SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
Cần Thơ: Giả danh bác sĩ để lừa đảo T.24
Những manh mối sau 3 lần mất tích “bí ẩn”
của nữ sinh ở Vĩnh Long T.18
Chuyện đời gian truân của Nghệ
sĩ Thiên Kim và 16 năm
nương Viện
dưỡng lão làm nhà T.13
Số 113 tháng 4/2016
thbmekong@gmail.com
tbmekong@yahoo.com
www.vilacaed.org.vn
Phát hành thứ 5 hàng tuần
Hotline: 091 4851538
	 090 9933888
098 7612850
EaH’Leo - Đắk Lắk: Chính
quyền
vòng vo
trong
xử lý
khiếu
nại? T.15
CHỐNG THỰC PHẨM BẨN:
Cuộc chiến dài hơi T.09
BẰNG CHIÊU LỪA ĐẢO
“NGƯỜI TÌNH
TRONG MỘNG-
ÔNG TÂY THÀNH ĐẠT”
CHIẾM ĐOẠT
GẦN 22 TỶ...T.22
02 Số 113 - Tháng 4/2016THEO DÒNG THỜI SỰ
Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ
Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn
Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Văn phòng đại diện tại đà nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng.
Văn phòng đại diện tại Tây nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.
Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011
In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An
Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001
Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội
(Bộ Kế hoạch & Đầu tư)
Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc
Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm -
Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575
Là khẳng định của Phó
Tổng Thư ký Quốc hội Lê Minh
Thông tại cuộc họp báo công bố
kết quả kỳ họp thứ 11, Quốc hội
khóa XIII vào ngày 12/3. Ngay
sau khi kỳ họp thứ 11 kết thúc,
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn
Hạnh Phúc và Phó Tổng Thư ký
Quốc hội Lê Minh Thông đã họp
báo công bố kết quả kỳ họp thứ
11, Quốc hội khóa XIII.
Phát biểu với báo giới, ông Lê
Minh Thông cho biết, sau 19 ngày
làm việc, với tinh thần đoàn kết,
dân chủ, trí tuệ, trách nhiệm, kỳ họp
đã kết thúc tốt đẹp, hoàn thành các
chương trình đã đề ra. Theo ông Phó
Tổng Thư ký Quốc hội, tuy là kỳ họp
cuối nhiệm kỳ nhưng Quốc hội đã
dành thời gian xem xét, thông qua
7 luật, như: Luật Tiếp cận thông
tin; Luật Ký kết, gia nhập và thực
hiện điều ước quốc tế; Luật Báo chí
sửa đổi, Luật Trẻ em…. Việc Quốc
hội banh hành các luật này nhằm
tiếp tục thể chế hóa chủ trương
của Đảng, cụ thể hóa các quy định
mới của Hiến pháp, góp phần hoàn
thành cơ bản chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh của toàn khóa XIII,
hoàn thiện hệ thống pháp luật về
quyền con người, quyền công dân,
quyền trẻ em, quyền tự do báo chí,
quyền tự do ngôn luận, tăng cường
công tác quản lý thuế, thực hiện công
khai, minh bạch, bình đẳng, cạnh
tranh lành mạnh, khuyến khích đầu
tư, phát triển sản xuất kinh doanh….
Đề cập đến các vấn đề về kinh tế
- xã hội, ông Phó Tổng Thư ký Quốc
hội cho biết, Quốc hội đã thảo luận
báo cáo của Chính phủ về đánh giá
bổ sung kết quả thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội năm
2015, đánh giá kết quả thực hiện kế
hoạch 5 năm 2011-2015 và quyết
định kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm 2016-2020.
Tại các buổi thảo luận, các Đại
biểu Quốc hội đã tập trung phân
tích,đánhgiákháchquan,toàndiện,
sâu sắc những mặt được, chưa được
trong phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước năm 2015, những tháng
đầu năm 2016, kết quả thực hiện kế
hoạch 5 năm 2011-2015; xác định
nguyên nhân chủ quan, khách quan
kết quả công tác chỉ đạo, điều hành
của Chính phủ, các ngành, các cấp,
từ đó, đề xuất các nhiệm vụ và giải
pháp chủ yếu để tổ chức thực hiện
thắng lợi kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội năm 2016. Đối với công
tác tổng kết nhiệm kỳ, ông Lê Minh
Thông cho biết, tại kỳ họp này, Quốc
hội đã dành nhiều thời gian xem xét
các báo cáo nhiệm kỳ 2011-2016
của Quốc hội, các cơ quan của Quốc
hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao…
	 Quốc hội cơ bản tán thành
với các báo cáo về những kết quả
đạt được và cho rằng, trong nhiệm
kỳ 2011-2016, mặc dù tình hình
thế giới, khu vực có nhiều diễn biến
phức tạp, kinh tế - xã hội trong nước
gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự
lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ, giúp
đỡ và giám sát của nhân dân, kế
thừa, phát huy những thành quả,
bài học kinh nghiệm của các khóa
trước, các cơ quan trong bộ máy nhà
nước đã nỗ lực phấn đấu, tiếp tục
đổi mới cả về tổ chức, phương thức
hoạt động, thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo
quy định của Hiến pháp, pháp luật.
Đề cập đến công tác nhân sự,
ông Lê Minh Thông cho biết, do yêu
cầu công tác nhân sự sau Đại hội lần
thứ XII của Đảng, nhằm tạo sự đồng
bộ trong công tác nhân sự, đáp ứng
kịp thời công tác lãnh đạo của Đảng,
chỉ đạo, điều hành của Nhà nước,
Quốc hội đã tiến hành xem xét miễn
nhiệm, bầu, phê chuẩn một số nhân
sự cấp cao của Nhà nước. Quốc hội
đã bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch
Hội đồng bầu cử Quốc gia; Chủ tịch
nước; Thủ tướng Chính phủ; 2 Phó
Chủ tịch Quốc hội; 7 ủy viên Ủy ban
Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch
nước; Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao; Chủ tịch Hội đồng dân
tộc; Chủ nhiệm 5 Ủy ban thường vụ
Quốc hội; Tổng Kiểm toán Nhà nước;
3 Phó Thủ tướng, 18 Bộ trưởng và
thành viên Chính phủ…“Việc xem
xét, quyết định về công tác nhân sự
là nội dung trọng tâm của kỳ họp,
có ý nghĩa quan trọng đối với chất
lượng, hiệu quả hoạt động của bộ
máy Nhà nước, được thực hiện chặt
chẽ, thận trọng, đúng pháp luật, bảo
đảm dân chủ, bảo đảm sự lãnh đạo
của Đảng”, ông Thông nói.
TheoôngPhóTổngThưkýQuốc
hội, các nhân sự được bầu hoặc phê
chuẩn đáp ứng được các yêu cầu về
tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo
đức, năng lực, trình độ; được đào tạo
cơ bản, trưởng thành từ cơ sở, trải
qua các cương vị khác nhau, có kinh
nghiệm, năng lực thực tiễn; đồng
thời có số lượng và cơ cấu hợp lý, có
sự tiếp nối, kế thừa kinh nghiệm
hoạt động thực tiễn của các khóa
trước và phù hợp với xu hướng phát
triển của đất nước. “Các vị Đại biểu
Quốc hội đã dành thời gian nghiên
cứu, trao đổi dân chủ, thể hiện
rõ chính kiến, sáng suốt lựa chọn
những người xứng đáng đảm nhận
các công việc quan trọng. Kết quả
bầu và phê chuẩn các chức danh
cụ thể đạt tỷ lệ tán thành cao, được
dư luận xã hội và cử tri quan tâm,
ủng hộ”, ông Phó Tổng Thư ký Quốc
hội cho biết. Ngoài ra, ông Lê Minh
Thông cho biết, cũng tại kỳ họp này,
lần đầu tiên Chủ tịch nước, Thủ
tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc
hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao sau khi được bầu đã thực hiện
tuyên thệ theo quy định của Hiến
pháp năm 2013, thể hiện mạnh mẽ
và khắc ghi trong tâm lời hứa tuyệt
đối trung thành với Tổ quốc, Nhân
dân và Hiến pháp, hoàn thành
trọng trách mà Đảng, Nhà nước và
nhân dân giao phó. “Quốc hội cùng
toàn Đảng, toàn dân đặt niềm tin,
sự ủng hộ đối với các vị lãnh đạo mới
được bầu, phê chuẩn sẽ nỗ lực rèn
luyện, hành động để xứng đáng với
sự tín nhiệm của Đảng, Nhà nước
và sự tin tưởng của nhân dân”, ông
Thông nhấn mạnh.
infonet
Từ ngày 11-13/4, ông Đinh
Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị,
Thường trực Ban Bí thư T.Ư Đảng,
dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao VN
thăm chính thức Lào theo lời mời
của ông Phankham Viphavan, Ủy
viên Bộ Chính trị, Thường trực
Ban Bí thư, Phó Thủ tướng Chính
phủ CHDCND Lào.
Tại cuộc hội đàm giữa Đoàn
đại biểu cấp cao VN và Lào, hai
bên nhất trí tiếp tục tăng cường
các chuyến thăm, gặp gỡ, tiếp xúc
giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng,
hai nước; thường xuyên phối hợp,
trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về
công tác xây dựng Đảng, quản
lý nhà nước, tổ chức các cuộc hội
thảo, tọa đàm lý luận và thực
tiễn...; đẩy mạnh công tác tuyên
truyền về truyền thống quan hệ
đặc biệt Việt - Lào...
Ông Phankham Viphavan
thông báo bên cạnh việc xả nước
từ các đập thủy điện trên dòng
nhánh sông Mê Kông để hỗ trợ
nhân dân VN khắc phục tình
trạng hạn hán và xâm nhập mặn
ở các tỉnh Nam bộ và Tây nguyên,
Chính phủ Lào đã quyết định viện
trợ 200.000 USD và nhân dân Lào
đã quyên góp 50.000 USD để giúp
đỡ nhân dân các tỉnh chịu thiệt
hại do thiên tai ở VN. Ông Đinh
Thế Huynh thay mặt Đảng, Nhà
nước và nhân dân VN bày tỏ cảm
ơn sâu sắc và đánh giá cao nghĩa
cử quý báu này của Đảng, Nhà
nước và nhân dân Lào.
Chiều 11.4, tại Thủ đô Vien-
tiane, Tổng Bí thư Bounnhang
Volachith, Chủ tịch nước Chum-
maly Sayasone đã thân mật tiếp
Đoàn đại biểu cấp cao VN.
Theo TTXVN
Tăng cường mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt - Lào P/V
“Việc xem xét nhân sự được thực hiện chặt chẽ, đúng pháp luật”. Tuấn Minh
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì buổi họp báo công bố kết quả kỳ họp
thứ 11, Quốc hội khóa XIII. (Ảnh: Tuấn Minh)
3Số 113 - Tháng 4/2016
Người dân TPHCM có lẽ ai
cũng vui mừng và kỳ vọng khi
Bí thư thành ủy Đinh La Thăng
nói về mục tiêu trở lại vị trí “Hòn
ngọc viễn Đông” như từng có
đượctronglịchsử.Tuynhiên,làm
thế nào để thực hiện điều này là
nỗi trăn trở của nhiều người.
“Nghị quyết của Bộ Chính trị
không yêu cầu đưa TPHCM trở lại
vị trí số 1 mà chỉ phấn đấu rút ngắn
khoảng cách với khu vực. Nhưng khi
thực hiện thì TPHCM cần phải đặt
mục tiêu khát vọng cao hơn. Không
ai cấm chúng ta khát vọng trở lại vị
trí số 1” - Ông Đinh La Thăng, Bí
thư Thành ủy TPHCM đã và đang
truyền đi một cảm hứng mới trong
dư luận và lòng mong mỏi của người
dân khi bày tỏ quyết tâm đưa TPH-
CM “trở lại vị trí số 1”. Điều khiến
ông Thăng có cảm xúc mạnh nhất là
trước đây 50 năm, Sài Gòn từng được
mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn đông”,
khiến ông Lý Quang Diệu - Thủ
tướng Singapore khi ấy phải mơ ước
ngước nhìn, thì nay tình thế lại đảo
ngược. Liệu 50 năm nữa, TPHCM
có theo kịp Singapore, vì Singapore
đang là siêu đô thị số 1 của khu vực.
Cụ thể, theo  người đứng
đầu ThànhủyTPHCM,khixâydựng
cơ chế không chỉ là chuyện giữ lại bao
nhiêu phần trăm ngân sách mà phải
là có cơ chế làm sao có được ngân sách
nhiềuhơn,đểtỉlệphầntrămkhôngđổi
nhưng con số tuyệt đối phải tăng lên.
Như thế Nhà nước cũng được nhiều
hơn, TP cũng có nhiều tiền hơn thì
mới có điều kiện tái đầu tư phát triển.
Trước băn khoăn về khoảng cách của
TPHCM so với các TP lớn trong khu
vực, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng
nói: “Không có gì là không thể! Mình
đã có một động lực tinh thần rất lớn,
nếu không có yếu tố đó thì làm sao
mình thắng được Mỹ. Nửa triệu lính
Mỹ với vũ khí hiện đại như vậy làm
sao mình thắng được. Sức mạnh tinh
thần, sức mạnh đoàn kết đóng vai
trò quan trọng”. Thực tại, TPHCM
vẫn là đầu tàu kinh tế của cả nước.
Nhưng ông Thăng không hài lòng,
ông không nghĩ và thỏa mãn như thế.
Thực chất điều ông Thăng nói đến là
sự “tụt hậu” của TPHCM và cũng là
của chung cả nước - hay chính xác là
chuyện tụt hậu của cả nước, trong đó
0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
Thành phố Hồ Chí Minh làm gì để đạt được vị trí số 1?
 Minh Sơn
Quy tập và tìm kiếm
hàicốtliệtsĩlàmộttrong
những nội dung lớn của
công tác chính sách sau
chiến tranh, luôn được
toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta quan tâm
thực hiện. Điều đó thể
hiệnsâusắcđạolý“Uống
nước nhớ nguồn”, “Đền
ơn đáp nghĩa” của dân
tộc ta và tấm lòng thành
kính, biết ơn của những
người đang sống đối với
các anh hùng liệt sĩ đã
hy sinh vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc và làm
nhiệm vụ quốc tế cao cả.
Công tác này thời gian
qua được các cấp, các ngành,
các tổ chức, lực lượng, cơ
quan, đơn vị quán triệt ng-
hiêm túc Chỉ thị 24-CT/TW
của Bộ Chính trị (khóa XI),
Quyết định 1237/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ
về việc “Phê duyệt Đề án tìm
kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ
nay đến năm 2020 và những
năm tiếp theo” (gọi tắt là Đề
án 1237) và các quy định,
hướng dẫn của các bộ, ngành
Trung ương; chủ động làm
tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức, trách nhiệm,
phát huy sức mạnh tổng hợp
trong tổ chức thực hiện.
Trong thực hiện nhiệm
vụ tìm kiếm, quy tập, nhiều
cán bộ, chiến sĩ Quân đội
(nhất là các đội công tác
chuyên trách) đã nỗ lực vượt
qua khó khăn, gian khổ,
hiểm nguy, được nhân dân
ta ghi nhận, đánh giá cao.
Từ khi thực hiện Đề án đến
nay, cả nước đã quy tập được
7.997 hài cốt liệt sĩ. Trong
đó: Trong nước là 4.072; Lào:
1.347; Campuchia: 2.578.
Đáng chú ý, trong điều kiện
thông tin ngày càng khó
khăn, nhưng công tác tìm
kiếm, quy tập vẫn được triển
khai một cách toàn diện, đạt
nhiều kết quả tốt. Điều đó
phảnánhquyếttâmchínhtrị
cao của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta trước nhiệm vụ
thiêng liêng, cao cả; thể hiện
sự tri ân của thế hệ hôm nay
đối với các anh hùng liệt sĩ,
đáp ứng một phần nguyện
vọng, tăng niềm tin của
nhân dân và đối tượng chính
sách đối với Đảng, Nhà nước
và Quân đội.
Hòa cùng hào khí
“Quyết tử cho Tổ quốc quyết
sinh” của cả dân tộc, nhiều
người con anh dũng trên
khắp mọi miền đất nước đã
không tiếc xương máu để
đánh đuổi kẻ thù. Hiện tại,
còn không ít liệt sĩ vẫn chưa
được quy tập hài cốt. Nhiều
gia đình mang nỗi đau dằn
dặt vì chưa tìm thấy người
thân đã hy sinh vì nghĩa lớn.
Nhưng ở các nghĩa trang liệt
sĩtrênmọimiềncủaTổQuốc
đãcóhàngngànmộliệtsĩchưa
xác định được người thân. Đó
lànỗiđaudochiếntranhđểlại
chođếntậnbâygiờ.
Ông Trần Trung Dũng
- Giám đốc sở Lao động
- Thương binh & Xã hội
TP.Hồ Chí Minh, đã đề
nghị các cấp, các ngành có
liên quan và địa phương
đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, vận động các tổ
chức, cá nhân cung cấp
thông tin về liệt sĩ, mộ liệt
sĩ. Ngoài ra, kịp thời biểu
dương những tập thể, cá
nhân có thành tích, gương
ngườitốt,việctốttrongcông
tác tìm kiếm, quy tập hài
cốt liệt sĩ, kiên quyết không
để xảy ra tiêu cực trong
quá trình thực hiện. Đối với
những mộ liệt sĩ chưa tìm
thấy, các đơn vị có liên quan
tiếp tục thu thập, xác minh
thông tin, tiến hành khảo
sát thận trọng, chặt chẽ để
xây dựng kế hoạch cất bốc
tiếp tục trong thời gian tới.
Không Ngơi Nỗ Lực Quy Tập Hài Cốt Liệt Sĩ
Minh Sơn
Vừa qua, đoàn Lãnh đạo
cấp cao tỉnh Bó Kẹo do Đ/chí
Khăm Khăn Phơi Nhạ Vông,
Uỷ viên TW Đảng NDCM
Lào, Bí thư Tỉnh uỷ, Tỉnh
trưởng Bó kẹo (CHDCND
Lào) làm Trưởng đoàn đã
đến thăm và làm việc tại
trường Cao đẳng Sơn La
nhân ngày tết truyền thống
Bunpimay, cùng đi có các Đ/
chí Nguyễn Đắc Quỳnh, Phó
Bí thư Thường trực Tỉnh Ủy
tỉnh Sơn La, Đ/chí Phạm
Văn Thuỷ, Tỉnh Ủy viên, Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La.
Tại buổi gặp mặt - Đ/chí
Khăm Khăn Phơi Nhạ Vông
đã gửi lời chúc mừng năm
mới tốt đẹp nhất tới các thầy
cô giáo, các em lưu học sinh
Lào và dặn dò các em lưu
học sinh cố gắng vừa học tập
tốt, vừa giữ gìn phát huy nét
văn hoá truyền thống tốt đẹp
của dân tộc sau này về cống
hiến, phục vụ cho đất nước.
Đồng thời, gửi lời cám ơn sâu
sắc nhất tới Lãnh đạo tỉnh
Sơn La đã tạo điều kiện cho
lưu học sinh Lào sinh sống
và học tập. Qua đó, Đ/chí
Khăm Khăn Phơi Nhạ Vông
thông tin cho các lưu học
sinh biết về tình hình kinh
tế-xã hội của đất nước trong
năm 2015 có nhiều bước phát
triển. Năm 2015 là năm
diễn ra nhiều sự kiện quan
trọng của đất nước, như: kỷ
niệm 40 Quốc khánh nước
CHDCND Lào (2/12/1975-
2/12/2015), bầu cử Hội đồng
Nhân dân các cấp năm 2015
và Quốc hội khoá VIII nhiệm
kỳ 2016-2021diễn ra thành
công tốt đẹp…     
Bó Kẹo là tỉnh thứ 2 có
lưu học sinh sang học tập tại
trường Cao đẳng Sơn La (từ
năm2002).Tínhđếnnămhọc
2015-2016, Bó Kẹo là tỉnh có
số lưu học sinh nhiều thứ 3 so
với 7 tỉnh khác sau tỉnh Hủa
Phăn và U Đôm Xay với 153
lưu học sinh đang theo học tại
các trường trên địa bàn tỉnh
Sơn La, trong đó 56 lưu học
sinh đang học tập tại trường
Cao đẳng Sơn La.
Cũng tại buổi gặp mặt,
Đoàn đã tặng quà cho các bạn
lưu học sinh nhân dịp đón tết
truyền thống Bunpimay, sự
kiện này là nguồn động viên
lớn, tiếp sức cho các bạn lưu
học sinh yên tâm cố gắng học
tập tốt hơn.
Lãnh đạo Cấp cao Tỉnh Bó Kẹo Thăm
và Làm việc Tại trường Cao đẳng Sơn La
Thành Diện
có TPHCM. Tụt hậu như thế nào?
Hồicuốinăm2015,tạiHàNộidiễnra
hai cuộc hội thảo về cải cách thể chế
kinhtếViệtNamđểhộinhậpvàphát
triển giai đoạn 2015-2035 và tổng kết
30 năm đổi mới giai đoạn 1986-2015.
Tại những diễn đàn này, các chuyên
gia kinh tế và nhà nghiên cứu đã đề
cập những tài liệu cho thấy thu nhập
bình quân đầu người của Việt Nam
đứng hàng 123/182, trong nhóm 1/3
quốc gia cuối bảng có thu nhập đầu
người thấp nhất, thụt lùi so với Hàn
Quốc chừng 30-35 năm, Malaysia 25
năm, Thái Lan 20 năm, Indonesia
và Philippines 5-7 năm. Đến năm
2038 và 2069, Việt Nam mới có thể
bắt kịp năng suất lao động của Phil-
ippines và Thái Lan. Giáo dục đứng
hàng 121/187; hoạt động sáng chế
đứng hàng 108/130; chỉ số y tế đứng
hàng 160/190. Trước thực trạng này,
tại diễn đàn tổng kết 30 năm đổi mới
giai đoạn 1986-2015, ông Trần Đình
Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt
Nam đã nêu vấn đề rằng, nếu không
có gì đột phá, thì đến năm 2035, tức
sau 50 năm đổi mới, Việt Nam sẽ
nằm ở đâu trong “bảng tổng sắp” các
nền kinh tế thế giới?
ÔngThăngchưađưarakếhoạch
chi tiết, nhưng điều ông khẳng định
đầu tiên là cần một cơ chế đặc thù,
chứ TP không thể “mặc chung cái áo”
giống mọi địa phương khác. Như vậy
có thể hiểu rằng, nhiều cơ chế, chính
sách, cách thức vận hành, hệ thống
lãnh đạo và quản lý…như lâu nay
đã không còn phù hợp và thậm chí
đang cản trở phát triển của TP. Đã
có rất nhiều ý kiến xung quanh nhu
cầu đổi mới cơ chế, hoàn thiện thể
chế kinh tế, đổi mới hệ thống chính
trị về tổ chức, về phương thức hoạt
động; và dư luận trong Đảng, trong
xã hội còn gửi gắm sự kỳ vọng lớn
vào điều này bằng cách đặt trước cho
nó một cái tên là “Cuộc đổi mới lần
thứ hai” nhằm đưa đất nước vào thời
kỳ phát triển mới, bền vững. Ngay
tại diễn đàn tổng kết 30 năm đất
nước đổi mới giai đoạn 1986-2015,
