêu: Ăn vào thấy tức bụng, không muốn ăn hoặc kém ăn.
Ăn không ngon miệng và hậu quả dẫn đến ăn ít.
Đắng miệng làm mất cảm giác ngon miệng.
6. Rối loạn về phân
Phân hiều quá hoặc quá ít, có thể đi ỉa từ 3 - 4 lần một ngày hoặc vài chục lần một ngày.
Phân táo (khô, rắn), ỉa chảy (lỏng, nát), phân sống và phân có mũi, máu, bọt...
Rối loạn về phân: Biểu hiện những rối loạn về vận động, về tiêu hóa hoặc hấp
thu của bộ máy tiêu hóa.
7. Rối loạn về đại tiện
Đại tiện khó khăn, hậu môn đau khi đại tiện và mót rặn.
8. Hiện tượng sinh hơi trong ống tiêu hóa
Sôi bụng do có nhiều nước và hơi trong ống tiêu hóa, trung tiện nhiều hoặc
không trung tiện được.
9. Hiện tượng chảy máu tiêu hóa
Nôn ra máu đỏ nâu hoặc đỏ tươi; ỉa ra máu tươi, máu đen, lờ mờ máu cá.
Biểu hiện bệnh lý khi khám lâm sàng phần trên của ống tiêu
hóa 1. Khám môi
Trong trường hợp bệnh lý thì môi thay đổi màu sắc, môi tím thường gặp trong
suy tim và suy hô hấp, môi đỏ sẫm trong bệnh gan và môi nhạt trong thiếu máu.
Môi to ra trong bệnh to đầu chi, dị dạng khi sứt môi, môi lệch và nhân trung
lệch khi liệt mặt, nứt mép hoặc chốc mép khi bị nhiễm khuẩn hoặc virus.
2. Khám hố miệng
Biểu hiện bệnh lý ở hố miệng gồm có:
Mảng đen trong bệnh Addison, u hắc tố.
Chấm xuất huyết trong bệnh máu.
Loét do thiếu vitamin nhóm B, nhiễm khuẩn và biến chứng của bệnh sởi.
53
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA

More Related Content

What's hot

Y HỌC HIỆN ĐẠI - HỘI CHỨNG BỤNG CẤP
Y HỌC HIỆN ĐẠI - HỘI CHỨNG BỤNG CẤP Y HỌC HIỆN ĐẠI - HỘI CHỨNG BỤNG CẤP
Y HỌC HIỆN ĐẠI - HỘI CHỨNG BỤNG CẤP Great Doctor
 
Nhiễm khuẩn ngoại khoa
Nhiễm khuẩn ngoại khoaNhiễm khuẩn ngoại khoa
Nhiễm khuẩn ngoại khoaPledger Harry
 
KHAI THAC TRIEU CHUNG DAU
KHAI THAC TRIEU CHUNG DAUKHAI THAC TRIEU CHUNG DAU
KHAI THAC TRIEU CHUNG DAUGreat Doctor
 
Kỹ thuật điều dưỡng
Kỹ thuật điều dưỡngKỹ thuật điều dưỡng
Kỹ thuật điều dưỡngTS DUOC
 
SỎI NIỆU
SỎI NIỆUSỎI NIỆU
SỎI NIỆUSoM
 
HEN PHẾ QUẢN
HEN PHẾ QUẢNHEN PHẾ QUẢN
HEN PHẾ QUẢNSoM
 
đáNh giá và xử lý ban đầu bệnh nhân cấp cứu
đáNh giá và xử lý ban đầu bệnh nhân cấp cứuđáNh giá và xử lý ban đầu bệnh nhân cấp cứu
đáNh giá và xử lý ban đầu bệnh nhân cấp cứujackjohn45
 
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)SoM
 
Chấn thương ngực
Chấn thương ngựcChấn thương ngực
Chấn thương ngựcHùng Lê
 
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án) 1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án) nataliej4
 
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔITĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔISoM
 
Điều trị viêm họng do liên cầu A ở trẻ em
Điều trị viêm họng do liên cầu A ở trẻ emĐiều trị viêm họng do liên cầu A ở trẻ em
Điều trị viêm họng do liên cầu A ở trẻ emBs. Nhữ Thu Hà
 
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoagiáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoaanhtai11
 
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EMTIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EMSoM
 
đặc điểm thai nhi và phần phụ đủ tháng
đặc điểm thai nhi và phần phụ đủ thángđặc điểm thai nhi và phần phụ đủ tháng
đặc điểm thai nhi và phần phụ đủ thángVân Nguyễn
 
BỆNH ÁN UỐN VÁN
BỆNH ÁN UỐN VÁNBỆNH ÁN UỐN VÁN
BỆNH ÁN UỐN VÁNSoM
 

What's hot (20)

Y HỌC HIỆN ĐẠI - HỘI CHỨNG BỤNG CẤP
Y HỌC HIỆN ĐẠI - HỘI CHỨNG BỤNG CẤP Y HỌC HIỆN ĐẠI - HỘI CHỨNG BỤNG CẤP
Y HỌC HIỆN ĐẠI - HỘI CHỨNG BỤNG CẤP
 
Nhiễm khuẩn ngoại khoa
Nhiễm khuẩn ngoại khoaNhiễm khuẩn ngoại khoa
Nhiễm khuẩn ngoại khoa
 
KHAI THAC TRIEU CHUNG DAU
KHAI THAC TRIEU CHUNG DAUKHAI THAC TRIEU CHUNG DAU
KHAI THAC TRIEU CHUNG DAU
 
Kỹ thuật điều dưỡng
Kỹ thuật điều dưỡngKỹ thuật điều dưỡng
Kỹ thuật điều dưỡng
 
SỎI NIỆU
SỎI NIỆUSỎI NIỆU
SỎI NIỆU
 
HEN PHẾ QUẢN
HEN PHẾ QUẢNHEN PHẾ QUẢN
HEN PHẾ QUẢN
 
Suy tim
Suy timSuy tim
Suy tim
 
đáNh giá và xử lý ban đầu bệnh nhân cấp cứu
đáNh giá và xử lý ban đầu bệnh nhân cấp cứuđáNh giá và xử lý ban đầu bệnh nhân cấp cứu
đáNh giá và xử lý ban đầu bệnh nhân cấp cứu
 
Bg 8 ung thu
Bg 8 ung thuBg 8 ung thu
Bg 8 ung thu
 
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
 
Chấn thương ngực
Chấn thương ngựcChấn thương ngực
Chấn thương ngực
 
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án) 1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
 
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔITĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
 
Điều trị viêm họng do liên cầu A ở trẻ em
Điều trị viêm họng do liên cầu A ở trẻ emĐiều trị viêm họng do liên cầu A ở trẻ em
Điều trị viêm họng do liên cầu A ở trẻ em
 
Thoát vị bẹn
Thoát vị bẹnThoát vị bẹn
Thoát vị bẹn
 
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoagiáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
 
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EMTIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
 
đặc điểm thai nhi và phần phụ đủ tháng
đặc điểm thai nhi và phần phụ đủ thángđặc điểm thai nhi và phần phụ đủ tháng
đặc điểm thai nhi và phần phụ đủ tháng
 
BỆNH ÁN UỐN VÁN
BỆNH ÁN UỐN VÁNBỆNH ÁN UỐN VÁN
BỆNH ÁN UỐN VÁN
 
De i ddnoi.thi hk1dddk2
De i ddnoi.thi hk1dddk2De i ddnoi.thi hk1dddk2
De i ddnoi.thi hk1dddk2
 

Similar to GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA

BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊBỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊSoM
 
đạI cương bệnh lý về tim mạch
đạI cương bệnh lý về tim mạchđạI cương bệnh lý về tim mạch
đạI cương bệnh lý về tim mạchjackjohn45
 
Trieu chung co nang tm
Trieu chung co nang tmTrieu chung co nang tm
Trieu chung co nang tmHiếu Trần
 
Thăm khám hệ tim - mạch.pptx
Thăm khám hệ tim - mạch.pptxThăm khám hệ tim - mạch.pptx
Thăm khám hệ tim - mạch.pptxLinhV145772
 
Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim
Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ timChăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim
Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ timThuy Linh
 
Bài Giảng Tiếp Cận BN Đau Ngực Cấp.pptx
Bài Giảng Tiếp Cận BN Đau Ngực Cấp.pptxBài Giảng Tiếp Cận BN Đau Ngực Cấp.pptx
Bài Giảng Tiếp Cận BN Đau Ngực Cấp.pptxGiangLHunhThanh
 
dược
dược dược
dược TuBach5
 
CÁC BỆNH TIM MẠCH & THUỐC
CÁC BỆNH TIM MẠCH & THUỐCCÁC BỆNH TIM MẠCH & THUỐC
CÁC BỆNH TIM MẠCH & THUỐCDr Hoc
 
6._phù_phổi_cấp___chăm_sóc_điều_dưỡng.pdf
6._phù_phổi_cấp___chăm_sóc_điều_dưỡng.pdf6._phù_phổi_cấp___chăm_sóc_điều_dưỡng.pdf
6._phù_phổi_cấp___chăm_sóc_điều_dưỡng.pdfNguynTnKhoaKhoa
 
Bg YHCT_phuc_hoi_di_chung_liet_nua_nguoi.pdf
Bg YHCT_phuc_hoi_di_chung_liet_nua_nguoi.pdfBg YHCT_phuc_hoi_di_chung_liet_nua_nguoi.pdf
Bg YHCT_phuc_hoi_di_chung_liet_nua_nguoi.pdfVân Quách
 
CÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐC
CÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐCCÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐC
CÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐCDr Hoc
 
TIẾP CẬN SUY TIM TRẺ EM
TIẾP CẬN SUY TIM TRẺ EMTIẾP CẬN SUY TIM TRẺ EM
TIẾP CẬN SUY TIM TRẺ EMSoM
 
Khám lâm sàng hô hấp.pptx
Khám lâm sàng hô hấp.pptxKhám lâm sàng hô hấp.pptx
Khám lâm sàng hô hấp.pptxhoangminhTran8
 
Mind maps for medical students vietnamese final
Mind maps for medical students vietnamese finalMind maps for medical students vietnamese final
Mind maps for medical students vietnamese finalKhai Le Phuoc
 
tiep can kho tho man tinh
tiep can kho tho man tinhtiep can kho tho man tinh
tiep can kho tho man tinhThanh Liem Vo
 
Bệnh màng trong
Bệnh màng trongBệnh màng trong
Bệnh màng trongMartin Dr
 
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptxgamhong8
 

Similar to GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA (20)

BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊBỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
 
đạI cương bệnh lý về tim mạch
đạI cương bệnh lý về tim mạchđạI cương bệnh lý về tim mạch
đạI cương bệnh lý về tim mạch
 
Trieu chung co nang tm
Trieu chung co nang tmTrieu chung co nang tm
Trieu chung co nang tm
 
Thăm khám hệ tim - mạch.pptx
Thăm khám hệ tim - mạch.pptxThăm khám hệ tim - mạch.pptx
Thăm khám hệ tim - mạch.pptx
 
Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim
Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ timChăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim
Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim
 
Bài Giảng Tiếp Cận BN Đau Ngực Cấp.pptx
Bài Giảng Tiếp Cận BN Đau Ngực Cấp.pptxBài Giảng Tiếp Cận BN Đau Ngực Cấp.pptx
Bài Giảng Tiếp Cận BN Đau Ngực Cấp.pptx
 
KháM Tim
KháM TimKháM Tim
KháM Tim
 
dược
dược dược
dược
 
CÁC BỆNH TIM MẠCH & THUỐC
CÁC BỆNH TIM MẠCH & THUỐCCÁC BỆNH TIM MẠCH & THUỐC
CÁC BỆNH TIM MẠCH & THUỐC
 
6._phù_phổi_cấp___chăm_sóc_điều_dưỡng.pdf
6._phù_phổi_cấp___chăm_sóc_điều_dưỡng.pdf6._phù_phổi_cấp___chăm_sóc_điều_dưỡng.pdf
6._phù_phổi_cấp___chăm_sóc_điều_dưỡng.pdf
 
Bg YHCT_phuc_hoi_di_chung_liet_nua_nguoi.pdf
Bg YHCT_phuc_hoi_di_chung_liet_nua_nguoi.pdfBg YHCT_phuc_hoi_di_chung_liet_nua_nguoi.pdf
Bg YHCT_phuc_hoi_di_chung_liet_nua_nguoi.pdf
 
CÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐC
CÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐCCÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐC
CÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐC
 
Hội chứng khó thở
Hội chứng khó thởHội chứng khó thở
Hội chứng khó thở
 
TIẾP CẬN SUY TIM TRẺ EM
TIẾP CẬN SUY TIM TRẺ EMTIẾP CẬN SUY TIM TRẺ EM
TIẾP CẬN SUY TIM TRẺ EM
 
Khám lâm sàng hô hấp.pptx
Khám lâm sàng hô hấp.pptxKhám lâm sàng hô hấp.pptx
Khám lâm sàng hô hấp.pptx
 
Tc jones
Tc jonesTc jones
Tc jones
 
Mind maps for medical students vietnamese final
Mind maps for medical students vietnamese finalMind maps for medical students vietnamese final
Mind maps for medical students vietnamese final
 
tiep can kho tho man tinh
tiep can kho tho man tinhtiep can kho tho man tinh
tiep can kho tho man tinh
 
Bệnh màng trong
Bệnh màng trongBệnh màng trong
Bệnh màng trong
 
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx
2._benh_ly___thuoc_ho_hap.pptx
 

