SlideShare a Scribd company logo
1 of 82
Download to read offline
KARMA & LUÂN HỒI
Tài liệu tham khảo
▪ Phạm Hồng Chương, Nghiệp Quả https://youtu.be/IkMue25HU84
▪ Minh Triết Thiêng Liêng minhtrietmoi.org
Karma và Luân Hồi
❖ Sự vận hành của Karma
❖ Sống với karma
❖ Hóa giải và siêu việt karma
❖ Luân hồi tái sinh
❖ Linh hồn con người là bất tử, và tương lai của nó là tương
lai của thứ có sự tăng trưởng và vinh quang không giới
hạn.
❖ Nguyên lý ban phát sự sống ngụ trong ta và ở ngoài chúng
ta, bất diệt và vĩnh viễn tốt lành. Nó không thể nghe, ngửi
hoặc nhìn thấy được, nhưng được cảm nhận bởi người
khát khao cảm nhận về nó.
❖ Mỗi người là nhà lập pháp của chính mình, kẻ tạo ra
vinh quang hay buồn khổ cho chính bản thân mình.”
(Douglas Baker, lời mở đầu cuốn “Luân Hồi Tái Sinh”)
Ba chân lý vĩ đại
Karma
▪ Vũ trụ vận hành dưới nhiều quy luật khác nhau.
Hiểu các quy luật giúp ta sống hài hòa với Tự
Nhiên.
▪ Một trong những quy luật chính của vũ trụ và cơ
bản của đời sống tinh thần là Karma.
▪ Hiểu về Karma để chuyển hóa karma: chịu trách
nhiệm về hành động của mình, chịu trách nhiệm
về những gì xảy ra trong cuộc sống của chúng ta
và không đổ lỗi cho người khác hoặc các nguồn
bên ngoài.
Karma
▪ Ba yếu tố tạo thành karma: tư tưởng (nhận
thức), mong muốn (ý chí, tác ý), hành động
(thân, khẩu)
▪ Mỗi tác động có một nguyên nhân, và một tác
động trở thành một nguyên nhân khi nó tác
động. Về bản chất, tất cả đều là nguyên nhân.
❖ Bất kỳ sự kiện nào đều là tác động của nhiều
nguyên nhân, và bất cứ nguyên nhân nào đều
có thể trổ thành một kết quả.
Karma và sức mạnh tư tưởng
▪ Tác ý hay ý nghiệp rất quan trọng.
▪ Năng lượng theo sau tư tưởng. Tư tưởng có sức
mạnh kiến tạo tính cách.
▪ Tính cách là phần quan trọng nhất của karma. Số
phận và cuộc đời phụ thuộc phần lớn vào tính
cách. Tính cách mạnh mẽ có thể vượt qua nghịch
cảnh chông gai nhất.
➢ Vun bồi tư tưởng cao thượng và đẹp đẽ.
Karma và sức mạnh tư tưởng
❖ Những khuynh hướng chiếm ưu thế và
quyết tâm đi theo bất kỳ đường lối tư tưởng
và hành động nào sẽ tái xuất hiện thành
các tính cách bẩm sinh.
❖ Thật vô cùng quan trọng khi ta chọn lựa
lý tưởng và mục đích sống của mình vì
lý tưởng trong một kiếp này sẽ trở thành
hoàn cảnh trong kiếp tới.
Ba dạng karma
❖ Sanchita: là kho tổng nghiệp
được tích tụ qua nhiều đời kiếp.
❖ Prarabdha: nghiệp từ Sanchita
đang trồi lên và đi ra ngoài để
được thực hiện trong đời hiện tại
❖ Agami: nghiệp từ các hành động
của đời này hoặc được giải quyết
luôn hoặc chìm xuống đi vào
Sanchita để được thực hiện vào
các đời sau.
Karma – tiếng vọng của hành động
▪ Nếu không có karma, chúng ta sẽ ở trong
một Vũ trụ ngẫu nhiên và không công bằng.
▪ Nghiệp là một khái niệm đẹp đẽ và giải
phóng chúng ta vì nó có nghĩa là ta thực sự
tạo ra thực tại của chính mình và kiểm soát
vận mệnh của chính mình.
▪ Karma giúp ta phát triển và là những bài học
giúp ta tiến hóa.
▪ Ta không thể kiểm soát những gì xảy ra với
mình, nhưng có thể kiểm soát cách ta phản
ứng với nó và chọn học hỏi từ nó.
Karma vận hành
▪ Nghiệp xảy ra do luật hấp dẫn. Ta thu hút
đến mình những trải nghiệm phù hợp với
rung động hoặc năng lượng mà ta tỏa ra.
➢ Việc tốt thu hút năng lượng tốt, còn việc
xấu thu hút năng lượng xấu.
❖ Lưu ý: kết quả có thể không xảy ra ngay
lập tức (có khi ở tương lai xa hoặc kiếp
sau). Karma liên quan đến luân hồi.
➢ Điều này có thể giải thích khái niệm về một
sự kiện tốt hoặc xấu ngẫu nhiên bù đắp
cho điều gì đó tương tự đã xảy ra trước
đó.
Tại sao ta lại chú ý cái này mà không cái khác
trong thế giới vô số khả năng, chính là do
nghiệp lực đang nổi lên. Nếu con người thực
hiện cái điều đang nổi lên hút ta vào đó với sự
trọn vẹn mãn nguyện thì nghiệp sẽ được giải
tỏa, còn không nó sẽ còn quay đi quay lại dưới
dạng các sự kiện vòng lặp trong cuộc sống.
Karma vận hành
▪ Karma diễn ra tự động, tuy nhiên nhiều linh hồn
tiến hóa giúp điều phối các sự kiện trên Trái đất.
➢ Trước khi được sinh ra, các Thiên thần Hộ mệnh
giúp đỡ nhiều linh hồn lên kế hoạch cho cuộc
sống sắp tới của họ, bằng cách xác định những
gì họ muốn học trong đó v.v...
➢ Những linh hồn già hơn có thể chọn karma của
riêng mình để trải nghiệm.
Karma
❖ Hành động tốt tạo ra nhiều nghiệp tốt hơn hành
động xấu tạo ra nghiệp xấu.
➢ Điều tốt là một rung động ít đậm đặc hơn, ảnh
hưởng đến các cõi cao hơn và mạnh mẽ hơn. Khi
ném một lực bằng nhau thì vật nhẹ đi xa hơn vật
nặng.
➢ Những người chưa tiến hóa có xu hướng lấp đầy
cuộc sống của họ bằng nhiều hành động xấu xa và
ít hành động tốt đẹp. May mắn thay, sức mạnh
của nghiệp tốt cho phép ngay cả những linh
hồn bướng bỉnh vẫn phát triển và đạt được lợi
ích từ mỗi kiếp sống.
Sống với Karma
▪ Tránh phán xét: Cẩn thận khi nói về karma của
người khác. Nhân quả trùng trùng, ta không
thể biết hết được nếu chỉ nhìn thấy hiện tượng
bên ngoài.
▪ Quan điểm sai lầm: chấp nhận karma là không
nên can thiệp/giúp đỡ người khác hoặc không
tự bảo vệ mình. Không hành động khi lẽ ra có
thể cứu người cũng tạo nghiệp.
➢ Chọn hành động với lòng từ bi.
Sống với Karma
▪ Karma và nguyên nhân của nó có thể rất tinh tế.
▪ Ghét một thứ gì đó mang lại cho nó sức mạnh và
có thể thu hút nó về phía ta vì đó là điều ta tập
trung vào.
▪ Học cách yêu thương hay đối mặt với nó là
cách tốt nhất để ta trưởng thành.
▪ Việc trốn tránh điều gì đó cũng có thể càng làm
biểu hiện điều đó. Những gì ta tránh né chắc chắn
sẽ xuất hiện trở lại trong môi trường mới.
▪ Tâm linh thiên về việc yêu thương cuộc sống
hàng ngày hơn là “thăng lên” khỏi nó.
Sống với Karma
▪ Cách tốt nhất để ứng phó với một tình huống
khó khăn là chấp nhận và yêu thương; như
vậy sẽ không duy bất kỳ sự gắn bó năng
lượng nào với nó.
▪ Tránh đánh nhau bất cứ khi nào có thể,
nhưng việc tự vệ đôi khi là cần thiết. Chiến
đấu nếu cần, nhưng hãy làm như vậy với tình
yêu thương, hoặc ít nhất là không căm ghét.
▪ Cả hai, phục tùng một cách yếu đuối và
chống cự một cách đầy hận thù đều có thể
gây ra cho bạn những tình huống tương tự
như những bài học nghiệp trong tương lai.
Sống với Karma
➢ Nếu yếu đuối, bạn có thể thu hút những người
hung hăng bước vào cuộc sống của mình nếu
karma của bạn là học cách đứng lên bảo vệ
chính mình.
➢ Nếu ai đó hành động như một nạn nhân, karma
của họ có thể lôi kéo một ai đó hành động như
một thủ phạm đến với họ. Điều đó không làm
cho thủ phạm trở nên đúng đắn vì thủ phạm sẽ
tự tạo nghiệp cho những gì họ làm. Tuy nhiên,
nạn nhân trong hoàn cảnh như vậy nên nhận
ra mình đã góp phần vào tình huống đó như
thế nào để không rơi vào cái bẫy tương tự.
Người tốt gặp điều xấu?
❖ Điều có vẻ tồi tệ lại không quá tiêu cực khi xem xét kỹ
hơn. Có một số lý do khiến một sự kiện tưởng chừng
như tồi tệ có thể xảy ra với ai đó.
➢ Vd: Chúa Jesus bị đóng đinh không phải do bất kỳ
nghiệp xấu nào từ phía Ngài, mà là vì Ngài cố tình chọn
số phận đó để mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại.
▪ Karma trải nghiệm: Nghiệp tiêu cực có thể là một cách
để hiểu về đau khổ. Khi trực tiếp trải qua đau khổ, họ sẽ
có khả năng giúp đỡ người khác tránh hoặc vượt qua
nó tốt hơn. Một số người chịu những nghiệp nặng nề dù
không bao giờ làm điều gì xấu mà họ cố tình chọn trước
chúng để trải nghiệm và học cách giúp đỡ người khác.
Người tốt gặp điều xấu?
➢ Linh hồn một số người đang được rèn luyện để trở
thành Bậc thầy chữa lành hoặc Thiên thần hộ mệnh
chọn một thử thách khác nhau trong mỗi lần tái sinh.
Chẳng hạn kiếp trước họ bị mù, kiếp này bị liệt, kiếp
sau sẽ bị tâm thần phân liệt, v.v.
➢ Việc giúp đỡ ai đó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi chính
ta đã gặp phải vấn đề đó.
▪ Karma để rèn luyện đức hạnh: Nghiệp tiêu cực đôi khi
được ban cho một người, hoặc được họ cố ý lựa chọn,
như một cách để xây dựng sức mạnh, sự dũng cảm,
buông xả hoặc những đức tính khác.
Người tốt gặp điều xấu?
➢ Karma thậm chí có thể khiến người ta suy ngẫm về lý
do của mọi việc và tìm hiểu về các khái niệm tâm linh
➢ Cuộc sống đôi khi đau khổ, nhưng qua nghịch cảnh,
chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn theo những cách mà
chúng ta không bao giờ có thể làm được khi chỉ có
những niềm vui. Đôi khi chúng ta đánh mất nhiều thứ
để học được rằng chúng ta có thể tồn tại mà không
cần chúng.
➢ Giống như kim cương, loại đá quý cứng nhất, được
tạo ra dưới áp suất cực lớn, chúng ta cũng trở nên
mạnh mẽ hơn khi đối mặt với những thử thách khó
khăn.
Người tốt gặp điều xấu?
▪ Nghiệp tiêu cực có thể là một cách khiến ta trân
trọng mọi thứ hơn. Đôi khi ta không trân trọng
những người thân yêu cho đến khi họ ra đi hoặc
cho đến khi chúng ta nghe về sự mất mát của
người khác.
➢ Một số linh hồn tình nguyện chấp nhận những trải
nghiệm tồi tệ như một cách phụng sự, khiến
những người còn lại trân trọng hơn những điều tốt
đẹp mà họ đang có.
➢ Trải nghiệm đầy thử thách của một người, nếu
được chia sẻ, có thể mang lại lợi ích, truyền cảm
hứng cho nhiều người.
Người tốt gặp điều xấu?
❖ Đôi khi nghiệp tiêu cực, hay quan trọng hơn là
những hành động dẫn đến nó, được thực hiện có
chủ đích để làm gương cho người khác.
➢ Vd, đóng vai phản diện trong vở kịch cuộc đời.
➢ Trước khi sinh ra, một số linh hồn chọn trở thành
làm tấm gương xấu, trải qua những nghiệp xấu để
cho những người còn lại trong chúng ta thấy
những cách đó không hiệu quả.
➢ Sai lầm lớn của một người có thể là tài sản lớn khi
được chia sẻ để ngăn nhiều người không mắc sai
lầm tương tự trong tương lai.
Người tốt gặp điều xấu?
▪ Karma kiểm tra: Đôi khi cuộc sống thử thách
không phải vì ta đã làm sai điều gì mà để xem ta
có thể ứng phó với một tình huống tốt chưa.
➢ Cho dù có vẻ “đậu” hay “trượt” vẫn thu được kinh
nghiệm từ bài học, giúp ích cho ta trên con đường
của mình.
➢ Nghiệp tốt và mọi tình huống khác trong cuộc
sống cũng là cơ hội để phát triển và phụng sự.
➢ Nhìn thấy tiềm năng tích cực trong mọi thứ, học
được bài học tích cực từ cả nghiệp “xấu” hay “tốt”.
Hóa giải karma
▪ Khoa học: vận dụng định luật, tính toán
lực phát động, biết được hướng đi của
vật thể (phần nào hậu quả trong tương
lai).
➢ Giả sử những rung động thù ghét đã
được phát khởi trong quá khứ, ta có thể
cố ý khởi sự làm nguôi ngoai những rung