các nhà nghiên cứu cũng cho rằng
có những tư duy cũ, những vấn đề
lý luận chưa làm rõ, như chế độ sở
hữu đất đai, vai trò của kinh tế nhà
nước, thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN…có thể đã là nguyên
nhân kìm hãm phát triển, và điều
đó đồng nghĩa với tụt hậu. Phát biểu
tại Đại hội Đảng lần thứ XII hôm
22/1/2016, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch -
Đầu tư Bùi Quang Vinh nói: “Một hệ
thống chính trị phù hợp với nền kinh
tế kế hoạch hoá trước đây, đặc biệt là
trong hoàn cảnh chiến tranh nay đã
không còn phù hợp với nền kinh tế
thị trường, thậm chí còn là rào cản,
trở ngại cho sự phát triển”; và khẳng
định: “Đổi mới hệ thống chính trị là
điều kiện để phát triển”.
Công tác chuẩn bị cho bầu
cử đại biểu Quốc Hội (ĐBQH)
khóa XIV và đại biểu Hội đồng
nhân dân (HĐND) các cấp
nhiệm kỳ 2016-2021 ở huyện
Ứng Hòa - TP Hà Nội đang được
các cấp, ngành...triển khai gấp
rút với tinh thần tất cả cho ngày
hội lớn của toàn dân.
Sau khi tổ chức thành công 2
vòng hiệp thương, Ủy ban MTTQ
huyện đã tổ chức hội nghị hướng dẫn
công tác tổ chức, lấy ý kiến cử tri nơi
cư trú đối với người ứng cử ĐBQH và
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Công tác tiếp nhận hồ sơ và lấy ý
kiến cử tri đối với những người ứng
cử đại biểu HĐND cấp huyện, xã
đang được tiến hành khẩn trương và
đạt kết quả tốt. Từ đó, giúp Ủy ban
MTTQ huyện tổ chức hội nghị hướng
dẫn công tác tổ chức và lấy ý kiến cử
tri nơi cư trú đối với người ứng cử
ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp.
Các cấp, ngành, địa phương liên
quan cũng đang tiến hành các giải
pháp nhằm đảm bảo công tác ANTT.
Theo đó, tiểu ban bảo vệ ANTT đã
ban hành kế hoạch, chỉ đạo, hướng
dẫn ban công an các xã, thị trấn xây
dựng kế hoạch, triển khai kịp thời các
biện pháp bảo vệ bầu cử. Chủ động
nắm chắc tình hình cơ sở, đặc biệt là
địa bàn trọng điểm, phức tạp về tôn
giáo, giải phóng mặt bằng có xảy ra
khiếu kiện, mâu thuẫn, tranh chấp
để tham mưu phương án giải quyết.
Theo Ủy ban Bầu cử huyện, bên
cạnh những thuận lợi, huyện cũng
gặp một số khó khăn, vướng mắc.
Nhậnthứcrõkhókhăn,cấpủy,chính
quyền, MTTQ từ huyện đến cơ sở đã
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác
bầu cử khẩn trương, nghiêm túc,
đúng luật, đúng thời gian quy định.
Với những việc làm tích cực, cụ thể,
huyện Ứng Hòa đang thể hiện rõ
quyết tâm để ngày bầu cử ĐBQH và
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
thực sự là ngày hội của toàn dân.
04 Số 113 - Tháng 4/2016SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
HƯỚNG TỚI CUỘC BẦU CỬ ĐBQH KHÓA XIV VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2016-2021
Toàn hệ thống chính trị và
người dân xã Tân Hiệp, huyện
Long Thành, tỉnh Đồng Nai
hân hoan phấn khởi trong việc
chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa XIV và đại
biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ
2016-2021.
Trao đổi với p/v Báo Thời báo Mê
Kông, ông Trương Công Niễm - Chủ
tịch UBND xã Tân Hiệp, cho biết:
“Đànông,đànbà,namnữthanhniên
ngườiChơrotạixãđủtiêuchuẩnthực
hiện quyền công dân sẽ tham gia bầu
cử đầy đủ, không vắng mặt bất kỳ ai”.
Có được sự hưởng ứng nhiệt tình này
của bà con là nhờ vào việc các tổ chức
chính trị, đoàn thể của xã Tân Hiệp
đã thực hiện nhiều phần việc nhằm
gửi đến người dân những thông tin,
nội dung của cuộc bầu cử sắp đến.
Song song với những buổi tiếp
xúccùngngườidânthìcôngtáctuyên
truyền trực quan cũng được các địa
phương triển khai rầm rộ tại huyện
Long Thành. Ban Chỉ đạo và Ủy ban
Bầu cử Xã Tân Hiệp cũng thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn
các đơn vị, địa phương về quy trình
thực hiện các bước bầu cử, bảo đảm
sát từng nội dung, nhiệm vụ. Tiểu
ban An ninh đã triển khai thực hiện
nghiêm các kế hoạch, phương án bảo
đảm an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn; tập trung
giải quyết tốt đơn, thư khiếu nại, tố
cáo của công dân theo đúng quy định
của pháp luật.
Tân Hiệp - Long Thành - Đồng Nai:
Khẩn trương cho ngày hội lớn
Hồ Thuỵ - Thuỳ Duyên
Huyện Ứng Hòa - TP Hà Nội:
Để ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân
Ly Sơn
Chuẩn bị bầu cử Đại biểu
Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và
Đại biểu HĐND các cấp, nhiệm
kỳ 2016-2021, Ủy ban bầu cử
(UBBC) xã Kim Chung đã chủ
động triển khai các bước công
việc, tổ chức các hội nghị tập
huấn nghiệp vụ bầu cử...
Sau khi tổ chức hiệp thương lần
2 để thỏa thuận, lập danh sách sơ bộ
những người ứng cử Đại biểu HĐND
các cấp, đến thời điểm này, xã đã cơ
bản hoàn thành việc tổ chức hội nghị
lấy ý kiến và tín nhiệm của cử tri nơi
cư trú về những người ứng cử Đại
biểu HĐND xã, nhiệm kỳ 2016-2021.
Sau hiệp thương lần thứ 2,
HĐND xã có 57 người ứng cử bầu 29
đại biểu; trong số người ứng cử có 12
người ngoài Đảng chiếm tỷ lệ 21,05%;
21 người là nữ chiếm tỷ lệ 36,8%; tỷ
lệ người trẻ tuổi chiếm 35,08%; đại
biểu tái cử đạt 71%. Sau hội nghị lấy
ý kiến và tín nhiệm của cử tri, UBBC
xã sẽ điều chỉnh cơ cấu, thành phần,
số lượng người được giới thiệu ứng cử.
Đây là cơ sở để MTTQ xã tổ chức hội
nghị hiệp thương lần thứ 3, lựa chọn,
lập danh sách những người đủ tiêu
chuẩn ứng cử Đại biểu HĐND xã.
Để giúp nhân dân hiểu mục đích, ý
nghĩa của cuộc bầu cử, nội dung của
Luật bầu cử, tiêu chuẩn Đại biểu
Quốc hội, Đại biểu HĐND, cũng
như quyền lợi, trách nhiệm của cử
tri, xã Kim Chung đã và đang đẩy
mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình
thức. Với sự chuẩn bị chu đáo, đúng
tiến độ, quy trình, xã Kim Chung
phấn đấu đảm bảo cuộc bầu cử Đại
biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu
HĐND xã, nhiệm kỳ 2016-2021,
thực sự dân chủ, bình đẳng và là
ngày hội của toàn dân.
Kim Chung - Hoài Đức:
Khẩn trương, dân chủ và đúng luật Ly Sơn
BầucửđạibiểuQuốchộikhoá
XIV và đại biểu HĐND các cấp,
nhiệm kỳ 2016 -2021 là đợt sinh
hoạtchínhtrịsâurộng,làngàyhội
lớn của toàn Đảng, toàn dân. Thời
gian qua, xã Tản Lĩnh và Vân Hoà
huyện Ba Vì đã triển khai thực
hiệntốtcácbướcchuẩnbịchocông
tác bầu cử ở địa phương, trong đó
trọngtâmlàbầucửHĐNDxãtheo
đúng trình tự, kế hoạch, đảm bảo
dânchủvàđúngluật.
Vân Hoà và Tản Lĩnh là hai xã
miền núi về phía nam của huyện Ba
Vì. Với diện tích các xã rộng, gồm 2
dân tộc chính là Kinh và Mường
cùng một số ít dân tộc ít người khác
sinh sống, với trình độ dân trí không
đồng đều… do đó, vấn đề được các
thành viên ban chỉ đạo, thành viên
ủy ban bầu cử đại biểu HĐND xã
đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền
bầu cử đến các tầng lớp nhân dân.
Thời điểm này, xã Tản Lĩnh đã hoàn
thành công tác hiệp thương lần thứ
haivàthốngnhấtcơcấu,thànhphần
số lượng là 35 đại biểu, số người được
giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND xã
70 người. Trong đó, tỷ lệ nữ chiếm
40%, tái cử 35%, người ngoài Đảng
18%, tuổi trẻ 28% và dân tộc là 14%.
Xã Vân Hoà cũng đã hoàn thành
công tác hiệp thương lần hai theo
đúng kế hoạch, cơ cấu đại biểu đảm
bảo theo đúng quy định.
Không khí của ngày hội lớn
đang lan toả đến các thôn, xóm
của xã Tản Lĩnh và Vân Hoà của
huyện Ba Vì. Với sự chuẩn bị tích
cực, hai xã hướng tới cuộc bầu cử đại
biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
sẽ thành công tốt đẹp.
Huyện Ba Vì - TP Hà Nội:
Công tác chuẩn bị bầu cử ở xã Tản Lĩnh và Vân Hoà
Ly Sơn
Thực hiện luật bầu cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân, Nghị quyết số 1129/2016/NQ/
YBTVQH, Lịch trình số 09/LT-
UBND của UBND tỉnh Ninh Bình
về tổ chức thực hiện công tác bầu cử
đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại
biểu HĐND các cấp nhiệm kì 2016-
2021, Ủy ban bầu cử huyện Kim
Sơn đã nhanh chóng tổ chức triển
khai công việc, chú trọng đến công
tác truyên truyền và đảm bảo an
ninh trật tự.
Theo đó, Phòng Văn hóa-Thông
tin, Trung tâm văn hóa thông tin và
thể thao huyện Kim Sơn thực hiện
triển khai các nội dung tuyên truyền
và tập huấn nghiệp vụ bầu cử cho
công chức tại các xã, thị trấn. Vềcông
tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn huyện
Kim Sơn, UBND huyện đã chỉ đạo
Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự
huyện, căn cứ vào tình hình thực tế
của địa phương, chủ động xây dựng,
triển khai kế hoạch, phương án trong
suốt quá trình chuẩn bị, tổ chức cuộc
bầu cử trên địa bàn huyện. Với việc
chủ động chuẩn bị cho công tác bầu
cử của lãnh đạo huyện Kim Sơn, tin
rằng ngày hội của toàn dân sẽ thành
công rực rỡ.
Kim Sơn - Ninh Bình:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trước ngày bầu cử
Lê Huy
Ngay sau khi có chỉ đạo của
thành phố Hà Nội về công tác bầu cử
đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND
các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, Ban
Thường vụ Quận uỷ, Thường trực
HĐND, UBND đã tổ chức nhiều Hội
nghịtriểnkhaicácvănbảncủaTrung
ương, thành phố, quận, liên quan đến
côngtácbầucử.Đượcbiết,Ủybanbầu
cử quận Hà Đông đã tổ chức cấp phát
đến các phòng, ban, đơn vị, các tổ dân
phố tổng số 1870 cuốn Luật Bầu cử
Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND;
1870 cuốn Luật Tổ chức chính quyền
địa phương, các tài liệu hướng dẫn
công tác hiệp thương, lựa chọn giới
thiệu những người ứng cử Đại biểu
Quốc hội khóa XIV và những người
ứng cử Đại biểu HĐND các cấp; 115
bộ tài liệu phục vụ bầu cử và 12000
tờ danh sách cử tri loại nhỏ, 1200 tờ
danh sách cử tri loại to; cuốn Hỏi đáp
về Bầu cử; Luật tổ chức Quốc hội; tạm
cấp 210.000 thẻ cử tri cho Uỷ ban bầu
cử17phường,80đĩatàiliệuliênquan
đến công tác bầu cử.
Hà Đông - Hà Nội:
Triển khai tập huấn nghiệp vụ bầu cử
Lê Huy
05Số 113 - Tháng 4/2016 SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM
CHUNG TAY ỨNG PHÓ HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Trong vài ngày đầu tháng
4/2016, mực nước đo được ở
thượng nguồn ĐBSCL tăng, dao
động từ 15-20cm. Song, các phân
tích khoa học cho thấy, ĐBSCL
đừng quá kỳ vọng vào việc các
nước thượng nguồn xả lũ từ các
đậpthủyđiện,màphảicónhững
giải pháp chủ động thích ứng
tình hình hiện tại và tương lai.
*Phản ứng còn chậm
Tình trạng khô hạn, mặn xâm
nhập ở ĐBSCL đang tác động mạnh
và gây thiệt hại nặng nề cho cây
trồng, vật nuôi trong vùng. Nguồn
nước ngọt khan hiếm nghiêm trọng
trong sinh hoạt ở các tỉnh ven biển
gây ra xáo trộn rất lớn cuộc sống
của người dân. Đáng lưu ý, tình
trạng người dân rời bỏ quê ở những
vùng đất sản xuất nông nghiệp chịu
ảnh hưởng hạn, mặn ngày càng gia
tăng. Con số thiệt hại được ghi nhận
ít nhất 160.000ha lúa bị thiệt hại.
Ngoài ra, các cây trồng công nghiệp,
vật nuôi cũng thiệt hại nặng.
TS. Lê Anh Tuấn - Viện phó
Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu,
cho biết: Theo số liệu quan trắc,
ĐBSCL từng có năm nhận lưu
lượng nước sông Mê Kông 1.500
m3/s, nhưng mặn chỉ xâm nhập 60-
65km. Còn năm nay, lưu lượng nước
2.600 m3/s, mặn xâm nhập tới 70-
80 km. Ông Tuấn giải thích thêm, do
ĐBSCL làm lúa quá nhiều, khoảng
70% lượng nước sông Mê Kông được
sử dụng cho nông nghiệp, trong đó
80% sử dụng cho lúa. Vì thế, lượng
nước ngọt ở các cửa sông còn ít,
không đẩy được nước mặn, để nước
mặn vào sâu.
Các số liệu từ các nhà khoa học
cho thấy, mực nước và dòng chảy
sông Mê Kông bắt đầu giảm từ năm
2000. Đó cũng là thời điểm các nước
bắt đầu xây dựng nhiều đập thủy
điện trên dòng Mê Kông. Trong khi
đó, các nước như Thái Lan, Campu-
chia, Lào cũng rơi vào tình cảnh khô
hạn. Đặc biệt, Thái Lan đang tận
dụng nhiều phương tiện để hút và
tích trữ nước ngọt chống hạn. Nên
khả năng nguồn nước về đến cuối
nguồn sông Mê Kông càng hạn hẹp.
Ông Nguyễn Hữu Thiện - Chuyên
gia độc lập về nghiên cứu sinh học
ĐBSCL, phân tích: ĐBSCL có ba
“túi nước điều hòa” là Biển Hồ ở
Campuchia, Đồng Tháp Mười và
Tứ giác Long Xuyên. Biển Hồ mùa
khô rộng 300.000 ha nhưng mùa
lũ tới 1.500.000 ha; còn Đồng Tháp
Mười rộng 700.000 ha, Tứ giác Long
Xuyên rộng 590.000 ha. Những khu
vực này mùa lũ chứa nước sâu 3-4
mét, sau đó từ từ nhả ra đẩy nước
mặn vào mùa khô.
Ông Nguyễn Văn Đồng - Giám
đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang,
kiến nghị: “Bộ NN&PTNT nên cho
phép một số địa phương xây dựng đề
án, tích nước ngọt cung cấp nước sinh
hoạt và sản xuất nông nghiệp. Nếu
được, Hậu Giang sẽ đi tiên phong làm
thí điểm”. Trong khi đó, nhiều ý kiến
chorằng,cầntìmracơhộitáicấutrúc
sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh
hạn, mặn ngày gia tăng khốc liệt.
Cáchđây3năm,ĐBSCLcũngrơivào
cảnh hạn, mặn nghiêm trọng.
*ĐBSCL đang “chìm”
“Khả năng đến tháng 6/2016,
El Nino sẽ kết thúc và khả năng
sẽ chuyển sang La Nina. Khi đó,
ĐBSCL sẽ phải đối diện mưa lũ
nghiêm trọng”, một nhà khoa học
đưa ra cảnh báo để thấy tính dễ
tổn thương của ĐBSCL. Thiếu nước
ngọt, không đủ lực đẩy thì nước mặn
từ biển “phản đòn”. Nhưng nhiều
người cho rằng, nỗi lo về sự phát
triển của vùng đất trù phú ĐBSCL
lớn hơn người ta nghĩ. Câu chuyện
các nước thượng nguồn đua nhau
xây đập thủy điện không chỉ làm
suy kiệt nguồn nước, nguồn thủy
sản, mà còn tác động rất lớn đến
“địa tầng” đã kiến thiết nên ĐBSCL
trong hàng nghìn năm qua. Đó
chính là nguồn “dinh dưỡng” phù sa
nằm lại ở các đập thủy điện không
thể về đến đồng bằng. Vì vậy, không
khó hiểu khi xu hướng sụp lún diễn
ra ngày càng nhiều trong vùng và
không có khả năng hồi phục. Thậm
chí có nhà khoa học cảnh báo rằng
ĐBSCL đang chìm.
Theo TS. Dương Văn Ni -
Trường Đại học Cần Thơ, thì cần
đặt vấn đề nhìn nhận cho đúng vị
thế của ĐBSCL với thế giới. Đó là
một cách để các nước trong khu vực
và thế giới có phản ứng đúng chuẩn
với vùng đất cung cấp nhiều lương
thực, hàng hóa thủy sản cho khu
vực và thế giới. Còn trước mắt, các
nhà khoa học đưa ra khuyến cáo:
ĐBSCL nên có sự chuyển dịch cơ
cấu cây trồng hợp lý, bớt quá nặng
trồng lúa. Vì để có 1 tấn lúa, cần
đến 4.500-5.000m3
nước. Cần phải
tính toán: Đánh giá 1m3 nước được
bao nhiêu tiền thay vì đánh giá trên
năng suất. Đây là cách để chúng ta
tăng nhận thức về tài nguyên.
Đói Phù Sa Cũng Nguy Cấp Như Thiếu Nước Ngọt Minh Sơn
Đồng bằng sông Cửu Long trong nguy cơ
thiếu phù sa nghiêm trọng
	 Những ngày gần đây,
hàng loạt hộ dân nuôi heo ở tỉnh
Bến Tre lâm cảnh heo bị bệnh
trạng tiêu chảy, chán ăn và chết
hàng loạt. Dù chưa rõ nguyên
nhân, nhưng nhiều người cho
rằng, rất do heo ăn uống phải
nguồn nước nhiễm mặn.
*Heo chết hàng loạt sau khi uống
nước nhiễm mặn
Nông dân Phạm Văn Mung (SN
1951, ngụ ấp An Hòa, xã An Thạnh,
huyện Mỏ Cày Nam) là hộ chăn nuôi
lợn bị thiệt hại nặng nề nhất xã. Ước
tính thiệt hại của gia đình ông lên
đến hàng trăm triệu đồng khi đàn
lợn gần 100 con bỗng dưng bị tiêu
chảy, xù lông rồi lăn ra chết. Tiếp
xúc với pv Báo Thời báo Mê Kông,
ông Mung lo lắng cho biết: “Trong
đợt hạn hán, xâm nhập mặn này đã
khiến 90 con lợn nuôi (chưa tính lợn
con) của tôi chết nghi do nguồn nước
nhiễm mặn. Ban đầu, chúng chán
ăn, rồi chuyển sang tiêu chảy, nhưng
chỉ một vài ngày sau đó đàn lợn lần
lượt chết tươi. Hốt hoảng, tôi gọi bác
sĩ thú y đến khám, chữa trị cho đàn
lợn nhưng vẫn không hết, có ngày
chúng chết đến hàng chục con. Sợ lây
lan cho những con lợn còn lại, tôi tức
tốc mang lợn chết đi tiêu hủy bằng
cách cho vào túi nilon rồi đào hố chôn
sâu dưới lòng đất cũng không xuể”.
Cũng theo ông Mung, khi đàn
heo của gia đình có một vài con bị các
triệu chứng như tiêu chảy, chán ăn
thì họ lập tức bán tháo để giảm thiệt
hại chứ không thể chờ cơ quan chức
năng xuống theo dõi, thống kê được.
Mặcdùgiađìnhôngđãthôngbáo,kê
khai lợn chết cho địa phương nắm,
và sau đó các ban ngành, đoàn thể
của xã cũng đến tận nơi ghi nhận,
lấy mẫu xét nghiệm nhưng cũng
không được hỗ trợ gì với lý do đã để
mất hiện trường. Ông Mung khẳng
định trước khi uống phải nước mặn,
đàn heo của ông vẫn phát triển bình
thường.
Ông Huỳnh Văn Hòa - Trưởng
Ban nhân nhân ấp An Hòa (xã An
Thạnh) trăn trở: “Trên địa bàn có
khoảng 20 hộ chăn nuôi lợn bị thiệt
hại nghi do nguồn nước nhiễm mặn.
Không chỉ có lợn chết hàng loạt mà
gà, vịt cũng không sống nổi. Nguồn
nước nhiễm mặn cao đã khiến cá
nuôi trong ao hồ cũng bị nổ mắt rồi
chết trắng”. Cũng theo ông Hòa, do
nguồn nước nhiễm mặn nên gần
chục con lợn nuôi của ông chuẩn bị
cũng không thích nghi, chán ăn, tiêu
chảy rồi đột ngột chết, gây bị thiệt
hại nặng nề, xem như lỗ vốn lẫn
công sức bỏ ra. Hiện số hộ chăn nuôi
bị thiệt hại ở địa phương đã làm đơn
kê báo số lượng lợn thiệt hại gửi đến
xã xin hỗ trợ.
*Địa phương khó xác minh do người
dân không khai báo
Theo cán bộ Nông nghiệp huyện
Mỏ Cày Nam, ngoài xã An Thạnh,
các xã lân cận trong huyện như
Bình Khánh Đông, Định Thủy, Ngãi
Đăng,... cũng có hàng trăm con heo
chết nghi do nguồn nước nhiễm mặn,
trong đó có hộ thiệt hại từ vài chục
đến 100 con. Thống kê sơ bộ của các
địa phương, là địa bàn có nhiều hộ
chăn nuôi với đàn heo lớn nhất tỉnh,
tính đến thời điểm hiện nay trên địa
bàn huyện đã có trên 1.000 con lợn
chết. Tuy nhiên, tại thời điểm thiệt
hại người dân không chủ động khai
báo ngay cho địa phương nên khó
xác minh thiệt hại do không còn
hiện trạng con vật nuôi chết, đồng
thời không thể xác định được nguyên
nhân chết, đó được xem là cái khó.
TạixãBìnhKhánhĐông(huyện
Mỏ Cày Nam), hộ nông dân Bùi Văn
Dũng cũng vừa kê khai với xã, lợn
chết 26 con do uống phải nguồn nước
nhiễm mặn, trong đó có cả lợn nái.
Hiện hơn 40 con lợn còn lại cũng
đang bị tiêu chảy. Tương tự, đàn lợn
của 2 hộ Lê Văn Thành (ấp Vĩnh
Khánh) và Nguyễn Văn Xưởng (ấp
An Hòa, xã An Thạnh) cũng bị tiêu
chảy rồi chết dần gây thiệt hại hàng
chục triệu đồng. Tuy nhiên, Chi cục
Chăn nuôi và thú y tỉnh Bến Tre
cho biết, hiện Chi cục chưa ghi nhận
trường hợp gia súc chết do nguồn
nước nhiễm mặn.
Trao đổi với p/v, ông Nguyễn Kỳ
Viên - Chủ tịch Hội nông dân xã An
Thạnh cho biết: “Hầu hết người dân
khai báo heo chết do nguyên nhân
chủyếulànguồnnướcbịnhiễmmặn.
Nhưng cái khó là khi ngành chức
năng tiến hành kiểm tra thiệt hại thì
hiện trường đàn lợn chết không còn,
do bà con đã tự tiêu hủy hết nên là
trước mắt chỉ tuyên truyền vận động
