SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
Download to read offline
UBND TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN
THƠ
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHOA THỦY SẢN
BM. KTN. THỦY SẢN NƯỚC
NGỌT
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Tên đề tài
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvier, 1831)
Ở TỈNH CÀ MAU
Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ P.Gs.Ts. DƯƠNG NHỰT LONG
Tổ chức, cá nhân phối hợp
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH-CN Cà Mau
Năm 2016
Biểu B1-2a-TMĐTCN
10/2014/TT-BKHCN
THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH1
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1 Tên đề tài 1a Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng tuyển)
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY
(Channa lucius Cuvier, 1831) Ở TỈNH CÀ
MAU
2 Thời gian thực hiện: 24 tháng 3 Cấp quản lý
(Từ tháng tháng 11/2016 đến tháng
11/2018
Quốc gia Bộ
Tỉnh Cơ sở
4 Tổng kinh phí thực hiện: 484.714.965 đồng, trong đó:
Nguồn Kinh phí (triệu đồng)
- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học 484.714.965 đồng
- Từ nguồn tự có
- Từ nguồn khác
5 Phương thức khoán chi
Khoán đến sản phẩm cuối cùng
Khoán từng phần, trong đó:
- Kinh phí khoán: …………………..…triệu
đồng
- Kinh phí không khoán: ……………..triệu đồng
6 Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có) Mã số:
Thuộc dự án KH & CN
Độc lập
Khác
7 Lĩnh vực khoa học
Tự nhiên: Nông, lâm, ngư nghiệp:
Kỹ thuật và công nghệ: Y dược.
1
Bản Thuyết minh đề tài này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh
vực khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4
1
8 Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Dương Nhựt Long
Ngày, tháng, năm sinh: 10 tháng 12 năm 1959 Giới tính: Nam: Nữ:
Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Phó Giáo sư tiến sĩ
Chức danh khoa học: Phó Giáo sư Chức vụ: Trưởng Bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy sản
Điện thoại: 0918 – 162 680
Tổ chức: 07103 – 831542 Nhà riêng: 07103 – 832042 Mobile: 0918 - 162680
Fax: 07103 – 830323 E-mail: dnlong@ctu.edu.vn
Tên tổ chức đang công tác: Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ cơ quan: Khu II, đường 3/2, Q. Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ.
Địa chỉ tổ chức: Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ, Khu II, đường 3/2, Q.
Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Địa chỉ nhà riêng: Số 76/6A, đưởng 3/2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Tp
Cần thơ.
9 Thư ký đề tài
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Phong
Ngày, tháng, năm sinh: 11/5/1986 Nam / Nữ: Nam
Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên, Chức vụ: Nghiên cứu viên
Điện thoại: 07103 - 831542
Tổ chức: 07103 - 831542 Nhà riêng: Mobile: 0939 - 020733
Fax: 07103 – 830323 E-mail: tuanphong@ctu.edu.vn
Tên tổ chức đang công tác: Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ tổ chức: Khu 2, Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Ninh Kiều, Thành phố Cần
Thơ
Địa chỉ nhà riêng: ấp Bình Quí, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, Vĩnh Long
10 Tổ chức chủ trì đề tài
Tên tổ chức: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Điện thoại: 0710.3834307 Fax: 0710.3830323
Web site: http://www.ctu.edu.vn
Địa chỉ: Khu 2, Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: P.Gs. HÀ THANH TOÀN. Hiệu trưởng Trường ĐHCT
Số tài khoản: 3713.1.1055506
Tại: Kho bạc nhà nước Tp. Cần Thơ
11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có)
X
2
Tổ chức 1: Trung tâm thông tin & ứng dụng KHCN
Tên cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau
Điện thoại: 07803837570 Fax:
Địa chỉ: Số 16 đường Vành Đai 2, phường 9, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Quách Văn Ấn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm
12
Các cán bộ thực hiện đề tài
(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc
tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ
nhiệm đề tà. Những thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và gửi kèm theo
hồ sơ khi đăng ký)
TT
Họ và tên,
học hàm học vị
Tổ chức
công tác
Nội dung,
công việc tham gia
Thời gian
làm việc
(Số tháng
quy đổi
2
)
1 P.Gs. Dương Nhựt Long ĐHCT
Chủ nhiệm và thực hiện các nội
dung nghiên cứu và thực
nghiệm chính của đề tài. Phân
tích, đánh giá và báo cáo các
kết quả nghiệm thu sau cùng
của đề tài.
7,2 tháng
2 P.Gs. Ts. Lam Mỹ Lan ĐHCT
Nghiên cứu, phân tích và đánh
giá hiện trạng nguồn lợi cá Dầy
ở địa phương và phân tích đánh
giá thức ăn ương và nuôi
thương phẩm cá dầy.
6,2 tháng
3 Ths. Nguyễn Thanh Hiệu ĐHCT
Thực nghiệm sinh sản và ương
giống cá dầy trong điều kiện
sinh thái ở tỉnh Cà Mau.
6,2 tháng
4
Ths. Nguyễn Hoàng
Thanh
ĐHCT
Khảo sát thực trạng nguồn lợi,
thực nghiệm nuôi vỗ thành thục,
sinh sản và ương giống cá dầy
trong điều kiện ở tỉnh Cà Mau.
7 tháng
5 Ths. Nguyễn Tuấn Phong ĐHCT
Nghiên cứu tổng hợp các nội
dung về môi trường, nguồn lợi,
thực nghiệm sản xuất giống và
thí nghiệm nuôi thương phẩm cá
dầy trong điều kiện ở Cà Mau.
7 tháng
6 Nguyễn Quốc Thới TT. thông
tin chuyển
giao KH –
Khảo sát thực trạng, nguồn lợi
cá dầy và giám sát các nội dung
thực hiện về kỹ thuật nuôi
3 tháng
2
Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng
3
CN Cà Mau thương phẩm cá dầy của đề tài.
7 Bùi Công Nghiệp
TT. thông
tin và
chuyển
giao KH –
CN Cà
Mau
Thực nghiệm sản xuất giống và
thí nghiệm nuôi cá dầy thương
phẩm ở các hộ dân và trại thực
nghiệm của trung tâm thông tin
và chuyển giao công nghệ - Sở
KH – CN tỉnh Cà Mau.
3 tháng
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH & CN VÀ PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
13 Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng)
• Mục tiêu tổng thể
Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn, làm luận cứ khoa
học cho việc xây dựng qui trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá dầy,
góp phần bảo vệ và phát triển hiệu quả nguồn lợi, từng bước nâng cao thu nhập và lợi
nhuận cho người nuôi thủy sản ở tỉnh Cà Mau trong tương lai.
• Mục tiêu cụ thể
Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu cụ thể như sau:
+ Đánh giá được hiện trạng nguồn lợi cá dầy phân bố ở tỉnh Cà Mau;
+ Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá dầy trong điều
kiện ở tỉnh Cà Mau với các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể như sau:
1. Tỉ lệ cá cái thành thục sinh dục sau giai đoạn nuôi vỗ thành thục đạt ≥ 75%.
2. Tỉ lệ cá sinh sản sau khi tiêm kích thích tố ≥ 70%.
3. Tỉ lệ trứng thụ tinh ≥ 80%.
4. Tỉ lệ trứng nở ≥ 75%.
5. Tỉ lệ sống của cá ương sau 45 ngày tuổi đạt 35%.
6. Năng suất nuôi cá thương phẩm trong ao đất đạt > 12 tấn/ha.
7. Năng suất cá nuôi trong rừng tràm đạt dao động 600 -700 kg/ha
+ Đề xuất các giải pháp bảo vệ, quản lý và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy.
14 Tình trạng đề tài
Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác
15 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung
nghiên cứu của đề tài
15.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Ngoài nước (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và
những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được
4
những bước tiến về trình độ KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó).
Theo Rainboth (1996) cá dầy (Channa lucius Cuvier, 1831) là 1 trong 4 loài cá nước
ngọt thuộc giống cá Channa phân bố khá phổ biến trong các lưu vực của vùng hạ lưu
sông Cửu Long như Thái Lan, Lào, Campuchia và Đồng Bằng Sông Cửu Long – Việt
Nam. Cá có hệ thống phân loại như sau
- Bộ: Clupeiformes
- Họ: Channidae
- Họ phụ Channidae
- Giống: Channa
- Loài: Channa lucius (Cuvier, 1831)
- Tên địa phương: cá dầy
Hình 1. Cá dầy Channa lucius (Cuvier, 1831)
Trên thế giới nghiên cứu cho thấy cá phân bố ở các thủy vực sông, suối, ao, hồ ở Thái
Lan, Java, Sumatra, Borneo, các đảo trong quần đảo Indo-Australian, Đông Dương và
Trung Quốc (Mohsin and Ambak, 1983). Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu mang tính
tổng thể về các tập tính sinh thái, sinh lý và đặc điểm sinh học cùng các biện pháp kỹ
thuật tác động nuôi vỗ thành thục sinh dục và sinh sản cá dầy hầu như chưa có. Một số
tài liệu gần đây như của Rainboth (1996) khảo sát khu hệ cá nước ngọt ở lưu vực
Campuchia chỉ đề cập sơ lược về một số đặc điểm hình thái cấu tạo và phân loại cá
dầy, ngược lại thì có khá nhiều tài liệu nghiên cứu về đặc điểm phân loại, đặc tính sinh
thái và đặc điểm sinh học của cá lóc đen (Channa striata) và cá lóc bông (Channa
micropeltes).
Theo Pillay (1990) cá lóc (Channa sp) là loài cá nhiệt đới và á nhiệt đới điển hình, cá
phân bố nhiều và rộng khắp trong các loại hình thủy vực như ao, hồ, sông kênh rạch,
đầm phá đến mương vườn và ruộng lúa, từ vùng sinh thái nước ngọt đến vùng sinh thái
nước lợ có độ mặn thấp. Nghiên cứu của Alikunhi (1953) còn cho thấy, cá lóc hoàn
toàn có khả năng nuôi và phát triển tốt trong điều kiện sinh thái của ruộng lúa vùng
Châu Á – Thái Bình Dương. Theo Swingle (1969) cá lóc hoàn toàn có khả năng sống
và phát triển tốt trong các thủy vực có giá trị pH nước dao động từ 6,5 – 7,5.
Theo Cuvier (1831) cá lóc bông (Channa micropeltes) là loài cá cũng được nhiều
5
người dân ở Châu Á, đặc biệt như Campuchia, Trung quốc và Việt Nam ưa thích và
đầu tư nghiên cứu cơ sở khoa học và ứng dụng sản xuất giống, nuôi trong các lồng bè
dạng qui mô nhỏ và trung bình, nhưng với mật độ thả khá cao. Hiện nay, có thể thấy cá
lóc đen và cá lóc bông là 2 loài cá được nhiều người dân các nước vùng hạ lưu sông
Cửu Long nghiên cứu ứng dụng sản xuất giống và nuôi thương phẩm khá rộng khắp
trong các lưu vực, dưới các phương thức nuôi bán thâm canh và thâm canh trong ao và
lồng bè (Ling, 1977) và nuôi trong bể bạt đối với cá lóc đen (Dương Nhựt Long, 2009
- 2016. Tuy nhiên, hiện nay các tài liệu nghiên cứu mang tính khoa học, chuẩn mực về
các đặc tính sinh học và sinh thái học cùng nhiều biện pháp kỹ thuật nhằm tác động và
khai thác đối tượng cá đồng nầy, đặc biệt là về cá dầy vẫn còn khá nhiều hạn chế, trong
lúc đó thị trường tiêu thụ sản phẩm đối tượng nầy khá hấp dẫn, chất lượng thịt thơm
ngon, giá bán ở thị trường rất cao…do vậy nhằm hướng đến các giải pháp bảo vệ và
phát triển bền vững, hiệu quả loài cá dầy bản địa quí hiếm nầy, các hoạt động nghiên
cứu ứng dụng và đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy ở
tỉnh Cà Mau là vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất cao.
Trong nước (Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực
nghiên cứu của đề tài, đặc biệt phải nêu cụ thể được những kết quả KH&CN liên quan
đến đề tài mà các cán bộ tham gia đề tài đã thực hiện. Nếu có các đề tài cùng bản
chất đã và đang được thực hiện ở cấp khác, nơi khác thì phải giải trình rõ các nội
dung kỹ thuật liên quan đến đề tài này; Nếu phát hiện có đề tài đang tiến hành mà đề
tài này có thể phối hợp nghiên cứu được thì cần ghi rõ Tên đề tài, Tên Chủ nhiệm đề
tài và cơ quan chủ trì đề tài đó).
Cá dầy (Channa lucius Cuvier, 1831) là loài cá nước ngọt, phân bố nhiều trong các loại
hình thủy vực ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia và Indonesia. Ở Việt Nam, cá
dầy phân bố chủ yếu ở các lưu vực của các tỉnh như Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau và
Kiên Giang của vùng ĐBSCL, thông thường cá hiện diện nhiều trong các thủy vực có
nước chảy chậm như ao, đầm lầy và lung bàu có pH nước thấp. Theo Trương Thủ
Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá dầy phân bố chủ yếu ở môi trường nước ngọt,
cá thích sống trong các ao đìa có nhiều loại cây cỏ thủy sinh, nhiều hàm lượng vật chất
hữu cơ, thậm chí chúng còn phát triển tốt trong điều kiện thủy vực lung bàu, rừng tràm
với chất nước tù động và nhiễm phèn, có pH nước thấp (< 6). Theo Trương Thủ Khoa
và Trần Thị Thu Hương (1993) cá dầy là đối tượng có ngoại hình khá giống với loài cá
lóc đen, cá có khối lượng tương đối nhỏ, với chiều dài khoảng 35 - 40cm, nhưng ngược
lại, cá có chất lượng thịt trắng, thơm ngon, rất hấp dẫn người tiêu dùng, hiện có giá bán
rất cao ngoài thị trường (140.000 – 160.000 đồng/Kg). Hiện nay, cá dầy bản địa được
nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, bên cạnh cá thương phẩm có giá trị cao ở thị trường,
do cá có nhiều màu sắc và hoa vân đẹp nên cá dầy hiện vẫn còn là đối tượng cần được
đầu tư nghiên cứu thuần hóa để trở thành loài cá cảnh phục vụ cho nhu cầu giải trí của
nhiều khách du lịch. Tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về môi trường và sinh học cùng
các giải pháp kỹ thuật nuôi thương phẩm cá dầy chưa được các cơ quan quản lý
chuyên ngành đầu tư nghiên cứu.
Theo kết quả nghiên cứu ban đầu ghi nhận của Võ Minh Khôi và Bùi Minh Tâm
6
(2013) về hình thái, cá dầy có đầu dài, hơi dẹp bằng, đỉnh đầu phẳng. Mõm ngắn hơi
hướng lên. Răng nhọn sắc, răng hàm dưới và răng vòm miệng có dạng răng chó. Cá có
vẩy lớn đều, lưng có màu sậm đen và bụng có màu vàng nhạt. Dọc hai bên thân có
những đốm vẩy đen. Vây lưng 38, vây ngực 6, vây bụng 15, vây hậu môn 27 và vẩy
đường bên 66, Theo Tiền Hải Lý (2013) cá dầy là loài cá dữ điển hình, cá ăn động vật,
có tỷ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài thân RLG < 1. Thức ăn ưa thích của cá dầy là
cá con (56,93%) và giáp xác (14,79%). Độ béo Fulton và Clark của cá dầy cái thấp
nhất ở tháng 5 và 12 và cao nhất vào tháng 8 trong năm. Phương trình tương quan giữa
chiều dài và trọng lượng cá chặt chẽ với phương trình W = 0,008L 3,0513
và hệ số tương
quan là R2
= 0,9979. Theo Bùi Minh Tâm và Tiền Hải Lý (2013) tuyến sinh dục cá dầy
cái thường chia thành 2 thùy không đều. Hệ số thành thục của cá dầy cái cao nhất vào
tháng 5 – 6 và tháng 1 – 2 với các giá trị đạt lần lượt là 1,66 %, 1,51% và 1,38%. Cá
dầy sinh sản quanh năm, tập trung nhiều vào tháng 1,2 và 5,6 trong năm. Sức sinh sản
tuyệt đối trung bình là 2065 trứng/con và sức sinh sản tương đối trung bình là 13,105
trứng/kg cá cái. Trứng cá là trứng nổi có giọt dầu. Đường kinh trung bình của noãn sào
ở giai đoạn IV là 1,18mm, dao động từ 1,10 – 1,23 mm.
Nghiên cứu trong điều kiện thực tế ở các địa phương (Hậu Giang và Bạc Liêu. 2012 –
2013) còn cho thấy, trước kia cá dầy được nhiều người dân đánh bắt khá nhiều, đặc
biệt là vào các tháng mùa khô, lúc mức nước trong các đồng ruộng và lung bàu cạn kiệt
và thời điểm đầu mùa mưa khi cá trưởng thành và bắt đầu thành thục sinh dục tham gia
sinh sản. Tuy nhiên ngày nay, nguồn lợi cá dầy không còn phong phú như những năm
trước đây. Trong nhiều nguyên nhân ảnh hưởng, (1) sự gia tăng về dân số kéo theo sự
gia tăng về thực phẩm cho sự tiêu dùng của người dân, (2) hoạt động khai thác quá
mức, thiếu kế hoạch bảo vệ và tái tạo nguồn lợi cho tự nhiên và người tiêu dùng, (3) sự
thâm canh hóa các mô hình sản xuất nông nghiệp đã làm thay đổi và phá vở điều kiện
sinh thái, môi trường sống của cá dầy và hệ quả là sản lượng cá dầy có trong tự nhiên
ngày càng suy giảm một cách nghiệm trọng, rất khó thu hoạch được nhiều cá dầy từ
các hoạt động lưu dưỡng, khai thác hằng năm, thậm chí đối với những vùng như khu
bảo tồn rừng U minh thượng. U minh hạ cùng một số vùng đất ngập nước tự nhiên đặc
trưng của vùng….trước đây là nơi tập trung nhiều cá dầy bản địa nổi tiếng phân bố
trong vùng.
Những năm gần đây, các nghiên cứu về chuyên đề sản xuất giống các loài cá trong họ cá
lóc cũng thu được nhiều kết quả khích lệ. Một đặc điểm cơ bản và kỹ thuật tác động khá
giống nhau ở hầu hết các loài cá lóc đó là “có sự lệch pha trong quá trình nuôi vỗ thành
thục sinh dục và kích thích sinh sản ở họ cá lóc”. Đối với cá lóc bông (Channa
micropeltes) trong tác động kích thích cá sinh sản, thời gian hiệu ứng thuốc thường kéo
dài và không ổn định (33 – 37 giờ), đồng thời phụ thuộc vào chất lượng nuôi vỗ thành
thục của cá. Sức sinh sản của cá thấp nhất dao động từ 2.000 - 3.000 trứng/kg cá cái,
Thời gian hiệu ứng của cá lóc bông khi tiêm HCG ngắn hơn so với tiêm LH-RHa +
DOM và Ovaprim (Nguyễn Thanh Phương et a., 2008). Khi dùng HCG kết hợp với
não thùy là các loại kích dục tố ngoại sinh tác động trực tiếp lên buồng trứng, làm thời
7
gian hiệu ứng thuốc ngắn. Đối với LH-RHa và Ovaprim cũng là chất kích tố ngoại
sinh, nhưng nó tác động trung gian qua hoạt động của tuyến yên, sau đó tác động lên
buồng trứng nên thời gian hiệu ứng của thuốc lâu hơn so với hormone HCG hay não
thùy thể cá chép.
Theo Phan Phương Loan (2000) thời gian hiệu ứng thuốc của cá lóc đen là 15 giờ, của
cá rô đồng là 7- 8 giờ (Trần Thị Trang. 2001) và cá sặc rằn 17-18 giờ (Nguyễn Văn
Bình, 2000). Theo Phạm Văn Khánh (2002) cá lóc đen (Channa striata) có sức sinh
sản thực tế là 5.000 - 15.000 trứng/kg cá cái và hệ số thành thục nằm trong giới hạn từ
0,5 - 1,5 %, ngược lại đối với cá Channa gachua mỗi lần sinh sản chỉ đạt từ 20 - 200
trứng. Theo Dương Nhựt Long và ctv (2.000) sức sinh sản của cá lóc đen dao động từ
78.000 – 79.000 trứng/kg cá cái.
Theo Nguyễn Văn Triều và ctv (2.000) sử dụng LRH-A + Dom với liều lượng 3 mg
LHR-A + 0,6 mg Dom/kg tác động kích thích cá lóc sinh sản đạt tỉ lệ thụ tinh dao động
từ 75,5 - 83% và tỉ lệ nở từ 92 - 93%. Theo Bùi Minh Tâm (2006) thì khi tiêm Channa
striata với HCG ở các liều lượng 1.500 UI, 2.000 UI và 2.500 UI/kg thì cá chỉ sinh sản
sau 48 - 54 giờ ở nghiệm thức tác động 2.500 UI/kg cá. Nếu kết hợp HCG với Ovaprim
thì cá sẽ sinh sản sau 72 giờ tiêm. Trong điều kiện nuôi vỗ tái phát, cá lóc đen cũng được
cho đẻ ở liều là 3.000 UI HCG cho 1 kg cá cái. Cá bông thì có sức sinh sản tốt ở liều
lượng 1.000 UI còn nếu tiêm ở liều 2.500 UI thì cá có sức sinh sản rất thấp. Theo
Nguyễn Huấn và Dương Nhựt Long (2008) trong quá trình nghiên cứu sinh sản cá lóc
bông, liều lượng kích dục tố tác động cá bông sinh sản tốt nhất là 1 não thùy kết hợp
với 1.500 UI/kg cá đực, 1 não thùy kết hợp với 500 UI/kg cá cái. Đối với cá cái với
liều HCG 500 UI/kg tỉ lệ rụng rứng khá cao (88,9 - 100%) ở liều lượng HCG từ 1.000 -
2000 UI/kg thì cá đực có khả năng thành thục sinh dục và sinh sản. Trong quá trình
nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng tiêm HCG và LH-RH + DOM đến sinh sản cá
dầy, tác giả Tiền Hải Lý và ctv (2016) cho rằng, cá dầy không sinh sản nếu chỉ sử dụng
thuần HCG hoặc LH-RH. Tuy nhiên cá sẽ sinh sản tốt khi sử dụng kết hợp giữa kích
thích HCG và kích thích sinh lý (tạo giá thể và điều chỉnh pH). Đặc biệt, cá sẽ sinh sản
tốt trong điều kiện kích thích 2.000 UI HCG/kg cá cái + 2 mg não thùy thể cá chép. Tỉ
lệ cá sinh sản 83,3%, sức sinh sản 26.765 trứng/kg, tỉ lệ thụ tinh 95,3% và tỉ lệ nở
82,6%. Theo Trương Nhật Triến (2015) trong quá trình kích thích tác động cá dầy sinh
sản, kết quả cho thấy đối với cá đực ở liều tiêm 2.000 UI HCG + 0,5 mg não/kg cá và
ở cá cái liều tiêm 2.000 UI HCG + 2 mg não thùy/kg cá cái cho hiệu quả sinh sản cao
hơn so với những liều khác. Sức sinh sản thực tế dao động từ 2.135 – 8.333 trứng/kg,
tỉ lệ thụ tinh dao động từ 27 – 81 % và tỉ lệ nở từ 2 – 80,25%.
Những kết quả nghiên cứu gần đây của Bộ môn Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Khoa
Thủy sản Trường Đại học Cần thơ (2013) cho thấy trong thực nghiệm sản xuất giống
có thể dùng cá tạp và TACN kết hợp hoặc để nuôi vỗ cá dầy bố mẹ thành thục sinh dục
với kết quả rất tốt. Nuôi vỗ thành thục bằng loại thức ăn cá tạp, cá đạt HSTT ghi nhận
là 3,54 + 1,84%, đối với TACN, hệ số thành thục cá đạt 3,61 + 1 %. Sức sinh sản
8
tương đối cá đạt giá trị 42.106 + 7.201 trứng/kg cá cái cho ăn cá tạp và 41.951 + 1.580
trứng/kg cá cái cho ăn TACN. Nghiên cứu sinh sản cá dầy còn cho thấy, dưới phương
thức sinh sản bán nhân tạo, do có sự lệch pha trong quá trình nuôi vỗ thành thục sinh
dục, nên trong quá trình sinh sản, cá đực cần được tác động kích thích với hormone
trước thời gian kích thích cá cái từ 2 – 3 ngày, với liều lượng HCG dao động từ 1.000
– 4.000 UI căn cứ vào chất lượng nuôi vỗ cá bố mẹ, ngược lại đối với cá cái liều lượng
ghi nhận đạt hiệu quả cao cho 1 kg cá cái bố mẹ là 500 UI + 2mg não thùy thể cá chép.
Ngoài ra, trong quá trình sinh sản, tác động kích thích kết hợp với việc điều chỉnh pH
nước ở mức từ 5,5 – 6 giúp cho cá dầy có thể tham gia sinh sản tốt với tỷ lệ sinh sản
đạt 100%, tỷ lệ trứng thụ tinh 92 - 95%, tỉ lệ cá nở đạt từ 80 - 83 %. Sức sinh sản thực
tế ghi nhận từ 20.000 – 25.582 trứng/kg cá cái (Võ Minh Khôi và Bùi Minh Tâm.
2013). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, tỉ lệ phân đàn của cá ở giai đoạn ương giống
cá dầy cũng khá cao, cần có nhiều biện pháp thiết thực tác động, góp phần nâng cao tỉ
lệ sống và chất lượng cá dầy trong nuôi thương phẩm. Theo Tiền Hải Lý, Võ Minh
