SlideShare a Scribd company logo
1 of 68
Download to read offline
Minh Triết Ứng Dụng
Kinh Tế Nhân Văn
và Phát Triển Bền Vững
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
• Tài liệu QU 370 trường Morya Federation
• C. Otto Scharmer, Ten Economic Insights of Rudolf Steiner, kosmosjournal.org
CƠN SÓNG THẦN TOÀN CẦU HÓA
▪ Cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80,
Margaret Thatcher và Ronald Reagan: chủ
nghĩa kinh tế thị trường.
▪ Chính sách KTTT làm sống lại lý thuyết “bàn
tay vô hình”. Các nhà kinh tế này dựa trên lý
thuyết cổ điển của Adam Smith nên tự gọi là
‘tân cổ điển’ (neo-classical) và xem mình là trí
thức tiến bộ nên đôi khi còn gọi là ‘tân tự do’
(neo-liberal).
▪ Chính sách tư hữu hóa, bán tài sản quốc gia
cho các tập đoàn tư nhân.
3
CƠN SÓNG THẦN TOÀN CẦU HÓA
▪ Một trong những niềm tin của KTTT là “hiệu
ứng nhỏ giọt”. Nếu giới giàu kiếm ra nhiều lợi
tức, họ sẽ có tiền đầu tư và công nghệ và
doanh nghiệp, do đó tạo ra công ăn việc làm
cho công nhân, thành ra ai cũng có lợi.
▪ KTTT chủ trương phát triển bằng cách
khuyến khích xuất cảng hàng hóa và tự do
mậu dịch xuyên quốc gia.
▪ 1989 Bức tường Berlin sụp đổ, LBXV sụp đổ.
CNTB xuất hiện như nhà vô địch không đối
thủ, KTTT lan nhanh như cơn sóng thần
không gì cản nổi.
4
CƠN SÓNG THẦN TOÀN CẦU HÓA
▪ Độc quyền ý thức hệ: cả thế giới chỉ còn một ý
thức hệ duy nhất: tự do thương mại.
▪ Về mặt văn hóa và triết lý, con người bị thu
hẹp lại thành con người kinh tế, duy lý (Homo
Economicus), sống chỉ để tiêu thụ, chỉ quan tâm
đến tối ưu hóa tư lợi cá nhân.
▪ Sự bùng nổ của CNTT, tiền số, hoán chuyển
ảo, xã hội không tiền mặt.
▪ Sự tăng trưởng của các tập đoàn quốc tế.
5
▪ Chủ nghĩa tiêu thụ: chính sách các quốc gia
hướng đến tiêu thụ để tăng trưởng kinh tế.
▪ Quá trình sản xuất tiêu thụ hủy hoại thiên
nhiên do việc khai thác vô trách nhiệm các
nguyên liệu không tái tạo.
▪ Công nhân các nước nghèo được trả lương rẻ
mạt và việc làm chỉ còn là phương tiện kiếm
tiền để tiêu thụ, và lao động mất hết ý nghĩa
sáng tạo.
▪ Chưa thời đại nào tất cả mọi giá trị của đời
người được quyết định bởi một tiêu chuẩn
duy nhất là LỢI NHUẬN.
6
CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ
CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ
▪ Động lực của kinh tế thị trường là tư lợi
và tích lũy tài sản.
▪ Thay vì là một phương tiện, tài sản biến
thành mục đích chính của đời người. Dần
dần tích lũy tài sản trở thành mục tiêu tối
hậu của các hoạt động kinh tế.
▪ Kinh tế tiêu thụ kích thích lòng tham.
Chúng ta bị choáng ngợp với các quảng
cáo, xem tiêu thụ là hạnh phúc.
7
8
www.frontiersin.org
9
Data Source: Credit Suisse Research Institute, Global wealth report 2021, June 2021, p. 17
10
➢ Môi sinh bị tàn phá.
➢ Bất công xã hội và hố sâu giữa người giàu và
nghèo trong một quốc gia và giữa các quốc gia.
➢ Sự sa đọa phẩm chất con người và giá trị đạo đức.
Tham lam, tư lợi được xem như là động cơ thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
➢ Sự tan rã trong mối liên hệ cá nhân và xã hội.
❖ E. F. Schumacher phê phán các nhà kinh tế là “bị
mù lòa về siêu hình”.
❖ Người tiêu dùng bị rối loạn vì quảng cáo tràn ngập
và không còn phân biệt giữa nhu cầu và ham
muốn.
11
CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ
12
Chúng ta không thể sống thiếu “thức ăn” vật chất,
nhưng chúng ta không chỉ sống bằng “thức ăn” vật chất thôi.
13
Có một ý nghĩa huyền bí rất sâu sắc được
tìm thấy trong phát biểu trong Kinh Tân
Ước rằng "lòng ham mê tiền là gốc rễ của
mọi điều tà vạy". Chính phần lớn là tiền
và sự ích kỷ nằm đằng sau tình hình kinh
tế thảm khốc hiện nay. Điều này khiến
chúng ta nhớ lại nhược điểm cơ bản của
nhân loại – là lòng ham muốn, mà tiền
bạc là kết quả và cũng là biểu tượng của
nó.
Từ quá trình đổi chác vật dụng và trao
đổi hàng hóa (mà người dã man thời
nguyên thủy đã làm) đến cơ cấu kinh tế
và tài chính rắc rối, phức tạp trên thế giới
ngày nay, lòng ham muốn bao giờ cũng là
nguyên nhân tiềm ẩn.
14
Nó đòi hỏi phải thỏa mãn nhu cầu mà
người ta cảm thấy, lòng ham muốn
hàng hóa và tài sản, lòng ham muốn
tiện nghi vật chất, muốn thủ đắc và
tích lũy đồ vật, muốn có quyền lực và
uy thế mà chỉ tiền bạc mới có thể
mang lại. Lòng ham muốn này chi
phối và chế ngự nếp suy nghĩ của
con người. Nó là chủ âm của nền
văn minh hiện nay. Nó cũng là con
bạch tuộc đang từ từ bóp nghẹt sự
sống, các cố gắng, và những ứng xử
tốt đẹp của mọi người. Nó là khối đá
đè nặng quanh cổ nhân loại.
15
Không phải sự giàu có
ngăn cản chúng ta giải
thoát mà chính là thái độ
dính mắc vào sự giàu có.
Không phải sự hưởng
thụ những thú vui trần
thế ngăn cản chúng ta
giải thoát mà chính là
ham muốn có được
chúng.
16
Tìm cách sở hữu, chấp hữu, và cạnh tranh với
người khác để chiếm ưu thế, đã là những
điều then chốt của người bình thường – tranh
chấp giữa người với người, giữa các chủ gia
đình, giữa các doanh nghiệp, tổ chức, đảng
phái, quốc gia, giữa giới lao động và giới tư
bản với nhau.
Vì thế, ngày nay người ta nhận thấy rằng vấn
đề hòa bình và hạnh phúc chính yếu liên
quan đến các tài nguyên trên thế giới và
quyền sở hữu các tài nguyên ấy.
(Những Vấn Đề của Nhân Loại, tr. 80)
17
…nền hòa bình, an ninh và ổn định trên thế giới chủ yếu là gắn bó với vấn đề kinh tế. Khi
mọi người không còn thiếu thốn, thì một trong những nguyên nhân chính của chiến tranh sẽ
tan biến. Ở đâu có sự phân phối không đồng đều các tài nguyên của thế giới, và ở đâu có tình
trạng một số quốc gia sở hữu hay chiếm hữu mọi thứ, trong khi các quốc gia khác thiếu
những nhu yếu cho đời sống, thì hiển nhiên là có yếu tố gây bất ổn, và một điều gì đó cần
phải làm. Vì thế, chúng ta cần xem xét sự hợp nhất và hòa bình thế giới từ góc độ của vấn
đề kinh tế. (Những Vấn Đề của Nhân Loại, tr. 178)
18
Ảo cảm vật chất là nguyên
nhân của mọi thống khổ
hiện tại trên thế gian, vì cái
mà chúng ta gọi là vấn đề
kinh tế chỉ là kết quả của ảo
cảm đặc biệt này. Qua nhiều
thời đại, ảo cảm này đã giữ
nhân loại ngày càng quan tâm
đến nó, cho đến ngày nay,
toàn thể thế giới đã bị cuốn
vào nhịp điệu của sự quan
tâm tiền bạc.
(Ảo Cảm Vấn Đề của Thế Giới,
tr. 74)
“Tiền bạc là sự biểu hiện của năng lượng. Tất
cả năng lượng đều có thể sử dụng theo nhiều
cách thức khác nhau, bản thân nó vốn phi cá
tính và là mãnh lực mù quáng.
Nó có thể được sử dụng một cách ích kỷ hay vị
tha. Chính điều này tạo ra sự khác biệt…”
(Đường đạo trong kỷ nguyên mới, Q.1, tr. 273)
▪ Tiền bạc chính thực là năng lượng prana kết
tinh lại và có một ý nghĩa huyền linh.
19
TIỀN LÀ NĂNG LƯỢNG
20
Minh Triết Ngàn Đời cho chúng ta biết rằng tiền bạc là năng
lượng hay sức sống kết tinh - cái mà triết gia phương Đông
gọi là năng lượng prana. Tiền bạc đối với sự sống của hành
tinh cũng giống như hệ thống tuần hoàn có ý nghĩa như thế
nào đối với sự sống của cơ thể.
Và cũng giống như bệnh tật trong cơ thể khi sự lưu thông
đó bị tắc nghẽn, thì cũng có bệnh tật trên hành tinh khi tiền
được tích trữ và giam cầm bởi thái độ sợ hãi, ngờ vực, ích
kỷ, tham lam và chủ nghĩa vật chất.
Là một biểu hiện của năng lượng, bản thân tiền bạc là một
mãnh lực mù quáng, sẵn có như nhau cho mục đích ích kỷ
hoặc vị tha. Chính sự lựa chọn của chúng ta sẽ quyết định
cách tiền sẽ được sử dụng hoặc lạm dụng - được đưa vào
các kênh dẫn chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc hoặc bị chôn
vùi trong các bể chứa độc quyền ích kỷ. (World Goodwill
Newsletter, Lucist Trust)
Người đệ tử có một nhận thức đúng đắn về giá trị huyền linh
của tiền bạc trong công việc phụng sự. Y không đòi hỏi điều
chi cho y cả, trừ những gì có thể giúp y trong việc thực hiện
công việc phụng sự của y, và y xem tiền bạc cùng những gì
mà tiền bạc có thể mua được nhằm giúp đỡ kẻ khác và là
phương tiện để thực hiện những kế hoạch của Chân Sư.
Ý nghĩa huyền linh của tiền bạc ít khi được hiểu biết đến, tuy
nhiên một trong những thử thách lớn nhất mà một người
bước vào con đường đệ tử tập sự phải đối mặt là thái độ của y
đối với tiền bạc và cách mà y hành xử với cái mà mọi người
đều tìm kiếm để thỏa mãn dục vọng của mình. Chỉ khi nào y
không mong cầu điều gì cho riêng y cả thì y mới mong nhận
được của cải giàu sang và trở thành người ban phát tài
nguyên của vũ trụ. Bằng ngược lại, tiền bạc càng nhiều thì
càng mang đến khổ đau, phiền muộn, bất mãn, và lạm
dụng. (minhtrietmoi.org)
21
Ý NGHĨA HUYỀN LINH CỦA TIỀN
22
Một nhịp điệu xuất phát từ các phân cảnh linh hồn đã luôn luôn tồn tại, được thiết lập
bởi các Vị đã tự giải thoát các Ngài khỏi sự kiềm chế của các nhu cầu vật chất, khỏi sự
nô lệ tiền bạc và yêu thích của cải.
Ngày nay, nhịp điệu cao đó tương xứng với ảo cảm có nhịp điệu thấp, và do đó, toàn
thế giới đang suy tư về việc thoát ra khỏi ngõ cụt vật chất hiện nay. Các linh hồn đứng
trong ánh sáng ở đỉnh núi của sự giải thoát, và những người đang tiến lên từ sương
mù vật chất, giờ đây có đủ số để thực hiện một công việc rõ rệt nào đó liên quan tới
việc xua tan ảo cảm này.
Ảnh hưởng của các tư tưởng, và lời nói, và đời sống của họ có thể và sẽ mang lại một
sự tái điều chỉnh các giá trị, và một tiêu chuẩn sống mới cho nhân loại, dựa trên
tầm nhìn rõ ràng, một ý thức chính xác về sự cân đối, và một nhận thức về bản chất
đích thực của mối quan hệ hiện có giữa linh hồn với sắc tướng, giữa tinh thần với vật
chất. Những gì sẽ đáp ứng với một nhu cầu thiết yếu và chân thực thì luôn tồn tại bên
trong thiên cơ. (Ảo Cảm Vấn Đề của Thế Giới, tr. 74)
23
Tuy nhiên, các đạo sinh cần nhớ rằng những gì cần thiết thì thay đổi theo giai đoạn
tiến hóa mà một cá nhân đã đạt được. Chẳng hạn, đối với một số người, việc sở hữu
những gì là vật chất có thể là một kinh nghiệm tâm linh cũng lớn, và là một ông thầy
trong sự biểu lộ sự sống cũng mạnh mẽ, như các nhu cầu cao siêu hơn và ít vật chất
hơn của nhà thần bí hoặc vị ẩn sĩ.
Chúng ta được đánh giá về hành động và quan điểm bằng vị trí của chúng ta trên
