SlideShare a Scribd company logo
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên)
Lê Trung Anh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỤC LỤC ..................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................viii
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG
VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP....................... 3
1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động trong doanh nghiệp ..................... 3
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp ...................... 3
1.1.1.1. Khái niệm vốn lưu động.................................................................. 3
1.1.1.2. Đặc điểm vốn lưu động................................................................... 4
1.1.2. Thành phần vốn lưu động của Doanh nghiệp ...................................... 6
1.1.2.1. Dựa vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động.................................. 6
1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp.............................. 9
1.1.3.1. Theo quan hệ sở hữu về vốn........................................................... 9
1.1.3.2. Căn cứ theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn........................10
1.1.3.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn..................................................11
1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp ............................................. 12
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp .........12
1.2.1.1. Khái niệm .....................................................................................12
1.2.1.2. Mục tiêu........................................................................................12
1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp .............................13
1.2.2.1. Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp ............13
1.2.2.2 Tổ chức nguồn vốn lưu động một cách hợp lý..............................17
1.2.2.3 Quản trị tốt vốn lưu động trong các khâu dưới các hình thái khác
nhau 21
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của DN. ...........22
1.2.3.1 Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động...............................22
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
iii
1.2.3.2. Kết cấu vốn lưu động.....................................................................24
1.2.3.3. Tình hình quản lý vốn bằng tiền .....................................................26
1.2.3.4. Tình hình quản lý nợ phải thu.........................................................28
1.2.3.5. Tình hình quản lý hàng tồn kho ......................................................29
1.2.3.6. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động...................................30
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởngđếnquản trị vốn lưu động của doanh nghiệp........31
1.2.4.1. Nhân tố chủ quan...........................................................................31
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VLĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA TRONG THỜI GIAN QUA.............34
2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh
doanh của công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa .............................. 34
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ..................................34
2.1.1.1 Tên,địa chỉ công ty.........................................................................34
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................35
2.1.2. Đặc điểmhoạtđộngkinhdoanhcủacông tycổ phầndược vậttư ytếThanhHóa36
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ,nghành nghề kinh doanh .................................. 36
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh củaCông ty............................37
2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty ............................................................37
2.1.2.4 Tổ chức công tác tài chính kế toán doanh nghiệp ............................... 42
2.1.2.5 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty......................... 44
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty............................................46
2.1.3.1 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty .......................................... 46
2.1.3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong một số năm
trở lại đây..................................................................................................48
2.1.3.3. Tình hình biến động vốn kinh doanh của công ty. ...........................51
2.1.3.4. Tình hình biến động nguồn vốn kinh doanh của công ty. .................54
2.2. Thực trạng quản trị vlđ ở công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa
trong thời gian qua.................................................................................... 57
2.2.1. Vốn lưu động và nguồn tài trợ vốn lưu động của Công ty cổ phần dược
vật tư y tế Thanh Hóa.................................................................................57
2.2.1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp .....................................................57
2.2.1.2. Nguồn tài trợ VLĐ ........................................................................61
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
iv
2.2.2. Thực trạng quản trị VLĐ ở tại Công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh
Hóa...........................................................................................................69
2.2.2.1. Về việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động.................................69
2.2.2.3. Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán..................73
2.2.2.4.Tình hình quản lý các khoản phải thu ..............................................79
2.2.2.5. Tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho......................................83
2.2.2.6. Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty dược vật tư y tế Thanh
Hóa năm 2015 .............................................................................................. 87
2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của Công ty cổ phần
dược vật tư y tế Thanh Hóa ........................................................................91
2.2.3.1. Những kết quả đạt được của công ty trong năm 2014 – 2015...........91
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DTT Doanh thu thuần
GVHB Giá vốn hàng bán
TSLĐ Tài sản lưu động
TSCĐ Tài sản cố định
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSDH Tài sản dài hạn
VKĐ Vốn kinh doanh
VLĐ Vốn lưu động
VCĐ Vốn cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 2.1:Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2014,
2015......................................................................................................... 50
BẢNG 2.2 :Cơ cấu vốn và sự biến động cơ cấu vốn của công ty năm 2015 . 52
BẢNG 2.3 Cơ cấu nguồn vốn và sự biến động cơ cấu nguồn vốn của công ty
năm 2015 ................................................................................................. 55
BẢNG 2.4:Đánh giá kết cấu vốn lưu động theo vai trò .............................. 59
BẢNG 2.5:Sự biến động của cơ cấu nguồn vlđ thường xuyên năm 2015 .... 63
BẢNG 2.6:Sự biến động của cơ cấu nguồn vlđ tạm thời năm 2015............. 66
BẢNG 2.7:Sự biến động và tình hình phân bổ nguồn vốn lưu động năm 2015
................................................................................................................ 68
Bảng 2.8: Nhu cầu vốn lưu động của công ty năm 2015.............................. 69
BẢNG 2.9:Cơ cấu vlđ của công ty năm 2015............................................. 71
BẢNG 2.10:Tình hình quản lý vốn bằng tiền của công ty năm 2015........... 75
BẢNG 2.11 Hệ số khả năng thanh toán của công tY................................... 77
BẢNG 2.12:Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty năm 2015... 81
BẢNG 2.13:Tình hình biến động hàng tồn kho của công ty năm 2015........ 85
BẢNG 2.14:Hiệu quả quản lý hàng tồn kho .............................................. 88
BẢNG 2.15:Hiệu quả sử dụng vlđ tại công ty cp dược vật tư y tế thanh hóa
năm 2015 ................................................................................................. 90
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quá trình luân chuyển của vốn lưu động...................................... 5
Sơ đồ 1.2: Nguồn VLĐ thường xuyên trong doanh nghiệp: ........................ 10
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý............................................................. 42
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần dược vật tư y tế
Thanh Hóa................................................................................................ 43
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ........................................... 45
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Sự thay đổi cơ cấu vốn kinh doanh năm 2015. ........................ 51
Biểu đồ 2.2:Cơ cấu Nợ ngắn hạn của Công ty cuối năm 2015 .................... 65
Biểu đồ 2.3Sự thay đổi cơ cấu tài sản lưu động – vốn lưu động năm 2015... 72
Biểu đồ 2.4:Cơ cấu Nợ phải thu của Công ty năm 2015.............................. 82
Biểu đồ 2.5:Cơ cấu hàng tồn kho của Công ty năm 2015 ............................ 86
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và vận hành theo
cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.Đối với các
doanh nghiệp Việt Nam, một mặt nó đem lại những cơ hội mới trong việc mở
rộng và tiếp cận thị trường nhưng mặt khác nó là những thách thức không nhỏ
trong quá trình cạnh tranh để thích nghi với những thay đổi của nền kinh tế
toàn cầu.Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng như giai đoạn hiện
nay thì việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả luôn là yếu
tố quyết định đến lợi nhuận doanh nghiệp.
Vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh nói chung nên cũng
không nằm ngoài yêu cầu đó. VLĐ có khả năng quyết định tới quy mô kinh
doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ tác động trực tiếp tới quá
trình tái sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh từng
kỳ của doanh nghiệp.
Nhận thức rõ vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh
doanh và qua thực tế tìm hiểu tại Công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh
Hóa, em đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường quản trị vốn
lưu động của công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn lưu động.
- Phân tích thực trạng tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần
dược vật tư y tế Thanh Hóa từ đó đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty này.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
2
- Đối tượng nghiên cứu là :Vốn lưu động và thực trạng quản trị vốn lưu động
tại công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa.
- Phạm vi nghiên cứu là Báo cáo tài chính của công ty cổ phần dược vật tư y
tế Thanh Hóa năm 2014-2015
4. Về phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh,
thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biến động
của các chỉ tiêu và các phương pháp khác: Phân tích nhân tố, phương pháp số
chênh lệch…
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung đề tài của em gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn
lưu động của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động ở Công ty cổ phần dược vật
tư y tế Thanh Hóa trong thời gian qua
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu
động tại công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa
Mặc dùđãcố gắnghết sức xongdođiềukiện nghiên cứuvà kiến thức còn
hạn chếnên luận văn củaem khôngtránh khỏisaisót. Emrất mongđược sựđóng
góp của thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo PGS.TS.NGƯT Vũ
Công Ty, cùng cán bộ phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần dược vật tư y
tế Thanh Hóa đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em
hoàn thành luận văn này
Hà Nội tháng 04 năm 2016
Sinh viên
Lê Trung Anh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
3
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN
TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm vốn lưu động
Theo điều 4 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 29/11/2005 có
hiệu lực từ ngày 01/07/2005 đã ghi nhận: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh”. Trongđó cũng quy định: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời
”. Như vậy, DN là một tổ chức kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, được
thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện một hoặc một số khâu của quá
trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ với mục tiêu chủ yếu là sinh lời.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài tài sản cố định các
doanh nghiệp cần phải có tài sản lưu động. Tài sản lưu động trong doanh
nghiệp bao gồm 2 bộ phận: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.
- Tài sản lưu động sản xuất bao gồm những vật tư dự trữ sản xuất để
bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục như nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu … và những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như
sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
4
- Tài sản lưu động lưu thông là những tài sản lưu động nằm trong quá
trình lưu thông của doanh nghiệp như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các
khoản phải thu, vốn bằng tiền.
Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận
động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất
kinh doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục.
Để hình thành các TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ
nhất định để mua sắm các tài sản đó, số vốn này được gọi là vốn lưu động của
doanh nghiệp.
Như vậy: “Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh
nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết
cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp”. Nói cách khác, VLĐ là biểu hiện
bằng tiền của các TSLĐ trong doanh nghiệp.
1.1.1.2. Đặc điểm vốn lưu động
Là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động, do đó, đặc điểm
của vốn lưu động bị chi phối bởi đặc điểm của tài sản lưu động:
* Vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình chu
chuyển vốn:
Trong doanh nghiệp sản xuất vốn lưu động được chuyển hóa và vận động
thông qua ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: , VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái
biểu hiện. Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động chuyển
hóa lần lượt qua nhiều hình thái khác nhau, được thể hiện qua sơ đồ sau:
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất: T- H…sx…H’- T’ (T’ > T)
+ Đối với doanh nghiệp thương mại: T- H- T’
+ Đối với các tổ chức tín dụng trung gian: T- T’
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
5
Cụ thể đối với doanh nghiệp sản xuất, vốn lưu động từ vận động từ
hình thái tiền tệ ban đầu chuyển thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếp
đến trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm, và cuối cùng
khi kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm lại trở về hình thái ban đầu là vốn
bằng tiền.
Giai đoạn 2: giá trị của vốn lưu động được chuyển dịch toàn bộ, một lần
vào giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được bù đắp lại toàn bộ
khi thu được tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sau mỗi chu kỳ kinh
doanh.
Giai đoạn 3: VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh
doanh. Quá trình vận động chuyển hóa của VLĐ diễn ra thường xuyên, liên
tục và lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh, tạo thành vòng tuần hoàn, chu
chuyển của vốn lưu động.
Sơ đồ 1.1: Quá trình luân chuyển của vốn lưu động
mua
thu tiền bán thu
hàng tiền ngay
sản
xuất
Tiền mặt Vật tư dự trữ
Sản phẩm mớiKhoản phải thu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
6
Nói chung, sự vận động của vốn lưu động trong doanh nghiệp sản xuất được
mô tả như sau: T-H…SX…H’-T’.
Trên thực tế, chu kì trên không diễn ra tuần tự mà đan xen vào nhau,
các chu kì sản xuất kinh doanh được lặp đi lặp lại, vốn lưu động được tuần
hoàn và luân chuyển liên tục. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng lớn
thì hiệu quả sử dụng của vốn lưu động càng cao.
- Giá trị của VLĐ được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được bù đắp lại khi DN thu được tiền
bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
1.1.2. Thành phần vốn lưu động của Doanh nghiệp
Để tìm hiểu về thành phần VLĐ, ta sẽ tiến hành nghiên cứu thông qua
các cách phân loại VLĐ của Doanh nghiệp. Thông thường có 1 số cách phân
loại sau:
1.1.2.1. Dựa vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động
Nếu dựa trên tiêu thức hình thái biểu hiện thì VLĐ trong doanh nghiệp
có thể được chia thành hai loại:
* Vốn bằng tiền và các khoảnphải thu:
Vốn bằng tiền bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng và tiền
đang chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có
thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy,
trong quá trình hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có
một lượng tiền cần thiết nhất định.
Các khoản phải thu (vốn trong thanh toán) bao gồm: Chủ yếu là các
khoản phải thu của khách hàng (thể hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ
doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình
thức bán trước trả sau). Ngoài ra, với một số trường hợp mua sắm vật tư khan
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
7
hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung
ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng.
* Vốn về hàng tồn kho:
Trong doanh nghiệp sản xuất, vốn vật tư hàng hóa bao gồm: Vốn về vật
tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi
chung là vốn về hàng tồn kho. Một cách chi tiết hơn, ta có thể thấy vốn về
hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm:
Vốn về nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại nguyên vật liệu chính
dự trữ cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất, chúng hợp thành thực thể của
sản phẩm.
Vốn vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất,
giúp cho việc hình thành sản phẩm, nhưng không hợp thành thực thể chính
của sản phẩm, chỉ làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản
phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình SXKD thực hiện thuận lợi.
Vốn nhiên liệu: Là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt
động SXKD.
Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa
chữa các tài sản cố định.
Vốn vật liệu đóng gói: Là giá trị các loại vật liệu bao bì dùng để đóng