bà con cần dùng nước ngọt trong
chăn nuôi. Hiện chúng tôi đã ghi
nhận những thiệt hại ban đầu, đồng
thời báo cáo cấp trên nhằm có hướng
khắc phục cũng như hỗ trợ giúp các
hộ chăn nuôi vượt qua khó khăn, ổn
định sản xuất”.
Bến Tre: Vì đâu heo chết hàng loạt? Đức Thọ - Quốc Thanh
Gia đình ông Mung, bà Đẹp xây hồ để trữ
nước ngọt
06 Số 113 - Tháng 4/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Vì Sao Trái Cây Việt Thua Ngay Trên Sân Nhà? TS. Nguyễn Chí Tân
NgaybênTPHCMlàvựacâytráiĐBSCL
cực kỳ trù phú. Thế nhưng, những người
dân vẫn hằng ngày phải đối mặt với “cơn
lốc” trái cây ngoại, đặc biệt là trái cây nhập
từ Trung Quốc, Mỹ, Úc, Thái Lan…Trái cây
nhập ngoại theo đường tiểu ngạch cứ về tới
chợ là đổ thẳng vào các sạp, hoặc sang xe
tải nhỏ để chuyển đi nơi khác, tránh được
khoản thuế, hóa đơn chứng từ…Đây chính
là lý do khiến giá trái cây nhập ngoại luôn
rẻ. Mức rẻ đủ để “đè bẹp” trái cây nội.
Thực trạng trái cây nhập ngoại lấn át trái
cây nội đang đặt ra nhiều hệ lụy. Chỉ tính riêng
với chợ đầu mối nông sản thực phẩm Tam Bình
ở quận Thủ Đức, mỗi ngày có cả trăm container
trái cây nhập về từ Trung Quốc, Mỹ, Úc…Bên
cạnh đó, còn có sự xuất hiện của trái cây bình
dân từ Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc… Điều
đặc biệt, các loại trái cây này đang bán rộng rãi,
giá cạnh tranh so với hàng nội, trong khi đó cam
sành, thanh long hay mãng cầu, bưởi... sức mua
có phần lép vế. Mỗi ngày, một lượng lớn trái cây
ngoại nhập theo các xe tải đổ thẳng về các chợ.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trái cây trong
nước chiếm số lượng ít hơn vì chưa vào chính vụ.
Có thời điểm, trái cây nội chỉ chiếm khoảng 30%
tổng lượng trái cây bán ra hàng ngày. Nguồn trái
cây ngoại nhập càng đa dạng về chủng loại từ cao
cấp đến các loại trái thông dụng. 
Chiasẻvớip/vBáoThờibáoMêKông,ôngTrần
Đình Bá - Giám đốc kinh doanh một công ty xuất
nhập khẩu trái cây ở Q.1, TPHCM, thẳng thắn:
“Đừng vội “đổ thừa” cho người tiêu dùng không ủng
hộ hàng nội. Cần phải thấy được rằng, ngay ở khâu
tiếp thị, quảng bá sản phẩm của các đơn vị chức
năng vẫn chưa làm tới nơi tới chốn. Đơn cử như
tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức (nơi
cung cấp hơn 50% trái cây cho thị trường TPHCM
hiệnnay)chothấy,phầnlớnhìnhthứcbênngoàivà
cách thức bảo quản của trái cây nội thua xa trái cây
ngoại nhập. Gần như toàn bộ trái cây Trung Quốc,
Thái Lan, Mỹ, Nhật...về chợ đều được bảo quản kỹ
lưỡng, đóng trong các thùng giấy, có lớp giấy chống
va đập trong quá trình vận chuyển”.
Đi dọc các tuyến đường kể cả nội ô thành phố
đến ngoại thành, không khó tìm được một cửa hàng
bán các loại trái cây ngoại. Nếu như vài năm trước
đây chỉ lác đác vài cửa hàng bán thì gần đây các cửa
hàng kinh doanh mặt hàng này ngày càng nhiều.
Còn tại siêu thị, có hẳn khu vực riêng trưng bày
hàng nhập khẩu. Chị Cao Thị Ngọc Hằng (Chủ vựa
trái cây tại chợ đầu mối Bình Điền, TPHCM), cho
biết: “Mỗi ngày, tôi bán được trên 200kg trái cây các
loại. Ở đây, chỉ có mận, ổi là hàng nội, hàng nhập
(Trung Quốc) thì có táo, lê, quýt hồng, còn me, bòn
boncónguồngốctừTháiLan”.Chỉmộtsốíttráicây
nộinhưxoàichấtlượngcao,thanhlong,vúsữa…,với
giá có mức ngang bằng hoặc cao hơn trái cây nhập.
Không chỉ có mặt ở thành thị, trái cây ngoại,
nhất là từ Trung Quốc đã thâm nhập về các chợ
nông thôn. Ngoài xoài, tại các chợ, trái cây ngoại,
chủ yếu là bom (táo), lê, nho, hồng giòn bày bán
tràn ngập nhưng không ghi rõ nước nhập khẩu.
Khi được hỏi, hầu như người bán hàng nào cũng
né tránh hoặc lập lờ. Dù không tiểu thương nào
khẳng định nhưng ai cũng ngầm hiểu đây là
hàng Trung Quốc. Quan sát tại một số sạp trái
cây bình dân, về cảm quan, màu sắc các loại trái
cây nội - ngoại gần như nhau vì được nhập về
cùng lúc, nhưng sau một vài ngày, phần vỏ của
bưởi hay thanh long (hàng nội) bắt đầu nhăn
nheo, còn nho, táo vẫn tươi mới. Qua vài câu hỏi
làm quen, chủ sạp mới cho biết táo, nho là hàng
Trung Quốc. Còn nhớ, cách đây không lâu, Cục
Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã cảnh báo: Lượng táo nhập khẩu từ
Trung Quốc chiếm trên 58% so với hàng nhập
từ nước khác. Đến nay, không chỉ có táo mà trái
cây có xuất xứ ngoại quốc hầu như đã nhan nhản
từ chợ nông thôn cho đến siêu thị. Ai cũng biết
những mặt hàng này được ướp chất bảo quản,
nhưng chất gì, liều lượng bao nhiêu thì chỉ khi
các cơ quan chuyên môn vào cuộc thì mới rõ, còn
người tiêu dùng cũng chỉ phỏng đoán. Dù được
cảnh báo thiếu an toàn, nhưng vì tâm lý chuộng
hàng rẻ nên nhiều người vẫn sẵn sàng mua về
sử dụng.
Trong khi người kinh doanh trái cây đang
ưu ái hàng ngoại một phần do mẫu mã, trái cây
trong nước chỉ cần để hai, ba ngày là xuống màu
và nguồn cung không ổn định. Vì thế, để cung đủ
hàng và tạo sự đa dạng, nhiều nhà phân phối lẫn
tiểu thương nhanh chóng tìm kiếm nguồn hàng
thay thế. Sự ưa chuộng của người tiêu dùng cũng
có lý do chính đáng vì trái cây là giải pháp xua tan
nóng nực và khó chịu của thời tiết. Tuy nhiên, trước
khi quyết định mua các loại trái cây ngoại nhập,
người tiêu dùng không nên tham rẻ mà nên tới các
địa chỉ uy tín, biết rõ quy trình trái cây được nhập
và phân phối ra sao để tránh mua nhầm hàng kém
chất lượng. Nên chăng, các cơ quan quản lý an toàn
vệsinhthựcphẩm,chấtlượngnôngsảnsớmđưara
nhữngcảnhbáokịpthờichongườitiêudùng,tránh
những nguy hại đến sức khỏe.
Đánh giá chung về độ ngon trái cây nội và
trái cây nhập khẩu, độ ngon trái cây nội vẫn
chiếm ưu thế, giá cả lại hợp túi tiền người Việt
Nam. Tuy nhiên, trái cây nội chưa có một tiêu
chuẩn cụ thể nào về việc đánh giá độ ngon để có
thể so sánh ngang bằng với hàng nhập khẩu, từ
thời gian bảo quản, chất lượng trái, độ đường… từ
những yếu tố đó mà lượng tiêu thụ trái cây có độ
chênh lệch xấp xỉ 45% trái cây ngoại và 55% cho
trái cây nội.  
Theo báo cáo, trong số 30 nền
kinh tế xuất khẩu hàng đầu của
WTO, Việt Nam là quốc gia duy
nhất có giá trị hàng hóa xuất
khẩu tăng trong năm 2015, với
mức tăng là 7,9%, lên 162 tỷ USD.
Theo kết luận của báo cáo
“Thương mại thế giới năm 2015 và
Triển vọng năm 2016” được Tổng
giám đốc Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) Roberto Azevedo công
bố hôm 7/4, trong số 30 nền kinh tế
xuất khẩu hàng đầu của WTO, Việt
Nam là quốc gia duy nhất có giá trị
hàng hóa xuất khẩu tăng trong năm
2015, với mức tăng là 7,9%, lên 162
tỷ USD. Việt Nam cũng là quốc gia
duy nhất trong số 30 quốc gia nhập
khẩu hàng đầu có giá trị nhập khẩu
tăng, lên tới 12,3%. Theo đó, giá trị
nhập khẩu hàng hóa trong năm vừa
qua của Việt Nam là 166 tỷ USD.
Báo cáo cho biết bức tranh
thương mại toàn cầu năm 2015 khá
ảm đạm với giá trị thương mại hàng
hóa toàn cầu đã giảm 13,2%, xuống
còn 16,5 nghìn tỷ USD, trong đó
Trung Quốc giảm 2,9%, xuống còn
2.270 tỷ USD. Tiếp theo đó là Mỹ
giảm 7,1%, xuống còn 1.500 tỷ USD
và Đức giảm 1%, xuống còn 1.000 tỷ
USD. Trong năm 2015, Mỹ vẫn là
nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới,
với giá trị hàng hóa nhập khẩu là
2.300 tỷ USD (giảm 4,3%), tiếp đến
là Trung Quốc 1.600 tỷ USD(giảm
14,2%). Ngoài ra, trong khi các quốc
gia xuất khẩu lớn như Trung Quốc,
Thổ Nhĩ Kỳ và Italy có giá trị hàng
hóa vận tải qua đường biển giảm, thì
các nước châu Á như Bangladesh,
Việt Nam, Campuchia và Myanmar
lại tăng rất mạnh.
Theo TTXVN
Australia chuẩn bị cấp phép
nhập khẩu cho xoài Việt Nam P/V
Ngày 8/4, Bộ Công thương
dẫnthôngtintừBộNôngnghiệp
và Nguồn nước Australia cho
biết, Chính phủ nước này đang
hoàn tất cả thủ tục cuối cùng để
cấp giấy phép nhập khẩu cho
xoài Việt Nam.
Để chuẩn bị cho trái xoài Việt
Nam sớm có mặt tại thị trường Aus-
tralia ngay sau khi được cấp phép,
hàng loạt các hoạt động nghiên cứu
thị trường, vận động, kết nối doanh
nghiệp được các cơ quan đại diện
Việt Nam ở Australia triển khai.
Thương vụ Việt Nam tại Australia
cho rằng, chúng ta có lợi thế là dù
người Việt ở khu vực lãnh thổ Bắc
Australia rất ít, chỉ khoảng 900
người, song lại cung cấp 30% nguồn
trái cây nhiệt đới và rau quả cho
toàn Australia. Đối với mặt hàng
xoài, Bắc Australia chiếm 50% sản
lượng của nước này, trong đó sản
lượng từ các nông trang của bà con
Việt kiều chiếm hơn 50% sản lượng
toàn Bắc Úc.
Năm 2013, Hội Nông gia Việt
Nam Bắc Australia đã ra mắt tập
hợp hơn 100 hộ nông gia người Việt.
Với bản tính cần cù và sáng tạo,
người Việt ở đây đã xây dựng và
tạo dựng chỗ đứng cho cây xoài Việt
Nam. Điều đặc biệt nhất là các sản
phẩm trái cây sau thu hoạch đều
đóng gói mang thương hiệu Việt.
Thí dụ như “Vina Mango and T.V
Farms”, “Bình Dương Farm”, “Sài
Gòn Farm”, v.v...
Ngày 4/4/2016, bên lề chuyến
thăm Bắc Australia của các đại sứ
ASEAN, Đại sứ Lương Thanh Nghị
và Trưởng cơ quan Thương vụ Việt
Nam tại Australia Nguyễn Thị
Hoàng Thuý đã có buổi làm việc với
Ban chấp hành Hội Nông gia Việt
Nam tại Bắc Australia. Do cung cấp
một lượng lớn xoài cho thị trường
nên Hội đã có một mạng lưới phân
phối tiêu thụ xoài trên toàn nước
Australia. Với sự cam kết hỗ trợ
của Hội trong việc nhập khẩu và
phân phối xoài trái vụ từ Việt Nam,
chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng
xoài Việt sẽ có chỗ đứng trên thị
trường khó tính này.
Theo Báo Nhân dân
WTO: Việt Nam là nước duy nhất
xuất khẩu tăng trong năm 2015 P/V
07Số 113 - Tháng 4/2016 NHỊP CẦU ASEAN
Cộng đồng ASEAN giao lưu văn hoá, ẩm thực Phước Lập
Mới đây, tại hội trường Thành
ủy Vũng Tàu, buổi Giao lưu văn hóa
cộng đồng ASEAN đã diễn ra trong
không khí đoàn kết, thắm tình anh
em. Buổi giao lưu không chỉ mang
đến không gian văn hóa, ẩm thực
đa dạng sắc màu của các quốc gia,
mà còn siết chặt hơn nữa sự gắn kết
giữa các thành viên.
Không khí tại buổi giao lưu rất thân
tình, ấm áp với sự có mặt của lãnh đạo
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cùng đại diện
các Sở, ban, ngành của tỉnh; Tổng lãnh
sự các nước: Indonesia, Lào, Philippines, Vương
quốc Thái Lan, Singapore tại TP.Hồ Chí Minh đều
có mặt. Ngoài ra, còn có một số đại biểu khách mời
là chuyên gia, kĩ sư dầu khí, công dân Nga đang
sinh sống, làm việc tại BR-VT.
Khai mạc buổi giao lưu là những tiết mục
văn nghệ đặc sắc, mang dấu ấn riêng của mỗi
quốc gia. Đoàn ca múa nhạc tỉnh BR-VT với các
tiết mục dân tộc vừa mang nét rộn rã, vui tươi
và trẻ trung. Đoàn của Tổng lãnh sự quán Indo-
nesia giới thiệu điệu múa truyền thống Mambri
của bộ lạc ở Papua. Các nghệ sĩ đến từ Tổng lãnh
sự quán Thái Lan giới thiệu điệu múa cung đình
chào đón khách, vừa dịu dàng, vừa uyển chuyển
mang tên Thi Đa Fha Yad. Còn các khách mời
đến từ Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro đưa
khán giả đến với xứ sở Bạch Dương qua ca khúc:
Russia (nước Nga) và Oh Roman Curly (cây thùy
dương). Tiết mục nào cũng nhận được sự cổ vũ
nhiệt tình của những người có mặt. Mọi người vỗ
tay theo nhịp hát, múa, tạo không khí sôi nổi hơn
cho khán phòng.
Sau buổi giao lưu văn nghệ, khách mời tiếp
tục được tham quan các gian hàng ẩm thực của
các nước: Lào, Thái Lan, Indonesia, Nga, Singa-
pore và Việt Nam. Mỗi gian hàng đều thể hiện
những nét riêng mang phong cách của quốc gia đó.
Chẳng hạn, gian hàng của Nga không thể thiếu
bánh mì đen, xúc xích Nga, trà; Gian hàng của
Lào không thể thiếu món xôi truyền thống, bún
cá, bánh chuối mặn-ngọt…Chủ nhà VN đã giới
thiệu với bạn bè quốc tế 16 loại bánh từ 3 miền
Bắc, Trung, Nam như: bánh đậu xanh, bánh bò,
bánh khoai mì, xôi cuộn, bánh gai… cùng một số
đặc sản khác của BR-VT như: bánh hỏi, bún xào…
ÔngJeanAnes-TổnglãnhsựnướcCộng
hòa Indonesia vui vẻ chia sẻ: “Tôi đã nếm
bánh bò, bánh phu thê và cả bánh khoai
mì của Việt Nam. Các món bánh này vị
ngọt vừa phải, lại thơm và không có dầu
nên tôi thích lắm”. Anh Adriaan Johan,
làm việc tại Tổng lãnh sự quán Indone-
sia cho biết, anh cùng các đồng nghiệp đã
chuẩn bị rất kỹ cho gian hàng của mình
để giới thiệu một số món ăn truyền thống
của người Indonesia, như: Lampia (chả
giò), Tahu Iri (đậu hũ), Dadar gulung
(món tráng miệng làm từ đường, dừa và lá dứa
để tạo màu và mùi). Gian hàng cũng trưng bày
một số bộ váy, áo, mũ và nhạc cụ truyền thống của
người Indonesia cùng một số loại bánh, kẹo, đồ ăn
nhanh của Indonesia sản xuất, hiện có mặt ở các
thị trường ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Đại diện Việt Nam, Bà Đỗ Thị Như Mai -
Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu, cho biết: Đây là lần đầu tiên tỉnh
BR-VT tổ chức Giao lưu văn hóa cộng đồng ASE-
AN nhằm chào mừng việc thành lập Cộng đồng
ASEAN. Buổi giao lưu nhằm giới thiệu nét văn
hóa, ẩm thực của BR-VT nói riêng, Việt Nam nói
chung đến bạn bè trong khu vực, giúp người dân
BR-VT hiểu hơn về văn hóa các nước ASEAN,
đồng thời là cơ hội để quảng bá Văn hóa - Ẩm
thực - Du lịch Việt Nam đến cộng đồng ASEAN.
Gian hàng Việt Nam, với 16 món bánh
của 3 miền Bắc-Trung-Nam
rất hút khách
Bà Nguyễn Thị Yến - Phó Bí thư
Thường trực Tỉnh ủy tặng quà lưu niệm
cho Tổng lãnh sự các nước tại TPHCM
Tính đến hết tháng 6/2015,
các nhà đầu tư ASEAN đã rót
hơn 16,6 tỷ USD vào thị trường
bất động sản Việt Nam, chiếm
khoảng 30% tổng vốn đầu tư.
Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư) vừa báo cáo tình
hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài của các nước ASEAN
trước bối cảnh Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (AEC) được hình thành
vào cuối năm 2015. Theo nhận
định của Cục Đầu tư nước ngoài,
BĐS đang là một trong những lựa
chọn đầu tư chính của các nhà đầu
tư ASEAN vào Việt Nam. Theo
lũy kế đến hết tháng 6/2015, các
nhà đầu tư ASEAN đã đầu tư 54,6
tỷ USD vào các lĩnh vực, ngành
nghề Việt Nam, trong đó có 30%
(khoảng 16,6 tỷ USD) vốn đổ vào
BĐS. Tỷ lệ này càng tăng lên khi
đã xuất hiện những dự án tỷ USD
của các nhà đầu tư Singapore và
Malaysia vào BĐS.
Nhà đầu tư lớn nhất của ASEAN
vào lĩnh vực BĐS Việt Nam là Singa-
pore với 77 dự án (chiếm 77% dự án)
và 10 tỷ USD tổng vốn đầu tư (chiếm
60% tổng vốn). Đứng thứ hai là Ma-
laysiavới16dựánvà5,5tỷUSDtổng
vốn đầu tư (chiếm 33,3% tổng vốn).
Các nhà đầu tư Brunei, Thái Lan và
Philipines xếp sau với một số dự án
nhỏ, lẻ. Theo Cục Đầu tư nước ngoài,
các dự án BĐS của các nước ASEAN
tập trung chủ yếu tại TP.HCM, Hà
Nội và Đà Nẵng vì đây là những
trung tâm kinh tế lớn, thuận lợi cho
các dự án BĐS phát triển.
Nhận định của Cục Đầu tư
nước ngoài, mặc dù không cạnh tra-
nh trực tiếp với các dự án BĐS cho
thuê, văn phòng hạng sang với các
đối thủ chính là Hàn Quốc song các
dự án BĐS của các nhà đầu tư ASE-
AN hướng vào cạnh tranh ở phân
khúc BĐS du lịch, nghỉ dưỡng. Đây
là thế mạnh của các doanh nghiệp
Singapore, Malaysia hay Brunei.
Sắp tới, sẽ có nhiều hơn dự án vào
BĐS nghỉ dưỡng vào Việt Nam đặc
biệt tại các điểm nóng đầu tư du lịch
như Vân Đồn, Phú Quốc, Đà Nẵng…
Các dự án BĐS của các nhà đầu tư
ASEAN chủ yếu là các dự án nghỉ
dưỡng, văn phòng cho thuê hạng
trung. Dự án nhà ở thương mại
không có sự xuất hiện của các nhà
đầu tư ASEAN.
Theo nghiên cứu của Công ty
tư vấn BĐS CBRE, việc hình thành
AEC sẽ giúp các dự án BĐS Việt
Nam hút vốn ngoại nhiều hơn, đặc
biệt là các nhà đầu tư ASEAN đầu
tư vào các phân khúc BĐS nghỉ
dưỡng, BĐS du lịch và văn phòng
cho thuê. Việc thành lập một thị
trường chung AEC sẽ giúp tăng
trưởng các ngành công nghiệp và
các sản phẩm xuất khẩu được lưu
chuyển ngày càng nhanh chóng
giữa các quốc gia ASEAN. Đây là
điều kiện và cơ sở để tăng nguồn
cung văn phòng cho thuê và bán lẻ
Việt Nam để đáp ứng nhu cầu đặt
trụ sở, văn phòng, kho bãi của các
Cty đa quốc gia. Đây không chỉ là
cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp
ASEAN mà còn mở ra cho các nhà
đầu tư BĐS quốc tế khác.
Theo ông Desmond Sim - Giám
đốcphụtráchNghiêncứucủaCBRE
tại Đông Nam Á: Theo cam kết của
các nước ASEAN, AEC sẽ bắt đầu
có hiệu lực từ ngày 31/12/2015. Khi
đó, hầu như các rào cản thương mại
trong khối ASEAN đều được gỡ bỏ.
Nhiều Cty sản xuất nước ngoài đầu
tư vào Việt Nam nhằm thâm nhập
vào thị trường có hơn 500 triệu dân
này. Bên cạnh đó, nhiều DN bán lẻ
nước ngoài cũng đang xúc tiến để
gia nhập vào thị trường ASEAN.
Trong bối cảnh đó, rõ ràng nhu cầu
thuê văn phòng và diện tích bán lẻ
sẽ lên cao.
Tuy nhiên, giới chuyên gia
trong ngành BĐS thừa nhận thực
tế, chỉ với nhân tố hội nhập AEC
hay các Hiệp định FTA+ sẽ không
phải là yếu tố chính khiến BĐS
Việt Nam cất cánh, trở lại thời kỳ
đỉnh cao. Theo ông Nguyễn Văn
Đực, Giám đốc Cty Địa ốc Đất Lành
cho biết, cơ chế hội nhập sẽ khiến
nhu cầu thuê mua văn phòng,
nghỉ dưỡng tăng cao. Đây sẽ là yếu
tố giúp thị trưởng giải phóng hàng
tồn đọng. Tuy nhiên, những vấn đề
nội tại của thị trường bất động sản
như nợ xấu, dư cung BĐS biệt thự,
văn phòng cho thuê… cần được giải
quyết để thu hút thêm nhiều dự
án ngoại chất lượng. Ông Đực cho
biết thêm: “Nếu AEC hình thành,
phân khúc bất động sản cho thuê
sẽ có cơ hội được giải phóng khỏi
tình trạng ảm đạm hiện nay do
nhu cầu thuê, mua cao. Trong khi
đó, đầu tư nước ngoài vào BĐS
nghỉ dưỡng, du lịch sẽ khởi sắc hơn
tại các điểm nóng như Phú Quốc,
Quảng Ninh, Đà Nẵng…”.
Theo Dantri.com.vn
Đón đợi AEC, nhà đầu tư ASEAN đổ vốn
vào bất động sản Việt Nam P/V
08 Số 113 - Tháng 4/2016AN TOÀN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ
Chỉ còn vài giây là di chuyển
hợp pháp, thế nhưng nhiều
người lái xe lại vội vàng vít
ga khi đèn còn đỏ. Đây là thời
khắc rất nguy hiểm trong giao
thông đường bộ, thường xảy ra
va chạm, tai nạn thương tâm.
Không hiểu vội gì mấy giây để
có khi phải trả giá bằng cả mạng
sống của mình, của người?!
Nhiều người phàn nàn rằng,
mình dừng xe đợi đèn đỏ đúng luật
thì bị những người phía sau bóp
còi inh ỏi khi đèn giao thông chưa
chuyển sang màu xanh. Nhiều
người vi phạm còn quay nhìn người
tuân thủ bằng ánh mắt khó chịu.
Thực tế, những trường hợp không
chấp hành quy định tại chốt đèn
tín hiệu như thế rất dễ dẫn đến tai
nạn. Sự tăng tốc của người cố vượt
qua và người cố vượt lên trong mấy
giấy cuối khiến va chạm thường ng-
hiêm trọng. Ở các tuyến đường giao
