SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hoạt động khai thác thuỷ sản ven đã gắn bó với ngư dân ở
vùng biển huyện Vạn Ninh qua rất nhiều thế hệ với nhiều nghề khai
thác truyền thống như: Giã cào, Mành, Vây rút, Trũ, Lưới cước …
Với điều kiện khó khăn về thời tiết, chi phí khai thác thuỷ sản tăng
cao nên hoạt động khai thác thuỷ sản trái phép như dùng mìn, xung
điện ở khu vực biển huyện Vạn Ninh vẫn tồn tại và đã gây ra những
hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái như:
- Kỹ thuật và trình độ đánh bắt còn lạc hậu cùng với việc đánh
bắt ven bờ không có tính chọn lọc và nguy hại hơn nữa là việc sử
dụng xung điện để đánh bắt đã làm cho nguồn lợi thuỷ sản ven bờ bị
giảm sút nghiêm trọng, sản lượng đánh bắt vượt quá mức cho phép.
Tài nguyên thuỷ sản còn lại không đủ sức tái tạo và phục hồi như
trạng thái vốn có của nó.
- Tài nguyên môi trường thuỷ sản ven bờ ngày càng cạn kiệt đi
thì các vấn đề dân số, việc làm và nhu cầu khai thác thuỷ sản đang
gia tăng nhanh chóng. Mâu thuẩn này ngày một trầm trọng và gay
gắt, đặt ra nhiều thách thức đối với các cộng đồng dân cư ven biển
tại địa phương này.
Chính vì lẽ đó, việc phát triển khai thác thuỷ sản ven bờ cần
được nghiên cứu để đưa ra các định hướng khai thác phù hợp với
trình độ và điều kiện của ngư dân tại địa phương, bảo đảm tính hiệu
quả, ổn định lâu dài. Đồng thời nó là cơ sở để địa phương đưa ra
những chính sách và giải pháp nhằm ổn định và nâng cao đời sống
của ngư dân, xoá đói giảm nghèo.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
- Các nghiên cứu trong nước:
- Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Vấn đề này chưa được đề cập nhiều theo từ khoá: “Khai thác thuỷ
sản”- “Fishing”. Tuy nhiên các từ khoá sau thường được đề cập: “Quản lý
nghề cá dựa vào cộng đồng” hay “đồng quản lý nghề cá” – “Management of
community-based fisheries” or “fisheries co-management.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
2
3. Mục tiêu nghiên cứu:
a. Mục tiêu chung:
Xác định giải pháp khai thác thuỷ sản phù hợp với mục tiêu
phát triển chung của địa phương và nguyện vọng của ngư dân. Trên
cơ sở đó, xác định nghề chính nghề phụ cần cho ngư dân ven biển
huyện Vạn Ninh. Nghề chính bảo đảm tính hiệu quả. Nghề phụ bảo
đảm tính ổn định, nhằm tránh những rủi ro trong quá trình sản xuất.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Khái quát được lý luận phát triển khai thác thủy sản làm cơ
sở hình thành khung nội dung nghiên cứu;
- Đánh giá được thực trạng và các mặt mạnh và yếu kém trong
khai thác thủy sản ở huyện Vạn Ninh;
- Đề xuất giải pháp phát triển khai thác ven biển ở huyện Vạn Ninh.
4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đề tài này chỉ tập trung vào nghiên cứu khai thác thuỷ sản
ven bờ của ngư dân huyện Vạn Ninh.
- Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu, điều tra hoạt động khai thác
thuỷ sản ven bờ của ngư dân làm nghề Giã cào và các nghề khai thác thuỷ
sản khác mang tính tận diệt nguồn lợi hải sản ven bờ ở Vạn Ninh.
- Về mặt thời gian: Đề tài phân tích số liệu thống kê về thực
trạng đánh bắt hải sản trong giai đoạn 2006– 2010 qua phòng Nông
nghiệp huyện Vạn Ninh.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Cách tiếp cận: Thực tiễn, hành vi và hệ thống;
- Phương pháp thu thập dữ liệu : Số liệu thứ cấp thu thập qua
phòng Nông nghiệp, Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản huyện Vạn
Ninh. Số liệu sơ cấp thu thập qua mẫu điều tra phỏng vấn
- Phương pháp phân tích: Phân tích mô tả được sử dụng để mô
tả và trình bày dữ liệu nghiên cứu, phân tích so sánh tĩnh học và
nghiên cứu điều tra phỏng vấn trực tiếp.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
3
6. Điểm mới của đề tài
Đề tài hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về khai
thác thuỷ sản tại huyện Vạn Ninh – tỉnh Khánh Hòa. Đề tài xác định
các nhân tố ảnh hưởng, những thuận lợi và những khó khăn từ đó đề
xuất những giải pháp trong phát triển nghề khai thác thuỷ sản ven bờ
ở huyện Vạn Ninh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo đề
tài gồm 3 chương.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT
TRIỂN KHAI THÁC THUỶ SẢN
1.1 NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỀ KHAI THÁC THUỶ SẢN
1.1.1 Khái niệm về khai thác thủy sản
Khai thác thủy sản là hoạt động của con người sử dụng các
công cụ và nhiều phương pháp khác nhau để tác động tới đối tượng
các tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên khác nhau và môi
trường nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội về các sản
phẩm hàng hóa thủy sản.
1.1.2 Đặc điểm của khai thác thủy sản
Có 04 đặc điểm: Trong khai thác thủy sản thì thời gian lao
động và thời gian sản xuất trùng nhau; Đối tượng khai thác là các
sinh vật biển, chúng là những tài nguyên thiên nhiên sẵn có; Bao
gồm nhiều nghề, mỗi nghề khai thác một hoặc một số đối tượng nhất
định, nhưng phần lớn đều được dùng làm thực phẩm cho người và
chăn nuôi; Đối tượng khai thác của ngành khai thác thủy sản là
những sinh vật di động, không bị ràng buộc bởi sự phân chia địa giới
hành chính, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
1.1.3 Vai trò khai thác thuỷ sản
Khai thác là một bộ phận cấu thành của ngành Thuỷ sản, là
nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế biến và một phần cho nuôi
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
4
trồng. Ngày nay do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sạch tự nhiên ngày
càng gia tăng và các sản phẩm sạch từ nuôi chưa đáp ứng kịp, sản
phẩm khai thác từ biển lại rất cần thiết cho con người, tuy nhiên
nguồn lợi có hạn, điều này đòi hỏi con người phải có các biện pháp
chủ quan để nghề khai thác phát triển có hiệu quả và bền vững gắn
chặt đến ngư dân, ngư trường nguồn lợi.
1.1.4 Công cụ và phương pháp quản lý khai thác thuỷ sản
Trên thế giới có hai cơ chế tiếp cận nguồn lợi thủy sản là cơ
chế tiếp cận mở (open access) và cơ chế tiếp cận hạn chế (limited
entry). Các nước phương Tây tuân thủ “cơ chế tiếp cận mở”, Chính
phủ quản lý nguồn lợi thủy sản theo phương pháp từ trên xuống.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan tuân thủ “cơ chế tiếp cận hạn chế”,
tạo ra hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng.
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THUỶ SẢN
Phát triển khai thác thuỷ sản là gì? Quản lý và bảo vệ các
nguồn lợi thủy sản và hướng tới thay đổi về kỹ thuật và thể chế nhằm
đảm bảo đạt được sự thoả mãn các nhu cầu thường xuyên của con
người cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau. Là sự phát triển thân
thiện với môi trường, không làm môi trường bị suy thoái, phù hợp về
công nghệ và kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng vào cộng
đồng ngư dân.
Bộ qui tắc chứa đựng các nội dung cơ bản liên quan đến Phát
triển khai thác thuỷ sản gồm:
(1). Gia tăng sản lượng thủy sản và đáp ứng nhu cầu xã hội về
thủy sản;
(2) Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so
sánh về ngư trường, lao động sẵn có, chuyển đổi mùa vụ phù hợp với
nguồn lợi thuỷ sản, tránh tình trạng khai thác quá trữ lượng cho phép.
(3)Tăng lợi nhuận chuyến biển trên cơ sở tăng năng suất khai
thác, tăng chất lượng và tổng sản lượng, giảm chi phí khai thác
hướng tới thoả mãn nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu đồng
thời duy trì sự phát triển bền vững nguồn lợi hải sản.
(4) Áp dụng các biện pháp phù hợp để duy trì hay phục hồi đàn
cá ở mọi mức độ có thể, để có được sản lượng bền vững cao nhất.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
5
(5) Áp dụng các biện pháp bảo tồn lâu dài và sử dụng bền
vững nguồn lợi thuỷ sản thông qua các chính sách, khuôn khổ thể
chế và pháp lý phù hợp..
(7) Phải khuyến khích các nghiên cứu nhằm thực hiện hợp lý
việc đánh bắt, đặc biệt liên quan đến khả năng đánh bắt quá mức và
các mức độ vượt quá của cường lực đánh bắt.
(8) Nâng cao thu nhập cho người sản xuất, góp phần xóa đói
giảm nghèo.
(9) Đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, sức khoẻ cho người tham
gia KTTS không được thấp hơn các qui định tối thiểu của quốc tế.
Các nội dung này sẽ được hỗ trợ bởi các biện pháp kiểm soát
nhằm bảo đảm tình ổn định bền vững và tránh khai thác cạn kiệt
trong phát triển khai thác thủy sản như: Kiểm soát đầu vào; Kiểm
soát đầu ra (sản lượng đánh bắt); Các biện pháp kỹ thuật; Đồng quản
lý và quản lý dựa trên cơ sở cộng đồng
1.3. CÁC TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THỦY SẢN
(1) Sản lượng khai thác thủy sản
Sản lượng khai thác được tính trên cơ sở sản lượng khai thác
trên biển. Sản lượng khai thác không giảm qua các năm được xem là
dấu hiệu tốt về kinh tế.
(2) Năng suất khai thác
Tổng sản lượng (DT) khai thác
Năng suất khai thác =
Tổng công suất tàu thuyền
Công thức Cadima:
MSY= 0.5*Z* B
Hoặc MSY = 0.5*(Y+M*B) vì Z = F + M và Y = F* B.
Trong đó: Z là hệ số chết chung; B là Sinh khối trung bình
hàng năm (trữ lượng); M là hệ số chết tự nhiên ước tính bằng 20%; F
là hệ số chết do khai thác; Y là sản lượng trong 1 năm.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
6
(3) Lợi nhuận của từng chuyến biển:
Lợi nhuận của từng
=
Doanh thu
chuyến biển chuyến biển
Chi phí
-
chuyến biển
(4) Lợi nhuận của một thuyền
Lợi nhuận của = Lợi nhuận của x Số chuyến biển bình quân
một thuyền từng chuyến biển trong năm của nghề
(5) Lợi nhuận của nghề
Lợi nhuận của = Lợi nhuận của x Số tàu khai thác bình
nghề từng tàu quân trong năm
(6) Vốn đầu tư vào tàu cá
Giá trị một khoản mục đầu tư
% khoản mục đầu tư =
Tổng giá trị đầu tư
(7) Áp lực của khai thác lên các vùng khai thác và không khai thác
Tổng công suất (số lượng) tàu ven bờ
thời điểm hiện tại
Áp lực khai thác =
Tổng công suất (số lượng) tàu ven bờ
thời điểm gốc
(8) Tỷ lệ lao động tham gia khai thác
Tổng lao động tham gia khai thác
Tỷ lệ lao động khai thác =
Tổng lao động
(9) Thu nhập bình quân/năm
Tổng thu nhập từ khai thác
Thu nhập bình quân/năm =
Tổng lao động khai thác
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KHAI
THÁC THUỶ SẢN
1.4.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
Đặc điểm về trữ lượng, sinh học, ngư trường, thời tiết, mùa vụ,
các nhân tố khác tác động đến khai thác thuỷ sản thông qua những
biến động về sản lượng khai thác, tỷ lệ sinh sản, thời gian sinh sản,
thời gian sinh trưởng, tỷ lệ chết tự nhiên…
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
7
1.4.2. Nhóm nhân tố về lao động và tổ chức sản xuất
Đặc điểm về chủ tàu, thuyền trưởng, nhân công liên quan đến
lao động như trình độ văn hoá, thời gian làm nghề, truyền thống
nghề, kinh nghiệm, sức khoẻ, bằng cấp, phương thức ăn chia, chế độ
quản lý chủ tàu, tổ chức sản xuất trên biển, sự phối hợp các lao động
trên tàu, số chuyến khai thác, số tàu trong tổ (đội) sản xuất.
1.4.3 Nhóm nhân tố về đặc trưng kỹ thuật của tàu và vốn đầu tư
Đặc trưng về vỏ tàu (vật liệu đóng tàu, hình dáng, chiều dài,
chiều rộng, trọng tải tàu), máy tàu (công suất máy chính, máy phụ, loại
máy, tình trạng máy), trang thiết bị trên tàu (các thiết bị khai thác, thiết
bị điện tử, thiết bị hàng hải, thiết bị cứu sinh), tuổi tàu, nơi mua.
1.4.4. Nhóm nhân tố về đặc trưng ngư cụ
Đặc trưng này được thể hiện thông qua nghề khai thác, mỗi
nghề có các điểm riêng biệt, mức độ kiêm nghề. Đối với nghề khai
thác thuỷ sản ven bờ đặc trưng ngư cụ có thể kể đến như: kích thước
mắt lưới nhỏ, chiều dài vàng lưới, độ sâu thả lưới, chiều dài giềng
chì, giềng phao, vv…
1.4.5. Nhân tố mùa vụ khai thác
Thông tin điều tra xem xét giữa mùa vụ khai thác và mùa sinh
sản, nếu khai thác trong mùa sinh sản điều đó chứng tỏ rằng công tác
bảo vệ nguồn lợi chưa được thực hiện.
1.4.6. Nhân tố về quản lý nhà nước
Nhà nước quản lý khai thác thuỷ sản có thể thông qua các
khoản như: các loại thuế, các khoản hỗ trợ của Chính phủ.
1.4.7. Nhân tố về thị trường
Yếu tố thị trường ở đây chủ yếu là giá cả tác động đến đầu
vào, đầu ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Với việc nghiên cứu các lý thuyết phát triển, đặc biệt là phát triển
trong khai thác thuỷ sản, xây dựng các chỉ số đánh giá sự phát triển
trong khai thác thuỷ sản, luận văn đã rút ra được những lý luận cơ bản
vững chắc làm nền tảng cho việc phân tích thực trạng phát triển khai
thác thuỷ sản ven bờ vùng biển huyện Vạn Ninh ở chương 2.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC
THUỶ SẢN VEN BỜ Ở HUYỆN VẠN NINH,
TỈNH KHÁNH HÒA
2.1. THỰC TRẠNG KHAI THÁC THUỶ SẢN VEN BỜ
2.1.1 Sản lượng và năng suất khai thác thủy sản ven bờ
Hoạt động khai thác thủy sản của huyện Vạn Ninh mang tính
tự phát, rào cản gia nhập ngành thấp, dẫn đến số lượng tàu thuyền
tăng nhanh từ năm 2006 tổng tàu thuyền 1.650 chiếc đến năm 2010
tổng tàu thuyền 2.788 chiếc tăng 69%, nhưng sản lượng khai thác
thuỷ sản ven bờ tăng chậm từ 5.827 tấn năm 2006 lên 6.500 tấn năm
2010, tức tăng 12%. Năng suất khai thác bình quân trên một tàu giảm
từ 3,53 tấn/tàu năm 2006 xuống còn 2,33 tấn/tàu năm 2010, điều này
cho thấy hiệu quả khai thác ngày càng giảm.
2.1.2. Chi phí và lợi nhuận tàu khai thác thuỷ sản ven bờ
2.1.2.1. Chi phí bình quân tàu khai thác thuỷ sản ven bờ
Chi phí sản xuất hàng năm cho hoạt động khai thác hải sản bao
gồm: Dầu, nhớt, nước đá, nước ngọt, lương thực, thực phẩm, chi
lương thủy thủ, khấu hao tàu, sửa chữa bảo dưỡng vỏ tàu, máy, ngư
lưới cụ, thuế... Trong các khoản chi phí đó thì chi phí nhiên liệu
chiếm phần lớn, trong tình hình hiện nay giá dầu ngày càng tăng làm
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đánh bắt
2.1.2.2. Lợi nhuận bình quân tàu khai thác thuỷ sản ven bờ
Hầu hết các tàu hoạt động nghề khai thác thuỷ sản ven bờ đều
có thu nhập trước khấu hao TSCĐ, điều này cho thấy tại sao chủ
nghề vẫn bám biển hoạt động cho đến khi hết tuổi thọ của tàu. Một
số chủ tàu vốn đầu tư của họ do thân nhân nước ngoài gởi về đầu tư
mua sắm tàu nên họ ít quan tâm đến việc tính đủ tính đúng yếu tố
khấu trừ tài sản đầu tư ban đầu này. Họ chỉ tính đủ các chi phí biến
đổi, tiền lương và chi phí sửa chữa, bảo dưỡng…
2.1.3. Cơ cấu theo ngành nghề khai thác thuỷ sản
Theo Cơ cấu ngành nghề khai thác thuỷ sản ven bờ ở huyện
Vạn Ninh thì nghề Giã cào được đánh giá là nghề tận diệt hải sản,
huỷ hoại, tàn phá nghiêm trọng môi trường ven biển huyện Vạn Ninh
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
9
2.1.4. Cơ cấu theo nhóm công suất tàu khai thác thuỷ sản
Tàu thuyền khai thác thuỷ sản ở Vạn Ninh chủ yếu là nhóm
