SlideShare a Scribd company logo
1 of 102
nền giáo dục trong kỷ nguyên mới
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
SÁCH CỦA TÁC GIẢ ALICE A. BAILEY
(* là bản dịch tiếng Việt; các quyển khác còn bản tiếng Anh)
Điểm đạo trong Nhân loại và Thái dương hệ
Tham thiền Huyền môn*
Tâm thức của Hạt nguyên tử
Luận về Lửa Vũ trụ
Ánh sáng của Linh hồn*
Linh hồn và Các Thể
Từ Trí tuệ đến Trực giác*
Luận về Chánh thuật
Từ Bethlehem đến Calvary
Đường Đạo trong Kỷ nguyên Mới − Tập I
Đường Đạo trong Kỷ nguyên Mới − Tập II
Những Vấn đề Khó khăn của Nhân loại
Sự Tái lâm của Đức Chưởng giáo
Vận mệnh của các Quốc gia
Ảo cảm: Một Vấn đề Khó khăn của Thế giới
Thần giao Cách cảm và Thể Dĩ thái
Tự truyện chưa Hoàn tất*
Nền Giáo dục trong Kỷ nguyên Mới*
Sự Hiển lộ của Đại đoàn Chưởng giáo
Luận về Bảy Cung:
			 Tập I - Tâm lý học Nội môn
			 Tập II - Tâm lý học Nội môn
			 Tập III - Chiêm tinh học Nội môn
			 Tập IV - Khoa trị liệu Nội môn
			 Tập V - Các Cung và các cuộc Điểm đạo
NỀN GIÁO DỤC
TRONG KỶ NGUYÊN MỚI
Tác giả
ALICE A. BAILEY
Biên dịch
Huỳnh Văn Nhiều & Trân Châu
v
BẢN QUYỀN 1954 © CỦA LUCIS TRUST
BẢN QUYỀN TÁI TỤC 1982 © CỦA LUCIS TRUST
Bản Tiếng Anh in lần thứ mười, 1987
(Ấn bản Bìa giấy thứ 4)
Bản dịch Tiếng Việt in lần thứ nhất, 2016
Bản tiếng Anh của sách này được xuất bản với sự tài trợ từ
Quỹ Xuất bản Sách của Chân sư Tây Tạng, là ngân quỹ được
lập ra để tiếp tục các giáo huấn của Chân sư Tây Tạng và Bà
Alice A. Bailey.
Ngân quỹ này được điều hành bởi Lucis Trust, một công ty
thuộc về giáo dục, tôn giáo, được miễn thuế.
Công ty Xuất bản Lucis là một tổ chức phi lợi nhuận do
Lucis Trust sở hữu. Bản tiếng Việt do người dịch đài thọ và
cũng được xuất bản trong tinh thần phi lợi nhuận. Không phải
trả tác quyền cho sách này.
Sách này cũng có ấn bản bìa vải, tiếng Anh.
Sách đã được dịch sang tiếng Đan Mạch, Hà Lan, Pháp,
Đức, Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và tiếng Việt. Đang
tiến hành dịch sang các ngôn ngữ khác.
LỜI NÓI ĐẦU
Xu Thế Giáo Dục Trong Cuộc Khủng Hoảng
Trên Thế Giới
Quyển sách triết lý giáo dục này ra đời trong thời kỳ
khủng hoảng. Lý do là vì hầu như những tư tưởng then chốt
trong phạm vi lý thuyết giáo dục ngày nay đều quan tâm sâu
sắc đến cả việc bảo tồn và làm cho các giá trị của con người
thêm phong phú. Có thể nào chúng ta duy trì chủ nghĩa cá
nhân theo lề lối dân chủ của mình hay không trước các mãnh
lực chuẩn hoá của nền văn minh cơ khí Tây phương, mà các
mãnh lực này cũng có thể bao trùm thế giới Đông phương?
Có thể nào chúng ta hóa giải những lề lối chuyên chế, tôn
thờ, xu phụng vật chất của một nền văn hóa đang ngày càng
hướng về công nghiệp?
Tháng Năm vừa qua (1953) tôi có tham dự hai ngày hội
thảo ở Chicago, được sự bảo trợ của Trung tâm Nghiên cứu
Giáo dục Phổ thông cho Người Trưởng thành, một bộ phận
của Quỹ Tài trợ Ford. Trung tâm này được lập ra để nói lên
mối quan tâm hiện nay ngày càng nhiều về nền tảng tinh
thần của nền văn minh chúng ta. Trong phần báo cáo về vấn
đề Giáo dục trong Xã hội Dân chủ mà nhóm chúng tôi đã góp
phần nghiên cứu, chúng tôi được biết như sau:
“Giáo dục phải đáp ứng được các nhu cầu của tinh thần
con người. Giáo dục phải giúp mọi người phát triển một triết
lý sống và ý thức giá trị thỏa đáng cho mỗi cá nhân. Phải giúp
họ trau dồi các sở thích văn chương, âm nhạc và mỹ thuật.
Đồng thời phải giúp họ tăng cường khả năng phân tích các
vấn đề khó khăn và đi đến những kết luận thấu đáo.”
v
vi LỜI NÓI ĐẦU viiLỜI NÓI ĐẦU
Báo cáo này yêu cầu xem xét lại phần lý thuyết và thực
hành giáo dục của chúng ta. Một cuộc khảo sát các phát triển
hiện nay cho thấy rằng rốt cuộc các nhà giáo dục chuyên
nghiệp đang làm sáng tỏ một triết lý chung. Họ cũng đang
hữu ý cố gắng vạch ra một lý thuyết giáo dục đầy đủ cho thế
giới mới đang xuất lộ. Triết lý đó phải đáp ứng được ba nhu
cầu cơ bản: (1) lý thuyết tâm lý về con người cần được “giáo
hoá”; (2) lý thuyết xã hội về loại xã hội mà người ta đang cố
gắng tạo dựng hay bảo tồn để làm điểm tựa thích hợp cho các
lý tưởng văn hoá được phổ biến rộng rãi; và (3) thế giới quan
hay vũ trụ quan, lý thuyết về vị trí của con người trong vũ
trụ mà trong đó con người vừa là khán giả vừa là diễn viên.
Vấn đề của chúng ta là làm thế nào đạt được sự tổng hợp
tất cả những gì mà Chủ nghĩa Mác và Triết học Tân Kinh
viện đưa ra cho những người theo họ. Thế nhưng, đạt sự tổng
hợp này bằng phương pháp hợp tác có tự do lựa chọn mà
Dewey đã ủng hộ. Trong phạm vi rộng rãi nhất, thế giới quan
này sẽ có thể giúp tạo dựng một nền văn minh hành tinh
bằng cách dung hợp bất cứ những chân lý nào vượt thời gian
và vượt không gian, nói về con người và vũ trụ mà chúng ta
có thể chắt lọc từ các nền văn hoá khu vực vào những thời kỳ
và tại các địa phương của họ. Bấy giờ, những nguyên tắc phổ
quát đó sẽ là các tiêu chí cho Nền Giáo dục trong Kỷ nguyên
Mới, theo cách gọi của Chân sư Tây Tạng.
Thế giới ngày nay đang chịu chi phối bởi quan điểm
địa phương về văn hoá. Quan điểm này dựa trên tính nhị
nguyên trong thái độ khách quan, hướng ngoại của thế giới
Tây phương, và tính chủ quan hay hướng nội của các xã hội
Á Đông. Khi đến mức cực đoan, mỗi nền văn minh đều bị
mất cân bằng trong hướng đi của chính mình. Trong cuộc
sống hài hoà, con người cần phải kết hợp cả hai lý tưởng nói
trên để đạt được sự toàn vẹn cho chính mình và cho thế giới
của mình. Theo tôi, dường như đây là một chủ đề quan trọng
trong công việc hiện nay.
Trong tương lai, phương thuốc chữa trị các bất đồng gay
gắt trong xã hội và những phân hoá tâm lý vốn đã cản trở và
ngăn chặn các nỗ lực hiện tại nhằm khắc phục những sự chia
rẽ trong nhân loại, là việc phục hồi sự thống nhất các nguyên
tắc mà dựa vào đó người ta có thể cố gắng dung hợp các giá
trị và thành tựu của nhân loại. Hàm ý về mặt giáo dục của
sự phát triển này thực rõ ràng. Như Chân sư Tây Tạng đã
nêu, ở các tầm mức nội tâm chúng ta phải tạo điều kiện cho
sự tái tổng hợp phàm tính của con người. Cũng phải làm thế
nào để khắc phục cái ý thức nhị nguyên mà vốn đã tạo ra sự
tách biệt trong lĩnh vực văn hoá. Sự tách biệt văn hoá này là
do “việc phủ nhận cái ngã” trong nền văn minh ôn hoà của
phương Đông vốn là khái niệm chi phối nền văn hoá của họ,
và cũng do “chủ nghĩa cá nhân” ưa gây hấn của Tây phương
vốn là lý tưởng của người phương Tây. Vì thế, chúng ta cần
có sự tổng hợp chính trị của một Liên bang Thế giới, trong đó
hai bán cầu Đông và Tây hoạt động như các thùy phải và trái
của não bộ con người, với trụ sở chính của cơ quan Đầu não
Thế giới đóng vai trò điểm giao thoa của các dây thần kinh
hành tinh. Đồng thời cũng cần có lối sống hành tinh, tiêu
chuẩn đạo đức hành tinh, và lối cảm nhận hành tinh là động
lực mạnh mẽ và cần thiết để làm tròn các nhiệm vụ trọng đại
trong thời gian tới.
Nay là thời gian để tái tổng hợp cái chủ quan và khách
quan, các nền văn minh hướng nội và hướng ngoại, và để đạt
được khúc hoà âm vĩ đại của các nền văn hoá. Nhật Bản vốn
không có ý định xâm lăng cho đến khi nước này học được thủ
đoạn đó của phương Tây. Trước khi Nhật bị buộc phải mở
vi
vii
viii LỜI NÓI ĐẦU ixLỜI NÓI ĐẦU
cửa, nghệ thuật và triết học của họ vốn hài hoà với truyền
thống Á Đông. Khi tiếp nhận kỹ thuật Tây phương, Nhật bèn
ném bỏ nền văn hoá cổ xưa của mình. Những gì đã xảy ra
tại Nhật cũng có thể xảy ra tại tất cả các quốc gia khác ở Á
Đông. Thế nhưng, trong khi Nhật là một nước tương đối nhỏ
thì Trung Quốc, Ấn Độ và các nước láng giềng đều là những
nước rộng lớn và rất đông dân. Cầu Trời cho họ đừng tái diễn
lịch sử của Nhật. Hoạt động của chúng ta trong việc tái tổng
hợp thế giới, qua cố gắng thấu hiểu và thông cảm, phải bao
gồm việc kêu gọi các nước Á Đông hãy bảo tồn và phát triển
những giá trị cơ bản của các nền văn hoá trong khu vực.
Trong khi phương Tây đang tìm kiếm các nguyên tắc để dựa
vào đó có thể xây dựng cuộc sống bình ổn và thành công, thì
phương Đông có thể đóng vai trò đối trọng cho tính xu phụng
vật chất ưa gây hấn của phương Tây.
Nếu sự tổng hợp mới này nhằm phục hồi sự hợp nhất văn
hoá và tinh thần trong nhân loại, thì thế giới Tây phương
phải tỏ ra khiêm tốn khi hướng về Á Đông. Do bản tính cố
hữu, thế giới Đông phương sẽ không phát triển năng lượng
vật chất để đến với Tây phương. Người Tây phương đã đi
về phương Đông để tìm thị trường, tìm nơi tiêu thụ các sản
phẩm công nghiệp cơ khí của chúng ta, và chúng ta phải trở
về thế giới của chính mình, được các năng lượng nội tại của
phương Đông thấm nhuần và ý thức điều đó. Sự thâm nhập
thương mại mạnh mẽ của chúng ta vào các vùng lãnh thổ và
các dân tộc Đông phương rốt cuộc đã mang văn học, triết học
và nghệ thuật của Đông phương về Tây phương như là phần
lợi nhuận ngoài dự kiến. Nếu muốn, chúng ta có thể sử dụng
di sản rộng lớn của nền văn hoá Đông phương hiện có ngay
cả trong các thư viện của những vùng lân cận.
Hy vọng chính yếu để có thể sống còn trong thế giới bị
phân cực sâu sắc này là ở nỗ lực phi thường nhằm tổng hợp
hai nền văn minh khi còn có thời gian. Nếu phương Đông
chối từ việc cho phương Tây cơ hội đó, và quyết định gặp gỡ
chúng ta chỉ trên cơ sở, lập trường của chúng ta thôi, thì bấy
giờ điều này có thể là điểm cáo chung cho câu chuyện của cả
Đông và Tây.
Trong thời đại công nghiệp theo chủ thuyết bành trướng
hiện nay, ngày càng có nhiều bằng chứng về năng lực thâm
nhập của tư tưởng Á Đông vào các lĩnh vực khoa học, triết
học và nghệ thuật của phương Tây. Y học tâm thần, khoa
siêu tâm lý học, tâm lý học phân tích của Jung chỉ là một
vài dấu hiệu của các cuộc nghiên cứu đương đại, hướng vào
nội tâm. Sự tái nhập của yếu tố tinh thần vào cuộc sống và
nền giáo dục, là điều có nhiều ý nghĩa hơn là sự tái hiện một
hình thức nào đó của hệ tư tưởng Thiên Chúa giáo trong
thời gian đầu.
Trong nền giáo dục này cho Thời đại Mới, loại triết học
kết hợp Đông-Tây được Chân sư Tây Tạng đưa ra sẽ có môi
trường thích hợp. Ở đây chúng ta có các yếu tố của một lý
thuyết đầy đủ, như sau:
(a) Hoạch định Chủ quan; lý thuyết về sự tự phát triển
một cách sáng tạo của mỗi cá nhân;
(b) Hoạch định Khách quan; lý thuyết về một xã hội tốt
đẹp cho mọi người sinh sống.
Hàm nghĩa tâm lý và xã hội của nền giáo dục cho Thời
đại Mới cần được diễn đạt thật rõ ràng. Bước kế tiếp là thử
nghiệm mức hữu hiệu của các nguyên tắc trong ứng dụng cụ
thể. Việc thử nghiệm phải được thực hiện theo các kỹ thuật
vận hành có liên quan đến khoa tâm lý của người Hindu
hơn là các phương pháp thực chứng của phương Tây. Nếu
viii
x LỜI NÓI ĐẦU xiLỜI NÓI ĐẦU
chương trình này chưa được kiểm nghiệm hợp lý thì việc vội
vàng suy đoán trước vấn đề sẽ chỉ phí thời gian. Tuy nhiên,
không nhất thiết phải xem các khảo hướng của phương Đông
cổ xưa và của phương Tây hiện nay là hai sự chọn lựa có
tính loại trừ lẫn nhau. Trong một số trường hợp, các khảo
hướng này chỉ là hai “ngôn ngữ” được dùng để phát biểu các
chân lý chung về bản tính của con người. Vì thế, chúng ta
không cần phải xem đây là những vấn đề trái ngược nhau.
Sự chuyển dịch giữa các ngôn ngữ có thể làm giảm đi tính
xa lạ của thuật ngữ. Ví dụ như quan điểm của Chân sư Tây
Tạng cho rằng “tham thiền là tư duy về các sự vật một cách
thông suốt” lại chính là học thuyết của Dewey. Khi các yếu
tố không quen này giảm bớt, thì người ta sẽ dễ dàng thông
cảm nhau hơn.
Đề án nghiên cứu được phác họa hết sức vắn tắt trên đây,
không phải là ảo tưởng mơ hồ về mặt triết học mà là một nhu
cầu cấp bách, ngay trước mắt. Nó được nêu rõ trong một tài
liệu do Ban Hoạt động Văn hoá của UNESCO soạn thảo. Tài
liệu này đưa ra chủ đề để thảo luận trong các phạm vi: “Khái
niệm về Con người và Triết lý Giáo dục ở Đông phương và
Tây phương.” Trong tài liệu vừa kể, đề án nói trên được phát
biểu như sau:
“Unesco không thể giữ thái độ thờ ơ đối với vấn đề này
(của Đông và Tây). Unesco buộc phải đối diện trực tiếp với nó
ngay trong tình hình thế giới hiện tại. Tình hình này sở dĩ có
là do tiến trình thống nhất ngày càng nhanh chóng, sự thu
ngắn các khoảng cách, tầm quan trọng ngày càng tăng của
ngành công nghệ, trong khi đó tất cả các dân tộc dần dần đạt
được độc lập chính trị và trách nhiệm trên trường quốc tế.
Trên hết mọi sự là mối bận tâm và tình trạng phức tạp đang
ngự trị trong hai nền văn minh lớn của thời trước: chuẩn bị
sản sinh nền văn minh duy nhất cho ngày mai, nhưng lại e
ngại trước mối đe doạ của một cuộc khủng hoảng trên thế
giới vượt ngoài khả năng kiểm soát của mình.”
Trong một bài báo tựa đề Mục tiêu của chúng ta là Hợp
nhất, đăng trong tạp chí Thế giới Tự do, tháng Mười năm
1944, Tiến sĩ Albert Enstein đã tỏ ý tiếc khi nói về “thái độ xu
phụng vật chất đáng chê trách đối với cuộc sống, đưa đến sự
lan tràn của tính ích kỷ không kiềm chế.” Thế nhưng, có thể
nào sửa đổi tính xu phụng vật chất và thái độ ích kỷ trong
nền văn hoá của chúng ta? Có phải là bằng những phép đo
lường trong nhiều lĩnh vực không-thời gian của thuyết tương
đối hay không? Đây hẳn là lối an ủi tẻ nhạt của người có nhiệt
tình, và Einstein không muốn nói như thế. Thực ra, Einstein
không hề đưa ra giải pháp nào rõ ràng. Sự thực rất đơn giản:
đối trọng duy nhất của “tính xu phụng vật chất” là “cố gắng
thực hiện các lý tưởng cao đẹp và giá trị tinh thần.” Điều này
phải phát xuất từ tâm điểm của khoa học, như một sự phát
triển trên đường tiến hoá. Khi nắm được các dữ liệu khoa
học, các nhà nghiên cứu phải sử dụng kiến thức hiện nay
của chúng ta về Thiên nhiên mà tổng hợp thành các nguyên
lý tích hợp để thiết lập khoa vũ trụ học theo Pythagoras-
Plato-Bruno – một hình ảnh thế giới tương tự như thuyết
phiếm thần của tư tưởng Á Đông, trong đó con người có thể
tôn trọng Thiên nhiên vì Thiên nhiên đáng được tôn kính
và trân trọng. Loại khoa học nhân văn chỉ xem con người là
trung tâm thì mất thăng bằng. Thế nên, cần một triết lý về
thế giới, trong đó vũ trụ vô hạn và vĩnh cữu là điểm tựa kia
cho đường trục mà công cuộc tổng hợp mới có thể xoay quanh
đó và tăng trưởng.
Có một phương thuốc để chữa trị “căn bệnh của con người
hiện nay” và nhiều thành phần của phương thuốc được ghi
x
ix
xii LỜI NÓI ĐẦU xiiiLỜI NÓI ĐẦU
trong quyển sách này, nói về nền giáo dục tương lai. Thực
hiện các nguyên lý kể trên là phần việc của chính nhân loại.
Quả thực, lý thuyết của nền giáo dục này không vượt ngoài
nhu cầu và nhận thức của các nhà giáo dục thời nay. Vì sự
kiện thực tế là ở một số nơi đã thực hiện được những bước
tiến hành các cuộc thí nghiệm trong ngành giáo dục, nhằm
phát biểu nhu cầu tổng hợp. Một điển hình của công cuộc
phát triển này là đề án “tự khảo cứu” được Quỹ Tài trợ Ford
cấp ngân khoản. Từ đó có đề nghị lập ra Khoa Nghiên cứu
Hội nhập tại Đại học Pittsburgh. Bài phát biểu trình bày
cuộc thí nghiệm này có một phần ghi lại như sau:
“Một khoa mới được đề nghị thành lập tại Đại học Pitts-
burgh, ngoài ba phân ngành hiện nay là Khoa học Nhân văn,
Khoa học Xã hội và Khoa học Tự nhiên. Khác với các khoa
đang có bên trong các phân ngành hiện hữu, khoa mới này
được gọi là Khoa Nghiên cứu Hợp nhất. Khoa này nhằm tìm
ra những mối tương quan giữa các bộ môn với những chủ đề
khác nhau đã có sẵn trong học trình đề nghị của Nhà trường.
Mục tiêu chính là bồi dưỡng thói quen tổng hợp trong tư duy,
và tìm ra hay tạo ra nguồn minh triết cho cuộc tiến hoá của
con người và cho cố gắng tự phát triển của mỗi cá nhân.
“Chính những lý giải và hiểu biết kết hợp này không đủ
tư cách là một khoa học mà chỉ là sự thấu hiểu tóm lược về
những khái niệm và nguyên lý đã có. Thế nên khoa này sẽ
không cấp học vị trong chính lĩnh vực hay ‘ngành’ của nó.
Khoa nghiên cứu Hợp nhất chủ yếu phục vụ cho các sinh
viên và nhân viên giảng huấn. Nó giúp họ tiến hành các
hoạt động chính (nhưng không quan trọng hơn) của họ trong
những lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành.
“Mãi cho đến nay, các cơ sở đào tạo đại học của chúng ta ít
có nhu cầu bổ sung nói trên. Thế nhưng, với sự gia tăng khối
lượng các kiến thức chuyên ngành – đến mức chúng ta đang
bị chìm ngập trong hàng núi thông tin và dữ liệu – nên nay
đã đến lúc chúng ta cần nghiêm túc xét xem tất cả các kiến
thức này có ý nghĩa gì. Nếu Nhà trường không thể tổng hợp
các hàm ý bao quát của nền học vấn hiện đại, tức là đã từ bỏ
vai trò lịch sử của mình trong việc cung cấp các nguyên lý
phổ quát cho những người thấu hiểu được và đang tìm kiếm
các lợi ích của cuộc sống tốt đẹp. Nhu cầu cấp thiết này cần
được phát biểu và nhận thức rõ ràng, nếu chúng ta muốn
đưa ra giải pháp thấu đáo cho vấn đề.
“Mục đích rộng lớn của Sự thăng tiến trong Học vấn (theo
cách nói của Bacon) là nhằm soi sáng bốn vấn đề cơ bản của
đời người:
Bản chất của con người?(1)	
Bản thể của thế giới vật chất (vũ trụ) mà trong đó con(2)	
người đang sinh sống?
Bằng các quá trình tiến hóa nào mà loài người vượt lên(3)	
từ trong hệ thống phức tạp của thiên nhiên, để trở thành
những cá nhân tự thức và sáng tạo như hiện nay?
Theo một số hiểu biết về vũ trụ và bản chất của con(4)	
người, thì loại xã hội nào là thích hợp nhất cho con
người ngày càng tiến hóa hơn?
“Khi tìm kiếm đáp án cho các câu hỏi kể trên và cung cấp
cho sinh viên sức kích thích cũng như các dữ liệu cần thiết
để các em tự tìm ra lời giải cho chính mình, các giảng viên
trong Khoa Nghiên cứu Tổng hợp sẽ không tỏ ra là chuyên
gia thành thạo về dung hợp. Cùng với các sinh viên có quan
tâm, các thành viên của Khoa vẫn sẽ là những người đang
xi
xii
xiv LỜI NÓI ĐẦU
xv
tìm kiếm sự tổng hợp. Để minh họa loại giáo trình dự định,
có thể áp dụng các đề nghị sau đây:
Khoa Xã hội học về Tri thức.1.	
Mối Tương quan giữa Tôn giáo, Triết học, Khoa học2.	
và Nghệ thuật.
Lý thuyết Tin học, Điều khiển học và Ngữ nghĩa học.3.	
Lịch sử và Triết lý của Khoa học.4.	
Lịch sử và các Tiên đề của Thuyết Chính quyền Dân5.	
chủ (Hệ tư tưởng).
Đóng góp của Sinh học, Xã hội học và Tâm thần học6.	
cho Phúc lợi và Tiến bộ của Nhân loại.
Sự Hợp nhất Tri thức.7.	
Sự Tiến triển của các Hệ thống Giá trị từ Nền Văn8.	
hóa Nguyên thủy đến Nền Văn minh Công nghiệp
Hiện đại.
“Điều kiện tiên quyết cho tất cả các giáo trình nói trên là
chúng sẽ liên hệ ít nhất ba ngành gọi là ngành nghiên cứu.
Nhờ đó, khuyến khích các sinh viên và khoa cố gắng tìm
kiếm tầm nhìn mới mẻ – ‘thường xuyên thấy cuộc sống như
một toàn thể.’ ”
Các nguyên lý hạt giống của Chân sư Tây Tạng sẽ có được
môi trường thích hợp trong những trường thực nghiệm này.
						 OLIVER L. REISER
Khoa Triết học
Đại học Pittsburgh
Pittsburgh, Pennsylvania
Hoa Kỳ
TRÍCH PHÁT BIỂU CỦA CHÂN SƯ TÂY TẠNG
Tháng Tám 1934
Nói rằng tôi là một đệ tử người Tây Tạng đến trình độ
nào đó thì cũng đúng. Tuy nhiên, nói như thế thì các bạn
cũng chẳng hiểu được bao nhiêu, bởi vì tất cả đều là đệ tử,
từ người tìm đạo khiêm tốn nhất trở lên, cho đến chính Đức
Christ và các Đấng cao cả hơn Ngài. Tôi có thể xác như mọi
người, và sống trên vùng biên giới Tây Tạng. Nói theo quan
điểm ngoại môn thì thỉnh thoảng tôi có dìu dắt một nhóm
nhiều vị lạt-ma Tây Tạng khi các bổn phận khác của tôi
rảnh rang. Chính vì thế mà người ta cho rằng tôi là vị trụ trì
của tu viện Lạt-ma giáo ấy. Tất cả các đệ tử chân chính đều
kết hợp trong công tác của Đại đoàn Chưởng giáo. Những
người kết hợp với tôi trong công tác này đều biết tôi theo một
danh xưng và chức vụ khác. A.A.B. biết tôi là ai và biết hai
danh xưng của tôi.
Tôi là huynh trưởng của các bạn, là người đã đi hơi xa
trên Đường Đạo hơn người môn sinh trung bình và do đó
phải gánh vác trách nhiệm nhiều hơn. Tôi là kẻ đã chiến đấu
và phấn đấu để vươn lên một mức độ giác ngộ cao hơn tầm
mức của người tìm đạo đang đọc tác phẩm này. Do đó, tôi
phải làm người truyền đạt ánh sáng, với bất cứ giá nào. Tôi
không phải là người luống tuổi như số tuổi người ta cho là
phải có trong các huấn sư, tuy nhiên tôi không non nớt hay
thiếu kinh nghiệm. Công tác của tôi là giảng dạy và truyền
bá những hiểu biết về Minh triết Ngàn đời ở bất cứ nơi nào
có sự đáp ứng, và tôi làm việc này trong nhiều năm qua. Khi
nào có dịp, tôi cũng tìm cách giúp Chân sư M. và Chân sư
K.H., vì từ lâu tôi đã thân cận với các Ngài và liên kết với
xiii
xvi xvii
công việc của các Ngài. Nói tất cả những điều trên đây là tôi
đã nói nhiều với các bạn rồi. Dù vậy tôi không có ý gì khiến
bạn phải tuân theo tôi một cách mù quáng và có sự tôn sùng
dại dột mà kẻ tìm đạo nhiều xúc cảm bày tỏ với vị Đạo sư và
Chân sư mà y chưa có thể tiếp xúc được. Ngày nào y chưa
biến đổi được sự tôn sùng bằng tình cảm, thành việc phụng
sự vô kỷ cho nhân loại – chứ không phải cho Chân sư – thì
ngày đó, y chưa có được sự giao tiếp tốt đẹp nói trên.
Các sách tôi đã viết và đưa ra nhưng không đòi hỏi phải
được mọi người chấp nhận. Bởi vì chúng có thể đúng hay
không đúng, thực hay không thực và hữu ích hay vô ích. Tôi
để cho các bạn xác nhận chân lý của chúng bằng cách thực
hành đúng đắn và bằng cách sử dụng trực giác. Cả tôi và
A.A.B. đều không hề quan tâm xem chúng là tác phẩm được
truyền cảm hứng, hoặc lời ai đó cho rằng đây là tác phẩm
của một vị Chân sư. Nếu các sách này trình bày chân lý đúng
trình tự, kế tiếp theo những chân lý đã được đưa ra trong
việc giáo huấn thế gian; nếu những điều trong đó có thể nâng
cao đạo tâm và ý-chí-phụng-sự từ cõi tình cảm đến cõi trí
(nơi chúng ta có thể tìm thấy các Chân sư) thì loạt sách này
đã đạt được mục đích. Nếu giáo huấn trao truyền có thể tạo
được sự đáp ứng nơi trí tuệ đã khai ngộ của người phụng sự
ở thế gian và giúp cho trực giác y bừng sáng, thì bấy giờ mới
nên chấp nhận giáo huấn đó. Bằng không thì đừng nên. Nếu
các phát biểu này vẫn đúng khi được chứng minh đến mức
rốt ráo, hay tỏ ra là đúng qua trắc nghiệm bằng Luật Tương
ứng, thì bấy giờ chúng mới quả là tốt đẹp. Nếu không được
như thế, người môn sinh đừng nên chấp nhận những điều
đã nói.
MỤC LỤC
Chương I
Mục Tiêu Của Nền Giáo Dục Mới
		 Nhận xét Dẫn nhập.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
		 Giải đáp Một số Câu hỏi. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
		 Lý thuyết, Phương pháp và Mục tiêu.. . . . . . . . . . . . . . . . . 16
		 Phối hợp và Tích hợp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
Chương Ii
Sự Khai Mở Văn Hóa Của Nhân Loại
		 Văn minh và Văn hóa.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
		 Tiến trình Khai mở.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58
		 Tính chất của Huyền bí học.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66
Chương Iii
Bước Kế Tiếp Trong Công Cuộc Phát Triển
	 Trí Tuệ Của Nhân Loại
		 Thời kỳ Chuyển tiếp Hiện nay.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
		 Thời đại Bảo bình. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 110
Chương Iv
Sự Trau Dồi Cá Nhân
		 Tư cách Công dân.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 116
		 Tình hình Thế giới và các Hệ Tư tưởng.. . . . . . . . . . . . . . 126
		 Lý do của Tình trạng Bất ổn
			 trên Thế giới Hiện nay.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 136
		 Vai trò của Cha Mẹ.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 147
		 Xu thế Cho thấy các Phát triển trong Tương lai.. . . . . . 157
		 Sự Chế ngự Phàm nhân.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 164
Chương V
Khoa Học Về Antahkarana.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 167
Tóm Lược.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 176
xiv
xv
1
CHƯƠNG I
Mục tiêu của Nền Giáo dục Mới
NHẬN XÉT DẪN NHẬP
CÓ THỂ XEM những điều trình bày trong sách này liên
quan đến ba khía cạnh khác nhau của chủ đề chung về
các phương pháp và ý tưởng giáo dục mới trong thời gian tới.
Mục tiêu là làm sáng tỏ vấn đề khai mở văn hóa cho nhân
loại và xem xét bước kế tiếp cần thực hiện trong công cuộc
phát triển trí tuệ nhân loại. Giáo huấn nếu đúng thực phải
phù hợp với quá khứ, và cần phải tạo cơ hội cho nỗ lực trong
hiện tại, cũng như đưa ra mức khai sáng cao hơn cho những
người đã hoặc đang thành công trong cố gắng đạt được những
mục tiêu đã định. Cần phải vạch rõ tương lai tinh thần của
con người. Đó chính là điều cần thiết hiện nay.
Từ ngữ “tinh thần” không chỉ về những vấn đề gọi là tôn
giáo. Tất cả các hoạt động giúp con người tiến đến một dạng
phát triển nào đó – thuộc thể chất, tình cảm, trí tuệ, trực giác,
xã hội – nếu điều đó tiến bộ hơn tình trạng hiện thời của họ,
thì chính yếu là có bản chất tinh thần. Nó cho thấy sức sống
động của thực thể thiêng liêng nội tại. Tinh thần của con người
vốn bất tử. Nó vĩnh viễn thường tồn, tiến tới từ trình độ này
đến trình độ khác và từ giai đoạn này đến giai đoạn khác trên
Đường Tiến hóa. Nó khai mở các thuộc tính và những trạng
thái thiêng liêng một cách liên tục và đúng theo trình tự.
Chủ đề chung của sách này gồm ba điểm:
Kỹ thuật Giáo dục trong Tương lai1.	 .
1
2
2 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 3MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI
Khoa học về Antahkana2.	 . Mục này bàn về phương
thức nối liền khoảng cách đang có trong tâm thức con
người. Đó là khoảng cách giữa thế giới kinh nghiệm
đời thường của nhân loại (ba cảnh giới hoạt động thể
chất-tình cảm-trí tuệ) và các cấp cao hơn của giai
đoạn gọi là phát triển tinh thần – tức là thế giới gồm
các ý tưởng, nhận thức trực giác, sự thấu suốt và
thông hiểu tinh thần.
Phương pháp Kiến tạo Cầu Antahkana.3.	 Phương pháp
này giúp khắc phục các giới hạn – về mặt thể chất và
tâm lý – vốn hạn chế sự biểu lộ thiên tính nội tại của
con người. Ở đây chúng ta chỉ có thể đưa ra phần cơ
bản cho điểm thứ ba vừa kể. Bởi vì vấn đề này bao
gồm các phương pháp tham thiền cao cấp cần phải
được tiếp cận dần dần. Tôi đã bàn về tham thiền trong
những quyển sách khác của tôi.
Ở đây có thể hỏi vì sao cần phải dành thời gian để bàn về
những gì vẫn còn trong tương lai. Tôi xin trả lời bằng cách lưu
ý rằng “Người nào suy nghĩ điều gì thì sẽ trở thành điều đó.”
Đây là sự thực hiển nhiên và thông thường trong Huyền bí
học. Vì thế, điều gì đúng cho cá nhân thì cũng đúng cho tập
thể, và chính lề lối suy tư của một tập thể rốt cuộc sẽ khiến
họ phản ứng theo cách đó. Khi các sóng tư tưởng tập thể thâm
nhập vào môi trường trí tuệ của nhân loại, thì con người nhận
được ấn tượng, và những lối sống mới và phát triển mới trở
nên ngày càng dễ dàng hơn. Ở đây tôi chỉ tìm cách đưa ra cho
bạn một vài ý niệm tổng quát ngắn gọn, để nêu lên khuynh
hướng tư tưởng của tôi và mục đích mà tôi nhắm đến. Để thực
hiện điều này, có lẽ cách dễ dàng nhất cho tôi là đưa ra một
vài điều gợi ý đáng quan tâm, có thể soi sáng vấn đề.
I. Cho đến nay giáo dục đã tập trung vào việc tổng hợp
lịch sử quá khứ, và thành tựu quá khứ trong tất cả các lĩnh
vực tư tưởng của nhân loại, và chú ý vào những kiến thức
mà nhân loại đã đạt được. Giáo dục làm việc với những hình
thức khoa học đã phát triển trong thời gian trước. Đây chính
yếu là cái nhìn thụt lùi chứ không hướng tới trước. Xin bạn
lưu ý cho rằng ở đây tôi chỉ nói chung, và có nhiều ngoại lệ
nhỏ đáng lưu ý cho thái độ này.
II. Giáo dục đã quan tâm chính yếu đến việc tổ chức hạ
trí. Và năng lực của đứa trẻ được đánh giá phần lớn bởi phản
ứng của nó đối với lượng thông tin tích lũy (trong giáo dục),
các dữ liệu đối chiếu và thu thập, được đưa ra, tiêu hóa và sắp
xếp theo trình tự. Nhờ đó, em được trang bị để cạnh tranh với
lượng thông tin mà những người khác đang sở hữu.
III. Cho đến nay, giáo dục hầu như là việc rèn trí nhớ, dù
rằng giờ đây người ta bắt đầu công nhận rằng thái độ này cần
chấm dứt. Đứa trẻ phải hấp thụ các sự kiện mà nhân loại tin là
đúng thực, đã được trắc nghiệm trong quá khứ và tỏ ra là đầy
đủ. Thế nhưng mỗi thời đại có một tiêu chuẩn khác nhau về
mức độ đầy đủ. Thời đại Song ngư chú ý đến các chi tiết nỗ lực
nhằm đạt một lý tưởng nào đó mà người ta cảm nhận được. Vì
thế, đã có một giai đoạn lịch sử với phương pháp mà các bộ lạc
sử dụng để trở thành những quốc gia bằng cách xâm lấn, chiến
tranh và chinh phục. Đó là một sự thành tựu của nhân loại.
Môn địa lý vốn dựa vào phản ứng tương tự đối với ý tưởng
bành trướng. Thông qua đó trẻ con học biết cách mà người ta
đã chinh phục các lãnh thổ và chiếm giữ đất đai, vì nhu cầu
kinh tế và những nhu cầu khác. Điều này cũng được xem là,
và đúng là, một sự thành tựu của nhân loại. Các ngành khác
nhau của khoa học cũng đã góp phần vào việc chinh phục các
vùng lãnh thổ, và điều này cũng lại được gọi là thành tựu
3
4 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 5MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI
của nhân loại. Sự chinh phục của khoa học, sự chinh phục
các quốc gia, sự chinh phục các vùng lãnh thổ, tất cả đều
là dấu hiệu cho thấy phương pháp của thời đại Song ngư.
Phương pháp này có đặc trưng là nỗ lực thực hiện lý tưởng,
tinh thần chiến đấu, và tính chia rẽ trong mọi lĩnh vực – tôn
giáo, chính trị và kinh tế. Thế nhưng, thời đại của tổng hợp,
của tinh thần bao gồm và thông hiểu đang đến với chúng ta.
Và nền giáo dục mới của Thời đại Bảo bình phải từ từ thâm
nhập vào ý thức của nhân loại.
IV. Giáo dục không chỉ là việc rèn trí nhớ. Giáo dục cũng
không chỉ là giúp trẻ con hay học sinh biết về quá khứ và
những thành tựu của quá khứ. Các yếu tố này rất hữu ích, và
các em cũng cần phải học và hiểu về quá khứ, vì từ đó phát
sinh những điều mới mẻ, là tinh hoa và thành quả của quá
khứ. Giáo dục không chỉ là khảo cứu về một chủ đề để đi đến
kết luận, dẫn đến những giả thuyết, mà chính các giả thuyết
này lại dẫn đến những khảo cứu và kết luận thêm nữa. Giáo
dục không chỉ là nỗ lực thực sự giúp cho đứa trẻ hay người
trưởng thành trở nên người công dân tốt, bậc phụ huynh
thông minh và không tạo gánh nặng cho đất nước. Giáo dục
có ứng dụng rộng lớn hơn là việc tạo nên một con người có giá
trị thương mại và không trở thành món nợ thương mại. Giáo
dục còn có nhiều mục tiêu khác hơn là làm cho cuộc sống
thêm thú vị, và giúp mọi người đạt mức phát triển để tham
gia với sự quan tâm vào tất cả những gì đang xảy ra trong ba
cảnh giới hoạt động nhân loại. Giáo dục là tất cả những điều
trên, nhưng cũng cần bao gồm nhiều điều khác nữa.
V. Trong công cuộc phát triển của nhân loại, giáo dục có
ba mục tiêu chính:
Thứ nhất, như phần đông chúng ta đã hiểu, giáo dục phải
giúp mỗi người trở thành một công dân thông minh, bậc cha
mẹ khôn ngoan và cá nhân tự chủ. Giáo dục phải giúp mỗi
người làm tròn phần việc của mình trong đời, cũng như có đủ
điều kiện để sống một cách hòa bình, hữu ích và hòa hợp với
người láng giềng của mình.
Thứ hai, giáo dục phải giúp mỗi người nối liền khoảng
cách giữa các khía cạnh khác nhau trong trí tuệ. Đây là điểm
chính yếu cần được chú trọng trong giáo huấn mà tôi dự định
đưa ra cho các bạn.
Theo triết học nội môn mà chúng ta đang học hỏi, các bạn
đều biết rõ rằng trên cõi trí có ba phương diện của trí tuệ, hay
củasinhvậttrítuệmàchúngtagọilàconngười.Baphươngdiện
này là phần quan trọng nhất trong bản tính của con người:
Hạ trí cụ thể, hay nguyên khí suy luận. Đây chính là1.	
phương diện của con người mà các tiến trình giáo dục
của chúng ta nhằm phát triển.
Con của Trí tuệ mà chúng ta gọi là Chân nhân hay2.	
Linh hồn. Đây là nguyên khí thông tuệ có nhiều tên gọi
trong các tài liệu nội môn, như Thần Thái dương, Tổ
phụ Thái dương, nguyên khí Christ, v.v. Phương diện
này đã được các tôn giáo trong quá khứ phát triển.
Thượng trí trừu tượng, có khả năng vận dụng các ý3.	
tưởng, và truyền ánh sáng khai ngộ đến cho hạ trí,
khi hạ trí chỉnh hợp với linh hồn. Thế giới các ý tưởng
này đã được ngành triết học nghiên cứu.
Chúng ta có thể gọi ba phương diện này là:
Thể trí thu nhận, là cái trí mà các nhà tâm lý học
đang nghiên cứu.
Trí tuệ cá nhân hóa, tức là Con của Trí tuệ.
Trí tuệ khai ngộ, tức là thượng trí.
Thứ ba, cần nối kết khoảng cách giữa hạ trí và linh hồn.
4
5
6 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 7MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI
Điều cũng lạ là nhân loại vẫn luôn nhận thức được điều này
nên đã nói đến việc “đạt được sự hợp nhất” hay “tạo sự nhất
quán” hoặc “đạt được sự chỉnh hợp.” Tất cả đều là những cố
gắng nhằm phát biểu chân lý nói trên mà người ta đã nhận
thức qua trực giác.
VI. Trong thời đại mới, giáo dục cũng cần phải quan tâm
đến việc nối liền khoảng cách này giữa ba phương diện của
trí tuệ: nối liền khoảng cách giữa linh hồn và hạ trí, để tạo sự
nhất quán giữa linh hồn và phàm nhân; và nối liền khoảng
cách giữa hạ trí, linh hồn và thượng trí. Giờ đây nhân loại đã
sẵn sàng thực hiện điều này, và lần đầu tiên trong cuộc tiến
hóa của nhân loại việc nối cầu có thể tiến hành trên qui mô
tương đối lớn. Tôi không cần phải bàn rộng thêm điều này ở
đây, vì nó liên quan đến các thuật ngữ chuyên môn của nền
Minh triết Ngàn đời, mà tôi đã nói nhiều với các bạn trong
những quyển sách khác.
VII. Vì thế, giáo dục là Khoa học về Antahkana. Khoa
học và thuật ngữ này là cách phát biểu nội môn về điều thực
tế cần phải nối liền khoảng cách như đã nêu trên. Antah-
karana là cầu nối được mỗi người kiến tạo giữa ba phương
diện trí tuệ của mình – qua tham thiền, thông hiểu và công
tác sáng tạo huyền thuật của linh hồn. Do đó, các mục tiêu
chính yếu của nền giáo dục trong thời gian tới sẽ là:
Tạo sự chỉnh hợp giữa thể trí và não bộ nhờ hiểu biết1.	
đúng đắn về cơ cấu nội tại của con người, đăc biệt là
về thể dĩ thái và các trung tâm lực.
Kiến tạo hay xây dựng cầu nối giữa não bộ-thể trí-linh2.	
hồn, để tạo nên một phàm nhân tích hợp là sự phát
biểu ngày càng rõ rệt của linh hồn ẩn ngự bên trong.
Tạo cầu nối giữa hạ trí, linh hồn, thượng trí, để có thể3.	
soi sáng phàm nhân.
VIII. Bởi vậy, giáo dục đích thực là khoa học liên kết các
thành phần của con người. Giáo dục cũng liên kết mỗi người
với môi trường sống chung quanh, và với cái toàn thể rộng
lớn hơn mà trong đó họ phải làm tròn phận sự. Mỗi trạng thái
gọi là trạng thái thấp thì bao giờ cũng chỉ có thể là sự biểu lộ
của trạng thái kế tiếp cao hơn. Nói như thế tức là phát biểu
một chân lý nền tảng không những thể hiện cái mục tiêu mà
còn chỉ rõ vấn đề đặt ra cho tất cả những ai quan tâm đến
giáo dục. Đây là vấn đề đo lường đúng đắn cái tâm điểm hay
tiêu điểm chú ý của mỗi người, và để ghi nhận nơi nào mà
tâm thức của họ chủ yếu tập trung vào đó. Rồi họ được rèn
luyện cách chuyển tiêu điểm này vào một hiện thể cao hơn.
Cũng có thể phát biểu đúng ý tưởng này khi nói rằng dù
một hiện thể có vẻ hết sức quan trọng, nó vẫn có thể và cần
được xếp vào vị trí thứ yếu, vì nó chỉ là khí cụ cho những gì
cao hơn chính nó. Nếu thể cảm dục (tình cảm) là tâm điểm
của cuộc sống phàm nhân, thì mục tiêu của tiến trình giáo
dục áp dụng cho người đó là dùng bản tính của thể trí để chế
ngự. Bấy giờ thể cảm dục chỉ còn nhận ấn tượng và thụ cảm
với các điều kiện môi trường chung quanh, nhưng vẫn chịu
sự kiểm soát của thể trí. Nếu thể trí là tâm điểm chú ý của
phàm nhân, thì phải làm thế nào cho hoạt động của linh hồn
phát biểu đầy đủ hơn. Cứ thế công việc tiếp diễn. Mỗi người
tiến lên hết trình độ này đến trình độ khác, cho đến khi đạt
mức cao nhất trên thang tiến hóa.
Có thể nói rằng tất cả những điều giải thích về trí tuệ
và nhu cầu kiến tạo cầu nối này chỉ là sự thuyết minh thực
nghĩa của tiêu ngữ nội môn: “Trước khi có thể tiến bước trên
Đường Đạo, hành giả phải trở thành chính Đường Đạo.” Cầu
antahkarana là biểu tượng của Đường Đạo. Đây là một trong
những điều nghịch lý của khoa học nội môn. Từng bước một
6
7
8 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 9MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI
và hết giai đoạn này đến giai đoạn khác, chúng ta kiến tạo
Đường Đạo giống như chú nhện giăng tơ. Chính nhờ “con
đường trở về” này mà chúng ta tiến hóa, vượt lên khỏi những
giới hạn của chính mình. Đây cũng chính là Con Đường mà
chúng ta sẽ tìm thấy và dấn bước.
GIẢI ĐÁP MỘT SỐ CÂU HỎI
Giờ đây chúng ta hãy bàn qua ba câu hỏi của một môn
sinh về vấn đề giáo dục. Tôi chỉ có thể nêu ra các mục tiêu
lý tưởng, vì thế dễ khiến cho vấn đề trở nên quá xa vời. Do
đó, mọi khảo hướng đều có thể bị xem là không thể thực hiện
theo quan điểm của nền giáo dục hiện tại.
Giải đáp cho câu hỏi thứ nhất, là tất cả các nhà giáo dục
đều có hai chức năng chính yếu:
Rèn luyện cho não bộ đáp ứng một cách thông minh1.	
với ấn tượng đến não thông qua các giác quan, mang
theo thông tin về ngoại giới hữu hình.
Rèn luyện thể trí để nó có thể hoàn thành ba nhiệm vụ:2.	
a.	 Xử lý một cách thông minh các thông tin do não
chuyển đến.
b.	 Tạo các hình tư tưởng đáp lại những xung lực phát ra
từ cõi trần; đáp lại những phản ứng tình cảm do cảm-
dục tính phát động; và ứng đáp với thế giới tư tưởng
trong đó có môi trường sinh hoạt của con người.
c.	 Hướng đến chân ngã tinh thần ở nội tâm, để từ
trong tình trạng tiềm năng chân ngã có thể xuất
lộ và tích cực chế ngự.
Khi mô tả chức năng của cái khí cụ mà tất cả những nhà
giáo dục phải giúp phát triển (thể trí và não bộ), tức là tôi đã
đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi thứ hai sau đây:
“Có những loại hoạt động xác định nào, thay đổi theo từng
năm tăng trưởng và dựa vào từng giai đoạn trưởng thành của
mỗi cá nhân, có thể giúp họ phát triển một cách toàn diện và
tốt đẹp nhất?”
Tôi thấy hơi khác về các thời kỳ phát triển mà những
huấn sư nội môn như Steiner đã nêu ra. Lý do là vì dù các
chu kỳ bảy năm được đưa ra cũng có ý nghĩa nào đó, nhưng
lối phân chia này thường bị áp dụng thái quá. Tôi cũng đề
nghị nên theo những chu kỳ phát triển mười năm, chia ra
làm hai phần: bảy năm học tập và ba năm ứng dụng.
Trong mười năm đầu của thời thơ ấu, đứa trẻ học xử lý
một cách thông minh những thông tin đến với em qua năm
giác quan và bộ não. Cần chú trọng đến khả năng quan sát,
ứng đáp nhanh nhẹn, và phối hợp thể chất với chủ đích rõ
rệt. Cần dạy trẻ con biết cách nghe và thấy, giao tiếp và dùng
trí phán đoán. Rồi tay của em phải ứng đáp với sức thôi thúc
sáng tạo để thực hiện và sáng tác những điều mà em nghe và
thấy. Bằng cách này, có thể đặt căn bản cho nghệ thuật, thủ
công, hội họa và âm nhạc.
Trong mười năm tiếp theo, thể trí được chú ý rèn luyện để
cókhảnăngchếngự.Emhọccáchlàmthếnàochocácthôithúc
tình cảm và ham muốn của mình trở nên hợp lý. Em cũng biết
cách phân biệt điều đúng với điều sai, điều đáng mong muốn
với điều không nên có, và điều thiết yếu với những gì không
thiết yếu. Em có thể học được những điều này qua các bài học
lịch sử và việc rèn luyện trí năng mà ở độ tuổi của em cần phải
có theo qui định của luật pháp quốc gia. Ý thức về tiêu chuẩn
giá trị đúng đắn được phát triển bằng cách này. Em được dạy
phân biệt giữa việc rèn trí nhớ và khả năng tự suy nghĩ, giữa
khối lượng các sự kiện mà những nhà tư tưởng đã xác định
và liệt kê trong sách vở. Em cũng biết cách áp dụng những sự
8
9
10 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 11MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI
kiện đó vào các tình huống sinh hoạt bên ngoài. Ở đây còn có
thêm một điều thực sự quan trọng là em cần tìm biết nguyên
nhân ẩn trong các sự kiện đó và mối liên hệ của chúng với thế
giới thực tại mà cõi đời hiện tượng này chỉ là biểu hiệu.
Ở tuổi mười bảy, việc nghiên cứu khoa tâm lý sẽ được thêm
vào học trình. Sẽ có khảo cứu về bản tính của linh hồn và mối
liên hệ của mỗi linh hồn với Linh hồn Thế giới. Một phần của
học trình sẽ là tham thiền theo những đường hướng thích
hợp. Tuy nhiên, ở đây nên lưu ý rằng tham thiền không cần
có hàm ý tôn giáo. Tham thiền là tiến trình chuyển đổi xu
thế khách quan, hướng ngoại của thể trí để nó bắt đầu hướng
nội, tập trung và trực nhận. Có thể dạy em tham thiền bằng
cách suy nghĩ sâu xa về bất cứ vấn đề nào – thuộc toán học,
sinh học, v.v.
Khuynh hướng của nền giáo dục mới phải là giúp cho đối
tượng của thực nghiệm giáo dục (tức là học sinh) làm chủ được
các trang cụ (các thể và kỹ năng, kiến thức) của mình. Giáo
dục cần giúp em có thể tự đứng vững, đối diện cuộc sống với
tầm nhìn tỏ rõ, lần theo những cánh cửa mở rộng cho em bước
vào thế giới hiện tượng và các mối liên hệ ở bên ngoài. Giáo
dục cần giúp em biết được cánh cửa dắt vào thế giới Thực tại
mà em có thể tùy ý bước ngang qua. Ở đó em đón nhận và thực
hiện mối liên hệ của mình với những linh hồn khác.
Câu hỏi thứ hai này – liên quan đến loại kinh nghiệm
giúp học sinh phát triển toàn diện và bổ sung cho chương
trình cưỡng bách giáo dục công lập – thì hầu như không thể
trả lời, vì cơ địa của mọi người rất khác biệt nhau, và thực tế
là không thể tìm được những giáo viên có thể làm việc vừa
với tính cách là linh hồn vừa là nhà trí thức.
Mọi đứa trẻ đều cần được xem xét theo ba chiều hướng.
Trước hết là xác định xu thế tự nhiên của các động lực bên
trong mỗi em: Đó có phải là khuynh hướng biểu lộ thể chất,
thích lao động tay chân, với rất nhiều cơ hội có thể làm công
nhân nhà máy cơ khí hoặc là thợ điện lành nghề? Em có tiềm
năng nào về một ngành nghệ thuật, ưa thích màu sắc và hình
thể, hoặc ứng đáp dễ dàng với âm nhạc và nhịp điệu không?
Em có phẩm chất trí tuệ để được rèn luyện trí năng chuyên về
phân tích, suy luận, toán học hay luận lý học không? Trong
những năm sau đó, có lẽ các em sẽ được phân thành hai
nhóm: nhóm thần bí có khuynh hướng tôn giáo, nghệ thuật,
và những khuynh hướng kém thực tiễn; và nhóm huyền bí
với các khuynh hướng tri thức, khoa học và trí tuệ. Ở tuổi
mười bảy, việc rèn luyện phải giúp em biểu lộ thiên hướng
bẩm sinh và làm rõ cái mô hình mà rất có thể các động lực đời
sống của em sẽ phát triển theo đó. Trong mười bốn năm đầu,
cần cho em cơ hội thử nghiệm trong nhiều lĩnh vực hoạt động.
Chỉ đến những năm cuối của quá trình giáo dục mới nên chú
trọng đến việc đào tạo hoàn toàn dành cho nghề nghiệp.
Rồi sẽ đến lúc tất cả trẻ em sẽ được xem xét theo các đường
hướng sau đây:
Về mặt chiêm tinh, để xác định các thiên hướng sống1.	
và vấn đề khó khăn riêng của linh hồn.
Về mặt tâm lý, bổ sung khoa tâm lý học tiến bộ nhất2.	
hiện nay với kiến thức về những mẫu người của Bảy
Cung, là đặc trưng của khoa tâm lý học Đông phương
(xem trang 18-23).
Về mặt y khoa, đặc biệt chú ý đến hệ nội tiết, và dùng3.	
những phương pháp hiện đại thông thường để khám
mắt, răng và các khuyết tật sinh lý khác. Tính chất của cơ
năng ứng đáp sẽ được thận trọng xem xét và phát triển.
Về mặt nghề nghiệp, để giúp các em về sau tìm thấy4.	
lĩnh vực nào mà trong đời các em có thể phát triển
10
12 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 13MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI
năng khiếu và năng lực của mình đến mức sung mãn
nhất. Nhờ đó các em có thể làm tròn nghĩa vụ của
mình đối với tập thể.
Về mặt tinh thần, xem xét độ già dặn của linh hồn mà5.	
mỗi em biểu lộ, và ghi nhận gần đúng trình độ của em
trên thang tiến hóa. Những thiên hướng thần bí, nội
quan hoặc sự có vẻ thiếu vắng các thiên hướng này
cũng sẽ được xem xét và ghi nhận. Sự phối hợp giữa:
a.	 Bộ não và cơ năng ứng đáp ở ngoại giới với các hiện
tượng,
b.	 Bộ não và các thôi thúc ham muốn, và những phản
ứng tình cảm,
c.	 Bộ não, thể trí và thế giới tư tưởng,
d.	 Bộ não, trí tuệ và linh hồn,
sẽ được khảo xét thận trọng để giúp em sử dụng tất
cả các kỹ năng và trang bị của mình trong sinh hoạt
(dù chúng còn tiềm ẩn hay đã phát triển), và kết hợp
chúng thành một toàn thể thống nhất.
Câu hỏi thứ ba là:
“Tiến trình khai mở trí tuệ trong con người ra sao? Nếu
có thì thượng trí biểu hiện như thế nào trong những năm
phát triển?
Với thời gian eo hẹp hiện có, ở đây chúng ta không thể
bàn về lịch sử của tiến trình phát triển trí tuệ. Việc nghiên
cứu sự phát triển trí tuệ của nhân loại sẽ giúp chúng ta hiểu
được nhiều, bởi vì mỗi đứa trẻ là hình ảnh thu nhỏ của toàn
nhân loại. Ví dụ như việc khảo cứu sự tăng tiến của ý niệm
về Thượng Đế trong tâm thức của nhân loại sẽ là sự minh
họa hữu ích cho các hiện tượng phát triển tư tưởng. Dựa vào
tiến trình khai mở trong mỗi người, có thể đưa ra trình tự
tăng trưởng một cách khái quát và vắn tắt như sau:
Đáp ứng với các tác động, giác quan của em bé được1.	
đánh thức. Em bắt đầu nghe và thấy,
Đáp ứng với tính chiếm hữu và thủ đắc, đứa trẻ bắt2.	
đầu tìm cách sở hữu, trở nên tự thức, và thu đạt cho
phàm ngã (cái tôi nhỏ bé của mình).
Đáp ứng với bản năng đang chi phối thú tính và dục3.	
tính, và các khuynh hướng của con người.
Đáp ứng với tập thể. Đứa trẻ trở nên ý thức được môi4.	
trường chung quanh và biết rằng em là thành phần
của một toàn thể.
Đáp ứng với sự hiểu biết. Điều này bắt đầu bằng việc5.	
truyền đạt các sự kiện có tác dụng nâng cao kiến thức, để
ghi nhận những sự kiện này qua trí nhớ. Nhờ đó, có thể
phát triển được sự quan tâm, tương quan, tổng hợp và áp
dụng vào những trường hợp cấp bách trong cuộc sống.
Đáp ứng với nhu cầu bẩm sinh là6.	 tìm kiếm. Nhu cầu
này đưa đến việc thực nghiệm ở cõi trần, sự nội quan ở
cấp tình cảm, việc khảo cứu bằng trí năng, và ý thích
đọc sách hay lắng nghe, khiến trí tuệ hoạt động trong
một điều kiện nào đó.
Đáp ứng với áp lực kinh tế và sức thôi thúc của tính7.	
dục, tức là đáp lại tác động của luật sinh tồn. Tác
động này khiến mỗi người phải vận dụng các trang cụ
và kiến thức của mình. Nhờ đó, y có được chỗ đứng với
tư cách một nhân tố trong cuộc sống tập thể, nâng cao
phúc lợi tập thể qua công tác tích cực nào đó, và bằng
cách duy trì giống nòi.
Đáp ứng với ý thức thuần trí tuệ. Điều này đưa đến8.	
việc sử dụng thể trí một cách tỉnh thức và tự do, những
suy tư cá nhân, việc tạo hình tư tưởng. Rốt cuộc, trí
tuệ liên tục hướng đến một lĩnh vực nhận thức và ý
11
12
14 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 15MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI
thức ngày càng rộng lớn hơn. Những sự triển khai
tâm thức này cuối cùng mang lại một yếu tố mới cho
phạm vi kinh nghiệm.
Đáp ứng với Chủ thể suy tưởng hay linh hồn. Khi ghi9.	
nhận được sự ứng đáp này, hành giả bước vào vương
quốc của mình. Phần cao và phần thấp của đời sống
trở thành một. Thế giới khách quan và thế giới chủ
quan hợp nhất. Linh hồn và các thể (khí cụ của linh
hồn) hoạt động như một đơn vị duy nhất.
Toàn cả nền giáo dục cần hướng đến sự thành tựu viên
mãn này. Ngoại trừ một số ít trường hợp và các linh hồn tiến
hóa cao, thực tế là thượng trí không biểu lộ ở trẻ em, cũng
như trong giai đoạn nhân loại còn ấu trĩ. Thượng trí chỉ thực
sự biểu lộ khi linh hồn, thể trí và não bộ đã chỉnh hợp và phối
hợp. Những tia chớp nhận thức sâu xa và tầm nhìn tinh thần
nếu có ở trẻ em thì thường là do cơ năng ứng đáp của các em
đã trở nên rất bén nhạy. Nhờ đó, các em có thể đáp ứng với
các ý tưởng tập thể và những tư tưởng thịnh hành trong thời
kỳ và thời đại của các em, hoặc của một người nào đó trong
môi trường sống chung quanh các em.
Giờ đây tôi xin nói vắn tắt về các điểm đã nêu liên quan
đến thái độ của vị thầy, đặc biệt là đối với những người chí
nguyện đã trưởng thành.
Vị thầy đúng nghĩa phải có thái độ chân thực và thành
thực đối với mọi học viên. Thì giờ của người (hiểu theo giới
hạn thời gian ở cõi trần) rất quí giá nên không thể phí vào
các lề lối lịch thiệp xã hội, hay để tránh bình phẩm, phê phán
khi cần phục vụ một mục đích tốt đẹp. Vị thầy phải hoàn
toàn dựa vào sự thành thực của những người được vị này giáo
huấn. Tuy nhiên, việc chỉ trích và vạch ra các lỗi lầm, sai trái
thì không phải bao giờ cũng hữu ích. Làm như thế có thể chỉ
làm tăng trách nhiệm, khơi dậy sự chống đối hay không tin
tưởng hoặc gây buồn nãn – là ba trong số những kết quả bất
hảo nhất khi dùng khả năng phê phán, chỉ trích này.
Khi nhóm đang thụ huấn được thầy kích thích mối quan
tâm, tạo sự tổng hợp nội tại, và làm bừng lên ngọn lửa nguyện
vọng tinh thần nơi họ, thì nhóm sẽ có thể phân biện đúng đâu
là phẩm tính và nhu cầu chung của họ. Bấy giờ vị thầy không
cần phải có thái độ thông thường là chỉ vạch các lỗi lầm.
Những người thuộc cung giáo dục học cách giảng dạy qua
phương pháp thực hành. Không có cách nào hiệu quả hơn, với
điều kiện người giáo viên cần có thêm tình thương sâu đậm,
vừa có tính cách cá nhân vừa vô tư, dành cho các học viên. Quan
trọng nhất là cần phải ghi khắc tinh thần tập thể, vì đó là biểu
lộ đầu tiên của tình thương chân thực. Có hai điểm cần lưu ý:
Trước hết, trong việc giáo dục các trẻ lên đến mười bốn
tuổi, cần lưu ý rằng chúng đang tập trung vào cấp tình cảm.
Chúng cần cảm nhận, và cần cảm nhận đúng được thế nào là
sự mỹ lệ, sức mạnh và sự khôn ngoan. Không nên mong rằng
chúng có thể suy luận trước thời gian đó, cho dù chúng tỏ ra
có khả năng suy luận. Sau tuổi mười bốn và trong độ tuổi
thiếu niên, cần khuyến khích các em phát triển khả năng
đáp ứng với sự thực bằng trí tuệ và dùng khả năng này để
giải quyết những vấn đề cần thiết. Dù khả năng này chưa có
thì cũng cần phải phát triển
Thứ đến là cần xác định gần đúng trình độ của đứa trẻ
trên thang tiến hóa bằng cách xem xét lai lịch, điều kiện thể
chất, những phản ứng khác nhau trong cơ năng đáp ứng của
em, và những điều gì em quan tâm nhất. Khảo xét này tạo
được sự hòa hợp nội tâm cùng đứa trẻ, với những kết quả
mạnh mẽ hơn là hết tháng này sang tháng khác chỉ cố dùng
lời nói để truyền đạt cho em một ý tưởng nào đó.
13
14
16 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 17MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI
LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ MỤC TIÊU
Xin độc giả lưu ý rằng tất cả những điều tôi cần phải nói
ở đây đều chỉ có tính cách là nhận xét dẫn nhập. Tuy nhiên,
tôi muốn đặt nền tảng vững chắc cho những thảo luận sau
này về việc kiến tạo cầu antahkarana. Nhờ đó, chúng ta có
thể làm việc một cách thông minh, sáng suốt mà không hề
phê phán hay chỉ trích. Nhất thiết khi bắt đầu công việc,