nhau, khi đèn có tín hiệu màu đỏ ở
mấy giây cuối tại ngả đường này, thì
ở ngả đường khác đang có tín hiệu
màu xanh cũng ở mấy giây cuối.
Lúc này chủ phương tiện đi qua đèn
xanh ở giây cuối (không phạm luật)
đang đi với vận tốc nhanh để cho
kịp đi qua giao lộ. Do đó, khi gặp các
phương tiện ở ngả đường khác vượt
đèn đỏ mấy giây cuối (phạm luật)
thì rất dễ xảy ra tai nạn.
Vượt đèn đỏ có thể xem là “ăn
gian” hay “ăn cướp” cơ hội lưu thông
chínhđángcủangườikhác.Tạinhiều
giao lộ, dễ dàng quan sát được người
ngườikhithamgiagiaothôngchờđèn
đỏ không đúng luật: dừng phương
tiện ở làn đường cho phép xe rẽ phải;
dừng phương tiện ở vạch cho người đi
bộ; chờ đèn đỏ ngay giữa ngã giao do
định vượt nhưng không thành; chờ
đèn đỏ ở bóng râm khi trời nắng, cách
xa vị trí chờ đèn cả vài mét…
Thêm mấy giây chờ đợi đèn đỏ
khônglàmchobạnmuộngiờ,vàigiây
nhanh được vì vượt đèn đỏ bạn cũng
khôngthểgiảiquyếtđượcviệcgìđáng
kể. Nhưng cũng vì mấy giây đó, bạn
có thể gây ra mất mát, đau thương
cho chính mình, cho người thân và kể
cả người khác một cách đáng tiếc.
Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy
định: Nếu vượt đèn đỏ, người điều
khiển ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000-
1.200.000 đồng, người điều khiển mô
tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện),
các loại xe tương tự xe mô tô và các
loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm
quy tắc giao thông đường bộ khi
tín hiệu đèn giao thông đã chuyển
sang màu đỏ nhưng không dừng lại
trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi,
trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng
trước khi tín hiệu đèn giao thông
chuyển sang màu vàng thì bị phạt
tiền từ 200.000-400.000 đồng.
Để hạn chế tình trạng trên, các
cơ quan chức năng cần có những
biện pháp tuyên truyền thiết thực
hơn về hậu quả của hành vi không
chấp hành tín hiệu đèn giao thông,
thông báo những quy định xử phạt
của việc vượt đèn đỏ ở các vị trí dễ
nhìn tại các giao lộ có tín hiệu đèn
để người dân ghi nhớ.	
Tiếc chi mấy giây đèn đỏ?  Thuỳ Duyên
Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các
Bộ,ban,ngànhcóliênquantăng
cường các biện pháp nhằm bảo
đảm trật tự ATGT phục vụ nhu
cầu đi lại của nhân dân trong
dịp nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương và
Lễ 30/4-01/5/2016.
Theo đó, Bộ Công an, Quốc
phòng, Giao thông vận tải, Giáo dục
và Đào tạo, Thông tin và Truyền
thông, Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Ủy ban ATGT Quốc gia, Thông
tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình
Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam,
UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương phải đẩy mạnh
tuyên truyền, vận động thực hiện
các quy định pháp luật về trật tự,
ATGT trên các phương tiện thông
tin đại chúng; cảnh báo nguy cơ mất
ATGT; phổ biến các biện pháp phòng
ngừa tai nạn giao thông, đặc biệt là
đối với người tham gia giao thông
bằng mô tô, xe máy; khuyến khích
người dân sử dụng phương tiện vận
tải hành khách công cộng, hạn chế
đi lại bằng phương tiện cá nhân, đặc
biệt là đối với những chuyến đi có cự
ly dài trên các tuyến cao tốc, quốc lộ,
tỉnh lộ có lưu lượng giao thông cao.
Đồng thời, Siết chặt quản lý chất
lượng và ATGT đối với các phương
tiện vận tải hành khách; yêu cầu các
đơn vị kinh doanh vận tải, các bến
xe, nhà ga, cảng hàng không, bến
tàu, phà… có phương án tổ chức vận
tải hành khách phù hợp, đáp ứng
nhu cầu đi lại của người dân, giảm
thiểu tình trạng ùn tắc, chậm, hủy
chuyến; đổi mới phương thức bán
vé, niêm yết giá vé, không để xảy ra
tình trạng tăng giá vé trái quy định.
Bên cạnh đó, tăng cường tuần
tra lưu động, phát hiện và xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm trật
tự ATGT, đặc biệt là các hành vi là
nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn
giao thông. Tăng cường phối hợp lực
lượng, kết hợp tuần tra, kiểm soát
bảo đảm trật tự ATGT và an ninh,
trật tự trên các tuyến giao thông,
bến xe, bến tàu, nhà ga, cảng hàng
không, phương tiện giao thông công
cộng. Tăng cường kiểm tra điều
kiện an toàn các công trình kết cấu
hạ tầng giao thông; kiểm tra, lắp
đặt bổ sung biển báo, đèn tín hiệu,
thiết bị cảnh báo tại các vị trí tiềm
ẩn nguy cơ mất ATGT; các đơn vị thi
công và bảo trì kết cấu hạ tầng tăng
cường hướng dẫn, bảo đảm giao
thông, có biện pháp khắc phục kịp
thời khi xảy ra sự cố. Yêu cầu các
trạm thu phí đường bộ có phương
án tăng cường nhân lực, trang thiết
bị phục vụ công tác thu phí thuận
tiện, nhanh chóng, có biện pháp
xử lý linh hoạt khi mật độ phương
tiện tăng cao, không để xảy ra ùn
tắc kéo dài, nhất là các tuyến cửa
ngõ ra, vào các đô thị lớn; kiểm tra,
giám sát chặt chẽ, gắn trách nhiệm
của Chủ tịch UBND cấp xã trong
hoạt động chở khách tại các bến
đò ngang, các điểm du lịch trên địa
bàn. Các cơ quan có liên quan cung
cấp số điện thoại đường dây nóng về
vận tải và bảo đảm ATGT, công bố
rộng rãi trên phương tiện thông tin
đại chúng để tiếp nhận các ý kiến
phản ảnh của cơ quan, đơn vị và
người dân về ATGT trong dịp Lễ.
Theo UBATGTQG
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu
phải bảo đảm trật tự ATGT trong dịp nghỉ Lễ
Giang Huỳnh
Hải Dương:
Ra lệnh cấm xe tải chạy
đường tỉnh 391 vào giờ
Giang Huỳnh
Sở Giao thông Vận tải Hải
Dương sẽ lắp đặt biển hạn chế xe
ôtô từ 4 trục trở lên cả hai chiều
đườngtỉnh391saukhilưulượng
phương tiện này lưu thông tăng
đột biến trên tuyến đường này. 
Theo ông Lê Đình Long, Giám
đốc Sở Giao thông Vận tải Hải
Dương, hiện nay, tình trạng phương
tiện lưu thông trên đường tỉnh
391, đặc biệt là xe ôtô tải từ 4 trục
trở lên và xe chở container tăng
đột biến, lưu lượng thực tế tại thời
điểm tháng 3/2016 đã gấp 3 lần lưu
lượng thiết kế của đường tỉnh 391
và gấp hơn 10 lần lưu lượng trung
bình năm 2015. Để đảm bảo trật tự
an toàn giao thông, hạn chế các vụ
tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm
trọng có thể xảy ra đồng thời đảm
bảo an toàn kết cấu đường tỉnh 391,
Sở Giao thông Vận tải Hải Dương sẽ
lắp đặt biển hạn chế xe ô tô từ 4 trục
trở lên cả hai chiều đường tỉnh 391.
Theo đó, thời gian hạn chế
không cho xe ôtô tải 4 trục trở lên
lưu thông trên đường tỉnh 391 buổi
sáng từ 6-8 giờ, buổi chiều từ 16-20
giờ. Bên cạnh đó, kể từ ngày 15-
20/4, các lực lượng chức năng của
tỉnh Hải Dương sẽ tiến hành kiểm
tra nhắc nhở các xe ôtô tải từ 4 trục
trở lên đi vào đường tỉnh 391 trong
thời gian hạn chế, bắt đầu từ ngày
21/4, các xe vi phạm sẽ bị xử lý theo
quy định của pháp luật
Theo UBATGTQG
Đó là ý kiến chỉ đạo của Công
an thành phố Hải Phòng với các
phòng nghiệp vụ và Công an địa
phương khi điều tra vụ việc 2 xe
ô tô khách chắn ngang đường cao
tốc. Theo đó, nếu đủ căn cứ cấu
thành tội phạm sẽ khởi tố hình sự
theođúngquyđịnhcủaphápluật.
Mới đây, Công an thành phố
Hải Phòng đã thông tin về vụ việc 2
xeôtôdừngđỗgâyùntắcgiaothông
tại khu vực Trạm thu phí đường ô tô
cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thuộc tổ
4, phường Hòa Nghĩa, quận Dương
Kinh. Theo đó, chiều tối ngày 6/4, 2
xe ôtô loại 47 chỗ BKS: 15B-02491
và 15B-02492, có logo của Công ty
TNHH TM Đoàn Xuân ở số 1209
đường Trần Nhân Tông, quận
Kiến An (Hải Phòng) tắt máy, quay
ngang, dừng đỗ giữa đường (chiều
Hải Phòng đi Hà Nội).
Lực lượng chức năng tiến hành
kiểm tra không có lái xe và chìa
khóa xe cũng không còn. Theo nhân
chứng hiện trường cho biết, khi đến
Trạm thu phí đường ô tô cao tốc Hà
Nội - Hải Phòng thấy lái xe điều
khiển ô tô quay ngang, dừng đỗ giữa
đường và cầm chìa khóa bỏ đi…Vụ
việc xảy ra kéo dài nhiều tiếng đồng
hồ gây ùn tắc giao thông. Các đơn
vị Công an thành phố phối hợp với
lực lượng CSGT (Cục C67-Bộ Công
an) và VKSND quận Dương Kinh di
chuyển 2 xe ô tô trên vào làn đường
dừng xe khẩn cấp tại khu vực Trạm
thu phí đường ô tô cao tốc Hà Nội
- Hải Phòng để thông tuyến đường.
Phó giám đốc BQL đường ô tô
cao tốc Hà Nội - Hải Phòng Lê Xuân
Tú cho biết, trước khi sự việc xảy ra,
nhiều lái, phụ xe của hãng Gia Bảo
Linh (thuộc công ty Đoàn Xuân) khi
đi qua trạm thu phí đã có lời đe dọa
với nhân viên trạm thu phí. Lái xe
"yêu cầu" Ban quản lý cao tốc phải
hạ phí xuống, nếu không sẽ đốt trạm
và biểu tình trong vài hôm nữa. Còn
đại diện sở GTVT Hải Phòng cho
biết thêm, 2 chiếc xe khách hãng Gia
Bảo Linh dùng để chắn đường chưa
được đăng ký tuyến với cơ quan chức
năng. 2 chiếc xe này được lái xe chọn
đúng thời điểm đông xe lưu thông
trên cao tốc để tiến hành việc chặn
xe “ăn vạ”. Theo đó, lực lượng chức
năng nhận định, hành vi này đã có
sự tính toán từ trước.
Hải Phòng: Xem xét khởi tố hình sự vụ xe khách chắn cao tốc Hà Nội - Hải Phòng P/V
Theo Vietnamnet.vn
09Số 113 - Tháng 4/2016 SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Không được coi là thuốc,
nhưng thực phẩm chức năng
(TPCN) cũng có khả năng
gây các phản ứng phụ. Lạm
dụng loại thực phẩm này có
thể  làm rối loạn quá trình
đồng hoá trao đổi chất do
cơ thể nhận dư thừa chất bổ,
chất dinh dưỡng. Thế nhưng,
nhiều người đã quá lạm dụng
TPCN và coi đó là liệu pháp
đáng lựa chọn cho vấn đề sức khỏe.
*Lãnh hậu quả do lạm dụng TPCN
TPCN xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu. Ban
đầu nó được đón nhận khá dè dặt, nhưng bây giờ thì
đã lan rộng trong cộng đồng. Tuy nhiên, cần có sự
hiểu biết đúng đắn về thực phẩm chức năng để có
thái độ hành xử đúng đắn, không bài xích và cũng
không mê muội.
Trên thị trường hiện nay, TPCN rất đa dạng và
phong phú về chủng loại, được cung cấp rộng rãi qua
nhiều kênh phân phối mà người tiêu dùng dễ dàng
tìm mua. Tuy nhiên, phần lớn TPCN đang bị thổi
phồng quá mức về công dụng, hiệu quả của nó. Mặc
dù Bộ Y tế đã có cảnh báo “TPCN không phải là
thuốc” nhưng nhiều người vẫn tin dùng TPCN như
một trong những phương thức chữa bệnh hiệu quả.
Theo định nghĩa của Bộ Y tế, TPCN dùng để hỗ
trợ chức năng cho những cơ quan, bộ phận trong cơ thể
người, có tác dụng cung cấp dinh dưỡng, tạo cho cơ thể
tìnhtrạngthoảimái,tăngsứcđềkháng,giảmbớtnguy
cơ gây bệnh. Bản thân thực phẩm thiên nhiên đã cung
cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và những chất có lợi cho
chứcnăngcơthể,phòngngừabệnhtật,thậmchícókhả
năng chữa bệnh. Đây là kiến thức mà từ xa xưa loài
ngườiđãbiết.Tuynhiên,donhiềulýdonhưtậptụcthói
quen, khẩu vị, môi trường sống, khả năng kinh tế, con
người không biết hoặc không có điều kiện để ăn uống
một cách đầy đủ và cân đối nguồn thực phẩm thiên
nhiên. Điều đáng nói là khi quá tin tưởng vào TPCN,
nhiều người tiêu dùng đã bỏ qua những phương thức
điều trị khác, dẫn đến bệnh tật ngày càng trầm trọng.
ĐiểnhìnhôngCaoTrọngS.(BếnTre)làmộtvídụ.Ông
S. bị bệnh gút nhiều năm. Cách đây 4 tháng ông được
một người quen chuyên bán hàng đa cấp giới thiệu sản
phẩm TPCN có tác dụng chữa bệnh gút. Tin lời, ông đã
bỏ ra 9 triệu đồng để mua bộ TPCN.
Tháng đầu sử dụng, ông thấy cơ
thể khỏe khoắn hơn, bệnh không
tái phát, lại ăn uống tốt, khiến ông
rất tin tưởng công dụng của TPCN
và tiếp tục mua thêm. Nhưng chỉ 3
tháng sau, chân và tay ông lại đau
nhức không thể vận động được. Ông
đành đến bệnh viện khám thì được
biết, bệnh gút của ông tái phát trầm
trọng hơn trước và rất khó phục hồi.
Hay chẳng hạn, một loại TPCN viên uống làm đẹp da
có chiết xuất từ mầm lúa mì, trong khi loại TPCN khác
giới thiệu công dụng làm đẹp tóc cũng được chiết xuất
từmầmlúamì.Thựctế,mầmlúamìcócảhaitácdụng
này,nhưnglạiđượcbàochếthànhhaisảnphẩmTPCN
với hai công dụng khác nhau, khiến người tiêu dùng
lầm tưởng bỏ tiền ra mua cả hai sản phẩm, trong khi
chỉ cần sử dụng một loại là được.
*TPCN không thể thay thế thuốc
Trong quy trình từ nghiên cứu đến bào chế, sản
xuất thì TPCN không được kiểm soát gắt gao như
dược phẩm. Thời gian qua, Cục An toàn vệ sinh thực
phẩm đã xử phạt nhiều trường hợp giới thiệu, công bố
trên bao bì sản phẩm TPCN với thành phần không
đúng thực tế. Một số đường dây bán hàng đa cấp có
mặt hàng TPCN bị cơ quan chức năng phanh phui,
người tiêu dùng mới ngỡ ngàng khi biết rằng giá của
TPCN qua kênh bán hàng này đã bị đội lên gấp nhiều
lần so với giá trị và không có những công dụng như lời
giới thiệu, quảng cáo của kênh bán hàng đa cấp.
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa - Chi Cục trưởng Chi
cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM, cho biết:
TPCN không có tác dụng trị bệnh và không thể thay
thế thuốc trị bệnh. TPCN cũng không phải là thực
phẩm dinh dưỡng được sử dụng để bổ sung các chất
dinh dưỡng hằng ngày cho cơ thể. Vì vậy, khi mua
TPCN, người tiêu dùng cần tìm hiểu thông tin thật
kỹ về nguồn gốc xuất xứ, thành phần, đọc kỹ và
tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thực phẩm chức năng dù tốt đến đâu cũng chỉ
là một trong những nguồn bổ sung các chất cần thiết
cho cơ thể. Nó không thể thay thế được những nguồn
dinhdưỡngtựnhiên.Muốnkhoẻmạnhphảicónhững
giải pháp đồng bộ và toàn diện, duy trì một chế độ ăn
uống hợp lý, xây dựng một lối sống lành mạnh.
Thận Trọng Với Thực Phẩm Chức Năng Trắc Long
Chưa bao giờ vấn đề an toàn
thực phẩm (ATTP) lại nóng và
cần sự vào cuộc của cơ quan
chức năng như hiện nay. Bộ Y
tế cũng đang nỗ lực phối hợp
với liên ngành Vệ sinh ATTP
để tăng cường thanh, kiểm tra,
phát hiện các vụ vi phạm và
xử lý kịp thời, bảo vệ sức khỏe
người dân.
Theo bà Trần Việt Nga - Phó
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm,
Bộ Y tế, chỉ tính từ tháng 1-10/2015,
cả nước ghi nhận 150 vụ ngộ độc
thực phẩm, làm 4.077 người mắc, 21
người tử vong. Trong số đó, riêng bếp
ăn tập thể có 33 vụ, làm 2.302 người
mắc, 2.268 người phải nhập viện.
Vừa qua, ông Cao Đức Phát -
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (NN&PTNT), đã
chính thức lên tiếng xin lỗi người
dân “vì những sơ sót trong phát
biểu vừa qua tại Quốc hội” về vấn
đề VSATTP. Trước đó, phát biểu tại
Quốc hội ngày 1/4 của Bộ trưởng
Cao Đức Phát: “…đa số thực phẩm
của chúng ta là an toàn, nhưng
nhân dân không biết nên có cảm
giác là tất cả không an toàn...” đã
khiến một số đại biểu Quốc hội và
dư luận bất bình. Sau khi chịu phản
ứng của người dân, người đứng đầu
ngành NN&PTNT đã công khai
nhận trách nhiệm, gửi lời xin lỗi
người dân, đồng thời thừa nhận
“đúng là tình trạng thực phẩm mất
an toàn đang rất nghiêm trọng”. Lời
xin lỗi của Bộ trưởng Cao Đức Phát
có thể khiến người dân bớt giận
nhưng không thể khỏa lấp thực tế
hiện nay là người dân vẫn phải đối
diện với thực phẩm bẩn hàng ngày.
NhữngnỗlựccủaBộNN&PTNT,
Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan
như Bộ Công thương, Bộ Công an
trong công tác phòng, chống thực
phẩm bẩn là không thể phủ nhận.
Thời gian qua, nhiều vụ nuôi trồng,
buôn bán, vận chuyển thực phẩm
bẩn đã bị phát hiện và xử lý. Thế
nhưng, số vụ vi phạm bị phát hiện
còn chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với thực tế
và hàng ngày người dân vẫn phải
sử dụng thực phẩm bẩn mà không
biết hoặc đành “nhắm mắt làm ngơ”
khi không có sự lựa chọn nào khác.
Người dân đòi hỏi Bộ NN&PTNT, Bộ
YtếcũngnhưcácBộ,ngànhvàchính
quyền các địa phương phải kiểm soát
chặt chẽ việc nuôi trồng, bảo quản,
buôn bán thực phẩm, để sức khỏe
của người dân được đảm bảo.
Từ 1/7 tới đây, khi Bộ Luật hình
sự (sửa đổi) có hiệu lực, các hành vi
sử dụng chất cấm trong chăn nuôi,
trồng trọt sẽ bị xử lý rất nặng, từ
phạt tiền (1-3 tỷ đồng) đến tù giam
(6 tháng đến 5 năm, thậm chí là 20
năm). Hy vọng chế tài nghiêm khắc
này sẽ đủ sức răn đe, khiến những
người có ý định vi phạm phải chùn
tay. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, các
bộ, ngành, các cơ quan chức năng
ở địa phương phải quyết liệt vào
cuộc, kiên quyết xử lý các hành vi
vi phạm, không được bao che, tránh
hành vi tiêu cực để đảm bảo các
hành vi vi phạm đều bị xử lý đúng
người, đúng tội. Về lâu dài, các cơ
quan chức năng cần kiểm soát chặt
chẽ nguồn cung các loại chất cấm
trong chăn nuôi; nắm rõ việc ai được
phép nhập khẩu, nhập khẩu để làm
gì, bán cho ai, mua để làm gì và sử
dụng như thế nào? Ngoài ra, các loại
hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, kích
thích tăng trưởng, chất tạo màu…
là nguồn tạo nên thực phẩm bẩn
nhưng rất dễ bán, dễ mua cũng cần
được kiểm soát chặt chẽ. 
Rõ ràng, cuộc chiến chống thực
phẩm bẩn là cuộc chiến lâu dài!
Chống thực phẩm bẩn: Cuộc chiến dài hơi! Việt An
Hội Đông y Khoái Châu:
Hướng tới chăm sóc sức khỏe
cộng đồng toàn diện
Phùng Nguyện
Sáng 5/4/2016, Hội Đông y huyện
Khoái Châu đã trang trọng tổ chức Hội
thảo chuyên môn cấp tỉnh lần thứ I về
ngành Đông y tại Trung tâm bồi dưỡng
chính trị huyện.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
Dự Hội thảo có bà Đặng Thị Phúc, UV
Ban thường vụ TW Hội Đông y Việt Nam,
ChủtịchHộiĐôngytỉnhHưngYên;đạidiện
Huyện ủy, UBND huyện Khoái Châu; lãnh
đạo Hội Đông y các huyện, thành phố của
tỉnh Hưng Yên cùng đông đảo các hội viên.
Hội thảo diễn ra nhằm mục đích để các
hội viên cùng thảo luận về các dấu hiệu,
triệu chứng, nguyên nhân một số loại bệnh
của con người hiện nay, đồng thời đưa ra các
phương pháp chữa bệnh bằng y dược học cổ
truyền với những bài thuốc quý, vị thuốc hay
theo kinh nghiệm hoặc gia truyền. Hội thảo
diễn ra sôi nổi với các báo cáo dẫn chứng của
một số lương y đã chữa bệnh thành công
như: Điều trị gia giảm chứng bệnh vị quản
thống của lương y Nguyễn Văn Từ; Bài
thuốc điều trị bệnh thấp nhiệt của lương y
ĐàoNgọcThạch;Bệnhsuygiảmsinhdụcnữ
của Y sĩ YHCT Nguyễn Xuân Thảnh… Đây
cũng là dịp tuyên truyền, phổ biến về vai trò
củangànhĐôngyđãvàđanggópphầnquan
trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe nhân dân. 
Thực tế thời gian qua, với sự phát
triển cả về chất và lượng của Đông y, Đông
dược huyện Khoái Châu đã góp phần tích
cực trong quá trình phát triển sâu, rộng
của ngành Đông y tỉnh Hưng Yên trong
thời kỳ mới.
Mekong 113
Mekong 113
Mekong 113
Mekong 113
Mekong 113
Mekong 113
Mekong 113
Mekong 113
Mekong 113
Mekong 113
Mekong 113
Mekong 113
Mekong 113
Mekong 113
Mekong 113