dưới 20cv chiếm 58% tổng số tàu thuyền, nhóm từ 20 đến 90CV
chiếm 40,6% và nhóm từ 90CV trở lên chỉ có 1,4%.
Bảng 2.5. Cơ cấu theo nhóm công suất tàu cá khai thác ở huyện
Vạn Ninh năm 2010
Loại dưới 20 – dưới Từ 90 CV Cộng
STT XÃ 20 CV 90 CV trở lên
Tàu CV Tàu CV Tàu CV Tàu CV
1 Đại Lãnh 157 2.134 344 13.477 36 5.296 537 20.907
2 Vạn Thạnh 360 4.589 202 5.383 - - 562 9.972
3 Vạn Thọ 32 403 45 1.032 - - 77 1.435
4 Vạn Phước 57 551 9 208 - - 66 759
5 Vạn Long 204 2.442 2 100 - - 206 2.542
6 Vạn Thắng 271 2.572 253 7.748 - - 524 10.320
7 Vạn Giã 280 3.885 210 5.563 - - 490 9.448
8 Vạn Lương 17 181 14 452 - - 31 633
9 Vạn Hưng 240 2.586 55 1.428 - - 295 4.014
Cộng 1.618 19.343 1.134 35.391 36 5.296 2.788 60.030
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Vạn Ninh)
2.1.5. Khả năng khai thác thuỷ sản bền vững tối đa (MSY)
Ở vùng biển huyện Vạn Ninh đang trong tình trạng khai thác
vượt quá trữ lượng cho phép, ngư dân dùng mắt lưới quá dày kết hợp
với xung điện nên các loài hải sản dù lớn hay nhỏ đều bị khai thác
triệt để.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
10
Bảng 2.6. Bảng đánh khả năng khai thác bền vững tối đa năm 2010
Công Trữ Sản lượng
Tỷ lệ Năng
MSY khai suất
Địa phương suất tàu lượng (tấn) khai thác thác khai
thuyền (tấn) thực tế thực tế thác
1 2 3 4 5 6=5/4 7=5/2
Biển Vạn Ninh 60.030 20.000 5.250 6.500 1.2 0.11
(Nguồn: Chương trình bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ
sản - Sở Thuỷ sản Khánh Hoà)
2.1.6. Đánh giá áp lực khai thác thuỷ sản
Do rào cản gia nhập ngành thấp nên số lượng tàu ven bờ và
công suất tăng dẫn đến áp lực khai thác tăng. Vì vậy nguồn lợi thuỷ
sản gần bờ cần được bảo tồn và phát triển.
Bảng 2.7. Bảng đánh giá áp lực khai thác
Năm Số lượng Công suất Áp lực khai thác
1 2 3 4=3/2
2006 1650 43,100
2007 2460 52,400 1.21
2008 2505 54,500 1.04
2009 2688 57,070 1.05
2010 2788 60,030 1.05
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Vạn Ninh)
2.1.7. Lao động và thu nhập trong khai thác thuỷ sản ven bờ
Nghề khai thác thuỷ sản ven bờ ở huyện Vạn Ninh đã giải
quyết đáng kể công ăn việc làm, tuy nhiên mức sống của cộng đồng
cư dân ven biển chưa được cải thiện
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
11
2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHAI THÁC THUỶ
SẢN VEN BỜ Ở HUYỆN VẠN NINH.
2.2.1 Nhân tố về điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Vạn Ninh nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh Hòa thuộc Nam
Trung Bộ, diện tích 529 km2
, chiếm 11,27 % diện tích của tỉnh
Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 50 km, phía bắc giáp tỉnh
Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Phú Yên và huyện Ninh Hòa, phía nam
giáp huyện Ninh Hòa, có tọa độ địa lý từ 12°15’ -12°54’ vĩ độ Bắc
2.2.1.2 Địa hình
Huyện Vạn Ninh có 120 km bờ biển thuộc vịnh Vân Phong và
biển Đại Lãnh, đặc biệt vịnh Vân Phong với diện tích mặt nước
43.544 ha, là một trong những vịnh lớn nhất ven biển miền Trung và
là điểm cực đông của bán đảo Đông Dương
2.2.1.3. Khí hậu, thời tiết
Mưa bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc chỉ ảnh
hưởng đến vùng biển Vạn Ninh – tỉnh Khánh Hòa từ tháng 9 – tháng
12 hàng năm, mùa khô khá dài từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm, vì
vậy rất thuận tiện cho nghề khai thác thuỷ sản
2.2.1.4. Tiềm năng về nguồn lợi thuỷ sản ven bờ
Trữ lượng hải sản khoảng 20.000 tấn, ở Vạn Ninh khai thác
thuỷ sản chủ yếu đánh bắt ven bờ và vùng lộng vì nghề khai thác xa
bờ chưa hiệu quả.
2.2.2. Nhân tố ảnh hưởng của lao động và tổ chức sản xuất đến
phát triển khai thác thuỷ sản
Trình độ học vấn của các thành viên trong các gia đình ngư
dân rất đa dạng, từ mù chữ đến phổ thông trung học. Việc tổ chức
quản lý trên các tàu còn bất cập, chưa tạo được sự gắn bó các thủy
thủ với chủ tàu, trình độ thuyền viên chưa được đào tạo… là một
trong các nhân tố ảnh hưởng phát triển khai thác thuỷ sản ở huyện
Vạn Ninh.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
12
2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng của đặc trưng kỹ thuật tàu thuyền và
vốn đầu tư đến phát triển khai thác thuỷ sản
Các đặc trưng kỹ thuật tàu khai thác thuỷ sản ven bờ ở huyện
Vạn Ninh nhìn chung còn lạc hậu, mức đầu tư thấp và không đồng
bộ, tàu thuyền công suất thấp tác động làm giảm hiệu quả khai thác.
Bảng 2.10. Đặc trưng kỹ thuật và vốn đầu tư bình
quân của một tàu khai thác thuỷ sản năm 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số tàu Vỏ Máy Thiết thiết Tổng
Nghề Công suất (chiếc) tàu tàu bị đánh bị vốn đầu
bắt khác tư
Lưới cước CV<20 14 13.0 4.5 19.2 1.0 37.7
% 34.5 11.9 50.9 2.7
20<CV<30 11 17.0 7.0 30.0 2.0 56.0
% 30.4 12.5 53.6 3.6
Mành trủ 30<CV<45 11 58.6 33.0 89.0 4.1 184.7
% 31.7 17.9 48.2 2.2
45<CV<90 10 79.2 44.6 120.2 9.0 252.9
% 31.3 17.6 47.5 3.6
Giã cào 20<CV<30 12 32.7 14.6 28.2 4.0 79.5
% 41.1 18.4 35.5 5.0
30<CV<45 8 48.4 22.8 34.8 8.0 114.0
% 42.5 20.0 30.5 7.0
45<CV<90 9 86.1 52.1 62.6 12.2 213.1
% 40.4 24.5 29.4 5.7
Nghề khác CV<20 15 17.1 9.9 13.4 2.0 42.4
% 90 40.4 23.3 31.6 4.7
(Nguồn: Do tác giả điều tra ở huyện Vạn Ninh)
2.2.4 Nhân tố đặc trưng ngư cụ ảnh hưởng đến phát triển khai
thác thuỷ sản huyện Vạn Ninh
Ngư trường và nguồn lợi thay đổi là một trong các nguyên
nhân làm đa dạng hóa nghề khai thác thuỷ sản ven bờ tại huyện Vạn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
13
Ninh, như: Giã cào, mành, trũ, lưới cước, vây rút, câu, đăng. Ngư cụ
cũng thay đổi theo từng mùa tùy thuộc vào khả năng chủ tàu như
nghề Giã cào và nghề mành tôm, sự đa dạng ngư cụ đã góp phần
nâng cao hiệu quả khai thác thuỷ sản ven bờ. Tuy nhiên, sự đa dạng
không theo một định hướng nào, ngư dân sẵn sàng chuyển đổi nghề
hoặc cải hoán nghề, nhưng không đăng ký với cơ quan quản lý, làm
ảnh hưởng đến công tác quản lý tàu thuyền, nghề cũng như bảo vệ
nguồn lợi.
Bảng 2.11. Tỷ trọng nghề khai thác thuỷ sản năm 2010
STT Nghề Số lượng tàu Công suất Tỷ trọng nghề
1 Lưới cước 1,456 21,868 52%
2 Mành trũ 611 14,531 22%
3 Giã cào 471 16,753 17%
4 Vây rút 77 3,370 3%
5 Câu 107 1,236 4%
6 Khác 66 2,272 2%
Cộng 2,788 60,030
2.2.5 Nhân tố mùa vụ trong khai thác thuỷ sản ven bờ
Hầu như khai thác quanh năm, chỉ trừ khi biển động sóng
to gió lớn hoặc những ngày trăng sáng tàu nhỏ công suất < 30
CV không trang bị máy dò cá, nguồn sáng không đủ mạnh để
dụ cá thì không đi biển.
2.2.6 Nhân tố về quản lý Nhà nước ảnh hưởng đến phát triển
KTTS huyện Vạn Ninh
Chính sách ưu đãi đầu tư, qui hoạch phát triển nghề khai thác
thuỷ sản, công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá, việc đánh bắt cá nhỏ
không đúng qui định, đánh bắt tại vùng cấm…chưa được các cơ
quan quản lý nhà nước quản lý chặt chẽ và quan tâm đúng mức.
2.2.7 Nhân tố về thị trường ảnh hưởng đến phát triển KTTS
Hiện nay xu thế ăn hải sản ngày càng tăng của người dân, đặc
biệt là các loại thực phẩm gia cầm, gia súc đang bị dịch bệnh thì giá
cả hải sản có xu thế tăng tạo điều kiện cho ngư dân dễ tiêu thụ sản
phẩm của mình, đặc biệt đối với sản phẩm hải sản xuất khẩu.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
14
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG KHAI THÁC THUỶ
SẢN VEN BỜ Ở HUYỆN VẠN NINH
2.3.1. Thành tích đạt được
Nghề khai thác thuỷ sản ven bờ ở huyện Vạn Ninh đã tận dụng
được thế mạnh sẵn có, đã có nhiều đóng góp đáng kể trong việc giải
quyết một lượng lớn lao động tại địa phương, cung cấp một lượng
lớn sản phẩm hải sản phục vụ tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu thủy
sản cho tỉnh nhà, góp phần đưa ngành Thủy sản của huyện Vạn Ninh
luôn đạt được những mục tiêu của tỉnh và địa phương đề ra.
2.3.2. Những mặt hạn chế
- Với số lượng tàu thuyền 2.788 chiếc và thời vụ đánh bắt
quanh năm cho thấy rào cản gia nhập ngành thấp, trong khi chính
quyền và cơ quan quản lý chức năng ở huyện Vạn Ninh do chưa
kiểm soát được sự gia tăng của số lượng tàu thuyền nên đã xảy ra sự
mất cân đối giữa năng lực khai thác và khả năng đánh bắt cho phép
của nguồn lợi.
- Trình độ học vấn của ngư dân hoạt động khai thác thuỷ sản
thấp, trên 50% chưa học hết cấp một, đánh bắt chủ yếu theo kinh
nghiệm, khả năng tiếp thu kỹ thuật yếu, ý thức về bảo vệ nguồn lợi
kém, tính cộng đồng trong khai thác chưa tốt. Sử dụng ngư cụ có
kích thước mắt lưới quá nhỏ, khai thác ngay cả vào vùng cấm, vào
rạn san hô non, vào bãi đẻ của hải sản gây tổn hại đến hệ sinh thái
biển và nguồn lợi thủy sản.
- Đặc biệt sự hiểu biết hạn chế về đối tượng khai thác, kích
thước tàu, công suất động cơ, độ dài của lưới, chất lượng vỏ tàu, máy
tàu nên một số tàu có công suất 90 CV hoạt động năm 2010 thua lỗ
do doanh thu không bù đắp được chi phí hoạt động, khấu hao TSCĐ
lớn do chi phí đầu tư ban đầu cao.
- Đầu tư khai thác hải sản ven bờ chưa thật đồng bộ, ngư dân
đã đầu tư đóng mới tàu thuyền, còn các khâu khác Nhà nước cần
quan tâm như: dự báo nguồn lợi, cơ sở hạ tầng nghề cá, đào tạo
nguồn nhân lực, khu trú bão tàu thuyền .v.v…., chưa được quan tâm
đầu tư đúng mức.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
15
- Lực lượng Trạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản huyện quá mỏng
so với địa bàn quản lý (hiện có 02 cán bộ quản lý khai thác thuỷ
sản/2788 tàu), một số khu vực khai thác trên biển gần như không
quản lý được đây cũng là nguyên nhân chủ quan làm ý thức chấp
hành Luật thủy sản của ngư dân chưa tốt.
- Công tác tuyên truyền phổ biến ý thức chấp hành Luật thủy
sản đến với cộng đồng ngư dân ven biển chưa triệt để, những qui
định về kích thước mắt lưới đánh bắt, kích cỡ loài được khai thác
chưa đến với người dân làm gia tăng tính hủy diệt các đàn cá chưa
trưởng thành.
- Ý thức tự giác của một vài chủ tàu có công suất < 20 CV còn
kém và do mưu sinh, thỉnh thoảng họ dùng lưới kéo đánh bắt trong
khu vực biển thuộc khu bảo tồn làm tổn hại đến hệ sinh thái ở khu
vực này.
- Hiện tượng sản phẩm đầu ra của ngư dân bị người mua ép
giá. Người mua thường là đầu nậu, là những công ty chế biến và xuất
khẩu thuỷ sản có tính chất độc quyền mua nguyên liệu (sản phẩm của
ngư dân) của họ cao. Khi ngư dân nhỏ, lẻ xuất hiện càng nhiều thì
hiện tượng cạnh tranh giá bán càng gay gắt, làm cho giá bán sản
phẩm vì vậy mà ngày càng giảm thấp.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
16
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THUỶ SẢN
VEN BỜ Ở HUYỆN VẠN NINH,
TỈNH KHÁNH HÒA
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHAI
THÁC THUỶ SẢN VEN BỜ Ở HUYỆN VẠN NINH, TỈNH
KHÁNH HÒA
3.1.1. Các quan điểm phát triển khai thác thuỷ sản
3.1.1.1. Phát triển khai thác thuỷ sản phải gắn liền với qui
hoạch phát triển ngành khai thác thuỷ sản, mùa vụ khai thác, kích
cỡ đối tượng khai thác và nhận thức của ngư dân
Quan điểm phát triển trong khai thác thủy sản là: “Phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Ngành khai thác
thuỷ sản với động lực chủ yếu là nghề cá nhân dân, do đó phát triển
ngành khai thác thuỷ sản phải củng cố và cải tiến nghề nghiệp hiện
có, gắn liền việc phát triển nghề cá ven bờ với nghề cá vùng khơi.
Hiện tại nghề cá ven bờ đã khai thác vượt mức cho phép nên đánh
bắt phải gắn chặt với việc bảo về nguồn lợi một cách nghiêm ngặt và
từng bước chuyển dịch cơ cấu và ngành nghề phù hợp. Hoạt động
đánh bắt thuỷ sản gắn liền với nuôi trồng, chế biến và hậu cần dịch
vụ, lấy nghề cá nhân dân làm chính, đơn vị sản xuất cơ bản là từng
đơn vị tàu thuyền.
3.1.1.2. Phát triển khai thác thuỷ sản trên cơ sở kích cỡ tàu,
công suất máy móc – thiết bị, trang bị ngư lưới cụ phù hợp với ngư
trường hoạt động, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ
đồng bộ có liên quan.
Các cơ quan quản lý nhà nước nên qui hoạch cụ thể khu vực
xây dựng cảng cá, tìm nguồn vốn đầu tư và triển khai xây dựng cơ sở
hạ tầng, dịch vụ phục vụ cho đánh bắt thủy sản. Tuyệt đối không cho
phép các tàu hoạt động trên biển chưa qua đăng ký, đăng kiểm để
hoạt động khai thác trên biển đi vào nề nếp, an toàn và có hiệu quả.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
17
3.1.1.3. Khai thác thuỷ sản phải gắn với việc thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn ven biển và ngành thủy sản.
Kích cỡ tàu và máy móc, trang thiết bị trên tàu là yếu tố trực
tiếp tác động đến hiệu quả khai thác, không thể một con tàu có hiệu
quả kinh tế cao mà hoạt động khai thác trên biển với kích cỡ tàu,
công suất máy không phù hợp và cũ kỹ, hay hư hỏng cùng với ngư
cụ lạc hậu, do đó ngành thủy sản địa phương cần xác định số lượng
và qui cách, công suất phù hợp cho từng loại nghề nhằm khai thác
nguồn lợi hải sản đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó để nâng cao
hiệu quả kinh tế của tàu khai thác thuỷ sản phải gắn liền với các cơ
sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ cho đánh bắt hải sản.
3.1.2. Định hướng phát triển nghề khai thác thuỷ sản ven bờ của
huyện Vạn Ninh.
- Tăng cường điều tra nghiên cứu nguồn lợi để có thể đi đến
qui định cụ thể, hợp lý việc xác định sản lượng đánh bắt phù hợp với
từng ngư trường, từng mùa vụ cụ thể đối với các loài hải sản.
- Thường xuyên khảo sát đánh giá hiệu quả kinh tế toàn diện
các nghề khai thác thuỷ sản ở các địa phương trọng điểm nghề cá của
huyện, không cho phép đóng tàu khi chưa xác định rõ cơ cấu công
suất tàu và kỹ thuật hợp lý để tránh lãng phí vốn đầu tư phát triển
nghề cá.
- Củng cố và phát triển tổ chức Chi hội nghề cá tại các xã nghề
cá, các Hợp tác xã nghề cá.
- Tổ chức lại sản xuất trên biển, bao gồm từ các khâu dự báo
thời tiết, dự báo bão, dự báo ngư trường, tổ chức khai thác theo đoàn
đội, đảm bảo thông tin liên lạc, sản phẩm sau thu hoạch đạt chất
lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THUỶ SẢN
VEN BỜ Ở HUYỆN VẠN NINH
3.2.1. Nhóm giải pháp 1: Chuyển đổi nghề khai thác theo hướng
bền vững
Đề xuất nghề khai thác cần chuyển đổi đến :
Dựa trên kết quả nghiên cứu, điều tra và thực nghiệm, đề tài
đề xuất nghề đích để nghề Giã cào cần chuyển đổi là nghề Lồng bẫy
cải tiến. Quy trình kỹ thuật sản xuất và hiệu quả kinh doanh của nghề
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
18
Lồng bẫy cải tiến được thạc sỹ Nguyễn Trọng Thảo - trường Đại học
Nha Trang nghiên cứu và kết quả đó đã được đăng trên tạp chí thuỷ
sản - trường Đại học Nha Trang - số 2 năm 2008.
Quá trình sản xuất sản phẩm của nghề Lồng bẫy cải tiến và
nghề phụ của nó là nghề lưới rê, nghề câu phù hợp với quy hoạch
