SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ XUÂN LONG
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP
VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH
THEO CHUẤN NGHỀ NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lí Giáo dục
Mã số:……………..
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đắc Tuyền
THÁI NGUYÊN - 2022
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, trước xu hướng phát triển, nâng cao chất
lượng nền giáo dục quốc dân nhằm đáp ứng thiết thực với yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta rất coi trọng chất
lượng giáo dục phổ thông, trong đó có cấp học trung học cơ sở; đồng thời
xác định mục tiêu “Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng
lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp
cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục
lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và
kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Để thực hiện được
mục tiêu này, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28
tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015, phê duyệt Đề án đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Để thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ vừa hồng, vừa
chuyên, đáp ứng với xu thế hội nhập quốc tế. Đòi hỏi các cấp học giáo dục phổ
thông nói chung, các trường Tiểu học nói riêng cần phải đổi mới toàn diện, đồng
bộ mọi khâu, mọi bước của quá trình giáo dục, trong đó cần xác định “Phát triển
đội ngũ nhà giáo giỏi về chuyên môn, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng là giải
pháp then chốt” là một nhiệm vụ trọng tâm, mang tính quyết định đến chất lượng
GD&ĐT ở các nhà trường.
Đối với huyện Tiên Du, đây là một trong những huyện nằm giáp với
trung tâm thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Nhận thức sâu sắc vị trí,
vai trò phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường Tiểu học, cấp học nền
móng, nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các nhà trường. Trong những
năm gần đây, các trường Tiểu học huyện Tiên Du luôn xác định quản lý
hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên vừa là mục tiêu, nhưng
2
cũng là một hướng đi đúng đắn, cơ bản, cần thiết để từng nhà trường có thể hoàn
thành tốt mọi mục tiêu, yêu cầu giáo dục đặt ra. Chính vì thế, đã góp phần làm
cho đội ngũ giáo viên không ngừng “tăng nhanh về số lượng, nâng dần về chất
lượng, đảm bảo đội ngũ vừa hồng vừa chuyên”.
Tuy nhiên, từ thực tiễn cho thấy, trong quản lý hoạt động bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu
cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập
ở tất cả các khâu, các bước của quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ
sư phạm cho giáo viên. Điều này là nguyên nhân cơ bản làm cho chất lượng đội
ngũ giáo viên, chất lượng giảng dạy ở huyện còn chưa thực sự đáp ứng tốt với
yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 như: “Đội ngũ nhà giáo vừa thừa,
vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn... Năng lực của một
bộ phận nhà giáo còn thấp”. Chất lượng đội ngũ giáo viên vẫn còn có khoảng
cách nhất định so với các trường khác trên địa bàn tỉnh...
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, thời gian qua ở nước ta đã
có nhiều công trình nghiên cứu đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau xung
quanh đến quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu
học. Tuy nhiên, cho đến hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu
đảm bảo có tính hệ thống, khoa học, chuyên sâu cả lý luận và thực tiễn về quản
lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên đáp ứng chương trình
giáo dục phổ thông 2018. Xuất phát từ vấn đề trên, tác giả lựa chọn “Quản lí
hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên Tiểu học theo
chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018”
làm công trình nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lí luận, thực tiễn quản lí phát triển đội
ngũ giáo viên trung học cơ cở, luận văn đề xuất các biện pháp quản lí hoạt
động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ đó góp
3
phần đảm bảo đội ngũ giáo viên ở các nhà trường có đủ về số lượng, đáp ứng
yêu cầu về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng yêu cầu giáo dục đặt ra
hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học
theo chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông
2018
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ
thông 2018.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh bên cạnh những ưu điểm vẫn còn những hạn
chế về số lượng, chất lượng và cơ cấu chưa đáp ứng được hết yêu cầu của
chuẩn nghề nghiệp, chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó công tác
quản hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học của địa
phương bộc lộ nhiều bất cập. Nếu đề xuất và thực thi các biện pháp quản lí
trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đồng thời xây dựng quy hoạch,
tuyển chọn, sử dụng và bồi dưỡng một cách hợp lí thì sẽ phát triển tốt đội ngũ
giáo viên trung học cơ sở của địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình
giáo dục phổ thông 2018.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông
2018.
4
- Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ
sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu
cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Đề xuất các biện pháp và khảo nghiệm các biện pháp quản lí hoạt động
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018.
6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
6.1. Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lí hoạt
động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018.
6.2. Phạm vi về không gian: Dự kiến luận văn tiến hành khảo sát ở các
đối tượng: cán bộ quản lí, giáo viên ở trường Tiểu học: Việt Đoàn, Phật Tích,
Phú Lâm 1, Phú Lâm 2, Liên Bão, Nội Duệ, Lim, Lạc Vệ 1, Lạc Vệ 2, Tân
Chi, Minh Đạo, Cảnh Hưng, Tri Phương, Đại Đồng, Hoàn sơn của huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