More Related Content

What's hot (20)

Mekong 2 2016
Mekong 2 2016Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
 
Mekong 5 2015
Mekong 5 2015Mekong 5 2015
Mekong 5 2015
 
130
130130
130
 
180
180180
180
 
131
131131
131
 
So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016
 
172
172172
172
 
Mk so 116
Mk so 116 Mk so 116
Mk so 116
 
Mekong 115
Mekong 115Mekong 115
Mekong 115
 
173
173173
173
 
143
143143
143
 
144 chuyen in
144 chuyen in144 chuyen in
144 chuyen in
 
Mk117
Mk117Mk117
Mk117
 
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOTLuận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
 
Thời báo Mekong 6 2015
Thời báo Mekong 6 2015Thời báo Mekong 6 2015
Thời báo Mekong 6 2015
 
Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118Thời báo Mekong số 118
Thời báo Mekong số 118
 
Luận văn: Pháp luật quốc tế, Việt Nam về trợ giúp pháp lí, HAY
Luận văn: Pháp luật quốc tế, Việt Nam về trợ giúp pháp lí, HAYLuận văn: Pháp luật quốc tế, Việt Nam về trợ giúp pháp lí, HAY
Luận văn: Pháp luật quốc tế, Việt Nam về trợ giúp pháp lí, HAY
 
cấp xã năm 2014
cấp xã năm 2014cấp xã năm 2014
cấp xã năm 2014
 
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng NgãiChính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách đối với người có công tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAYLuận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
 

Viewers also liked

Infographic: Five emerging capabilities for Change Mastery
Infographic: Five emerging capabilities for Change MasteryInfographic: Five emerging capabilities for Change Mastery
Infographic: Five emerging capabilities for Change MasteryLena Ross
 
Retha's Song- A Rhapsody of the Soul
Retha's Song- A Rhapsody of the SoulRetha's Song- A Rhapsody of the Soul
Retha's Song- A Rhapsody of the Soulajohn4717
 
So 126 chuyen in
So 126 chuyen inSo 126 chuyen in
So 126 chuyen inHán Nhung
 
Europass-CV-20150405-Nitu-EN
Europass-CV-20150405-Nitu-ENEuropass-CV-20150405-Nitu-EN
Europass-CV-20150405-Nitu-ENRamona Nitu
 
SCARF Model for Managing Organization Stress
SCARF Model for Managing Organization StressSCARF Model for Managing Organization Stress
SCARF Model for Managing Organization StressMaya Townsend
 

Viewers also liked (9)

A&t ppt
A&t pptA&t ppt
A&t ppt
 
Infographic: Five emerging capabilities for Change Mastery
Infographic: Five emerging capabilities for Change MasteryInfographic: Five emerging capabilities for Change Mastery
Infographic: Five emerging capabilities for Change Mastery
 
135p
135p135p
135p
 
Retha's Song- A Rhapsody of the Soul
Retha's Song- A Rhapsody of the SoulRetha's Song- A Rhapsody of the Soul
Retha's Song- A Rhapsody of the Soul
 
So 126 chuyen in
So 126 chuyen inSo 126 chuyen in
So 126 chuyen in
 
Latex balloon silk screen printing machines
Latex balloon silk screen printing machinesLatex balloon silk screen printing machines
Latex balloon silk screen printing machines
 
Mindset
MindsetMindset
Mindset
 
Europass-CV-20150405-Nitu-EN
Europass-CV-20150405-Nitu-ENEuropass-CV-20150405-Nitu-EN
Europass-CV-20150405-Nitu-EN
 
SCARF Model for Managing Organization Stress
SCARF Model for Managing Organization StressSCARF Model for Managing Organization Stress
SCARF Model for Managing Organization Stress
 

Similar to Mekong 113

Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3Hán Nhung
 
Mekong so 125 chuyen in
Mekong so 125 chuyen inMekong so 125 chuyen in
Mekong so 125 chuyen inHán Nhung
 
Mekong 11 2015
Mekong 11 2015Mekong 11 2015
Mekong 11 2015Hán Nhung
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen inHán Nhung
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn l
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn  l  Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn  l
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn l Pham Long
 
Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013duyenbc
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.doc
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.docTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.doc
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013...
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013...Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013...
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013...NuioKila
 
Customer satistaction and customer loyalty in Vietnamese mobile telecommunica...
Customer satistaction and customer loyalty in Vietnamese mobile telecommunica...Customer satistaction and customer loyalty in Vietnamese mobile telecommunica...
Customer satistaction and customer loyalty in Vietnamese mobile telecommunica...NuioKila
 
Mekong 10 2015
Mekong 10 2015Mekong 10 2015
Mekong 10 2015Hán Nhung
 
Luận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sự
Luận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sựLuận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sự
Luận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ngành hành chính văn thư văn phòng hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân - TẢI FR...
Ngành hành chính văn thư văn phòng hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân - TẢI FR...Ngành hành chính văn thư văn phòng hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân - TẢI FR...
Ngành hành chính văn thư văn phòng hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân - TẢI FR...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Mekong 113 (20)

Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
 
Mekong so 125 chuyen in
Mekong so 125 chuyen inMekong so 125 chuyen in
Mekong so 125 chuyen in
 
150 chuyen in
150 chuyen in150 chuyen in
150 chuyen in
 
Mekong 110
Mekong 110Mekong 110
Mekong 110
 
Mekong 114
Mekong 114Mekong 114
Mekong 114
 
Mekong 11 2015
Mekong 11 2015Mekong 11 2015
Mekong 11 2015
 
So 127 chuyen in
So 127 chuyen inSo 127 chuyen in
So 127 chuyen in
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc SơnBáo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
Báo cáo thực tập ngành Hành chính văn thư Văn phòng HĐND-UBND Huyện Sóc Sơn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn l
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn  l  Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn  l
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1163 - vanhien.vn l
 
Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.doc
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.docTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.doc
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.doc
 
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013...
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013...Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013...
Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2000 đến năm 2013...
 
Customer satistaction and customer loyalty in Vietnamese mobile telecommunica...
Customer satistaction and customer loyalty in Vietnamese mobile telecommunica...Customer satistaction and customer loyalty in Vietnamese mobile telecommunica...
Customer satistaction and customer loyalty in Vietnamese mobile telecommunica...
 
Công Tác Tuyển Dụng Công Chức Tại Uỷ Ban Nhân Dân Quận 11, TP.Hồ Chí Minh
Công Tác Tuyển Dụng Công Chức Tại Uỷ Ban Nhân Dân Quận 11, TP.Hồ Chí MinhCông Tác Tuyển Dụng Công Chức Tại Uỷ Ban Nhân Dân Quận 11, TP.Hồ Chí Minh
Công Tác Tuyển Dụng Công Chức Tại Uỷ Ban Nhân Dân Quận 11, TP.Hồ Chí Minh
 
Khái Quát Chung Về Ubnd Huyện Như Xuân Và Phòng Nội Vụ
Khái Quát Chung Về Ubnd Huyện Như Xuân Và Phòng Nội VụKhái Quát Chung Về Ubnd Huyện Như Xuân Và Phòng Nội Vụ
Khái Quát Chung Về Ubnd Huyện Như Xuân Và Phòng Nội Vụ
 
Mekong 10 2015
Mekong 10 2015Mekong 10 2015
Mekong 10 2015
 
Luận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sự
Luận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sựLuận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sự
Luận văn: Thi hành án dân sự, từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sự
 
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Ngành hành chính văn thư văn phòng hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân - TẢI FR...
Ngành hành chính văn thư văn phòng hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân - TẢI FR...Ngành hành chính văn thư văn phòng hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân - TẢI FR...
Ngành hành chính văn thư văn phòng hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân - TẢI FR...
 

More from Hán Nhung (15)

184
184184
184
 
183 in
183 in183 in
183 in
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
181a
181a181a
181a
 
178
178178
178
 
177
177177
177
 
171
171171
171
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
167
167167
167
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 
151 chuyen in
151 chuyen in151 chuyen in
151 chuyen in
 