ngành thuỷ sản của địa phương và Trung ương, như:
- Ngư dân tự bảo vệ ngư trường.
- Giảm tàu thuyền công suất nhỏ ven bờ.
- Đánh bắt chọn lọc.
- Bảo tồn nguồn lợi và tăng cường an ninh, quốc
phòng. Hiệu quả kinh tế của nghề lồng bẫy cải tiến:
3.2.2. Nhóm giải pháp 2: Phân chia ngư trường để xác định rõ
trách nhiệm quản lý nguồn lợi thuỷ sản.
Trung ương và một số địa phương ven biển đã đề ra chính
sách phân chia ngư trường, nhưng các chính sách này gần như không
khả thi. Từ ngày xưa, trong ngư dân có câu: “Điền tư, như chung”.
Cho nên, có những ngư trường được nhà nước phân chia nhưng
không có ngư dân tham gia khai thác, có những ngư trường đã phân
chia rõ ràng cho nhóm ngư dân này, nhưng ngư dân nhiều nơi khác
nhau đến đánh bắt.
Phân chia ngư trường là cơ sở để ngư dân tự bảo vệ nguồn lợi.
sự liên kết của ngư dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nguyên
liệu thuỷ sản nhờ vậy mà phát triển.
3.2.3. Nhóm giải pháp 3: Xây dựng mô hình liên kết sản xuất
Liên kết tạo ra sức mạnh. Liên kết sản xuất của các ngư dân
đánh bắt thuỷ sản ven bờ sẽ đem lại lợi ích cao hơn và giảm chi phí
trong quá trình sản xuất. Nghề đánh bắt thuỷ sản ven bờ ở huyện Vạn
Ninh có thể có các hình thức liên kết sau:
a- Hiệp hội nghề nghiệp:
b- Hợp tác giữa những người sản xuất và đội ngũ trung gian
thương mại:
Đầu nậu là một trung gian thương mại. Họ vừa có chức năng
trung gian thương mại, vừa có chức năng tài chính. Hoạt động của
Đầu nậu có tính hai mặt rõ rệt: Vừa có hiệu quả và cũng có cả hậu
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
19
quả. Đầu nậu đã tồn tại lâu đời, nếu không thể cấm đoán thì cần phải
có sự quản lý của Nhà nước.
Để quản lý tốt và tranh thủ được những mặt mạnh, mặt hiệu
quả của Đầu nậu thì chính quyển địa phương và các cơ quan hữu
quan nên tạo điều kiện để Đầu nậu, ngư dân và chính quyền địa
phương hợp tác với nhau, nhằm bảo đảm hiệu quả của hoạt động
khai thác thuỷ sản ven bờ và chuyển đổi ngành nghề một cách hiện
thực và khả thi.
3.2.4. Nhóm giải pháp 4: Xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Khi ngư dân không liên kết với nhau, sản lượng nguyên liệu sản
xuất không phù hợp với nhu cầu tiêu thụ và thường xảy ra hiện tượng
cạnh tranh bán. Do đó, ngư dân phải chủ động quan hệ và phụ thuộc
nhiều vào người mua, vào các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu thuỷ
sản. Do đó, người mua không có nhu cầu liên kết với người bán.
Khi ngư dân liên kết với nhau, sức mạnh của thị trường
nguyên liệu thuỷ sản sẽ nghiêng dần về phía người bán. Nếu ngư dân
được hưởng những chính sách khuyến thương của các cấp chính
quyền địa phương và các cơ quan hữu trách thì sức mạnh của người
bán sẽ đươc nâng cao hơn nữa. Lúc này, người mua và các doanh
nghiệp sử dụng nguyên liệu thuỷ sản phải chủ động quan hệ mật thiết
với ngư dân. Nhu cầu liên kết của những người mua và các doanh
nghiệp sử dụng nguyên liệu thuỷ sản với ngư dân tự nhiên và bắt đầu
xuất hiện.
3.2.5. Nhóm giải pháp 5: Nâng cao trình độ kỹ thuật, nhận thức
về phát triển khai thác thuỷ sản ven bờ cho ngư dân
Để hoạt động khai thác của ngư dân từ tự phát đi đến tự giác thì
việc phổ biến Luật Thủy sản và các văn bản dưới Luật là hết sức cần
thiết, để mọi ngư dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
3.2.6. Nhóm giải pháp 6: Củng cố và phát triển các khu bảo tồn
hệ sinh thái biển
Trên cơ sở qui hoạch phát triển vịnh Vân Phong trở đã được
Chính Phủ phê duyệt. UBND huyện Vạn Ninh cần sớm ban hành các
khu vực bảo tồn hệ sinh thái biển và chính sách quản lý các khu vực
bảo tồn này trên cơ sở “đồng quản lý” giữa chính quyền và ngư dân
sở tại kết hợp với công tác tuyên truyền giáo dục để người dân ý thức
bảo vệ nguồn lợi.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
20
- Tại khu vực Rạn trào thuộc thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng tiếp
tục củng cố và phát triển “Khu bảo vệ và tái tạo nguồn lợi sinh vật
biển Rạn Trào” như là một hình mẫu về quản lý dựa vào cộng đồng,
thông qua chương trình tổng hợp về giáo dục, đào tạo kỹ năng, xây
dựng hương ước và các chế tài pháp lý.
- Tại khu vực thôn Tuần lễ xã Vạn Thọ, là nơi có rừng đước ngập
mặn có những cây trên 100 tuổi, cần bảo vệ nghiêm ngặt; cấm tuyệt đối
không cho người dân làm nhà và đào ao nuôi tôm trong và gần khu vực
này làm ảnh hưởng đến dòng chảy thủy triều gây chết cây.
- Khu vực xã Vạn Thạnh, có rất nhiều đảo lớn nhỏ rất đẹp và
sơ khai, UBND huyện nên qui hoạch và có chính sách khuyến khích
đầu tư thích hợp để phát triển du lịch sinh thái, chuyển một bộ phận
ngư dân sang hoạt động trong lĩnh vực này nhằm giảm áp lực khai
thác hải sản ven bờ.
3.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI
THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
3.3.1. Những thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên của huyện Vạn Ninh thuận lợi cho việc
khai thác ven bờ. Nó là điều kiện tốt để ngư dân ngư dân thực hiện
giải pháp chuyển đổi từ nghề Giã cào sang nghề Lồng bẫy.
- Hoạt động sản xuất của họ liên tục (hầu như cả năm), ít phụ
thuộc vào môi trường thiên nhiên.
- Ngư dân ở đây rất tâm huyết với nghề, có kinh nghiệm và kỹ
năng sản xuất lâu đời.
- Chính quyền và các cơ quan chức năng ở địa phương rất
nhiệt tình, có năng lực và rất quan tâm đến việc phát triển khai thác
thuỷ sản ven bờ cho ngư dân ở địa phương.
- Giá cả nhiên liệu tăng cao gây khó khăn cho khai thác thuỷ sản,
nhưng nó lại là động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc liên kết sản xuất.
- Được sự hỗ trợ kỹ thuật sản xuất của các cơ quan chuyên
môn, trường học, viện nghiên cứu và trung tâm khuyến ngư tỉnh
Khánh Hòa.
- Các chính sách của địa phương và Trung ương, mà đặc biệt
là chính sách chuyển đổi nghề ngày càng thông thoáng, thiết thực và
gần gũi với ngư dân.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
21
3.3.2. Khó khăn
Khi nói đến nghề cá ven bờ là nói đến sự nghèo khổ, cạn kiệt
nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sinh thái, sản xuất
nhỏ lẻ … Quá trình sản xuất của họ có những đặc điểm sau đây:
- Ngư dân ở đây đa số là nghèo, nên họ chỉ quan tâm đến trước
mắt mà không tha thiết đến lợi ích lâu dài. Họ có thể sử dụng nhiều
cách đánh bắt khác nhau để có sản phẩm nhanh nhất và ít tốn kém
nhất như là dùng lưới Giã cào kết hợp với xung điện.
- Ngư dân làm nghề này thường ở xa khu đông dân cư, thành
phố nên cập nhật thông tin chậm, trình độ chuyên môn và học vấn
thường không cao.
- Thị trường đầu vào: Việc trang bị ngư lưới cụ, khai thác
nguyên - nhiên - vật liệu, thậm chí đá lạnh, gạo nước ngọt … của đa
số ngư dân khai thác thuỷ sản ven bờ phải phụ thuộc trực tiếp vào
đầu nậu. Sự phụ thuộc này không chỉ phụ thuộc vào tài chính mà còn
phụ thuộc vào sức mạnh cung cấp đầu vào của đầu nậu.
- Phong tục tập quán, niềm tin và giá trị của ngư dân khai thác
thuỷ sản ven bờ được hình thành lâu đời, kinh nghiệm, kỹ năng và tổ
chức sản xuất của họ mang tính chất truyền thống “Cha truyền con
nối ”, họ rất tâm huyết với nghề, cũng vì vậy mà rất khó thực hiệc
các giải pháp.
KIẾN NGHỊ
Để nghề khai thác thuỷ sản ven bờ ở vùng biển huyện Vạn
Ninh ổn định, cần phải đưa ra các biện pháp có mục tiêu rõ ràng:
chính sách quản lý và sản xuất khai thác, tiêu thụ sản phẩm. Qua thời
gian tìm hiểu và thu thập các thông tin về hoạt động khai thác ven bờ
tại các xã nghề cá của huyện Vạn Ninh tác giả mạnh dạn đưa ra một
số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao nghề khai thác thuỷ sản của
huyện như sau:
- Tăng cường công tác nghiên cứu, điều tra nguồn lợi hải sản gần
bờ, đặc biệt tăng cường mối liên hệ giữa các cơ quan nghiên cứu và
quản lý nghề cá với ngư dân nhằm mục đích cung cấp các thông tin chi
tiết hơn về ngư trường, chủng loại, kích cỡ và mùa vụ khai thác.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
22
- Sau khi xác định được sản lượng khai thác bền vững (MSY)
của vùng biển Vạn Ninh do các cơ quan chức năng cung cấp, Phòng
Nông nghiệp huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp Khánh Hòa, các
cơ quan ban ngành có liên quan tiến hành rà soát lại các chủ phương
tiện khai thác trên biển, lên kế hoạch giảm số tàu cá, hướng dẫn
chuyển đổi sang các nghề khác nhằm phát triển bền vững nghề khai
thác thuỷ sản ven bờ.
- Trạm Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Vạn Ninh, phòng Nông
nghiệp huyện tham mưu cho UBND huyện Vạn Ninh qui hoạch chi
tiết khu bảo tồn biển và có những chính sách “quản lý nghề cá cộng
đồng” theo tuyến biển. Phân bố ngư trường khai thác, qui hoạch
vùng nuôi, vùng cấm khai thác và khai thác theo mùa nhằm bảo vệ
môi trường biển và phát triển đàn cá con.
- Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản, Chi cục bảo về nguồn lợi
thủy sản Khánh Hòa tăng cường thêm phương tiện và nhân lực cho
Trạm Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Vạn Ninh để lực lượng này làm tốt
công tác kiểm tra xử lý các phương tiện khai thác vi phạm nhằm đưa
hoạt động khai thác trên biển được nề nếp.
- Đề nghị UBND huyện Vạn Ninh nghiêm cấm các cơ sở đóng
mới tàu thuyền có công suất < 75 HP để tránh việc gia tăng áp lực
khai thác ven bờ. Tàu thuyền gắn máy có công suất lớn (≥ 90 HP)
nghiêm cấm không cho hoạt động nghề Mành trủ, nghề Giã cào để
tránh việc gia tăng cường lực khai thác ven bờ, cạnh tranh lẫn nhau
giữa tàu lớn và tàu bé.
- Đề nghị chính quyền địa phương đầu tư nâng cấp cầu cảng
thị trấn Vạn Giã để đáp ứng nhu cầu cập cảng cho các tàu cá, xây
mới cầu cảng tại xã Đại Lãnh để phục vụ việc cung ứng và tiêu thụ
sản phẩm hải sản, tiết kiệm được chi phí cho ngư dân, quản lý tàu ra
vào cảng, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, tuyên
truyền giáo dục về các chính sách và pháp luật của Nhà nước...
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
23
KẾT LUẬN
Ngành khai thác thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện
Vạn Ninh và của tỉnh Khánh Hòa. Trong số các vấn đề đặt ra cho sự
phát triển của ngành này, khai thác thuỷ sản ven bờ theo hướng bền
vững được xem là nền tảng cho sự phát triển của ngành thủy sản
huyện Vạn Ninh và của tỉnh Khánh Hòa trong sự nghiệp xóa đói,
giảm nghèo đưa nghề cá nhân dân phát triển theo hướng ổn định và
bền vững.
Đề tài “Phát triển khai thác thuỷ sản ven bờ ở vùng biển
huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa” đã hoàn thành được những nhiệm
vụ sau:
1. Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về phát
triển khai thác thuỷ sản ven bờ. Khẳng định vai trò và sự cần thiết
của nghề khai thác thuỷ sản ven bờ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm của thị trường trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào sự
nghiệp phát triển kinh tế địa phương.
2. Trên cơ sở điều tra thực trạng, thông qua đánh giá các tiêu
chí phát triển khai thác thuỷ sản ven bờ của tàu khai thác thuộc các
dãy công suất khác nhau tại huyện Vạn Ninh cũng đã và đang đặt ra
nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và giải quyết. Đó là tính tự phát
và không đồng bộ trong việc đầu tư tàu khai thác thủy sản ven bờ và
các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động khai thác thuỷ sản, quá trình
tăng năng lực khai thác chủ yếu theo chiều rộng, trang thiết bị và
trình độ khai thác lạc hậu, nhận thức về bảo vệ tài nguyên biển thấp,
tư duy trong khai thác “điền tư, ngư chung” dẫn đến cạnh tranh lẫn
nhau giữa các tàu trong cùng một nghề, các nghề khác nhau trong
cùng một ngư trường dẫn đến nguồn lợi thủy sản suy giảm, hiệu quả
kinh tế của các tàu khai thác thấp, thậm chí thua lỗ. Luận văn đã chỉ
ra các nguyên nhân cơ bản của những vấn đề nêu trên. Đó là thuộc
về bản thân các chủ tàu: trình độ thấp thiếu hiểu biết; thiếu vốn; thiếu
thông tin và điều kiện hỗ trợ; đánh bắt theo kinh nghiệm; thiên tai;
chi phí sản xuất tăng cao; nguồn lợi thủy sản sụt giảm; việc tuyên
truyền phổ biến pháp luật, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo tồn hệ
sinh thái biển chưa đến với cộng đồng cư dân ven biển được đầy đủ;
hệ thống kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật của Nhà nước
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
24
đối với nghề khai thác thuỷ sản ven bờ tại địa phương còn thiếu và
yếu; đầu tư cơ sở hạ tầng của Nhà nước đối với nghề khai thác thủy
sản của địa phương còn nhiều hạn chế.
3. Luận văn đã đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất
3 quan điểm khai thác thủy sản ven bờ của các địa phương thuộc
huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa phù hợp với việc phát triển ngành
thủy sản nước ta theo hướng bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Luận văn đề xuất 6 giải pháp phát triển khai thác thủy sản ven
bờ tại các xã nghề cá của huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa, đó là:
- Chuyển đổi nghề khai thác theo hướng bền vững: Nghề Giã
cào sang nghề Lồng bẫy cải tiến.
- Phân chia ngư trường để xác định rõ trách nhiệm quản lý
nguồn lợi thuỷ sản.
- Xây dựng mô hình liên kết sản xuất.
- Xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- Phổ biến Luật Thủy sản và các văn bản dưới Luật, Nâng cao
trình độ kỹ thuật, nhận thức về khai thác bền vững cho ngư dân
- Củng cố và phát triển các khu bảo tồn hệ sinh thái biển.
Tuy nhiên do hạn chế về các thông tin cần thiết phục vụ cho
việc nghiên cứu, hướng nghiên cứu tiếp theo cần nghiên cứu hoàn
thiện hệ thống số liệu thống kê nghề khai thác thuỷ sản của huyện
Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa, cụ thể phải xác định được các chỉ tiêu về
trữ lượng từng loài, số loài trong ngư trường, khả năng khai thác bền
vững, tất cả các phương tiện đánh bắt thủy sản trên biển, năng suất
cụ thể cho từng nghề, qua đó các giải pháp sẽ được tính toán khoa
học hơn, có thể áp dụng trong thực tế tại địa phương.
Luận văn cũng đề xuất những kiến nghị đối với các cơ quan
Nhà nước trong việc nghiên cứu, điều tra nguồn lợi hải sản, thống kê
đầy đủ tất cả các phương tiện đánh bắt hải sản trên biển, năng suất
đánh bắt của từng nghề qua đó có biện pháp giảm số lượng tàu cá,
điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp đánh bắt phù hợp với từng ngư
trường, hỗ trợ vốn và hướng dẫn kỹ thuật khi chuyển nghề, tăng
cường năng lực quản lý nghề cá địa phương, đầu tư cơ sở hạ tầng.
Đây là những vấn đề cần thiết khách quan để phát triển nghề khai
thác thuỷ sản ven bờ của huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa.