6.3. Phạm vi về thời gian: Các số liệu nghiên cứu được sử dụng giới hạn
từ năm 2020 đến nay.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
khác nhau, cụ thể là các phương pháp:
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Đề tài tiến hành sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát,
hệ thống hoá các vấn đề qua nghiên cứu hệ thống tài liệu lí luận, chuyên khảo,
các bài báo khoa học thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cụ thể trong
nghiên cứu, trình bày nội dung tổng quan nghiên cứu vấn đề có liên quan đến
đề tài; phân tích những cơ sở lí luận để đưa ra những nhận định, đánh giá theo
quan điểm riêng của tác giả.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5
- Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi: Xây dựng bộ phiếu điều tra
khảo sát với 02 đối tượng là cán bộ quản lí (50 phiếu), giáo viên (150 phiếu)
trên địa bàn của 16 trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tiên Du; nhằm khảo
sát thực trạng đội ngũ giáo viên và thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, từ
đó có cơ sở tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng cũng nhưng nguyên nhân
của thực trạng đó để tiến hành đề xuất những biện pháp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các văn bản, báo cáo
tổng kết liên quan đến hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo
dục phổ thông 2018 trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ trước tới
nay, nhất là trong đưa ra những nội dung thể hiện trong các văn bản, báo cáo
nhằm tạo ra cơ sở vững chắc để củng cố, khẳng định những nhận định các nội
dung thực trạng nghiên cứu vấn đề có tính đúng đắn, khách quan và chính xác
cao. Đồng thời, sử dụng phương pháp nghiên cứu này trong nghiên cứu, vận
dụng những chủ trương quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ viên chức trong
lĩnh vực giáo dục của huyện Tiên Du để vận dụng vào trong đề xuất các biện
pháp quản hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ
thông 2018 trong các nhà trường đảm bảo có tính thiết thực, khả thi cao sát
với tình hình chung của địa phương.
- Phương pháp đàm thoại: Đề tài tiến hành sử dụng phương pháp tọa
đàm, trao đổi với 02 đối tượng là cán bộ quản lí và giáo viên ở 3 trường tiểu
học trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh gồm: Việt Đoàn, Phú Lâm 1,
Phú Lâm 2, nhằm thu thập ý kiến làm sáng rõ các thực trạng về hoạt động bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh đã thu được qua phiếu khảo sát.
6
- Phương pháp chuyên gia: Đề tài tiến hành xin ý kiến của các chuyên
gia am hiểu tình hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học
ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh nói riêng về các biện pháp đã đề xuất cũng
như kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã được
đề xuất trong nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở đó tiếp thu những ý kiến hay,
có giá trị để chỉnh sửa, bổ sung, đảm bảo đề tài có chất lượng tốt nhất.
7.3. Các phương pháp hỗ trợ
Đề tài sử dụng phương pháp toán thống kê được dùng trong khoa học
giáo dục để xử lí các số liệu điều tra, sử dụng các phần mềm tin học Microsort
Excell trong xử lí số liệu, thiết kế, trình bày, vẽ biểu đồ minh họa. Cụ thể là
trong xử lí các số liệu thu được được sử dụng ở chương 2 và chương 3 của đề
tài.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu
chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn nghề
nghiệp, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chương 3: Biện pháp và khảo nghiệm các biện pháp quản lí hoạt động
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018
7
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP
VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH THEO CHUẤN NGHỀ
NGHIỆP ĐÁP ỮNG YÊU CẦU CTGDPT 2018.
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những công trình nghiên cứu ngoài nước
1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Giáo viên tiểu học và đội ngũ giáo viên tiểu học
1.2.2. Quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu
học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
1.3. Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với hoạt
động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh
1.3.1. Đặc điểm chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018
1.3.2. Nội dung chương trình cấp Tiểu học
1.3.3. Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với hoạt
động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh
1.4. Nội dung Quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo
viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018
1.4.1. Xây dựng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
1.4.2. Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên
1.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
1.4.4. Thực hiện các chính sách đãi ngộ đội ngũ giáo viên
8
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho
giáo viên tiểu học.
1.5. Những yếu tố tác động đến quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ
sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu
cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018
1.5.1. Tác động từ quan điểm chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách
của Nhà nước đối với đội ngũ giáo viên nói chung, đội ngũ giáo viên tiểu học
nói riêng
1.5.2. Tác động từ yêu cầu của nâng cao chất lượng giáo dục ở các
trường tiểu học
1.5.3. Tác động từ sự quan tâm, chăm lo của cấp ủy Đảng, Ban
Giám hiệu, trong từng trường Tiểu học đối với quản lí phát triển đội ngũ
giáo viên có chất lượng.
1.5.4. Tác động từ thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu
chương trình giáo dục phổ thông 2018
1.5.5. Tác động từ nhận thức, ý thức trách nhiệm, năng lực quản lí
của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên đối với quản lí phát triển đội ngũ
giaos viên ở từng trường Tiểu học
*
* *
Kết luận chương 1
9
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH THEO
CHUẤN NGHỀ NGHIỆP