So 146 chuyen in
So 146 chuyen inSo 146 chuyen in
So 146 chuyen in
 
134
134134
134
 

Mekong 113

  • 1. Cần Thơ: Giả danh bác sĩ để lừa đảo T.24 Những manh mối sau 3 lần mất tích “bí ẩn” của nữ sinh ở Vĩnh Long T.18 Chuyện đời gian truân của Nghệ sĩ Thiên Kim và 16 năm nương Viện dưỡng lão làm nhà T.13 Số 113 tháng 4/2016 thbmekong@gmail.com tbmekong@yahoo.com www.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850 EaH’Leo - Đắk Lắk: Chính quyền vòng vo trong xử lý khiếu nại? T.15 CHỐNG THỰC PHẨM BẨN: Cuộc chiến dài hơi T.09 BẰNG CHIÊU LỪA ĐẢO “NGƯỜI TÌNH TRONG MỘNG- ÔNG TÂY THÀNH ĐẠT” CHIẾM ĐOẠT GẦN 22 TỶ...T.22
  • 2. 02 Số 113 - Tháng 4/2016THEO DÒNG THỜI SỰ Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468 Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Văn phòng đại diện tại đà nẵng: 148A Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng. Văn phòng đại diện tại Tây nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak. Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội. Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001 Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575 Là khẳng định của Phó Tổng Thư ký Quốc hội Lê Minh Thông tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII vào ngày 12/3. Ngay sau khi kỳ họp thứ 11 kết thúc, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc và Phó Tổng Thư ký Quốc hội Lê Minh Thông đã họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII. Phát biểu với báo giới, ông Lê Minh Thông cho biết, sau 19 ngày làm việc, với tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, trách nhiệm, kỳ họp đã kết thúc tốt đẹp, hoàn thành các chương trình đã đề ra. Theo ông Phó Tổng Thư ký Quốc hội, tuy là kỳ họp cuối nhiệm kỳ nhưng Quốc hội đã dành thời gian xem xét, thông qua 7 luật, như: Luật Tiếp cận thông tin; Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế; Luật Báo chí sửa đổi, Luật Trẻ em…. Việc Quốc hội banh hành các luật này nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định mới của Hiến pháp, góp phần hoàn thành cơ bản chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của toàn khóa XIII, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, quyền công dân, quyền trẻ em, quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận, tăng cường công tác quản lý thuế, thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh…. Đề cập đến các vấn đề về kinh tế - xã hội, ông Phó Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, Quốc hội đã thảo luận báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 và quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Tại các buổi thảo luận, các Đại biểu Quốc hội đã tập trung phân tích,đánhgiákháchquan,toàndiện, sâu sắc những mặt được, chưa được trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước năm 2015, những tháng đầu năm 2016, kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015; xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan kết quả công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các ngành, các cấp, từ đó, đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tổ chức thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016. Đối với công tác tổng kết nhiệm kỳ, ông Lê Minh Thông cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội đã dành nhiều thời gian xem xét các báo cáo nhiệm kỳ 2011-2016 của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao… Quốc hội cơ bản tán thành với các báo cáo về những kết quả đạt được và cho rằng, trong nhiệm kỳ 2011-2016, mặc dù tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, kinh tế - xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ, giúp đỡ và giám sát của nhân dân, kế thừa, phát huy những thành quả, bài học kinh nghiệm của các khóa trước, các cơ quan trong bộ máy nhà nước đã nỗ lực phấn đấu, tiếp tục đổi mới cả về tổ chức, phương thức hoạt động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. Đề cập đến công tác nhân sự, ông Lê Minh Thông cho biết, do yêu cầu công tác nhân sự sau Đại hội lần thứ XII của Đảng, nhằm tạo sự đồng bộ trong công tác nhân sự, đáp ứng kịp thời công tác lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo, điều hành của Nhà nước, Quốc hội đã tiến hành xem xét miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn một số nhân sự cấp cao của Nhà nước. Quốc hội đã bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; 2 Phó Chủ tịch Quốc hội; 7 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch nước; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chủ tịch Hội đồng dân tộc; Chủ nhiệm 5 Ủy ban thường vụ Quốc hội; Tổng Kiểm toán Nhà nước; 3 Phó Thủ tướng, 18 Bộ trưởng và thành viên Chính phủ…“Việc xem xét, quyết định về công tác nhân sự là nội dung trọng tâm của kỳ họp, có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, được thực hiện chặt chẽ, thận trọng, đúng pháp luật, bảo đảm dân chủ, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng”, ông Thông nói. TheoôngPhóTổngThưkýQuốc hội, các nhân sự được bầu hoặc phê chuẩn đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ; được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở, trải qua các cương vị khác nhau, có kinh nghiệm, năng lực thực tiễn; đồng thời có số lượng và cơ cấu hợp lý, có sự tiếp nối, kế thừa kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của các khóa trước và phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước. “Các vị Đại biểu Quốc hội đã dành thời gian nghiên cứu, trao đổi dân chủ, thể hiện rõ chính kiến, sáng suốt lựa chọn những người xứng đáng đảm nhận các công việc quan trọng. Kết quả bầu và phê chuẩn các chức danh cụ thể đạt tỷ lệ tán thành cao, được dư luận xã hội và cử tri quan tâm, ủng hộ”, ông Phó Tổng Thư ký Quốc hội cho biết. Ngoài ra, ông Lê Minh Thông cho biết, cũng tại kỳ họp này, lần đầu tiên Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi được bầu đã thực hiện tuyên thệ theo quy định của Hiến pháp năm 2013, thể hiện mạnh mẽ và khắc ghi trong tâm lời hứa tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. “Quốc hội cùng toàn Đảng, toàn dân đặt niềm tin, sự ủng hộ đối với các vị lãnh đạo mới được bầu, phê chuẩn sẽ nỗ lực rèn luyện, hành động để xứng đáng với sự tín nhiệm của Đảng, Nhà nước và sự tin tưởng của nhân dân”, ông Thông nhấn mạnh. infonet Từ ngày 11-13/4, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư T.Ư Đảng, dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao VN thăm chính thức Lào theo lời mời của ông Phankham Viphavan, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào. Tại cuộc hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao VN và Lào, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường các chuyến thăm, gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; thường xuyên phối hợp, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm lý luận và thực tiễn...; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về truyền thống quan hệ đặc biệt Việt - Lào... Ông Phankham Viphavan thông báo bên cạnh việc xả nước từ các đập thủy điện trên dòng nhánh sông Mê Kông để hỗ trợ nhân dân VN khắc phục tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở các tỉnh Nam bộ và Tây nguyên, Chính phủ Lào đã quyết định viện trợ 200.000 USD và nhân dân Lào đã quyên góp 50.000 USD để giúp đỡ nhân dân các tỉnh chịu thiệt hại do thiên tai ở VN. Ông Đinh Thế Huynh thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân VN bày tỏ cảm ơn sâu sắc và đánh giá cao nghĩa cử quý báu này của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào. Chiều 11.4, tại Thủ đô Vien- tiane, Tổng Bí thư Bounnhang Volachith, Chủ tịch nước Chum- maly Sayasone đã thân mật tiếp Đoàn đại biểu cấp cao VN. Theo TTXVN Tăng cường mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt - Lào P/V “Việc xem xét nhân sự được thực hiện chặt chẽ, đúng pháp luật”. Tuấn Minh Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì buổi họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII. (Ảnh: Tuấn Minh)
  • 3. 3Số 113 - Tháng 4/2016 Người dân TPHCM có lẽ ai cũng vui mừng và kỳ vọng khi Bí thư thành ủy Đinh La Thăng nói về mục tiêu trở lại vị trí “Hòn ngọc viễn Đông” như từng có đượctronglịchsử.Tuynhiên,làm thế nào để thực hiện điều này là nỗi trăn trở của nhiều người. “Nghị quyết của Bộ Chính trị không yêu cầu đưa TPHCM trở lại vị trí số 1 mà chỉ phấn đấu rút ngắn khoảng cách với khu vực. Nhưng khi thực hiện thì TPHCM cần phải đặt mục tiêu khát vọng cao hơn. Không ai cấm chúng ta khát vọng trở lại vị trí số 1” - Ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy TPHCM đã và đang truyền đi một cảm hứng mới trong dư luận và lòng mong mỏi của người dân khi bày tỏ quyết tâm đưa TPH- CM “trở lại vị trí số 1”. Điều khiến ông Thăng có cảm xúc mạnh nhất là trước đây 50 năm, Sài Gòn từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn đông”, khiến ông Lý Quang Diệu - Thủ tướng Singapore khi ấy phải mơ ước ngước nhìn, thì nay tình thế lại đảo ngược. Liệu 50 năm nữa, TPHCM có theo kịp Singapore, vì Singapore đang là siêu đô thị số 1 của khu vực. Cụ thể, theo  người đứng đầu ThànhủyTPHCM,khixâydựng cơ chế không chỉ là chuyện giữ lại bao nhiêu phần trăm ngân sách mà phải là có cơ chế làm sao có được ngân sách nhiềuhơn,đểtỉlệphầntrămkhôngđổi nhưng con số tuyệt đối phải tăng lên. Như thế Nhà nước cũng được nhiều hơn, TP cũng có nhiều tiền hơn thì mới có điều kiện tái đầu tư phát triển. Trước băn khoăn về khoảng cách của TPHCM so với các TP lớn trong khu vực, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng nói: “Không có gì là không thể! Mình đã có một động lực tinh thần rất lớn, nếu không có yếu tố đó thì làm sao mình thắng được Mỹ. Nửa triệu lính Mỹ với vũ khí hiện đại như vậy làm sao mình thắng được. Sức mạnh tinh thần, sức mạnh đoàn kết đóng vai trò quan trọng”. Thực tại, TPHCM vẫn là đầu tàu kinh tế của cả nước. Nhưng ông Thăng không hài lòng, ông không nghĩ và thỏa mãn như thế. Thực chất điều ông Thăng nói đến là sự “tụt hậu” của TPHCM và cũng là của chung cả nước - hay chính xác là chuyện tụt hậu của cả nước, trong đó 0SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM Thành phố Hồ Chí Minh làm gì để đạt được vị trí số 1?  Minh Sơn Quy tập và tìm kiếm hàicốtliệtsĩlàmộttrong những nội dung lớn của công tác chính sách sau chiến tranh, luôn được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quan tâm thực hiện. Điều đó thể hiệnsâusắcđạolý“Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta và tấm lòng thành kính, biết ơn của những người đang sống đối với các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả. Công tác này thời gian qua được các cấp, các ngành, các tổ chức, lực lượng, cơ quan, đơn vị quán triệt ng- hiêm túc Chỉ thị 24-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), Quyết định 1237/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo” (gọi tắt là Đề án 1237) và các quy định, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương; chủ động làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp trong tổ chức thực hiện. Trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập, nhiều cán bộ, chiến sĩ Quân đội (nhất là các đội công tác chuyên trách) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, được nhân dân ta ghi nhận, đánh giá cao. Từ khi thực hiện Đề án đến nay, cả nước đã quy tập được 7.997 hài cốt liệt sĩ. Trong đó: Trong nước là 4.072; Lào: 1.347; Campuchia: 2.578. Đáng chú ý, trong điều kiện thông tin ngày càng khó khăn, nhưng công tác tìm kiếm, quy tập vẫn được triển khai một cách toàn diện, đạt nhiều kết quả tốt. Điều đó phảnánhquyếttâmchínhtrị cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trước nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả; thể hiện sự tri ân của thế hệ hôm nay đối với các anh hùng liệt sĩ, đáp ứng một phần nguyện vọng, tăng niềm tin của nhân dân và đối tượng chính sách đối với Đảng, Nhà nước và Quân đội. Hòa cùng hào khí “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của cả dân tộc, nhiều người con anh dũng trên khắp mọi miền đất nước đã không tiếc xương máu để đánh đuổi kẻ thù. Hiện tại, còn không ít liệt sĩ vẫn chưa được quy tập hài cốt. Nhiều gia đình mang nỗi đau dằn dặt vì chưa tìm thấy người thân đã hy sinh vì nghĩa lớn. Nhưng ở các nghĩa trang liệt sĩtrênmọimiềncủaTổQuốc đãcóhàngngànmộliệtsĩchưa xác định được người thân. Đó lànỗiđaudochiếntranhđểlại chođếntậnbâygiờ. Ông Trần Trung Dũng - Giám đốc sở Lao động - Thương binh & Xã hội TP.Hồ Chí Minh, đã đề nghị các cấp, các ngành có liên quan và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ. Ngoài ra, kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích, gương ngườitốt,việctốttrongcông tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, kiên quyết không để xảy ra tiêu cực trong quá trình thực hiện. Đối với những mộ liệt sĩ chưa tìm thấy, các đơn vị có liên quan tiếp tục thu thập, xác minh thông tin, tiến hành khảo sát thận trọng, chặt chẽ để xây dựng kế hoạch cất bốc tiếp tục trong thời gian tới. Không Ngơi Nỗ Lực Quy Tập Hài Cốt Liệt Sĩ Minh Sơn Vừa qua, đoàn Lãnh đạo cấp cao tỉnh Bó Kẹo do Đ/chí Khăm Khăn Phơi Nhạ Vông, Uỷ viên TW Đảng NDCM Lào, Bí thư Tỉnh uỷ, Tỉnh trưởng Bó kẹo (CHDCND Lào) làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại trường Cao đẳng Sơn La nhân ngày tết truyền thống Bunpimay, cùng đi có các Đ/ chí Nguyễn Đắc Quỳnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Ủy tỉnh Sơn La, Đ/chí Phạm Văn Thuỷ, Tỉnh Ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La. Tại buổi gặp mặt - Đ/chí Khăm Khăn Phơi Nhạ Vông đã gửi lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất tới các thầy cô giáo, các em lưu học sinh Lào và dặn dò các em lưu học sinh cố gắng vừa học tập tốt, vừa giữ gìn phát huy nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc sau này về cống hiến, phục vụ cho đất nước. Đồng thời, gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới Lãnh đạo tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện cho lưu học sinh Lào sinh sống và học tập. Qua đó, Đ/chí Khăm Khăn Phơi Nhạ Vông thông tin cho các lưu học sinh biết về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước trong năm 2015 có nhiều bước phát triển. Năm 2015 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, như: kỷ niệm 40 Quốc khánh nước CHDCND Lào (2/12/1975- 2/12/2015), bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp năm 2015 và Quốc hội khoá VIII nhiệm kỳ 2016-2021diễn ra thành công tốt đẹp…      Bó Kẹo là tỉnh thứ 2 có lưu học sinh sang học tập tại trường Cao đẳng Sơn La (từ năm2002).Tínhđếnnămhọc 2015-2016, Bó Kẹo là tỉnh có số lưu học sinh nhiều thứ 3 so với 7 tỉnh khác sau tỉnh Hủa Phăn và U Đôm Xay với 153 lưu học sinh đang theo học tại các trường trên địa bàn tỉnh Sơn La, trong đó 56 lưu học sinh đang học tập tại trường Cao đẳng Sơn La. Cũng tại buổi gặp mặt, Đoàn đã tặng quà cho các bạn lưu học sinh nhân dịp đón tết truyền thống Bunpimay, sự kiện này là nguồn động viên lớn, tiếp sức cho các bạn lưu học sinh yên tâm cố gắng học tập tốt hơn. Lãnh đạo Cấp cao Tỉnh Bó Kẹo Thăm và Làm việc Tại trường Cao đẳng Sơn La Thành Diện có TPHCM. Tụt hậu như thế nào? Hồicuốinăm2015,tạiHàNộidiễnra hai cuộc hội thảo về cải cách thể chế kinhtếViệtNamđểhộinhậpvàphát triển giai đoạn 2015-2035 và tổng kết 30 năm đổi mới giai đoạn 1986-2015. Tại những diễn đàn này, các chuyên gia kinh tế và nhà nghiên cứu đã đề cập những tài liệu cho thấy thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đứng hàng 123/182, trong nhóm 1/3 quốc gia cuối bảng có thu nhập đầu người thấp nhất, thụt lùi so với Hàn Quốc chừng 30-35 năm, Malaysia 25 năm, Thái Lan 20 năm, Indonesia và Philippines 5-7 năm. Đến năm 2038 và 2069, Việt Nam mới có thể bắt kịp năng suất lao động của Phil- ippines và Thái Lan. Giáo dục đứng hàng 121/187; hoạt động sáng chế đứng hàng 108/130; chỉ số y tế đứng hàng 160/190. Trước thực trạng này, tại diễn đàn tổng kết 30 năm đổi mới giai đoạn 1986-2015, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã nêu vấn đề rằng, nếu không có gì đột phá, thì đến năm 2035, tức sau 50 năm đổi mới, Việt Nam sẽ nằm ở đâu trong “bảng tổng sắp” các nền kinh tế thế giới? ÔngThăngchưađưarakếhoạch chi tiết, nhưng điều ông khẳng định đầu tiên là cần một cơ chế đặc thù, chứ TP không thể “mặc chung cái áo” giống mọi địa phương khác. Như vậy có thể hiểu rằng, nhiều cơ chế, chính sách, cách thức vận hành, hệ thống lãnh đạo và quản lý…như lâu nay đã không còn phù hợp và thậm chí đang cản trở phát triển của TP. Đã có rất nhiều ý kiến xung quanh nhu cầu đổi mới cơ chế, hoàn thiện thể chế kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị về tổ chức, về phương thức hoạt động; và dư luận trong Đảng, trong xã hội còn gửi gắm sự kỳ vọng lớn vào điều này bằng cách đặt trước cho nó một cái tên là “Cuộc đổi mới lần thứ hai” nhằm đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới, bền vững. Ngay tại diễn đàn tổng kết 30 năm đất nước đổi mới giai đoạn 1986-2015, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng có những tư duy cũ, những vấn đề lý luận chưa làm rõ, như chế độ sở hữu đất đai, vai trò của kinh tế nhà nước, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN…có thể đã là nguyên nhân kìm hãm phát triển, và điều đó đồng nghĩa với tụt hậu. Phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ XII hôm 22/1/2016, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh nói: “Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hoá trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh nay đã không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường, thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho sự phát triển”; và khẳng định: “Đổi mới hệ thống chính trị là điều kiện để phát triển”.
  • 4. Công tác chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc Hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 ở huyện Ứng Hòa - TP Hà Nội đang được các cấp, ngành...triển khai gấp rút với tinh thần tất cả cho ngày hội lớn của toàn dân. Sau khi tổ chức thành công 2 vòng hiệp thương, Ủy ban MTTQ huyện đã tổ chức hội nghị hướng dẫn công tác tổ chức, lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử ĐBQH và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Công tác tiếp nhận hồ sơ và lấy ý kiến cử tri đối với những người ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện, xã đang được tiến hành khẩn trương và đạt kết quả tốt. Từ đó, giúp Ủy ban MTTQ huyện tổ chức hội nghị hướng dẫn công tác tổ chức và lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp. Các cấp, ngành, địa phương liên quan cũng đang tiến hành các giải pháp nhằm đảm bảo công tác ANTT. Theo đó, tiểu ban bảo vệ ANTT đã ban hành kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn ban công an các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, triển khai kịp thời các biện pháp bảo vệ bầu cử. Chủ động nắm chắc tình hình cơ sở, đặc biệt là địa bàn trọng điểm, phức tạp về tôn giáo, giải phóng mặt bằng có xảy ra khiếu kiện, mâu thuẫn, tranh chấp để tham mưu phương án giải quyết. Theo Ủy ban Bầu cử huyện, bên cạnh những thuận lợi, huyện cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc. Nhậnthứcrõkhókhăn,cấpủy,chính quyền, MTTQ từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác bầu cử khẩn trương, nghiêm túc, đúng luật, đúng thời gian quy định. Với những việc làm tích cực, cụ thể, huyện Ứng Hòa đang thể hiện rõ quyết tâm để ngày bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 thực sự là ngày hội của toàn dân. 04 Số 113 - Tháng 4/2016SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM HƯỚNG TỚI CUỘC BẦU CỬ ĐBQH KHÓA XIV VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2016-2021 Toàn hệ thống chính trị và người dân xã Tân Hiệp, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai hân hoan phấn khởi trong việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Trao đổi với p/v Báo Thời báo Mê Kông, ông Trương Công Niễm - Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp, cho biết: “Đànông,đànbà,namnữthanhniên ngườiChơrotạixãđủtiêuchuẩnthực hiện quyền công dân sẽ tham gia bầu cử đầy đủ, không vắng mặt bất kỳ ai”. Có được sự hưởng ứng nhiệt tình này của bà con là nhờ vào việc các tổ chức chính trị, đoàn thể của xã Tân Hiệp đã thực hiện nhiều phần việc nhằm gửi đến người dân những thông tin, nội dung của cuộc bầu cử sắp đến. Song song với những buổi tiếp xúccùngngườidânthìcôngtáctuyên truyền trực quan cũng được các địa phương triển khai rầm rộ tại huyện Long Thành. Ban Chỉ đạo và Ủy ban Bầu cử Xã Tân Hiệp cũng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa phương về quy trình thực hiện các bước bầu cử, bảo đảm sát từng nội dung, nhiệm vụ. Tiểu ban An ninh đã triển khai thực hiện nghiêm các kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; tập trung giải quyết tốt đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng quy định của pháp luật. Tân Hiệp - Long Thành - Đồng Nai: Khẩn trương cho ngày hội lớn Hồ Thuỵ - Thuỳ Duyên Huyện Ứng Hòa - TP Hà Nội: Để ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân Ly Sơn Chuẩn bị bầu cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và Đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021, Ủy ban bầu cử (UBBC) xã Kim Chung đã chủ động triển khai các bước công việc, tổ chức các hội nghị tập huấn nghiệp vụ bầu cử... Sau khi tổ chức hiệp thương lần 2 để thỏa thuận, lập danh sách sơ bộ những người ứng cử Đại biểu HĐND các cấp, đến thời điểm này, xã đã cơ bản hoàn thành việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú về những người ứng cử Đại biểu HĐND xã, nhiệm kỳ 2016-2021. Sau hiệp thương lần thứ 2, HĐND xã có 57 người ứng cử bầu 29 đại biểu; trong số người ứng cử có 12 người ngoài Đảng chiếm tỷ lệ 21,05%; 21 người là nữ chiếm tỷ lệ 36,8%; tỷ lệ người trẻ tuổi chiếm 35,08%; đại biểu tái cử đạt 71%. Sau hội nghị lấy ý kiến và tín nhiệm của cử tri, UBBC xã sẽ điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử. Đây là cơ sở để MTTQ xã tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ 3, lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử Đại biểu HĐND xã. Để giúp nhân dân hiểu mục đích, ý nghĩa của cuộc bầu cử, nội dung của Luật bầu cử, tiêu chuẩn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND, cũng như quyền lợi, trách nhiệm của cử tri, xã Kim Chung đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Với sự chuẩn bị chu đáo, đúng tiến độ, quy trình, xã Kim Chung phấn đấu đảm bảo cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu HĐND xã, nhiệm kỳ 2016-2021, thực sự dân chủ, bình đẳng và là ngày hội của toàn dân. Kim Chung - Hoài Đức: Khẩn trương, dân chủ và đúng luật Ly Sơn BầucửđạibiểuQuốchộikhoá XIV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016 -2021 là đợt sinh hoạtchínhtrịsâurộng,làngàyhội lớn của toàn Đảng, toàn dân. Thời gian qua, xã Tản Lĩnh và Vân Hoà huyện Ba Vì đã triển khai thực hiệntốtcácbướcchuẩnbịchocông tác bầu cử ở địa phương, trong đó trọngtâmlàbầucửHĐNDxãtheo đúng trình tự, kế hoạch, đảm bảo dânchủvàđúngluật. Vân Hoà và Tản Lĩnh là hai xã miền núi về phía nam của huyện Ba Vì. Với diện tích các xã rộng, gồm 2 dân tộc chính là Kinh và Mường cùng một số ít dân tộc ít người khác sinh sống, với trình độ dân trí không đồng đều… do đó, vấn đề được các thành viên ban chỉ đạo, thành viên ủy ban bầu cử đại biểu HĐND xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bầu cử đến các tầng lớp nhân dân. Thời điểm này, xã Tản Lĩnh đã hoàn thành công tác hiệp thương lần thứ haivàthốngnhấtcơcấu,thànhphần số lượng là 35 đại biểu, số người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND xã 70 người. Trong đó, tỷ lệ nữ chiếm 40%, tái cử 35%, người ngoài Đảng 18%, tuổi trẻ 28% và dân tộc là 14%. Xã Vân Hoà cũng đã hoàn thành công tác hiệp thương lần hai theo đúng kế hoạch, cơ cấu đại biểu đảm bảo theo đúng quy định. Không khí của ngày hội lớn đang lan toả đến các thôn, xóm của xã Tản Lĩnh và Vân Hoà của huyện Ba Vì. Với sự chuẩn bị tích cực, hai xã hướng tới cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 sẽ thành công tốt đẹp. Huyện Ba Vì - TP Hà Nội: Công tác chuẩn bị bầu cử ở xã Tản Lĩnh và Vân Hoà Ly Sơn Thực hiện luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Nghị quyết số 1129/2016/NQ/ YBTVQH, Lịch trình số 09/LT- UBND của UBND tỉnh Ninh Bình về tổ chức thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kì 2016- 2021, Ủy ban bầu cử huyện Kim Sơn đã nhanh chóng tổ chức triển khai công việc, chú trọng đến công tác truyên truyền và đảm bảo an ninh trật tự. Theo đó, Phòng Văn hóa-Thông tin, Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao huyện Kim Sơn thực hiện triển khai các nội dung tuyên truyền và tập huấn nghiệp vụ bầu cử cho công chức tại các xã, thị trấn. Vềcông tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Kim Sơn, UBND huyện đã chỉ đạo Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án trong suốt quá trình chuẩn bị, tổ chức cuộc bầu cử trên địa bàn huyện. Với việc chủ động chuẩn bị cho công tác bầu cử của lãnh đạo huyện Kim Sơn, tin rằng ngày hội của toàn dân sẽ thành công rực rỡ. Kim Sơn - Ninh Bình: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trước ngày bầu cử Lê Huy Ngay sau khi có chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, Ban Thường vụ Quận uỷ, Thường trực HĐND, UBND đã tổ chức nhiều Hội nghịtriểnkhaicácvănbảncủaTrung ương, thành phố, quận, liên quan đến côngtácbầucử.Đượcbiết,Ủybanbầu cử quận Hà Đông đã tổ chức cấp phát đến các phòng, ban, đơn vị, các tổ dân phố tổng số 1870 cuốn Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; 1870 cuốn Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các tài liệu hướng dẫn công tác hiệp thương, lựa chọn giới thiệu những người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và những người ứng cử Đại biểu HĐND các cấp; 115 bộ tài liệu phục vụ bầu cử và 12000 tờ danh sách cử tri loại nhỏ, 1200 tờ danh sách cử tri loại to; cuốn Hỏi đáp về Bầu cử; Luật tổ chức Quốc hội; tạm cấp 210.000 thẻ cử tri cho Uỷ ban bầu cử17phường,80đĩatàiliệuliênquan đến công tác bầu cử. Hà Đông - Hà Nội: Triển khai tập huấn nghiệp vụ bầu cử Lê Huy