More Related Content

Similar to Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh Khánh Hoà..doc

Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá Tại Ban Quản Lý Âu Thuyền Và Cảng...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá Tại Ban Quản Lý Âu Thuyền Và Cảng...Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá Tại Ban Quản Lý Âu Thuyền Và Cảng...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá Tại Ban Quản Lý Âu Thuyền Và Cảng...sividocz
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...ssuserc1c2711
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.docLuận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.docsividocz
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại Thành phố ...
Luân Văn Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại Thành phố ...Luân Văn Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại Thành phố ...
Luân Văn Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại Thành phố ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI...KhoTi1
 
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC (TẢI FREE ZALO 093 457 3...
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC (TẢI FREE ZALO 093 457 3...Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC (TẢI FREE ZALO 093 457 3...
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC (TẢI FREE ZALO 093 457 3...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở C...
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở C...Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở C...
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở C...anh hieu
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Khai Thác Hải Sản Xa Bờ Trên Địa Bàn Huyện...
Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Khai Thác Hải Sản Xa Bờ Trên Địa Bàn Huyện...Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Khai Thác Hải Sản Xa Bờ Trên Địa Bàn Huyện...
Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Khai Thác Hải Sản Xa Bờ Trên Địa Bàn Huyện...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...nataliej4
 
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...NuioKila
 
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015Hung Nguyen
 
Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015
Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015
Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015Hung Nguyen
 

Similar to Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh Khánh Hoà..doc (20)

Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá Tại Ban Quản Lý Âu Thuyền Và Cảng...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá Tại Ban Quản Lý Âu Thuyền Và Cảng...Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá Tại Ban Quản Lý Âu Thuyền Và Cảng...
Luận Văn Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá Tại Ban Quản Lý Âu Thuyền Và Cảng...
 