More from OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 

More from OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA

  • 1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI Trường Cao Đẳng Lào Cai CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA Đối tượng: Điều dưỡng trung học Năm học 2019 1
  • 2. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình chăm sóc người bệnh nội khoa dùng cho học sinh điều dưỡng trung được biên soạn theo hướng đổi mới để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có thể áp dụng phương pháp dạy - học tích cực. Mỗi bài gồm có: Mục tiêu học tập, nội dung và phần tự lượng giá. Giáo trình bao phủ toàn bộ chương trình học phần chăm sóc người bệnh nội khoa . Nội dung của từng bài được viết đảm bảo lượng kiến thức cơ bản cũng như cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn. Do điều kiện về thời gian có hạn cũng như một số yếu tố khách quan, chủ quan nên giáo trình này không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế nhất định. Trong quá trình sử dụng rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, giáo viên và học sinh để giáo trình ngày một hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu dạy - học. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhận xét, đánh giá và góp ý của Hội đồng thẩm định giáo trình đã đồng ý đưa tập giáo trình vào sử dụng chính thức trong Trường. Tác giả 2
  • 3. MỤC LỤC Trang Bài 1: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn 5 Bài 2: Chăm sóc bệnh nhân suy tim 10 Bài 3: Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp 15 Bài 4: Chăm sóc bệnh nhân tăng cơn đau thắt ngực 21 Bài 5: Triệu chứng học bộ máy hô hấp 26 Bài 6: Chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản 31 Bài 7: Chăm sóc bệnh nhân hen phế quản 39 Bài 8: Chăm sóc bệnh nhân viêm phổi 47 Bài 9: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá 52 Bài 10: Chăm sóc bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng 57 Bài 11: Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hoá 62 Bài 12: Chăm sóc bệnh nhân ung thư gan 66 Bài 13: Chăm sóc bệnh nhân áp xe gan 71 Bài 14: Chăm sóc bệnh nhân xơ gan 76 Bài 15: Triệu chứng học hệ tiết niệu 81 Bài 16: Chăm sóc bệnh nhân viêm thận bể thận 87 Bài 17: Chăm sóc bệnh nhân viêm cầu thận mạn 93 Bài 18: Chăm sóc bệnh nhân suy thận cấp 98 Bài 19: Chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp 104 Bài 20: Chăm sóc bệnh nhân gút 108 Bài 21: Triệu chứng học các bệnh về máu 113 Bài 22: Chăm sóc bệnh nhân thiếu máu 117 Bài 23 Chăm sóc bệnh nhân bệnh bạch cầu 121 Bài 24: Chăm sóc bệnh nhân bướu cổ 128 Bài 25: Chăm sóc bệnh nhân Basedow 134 Bài 26: Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường 139 Bài 27: Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc 146 Bài 28: Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não 150 Bài 29: Xử trí và chăm sóc bệnh nhân dị ứng Penicillin. 156 Bài 30: Xử trí và chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim 161 3
  • 4. MÔN HỌC : ĐIỀU DƯỠNG NỘI KHOA *Thời điểm thực hiện môn học: Học kỳ I năm thứ nhất Mục tiêu môn học: Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển, biến chứng các bệnh nội khoa thường gặp. 2. Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh nội khoa. 3. Thực hiện chăm sóc được người bệnh nội khoa. Nội dung môn học *Hướng dẫn thực hiện môn học Giảng dạy Lý thuyết: Thuyết trình ngắn, thực hiện phương pháp dạy học tích cực Đánh giá 1 điểm kiểm tra hệ số 1 2 điểm kiểm tra định kỳ Thi kết thúc môn học: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi truyền thống cải tiến, và câu hỏi trắc nghiệm. *Tài liệu tham khảo: Giáo trình điều dưỡng nội khoa sở giáo dục và đào tạo Hà Nội năm 2005. Giáo trình điều dưỡng nội khoa bộ Ytế vụ khoa học và đào tạo năm 2006. Giáo trình điều dưỡng nội khoa trường Đại học y Hải Phòng năm. Giáo trình điều dưỡng nội khoa trường Đại học điều dưỡng Nam Định năm 2005 4
  • 5. Bài 1:TRIỆU CHỨNG HỌC BỘ MÁY TUẦN HOÀN Mục tiêu học tập: Sau khi học xong, học viên có khả năng Trình bày được triệu chứng cơ năng bộ máy tuần hoàn. Thăm khám được 1 số triệu chứng thực thể bộ máy tuần hoàn. Xác định được vị trí các ổ van tim trên thành ngực. Nội dung: I. Triệu chứng cơ năng: Đó là triệu chứng do chính bản thân cảm nhận được, tự biết và tự kể lại. 1. Khó thở. Đây là triệu chứng cơ năng quan trọng trong các bệnh tim mạch. Khó thở là dấu hiệu thường gặp, bao giờ cũng có và sớm, là triệu chứng chủ yếu trong các giai đoạn của suy tim. Khó thở có nhiều mức độ và hình thái khác nhau. Có 3 hình thái khó thở: 1.1. Khó thở khi gắng sức. Người bệnh không cảm thấy khó chịu, chỉ khi gắng sức mới thấy khó thở. 1.2. Khó thở thường xuyên. Người bệnh luôn luôn cảm thấy khó thở, khi nằm càng thấy khó thở hơn, người bệnh phải ngồi dậy để dễ thở hơn. Ở tư thế nghỉ ngơi, người bệnh cũng khó thở, khi vận động khó thở càng tăng hơn. 1.3. Khó thở xuất hiện từng cơn. Cơn hen tim: Người bệnh như nghẹt thở, thở nhanh và nông, tim đập nhanh, khám người bệnh không có dấu hiệu hen phế quản mà có dấu hiệu suy tim trái. Phù phổi cấp: Khó thở dữ dội, đột ngột, đau tức ngực, người bệnh phải ngồi dậy để thở và khạc ra nhiều bọt màu hồng. Khám thấy người bệnh có dấu hiệu suy tim trái 2. Đánh trống ngực. Trống ngực là cảm giác tim đập mạnh. Người bệnh cảm thấy tim đập rộn ràng, lúc đều lúc không do thay đổi nhịp tim nhanh, chậm, ngoại tâm tim... làm cho người bệnh nghẹt thở, sợ hãi và lo lắng. Cảm giác đánh trống ngực hết khi nhịp tim trở lại bình thường. Đánh trống ngực gặp trong các bệnh tim ( hẹp hở van tim, bệnh cơ tim, tăng huyết áp, cường giác... ) 3. Đau vùng trước tim 5
  • 6. Có khi đau âm ỉ, có khi đau nhói ở tim, có khi sờ vào cũng thấy đau. Đau có thể khư trú ở vùng ngực trái, có khi lan lên vai, xuống cánh tay, cẳng tay và các ngón tay. Đau vùng trước tim trong cơn đau thắt ngực do co thắt động mạch vành, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim... 4. Ho và khạc ra máu Do ứ máu ở phổi nên khi người bệnh gắng sức phổi bị sung huyết làm ho ra máu. Đặc điểm là lượng máu ho ra ít một và khi người bệnh nghỉ ngơi thì bớt đi. Ho ra máu gặp trong hẹp van 2 lá, phù phổi cấp. 5. Phù Phù tim là dấu hiệu xuất hiện chậm biểu hiện khả năng bù của tim đã giảm và đã có ứ máu ngoại biên. Phù tim thường bắt đầu ở vùng thấp ( hai mắt cá chân và mu bàn chân ). Lúc đầu phù tim vào buổi chiều rõ hơn, nằm nghỉ ngơi thì giảm hoặc hết phù nhưng dấu hiệu suy tim vẫn còn ( gan to, tình mạch cổ nổi ) Trong suy tim nặng thì còn phù toàn thân hoặc kèm ứ đọng dịch trong các khoang màng bụng, màng phổi. 6. Dấu hiệu xanh tím Phản ánh tình trạng thiếu oxy. Màu sắc da và vùng niêm mạc người bệnh có thể xanh tím, lúc đầu ở môi, móng tay, móng chân sau khi làm việc nặng, về sau dấu hiệu xanh tím có thể xuất hiện ở toàn thân. Một số bệnh tim bẩm sinh cũng gây dấu hiệu bệnh xanh tím như bệnh Fallot 4... 7. Ngất Là tình trạng mất chi giác và cảm giác trong thời gian ngắn, đồng thời giảm rõ rệt hoạt động tuần hoàn và hô hấp trong thời gian đó. Ngất thường xảy ra đột ngột, trước đó người bệnh cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, toát mồ hôi rồi ngã xuống, không còn biết gì nữa. Khám thấy người bệnh mẳt nhợt nhạt, chân tay bất động, thở yếu hoặc ngừng thở, tiếng tim nhẹ hoặc ngừng đập, mạch không sờ thấy. Nếu không cứu chữa kịp thời có thể tử vong. Các triệu chứng khác 1. Mệt Mệt không phải triệu chứng đặc hiệu của tim mạch xong có ý nghĩa khi triệu chứng xảy ra trên người bệnh tim mạch. Do giảm cung lượng tim làm giảm sút trương lực cơ gây mệt. 6
  • 7. 8.2. Đái ít Do ứ trệ tuần hoàn, xảy ra ở người bệnh bị suy tim. 8.3. Tê ngón Do rối loạn chức năng trong bệnh của động mạch làm co thắt mạch máu ở các ngón. Nếu người bệnh đi xa sẽ thấy cảm giác chuột rút ở bắp chân, đau bắp chân, phải xoa bóp cho đỡ đau. Triệu chứng thực thể 1. Nhìn - Thể trạng chung: Gầy, béo, cân nặng... - Màu sắc da, Niêm mạc hồng hay tím tái. - Phù hay không phù, vị trí mức độ tính chất phù. - Tĩnh mạch cổ nổi ( cảnh ): Có nổi to hay không? - Động mạch cảnh: Đập mạnh hay yếu ? - Các chi và các móng tay: Ngón tay dùi trống, tím tái. - Mỏm tim: Nằm ở vị trí nào trên thành ngực? - Lồng ngực: Cân đối hay biến dạng ? 2. Sờ: Tìm rung miu Rung miu là biểu hiện ra ngoài của các tiếng thổi hoặc các tiếng rung của tim lan truyền ra ngoài thành ngực. Rung miu tâm thu: Gặp trong hở van 2 lá. Rung miu tâm trương: Gặp trong hẹp van 2 lá. Rung miu liên tục: Gặp trong còn ống động mạch. 3. Gõ: Xác định vùng đục của tim. Vùng đục tuyệt đối: Là vùng mà tim trực tiếp áp váo thành ngực. Vùng đục tương đối: Là vùng mà tim áp vào thành ngực và vùng tim bị màng phổi che lấp một phần thành ngực. 4. Nghe 4.1. Nghe tim ở cả ba tư thế Người bệnh nằm ngửa, nằm nghiêng trái, ngồi hoặc đứng. 4.2. Nghe ở các ổ van tim - Có 4 ổ van tim chính: 7
  • 8. + Ổ van 2 lá: Vị trí ở mỏm tim, ở kẽ liên sườn 4-5 trên đường giữa xương đòn trái. Ổ van 3 lá : Vị trí ở kẽ sườn 6 cạnh xương ức trái. Ổ van động mạch chủ: Vị trí ở kẽ sườn thứ hai bên phải cách bờ xương ức 1,5cm + Ổ van động mạch phổi: Vị trí ở kẽ sườn thứ hai bên trái cách bờ xương ức 1,5cm Ngoài ra còn ổ Erb- Botkin: Vị trí ở kẽ liên sườn thứ ba bên trái cách bờ xương ức 3cm. 4.3. Tiếng tim bình thường Mỗi chu chuyển tim có 2 tiếng: T1 và T2. Tiếng thứ nhất gọi là T1 ( pùm ): Trầm, dài, nghe đồng thời với lúc mạch nảy sau đó là khoảng im lặng ngắn. Tiếng thứ hai gọi là T2 ( tắc ): Thanh, ngắn, nghe đồng thời với lúc mạch chìm sau đó là khoảng im lặng dài. T1 nghe rõ ở mỏm tim, T2 nghe rõ ở đáy tim. Khi nghe tim cần chú ý đến cường độ và nhịp điệu của tim. Trong sinh lý bình thường: Tiếng tim nghe rõ, cường độ tim đập mạnh khi gắng sức, khi hồi hộp xúc động nhịp tim vẫn đều đặn. Khi nghỉ ngơi, tiếng tim trở lại bình thường. 4.4. Các dấu hiệu bệnh lý Tiếng T1 và T2 thay đổi về cường độ và nhịp điệu: Yếu, mạnh, nhanh, chậm, không đều... Xuất hiện các tiếng bất thường: Tiếng thổi tâm thu. Tiếng rung tâm trương. Tiếng thổi tâm trương. Tiếng thổi liên tục. Tiếng ngựa phi. Tiếng cọ màng ngoài tim. TỰ LƯỢNG GIÁ Kể các triệu chứng cơ năng chủ yếu của hệ tuần hoàn và phân tích triệu chứng khó thở. 8
  • 9. Kể các triệu chứng cơ năng chủ yếu của hệ tuần hoàn và giải thích tại sao người bệnh có thể ho và khạc ra máu. Kể các triệu chứng cơ năng chủ yếu của hệ tuần hoàn và giải thích nguyên nhân phù và nêu đặc điểm của triệu chứng phù trong bệnh tim mạch. 9
  • 10. Bài 2: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM Mục tiêu học tập: Sau khi học xong, học viên có khă năng: Trình bày được định nghĩa và một số nguyên nhân gây suy tim. . Trình bày được triệu chứng, biến chứng của suy tim. Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim. Nội dung I. Định nghĩa và nguyên nhân Định nghĩa Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm máu đến các cơ quan để đáp ứng nhu cầu ôxy và dinh dưỡng của tổ chức. 2. Nguyên nhân 2.1. Bệnh của hệ tuần hoàn Bệnh của tim: Cơ tim, van tim, màng ngoài tim, tim bẩm sinh. Bệnh của mạch máu: Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, dị dạng mạch máu. 2.2. Bệnh phổi mạn tính và các biến dạng của lồng ngực Viêm phế quản mạn tính, hen phế quả, lao xơ phổi, bụi phổi, gù vẹo cột sống. 2.3. Các bệnh toàn thân Basedow, thiếu máu, thiếu vitamin B1... Triệu chứng 1. Suy tim trái Do ứ trệ tuần hoàn ở phổi gây ra các triệu chứng: - Ho. Khó thở: Thường khó thở từng cơn xảy ra sau khi gắng sức, gọi là cơn hen tim. Trường hợp nặng gây cơn phù phổi cấp. Khạc đờm máu hồng ( Đờm có máu ). Mạch nhanh, nhịp tim nhanh. 2. Suy tim phải Do ứ trệ tuần hoàn ở ngoại biên gây ra các triệu chứng: Khó thở: Từ từ ngày càng nặng dần. Tím tái. 10