thang tiến hóa. Chúng ta thực sự được đánh giá bởi quan điểm của chúng ta chớ
không phải bởi nhu cầu của chúng ta đối với cuộc sống. Người có khuynh hướng tâm
linh và người đã đặt chân lên Con Đường Dự Bị mà không cố gắng biểu lộ những gì
mà y tin tưởng, sẽ bị phê phán một cách cũng chua cay và trả một giá cũng đắt như
người thuần túy duy vật – là người có các ham muốn tập trung chung quanh các kết
quả vật chất. Hãy ghi nhớ điều này và đừng ngồi vào chỗ của kẻ phê phán hay là kẻ
khinh miệt.
(Ảo Cảm Vấn Đề của Thế Giới, tr. 75)
24
Ba sự việc sẽ kết thúc được tình trạng rất hoang phí và nghèo đói cùng cực, trong đó một
số ít người ăn uống thừa thãi, còn nhiều người phải chịu thiếu ăn, cộng thêm việc tập
trung sản vật của thế giới dưới sự kiểm soát của một số ít người trong mỗi quốc gia.
Ba việc này là, thứ nhất nhận biết rằng có đủ thức ăn, nhiên liệu, dầu mỏ và khoáng
sản trên thế giới để đáp ứng với nhu cầu của toàn thể cư dân trên địa cầu. Do đó, về
căn bản, vấn đề là việc phân phối.
Thứ hai, tiền đề của việc cung cấp đầy đủ, được thực hiện qua cách phân phối đúng, phải
được chấp nhận và các nguồn cung cấp cần thiết cho sức khỏe, an toàn và hạnh phúc của
nhân loại phải được chia đều.
Thứ ba, toàn bộ vấn đề kinh tế và việc tạo ra các luật lệ cần thiết và các cơ quan phân
phối sẽ được điều hành bởi một liên minh kinh tế của các quốc gia. Trong liên minh này,
mọi quốc gia đều có vị trí của mình; họ sẽ biết các nhu cầu quốc gia của họ (dựa vào dân
số và các tài nguyên trong nước, v.v..) và cũng sẽ biết được những gì mà họ có thể đóng
góp cho gia đình đa quốc gia này; tất cả đều sẽ được làm cho sinh động bằng ý chí đối
với lợi ích chung – một ý–chí–hành–thiện mà trước tiên có lẽ sẽ dựa vào thời cơ và nhu
cầu quốc gia nhưng sẽ có tính chất xây dựng trong việc thi hành.
(Sự Ngoại Hiện của Thánh Đoàn, tr. 197)
25
26
Creating Resilient Wealth With the 8 Forms Of Capital www.7thgenerationdesign.com
27
28
ĐẠO ĐỨC KINH – LÃO TỬ
Đạo Trời như dương cung. Cao thì
ép xuống, thấp thì nâng lên. Thừa
thì bớt đi, không đủ thì bù vào. Đạo
Trời bớt dư bù thiếu.
Đạo người chẳng vậy, bớt thiếu bù
dư. Ai đem chỗ dư bù đắp cho
thiên hạ? Phải chăng chỉ có người
có Đạo?
NỀN TẢNG PHẬT GIÁO
❖ Lợi mình và lợi người
▪ Khi đạt đạo thì không còn phân biệt ta – người.
❖ Độ lượng và hòa bình
❖ Bảo vệ sự sống trên hành tinh
▪ Cái nhìn bình đẳng, tất cả chúng sinh đều có
Phật tính.
▪ Lý duyên sinh – tương tức: không một chủng
loài nào có thể tồn tại biệt lập, cái này sống nhờ
cái kia, trong chuỗi nhân duyên trùng trùng điệp
điệp.
PRESENTATION TITLE 29
NỀN TẢNG PHẬT GIÁO
❖ Giản dị và con đường Trung Đạo
▪ Giàu có chưa chắc đã hạnh phúc. Quan trọng là
sự biết đủ (tri túc), con đường Trung Đạo,
không hoang phí mà cũng không keo kiệt.
▪ Nền tảng của một xã hội an lạc, hòa bình.
▪ Không ai lo giành giựt cướp đoạt tài sản người
khác → không có chiến tranh
▪ Hạnh phúc chỉ nửa vời nếu ta quên lãng con
đường tu tập tâm linh. Đó là lối sống với những
nhu cầu đơn giản trong một nền kinh tế giản dị.
PRESENTATION TITLE 30
PHẬT DẠY VỀ DÙNG TÀI SẢN
❖ Cách sử dụng tài sản: 4 phần
▪ Một phần tư tài sản để chi tiêu cho cuộc sống.
▪ Hai phần tư của khối tài sản cần để đầu tư sản
xuất hoặc kinh doanh, phát triển.
▪ Một phần tư tài sản còn lại được để dành phòng
khi ốm đau hoặc bất trắc; một phần của khoản
để dành này có thể đem cúng dường, bố thí, giúp
người cùng với các chi phí giao tế khác.
PRESENTATION TITLE 31
32
Chân lý “VÔ NGÔ hay “TẤT CẢ LÀ MỘT”
Vô ngã tức là không có ngã, không có cái tôi, cái ta riêng
biệt, không có sự tồn tại tách biệt giữa cái này và cái kia,
giữa bản thân với vạn vật, mà tất cả đều hợp nhất với
nhau, đều liên kết chặt chẽ với nhau, tất cả đều cùng là
Một.
Trong cái này có cái kia, trong cái kia có cái này, không
có ai là độc lập, là riêng biệt với mọi thứ bên ngoài,
không có ai là hoàn toàn tách biệt so với những thứ còn
lại, không có ai là của riêng ai, không có cái gì là của
riêng cái gì.
Thân thể luôn trao đổi vật chất với bên ngoài và luôn
luôn đổi mới, thân thể chúng ta không phải là chính nó
so với 1 phút trước đó, 1 ngày trước đó, 1 năm trước đó.
Thân thể không tách biệt với thế giới bên ngoài, với
những người khác, mà cùng với nhau, tất cả vật chất tạo
thành một tổng thể hợp nhất và liên kết chặt chẽ với
nhau.
33
Cảm thọ chúng ta cũng luôn luôn thay đổi, chịu sự tác
động của các yếu tố bên ngoài.
Hầu hết tư tưởng xuất hiện trong ta đều là đến từ bên
ngoài, chỉ một phần rất nhỏ đến từ bên trong. Ta luôn
sống trong một môi trường đầy rẫy hình tư tưởng chạy
khắp hành tinh, cho nên luôn có hàng ngàn tư tưởng lởn
vởn xung quanh ta và tác động đến ta.
Tâm luôn luôn thay đổi trong từng sát na, luôn liên kết,
trao đổi với những tâm khác.
Niết bàn thì không thay đổi, không sinh diệt, nhưng Niết
Bàn không phải của riêng ai, không tách biệt với tất cả
mọi thứ còn lại, mà trong mọi thứ luôn có Niết Bàn,
trong sắc thọ tưởng hành thức cũng có Niết Bàn, trong
người này người kia, trong vật này vật kia, trong không
gian, trong vạn vật. Niết bàn có mặt ở khắp mọi nơi,
trong mọi cảnh giới.
34
Và Niết Bàn thì không tách biệt, không có Niết bàn của
tôi hay của anh, không có Niết Bàn ở đây mà không có
ở kia. Niết Bàn tồn tại ở mọi nơi và ở mọi thời. Niết bàn
là không tách biệt và là vô ngã.
Vì vậy, vô ngã thực chất là không tách biệt, không riêng
biệt, không phải chỉ là của ta, thuộc về ta, mà thuộc về
tất cả, tất cả đều là Một, không có cái riêng biệt, không
có cái tách biệt với những cái còn lại, không có cái gì là
của riêng cái gì.
Vô ngã không phải là không có ta, không phải là ta
không tồn tại, không phải sự tồn tại của sắc thọ tưởng
hành thức là ảo ảnh, mà vô ngã có nghĩa là không có gì
là biệt lập với những thứ còn lại, không có gì là sở hữu
của riêng mình, không có sự tách biệt nào giữa ta với
mọi người, giữa ta với vạn vật, mà thực chất, TA VỚI
MỌI THỨ ĐỀU LÀ MỘT.
35
TẤT CẢ CHÚNG TA LÀ MỘT.
KHÔNG CÓ SỰ TÁCH BIỆT NÀO GIỮA TA
VỚI MỌI NGƯỜI.
Đây là chân lý VÔ NGÃ, cũng chính là chân lý
TẤT CẢ ĐỀU LÀ MỘT.
Chân lý Vô Ngã được thuyết bởi Đức Phật.
Chân lý Tất Cả Chúng Ta Là Một được nói bởi
Đức Christ.
Dù diễn đạt theo cách nào, thì Chân Lý vẫn là
một.
(Thiên Không)
Bảy Giới - Seven Kingdoms
NHÂN LOẠI
Humanity
5th
7th
6th
4th
3rd
1st
2nd
Sự Sống Hành Tinh
Planetary Lives
Giới Linh Hồn
Kingdom of Souls
Thực Vật
Vegetable
Khoáng Vật
Mineral
Sự Sống Thái Dương
Solar Lives
Động Vật
Animal
“Con người có các cội nguồn của
mình trong cả ba giới; tất cả đã đóng
góp vào thiết bị của y. Con người là
đại-thiên-địa của tiểu-thiên-địa thấp
kém hơn; con người là mắc xích hợp
nhất ba giới thấp với ba giới cao”.
(Alice Bailey, Tâm lý học nội môn I,
trang 231)
Sơ đồ từ tài liệu môn Spiritual Ecology
QU 330, trường nội môn Morya Federation
37
E.F. Schumacher phê phán sự sùng bái gần như toàn cầu với xu hướng vươn tới quy mô khổng lồ
(kinh tế nhờ vào quy mô, càng lớn, càng giảm chi phí). Ông nhấn mạnh vào ưu điểm của quy mô
nhỏ bởi tính cân bằng, hữu cơ, hài hòa với tự nhiên, do đó bền vững. Những hoạt động quy mô
nhỏ, cho dù với số lượng lớn, luôn ít khả năng gây hại cho môi trường tự nhiên so với quy mô lớn,
đơn giản bởi sức ảnh hưởng riêng lẻ của chúng là nhỏ so với sức phục hồi của tự nhiên.
38
SCHUMACHER - NHỮNG QUAN ĐIỂM CHÍNH
▪ Quy mô nhỏ bền vững bởi nó hài hòa với tự
nhiên, phi bạo lực.
▪ Ta cần sự tự do của rất nhiều những đơn vị tự
chủ nhỏ bé, và đồng thời ta cần trật tự của
những thứ quy mô lớn, ở mức toàn cầu với tính
thống nhất và phối hợp. Quy mô phù hợp tùy
thuộc vào điều mà chúng ta muốn làm.
▪ Khoa học công nghệ cần định hướng nhắm tới
sự hữu cơ, phi bạo lực, tao nhã và nhân văn cao
đẹp.
▪ Chú trọng kinh tế địa phương, sản xuất từ các
nguồn tài nguyên địa phương, cho các nhu cầu
địa phương.
39
SCHUMACHER - NHỮNG QUAN ĐIỂM CHÍNH
▪ Nông nghiệp giữ cho con người kết nối với sinh
giới.
▪ Nông nghiệp làm cho môi trường sống rộng lớn
hơn của con người trở nên nhân văn và cao quý
hơn, khi nó hài hòa với những nguyên lý của tự
nhiên. Một trong số đó là quy luật hoàn nguyên,
sự đa dạng, phi tập trung hóa.
▪ Nông nghiệp mang lại lương thực thực phẩm và
những vật chất cần thiết khác cho đời sống.
➢ Cần chính sách tái cấu trúc văn hóa nông thôn để
mở ra cơ hội việc làm cho số lượng lớn người
dân.
➢ Phê phán công nghiệp hóa, tập trung và chuyên
môn hóa nông nghiệp.
40
SCHUMACHER - NHỮNG QUAN ĐIỂM CHÍNH
▪ Cuộc sống liên tục đòi hỏi sự hòa giải sống
động của các cặp đối lập.
▪ Trong kinh tế học vĩ mô (quản lý toàn bộ xã
hội), cần cân nhắc cả hai việc kế hoạch hóa và
tự do, nhận thức 2 mặt đối lập đều có giá trị,
quyền sở hữu công cộng và quyền tư hữu.
▪ Xây dựng cộng đồng thịnh vượng chung, sở
hữu chung, chia sẻ lợi nhuận và hợp tác.
Ý NGHĨA CỦA LAO ĐỘNG
▪ Các nhà sản xuất xem lao động như chi phí sản
xuất, trả lương nhân công càng rẻ càng tốt để
giảm giá thành. Công việc trở thành gánh nặng.
▪ Người bị thất nghiệp dài hạn sẽ có cảm giác
chán ngán, vô vị, đời sống không ý nghĩa và
không còn tự tin.
▪ Người lao động chỉ thấy thỏa mãn khi yêu
nghề, lúc này, làm việc là niềm vui.
▪ Làm việc là phương thức phát triển kỹ năng và
nhân cách, giúp cá nhân rèn luyện tinh thần
đồng đội, vượt qua cái tôi nhằm thực hiện
nhiệm vụ chung.
PRESENTATION TITLE 41
Ý NGHĨA CỦA LAO ĐỘNG
▪ Lao động mang lại ý nghĩa cho đời sống, phát
triển khả năng sáng tạo.
▪ Công việc thôi thúc con người cống hiến những
gì tốt nhất có thể.
▪ Công việc tạo ra hàng hóa và dịch vụ cần thiết
cho sự tồn tại.
▪ Công việc, được tiến hành một cách thích hợp,
với phẩm giá và tự do, sẽ ban phước cho những
người thực hiện nó cũng như những sản phẩm
họ làm ra.
PRESENTATION TITLE 42
TINH THẦN LỤC HÒA
1. Thân hòa cùng ở (Thân hòa đồng trú)
2. Lời nói hòa hiệp, không tranh cãi nhau (khẩu hòa
vô tránh)