Khôi và Bùi Minh Tâm (2015) cá dầy có khả năng sử dụng tốt thức ăn chế biến trong
quá trình ương giống giai đoạn từ 4 đến 30 ngày tuổi. Thời điểm thích hợp để cá dầy
sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến qua phương thức thay thế 20 % TACB/ngày khi cá
dầy được 16 ngày tuổi, kết quả cho tỉ lệ sống cao nhất 93%, cá tăng trưởng tốt nhất đạt
0,0089 g/ngày.
Trước bối cảnh thâm canh hóa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, mức độ khai thác
quá mức nguồn lợi cá bản địa trong tự nhiên nói chung, đặc biệt là nguồn lợi cá dầy,
cùng điều kiện môi trường sinh thái cho quá trình sinh trưởng, quá trình thành thục
sinh dục trong tự nhiên của cá luôn bị phá hủy, nguồn lợi và sản lượng cá dầy được
đánh bắt trong điều kiện tự nhiên ngày càng sút giảm nghiêm trọng, thậm chí có nguy
cơ cạn kiệt, do vậy việc triển khai nghiên cứu, ứng dụng xây dựng và hình thành các
giải pháp kỹ thuật, quản lý chủ động sản xuất con giống cá dầy, góp phần từng bước tái
tạo và phục hồi nguồn lợi cá dầy trong điều kiện tự nhiên, đồng thời chủ động sản xuất
cung cấp con giống có chất lượng cao cho các hình thức nuôi thương phẩm, phục vụ
thiết thực cho sự tiêu dùng của xã hội đạt hiệu quả lợi nhuận cao cho hộ nuôi trong
vùng là vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa tích cực.
15.2 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của đề tài
(Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích những công
trình nghiên cứu có liên quan, những kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề
tài, đánh giá những khác biệt về trình độ KH&CN trong nước và thế giới, những vấn
đề đã được giải quyết, cần nêu rõ những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những hạn chế cụ
thể, từ đó nêu được hướng giải quyết mới - luận giải và cụ thể hoá mục tiêu đặt ra của
đề tài và những nội dung cần thực hiện trong đề tài để đạt được mục tiêu).
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá dầy là đối tượng thủy sản có
ngoại hình gần giống như cá lóc đen, nhưng ngược lại cá có chất lượng thịt thơm ngon
hơn cá đen nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng, dù cá có khối lượng tương đối
nhỏ so với cá lóc đen cùng một số đối tượng thủy sản khác trong họ Channidae, Khảo
9
sát trong điều kiện thực tế ở các địa phương vùng ĐBSCL như Hậu Giang, Bạc Liêu.
Đồng Tháp và tỉnh Kiên Giang cho thấy, trước kia cá dầy thường được đánh bắt rất
nhiều trong các vực nước ở vùng nội đồng, rừng tràm và ruộng lúa của nhiều tỉnh vùng
ĐBSCL, đặc biệt vào những tháng của mùa khô và đầu mùa mưa khi cá ở giai đoạn
trưởng thành và chuẩn bị tham gia sinh sản nhằm tái tạo nguồn giống theo vụ mùa sinh
sản trong năm. Tuy nhiên, những năm gần đây, tài liệu thống kê từ các cơ quan quản lý
chuyên ngành ở các địa phương vùng ĐBSCL cho thấy, sản lượng khai thác cá dầy
phân bố trong điều kiện tự nhiên, không còn nhiều và phong phú như trước đây. Tìm
hiểu lý do tác động ảnh hưởng đến sự sút giảm nguồn lợi, rất dễ nhận diện ra các nhân
tố ảnh hưởng, có thể (1) do mật độ dân số gia tăng nhanh trong vùng, nhu cầu về thực
phẩm tăng cao (2) sự khai hoang phục hóa, kết hợp quá trình thâm canh, tăng vụ trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp cùng với việc sử dụng nhiều loại phân bón thuốc trừ
sâu và hóa chất đã làm suy giảm chất lượng nước, môi trường sống và vùng phân bố
của cá dầy ngày càng bị thu hẹp dần, (3) ở các địa phương kế hoạch bảo vệ - tái tạo
quần đàn cá dầy trong điều kiện tự nhiên chưa được tổ chức, giám sát và thực hiện một
cách chặt chẽ, điều kiện sinh thái của cá bị phá hủy, nên sản lượng cá phân bố trong
điều kiện tự nhiên ở các loại hình thủy vực ngày càng suy giảm. Do vậy, nếu không kịp
thời đề xuất các giải pháp công nghệ tác động sản xuất thích hợp nhằm góp phần tái
tạo và từng bước phục hồi nguồn lợi cá dầy trong tự nhiên, sự biến mất đối tượng nầy
trong các vực nước cá phân bố là điều không tránh khỏi. Khảo sát thực tế sản xuất còn
ghi nhận, trong nhiều loại hình thủy vực của vùng ĐBSCL hiện vẫn còn xuất hiện cá
dầy phân bố ở một số vùng như: Khu bảo tồn rừng U minh thượng và U minh hạ, nơi
tiếp giáp địa giới hành chánh của các tỉnh như: Lung Ngọc Hoàng tỉnh Hậu Giang, các
khu rừng tràm – lung bàu ở huyện Hồng Dân, Bạc Liêu, Cà Mau và tỉnh Kiên Giang và
vùng sinh thái ngập nước Đồng Tháp Mười – Tràm chim ở tỉnh Đồng Tháp. Những
nghiên cứu gần đây của Bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản –
ĐHCT về một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và thử nghiệm nuôi vỗ thành thục
sinh dục trong điều kiện chủ động nuôi vỗ thành thục cá với thức ăn là cá tạp, thức ăn
công nghiệp sau thời gian nuôi từ 3 – 4 tháng cho thấy, cá nuôi có thể phát triển và
thành thục sinh dục. Trong hoạt động kích thích sản xuất giống, với các loại hormone
như não thùy thể cá chép, HCG và LHRH + DOM tác động, hiệu quả sản xuất giống
cá dầy bước đầu được khẳng định là giải pháp khả thi nhất, góp phần khai thác và bảo
vệ tốt nguồn lợi cá dầy trong tự nhiên. Tất nhiên, những giải pháp tác động kỹ thuật
trong việc sử dụng thức ăn công nghiệp nuôi vỗ thành thục sinh dục và ương giống cá
dầy qua các giai đoạn phát triển, cũng như việc xử lý vấn đề lệch pha trong quá trình
nghiên cứu nuôi vỗ thành thục sinh dục đối với cá dầy đực, góp phần nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả của hoạt động sản xuất giống và ương nuôi thương phẩm
cá dầy hiện vẫn còn là những vấn đề rất cần có thêm nhiều thời gian nghiên cứu, thử
nghiệm và thẩm định kết quả, qua đó xác định tốt đặc điểm sinh thái cá dầy phân bố,
cùng các giải pháp tác động thích hợp và hiệu quả nhất.
Từ thực tế trên, nhằm góp phần bảo vệ và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy, trên cơ
10
sở đánh giá thực trạng nguồn lợi và xây dựng các qui trình công nghệ sản xuất giống cá
dầy đạt chất lượng, cung cấp cho các mô hình ương nuôi, tạo sự phát triển bền vững
trong điều kiện sản xuất và bảo vệ tốt nguồn lợi cá dầy ở địa phương, khẳng định tính
hiệu quả các mô hình nuôi cá dầy thương phẩm, tạo thêm sản phẩm cá đồng mới, từng
bước nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân ở vùng nông thôn Cà
Mau, đặc biệt là vấn đề bảo vệ tốt và hiệu quả nguồn lợi cá dầy phân bố trong điều kiện
tự nhiên ở địa phương, thì vấn đề nghiên “Giải pháp bảo vệ và phát triển hiệu quả
nguồn lợi cá dầy (Channa lucius Cuvier, 1831) ở tỉnh Cà Mau”, với mục tiêu nghiên
cứu đạt được như đã đề cập là vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa xã hội sâu rộng, góp
phần phát triển bền vững và hiệu quả nguồn lợi cá dầy ở tỉnh Cà Mau trong tương lai.
16 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã
trích dẫn khi đánh giá tổng quan
(Tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích
dẫn để luận giải cho sự cần thiết nghiên cứu đề tài).
Alikunhi. K. H.. 1953. Notes on the bionomics, breedings and growth of the murrel,
Ophiocephalus striatus Bloch, Proc, Indian Acad, Sci, (B), 38 (1): 10-20
Bá. N. V., Dương nhựt Long, Lam mỹ Lan và Nguyễn Văn Triều, 2001. Nursing
larvaes of Snakehead by home-made feed for farmers in the Mekong Delta. Science
report in Can Tho University, 22 p.
Boyd. C. E, 1990. Water Quality in Ponds for Aquaculture, Birmingham Publishing
Co, Birmingham, Alabama
Bùi Minh Tâm, Nguyễn Thanh Phương và Dương Nhựt Long, 2008. Ảnh hưởng của
liều lượng và phương pháp tiêm HCG đến sinh sản bán nhân tạo cá Bông (Channa
micropeltes). Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần thơ, Q2: 76-81.
Bùi Minh Tâm, Nguyễn Thanh Phương và Dương Nhựt Long, 2008. Ảnh hưởng của
mật độ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá bông (channa micropeltes) giai đoạn
bột lên giống ương trong bể xi-măng. Tạp chí khoa học Đại học Cần thơ, Q2: 11-19
Chung Lân, 1969. Sinh vật học và sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi. Nhà xuất bản
khoa học, 311 trang.
Dương Nhựt Long, 2008. Kỹ thuật sản xuất giống và thực nghiệm nuôi thương phẩm
cá Kết ở tỉnh Đồng Tháp.
Dương Nhựt Long, 2008. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá Leo ở tỉnh An Giang.
Dương Nhựt Long, Nguyễn Anh Tuấn và Lam Mỹ Lan (2014) Kỹ thuật nuôi các loài
cá nước ngọt vùng ĐBSCL. Giáo trình, Trường ĐHCT.
Dương Nhựt Long. 1996, Đặc điểm sinh học của cá Lóc Bông. Tủ sách kỹ thuật nuôi
cá nước ngọt - Trường ĐHCT.
Holden, M.J. and Raitt. D.F.S. (1974), Manual of Fisheries Science, Part II: Method of
resources investigation and their application, Rome, FAO Fish, Tech pap (115).
Kumar. D. . K, Marimuthu, M, A, Haniffa, T,A, Sethuramalingam, 2008. Effect of
Different Live Feed on Growth and Survival of Striped Murrel Channa striatus
larvae, E,U, Journal of Fisheries & Aquatic Sciences 25 (2): 105-110
Lee, P,G,, and Ng, P,K,L,, 1994. The systematics and ecology of snakeheads (Pisces:
Channidae) in Peninsular Malaysia and Singapore: Hydrobiologia, v, 285: 59-74.
11
Lo - Chai Chen, (1990), Aquaculture in Taiwan, Fishing News Books 273pp.
Long. D.N. and N.V. Trieu, 2000. Technical aspects for Snakehead culture in the
Mekong Delta, Science report, Can Tho University, 9 p.
Nguyen Anh Tuan, Duong Nhut Long, Nguyen Van Trieu, Le son Trang and Lam Mỹ
Lan, Jean – Claude Micha, Artificial reproduction, larvae rearing and market
production techniques of a new species for fish culture: snakehead (Channa striata
Bloch, 1795)
Nguyễn Huấn và Dương Nhựt Long, 2008. Hiện trạng sản xuất giống và kỹ thuật kích
thích cá Lóc bông (Channa micropeltes) sinh sản. Tạp chí khoa học Đại học Cần
Thơ, quyển 2, trang 20-28.
Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004. Nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến để ương nuôi cá
Bông (Chana micropeltes). Luận án thạc sĩ. Ngành Nuôi trồng thủy sản.
Nguyễn Văn Trọng và Nguyễn Văn Hảo, 1994. Đặc điểm sinh trưởng của một số loài
cá Trơn nước ngọt ở Campuchia, 48 trang.
Pillay. T.V.R, 1990. Aquaculture principles and practices, 410 – 412,
Rainboth. W. J., 1996. Fishes of the Cambodian Mekong. FAO. Rome. Phnom Penh.
Cambodia, 11- 20.
Tiền Hải Lý và Bùi Minh Tâm, 2013. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá dầy. Tạp chí
Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tháng 11/2013.
Tiền Hải Lý, 2013. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, dinh dưỡng và sinh trưởng
cá dầy (Channa lucius Cuvier, 1831). Tạp chí KH KT Nông Lâm nghiệp, số 2/2013.
Tiền Hải Lý, Võ Minh Khôi và Bùi Minh Tâm, 2015. Ương cá dầy (Channa lucius
Cuvier, 1831) ở giai đoạn cá 4 đến 30 ngày tuổi với thức ăn khác nhau trong bể. Tạp
chí khoa học – Trường Đại Học Cần Thơ. Phần B, Nông nghiệp – thủy sản và công
nghệ sinh học: 40 (2015) (1): 98 – 103.
Trương Nhựt Triết, 2015. Kích thích sinh sản cá dầy (Channa lucius Cuvier, 1831) tại
tỉnh Đồng Tháp. Abstract 1 trang, Khoa Nông nghiệp – Thủy sản, Trường Cao Đẳng
Cộng đồng tỉnh Đồng Tháp.
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Ðịnh loại cá nước ngọt vùng
ÐBSCL. Khoa Thủy Sản. Trường Ðại học Cần Thơ.
Wee J. and Kok Leong, 1982. Snakeheads - Their biology and culture, in Muir. J.F.,
and Roberts. R.J., eds., Recent advances in aquaculture: Boulder, Colorado,
Westview Press, 180 - 213.
17 Nội dung nghiên cứu khoa học, triển khai thực nghiệm đề tài và phương án thực
hiện
12
(Liệt kê và mô tả chi tiết những nội dung nghiên cứu và triển khai thực nghiệm phù
hợp cần thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra kèm theo các nhu cầu về nhân lực, tài
chính và nguyên vật liệu trong đó chỉ rõ những nội dung mới , những nội dung kế thừa
kết quả nghiên cứu của các đề tài trước đó; dự kiến những nội dung có tính rủi ro và
gải pháp khắc phục – nếu có).
Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc những kết quả nghiên cứu đạt được chuẩn mực về cá
dầy được thực hiện bởi các tác giả nghiên cứu trước đây ở Hậu Giang và Đồng Tháp
như: Tiền Hải Lý, Trương Nhựt Triến, Võ Minh Khôi và tác giả Bùi Minh Tâm….liên
hệ trong điều kiện sinh thái thực tế ở tỉnh Cà Mau, các nội dung thực hiện trong phạm
vi đề tài nầy gồm 4 nội dung chính như sau:
• Nội dung 1: Khảo sát thực trạng nguồn lợi cá dầy ở tỉnh Cà Mau.
• Nội dung 2: Thực nghiệm nuôi vỗ thành thục sinh dục và tác động kích thích
sản xuất giống cá dầy.
• Nội dung 3: Xây dựng qui trình nuôi thương phẩm cá dầy.
• Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp bảo vệ - quản lý và phát triển hiệu quả
nguồn lợi cá dầy.
Nội dung 1: Khảo sát thực trạng nguồn lợi cá dầy ở tỉnh Cà Mau.
Việc thực hiện nội dung nầy nhằm mục tiêu xác định được (1) thực trạng nguồn lợi,
năng suất sản lượng khai thác cá dầy phân bố trong điều kiện sinh thái tự nhiên ở các
địa phương của tỉnh Cà Mau thời gian qua, (2) vùng phân bố của cá dầy trong các loại
hình thủy vực ở tỉnh Cà Mau, (3) mùa vụ xuất hiện, khai thác cá dầy trong điều kiện tự
nhiên. Dự kiến với 2 nguồn tư liệu thu được qua phiếu điều tra và khảo sát được chuẩn
bị sẳn với phiếu phỏng vấn: (1) số liệu thứ cấp và (2) số liệu sơ cấp, khảo sát số liệu
thực tế ở các địa phương như: Huyện U-Minh, huyện Trần Văn Thời và huyện Thới
Bình cùng với địa bàn, thủy vực tự nhiên của một số Nông - Lâm - Ngư trường và các
khu bảo tồn nguồn lợi Lâm nghiệp - thủy sản ở tỉnh Cà Mau, các dẫn liệu về thực trạng
nguồn lợi cá dầy sẽ được thu thập làm cơ sở để phân tích tính toán và đánh giá.
Nội dung 2: Thực nghiệm nuôi vỗ thành thục, kích thích sản xuất giống cá dầy.
* Thực nghiệm nuôi vỗ thành thục sinh dục cá dầy trong ao.
Nhằm chủ động tạo ra con giống cá dầy chất lượng chủ động cung cấp cho quá trình
ương tạo con giống và thí nghiệm nuôi thương phẩm, trên cơ sở tiếp cận với những kết
quả nghiên cứu nuôi vỗ thành thục sinh dục đã thu được trước đây, kết hợp với việc
vận dụng trong điều kiện sinh thái cụ thể ở Cà Mau, đàn cá dầy trưởng thành có khối
lượng dao động từ 250 – 400 gr/con sẽ được thu thập từ các loại hình thủy vực ở tỉnh
Cà Mau, cá khỏe mạnh, không bị dị tật được sử dụng làm đàn cá bố mẹ. Tiến hành
13
tác động nuôi vỗ thành thục cá dầy, dưới tác động của các điều kiện môi trường và các
loại thức ăn tác động đến sự thành thục sinh dục của cá dầy, Dựa vào tiêu chuẩn kỹ
thuật, các biện pháp tác động nuôi vỗ thành thục sinh dục cá dầy gồm (chuẩn bị hệ
thống ao nuôi, chất lượng nước, kích thước và chất lượng cá bố mẹ, mật độ thả nuôi,
thức ăn và chất lượng thức ăn, khẩu phần ăn,…) của cá phân bố ở Cà Mau, hoạt động
thực nghiệm nuôi vỗ thành thục sinh dục cá dầy được tiến hành tại 2 địa điểm dự kiến
như sau:
2.1. Trại thực nghiệm của Trung tâm thông tin và chuyển giao KH – CN. Sở Khoa học
và Công nghệ tỉnh Cà Mau.
2.2. Hộ dân ở các địa phương tham gia thực hiện cùng đề tài
Nội dung 3: Xây dựng qui trình nuôi thương phẩm cá dầy.
Dựa vào các tiêu chuẩn qui định về chất lượng sản phẩm và biện pháp kỹ thuật tác
động nuôi thương phẩm cá dầy trong ao đất (100 m2
/ao) đạt hiệu quả gồm các hoạt
động chính như sau: chọn lựa địa điểm nuôi, chất đất, nguồn cấp và thoát nước, vấn đề
chuẩn bị hay cải tạo hệ thống ao nuôi, mật độ thả nuôi, thức ăn và chất lượng thức ăn,
khẩu phần ăn và chất lượng nước, hoạt động nuôi cá dầy thương phẩm trong ao đất, sẽ
được thực hiện với 2 nghiệm thức mật độ nuôi khác nhau (30, 60 con/m2
) và thực hiện
với 3 lần lặp lại trong điều kiện ao đất 100m2
. Thức ăn trong quá trình nuôi thương
phẩm là cá tạp các loại và thức ăn công nghiệp dùng cho cá lóc. Khẩu phần ăn từ 3 –
5% khối lượng/ngày và mỗi ngày cho cá ăn 2 lần/ngày và giảm dần vào cuối vụ nuôi.
Nội dung nuôi thương phẩm cá dầy được thực hiện trên cơ sở đúc rút kết quả đạt tốt
nhất từ 2 phương thức nuôi thí nghiệm trong ao. Để đạt kết quả tốt làm cơ sở cho việc
định hướng giải pháp bảo vệ và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy trong điều kiện
sinh thái ở địa phương.
Để thực hiện nội dung nuôi thương phẩm cá dầy đạt kết quả tốt, làm cơ sở xây dựng
qui trình kỹ thuật nuôi cá dầy hiệu quả, làm nền tảng căn bản cho việc bảo vệ nguồn
lợi và phát triển, các dẫn liệu thu thập được thực hiện trên cơ sở những thí nghiệm gắn
liền trong điều kiện thực tiễn ở địa phương Cà Mau.
Nội dung 4: Nghiên cứu giải pháp bảo vệ - quản lý và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá
dầy ở Cà Mau.
Nội dung được nghiên cứu và đề xuất ứng dụng thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng giải
pháp bảo vệ - quản lý và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy thông qua các kết quả
nghiên cứu – thực nghiệm trong thực tiễn với các bước chính như sau:
1. Những qui định và chính sách bảo vệ và phát triển hiệu quả nguồn lợi thủy sản, cá
dầy do cơ quan trung ương và địa phương cùng ban hành.
14
2. Dẫn liệu về thực trạng nguồn lợi cá dầy ở địa phương.
3. Năng lực sản xuất giống cá dầy trong điều kiện ứng dụng sản xuất ở các cơ sở, trang
trại giống và nuôi thương phẩm cá dầy đạt hiệu quả.
4. Năng lực, năng suất, chất lượng sản phẩm cá dầy nuôi qua các phương thức và hiệu
quả khác nhau ở địa phương.
5. Những qui hoạch và định hướng bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá bản địa nói chung
và cá dầy nói riêng của địa phương.
Trên cơ sở tổng hợp những thông tin và số liệu nghiên cứu thực nghiệm, giải pháp về
việc bảo vệ - quản lý và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy ở địa phương được kiến
nghị, thực hiện.
18 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
(Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các
phương pháp giải quyết tương tự khác và phân tích để làm rõ được tính mới, tính độc
đáo, tính sáng tạo của đề tài)
Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng
Nhằm thực hiện tốt các nội dung nghiên cứu của đề tài, thông qua việc tiếp cận với
nguồn các tài liệu khoa học – công nghệ từ các tác giả nghiên cứu cá dầy và cá lóc
trước đây như: Rainboth (1996); Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993),
kết hợp những thông tin thu thập được từ kinh nghiệm thực tiễn và kết quả nghiên cứu
thực nghiệm của những đề tài nghiên cứu khoa học - ứng dụng như (1) Kỹ thuật sản
xuất giống cá lóc đen (Channa striata) và (2) Nghiên cứu đặc điểm sinh học và Kỹ
thuật sản xuất giống cá Bông (Channa micropeltes) và (3) Thử nghiệm nuôi vỗ thành
thục và sản xuất giống cá dầy của Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa
thủy sản Trường ĐHCT, (4) Ương cá dầy (Channa lucius Cuvier, 1831) ở giai đoạn cá
4 đến 30 ngày tuổi với thức ăn khác nhau trong bể của các tác giả Tiền Hải Lý, Võ
Minh Khôi và Bùi Minh Tâm (2015), (5) Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá dầy của tác
giả Tiền Hải Lý và Bùi Minh Tâm (2013) và sau cùng là (6) Kích thích sinh sản cá dầy
(Channa lucius Cuvier, 1831) tại tỉnh Đồng Tháp của tác giả Trương Nhựt Triết (2015)
thực hiện thời gian vừa qua, làm cơ sở lý luận, xây dựng những luận cứ khoa học xác
lập mục tiêu nghiên cứu, triển khai các nội dung chính của đề tài với các bước và giải
pháp thực hiện căn bản như sau:
• Nội dung 1: Khảo sát thực trạng nguồn lợi cá dầy ở tỉnh Cà Mau.
1. Khảo sát những thông tin ban đầu về loại hình thủy vực cá dầy phân bố thời gian
trước đây, nguồn lợi, năng suất sản lượng cá dầy biến động theo thời gian, điều kiện
môi trường sinh tháy nơi cá dày sinh sống trong điều kiện của địa phương.
Số liệu thứ cấp: Thông qua trao đổi, tìm hiểu thông tin từ các cơ quan, đơn vị quản lý
chuyên ngành ở các cấp huyện (trạm khuyến nông – khuyến ngư, phòng kinh tế, phòng
15
nông nghiệp và phát triển nông thôn dự kiến ở các huyện U-Minh, Trần Văn Thời và
huyện Thới Bình…) và cấp tỉnh như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Sở tài
nguyên và môi trường, Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư, Chi cục Thủy sản và
Ban quản lý các khu bảo tồn nguồn lợi thủy sản ở tỉnh Cà Mau…các thông tin tư liệu
ban đầu về nguồn lợi cá dầy như: mùa vụ cá dầy thường xuất hiện trong tự nhiên, loại
hình thủy vực và năng suất sản lượng cá dầy khai thác biến động qua các tháng trong
năm ở các địa phương của tỉnh Cà Mau, các phương tiện và ngư lưới cụ dùng để khai
thác trong thực tế, giá trị và hiệu quả tài chính khai thác nguồn lợi, những quan điểm
và nhận thức về sự gia tăng hoặc sút giảm nguồn lợi, sản lượng cá dầy ở địa phương,
những ý kiến đề xuất nhằm khôi phục và phát triển bền vững nguồn lợi cá dầy trong
điều kiện sinh thái tự nhiên ở tỉnh Cà Mau.
Số liệu sơ cấp: Thực hiện thông qua phương pháp (1) phỏng vấn trực tiếp những thông
tin, số liệu từ các hộ dân sinh sống xung quanh vùng sinh thái, nơi có nhiều cá dầy
xuất hiện (các khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực rừng phòng hộ, các lung bàu). Các
thông tin phỏng vấn trực tiếp các nông hộ bao gồm: mùa vụ xuất hiện, mùa vụ khai