  • 11. Gan to. Tĩnh mạch cổ nổi. Phù, tràn dịch đa màng ( màng bụng, màng phổi...). Mạch nhanh, nhịp tim nhanh. 3. Suy tim toàn bộ Các triệu chứng phối hợp của suy tim phải và suy tim trái. Người bệnh luôn trong tình trạng khó thở, tím tái, phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, mạch nhanh, rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp... rất dễ tử vong đột ngột do ngừng tim. 4. Biến chứng Phù phổi cấp: Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong. Rối loạn nhịp tim: Ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, rung nhĩ, rung thất. Bội nhiễm phổi: Do ứ máu ở phổi nhiều nên người bệnh hay bị viêm phế quản, viêm phổi. Tắc mạch: Do dòng chảy của máu giảm đi rất nhiều nên dễ gây nên cục máu đông gây tắc mạch máu não, tắc mạch phổi, tắc mạch thận, tắc mạch mạc treo... III. Điều trị 1. Nguyên tắc chung Nghỉ ngơi: Nhằm giảm công việc cho tim. Tăng cường sự co bóp cho tim: Bằng các thuốc tim mạch. Hạn chế ứ trệ tuần hoàn: Bằng các thuốc lợi tiểu, hạn chế uống nước và ăn ít muối. Tìm và điều trị nguyên nhân: Thiếu máu, basedow, thiếu vitamin B1, hẹp hở van tim, tăng huyết áp... 2. Điều trị cụ thể 2.1. Chế độ nghỉ ngơi Không để bệnh nhân gắng sức như leo cao, mang nặng, rặn đẻ, táo bón, stress... Khi bệnh nặng: Để người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi. 2.2. Chế độ ăn uống Hạn chế uống nước và ăn ít muối. 2.3. Thuốc - Tăng bóp cơ tim: Digitalis (Digoxin) 11
  • 12. - Thuốc lợi tiểu: Lasix, Hypothiazid, râu ngô, bông mã đề... *Chú ý: Khi dùng thuốc lợi tiểu phải cho người bệnh uống kali vì mất kali gây biến chứng nguy hiểm. IV. Chăm sóc Nhận định 1. Hỏi bệnh Phát hiện các triệu chứng cơ năng: Khó thở, ho, khạc ra đờm máu, trạng thái tinh thần, ăn uống, đại tiểu tiện... Tiền sử bệnh: Thời gian mắc bệnh, tiền sử dùng thuốc và những đáp ứng của cơ thể khi dùng thuốc. 1.2. Thăm khám Quan sát: Màu sắc, sắc mặt, móng tay, móng chân. Kiểu thở, nhịp thở. Xem người bệnh có phù không: Nhìn mi mắt, mắt cá chân. Khám: Đếm mạch, nghe nhịp tim, tiếng tim. Đo huyết áp, nhiệt độ 1.3. Thu thập các giấy tờ liên quan, tham khảo hồ sơ bệnh án Sổ y bạ hoặc đơn thuốc cũ, giấy ra viện lần trước, giấy chuyển viện, kết quả điện tim, kết quả X- quang, y lệnh điều trị... 2. Lập kế hoạch chăm sóc Chế độ nghỉ ngơi. Chế độ ăn uống. Thực hiện y lệnh. Theo dõi bệnh và ghi hồ sơ bệnh án. Vận động trị liệu. Giáo dục sức khỏe. Thực hiện kế hoạch chăm sóc 1. Chế độ nghỉ ngơi Suy tim nặng: Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi nhưng không được để thõng hai chân. 12
  • 13. Cần giảm hoặc bỏ hẳn các hoạt động gắng sức, nhất là trong giai đoạn bệnh nặng lên: Leo cao, mang nặng, rặn đẻ, táo bón, thể dục thể thao nặng. 3.2. Chế độ ăn uống Giảm muối: Suy tim nặng, phù nhiều cần ăn nhạt hoàn toàn, chỉ được dùng 0,5g muối/ngày. Các trường hợp khác ăn tương đối, dùng rất hạn chế muối 1-2g /ngày. Chế độ calo vừa phải: 1500-200calo/ngày. Giảm và bỏ các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê... nhất là suy tim nặng. Ăn nhiều hoa quả để tăng vitamin và kali như chuối tiêu, cam, hồng xiêm, nho, chanh... Uống nước hạn chế: Tổng lượng nước đưa vào cơ thể do uống (hoặc truyền) bằng tổng lượng nước tiểu cộng với 300ml-500ml. Tránh táo bón: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả. 3.3. Thực hiện y lệnh Thực hiện y lệnh thuốc: Dùng thuốc đúng chỉ định: Thực hiện tốt 3 kiểm tra 5 đối chiếu. Trước khi dùng các thuốc trợ tim Isolanit, Digoxin, Cedigalan... phải đếm mạch, nếu thấy mạch chậm < 60 lần/phút thì phải ngừng thuốc và báo cáo bác sĩ. Theo dõi tác dụng của thuốc sau khi dùng: Theo dõi nhịp tim trên monitor, nghe tim, đếm mạch, đo huyết áp, đo lượng nước tiểu trong 24 giờ. Khi dùng thuốc điều trị suy tim thường kèm kaliclorua, cần lưu ý cho người bệnh uống thuốc này sau khi ăn no. Thực hiện y lệnh xét nghiệm: Máu, nước tiểu, điện tim, X-quang, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm hoặc ngoại vi. 3.4. Theo dõi bệnh và ghi hồ sơ bệnh án Tình trạng hô hấp: Màu da, sắc mặt, nhịp thở, tần số, kiểu thở, tư thế nằm của người bệnh. Mạch, nhịp tim: Theo dõi trên monitor hoặc điện tim, đếm mạch, nghe tim. Huyết áp: Ngày nhiều lần hoặc 2 lần/ngày. Lượng nước tiểu 24 giờ. Theo dõi: Nhiệt độ, phù, cân nặng, ăn uống, đại tiện, trạng thái tinh thần. 3.5. Vân động trị liệu 13
  • 14. Để người bệnh ở tư thế thuận lợi cho máu ngoại vi về tim dễ dàng: Nửa nằm nửa ngồi, không để thõng 2 chân. Nếu người bệnh nằm thì kê cao hai chân hơn bình thường. Khuyến khích người bệnh xoa bóp và làm một số động tác ở các chi, nhất là hai chân, để làm cho máu ngoại vi về tim dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ gây tắc nghẽn mạch. Vận động nhẹ nhàng, không gay mệt nhọc. 3.6. Giáo dục sức khỏe Hướng dẫn người bệnh tự theo dõi tiến triển của bệnh: Khó thở, lượng nước tiểu, phù, cân nặng. Hướng dẫn người bệnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tránh gắng sức. Hướng dẫn người bệnh cách tự xoa bóp, vận động. Hướng dẫn người bệnh dung thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ và chế độ khám sức khỏe định kỳ. 4. Đánh giá Một người bệnh suy tim được đánh giá là chăm sóc tốt nếu: Các triệu chứng suy tim giảm đi và dần dần trở lại bình thường: Người bệnh đỡ khó thở, hết tím, đỡ phù, gan nhỏ lại, mạch giảm. Người bệnh được chăm sóc chu đáo cả về tinh thần và thể xác: Người bệnh yên tâm, tin tưởng, vui lòng về sự chăm sóc và thái độ phục vụ của nhân viên. Các triệu chứng, nhất là các dấu hiệu sống, được theo dõi và ghi chép đầy đủ. Các kết quả xét nghiệm như điện tim, siêu âm... được làm và thu thập đầy đủ theo y lệnh của bác sỹ. Người bệnh được hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, tự vận động và xoa bóp, đồng thời tuân thủ các chỉ định của thầy thuốc. *TỰ LƯỢNG GIÁ: Trình bày triệu chứng suy tim phải, suy tim trái, suy tim toàn bộ. Nêu các nguyên tắc chung khi điều trị suy tim. Trình bày chế độ nghỉ ngơi ăn uống người bệnh suy tim. Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân suy tim. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim. 14
  • 15. Bài 3: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Mục tiêu học tập: Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển của biến chứng. Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh tăng huyết áp. Nội dung I. Định nghĩa Tăng huyết áp là khi thấy huyết áp tối đa ( huyết áp tâm thu) > 140mmHg và huyết áp tối thiểu ( huyết áp tâm trương) > 90mmHg. Cơn tăng huyết áp có khi số đo đột nhiên tăng quá 40mmHg so với bình thường. II. Nguyên nhân Nguyên nhân thứ phát 1. Bệnh thận Dị dạng mạch thận ( hẹp động mạch thận, sỏi thận, viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, viêm đài để thận, thận đa nang....) 1.2. Bệnh tim mạch Hẹp đoạn xuống quai động mạch chủ khi tăng huyết áp chi trên, chi dưới huyết áp thấp. Hở van động mạch chủ gây tăng huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu giảm. 1.3. Bệnh tuyến thượng thận Gây ra cơn tăng huyết áp sau đó trở lại bình thường. 1.4. Do thuốc Dùng Corticoid, thuốc tránh thai, cam thảo kéo dài cũng làm tăng huyết áp. Trong trường hợp này khi ngừng thuốc sẽ trở lại bình thường. Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác: nhiễm độc thai nghén, bệnh tăng hồng cầu 2. Nguyên nhân tiên phát Trường hợp này nguyên nhân chưa rõ ràng nhưng có liên quan các yếu tố sau: 85-89% các trường hợp cao huyết áp hay gặp ở tuổi trung niên, cao tuổi, béo phì ít hoạt động thể lực (sơ vữa động mạch thường gặp ở người cholestron máu cao) Yếu tố gia đình Bệnh đái tháo đường. Tăng hoạt tính thần khinh giao cảm ( gây co mạch ). 15
  • 16. II. Triệu chứng Tăng Huyết áp thường không có triệu chứng điển hình, tuy nhiên có các dấu hiệu gợi ý: Ù tai, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Cơn bốc hoả: Mặt đỏ, người nóng bừng. Mệt nhọc, tim đập nhanh khi lao động gắng sức. Triệu chứng cơ bản quan trọng nhất là số đo huyết áp > 140/90 mmHg. đặc biệt là số đo huyết áp tăng lên 40mmHg so với lúc bình thường. Có 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Người bệnh không có dấu hiệu tổn thương thực thể Giai đoạn 2: Người bệnh có ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau: Dầy thất trái ( phát hiện sau chụp X-quang, điện tâm đồ) Hẹp động mạch võng mạc lan rộng hay cư trú Protein niệu và/hoặc creatimin huyết tăng nhẹ. Ngoài ra còn có các biểu hiện không rõ rệt là những hậu quả của tăng huyết áp như cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, huyết khối động mạch trong sọ, viêm tắc động mạch, suy thận... Giai đoạn 3: Bệnh tăng huyết áp gây ra tổn thương nhiều cơ quan khác nhau, thể hiện các dấu hiệu như suy thất trái, xuất huyết não, xuất huyết võng mạc. Các dấu hiệu này đặc trưng cho các giai đoạn nặng, tiến triển nhanh. Tăng huyết áp ác tính Chiếm 25% các trường hợp tăng huyết áp, phần lớn xảy ra trên người bệnh tăng huyết áp từ trước, triệu chứng phong phú, nổi bật là hội chứng nhức đầu dữ dội, huyết áp cao cả tối đa, tối thiểu, người bệnh khát nước, tụt cân, rối loạn tiêu hóa, một số có biểu hiện đông máu nội quản rải rác, tiến triển nhanh và nặng, có biến chứng ở não và tim Tiến triển biến chứng 1. Tiến triển Người bệnh cao huyết áp thường xuyên theo dõi và thực hiện đúng y lệnh của bác sĩ sẽ ổn định. Khi không được theo dõi điều trị liên tục bệnh sẽ nặng lên để lại các biến chứng, nhất là người cao huyết áp có kèm theo bệnh đái đường, bệnh thận... 2. Biến chứng 2.1. Biến chứng tim 16
  • 17. Suy tim trái, cơn hen tim, phù phổi cấp. Suy động mạch vành: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim. 2.2. Biến chứng não Xuất huyết não, nhũn não. 2.3. Suy thận 2.4. Mắt Mờ mắt, giảm thị lực Soi đáy mắt có hiện tượng hẹp động mạch võng mạc, xuất huyết võng mạc, phù gai thị. IV. Điều trị 1. Nguyên tắc chung Điều trị thường xuyên, kéo dài, liên tục theo dõi huyết áp. Điều trị theo pháp đồ bậc thang. 2. Điều trị cụ thể Người bệnh được nghỉ ngơi, tránh xúc động, lo lắng. Dùng thuốc hạ áp, an thần, lợi tiểu Nếu huyết áp cao đột ngột, dùng thuốc có tác dụng nhanh mạnh: Cho Nifedifin (Adalat) viên nhộng 10mg ngậm dưới lưỡi, lợi tiểu Furosemit 20mg/ống tiêm vào bắp hoặc tĩnh mạch. Nếu huyết áp tăng từ từ dung các thuốc tác dụng chậm nhưng kéo dài. Thuốc hạ áp: Nifedifin, Coversyl, Inderal. Thuốc lợi tiểu: Hypothiazid, râu ngô, bông mã đề. Thuốc an thần: Seduxen, sen vông. Chế độ ăn giảm muối, giảm mỡ động vật ( thay dầu thực vật), giảm các chất kích thích, chống táo bón. Chế độ ăn giảm cân cần áp dụng cho người béo. Theo dõi huyết áp thường xuyên để kiểm tra, duy trì huyết áp trong giới hạn cho phép. V. Chăm sóc 1. Nhận định 1.1. Hỏi bệnh Phát hiện các triệu chứng cơ năng: ù tai, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, đánh trống ngực, cơn bốc hỏa. 17