động này, ngăn cản chúng thể hiện ra
trong hiện tại và tương lai bằng cách tạo
nên những rung động yêu thương chống
lại chúng.
Hóa giải karma
▪ Có thể được sửa đổi được karma (đến mức độ
còn tùy thuộc vào sự tiến hóa và tùy vào karma).
➢ Nếu bạn ném một hòn đá lên không trung, có thể
hòn đá sẽ đập lại vào đầu bạn trong vài giây. →
Chỉ cần tránh đường nếu bạn muốn tránh “nghiệp
xấu” đó.
▪ Sám hối, tha thứ và thu đạt được minh triết đều có
thể xóa bỏ karma.
▪ Cảm thấy hối hận vì đã làm tổn thương ai đó là
điều tốt, xin lỗi họ thì tốt hơn và bù đắp cho điều
đó là tốt nhất.
Hóa giải karma – Trả nợ nghiệp
▪ Chịu đựng nghịch
cảnh và khổ đau
một cách bình tĩnh
▪ Không oán trách để
không tạo thêm
nghiệp mới.
▪ Chiến thắng
khuynh hướng
phản ứng tự động,
không đáp trả bằng
vũ lực.
Hóa giải karma qua nỗ lực
lập hạnh & thanh luyện các thể
▪ Hướng thượng và hướng thiện, thanh luyện các thể hồng trần, cảm xúc, trí
tuệ.
▪ Khi chúng ta phát triển và tiến hóa, những tiếng vọng (karma) của chúng ta trở
nên rõ ràng và thanh khiết hơn. Chẳng hạn như chúng ta có thể làm điều gì đó
rất tốt trên cõi trần, và tiếng vọng thuần khiết sẽ trổ quả trên các cấp độ tình
cảm, trí tuệ, trực giác, chân thần và thiêng liêng. Những tiếng vọng này tạo ra
sự hài hòa và hòa âm trong đời sống của chúng ta.
▪ Tham thiền vun bồi đức hạnh, suy nghĩ hướng về đức hạnh mà ta muốn
có như thể ta đã có nó. Nỗ lực hành động theo dòng tư tưởng đó để hiện
thực hóa tư tưởng tốt đẹp.
Hạnh vô hại – Phi bạo lực – Từ bi và tử tế
❖ Tác nhân chính để hóa giải nghiệp quả
❖ Vô hại: từ bi và tử tế trong mọi hành
động, cảm xúc, suy nghĩ (thân, khẩu, ý)
❖ Nghi thức chữa lành của người Hawaii
cổ
➢ Sám hối, tha thứ, yêu thương và biết ơn.
➢ Giúp chúng ta hóa giải karma, cải thiện các
mối quan hệ
➢ Chữa lành, sống an vui, mạnh khỏe và hạnh
phúc hơn.
▪ Một sự hối cải thực sự có thể hủy diệt
một nghiệp quả nặng nề, và giải phóng
bạn để kiến tạo một cuộc đời mới dựa
trên một tâm thức mới.
Hóa giải karma
sám hối, tha thứ, yêu thương, biết ơn
Hóa giải karma – Nâng cao nhận thức
▪ Tìm hiểu nguyên
nhân của hiện tượng
để có thể hóa giải từ
gốc rễ.
▪ Nỗ lực từng phút giây
để trở nên ý thức về
những gì chúng ta
đang làm, cảm nhận,
và suy nghĩ, để hiểu
chúng ta đang sẽ tạo
ra những nhân gì.
▪ Học tập minh triết,
nâng cao nhận thức
và hiểu biết. Tham
thiền, sống thiền.
Hóa giải karma – Phụng sự
▪ Tăng trưởng thiện nghiệp, vun bồi công đức và phước báu, hóa giải ác nghiệp
▪ Lợi mình (tăng trưởng kỹ năng, sức sáng tạo, vốn sống và minh triết), giúp đời.
Hóa giải karma
▪ Đối với đa số, học cách tránh gây nghiệp xấu
và làm nhiều thiện nghiệp là đủ.
▪ Một người tu tập hiểu được karma sẽ tìm cách
giải quyết mọi karma xấu trong quá khứ. →
người có định hướng tâm linh thường có
cuộc sống đầy thử thách.
▪ Khi bạn trưởng thành và minh triết hơn, bạn có
thể xử lý được nhiều việc hơn, do đó Chân
Ngã hoặc Thái Dương Thiên Thần có thể đặt
thêm nhiều karma quá khứ để cho bạn giải
quyết.
Chánh niệm, tỉnh thức - khi làm gì tập trung vào hành động tránh để tâm lý khởi lên
suy nghĩ và cảm xúc cũng là một cách để giảm tạo nghiệp, vì bản chất của nghiệp
là việc ghi nhận một hành động không trọn vẹn mãn nguyện.
Hành động trong tình trang vô ngã trong trạng thái yêu thương hay sùng kính cũng không tạo
ra nghiệp vì để tạo ra nghiệp thì cần có sự tham gia của việc ghi nhận thông tin và cảm xúc.
Để giảm thiểu nghiệp sinh ra và nếu có chỉ sinh nghiệp tốt thì người ta thực hiện các hành
động mang tính phụng sự thượng đế hoặc xả bỏ kết quả hành động.
Hóa giải karma
▪ Một A-la-hán, điểm đạo đồ bậc 4 đã cân bằng
hoàn toàn và giải quyết được tất cả karma của
mình.
▪ Một khi đã tiến đủ xa trên Con Đường tâm linh, ta
nên nhận ra rằng ngay cả karma tốt cũng có thể là
một trở ngại.
➢ Một cuộc đời làm việc thiện có thể dẫn đến việc
các cá nhân sau khi chết lên thiên đàng, nơi họ
được bao quanh bởi những con đường bằng
vàng, những tòa nhà nạm ngọc, v.v..
Hóa giải và siêu việt karma
➢ Tuy nhiên một cõi như vậy không phải là thiên đường
cao nhất hay trạng thái tâm thức cao nhất có thể có.
➢ Không dính mắc vào cả những hành động tốt.
❖ Hành động vị tha thực sự mà không cần nghĩ đến
phần thưởng vượt ra ngoài các cõi nhân quả đối
với linh hồn.
➢ Những hành động như vậy không mang lại phần
thưởng tương ứng trên thiên đường hoặc cuộc sống
tương lai; tuy nhiên, chúng thực sự mang lại lợi ích to
lớn cho người tìm đạo.
Siêu việt karma
▪ Chỉ khi người ta đạt đến những cõi thiêng liêng cao đến
mức mọi thứ đều là Một thì mới có thể nói nghiệp không
còn nữa. Trên những cõi như vậy, không còn khái niệm
về hành động hay thời gian như chúng ta nghĩ và không
còn sự tách biệt thực sự giữa tâm thức và Vũ trụ.
▪ Karma không bao giờ có thể tránh được; tuy nhiên, người
ta có thể vượt qua nó. Điều này được thực hiện bằng
cách vượt ra ngoài hoàn toàn các cấp độ nhân quả.
▪ Khi ta là Một với Vũ trụ, sẽ không còn một cá nhân riêng
biệt thực hiện những hành động riêng biệt mà thay vào đó
mọi thứ được trải nghiệm như một tổng thể thống nhất,
đẹp đẽ không thể diễn tả được.
Siêu việt karma
▪ Để thực hiện karma yoga con người phải hoàn thành
mọi tác động mà coi nó chỉ là bổn phận thôi, làm mọi
thứ đều hòa hợp với Định Luật, trở thành một lực hoạt
động hợp tác với Ý chí Thiêng liêng cho cơ tiến.
▪ Như vậy mọi tác động của y đều hiến dâng cho việc
xoay chuyển Bánh xe Chánh pháp chứ không vì bất cứ
thành quả nào mà chúng có thể mang lại; tác động
được hoàn thành coi như một bổn phận, thành quả đó
được hoan hỉ hồi hướng để trợ giúp cho chúng sinh; y
không dính dáng gì tới nó vì nó thuộc về Thiên luật và
y để cho Thiên luật tha hồ phân phối thành quả ấy.
(Annie Besant giải thích Chí Tôn Ca - Bhagavad Gita)
Siêu việt karma
▪ Những ràng buộc về ham muốn (ham muốn của phàm
ngã, thậm chí ham muốn của Chân ngã) đều phải bị phá
bỏ.
▪ Chúng ta không phá vỡ những “ràng buộc trong tâm hồn”
bằng cách cố gắng bóp nghẹt tâm hồn. Chúng ta không
phá vỡ những ràng buộc của ham muốn bằng cách cố
gắng biến mình thành ra trơ trơ như gỗ đá vô tri vô giác.
➢ Người đệ tử phải trở nên nhạy cảm hơn chứ không kém
phần nhạy cảm hơn khi y đạt gần tới mức giải thoát.
➢ Y cần phải trở nên dịu dàng chứ không phải cứng rắn
hơn; thông cảm và đáp ứng được với mọi điều..
Siêu việt karma
➢ Cũng chính vì y chẳng còn tha thiết điều gì cho bản
thân nên y mới có thể hiến tặng hết mọi thứ cho mọi
người.
➢ Một người như thế thì nghiệp không còn cầm giữ
y được nữa, y đâu có rèn giũa ra một sự ràng
buộc nào để níu kéo linh hồn.
➢ Khi người đệ tử càng ngày càng trở thành một kênh
dẫn Sự Sống Thiêng Liêng tuôn ra cho thế gian thì y
chẳng mong muốn gì hơn là mình sẽ trở thành một
kênh dẫn với lòng kênh ngày càng rộng hơn để cho
Sự Sống vĩ đại có thể tuôn chảy theo đó.
➢ Mong ước duy nhất của y là mình có thể trở thành một
kho chứa rộng lớn hơn và ít gây chướng ngại hơn cho
Sự Sống tuôn đổ ra ngoài; làm việc chẳng vì điều gì cả
ngoại trừ mục đích để phụng sự; ấy là cuộc đời làm đệ
tử, trong đó mọi sự ràng buộc níu kéo đều bị phá vỡ.
▪ Nhưng có một sự ràng buộc không bao giờ bị phá vỡ,
sự ràng buộc đó là sự hiệp nhất chân thực vốn
không phải là ràng buộc → hiệp nhất Đấng Nhất Như
với Vạn Hữu, hiệp nhất Đệ tử với Chân sư, hiệp nhất
Chân sư với Đệ tử. Sự Sống Thiêng Liêng cứ thu hút
ta tiến tới và thăng lên mãi mà không còn ràng buộc ta
vào vòng sinh tử luân hồi nữa.
Siêu việt karma
NHẮC LẠI VỀ VÒNG LUÂN HỒI
18 cõi phụ của 3 cõi thấp/tam giới thuộc Cõi
hồng trần vũ trụ
Cõi hiện tồn của phàm ngã, nơi diễn ra luân
hồi của con người
4 Cõi giới cao cả
Nơi hoạt động của các Bậc Trọn lành, các
Đấng Giải thoát, các Vị Chúa Từ Bi, các
Đấng Cao Cả (các vị Bồ Tát/Chân sư, Đấng
Christ, các vị Phật, Đấng Hành tinh thượng
đế…)
Siêu thoát khỏi nghiệp quả
59
LUÂN HỒI TÁI SINH
Luân hồi
➢ Sự tiến hóa của con người diễn ra từng bước một, tính
tình được uốn nắn qua hết phàm ngã này đến phàm
ngã khác.
➢ Mọi đức tính đều là dấu hiệu và biểu tượng bên ngoài
của một bước tiến đã được thực hiện bằng cách chiến
thắng đối với bản chất thấp hèn.
➢ “Phẩm chất bẩm sinh” tức là đặc trưng trí tuệ hoặc đạo
đức của một đứa trẻ sơ sinh chính là bằng chứng
không chối cãi được về sự phấn đấu trong quá khứ với
những chiến thắng cũng như thất bại trong quá khứ.
Karma tiền kiếp và kiếp hiện tại
Tiền kiếp
• Hành động thiện lành →
• Hành động bất thiện →
• Ham muốn và ước nguyện →
• Tư tưởng kiên trì →
• Thành công →
• Trải nghiệm →
• Trải nghiệm đau khổ →
• Ý chí phụng sự →
Kiếp hiện tại
• Hoàn cảnh tốt
• Hoàn cảnh xấu
• Năng lực
• Tính cách
• Nhiệt tình
• Minh triết
• Lương tri
• Tính hướng về tinh thần (tâm linh)
LUÂN HỒI – TÁI SINH
• Cho đến nay dường như chỉ có hai quy luật được thừa nhận liên quan
đến việc một chân ngã quay trở lại luân hồi ở cõi trần.
• Trước tiên, nếu chưa đạt đến sự hoàn thiện thì linh hồn phải
quay lại và tiếp tục tiến trình hoàn thiện trên Địa Cầu.
• Thứ hai là xung lực dẫn dắt chân ngã đến hành động như thế là
hình thức nào đó của ước muốn chưa được thỏa mãn. EA325
• Cả hai lý giải này đều đúng một phần, và gắn liền với các chân lý rộng
lớn hơn vốn chưa được các nhà huyền bí học cảm nhận hoặc chú ý
một cách thật đúng.
Tái sinh dưới điều kiện của Luật Nhân Quả (Karma)
64
LUÂN HỒI – TÁI SINH
• Cơ bản, không phải là sự ham muốn này thúc đẩy quay lại, mà là ý
chí và hiểu biết về thiên cơ.
• Không phải nhu cầu để đạt được một sự hoàn thiện cuối cùng mới
thúc đẩy chân ngã đi vào kinh nghiệm trong hình hài, vì chân ngã đã
hoàn thiện.
• Động cơ chính là sự hy sinh và phụng sự cho các sinh linh nhỏ
bé đang phụ thuộc vào nguồn cảm hứng cao siêu (mà hồn thiêng có
thể mang lại) và sự quyết tâm để các sinh linh này cũng có thể đạt
được tình trạng hiểu biết tương đương với tình trạng của linh hồn hy
sinh.
Tái sinh là để hy sinh và phụng sự Thiên Cơ theo nhóm
65
LUÂN HỒI – TÁI SINH
• Điểm đáng quan tâm nhất nằm trong sự kiện là chính sự tái sinh
theo nhóm lúc nào cũng xảy ra, và sự luân hồi của cá nhân chỉ là
tình cờ trong biến cố trọng đại này. Đa số con người không biết đến
hoặc quên mất điều này, vì sự chú ý mạnh mẽ và ích kỷ vào kinh
nghiệm và cách sống cá nhân