2.1. Đặc điểm tình hình giáo dục phổ thông huyện Tiên Du
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh
2.1.2. Đặc điểm tình hình phát triển giáo dục phổ thông huyện Tiên Du
2.1.2.1. Khái quát về quy mô phát triển trường lớp
2.1.2.2. Khái quát về chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn
2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường Tiểu học huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh.
2.2.1. Số lượng và cơ cấu giáo viên có nghiệp vụ sư phạm vững
vàng.
2.2.1.1. Số lượng
2.2.1.2 Cơ cấu giới tính
2.2.1.3. Cơ cấu tuổi, và giới tính theo độ tuổi
2.2.1.4. Cơ cấu chuyên môn
2.2.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên
2.2.2.1.Trình độ chuyên môn
2.2.2.2. Năng lực giáo viên
2.2.2.3. Phẩm chất giáo viên
10
2.3. Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo
viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương
trình giáo dục phổ thông 2018
2.3.1. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
2.3.2. Thực trang tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên
2.3.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ đội ngũ giáo viên
2.3.4. Thực trạng thực hiện các chính sách đãi ngộ đội ngũ giáo viên
2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá nghiệp vụ sư phạm đội ngũ giáo
viên
2.4. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân thực trạng quản
lí phát hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục
phổ thông 2018
2.4.1. Đánh giá chung về thực trạng
2.4.1.1. Về ưu điểm
2.4.1.2. Về hạn chế, bất cập
2.4.2. Nguyên nhân thực trạng
2.4.2.1. Nguyên nhân của ưu điểm
2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập
*
* *
Kết luận chương 2
11
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ
PHẠM CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC
NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG 2018
3.1. Định hướng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo
viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020 - 2025
3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Nguyên tắc là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong quá
trình thực hiện. Các biện pháp này được đề xuất dựa vào các nguyên tắc chủ
yếu như sau:
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế
Các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào đường lối chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, căn cứ vào kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã
hội nói chung và của nghành giáo dục, đào tạo nói riêng trên địa bàn.
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào tình hình thực tiễn và phù hợp
với yêu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh của huyện Tiên Du. Giải pháp được đề xuất sẽ kịp thời
khắc phục những bất cập, yếu kém đang tồn tại trong quản lí phát triển đội
ngũ giáo viên hiện nay ở huyện Tiên Du.
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan
Các biện pháp đề xuất khi triển khai thực hiện phải có mối quan hệ gắn
bó khăng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau. Mỗi biện pháp khi triển khai thực
hiện không những không loại trừ nhau, mà ngược lại đều có ảnh hưởng tốt lẫn
nhau, tăng tính hiệu quả cho cho nhau, đồng thời khi thực hiện các biện pháp
thì không thể không có biện pháp đang thực hiện.
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
12
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiên Du, phù hợp với nề nếp văn
hoá, tập quán, lối sống của địa phương, tính đặc thù của cộng đồng dân cư và
nguồn lực đầu tư cho giáo dục đào tạo nói chung và cho phát triển đội ngũ
giáo viên Tiểu học nói riêng.
3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ
thông 2018 huyện Tiên Du phải thực sự dựa vào những nội dung và phương
pháp của các biện pháp trước đây và hiện nay đang thực hiện có hiệu quả.
Biện pháp mới đề xuất không phủ định toàn bộ cái đã có, mà chỉ phủ định
tính lỗi thời, sự lạc hậu và sự không phù hợp của các biện pháp trước đây và
hiện nay một cách biện chứng.
3.3. Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội
ngũ giáo viên Tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
3.3.1. Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên
ở các nhà trường về vị trí, vai trò, ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu chương
trình giáo dục phổ thông 2018
* Mục đích của biện pháp
* Nội dung của biện pháp
* Cách thức thực hiện
* Điều kiện thực hiện
3.3.2. Xây dựng quy hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội
ngũ giáo viên phù hợp với xu hướng phát triển của từng nhà trường theo
chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018
* Mục đích của biện pháp
* Nội dung của biện pháp
13
* Cách thức thực hiện
* Điều kiện thực hiện
3.3.3. Thực hiện có hiệu quả công tác tuyển dụng và sử dụng đội
ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục ở các nhà trường
* Mục đích của biện pháp
* Nội dung của biện pháp
* Cách thức thực hiện
* Điều kiện thực hiện
3.3.4. Thường xuyên tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng
lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên
* Mục đích của biện pháp
* Nội dung của biện pháp
* Cách thức thực hiện
* Điều kiện thực hiện
3.3.5. Xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất lao
động đặc thù của đội ngũ giáo viên
* Mục đích của biện pháp
* Nội dung của biện pháp
* Cách thức thực hiện
* Điều kiện thực hiện
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp đã đề xuất
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.5.1. Quy trình khảo nghiệm
3.5.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi
3.5.3. Tính tương quan tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
14
*
* *
Kết luận chương 3
15
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về lí luận
1.2. Về thực tiễn
1.3. Về biện pháp
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Du
2.2. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo huyện Tiên Du
2.3. Đối với các trường Tiểu học huyện Tiên Du
2.4. Đối với giáo viên các trường Tiểu học huyện Tiên Du