  • 18. Tiền sử bệnh: Thời gian mắc bệnh, tiền sử dùng thuốc và theo dõi bệnh, các bệnh khác. 1.2. Thăm khám Quan sát Thể trạng chung Màu da, sắc mặt, kiểu thở, nhịp thở. Xem người bệnh có phù không, có liệt không? Khám Đếm mạch nghe nhịp tim, tiếng tim. Đo huyết áp, nhiệt độ. Kiểm tra xem người bệnh có liệt có phù không? 1.3. Thu thập các giấy tờ có liên quan Sổ y bạ, đơn thuốc cũ, giấy ra viện lần trước, giấy chuyển viện, điện tim, các xét nghiệm, tham khảo hồ sơ bệnh án 2. Lập kế hoạch chăm sóc Chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt. Thực hiện y lệnh. Chế độ ăn uống. Theo dõi ghi hồ sơ bệnh án. Giáo dục sức khỏe. Thực hiện kế hoạch chăm sóc 1. Chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt - Tránh các gắng sức cả về thể lực và tinh thần. - Tránh làm việc căng thẳng, xúc động, lo lắng, sợ hãi, thức khuya. - Không nên lao động quá sức. - Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. - Tập thể dục nhẹ nhàng, thở sâu, xoa bóp. 2. Thực hiện y lệnh - Thực hiện thuốc 1 cách chính xác kịp thời. 18
  • 19. Khi dung thuốc hạ áp cho người bệnh cần lưu ý: người bệnh cần được nghỉ ngơi trước khi dùng thuốc hạ áp. Kiểm tra huyết áp trước và sau khi dùng thuốc hạ áp cho người bệnh. +Khi dùng thuốc lợi tiểu nên cho người bệnh dùng vào buổi sáng, không dùng vào buổi tối làm bệnh nhân mất ngủ. Thuốc lợi tiểu đào thải Kali vì vậy cho người bệnh ăn nhiều hoa quả có chứa nhiều Kali như: Cam, chuối tiêu.... hoặc muối Kaliclorua. Uống muối Kaliclorua khi ăn no tránh gây phản ứng hóa học trong dạ dày Dùng thuốc Adalat viên nang mềm, cần chọc thủng viên thuốc trước khi cho người bệnh ngậm dưới lưỡi. Thuốc này làm huyết áp giảm nhanh nên chỉ cần dùng khi cấp cứu cơn tăng huyết áp Xét nghiệm Xét nghiệm máu: Công thức máu Ure, đường, cholesterol... Xét nghiệm nước tiểu: Tìm protein niệu, tế bào niệu. Điện tim: Xem có biến chứng dầy thất trái, rối loạn nhip tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim không. Soi đáy mắt kiểm tra biến chứng và xác định giai đoạn tăng huyết áp (chưa có biến chứng và có biến chứng) * Giai đoạn 1: Không có biểu hiện ở võng mạc. * Giai đoạn 2: Hẹp động mạch võng mạc, xuất huyết, phù gai thị. Chụp X-quang tim phổi: Bóng tim to, thất trái to. Chú ý: Chuẩn đoán tăng huyết áp bằng số đo tăng huyết áp, vì thế điều dưỡng cần đo huyết áp đúng quy trình kỹ thuật. 3.3. Chế độ ăn uống - Hạn chế muối dùng dưới 0,5g muối/ngày. - Chế độ ăn giảm calo áp dụng cho người béo. - Hạn chế chất béo nên ăn dầu thực vật. - Không hút thuốc lá, uống rượu, cà phê, chè đặc... - Ăn nhiều rau xanh, hoa quả. 3.4. Theo dõi và ghi hồ sơ bệnh án - Theo dõi huyết áp: Khi huyết áp cao cần theo dõi liên tục, có khi 30 phút -1giờ/lần tùy theo tình trạng bệnh. Cho tới khi huyết áp ổn định và bình thường. 19
  • 20. Khi khỏi cơn tăng huyết áp và những lúc bình thường, người bệnh cần được theo dõi huyết áp hàng ngày vào giờ nhất định và máy đo. Khi có các dấu hiệu chóng mặt, hoa mắt, nhức dầu người bệnh cũng cần phải kiểm tra huyết áp. Theo dõi mạch, nhiệt độ, nhịp thở Lượng nước tiểu 24 giờ. Ăn ngủ, đại tiểu tiện. Trạng thái tinh thần: Người bệnh có lo lắng bi quan về bệnh không? 3.5. Giáo dục sức khỏe Giải thích cho người bệnh hiểu nguyên nhân và biến chứng tăng huyết áp. Hướng dẫn người bệnh chế độ làm việc phù hợp với bênh tật. Hướng dẫn chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, phòng tránh stress. Theo dõi huyết áp thường xuyên, sử dụng thuốc theo đúng y lệnh điều trị. 4. Đánh giá Người bệnh tăng huyết áp được đánh giá chăm sóc tốt nếu: Huyết áp giảm dần và trở về mức ổn định, người bệnh cảm thấy bình thường, dễ chịu. Không xảy ra tai biến trong quá trình điều trị. Y lệnh điều trị chăm sóc được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Người bệnh hiểu biết về bệnh và yên tâm điều trị. Người bệnh hiểu và thực hiện tốt các biện pháp đề phòng và tự xử trí cơn tăng huyết áp. TỰ LƯỢNG GIÁ: Trình bày các nguyên nhân khi tăng huyết áp. Trình bày triệu chứng, biến chứng khi tăng huyết áp. Nhận định và lập kế hoạch cho bệnh nhân tăng huyết áp. Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp. 20
  • 21. Bài 4: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC Mục tiêu học tập: Sau khi học xong, học viên có khả năng: 1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân của cơn đau thắt ngực. 2. . Trình bày được triệu chứng, cách xử trí, và so sánh sự giống nhau, khác nhau của cơn đau thắt ngực điển hình và không điển hình. Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh cơn đau thắt ngực. Nội dung I. Định nghĩa và nguyên nhân Định nghĩa Cơn đau thắt ngực là một hội chứng lâm sàng được đắc trưng bởi cơn đau kịch phát, người bệnh có cảm giác bị đè ép vùng ngực trước, sau xương ức. 2. Nguyên nhân Nguyên nhân: Do giảm dòng máu tới động mạch vành (động mạch nuôi tim) nên không đáp ứng đủ nhu cầu ôxy của cơ tim. Điều kiện thuận lợi: Sự gắng sức: Mang nặng, leo cao, lao động nặng nhọc... làm tăng nhu cầu ôxy của cơ tim. Bị lạnh, uống rượu, ăn món ăn lâu tiêu... gây co mạch đột ngột. Xúc cảm mạnh, sợ hãi...làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp cũng gây tăng nhu cầu ôxy của cơ tim. II. Triệu chứng 1. Lâm sàng Khi thiếu máu cơ tim đột ngột sẽ xuất hiện đau ở vùng trước, sau xương ức, đau thường khu trú, đôi khi lan lên cổ, hàm, vai, lan ra hai cánh tay và tới tận đầu ngón tay bên trái. Người bệnh có cảm giác tim bị bóp nghẹt, nặng nề, cảm giác sắp chết. Cơn đau kéo dài 3 - 5 phút, sau đó đỡ dần nếu người bệnh được nghỉ ngơi hay dùng thuốc giãn động mạch vành ( Nitroglycerin). Cơn đau thắt ngực thường gặp ở những người lớn tuổi (trên 40 - 50 tuổi), ở người bệnh tim do xơ cứng động mạch khi có co thắt động mạch vành. Có nhiều loại cơn đau thắt ngực, trong đó thường gặp 2 loại chính là cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau thắt ngực không ổn định. 21
  • 22. Sự giống nhau: Triệu chứng của cơn đau thắt ngực gần giống nhau như đã mô tả ở phần trên. Thường gặp ở người lớn tuối: Trên 40 - 50 tuổi. Thường gặp ở những người có tiền sử về bệnh tim mạch như tăng huyết áp, hở động mạch chủ... Sự khác nhau: Cơn đau thắt ngực ổn định Cơn đau thắt ngực không ổn định Cơn đau xảy ra sau gắng sức. Cơn đau xuất hiện cả lúc nghỉ ngơi. Triệu chứng cơn đau tương đối ổn định. Cơn đau thất thường, có xu hướng tăng dần về tần số và cường độ. Không dẫn đến nhồi máu cơ tim. Có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim. Có thể dự đoán được nên đề phòng được. Không thể dự đoán được nên không đề phòng được. Tiên lượng tốt Tiên lượng xấu 2. Cận lâm sàng Làm điện tim thấy có hình ảnh thiếu máu cơ tim biểu hiện bằng sóng T dẹt hoặc T âm. Chuẩn đoán cơn đau thắt ngực dựa vào tính chất cơn đau và bệnh sử nhưng làm điện tim có giá trị chuẩn đoán chính xác. Ngoài ra khi cần có thể làm biện pháp gắng sức ở phòng khám tim mạch. III. Xử trí 1. Nội khoa Để người bệnh nằm nghỉ ngơi tại giường. Dùng thuốc giãn động mạch vành: Có thể dùng các loại sau: Ngậm dưới lưỡi Nitroglycerin: Có tác dụng nhanh sau 3 - 5 phút. Ngậm Adalat (Nifedipin) nếu người bệnh đau ngực có kèm theo huyết áp tăng cao. Dán Nitroderm trước ngực: Tác dụng kéo dài 24 giờ. Uống chẹn Beta giao cảm, Isosorbide Dinitrate (có tác dụng giảm đau kéo dài). Nong hẹp động mạch vành: Bơm bóng, đặt stent. 2. Ngoại khoa -Phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành. 3. Loại bỏ các yếu tố đe dọa cơn đau 22
  • 23. -Bỏ thuốc lá, phòng nhiễm lạnh, bỏ rượu, tránh stress tinh thần, chế độ ăn giảm trọng lượng ở người bệnh béo. IV. Chăm sóc Nhận định 1. Hỏi bệnh - Xác đinh các triệu chứng cơ năng như đau ngực, khó thở: Điều kiện xuất hiện cơn đau: Tự nhiên, sau lao động gắng sức, do lạnh, stress tinh thần, bữa ăn thịnh soạn... Vị trí, tính chất cơn đau: Cảm giác xuất hiện từ từ hay đột ngột? Thời gian kéo dài của cơn đau. Các triệu chứng khác kèm theo: Đau đầu, buồn nôn, hồi hộp, đánh trống ngực. Tính chất, mức độ khó thở. Tiểu sử bệnh: Đau ngực, tim mạch, tăng huyết áp. Tiền sử dùng thuốc: Thuốc gì đã dùng, loại nào có hiệu quả nhất. 1.2. Thăm khám Quan sát màu da, sắc mặt. Đo mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ. Kiểm tra nhịp tim: Nghe tim, điện tim. 1.3. Thu thập thông tin từ các giấy ra viện, chuyển viện, bệnh án, phiếu xét nghiệm (Chụp X-quang tim phổi, điện tim, men tin...) Lập kế hoạch chăm sóc - Giảm đau, giảm lo lắng. - Thực hiện y lệnh. - Theo dõi, ghi hồ sơ bệnh án - Nuôi dưỡng. - Giáo dục sức khỏe, phòng tránh cơn đau. Thực hiện kế hoạch chăm sóc 3.1. Giảm đau, giảm lo lắng Để người bệnh nghỉ ngơi tuyệt đối: Khi phát hiện người bệnh có cơn đau thắt ngực phải cáng người bệnh đến tận giường, không được để người bệnh tự đi. Cho người bệnh dùng thuốc giãn động mạch vành. Có mặt thường xuyên bên giường bệnh để người bệnh đỡ lo lắng, sợ hãi. 3.2. Thực hiện y lệnh - Y lệnh thuốc: Thực hiện tốt công tác 3 kiểm tra 5 đối chiếu. 23
  • 24. Tác dụng phụ của Nitroglycerin là làm mạch nhanh, đỏ mặt, đau đầu, vì thế khi dùng phải theo dõi tác dụng phụ của thuốc. Nếu người bệnh tăng huyết áp, khi dùng Adalat phải kiểm tra huyết áp trước và sau khi dùng thuốc. Y lệnh xét nghiệm: Cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, nhất là điện tim, chụp Xquang, siêu âm tim. Thu gom kết quả xét nghiệm giúp cho việc chuẩn đoán, chăm sóc theo dõi và điều trị có kết quả tốt. 3.3. Theo dõi Màu da, sắc mặt. Nhịp thở, kiểu thở. Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim ( nghe tim, điện tim). Tính chất, thời gian cơn đau thắt ngực. Trạng thái tinh thần. Ăn ngủ, đại tiểu tiện của người bệnh. 3.4. Nuôi dưỡng Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Nếu người bệnh tăng huyết áp cần thực hiện chế độ ăn nhạt, giảm chất kích thích, hạn chế mỡ, tránh táo bón. Nếu có suy tim cần ăn nhạt, bỏ chất kích thích, bỏ hút thuốc. 3.5. Giáo dục sức khỏe, phòng tránh cơn đau Có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo giấc ngủ, không lao động quá sức. -Tránh cảm xúc lo lắng, lạnh đột ngột. Không dùng chất kích thích rượu, bia, thuốc lá, cà phê. Khi đã có cơn đau thắt ngực phải bỏ thuốc lá tuyệt đối. Uống thuốc đầy đủ đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ. Khám định kỳ sức khỏe và dùng thuốc theo đơn. Đề phòng cơn đau thắt ngực bằng cách luôn mang theo thuốc giãn mạch vành trên người. 4. Đánh giá Quá trính chăm sóc người bệnh đau thắt ngực được đánh giá là tốt nếu: Người bệnh đỡ đau hoặc hết cơn đau ngực. Không có biến chứng, đặc biệt là biến chứng nhồi máu cơ tim. Các yếu tố khởi phát cơn đau bị loại bỏ. Người bệnh và gia đình người bệnh yên tâm phối hợp với nhân viên y tế trong chăm sóc điều trị và tự giữ gìn sức khỏe. * TỰ LƯỢNG GIÁ: 24
  • 25. Trình bày định nghĩa, nguyên nhân cơn đau thắt ngực. Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của cơn đau thắt ngực. So sánh đặc điểm lâm sàng cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định. Trình bày nhận định, lập kế hoạch chăm sóc. Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cơn đau thắt ngực. 25