• Các nhóm linh hồn bước vào luân hồi theo chu kỳ và chung với
nhau để xúc tiến, đẩy mạnh Thiên Cơ, và giúp cho sự tác động lẫn
nhau giữa tinh thần với vật chất, giúp cho sự biểu lộ có thể xảy ra, và
mở rộng việc thực thi các ý tưởng thiêng liêng như chúng đang hiện
hữu trong Thiên Trí. EA325
Tái sinh là để hy sinh và phụng sự Thiên Cơ theo nhóm
66
Một vòng đời của linh hồn
1. Linh hồn trên cõi của chính nó, cảm nhận sự thôi
thúc của “Ý chí biểu lộ” một lần nữa, chuyển một
phần của chính nó xuống cõi trí.
2. Trong cõi trí, linh hồn làm rung động những hạt
nguyên tử trường tồn thể trí, những hạt trường
tồn được giữ kín trong và giữa các kiếp sống,
những hạt mà sau đó hấp dẫn về nó những
nguyên tử thể trí có tốc độ rung động tương tự
để tạo thành một vỏ bọc thể trí.
3. Tiếp sau vỏ bọc thể trí, linh hồn hoạt động trên
cõi cảm dục với những nguyên tử trường tồn
cảm dục và, theo một cách tương tự, hình thành
nên vỏ bọc cảm dục.
Một vòng đời của linh hồn
4. Những vỏ bọc này giờ đây bay lơ lửng trên một
quả trứng đã được thụ tinh của người mẹ, người
đã được lựa chọn từ trước bởi chính Linh hồn và
các Đấng Cai Quản Karma. Dần dần, phôi thai
và thai nhi được chiếm lĩnh, đặc biệt là trong
suốt giai đoạn tăng trưởng nhanh khi chồi tứ chi
gia tăng sự phát triển.
5. Khi đứa trẻ đến tuổi trưởng thành, linh hồn có
nhiều cơ hội để đảm bảo sự kiểm soát của nó
trên thể xác. Điều này sẽ chịu tác động rất nhiều
bởi trình độ xu hướng tinh thần của phàm ngã
mà nó chiếm giữ.
Một vòng đời của linh hồn
6. Phàm ngã thể hiện ở một mức độ nào đó mục
đích của Linh hồn, khoác thể xác vật lý và rời bỏ
nó ở cuối kiếp sống.
7. Sau khi chết, tâm thức mất đi những năng lực
của thể xác vật lý và lớp vỏ dĩ thái tương ứng
với nó, nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn trong thể
trí-cảm đã được hình thành từ vỏ bọc trí cảm
trong suốt kiếp sống.
8. Thể cảm dục đã bị loại bỏ và tâm thức được tiếp
diễn trên cõi trí trong thể trí.
Một vòng đời của linh hồn
9. Linh hồn đi qua cõi cảm dục và cõi trí trong
khoảng 50 năm. Cuộc sống trong thể trí-cảm
được tiếp diễn trong khoảng 20-25 năm, nhưng
sau đó, lớp vỏ cảm dục được giũ bỏ. Có một
khoảng dài cho sự sống trong thể trí vào khoảng
25 năm. *(Lưu ý: số năm thay đổi tùy tâm thức)
10.Cái chết thứ hai diễn ra. Những dấu vết cuối
cùng của của hình tướng được cởi bỏ, là lớp vỏ
thể trí..
Một vòng đời của linh hồn
11.Tâm thức còn lại là tinh thần, chứa đựng những
sự kiện phù hợp với Atma, Buddhi và Manas (Ý
chí, Bác ái và Trí thông tuệ) đã được biểu lộ trên
kiếp sống vừa qua trên Trái Đất. Nó đi vào trạng
thái thiên đường (Devachan). Linh hồn sống
hoàn toàn trong thế giới thiên đường cho đến khi
Ý chí Hiện tồn tái khẳng định chính nó và chu kỳ
tái sinh lại tiếp diễn.
❖ Devachan không phải là một địa điểm, nó là một
trạng thái, trạng thái phúc lạc của tâm thức tinh
thần trong khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa
những kiếp sống.
Devachan- Miền Cực lạc hay Cõi Trời Chân Phúc
“Mọi thứ đều là ảo cảm (Maya) bên ngoài chân lý bất diệt, thứ không có hình dáng, màu
sắc, cũng không tồn tại một giới hạn nào. Người đã đặt mình ra ngoài bức màn của
maya—như các Thánh Sư và các Điểm đạo đồ cao cả nhất— có thể không trải qua
trạng thái Devachan.
Đối với những người bình thường, chân phúc của họ trong nó được hoàn tất. Đó là một sự
lãng quên tuyệt đối sự tồn tại của tất cả những thứ như đau khổ hoặc buồn rầu.
Người trong Devachan trải qua chu kỳ ở khoảng giữa hai lần tái sinh được bao bọc bởi
những điều mà linh hồn đã khao khát trong vô vọng; và nó ở trong sự đồng hành của tất cả
mọi người nó đã yêu thương trên trần gian. Nó đạt được mọi mong muốn của linh hồn. Và
do đó, trong suốt nhiều thế kỷ, nó sống một sự tồn tại của hạnh phúc chưa từng có, đó là
phần thưởng cho những khổ đau trong cuộc sống trần tục. Nói ngắn gọn, nó đắm mình
trong một biển diễm phúc vô tận được chia ngắt bởi những sự kiện diễm phúc còn lớn hơn.”
(Helena Blavatsky, Chìa khóa Thông thiên, trang 148).
Devachan- Miền Cực lạc hay Cõi Trời Chân Phúc
▪ Devachan chỉ là sự tiếp nối đầy lý tưởng nơi nội giới của
sinh hoạt trên cõi trần.
▪ Ở Devachan người ta không phát khởi một nguyên
nhân hoặc khởi xướng một nỗ lực, nhưng nó cho phép
ta tiếp tục những nỗ lực nhằm tới các cõi tồn tại cao
nhất mà con người có thể đạt được trong buổi sinh thời.
▪ Theo Annie Besant, sự an dưỡng ở Devachan giữa
các thời kỳ hoạt động là hoàn toàn cần thiết. Chỉ khi
Chân ngã đã an dưỡng rồi thì nó mới sẵn sàng và thích
hợp để luân hồi.
Devachan- Miền Cực lạc hay Cõi Trời Chân Phúc
➢ Thời kỳ nghỉ dưỡng này giúp Chân nhân có thể một
lần nữa tích tụ được các thần lực của sự sống trí tuệ
cũng như tâm linh, có được năng lượng cần thiết để
đảm đương gánh nặng xác thịt một lần nữa .
▪ Chỉ khi ta đến gần lúc kết liễu chu kỳ luân hồi thì Chân
ngã do đã tăng trưởng qua hằng thiên niên kỷ kinh
nghiệm mới có thể được chuẩn bị cho sự căng thẳng
khủng khiếp của những kiếp sống tái đi tái lại nhanh
chóng vào giai đoạn cuối cùng mà “không cần có
kỳ nghỉ Devachan”, lúc đó Chân ngã mới leo lên bảy
nấc thang cuối cùng của cái thang tồn tại mà không
mỏi rã rời do đã được rèn luyện cứng cỏi trong thời
gian dài leo lên ở quá khứ.
Luân hồi tái sinh
▪ Khi thời kỳ an dưỡng đã qua rồi, các lực mang Chân
ngã thoát ra khỏi cuộc sống trần tục đã cạn kiệt rồi, thì
lòng mong muốn tồn tại hữu tình trên cõi trần lại được
hồi sinh và Chân ngã sẵn sàng băng qua “ngưỡng cửa
Devachan” để chuyển sang cõi luân hồi.
▪ Bây giờ chính luật Nghiệp quả dẫn dắt y không thể sai
lầm hướng về giống dân và quốc gia mà y phải tìm thấy
trong đó những đặc trưng tổng quát tạo ra một cơ thể và
cung ứng một môi trường xã hội thích hợp để biểu lộ
được tính tình tổng quát mà Chân ngã đã kiến tạo trong
những kiếp trước trên trần thế và để gặt hái được vụ
mùa mà y đã gieo.
Luân hồi tái sinh
▪ Cho đến khi đã gặt hái được hết vụ gặt kinh nghiệm
thì cần phải có dục vọng vì kinh nghiệm gặt hái đó
cần được nuôi dưỡng bằng dục vọng, và sự tăng
trưởng mới có thể được nuôi dưỡng và duy trì.
➢ Do đó trong khi vẫn còn thiếu kinh nghiệm thì lòng
khao khát dục vọng vẫn khôn nguôi và Chân ngã sẽ
trở lại trần thế hoài hoài. Nhưng xiềng xích của nó
phải rơi rụng đi từng cái một khi Chân ngã đã đạt
tới mức hoàn thiện được đền thờ tạm của mình vì
dục vọng có tính cách phàm nhân và do đó ích kỷ,
cho nên khi dục vọng còn thôi thúc hành động thì
sự thanh trong của hành động còn bị ô nhiễm.
Luân hồi tái sinh
▪ Quả vị La Hán là hoạt động không ngừng, không vì bất
kỳ lợi ích cá nhân nào, bậc La Hán phải “soi sáng cho
mọi người nhưng không tiếp nhận ánh sáng từ ai hết”.
▪ Vì thế cho nên trên bước đường leo lên, hết dục vọng
này đến dục vọng kia phải được buông bỏ, lòng ham
muốn hưởng thụ của phàm ngã, muốn vui sướng cho
phàm ngã, muốn thủ lợi cho phàm ngã, muốn yêu
thương theo kiểu phàm ngã, muốn thành đạt cho phàm
ngã, cuối cùng và tinh vi hơn hết là lòng ham muốn cho
phàm ngã được hoàn hảo, tất cả những gì thuộc phàm
ngã phải bị mất đi trong cái TỰ NGÃ NHẤT NHƯ, đó là
TỰ NGÃ của chúng sinh.
Sự luân phiên giới tính
• Bản thân Chân ngã không có giới tính và trong quá
trình luân hồi vô số kiếp, mỗi Chân ngã đều ngụ trong
các thể xác nam và nữ.
• Vì việc kiến tạo loài người toàn bích chính là mục tiêu
của luân hồi và những yếu tố âm dương phải được
quân bình hoàn toàn nơi loài người toàn bích cho nên
ta cũng dễ hiểu khi thông qua kinh nghiệm Chân ngã
phải phát triển những đặc tính này đến mức trọn vẹn
nhất nơi các đối tượng thể chất thích ứng và do đó cần
phải có sự luân phiên giới tính.
Sự luân phiên giới tính
• Trong nhiều giáo lý nội môn cao cấp khác nhau có nói
rằng một người lâm phàm với cùng một giới tính
không ít hơn 3 lần và không nhiều hơn 7 lần liên tiếp.
Sau 7 lần lâm phàm cùng một giới tính, bạn sẽ tái sinh
với giới tính kia.
• Ngoại lệ, sau cuộc điểm đạo thứ 4, ta có thể lựa chọn
giới tính cho mình. Phần lớn các Chân Sư lựa chọn là
người nam, nhưng hơn 100 năm qua điều này đang
thay đổi. Nhiều Chân Sư đang lâm phàm như là những
phụ nữ, và con số của họ đang gia tăng.
Sự luân phiên giới tính
• Trong giai đoạn hiện nay của con người thì sự tiến bộ
được thực hiện qua quá trình tổng hợp và ta thấy những
loại hình cao cả của mỗi giới tính đều bộc lộ một số đặc
tính mà trong lịch sử đã phát triển nơi giới tính kia sao
cho sự dũng mãnh, kiên cường, can đảm được phát triển
theo đường lối nam tính lại được gắn bó với sự dịu dàng,
thanh khiết, nhẫn nhục được phát triển theo đường lối nữ
tính.
• Và chúng ta có thể thoáng thấy được liệu nhân loại sẽ ra
sao khi “các cặp đối lập” đã tách rời nhau trong quá trình
tiến hóa lại một lần nữa đạt thành quả hiệp nhất trở lại.
Cả cuộc đời sẽ thay đổi dung mạo khi sự luân hồi trở thành một niềm tin chắc chắn. Mỗi
ngày trong cuộc đời chỉ là một trang trong vở tuồng vĩ đại của kiếp sống, mỗi nỗi phiền
muộn chỉ là một bóng râm thoáng qua do đám mây đi ngang che khuất; mỗi niềm vui chỉ là
một tia nắng chớp lóe phản chiếu ra từ một cái gương xoay tít; mỗi lần chết đi chỉ là việc
dọn nhà ra khỏi một căn nhà xuống cấp.
Sức mạnh của một tuổi trẻ vĩnh hằng bắt đầu từ từ xâm nhập vào cuộc sống đang khơi
hoạt lên; sự bình tĩnh của một lòng thanh thản mênh mang ấp ủ những đợt sóng nhồi trong
tư tưởng con người đang vật vã; sự vinh quang chói lọi của trí Thông tuệ bất tử xuyên suốt
đám mây vật chất nặng nề đen tối và sự An bình bất diệt mà không điều gì quấy rầy được
tỏa chiếu sự trắng tinh thuần khiết lên cho tinh thần chiến thắng.
Hết đỉnh cao tâm linh này tới đỉnh cao tâm linh khác, nâng bước họ lên đến tột đỉnh mây
xanh vô hạn, đưa họ leo lên bầu trời vô biên và làm mờ đi khoảng cách bao la vây quanh
Tương lai, thênh thang và không thể tưởng tượng nổi ngay cả đối với tinh thần nơi chính
con người.
Thay lời kết (Annie Besant)
Trên hết mọi sự trong cuôc sóng, hãy
đem lâi cho tát cả như
̃ ng ai đang tìm
sư
̂ trơ
̂ giúp của bân tình thương yêu
trọn vẹn nhát,
vì tình thương giúp tháo gơ
̃ ,
tình thương hiêu chỉnh và diẽn dîch,
và tình thương hàn gắn chữa lành
tren cả ba cõi.”
[Chân Sư D.K qua Alice Bailey,
Trị liệu huyền môn 351]