16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đặng Quốc Bảo (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá giáo dục,
Trường Cán bộ Quản lí Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội.
[2] Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất
đội ngũ giáo viên, Nhà xuất bản lí luận chính trị, Hà Nội.
[3]. Đặng Quốc Bảo (2008), Học để làm người, Trường Cán bộ Quản lí
Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội.
[4]. Bộ Chính trị (1975), Nghị quyết của Bộ Chính trị về Cải cách giáo dục,
Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
[5]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2011), Điều lệ trường Tiểu học, Thông tư số
12/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.
[6]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2002), Ngành GD&ĐT thực hiện Nghị quyết
TW 2- Khoá VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nhà Xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
[7]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2009), Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Tiểu học, Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD &
ĐT.
[8]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2011), Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020, Quyết định số
6639/QĐ/BGDĐT ngày 29/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.
[9]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2011), Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục
Việt Nam 2011-2020, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lí nhà trường, Nhà xuất bản Đại học
sư phạm, Hà Nội.
[11]. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam (2012), Chiến
lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, Quyết định
số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
17
[12]. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam (2011), Chiến
lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, Quyết định số
579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
[13]. Đảng Cộng sản Việt nam (2004), Xây dựng, nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày
15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng.
[14]. Đảng Cộng sản Việt nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ ba ban
chấp hành Trung ương khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
[15]. Đảng Cộng sản Việt nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban
chấp hành Trung ương khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
[16]. Đảng Cộng sản Việt nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[17]. Đảng Cộng sản Việt nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[18]. Đảng Cộng sản Việt nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[19]. Hồ Ngọc Đại (2006), Giải pháp phát triển giáo dục, Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
[20]. Trần Khánh Đức (2004), Quản lí và kiểm định đào tạo nguồn nhân lực
theo ISO&TQM, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
[21]. Nguyễn Minh Đường (chủ biên, 2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường,
toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà
Nội.
18
[22]. Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2022), Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, Nghị Quyết số
15/NQ-HĐND ngày 12/8/2011 của HĐND tỉnh Bắc Ninh.
[23]. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình quản lí nhà nước về giáo dục, Nhà
xuất bản đại học quốc gia, Hà Nội.
[24]. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lí nhà trường phổ thông, Nhà xuất
bản đại học quốc gia, Hà Nội.
[25]. Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lí và lãnh đạo nhà trường,
Nhà xuất bản đại học sư phạm, Hà Nội.
[26]. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo
dục, Nhà xuất bản đại học sư phạm, Hà Nội.
[27]. Nguyễn Thế Kiệt (2005), Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị
hiện nay thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
[28]. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế
kỷ 21, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
[29]. Vũ Ngọc Hải (chủ biên) 2007, Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát
triển hiện đại hoá, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[30]. Đào Thanh Hải (2005), Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nhà xuất bản
Lao động-Xã hội, Hà Nội.
[31]. Bùi Minh Hiền (chủ biên) 2006, Quản lí giáo dục, Nhà xuất bản đại
học sư phạm, Hà Nội.
[32]. Học viện quản lí giáo dục (2009), Tài liệu bồi dưỡng dành cán bộ quản
lí, công chức nhà nước ngành giáo dục đào tạo, Hà Nội
[33]. Nguyễn Thị Mĩ Lộc (2009), “Chính sách đối với giáo viên giỏi của các
nước trên thế giới, ở Việt Nam và các khuyến nghị đối với chính sách
giáo viên giỏi ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo chính sách đối với nhà
19
giáo và cán bộ quản lí giáo dục trong tiến trình đổi mới giáo dục, Hà
Nội.
[34]. Lê Phước Minh (2010), Kinh tế học giáo dục, Nhà xuất bản Thế giới,
Hà Nội
[35]. Nhà xuất bản Thanh niên (2004), Hồ Chí Minh - Về giáo dục thanh
niên, Hà Nội.
[36]. Nhà xuất bản Lao động (2007), Nghiệp vụ công tác của Hiệu Trưởng,
Hà Nội.
[37]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo
dục, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[38]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật sửa
đổi một số điều của luật giáo dục số 38/2005/QH11, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[39]. Tỉnh uỷ Bắc Ninh (2012), Báo cáo Chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ
tỉnh lần thứ XV , Bắc Ninh.
[40]. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2012), Dự thảo Đề án Quy hoạch
mạng lưới cơ sở giáo dục Mầm non, Phổ thông, Giáo dục thường
xuyên tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020-2025, Bắc Ninh.
[41]. Nguyễn Như Ý (Chủ biên, 1998), Đại từ điển tiếng việt, Nhà xuất bản
văn hoá thông tin, Hà Nội.
[42]. Phạm Viết Vượng – (2010), Giáo dục học, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.

