SlideShare a Scribd company logo
1 of 82
Download to read offline
1 
ALLIUM FISTULOSUM L. 
ALLIACEAE 
HÀNH, hành hoa, đại thông, thông bạch, hombúa (Thái), sông (Dao). 
Hμnh MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 20-40cm. Thân hành vảy, màu trắng. Lá gồm 4-6 cái, hình trụ rỗng, thuôn, đầu nhọn. Hoa nhỏ, màu trắng, tụ tập thành tán giả trên một cuống chung dài. Quả nang. Hạt nhỏ, hình 3 cạnh, màu đen. Toàn cây có mùi thơm hăng, cay. MÙA HOA QUẢ: Tháng 8-10. PHÂN BỔ: Cây trồng ở khắp nơi, làm gia vị. BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây, chủ yếu thân hành. Thu hái vào mùa đông xuân. Dùng tươi hoặc phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân hành chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có allyl propyl disulfit, diallyl disulfit và hợp chất chứa sulfur. CÔNG DỤNG: Chữa cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, tiêu hóa kém, nhiễm trùng đường ruột, thấp khớp, đau răng, mụn nhọt, bí tiểu tiện. Ngày 30- 60g cây tươi dạng sẳc, nước ép hoặc ăn với cháo nóng. Thân hành giã đắp chữa mụn nhọt hoặc thêm nước sôi vào xông để giải cảm. 
ALLIUM ODORUM L. 
ALLIACEAE 
HẸ, phỉ tử, cửu thái, dã cửu, phiec cát ngàn (Thái). 
H Ẹ MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 15-35cm. Thân hành vảy nhỏ. Lá nhiều, hình dải hẹp, dày, đầu nhọn. Hoa nhỏ, màu trắng, tụ tập thành tán giả trên một cuống chung mọc từ gốc, hình gần 3 cạnh, rỗng. Quả nang, hạt nhỏ, màu đen. Toàn cây có mùi thơm hăng đặc biệt. MÙA HOA QUẢ: Tháng 7-10. PHÂN BỔ: Cây trồng ở nhiều nơi làm gia vị và làm thuốc. BỘ PHẬN DÙNG: Thân hành và lá. Thu hái quanh năm. Dùng tươi. Hạt lấy lúc quả già, có màu đen, phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá và thân hành chứa các hợp chất có sulfur, saponin, chất đắng. Hạt có alcaloid và saponin. CÔNG DỤNG: Lá và thân hành chữa thổ huyết, chảy máu cam, ho, hen, viêm họng, bế kinh, tiêu hóa kém, lỵ, giun kim: Ngày 20-30g sắc. Dùng ngoài, giã đắp để tiêu viêm. Hạt chữa di tinh, đái ra máu, đái dầm, đau lưng, đau khớp, khí hư: Ngày 6- 12g dạng sắc.
2 
ALLIUM SATIVUM L. 
ALLIACEAE 
TỎI TA, đại toán, hom kía (Thái), sluộn (Tày). 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm. Thân hành gồm nhiều hành con gọi là nhánh tỏi mọc áp sát vào nhau. Lá hình dải, mỏng, bẹ to, gân song song, đầu nhọn hoắt. Hoa màu trắng hay hồng mọc tụ tập thành khối hình cầu bao bọc bởi một lá bắc to. MÙA HOA QUẢ: Tháng 8-11. PHÂN BỔ: Cây được trồng phổ biến ở khắp nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Thân hành. Thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân. Dùng tươi hay phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân hành chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có allicin, hợp chất diallyl disulfit, allyl propyl disulfit và một số hợp chất chứa sulfur khác. CÔNG DỤNG: Chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn: Ngày 4-6g. Thụt 100ml dung dịch 5-10% tẩy giun kim, chữa viêm đại tràng. Cồn tỏi chữa ho, ho gà, viêm phế quản. Nước tỏi nhỏ mũi, cháo tỏi ăn trị cảm cúm. Còn chữa chứng tăng cholesterol máu. Đắp ngoài chữa ung nhọt, rết cắn. 