chúng ta cần căn cứ vào những gì đang có hiện nay. Thiên
nhiên hoạt động không hề có khoảng cách. Đây là sự thực dù
là khi (theo quan điểm của khoa học lý thuyết) dường như có
chỗ gián đoạn giữa các sự kiện thực tế và những dòng, loài
mà chúng ta đã biết. Trong những thời kỳ chuyển tiếp một
số dạng cầu nối đã tuyệt tích và chừng như ở đó có khoảng
trống. Thế nhưng sự thực thì không. Chúng ta chưa khám
phá ra được tất cả những gì cần phát hiện trong thế giới
hiện tượng hữu hình này. Hiện nay chúng ta đang trải qua
một trong những thời kỳ chuyển tiếp vĩ đại của thiên nhiên.
Chúng ta đang đặt nền móng cho sự ra đời của một giống
dân mới – một giống dân tiến hóa cao hơn trong gia đình
nhân loại. Vì thế mà xảy ra nhiều vấn đề khó khăn, và hầu
như không thể đáp ứng được các yêu cầu của nhân loại và
nhu cầu phát triển của con người.
Trên thế giới có một lý thuyết tổng quát về giáo dục và
một số phương pháp cơ bản đang được dùng phổ cập. Ở nhiều
nước việc áp dụng các phương pháp giáo dục có sự khác biệt
rất lớn, và những hệ thống giáo dục của họ cũng khác nhau
rất nhiều. Tuy nhiên, tất cả đều dạy những điều cơ bản giống
nhau. Họ dạy cho con em trong nước biết đọc biết viết, và có
khả năng tính toán đến mức khả quan qua những bài số học
sơ đẳng. Lạ thay, cả ba điều này lại tiêu biểu cho toàn bộ cuộc
khai mở tiến hóa của toàn nhân loại.
Đọc là dùng hình thể để bao bọc các ý tưởng, và có liên
quan đến bước đầu tiên trong tiến trình sáng tạo. Bấy giờ,
chịu sự chi phối và thúc đẩy bởi một ý tưởng (thể hiện mục
đích và kế hoạch của Ngài), Thượng Đế đã chuyển đổi ý tưởng
này thành chất liệu cần có và bao bọc nó bằng ngoại hình cần
thiết. Việc viết tượng trưng cho phương pháp thực hiện tiến
trình nhưng có những hàm nghĩa cá nhân hơn rất nhiều.
Việc đọc chính yếu có liên quan đến một loại ý tưởng trong
vỏ bọc hình thể. Trong khi đó điều khá lạ lùng là việc viết lại
liên quan đến mối liên hệ hữu thức giữa người này với các
ý tưởng. Việc dùng ngôn từ để viết là mức độ mà người này
có thể thấu đáo được các ý tưởng phổ quát nói trên. Môn số
học (và khả năng cộng, trừ, nhân) cũng có liên quan đến tiến
trình sáng tạo và việc tạo nên những hình thể ở cõi trần đủ
để trình bày và phát biểu ý tưởng này.
Có thể xem tầm nhìn tinh thần liên quan đến các cấp cao
của cõi trí, ở đó chúng ta cảm nhận và thấy được ý tưởng. Việc
viết có liên quan rõ rệt hơn với các cấp cụ thể của cõi trí, và
khả năng của người viết có thể diễn đạt và phát biểu những ý
tưởng đã cảm nhận được bằng thể thức của riêng mình. Số học
có liên quan rõ rệt đến các khía cạnh sau đó của tiến trình, và
đến sự phát lộ ý tưởng thành một hình thức tương quan ở cõi
trần. Tiến trình thấy hình tư tưởng chỉ được thực hiện thành
công khi ý tưởng nhận được đủ năng lượng cần thiết để trở
nên hữu hiệu và “sáng tỏ” (hiểu theo nghĩa nội môn). Các ký
hiệu số học được dùng để phát biểu điều này.
Mặt khác, con người đọc vận mệnh của mình trên trời, và
viết ra vận mệnh đó trong cõi đời này. Dù vô tình hay hữu ý,
họ biến ý tưởng của linh hồn mình thành loại hình thể thích
hợp. Rồi mỗi kiếp sống lại bổ sung, loại trừ, nhân lên, mãi
cho đến khi tổng số kinh nghiệm của linh hồn đã trở nên đầy
15
16
18 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 19MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI
đủ. Như vậy, nói theo lối biểu tượng thì ba ý tưởng cơ bản
này được giữ trong nền giáo dục sơ cấp, dù rằng thực nghĩa
của chúng không được trình bày trong thực tế, và hoàn toàn
không ai biết được ý nghĩa đúng của chúng. Tuy nhiên, tất cả
những gì chúng ta có được, đang dần dần xuất lộ rõ rệt qua
môi trường giáo dục trên thế giới, đều được xây dựng trên cơ
sở còn chưa được nhận biết nói trên. Điều tất yếu cơ bản hiện
nay là ngành giáo dục cần phải liên hệ tiến trình khai mở trí
năng của nhân loại với thế giới của ý nghĩa, chứ không với thế
giới hiện tượng khách quan. Ngày nào giáo dục chưa nhằm
mục tiêu hướng con người đến nội giới này của thực tại, thì
vẫn còn tình trạng đặt sai những gì cần chú trọng như hiện
nay. Ngày nào chúng ta chưa thể đạt được mục tiêu của giáo
dục là bắt cầu nối khoảng cách giữa ba khía cạnh thấp của con
người và linh hồn (sự nối kết này phải xảy ra ở các cấp trí tuệ
trong tâm thức), thì chúng ta vẫn chưa tiến được bao nhiêu
theo đường hướng đúng. Bấy giờ tất cả các hoạt động tạm thời
sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Ngày nào sự thực
về thượng trí chưa được công nhận, cũng như vị thế của hạ trí
cụ thể chưa được nhìn nhận là phụ trợ cho thượng trí, thì bấy
giờ vẫn còn sự phát triển quá mức của năng lực vật chất hóa
cụ thể này. Nó có khả năng ghi nhớ, liên hệ các sự kiện, và tạo
ra những gì đáp ứng các ham muốn thấp kém của con người.
Bấy giờ, nhân loại vẫn chưa có thể thực sự tư duy được. Bấy
giờ thể trí vẫn còn phản ánh các dục vọng hạ cấp, và không cố
gắng nhận biết thượng trí.
Khi được rèn luyện đúng phương pháp, thể trí sẽ phát
triển thành tấm gương phản chiếu hay là tác nhân của linh
hồn. Nó sẽ hết sức nhạy cảm với thế giới của các giá trị chân
thực, đến mức mà cả phàm tính – gồm tình cảm, thể trí, và
thể chất hay sinh lực – đều trở thành những gì tự động phục
vụ cho linh hồn. Bấy giờ linh hồn sẽ hoạt động trong đời qua
trung gian của thể trí, để chế ngự khí cụ của nó là hạ trí.
Tuy nhiên, đồng thời thể trí vẫn còn là tác nhân ghi nhận và
phản ánh tất cả các thông tin đến với nó từ thế giới của các
giác quan, từ thể tình cảm. Nó cũng ghi nhận các tư tưởng
và những ý tưởng đang có trong môi trường chung quanh.
Sự thực đáng buồn hiện nay là, khi đã được rèn luyện thành
thục, thể trí lại được xem là sự biểu lộ khả năng cao nhất của
nhân loại. Nó được xem như là toàn cả phàm nhân. Người ta
không cho rằng có một điều gì đó khả dĩ sử dụng thể trí như
chính nó sử dụng não bộ trong thân xác vậy.
Một trong những điều mà chúng ta sẽ cố gắng thực hiện
khi cùng nghiên cứu là nhận thức mối liên hệ giữa thế giới
của ý nghĩa và thế giới biểu hiện. Chúng ta sẽ cố gắng nghiên
cứu kỹ thuật nào để tâm thức tích hợp của một người thông
minh có thể thâm nhập và thấu hiểu thế giới của phẩm tính,
là thế giới tự phát biểu qua thế giới của ý nghĩa.
Khi cùng làm việc và nghiên cứu, chúng ta sẽ dùng nhiều
lần những từ như ý nghĩa, phẩm tính, giá trị. Tất cả những
từ này sẽ nói lên ý nghĩa tinh thần sống động khi người ta
bắt đầu thấu hiểu sự kiện về các thực tại cao siêu, và nối liền
khoảng cách giữa tâm thức cấp cao và cấp thấp của mình.
Người ta sẽ hiểu đúng ý nghĩa của hoạt động sáng tạo cũng
như nhận thức rõ thế nào là thiên tài. Công tác sáng tạo sẽ
không còn được xem là cá biệt, và không còn biểu lộ một cách
rải rác như hiện nay. Nó sẽ là vấn đề chú tâm, rèn luyện, và
trở thành điều bình thường trong sự khai mở của con người.
Cũng có thể nói thêm rằng khả dĩ thực hiện hoạt động sáng
tạo trong lĩnh vực nghệ thuật khi trạng thái thứ nhất của
năng lượng nối kết nơi hành giả có thể tác động, và linh hồn
(biểu hiện trạng thái thức ba hay trạng thái thấp nhất của
17
18
20 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 21MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI
nó) có thể bắt đầu hoạt động. Có thể tiến hành công tác sáng
tạo khi hai trong “các cánh hoa hiểu biết” của hoa sen chân
ngã được khai mở. Qua sự hiểu biết và năng lượng sáng tạo,
người ta có thể tạo nên một điều gì đó ở cõi trần, phát biểu
được năng lực sáng tạo của linh hồn. Khi hai trong “các cánh
hoa bác ái” cũng được khai mở, thì chúng ta có bậc thiên tài.
Đây là những chi tiết kỹ thuật dành cho các sinh viên đang
học khoa Minh triết Ngàn đời. Thế nhưng, chúng không có
giá trị gì đối với những ai chưa nhận thức được khoa biểu
tượng, hoặc sự kiện thực tế về chân ngã hay linh hồn.
Ở đây cần nên giải rõ cách tôi sử dụng từ “chân ngã.” Qua
bộ Luận về Bảy Cung, Quyển I và II (Tâm lý học Nội môn),
độc giả biết rằng linh hồn là một trạng thái của năng lượng
thiêng liêng trong thời gian và không gian. Chúng ta được biết
là Đức Thái dương Thượng Đế đã giới hạn một số chất liệu
trong không gian và thấm nhuần chất liệu đó bằng sự sống và
tâm thức của Ngài, để sử dụng và thực hiện những điều Ngài
mong muốn. Ngài đã làm điều này với những mục đích tốt đẹp
và đúng theo kế hoạch và chủ đích mà chính Ngài nhận thức
được. Thế là Ngài tự đặt mình trong giới hạn. Chân thần của
con người cũng theo đúng qui trình này và tự giới hạn theo
cách tương tự – trong không gian và thời gian. Ở cõi trần và
trong thân xác, thực thể biểu hiện thoáng qua này chế ngự
ngoại hình hiện tượng của nó qua hai khía cạnh sự sống và
tâm thức. Nguyên khí sự sống – dòng năng lượng thiêng liêng
lưu chuyển qua mọi hình hài – tạm thời trụ ở tim. Trong khi
đó, nguyên khí tâm thức tức là linh hồn của vạn hữu thì được
đặt ở não bộ (tạm gọi theo phương diện hình thể của một con
người). Chúng ta cũng biết rằng nguyên khí sự sống chi phối
cơ thể qua trung gian của dòng máu, vì “máu là sự sống”, và
dùng tim làm cơ quan trung ương của nó. Trong khi đó nguyên
khí tâm thức dùng hệ thần kinh làm khí cụ, với những phần
mở rộng phức tạp của cơ quan nhạy cảm, tức là cột sống.
Vì thế, mục tiêu của giáo dục phải là rèn luyện cho cơ thể
đáp ứng với sự sống của linh hồn. Chân ngã hay Linh hồn là
toàn cả tâm thức của Chân thần, trong thời gian và không
gian. Theo các mục đích bàn ở đây thì phàm ngã hay nhân
hồn là mức cao nhất của tâm thức nói trên mà mỗi người có
thể sử dụng hay biểu lộ trong một kiếp sống. Hoạt động này
tùy thuộc vào loại và phẩm tính của thân xác – cái cơ cấu mà
hoạt động của linh hồn đã tạo ra trong các tiền kiếp – và hậu
quả của phản ứng đối với điều kiện môi trường chung quanh.
Bởi vậy mục tiêu của toàn ngành giáo dục là gia tăng ý thức
của linh hồn, khơi sâu dòng tâm thức, phát triển ý thức liên
tục ở nội tâm, đồng thời khơi dậy các thuộc tính và trạng thái
của linh hồn ở cõi trần qua trung gian của ba hạ thể. Như các
bạn đã biết rõ, những trạng thái này là:
Ý chí hay mục đích.1.	 Cần phát triển ý chí qua giáo dục
cho đến mức cuộc sống biểu hiện được chi phối bởi
mục đích tinh thần tỉnh thức, và khuynh hướng sống
được xác định đúng, hướng về thực tại.
Chiều hướng đúng của ý chí cần phải là một trong các quan tâm
chủ yếu của các nhà giáo dục chân chính. Cần vun bồi ý-chí-
hướng-thiện, ý-hướng-về-sự-mỹ-lệ, và quyết-tâm-phụng-sự.
Bác ái-minh triết.2.	 Cốt yếu đây là sự khai mở ý thức về
cái toàn thể. Chúng ta gọi đó là tâm thức tập thể. Mức
phát triển đầu tiên của tâm thức này là ngã thức, tức
là sự nhận thức của linh hồn rằng (trong ba cảnh giới
tiến hóa của nhân loại) mỗi người là Ba trong Một và
Một trong Ba. Vì thế, người ấy có thể hành xử với các
19
22 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 23MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI
nhóm sinh linh kết hợp thành ngoại hình biểu hiện
nhỏ bé của chính mình. Thế nên, ngã thức là một giai
đoạn trên đường đưa đến tâm thức tập thể, và là ý
thức về cái Ngay trước mắt.
Ngã thức phải được khai mở qua giáo dục cho đến khi mỗi
người nhận biết rằng tâm thức của mình là một thành phần
của cái toàn thể rộng lớn hơn. Bấy giờ người ấy hòa mình với
các quan tâm, hoạt động và mục tiêu của tập thể. Rốt cuộc
người ấy thấy chúng chính là của mình và trở nên có ý thức
về tập thể. Đó là tình thương. Tình thương đưa đến minh
triết, và minh triết là tình thương biểu hiện qua hoạt động.
Sự quan tâm về mình trở thành mối quan tâm về tập thể.
Đây phải là mục tiêu chính của tất cả các cố gắng giáo dục
đích thực. Các bước khai mở là: tình thương bản thân (ngã
thức) trở nên tình thương những người ở chung quanh mình
(tâm thức tập thể), và rốt cuộc trở thành lòng bác ái đối với
toàn cuộc sống (tâm thức của Thượng Đế).
Thông tuệ Linh hoạt.3.	 Trạng thái này liên quan đến
sự khai mở tính sáng tạo của con người tinh thần tỉnh
thức. Khai mở bằng cách sử dụng đúng thể trí với
năng lực của nó là trực nhận các ý tưởng, đáp ứng với
tác động, chuyển dịch, phân tích, và kiến tạo những
hình thể cho sự hiển lộ. Linh hồn của con người sáng
tạo bằng cách này. Các bước của tiến trình sáng tạo có
thể được mô tả như sau:
a.	 Linh hồn tạo ra xác thân, tức là thể biểu hiện và là
ngoại hình của nó.
b.	 Linh hồn sáng tạo trong thời gian và không gian,
theo ý muốn của nó. Vì thế mà có thế giới thứ cấp
gồm các sự vật hiện tượng. Bởi vậy nền văn minh
hiện nay của chúng ta là kết quả hoạt động sáng
tạo theo ý muốn của linh hồn, khi nó chịu sự giới
hạn trong hình thể. Hãy suy ngẫm kỹ điều này.
c.	 Linh hồn sáng tạo qua tác nhân trực tiếp của
hạ trí. Kết quả là sự xuất hiện của thế giới biểu
tượng. Từ đó các kiếp sống phối hợp của chúng
ta có biết bao mối quan tâm, khái niệm, những ý
tưởng và sự mỹ lệ, qua văn chương, ngôn ngữ, và
nghệ thuật sáng tạo. Đây là các sản phẩm tư duy
của những nhà tư tưởng trong nhân loại.
Chiều hướng đúng cho khuynh hướng đã phát triển này là
mục tiêu của tất cả các nền giáo dục chân chính. Bản chất
của ý tưởng, những phương thức để trực nhận chúng, và các
định luật chi phối toàn cả công tác sáng tạo là những mục
tiêu và mục đích giáo dục. Rồi đến các thuộc tính bổ sung cho
hoạt động của ba trạng thái nói trên, giống như cách mà ba
cung chính được bốn cung phụ tăng cường và hỗ trợ. Sự khai
mở bốn thuộc tính này trong con người , qua hoạt động của
linh hồn đang biểu hiện, là:
Thuộc tính4.	 hài hòa, có được qua xung đột. Thuộc tính
này rốt cuộc giúp khai phóng năng lực sáng tạo. Đây
là một trong các thuộc tính cần phát triển trong giáo
dục từ góc độ của trực giác – là mục tiêu mà mỗi cá
nhân và tập thể những người làm công tác giáo dục
cần phải đạt. Đây là thuộc tính tiềm ẩn trong mọi
hình thể, và là sức thôi thúc hay bất mãn bẩm sinh
khiến mỗi người phấn đấu, tiến tới và tiến hóa để rồi
cuối cùng kết hợp và hợp nhất với linh hồn của mình.
Đây là trạng thái thấp nhất trong tam nguyên tinh
thần cao siêu của Chân thần, tự phản ánh trong linh
20
21
24 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 25MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI
hồn. Đây là ý thức về sự hài hòa và mỹ lệ thôi thúc con
người dấn bước trên đường tiến hóa để rốt cuộc quay
về với Nguồn cội của mình.
Thế nên ngành giáo dục cần thấu hiểu sự bất mãn này và
giải thích nó cho học sinh hiểu, để các em có thể tự biết mình
và làm việc một cách thông minh.
Thuộc tính5.	 kiến thức cụ thể giúp mỗi người cụ thể hóa
các khái niệm của mình để tạo hình tư tưởng. Nhờ
thế, họ thực hiện các viễn ảnh và ước mơ của mình và
biến các ý tưởng của mình thành hiện thực. Việc này
được thực hiện qua hoạt động của hạ trí cụ thể.
Công tác giáo dục đích thực là huấn luyện phàm nhân biết
phân biện đúng và thực sự nhạy cảm với tầm nhìn tinh
thần. Từ đó, phàm nhân có thể kiến tạo đúng theo mục
đích của linh hồn và có những góp phần trong đời cho cuộc
sống toàn thể. Đây chính là khởi điểm của công tác giáo
dục hiện đại. Người bình thường chưa có thể làm việc một
cách thông minh trong thế giới của ý tưởng và kiểu mẫu
lý tưởng, và cũng chưa nhạy cảm với các giá trị tinh thần.
Đây là mục tiêu của người đệ tử, dù rằng đại khối quần
chúng vẫn chưa có thể hoạt động trên các cấp này. Việc
đầu tiên cần phải làm là rèn luyện cho đứa trẻ biết sử dụng
đúng khả năng phân biện, năng lực chọn lựa, và mục đích
có định hướng. Cần giúp em hiểu rõ hơn về mục đích nền
tảng của cuộc sống, và hướng dẫn em làm việc một cách
khôn ngoan trong lĩnh vực hoạt động sáng tạo: Nói cho
cùng có nghĩa là giúp em sử dụng đúng “trí tuệ chất” (hay
là chitta, theo cách gọi của Patanjali). Bằng cách này và
chỉ bằng cách này, em mới có thể thoát ra khỏi sự chế ngự
của tính chất thấp kém nơi mình.
Kế đến là thuộc tính6.	 sùng tín. Sùng tín phát sinh từ,
và là do sự bất mãn, cũng như do sử dụng khả năng
chọn lựa. Tùy theo mức độ bất mãn và khả năng thấy
rõ, mỗi người cảm thấy tạm thời hài lòng với điều này
hay điều khác. Mỗi lần, người ấy gắn bó với một sự
ham muốn, tôn sùng một cá nhân, lý tưởng, hay viễn
ảnh tinh thần. Rồi cuối cùng y tự kết hợp với lý tưởng
cao nhất mà y có thể đạt được. Trước hết là với linh
hồn, và sau đó là Đại hồn hay là Thượng Đế.
Thế nên, nhà giáo dục có cơ hội làm việc một cách thông minh
với khả năng bẩm sinh có thể thực hiện lý tưởng nơi mỗi đứa
trẻ, và có nhiệm vụ thú vị là dẫn dắt lớp trẻ trên thế giới tiến
lên từ một mục tiêu mà các em đã nhận thức được đến mục
tiêu khác. Thế nhưng, trong tương lai họ phải thực hiện điều
này từ góc độ mục tiêu tối hậu của linh hồn, chứ không theo
tiêu chuẩn riêng của nền giáo dục quốc gia, như trong quá
khứ. Đây là điểm quan trọng, vì nó sẽ chuyển hướng chú ý từ
điều không chính yếu đến điều chính yếu.
Cuối cùng là thuộc tính7.	 trật tự, và việc áp dụng một
nhịp điệu ổn cố qua sự phát triển khả năng bẩm sinh
có thể hoạt động theo mục đích và nghi thức có định
hướng. Một khía cạnh của thuộc tính này trong thiên
tính hiện được phát triển. Vì thế mà ngày nay có nhiều
sự chuẩn hóa trong nhân loại, và sự áp đặt độc đoán
một nhịp điệu nghi thức vào sinh hoạt công cộng tại
phần lớn các quốc gia. Nhịp điệu này có thể được xem
là hoàn hảo trong sinh hoạt tại các trường công lập
của chúng ta – nhưng đó lại là một sự hoàn hảo không
nên có. Một phần điều này là do nhận thức rằng đơn vị
hay cá nhân chỉ là bộ phận của cái toàn thể lớn lao hơn
22
23
26 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 27MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI
(một sự nhận thức rất cần thiết) và là một thành phần
trong công cuộc khai mở tiến hóa của nhân loại. Tuy
nhiên, vì người ta áp dụng sai bất cứ chân lý nào mới,
nên cho đến nay điều đó có nghĩa là sự nhận chìm đơn
vị cá nhân trong tập thể. Nó khiến cho cá nhân không
có mấy cơ hội tự do sử dụng ý chí, trí thông minh, mục
đích và kỹ năng linh hồn của họ. Nhà giáo dục sẽ phải
làm việc với nguyên lý này về thuộc tính bẩm sinh và
bản năng theo tiết điệu có trật tự. Họ sẽ giúp nó trở
nên xây dựng một cách sáng tạo hơn, để dùng làm môi
trường khai mở các năng lực của linh hồn.
Tôi đã đi ra ngoài đề khá xa để đưa vào một số ý tưởng
cơ bản sẽ là nền tảng cho các khuynh hướng giáo dục. Các
tư tưởng này cùng với những điều đã bàn là nhằm trình bày
những mục tiêu cho các nhà giáo dục trên thế giới mà bạn có
thể thấy đáng quan tâm. Trong phần trước tôi đã đề ra mục
tiêu. Nay tôi liên kết mục tiêu đó với các khả năng. Lý do là vì
ở đây tôi đã đề cập đến các trang bị (tức là những trạng thái
và thuộc tính) có trong mỗi cá nhân vào một giai đoạn phát
triển nào đó. Các hệ thống giáo dục trong tương lai cần phải
làm việc với chính những đặc điểm và bản năng tiềm ẩn này.
Họ không nên làm như hiện nay là chỉ làm việc với não bộ và
các phương diện thấp nhất của trí năng. Họ cũng không nên
cố nhồi nhét vào trí não học sinh những sự kiện về cái gọi là
diễn trình tiến hóa và các cuộc khảo cứu ở cõi trần.
Những điều nhận xét trên đây cho thấy rằng nhà giáo dục
chân chính cần làm việc với các năng lượng trong thế giới năng
lượng. Những năng lượng này thấm nhuần và mang các thuộc
tính thiêng liêng đặc biệt. Vì thế có thể xem mỗi cá nhân là một
tập hợp các năng lượng, nhưng chịu sự chi phối của một loại
năng lượng nào đó khiến cho người này trở nên khác biệt, dẫn
đến những dị biệt giữa mọi người. Nếu sự thực là có bảy loại
năng lượng chủ yếu chi phối toàn bộ các hình thể, và chính các
năng lượng này lại được phân thành bốn mươi chín loại năng
lượng có định tính, thì rõ ràng đây là vấn đề phức tạp. Nếu sự
thực là tất cả các năng lượng đặc biệt này đang không ngừng
tác động vào tổ hợp năng lượng-chất liệu (tinh thần-vật chất)
tạo nên “thế giới thiên hình vạn trạng hợp thành hình thể của
Thượng Đế” (Chí tôn ca, Quyển XI), và nếu mỗi đứa trẻ thực
sự là hình ảnh tượng trưng nhỏ bé của Đại vũ trụ (trong một
giai đoạn phát triển nào đó), thì vấn đề quả là trọng đại. Bấy
giờ, tầm mức phụng sự mà chúng ta cần phải làm sẽ khiến cho
mỗi người lúc nào cũng phải cố gắng hết sức mình trong thời
gian và không gian.
Độc giả cũng nhận thấy rằng các từ “trong thời gian và
không gian” đã được dùng nhiều lần trong sách này. Tại sao
vậy? Bởi vì phải luôn nhớ rằng chúng ta đang sống trong thế
giới ảo tưởng – một sự ảo tưởng tạm thời và chóng qua mà một
ngày nào đó sẽ tan biến đi, cùng với ảo tưởng về sắc tướng,
ảo tưởng về sự khai mở tiến hóa, ảo tưởng về tính chia rẽ, và
ảo tưởng về nhân tính cá biệt – là cái ảo tưởng khiến chúng
ta khẳng định “Tôi là.” Nhà giáo dục trong tương lai bắt đầu
công tác dạy dỗ trẻ con trong khi ý thức được sự tạm thời ngộ
nhận này về linh hồn. Họ làm việc chính yếu với phương diện
trí tuệ, chứ không cố gắng áp đặt càng nhiều càng tốt những
kiến thức được truyền thụ có hệ thống liên quan đến sự sinh
tồn về mặt hiện tượng mà trí nhớ của đứa trẻ có thể lãnh hội.
Làm sao tôi có thể minh họa thái độ đã thay đổi này cho bạn
thấy dưới dạng đơn giản nhất? Có lẽ bằng cách nêu rõ rằng
trong khi ngày nay phụ huynh và người giám hộ của đứa trẻ
bỏ nhiều thời gian để trả lời hoặc tránh né các câu hỏi mà
24 25
28 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 29MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI
em đặt ra với tâm thức đang bừng tỉnh, thì trong thời gian
tới, tình trạng này sẽ được đảo ngược. Cha mẹ sẽ liên tục
đáp ứng nhu cầu của trí thông minh đang phát triển của con
bằng cách thường hỏi em, Tại sao? Vì sao con hỏi điều đó?
Tại sao nó là như thế? – và do đó lúc nào cũng khiến em phải
có trách nhiệm trả lời câu hỏi, nhưng đồng thời lại tế nhị đưa
giải đáp cho câu hỏi này vào trong trí của em.
Tiến trình nói trên bắt đầu khi đứa trẻ được năm tuổi.
Giáo viên sẽ luôn luôn thúc đẩy trí thông minh đang tìm
kiếm (tức là đứa trẻ) vào vị thế tìm hiểu hướng vào nội tâm,
chứ không đòi hỏi câu trả lời từ bên ngoài có thể học thuộc
lòng và dựa vào thẩm quyền của người lớn. Nếu bạn thấy
chừng như cho đến nay điều này không thể thực hiện, thì
bạn nên nhớ rằng những trẻ em sẽ hay đã nhập thế sau thời
gian kích thích tăng cường giữa các năm 1935 và 1942 sẽ có
thể đáp ứng sự khơi dậy yếu tố trí tuệ này một cách tự nhiên
và bình thường.
Một trong những chức năng chính của những người làm
công tác rèn luyện trí tuệ của trẻ con trong nhân loại sẽ là
xác định, càng sớm càng hay, những năng lượng nào trong
bảy năng lượng chi phối đang chế ngự cuộc sống mỗi em. Bấy
giờ mới có thể xác lập được kỹ thuật cần áp dụng về sau, dựa
vào quyết định đầu tiên và quan trọng này – và vì thế, nhà
giáo dục lại phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn. Nét đặc
thù và phẩm tính của đứa trẻ sẽ sớm được xác định, và toàn
cuộc rèn luyện dự tính được vạch ra nhờ biết rõ đặc điểm cơ
bản vừa kể. Hiện nay điều này chưa thể thực hiện, nhưng
chẳng bao lâu nữa sẽ xảy ra khi khoa học có thể khám phá
các phẩm tính và tính chất thể dĩ thái của mỗi cá nhân. Phát
triển này không còn xa như người ta đã dự kiến hoặc cho là
như vậy.
Tôi sẽ không bàn chi tiết về tiến trình kể trên, hoặc nói
tỉ mỉ về các phương pháp rèn luyện trẻ con trong nhân loại.
Mục tiêu của chúng ta là bàn về nhu cầu ngay trước mắt và
phổ quát hơn, nhằm nối liền khoảng cách giữa các phương
diện khác nhau của phàm ngã, để có được một phàm nhân
tích hợp. Sau đó là nối liền khoảng cách giữa linh hồn và tam
nguyên tinh thần, để tâm thức có thể tác động tự do và hoàn
toàn hòa đồng với Sự sống Duy nhất. Điều này sẽ xóa đi ý
thức chia rẽ, khiến cái thành phần hòa hợp với cái Toàn thể,
không mất đi cá tính của mình nhưng không còn nhận thức
đồng hóa với phàm ngã.
Ở đây có một điểm thú vị cần lưu ý, là điều then chốt cho
sự khai mở của nhân loại trong tương lai. Khoa tâm lý học
mới, vốn đã phát triển rất khả quan trong ba mươi năm qua,
đang giúp chúng ta thực hiện điều này. Học sinh cần tự rèn
luyện để có thể phân biệt giữa sutratma (sinh mệnh tuyến) và
antahkarana (tâm thức tuyến), giữa con đường của sự sống
và con đường của ý thức. Một tuyến là căn bản của sự bất tử,
và tuyến kia là căn bản của ý thức liên tục. Nhà nghiên cứu
cần lưu ý sự phân biệt tế nhị này. Một tuyến (sutratma) liên
kết và làm sinh động tất cả các hình hài sắc tướng thành một
toàn thể hoạt động, và tự thể hiện ý chí và chủ đích của thực
thể đang biểu lộ, dù đó là một con người, Thượng Đế, hay
một tinh thể. Tuyến kia (antahkarana) thể hiện sự đáp ứng
của tâm thức bên trong hình thể với phạm vi giao tiếp liên
tục rộng mở trong toàn cuộc sống chung quanh.
Sutratma là dòng sống trực tiếp, không hề gián đoạn và
không thay đổi. Về mặt biểu tượng có thể xem nó là một
dòng năng lượng sinh động và trực tiếp lưu chuyển từ trung
tâm ra ngoại vi, từ nguồn cội đến sự phát biểu bên ngoài hay
là ngoại hình hiện tượng. Đó chính là sự sống. Sự sống này
26
27
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới

More Related Content

What's hot

Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .Khai Nguyễn
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhTrung Huynh
 
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...
Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...
Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...nataliej4
 
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninGiáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninVuKirikou
 
Tieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac lenin
Tieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac leninTieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac lenin
Tieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac leninSang Tuấn
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninvoxeoto68
 
Đề tài: Học thuyết đức trị của Khổng Tử và giá trị của nó đối với thời hiện đại
Đề tài: Học thuyết đức trị của Khổng Tử và giá trị của nó đối với thời hiện đạiĐề tài: Học thuyết đức trị của Khổng Tử và giá trị của nó đối với thời hiện đại
Đề tài: Học thuyết đức trị của Khổng Tử và giá trị của nó đối với thời hiện đạiDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấptiểu minh
 
Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)
Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)
Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)Khánh Phan Quốc
 
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Cat Love
 
Tieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hocTieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hocquangbk1994
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninCandy Nhok
 
Các tư tưởng tlh thời trung hoa cổ đại
Các tư tưởng tlh thời trung hoa cổ đạiCác tư tưởng tlh thời trung hoa cổ đại
Các tư tưởng tlh thời trung hoa cổ đạiLenam711.tk@gmail.com
 
Tìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáoTìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáoFink Đào Lan
 

What's hot (20)

Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
 
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
 
Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...
Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...
Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...
 