  • 26. Bài 5: TRIỆU CHỨNG HỌC BỘ MÁY HÔ HẤP Mục tiêu học tập: Sau khi học xong, học viên có khả năng: 1. Trình bày được các triệu chứng cơ năng của bộ máy hô hấp. 2.. Trình bày được một số triệu chứng và hội chứng thực thể của bộ máy hô hấp. Vận dụng các kiến thức về triệu chứng học bộ máy hô hấp để phát hiện được các biểu hiện bất thường ở người mắc bệnh hô hấp Nội dung I. Triệu chứng cơ năng Là những triệu chứng do bản thân người bệnh thấy, biết và kể lại. Bình thường người ta hít thở một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không có cảm giác đau đớn hoặc gây nên âm thanh nào. Khi người ta cảm thấy khó thở, đau ngực, ho ra máu, ho ra đờm... đó là những dấu hiệu bất thường. Dấu hiệu bất thường này do tự bản thân người bệnh nhận thấy gọi là triệu chứng cơ năng. 1. Đau ngực và điểm đau ngực 1.1. Đau ngực Đau ngực là cảm giác đau ở lồng ngực. Biểu hiện không nhất thiết là bệnh của phổi hay tim mà có khi lại là một phản xạ của bệnh gan, mật... ( Ví dụ: Áp xe gan). Đau ngực không nói lên mức độ nặng nhẹ của bệnh. 1.2. Điểm đau Quan trọng hơn vì biểu hiện vị trí tổn thương. Trước một người bệnh đau ngực cần chú ý hỏi người bệnh một số điểm: Đau ở một vị trí hay lan rộng, ở một bên hay cả hai bên? Tính chất đau: dữ dội, đột ngột hay âm ỉ kéo dài? Đau tự phát hay do kích thích ( do, thay đổi tư thế, thở mạnh hay khi ấn mạnh vào)? 2. Khó thở và rối loạn nhịp thở Khó thở có thể nhận thấy qua: Bản thân người bệnh, thầy thuốc khi thăm khám. Khó thở có thể xuất hiện: Cấp tính: Viêm phổi. Mạn tính: Giãn phế nang. Từng cơn: Hen phế quản. Bình thường nhịp thở có tần số 16 - 20 lần/phút và thời gian hít vào gấp 3 lần thời gian thở ra. Phân loại khó thở căn cứ vào: Tần số thở. Thời gian giữa hít vào và thở ra. 26
  • 27. Tính chất không đều đặn của nhịp thở. 2.1. Phân loại khó thở dựa vào tần số Khó thở nhanh: Khi nhịp thở > 25 lần/phút. Khó thở chậm: Khi nhịp thở < 10 lần/phút. 2.2. Phân loại khó thở dựa vào thời gian của thì hít vào và thì thở ra Thở vào khó: Cảm giác hít vào rất khó khăn như có một số vật ngăn cản. Vì có trở ngại nên gây ra tiếng khò khè, co kéo các cơ gian sườn, mũi ức. Thở ra khó: Người bệnh thở ra rất khó khăn, phải ôm ngực ráng hết sức để tống không khí ra ngoài. Thở vào ngắn, thở ra khó khăn, ồn ào kéo dài. Hay gặp trong bện hen phế quản. 2.3. Phân loại khó thở dựa vào tính chất không đều đặn của nhịp thở Nhịp thở không đều không có chu kỳ: Quá trình hít vào thở ra không theo một trình tự nào. Nhịp thở không đều có chu kỳ: Là loại nhịp thở không đều nhưng được lặp đi lặp lại theo một quy luật. Ví dụ: Nhịp Kussmaul: Hít vào - ngừng thở - Thở ra - ngừng thở. Nhịp Cheynes - Stoke: Hít vào mạnh dần, thở ra yếu dần - ngừng thở. Gặp trong hôn mê do urê máu tăng ( suy thận giai đoạn cuối ), xuất huyết não. 3. Ho Là một phản xạ để tống ra khỏi đường hô hấp các dị vật từ bên ngoài vào ( thức ăn hoặc dị vật khác ) hoặc các chất dịch đờm ở phế quản hay phổi tiết ra. 3.1. Tính chất Ho ít hay nhiều. Ho khan hay có đờm. Ho húng hắng hay từng cơn. Âm sắc: Ho như chó sủa ( viêm thanh quản ). 3.2. Giá trị triệu chứng của ho: Biểu hiện đặc trưng cho từng loại bệnh. Bệnh thanh quản: Ho ông ổng như chó sủa, bạch hầu thanh quản thì ho không ra tiếng. Bệnh phế quản: Ho thành tiếng kèm theo khạc đờm đặc. Bệnh phổi: Ho khan từng cơn, giai đoạn cuối khạc đờm màu gỉ sắt. Bệnh màng phổi: Ho khan và đau ngực. 4. Các chất khạc nhổ Là các chất tiết ra từ phế quản hoặc phổi được tống ra ngoài trong các cơn ho. Tùy số lượng và tính chất mà gọi là khạc đờm hay khạc mủ. Khạc đờm: Khi số lượng tính chất khạc nhổ ít. Khạc mủ: Kho số lượng chất khạc nhổ nhiều. 27
  • 28. 4.1. Đờm Dựa vào độ đặc loãng, màu sắc và mùi của đờm mà phân biệt các loại: Đờm dãi: Dịch trong, không màu sắc, có dính bọt ( bệnh viêm phế quản cấp giai đoạn đầu và giai đoạn sau cơn hen ) Đờm nhầy mủ: Chất nhầylẫn mủ vàng ( viêm phế quản cấp giai đoạn sau, lao phổi). Đờm mủ: Màu vàng hoặc màu xanh ( giãn phế quản, áp xe phổi giai đoạn ộc mủ) Đờm thanh dịch: Dịch lỏng có bọt màu hồng ( phù phổi cấp) Đờm thanh tơ: Đờm đặc quánh, màu gỉ sắt hoặc màu gạch non (viêm phổi thùy cấp giai đoạn sau). Đờm dính máu: Đờm lẫn ít máu do vỡ mạch máu trong đường hô hấp: Máu đỏ tươi (mới chảy) hoặc nâu sẫm, có khi màu gỉ sắt (nếu chảy lâu). Màu đỏ tươi: Lao phổi. Màu gỉ sắt: Viêm phổi thùy. Màu nâu sẫm: Nhồi máu phổi. Đờm tanh và thối: Gặp trong các bệnh phổi mạn tính có mưng mủ hoặc hoại tử phổi. 4.2. Mủ Khạc mủ nhiều: Người bệnh tự nhiên đau ngực dữ dội như đâm như xé sau đó khạc rất nhiều mủ, mỗi lần khạc số lượng khoảng 200 - 300ml hoặc nhiều hơn. Khạc mủ ít: Số lượng 100 - 200ml, lặp lại nhiều lần. Nguyên nhân khạc mủ: Áp xe phổi, viêm màng phổi có mủ. Ngoài ra còn gặp do áp xe lên cơ hoành, áp xe trung thất, áp xe gan. 5. Khái huyết (ho ra máu) Là chảy máu đường hô hấp dưới kể từ khí phế quản trở xuống (chảy máu ở thanh quản trở lên là khái huyết giả). Khái huyết nhẹ: Số lượng máu ít < 100ml. Khái huyết trung bình: Số lượng máu 300 - 500ml. Khái huyết nặng: Số lượng máu > 1000ml, nhiều lần. Khái huyết cấp ( chảy máu bất ngờ, rất nặng): Máu ộc ra nhiều gây tử vong đột ngột. II. Triệu chứng thực thể Là những triệu chứng do thầy thuốc thăm khám và phát hiện ra 1. Nhìn Quan sát phía trước, sau, hai bên lồng ngực có so sánh. *Da và phần mềm có gì đặc biệt không? Có sẹo mổ không? Có hạch thượng đòn không? * Lồng ngực có biến dạng không? Bình thường: Lồng ngực hai bên cân đối. Bất thường: Lồng ngực biến dạng. 28
  • 29. Lồng ngực hình thùng: Giãn phế nang. Lồng ngực lép và dẹp: Lao phổi. Lồng ngực lõm vào một bên: Xẹp phổi, dày dính màng phổi. Lồng ngực vòm lên: Tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi. * Tính chất của cử động hô hấp: Bình thường: Khi hít vào lồng ngực to ra, cơ hoành hạ xuống, khi thở ra lồng ngực lại nhỏ lại như cũ. Bệnh lý: Tần số thở thay đổi. Sự giãn nở của lồng ngực bị hạn chế. Có sự co kéo của các cơ quan hô hấp. 2. Sờ Mục đích tìm rung thanh, điểm đau. Bình thường: Rung thanh phía trước mạnh hơn phía sau. Rung thanh bên phải mạnh hơn bên trái. Rung thanh ở người gầy mạnh hơn người béo. Bệnh lý: Rung thanh tăng: Khi nhu mô phổi bị viêm nhiễm kết đặc, sự dẫn truyền âm thanh tăng lên (viêm phổi, lao phổi thời kỳ thâm nhiễm). Rung thanh giảm hoặc mất: Khi có một lớp nước hay lớp không khí ở giữa phổi và lồng ngực (tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi). Không khí không vào được phổi do chèn ép hoặc chít hẳn một bên phế quản (dị vật, khối u chèn ép). 3. Gõ Bình thường: Gõ phổi thấy trong. Bệnh lý: Hơi đục hoặc đục hoàn toàn. 4. Nghe Bình thường: Tiếng rì rào phế nang nghe êm dịu, nghe rõ ở thì thở vào và giai đoạn đầu của thì thở ra. Bất thường: Tiếng rì rào phế nang thay đổi. Về cường độ: Mạnh hơn, yếu hơn hoặc mất hẳn. Về âm sắc: Tiếng thở thô, tiếng thở dồn dập. Những tiếng bất thường - Tiếng thổi: Tiếng thổi ống: Tiếng thổi thô ráp, âm đọ cao, nghe rõ ở thì thở vào (bản chất là tiếng thở thanh quản được truyền ra khi phổi bị đông đặc như viêm phổi). 29
  • 30. + Tiếng thổi màng phổi: Nghe giống như tiếng phổi ống nhưng yếu hơn và xa xăm. Tiếng thổi vò: Là tiếng thổi ống đi qua một hang to và dày giống như khi ta thổi vào một cái chai rỗng. Tiếng ran: Ran khô: Ran rít, ran ngáy. Ran nổ: Là tiếng bóc tách của phế nang nghe như tiếng muối rang, không mất đi khi ho. Ran ẩm (ran ướt): Nghe được cả hai thì nhưng rõ hơn ở thì hít vào, khi ho thì mất. Tiếng cọ: Phát sinh khi hai lá thành và lá tạng của màng phổi cọ vào nhau. Nghe âm sắc như hai miếng da mới cọ sát vào nhau. III. Các hội chứng phổi 1. Hội chứng tràn dịch Nhìn: Người bệnh khó thở, nằm nghiêng về bên đau. Lồng ngực bên đau ít di động, phồng to hơn. Xương ức bị đẩy về bên lành. Sờ: Rung thanh giảm hoặc mất. Gõ: Đục. Nghe: Tiếng rì rào phế nang giảm hoặc mất. 2. Hội chứng đông đặc Nhìn: Bên phổi bị đông đặc kém cử động. Sờ: Rung thanh tăng. Gỡ: Thấy đục. Nghe: Rì rào phế nang giảm, có ran nổ, thời kỳ toàn phát có tiếng thổi ống. 3. Hội chứng tràn khí Tràn khí toàn bộ: Khí hoặc hơi chiếm tất cả khoang màng phổi. Nhìn: Lồng ngực bên tràn khí phồng to hơn, khoang liên sườn giãn rộng. Độ giãn nở của lồng ngực bị hạn chế. Sờ: Rung thanh mất. Gõ: Quá trong, có cảm giác như gõ vào chiếu gối cao su bơm căng ( khí gõ bên phổi lành tiếng cúng quá trong hơn bình thường vì phải thở bù). Nghe: Rì rào phế nang giảm hoặc mất. 30
  • 31. TỰ LƯỢNG GIÁ: Kể các triệu chứng cơ năng của bộ máy hô hấp và phân loại khó thở ? Kể các triệu chứng cơ năng của bộ máy hô hấp và phân loại ho ra máu ? Trình bày các biểu hiện của hội chứng tràn dịch? Trình bày các biểu hiện của hội chứng tràn khí? Trình bày các biểu hiện của hội chứng đông đặc. 31
  • 32. Bài 6: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN Mục tiêu học tập:Sau khi học xong, học viên có khả năng: Trình bày định nghĩa, nguyên nhân và những yếu tố thuận lợi gây viêm phế quản cấp và mạn tính. Trình bày triệu chứng, biến chứng và các biện pháp điều trị viêm phế quản cấp và mạn tính. Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh viên phế quản cấp và mạn tính. Nội dung I. Viên phế quản cấp tính 1. Định nghĩa Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính niêm mạc của các phế quản lớn và phế quản trung bình. Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi 1. Nguyên nhân - Do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: vi khuẩn thường gặp là phế cầu, liên cầu... - Bệnh truyền nhiễm: Cúm, sởi, ho gà.... - Hít phải khí độc: Khí clo, amoniac, axit, dung môi công nghiệp, chất độc hóa học - Yếu tố dị ứng: Viêm phế quản cấp xảy ra ở người hen, mề đay, phù quincke. 2. Điều kiện thuận lợi - Thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh đột ngột. - Cơ thể suy mòn, còi xương, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch. - Ứ đọng phổi do suy tim. - Môi trường ẩm thấp nhiều khói bụi. Triệu chứng 3.1. Lâm sàng Người bệnh có thể sốt hoặc không sốt. Người bệnh có cảm giác rát bỏng sau xương ức. Ho: Đầu tiên ho khan sau đó ho có đờm. Khạc đờm: Đầu tiên đờm nhầy sau đó có màu vàng, xanh. Khó thở nhẹ. Khám phổi: Có khi không nghe thấy gì đặc biệt, có thể nghe thấy ran ẩm, ran ngáy, ran rít. 3.2. Cận lâm sàng Xét nghiệm máu: 32
  • 33. Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Tốc độ máu lắng tăng vừa phải. Chụp Xquang tim phổi: Hai rốn phổi đậm. Xét nghiệm đờm: Cấy đờm thấy nhiều loại vi khuẩn. Biến chứng Phế quản phế viêm: Gặp ở trẻ em. Viêm phế quản cấp có thể làm khởi phát cơn hen phế quản nhất là hen nhiễm khuẩn. Điều trị và phục hồi Kháng sinh: Nếu do nhiễm khuẩn. Thuốc giảm ho, long đờm: Benzoat Natri, Tecpin codein. Dùng thuốc hạ sốt, an thần nếu sốt cao. Dùng thuốc giãn phế quản, kháng Histamin, khí dung Hydrocortison nếu có dấu hiệu co thắt, phù nề niêm mạc phế quản. Phục hồi sức khỏe: Đảm bảo chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý. Không hút thuốc lá, thuốc lào. Tránh nhiễm lạnh, tránh môi trường khói bụi, ô nhiễm. Điều trị tích cực triệt để các ổ nhiễm khuẩn tai, mũi, họng và các bệnh mạn tính đường hô hấp. Kết hợp tập thở, tập thể dục thể thao thường xuyên. Viêm phế quản mạn tính 1. Định nghĩa Viêm phế quản mạn tính là tình trạng tăng tiết dịch nhầy của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt (khoảng 3 tuần) kéo dài 3 tháng trong năm và ít nhất 2 năm liền. Viêm phế quản mạn tính còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh thường có những đợt cấp tính làm diễn biến bệnh nặng lên. Bệnh rất phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tâm phế mạn. 2. Nguyên nhân 2.1. Nguyên nhân trực tiếp Hút thuốc lá thuốc lào: Trên 80% số người nghiện thuốc lá bị mắc viêm phế quản mạn tính. Bụi trong khí quyển: Tỉ lệ mắc bệnh cao hơn ở những vùng công nghiệp. Nghề nghiệp: Những người tiếp xúc với bụi vô cơ, hữu cơ như công nhân mỏ than, uranium...công nhân luyện kim, thợ cán bông, cán nhựa rất dễ viêm phế quản mạn tính. 33