ALOCASIA MACRORRHIZA (L.) Schott 
ARACEAE 
RÁY, ráy dại, dã vu, khoai sáp, vạt vẹo (Tày), co vát (Thái). 
MÔ TẢ: Cây cỏ cao 0,5 - 1m, sống nhiều năm. Thân rễ dài hình trụ, mập có nhiều đốt. Lá to, hình tim, có cuống dài và có bẹ. Cụm hoa bông mo mang hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả mọng hình trứng, khi chín màu đỏ. Loại ráy lá quăn dùng tốt hơn. MÙA HOA QUẢ: Tháng 1 - 5. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở rừng núi, chỗ ẩm mát. BỘ PHẬN DÙNG: Lá, thân rễ. Thu hái quanh năm. Lá dùng tươi. Thân rễ luộc kỹ cho bớt ngứa. Phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa phytosterol, alcaloid, glucose, fructosa. CÔNG DỤNG: Chữa lở ngứa, mụn nhọt, sưng tấy, rắn cắn: Thân rễ, lá tươi giã nát, thêm nước uống, bã đắp. Còn chữa đau bụng, nôn mửa, viêm phổi, sốt rét: Ngày 10 - 20g thân rễ khô sắc uống. Dùng cao dán trị mụn nhọt. Cây có vị ngứa độc, dùng thận trọng.
3 
ALPINIA GALANGA Willd. 
ZINGIBERACEAE 
RIỀNG, riềng ấm, hậu khá (Thái), riềng nếp. 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 1 - 2m. Thân rễ mập, mọc bò ngang, hình trụ, có phủ nhiều vảy. Lá mọc so le, hình ngọn dáo, phiến cứng và bóng, có bẹ. Cụm hoa mọc thành chùm dài 20 - 30 cm ở ngọn thân, gồm nhiều hoa màu trắng, cánh môi hẹp có vân hồng. Quả hình cầu hay hình trứng. Loài Alpinia officinarum Hance cũng được dùng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 - 9. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng khắp nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu đông. Phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa tinh dầu gồm cineol, methyl cinnamat; các flavon: galangin, alpinin; kaempferid 3 - dioxy 4 - methoxy flavon. CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa, đau dạ dày, đau bụng, ỉa chảy, cảm sốt, sốt rét: Ngày 3 - 6g dạng thuốc sắc, bột hoặc rượu thuốc. Còn chữa đau răng bằng cách ngậm thân rễ, cắn nhẹ ở chỗ răng đau. 
ALSTONIA SCHOLARIS (L.) R.Br. 
APOCYNACEAE 
SỮA, mùa cua, mò cua, mạy mản (Tày), co tin pất (Thái). 
MÔ TẢ: Cây gỗ to, cao tới hơn 15m. Vỏ dày, có nhiều vết nứt nẻ. Lá mọc vòng, 3 - 8 cái, thường tập trung ở đầu cành. Phiến lá dày hình thuôn dài, đầu tròn, nhiều gân phụ song song. Cụm hoa hình xim tán, gồm nhiều hoa nhỏ màu trắng lục, có mùi thơm hắc. Quả nang gồm 2 dải hẹp và dài. Hạt màu nâu, có mào lông ở 2 đầu. Toàn cây có nhựa mủ. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 9 - 10; Quả: Tháng 10 - 11. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở nhiều nơi lấy bóng mát. BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ cây loại bỏ lớp bần. Thu hái vào mùa xuân, hạ. Phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Alcaloid: Ditain, echitenin, echitamin (ditamin), echitamidin. Ngoài ra, còn có triterpen: α-amyrin và lupeol. CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, sát trùng chữa thiếu máu, kinh nguyệt không đều, sốt rét, đau bụng, ỉa chảy, lỵ, viêm khớp cấp. Ngày 1 - 3g dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu thuốc, hoặc cao. Dùng ngoài, vỏ cây sắc lấy nước đặc rửa chữa lở ngứa, hoặc ngậm chữa sâu răng.
4 
AMOMUM AROMATICUM Roxb. 