3. Ý hòa cùng vui (Ý hòa đồng duyệt)
4. Giới hòa cùng tu (Giới hòa đồng tu)
5. Thấy biết giải bày cho nhau hiểu (Kiến hòa đồng
giải)
6. Lợi hòa cùng chia quân bình cho nhau (Lợi hòa
đồng quân)
Lục hòa là sáu phương pháp cư xử với nhau trong tập
thể sao cho hòa hợp, nhằm mục đích làm lợi cho tất cả,
tạo hạnh phúc cho tất cả.
PRESENTATION TITLE 43
44
Và thế nào là lao động với tình yêu?
Là dệt vải với những sợi chỉ rút từ con tim
như thể người mình yêu dấu sẽ mặc tấm vải đó.
Là làm nhà với lòng thương cảm như thể
người mình yêu dấu sẽ ở trong ngôi nhà đó.
Là gieo hạt với dịu dàng và gặt hái với hân
hoan như thể người mình yêu dấu sẽ ăn hoa trái
đó.
Và hà hơi thở của linh hồn vào mọi cái
mình làm ra.
45
...Khi lao động, các bạn là cây sáo, qua lòng ống
ấy, tiếng thời gian thì thầm thành tiếng nhạc.
…khi lao động các bạn hoàn thành một phần
giấc mơ trần thế thẳm sâu nhất, được trao cho
khi nó mới nảy sinh.
Và khi hòa mình vào công việc, các bạn thật sự
yêu thương cuộc đời.
Và yêu thương cuộc đời qua lao động là thân
cận với cái ẩn mật sâu kín nhất của sự sống.
Lao động là tình yêu được làm hiển lộ.
~ Kahil Gibran, Ngôn Sứ
46
“Toàn bộ Trái đất, được coi như là một
sinh vật kinh tế, là một sinh vật xã hội.
Tuy nhiên, điều này không được xét đến
ở bất cứ đâu. Chính vì sai lầm này mà
toàn bộ khoa học kinh tế chính trị đã
phát triển quá xa rời thực tế. Mọi người
muốn thiết lập các nguyên tắc chỉ áp
dụng cho một tế bào riêng lẻ.
Với tư cách là nhà kinh tế học, điều
chúng ta thực sự cần là hiểu biết về cơ
cấu xã hội trong tổng thể của nó.”
~ Rudolf Steiner
47
socialnew.goetheanum.org
Là con người, chúng ta có ba khả năng: suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Mỗi năng lực đó đều có sự tương
ứng với các lĩnh vực khác nhau của xã hội và đều dựa trên một giá trị phổ quát: tư duy tự do trong đời sống
văn hóa, cảm giác bình đẳng với nhau trong lĩnh vực pháp lý và giá trị đoàn kết trong đời sống kinh tế.
Quyền tự chủ của từng lĩnh vực và sự phấn đấu cho từng nguyên tắc phù hợp sẽ mở ra khả năng cho một xã
hội lành mạnh, hữu ích và hòa bình.
48
socialnew.goetheanum.org
Đời sống văn hóa: lĩnh vực của tự do, nơi năng lực của mỗi cá nhân có thể được
bộc lộ để làm phong phú và phát triển toàn xã hội. Đó là lĩnh vực giáo dục, nghệ
thuật, khoa học và tôn giáo.
49
socialnew.goetheanum.org
Đời sống Pháp luật-Chính trị: Nhân quyền độc lập với quyền lực kinh tế và
không phân biệt giữa mọi người, nguyên tắc cốt lõi là bình đẳng. Trong lĩnh vực
này, chúng ta có mối quan hệ giữa con người là bình đẳng.
50
socialnew.goetheanum.org
Đời sống kinh tế: là sự biến đổi tự nhiên thành hàng hóa đáp ứng nhu cầu của
con người. Nguyên tắc thống trị lĩnh vực này là sự đoàn kết, hợp tác: nhu cầu
của người khác được đáp ứng bởi công việc của tôi, cũng như nhu cầu của tôi
được đáp ứng bởi công việc của những người khác.
51
Community Pole
Individuality Pole
Mediating the Individual
and the Communal
rudolfsteinerpress.com
52
53
1. Nền kinh tế ngày nay phải dựa trên nền kinh tế
thế giới chứ không phải nền kinh tế quốc gia,
hướng về sự thịnh vượng của tất cả mọi người
trong nền kinh tế toàn cầu của chúng ta ngày nay
chứ không chỉ tập trung vào sự giàu có của quốc
gia.
2. Thực tế ngày nay đòi hỏi chúng ta phải chuyển tư
duy lấy cái tôi làm trung tâm sang tư duy lấy sinh
thái làm trung tâm. Hãy nghĩ về các cuộc khủng
hoảng tài chính, khí hậu… Không vấn đề nào
trong số chúng có thể được giải quyết trong khuôn
khổ kinh tế xoay quanh nhận thức về hệ thống
bản ngã. Tất cả chúng đều đòi hỏi một tư duy
kinh tế xoay quanh nhận thức về hệ sinh thái, hay
theo cách nói của Steiner là “lòng vị tha”.
MƯỜI TRI KIẾN KINH TẾ CỦA STEINER
54
MƯỜI TRI KIẾN KINH TẾ CỦA STEINER
3. Tất cả mọi việc tạo ra giá trị kinh tế
đều bắt đầu từ tự nhiên và nông nghiệp.
Tư duy kinh tế của Steiner bắt đầu với tự
nhiên, nghĩa là lao động áp dụng cho tự
nhiên, và tiếp tục với tư bản (tổ chức và
lãnh đạo) áp dụng cho lao động, tức là
phân công lao động.
Nông nghiệp hữu cơ—chẳng hạn như
nông nghiệp sinh động học, là một trong
những mầm mống của nền kinh tế sống
động tại địa phương mới nổi ở Hoa Kỳ
ngày nay, theo quan điểm của Steiner, là
mô hình thu nhỏ của nền kinh tế vòng
lặp khép kín.
55
MƯỜI TRI KIẾN KINH TẾ CỦA STEINER
4. Tiền lương không phải là giá của
sức lao động, mà là giá của hàng hóa
hoặc dịch vụ. Steiner đề xuất rằng
công việc hoặc sức lao động không
phải là hàng hóa. Do đó nó không thể
có giá. Những gì có giá là thành quả,
kết quả của những gì chúng ta tạo ra.
Việc Steiner coi công việc không phải
là một loại hàng hóa, mà hơn thế
nữa là một quyền của con người, chỉ
ra một cách khác để tìm kiếm một
giải pháp tập trung vào việc đánh
thức và trao quyền cho các năng lực
doanh chủ (entrepreneurship) sâu xa
hơn của con người.
56
5. Tư bản (vốn) không phải là tiền mà là tinh
thần. Bản chất của tư bản và tiền đó là chúng
là tinh thần được hiện thực hóa—sự hiện
thực hóa sức sáng tạo sâu sắc của con người
được áp dụng vào việc tạo ra giá trị kinh tế.
Đây chắc chắn là một trong những đề xuất
thú vị nhất bắt nguồn từ tư duy kinh tế của
Steiner, dẫn đến một số khuôn khổ và gợi ý
thú vị.
MƯỜI TRI KIẾN KINH TẾ CỦA STEINER
57
6. Vấn đề của nền kinh tế của chúng ta là thiếu cân đối giữa
ba loại tiền tệ, dẫn đến tắc nghẽn vốn liên quan đến bong
bóng đầu cơ. Những cuộc khủng hoảng tài chính trong thời
đại chúng ta là kết quả của việc không cân bằng hợp lý ba
lĩnh vực tiền tệ chính.
Steiner đề xuất rằng có ba loại tiền khác nhau về cách sử
dụng: tiền mua hàng, tiền cho vay và tiền quà tặng. Tiền mua
hàng được dùng vào chi phí tiêu dùng. Tiền cho vay được sử
dụng để xây dựng các doanh nghiệp mới và thường hiệu quả
hơn so với tiền chỉ được sử dụng để tiêu dùng.
Tuy nhiên, năng suất dài hạn cao nhất đi kèm với tiền quà
tặng, chẳng hạn như chi phí cho giáo dục, nuôi dạy con cái
hoặc nuôi dưỡng môi trường chung toàn cầu. Những khoản
tiền này sẽ dành cho các doanh nhân xã hội, trường học và
các sáng kiến khác cố gắng vun đắp các lợi ích chung về
môi trường, xã hội và văn hóa của chúng ta.
MƯỜI TRI KIẾN KINH TẾ CỦA STEINER
58
7. Lão hóa tiền như một điểm đòn bẩy? Ngày nay chúng ta
biết rằng việc tách rời nền kinh tế tài chính và nền kinh tế
thực là một trong những thách thức lớn nhất của thời đại
chúng ta.
Ngay từ năm 1922, Steiner đã đề xuất một giải pháp cấu trúc
khả thi cho vấn đề này: Tiền đó, giống như hàng hóa, sẽ
“hao mòn” một chút. Bởi vì, nếu không sẽ tạo ra lợi thế
không công bằng cho tiền so với hàng hóa luôn có xu hướng
hao mòn.
Do đó, để các nền kinh tế tài chính và thực tế có một sân
chơi bình đẳng, chúng ta cần loại tiền sẽ “hao mòn”—tức là,
loại tiền khuyến khích người dùng sử dụng nó làm tiền quà
tặng trước khi kết thúc vòng đời của nó. Nếu không thì
tiền và nền kinh tế thực sẽ là những đối thủ cạnh tranh
“không công bằng”, giống như những gì chúng ta thấy ngày
nay.
MƯỜI TRI KIẾN KINH TẾ CỦA STEINER
59
8. Quá trình tự điều chỉnh của quá trình kinh tế dựa
trên nhận thức. Steiner cũng đề xuất một sự tiến hóa
trong cách nhìn của chúng ta về cách thức hoạt động
của thị trường.
Ông đề xuất một tư duy mới về các cơ chế điều phối
bằng cách đóng vòng phản hồi của các chủ thể kinh tế,
hành động tập thể của họ và nhận thức của họ.
Điểm đòn bẩy để cải thiện quy trình kinh tế là “quy
trình” đang được quan sát ở từng giai đoạn và những
người quan sát có thể phản ứng ngay lập tức với
những gì họ nhìn thấy thông qua các hành động cá
nhân và tập thể cũng như quá trình ra quyết định.
Do đó, quan điểm của Steiner về sự tiến hóa nền kinh
tế thị trường là xây dựng ở mức độ cao hơn nhận thức
về toàn bộ hệ thống và khả năng tự điều chỉnh.
MƯỜI TRI KIẾN KINH TẾ CỦA STEINER
60
9. Ý tưởng mỗi người sẽ nhận được một lượng đất
nông nghiệp nhất định để chăm sóc nó. Tất cả chúng ta,
tất cả con người hiện tại (và tương lai), đều chia sẻ cùng
một hành tinh. Vì vậy, tất cả chúng ta nên được trao
quyền bình đẳng trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên
chung toàn cầu.
Tuy nhiên, như Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (HPI) của
Tổ chức Kinh tế Mới chỉ ra, các nước phát triển sử dụng
các nguồn tài nguyên này nhiều hơn mức chia sẻ công
bằng của họ, trong khi ngược lại ở các nước đang phát
triển. Khi khái niệm này ngày càng tham gia nhiều hơn
vào cuộc trò chuyện toàn cầu, nó sẽ được sử dụng như
một cơ sở lý luận để chuyển vốn và công nghệ từ những
nơi có quá nhiều (Bắc bán cầu) sang những nơi có quá ít
(Nam bán cầu, các nước đang phát triển). Cuối cùng, tất
cả tư duy kinh tế phải dựa trên thực tế một hành tinh của
chúng ta.
MƯỜI TRI KIẾN KINH TẾ CỦA STEINER
61
10. Chúng ta cần những khái niệm linh hoạt, trôi
chảy và đồng bộ hơn. Steiner không chỉ kêu gọi một
môn kinh tế học mới, một dạng nền kinh tế mới,
mà còn kêu gọi một loại tư duy kinh tế mới cùng
phát triển với thực tế đang thay đổi trong lĩnh vực
này.
Lý thuyết kinh tế phải khác với khoa học tự nhiên
vốn nhìn thực tế từ bên ngoài. Nghiên cứu về nền
kinh tế có nghĩa là tham gia vào thực tế mà bạn
đang cố gắng mô tả. Dạng nghiên cứu hành động có
sự tham gia này đòi hỏi các phương pháp và khái
niệm khác nhau linh hoạt, trôi chảy và năng động
hơn, đồng thời có thể cùng phát triển với thực tế mà
chúng phản ánh và là một phần của nó.
MƯỜI TRI KIẾN KINH TẾ CỦA STEINER
62
63
64
65
66
67
Cầu cho chúng ta có thể kết nối với người khác qua công việc,
đồng tiền, cũng như cách chúng ta xử lý đồng tiền của bản
thân, thay vì bị chia tách khỏi nhau vì những điều trên.
Cầu cho chúng ta nuôi dưỡng tất cả sự thiện lương trong ta
và xung quanh ta.
Cầu cho chúng ta học được cách sống cân bằng.
Cầu cho chúng ta có thể mỗi ngày nuôi dưỡng sự tỉnh thức,
niềm vui, lòng từ bi và biết ơn.
Cầu cho mọi chúng sinh hạnh phúc an bình.
Xin nguyện chúc cho bạn và cho con đường chúng ta đi.
~ Kai Romhadrt
68