More Related Content

Similar to ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc

Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...nataliej4
 
Một Số Biện Pháp Chỉ Đạo Bồi Dưỡng Chuyên Môn Cho Đội Ngũ Giáo Viên Nhằm Nâng...
Một Số Biện Pháp Chỉ Đạo Bồi Dưỡng Chuyên Môn Cho Đội Ngũ Giáo Viên Nhằm Nâng...Một Số Biện Pháp Chỉ Đạo Bồi Dưỡng Chuyên Môn Cho Đội Ngũ Giáo Viên Nhằm Nâng...
Một Số Biện Pháp Chỉ Đạo Bồi Dưỡng Chuyên Môn Cho Đội Ngũ Giáo Viên Nhằm Nâng...nataliej4
 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm...
Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm...Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm...
Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm...NuioKila
 

Similar to ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc (20)

Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
 
Quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng trường THCS, HAY
Quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng trường THCS, HAYQuản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng trường THCS, HAY
Quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng trường THCS, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
 
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc LiêuĐề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Biện Pháp Chỉ Đạo Tổ Chuyên Môn Đổi Mới Nội Dung Và Hì...
 
Một Số Biện Pháp Chỉ Đạo Bồi Dưỡng Chuyên Môn Cho Đội Ngũ Giáo Viên Nhằm Nâng...
Một Số Biện Pháp Chỉ Đạo Bồi Dưỡng Chuyên Môn Cho Đội Ngũ Giáo Viên Nhằm Nâng...Một Số Biện Pháp Chỉ Đạo Bồi Dưỡng Chuyên Môn Cho Đội Ngũ Giáo Viên Nhằm Nâng...
Một Số Biện Pháp Chỉ Đạo Bồi Dưỡng Chuyên Môn Cho Đội Ngũ Giáo Viên Nhằm Nâng...
 
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuậtQuản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
 
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
 
Biện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Biện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ SởBiện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Biện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm...
Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm...Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm...
Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm...
 
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAYLuận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
 
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại họcLV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
 
Luận văn: Chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường THCS, 9đ
Luận văn: Chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường THCS, 9đLuận văn: Chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường THCS, 9đ
Luận văn: Chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường THCS, 9đ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sởLuận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
 
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS Quận Hai Bà Trưng
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS Quận Hai Bà TrưngLuận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS Quận Hai Bà Trưng
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS Quận Hai Bà Trưng
 
Quản Lý Chất Lượng Đào Tạo Ở Trường Trung Cấp Nghề Tỉnh Cà Mau
Quản Lý Chất Lượng Đào Tạo Ở Trường Trung Cấp Nghề Tỉnh Cà MauQuản Lý Chất Lượng Đào Tạo Ở Trường Trung Cấp Nghề Tỉnh Cà Mau
Quản Lý Chất Lượng Đào Tạo Ở Trường Trung Cấp Nghề Tỉnh Cà Mau
 
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạmLuận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm
 
Luận văn: Đội ngũ giảng viên Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp
Luận văn: Đội ngũ giảng viên Trường Cán bộ quản lý nông nghiệpLuận văn: Đội ngũ giảng viên Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp
Luận văn: Đội ngũ giảng viên Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp
 

ĐỀ CƯƠNG - QLGD K29A- NGÔ XUÂN LONG- BẮC NINH.doc

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ XUÂN LONG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH THEO CHUẤN NGHỀ NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lí Giáo dục Mã số:…………….. ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đắc Tuyền THÁI NGUYÊN - 2022
  • 2. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong bối cảnh hiện nay, trước xu hướng phát triển, nâng cao chất lượng nền giáo dục quốc dân nhằm đáp ứng thiết thực với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta rất coi trọng chất lượng giáo dục phổ thông, trong đó có cấp học trung học cơ sở; đồng thời xác định mục tiêu “Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Để thực hiện được mục tiêu này, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015, phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Để thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ vừa hồng, vừa chuyên, đáp ứng với xu thế hội nhập quốc tế. Đòi hỏi các cấp học giáo dục phổ thông nói chung, các trường Tiểu học nói riêng cần phải đổi mới toàn diện, đồng bộ mọi khâu, mọi bước của quá trình giáo dục, trong đó cần xác định “Phát triển đội ngũ nhà giáo giỏi về chuyên môn, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng là giải pháp then chốt” là một nhiệm vụ trọng tâm, mang tính quyết định đến chất lượng GD&ĐT ở các nhà trường. Đối với huyện Tiên Du, đây là một trong những huyện nằm giáp với trung tâm thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường Tiểu học, cấp học nền móng, nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các nhà trường. Trong những năm gần đây, các trường Tiểu học huyện Tiên Du luôn xác định quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên vừa là mục tiêu, nhưng
  • 3. 2 cũng là một hướng đi đúng đắn, cơ bản, cần thiết để từng nhà trường có thể hoàn thành tốt mọi mục tiêu, yêu cầu giáo dục đặt ra. Chính vì thế, đã góp phần làm cho đội ngũ giáo viên không ngừng “tăng nhanh về số lượng, nâng dần về chất lượng, đảm bảo đội ngũ vừa hồng vừa chuyên”. Tuy nhiên, từ thực tiễn cho thấy, trong quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập ở tất cả các khâu, các bước của quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. Điều này là nguyên nhân cơ bản làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng giảng dạy ở huyện còn chưa thực sự đáp ứng tốt với yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 như: “Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn... Năng lực của một bộ phận nhà giáo còn thấp”. Chất lượng đội ngũ giáo viên vẫn còn có khoảng cách nhất định so với các trường khác trên địa bàn tỉnh... Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, thời gian qua ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau xung quanh đến quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học. Tuy nhiên, cho đến hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đảm bảo có tính hệ thống, khoa học, chuyên sâu cả lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Xuất phát từ vấn đề trên, tác giả lựa chọn “Quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên Tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018” làm công trình nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lí luận, thực tiễn quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ cở, luận văn đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ đó góp
  • 4. 3 phần đảm bảo đội ngũ giáo viên ở các nhà trường có đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng yêu cầu giáo dục đặt ra hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh bên cạnh những ưu điểm vẫn còn những hạn chế về số lượng, chất lượng và cơ cấu chưa đáp ứng được hết yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó công tác quản hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học của địa phương bộc lộ nhiều bất cập. Nếu đề xuất và thực thi các biện pháp quản lí trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đồng thời xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng và bồi dưỡng một cách hợp lí thì sẽ phát triển tốt đội ngũ giáo viên trung học cơ sở của địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018.
  • 5. 4 - Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Đề xuất các biện pháp và khảo nghiệm các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018. 6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 6.1. Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018. 6.2. Phạm vi về không gian: Dự kiến luận văn tiến hành khảo sát ở các đối tượng: cán bộ quản lí, giáo viên ở trường Tiểu học: Việt Đoàn, Phật Tích, Phú Lâm 1, Phú Lâm 2, Liên Bão, Nội Duệ, Lim, Lạc Vệ 1, Lạc Vệ 2, Tân Chi, Minh Đạo, Cảnh Hưng, Tri Phương, Đại Đồng, Hoàn sơn của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 6.3. Phạm vi về thời gian: Các số liệu nghiên cứu được sử dụng giới hạn từ năm 2020 đến nay. 7. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, tác giả vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể là các phương pháp: 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết Đề tài tiến hành sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các vấn đề qua nghiên cứu hệ thống tài liệu lí luận, chuyên khảo, các bài báo khoa học thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cụ thể trong nghiên cứu, trình bày nội dung tổng quan nghiên cứu vấn đề có liên quan đến đề tài; phân tích những cơ sở lí luận để đưa ra những nhận định, đánh giá theo quan điểm riêng của tác giả. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
  • 6. 5 - Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi: Xây dựng bộ phiếu điều tra khảo sát với 02 đối tượng là cán bộ quản lí (50 phiếu), giáo viên (150 phiếu) trên địa bàn của 16 trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tiên Du; nhằm khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên và thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, từ đó có cơ sở tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng cũng nhưng nguyên nhân của thực trạng đó để tiến hành đề xuất những biện pháp. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các văn bản, báo cáo tổng kết liên quan đến hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ trước tới nay, nhất là trong đưa ra những nội dung thể hiện trong các văn bản, báo cáo nhằm tạo ra cơ sở vững chắc để củng cố, khẳng định những nhận định các nội dung thực trạng nghiên cứu vấn đề có tính đúng đắn, khách quan và chính xác cao. Đồng thời, sử dụng phương pháp nghiên cứu này trong nghiên cứu, vận dụng những chủ trương quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ viên chức trong lĩnh vực giáo dục của huyện Tiên Du để vận dụng vào trong đề xuất các biện pháp quản hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các nhà trường đảm bảo có tính thiết thực, khả thi cao sát với tình hình chung của địa phương. - Phương pháp đàm thoại: Đề tài tiến hành sử dụng phương pháp tọa đàm, trao đổi với 02 đối tượng là cán bộ quản lí và giáo viên ở 3 trường tiểu học trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh gồm: Việt Đoàn, Phú Lâm 1, Phú Lâm 2, nhằm thu thập ý kiến làm sáng rõ các thực trạng về hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã thu được qua phiếu khảo sát.
  • 7. 6 - Phương pháp chuyên gia: Đề tài tiến hành xin ý kiến của các chuyên gia am hiểu tình hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh nói riêng về các biện pháp đã đề xuất cũng như kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã được đề xuất trong nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở đó tiếp thu những ý kiến hay, có giá trị để chỉnh sửa, bổ sung, đảm bảo đề tài có chất lượng tốt nhất. 7.3. Các phương pháp hỗ trợ Đề tài sử dụng phương pháp toán thống kê được dùng trong khoa học giáo dục để xử lí các số liệu điều tra, sử dụng các phần mềm tin học Microsort Excell trong xử lí số liệu, thiết kế, trình bày, vẽ biểu đồ minh họa. Cụ thể là trong xử lí các số liệu thu được được sử dụng ở chương 2 và chương 3 của đề tài. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương 3: Biện pháp và khảo nghiệm các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018
  • 8. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH THEO CHUẤN NGHỀ NGHIỆP ĐÁP ỮNG YÊU CẦU CTGDPT 2018. 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ngoài nước 1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Giáo viên tiểu học và đội ngũ giáo viên tiểu học 1.2.2. Quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 1.3. Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 1.3.1. Đặc điểm chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 1.3.2. Nội dung chương trình cấp Tiểu học 1.3.3. Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 1.4. Nội dung Quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 1.4.1. Xây dựng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 1.4.2. Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên 1.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 1.4.4. Thực hiện các chính sách đãi ngộ đội ngũ giáo viên
  • 9. 8 1.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học. 1.5. Những yếu tố tác động đến quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 1.5.1. Tác động từ quan điểm chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ giáo viên nói chung, đội ngũ giáo viên tiểu học nói riêng 1.5.2. Tác động từ yêu cầu của nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học 1.5.3. Tác động từ sự quan tâm, chăm lo của cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu, trong từng trường Tiểu học đối với quản lí phát triển đội ngũ giáo viên có chất lượng. 1.5.4. Tác động từ thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 1.5.5. Tác động từ nhận thức, ý thức trách nhiệm, năng lực quản lí của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên đối với quản lí phát triển đội ngũ giaos viên ở từng trường Tiểu học * * * Kết luận chương 1
  • 10. 9 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH THEO CHUẤN NGHỀ NGHIỆP 2.1. Đặc điểm tình hình giáo dục phổ thông huyện Tiên Du 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 2.1.2. Đặc điểm tình hình phát triển giáo dục phổ thông huyện Tiên Du 2.1.2.1. Khái quát về quy mô phát triển trường lớp 2.1.2.2. Khái quát về chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn 2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường Tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 2.2.1. Số lượng và cơ cấu giáo viên có nghiệp vụ sư phạm vững vàng. 2.2.1.1. Số lượng 2.2.1.2 Cơ cấu giới tính 2.2.1.3. Cơ cấu tuổi, và giới tính theo độ tuổi 2.2.1.4. Cơ cấu chuyên môn 2.2.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên 2.2.2.1.Trình độ chuyên môn 2.2.2.2. Năng lực giáo viên 2.2.2.3. Phẩm chất giáo viên
  • 11. 10 2.3. Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 2.3.1. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 2.3.2. Thực trang tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên 2.3.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ giáo viên 2.3.4. Thực trạng thực hiện các chính sách đãi ngộ đội ngũ giáo viên 2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá nghiệp vụ sư phạm đội ngũ giáo viên 2.4. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân thực trạng quản lí phát hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 2.4.1. Đánh giá chung về thực trạng 2.4.1.1. Về ưu điểm 2.4.1.2. Về hạn chế, bất cập 2.4.2. Nguyên nhân thực trạng 2.4.2.1. Nguyên nhân của ưu điểm 2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập * * * Kết luận chương 2
  • 12. 11 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 3.1. Định hướng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020 - 2025 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp Nguyên tắc là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong quá trình thực hiện. Các biện pháp này được đề xuất dựa vào các nguyên tắc chủ yếu như sau: 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế Các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, căn cứ vào kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và của nghành giáo dục, đào tạo nói riêng trên địa bàn. 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn Các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào tình hình thực tiễn và phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh của huyện Tiên Du. Giải pháp được đề xuất sẽ kịp thời khắc phục những bất cập, yếu kém đang tồn tại trong quản lí phát triển đội ngũ giáo viên hiện nay ở huyện Tiên Du. 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan Các biện pháp đề xuất khi triển khai thực hiện phải có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau. Mỗi biện pháp khi triển khai thực hiện không những không loại trừ nhau, mà ngược lại đều có ảnh hưởng tốt lẫn nhau, tăng tính hiệu quả cho cho nhau, đồng thời khi thực hiện các biện pháp thì không thể không có biện pháp đang thực hiện. 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
  • 13. 12 Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiên Du, phù hợp với nề nếp văn hoá, tập quán, lối sống của địa phương, tính đặc thù của cộng đồng dân cư và nguồn lực đầu tư cho giáo dục đào tạo nói chung và cho phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học nói riêng. 3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa Quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 huyện Tiên Du phải thực sự dựa vào những nội dung và phương pháp của các biện pháp trước đây và hiện nay đang thực hiện có hiệu quả. Biện pháp mới đề xuất không phủ định toàn bộ cái đã có, mà chỉ phủ định tính lỗi thời, sự lạc hậu và sự không phù hợp của các biện pháp trước đây và hiện nay một cách biện chứng. 3.3. Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 3.3.1. Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên ở các nhà trường về vị trí, vai trò, ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 * Mục đích của biện pháp * Nội dung của biện pháp * Cách thức thực hiện * Điều kiện thực hiện 3.3.2. Xây dựng quy hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên phù hợp với xu hướng phát triển của từng nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 * Mục đích của biện pháp * Nội dung của biện pháp
  • 14. 13 * Cách thức thực hiện * Điều kiện thực hiện 3.3.3. Thực hiện có hiệu quả công tác tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục ở các nhà trường * Mục đích của biện pháp * Nội dung của biện pháp * Cách thức thực hiện * Điều kiện thực hiện 3.3.4. Thường xuyên tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên * Mục đích của biện pháp * Nội dung của biện pháp * Cách thức thực hiện * Điều kiện thực hiện 3.3.5. Xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất lao động đặc thù của đội ngũ giáo viên * Mục đích của biện pháp * Nội dung của biện pháp * Cách thức thực hiện * Điều kiện thực hiện 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp đã đề xuất 3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 3.5.1. Quy trình khảo nghiệm 3.5.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi 3.5.3. Tính tương quan tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
  • 15. 14 * * * Kết luận chương 3
  • 16. 15 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Về lí luận 1.2. Về thực tiễn 1.3. Về biện pháp 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Du 2.2. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo huyện Tiên Du 2.3. Đối với các trường Tiểu học huyện Tiên Du 2.4. Đối với giáo viên các trường Tiểu học huyện Tiên Du
  • 17. 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng Quốc Bảo (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá giáo dục, Trường Cán bộ Quản lí Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội. [2] Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, Nhà xuất bản lí luận chính trị, Hà Nội. [3]. Đặng Quốc Bảo (2008), Học để làm người, Trường Cán bộ Quản lí Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội. [4]. Bộ Chính trị (1975), Nghị quyết của Bộ Chính trị về Cải cách giáo dục, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. [5]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2011), Điều lệ trường Tiểu học, Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT. [6]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2002), Ngành GD&ĐT thực hiện Nghị quyết TW 2- Khoá VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [7]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2009), Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học, Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT. [8]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2011), Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020, Quyết định số 6639/QĐ/BGDĐT ngày 29/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT. [9]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2011), Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Hà Nội. [10]. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lí nhà trường, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội. [11]. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam (2012), Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
  • 18. 17 [12]. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam (2011), Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ. [13]. Đảng Cộng sản Việt nam (2004), Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng. [14]. Đảng Cộng sản Việt nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ ba ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [15]. Đảng Cộng sản Việt nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [16]. Đảng Cộng sản Việt nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [17]. Đảng Cộng sản Việt nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [18]. Đảng Cộng sản Việt nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [19]. Hồ Ngọc Đại (2006), Giải pháp phát triển giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [20]. Trần Khánh Đức (2004), Quản lí và kiểm định đào tạo nguồn nhân lực theo ISO&TQM, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. [21]. Nguyễn Minh Đường (chủ biên, 2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội.
  • 19. 18 [22]. Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2022), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, Nghị Quyết số 15/NQ-HĐND ngày 12/8/2011 của HĐND tỉnh Bắc Ninh. [23]. Phan Văn Kha (2007), Giáo trình quản lí nhà nước về giáo dục, Nhà xuất bản đại học quốc gia, Hà Nội. [24]. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lí nhà trường phổ thông, Nhà xuất bản đại học quốc gia, Hà Nội. [25]. Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lí và lãnh đạo nhà trường, Nhà xuất bản đại học sư phạm, Hà Nội. [26]. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục, Nhà xuất bản đại học sư phạm, Hà Nội. [27]. Nguyễn Thế Kiệt (2005), Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [28]. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. [29]. Vũ Ngọc Hải (chủ biên) 2007, Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hoá, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [30]. Đào Thanh Hải (2005), Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội. [31]. Bùi Minh Hiền (chủ biên) 2006, Quản lí giáo dục, Nhà xuất bản đại học sư phạm, Hà Nội. [32]. Học viện quản lí giáo dục (2009), Tài liệu bồi dưỡng dành cán bộ quản lí, công chức nhà nước ngành giáo dục đào tạo, Hà Nội [33]. Nguyễn Thị Mĩ Lộc (2009), “Chính sách đối với giáo viên giỏi của các nước trên thế giới, ở Việt Nam và các khuyến nghị đối với chính sách giáo viên giỏi ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo chính sách đối với nhà
  • 20. 19 giáo và cán bộ quản lí giáo dục trong tiến trình đổi mới giáo dục, Hà Nội. [34]. Lê Phước Minh (2010), Kinh tế học giáo dục, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội [35]. Nhà xuất bản Thanh niên (2004), Hồ Chí Minh - Về giáo dục thanh niên, Hà Nội. [36]. Nhà xuất bản Lao động (2007), Nghiệp vụ công tác của Hiệu Trưởng, Hà Nội. [37]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [38]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật sửa đổi một số điều của luật giáo dục số 38/2005/QH11, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [39]. Tỉnh uỷ Bắc Ninh (2012), Báo cáo Chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV , Bắc Ninh. [40]. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2012), Dự thảo Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục Mầm non, Phổ thông, Giáo dục thường xuyên tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020-2025, Bắc Ninh. [41]. Nguyễn Như Ý (Chủ biên, 1998), Đại từ điển tiếng việt, Nhà xuất bản văn hoá thông tin, Hà Nội. [42]. Phạm Viết Vượng – (2010), Giáo dục học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.