ZINGIBERACEAE 
THẢO QUẢ, đò ho, mác háu (Thái), thảo đậu khấu. 
MÔ TẢ: Cây cỏ lớn, sống nhiều năm, cao 2 - 3m. Thân rễ có nhiều đốt. Lá to, dài, mọc so le, có bẹ ôm kín thân. Hoa to, màu vàng có đốm đỏ nhạt, mọc thành bông ở gốc. Quả hình trứng, màu đỏ sẫm, mọc dày đặc. Hạt nhiều, có cạnh, có mùi thơm đặc biệt. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5 - 7; Quả: Tháng 8 - 11. PHÂN BỔ: Cây chủ yếu được trồng ở vùng núi cao lạnh, dưới tán rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn. Các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang. BỘ PHẬN DÙNG: Hạt của quả. Quả thu hái vào mùa đông. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, đập bỏ vỏ ngoài, lấy hạt. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Tinh dầu với tỉ lệ 1 - 1,5%. CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đau, nôn mửa, ỉa chảy, ho, sốt rét, lách to. Ngày 3 - 6g dạng thuốc bột, thuốc sắc hoặc thuốc viên. Còn dùng ngậm chữa đau răng, viêm lợi; làm gia vị. 
AMOMUM VILLOSUM Lour. 
ZINGIBERACEAE 
SA NHÂN, mé tré bà, dƣơng xuân sa, co nénh (Thái), la vê (Ba Na), pa đoóc (K’dong), mác nẻng (Tày). 
MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 0,5 - 1,5m. Thân rễ, mọc bò ngang. Lá nhẵn bóng, có bẹ, không cuống, mọc so le, phiến hình dải, đầu nhọn dài. Hoa trắng, cánh môi vàng đốm tía, mọc thành chùm ở gốc. Quả nang, 3 ô, có gai mềm, khi chín màu đỏ nâu. Có nhiều loài khác mang tên sa nhân, cũng được dùng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 - 6; Quả: Tháng 7 - 8. PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, ven rừng, bờ suối. BỘ PHẬN DÙNG: Quả và hạt. Quả thu hái vào mùa hè- thu. Phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa tinh dầu gồm D-camphor, D-borneol, D-bornylacetat, D-limonen, α-pinen, phellandren, paramethoxy ethyl cinnamat, nerolidol, linalol. CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ỉa chảy, nôn mửa, phù: Ngày 2 - 6g dạng bột, viên, thuốc sắc. Phối hợp với một số cây thuốc khác chữa động thai, đau bụng. Chữa nhức răng: Sa nhân ngậm, hoặc tán bột chấm vào răng đau.Còn dùng làm gia vị.
5 
ANDROGRAPHIS PANICULATA (Burm.f.) Nees 
ACANTHACEAE 
XUYÊN TÂM LIÊN, cây công cộng, lãm hạch liên, hùng bút. 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm; cao 0,40 - 1m. Thân có cạnh, phân nhiều cành. Lá mọc đối, có cuống rất ngắn. Hoa màu trắng điểm những đốm hồng tím, mọc thành chùm thưa ở kẽ lá và đầu cành. Quả nang, thuôn hẹp, có lông rất nhỏ. Hạt màu nâu, hình cầu, thuôn. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 9 - 10; Quả: Tháng 10 - 11. PHÂN BỔ: Cây được trồng rải rác ở một số địa phương. BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây, chủ yếu là lá, thu hái vào mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa glucosid đắng: Andrographolid, neoandrographolid, panaculosid, các paniculid A, B, C; các flavonoid: Andrographin, panicalin, apigenin 7 - 4 - dimethyl ether CÔNG DỤNG: Chữa lỵ, ỉa chảy, viêm ruột, cảm sốt, ho, viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản, đau nhức xương khớp, bế kinh, ứ huyết sau đẻ, lao phổi và hạch cổ, huyết áp cao, rắn cắn: Ngày 10 - 20g cây dạng sắc, 2 - 4g lá dạng bột, viên. Giã đắp ngoài trị rắn cắn, sưng tấy. 