  • 34. Nhiễm khuẩn: Bệnh có liên quan đến vi-rút va vi khuẩn như: Hemophilus influenza, Streptococcus Pneurmoniae... 2.2. Những yếu tố thuận lợi Yếu tố dị ứng. Yếu tố tuổi và giới: tuổi cao mắc nhiều hơn, nam mắc nhiều hơn nữ. Tính chất di truyền: Tỉ lệ mắc bệnh cao hơn ở người có nhóm máu O. Yếu tố xã hội: Những người nghèo mắc bệnh nhiều hơn. Yếu tố thời tiết, khí hậu: Khí hậu ẩm ướt, nhiều sương mù. Triệu chứng 1. Lâm sàng Bệnh viêm phế quản mạn thường xảy ra ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi). Bệnh tiến triển âm ỉ trong nhiều năm, bắt đầu từ lúc nào không biết. Khi bệnh đã rõ có các dấu hiệu triệu chứng sau: Ho và khạc đờm: Thường ho và khạc đờm buổi sáng. Đờm nhầy, trong, dính hoặc màu xanh màu vàng hoặc đục như mủ. Lượng đờm trong 24 giờ khoảng 200ml. Mỗi đợt ho khạc đờm kéo dài 3 tuần, hay xảy ra vào mùa đông hoặc đầu thu. Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: Thỉnh thoảng bệnh tăng lên 1 đợt cấp, nhất là những người già, thường do bộ nhiễm. Trong đợt cấp có những biểu hiện sau: Ho và khạc đờm có mủ. Khó thở như cơn hen, thở phì phò. Dấu hiệu nhiễm khuẩn thường kín đáo. Khám phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm. Tiếng rì rào phế nang giảm. Càng về giai đoạn cuối của viêm phế quản mạn, mức độ khó thở của người bệnh càng tăng lên, chức năng hô hấp ngày càng suy giảm trầm trọng. Người bệnh có thể tử vong trong đợt suy hô hấp này. 3.2. Cận lâm sàng Chụp X-quang phổi: Thấy 2 rốn phổi đậm và những đường dai đậm chạy xuống cơ hoành. Giai đoạn muộn chụp X-quang thấy hình ảnh biểu hiện của giãn phế nang. Chụp phế quản có chất cản quang. Soi phế quản. Chụp động mạch phế quản. Làm các xét nghiệm thăm dò chức năng hô hấp, phân tích khí máu. Cấy đờm tìm vi khuẩn làm kháng sinh đờm. Xét nghiệm máu Trong đợt cấp: Số lượng bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng. Giai đoạn muộn: Thấy rõ số lượng hồng cầu tăng, Hematocrit tăng. 4. Biến chứng 34
  • 35. Bộ nhiễm phổi: Viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi. Giãn phế nang. Suy hô hấp cấp. Suy tim phải (tâm phế mạn). 5. Điều trị phục hồi 5.1. Viêm phế quản mạn chưa có biến chứng Chỉ cần điều trị dự phòng: Bỏ hút thuốc. Thể dục liệu pháp, tập thở sâu (thở cơ hoành). Giữ ấm cổ, ngực khi trời lạnh, tránh lạnh đột ngột. Tiêm kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn và tiêm vac- xin phòng cúm vào mùa thu đông. Điều trị ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp. 5.2. Điều trị đợt cấp Dẫn lưu theo tư thế kết hợp với vật lý trị liệu (gõ, vỗ, rung, lắc) lồng ngực để làm long đờm, để khạc đờm ra ngoài. Cho thuốc làm loãng đờm hay long đờm hoặc loãng đờm: Terpin hydrat, Natribenzoat... Có suy hô hấp, giảm ôxy máu: Cho thở ôxy ( thở ngắt quãng nhiều lần/ngày) nếu tăng CO2 thì hô hấp hỗ trợ thở máy. Nếu có dấu hiệu co thắt phế quản tắc nghẽn: Cho thuốc giãn phế quản như Sabutamon, Amino Philin tiêm tĩnh mạch chậm. Cho thuốc Corticoid: Dùng liều nhẹ chống phù nề, dị ứng, viêm nhiễm. Dùng thuốc kháng sinh: Ampicilin, Penicilin... 5.3. Phục hồi chức năng Luyện tập thở: Luyện tập thường xuyên chủ yếu là luyên thở cơ vành và thở chụm môi để làm mạnh cơn thở ra. Sự phối hợp các cơ hô hấp giúp người bệnh đỡ mệt khi thở mà lại đẩy được ra nhiều khí cặn trong phổi. Làm giảm sự tiết dịch phế quản và làm sạch sự ứ đọng phế quản. Có chế độ nghỉ ngơi, vận động tập luyện, làm việc hợp lý. Chăm sóc 1. Nhận định 1.1. Hỏi bệnh Phát hiện các triệu chứng cơ năng: Sốt, ho, khó thở, khạc đờm, đau tức ngực, đau rát xương ức, nhức đầu mệt mỏi. Điều kiện khởi phát bệnh: Nhiễm lạnh môi trường xấu, nơi làm việc, khói bụi, nghề nghiệp, hút thuốc... Tiền sử bản thân: Viêm xoang, tai- mũi- họng, đường hô hấp không? 35
  • 36. Tiền sử bệnh của gia đình. 1.2. Thăm khám Toàn thân: Thể trạng chung, dấu hiệu nhiễm khuẩn. Tình trạng hô hấp: Hình dáng lồng ngực, tần số thở, tính chất thở, số lượng và tính chất đờm. Tình trạng tuần hoàn: Đếm mạch, đo huyết áp, nghe tim. Các dấu hiệu khác: Nhiệt độ, ăn, ngủ, đại tiểu tiện, tinh thần. 1.3. Thu thập các giấy tờ có liên quan Giấy ra viện lần trước, đơn thuốc cũ, các kết quả xét nghiệm máu, X- quang, điện tim, xét nghiệm đờm, tham khảo hồ sơ bệnh án. 2. Lập kế hoạch chăm sóc Giải quyết những vấn đề khó khăn của người bệnh: Sốt, khó thở, ho. Thực hiện y lệnh. Phục hồi chức năng hô hấp. Theo dõi và lưu hồ sơ bệnh án. Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống. Chế độ vệ sinh. Giáo dục sức khỏe. 3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc 3.1. Giải quyết vấn đề khó khăn của người bệnh: Sốt, ho, khó thở. Giảm khó thở: Đảm bảo thông thoáng đường hô hấp. Để bệnh nhân ở tư thế đầu cao. Thực hiện thuốc giãn phế quản hoặc khí dung theo y lệnh. Giảm sốt: Để bệnh nhân nằm buồng thoáng mát, yên tĩnh. Hạ sốt bằng chườm mát, hoặc dùng thuốc hạ nhiệt (nếu sốt cao). Chế độ ăn lỏng đảm bảo lượng nước uống đầy đủ. Giảm ho: Vệ sinh mũi họng, răng miệng. Người bệnh ho khan: Dùng thuốc giảm ho theo chỉ định. Người bệnh ho khạc đờm: Dùng thuốc làm loãng đờm theo y lệnh. Làm ẩm không khí, thở bằng hơi nước ấm hoặc tăng độ ẩm trong phòng. Uống nước nóng để kích thích ho khạc đờm, giảm ứ trệ. 36
  • 37. Đảm bảo lượng nước uống đầy đủ. Loại bỏ các yếu tố gây kích thích phế quản làm tăng tiết dịch như khói bụi, khuyên người bệnh bỏ hút thuốc. 3.2. Thực hiện y lệnh Y lệnh điều trị: Cho người bệnh dùng kháng sinh theo y lệnh và theo kết quả kháng sinh đồ (nếu có). Người bệnh viêm phế quản mạn tính thường xuyên bị nhiễm khuẩn cần dùng kháng sinh dự phòng trong những tháng mùa đông. Cho người bệnh sử dụng thuốc giảm ho long đờm, giãn phế quản theo chỉ định. Dùng thuốc loãng đờm và long đờm, Corticoid cần uống sau khi ăn no. Dùng thuốc Diaphilin... phải pha cùng với dung dịch ưu trương tiêm tĩnh mạch chậm khoảng 3 -5 phút. Trong đợt cấp của viêm phế quản mạn tính có y lệnh thở ôxy cần cho thở ôxy ngắt quãng nhiều lần trong ngày. Y lệnh xét nghiệm: Làm đầy đủ các xét nghiệm như xét nghiệm máu, điện tim, Xquang tim phổi... thu gom kết quả xét nghiệm đầy đủ giúp cho việc chẩn đoán điều trị có hiệu quả. 3.3. Phục hồi chức năng Đối với người bệnh viêm phế quản mạn tính là rất quan trọng. Luyện tập thở: Chủ yếu là luyện tập thở cơ hoành và thở chụm môi để làm mạnh cơ thở ra, đẩy khí phối hợp với các cơ hô hấp, giúp người bệnh đỡ mệt khi thở. Mặt khác lại đẩy ra được nhiều khí cặn trong phổi. Dẫn lưu đờm theo tư thế kết hợp với vật lý trị liệu (gõ, vỗ, rung, lắc) lồng ngực làm sạch dịch ứ đọng phế quản, hướng dẫn khuyến khích người bệnh ho và khạc đờm để làm long đờm và dẫn lưu đờm ra ngoài. 3.4. Theo dõi và ghi hồ sơ bệnh án Tình trạng hô hấp: Màu sắc da, niêm mạc, kiểu thở, nhịp thở, diễn biến của ho, số lượng, màu sắc đờm. Tình trạng tuần hoàn: Mạch, huyết áp. Các dấu hiệu khác: Thân nhiệt, trạng thái tinh thần, ăn ngủ, đại tiểu tiện. 3.5. Chế độ nghỉ ngơi và ăn uống Chế độ nghỉ ngơi: Trong đợt bị viêm phế quản cấp hoặc đợt cấp của viêm phế quản mạn. Cho người bệnh nghỉ ngơi tại giường, buồng bệnh yên tĩnh, thoáng mát, tránh gió lùa. Người bệnh nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái (đầu cao) và đảm bảo sự thông thoáng đường hô hấp. Chế độ ăn uống: 37
  • 38. Đảm bảo thức ăn giàu đạm, vitamin, đủ calo trong ngày, ăn nhiều hoa quả như cam, chanh,... Đảm bảo lượng nước uống đầy đủ để làm loãng đờm và long đờm. 3.6. Chế độ vệ sinh Thường xuyên vệ sinh răng miệng, mũi, họng cho người bệnh. Hướng dẫn người bệnh dùng khăn hoặc khẩu trang che miệng mũi khi hắt hơi, ho hoặc tiếp xúc người xung quanh. Ca đựng đờm của người bệnh được đổ thường xuyên, xử lý theo quy định. Cán bộ y tế phải rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh. 3.7. Giáo dục sức khỏe Khuyên người bệnh loại trừ hoặc hạn chế các yếu tố gây kích thích: Bỏ hút thuốc, tránh tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, cải thiện môi trường sống, làm việc, giữ ấm khi trời lạnh. Hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ nghỉ ngơi ăn uống, luyện tập để tăng cường sức khỏe. Người bệnh viêm phế quản mạn tính: Cần giải thích cho người bệnh và gia đình hiểu biết về tầm quan trọng của dẫn lưu theo tư thế. Hướng dẫn, luyện tập cho họ về kỹ thuật dẫn lưu tư thế, điều trị vật lý trị liệu (gõ, vỗ, rung, lắc) lồng ngực. Khuyến khích người bệnh nằm tư thế dẫn lưu trước khi dậy vào buổi sáng vì trong đêm đờm và dịch xuất tiết bị tích tụ lại rất nhiều. Nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêm phòng cúm. 4. Đánh giá Người bệnh viêm phế quản được đánh giá chăm sóc tốt khi: Các triệu chứng lâm sàng giảm hoặc hết: Sốt, ho, khạc đờm, khó thở. Không có các biến chứng trong điều trị. Các y lệnh được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Người bệnh yên tâm điều trị và hài lòng về sự chăm sóc của nhân viên y tế. Người bệnh hiểu và thực hiện những lời khuyên về giáo dục sức khỏe để tự giữ sức khỏe và đề phòng tái phát hoặc diễn biến nặng của bệnh. * TỰ LƯỢNG GIÁ: Trình bày nguyên nhân, điều kiên thuận lợi gây viêm phế quản cấp và mạn tính? Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng viêm phế quản cấp và mạn tính? Trình bày các biến chứng của viêm phế quản cấp và mạn tính? Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản cấp tính? Bài 7: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HEN PHẾ QUẢN 38
  • 39. Mục tiêu học tập: Sau khi học xong, học vien có khả năng: 1.Trình bày được định nghĩa, kể được một số nguyên nhân gây hen phế quản và các loại hen thường gặp. Trình bày được triệu chứng và biến chứng của bệnh hen phế quản. Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản. Nội dung I. Định nghĩa Hen là hiện tượng viêm, co thắt và gia tăng tính phản ứng của đường thở. II. Nguyên nhân Chuẩn đoán nguyên nhân rất khó khăn, nhưng các yếu tố làm khởi phát cơn hen thường thấy là: 1. Dị ứng Hít phải những chất và mùi gây kích thích như phấn hoa, mùi sơn, bụi nhà, lòng gia cầm, khói thuốc lá, hóa chất... Thức ăn: Trứng, cua, tôm, nhộng, cá... Vi khuẩn, nấm. Thuốc: Vaccin, Penicillin, Aspirin... 2. Nhiễm khuẩn Là nguyên nhân phổ biến làm khởi phát cơn hen. Cơ chế chưa rõ ràng. 3. Yếu tố vật lý Sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển. 4. Gắng sức Sau gắng sức thường có thể xuất hiện cơn hen. 5. Stress tinh thần Yếu tố tinh thần rất quan trọng, nó có thể làm khởi phát cơn hen, làm bệnh nặng hơn hoặc giảm đi. Cơ thể chưa rõ ràng, có thể do rối loạn cân bằng thần kinh thể dịch. III. Phân loại hen 1. Hen ngoại sinh: Hen dị ứng Bệnh xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi. Có tiền sử gia đình về bệnh dị ứng. Có tiền sử bản thân về bệnh dị ứng như eczema, viêm mũi dị ứng. Cơn hen xảy ra liên quan đến yếu tố dị nguyên đặc hiệu Test da dương tính. Điều trị bằng phương pháp mẫn cảm có kết quả. 39