thác cá dầy trong các loại hình thủy vực ở địa phương trong năm, phương pháp và
dụng cụ sử dụng khai thác cá dầy trong điều kiện tự nhiên, kích thước và sự biến động
kích thước cá dầy khai thác, năng suất sản lượng cá dầy biến động qua các tháng khảo
sát, mức độ thành thục sinh dục và khả năng sản xuất giống của cá dầy trong điều kiện
tự nhiên, dự kiến khảo sát ít nhất 2 điểm phân bố ở 3 huyện. Ngoài ra để có thể hiểu rõ
hơn về đặc điểm sinh thái, vùng cá dầy phân bố, làm nền tảng cho việc bảo vệ, khai
thác và ương nuôi cá dầy một cách hiệu quả, hoạt động khảo sát và phân tích đánh giá
điều kiện môi trường nước là rất cần thiết, đồng thời thông qua phương pháp (2) khảo
sát, thu mẫu và phân tích, đánh giá điều kiện môi trường tự nhiên, chất lượng nước nơi
cá dầy xuất hiện trong các loại hình thủy vực như: Nhiệt độ nước, pH nước, nồng độ
muối (‰), hàm lượng oxy hòa tan, hàm lượng đạm, lân, sau cùng là hàm lượng H2S
qua đó đặc điểm sinh thái cá dầy ở địa phương được xác định. Mẫu môi trường sinh
thái được thu và phân tích làm 6 đợt trong năm, trong đó có 3 đợt thu đại diện cho
điều kiện của mùa khô và 3 đợt thu đại diện cho điều kiện của mùa mưa ở các huyện
dự kiến gồm: huyện U – Minh, Trần Văn Thời và huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.
2. Khảo sát điều kiện môi trường sinh thái tự nhiên vùng phân bố của cá dầy: từ kết
quả khảo sát ban đầu về loại hình thủy vực, nguồn lợi, năng suất sản lượng cá dầy sơ
bộ ở vùng phân bố trong điều kiện sinh thái ở địa phương, đề tài xác lập các địa điểm
thu mẫu, khảo sát, phân tích đánh giá đặc điểm điều kiện môi trường, đặc điểm sinh
thái và khả năng ứng dụng, phát triển vùng bảo vệ tự nhiên và phát triển nuôi cá dầy
thương phẩm trong tương lai ở tỉnh Cà Mau.
Mẫu môi trường nước: được thu làm 6 đợt, 3 đợt tiêu biểu cho mùa khô và 3 đợt tiêu
biểu cho mùa mưa, làm cơ sở khoa học để xác định tốt các đặc điểm sinh thái cá dầy
• Nội dung 2: Thực nghiệm nuôi vỗ thành thục sinh dục và kích thích sản xuất
giống.
16
Để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài nầy đạt kết quả tốt, chủ động cung cấp
con giống cho các thí nghiệm nuôi cá dầy thương phẩm, đề tài cần phải chuẩn bị sớm
đàn cá dầy trưởng thành, làm cơ sở xây dựng đàn cá bố mẹ và hệ thống ao, giai lưới
(vèo) làm cơ sở cho việc thăm dò khả năng thích ứng, để tiến hành nuôi vỗ thành thục
sinh dục cá dầy trong điều kiện ao đất hay trong điều kiện giai lưới, vèo đặt trong các
ao đất, Các yếu tố môi trường cần được quan tâm khảo sát bao gồm: hàm lượng Oxy,
pH nước, dòng chảy và thức ăn các loại (cá tạp và thức ăn viên công nghiệp) tác động
tích cực đến quá trình nuôi vỗ thành thục sinh dục cá dầy.
Thực nghiệm tác động nuôi vỗ thành thục cá dầy, dưới tác động của điều kiện môi
trường và thức ăn tác động đến sự thành thục sinh dục của cá dầy. Dựa vào tiêu chuẩn
kỹ thuật, các biện pháp tác động nuôi vỗ thành thục sinh dục cá dầy gồm (chuẩn bị hệ
thống ao nuôi, chất lượng nước, kích thước và chất lượng cá bố mẹ, mật độ thả nuôi,
thức ăn và chất lượng thức ăn, khẩu phần ăn,…) của cá phân bố ở Cà Mau, hoạt động
thực nghiệm nuôi vỗ thành thục sinh dục cá dầy được tiến hành trên cơ sở nguồn cá bố
mẹ tốt, cá bố mẹ nuôi vỗ thành thục là cá trưởng thành được thu mua từ các địa
phương ở tỉnh Cà Mau, cá khỏe mạnh không dị tật, cá có trọng lượng dao động từ 250
– 400 g/con. Thức sử dụng thức ăn nuôi vỗ chủ yếu là cá tạp. Cá bố mẹ được nuôi vỗ
trực tiếp trong ao hoặc vèo đặt trong ao căn cứ vào điều kiện thực tế. Vèo nuôi vỗ có
kích thước 3 x 6 x 2m được đặt trong ao, Cá bố mẹ được nuôi ghép với tỷ lệ đực và cái
là 1:1. Cá bố mẹ bố trí thí nghiệm có khối lượng trung bình 250 – 400 g/con, tuyến
sinh dục cá tốt nhất ở giai đoạn II chiếm tỉ lệ khoảng từ 60 – 70 %. Trong quá trình
nuôi vỗ thành thục, môi trường ao nuôi luôn được kiểm tra, giám sát và duy trì chất
lượng nước, nhằm đảm bảo cho cá nuôi sinh trưởng, phát triển và thành thục, tăng
cường theo dõi chất lượng nước và sức khỏe cá nuôi hàng ngày, nhằm kịp thời phát
hiện và xử lý khi cá nuôi vỗ khi bị nhiễm bệnh hay bỏ ăn. Tất nhiên trong điều kiện cá
nuôi vỗ phát triển tốt tuyến sinh dục, sự thành thục sinh dục của cá đạt chất lượng về
mặt kỹ thuật, thì vấn đề sử dụng hormone tác động kích thích sản xuất cá bột cũng như
ương giống, cung cấp cho mô hình nuôi được thực hiện thuận lợi, đạt hiệu quả cao.
* Một số chỉ tiêu sinh học theo dõi bổ sung dẫn liệu trong quá trình thực nghiệm nuôi
vỗ thành thục sinh dục cá dầy:
Việc theo dõi và đánh giá tốt mức độ thành thục sinh dục của cá, làm cơ sở cho việc
xác định thời gian, liều lượng hormone tác động cá sinh sản là rất quan trọng, hoạt
động được thực hiện bằng cách quan sát trực tiếp hình dáng cá bố mẹ nuôi vỗ, đồng
thời xác định được các thông số kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình sinh sản gồm:
• Hệ số thành thục: HSTT (%) = 100 x (Wtsd / Wcá)
Trong đó: Wtsd là khối lượng tuyến sinh dục; Wcá là khối lượng cá
• Tỷ lệ thành thục:
Tỷ lệ thành thục (%) = [Số cá thành thục (con)/Số cá nuôi vỗ (con)] x 100
17
• Sức sinh sản tuyệt đối (F):
F = nG / g
Trong đó: G: Khối lượng buồng trứng (g)
g: Khối lượng mẫu buồng trứng lấy ra để đếm (g)
n: Số trứng đếm được trong 1 gam mẫu (hạt).
• Sức sinh sản tương đối (SSSTĐ): F / Wcá
Trong đó: F là sức sinh sản tuyệt đối; Wcá là khối lượng cá.
* Thực nghiệm xây dựng qui trình kỹ thuật sản xuất giống cá dầy trong điều kiện ở
tỉnh Cà Mau.
Quá trình thực nghiệm thực hiện nội dung nầy nhằm mục tiêu chủ động sản xuất con
giống cung cấp cho mô hình ương và nuôi thương phẩm, gồm 2 phần chính: (1) Kỹ
thuật kích thích cá dầy sinh sản và (2) Kỹ thuật ương giống cá dầy.
1. Kỹ thuật kích thích cá dầy sinh sản
Trong quá trình nuôi vỗ thành thục sinh dục, sau thời gian nuôi vỗ “tích cực” được 2
tháng, cá dầy bố mẹ được kiểm tra và tác động sang giai đoạn nuôi vỗ “thành thục sinh
dục” (1,0 – 1,5 tháng), đồng thời khi phát hiện cá thành thục, tiến hành chọn lựa cá
dầy phát triển tốt nhất để tiến hành nghiên cứu tác động cá sinh sản. Hoạt động ứng
dụng kích thích cá dầy sinh sản được thực hiện dưới 2 phương thức:
1. Phương thức sinh sản dưới tác động bởi điều kiện sinh thái tự nhiên. Thông qua tác
động kích thích sinh thái với mưa nhân tạo và tạo dòng chảy trong ao, kết hợp chủ
động tạo giá thể và kiểm soát môi trường ổn định, cá dầy bố mẹ bắt cặp sinh sản.
2. Phương thức cho cá sinh sản dưới tác động bởi các loại kích dục tố HCG và não
thùy thể cá chép. Liều lượng các loại hormone (HCG) ứng dụng tác động cá sinh sản
dựa vào các thông số kỹ thuật mà các tác giả nghiên cứu trước đây công bố. Dự kiến
ứng dụng liều lượng hormone và não thùy thể tác động kích thích thể hiện qua bảng
sau:
• Thực nghiệm trong điều kiện cá sinh sản chính vụ
Tùy thuộc vào mức độ thành thục sinh dục của cá bố mẹ sau kiểm tra, hoạt động thực
nghiệm tác động cá dầy sinh sản dưới tác động bởi hormone HCG với liều cho cá đực
sinh sản dao động từ 1.500 – 2.500 UI/kg cá. Đối với cá cái, ở liều thứ 3 còn sử dụng
bổ sung não thùy thể cá chép với liều lượng 2 mg/kg cá cái. Lưu ý kích thích cá đực
trước cá cái từ 1,5 – 2 ngày, do sự lệch pha trong quá trình thành thục sinh dục. Điều
kiện pH nước tốt cho cá sinh sản từ 5 – 6 là thích hợp.
Bảng 1. Liều lượng hormone HCG (UI/kg cá) tác động kích thích cá dầy sinh sản
Thời gian
Cá cái Cá đực
Tiêm 3 lần (2.000UI HCG) Tiêm 3 lần (2.500UI
18
HCG)
Liều 1 0 500 500
Liều 2 0 700 1000
Liều 3
500 UI HCG +
2 mg não/kg
800 1.000
• Thực nghiệm ứng dụng tác động cá sinh sản trong điều kiện tái phát dục:
Sau lần tác động sinh sản chính vụ, tiếp tục kích thích cá dầy sinh sản tái phát bằng
não thùy thể cá chép kết hợp kích dục tố HCG với liều lượng hormone tăng cao (3.000
– 3.500 UI HCG/kg + 0.5 – 2 mg não) thể hiện qua bảng sau
Bảng 2. Liều lượng HCG và não thùy thể tác động kích thích cá dầy sinh sản tái phát
dục
Thời gian Cá cái
Cá đực
Tiêm 3 lần (3.000UI HCG +
0,5 mg não/kg)
Tiêm 3 lần (3.500UI HCG
+ 0,5 mg/kg não)
Liều 1 0 500 500
Liều 2 0 1.000 1.000
Liều 3 500 UI + 2 mg não/kg 1.500
2.000Sau thời gian trứng nở được từ 1,5 – 2 ngày tuổi, tùy theo điều kiện nhiệt độ môi
trường nước, (26 – 280
C) toàn bộ trứng cá dầy được thu hoạch và chuyển sang hệ
thống ương giống trong các giai lưới đặt trong ao đất hoặc bể composit hay bể xi -
măng.
Một số chỉ tiêu kỹ thuật theo dõi trong quá trình thực nghiệm bao gồm
• Tỉ lệ cá sinh sản
Tỉ lệ sinh sản (%) = [Số cá cái sinh sản (con)/Số cá cái tham gia sinh sản (con)] x 100
• Thời gian hiệu ứng (thời gian cá rụng trứng)
Theo dõi từ khi cá được tiêm liều quyết định đến khi cá sinh sản.
• Thời gian nở
Theo dõi từ khi trứng được đẻ ra đến lúc trứng nở thành cá bột
• Sức sinh sản tương đối thực tế (trứng/kg)
Sức sinh sản tương đối thực tế (trứng/kg) = Lượng trứng thu được (hạt)/khối lượng cá
cái sinh sản (kg).
• Tỷ lệ trứng thụ tinh
Tỷ lệ trứng thụ tinh (%) = (Số trứng thụ tinh/Số trứng theo dõi) x 100
• Tỷ lệ nở
Tỷ lệ nở (%) = (Số cá bột nở ra/Số trứng đã thụ tinh) x 100
2. Thực nghiệm ương cá dầy giai đoạn từ bột lên cá giống
19
Thực nghiệm ương giống cá dầy được thực hiện trong bể và giai hoặc vèo đặt trong ao,
mật độ ương là 300 cá bột/m2
. Nguồn thức ăn cung cấp cho cá trong quá trình ương
giống chủ yếu bao gồm các loại thức ăn tự nhiên và cá tạp các loại xay nhuyễn cùng
thức ăn công nghiệp viên nhỏ có hàm lượng đạm cao (40 – 42%). Khẩu phần ăn cho cá
ương dao động từ 10 - 120 % trọng lượng cá/ngày và được điều chỉnh về số lượng
cùng chất lượng phù hợp với các giai đoạn phát triển khác nhau trong quá trình ương.
Thời gian của 1 chu kỳ ương cá giống từ 30 – 45. Trong quá trình ương giống, chất
lượng nước trong các nghiệm thức thí nghiệm được kiểm tra và điều chỉnh thông qua
thay nước, nhằm tạo điều kiện cho cá giống phát triển tốt trong hệ thống.
Bảng 3. Thức ăn cung cấp cho cá dầy ở giai đoạn ương giống
TN
Thời gian ương (ngày)
Ngày 1 – 5 Ngày 6 – 10 Ngày 11 – 15 Ngày 16 - 20
Ngày 21
- 45Cá
bột
Cá tạp
(moina)
Cá tạp (trùn) Cá tạp + TACN Cá tạp - TACN TACN
Một số chỉ tiêu theo dõi
Các yếu tố về chất lượng nước như nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan và pH nước được
theo dõi và kiểm tra theo chế độ định kỳ 1 lần/10 ngày. Sau 10 ngày ương, mẫu cá
ương được cân và đo ngẫu nhiên 30 con/lần để xác định kích cỡ ban đầu và tăng trọng
của cá. Sau 45 ngày ương giống, tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá ương giống sẽ được
xác định khi thu hoạch toàn bộ sản phẩm.
• Tỉ lệ sống (%)
SR (%) = 100 * (Số cá thể ngày thứ I / Số cá thể ban đầu)
Trong đó I là ngày thu mẫu
• Tăng trọng (g/con)
WG (g) = Wc – Wđ
Trong đó: Wđ là khối lượng ban đầu
Wc là khối lượng cuối
• Tăng trưởng theo ngày (g/ngày)
DWG (g/ngày) = (Wc – Wđ)/t
Trong đó: Wđ là khối lượng ban đầu
Wc là khối lượng cuối
t là thời gian thí nghiệm
• Tỉ lệ cá phân đàn: Tỷ lệ phân đàn của cá được tính tỷ lệ phần trăm (%) theo
20
nhóm khối lượng cá, sử dụng phần mềm Excel để phân nhóm cá theo khối lượng.
• Nội dung 3: Xây dựng qui trình nuôi thương phẩm cá dầy.
* Thí nghiệm nuôi thương phẩm cá dầy trong ao, kết hợp với thủy vực ở rừng tràm.
3.1. Kỹ thuật nuôi cá dầy trong ao
Dựa vào các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật cùng những biện pháp vận hành và quản lý
nuôi thương phẩm cá dầy trong 2 phương thức thí nghiệm nuôi khác nhau như sau:
(1) thí nghiệm nuôi cá dầy thương phẩm trong ao đất (100 m2
/ao) bằng thức ăn cá tạp
(2) thí nghiệm nuôi cá dầy thương phẩm trong ao đất (100 m2
/ao) bằng thức ăn công
nghiệp
Hoạt động nuôi cá thương phẩm dự kiến bao gồm các bước thực hiện chính như sau:
(1) chuẩn bị hệ thống ao nuôi, (2) mật độ thả nuôi, (3) thức ăn và chất lượng thức ăn,
khẩu phần ăn và quản lý chất lượng nước hệ thống nuôi, cũng như biện pháp chăm sóc
quản lý sức khỏe cá nuôi và (4) thu hoạch sản phẩm.
Hoạt động nuôi cá dầy thương phẩm trong ao đất được thực hiện với 2 thí nghiệm triển
khai cùng lúc về mật độ và thức ăn khác nhau. Thí nghiệm 1 (mật độ) gồm 2 nghiệm
thức mật độ thả nuôi khác nhau (30 và 60 con/m2
) thực hiện với 3 lần lặp lại trong điều
kiện ao đất (100 m2
). Thí nghiệm 2 (thức ăn) thực hiện với 2 loại thức ăn khác nhau (1)
cá tạp các loại và (2) thức ăn công nghiệp dùng cho cá lóc có đạm cao (40 – 42% đạm)
và 3 lần lặp lại trong ao. Khẩu phần ăn từ 5 – 7%/khối lượng/ngày và mỗi ngày cho cá
ăn từ 2 – 3 lần căn cứ vào các giai đoạn phát triển, đồng thời sẽ giảm số lần cho cá ăn
khi cá nuôi lớn dần. Những yêu cầu tổng quát về kỹ thuật vận hành và biện pháp quản
lý hệ thống nuôi gồm:
• Chuẩn bị hệ thống nuôi
Ao nuôi có diện tích ao trung bình 100 m2
. Ao nuôi được vệ sinh, cải tạo với vôi bột
cẩn thận trước khi thả giống nuôi (10 – 15 kg/100m2
). Dùng lưới nylon và đăng tre
chắn xung quanh ao nhằm phòng tránh cá thất thoát ra ngoài hoặc địch hại từ bên ngoài
xâm nhập vào hệ thống ao nuôi. Mực nước trong ao dao động từ 1,4 – 1,8 m. Mật độ
cá giống thả nuôi dao động từ 30 - 60 con/m2
.
• Thả giống
Cá giống dùng để bố trí cho hệ thống nuôi cá thương phẩm là cá giống được sản xuất,
cung cấp từ quá trình sinh sản của đề tài qua giai đoạn ương giống. Cá khỏe mạnh, cá
có kích cỡ đồng đều, không dị hình, dị tật và không mang mầm bệnh, cá giống có khối
lượng từ 2 - 2,5g/con (trung bình từ 400 - 500 con/kg).
• Chăm sóc, quản lý hệ thống nuôi
a) Quản lý thức ăn
Thí nghiệm nuôi thương phẩm bằng thức ăn cá tạp, thức ăn cung cấp cho cá là cá tạp
21
nước ngọt hay cá biển, cua ốc… Trước khi cho cá ăn, thức ăn phải được rửa sạch nhằm
hạn chế mầm bệnh cho cá. Lúc cá còn nhỏ (giai đoạn 1 tháng đầu) cá tạp các loại và
cua ốc làm thức ăn được xay nhuyễn. Khẩu phần cho cá ăn 10 - 12 % trọng lượng thân
và cho cá ăn 3 - 4 lần/ngày. Từ tháng thứ 2 thức ăn cắt nhỏ vừa cỡ miệng theo sự phát
triển của cá, khẩu phần ăn từ 3 – 5% trọng lượng thân trên ngày, cho cá ăn 2 – 3
lần/ngày vào buổi sáng, trưa và buổi chiều. Vào những tháng cuối của chu kỳ nuôi, có
thể cho cá ăn ít nhất 1 lần/ngày.
Thí nghiệm nuôi thương phẩm bằng thức ăn công nghiêp tháng đầu tiên cá tạp xay
nhuyễn và trộn với thức ăn công nghiệp có hàm lượng cao (40 – 42% đạm) và thực
hiện cách cho cá ăn giảm dần từ từ tỉ lệ cá xay và tăng dần lượng thức ăn công nghiệp
đến khi thay đổi hoàn toàn với thức ăn công nghiệp, khẩu phần cho cá ăn chiếm từ 5 -
7% trọng lượng thân/ngày. Từ tháng thứ 2 trở đi cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn
công nghiệp khẩu phần ăn là 3 – 5% trọng lượng thân, cho cá ăn 2 – 3 lần/ngày vào
buổi sáng, trưa và buổi chiều. Vào những tháng cuối của chu kỳ nuôi, có thể cho cá ăn
ít nhất 1 lần/ngày. Lượng thức ăn cung cấp cho cá nuôi được điều chỉnh về số lượng
sao cho phù hợp với sự tăng trưởng về kích thước, sức khỏe và chất lượng của cá thả
nuôi. Vấn đề phân đàn của cá dầy cần được quan tâm xử lý thông qua giải pháp lọc cá,
tạo cá có kích cỡ đồng đều, cá dầy phát triển tốt trong hệ thống nuôi.
b) Quản lý chất lượng nước
Trong giai đoạn cá còn nhỏ, cần cho ăn một cách hợp lý nhằm tránh ảnh hưởng đến
môi trường. Thay nước bể nuôi định kỳ 3 ngày/lần ở 2 tháng đầu chu kỳ nuôi, mỗi lần
thay 30 - 40% lượng nước và định kỳ 2 ngày/lần từ tháng nuôi thứ 3, mỗi lần thay
khoảng từ 30 - 40% lượng nước. Từ tháng thứ 4, thay nước mỗi ngày từ 30 – 40%
lượng nước. Lượng nước mới thay cho hệ thống nuôi được cung cấp từ nguồn nước
sông, kênh có chất lượng nước tốt, không bị ô nhiễm.
c) Phòng và trị bệnh
Hằng ngày theo dõi sức khỏe cá nuôi, khả năng bắt mồi, hoạt động bơi lội và sự phát
triển của cá của cá nhằm điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp tránh tình trạng dư
hoặc thừa thức ăn, cũng như phát hiện sớm bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Thức
ăn cung cấp cho cá phải đảm bảo vệ sinh, không bị thối. Định kỳ bổ sung Vitamin C
vào thức ăn cho cá 2 lần/tuần, bổ sung men tiêu hoá vào thức ăn mỗi ngày vào buổi
chiều để nâng cao sức đề kháng và giúp cá tiêu hóa tốt hơn.
d) Thu hoạch: Sau thời gian nuôi thương phẩm cá dầy 6 – 7 tháng, có thể tiến hành
thu hoạch sảm phẩm cá nuôi. Trọng lượng cá dự kiến đạt từ 200 - 400g/con. Phương
thức thu hoạch tốt nhất là dùng lưới kéo và thu hoạch một lần, sau đó xả cạn nước bắt
hết số cá còn lại và chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo.
3.2. Thí nghiệm nuôi cá dầy thương phẩm gắn với việc bảo vệ và phát triển hiệu
quả nguồn lợi trong điều kiện sinh thái ở Cà Mau.
Nội dung nầy được thực hiện trên cơ sở đúc rút kết quả đạt được tốt nhất qua phương
22
Tải bản FULL (49 trang): https://bit.ly/3Sdatr3
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
thức nuôi thâm canh cá dầy thương phẩm trong ao đất bằng 2 nguồn thức ăn cá tạp các
loại và thức ăn công nghiệp. Để có thể thu được kết quả tốt, làm cơ sở cho việc định
hướng giải pháp bảo vệ và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy, nội dung thực nghiệm
nuôi cá dầy thương phẩm nầy được thực hiện với 3 điểm nuôi tiêu biểu phát triển qua 2
giai đoạn: (1) giai đoạn ương và nuôi cá dầy trong ao đất với thời gian 2 tháng và (2)
giai đoạn 2: tiếp tục nuôi cá dầy thương phẩm trong điều kiện mặt nước ở rừng tràm có
diện tích từ 3.000 – 5.000m2
/hộ. Mật độ cá thả là mật độ tốt nhất được xác định trong
quá trình thí nghiệm nuôi cá dầy thương phẩm trong ao (30, 60) trong điều kiện kích
thước cá giống từ 300 - 500 con/kg tương ứng kích thước chiều dài cá từ 7 – 9 cm/con.
Trong quá trình thực nghiệm, thức ăn cung cấp cho cá nuôi là loại thức ăn được đánh
giá tốt nhất được thu từ kết quả nuôi cá thương phẩm trong ao (thức ăn cá tạp các loại
và thức ăn công nghiệp) đồng thời chỉ cung cấp cho cá nuôi thương phẩm ở giai đoạn 1
(cho ăn 2 tháng đầu) trong điều kiện ở ao đất. Giai đoạn nuôi thương phẩm trong điều
kiện thủy vực ở rừng tràm, thức ăn cung cấp cho cá nuôi lúc bấy giờ chủ yếu là thức ăn
tự nhiên có trong rừng tràm. Nhằm phấn đấu đạt năng suất đề ra, có thể khuyến cáo
người dân cung cấp thêm thức ăn tự chế từ nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp sẳn có ở
địa phương, giá rẻ. Toàn bộ sản phẩm cá nuôi sẽ được thu hoạch sau thời gian nuôi 6
tháng.
Một số chỉ tiêu kỹ thuật khảo sát gồm
Định kỳ mỗi tháng thu mẫu 1 lần vào buổi sáng từ 7h30 - 10 giờ, các chỉ tiêu môi
trường như: t0
C, pH, DO và độ mặn được đo bằng máy đo trực tiếp và ghi nhận kết
quả, các chỉ tiêu còn lại như: N–NH4
+
, P-PO4
3-
và NO2 được đo bằng dụng cụ test
nhanh.
Phương pháp thu mẫu và phân tích xác định tốc độ tăng trưởng
Trước khi bố trí, tiến hành cân mẫu cá để xác định khối lượng ban đầu. Trong thời gian
thực nghiệm, định kỳ thu mẫu cá 30 ngày/lần để đánh giá tốc độ tăng trưởng của cá,
mỗi nghiệm thức cân từ 20 - 30 con.
• Tốc độ tăng trưởng trọng lượng theo ngày (Daily Weight Gain)
( )
t
W
W
ngày
g
DWG
∆
−
= 0
1
/
• Tốc độ tăng trưởng đặc biệt theo ngày (Specific Growth Rate)
( )
t
LnW
LnW
ngày
SGR
∆
−
= 0
1
/
%
Trong đó:
W1: trọng lượng cuối (g)
W0: trọng lượng ban đầu (g)
∆t: thời gian giữa 2 lần cân trọng lượng cá (ngày)
23
Tải bản FULL (49 trang): https://bit.ly/3Sdatr3
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
• Tỷ lệ sống và năng suất cá dầy
• Tỷ lệ sống (%)
Xác định số lượng cá thể lúc ban đầu và số lượng cá thể thu hoạch được, sau đó tính
toán tỷ lệ sống bằng công thức:
• Năng suất nuôi (Kg/ha, bể)
Năng suất nuôi (kg/m2
) = Tổng khối lượng cá thu hoạch / Diện tích nuôi
• Hệ số tiêu tốn thức ăn (Feed Conversion Ratio – FCR)
FCR = Thức ăn sử dụng/Trọng lượng cá gia tăng
Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình ứng dụng sản xuất trong điều
kiện thực tiễn ở cơ sở
Từ các thông số giá bán, tỉ lệ sống, năng suất, tổng thu, tổng chi, lợi nhuận phân tích
đánh giá được hiệu quả tài chính của mô hình
• Lợi nhuận (ngàn đồng) = tổng thu nhập – tổng chi phí
• Tổng thu = sản lượng cá (kg) * giá cá (VNĐ)
• Tổng chi
- Chuẩn bị hệ thống sản xuất, ương giống và nuôi
- Con giống chất lượng.
- Thức ăn các loại cung cấp (viên công nghiệp và tươi sống…).
- Thuê mướn công lao động
- Năng lượng (điện, nhiên liệu)
- Thuốc và hóa chất phòng trị bệnh
- Khấu hao dụng cụ và thiết bị sử dụng
- Các khoản chi khác (lãi suất ngân hàng, phí thu hoạch sản phẩm…)
• Tỷ suất lợi nhuận (%) = lợi nhuận / tổng chi phí *100
Xử lý số liệu
Trong quá trình thực nghiêm, toàn bộ các dẫn liệu thu thập được từ các khảo sát thực
tế và các thí nghiệm sản xuất giống, ương và nuôi thương phẩm sẽ được ghi nhận, tính
toán, xử lý thống kê sinh học làm cơ sở tốt cho việc đề xuất khả thi những kết quả thu
được từ đề tài, đáp ứng mục tiêu đề tài thực hiện.
Nội dung 4: Nghiên cứu giải pháp bảo vệ - quản lý và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá
dầy ở tỉnh Cà Mau.
TLS (%) =
Tổng số cá thả ban đầu
Số cá còn sống tại thời điểm thu hoạch
x 100
24
7861525