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIXLuận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
 
Đề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay
Đề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nayĐề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay
Đề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay
 
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninGiáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
 
Tieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac lenin
Tieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac leninTieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac lenin
Tieu luan triet hoc quan diem ve con nguoi trong triet hoc mac lenin
 
Luận án: Chủ thể nhận thức trong triết học của Immanuel Kant
Luận án: Chủ thể nhận thức trong triết học của Immanuel KantLuận án: Chủ thể nhận thức trong triết học của Immanuel Kant
Luận án: Chủ thể nhận thức trong triết học của Immanuel Kant
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
 
Đề tài: Học thuyết đức trị của Khổng Tử và giá trị của nó đối với thời hiện đại
Đề tài: Học thuyết đức trị của Khổng Tử và giá trị của nó đối với thời hiện đạiĐề tài: Học thuyết đức trị của Khổng Tử và giá trị của nó đối với thời hiện đại
Đề tài: Học thuyết đức trị của Khổng Tử và giá trị của nó đối với thời hiện đại
 
Phat giao
Phat giaoPhat giao
Phat giao
 
Dccthp nnl1
Dccthp nnl1Dccthp nnl1
Dccthp nnl1
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
 
Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)
Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)
Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)
 
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
 
Tieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hocTieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hoc
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lênin
 
Các tư tưởng tlh thời trung hoa cổ đại
Các tư tưởng tlh thời trung hoa cổ đạiCác tư tưởng tlh thời trung hoa cổ đại
Các tư tưởng tlh thời trung hoa cổ đại
 
Tìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáoTìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáo
 

Similar to Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới

[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdfDatThinh1
 
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docxNamNguyenHoang40
 
Tài liệu triết lí
Tài liệu triết líTài liệu triết lí
Tài liệu triết líHuyTranThanh1
 
GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC M-LN.docx
GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC M-LN.docxGIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC M-LN.docx
GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC M-LN.docx2356110067
 
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận nataliej4
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmacleninPhi Phi
 
Chương i khái luận về triết học và triết học mác
Chương i khái luận về triết học và triết học mácChương i khái luận về triết học và triết học mác
Chương i khái luận về triết học và triết học mácdatnguyen942511
 
2023 - TT - CHUONG 1 - KHAI LUAN VE TRIET HOC.pdf
2023 - TT - CHUONG 1 - KHAI LUAN VE TRIET HOC.pdf2023 - TT - CHUONG 1 - KHAI LUAN VE TRIET HOC.pdf
2023 - TT - CHUONG 1 - KHAI LUAN VE TRIET HOC.pdfladucsdh231
 
triết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họctriết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họcKhnhChiinh1
 
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfde-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfMyThai8
 
Chuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxChuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxThoLi16
 
Xahoikhoahoc.tieuluan.docx
Xahoikhoahoc.tieuluan.docxXahoikhoahoc.tieuluan.docx
Xahoikhoahoc.tieuluan.docxHongThNh76
 
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG nataliej4
 
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctapKhoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctapViệt Long Plaza
 
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.docKhanhNguyn38918
 
Baigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thươngBaigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thươngHoa Huong Duong
 
GIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdfGIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdfngThch4
 

Similar to Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới (20)

[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
[123doc] - giao-trinh-triet-hoc-mac-lenin-moi-nhat-2021.pdf
 
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc (Khong chuyen) (1).docx
 
Tài liệu triết lí
Tài liệu triết líTài liệu triết lí
Tài liệu triết lí
 
GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC M-LN.docx
GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC M-LN.docxGIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC M-LN.docx
GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC M-LN.docx
 
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
 
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docxNội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
Nội Dung Cơ Bản Của Học Thuyết Đạo Đức Chính Trị - Xã Hội Của Khổng Tử.docx
 
Chương i khái luận về triết học và triết học mác
Chương i khái luận về triết học và triết học mácChương i khái luận về triết học và triết học mác
Chương i khái luận về triết học và triết học mác
 
2023 - TT - CHUONG 1 - KHAI LUAN VE TRIET HOC.pdf
2023 - TT - CHUONG 1 - KHAI LUAN VE TRIET HOC.pdf2023 - TT - CHUONG 1 - KHAI LUAN VE TRIET HOC.pdf
2023 - TT - CHUONG 1 - KHAI LUAN VE TRIET HOC.pdf
 
Tiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít Bêcơn
Tiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít BêcơnTiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít Bêcơn
Tiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít Bêcơn
 
triết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họctriết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết học
 
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfde-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
 
Chuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxChuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptx
 
Xahoikhoahoc.tieuluan.docx
Xahoikhoahoc.tieuluan.docxXahoikhoahoc.tieuluan.docx
Xahoikhoahoc.tieuluan.docx
 
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
 
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
 
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctapKhoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
 
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
 
Baigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thươngBaigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thương
 
GIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdfGIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdf
 

More from Celestial Light

Resources Currently Available for Energy Transition in Vietnam (UNDP)
Resources Currently Available for Energy Transition in Vietnam (UNDP)Resources Currently Available for Energy Transition in Vietnam (UNDP)
Resources Currently Available for Energy Transition in Vietnam (UNDP)Celestial Light
 
Deepening Regional Power Collaboration to Enable a Successful Energy Transiti...
Deepening Regional Power Collaboration to Enable a Successful Energy Transiti...Deepening Regional Power Collaboration to Enable a Successful Energy Transiti...
Deepening Regional Power Collaboration to Enable a Successful Energy Transiti...Celestial Light
 
Energy Transition Roadmap Presentation
Energy Transition Roadmap PresentationEnergy Transition Roadmap Presentation
Energy Transition Roadmap PresentationCelestial Light
 
SỔ TAY TÀI CHÍNH XANH.pdf
SỔ TAY TÀI CHÍNH XANH.pdfSỔ TAY TÀI CHÍNH XANH.pdf
SỔ TAY TÀI CHÍNH XANH.pdfCelestial Light
 
NHÂN KINH THIÊN ĐẠO
NHÂN KINH THIÊN ĐẠONHÂN KINH THIÊN ĐẠO
NHÂN KINH THIÊN ĐẠOCelestial Light
 
Ánh Sáng của Linh Hồn
Ánh Sáng của Linh HồnÁnh Sáng của Linh Hồn
Ánh Sáng của Linh HồnCelestial Light
 
Blockchain for Social Impact - Moving Beyond the Hype
Blockchain for Social Impact - Moving Beyond the HypeBlockchain for Social Impact - Moving Beyond the Hype
Blockchain for Social Impact - Moving Beyond the HypeCelestial Light
 
Real Energy Systems, Spirits, and Substances to Heal, Change, and Grow
Real Energy Systems, Spirits, and Substances to Heal, Change, and GrowReal Energy Systems, Spirits, and Substances to Heal, Change, and Grow
Real Energy Systems, Spirits, and Substances to Heal, Change, and GrowCelestial Light
 
Cheat Sheets for AI, Neural networks, Machine Learning, Deep Learning and Big...
Cheat Sheets for AI, Neural networks, Machine Learning, Deep Learning and Big...Cheat Sheets for AI, Neural networks, Machine Learning, Deep Learning and Big...
Cheat Sheets for AI, Neural networks, Machine Learning, Deep Learning and Big...Celestial Light
 

More from Celestial Light (16)

Resources Currently Available for Energy Transition in Vietnam (UNDP)
Resources Currently Available for Energy Transition in Vietnam (UNDP)Resources Currently Available for Energy Transition in Vietnam (UNDP)
Resources Currently Available for Energy Transition in Vietnam (UNDP)
 
Deepening Regional Power Collaboration to Enable a Successful Energy Transiti...
Deepening Regional Power Collaboration to Enable a Successful Energy Transiti...Deepening Regional Power Collaboration to Enable a Successful Energy Transiti...
Deepening Regional Power Collaboration to Enable a Successful Energy Transiti...
 
Energy Transition Roadmap Presentation
Energy Transition Roadmap PresentationEnergy Transition Roadmap Presentation
Energy Transition Roadmap Presentation
 
SỔ TAY TÀI CHÍNH XANH.pdf
SỔ TAY TÀI CHÍNH XANH.pdfSỔ TAY TÀI CHÍNH XANH.pdf
SỔ TAY TÀI CHÍNH XANH.pdf
 
Ngọc Hoàng Kinh_v2
Ngọc Hoàng Kinh_v2Ngọc Hoàng Kinh_v2
Ngọc Hoàng Kinh_v2
 
Ngọc Hoàng Kinh
Ngọc Hoàng KinhNgọc Hoàng Kinh
Ngọc Hoàng Kinh
 
Ngoc Hoang Kinh 1923
Ngoc Hoang Kinh 1923Ngoc Hoang Kinh 1923
Ngoc Hoang Kinh 1923
 
NHÂN KINH THIÊN ĐẠO
NHÂN KINH THIÊN ĐẠONHÂN KINH THIÊN ĐẠO
NHÂN KINH THIÊN ĐẠO
 
Ánh Sáng của Linh Hồn
Ánh Sáng của Linh HồnÁnh Sáng của Linh Hồn
Ánh Sáng của Linh Hồn
 
Blockchain for Social Impact - Moving Beyond the Hype
Blockchain for Social Impact - Moving Beyond the HypeBlockchain for Social Impact - Moving Beyond the Hype
Blockchain for Social Impact - Moving Beyond the Hype
 
Real Energy Systems, Spirits, and Substances to Heal, Change, and Grow
Real Energy Systems, Spirits, and Substances to Heal, Change, and GrowReal Energy Systems, Spirits, and Substances to Heal, Change, and Grow
Real Energy Systems, Spirits, and Substances to Heal, Change, and Grow
 
Giao Tiep voi Con
Giao Tiep voi ConGiao Tiep voi Con
Giao Tiep voi Con
 
Excel Shortcuts
Excel ShortcutsExcel Shortcuts
Excel Shortcuts
 
Cheat Sheets for AI, Neural networks, Machine Learning, Deep Learning and Big...
Cheat Sheets for AI, Neural networks, Machine Learning, Deep Learning and Big...Cheat Sheets for AI, Neural networks, Machine Learning, Deep Learning and Big...
Cheat Sheets for AI, Neural networks, Machine Learning, Deep Learning and Big...
 
HOW TO FIX THE WORLD
HOW TO FIX THE WORLDHOW TO FIX THE WORLD
HOW TO FIX THE WORLD
 
INSTANT STARTUP
INSTANT STARTUPINSTANT STARTUP
INSTANT STARTUP
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (19)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới

  • 1.
  • 2. nền giáo dục trong kỷ nguyên mới
  • 3. NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC SÁCH CỦA TÁC GIẢ ALICE A. BAILEY (* là bản dịch tiếng Việt; các quyển khác còn bản tiếng Anh) Điểm đạo trong Nhân loại và Thái dương hệ Tham thiền Huyền môn* Tâm thức của Hạt nguyên tử Luận về Lửa Vũ trụ Ánh sáng của Linh hồn* Linh hồn và Các Thể Từ Trí tuệ đến Trực giác* Luận về Chánh thuật Từ Bethlehem đến Calvary Đường Đạo trong Kỷ nguyên Mới − Tập I Đường Đạo trong Kỷ nguyên Mới − Tập II Những Vấn đề Khó khăn của Nhân loại Sự Tái lâm của Đức Chưởng giáo Vận mệnh của các Quốc gia Ảo cảm: Một Vấn đề Khó khăn của Thế giới Thần giao Cách cảm và Thể Dĩ thái Tự truyện chưa Hoàn tất* Nền Giáo dục trong Kỷ nguyên Mới* Sự Hiển lộ của Đại đoàn Chưởng giáo Luận về Bảy Cung: Tập I - Tâm lý học Nội môn Tập II - Tâm lý học Nội môn Tập III - Chiêm tinh học Nội môn Tập IV - Khoa trị liệu Nội môn Tập V - Các Cung và các cuộc Điểm đạo NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI Tác giả ALICE A. BAILEY Biên dịch Huỳnh Văn Nhiều & Trân Châu
  • 4. v BẢN QUYỀN 1954 © CỦA LUCIS TRUST BẢN QUYỀN TÁI TỤC 1982 © CỦA LUCIS TRUST Bản Tiếng Anh in lần thứ mười, 1987 (Ấn bản Bìa giấy thứ 4) Bản dịch Tiếng Việt in lần thứ nhất, 2016 Bản tiếng Anh của sách này được xuất bản với sự tài trợ từ Quỹ Xuất bản Sách của Chân sư Tây Tạng, là ngân quỹ được lập ra để tiếp tục các giáo huấn của Chân sư Tây Tạng và Bà Alice A. Bailey. Ngân quỹ này được điều hành bởi Lucis Trust, một công ty thuộc về giáo dục, tôn giáo, được miễn thuế. Công ty Xuất bản Lucis là một tổ chức phi lợi nhuận do Lucis Trust sở hữu. Bản tiếng Việt do người dịch đài thọ và cũng được xuất bản trong tinh thần phi lợi nhuận. Không phải trả tác quyền cho sách này. Sách này cũng có ấn bản bìa vải, tiếng Anh. Sách đã được dịch sang tiếng Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và tiếng Việt. Đang tiến hành dịch sang các ngôn ngữ khác. LỜI NÓI ĐẦU Xu Thế Giáo Dục Trong Cuộc Khủng Hoảng Trên Thế Giới Quyển sách triết lý giáo dục này ra đời trong thời kỳ khủng hoảng. Lý do là vì hầu như những tư tưởng then chốt trong phạm vi lý thuyết giáo dục ngày nay đều quan tâm sâu sắc đến cả việc bảo tồn và làm cho các giá trị của con người thêm phong phú. Có thể nào chúng ta duy trì chủ nghĩa cá nhân theo lề lối dân chủ của mình hay không trước các mãnh lực chuẩn hoá của nền văn minh cơ khí Tây phương, mà các mãnh lực này cũng có thể bao trùm thế giới Đông phương? Có thể nào chúng ta hóa giải những lề lối chuyên chế, tôn thờ, xu phụng vật chất của một nền văn hóa đang ngày càng hướng về công nghiệp? Tháng Năm vừa qua (1953) tôi có tham dự hai ngày hội thảo ở Chicago, được sự bảo trợ của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Phổ thông cho Người Trưởng thành, một bộ phận của Quỹ Tài trợ Ford. Trung tâm này được lập ra để nói lên mối quan tâm hiện nay ngày càng nhiều về nền tảng tinh thần của nền văn minh chúng ta. Trong phần báo cáo về vấn đề Giáo dục trong Xã hội Dân chủ mà nhóm chúng tôi đã góp phần nghiên cứu, chúng tôi được biết như sau: “Giáo dục phải đáp ứng được các nhu cầu của tinh thần con người. Giáo dục phải giúp mọi người phát triển một triết lý sống và ý thức giá trị thỏa đáng cho mỗi cá nhân. Phải giúp họ trau dồi các sở thích văn chương, âm nhạc và mỹ thuật. Đồng thời phải giúp họ tăng cường khả năng phân tích các vấn đề khó khăn và đi đến những kết luận thấu đáo.” v
  • 5. vi LỜI NÓI ĐẦU viiLỜI NÓI ĐẦU Báo cáo này yêu cầu xem xét lại phần lý thuyết và thực hành giáo dục của chúng ta. Một cuộc khảo sát các phát triển hiện nay cho thấy rằng rốt cuộc các nhà giáo dục chuyên nghiệp đang làm sáng tỏ một triết lý chung. Họ cũng đang hữu ý cố gắng vạch ra một lý thuyết giáo dục đầy đủ cho thế giới mới đang xuất lộ. Triết lý đó phải đáp ứng được ba nhu cầu cơ bản: (1) lý thuyết tâm lý về con người cần được “giáo hoá”; (2) lý thuyết xã hội về loại xã hội mà người ta đang cố gắng tạo dựng hay bảo tồn để làm điểm tựa thích hợp cho các lý tưởng văn hoá được phổ biến rộng rãi; và (3) thế giới quan hay vũ trụ quan, lý thuyết về vị trí của con người trong vũ trụ mà trong đó con người vừa là khán giả vừa là diễn viên. Vấn đề của chúng ta là làm thế nào đạt được sự tổng hợp tất cả những gì mà Chủ nghĩa Mác và Triết học Tân Kinh viện đưa ra cho những người theo họ. Thế nhưng, đạt sự tổng hợp này bằng phương pháp hợp tác có tự do lựa chọn mà Dewey đã ủng hộ. Trong phạm vi rộng rãi nhất, thế giới quan này sẽ có thể giúp tạo dựng một nền văn minh hành tinh bằng cách dung hợp bất cứ những chân lý nào vượt thời gian và vượt không gian, nói về con người và vũ trụ mà chúng ta có thể chắt lọc từ các nền văn hoá khu vực vào những thời kỳ và tại các địa phương của họ. Bấy giờ, những nguyên tắc phổ quát đó sẽ là các tiêu chí cho Nền Giáo dục trong Kỷ nguyên Mới, theo cách gọi của Chân sư Tây Tạng. Thế giới ngày nay đang chịu chi phối bởi quan điểm địa phương về văn hoá. Quan điểm này dựa trên tính nhị nguyên trong thái độ khách quan, hướng ngoại của thế giới Tây phương, và tính chủ quan hay hướng nội của các xã hội Á Đông. Khi đến mức cực đoan, mỗi nền văn minh đều bị mất cân bằng trong hướng đi của chính mình. Trong cuộc sống hài hoà, con người cần phải kết hợp cả hai lý tưởng nói trên để đạt được sự toàn vẹn cho chính mình và cho thế giới của mình. Theo tôi, dường như đây là một chủ đề quan trọng trong công việc hiện nay. Trong tương lai, phương thuốc chữa trị các bất đồng gay gắt trong xã hội và những phân hoá tâm lý vốn đã cản trở và ngăn chặn các nỗ lực hiện tại nhằm khắc phục những sự chia rẽ trong nhân loại, là việc phục hồi sự thống nhất các nguyên tắc mà dựa vào đó người ta có thể cố gắng dung hợp các giá trị và thành tựu của nhân loại. Hàm ý về mặt giáo dục của sự phát triển này thực rõ ràng. Như Chân sư Tây Tạng đã nêu, ở các tầm mức nội tâm chúng ta phải tạo điều kiện cho sự tái tổng hợp phàm tính của con người. Cũng phải làm thế nào để khắc phục cái ý thức nhị nguyên mà vốn đã tạo ra sự tách biệt trong lĩnh vực văn hoá. Sự tách biệt văn hoá này là do “việc phủ nhận cái ngã” trong nền văn minh ôn hoà của phương Đông vốn là khái niệm chi phối nền văn hoá của họ, và cũng do “chủ nghĩa cá nhân” ưa gây hấn của Tây phương vốn là lý tưởng của người phương Tây. Vì thế, chúng ta cần có sự tổng hợp chính trị của một Liên bang Thế giới, trong đó hai bán cầu Đông và Tây hoạt động như các thùy phải và trái của não bộ con người, với trụ sở chính của cơ quan Đầu não Thế giới đóng vai trò điểm giao thoa của các dây thần kinh hành tinh. Đồng thời cũng cần có lối sống hành tinh, tiêu chuẩn đạo đức hành tinh, và lối cảm nhận hành tinh là động lực mạnh mẽ và cần thiết để làm tròn các nhiệm vụ trọng đại trong thời gian tới. Nay là thời gian để tái tổng hợp cái chủ quan và khách quan, các nền văn minh hướng nội và hướng ngoại, và để đạt được khúc hoà âm vĩ đại của các nền văn hoá. Nhật Bản vốn không có ý định xâm lăng cho đến khi nước này học được thủ đoạn đó của phương Tây. Trước khi Nhật bị buộc phải mở vi vii
  • 6. viii LỜI NÓI ĐẦU ixLỜI NÓI ĐẦU cửa, nghệ thuật và triết học của họ vốn hài hoà với truyền thống Á Đông. Khi tiếp nhận kỹ thuật Tây phương, Nhật bèn ném bỏ nền văn hoá cổ xưa của mình. Những gì đã xảy ra tại Nhật cũng có thể xảy ra tại tất cả các quốc gia khác ở Á Đông. Thế nhưng, trong khi Nhật là một nước tương đối nhỏ thì Trung Quốc, Ấn Độ và các nước láng giềng đều là những nước rộng lớn và rất đông dân. Cầu Trời cho họ đừng tái diễn lịch sử của Nhật. Hoạt động của chúng ta trong việc tái tổng hợp thế giới, qua cố gắng thấu hiểu và thông cảm, phải bao gồm việc kêu gọi các nước Á Đông hãy bảo tồn và phát triển những giá trị cơ bản của các nền văn hoá trong khu vực. Trong khi phương Tây đang tìm kiếm các nguyên tắc để dựa vào đó có thể xây dựng cuộc sống bình ổn và thành công, thì phương Đông có thể đóng vai trò đối trọng cho tính xu phụng vật chất ưa gây hấn của phương Tây. Nếu sự tổng hợp mới này nhằm phục hồi sự hợp nhất văn hoá và tinh thần trong nhân loại, thì thế giới Tây phương phải tỏ ra khiêm tốn khi hướng về Á Đông. Do bản tính cố hữu, thế giới Đông phương sẽ không phát triển năng lượng vật chất để đến với Tây phương. Người Tây phương đã đi về phương Đông để tìm thị trường, tìm nơi tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp cơ khí của chúng ta, và chúng ta phải trở về thế giới của chính mình, được các năng lượng nội tại của phương Đông thấm nhuần và ý thức điều đó. Sự thâm nhập thương mại mạnh mẽ của chúng ta vào các vùng lãnh thổ và các dân tộc Đông phương rốt cuộc đã mang văn học, triết học và nghệ thuật của Đông phương về Tây phương như là phần lợi nhuận ngoài dự kiến. Nếu muốn, chúng ta có thể sử dụng di sản rộng lớn của nền văn hoá Đông phương hiện có ngay cả trong các thư viện của những vùng lân cận. Hy vọng chính yếu để có thể sống còn trong thế giới bị phân cực sâu sắc này là ở nỗ lực phi thường nhằm tổng hợp hai nền văn minh khi còn có thời gian. Nếu phương Đông chối từ việc cho phương Tây cơ hội đó, và quyết định gặp gỡ chúng ta chỉ trên cơ sở, lập trường của chúng ta thôi, thì bấy giờ điều này có thể là điểm cáo chung cho câu chuyện của cả Đông và Tây. Trong thời đại công nghiệp theo chủ thuyết bành trướng hiện nay, ngày càng có nhiều bằng chứng về năng lực thâm nhập của tư tưởng Á Đông vào các lĩnh vực khoa học, triết học và nghệ thuật của phương Tây. Y học tâm thần, khoa siêu tâm lý học, tâm lý học phân tích của Jung chỉ là một vài dấu hiệu của các cuộc nghiên cứu đương đại, hướng vào nội tâm. Sự tái nhập của yếu tố tinh thần vào cuộc sống và nền giáo dục, là điều có nhiều ý nghĩa hơn là sự tái hiện một hình thức nào đó của hệ tư tưởng Thiên Chúa giáo trong thời gian đầu. Trong nền giáo dục này cho Thời đại Mới, loại triết học kết hợp Đông-Tây được Chân sư Tây Tạng đưa ra sẽ có môi trường thích hợp. Ở đây chúng ta có các yếu tố của một lý thuyết đầy đủ, như sau: (a) Hoạch định Chủ quan; lý thuyết về sự tự phát triển một cách sáng tạo của mỗi cá nhân; (b) Hoạch định Khách quan; lý thuyết về một xã hội tốt đẹp cho mọi người sinh sống. Hàm nghĩa tâm lý và xã hội của nền giáo dục cho Thời đại Mới cần được diễn đạt thật rõ ràng. Bước kế tiếp là thử nghiệm mức hữu hiệu của các nguyên tắc trong ứng dụng cụ thể. Việc thử nghiệm phải được thực hiện theo các kỹ thuật vận hành có liên quan đến khoa tâm lý của người Hindu hơn là các phương pháp thực chứng của phương Tây. Nếu viii
  • 7. x LỜI NÓI ĐẦU xiLỜI NÓI ĐẦU chương trình này chưa được kiểm nghiệm hợp lý thì việc vội vàng suy đoán trước vấn đề sẽ chỉ phí thời gian. Tuy nhiên, không nhất thiết phải xem các khảo hướng của phương Đông cổ xưa và của phương Tây hiện nay là hai sự chọn lựa có tính loại trừ lẫn nhau. Trong một số trường hợp, các khảo hướng này chỉ là hai “ngôn ngữ” được dùng để phát biểu các chân lý chung về bản tính của con người. Vì thế, chúng ta không cần phải xem đây là những vấn đề trái ngược nhau. Sự chuyển dịch giữa các ngôn ngữ có thể làm giảm đi tính xa lạ của thuật ngữ. Ví dụ như quan điểm của Chân sư Tây Tạng cho rằng “tham thiền là tư duy về các sự vật một cách thông suốt” lại chính là học thuyết của Dewey. Khi các yếu tố không quen này giảm bớt, thì người ta sẽ dễ dàng thông cảm nhau hơn. Đề án nghiên cứu được phác họa hết sức vắn tắt trên đây, không phải là ảo tưởng mơ hồ về mặt triết học mà là một nhu cầu cấp bách, ngay trước mắt. Nó được nêu rõ trong một tài liệu do Ban Hoạt động Văn hoá của UNESCO soạn thảo. Tài liệu này đưa ra chủ đề để thảo luận trong các phạm vi: “Khái niệm về Con người và Triết lý Giáo dục ở Đông phương và Tây phương.” Trong tài liệu vừa kể, đề án nói trên được phát biểu như sau: “Unesco không thể giữ thái độ thờ ơ đối với vấn đề này (của Đông và Tây). Unesco buộc phải đối diện trực tiếp với nó ngay trong tình hình thế giới hiện tại. Tình hình này sở dĩ có là do tiến trình thống nhất ngày càng nhanh chóng, sự thu ngắn các khoảng cách, tầm quan trọng ngày càng tăng của ngành công nghệ, trong khi đó tất cả các dân tộc dần dần đạt được độc lập chính trị và trách nhiệm trên trường quốc tế. Trên hết mọi sự là mối bận tâm và tình trạng phức tạp đang ngự trị trong hai nền văn minh lớn của thời trước: chuẩn bị sản sinh nền văn minh duy nhất cho ngày mai, nhưng lại e ngại trước mối đe doạ của một cuộc khủng hoảng trên thế giới vượt ngoài khả năng kiểm soát của mình.” Trong một bài báo tựa đề Mục tiêu của chúng ta là Hợp nhất, đăng trong tạp chí Thế giới Tự do, tháng Mười năm 1944, Tiến sĩ Albert Enstein đã tỏ ý tiếc khi nói về “thái độ xu phụng vật chất đáng chê trách đối với cuộc sống, đưa đến sự lan tràn của tính ích kỷ không kiềm chế.” Thế nhưng, có thể nào sửa đổi tính xu phụng vật chất và thái độ ích kỷ trong nền văn hoá của chúng ta? Có phải là bằng những phép đo lường trong nhiều lĩnh vực không-thời gian của thuyết tương đối hay không? Đây hẳn là lối an ủi tẻ nhạt của người có nhiệt tình, và Einstein không muốn nói như thế. Thực ra, Einstein không hề đưa ra giải pháp nào rõ ràng. Sự thực rất đơn giản: đối trọng duy nhất của “tính xu phụng vật chất” là “cố gắng thực hiện các lý tưởng cao đẹp và giá trị tinh thần.” Điều này phải phát xuất từ tâm điểm của khoa học, như một sự phát triển trên đường tiến hoá. Khi nắm được các dữ liệu khoa học, các nhà nghiên cứu phải sử dụng kiến thức hiện nay của chúng ta về Thiên nhiên mà tổng hợp thành các nguyên lý tích hợp để thiết lập khoa vũ trụ học theo Pythagoras- Plato-Bruno – một hình ảnh thế giới tương tự như thuyết phiếm thần của tư tưởng Á Đông, trong đó con người có thể tôn trọng Thiên nhiên vì Thiên nhiên đáng được tôn kính và trân trọng. Loại khoa học nhân văn chỉ xem con người là trung tâm thì mất thăng bằng. Thế nên, cần một triết lý về thế giới, trong đó vũ trụ vô hạn và vĩnh cữu là điểm tựa kia cho đường trục mà công cuộc tổng hợp mới có thể xoay quanh đó và tăng trưởng. Có một phương thuốc để chữa trị “căn bệnh của con người hiện nay” và nhiều thành phần của phương thuốc được ghi x ix
  • 8. xii LỜI NÓI ĐẦU xiiiLỜI NÓI ĐẦU trong quyển sách này, nói về nền giáo dục tương lai. Thực hiện các nguyên lý kể trên là phần việc của chính nhân loại. Quả thực, lý thuyết của nền giáo dục này không vượt ngoài nhu cầu và nhận thức của các nhà giáo dục thời nay. Vì sự kiện thực tế là ở một số nơi đã thực hiện được những bước tiến hành các cuộc thí nghiệm trong ngành giáo dục, nhằm phát biểu nhu cầu tổng hợp. Một điển hình của công cuộc phát triển này là đề án “tự khảo cứu” được Quỹ Tài trợ Ford cấp ngân khoản. Từ đó có đề nghị lập ra Khoa Nghiên cứu Hội nhập tại Đại học Pittsburgh. Bài phát biểu trình bày cuộc thí nghiệm này có một phần ghi lại như sau: “Một khoa mới được đề nghị thành lập tại Đại học Pitts- burgh, ngoài ba phân ngành hiện nay là Khoa học Nhân văn, Khoa học Xã hội và Khoa học Tự nhiên. Khác với các khoa đang có bên trong các phân ngành hiện hữu, khoa mới này được gọi là Khoa Nghiên cứu Hợp nhất. Khoa này nhằm tìm ra những mối tương quan giữa các bộ môn với những chủ đề khác nhau đã có sẵn trong học trình đề nghị của Nhà trường. Mục tiêu chính là bồi dưỡng thói quen tổng hợp trong tư duy, và tìm ra hay tạo ra nguồn minh triết cho cuộc tiến hoá của con người và cho cố gắng tự phát triển của mỗi cá nhân. “Chính những lý giải và hiểu biết kết hợp này không đủ tư cách là một khoa học mà chỉ là sự thấu hiểu tóm lược về những khái niệm và nguyên lý đã có. Thế nên khoa này sẽ không cấp học vị trong chính lĩnh vực hay ‘ngành’ của nó. Khoa nghiên cứu Hợp nhất chủ yếu phục vụ cho các sinh viên và nhân viên giảng huấn. Nó giúp họ tiến hành các hoạt động chính (nhưng không quan trọng hơn) của họ trong những lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành. “Mãi cho đến nay, các cơ sở đào tạo đại học của chúng ta ít có nhu cầu bổ sung nói trên. Thế nhưng, với sự gia tăng khối lượng các kiến thức chuyên ngành – đến mức chúng ta đang bị chìm ngập trong hàng núi thông tin và dữ liệu – nên nay đã đến lúc chúng ta cần nghiêm túc xét xem tất cả các kiến thức này có ý nghĩa gì. Nếu Nhà trường không thể tổng hợp các hàm ý bao quát của nền học vấn hiện đại, tức là đã từ bỏ vai trò lịch sử của mình trong việc cung cấp các nguyên lý phổ quát cho những người thấu hiểu được và đang tìm kiếm các lợi ích của cuộc sống tốt đẹp. Nhu cầu cấp thiết này cần được phát biểu và nhận thức rõ ràng, nếu chúng ta muốn đưa ra giải pháp thấu đáo cho vấn đề. “Mục đích rộng lớn của Sự thăng tiến trong Học vấn (theo cách nói của Bacon) là nhằm soi sáng bốn vấn đề cơ bản của đời người: Bản chất của con người?(1) Bản thể của thế giới vật chất (vũ trụ) mà trong đó con(2) người đang sinh sống? Bằng các quá trình tiến hóa nào mà loài người vượt lên(3) từ trong hệ thống phức tạp của thiên nhiên, để trở thành những cá nhân tự thức và sáng tạo như hiện nay? Theo một số hiểu biết về vũ trụ và bản chất của con(4) người, thì loại xã hội nào là thích hợp nhất cho con người ngày càng tiến hóa hơn? “Khi tìm kiếm đáp án cho các câu hỏi kể trên và cung cấp cho sinh viên sức kích thích cũng như các dữ liệu cần thiết để các em tự tìm ra lời giải cho chính mình, các giảng viên trong Khoa Nghiên cứu Tổng hợp sẽ không tỏ ra là chuyên gia thành thạo về dung hợp. Cùng với các sinh viên có quan tâm, các thành viên của Khoa vẫn sẽ là những người đang xi xii
  • 9. xiv LỜI NÓI ĐẦU xv tìm kiếm sự tổng hợp. Để minh họa loại giáo trình dự định, có thể áp dụng các đề nghị sau đây: Khoa Xã hội học về Tri thức.1. Mối Tương quan giữa Tôn giáo, Triết học, Khoa học2. và Nghệ thuật. Lý thuyết Tin học, Điều khiển học và Ngữ nghĩa học.3. Lịch sử và Triết lý của Khoa học.4. Lịch sử và các Tiên đề của Thuyết Chính quyền Dân5. chủ (Hệ tư tưởng). Đóng góp của Sinh học, Xã hội học và Tâm thần học6. cho Phúc lợi và Tiến bộ của Nhân loại. Sự Hợp nhất Tri thức.7. Sự Tiến triển của các Hệ thống Giá trị từ Nền Văn8. hóa Nguyên thủy đến Nền Văn minh Công nghiệp Hiện đại. “Điều kiện tiên quyết cho tất cả các giáo trình nói trên là chúng sẽ liên hệ ít nhất ba ngành gọi là ngành nghiên cứu. Nhờ đó, khuyến khích các sinh viên và khoa cố gắng tìm kiếm tầm nhìn mới mẻ – ‘thường xuyên thấy cuộc sống như một toàn thể.’ ” Các nguyên lý hạt giống của Chân sư Tây Tạng sẽ có được môi trường thích hợp trong những trường thực nghiệm này. OLIVER L. REISER Khoa Triết học Đại học Pittsburgh Pittsburgh, Pennsylvania Hoa Kỳ TRÍCH PHÁT BIỂU CỦA CHÂN SƯ TÂY TẠNG Tháng Tám 1934 Nói rằng tôi là một đệ tử người Tây Tạng đến trình độ nào đó thì cũng đúng. Tuy nhiên, nói như thế thì các bạn cũng chẳng hiểu được bao nhiêu, bởi vì tất cả đều là đệ tử, từ người tìm đạo khiêm tốn nhất trở lên, cho đến chính Đức Christ và các Đấng cao cả hơn Ngài. Tôi có thể xác như mọi người, và sống trên vùng biên giới Tây Tạng. Nói theo quan điểm ngoại môn thì thỉnh thoảng tôi có dìu dắt một nhóm nhiều vị lạt-ma Tây Tạng khi các bổn phận khác của tôi rảnh rang. Chính vì thế mà người ta cho rằng tôi là vị trụ trì của tu viện Lạt-ma giáo ấy. Tất cả các đệ tử chân chính đều kết hợp trong công tác của Đại đoàn Chưởng giáo. Những người kết hợp với tôi trong công tác này đều biết tôi theo một danh xưng và chức vụ khác. A.A.B. biết tôi là ai và biết hai danh xưng của tôi. Tôi là huynh trưởng của các bạn, là người đã đi hơi xa trên Đường Đạo hơn người môn sinh trung bình và do đó phải gánh vác trách nhiệm nhiều hơn. Tôi là kẻ đã chiến đấu và phấn đấu để vươn lên một mức độ giác ngộ cao hơn tầm mức của người tìm đạo đang đọc tác phẩm này. Do đó, tôi phải làm người truyền đạt ánh sáng, với bất cứ giá nào. Tôi không phải là người luống tuổi như số tuổi người ta cho là phải có trong các huấn sư, tuy nhiên tôi không non nớt hay thiếu kinh nghiệm. Công tác của tôi là giảng dạy và truyền bá những hiểu biết về Minh triết Ngàn đời ở bất cứ nơi nào có sự đáp ứng, và tôi làm việc này trong nhiều năm qua. Khi nào có dịp, tôi cũng tìm cách giúp Chân sư M. và Chân sư K.H., vì từ lâu tôi đã thân cận với các Ngài và liên kết với xiii
  • 10. xvi xvii công việc của các Ngài. Nói tất cả những điều trên đây là tôi đã nói nhiều với các bạn rồi. Dù vậy tôi không có ý gì khiến bạn phải tuân theo tôi một cách mù quáng và có sự tôn sùng dại dột mà kẻ tìm đạo nhiều xúc cảm bày tỏ với vị Đạo sư và Chân sư mà y chưa có thể tiếp xúc được. Ngày nào y chưa biến đổi được sự tôn sùng bằng tình cảm, thành việc phụng sự vô kỷ cho nhân loại – chứ không phải cho Chân sư – thì ngày đó, y chưa có được sự giao tiếp tốt đẹp nói trên. Các sách tôi đã viết và đưa ra nhưng không đòi hỏi phải được mọi người chấp nhận. Bởi vì chúng có thể đúng hay không đúng, thực hay không thực và hữu ích hay vô ích. Tôi để cho các bạn xác nhận chân lý của chúng bằng cách thực hành đúng đắn và bằng cách sử dụng trực giác. Cả tôi và A.A.B. đều không hề quan tâm xem chúng là tác phẩm được truyền cảm hứng, hoặc lời ai đó cho rằng đây là tác phẩm của một vị Chân sư. Nếu các sách này trình bày chân lý đúng trình tự, kế tiếp theo những chân lý đã được đưa ra trong việc giáo huấn thế gian; nếu những điều trong đó có thể nâng cao đạo tâm và ý-chí-phụng-sự từ cõi tình cảm đến cõi trí (nơi chúng ta có thể tìm thấy các Chân sư) thì loạt sách này đã đạt được mục đích. Nếu giáo huấn trao truyền có thể tạo được sự đáp ứng nơi trí tuệ đã khai ngộ của người phụng sự ở thế gian và giúp cho trực giác y bừng sáng, thì bấy giờ mới nên chấp nhận giáo huấn đó. Bằng không thì đừng nên. Nếu các phát biểu này vẫn đúng khi được chứng minh đến mức rốt ráo, hay tỏ ra là đúng qua trắc nghiệm bằng Luật Tương ứng, thì bấy giờ chúng mới quả là tốt đẹp. Nếu không được như thế, người môn sinh đừng nên chấp nhận những điều đã nói. MỤC LỤC Chương I Mục Tiêu Của Nền Giáo Dục Mới Nhận xét Dẫn nhập.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 Giải đáp Một số Câu hỏi. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8 Lý thuyết, Phương pháp và Mục tiêu.. . . . . . . . . . . . . . . . . 16 Phối hợp và Tích hợp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33 Chương Ii Sự Khai Mở Văn Hóa Của Nhân Loại Văn minh và Văn hóa.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42 Tiến trình Khai mở.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58 Tính chất của Huyền bí học.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66 Chương Iii Bước Kế Tiếp Trong Công Cuộc Phát Triển Trí Tuệ Của Nhân Loại Thời kỳ Chuyển tiếp Hiện nay.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79 Thời đại Bảo bình. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 110 Chương Iv Sự Trau Dồi Cá Nhân Tư cách Công dân.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 116 Tình hình Thế giới và các Hệ Tư tưởng.. . . . . . . . . . . . . . 126 Lý do của Tình trạng Bất ổn trên Thế giới Hiện nay.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 136 Vai trò của Cha Mẹ.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 147 Xu thế Cho thấy các Phát triển trong Tương lai.. . . . . . 157 Sự Chế ngự Phàm nhân.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 164 Chương V Khoa Học Về Antahkarana.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 167 Tóm Lược.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 176 xiv xv
  • 11. 1 CHƯƠNG I Mục tiêu của Nền Giáo dục Mới NHẬN XÉT DẪN NHẬP CÓ THỂ XEM những điều trình bày trong sách này liên quan đến ba khía cạnh khác nhau của chủ đề chung về các phương pháp và ý tưởng giáo dục mới trong thời gian tới. Mục tiêu là làm sáng tỏ vấn đề khai mở văn hóa cho nhân loại và xem xét bước kế tiếp cần thực hiện trong công cuộc phát triển trí tuệ nhân loại. Giáo huấn nếu đúng thực phải phù hợp với quá khứ, và cần phải tạo cơ hội cho nỗ lực trong hiện tại, cũng như đưa ra mức khai sáng cao hơn cho những người đã hoặc đang thành công trong cố gắng đạt được những mục tiêu đã định. Cần phải vạch rõ tương lai tinh thần của con người. Đó chính là điều cần thiết hiện nay. Từ ngữ “tinh thần” không chỉ về những vấn đề gọi là tôn giáo. Tất cả các hoạt động giúp con người tiến đến một dạng phát triển nào đó – thuộc thể chất, tình cảm, trí tuệ, trực giác, xã hội – nếu điều đó tiến bộ hơn tình trạng hiện thời của họ, thì chính yếu là có bản chất tinh thần. Nó cho thấy sức sống động của thực thể thiêng liêng nội tại. Tinh thần của con người vốn bất tử. Nó vĩnh viễn thường tồn, tiến tới từ trình độ này đến trình độ khác và từ giai đoạn này đến giai đoạn khác trên Đường Tiến hóa. Nó khai mở các thuộc tính và những trạng thái thiêng liêng một cách liên tục và đúng theo trình tự. Chủ đề chung của sách này gồm ba điểm: Kỹ thuật Giáo dục trong Tương lai1. . 1 2