More Related Content

Similar to Kinh tế nhân văn

Xahoikhoahoc.tieuluan.docx
Xahoikhoahoc.tieuluan.docxXahoikhoahoc.tieuluan.docx
Xahoikhoahoc.tieuluan.docxHongThNh76
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Võ Thùy Linh
 
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước taTiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước taluanvantrust
 
Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...
Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...
Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
triết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họctriết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họcKhnhChiinh1
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxducd2415
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiTRNGAN84
 
sách Quyền năng bí ẩn pdf
sách Quyền năng bí ẩn pdfsách Quyền năng bí ẩn pdf
sách Quyền năng bí ẩn pdfPhuong Le Tran Bao
 
2019 chuong 1- van hoa va quan tri trong moi truong dvh.pptx
2019 chuong 1- van hoa va quan tri trong moi truong dvh.pptx2019 chuong 1- van hoa va quan tri trong moi truong dvh.pptx
2019 chuong 1- van hoa va quan tri trong moi truong dvh.pptxssuser930148
 
Tâm lý học xã hội lebon VHN
Tâm lý học xã hội lebon VHNTâm lý học xã hội lebon VHN
Tâm lý học xã hội lebon VHNVo Hieu Nghia
 
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninCandy Nhok
 
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Cat Love
 

Similar to Kinh tế nhân văn (20)

Xahoikhoahoc.tieuluan.docx
Xahoikhoahoc.tieuluan.docxXahoikhoahoc.tieuluan.docx
Xahoikhoahoc.tieuluan.docx
 
Bài mẫu Tiểu luận vai trò của ý thức trong đời sống xã hội, HAY
Bài mẫu Tiểu luận vai trò của ý thức trong đời sống xã hội, HAYBài mẫu Tiểu luận vai trò của ý thức trong đời sống xã hội, HAY
Bài mẫu Tiểu luận vai trò của ý thức trong đời sống xã hội, HAY
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
 
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.docQuan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.docQuan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
 
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước taTiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
Tiểu luận : tôn giáo chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước ta
 
Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...
Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...
Vai trò của khoa học công nghệ trong sự phát triển của xã hội (TẢI FREE ZALO ...
 
triết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họctriết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết học
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
 
sách Quyền năng bí ẩn pdf
sách Quyền năng bí ẩn pdfsách Quyền năng bí ẩn pdf
sách Quyền năng bí ẩn pdf
 
2019 chuong 1- van hoa va quan tri trong moi truong dvh.pptx
2019 chuong 1- van hoa va quan tri trong moi truong dvh.pptx2019 chuong 1- van hoa va quan tri trong moi truong dvh.pptx
2019 chuong 1- van hoa va quan tri trong moi truong dvh.pptx
 
Tâm lý học xã hội lebon VHN
Tâm lý học xã hội lebon VHNTâm lý học xã hội lebon VHN
Tâm lý học xã hội lebon VHN
 
Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcm
 
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
Tiểu Luận Chính Trị Và Phát Triển Xã Hội - Con Đường Phát Triển Theo Định Hướ...
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lênin
 
Luận văn: Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế...
Luận văn: Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế...Luận văn: Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế...
Luận văn: Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế...
 