More Related Content

Similar to Karma và Luân Hồi.pdf

Anyway 10 nghich ly cuoc song - kent keith
 Anyway   10 nghich ly cuoc song - kent keith Anyway   10 nghich ly cuoc song - kent keith
Anyway 10 nghich ly cuoc song - kent keithTùng Kinh Bắc
 
Nhân quả bệnh_tượng_tích_luận_và_ấn_chứng
Nhân quả bệnh_tượng_tích_luận_và_ấn_chứngNhân quả bệnh_tượng_tích_luận_và_ấn_chứng
Nhân quả bệnh_tượng_tích_luận_và_ấn_chứnglyquochoang
 
Song voi tam tu
Song voi tam tuSong voi tam tu
Song voi tam tuHung Duong
 
Loving kindness song voi tam tu
Loving kindness   song voi tam tuLoving kindness   song voi tam tu
Loving kindness song voi tam tuLinh Hoàng
 
Song voi tam tu
Song voi tam tuSong voi tam tu
Song voi tam tuHung Duong
 
3. Năm giới răn
3. Năm giới răn3. Năm giới răn
3. Năm giới rănLittle Daisy
 
CùNg Suy NgẫM Nhé!
CùNg Suy NgẫM Nhé!CùNg Suy NgẫM Nhé!
CùNg Suy NgẫM Nhé!giangtran
 
12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...
12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...
12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...thanhvuduc3
 
10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sốnglilminh
 
Kinh nghiệm ôn thi ielts 8
Kinh nghiệm ôn thi ielts 8Kinh nghiệm ôn thi ielts 8
Kinh nghiệm ôn thi ielts 8binhlh_
 
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữThiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữHoàng Lý Quốc
 
Những chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quảNhững chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quảHung Duong
 
Bảng chữ cái cho cuộc đời 2 ( m z )
Bảng chữ cái cho cuộc đời  2 ( m z )Bảng chữ cái cho cuộc đời  2 ( m z )
Bảng chữ cái cho cuộc đời 2 ( m z )Phu Chu
 
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoNhững Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoLittle Daisy
 
Buổi 05 Cộng nghiệp Biệt Nghiệp.pdf
Buổi 05 Cộng nghiệp Biệt Nghiệp.pdfBuổi 05 Cộng nghiệp Biệt Nghiệp.pdf
Buổi 05 Cộng nghiệp Biệt Nghiệp.pdfQuanChu8
 

Similar to Karma và Luân Hồi.pdf (20)

Chữ Nhân trong doanh nhân hiện đại
Chữ Nhân trong doanh nhân hiện đạiChữ Nhân trong doanh nhân hiện đại
Chữ Nhân trong doanh nhân hiện đại
 
Anyway 10 nghich ly cuoc song - kent keith
 Anyway   10 nghich ly cuoc song - kent keith Anyway   10 nghich ly cuoc song - kent keith
Anyway 10 nghich ly cuoc song - kent keith
 
Nhân quả bệnh_tượng_tích_luận_và_ấn_chứng
Nhân quả bệnh_tượng_tích_luận_và_ấn_chứngNhân quả bệnh_tượng_tích_luận_và_ấn_chứng
Nhân quả bệnh_tượng_tích_luận_và_ấn_chứng
 
Song voi tam tu
Song voi tam tuSong voi tam tu
Song voi tam tu
 
Loving kindness song voi tam tu
Loving kindness   song voi tam tuLoving kindness   song voi tam tu
Loving kindness song voi tam tu
 
Song voi tam tu
Song voi tam tuSong voi tam tu
Song voi tam tu
 
3. Năm giới răn
3. Năm giới răn3. Năm giới răn
3. Năm giới răn
 
CùNg Suy NgẫM Nhé!
CùNg Suy NgẫM Nhé!CùNg Suy NgẫM Nhé!
CùNg Suy NgẫM Nhé!
 