More Related Content

Similar to GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvier, 1831)Ở TỈNH CÀ MAU.pdf

Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
Luận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.doc
Luận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.docLuận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.doc
Luận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.docsividocz
 
Nghiên Cứu Một Số Tác Động Của Thủy Điện Đến Thành Phần Loài Và Phân Bố Của C...
Nghiên Cứu Một Số Tác Động Của Thủy Điện Đến Thành Phần Loài Và Phân Bố Của C...Nghiên Cứu Một Số Tác Động Của Thủy Điện Đến Thành Phần Loài Và Phân Bố Của C...
Nghiên Cứu Một Số Tác Động Của Thủy Điện Đến Thành Phần Loài Và Phân Bố Của C...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đồ Án Sấy Thiết Kế Hệ Thống Sấy Mực Dùng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 750 Kg mẻ
Đồ Án Sấy Thiết Kế Hệ Thống Sấy Mực Dùng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 750 Kg mẻĐồ Án Sấy Thiết Kế Hệ Thống Sấy Mực Dùng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 750 Kg mẻ
Đồ Án Sấy Thiết Kế Hệ Thống Sấy Mực Dùng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 750 Kg mẻnataliej4
 
Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...
Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...
Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học của Hải miên (Porifera) tại Đảo Cồn Cỏ,...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học của Hải miên (Porifera) tại Đảo Cồn Cỏ,...Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học của Hải miên (Porifera) tại Đảo Cồn Cỏ,...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học của Hải miên (Porifera) tại Đảo Cồn Cỏ,...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm trên cá - Gửi mi...
Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm trên cá - Gửi mi...Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm trên cá - Gửi mi...
Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm trên cá - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Bao cao danh gia nhu cau khu dtsq sh
Bao cao danh gia nhu cau khu dtsq shBao cao danh gia nhu cau khu dtsq sh
Bao cao danh gia nhu cau khu dtsq shNgô Văn Chiều
 
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...nataliej4
 

Similar to GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvier, 1831)Ở TỈNH CÀ MAU.pdf (20)

Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại Tỉnh...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
Luận án: Khả năng nhân giống cá Ong căng ở Huế, HAY
Luận án: Khả năng nhân giống cá Ong căng ở Huế, HAYLuận án: Khả năng nhân giống cá Ong căng ở Huế, HAY
Luận án: Khả năng nhân giống cá Ong căng ở Huế, HAY
 
Luận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.doc
Luận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.docLuận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.doc
Luận Văn Phát triển đánh bắt thuỷ sản Quận Sơn Trà, Thành phố Đà nẵng.doc
 
Nghiên Cứu Một Số Tác Động Của Thủy Điện Đến Thành Phần Loài Và Phân Bố Của C...
Nghiên Cứu Một Số Tác Động Của Thủy Điện Đến Thành Phần Loài Và Phân Bố Của C...Nghiên Cứu Một Số Tác Động Của Thủy Điện Đến Thành Phần Loài Và Phân Bố Của C...
Nghiên Cứu Một Số Tác Động Của Thủy Điện Đến Thành Phần Loài Và Phân Bố Của C...
 
