SlideShare a Scribd company logo
Học viện tài chính I Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Đức Cường
Học viện tài chính II Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................................I
MỤC LỤC.....................................................................................................................................II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................... V
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.........................................................................................................VI
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................................VII
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN
TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP........................................................................3
1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động trong doanh nghiệp............................................. 3
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp ........................... 3
1.1.2. Phân loại vốn lưu động................................................................................... 5
1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp.................................... 6
1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp............................................................................ 7
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu của quản trị vốn lưu động của doanh
nghiệp .............................................................................................................. 7
1.2.2. Nội dung của quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp ............................. 8
1.2.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp........................ 8
1.2.2.2. Bố trí nguồn vốn lưu động..............................................................10
1.2.2.3. Cơ cấu vốn lưu động........................................................................12
1.2.2.4. Quản trị tiền mặt...............................................................................13
1.2.2.5. Quản trị các khoản phải thu, phải trả.............................................17
1.2.2.6. Quản trị hàng tồn kho. .....................................................................19
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của DN...............21
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.........................25
1.3.1 Nhân tố khách quan. ......................................................................................26
1.3.2 Những nhân tố chủ quan. ..............................................................................28
Học viện tài chính III Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY
ĐẦU TƯ HÀ THANH – CTCP TRONG THỜI GIAN QUA....................................................30
2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của
Tổng công ty đầu tư Hà Thanh - CTCP .........................................................................30
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của tổng công ty...................................30
2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của tổng công ty: .....................................30
2.1.2.1 Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu .............30
2.1.2.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh: .......................................................31
2.1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý của tổng công ty bao gồm:....................31
2.1.2.4 Tổ chức bộ máy quản lí tài chính – kế toán:..................................34
2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh: .................................................................34
2.1.4. Tình hình hoạt động của tổng công ty đầu tư Hà Thanh – CTCP
trong hai năm 2012 và 2013 .......................................................................35
2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh – CTCP
trong thời gian qua. ...........................................................................................................39
2.2.1. Xác định nhu cầu VLĐ của tổng Công ty..................................................39
2.2.2. Thực trạng bố trí nguồn vốn lưu động của tổng công ty..........................41
2.2.3. Thực trạng quy mô và cơ cấu vốn lưu động của tổng công ty ................50
2.2.4. Thực trạng quản trị tiền mặt. .......................................................................53
2.2.5. Thực trạng quản trị các khoản phải thu......................................................59
2.2.6. Thực trạng quản trị hàng tồn kho................................................................65
2.2.7. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của tổng công ty...............69
2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của Công ty. .................................72
2.3.1. Những kết quả đạt được ...............................................................................72
2.3.2. Những hạn chế và tồn tại. ............................................................................73
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHỦ YẾU NHẰM GÓP PHẦN NÂNG
CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VLĐ Ở TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH – CTCP....75
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của tổng công ty đầu tư Hà Thanh - CTCP
trong thời gian tới..............................................................................................................75
Học viện tài chính IV Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội ..............................................................................75
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty.........................................76
3.1.2.1. Mục tiêu.............................................................................................76
3.1.2.2. Định hướng. ......................................................................................76
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở tổng công ty
đầu tư Hà Thanh – CTCP.................................................................................................77
3.2.1. Xác định nhu cầu VLĐ một cách hợp lý và có kế hoạch huy động
vốn phù hợp ..................................................................................................77
3.2.2. Tổ chức cơ cấu vốn lưu động hợp lí. ..........................................................81
3.2.3. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền. .............81
3.2.4. Tăng cường công tác quản lí các khoản phải thu......................................82
3.2.5. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hàng tồn kho ...........................85
3.2.6. Các giải pháp khác ........................................................................................86
3.3. Một số kiến nghị về chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. ......................................90
KẾT LUẬN................................................................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................94
PHỤ LỤC
Học viện tài chính V Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DTT Doanh thu thuần
GVHB Giá vốn hàng bán
NSNN Ngân sách nhà nước
NVLĐ Nguồn vốn lưu động
TSLĐ Tài sản lưu động
TSCĐ Tài sản cố định
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSDH Tài sản dài hạn
VKĐ Vốn kinh doanh
VLĐ Vốn lưu động
VCĐ Vốn cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
Học viện tài chính VI Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
HÌNH 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÍ CỦA CÔNG TY ...........................................................32
HÌNH 2: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÍ TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN.............................................34
Học viện tài chính VII Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2012 và 2013. .........36
Bảng 2.2: Sự biến động của cơ cấu nguồn vlđ thường xuyên năm 2013 ..........................43
Bảng 2.3: Sự biến động của cơ cấu nguồn vlđ tạm thời năm 2013....................................45
Bảng 2.4: Sự biến động và tình hình phân bổ nguồn vốn lưu động năm 2013.................48
Bảng 2.5: mô hình tài trợ vốn của tổng công ty ...................................................................50
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn lưu động của tổng công ty trong 2 năm 2012 – 2013....................51
Bảng 2.7: Cơ cấu vốn bằng tiền của tổng công ty trong 2 năm 2012 - 2013....................55
Bảng 2.8: cơ cấu vốn trong thanh toán của tổng công ty trong 2 năm 2012 - 2013.........59
Bảng 2.9: Hiệu quả quản lý các khoản phải thu của tổng công ty......................................62
Bảng 2.10. Tình hình công nợ của tổng công ty năm 2013.................................................64
Bảng 2.11. Cơ cấu vốn vật tư hàng hoá của tổng công ty trong hai năm 2012 – 2013...66
Học viện tài chính 1 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự tham gia vào một sân
chơi bình đẳng với các doanh nghiệp trên toàn thế giới thì hầu hết các doanh
nghiệp Việt Nam ở tất cả mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh đều là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), thị trường còn tương đối nhỏ, năng lực
tài chính và khả năng quản lý còn gặp nhiều hạn chế. Vì vậy ở thời điểm hiện
tại và đặc biệt là trong những năm tiếp theo khi chúng ta thực hiện đầy đủ các
cam kết của tổ chức WTO thì SME của chúng ta sẽ phải cạnh tranh rắt gay
gắt với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như là trong nước để giành giật thị
trường, tồn tại và phát triển. Vì vậy, khi thị trường với những sự cạnh tranh
gay gắt như vậy sẽ loại bỏ những doanh nghiệp có năng lực yếu kém, không
đủ khả năng để tiếp tục cuộc chơi. Một trong những nguyên nhân chính dẫn
đến sự thất bại của các SME là do năng lực quản trị tài chính hạn chế, đặc biệt
trong việc hoạch định nguồn tài trợ và quản trị vốn lưu động, thể hiện qua tình
trạng thiếu vốn, mất tính thanh khoản. Hiện tại, đây cũng là một vấn đề thực
sự nhức nhối đối với các SME, vì vậy sau hơn 2 tháng thực tập tại Tổng Công
ty đầu tư Hà Thanh - CTCP em đã quyết định chọn đề tài “Tăng cường quản
trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh - CTCP” cho bài báo
cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn lưu động.
- Phân tích thực trạng tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty
đầu tư Hà Thanh – CTCP từ đó đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty này.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Học viện tài chính 2 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
- Đối tượng nghiên cứu là thực trạng quản lý vốn lưu động Tổng Công
ty đầu tư Hà Thanh –CTCP.
- Phạm vi nghiên cứu là các nội dung trong phân tích hiệu quả tổ
chức, sử dụng vốn lưu động thực tế tại Tổng Công ty đầu tư Hà Thanh –
CTCP.
4. Thời gian nghiên cứu: trong 2 năm 2012 và 2013.
5. Về phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp
so sánh, thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế
biến động của các chỉ tiêu và các phương pháp khác: Phân tích nhân tố,
phương pháp số chênh lệch…
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung đề tài của em gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản
trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Tổng Công ty
đầu tư Hà Thanh – CTCP trong thời gian qua.
Chương 3: Một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở Tổng Công ty đầu tư Hà Thanh -
CTCP.
Em xin chân thành cảm ơn PGS/tiến sĩ: Vũ Công Ty, Ban giám đốc
cùng cán bộ công nhân viên tổng công ty đầu tư Hà Thanh – CTCP đã giúp
đỡ em hoàn thành đề tài này. Dù đã rất cố gắng nhưng bài viết của em không
tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các anh chị trong tổng công ty để bài
viết của em được hoàn chỉnh hơn.
Học viện tài chính 3 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ
VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động trong doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp
Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động, các
doanh nghiệp còn cần có các đối tượng lao động. Khác với các tư liệu lao
động, các đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không
giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn
bộ, một lần vào giá trị sản phẩm. Những đối tượng lao động nói trên nếu xét
về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị
được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy có thể hiểu:
- Vốn lưu động là lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về các
đối tượng lao động của doanh nghiệp.
- Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân
chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp, tài sản lưu động được được thể hiện ở bộ phận tiền mặt, các chứng
khoán có khả năng thanh khoản cao, các khoản phải thu và dự trữ tồn kho.
Vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai
đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình
này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ. Sau mỗi chu kỳ
tái sản xuất, vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển.
Như vậy, vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất là số tiền ứng
trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm
Học viện tài chính 4 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn lưu động cũng vận
động liên tục, chuyển hoá từ hình thái này qua hình thái khác. Sự vận động
của vốn lưu động qua các giai đoạn có thể mô tả bằng sơ đồ sau:
T
T-H-SX-H’- T’
Ä T
Đốivới doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu thông, quá trình vận động của
vốn lưu động theo trình tự sau:
T
T – H – T’
Ä T
Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn và chuyển hoá từ
hình thái ban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hoá và cuối cùng
quay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động. Cụ
thể là sự tuần hoàn của vốn lưu động được chia thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1(T-H): khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động dưới hình
thái tiền tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động để dự trữ cho sản
xuất. Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái tiền tệ chuyển
sang hình thái vốn vật tư hàng hoá.
- Giai đoạn 2(H-SX-H’): ở giai đoạn nay doanh nghiệp tiến hành sản
xuất ra sản phẩm, các vật tư dự trữ được đưa dần vào sản xuất. Trải qua quá
trình sản xuất các sản phẩm hàng hoá được chế tạo ra. Như vậy ở giai đoạn
Học viện tài chính 5 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
này vốn lưu động đã từ hình thái vốn vật tư hàng hoá chuyển sang hình thái
vốn sản phẩm dở dang và sau đó chuyển sang hình thái vốn thành phẩm.
- Giai đoạn 3:(H’-T’): doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và
thu được tiền về và vốn lưu động đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang
hình thái vốn tiền tệ trở về điểm xuất phát của vòng tuần hoàn vốn. Vòng tuần
hoàn kết thúc. So sánh giưa T và T’, nếu T’ >T có nghĩa doanh nghiệp kinh
doanh thành công vì đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất đã sinh sôi nảy nở,
doanh nghiệp bảo toàn và phát triển được VLĐ và ngựơc lại. Đây là một nhân
tố quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng đồng VLĐ của doanh nghiệp.
Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành
thường xuyên liên tục nên vốn lưu động của doanh nghiệp cũng tuần hoàn
không ngừng, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ gọi là sự chu chuyển của vốn
lưu động. Do sự chu chuyển của vốn lưu động diễn ra không ngừng nên trong
cùng một lúc thường xuyên tồn tại các bộ phận khác nhau trên các giai đoạn
vận động khác nhau của vốn lưu động. Khác với vốn cố định, khi tham gia
vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động luôn thay đổi hình thái
biểu hiện, chu chuyển giá trị toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và hoàn
thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra theo lí thuyết tài chính vốn lưu động còn được xác định bằng
phần trội của tổng nguồn vốn dài hạn so với tổng tài sản cố định hay bằng
phần chênh lệch của tài sản lưu động so với nợ ngắn hạn.
1.1.2. Phân loại vốn lưu động.
Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân
loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Thông
thường có những cách phân loại sau đây:
Học viện tài chính 6 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
* Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản
xuất kinh doanh.
Theo cách phân loại này, vốn lưng động được phân thành:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị của vật tư,
nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm giá trị của sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm, chi phí chờ kết chuyển.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm: giá trị của thành
phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc đá quí..); các khoản đầu tư ngắn hạn và
các khoản ký cược, ký quí ngắn hạn; các khoản phải thu.
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của từng loại vốn
trong trong từng khâu của quá trình kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp có thể
điều chỉnh cơ cấu sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.
* Phân loại theo hình thái biểu hiện.
Theo cách này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại:
- Vốn vật tư hàng hoá bao gồm giá trị của vật tư, nhiên liệu, phụ tùng
thay thế, công cụ lao động, bao gồm giá trị của sản phẩm dở dang, bán thành
phẩm, thành phẩm.
- Vốn bằng tiền bao gồm vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc đá quí..); các
khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản ký cược, ký quí ngắn hạn; các khoản vốn
trong thanh toán..
1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
Biểu hiện dướidạng vật chấtcủa VLĐ chínhlà các TSLĐ. Trong doanh
nghiệp giữa VLĐ (là TSLĐ) và nguồn vốn lưu động (NVLĐ) luôn có một mối
Học viện tài chính 7 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
quan hệ cân đối tổng thể. VLĐ và NVLĐ chính là hai mặt biểu hiện khác nhau
của trị giá TSLĐ hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Vấn đề
đặt ra là doanh nghiệp phải lựa chọn một cơ cấu nguồn vốn tối ưu vừa giảm
được chiphí sửdụng vốnvừa đảm bảo sựan toàncho doanhnghiệp. căn cứ vào
các tiêu thức phân loại NVLĐ của doanh nghiệp được chia thành:
- NVLĐ thường xuyên : là nguốn vốn mang tính chất ổn định và dài
hạn, bao gồm VCSH và các khoản vay dài hạn để tài trợ cho nhu cầu VLĐ
thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp.
NVLĐ thường xuyên = Tổng TSLĐ – Nợ ngắn hạn
- NVLĐ tạm thời : là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn, gồm các khoản
vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, các khoản nợ ngắn
hạn… được dùng để đáp ứng nhu cầu VLĐ có tính chất tạm thời, bất thường
phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
NVLĐ tạm thời = Vốn vay ngắn hạn + Vốn chiếm dụng hợp pháp
1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1. Kháiniệmvà mục tiêucủa quảntrịvốnlưuđộng của doanhnghiệp
* Khái niệm quản trị vốn lưu động:
Quản trị vốn lưu động là các quyết định liên quan đến các vấn đề về
vốn lưu động và tài sản ngắn hạn bao gồm quản trị tiền mặt, các khoản phải
thu, hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra thường xuyên
và liên tục.
* Mục tiêu của quản trị vốn lưu động:
Quản trị, sử dụnghợp lí tài sản lưu động cũng như vốn lưu động có ảnh
hưởng rất lớn đối với việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Học viện tài chính 8 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
Việc quảntrị tốt vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển
sản xuất kinh doanh đồng thời áp dụng được những tiến bộ khoa học kĩ thuật
hiện đại. Từ đó, tạo ra khả năng để doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí giá thành sản phẩm, đồng thời khai thác được
các nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm, làm tăng tốc độ luân
chuyển vốn lưu động, giảm bớt nhu cầu vay vốn, giảm bớt chi phí lãi vay.
1.2.2. Nội dung của quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Nhu cầu kinh doanh diễn ra thường xuyên hàng ngày bắt đầu từ
việc mua sắm và dự trữ vật tư cần thiết, tiếp đó tiến hành sản xuất sản
phẩm và sau khi sản phẩm được sản xuất xong thì thực hiện việc bán sản
phẩm và thu tiền về. Quá trình kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục
tạo thành chu kỳ kinh doanh. Như vậy, chu kỳ kinh doanh của doanh
nghiệp là thời gian trung bình cần thiết để thực hiện việc mua sắm, dự trữ
vật tư, sản xuất ra sản phẩm và bán sản phẩm, thu tiền bán hàng. Chu kỳ
kinh doanh của doanh nghiệp có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn mua sắn và dự trữ vật tư.
- Giai đoạn sản xuất.
- Giai đoạn bán sản phẩm và thu tiền bán hàng.
Vậy, đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài việc phân loại vốn lưu động
để quản lý còn phải xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý để đảm bảo sản
xuất kinh doanh không thừa, không thiếu vốn.
Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp có
2 phương pháp sau:
Học viện tài chính 9 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
 Phương pháp 1: Phương pháp trực tiếp:
Nội dung của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến lượng vốn của doanh nghiệp phải ứng ra để dự trữ vật
tư, sử dụng và tiêu thụ sản phẩm để xác định nhu cầu từng khoản vốn lưu
động trong từng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ nhu cầu vốn lưu động
thường xuyên của doanh nghiệp.
Phương pháp này được xác định theo công thức sau:
Nhu cầu vốn lưu
động thường xuyên
=
Dự trữ vật
tư hàng hóa
+
Nợ phải
thu
-
Nợ phải
trả
Trong đó: Dự trữ vật tư hàng hóa được xác định trên lượng hàng
tồn kho cần thiết cho doanh nghiệp.
Nợ phải thu
dự kiến
trong kì
=
Số ngày trung bình
cho khách hàng nợ
trong kì dự kiến
x
Doanh thu bán
chịu bình quân 1
ngày dự kiến
Nợ phải trả =
Số ngày được nợ
trung bình
x
Giá trị NVL, hàng hóa mua
chịu bình quân 1 ngày
Phương pháp này có ưu điểm là xác định nhu cầu vốn lưu
động được chính xác, vì nhu cầu vốn lưu động được xác định theo từng
loại vật tư ở từng khâu. Nhưng nhược điểm là mất nhiều thời gian và
chậm trễ khi lập kế hoạch nhu cầu vốn lưu động.
Học viện tài chính 10 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
 Phương pháp 2: phương pháp gián tiếp:
Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm về sử dụng
vốn lưu động bình quân báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế
hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch.
Việc xác định được thực hiện theo trình tự sau:
Xác định số dư bình quân các khoản phải thu, vật tư tồn kho.
Xác định tỷ lệ các khoản trên doanh thu thuần cả năm. Trên cơ sở
đó xác định nhu cầu vốn lưu động.
Xác định nhu cầu vốn lưu động của kỳ sau.
Phương pháp này có ưu điểm là xác định nhu cầu vốn lưu động
năm kế hoạch nhanh chóng, đơn giản, dễ thực hiện. Nhưng có nhược điểm
là tính chính xác không cao.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động:
+ Những yếu tố về tính chất của ngành nghề kinh doanh ở mức độ
hoạt động của doanh nghiệp.
+ Những yếu tố về mua sắm vật tư và sản phẩm.
+ Những yếu tố về chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ, tín
dụng và tổ chức thanh toán.
+ Yếu tố về giá cả vật tư hoặc hàng hóa dự trữ.
1.2.2.2. Bố trí nguồn vốn lưu động
Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm: nguồn
vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời. Nguồn vốn lưu
động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh
doanh, về cơ bản, nguồn vốn lưu động thường xuyên đảm bảo cho vốn lưu
Học viện tài chính 11 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
động thường xuyên con nguồn vốn lưu động tạm thời đảm bảo cho nhu cầu
vốn lưu động tạm thời, song không nhất thiết phải hoàn toàn như vậy, để tạo
điều kiện sử dụng linh hoạt nguồn tài chính, việc bố trí nguồn vốn nào sẽ
dùng để tài trợ cho nhu cầu vốn nào tạo ra các kiểu mô hình tài trợ với những
ưu, nhược điểm riêng biệt. Có 3 mô hình tài trợ vốn cho doanh nghiệp:
* Mô hình tài trợ thứ nhất: toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên
được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được
đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
- Lợi ích của áp dụng mô hình này:
+ Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức
độ an toàn cao hơn.
+ Giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn.
- Hạn chế của việc sử dụng mô hình này:
+ Chưa tạo được sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, thường
vốn nào nguồn nấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn, song kém linh hoạt.
Trong thực tế, có khi doanh thu biến động, khi gặp khó khăn về tiêu
thụ, doanh nghiệp phải tạm thời giảm bớt đi quy mô kinh doanh, nhưng vẫn
phải duy trì một lượng vốn thường xuyên khá lớn.
* Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thườn xuyên và
một phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên,
và một phần TSLĐ tam thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Sử dụng mô hình này khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao,
tuy nhiên, doanh nghiệp phải sử dung nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn
nên doanh nghiệp phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn.
Học viện tài chính 12 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
Nếu so sánh giữa tài trợ ngắn hạn và tài trợ dài hạn về mức độ rủi ro,
thông thường tài trợ ngắn hạn có mức độ rủi ro ít hơn tài trợ dài hạn, lãi suất
tiền vay ngắn hạn thường biến động nhiều hơn; về mặt chi phí sử dụng vốn,
tài trợ dài hạn thường có chi phí cao hơn, lãi suất thường cao hơn, đôi khi
được sử dụng cả những lúc không có nhu cầu thực sự.
Về mặt thực tế, có những doanh nghiệp khi gặp thời vụ, dự trữ vật tư
và hàng tồn kho để bán tăng lên, lúc này đã sử dụng phần nguồn vay dài hạn
để tài trợ cho phần tăng đột biến đó. Trong tình huốn này cũng phải được
chấp nhận đưa đến việc sử dụng vốn có tính linh hoạt hơn, mặc dù chi phí có
cao hơn.
* Mô hìnhtài trợthứ3:toànbộ TSCĐvàmộtphầnTSLĐthườngxuyên
được đảmbảobằngnguồnvốnthườngxuyên, cònmộtphầnTSLĐthường xuyên