  • 40. - Tiên lượng tốt Hen nội sinh: Hen nhiễm khuẩn Bệnh xảy ra ở người lớn trên 35 tuổi. Không có tiền xử gia đình. Không có tiền xử bản thân về bệnh dị ứng. Cơn hen xảy ra liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp. Test da âm tính. Điều trị giải mẫn cảm không có kết quả. Tiên lượng không tốt. 3. Hen hỗn hợp Phối hợp giữa hen dị ứng và hen nhiễm khuẩn. 4. Hen ác tính Là trạng thái hen nặng Cơn hen kéo dài trên 24 giờ. Biểu hiện lâm sàng là tình trạng suy hô hấp như: Khó thở, tím môi. Dùng các thuốc điều trị thông thường không có kết quả. Thể hen này cần phải cấp cứu khẩn trương vì dễ tử vong do thiếu ôxy. IV. Triệu chứng 1. Lâm sàng 1.1. Giai đoạn tiền triệu Những dấu hiệu báo trước khi cơn hen xuất hiện: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, ho khan, buồn ngủ, tức ngực... 1.2. Giai đoạn cơn hen Đặc trưng bằng cơn khó thở với những đặc điểm sau: Thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Khó thở chậm và khó thở chủ yếu ở thì thở ra. Trong cơn khó thở thường phát ra những tiếng khò khè cò cử mà chính người bệnh cũng nghe thấy. Khó thở nên người bệnh phải ngửa cổ, há miệng ra để thở, tì tay vào thành giường, thành ghế để thở. Người bệnh mệt nhọc, vã nhiều mồ hôi, tiếng nói ngắt quãng. Khám người bệnh trong cơn khó thở thấy: Lồng ngực nở căng, kém di động, gõ quá trong, nghe rì rào phế nang giảm, có ran ngáy ran rít. Nhịp tim nhanh, có thể loạn nhịp, huyết áp tăng. 40
  • 41. 1.3. Giai đoạn kết thúc cơn hen. Cơn khó thở kéo dài 5 - 10 phút hoặc hàng giờ, có khi cả ngày rồi giảm dần và kết thúc. Sau khi hết cơn khó thở, người bệnh ho nhiều và khạc đờm dãi, đờm trắng, quánh, dính. 2. Cận lâm sàng 2.1. X-quang phổi Cơ hoành kém di động. Hình ảnh xương sườn nằm ngang, các khoang liên sườn giãn rộng. Hai phế trường sáng hơn bình thường. 2.2. Chức năng hô hấp Làm sau cơn hen: Thể tích thở ra tối đa giảm. 2.3. Xét nghiệm phân tích khí máu Lấy máu động mạch trong cơn hen làm xét nghiệm phân tích khí máu thấy: PaO2 giảm, PaCO2 tăng. SaO2 giảm, SaCO2 tăng. pH máu giảm khi có toan hô hấp. 2.4. Xét nghiệm đờm Trong đờm có tinh thể Charcot Leyden, bạch cầu ái toan, bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào vi khuẩn. V. Biến chứng Nhiễm khuẩn. Lao phổi: Thường là lao xơ. Giãn phế nang. Tâm phế mạn. VI. Điều trị 1. Điều trị trong cơn hen Tăng khả năng thông khí cho người bệnh: Tư thế nằm đầu cao. Thông thoáng đường hô hấp: Hút đờm dãi, đặt ống nội khí quản và thở máy khi có suy hô hấp. Thở Ôxy. Dùng thuốc cho giãn phế quản: Uống, tiêm, xịt, khí dung. Chống viêm: Corticoid. Chống nhiễm khuẩn: Kháng sinh. Điều chỉnh nước, điện giải và thăng bằng kiềm toan. 2. Điều trị ngoài cơn hen 41
  • 42. Tìm dị nguyên đặc hiệu và điều trị bằng phương pháp giải mẫn cảm (nếu là hen dị ứng). Tìm và điều trị gai kích thích như Polip mũi họng, ở nhiễm khuẩn như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm Amidan và VA ở trẻ em. Phục hồi chức năng: Hướng dẫn người bệnh tập thở sâu, tập ho: Tập thở bụng (thở cơ hoành), thở chụm môi, tập ho và khạc đờm. Nếu người bệnh có ứ đờm dãi phải tiến hành vật lý trị liệu: Vỗ, rung, lắc kết hợp thở sâu và ho để làm sạch đờm dãi ở đường hô hấp. Hướng dẫn khuyến khích người bệnh tham gia tập luyện thể dục thể thao. VII. Chăm sóc Nhận định 1. Hỏi bệnh - Tiền sử: Tiền sử bệnh của bản thân: Có bị chàm, di ứng với thức ăn, dị ứng thuốc, dị ứng thời tiết. Tiền sử về những đợt ho và cò cử, tiền sử bị bệnh nhiễm khuẩn gần đây nhất. Tiền sử gia đình về bệnh dị ứng. Điều kiện hoàn cảnh sinh sống và làm việc. Phát hiện các triệu chứng hiện tại: Ho, khó thở, khạc đờm... Có những triệu chứng về khó thở và ho không? Khó thở có thành cơn không? Cơn khó thở thường xuyên xuất hiện khi nào? Kéo dài bao lâu? Có thường xuyên không? Khi khó thở có âm sắc gì bất thường không? Tư thế người bệnh khi khó thở như thế nào? Gắng sức có làm khó thở không? Loại gắng sức nào? Người bệnh có ho không? Ho khan hay ho có đờm? Số lượng, màu sắc, tính chất của đờm? Vào thời gian nào trong ngày người bệnh cảm thấy khó thở nhất? 1.2. Thăm khám Quan sát và theo dõi: Tình trạng toàn thân: Thể trạng chung của người bệnh, trạng thái tinh thần (mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn...) Tình trạng hô hấp: Đếm nhịp thở, nhận xét tính chất thở, quan sát sự co kéo của các cơ hô hấp và cánh mũi (ở trẻ em), tư thế người bệnh khi thở, đặc điểm ho và tính chất đờm. Tình trạng tuần hoàn: Mạch, huyết áp, màu sắc da, niêm mạc. Các biểu hiện khác: Thân nhiệt, ăn ngủ, đại tiểu tiện.... 1.3. Thu thập các giấy tờ liên quan 42
  • 43. Giấy ra viện lần trước, đơn thuốc, giấy chuyển viện. Kết quả xét nghiệm: Máu, X-quang tim phổi, điện tim,.... Tham khảo hồ sơ bệnh án: Y lệnh... Lập kế hoạch chăm sóc- Giảm khó thở. - Thực hiện y lệnh. - Theo dõi bệnh và ghi hồ sơ bệnh án. - Chế độ vệ sinh. - Chế độ nghỉ ngơi ăn uống. - Giáo dục sức khỏe. Thực hiện kế hoạch chăm sóc 3.1. Giảm khó thở Khó thở của người bệnh hen phế quản là do cơ chế thắt phế quản, phù nề niêm mạc và tiết dịch nhầy. Thực hiện y lệnh điều trị: Thuốc giãn phế quản, thuốc co mạch, Corticoid, thở ôxy. Thực hiện các hành động chăm sóc: Đặt người bệnh ở tư thế đầu cao để thuận lợi cho sự hô hấp. Nới rộng quần áo, khuy cài, khăn quàng cổ. Vỗ rung phổi. Hút đờm dãi. Tăng cường lượng dịch vào cơ thể để làm loãng xuất tiết. Khi người bệnh thở ôxy: Chăm sóc ống thông, mũi, miệng. 2.2. Thực hiện y lệnh Thuốc: Thực hiện tốt công tác 3 kiểm tra 5 đối chiếu. Cho người bệnh thở ôxy qua mặt nạ với nồng độ 70 - 75% hoặc qua ống thông mũi hầu, nhất là ở người bệnh hen phế quản mạn tính phải rất cảnh giác với sự ngừng thở. Dùng thuốc giãn phế quản. Dùng Diaphylin hoặc Aminophylin cần pha với dung dịch Glucose ưu trương tiêm tĩnh mạch chậm khoảng 3 - 5 phút. Có thể pha vào dung dịch Glucose đẳng trương truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch. Dùng Salbutamon ống truyền tĩnh mạch hoặc hít qua bơm (xịt, khí dung). Dùng Corticoid qua đường khí dung, tiêm tĩnh mạch, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch hoặc uống. Khi dùng kháng sinh điều trị hen bội nhiễm phải thận trọng khi sử dụng Penicillin hoặc các dẫn xuất bán tổng hợp vì các thuốc này dễ gay dị ứng. 43
  • 44. Dùng thuốc làm lỏng và loãng đờm như Acetylcystein cần phải cho uống sau khi ăn để tránh ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Thực hiện y lệnh truyền dịch và điện giải theo chỉ định. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện: Thuốc, dụng cụ thở ôxy, dụng cụ hô hấp hỗ trợ để khi cần thiết có thể cấp cứu người bệnh kịp thời. * Xét nghiệm Xét nghiệm máu: Ngoài các xét nghiệm cơ bản như urê máu, đường máu, công thức máu, cần làm thêm xét nghiệm phân tích khí máu ( PaO2, PaCO2,...) pH máu. Thăm dò chức năng hô hấp. Chụp X-quang phổi. Xét nghiệm đờm. 3.3. Theo dõi bệnh và ghi hồ sơ bệnh án Tình trạng hô hấp: Màu sắc da, niêm mạc. Tần số, biên độ thở. Sự đáp ứng với thuốc điều trị. Nồng độ khí trong máy động mạch và độ pH của máu. Cơn khó thở: Thời gian xuất hiện, diễn biến, khoảng cách các cơn, điều kiện khởi phát. Tình trạng tuần hoàn: Mạch, huyết áp. Thân nhiệt, cân nặng, nước tiểu trong 24 giờ. Lập bảng theo dõi cân bằng dịch hàng ngày, ghi chép chính xác. Các biểu hiện khác: Ho, khạc đờm, ăn, ngủ, đại tiểu tiện, trạng thái tinh thần. Kết quả xét nghiệm: Điện giải đồ, Hematocrit. 3.4. Chế độ vệ sinh phòng chống nhiễm khuẩn Thường xuyên vệ sinh da, vệ sinh thân thể, chăm sóc môi, miệng, mũi. Tăng cường sự thông thoáng khí cở các buồng bệnh. Giữ gìn vệ sinh buồng bệnh và vệ sinh người bệnh tốt. Hạn chế tiếp xúc. Rửa tay trước và sau khi thăm khám làm thủ thuật trên người bệnh. Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn khi làm thủ thuật. Xử lý chất thải, dụng cụ dùng cho người bệnh. 3.5. Chế độ nghỉ ngơi và ăn uống Để đảm bảo nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi của người bệnh không bị ảnh hưởng cần đặt người bệnh ở tư thế thoải mái, dễ thở. Người bệnh cần được nằm ở buồng tiêng, yên tĩnh, hạn chế tiếng động, sự gây ồn. 44
  • 45. Áp dụng những động tác làm người bệnh dễ ngủ: Xoa bóp, tâm sự, an ủi, ru ngủ ( nếu là trẻ nhỏ ). Hạn chế những yếu tố gây căng thẳng cho người bệnh: Động viên an ủi, luôn có mặt trong cơn hen, giải thích cho người bệnh hiểu biết về bệnh của mình để người bệnh yên tâm, tin tưởng vào sự phục vụ của nhân viên y tế. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, cho người bệnh uống nhiều nước để làm lỏng và loãng đờm. Hạn chế các thức ăn tanh, không cho người bệnh dùng các loại thức ăn mà trước đó người bệnh đã bị dị ứng, các thức ăn cay nóng ( ớt, hạt tiêu ). 3.6. Giáo dục sức khỏe Hạn chế các yếu tố khởi phát bệnh: Không dùng đò len dạ, lông thú, hạn chế bụi khói. Không nuôi những con vật ưu thích: Mèo, chim, chó cảnh. Không trồng cây có phấn hoa, nấm mốc. Không hút thuốc lá. Tránh gắng sức và những yếu tố gây stress. Không ra khỏi nhà khi độ ẩm ngoài trời quá cao hoặc khi môi trường bên ngoài quá ô nhiễm. Hạn chế dùng thuốc men: Dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Không dùng thuốc quá liều, không lạm dụng thuốc giãn phế quản và thuốc co mạch. Không dùng các thuốc gây dị ứng như Penicellin, vitamin B1. Giải thích cho người bệnh hiểu biết rõ về bệnh của mình (bệnh hen phế quản không chữa khỏi được nhưng có thể kiềm chế được nó) để người bệnh tự bảo vệ sức khỏe. Khuyên người bệnh đi khám bệnh ngay nếu thấy có sự bất thường về hô hấp hoặc các nhiễm khuẩn khác. Hướng dẫn cách phục hồi chức năng hô hấp: tập thở, tập ho và khạc đờm, gõ, vỗ, rung, lắc lồng ngực, tập thể dục thể thao. 4. Đánh giá Người bệnh hen phế quản được đánh giá là chăm sóc tốt nếu: Chức năng hoạt động hô hấp trong giới hạn bình thường. Kết quả xét nghiệm: pH máu, điện giải đồ trong giới hạn bình thường. Không bị nhiễm khuẩn, không bị các biến chứng. Người bệnh được nghỉ ngơi và ngủ đủ, ăn uống tốt. Giảm được mức độ lo lắng về bệnh cho người bệnh biểu hiện qua thái độ của người bệnh yên tâm tin tưởng và bằng lòng về sự chăm sóc điều trị của nhân viên y tế. 45
  • 46. Người bệnh hiểu biết về bệnh và tự giác thực hiện được những hành động để hồi phục sức khỏe, khống chế bệnh. * TỰ LƯỢNG GIÁ: Mô tả triệu chứng của cơn hen phế quản? Trình bày định nghĩa và nguyên nhân gây hen phế quản? Trình bày các loại hen phế quản. Kể các biến chứng của hen phế quản và giải thích? Trình bày các biện pháp điều trị hen phế quản? Trình bày những vấn đề cần nhận định tình trạng bệnh hen phế quản? Trình bày những biện pháp làm giảm khó thở cho người bệnh hen phế quản? 46
  • 47. Bài 8: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI Mục tiêu học tập:: Sau khi học xong, học vien có khả năng: Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân và những điều kiện thuận lợi gây viêm phổi. Trình bày được triệu chứng, biến chứng bệnh viêm phổi. Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm phổi. Nội dung I. Định nghĩa Viêm phổi là quá trình viêm nhiễm kết dính ở nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết và tiểu phế quản tận cùng. Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi 1. Nguyên nhân - Do phế cầu: Là nguyên nhân chủ yếu chiểm 70 - 80%. - Do liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn gram âm ưa khí... 2. Điều kiện thuận lợi - Cơ thể bị nhiễm lạnh: Thời tiết lạnh, lanh đột ngột. - Cơ thể suy yếu: Lao động quá sức, sau mổ, bệnh nặng phải nằm lâu,... - Bị suy giảm miễn dịch: AIDS, điều trị bằng tia xạ, hóa học trị liệu, Corticoid... - Cản trở lưu thông phổi: Sặc thức ăn, dị vật đường thở... III. Triệu chứng 1. Lâm sàng 1.1. Triệu chứng toàn thân Hội chứng nhiễm khuẩn. - Sốt cao rét run, nhiệt độ 39 - 40oC. - Môi khô, lưỡi bẩn. - Mạch nhanh. 1.2. Triệu chứng cơ năng - Đau ngực bên phổi bị tổn thương. - Ho: Lúc đầu ho khan, sau ho có đờm. - Khạc đờm quánh dính màu gạch non hay màu gỉ sắt. - Khó thở: Nhịp thở nhanh và nông. 1.3. Triệu chứng thực thể - Khám phổi: Có hội chứng đông đặc, ngoài ra có ra nổ. 2. Cận lâm sàng - Xét nghiệm máu: Công thức máu: Bạch cầu tăng, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. 47