Luận án: Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở Nam Trung Bộ
Luận án: Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở Nam Trung BộLuận án: Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở Nam Trung Bộ
Luận án: Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở Nam Trung Bộ
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng...
 
Phát Triển Khai Thác Hải Sản Ở Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Khai Thác Hải Sản Ở Thành Phố Đà Nẵng.docPhát Triển Khai Thác Hải Sản Ở Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Khai Thác Hải Sản Ở Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà NẵngLuận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách hỗ trợ ngư dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
 
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.docLuận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản Trà Vinh.doc
 
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Thành Phố Đồng Hới.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Thành Phố Đồng Hới.docPhát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Thành Phố Đồng Hới.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Thành Phố Đồng Hới.doc
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại Thành phố ...
Luân Văn Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại Thành phố ...Luân Văn Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại Thành phố ...
Luân Văn Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại Thành phố ...
 
112634 5772
112634 5772112634 5772
112634 5772
 
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế biển tại huyện Hoài Nhơn
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế biển tại huyện Hoài NhơnLuận văn: Chính sách phát triển kinh tế biển tại huyện Hoài Nhơn
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế biển tại huyện Hoài Nhơn
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HOÀI...
 
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC (TẢI FREE ZALO 093 457 3...
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC (TẢI FREE ZALO 093 457 3...Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC (TẢI FREE ZALO 093 457 3...
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC (TẢI FREE ZALO 093 457 3...
 
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở C...
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở C...Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở C...
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở C...
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Khai Thác Hải Sản Xa Bờ Trên Địa Bàn Huyện...
Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Khai Thác Hải Sản Xa Bờ Trên Địa Bàn Huyện...Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Khai Thác Hải Sản Xa Bờ Trên Địa Bàn Huyện...
Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Khai Thác Hải Sản Xa Bờ Trên Địa Bàn Huyện...
 
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
 
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvie...
 
Quản Lý Thủy Lợi Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Quản Lý Thủy Lợi Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.docQuản Lý Thủy Lợi Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Quản Lý Thủy Lợi Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
 
Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015
Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015
Luat tai nguyen moi truong bien va hai dao 2015
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149

Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149 (20)

Luận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.doc
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.docLuận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.doc
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.doc
 
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
 
Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...
 
Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...
Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...
Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...
 
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
 
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
 
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
 
Luận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.doc
Luận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.docLuận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.doc
Luận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.doc
 
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
 
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
 
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
 
Luận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.doc
Luận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.docLuận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.doc
Luận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.doc
 
Luận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.docLuận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.doc
 
Luận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.docLuận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.doc
 
Luận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.docLuận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.doc
 
Luận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.doc
Luận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.docLuận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.doc
Luận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.docLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
 

Recently uploaded

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luân Văn Phát triển khai thác thủy sản ven bờ ở vùng biển Huyện Vạn Ninh Tỉnh Khánh Hoà..doc