gói sản phẩm trong qua trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Vốn công cụ, dụng cụ: Là giá trị các loại công cụ dụng cụ không đủ tiêu
chuẩn là tài sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh.
Vốn sản phẩm đang chế: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí SXKD đã
bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất (giá trị sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm).
Vốn về chi phí trả trước: Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh
nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ SXKD nên chưa thể tính hết vào giá
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
8
thành sản phẩm trong kỳ này, mà được tính dần vào giá thành sản phẩm các
kỳ tiếp theo như chi phí cải tiến kỹ thuật, chi phí nghiên cứu thí nghiệm…
Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt
tiêu chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho.
Trong các doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là
giá trị các loại hàng hóa dự trữ.
Việc phân loại VLĐ theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem
xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán, tính thanh khoản của
các tài sản đầu tư trong DN. Từ đó có thể tìm các biện pháp phát huy chức
năng các thành phần vốn và biết được kết cấu VLĐ theo hình thái biểu hiện
để định hướng điều chỉnh sao cho hợp lý và có hiệu quả, tránh được những rủi
ro về thanh toán.
1.1.2.2. Dựa vào vai trò của vốn lưu động trong quá trình SXKD.
Theo cách phân loại này, VLĐ có thể chia ra làm 3 loại :
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm các khoản:
+ Vốn nguyên, vật liệu chính
+ Vốn vật liệu phụ
+ Vốn nhiên liệu
+ Vốn phụ tùng thay thế
+ Vốn vật liệu đóng gói
+Vốn công cụ dụng cụ
- Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất gồm:
+ Vốn sản xuất đang chế tạo
+ Vốn bán thành phẩm tự chế
+ Vốn về chi phí chờ kết chuyển
- Vốn lưu động nằm trong khâu lưu thông gồm:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
9
+ Vốn về thành phẩm: Là biểu hiện bằng tiền của số sản phẩm hoàn
thành nhập kho và đang chuẩn bị cho tiêu thụ
+ Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản quỹ tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi
ngân hàng (kể cả vàng bạc đá quý) mà trong quá trình luân chuyển vốn lưu
động thường có một bộ phận tồn tại dưới hình thái này.
+ Vốn trong thanh toán: Là các khoản phải thu, khoản tạm ứng phát
sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ
+ Các khoản vốn đầu tư ngắn hạn: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các
khoản ký cược ký quỹ ngắn hạn, các khoản thế chấp…
Ưu điểm của cách phân loại này và giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn
trong việc xác định nhu cầu vốn cho từng khâu trong quá trình sản xuất từ đó
có những điều chỉnh hợp lý để làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động,tăng
hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp.
Để tổ chức và lựa chọn hình thức huy động VLĐ một cách thích hợp và
hiệu quả cần phải có sự phân loại nguồn VLĐ. Dựa vào tiêu thức nhất định có
thể chia nguồn VLĐ của DN thành nhiều loại khác nhau.
1.1.3.1. Theo quan hệ sở hữu vềvốn
Nếu căn cứ quan hệ về vốn trong doanh nghiệp thì nguồn VLĐ của
doanh nghiệp được chia làm 2 loại:
- Nguồn vốn chủ sở hữu: là số vốn huy động được thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi
phôi và định đoạt. Tuỳ theo loại hình sở hữu doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có những nội dung cụ thể như:
Nguồn vốn từ ngân sách cấp hay có nguồn gốc từ ngân sách cho các Công ty
nhà nước; Vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; Vốn góp cổ phần trong
các Công ty cổ phần; Vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại nhằm đáp ứng nhu cầu
mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp …
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
10
-Các khoản nợ phải trả (nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp):
+ Nguồn vốn tín dụng: là số vốn vay của các ngân hàng thương mại,
các tổ chức tín dụng hoặc qua phát hành trái phiếu.
+ Nguồn vốn chiếm dụng: phản ánh số vốn mà doanh nghiệp chiếm
dụng một cách hợp pháp của các chủ thể khác. Trong nền kinh tế thị trường
phát sinh các quan hệ thanh toán như: phải trả người bán, phải nộp ngân sách,
phải trả công nhân viên…
Cách phân loại này cho thấy kết cấu VLĐ của doanh nghiệp được hình
thành từ vốn bản thân hay từ các nguồn ngoại sinh. Từ đó có các quyết định
trong huy động và quản lý, sử dụng VLĐ một cách hợp lý, đảm bảo an toàn
về tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp. Thông thường các doanh
nghiệp luôn có các cách sử dụng kết hợp cả hai loại này.
1.1.3.2. Căn cứ theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn
Nguồn VLĐ được chia thành: Nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn
VLĐ tạm thời.
- Nguồn VLĐ thường xuyên: là nguồn vốn ổn định, có tính chất dài hạn
để tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại
một thời điểm được xác định:
Nguồn VLĐ
thường xuyên =
Vốn chủ sở hữu
+ Nợ dài hạn -
Giá trị còn lại của TSCĐ
và các tài sản dài hạn
khác
Hoặc: Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Có thể xem xét mô hình nguồn vốn thường xuyên qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: NguồnVLĐ thường xuyên trong doanh nghiệp:
.
Tài sản
ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Nguồn vốnNguồn VLĐ thường xuyên Nợ trung và
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
11
Tài sản
dài hạn
dài hạn thường
xuyên
VCSH
-Nguồn VLĐ tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một
năm), được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ,
phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể sử dụng để
đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm: Các
khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả người bán, các khoản phải trả phải
nộp khác…
Mỗi doanh nghiệp có cách thức phối hợp khác nhau giữa nguồn VLĐ
thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời trong công việc đảm bảo nhu cầu
chung về VLĐ của doanh nghiệp.
Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các nguồn
phù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổ
chức nguồn vốn.Mặt khác đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và sử
dụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất.
1.1.3.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn
Dựa vào tiêu thức này thì nguồn VLĐ của doanh nghiệp được chia thành
nguồn vốn bên trong doanh nghiệp và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp.
- Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: là nguồn vốn có thể huy động từ
bản thân các hoạt động của doanh nghiệp như tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận
để lại tái đầu tư, các khoản dự phòng…
-Nguồn vốn bên ngoàidoanh nghiệp: là nguồn vốn mà doanh nghiệp có
thể huy động từ việc vay ngân hàng, vay tổ chức tín dụng, phát hành trái
phiếu, cổ phiếu…
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
12
Cách phân loại này giúp nhà quản lý tài chính nắm bắt được tỷ trọng
của từng nguồn vốn theo phạm vi huy động, để từ đó có hoạch định những
chính sách huy động vốn hợp lý tạo lập được một cơ cấu vốn tối ưu nhất.
1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm
Quản trị vốn lưu động là việc hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát
và điều chỉnh toàn bộ quá trình tạo lập, tổ chức huy động đảm bảo vốn lưu
động đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Quảnlý, sửdụnghợp lí TSLĐ cũngnhưVLĐ có ảnhhưởngrất lớn đối với
việc hoànthành các mục tiêuchungcủa DN. Việc quản lý tốt VLĐ phần nào thể
hiện sựkinh doanhhiệuquảcủaDN, ngoàira có thểnhận thấy VLĐ thay đổitheo
nhịp độ sảnxuấtcủatừngchukỳ kinh doanh, chính vì vậy VLĐ được coi là một
chí bảo về khả năng thanh toán tại một thời điểm cũng như khả năng thanh toán
trongtươnglai, hơnnữa VLĐ cũnglà cầunối giữa cân bằng tài chính trong ngắn
hạn và dài hạn của DN. Vì vậy, quản trị VLĐ hiệu quả đóng một vai trò quan
trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của DN.
1.2.1.2. Mục tiêu
Việc quản trị VLĐ tại DN nhằm đạt được những mục tiêu chính như sau:
Thứ nhất, phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu VLĐ cho sản
xuất kinh doanh. Quá trình sản xuất kinh doanh nhất thiết đòi hỏi có tài sản
lưu động và từ đó phát sinh nhu cầu về VLĐ để đảm bảo các tài sản đó. Việc
chậm trễ hay không đáp ứng đủ nhu cầu VLĐ cần thiết gây nên nhiều hệ lụy
trong sản xuất kinh doanh như sản xuất đình trệ, gián đoạn quy trình. Vậy nên
yêu cầu tiên quyết trong quản trị VLĐ là đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời
nhu cầu VLĐ cho sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, đó là tăng tốc độ luân chuyển vốn để đảm bảo sử dụng vốn tiết
kiệm hiệu quả. Tốc độ luân chuyển của VLĐ gắn liền với sự quay vòng của
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
13
chu kỳ kinh doanh. Vốn quay vòng càng nhanh thì càng tăng hiệu suất sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, VLĐ lại là loại vốn có thời gian
hoàn lại ngắn nên càng đẩy nhanh tốc độ quay vòng càng đạt hiệu quả cao
trong quản lý và sử dụng.
Thứ ba, đó là tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất sử
dụng VLĐ. Bỏ bất cứ đồng vốn nào vào sản xuất kinh doanh thì chủ sở hữu
luôn mong đồng vốn đó sinh lời cao nhất. VLĐ không phải ngoại lệ. Vì vậy,
nâng cao hiệu quả và hiệu suất sử dụng VLĐ cũng là một mục tiêu chủ yếu
trong quản trị VLĐ trong doanh nghiệp.
1.2.2. Nộidung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Quản trị VLĐ của DN bao gồm các nội dung sau:
1.2.2.1. Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Nhu cầu vốn lưu động là số vốn lưu động là số vốn lưu động tối thiểu
cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp diễn ra một cách bình thường.
Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm 2 loại là nhu cầu vốn
lưu động thường xuyên cần thiết và nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn (không
thường xuyên). Nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn là số vốn lưu động tối thiểu
cần thiết phải có để đảm bảo hoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
diễn ra một cách bình thường trong một khoảng thời gian ngắn nhất định. Nhu
cầu này của doanh nghiệp chỉ xác định khi gắn trong xác định kế hoạch tài
chính tác nghiệp của doanh nghiệp. Còn đối với các trường hợp khác doanh
nghiệp chỉ xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết
Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số VLĐ tối thiểu cần thiết phải
có để đảm bảo cho hoạt động SXKD của DN được tiến hành bình thường, tục.
Trong quản trị VLĐ, các DN cần chú trọng xác định đúng đắn nhu cầu
VLĐ thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ
thể của DN. Việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
14
thiết có ý nghĩa rất lớn đốivới doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vừa đủ lượng
vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh cho doanh
nghiệp sản xuất bị gián đoạn vì thiếu vốn, vừa giúp doanh nghiệp không lãng
phí do việc dự trữ nhiều lượng vốn lưu động hơn mức cần thiết
 Để xác định nhu cầu VLĐ của DN có thể sử dụng 2 phương pháp trực
tiếp hoặc gián tiếp.
 Phương pháp trực tiếp
+ Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho: bao gồm vốn hàng tồn kho trong
các khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và khâu lưu thông.
- Nhu cầu VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất:
Công thức tổng quát như sau:
Nhu cầu vốn HTK = ∑ ∑ (𝑴𝒊𝒋
𝒏
𝒊=𝟏
𝒎
𝒋=𝟏 × 𝑵𝒊𝒋)
Trong đó:
Mij: Chi phí sử dụng bình quân một ngày của HTK i
Nij: Số ngày dự trữ của HTK i
n: Số loại HTK cần dự trữ
m: Số khâu cần dự trữ HTK
- Nhu cầu VLĐ dự trữ trong khâu sản xuất: Nhu cầu vốn sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm được xác định như sau:
Nhu cầu VLĐ sản xuất = Pn x CKsx x Hsd
Trong đó :
Pn: Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày
CKsx: Độ dài chu kỳ sản xuất (ngày)
Hsd: hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm (%)
- Nhu cầu VLĐ dự trữ trong khâu lưu thông:
Nhu cầu vốn thành phẩm = Zsx x Ntp
Trong đó:
Zsx: giá thành sản xuất sản phẩm bình quân một ngày kỳ kế hoạch
Ntp: Số ngày dự trữ thành phẩm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
15
+ Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu:
Vốn nợ phải thu = Dtn x Npt
Trong đó:
Dtn: Doanh thu bán hàng bình quân một ngày
Npt: Kỳ thu tiền trung bình (ngày)
+ Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp
Nợ phải trả kỳ kế hoạch = Dmc x Nmc
Trong đó:
Dmc: Doanh số mua chịu bình quân ngày kỳ kế hoạch
Nmc: Kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp
=> Nhu cầu VLĐ = Mức dự trữ HTK +Các khoản phải - Khoản phải trả
thu từ KH nhà cung cấp
Phương pháp trực tiếp có ưu điểm phản ánh nhu cầu vốn lưu động cho
từng loại vật tư, hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh, do vậy tương đối
sát với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp này tính toán
khá phức tạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu vốn lưu động của
doanh nghiệp.
 Phương pháp gián tiếp
+ Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với
năm báo cáo. Công thức như sau:
𝑽 𝑲𝑯 = 𝑽̅ 𝑩𝑪 ×
𝑴 𝑲𝑯
𝑴 𝑩𝑪
× (𝟏 + 𝒕%)
Trong đó:
VKH: Vốn lưu động năm kế hoạch
MKH, MBC: Mức luân chuyển năm kế hoạch, báo cáo.
t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Theo đó: 𝑡% =
𝐾 𝑘ℎ−𝐾 𝑏𝑐
𝐾 𝑏𝑐
× 100%
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
16
Kkh, Kbc: kỳ luân chuyển năm kế hoạch, báo cáo.
+ Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân
chuyển vốn năm kế hoạch. Theo phương pháp này, nhu cầu vLĐ xác đinh căn
cứ theo doanh thu thuần và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế
hoạch. Công thức như sau:
𝑽 𝑲𝑯 =
𝑴 𝒌𝒉
𝑳 𝒌𝒉
Trong đó:
Mkh: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần)
Lkh: Số vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch
+ Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu:
- Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối
kế toán kỳ thực hiện.
- Bước 2: Lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn
chiếm dụng trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan
hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục đó so với
doanh thu thực hiện trong kỳ.
- Bước 3: Sử dụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên doanh thu để
ước tính nhu cầu vốn lưu động tăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở dự
kiến năm kế hoạch.
Nhu cầu VLĐ tăng thêm = Doanh thu tăng thêm x Tỷ lệ % nhu cầu vốn
lưu động so với doanh thu.
Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo
Tỷ lệ % nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu = Tỷ lệ % khoản mục
tài sản lưu động so với doanh thu – Tỷ lệ % nguồn vốn chiếm dụng so với
doanh thu.
-Bước 4:Tiến hành xác định nhu cầu vốnlưu độngcần thiết cho doanhnghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
17
Ưu điểm của phương pháp gián tiếp là tính toán một cách nhanh chóng
và dễ dàng hơn so với phương pháp trực tiếp, tuy nhiên độ chính xác của
phương pháp này không cao.
1.2.2.2 Tổ chức nguồn vốn lưu động một cáchhợp lý.
Sau khi đã xác định được nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, doanh nghiệp
cần tập trung nguồn lực để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu VLĐ đó. Tổ chức
đảm bảo nguồn VLĐ thực chất là việc tìm nguồn để đáp ứng nhu cầu VLĐ
phát sinh. Theo như phần nguồn hình thành VLĐ ở trên, ta sẽ đi xem xét việc
tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ dựa vào cách phân loại theo thời gian huy động
và sử dụng vốn.
Theo đó để hình thành nên vốn lưu động, doanh nghiệp có thể lấy từ 2
nguồn: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Đặc điểm của 2 loại
nguồn này đã được phân tích ở trên. Căn cứ vào ưu nhược điểm của các loại
vốn và đặc điểm luân chuyển của VLĐ – tài sản lưu động trong từng doanh
nghiệp mà nhà quản trị quyết định tìm nguồn nào để đáp ứng các nhu cầu
VLĐ phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp mình.
Việc lựa chọn nguồn tài trợ cho VLĐ cũng chính là doanh nghiệp đang
lựa chọn mô hình tài trợ vốn của mình. Có 3 loại mô hình tài trợ vốn như sau:
 Mô hình 1:
Toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên được đảm bảo bằng
nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo
bằng nguồn vốn tạm thời:
Ưu điểm của mô hình này là:
-Giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an
toàn cao hơn.
-Giảm bớt được chi phí sử dụng vốn
Tuy nhiên, mô hình này có những hạn chế nhất định như:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
18
-Chưa linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn khi nguồn chiếm dụng
có tính chất chu kỳ, chi phí nhỏ có thể sử dụng như một nguồn thường xuyên
để tài trợ cho TSLĐ thường xuyên nhưng mô hình này lại không nói đến.
-Doanh nghiệp thường phải duy trì một lượng vốn thường xuyên khá
lớn ngay cả khi khó khăn buộc phải giảm bớt quy mô kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
19
Hình1.1 : Mô hình tài trợ thứ nhất:
Tiền
TSLĐ TT
Nguồn vốn TT
TSLĐ TX
Nguồn vốn TX
TSCĐ Thời gian
 Mô hình 2:
Toàn bộ tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên và một phần tài sản
lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, phần tài sản
lưu động tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Hình1.2 : Mô hình tài trợ thứ hai:
Tiền
TSLĐ TT Nguồn vốn TT
TSLĐ TX Nguồn vốn TX
TSCĐ Thời gian
Sử dụng mô hình này có ưu điểm là tăng cường khả năng thanh toán cho
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp an toàn ở mức cao.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
20
Và mô hình này cũng có những hạn chế nhất định như:
- Đẩy cao chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp khi phải sử dụng phần
lớn nguồn vốn thường xuyên như vay dài hạn và vốn chủ sở hữu là nguồn có
chi phí sử dụng cao hơn nguồn tạm thời rất nhiều.
- Gây lãng phí vốn của doanh nghiệp khi mà phải duy trì một lượng
vốn thường xuyên nhất định để tài trợ cho TSLĐ tạm thời trong khi có những
thời điểm doanh nghiệp không phát sinh các nhu cầu về loại tài sản này.
 Mô hình 3:
Toàn bộ tài sản cố định và một phần tài sản lưu động thường xuyên được đảm
bảo bằng nguồn vốn TX, phần tài sản lưu động thường xuyên còn lại và toàn
bộ tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời:
Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ ba:
Tiền
TSLĐ TT
Nguồn vốn TT
TSLĐ TX
TSLĐ TX Nguồn vốn TX
TSCĐ Thời gian
Mô hình thứ ba giúp doanh nghiệp sử dụng vốn một cách linh hoạt, tiết
kiệm từ đó giảm chi phí sử dụng vốn chung của doanh nghiệp vì sử dụng
nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn có
tính chất chu kỳ và tương đối ổn định.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
21
Hạn chế khi sử dụng mô hình này là doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ
rủi ro cao và không đảm bảo khả năng thanh toán do đó đòi hỏi doanh nghiệp
cần có sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn.
1.2.2.3 Quản trị tốt vốn lưu động trong các khâudưới các hình thái
khác nhau
 Quản trị vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là
một bộ phận cấu thành TSNH của DN. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản
cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của DN.
Vai trò của quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp để thứ nhất nhằm
đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày. Thứ hai giúp doanh
nghiệp nắm bắt các cơ hội sinh lời, thời cơ kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi
nhuận, thứ ba nhằm khắc phục các rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản trị vốn bằng tiền trong DN bao gồm các nội dung chủ yếu:
* Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng
nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của DN trong kỳ.
* Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt.
* Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm.
 Quản trị vốn tồn kho dự trữ
Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản
xuất hoặc bán ra sau này.Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng
trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn
tồn kho dự trữ là rất quan trọng, không phải vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp
tránh được tình trạng vật tư hàng hoá ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
22
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp
phần đẩy nhanh tốc đọ luân chuyển vốn lưu động.
Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần quản lý chúng sao cho
tiết kiệm, hiệu quả. Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia thành 2 loại là
chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng
cung ứng. Mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu hoá tổng
chi phí tồn kho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu.Nội dung cơ
bản của mô hình này là xác định được mức đặt hàng kinh tế (EOQ) để với
mức đặt hàng này thì tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất.
 Quản trị các khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ DN do mua chịu hàng hóa
hoặc dịch vụ.
Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản nợ phải thu
nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số
vốncủadoanhnghiệp bịchiếm dụngcao, hoặckhôngkiểm soátnổisẽ ảnh hưởng
xấu đếnhoạtđộngsảnxuấtkinh doanhcủadoanhnghiệp. Vì thế quản trị nợ phải
thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tai chính của doanh nghiệp.
Để quản trị các khoản phải thu, DN cần chú trọng thực hiện các biện
pháp sau:
* Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng.
* Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu.
* Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ.
*Nâng cao không ngừng hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của DN.
1.2.3.1 Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
a. Xác định mức chênh lệch giữa nhu cầu vốn lưu động dự báo và nhu
cầu vốn lưu động thực tế.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
23
Trước hết ta xác định mức chênh lệch giữa nhu cầu vốn lưu động dự
báo và nhu cầu vốn lưu động thực tế theo cả chênh lệch tuyệt đối và tương
đối, nếu chênh lệch nhiều chứng tỏ phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu
động của công ty đang áp dụng có vấn đề, cần sử dụng phương pháp khác phù
hợp hơn.
Cách xác định nhu cầu vốn lưu động dự báo, có 2 phương pháp trực
tiếp và gián tiếp đã được trình bày ở mục 1.2.2.1 (xác định đúng đắn nhu cầu
vốn lưu động)
Nhu cầu vốn lưu động thực tế trong kì được xác định bằng công thức
Hàng tồn kho bình quân trong kì + nợ phải thu bình quân trong kỳ - nợ phải
trả nhà cung cấp bình quân trong kì.
b. Cơ cấu nguồn vốn lưu động và NWC.
Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp chủ yếu là từ vay ngắn hạn và
lợi nhuận để lại.
* Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) : là nguồn vốn ổn định
có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần
thiết trong hoạt động kinh doanh của DN. Để đảm bảo quá trình sản xuất -
kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy
mô kinh doanh nhất định, thường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định
nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật
liệu, sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm, thành phẩm và nợ phải thu từ
khách hàng. Nguồn VLĐ thường xuyên của DN tại một thời điểm được xác
định theo công thức :
Nguồn VLĐ thường
xuyên
=
Tổng nguồn vốn
thường xuyên của
doanh nghiệp
- TSDH
Hoặc có thể xác định bằng công thức:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
24
Nguồn VLĐ thường xuyên = TSNH - Nợ ngắn hạn
Nếu NWC của doanh nghiệp dương chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo được
nguyên tắc cân bằng tài chính, sử dụng nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản
dài hạn, từ đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ được nâng cao và
rủi ro thấp.
1.2.3.2. Kết cấu vốn lưu động.
Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng thành phần vốn lưu động trong tổng số
vốn lưu động tại một thời điểm nhất định. Thông thường, có những cách phân
loại chủ yếu sau:
- Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động:
Vốn lưu động được chia ra thành vốn vật tư, hàng hóa (bao gồm vốn
tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dỏ dang, bán thành phẩm, thành phẩm);
vốn bằng tiền và các khoản phải thu (gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân
hàng, các khoản phải thu…). Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh
được mức độ dự trữ tồn kho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản, tính
thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanh nghiệp.
- Phân loại theo vai trò của vốn lưu động:
Theo tiêu thức này vốn lưu động được chia thành vốn lưu động trong
khâu dự trữ sản xuất (bao gồm vốn nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế,
công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất); vốn lưu động trong khâu sản xuất (gồm
vốn thành phẩm, sản phẩm dở dang, vốn chi phí trả trước) và vốn lưu động
trong khâu lưu thông (gồm vốn thành phẩm, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư
ngắn hạn, vốn bằng tiền). Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại
vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn, bố trí cơ
cấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai
đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân loại theo nguồn hình thành vốn lưu động:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
25
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động được hình thành bằng vốn
của doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quy định trong huy động
và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn.
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động:
* Nhóm nhân tố về mặt sản xuất:
- Chu kì sản phẩm: Nếu chu kì sản phẩm càng dài thì lượng vốn ứng ra
cho sản phẩm dở dang càng lớn và ngược lại.
- Đặc điểm quy trình công nghệ của DN càng phức tạp thì lượng vốn
ứng ra càng cao.
- Đặc điểm tổ chức sản xuất có ảnh hưởng đến sự khác nhau về tỉ trọng
vốn lưu động bỏ vào khâu sản xuất và khâu dự trữ.Nếu DN có tổ chức sản
xuất đồng bộ, phối hợp được khâu cung ứng và khâu sản xuất một cách hợp lí
sẽ giảm bớt được một lượng dự trữ vật tư sản phẩm dở dang.
* Nhóm nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm:
- Khoảng cách giữa DN với các nhà cung cấp, khoảng cách giữa DN với
khách hàng. Khoảng cách này càng xa thì dự trữ vật tư thành phẩm càng lớn.
- Điều kiện và phương tiện giao thông vận tải cũng ảnh hưởng đến vật
tư, thành phẩm dự trữ.Nếu thuận lợi thì dự trữ ít và ngược lại.
- Khả năng cung cấp của thị trường: Nếu là loại vật tư khan hiếm thì
phải dự trữ nhiều và ngược lại.
- Hợp đồng cung cấp hoặc hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm: Tùy thuộc
về thời hạn cung cấp hoặc giao hàng, số lượng vật tư nhập và xuất, nếu việc
cung cấp thường xuyên thì lượng dự trữ ít hơn.
* Nhóm nhân tố về mặt thanh toán:
- Phương thức thanh toán nhanh hợp lí, giải quyết nhanh kịp thời thì sẽ
làm giảm tỉ trọng vốn phải thu.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
26
- Tình hình quản lí khoản phải thu của DN và việc chấp hành kỉ luật
thanh toán của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến vốn phải thu. Nếu vốn phải
thu lớn thì khả năng tái sản xuất sẽ khó khăn dẫn đến khả năng trả nợ của
DN kém.
Ngoài các nhân tố kể trên, kết cấu VLĐ còn chịu ảnh hưởng bởi tính
chất thời vụ của sản xuất, trình độ tổ chức và quản lí.
1.2.3.3. Tình hình quản lý vốn bằng tiền
+ Kết cấu vốn bằng tiền:
Tỷ trọng
vốn bằng
tiền
=
Tổng vốn bằng tiền
X 100
Tổng vốn lưu động
+ Kì thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình (ngày) =
Số ngày trong kỳ (360)
Vòng quay các khoản phải thu
+ Khả năng thanh toán
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hệ số khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn).
Hệ số khả năng
thanh toán hiện thời
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Tổng tài sản ngắn hạn bao hàm cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Số
nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong k hoảng thời gian dưới 12
tháng. Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải
các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Thông thường khi hệ số này nhỏ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
27
hơn 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, cho thấy những khó
khăn doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Khi hệ số này cao cho
thấy doanh nghiệp có khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh
=
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho. Hàng tồn kho bị
loại ra do được coi là loại tài sản lưu động có tính thanh khoản thấp. Do đó,
chỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp .
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán
tức thời
=
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương
đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư
ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 thánh và
không gặp rủi ro lớn. Hệ số này dùng để đánh giá khả năng thanh toán của
một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng khi hàng tồn kho
không tiêu thụ được và nhiều khoản nợ phải thu gặp khó khăn, khó thu hồi.
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay =
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp
và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Lãi tiền
vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
28
đúng hạn cho các chủ nợ. Một doanh nghiệp vay nhiều nhưng kinh doanh
không tốt, mức sinh lời vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo
thanh toán tiền lãi vay đúng hạn. Đây là một chỉ tiêu được các ngân hàng rất
quan tâm khi tiến hành thẩm định cho vay vốn. Chỉ tiêu này còn ảnh hưởng
đến xếp hạng tín nhiệm và đến lãi suất vay vốn của doanh nghiệp.
1.2.3.4. Tình hình quản lý nợ phải thu.
+ Kết cấu nợ phải thu
Tỷ trọng
nợ phải thu
khách hàng
=
Tổng nợ phải thu
x 100
Tổng vốn lưu động
+ Số vòng quay nợ phải thu
Số vòng quay nợ phải thu =
Doanh thu bán hàng
Số nợ phải thu bình quân trong kỳ
Trong đó: Nợ phải thu bình quân được tính theo trung bình cộng giữa
nợ phải thu đầu kỳ và nợ phải thu cuối kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao
nhiêu vòng, phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp như thế nào.
Có thể sử dụng doanh thu bán hàng hoặc doanh thu bán chịu trong công thức
nhưng cần nhất quán trong việc sử dụng giữa các kỳ và giữa các doanh nghiệp
để đảm bảo đồng nhất cho việc so sánh.
- Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình =
Số ngày trong kỳ (360)
Vòng quay các khoản phải thu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
29
Hay:
Kỳ thu tiền trung bình =
Số dư bình quân các khoản phải thu
Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán
hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu đươc tiền bán
hàng. Chỉ tiêu này phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu, tổ chức thanh
toán của doanh nghiệp. Khi xem xét chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình, cần đặt
trong mối liên hệ trong sự tăng trưởng của doanh thu. Khi kỳ thu tiền trung
bình quá dài so với các doanh nghiệp trong ngành dễ dẫn đến tình trạng vốn
bị chiếm dụng kéo dài, nguy cơ phát sinh nợ khó đòi.
+ Tương quan giữa nợ phải thu và nợ phải trả
Tương quan tuyệt đối: Nợ phải thu – nợ phải trả (tại cùng 1 thời điểm)
Tương quan tương đối: Nợ phải thu/ nợ phải trả *100% (tại cùng 1 thời điểm)
Việc xét tương quan giữa nợ phải thu và nợ phải trả cho ta thấy với 1 đồng
doanh nghiệp bị chiếm dụng thì doanh nghiệp có thể chiếm dụng bao đồng.
1.2.3.5. Tình hình quản lý hàng tồn kho
+ Kết cấu hàng tồn kho
Tỷ trọng
hàng tồn
kho
=
Tổng mức tồn kho dự
trữ x 100
Tổng vốn lưu động
+ Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng tồn kho bình quân
trong kỳ
Trong đó: hàng tồn kho bình quân trong kỳ tính theo giá trị hàng tồn
kho bình quân giữa 2 thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
30
- Số ngày trung bình thực hiên một vòng quay hàng tồn kho:
Số ngày một vòng quay
hàng tồn kho
=
Số ngày trong kỳ (360)
Số vòng quay hàng tồn kho
1.2.3.6. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động người ta thường
sử dụng những chỉ tiêu sau:
- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
phản ánh mức độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm và thường được
phản ánh qua các chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn
lưu động.
+ Số vòng quay VLĐ:
Số vòng quay VLĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
Số VLĐ bình quân
Trong đó: Số VLĐ bình quân xác định theo phương pháp bình quân số
học giữa số vốn lưu động đầu kỳ và cuối kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu độn trong một thời kỳ nhất
định, thường là một năm. Tổng mức luân chuyển VLĐ thường được xác định
bằng doanh thu thuần trong kỳ.
+ Kỳ luân chuyển VLĐ:
Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số ngày trong kỳ (360)
Số vòng quay VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay vốn lưu động cần
bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động quay càng nhanh
và ngược lại.
- Mức tiết kiệm vốn lưu động:
Mức tiết kiệm VLĐ =
Mức luân chuyển
vốn bình quân 1
ngày kỳ KH
x
Số ngày rút ngắn kỳ
luân chuyển VLĐ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
31
Chỉ tiêu này phản ánh số vốnlưu độngtiết kiệm được do tăng tốc độ luân
chuyển VLĐ, rút ra khỏi một số vốn lưu động dùng cho các hoạt động khác.
- Hàm lượng vốn lưu động:
Hàm lượng vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần bao
nhiêu đồng vốn lưu động. Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn lưu
động sử dụng càng hiệu quả và ngược lại.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:
Tỷ suất lợi nhuân VLĐ =
Lợi nhuận trước (sau) thuế
x 100%
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo được bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế trong kỳ. Chỉ tiêu này là thước đo đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.2.4. Cácnhântố ảnhhưởngđếnquảntrịvốnlưuđộng của doanhnghiệp
Trong quá trình SXKD, VLĐ luôn vận động,thay đổi hình thái biểu hiện
quacác giai đoạn. Chínhvì vậy, cácnhântố ảnhhưởngđếnquátrìnhSXKD cũng
ảnh hưởngđếnquảntrị VLĐ củaDN. Đểtăng cườngquảntrịVLĐ tại DN, ta cần
xem xét các nhân tố ảnh hưởng để từ đó có những giải pháp hợp lý và bước đi
đúng đắn giúp cho hoạt động SXKD của DN diễn ra liên tục, hiệu quả. Có thể
chia các nhântố ảnh hưởng đến quản trị VLĐ của DN thành 2 nhóm: Nhóm các
nhân tố chủ quan và Nhóm các nhân tố khách quan.
1.2.4.1. Nhântố chủ quan
Nhân tố chủ quan chính là những nhân tố nằm bên trong DN, xuất phát
từ bản thân DN và nó tác động trực tiếp đến công tác quản trị VLĐ tại DN,
bao gồm:
* Trình độ nhà quản trị doanh nghiệp:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
32
Đối với nhà quản trị được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm thì việc
quản trị vốn lưu động sẽ tốt hơn và ngược lại.
* Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp:
Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số VLĐ tối thiểu cần thiết phải
có để đảm bảo cho hoạt động SXKD của DN được tiến hành bình thường, liên
tục. Dưới mức này SXKD của DN sẽ khó khăn, thậm chí bị đình trệ, gián
đoạn. Nhưng nếu trên mức cần thiết lại gây nên tình trạng vốn bị ứ đọng, sử
dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả. Chính vì vậy, trong quản trị VLĐ, các DN
cần chú trọng xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, phù
hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của DN.
* Trình độ nguồn nhân lực:
Trình độ và kinh nghiệm của người lao động có ảnh hưởng trưc tiếp đến
quá trình SXKD cũng như năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và khả
năng tiết kiệm hay lãng phí VLĐ. Hơn thế nữa, trình độ quản lý của DN cũng
là một yếu tố sống còn tác động mạnh mẽ đến việc quản trị VLĐ của DN. Các
nhà quản lý chính là những người đưa ra các quyết định, chính sách và các
chiến lược cho DN. VLĐ của DN cùng một lúc được phân bổ trên khắp các
giai đoạn của quá trình SXKD, vì vậy nếu công tác quản lý kém cũng đồng
nghĩa với việc dẫn đến tình trạng lãng phí, sử dụng không hiệu quả VLĐ.
* Đặc điểm ngành nghề sản xuất, kinh doanh:
Mỗi ngành nghề SXKD đều mang những đặc thù riêng dẫn đến nhu cầu
về VLĐ cũng như quá trình SXKD khác nhau. Có những ngành nghề sản xuất
mang tính chất thời vụ nên DN cần căn cứ vào đặc điểm SXKD và tình hình
thực tế để từ đó có những biện pháp quản trị VLĐ tốt hơn.
1.2.4.2. Nhân tố khách quan
Ngoài những nhân tố chủ quan thì quản trị VLĐ của DN còn chịu tác
động từ một số nhân tố khách quan. Đây là những nhân tố nằm ngoài tầm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
33
kiểm soát của DN, DN không thể khắc phục một cách hoàn toàn mà phải
thích ứng và phòng ngừa một cách hợp lý, tránh xày ra những rủi ro đáng tiếc.
* Cơ chế và chính sách của Nhà nước:
Trong quá trình hoạt động SXKD, DN luôn chịu sự quản lý vĩ mô của
nhà nước thông qua hàng loạt các chính sách và bộ luật được Nhà nước ban
hành. Nhà nước tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợi cho các DN hoạt
động theo định hướng của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Tại mỗi thời kỳ nhất
định, tùy theo mục tiêu và định hướng mà Nhà nước đưa ra những chính sách
ưu đãi hay hạn chế về vốn, lái suất tiền vay và thuế đối với từng ngành nghề
cụ thể. Bởi vậy, chỉ một thay đổi trong cơ chế và chính sách của Nhà nước
cũng làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động SXKD cũng như quản trị VLĐ
tại DN. Nếu Nhà nước tạo được môi trường kinh doanh lành mạnh, hệ thống
chính sách và luật pháp hợp lý, đồng bộ sẽ có tác dụng làm đòn bẩy kinh tế