  • 48. Tốc độ máu lắng tăng cao. Xquang tim phổi: Đám mờ đồng đều hình tam giác đỉnh quay vào trong, đáy quay ra ngoài. IV. Biến chứng Những biến chứng thường gặp: 1. Suy hô hấp cấp Khó thở dữ dội, môi và đầu chi tím, nhịp thở nhanh 60 - 70 lần/phút, mạch rất nhanh. 2. Suy tuần hoàn cấp Khó thở dữ dội, nhịp thở rất nhanh, môi và đầu chi tím, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ. 3. Áp xe phổi Tình trạng nhiễm trùng nặng, người bệnh ho và khạc ra mủ. V. Điều trị 1. Điều trị nguyên nhân Kháng sinh liều cao phổ rộng. 2. Điều trị triệu chứng Giảm khó thở: Tư thế đầu cao, thông thoáng đường thở, thở ôxy. Hạ sốt: Thuốc hạ nhiệt, chườm mát. Giảm ho, long đờm. Điều trị bằng phục hồi chức năng Vỗ rung lồng ngực, tập thở. VI. Chăm sóc Nhận định 1. Hỏi bệnh - Khai thác các triệu chứng cơ năng: Rét run, sốt, đau ngực, khó thở. - Điều kiện phởi phát bệnh. Tình trạng toàn thân: Mức độ mệt, đau đầu, tình trạng ăn uống, đại tiểu tiện, những vấn đề gây khó chịu khác... Tiền sử: Bệnh hô hấp, các bệnh khác đã mắc, các thuốc đã dùng, tiền sử nghiện hút thuốc, nghiện rượu... 1.2. Thăm khám Quan sát và thăm khám: Thể trạng chung. Trạng thái tinh thần. Màu sắc da mặt. Hình thể lồng ngực, quan sát kiểu thở. 48
  • 49. Kiểm tra số lượng và tính chất đờm. Đo mạch, nhiệt độ, nhịp thở và huyết áp. 1.3. Thu thập các giấy tờ liên quan Giấy ra viện, giấy chuyển viện, đơn thuốc cũ,.... Kết quả xét nghiệm máu, kết quả chụp Xquang tim phổi... Tham khảo hồ sơ bệnh án. 2. Lập kế hoạch chăm sóc Giải quyết các vấn đề khó khăn của người bệnh ( ho, khó thở, sốt,...) Làm sạch dịch ứ đọng ở phế quản phổi. Thực hiện y lệnh. Theo dõi bệnh và ghi hồ sơ bệnh án. Chế độ vệ sinh và phòng tránh lây lan. Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống. Giáo dục sức khỏe. 3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc 3.1. Giải quyết những vấn đề khó khăn của người bệnh Giảm khó thở: Tư thế người bệnh: Đầu cao ( fowler). Thông thoáng đường thở: Nới rộng khuy cài cổ áo, khăn quàng, hút đờm dãi nếu thấy cần thiết. Thở ôxy theo y lệnh. Hạ sốt: Chườm mát. Dùng thuốc hạ nhiệt: Paracetamon, Ankitamon... Giảm ho: Giữ ấm cổ, ngực. Súc họng và miệng bằng nước muối loãng và ấm, nước TB, nước ôxy già... Dùng thuốc giảm ho theo y lệnh. 3.2. Làm sạch dịch ứ dọng ở phế quản phổi Đảm bảo lượng dịch đưa vào cơ thể đầy đủ. Làm ẩm không khí thở để làm loãng và long đờm. Hướng dẫn người bệnh tập thở sâu và tập ho: Áp dụng phương pháp ho chủ động (có điều khiển). Khuyến khích người bệnh ho và khạc đờm. 49
  • 50. Áp dụng dẫn lưu tư thế kết hợp làm vật lý trị liệu vùng ngực (gõ, rung, vỗ, lắc) để dẫn lưu đờm, dịch xuất tiết ra ngoài. Hút khí quản nếu người bệnh ho kém, đờm và dịch xuất tiết quá đặc. 3.3. Thực hiện y lệnh Thuốc và thủ thuật Nếu người bệnh ho cớ đờm thì không dùng thuốc giảm ho, chỉ dùng thuốc giảm ho nếu người bệnh ho khan, nhất là những người bệnh có cơn ho dữ dội gây thiếu ôxy máu. Không dùng thuốc ngủ, thuốc an thần cho những người bệnh có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Phải xem xét ý thức và cảm giác của người bệnh có tiền sử bệnh trước khi sử dụng thuốc an thần. Trong trường hợp người bệnh vật vã kích thích, rối loạn ý thức, thao cuồng có thể là dấu hiệu của thiếu ôxy não, do đó không được dùng thuốc an thần gây ngủ mà cần giải quyết vấn đề không khí và trao đổi khí cho người bệnh. Khi người bênh trướng bụng: Thực hiện y lệnh thuốc chống liệt ruột (nếu có chỉ định) Đặt ống thông dạ dày hoặc ống thông hậu môn. Cho người bệnh thở ôxy theo chỉ định để chống thiếu ôxy máu, đặc biệt đối với những người bệnh bị bệnh tim kèm theo hoặc có rối loạn về tim mạch. Chuẩn bị người bệnh, dụng cụ và phụ giúp bac sĩ làm thủ thuật soi hút phế quản trong trường hợp người bệnh ho kém, đờm, dịch xuất tiết quá đặc. Tiến hành các biện pháp hô hấp hỗ trợ cho người bệnh nếu có chỉ định, thông khí cơ học, bóp bóng, thở máy. Xét nghiệm: Thực hiện y lệnh lấy máu làm xét nghiệm phân tích khi máu để có hướng xử trí tiếp theo. Cho người bệnh chụp Xquang tim phổi theo y lệnh. 3.4. Theo dõi bệnh và ghi hồ sơ bệnh án Theo dõi sát tình trạng hô hấp của người bệnh: Đặc điểm tính chất của ho, khạc đờm, đau ngực, tần số thở, tính chất hô hấp và nghe phổi. Báo cáo lại cho bác sĩ biết khi có những biểu hiện bất thường. Theo dõi các dấu hiệu tím tái, khó thở, thiếu ôxy máu và tình trạng ý thức của người bệnh. Khi thấy có những biểu hiện bất thường cần báo cáo cho bác sĩ để kịp thời xử trí. Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhịp thở, nhiệt độ, huyết áp. Nghe phổi và tim để phát hiện những bất thường. Theo dõi kết quả xét nghiệm máu, chụp Xquang, đờm. Các theo dõi khác: Trạng thái tinh thần, ăn ngủ, đại tiểu tiện. 3.5. Chế độ vệ sinh, phòng tránh lây lan 50
  • 51. Thương xuyên vệ sinh và chăm sóc môi, miệng, mũi. Tăng cường sự thông thoáng khí ở các buồng bệnh. Giữ gìn vệ sinh buồng bệnh và vệ sinh người bệnh tốt. Hạn chế tiếp xúc. Rửa tay trước và sau khi thăm khám, làm thủ thuật trên người bệnh. Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn khi làm thủ thuật. Xử lý chất thải, dụng cụ dùng cho người bệnh 3.6. Chế độ nghỉ ngơi và ăn uống Người bệnh cần được nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường trong giai đoạn sốt. Động viên, giải thích để người bệnh yên tâm, tránh lo lắng về bệnh tật. Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ: Lập bảng cân bằng dịch hàng ngày và giám sát chế độ ăn uống của người bệnh. Không dùng các chấy kích thích: Rượu, gia vị cay, hút thuốc,... 3.7. Giáo dục sức khỏe Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, ăn uống. Giải thích tác hại của thuốc và khuyên người bệnh bỏ hút thuốc. Hướng dẫn chế độ tập luyện và giải thích để người bệnh tự giác tập luyện: Tập thở sâu, tập ho để làm sạch phổi, làm giãn nở phổi và phục hồi chức năng hô hấp. 4. Đánh giá Người bệnh viêm phổi được đánh giá là chăm sóc tốt nếu: Các triệu chứng của bệnh hết hoặc thuyên giảm: Ho, sốt, khạc đờm, đau ngực, khó thở... Không xảy ra các tai biến trong quá trình điều trị Người bệnh ăn ngủ được và yên tâm điều trị. Các y lệnh điều trị được người bệnh thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. Khống chế được sự lan truyền của bệnh. Người bệnh hiểu và thực hiện được những lời khuyên về giáo dục sức khỏe. * TỰ LƯỢNG GIÁ: Trình bày định nghĩa, nguyên nhân và điều kiện thuận lợi gây bệnh viêm phổi? 2. Trình bày triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm phổi? Trình bày các biên chứng thường gặp của bệnh viêm phổi và kể các biện pháp triều trị bệnh viêm phổi? Trình bày những vấn đề cần lưu ý khi nhận định tình trạng người bệnh viêm phổi. Trình bày những vấn đề cần chú ý khi thực hiện y lệnh chăm sóc và điều trị bệnh viêm phổi. 51
  • 52. Bài 9: TRIỆU CHỨNG BỆNH TIÊU HÓA Mục tiêu học tập:: Sau khi học xong, học vien có khả năng: Kể được các rối loạn cơ năng thường gặp của bộ máy tiêu hóa. Trình bày được những biểu hiện bệnh lý khi khám lâm sàng ở phần trên ống tiêu hóa. Trình bày được những biểu hiện bệnh lý khi khám lâm sàng vùng bụng và hậu môn - trực tràng. Nội dung: I. Đại cương Bộ máy tiêu hóa đi từ miệng đến hậu môn - đó là ống tiêu hóa; ngoài ống tiêu hóa còn có gan và tụy đổ dịch tiêu hóa vào ống tiêu hóa (xem phần giải phẫu sinh lý học bộ máy tiêu hóa). Khám lâm sàng bộ máy tiêu hóa bao gồm: Hỏi người bệnh để phát hiện cá rối loạn cơ năng của bộ máy tiêu hóa, khám phần trên của ống tiêu hóa ( miệng, tuyến nước bọt, họng và thực quản), khám bụng ( đại bộ phận của bộ máy tiêu hóa nằm ở bụng) và khám hậu môn - trực tràng. II. Các rối loạn cơ năng của bộ máy tiêu hóa Để phát hiện các rối loạn cơ năng của bộ máy tiêu hóa cần phải hỏi bệnh. Hỏi bệnh nhằm xác định thời gian bắt đầu của bệnh, diễn biến và tiến triển của bệnh, sự liên quan của quá trình bệnh lý hiện tại và quá khứ. Hỏi bệnh nhằm khai thác các triệu chứng cơ năng, đặc điểm của triệu chứng và sự liên quan logic giữa các triệu chứng với nhau. Đồng thời cũng phải hỏi những triệu chứng toàn thân vì đôi khi những triệu chứng đó có những giá trị nhất định trong việc xác định bệnh ở bộ máy tiêu hóa. Các triệu chứng cơ năng thường gặp của bộ máy tiêu hóa bao gồm: 1. Đau Đau là triệu chứng rất hay gặp và quan trọng, bao giờ cũng là triệu chứng chỉ điểm của tổn thương thực thể nhất định. Cần phải hỏi kỹ về vị trí đau, cường độ, thời gian, thời điểm đau và hướng lan của đau... 2. Rối loạn về ruột Nuốt khó là không đưa thức ăn vào thực quản được hoặc thức ăn đã vào thực quản nhưng rất khó đi xuống dưới, bị tắc nghẽn lại ở một chỗ nào đó. Nuốt đau ở phần họng hoặc đau ở chỗ bị tắc nghẽn thức ăn. 3. Nôn và buồn nôn Nôn là tình trạng chất chứa trong dạ dày bị tống ra ngoài. Buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn ra được. Nôn thường là do nguyên nhân của bộ máy tiêu hóa, nhưng cũng có thể do nguyên nhân ngoài bộ máy tiêu hóa. 52
  • 53. 4. Ợ là tình trạng chất chứa (kể cả hơi) trong dạ dày - thực quản đi ngược lên miệng do rối loạn chức năng vận động của phần trên ống tiêu hóa. Ợ hơi là do trong dạ dày - thực quản có nhiều hơi ( do ăn uống hoặc do rối loạn chức năng dạ dày - thực quản, hoặc do nuốt nhiều hơi vào dạ dày - thực quản) và hơi bị tống ra ngoài. Có thể ợ nước, ợ nước chua (có dịch dạ dày), ợ nước đắng (có mật) và ợ thức ăn (dạ dày - thực quản). 5. Rối loạn về sự thèm ăn Không có cảm giác thèm ăn, trông thấy thức ăn là sợ hãi, nhịn mấy ngày cũng được và không thấy đói. Đầy bụng khó tiêu: Ăn vào thấy tức bụng, không muốn ăn hoặc kém ăn. Ăn không ngon miệng và hậu quả dẫn đến ăn ít. Đắng miệng làm mất cảm giác ngon miệng. 6. Rối loạn về phân Phân hiều quá hoặc quá ít, có thể đi ỉa từ 3 - 4 lần một ngày hoặc vài chục lần một ngày. Phân táo (khô, rắn), ỉa chảy (lỏng, nát), phân sống và phân có mũi, máu, bọt... Rối loạn về phân: Biểu hiện những rối loạn về vận động, về tiêu hóa hoặc hấp thu của bộ máy tiêu hóa. 7. Rối loạn về đại tiện Đại tiện khó khăn, hậu môn đau khi đại tiện và mót rặn. 8. Hiện tượng sinh hơi trong ống tiêu hóa Sôi bụng do có nhiều nước và hơi trong ống tiêu hóa, trung tiện nhiều hoặc không trung tiện được. 9. Hiện tượng chảy máu tiêu hóa Nôn ra máu đỏ nâu hoặc đỏ tươi; ỉa ra máu tươi, máu đen, lờ mờ máu cá. Biểu hiện bệnh lý khi khám lâm sàng phần trên của ống tiêu hóa 1. Khám môi Trong trường hợp bệnh lý thì môi thay đổi màu sắc, môi tím thường gặp trong suy tim và suy hô hấp, môi đỏ sẫm trong bệnh gan và môi nhạt trong thiếu máu. Môi to ra trong bệnh to đầu chi, dị dạng khi sứt môi, môi lệch và nhân trung lệch khi liệt mặt, nứt mép hoặc chốc mép khi bị nhiễm khuẩn hoặc virus. 2. Khám hố miệng Biểu hiện bệnh lý ở hố miệng gồm có: Mảng đen trong bệnh Addison, u hắc tố. Chấm xuất huyết trong bệnh máu. Loét do thiếu vitamin nhóm B, nhiễm khuẩn và biến chứng của bệnh sởi. 53