12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...
12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...
12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...
 
10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống
 
Kinh nghiệm ôn thi ielts 8
Kinh nghiệm ôn thi ielts 8Kinh nghiệm ôn thi ielts 8
Kinh nghiệm ôn thi ielts 8
 
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữThiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
 
8. Nghiệp quả
8. Nghiệp quả8. Nghiệp quả
8. Nghiệp quả
 
430
430430
430
 
Những chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quảNhững chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quả
 
430
430430
430
 
Bảng chữ cái cho cuộc đời 2 ( m z )
Bảng chữ cái cho cuộc đời  2 ( m z )Bảng chữ cái cho cuộc đời  2 ( m z )
Bảng chữ cái cho cuộc đời 2 ( m z )
 
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoNhững Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
 
Buổi 05 Cộng nghiệp Biệt Nghiệp.pdf
Buổi 05 Cộng nghiệp Biệt Nghiệp.pdfBuổi 05 Cộng nghiệp Biệt Nghiệp.pdf
Buổi 05 Cộng nghiệp Biệt Nghiệp.pdf
 
duoi chan thay
duoi chan thay duoi chan thay
duoi chan thay
 

More from Little Daisy

Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Little Daisy
 
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Little Daisy
 
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhMaitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhLittle Daisy
 
Kinh tế nhân văn
Kinh tế nhân vănKinh tế nhân văn
Kinh tế nhân vănLittle Daisy
 
Thái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnThái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnLittle Daisy
 
Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Little Daisy
 
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Little Daisy
 
Phát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmPhát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmLittle Daisy
 
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuThánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuLittle Daisy
 
Đêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnĐêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnLittle Daisy
 
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoÝ nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoLittle Daisy
 
7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết 7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết Little Daisy
 
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinhLittle Daisy
 
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếuLittle Daisy
 
6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn 6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn Little Daisy
 
5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lý5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lýLittle Daisy
 
5.2 Bảy cung và tâm lý con người
5.2 Bảy cung và tâm lý con người5.2 Bảy cung và tâm lý con người
5.2 Bảy cung và tâm lý con ngườiLittle Daisy
 
5.1 Tổng quan tâm lý học nội môn
5.1 Tổng quan tâm lý học nội môn5.1 Tổng quan tâm lý học nội môn
5.1 Tổng quan tâm lý học nội mônLittle Daisy
 

More from Little Daisy (20)

Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
 
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
 
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhMaitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
 
Kinh tế nhân văn
Kinh tế nhân vănKinh tế nhân văn
Kinh tế nhân văn
 
Thái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnThái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên Thần
 
Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã
 
Tiềm thức
Tiềm thứcTiềm thức
Tiềm thức
 
Antahkarana.pdf
Antahkarana.pdfAntahkarana.pdf
Antahkarana.pdf
 
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
 
Phát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmPhát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề Tâm
 
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuThánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
 
Đêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnĐêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh Hồn
 
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoÝ nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
 
7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết 7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết
 
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
 
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
 
6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn 6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn
 
5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lý5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lý
 
5.2 Bảy cung và tâm lý con người
5.2 Bảy cung và tâm lý con người5.2 Bảy cung và tâm lý con người
5.2 Bảy cung và tâm lý con người
 
5.1 Tổng quan tâm lý học nội môn
5.1 Tổng quan tâm lý học nội môn5.1 Tổng quan tâm lý học nội môn
5.1 Tổng quan tâm lý học nội môn
 