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
 
Tư tưởng chính trị của Jean J. Rousseau
Tư tưởng chính trị của Jean J. RousseauTư tưởng chính trị của Jean J. Rousseau
Tư tưởng chính trị của Jean J. Rousseau
 

More from Little Daisy

Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Little Daisy
 
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Little Daisy
 
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhMaitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhLittle Daisy
 
Karma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdfKarma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdfLittle Daisy
 
Thái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnThái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnLittle Daisy
 
Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Little Daisy
 
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Little Daisy
 
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoNhững Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoLittle Daisy
 
Phát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmPhát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmLittle Daisy
 
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuThánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuLittle Daisy
 
Đêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnĐêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnLittle Daisy
 
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoÝ nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoLittle Daisy
 
7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết 7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết Little Daisy
 
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinhLittle Daisy
 
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếuLittle Daisy
 
6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn 6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn Little Daisy
 
5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lý5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lýLittle Daisy
 

More from Little Daisy (20)

Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
 
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
 
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhMaitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
 
Karma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdfKarma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdf
 
Thái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnThái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên Thần
 
Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã
 
Tiềm thức
Tiềm thứcTiềm thức
Tiềm thức
 
Antahkarana.pdf
Antahkarana.pdfAntahkarana.pdf
Antahkarana.pdf
 
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
 
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoNhững Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
 
Phát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmPhát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề Tâm
 
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuThánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
 
Đêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnĐêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh Hồn
 
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoÝ nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
 
8. Nghiệp quả
8. Nghiệp quả8. Nghiệp quả
8. Nghiệp quả
 
7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết 7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết
 
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
 
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
 
6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn 6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn
 
5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lý5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lý
 