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hoạt động khai thác thuỷ sản ven đã gắn bó với ngư dân ở vùng biển huyện Vạn Ninh qua rất nhiều thế hệ với nhiều nghề khai thác truyền thống như: Giã cào, Mành, Vây rút, Trũ, Lưới cước … Với điều kiện khó khăn về thời tiết, chi phí khai thác thuỷ sản tăng cao nên hoạt động khai thác thuỷ sản trái phép như dùng mìn, xung điện ở khu vực biển huyện Vạn Ninh vẫn tồn tại và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái như: - Kỹ thuật và trình độ đánh bắt còn lạc hậu cùng với việc đánh bắt ven bờ không có tính chọn lọc và nguy hại hơn nữa là việc sử dụng xung điện để đánh bắt đã làm cho nguồn lợi thuỷ sản ven bờ bị giảm sút nghiêm trọng, sản lượng đánh bắt vượt quá mức cho phép. Tài nguyên thuỷ sản còn lại không đủ sức tái tạo và phục hồi như trạng thái vốn có của nó. - Tài nguyên môi trường thuỷ sản ven bờ ngày càng cạn kiệt đi thì các vấn đề dân số, việc làm và nhu cầu khai thác thuỷ sản đang gia tăng nhanh chóng. Mâu thuẩn này ngày một trầm trọng và gay gắt, đặt ra nhiều thách thức đối với các cộng đồng dân cư ven biển tại địa phương này. Chính vì lẽ đó, việc phát triển khai thác thuỷ sản ven bờ cần được nghiên cứu để đưa ra các định hướng khai thác phù hợp với trình độ và điều kiện của ngư dân tại địa phương, bảo đảm tính hiệu quả, ổn định lâu dài. Đồng thời nó là cơ sở để địa phương đưa ra những chính sách và giải pháp nhằm ổn định và nâng cao đời sống của ngư dân, xoá đói giảm nghèo. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài: - Các nghiên cứu trong nước: - Tình hình nghiên cứu ngoài nước Vấn đề này chưa được đề cập nhiều theo từ khoá: “Khai thác thuỷ sản”- “Fishing”. Tuy nhiên các từ khoá sau thường được đề cập: “Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng” hay “đồng quản lý nghề cá” – “Management of community-based fisheries” or “fisheries co-management.
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 2 3. Mục tiêu nghiên cứu: a. Mục tiêu chung: Xác định giải pháp khai thác thuỷ sản phù hợp với mục tiêu phát triển chung của địa phương và nguyện vọng của ngư dân. Trên cơ sở đó, xác định nghề chính nghề phụ cần cho ngư dân ven biển huyện Vạn Ninh. Nghề chính bảo đảm tính hiệu quả. Nghề phụ bảo đảm tính ổn định, nhằm tránh những rủi ro trong quá trình sản xuất. b. Mục tiêu cụ thể: - Khái quát được lý luận phát triển khai thác thủy sản làm cơ sở hình thành khung nội dung nghiên cứu; - Đánh giá được thực trạng và các mặt mạnh và yếu kém trong khai thác thủy sản ở huyện Vạn Ninh; - Đề xuất giải pháp phát triển khai thác ven biển ở huyện Vạn Ninh. 4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu - Đề tài này chỉ tập trung vào nghiên cứu khai thác thuỷ sản ven bờ của ngư dân huyện Vạn Ninh. - Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu, điều tra hoạt động khai thác thuỷ sản ven bờ của ngư dân làm nghề Giã cào và các nghề khai thác thuỷ sản khác mang tính tận diệt nguồn lợi hải sản ven bờ ở Vạn Ninh. - Về mặt thời gian: Đề tài phân tích số liệu thống kê về thực trạng đánh bắt hải sản trong giai đoạn 2006– 2010 qua phòng Nông nghiệp huyện Vạn Ninh. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Cách tiếp cận: Thực tiễn, hành vi và hệ thống; - Phương pháp thu thập dữ liệu : Số liệu thứ cấp thu thập qua phòng Nông nghiệp, Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản huyện Vạn Ninh. Số liệu sơ cấp thu thập qua mẫu điều tra phỏng vấn - Phương pháp phân tích: Phân tích mô tả được sử dụng để mô tả và trình bày dữ liệu nghiên cứu, phân tích so sánh tĩnh học và nghiên cứu điều tra phỏng vấn trực tiếp.
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 3 6. Điểm mới của đề tài Đề tài hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về khai thác thuỷ sản tại huyện Vạn Ninh – tỉnh Khánh Hòa. Đề tài xác định các nhân tố ảnh hưởng, những thuận lợi và những khó khăn từ đó đề xuất những giải pháp trong phát triển nghề khai thác thuỷ sản ven bờ ở huyện Vạn Ninh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo đề tài gồm 3 chương. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THUỶ SẢN 1.1 NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỀ KHAI THÁC THUỶ SẢN 1.1.1 Khái niệm về khai thác thủy sản Khai thác thủy sản là hoạt động của con người sử dụng các công cụ và nhiều phương pháp khác nhau để tác động tới đối tượng các tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên khác nhau và môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội về các sản phẩm hàng hóa thủy sản. 1.1.2 Đặc điểm của khai thác thủy sản Có 04 đặc điểm: Trong khai thác thủy sản thì thời gian lao động và thời gian sản xuất trùng nhau; Đối tượng khai thác là các sinh vật biển, chúng là những tài nguyên thiên nhiên sẵn có; Bao gồm nhiều nghề, mỗi nghề khai thác một hoặc một số đối tượng nhất định, nhưng phần lớn đều được dùng làm thực phẩm cho người và chăn nuôi; Đối tượng khai thác của ngành khai thác thủy sản là những sinh vật di động, không bị ràng buộc bởi sự phân chia địa giới hành chính, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. 1.1.3 Vai trò khai thác thuỷ sản Khai thác là một bộ phận cấu thành của ngành Thuỷ sản, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế biến và một phần cho nuôi
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 4 trồng. Ngày nay do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sạch tự nhiên ngày càng gia tăng và các sản phẩm sạch từ nuôi chưa đáp ứng kịp, sản phẩm khai thác từ biển lại rất cần thiết cho con người, tuy nhiên nguồn lợi có hạn, điều này đòi hỏi con người phải có các biện pháp chủ quan để nghề khai thác phát triển có hiệu quả và bền vững gắn chặt đến ngư dân, ngư trường nguồn lợi. 1.1.4 Công cụ và phương pháp quản lý khai thác thuỷ sản Trên thế giới có hai cơ chế tiếp cận nguồn lợi thủy sản là cơ chế tiếp cận mở (open access) và cơ chế tiếp cận hạn chế (limited entry). Các nước phương Tây tuân thủ “cơ chế tiếp cận mở”, Chính phủ quản lý nguồn lợi thủy sản theo phương pháp từ trên xuống. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan tuân thủ “cơ chế tiếp cận hạn chế”, tạo ra hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng. 1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THUỶ SẢN Phát triển khai thác thuỷ sản là gì? Quản lý và bảo vệ các nguồn lợi thủy sản và hướng tới thay đổi về kỹ thuật và thể chế nhằm đảm bảo đạt được sự thoả mãn các nhu cầu thường xuyên của con người cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau. Là sự phát triển thân thiện với môi trường, không làm môi trường bị suy thoái, phù hợp về công nghệ và kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng vào cộng đồng ngư dân. Bộ qui tắc chứa đựng các nội dung cơ bản liên quan đến Phát triển khai thác thuỷ sản gồm: (1). Gia tăng sản lượng thủy sản và đáp ứng nhu cầu xã hội về thủy sản; (2) Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về ngư trường, lao động sẵn có, chuyển đổi mùa vụ phù hợp với nguồn lợi thuỷ sản, tránh tình trạng khai thác quá trữ lượng cho phép. (3)Tăng lợi nhuận chuyến biển trên cơ sở tăng năng suất khai thác, tăng chất lượng và tổng sản lượng, giảm chi phí khai thác hướng tới thoả mãn nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu đồng thời duy trì sự phát triển bền vững nguồn lợi hải sản. (4) Áp dụng các biện pháp phù hợp để duy trì hay phục hồi đàn cá ở mọi mức độ có thể, để có được sản lượng bền vững cao nhất.
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 5 (5) Áp dụng các biện pháp bảo tồn lâu dài và sử dụng bền vững nguồn lợi thuỷ sản thông qua các chính sách, khuôn khổ thể chế và pháp lý phù hợp.. (7) Phải khuyến khích các nghiên cứu nhằm thực hiện hợp lý việc đánh bắt, đặc biệt liên quan đến khả năng đánh bắt quá mức và các mức độ vượt quá của cường lực đánh bắt. (8) Nâng cao thu nhập cho người sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo. (9) Đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, sức khoẻ cho người tham gia KTTS không được thấp hơn các qui định tối thiểu của quốc tế. Các nội dung này sẽ được hỗ trợ bởi các biện pháp kiểm soát nhằm bảo đảm tình ổn định bền vững và tránh khai thác cạn kiệt trong phát triển khai thác thủy sản như: Kiểm soát đầu vào; Kiểm soát đầu ra (sản lượng đánh bắt); Các biện pháp kỹ thuật; Đồng quản lý và quản lý dựa trên cơ sở cộng đồng 1.3. CÁC TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THỦY SẢN (1) Sản lượng khai thác thủy sản Sản lượng khai thác được tính trên cơ sở sản lượng khai thác trên biển. Sản lượng khai thác không giảm qua các năm được xem là dấu hiệu tốt về kinh tế. (2) Năng suất khai thác Tổng sản lượng (DT) khai thác Năng suất khai thác = Tổng công suất tàu thuyền Công thức Cadima: MSY= 0.5*Z* B Hoặc MSY = 0.5*(Y+M*B) vì Z = F + M và Y = F* B. Trong đó: Z là hệ số chết chung; B là Sinh khối trung bình hàng năm (trữ lượng); M là hệ số chết tự nhiên ước tính bằng 20%; F là hệ số chết do khai thác; Y là sản lượng trong 1 năm.
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 6 (3) Lợi nhuận của từng chuyến biển: Lợi nhuận của từng = Doanh thu chuyến biển chuyến biển Chi phí - chuyến biển (4) Lợi nhuận của một thuyền Lợi nhuận của = Lợi nhuận của x Số chuyến biển bình quân một thuyền từng chuyến biển trong năm của nghề (5) Lợi nhuận của nghề Lợi nhuận của = Lợi nhuận của x Số tàu khai thác bình nghề từng tàu quân trong năm (6) Vốn đầu tư vào tàu cá Giá trị một khoản mục đầu tư % khoản mục đầu tư = Tổng giá trị đầu tư (7) Áp lực của khai thác lên các vùng khai thác và không khai thác Tổng công suất (số lượng) tàu ven bờ thời điểm hiện tại Áp lực khai thác = Tổng công suất (số lượng) tàu ven bờ thời điểm gốc (8) Tỷ lệ lao động tham gia khai thác Tổng lao động tham gia khai thác Tỷ lệ lao động khai thác = Tổng lao động (9) Thu nhập bình quân/năm Tổng thu nhập từ khai thác Thu nhập bình quân/năm = Tổng lao động khai thác 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THUỶ SẢN 1.4.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên Đặc điểm về trữ lượng, sinh học, ngư trường, thời tiết, mùa vụ, các nhân tố khác tác động đến khai thác thuỷ sản thông qua những biến động về sản lượng khai thác, tỷ lệ sinh sản, thời gian sinh sản, thời gian sinh trưởng, tỷ lệ chết tự nhiên…
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 7 1.4.2. Nhóm nhân tố về lao động và tổ chức sản xuất Đặc điểm về chủ tàu, thuyền trưởng, nhân công liên quan đến lao động như trình độ văn hoá, thời gian làm nghề, truyền thống nghề, kinh nghiệm, sức khoẻ, bằng cấp, phương thức ăn chia, chế độ quản lý chủ tàu, tổ chức sản xuất trên biển, sự phối hợp các lao động trên tàu, số chuyến khai thác, số tàu trong tổ (đội) sản xuất. 1.4.3 Nhóm nhân tố về đặc trưng kỹ thuật của tàu và vốn đầu tư Đặc trưng về vỏ tàu (vật liệu đóng tàu, hình dáng, chiều dài, chiều rộng, trọng tải tàu), máy tàu (công suất máy chính, máy phụ, loại máy, tình trạng máy), trang thiết bị trên tàu (các thiết bị khai thác, thiết bị điện tử, thiết bị hàng hải, thiết bị cứu sinh), tuổi tàu, nơi mua. 1.4.4. Nhóm nhân tố về đặc trưng ngư cụ Đặc trưng này được thể hiện thông qua nghề khai thác, mỗi nghề có các điểm riêng biệt, mức độ kiêm nghề. Đối với nghề khai thác thuỷ sản ven bờ đặc trưng ngư cụ có thể kể đến như: kích thước mắt lưới nhỏ, chiều dài vàng lưới, độ sâu thả lưới, chiều dài giềng chì, giềng phao, vv… 1.4.5. Nhân tố mùa vụ khai thác Thông tin điều tra xem xét giữa mùa vụ khai thác và mùa sinh sản, nếu khai thác trong mùa sinh sản điều đó chứng tỏ rằng công tác bảo vệ nguồn lợi chưa được thực hiện. 1.4.6. Nhân tố về quản lý nhà nước Nhà nước quản lý khai thác thuỷ sản có thể thông qua các khoản như: các loại thuế, các khoản hỗ trợ của Chính phủ. 1.4.7. Nhân tố về thị trường Yếu tố thị trường ở đây chủ yếu là giá cả tác động đến đầu vào, đầu ra. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Với việc nghiên cứu các lý thuyết phát triển, đặc biệt là phát triển trong khai thác thuỷ sản, xây dựng các chỉ số đánh giá sự phát triển trong khai thác thuỷ sản, luận văn đã rút ra được những lý luận cơ bản vững chắc làm nền tảng cho việc phân tích thực trạng phát triển khai thác thuỷ sản ven bờ vùng biển huyện Vạn Ninh ở chương 2.
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 8 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC THUỶ SẢN VEN BỜ Ở HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA 2.1. THỰC TRẠNG KHAI THÁC THUỶ SẢN VEN BỜ 2.1.1 Sản lượng và năng suất khai thác thủy sản ven bờ Hoạt động khai thác thủy sản của huyện Vạn Ninh mang tính tự phát, rào cản gia nhập ngành thấp, dẫn đến số lượng tàu thuyền tăng nhanh từ năm 2006 tổng tàu thuyền 1.650 chiếc đến năm 2010 tổng tàu thuyền 2.788 chiếc tăng 69%, nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản ven bờ tăng chậm từ 5.827 tấn năm 2006 lên 6.500 tấn năm 2010, tức tăng 12%. Năng suất khai thác bình quân trên một tàu giảm từ 3,53 tấn/tàu năm 2006 xuống còn 2,33 tấn/tàu năm 2010, điều này cho thấy hiệu quả khai thác ngày càng giảm. 2.1.2. Chi phí và lợi nhuận tàu khai thác thuỷ sản ven bờ 2.1.2.1. Chi phí bình quân tàu khai thác thuỷ sản ven bờ Chi phí sản xuất hàng năm cho hoạt động khai thác hải sản bao gồm: Dầu, nhớt, nước đá, nước ngọt, lương thực, thực phẩm, chi lương thủy thủ, khấu hao tàu, sửa chữa bảo dưỡng vỏ tàu, máy, ngư lưới cụ, thuế... Trong các khoản chi phí đó thì chi phí nhiên liệu chiếm phần lớn, trong tình hình hiện nay giá dầu ngày càng tăng làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đánh bắt 2.1.2.2. Lợi nhuận bình quân tàu khai thác thuỷ sản ven bờ Hầu hết các tàu hoạt động nghề khai thác thuỷ sản ven bờ đều có thu nhập trước khấu hao TSCĐ, điều này cho thấy tại sao chủ nghề vẫn bám biển hoạt động cho đến khi hết tuổi thọ của tàu. Một số chủ tàu vốn đầu tư của họ do thân nhân nước ngoài gởi về đầu tư mua sắm tàu nên họ ít quan tâm đến việc tính đủ tính đúng yếu tố khấu trừ tài sản đầu tư ban đầu này. Họ chỉ tính đủ các chi phí biến đổi, tiền lương và chi phí sửa chữa, bảo dưỡng… 2.1.3. Cơ cấu theo ngành nghề khai thác thuỷ sản Theo Cơ cấu ngành nghề khai thác thuỷ sản ven bờ ở huyện Vạn Ninh thì nghề Giã cào được đánh giá là nghề tận diệt hải sản, huỷ hoại, tàn phá nghiêm trọng môi trường ven biển huyện Vạn Ninh