Luận án: Nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang, HAY
Luận án: Nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang, HAYLuận án: Nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang, HAY
Luận án: Nghiên cứu khu hệ cá lưu vực sông Bằng Giang, HAY
 
Đồ Án Sấy Thiết Kế Hệ Thống Sấy Mực Dùng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 750 Kg mẻ
Đồ Án Sấy Thiết Kế Hệ Thống Sấy Mực Dùng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 750 Kg mẻĐồ Án Sấy Thiết Kế Hệ Thống Sấy Mực Dùng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 750 Kg mẻ
Đồ Án Sấy Thiết Kế Hệ Thống Sấy Mực Dùng Thiết Bị Sấy Buồng Năng Suất 750 Kg mẻ
 
Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...
Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...
Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh...
 
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng Quảng Ngãi, HAY
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng Quảng Ngãi, HAYLuận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng Quảng Ngãi, HAY
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học của Hải miên (Porifera) tại Đảo Cồn Cỏ,...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học của Hải miên (Porifera) tại Đảo Cồn Cỏ,...Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học của Hải miên (Porifera) tại Đảo Cồn Cỏ,...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học của Hải miên (Porifera) tại Đảo Cồn Cỏ,...
 
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm trên cá - Gửi mi...
Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm trên cá - Gửi mi...Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm trên cá - Gửi mi...
Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm trên cá - Gửi mi...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh Trà Vinh...
 
Luận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAY
 
Chọn giống và kỹ thuật trồng cây Kháo vàng để trồng rừng gỗ lớn
Chọn giống và kỹ thuật trồng cây Kháo vàng để trồng rừng gỗ lớnChọn giống và kỹ thuật trồng cây Kháo vàng để trồng rừng gỗ lớn
Chọn giống và kỹ thuật trồng cây Kháo vàng để trồng rừng gỗ lớn
 
Bao cao danh gia nhu cau khu dtsq sh
Bao cao danh gia nhu cau khu dtsq shBao cao danh gia nhu cau khu dtsq sh
Bao cao danh gia nhu cau khu dtsq sh
 
Luận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển ở một số đầm phá miền Trung
Luận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển ở một số đầm phá miền TrungLuận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển ở một số đầm phá miền Trung
Luận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển ở một số đầm phá miền Trung
 
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
 
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại ...
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại ...Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại ...
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại ...
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 

GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvier, 1831)Ở TỈNH CÀ MAU.pdf