Recently uploaded

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 

Kinh tế nhân văn

  • 1. Minh Triết Ứng Dụng Kinh Tế Nhân Văn và Phát Triển Bền Vững
  • 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 • Tài liệu QU 370 trường Morya Federation • C. Otto Scharmer, Ten Economic Insights of Rudolf Steiner, kosmosjournal.org
  • 3. CƠN SÓNG THẦN TOÀN CẦU HÓA ▪ Cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, Margaret Thatcher và Ronald Reagan: chủ nghĩa kinh tế thị trường. ▪ Chính sách KTTT làm sống lại lý thuyết “bàn tay vô hình”. Các nhà kinh tế này dựa trên lý thuyết cổ điển của Adam Smith nên tự gọi là ‘tân cổ điển’ (neo-classical) và xem mình là trí thức tiến bộ nên đôi khi còn gọi là ‘tân tự do’ (neo-liberal). ▪ Chính sách tư hữu hóa, bán tài sản quốc gia cho các tập đoàn tư nhân. 3
  • 4. CƠN SÓNG THẦN TOÀN CẦU HÓA ▪ Một trong những niềm tin của KTTT là “hiệu ứng nhỏ giọt”. Nếu giới giàu kiếm ra nhiều lợi tức, họ sẽ có tiền đầu tư và công nghệ và doanh nghiệp, do đó tạo ra công ăn việc làm cho công nhân, thành ra ai cũng có lợi. ▪ KTTT chủ trương phát triển bằng cách khuyến khích xuất cảng hàng hóa và tự do mậu dịch xuyên quốc gia. ▪ 1989 Bức tường Berlin sụp đổ, LBXV sụp đổ. CNTB xuất hiện như nhà vô địch không đối thủ, KTTT lan nhanh như cơn sóng thần không gì cản nổi. 4
  • 5. CƠN SÓNG THẦN TOÀN CẦU HÓA ▪ Độc quyền ý thức hệ: cả thế giới chỉ còn một ý thức hệ duy nhất: tự do thương mại. ▪ Về mặt văn hóa và triết lý, con người bị thu hẹp lại thành con người kinh tế, duy lý (Homo Economicus), sống chỉ để tiêu thụ, chỉ quan tâm đến tối ưu hóa tư lợi cá nhân. ▪ Sự bùng nổ của CNTT, tiền số, hoán chuyển ảo, xã hội không tiền mặt. ▪ Sự tăng trưởng của các tập đoàn quốc tế. 5
  • 6. ▪ Chủ nghĩa tiêu thụ: chính sách các quốc gia hướng đến tiêu thụ để tăng trưởng kinh tế. ▪ Quá trình sản xuất tiêu thụ hủy hoại thiên nhiên do việc khai thác vô trách nhiệm các nguyên liệu không tái tạo. ▪ Công nhân các nước nghèo được trả lương rẻ mạt và việc làm chỉ còn là phương tiện kiếm tiền để tiêu thụ, và lao động mất hết ý nghĩa sáng tạo. ▪ Chưa thời đại nào tất cả mọi giá trị của đời người được quyết định bởi một tiêu chuẩn duy nhất là LỢI NHUẬN. 6 CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ
  • 7. CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ ▪ Động lực của kinh tế thị trường là tư lợi và tích lũy tài sản. ▪ Thay vì là một phương tiện, tài sản biến thành mục đích chính của đời người. Dần dần tích lũy tài sản trở thành mục tiêu tối hậu của các hoạt động kinh tế. ▪ Kinh tế tiêu thụ kích thích lòng tham. Chúng ta bị choáng ngợp với các quảng cáo, xem tiêu thụ là hạnh phúc. 7
  • 9. 9 Data Source: Credit Suisse Research Institute, Global wealth report 2021, June 2021, p. 17
  • 10. 10
  • 11. ➢ Môi sinh bị tàn phá. ➢ Bất công xã hội và hố sâu giữa người giàu và nghèo trong một quốc gia và giữa các quốc gia. ➢ Sự sa đọa phẩm chất con người và giá trị đạo đức. Tham lam, tư lợi được xem như là động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. ➢ Sự tan rã trong mối liên hệ cá nhân và xã hội. ❖ E. F. Schumacher phê phán các nhà kinh tế là “bị mù lòa về siêu hình”. ❖ Người tiêu dùng bị rối loạn vì quảng cáo tràn ngập và không còn phân biệt giữa nhu cầu và ham muốn. 11 CHỦ NGHĨA TIÊU THỤ
  • 12. 12 Chúng ta không thể sống thiếu “thức ăn” vật chất, nhưng chúng ta không chỉ sống bằng “thức ăn” vật chất thôi.
  • 13. 13 Có một ý nghĩa huyền bí rất sâu sắc được tìm thấy trong phát biểu trong Kinh Tân Ước rằng "lòng ham mê tiền là gốc rễ của mọi điều tà vạy". Chính phần lớn là tiền và sự ích kỷ nằm đằng sau tình hình kinh tế thảm khốc hiện nay. Điều này khiến chúng ta nhớ lại nhược điểm cơ bản của nhân loại – là lòng ham muốn, mà tiền bạc là kết quả và cũng là biểu tượng của nó. Từ quá trình đổi chác vật dụng và trao đổi hàng hóa (mà người dã man thời nguyên thủy đã làm) đến cơ cấu kinh tế và tài chính rắc rối, phức tạp trên thế giới ngày nay, lòng ham muốn bao giờ cũng là nguyên nhân tiềm ẩn.
  • 14. 14 Nó đòi hỏi phải thỏa mãn nhu cầu mà người ta cảm thấy, lòng ham muốn hàng hóa và tài sản, lòng ham muốn tiện nghi vật chất, muốn thủ đắc và tích lũy đồ vật, muốn có quyền lực và uy thế mà chỉ tiền bạc mới có thể mang lại. Lòng ham muốn này chi phối và chế ngự nếp suy nghĩ của con người. Nó là chủ âm của nền văn minh hiện nay. Nó cũng là con bạch tuộc đang từ từ bóp nghẹt sự sống, các cố gắng, và những ứng xử tốt đẹp của mọi người. Nó là khối đá đè nặng quanh cổ nhân loại.
  • 15. 15 Không phải sự giàu có ngăn cản chúng ta giải thoát mà chính là thái độ dính mắc vào sự giàu có. Không phải sự hưởng thụ những thú vui trần thế ngăn cản chúng ta giải thoát mà chính là ham muốn có được chúng.
  • 16. 16 Tìm cách sở hữu, chấp hữu, và cạnh tranh với người khác để chiếm ưu thế, đã là những điều then chốt của người bình thường – tranh chấp giữa người với người, giữa các chủ gia đình, giữa các doanh nghiệp, tổ chức, đảng phái, quốc gia, giữa giới lao động và giới tư bản với nhau. Vì thế, ngày nay người ta nhận thấy rằng vấn đề hòa bình và hạnh phúc chính yếu liên quan đến các tài nguyên trên thế giới và quyền sở hữu các tài nguyên ấy. (Những Vấn Đề của Nhân Loại, tr. 80)
  • 17. 17 …nền hòa bình, an ninh và ổn định trên thế giới chủ yếu là gắn bó với vấn đề kinh tế. Khi mọi người không còn thiếu thốn, thì một trong những nguyên nhân chính của chiến tranh sẽ tan biến. Ở đâu có sự phân phối không đồng đều các tài nguyên của thế giới, và ở đâu có tình trạng một số quốc gia sở hữu hay chiếm hữu mọi thứ, trong khi các quốc gia khác thiếu những nhu yếu cho đời sống, thì hiển nhiên là có yếu tố gây bất ổn, và một điều gì đó cần phải làm. Vì thế, chúng ta cần xem xét sự hợp nhất và hòa bình thế giới từ góc độ của vấn đề kinh tế. (Những Vấn Đề của Nhân Loại, tr. 178)
  • 18. 18 Ảo cảm vật chất là nguyên nhân của mọi thống khổ hiện tại trên thế gian, vì cái mà chúng ta gọi là vấn đề kinh tế chỉ là kết quả của ảo cảm đặc biệt này. Qua nhiều thời đại, ảo cảm này đã giữ nhân loại ngày càng quan tâm đến nó, cho đến ngày nay, toàn thể thế giới đã bị cuốn vào nhịp điệu của sự quan tâm tiền bạc. (Ảo Cảm Vấn Đề của Thế Giới, tr. 74)
  • 19. “Tiền bạc là sự biểu hiện của năng lượng. Tất cả năng lượng đều có thể sử dụng theo nhiều cách thức khác nhau, bản thân nó vốn phi cá tính và là mãnh lực mù quáng. Nó có thể được sử dụng một cách ích kỷ hay vị tha. Chính điều này tạo ra sự khác biệt…” (Đường đạo trong kỷ nguyên mới, Q.1, tr. 273) ▪ Tiền bạc chính thực là năng lượng prana kết tinh lại và có một ý nghĩa huyền linh. 19 TIỀN LÀ NĂNG LƯỢNG
  • 20. 20 Minh Triết Ngàn Đời cho chúng ta biết rằng tiền bạc là năng lượng hay sức sống kết tinh - cái mà triết gia phương Đông gọi là năng lượng prana. Tiền bạc đối với sự sống của hành tinh cũng giống như hệ thống tuần hoàn có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống của cơ thể. Và cũng giống như bệnh tật trong cơ thể khi sự lưu thông đó bị tắc nghẽn, thì cũng có bệnh tật trên hành tinh khi tiền được tích trữ và giam cầm bởi thái độ sợ hãi, ngờ vực, ích kỷ, tham lam và chủ nghĩa vật chất. Là một biểu hiện của năng lượng, bản thân tiền bạc là một mãnh lực mù quáng, sẵn có như nhau cho mục đích ích kỷ hoặc vị tha. Chính sự lựa chọn của chúng ta sẽ quyết định cách tiền sẽ được sử dụng hoặc lạm dụng - được đưa vào các kênh dẫn chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc hoặc bị chôn vùi trong các bể chứa độc quyền ích kỷ. (World Goodwill Newsletter, Lucist Trust)
  • 21. Người đệ tử có một nhận thức đúng đắn về giá trị huyền linh của tiền bạc trong công việc phụng sự. Y không đòi hỏi điều chi cho y cả, trừ những gì có thể giúp y trong việc thực hiện công việc phụng sự của y, và y xem tiền bạc cùng những gì mà tiền bạc có thể mua được nhằm giúp đỡ kẻ khác và là phương tiện để thực hiện những kế hoạch của Chân Sư. Ý nghĩa huyền linh của tiền bạc ít khi được hiểu biết đến, tuy nhiên một trong những thử thách lớn nhất mà một người bước vào con đường đệ tử tập sự phải đối mặt là thái độ của y đối với tiền bạc và cách mà y hành xử với cái mà mọi người đều tìm kiếm để thỏa mãn dục vọng của mình. Chỉ khi nào y không mong cầu điều gì cho riêng y cả thì y mới mong nhận được của cải giàu sang và trở thành người ban phát tài nguyên của vũ trụ. Bằng ngược lại, tiền bạc càng nhiều thì càng mang đến khổ đau, phiền muộn, bất mãn, và lạm dụng. (minhtrietmoi.org) 21 Ý NGHĨA HUYỀN LINH CỦA TIỀN
  • 22. 22 Một nhịp điệu xuất phát từ các phân cảnh linh hồn đã luôn luôn tồn tại, được thiết lập bởi các Vị đã tự giải thoát các Ngài khỏi sự kiềm chế của các nhu cầu vật chất, khỏi sự nô lệ tiền bạc và yêu thích của cải. Ngày nay, nhịp điệu cao đó tương xứng với ảo cảm có nhịp điệu thấp, và do đó, toàn thế giới đang suy tư về việc thoát ra khỏi ngõ cụt vật chất hiện nay. Các linh hồn đứng trong ánh sáng ở đỉnh núi của sự giải thoát, và những người đang tiến lên từ sương mù vật chất, giờ đây có đủ số để thực hiện một công việc rõ rệt nào đó liên quan tới việc xua tan ảo cảm này. Ảnh hưởng của các tư tưởng, và lời nói, và đời sống của họ có thể và sẽ mang lại một sự tái điều chỉnh các giá trị, và một tiêu chuẩn sống mới cho nhân loại, dựa trên tầm nhìn rõ ràng, một ý thức chính xác về sự cân đối, và một nhận thức về bản chất đích thực của mối quan hệ hiện có giữa linh hồn với sắc tướng, giữa tinh thần với vật chất. Những gì sẽ đáp ứng với một nhu cầu thiết yếu và chân thực thì luôn tồn tại bên trong thiên cơ. (Ảo Cảm Vấn Đề của Thế Giới, tr. 74)