Recently uploaded

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Karma và Luân Hồi.pdf

  • 2. Tài liệu tham khảo ▪ Phạm Hồng Chương, Nghiệp Quả https://youtu.be/IkMue25HU84 ▪ Minh Triết Thiêng Liêng minhtrietmoi.org
  • 3. Karma và Luân Hồi ❖ Sự vận hành của Karma ❖ Sống với karma ❖ Hóa giải và siêu việt karma ❖ Luân hồi tái sinh
  • 4. ❖ Linh hồn con người là bất tử, và tương lai của nó là tương lai của thứ có sự tăng trưởng và vinh quang không giới hạn. ❖ Nguyên lý ban phát sự sống ngụ trong ta và ở ngoài chúng ta, bất diệt và vĩnh viễn tốt lành. Nó không thể nghe, ngửi hoặc nhìn thấy được, nhưng được cảm nhận bởi người khát khao cảm nhận về nó. ❖ Mỗi người là nhà lập pháp của chính mình, kẻ tạo ra vinh quang hay buồn khổ cho chính bản thân mình.” (Douglas Baker, lời mở đầu cuốn “Luân Hồi Tái Sinh”) Ba chân lý vĩ đại
  • 5.
  • 6. Karma ▪ Vũ trụ vận hành dưới nhiều quy luật khác nhau. Hiểu các quy luật giúp ta sống hài hòa với Tự Nhiên. ▪ Một trong những quy luật chính của vũ trụ và cơ bản của đời sống tinh thần là Karma. ▪ Hiểu về Karma để chuyển hóa karma: chịu trách nhiệm về hành động của mình, chịu trách nhiệm về những gì xảy ra trong cuộc sống của chúng ta và không đổ lỗi cho người khác hoặc các nguồn bên ngoài.
  • 7. Karma ▪ Ba yếu tố tạo thành karma: tư tưởng (nhận thức), mong muốn (ý chí, tác ý), hành động (thân, khẩu) ▪ Mỗi tác động có một nguyên nhân, và một tác động trở thành một nguyên nhân khi nó tác động. Về bản chất, tất cả đều là nguyên nhân. ❖ Bất kỳ sự kiện nào đều là tác động của nhiều nguyên nhân, và bất cứ nguyên nhân nào đều có thể trổ thành một kết quả.
  • 8. Karma và sức mạnh tư tưởng ▪ Tác ý hay ý nghiệp rất quan trọng. ▪ Năng lượng theo sau tư tưởng. Tư tưởng có sức mạnh kiến tạo tính cách. ▪ Tính cách là phần quan trọng nhất của karma. Số phận và cuộc đời phụ thuộc phần lớn vào tính cách. Tính cách mạnh mẽ có thể vượt qua nghịch cảnh chông gai nhất. ➢ Vun bồi tư tưởng cao thượng và đẹp đẽ.
  • 9. Karma và sức mạnh tư tưởng ❖ Những khuynh hướng chiếm ưu thế và quyết tâm đi theo bất kỳ đường lối tư tưởng và hành động nào sẽ tái xuất hiện thành các tính cách bẩm sinh. ❖ Thật vô cùng quan trọng khi ta chọn lựa lý tưởng và mục đích sống của mình vì lý tưởng trong một kiếp này sẽ trở thành hoàn cảnh trong kiếp tới.
  • 10. Ba dạng karma ❖ Sanchita: là kho tổng nghiệp được tích tụ qua nhiều đời kiếp. ❖ Prarabdha: nghiệp từ Sanchita đang trồi lên và đi ra ngoài để được thực hiện trong đời hiện tại ❖ Agami: nghiệp từ các hành động của đời này hoặc được giải quyết luôn hoặc chìm xuống đi vào Sanchita để được thực hiện vào các đời sau.
  • 11.
  • 12.
  • 13.
  • 14.
  • 15.
  • 16.
  • 17.
  • 18. Karma – tiếng vọng của hành động ▪ Nếu không có karma, chúng ta sẽ ở trong một Vũ trụ ngẫu nhiên và không công bằng. ▪ Nghiệp là một khái niệm đẹp đẽ và giải phóng chúng ta vì nó có nghĩa là ta thực sự tạo ra thực tại của chính mình và kiểm soát vận mệnh của chính mình. ▪ Karma giúp ta phát triển và là những bài học giúp ta tiến hóa. ▪ Ta không thể kiểm soát những gì xảy ra với mình, nhưng có thể kiểm soát cách ta phản ứng với nó và chọn học hỏi từ nó.
  • 19. Karma vận hành ▪ Nghiệp xảy ra do luật hấp dẫn. Ta thu hút đến mình những trải nghiệm phù hợp với rung động hoặc năng lượng mà ta tỏa ra. ➢ Việc tốt thu hút năng lượng tốt, còn việc xấu thu hút năng lượng xấu. ❖ Lưu ý: kết quả có thể không xảy ra ngay lập tức (có khi ở tương lai xa hoặc kiếp sau). Karma liên quan đến luân hồi. ➢ Điều này có thể giải thích khái niệm về một sự kiện tốt hoặc xấu ngẫu nhiên bù đắp cho điều gì đó tương tự đã xảy ra trước đó. Tại sao ta lại chú ý cái này mà không cái khác trong thế giới vô số khả năng, chính là do nghiệp lực đang nổi lên. Nếu con người thực hiện cái điều đang nổi lên hút ta vào đó với sự trọn vẹn mãn nguyện thì nghiệp sẽ được giải tỏa, còn không nó sẽ còn quay đi quay lại dưới dạng các sự kiện vòng lặp trong cuộc sống.
  • 20.
  • 21.
  • 22. Karma vận hành ▪ Karma diễn ra tự động, tuy nhiên nhiều linh hồn tiến hóa giúp điều phối các sự kiện trên Trái đất. ➢ Trước khi được sinh ra, các Thiên thần Hộ mệnh giúp đỡ nhiều linh hồn lên kế hoạch cho cuộc sống sắp tới của họ, bằng cách xác định những gì họ muốn học trong đó v.v... ➢ Những linh hồn già hơn có thể chọn karma của riêng mình để trải nghiệm.
  • 23. Karma ❖ Hành động tốt tạo ra nhiều nghiệp tốt hơn hành động xấu tạo ra nghiệp xấu. ➢ Điều tốt là một rung động ít đậm đặc hơn, ảnh hưởng đến các cõi cao hơn và mạnh mẽ hơn. Khi ném một lực bằng nhau thì vật nhẹ đi xa hơn vật nặng. ➢ Những người chưa tiến hóa có xu hướng lấp đầy cuộc sống của họ bằng nhiều hành động xấu xa và ít hành động tốt đẹp. May mắn thay, sức mạnh của nghiệp tốt cho phép ngay cả những linh hồn bướng bỉnh vẫn phát triển và đạt được lợi ích từ mỗi kiếp sống.
  • 24.
  • 25. Sống với Karma ▪ Tránh phán xét: Cẩn thận khi nói về karma của người khác. Nhân quả trùng trùng, ta không thể biết hết được nếu chỉ nhìn thấy hiện tượng bên ngoài. ▪ Quan điểm sai lầm: chấp nhận karma là không nên can thiệp/giúp đỡ người khác hoặc không tự bảo vệ mình. Không hành động khi lẽ ra có thể cứu người cũng tạo nghiệp. ➢ Chọn hành động với lòng từ bi.
  • 26.
  • 27. Sống với Karma ▪ Karma và nguyên nhân của nó có thể rất tinh tế. ▪ Ghét một thứ gì đó mang lại cho nó sức mạnh và có thể thu hút nó về phía ta vì đó là điều ta tập trung vào. ▪ Học cách yêu thương hay đối mặt với nó là cách tốt nhất để ta trưởng thành. ▪ Việc trốn tránh điều gì đó cũng có thể càng làm biểu hiện điều đó. Những gì ta tránh né chắc chắn sẽ xuất hiện trở lại trong môi trường mới. ▪ Tâm linh thiên về việc yêu thương cuộc sống hàng ngày hơn là “thăng lên” khỏi nó.
  • 28. Sống với Karma ▪ Cách tốt nhất để ứng phó với một tình huống khó khăn là chấp nhận và yêu thương; như vậy sẽ không duy bất kỳ sự gắn bó năng lượng nào với nó. ▪ Tránh đánh nhau bất cứ khi nào có thể, nhưng việc tự vệ đôi khi là cần thiết. Chiến đấu nếu cần, nhưng hãy làm như vậy với tình yêu thương, hoặc ít nhất là không căm ghét. ▪ Cả hai, phục tùng một cách yếu đuối và chống cự một cách đầy hận thù đều có thể gây ra cho bạn những tình huống tương tự như những bài học nghiệp trong tương lai.
  • 29. Sống với Karma ➢ Nếu yếu đuối, bạn có thể thu hút những người hung hăng bước vào cuộc sống của mình nếu karma của bạn là học cách đứng lên bảo vệ chính mình. ➢ Nếu ai đó hành động như một nạn nhân, karma của họ có thể lôi kéo một ai đó hành động như một thủ phạm đến với họ. Điều đó không làm cho thủ phạm trở nên đúng đắn vì thủ phạm sẽ tự tạo nghiệp cho những gì họ làm. Tuy nhiên, nạn nhân trong hoàn cảnh như vậy nên nhận ra mình đã góp phần vào tình huống đó như thế nào để không rơi vào cái bẫy tương tự.
  • 30. Người tốt gặp điều xấu? ❖ Điều có vẻ tồi tệ lại không quá tiêu cực khi xem xét kỹ hơn. Có một số lý do khiến một sự kiện tưởng chừng như tồi tệ có thể xảy ra với ai đó. ➢ Vd: Chúa Jesus bị đóng đinh không phải do bất kỳ nghiệp xấu nào từ phía Ngài, mà là vì Ngài cố tình chọn số phận đó để mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại. ▪ Karma trải nghiệm: Nghiệp tiêu cực có thể là một cách để hiểu về đau khổ. Khi trực tiếp trải qua đau khổ, họ sẽ có khả năng giúp đỡ người khác tránh hoặc vượt qua nó tốt hơn. Một số người chịu những nghiệp nặng nề dù không bao giờ làm điều gì xấu mà họ cố tình chọn trước chúng để trải nghiệm và học cách giúp đỡ người khác.
  • 31. Người tốt gặp điều xấu? ➢ Linh hồn một số người đang được rèn luyện để trở thành Bậc thầy chữa lành hoặc Thiên thần hộ mệnh chọn một thử thách khác nhau trong mỗi lần tái sinh. Chẳng hạn kiếp trước họ bị mù, kiếp này bị liệt, kiếp sau sẽ bị tâm thần phân liệt, v.v. ➢ Việc giúp đỡ ai đó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi chính ta đã gặp phải vấn đề đó. ▪ Karma để rèn luyện đức hạnh: Nghiệp tiêu cực đôi khi được ban cho một người, hoặc được họ cố ý lựa chọn, như một cách để xây dựng sức mạnh, sự dũng cảm, buông xả hoặc những đức tính khác.
  • 32. Người tốt gặp điều xấu? ➢ Karma thậm chí có thể khiến người ta suy ngẫm về lý do của mọi việc và tìm hiểu về các khái niệm tâm linh ➢ Cuộc sống đôi khi đau khổ, nhưng qua nghịch cảnh, chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn theo những cách mà chúng ta không bao giờ có thể làm được khi chỉ có những niềm vui. Đôi khi chúng ta đánh mất nhiều thứ để học được rằng chúng ta có thể tồn tại mà không cần chúng. ➢ Giống như kim cương, loại đá quý cứng nhất, được tạo ra dưới áp suất cực lớn, chúng ta cũng trở nên mạnh mẽ hơn khi đối mặt với những thử thách khó khăn.
  • 33. Người tốt gặp điều xấu? ▪ Nghiệp tiêu cực có thể là một cách khiến ta trân trọng mọi thứ hơn. Đôi khi ta không trân trọng những người thân yêu cho đến khi họ ra đi hoặc cho đến khi chúng ta nghe về sự mất mát của người khác. ➢ Một số linh hồn tình nguyện chấp nhận những trải nghiệm tồi tệ như một cách phụng sự, khiến những người còn lại trân trọng hơn những điều tốt đẹp mà họ đang có. ➢ Trải nghiệm đầy thử thách của một người, nếu được chia sẻ, có thể mang lại lợi ích, truyền cảm hứng cho nhiều người.
  • 34. Người tốt gặp điều xấu? ❖ Đôi khi nghiệp tiêu cực, hay quan trọng hơn là những hành động dẫn đến nó, được thực hiện có chủ đích để làm gương cho người khác. ➢ Vd, đóng vai phản diện trong vở kịch cuộc đời. ➢ Trước khi sinh ra, một số linh hồn chọn trở thành làm tấm gương xấu, trải qua những nghiệp xấu để cho những người còn lại trong chúng ta thấy những cách đó không hiệu quả. ➢ Sai lầm lớn của một người có thể là tài sản lớn khi được chia sẻ để ngăn nhiều người không mắc sai lầm tương tự trong tương lai.
  • 35. Người tốt gặp điều xấu? ▪ Karma kiểm tra: Đôi khi cuộc sống thử thách không phải vì ta đã làm sai điều gì mà để xem ta có thể ứng phó với một tình huống tốt chưa. ➢ Cho dù có vẻ “đậu” hay “trượt” vẫn thu được kinh nghiệm từ bài học, giúp ích cho ta trên con đường của mình. ➢ Nghiệp tốt và mọi tình huống khác trong cuộc sống cũng là cơ hội để phát triển và phụng sự. ➢ Nhìn thấy tiềm năng tích cực trong mọi thứ, học được bài học tích cực từ cả nghiệp “xấu” hay “tốt”.
  • 36. Hóa giải karma ▪ Khoa học: vận dụng định luật, tính toán lực phát động, biết được hướng đi của vật thể (phần nào hậu quả trong tương lai). ➢ Giả sử những rung động thù ghét đã được phát khởi trong quá khứ, ta có thể cố ý khởi sự làm nguôi ngoai những rung động này, ngăn cản chúng thể hiện ra trong hiện tại và tương lai bằng cách tạo nên những rung động yêu thương chống lại chúng.