  • 1. UBND TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHOA THỦY SẢN BM. KTN. THỦY SẢN NƯỚC NGỌT THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Tên đề tài GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvier, 1831) Ở TỈNH CÀ MAU Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ P.Gs.Ts. DƯƠNG NHỰT LONG Tổ chức, cá nhân phối hợp Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH-CN Cà Mau Năm 2016
  • 2. Biểu B1-2a-TMĐTCN 10/2014/TT-BKHCN THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH1 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1 Tên đề tài 1a Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng tuyển) GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvier, 1831) Ở TỈNH CÀ MAU 2 Thời gian thực hiện: 24 tháng 3 Cấp quản lý (Từ tháng tháng 11/2016 đến tháng 11/2018 Quốc gia Bộ Tỉnh Cơ sở 4 Tổng kinh phí thực hiện: 484.714.965 đồng, trong đó: Nguồn Kinh phí (triệu đồng) - Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học 484.714.965 đồng - Từ nguồn tự có - Từ nguồn khác 5 Phương thức khoán chi Khoán đến sản phẩm cuối cùng Khoán từng phần, trong đó: - Kinh phí khoán: …………………..…triệu đồng - Kinh phí không khoán: ……………..triệu đồng 6 Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có) Mã số: Thuộc dự án KH & CN Độc lập Khác 7 Lĩnh vực khoa học Tự nhiên: Nông, lâm, ngư nghiệp: Kỹ thuật và công nghệ: Y dược. 1 Bản Thuyết minh đề tài này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4 1
  • 3. 8 Chủ nhiệm đề tài Họ và tên: Dương Nhựt Long Ngày, tháng, năm sinh: 10 tháng 12 năm 1959 Giới tính: Nam: Nữ: Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Phó Giáo sư tiến sĩ Chức danh khoa học: Phó Giáo sư Chức vụ: Trưởng Bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy sản Điện thoại: 0918 – 162 680 Tổ chức: 07103 – 831542 Nhà riêng: 07103 – 832042 Mobile: 0918 - 162680 Fax: 07103 – 830323 E-mail: dnlong@ctu.edu.vn Tên tổ chức đang công tác: Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ Địa chỉ cơ quan: Khu II, đường 3/2, Q. Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ. Địa chỉ tổ chức: Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ, Khu II, đường 3/2, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. Địa chỉ nhà riêng: Số 76/6A, đưởng 3/2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Tp Cần thơ. 9 Thư ký đề tài Họ và tên: Nguyễn Tuấn Phong Ngày, tháng, năm sinh: 11/5/1986 Nam / Nữ: Nam Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên, Chức vụ: Nghiên cứu viên Điện thoại: 07103 - 831542 Tổ chức: 07103 - 831542 Nhà riêng: Mobile: 0939 - 020733 Fax: 07103 – 830323 E-mail: tuanphong@ctu.edu.vn Tên tổ chức đang công tác: Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ Địa chỉ tổ chức: Khu 2, Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ Địa chỉ nhà riêng: ấp Bình Quí, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, Vĩnh Long 10 Tổ chức chủ trì đề tài Tên tổ chức: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Điện thoại: 0710.3834307 Fax: 0710.3830323 Web site: http://www.ctu.edu.vn Địa chỉ: Khu 2, Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ Họ và tên thủ trưởng tổ chức: P.Gs. HÀ THANH TOÀN. Hiệu trưởng Trường ĐHCT Số tài khoản: 3713.1.1055506 Tại: Kho bạc nhà nước Tp. Cần Thơ 11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có) X 2
  • 4. Tổ chức 1: Trung tâm thông tin & ứng dụng KHCN Tên cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau Điện thoại: 07803837570 Fax: Địa chỉ: Số 16 đường Vành Đai 2, phường 9, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Quách Văn Ấn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm 12 Các cán bộ thực hiện đề tài (Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề tà. Những thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và gửi kèm theo hồ sơ khi đăng ký) TT Họ và tên, học hàm học vị Tổ chức công tác Nội dung, công việc tham gia Thời gian làm việc (Số tháng quy đổi 2 ) 1 P.Gs. Dương Nhựt Long ĐHCT Chủ nhiệm và thực hiện các nội dung nghiên cứu và thực nghiệm chính của đề tài. Phân tích, đánh giá và báo cáo các kết quả nghiệm thu sau cùng của đề tài. 7,2 tháng 2 P.Gs. Ts. Lam Mỹ Lan ĐHCT Nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiện trạng nguồn lợi cá Dầy ở địa phương và phân tích đánh giá thức ăn ương và nuôi thương phẩm cá dầy. 6,2 tháng 3 Ths. Nguyễn Thanh Hiệu ĐHCT Thực nghiệm sinh sản và ương giống cá dầy trong điều kiện sinh thái ở tỉnh Cà Mau. 6,2 tháng 4 Ths. Nguyễn Hoàng Thanh ĐHCT Khảo sát thực trạng nguồn lợi, thực nghiệm nuôi vỗ thành thục, sinh sản và ương giống cá dầy trong điều kiện ở tỉnh Cà Mau. 7 tháng 5 Ths. Nguyễn Tuấn Phong ĐHCT Nghiên cứu tổng hợp các nội dung về môi trường, nguồn lợi, thực nghiệm sản xuất giống và thí nghiệm nuôi thương phẩm cá dầy trong điều kiện ở Cà Mau. 7 tháng 6 Nguyễn Quốc Thới TT. thông tin chuyển giao KH – Khảo sát thực trạng, nguồn lợi cá dầy và giám sát các nội dung thực hiện về kỹ thuật nuôi 3 tháng 2 Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng 3
  • 5. CN Cà Mau thương phẩm cá dầy của đề tài. 7 Bùi Công Nghiệp TT. thông tin và chuyển giao KH – CN Cà Mau Thực nghiệm sản xuất giống và thí nghiệm nuôi cá dầy thương phẩm ở các hộ dân và trại thực nghiệm của trung tâm thông tin và chuyển giao công nghệ - Sở KH – CN tỉnh Cà Mau. 3 tháng II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH & CN VÀ PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 13 Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng) • Mục tiêu tổng thể Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn, làm luận cứ khoa học cho việc xây dựng qui trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá dầy, góp phần bảo vệ và phát triển hiệu quả nguồn lợi, từng bước nâng cao thu nhập và lợi nhuận cho người nuôi thủy sản ở tỉnh Cà Mau trong tương lai. • Mục tiêu cụ thể Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu cụ thể như sau: + Đánh giá được hiện trạng nguồn lợi cá dầy phân bố ở tỉnh Cà Mau; + Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá dầy trong điều kiện ở tỉnh Cà Mau với các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể như sau: 1. Tỉ lệ cá cái thành thục sinh dục sau giai đoạn nuôi vỗ thành thục đạt ≥ 75%. 2. Tỉ lệ cá sinh sản sau khi tiêm kích thích tố ≥ 70%. 3. Tỉ lệ trứng thụ tinh ≥ 80%. 4. Tỉ lệ trứng nở ≥ 75%. 5. Tỉ lệ sống của cá ương sau 45 ngày tuổi đạt 35%. 6. Năng suất nuôi cá thương phẩm trong ao đất đạt > 12 tấn/ha. 7. Năng suất cá nuôi trong rừng tràm đạt dao động 600 -700 kg/ha + Đề xuất các giải pháp bảo vệ, quản lý và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy. 14 Tình trạng đề tài Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả Kế tiếp nghiên cứu của người khác 15 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề tài 15.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài Ngoài nước (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được 4
  • 6. những bước tiến về trình độ KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó). Theo Rainboth (1996) cá dầy (Channa lucius Cuvier, 1831) là 1 trong 4 loài cá nước ngọt thuộc giống cá Channa phân bố khá phổ biến trong các lưu vực của vùng hạ lưu sông Cửu Long như Thái Lan, Lào, Campuchia và Đồng Bằng Sông Cửu Long – Việt Nam. Cá có hệ thống phân loại như sau - Bộ: Clupeiformes - Họ: Channidae - Họ phụ Channidae - Giống: Channa - Loài: Channa lucius (Cuvier, 1831) - Tên địa phương: cá dầy Hình 1. Cá dầy Channa lucius (Cuvier, 1831) Trên thế giới nghiên cứu cho thấy cá phân bố ở các thủy vực sông, suối, ao, hồ ở Thái Lan, Java, Sumatra, Borneo, các đảo trong quần đảo Indo-Australian, Đông Dương và Trung Quốc (Mohsin and Ambak, 1983). Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu mang tính tổng thể về các tập tính sinh thái, sinh lý và đặc điểm sinh học cùng các biện pháp kỹ thuật tác động nuôi vỗ thành thục sinh dục và sinh sản cá dầy hầu như chưa có. Một số tài liệu gần đây như của Rainboth (1996) khảo sát khu hệ cá nước ngọt ở lưu vực Campuchia chỉ đề cập sơ lược về một số đặc điểm hình thái cấu tạo và phân loại cá dầy, ngược lại thì có khá nhiều tài liệu nghiên cứu về đặc điểm phân loại, đặc tính sinh thái và đặc điểm sinh học của cá lóc đen (Channa striata) và cá lóc bông (Channa micropeltes). Theo Pillay (1990) cá lóc (Channa sp) là loài cá nhiệt đới và á nhiệt đới điển hình, cá phân bố nhiều và rộng khắp trong các loại hình thủy vực như ao, hồ, sông kênh rạch, đầm phá đến mương vườn và ruộng lúa, từ vùng sinh thái nước ngọt đến vùng sinh thái nước lợ có độ mặn thấp. Nghiên cứu của Alikunhi (1953) còn cho thấy, cá lóc hoàn toàn có khả năng nuôi và phát triển tốt trong điều kiện sinh thái của ruộng lúa vùng Châu Á – Thái Bình Dương. Theo Swingle (1969) cá lóc hoàn toàn có khả năng sống và phát triển tốt trong các thủy vực có giá trị pH nước dao động từ 6,5 – 7,5. Theo Cuvier (1831) cá lóc bông (Channa micropeltes) là loài cá cũng được nhiều 5
  • 7. người dân ở Châu Á, đặc biệt như Campuchia, Trung quốc và Việt Nam ưa thích và đầu tư nghiên cứu cơ sở khoa học và ứng dụng sản xuất giống, nuôi trong các lồng bè dạng qui mô nhỏ và trung bình, nhưng với mật độ thả khá cao. Hiện nay, có thể thấy cá lóc đen và cá lóc bông là 2 loài cá được nhiều người dân các nước vùng hạ lưu sông Cửu Long nghiên cứu ứng dụng sản xuất giống và nuôi thương phẩm khá rộng khắp trong các lưu vực, dưới các phương thức nuôi bán thâm canh và thâm canh trong ao và lồng bè (Ling, 1977) và nuôi trong bể bạt đối với cá lóc đen (Dương Nhựt Long, 2009 - 2016. Tuy nhiên, hiện nay các tài liệu nghiên cứu mang tính khoa học, chuẩn mực về các đặc tính sinh học và sinh thái học cùng nhiều biện pháp kỹ thuật nhằm tác động và khai thác đối tượng cá đồng nầy, đặc biệt là về cá dầy vẫn còn khá nhiều hạn chế, trong lúc đó thị trường tiêu thụ sản phẩm đối tượng nầy khá hấp dẫn, chất lượng thịt thơm ngon, giá bán ở thị trường rất cao…do vậy nhằm hướng đến các giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững, hiệu quả loài cá dầy bản địa quí hiếm nầy, các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy ở tỉnh Cà Mau là vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất cao. Trong nước (Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, đặc biệt phải nêu cụ thể được những kết quả KH&CN liên quan đến đề tài mà các cán bộ tham gia đề tài đã thực hiện. Nếu có các đề tài cùng bản chất đã và đang được thực hiện ở cấp khác, nơi khác thì phải giải trình rõ các nội dung kỹ thuật liên quan đến đề tài này; Nếu phát hiện có đề tài đang tiến hành mà đề tài này có thể phối hợp nghiên cứu được thì cần ghi rõ Tên đề tài, Tên Chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài đó). Cá dầy (Channa lucius Cuvier, 1831) là loài cá nước ngọt, phân bố nhiều trong các loại hình thủy vực ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia và Indonesia. Ở Việt Nam, cá dầy phân bố chủ yếu ở các lưu vực của các tỉnh như Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang của vùng ĐBSCL, thông thường cá hiện diện nhiều trong các thủy vực có nước chảy chậm như ao, đầm lầy và lung bàu có pH nước thấp. Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá dầy phân bố chủ yếu ở môi trường nước ngọt, cá thích sống trong các ao đìa có nhiều loại cây cỏ thủy sinh, nhiều hàm lượng vật chất hữu cơ, thậm chí chúng còn phát triển tốt trong điều kiện thủy vực lung bàu, rừng tràm với chất nước tù động và nhiễm phèn, có pH nước thấp (< 6). Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá dầy là đối tượng có ngoại hình khá giống với loài cá lóc đen, cá có khối lượng tương đối nhỏ, với chiều dài khoảng 35 - 40cm, nhưng ngược lại, cá có chất lượng thịt trắng, thơm ngon, rất hấp dẫn người tiêu dùng, hiện có giá bán rất cao ngoài thị trường (140.000 – 160.000 đồng/Kg). Hiện nay, cá dầy bản địa được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, bên cạnh cá thương phẩm có giá trị cao ở thị trường, do cá có nhiều màu sắc và hoa vân đẹp nên cá dầy hiện vẫn còn là đối tượng cần được đầu tư nghiên cứu thuần hóa để trở thành loài cá cảnh phục vụ cho nhu cầu giải trí của nhiều khách du lịch. Tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về môi trường và sinh học cùng các giải pháp kỹ thuật nuôi thương phẩm cá dầy chưa được các cơ quan quản lý chuyên ngành đầu tư nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu ban đầu ghi nhận của Võ Minh Khôi và Bùi Minh Tâm 6
  • 8. (2013) về hình thái, cá dầy có đầu dài, hơi dẹp bằng, đỉnh đầu phẳng. Mõm ngắn hơi hướng lên. Răng nhọn sắc, răng hàm dưới và răng vòm miệng có dạng răng chó. Cá có vẩy lớn đều, lưng có màu sậm đen và bụng có màu vàng nhạt. Dọc hai bên thân có những đốm vẩy đen. Vây lưng 38, vây ngực 6, vây bụng 15, vây hậu môn 27 và vẩy đường bên 66, Theo Tiền Hải Lý (2013) cá dầy là loài cá dữ điển hình, cá ăn động vật, có tỷ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài thân RLG < 1. Thức ăn ưa thích của cá dầy là cá con (56,93%) và giáp xác (14,79%). Độ béo Fulton và Clark của cá dầy cái thấp nhất ở tháng 5 và 12 và cao nhất vào tháng 8 trong năm. Phương trình tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá chặt chẽ với phương trình W = 0,008L 3,0513 và hệ số tương quan là R2 = 0,9979. Theo Bùi Minh Tâm và Tiền Hải Lý (2013) tuyến sinh dục cá dầy cái thường chia thành 2 thùy không đều. Hệ số thành thục của cá dầy cái cao nhất vào tháng 5 – 6 và tháng 1 – 2 với các giá trị đạt lần lượt là 1,66 %, 1,51% và 1,38%. Cá dầy sinh sản quanh năm, tập trung nhiều vào tháng 1,2 và 5,6 trong năm. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình là 2065 trứng/con và sức sinh sản tương đối trung bình là 13,105 trứng/kg cá cái. Trứng cá là trứng nổi có giọt dầu. Đường kinh trung bình của noãn sào ở giai đoạn IV là 1,18mm, dao động từ 1,10 – 1,23 mm. Nghiên cứu trong điều kiện thực tế ở các địa phương (Hậu Giang và Bạc Liêu. 2012 – 2013) còn cho thấy, trước kia cá dầy được nhiều người dân đánh bắt khá nhiều, đặc biệt là vào các tháng mùa khô, lúc mức nước trong các đồng ruộng và lung bàu cạn kiệt và thời điểm đầu mùa mưa khi cá trưởng thành và bắt đầu thành thục sinh dục tham gia sinh sản. Tuy nhiên ngày nay, nguồn lợi cá dầy không còn phong phú như những năm trước đây. Trong nhiều nguyên nhân ảnh hưởng, (1) sự gia tăng về dân số kéo theo sự gia tăng về thực phẩm cho sự tiêu dùng của người dân, (2) hoạt động khai thác quá mức, thiếu kế hoạch bảo vệ và tái tạo nguồn lợi cho tự nhiên và người tiêu dùng, (3) sự thâm canh hóa các mô hình sản xuất nông nghiệp đã làm thay đổi và phá vở điều kiện sinh thái, môi trường sống của cá dầy và hệ quả là sản lượng cá dầy có trong tự nhiên ngày càng suy giảm một cách nghiệm trọng, rất khó thu hoạch được nhiều cá dầy từ các hoạt động lưu dưỡng, khai thác hằng năm, thậm chí đối với những vùng như khu bảo tồn rừng U minh thượng. U minh hạ cùng một số vùng đất ngập nước tự nhiên đặc trưng của vùng….trước đây là nơi tập trung nhiều cá dầy bản địa nổi tiếng phân bố trong vùng. Những năm gần đây, các nghiên cứu về chuyên đề sản xuất giống các loài cá trong họ cá lóc cũng thu được nhiều kết quả khích lệ. Một đặc điểm cơ bản và kỹ thuật tác động khá giống nhau ở hầu hết các loài cá lóc đó là “có sự lệch pha trong quá trình nuôi vỗ thành thục sinh dục và kích thích sinh sản ở họ cá lóc”. Đối với cá lóc bông (Channa micropeltes) trong tác động kích thích cá sinh sản, thời gian hiệu ứng thuốc thường kéo dài và không ổn định (33 – 37 giờ), đồng thời phụ thuộc vào chất lượng nuôi vỗ thành thục của cá. Sức sinh sản của cá thấp nhất dao động từ 2.000 - 3.000 trứng/kg cá cái, Thời gian hiệu ứng của cá lóc bông khi tiêm HCG ngắn hơn so với tiêm LH-RHa + DOM và Ovaprim (Nguyễn Thanh Phương et a., 2008). Khi dùng HCG kết hợp với não thùy là các loại kích dục tố ngoại sinh tác động trực tiếp lên buồng trứng, làm thời 7
  • 9. gian hiệu ứng thuốc ngắn. Đối với LH-RHa và Ovaprim cũng là chất kích tố ngoại sinh, nhưng nó tác động trung gian qua hoạt động của tuyến yên, sau đó tác động lên buồng trứng nên thời gian hiệu ứng của thuốc lâu hơn so với hormone HCG hay não thùy thể cá chép. Theo Phan Phương Loan (2000) thời gian hiệu ứng thuốc của cá lóc đen là 15 giờ, của cá rô đồng là 7- 8 giờ (Trần Thị Trang. 2001) và cá sặc rằn 17-18 giờ (Nguyễn Văn Bình, 2000). Theo Phạm Văn Khánh (2002) cá lóc đen (Channa striata) có sức sinh sản thực tế là 5.000 - 15.000 trứng/kg cá cái và hệ số thành thục nằm trong giới hạn từ 0,5 - 1,5 %, ngược lại đối với cá Channa gachua mỗi lần sinh sản chỉ đạt từ 20 - 200 trứng. Theo Dương Nhựt Long và ctv (2.000) sức sinh sản của cá lóc đen dao động từ 78.000 – 79.000 trứng/kg cá cái. Theo Nguyễn Văn Triều và ctv (2.000) sử dụng LRH-A + Dom với liều lượng 3 mg LHR-A + 0,6 mg Dom/kg tác động kích thích cá lóc sinh sản đạt tỉ lệ thụ tinh dao động từ 75,5 - 83% và tỉ lệ nở từ 92 - 93%. Theo Bùi Minh Tâm (2006) thì khi tiêm Channa striata với HCG ở các liều lượng 1.500 UI, 2.000 UI và 2.500 UI/kg thì cá chỉ sinh sản sau 48 - 54 giờ ở nghiệm thức tác động 2.500 UI/kg cá. Nếu kết hợp HCG với Ovaprim thì cá sẽ sinh sản sau 72 giờ tiêm. Trong điều kiện nuôi vỗ tái phát, cá lóc đen cũng được cho đẻ ở liều là 3.000 UI HCG cho 1 kg cá cái. Cá bông thì có sức sinh sản tốt ở liều lượng 1.000 UI còn nếu tiêm ở liều 2.500 UI thì cá có sức sinh sản rất thấp. Theo Nguyễn Huấn và Dương Nhựt Long (2008) trong quá trình nghiên cứu sinh sản cá lóc bông, liều lượng kích dục tố tác động cá bông sinh sản tốt nhất là 1 não thùy kết hợp với 1.500 UI/kg cá đực, 1 não thùy kết hợp với 500 UI/kg cá cái. Đối với cá cái với liều HCG 500 UI/kg tỉ lệ rụng rứng khá cao (88,9 - 100%) ở liều lượng HCG từ 1.000 - 2000 UI/kg thì cá đực có khả năng thành thục sinh dục và sinh sản. Trong quá trình nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng tiêm HCG và LH-RH + DOM đến sinh sản cá dầy, tác giả Tiền Hải Lý và ctv (2016) cho rằng, cá dầy không sinh sản nếu chỉ sử dụng thuần HCG hoặc LH-RH. Tuy nhiên cá sẽ sinh sản tốt khi sử dụng kết hợp giữa kích thích HCG và kích thích sinh lý (tạo giá thể và điều chỉnh pH). Đặc biệt, cá sẽ sinh sản tốt trong điều kiện kích thích 2.000 UI HCG/kg cá cái + 2 mg não thùy thể cá chép. Tỉ lệ cá sinh sản 83,3%, sức sinh sản 26.765 trứng/kg, tỉ lệ thụ tinh 95,3% và tỉ lệ nở 82,6%. Theo Trương Nhật Triến (2015) trong quá trình kích thích tác động cá dầy sinh sản, kết quả cho thấy đối với cá đực ở liều tiêm 2.000 UI HCG + 0,5 mg não/kg cá và ở cá cái liều tiêm 2.000 UI HCG + 2 mg não thùy/kg cá cái cho hiệu quả sinh sản cao hơn so với những liều khác. Sức sinh sản thực tế dao động từ 2.135 – 8.333 trứng/kg, tỉ lệ thụ tinh dao động từ 27 – 81 % và tỉ lệ nở từ 2 – 80,25%. Những kết quả nghiên cứu gần đây của Bộ môn Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần thơ (2013) cho thấy trong thực nghiệm sản xuất giống có thể dùng cá tạp và TACN kết hợp hoặc để nuôi vỗ cá dầy bố mẹ thành thục sinh dục với kết quả rất tốt. Nuôi vỗ thành thục bằng loại thức ăn cá tạp, cá đạt HSTT ghi nhận là 3,54 + 1,84%, đối với TACN, hệ số thành thục cá đạt 3,61 + 1 %. Sức sinh sản 8