đối với các DN và ngược lại.
* Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp
Trong thời kỳ kinh tế mở cửa hiện nay, sự cạnh tranh giữa các DN diễn
ra rất quyết liệt. Các DN luôn phải tìm cách để tồn tại và phát triển, nếu
không có những quyết định đúng đắn và sự tỉnh tảo trong SXKD thì việc bị
các đối thủ cạnh tranh loại ra khỏi thị trường là một cách dễ hiểu. Cạnh tranh
giữa các DN không chỉ diễn ra ở khâu tiêu thụ sản phẩm mà còn diễn ra ở
khâu nhập nguyên vật liệu phục vụ hoạt động SXKD. Chính vì vậy, sự cạnh
tranh cũng là một yếu tố tác động đến quản trị VLĐ tại DN, từ đó ảnh hưởng
đến SXKD.
* Ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô
Lạm phát gây ra hậu quả mất giá đồng tiền làm cho vốn của DN mất dần theo
tốc độ trượt giá của tiền tệ, cũng như sự gia tăng về giá của các loại hàng hóa,
vật tư đầu vào gây khó khăn và ảnh hưởng xấu đến quản trị VLĐ tại DN.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
34
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VLĐ Ở CÔNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA TRONG THỜI GIAN
QUA
2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động
kinh doanh của công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
2.1.1.1 Tên,địa chỉ công ty
- Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THANH
HÓA
- Tên giao dịch: THANH HOA MEDICAL MATERIALS
PHARMACEUTICAL JOINT STOCKCOMPANY
- Tên viết tắt: THEPHACO
- Mã số thuế: 2800231984
Địa chỉ: Số 232 Đường Trần Phú- Phường Lam Sơn- TP Thanh
Hóa
- Điện thoại: 0373852821
- Fax : 0373855209
- Giấy chứng nhận ĐKKD số 2800231948 do Sở kế hoạch và đầu tư
Tỉnh Thanh Hóa cấp lần đầu ngày 27 tháng 11 năm 2002, thay đổi lần
thứ 10 ngày 21 tháng 05 năm 2014
- Kỳ kế toán năm từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam(VNĐ)
- Người đạidiện theo pháp luật – Chủtịch hộiđồngquản trị: Ông Lường Văn
Sơn
- Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
35
- Hình thức hoạt động: Hạch toán kinh doanh theo luật doanh nghiệp, có
tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu, có tài khoản
riêng.
- Vốn điều lệ : 67.930.410.000(Sáu mươi bảy tỷ chín trăm ba mươi triệu
bốn trăm mười nghìn đồng).
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
- Ngày thành lập: 10/04/1961 theo QĐ 760/TCCB-QĐ của UBHC tỉnh –
QD Dược phẩm.
- Ngày 04/01/1963: nâng cấp xưởng sản xuất của QD Dược phẩm thành
Xí nghiệp Dược phẩm trực thuộc QD Dược phẩm.
- Ngày 09/03/1967: tách Xí nghiệp Dược phẩm từ QD Dược phẩm thành
Xí nghiệp Dược phẩm Thanh Hóa.
- Ngày 16/05/1976: UBND tỉnh quyết định tách Trạm thu mua dược liệu
thuộc QD Dược phẩm thành lập Công ty Dược liệu và Công ty Dược
phẩm.
- Năm 1979: nhập trở lại thành Công ty Dược Thanh Hóa.
- Tháng 05/1983: Tỉnh Thanh Hóa bổ nhiệm ông Lường Văn Sơn làm
Giám đốc Công ty;
- Ngày 07/05/1997: Hợp nhất Công ty Thiết bị Vật tư Y tế vào Công ty
Dược Thanh Hóa thành Công ty Dược thiết bị Vật tư Y tế Thanh Hóa.
- Ngày 20/01/1998: Hợp nhất Xí nghiệp Dược phẩm và Công ty Dược
thiết bị Vật tư Y tế Thanh Hóa thành Công ty Dược Vật tư Y tế Thanh
Hóa.
- Ngày 01/01/2001: tách Cửa hàng Thiết bị Vật tư Y tế cổ phần hóa
thành Công ty cổ phần Thiết bị Vật tư Y tế.
- Ngày 01/12/2002: Theo QĐ số 3664/QĐ-CT, ngày 05/11/2002 của Chủ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
36
tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc cổ phần hóa Công ty Dược Vật tư Y
tế thành Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thanh Hóa. Và Công ty hoạt
động dưới hình thức công ty cổ phần cho tới nay.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược vật tư y tế
Thanh Hóa
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ,nghành nghề kinh doanh
* Chức năng
-Sản xuất các mặt hàng thuốc tân Dược, Đông dược
- Kinh doanh thuốc Tân Dược, Cao đơn hoàn tán, Thuốc Nam, Bắc, hóa
chất dược dụng, hóa chất xét nghiệm và mỹ phẩm
- Kinh doanh sản xuất và sữa chữa thiết bị vật tư y tế
- Kinh doanh XNK thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thiết bị vật tư y tế
- Kinh doanh thiết bị vật tư khoa học kỹ thuật, vật tư dân dụng, văn
phòng phẩm, công nghệ phẩm
- Đầu tư hoạt động phòng khám đa khoa - Phòng mạch
- Sản xuất kinh doanh thuốc thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng...
*Nhiệm vụ
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước,thực hiện nghiêm túc chủ
trương chình sách của Đảng,pháp luật của Nhà Nước,bảo vệ tài sản,bảo vệ
sản xuất,bảo vệ môi trường,giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội,hoàn
thành tốt nhiệm vụ quốc phòng toàn dân.
- Phấn đấu mang lại cho khách hàng những sản phẩm,dịch vụ tốt nhất
với thời gian nhanh chóng và giá thành hợp lý.
- Tạo dựng và duy trì 1 môi trường làm việc “thân thiện và chuyên
nghiệp”,kỷ luật lao động cao và quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần,sự
cống hiến và mong muốn của cán bộ nhân viên.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
37
- Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ,đảm bảo phát triển toàn diện ,phát huy tối đa tiềm năng của
từng cán bộ nhân viên.
- Không ngừng gia tăng giá trị lợi ích cho các cổ đông.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh củaCông ty
Công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa có bộ máy quản lý được tổ
chức theo kiểu trực tuyến chức năng, bao gồm: Ban lãnh đạo và các phòng
ban trực thuộc quản lý Công ty, sản xuất kinh doanh và phục vụ sản xuất.
Nhìn chung, mô hình tổ chức quản lý của Công ty tương đối gọn nhẹ nhằm
phục vụ cho sản xuất kinh doanh được nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả cao.
Hầu hết công nhân viên của Công ty đều ở độ tuổi trẻ và có tay nghề cao,
được trang bị đầy đủ các phương tiện, máy móc thiết bị hiện đại.
Tổ chức bộ máyquản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các bộ phận được chuyên môn hoá
với những trách nhiệm quyền hạn nhất định, có mối liên hệ mật thiết với
nhau. Cơ cấu tổ chức tốt nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có
hiệu quả và đối phó với những biến động của thị trường.
2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
*Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty.
Đại hội cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần.
Đại hội đồng cổ đông có quyền và nhiệm vụ thảo luận và thông qua: Báo
cáo tài chính kiểm toán hàng năm; Báo cáo của Hội đồng quản trị; Báo cáo
của Ban kiểm soát; Kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty;
Mức cổ tức thanh toán hàng năm; Số lượng thành viên của HĐQT; Lựa chọn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
38
Công ty kiểm toán; Bầu, bãi nhiệm và thay thế thành viên HĐQT và Ban
kiểm soát; Tổng số tiền thù lao của các thành viên HĐQT, và báo cáo tiền thu
lao của HĐQT; Bổ sung và sửa đổi Điều lệ Công ty; Loại cổ phần và số
lượng cổ phần mới sẽ được phát hành cho mỗi loại cổ phần, và việc chuyển
nhượng cổ phần của thành viên sáng lập trong vòng ba năm đầu tiên kể từ
Ngày thành lập; Chia, tách, hợp nhất, sát nhập hoặc chuyển đổi Công ty; Tổ
chức lại và giải thể (thanh lý) Công ty và chỉ định người thanh lý; Công ty
mua lại hơn 10% một loại cổ phần phát hành; Các vấn đề khác theo quy định
của Điều lệ Công ty và các quy chế khác của Công ty.
*Hội đồng quản trị:
Số lượng thành viên HĐQT gồm năm (05) người. Nhiệm kỳ của HĐQT
và thành viên HĐQT là 05 năm. Thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số
nhiệm kỳ không hạn chế. Thành viên HĐQT phải là cổ đông hoặc người được
ủy quyền hợp pháp cho mỗi pháp nhân, sở hữu hoặc đại diện quyền sở hữu
của ít nhất 0,38% tổng số cổ phần phổ thông..
Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do luật pháp, Điều lệ, các quy chế nội bộ
của Công ty và quyết định của ĐHĐCĐ quy định. Cụ thể HĐQT có các
quyền hạn và nhiệm vụ chính sau: Quyết kế hoạch phát triển sản xuất kinh
doanh và ngân sách hàng năm; Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở
các mục tiêu chiến lược được ĐHĐCĐ thông qua; Bổ nhiệm và bãi nhiệm
Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Trường Phòng ban,
Giám đốc nhà máy, giám đốc chi nhánh hoặc chức vụ tương đương và quyết
định mức lương của họ. Việc bãi nhiệm nói trên không được trái với các
quyền theo hợp đồng của những người bị bãi nhiệm (nếu có); Quyết định cơ
cấu tổ chức của Công ty; Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ
tức tạm thời; tổ chức việc chi trả cổ tức; Các quyền và nhiệm vụ khác theo
Điều lệ của Công ty và quy định của Pháp luật.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
39
*Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cho cổ đông để kiểm soát mọi hoạt
động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty. Ban kiểm soát gồm từ ba
(03) thành viên.
Ban kiểm soát sẽ có quyền và trách nhiệm theo quy định tại Luật Doanh
nghiệp và Điều lệ Côngty, chủ yếu là những quyền hạn và trách nhiệm như sau:
Đề xuất lựa chọnCông ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề
liên quan đến sựrút lui hay bãi nhiệm của Công tykiểm toánđốc lập;Thảo luận
với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán trước khi bắt đầu
việc kiểm toán; Kiểm tra các báo cáo tàichínhhàng năm, sáutháng và hàng quý
trước khi đệ trình HĐQT; Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý
kiến phản hồi củaban quảnlý Côngty; Xem xét báo cáo của Công ty về các hệ
thống kiểm soát nội bộ trước khi HĐQT chấp thuận; Xem xét những kết quả
điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của ban quản lý.
*Ban Tổng Giám đốc Công ty:
Công ty ban hành một hệ thống quản lý mà theo đó bộ máy quản lý sẽ
chịu trách nhiệm và nằm dưới sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị. Công ty có
một Tổng Giám đốc và ba (03) Phó Tổng Giám đốc do hội đồng quản trị bổ
nhiệm.
Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc có các quyền hạn và trách
nhiệm sau đây: Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch
kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông
qua; Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của HĐQT,
bao gồm việc thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại,
tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty
theo những thông lệ quản lý tốt nhất; Bổ nhiệm, bãi nhiệm phó phòng ban, tổ
trưởng sản xuất và các chức vụ tương đương và quyết định mức lương của họ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
40
Tuyển dụng các lao động không phải là cán bộ quản lý, quyết định mức lương
của họ theo quy định của pháp luật và nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công
ty; Thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định của Điều lệ Công ty và
các quy chế của Công ty, các nghị quyết của HĐQT.
*Các phòng, ban và đơn vị kinh doanh:
Các phòng, ban quản lý thực hiện các công việc chức năng nhằm đảm
bảo cho việc quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của
Ban Giám đốc được hiệu quả. Công ty có các phòng, ban sau:
- Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty
trong về: Tổ chức bộ máy và mạng lưới; Quản trị nhân sự; Quản trị văn phòng
và Công tác bảo vệ, an toàn và vệ sinh môi trường.
- Phòng Kế hoạch kinh doanh: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về: Công
tác kế hoạch và chiến lược phát triển Công ty; Công tác đầu tư và quản lý dự
án đầu tư; Tham mưu cho Tổng giám đốc về nghiệp vụ kinh doanh; Hỗ trợ
kinh doanh cho các Chi nhánh trong Công ty và Trực tiếp kinh doanh các mặt
hàng lớn
- Phòng Marketing: thực hiện công tác marketing, nghiên cứu thị trường;
chọn lựa sản phẩm chủ lực và xây dựng chiến lược phát triển, thúc đẩy hoạt
động xúc tiến thương mại, tham gia hội thảo, hội chợ, tìm kiếm đối tác; thực
hiện liên doanh, liên kết, mở rộng mạng lưới kinh doanh trên thị trường nội
địa và phát triển kinh doanh xuất, nhập khẩu.
- Phòng Nghiên cứu phát triển: Thực hiện chức năng nghiên cứu phát
triển sản phẩm mới, nghiên cứu sử dụng các hoạt chất đế sản xuất thuốc, công
thức sản phẩm, quy trinh sản xuất thuốc, ứng dụng khoa học công nghệ tiên
tiến áp dụng vào sản xuất thuốc tại dây chuyền hiện có của Công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
41
- Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu: Chủ động tìm kiếm đối tác để phát
triển, mạng lưới phân phối, từng bước mở rộng thị trường ngoài nước. Nghiên
cứu và tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác định hướng kinh
doanh xuất nhập khẩu.
- Phòng Kế hoạch sản xuất: Thực hiện tham mưu cho Ban Lãnh đạo
công ty xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, tìm
hiểu khai thác thị trường, đầu tư phát triển sản xuất, liên doanh liên kết trong
và ngoài Công ty.
- Phòng Tài chính kế toán: Tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty
trong lĩnh vực Tài chính -Kế toán - Tín dụng của Công ty: Tổ chức hệ thống
thông tin kinh tế trong Công ty; Kểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh
tế trong Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của
Công ty; Quản lý chi phí của Công ty và Thực hiện công tác thanh tra tài
chính các đơn vị trực thuộc Công ty.
- Phòng Đảm bảo chất lượng, Kiểm tra chất lượng: Quản lý, kiểm tra và
kiểm soát chung tình hình chất lượng sản phẩm, và báo cáo cho Tổng Giám
đốc về tình hình chất lượng sản phẩm;
- Tổng Kho Dược phẩm: Thực hiện nhiệm vụ lưu trữ, bảo quản thuốc
thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và thiết bị y tế phục vụ cho các
Nhà máy và cho kinh doanh của Công ty.
- Có 31 Chi nhánh nội tỉnh và 4 chi nhánh ngoại tỉnh: thực hiện kinh
doanh sản phẩm của Công ty sản xuất, sản phẩm của các Doanh nghiệp trong
nước và nhập khẩu.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
42
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁTHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý
2.1.2.4 Tổ chức công tác tài chính kế toán doanh nghiệp
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý,
quy mô và địa bàn hoạt động, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo
hình thức tập trung. Công tác kế toán được thực hiện tại 2xưởng sản xuất của
công ty và được tập trung ở phòng Tài chính kế toán của công ty.
Phó TGĐ
Nhân sự
Phó TGĐ
Chất lượng
Phó TGĐ
Sản xuất
Phòng TCHC
Ban bảo vệ
Xây dựng CB
Công ty Con
tại nước Lào
Phòng NCPT
Phòng ĐBCL
Phòng KTCL
- Phòng Kế toán
- Phòng KHKD
- XNK, Tổng
Kho dược phẩm
- Marketing
- Ban TĐKT
- CN nội, ngoại
tỉnh
Phòng KHSX
Xưởng Cơ
điện
2 NMSX
thuốc
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
43
Bộ máy kế toán của Công ty 06 người, gồm: kế toán trưởng và 05
kế toán viên (trong đó có 02 kế toán nhà máy, 01 kế toán vật tư – tài sản, 01
kế toán thanh toán và 01 kế toán tổng hợp).
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần dược vật tư
y tế Thanh Hóa
- Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra mọi hoạt
động bộ máy kế toán tại Công ty, lập báo cáo tài chính và phân tích tình hính
tài chính chi tiết cho giám đốc; lập hồ sơ quyết toán thuế năm, làm việc với
các bên liên quan, nhất là cơ quan thuế, hải quan.
- Kế toán thanh toán: thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên
quan đến thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (thanh toán và giao dịch với
ngân hàng về các khoản vay nợ, chuyển tiền, tiền gửi)theo dõi công nợ giữa
Công ty với nhà cung cấp.
- Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu,
hàng hóa, thành phẩm; thực hiện các nghiệp vụ mua vào, bán ra;tập hợp chi
phí và tính giá thành sản phẩm; đồng thời kế toán vật tư còn phải chịu trách
nhiệm về tình hình tăng, giảm TSCĐ của Công ty, phân bổ khấu hao TSCĐ.
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
KẾ
TOÁN
VẬT TƯ
KẾ TOÁN
NHÀ
MÁY
KÉ TOÁN
THANH
TOÁN
KẾ TOÁN
TỔNG
HỢP
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
44
- Kế toán nhà máy: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu,
hàng hóa, thành phẩm tại nhà máy; báo cáo về phòng kế toán tài chính của
công ty để công ty lấy cơ sở thực hiện công tác kế toán.
- Kế toán tổng hợp: Giúp trưởng phòng chỉ đạo các công việc kế toán,
có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu kế toán của toàn công ty từ số liệu của các
phần hành riêng biệt.
2.1.2.5Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất.
- Tất cả thuốc do Công ty sản xuất đều áp dụng qui trình, công nghệ hiện
đại và được thực hiện tại 02 nhà máy sản xuất thuốc Tân dược và Đông dược
đạt tiêu chuẩn WHO – GMP. Hệ thống dây chuyên sản xuất được bố trí khép
kín, với các máy móc thiết bị được trang bị mới 100% và nhập khẩu từ nước
ngoài có tính tự động hóa cao như : Máy sản xuất viên hoàn cứng liên động,
máy sản xuất thuốc tiêm liên động, máy đóng nang tự động, máy bao đường
và bao phim tự động, máy điều chế khí nitơ. máy ép vỉ tự động, máy cô cao
bằng kỹ thuật vi sóng …
- Công nghệ sản xuất thuốc bao gồm các công đoạn (như sơ đồ )
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
45
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
 Đặc điểm vềcơ sở vật chất kỹ thuật
- Đầu tư nhà máy Tân dược tại số 4 – Quang Trung gồm:
+ Đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc Tân dược non bêtalactam: 26 tỉ
đồng
+ Đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc bêta89lactam dòng penicilin: 11 tỉ
đồng
+ Đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc tiêm – thuốc nhỏ mắt: 23 tỷ đồng
- Đầu tư nhà máy sản xuất thuốc Đông dược tại khu công nghiệp Tây
Bắc Ga: 75 tỉ đồng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02
46
- Xây dựng phòng kiểm tra chất lượng, với thiết bị hiện đại trị giá 5 tỷ
đồng
- Đầu tư phòng nghiên cứu phát triển đi vào hoạt động tháng 10/2014 với
giá trị 10 tỉ đồng.
Kinh phí đầu tư cho các hoạt động trên được lấy từ nguồn vốn chủ sở
hữu, quỹ đầu tư phát triển và vay Ngân hàng. Một số mặt hàng được sự hỗ
trợ kinh phí khoa học kỹ thuật như: ống uống bổ dưỡng Biofil, viên bao tròn
hyđan 500 và viên, bột, cốm Bioamin.
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty
2.1.3.1Những thuận lợi và khó khăn của Công ty
 Những thuận lợi
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được sự quan tâm giúp đỡ
của UBND tỉnh Thanh Hóa, các sở ban ngành trong địa bàn tỉnh đặc biệt là
Sở y tế tỉnh Thanh Hóa.
- Cơ sở vật chất, hệ thống máy móc thiết bị ngày càng được hoàn thiện
và đầu tư tốt hơn, nhà xưởng sản xuất thuốc và lưu thông phân phối đều đạt
chuẩn GMP-WHO, GSP, GLP, nhiều sản phẩm được cấp lại và cấp mới.
- Thương hiệu Thephaco (Công ty cổ phần Dược Vật tư y tế Thanh Hóa)
được khẳng định trên thị trường. Công ty có bề dầy trong việc sản xuất thuốc
tân dược, với hơn 80 mặt hàng được tiêu thụ trên thị trường được đông đảo
bạn hàng và người tiêu dùng tín nhiệm.
- Bộ máy quản lý và điều hành của Công ty đoàn kết nhất trí. Công ty
phát huy được thương hiệu trên thị trường nội tỉnh và ngoại tỉnh.
- Công ty có cơ chế quản lý rõ ràng, tạo được sự chủ động cho các chi
nhánh, đơn vị, xí nghiệp và hệ thống cửa hàng kinh doanh dược phẩm. Mạng
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa

More Related Content

What's hot

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Tây
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà TâyPhân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Tây
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Tây
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAYĐề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
NOT
 
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại Công ty Mía đường Sông Lam, HAY
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại Công ty Mía đường Sông Lam, HAYĐề tài: Quản trị vốn cố định tại Công ty Mía đường Sông Lam, HAY
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại Công ty Mía đường Sông Lam, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDOĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOTĐề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOT
Cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOTCấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOT
Cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phíBÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
LA01.040_Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây...
LA01.040_Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây...LA01.040_Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây...
LA01.040_Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Tây
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà TâyPhân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Tây
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Tây
 
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAYĐề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại Công ty Mía đường Sông Lam, HAY
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại Công ty Mía đường Sông Lam, HAYĐề tài: Quản trị vốn cố định tại Công ty Mía đường Sông Lam, HAY
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại Công ty Mía đường Sông Lam, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDOĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
 
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
 
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOTĐề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
 
Cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOT
Cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOTCấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOT
Cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOT
 
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phíBÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
 
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
LA01.040_Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây...
LA01.040_Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây...LA01.040_Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây...
LA01.040_Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
 

Similar to Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa

Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
bao cao tai san co dinh - Thao
bao cao tai san co dinh - Thaobao cao tai san co dinh - Thao
bao cao tai san co dinh - Thao
Phương Thảo Vũ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
Luận Văn 1800
 
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH AidenĐề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng LongTăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng VicemĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cảng Nam Hải, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cảng Nam Hải, HAYĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cảng Nam Hải, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cảng Nam Hải, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty thương mại vận tảiĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đQuản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông AnhĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa (20)

Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
 
bao cao tai san co dinh - Thao
bao cao tai san co dinh - Thaobao cao tai san co dinh - Thao
bao cao tai san co dinh - Thao
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
 
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
 
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH AidenĐề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng LongTăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng VicemĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cảng Nam Hải, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cảng Nam Hải, HAYĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cảng Nam Hải, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cảng Nam Hải, HAY
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty thương mại vận tảiĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty thương mại vận tải
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đQuản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
 
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông AnhĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 

Recently uploaded (11)