và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Về lợi thế, mô hình này chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp hơn vì sử
dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh
hoạt hơn. Trong thực tế, mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa
chọn, vì một phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên,
đối với các doanh nghiệp mới hình thành lại càng cần thiết. Việc sử dụng mô
hình này, doanh nghiệp cũng cần sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn,
vì áp dụng mô hình này, khả năng gặp rủi ro sẽ cao hơn.
1.2.2.3. Cơ cấu vốn lưu động
Cơ cấu VLĐ phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động
trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp.
VLĐ là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, vấn đề tổ chức
quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng
Học viện tài chính 13 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
và phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường
hiện nay. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, điều này đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức được tốt quá trình mua sắm dự trữ vật tư,
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân
chuyển để vốn luân chuyển từ loại này thành loại khác, từ hình thái này sang
hình thái khác, rút ngắn vòng quay của vốn.
Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động. Có
nhiều cách phân loại vốn, mỗi cách phân loại có tác dụng riêng phù hợp với
yêu cầu của công tác quản lý. Thông qua các phương pháp phân loại giúp cho
nhà quản trị tài chính doanh nghiệp đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn
của những kỳ trước, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý
kỳ để ngày càng sử dụng hiệu quả hơn vốn lưu động. Cũng như từ các cách
phân loại trên doanh nghiệp có thể xác định được cơ cấu vốn lưu động của
mình theo những tiêu thức khác nhau.
Trong các doanh nghiệp khác nhau thì cơ cấu vốn lưu động cũng
không giống nhau. Việc phân tích cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo
các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những
đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó
xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý vốn lưu động có hiệu quả
hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
1.2.2.4. Quản trị tiền mặt
Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền mặt trong quỹ, tiền
gửingân hàng, tiền đang chuyển… Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp luôn phát sinh các khoản thu chi thanh toán ngay bằng tiền
mặt,do đó việc dự trữ tiền mặt tại doanh nghiệp là cần thiết và rất quan trọng.
Học viện tài chính 14 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
Động cơ chủ yếu của việc nắm giữ tiền mặt trong doanh nghiệp là để
làm thông suốt các giao dịch trong kinh doanh cũng như duy trì khả năng
thanh toán của doanh nghiệp ở mọi thời điểm. Ngoài ra,còn xuất phát từ nhu
cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu bất thường chưa dự đoán được
và động lực đầu cơ trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khi xuất
hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì mức dự trữ
tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu chiết khấu
từ các nhà cung cấp.
Nội dung chủ yếu của việc quản lý tiền mặt bao gồm:
* Xác định số dư tiền mặt mục tiêu:
Số dư tiền mặt mục tiêu bao gồm sự đánh đổi giữa chi phí cơ hội của
việc nắm giữ quá nhiều tiền mặt và chi phí giao dịch của việc nắm giữ quá ít
tiền mặt.
William Baumol là người đầu tiên đưa ra mô hình quản lý tiền mặt
chính thức liên kết giữa chi phí cơ hội và chi phí giao dịch (C*). Mô hình của
ông có thể được dùng để tính toán mức số dư tiền mặt mục tiêu và được xác
định bằng công thức:
C* = √
2∗T∗F
K
Trong đó:
C*: Số dư tiền mặt mục tiêu.
T: Tổng nhu cầu về tiền mặt trong một chu kỳ.
F: Chi phí một lần giao dịch.
K: Lãi suất trên thị trường.
Học viện tài chính 15 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
Như vậy, nếu doanh nghiệp giữ số tiền mặt ở mức quá thấp, doanh
nghiệp sẽ gặp phải khó khăn trong việc thanh toán, do đó có thể doanh nghiệp
phảibán các tài sản lưu động có tính thanh khoản cao thường xuyên hơn là nếu
giữ số tiền mặt cao hơn, điều đó sẽlàm cho chiphí giao dịchtăng lên. Ngược lại,
chiphí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt sẽ tăng lên, khi số tiền mặt giữ lại tăng.
Do đó, nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải xác định được số dư tiền mặt mục
tiêu hay nóicách khác chính là sự cân đối giữa chi phí cơ hội của việc nắm giữ
tiền mặt và chi phí giao dịch sao cho tổng chi phí là tối thiểu.
* Hoạch định ngân sách tiền mặt:
Ngân sách tiền mặt là một kế hoạch ngắn hạn dùng để xác định nhu
cầu chi tiêu và nguồn thu tiền mặt của doanh nghiệp, kế hoạch này thường
được xây dựng trên cơ sở quý, tháng, tuần. Dự đoán nguồn thu tiền mặt bao
gồm thu nhập từ hoạt động kinh doanh, nguồn đi vay và các nguồn khác,
trong các nguồn thu kể trên, nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh coi
là quan trọng nhất, nó được dự đoán dựa trên cơ sở doanh số bán ra và phần
trăm doanh số được thanh toán tiền mặt dự kiến trong kỳ.
Dự đoánnhucầuchitiêu bao gồmcác khoảnchichosảnxuất kinh doanh
như mua sắmtài sản, trảlương, các khoảnchicho hoạtđộngđầutưtheo kế hoạch
của doanh nghiệp, các khoản chi trả lãi, nộp thuế và các khoản chi khác.
Trên cơ sở so sánh nhu cầu chi tiêu, doanh nghiệp có thể thấy được
mức thăng dư hay thâm hụt ngân quỹ. Từ đó thực hiện các biện pháp cân
bằng thu chi ngân sách như tăng tốc độ thu hồi công nợ hoặc giảm tốc độ xuất
quỹ nếu có thể thực hiện được, hoặc khéo néo sử dụng các khoản nợ đến thời
hạn thanh toán.
* Đầu tư tiền nhàn rỗi: Hầu hết các công ty lớn quản lý tài sản tài
chính ngắn hạn của mình và giao dịch thông qua ngân hàng và các trung gian.
Học viện tài chính 16 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
Do đó, nếu công ty có dư thừa tiền mặt tạm thời, công ty có thể đầu tư vào
các chứng khoán ngắn hạn. Các loại chứng khoán có khả năng chuyển đổi
thành tiền mặt cao là những công cụ tài chính được mua bán trên thị trường
tiền tệ hay thị trường vốn có tính linh hoạt rất cao. Việc đầu tư vào các loại
chứng khoán này có vai trò như một bước đệm cho quản lý tiền mặt, khi
lượng tiền mặt của doanh nghiệp giảm thấp hơn mức ấn định, các loại chứng
khoán này được dùng để chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. Ngược lại, tiền
nhàn rỗi có thể được đầu tư tạdm thời vào các loại chứng khoán này. Tuy
nhiên, khi đầu tư vào các loại chứng khoán cần xem xét kỹ các đặc tính như
tính thanh khoản, tính rủi ro, thời gian đáo hạn, lợi nhuận kỳ vọng.
Để thực hiện các nội dung quản lý tiền mặt nói trên doanh nghiệp có
thể sử dụng các biện pháp như:
- Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt
- Giảm tốc độ chi tiêu tiền mặt
Trong đó tăng tốc độ thu hồi tiền mặt có thể được thực hiện thông qua
việc khuyến khích khách hàng thanh toán sớm với việc áp dụng chính sách
chiết khẩu đối với các khoản nợ được thanh toán trước hay đúng hạn, quy
định phương thức thanh toán phù hợp với từng đối tượng khách hàng tổ chức
theo dõi và đôn đốc thu hồi công nợ.
Giảm tốc độ chi tiêu tiền mặt là việc thay vì dùng tiền thanh toán sớm
các hoá đơn mua hàng, người quản lý tài chính có thể trì hoãn việc thanh toán
trong phạm vi thời gian và các chi phí tài chính, tiền phạt hay sự suygiảm vị
thế tín dụng của doanh nghiệp thấp hơn những lợi ích cho việc thanh toán
chậm mang lại.
Học viện tài chính 17 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
1.2.2.5. Quản trị các khoản phải thu, phải trả.
Việc chiếm dụng vốn lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh là
một nét đặc trưng trong quan hệ kinh tế giữa các chủ thể, thậm chí còn được
coi là một “sách lược” trong kinh doanh trên thị trường. Các khoản phải thu
chính là số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng, các khoản phải trả là số vốn
doanh nghiệp đi chiếm dụng.
Độ lớn các khoản phải thu, phải trả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
tốc độ thu hồi hay trả công nợ cũ, tốc độ tạo ra nợ mới và sự tác động của các
yếu tố chung nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp như chu kỳ suy thoái
của nền kinh tế, khủng hoảng tiền tệ… Doanh nghiệp đặc biệt chú ý tới các
nhân tố mà mình có thể kiểm soát được, tác động lớn tới chất lượng của các
khoản phải thu, phải trả. Đó là chính sách tín dụng.
* Chính sách tín dụng:
Khi thực hiện các chính sách tín dụng, doanh nghiệp cần lưu ý các
điểm sau:
- Phải xác định được các tiêu chuẩn tín dụng tức là sức mạnh tài chính
tối thiểu mà có thể chấp nhận được các khoản mua và bán chịu.
- Chiết khấu tiền mặt: Là việc nhằm khuyến khích khách hàng trả tiền
sớm bằng cách thực hiện việc giảm giá đối với các trường hợp mua hàng bằng
tiền mặt hoặc trả tiền trước thời hạn.
- Thời hạn bán chịu: Là độ dài thời gian của các khoản tín dụng.
- Chínhsáchthu tiền và biện pháp xử lý với các khoảntín dụng quá hạn.
Các yếu tố trên tác động mạnh mẽ đến doanh thu bán hàng của doanh nghiệp,
chẳng hạn doanh thu sẽ có xu hướng tăng lên khi các tiêu chuẩn tín dụng được
lới lỏng, tỷ lệ chiết khấu tăng, thời gian bánchịu dàivà phương thức thu tiền bớt
Học viện tài chính 18 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
gắt gao. Tuy nhiên, trong việc thiết lập chínhsáchtín dụng và tổ chức thực hiện
nó, người làm côngtác quản lý tài chínhphảixác minh được phẩmchất tín dụng
của kháchhàng trên cơ sở đó thiết lập các tiêu chuẩn tíndụng thích hợp, bởi nếu
các tiêu chuẩntín dụngquá cao có thểloại bỏ nhiều khách hàng tiềm năng do đó
làm giảm lợi nhuận. Ngược lại, nếu tiêu chuẩn tín dụng quá thấp sẽ làm tăng
doanh số bán nhưng đồng thời cũng làm cho rủi ro tín dụng tăng, gia tăng các
khoản nợ khó đòi, chi phí thu tiền tăng lên.
* Theo dõi các khoản phải thu, phải trả:
Người làm công tác quản lý tài chính phải theo dõi thường xuyên các
khoản phải thu nhằm xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá đúng
tính hữu hiệu của chính sách thu tiền của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện các
khoản tín dụng có vấn đề để có biện pháp giải quyết thích ứng. Để theo dõi
các khoản phải thu, phải trả có thể sử dụng các công cụ sau đây.
- Kỳ thu, trả tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu được các
khoản phải thu, kỳ trả tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để doanh
nghiệp trả các khoản phải trả, được xác định theo công thức:
+ Kì thu tiền bình quân =
các khoản phải thu
Doanh thu bán chịu bình quân
+ Vòng quay khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Khoản phải thu
Mục tiêu trong quản lý các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp
là “thu sớm và trả muộn”. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp thành
công trong việc thực hiện như trên, khách hàng và nhà cung cấp bị thiệt, và sự
đánh đổi ở đây chính là sự tác động đối với mối quan hệ giữa doanh nghiệp
với các đối tác trên. Cho nên, kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều
Học viện tài chính 19 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
trường hợp chưa thể có kết luận chắc chắn là tốt hay xấu mà còn phải xem xét
lại mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như mở rộng thị trường, chính
sách tín dụng, quan hệ khách hàng…
- Phân tích tuổi của các khoản phải thu: Phương pháp này dựa trên
thời gian biểu về tuổi của các khoản phải thu tức là khoảng thời gian có thể
thu được tiền của các khoản phải thu để phân tích. Sự phân tích theo phương
pháp này có tác dụng rất hữu hiệu, nhất là khi các khoản phải thu được xem
xét dưới góc độ sự biến động về thời gian. Nó cho phép tạo ra một phương
pháp theo dõi hiệu quả đối với các khoản phải thu, tất nhiên, phương pháp
này có hạn chế là nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của doanh số bán theo thời vụ.
Khi doanh thu bán thay đổi thất thường, biểu thời gian sẽ cho thấy sự thay đổi
rất lớn mặt dù mô hình thanh toán không thay đổi.
- Mô hình số dư các khoản phải thu: Phương pháp này đo lường phần
doanhsố bánchịu của mỗitháng vẫn chưathu được tiền tại thời điểm cuối tháng
đó và tại thời điểm kết thúc củatháng tiếp theo. Ưu điểm củamô hìnhnày so với
mô hìnhphân tíchtuổicủacác khoảnphải thu là nó hoàn toàn không chịu sự tác
độngcủa yếu tố thời vụ mức biến động của doanh số bán không ảnh hưởng tới
sự phân bổ hợp lý những khoản nợ tồn đọng theo thời gian.
1.2.2.6. Quản trị hàng tồn kho.
Hàng tồnkho là những tài sản mà doanhnghiệp lưu trữ để sản xuất hoặc
bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp, hàng tồn kho dự trữ thường ở 3 dạng:
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
- Các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm
- Các thành phẩm, hàng hoá chờ tiêu thụ
Học viện tài chính 20 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
Quản lý hàng tồn kho bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý
các hoạt động nhằm vào nguyên vật liệu, hàng hoá đi vào, đi qua và đi ra khỏi
doanh nghiệp. Quản lý hàng tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan
trọng bởi vì nếu dự trữ không hợp lý sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh
bị gián đoạn, hiệu quả kém. Việc quản lý hàng tồn kho có hiệu qủa phải đạt
được 2 mục tiêu sau:
- Mục tiêu an toàn: Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một khối lượng
hàng hóa dự trữ đủ để đảm bảo sản xuất và bán ra thường xuyên, liên tục.
- Mục tiêu kinh tế: Đảm bảo chi phí cho dự trữ là thấp nhất.
Để kết hợp hài hoà giữa hai mục tiêu này, nhà kinh tế Ford. W. Harris
đã đề xuất mô hình EOQ (Economic Order Quantity Model) áp dụng trong
quản lý hàng tồn kho để tối thiểu hoá chi phí hàng tồn kho và tối đa hoá an
toàn trong cung ứng, đã được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng. Mô hình này
giả thiết rằng:
- Một lượng hàng hoá như nhau được đặt tại mỗi thời điểm đặt hàng lại.
- Các nhà quản lý chỉ quan tâm tới chi phí bảo quản và chi phí đặt
hàng là những chi phí chịu ảnh hưởng bởi số lượng hàng tồn kho.
Theo lý thuyết về mô hình này thì số lượng hàng đặt hiệu quả là:
QE = √
2x(CdxQn)
C1
Trong đó: QE là lượng đặt hàng kinh tế (Hay lượng đặt hàng tối ưu).
Cd là chi phí cho mỗi lần đặt hàng.
Qn là tổng nhu cầu về hàng lưu kho trong năm.
C1 là chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho.
Học viện tài chính 21 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
Theo giả thuyết của mô hình thì nhu cầu và thời gian đặt hàng là xác
định. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy, dự trữ an toàn được sử dụng như
là một lớp đệm chống lại sự gia tăng bất thường của nhu cầu hay thời gian
mua hàng hoặc tình trạng không sẵn sàng cung cấp. Dự trữ an toàn là mức tồn
kho hay dữ trữ tồn kho ở mọi thời điểm, ngay cả khi lượng tồn kho được xác
định theo mô hình EOQ.
Vậy dự trữ trung bình tối ưu thực tế là:
Q̅ = QE/2 + QDT
Trong đó: Q̅ là mức dự trữ trung bình tối ưu thực tế
QDT làmức dự trữ an toàn
Như vậy, việc quản lý và sử dụng vốn lưu động là 2 vấn đề không thể
tách rời nhau, nếu quản lý tốt thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ cao và
ngược lại. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động doanh
nghiệp phải quản lý vốn lưu động một cách khoa học, có hiệu quả.
1.2.3.Cácchỉtiêuđánhgiá tình hình quản trị vốn lưu động của DN.
* Tốc độ luân chuyển VLĐ.
Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở
tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Vốn lưu
động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao và
ngược lại.
Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân
chuyển(số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển vốn(số ngày của một vòng quay
vốn). Số lần luân chuyển VLĐ phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện
trong thời kỳ nhất định, thường tính trong 1 năm. Công thức tính như sau:
Học viện tài chính 22 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
L =
M
VLĐ
Trong đó:
L: số lần luân chuyển(số vòng quay) của VLĐ trong kỳ.
M: tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ.
VLĐ: vốn lưu động bình quân trong kỳ.
Kỳ luân chuyển VLĐ phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay
VLĐ. Công thức được xác định như sau:
K =
360
L
Hay K =
VLĐ x 360
M
Trong đó:
K: Kỳ luân chuyển VLĐ.
M,VLĐ: Như công thức trên.
Vòng quay VLĐ càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút
ngắn và chứng tỏ VLĐ càng được sử dụng có hiệu quả.
* Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển.
Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn được biểu
hiện bằng hai chỉ tiêu là mức tiết kiệm tuyệt đối và mức tiết kiệm tương đối.
- Mức tiết kiệm tuyệt đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh
nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc
khác. Nói mộtcáchkhác với mức luân chuyển vốn không thay đổi(hoặc lớn hơn
báo cáo)songdo tăng tốc độ luân chuyển nên doanh nghiệp cần số vốn ít hơn.
Học viện tài chính 23 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
Công thức tính như sau:
Vtktđ = (
M1
360
x K1 ) – VLĐ0 = VLĐ1 – VLĐ0
Trong đó:
Vtktđ : Vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối.
VLĐ0, VLĐ1: Vốn lưu động bình quân năm báo cáo và năm kế hoạch.
M1 : Tổng mức luân chuyển năm kế hoạch
K1 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch
Điều kiện để có VLĐ tiết kiệm tuyệt đối là tổng mức luân chuyển vốn
kỳ kế hoạch phải không nhỏ hơn tổng mức luân chuyển vốn kỳ báo cáo và
vốn lưu động kỳ kế hoạch phải nhỏ hơn vốn lưu động kỳ báo cáo.
- Mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên
doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần
tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô VLĐ. Công thức xác định số
VLĐ tiết kiệm tương đối như sau:
Vtktgđ =
M1
360
x ( K1 – K0 )
Trong đó:
Vtktgđ : Vốn lưu động tiết kiệm tương đối.
M1 : Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch.
K0, K1: Kỳ luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch.
Điều kiện để có vốn lưu động tiết kiệm tương đối là tổng mức luân
chuyển vốn kỳ kế hoạch phải lớn hơn kỳ báo cáo và VLĐ kỳ kế hoạch phải
lớn hơn VLĐ kỳ báo cáo.
Học viện tài chính 24 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
* Hiệu suất của VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể
làm ra bao nhiêu đồng doanh thu
Hiệu suất của VLĐ (H) =
𝐷𝑇
𝑉𝐿Đ
Số DT tạo ra trên 1 đồng VLĐ càng lớn thì hiệu suất của VLĐ càng cao.
* Hàm lượng VLĐ(hay còn gọi là mức đảm nhận VLĐ).
Hàm lượng VLĐ là số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng
doanh thu. Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ, chỉ
tiêu này được tính như sau:
Hàm lượng VLĐ =
1
H
Trong đó: H: là hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.
* Mức doanh lợi VLĐ(tỷ suất lợi nhuận VLĐ)
Phảnánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng LNTT hoặc sau
thuế TN, TSLĐ vốnlưuđộngcàngcaothì chứngtỏ hiệuquả của VLĐ càng cao.
- Tỷ suất lợi nhuận VLĐ trước thuế và lãi vay: chỉ tiêu này phản ánh
mức sinh lời của VLĐ chưa có sự tác động của thuế TNDN và chưa tính đến
VLĐ được hình thành từ nguồn nào.
Công thức tính như sau:
Tỷ suất VLĐ trước thuế và lãi vay =
LN trước thuế và lãi vay
VLĐ
x 100%
Trong đó:
VLĐ: vốn lưu động bình quân trong kỳ.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tính với lợi nhuận trước thuế.
Học viện tài chính 25 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của VLĐ chưa có sự tác động của
thuế TNDN.
Công thức tính như sau:
Tỷ suất VLĐ trước thuế =
LN trước thuế
VLĐ
x 100%
- Tỷ suất lợi nhuận thuần: chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của
VLĐ, một đồng vốn lưu động có thể đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận
thuần. Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của VLĐ đã chịu sự tác động của
cả thuế TNDN và lãi vay.
Công thức tính như sau:
Tỷ suất VLĐ sau thuế =
LN sau thuế
VLĐ
x 100%
Trên đây là một số chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá hiệu quả tổ chức
và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp giúp cho nhà quản lý tài chính đánh giá
đúng đắn tình hình của kỳ trước, từ đó có nhận xét và nêu ra những biện pháp
nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý vốn cho kỳ tiếp theo.
1.3. Cácnhân tốảnhhưởng đến quản trị vốn lưu động của doanhnghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, quản lý và sử dụng vốn lưu động một
cách có hiệu quả, hợp lý có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành
nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nhằm phát huy
được những mặt mạnh, giảm thiểu những mặt tiêu cực tác động đến hiệu quả
sử dụng vốn lưu động, đòi hỏi các nhà quản lý phải nắm bắt được các nhân tố
tác động đó.
Học viện tài chính 26 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
1.3.1 Nhân tố khách quan.
Bao gồm các nhân tố:
* Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh: đặc điểm của hoạt động
sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu
quả sử dụng vốn lưu động. Doanh nghiệp làm nhiệm vụ sản xuất khác doanh
nghiệp làm nhiệm vụ lưu thông, doanh nghiệp có tính chất thời vụ thì hiệu
quả sử dụng vốn lưu động khác với doanh nghiệp không mang tính thời vụ.
Chu kỳ sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trước hết đến nhu cầu sử dụng
vốn lưu động và khả năng tiêu thụ sản phẩm do đó cũng ảnh hưỏng tới hiệu
qủa vốn lưu động. Những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh ngắn thì nhu
cầu vốn lưu động thường không có biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường
xuyên thu được tiền bán hàng. Điều đó giúp doanh nghiệp dễ dàng trang trải
các khoản nợ nần, đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh do đó nó cũng ảnh
hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Ngược lại, những doanh nghiệp có chu kỳ sản
xuất kinh doanh dài thì nhu cầu vốn lưu động thường biến động lớn, tiền thu
bán hàng không đều, tình hình thanh toán chi trả gặp nhiều khó khăn ảnh
hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chính vì vậy các nhà quản lý
doanh nghiệp cần phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp cũng như tình hình thực tế để đề ra kế hoạch cụ thể nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
* Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm: Đây là một trong những
nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động và nó càng có
ý nghĩa hơn trong điều kiện nến kinh tế thị trường hiện nay, khi mà chúng ta
đang phải đối mặt với tình trạng dư cung ở tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực,
cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường. Điều đó đòi hỏi các nhà
doanh nghiệp phải tiến hành phân tích thị trường xác định đúng đắn mức cầu
Học viện tài chính 27 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
về sản phẩm, hàng hoá và xem xét đến các yếu tố cạnh tranh. Đồng thời căn
cứ vào tình hình hiện tại, doanh nghiệp tiến hành chọn phương án kinh doanh
thích hợp nhằm tạo ra lợi thế của doanh nghiệp trên thị trường.
* Chính sách kinh tế của nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế:
vai trò chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế thị trường được thể hiện thông
qua việc điều tiết hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô. Nhà nước là người hướng
dẫn, kiểm soát và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp trong các thành phần
kinh tế.
Thông qua các chính sách, pháp luật và các biện pháp kinh tế… Nhà
nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất
kinh doanh và hướng các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp đi theo quỹ
đạo của kế hoạch vĩ mô. Bởi vậy, nó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
* Tiến bộ của khoa học công nghệ: trong thời đại ngày nay, trình độ
tiến bộ khoa học công nghệ cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh
nghiệp nói chung cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Vì vậy,
doanh nghiệp phải quan tâm đến việc áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ
thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm hiện đại hoá trang thiết bị, nâng
cao chất lượng, đổi mới sản phẩm. Nếu doanh nghiệp không tiếp cận kịp thời
với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ để đổi mới trong thiết bị, sản phẩm thì
sẽ có nguy cơ dẫn doanh nghiệp tới tình trạng làm ăn thua lỗ do sản phẩm làm
ra không còn thích ứng, phù hợp với nhu cầu thị trường.
* Uy tíncủa doanhnghiệp: Uy tíncủa doanhnghiệp có mộtnội dung hết
sức phong phú thể hiện trong mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, các ngân
hàng thương mại, các công ty tài chính, các bạn hàng, khách hàng của doanh
nghiệp về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của mình… Một doanhnghiệp có uy tín,
Học viện tài chính 28 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
điều kiện vật chất được khaithác triệt đểtạo ra một sự phát triển vững chắc cho
doanhnghiệp. Khi đó doanhnghiệp vẫn có thể tiến hành hoạtđộngsản xuất kinh
doanhbìnhthườngmà không cầndự trữ mộtlượng vốn quálớn. Điều này sẽảnh
hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
* Lạm phát: Là quá trình đồng tiền bị mất giá theo thời gian, nó luôn
xuất hiện thường trực trong mọi nền kinh tế, trong mọi thời kỳ phát triển của
xã hội, do đó nó sẽ ảnh hưởng tới giá trị vốn lưu động trong kinh doanh của
doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có được sự bổ sung thích hợp thì nó
sẽ làm cho vốn lưu động bị giám sút theo tỷ lệ lạm phát và ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
* Rủi ro trong sản xuất kinh doanh: Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng
lớn, quá trình sản xuất kinh doanh luôn chứa đựng những rủi ro bất chắc. Vì
vậy, nếu doanh nghiệp không có những kế hoạch biện pháp phù hợp thì có thể
dẫn tới sự suy giảm của vốn lưu động, thậm chí còn dẫn tới tình trạng phá sản.
1.3.2 Những nhân tố chủ quan.
Bên cạnh những nhân tố khách quan kể trên các nhân tố chủ quan
cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp đó là các nhân tố.
* Nhân tố con người: Có thể nói con người luôn đóng vai trò trung
tâm và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, khi các doanh
nghiệp phải cạnh tranh nhau một cách gay gắt thì con người lại càng khẳng
định được mình là nhân tố quan trong tác động đến hiệu quả kinh doanh. Đối
với các nhà lãnh đạo thì trình độ quản lý, khả năng chuyên môn của họ sẽ
giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tới ưu. Bên cạnh đó, ý thức trách nhiệm
trong lao động cũng như khả năng thích ứng với yêu cầu thị trường của cán
Học viện tài chính 29 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
bộ công nhân viên sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động cho doanh nghiệp.
* Trình độ và khả năng quản lý: Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung thì trình độ và khả năng quản lý bị coi nhẹ hoặc là không cần thiết,
không liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp. Ngược lại, trong điều
kiện nền kinh tế thị trường nó giữ một vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu trình độ quản lý
doanh nghiệp còn non kém sẽ dẫn tới việc thất thoát vật tư, hàng hoá, sử dụng
lãng phí tài sản lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp.
* Việc xây dựng chiến lược và phương án kinh doanh: Các chiến lược
và phương án kinh doanh phải được xác định trên cơ sở tiếp cận thị trường
cũng như phải có sự phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của nhà nước.
Đây là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu qủa sử
dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Ngoài các nhân tố trên, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn chịu ảnh
hưởng của một số nhân tố khác như: lỗ tích luỹ, việc trích lập dự phòng… các
nhân tố này tác động đến lợi nhuận do đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Trên đây là một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn
lưu động của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần xem xét quy mô, loại hình
của doanh nghiệp mình mà hạn chế những ảnh hưởng xấu có thể xẩy ra nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Học viện tài chính 30 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU
TƯ HÀ THANH – CTCP TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt
động kinh doanh của Tổng công ty đầu tư Hà Thanh - CTCP
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của tổng công ty
- Tên chính thức công ty: Tổng công ty đầu tư Hà Thanh - CTCP.
- Tên giao dịch: Hà Thanh Stock Company
- Địa chỉ: cụm công nghiệp xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh
Thanh Hóa.
Điện thoại: 0373.840999
Fax: 0373.841789
- Là doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo Luật Doanh Nghiệp
của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Giấy chứng nhận kinh doanh
số: 2800830733 ngày 22 tháng 12 năm 2014 do sở kế hoạch đầu tư Thanh
Hóa cấp. Ngày cấp 4 tháng 1 năm 2005. Tổng Giám Đốc Nguyễn Hữu Ninh,
thành viên hội đồng quản trị 4 người. Doanh nghiệp 100% vốn tư nhân.
Tổng số vốn điều lệ là: 35.000.000.000 đồng (ba lăm tỉ đồng). Mệnh
giá 100.000 đồng/1 cổ phần tương đương với 350.000 cổ phần. Vốn thực tế
đã đóng góp và được ghi nhận trên báo cáo tài chính.
2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của tổng công ty:
2.1.2.1 Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu
Lĩnh vực kinh doanh: xây dựng, sx vật liệu xây dựng.
Học viện tài chính 31 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
- Xây dựng nhà các loại
- Sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất đá ốp lát và các sản phẩm từ đá
- Xây dựng các công trình kĩ thuật dân dụng.
Sản phẩm chủ yếu: gạch, vật liệu xây dựng, đá ốp lát và các sản phẩm
từ đá.
2.1.2.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh:
TổngcôngtyđầutưHà Thanh- CTCP bao gồm các công ty thành viên:
- Công ty chế biến đá tự nhiên Thanh Hóa chuyên sản xuất các sản
phẩm đá ốp lát và các sản phẩm từ đá
- Công ty gạch ngói Phú Thịnh chuyên sản xuất gạch ngói.
2.1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý của tổng công ty bao gồm:
Hội đồng quản trị tổng công ty; ban kiểm soát; ban giám đốc tổng
công ty; các công ty thành viên: công ty chế biến đá tự nhiên, công ty gạch
ngói Phú Thịnh; các phòng ban chức năng bao gồm: phòng kinh doanh, phòng
tổ chức hành chính, phòng kế hoạch, phòng kế toán tài chính.
Học viện tài chính 32 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
Hình 1: Sơ đồ bộ máy quản lí của tổng công ty
Hội đồng quản trị
tổng công ty
Ban kiểm
soát
Ban giám đốc tổng
công ty
Công ty thành viên Các phòng ban chức năng
Công ty
chế
biến đá
tự
nhiên
Thanh
Hóa
Công
ty gạch
ngói
Phú
Thịnh
Phòng
kinh
doanh
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
kế
hoạch
Phòng
kế
toán
tài
chính
Tổng giám đốc
Học viện tài chính 33 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lí cấp cao nhất của công ty, có
quyền nhân danh tổng công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,
định hướng, quyền lợi của tổng công ty .
- Tổnggiám đốc:là người trực tiếp điều hành các hoạt động kinh doanh
của công ty. Tổng giám đốc do hội đồng quản trị tuyển dụng, bổ nhiệm và bãi
nhiệm, chịu tráchnhiệm trước hộiđồngquảntrị về kết quả kinh doanh của công
ty, đồng thời là người đại diện cho cán bộ, công nhân viên của công ty.
- Ban kiểm soát: là cơ quan thay mặt cổ đông kiểm soát các mặt hoạt
động, quản lí, điều hành và tuân thủ pháp luật của công ty.
- Ban giám đốc: là cơ quan giúp tổng giám đốc giám sát, ra mệnh
lệnh, chỉ thị làm việc cho các phòng ban và quản lí các công ty thành viên
theo đườn lối, phương hướng của tổng giám đốc.
- Các phòng ban: là cơ quan tham mưu giúp việc cho hội đồng quản
trị, giám đốc công ty. Các phòng ban thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công
của ban giám đốc. Tổng Công ty có các phòng ban: phòng tổ chức hành
chính, phòng kinh doanh, phòng kế toán-tài chính, phòng kế hoạch.
- Các công ty thành viên: Công ty chế biến đá tự nhiên Thanh Hóa,
công ty gạch ngói Phú Thịnh.
Học viện tài chính 34 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
2.1.2.4 Tổ chức bộ máy quản lí tài chính – kế toán:
Hình 2: Sơ đồ bộ máy quản lí tài chính – kế toán
2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh:
+ Quy trình kĩ thuật sản xuất gạch: đất sét, than cám → máy cán thô
→ máy cán mịn → máy nhào → máy đùn → sân chứa mộc để phơi khô → lò
sấy khô → lò nung gạch → gạch thành phẩm.
+ Đá sau khi khai thác tự nhiên sẽ được cắt đẽo từng phiến, mảng,
khối cung cấp cho thị trường. Sản phẩm đá phức.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật: máy cắt, máy khoan, dây chuyền sản xuất
gạch,xe tải, máy súc,…
+ Tình hình cung cấp vật tư: đá từ các xưởng khai thác đá trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa, nguyên liệu dễ kiếm.
+ Thị trường tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Đặc điểm thị
trường tiêu thụ: có liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Sản phẩm được xản xuất
hàng loạt rồi được đem đi tiêu thụ.
+ Tổng Công ty hiện cung cấp gạch chiếm khoảng 20% thị trường
trong tỉnh, đá 15% thị trường trong tỉnh, xây dựng 1,5%.
Kế toán trưởng
Kế toán
tiền mặt
và tiền
gửi ngân
hàng
Kế toán
vật tư
hàng hóa
Kế toán xác
định kết quả
kinh doanh
và thuế
Kế toán
tài sản cố
định và
trích khấu
hao
Kế toán
công nợ
Học viện tài chính 35 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
+ Lực lượng lao động: 124 cán bộ và công nhân viên trong đó cán bộ
văn phòng 37 người. Cán bộ văn phòng trình độ cao đẳng, đại học; công nhân
viên trình độ tốt nghiệp phổ thông trở lên.
2.1.4. Tình hình hoạt động của tổng công ty đầu tư Hà Thanh –
CTCP trong hai năm 2012 và 2013
Do ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng bất động sản ở Việt
Nam, công ty gặp rất nhiều bất lợi. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng tổng công
ty vẫn nỗ lực hết sức, đề ra các giải pháp để cải thiện tình hình.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty được thể
hiện qua bảng số liệu sau:
Học viện tài chính 36 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
BẢNG 2.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG
CÔNG TY TRONG 2 NĂM 2012 VÀ 2013.
Đơn vị tính:VNĐ
Chênh lệch
STT Nội dung 31/12/2013 31/12/2012 Số tuyệt đối Số tương
đối (%)
Tổng tài sản 105.393.350.365 80.649.463.376 24.743.886.989 30,681
Tài sản ngắn hạn 36.640.986.257 23.381.474.120 13.259.512.137 56,712
Tài sản dài hạn 68.752.364.108 57.267.989.256 11.484.374.852 20,053
Vốn chủ sở hữu 62.155.496.720 39.450.049.467 22.705.447.253 57,554
Nợ phải trả 43.237.853.645 41.199.413.909 2.038.439.736 4,955
Doanh thu thuần 16.754.461.378 47.662.845.741
-
30.908.384.363 -64,856
Giá vốn hàng bán 14.976.765.117 48.337.547.153
-
33.360.782.036 -69,027
Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ 1.777.696.261 -674.701.412 2.452.397.673 -363,48
8
Doanh thu hoạt động
tài chính 670.247 3.780.186 -3.109.939 -82,279
Học viện tài chính 37 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
Chi phí hoạt động tài
chính 680.326.574 4.133.089.440 -3.452.762.866 -83,5410
Trong đó: Chi phí lãi
vay 668.239.977 4.133.089.440 -3.464.849.463 -83,8311
Chi phí bán hàng 2.396.701.213 1.225.556.714 1.171.144.499 95,5612
Chi phí quản lý
doanh nghiệp 1.995.634.930 3.167.304.260 -1.171.669.330 -36,9913
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh
doanh -3.294.296.209 -9.196.871.640 5.902.575.431 -64,18
14
Thu nhập khác 377.272.727 5.000.075 372.272.652 7445,3415
Chi phí khác 1.014.900.222 0 1.014.900.222 016
Lợi nhuận trước thuế -3.931.923.704 -9.191.871.565 5.259.947.861 -57,2217
Lợi nhuận khác -637.627.495 5.000.075 -642.627.570 -12852,3618
Lợi nhuận sau thuế -3.931.923.704 -9.191.871.565 5.259.947.861 -57,2219
Theo nguồn báo cáo tài chính năm 2012 - 2013
Nhận xét sơ bộ:
Tổng tài sản của tổng công ty năm 2013 đã có những sự thay đổi
cụ thể là tăng so với năm 2012 một lượng là 24.743.886.989 tức tăng 30,68%
Học viện tài chính 38 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
so với cùng kì năm ngoái. Với lượng tăng lên tương đối lớn này tập trung chủ
yếu vào tăng tài sản ngắn hạn. Lượng tăng tài sản ngắn hạn năm 2013 so với
năm 2012 là 13.259.512.137 tức tăng 56,71% so với cùng kì năm ngoái, trong
khi đó tài sản dài hạn của tổng công ty năm 2013 so với năm 2012 chỉ tăng
11.484.374.852 tức tăng 20,05% so với cùng kì năm ngoái. Điều này là do
tổng công ty đề ra các giải pháp ưu đãi với người mua, cho mua chịu nhiều để
giải quyết vấn đề hàng tồn kho nhiều và chủ động trả trước cho người bán để
giảm chi phí. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng tổng công ty vẫn quan
tâm đến việc tu sửa nâng cấp dây chuyền sản xuất thiết bị.
Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả ở cuối năm 2013 đều tăng so với năm
2012 tuy nhiên tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu thì cao hơn so với tốc độ tăng
của nợ phải trả. Trong đó nợ phải trả tăng 2.038.439.736 tức tăng 4,95% so
với cùng kì năm ngoái còn vốn chủ sở hữu tăng một lượng là 22.705.447.253
tức tăng 57,55% so với cùng kì năm ngoái. Với việc thị trường bất động sản
năm 2013 có chiều hướng tốt lên, tổng giám đốc và các chủ sở hữu tổng công
ty khác vẫn rất tâm huyết với tổng công ty quyết định đầu tư vào doanh
nghiệp với hy vọng cải thiện việc kinh doanh và giữ vững việc làm cho hàng
trăm cán bộ công nhân viên.
Chi phí bán hàng tăng mạnh cụ thể tăng 1.171.144.499 tương ứng
95,56% do trong năm vừa rồi giá cả leo thang, thị trường bất động sản khủng
hoảng khiến các vật tư xây dựng khó bán hơn và chi phí bán hàng tăng lên.
Trong khi đó chi phí quản lí doanh nghiệp giảm 1.171.669.330 tương
ứng giảm 36,99% điều này là do doanh nghiệp đang thực hiện những chính
sách thắt lưng buộc bụng, tổng giám đốc và các thành viên tổng công ty quyết
tâm cùng công ty vượt qua khó khăn, làm thêm giờ nhưng không hưởng
lương.
Học viện tài chính 39 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 là
16.754.461.378 so với năm 2012 là 47.662.845.741 giảm 30.908.384.363 tức
giảm 64.85%. Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ lại tăng 2.452.397.673 ở năm 2013 là 1.777.696.261 so với năm 2012 là -
674.701.412. Điều này có thể là một tín hiệu tốt chứng minh được tổng công
ty đang áp dụng những chính sách đúng đắn để cải thiện tình hình kinh doanh
thua lỗ nghiêm trọng ở năm trước.
Lợi nhuận sau thuế năm 2013 mặc dù vẫn ở mức âm là -3.931.923.704
nhưng so với năm 2012 là -9.191.871.565 đã cải thiên được đáng kể, tăng
5.259.947.861 cho thấy các chính sách đề ra của tổng công ty là đúng đắn.
Kết luận: Với sự nỗ lực của toàn thể công ty, tổng kết năm 2013 mặc
dù vẫn đang trong tình trạng thua lỗ nhưng không còn nghiêm trọng như
trước, từng bước vượt qua khủng hoảng sẽ tạo tiền đề cho một tương lai bền
vững hơn.
2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà
Thanh – CTCP trong thời gian qua.
2.2.1. Xác định nhu cầu VLĐ của tổng Công ty.
Mỗi quy mô sản xuất kinh doanh nhất định đòi hỏi doanh nghiệp phải
có một lượng vốn nhất định, lượng vốn này thể hiện nhu cầu vốn thường
xuyên mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh được diễn ra một cách thường xuyên liên tục. Việc tổ chức đảm bảo
đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ là
một vấn đề vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp nào cũng cần phải xác định
được nhu cầu vốn cần thiết tối thiểu để có những huy động và sử dụng vốn,
Học viện tài chính 40 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
tránh ứ đọng vốn gây lãng phí, thiếu vốn làm gián đoạn quá trình sản xuất
kinh doanh.
- Thị trường: Đây là điều hết sức quan trọng bởi trong nền kinh tế thị
trường thị trường là nhân tố quyết định cho ta biết ba vấn đề cơ bản là: Sản
xuất kinh doanh cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất kinh doanh như thế nào.
Tổng Công ty đã căn cứ vào đó để lựa chọn ra mặt hàng kinh doanh, tìm kiếm
khách hàng và xây dựng chiến lược huy động vốn để mua trang thiết bị,
nguyên vật liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty: căn cứ vào doanh thu,
chi phí, lợi nhuận đạt được trong một thời kỳ xác định để làm cơ sở xác định
nhu cầu về VLĐ từ đó tìm ra các nguồn tài trợ VLĐ thích hợp.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đây là căn cứ quan trọng để tổng
Công ty xây dựng được chiến lược về vốn một cách hợp lý, phù hợp với mục
tiêu phát triển của Công ty.
* Phương pháp
Phương pháp dự đoán nhu cầu vốn bằng các chỉ tiêu tài chính.
Theo Bảng cân đối kế toán của tổng Công ty năm 2012, tổng công ty
đã xác định được nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết năm 2012 như sau:
- Năm 2012 số dư bình quân các khoản vốn:
+ Hàng tồn kho bình quân = 12.590.282.173 đồng
+ Nợ phải thu bình quân = 4.433.169.115,5 đồng
+ Nợ phải trả bình quân = 5.423.769.904,5 đồng
- Xác định tỷ lệ các khoản vốn so với doanh thu tiêu thụ và tỷ lệ nhu
cầu so với doanh thu tiêu thụ (doanh thu thuần tiêu thụ năm 2012 là:
47.662.845.741 đồng)
Học viện tài chính 41 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
+ Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu tiêu thụ:
=
12.590.282.173
47.662.845.741
x 100% = 26,42%
+ Tỷ lệ các khoản phải thu so với doanh thu tiêu thụ:
=
4.433.169.115,5
47.662.845.741
x 100% = 9,30%
+ Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với doanh thu tiêu thụ:
=
5.423.769.904,5
47.662.845.741
x 100% = 11,38%
- Xác định tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu tiêu thụ:
Td = 26,42 % + 9,30 % - 11,38 % = 24,34%.
Năm 2013, tổng Công ty có doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp
dịch vụ là 16.754.461.378 đồng=>Như vậy tổng Công ty đã xác định nhu cầu
VLĐ thường xuyên năm 2013 như sau:
Vnc = 24,34% × 16.754.461.378 = 4.078.035.899 đồng
Trên thực tế nguồn vốn lưu động thường xuyên của tổng công ty năm
2013 là 4.064.132.612 đ như vật là bám rất sát với với nhu cầu vốn mà tổng
công ty đã xác định chỉ chênh lệch khoảng 13 triệu đồng, đây là một consố có
thể chấp nhận được cho thấy tổng công ty đã thành công trong việc xác định
chuẩn xác nhu cầu vốn lưu động.
2.2.2. Thực trạng bố trí nguồn vốn lưu động của tổng công ty
Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp trong kỳ chia làm 2 loại: Nhu
cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết và nhu cầu vốn lưu động tạm thời.
Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp được chủ yếu tài trợ bằng các nguồn
vốn ngắn hạn và một phần vốn dài hạn. Qua tìm hiểu phân tích ta thấy nguồn
vốn lưu động của Tổng công ty đầu tư Hà Thanh - CTCP gồm nguồn vốn lưu
động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời.
Học viện tài chính 42 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
* Nguồn vốn lưu động thường xuyên:
Nguồn VLĐ thường xuyên giúp đảm bảo tình hình hoạt động SXKD
của doanh nghiệp được liên tục.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = TSLĐ - Nợ ngắn hạn.
- Nguồn VLĐ thường xuyên năm 2012= -3.023.939.789 đồng chiếm
tỷ trọng -12,93% trong tổng tài sản lưu động.
- Nguồn VLĐ thường xuyên năm 2013 = 4.064.132.612 đồng chiếm
tỷ trọng 11,09% trong tổng TSLĐ.
Nguồn VLĐ thường xuyên bao gồm nguồn VCSH, nợ dài hạn sau khi
đã tài trợ cho TSDH. Sự biến động của cơ cấu Nguồn VLĐ thường xuyên
được phản ánh qua Bảng 2.2:
Học viện tài chính 43 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
BẢNG 2.2
SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VLĐ THƯỜNG XUYÊN NĂM 2013
STT Chỉ tiêu
Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch
Số tiền (Đồng) Số tiền (Đồng) Số tiền (Đồng) Tỷ lệ (%)
1 Vốn chủ sở hữu 62.155.496.720 39.450.049.467 22.705.447.253 57,55
* Vốn đầu tư của chủ sở hữu 80.500.000.000 52.000.000.000 28.500.000.000 54,81
* Lợi nhuận chưa phân phối -18.330.839.453 -12.536.286.706 -5.794.552.747 46,22
* Quỹ khác thuộc VCSH -13.663.827 -13.663.827 0 0
2 Nợ dài hạn 10.661.000.000 14.794.000.000 -4.133.000.000 -27,94
* Vay và nợ dài hạn 10.661.000.000 14.794.000.000 -4.133.000.000 -27,94
3 Tài sản dài hạn 68.752.364.108 57.267.989.256 11.484.374.852 20,05
4
Nguồn VLĐ thường xuyên
(4) = (1) + (2) - (3)
4.064.132.612 -3.023.939.789 7.088.072.401 -234,4
Học viện tài chính 44 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
Nhìn vào Bảng 2 trên ta thấy, VCSH tăng 22.705.447.253 đồng với tỷ
lệ tăng 57,55%, đó là do sự tăng lên chủ yếu của vốn đầu tư của chủ sở hữu,
còn Nợ dài hạn giảm 4.133.000.000 đồng với tỷ lệ giảm 27,94% là vì tổng
Công ty đã chú trọng hơn tới việc đảm bảo tự chủ tài chính cho doanh nghiệp
trong tình trạng hệ số nợ của doanh nghiệp tương đối cao so với các doanh
nghiệp trong ngành. Bên cạnh đó, TSDH cũng có sự tăng thêm
11.484.374.852 đồng với tỷ lệ tăng 20,05% chủ yếu là do tăng các tài sản cố
định và tăng tài sản dài hạn khác.
Ở đầu năm 2013 ta thấy do tỉ trọng VCS và nợ dài hạn là quá thấp so
với tài sản dài hạn khiến cho Nguồn VLĐ thường xuyên âm nhưng đến cuối
năm 2013 có một lượng tiền lớn từ các nhà đầu tư đã đổ về khiến cho lượng
tiền từ vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng lên đáng kể 28,5 tỉ đồng cho nên cho
dù nợ dài hạn có giảm xuống và tài sản dài hạn có tăng lên thì nguồn VLĐ
thường xuyên của tổng công ty vẫn tăng lên và trở thành dương ở thời điểm
cuối năm.
Nhận thấy: Nguồn VLĐ thường xuyên năm 2013 (4.064.132.612 đồng)
khá sát so với nhu cầu VLĐ thường xuyên năm 2013 mà tổng công ty đã xác
định ở trên (4.078.035.899 đồng). Điều này có nghĩa là số vốn mà tổng Công
ty huy động được đã đáp ứng được nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên
của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã xác định.Từ đây ta thấy được đây là
một điểm mạnh đáng khích lệ của tổng công ty.
* Nguồn VLĐ tạm thời:
Nguồn VLĐ tạm thời gồm các khoản mục nằm trong Nợ ngắn hạn của
tổng Công ty (Bảng 2.3):
.
Học viện tài chính 45 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
BẢNG 2.3
SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VLĐ TẠM THỜI NĂM 2013
STT Chỉ tiêu
Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch
Số tiền (Đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền (Đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (Đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tỷ lệ (%)
Nợ ngắn hạn
(Nguồn VLĐ tạm thời)
32.576.853.645 100 26.405.413.909 100 6.171.439.736 100 23,37
1 Vay và nợ ngắn hạn 8.669.141.023 26,61 4.355.000.000 16,49 4.314.141.023 69,90 99,06
2 Phải trả người bán 3.653.022.352 11,21 4.189.488.801 15,87 -536.466.449 -8,69 -12,81
3 Người mua trả tiền trước 854.222.801 2,62 353.257.861 1,34 500.964.940 8,12 141,81
4
Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước
12.096.765 0,04 506.457.592 1,92 -494.360.827 -8,01 -97,61
5 Phải trả nội bộ 16.813.459.408 63,67 -16.813.459.408 -272,44 -100
6
Các khoản phải trả,
phải nộp ngắn hạn khác
19.388.370.704 59,52 187.750.247 0,71 19.200.620.457 311,12 10226,68
Học viện tài chính 46 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
Nguồn VLĐ tạm thời cuối năm 2013 là 32.576.853.645 đồng tăng
6.171.439.736đồngso với đầu năm 2013 (tỷ lệ giảm 23,37%). Để hiểu rõ hơn
nguyên nhân, ta xem xét cụ thể từng khoản mục của Nợ ngắn hạn:
- Trong cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời có 2 có tỉ trọng lớn nhất
và là 2 khoản mục biến động nhiều nhất:
+ Cụ thể đó là các khoản phải trả nội bộ, số dư đầu năm là
16.813.459.408 đ đến cuối năm đã trả hết đây chính là khoản tổng công ty
phải trả cho 2 công ty con mà trong năm 2 công ty con này đã sát nhập vào
công ty mẹ.
+ Khoản lớn tiếp theo là các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác,
số đầu năm là 187.750.247 đ đến cuối năm tăng một lượng khá lớn là
19.388.370.704 đ nguyên nhân chủ yếu của việc tăng này là do trong tháng
5/2013 tổng công ty đã sát nhập 2 công ty con vào công ty mẹ.
Đây là những khoản mục tăng lớn và bất thường không nói lên được
gì quá nhiều về tình hình huy động vốn ngắn hạn của công ty.
- Khoản mục Vay và nợ ngắn hạn có tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu Nợ
ngắn hạn ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2013 (đầu năm 2013 là
16,49%;cuốinăm 2012 là 26,61%). Bên cạnh đó, trong năm 2013, khoản mục
Vay và nợ ngắn hạn tăng (tăng 4.314.141.023đồngvới tỷ lệ tăng 99,06%).Việc
Vay và nợ ngắn hạn tăng cao trongcơ cấu Nợ ngắn hạn là hoàn toàn phù hợp vì
Công ty cần phải có vốn để đảm bảo cho nhu cầu VLĐ tăng thêm của mình
nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.
- Khoản mục phải trả người bán cuối năm 2013 so với đầu năm 2013 đã
giảm 536.466.449 đ tức giảm 12,81% là do khối lượng sản phẩm tiêu thụ của
tổng công ty giảm nên nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu đầu vào của quá trình
sản xuất cũng giảm theo.
Học viện tài chính 47 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
- Số tiền chiếm dụng do người mua trả tiền trước tuy chiếm tỷ trọng rất
nhỏ (đầu năm 2013 là 1,34%; cuối năm 2013 là 2,62%) nhưng tăng trong năm
2013 (tăng 500.964.940 đồng). Đây là khoản chiếm dụng có lợi cho tổng
Công ty do không phải chịu lãi suất như đi vay ngân hàng hoặc phải trả giá
cao hơn khi chiếm dụng vốn của người bán. Việc tăng khoản mục này chứng
tỏ công ty đã bắt đầu có những uy tín nhất định với khách hàng, công ty nên
tiếp tục duy trì và mở rộng các mối quan hệ làm ăn này.
Qua việc phân tích cùng với số liệu có được từ Bảng 2.4 (trang bên) ta
sẽ có cái nhìn sâu hơn về tình hình tài trợ VLĐ của tổng Công ty.
Học viện tài chính 48 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
BẢNG 2.4
SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH PHÂN BỔ NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG NĂM 2013.
Chỉ tiêu
Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch
Số tiền (Đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (Đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (Đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tỷ lệ
(%)
Nguồn VLĐ thường
xuyên
4.064.132.612 11,09 -3.023.939.789 -12,93 25 746 087 500 53,46 -234,40
Nguồn VLĐ tạm thời 32.576.853.645 88,91 26.405.413.909 112,93 -11 598 610 330 46,54 23,37
Tổng cộng 36.640.986.257 100 23.381.474.120 100 13.259.512.137 100 56,71
Học viện tài chính 49 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
Nguồn VLĐ năm 2013 tăng so với 2012 là: 13.259.512.137đ với tỷ lệ
tương ứng là 56,71%.
Kết cấu nguồn hình thành VLĐ giữa hai năm 2012 và năm 2013 có sự
thay đổi đáng kể. Năm 2012 nguồn hình thành toàn bộ VLĐ là VLĐ tạm thời
sang đến năm 2013 nguồn hình thành vốn lưu động bao gồm nguồn VLĐ
thường xuyên là 4.064.132.612đ chiếm tỉ trọng 11,09% trong khi nguồn VLĐ
tạm thời là 32.576.853.645đ chiếm tỉ trọng 88,91%.
Nguồn vốn lưu động năm 2013 tăng lên đáng kể so với năm 2012 là
tăng 7.088.072.401đ . Điều này có thể sẽ có lợi cho công ty nếu như tổng
công ty biết cách tận dụng sự chủ động về vốn lưu động này để thực hiện các
chiến lược kinh doanh mang lại lợi nhuận cao.
Để có cái nhìn toàn diện hơn về bố trí nguồn vốn của tổng Công ty, ta
xem xét thêm sơ đồ tài trợ sau:
Học viện tài chính 50 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
BẢNG 5: MÔ HÌNH TÀI TRỢ VỐN CỦA CÔNG TY
31/12/2012 31/12/2013
TSLĐ tạm thời
23.381.474.120 đ
(29%)
Nguồn vốn tạm
thời
26.405.413.909
đ
(32,74%)
TSLĐ tạm thời
36.640.986.257
đ
(34,77%)
Nguồn vốn tạm
thời
32.576.853.645
đ
(30,91%)
Tài sản thường
xuyên
57.267.989.256 đ
(71%)
Nguồn vốn
thường xuyên
72.816.496.720
đ
(69,09%)
Nguồn vốn
thường xuyên
54.244.049.467
đ
(67,26%)
Tài sản thường
xuyên
68.752.364.108
đ
(65,23%)
Mô hình tài trợ vốn của tổng công ty đã có những sự thay đổi rõ nét
giữa các năm 2012 và 2013. Cụ thể ở năm 2012 tổng công ty đã phải sử dụng
một phần nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho TSLĐ thường xuyên nhưng đến
năm 2013 nguồn vốn thường xuyên tăng lên không những đủ để tài trợ toàn
bộ tài sản thường xuyên mà còn tài trợ cho 1 phần TSLĐ tạm thời.
Với mô hình tài trợ này, tổng Công ty đã đảm bảo được nguyên tắc cân
bằng tài chính trong kinh doanh.Đây là phương thức tài trợ mang lại sự ổn
định, an toàn cho tình hình tài chính của tổng Công ty.
2.2.3. Thực trạng quy mô và cơ cấu vốn lưu động của tổng công ty
Học viện tài chính 51 Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07
BẢNG 2.6
CƠ CẤU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY TRONG 2 NĂM 2012 – 2013.
Đơn vị tính: VNĐ
TT Chỉ tiêu
năm 2012 năm 2013 Chênh lệch
Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ số tiền tỉ lệ
1 Vốn bằng tiền 114.997.045 0,49 216.057.554 0,59 101.060.509 87,88
2 Vốn trong thanh toán 4.297.283.311 18,38 9.786.441.524 26,71 5.489.158.213 127,74
3 Vốn vật tư, hàng hóa 17.268.002.191 73,85 25.934.770.278 70,78 8.666.768.087 50,19
4 Vốn lưu động khác 1.701.191.573 7,28 703.716.901 1,92 -997.474.672 -58,63
5 Tổng vốn lưu động 23.381.474.120 100 36.640.986.257 100 13.259.512.137 56,71
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2012 – 2013)
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH

More Related Content

What's hot

Quản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điện
Quản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điệnQuản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điện
Quản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điện
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu HuệQuản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Công nghệ TKD, 9đ
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Công nghệ TKD, 9đĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Công nghệ TKD, 9đ
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Công nghệ TKD, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân MaiLuận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân MaiĐề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính XácHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính - Gửi mi...
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính - Gửi mi...Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính - Gửi mi...
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính - Gửi mi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Phương pháp tính lương cho khối lao động gián tiếp, HAY
Đề tài: Phương pháp tính lương cho khối lao động gián tiếp, HAYĐề tài: Phương pháp tính lương cho khối lao động gián tiếp, HAY
Đề tài: Phương pháp tính lương cho khối lao động gián tiếp, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khí
Đề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khíĐề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khí
Đề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khí
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng của ngân hàng tại tỉnh Vĩnh Long, HOT
Đề tài: Hoạt động tín dụng của ngân hàng tại tỉnh Vĩnh Long, HOTĐề tài: Hoạt động tín dụng của ngân hàng tại tỉnh Vĩnh Long, HOT
Đề tài: Hoạt động tín dụng của ngân hàng tại tỉnh Vĩnh Long, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOTĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Long Nguyễn
 
Luận án: Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập ...
Luận án: Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập ...Luận án: Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập ...
Luận án: Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm h...
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm h...Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm h...
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm h...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...
Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...
Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Quản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điện
Quản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điệnQuản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điện
Quản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điện
 
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu HuệQuản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Công nghệ TKD, 9đ
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Công nghệ TKD, 9đĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Công nghệ TKD, 9đ
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Công nghệ TKD, 9đ
 
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân MaiLuận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
 
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân MaiĐề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính XácHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính - Gửi mi...
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính - Gửi mi...Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính - Gửi mi...
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty tư vấn dịch vụ tài chính - Gửi mi...
 
Đề tài: Phương pháp tính lương cho khối lao động gián tiếp, HAY
Đề tài: Phương pháp tính lương cho khối lao động gián tiếp, HAYĐề tài: Phương pháp tính lương cho khối lao động gián tiếp, HAY
Đề tài: Phương pháp tính lương cho khối lao động gián tiếp, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khí
Đề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khíĐề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khí
Đề tài: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Xây lắp Dầu khí
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng của ngân hàng tại tỉnh Vĩnh Long, HOT
Đề tài: Hoạt động tín dụng của ngân hàng tại tỉnh Vĩnh Long, HOTĐề tài: Hoạt động tín dụng của ngân hàng tại tỉnh Vĩnh Long, HOT
Đề tài: Hoạt động tín dụng của ngân hàng tại tỉnh Vĩnh Long, HOT
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOTĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOT
 
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
 
Luận án: Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập ...
Luận án: Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập ...Luận án: Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập ...
Luận án: Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập ...
 
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
 
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm h...
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm h...Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm h...
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm h...
 
Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...
Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...
Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...
 
Đề tài báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 

Similar to ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH

Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDOĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đĐề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
bao cao tai san co dinh - Thao
bao cao tai san co dinh - Thaobao cao tai san co dinh - Thao
bao cao tai san co dinh - Thao
Phương Thảo Vũ
 
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại nam
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại namNâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại nam
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdfBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn HoaĐề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đánh giá tình hình tài chính tại công ty vận tải biển, HAY
Luận văn: Đánh giá tình hình tài chính tại công ty vận tải biển, HAYLuận văn: Đánh giá tình hình tài chính tại công ty vận tải biển, HAY
Luận văn: Đánh giá tình hình tài chính tại công ty vận tải biển, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tailieu.vncty.com 5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com 5208 2542
Trần Đức Anh
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng LongTăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
NOT
 

Similar to ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH (20)

Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDOĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
 
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đĐề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
 
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
 
bao cao tai san co dinh - Thao
bao cao tai san co dinh - Thaobao cao tai san co dinh - Thao
bao cao tai san co dinh - Thao
 
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại nam
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại namNâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại nam
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp cổ phần xây dựng đại nam
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn kinh doanh doanh nghiệp xây dựng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdfBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdf
 
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn HoaĐề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
 
Luận văn: Đánh giá tình hình tài chính tại công ty vận tải biển, HAY
Luận văn: Đánh giá tình hình tài chính tại công ty vận tải biển, HAYLuận văn: Đánh giá tình hình tài chính tại công ty vận tải biển, HAY
Luận văn: Đánh giá tình hình tài chính tại công ty vận tải biển, HAY
 
Tailieu.vncty.com 5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com 5208 2542
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng LongTăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
 

More from Luận Văn 1800

Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt TrìHướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Luận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Luận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Luận Văn 1800
 
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trườngMẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Luận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Luận Văn 1800
 
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh HutechMẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Luận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Luận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship ReportBáo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Luận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Luận Văn 1800
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểmMẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Luận Văn 1800
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Luận Văn 1800
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Luận Văn 1800
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
Luận Văn 1800
 
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁNĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
Luận Văn 1800
 
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụĐề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Luận Văn 1800
 
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
Luận Văn 1800
 
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Luận Văn 1800
 
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
Luận Văn 1800
 
MAKETING - MIX
 MAKETING - MIX  MAKETING - MIX
MAKETING - MIX
Luận Văn 1800
 
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkChiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Luận Văn 1800
 

More from Luận Văn 1800 (20)

Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt TrìHướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
 
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trườngMẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trường
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
 
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh HutechMẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
 
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship ReportBáo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểmMẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
 
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁNĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
 
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụĐề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
 
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
 
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
 
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
 
MAKETING - MIX
 MAKETING - MIX  MAKETING - MIX
MAKETING - MIX
 
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkChiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 

Recently uploaded (10)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 

ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH

  • 1. Học viện tài chính I Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Đức Cường
  • 2. Học viện tài chính II Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................................I MỤC LỤC.....................................................................................................................................II DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................... V DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.........................................................................................................VI DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................................VII LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP........................................................................3 1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động trong doanh nghiệp............................................. 3 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp ........................... 3 1.1.2. Phân loại vốn lưu động................................................................................... 5 1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp.................................... 6 1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp............................................................................ 7 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu của quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp .............................................................................................................. 7 1.2.2. Nội dung của quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp ............................. 8 1.2.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp........................ 8 1.2.2.2. Bố trí nguồn vốn lưu động..............................................................10 1.2.2.3. Cơ cấu vốn lưu động........................................................................12 1.2.2.4. Quản trị tiền mặt...............................................................................13 1.2.2.5. Quản trị các khoản phải thu, phải trả.............................................17 1.2.2.6. Quản trị hàng tồn kho. .....................................................................19 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của DN...............21 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.........................25 1.3.1 Nhân tố khách quan. ......................................................................................26 1.3.2 Những nhân tố chủ quan. ..............................................................................28
  • 3. Học viện tài chính III Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH – CTCP TRONG THỜI GIAN QUA....................................................30 2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đầu tư Hà Thanh - CTCP .........................................................................30 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của tổng công ty...................................30 2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của tổng công ty: .....................................30 2.1.2.1 Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu .............30 2.1.2.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh: .......................................................31 2.1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý của tổng công ty bao gồm:....................31 2.1.2.4 Tổ chức bộ máy quản lí tài chính – kế toán:..................................34 2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh: .................................................................34 2.1.4. Tình hình hoạt động của tổng công ty đầu tư Hà Thanh – CTCP trong hai năm 2012 và 2013 .......................................................................35 2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh – CTCP trong thời gian qua. ...........................................................................................................39 2.2.1. Xác định nhu cầu VLĐ của tổng Công ty..................................................39 2.2.2. Thực trạng bố trí nguồn vốn lưu động của tổng công ty..........................41 2.2.3. Thực trạng quy mô và cơ cấu vốn lưu động của tổng công ty ................50 2.2.4. Thực trạng quản trị tiền mặt. .......................................................................53 2.2.5. Thực trạng quản trị các khoản phải thu......................................................59 2.2.6. Thực trạng quản trị hàng tồn kho................................................................65 2.2.7. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của tổng công ty...............69 2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của Công ty. .................................72 2.3.1. Những kết quả đạt được ...............................................................................72 2.3.2. Những hạn chế và tồn tại. ............................................................................73 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHỦ YẾU NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VLĐ Ở TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH – CTCP....75 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của tổng công ty đầu tư Hà Thanh - CTCP trong thời gian tới..............................................................................................................75
  • 4. Học viện tài chính IV Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội ..............................................................................75 3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty.........................................76 3.1.2.1. Mục tiêu.............................................................................................76 3.1.2.2. Định hướng. ......................................................................................76 3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở tổng công ty đầu tư Hà Thanh – CTCP.................................................................................................77 3.2.1. Xác định nhu cầu VLĐ một cách hợp lý và có kế hoạch huy động vốn phù hợp ..................................................................................................77 3.2.2. Tổ chức cơ cấu vốn lưu động hợp lí. ..........................................................81 3.2.3. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền. .............81 3.2.4. Tăng cường công tác quản lí các khoản phải thu......................................82 3.2.5. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hàng tồn kho ...........................85 3.2.6. Các giải pháp khác ........................................................................................86 3.3. Một số kiến nghị về chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. ......................................90 KẾT LUẬN................................................................................................................................93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................94 PHỤ LỤC
  • 5. Học viện tài chính V Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DTT Doanh thu thuần GVHB Giá vốn hàng bán NSNN Ngân sách nhà nước NVLĐ Nguồn vốn lưu động TSLĐ Tài sản lưu động TSCĐ Tài sản cố định TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn VKĐ Vốn kinh doanh VLĐ Vốn lưu động VCĐ Vốn cố định VCSH Vốn chủ sở hữu
  • 6. Học viện tài chính VI Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang HÌNH 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÍ CỦA CÔNG TY ...........................................................32 HÌNH 2: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÍ TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN.............................................34
  • 7. Học viện tài chính VII Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2012 và 2013. .........36 Bảng 2.2: Sự biến động của cơ cấu nguồn vlđ thường xuyên năm 2013 ..........................43 Bảng 2.3: Sự biến động của cơ cấu nguồn vlđ tạm thời năm 2013....................................45 Bảng 2.4: Sự biến động và tình hình phân bổ nguồn vốn lưu động năm 2013.................48 Bảng 2.5: mô hình tài trợ vốn của tổng công ty ...................................................................50 Bảng 2.6: Cơ cấu vốn lưu động của tổng công ty trong 2 năm 2012 – 2013....................51 Bảng 2.7: Cơ cấu vốn bằng tiền của tổng công ty trong 2 năm 2012 - 2013....................55 Bảng 2.8: cơ cấu vốn trong thanh toán của tổng công ty trong 2 năm 2012 - 2013.........59 Bảng 2.9: Hiệu quả quản lý các khoản phải thu của tổng công ty......................................62 Bảng 2.10. Tình hình công nợ của tổng công ty năm 2013.................................................64 Bảng 2.11. Cơ cấu vốn vật tư hàng hoá của tổng công ty trong hai năm 2012 – 2013...66
  • 8. Học viện tài chính 1 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự tham gia vào một sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp trên toàn thế giới thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam ở tất cả mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), thị trường còn tương đối nhỏ, năng lực tài chính và khả năng quản lý còn gặp nhiều hạn chế. Vì vậy ở thời điểm hiện tại và đặc biệt là trong những năm tiếp theo khi chúng ta thực hiện đầy đủ các cam kết của tổ chức WTO thì SME của chúng ta sẽ phải cạnh tranh rắt gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như là trong nước để giành giật thị trường, tồn tại và phát triển. Vì vậy, khi thị trường với những sự cạnh tranh gay gắt như vậy sẽ loại bỏ những doanh nghiệp có năng lực yếu kém, không đủ khả năng để tiếp tục cuộc chơi. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các SME là do năng lực quản trị tài chính hạn chế, đặc biệt trong việc hoạch định nguồn tài trợ và quản trị vốn lưu động, thể hiện qua tình trạng thiếu vốn, mất tính thanh khoản. Hiện tại, đây cũng là một vấn đề thực sự nhức nhối đối với các SME, vì vậy sau hơn 2 tháng thực tập tại Tổng Công ty đầu tư Hà Thanh - CTCP em đã quyết định chọn đề tài “Tăng cường quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh - CTCP” cho bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn lưu động. - Phân tích thực trạng tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty đầu tư Hà Thanh – CTCP từ đó đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty này. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  • 9. Học viện tài chính 2 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 - Đối tượng nghiên cứu là thực trạng quản lý vốn lưu động Tổng Công ty đầu tư Hà Thanh –CTCP. - Phạm vi nghiên cứu là các nội dung trong phân tích hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động thực tế tại Tổng Công ty đầu tư Hà Thanh – CTCP. 4. Thời gian nghiên cứu: trong 2 năm 2012 và 2013. 5. Về phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biến động của các chỉ tiêu và các phương pháp khác: Phân tích nhân tố, phương pháp số chênh lệch… Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung đề tài của em gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Tổng Công ty đầu tư Hà Thanh – CTCP trong thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở Tổng Công ty đầu tư Hà Thanh - CTCP. Em xin chân thành cảm ơn PGS/tiến sĩ: Vũ Công Ty, Ban giám đốc cùng cán bộ công nhân viên tổng công ty đầu tư Hà Thanh – CTCP đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Dù đã rất cố gắng nhưng bài viết của em không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các anh chị trong tổng công ty để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
  • 10. Học viện tài chính 3 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động trong doanh nghiệp. 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động, các doanh nghiệp còn cần có các đối tượng lao động. Khác với các tư liệu lao động, các đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm. Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy có thể hiểu: - Vốn lưu động là lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về các đối tượng lao động của doanh nghiệp. - Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được được thể hiện ở bộ phận tiền mặt, các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, các khoản phải thu và dự trữ tồn kho. Vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển. Như vậy, vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất là số tiền ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm
  • 11. Học viện tài chính 4 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn lưu động cũng vận động liên tục, chuyển hoá từ hình thái này qua hình thái khác. Sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn có thể mô tả bằng sơ đồ sau: T T-H-SX-H’- T’ Ä T Đốivới doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu thông, quá trình vận động của vốn lưu động theo trình tự sau: T T – H – T’ Ä T Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn và chuyển hoá từ hình thái ban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hoá và cuối cùng quay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động. Cụ thể là sự tuần hoàn của vốn lưu động được chia thành các giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1(T-H): khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động dưới hình thái tiền tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động để dự trữ cho sản xuất. Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá. - Giai đoạn 2(H-SX-H’): ở giai đoạn nay doanh nghiệp tiến hành sản xuất ra sản phẩm, các vật tư dự trữ được đưa dần vào sản xuất. Trải qua quá trình sản xuất các sản phẩm hàng hoá được chế tạo ra. Như vậy ở giai đoạn
  • 12. Học viện tài chính 5 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 này vốn lưu động đã từ hình thái vốn vật tư hàng hoá chuyển sang hình thái vốn sản phẩm dở dang và sau đó chuyển sang hình thái vốn thành phẩm. - Giai đoạn 3:(H’-T’): doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền về và vốn lưu động đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang hình thái vốn tiền tệ trở về điểm xuất phát của vòng tuần hoàn vốn. Vòng tuần hoàn kết thúc. So sánh giưa T và T’, nếu T’ >T có nghĩa doanh nghiệp kinh doanh thành công vì đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất đã sinh sôi nảy nở, doanh nghiệp bảo toàn và phát triển được VLĐ và ngựơc lại. Đây là một nhân tố quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng đồng VLĐ của doanh nghiệp. Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục nên vốn lưu động của doanh nghiệp cũng tuần hoàn không ngừng, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ gọi là sự chu chuyển của vốn lưu động. Do sự chu chuyển của vốn lưu động diễn ra không ngừng nên trong cùng một lúc thường xuyên tồn tại các bộ phận khác nhau trên các giai đoạn vận động khác nhau của vốn lưu động. Khác với vốn cố định, khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện, chu chuyển giá trị toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra theo lí thuyết tài chính vốn lưu động còn được xác định bằng phần trội của tổng nguồn vốn dài hạn so với tổng tài sản cố định hay bằng phần chênh lệch của tài sản lưu động so với nợ ngắn hạn. 1.1.2. Phân loại vốn lưu động. Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường có những cách phân loại sau đây:
  • 13. Học viện tài chính 6 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 * Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này, vốn lưng động được phân thành: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị của vật tư, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm giá trị của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, chi phí chờ kết chuyển. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm: giá trị của thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc đá quí..); các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản ký cược, ký quí ngắn hạn; các khoản phải thu. Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của từng loại vốn trong trong từng khâu của quá trình kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp có thể điều chỉnh cơ cấu sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất. * Phân loại theo hình thái biểu hiện. Theo cách này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại: - Vốn vật tư hàng hoá bao gồm giá trị của vật tư, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động, bao gồm giá trị của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm. - Vốn bằng tiền bao gồm vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc đá quí..); các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản ký cược, ký quí ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán.. 1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp Biểu hiện dướidạng vật chấtcủa VLĐ chínhlà các TSLĐ. Trong doanh nghiệp giữa VLĐ (là TSLĐ) và nguồn vốn lưu động (NVLĐ) luôn có một mối
  • 14. Học viện tài chính 7 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 quan hệ cân đối tổng thể. VLĐ và NVLĐ chính là hai mặt biểu hiện khác nhau của trị giá TSLĐ hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải lựa chọn một cơ cấu nguồn vốn tối ưu vừa giảm được chiphí sửdụng vốnvừa đảm bảo sựan toàncho doanhnghiệp. căn cứ vào các tiêu thức phân loại NVLĐ của doanh nghiệp được chia thành: - NVLĐ thường xuyên : là nguốn vốn mang tính chất ổn định và dài hạn, bao gồm VCSH và các khoản vay dài hạn để tài trợ cho nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp. NVLĐ thường xuyên = Tổng TSLĐ – Nợ ngắn hạn - NVLĐ tạm thời : là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn, gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, các khoản nợ ngắn hạn… được dùng để đáp ứng nhu cầu VLĐ có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp NVLĐ tạm thời = Vốn vay ngắn hạn + Vốn chiếm dụng hợp pháp 1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.1. Kháiniệmvà mục tiêucủa quảntrịvốnlưuđộng của doanhnghiệp * Khái niệm quản trị vốn lưu động: Quản trị vốn lưu động là các quyết định liên quan đến các vấn đề về vốn lưu động và tài sản ngắn hạn bao gồm quản trị tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra thường xuyên và liên tục. * Mục tiêu của quản trị vốn lưu động: Quản trị, sử dụnghợp lí tài sản lưu động cũng như vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp.
  • 15. Học viện tài chính 8 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 Việc quảntrị tốt vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời áp dụng được những tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại. Từ đó, tạo ra khả năng để doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí giá thành sản phẩm, đồng thời khai thác được các nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm, làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, giảm bớt nhu cầu vay vốn, giảm bớt chi phí lãi vay. 1.2.2. Nội dung của quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Nhu cầu kinh doanh diễn ra thường xuyên hàng ngày bắt đầu từ việc mua sắm và dự trữ vật tư cần thiết, tiếp đó tiến hành sản xuất sản phẩm và sau khi sản phẩm được sản xuất xong thì thực hiện việc bán sản phẩm và thu tiền về. Quá trình kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục tạo thành chu kỳ kinh doanh. Như vậy, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là thời gian trung bình cần thiết để thực hiện việc mua sắm, dự trữ vật tư, sản xuất ra sản phẩm và bán sản phẩm, thu tiền bán hàng. Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp có 3 giai đoạn: - Giai đoạn mua sắn và dự trữ vật tư. - Giai đoạn sản xuất. - Giai đoạn bán sản phẩm và thu tiền bán hàng. Vậy, đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài việc phân loại vốn lưu động để quản lý còn phải xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý để đảm bảo sản xuất kinh doanh không thừa, không thiếu vốn. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp có 2 phương pháp sau:
  • 16. Học viện tài chính 9 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07  Phương pháp 1: Phương pháp trực tiếp: Nội dung của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn của doanh nghiệp phải ứng ra để dự trữ vật tư, sử dụng và tiêu thụ sản phẩm để xác định nhu cầu từng khoản vốn lưu động trong từng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Phương pháp này được xác định theo công thức sau: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Dự trữ vật tư hàng hóa + Nợ phải thu - Nợ phải trả Trong đó: Dự trữ vật tư hàng hóa được xác định trên lượng hàng tồn kho cần thiết cho doanh nghiệp. Nợ phải thu dự kiến trong kì = Số ngày trung bình cho khách hàng nợ trong kì dự kiến x Doanh thu bán chịu bình quân 1 ngày dự kiến Nợ phải trả = Số ngày được nợ trung bình x Giá trị NVL, hàng hóa mua chịu bình quân 1 ngày Phương pháp này có ưu điểm là xác định nhu cầu vốn lưu động được chính xác, vì nhu cầu vốn lưu động được xác định theo từng loại vật tư ở từng khâu. Nhưng nhược điểm là mất nhiều thời gian và chậm trễ khi lập kế hoạch nhu cầu vốn lưu động.
  • 17. Học viện tài chính 10 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07  Phương pháp 2: phương pháp gián tiếp: Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm về sử dụng vốn lưu động bình quân báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch. Việc xác định được thực hiện theo trình tự sau: Xác định số dư bình quân các khoản phải thu, vật tư tồn kho. Xác định tỷ lệ các khoản trên doanh thu thuần cả năm. Trên cơ sở đó xác định nhu cầu vốn lưu động. Xác định nhu cầu vốn lưu động của kỳ sau. Phương pháp này có ưu điểm là xác định nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch nhanh chóng, đơn giản, dễ thực hiện. Nhưng có nhược điểm là tính chính xác không cao. - Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động: + Những yếu tố về tính chất của ngành nghề kinh doanh ở mức độ hoạt động của doanh nghiệp. + Những yếu tố về mua sắm vật tư và sản phẩm. + Những yếu tố về chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ, tín dụng và tổ chức thanh toán. + Yếu tố về giá cả vật tư hoặc hàng hóa dự trữ. 1.2.2.2. Bố trí nguồn vốn lưu động Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm: nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời. Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, về cơ bản, nguồn vốn lưu động thường xuyên đảm bảo cho vốn lưu
  • 18. Học viện tài chính 11 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 động thường xuyên con nguồn vốn lưu động tạm thời đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động tạm thời, song không nhất thiết phải hoàn toàn như vậy, để tạo điều kiện sử dụng linh hoạt nguồn tài chính, việc bố trí nguồn vốn nào sẽ dùng để tài trợ cho nhu cầu vốn nào tạo ra các kiểu mô hình tài trợ với những ưu, nhược điểm riêng biệt. Có 3 mô hình tài trợ vốn cho doanh nghiệp: * Mô hình tài trợ thứ nhất: toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. - Lợi ích của áp dụng mô hình này: + Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn. + Giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn. - Hạn chế của việc sử dụng mô hình này: + Chưa tạo được sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn nấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn, song kém linh hoạt. Trong thực tế, có khi doanh thu biến động, khi gặp khó khăn về tiêu thụ, doanh nghiệp phải tạm thời giảm bớt đi quy mô kinh doanh, nhưng vẫn phải duy trì một lượng vốn thường xuyên khá lớn. * Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thườn xuyên và một phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tam thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Sử dụng mô hình này khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao, tuy nhiên, doanh nghiệp phải sử dung nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên doanh nghiệp phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn.
  • 19. Học viện tài chính 12 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 Nếu so sánh giữa tài trợ ngắn hạn và tài trợ dài hạn về mức độ rủi ro, thông thường tài trợ ngắn hạn có mức độ rủi ro ít hơn tài trợ dài hạn, lãi suất tiền vay ngắn hạn thường biến động nhiều hơn; về mặt chi phí sử dụng vốn, tài trợ dài hạn thường có chi phí cao hơn, lãi suất thường cao hơn, đôi khi được sử dụng cả những lúc không có nhu cầu thực sự. Về mặt thực tế, có những doanh nghiệp khi gặp thời vụ, dự trữ vật tư và hàng tồn kho để bán tăng lên, lúc này đã sử dụng phần nguồn vay dài hạn để tài trợ cho phần tăng đột biến đó. Trong tình huốn này cũng phải được chấp nhận đưa đến việc sử dụng vốn có tính linh hoạt hơn, mặc dù chi phí có cao hơn. * Mô hìnhtài trợthứ3:toànbộ TSCĐvàmộtphầnTSLĐthườngxuyên được đảmbảobằngnguồnvốnthườngxuyên, cònmộtphầnTSLĐthường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Về lợi thế, mô hình này chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp hơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn. Trong thực tế, mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn, vì một phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với các doanh nghiệp mới hình thành lại càng cần thiết. Việc sử dụng mô hình này, doanh nghiệp cũng cần sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn, vì áp dụng mô hình này, khả năng gặp rủi ro sẽ cao hơn. 1.2.2.3. Cơ cấu vốn lưu động Cơ cấu VLĐ phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. VLĐ là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, vấn đề tổ chức quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng
  • 20. Học viện tài chính 13 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 và phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức được tốt quá trình mua sắm dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển để vốn luân chuyển từ loại này thành loại khác, từ hình thái này sang hình thái khác, rút ngắn vòng quay của vốn. Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động. Có nhiều cách phân loại vốn, mỗi cách phân loại có tác dụng riêng phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý. Thông qua các phương pháp phân loại giúp cho nhà quản trị tài chính doanh nghiệp đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn của những kỳ trước, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý kỳ để ngày càng sử dụng hiệu quả hơn vốn lưu động. Cũng như từ các cách phân loại trên doanh nghiệp có thể xác định được cơ cấu vốn lưu động của mình theo những tiêu thức khác nhau. Trong các doanh nghiệp khác nhau thì cơ cấu vốn lưu động cũng không giống nhau. Việc phân tích cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý vốn lưu động có hiệu quả hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. 1.2.2.4. Quản trị tiền mặt Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền mặt trong quỹ, tiền gửingân hàng, tiền đang chuyển… Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn phát sinh các khoản thu chi thanh toán ngay bằng tiền mặt,do đó việc dự trữ tiền mặt tại doanh nghiệp là cần thiết và rất quan trọng.
  • 21. Học viện tài chính 14 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 Động cơ chủ yếu của việc nắm giữ tiền mặt trong doanh nghiệp là để làm thông suốt các giao dịch trong kinh doanh cũng như duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở mọi thời điểm. Ngoài ra,còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu bất thường chưa dự đoán được và động lực đầu cơ trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì mức dự trữ tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu chiết khấu từ các nhà cung cấp. Nội dung chủ yếu của việc quản lý tiền mặt bao gồm: * Xác định số dư tiền mặt mục tiêu: Số dư tiền mặt mục tiêu bao gồm sự đánh đổi giữa chi phí cơ hội của việc nắm giữ quá nhiều tiền mặt và chi phí giao dịch của việc nắm giữ quá ít tiền mặt. William Baumol là người đầu tiên đưa ra mô hình quản lý tiền mặt chính thức liên kết giữa chi phí cơ hội và chi phí giao dịch (C*). Mô hình của ông có thể được dùng để tính toán mức số dư tiền mặt mục tiêu và được xác định bằng công thức: C* = √ 2∗T∗F K Trong đó: C*: Số dư tiền mặt mục tiêu. T: Tổng nhu cầu về tiền mặt trong một chu kỳ. F: Chi phí một lần giao dịch. K: Lãi suất trên thị trường.
  • 22. Học viện tài chính 15 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 Như vậy, nếu doanh nghiệp giữ số tiền mặt ở mức quá thấp, doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn trong việc thanh toán, do đó có thể doanh nghiệp phảibán các tài sản lưu động có tính thanh khoản cao thường xuyên hơn là nếu giữ số tiền mặt cao hơn, điều đó sẽlàm cho chiphí giao dịchtăng lên. Ngược lại, chiphí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt sẽ tăng lên, khi số tiền mặt giữ lại tăng. Do đó, nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải xác định được số dư tiền mặt mục tiêu hay nóicách khác chính là sự cân đối giữa chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt và chi phí giao dịch sao cho tổng chi phí là tối thiểu. * Hoạch định ngân sách tiền mặt: Ngân sách tiền mặt là một kế hoạch ngắn hạn dùng để xác định nhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền mặt của doanh nghiệp, kế hoạch này thường được xây dựng trên cơ sở quý, tháng, tuần. Dự đoán nguồn thu tiền mặt bao gồm thu nhập từ hoạt động kinh doanh, nguồn đi vay và các nguồn khác, trong các nguồn thu kể trên, nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh coi là quan trọng nhất, nó được dự đoán dựa trên cơ sở doanh số bán ra và phần trăm doanh số được thanh toán tiền mặt dự kiến trong kỳ. Dự đoánnhucầuchitiêu bao gồmcác khoảnchichosảnxuất kinh doanh như mua sắmtài sản, trảlương, các khoảnchicho hoạtđộngđầutưtheo kế hoạch của doanh nghiệp, các khoản chi trả lãi, nộp thuế và các khoản chi khác. Trên cơ sở so sánh nhu cầu chi tiêu, doanh nghiệp có thể thấy được mức thăng dư hay thâm hụt ngân quỹ. Từ đó thực hiện các biện pháp cân bằng thu chi ngân sách như tăng tốc độ thu hồi công nợ hoặc giảm tốc độ xuất quỹ nếu có thể thực hiện được, hoặc khéo néo sử dụng các khoản nợ đến thời hạn thanh toán. * Đầu tư tiền nhàn rỗi: Hầu hết các công ty lớn quản lý tài sản tài chính ngắn hạn của mình và giao dịch thông qua ngân hàng và các trung gian.
  • 23. Học viện tài chính 16 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 Do đó, nếu công ty có dư thừa tiền mặt tạm thời, công ty có thể đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn. Các loại chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt cao là những công cụ tài chính được mua bán trên thị trường tiền tệ hay thị trường vốn có tính linh hoạt rất cao. Việc đầu tư vào các loại chứng khoán này có vai trò như một bước đệm cho quản lý tiền mặt, khi lượng tiền mặt của doanh nghiệp giảm thấp hơn mức ấn định, các loại chứng khoán này được dùng để chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. Ngược lại, tiền nhàn rỗi có thể được đầu tư tạdm thời vào các loại chứng khoán này. Tuy nhiên, khi đầu tư vào các loại chứng khoán cần xem xét kỹ các đặc tính như tính thanh khoản, tính rủi ro, thời gian đáo hạn, lợi nhuận kỳ vọng. Để thực hiện các nội dung quản lý tiền mặt nói trên doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp như: - Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt - Giảm tốc độ chi tiêu tiền mặt Trong đó tăng tốc độ thu hồi tiền mặt có thể được thực hiện thông qua việc khuyến khích khách hàng thanh toán sớm với việc áp dụng chính sách chiết khẩu đối với các khoản nợ được thanh toán trước hay đúng hạn, quy định phương thức thanh toán phù hợp với từng đối tượng khách hàng tổ chức theo dõi và đôn đốc thu hồi công nợ. Giảm tốc độ chi tiêu tiền mặt là việc thay vì dùng tiền thanh toán sớm các hoá đơn mua hàng, người quản lý tài chính có thể trì hoãn việc thanh toán trong phạm vi thời gian và các chi phí tài chính, tiền phạt hay sự suygiảm vị thế tín dụng của doanh nghiệp thấp hơn những lợi ích cho việc thanh toán chậm mang lại.
  • 24. Học viện tài chính 17 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 1.2.2.5. Quản trị các khoản phải thu, phải trả. Việc chiếm dụng vốn lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một nét đặc trưng trong quan hệ kinh tế giữa các chủ thể, thậm chí còn được coi là một “sách lược” trong kinh doanh trên thị trường. Các khoản phải thu chính là số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng, các khoản phải trả là số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng. Độ lớn các khoản phải thu, phải trả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ thu hồi hay trả công nợ cũ, tốc độ tạo ra nợ mới và sự tác động của các yếu tố chung nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp như chu kỳ suy thoái của nền kinh tế, khủng hoảng tiền tệ… Doanh nghiệp đặc biệt chú ý tới các nhân tố mà mình có thể kiểm soát được, tác động lớn tới chất lượng của các khoản phải thu, phải trả. Đó là chính sách tín dụng. * Chính sách tín dụng: Khi thực hiện các chính sách tín dụng, doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau: - Phải xác định được các tiêu chuẩn tín dụng tức là sức mạnh tài chính tối thiểu mà có thể chấp nhận được các khoản mua và bán chịu. - Chiết khấu tiền mặt: Là việc nhằm khuyến khích khách hàng trả tiền sớm bằng cách thực hiện việc giảm giá đối với các trường hợp mua hàng bằng tiền mặt hoặc trả tiền trước thời hạn. - Thời hạn bán chịu: Là độ dài thời gian của các khoản tín dụng. - Chínhsáchthu tiền và biện pháp xử lý với các khoảntín dụng quá hạn. Các yếu tố trên tác động mạnh mẽ đến doanh thu bán hàng của doanh nghiệp, chẳng hạn doanh thu sẽ có xu hướng tăng lên khi các tiêu chuẩn tín dụng được lới lỏng, tỷ lệ chiết khấu tăng, thời gian bánchịu dàivà phương thức thu tiền bớt
  • 25. Học viện tài chính 18 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 gắt gao. Tuy nhiên, trong việc thiết lập chínhsáchtín dụng và tổ chức thực hiện nó, người làm côngtác quản lý tài chínhphảixác minh được phẩmchất tín dụng của kháchhàng trên cơ sở đó thiết lập các tiêu chuẩn tíndụng thích hợp, bởi nếu các tiêu chuẩntín dụngquá cao có thểloại bỏ nhiều khách hàng tiềm năng do đó làm giảm lợi nhuận. Ngược lại, nếu tiêu chuẩn tín dụng quá thấp sẽ làm tăng doanh số bán nhưng đồng thời cũng làm cho rủi ro tín dụng tăng, gia tăng các khoản nợ khó đòi, chi phí thu tiền tăng lên. * Theo dõi các khoản phải thu, phải trả: Người làm công tác quản lý tài chính phải theo dõi thường xuyên các khoản phải thu nhằm xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá đúng tính hữu hiệu của chính sách thu tiền của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện các khoản tín dụng có vấn đề để có biện pháp giải quyết thích ứng. Để theo dõi các khoản phải thu, phải trả có thể sử dụng các công cụ sau đây. - Kỳ thu, trả tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu, kỳ trả tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để doanh nghiệp trả các khoản phải trả, được xác định theo công thức: + Kì thu tiền bình quân = các khoản phải thu Doanh thu bán chịu bình quân + Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần Khoản phải thu Mục tiêu trong quản lý các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp là “thu sớm và trả muộn”. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp thành công trong việc thực hiện như trên, khách hàng và nhà cung cấp bị thiệt, và sự đánh đổi ở đây chính là sự tác động đối với mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tác trên. Cho nên, kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều
  • 26. Học viện tài chính 19 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 trường hợp chưa thể có kết luận chắc chắn là tốt hay xấu mà còn phải xem xét lại mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như mở rộng thị trường, chính sách tín dụng, quan hệ khách hàng… - Phân tích tuổi của các khoản phải thu: Phương pháp này dựa trên thời gian biểu về tuổi của các khoản phải thu tức là khoảng thời gian có thể thu được tiền của các khoản phải thu để phân tích. Sự phân tích theo phương pháp này có tác dụng rất hữu hiệu, nhất là khi các khoản phải thu được xem xét dưới góc độ sự biến động về thời gian. Nó cho phép tạo ra một phương pháp theo dõi hiệu quả đối với các khoản phải thu, tất nhiên, phương pháp này có hạn chế là nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của doanh số bán theo thời vụ. Khi doanh thu bán thay đổi thất thường, biểu thời gian sẽ cho thấy sự thay đổi rất lớn mặt dù mô hình thanh toán không thay đổi. - Mô hình số dư các khoản phải thu: Phương pháp này đo lường phần doanhsố bánchịu của mỗitháng vẫn chưathu được tiền tại thời điểm cuối tháng đó và tại thời điểm kết thúc củatháng tiếp theo. Ưu điểm củamô hìnhnày so với mô hìnhphân tíchtuổicủacác khoảnphải thu là nó hoàn toàn không chịu sự tác độngcủa yếu tố thời vụ mức biến động của doanh số bán không ảnh hưởng tới sự phân bổ hợp lý những khoản nợ tồn đọng theo thời gian. 1.2.2.6. Quản trị hàng tồn kho. Hàng tồnkho là những tài sản mà doanhnghiệp lưu trữ để sản xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp, hàng tồn kho dự trữ thường ở 3 dạng: - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ - Các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm - Các thành phẩm, hàng hoá chờ tiêu thụ
  • 27. Học viện tài chính 20 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 Quản lý hàng tồn kho bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động nhằm vào nguyên vật liệu, hàng hoá đi vào, đi qua và đi ra khỏi doanh nghiệp. Quản lý hàng tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng bởi vì nếu dự trữ không hợp lý sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, hiệu quả kém. Việc quản lý hàng tồn kho có hiệu qủa phải đạt được 2 mục tiêu sau: - Mục tiêu an toàn: Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một khối lượng hàng hóa dự trữ đủ để đảm bảo sản xuất và bán ra thường xuyên, liên tục. - Mục tiêu kinh tế: Đảm bảo chi phí cho dự trữ là thấp nhất. Để kết hợp hài hoà giữa hai mục tiêu này, nhà kinh tế Ford. W. Harris đã đề xuất mô hình EOQ (Economic Order Quantity Model) áp dụng trong quản lý hàng tồn kho để tối thiểu hoá chi phí hàng tồn kho và tối đa hoá an toàn trong cung ứng, đã được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng. Mô hình này giả thiết rằng: - Một lượng hàng hoá như nhau được đặt tại mỗi thời điểm đặt hàng lại. - Các nhà quản lý chỉ quan tâm tới chi phí bảo quản và chi phí đặt hàng là những chi phí chịu ảnh hưởng bởi số lượng hàng tồn kho. Theo lý thuyết về mô hình này thì số lượng hàng đặt hiệu quả là: QE = √ 2x(CdxQn) C1 Trong đó: QE là lượng đặt hàng kinh tế (Hay lượng đặt hàng tối ưu). Cd là chi phí cho mỗi lần đặt hàng. Qn là tổng nhu cầu về hàng lưu kho trong năm. C1 là chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho.
  • 28. Học viện tài chính 21 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 Theo giả thuyết của mô hình thì nhu cầu và thời gian đặt hàng là xác định. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy, dự trữ an toàn được sử dụng như là một lớp đệm chống lại sự gia tăng bất thường của nhu cầu hay thời gian mua hàng hoặc tình trạng không sẵn sàng cung cấp. Dự trữ an toàn là mức tồn kho hay dữ trữ tồn kho ở mọi thời điểm, ngay cả khi lượng tồn kho được xác định theo mô hình EOQ. Vậy dự trữ trung bình tối ưu thực tế là: Q̅ = QE/2 + QDT Trong đó: Q̅ là mức dự trữ trung bình tối ưu thực tế QDT làmức dự trữ an toàn Như vậy, việc quản lý và sử dụng vốn lưu động là 2 vấn đề không thể tách rời nhau, nếu quản lý tốt thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ cao và ngược lại. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động doanh nghiệp phải quản lý vốn lưu động một cách khoa học, có hiệu quả. 1.2.3.Cácchỉtiêuđánhgiá tình hình quản trị vốn lưu động của DN. * Tốc độ luân chuyển VLĐ. Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển(số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển vốn(số ngày của một vòng quay vốn). Số lần luân chuyển VLĐ phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong thời kỳ nhất định, thường tính trong 1 năm. Công thức tính như sau:
  • 29. Học viện tài chính 22 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 L = M VLĐ Trong đó: L: số lần luân chuyển(số vòng quay) của VLĐ trong kỳ. M: tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ. VLĐ: vốn lưu động bình quân trong kỳ. Kỳ luân chuyển VLĐ phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay VLĐ. Công thức được xác định như sau: K = 360 L Hay K = VLĐ x 360 M Trong đó: K: Kỳ luân chuyển VLĐ. M,VLĐ: Như công thức trên. Vòng quay VLĐ càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ VLĐ càng được sử dụng có hiệu quả. * Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu là mức tiết kiệm tuyệt đối và mức tiết kiệm tương đối. - Mức tiết kiệm tuyệt đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Nói mộtcáchkhác với mức luân chuyển vốn không thay đổi(hoặc lớn hơn báo cáo)songdo tăng tốc độ luân chuyển nên doanh nghiệp cần số vốn ít hơn.
  • 30. Học viện tài chính 23 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 Công thức tính như sau: Vtktđ = ( M1 360 x K1 ) – VLĐ0 = VLĐ1 – VLĐ0 Trong đó: Vtktđ : Vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối. VLĐ0, VLĐ1: Vốn lưu động bình quân năm báo cáo và năm kế hoạch. M1 : Tổng mức luân chuyển năm kế hoạch K1 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch Điều kiện để có VLĐ tiết kiệm tuyệt đối là tổng mức luân chuyển vốn kỳ kế hoạch phải không nhỏ hơn tổng mức luân chuyển vốn kỳ báo cáo và vốn lưu động kỳ kế hoạch phải nhỏ hơn vốn lưu động kỳ báo cáo. - Mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô VLĐ. Công thức xác định số VLĐ tiết kiệm tương đối như sau: Vtktgđ = M1 360 x ( K1 – K0 ) Trong đó: Vtktgđ : Vốn lưu động tiết kiệm tương đối. M1 : Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch. K0, K1: Kỳ luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch. Điều kiện để có vốn lưu động tiết kiệm tương đối là tổng mức luân chuyển vốn kỳ kế hoạch phải lớn hơn kỳ báo cáo và VLĐ kỳ kế hoạch phải lớn hơn VLĐ kỳ báo cáo.
  • 31. Học viện tài chính 24 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 * Hiệu suất của VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu Hiệu suất của VLĐ (H) = 𝐷𝑇 𝑉𝐿Đ Số DT tạo ra trên 1 đồng VLĐ càng lớn thì hiệu suất của VLĐ càng cao. * Hàm lượng VLĐ(hay còn gọi là mức đảm nhận VLĐ). Hàm lượng VLĐ là số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu. Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ, chỉ tiêu này được tính như sau: Hàm lượng VLĐ = 1 H Trong đó: H: là hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. * Mức doanh lợi VLĐ(tỷ suất lợi nhuận VLĐ) Phảnánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng LNTT hoặc sau thuế TN, TSLĐ vốnlưuđộngcàngcaothì chứngtỏ hiệuquả của VLĐ càng cao. - Tỷ suất lợi nhuận VLĐ trước thuế và lãi vay: chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của VLĐ chưa có sự tác động của thuế TNDN và chưa tính đến VLĐ được hình thành từ nguồn nào. Công thức tính như sau: Tỷ suất VLĐ trước thuế và lãi vay = LN trước thuế và lãi vay VLĐ x 100% Trong đó: VLĐ: vốn lưu động bình quân trong kỳ. - Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tính với lợi nhuận trước thuế.
  • 32. Học viện tài chính 25 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của VLĐ chưa có sự tác động của thuế TNDN. Công thức tính như sau: Tỷ suất VLĐ trước thuế = LN trước thuế VLĐ x 100% - Tỷ suất lợi nhuận thuần: chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của VLĐ, một đồng vốn lưu động có thể đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của VLĐ đã chịu sự tác động của cả thuế TNDN và lãi vay. Công thức tính như sau: Tỷ suất VLĐ sau thuế = LN sau thuế VLĐ x 100% Trên đây là một số chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp giúp cho nhà quản lý tài chính đánh giá đúng đắn tình hình của kỳ trước, từ đó có nhận xét và nêu ra những biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý vốn cho kỳ tiếp theo. 1.3. Cácnhân tốảnhhưởng đến quản trị vốn lưu động của doanhnghiệp Trong nền kinh tế thị trường, quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả, hợp lý có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nhằm phát huy được những mặt mạnh, giảm thiểu những mặt tiêu cực tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đòi hỏi các nhà quản lý phải nắm bắt được các nhân tố tác động đó.
  • 33. Học viện tài chính 26 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 1.3.1 Nhân tố khách quan. Bao gồm các nhân tố: * Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh: đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Doanh nghiệp làm nhiệm vụ sản xuất khác doanh nghiệp làm nhiệm vụ lưu thông, doanh nghiệp có tính chất thời vụ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động khác với doanh nghiệp không mang tính thời vụ. Chu kỳ sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trước hết đến nhu cầu sử dụng vốn lưu động và khả năng tiêu thụ sản phẩm do đó cũng ảnh hưỏng tới hiệu qủa vốn lưu động. Những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh ngắn thì nhu cầu vốn lưu động thường không có biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng. Điều đó giúp doanh nghiệp dễ dàng trang trải các khoản nợ nần, đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh do đó nó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Ngược lại, những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài thì nhu cầu vốn lưu động thường biến động lớn, tiền thu bán hàng không đều, tình hình thanh toán chi trả gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chính vì vậy các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình thực tế để đề ra kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. * Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm: Đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động và nó càng có ý nghĩa hơn trong điều kiện nến kinh tế thị trường hiện nay, khi mà chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng dư cung ở tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường. Điều đó đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải tiến hành phân tích thị trường xác định đúng đắn mức cầu
  • 34. Học viện tài chính 27 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 về sản phẩm, hàng hoá và xem xét đến các yếu tố cạnh tranh. Đồng thời căn cứ vào tình hình hiện tại, doanh nghiệp tiến hành chọn phương án kinh doanh thích hợp nhằm tạo ra lợi thế của doanh nghiệp trên thị trường. * Chính sách kinh tế của nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế: vai trò chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế thị trường được thể hiện thông qua việc điều tiết hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô. Nhà nước là người hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế. Thông qua các chính sách, pháp luật và các biện pháp kinh tế… Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp đi theo quỹ đạo của kế hoạch vĩ mô. Bởi vậy, nó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. * Tiến bộ của khoa học công nghệ: trong thời đại ngày nay, trình độ tiến bộ khoa học công nghệ cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Vì vậy, doanh nghiệp phải quan tâm đến việc áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm hiện đại hoá trang thiết bị, nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm. Nếu doanh nghiệp không tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ để đổi mới trong thiết bị, sản phẩm thì sẽ có nguy cơ dẫn doanh nghiệp tới tình trạng làm ăn thua lỗ do sản phẩm làm ra không còn thích ứng, phù hợp với nhu cầu thị trường. * Uy tíncủa doanhnghiệp: Uy tíncủa doanhnghiệp có mộtnội dung hết sức phong phú thể hiện trong mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các bạn hàng, khách hàng của doanh nghiệp về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của mình… Một doanhnghiệp có uy tín,
  • 35. Học viện tài chính 28 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 điều kiện vật chất được khaithác triệt đểtạo ra một sự phát triển vững chắc cho doanhnghiệp. Khi đó doanhnghiệp vẫn có thể tiến hành hoạtđộngsản xuất kinh doanhbìnhthườngmà không cầndự trữ mộtlượng vốn quálớn. Điều này sẽảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. * Lạm phát: Là quá trình đồng tiền bị mất giá theo thời gian, nó luôn xuất hiện thường trực trong mọi nền kinh tế, trong mọi thời kỳ phát triển của xã hội, do đó nó sẽ ảnh hưởng tới giá trị vốn lưu động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có được sự bổ sung thích hợp thì nó sẽ làm cho vốn lưu động bị giám sút theo tỷ lệ lạm phát và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. * Rủi ro trong sản xuất kinh doanh: Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, quá trình sản xuất kinh doanh luôn chứa đựng những rủi ro bất chắc. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không có những kế hoạch biện pháp phù hợp thì có thể dẫn tới sự suy giảm của vốn lưu động, thậm chí còn dẫn tới tình trạng phá sản. 1.3.2 Những nhân tố chủ quan. Bên cạnh những nhân tố khách quan kể trên các nhân tố chủ quan cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp đó là các nhân tố. * Nhân tố con người: Có thể nói con người luôn đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau một cách gay gắt thì con người lại càng khẳng định được mình là nhân tố quan trong tác động đến hiệu quả kinh doanh. Đối với các nhà lãnh đạo thì trình độ quản lý, khả năng chuyên môn của họ sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tới ưu. Bên cạnh đó, ý thức trách nhiệm trong lao động cũng như khả năng thích ứng với yêu cầu thị trường của cán
  • 36. Học viện tài chính 29 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 bộ công nhân viên sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho doanh nghiệp. * Trình độ và khả năng quản lý: Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì trình độ và khả năng quản lý bị coi nhẹ hoặc là không cần thiết, không liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp. Ngược lại, trong điều kiện nền kinh tế thị trường nó giữ một vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu trình độ quản lý doanh nghiệp còn non kém sẽ dẫn tới việc thất thoát vật tư, hàng hoá, sử dụng lãng phí tài sản lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp. * Việc xây dựng chiến lược và phương án kinh doanh: Các chiến lược và phương án kinh doanh phải được xác định trên cơ sở tiếp cận thị trường cũng như phải có sự phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của nhà nước. Đây là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu qủa sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Ngoài các nhân tố trên, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khác như: lỗ tích luỹ, việc trích lập dự phòng… các nhân tố này tác động đến lợi nhuận do đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Trên đây là một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần xem xét quy mô, loại hình của doanh nghiệp mình mà hạn chế những ảnh hưởng xấu có thể xẩy ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
  • 37. Học viện tài chính 30 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH – CTCP TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đầu tư Hà Thanh - CTCP 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của tổng công ty - Tên chính thức công ty: Tổng công ty đầu tư Hà Thanh - CTCP. - Tên giao dịch: Hà Thanh Stock Company - Địa chỉ: cụm công nghiệp xã Vĩnh Minh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Điện thoại: 0373.840999 Fax: 0373.841789 - Là doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo Luật Doanh Nghiệp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Giấy chứng nhận kinh doanh số: 2800830733 ngày 22 tháng 12 năm 2014 do sở kế hoạch đầu tư Thanh Hóa cấp. Ngày cấp 4 tháng 1 năm 2005. Tổng Giám Đốc Nguyễn Hữu Ninh, thành viên hội đồng quản trị 4 người. Doanh nghiệp 100% vốn tư nhân. Tổng số vốn điều lệ là: 35.000.000.000 đồng (ba lăm tỉ đồng). Mệnh giá 100.000 đồng/1 cổ phần tương đương với 350.000 cổ phần. Vốn thực tế đã đóng góp và được ghi nhận trên báo cáo tài chính. 2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của tổng công ty: 2.1.2.1 Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu Lĩnh vực kinh doanh: xây dựng, sx vật liệu xây dựng.
  • 38. Học viện tài chính 31 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: - Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét - Xây dựng nhà các loại - Sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất đá ốp lát và các sản phẩm từ đá - Xây dựng các công trình kĩ thuật dân dụng. Sản phẩm chủ yếu: gạch, vật liệu xây dựng, đá ốp lát và các sản phẩm từ đá. 2.1.2.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh: TổngcôngtyđầutưHà Thanh- CTCP bao gồm các công ty thành viên: - Công ty chế biến đá tự nhiên Thanh Hóa chuyên sản xuất các sản phẩm đá ốp lát và các sản phẩm từ đá - Công ty gạch ngói Phú Thịnh chuyên sản xuất gạch ngói. 2.1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý của tổng công ty bao gồm: Hội đồng quản trị tổng công ty; ban kiểm soát; ban giám đốc tổng công ty; các công ty thành viên: công ty chế biến đá tự nhiên, công ty gạch ngói Phú Thịnh; các phòng ban chức năng bao gồm: phòng kinh doanh, phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch, phòng kế toán tài chính.
  • 39. Học viện tài chính 32 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 Hình 1: Sơ đồ bộ máy quản lí của tổng công ty Hội đồng quản trị tổng công ty Ban kiểm soát Ban giám đốc tổng công ty Công ty thành viên Các phòng ban chức năng Công ty chế biến đá tự nhiên Thanh Hóa Công ty gạch ngói Phú Thịnh Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch Phòng kế toán tài chính Tổng giám đốc
  • 40. Học viện tài chính 33 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lí cấp cao nhất của công ty, có quyền nhân danh tổng công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, định hướng, quyền lợi của tổng công ty . - Tổnggiám đốc:là người trực tiếp điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty. Tổng giám đốc do hội đồng quản trị tuyển dụng, bổ nhiệm và bãi nhiệm, chịu tráchnhiệm trước hộiđồngquảntrị về kết quả kinh doanh của công ty, đồng thời là người đại diện cho cán bộ, công nhân viên của công ty. - Ban kiểm soát: là cơ quan thay mặt cổ đông kiểm soát các mặt hoạt động, quản lí, điều hành và tuân thủ pháp luật của công ty. - Ban giám đốc: là cơ quan giúp tổng giám đốc giám sát, ra mệnh lệnh, chỉ thị làm việc cho các phòng ban và quản lí các công ty thành viên theo đườn lối, phương hướng của tổng giám đốc. - Các phòng ban: là cơ quan tham mưu giúp việc cho hội đồng quản trị, giám đốc công ty. Các phòng ban thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của ban giám đốc. Tổng Công ty có các phòng ban: phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh, phòng kế toán-tài chính, phòng kế hoạch. - Các công ty thành viên: Công ty chế biến đá tự nhiên Thanh Hóa, công ty gạch ngói Phú Thịnh.
  • 41. Học viện tài chính 34 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 2.1.2.4 Tổ chức bộ máy quản lí tài chính – kế toán: Hình 2: Sơ đồ bộ máy quản lí tài chính – kế toán 2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh: + Quy trình kĩ thuật sản xuất gạch: đất sét, than cám → máy cán thô → máy cán mịn → máy nhào → máy đùn → sân chứa mộc để phơi khô → lò sấy khô → lò nung gạch → gạch thành phẩm. + Đá sau khi khai thác tự nhiên sẽ được cắt đẽo từng phiến, mảng, khối cung cấp cho thị trường. Sản phẩm đá phức. + Cơ sở vật chất kĩ thuật: máy cắt, máy khoan, dây chuyền sản xuất gạch,xe tải, máy súc,… + Tình hình cung cấp vật tư: đá từ các xưởng khai thác đá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nguyên liệu dễ kiếm. + Thị trường tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Đặc điểm thị trường tiêu thụ: có liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Sản phẩm được xản xuất hàng loạt rồi được đem đi tiêu thụ. + Tổng Công ty hiện cung cấp gạch chiếm khoảng 20% thị trường trong tỉnh, đá 15% thị trường trong tỉnh, xây dựng 1,5%. Kế toán trưởng Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Kế toán vật tư hàng hóa Kế toán xác định kết quả kinh doanh và thuế Kế toán tài sản cố định và trích khấu hao Kế toán công nợ
  • 42. Học viện tài chính 35 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 + Lực lượng lao động: 124 cán bộ và công nhân viên trong đó cán bộ văn phòng 37 người. Cán bộ văn phòng trình độ cao đẳng, đại học; công nhân viên trình độ tốt nghiệp phổ thông trở lên. 2.1.4. Tình hình hoạt động của tổng công ty đầu tư Hà Thanh – CTCP trong hai năm 2012 và 2013 Do ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng bất động sản ở Việt Nam, công ty gặp rất nhiều bất lợi. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng tổng công ty vẫn nỗ lực hết sức, đề ra các giải pháp để cải thiện tình hình. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau:
  • 43. Học viện tài chính 36 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 BẢNG 2.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY TRONG 2 NĂM 2012 VÀ 2013. Đơn vị tính:VNĐ Chênh lệch STT Nội dung 31/12/2013 31/12/2012 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Tổng tài sản 105.393.350.365 80.649.463.376 24.743.886.989 30,681 Tài sản ngắn hạn 36.640.986.257 23.381.474.120 13.259.512.137 56,712 Tài sản dài hạn 68.752.364.108 57.267.989.256 11.484.374.852 20,053 Vốn chủ sở hữu 62.155.496.720 39.450.049.467 22.705.447.253 57,554 Nợ phải trả 43.237.853.645 41.199.413.909 2.038.439.736 4,955 Doanh thu thuần 16.754.461.378 47.662.845.741 - 30.908.384.363 -64,856 Giá vốn hàng bán 14.976.765.117 48.337.547.153 - 33.360.782.036 -69,027 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.777.696.261 -674.701.412 2.452.397.673 -363,48 8 Doanh thu hoạt động tài chính 670.247 3.780.186 -3.109.939 -82,279
  • 44. Học viện tài chính 37 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 Chi phí hoạt động tài chính 680.326.574 4.133.089.440 -3.452.762.866 -83,5410 Trong đó: Chi phí lãi vay 668.239.977 4.133.089.440 -3.464.849.463 -83,8311 Chi phí bán hàng 2.396.701.213 1.225.556.714 1.171.144.499 95,5612 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.995.634.930 3.167.304.260 -1.171.669.330 -36,9913 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -3.294.296.209 -9.196.871.640 5.902.575.431 -64,18 14 Thu nhập khác 377.272.727 5.000.075 372.272.652 7445,3415 Chi phí khác 1.014.900.222 0 1.014.900.222 016 Lợi nhuận trước thuế -3.931.923.704 -9.191.871.565 5.259.947.861 -57,2217 Lợi nhuận khác -637.627.495 5.000.075 -642.627.570 -12852,3618 Lợi nhuận sau thuế -3.931.923.704 -9.191.871.565 5.259.947.861 -57,2219 Theo nguồn báo cáo tài chính năm 2012 - 2013 Nhận xét sơ bộ: Tổng tài sản của tổng công ty năm 2013 đã có những sự thay đổi cụ thể là tăng so với năm 2012 một lượng là 24.743.886.989 tức tăng 30,68%
  • 45. Học viện tài chính 38 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 so với cùng kì năm ngoái. Với lượng tăng lên tương đối lớn này tập trung chủ yếu vào tăng tài sản ngắn hạn. Lượng tăng tài sản ngắn hạn năm 2013 so với năm 2012 là 13.259.512.137 tức tăng 56,71% so với cùng kì năm ngoái, trong khi đó tài sản dài hạn của tổng công ty năm 2013 so với năm 2012 chỉ tăng 11.484.374.852 tức tăng 20,05% so với cùng kì năm ngoái. Điều này là do tổng công ty đề ra các giải pháp ưu đãi với người mua, cho mua chịu nhiều để giải quyết vấn đề hàng tồn kho nhiều và chủ động trả trước cho người bán để giảm chi phí. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng tổng công ty vẫn quan tâm đến việc tu sửa nâng cấp dây chuyền sản xuất thiết bị. Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả ở cuối năm 2013 đều tăng so với năm 2012 tuy nhiên tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu thì cao hơn so với tốc độ tăng của nợ phải trả. Trong đó nợ phải trả tăng 2.038.439.736 tức tăng 4,95% so với cùng kì năm ngoái còn vốn chủ sở hữu tăng một lượng là 22.705.447.253 tức tăng 57,55% so với cùng kì năm ngoái. Với việc thị trường bất động sản năm 2013 có chiều hướng tốt lên, tổng giám đốc và các chủ sở hữu tổng công ty khác vẫn rất tâm huyết với tổng công ty quyết định đầu tư vào doanh nghiệp với hy vọng cải thiện việc kinh doanh và giữ vững việc làm cho hàng trăm cán bộ công nhân viên. Chi phí bán hàng tăng mạnh cụ thể tăng 1.171.144.499 tương ứng 95,56% do trong năm vừa rồi giá cả leo thang, thị trường bất động sản khủng hoảng khiến các vật tư xây dựng khó bán hơn và chi phí bán hàng tăng lên. Trong khi đó chi phí quản lí doanh nghiệp giảm 1.171.669.330 tương ứng giảm 36,99% điều này là do doanh nghiệp đang thực hiện những chính sách thắt lưng buộc bụng, tổng giám đốc và các thành viên tổng công ty quyết tâm cùng công ty vượt qua khó khăn, làm thêm giờ nhưng không hưởng lương.
  • 46. Học viện tài chính 39 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 là 16.754.461.378 so với năm 2012 là 47.662.845.741 giảm 30.908.384.363 tức giảm 64.85%. Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ lại tăng 2.452.397.673 ở năm 2013 là 1.777.696.261 so với năm 2012 là - 674.701.412. Điều này có thể là một tín hiệu tốt chứng minh được tổng công ty đang áp dụng những chính sách đúng đắn để cải thiện tình hình kinh doanh thua lỗ nghiêm trọng ở năm trước. Lợi nhuận sau thuế năm 2013 mặc dù vẫn ở mức âm là -3.931.923.704 nhưng so với năm 2012 là -9.191.871.565 đã cải thiên được đáng kể, tăng 5.259.947.861 cho thấy các chính sách đề ra của tổng công ty là đúng đắn. Kết luận: Với sự nỗ lực của toàn thể công ty, tổng kết năm 2013 mặc dù vẫn đang trong tình trạng thua lỗ nhưng không còn nghiêm trọng như trước, từng bước vượt qua khủng hoảng sẽ tạo tiền đề cho một tương lai bền vững hơn. 2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh – CTCP trong thời gian qua. 2.2.1. Xác định nhu cầu VLĐ của tổng Công ty. Mỗi quy mô sản xuất kinh doanh nhất định đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn này thể hiện nhu cầu vốn thường xuyên mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên liên tục. Việc tổ chức đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ là một vấn đề vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp nào cũng cần phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết tối thiểu để có những huy động và sử dụng vốn,
  • 47. Học viện tài chính 40 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 tránh ứ đọng vốn gây lãng phí, thiếu vốn làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. - Thị trường: Đây là điều hết sức quan trọng bởi trong nền kinh tế thị trường thị trường là nhân tố quyết định cho ta biết ba vấn đề cơ bản là: Sản xuất kinh doanh cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất kinh doanh như thế nào. Tổng Công ty đã căn cứ vào đó để lựa chọn ra mặt hàng kinh doanh, tìm kiếm khách hàng và xây dựng chiến lược huy động vốn để mua trang thiết bị, nguyên vật liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng. - Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty: căn cứ vào doanh thu, chi phí, lợi nhuận đạt được trong một thời kỳ xác định để làm cơ sở xác định nhu cầu về VLĐ từ đó tìm ra các nguồn tài trợ VLĐ thích hợp. - Kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đây là căn cứ quan trọng để tổng Công ty xây dựng được chiến lược về vốn một cách hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển của Công ty. * Phương pháp Phương pháp dự đoán nhu cầu vốn bằng các chỉ tiêu tài chính. Theo Bảng cân đối kế toán của tổng Công ty năm 2012, tổng công ty đã xác định được nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết năm 2012 như sau: - Năm 2012 số dư bình quân các khoản vốn: + Hàng tồn kho bình quân = 12.590.282.173 đồng + Nợ phải thu bình quân = 4.433.169.115,5 đồng + Nợ phải trả bình quân = 5.423.769.904,5 đồng - Xác định tỷ lệ các khoản vốn so với doanh thu tiêu thụ và tỷ lệ nhu cầu so với doanh thu tiêu thụ (doanh thu thuần tiêu thụ năm 2012 là: 47.662.845.741 đồng)
  • 48. Học viện tài chính 41 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 + Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu tiêu thụ: = 12.590.282.173 47.662.845.741 x 100% = 26,42% + Tỷ lệ các khoản phải thu so với doanh thu tiêu thụ: = 4.433.169.115,5 47.662.845.741 x 100% = 9,30% + Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với doanh thu tiêu thụ: = 5.423.769.904,5 47.662.845.741 x 100% = 11,38% - Xác định tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu tiêu thụ: Td = 26,42 % + 9,30 % - 11,38 % = 24,34%. Năm 2013, tổng Công ty có doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là 16.754.461.378 đồng=>Như vậy tổng Công ty đã xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên năm 2013 như sau: Vnc = 24,34% × 16.754.461.378 = 4.078.035.899 đồng Trên thực tế nguồn vốn lưu động thường xuyên của tổng công ty năm 2013 là 4.064.132.612 đ như vật là bám rất sát với với nhu cầu vốn mà tổng công ty đã xác định chỉ chênh lệch khoảng 13 triệu đồng, đây là một consố có thể chấp nhận được cho thấy tổng công ty đã thành công trong việc xác định chuẩn xác nhu cầu vốn lưu động. 2.2.2. Thực trạng bố trí nguồn vốn lưu động của tổng công ty Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp trong kỳ chia làm 2 loại: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết và nhu cầu vốn lưu động tạm thời. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp được chủ yếu tài trợ bằng các nguồn vốn ngắn hạn và một phần vốn dài hạn. Qua tìm hiểu phân tích ta thấy nguồn vốn lưu động của Tổng công ty đầu tư Hà Thanh - CTCP gồm nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời.
  • 49. Học viện tài chính 42 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 * Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Nguồn VLĐ thường xuyên giúp đảm bảo tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp được liên tục. Nguồn vốn lưu động thường xuyên = TSLĐ - Nợ ngắn hạn. - Nguồn VLĐ thường xuyên năm 2012= -3.023.939.789 đồng chiếm tỷ trọng -12,93% trong tổng tài sản lưu động. - Nguồn VLĐ thường xuyên năm 2013 = 4.064.132.612 đồng chiếm tỷ trọng 11,09% trong tổng TSLĐ. Nguồn VLĐ thường xuyên bao gồm nguồn VCSH, nợ dài hạn sau khi đã tài trợ cho TSDH. Sự biến động của cơ cấu Nguồn VLĐ thường xuyên được phản ánh qua Bảng 2.2:
  • 50. Học viện tài chính 43 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 BẢNG 2.2 SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VLĐ THƯỜNG XUYÊN NĂM 2013 STT Chỉ tiêu Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền (Đồng) Số tiền (Đồng) Số tiền (Đồng) Tỷ lệ (%) 1 Vốn chủ sở hữu 62.155.496.720 39.450.049.467 22.705.447.253 57,55 * Vốn đầu tư của chủ sở hữu 80.500.000.000 52.000.000.000 28.500.000.000 54,81 * Lợi nhuận chưa phân phối -18.330.839.453 -12.536.286.706 -5.794.552.747 46,22 * Quỹ khác thuộc VCSH -13.663.827 -13.663.827 0 0 2 Nợ dài hạn 10.661.000.000 14.794.000.000 -4.133.000.000 -27,94 * Vay và nợ dài hạn 10.661.000.000 14.794.000.000 -4.133.000.000 -27,94 3 Tài sản dài hạn 68.752.364.108 57.267.989.256 11.484.374.852 20,05 4 Nguồn VLĐ thường xuyên (4) = (1) + (2) - (3) 4.064.132.612 -3.023.939.789 7.088.072.401 -234,4
  • 51. Học viện tài chính 44 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 Nhìn vào Bảng 2 trên ta thấy, VCSH tăng 22.705.447.253 đồng với tỷ lệ tăng 57,55%, đó là do sự tăng lên chủ yếu của vốn đầu tư của chủ sở hữu, còn Nợ dài hạn giảm 4.133.000.000 đồng với tỷ lệ giảm 27,94% là vì tổng Công ty đã chú trọng hơn tới việc đảm bảo tự chủ tài chính cho doanh nghiệp trong tình trạng hệ số nợ của doanh nghiệp tương đối cao so với các doanh nghiệp trong ngành. Bên cạnh đó, TSDH cũng có sự tăng thêm 11.484.374.852 đồng với tỷ lệ tăng 20,05% chủ yếu là do tăng các tài sản cố định và tăng tài sản dài hạn khác. Ở đầu năm 2013 ta thấy do tỉ trọng VCS và nợ dài hạn là quá thấp so với tài sản dài hạn khiến cho Nguồn VLĐ thường xuyên âm nhưng đến cuối năm 2013 có một lượng tiền lớn từ các nhà đầu tư đã đổ về khiến cho lượng tiền từ vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng lên đáng kể 28,5 tỉ đồng cho nên cho dù nợ dài hạn có giảm xuống và tài sản dài hạn có tăng lên thì nguồn VLĐ thường xuyên của tổng công ty vẫn tăng lên và trở thành dương ở thời điểm cuối năm. Nhận thấy: Nguồn VLĐ thường xuyên năm 2013 (4.064.132.612 đồng) khá sát so với nhu cầu VLĐ thường xuyên năm 2013 mà tổng công ty đã xác định ở trên (4.078.035.899 đồng). Điều này có nghĩa là số vốn mà tổng Công ty huy động được đã đáp ứng được nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã xác định.Từ đây ta thấy được đây là một điểm mạnh đáng khích lệ của tổng công ty. * Nguồn VLĐ tạm thời: Nguồn VLĐ tạm thời gồm các khoản mục nằm trong Nợ ngắn hạn của tổng Công ty (Bảng 2.3): .
  • 52. Học viện tài chính 45 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 BẢNG 2.3 SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VLĐ TẠM THỜI NĂM 2013 STT Chỉ tiêu Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) Nợ ngắn hạn (Nguồn VLĐ tạm thời) 32.576.853.645 100 26.405.413.909 100 6.171.439.736 100 23,37 1 Vay và nợ ngắn hạn 8.669.141.023 26,61 4.355.000.000 16,49 4.314.141.023 69,90 99,06 2 Phải trả người bán 3.653.022.352 11,21 4.189.488.801 15,87 -536.466.449 -8,69 -12,81 3 Người mua trả tiền trước 854.222.801 2,62 353.257.861 1,34 500.964.940 8,12 141,81 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 12.096.765 0,04 506.457.592 1,92 -494.360.827 -8,01 -97,61 5 Phải trả nội bộ 16.813.459.408 63,67 -16.813.459.408 -272,44 -100 6 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 19.388.370.704 59,52 187.750.247 0,71 19.200.620.457 311,12 10226,68
  • 53. Học viện tài chính 46 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 Nguồn VLĐ tạm thời cuối năm 2013 là 32.576.853.645 đồng tăng 6.171.439.736đồngso với đầu năm 2013 (tỷ lệ giảm 23,37%). Để hiểu rõ hơn nguyên nhân, ta xem xét cụ thể từng khoản mục của Nợ ngắn hạn: - Trong cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời có 2 có tỉ trọng lớn nhất và là 2 khoản mục biến động nhiều nhất: + Cụ thể đó là các khoản phải trả nội bộ, số dư đầu năm là 16.813.459.408 đ đến cuối năm đã trả hết đây chính là khoản tổng công ty phải trả cho 2 công ty con mà trong năm 2 công ty con này đã sát nhập vào công ty mẹ. + Khoản lớn tiếp theo là các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác, số đầu năm là 187.750.247 đ đến cuối năm tăng một lượng khá lớn là 19.388.370.704 đ nguyên nhân chủ yếu của việc tăng này là do trong tháng 5/2013 tổng công ty đã sát nhập 2 công ty con vào công ty mẹ. Đây là những khoản mục tăng lớn và bất thường không nói lên được gì quá nhiều về tình hình huy động vốn ngắn hạn của công ty. - Khoản mục Vay và nợ ngắn hạn có tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu Nợ ngắn hạn ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2013 (đầu năm 2013 là 16,49%;cuốinăm 2012 là 26,61%). Bên cạnh đó, trong năm 2013, khoản mục Vay và nợ ngắn hạn tăng (tăng 4.314.141.023đồngvới tỷ lệ tăng 99,06%).Việc Vay và nợ ngắn hạn tăng cao trongcơ cấu Nợ ngắn hạn là hoàn toàn phù hợp vì Công ty cần phải có vốn để đảm bảo cho nhu cầu VLĐ tăng thêm của mình nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động. - Khoản mục phải trả người bán cuối năm 2013 so với đầu năm 2013 đã giảm 536.466.449 đ tức giảm 12,81% là do khối lượng sản phẩm tiêu thụ của tổng công ty giảm nên nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất cũng giảm theo.
  • 54. Học viện tài chính 47 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 - Số tiền chiếm dụng do người mua trả tiền trước tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ (đầu năm 2013 là 1,34%; cuối năm 2013 là 2,62%) nhưng tăng trong năm 2013 (tăng 500.964.940 đồng). Đây là khoản chiếm dụng có lợi cho tổng Công ty do không phải chịu lãi suất như đi vay ngân hàng hoặc phải trả giá cao hơn khi chiếm dụng vốn của người bán. Việc tăng khoản mục này chứng tỏ công ty đã bắt đầu có những uy tín nhất định với khách hàng, công ty nên tiếp tục duy trì và mở rộng các mối quan hệ làm ăn này. Qua việc phân tích cùng với số liệu có được từ Bảng 2.4 (trang bên) ta sẽ có cái nhìn sâu hơn về tình hình tài trợ VLĐ của tổng Công ty.
  • 55. Học viện tài chính 48 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 BẢNG 2.4 SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH PHÂN BỔ NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG NĂM 2013. Chỉ tiêu Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) Nguồn VLĐ thường xuyên 4.064.132.612 11,09 -3.023.939.789 -12,93 25 746 087 500 53,46 -234,40 Nguồn VLĐ tạm thời 32.576.853.645 88,91 26.405.413.909 112,93 -11 598 610 330 46,54 23,37 Tổng cộng 36.640.986.257 100 23.381.474.120 100 13.259.512.137 100 56,71
  • 56. Học viện tài chính 49 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 Nguồn VLĐ năm 2013 tăng so với 2012 là: 13.259.512.137đ với tỷ lệ tương ứng là 56,71%. Kết cấu nguồn hình thành VLĐ giữa hai năm 2012 và năm 2013 có sự thay đổi đáng kể. Năm 2012 nguồn hình thành toàn bộ VLĐ là VLĐ tạm thời sang đến năm 2013 nguồn hình thành vốn lưu động bao gồm nguồn VLĐ thường xuyên là 4.064.132.612đ chiếm tỉ trọng 11,09% trong khi nguồn VLĐ tạm thời là 32.576.853.645đ chiếm tỉ trọng 88,91%. Nguồn vốn lưu động năm 2013 tăng lên đáng kể so với năm 2012 là tăng 7.088.072.401đ . Điều này có thể sẽ có lợi cho công ty nếu như tổng công ty biết cách tận dụng sự chủ động về vốn lưu động này để thực hiện các chiến lược kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Để có cái nhìn toàn diện hơn về bố trí nguồn vốn của tổng Công ty, ta xem xét thêm sơ đồ tài trợ sau:
  • 57. Học viện tài chính 50 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 BẢNG 5: MÔ HÌNH TÀI TRỢ VỐN CỦA CÔNG TY 31/12/2012 31/12/2013 TSLĐ tạm thời 23.381.474.120 đ (29%) Nguồn vốn tạm thời 26.405.413.909 đ (32,74%) TSLĐ tạm thời 36.640.986.257 đ (34,77%) Nguồn vốn tạm thời 32.576.853.645 đ (30,91%) Tài sản thường xuyên 57.267.989.256 đ (71%) Nguồn vốn thường xuyên 72.816.496.720 đ (69,09%) Nguồn vốn thường xuyên 54.244.049.467 đ (67,26%) Tài sản thường xuyên 68.752.364.108 đ (65,23%) Mô hình tài trợ vốn của tổng công ty đã có những sự thay đổi rõ nét giữa các năm 2012 và 2013. Cụ thể ở năm 2012 tổng công ty đã phải sử dụng một phần nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho TSLĐ thường xuyên nhưng đến năm 2013 nguồn vốn thường xuyên tăng lên không những đủ để tài trợ toàn bộ tài sản thường xuyên mà còn tài trợ cho 1 phần TSLĐ tạm thời. Với mô hình tài trợ này, tổng Công ty đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính trong kinh doanh.Đây là phương thức tài trợ mang lại sự ổn định, an toàn cho tình hình tài chính của tổng Công ty. 2.2.3. Thực trạng quy mô và cơ cấu vốn lưu động của tổng công ty
  • 58. Học viện tài chính 51 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Đức Cường Lớp: CQ48/11.07 BẢNG 2.6 CƠ CẤU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY TRONG 2 NĂM 2012 – 2013. Đơn vị tính: VNĐ TT Chỉ tiêu năm 2012 năm 2013 Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ số tiền tỉ lệ 1 Vốn bằng tiền 114.997.045 0,49 216.057.554 0,59 101.060.509 87,88 2 Vốn trong thanh toán 4.297.283.311 18,38 9.786.441.524 26,71 5.489.158.213 127,74 3 Vốn vật tư, hàng hóa 17.268.002.191 73,85 25.934.770.278 70,78 8.666.768.087 50,19 4 Vốn lưu động khác 1.701.191.573 7,28 703.716.901 1,92 -997.474.672 -58,63 5 Tổng vốn lưu động 23.381.474.120 100 36.640.986.257 100 13.259.512.137 56,71 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2012 – 2013)