  • 5. 05Số 113 - Tháng 4/2016 SỰ KIỆN - TIÊU ĐIỂM CHUNG TAY ỨNG PHÓ HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trong vài ngày đầu tháng 4/2016, mực nước đo được ở thượng nguồn ĐBSCL tăng, dao động từ 15-20cm. Song, các phân tích khoa học cho thấy, ĐBSCL đừng quá kỳ vọng vào việc các nước thượng nguồn xả lũ từ các đậpthủyđiện,màphảicónhững giải pháp chủ động thích ứng tình hình hiện tại và tương lai. *Phản ứng còn chậm Tình trạng khô hạn, mặn xâm nhập ở ĐBSCL đang tác động mạnh và gây thiệt hại nặng nề cho cây trồng, vật nuôi trong vùng. Nguồn nước ngọt khan hiếm nghiêm trọng trong sinh hoạt ở các tỉnh ven biển gây ra xáo trộn rất lớn cuộc sống của người dân. Đáng lưu ý, tình trạng người dân rời bỏ quê ở những vùng đất sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng hạn, mặn ngày càng gia tăng. Con số thiệt hại được ghi nhận ít nhất 160.000ha lúa bị thiệt hại. Ngoài ra, các cây trồng công nghiệp, vật nuôi cũng thiệt hại nặng. TS. Lê Anh Tuấn - Viện phó Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, cho biết: Theo số liệu quan trắc, ĐBSCL từng có năm nhận lưu lượng nước sông Mê Kông 1.500 m3/s, nhưng mặn chỉ xâm nhập 60- 65km. Còn năm nay, lưu lượng nước 2.600 m3/s, mặn xâm nhập tới 70- 80 km. Ông Tuấn giải thích thêm, do ĐBSCL làm lúa quá nhiều, khoảng 70% lượng nước sông Mê Kông được sử dụng cho nông nghiệp, trong đó 80% sử dụng cho lúa. Vì thế, lượng nước ngọt ở các cửa sông còn ít, không đẩy được nước mặn, để nước mặn vào sâu. Các số liệu từ các nhà khoa học cho thấy, mực nước và dòng chảy sông Mê Kông bắt đầu giảm từ năm 2000. Đó cũng là thời điểm các nước bắt đầu xây dựng nhiều đập thủy điện trên dòng Mê Kông. Trong khi đó, các nước như Thái Lan, Campu- chia, Lào cũng rơi vào tình cảnh khô hạn. Đặc biệt, Thái Lan đang tận dụng nhiều phương tiện để hút và tích trữ nước ngọt chống hạn. Nên khả năng nguồn nước về đến cuối nguồn sông Mê Kông càng hạn hẹp. Ông Nguyễn Hữu Thiện - Chuyên gia độc lập về nghiên cứu sinh học ĐBSCL, phân tích: ĐBSCL có ba “túi nước điều hòa” là Biển Hồ ở Campuchia, Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Biển Hồ mùa khô rộng 300.000 ha nhưng mùa lũ tới 1.500.000 ha; còn Đồng Tháp Mười rộng 700.000 ha, Tứ giác Long Xuyên rộng 590.000 ha. Những khu vực này mùa lũ chứa nước sâu 3-4 mét, sau đó từ từ nhả ra đẩy nước mặn vào mùa khô. Ông Nguyễn Văn Đồng - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, kiến nghị: “Bộ NN&PTNT nên cho phép một số địa phương xây dựng đề án, tích nước ngọt cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Nếu được, Hậu Giang sẽ đi tiên phong làm thí điểm”. Trong khi đó, nhiều ý kiến chorằng,cầntìmracơhộitáicấutrúc sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh hạn, mặn ngày gia tăng khốc liệt. Cáchđây3năm,ĐBSCLcũngrơivào cảnh hạn, mặn nghiêm trọng. *ĐBSCL đang “chìm” “Khả năng đến tháng 6/2016, El Nino sẽ kết thúc và khả năng sẽ chuyển sang La Nina. Khi đó, ĐBSCL sẽ phải đối diện mưa lũ nghiêm trọng”, một nhà khoa học đưa ra cảnh báo để thấy tính dễ tổn thương của ĐBSCL. Thiếu nước ngọt, không đủ lực đẩy thì nước mặn từ biển “phản đòn”. Nhưng nhiều người cho rằng, nỗi lo về sự phát triển của vùng đất trù phú ĐBSCL lớn hơn người ta nghĩ. Câu chuyện các nước thượng nguồn đua nhau xây đập thủy điện không chỉ làm suy kiệt nguồn nước, nguồn thủy sản, mà còn tác động rất lớn đến “địa tầng” đã kiến thiết nên ĐBSCL trong hàng nghìn năm qua. Đó chính là nguồn “dinh dưỡng” phù sa nằm lại ở các đập thủy điện không thể về đến đồng bằng. Vì vậy, không khó hiểu khi xu hướng sụp lún diễn ra ngày càng nhiều trong vùng và không có khả năng hồi phục. Thậm chí có nhà khoa học cảnh báo rằng ĐBSCL đang chìm. Theo TS. Dương Văn Ni - Trường Đại học Cần Thơ, thì cần đặt vấn đề nhìn nhận cho đúng vị thế của ĐBSCL với thế giới. Đó là một cách để các nước trong khu vực và thế giới có phản ứng đúng chuẩn với vùng đất cung cấp nhiều lương thực, hàng hóa thủy sản cho khu vực và thế giới. Còn trước mắt, các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo: ĐBSCL nên có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, bớt quá nặng trồng lúa. Vì để có 1 tấn lúa, cần đến 4.500-5.000m3 nước. Cần phải tính toán: Đánh giá 1m3 nước được bao nhiêu tiền thay vì đánh giá trên năng suất. Đây là cách để chúng ta tăng nhận thức về tài nguyên. Đói Phù Sa Cũng Nguy Cấp Như Thiếu Nước Ngọt Minh Sơn Đồng bằng sông Cửu Long trong nguy cơ thiếu phù sa nghiêm trọng Những ngày gần đây, hàng loạt hộ dân nuôi heo ở tỉnh Bến Tre lâm cảnh heo bị bệnh trạng tiêu chảy, chán ăn và chết hàng loạt. Dù chưa rõ nguyên nhân, nhưng nhiều người cho rằng, rất do heo ăn uống phải nguồn nước nhiễm mặn. *Heo chết hàng loạt sau khi uống nước nhiễm mặn Nông dân Phạm Văn Mung (SN 1951, ngụ ấp An Hòa, xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam) là hộ chăn nuôi lợn bị thiệt hại nặng nề nhất xã. Ước tính thiệt hại của gia đình ông lên đến hàng trăm triệu đồng khi đàn lợn gần 100 con bỗng dưng bị tiêu chảy, xù lông rồi lăn ra chết. Tiếp xúc với pv Báo Thời báo Mê Kông, ông Mung lo lắng cho biết: “Trong đợt hạn hán, xâm nhập mặn này đã khiến 90 con lợn nuôi (chưa tính lợn con) của tôi chết nghi do nguồn nước nhiễm mặn. Ban đầu, chúng chán ăn, rồi chuyển sang tiêu chảy, nhưng chỉ một vài ngày sau đó đàn lợn lần lượt chết tươi. Hốt hoảng, tôi gọi bác sĩ thú y đến khám, chữa trị cho đàn lợn nhưng vẫn không hết, có ngày chúng chết đến hàng chục con. Sợ lây lan cho những con lợn còn lại, tôi tức tốc mang lợn chết đi tiêu hủy bằng cách cho vào túi nilon rồi đào hố chôn sâu dưới lòng đất cũng không xuể”. Cũng theo ông Mung, khi đàn heo của gia đình có một vài con bị các triệu chứng như tiêu chảy, chán ăn thì họ lập tức bán tháo để giảm thiệt hại chứ không thể chờ cơ quan chức năng xuống theo dõi, thống kê được. Mặcdùgiađìnhôngđãthôngbáo,kê khai lợn chết cho địa phương nắm, và sau đó các ban ngành, đoàn thể của xã cũng đến tận nơi ghi nhận, lấy mẫu xét nghiệm nhưng cũng không được hỗ trợ gì với lý do đã để mất hiện trường. Ông Mung khẳng định trước khi uống phải nước mặn, đàn heo của ông vẫn phát triển bình thường. Ông Huỳnh Văn Hòa - Trưởng Ban nhân nhân ấp An Hòa (xã An Thạnh) trăn trở: “Trên địa bàn có khoảng 20 hộ chăn nuôi lợn bị thiệt hại nghi do nguồn nước nhiễm mặn. Không chỉ có lợn chết hàng loạt mà gà, vịt cũng không sống nổi. Nguồn nước nhiễm mặn cao đã khiến cá nuôi trong ao hồ cũng bị nổ mắt rồi chết trắng”. Cũng theo ông Hòa, do nguồn nước nhiễm mặn nên gần chục con lợn nuôi của ông chuẩn bị cũng không thích nghi, chán ăn, tiêu chảy rồi đột ngột chết, gây bị thiệt hại nặng nề, xem như lỗ vốn lẫn công sức bỏ ra. Hiện số hộ chăn nuôi bị thiệt hại ở địa phương đã làm đơn kê báo số lượng lợn thiệt hại gửi đến xã xin hỗ trợ. *Địa phương khó xác minh do người dân không khai báo Theo cán bộ Nông nghiệp huyện Mỏ Cày Nam, ngoài xã An Thạnh, các xã lân cận trong huyện như Bình Khánh Đông, Định Thủy, Ngãi Đăng,... cũng có hàng trăm con heo chết nghi do nguồn nước nhiễm mặn, trong đó có hộ thiệt hại từ vài chục đến 100 con. Thống kê sơ bộ của các địa phương, là địa bàn có nhiều hộ chăn nuôi với đàn heo lớn nhất tỉnh, tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn huyện đã có trên 1.000 con lợn chết. Tuy nhiên, tại thời điểm thiệt hại người dân không chủ động khai báo ngay cho địa phương nên khó xác minh thiệt hại do không còn hiện trạng con vật nuôi chết, đồng thời không thể xác định được nguyên nhân chết, đó được xem là cái khó. TạixãBìnhKhánhĐông(huyện Mỏ Cày Nam), hộ nông dân Bùi Văn Dũng cũng vừa kê khai với xã, lợn chết 26 con do uống phải nguồn nước nhiễm mặn, trong đó có cả lợn nái. Hiện hơn 40 con lợn còn lại cũng đang bị tiêu chảy. Tương tự, đàn lợn của 2 hộ Lê Văn Thành (ấp Vĩnh Khánh) và Nguyễn Văn Xưởng (ấp An Hòa, xã An Thạnh) cũng bị tiêu chảy rồi chết dần gây thiệt hại hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Bến Tre cho biết, hiện Chi cục chưa ghi nhận trường hợp gia súc chết do nguồn nước nhiễm mặn. Trao đổi với p/v, ông Nguyễn Kỳ Viên - Chủ tịch Hội nông dân xã An Thạnh cho biết: “Hầu hết người dân khai báo heo chết do nguyên nhân chủyếulànguồnnướcbịnhiễmmặn. Nhưng cái khó là khi ngành chức năng tiến hành kiểm tra thiệt hại thì hiện trường đàn lợn chết không còn, do bà con đã tự tiêu hủy hết nên là trước mắt chỉ tuyên truyền vận động bà con cần dùng nước ngọt trong chăn nuôi. Hiện chúng tôi đã ghi nhận những thiệt hại ban đầu, đồng thời báo cáo cấp trên nhằm có hướng khắc phục cũng như hỗ trợ giúp các hộ chăn nuôi vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất”. Bến Tre: Vì đâu heo chết hàng loạt? Đức Thọ - Quốc Thanh Gia đình ông Mung, bà Đẹp xây hồ để trữ nước ngọt
  • 6. 06 Số 113 - Tháng 4/2016KINH TẾ - PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Vì Sao Trái Cây Việt Thua Ngay Trên Sân Nhà? TS. Nguyễn Chí Tân NgaybênTPHCMlàvựacâytráiĐBSCL cực kỳ trù phú. Thế nhưng, những người dân vẫn hằng ngày phải đối mặt với “cơn lốc” trái cây ngoại, đặc biệt là trái cây nhập từ Trung Quốc, Mỹ, Úc, Thái Lan…Trái cây nhập ngoại theo đường tiểu ngạch cứ về tới chợ là đổ thẳng vào các sạp, hoặc sang xe tải nhỏ để chuyển đi nơi khác, tránh được khoản thuế, hóa đơn chứng từ…Đây chính là lý do khiến giá trái cây nhập ngoại luôn rẻ. Mức rẻ đủ để “đè bẹp” trái cây nội. Thực trạng trái cây nhập ngoại lấn át trái cây nội đang đặt ra nhiều hệ lụy. Chỉ tính riêng với chợ đầu mối nông sản thực phẩm Tam Bình ở quận Thủ Đức, mỗi ngày có cả trăm container trái cây nhập về từ Trung Quốc, Mỹ, Úc…Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của trái cây bình dân từ Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc… Điều đặc biệt, các loại trái cây này đang bán rộng rãi, giá cạnh tranh so với hàng nội, trong khi đó cam sành, thanh long hay mãng cầu, bưởi... sức mua có phần lép vế. Mỗi ngày, một lượng lớn trái cây ngoại nhập theo các xe tải đổ thẳng về các chợ. Theo tìm hiểu của phóng viên, trái cây trong nước chiếm số lượng ít hơn vì chưa vào chính vụ. Có thời điểm, trái cây nội chỉ chiếm khoảng 30% tổng lượng trái cây bán ra hàng ngày. Nguồn trái cây ngoại nhập càng đa dạng về chủng loại từ cao cấp đến các loại trái thông dụng.  Chiasẻvớip/vBáoThờibáoMêKông,ôngTrần Đình Bá - Giám đốc kinh doanh một công ty xuất nhập khẩu trái cây ở Q.1, TPHCM, thẳng thắn: “Đừng vội “đổ thừa” cho người tiêu dùng không ủng hộ hàng nội. Cần phải thấy được rằng, ngay ở khâu tiếp thị, quảng bá sản phẩm của các đơn vị chức năng vẫn chưa làm tới nơi tới chốn. Đơn cử như tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức (nơi cung cấp hơn 50% trái cây cho thị trường TPHCM hiệnnay)chothấy,phầnlớnhìnhthứcbênngoàivà cách thức bảo quản của trái cây nội thua xa trái cây ngoại nhập. Gần như toàn bộ trái cây Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Nhật...về chợ đều được bảo quản kỹ lưỡng, đóng trong các thùng giấy, có lớp giấy chống va đập trong quá trình vận chuyển”. Đi dọc các tuyến đường kể cả nội ô thành phố đến ngoại thành, không khó tìm được một cửa hàng bán các loại trái cây ngoại. Nếu như vài năm trước đây chỉ lác đác vài cửa hàng bán thì gần đây các cửa hàng kinh doanh mặt hàng này ngày càng nhiều. Còn tại siêu thị, có hẳn khu vực riêng trưng bày hàng nhập khẩu. Chị Cao Thị Ngọc Hằng (Chủ vựa trái cây tại chợ đầu mối Bình Điền, TPHCM), cho biết: “Mỗi ngày, tôi bán được trên 200kg trái cây các loại. Ở đây, chỉ có mận, ổi là hàng nội, hàng nhập (Trung Quốc) thì có táo, lê, quýt hồng, còn me, bòn boncónguồngốctừTháiLan”.Chỉmộtsốíttráicây nộinhưxoàichấtlượngcao,thanhlong,vúsữa…,với giá có mức ngang bằng hoặc cao hơn trái cây nhập. Không chỉ có mặt ở thành thị, trái cây ngoại, nhất là từ Trung Quốc đã thâm nhập về các chợ nông thôn. Ngoài xoài, tại các chợ, trái cây ngoại, chủ yếu là bom (táo), lê, nho, hồng giòn bày bán tràn ngập nhưng không ghi rõ nước nhập khẩu. Khi được hỏi, hầu như người bán hàng nào cũng né tránh hoặc lập lờ. Dù không tiểu thương nào khẳng định nhưng ai cũng ngầm hiểu đây là hàng Trung Quốc. Quan sát tại một số sạp trái cây bình dân, về cảm quan, màu sắc các loại trái cây nội - ngoại gần như nhau vì được nhập về cùng lúc, nhưng sau một vài ngày, phần vỏ của bưởi hay thanh long (hàng nội) bắt đầu nhăn nheo, còn nho, táo vẫn tươi mới. Qua vài câu hỏi làm quen, chủ sạp mới cho biết táo, nho là hàng Trung Quốc. Còn nhớ, cách đây không lâu, Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cảnh báo: Lượng táo nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm trên 58% so với hàng nhập từ nước khác. Đến nay, không chỉ có táo mà trái cây có xuất xứ ngoại quốc hầu như đã nhan nhản từ chợ nông thôn cho đến siêu thị. Ai cũng biết những mặt hàng này được ướp chất bảo quản, nhưng chất gì, liều lượng bao nhiêu thì chỉ khi các cơ quan chuyên môn vào cuộc thì mới rõ, còn người tiêu dùng cũng chỉ phỏng đoán. Dù được cảnh báo thiếu an toàn, nhưng vì tâm lý chuộng hàng rẻ nên nhiều người vẫn sẵn sàng mua về sử dụng. Trong khi người kinh doanh trái cây đang ưu ái hàng ngoại một phần do mẫu mã, trái cây trong nước chỉ cần để hai, ba ngày là xuống màu và nguồn cung không ổn định. Vì thế, để cung đủ hàng và tạo sự đa dạng, nhiều nhà phân phối lẫn tiểu thương nhanh chóng tìm kiếm nguồn hàng thay thế. Sự ưa chuộng của người tiêu dùng cũng có lý do chính đáng vì trái cây là giải pháp xua tan nóng nực và khó chịu của thời tiết. Tuy nhiên, trước khi quyết định mua các loại trái cây ngoại nhập, người tiêu dùng không nên tham rẻ mà nên tới các địa chỉ uy tín, biết rõ quy trình trái cây được nhập và phân phối ra sao để tránh mua nhầm hàng kém chất lượng. Nên chăng, các cơ quan quản lý an toàn vệsinhthựcphẩm,chấtlượngnôngsảnsớmđưara nhữngcảnhbáokịpthờichongườitiêudùng,tránh những nguy hại đến sức khỏe. Đánh giá chung về độ ngon trái cây nội và trái cây nhập khẩu, độ ngon trái cây nội vẫn chiếm ưu thế, giá cả lại hợp túi tiền người Việt Nam. Tuy nhiên, trái cây nội chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào về việc đánh giá độ ngon để có thể so sánh ngang bằng với hàng nhập khẩu, từ thời gian bảo quản, chất lượng trái, độ đường… từ những yếu tố đó mà lượng tiêu thụ trái cây có độ chênh lệch xấp xỉ 45% trái cây ngoại và 55% cho trái cây nội.   Theo báo cáo, trong số 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu của WTO, Việt Nam là quốc gia duy nhất có giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng trong năm 2015, với mức tăng là 7,9%, lên 162 tỷ USD. Theo kết luận của báo cáo “Thương mại thế giới năm 2015 và Triển vọng năm 2016” được Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Roberto Azevedo công bố hôm 7/4, trong số 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu của WTO, Việt Nam là quốc gia duy nhất có giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng trong năm 2015, với mức tăng là 7,9%, lên 162 tỷ USD. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong số 30 quốc gia nhập khẩu hàng đầu có giá trị nhập khẩu tăng, lên tới 12,3%. Theo đó, giá trị nhập khẩu hàng hóa trong năm vừa qua của Việt Nam là 166 tỷ USD. Báo cáo cho biết bức tranh thương mại toàn cầu năm 2015 khá ảm đạm với giá trị thương mại hàng hóa toàn cầu đã giảm 13,2%, xuống còn 16,5 nghìn tỷ USD, trong đó Trung Quốc giảm 2,9%, xuống còn 2.270 tỷ USD. Tiếp theo đó là Mỹ giảm 7,1%, xuống còn 1.500 tỷ USD và Đức giảm 1%, xuống còn 1.000 tỷ USD. Trong năm 2015, Mỹ vẫn là nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới, với giá trị hàng hóa nhập khẩu là 2.300 tỷ USD (giảm 4,3%), tiếp đến là Trung Quốc 1.600 tỷ USD(giảm 14,2%). Ngoài ra, trong khi các quốc gia xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Italy có giá trị hàng hóa vận tải qua đường biển giảm, thì các nước châu Á như Bangladesh, Việt Nam, Campuchia và Myanmar lại tăng rất mạnh. Theo TTXVN Australia chuẩn bị cấp phép nhập khẩu cho xoài Việt Nam P/V Ngày 8/4, Bộ Công thương dẫnthôngtintừBộNôngnghiệp và Nguồn nước Australia cho biết, Chính phủ nước này đang hoàn tất cả thủ tục cuối cùng để cấp giấy phép nhập khẩu cho xoài Việt Nam. Để chuẩn bị cho trái xoài Việt Nam sớm có mặt tại thị trường Aus- tralia ngay sau khi được cấp phép, hàng loạt các hoạt động nghiên cứu thị trường, vận động, kết nối doanh nghiệp được các cơ quan đại diện Việt Nam ở Australia triển khai. Thương vụ Việt Nam tại Australia cho rằng, chúng ta có lợi thế là dù người Việt ở khu vực lãnh thổ Bắc Australia rất ít, chỉ khoảng 900 người, song lại cung cấp 30% nguồn trái cây nhiệt đới và rau quả cho toàn Australia. Đối với mặt hàng xoài, Bắc Australia chiếm 50% sản lượng của nước này, trong đó sản lượng từ các nông trang của bà con Việt kiều chiếm hơn 50% sản lượng toàn Bắc Úc. Năm 2013, Hội Nông gia Việt Nam Bắc Australia đã ra mắt tập hợp hơn 100 hộ nông gia người Việt. Với bản tính cần cù và sáng tạo, người Việt ở đây đã xây dựng và tạo dựng chỗ đứng cho cây xoài Việt Nam. Điều đặc biệt nhất là các sản phẩm trái cây sau thu hoạch đều đóng gói mang thương hiệu Việt. Thí dụ như “Vina Mango and T.V Farms”, “Bình Dương Farm”, “Sài Gòn Farm”, v.v... Ngày 4/4/2016, bên lề chuyến thăm Bắc Australia của các đại sứ ASEAN, Đại sứ Lương Thanh Nghị và Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia Nguyễn Thị Hoàng Thuý đã có buổi làm việc với Ban chấp hành Hội Nông gia Việt Nam tại Bắc Australia. Do cung cấp một lượng lớn xoài cho thị trường nên Hội đã có một mạng lưới phân phối tiêu thụ xoài trên toàn nước Australia. Với sự cam kết hỗ trợ của Hội trong việc nhập khẩu và phân phối xoài trái vụ từ Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng xoài Việt sẽ có chỗ đứng trên thị trường khó tính này. Theo Báo Nhân dân WTO: Việt Nam là nước duy nhất xuất khẩu tăng trong năm 2015 P/V