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 

Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp (Ký và ghi rõ họ tên) Lê Trung Anh
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỤC LỤC ..................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................vi DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................viii LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................viii Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP....................... 3 1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động trong doanh nghiệp ..................... 3 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp ...................... 3 1.1.1.1. Khái niệm vốn lưu động.................................................................. 3 1.1.1.2. Đặc điểm vốn lưu động................................................................... 4 1.1.2. Thành phần vốn lưu động của Doanh nghiệp ...................................... 6 1.1.2.1. Dựa vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động.................................. 6 1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp.............................. 9 1.1.3.1. Theo quan hệ sở hữu về vốn........................................................... 9 1.1.3.2. Căn cứ theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn........................10 1.1.3.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn..................................................11 1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp ............................................. 12 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp .........12 1.2.1.1. Khái niệm .....................................................................................12 1.2.1.2. Mục tiêu........................................................................................12 1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp .............................13 1.2.2.1. Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp ............13 1.2.2.2 Tổ chức nguồn vốn lưu động một cách hợp lý..............................17 1.2.2.3 Quản trị tốt vốn lưu động trong các khâu dưới các hình thái khác nhau 21 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của DN. ...........22 1.2.3.1 Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động...............................22
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 iii 1.2.3.2. Kết cấu vốn lưu động.....................................................................24 1.2.3.3. Tình hình quản lý vốn bằng tiền .....................................................26 1.2.3.4. Tình hình quản lý nợ phải thu.........................................................28 1.2.3.5. Tình hình quản lý hàng tồn kho ......................................................29 1.2.3.6. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động...................................30 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởngđếnquản trị vốn lưu động của doanh nghiệp........31 1.2.4.1. Nhân tố chủ quan...........................................................................31 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VLĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA TRONG THỜI GIAN QUA.............34 2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa .............................. 34 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ..................................34 2.1.1.1 Tên,địa chỉ công ty.........................................................................34 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................35 2.1.2. Đặc điểmhoạtđộngkinhdoanhcủacông tycổ phầndược vậttư ytếThanhHóa36 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ,nghành nghề kinh doanh .................................. 36 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh củaCông ty............................37 2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty ............................................................37 2.1.2.4 Tổ chức công tác tài chính kế toán doanh nghiệp ............................... 42 2.1.2.5 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty......................... 44 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty............................................46 2.1.3.1 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty .......................................... 46 2.1.3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong một số năm trở lại đây..................................................................................................48 2.1.3.3. Tình hình biến động vốn kinh doanh của công ty. ...........................51 2.1.3.4. Tình hình biến động nguồn vốn kinh doanh của công ty. .................54 2.2. Thực trạng quản trị vlđ ở công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa trong thời gian qua.................................................................................... 57 2.2.1. Vốn lưu động và nguồn tài trợ vốn lưu động của Công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa.................................................................................57 2.2.1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp .....................................................57 2.2.1.2. Nguồn tài trợ VLĐ ........................................................................61
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 iv 2.2.2. Thực trạng quản trị VLĐ ở tại Công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa...........................................................................................................69 2.2.2.1. Về việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động.................................69 2.2.2.3. Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán..................73 2.2.2.4.Tình hình quản lý các khoản phải thu ..............................................79 2.2.2.5. Tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho......................................83 2.2.2.6. Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa năm 2015 .............................................................................................. 87 2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của Công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa ........................................................................91 2.2.3.1. Những kết quả đạt được của công ty trong năm 2014 – 2015...........91
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DTT Doanh thu thuần GVHB Giá vốn hàng bán TSLĐ Tài sản lưu động TSCĐ Tài sản cố định TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn VKĐ Vốn kinh doanh VLĐ Vốn lưu động VCĐ Vốn cố định VCSH Vốn chủ sở hữu
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 vi DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG 2.1:Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2014, 2015......................................................................................................... 50 BẢNG 2.2 :Cơ cấu vốn và sự biến động cơ cấu vốn của công ty năm 2015 . 52 BẢNG 2.3 Cơ cấu nguồn vốn và sự biến động cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2015 ................................................................................................. 55 BẢNG 2.4:Đánh giá kết cấu vốn lưu động theo vai trò .............................. 59 BẢNG 2.5:Sự biến động của cơ cấu nguồn vlđ thường xuyên năm 2015 .... 63 BẢNG 2.6:Sự biến động của cơ cấu nguồn vlđ tạm thời năm 2015............. 66 BẢNG 2.7:Sự biến động và tình hình phân bổ nguồn vốn lưu động năm 2015 ................................................................................................................ 68 Bảng 2.8: Nhu cầu vốn lưu động của công ty năm 2015.............................. 69 BẢNG 2.9:Cơ cấu vlđ của công ty năm 2015............................................. 71 BẢNG 2.10:Tình hình quản lý vốn bằng tiền của công ty năm 2015........... 75 BẢNG 2.11 Hệ số khả năng thanh toán của công tY................................... 77 BẢNG 2.12:Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty năm 2015... 81 BẢNG 2.13:Tình hình biến động hàng tồn kho của công ty năm 2015........ 85 BẢNG 2.14:Hiệu quả quản lý hàng tồn kho .............................................. 88 BẢNG 2.15:Hiệu quả sử dụng vlđ tại công ty cp dược vật tư y tế thanh hóa năm 2015 ................................................................................................. 90
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quá trình luân chuyển của vốn lưu động...................................... 5 Sơ đồ 1.2: Nguồn VLĐ thường xuyên trong doanh nghiệp: ........................ 10 Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý............................................................. 42 Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa................................................................................................ 43 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ........................................... 45
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Sự thay đổi cơ cấu vốn kinh doanh năm 2015. ........................ 51 Biểu đồ 2.2:Cơ cấu Nợ ngắn hạn của Công ty cuối năm 2015 .................... 65 Biểu đồ 2.3Sự thay đổi cơ cấu tài sản lưu động – vốn lưu động năm 2015... 72 Biểu đồ 2.4:Cơ cấu Nợ phải thu của Công ty năm 2015.............................. 82 Biểu đồ 2.5:Cơ cấu hàng tồn kho của Công ty năm 2015 ............................ 86
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và vận hành theo cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, một mặt nó đem lại những cơ hội mới trong việc mở rộng và tiếp cận thị trường nhưng mặt khác nó là những thách thức không nhỏ trong quá trình cạnh tranh để thích nghi với những thay đổi của nền kinh tế toàn cầu.Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng như giai đoạn hiện nay thì việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả luôn là yếu tố quyết định đến lợi nhuận doanh nghiệp. Vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh nói chung nên cũng không nằm ngoài yêu cầu đó. VLĐ có khả năng quyết định tới quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ tác động trực tiếp tới quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh từng kỳ của doanh nghiệp. Nhận thức rõ vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh và qua thực tế tìm hiểu tại Công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa, em đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa”. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn lưu động. - Phân tích thực trạng tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa từ đó đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty này. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 2 - Đối tượng nghiên cứu là :Vốn lưu động và thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa. - Phạm vi nghiên cứu là Báo cáo tài chính của công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014-2015 4. Về phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biến động của các chỉ tiêu và các phương pháp khác: Phân tích nhân tố, phương pháp số chênh lệch… Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung đề tài của em gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động ở Công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa trong thời gian qua Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa Mặc dùđãcố gắnghết sức xongdođiềukiện nghiên cứuvà kiến thức còn hạn chếnên luận văn củaem khôngtránh khỏisaisót. Emrất mongđược sựđóng góp của thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo PGS.TS.NGƯT Vũ Công Ty, cùng cán bộ phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này Hà Nội tháng 04 năm 2016 Sinh viên Lê Trung Anh
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 3 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm vốn lưu động Theo điều 4 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ ngày 01/07/2005 đã ghi nhận: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Trongđó cũng quy định: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời ”. Như vậy, DN là một tổ chức kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện một hoặc một số khâu của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ với mục tiêu chủ yếu là sinh lời. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài tài sản cố định các doanh nghiệp cần phải có tài sản lưu động. Tài sản lưu động trong doanh nghiệp bao gồm 2 bộ phận: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. - Tài sản lưu động sản xuất bao gồm những vật tư dự trữ sản xuất để bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu … và những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 4 - Tài sản lưu động lưu thông là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền. Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục. Để hình thành các TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định để mua sắm các tài sản đó, số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy: “Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp”. Nói cách khác, VLĐ là biểu hiện bằng tiền của các TSLĐ trong doanh nghiệp. 1.1.1.2. Đặc điểm vốn lưu động Là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động, do đó, đặc điểm của vốn lưu động bị chi phối bởi đặc điểm của tài sản lưu động: * Vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình chu chuyển vốn: Trong doanh nghiệp sản xuất vốn lưu động được chuyển hóa và vận động thông qua ba giai đoạn: Giai đoạn 1: , VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện. Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động chuyển hóa lần lượt qua nhiều hình thái khác nhau, được thể hiện qua sơ đồ sau: + Đối với doanh nghiệp sản xuất: T- H…sx…H’- T’ (T’ > T) + Đối với doanh nghiệp thương mại: T- H- T’ + Đối với các tổ chức tín dụng trung gian: T- T’
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 5 Cụ thể đối với doanh nghiệp sản xuất, vốn lưu động từ vận động từ hình thái tiền tệ ban đầu chuyển thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếp đến trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm, và cuối cùng khi kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm lại trở về hình thái ban đầu là vốn bằng tiền. Giai đoạn 2: giá trị của vốn lưu động được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được bù đắp lại toàn bộ khi thu được tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Giai đoạn 3: VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Quá trình vận động chuyển hóa của VLĐ diễn ra thường xuyên, liên tục và lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh, tạo thành vòng tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Sơ đồ 1.1: Quá trình luân chuyển của vốn lưu động mua thu tiền bán thu hàng tiền ngay sản xuất Tiền mặt Vật tư dự trữ Sản phẩm mớiKhoản phải thu
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 6 Nói chung, sự vận động của vốn lưu động trong doanh nghiệp sản xuất được mô tả như sau: T-H…SX…H’-T’. Trên thực tế, chu kì trên không diễn ra tuần tự mà đan xen vào nhau, các chu kì sản xuất kinh doanh được lặp đi lặp lại, vốn lưu động được tuần hoàn và luân chuyển liên tục. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng của vốn lưu động càng cao. - Giá trị của VLĐ được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được bù đắp lại khi DN thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. - VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. 1.1.2. Thành phần vốn lưu động của Doanh nghiệp Để tìm hiểu về thành phần VLĐ, ta sẽ tiến hành nghiên cứu thông qua các cách phân loại VLĐ của Doanh nghiệp. Thông thường có 1 số cách phân loại sau: 1.1.2.1. Dựa vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động Nếu dựa trên tiêu thức hình thái biểu hiện thì VLĐ trong doanh nghiệp có thể được chia thành hai loại: * Vốn bằng tiền và các khoảnphải thu: Vốn bằng tiền bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng và tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiết nhất định. Các khoản phải thu (vốn trong thanh toán) bao gồm: Chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng (thể hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau). Ngoài ra, với một số trường hợp mua sắm vật tư khan
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 7 hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng. * Vốn về hàng tồn kho: Trong doanh nghiệp sản xuất, vốn vật tư hàng hóa bao gồm: Vốn về vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung là vốn về hàng tồn kho. Một cách chi tiết hơn, ta có thể thấy vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm: Vốn về nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại nguyên vật liệu chính dự trữ cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất, chúng hợp thành thực thể của sản phẩm. Vốn vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất, giúp cho việc hình thành sản phẩm, nhưng không hợp thành thực thể chính của sản phẩm, chỉ làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình SXKD thực hiện thuận lợi. Vốn nhiên liệu: Là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt động SXKD. Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa chữa các tài sản cố định. Vốn vật liệu đóng gói: Là giá trị các loại vật liệu bao bì dùng để đóng gói sản phẩm trong qua trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vốn công cụ, dụng cụ: Là giá trị các loại công cụ dụng cụ không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh. Vốn sản phẩm đang chế: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí SXKD đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất (giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm). Vốn về chi phí trả trước: Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ SXKD nên chưa thể tính hết vào giá
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 8 thành sản phẩm trong kỳ này, mà được tính dần vào giá thành sản phẩm các kỳ tiếp theo như chi phí cải tiến kỹ thuật, chi phí nghiên cứu thí nghiệm… Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho. Trong các doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị các loại hàng hóa dự trữ. Việc phân loại VLĐ theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong DN. Từ đó có thể tìm các biện pháp phát huy chức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu VLĐ theo hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh sao cho hợp lý và có hiệu quả, tránh được những rủi ro về thanh toán. 1.1.2.2. Dựa vào vai trò của vốn lưu động trong quá trình SXKD. Theo cách phân loại này, VLĐ có thể chia ra làm 3 loại : - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm các khoản: + Vốn nguyên, vật liệu chính + Vốn vật liệu phụ + Vốn nhiên liệu + Vốn phụ tùng thay thế + Vốn vật liệu đóng gói +Vốn công cụ dụng cụ - Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất gồm: + Vốn sản xuất đang chế tạo + Vốn bán thành phẩm tự chế + Vốn về chi phí chờ kết chuyển - Vốn lưu động nằm trong khâu lưu thông gồm:
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 9 + Vốn về thành phẩm: Là biểu hiện bằng tiền của số sản phẩm hoàn thành nhập kho và đang chuẩn bị cho tiêu thụ + Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản quỹ tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng (kể cả vàng bạc đá quý) mà trong quá trình luân chuyển vốn lưu động thường có một bộ phận tồn tại dưới hình thái này. + Vốn trong thanh toán: Là các khoản phải thu, khoản tạm ứng phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ + Các khoản vốn đầu tư ngắn hạn: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản ký cược ký quỹ ngắn hạn, các khoản thế chấp… Ưu điểm của cách phân loại này và giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định nhu cầu vốn cho từng khâu trong quá trình sản xuất từ đó có những điều chỉnh hợp lý để làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động,tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động 1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp. Để tổ chức và lựa chọn hình thức huy động VLĐ một cách thích hợp và hiệu quả cần phải có sự phân loại nguồn VLĐ. Dựa vào tiêu thức nhất định có thể chia nguồn VLĐ của DN thành nhiều loại khác nhau. 1.1.3.1. Theo quan hệ sở hữu vềvốn Nếu căn cứ quan hệ về vốn trong doanh nghiệp thì nguồn VLĐ của doanh nghiệp được chia làm 2 loại: - Nguồn vốn chủ sở hữu: là số vốn huy động được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phôi và định đoạt. Tuỳ theo loại hình sở hữu doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có những nội dung cụ thể như: Nguồn vốn từ ngân sách cấp hay có nguồn gốc từ ngân sách cho các Công ty nhà nước; Vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; Vốn góp cổ phần trong các Công ty cổ phần; Vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp …
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 10 -Các khoản nợ phải trả (nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp): + Nguồn vốn tín dụng: là số vốn vay của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hoặc qua phát hành trái phiếu. + Nguồn vốn chiếm dụng: phản ánh số vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng một cách hợp pháp của các chủ thể khác. Trong nền kinh tế thị trường phát sinh các quan hệ thanh toán như: phải trả người bán, phải nộp ngân sách, phải trả công nhân viên… Cách phân loại này cho thấy kết cấu VLĐ của doanh nghiệp được hình thành từ vốn bản thân hay từ các nguồn ngoại sinh. Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng VLĐ một cách hợp lý, đảm bảo an toàn về tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp luôn có các cách sử dụng kết hợp cả hai loại này. 1.1.3.2. Căn cứ theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn Nguồn VLĐ được chia thành: Nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời. - Nguồn VLĐ thường xuyên: là nguồn vốn ổn định, có tính chất dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm được xác định: Nguồn VLĐ thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn - Giá trị còn lại của TSCĐ và các tài sản dài hạn khác Hoặc: Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Có thể xem xét mô hình nguồn vốn thường xuyên qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: NguồnVLĐ thường xuyên trong doanh nghiệp: . Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Nguồn vốnNguồn VLĐ thường xuyên Nợ trung và
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 11 Tài sản dài hạn dài hạn thường xuyên VCSH -Nguồn VLĐ tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm), được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ, phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả người bán, các khoản phải trả phải nộp khác… Mỗi doanh nghiệp có cách thức phối hợp khác nhau giữa nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời trong công việc đảm bảo nhu cầu chung về VLĐ của doanh nghiệp. Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các nguồn phù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổ chức nguồn vốn.Mặt khác đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất. 1.1.3.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn Dựa vào tiêu thức này thì nguồn VLĐ của doanh nghiệp được chia thành nguồn vốn bên trong doanh nghiệp và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp. - Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: là nguồn vốn có thể huy động từ bản thân các hoạt động của doanh nghiệp như tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận để lại tái đầu tư, các khoản dự phòng… -Nguồn vốn bên ngoàidoanh nghiệp: là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ việc vay ngân hàng, vay tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu…