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 9 2.1.4. Cơ cấu theo nhóm công suất tàu khai thác thuỷ sản Tàu thuyền khai thác thuỷ sản ở Vạn Ninh chủ yếu là nhóm dưới 20cv chiếm 58% tổng số tàu thuyền, nhóm từ 20 đến 90CV chiếm 40,6% và nhóm từ 90CV trở lên chỉ có 1,4%. Bảng 2.5. Cơ cấu theo nhóm công suất tàu cá khai thác ở huyện Vạn Ninh năm 2010 Loại dưới 20 – dưới Từ 90 CV Cộng STT XÃ 20 CV 90 CV trở lên Tàu CV Tàu CV Tàu CV Tàu CV 1 Đại Lãnh 157 2.134 344 13.477 36 5.296 537 20.907 2 Vạn Thạnh 360 4.589 202 5.383 - - 562 9.972 3 Vạn Thọ 32 403 45 1.032 - - 77 1.435 4 Vạn Phước 57 551 9 208 - - 66 759 5 Vạn Long 204 2.442 2 100 - - 206 2.542 6 Vạn Thắng 271 2.572 253 7.748 - - 524 10.320 7 Vạn Giã 280 3.885 210 5.563 - - 490 9.448 8 Vạn Lương 17 181 14 452 - - 31 633 9 Vạn Hưng 240 2.586 55 1.428 - - 295 4.014 Cộng 1.618 19.343 1.134 35.391 36 5.296 2.788 60.030 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Vạn Ninh) 2.1.5. Khả năng khai thác thuỷ sản bền vững tối đa (MSY) Ở vùng biển huyện Vạn Ninh đang trong tình trạng khai thác vượt quá trữ lượng cho phép, ngư dân dùng mắt lưới quá dày kết hợp với xung điện nên các loài hải sản dù lớn hay nhỏ đều bị khai thác triệt để.
  • 10. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 10 Bảng 2.6. Bảng đánh khả năng khai thác bền vững tối đa năm 2010 Công Trữ Sản lượng Tỷ lệ Năng MSY khai suất Địa phương suất tàu lượng (tấn) khai thác thác khai thuyền (tấn) thực tế thực tế thác 1 2 3 4 5 6=5/4 7=5/2 Biển Vạn Ninh 60.030 20.000 5.250 6.500 1.2 0.11 (Nguồn: Chương trình bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản - Sở Thuỷ sản Khánh Hoà) 2.1.6. Đánh giá áp lực khai thác thuỷ sản Do rào cản gia nhập ngành thấp nên số lượng tàu ven bờ và công suất tăng dẫn đến áp lực khai thác tăng. Vì vậy nguồn lợi thuỷ sản gần bờ cần được bảo tồn và phát triển. Bảng 2.7. Bảng đánh giá áp lực khai thác Năm Số lượng Công suất Áp lực khai thác 1 2 3 4=3/2 2006 1650 43,100 2007 2460 52,400 1.21 2008 2505 54,500 1.04 2009 2688 57,070 1.05 2010 2788 60,030 1.05 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Vạn Ninh) 2.1.7. Lao động và thu nhập trong khai thác thuỷ sản ven bờ Nghề khai thác thuỷ sản ven bờ ở huyện Vạn Ninh đã giải quyết đáng kể công ăn việc làm, tuy nhiên mức sống của cộng đồng cư dân ven biển chưa được cải thiện
  • 11. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 11 2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHAI THÁC THUỶ SẢN VEN BỜ Ở HUYỆN VẠN NINH. 2.2.1 Nhân tố về điều kiện tự nhiên 2.2.1.1. Vị trí địa lý Huyện Vạn Ninh nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh Hòa thuộc Nam Trung Bộ, diện tích 529 km2 , chiếm 11,27 % diện tích của tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 50 km, phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Phú Yên và huyện Ninh Hòa, phía nam giáp huyện Ninh Hòa, có tọa độ địa lý từ 12°15’ -12°54’ vĩ độ Bắc 2.2.1.2 Địa hình Huyện Vạn Ninh có 120 km bờ biển thuộc vịnh Vân Phong và biển Đại Lãnh, đặc biệt vịnh Vân Phong với diện tích mặt nước 43.544 ha, là một trong những vịnh lớn nhất ven biển miền Trung và là điểm cực đông của bán đảo Đông Dương 2.2.1.3. Khí hậu, thời tiết Mưa bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc chỉ ảnh hưởng đến vùng biển Vạn Ninh – tỉnh Khánh Hòa từ tháng 9 – tháng 12 hàng năm, mùa khô khá dài từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm, vì vậy rất thuận tiện cho nghề khai thác thuỷ sản 2.2.1.4. Tiềm năng về nguồn lợi thuỷ sản ven bờ Trữ lượng hải sản khoảng 20.000 tấn, ở Vạn Ninh khai thác thuỷ sản chủ yếu đánh bắt ven bờ và vùng lộng vì nghề khai thác xa bờ chưa hiệu quả. 2.2.2. Nhân tố ảnh hưởng của lao động và tổ chức sản xuất đến phát triển khai thác thuỷ sản Trình độ học vấn của các thành viên trong các gia đình ngư dân rất đa dạng, từ mù chữ đến phổ thông trung học. Việc tổ chức quản lý trên các tàu còn bất cập, chưa tạo được sự gắn bó các thủy thủ với chủ tàu, trình độ thuyền viên chưa được đào tạo… là một trong các nhân tố ảnh hưởng phát triển khai thác thuỷ sản ở huyện Vạn Ninh.
  • 12. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 12 2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng của đặc trưng kỹ thuật tàu thuyền và vốn đầu tư đến phát triển khai thác thuỷ sản Các đặc trưng kỹ thuật tàu khai thác thuỷ sản ven bờ ở huyện Vạn Ninh nhìn chung còn lạc hậu, mức đầu tư thấp và không đồng bộ, tàu thuyền công suất thấp tác động làm giảm hiệu quả khai thác. Bảng 2.10. Đặc trưng kỹ thuật và vốn đầu tư bình quân của một tàu khai thác thuỷ sản năm 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Số tàu Vỏ Máy Thiết thiết Tổng Nghề Công suất (chiếc) tàu tàu bị đánh bị vốn đầu bắt khác tư Lưới cước CV<20 14 13.0 4.5 19.2 1.0 37.7 % 34.5 11.9 50.9 2.7 20<CV<30 11 17.0 7.0 30.0 2.0 56.0 % 30.4 12.5 53.6 3.6 Mành trủ 30<CV<45 11 58.6 33.0 89.0 4.1 184.7 % 31.7 17.9 48.2 2.2 45<CV<90 10 79.2 44.6 120.2 9.0 252.9 % 31.3 17.6 47.5 3.6 Giã cào 20<CV<30 12 32.7 14.6 28.2 4.0 79.5 % 41.1 18.4 35.5 5.0 30<CV<45 8 48.4 22.8 34.8 8.0 114.0 % 42.5 20.0 30.5 7.0 45<CV<90 9 86.1 52.1 62.6 12.2 213.1 % 40.4 24.5 29.4 5.7 Nghề khác CV<20 15 17.1 9.9 13.4 2.0 42.4 % 90 40.4 23.3 31.6 4.7 (Nguồn: Do tác giả điều tra ở huyện Vạn Ninh) 2.2.4 Nhân tố đặc trưng ngư cụ ảnh hưởng đến phát triển khai thác thuỷ sản huyện Vạn Ninh Ngư trường và nguồn lợi thay đổi là một trong các nguyên nhân làm đa dạng hóa nghề khai thác thuỷ sản ven bờ tại huyện Vạn
  • 13. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 13 Ninh, như: Giã cào, mành, trũ, lưới cước, vây rút, câu, đăng. Ngư cụ cũng thay đổi theo từng mùa tùy thuộc vào khả năng chủ tàu như nghề Giã cào và nghề mành tôm, sự đa dạng ngư cụ đã góp phần nâng cao hiệu quả khai thác thuỷ sản ven bờ. Tuy nhiên, sự đa dạng không theo một định hướng nào, ngư dân sẵn sàng chuyển đổi nghề hoặc cải hoán nghề, nhưng không đăng ký với cơ quan quản lý, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý tàu thuyền, nghề cũng như bảo vệ nguồn lợi. Bảng 2.11. Tỷ trọng nghề khai thác thuỷ sản năm 2010 STT Nghề Số lượng tàu Công suất Tỷ trọng nghề 1 Lưới cước 1,456 21,868 52% 2 Mành trũ 611 14,531 22% 3 Giã cào 471 16,753 17% 4 Vây rút 77 3,370 3% 5 Câu 107 1,236 4% 6 Khác 66 2,272 2% Cộng 2,788 60,030 2.2.5 Nhân tố mùa vụ trong khai thác thuỷ sản ven bờ Hầu như khai thác quanh năm, chỉ trừ khi biển động sóng to gió lớn hoặc những ngày trăng sáng tàu nhỏ công suất < 30 CV không trang bị máy dò cá, nguồn sáng không đủ mạnh để dụ cá thì không đi biển. 2.2.6 Nhân tố về quản lý Nhà nước ảnh hưởng đến phát triển KTTS huyện Vạn Ninh Chính sách ưu đãi đầu tư, qui hoạch phát triển nghề khai thác thuỷ sản, công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá, việc đánh bắt cá nhỏ không đúng qui định, đánh bắt tại vùng cấm…chưa được các cơ quan quản lý nhà nước quản lý chặt chẽ và quan tâm đúng mức. 2.2.7 Nhân tố về thị trường ảnh hưởng đến phát triển KTTS Hiện nay xu thế ăn hải sản ngày càng tăng của người dân, đặc biệt là các loại thực phẩm gia cầm, gia súc đang bị dịch bệnh thì giá cả hải sản có xu thế tăng tạo điều kiện cho ngư dân dễ tiêu thụ sản phẩm của mình, đặc biệt đối với sản phẩm hải sản xuất khẩu.
  • 14. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 14 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG KHAI THÁC THUỶ SẢN VEN BỜ Ở HUYỆN VẠN NINH 2.3.1. Thành tích đạt được Nghề khai thác thuỷ sản ven bờ ở huyện Vạn Ninh đã tận dụng được thế mạnh sẵn có, đã có nhiều đóng góp đáng kể trong việc giải quyết một lượng lớn lao động tại địa phương, cung cấp một lượng lớn sản phẩm hải sản phục vụ tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu thủy sản cho tỉnh nhà, góp phần đưa ngành Thủy sản của huyện Vạn Ninh luôn đạt được những mục tiêu của tỉnh và địa phương đề ra. 2.3.2. Những mặt hạn chế - Với số lượng tàu thuyền 2.788 chiếc và thời vụ đánh bắt quanh năm cho thấy rào cản gia nhập ngành thấp, trong khi chính quyền và cơ quan quản lý chức năng ở huyện Vạn Ninh do chưa kiểm soát được sự gia tăng của số lượng tàu thuyền nên đã xảy ra sự mất cân đối giữa năng lực khai thác và khả năng đánh bắt cho phép của nguồn lợi. - Trình độ học vấn của ngư dân hoạt động khai thác thuỷ sản thấp, trên 50% chưa học hết cấp một, đánh bắt chủ yếu theo kinh nghiệm, khả năng tiếp thu kỹ thuật yếu, ý thức về bảo vệ nguồn lợi kém, tính cộng đồng trong khai thác chưa tốt. Sử dụng ngư cụ có kích thước mắt lưới quá nhỏ, khai thác ngay cả vào vùng cấm, vào rạn san hô non, vào bãi đẻ của hải sản gây tổn hại đến hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản. - Đặc biệt sự hiểu biết hạn chế về đối tượng khai thác, kích thước tàu, công suất động cơ, độ dài của lưới, chất lượng vỏ tàu, máy tàu nên một số tàu có công suất 90 CV hoạt động năm 2010 thua lỗ do doanh thu không bù đắp được chi phí hoạt động, khấu hao TSCĐ lớn do chi phí đầu tư ban đầu cao. - Đầu tư khai thác hải sản ven bờ chưa thật đồng bộ, ngư dân đã đầu tư đóng mới tàu thuyền, còn các khâu khác Nhà nước cần quan tâm như: dự báo nguồn lợi, cơ sở hạ tầng nghề cá, đào tạo nguồn nhân lực, khu trú bão tàu thuyền .v.v…., chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
  • 15. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 15 - Lực lượng Trạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản huyện quá mỏng so với địa bàn quản lý (hiện có 02 cán bộ quản lý khai thác thuỷ sản/2788 tàu), một số khu vực khai thác trên biển gần như không quản lý được đây cũng là nguyên nhân chủ quan làm ý thức chấp hành Luật thủy sản của ngư dân chưa tốt. - Công tác tuyên truyền phổ biến ý thức chấp hành Luật thủy sản đến với cộng đồng ngư dân ven biển chưa triệt để, những qui định về kích thước mắt lưới đánh bắt, kích cỡ loài được khai thác chưa đến với người dân làm gia tăng tính hủy diệt các đàn cá chưa trưởng thành. - Ý thức tự giác của một vài chủ tàu có công suất < 20 CV còn kém và do mưu sinh, thỉnh thoảng họ dùng lưới kéo đánh bắt trong khu vực biển thuộc khu bảo tồn làm tổn hại đến hệ sinh thái ở khu vực này. - Hiện tượng sản phẩm đầu ra của ngư dân bị người mua ép giá. Người mua thường là đầu nậu, là những công ty chế biến và xuất khẩu thuỷ sản có tính chất độc quyền mua nguyên liệu (sản phẩm của ngư dân) của họ cao. Khi ngư dân nhỏ, lẻ xuất hiện càng nhiều thì hiện tượng cạnh tranh giá bán càng gay gắt, làm cho giá bán sản phẩm vì vậy mà ngày càng giảm thấp.
  • 16. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 16 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THUỶ SẢN VEN BỜ Ở HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THUỶ SẢN VEN BỜ Ở HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA 3.1.1. Các quan điểm phát triển khai thác thuỷ sản 3.1.1.1. Phát triển khai thác thuỷ sản phải gắn liền với qui hoạch phát triển ngành khai thác thuỷ sản, mùa vụ khai thác, kích cỡ đối tượng khai thác và nhận thức của ngư dân Quan điểm phát triển trong khai thác thủy sản là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Ngành khai thác thuỷ sản với động lực chủ yếu là nghề cá nhân dân, do đó phát triển ngành khai thác thuỷ sản phải củng cố và cải tiến nghề nghiệp hiện có, gắn liền việc phát triển nghề cá ven bờ với nghề cá vùng khơi. Hiện tại nghề cá ven bờ đã khai thác vượt mức cho phép nên đánh bắt phải gắn chặt với việc bảo về nguồn lợi một cách nghiêm ngặt và từng bước chuyển dịch cơ cấu và ngành nghề phù hợp. Hoạt động đánh bắt thuỷ sản gắn liền với nuôi trồng, chế biến và hậu cần dịch vụ, lấy nghề cá nhân dân làm chính, đơn vị sản xuất cơ bản là từng đơn vị tàu thuyền. 3.1.1.2. Phát triển khai thác thuỷ sản trên cơ sở kích cỡ tàu, công suất máy móc – thiết bị, trang bị ngư lưới cụ phù hợp với ngư trường hoạt động, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ đồng bộ có liên quan. Các cơ quan quản lý nhà nước nên qui hoạch cụ thể khu vực xây dựng cảng cá, tìm nguồn vốn đầu tư và triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ cho đánh bắt thủy sản. Tuyệt đối không cho phép các tàu hoạt động trên biển chưa qua đăng ký, đăng kiểm để hoạt động khai thác trên biển đi vào nề nếp, an toàn và có hiệu quả.
  • 17. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 17 3.1.1.3. Khai thác thuỷ sản phải gắn với việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn ven biển và ngành thủy sản. Kích cỡ tàu và máy móc, trang thiết bị trên tàu là yếu tố trực tiếp tác động đến hiệu quả khai thác, không thể một con tàu có hiệu quả kinh tế cao mà hoạt động khai thác trên biển với kích cỡ tàu, công suất máy không phù hợp và cũ kỹ, hay hư hỏng cùng với ngư cụ lạc hậu, do đó ngành thủy sản địa phương cần xác định số lượng và qui cách, công suất phù hợp cho từng loại nghề nhằm khai thác nguồn lợi hải sản đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó để nâng cao hiệu quả kinh tế của tàu khai thác thuỷ sản phải gắn liền với các cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ cho đánh bắt hải sản. 3.1.2. Định hướng phát triển nghề khai thác thuỷ sản ven bờ của huyện Vạn Ninh. - Tăng cường điều tra nghiên cứu nguồn lợi để có thể đi đến qui định cụ thể, hợp lý việc xác định sản lượng đánh bắt phù hợp với từng ngư trường, từng mùa vụ cụ thể đối với các loài hải sản. - Thường xuyên khảo sát đánh giá hiệu quả kinh tế toàn diện các nghề khai thác thuỷ sản ở các địa phương trọng điểm nghề cá của huyện, không cho phép đóng tàu khi chưa xác định rõ cơ cấu công suất tàu và kỹ thuật hợp lý để tránh lãng phí vốn đầu tư phát triển nghề cá. - Củng cố và phát triển tổ chức Chi hội nghề cá tại các xã nghề cá, các Hợp tác xã nghề cá. - Tổ chức lại sản xuất trên biển, bao gồm từ các khâu dự báo thời tiết, dự báo bão, dự báo ngư trường, tổ chức khai thác theo đoàn đội, đảm bảo thông tin liên lạc, sản phẩm sau thu hoạch đạt chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THUỶ SẢN VEN BỜ Ở HUYỆN VẠN NINH 3.2.1. Nhóm giải pháp 1: Chuyển đổi nghề khai thác theo hướng bền vững Đề xuất nghề khai thác cần chuyển đổi đến : Dựa trên kết quả nghiên cứu, điều tra và thực nghiệm, đề tài đề xuất nghề đích để nghề Giã cào cần chuyển đổi là nghề Lồng bẫy cải tiến. Quy trình kỹ thuật sản xuất và hiệu quả kinh doanh của nghề