  • 37. Hóa giải karma ▪ Có thể được sửa đổi được karma (đến mức độ còn tùy thuộc vào sự tiến hóa và tùy vào karma). ➢ Nếu bạn ném một hòn đá lên không trung, có thể hòn đá sẽ đập lại vào đầu bạn trong vài giây. → Chỉ cần tránh đường nếu bạn muốn tránh “nghiệp xấu” đó. ▪ Sám hối, tha thứ và thu đạt được minh triết đều có thể xóa bỏ karma. ▪ Cảm thấy hối hận vì đã làm tổn thương ai đó là điều tốt, xin lỗi họ thì tốt hơn và bù đắp cho điều đó là tốt nhất.
  • 38. Hóa giải karma – Trả nợ nghiệp ▪ Chịu đựng nghịch cảnh và khổ đau một cách bình tĩnh ▪ Không oán trách để không tạo thêm nghiệp mới. ▪ Chiến thắng khuynh hướng phản ứng tự động, không đáp trả bằng vũ lực.
  • 39. Hóa giải karma qua nỗ lực lập hạnh & thanh luyện các thể ▪ Hướng thượng và hướng thiện, thanh luyện các thể hồng trần, cảm xúc, trí tuệ. ▪ Khi chúng ta phát triển và tiến hóa, những tiếng vọng (karma) của chúng ta trở nên rõ ràng và thanh khiết hơn. Chẳng hạn như chúng ta có thể làm điều gì đó rất tốt trên cõi trần, và tiếng vọng thuần khiết sẽ trổ quả trên các cấp độ tình cảm, trí tuệ, trực giác, chân thần và thiêng liêng. Những tiếng vọng này tạo ra sự hài hòa và hòa âm trong đời sống của chúng ta. ▪ Tham thiền vun bồi đức hạnh, suy nghĩ hướng về đức hạnh mà ta muốn có như thể ta đã có nó. Nỗ lực hành động theo dòng tư tưởng đó để hiện thực hóa tư tưởng tốt đẹp.
  • 40. Hạnh vô hại – Phi bạo lực – Từ bi và tử tế ❖ Tác nhân chính để hóa giải nghiệp quả ❖ Vô hại: từ bi và tử tế trong mọi hành động, cảm xúc, suy nghĩ (thân, khẩu, ý)
  • 41. ❖ Nghi thức chữa lành của người Hawaii cổ ➢ Sám hối, tha thứ, yêu thương và biết ơn. ➢ Giúp chúng ta hóa giải karma, cải thiện các mối quan hệ ➢ Chữa lành, sống an vui, mạnh khỏe và hạnh phúc hơn. ▪ Một sự hối cải thực sự có thể hủy diệt một nghiệp quả nặng nề, và giải phóng bạn để kiến tạo một cuộc đời mới dựa trên một tâm thức mới. Hóa giải karma sám hối, tha thứ, yêu thương, biết ơn
  • 42. Hóa giải karma – Nâng cao nhận thức ▪ Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng để có thể hóa giải từ gốc rễ. ▪ Nỗ lực từng phút giây để trở nên ý thức về những gì chúng ta đang làm, cảm nhận, và suy nghĩ, để hiểu chúng ta đang sẽ tạo ra những nhân gì. ▪ Học tập minh triết, nâng cao nhận thức và hiểu biết. Tham thiền, sống thiền.
  • 43. Hóa giải karma – Phụng sự ▪ Tăng trưởng thiện nghiệp, vun bồi công đức và phước báu, hóa giải ác nghiệp ▪ Lợi mình (tăng trưởng kỹ năng, sức sáng tạo, vốn sống và minh triết), giúp đời.
  • 44. Hóa giải karma ▪ Đối với đa số, học cách tránh gây nghiệp xấu và làm nhiều thiện nghiệp là đủ. ▪ Một người tu tập hiểu được karma sẽ tìm cách giải quyết mọi karma xấu trong quá khứ. → người có định hướng tâm linh thường có cuộc sống đầy thử thách. ▪ Khi bạn trưởng thành và minh triết hơn, bạn có thể xử lý được nhiều việc hơn, do đó Chân Ngã hoặc Thái Dương Thiên Thần có thể đặt thêm nhiều karma quá khứ để cho bạn giải quyết.
  • 45. Chánh niệm, tỉnh thức - khi làm gì tập trung vào hành động tránh để tâm lý khởi lên suy nghĩ và cảm xúc cũng là một cách để giảm tạo nghiệp, vì bản chất của nghiệp là việc ghi nhận một hành động không trọn vẹn mãn nguyện.
  • 46. Hành động trong tình trang vô ngã trong trạng thái yêu thương hay sùng kính cũng không tạo ra nghiệp vì để tạo ra nghiệp thì cần có sự tham gia của việc ghi nhận thông tin và cảm xúc. Để giảm thiểu nghiệp sinh ra và nếu có chỉ sinh nghiệp tốt thì người ta thực hiện các hành động mang tính phụng sự thượng đế hoặc xả bỏ kết quả hành động.
  • 47. Hóa giải karma ▪ Một A-la-hán, điểm đạo đồ bậc 4 đã cân bằng hoàn toàn và giải quyết được tất cả karma của mình. ▪ Một khi đã tiến đủ xa trên Con Đường tâm linh, ta nên nhận ra rằng ngay cả karma tốt cũng có thể là một trở ngại. ➢ Một cuộc đời làm việc thiện có thể dẫn đến việc các cá nhân sau khi chết lên thiên đàng, nơi họ được bao quanh bởi những con đường bằng vàng, những tòa nhà nạm ngọc, v.v..
  • 48. Hóa giải và siêu việt karma ➢ Tuy nhiên một cõi như vậy không phải là thiên đường cao nhất hay trạng thái tâm thức cao nhất có thể có. ➢ Không dính mắc vào cả những hành động tốt. ❖ Hành động vị tha thực sự mà không cần nghĩ đến phần thưởng vượt ra ngoài các cõi nhân quả đối với linh hồn. ➢ Những hành động như vậy không mang lại phần thưởng tương ứng trên thiên đường hoặc cuộc sống tương lai; tuy nhiên, chúng thực sự mang lại lợi ích to lớn cho người tìm đạo.
  • 49.
  • 50.
  • 51. Siêu việt karma ▪ Chỉ khi người ta đạt đến những cõi thiêng liêng cao đến mức mọi thứ đều là Một thì mới có thể nói nghiệp không còn nữa. Trên những cõi như vậy, không còn khái niệm về hành động hay thời gian như chúng ta nghĩ và không còn sự tách biệt thực sự giữa tâm thức và Vũ trụ. ▪ Karma không bao giờ có thể tránh được; tuy nhiên, người ta có thể vượt qua nó. Điều này được thực hiện bằng cách vượt ra ngoài hoàn toàn các cấp độ nhân quả. ▪ Khi ta là Một với Vũ trụ, sẽ không còn một cá nhân riêng biệt thực hiện những hành động riêng biệt mà thay vào đó mọi thứ được trải nghiệm như một tổng thể thống nhất, đẹp đẽ không thể diễn tả được.
  • 52.
  • 53.
  • 54. Siêu việt karma ▪ Để thực hiện karma yoga con người phải hoàn thành mọi tác động mà coi nó chỉ là bổn phận thôi, làm mọi thứ đều hòa hợp với Định Luật, trở thành một lực hoạt động hợp tác với Ý chí Thiêng liêng cho cơ tiến. ▪ Như vậy mọi tác động của y đều hiến dâng cho việc xoay chuyển Bánh xe Chánh pháp chứ không vì bất cứ thành quả nào mà chúng có thể mang lại; tác động được hoàn thành coi như một bổn phận, thành quả đó được hoan hỉ hồi hướng để trợ giúp cho chúng sinh; y không dính dáng gì tới nó vì nó thuộc về Thiên luật và y để cho Thiên luật tha hồ phân phối thành quả ấy. (Annie Besant giải thích Chí Tôn Ca - Bhagavad Gita)
  • 55.
  • 56. Siêu việt karma ▪ Những ràng buộc về ham muốn (ham muốn của phàm ngã, thậm chí ham muốn của Chân ngã) đều phải bị phá bỏ. ▪ Chúng ta không phá vỡ những “ràng buộc trong tâm hồn” bằng cách cố gắng bóp nghẹt tâm hồn. Chúng ta không phá vỡ những ràng buộc của ham muốn bằng cách cố gắng biến mình thành ra trơ trơ như gỗ đá vô tri vô giác. ➢ Người đệ tử phải trở nên nhạy cảm hơn chứ không kém phần nhạy cảm hơn khi y đạt gần tới mức giải thoát. ➢ Y cần phải trở nên dịu dàng chứ không phải cứng rắn hơn; thông cảm và đáp ứng được với mọi điều..
  • 57. Siêu việt karma ➢ Cũng chính vì y chẳng còn tha thiết điều gì cho bản thân nên y mới có thể hiến tặng hết mọi thứ cho mọi người. ➢ Một người như thế thì nghiệp không còn cầm giữ y được nữa, y đâu có rèn giũa ra một sự ràng buộc nào để níu kéo linh hồn. ➢ Khi người đệ tử càng ngày càng trở thành một kênh dẫn Sự Sống Thiêng Liêng tuôn ra cho thế gian thì y chẳng mong muốn gì hơn là mình sẽ trở thành một kênh dẫn với lòng kênh ngày càng rộng hơn để cho Sự Sống vĩ đại có thể tuôn chảy theo đó.
  • 58. ➢ Mong ước duy nhất của y là mình có thể trở thành một kho chứa rộng lớn hơn và ít gây chướng ngại hơn cho Sự Sống tuôn đổ ra ngoài; làm việc chẳng vì điều gì cả ngoại trừ mục đích để phụng sự; ấy là cuộc đời làm đệ tử, trong đó mọi sự ràng buộc níu kéo đều bị phá vỡ. ▪ Nhưng có một sự ràng buộc không bao giờ bị phá vỡ, sự ràng buộc đó là sự hiệp nhất chân thực vốn không phải là ràng buộc → hiệp nhất Đấng Nhất Như với Vạn Hữu, hiệp nhất Đệ tử với Chân sư, hiệp nhất Chân sư với Đệ tử. Sự Sống Thiêng Liêng cứ thu hút ta tiến tới và thăng lên mãi mà không còn ràng buộc ta vào vòng sinh tử luân hồi nữa. Siêu việt karma
  • 59. NHẮC LẠI VỀ VÒNG LUÂN HỒI 18 cõi phụ của 3 cõi thấp/tam giới thuộc Cõi hồng trần vũ trụ Cõi hiện tồn của phàm ngã, nơi diễn ra luân hồi của con người 4 Cõi giới cao cả Nơi hoạt động của các Bậc Trọn lành, các Đấng Giải thoát, các Vị Chúa Từ Bi, các Đấng Cao Cả (các vị Bồ Tát/Chân sư, Đấng Christ, các vị Phật, Đấng Hành tinh thượng đế…) Siêu thoát khỏi nghiệp quả 59
  • 61.
  • 62. Luân hồi ➢ Sự tiến hóa của con người diễn ra từng bước một, tính tình được uốn nắn qua hết phàm ngã này đến phàm ngã khác. ➢ Mọi đức tính đều là dấu hiệu và biểu tượng bên ngoài của một bước tiến đã được thực hiện bằng cách chiến thắng đối với bản chất thấp hèn. ➢ “Phẩm chất bẩm sinh” tức là đặc trưng trí tuệ hoặc đạo đức của một đứa trẻ sơ sinh chính là bằng chứng không chối cãi được về sự phấn đấu trong quá khứ với những chiến thắng cũng như thất bại trong quá khứ.
  • 63. Karma tiền kiếp và kiếp hiện tại Tiền kiếp • Hành động thiện lành → • Hành động bất thiện → • Ham muốn và ước nguyện → • Tư tưởng kiên trì → • Thành công → • Trải nghiệm → • Trải nghiệm đau khổ → • Ý chí phụng sự → Kiếp hiện tại • Hoàn cảnh tốt • Hoàn cảnh xấu • Năng lực • Tính cách • Nhiệt tình • Minh triết • Lương tri • Tính hướng về tinh thần (tâm linh)
  • 64. LUÂN HỒI – TÁI SINH • Cho đến nay dường như chỉ có hai quy luật được thừa nhận liên quan đến việc một chân ngã quay trở lại luân hồi ở cõi trần. • Trước tiên, nếu chưa đạt đến sự hoàn thiện thì linh hồn phải quay lại và tiếp tục tiến trình hoàn thiện trên Địa Cầu. • Thứ hai là xung lực dẫn dắt chân ngã đến hành động như thế là hình thức nào đó của ước muốn chưa được thỏa mãn. EA325 • Cả hai lý giải này đều đúng một phần, và gắn liền với các chân lý rộng lớn hơn vốn chưa được các nhà huyền bí học cảm nhận hoặc chú ý một cách thật đúng. Tái sinh dưới điều kiện của Luật Nhân Quả (Karma) 64
  • 65. LUÂN HỒI – TÁI SINH • Cơ bản, không phải là sự ham muốn này thúc đẩy quay lại, mà là ý chí và hiểu biết về thiên cơ. • Không phải nhu cầu để đạt được một sự hoàn thiện cuối cùng mới thúc đẩy chân ngã đi vào kinh nghiệm trong hình hài, vì chân ngã đã hoàn thiện. • Động cơ chính là sự hy sinh và phụng sự cho các sinh linh nhỏ bé đang phụ thuộc vào nguồn cảm hứng cao siêu (mà hồn thiêng có thể mang lại) và sự quyết tâm để các sinh linh này cũng có thể đạt được tình trạng hiểu biết tương đương với tình trạng của linh hồn hy sinh. Tái sinh là để hy sinh và phụng sự Thiên Cơ theo nhóm 65