ANGELICA DAHURICA (Fisch. ex Hoffm.) Benth. et Hook. f. 
APIACEAE 
BẠCH CHỈ. 
MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 0,5 – 1m hoặc hơn, thân hình trụ, rỗng, không phân nhánh. Lá to, có cuống, phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2 – 3 lần lông chim, mép khía răng, có lông ở gân lá mặt trên. Cụm hoa tán kép, mọc ở ngọn; hoa nhỏ màu trắng. Quả bế, dẹt. Toàn cây có mùi thơm. MÙA HOA QUẢ: Tháng 4 – 6. PHÂN BỔ: Cây nhập nội, trồng ở cả miền núi và đồng bằng. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hoạch vào mùa thu, tránh làm sây sát vỏ và gãy rễ. Không thu hoạch ở cây đã ra hoa kết quả. Rửa sạch, cắt bỏ rễ con, xông diêm sinh 24 giờ, rồi phơi hay sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Tinh dầu, nhựa 1%, angelicotoxin 0,43%, byak angelicin, acid angelic, phellandren, dẫn chất furocoumarin. CÔNG DỤNG: Chữa cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi, đau răng, phong thấp, nhức xương, bạch đới. Thuốc cầm máu trong đại tiện ra máu, chảy máu cam. Ngày 4 - 12g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Còn được dùng làm gia vị.
6 
ANGELICA SINENSIS (Oliv.) Diels 
APIACEAE 
ĐƢƠNG QUI, tần qui, can qui. 
MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 40 - 60cm. Thân rễ phát triển. Lá mọc so le, cuống lá màu tím nhạt, có bẹ. Phiến lá xẻ 3 - 4 lần lông chim, mép khía răng. Hoa nhỏ màu trắng ngà, mọc tụ tập thành tán kép ở ngọn. Quả bế, dẹt. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. MÙA HOA QUẢ: Tháng 6 - 8. PHÂN BỔ: Cây nhập trồng ở nhiều nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hoạch vào mùa thu, đông, ở cây đã trồng năm thứ 2 hoặc 3. Cắt bỏ rễ con, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ cho se, sau đó phơi tiếp đến khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa tinh dầu trong có ligustilid, n- butyliden phtalid, n-valerophenol, acid o- carboxylic, n-butylphtalid, ber-gapten, safrol, p-cymen, sesquiterpen, dodecanol, tetradecanol và vitamin B12. CÔNG DỤNG: Chữa đau đầu do thiếu máu, gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực, đau bụng, táo bón, tê bại, lở ngứa, mụn nhọt, tổn thương ứ huyết, kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh. Ngày dùng 10-20g, sắc hoặc rượu thuốc. 
ARECA CATECHU L. 
ARECACEAE 
CAU, tân lang, binh lang, mạy làng (Tày), pơ lạng (K’ho). 
MÔ TẢ: Cây thân trụ, cao tới hơn 10m. Thân có nhiều vòng sẹo. Lá tập trung ở ngọn, cuống phát triển thành bẹ to ôm lấy thân; phiến lá xẻ lông chim. Cụm hoa bông mo, mo rụng khi hoa nở. Hoa nhỏ, màu trắng ngà, thơm, tụ tập thành bông phân nhánh; hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả hạch, hình trứng. Một hạt màu nâu. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 - 12. PHÂN BỔ: Cây trồng khắp nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ quả và hạt. Hái quả già, bóc lấy riêng vỏ và hạt, phơi hay sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa tanin catechin, 70% trong hạt non, 15-20% trong hạt già; lipid 14% gồm laurin, olein, myristin; glucid 50-60%; muối vô cơ 5%; alcaloid 0,5% arecolin, arecaidin, guvacin, guvacolin. CÔNG DỤNG: Arecolin làm co đồng tử, giảm nhãn áp trong bệnh tăng nhãn áp. Vỏ quả chữa bụng đầy trướng, phù , bí tiểu tiện, ốm nghén nôn mửa: Ngày 6 - 12g dạng sắc. Hạt chữa lỵ, ỉa chảy: Ngày 0,5 - 4g. Hạt còn chữa sốt rét, tẩy sán, dùng hạt cần thận trọng vì có độc.