  • 23. 23 Tuy nhiên, các đạo sinh cần nhớ rằng những gì cần thiết thì thay đổi theo giai đoạn tiến hóa mà một cá nhân đã đạt được. Chẳng hạn, đối với một số người, việc sở hữu những gì là vật chất có thể là một kinh nghiệm tâm linh cũng lớn, và là một ông thầy trong sự biểu lộ sự sống cũng mạnh mẽ, như các nhu cầu cao siêu hơn và ít vật chất hơn của nhà thần bí hoặc vị ẩn sĩ. Chúng ta được đánh giá về hành động và quan điểm bằng vị trí của chúng ta trên thang tiến hóa. Chúng ta thực sự được đánh giá bởi quan điểm của chúng ta chớ không phải bởi nhu cầu của chúng ta đối với cuộc sống. Người có khuynh hướng tâm linh và người đã đặt chân lên Con Đường Dự Bị mà không cố gắng biểu lộ những gì mà y tin tưởng, sẽ bị phê phán một cách cũng chua cay và trả một giá cũng đắt như người thuần túy duy vật – là người có các ham muốn tập trung chung quanh các kết quả vật chất. Hãy ghi nhớ điều này và đừng ngồi vào chỗ của kẻ phê phán hay là kẻ khinh miệt. (Ảo Cảm Vấn Đề của Thế Giới, tr. 75)
  • 24. 24 Ba sự việc sẽ kết thúc được tình trạng rất hoang phí và nghèo đói cùng cực, trong đó một số ít người ăn uống thừa thãi, còn nhiều người phải chịu thiếu ăn, cộng thêm việc tập trung sản vật của thế giới dưới sự kiểm soát của một số ít người trong mỗi quốc gia. Ba việc này là, thứ nhất nhận biết rằng có đủ thức ăn, nhiên liệu, dầu mỏ và khoáng sản trên thế giới để đáp ứng với nhu cầu của toàn thể cư dân trên địa cầu. Do đó, về căn bản, vấn đề là việc phân phối. Thứ hai, tiền đề của việc cung cấp đầy đủ, được thực hiện qua cách phân phối đúng, phải được chấp nhận và các nguồn cung cấp cần thiết cho sức khỏe, an toàn và hạnh phúc của nhân loại phải được chia đều. Thứ ba, toàn bộ vấn đề kinh tế và việc tạo ra các luật lệ cần thiết và các cơ quan phân phối sẽ được điều hành bởi một liên minh kinh tế của các quốc gia. Trong liên minh này, mọi quốc gia đều có vị trí của mình; họ sẽ biết các nhu cầu quốc gia của họ (dựa vào dân số và các tài nguyên trong nước, v.v..) và cũng sẽ biết được những gì mà họ có thể đóng góp cho gia đình đa quốc gia này; tất cả đều sẽ được làm cho sinh động bằng ý chí đối với lợi ích chung – một ý–chí–hành–thiện mà trước tiên có lẽ sẽ dựa vào thời cơ và nhu cầu quốc gia nhưng sẽ có tính chất xây dựng trong việc thi hành. (Sự Ngoại Hiện của Thánh Đoàn, tr. 197)
  • 25. 25
  • 26. 26 Creating Resilient Wealth With the 8 Forms Of Capital www.7thgenerationdesign.com
  • 27. 27
  • 28. 28 ĐẠO ĐỨC KINH – LÃO TỬ Đạo Trời như dương cung. Cao thì ép xuống, thấp thì nâng lên. Thừa thì bớt đi, không đủ thì bù vào. Đạo Trời bớt dư bù thiếu. Đạo người chẳng vậy, bớt thiếu bù dư. Ai đem chỗ dư bù đắp cho thiên hạ? Phải chăng chỉ có người có Đạo?
  • 29. NỀN TẢNG PHẬT GIÁO ❖ Lợi mình và lợi người ▪ Khi đạt đạo thì không còn phân biệt ta – người. ❖ Độ lượng và hòa bình ❖ Bảo vệ sự sống trên hành tinh ▪ Cái nhìn bình đẳng, tất cả chúng sinh đều có Phật tính. ▪ Lý duyên sinh – tương tức: không một chủng loài nào có thể tồn tại biệt lập, cái này sống nhờ cái kia, trong chuỗi nhân duyên trùng trùng điệp điệp. PRESENTATION TITLE 29
  • 30. NỀN TẢNG PHẬT GIÁO ❖ Giản dị và con đường Trung Đạo ▪ Giàu có chưa chắc đã hạnh phúc. Quan trọng là sự biết đủ (tri túc), con đường Trung Đạo, không hoang phí mà cũng không keo kiệt. ▪ Nền tảng của một xã hội an lạc, hòa bình. ▪ Không ai lo giành giựt cướp đoạt tài sản người khác → không có chiến tranh ▪ Hạnh phúc chỉ nửa vời nếu ta quên lãng con đường tu tập tâm linh. Đó là lối sống với những nhu cầu đơn giản trong một nền kinh tế giản dị. PRESENTATION TITLE 30
  • 31. PHẬT DẠY VỀ DÙNG TÀI SẢN ❖ Cách sử dụng tài sản: 4 phần ▪ Một phần tư tài sản để chi tiêu cho cuộc sống. ▪ Hai phần tư của khối tài sản cần để đầu tư sản xuất hoặc kinh doanh, phát triển. ▪ Một phần tư tài sản còn lại được để dành phòng khi ốm đau hoặc bất trắc; một phần của khoản để dành này có thể đem cúng dường, bố thí, giúp người cùng với các chi phí giao tế khác. PRESENTATION TITLE 31
  • 32. 32 Chân lý “VÔ NGÔ hay “TẤT CẢ LÀ MỘT” Vô ngã tức là không có ngã, không có cái tôi, cái ta riêng biệt, không có sự tồn tại tách biệt giữa cái này và cái kia, giữa bản thân với vạn vật, mà tất cả đều hợp nhất với nhau, đều liên kết chặt chẽ với nhau, tất cả đều cùng là Một. Trong cái này có cái kia, trong cái kia có cái này, không có ai là độc lập, là riêng biệt với mọi thứ bên ngoài, không có ai là hoàn toàn tách biệt so với những thứ còn lại, không có ai là của riêng ai, không có cái gì là của riêng cái gì. Thân thể luôn trao đổi vật chất với bên ngoài và luôn luôn đổi mới, thân thể chúng ta không phải là chính nó so với 1 phút trước đó, 1 ngày trước đó, 1 năm trước đó. Thân thể không tách biệt với thế giới bên ngoài, với những người khác, mà cùng với nhau, tất cả vật chất tạo thành một tổng thể hợp nhất và liên kết chặt chẽ với nhau.
  • 33. 33 Cảm thọ chúng ta cũng luôn luôn thay đổi, chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Hầu hết tư tưởng xuất hiện trong ta đều là đến từ bên ngoài, chỉ một phần rất nhỏ đến từ bên trong. Ta luôn sống trong một môi trường đầy rẫy hình tư tưởng chạy khắp hành tinh, cho nên luôn có hàng ngàn tư tưởng lởn vởn xung quanh ta và tác động đến ta. Tâm luôn luôn thay đổi trong từng sát na, luôn liên kết, trao đổi với những tâm khác. Niết bàn thì không thay đổi, không sinh diệt, nhưng Niết Bàn không phải của riêng ai, không tách biệt với tất cả mọi thứ còn lại, mà trong mọi thứ luôn có Niết Bàn, trong sắc thọ tưởng hành thức cũng có Niết Bàn, trong người này người kia, trong vật này vật kia, trong không gian, trong vạn vật. Niết bàn có mặt ở khắp mọi nơi, trong mọi cảnh giới.
  • 34. 34 Và Niết Bàn thì không tách biệt, không có Niết bàn của tôi hay của anh, không có Niết Bàn ở đây mà không có ở kia. Niết Bàn tồn tại ở mọi nơi và ở mọi thời. Niết bàn là không tách biệt và là vô ngã. Vì vậy, vô ngã thực chất là không tách biệt, không riêng biệt, không phải chỉ là của ta, thuộc về ta, mà thuộc về tất cả, tất cả đều là Một, không có cái riêng biệt, không có cái tách biệt với những cái còn lại, không có cái gì là của riêng cái gì. Vô ngã không phải là không có ta, không phải là ta không tồn tại, không phải sự tồn tại của sắc thọ tưởng hành thức là ảo ảnh, mà vô ngã có nghĩa là không có gì là biệt lập với những thứ còn lại, không có gì là sở hữu của riêng mình, không có sự tách biệt nào giữa ta với mọi người, giữa ta với vạn vật, mà thực chất, TA VỚI MỌI THỨ ĐỀU LÀ MỘT.
  • 35. 35 TẤT CẢ CHÚNG TA LÀ MỘT. KHÔNG CÓ SỰ TÁCH BIỆT NÀO GIỮA TA VỚI MỌI NGƯỜI. Đây là chân lý VÔ NGÃ, cũng chính là chân lý TẤT CẢ ĐỀU LÀ MỘT. Chân lý Vô Ngã được thuyết bởi Đức Phật. Chân lý Tất Cả Chúng Ta Là Một được nói bởi Đức Christ. Dù diễn đạt theo cách nào, thì Chân Lý vẫn là một. (Thiên Không)
  • 36. Bảy Giới - Seven Kingdoms NHÂN LOẠI Humanity 5th 7th 6th 4th 3rd 1st 2nd Sự Sống Hành Tinh Planetary Lives Giới Linh Hồn Kingdom of Souls Thực Vật Vegetable Khoáng Vật Mineral Sự Sống Thái Dương Solar Lives Động Vật Animal “Con người có các cội nguồn của mình trong cả ba giới; tất cả đã đóng góp vào thiết bị của y. Con người là đại-thiên-địa của tiểu-thiên-địa thấp kém hơn; con người là mắc xích hợp nhất ba giới thấp với ba giới cao”. (Alice Bailey, Tâm lý học nội môn I, trang 231) Sơ đồ từ tài liệu môn Spiritual Ecology QU 330, trường nội môn Morya Federation
  • 37. 37 E.F. Schumacher phê phán sự sùng bái gần như toàn cầu với xu hướng vươn tới quy mô khổng lồ (kinh tế nhờ vào quy mô, càng lớn, càng giảm chi phí). Ông nhấn mạnh vào ưu điểm của quy mô nhỏ bởi tính cân bằng, hữu cơ, hài hòa với tự nhiên, do đó bền vững. Những hoạt động quy mô nhỏ, cho dù với số lượng lớn, luôn ít khả năng gây hại cho môi trường tự nhiên so với quy mô lớn, đơn giản bởi sức ảnh hưởng riêng lẻ của chúng là nhỏ so với sức phục hồi của tự nhiên.
  • 38. 38 SCHUMACHER - NHỮNG QUAN ĐIỂM CHÍNH ▪ Quy mô nhỏ bền vững bởi nó hài hòa với tự nhiên, phi bạo lực. ▪ Ta cần sự tự do của rất nhiều những đơn vị tự chủ nhỏ bé, và đồng thời ta cần trật tự của những thứ quy mô lớn, ở mức toàn cầu với tính thống nhất và phối hợp. Quy mô phù hợp tùy thuộc vào điều mà chúng ta muốn làm. ▪ Khoa học công nghệ cần định hướng nhắm tới sự hữu cơ, phi bạo lực, tao nhã và nhân văn cao đẹp. ▪ Chú trọng kinh tế địa phương, sản xuất từ các nguồn tài nguyên địa phương, cho các nhu cầu địa phương.
  • 39. 39 SCHUMACHER - NHỮNG QUAN ĐIỂM CHÍNH ▪ Nông nghiệp giữ cho con người kết nối với sinh giới. ▪ Nông nghiệp làm cho môi trường sống rộng lớn hơn của con người trở nên nhân văn và cao quý hơn, khi nó hài hòa với những nguyên lý của tự nhiên. Một trong số đó là quy luật hoàn nguyên, sự đa dạng, phi tập trung hóa. ▪ Nông nghiệp mang lại lương thực thực phẩm và những vật chất cần thiết khác cho đời sống. ➢ Cần chính sách tái cấu trúc văn hóa nông thôn để mở ra cơ hội việc làm cho số lượng lớn người dân. ➢ Phê phán công nghiệp hóa, tập trung và chuyên môn hóa nông nghiệp.
  • 40. 40 SCHUMACHER - NHỮNG QUAN ĐIỂM CHÍNH ▪ Cuộc sống liên tục đòi hỏi sự hòa giải sống động của các cặp đối lập. ▪ Trong kinh tế học vĩ mô (quản lý toàn bộ xã hội), cần cân nhắc cả hai việc kế hoạch hóa và tự do, nhận thức 2 mặt đối lập đều có giá trị, quyền sở hữu công cộng và quyền tư hữu. ▪ Xây dựng cộng đồng thịnh vượng chung, sở hữu chung, chia sẻ lợi nhuận và hợp tác.
  • 41. Ý NGHĨA CỦA LAO ĐỘNG ▪ Các nhà sản xuất xem lao động như chi phí sản xuất, trả lương nhân công càng rẻ càng tốt để giảm giá thành. Công việc trở thành gánh nặng. ▪ Người bị thất nghiệp dài hạn sẽ có cảm giác chán ngán, vô vị, đời sống không ý nghĩa và không còn tự tin. ▪ Người lao động chỉ thấy thỏa mãn khi yêu nghề, lúc này, làm việc là niềm vui. ▪ Làm việc là phương thức phát triển kỹ năng và nhân cách, giúp cá nhân rèn luyện tinh thần đồng đội, vượt qua cái tôi nhằm thực hiện nhiệm vụ chung. PRESENTATION TITLE 41
  • 42. Ý NGHĨA CỦA LAO ĐỘNG ▪ Lao động mang lại ý nghĩa cho đời sống, phát triển khả năng sáng tạo. ▪ Công việc thôi thúc con người cống hiến những gì tốt nhất có thể. ▪ Công việc tạo ra hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho sự tồn tại. ▪ Công việc, được tiến hành một cách thích hợp, với phẩm giá và tự do, sẽ ban phước cho những người thực hiện nó cũng như những sản phẩm họ làm ra. PRESENTATION TITLE 42