  • 7. 07Số 113 - Tháng 4/2016 NHỊP CẦU ASEAN Cộng đồng ASEAN giao lưu văn hoá, ẩm thực Phước Lập Mới đây, tại hội trường Thành ủy Vũng Tàu, buổi Giao lưu văn hóa cộng đồng ASEAN đã diễn ra trong không khí đoàn kết, thắm tình anh em. Buổi giao lưu không chỉ mang đến không gian văn hóa, ẩm thực đa dạng sắc màu của các quốc gia, mà còn siết chặt hơn nữa sự gắn kết giữa các thành viên. Không khí tại buổi giao lưu rất thân tình, ấm áp với sự có mặt của lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cùng đại diện các Sở, ban, ngành của tỉnh; Tổng lãnh sự các nước: Indonesia, Lào, Philippines, Vương quốc Thái Lan, Singapore tại TP.Hồ Chí Minh đều có mặt. Ngoài ra, còn có một số đại biểu khách mời là chuyên gia, kĩ sư dầu khí, công dân Nga đang sinh sống, làm việc tại BR-VT. Khai mạc buổi giao lưu là những tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang dấu ấn riêng của mỗi quốc gia. Đoàn ca múa nhạc tỉnh BR-VT với các tiết mục dân tộc vừa mang nét rộn rã, vui tươi và trẻ trung. Đoàn của Tổng lãnh sự quán Indo- nesia giới thiệu điệu múa truyền thống Mambri của bộ lạc ở Papua. Các nghệ sĩ đến từ Tổng lãnh sự quán Thái Lan giới thiệu điệu múa cung đình chào đón khách, vừa dịu dàng, vừa uyển chuyển mang tên Thi Đa Fha Yad. Còn các khách mời đến từ Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro đưa khán giả đến với xứ sở Bạch Dương qua ca khúc: Russia (nước Nga) và Oh Roman Curly (cây thùy dương). Tiết mục nào cũng nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của những người có mặt. Mọi người vỗ tay theo nhịp hát, múa, tạo không khí sôi nổi hơn cho khán phòng. Sau buổi giao lưu văn nghệ, khách mời tiếp tục được tham quan các gian hàng ẩm thực của các nước: Lào, Thái Lan, Indonesia, Nga, Singa- pore và Việt Nam. Mỗi gian hàng đều thể hiện những nét riêng mang phong cách của quốc gia đó. Chẳng hạn, gian hàng của Nga không thể thiếu bánh mì đen, xúc xích Nga, trà; Gian hàng của Lào không thể thiếu món xôi truyền thống, bún cá, bánh chuối mặn-ngọt…Chủ nhà VN đã giới thiệu với bạn bè quốc tế 16 loại bánh từ 3 miền Bắc, Trung, Nam như: bánh đậu xanh, bánh bò, bánh khoai mì, xôi cuộn, bánh gai… cùng một số đặc sản khác của BR-VT như: bánh hỏi, bún xào… ÔngJeanAnes-TổnglãnhsựnướcCộng hòa Indonesia vui vẻ chia sẻ: “Tôi đã nếm bánh bò, bánh phu thê và cả bánh khoai mì của Việt Nam. Các món bánh này vị ngọt vừa phải, lại thơm và không có dầu nên tôi thích lắm”. Anh Adriaan Johan, làm việc tại Tổng lãnh sự quán Indone- sia cho biết, anh cùng các đồng nghiệp đã chuẩn bị rất kỹ cho gian hàng của mình để giới thiệu một số món ăn truyền thống của người Indonesia, như: Lampia (chả giò), Tahu Iri (đậu hũ), Dadar gulung (món tráng miệng làm từ đường, dừa và lá dứa để tạo màu và mùi). Gian hàng cũng trưng bày một số bộ váy, áo, mũ và nhạc cụ truyền thống của người Indonesia cùng một số loại bánh, kẹo, đồ ăn nhanh của Indonesia sản xuất, hiện có mặt ở các thị trường ASEAN, trong đó có Việt Nam. Đại diện Việt Nam, Bà Đỗ Thị Như Mai - Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết: Đây là lần đầu tiên tỉnh BR-VT tổ chức Giao lưu văn hóa cộng đồng ASE- AN nhằm chào mừng việc thành lập Cộng đồng ASEAN. Buổi giao lưu nhằm giới thiệu nét văn hóa, ẩm thực của BR-VT nói riêng, Việt Nam nói chung đến bạn bè trong khu vực, giúp người dân BR-VT hiểu hơn về văn hóa các nước ASEAN, đồng thời là cơ hội để quảng bá Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch Việt Nam đến cộng đồng ASEAN. Gian hàng Việt Nam, với 16 món bánh của 3 miền Bắc-Trung-Nam rất hút khách Bà Nguyễn Thị Yến - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tặng quà lưu niệm cho Tổng lãnh sự các nước tại TPHCM Tính đến hết tháng 6/2015, các nhà đầu tư ASEAN đã rót hơn 16,6 tỷ USD vào thị trường bất động sản Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư. Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa báo cáo tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN trước bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành vào cuối năm 2015. Theo nhận định của Cục Đầu tư nước ngoài, BĐS đang là một trong những lựa chọn đầu tư chính của các nhà đầu tư ASEAN vào Việt Nam. Theo lũy kế đến hết tháng 6/2015, các nhà đầu tư ASEAN đã đầu tư 54,6 tỷ USD vào các lĩnh vực, ngành nghề Việt Nam, trong đó có 30% (khoảng 16,6 tỷ USD) vốn đổ vào BĐS. Tỷ lệ này càng tăng lên khi đã xuất hiện những dự án tỷ USD của các nhà đầu tư Singapore và Malaysia vào BĐS. Nhà đầu tư lớn nhất của ASEAN vào lĩnh vực BĐS Việt Nam là Singa- pore với 77 dự án (chiếm 77% dự án) và 10 tỷ USD tổng vốn đầu tư (chiếm 60% tổng vốn). Đứng thứ hai là Ma- laysiavới16dựánvà5,5tỷUSDtổng vốn đầu tư (chiếm 33,3% tổng vốn). Các nhà đầu tư Brunei, Thái Lan và Philipines xếp sau với một số dự án nhỏ, lẻ. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, các dự án BĐS của các nước ASEAN tập trung chủ yếu tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng vì đây là những trung tâm kinh tế lớn, thuận lợi cho các dự án BĐS phát triển. Nhận định của Cục Đầu tư nước ngoài, mặc dù không cạnh tra- nh trực tiếp với các dự án BĐS cho thuê, văn phòng hạng sang với các đối thủ chính là Hàn Quốc song các dự án BĐS của các nhà đầu tư ASE- AN hướng vào cạnh tranh ở phân khúc BĐS du lịch, nghỉ dưỡng. Đây là thế mạnh của các doanh nghiệp Singapore, Malaysia hay Brunei. Sắp tới, sẽ có nhiều hơn dự án vào BĐS nghỉ dưỡng vào Việt Nam đặc biệt tại các điểm nóng đầu tư du lịch như Vân Đồn, Phú Quốc, Đà Nẵng… Các dự án BĐS của các nhà đầu tư ASEAN chủ yếu là các dự án nghỉ dưỡng, văn phòng cho thuê hạng trung. Dự án nhà ở thương mại không có sự xuất hiện của các nhà đầu tư ASEAN. Theo nghiên cứu của Công ty tư vấn BĐS CBRE, việc hình thành AEC sẽ giúp các dự án BĐS Việt Nam hút vốn ngoại nhiều hơn, đặc biệt là các nhà đầu tư ASEAN đầu tư vào các phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, BĐS du lịch và văn phòng cho thuê. Việc thành lập một thị trường chung AEC sẽ giúp tăng trưởng các ngành công nghiệp và các sản phẩm xuất khẩu được lưu chuyển ngày càng nhanh chóng giữa các quốc gia ASEAN. Đây là điều kiện và cơ sở để tăng nguồn cung văn phòng cho thuê và bán lẻ Việt Nam để đáp ứng nhu cầu đặt trụ sở, văn phòng, kho bãi của các Cty đa quốc gia. Đây không chỉ là cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp ASEAN mà còn mở ra cho các nhà đầu tư BĐS quốc tế khác. Theo ông Desmond Sim - Giám đốcphụtráchNghiêncứucủaCBRE tại Đông Nam Á: Theo cam kết của các nước ASEAN, AEC sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 31/12/2015. Khi đó, hầu như các rào cản thương mại trong khối ASEAN đều được gỡ bỏ. Nhiều Cty sản xuất nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhằm thâm nhập vào thị trường có hơn 500 triệu dân này. Bên cạnh đó, nhiều DN bán lẻ nước ngoài cũng đang xúc tiến để gia nhập vào thị trường ASEAN. Trong bối cảnh đó, rõ ràng nhu cầu thuê văn phòng và diện tích bán lẻ sẽ lên cao. Tuy nhiên, giới chuyên gia trong ngành BĐS thừa nhận thực tế, chỉ với nhân tố hội nhập AEC hay các Hiệp định FTA+ sẽ không phải là yếu tố chính khiến BĐS Việt Nam cất cánh, trở lại thời kỳ đỉnh cao. Theo ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc Cty Địa ốc Đất Lành cho biết, cơ chế hội nhập sẽ khiến nhu cầu thuê mua văn phòng, nghỉ dưỡng tăng cao. Đây sẽ là yếu tố giúp thị trưởng giải phóng hàng tồn đọng. Tuy nhiên, những vấn đề nội tại của thị trường bất động sản như nợ xấu, dư cung BĐS biệt thự, văn phòng cho thuê… cần được giải quyết để thu hút thêm nhiều dự án ngoại chất lượng. Ông Đực cho biết thêm: “Nếu AEC hình thành, phân khúc bất động sản cho thuê sẽ có cơ hội được giải phóng khỏi tình trạng ảm đạm hiện nay do nhu cầu thuê, mua cao. Trong khi đó, đầu tư nước ngoài vào BĐS nghỉ dưỡng, du lịch sẽ khởi sắc hơn tại các điểm nóng như Phú Quốc, Quảng Ninh, Đà Nẵng…”. Theo Dantri.com.vn Đón đợi AEC, nhà đầu tư ASEAN đổ vốn vào bất động sản Việt Nam P/V
  • 8. 08 Số 113 - Tháng 4/2016AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Chỉ còn vài giây là di chuyển hợp pháp, thế nhưng nhiều người lái xe lại vội vàng vít ga khi đèn còn đỏ. Đây là thời khắc rất nguy hiểm trong giao thông đường bộ, thường xảy ra va chạm, tai nạn thương tâm. Không hiểu vội gì mấy giây để có khi phải trả giá bằng cả mạng sống của mình, của người?! Nhiều người phàn nàn rằng, mình dừng xe đợi đèn đỏ đúng luật thì bị những người phía sau bóp còi inh ỏi khi đèn giao thông chưa chuyển sang màu xanh. Nhiều người vi phạm còn quay nhìn người tuân thủ bằng ánh mắt khó chịu. Thực tế, những trường hợp không chấp hành quy định tại chốt đèn tín hiệu như thế rất dễ dẫn đến tai nạn. Sự tăng tốc của người cố vượt qua và người cố vượt lên trong mấy giấy cuối khiến va chạm thường ng- hiêm trọng. Ở các tuyến đường giao nhau, khi đèn có tín hiệu màu đỏ ở mấy giây cuối tại ngả đường này, thì ở ngả đường khác đang có tín hiệu màu xanh cũng ở mấy giây cuối. Lúc này chủ phương tiện đi qua đèn xanh ở giây cuối (không phạm luật) đang đi với vận tốc nhanh để cho kịp đi qua giao lộ. Do đó, khi gặp các phương tiện ở ngả đường khác vượt đèn đỏ mấy giây cuối (phạm luật) thì rất dễ xảy ra tai nạn. Vượt đèn đỏ có thể xem là “ăn gian” hay “ăn cướp” cơ hội lưu thông chínhđángcủangườikhác.Tạinhiều giao lộ, dễ dàng quan sát được người ngườikhithamgiagiaothôngchờđèn đỏ không đúng luật: dừng phương tiện ở làn đường cho phép xe rẽ phải; dừng phương tiện ở vạch cho người đi bộ; chờ đèn đỏ ngay giữa ngã giao do định vượt nhưng không thành; chờ đèn đỏ ở bóng râm khi trời nắng, cách xa vị trí chờ đèn cả vài mét… Thêm mấy giây chờ đợi đèn đỏ khônglàmchobạnmuộngiờ,vàigiây nhanh được vì vượt đèn đỏ bạn cũng khôngthểgiảiquyếtđượcviệcgìđáng kể. Nhưng cũng vì mấy giây đó, bạn có thể gây ra mất mát, đau thương cho chính mình, cho người thân và kể cả người khác một cách đáng tiếc. Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định: Nếu vượt đèn đỏ, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000- 1.200.000 đồng, người điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng thì bị phạt tiền từ 200.000-400.000 đồng. Để hạn chế tình trạng trên, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp tuyên truyền thiết thực hơn về hậu quả của hành vi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, thông báo những quy định xử phạt của việc vượt đèn đỏ ở các vị trí dễ nhìn tại các giao lộ có tín hiệu đèn để người dân ghi nhớ. Tiếc chi mấy giây đèn đỏ?  Thuỳ Duyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ,ban,ngànhcóliênquantăng cường các biện pháp nhằm bảo đảm trật tự ATGT phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ 30/4-01/5/2016. Theo đó, Bộ Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban ATGT Quốc gia, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện các quy định pháp luật về trật tự, ATGT trên các phương tiện thông tin đại chúng; cảnh báo nguy cơ mất ATGT; phổ biến các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông, đặc biệt là đối với người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng, hạn chế đi lại bằng phương tiện cá nhân, đặc biệt là đối với những chuyến đi có cự ly dài trên các tuyến cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ có lưu lượng giao thông cao. Đồng thời, Siết chặt quản lý chất lượng và ATGT đối với các phương tiện vận tải hành khách; yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe, nhà ga, cảng hàng không, bến tàu, phà… có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm thiểu tình trạng ùn tắc, chậm, hủy chuyến; đổi mới phương thức bán vé, niêm yết giá vé, không để xảy ra tình trạng tăng giá vé trái quy định. Bên cạnh đó, tăng cường tuần tra lưu động, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự ATGT, đặc biệt là các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông. Tăng cường phối hợp lực lượng, kết hợp tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự ATGT và an ninh, trật tự trên các tuyến giao thông, bến xe, bến tàu, nhà ga, cảng hàng không, phương tiện giao thông công cộng. Tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông; kiểm tra, lắp đặt bổ sung biển báo, đèn tín hiệu, thiết bị cảnh báo tại các vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT; các đơn vị thi công và bảo trì kết cấu hạ tầng tăng cường hướng dẫn, bảo đảm giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố. Yêu cầu các trạm thu phí đường bộ có phương án tăng cường nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác thu phí thuận tiện, nhanh chóng, có biện pháp xử lý linh hoạt khi mật độ phương tiện tăng cao, không để xảy ra ùn tắc kéo dài, nhất là các tuyến cửa ngõ ra, vào các đô thị lớn; kiểm tra, giám sát chặt chẽ, gắn trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã trong hoạt động chở khách tại các bến đò ngang, các điểm du lịch trên địa bàn. Các cơ quan có liên quan cung cấp số điện thoại đường dây nóng về vận tải và bảo đảm ATGT, công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng để tiếp nhận các ý kiến phản ảnh của cơ quan, đơn vị và người dân về ATGT trong dịp Lễ. Theo UBATGTQG Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải bảo đảm trật tự ATGT trong dịp nghỉ Lễ Giang Huỳnh Hải Dương: Ra lệnh cấm xe tải chạy đường tỉnh 391 vào giờ Giang Huỳnh Sở Giao thông Vận tải Hải Dương sẽ lắp đặt biển hạn chế xe ôtô từ 4 trục trở lên cả hai chiều đườngtỉnh391saukhilưulượng phương tiện này lưu thông tăng đột biến trên tuyến đường này.  Theo ông Lê Đình Long, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hải Dương, hiện nay, tình trạng phương tiện lưu thông trên đường tỉnh 391, đặc biệt là xe ôtô tải từ 4 trục trở lên và xe chở container tăng đột biến, lưu lượng thực tế tại thời điểm tháng 3/2016 đã gấp 3 lần lưu lượng thiết kế của đường tỉnh 391 và gấp hơn 10 lần lưu lượng trung bình năm 2015. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hạn chế các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng có thể xảy ra đồng thời đảm bảo an toàn kết cấu đường tỉnh 391, Sở Giao thông Vận tải Hải Dương sẽ lắp đặt biển hạn chế xe ô tô từ 4 trục trở lên cả hai chiều đường tỉnh 391. Theo đó, thời gian hạn chế không cho xe ôtô tải 4 trục trở lên lưu thông trên đường tỉnh 391 buổi sáng từ 6-8 giờ, buổi chiều từ 16-20 giờ. Bên cạnh đó, kể từ ngày 15- 20/4, các lực lượng chức năng của tỉnh Hải Dương sẽ tiến hành kiểm tra nhắc nhở các xe ôtô tải từ 4 trục trở lên đi vào đường tỉnh 391 trong thời gian hạn chế, bắt đầu từ ngày 21/4, các xe vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Theo UBATGTQG Đó là ý kiến chỉ đạo của Công an thành phố Hải Phòng với các phòng nghiệp vụ và Công an địa phương khi điều tra vụ việc 2 xe ô tô khách chắn ngang đường cao tốc. Theo đó, nếu đủ căn cứ cấu thành tội phạm sẽ khởi tố hình sự theođúngquyđịnhcủaphápluật. Mới đây, Công an thành phố Hải Phòng đã thông tin về vụ việc 2 xeôtôdừngđỗgâyùntắcgiaothông tại khu vực Trạm thu phí đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thuộc tổ 4, phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh. Theo đó, chiều tối ngày 6/4, 2 xe ôtô loại 47 chỗ BKS: 15B-02491 và 15B-02492, có logo của Công ty TNHH TM Đoàn Xuân ở số 1209 đường Trần Nhân Tông, quận Kiến An (Hải Phòng) tắt máy, quay ngang, dừng đỗ giữa đường (chiều Hải Phòng đi Hà Nội). Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra không có lái xe và chìa khóa xe cũng không còn. Theo nhân chứng hiện trường cho biết, khi đến Trạm thu phí đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thấy lái xe điều khiển ô tô quay ngang, dừng đỗ giữa đường và cầm chìa khóa bỏ đi…Vụ việc xảy ra kéo dài nhiều tiếng đồng hồ gây ùn tắc giao thông. Các đơn vị Công an thành phố phối hợp với lực lượng CSGT (Cục C67-Bộ Công an) và VKSND quận Dương Kinh di chuyển 2 xe ô tô trên vào làn đường dừng xe khẩn cấp tại khu vực Trạm thu phí đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng để thông tuyến đường. Phó giám đốc BQL đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng Lê Xuân Tú cho biết, trước khi sự việc xảy ra, nhiều lái, phụ xe của hãng Gia Bảo Linh (thuộc công ty Đoàn Xuân) khi đi qua trạm thu phí đã có lời đe dọa với nhân viên trạm thu phí. Lái xe "yêu cầu" Ban quản lý cao tốc phải hạ phí xuống, nếu không sẽ đốt trạm và biểu tình trong vài hôm nữa. Còn đại diện sở GTVT Hải Phòng cho biết thêm, 2 chiếc xe khách hãng Gia Bảo Linh dùng để chắn đường chưa được đăng ký tuyến với cơ quan chức năng. 2 chiếc xe này được lái xe chọn đúng thời điểm đông xe lưu thông trên cao tốc để tiến hành việc chặn xe “ăn vạ”. Theo đó, lực lượng chức năng nhận định, hành vi này đã có sự tính toán từ trước. Hải Phòng: Xem xét khởi tố hình sự vụ xe khách chắn cao tốc Hà Nội - Hải Phòng P/V Theo Vietnamnet.vn
  • 9. 09Số 113 - Tháng 4/2016 SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Không được coi là thuốc, nhưng thực phẩm chức năng (TPCN) cũng có khả năng gây các phản ứng phụ. Lạm dụng loại thực phẩm này có thể  làm rối loạn quá trình đồng hoá trao đổi chất do cơ thể nhận dư thừa chất bổ, chất dinh dưỡng. Thế nhưng, nhiều người đã quá lạm dụng TPCN và coi đó là liệu pháp đáng lựa chọn cho vấn đề sức khỏe. *Lãnh hậu quả do lạm dụng TPCN TPCN xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu. Ban đầu nó được đón nhận khá dè dặt, nhưng bây giờ thì đã lan rộng trong cộng đồng. Tuy nhiên, cần có sự hiểu biết đúng đắn về thực phẩm chức năng để có thái độ hành xử đúng đắn, không bài xích và cũng không mê muội. Trên thị trường hiện nay, TPCN rất đa dạng và phong phú về chủng loại, được cung cấp rộng rãi qua nhiều kênh phân phối mà người tiêu dùng dễ dàng tìm mua. Tuy nhiên, phần lớn TPCN đang bị thổi phồng quá mức về công dụng, hiệu quả của nó. Mặc dù Bộ Y tế đã có cảnh báo “TPCN không phải là thuốc” nhưng nhiều người vẫn tin dùng TPCN như một trong những phương thức chữa bệnh hiệu quả. Theo định nghĩa của Bộ Y tế, TPCN dùng để hỗ trợ chức năng cho những cơ quan, bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng cung cấp dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tìnhtrạngthoảimái,tăngsứcđềkháng,giảmbớtnguy cơ gây bệnh. Bản thân thực phẩm thiên nhiên đã cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và những chất có lợi cho chứcnăngcơthể,phòngngừabệnhtật,thậmchícókhả năng chữa bệnh. Đây là kiến thức mà từ xa xưa loài ngườiđãbiết.Tuynhiên,donhiềulýdonhưtậptụcthói quen, khẩu vị, môi trường sống, khả năng kinh tế, con người không biết hoặc không có điều kiện để ăn uống một cách đầy đủ và cân đối nguồn thực phẩm thiên nhiên. Điều đáng nói là khi quá tin tưởng vào TPCN, nhiều người tiêu dùng đã bỏ qua những phương thức điều trị khác, dẫn đến bệnh tật ngày càng trầm trọng. ĐiểnhìnhôngCaoTrọngS.(BếnTre)làmộtvídụ.Ông S. bị bệnh gút nhiều năm. Cách đây 4 tháng ông được một người quen chuyên bán hàng đa cấp giới thiệu sản phẩm TPCN có tác dụng chữa bệnh gút. Tin lời, ông đã bỏ ra 9 triệu đồng để mua bộ TPCN. Tháng đầu sử dụng, ông thấy cơ thể khỏe khoắn hơn, bệnh không tái phát, lại ăn uống tốt, khiến ông rất tin tưởng công dụng của TPCN và tiếp tục mua thêm. Nhưng chỉ 3 tháng sau, chân và tay ông lại đau nhức không thể vận động được. Ông đành đến bệnh viện khám thì được biết, bệnh gút của ông tái phát trầm trọng hơn trước và rất khó phục hồi. Hay chẳng hạn, một loại TPCN viên uống làm đẹp da có chiết xuất từ mầm lúa mì, trong khi loại TPCN khác giới thiệu công dụng làm đẹp tóc cũng được chiết xuất từmầmlúamì.Thựctế,mầmlúamìcócảhaitácdụng này,nhưnglạiđượcbàochếthànhhaisảnphẩmTPCN với hai công dụng khác nhau, khiến người tiêu dùng lầm tưởng bỏ tiền ra mua cả hai sản phẩm, trong khi chỉ cần sử dụng một loại là được. *TPCN không thể thay thế thuốc Trong quy trình từ nghiên cứu đến bào chế, sản xuất thì TPCN không được kiểm soát gắt gao như dược phẩm. Thời gian qua, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã xử phạt nhiều trường hợp giới thiệu, công bố trên bao bì sản phẩm TPCN với thành phần không đúng thực tế. Một số đường dây bán hàng đa cấp có mặt hàng TPCN bị cơ quan chức năng phanh phui, người tiêu dùng mới ngỡ ngàng khi biết rằng giá của TPCN qua kênh bán hàng này đã bị đội lên gấp nhiều lần so với giá trị và không có những công dụng như lời giới thiệu, quảng cáo của kênh bán hàng đa cấp. Ông Huỳnh Lê Thái Hòa - Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM, cho biết: TPCN không có tác dụng trị bệnh và không thể thay thế thuốc trị bệnh. TPCN cũng không phải là thực phẩm dinh dưỡng được sử dụng để bổ sung các chất dinh dưỡng hằng ngày cho cơ thể. Vì vậy, khi mua TPCN, người tiêu dùng cần tìm hiểu thông tin thật kỹ về nguồn gốc xuất xứ, thành phần, đọc kỹ và tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất. Thực phẩm chức năng dù tốt đến đâu cũng chỉ là một trong những nguồn bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể. Nó không thể thay thế được những nguồn dinhdưỡngtựnhiên.Muốnkhoẻmạnhphảicónhững giải pháp đồng bộ và toàn diện, duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, xây dựng một lối sống lành mạnh. Thận Trọng Với Thực Phẩm Chức Năng Trắc Long Chưa bao giờ vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) lại nóng và cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng như hiện nay. Bộ Y tế cũng đang nỗ lực phối hợp với liên ngành Vệ sinh ATTP để tăng cường thanh, kiểm tra, phát hiện các vụ vi phạm và xử lý kịp thời, bảo vệ sức khỏe người dân. Theo bà Trần Việt Nga - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, chỉ tính từ tháng 1-10/2015, cả nước ghi nhận 150 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 4.077 người mắc, 21 người tử vong. Trong số đó, riêng bếp ăn tập thể có 33 vụ, làm 2.302 người mắc, 2.268 người phải nhập viện. Vừa qua, ông Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đã chính thức lên tiếng xin lỗi người dân “vì những sơ sót trong phát biểu vừa qua tại Quốc hội” về vấn đề VSATTP. Trước đó, phát biểu tại Quốc hội ngày 1/4 của Bộ trưởng Cao Đức Phát: “…đa số thực phẩm của chúng ta là an toàn, nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác là tất cả không an toàn...” đã khiến một số đại biểu Quốc hội và dư luận bất bình. Sau khi chịu phản ứng của người dân, người đứng đầu ngành NN&PTNT đã công khai nhận trách nhiệm, gửi lời xin lỗi người dân, đồng thời thừa nhận “đúng là tình trạng thực phẩm mất an toàn đang rất nghiêm trọng”. Lời xin lỗi của Bộ trưởng Cao Đức Phát có thể khiến người dân bớt giận nhưng không thể khỏa lấp thực tế hiện nay là người dân vẫn phải đối diện với thực phẩm bẩn hàng ngày. NhữngnỗlựccủaBộNN&PTNT, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan như Bộ Công thương, Bộ Công an trong công tác phòng, chống thực phẩm bẩn là không thể phủ nhận. Thời gian qua, nhiều vụ nuôi trồng, buôn bán, vận chuyển thực phẩm bẩn đã bị phát hiện và xử lý. Thế nhưng, số vụ vi phạm bị phát hiện còn chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với thực tế và hàng ngày người dân vẫn phải sử dụng thực phẩm bẩn mà không biết hoặc đành “nhắm mắt làm ngơ” khi không có sự lựa chọn nào khác. Người dân đòi hỏi Bộ NN&PTNT, Bộ YtếcũngnhưcácBộ,ngànhvàchính quyền các địa phương phải kiểm soát chặt chẽ việc nuôi trồng, bảo quản, buôn bán thực phẩm, để sức khỏe của người dân được đảm bảo. Từ 1/7 tới đây, khi Bộ Luật hình sự (sửa đổi) có hiệu lực, các hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt sẽ bị xử lý rất nặng, từ phạt tiền (1-3 tỷ đồng) đến tù giam (6 tháng đến 5 năm, thậm chí là 20 năm). Hy vọng chế tài nghiêm khắc này sẽ đủ sức răn đe, khiến những người có ý định vi phạm phải chùn tay. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, các bộ, ngành, các cơ quan chức năng ở địa phương phải quyết liệt vào cuộc, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm, không được bao che, tránh hành vi tiêu cực để đảm bảo các hành vi vi phạm đều bị xử lý đúng người, đúng tội. Về lâu dài, các cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ nguồn cung các loại chất cấm trong chăn nuôi; nắm rõ việc ai được phép nhập khẩu, nhập khẩu để làm gì, bán cho ai, mua để làm gì và sử dụng như thế nào? Ngoài ra, các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng, chất tạo màu… là nguồn tạo nên thực phẩm bẩn nhưng rất dễ bán, dễ mua cũng cần được kiểm soát chặt chẽ.  Rõ ràng, cuộc chiến chống thực phẩm bẩn là cuộc chiến lâu dài! Chống thực phẩm bẩn: Cuộc chiến dài hơi! Việt An Hội Đông y Khoái Châu: Hướng tới chăm sóc sức khỏe cộng đồng toàn diện Phùng Nguyện Sáng 5/4/2016, Hội Đông y huyện Khoái Châu đã trang trọng tổ chức Hội thảo chuyên môn cấp tỉnh lần thứ I về ngành Đông y tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo Dự Hội thảo có bà Đặng Thị Phúc, UV Ban thường vụ TW Hội Đông y Việt Nam, ChủtịchHộiĐôngytỉnhHưngYên;đạidiện Huyện ủy, UBND huyện Khoái Châu; lãnh đạo Hội Đông y các huyện, thành phố của tỉnh Hưng Yên cùng đông đảo các hội viên. Hội thảo diễn ra nhằm mục đích để các hội viên cùng thảo luận về các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân một số loại bệnh của con người hiện nay, đồng thời đưa ra các phương pháp chữa bệnh bằng y dược học cổ truyền với những bài thuốc quý, vị thuốc hay theo kinh nghiệm hoặc gia truyền. Hội thảo diễn ra sôi nổi với các báo cáo dẫn chứng của một số lương y đã chữa bệnh thành công như: Điều trị gia giảm chứng bệnh vị quản thống của lương y Nguyễn Văn Từ; Bài thuốc điều trị bệnh thấp nhiệt của lương y ĐàoNgọcThạch;Bệnhsuygiảmsinhdụcnữ của Y sĩ YHCT Nguyễn Xuân Thảnh… Đây cũng là dịp tuyên truyền, phổ biến về vai trò củangànhĐôngyđãvàđanggópphầnquan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.  Thực tế thời gian qua, với sự phát triển cả về chất và lượng của Đông y, Đông dược huyện Khoái Châu đã góp phần tích cực trong quá trình phát triển sâu, rộng của ngành Đông y tỉnh Hưng Yên trong thời kỳ mới.