7 
ABELMOSCHUS SAGITTIFOLIUS Kurz var.quinquelobus Gagnep. 
MALVACEAE QUINQUELOBUS Gagnep. 
SÂM BỐ CHÍNH, thổ hào sâm, nhân sâm Phú Yên. 
MÔ TẢ: Cây cỏ, cao tới 50cm. Rễ mập thành củ. Lá mọc so le, có cuống dài, mép khía răng. Lá ở gốc không xẻ, lá ở giữa thân và ngọn xẻ 5 thuỳ sâu. Hoa to, màu đỏ mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả nang, hình trứng nhọn, khi chín nứt thành 5 mảnh. Hạt nhiều , màu nâu. Toàn cây có lông. Cây bá sâm (Abelmoschus sagittifolius Kurz var. septentrionalis Gagnep.), hoa màu vàng hay đỏ, cũng được dùng với tên sâm bố chính. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-9. PHÂN BỔ: Vốn là cây mọc hoang, nay chủ yếu được trồng ở nhiều nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Củ. Thu hái hái vào mùa thu, đông. Rửa sạch, ngâm nước gạo một đêm, đồ chín, phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Củ chứa tinh bột, chất nhầy. CÔNG DỤNG: Chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ, lao phổi, kém ăn, trẻ em cam mồm, gầy còm chậm lớn, sốt và ho dai dẳng, viêm họng, viêm phế quản, kinh nguyệt không đều, đau lưng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt, khí hư. Ngày 10-20g dạng thuốc sắc, bột hoặc ngâm rượu uống. 
ABRUS PRECATORIUS L. 
FABACEAE 
CAM THẢO DÂY, cƣờm thảo đỏ, dây chi chi, dây cƣờm cƣờm, tƣơng tƣ đằng, cảm sảo (Tày) 
MÔ TẢ: Dây leo, sống nhiều năm; cành non có lông nhỏ. Lá kép lông chim chẵn, mọc so le. Hoa màu hồng, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả đậu, dẹt, có 3-7 hạt hình trứng, màu đỏ có đốm đen, rất độc. Toàn cây có vị ngọt. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 6-7; Quả: Tháng 8-10. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, nhiều nhất ở vùng ven biển. Còn được trồng. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ, dây, lá. Thu hái vào mùa thu đông, tốt nhất lúc cây mới ra hoa. Dùng tươi hoặc phơi hoặc sấy khô. Hạt độc, dùng ngoài. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Trong hạt có protein độc: L(+) abrin, glucosid abralin, hemagglutinin làm vón máu, N-methyl tryptophan, men ureasa. Rễ và dây mang lá chứa glycyrrhizin. CÔNG DỤNG: Chữa ho, cảm sốt, hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng, giải độc, vị ngọt nên dùng trong các đơn thuốc cho dễ uống. Ngày 8-16g rễ, dây, sắc. Hạt độc, giã đắp ngoài, sát khuẩn, tiêu viêm, làm mụn nhọt chóng vỡ, trị vú sưng đau, tắc tia sữa.
8 
ABUTILON INDICUM (L.) Sweet 
MALVACEAE 
CỐI XAY, giàng xay, quýnh ma, kim hoa thảo, ma bản thảo, co tó ép (Thái), phao tôn (Tày) 
MÔ TẢ: Cây nhỏ, sống dai, mọc thành bụi, cao 1- 1,5 m, có lông mềm hình sao. Lá mọc so le, hình tim, có cuống dài, mép khía răng. Hoa vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống gấp khúc. Quả có hình giống cái cối xay, có lông. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 2-3; Quả; Tháng 4-6. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang và được trồng ở các vườn thuốc. BỘ PHẬN DÙNG: Cành mang lá. Thu hái vào mùa hạ, thu. Dùng tươi hoặc phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây chứa chất nhầy, asparagin. CÔNG DỤNG: Chữa cảm sốt, nhức đầu, ù tai, bí tiểu tiện, bạch đới: Ngày 4-8g rễ hoặc lá, sắc. Chữa mụn nhọt, lỵ, rắn cắn: Lá tươi và hạt (ngày 8-12g) giã, thêm nước uống, bã đắp. Chữa vàng da, hậu sản: Phối hợp cối xay với các dược liệu khác. 