  • 12. 2 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 3MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI Khoa học về Antahkana2. . Mục này bàn về phương thức nối liền khoảng cách đang có trong tâm thức con người. Đó là khoảng cách giữa thế giới kinh nghiệm đời thường của nhân loại (ba cảnh giới hoạt động thể chất-tình cảm-trí tuệ) và các cấp cao hơn của giai đoạn gọi là phát triển tinh thần – tức là thế giới gồm các ý tưởng, nhận thức trực giác, sự thấu suốt và thông hiểu tinh thần. Phương pháp Kiến tạo Cầu Antahkana.3. Phương pháp này giúp khắc phục các giới hạn – về mặt thể chất và tâm lý – vốn hạn chế sự biểu lộ thiên tính nội tại của con người. Ở đây chúng ta chỉ có thể đưa ra phần cơ bản cho điểm thứ ba vừa kể. Bởi vì vấn đề này bao gồm các phương pháp tham thiền cao cấp cần phải được tiếp cận dần dần. Tôi đã bàn về tham thiền trong những quyển sách khác của tôi. Ở đây có thể hỏi vì sao cần phải dành thời gian để bàn về những gì vẫn còn trong tương lai. Tôi xin trả lời bằng cách lưu ý rằng “Người nào suy nghĩ điều gì thì sẽ trở thành điều đó.” Đây là sự thực hiển nhiên và thông thường trong Huyền bí học. Vì thế, điều gì đúng cho cá nhân thì cũng đúng cho tập thể, và chính lề lối suy tư của một tập thể rốt cuộc sẽ khiến họ phản ứng theo cách đó. Khi các sóng tư tưởng tập thể thâm nhập vào môi trường trí tuệ của nhân loại, thì con người nhận được ấn tượng, và những lối sống mới và phát triển mới trở nên ngày càng dễ dàng hơn. Ở đây tôi chỉ tìm cách đưa ra cho bạn một vài ý niệm tổng quát ngắn gọn, để nêu lên khuynh hướng tư tưởng của tôi và mục đích mà tôi nhắm đến. Để thực hiện điều này, có lẽ cách dễ dàng nhất cho tôi là đưa ra một vài điều gợi ý đáng quan tâm, có thể soi sáng vấn đề. I. Cho đến nay giáo dục đã tập trung vào việc tổng hợp lịch sử quá khứ, và thành tựu quá khứ trong tất cả các lĩnh vực tư tưởng của nhân loại, và chú ý vào những kiến thức mà nhân loại đã đạt được. Giáo dục làm việc với những hình thức khoa học đã phát triển trong thời gian trước. Đây chính yếu là cái nhìn thụt lùi chứ không hướng tới trước. Xin bạn lưu ý cho rằng ở đây tôi chỉ nói chung, và có nhiều ngoại lệ nhỏ đáng lưu ý cho thái độ này. II. Giáo dục đã quan tâm chính yếu đến việc tổ chức hạ trí. Và năng lực của đứa trẻ được đánh giá phần lớn bởi phản ứng của nó đối với lượng thông tin tích lũy (trong giáo dục), các dữ liệu đối chiếu và thu thập, được đưa ra, tiêu hóa và sắp xếp theo trình tự. Nhờ đó, em được trang bị để cạnh tranh với lượng thông tin mà những người khác đang sở hữu. III. Cho đến nay, giáo dục hầu như là việc rèn trí nhớ, dù rằng giờ đây người ta bắt đầu công nhận rằng thái độ này cần chấm dứt. Đứa trẻ phải hấp thụ các sự kiện mà nhân loại tin là đúng thực, đã được trắc nghiệm trong quá khứ và tỏ ra là đầy đủ. Thế nhưng mỗi thời đại có một tiêu chuẩn khác nhau về mức độ đầy đủ. Thời đại Song ngư chú ý đến các chi tiết nỗ lực nhằm đạt một lý tưởng nào đó mà người ta cảm nhận được. Vì thế, đã có một giai đoạn lịch sử với phương pháp mà các bộ lạc sử dụng để trở thành những quốc gia bằng cách xâm lấn, chiến tranh và chinh phục. Đó là một sự thành tựu của nhân loại. Môn địa lý vốn dựa vào phản ứng tương tự đối với ý tưởng bành trướng. Thông qua đó trẻ con học biết cách mà người ta đã chinh phục các lãnh thổ và chiếm giữ đất đai, vì nhu cầu kinh tế và những nhu cầu khác. Điều này cũng được xem là, và đúng là, một sự thành tựu của nhân loại. Các ngành khác nhau của khoa học cũng đã góp phần vào việc chinh phục các vùng lãnh thổ, và điều này cũng lại được gọi là thành tựu 3
  • 13. 4 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 5MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI của nhân loại. Sự chinh phục của khoa học, sự chinh phục các quốc gia, sự chinh phục các vùng lãnh thổ, tất cả đều là dấu hiệu cho thấy phương pháp của thời đại Song ngư. Phương pháp này có đặc trưng là nỗ lực thực hiện lý tưởng, tinh thần chiến đấu, và tính chia rẽ trong mọi lĩnh vực – tôn giáo, chính trị và kinh tế. Thế nhưng, thời đại của tổng hợp, của tinh thần bao gồm và thông hiểu đang đến với chúng ta. Và nền giáo dục mới của Thời đại Bảo bình phải từ từ thâm nhập vào ý thức của nhân loại. IV. Giáo dục không chỉ là việc rèn trí nhớ. Giáo dục cũng không chỉ là giúp trẻ con hay học sinh biết về quá khứ và những thành tựu của quá khứ. Các yếu tố này rất hữu ích, và các em cũng cần phải học và hiểu về quá khứ, vì từ đó phát sinh những điều mới mẻ, là tinh hoa và thành quả của quá khứ. Giáo dục không chỉ là khảo cứu về một chủ đề để đi đến kết luận, dẫn đến những giả thuyết, mà chính các giả thuyết này lại dẫn đến những khảo cứu và kết luận thêm nữa. Giáo dục không chỉ là nỗ lực thực sự giúp cho đứa trẻ hay người trưởng thành trở nên người công dân tốt, bậc phụ huynh thông minh và không tạo gánh nặng cho đất nước. Giáo dục có ứng dụng rộng lớn hơn là việc tạo nên một con người có giá trị thương mại và không trở thành món nợ thương mại. Giáo dục còn có nhiều mục tiêu khác hơn là làm cho cuộc sống thêm thú vị, và giúp mọi người đạt mức phát triển để tham gia với sự quan tâm vào tất cả những gì đang xảy ra trong ba cảnh giới hoạt động nhân loại. Giáo dục là tất cả những điều trên, nhưng cũng cần bao gồm nhiều điều khác nữa. V. Trong công cuộc phát triển của nhân loại, giáo dục có ba mục tiêu chính: Thứ nhất, như phần đông chúng ta đã hiểu, giáo dục phải giúp mỗi người trở thành một công dân thông minh, bậc cha mẹ khôn ngoan và cá nhân tự chủ. Giáo dục phải giúp mỗi người làm tròn phần việc của mình trong đời, cũng như có đủ điều kiện để sống một cách hòa bình, hữu ích và hòa hợp với người láng giềng của mình. Thứ hai, giáo dục phải giúp mỗi người nối liền khoảng cách giữa các khía cạnh khác nhau trong trí tuệ. Đây là điểm chính yếu cần được chú trọng trong giáo huấn mà tôi dự định đưa ra cho các bạn. Theo triết học nội môn mà chúng ta đang học hỏi, các bạn đều biết rõ rằng trên cõi trí có ba phương diện của trí tuệ, hay củasinhvậttrítuệmàchúngtagọilàconngười.Baphươngdiện này là phần quan trọng nhất trong bản tính của con người: Hạ trí cụ thể, hay nguyên khí suy luận. Đây chính là1. phương diện của con người mà các tiến trình giáo dục của chúng ta nhằm phát triển. Con của Trí tuệ mà chúng ta gọi là Chân nhân hay2. Linh hồn. Đây là nguyên khí thông tuệ có nhiều tên gọi trong các tài liệu nội môn, như Thần Thái dương, Tổ phụ Thái dương, nguyên khí Christ, v.v. Phương diện này đã được các tôn giáo trong quá khứ phát triển. Thượng trí trừu tượng, có khả năng vận dụng các ý3. tưởng, và truyền ánh sáng khai ngộ đến cho hạ trí, khi hạ trí chỉnh hợp với linh hồn. Thế giới các ý tưởng này đã được ngành triết học nghiên cứu. Chúng ta có thể gọi ba phương diện này là: Thể trí thu nhận, là cái trí mà các nhà tâm lý học đang nghiên cứu. Trí tuệ cá nhân hóa, tức là Con của Trí tuệ. Trí tuệ khai ngộ, tức là thượng trí. Thứ ba, cần nối kết khoảng cách giữa hạ trí và linh hồn. 4 5
  • 14. 6 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 7MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI Điều cũng lạ là nhân loại vẫn luôn nhận thức được điều này nên đã nói đến việc “đạt được sự hợp nhất” hay “tạo sự nhất quán” hoặc “đạt được sự chỉnh hợp.” Tất cả đều là những cố gắng nhằm phát biểu chân lý nói trên mà người ta đã nhận thức qua trực giác. VI. Trong thời đại mới, giáo dục cũng cần phải quan tâm đến việc nối liền khoảng cách này giữa ba phương diện của trí tuệ: nối liền khoảng cách giữa linh hồn và hạ trí, để tạo sự nhất quán giữa linh hồn và phàm nhân; và nối liền khoảng cách giữa hạ trí, linh hồn và thượng trí. Giờ đây nhân loại đã sẵn sàng thực hiện điều này, và lần đầu tiên trong cuộc tiến hóa của nhân loại việc nối cầu có thể tiến hành trên qui mô tương đối lớn. Tôi không cần phải bàn rộng thêm điều này ở đây, vì nó liên quan đến các thuật ngữ chuyên môn của nền Minh triết Ngàn đời, mà tôi đã nói nhiều với các bạn trong những quyển sách khác. VII. Vì thế, giáo dục là Khoa học về Antahkana. Khoa học và thuật ngữ này là cách phát biểu nội môn về điều thực tế cần phải nối liền khoảng cách như đã nêu trên. Antah- karana là cầu nối được mỗi người kiến tạo giữa ba phương diện trí tuệ của mình – qua tham thiền, thông hiểu và công tác sáng tạo huyền thuật của linh hồn. Do đó, các mục tiêu chính yếu của nền giáo dục trong thời gian tới sẽ là: Tạo sự chỉnh hợp giữa thể trí và não bộ nhờ hiểu biết1. đúng đắn về cơ cấu nội tại của con người, đăc biệt là về thể dĩ thái và các trung tâm lực. Kiến tạo hay xây dựng cầu nối giữa não bộ-thể trí-linh2. hồn, để tạo nên một phàm nhân tích hợp là sự phát biểu ngày càng rõ rệt của linh hồn ẩn ngự bên trong. Tạo cầu nối giữa hạ trí, linh hồn, thượng trí, để có thể3. soi sáng phàm nhân. VIII. Bởi vậy, giáo dục đích thực là khoa học liên kết các thành phần của con người. Giáo dục cũng liên kết mỗi người với môi trường sống chung quanh, và với cái toàn thể rộng lớn hơn mà trong đó họ phải làm tròn phận sự. Mỗi trạng thái gọi là trạng thái thấp thì bao giờ cũng chỉ có thể là sự biểu lộ của trạng thái kế tiếp cao hơn. Nói như thế tức là phát biểu một chân lý nền tảng không những thể hiện cái mục tiêu mà còn chỉ rõ vấn đề đặt ra cho tất cả những ai quan tâm đến giáo dục. Đây là vấn đề đo lường đúng đắn cái tâm điểm hay tiêu điểm chú ý của mỗi người, và để ghi nhận nơi nào mà tâm thức của họ chủ yếu tập trung vào đó. Rồi họ được rèn luyện cách chuyển tiêu điểm này vào một hiện thể cao hơn. Cũng có thể phát biểu đúng ý tưởng này khi nói rằng dù một hiện thể có vẻ hết sức quan trọng, nó vẫn có thể và cần được xếp vào vị trí thứ yếu, vì nó chỉ là khí cụ cho những gì cao hơn chính nó. Nếu thể cảm dục (tình cảm) là tâm điểm của cuộc sống phàm nhân, thì mục tiêu của tiến trình giáo dục áp dụng cho người đó là dùng bản tính của thể trí để chế ngự. Bấy giờ thể cảm dục chỉ còn nhận ấn tượng và thụ cảm với các điều kiện môi trường chung quanh, nhưng vẫn chịu sự kiểm soát của thể trí. Nếu thể trí là tâm điểm chú ý của phàm nhân, thì phải làm thế nào cho hoạt động của linh hồn phát biểu đầy đủ hơn. Cứ thế công việc tiếp diễn. Mỗi người tiến lên hết trình độ này đến trình độ khác, cho đến khi đạt mức cao nhất trên thang tiến hóa. Có thể nói rằng tất cả những điều giải thích về trí tuệ và nhu cầu kiến tạo cầu nối này chỉ là sự thuyết minh thực nghĩa của tiêu ngữ nội môn: “Trước khi có thể tiến bước trên Đường Đạo, hành giả phải trở thành chính Đường Đạo.” Cầu antahkarana là biểu tượng của Đường Đạo. Đây là một trong những điều nghịch lý của khoa học nội môn. Từng bước một 6 7
  • 15. 8 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 9MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI và hết giai đoạn này đến giai đoạn khác, chúng ta kiến tạo Đường Đạo giống như chú nhện giăng tơ. Chính nhờ “con đường trở về” này mà chúng ta tiến hóa, vượt lên khỏi những giới hạn của chính mình. Đây cũng chính là Con Đường mà chúng ta sẽ tìm thấy và dấn bước. GIẢI ĐÁP MỘT SỐ CÂU HỎI Giờ đây chúng ta hãy bàn qua ba câu hỏi của một môn sinh về vấn đề giáo dục. Tôi chỉ có thể nêu ra các mục tiêu lý tưởng, vì thế dễ khiến cho vấn đề trở nên quá xa vời. Do đó, mọi khảo hướng đều có thể bị xem là không thể thực hiện theo quan điểm của nền giáo dục hiện tại. Giải đáp cho câu hỏi thứ nhất, là tất cả các nhà giáo dục đều có hai chức năng chính yếu: Rèn luyện cho não bộ đáp ứng một cách thông minh1. với ấn tượng đến não thông qua các giác quan, mang theo thông tin về ngoại giới hữu hình. Rèn luyện thể trí để nó có thể hoàn thành ba nhiệm vụ:2. a. Xử lý một cách thông minh các thông tin do não chuyển đến. b. Tạo các hình tư tưởng đáp lại những xung lực phát ra từ cõi trần; đáp lại những phản ứng tình cảm do cảm- dục tính phát động; và ứng đáp với thế giới tư tưởng trong đó có môi trường sinh hoạt của con người. c. Hướng đến chân ngã tinh thần ở nội tâm, để từ trong tình trạng tiềm năng chân ngã có thể xuất lộ và tích cực chế ngự. Khi mô tả chức năng của cái khí cụ mà tất cả những nhà giáo dục phải giúp phát triển (thể trí và não bộ), tức là tôi đã đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi thứ hai sau đây: “Có những loại hoạt động xác định nào, thay đổi theo từng năm tăng trưởng và dựa vào từng giai đoạn trưởng thành của mỗi cá nhân, có thể giúp họ phát triển một cách toàn diện và tốt đẹp nhất?” Tôi thấy hơi khác về các thời kỳ phát triển mà những huấn sư nội môn như Steiner đã nêu ra. Lý do là vì dù các chu kỳ bảy năm được đưa ra cũng có ý nghĩa nào đó, nhưng lối phân chia này thường bị áp dụng thái quá. Tôi cũng đề nghị nên theo những chu kỳ phát triển mười năm, chia ra làm hai phần: bảy năm học tập và ba năm ứng dụng. Trong mười năm đầu của thời thơ ấu, đứa trẻ học xử lý một cách thông minh những thông tin đến với em qua năm giác quan và bộ não. Cần chú trọng đến khả năng quan sát, ứng đáp nhanh nhẹn, và phối hợp thể chất với chủ đích rõ rệt. Cần dạy trẻ con biết cách nghe và thấy, giao tiếp và dùng trí phán đoán. Rồi tay của em phải ứng đáp với sức thôi thúc sáng tạo để thực hiện và sáng tác những điều mà em nghe và thấy. Bằng cách này, có thể đặt căn bản cho nghệ thuật, thủ công, hội họa và âm nhạc. Trong mười năm tiếp theo, thể trí được chú ý rèn luyện để cókhảnăngchếngự.Emhọccáchlàmthếnàochocácthôithúc tình cảm và ham muốn của mình trở nên hợp lý. Em cũng biết cách phân biệt điều đúng với điều sai, điều đáng mong muốn với điều không nên có, và điều thiết yếu với những gì không thiết yếu. Em có thể học được những điều này qua các bài học lịch sử và việc rèn luyện trí năng mà ở độ tuổi của em cần phải có theo qui định của luật pháp quốc gia. Ý thức về tiêu chuẩn giá trị đúng đắn được phát triển bằng cách này. Em được dạy phân biệt giữa việc rèn trí nhớ và khả năng tự suy nghĩ, giữa khối lượng các sự kiện mà những nhà tư tưởng đã xác định và liệt kê trong sách vở. Em cũng biết cách áp dụng những sự 8 9
  • 16. 10 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 11MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI kiện đó vào các tình huống sinh hoạt bên ngoài. Ở đây còn có thêm một điều thực sự quan trọng là em cần tìm biết nguyên nhân ẩn trong các sự kiện đó và mối liên hệ của chúng với thế giới thực tại mà cõi đời hiện tượng này chỉ là biểu hiệu. Ở tuổi mười bảy, việc nghiên cứu khoa tâm lý sẽ được thêm vào học trình. Sẽ có khảo cứu về bản tính của linh hồn và mối liên hệ của mỗi linh hồn với Linh hồn Thế giới. Một phần của học trình sẽ là tham thiền theo những đường hướng thích hợp. Tuy nhiên, ở đây nên lưu ý rằng tham thiền không cần có hàm ý tôn giáo. Tham thiền là tiến trình chuyển đổi xu thế khách quan, hướng ngoại của thể trí để nó bắt đầu hướng nội, tập trung và trực nhận. Có thể dạy em tham thiền bằng cách suy nghĩ sâu xa về bất cứ vấn đề nào – thuộc toán học, sinh học, v.v. Khuynh hướng của nền giáo dục mới phải là giúp cho đối tượng của thực nghiệm giáo dục (tức là học sinh) làm chủ được các trang cụ (các thể và kỹ năng, kiến thức) của mình. Giáo dục cần giúp em có thể tự đứng vững, đối diện cuộc sống với tầm nhìn tỏ rõ, lần theo những cánh cửa mở rộng cho em bước vào thế giới hiện tượng và các mối liên hệ ở bên ngoài. Giáo dục cần giúp em biết được cánh cửa dắt vào thế giới Thực tại mà em có thể tùy ý bước ngang qua. Ở đó em đón nhận và thực hiện mối liên hệ của mình với những linh hồn khác. Câu hỏi thứ hai này – liên quan đến loại kinh nghiệm giúp học sinh phát triển toàn diện và bổ sung cho chương trình cưỡng bách giáo dục công lập – thì hầu như không thể trả lời, vì cơ địa của mọi người rất khác biệt nhau, và thực tế là không thể tìm được những giáo viên có thể làm việc vừa với tính cách là linh hồn vừa là nhà trí thức. Mọi đứa trẻ đều cần được xem xét theo ba chiều hướng. Trước hết là xác định xu thế tự nhiên của các động lực bên trong mỗi em: Đó có phải là khuynh hướng biểu lộ thể chất, thích lao động tay chân, với rất nhiều cơ hội có thể làm công nhân nhà máy cơ khí hoặc là thợ điện lành nghề? Em có tiềm năng nào về một ngành nghệ thuật, ưa thích màu sắc và hình thể, hoặc ứng đáp dễ dàng với âm nhạc và nhịp điệu không? Em có phẩm chất trí tuệ để được rèn luyện trí năng chuyên về phân tích, suy luận, toán học hay luận lý học không? Trong những năm sau đó, có lẽ các em sẽ được phân thành hai nhóm: nhóm thần bí có khuynh hướng tôn giáo, nghệ thuật, và những khuynh hướng kém thực tiễn; và nhóm huyền bí với các khuynh hướng tri thức, khoa học và trí tuệ. Ở tuổi mười bảy, việc rèn luyện phải giúp em biểu lộ thiên hướng bẩm sinh và làm rõ cái mô hình mà rất có thể các động lực đời sống của em sẽ phát triển theo đó. Trong mười bốn năm đầu, cần cho em cơ hội thử nghiệm trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Chỉ đến những năm cuối của quá trình giáo dục mới nên chú trọng đến việc đào tạo hoàn toàn dành cho nghề nghiệp. Rồi sẽ đến lúc tất cả trẻ em sẽ được xem xét theo các đường hướng sau đây: Về mặt chiêm tinh, để xác định các thiên hướng sống1. và vấn đề khó khăn riêng của linh hồn. Về mặt tâm lý, bổ sung khoa tâm lý học tiến bộ nhất2. hiện nay với kiến thức về những mẫu người của Bảy Cung, là đặc trưng của khoa tâm lý học Đông phương (xem trang 18-23). Về mặt y khoa, đặc biệt chú ý đến hệ nội tiết, và dùng3. những phương pháp hiện đại thông thường để khám mắt, răng và các khuyết tật sinh lý khác. Tính chất của cơ năng ứng đáp sẽ được thận trọng xem xét và phát triển. Về mặt nghề nghiệp, để giúp các em về sau tìm thấy4. lĩnh vực nào mà trong đời các em có thể phát triển 10
  • 17. 12 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 13MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI năng khiếu và năng lực của mình đến mức sung mãn nhất. Nhờ đó các em có thể làm tròn nghĩa vụ của mình đối với tập thể. Về mặt tinh thần, xem xét độ già dặn của linh hồn mà5. mỗi em biểu lộ, và ghi nhận gần đúng trình độ của em trên thang tiến hóa. Những thiên hướng thần bí, nội quan hoặc sự có vẻ thiếu vắng các thiên hướng này cũng sẽ được xem xét và ghi nhận. Sự phối hợp giữa: a. Bộ não và cơ năng ứng đáp ở ngoại giới với các hiện tượng, b. Bộ não và các thôi thúc ham muốn, và những phản ứng tình cảm, c. Bộ não, thể trí và thế giới tư tưởng, d. Bộ não, trí tuệ và linh hồn, sẽ được khảo xét thận trọng để giúp em sử dụng tất cả các kỹ năng và trang bị của mình trong sinh hoạt (dù chúng còn tiềm ẩn hay đã phát triển), và kết hợp chúng thành một toàn thể thống nhất. Câu hỏi thứ ba là: “Tiến trình khai mở trí tuệ trong con người ra sao? Nếu có thì thượng trí biểu hiện như thế nào trong những năm phát triển? Với thời gian eo hẹp hiện có, ở đây chúng ta không thể bàn về lịch sử của tiến trình phát triển trí tuệ. Việc nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của nhân loại sẽ giúp chúng ta hiểu được nhiều, bởi vì mỗi đứa trẻ là hình ảnh thu nhỏ của toàn nhân loại. Ví dụ như việc khảo cứu sự tăng tiến của ý niệm về Thượng Đế trong tâm thức của nhân loại sẽ là sự minh họa hữu ích cho các hiện tượng phát triển tư tưởng. Dựa vào tiến trình khai mở trong mỗi người, có thể đưa ra trình tự tăng trưởng một cách khái quát và vắn tắt như sau: Đáp ứng với các tác động, giác quan của em bé được1. đánh thức. Em bắt đầu nghe và thấy, Đáp ứng với tính chiếm hữu và thủ đắc, đứa trẻ bắt2. đầu tìm cách sở hữu, trở nên tự thức, và thu đạt cho phàm ngã (cái tôi nhỏ bé của mình). Đáp ứng với bản năng đang chi phối thú tính và dục3. tính, và các khuynh hướng của con người. Đáp ứng với tập thể. Đứa trẻ trở nên ý thức được môi4. trường chung quanh và biết rằng em là thành phần của một toàn thể. Đáp ứng với sự hiểu biết. Điều này bắt đầu bằng việc5. truyền đạt các sự kiện có tác dụng nâng cao kiến thức, để ghi nhận những sự kiện này qua trí nhớ. Nhờ đó, có thể phát triển được sự quan tâm, tương quan, tổng hợp và áp dụng vào những trường hợp cấp bách trong cuộc sống. Đáp ứng với nhu cầu bẩm sinh là6. tìm kiếm. Nhu cầu này đưa đến việc thực nghiệm ở cõi trần, sự nội quan ở cấp tình cảm, việc khảo cứu bằng trí năng, và ý thích đọc sách hay lắng nghe, khiến trí tuệ hoạt động trong một điều kiện nào đó. Đáp ứng với áp lực kinh tế và sức thôi thúc của tính7. dục, tức là đáp lại tác động của luật sinh tồn. Tác động này khiến mỗi người phải vận dụng các trang cụ và kiến thức của mình. Nhờ đó, y có được chỗ đứng với tư cách một nhân tố trong cuộc sống tập thể, nâng cao phúc lợi tập thể qua công tác tích cực nào đó, và bằng cách duy trì giống nòi. Đáp ứng với ý thức thuần trí tuệ. Điều này đưa đến8. việc sử dụng thể trí một cách tỉnh thức và tự do, những suy tư cá nhân, việc tạo hình tư tưởng. Rốt cuộc, trí tuệ liên tục hướng đến một lĩnh vực nhận thức và ý 11 12
  • 18. 14 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 15MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI thức ngày càng rộng lớn hơn. Những sự triển khai tâm thức này cuối cùng mang lại một yếu tố mới cho phạm vi kinh nghiệm. Đáp ứng với Chủ thể suy tưởng hay linh hồn. Khi ghi9. nhận được sự ứng đáp này, hành giả bước vào vương quốc của mình. Phần cao và phần thấp của đời sống trở thành một. Thế giới khách quan và thế giới chủ quan hợp nhất. Linh hồn và các thể (khí cụ của linh hồn) hoạt động như một đơn vị duy nhất. Toàn cả nền giáo dục cần hướng đến sự thành tựu viên mãn này. Ngoại trừ một số ít trường hợp và các linh hồn tiến hóa cao, thực tế là thượng trí không biểu lộ ở trẻ em, cũng như trong giai đoạn nhân loại còn ấu trĩ. Thượng trí chỉ thực sự biểu lộ khi linh hồn, thể trí và não bộ đã chỉnh hợp và phối hợp. Những tia chớp nhận thức sâu xa và tầm nhìn tinh thần nếu có ở trẻ em thì thường là do cơ năng ứng đáp của các em đã trở nên rất bén nhạy. Nhờ đó, các em có thể đáp ứng với các ý tưởng tập thể và những tư tưởng thịnh hành trong thời kỳ và thời đại của các em, hoặc của một người nào đó trong môi trường sống chung quanh các em. Giờ đây tôi xin nói vắn tắt về các điểm đã nêu liên quan đến thái độ của vị thầy, đặc biệt là đối với những người chí nguyện đã trưởng thành. Vị thầy đúng nghĩa phải có thái độ chân thực và thành thực đối với mọi học viên. Thì giờ của người (hiểu theo giới hạn thời gian ở cõi trần) rất quí giá nên không thể phí vào các lề lối lịch thiệp xã hội, hay để tránh bình phẩm, phê phán khi cần phục vụ một mục đích tốt đẹp. Vị thầy phải hoàn toàn dựa vào sự thành thực của những người được vị này giáo huấn. Tuy nhiên, việc chỉ trích và vạch ra các lỗi lầm, sai trái thì không phải bao giờ cũng hữu ích. Làm như thế có thể chỉ làm tăng trách nhiệm, khơi dậy sự chống đối hay không tin tưởng hoặc gây buồn nãn – là ba trong số những kết quả bất hảo nhất khi dùng khả năng phê phán, chỉ trích này. Khi nhóm đang thụ huấn được thầy kích thích mối quan tâm, tạo sự tổng hợp nội tại, và làm bừng lên ngọn lửa nguyện vọng tinh thần nơi họ, thì nhóm sẽ có thể phân biện đúng đâu là phẩm tính và nhu cầu chung của họ. Bấy giờ vị thầy không cần phải có thái độ thông thường là chỉ vạch các lỗi lầm. Những người thuộc cung giáo dục học cách giảng dạy qua phương pháp thực hành. Không có cách nào hiệu quả hơn, với điều kiện người giáo viên cần có thêm tình thương sâu đậm, vừa có tính cách cá nhân vừa vô tư, dành cho các học viên. Quan trọng nhất là cần phải ghi khắc tinh thần tập thể, vì đó là biểu lộ đầu tiên của tình thương chân thực. Có hai điểm cần lưu ý: Trước hết, trong việc giáo dục các trẻ lên đến mười bốn tuổi, cần lưu ý rằng chúng đang tập trung vào cấp tình cảm. Chúng cần cảm nhận, và cần cảm nhận đúng được thế nào là sự mỹ lệ, sức mạnh và sự khôn ngoan. Không nên mong rằng chúng có thể suy luận trước thời gian đó, cho dù chúng tỏ ra có khả năng suy luận. Sau tuổi mười bốn và trong độ tuổi thiếu niên, cần khuyến khích các em phát triển khả năng đáp ứng với sự thực bằng trí tuệ và dùng khả năng này để giải quyết những vấn đề cần thiết. Dù khả năng này chưa có thì cũng cần phải phát triển Thứ đến là cần xác định gần đúng trình độ của đứa trẻ trên thang tiến hóa bằng cách xem xét lai lịch, điều kiện thể chất, những phản ứng khác nhau trong cơ năng đáp ứng của em, và những điều gì em quan tâm nhất. Khảo xét này tạo được sự hòa hợp nội tâm cùng đứa trẻ, với những kết quả mạnh mẽ hơn là hết tháng này sang tháng khác chỉ cố dùng lời nói để truyền đạt cho em một ý tưởng nào đó. 13 14