  • 10. tương đối cá đạt giá trị 42.106 + 7.201 trứng/kg cá cái cho ăn cá tạp và 41.951 + 1.580 trứng/kg cá cái cho ăn TACN. Nghiên cứu sinh sản cá dầy còn cho thấy, dưới phương thức sinh sản bán nhân tạo, do có sự lệch pha trong quá trình nuôi vỗ thành thục sinh dục, nên trong quá trình sinh sản, cá đực cần được tác động kích thích với hormone trước thời gian kích thích cá cái từ 2 – 3 ngày, với liều lượng HCG dao động từ 1.000 – 4.000 UI căn cứ vào chất lượng nuôi vỗ cá bố mẹ, ngược lại đối với cá cái liều lượng ghi nhận đạt hiệu quả cao cho 1 kg cá cái bố mẹ là 500 UI + 2mg não thùy thể cá chép. Ngoài ra, trong quá trình sinh sản, tác động kích thích kết hợp với việc điều chỉnh pH nước ở mức từ 5,5 – 6 giúp cho cá dầy có thể tham gia sinh sản tốt với tỷ lệ sinh sản đạt 100%, tỷ lệ trứng thụ tinh 92 - 95%, tỉ lệ cá nở đạt từ 80 - 83 %. Sức sinh sản thực tế ghi nhận từ 20.000 – 25.582 trứng/kg cá cái (Võ Minh Khôi và Bùi Minh Tâm. 2013). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, tỉ lệ phân đàn của cá ở giai đoạn ương giống cá dầy cũng khá cao, cần có nhiều biện pháp thiết thực tác động, góp phần nâng cao tỉ lệ sống và chất lượng cá dầy trong nuôi thương phẩm. Theo Tiền Hải Lý, Võ Minh Khôi và Bùi Minh Tâm (2015) cá dầy có khả năng sử dụng tốt thức ăn chế biến trong quá trình ương giống giai đoạn từ 4 đến 30 ngày tuổi. Thời điểm thích hợp để cá dầy sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến qua phương thức thay thế 20 % TACB/ngày khi cá dầy được 16 ngày tuổi, kết quả cho tỉ lệ sống cao nhất 93%, cá tăng trưởng tốt nhất đạt 0,0089 g/ngày. Trước bối cảnh thâm canh hóa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, mức độ khai thác quá mức nguồn lợi cá bản địa trong tự nhiên nói chung, đặc biệt là nguồn lợi cá dầy, cùng điều kiện môi trường sinh thái cho quá trình sinh trưởng, quá trình thành thục sinh dục trong tự nhiên của cá luôn bị phá hủy, nguồn lợi và sản lượng cá dầy được đánh bắt trong điều kiện tự nhiên ngày càng sút giảm nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ cạn kiệt, do vậy việc triển khai nghiên cứu, ứng dụng xây dựng và hình thành các giải pháp kỹ thuật, quản lý chủ động sản xuất con giống cá dầy, góp phần từng bước tái tạo và phục hồi nguồn lợi cá dầy trong điều kiện tự nhiên, đồng thời chủ động sản xuất cung cấp con giống có chất lượng cao cho các hình thức nuôi thương phẩm, phục vụ thiết thực cho sự tiêu dùng của xã hội đạt hiệu quả lợi nhuận cao cho hộ nuôi trong vùng là vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa tích cực. 15.2 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của đề tài (Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích những công trình nghiên cứu có liên quan, những kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, đánh giá những khác biệt về trình độ KH&CN trong nước và thế giới, những vấn đề đã được giải quyết, cần nêu rõ những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những hạn chế cụ thể, từ đó nêu được hướng giải quyết mới - luận giải và cụ thể hoá mục tiêu đặt ra của đề tài và những nội dung cần thực hiện trong đề tài để đạt được mục tiêu). Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá dầy là đối tượng thủy sản có ngoại hình gần giống như cá lóc đen, nhưng ngược lại cá có chất lượng thịt thơm ngon hơn cá đen nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng, dù cá có khối lượng tương đối nhỏ so với cá lóc đen cùng một số đối tượng thủy sản khác trong họ Channidae, Khảo 9
  • 11. sát trong điều kiện thực tế ở các địa phương vùng ĐBSCL như Hậu Giang, Bạc Liêu. Đồng Tháp và tỉnh Kiên Giang cho thấy, trước kia cá dầy thường được đánh bắt rất nhiều trong các vực nước ở vùng nội đồng, rừng tràm và ruộng lúa của nhiều tỉnh vùng ĐBSCL, đặc biệt vào những tháng của mùa khô và đầu mùa mưa khi cá ở giai đoạn trưởng thành và chuẩn bị tham gia sinh sản nhằm tái tạo nguồn giống theo vụ mùa sinh sản trong năm. Tuy nhiên, những năm gần đây, tài liệu thống kê từ các cơ quan quản lý chuyên ngành ở các địa phương vùng ĐBSCL cho thấy, sản lượng khai thác cá dầy phân bố trong điều kiện tự nhiên, không còn nhiều và phong phú như trước đây. Tìm hiểu lý do tác động ảnh hưởng đến sự sút giảm nguồn lợi, rất dễ nhận diện ra các nhân tố ảnh hưởng, có thể (1) do mật độ dân số gia tăng nhanh trong vùng, nhu cầu về thực phẩm tăng cao (2) sự khai hoang phục hóa, kết hợp quá trình thâm canh, tăng vụ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp cùng với việc sử dụng nhiều loại phân bón thuốc trừ sâu và hóa chất đã làm suy giảm chất lượng nước, môi trường sống và vùng phân bố của cá dầy ngày càng bị thu hẹp dần, (3) ở các địa phương kế hoạch bảo vệ - tái tạo quần đàn cá dầy trong điều kiện tự nhiên chưa được tổ chức, giám sát và thực hiện một cách chặt chẽ, điều kiện sinh thái của cá bị phá hủy, nên sản lượng cá phân bố trong điều kiện tự nhiên ở các loại hình thủy vực ngày càng suy giảm. Do vậy, nếu không kịp thời đề xuất các giải pháp công nghệ tác động sản xuất thích hợp nhằm góp phần tái tạo và từng bước phục hồi nguồn lợi cá dầy trong tự nhiên, sự biến mất đối tượng nầy trong các vực nước cá phân bố là điều không tránh khỏi. Khảo sát thực tế sản xuất còn ghi nhận, trong nhiều loại hình thủy vực của vùng ĐBSCL hiện vẫn còn xuất hiện cá dầy phân bố ở một số vùng như: Khu bảo tồn rừng U minh thượng và U minh hạ, nơi tiếp giáp địa giới hành chánh của các tỉnh như: Lung Ngọc Hoàng tỉnh Hậu Giang, các khu rừng tràm – lung bàu ở huyện Hồng Dân, Bạc Liêu, Cà Mau và tỉnh Kiên Giang và vùng sinh thái ngập nước Đồng Tháp Mười – Tràm chim ở tỉnh Đồng Tháp. Những nghiên cứu gần đây của Bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản – ĐHCT về một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và thử nghiệm nuôi vỗ thành thục sinh dục trong điều kiện chủ động nuôi vỗ thành thục cá với thức ăn là cá tạp, thức ăn công nghiệp sau thời gian nuôi từ 3 – 4 tháng cho thấy, cá nuôi có thể phát triển và thành thục sinh dục. Trong hoạt động kích thích sản xuất giống, với các loại hormone như não thùy thể cá chép, HCG và LHRH + DOM tác động, hiệu quả sản xuất giống cá dầy bước đầu được khẳng định là giải pháp khả thi nhất, góp phần khai thác và bảo vệ tốt nguồn lợi cá dầy trong tự nhiên. Tất nhiên, những giải pháp tác động kỹ thuật trong việc sử dụng thức ăn công nghiệp nuôi vỗ thành thục sinh dục và ương giống cá dầy qua các giai đoạn phát triển, cũng như việc xử lý vấn đề lệch pha trong quá trình nghiên cứu nuôi vỗ thành thục sinh dục đối với cá dầy đực, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của hoạt động sản xuất giống và ương nuôi thương phẩm cá dầy hiện vẫn còn là những vấn đề rất cần có thêm nhiều thời gian nghiên cứu, thử nghiệm và thẩm định kết quả, qua đó xác định tốt đặc điểm sinh thái cá dầy phân bố, cùng các giải pháp tác động thích hợp và hiệu quả nhất. Từ thực tế trên, nhằm góp phần bảo vệ và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy, trên cơ 10
  • 12. sở đánh giá thực trạng nguồn lợi và xây dựng các qui trình công nghệ sản xuất giống cá dầy đạt chất lượng, cung cấp cho các mô hình ương nuôi, tạo sự phát triển bền vững trong điều kiện sản xuất và bảo vệ tốt nguồn lợi cá dầy ở địa phương, khẳng định tính hiệu quả các mô hình nuôi cá dầy thương phẩm, tạo thêm sản phẩm cá đồng mới, từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân ở vùng nông thôn Cà Mau, đặc biệt là vấn đề bảo vệ tốt và hiệu quả nguồn lợi cá dầy phân bố trong điều kiện tự nhiên ở địa phương, thì vấn đề nghiên “Giải pháp bảo vệ và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy (Channa lucius Cuvier, 1831) ở tỉnh Cà Mau”, với mục tiêu nghiên cứu đạt được như đã đề cập là vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa xã hội sâu rộng, góp phần phát triển bền vững và hiệu quả nguồn lợi cá dầy ở tỉnh Cà Mau trong tương lai. 16 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan (Tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích dẫn để luận giải cho sự cần thiết nghiên cứu đề tài). Alikunhi. K. H.. 1953. Notes on the bionomics, breedings and growth of the murrel, Ophiocephalus striatus Bloch, Proc, Indian Acad, Sci, (B), 38 (1): 10-20 Bá. N. V., Dương nhựt Long, Lam mỹ Lan và Nguyễn Văn Triều, 2001. Nursing larvaes of Snakehead by home-made feed for farmers in the Mekong Delta. Science report in Can Tho University, 22 p. Boyd. C. E, 1990. Water Quality in Ponds for Aquaculture, Birmingham Publishing Co, Birmingham, Alabama Bùi Minh Tâm, Nguyễn Thanh Phương và Dương Nhựt Long, 2008. Ảnh hưởng của liều lượng và phương pháp tiêm HCG đến sinh sản bán nhân tạo cá Bông (Channa micropeltes). Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần thơ, Q2: 76-81. Bùi Minh Tâm, Nguyễn Thanh Phương và Dương Nhựt Long, 2008. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá bông (channa micropeltes) giai đoạn bột lên giống ương trong bể xi-măng. Tạp chí khoa học Đại học Cần thơ, Q2: 11-19 Chung Lân, 1969. Sinh vật học và sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi. Nhà xuất bản khoa học, 311 trang. Dương Nhựt Long, 2008. Kỹ thuật sản xuất giống và thực nghiệm nuôi thương phẩm cá Kết ở tỉnh Đồng Tháp. Dương Nhựt Long, 2008. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá Leo ở tỉnh An Giang. Dương Nhựt Long, Nguyễn Anh Tuấn và Lam Mỹ Lan (2014) Kỹ thuật nuôi các loài cá nước ngọt vùng ĐBSCL. Giáo trình, Trường ĐHCT. Dương Nhựt Long. 1996, Đặc điểm sinh học của cá Lóc Bông. Tủ sách kỹ thuật nuôi cá nước ngọt - Trường ĐHCT. Holden, M.J. and Raitt. D.F.S. (1974), Manual of Fisheries Science, Part II: Method of resources investigation and their application, Rome, FAO Fish, Tech pap (115). Kumar. D. . K, Marimuthu, M, A, Haniffa, T,A, Sethuramalingam, 2008. Effect of Different Live Feed on Growth and Survival of Striped Murrel Channa striatus larvae, E,U, Journal of Fisheries & Aquatic Sciences 25 (2): 105-110 Lee, P,G,, and Ng, P,K,L,, 1994. The systematics and ecology of snakeheads (Pisces: Channidae) in Peninsular Malaysia and Singapore: Hydrobiologia, v, 285: 59-74. 11
  • 13. Lo - Chai Chen, (1990), Aquaculture in Taiwan, Fishing News Books 273pp. Long. D.N. and N.V. Trieu, 2000. Technical aspects for Snakehead culture in the Mekong Delta, Science report, Can Tho University, 9 p. Nguyen Anh Tuan, Duong Nhut Long, Nguyen Van Trieu, Le son Trang and Lam Mỹ Lan, Jean – Claude Micha, Artificial reproduction, larvae rearing and market production techniques of a new species for fish culture: snakehead (Channa striata Bloch, 1795) Nguyễn Huấn và Dương Nhựt Long, 2008. Hiện trạng sản xuất giống và kỹ thuật kích thích cá Lóc bông (Channa micropeltes) sinh sản. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, quyển 2, trang 20-28. Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004. Nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến để ương nuôi cá Bông (Chana micropeltes). Luận án thạc sĩ. Ngành Nuôi trồng thủy sản. Nguyễn Văn Trọng và Nguyễn Văn Hảo, 1994. Đặc điểm sinh trưởng của một số loài cá Trơn nước ngọt ở Campuchia, 48 trang. Pillay. T.V.R, 1990. Aquaculture principles and practices, 410 – 412, Rainboth. W. J., 1996. Fishes of the Cambodian Mekong. FAO. Rome. Phnom Penh. Cambodia, 11- 20. Tiền Hải Lý và Bùi Minh Tâm, 2013. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá dầy. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tháng 11/2013. Tiền Hải Lý, 2013. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, dinh dưỡng và sinh trưởng cá dầy (Channa lucius Cuvier, 1831). Tạp chí KH KT Nông Lâm nghiệp, số 2/2013. Tiền Hải Lý, Võ Minh Khôi và Bùi Minh Tâm, 2015. Ương cá dầy (Channa lucius Cuvier, 1831) ở giai đoạn cá 4 đến 30 ngày tuổi với thức ăn khác nhau trong bể. Tạp chí khoa học – Trường Đại Học Cần Thơ. Phần B, Nông nghiệp – thủy sản và công nghệ sinh học: 40 (2015) (1): 98 – 103. Trương Nhựt Triết, 2015. Kích thích sinh sản cá dầy (Channa lucius Cuvier, 1831) tại tỉnh Đồng Tháp. Abstract 1 trang, Khoa Nông nghiệp – Thủy sản, Trường Cao Đẳng Cộng đồng tỉnh Đồng Tháp. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Ðịnh loại cá nước ngọt vùng ÐBSCL. Khoa Thủy Sản. Trường Ðại học Cần Thơ. Wee J. and Kok Leong, 1982. Snakeheads - Their biology and culture, in Muir. J.F., and Roberts. R.J., eds., Recent advances in aquaculture: Boulder, Colorado, Westview Press, 180 - 213. 17 Nội dung nghiên cứu khoa học, triển khai thực nghiệm đề tài và phương án thực hiện 12
  • 14. (Liệt kê và mô tả chi tiết những nội dung nghiên cứu và triển khai thực nghiệm phù hợp cần thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra kèm theo các nhu cầu về nhân lực, tài chính và nguyên vật liệu trong đó chỉ rõ những nội dung mới , những nội dung kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài trước đó; dự kiến những nội dung có tính rủi ro và gải pháp khắc phục – nếu có). Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc những kết quả nghiên cứu đạt được chuẩn mực về cá dầy được thực hiện bởi các tác giả nghiên cứu trước đây ở Hậu Giang và Đồng Tháp như: Tiền Hải Lý, Trương Nhựt Triến, Võ Minh Khôi và tác giả Bùi Minh Tâm….liên hệ trong điều kiện sinh thái thực tế ở tỉnh Cà Mau, các nội dung thực hiện trong phạm vi đề tài nầy gồm 4 nội dung chính như sau: • Nội dung 1: Khảo sát thực trạng nguồn lợi cá dầy ở tỉnh Cà Mau. • Nội dung 2: Thực nghiệm nuôi vỗ thành thục sinh dục và tác động kích thích sản xuất giống cá dầy. • Nội dung 3: Xây dựng qui trình nuôi thương phẩm cá dầy. • Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp bảo vệ - quản lý và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy. Nội dung 1: Khảo sát thực trạng nguồn lợi cá dầy ở tỉnh Cà Mau. Việc thực hiện nội dung nầy nhằm mục tiêu xác định được (1) thực trạng nguồn lợi, năng suất sản lượng khai thác cá dầy phân bố trong điều kiện sinh thái tự nhiên ở các địa phương của tỉnh Cà Mau thời gian qua, (2) vùng phân bố của cá dầy trong các loại hình thủy vực ở tỉnh Cà Mau, (3) mùa vụ xuất hiện, khai thác cá dầy trong điều kiện tự nhiên. Dự kiến với 2 nguồn tư liệu thu được qua phiếu điều tra và khảo sát được chuẩn bị sẳn với phiếu phỏng vấn: (1) số liệu thứ cấp và (2) số liệu sơ cấp, khảo sát số liệu thực tế ở các địa phương như: Huyện U-Minh, huyện Trần Văn Thời và huyện Thới Bình cùng với địa bàn, thủy vực tự nhiên của một số Nông - Lâm - Ngư trường và các khu bảo tồn nguồn lợi Lâm nghiệp - thủy sản ở tỉnh Cà Mau, các dẫn liệu về thực trạng nguồn lợi cá dầy sẽ được thu thập làm cơ sở để phân tích tính toán và đánh giá. Nội dung 2: Thực nghiệm nuôi vỗ thành thục, kích thích sản xuất giống cá dầy. * Thực nghiệm nuôi vỗ thành thục sinh dục cá dầy trong ao. Nhằm chủ động tạo ra con giống cá dầy chất lượng chủ động cung cấp cho quá trình ương tạo con giống và thí nghiệm nuôi thương phẩm, trên cơ sở tiếp cận với những kết quả nghiên cứu nuôi vỗ thành thục sinh dục đã thu được trước đây, kết hợp với việc vận dụng trong điều kiện sinh thái cụ thể ở Cà Mau, đàn cá dầy trưởng thành có khối lượng dao động từ 250 – 400 gr/con sẽ được thu thập từ các loại hình thủy vực ở tỉnh Cà Mau, cá khỏe mạnh, không bị dị tật được sử dụng làm đàn cá bố mẹ. Tiến hành 13
  • 15. tác động nuôi vỗ thành thục cá dầy, dưới tác động của các điều kiện môi trường và các loại thức ăn tác động đến sự thành thục sinh dục của cá dầy, Dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp tác động nuôi vỗ thành thục sinh dục cá dầy gồm (chuẩn bị hệ thống ao nuôi, chất lượng nước, kích thước và chất lượng cá bố mẹ, mật độ thả nuôi, thức ăn và chất lượng thức ăn, khẩu phần ăn,…) của cá phân bố ở Cà Mau, hoạt động thực nghiệm nuôi vỗ thành thục sinh dục cá dầy được tiến hành tại 2 địa điểm dự kiến như sau: 2.1. Trại thực nghiệm của Trung tâm thông tin và chuyển giao KH – CN. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau. 2.2. Hộ dân ở các địa phương tham gia thực hiện cùng đề tài Nội dung 3: Xây dựng qui trình nuôi thương phẩm cá dầy. Dựa vào các tiêu chuẩn qui định về chất lượng sản phẩm và biện pháp kỹ thuật tác động nuôi thương phẩm cá dầy trong ao đất (100 m2 /ao) đạt hiệu quả gồm các hoạt động chính như sau: chọn lựa địa điểm nuôi, chất đất, nguồn cấp và thoát nước, vấn đề chuẩn bị hay cải tạo hệ thống ao nuôi, mật độ thả nuôi, thức ăn và chất lượng thức ăn, khẩu phần ăn và chất lượng nước, hoạt động nuôi cá dầy thương phẩm trong ao đất, sẽ được thực hiện với 2 nghiệm thức mật độ nuôi khác nhau (30, 60 con/m2 ) và thực hiện với 3 lần lặp lại trong điều kiện ao đất 100m2 . Thức ăn trong quá trình nuôi thương phẩm là cá tạp các loại và thức ăn công nghiệp dùng cho cá lóc. Khẩu phần ăn từ 3 – 5% khối lượng/ngày và mỗi ngày cho cá ăn 2 lần/ngày và giảm dần vào cuối vụ nuôi. Nội dung nuôi thương phẩm cá dầy được thực hiện trên cơ sở đúc rút kết quả đạt tốt nhất từ 2 phương thức nuôi thí nghiệm trong ao. Để đạt kết quả tốt làm cơ sở cho việc định hướng giải pháp bảo vệ và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy trong điều kiện sinh thái ở địa phương. Để thực hiện nội dung nuôi thương phẩm cá dầy đạt kết quả tốt, làm cơ sở xây dựng qui trình kỹ thuật nuôi cá dầy hiệu quả, làm nền tảng căn bản cho việc bảo vệ nguồn lợi và phát triển, các dẫn liệu thu thập được thực hiện trên cơ sở những thí nghiệm gắn liền trong điều kiện thực tiễn ở địa phương Cà Mau. Nội dung 4: Nghiên cứu giải pháp bảo vệ - quản lý và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy ở Cà Mau. Nội dung được nghiên cứu và đề xuất ứng dụng thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng giải pháp bảo vệ - quản lý và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy thông qua các kết quả nghiên cứu – thực nghiệm trong thực tiễn với các bước chính như sau: 1. Những qui định và chính sách bảo vệ và phát triển hiệu quả nguồn lợi thủy sản, cá dầy do cơ quan trung ương và địa phương cùng ban hành. 14
  • 16. 2. Dẫn liệu về thực trạng nguồn lợi cá dầy ở địa phương. 3. Năng lực sản xuất giống cá dầy trong điều kiện ứng dụng sản xuất ở các cơ sở, trang trại giống và nuôi thương phẩm cá dầy đạt hiệu quả. 4. Năng lực, năng suất, chất lượng sản phẩm cá dầy nuôi qua các phương thức và hiệu quả khác nhau ở địa phương. 5. Những qui hoạch và định hướng bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá bản địa nói chung và cá dầy nói riêng của địa phương. Trên cơ sở tổng hợp những thông tin và số liệu nghiên cứu thực nghiệm, giải pháp về việc bảo vệ - quản lý và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy ở địa phương được kiến nghị, thực hiện. 18 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng (Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các phương pháp giải quyết tương tự khác và phân tích để làm rõ được tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo của đề tài) Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng Nhằm thực hiện tốt các nội dung nghiên cứu của đề tài, thông qua việc tiếp cận với nguồn các tài liệu khoa học – công nghệ từ các tác giả nghiên cứu cá dầy và cá lóc trước đây như: Rainboth (1996); Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), kết hợp những thông tin thu thập được từ kinh nghiệm thực tiễn và kết quả nghiên cứu thực nghiệm của những đề tài nghiên cứu khoa học - ứng dụng như (1) Kỹ thuật sản xuất giống cá lóc đen (Channa striata) và (2) Nghiên cứu đặc điểm sinh học và Kỹ thuật sản xuất giống cá Bông (Channa micropeltes) và (3) Thử nghiệm nuôi vỗ thành thục và sản xuất giống cá dầy của Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa thủy sản Trường ĐHCT, (4) Ương cá dầy (Channa lucius Cuvier, 1831) ở giai đoạn cá 4 đến 30 ngày tuổi với thức ăn khác nhau trong bể của các tác giả Tiền Hải Lý, Võ Minh Khôi và Bùi Minh Tâm (2015), (5) Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá dầy của tác giả Tiền Hải Lý và Bùi Minh Tâm (2013) và sau cùng là (6) Kích thích sinh sản cá dầy (Channa lucius Cuvier, 1831) tại tỉnh Đồng Tháp của tác giả Trương Nhựt Triết (2015) thực hiện thời gian vừa qua, làm cơ sở lý luận, xây dựng những luận cứ khoa học xác lập mục tiêu nghiên cứu, triển khai các nội dung chính của đề tài với các bước và giải pháp thực hiện căn bản như sau: • Nội dung 1: Khảo sát thực trạng nguồn lợi cá dầy ở tỉnh Cà Mau. 1. Khảo sát những thông tin ban đầu về loại hình thủy vực cá dầy phân bố thời gian trước đây, nguồn lợi, năng suất sản lượng cá dầy biến động theo thời gian, điều kiện môi trường sinh tháy nơi cá dày sinh sống trong điều kiện của địa phương. Số liệu thứ cấp: Thông qua trao đổi, tìm hiểu thông tin từ các cơ quan, đơn vị quản lý chuyên ngành ở các cấp huyện (trạm khuyến nông – khuyến ngư, phòng kinh tế, phòng 15