  • 66. LUÂN HỒI – TÁI SINH • Điểm đáng quan tâm nhất nằm trong sự kiện là chính sự tái sinh theo nhóm lúc nào cũng xảy ra, và sự luân hồi của cá nhân chỉ là tình cờ trong biến cố trọng đại này. Đa số con người không biết đến hoặc quên mất điều này, vì sự chú ý mạnh mẽ và ích kỷ vào kinh nghiệm và cách sống cá nhân • Các nhóm linh hồn bước vào luân hồi theo chu kỳ và chung với nhau để xúc tiến, đẩy mạnh Thiên Cơ, và giúp cho sự tác động lẫn nhau giữa tinh thần với vật chất, giúp cho sự biểu lộ có thể xảy ra, và mở rộng việc thực thi các ý tưởng thiêng liêng như chúng đang hiện hữu trong Thiên Trí. EA325 Tái sinh là để hy sinh và phụng sự Thiên Cơ theo nhóm 66
  • 67. Một vòng đời của linh hồn 1. Linh hồn trên cõi của chính nó, cảm nhận sự thôi thúc của “Ý chí biểu lộ” một lần nữa, chuyển một phần của chính nó xuống cõi trí. 2. Trong cõi trí, linh hồn làm rung động những hạt nguyên tử trường tồn thể trí, những hạt trường tồn được giữ kín trong và giữa các kiếp sống, những hạt mà sau đó hấp dẫn về nó những nguyên tử thể trí có tốc độ rung động tương tự để tạo thành một vỏ bọc thể trí. 3. Tiếp sau vỏ bọc thể trí, linh hồn hoạt động trên cõi cảm dục với những nguyên tử trường tồn cảm dục và, theo một cách tương tự, hình thành nên vỏ bọc cảm dục.
  • 68. Một vòng đời của linh hồn 4. Những vỏ bọc này giờ đây bay lơ lửng trên một quả trứng đã được thụ tinh của người mẹ, người đã được lựa chọn từ trước bởi chính Linh hồn và các Đấng Cai Quản Karma. Dần dần, phôi thai và thai nhi được chiếm lĩnh, đặc biệt là trong suốt giai đoạn tăng trưởng nhanh khi chồi tứ chi gia tăng sự phát triển. 5. Khi đứa trẻ đến tuổi trưởng thành, linh hồn có nhiều cơ hội để đảm bảo sự kiểm soát của nó trên thể xác. Điều này sẽ chịu tác động rất nhiều bởi trình độ xu hướng tinh thần của phàm ngã mà nó chiếm giữ.
  • 69. Một vòng đời của linh hồn 6. Phàm ngã thể hiện ở một mức độ nào đó mục đích của Linh hồn, khoác thể xác vật lý và rời bỏ nó ở cuối kiếp sống. 7. Sau khi chết, tâm thức mất đi những năng lực của thể xác vật lý và lớp vỏ dĩ thái tương ứng với nó, nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn trong thể trí-cảm đã được hình thành từ vỏ bọc trí cảm trong suốt kiếp sống. 8. Thể cảm dục đã bị loại bỏ và tâm thức được tiếp diễn trên cõi trí trong thể trí.
  • 70. Một vòng đời của linh hồn 9. Linh hồn đi qua cõi cảm dục và cõi trí trong khoảng 50 năm. Cuộc sống trong thể trí-cảm được tiếp diễn trong khoảng 20-25 năm, nhưng sau đó, lớp vỏ cảm dục được giũ bỏ. Có một khoảng dài cho sự sống trong thể trí vào khoảng 25 năm. *(Lưu ý: số năm thay đổi tùy tâm thức) 10.Cái chết thứ hai diễn ra. Những dấu vết cuối cùng của của hình tướng được cởi bỏ, là lớp vỏ thể trí..
  • 71. Một vòng đời của linh hồn 11.Tâm thức còn lại là tinh thần, chứa đựng những sự kiện phù hợp với Atma, Buddhi và Manas (Ý chí, Bác ái và Trí thông tuệ) đã được biểu lộ trên kiếp sống vừa qua trên Trái Đất. Nó đi vào trạng thái thiên đường (Devachan). Linh hồn sống hoàn toàn trong thế giới thiên đường cho đến khi Ý chí Hiện tồn tái khẳng định chính nó và chu kỳ tái sinh lại tiếp diễn. ❖ Devachan không phải là một địa điểm, nó là một trạng thái, trạng thái phúc lạc của tâm thức tinh thần trong khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa những kiếp sống.
  • 72. Devachan- Miền Cực lạc hay Cõi Trời Chân Phúc “Mọi thứ đều là ảo cảm (Maya) bên ngoài chân lý bất diệt, thứ không có hình dáng, màu sắc, cũng không tồn tại một giới hạn nào. Người đã đặt mình ra ngoài bức màn của maya—như các Thánh Sư và các Điểm đạo đồ cao cả nhất— có thể không trải qua trạng thái Devachan. Đối với những người bình thường, chân phúc của họ trong nó được hoàn tất. Đó là một sự lãng quên tuyệt đối sự tồn tại của tất cả những thứ như đau khổ hoặc buồn rầu. Người trong Devachan trải qua chu kỳ ở khoảng giữa hai lần tái sinh được bao bọc bởi những điều mà linh hồn đã khao khát trong vô vọng; và nó ở trong sự đồng hành của tất cả mọi người nó đã yêu thương trên trần gian. Nó đạt được mọi mong muốn của linh hồn. Và do đó, trong suốt nhiều thế kỷ, nó sống một sự tồn tại của hạnh phúc chưa từng có, đó là phần thưởng cho những khổ đau trong cuộc sống trần tục. Nói ngắn gọn, nó đắm mình trong một biển diễm phúc vô tận được chia ngắt bởi những sự kiện diễm phúc còn lớn hơn.” (Helena Blavatsky, Chìa khóa Thông thiên, trang 148).
  • 73. Devachan- Miền Cực lạc hay Cõi Trời Chân Phúc ▪ Devachan chỉ là sự tiếp nối đầy lý tưởng nơi nội giới của sinh hoạt trên cõi trần. ▪ Ở Devachan người ta không phát khởi một nguyên nhân hoặc khởi xướng một nỗ lực, nhưng nó cho phép ta tiếp tục những nỗ lực nhằm tới các cõi tồn tại cao nhất mà con người có thể đạt được trong buổi sinh thời. ▪ Theo Annie Besant, sự an dưỡng ở Devachan giữa các thời kỳ hoạt động là hoàn toàn cần thiết. Chỉ khi Chân ngã đã an dưỡng rồi thì nó mới sẵn sàng và thích hợp để luân hồi.
  • 74. Devachan- Miền Cực lạc hay Cõi Trời Chân Phúc ➢ Thời kỳ nghỉ dưỡng này giúp Chân nhân có thể một lần nữa tích tụ được các thần lực của sự sống trí tuệ cũng như tâm linh, có được năng lượng cần thiết để đảm đương gánh nặng xác thịt một lần nữa . ▪ Chỉ khi ta đến gần lúc kết liễu chu kỳ luân hồi thì Chân ngã do đã tăng trưởng qua hằng thiên niên kỷ kinh nghiệm mới có thể được chuẩn bị cho sự căng thẳng khủng khiếp của những kiếp sống tái đi tái lại nhanh chóng vào giai đoạn cuối cùng mà “không cần có kỳ nghỉ Devachan”, lúc đó Chân ngã mới leo lên bảy nấc thang cuối cùng của cái thang tồn tại mà không mỏi rã rời do đã được rèn luyện cứng cỏi trong thời gian dài leo lên ở quá khứ.
  • 75. Luân hồi tái sinh ▪ Khi thời kỳ an dưỡng đã qua rồi, các lực mang Chân ngã thoát ra khỏi cuộc sống trần tục đã cạn kiệt rồi, thì lòng mong muốn tồn tại hữu tình trên cõi trần lại được hồi sinh và Chân ngã sẵn sàng băng qua “ngưỡng cửa Devachan” để chuyển sang cõi luân hồi. ▪ Bây giờ chính luật Nghiệp quả dẫn dắt y không thể sai lầm hướng về giống dân và quốc gia mà y phải tìm thấy trong đó những đặc trưng tổng quát tạo ra một cơ thể và cung ứng một môi trường xã hội thích hợp để biểu lộ được tính tình tổng quát mà Chân ngã đã kiến tạo trong những kiếp trước trên trần thế và để gặt hái được vụ mùa mà y đã gieo.
  • 76. Luân hồi tái sinh ▪ Cho đến khi đã gặt hái được hết vụ gặt kinh nghiệm thì cần phải có dục vọng vì kinh nghiệm gặt hái đó cần được nuôi dưỡng bằng dục vọng, và sự tăng trưởng mới có thể được nuôi dưỡng và duy trì. ➢ Do đó trong khi vẫn còn thiếu kinh nghiệm thì lòng khao khát dục vọng vẫn khôn nguôi và Chân ngã sẽ trở lại trần thế hoài hoài. Nhưng xiềng xích của nó phải rơi rụng đi từng cái một khi Chân ngã đã đạt tới mức hoàn thiện được đền thờ tạm của mình vì dục vọng có tính cách phàm nhân và do đó ích kỷ, cho nên khi dục vọng còn thôi thúc hành động thì sự thanh trong của hành động còn bị ô nhiễm.
  • 77. Luân hồi tái sinh ▪ Quả vị La Hán là hoạt động không ngừng, không vì bất kỳ lợi ích cá nhân nào, bậc La Hán phải “soi sáng cho mọi người nhưng không tiếp nhận ánh sáng từ ai hết”. ▪ Vì thế cho nên trên bước đường leo lên, hết dục vọng này đến dục vọng kia phải được buông bỏ, lòng ham muốn hưởng thụ của phàm ngã, muốn vui sướng cho phàm ngã, muốn thủ lợi cho phàm ngã, muốn yêu thương theo kiểu phàm ngã, muốn thành đạt cho phàm ngã, cuối cùng và tinh vi hơn hết là lòng ham muốn cho phàm ngã được hoàn hảo, tất cả những gì thuộc phàm ngã phải bị mất đi trong cái TỰ NGÃ NHẤT NHƯ, đó là TỰ NGÃ của chúng sinh.
  • 78. Sự luân phiên giới tính • Bản thân Chân ngã không có giới tính và trong quá trình luân hồi vô số kiếp, mỗi Chân ngã đều ngụ trong các thể xác nam và nữ. • Vì việc kiến tạo loài người toàn bích chính là mục tiêu của luân hồi và những yếu tố âm dương phải được quân bình hoàn toàn nơi loài người toàn bích cho nên ta cũng dễ hiểu khi thông qua kinh nghiệm Chân ngã phải phát triển những đặc tính này đến mức trọn vẹn nhất nơi các đối tượng thể chất thích ứng và do đó cần phải có sự luân phiên giới tính.
  • 79. Sự luân phiên giới tính • Trong nhiều giáo lý nội môn cao cấp khác nhau có nói rằng một người lâm phàm với cùng một giới tính không ít hơn 3 lần và không nhiều hơn 7 lần liên tiếp. Sau 7 lần lâm phàm cùng một giới tính, bạn sẽ tái sinh với giới tính kia. • Ngoại lệ, sau cuộc điểm đạo thứ 4, ta có thể lựa chọn giới tính cho mình. Phần lớn các Chân Sư lựa chọn là người nam, nhưng hơn 100 năm qua điều này đang thay đổi. Nhiều Chân Sư đang lâm phàm như là những phụ nữ, và con số của họ đang gia tăng.
  • 80. Sự luân phiên giới tính • Trong giai đoạn hiện nay của con người thì sự tiến bộ được thực hiện qua quá trình tổng hợp và ta thấy những loại hình cao cả của mỗi giới tính đều bộc lộ một số đặc tính mà trong lịch sử đã phát triển nơi giới tính kia sao cho sự dũng mãnh, kiên cường, can đảm được phát triển theo đường lối nam tính lại được gắn bó với sự dịu dàng, thanh khiết, nhẫn nhục được phát triển theo đường lối nữ tính. • Và chúng ta có thể thoáng thấy được liệu nhân loại sẽ ra sao khi “các cặp đối lập” đã tách rời nhau trong quá trình tiến hóa lại một lần nữa đạt thành quả hiệp nhất trở lại.
  • 81. Cả cuộc đời sẽ thay đổi dung mạo khi sự luân hồi trở thành một niềm tin chắc chắn. Mỗi ngày trong cuộc đời chỉ là một trang trong vở tuồng vĩ đại của kiếp sống, mỗi nỗi phiền muộn chỉ là một bóng râm thoáng qua do đám mây đi ngang che khuất; mỗi niềm vui chỉ là một tia nắng chớp lóe phản chiếu ra từ một cái gương xoay tít; mỗi lần chết đi chỉ là việc dọn nhà ra khỏi một căn nhà xuống cấp. Sức mạnh của một tuổi trẻ vĩnh hằng bắt đầu từ từ xâm nhập vào cuộc sống đang khơi hoạt lên; sự bình tĩnh của một lòng thanh thản mênh mang ấp ủ những đợt sóng nhồi trong tư tưởng con người đang vật vã; sự vinh quang chói lọi của trí Thông tuệ bất tử xuyên suốt đám mây vật chất nặng nề đen tối và sự An bình bất diệt mà không điều gì quấy rầy được tỏa chiếu sự trắng tinh thuần khiết lên cho tinh thần chiến thắng. Hết đỉnh cao tâm linh này tới đỉnh cao tâm linh khác, nâng bước họ lên đến tột đỉnh mây xanh vô hạn, đưa họ leo lên bầu trời vô biên và làm mờ đi khoảng cách bao la vây quanh Tương lai, thênh thang và không thể tưởng tượng nổi ngay cả đối với tinh thần nơi chính con người. Thay lời kết (Annie Besant)
  • 82. Trên hết mọi sự trong cuôc sóng, hãy đem lâi cho tát cả như ̃ ng ai đang tìm sư ̂ trơ ̂ giúp của bân tình thương yêu trọn vẹn nhát, vì tình thương giúp tháo gơ ̃ , tình thương hiêu chỉnh và diẽn dîch, và tình thương hàn gắn chữa lành tren cả ba cõi.” [Chân Sư D.K qua Alice Bailey, Trị liệu huyền môn 351]