  • 19. 16 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 17MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ MỤC TIÊU Xin độc giả lưu ý rằng tất cả những điều tôi cần phải nói ở đây đều chỉ có tính cách là nhận xét dẫn nhập. Tuy nhiên, tôi muốn đặt nền tảng vững chắc cho những thảo luận sau này về việc kiến tạo cầu antahkarana. Nhờ đó, chúng ta có thể làm việc một cách thông minh, sáng suốt mà không hề phê phán hay chỉ trích. Nhất thiết khi bắt đầu công việc, chúng ta cần căn cứ vào những gì đang có hiện nay. Thiên nhiên hoạt động không hề có khoảng cách. Đây là sự thực dù là khi (theo quan điểm của khoa học lý thuyết) dường như có chỗ gián đoạn giữa các sự kiện thực tế và những dòng, loài mà chúng ta đã biết. Trong những thời kỳ chuyển tiếp một số dạng cầu nối đã tuyệt tích và chừng như ở đó có khoảng trống. Thế nhưng sự thực thì không. Chúng ta chưa khám phá ra được tất cả những gì cần phát hiện trong thế giới hiện tượng hữu hình này. Hiện nay chúng ta đang trải qua một trong những thời kỳ chuyển tiếp vĩ đại của thiên nhiên. Chúng ta đang đặt nền móng cho sự ra đời của một giống dân mới – một giống dân tiến hóa cao hơn trong gia đình nhân loại. Vì thế mà xảy ra nhiều vấn đề khó khăn, và hầu như không thể đáp ứng được các yêu cầu của nhân loại và nhu cầu phát triển của con người. Trên thế giới có một lý thuyết tổng quát về giáo dục và một số phương pháp cơ bản đang được dùng phổ cập. Ở nhiều nước việc áp dụng các phương pháp giáo dục có sự khác biệt rất lớn, và những hệ thống giáo dục của họ cũng khác nhau rất nhiều. Tuy nhiên, tất cả đều dạy những điều cơ bản giống nhau. Họ dạy cho con em trong nước biết đọc biết viết, và có khả năng tính toán đến mức khả quan qua những bài số học sơ đẳng. Lạ thay, cả ba điều này lại tiêu biểu cho toàn bộ cuộc khai mở tiến hóa của toàn nhân loại. Đọc là dùng hình thể để bao bọc các ý tưởng, và có liên quan đến bước đầu tiên trong tiến trình sáng tạo. Bấy giờ, chịu sự chi phối và thúc đẩy bởi một ý tưởng (thể hiện mục đích và kế hoạch của Ngài), Thượng Đế đã chuyển đổi ý tưởng này thành chất liệu cần có và bao bọc nó bằng ngoại hình cần thiết. Việc viết tượng trưng cho phương pháp thực hiện tiến trình nhưng có những hàm nghĩa cá nhân hơn rất nhiều. Việc đọc chính yếu có liên quan đến một loại ý tưởng trong vỏ bọc hình thể. Trong khi đó điều khá lạ lùng là việc viết lại liên quan đến mối liên hệ hữu thức giữa người này với các ý tưởng. Việc dùng ngôn từ để viết là mức độ mà người này có thể thấu đáo được các ý tưởng phổ quát nói trên. Môn số học (và khả năng cộng, trừ, nhân) cũng có liên quan đến tiến trình sáng tạo và việc tạo nên những hình thể ở cõi trần đủ để trình bày và phát biểu ý tưởng này. Có thể xem tầm nhìn tinh thần liên quan đến các cấp cao của cõi trí, ở đó chúng ta cảm nhận và thấy được ý tưởng. Việc viết có liên quan rõ rệt hơn với các cấp cụ thể của cõi trí, và khả năng của người viết có thể diễn đạt và phát biểu những ý tưởng đã cảm nhận được bằng thể thức của riêng mình. Số học có liên quan rõ rệt đến các khía cạnh sau đó của tiến trình, và đến sự phát lộ ý tưởng thành một hình thức tương quan ở cõi trần. Tiến trình thấy hình tư tưởng chỉ được thực hiện thành công khi ý tưởng nhận được đủ năng lượng cần thiết để trở nên hữu hiệu và “sáng tỏ” (hiểu theo nghĩa nội môn). Các ký hiệu số học được dùng để phát biểu điều này. Mặt khác, con người đọc vận mệnh của mình trên trời, và viết ra vận mệnh đó trong cõi đời này. Dù vô tình hay hữu ý, họ biến ý tưởng của linh hồn mình thành loại hình thể thích hợp. Rồi mỗi kiếp sống lại bổ sung, loại trừ, nhân lên, mãi cho đến khi tổng số kinh nghiệm của linh hồn đã trở nên đầy 15 16
  • 20. 18 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 19MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI đủ. Như vậy, nói theo lối biểu tượng thì ba ý tưởng cơ bản này được giữ trong nền giáo dục sơ cấp, dù rằng thực nghĩa của chúng không được trình bày trong thực tế, và hoàn toàn không ai biết được ý nghĩa đúng của chúng. Tuy nhiên, tất cả những gì chúng ta có được, đang dần dần xuất lộ rõ rệt qua môi trường giáo dục trên thế giới, đều được xây dựng trên cơ sở còn chưa được nhận biết nói trên. Điều tất yếu cơ bản hiện nay là ngành giáo dục cần phải liên hệ tiến trình khai mở trí năng của nhân loại với thế giới của ý nghĩa, chứ không với thế giới hiện tượng khách quan. Ngày nào giáo dục chưa nhằm mục tiêu hướng con người đến nội giới này của thực tại, thì vẫn còn tình trạng đặt sai những gì cần chú trọng như hiện nay. Ngày nào chúng ta chưa thể đạt được mục tiêu của giáo dục là bắt cầu nối khoảng cách giữa ba khía cạnh thấp của con người và linh hồn (sự nối kết này phải xảy ra ở các cấp trí tuệ trong tâm thức), thì chúng ta vẫn chưa tiến được bao nhiêu theo đường hướng đúng. Bấy giờ tất cả các hoạt động tạm thời sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Ngày nào sự thực về thượng trí chưa được công nhận, cũng như vị thế của hạ trí cụ thể chưa được nhìn nhận là phụ trợ cho thượng trí, thì bấy giờ vẫn còn sự phát triển quá mức của năng lực vật chất hóa cụ thể này. Nó có khả năng ghi nhớ, liên hệ các sự kiện, và tạo ra những gì đáp ứng các ham muốn thấp kém của con người. Bấy giờ, nhân loại vẫn chưa có thể thực sự tư duy được. Bấy giờ thể trí vẫn còn phản ánh các dục vọng hạ cấp, và không cố gắng nhận biết thượng trí. Khi được rèn luyện đúng phương pháp, thể trí sẽ phát triển thành tấm gương phản chiếu hay là tác nhân của linh hồn. Nó sẽ hết sức nhạy cảm với thế giới của các giá trị chân thực, đến mức mà cả phàm tính – gồm tình cảm, thể trí, và thể chất hay sinh lực – đều trở thành những gì tự động phục vụ cho linh hồn. Bấy giờ linh hồn sẽ hoạt động trong đời qua trung gian của thể trí, để chế ngự khí cụ của nó là hạ trí. Tuy nhiên, đồng thời thể trí vẫn còn là tác nhân ghi nhận và phản ánh tất cả các thông tin đến với nó từ thế giới của các giác quan, từ thể tình cảm. Nó cũng ghi nhận các tư tưởng và những ý tưởng đang có trong môi trường chung quanh. Sự thực đáng buồn hiện nay là, khi đã được rèn luyện thành thục, thể trí lại được xem là sự biểu lộ khả năng cao nhất của nhân loại. Nó được xem như là toàn cả phàm nhân. Người ta không cho rằng có một điều gì đó khả dĩ sử dụng thể trí như chính nó sử dụng não bộ trong thân xác vậy. Một trong những điều mà chúng ta sẽ cố gắng thực hiện khi cùng nghiên cứu là nhận thức mối liên hệ giữa thế giới của ý nghĩa và thế giới biểu hiện. Chúng ta sẽ cố gắng nghiên cứu kỹ thuật nào để tâm thức tích hợp của một người thông minh có thể thâm nhập và thấu hiểu thế giới của phẩm tính, là thế giới tự phát biểu qua thế giới của ý nghĩa. Khi cùng làm việc và nghiên cứu, chúng ta sẽ dùng nhiều lần những từ như ý nghĩa, phẩm tính, giá trị. Tất cả những từ này sẽ nói lên ý nghĩa tinh thần sống động khi người ta bắt đầu thấu hiểu sự kiện về các thực tại cao siêu, và nối liền khoảng cách giữa tâm thức cấp cao và cấp thấp của mình. Người ta sẽ hiểu đúng ý nghĩa của hoạt động sáng tạo cũng như nhận thức rõ thế nào là thiên tài. Công tác sáng tạo sẽ không còn được xem là cá biệt, và không còn biểu lộ một cách rải rác như hiện nay. Nó sẽ là vấn đề chú tâm, rèn luyện, và trở thành điều bình thường trong sự khai mở của con người. Cũng có thể nói thêm rằng khả dĩ thực hiện hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật khi trạng thái thứ nhất của năng lượng nối kết nơi hành giả có thể tác động, và linh hồn (biểu hiện trạng thái thức ba hay trạng thái thấp nhất của 17 18
  • 21. 20 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 21MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI nó) có thể bắt đầu hoạt động. Có thể tiến hành công tác sáng tạo khi hai trong “các cánh hoa hiểu biết” của hoa sen chân ngã được khai mở. Qua sự hiểu biết và năng lượng sáng tạo, người ta có thể tạo nên một điều gì đó ở cõi trần, phát biểu được năng lực sáng tạo của linh hồn. Khi hai trong “các cánh hoa bác ái” cũng được khai mở, thì chúng ta có bậc thiên tài. Đây là những chi tiết kỹ thuật dành cho các sinh viên đang học khoa Minh triết Ngàn đời. Thế nhưng, chúng không có giá trị gì đối với những ai chưa nhận thức được khoa biểu tượng, hoặc sự kiện thực tế về chân ngã hay linh hồn. Ở đây cần nên giải rõ cách tôi sử dụng từ “chân ngã.” Qua bộ Luận về Bảy Cung, Quyển I và II (Tâm lý học Nội môn), độc giả biết rằng linh hồn là một trạng thái của năng lượng thiêng liêng trong thời gian và không gian. Chúng ta được biết là Đức Thái dương Thượng Đế đã giới hạn một số chất liệu trong không gian và thấm nhuần chất liệu đó bằng sự sống và tâm thức của Ngài, để sử dụng và thực hiện những điều Ngài mong muốn. Ngài đã làm điều này với những mục đích tốt đẹp và đúng theo kế hoạch và chủ đích mà chính Ngài nhận thức được. Thế là Ngài tự đặt mình trong giới hạn. Chân thần của con người cũng theo đúng qui trình này và tự giới hạn theo cách tương tự – trong không gian và thời gian. Ở cõi trần và trong thân xác, thực thể biểu hiện thoáng qua này chế ngự ngoại hình hiện tượng của nó qua hai khía cạnh sự sống và tâm thức. Nguyên khí sự sống – dòng năng lượng thiêng liêng lưu chuyển qua mọi hình hài – tạm thời trụ ở tim. Trong khi đó, nguyên khí tâm thức tức là linh hồn của vạn hữu thì được đặt ở não bộ (tạm gọi theo phương diện hình thể của một con người). Chúng ta cũng biết rằng nguyên khí sự sống chi phối cơ thể qua trung gian của dòng máu, vì “máu là sự sống”, và dùng tim làm cơ quan trung ương của nó. Trong khi đó nguyên khí tâm thức dùng hệ thần kinh làm khí cụ, với những phần mở rộng phức tạp của cơ quan nhạy cảm, tức là cột sống. Vì thế, mục tiêu của giáo dục phải là rèn luyện cho cơ thể đáp ứng với sự sống của linh hồn. Chân ngã hay Linh hồn là toàn cả tâm thức của Chân thần, trong thời gian và không gian. Theo các mục đích bàn ở đây thì phàm ngã hay nhân hồn là mức cao nhất của tâm thức nói trên mà mỗi người có thể sử dụng hay biểu lộ trong một kiếp sống. Hoạt động này tùy thuộc vào loại và phẩm tính của thân xác – cái cơ cấu mà hoạt động của linh hồn đã tạo ra trong các tiền kiếp – và hậu quả của phản ứng đối với điều kiện môi trường chung quanh. Bởi vậy mục tiêu của toàn ngành giáo dục là gia tăng ý thức của linh hồn, khơi sâu dòng tâm thức, phát triển ý thức liên tục ở nội tâm, đồng thời khơi dậy các thuộc tính và trạng thái của linh hồn ở cõi trần qua trung gian của ba hạ thể. Như các bạn đã biết rõ, những trạng thái này là: Ý chí hay mục đích.1. Cần phát triển ý chí qua giáo dục cho đến mức cuộc sống biểu hiện được chi phối bởi mục đích tinh thần tỉnh thức, và khuynh hướng sống được xác định đúng, hướng về thực tại. Chiều hướng đúng của ý chí cần phải là một trong các quan tâm chủ yếu của các nhà giáo dục chân chính. Cần vun bồi ý-chí- hướng-thiện, ý-hướng-về-sự-mỹ-lệ, và quyết-tâm-phụng-sự. Bác ái-minh triết.2. Cốt yếu đây là sự khai mở ý thức về cái toàn thể. Chúng ta gọi đó là tâm thức tập thể. Mức phát triển đầu tiên của tâm thức này là ngã thức, tức là sự nhận thức của linh hồn rằng (trong ba cảnh giới tiến hóa của nhân loại) mỗi người là Ba trong Một và Một trong Ba. Vì thế, người ấy có thể hành xử với các 19
  • 22. 22 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 23MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI nhóm sinh linh kết hợp thành ngoại hình biểu hiện nhỏ bé của chính mình. Thế nên, ngã thức là một giai đoạn trên đường đưa đến tâm thức tập thể, và là ý thức về cái Ngay trước mắt. Ngã thức phải được khai mở qua giáo dục cho đến khi mỗi người nhận biết rằng tâm thức của mình là một thành phần của cái toàn thể rộng lớn hơn. Bấy giờ người ấy hòa mình với các quan tâm, hoạt động và mục tiêu của tập thể. Rốt cuộc người ấy thấy chúng chính là của mình và trở nên có ý thức về tập thể. Đó là tình thương. Tình thương đưa đến minh triết, và minh triết là tình thương biểu hiện qua hoạt động. Sự quan tâm về mình trở thành mối quan tâm về tập thể. Đây phải là mục tiêu chính của tất cả các cố gắng giáo dục đích thực. Các bước khai mở là: tình thương bản thân (ngã thức) trở nên tình thương những người ở chung quanh mình (tâm thức tập thể), và rốt cuộc trở thành lòng bác ái đối với toàn cuộc sống (tâm thức của Thượng Đế). Thông tuệ Linh hoạt.3. Trạng thái này liên quan đến sự khai mở tính sáng tạo của con người tinh thần tỉnh thức. Khai mở bằng cách sử dụng đúng thể trí với năng lực của nó là trực nhận các ý tưởng, đáp ứng với tác động, chuyển dịch, phân tích, và kiến tạo những hình thể cho sự hiển lộ. Linh hồn của con người sáng tạo bằng cách này. Các bước của tiến trình sáng tạo có thể được mô tả như sau: a. Linh hồn tạo ra xác thân, tức là thể biểu hiện và là ngoại hình của nó. b. Linh hồn sáng tạo trong thời gian và không gian, theo ý muốn của nó. Vì thế mà có thế giới thứ cấp gồm các sự vật hiện tượng. Bởi vậy nền văn minh hiện nay của chúng ta là kết quả hoạt động sáng tạo theo ý muốn của linh hồn, khi nó chịu sự giới hạn trong hình thể. Hãy suy ngẫm kỹ điều này. c. Linh hồn sáng tạo qua tác nhân trực tiếp của hạ trí. Kết quả là sự xuất hiện của thế giới biểu tượng. Từ đó các kiếp sống phối hợp của chúng ta có biết bao mối quan tâm, khái niệm, những ý tưởng và sự mỹ lệ, qua văn chương, ngôn ngữ, và nghệ thuật sáng tạo. Đây là các sản phẩm tư duy của những nhà tư tưởng trong nhân loại. Chiều hướng đúng cho khuynh hướng đã phát triển này là mục tiêu của tất cả các nền giáo dục chân chính. Bản chất của ý tưởng, những phương thức để trực nhận chúng, và các định luật chi phối toàn cả công tác sáng tạo là những mục tiêu và mục đích giáo dục. Rồi đến các thuộc tính bổ sung cho hoạt động của ba trạng thái nói trên, giống như cách mà ba cung chính được bốn cung phụ tăng cường và hỗ trợ. Sự khai mở bốn thuộc tính này trong con người , qua hoạt động của linh hồn đang biểu hiện, là: Thuộc tính4. hài hòa, có được qua xung đột. Thuộc tính này rốt cuộc giúp khai phóng năng lực sáng tạo. Đây là một trong các thuộc tính cần phát triển trong giáo dục từ góc độ của trực giác – là mục tiêu mà mỗi cá nhân và tập thể những người làm công tác giáo dục cần phải đạt. Đây là thuộc tính tiềm ẩn trong mọi hình thể, và là sức thôi thúc hay bất mãn bẩm sinh khiến mỗi người phấn đấu, tiến tới và tiến hóa để rồi cuối cùng kết hợp và hợp nhất với linh hồn của mình. Đây là trạng thái thấp nhất trong tam nguyên tinh thần cao siêu của Chân thần, tự phản ánh trong linh 20 21
  • 23. 24 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 25MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI hồn. Đây là ý thức về sự hài hòa và mỹ lệ thôi thúc con người dấn bước trên đường tiến hóa để rốt cuộc quay về với Nguồn cội của mình. Thế nên ngành giáo dục cần thấu hiểu sự bất mãn này và giải thích nó cho học sinh hiểu, để các em có thể tự biết mình và làm việc một cách thông minh. Thuộc tính5. kiến thức cụ thể giúp mỗi người cụ thể hóa các khái niệm của mình để tạo hình tư tưởng. Nhờ thế, họ thực hiện các viễn ảnh và ước mơ của mình và biến các ý tưởng của mình thành hiện thực. Việc này được thực hiện qua hoạt động của hạ trí cụ thể. Công tác giáo dục đích thực là huấn luyện phàm nhân biết phân biện đúng và thực sự nhạy cảm với tầm nhìn tinh thần. Từ đó, phàm nhân có thể kiến tạo đúng theo mục đích của linh hồn và có những góp phần trong đời cho cuộc sống toàn thể. Đây chính là khởi điểm của công tác giáo dục hiện đại. Người bình thường chưa có thể làm việc một cách thông minh trong thế giới của ý tưởng và kiểu mẫu lý tưởng, và cũng chưa nhạy cảm với các giá trị tinh thần. Đây là mục tiêu của người đệ tử, dù rằng đại khối quần chúng vẫn chưa có thể hoạt động trên các cấp này. Việc đầu tiên cần phải làm là rèn luyện cho đứa trẻ biết sử dụng đúng khả năng phân biện, năng lực chọn lựa, và mục đích có định hướng. Cần giúp em hiểu rõ hơn về mục đích nền tảng của cuộc sống, và hướng dẫn em làm việc một cách khôn ngoan trong lĩnh vực hoạt động sáng tạo: Nói cho cùng có nghĩa là giúp em sử dụng đúng “trí tuệ chất” (hay là chitta, theo cách gọi của Patanjali). Bằng cách này và chỉ bằng cách này, em mới có thể thoát ra khỏi sự chế ngự của tính chất thấp kém nơi mình. Kế đến là thuộc tính6. sùng tín. Sùng tín phát sinh từ, và là do sự bất mãn, cũng như do sử dụng khả năng chọn lựa. Tùy theo mức độ bất mãn và khả năng thấy rõ, mỗi người cảm thấy tạm thời hài lòng với điều này hay điều khác. Mỗi lần, người ấy gắn bó với một sự ham muốn, tôn sùng một cá nhân, lý tưởng, hay viễn ảnh tinh thần. Rồi cuối cùng y tự kết hợp với lý tưởng cao nhất mà y có thể đạt được. Trước hết là với linh hồn, và sau đó là Đại hồn hay là Thượng Đế. Thế nên, nhà giáo dục có cơ hội làm việc một cách thông minh với khả năng bẩm sinh có thể thực hiện lý tưởng nơi mỗi đứa trẻ, và có nhiệm vụ thú vị là dẫn dắt lớp trẻ trên thế giới tiến lên từ một mục tiêu mà các em đã nhận thức được đến mục tiêu khác. Thế nhưng, trong tương lai họ phải thực hiện điều này từ góc độ mục tiêu tối hậu của linh hồn, chứ không theo tiêu chuẩn riêng của nền giáo dục quốc gia, như trong quá khứ. Đây là điểm quan trọng, vì nó sẽ chuyển hướng chú ý từ điều không chính yếu đến điều chính yếu. Cuối cùng là thuộc tính7. trật tự, và việc áp dụng một nhịp điệu ổn cố qua sự phát triển khả năng bẩm sinh có thể hoạt động theo mục đích và nghi thức có định hướng. Một khía cạnh của thuộc tính này trong thiên tính hiện được phát triển. Vì thế mà ngày nay có nhiều sự chuẩn hóa trong nhân loại, và sự áp đặt độc đoán một nhịp điệu nghi thức vào sinh hoạt công cộng tại phần lớn các quốc gia. Nhịp điệu này có thể được xem là hoàn hảo trong sinh hoạt tại các trường công lập của chúng ta – nhưng đó lại là một sự hoàn hảo không nên có. Một phần điều này là do nhận thức rằng đơn vị hay cá nhân chỉ là bộ phận của cái toàn thể lớn lao hơn 22 23
  • 24. 26 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 27MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI (một sự nhận thức rất cần thiết) và là một thành phần trong công cuộc khai mở tiến hóa của nhân loại. Tuy nhiên, vì người ta áp dụng sai bất cứ chân lý nào mới, nên cho đến nay điều đó có nghĩa là sự nhận chìm đơn vị cá nhân trong tập thể. Nó khiến cho cá nhân không có mấy cơ hội tự do sử dụng ý chí, trí thông minh, mục đích và kỹ năng linh hồn của họ. Nhà giáo dục sẽ phải làm việc với nguyên lý này về thuộc tính bẩm sinh và bản năng theo tiết điệu có trật tự. Họ sẽ giúp nó trở nên xây dựng một cách sáng tạo hơn, để dùng làm môi trường khai mở các năng lực của linh hồn. Tôi đã đi ra ngoài đề khá xa để đưa vào một số ý tưởng cơ bản sẽ là nền tảng cho các khuynh hướng giáo dục. Các tư tưởng này cùng với những điều đã bàn là nhằm trình bày những mục tiêu cho các nhà giáo dục trên thế giới mà bạn có thể thấy đáng quan tâm. Trong phần trước tôi đã đề ra mục tiêu. Nay tôi liên kết mục tiêu đó với các khả năng. Lý do là vì ở đây tôi đã đề cập đến các trang bị (tức là những trạng thái và thuộc tính) có trong mỗi cá nhân vào một giai đoạn phát triển nào đó. Các hệ thống giáo dục trong tương lai cần phải làm việc với chính những đặc điểm và bản năng tiềm ẩn này. Họ không nên làm như hiện nay là chỉ làm việc với não bộ và các phương diện thấp nhất của trí năng. Họ cũng không nên cố nhồi nhét vào trí não học sinh những sự kiện về cái gọi là diễn trình tiến hóa và các cuộc khảo cứu ở cõi trần. Những điều nhận xét trên đây cho thấy rằng nhà giáo dục chân chính cần làm việc với các năng lượng trong thế giới năng lượng. Những năng lượng này thấm nhuần và mang các thuộc tính thiêng liêng đặc biệt. Vì thế có thể xem mỗi cá nhân là một tập hợp các năng lượng, nhưng chịu sự chi phối của một loại năng lượng nào đó khiến cho người này trở nên khác biệt, dẫn đến những dị biệt giữa mọi người. Nếu sự thực là có bảy loại năng lượng chủ yếu chi phối toàn bộ các hình thể, và chính các năng lượng này lại được phân thành bốn mươi chín loại năng lượng có định tính, thì rõ ràng đây là vấn đề phức tạp. Nếu sự thực là tất cả các năng lượng đặc biệt này đang không ngừng tác động vào tổ hợp năng lượng-chất liệu (tinh thần-vật chất) tạo nên “thế giới thiên hình vạn trạng hợp thành hình thể của Thượng Đế” (Chí tôn ca, Quyển XI), và nếu mỗi đứa trẻ thực sự là hình ảnh tượng trưng nhỏ bé của Đại vũ trụ (trong một giai đoạn phát triển nào đó), thì vấn đề quả là trọng đại. Bấy giờ, tầm mức phụng sự mà chúng ta cần phải làm sẽ khiến cho mỗi người lúc nào cũng phải cố gắng hết sức mình trong thời gian và không gian. Độc giả cũng nhận thấy rằng các từ “trong thời gian và không gian” đã được dùng nhiều lần trong sách này. Tại sao vậy? Bởi vì phải luôn nhớ rằng chúng ta đang sống trong thế giới ảo tưởng – một sự ảo tưởng tạm thời và chóng qua mà một ngày nào đó sẽ tan biến đi, cùng với ảo tưởng về sắc tướng, ảo tưởng về sự khai mở tiến hóa, ảo tưởng về tính chia rẽ, và ảo tưởng về nhân tính cá biệt – là cái ảo tưởng khiến chúng ta khẳng định “Tôi là.” Nhà giáo dục trong tương lai bắt đầu công tác dạy dỗ trẻ con trong khi ý thức được sự tạm thời ngộ nhận này về linh hồn. Họ làm việc chính yếu với phương diện trí tuệ, chứ không cố gắng áp đặt càng nhiều càng tốt những kiến thức được truyền thụ có hệ thống liên quan đến sự sinh tồn về mặt hiện tượng mà trí nhớ của đứa trẻ có thể lãnh hội. Làm sao tôi có thể minh họa thái độ đã thay đổi này cho bạn thấy dưới dạng đơn giản nhất? Có lẽ bằng cách nêu rõ rằng trong khi ngày nay phụ huynh và người giám hộ của đứa trẻ bỏ nhiều thời gian để trả lời hoặc tránh né các câu hỏi mà 24 25
  • 25. 28 NỀN GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI 29MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC MỚI em đặt ra với tâm thức đang bừng tỉnh, thì trong thời gian tới, tình trạng này sẽ được đảo ngược. Cha mẹ sẽ liên tục đáp ứng nhu cầu của trí thông minh đang phát triển của con bằng cách thường hỏi em, Tại sao? Vì sao con hỏi điều đó? Tại sao nó là như thế? – và do đó lúc nào cũng khiến em phải có trách nhiệm trả lời câu hỏi, nhưng đồng thời lại tế nhị đưa giải đáp cho câu hỏi này vào trong trí của em. Tiến trình nói trên bắt đầu khi đứa trẻ được năm tuổi. Giáo viên sẽ luôn luôn thúc đẩy trí thông minh đang tìm kiếm (tức là đứa trẻ) vào vị thế tìm hiểu hướng vào nội tâm, chứ không đòi hỏi câu trả lời từ bên ngoài có thể học thuộc lòng và dựa vào thẩm quyền của người lớn. Nếu bạn thấy chừng như cho đến nay điều này không thể thực hiện, thì bạn nên nhớ rằng những trẻ em sẽ hay đã nhập thế sau thời gian kích thích tăng cường giữa các năm 1935 và 1942 sẽ có thể đáp ứng sự khơi dậy yếu tố trí tuệ này một cách tự nhiên và bình thường. Một trong những chức năng chính của những người làm công tác rèn luyện trí tuệ của trẻ con trong nhân loại sẽ là xác định, càng sớm càng hay, những năng lượng nào trong bảy năng lượng chi phối đang chế ngự cuộc sống mỗi em. Bấy giờ mới có thể xác lập được kỹ thuật cần áp dụng về sau, dựa vào quyết định đầu tiên và quan trọng này – và vì thế, nhà giáo dục lại phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn. Nét đặc thù và phẩm tính của đứa trẻ sẽ sớm được xác định, và toàn cuộc rèn luyện dự tính được vạch ra nhờ biết rõ đặc điểm cơ bản vừa kể. Hiện nay điều này chưa thể thực hiện, nhưng chẳng bao lâu nữa sẽ xảy ra khi khoa học có thể khám phá các phẩm tính và tính chất thể dĩ thái của mỗi cá nhân. Phát triển này không còn xa như người ta đã dự kiến hoặc cho là như vậy. Tôi sẽ không bàn chi tiết về tiến trình kể trên, hoặc nói tỉ mỉ về các phương pháp rèn luyện trẻ con trong nhân loại. Mục tiêu của chúng ta là bàn về nhu cầu ngay trước mắt và phổ quát hơn, nhằm nối liền khoảng cách giữa các phương diện khác nhau của phàm ngã, để có được một phàm nhân tích hợp. Sau đó là nối liền khoảng cách giữa linh hồn và tam nguyên tinh thần, để tâm thức có thể tác động tự do và hoàn toàn hòa đồng với Sự sống Duy nhất. Điều này sẽ xóa đi ý thức chia rẽ, khiến cái thành phần hòa hợp với cái Toàn thể, không mất đi cá tính của mình nhưng không còn nhận thức đồng hóa với phàm ngã. Ở đây có một điểm thú vị cần lưu ý, là điều then chốt cho sự khai mở của nhân loại trong tương lai. Khoa tâm lý học mới, vốn đã phát triển rất khả quan trong ba mươi năm qua, đang giúp chúng ta thực hiện điều này. Học sinh cần tự rèn luyện để có thể phân biệt giữa sutratma (sinh mệnh tuyến) và antahkarana (tâm thức tuyến), giữa con đường của sự sống và con đường của ý thức. Một tuyến là căn bản của sự bất tử, và tuyến kia là căn bản của ý thức liên tục. Nhà nghiên cứu cần lưu ý sự phân biệt tế nhị này. Một tuyến (sutratma) liên kết và làm sinh động tất cả các hình hài sắc tướng thành một toàn thể hoạt động, và tự thể hiện ý chí và chủ đích của thực thể đang biểu lộ, dù đó là một con người, Thượng Đế, hay một tinh thể. Tuyến kia (antahkarana) thể hiện sự đáp ứng của tâm thức bên trong hình thể với phạm vi giao tiếp liên tục rộng mở trong toàn cuộc sống chung quanh. Sutratma là dòng sống trực tiếp, không hề gián đoạn và không thay đổi. Về mặt biểu tượng có thể xem nó là một dòng năng lượng sinh động và trực tiếp lưu chuyển từ trung tâm ra ngoại vi, từ nguồn cội đến sự phát biểu bên ngoài hay là ngoại hình hiện tượng. Đó chính là sự sống. Sự sống này 26 27