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 12 Cách phân loại này giúp nhà quản lý tài chính nắm bắt được tỷ trọng của từng nguồn vốn theo phạm vi huy động, để từ đó có hoạch định những chính sách huy động vốn hợp lý tạo lập được một cơ cấu vốn tối ưu nhất. 1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm Quản trị vốn lưu động là việc hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát và điều chỉnh toàn bộ quá trình tạo lập, tổ chức huy động đảm bảo vốn lưu động đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quảnlý, sửdụnghợp lí TSLĐ cũngnhưVLĐ có ảnhhưởngrất lớn đối với việc hoànthành các mục tiêuchungcủa DN. Việc quản lý tốt VLĐ phần nào thể hiện sựkinh doanhhiệuquảcủaDN, ngoàira có thểnhận thấy VLĐ thay đổitheo nhịp độ sảnxuấtcủatừngchukỳ kinh doanh, chính vì vậy VLĐ được coi là một chí bảo về khả năng thanh toán tại một thời điểm cũng như khả năng thanh toán trongtươnglai, hơnnữa VLĐ cũnglà cầunối giữa cân bằng tài chính trong ngắn hạn và dài hạn của DN. Vì vậy, quản trị VLĐ hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của DN. 1.2.1.2. Mục tiêu Việc quản trị VLĐ tại DN nhằm đạt được những mục tiêu chính như sau: Thứ nhất, phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu VLĐ cho sản xuất kinh doanh. Quá trình sản xuất kinh doanh nhất thiết đòi hỏi có tài sản lưu động và từ đó phát sinh nhu cầu về VLĐ để đảm bảo các tài sản đó. Việc chậm trễ hay không đáp ứng đủ nhu cầu VLĐ cần thiết gây nên nhiều hệ lụy trong sản xuất kinh doanh như sản xuất đình trệ, gián đoạn quy trình. Vậy nên yêu cầu tiên quyết trong quản trị VLĐ là đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu VLĐ cho sản xuất kinh doanh. Thứ hai, đó là tăng tốc độ luân chuyển vốn để đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm hiệu quả. Tốc độ luân chuyển của VLĐ gắn liền với sự quay vòng của
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 13 chu kỳ kinh doanh. Vốn quay vòng càng nhanh thì càng tăng hiệu suất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, VLĐ lại là loại vốn có thời gian hoàn lại ngắn nên càng đẩy nhanh tốc độ quay vòng càng đạt hiệu quả cao trong quản lý và sử dụng. Thứ ba, đó là tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất sử dụng VLĐ. Bỏ bất cứ đồng vốn nào vào sản xuất kinh doanh thì chủ sở hữu luôn mong đồng vốn đó sinh lời cao nhất. VLĐ không phải ngoại lệ. Vì vậy, nâng cao hiệu quả và hiệu suất sử dụng VLĐ cũng là một mục tiêu chủ yếu trong quản trị VLĐ trong doanh nghiệp. 1.2.2. Nộidung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp Quản trị VLĐ của DN bao gồm các nội dung sau: 1.2.2.1. Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Nhu cầu vốn lưu động là số vốn lưu động là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách bình thường. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm 2 loại là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết và nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn (không thường xuyên). Nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo hoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách bình thường trong một khoảng thời gian ngắn nhất định. Nhu cầu này của doanh nghiệp chỉ xác định khi gắn trong xác định kế hoạch tài chính tác nghiệp của doanh nghiệp. Còn đối với các trường hợp khác doanh nghiệp chỉ xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số VLĐ tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động SXKD của DN được tiến hành bình thường, tục. Trong quản trị VLĐ, các DN cần chú trọng xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của DN. Việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 14 thiết có ý nghĩa rất lớn đốivới doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vừa đủ lượng vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh cho doanh nghiệp sản xuất bị gián đoạn vì thiếu vốn, vừa giúp doanh nghiệp không lãng phí do việc dự trữ nhiều lượng vốn lưu động hơn mức cần thiết  Để xác định nhu cầu VLĐ của DN có thể sử dụng 2 phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.  Phương pháp trực tiếp + Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho: bao gồm vốn hàng tồn kho trong các khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và khâu lưu thông. - Nhu cầu VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: Công thức tổng quát như sau: Nhu cầu vốn HTK = ∑ ∑ (𝑴𝒊𝒋 𝒏 𝒊=𝟏 𝒎 𝒋=𝟏 × 𝑵𝒊𝒋) Trong đó: Mij: Chi phí sử dụng bình quân một ngày của HTK i Nij: Số ngày dự trữ của HTK i n: Số loại HTK cần dự trữ m: Số khâu cần dự trữ HTK - Nhu cầu VLĐ dự trữ trong khâu sản xuất: Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm được xác định như sau: Nhu cầu VLĐ sản xuất = Pn x CKsx x Hsd Trong đó : Pn: Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày CKsx: Độ dài chu kỳ sản xuất (ngày) Hsd: hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm (%) - Nhu cầu VLĐ dự trữ trong khâu lưu thông: Nhu cầu vốn thành phẩm = Zsx x Ntp Trong đó: Zsx: giá thành sản xuất sản phẩm bình quân một ngày kỳ kế hoạch Ntp: Số ngày dự trữ thành phẩm
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 15 + Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu: Vốn nợ phải thu = Dtn x Npt Trong đó: Dtn: Doanh thu bán hàng bình quân một ngày Npt: Kỳ thu tiền trung bình (ngày) + Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp Nợ phải trả kỳ kế hoạch = Dmc x Nmc Trong đó: Dmc: Doanh số mua chịu bình quân ngày kỳ kế hoạch Nmc: Kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp => Nhu cầu VLĐ = Mức dự trữ HTK +Các khoản phải - Khoản phải trả thu từ KH nhà cung cấp Phương pháp trực tiếp có ưu điểm phản ánh nhu cầu vốn lưu động cho từng loại vật tư, hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh, do vậy tương đối sát với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp này tính toán khá phức tạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.  Phương pháp gián tiếp + Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo. Công thức như sau: 𝑽 𝑲𝑯 = 𝑽̅ 𝑩𝑪 × 𝑴 𝑲𝑯 𝑴 𝑩𝑪 × (𝟏 + 𝒕%) Trong đó: VKH: Vốn lưu động năm kế hoạch MKH, MBC: Mức luân chuyển năm kế hoạch, báo cáo. t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch Theo đó: 𝑡% = 𝐾 𝑘ℎ−𝐾 𝑏𝑐 𝐾 𝑏𝑐 × 100%
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 16 Kkh, Kbc: kỳ luân chuyển năm kế hoạch, báo cáo. + Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch. Theo phương pháp này, nhu cầu vLĐ xác đinh căn cứ theo doanh thu thuần và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch. Công thức như sau: 𝑽 𝑲𝑯 = 𝑴 𝒌𝒉 𝑳 𝒌𝒉 Trong đó: Mkh: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần) Lkh: Số vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch + Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: - Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán kỳ thực hiện. - Bước 2: Lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn chiếm dụng trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ. - Bước 3: Sử dụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên doanh thu để ước tính nhu cầu vốn lưu động tăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở dự kiến năm kế hoạch. Nhu cầu VLĐ tăng thêm = Doanh thu tăng thêm x Tỷ lệ % nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu. Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo Tỷ lệ % nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu = Tỷ lệ % khoản mục tài sản lưu động so với doanh thu – Tỷ lệ % nguồn vốn chiếm dụng so với doanh thu. -Bước 4:Tiến hành xác định nhu cầu vốnlưu độngcần thiết cho doanhnghiệp.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 17 Ưu điểm của phương pháp gián tiếp là tính toán một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn so với phương pháp trực tiếp, tuy nhiên độ chính xác của phương pháp này không cao. 1.2.2.2 Tổ chức nguồn vốn lưu động một cáchhợp lý. Sau khi đã xác định được nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, doanh nghiệp cần tập trung nguồn lực để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu VLĐ đó. Tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ thực chất là việc tìm nguồn để đáp ứng nhu cầu VLĐ phát sinh. Theo như phần nguồn hình thành VLĐ ở trên, ta sẽ đi xem xét việc tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ dựa vào cách phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn. Theo đó để hình thành nên vốn lưu động, doanh nghiệp có thể lấy từ 2 nguồn: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Đặc điểm của 2 loại nguồn này đã được phân tích ở trên. Căn cứ vào ưu nhược điểm của các loại vốn và đặc điểm luân chuyển của VLĐ – tài sản lưu động trong từng doanh nghiệp mà nhà quản trị quyết định tìm nguồn nào để đáp ứng các nhu cầu VLĐ phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp mình. Việc lựa chọn nguồn tài trợ cho VLĐ cũng chính là doanh nghiệp đang lựa chọn mô hình tài trợ vốn của mình. Có 3 loại mô hình tài trợ vốn như sau:  Mô hình 1: Toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời: Ưu điểm của mô hình này là: -Giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn. -Giảm bớt được chi phí sử dụng vốn Tuy nhiên, mô hình này có những hạn chế nhất định như:
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 18 -Chưa linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn khi nguồn chiếm dụng có tính chất chu kỳ, chi phí nhỏ có thể sử dụng như một nguồn thường xuyên để tài trợ cho TSLĐ thường xuyên nhưng mô hình này lại không nói đến. -Doanh nghiệp thường phải duy trì một lượng vốn thường xuyên khá lớn ngay cả khi khó khăn buộc phải giảm bớt quy mô kinh doanh.
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 19 Hình1.1 : Mô hình tài trợ thứ nhất: Tiền TSLĐ TT Nguồn vốn TT TSLĐ TX Nguồn vốn TX TSCĐ Thời gian  Mô hình 2: Toàn bộ tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên và một phần tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, phần tài sản lưu động tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Hình1.2 : Mô hình tài trợ thứ hai: Tiền TSLĐ TT Nguồn vốn TT TSLĐ TX Nguồn vốn TX TSCĐ Thời gian Sử dụng mô hình này có ưu điểm là tăng cường khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp an toàn ở mức cao.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 20 Và mô hình này cũng có những hạn chế nhất định như: - Đẩy cao chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp khi phải sử dụng phần lớn nguồn vốn thường xuyên như vay dài hạn và vốn chủ sở hữu là nguồn có chi phí sử dụng cao hơn nguồn tạm thời rất nhiều. - Gây lãng phí vốn của doanh nghiệp khi mà phải duy trì một lượng vốn thường xuyên nhất định để tài trợ cho TSLĐ tạm thời trong khi có những thời điểm doanh nghiệp không phát sinh các nhu cầu về loại tài sản này.  Mô hình 3: Toàn bộ tài sản cố định và một phần tài sản lưu động thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn TX, phần tài sản lưu động thường xuyên còn lại và toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời: Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ ba: Tiền TSLĐ TT Nguồn vốn TT TSLĐ TX TSLĐ TX Nguồn vốn TX TSCĐ Thời gian Mô hình thứ ba giúp doanh nghiệp sử dụng vốn một cách linh hoạt, tiết kiệm từ đó giảm chi phí sử dụng vốn chung của doanh nghiệp vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn có tính chất chu kỳ và tương đối ổn định.
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 21 Hạn chế khi sử dụng mô hình này là doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ rủi ro cao và không đảm bảo khả năng thanh toán do đó đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn. 1.2.2.3 Quản trị tốt vốn lưu động trong các khâudưới các hình thái khác nhau  Quản trị vốn bằng tiền Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phận cấu thành TSNH của DN. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của DN. Vai trò của quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp để thứ nhất nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày. Thứ hai giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội sinh lời, thời cơ kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận, thứ ba nhằm khắc phục các rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị vốn bằng tiền trong DN bao gồm các nội dung chủ yếu: * Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của DN trong kỳ. * Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt. * Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm.  Quản trị vốn tồn kho dự trữ Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này.Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan trọng, không phải vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hoá ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 22 hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc đọ luân chuyển vốn lưu động. Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần quản lý chúng sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia thành 2 loại là chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng. Mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu hoá tổng chi phí tồn kho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu.Nội dung cơ bản của mô hình này là xác định được mức đặt hàng kinh tế (EOQ) để với mức đặt hàng này thì tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất.  Quản trị các khoản phải thu Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ DN do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốncủadoanhnghiệp bịchiếm dụngcao, hoặckhôngkiểm soátnổisẽ ảnh hưởng xấu đếnhoạtđộngsảnxuấtkinh doanhcủadoanhnghiệp. Vì thế quản trị nợ phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tai chính của doanh nghiệp. Để quản trị các khoản phải thu, DN cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau: * Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng. * Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu. * Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ. *Nâng cao không ngừng hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của DN. 1.2.3.1 Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động a. Xác định mức chênh lệch giữa nhu cầu vốn lưu động dự báo và nhu cầu vốn lưu động thực tế.
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 23 Trước hết ta xác định mức chênh lệch giữa nhu cầu vốn lưu động dự báo và nhu cầu vốn lưu động thực tế theo cả chênh lệch tuyệt đối và tương đối, nếu chênh lệch nhiều chứng tỏ phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty đang áp dụng có vấn đề, cần sử dụng phương pháp khác phù hợp hơn. Cách xác định nhu cầu vốn lưu động dự báo, có 2 phương pháp trực tiếp và gián tiếp đã được trình bày ở mục 1.2.2.1 (xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động) Nhu cầu vốn lưu động thực tế trong kì được xác định bằng công thức Hàng tồn kho bình quân trong kì + nợ phải thu bình quân trong kỳ - nợ phải trả nhà cung cấp bình quân trong kì. b. Cơ cấu nguồn vốn lưu động và NWC. Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp chủ yếu là từ vay ngắn hạn và lợi nhuận để lại. * Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) : là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của DN. Để đảm bảo quá trình sản xuất - kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm, thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng. Nguồn VLĐ thường xuyên của DN tại một thời điểm được xác định theo công thức : Nguồn VLĐ thường xuyên = Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp - TSDH Hoặc có thể xác định bằng công thức:
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 24 Nguồn VLĐ thường xuyên = TSNH - Nợ ngắn hạn Nếu NWC của doanh nghiệp dương chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, sử dụng nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, từ đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ được nâng cao và rủi ro thấp. 1.2.3.2. Kết cấu vốn lưu động. Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng thành phần vốn lưu động trong tổng số vốn lưu động tại một thời điểm nhất định. Thông thường, có những cách phân loại chủ yếu sau: - Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động: Vốn lưu động được chia ra thành vốn vật tư, hàng hóa (bao gồm vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dỏ dang, bán thành phẩm, thành phẩm); vốn bằng tiền và các khoản phải thu (gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu…). Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh được mức độ dự trữ tồn kho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanh nghiệp. - Phân loại theo vai trò của vốn lưu động: Theo tiêu thức này vốn lưu động được chia thành vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất (bao gồm vốn nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất); vốn lưu động trong khâu sản xuất (gồm vốn thành phẩm, sản phẩm dở dang, vốn chi phí trả trước) và vốn lưu động trong khâu lưu thông (gồm vốn thành phẩm, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền). Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn, bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân loại theo nguồn hình thành vốn lưu động:
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 25 Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động được hình thành bằng vốn của doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quy định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động: * Nhóm nhân tố về mặt sản xuất: - Chu kì sản phẩm: Nếu chu kì sản phẩm càng dài thì lượng vốn ứng ra cho sản phẩm dở dang càng lớn và ngược lại. - Đặc điểm quy trình công nghệ của DN càng phức tạp thì lượng vốn ứng ra càng cao. - Đặc điểm tổ chức sản xuất có ảnh hưởng đến sự khác nhau về tỉ trọng vốn lưu động bỏ vào khâu sản xuất và khâu dự trữ.Nếu DN có tổ chức sản xuất đồng bộ, phối hợp được khâu cung ứng và khâu sản xuất một cách hợp lí sẽ giảm bớt được một lượng dự trữ vật tư sản phẩm dở dang. * Nhóm nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: - Khoảng cách giữa DN với các nhà cung cấp, khoảng cách giữa DN với khách hàng. Khoảng cách này càng xa thì dự trữ vật tư thành phẩm càng lớn. - Điều kiện và phương tiện giao thông vận tải cũng ảnh hưởng đến vật tư, thành phẩm dự trữ.Nếu thuận lợi thì dự trữ ít và ngược lại. - Khả năng cung cấp của thị trường: Nếu là loại vật tư khan hiếm thì phải dự trữ nhiều và ngược lại. - Hợp đồng cung cấp hoặc hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm: Tùy thuộc về thời hạn cung cấp hoặc giao hàng, số lượng vật tư nhập và xuất, nếu việc cung cấp thường xuyên thì lượng dự trữ ít hơn. * Nhóm nhân tố về mặt thanh toán: - Phương thức thanh toán nhanh hợp lí, giải quyết nhanh kịp thời thì sẽ làm giảm tỉ trọng vốn phải thu.
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 26 - Tình hình quản lí khoản phải thu của DN và việc chấp hành kỉ luật thanh toán của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến vốn phải thu. Nếu vốn phải thu lớn thì khả năng tái sản xuất sẽ khó khăn dẫn đến khả năng trả nợ của DN kém. Ngoài các nhân tố kể trên, kết cấu VLĐ còn chịu ảnh hưởng bởi tính chất thời vụ của sản xuất, trình độ tổ chức và quản lí. 1.2.3.3. Tình hình quản lý vốn bằng tiền + Kết cấu vốn bằng tiền: Tỷ trọng vốn bằng tiền = Tổng vốn bằng tiền X 100 Tổng vốn lưu động + Kì thu tiền trung bình Kỳ thu tiền trung bình (ngày) = Số ngày trong kỳ (360) Vòng quay các khoản phải thu + Khả năng thanh toán - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn). Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tổng tài sản ngắn hạn bao hàm cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Số nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong k hoảng thời gian dưới 12 tháng. Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Thông thường khi hệ số này nhỏ
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 27 hơn 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, cho thấy những khó khăn doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Khi hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho. Hàng tồn kho bị loại ra do được coi là loại tài sản lưu động có tính thanh khoản thấp. Do đó, chỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp . - Hệ số khả năng thanh toán tức thời Hệ số thanh toán tức thời = Tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 thánh và không gặp rủi ro lớn. Hệ số này dùng để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng khi hàng tồn kho không tiêu thụ được và nhiều khoản nợ phải thu gặp khó khăn, khó thu hồi. - Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 28 đúng hạn cho các chủ nợ. Một doanh nghiệp vay nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn. Đây là một chỉ tiêu được các ngân hàng rất quan tâm khi tiến hành thẩm định cho vay vốn. Chỉ tiêu này còn ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm và đến lãi suất vay vốn của doanh nghiệp. 1.2.3.4. Tình hình quản lý nợ phải thu. + Kết cấu nợ phải thu Tỷ trọng nợ phải thu khách hàng = Tổng nợ phải thu x 100 Tổng vốn lưu động + Số vòng quay nợ phải thu Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng Số nợ phải thu bình quân trong kỳ Trong đó: Nợ phải thu bình quân được tính theo trung bình cộng giữa nợ phải thu đầu kỳ và nợ phải thu cuối kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng, phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp như thế nào. Có thể sử dụng doanh thu bán hàng hoặc doanh thu bán chịu trong công thức nhưng cần nhất quán trong việc sử dụng giữa các kỳ và giữa các doanh nghiệp để đảm bảo đồng nhất cho việc so sánh. - Kỳ thu tiền trung bình Kỳ thu tiền trung bình = Số ngày trong kỳ (360) Vòng quay các khoản phải thu
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 29 Hay: Kỳ thu tiền trung bình = Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu đươc tiền bán hàng. Chỉ tiêu này phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu, tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Khi xem xét chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình, cần đặt trong mối liên hệ trong sự tăng trưởng của doanh thu. Khi kỳ thu tiền trung bình quá dài so với các doanh nghiệp trong ngành dễ dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng kéo dài, nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. + Tương quan giữa nợ phải thu và nợ phải trả Tương quan tuyệt đối: Nợ phải thu – nợ phải trả (tại cùng 1 thời điểm) Tương quan tương đối: Nợ phải thu/ nợ phải trả *100% (tại cùng 1 thời điểm) Việc xét tương quan giữa nợ phải thu và nợ phải trả cho ta thấy với 1 đồng doanh nghiệp bị chiếm dụng thì doanh nghiệp có thể chiếm dụng bao đồng. 1.2.3.5. Tình hình quản lý hàng tồn kho + Kết cấu hàng tồn kho Tỷ trọng hàng tồn kho = Tổng mức tồn kho dự trữ x 100 Tổng vốn lưu động + Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ Trong đó: hàng tồn kho bình quân trong kỳ tính theo giá trị hàng tồn kho bình quân giữa 2 thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 30 - Số ngày trung bình thực hiên một vòng quay hàng tồn kho: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ (360) Số vòng quay hàng tồn kho 1.2.3.6. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động người ta thường sử dụng những chỉ tiêu sau: - Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động phản ánh mức độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm và thường được phản ánh qua các chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động. + Số vòng quay VLĐ: Số vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần trong kỳ Số VLĐ bình quân Trong đó: Số VLĐ bình quân xác định theo phương pháp bình quân số học giữa số vốn lưu động đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu độn trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Tổng mức luân chuyển VLĐ thường được xác định bằng doanh thu thuần trong kỳ. + Kỳ luân chuyển VLĐ: Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ (360) Số vòng quay VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay vốn lưu động cần bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động quay càng nhanh và ngược lại. - Mức tiết kiệm vốn lưu động: Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày kỳ KH x Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 31 Chỉ tiêu này phản ánh số vốnlưu độngtiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, rút ra khỏi một số vốn lưu động dùng cho các hoạt động khác. - Hàm lượng vốn lưu động: Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn lưu động sử dụng càng hiệu quả và ngược lại. - Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: Tỷ suất lợi nhuân VLĐ = Lợi nhuận trước (sau) thuế x 100% Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế trong kỳ. Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.2.4. Cácnhântố ảnhhưởngđếnquảntrịvốnlưuđộng của doanhnghiệp Trong quá trình SXKD, VLĐ luôn vận động,thay đổi hình thái biểu hiện quacác giai đoạn. Chínhvì vậy, cácnhântố ảnhhưởngđếnquátrìnhSXKD cũng ảnh hưởngđếnquảntrị VLĐ củaDN. Đểtăng cườngquảntrịVLĐ tại DN, ta cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng để từ đó có những giải pháp hợp lý và bước đi đúng đắn giúp cho hoạt động SXKD của DN diễn ra liên tục, hiệu quả. Có thể chia các nhântố ảnh hưởng đến quản trị VLĐ của DN thành 2 nhóm: Nhóm các nhân tố chủ quan và Nhóm các nhân tố khách quan. 1.2.4.1. Nhântố chủ quan Nhân tố chủ quan chính là những nhân tố nằm bên trong DN, xuất phát từ bản thân DN và nó tác động trực tiếp đến công tác quản trị VLĐ tại DN, bao gồm: * Trình độ nhà quản trị doanh nghiệp:
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 32 Đối với nhà quản trị được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm thì việc quản trị vốn lưu động sẽ tốt hơn và ngược lại. * Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp: Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số VLĐ tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động SXKD của DN được tiến hành bình thường, liên tục. Dưới mức này SXKD của DN sẽ khó khăn, thậm chí bị đình trệ, gián đoạn. Nhưng nếu trên mức cần thiết lại gây nên tình trạng vốn bị ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả. Chính vì vậy, trong quản trị VLĐ, các DN cần chú trọng xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của DN. * Trình độ nguồn nhân lực: Trình độ và kinh nghiệm của người lao động có ảnh hưởng trưc tiếp đến quá trình SXKD cũng như năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và khả năng tiết kiệm hay lãng phí VLĐ. Hơn thế nữa, trình độ quản lý của DN cũng là một yếu tố sống còn tác động mạnh mẽ đến việc quản trị VLĐ của DN. Các nhà quản lý chính là những người đưa ra các quyết định, chính sách và các chiến lược cho DN. VLĐ của DN cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn của quá trình SXKD, vì vậy nếu công tác quản lý kém cũng đồng nghĩa với việc dẫn đến tình trạng lãng phí, sử dụng không hiệu quả VLĐ. * Đặc điểm ngành nghề sản xuất, kinh doanh: Mỗi ngành nghề SXKD đều mang những đặc thù riêng dẫn đến nhu cầu về VLĐ cũng như quá trình SXKD khác nhau. Có những ngành nghề sản xuất mang tính chất thời vụ nên DN cần căn cứ vào đặc điểm SXKD và tình hình thực tế để từ đó có những biện pháp quản trị VLĐ tốt hơn. 1.2.4.2. Nhân tố khách quan Ngoài những nhân tố chủ quan thì quản trị VLĐ của DN còn chịu tác động từ một số nhân tố khách quan. Đây là những nhân tố nằm ngoài tầm
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 33 kiểm soát của DN, DN không thể khắc phục một cách hoàn toàn mà phải thích ứng và phòng ngừa một cách hợp lý, tránh xày ra những rủi ro đáng tiếc. * Cơ chế và chính sách của Nhà nước: Trong quá trình hoạt động SXKD, DN luôn chịu sự quản lý vĩ mô của nhà nước thông qua hàng loạt các chính sách và bộ luật được Nhà nước ban hành. Nhà nước tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợi cho các DN hoạt động theo định hướng của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Tại mỗi thời kỳ nhất định, tùy theo mục tiêu và định hướng mà Nhà nước đưa ra những chính sách ưu đãi hay hạn chế về vốn, lái suất tiền vay và thuế đối với từng ngành nghề cụ thể. Bởi vậy, chỉ một thay đổi trong cơ chế và chính sách của Nhà nước cũng làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động SXKD cũng như quản trị VLĐ tại DN. Nếu Nhà nước tạo được môi trường kinh doanh lành mạnh, hệ thống chính sách và luật pháp hợp lý, đồng bộ sẽ có tác dụng làm đòn bẩy kinh tế đối với các DN và ngược lại. * Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Trong thời kỳ kinh tế mở cửa hiện nay, sự cạnh tranh giữa các DN diễn ra rất quyết liệt. Các DN luôn phải tìm cách để tồn tại và phát triển, nếu không có những quyết định đúng đắn và sự tỉnh tảo trong SXKD thì việc bị các đối thủ cạnh tranh loại ra khỏi thị trường là một cách dễ hiểu. Cạnh tranh giữa các DN không chỉ diễn ra ở khâu tiêu thụ sản phẩm mà còn diễn ra ở khâu nhập nguyên vật liệu phục vụ hoạt động SXKD. Chính vì vậy, sự cạnh tranh cũng là một yếu tố tác động đến quản trị VLĐ tại DN, từ đó ảnh hưởng đến SXKD. * Ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô Lạm phát gây ra hậu quả mất giá đồng tiền làm cho vốn của DN mất dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ, cũng như sự gia tăng về giá của các loại hàng hóa, vật tư đầu vào gây khó khăn và ảnh hưởng xấu đến quản trị VLĐ tại DN.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 34 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VLĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2.1.1.1 Tên,địa chỉ công ty - Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA - Tên giao dịch: THANH HOA MEDICAL MATERIALS PHARMACEUTICAL JOINT STOCKCOMPANY - Tên viết tắt: THEPHACO - Mã số thuế: 2800231984 Địa chỉ: Số 232 Đường Trần Phú- Phường Lam Sơn- TP Thanh Hóa - Điện thoại: 0373852821 - Fax : 0373855209 - Giấy chứng nhận ĐKKD số 2800231948 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Thanh Hóa cấp lần đầu ngày 27 tháng 11 năm 2002, thay đổi lần thứ 10 ngày 21 tháng 05 năm 2014 - Kỳ kế toán năm từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam(VNĐ) - Người đạidiện theo pháp luật – Chủtịch hộiđồngquản trị: Ông Lường Văn Sơn - Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần.
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 35 - Hình thức hoạt động: Hạch toán kinh doanh theo luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu, có tài khoản riêng. - Vốn điều lệ : 67.930.410.000(Sáu mươi bảy tỷ chín trăm ba mươi triệu bốn trăm mười nghìn đồng). 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển - Ngày thành lập: 10/04/1961 theo QĐ 760/TCCB-QĐ của UBHC tỉnh – QD Dược phẩm. - Ngày 04/01/1963: nâng cấp xưởng sản xuất của QD Dược phẩm thành Xí nghiệp Dược phẩm trực thuộc QD Dược phẩm. - Ngày 09/03/1967: tách Xí nghiệp Dược phẩm từ QD Dược phẩm thành Xí nghiệp Dược phẩm Thanh Hóa. - Ngày 16/05/1976: UBND tỉnh quyết định tách Trạm thu mua dược liệu thuộc QD Dược phẩm thành lập Công ty Dược liệu và Công ty Dược phẩm. - Năm 1979: nhập trở lại thành Công ty Dược Thanh Hóa. - Tháng 05/1983: Tỉnh Thanh Hóa bổ nhiệm ông Lường Văn Sơn làm Giám đốc Công ty; - Ngày 07/05/1997: Hợp nhất Công ty Thiết bị Vật tư Y tế vào Công ty Dược Thanh Hóa thành Công ty Dược thiết bị Vật tư Y tế Thanh Hóa. - Ngày 20/01/1998: Hợp nhất Xí nghiệp Dược phẩm và Công ty Dược thiết bị Vật tư Y tế Thanh Hóa thành Công ty Dược Vật tư Y tế Thanh Hóa. - Ngày 01/01/2001: tách Cửa hàng Thiết bị Vật tư Y tế cổ phần hóa thành Công ty cổ phần Thiết bị Vật tư Y tế. - Ngày 01/12/2002: Theo QĐ số 3664/QĐ-CT, ngày 05/11/2002 của Chủ
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 36 tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc cổ phần hóa Công ty Dược Vật tư Y tế thành Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thanh Hóa. Và Công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần cho tới nay. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ,nghành nghề kinh doanh * Chức năng -Sản xuất các mặt hàng thuốc tân Dược, Đông dược - Kinh doanh thuốc Tân Dược, Cao đơn hoàn tán, Thuốc Nam, Bắc, hóa chất dược dụng, hóa chất xét nghiệm và mỹ phẩm - Kinh doanh sản xuất và sữa chữa thiết bị vật tư y tế - Kinh doanh XNK thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thiết bị vật tư y tế - Kinh doanh thiết bị vật tư khoa học kỹ thuật, vật tư dân dụng, văn phòng phẩm, công nghệ phẩm - Đầu tư hoạt động phòng khám đa khoa - Phòng mạch - Sản xuất kinh doanh thuốc thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng... *Nhiệm vụ - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước,thực hiện nghiêm túc chủ trương chình sách của Đảng,pháp luật của Nhà Nước,bảo vệ tài sản,bảo vệ sản xuất,bảo vệ môi trường,giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội,hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng toàn dân. - Phấn đấu mang lại cho khách hàng những sản phẩm,dịch vụ tốt nhất với thời gian nhanh chóng và giá thành hợp lý. - Tạo dựng và duy trì 1 môi trường làm việc “thân thiện và chuyên nghiệp”,kỷ luật lao động cao và quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần,sự cống hiến và mong muốn của cán bộ nhân viên.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 37 - Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,đảm bảo phát triển toàn diện ,phát huy tối đa tiềm năng của từng cán bộ nhân viên. - Không ngừng gia tăng giá trị lợi ích cho các cổ đông. 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh củaCông ty Công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa có bộ máy quản lý được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, bao gồm: Ban lãnh đạo và các phòng ban trực thuộc quản lý Công ty, sản xuất kinh doanh và phục vụ sản xuất. Nhìn chung, mô hình tổ chức quản lý của Công ty tương đối gọn nhẹ nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh được nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả cao. Hầu hết công nhân viên của Công ty đều ở độ tuổi trẻ và có tay nghề cao, được trang bị đầy đủ các phương tiện, máy móc thiết bị hiện đại. Tổ chức bộ máyquản lý Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các bộ phận được chuyên môn hoá với những trách nhiệm quyền hạn nhất định, có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cơ cấu tổ chức tốt nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đối phó với những biến động của thị trường. 2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: *Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nhiệm vụ thảo luận và thông qua: Báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm; Báo cáo của Hội đồng quản trị; Báo cáo của Ban kiểm soát; Kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty; Mức cổ tức thanh toán hàng năm; Số lượng thành viên của HĐQT; Lựa chọn
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 38 Công ty kiểm toán; Bầu, bãi nhiệm và thay thế thành viên HĐQT và Ban kiểm soát; Tổng số tiền thù lao của các thành viên HĐQT, và báo cáo tiền thu lao của HĐQT; Bổ sung và sửa đổi Điều lệ Công ty; Loại cổ phần và số lượng cổ phần mới sẽ được phát hành cho mỗi loại cổ phần, và việc chuyển nhượng cổ phần của thành viên sáng lập trong vòng ba năm đầu tiên kể từ Ngày thành lập; Chia, tách, hợp nhất, sát nhập hoặc chuyển đổi Công ty; Tổ chức lại và giải thể (thanh lý) Công ty và chỉ định người thanh lý; Công ty mua lại hơn 10% một loại cổ phần phát hành; Các vấn đề khác theo quy định của Điều lệ Công ty và các quy chế khác của Công ty. *Hội đồng quản trị: Số lượng thành viên HĐQT gồm năm (05) người. Nhiệm kỳ của HĐQT và thành viên HĐQT là 05 năm. Thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Thành viên HĐQT phải là cổ đông hoặc người được ủy quyền hợp pháp cho mỗi pháp nhân, sở hữu hoặc đại diện quyền sở hữu của ít nhất 0,38% tổng số cổ phần phổ thông.. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do luật pháp, Điều lệ, các quy chế nội bộ của Công ty và quyết định của ĐHĐCĐ quy định. Cụ thể HĐQT có các quyền hạn và nhiệm vụ chính sau: Quyết kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm; Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được ĐHĐCĐ thông qua; Bổ nhiệm và bãi nhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Trường Phòng ban, Giám đốc nhà máy, giám đốc chi nhánh hoặc chức vụ tương đương và quyết định mức lương của họ. Việc bãi nhiệm nói trên không được trái với các quyền theo hợp đồng của những người bị bãi nhiệm (nếu có); Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty; Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; tổ chức việc chi trả cổ tức; Các quyền và nhiệm vụ khác theo Điều lệ của Công ty và quy định của Pháp luật.
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 39 *Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cho cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty. Ban kiểm soát gồm từ ba (03) thành viên. Ban kiểm soát sẽ có quyền và trách nhiệm theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Côngty, chủ yếu là những quyền hạn và trách nhiệm như sau: Đề xuất lựa chọnCông ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sựrút lui hay bãi nhiệm của Công tykiểm toánđốc lập;Thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán trước khi bắt đầu việc kiểm toán; Kiểm tra các báo cáo tàichínhhàng năm, sáutháng và hàng quý trước khi đệ trình HĐQT; Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi củaban quảnlý Côngty; Xem xét báo cáo của Công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi HĐQT chấp thuận; Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của ban quản lý. *Ban Tổng Giám đốc Công ty: Công ty ban hành một hệ thống quản lý mà theo đó bộ máy quản lý sẽ chịu trách nhiệm và nằm dưới sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị. Công ty có một Tổng Giám đốc và ba (03) Phó Tổng Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc có các quyền hạn và trách nhiệm sau đây: Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua; Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của HĐQT, bao gồm việc thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất; Bổ nhiệm, bãi nhiệm phó phòng ban, tổ trưởng sản xuất và các chức vụ tương đương và quyết định mức lương của họ.
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 40 Tuyển dụng các lao động không phải là cán bộ quản lý, quyết định mức lương của họ theo quy định của pháp luật và nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty; Thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định của Điều lệ Công ty và các quy chế của Công ty, các nghị quyết của HĐQT. *Các phòng, ban và đơn vị kinh doanh: Các phòng, ban quản lý thực hiện các công việc chức năng nhằm đảm bảo cho việc quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Ban Giám đốc được hiệu quả. Công ty có các phòng, ban sau: - Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty trong về: Tổ chức bộ máy và mạng lưới; Quản trị nhân sự; Quản trị văn phòng và Công tác bảo vệ, an toàn và vệ sinh môi trường. - Phòng Kế hoạch kinh doanh: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về: Công tác kế hoạch và chiến lược phát triển Công ty; Công tác đầu tư và quản lý dự án đầu tư; Tham mưu cho Tổng giám đốc về nghiệp vụ kinh doanh; Hỗ trợ kinh doanh cho các Chi nhánh trong Công ty và Trực tiếp kinh doanh các mặt hàng lớn - Phòng Marketing: thực hiện công tác marketing, nghiên cứu thị trường; chọn lựa sản phẩm chủ lực và xây dựng chiến lược phát triển, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội thảo, hội chợ, tìm kiếm đối tác; thực hiện liên doanh, liên kết, mở rộng mạng lưới kinh doanh trên thị trường nội địa và phát triển kinh doanh xuất, nhập khẩu. - Phòng Nghiên cứu phát triển: Thực hiện chức năng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, nghiên cứu sử dụng các hoạt chất đế sản xuất thuốc, công thức sản phẩm, quy trinh sản xuất thuốc, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất thuốc tại dây chuyền hiện có của Công ty.
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 41 - Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu: Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển, mạng lưới phân phối, từng bước mở rộng thị trường ngoài nước. Nghiên cứu và tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác định hướng kinh doanh xuất nhập khẩu. - Phòng Kế hoạch sản xuất: Thực hiện tham mưu cho Ban Lãnh đạo công ty xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, tìm hiểu khai thác thị trường, đầu tư phát triển sản xuất, liên doanh liên kết trong và ngoài Công ty. - Phòng Tài chính kế toán: Tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty trong lĩnh vực Tài chính -Kế toán - Tín dụng của Công ty: Tổ chức hệ thống thông tin kinh tế trong Công ty; Kểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của Công ty; Quản lý chi phí của Công ty và Thực hiện công tác thanh tra tài chính các đơn vị trực thuộc Công ty. - Phòng Đảm bảo chất lượng, Kiểm tra chất lượng: Quản lý, kiểm tra và kiểm soát chung tình hình chất lượng sản phẩm, và báo cáo cho Tổng Giám đốc về tình hình chất lượng sản phẩm; - Tổng Kho Dược phẩm: Thực hiện nhiệm vụ lưu trữ, bảo quản thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất và thiết bị y tế phục vụ cho các Nhà máy và cho kinh doanh của Công ty. - Có 31 Chi nhánh nội tỉnh và 4 chi nhánh ngoại tỉnh: thực hiện kinh doanh sản phẩm của Công ty sản xuất, sản phẩm của các Doanh nghiệp trong nước và nhập khẩu.
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 42 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁTHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý 2.1.2.4 Tổ chức công tác tài chính kế toán doanh nghiệp Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Công tác kế toán được thực hiện tại 2xưởng sản xuất của công ty và được tập trung ở phòng Tài chính kế toán của công ty. Phó TGĐ Nhân sự Phó TGĐ Chất lượng Phó TGĐ Sản xuất Phòng TCHC Ban bảo vệ Xây dựng CB Công ty Con tại nước Lào Phòng NCPT Phòng ĐBCL Phòng KTCL - Phòng Kế toán - Phòng KHKD - XNK, Tổng Kho dược phẩm - Marketing - Ban TĐKT - CN nội, ngoại tỉnh Phòng KHSX Xưởng Cơ điện 2 NMSX thuốc
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 43 Bộ máy kế toán của Công ty 06 người, gồm: kế toán trưởng và 05 kế toán viên (trong đó có 02 kế toán nhà máy, 01 kế toán vật tư – tài sản, 01 kế toán thanh toán và 01 kế toán tổng hợp). Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa - Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động bộ máy kế toán tại Công ty, lập báo cáo tài chính và phân tích tình hính tài chính chi tiết cho giám đốc; lập hồ sơ quyết toán thuế năm, làm việc với các bên liên quan, nhất là cơ quan thuế, hải quan. - Kế toán thanh toán: thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (thanh toán và giao dịch với ngân hàng về các khoản vay nợ, chuyển tiền, tiền gửi)theo dõi công nợ giữa Công ty với nhà cung cấp. - Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm; thực hiện các nghiệp vụ mua vào, bán ra;tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm; đồng thời kế toán vật tư còn phải chịu trách nhiệm về tình hình tăng, giảm TSCĐ của Công ty, phân bổ khấu hao TSCĐ. KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN VẬT TƯ KẾ TOÁN NHÀ MÁY KÉ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN TỔNG HỢP
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 44 - Kế toán nhà máy: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm tại nhà máy; báo cáo về phòng kế toán tài chính của công ty để công ty lấy cơ sở thực hiện công tác kế toán. - Kế toán tổng hợp: Giúp trưởng phòng chỉ đạo các công việc kế toán, có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu kế toán của toàn công ty từ số liệu của các phần hành riêng biệt. 2.1.2.5Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty  Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất. - Tất cả thuốc do Công ty sản xuất đều áp dụng qui trình, công nghệ hiện đại và được thực hiện tại 02 nhà máy sản xuất thuốc Tân dược và Đông dược đạt tiêu chuẩn WHO – GMP. Hệ thống dây chuyên sản xuất được bố trí khép kín, với các máy móc thiết bị được trang bị mới 100% và nhập khẩu từ nước ngoài có tính tự động hóa cao như : Máy sản xuất viên hoàn cứng liên động, máy sản xuất thuốc tiêm liên động, máy đóng nang tự động, máy bao đường và bao phim tự động, máy điều chế khí nitơ. máy ép vỉ tự động, máy cô cao bằng kỹ thuật vi sóng … - Công nghệ sản xuất thuốc bao gồm các công đoạn (như sơ đồ )
  • 53. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 45 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất  Đặc điểm vềcơ sở vật chất kỹ thuật - Đầu tư nhà máy Tân dược tại số 4 – Quang Trung gồm: + Đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc Tân dược non bêtalactam: 26 tỉ đồng + Đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc bêta89lactam dòng penicilin: 11 tỉ đồng + Đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc tiêm – thuốc nhỏ mắt: 23 tỷ đồng - Đầu tư nhà máy sản xuất thuốc Đông dược tại khu công nghiệp Tây Bắc Ga: 75 tỉ đồng.
  • 54. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính SV: Lê Trung Anh Lớp:CQ50/11.02 46 - Xây dựng phòng kiểm tra chất lượng, với thiết bị hiện đại trị giá 5 tỷ đồng - Đầu tư phòng nghiên cứu phát triển đi vào hoạt động tháng 10/2014 với giá trị 10 tỉ đồng. Kinh phí đầu tư cho các hoạt động trên được lấy từ nguồn vốn chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển và vay Ngân hàng. Một số mặt hàng được sự hỗ trợ kinh phí khoa học kỹ thuật như: ống uống bổ dưỡng Biofil, viên bao tròn hyđan 500 và viên, bột, cốm Bioamin. 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty 2.1.3.1Những thuận lợi và khó khăn của Công ty  Những thuận lợi - Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được sự quan tâm giúp đỡ của UBND tỉnh Thanh Hóa, các sở ban ngành trong địa bàn tỉnh đặc biệt là Sở y tế tỉnh Thanh Hóa. - Cơ sở vật chất, hệ thống máy móc thiết bị ngày càng được hoàn thiện và đầu tư tốt hơn, nhà xưởng sản xuất thuốc và lưu thông phân phối đều đạt chuẩn GMP-WHO, GSP, GLP, nhiều sản phẩm được cấp lại và cấp mới. - Thương hiệu Thephaco (Công ty cổ phần Dược Vật tư y tế Thanh Hóa) được khẳng định trên thị trường. Công ty có bề dầy trong việc sản xuất thuốc tân dược, với hơn 80 mặt hàng được tiêu thụ trên thị trường được đông đảo bạn hàng và người tiêu dùng tín nhiệm. - Bộ máy quản lý và điều hành của Công ty đoàn kết nhất trí. Công ty phát huy được thương hiệu trên thị trường nội tỉnh và ngoại tỉnh. - Công ty có cơ chế quản lý rõ ràng, tạo được sự chủ động cho các chi nhánh, đơn vị, xí nghiệp và hệ thống cửa hàng kinh doanh dược phẩm. Mạng