  • 43. TINH THẦN LỤC HÒA 1. Thân hòa cùng ở (Thân hòa đồng trú) 2. Lời nói hòa hiệp, không tranh cãi nhau (khẩu hòa vô tránh) 3. Ý hòa cùng vui (Ý hòa đồng duyệt) 4. Giới hòa cùng tu (Giới hòa đồng tu) 5. Thấy biết giải bày cho nhau hiểu (Kiến hòa đồng giải) 6. Lợi hòa cùng chia quân bình cho nhau (Lợi hòa đồng quân) Lục hòa là sáu phương pháp cư xử với nhau trong tập thể sao cho hòa hợp, nhằm mục đích làm lợi cho tất cả, tạo hạnh phúc cho tất cả. PRESENTATION TITLE 43
  • 44. 44 Và thế nào là lao động với tình yêu? Là dệt vải với những sợi chỉ rút từ con tim như thể người mình yêu dấu sẽ mặc tấm vải đó. Là làm nhà với lòng thương cảm như thể người mình yêu dấu sẽ ở trong ngôi nhà đó. Là gieo hạt với dịu dàng và gặt hái với hân hoan như thể người mình yêu dấu sẽ ăn hoa trái đó. Và hà hơi thở của linh hồn vào mọi cái mình làm ra.
  • 45. 45 ...Khi lao động, các bạn là cây sáo, qua lòng ống ấy, tiếng thời gian thì thầm thành tiếng nhạc. …khi lao động các bạn hoàn thành một phần giấc mơ trần thế thẳm sâu nhất, được trao cho khi nó mới nảy sinh. Và khi hòa mình vào công việc, các bạn thật sự yêu thương cuộc đời. Và yêu thương cuộc đời qua lao động là thân cận với cái ẩn mật sâu kín nhất của sự sống. Lao động là tình yêu được làm hiển lộ. ~ Kahil Gibran, Ngôn Sứ
  • 46. 46 “Toàn bộ Trái đất, được coi như là một sinh vật kinh tế, là một sinh vật xã hội. Tuy nhiên, điều này không được xét đến ở bất cứ đâu. Chính vì sai lầm này mà toàn bộ khoa học kinh tế chính trị đã phát triển quá xa rời thực tế. Mọi người muốn thiết lập các nguyên tắc chỉ áp dụng cho một tế bào riêng lẻ. Với tư cách là nhà kinh tế học, điều chúng ta thực sự cần là hiểu biết về cơ cấu xã hội trong tổng thể của nó.” ~ Rudolf Steiner
  • 47. 47 socialnew.goetheanum.org Là con người, chúng ta có ba khả năng: suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Mỗi năng lực đó đều có sự tương ứng với các lĩnh vực khác nhau của xã hội và đều dựa trên một giá trị phổ quát: tư duy tự do trong đời sống văn hóa, cảm giác bình đẳng với nhau trong lĩnh vực pháp lý và giá trị đoàn kết trong đời sống kinh tế. Quyền tự chủ của từng lĩnh vực và sự phấn đấu cho từng nguyên tắc phù hợp sẽ mở ra khả năng cho một xã hội lành mạnh, hữu ích và hòa bình.
  • 48. 48 socialnew.goetheanum.org Đời sống văn hóa: lĩnh vực của tự do, nơi năng lực của mỗi cá nhân có thể được bộc lộ để làm phong phú và phát triển toàn xã hội. Đó là lĩnh vực giáo dục, nghệ thuật, khoa học và tôn giáo.
  • 49. 49 socialnew.goetheanum.org Đời sống Pháp luật-Chính trị: Nhân quyền độc lập với quyền lực kinh tế và không phân biệt giữa mọi người, nguyên tắc cốt lõi là bình đẳng. Trong lĩnh vực này, chúng ta có mối quan hệ giữa con người là bình đẳng.
  • 50. 50 socialnew.goetheanum.org Đời sống kinh tế: là sự biến đổi tự nhiên thành hàng hóa đáp ứng nhu cầu của con người. Nguyên tắc thống trị lĩnh vực này là sự đoàn kết, hợp tác: nhu cầu của người khác được đáp ứng bởi công việc của tôi, cũng như nhu cầu của tôi được đáp ứng bởi công việc của những người khác.
  • 51. 51 Community Pole Individuality Pole Mediating the Individual and the Communal rudolfsteinerpress.com
  • 52. 52
  • 53. 53 1. Nền kinh tế ngày nay phải dựa trên nền kinh tế thế giới chứ không phải nền kinh tế quốc gia, hướng về sự thịnh vượng của tất cả mọi người trong nền kinh tế toàn cầu của chúng ta ngày nay chứ không chỉ tập trung vào sự giàu có của quốc gia. 2. Thực tế ngày nay đòi hỏi chúng ta phải chuyển tư duy lấy cái tôi làm trung tâm sang tư duy lấy sinh thái làm trung tâm. Hãy nghĩ về các cuộc khủng hoảng tài chính, khí hậu… Không vấn đề nào trong số chúng có thể được giải quyết trong khuôn khổ kinh tế xoay quanh nhận thức về hệ thống bản ngã. Tất cả chúng đều đòi hỏi một tư duy kinh tế xoay quanh nhận thức về hệ sinh thái, hay theo cách nói của Steiner là “lòng vị tha”. MƯỜI TRI KIẾN KINH TẾ CỦA STEINER
  • 54. 54 MƯỜI TRI KIẾN KINH TẾ CỦA STEINER 3. Tất cả mọi việc tạo ra giá trị kinh tế đều bắt đầu từ tự nhiên và nông nghiệp. Tư duy kinh tế của Steiner bắt đầu với tự nhiên, nghĩa là lao động áp dụng cho tự nhiên, và tiếp tục với tư bản (tổ chức và lãnh đạo) áp dụng cho lao động, tức là phân công lao động. Nông nghiệp hữu cơ—chẳng hạn như nông nghiệp sinh động học, là một trong những mầm mống của nền kinh tế sống động tại địa phương mới nổi ở Hoa Kỳ ngày nay, theo quan điểm của Steiner, là mô hình thu nhỏ của nền kinh tế vòng lặp khép kín.
  • 55. 55 MƯỜI TRI KIẾN KINH TẾ CỦA STEINER 4. Tiền lương không phải là giá của sức lao động, mà là giá của hàng hóa hoặc dịch vụ. Steiner đề xuất rằng công việc hoặc sức lao động không phải là hàng hóa. Do đó nó không thể có giá. Những gì có giá là thành quả, kết quả của những gì chúng ta tạo ra. Việc Steiner coi công việc không phải là một loại hàng hóa, mà hơn thế nữa là một quyền của con người, chỉ ra một cách khác để tìm kiếm một giải pháp tập trung vào việc đánh thức và trao quyền cho các năng lực doanh chủ (entrepreneurship) sâu xa hơn của con người.
  • 56. 56 5. Tư bản (vốn) không phải là tiền mà là tinh thần. Bản chất của tư bản và tiền đó là chúng là tinh thần được hiện thực hóa—sự hiện thực hóa sức sáng tạo sâu sắc của con người được áp dụng vào việc tạo ra giá trị kinh tế. Đây chắc chắn là một trong những đề xuất thú vị nhất bắt nguồn từ tư duy kinh tế của Steiner, dẫn đến một số khuôn khổ và gợi ý thú vị. MƯỜI TRI KIẾN KINH TẾ CỦA STEINER
  • 57. 57 6. Vấn đề của nền kinh tế của chúng ta là thiếu cân đối giữa ba loại tiền tệ, dẫn đến tắc nghẽn vốn liên quan đến bong bóng đầu cơ. Những cuộc khủng hoảng tài chính trong thời đại chúng ta là kết quả của việc không cân bằng hợp lý ba lĩnh vực tiền tệ chính. Steiner đề xuất rằng có ba loại tiền khác nhau về cách sử dụng: tiền mua hàng, tiền cho vay và tiền quà tặng. Tiền mua hàng được dùng vào chi phí tiêu dùng. Tiền cho vay được sử dụng để xây dựng các doanh nghiệp mới và thường hiệu quả hơn so với tiền chỉ được sử dụng để tiêu dùng. Tuy nhiên, năng suất dài hạn cao nhất đi kèm với tiền quà tặng, chẳng hạn như chi phí cho giáo dục, nuôi dạy con cái hoặc nuôi dưỡng môi trường chung toàn cầu. Những khoản tiền này sẽ dành cho các doanh nhân xã hội, trường học và các sáng kiến khác cố gắng vun đắp các lợi ích chung về môi trường, xã hội và văn hóa của chúng ta. MƯỜI TRI KIẾN KINH TẾ CỦA STEINER
  • 58. 58 7. Lão hóa tiền như một điểm đòn bẩy? Ngày nay chúng ta biết rằng việc tách rời nền kinh tế tài chính và nền kinh tế thực là một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta. Ngay từ năm 1922, Steiner đã đề xuất một giải pháp cấu trúc khả thi cho vấn đề này: Tiền đó, giống như hàng hóa, sẽ “hao mòn” một chút. Bởi vì, nếu không sẽ tạo ra lợi thế không công bằng cho tiền so với hàng hóa luôn có xu hướng hao mòn. Do đó, để các nền kinh tế tài chính và thực tế có một sân chơi bình đẳng, chúng ta cần loại tiền sẽ “hao mòn”—tức là, loại tiền khuyến khích người dùng sử dụng nó làm tiền quà tặng trước khi kết thúc vòng đời của nó. Nếu không thì tiền và nền kinh tế thực sẽ là những đối thủ cạnh tranh “không công bằng”, giống như những gì chúng ta thấy ngày nay. MƯỜI TRI KIẾN KINH TẾ CỦA STEINER
  • 59. 59 8. Quá trình tự điều chỉnh của quá trình kinh tế dựa trên nhận thức. Steiner cũng đề xuất một sự tiến hóa trong cách nhìn của chúng ta về cách thức hoạt động của thị trường. Ông đề xuất một tư duy mới về các cơ chế điều phối bằng cách đóng vòng phản hồi của các chủ thể kinh tế, hành động tập thể của họ và nhận thức của họ. Điểm đòn bẩy để cải thiện quy trình kinh tế là “quy trình” đang được quan sát ở từng giai đoạn và những người quan sát có thể phản ứng ngay lập tức với những gì họ nhìn thấy thông qua các hành động cá nhân và tập thể cũng như quá trình ra quyết định. Do đó, quan điểm của Steiner về sự tiến hóa nền kinh tế thị trường là xây dựng ở mức độ cao hơn nhận thức về toàn bộ hệ thống và khả năng tự điều chỉnh. MƯỜI TRI KIẾN KINH TẾ CỦA STEINER
  • 60. 60 9. Ý tưởng mỗi người sẽ nhận được một lượng đất nông nghiệp nhất định để chăm sóc nó. Tất cả chúng ta, tất cả con người hiện tại (và tương lai), đều chia sẻ cùng một hành tinh. Vì vậy, tất cả chúng ta nên được trao quyền bình đẳng trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên chung toàn cầu. Tuy nhiên, như Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (HPI) của Tổ chức Kinh tế Mới chỉ ra, các nước phát triển sử dụng các nguồn tài nguyên này nhiều hơn mức chia sẻ công bằng của họ, trong khi ngược lại ở các nước đang phát triển. Khi khái niệm này ngày càng tham gia nhiều hơn vào cuộc trò chuyện toàn cầu, nó sẽ được sử dụng như một cơ sở lý luận để chuyển vốn và công nghệ từ những nơi có quá nhiều (Bắc bán cầu) sang những nơi có quá ít (Nam bán cầu, các nước đang phát triển). Cuối cùng, tất cả tư duy kinh tế phải dựa trên thực tế một hành tinh của chúng ta. MƯỜI TRI KIẾN KINH TẾ CỦA STEINER
  • 61. 61 10. Chúng ta cần những khái niệm linh hoạt, trôi chảy và đồng bộ hơn. Steiner không chỉ kêu gọi một môn kinh tế học mới, một dạng nền kinh tế mới, mà còn kêu gọi một loại tư duy kinh tế mới cùng phát triển với thực tế đang thay đổi trong lĩnh vực này. Lý thuyết kinh tế phải khác với khoa học tự nhiên vốn nhìn thực tế từ bên ngoài. Nghiên cứu về nền kinh tế có nghĩa là tham gia vào thực tế mà bạn đang cố gắng mô tả. Dạng nghiên cứu hành động có sự tham gia này đòi hỏi các phương pháp và khái niệm khác nhau linh hoạt, trôi chảy và năng động hơn, đồng thời có thể cùng phát triển với thực tế mà chúng phản ánh và là một phần của nó. MƯỜI TRI KIẾN KINH TẾ CỦA STEINER
  • 62. 62
  • 63. 63
  • 64. 64
  • 65. 65
  • 66. 66
  • 67. 67 Cầu cho chúng ta có thể kết nối với người khác qua công việc, đồng tiền, cũng như cách chúng ta xử lý đồng tiền của bản thân, thay vì bị chia tách khỏi nhau vì những điều trên. Cầu cho chúng ta nuôi dưỡng tất cả sự thiện lương trong ta và xung quanh ta. Cầu cho chúng ta học được cách sống cân bằng. Cầu cho chúng ta có thể mỗi ngày nuôi dưỡng sự tỉnh thức, niềm vui, lòng từ bi và biết ơn. Cầu cho mọi chúng sinh hạnh phúc an bình. Xin nguyện chúc cho bạn và cho con đường chúng ta đi. ~ Kai Romhadrt
  • 68. 68