  • 17. nông nghiệp và phát triển nông thôn dự kiến ở các huyện U-Minh, Trần Văn Thời và huyện Thới Bình…) và cấp tỉnh như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Sở tài nguyên và môi trường, Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư, Chi cục Thủy sản và Ban quản lý các khu bảo tồn nguồn lợi thủy sản ở tỉnh Cà Mau…các thông tin tư liệu ban đầu về nguồn lợi cá dầy như: mùa vụ cá dầy thường xuất hiện trong tự nhiên, loại hình thủy vực và năng suất sản lượng cá dầy khai thác biến động qua các tháng trong năm ở các địa phương của tỉnh Cà Mau, các phương tiện và ngư lưới cụ dùng để khai thác trong thực tế, giá trị và hiệu quả tài chính khai thác nguồn lợi, những quan điểm và nhận thức về sự gia tăng hoặc sút giảm nguồn lợi, sản lượng cá dầy ở địa phương, những ý kiến đề xuất nhằm khôi phục và phát triển bền vững nguồn lợi cá dầy trong điều kiện sinh thái tự nhiên ở tỉnh Cà Mau. Số liệu sơ cấp: Thực hiện thông qua phương pháp (1) phỏng vấn trực tiếp những thông tin, số liệu từ các hộ dân sinh sống xung quanh vùng sinh thái, nơi có nhiều cá dầy xuất hiện (các khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực rừng phòng hộ, các lung bàu). Các thông tin phỏng vấn trực tiếp các nông hộ bao gồm: mùa vụ xuất hiện, mùa vụ khai thác cá dầy trong các loại hình thủy vực ở địa phương trong năm, phương pháp và dụng cụ sử dụng khai thác cá dầy trong điều kiện tự nhiên, kích thước và sự biến động kích thước cá dầy khai thác, năng suất sản lượng cá dầy biến động qua các tháng khảo sát, mức độ thành thục sinh dục và khả năng sản xuất giống của cá dầy trong điều kiện tự nhiên, dự kiến khảo sát ít nhất 2 điểm phân bố ở 3 huyện. Ngoài ra để có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm sinh thái, vùng cá dầy phân bố, làm nền tảng cho việc bảo vệ, khai thác và ương nuôi cá dầy một cách hiệu quả, hoạt động khảo sát và phân tích đánh giá điều kiện môi trường nước là rất cần thiết, đồng thời thông qua phương pháp (2) khảo sát, thu mẫu và phân tích, đánh giá điều kiện môi trường tự nhiên, chất lượng nước nơi cá dầy xuất hiện trong các loại hình thủy vực như: Nhiệt độ nước, pH nước, nồng độ muối (‰), hàm lượng oxy hòa tan, hàm lượng đạm, lân, sau cùng là hàm lượng H2S qua đó đặc điểm sinh thái cá dầy ở địa phương được xác định. Mẫu môi trường sinh thái được thu và phân tích làm 6 đợt trong năm, trong đó có 3 đợt thu đại diện cho điều kiện của mùa khô và 3 đợt thu đại diện cho điều kiện của mùa mưa ở các huyện dự kiến gồm: huyện U – Minh, Trần Văn Thời và huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau. 2. Khảo sát điều kiện môi trường sinh thái tự nhiên vùng phân bố của cá dầy: từ kết quả khảo sát ban đầu về loại hình thủy vực, nguồn lợi, năng suất sản lượng cá dầy sơ bộ ở vùng phân bố trong điều kiện sinh thái ở địa phương, đề tài xác lập các địa điểm thu mẫu, khảo sát, phân tích đánh giá đặc điểm điều kiện môi trường, đặc điểm sinh thái và khả năng ứng dụng, phát triển vùng bảo vệ tự nhiên và phát triển nuôi cá dầy thương phẩm trong tương lai ở tỉnh Cà Mau. Mẫu môi trường nước: được thu làm 6 đợt, 3 đợt tiêu biểu cho mùa khô và 3 đợt tiêu biểu cho mùa mưa, làm cơ sở khoa học để xác định tốt các đặc điểm sinh thái cá dầy • Nội dung 2: Thực nghiệm nuôi vỗ thành thục sinh dục và kích thích sản xuất giống. 16
  • 18. Để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài nầy đạt kết quả tốt, chủ động cung cấp con giống cho các thí nghiệm nuôi cá dầy thương phẩm, đề tài cần phải chuẩn bị sớm đàn cá dầy trưởng thành, làm cơ sở xây dựng đàn cá bố mẹ và hệ thống ao, giai lưới (vèo) làm cơ sở cho việc thăm dò khả năng thích ứng, để tiến hành nuôi vỗ thành thục sinh dục cá dầy trong điều kiện ao đất hay trong điều kiện giai lưới, vèo đặt trong các ao đất, Các yếu tố môi trường cần được quan tâm khảo sát bao gồm: hàm lượng Oxy, pH nước, dòng chảy và thức ăn các loại (cá tạp và thức ăn viên công nghiệp) tác động tích cực đến quá trình nuôi vỗ thành thục sinh dục cá dầy. Thực nghiệm tác động nuôi vỗ thành thục cá dầy, dưới tác động của điều kiện môi trường và thức ăn tác động đến sự thành thục sinh dục của cá dầy. Dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp tác động nuôi vỗ thành thục sinh dục cá dầy gồm (chuẩn bị hệ thống ao nuôi, chất lượng nước, kích thước và chất lượng cá bố mẹ, mật độ thả nuôi, thức ăn và chất lượng thức ăn, khẩu phần ăn,…) của cá phân bố ở Cà Mau, hoạt động thực nghiệm nuôi vỗ thành thục sinh dục cá dầy được tiến hành trên cơ sở nguồn cá bố mẹ tốt, cá bố mẹ nuôi vỗ thành thục là cá trưởng thành được thu mua từ các địa phương ở tỉnh Cà Mau, cá khỏe mạnh không dị tật, cá có trọng lượng dao động từ 250 – 400 g/con. Thức sử dụng thức ăn nuôi vỗ chủ yếu là cá tạp. Cá bố mẹ được nuôi vỗ trực tiếp trong ao hoặc vèo đặt trong ao căn cứ vào điều kiện thực tế. Vèo nuôi vỗ có kích thước 3 x 6 x 2m được đặt trong ao, Cá bố mẹ được nuôi ghép với tỷ lệ đực và cái là 1:1. Cá bố mẹ bố trí thí nghiệm có khối lượng trung bình 250 – 400 g/con, tuyến sinh dục cá tốt nhất ở giai đoạn II chiếm tỉ lệ khoảng từ 60 – 70 %. Trong quá trình nuôi vỗ thành thục, môi trường ao nuôi luôn được kiểm tra, giám sát và duy trì chất lượng nước, nhằm đảm bảo cho cá nuôi sinh trưởng, phát triển và thành thục, tăng cường theo dõi chất lượng nước và sức khỏe cá nuôi hàng ngày, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý khi cá nuôi vỗ khi bị nhiễm bệnh hay bỏ ăn. Tất nhiên trong điều kiện cá nuôi vỗ phát triển tốt tuyến sinh dục, sự thành thục sinh dục của cá đạt chất lượng về mặt kỹ thuật, thì vấn đề sử dụng hormone tác động kích thích sản xuất cá bột cũng như ương giống, cung cấp cho mô hình nuôi được thực hiện thuận lợi, đạt hiệu quả cao. * Một số chỉ tiêu sinh học theo dõi bổ sung dẫn liệu trong quá trình thực nghiệm nuôi vỗ thành thục sinh dục cá dầy: Việc theo dõi và đánh giá tốt mức độ thành thục sinh dục của cá, làm cơ sở cho việc xác định thời gian, liều lượng hormone tác động cá sinh sản là rất quan trọng, hoạt động được thực hiện bằng cách quan sát trực tiếp hình dáng cá bố mẹ nuôi vỗ, đồng thời xác định được các thông số kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình sinh sản gồm: • Hệ số thành thục: HSTT (%) = 100 x (Wtsd / Wcá) Trong đó: Wtsd là khối lượng tuyến sinh dục; Wcá là khối lượng cá • Tỷ lệ thành thục: Tỷ lệ thành thục (%) = [Số cá thành thục (con)/Số cá nuôi vỗ (con)] x 100 17
  • 19. • Sức sinh sản tuyệt đối (F): F = nG / g Trong đó: G: Khối lượng buồng trứng (g) g: Khối lượng mẫu buồng trứng lấy ra để đếm (g) n: Số trứng đếm được trong 1 gam mẫu (hạt). • Sức sinh sản tương đối (SSSTĐ): F / Wcá Trong đó: F là sức sinh sản tuyệt đối; Wcá là khối lượng cá. * Thực nghiệm xây dựng qui trình kỹ thuật sản xuất giống cá dầy trong điều kiện ở tỉnh Cà Mau. Quá trình thực nghiệm thực hiện nội dung nầy nhằm mục tiêu chủ động sản xuất con giống cung cấp cho mô hình ương và nuôi thương phẩm, gồm 2 phần chính: (1) Kỹ thuật kích thích cá dầy sinh sản và (2) Kỹ thuật ương giống cá dầy. 1. Kỹ thuật kích thích cá dầy sinh sản Trong quá trình nuôi vỗ thành thục sinh dục, sau thời gian nuôi vỗ “tích cực” được 2 tháng, cá dầy bố mẹ được kiểm tra và tác động sang giai đoạn nuôi vỗ “thành thục sinh dục” (1,0 – 1,5 tháng), đồng thời khi phát hiện cá thành thục, tiến hành chọn lựa cá dầy phát triển tốt nhất để tiến hành nghiên cứu tác động cá sinh sản. Hoạt động ứng dụng kích thích cá dầy sinh sản được thực hiện dưới 2 phương thức: 1. Phương thức sinh sản dưới tác động bởi điều kiện sinh thái tự nhiên. Thông qua tác động kích thích sinh thái với mưa nhân tạo và tạo dòng chảy trong ao, kết hợp chủ động tạo giá thể và kiểm soát môi trường ổn định, cá dầy bố mẹ bắt cặp sinh sản. 2. Phương thức cho cá sinh sản dưới tác động bởi các loại kích dục tố HCG và não thùy thể cá chép. Liều lượng các loại hormone (HCG) ứng dụng tác động cá sinh sản dựa vào các thông số kỹ thuật mà các tác giả nghiên cứu trước đây công bố. Dự kiến ứng dụng liều lượng hormone và não thùy thể tác động kích thích thể hiện qua bảng sau: • Thực nghiệm trong điều kiện cá sinh sản chính vụ Tùy thuộc vào mức độ thành thục sinh dục của cá bố mẹ sau kiểm tra, hoạt động thực nghiệm tác động cá dầy sinh sản dưới tác động bởi hormone HCG với liều cho cá đực sinh sản dao động từ 1.500 – 2.500 UI/kg cá. Đối với cá cái, ở liều thứ 3 còn sử dụng bổ sung não thùy thể cá chép với liều lượng 2 mg/kg cá cái. Lưu ý kích thích cá đực trước cá cái từ 1,5 – 2 ngày, do sự lệch pha trong quá trình thành thục sinh dục. Điều kiện pH nước tốt cho cá sinh sản từ 5 – 6 là thích hợp. Bảng 1. Liều lượng hormone HCG (UI/kg cá) tác động kích thích cá dầy sinh sản Thời gian Cá cái Cá đực Tiêm 3 lần (2.000UI HCG) Tiêm 3 lần (2.500UI 18
  • 20. HCG) Liều 1 0 500 500 Liều 2 0 700 1000 Liều 3 500 UI HCG + 2 mg não/kg 800 1.000 • Thực nghiệm ứng dụng tác động cá sinh sản trong điều kiện tái phát dục: Sau lần tác động sinh sản chính vụ, tiếp tục kích thích cá dầy sinh sản tái phát bằng não thùy thể cá chép kết hợp kích dục tố HCG với liều lượng hormone tăng cao (3.000 – 3.500 UI HCG/kg + 0.5 – 2 mg não) thể hiện qua bảng sau Bảng 2. Liều lượng HCG và não thùy thể tác động kích thích cá dầy sinh sản tái phát dục Thời gian Cá cái Cá đực Tiêm 3 lần (3.000UI HCG + 0,5 mg não/kg) Tiêm 3 lần (3.500UI HCG + 0,5 mg/kg não) Liều 1 0 500 500 Liều 2 0 1.000 1.000 Liều 3 500 UI + 2 mg não/kg 1.500 2.000Sau thời gian trứng nở được từ 1,5 – 2 ngày tuổi, tùy theo điều kiện nhiệt độ môi trường nước, (26 – 280 C) toàn bộ trứng cá dầy được thu hoạch và chuyển sang hệ thống ương giống trong các giai lưới đặt trong ao đất hoặc bể composit hay bể xi - măng. Một số chỉ tiêu kỹ thuật theo dõi trong quá trình thực nghiệm bao gồm • Tỉ lệ cá sinh sản Tỉ lệ sinh sản (%) = [Số cá cái sinh sản (con)/Số cá cái tham gia sinh sản (con)] x 100 • Thời gian hiệu ứng (thời gian cá rụng trứng) Theo dõi từ khi cá được tiêm liều quyết định đến khi cá sinh sản. • Thời gian nở Theo dõi từ khi trứng được đẻ ra đến lúc trứng nở thành cá bột • Sức sinh sản tương đối thực tế (trứng/kg) Sức sinh sản tương đối thực tế (trứng/kg) = Lượng trứng thu được (hạt)/khối lượng cá cái sinh sản (kg). • Tỷ lệ trứng thụ tinh Tỷ lệ trứng thụ tinh (%) = (Số trứng thụ tinh/Số trứng theo dõi) x 100 • Tỷ lệ nở Tỷ lệ nở (%) = (Số cá bột nở ra/Số trứng đã thụ tinh) x 100 2. Thực nghiệm ương cá dầy giai đoạn từ bột lên cá giống 19
  • 21. Thực nghiệm ương giống cá dầy được thực hiện trong bể và giai hoặc vèo đặt trong ao, mật độ ương là 300 cá bột/m2 . Nguồn thức ăn cung cấp cho cá trong quá trình ương giống chủ yếu bao gồm các loại thức ăn tự nhiên và cá tạp các loại xay nhuyễn cùng thức ăn công nghiệp viên nhỏ có hàm lượng đạm cao (40 – 42%). Khẩu phần ăn cho cá ương dao động từ 10 - 120 % trọng lượng cá/ngày và được điều chỉnh về số lượng cùng chất lượng phù hợp với các giai đoạn phát triển khác nhau trong quá trình ương. Thời gian của 1 chu kỳ ương cá giống từ 30 – 45. Trong quá trình ương giống, chất lượng nước trong các nghiệm thức thí nghiệm được kiểm tra và điều chỉnh thông qua thay nước, nhằm tạo điều kiện cho cá giống phát triển tốt trong hệ thống. Bảng 3. Thức ăn cung cấp cho cá dầy ở giai đoạn ương giống TN Thời gian ương (ngày) Ngày 1 – 5 Ngày 6 – 10 Ngày 11 – 15 Ngày 16 - 20 Ngày 21 - 45Cá bột Cá tạp (moina) Cá tạp (trùn) Cá tạp + TACN Cá tạp - TACN TACN Một số chỉ tiêu theo dõi Các yếu tố về chất lượng nước như nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan và pH nước được theo dõi và kiểm tra theo chế độ định kỳ 1 lần/10 ngày. Sau 10 ngày ương, mẫu cá ương được cân và đo ngẫu nhiên 30 con/lần để xác định kích cỡ ban đầu và tăng trọng của cá. Sau 45 ngày ương giống, tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá ương giống sẽ được xác định khi thu hoạch toàn bộ sản phẩm. • Tỉ lệ sống (%) SR (%) = 100 * (Số cá thể ngày thứ I / Số cá thể ban đầu) Trong đó I là ngày thu mẫu • Tăng trọng (g/con) WG (g) = Wc – Wđ Trong đó: Wđ là khối lượng ban đầu Wc là khối lượng cuối • Tăng trưởng theo ngày (g/ngày) DWG (g/ngày) = (Wc – Wđ)/t Trong đó: Wđ là khối lượng ban đầu Wc là khối lượng cuối t là thời gian thí nghiệm • Tỉ lệ cá phân đàn: Tỷ lệ phân đàn của cá được tính tỷ lệ phần trăm (%) theo 20
  • 22. nhóm khối lượng cá, sử dụng phần mềm Excel để phân nhóm cá theo khối lượng. • Nội dung 3: Xây dựng qui trình nuôi thương phẩm cá dầy. * Thí nghiệm nuôi thương phẩm cá dầy trong ao, kết hợp với thủy vực ở rừng tràm. 3.1. Kỹ thuật nuôi cá dầy trong ao Dựa vào các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật cùng những biện pháp vận hành và quản lý nuôi thương phẩm cá dầy trong 2 phương thức thí nghiệm nuôi khác nhau như sau: (1) thí nghiệm nuôi cá dầy thương phẩm trong ao đất (100 m2 /ao) bằng thức ăn cá tạp (2) thí nghiệm nuôi cá dầy thương phẩm trong ao đất (100 m2 /ao) bằng thức ăn công nghiệp Hoạt động nuôi cá thương phẩm dự kiến bao gồm các bước thực hiện chính như sau: (1) chuẩn bị hệ thống ao nuôi, (2) mật độ thả nuôi, (3) thức ăn và chất lượng thức ăn, khẩu phần ăn và quản lý chất lượng nước hệ thống nuôi, cũng như biện pháp chăm sóc quản lý sức khỏe cá nuôi và (4) thu hoạch sản phẩm. Hoạt động nuôi cá dầy thương phẩm trong ao đất được thực hiện với 2 thí nghiệm triển khai cùng lúc về mật độ và thức ăn khác nhau. Thí nghiệm 1 (mật độ) gồm 2 nghiệm thức mật độ thả nuôi khác nhau (30 và 60 con/m2 ) thực hiện với 3 lần lặp lại trong điều kiện ao đất (100 m2 ). Thí nghiệm 2 (thức ăn) thực hiện với 2 loại thức ăn khác nhau (1) cá tạp các loại và (2) thức ăn công nghiệp dùng cho cá lóc có đạm cao (40 – 42% đạm) và 3 lần lặp lại trong ao. Khẩu phần ăn từ 5 – 7%/khối lượng/ngày và mỗi ngày cho cá ăn từ 2 – 3 lần căn cứ vào các giai đoạn phát triển, đồng thời sẽ giảm số lần cho cá ăn khi cá nuôi lớn dần. Những yêu cầu tổng quát về kỹ thuật vận hành và biện pháp quản lý hệ thống nuôi gồm: • Chuẩn bị hệ thống nuôi Ao nuôi có diện tích ao trung bình 100 m2 . Ao nuôi được vệ sinh, cải tạo với vôi bột cẩn thận trước khi thả giống nuôi (10 – 15 kg/100m2 ). Dùng lưới nylon và đăng tre chắn xung quanh ao nhằm phòng tránh cá thất thoát ra ngoài hoặc địch hại từ bên ngoài xâm nhập vào hệ thống ao nuôi. Mực nước trong ao dao động từ 1,4 – 1,8 m. Mật độ cá giống thả nuôi dao động từ 30 - 60 con/m2 . • Thả giống Cá giống dùng để bố trí cho hệ thống nuôi cá thương phẩm là cá giống được sản xuất, cung cấp từ quá trình sinh sản của đề tài qua giai đoạn ương giống. Cá khỏe mạnh, cá có kích cỡ đồng đều, không dị hình, dị tật và không mang mầm bệnh, cá giống có khối lượng từ 2 - 2,5g/con (trung bình từ 400 - 500 con/kg). • Chăm sóc, quản lý hệ thống nuôi a) Quản lý thức ăn Thí nghiệm nuôi thương phẩm bằng thức ăn cá tạp, thức ăn cung cấp cho cá là cá tạp 21
  • 23. nước ngọt hay cá biển, cua ốc… Trước khi cho cá ăn, thức ăn phải được rửa sạch nhằm hạn chế mầm bệnh cho cá. Lúc cá còn nhỏ (giai đoạn 1 tháng đầu) cá tạp các loại và cua ốc làm thức ăn được xay nhuyễn. Khẩu phần cho cá ăn 10 - 12 % trọng lượng thân và cho cá ăn 3 - 4 lần/ngày. Từ tháng thứ 2 thức ăn cắt nhỏ vừa cỡ miệng theo sự phát triển của cá, khẩu phần ăn từ 3 – 5% trọng lượng thân trên ngày, cho cá ăn 2 – 3 lần/ngày vào buổi sáng, trưa và buổi chiều. Vào những tháng cuối của chu kỳ nuôi, có thể cho cá ăn ít nhất 1 lần/ngày. Thí nghiệm nuôi thương phẩm bằng thức ăn công nghiêp tháng đầu tiên cá tạp xay nhuyễn và trộn với thức ăn công nghiệp có hàm lượng cao (40 – 42% đạm) và thực hiện cách cho cá ăn giảm dần từ từ tỉ lệ cá xay và tăng dần lượng thức ăn công nghiệp đến khi thay đổi hoàn toàn với thức ăn công nghiệp, khẩu phần cho cá ăn chiếm từ 5 - 7% trọng lượng thân/ngày. Từ tháng thứ 2 trở đi cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp khẩu phần ăn là 3 – 5% trọng lượng thân, cho cá ăn 2 – 3 lần/ngày vào buổi sáng, trưa và buổi chiều. Vào những tháng cuối của chu kỳ nuôi, có thể cho cá ăn ít nhất 1 lần/ngày. Lượng thức ăn cung cấp cho cá nuôi được điều chỉnh về số lượng sao cho phù hợp với sự tăng trưởng về kích thước, sức khỏe và chất lượng của cá thả nuôi. Vấn đề phân đàn của cá dầy cần được quan tâm xử lý thông qua giải pháp lọc cá, tạo cá có kích cỡ đồng đều, cá dầy phát triển tốt trong hệ thống nuôi. b) Quản lý chất lượng nước Trong giai đoạn cá còn nhỏ, cần cho ăn một cách hợp lý nhằm tránh ảnh hưởng đến môi trường. Thay nước bể nuôi định kỳ 3 ngày/lần ở 2 tháng đầu chu kỳ nuôi, mỗi lần thay 30 - 40% lượng nước và định kỳ 2 ngày/lần từ tháng nuôi thứ 3, mỗi lần thay khoảng từ 30 - 40% lượng nước. Từ tháng thứ 4, thay nước mỗi ngày từ 30 – 40% lượng nước. Lượng nước mới thay cho hệ thống nuôi được cung cấp từ nguồn nước sông, kênh có chất lượng nước tốt, không bị ô nhiễm. c) Phòng và trị bệnh Hằng ngày theo dõi sức khỏe cá nuôi, khả năng bắt mồi, hoạt động bơi lội và sự phát triển của cá của cá nhằm điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp tránh tình trạng dư hoặc thừa thức ăn, cũng như phát hiện sớm bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Thức ăn cung cấp cho cá phải đảm bảo vệ sinh, không bị thối. Định kỳ bổ sung Vitamin C vào thức ăn cho cá 2 lần/tuần, bổ sung men tiêu hoá vào thức ăn mỗi ngày vào buổi chiều để nâng cao sức đề kháng và giúp cá tiêu hóa tốt hơn. d) Thu hoạch: Sau thời gian nuôi thương phẩm cá dầy 6 – 7 tháng, có thể tiến hành thu hoạch sảm phẩm cá nuôi. Trọng lượng cá dự kiến đạt từ 200 - 400g/con. Phương thức thu hoạch tốt nhất là dùng lưới kéo và thu hoạch một lần, sau đó xả cạn nước bắt hết số cá còn lại và chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo. 3.2. Thí nghiệm nuôi cá dầy thương phẩm gắn với việc bảo vệ và phát triển hiệu quả nguồn lợi trong điều kiện sinh thái ở Cà Mau. Nội dung nầy được thực hiện trên cơ sở đúc rút kết quả đạt được tốt nhất qua phương 22 Tải bản FULL (49 trang): https://bit.ly/3Sdatr3 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 24. thức nuôi thâm canh cá dầy thương phẩm trong ao đất bằng 2 nguồn thức ăn cá tạp các loại và thức ăn công nghiệp. Để có thể thu được kết quả tốt, làm cơ sở cho việc định hướng giải pháp bảo vệ và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy, nội dung thực nghiệm nuôi cá dầy thương phẩm nầy được thực hiện với 3 điểm nuôi tiêu biểu phát triển qua 2 giai đoạn: (1) giai đoạn ương và nuôi cá dầy trong ao đất với thời gian 2 tháng và (2) giai đoạn 2: tiếp tục nuôi cá dầy thương phẩm trong điều kiện mặt nước ở rừng tràm có diện tích từ 3.000 – 5.000m2 /hộ. Mật độ cá thả là mật độ tốt nhất được xác định trong quá trình thí nghiệm nuôi cá dầy thương phẩm trong ao (30, 60) trong điều kiện kích thước cá giống từ 300 - 500 con/kg tương ứng kích thước chiều dài cá từ 7 – 9 cm/con. Trong quá trình thực nghiệm, thức ăn cung cấp cho cá nuôi là loại thức ăn được đánh giá tốt nhất được thu từ kết quả nuôi cá thương phẩm trong ao (thức ăn cá tạp các loại và thức ăn công nghiệp) đồng thời chỉ cung cấp cho cá nuôi thương phẩm ở giai đoạn 1 (cho ăn 2 tháng đầu) trong điều kiện ở ao đất. Giai đoạn nuôi thương phẩm trong điều kiện thủy vực ở rừng tràm, thức ăn cung cấp cho cá nuôi lúc bấy giờ chủ yếu là thức ăn tự nhiên có trong rừng tràm. Nhằm phấn đấu đạt năng suất đề ra, có thể khuyến cáo người dân cung cấp thêm thức ăn tự chế từ nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp sẳn có ở địa phương, giá rẻ. Toàn bộ sản phẩm cá nuôi sẽ được thu hoạch sau thời gian nuôi 6 tháng. Một số chỉ tiêu kỹ thuật khảo sát gồm Định kỳ mỗi tháng thu mẫu 1 lần vào buổi sáng từ 7h30 - 10 giờ, các chỉ tiêu môi trường như: t0 C, pH, DO và độ mặn được đo bằng máy đo trực tiếp và ghi nhận kết quả, các chỉ tiêu còn lại như: N–NH4 + , P-PO4 3- và NO2 được đo bằng dụng cụ test nhanh. Phương pháp thu mẫu và phân tích xác định tốc độ tăng trưởng Trước khi bố trí, tiến hành cân mẫu cá để xác định khối lượng ban đầu. Trong thời gian thực nghiệm, định kỳ thu mẫu cá 30 ngày/lần để đánh giá tốc độ tăng trưởng của cá, mỗi nghiệm thức cân từ 20 - 30 con. • Tốc độ tăng trưởng trọng lượng theo ngày (Daily Weight Gain) ( ) t W W ngày g DWG ∆ − = 0 1 / • Tốc độ tăng trưởng đặc biệt theo ngày (Specific Growth Rate) ( ) t LnW LnW ngày SGR ∆ − = 0 1 / % Trong đó: W1: trọng lượng cuối (g) W0: trọng lượng ban đầu (g) ∆t: thời gian giữa 2 lần cân trọng lượng cá (ngày) 23 Tải bản FULL (49 trang): https://bit.ly/3Sdatr3 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 25. • Tỷ lệ sống và năng suất cá dầy • Tỷ lệ sống (%) Xác định số lượng cá thể lúc ban đầu và số lượng cá thể thu hoạch được, sau đó tính toán tỷ lệ sống bằng công thức: • Năng suất nuôi (Kg/ha, bể) Năng suất nuôi (kg/m2 ) = Tổng khối lượng cá thu hoạch / Diện tích nuôi • Hệ số tiêu tốn thức ăn (Feed Conversion Ratio – FCR) FCR = Thức ăn sử dụng/Trọng lượng cá gia tăng Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình ứng dụng sản xuất trong điều kiện thực tiễn ở cơ sở Từ các thông số giá bán, tỉ lệ sống, năng suất, tổng thu, tổng chi, lợi nhuận phân tích đánh giá được hiệu quả tài chính của mô hình • Lợi nhuận (ngàn đồng) = tổng thu nhập – tổng chi phí • Tổng thu = sản lượng cá (kg) * giá cá (VNĐ) • Tổng chi - Chuẩn bị hệ thống sản xuất, ương giống và nuôi - Con giống chất lượng. - Thức ăn các loại cung cấp (viên công nghiệp và tươi sống…). - Thuê mướn công lao động - Năng lượng (điện, nhiên liệu) - Thuốc và hóa chất phòng trị bệnh - Khấu hao dụng cụ và thiết bị sử dụng - Các khoản chi khác (lãi suất ngân hàng, phí thu hoạch sản phẩm…) • Tỷ suất lợi nhuận (%) = lợi nhuận / tổng chi phí *100 Xử lý số liệu Trong quá trình thực nghiêm, toàn bộ các dẫn liệu thu thập được từ các khảo sát thực tế và các thí nghiệm sản xuất giống, ương và nuôi thương phẩm sẽ được ghi nhận, tính toán, xử lý thống kê sinh học làm cơ sở tốt cho việc đề xuất khả thi những kết quả thu được từ đề tài, đáp ứng mục tiêu đề tài thực hiện. Nội dung 4: Nghiên cứu giải pháp bảo vệ - quản lý và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy ở tỉnh Cà Mau. TLS (%) = Tổng số cá thả ban đầu Số cá còn sống tại thời điểm thu hoạch x 100 24 7861525