  • 18. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 18 Lồng bẫy cải tiến được thạc sỹ Nguyễn Trọng Thảo - trường Đại học Nha Trang nghiên cứu và kết quả đó đã được đăng trên tạp chí thuỷ sản - trường Đại học Nha Trang - số 2 năm 2008. Quá trình sản xuất sản phẩm của nghề Lồng bẫy cải tiến và nghề phụ của nó là nghề lưới rê, nghề câu phù hợp với quy hoạch ngành thuỷ sản của địa phương và Trung ương, như: - Ngư dân tự bảo vệ ngư trường. - Giảm tàu thuyền công suất nhỏ ven bờ. - Đánh bắt chọn lọc. - Bảo tồn nguồn lợi và tăng cường an ninh, quốc phòng. Hiệu quả kinh tế của nghề lồng bẫy cải tiến: 3.2.2. Nhóm giải pháp 2: Phân chia ngư trường để xác định rõ trách nhiệm quản lý nguồn lợi thuỷ sản. Trung ương và một số địa phương ven biển đã đề ra chính sách phân chia ngư trường, nhưng các chính sách này gần như không khả thi. Từ ngày xưa, trong ngư dân có câu: “Điền tư, như chung”. Cho nên, có những ngư trường được nhà nước phân chia nhưng không có ngư dân tham gia khai thác, có những ngư trường đã phân chia rõ ràng cho nhóm ngư dân này, nhưng ngư dân nhiều nơi khác nhau đến đánh bắt. Phân chia ngư trường là cơ sở để ngư dân tự bảo vệ nguồn lợi. sự liên kết của ngư dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu thuỷ sản nhờ vậy mà phát triển. 3.2.3. Nhóm giải pháp 3: Xây dựng mô hình liên kết sản xuất Liên kết tạo ra sức mạnh. Liên kết sản xuất của các ngư dân đánh bắt thuỷ sản ven bờ sẽ đem lại lợi ích cao hơn và giảm chi phí trong quá trình sản xuất. Nghề đánh bắt thuỷ sản ven bờ ở huyện Vạn Ninh có thể có các hình thức liên kết sau: a- Hiệp hội nghề nghiệp: b- Hợp tác giữa những người sản xuất và đội ngũ trung gian thương mại: Đầu nậu là một trung gian thương mại. Họ vừa có chức năng trung gian thương mại, vừa có chức năng tài chính. Hoạt động của Đầu nậu có tính hai mặt rõ rệt: Vừa có hiệu quả và cũng có cả hậu
  • 19. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 19 quả. Đầu nậu đã tồn tại lâu đời, nếu không thể cấm đoán thì cần phải có sự quản lý của Nhà nước. Để quản lý tốt và tranh thủ được những mặt mạnh, mặt hiệu quả của Đầu nậu thì chính quyển địa phương và các cơ quan hữu quan nên tạo điều kiện để Đầu nậu, ngư dân và chính quyền địa phương hợp tác với nhau, nhằm bảo đảm hiệu quả của hoạt động khai thác thuỷ sản ven bờ và chuyển đổi ngành nghề một cách hiện thực và khả thi. 3.2.4. Nhóm giải pháp 4: Xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm. Khi ngư dân không liên kết với nhau, sản lượng nguyên liệu sản xuất không phù hợp với nhu cầu tiêu thụ và thường xảy ra hiện tượng cạnh tranh bán. Do đó, ngư dân phải chủ động quan hệ và phụ thuộc nhiều vào người mua, vào các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu thuỷ sản. Do đó, người mua không có nhu cầu liên kết với người bán. Khi ngư dân liên kết với nhau, sức mạnh của thị trường nguyên liệu thuỷ sản sẽ nghiêng dần về phía người bán. Nếu ngư dân được hưởng những chính sách khuyến thương của các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan hữu trách thì sức mạnh của người bán sẽ đươc nâng cao hơn nữa. Lúc này, người mua và các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu thuỷ sản phải chủ động quan hệ mật thiết với ngư dân. Nhu cầu liên kết của những người mua và các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu thuỷ sản với ngư dân tự nhiên và bắt đầu xuất hiện. 3.2.5. Nhóm giải pháp 5: Nâng cao trình độ kỹ thuật, nhận thức về phát triển khai thác thuỷ sản ven bờ cho ngư dân Để hoạt động khai thác của ngư dân từ tự phát đi đến tự giác thì việc phổ biến Luật Thủy sản và các văn bản dưới Luật là hết sức cần thiết, để mọi ngư dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. 3.2.6. Nhóm giải pháp 6: Củng cố và phát triển các khu bảo tồn hệ sinh thái biển Trên cơ sở qui hoạch phát triển vịnh Vân Phong trở đã được Chính Phủ phê duyệt. UBND huyện Vạn Ninh cần sớm ban hành các khu vực bảo tồn hệ sinh thái biển và chính sách quản lý các khu vực bảo tồn này trên cơ sở “đồng quản lý” giữa chính quyền và ngư dân sở tại kết hợp với công tác tuyên truyền giáo dục để người dân ý thức bảo vệ nguồn lợi.
  • 20. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 20 - Tại khu vực Rạn trào thuộc thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng tiếp tục củng cố và phát triển “Khu bảo vệ và tái tạo nguồn lợi sinh vật biển Rạn Trào” như là một hình mẫu về quản lý dựa vào cộng đồng, thông qua chương trình tổng hợp về giáo dục, đào tạo kỹ năng, xây dựng hương ước và các chế tài pháp lý. - Tại khu vực thôn Tuần lễ xã Vạn Thọ, là nơi có rừng đước ngập mặn có những cây trên 100 tuổi, cần bảo vệ nghiêm ngặt; cấm tuyệt đối không cho người dân làm nhà và đào ao nuôi tôm trong và gần khu vực này làm ảnh hưởng đến dòng chảy thủy triều gây chết cây. - Khu vực xã Vạn Thạnh, có rất nhiều đảo lớn nhỏ rất đẹp và sơ khai, UBND huyện nên qui hoạch và có chính sách khuyến khích đầu tư thích hợp để phát triển du lịch sinh thái, chuyển một bộ phận ngư dân sang hoạt động trong lĩnh vực này nhằm giảm áp lực khai thác hải sản ven bờ. 3.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 3.3.1. Những thuận lợi - Điều kiện tự nhiên của huyện Vạn Ninh thuận lợi cho việc khai thác ven bờ. Nó là điều kiện tốt để ngư dân ngư dân thực hiện giải pháp chuyển đổi từ nghề Giã cào sang nghề Lồng bẫy. - Hoạt động sản xuất của họ liên tục (hầu như cả năm), ít phụ thuộc vào môi trường thiên nhiên. - Ngư dân ở đây rất tâm huyết với nghề, có kinh nghiệm và kỹ năng sản xuất lâu đời. - Chính quyền và các cơ quan chức năng ở địa phương rất nhiệt tình, có năng lực và rất quan tâm đến việc phát triển khai thác thuỷ sản ven bờ cho ngư dân ở địa phương. - Giá cả nhiên liệu tăng cao gây khó khăn cho khai thác thuỷ sản, nhưng nó lại là động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc liên kết sản xuất. - Được sự hỗ trợ kỹ thuật sản xuất của các cơ quan chuyên môn, trường học, viện nghiên cứu và trung tâm khuyến ngư tỉnh Khánh Hòa. - Các chính sách của địa phương và Trung ương, mà đặc biệt là chính sách chuyển đổi nghề ngày càng thông thoáng, thiết thực và gần gũi với ngư dân.
  • 21. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 21 3.3.2. Khó khăn Khi nói đến nghề cá ven bờ là nói đến sự nghèo khổ, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sinh thái, sản xuất nhỏ lẻ … Quá trình sản xuất của họ có những đặc điểm sau đây: - Ngư dân ở đây đa số là nghèo, nên họ chỉ quan tâm đến trước mắt mà không tha thiết đến lợi ích lâu dài. Họ có thể sử dụng nhiều cách đánh bắt khác nhau để có sản phẩm nhanh nhất và ít tốn kém nhất như là dùng lưới Giã cào kết hợp với xung điện. - Ngư dân làm nghề này thường ở xa khu đông dân cư, thành phố nên cập nhật thông tin chậm, trình độ chuyên môn và học vấn thường không cao. - Thị trường đầu vào: Việc trang bị ngư lưới cụ, khai thác nguyên - nhiên - vật liệu, thậm chí đá lạnh, gạo nước ngọt … của đa số ngư dân khai thác thuỷ sản ven bờ phải phụ thuộc trực tiếp vào đầu nậu. Sự phụ thuộc này không chỉ phụ thuộc vào tài chính mà còn phụ thuộc vào sức mạnh cung cấp đầu vào của đầu nậu. - Phong tục tập quán, niềm tin và giá trị của ngư dân khai thác thuỷ sản ven bờ được hình thành lâu đời, kinh nghiệm, kỹ năng và tổ chức sản xuất của họ mang tính chất truyền thống “Cha truyền con nối ”, họ rất tâm huyết với nghề, cũng vì vậy mà rất khó thực hiệc các giải pháp. KIẾN NGHỊ Để nghề khai thác thuỷ sản ven bờ ở vùng biển huyện Vạn Ninh ổn định, cần phải đưa ra các biện pháp có mục tiêu rõ ràng: chính sách quản lý và sản xuất khai thác, tiêu thụ sản phẩm. Qua thời gian tìm hiểu và thu thập các thông tin về hoạt động khai thác ven bờ tại các xã nghề cá của huyện Vạn Ninh tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao nghề khai thác thuỷ sản của huyện như sau: - Tăng cường công tác nghiên cứu, điều tra nguồn lợi hải sản gần bờ, đặc biệt tăng cường mối liên hệ giữa các cơ quan nghiên cứu và quản lý nghề cá với ngư dân nhằm mục đích cung cấp các thông tin chi tiết hơn về ngư trường, chủng loại, kích cỡ và mùa vụ khai thác.
  • 22. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 22 - Sau khi xác định được sản lượng khai thác bền vững (MSY) của vùng biển Vạn Ninh do các cơ quan chức năng cung cấp, Phòng Nông nghiệp huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp Khánh Hòa, các cơ quan ban ngành có liên quan tiến hành rà soát lại các chủ phương tiện khai thác trên biển, lên kế hoạch giảm số tàu cá, hướng dẫn chuyển đổi sang các nghề khác nhằm phát triển bền vững nghề khai thác thuỷ sản ven bờ. - Trạm Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Vạn Ninh, phòng Nông nghiệp huyện tham mưu cho UBND huyện Vạn Ninh qui hoạch chi tiết khu bảo tồn biển và có những chính sách “quản lý nghề cá cộng đồng” theo tuyến biển. Phân bố ngư trường khai thác, qui hoạch vùng nuôi, vùng cấm khai thác và khai thác theo mùa nhằm bảo vệ môi trường biển và phát triển đàn cá con. - Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản, Chi cục bảo về nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa tăng cường thêm phương tiện và nhân lực cho Trạm Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Vạn Ninh để lực lượng này làm tốt công tác kiểm tra xử lý các phương tiện khai thác vi phạm nhằm đưa hoạt động khai thác trên biển được nề nếp. - Đề nghị UBND huyện Vạn Ninh nghiêm cấm các cơ sở đóng mới tàu thuyền có công suất < 75 HP để tránh việc gia tăng áp lực khai thác ven bờ. Tàu thuyền gắn máy có công suất lớn (≥ 90 HP) nghiêm cấm không cho hoạt động nghề Mành trủ, nghề Giã cào để tránh việc gia tăng cường lực khai thác ven bờ, cạnh tranh lẫn nhau giữa tàu lớn và tàu bé. - Đề nghị chính quyền địa phương đầu tư nâng cấp cầu cảng thị trấn Vạn Giã để đáp ứng nhu cầu cập cảng cho các tàu cá, xây mới cầu cảng tại xã Đại Lãnh để phục vụ việc cung ứng và tiêu thụ sản phẩm hải sản, tiết kiệm được chi phí cho ngư dân, quản lý tàu ra vào cảng, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, tuyên truyền giáo dục về các chính sách và pháp luật của Nhà nước...
  • 23. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 23 KẾT LUẬN Ngành khai thác thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Vạn Ninh và của tỉnh Khánh Hòa. Trong số các vấn đề đặt ra cho sự phát triển của ngành này, khai thác thuỷ sản ven bờ theo hướng bền vững được xem là nền tảng cho sự phát triển của ngành thủy sản huyện Vạn Ninh và của tỉnh Khánh Hòa trong sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo đưa nghề cá nhân dân phát triển theo hướng ổn định và bền vững. Đề tài “Phát triển khai thác thuỷ sản ven bờ ở vùng biển huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa” đã hoàn thành được những nhiệm vụ sau: 1. Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển khai thác thuỷ sản ven bờ. Khẳng định vai trò và sự cần thiết của nghề khai thác thuỷ sản ven bờ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương. 2. Trên cơ sở điều tra thực trạng, thông qua đánh giá các tiêu chí phát triển khai thác thuỷ sản ven bờ của tàu khai thác thuộc các dãy công suất khác nhau tại huyện Vạn Ninh cũng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và giải quyết. Đó là tính tự phát và không đồng bộ trong việc đầu tư tàu khai thác thủy sản ven bờ và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động khai thác thuỷ sản, quá trình tăng năng lực khai thác chủ yếu theo chiều rộng, trang thiết bị và trình độ khai thác lạc hậu, nhận thức về bảo vệ tài nguyên biển thấp, tư duy trong khai thác “điền tư, ngư chung” dẫn đến cạnh tranh lẫn nhau giữa các tàu trong cùng một nghề, các nghề khác nhau trong cùng một ngư trường dẫn đến nguồn lợi thủy sản suy giảm, hiệu quả kinh tế của các tàu khai thác thấp, thậm chí thua lỗ. Luận văn đã chỉ ra các nguyên nhân cơ bản của những vấn đề nêu trên. Đó là thuộc về bản thân các chủ tàu: trình độ thấp thiếu hiểu biết; thiếu vốn; thiếu thông tin và điều kiện hỗ trợ; đánh bắt theo kinh nghiệm; thiên tai; chi phí sản xuất tăng cao; nguồn lợi thủy sản sụt giảm; việc tuyên truyền phổ biến pháp luật, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo tồn hệ sinh thái biển chưa đến với cộng đồng cư dân ven biển được đầy đủ; hệ thống kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật của Nhà nước
  • 24. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 24 đối với nghề khai thác thuỷ sản ven bờ tại địa phương còn thiếu và yếu; đầu tư cơ sở hạ tầng của Nhà nước đối với nghề khai thác thủy sản của địa phương còn nhiều hạn chế. 3. Luận văn đã đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất 3 quan điểm khai thác thủy sản ven bờ của các địa phương thuộc huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa phù hợp với việc phát triển ngành thủy sản nước ta theo hướng bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Luận văn đề xuất 6 giải pháp phát triển khai thác thủy sản ven bờ tại các xã nghề cá của huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa, đó là: - Chuyển đổi nghề khai thác theo hướng bền vững: Nghề Giã cào sang nghề Lồng bẫy cải tiến. - Phân chia ngư trường để xác định rõ trách nhiệm quản lý nguồn lợi thuỷ sản. - Xây dựng mô hình liên kết sản xuất. - Xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm. - Phổ biến Luật Thủy sản và các văn bản dưới Luật, Nâng cao trình độ kỹ thuật, nhận thức về khai thác bền vững cho ngư dân - Củng cố và phát triển các khu bảo tồn hệ sinh thái biển. Tuy nhiên do hạn chế về các thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, hướng nghiên cứu tiếp theo cần nghiên cứu hoàn thiện hệ thống số liệu thống kê nghề khai thác thuỷ sản của huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa, cụ thể phải xác định được các chỉ tiêu về trữ lượng từng loài, số loài trong ngư trường, khả năng khai thác bền vững, tất cả các phương tiện đánh bắt thủy sản trên biển, năng suất cụ thể cho từng nghề, qua đó các giải pháp sẽ được tính toán khoa học hơn, có thể áp dụng trong thực tế tại địa phương. Luận văn cũng đề xuất những kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước trong việc nghiên cứu, điều tra nguồn lợi hải sản, thống kê đầy đủ tất cả các phương tiện đánh bắt hải sản trên biển, năng suất đánh bắt của từng nghề qua đó có biện pháp giảm số lượng tàu cá, điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp đánh bắt phù hợp với từng ngư trường, hỗ trợ vốn và hướng dẫn kỹ thuật khi chuyển nghề, tăng cường năng lực quản lý nghề cá địa phương, đầu tư cơ sở hạ tầng. Đây là những vấn đề cần thiết khách quan để phát triển nghề khai thác thuỷ sản ven bờ của huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa.