SlideShare a Scribd company logo
1 of 97
THUYẾT MINH DỰ ÁN
XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG
CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
Tháng 03/2021
CÔNG TY TNHH VŨ THÁI BẢO MINH
Địa điểm:
xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
CÔNG TY TNHH VŨ THÁI BẢO MINH
-----------    -----------
DỰ ÁN
XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG
CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
Địa điểm: xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH VŨ THÁI BẢO
MINH
Giám đốc
VŨ THÁI VƯƠNG
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 4
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 4
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 4
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 5
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 6
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 7
5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 7
5.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 7
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN........................ 9
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
...................................................................................................................... 9
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................20
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................23
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................23
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................24
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................27
4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................27
4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................27
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.27
5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................27
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............28
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCHXÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ................................29
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............29
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG
NGHỆ.............................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................51
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
2
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY
DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG.............................................................................51
1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................51
1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................51
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................51
1.4. Các phương án xây dựng công trình.........................................................51
1.5. Các phương án kiến trúc..........................................................................52
1.6. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................53
1.7. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................54
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................55
I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................55
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............55
III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG ......................................56
3.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................56
3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................58
IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ...............................59
4.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................59
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................60
V. KẾT LUẬN..............................................................................................62
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU
QUẢ CỦA DỰ ÁN .......................................................................................63
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................63
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN......................65
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................65
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................65
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................66
2.4. Phương án vay. .......................................................................................66
2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................67
KẾT LUẬN ..................................................................................................65
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
3
I. KẾT LUẬN. ................................................Error! Bookmark not defined.
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .......................Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ................... ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự ánError! Bookmark not
defined.
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .........Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm.Error! Bookmark not
defined.
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.......Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án.Error! Bookmark not
defined.
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn.Error! Bookmark not
defined.
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu.Error! Bookmark
not defined.
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV).Error! Bookmark
not defined.
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)..................Error!
Bookmark not defined.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
4
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH VŨ THÁI BẢO MINH
Mã số doanh nghiệp: 4900812844 - do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Lạng Sơn cấp.
Địa chỉ trụ sở: Thôn Phai Luông, xã Hợp Thành, Huyện Cao Lộc, TỉnhLạng Sơn,
Việt Nam.
Điện thoại: …………Fax: ………… Email: …… Website: ..........................
Thông tin về người đại diện theo pháp luậtcủa doanh nghiệp/tổchức đăng ký
đầu tư, gồm:
Họ tên: VŨ THÁI VƯƠNG
Chức danh: Giám đốc Sinh ngày: 01/05/1989
Giới tính: Nam Quốc tịch: Việt Nam
Chứng minh nhân dân: 082126016 Ngày cấp: 01/10/2015
Nơi cấp: Công an tỉnh Lạng Sơn
Địa chỉ thường trú: xóm Nà Giáo, thôn Phai Luông, xã Hợp Thành, huyện Cao
Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.
Chỗ ở hiện tại: xóm Nà Giáo, thôn Phai Luông, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc,
tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“XÂY DỰNG TRANG TRẠIPHÁT TRIỂNGIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ
NÔNG NGHIỆP”
Địa điểm thực hiện dự án: xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 17.034,0 m2
.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: 12.691.279.000 đồng.
(Mười haitỷ, sáu trăm chín mươi mốt triệu, hai trăm bảymươi chín nghìn đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (25%): 3.172.820.000 đồng.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
5
+ Vốn vay - huy động (75%): 9.518.460.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Doanh thu từ vườn ươm 481.800 cây/năm
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh,
nông nghiệp hàng hoá ở Lạng Sơn phát triển và đạt được những thành tựu khá
toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng
sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng và hiệu quả; một số mặt hàng xuất khẩu
chiếm vị trí cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng
tăng côngnghiệp dịch vụ, ngành nghề, các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi
mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông
thôn thay đổi. Đời sống vật chất tinh thần ở hầu hết các thôn bản ngày càng được
cải thiện, hệ thống chínhtrị được củngcố và tăng cường. Dân chủ cơ sở được phát
huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, thành tựu trên chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh
và chưa đồng đều giữa các vùng, thôn bản. Nông nghiệp côngnghệ cao phát triển
cònkém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt các nguồn lực cho phát
triển sản xuất nông nghiệp; việc nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và
đào tạo nguồn nhân lực và nhất là nguồn nhân lực có trình độ cho cấp xã phường
thôn bản còn nhiều hạn chế. Việc đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp
cònchậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất, chất lượng giá trị gia
tăng nhiều mặt hàng thấp, các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổimới, chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hoá…
Đời sống vật chất, tinh thần của người dân đặc biệt là người dân tộc vùng
sâu, vùng xa còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo cao;
chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn thành thị giữa các vùng còn lớn, phát sinh
nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến yếu kém và hạn chế
nêu trên.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
6
Từnhững thực tế trên, chúng tôiđã lên kế hoạchthực hiện dựán “xâydựng
trang trại phát triển giống cây trồng phục vụ nông nghiệp” tại xã Hợp Thành,
huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơnnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình,
đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết
yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành nông nghiệp của tỉnh Lạng Sơn.
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng
06 năm 2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môitrường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020
của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ
Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn
xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
7
 Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn
đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
năm 2020;
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
5.1. Mục tiêu chung
 Phát triển dự án “xâydựng trang trại phát triển giống cây trồng phục vụ
nông nghiệp” theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất
lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm
ngành “nông nghiệp” phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu
thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.
 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
khu vực tỉnh Lạng Sơn.
 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
địa phương, của tỉnh Lạng Sơn.
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
5.2. Mục tiêu cụ thể
 Phát triển theo mô hình “xây dựng trang trại phát triển giống cây trồng
phục vụ nông nghiệp” đem lại sản phẩm chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.
 Dự án sản xuất với quy mô, công suất như sau:
+ Vườn ươm 481.800 cây/năm
 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Lạng
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
8
Sơn nói chung.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
9
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa kinh tế
Bản đồ huyện Cao Lộc
Huyện Cao Lộc nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ địa lý từ
220 01' đến 210 46' vĩ độ Bắc và từ 1060 37' đến 1070 04' kinh độ Đông, Phía
Bắc của huyện là ranh giới quốc gia với CHND Trung Hoa, phía Tây Bắc giáp
với huyện Văn Lãng, phíaTây và Tây Nam giáp với các huyện Văn Quan và Chi
Lăng, phía Nam và Đông Nam giáp với các huyện Chi Lăng, Lộc Bình.
Theo giới hạn địa lý hiện tại huyện bao bọc Thành phố Lạng Sơn, là trung
tâm kinh tế, chínhtrị, là vùng kinh tế động lực của tỉnh. Huyện có 23 đơn vị hành
chính gồm hai thị trấn là Đồng Đăng và thị trấn huyện lỵ Cao Lộc, 21 xã (xã Tân
Thành, xã Xuân Long, xã Yên Trạch, xã Tân Liên, xã Gia Cát, xã Công Sơn, xã
Mẫu Sơn, xã Xuất Lễ, xã Cao Lâu, xã Hải Yến, xã Lộc Yên, xã Thanh Lòa, xã
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
10
Hòa Cư, xã Hợp Thành, xã Thạch Đạn, xã Bảo Lâm, xã Thụy Hùng, xã Song
Giáp, xã Phú Xá, xã Bình Trung, xã Hồng Phong).
Huyện Cao Lộc có trên 75 km đường biên giới với Trung Quốc, có 2 cửa
khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Ga ĐồngĐăng, có các cặp chợ biên giới quan
trọng, có các trục giao thông đường bộ và đường sắt quốc tế, quốc lộ 1A, 1B, 4B,
4A liên kết với tất cả các huyện , với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, Thành
phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Lạng Sơn nằm gần
như hoàn toàn trong phạm vi địa giới của huyện Cao Lộc, đây còn là vùng kinh tế
động lực của tỉnh, nên đã tạo lợi thế to lớn cho huyện Cao Lộc trong phát triển
Kinh tế - Xã hội và khẳng định tầm quan trọng về Quốc phòng - An ninh không
chỉ đối với Lạng Sơn, mà còn đối với toàn quốc.
1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.2.1. Địa hình:
Cao Lộc có địa hình cao nhất trong số các huyện thị của tỉnh Lạng Sơn, độ
cao trung bìnhcủa toàn huyện khoảng 260m. Đỉnh cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn cao
1.541 m nằm trên núi Mẫu Sơn.
Địa hình đồi núi Cao Lộc có cấu trúc thành hai khối núi: núi Mẫu Sơn ở
phần Đôngcủa huyện và núi đávôi ĐồngĐăng ở Tây - Tây Bắc huyện. Dải đường
biên có hướng dốc về nội địa, độ dốc trung bình là 20 - 300, dải tiếp giáp với địa
bàn huyện Lộc Bình (núi Mẫu Sơn) có độ dốc lớn, chia cắt mạnh. Khu vực có địa
hình thung lũng là nơi cư trú và sản xuất của hàng nghìn hộ dân cư trong huyện.
1.2.2. Khí hậu, thủy văn:
Khí hậu của Cao Lộc chia bốnmùa rõ rệt , nhiệt độ trung bìnhnăm là 210C,
nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 270C- 320C, nhiệt độ trung bình mùa đông là
130C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 90C, có nơi, có ngày nhiệt độ xuống
dưới -10 C.
Lượng mưa trung bình hàng năm tương đốithấp, đạt 1.320mm, 70% lượng
mưa từ tháng 5 đến tháng 9, nhiều xã mùa khô thiếu nước như Thuỵ Hùng, Phú
Xá, Hồng Phong, Lộc Yên. Tốc độ gió trung bình năm là 2,0 m/s, mùa đông có
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
11
gió mùa Đông Bắc, hiện tượng sương muối xảy ra ảnh hưởng mạnh đến sản xuất
nông nghiệp. Độ ẩm trung bình cả năm là 82%.
1.2.3. Tài nguyên đất:
Theo thống kê đất đai của huyện năm 2010 tổng diện tích tự nhiên của
huyện là 63.427,06 ha chiếm 7,66% diện tích toàn tỉnh được phân chia thành 23
đơn vị hành chính. Theo địa giới hiện tại diện tích đất nông, lâm, ngư nghiệp của
huyện chiếm 82,61% tổng diện tích tự nhiên (52.397 ha), trong đó đất sản xuất
nông nghiệp chiếm 13,85 %, đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn bằng 85,99%.
Diện tíchđất phi nông nghiệp chiếm 4,9% tổng diện tíchtự nhiên (3109,02
ha), trong đó đất chuyên dùng hiện nay là 50,7%, đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng là 28,55% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn, khoảng 12,49% tổng diện tích tự nhiên của
huyện, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 2,41%, đất đồi núi chưa sử dụng có
6702 ha, bằng 84,6% diện tích đất chưa sử dụng. Núi đá không có rừng cây có
1.028,24 ha chiếm 12,98% tổng diện tích đất chưa sử dụng.
Về cơ cấu thổ nhưỡng, đất của các xã phía Nam huyện Cao Lộc là đất
feralit hình thành trên đácát kết và cát bộtkết, phân bố chủyếu trên dạng địa hình
đồi trung bình và đồi cao. Các xã Mẫu Sơn, Công Sơn, Hải Yến, Cao Lâu, Xuất
Lễ có đất feralit phát triển trên đá cát, phiến thạch sét và cát bột. Các xã Gia Cát,
Hoà Cư, Hợp Thành là đất feralit phát triển trên đất phù sa cổ đệ tam. Trên địa
phận xã Mẫu Sơn và Công Sơn tồn tại hai loại đất có tầng đất mỏng, đất từ chua
đến rất chua:
- Trên độ cao 700 – 1.000 m là đất feralit có mùn trên núi, đất màu vàng
nhạt, hàm lượng mùn trên 6%.
- Trên độ cao > 1.000m là loại đất mùn alít với tầng đất mặt màu đen, hàm
lượng mùn thô đạt đến 10%.
1.2.4. Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt:
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
12
Cao Lộc có mật độ sông suốitương đốidày, lớn nhất là con sông Kỳ Cùng
chảy qua 4 xã. Lượng nước sông suối khá lớn vào mùa mưa, nhưng vào mùa khô
lượng nước giảm mạnh không đủcho nhu cầu dân sinh, mặt khác chênh lệch dòng
chảy trong năm nhiều, hệ số biến đổi dòng chảy năm trên khu vực là 0,35 - 0,36,
đây là điểm bất lợi trong việc lập các phương án sử dụng nguồn nước. Trên địa
bàn hiện có 75,1 ha mặt nước được sử dụng cho mục đíchnông nghiệp, 101 công
trình thuỷ lợi lớn nhỏ với năng lực tưới thực tế là 1.120 ha (theo thiết kế là 1.391
ha).
Nguồn nước ngầm:
Theo đánh giá của Cục quản lý địa chất và Cục quản lý nước và công trình
thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trữ lượng và tiềm năng nước
ngầm của tỉnh Lạng Sơn nói chung và của huyện Cao Lộc nói riêng là không lớn
và khả năng khai thác rất hạn chế vì địa hình hiểm trở, phân bố dân cư không tập
trung, cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế và điều kiện kinh tế của người dân
trong vùng còn khó khăn nên việc đầu tư xây dựng các công trình khai thác nước
ngầm còn gặp nhiều trở ngại.
1.2.5. Tài nguyên rừng:
Huyện Cao Lộc có trữ lượng rừng không lớn, thực vật, động vật đa dạng,
nhiều cây dược liệu quý và cây ăn quả đặc sản nổi tiếng, tuy nhiên nguồn tài
nguyên rừng đã bị suy kiệt rất nhiều. Năm 2000, tỷ lệ che phủ rừng của huyện
Cao Lộc chỉ đạt 25%. Trong 10 năm qua, nhân dân huyện Cao Lộc đã nỗ lực trồng
thêm rừng, vườn ươm làm tăng giá trị kinh tế của rừng và góp phần bảo vệ môi
sinh và cải thiện môi trường. Năm 2010 tỷ lệ che phủ là 52%, trong đó rừng trồng
và vườn ươm là 20.763,20 ha, chiếm trên 70% tổng diện tích rừng của huyện.
1.2.6. Tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản của Cao Lộc không nhiều và trữ lượng nhỏ, có thể khai thác
bằng các hình thức tận thu phục vụ phát triển công nghiệp địa phương, phân bố
các loại khoáng sảngồm: quặng nhôm Tam Lung -Thụy Hùng, đakim Tình Slung
- Gia Cát, vàng sa khoáng sông Kỳ Cùng (Tân Liên và Gia Cát), đất sét, cao lanh
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
13
ở Cao Lộc, Hợp Thành; cát xây dựng nằm rải rác dọc sông Kỳ Cùng (Gia Cát,
SongGiáp) và mỏ đá vôi - Hồng Phong (xã Yên Trạch), Phú Xá, Bình Trung; suối
khoáng Mẫu Sơn có thể cung cấp lượng nước khoáng khoảng 500 nghìn m3/năm.
1.2.7. Tài nguyên du lịch:
Cao Lộc là huyện miền núi có khí hậu ôn hòa đặc sắc của vùng núi cao là
tiềm năng tự nhiên quý giá để phát triển du lịch. Điển hình là khu vực Mẫu Sơn
cáchTP Lạng Sơn30 km về phíaĐông, liên kết 03 xã Công Sơn, Mẫu Sơn(huyện
Cao Lộc) và xã Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình) có diện tích 10.470 ha, nằm ở độ cao
1.541m so với mặt biển, khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bìnhnăm 15,60C, rất thích
hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Mẫu Sơn được bao bọc bởi trăm quả núi lớn nhỏ.
Mùa hè mát mẻ, mùa đông đỉnh núi luôn bị sương mù bao phủ, những ngày giá
rét thỉnh thoảng có tuyết rơi. Nổi tiếng với các sản phẩm đặc trưng như đào Mẫu
Sơn, chè Mẫu Sơn, hoa đào Mẫu Sơn... lại rất thuận lợi về giao thông, giầu tài
nguyên thiên nhiên, cáchHà Nội không đến 180 km, từ Mẫu Sơn du khách có thể
đi thăm Trung Quốc qua cửakhẩu Chi Ma... Về giá trị tiềm năng du lịch Mẫu Sơn
của Lạng Sơncó thể so sánh với Sapacủa Lào Cai. Hiện Mẫu Sơn đang triển khai
dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng và phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch leo núi.
1.3. Dân cư và lao động
1.3.1. Dân cư
Theo số liệu thống kê dân số trung bình của huyện Cao Lộc đến năm 2010
là 74.588 người, mật độ dân cư trung bình là 118 người/km2. Tốc độ gia tăng dân
số của huyện trong giai đoạn phát triển vừa qua đã giảm dần, tỷ lệ tăng dân số
trung bình thời kỳ 2006-2010 là 0,9%/năm, tỷ lệ nữ là 50,3%, nam là 49,7%. Tỷ
lệ đô thị hóa của huyện năm 2010 là 19,56%, so với mức độ đô thị hóa của tỉnh
Lạng Sơn và của toàn vùng Trung du miền núi phía Bắc, tỷ lệ đô thị hóa của Cao
Lộc đạt mức trung bình. Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá của Cao
Lộc tăng nhanh do chủ trương phát triển Khu Kinh tế Cửa Khẩu K Đồng Đăng.
Cao Lộc có 05 dân tộc chính: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa. Dân cư huyện
Cao Lộc phân bố không đều giữa các địa phương trong huyện. Mật độ dân cư cao
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
14
nhất huyện là Thị trấn Cao Lộc, ở các xã vùng cao mật độ dân cư rất thấp, đời
sống còn khó khăn.
1.3.2. Nguồn nhân lực
Đến năm 2010 số người trong độ tuổi lao động là 40.447 người, chiếm
54,23% dân số, trong đó có 40.293 lao động đang làm việc trong các ngành kinh
tế, chủ yếu làm các nghề nông nghiệp, lâm nghiệp. Số lao động cần giải quyết
việc làm là 1.253 người, chiếm tỷ lệ đến 3,1% tổng số lao động hiện có, riêng khu
vực thành thị tỷ lệ cần giải quyết việc làm đang rất cao tới 12%.
Trình độ lao động nhìn chung còn rất thấp kém, tỷ lệ lao động qua đào tạo là
35,67%; lao động tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học là 1,39%, lao động có
trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 3,63%; công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ là 2,65%.
Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp: Lực lượng lao động của huyện tập
trung chủ yếu ở khu vực I, lao động làm các nghề nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ
cao, tới 77,4% tổng lao động, lao động làm việc trong các ngành CN - XD chiếm
5,77%, các ngành dịch vụ chỉ chiếm 16,83%. Năng suất lao động trung bình của
ngành nông lâm thủy sản mặc dù có tăng qua các năm những vẫn ở mức rất thấp,
khoảng 8,21 triệu đồng/lao động /năm, bằng 37,9% năng suất lao độngtrung bình
của nền kinh tế. Trong khi đó, GDP bình quân một lao động ngành CN -XD tới
trên 107,75 triệu đồng/năm, và chỉ tiêu tương ứng đối với khối ngành dịch vụ là
gần 58,62 triệu đồng/năm.
Nhìn chung lực lượng lao động của huyện tương đối dồi dào, ngày càng được
tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ đào tạo, dạy nghề, đáp ứng đủ số lượng cho
nhu cầu phát triển trước mắt của các ngành kinh tế.
Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực của huyện hiện vẫn cònnhiều hạn chế. Mặc
dù số lao độngcó trình độ chuyên môn kĩ thuật tăng nhanh (bao gồm cả công nhân
kĩ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học) song cũng mới
chỉ bằng khoảng 4% tổng lao động.
Nguồn nhân lực được đào tạo còn mất cân đốigiữa các ngành và các bậc đào
tạo, lao động có bằng cấp chuyên môn chỉ chiếm 7,67% tổng lao động được đào
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
15
tạo. Ngoài ra, do lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng rất
cao, lại là lao động có chất lượng thấp nên khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo
hướng côngnghiệp hóa sẽ có thể tạo ra tình trạng dư thừa lao động khu vực nông
nghiệp trong khi vẫn thiếu lao động khu vực phi nông nghiệp và nhiều hệ quả tiêu
cực trong việc giải quyết việc làm, các vấn đề xã hội.
2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1 Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn[1] (GRDP) ước tính năm 2020 tăng 2,09% so
với cùng kỳ. Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế năm 2020, khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,06%, đóng góp 0,56 điểm phần trăm vào
mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,35%, đóng góp 0,58
điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 1,54%, đóng góp 0,75 điểm phần trăm;
thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,04%, đóng góp 0,10 điểm phần trăm
vào mức tăng chung.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Trong 6 tháng đầu năm 2020 sản
xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do ảnh
hưởng của thiên tai (giông lốc, mưa đá), thị trường tiêu thụ một số sản phẩm nông
sản gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Công tác tái đàn lợn chậm
hơn so với dự kiến do giống lợn khan hiếm, giá cao, trong năm dịch tả lợn Châu
Phi xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên bước sang 6 tháng cuối năm khu vực
này phát triển ổn định. Tiếp tục ứng dụng cơ giới hóa trong trồng trọt; chăn nuôi
lợn đang dần được hồi phục sau dịch tả lợn Châu Phi.
Khu vực công nghiệp - xây dựng. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp những
tháng đầu năm hoạt độngcầm chừng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bước sang
quý IV/2020 trước tình hình dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, cả nước
bước sang giai đoạn vừa phòng, chống dịch bệnh vừa khôi phục và phát triển kinh
tế, hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng đã có tín hiệu tích cực. Khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng 2,35% so với cùng kỳ.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
16
Khu vực dịch vụ: Là khu vực chịu tác động lớn nhất bởi dịch COVID-19,
trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 và 19 các quán ăn, cửa hàng
kinh doanh dịch vụ hầu như bị đóng cửa; hoạt động du lịch cũng hạn chế, doanh
thu giảm sâu ở hầu hết các ngành trong những tháng đầu năm và chỉ mới bắt đầu
có dấu hiệu phục hồi từ quý IV/2020 khi tình hình dịch bệnh trong nước đã ổn
định, nhu cầu tiêu dùng của người dân đang có xu hướng tăng sau thời gian dài
thắt chặt chi tiêu bởi khó khăn do dịch bệnh và do bước vào “mùa mua sắm” lớn
nhất trong năm và các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ áp dụng các biện pháp
khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu tiêu dùng cuối năm nên hoạt động thương
mại, dịch vụ nói chung có xu hướng tăng nhưng vẫn còn khá chậm. Tốc độ tăng
trưởng của ngành dịch vụ cũng thấp hơn nhiều so với các năm trước, chỉ tăng
1,54% so với cùng kỳ năm trước.
Thuế sản phẩm trừ (-) trợ cấp sản phẩm: Tăng 2,04%, đóng góp 0,10 điểm
phần trăm vào mức tăng chung.
2.2. Cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế năm 2020
Quy mô GRDP theo giá hiện hành ước tính đạt 34.276 tỷ đồng. Khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23,19%; khu vực công nghiệp - xây dựng
chiếm 22,47%; khu vực dịch vụ chiếm 49,59%; thuế sản phẩm trừ (-) trợ cấp sản
phẩm chiếm 4,75%.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
17
2.3 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
2.3.1. Nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm toàn tỉnh thực hiện được 92,66
nghìn ha, giảm 0,39% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó:
- Vụ Đông - Xuân năm 2020 Thời tiết diễn ra phức tạp mưa nhiều, có
dông, xuất hiện mưa đá, rét đậm, rét hại nên đã phần nào ảnh hưởng đến việc
làm đất, sinh trưởng phát triển các loại cây trồng. Qua tổng hợp báo cáo của các
Chi cục Thống kê các huyện, thành phố và từ kết quả điều tra về diện tích, năng
suất, sản lượng vụ Đông - Xuân năm 2020: Tổng diện tích gieo trồng cây hằng
năm vụ Đông - Xuân năm 2020 thực hiện được 47.215,65 ha, tăng 1,32% so với
cùng kỳ, diện tíchtăng chủ yếu ở cây ớt cay, cây thạch đen và cây lúa, do ảnh
hưởng dịch bệnh Covid-19, nên phần lớn lao động chính trong các hộ dân ở các
địa phương không thể sang Trung Quốc lao động thuê như trước, người nông
dân đã mở rộng diện tíchgieo trồng để có thêm thu nhập cho gia đình.
- Tổng diện tíchgieo trồng cây hằng năm vụ Mùa năm 2020 thực hiện
45.441,69 ha, giảm 1,99% so với cùng kỳ, giảm chủ yếu ở cây lúa (-468,55 ha),
cây ngô (-328,40 ha) là do đầu vụ thời tiết nắng hạn kéo dài, ít mưa không đảm
bảo nước lượng nước phục vụ sản xuất nên diện tích gieo cấy lúa mùa giảm so
với vụ Mùa năm trước; một số diện tíchruộng gần các trục đường giao thông
thuộc huyện Hữu Lũng, Chi Lăng người dân chuyển sang trồng cây ăn quả, ươm
giống cây lâm nghiệp
Đàn gia súc trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định; đàn lợn giảm do ảnh hưởng của
dịch tả lợn Châu Phi; đàn gia cầm có dấu hiệu tăng nhằm đáp ứng nhu cầu của
người dân.
- Ước tổng đàn trâu xuất chuồng: 27 nghìn con, tăng 2,44% so với cùng
kỳ năm trước.
- Ước tổng đàn bò xuất chuồng: 8,1 nghìn con, tăng 2,46% so với cùng
kỳ. Để hỗ trợ người dân trong phát triển kinh tế, một số chương trình đã được tổ
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
18
chức và thực hiện có hiệu quả như dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã
nông thôn mới và chương trình 30a hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo cho
các hộ gia đình (Đình Lập, Bình Gia).
- Ước tổng đàn lợn xuất chuồng: 277 nghìn con, giảm 4,89% so với cùng
kỳ năm trước. Do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên giá thịt lợn hơi cao, nhu cầu
tiêu thụ lớn nên người dân đã tái đàn mở rộng chăn nuôi lợn, tuy nhiên tốc độ tái
đàn chậm do dịch bệnh vẫn cònxảy ra tại một số địa phương, gây tâm lý e ngại
cho người chăn nuôi.
- Ước tính tổng đàn gia cầm xuất chuồng: 6.610 nghìn con, tăng 6,28% so
với cùng năm trước. Trên địa bàn toàn tỉnh có xu hướng phát triển chăn nuôi đàn
gà, giảm chăn nuôi đàn vịt, ngan, ngỗng do điều kiện chăn thả và nhu cầu của thị
trường.
2.3.2. Lâm nghiệp
- Diện tích rừng trồng mới tập trung năm 2020 sơ bộ thực hiện được 10
nghìn ha, tăng 0,67% so với cùng kỳ năm trước, diện tích gieo trồng tăng chủ
yếu ở huyện Tràng Định, do người dân trên địa bàn huyện được hỗ trợ từ các
chương trình dự án trồng rừng sản xuất thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước để
thực hiện trồng rừng phát triển kinh tế hộ gia đình.
2.3.4. Thủysản
Lạng Sơn là tỉnh miền núi với số lượng ao, hồ ít nên nuôi trồng thủy sản
không phải là thế mạnh. Phương thức nuôi chủ yếu là nuôi quảng canh và quảng
canh cải tiến. Các hộ dân chủ yếu nuôi trồng thủy sản tại các ao, hồ phân tán nên
diện tíchnuôi trồng thủy sản khá nhỏ, nguồn nước mặt còn hạn chế, chủ yếu phụ
thuộc vào lượng nước mưa, nên nhiều diện tíchnuôi trồng thủy sản hàng năm
thường không chủ động được nguồn nước, khó phát triển sản xuất thủy sản thâm
canh, bán thâm canh. Ước tính diện tíchnuôi trồng thủy sản toàn tỉnh năm 2020
đạt 1.260,3 ha, tăng 0,85% so với cùng kỳ năm trước, tăng ở hai hình thức nuôi.
Sản lượng thủy sản cả năm sơ bộ 1.733nghìn tấn, tăng 3,93% so với cùng
kỳ năm trước, tăng chủ yếu tập trung ở sản phẩm thủy sản nuôi trồng (chiếm
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
19
83,62%). Phong trào nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục có chiều hướng
phát triển, có nhiều hợp tác xã nuôi trồng thủy sản phát triển, vùng nuôi tập
trung như hợp tác xã cá lồng Tân Minh (huyện Văn Quan), hợp tác xã thủy sản
Lê Hồng Phong (huyện Bắc Sơn)...
2.4. Sản xuất công nghiệp
Năm 2020 là một năm khó khăn đối với phát triển doanh nghiệp, hợp tác
xã. Các doanh nghiệp, hợp tác xã đa phần chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch
Covid-19. Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức Hội nghị đẩy mạnh phát triển kinh tế
- xã hội, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác
xã; chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị của tỉnh trong
công tác tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Do
đó, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã có xu hướng ổn định trở lại.
Chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp năm 2020 so với cùng kỳ năm
trước dự ước tăng 3,93%. Trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng
3,65%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,78%; ngành công nghiệp
sản xuất và phân phối điện tăng 6,89%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý
và xử lý rác thải tăng 3,61% so với cùng kỳ
2.5. Thương mại, dịch vụ
2.5.1 Bán lẻhàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội
Doanh thu bán lẻ hàng hóa Quý IV/2020 dự ước đạt 4.542,8 tỷ đồng, so
với quý trước tăng 7,96% và so với cùng kỳ tăng 1,54%. Cả năm 2020, ước đạt
19.180 tỷ đồng, giảm 3,57% so với cùng kỳ năm trước.
2.5.2 Vận tải hànhkhách và hàng hóa
Năm 2020, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Hoạt động kinh doanh vận tải
trên địa bàn cũng bị ảnh hưởng lớn, đặc biệt là vận tải hành khách. Mặc dù các
tháng cuối năm, số lượng khách du lịch trong ngày có cao hơn nhiều những
tháng giữa năm, tuy vậy hoạt động vận tải hành khách chưa được cải thiện.
Dự ước cả năm 2020, tổng doanh thu toàn ngành đạt 1.536 tỷ đồng, giảm
2,69% so với năm 2019. Trong đó:
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
20
- Hoạt động vận tải hành khách: Doanh thu ước đạt 221 tỷ đồng (giảm
42,84% về doanh thu; giảm 40,61% về khối lượng hành khách vận chuyển và
giảm 38,98% khối lượng hành khách luân chuyển). Nguyên nhân doanh thu và
sản lượng vận tải hành khách giảm nhiều so với cùng kỳ: Trên địa bàn số lượng
ô tô, phương tiện vận tải cá nhân tăng cao;do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên
số lượng người di chuyển giữa các địa phương bằng phương tiện công cộng
giảm. Trên địa bàn tỉnh duy nhất chỉ có 01 doanh nghiệp hoạt động vận tải có
vốn FDI, hoạt động chủ yếu là kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng,
trong năm chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên doanh nghiệp này dự
ước doanh thu cả năm chỉ được 2,7 tỷ đồng (doanh thu bằng 17,53%; khối lượng
hành khách vận chuyển bằng 14,86%; khối lượng hành khách luân chuyển bằng
15,46% so với năm trước).
- Hoạt động vận tải hàng hóa: Doanh thu vận tải hàng hóa đạt 922 tỷ đồng
(tăng 9,31% về doanh thu, giảm 28,24% về khối lượng hàng hóa vận chuyển,
tăng 15,56% về khối lượng hàng hóa luân chuyển so với năm 2019). Mặc dù ảnh
hưởng từ dịch bệnh, hàng hóa xuất, nhập khẩu sang Trung Quốc giảm nhiều, tuy
nhiên trên địa bàn có một số doanh nghiệp vẫn duy trì được nguồn hàng vận
chuyển đi các nước trong khu vực Đông Nam Á (Lào, Campuchia, Thái Lan) và
Trung Quốc.
- Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 390 tỷ đồng, tăng 12,71%;
doanh thu hoạt động chuyển phát đạt 3 tỷ đồng, tăng 38,79% so với năm 2019.
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lạng Sơn cho biết, giai đoạn 2012
- 2020, Sở đã thực hiện 31 đề tài, dự án chú trọng vào áp dụng công nghệ cao,
kỹ thuật tiên tiến để sản xuất ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất
lượng.
Một trong những nghiên cứu khoa học của Lạng Sơn đã được áp dụng
nhiều trong thực tiễn là ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào. Nhân giống
một số cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào đã tạo ra cây giống chất
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
21
lượng tốt, chủ động được trong khâu sản xuất như: nhân giống gừng đá Zingiber
zrumbet Sm bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào;nhân giống chuối tiêu hồng
bằng phương pháp nuôi cấy mô và xây dựng mô hình thâm canh chuối tiêu hồng
đạt năng suất cao, chất lượng tốt; nhân giống khoai môn bằng phương pháp nuôi
cấy mô tế bào và xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp; ứng dụng tiến bộ khoa
học - côngnghệ nhân giống và xây dựng mô hình trồng sa nhân tím; xây dựng
mô hình sản xuất cây lan kim tuyến theo hướng hàng hóa...
Những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã ứng dụng công nghệ nhà
kính, nhà lưới, tưới nhỏ giọt, công nghệ khí canh nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm. Việc xây dựng thương hiệu, nhãn mác cho các sản phẩm nông sản đã
được đẩy mạnh, nhờ vậy, trên địa bàn tỉnh đã có 2 sản phẩm nông sản được bảo
hộ chỉ dẫn địa lý và nhiều sản phẩm được công nhận nhãn hiệu tập thể.
Trên địa bàn tỉnh đã có một số dự án nông nghiệp điển hình đi vào sản
xuất, kinh doanh như: xưởng chế biến và sản xuất các sản phẩm từ hoa hồi tại
huyện Hữu Lũng; Dự án đầu tư nhà máy chế biến gỗ công nghệ cao Lạng Sơn;
Dự án trang trại chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt của Công ty CP Tư vấn đầu tư
phát triển Cửa Đông...
Để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, UBND tỉnh Lạng
Sơn đã chỉ đạo rà soát điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn thời kỳ
2011-2020, định hướng đến năm 2025. Trong đó, xây dựng Đề án Đổi mới nâng
cao chất lượng hoạt động hệ thống dịch vụ nông nghiệp, Đề án Chương trình
mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Đề án Phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Lạng
Sơn giai đoạn 2020 - 2030...
Tính đến hết tháng 4/2020, toàn tỉnh Lạng Sơn có 1.400 doanh nghiệp
đăng ký hoạt động ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp,
thủy sản, chiếm 46,5% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, các
doanh nghiệp tập trung chủ yếu tại địa bàn một số huyện như Cao Lộc, Chi
Lăng, Hữu Lũng, Bắc Sơn, Đình Lập.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
22
Nâng tầm giá trị nông sản
Ông Hoàng Văn Thịnh, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nà Chuông cho biết,
HTX được thành lập năm 2007. Từ khi thành lập, HTX luôn nhận được sự hỗ
trợ của các ban, ngành tỉnh Lạng Sơn. Từ giống cây, phân bón đến kỹ thuật
trồng rau an toàn (RAT) theo hướng VietGAP, HTX đều được tỉnh cung ứng
miễn phí, bảo đảm chất lượng. Bình quân mỗi vụ, HTX cung cấp cho thị trường
hơn 50 tấn rau các loại, đem lại thu nhập cho hộ gia đìnhxã viên mỗi vụ rau từ
15 triệu đồng trở lên.
Lạng Sơn sẽ tiếp tục rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, mặt bằng
sạch có lợi thế phát triển nông nghiệp; bổ sung quy hoạch, ưu tiên cho các doanh
nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao để phát triển nông nghiệp bền vững.
Hiện tỉnh Lạng Sơn có 8 vùng sản xuất chuyên canh tập trung các loại cây
trồng cho giá trị kinh tế cao, trong đó có các loại điển hình như: cây hồi ở các
huyện Văn Quan, Bình Gia và Văn Lãng với tổng diện tích hơn 34.000 ha, sản
lượng bìnhquân hàng năm trên 10.000 tấn hồi khô, tổng doanh thu đạt hơn
2.500 tỷ đồng, chưa tính các dịch vụ và sản phẩm qua chế biến; na của huyện
Chi Lăng với diện tíchtrên 1.500 ha, sản lượng hàng năm ước đạt trên 27.000
tấn (15.000 tấn đạt tiêu chuẩn VietGAP), giá trị kinh tế trên 300 tỷ đồng/năm.
Ngoài ra, tỉnh còn có thế mạnh về một số loại cây ăn quả và lâm sản có giá trị
xuất khẩu cao như hồng vành khuyên, thạch đen, gỗ thông, cây dược liệu…
Theo ông Lý Việt Hưng, Phó giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, đạt được kết quả trên là do tỉnh đã xây dựng và phát huy hiệu
quả vùng sản xuất chuyên canh tập trung các loại cây trồng cho giá trị kinh tế
cao, chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ các sản
phẩm nông nghiệp, xây dựng thương hiệu sản phẩm, trong đó tích cực giúp đỡ
doanh nghiệp, HTX đăng ký nhãn hiệu tập thể, nâng tầm giá trị nông sản của
tỉnh.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
23
Cũng theo ông Hưng, thời gian tới, tỉnh tiếp tục đổimới cơ cấu cây trồng
trên địa bàn, phát triển dự án 1.200 ha chè tại huyện Đình Lập, đưa những nông
sản thế mạnh của địa phương vào Chương trình OCOP. Đồngthời chế biến và
xuất khẩu các sản phẩm từ hồi, na ra thị trường châu Âu và các nước Bắc Mỹ,
Trung Quốc.
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục xây dựng như sau:
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 17.034,0 m2
1 Khu nhà điều hành, văn phòng 80,0 m2
2 Khu nhà kho 150,0 m2
3 Nhà để xe 200,0 m2
4 Nhà bảo vệ 12,0 m2
5 Khu trồng trọt 16.081,0 m2
6 Đường giao thông nội bộ 511,0 m2
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
- Hệ thống PCCC Hệ thống
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
24
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
I Xây dựng 17.034,0 m2 2.792.479
1 Khu nhà điều hành, văn phòng 80,0 m2 4.600 368.000
2 Khu nhà kho 150,0 m2 1.550 232.500
3 Nhà để xe 200,0 m2 550 110.000
4 Nhà bảo vệ 12,0 m2 1.700 20.400
5 Khu trồng trọt 16.081,0 m2 20 321.620
6 Đường giao thông nội bộ 511,0 m2 450 229.959
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống 350.000 350.000
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 280.000 280.000
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 550.000 550.000
- Hệ thống PCCC Hệ thống 330.000 330.000
II Thiết bị 4.130.000
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 100.000 100.000
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
25
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
2 Thiết bị tưới Trọn Bộ 2.280.000 2.280.000
3 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 1.250.000 1.250.000
4 Thiết bị khác Trọn Bộ 500.000 500.000
III Chi phí quản lý dự án
3,108 (GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
215.151
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 449.303
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
0,566 (GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
39.181
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi
0,943 (GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
65.279
3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 2,200 GXDtt * ĐMTL% 61.435
4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,210 GXDtt * ĐMTL% 33.789
5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
0,064 (GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
4.430
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
26
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi
0,182 (GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
12.599
7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,189 GXDtt * ĐMTL% 5.278
8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,183 GXDtt * ĐMTL% 5.110
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,598 GXDtt * ĐMTL% 72.549
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,718 GTBtt * ĐMTL% 29.653
11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 120.000
V Chi phí đất 17.034,0 TT 147 2.500.000
VI Chi phí vốn lưu động TT 2.000.000
VII Chi phí dự phòng 5% 604.347
Tổng cộng 12.691.279
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
27
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4.1. Địa điểm xây dựng
Dự án “xây dựng trang trại phát triển giống cây trồng phục vụ nông
nghiệp” được thực hiện tại xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Vị trí thực hiện dự án
4.2. Hình thức đầu tư
Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
TT Nội dung Diện tích (m2
) Tỷ lệ (%)
1 Khu nhà điều hành, văn phòng 80,0 0,47%
2 Khu nhà kho 150,0 0,88%
3 Nhà để xe 200,0 1,17%
4 Nhà bảo vệ 12,0 0,07%
Vị trí thực
hiện dự án
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
28
TT Nội dung Diện tích (m2
) Tỷ lệ (%)
5 Khu trồng trọt 16.081,0 94,41%
6 Đường giao thông nội bộ 511,0 3,00%
Tổng cộng 17.034,0 100%
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
29
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 17.034,0 m2
1 Khu nhà điều hành, văn phòng 80,0 m2
2 Khu nhà kho 150,0 m2
3 Nhà để xe 200,0 m2
4 Nhà bảo vệ 12,0 m2
5 Khu trồng trọt 16.081,0 m2
6 Đường giao thông nội bộ 511,0 m2
II. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ÁP DỤNG TRONG DỰ ÁN
2.1. Kỹ thuật trồng Thông ba lá
Tên khác: Ngo trắng
Tên khoa học: Pinus kesiya Royle ex Gordon
hoặc Pinus insularis Endl. hoặc Pinus khasya Royle ex Hook.f.
Họ thực vật: Thông (Pinaceae)
1. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ cao 30-40 m, thân thẳng tròn, vỏ mầu nâu sẫm, nứt dọc sâu, sau
bong mảnh không đều. Lá dạng kim dàI 15-20cm, mọc cụm 3 chiếc trong một bẹ,
mầu xanh thẫm, mềm thường tập trung ở đầu cành; bẹ lá dài 1cm.
Nón đơn tính cùng gốc, nón đực dạng bông ngắn, nón cái hình trứng, lúc
non mầu xanh bóng. Khi chín, nón dài 5-10cm mầu nâu đậm gồm nhiều vẩy hoá
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
30
gỗ. Vẩy nón dày, cứng, rốn hơi lồi có hai đường gồ chéo nhau ở giữa, mái vẩy đôi
khi có gai.
Ra nón tháng 2-3, chín tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Khi chín hạt tách ra
có cánh dài 1-2 cm.
2. Đặc tính sinh thái
Cây mọc tự nhiên ở trên các vùng núi cao nhiệt đới Ấn Độ, Trung Quốc,
Lào, Việt Nam thành quần thụ thuần loại hoặc hỗn giao với các loài khác. Ở Việt
Nam phân bố tập trung ở các tỉnh Lâm Đồng và Hoàng Su Phì (Hà Giang), Gia
Lai, Kon Tum. Hiện nay đang được trồng rộng rãi ở các tỉnh Tây Nguyên và một
số huyện vùng cao biên giới Việt – Trung nơi có lượng mưa từ 1500-2000 mm,
nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 150C, tháng nóng nhất 26-290C, thích hợp với
đất chua hoặc hơi chua, thành phần cơ giới trung bình, thoát nước tốt. Có thể trồng
Thông ba lá cả nơi đất nghèo dinh dưỡng, nhưng không sống được ở nơi đất
kiềm hoặc mặn.
Là loài cây ưa sáng, trong vườn ươm cần có độ che thích hợp từ 25-35%
ánh sáng, sau đó hoàn toàn ưa sáng. Khả năng tái sinh bằng hạt mạnh.
3. Giống và tạo cây con
Cây mẹ lấy giống được tuyển chọn từ rừng giống, rừng giống chuyển hóa
hoặc vườn giống có xuất xứ Lâm Đồng. Cây mẹ lấy giống có tuổi từ 20 tuổi trở
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
31
lên đối với cây giống từ hạt, 7 tuổi trở lên đối với cây giống ghép. Phải sử dụng
giống có nguồn gốc, hồ sơ lý lịch rõ ràng, có phiếu kiểm nghiệm chất lượng giống.
Thời gian thu hái quả từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau khi vỏ quả chuyển từ màu
xanh sang vàng mơ hay cánh gián. Dùng cù lèo trèo lên cây móc gật quả chín,
tuyệt đối không được bẻ và chặt cành.
Quả thu về được ủ đống2-3 ngày cho quả chín đều. Đống ủ không cao quá
50cm, phải thông gió và được đảo hàng ngày. Quả chínđược phơi trên nong dưới
nắng nhẹ 3-5 nắng để tách hạt Thu hạt hàng ngày, hong khô hạt nơi râm mát 2-3
ngày và vò sàng sảy hết tạp vật.
Hạt phải đảm bảo các thông số theo tiêu chuẩn ngành 04-TCN-41-2001 và
tỷ lệ 14-17g/1000 hạt hoặc 60000-70000 hạt/kg.
Hạt sau khi thu hái và chế biến xong, tốt nhất là đem gieo ngay. Nếu cần bảo quản
phải cất trữ hạt trong chum, vại hoặc thùng gỗ có chất hút ẩm và để nơi khô ráo
thoáng mát. Độ ẩm của hạt khi đưa vào bảo quản từ 7-8%. Thời gian bảo quản tối
đa là 2 năm. Nếu có điều kiện thì nên bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5oC.
Trước khi gieo hạt phải kiểm nghiệm tỷ lệ nảy mầm theo tiêu chuẩn ngành
về hạt giống Thông ba lá (04-TCN-41-2001): Hạt đảm bảo có hàm lượng nước là
7 và với hạt loại 1 có tỷ lệ nảy mầm >80%, loại 2 là 75%, loại 3 là 65%.
Chọn và lập vườn ươm theo tiêu chuẩn 04-TCN-41-2001 và đảm bảo yêu
cầu ở nơi có thực bì tế guột hoặc cây bụi có độ che phủ trên 50%; đất thịt có tỷ lệ
sét thích hợp 25-35% và pHKCl = 4-4,5; cao ráo, thông thoáng, thoát nước và
không có mực nước ngầm cao sát mặt đất; gần hiện trường trồng rừng, gần nguồn
nước, có hàng rào bảo vệ.
Phát thực bì, gom đốt, cuốc lật sâu 30cm và nhặt sạch gốc cây, rễ cỏ. Nơi
có độ dốc trên 5o phảitạo bậc thang. Phun Benlat 0,1% vớiliều 0,3 lít/m2 đểphòng
trừ bệnh lở cổ rễ và Booc đô 0,5% với liều lượng 1 lít phun trên 5-6m2 để phòng
trừ bệnh rơm lá thông. Xung quanh vườn đào rãnh thoát nước 50x50cm để ngăn
nước chảy tràn và xói lở. Gieo hạt vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau và đảm bảo
gieo trước khi trồng 6-8 tháng.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
32
Vỏ bầu bằng túi Polyetylen không đáy hoặc có đáy đục lỗ, kích thước
7x14cm hoặc 8x12cm.
Nơi có điều kiện thì lấy đất ở độ sâu 0-40cm tại rừng thông trên 10 tuổi để
làm ruột bầu. Nơi xa rừng thông thì lấy 90% dất nơi có thực bì tế guột hoặc cây
bụi có độ chephủ trên 50% và 8% đất rừng thông ở độ sâu 0-20cm. Đất được sàng
kỹ qua lỗ sàng 1cm, loại bỏ hết đá lẫn, rễ cây, tạp chất và trộn đều với 2% supe
lân (có 14-15% P2O5 tổng số), không dùng phân lân nung chảy có độ kiềm cao.
Ngâm hạt vào dung dịch thuốc tím 0,1% (1 gam /lít nước) trong 15 phút,
vớt ra để ráo nước. Ngâm hạt vào nước ấm 2 sôi 3 lạnh (40-50oC) trong 24 giờ,
vớt bỏ các hạt nổi và rửa chua. Hong hạt cho ráo nước bằng cách rải mỏng hạt
trên nia và phơi dưới nắng nhẹ. Hạt sau khi hong ráo nước được cho vào túi vải
(3kg hạt / túi) để nơi thoáng mát. Hàng ngày rửa chua 1 lần bằng nước ấm 30oC,
hong hạt khô lại ủ tiếp. Ở những nơi nhiệt độ thấp, có thể dùng đèn điện để ủ hạt.
Hạt sẽ nứt nanh (nhú mầm) sau 5-7 ngày, đem gieo vào bầu hoặc gieo trên luống.
Gieo hạt vào bầu:
Tưới nước cho bầu đủ ẩm trước khi gieo hạt ítnhất 1 buổi, bổ sung đất vào
các bầu bị vơi. Chọc 1 lỗ giữa mặt bầu sâu 0,6-0,8cm, cho 1-2 hạt đã nứt nanh
xuống lỗ và lấp kín hạt. Tưới nước bằng vòi phun xương hoặc phủ lưới thưa trên
mặt luống rồi dùng ô doatưới nước. Dùng rơm rạ hoặc lá thông đã khử trùng bằng
thuốc tím 0,1% che phủ mặt bầu, dày 1-2cm sau lúc gieo và dỡ bỏ khi hạt bắt đầu
nhú khỏi mặt đất.
Gieo hạt trên luống:
Luống gieo rộng 1m, dài 5-10m, cao 10-15cm, rãnh luống rộng 50-60cm.
Nền luống là lớp đất thịt tơi xốp đã qua sàng lỗ 1cm và trên mặt luống phủ một
lớp cátnhỏ dày 5-8cm. Khi hạt nứt nanh trên 50% có thể gieo vãi đều hạt trên mặt
luống gieo với lượng 1kg/ 3m2. Cách tưới và phủ đất trên hạt giống như đối với
hạt gieo vào bầu. Trong vòng 5-7 ngày khi cây mầm đạt dạng que diêm thì đem
cấy vào bầu.
Cấy cây mầm:
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
33
Tưới nước cho bầu đủ ẩm trước khi cấy ít nhất 1 buổi. Dùng que tre kích
thước 5mm vót nhọn chọc giữa bầu một lỗ nhỏ sâu hơn rễ cây mầm. Đặt cây mầm
sao cho cổ rễ dướimặt bầu khoảng 3mm, dùng que tre ép chặt đất vào rễ cây mầm.
Sau khi cấy phải tưới đủ ẩm và giữ ẩm thường xuyên. Dự trữ 10% hạt mầm hoặc
cây mầm để cấy dặm. Ở nơi có khí hậu nóng có thể làm giàn che cao 1,8-2m có
độ tàn che 0,5-0,7 trong 1 tháng đầu khi cấy hạt. sau 15-20 ngày kiểm kê cây mầm
và cấy dặm bằng cây mầm dự trữ.
Chăm sóc cây con:
Tưới nước sạch vào sáng sớm 6-7 giờ hoặc chiều mát 17-18 giờ. Hai tháng
đầu tưới 2 lần/ngày, tháng thứ 3 và 4 tưới 1 lần /ngày, từ tháng thứ 5 đến khi xuất
vườn tưới 1 lần / 2 ngày. Không tưới quá nhiều gây úng. Làm cỏ phá váng 15-20
ngày 1 lần trong 2 tháng đầu, các tháng sau trung bình 1 lần / tháng. Sau khi cấy
cây được 30 ngày thấy cây yếu cần bón phân Supe lân 0,5% luân phiên với phân
DAP 0,2% hoặc NPK (5:10:3) nồng độ 0,5% với liều lượng 2,5 lít/m2. Mỗi tuần
tưới phân 1 lần cho đến khi thấy cây phát triển bình thường. Ngay sau mỗi lần
tưới phân phải rửa lá kỹ bằng nước lã.
Phòng bệnh:
Phải phun thuốc Basurin để phòng trừ kiến, dế phá hoại; phun Benlat 0,2-
0,5%o với liều 0,3 lít/m2, phun 2 tuần / lần cho tháng đầu tiên để phòng bệnh lở
cổ rễ. Phun Boocđô 0,5-1% với liều lượng 1 lít/4-6m2, phun 2 tuần /lần để phòng
trừ bệnh rơm lá.
Trị sâu bệnh:
Nếu phát hiện có chuột, chim phá hoại cần đặt bẫy xua đuổi. Khi phát hiện
bệnh lở cổ rễ phải ngừng tưới nước và phun Benlat 3 ngày / lần. Nếu thông bịrơm
lá phải ngưng tưới nước và dùng Booc đô nồng độ 1%, liều lượng 1 lít / 4-6m2,
phun 1 lần/tuần cho đến khi hết bệnh. Nếu phát hiện thông bịbệnh vàng còikhông
phát triển tốt cần xăm bầu, phá vàng tạo điều kiện thông thoáng cho bầu và thấm
nước tốt, bổ sung mùn thông bằng cách rắc đều đất mùn lên mặt bầu và tưới nước
giữ ẩm.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
34
Khi cây 3-5 tháng tuổi, cao 15cm phải phân loại cây theo chiều cao và tình
hình sinh trưởng để có biện pháp chăm sóc kỹ hơn cho những cây kém phát triển.
Trước khi trồng 15-20 ngày cần đảo bầu để hãm cây và huấn luyện cây. Trước
khi đảo bầu cần tưới đẫm nước. Nên đảo bầu vào ngày trời mát và chỉ được tưới
nước sau khi đảo bầu 1 ngày. Cây có chiều cao trên 25cm cần đảo bầu nhiều lần
và hạn chế tưới nước để hãm cây.
Tiêu chuẩn cây con đem trồng:
Cây ươm 6-8 tháng tuổi, cao 15-20cm, đường kính cổ rễ trên 3mm, sinh
trưởng bình thường, cây cứng khỏe, lá chuyển từ màu xanh lục sang màu xanh
chuối non, không bị nấm bệnh, không bị cụt ngọn, không bị vỡ bầu.
2.2. Cây lát hoa
a. Kỹ thuật tạo bầu cho cây lát hoa.
 Vỏ bầu cây lát hoa.
- Loại vỏ bầu PE mầu trắng đục hoặc đen, bảo đảm độ bền để khi đóng bầu
hoặc quá trình chăm sóc cây lát hoa trong vườn cũng như khi vận chuyển cây
không bị hư hỏng.
- Kíchthước bầu: 8x12cm. Bầu không đáy và đục lỗ xung quanh. Không dùng
bầu có đáy hoặc cắt góc đáy.
 Thành phần hỗn hợp ruột bầu .
- Phân chuồng ủ hoai: 10%.cho lát hoa
- Supe lân Lâm thao: 2%.
- Đất tầng A dưới tán rừng: 88%.
- Đất có hàm lượng mùn từ 3% và độ pH: 5 – 6.
 Yêu cầu phân chuồng cho lát hoa:
· Phân phải qua ủ hoai
· Phân khô.
 Yêu cầu phân Lân cho lát hoa:
· Phân Supe Lâm Thao
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
35
· Hàm lượng P2O5 dễ tiêu đạt tỷ lệ 14%
 Yêu cầu đất rừng tầng A:
Có hàm lượng mùn 3%
Độ pH(KCL): 5.0 – 6.0
Thành phần cơ giới: thịt nhẹ, pha cát (sét vật lí 20-25%)
Trường hợp khan hiếm đất rừng có thể thay thế bằng đất dưới tán cây tế
guột hoặc cây cỏ lào.
Tuyệt đối không được gieo “Chay”, không có phân chuồng hoặc dùng đất tầng B
sau đó bón thúc phân vô cơ (đạm lá).
b. Kỹ thuật pha trộn đất ruột bầu cho lát hoa.
- Đất tập kết tại vườn ươm, được đập nhỏ và sàng có đường kính mắt sàng
4mm, loại bỏ rễ cây, sỏi đá, đất sét, rồi vun thành đống cao 15 – 20cm. Sau đó
phun ẩm và dùng vải mưa, giấy bóng ủ 4 – 5 ngày ngoài nắng.
- Phân chuồng qua ủ hoai và phân Lân, nếu vón cục cũng phải đập nhỏ và
sàng.
- Các thành phần kể trên được định lượng (đong bằng thúng, sảo…) theo tỷ
lệ đã quy định và trộn đều trước khi đóng bầu.
- Để có độ kết dính khi đóng bầu, đất được tưới nước ẩm, nhưng tránh quá
ướt kết vón.
c. Tạo luống, xếp bầu và kỹ thuật đảo bầu cho lát hoa.
- Trang mặt luống cho phẳng, đất nhỏ mịn, sạch cỏ.
- Luống để xếp bầu có quy cách: Chiều rộng 1m, chiều dài 10 – 20m và cao
15 – 20cm. Rãnh luống: 40 – 50cm.
- Xếp bầu theo hàng, cứ2 hàng để cách1 hàng. Mật độ bầu trên luống khoảng
260 – 280 bầu/m2.
- Từ tháng thứ 3 – 4 phải tiến hành thăm bầu. Mỗi khi rễ cọc phát triển ra
ngoài đáy bầu phải tiến hành đảo bầu kết hợp phân loại cây để tiện chăm sóc. Chỉ
tiến hành đảo bầu vào những ngày dâm mát hoặc có mưa nhỏ.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
36
d. Xử lí hạt lát hoa giống.
- Diệt khuẩn bằng cách ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng
độ 0,1% (1gam thuốc tím pha cho 1 lít nước) thời gian ngâm: 30 phút.
- Vớt ra tiếp tục ngâm trong nước ấm 30 – 35oC trong 5 – 6 giờ.
- Hạt lát hoa được ủ trong túi vải bông để nơi khô ráo ấm áp, khoảng 2kg/túi
và cất giữ nơi khô ráo.
- Hàng ngày tiến hành ủ chua bằng nước lã sạch, ấm 30oC cho đến khi hạt
nứt nanh đem gieo (Tránh để nanh quá dài khi gieo có thể bị gẫy mầm).
e. Thời vụ gieo trồng
Trồng cây xanh cây Lát Hoa vào cuối vụ thu là đẹp nhất, khi này thời tiết
khá ủng hộ không quá nắng to cũng không mưa nhiều, nên rất thích hợp để cây
bén dễ và sinh trưởng. Khi bạn gieo hạt thì hãy vải đều trên luống 120 đến 150m2
mặt luống, rồi lấp 1 lớp đất mỏng lên trên để che kín hạt. Sau khi cây nẩy mầm
thành cây cao khoảng 7-10cm thì bạn nhổ cây đem đi trồng với cự lý 3x3m lên
đất đã chuẩn bị trước đó. Lưu ý chỉ lựa chọn cây Lát Hoa khỏe mạnh.
f. Cự li mật độ trồng Cây Lát Hoa ban đầu
Trồng thuần hoặc hỗn giao với cây bản địa lá rộng: bàconcần giữ cựli 4×5
m và mật độ là 500 cây/ha.
Trồng có cây phù trợ 1:1 với cây Keo Lá Tràm bà con lưu ý cự li sẽ là:
3x2m và mật độ 1.660cây/ha. Trong đó có 800 Cây Lát Hoa và 800 cây Keo Lá
Tràm. 1 hàng Keo xen 1 hàng Lát.
g. Trồng Cây Lát Hoa đúng kỹ thuật cần lưu ý
Trồng cây vào những ngày có mưa nhỏ hoặc râm mát. Tránh trồng vào
những lúc trưa nóng hoặc có gió mùa Đông Bắc. Bố trí trồng Cây Lát Hoa từ trên
đỉnh xuống chân đồi. Khi trồng Lát Hoa nhất thiết phải rạch vỏ bầu. Dùng dao
lam hay kéo sắc rạch bầu, tránh làm bầu bị hư hại.
Dùng cuốc hoặc xẻng bới1 lỗ giữa hố sâu bằng chiều cao củabầucây trồng.
Đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín. Có thể dùng
tay hoặc chân dẫm chặt xung quanh gốc cây, tránh dẵm vào bầu làm vỡ bầu.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
37
2.3. Cây sưa đỏ
a. Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Cây con đem trồng phải từ 6-12 tháng tuổi. Đường kính cổ rễ từ 4-5 mm,
cao từ 25-50 cm là tốt nhất. Cây khỏe mạnh, không sâu bệnh… Khi mua về chưa
thể trồng ngay nên tưới ẩm bầu hàng ngày và để nơi có ánh sáng mặt trời.
b. Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Khu vực miền Bắc: Khoảng từ tháng 2 – tháng 4. Khu vực Bắc Trung Bộ:
Từ tháng 9 – tháng 11. Khu vực Duyên hải Miền Trung: Từ tháng 11 – tháng 1.
Khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Từ tháng 6 – tháng 9. – Cây cách cây
3m và hàng cách hàng 3m, 1 ha trồng 1.100 cây. – Hoặc cây cách cây 2m, hàng
cách hàng 3m, 1 ha trồng 1.660 cây. Trồng hàng rào hoặc trồng rải rác, trồng làm
cảnh cây cách cây 1.5 – 2 mét. Trồng xen với các loại cây khác: Trồng làm cây
che mát
c. Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
Làm sạch cỏ dại, trồng rải rác hay tập trung đều phải đào hố. Theo kinh
nghiệm kích thước hố 50x50x50cm là phù hợp.
d. Phân Bón Lót:
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
38
Bón lót mỗi hố từ 1-3kg phân chuồng hoai mục, phân chuồng ủ vi sinh là
tốt nhất.
e. Kỹ Thuật Trồng Cây Sưa Đỏ:
Trước khi trồng cần phải bóc vỏ nilong đặt cây vào chính giữa hố đã được
bónphân, sau đó vun đấtđều xung quanh cây và trên mặt bầu, dùng 2 tay nén chặt
bầu cây, tạo cho cây đứng thẳng không bị vở bầu. Nếu trời không mưa mỗi ngày
tưới một gáo nước nhỏ cho bầu cây liên kết với đất bên ngoài, giúp rễ cây dể dàng
bám vào đất bên ngoài nhận chất dinh dưỡng nuôi cây.
f. Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Sưa Đỏ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái
đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòngtrừ cỏ dại: Phủ gốc chèbằng cỏ, rác, cây phân
xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân
tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới
gốc 2-3 lần.cafe, trồng làm trụ tiêu, hoặc trồng cây dược liệu, cây ngắn ngày…
- Tưới cây: khi mới trồng cây còn nhỏ lưu ý luôn giữ độ ẩm cho cây ( lưu
ý độ ẩm cho cây 3-4 ngày tưới 1 lần)
- Cây đã bắn rễ sống đều, giảm dần nước tưới kết thúc cho cây bằng phân
NPK và phân chuồng tăng cường chất dinh dưỡng cho cây phát triển. - Tỉa cành:
Thời kỳ cây còn nhỏ thường mọc nhiều cành, nhánh cần tỉa bớt cành chỉ để một
thân cây nhanh phát triển. - Đặc biệt cây từ 1-2 năm tuổi, ngọn thường cong như
cần câu, vì cành và ngọn phát triển mạnh nên việc tỉa cành là rất cần thiết, giúp
cho cây có tư thế thẳng đứng ( ngọn không bị cong ) Cây 1 tuổi chăm bón tốt có
độ cao từ 3,5 – 4m. - Khi cây phát triển từ 3-4 tuổi cây tự vươn lên thẳng đứng.
6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Sưa Đỏ:
Trong 3 năm đầu, cây cần được chăm sóc, làm cỏ quanh gốc, đảm bảo
không bị cỏ dại chen lấn và tạo nguồn quang hợp. Mỗi năm, người dân nên bón
phân 2 - 3 lần. Lượng phân bón là 0,1 - 0,2kg NPK(5:10:3)/cây. Những năm sau,
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
39
cây vẫn cần được chăm sóc, làm cỏ 1 - 2 lần/năm và có thể bón thêm phân với
lượng tăng từ 0,1 - 0,2kg NPK (5:10:3)/cây.
2.4. Kỹ thuật trồng cây Bạch đàn lai
a. Tiêu chuẩn chọn giống
Dựa vào chỉ tiêu kinh tế để chọn giống, nên khi trồng bạch đàn cần chú ý
chọn loài và xuất xứ cho năng suất cao, thích hợp với điều kiện sinh thái từng
vùng và khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt.
b. Thời vụ và mật độ trồng
Thời vụ trồng thường vào đầu mùa mưa, từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7.
Mật độ trồng bạch đàn biến động từ 1.500-2.000 cây/ha.
c. Làm đất và đào hố trồng
Làm đất vào cuốimùa khô (khoảng tháng 5). Những nơi đất quá dốc không
sử dụng máy thì phải xử lý đất bằng cách phát đốt. Những nơi đất bằng phẳng,
dùng máy ủi, san lấp ụ mối, gốc cây, cỏ dại… gom vào một chỗ đốt, chú ý khi ủi
tránh phá lớp đất mặt. Sau đó dùng dàn cày 3 chảo và 7 chảo cày 2 lần, độ sâu 20-
30cm. Nếu trồng Bạch đàn ở các vùng miền Tây thì phải lên luống. Kíchthước: -
Lên luống bằng thủ công:tạo luống rộng 3m, cao 0,8m, kênh rộng 5m. - Lên luống
bằng máy (máy Challenger 2 “step”) tạo luống rộng 2,3m, cao 0,3m, kênh 2,3m.
- Hố đào kích thước 20x20x20cm.
d. Phân bón lót
Có bón lót hoặc không tùy từng điều kiện đầu tư và loại đất. Nếu có điều
kiện nên bón lót ngay vào hốc cây trồng. Nếu trồng rừng sử dụng máy thì nên
hàng cách hàng 3,5m, còn cây cách cây từ 2m trở lên.
e. Kỹ thuật trồng cây bạch đàn
Trước khi trồng nên tưới ẩm cây con, cắt bỏ bịch ni lông, tránh làm vỡ bầu,
đặt cây ngay ngắn vào giữa hố, cổ rễ thấp hơn mặt đất khoảng 2cm, nén đất xung
quanh chặt vừa phải, giữ cho cây ngay ngắn.
f. Kỹ thuật chăm sóc cây bạch đàn
* Kỹ thuật chăm sóc định kỳ
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
40
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô. Phòng trừ
cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng
sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạchtoàn
bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
* Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình
Sau khi trồng 1 tháng kiểm tra thấy cây nào chết phải trồng dặm, sau 3
tháng kiểm tra thấy tỷ lệ cây sống 90% là đạt yêu cầu.
* Kỹ thuật bón phân cho cây
Một năm có thể làm cỏ 2 lần kết hợp bónphân (phân chuồng hoai 2kg/hốc
hoặc 100g NPK/gốc tùy từng điều kiện cụ thể). Việc sử dụng các biện pháp lâm
sinh như làm đất toàn diện và bón phân, tốc độ sinh trưởng trung bình/năm về
đường kính và chiều cao đều cao hơn hẳn các xuất xứ ở cùng độ tuổi không bón
phân và làm đất toàn diện. Cây bạchđàn được trồng thành rừng, cho ta những lợi
ích về kinh tế, cây bạch đàn trồng thành hàng ven đường cho ta những hàng cây
cảnh tuyệt vời, bởi dáng cây suôn thẳng, màu sáng, không phân canh dưới thân
của chúng, với những tán lá tỏa mùi thơm dễ chịu, cho con người những cảm giác
thoải mái, nhẹ nhàng khi đi dưới những hàng cây Bạch đàn và những khu rừng
bạch đàn.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
41
Hình: Cây Bạch đàn
2.5. Keo tai tượng
a. Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống
- Thu hái hạt giống trên những cây mẹ từ 8 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn
phải có hình dáng đẹp, thân thẳng, chiều cao dưới cành từ 6 m trở lên, tán lá đều,
không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá, chỉ thu hái những quả đã
chín. Dấu hiệu nhận biết quả đã chín: Vỏ khô có màu nâu hoặc xám.
- Quả sau khi thu hái đem về phải chế biến ngay. Tiến hành phân loại quả,
những quả chưa chín được ủ lại thành từng đóng từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều,
đóng ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại 1 lần. Quả chín
thì rải đều phơi dưới nắng để tách hạt ra khỏi quả. Sau khi hạt tách ra khỏi quả
phải thu ngay để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ cao, loại bỏ tạp chất, hạt lép. Khi
phơi phải đảo trộn nhiều lần trong ngày. Không phơi quả trên nền xi măng; chỉ
phơi trên vải, cót, nong, nia, … Hạt sau khi thu tiếp tục được phơi 2 – 3 nắng cho
khô, sàng sảy, thu hạt tốt cho vào bao vải hoặc chum, vại để nơi khô thoáng. 2.
Tạo cây con
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
42
b. Xử lý hạt giống
Hạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ
0,05% trong 10 phút; sau đó vớt ra rửa sạch, để ráo, đổ nước sôi vào ngâm hạt và
để nguội dần sau 4-6 giờ. Chọn những hạt trương (kích thuớc của hạt lúc trương
lớn hơn kích thước hạt bình thường từ 2 – 3 lần) vớt ra và ủ trong túi vải (những
hạt chưa trương tiếp tục xử lý trong nước sôilại như lần đầu).Hằng ngày rửa chua
bằng nước sạch, túi vải ủ hạt phải luôn luôn ẩm.
Sau 2 – 3 ngày hạt nẩy mầm có thể đem đi gieo hoặc cấy hạt trực tiếp vào
bầu.
c. Chuẩn bị bầu đất
Dùng túi bầu PE 7 x 12 cm đựng hỗn hợp ruột bầu, thành phần ruột bầu
gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đãhoai (phân chuồng, phân xanh, phân
rác).Đất làm ruột bầu được đập nhỏ trộn đều với phân và tiến hành đóngbầu. Bầu
đất đóng xong được xếp đứng, thẳng hàng theo từng luống có chiều rộng 0,8 – 1
m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống là 0,4 m.
d. Gieo hạt
Trước khi gieo hạt, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày.
Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa vót nhọn một đầu tạo lỗ giữa
bầu sâu 1 – 1,5 cm rồi gieo hạt vào (mỗi bầu gieo từ 1 – 2 hạt), phủ một lớp đất
mịn vừa lấp kín hạt, dùng rơm (hoặc cỏ khô, lá) đã qua khử trùng bằng nước vôi
trong để che phủ mặt luống, bên trên dùng dàn che bằng lưới che nắng 50% –
70%. Hằng ngày tưới nước đều (sáng sớm và chiều tối), đủ ẩm.
Sau 6 – 7 ngày, cây mạ mọc đều thì bỏ lớp vật liệu che phủ (rơm, rạ, cỏ, lá
khô) và chăm sóc luống bầu, bầu nào cây chết phải được cấy dặm ngay. Chú ý đề
phòng nấm bệnh và côn trùng phá hoại cây mầm. Khi cây con bén rễ thì tháo dỡ
dần dàn che ra, đến khi cây con được 1 – 1,5 tháng thì dỡ bỏ hoàn toàn và tiến
hành đảo bầu.
e. Chăm sóc cây con
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
43
Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm trong 03 tháng đầu, mỗi ngày tưới 4 – 5
lít/m2/1 lần, 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần và tưới nước phân chuồng hoai hoặc
phân NPK pha loãng 1%. Nếu cây bị vàng còi hoặc bạc lá dùng sulphát đạm và
supe lân để tưới cho cây, pha nồng độ 0,1% - 0,2% tưới 2,5 lít/m2 hai ngày tưới
1 lần, sau khi tưới nước phân phải tưới rửa sạchbằng nước lã. Phòng trừ bệnh thối
cổ rễ cho cây con bằng dung dịch Boocđo 1% họăc thuốc Benlate (1g/1lít) phun
đều trên mặt luống. Nếu bệnh xuất hiện pha nồng độ 6g/10 lít nước phun cho 100
m2, tuần hai lần, phun liên tục trong 2 – 3 tuần.
Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 3 - 4 tháng, cây có chiều cao 35 - 40
cm, đường kính cổ rễ 3,5 – 4 mm thì đem xuất vườn. 2.5 Phòng trừ sâu bệnh Cây
con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để
tránh sâu, bệnh gây hại.
Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Boocđo nồng độ 1% phun đều lên trên mặt lá
với liều lượng phun 1 lít/4m2, 2 tuần/1 lần. Khi phát hiện nấm bệnh thì tưới dung
dịch boocđo 1% hay COC 85 liều lượng 25 gram/1 - 2 bình 8 lít, phun sương đều
trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 10 – 15 ngày phun 1 lần, liên tục 2 – 3
lần liền.
Nếu sâu ăn lá hoặc một số côn trùng khác có thể dùng Bassa 50ND pha
1/400 – 1/600 hoặc dùng Methyl parathion 0,1% để phun. Nên phun thuốc vào
buổi chiều. Sau khi phun thuốc 2 – 3 tiếng thì tưới lại bằng nước sạch.
2.6. Kỹ thuật trồng keo
a) Làm đất
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
44
Đất trồng keo tai tượng cần được phát dọnsạchthực bì quanh hố với đường
kính 1 - 1,2 m. Trường hợp trồng rừng tập trung nên phát dọn toàn bộ diện tích là
tốt nhất. Hố trồng cây có kích thước 40 x 40 x 40 cm.
Cuốc hố theo hình nanh sấu để cây tận dụng được thức ăn, quang hợp tốt
và chống xói mòn. Khi cuốc hố để đất mặt một bên, đất cũ để một bên, lấp hố
trước khi trồng 10 - 15 ngày.
Lấp 2/3 hố bằng lớp đất mặt tơi nhỏ + phân bón, lượng phân bón từ 2 - 5
kg phân chuồng hoai mục hoặc 0,2kg NPK/hố, trộn đều phân với lớp đất mặt, sau
đó lấp đầy hố bằng hỗn hợp đó theo hình mâm xôi để trồng cây.
b) Thời vụ trồng
- Vụ xuân: từ tháng 2 - 4 dương lịch.
- Vụ thu: từ tháng 7 - 9 dương lịch.
c) Mật độ trồng
Có thể trồng rừng với mật độ 1.660 - 2.500 cây/ha.
Trồng mật độ: 1.660 cây/ha. Hàng x hàng = 3m; cây x cây = 2m.
Trồng mật độ: 2.000 cây/ha. Hàng x hàng = 2,5m; cây x cây = 2m.
Trồng mật độ: 1.500 cây/ha. Hàng x hàng = 2m; cây x cây = 2m.
d) Tiêu chuẩn cây giống
Cây khoẻ mạnh, xanh tốt, không sâu bệnh, không cụt ngọn, còn nguyên
bầu, chiều cao cây từ 25 - 30 cm. Tuổi cây từ 3 - 3,5 tháng (nếu trồng vào vụ
xuân), 2,5 - 3 tháng (nếu trồng vào vụ thu).
e) Trồng cây
- Dùng cuốc moi đất giữa hố vừa đủ đặt bầu cây, nhẹ nhàng rạch vỏ bầu bằng cật
nứa hoặc dao nhỏ, đặt cây ngay ngắn giữa hố.
- Chọn ngày dâm mát, hoặc có mưa nhỏ khi đất trong hố đã đủ ẩm để trồng cây.
- Lấp đất dần xung quanh bầu cho chặt, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 1 - 2 cm, sau đó
dùng cỏ rác tủ gốc giữ ẩm cho cây.
f) Chăm sóc
- Trồng dặm lại những cây bị chết sau khi trồng 8 - 10 ngày.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
45
- Chăm sóc trong 3 năm liền.
+ Năm đầu tiên, chăm sóc 2 lần: lần 1 sau khi trồng 1 - 2 tháng, cắt dây leo, phát
dọn thực bì trên toàn diện tích, dãy cỏ và vun xới quanh gốc rộng 80 cm. Lần 2,
vào tháng 10 - 11, phát thực bì toàn diện, dãy cỏ vun xới quanh gốc 1m, tỉa cành
cao đến 1m. Lần 3, vào tháng 10 - 11, phát thực bì quanh gốc rộng 1m.
+ Năm thứ hai, chăm sóc 2 lần: lần 1 vào tháng 3 - 4, chăm sóc như năm đầu tiên.
Bón thúc 200g phân NPK hoặc 500g phân hữu cơ vi sinh/gốc cây. Lần 2, vào
tháng 7 - 8, phát thực bì toàn diện tích, dãy cỏ vun xới quanh gốc cây 1m, tỉa cành
cao đến 1 m. lần 3, vào tháng 10 - 11, phát thực bì quang gốc rộng 1 m.
+ Năm thứ hai, chăm sóc 2 lần: lần 1 vào tháng 3 - 4, phát thực bì toàn diện tích,
tỉa cành đến tầm cao 1,5 - 2m. Dãy cỏ quanh gốc rộng 1m, bón thúc lần 2 như lần
1 nhưng rạch bón phân cách gốc 40 - 50cm. Lần 2 vào tháng 7 - 8, phát thực bì
toàn diện tích, chặt cây sâu bệnh, phát dãy cỏ quanh gốc cây.
2.7. Cây Măng tre lục trúc
a) Kỹ thuật gieo trồng:
- Đất trồng: Được chọn nơi tầng đất dày, ẩm, dễ thoát nước. Nếu nơi đất
nghèo dinh dưỡng thì trước lúc trồng tre cần trồng cây họ đậu để cải tạo đất trong
trường hợp đất chưa cần bón vôi để điều chỉnh độ pH.
- Đào hố: Đào hố trước lúc trồng 1 tháng, khi đào chú ý để đất mặt 1 bên,
sau đó trộn đất với phân hữu cơ, lân rồi lấp xuống hố để ủ.
Hố đào: 50 x 50cm (càng sâu, càng rộng càng tốt).
Khoảng cách: 5m x 4m hay 4m x 4m có thể trồng dày hơn phụ thuộc vào
đất và điều kiện thâm canh.
Phân bónchủ yếu là phân chuồng hoai từ 10 – 15kg/hố và 0,1 – 0,5kg NPK
trộn lẫn đều.
Thời vụ nên trồng chủ yếu từ tháng 1 – 3.
b) Cách trồng:
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
46
Đảo trộn hỗn hợp phân đất hố ủ. Đào 1 lỗ vừa đủ đặt bầu cây. (Nếu là bầu
nilon thì phải rạch xé bầu), đặt cây nghiêng 30 – 60° và đặt nghiêng bầu để2 cành
phát triển 2 bên thân. Dùng chân nén chặt xung quanh gốc dày 15 – 20cm cách
gốc 5 – 10cm rồi phủ lên lớp đất mỏng mục đíchgiữ độ ẩm và tránh cỏ mọc. Có
thể đóng cọc, rào xung quanh để bảo vệ.
c) Chăm sóc:
Sau khi trồng luôn kiểm tra và tưới nước cho cây đủ ẩm, trồng dặm nếu cây
nào bị chết, chú ý bảo vệ trâu bò, gia súc phá hoại, lay chuyển gốc. Trong 2 năm
đầu, tre chưa phân tán có thể trồng kết hợp một số cây họ đậu thành băng gần các
hàng tre để bảo vệ đất và tăng thêm chất hữu cơ trong đất cho tre.
Xào xới làm cỏ 4 – 5 lần trong một năm kết hợp tủ gốc giữ ẩm và bónphân.
Chăm sóc 3 năm đầu: phân chuồng từ 15 – 35kg/cây; NPK 0,5 – 1,0kg/cây. Có
thể trộn lẫn phân hữu cơ và lấp kín để phân không bị bốc hơi hoặc rửa trôi vào
thời gian tháng 2 – 3 và tháng 6 – 8.
d) Phòng trừ sâu hại:
Song song với việc chăm bón, cần thường xuyên theo dõivà phòng trừ sâu
bệnh hại. Như sâu vòi voi hại măng, châu chấu phá hoại cành non, bọ xít, mối, dế
gây thiệt hại mạnh cây ươm từ hom trong vườn ươm. Cần áp dụng phương pháp
phòng ngừa sâu hại bằng kỹ thuật lâm sinh như kỹ thuật chăm sóc nhằm tạo ra
lâm phần có sức sinh trưởng và đề kháng cao. Cần sử dụng phương pháp quản lý
tổng hợp vật gây hại (IPM) là phương pháp tốt đang được sử dụng rộng rãi để giải
quyết một cáchthỏa đáng mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế - xã hộivà môitrường.
2.8. Cây hoa hồi
a. Kỹ thuật gây trồng
Chọn những cây mẹ khỏe mạnh, trên 10 tuổi, sai quả, và phần lớn quả có
8-11 cánh để lấy giống. Khi chín quả từ màu xanh chuyển sang màu vàng mơ là
thu hái được. Thường là thu hái sau tiết sương giáng. Quả hái về trải một lớp
mỏng để nơi thoáng mát dưới mái che hoặc phơi nắng nhẹ vào lúc sáng sớm
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
47
hoặc cuối buổi chiều để tách lấy hạt. Hong như vậy 4-5 ngày thì hạt sẽ tách ra
hết.
Hạt thu được cần bảo quản trong cát ẩm mà không được phơi nắng. Hạt
trộn lẫn cát ẩm rồi đặt trong các hang hàm ếch đào ở sườn đồi, xung quanh vảy
dầu hoả để chống kiến, mỗi hàm ếch cất khoảng 2-3kg hạt, cất xong bịt miệng
hàm ếch. Bên ngoài cũng đào rãnh xung quanh để nước mưa khỏi chảy vào, 2
tuần 1 lần cần mở ra kiểm tra đảo hạt lại. Cách bảo quản này có thể để hạt đến
mùa xuân đem gieo, tỷ lệ nảy mầm còn khoảng 70-80%.
b. Kỹ thuật ươm
Vườn ươm cần chọn nơi đất ẩm, màu mỡ, nơi đất sét nhẹ, đất đỏ; không
chọn nơi đất cát vì mùa hè đất cát dễ nóng lên, làm cho cây condễ bị hư hại, đất
cần cày bừa kỹ, bónlót bằng phân chuồng hoai 5-6kg/m2
Gieo hạt vào mùa xuân, gieo theo hàng hoặc gieo vãi. 1kg hạt gieo trên
diện tích50-100m2. Gieo xong cần trải rơm rạ đã tẩy trùng, tưới nhẹ. Sau 1-2
tuần hạt nảy mầm thì có thể dỡ bỏ vật che phủ và làm giàn che. Giàn che làm
cao 0,5-0,6m, lúc đầu làm kín sau khi cây lớn có thể giảm dần còn60 đến 70%,
năm thứ hai giảm còn30-40%. Trước khi trồng 1-2 tháng thì cần bỏ giàn che.
c. Lưu ý
Cần chú ý làm cỏ, phát quang và bón thúc. Phòng trừ nấm thối gốc bằng
dung dịch boóc-đô1% tới cho mỗi lần 5 lít/m2, định kỳ 15 ngày tưới 1 lần và tư-
ới trong 3 tháng đầu. Cây trên luống gieo cần được điều chỉnh khoảng trống cho
phù hợp. Trường hợp trồng cây 2 tuổi thì sau một năm cần cấy mở rộng khoảng
cách hoặc cấy vào bầu. Bầu có đường kính 10-12cm, cao 15cm. Ruột bầu gồm
90% đất, 10% phân chuồng hoai. Chăm sóc cây bầu cũng tương tự như chăm
sóc năm đầu.
Đất trồng hồi cần sâu lớp, còn mùn, đất có cây bụi. Thời vụ trồng vào
mùa xuân. Hố trồng cần đào 40x40x40cm, xung quanh hố cần phát cây bụi rộng
0,7-0,8cm. Ngoài hố trồng thì cây bụi được giữ lại để che bóng cho hồi lúc nhỏ.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
48
Mật độ trồng 400-600 cây/ha. Có thể lúc đầu nuôi một số loài cây gỗ trên đất
rừng phục hồi hoặc trên nương rẫy cũ, vừa có tác dụng chống xói mòn, vừa che
bóng cho hồi và lại giải quyết một phần nhu cầu gỗ củi cho sinh hoạt.
Ngoài ra có thể trồng xen khoai núi, củ na và các cây lương thực phụ dưới rừng
hồi. Có thể trồng hồi + chè cũng là mô hình tốt.
2.9. Cây trám đen
a. Cách ươm, nhân giống:
Trồng trám đen bằng hạt sẽ rất lâu có quả ( 7-8 năm mới bóiquả), tán cây
lại cao khó can thiệp bằng các biện pháp kỹ thuật như phun thuốc dưỡng cây,
thuốc bảo vệ thực vật, thu hái…Khi trồng trám bằng cây ghép thì khắc phục được
hoàn toàn những nhược điểm trên của cây trồng bằng hạt.
Gieo ươm gốc ghép: chọn những quả chín tách lấy hạt, rửa sạch thịt quả,
phơi hạt khô trong bóng dâm. Ủ hạt trong cát ẩm 70-80%, sau khoảng 15 đến 20
ngày, hạt trám nảy mộng. Gieo hạt đã nảy mầm vào túi nilon có đục 4 lỗ thoát
nước ở đáy. Chăm sóc cây con trong vườn ươm khi đạt 50 – 60 ngày tuổi, có 5
đến 6 lá thật, cần trồng thưa ở khoảng cách 40cm một cây để cây dễ dàng sinh
trưởng. Khi cây đủ 1 – 1,5 năm tuổi, có đường kính gốc 1-2cm, cao 60-100cm là
đạt tiêu chuẩn gốc ghép.
Kinh nghiệm ghép chám: Để tránh việc nhựa trám nhanh khô, lớp tượng
tầng mỏng nên muốn có tỉ lệ cây sốngcao đòi hỏi thao tác ghép phải nhanh, động
tác kỹ thuật phải thành thục.Qua thực tế, đã đúc kết được một số kinh nghiệm
ghép trám cần lưư ý sau:
Chọn cành bánh tẻ, vị trí ở giữa tán cây, tráng nắng, không bị sâu, bệnh hại
trên những câytrám có 10-15 năm tuổi, có ítnhất 3 vụ quả ổn định, năng suất chất
lượng cao làm cành ghép. Chọn gốc ghép và cành ghép có đường kính gần bằng
nhau để diện tích tiếp xúc tượng tầng của cành và gốc ghép là lớn nhất.
Chọn thời vụ ghép thích hợp: Nhiệt độ không khí 25-30 độ C, nên ghép vào vụ
xuân tháng 3,4 và vụ thu đông tháng 10, 11 là phù hợp. Có ít nhất 7 ngày sau khi
ghép không bị mưa ướt cành và gốc ghép, nếu trong thời gian này mà gặp mưa
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP

More Related Content

What's hot

thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơthuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bónThuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bónLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite and Porcelain tỉnh Bình Thuận...
Thuyết minh Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite and Porcelain tỉnh Bình Thuận...Thuyết minh Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite and Porcelain tỉnh Bình Thuận...
Thuyết minh Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite and Porcelain tỉnh Bình Thuận...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án Trung tâm hội nghị tiệc cưới Tân Sơn Nhất 0903034381
Thuyết minh dự án Trung tâm hội nghị tiệc cưới Tân Sơn Nhất 0903034381Thuyết minh dự án Trung tâm hội nghị tiệc cưới Tân Sơn Nhất 0903034381
Thuyết minh dự án Trung tâm hội nghị tiệc cưới Tân Sơn Nhất 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ caoThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tưđồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tưdiepthevien
 

What's hot (20)

Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
 
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơthuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
 
Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm
Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdmDự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm
Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
 
DỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠI
DỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠIDỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠI
DỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠI
 
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
 
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung - duanviet.com.vn 0918755356Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung - duanviet.com.vn 0918755356
 
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
 
Dự án đầu tư cây ăn quả có múi Phú Thọ 0918755356
Dự án đầu tư cây ăn quả có múi Phú Thọ 0918755356Dự án đầu tư cây ăn quả có múi Phú Thọ 0918755356
Dự án đầu tư cây ăn quả có múi Phú Thọ 0918755356
 
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôiDự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bónThuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
 
Thuyết minh Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite and Porcelain tỉnh Bình Thuận...
Thuyết minh Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite and Porcelain tỉnh Bình Thuận...Thuyết minh Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite and Porcelain tỉnh Bình Thuận...
Thuyết minh Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite and Porcelain tỉnh Bình Thuận...
 
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
 
Thuyết minh dự án Trung tâm hội nghị tiệc cưới Tân Sơn Nhất 0903034381
Thuyết minh dự án Trung tâm hội nghị tiệc cưới Tân Sơn Nhất 0903034381Thuyết minh dự án Trung tâm hội nghị tiệc cưới Tân Sơn Nhất 0903034381
Thuyết minh dự án Trung tâm hội nghị tiệc cưới Tân Sơn Nhất 0903034381
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
 
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ caoThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
 
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tưđồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư
 

Similar to DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP

Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trung tâm phân phối vật liệu xây dựng vạn thắng 0918755356
Dự án trung tâm phân phối vật liệu xây dựng vạn thắng 0918755356Dự án trung tâm phân phối vật liệu xây dựng vạn thắng 0918755356
Dự án trung tâm phân phối vật liệu xây dựng vạn thắng 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu 0918755356Dự án trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án điện gió kiên giang 0918755356
Dự án điện gió kiên giang 0918755356Dự án điện gió kiên giang 0918755356
Dự án điện gió kiên giang 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án phân lô bán nền 0918755356
Dự án phân lô bán nền 0918755356Dự án phân lô bán nền 0918755356
Dự án phân lô bán nền 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356
Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356
Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án resort ven biển 0918755356
Dự án resort ven biển 0918755356Dự án resort ven biển 0918755356
Dự án resort ven biển 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy chế biến mũ cao su 0918755356
Dự án nhà máy chế biến mũ cao su 0918755356Dự án nhà máy chế biến mũ cao su 0918755356
Dự án nhà máy chế biến mũ cao su 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
BÃI GIữ XE KếT HợP SHOWROOM VÀ SPA XE VĨNH TÍN 0918755356
BÃI GIữ XE KếT HợP SHOWROOM VÀ SPA XE VĨNH TÍN 0918755356BÃI GIữ XE KếT HợP SHOWROOM VÀ SPA XE VĨNH TÍN 0918755356
BÃI GIữ XE KếT HợP SHOWROOM VÀ SPA XE VĨNH TÍN 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Experience in implementing alternative livelihood project for indigenous peop...
Experience in implementing alternative livelihood project for indigenous peop...Experience in implementing alternative livelihood project for indigenous peop...
Experience in implementing alternative livelihood project for indigenous peop...Soksophors yim
 
Technical efficiency of Vietnam rice farms a stochastic frontier production a...
Technical efficiency of Vietnam rice farms a stochastic frontier production a...Technical efficiency of Vietnam rice farms a stochastic frontier production a...
Technical efficiency of Vietnam rice farms a stochastic frontier production a...jackjohn45
 
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cao su suối k...
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cao su suối k...Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cao su suối k...
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cao su suối k...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...
đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...
đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dự án trồng rừng kết hợp nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng kết hợp nghĩ dưỡng 0918755356Dự án trồng rừng kết hợp nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng kết hợp nghĩ dưỡng 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP (20)

Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
 
Dự án trung tâm phân phối vật liệu xây dựng vạn thắng 0918755356
Dự án trung tâm phân phối vật liệu xây dựng vạn thắng 0918755356Dự án trung tâm phân phối vật liệu xây dựng vạn thắng 0918755356
Dự án trung tâm phân phối vật liệu xây dựng vạn thắng 0918755356
 
Dự án trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu 0918755356Dự án trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng rừng kết hợp trồng cây dược liệu 0918755356
 
du an truong lien cap 0918755356
du an truong lien cap 0918755356du an truong lien cap 0918755356
du an truong lien cap 0918755356
 
Dự án kho lạnh 0918755356
Dự án kho lạnh 0918755356Dự án kho lạnh 0918755356
Dự án kho lạnh 0918755356
 
Dự án điện gió kiên giang 0918755356
Dự án điện gió kiên giang 0918755356Dự án điện gió kiên giang 0918755356
Dự án điện gió kiên giang 0918755356
 
Dụ an dien gio 0918755356
Dụ an dien gio 0918755356Dụ an dien gio 0918755356
Dụ an dien gio 0918755356
 
Dự án phân lô bán nền 0918755356
Dự án phân lô bán nền 0918755356Dự án phân lô bán nền 0918755356
Dự án phân lô bán nền 0918755356
 
Dự án điện gió 0918755356
Dự án điện gió 0918755356Dự án điện gió 0918755356
Dự án điện gió 0918755356
 
Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356
Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356
Dự án nuôi cá bồn bạt công nghệ cao 0918755356
 
Dự án resort ven biển 0918755356
Dự án resort ven biển 0918755356Dự án resort ven biển 0918755356
Dự án resort ven biển 0918755356
 
Dự án nhà máy chế biến mũ cao su 0918755356
Dự án nhà máy chế biến mũ cao su 0918755356Dự án nhà máy chế biến mũ cao su 0918755356
Dự án nhà máy chế biến mũ cao su 0918755356
 
BÃI GIữ XE KếT HợP SHOWROOM VÀ SPA XE VĨNH TÍN 0918755356
BÃI GIữ XE KếT HợP SHOWROOM VÀ SPA XE VĨNH TÍN 0918755356BÃI GIữ XE KếT HợP SHOWROOM VÀ SPA XE VĨNH TÍN 0918755356
BÃI GIữ XE KếT HợP SHOWROOM VÀ SPA XE VĨNH TÍN 0918755356
 
Experience in implementing alternative livelihood project for indigenous peop...
Experience in implementing alternative livelihood project for indigenous peop...Experience in implementing alternative livelihood project for indigenous peop...
Experience in implementing alternative livelihood project for indigenous peop...
 
Technical efficiency of Vietnam rice farms a stochastic frontier production a...
Technical efficiency of Vietnam rice farms a stochastic frontier production a...Technical efficiency of Vietnam rice farms a stochastic frontier production a...
Technical efficiency of Vietnam rice farms a stochastic frontier production a...
 
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cao su suối k...
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cao su suối k...Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cao su suối k...
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cao su suối k...
 
đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...
đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...
đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...
 
Dự án trồng rừng kết hợp nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng kết hợp nghĩ dưỡng 0918755356Dự án trồng rừng kết hợp nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng kết hợp nghĩ dưỡng 0918755356
 
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT

THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
 

Recently uploaded

Q3 FY24 Earnings Conference Call Presentation
Q3 FY24 Earnings Conference Call PresentationQ3 FY24 Earnings Conference Call Presentation
Q3 FY24 Earnings Conference Call PresentationSysco_Investors
 
VIP 7001035870 Find & Meet Hyderabad Call Girls Abids high-profile Call Girl
VIP 7001035870 Find & Meet Hyderabad Call Girls Abids high-profile Call GirlVIP 7001035870 Find & Meet Hyderabad Call Girls Abids high-profile Call Girl
VIP 7001035870 Find & Meet Hyderabad Call Girls Abids high-profile Call Girladitipandeya
 
slideshare Call girls Noida Escorts 9999965857 henakhan
slideshare Call girls Noida Escorts 9999965857 henakhanslideshare Call girls Noida Escorts 9999965857 henakhan
slideshare Call girls Noida Escorts 9999965857 henakhanhanshkumar9870
 
Russian Call Girls Kolkata Indira 🤌 8250192130 🚀 Vip Call Girls Kolkata
Russian Call Girls Kolkata Indira 🤌  8250192130 🚀 Vip Call Girls KolkataRussian Call Girls Kolkata Indira 🤌  8250192130 🚀 Vip Call Girls Kolkata
Russian Call Girls Kolkata Indira 🤌 8250192130 🚀 Vip Call Girls Kolkataanamikaraghav4
 
VIP Call Girl Amritsar 7001035870 Enjoy Call Girls With Our Escorts
VIP Call Girl Amritsar 7001035870 Enjoy Call Girls With Our EscortsVIP Call Girl Amritsar 7001035870 Enjoy Call Girls With Our Escorts
VIP Call Girl Amritsar 7001035870 Enjoy Call Girls With Our Escortssonatiwari757
 
Malad Escorts, (Pooja 09892124323), Malad Call Girls Service
Malad Escorts, (Pooja 09892124323), Malad Call Girls ServiceMalad Escorts, (Pooja 09892124323), Malad Call Girls Service
Malad Escorts, (Pooja 09892124323), Malad Call Girls ServicePooja Nehwal
 
如何办理密苏里大学堪萨斯分校毕业证(文凭)UMKC学位证书
如何办理密苏里大学堪萨斯分校毕业证(文凭)UMKC学位证书如何办理密苏里大学堪萨斯分校毕业证(文凭)UMKC学位证书
如何办理密苏里大学堪萨斯分校毕业证(文凭)UMKC学位证书Fir La
 
VIP Kolkata Call Girl Entally 👉 8250192130 Available With Room
VIP Kolkata Call Girl Entally 👉 8250192130  Available With RoomVIP Kolkata Call Girl Entally 👉 8250192130  Available With Room
VIP Kolkata Call Girl Entally 👉 8250192130 Available With Roomdivyansh0kumar0
 
High Profile Call Girls Kolkata Gayatri 🤌 8250192130 🚀 Vip Call Girls Kolkata
High Profile Call Girls Kolkata Gayatri 🤌  8250192130 🚀 Vip Call Girls KolkataHigh Profile Call Girls Kolkata Gayatri 🤌  8250192130 🚀 Vip Call Girls Kolkata
High Profile Call Girls Kolkata Gayatri 🤌 8250192130 🚀 Vip Call Girls Kolkataanamikaraghav4
 
Teck Investor Presentation, April 24, 2024
Teck Investor Presentation, April 24, 2024Teck Investor Presentation, April 24, 2024
Teck Investor Presentation, April 24, 2024TeckResourcesLtd
 
OKC Thunder Reveal Game 2 Playoff T Shirts
OKC Thunder Reveal Game 2 Playoff T ShirtsOKC Thunder Reveal Game 2 Playoff T Shirts
OKC Thunder Reveal Game 2 Playoff T Shirtsrahman018755
 
Methanex Investor Presentation (April 2024)
Methanex Investor Presentation (April 2024)Methanex Investor Presentation (April 2024)
Methanex Investor Presentation (April 2024)Methanex Corporation
 
Call Girls In Amritsar 💯Call Us 🔝 76967 34778🔝 💃 Independent Escort In Amritsar
Call Girls In Amritsar 💯Call Us 🔝 76967 34778🔝 💃 Independent Escort In AmritsarCall Girls In Amritsar 💯Call Us 🔝 76967 34778🔝 💃 Independent Escort In Amritsar
Call Girls In Amritsar 💯Call Us 🔝 76967 34778🔝 💃 Independent Escort In Amritsaronly4webmaster01
 

Recently uploaded (20)

Q3 FY24 Earnings Conference Call Presentation
Q3 FY24 Earnings Conference Call PresentationQ3 FY24 Earnings Conference Call Presentation
Q3 FY24 Earnings Conference Call Presentation
 
Rohini Sector 17 Call Girls Delhi 9999965857 @Sabina Saikh No Advance
Rohini Sector 17 Call Girls Delhi 9999965857 @Sabina Saikh No AdvanceRohini Sector 17 Call Girls Delhi 9999965857 @Sabina Saikh No Advance
Rohini Sector 17 Call Girls Delhi 9999965857 @Sabina Saikh No Advance
 
Model Call Girl in Udyog Vihar Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝
Model Call Girl in Udyog Vihar Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝Model Call Girl in Udyog Vihar Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝
Model Call Girl in Udyog Vihar Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝
 
VIP 7001035870 Find & Meet Hyderabad Call Girls Abids high-profile Call Girl
VIP 7001035870 Find & Meet Hyderabad Call Girls Abids high-profile Call GirlVIP 7001035870 Find & Meet Hyderabad Call Girls Abids high-profile Call Girl
VIP 7001035870 Find & Meet Hyderabad Call Girls Abids high-profile Call Girl
 
Call Girls 🫤 Nehru Place ➡️ 9999965857 ➡️ Delhi 🫦 Russian Escorts FULL ENJOY
Call Girls 🫤 Nehru Place ➡️ 9999965857  ➡️ Delhi 🫦  Russian Escorts FULL ENJOYCall Girls 🫤 Nehru Place ➡️ 9999965857  ➡️ Delhi 🫦  Russian Escorts FULL ENJOY
Call Girls 🫤 Nehru Place ➡️ 9999965857 ➡️ Delhi 🫦 Russian Escorts FULL ENJOY
 
Model Call Girl in Uttam Nagar Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝
Model Call Girl in Uttam Nagar Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝Model Call Girl in Uttam Nagar Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝
Model Call Girl in Uttam Nagar Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝
 
slideshare Call girls Noida Escorts 9999965857 henakhan
slideshare Call girls Noida Escorts 9999965857 henakhanslideshare Call girls Noida Escorts 9999965857 henakhan
slideshare Call girls Noida Escorts 9999965857 henakhan
 
Vip Call Girls Vasant Kunj ➡️ Delhi ➡️ 9999965857 No Advance 24HRS Live
Vip Call Girls Vasant Kunj ➡️ Delhi ➡️ 9999965857 No Advance 24HRS LiveVip Call Girls Vasant Kunj ➡️ Delhi ➡️ 9999965857 No Advance 24HRS Live
Vip Call Girls Vasant Kunj ➡️ Delhi ➡️ 9999965857 No Advance 24HRS Live
 
Russian Call Girls Kolkata Indira 🤌 8250192130 🚀 Vip Call Girls Kolkata
Russian Call Girls Kolkata Indira 🤌  8250192130 🚀 Vip Call Girls KolkataRussian Call Girls Kolkata Indira 🤌  8250192130 🚀 Vip Call Girls Kolkata
Russian Call Girls Kolkata Indira 🤌 8250192130 🚀 Vip Call Girls Kolkata
 
VIP Call Girl Amritsar 7001035870 Enjoy Call Girls With Our Escorts
VIP Call Girl Amritsar 7001035870 Enjoy Call Girls With Our EscortsVIP Call Girl Amritsar 7001035870 Enjoy Call Girls With Our Escorts
VIP Call Girl Amritsar 7001035870 Enjoy Call Girls With Our Escorts
 
Call Girls In South Delhi 📱 9999965857 🤩 Delhi 🫦 HOT AND SEXY VVIP 🍎 SERVICE
Call Girls In South Delhi 📱  9999965857  🤩 Delhi 🫦 HOT AND SEXY VVIP 🍎 SERVICECall Girls In South Delhi 📱  9999965857  🤩 Delhi 🫦 HOT AND SEXY VVIP 🍎 SERVICE
Call Girls In South Delhi 📱 9999965857 🤩 Delhi 🫦 HOT AND SEXY VVIP 🍎 SERVICE
 
Malad Escorts, (Pooja 09892124323), Malad Call Girls Service
Malad Escorts, (Pooja 09892124323), Malad Call Girls ServiceMalad Escorts, (Pooja 09892124323), Malad Call Girls Service
Malad Escorts, (Pooja 09892124323), Malad Call Girls Service
 
如何办理密苏里大学堪萨斯分校毕业证(文凭)UMKC学位证书
如何办理密苏里大学堪萨斯分校毕业证(文凭)UMKC学位证书如何办理密苏里大学堪萨斯分校毕业证(文凭)UMKC学位证书
如何办理密苏里大学堪萨斯分校毕业证(文凭)UMKC学位证书
 
VIP Kolkata Call Girl Entally 👉 8250192130 Available With Room
VIP Kolkata Call Girl Entally 👉 8250192130  Available With RoomVIP Kolkata Call Girl Entally 👉 8250192130  Available With Room
VIP Kolkata Call Girl Entally 👉 8250192130 Available With Room
 
Preet Vihar (Delhi) 9953330565 Escorts, Call Girls Services
Preet Vihar (Delhi) 9953330565 Escorts, Call Girls ServicesPreet Vihar (Delhi) 9953330565 Escorts, Call Girls Services
Preet Vihar (Delhi) 9953330565 Escorts, Call Girls Services
 
High Profile Call Girls Kolkata Gayatri 🤌 8250192130 🚀 Vip Call Girls Kolkata
High Profile Call Girls Kolkata Gayatri 🤌  8250192130 🚀 Vip Call Girls KolkataHigh Profile Call Girls Kolkata Gayatri 🤌  8250192130 🚀 Vip Call Girls Kolkata
High Profile Call Girls Kolkata Gayatri 🤌 8250192130 🚀 Vip Call Girls Kolkata
 
Teck Investor Presentation, April 24, 2024
Teck Investor Presentation, April 24, 2024Teck Investor Presentation, April 24, 2024
Teck Investor Presentation, April 24, 2024
 
OKC Thunder Reveal Game 2 Playoff T Shirts
OKC Thunder Reveal Game 2 Playoff T ShirtsOKC Thunder Reveal Game 2 Playoff T Shirts
OKC Thunder Reveal Game 2 Playoff T Shirts
 
Methanex Investor Presentation (April 2024)
Methanex Investor Presentation (April 2024)Methanex Investor Presentation (April 2024)
Methanex Investor Presentation (April 2024)
 
Call Girls In Amritsar 💯Call Us 🔝 76967 34778🔝 💃 Independent Escort In Amritsar
Call Girls In Amritsar 💯Call Us 🔝 76967 34778🔝 💃 Independent Escort In AmritsarCall Girls In Amritsar 💯Call Us 🔝 76967 34778🔝 💃 Independent Escort In Amritsar
Call Girls In Amritsar 💯Call Us 🔝 76967 34778🔝 💃 Independent Escort In Amritsar
 

DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP

  • 1. THUYẾT MINH DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP Tháng 03/2021 CÔNG TY TNHH VŨ THÁI BẢO MINH Địa điểm: xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
  • 2. CÔNG TY TNHH VŨ THÁI BẢO MINH -----------    ----------- DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP Địa điểm: xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH VŨ THÁI BẢO MINH Giám đốc VŨ THÁI VƯƠNG
  • 3. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 4 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 4 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 4 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 5 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 6 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 7 5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 7 5.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 7 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN........................ 9 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN ...................................................................................................................... 9 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................20 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................23 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................23 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................24 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................27 4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................27 4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................27 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.27 5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................27 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............28 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCHXÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ................................29 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............29 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ.............................................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................51
  • 4. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 2 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG.............................................................................51 1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................51 1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................51 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................51 1.4. Các phương án xây dựng công trình.........................................................51 1.5. Các phương án kiến trúc..........................................................................52 1.6. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................53 1.7. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................54 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................55 I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................55 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............55 III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG ......................................56 3.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................56 3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................58 IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ...............................59 4.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................59 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................60 V. KẾT LUẬN..............................................................................................62 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .......................................................................................63 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................63 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN......................65 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................65 2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................65 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................66 2.4. Phương án vay. .......................................................................................66 2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................67 KẾT LUẬN ..................................................................................................65
  • 5. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 3 I. KẾT LUẬN. ................................................Error! Bookmark not defined. II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .......................Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự ánError! Bookmark not defined. Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .........Error! Bookmark not defined. Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm.Error! Bookmark not defined. Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.......Error! Bookmark not defined. Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án.Error! Bookmark not defined. Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn.Error! Bookmark not defined. Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu.Error! Bookmark not defined. Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV).Error! Bookmark not defined. Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)..................Error! Bookmark not defined.
  • 6. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 4 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH VŨ THÁI BẢO MINH Mã số doanh nghiệp: 4900812844 - do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Lạng Sơn cấp. Địa chỉ trụ sở: Thôn Phai Luông, xã Hợp Thành, Huyện Cao Lộc, TỉnhLạng Sơn, Việt Nam. Điện thoại: …………Fax: ………… Email: …… Website: .......................... Thông tin về người đại diện theo pháp luậtcủa doanh nghiệp/tổchức đăng ký đầu tư, gồm: Họ tên: VŨ THÁI VƯƠNG Chức danh: Giám đốc Sinh ngày: 01/05/1989 Giới tính: Nam Quốc tịch: Việt Nam Chứng minh nhân dân: 082126016 Ngày cấp: 01/10/2015 Nơi cấp: Công an tỉnh Lạng Sơn Địa chỉ thường trú: xóm Nà Giáo, thôn Phai Luông, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Chỗ ở hiện tại: xóm Nà Giáo, thôn Phai Luông, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “XÂY DỰNG TRANG TRẠIPHÁT TRIỂNGIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP” Địa điểm thực hiện dự án: xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 17.034,0 m2 . Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: 12.691.279.000 đồng. (Mười haitỷ, sáu trăm chín mươi mốt triệu, hai trăm bảymươi chín nghìn đồng) Trong đó: + Vốn tự có (25%): 3.172.820.000 đồng.
  • 7. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 5 + Vốn vay - huy động (75%): 9.518.460.000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Doanh thu từ vườn ươm 481.800 cây/năm III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nông nghiệp hàng hoá ở Lạng Sơn phát triển và đạt được những thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng và hiệu quả; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng côngnghiệp dịch vụ, ngành nghề, các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất tinh thần ở hầu hết các thôn bản ngày càng được cải thiện, hệ thống chínhtrị được củngcố và tăng cường. Dân chủ cơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, thành tựu trên chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và chưa đồng đều giữa các vùng, thôn bản. Nông nghiệp côngnghệ cao phát triển cònkém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt các nguồn lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp; việc nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực và nhất là nguồn nhân lực có trình độ cho cấp xã phường thôn bản còn nhiều hạn chế. Việc đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp cònchậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất, chất lượng giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp, các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổimới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hoá… Đời sống vật chất, tinh thần của người dân đặc biệt là người dân tộc vùng sâu, vùng xa còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo cao; chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn thành thị giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến yếu kém và hạn chế nêu trên.
  • 8. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 6 Từnhững thực tế trên, chúng tôiđã lên kế hoạchthực hiện dựán “xâydựng trang trại phát triển giống cây trồng phục vụ nông nghiệp” tại xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơnnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành nông nghiệp của tỉnh Lạng Sơn. IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môitrường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
  • 9. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 7  Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020; V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 5.1. Mục tiêu chung  Phát triển dự án “xâydựng trang trại phát triển giống cây trồng phục vụ nông nghiệp” theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành “nông nghiệp” phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Lạng Sơn.  Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Lạng Sơn.  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. 5.2. Mục tiêu cụ thể  Phát triển theo mô hình “xây dựng trang trại phát triển giống cây trồng phục vụ nông nghiệp” đem lại sản phẩm chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.  Dự án sản xuất với quy mô, công suất như sau: + Vườn ươm 481.800 cây/năm  Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Lạng
  • 10. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 8 Sơn nói chung.
  • 11. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 9 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa kinh tế Bản đồ huyện Cao Lộc Huyện Cao Lộc nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ địa lý từ 220 01' đến 210 46' vĩ độ Bắc và từ 1060 37' đến 1070 04' kinh độ Đông, Phía Bắc của huyện là ranh giới quốc gia với CHND Trung Hoa, phía Tây Bắc giáp với huyện Văn Lãng, phíaTây và Tây Nam giáp với các huyện Văn Quan và Chi Lăng, phía Nam và Đông Nam giáp với các huyện Chi Lăng, Lộc Bình. Theo giới hạn địa lý hiện tại huyện bao bọc Thành phố Lạng Sơn, là trung tâm kinh tế, chínhtrị, là vùng kinh tế động lực của tỉnh. Huyện có 23 đơn vị hành chính gồm hai thị trấn là Đồng Đăng và thị trấn huyện lỵ Cao Lộc, 21 xã (xã Tân Thành, xã Xuân Long, xã Yên Trạch, xã Tân Liên, xã Gia Cát, xã Công Sơn, xã Mẫu Sơn, xã Xuất Lễ, xã Cao Lâu, xã Hải Yến, xã Lộc Yên, xã Thanh Lòa, xã
  • 12. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 10 Hòa Cư, xã Hợp Thành, xã Thạch Đạn, xã Bảo Lâm, xã Thụy Hùng, xã Song Giáp, xã Phú Xá, xã Bình Trung, xã Hồng Phong). Huyện Cao Lộc có trên 75 km đường biên giới với Trung Quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Ga ĐồngĐăng, có các cặp chợ biên giới quan trọng, có các trục giao thông đường bộ và đường sắt quốc tế, quốc lộ 1A, 1B, 4B, 4A liên kết với tất cả các huyện , với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Lạng Sơn nằm gần như hoàn toàn trong phạm vi địa giới của huyện Cao Lộc, đây còn là vùng kinh tế động lực của tỉnh, nên đã tạo lợi thế to lớn cho huyện Cao Lộc trong phát triển Kinh tế - Xã hội và khẳng định tầm quan trọng về Quốc phòng - An ninh không chỉ đối với Lạng Sơn, mà còn đối với toàn quốc. 1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.2.1. Địa hình: Cao Lộc có địa hình cao nhất trong số các huyện thị của tỉnh Lạng Sơn, độ cao trung bìnhcủa toàn huyện khoảng 260m. Đỉnh cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn cao 1.541 m nằm trên núi Mẫu Sơn. Địa hình đồi núi Cao Lộc có cấu trúc thành hai khối núi: núi Mẫu Sơn ở phần Đôngcủa huyện và núi đávôi ĐồngĐăng ở Tây - Tây Bắc huyện. Dải đường biên có hướng dốc về nội địa, độ dốc trung bình là 20 - 300, dải tiếp giáp với địa bàn huyện Lộc Bình (núi Mẫu Sơn) có độ dốc lớn, chia cắt mạnh. Khu vực có địa hình thung lũng là nơi cư trú và sản xuất của hàng nghìn hộ dân cư trong huyện. 1.2.2. Khí hậu, thủy văn: Khí hậu của Cao Lộc chia bốnmùa rõ rệt , nhiệt độ trung bìnhnăm là 210C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 270C- 320C, nhiệt độ trung bình mùa đông là 130C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 90C, có nơi, có ngày nhiệt độ xuống dưới -10 C. Lượng mưa trung bình hàng năm tương đốithấp, đạt 1.320mm, 70% lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 9, nhiều xã mùa khô thiếu nước như Thuỵ Hùng, Phú Xá, Hồng Phong, Lộc Yên. Tốc độ gió trung bình năm là 2,0 m/s, mùa đông có
  • 13. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 11 gió mùa Đông Bắc, hiện tượng sương muối xảy ra ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp. Độ ẩm trung bình cả năm là 82%. 1.2.3. Tài nguyên đất: Theo thống kê đất đai của huyện năm 2010 tổng diện tích tự nhiên của huyện là 63.427,06 ha chiếm 7,66% diện tích toàn tỉnh được phân chia thành 23 đơn vị hành chính. Theo địa giới hiện tại diện tích đất nông, lâm, ngư nghiệp của huyện chiếm 82,61% tổng diện tích tự nhiên (52.397 ha), trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 13,85 %, đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn bằng 85,99%. Diện tíchđất phi nông nghiệp chiếm 4,9% tổng diện tíchtự nhiên (3109,02 ha), trong đó đất chuyên dùng hiện nay là 50,7%, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 28,55% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn, khoảng 12,49% tổng diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 2,41%, đất đồi núi chưa sử dụng có 6702 ha, bằng 84,6% diện tích đất chưa sử dụng. Núi đá không có rừng cây có 1.028,24 ha chiếm 12,98% tổng diện tích đất chưa sử dụng. Về cơ cấu thổ nhưỡng, đất của các xã phía Nam huyện Cao Lộc là đất feralit hình thành trên đácát kết và cát bộtkết, phân bố chủyếu trên dạng địa hình đồi trung bình và đồi cao. Các xã Mẫu Sơn, Công Sơn, Hải Yến, Cao Lâu, Xuất Lễ có đất feralit phát triển trên đá cát, phiến thạch sét và cát bột. Các xã Gia Cát, Hoà Cư, Hợp Thành là đất feralit phát triển trên đất phù sa cổ đệ tam. Trên địa phận xã Mẫu Sơn và Công Sơn tồn tại hai loại đất có tầng đất mỏng, đất từ chua đến rất chua: - Trên độ cao 700 – 1.000 m là đất feralit có mùn trên núi, đất màu vàng nhạt, hàm lượng mùn trên 6%. - Trên độ cao > 1.000m là loại đất mùn alít với tầng đất mặt màu đen, hàm lượng mùn thô đạt đến 10%. 1.2.4. Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt:
  • 14. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 12 Cao Lộc có mật độ sông suốitương đốidày, lớn nhất là con sông Kỳ Cùng chảy qua 4 xã. Lượng nước sông suối khá lớn vào mùa mưa, nhưng vào mùa khô lượng nước giảm mạnh không đủcho nhu cầu dân sinh, mặt khác chênh lệch dòng chảy trong năm nhiều, hệ số biến đổi dòng chảy năm trên khu vực là 0,35 - 0,36, đây là điểm bất lợi trong việc lập các phương án sử dụng nguồn nước. Trên địa bàn hiện có 75,1 ha mặt nước được sử dụng cho mục đíchnông nghiệp, 101 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ với năng lực tưới thực tế là 1.120 ha (theo thiết kế là 1.391 ha). Nguồn nước ngầm: Theo đánh giá của Cục quản lý địa chất và Cục quản lý nước và công trình thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trữ lượng và tiềm năng nước ngầm của tỉnh Lạng Sơn nói chung và của huyện Cao Lộc nói riêng là không lớn và khả năng khai thác rất hạn chế vì địa hình hiểm trở, phân bố dân cư không tập trung, cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế và điều kiện kinh tế của người dân trong vùng còn khó khăn nên việc đầu tư xây dựng các công trình khai thác nước ngầm còn gặp nhiều trở ngại. 1.2.5. Tài nguyên rừng: Huyện Cao Lộc có trữ lượng rừng không lớn, thực vật, động vật đa dạng, nhiều cây dược liệu quý và cây ăn quả đặc sản nổi tiếng, tuy nhiên nguồn tài nguyên rừng đã bị suy kiệt rất nhiều. Năm 2000, tỷ lệ che phủ rừng của huyện Cao Lộc chỉ đạt 25%. Trong 10 năm qua, nhân dân huyện Cao Lộc đã nỗ lực trồng thêm rừng, vườn ươm làm tăng giá trị kinh tế của rừng và góp phần bảo vệ môi sinh và cải thiện môi trường. Năm 2010 tỷ lệ che phủ là 52%, trong đó rừng trồng và vườn ươm là 20.763,20 ha, chiếm trên 70% tổng diện tích rừng của huyện. 1.2.6. Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản của Cao Lộc không nhiều và trữ lượng nhỏ, có thể khai thác bằng các hình thức tận thu phục vụ phát triển công nghiệp địa phương, phân bố các loại khoáng sảngồm: quặng nhôm Tam Lung -Thụy Hùng, đakim Tình Slung - Gia Cát, vàng sa khoáng sông Kỳ Cùng (Tân Liên và Gia Cát), đất sét, cao lanh
  • 15. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 13 ở Cao Lộc, Hợp Thành; cát xây dựng nằm rải rác dọc sông Kỳ Cùng (Gia Cát, SongGiáp) và mỏ đá vôi - Hồng Phong (xã Yên Trạch), Phú Xá, Bình Trung; suối khoáng Mẫu Sơn có thể cung cấp lượng nước khoáng khoảng 500 nghìn m3/năm. 1.2.7. Tài nguyên du lịch: Cao Lộc là huyện miền núi có khí hậu ôn hòa đặc sắc của vùng núi cao là tiềm năng tự nhiên quý giá để phát triển du lịch. Điển hình là khu vực Mẫu Sơn cáchTP Lạng Sơn30 km về phíaĐông, liên kết 03 xã Công Sơn, Mẫu Sơn(huyện Cao Lộc) và xã Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình) có diện tích 10.470 ha, nằm ở độ cao 1.541m so với mặt biển, khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bìnhnăm 15,60C, rất thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Mẫu Sơn được bao bọc bởi trăm quả núi lớn nhỏ. Mùa hè mát mẻ, mùa đông đỉnh núi luôn bị sương mù bao phủ, những ngày giá rét thỉnh thoảng có tuyết rơi. Nổi tiếng với các sản phẩm đặc trưng như đào Mẫu Sơn, chè Mẫu Sơn, hoa đào Mẫu Sơn... lại rất thuận lợi về giao thông, giầu tài nguyên thiên nhiên, cáchHà Nội không đến 180 km, từ Mẫu Sơn du khách có thể đi thăm Trung Quốc qua cửakhẩu Chi Ma... Về giá trị tiềm năng du lịch Mẫu Sơn của Lạng Sơncó thể so sánh với Sapacủa Lào Cai. Hiện Mẫu Sơn đang triển khai dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng và phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch leo núi. 1.3. Dân cư và lao động 1.3.1. Dân cư Theo số liệu thống kê dân số trung bình của huyện Cao Lộc đến năm 2010 là 74.588 người, mật độ dân cư trung bình là 118 người/km2. Tốc độ gia tăng dân số của huyện trong giai đoạn phát triển vừa qua đã giảm dần, tỷ lệ tăng dân số trung bình thời kỳ 2006-2010 là 0,9%/năm, tỷ lệ nữ là 50,3%, nam là 49,7%. Tỷ lệ đô thị hóa của huyện năm 2010 là 19,56%, so với mức độ đô thị hóa của tỉnh Lạng Sơn và của toàn vùng Trung du miền núi phía Bắc, tỷ lệ đô thị hóa của Cao Lộc đạt mức trung bình. Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá của Cao Lộc tăng nhanh do chủ trương phát triển Khu Kinh tế Cửa Khẩu K Đồng Đăng. Cao Lộc có 05 dân tộc chính: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa. Dân cư huyện Cao Lộc phân bố không đều giữa các địa phương trong huyện. Mật độ dân cư cao
  • 16. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 14 nhất huyện là Thị trấn Cao Lộc, ở các xã vùng cao mật độ dân cư rất thấp, đời sống còn khó khăn. 1.3.2. Nguồn nhân lực Đến năm 2010 số người trong độ tuổi lao động là 40.447 người, chiếm 54,23% dân số, trong đó có 40.293 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, chủ yếu làm các nghề nông nghiệp, lâm nghiệp. Số lao động cần giải quyết việc làm là 1.253 người, chiếm tỷ lệ đến 3,1% tổng số lao động hiện có, riêng khu vực thành thị tỷ lệ cần giải quyết việc làm đang rất cao tới 12%. Trình độ lao động nhìn chung còn rất thấp kém, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 35,67%; lao động tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học là 1,39%, lao động có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 3,63%; công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ là 2,65%. Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp: Lực lượng lao động của huyện tập trung chủ yếu ở khu vực I, lao động làm các nghề nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao, tới 77,4% tổng lao động, lao động làm việc trong các ngành CN - XD chiếm 5,77%, các ngành dịch vụ chỉ chiếm 16,83%. Năng suất lao động trung bình của ngành nông lâm thủy sản mặc dù có tăng qua các năm những vẫn ở mức rất thấp, khoảng 8,21 triệu đồng/lao động /năm, bằng 37,9% năng suất lao độngtrung bình của nền kinh tế. Trong khi đó, GDP bình quân một lao động ngành CN -XD tới trên 107,75 triệu đồng/năm, và chỉ tiêu tương ứng đối với khối ngành dịch vụ là gần 58,62 triệu đồng/năm. Nhìn chung lực lượng lao động của huyện tương đối dồi dào, ngày càng được tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ đào tạo, dạy nghề, đáp ứng đủ số lượng cho nhu cầu phát triển trước mắt của các ngành kinh tế. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực của huyện hiện vẫn cònnhiều hạn chế. Mặc dù số lao độngcó trình độ chuyên môn kĩ thuật tăng nhanh (bao gồm cả công nhân kĩ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học) song cũng mới chỉ bằng khoảng 4% tổng lao động. Nguồn nhân lực được đào tạo còn mất cân đốigiữa các ngành và các bậc đào tạo, lao động có bằng cấp chuyên môn chỉ chiếm 7,67% tổng lao động được đào
  • 17. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 15 tạo. Ngoài ra, do lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng rất cao, lại là lao động có chất lượng thấp nên khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng côngnghiệp hóa sẽ có thể tạo ra tình trạng dư thừa lao động khu vực nông nghiệp trong khi vẫn thiếu lao động khu vực phi nông nghiệp và nhiều hệ quả tiêu cực trong việc giải quyết việc làm, các vấn đề xã hội. 2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.1 Tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn[1] (GRDP) ước tính năm 2020 tăng 2,09% so với cùng kỳ. Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,06%, đóng góp 0,56 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,35%, đóng góp 0,58 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 1,54%, đóng góp 0,75 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,04%, đóng góp 0,10 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Trong 6 tháng đầu năm 2020 sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai (giông lốc, mưa đá), thị trường tiêu thụ một số sản phẩm nông sản gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Công tác tái đàn lợn chậm hơn so với dự kiến do giống lợn khan hiếm, giá cao, trong năm dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên bước sang 6 tháng cuối năm khu vực này phát triển ổn định. Tiếp tục ứng dụng cơ giới hóa trong trồng trọt; chăn nuôi lợn đang dần được hồi phục sau dịch tả lợn Châu Phi. Khu vực công nghiệp - xây dựng. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp những tháng đầu năm hoạt độngcầm chừng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bước sang quý IV/2020 trước tình hình dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, cả nước bước sang giai đoạn vừa phòng, chống dịch bệnh vừa khôi phục và phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng đã có tín hiệu tích cực. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,35% so với cùng kỳ.
  • 18. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 16 Khu vực dịch vụ: Là khu vực chịu tác động lớn nhất bởi dịch COVID-19, trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 và 19 các quán ăn, cửa hàng kinh doanh dịch vụ hầu như bị đóng cửa; hoạt động du lịch cũng hạn chế, doanh thu giảm sâu ở hầu hết các ngành trong những tháng đầu năm và chỉ mới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi từ quý IV/2020 khi tình hình dịch bệnh trong nước đã ổn định, nhu cầu tiêu dùng của người dân đang có xu hướng tăng sau thời gian dài thắt chặt chi tiêu bởi khó khăn do dịch bệnh và do bước vào “mùa mua sắm” lớn nhất trong năm và các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ áp dụng các biện pháp khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu tiêu dùng cuối năm nên hoạt động thương mại, dịch vụ nói chung có xu hướng tăng nhưng vẫn còn khá chậm. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ cũng thấp hơn nhiều so với các năm trước, chỉ tăng 1,54% so với cùng kỳ năm trước. Thuế sản phẩm trừ (-) trợ cấp sản phẩm: Tăng 2,04%, đóng góp 0,10 điểm phần trăm vào mức tăng chung. 2.2. Cơ cấu kinh tế Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế năm 2020 Quy mô GRDP theo giá hiện hành ước tính đạt 34.276 tỷ đồng. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23,19%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 22,47%; khu vực dịch vụ chiếm 49,59%; thuế sản phẩm trừ (-) trợ cấp sản phẩm chiếm 4,75%.
  • 19. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 17 2.3 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2.3.1. Nông nghiệp Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm toàn tỉnh thực hiện được 92,66 nghìn ha, giảm 0,39% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: - Vụ Đông - Xuân năm 2020 Thời tiết diễn ra phức tạp mưa nhiều, có dông, xuất hiện mưa đá, rét đậm, rét hại nên đã phần nào ảnh hưởng đến việc làm đất, sinh trưởng phát triển các loại cây trồng. Qua tổng hợp báo cáo của các Chi cục Thống kê các huyện, thành phố và từ kết quả điều tra về diện tích, năng suất, sản lượng vụ Đông - Xuân năm 2020: Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm vụ Đông - Xuân năm 2020 thực hiện được 47.215,65 ha, tăng 1,32% so với cùng kỳ, diện tíchtăng chủ yếu ở cây ớt cay, cây thạch đen và cây lúa, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nên phần lớn lao động chính trong các hộ dân ở các địa phương không thể sang Trung Quốc lao động thuê như trước, người nông dân đã mở rộng diện tíchgieo trồng để có thêm thu nhập cho gia đình. - Tổng diện tíchgieo trồng cây hằng năm vụ Mùa năm 2020 thực hiện 45.441,69 ha, giảm 1,99% so với cùng kỳ, giảm chủ yếu ở cây lúa (-468,55 ha), cây ngô (-328,40 ha) là do đầu vụ thời tiết nắng hạn kéo dài, ít mưa không đảm bảo nước lượng nước phục vụ sản xuất nên diện tích gieo cấy lúa mùa giảm so với vụ Mùa năm trước; một số diện tíchruộng gần các trục đường giao thông thuộc huyện Hữu Lũng, Chi Lăng người dân chuyển sang trồng cây ăn quả, ươm giống cây lâm nghiệp Đàn gia súc trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định; đàn lợn giảm do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi; đàn gia cầm có dấu hiệu tăng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. - Ước tổng đàn trâu xuất chuồng: 27 nghìn con, tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước. - Ước tổng đàn bò xuất chuồng: 8,1 nghìn con, tăng 2,46% so với cùng kỳ. Để hỗ trợ người dân trong phát triển kinh tế, một số chương trình đã được tổ
  • 20. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 18 chức và thực hiện có hiệu quả như dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã nông thôn mới và chương trình 30a hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo cho các hộ gia đình (Đình Lập, Bình Gia). - Ước tổng đàn lợn xuất chuồng: 277 nghìn con, giảm 4,89% so với cùng kỳ năm trước. Do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên giá thịt lợn hơi cao, nhu cầu tiêu thụ lớn nên người dân đã tái đàn mở rộng chăn nuôi lợn, tuy nhiên tốc độ tái đàn chậm do dịch bệnh vẫn cònxảy ra tại một số địa phương, gây tâm lý e ngại cho người chăn nuôi. - Ước tính tổng đàn gia cầm xuất chuồng: 6.610 nghìn con, tăng 6,28% so với cùng năm trước. Trên địa bàn toàn tỉnh có xu hướng phát triển chăn nuôi đàn gà, giảm chăn nuôi đàn vịt, ngan, ngỗng do điều kiện chăn thả và nhu cầu của thị trường. 2.3.2. Lâm nghiệp - Diện tích rừng trồng mới tập trung năm 2020 sơ bộ thực hiện được 10 nghìn ha, tăng 0,67% so với cùng kỳ năm trước, diện tích gieo trồng tăng chủ yếu ở huyện Tràng Định, do người dân trên địa bàn huyện được hỗ trợ từ các chương trình dự án trồng rừng sản xuất thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện trồng rừng phát triển kinh tế hộ gia đình. 2.3.4. Thủysản Lạng Sơn là tỉnh miền núi với số lượng ao, hồ ít nên nuôi trồng thủy sản không phải là thế mạnh. Phương thức nuôi chủ yếu là nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Các hộ dân chủ yếu nuôi trồng thủy sản tại các ao, hồ phân tán nên diện tíchnuôi trồng thủy sản khá nhỏ, nguồn nước mặt còn hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào lượng nước mưa, nên nhiều diện tíchnuôi trồng thủy sản hàng năm thường không chủ động được nguồn nước, khó phát triển sản xuất thủy sản thâm canh, bán thâm canh. Ước tính diện tíchnuôi trồng thủy sản toàn tỉnh năm 2020 đạt 1.260,3 ha, tăng 0,85% so với cùng kỳ năm trước, tăng ở hai hình thức nuôi. Sản lượng thủy sản cả năm sơ bộ 1.733nghìn tấn, tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước, tăng chủ yếu tập trung ở sản phẩm thủy sản nuôi trồng (chiếm
  • 21. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 19 83,62%). Phong trào nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục có chiều hướng phát triển, có nhiều hợp tác xã nuôi trồng thủy sản phát triển, vùng nuôi tập trung như hợp tác xã cá lồng Tân Minh (huyện Văn Quan), hợp tác xã thủy sản Lê Hồng Phong (huyện Bắc Sơn)... 2.4. Sản xuất công nghiệp Năm 2020 là một năm khó khăn đối với phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã. Các doanh nghiệp, hợp tác xã đa phần chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19. Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức Hội nghị đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã; chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị của tỉnh trong công tác tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Do đó, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã có xu hướng ổn định trở lại. Chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp năm 2020 so với cùng kỳ năm trước dự ước tăng 3,93%. Trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 3,65%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,78%; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 6,89%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 3,61% so với cùng kỳ 2.5. Thương mại, dịch vụ 2.5.1 Bán lẻhàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội Doanh thu bán lẻ hàng hóa Quý IV/2020 dự ước đạt 4.542,8 tỷ đồng, so với quý trước tăng 7,96% và so với cùng kỳ tăng 1,54%. Cả năm 2020, ước đạt 19.180 tỷ đồng, giảm 3,57% so với cùng kỳ năm trước. 2.5.2 Vận tải hànhkhách và hàng hóa Năm 2020, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn cũng bị ảnh hưởng lớn, đặc biệt là vận tải hành khách. Mặc dù các tháng cuối năm, số lượng khách du lịch trong ngày có cao hơn nhiều những tháng giữa năm, tuy vậy hoạt động vận tải hành khách chưa được cải thiện. Dự ước cả năm 2020, tổng doanh thu toàn ngành đạt 1.536 tỷ đồng, giảm 2,69% so với năm 2019. Trong đó:
  • 22. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 20 - Hoạt động vận tải hành khách: Doanh thu ước đạt 221 tỷ đồng (giảm 42,84% về doanh thu; giảm 40,61% về khối lượng hành khách vận chuyển và giảm 38,98% khối lượng hành khách luân chuyển). Nguyên nhân doanh thu và sản lượng vận tải hành khách giảm nhiều so với cùng kỳ: Trên địa bàn số lượng ô tô, phương tiện vận tải cá nhân tăng cao;do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên số lượng người di chuyển giữa các địa phương bằng phương tiện công cộng giảm. Trên địa bàn tỉnh duy nhất chỉ có 01 doanh nghiệp hoạt động vận tải có vốn FDI, hoạt động chủ yếu là kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, trong năm chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên doanh nghiệp này dự ước doanh thu cả năm chỉ được 2,7 tỷ đồng (doanh thu bằng 17,53%; khối lượng hành khách vận chuyển bằng 14,86%; khối lượng hành khách luân chuyển bằng 15,46% so với năm trước). - Hoạt động vận tải hàng hóa: Doanh thu vận tải hàng hóa đạt 922 tỷ đồng (tăng 9,31% về doanh thu, giảm 28,24% về khối lượng hàng hóa vận chuyển, tăng 15,56% về khối lượng hàng hóa luân chuyển so với năm 2019). Mặc dù ảnh hưởng từ dịch bệnh, hàng hóa xuất, nhập khẩu sang Trung Quốc giảm nhiều, tuy nhiên trên địa bàn có một số doanh nghiệp vẫn duy trì được nguồn hàng vận chuyển đi các nước trong khu vực Đông Nam Á (Lào, Campuchia, Thái Lan) và Trung Quốc. - Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 390 tỷ đồng, tăng 12,71%; doanh thu hoạt động chuyển phát đạt 3 tỷ đồng, tăng 38,79% so với năm 2019. II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lạng Sơn cho biết, giai đoạn 2012 - 2020, Sở đã thực hiện 31 đề tài, dự án chú trọng vào áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến để sản xuất ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng. Một trong những nghiên cứu khoa học của Lạng Sơn đã được áp dụng nhiều trong thực tiễn là ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào. Nhân giống một số cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào đã tạo ra cây giống chất
  • 23. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 21 lượng tốt, chủ động được trong khâu sản xuất như: nhân giống gừng đá Zingiber zrumbet Sm bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào;nhân giống chuối tiêu hồng bằng phương pháp nuôi cấy mô và xây dựng mô hình thâm canh chuối tiêu hồng đạt năng suất cao, chất lượng tốt; nhân giống khoai môn bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào và xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp; ứng dụng tiến bộ khoa học - côngnghệ nhân giống và xây dựng mô hình trồng sa nhân tím; xây dựng mô hình sản xuất cây lan kim tuyến theo hướng hàng hóa... Những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã ứng dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới, tưới nhỏ giọt, công nghệ khí canh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Việc xây dựng thương hiệu, nhãn mác cho các sản phẩm nông sản đã được đẩy mạnh, nhờ vậy, trên địa bàn tỉnh đã có 2 sản phẩm nông sản được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nhiều sản phẩm được công nhận nhãn hiệu tập thể. Trên địa bàn tỉnh đã có một số dự án nông nghiệp điển hình đi vào sản xuất, kinh doanh như: xưởng chế biến và sản xuất các sản phẩm từ hoa hồi tại huyện Hữu Lũng; Dự án đầu tư nhà máy chế biến gỗ công nghệ cao Lạng Sơn; Dự án trang trại chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt của Công ty CP Tư vấn đầu tư phát triển Cửa Đông... Để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo rà soát điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2025. Trong đó, xây dựng Đề án Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống dịch vụ nông nghiệp, Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Đề án Phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 - 2030... Tính đến hết tháng 4/2020, toàn tỉnh Lạng Sơn có 1.400 doanh nghiệp đăng ký hoạt động ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, chiếm 46,5% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, các doanh nghiệp tập trung chủ yếu tại địa bàn một số huyện như Cao Lộc, Chi Lăng, Hữu Lũng, Bắc Sơn, Đình Lập.
  • 24. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 22 Nâng tầm giá trị nông sản Ông Hoàng Văn Thịnh, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nà Chuông cho biết, HTX được thành lập năm 2007. Từ khi thành lập, HTX luôn nhận được sự hỗ trợ của các ban, ngành tỉnh Lạng Sơn. Từ giống cây, phân bón đến kỹ thuật trồng rau an toàn (RAT) theo hướng VietGAP, HTX đều được tỉnh cung ứng miễn phí, bảo đảm chất lượng. Bình quân mỗi vụ, HTX cung cấp cho thị trường hơn 50 tấn rau các loại, đem lại thu nhập cho hộ gia đìnhxã viên mỗi vụ rau từ 15 triệu đồng trở lên. Lạng Sơn sẽ tiếp tục rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, mặt bằng sạch có lợi thế phát triển nông nghiệp; bổ sung quy hoạch, ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao để phát triển nông nghiệp bền vững. Hiện tỉnh Lạng Sơn có 8 vùng sản xuất chuyên canh tập trung các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao, trong đó có các loại điển hình như: cây hồi ở các huyện Văn Quan, Bình Gia và Văn Lãng với tổng diện tích hơn 34.000 ha, sản lượng bìnhquân hàng năm trên 10.000 tấn hồi khô, tổng doanh thu đạt hơn 2.500 tỷ đồng, chưa tính các dịch vụ và sản phẩm qua chế biến; na của huyện Chi Lăng với diện tíchtrên 1.500 ha, sản lượng hàng năm ước đạt trên 27.000 tấn (15.000 tấn đạt tiêu chuẩn VietGAP), giá trị kinh tế trên 300 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, tỉnh còn có thế mạnh về một số loại cây ăn quả và lâm sản có giá trị xuất khẩu cao như hồng vành khuyên, thạch đen, gỗ thông, cây dược liệu… Theo ông Lý Việt Hưng, Phó giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đạt được kết quả trên là do tỉnh đã xây dựng và phát huy hiệu quả vùng sản xuất chuyên canh tập trung các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao, chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, xây dựng thương hiệu sản phẩm, trong đó tích cực giúp đỡ doanh nghiệp, HTX đăng ký nhãn hiệu tập thể, nâng tầm giá trị nông sản của tỉnh.
  • 25. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 23 Cũng theo ông Hưng, thời gian tới, tỉnh tiếp tục đổimới cơ cấu cây trồng trên địa bàn, phát triển dự án 1.200 ha chè tại huyện Đình Lập, đưa những nông sản thế mạnh của địa phương vào Chương trình OCOP. Đồngthời chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ hồi, na ra thị trường châu Âu và các nước Bắc Mỹ, Trung Quốc. III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục xây dựng như sau: TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 17.034,0 m2 1 Khu nhà điều hành, văn phòng 80,0 m2 2 Khu nhà kho 150,0 m2 3 Nhà để xe 200,0 m2 4 Nhà bảo vệ 12,0 m2 5 Khu trồng trọt 16.081,0 m2 6 Đường giao thông nội bộ 511,0 m2 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống - Hệ thống PCCC Hệ thống
  • 26. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 24 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT I Xây dựng 17.034,0 m2 2.792.479 1 Khu nhà điều hành, văn phòng 80,0 m2 4.600 368.000 2 Khu nhà kho 150,0 m2 1.550 232.500 3 Nhà để xe 200,0 m2 550 110.000 4 Nhà bảo vệ 12,0 m2 1.700 20.400 5 Khu trồng trọt 16.081,0 m2 20 321.620 6 Đường giao thông nội bộ 511,0 m2 450 229.959 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống 350.000 350.000 - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 280.000 280.000 - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 550.000 550.000 - Hệ thống PCCC Hệ thống 330.000 330.000 II Thiết bị 4.130.000 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 100.000 100.000
  • 27. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 25 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 2 Thiết bị tưới Trọn Bộ 2.280.000 2.280.000 3 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 1.250.000 1.250.000 4 Thiết bị khác Trọn Bộ 500.000 500.000 III Chi phí quản lý dự án 3,108 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 215.151 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 449.303 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,566 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 39.181 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,943 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 65.279 3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 2,200 GXDtt * ĐMTL% 61.435 4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,210 GXDtt * ĐMTL% 33.789 5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,064 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 4.430
  • 28. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 26 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,182 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 12.599 7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,189 GXDtt * ĐMTL% 5.278 8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,183 GXDtt * ĐMTL% 5.110 9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,598 GXDtt * ĐMTL% 72.549 10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,718 GTBtt * ĐMTL% 29.653 11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 120.000 V Chi phí đất 17.034,0 TT 147 2.500.000 VI Chi phí vốn lưu động TT 2.000.000 VII Chi phí dự phòng 5% 604.347 Tổng cộng 12.691.279
  • 29. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 27 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4.1. Địa điểm xây dựng Dự án “xây dựng trang trại phát triển giống cây trồng phục vụ nông nghiệp” được thực hiện tại xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Vị trí thực hiện dự án 4.2. Hình thức đầu tư Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới. V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 5.1. Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất TT Nội dung Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) 1 Khu nhà điều hành, văn phòng 80,0 0,47% 2 Khu nhà kho 150,0 0,88% 3 Nhà để xe 200,0 1,17% 4 Nhà bảo vệ 12,0 0,07% Vị trí thực hiện dự án
  • 30. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 28 TT Nội dung Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) 5 Khu trồng trọt 16.081,0 94,41% 6 Đường giao thông nội bộ 511,0 3,00% Tổng cộng 17.034,0 100% 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.
  • 31. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 29 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 17.034,0 m2 1 Khu nhà điều hành, văn phòng 80,0 m2 2 Khu nhà kho 150,0 m2 3 Nhà để xe 200,0 m2 4 Nhà bảo vệ 12,0 m2 5 Khu trồng trọt 16.081,0 m2 6 Đường giao thông nội bộ 511,0 m2 II. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ÁP DỤNG TRONG DỰ ÁN 2.1. Kỹ thuật trồng Thông ba lá Tên khác: Ngo trắng Tên khoa học: Pinus kesiya Royle ex Gordon hoặc Pinus insularis Endl. hoặc Pinus khasya Royle ex Hook.f. Họ thực vật: Thông (Pinaceae) 1. Đặc điểm hình thái Cây gỗ cao 30-40 m, thân thẳng tròn, vỏ mầu nâu sẫm, nứt dọc sâu, sau bong mảnh không đều. Lá dạng kim dàI 15-20cm, mọc cụm 3 chiếc trong một bẹ, mầu xanh thẫm, mềm thường tập trung ở đầu cành; bẹ lá dài 1cm. Nón đơn tính cùng gốc, nón đực dạng bông ngắn, nón cái hình trứng, lúc non mầu xanh bóng. Khi chín, nón dài 5-10cm mầu nâu đậm gồm nhiều vẩy hoá
  • 32. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 30 gỗ. Vẩy nón dày, cứng, rốn hơi lồi có hai đường gồ chéo nhau ở giữa, mái vẩy đôi khi có gai. Ra nón tháng 2-3, chín tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Khi chín hạt tách ra có cánh dài 1-2 cm. 2. Đặc tính sinh thái Cây mọc tự nhiên ở trên các vùng núi cao nhiệt đới Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Việt Nam thành quần thụ thuần loại hoặc hỗn giao với các loài khác. Ở Việt Nam phân bố tập trung ở các tỉnh Lâm Đồng và Hoàng Su Phì (Hà Giang), Gia Lai, Kon Tum. Hiện nay đang được trồng rộng rãi ở các tỉnh Tây Nguyên và một số huyện vùng cao biên giới Việt – Trung nơi có lượng mưa từ 1500-2000 mm, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 150C, tháng nóng nhất 26-290C, thích hợp với đất chua hoặc hơi chua, thành phần cơ giới trung bình, thoát nước tốt. Có thể trồng Thông ba lá cả nơi đất nghèo dinh dưỡng, nhưng không sống được ở nơi đất kiềm hoặc mặn. Là loài cây ưa sáng, trong vườn ươm cần có độ che thích hợp từ 25-35% ánh sáng, sau đó hoàn toàn ưa sáng. Khả năng tái sinh bằng hạt mạnh. 3. Giống và tạo cây con Cây mẹ lấy giống được tuyển chọn từ rừng giống, rừng giống chuyển hóa hoặc vườn giống có xuất xứ Lâm Đồng. Cây mẹ lấy giống có tuổi từ 20 tuổi trở
  • 33. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 31 lên đối với cây giống từ hạt, 7 tuổi trở lên đối với cây giống ghép. Phải sử dụng giống có nguồn gốc, hồ sơ lý lịch rõ ràng, có phiếu kiểm nghiệm chất lượng giống. Thời gian thu hái quả từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang vàng mơ hay cánh gián. Dùng cù lèo trèo lên cây móc gật quả chín, tuyệt đối không được bẻ và chặt cành. Quả thu về được ủ đống2-3 ngày cho quả chín đều. Đống ủ không cao quá 50cm, phải thông gió và được đảo hàng ngày. Quả chínđược phơi trên nong dưới nắng nhẹ 3-5 nắng để tách hạt Thu hạt hàng ngày, hong khô hạt nơi râm mát 2-3 ngày và vò sàng sảy hết tạp vật. Hạt phải đảm bảo các thông số theo tiêu chuẩn ngành 04-TCN-41-2001 và tỷ lệ 14-17g/1000 hạt hoặc 60000-70000 hạt/kg. Hạt sau khi thu hái và chế biến xong, tốt nhất là đem gieo ngay. Nếu cần bảo quản phải cất trữ hạt trong chum, vại hoặc thùng gỗ có chất hút ẩm và để nơi khô ráo thoáng mát. Độ ẩm của hạt khi đưa vào bảo quản từ 7-8%. Thời gian bảo quản tối đa là 2 năm. Nếu có điều kiện thì nên bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5oC. Trước khi gieo hạt phải kiểm nghiệm tỷ lệ nảy mầm theo tiêu chuẩn ngành về hạt giống Thông ba lá (04-TCN-41-2001): Hạt đảm bảo có hàm lượng nước là 7 và với hạt loại 1 có tỷ lệ nảy mầm >80%, loại 2 là 75%, loại 3 là 65%. Chọn và lập vườn ươm theo tiêu chuẩn 04-TCN-41-2001 và đảm bảo yêu cầu ở nơi có thực bì tế guột hoặc cây bụi có độ che phủ trên 50%; đất thịt có tỷ lệ sét thích hợp 25-35% và pHKCl = 4-4,5; cao ráo, thông thoáng, thoát nước và không có mực nước ngầm cao sát mặt đất; gần hiện trường trồng rừng, gần nguồn nước, có hàng rào bảo vệ. Phát thực bì, gom đốt, cuốc lật sâu 30cm và nhặt sạch gốc cây, rễ cỏ. Nơi có độ dốc trên 5o phảitạo bậc thang. Phun Benlat 0,1% vớiliều 0,3 lít/m2 đểphòng trừ bệnh lở cổ rễ và Booc đô 0,5% với liều lượng 1 lít phun trên 5-6m2 để phòng trừ bệnh rơm lá thông. Xung quanh vườn đào rãnh thoát nước 50x50cm để ngăn nước chảy tràn và xói lở. Gieo hạt vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau và đảm bảo gieo trước khi trồng 6-8 tháng.
  • 34. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 32 Vỏ bầu bằng túi Polyetylen không đáy hoặc có đáy đục lỗ, kích thước 7x14cm hoặc 8x12cm. Nơi có điều kiện thì lấy đất ở độ sâu 0-40cm tại rừng thông trên 10 tuổi để làm ruột bầu. Nơi xa rừng thông thì lấy 90% dất nơi có thực bì tế guột hoặc cây bụi có độ chephủ trên 50% và 8% đất rừng thông ở độ sâu 0-20cm. Đất được sàng kỹ qua lỗ sàng 1cm, loại bỏ hết đá lẫn, rễ cây, tạp chất và trộn đều với 2% supe lân (có 14-15% P2O5 tổng số), không dùng phân lân nung chảy có độ kiềm cao. Ngâm hạt vào dung dịch thuốc tím 0,1% (1 gam /lít nước) trong 15 phút, vớt ra để ráo nước. Ngâm hạt vào nước ấm 2 sôi 3 lạnh (40-50oC) trong 24 giờ, vớt bỏ các hạt nổi và rửa chua. Hong hạt cho ráo nước bằng cách rải mỏng hạt trên nia và phơi dưới nắng nhẹ. Hạt sau khi hong ráo nước được cho vào túi vải (3kg hạt / túi) để nơi thoáng mát. Hàng ngày rửa chua 1 lần bằng nước ấm 30oC, hong hạt khô lại ủ tiếp. Ở những nơi nhiệt độ thấp, có thể dùng đèn điện để ủ hạt. Hạt sẽ nứt nanh (nhú mầm) sau 5-7 ngày, đem gieo vào bầu hoặc gieo trên luống. Gieo hạt vào bầu: Tưới nước cho bầu đủ ẩm trước khi gieo hạt ítnhất 1 buổi, bổ sung đất vào các bầu bị vơi. Chọc 1 lỗ giữa mặt bầu sâu 0,6-0,8cm, cho 1-2 hạt đã nứt nanh xuống lỗ và lấp kín hạt. Tưới nước bằng vòi phun xương hoặc phủ lưới thưa trên mặt luống rồi dùng ô doatưới nước. Dùng rơm rạ hoặc lá thông đã khử trùng bằng thuốc tím 0,1% che phủ mặt bầu, dày 1-2cm sau lúc gieo và dỡ bỏ khi hạt bắt đầu nhú khỏi mặt đất. Gieo hạt trên luống: Luống gieo rộng 1m, dài 5-10m, cao 10-15cm, rãnh luống rộng 50-60cm. Nền luống là lớp đất thịt tơi xốp đã qua sàng lỗ 1cm và trên mặt luống phủ một lớp cátnhỏ dày 5-8cm. Khi hạt nứt nanh trên 50% có thể gieo vãi đều hạt trên mặt luống gieo với lượng 1kg/ 3m2. Cách tưới và phủ đất trên hạt giống như đối với hạt gieo vào bầu. Trong vòng 5-7 ngày khi cây mầm đạt dạng que diêm thì đem cấy vào bầu. Cấy cây mầm:
  • 35. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 33 Tưới nước cho bầu đủ ẩm trước khi cấy ít nhất 1 buổi. Dùng que tre kích thước 5mm vót nhọn chọc giữa bầu một lỗ nhỏ sâu hơn rễ cây mầm. Đặt cây mầm sao cho cổ rễ dướimặt bầu khoảng 3mm, dùng que tre ép chặt đất vào rễ cây mầm. Sau khi cấy phải tưới đủ ẩm và giữ ẩm thường xuyên. Dự trữ 10% hạt mầm hoặc cây mầm để cấy dặm. Ở nơi có khí hậu nóng có thể làm giàn che cao 1,8-2m có độ tàn che 0,5-0,7 trong 1 tháng đầu khi cấy hạt. sau 15-20 ngày kiểm kê cây mầm và cấy dặm bằng cây mầm dự trữ. Chăm sóc cây con: Tưới nước sạch vào sáng sớm 6-7 giờ hoặc chiều mát 17-18 giờ. Hai tháng đầu tưới 2 lần/ngày, tháng thứ 3 và 4 tưới 1 lần /ngày, từ tháng thứ 5 đến khi xuất vườn tưới 1 lần / 2 ngày. Không tưới quá nhiều gây úng. Làm cỏ phá váng 15-20 ngày 1 lần trong 2 tháng đầu, các tháng sau trung bình 1 lần / tháng. Sau khi cấy cây được 30 ngày thấy cây yếu cần bón phân Supe lân 0,5% luân phiên với phân DAP 0,2% hoặc NPK (5:10:3) nồng độ 0,5% với liều lượng 2,5 lít/m2. Mỗi tuần tưới phân 1 lần cho đến khi thấy cây phát triển bình thường. Ngay sau mỗi lần tưới phân phải rửa lá kỹ bằng nước lã. Phòng bệnh: Phải phun thuốc Basurin để phòng trừ kiến, dế phá hoại; phun Benlat 0,2- 0,5%o với liều 0,3 lít/m2, phun 2 tuần / lần cho tháng đầu tiên để phòng bệnh lở cổ rễ. Phun Boocđô 0,5-1% với liều lượng 1 lít/4-6m2, phun 2 tuần /lần để phòng trừ bệnh rơm lá. Trị sâu bệnh: Nếu phát hiện có chuột, chim phá hoại cần đặt bẫy xua đuổi. Khi phát hiện bệnh lở cổ rễ phải ngừng tưới nước và phun Benlat 3 ngày / lần. Nếu thông bịrơm lá phải ngưng tưới nước và dùng Booc đô nồng độ 1%, liều lượng 1 lít / 4-6m2, phun 1 lần/tuần cho đến khi hết bệnh. Nếu phát hiện thông bịbệnh vàng còikhông phát triển tốt cần xăm bầu, phá vàng tạo điều kiện thông thoáng cho bầu và thấm nước tốt, bổ sung mùn thông bằng cách rắc đều đất mùn lên mặt bầu và tưới nước giữ ẩm.
  • 36. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 34 Khi cây 3-5 tháng tuổi, cao 15cm phải phân loại cây theo chiều cao và tình hình sinh trưởng để có biện pháp chăm sóc kỹ hơn cho những cây kém phát triển. Trước khi trồng 15-20 ngày cần đảo bầu để hãm cây và huấn luyện cây. Trước khi đảo bầu cần tưới đẫm nước. Nên đảo bầu vào ngày trời mát và chỉ được tưới nước sau khi đảo bầu 1 ngày. Cây có chiều cao trên 25cm cần đảo bầu nhiều lần và hạn chế tưới nước để hãm cây. Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây ươm 6-8 tháng tuổi, cao 15-20cm, đường kính cổ rễ trên 3mm, sinh trưởng bình thường, cây cứng khỏe, lá chuyển từ màu xanh lục sang màu xanh chuối non, không bị nấm bệnh, không bị cụt ngọn, không bị vỡ bầu. 2.2. Cây lát hoa a. Kỹ thuật tạo bầu cho cây lát hoa.  Vỏ bầu cây lát hoa. - Loại vỏ bầu PE mầu trắng đục hoặc đen, bảo đảm độ bền để khi đóng bầu hoặc quá trình chăm sóc cây lát hoa trong vườn cũng như khi vận chuyển cây không bị hư hỏng. - Kíchthước bầu: 8x12cm. Bầu không đáy và đục lỗ xung quanh. Không dùng bầu có đáy hoặc cắt góc đáy.  Thành phần hỗn hợp ruột bầu . - Phân chuồng ủ hoai: 10%.cho lát hoa - Supe lân Lâm thao: 2%. - Đất tầng A dưới tán rừng: 88%. - Đất có hàm lượng mùn từ 3% và độ pH: 5 – 6.  Yêu cầu phân chuồng cho lát hoa: · Phân phải qua ủ hoai · Phân khô.  Yêu cầu phân Lân cho lát hoa: · Phân Supe Lâm Thao
  • 37. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 35 · Hàm lượng P2O5 dễ tiêu đạt tỷ lệ 14%  Yêu cầu đất rừng tầng A: Có hàm lượng mùn 3% Độ pH(KCL): 5.0 – 6.0 Thành phần cơ giới: thịt nhẹ, pha cát (sét vật lí 20-25%) Trường hợp khan hiếm đất rừng có thể thay thế bằng đất dưới tán cây tế guột hoặc cây cỏ lào. Tuyệt đối không được gieo “Chay”, không có phân chuồng hoặc dùng đất tầng B sau đó bón thúc phân vô cơ (đạm lá). b. Kỹ thuật pha trộn đất ruột bầu cho lát hoa. - Đất tập kết tại vườn ươm, được đập nhỏ và sàng có đường kính mắt sàng 4mm, loại bỏ rễ cây, sỏi đá, đất sét, rồi vun thành đống cao 15 – 20cm. Sau đó phun ẩm và dùng vải mưa, giấy bóng ủ 4 – 5 ngày ngoài nắng. - Phân chuồng qua ủ hoai và phân Lân, nếu vón cục cũng phải đập nhỏ và sàng. - Các thành phần kể trên được định lượng (đong bằng thúng, sảo…) theo tỷ lệ đã quy định và trộn đều trước khi đóng bầu. - Để có độ kết dính khi đóng bầu, đất được tưới nước ẩm, nhưng tránh quá ướt kết vón. c. Tạo luống, xếp bầu và kỹ thuật đảo bầu cho lát hoa. - Trang mặt luống cho phẳng, đất nhỏ mịn, sạch cỏ. - Luống để xếp bầu có quy cách: Chiều rộng 1m, chiều dài 10 – 20m và cao 15 – 20cm. Rãnh luống: 40 – 50cm. - Xếp bầu theo hàng, cứ2 hàng để cách1 hàng. Mật độ bầu trên luống khoảng 260 – 280 bầu/m2. - Từ tháng thứ 3 – 4 phải tiến hành thăm bầu. Mỗi khi rễ cọc phát triển ra ngoài đáy bầu phải tiến hành đảo bầu kết hợp phân loại cây để tiện chăm sóc. Chỉ tiến hành đảo bầu vào những ngày dâm mát hoặc có mưa nhỏ.
  • 38. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 36 d. Xử lí hạt lát hoa giống. - Diệt khuẩn bằng cách ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 0,1% (1gam thuốc tím pha cho 1 lít nước) thời gian ngâm: 30 phút. - Vớt ra tiếp tục ngâm trong nước ấm 30 – 35oC trong 5 – 6 giờ. - Hạt lát hoa được ủ trong túi vải bông để nơi khô ráo ấm áp, khoảng 2kg/túi và cất giữ nơi khô ráo. - Hàng ngày tiến hành ủ chua bằng nước lã sạch, ấm 30oC cho đến khi hạt nứt nanh đem gieo (Tránh để nanh quá dài khi gieo có thể bị gẫy mầm). e. Thời vụ gieo trồng Trồng cây xanh cây Lát Hoa vào cuối vụ thu là đẹp nhất, khi này thời tiết khá ủng hộ không quá nắng to cũng không mưa nhiều, nên rất thích hợp để cây bén dễ và sinh trưởng. Khi bạn gieo hạt thì hãy vải đều trên luống 120 đến 150m2 mặt luống, rồi lấp 1 lớp đất mỏng lên trên để che kín hạt. Sau khi cây nẩy mầm thành cây cao khoảng 7-10cm thì bạn nhổ cây đem đi trồng với cự lý 3x3m lên đất đã chuẩn bị trước đó. Lưu ý chỉ lựa chọn cây Lát Hoa khỏe mạnh. f. Cự li mật độ trồng Cây Lát Hoa ban đầu Trồng thuần hoặc hỗn giao với cây bản địa lá rộng: bàconcần giữ cựli 4×5 m và mật độ là 500 cây/ha. Trồng có cây phù trợ 1:1 với cây Keo Lá Tràm bà con lưu ý cự li sẽ là: 3x2m và mật độ 1.660cây/ha. Trong đó có 800 Cây Lát Hoa và 800 cây Keo Lá Tràm. 1 hàng Keo xen 1 hàng Lát. g. Trồng Cây Lát Hoa đúng kỹ thuật cần lưu ý Trồng cây vào những ngày có mưa nhỏ hoặc râm mát. Tránh trồng vào những lúc trưa nóng hoặc có gió mùa Đông Bắc. Bố trí trồng Cây Lát Hoa từ trên đỉnh xuống chân đồi. Khi trồng Lát Hoa nhất thiết phải rạch vỏ bầu. Dùng dao lam hay kéo sắc rạch bầu, tránh làm bầu bị hư hại. Dùng cuốc hoặc xẻng bới1 lỗ giữa hố sâu bằng chiều cao củabầucây trồng. Đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín. Có thể dùng tay hoặc chân dẫm chặt xung quanh gốc cây, tránh dẵm vào bầu làm vỡ bầu.
  • 39. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 37 2.3. Cây sưa đỏ a. Tiêu Chuẩn Chọn Giống: Cây con đem trồng phải từ 6-12 tháng tuổi. Đường kính cổ rễ từ 4-5 mm, cao từ 25-50 cm là tốt nhất. Cây khỏe mạnh, không sâu bệnh… Khi mua về chưa thể trồng ngay nên tưới ẩm bầu hàng ngày và để nơi có ánh sáng mặt trời. b. Thời Vụ và Mật Độ Trồng: Khu vực miền Bắc: Khoảng từ tháng 2 – tháng 4. Khu vực Bắc Trung Bộ: Từ tháng 9 – tháng 11. Khu vực Duyên hải Miền Trung: Từ tháng 11 – tháng 1. Khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Từ tháng 6 – tháng 9. – Cây cách cây 3m và hàng cách hàng 3m, 1 ha trồng 1.100 cây. – Hoặc cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3m, 1 ha trồng 1.660 cây. Trồng hàng rào hoặc trồng rải rác, trồng làm cảnh cây cách cây 1.5 – 2 mét. Trồng xen với các loại cây khác: Trồng làm cây che mát c. Làm Đất Và Đào Hố Trồng: Làm sạch cỏ dại, trồng rải rác hay tập trung đều phải đào hố. Theo kinh nghiệm kích thước hố 50x50x50cm là phù hợp. d. Phân Bón Lót:
  • 40. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 38 Bón lót mỗi hố từ 1-3kg phân chuồng hoai mục, phân chuồng ủ vi sinh là tốt nhất. e. Kỹ Thuật Trồng Cây Sưa Đỏ: Trước khi trồng cần phải bóc vỏ nilong đặt cây vào chính giữa hố đã được bónphân, sau đó vun đấtđều xung quanh cây và trên mặt bầu, dùng 2 tay nén chặt bầu cây, tạo cho cây đứng thẳng không bị vở bầu. Nếu trời không mưa mỗi ngày tưới một gáo nước nhỏ cho bầu cây liên kết với đất bên ngoài, giúp rễ cây dể dàng bám vào đất bên ngoài nhận chất dinh dưỡng nuôi cây. f. Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Sưa Đỏ: Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòngtrừ cỏ dại: Phủ gốc chèbằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.cafe, trồng làm trụ tiêu, hoặc trồng cây dược liệu, cây ngắn ngày… - Tưới cây: khi mới trồng cây còn nhỏ lưu ý luôn giữ độ ẩm cho cây ( lưu ý độ ẩm cho cây 3-4 ngày tưới 1 lần) - Cây đã bắn rễ sống đều, giảm dần nước tưới kết thúc cho cây bằng phân NPK và phân chuồng tăng cường chất dinh dưỡng cho cây phát triển. - Tỉa cành: Thời kỳ cây còn nhỏ thường mọc nhiều cành, nhánh cần tỉa bớt cành chỉ để một thân cây nhanh phát triển. - Đặc biệt cây từ 1-2 năm tuổi, ngọn thường cong như cần câu, vì cành và ngọn phát triển mạnh nên việc tỉa cành là rất cần thiết, giúp cho cây có tư thế thẳng đứng ( ngọn không bị cong ) Cây 1 tuổi chăm bón tốt có độ cao từ 3,5 – 4m. - Khi cây phát triển từ 3-4 tuổi cây tự vươn lên thẳng đứng. 6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Sưa Đỏ: Trong 3 năm đầu, cây cần được chăm sóc, làm cỏ quanh gốc, đảm bảo không bị cỏ dại chen lấn và tạo nguồn quang hợp. Mỗi năm, người dân nên bón phân 2 - 3 lần. Lượng phân bón là 0,1 - 0,2kg NPK(5:10:3)/cây. Những năm sau,
  • 41. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 39 cây vẫn cần được chăm sóc, làm cỏ 1 - 2 lần/năm và có thể bón thêm phân với lượng tăng từ 0,1 - 0,2kg NPK (5:10:3)/cây. 2.4. Kỹ thuật trồng cây Bạch đàn lai a. Tiêu chuẩn chọn giống Dựa vào chỉ tiêu kinh tế để chọn giống, nên khi trồng bạch đàn cần chú ý chọn loài và xuất xứ cho năng suất cao, thích hợp với điều kiện sinh thái từng vùng và khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt. b. Thời vụ và mật độ trồng Thời vụ trồng thường vào đầu mùa mưa, từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7. Mật độ trồng bạch đàn biến động từ 1.500-2.000 cây/ha. c. Làm đất và đào hố trồng Làm đất vào cuốimùa khô (khoảng tháng 5). Những nơi đất quá dốc không sử dụng máy thì phải xử lý đất bằng cách phát đốt. Những nơi đất bằng phẳng, dùng máy ủi, san lấp ụ mối, gốc cây, cỏ dại… gom vào một chỗ đốt, chú ý khi ủi tránh phá lớp đất mặt. Sau đó dùng dàn cày 3 chảo và 7 chảo cày 2 lần, độ sâu 20- 30cm. Nếu trồng Bạch đàn ở các vùng miền Tây thì phải lên luống. Kíchthước: - Lên luống bằng thủ công:tạo luống rộng 3m, cao 0,8m, kênh rộng 5m. - Lên luống bằng máy (máy Challenger 2 “step”) tạo luống rộng 2,3m, cao 0,3m, kênh 2,3m. - Hố đào kích thước 20x20x20cm. d. Phân bón lót Có bón lót hoặc không tùy từng điều kiện đầu tư và loại đất. Nếu có điều kiện nên bón lót ngay vào hốc cây trồng. Nếu trồng rừng sử dụng máy thì nên hàng cách hàng 3,5m, còn cây cách cây từ 2m trở lên. e. Kỹ thuật trồng cây bạch đàn Trước khi trồng nên tưới ẩm cây con, cắt bỏ bịch ni lông, tránh làm vỡ bầu, đặt cây ngay ngắn vào giữa hố, cổ rễ thấp hơn mặt đất khoảng 2cm, nén đất xung quanh chặt vừa phải, giữ cho cây ngay ngắn. f. Kỹ thuật chăm sóc cây bạch đàn * Kỹ thuật chăm sóc định kỳ
  • 42. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 40 Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạchtoàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần. * Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình Sau khi trồng 1 tháng kiểm tra thấy cây nào chết phải trồng dặm, sau 3 tháng kiểm tra thấy tỷ lệ cây sống 90% là đạt yêu cầu. * Kỹ thuật bón phân cho cây Một năm có thể làm cỏ 2 lần kết hợp bónphân (phân chuồng hoai 2kg/hốc hoặc 100g NPK/gốc tùy từng điều kiện cụ thể). Việc sử dụng các biện pháp lâm sinh như làm đất toàn diện và bón phân, tốc độ sinh trưởng trung bình/năm về đường kính và chiều cao đều cao hơn hẳn các xuất xứ ở cùng độ tuổi không bón phân và làm đất toàn diện. Cây bạchđàn được trồng thành rừng, cho ta những lợi ích về kinh tế, cây bạch đàn trồng thành hàng ven đường cho ta những hàng cây cảnh tuyệt vời, bởi dáng cây suôn thẳng, màu sáng, không phân canh dưới thân của chúng, với những tán lá tỏa mùi thơm dễ chịu, cho con người những cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng khi đi dưới những hàng cây Bạch đàn và những khu rừng bạch đàn.
  • 43. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 41 Hình: Cây Bạch đàn 2.5. Keo tai tượng a. Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống - Thu hái hạt giống trên những cây mẹ từ 8 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn phải có hình dáng đẹp, thân thẳng, chiều cao dưới cành từ 6 m trở lên, tán lá đều, không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá, chỉ thu hái những quả đã chín. Dấu hiệu nhận biết quả đã chín: Vỏ khô có màu nâu hoặc xám. - Quả sau khi thu hái đem về phải chế biến ngay. Tiến hành phân loại quả, những quả chưa chín được ủ lại thành từng đóng từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, đóng ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại 1 lần. Quả chín thì rải đều phơi dưới nắng để tách hạt ra khỏi quả. Sau khi hạt tách ra khỏi quả phải thu ngay để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ cao, loại bỏ tạp chất, hạt lép. Khi phơi phải đảo trộn nhiều lần trong ngày. Không phơi quả trên nền xi măng; chỉ phơi trên vải, cót, nong, nia, … Hạt sau khi thu tiếp tục được phơi 2 – 3 nắng cho khô, sàng sảy, thu hạt tốt cho vào bao vải hoặc chum, vại để nơi khô thoáng. 2. Tạo cây con
  • 44. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 42 b. Xử lý hạt giống Hạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% trong 10 phút; sau đó vớt ra rửa sạch, để ráo, đổ nước sôi vào ngâm hạt và để nguội dần sau 4-6 giờ. Chọn những hạt trương (kích thuớc của hạt lúc trương lớn hơn kích thước hạt bình thường từ 2 – 3 lần) vớt ra và ủ trong túi vải (những hạt chưa trương tiếp tục xử lý trong nước sôilại như lần đầu).Hằng ngày rửa chua bằng nước sạch, túi vải ủ hạt phải luôn luôn ẩm. Sau 2 – 3 ngày hạt nẩy mầm có thể đem đi gieo hoặc cấy hạt trực tiếp vào bầu. c. Chuẩn bị bầu đất Dùng túi bầu PE 7 x 12 cm đựng hỗn hợp ruột bầu, thành phần ruột bầu gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đãhoai (phân chuồng, phân xanh, phân rác).Đất làm ruột bầu được đập nhỏ trộn đều với phân và tiến hành đóngbầu. Bầu đất đóng xong được xếp đứng, thẳng hàng theo từng luống có chiều rộng 0,8 – 1 m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống là 0,4 m. d. Gieo hạt Trước khi gieo hạt, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày. Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa vót nhọn một đầu tạo lỗ giữa bầu sâu 1 – 1,5 cm rồi gieo hạt vào (mỗi bầu gieo từ 1 – 2 hạt), phủ một lớp đất mịn vừa lấp kín hạt, dùng rơm (hoặc cỏ khô, lá) đã qua khử trùng bằng nước vôi trong để che phủ mặt luống, bên trên dùng dàn che bằng lưới che nắng 50% – 70%. Hằng ngày tưới nước đều (sáng sớm và chiều tối), đủ ẩm. Sau 6 – 7 ngày, cây mạ mọc đều thì bỏ lớp vật liệu che phủ (rơm, rạ, cỏ, lá khô) và chăm sóc luống bầu, bầu nào cây chết phải được cấy dặm ngay. Chú ý đề phòng nấm bệnh và côn trùng phá hoại cây mầm. Khi cây con bén rễ thì tháo dỡ dần dàn che ra, đến khi cây con được 1 – 1,5 tháng thì dỡ bỏ hoàn toàn và tiến hành đảo bầu. e. Chăm sóc cây con
  • 45. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 43 Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm trong 03 tháng đầu, mỗi ngày tưới 4 – 5 lít/m2/1 lần, 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần và tưới nước phân chuồng hoai hoặc phân NPK pha loãng 1%. Nếu cây bị vàng còi hoặc bạc lá dùng sulphát đạm và supe lân để tưới cho cây, pha nồng độ 0,1% - 0,2% tưới 2,5 lít/m2 hai ngày tưới 1 lần, sau khi tưới nước phân phải tưới rửa sạchbằng nước lã. Phòng trừ bệnh thối cổ rễ cho cây con bằng dung dịch Boocđo 1% họăc thuốc Benlate (1g/1lít) phun đều trên mặt luống. Nếu bệnh xuất hiện pha nồng độ 6g/10 lít nước phun cho 100 m2, tuần hai lần, phun liên tục trong 2 – 3 tuần. Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 3 - 4 tháng, cây có chiều cao 35 - 40 cm, đường kính cổ rễ 3,5 – 4 mm thì đem xuất vườn. 2.5 Phòng trừ sâu bệnh Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để tránh sâu, bệnh gây hại. Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Boocđo nồng độ 1% phun đều lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 2 tuần/1 lần. Khi phát hiện nấm bệnh thì tưới dung dịch boocđo 1% hay COC 85 liều lượng 25 gram/1 - 2 bình 8 lít, phun sương đều trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 10 – 15 ngày phun 1 lần, liên tục 2 – 3 lần liền. Nếu sâu ăn lá hoặc một số côn trùng khác có thể dùng Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600 hoặc dùng Methyl parathion 0,1% để phun. Nên phun thuốc vào buổi chiều. Sau khi phun thuốc 2 – 3 tiếng thì tưới lại bằng nước sạch. 2.6. Kỹ thuật trồng keo a) Làm đất
  • 46. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 44 Đất trồng keo tai tượng cần được phát dọnsạchthực bì quanh hố với đường kính 1 - 1,2 m. Trường hợp trồng rừng tập trung nên phát dọn toàn bộ diện tích là tốt nhất. Hố trồng cây có kích thước 40 x 40 x 40 cm. Cuốc hố theo hình nanh sấu để cây tận dụng được thức ăn, quang hợp tốt và chống xói mòn. Khi cuốc hố để đất mặt một bên, đất cũ để một bên, lấp hố trước khi trồng 10 - 15 ngày. Lấp 2/3 hố bằng lớp đất mặt tơi nhỏ + phân bón, lượng phân bón từ 2 - 5 kg phân chuồng hoai mục hoặc 0,2kg NPK/hố, trộn đều phân với lớp đất mặt, sau đó lấp đầy hố bằng hỗn hợp đó theo hình mâm xôi để trồng cây. b) Thời vụ trồng - Vụ xuân: từ tháng 2 - 4 dương lịch. - Vụ thu: từ tháng 7 - 9 dương lịch. c) Mật độ trồng Có thể trồng rừng với mật độ 1.660 - 2.500 cây/ha. Trồng mật độ: 1.660 cây/ha. Hàng x hàng = 3m; cây x cây = 2m. Trồng mật độ: 2.000 cây/ha. Hàng x hàng = 2,5m; cây x cây = 2m. Trồng mật độ: 1.500 cây/ha. Hàng x hàng = 2m; cây x cây = 2m. d) Tiêu chuẩn cây giống Cây khoẻ mạnh, xanh tốt, không sâu bệnh, không cụt ngọn, còn nguyên bầu, chiều cao cây từ 25 - 30 cm. Tuổi cây từ 3 - 3,5 tháng (nếu trồng vào vụ xuân), 2,5 - 3 tháng (nếu trồng vào vụ thu). e) Trồng cây - Dùng cuốc moi đất giữa hố vừa đủ đặt bầu cây, nhẹ nhàng rạch vỏ bầu bằng cật nứa hoặc dao nhỏ, đặt cây ngay ngắn giữa hố. - Chọn ngày dâm mát, hoặc có mưa nhỏ khi đất trong hố đã đủ ẩm để trồng cây. - Lấp đất dần xung quanh bầu cho chặt, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 1 - 2 cm, sau đó dùng cỏ rác tủ gốc giữ ẩm cho cây. f) Chăm sóc - Trồng dặm lại những cây bị chết sau khi trồng 8 - 10 ngày.
  • 47. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 45 - Chăm sóc trong 3 năm liền. + Năm đầu tiên, chăm sóc 2 lần: lần 1 sau khi trồng 1 - 2 tháng, cắt dây leo, phát dọn thực bì trên toàn diện tích, dãy cỏ và vun xới quanh gốc rộng 80 cm. Lần 2, vào tháng 10 - 11, phát thực bì toàn diện, dãy cỏ vun xới quanh gốc 1m, tỉa cành cao đến 1m. Lần 3, vào tháng 10 - 11, phát thực bì quanh gốc rộng 1m. + Năm thứ hai, chăm sóc 2 lần: lần 1 vào tháng 3 - 4, chăm sóc như năm đầu tiên. Bón thúc 200g phân NPK hoặc 500g phân hữu cơ vi sinh/gốc cây. Lần 2, vào tháng 7 - 8, phát thực bì toàn diện tích, dãy cỏ vun xới quanh gốc cây 1m, tỉa cành cao đến 1 m. lần 3, vào tháng 10 - 11, phát thực bì quang gốc rộng 1 m. + Năm thứ hai, chăm sóc 2 lần: lần 1 vào tháng 3 - 4, phát thực bì toàn diện tích, tỉa cành đến tầm cao 1,5 - 2m. Dãy cỏ quanh gốc rộng 1m, bón thúc lần 2 như lần 1 nhưng rạch bón phân cách gốc 40 - 50cm. Lần 2 vào tháng 7 - 8, phát thực bì toàn diện tích, chặt cây sâu bệnh, phát dãy cỏ quanh gốc cây. 2.7. Cây Măng tre lục trúc a) Kỹ thuật gieo trồng: - Đất trồng: Được chọn nơi tầng đất dày, ẩm, dễ thoát nước. Nếu nơi đất nghèo dinh dưỡng thì trước lúc trồng tre cần trồng cây họ đậu để cải tạo đất trong trường hợp đất chưa cần bón vôi để điều chỉnh độ pH. - Đào hố: Đào hố trước lúc trồng 1 tháng, khi đào chú ý để đất mặt 1 bên, sau đó trộn đất với phân hữu cơ, lân rồi lấp xuống hố để ủ. Hố đào: 50 x 50cm (càng sâu, càng rộng càng tốt). Khoảng cách: 5m x 4m hay 4m x 4m có thể trồng dày hơn phụ thuộc vào đất và điều kiện thâm canh. Phân bónchủ yếu là phân chuồng hoai từ 10 – 15kg/hố và 0,1 – 0,5kg NPK trộn lẫn đều. Thời vụ nên trồng chủ yếu từ tháng 1 – 3. b) Cách trồng:
  • 48. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 46 Đảo trộn hỗn hợp phân đất hố ủ. Đào 1 lỗ vừa đủ đặt bầu cây. (Nếu là bầu nilon thì phải rạch xé bầu), đặt cây nghiêng 30 – 60° và đặt nghiêng bầu để2 cành phát triển 2 bên thân. Dùng chân nén chặt xung quanh gốc dày 15 – 20cm cách gốc 5 – 10cm rồi phủ lên lớp đất mỏng mục đíchgiữ độ ẩm và tránh cỏ mọc. Có thể đóng cọc, rào xung quanh để bảo vệ. c) Chăm sóc: Sau khi trồng luôn kiểm tra và tưới nước cho cây đủ ẩm, trồng dặm nếu cây nào bị chết, chú ý bảo vệ trâu bò, gia súc phá hoại, lay chuyển gốc. Trong 2 năm đầu, tre chưa phân tán có thể trồng kết hợp một số cây họ đậu thành băng gần các hàng tre để bảo vệ đất và tăng thêm chất hữu cơ trong đất cho tre. Xào xới làm cỏ 4 – 5 lần trong một năm kết hợp tủ gốc giữ ẩm và bónphân. Chăm sóc 3 năm đầu: phân chuồng từ 15 – 35kg/cây; NPK 0,5 – 1,0kg/cây. Có thể trộn lẫn phân hữu cơ và lấp kín để phân không bị bốc hơi hoặc rửa trôi vào thời gian tháng 2 – 3 và tháng 6 – 8. d) Phòng trừ sâu hại: Song song với việc chăm bón, cần thường xuyên theo dõivà phòng trừ sâu bệnh hại. Như sâu vòi voi hại măng, châu chấu phá hoại cành non, bọ xít, mối, dế gây thiệt hại mạnh cây ươm từ hom trong vườn ươm. Cần áp dụng phương pháp phòng ngừa sâu hại bằng kỹ thuật lâm sinh như kỹ thuật chăm sóc nhằm tạo ra lâm phần có sức sinh trưởng và đề kháng cao. Cần sử dụng phương pháp quản lý tổng hợp vật gây hại (IPM) là phương pháp tốt đang được sử dụng rộng rãi để giải quyết một cáchthỏa đáng mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế - xã hộivà môitrường. 2.8. Cây hoa hồi a. Kỹ thuật gây trồng Chọn những cây mẹ khỏe mạnh, trên 10 tuổi, sai quả, và phần lớn quả có 8-11 cánh để lấy giống. Khi chín quả từ màu xanh chuyển sang màu vàng mơ là thu hái được. Thường là thu hái sau tiết sương giáng. Quả hái về trải một lớp mỏng để nơi thoáng mát dưới mái che hoặc phơi nắng nhẹ vào lúc sáng sớm
  • 49. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 47 hoặc cuối buổi chiều để tách lấy hạt. Hong như vậy 4-5 ngày thì hạt sẽ tách ra hết. Hạt thu được cần bảo quản trong cát ẩm mà không được phơi nắng. Hạt trộn lẫn cát ẩm rồi đặt trong các hang hàm ếch đào ở sườn đồi, xung quanh vảy dầu hoả để chống kiến, mỗi hàm ếch cất khoảng 2-3kg hạt, cất xong bịt miệng hàm ếch. Bên ngoài cũng đào rãnh xung quanh để nước mưa khỏi chảy vào, 2 tuần 1 lần cần mở ra kiểm tra đảo hạt lại. Cách bảo quản này có thể để hạt đến mùa xuân đem gieo, tỷ lệ nảy mầm còn khoảng 70-80%. b. Kỹ thuật ươm Vườn ươm cần chọn nơi đất ẩm, màu mỡ, nơi đất sét nhẹ, đất đỏ; không chọn nơi đất cát vì mùa hè đất cát dễ nóng lên, làm cho cây condễ bị hư hại, đất cần cày bừa kỹ, bónlót bằng phân chuồng hoai 5-6kg/m2 Gieo hạt vào mùa xuân, gieo theo hàng hoặc gieo vãi. 1kg hạt gieo trên diện tích50-100m2. Gieo xong cần trải rơm rạ đã tẩy trùng, tưới nhẹ. Sau 1-2 tuần hạt nảy mầm thì có thể dỡ bỏ vật che phủ và làm giàn che. Giàn che làm cao 0,5-0,6m, lúc đầu làm kín sau khi cây lớn có thể giảm dần còn60 đến 70%, năm thứ hai giảm còn30-40%. Trước khi trồng 1-2 tháng thì cần bỏ giàn che. c. Lưu ý Cần chú ý làm cỏ, phát quang và bón thúc. Phòng trừ nấm thối gốc bằng dung dịch boóc-đô1% tới cho mỗi lần 5 lít/m2, định kỳ 15 ngày tưới 1 lần và tư- ới trong 3 tháng đầu. Cây trên luống gieo cần được điều chỉnh khoảng trống cho phù hợp. Trường hợp trồng cây 2 tuổi thì sau một năm cần cấy mở rộng khoảng cách hoặc cấy vào bầu. Bầu có đường kính 10-12cm, cao 15cm. Ruột bầu gồm 90% đất, 10% phân chuồng hoai. Chăm sóc cây bầu cũng tương tự như chăm sóc năm đầu. Đất trồng hồi cần sâu lớp, còn mùn, đất có cây bụi. Thời vụ trồng vào mùa xuân. Hố trồng cần đào 40x40x40cm, xung quanh hố cần phát cây bụi rộng 0,7-0,8cm. Ngoài hố trồng thì cây bụi được giữ lại để che bóng cho hồi lúc nhỏ.
  • 50. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 48 Mật độ trồng 400-600 cây/ha. Có thể lúc đầu nuôi một số loài cây gỗ trên đất rừng phục hồi hoặc trên nương rẫy cũ, vừa có tác dụng chống xói mòn, vừa che bóng cho hồi và lại giải quyết một phần nhu cầu gỗ củi cho sinh hoạt. Ngoài ra có thể trồng xen khoai núi, củ na và các cây lương thực phụ dưới rừng hồi. Có thể trồng hồi + chè cũng là mô hình tốt. 2.9. Cây trám đen a. Cách ươm, nhân giống: Trồng trám đen bằng hạt sẽ rất lâu có quả ( 7-8 năm mới bóiquả), tán cây lại cao khó can thiệp bằng các biện pháp kỹ thuật như phun thuốc dưỡng cây, thuốc bảo vệ thực vật, thu hái…Khi trồng trám bằng cây ghép thì khắc phục được hoàn toàn những nhược điểm trên của cây trồng bằng hạt. Gieo ươm gốc ghép: chọn những quả chín tách lấy hạt, rửa sạch thịt quả, phơi hạt khô trong bóng dâm. Ủ hạt trong cát ẩm 70-80%, sau khoảng 15 đến 20 ngày, hạt trám nảy mộng. Gieo hạt đã nảy mầm vào túi nilon có đục 4 lỗ thoát nước ở đáy. Chăm sóc cây con trong vườn ươm khi đạt 50 – 60 ngày tuổi, có 5 đến 6 lá thật, cần trồng thưa ở khoảng cách 40cm một cây để cây dễ dàng sinh trưởng. Khi cây đủ 1 – 1,5 năm tuổi, có đường kính gốc 1-2cm, cao 60-100cm là đạt tiêu chuẩn gốc ghép. Kinh nghiệm ghép chám: Để tránh việc nhựa trám nhanh khô, lớp tượng tầng mỏng nên muốn có tỉ lệ cây sốngcao đòi hỏi thao tác ghép phải nhanh, động tác kỹ thuật phải thành thục.Qua thực tế, đã đúc kết được một số kinh nghiệm ghép trám cần lưư ý sau: Chọn cành bánh tẻ, vị trí ở giữa tán cây, tráng nắng, không bị sâu, bệnh hại trên những câytrám có 10-15 năm tuổi, có ítnhất 3 vụ quả ổn định, năng suất chất lượng cao làm cành ghép. Chọn gốc ghép và cành ghép có đường kính gần bằng nhau để diện tích tiếp xúc tượng tầng của cành và gốc ghép là lớn nhất. Chọn thời vụ ghép thích hợp: Nhiệt độ không khí 25-30 độ C, nên ghép vào vụ xuân tháng 3,4 và vụ thu đông tháng 10, 11 là phù hợp. Có ít nhất 7 ngày sau khi ghép không bị mưa ướt cành và gốc ghép, nếu trong thời gian này mà gặp mưa