ACANTHOPANAX TRIFOLIATUS (L.) Merr. 
ARALIACEAE 
NGŨ GIA BÌ GAI, ngũ gia bì hƣơng, mạy tảng nam, póp tƣn, póp dinh (Tày), co nam slƣ (Thái) 
MÔ TẢ: Cây bụi, có gai. Lá kép chân vịt, 3-5 lá chét, mọc so le, mép lá khía răng, đôi khi có gai ở gân giữa. Hoa nhỏ, màu trắng lục, mọc thành tán phân nhánh ở đầu cành. Quả hình cầu hơi dẹt, khi chín màu đen, gồm 2 hạt. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Các loài A. trifoliatus var.setosus Li và A. gracilistylus W.W. Smith cũng được dùng với tên là ngũ gia bì gai. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 9-11; Quả: Tháng 12-1. PHÂN BỔ: Cây mọc chủ yếu ở vùng rừng núi đá vôi, các tỉnh Tây Bắc và Đông Bắc. BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ rễ, vỏ thân. Thu hái vào mùa hạ, thu. Ủ cho thơm. Phơi trong bóng râm chỗ thoáng gió tới khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Vỏ rễ, vỏ thân chứa saponin triterpen, acid oleanolic. CÔNG DỤNG: Chữa phong thấp, đau lưng nhức xương, liệt dương. Còn có tác dụng kích thích, bổ dưỡng, làm tăng trí nhớ. Ngày 6-12g, dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc. 
Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm; cần chú ý bảo vệ ở Việt Nam và phát triển trồng them
9 
ACHYRATHES ASPERA L. 
AMARANTHACEAE 
CỎ XƢỚC, ngƣu tất nam, nhả khoanh ngù (Tày), co nhả lìn ngu (Thái), hà ngù, thín hồng mía (Dao) 
MÔ TẢ: Cây cỏ, cao gần 1m, có lông mềm. Lá mọc đối, có cuống ngắn, mép uốn lượn. Hoa nhiều, mọc chúc xuống áp sát vào cành thành bông ở ngọn dài đến 20-30cm. Quả mang lá bắc còn lại, nhọn thành gai dễ mắc vào quần áo khi đụng phải. Hạt hình trứng dài. MÙA HOA QUẢ: Tháng 7-12. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang khắp nơi, ở bãi cỏ, ven đường. BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây, chủ yếu là rễ. Thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa saponin triterpen, thủy phân cho acid oleanolic, galactosa, rhamnosa, glucosa. Quả có nhiều muối kali. Hạt có dầu béo. CÔNG DỤNG: Tác dụng chống viêm, chống tích huyết, gây co bóp tử cung. Chữa thấp khớp, ngã sưng đau, đau lưng, nhức xương, đái dắt buốt, sau khi đẻ máu hôi không ra và kinh nguyệt đau. Ngày 8-16g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với dược liệu khác 
ACHYRANTHES BIDENTATA Blume 
AMARANTHACEAE 
NGƢU TẤT, hoài ngƣu tất. 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 60-80cm. Rễ củ hình trụ dài. Thân có cạnh, phình lên ở những đốt. Lá mọc đối, hình bầu dục, có cuống ngắn, mép lượn sóng. Cụm hoa hình bông mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành. Quả hình bầu dục, có 1 hạt. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-7. PHÂN BỔ: Cây nhập, trồng được ở miền núi xuống đến đồng bằng. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái vào mùa đông xuân, phơi tái rồi ủ đến khi nhăn da (6-7 ngày). Xông diêm sinh, sấy khô. Dùng sống hoặc tẩm rượu sao. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ củ chứa saponin triterpen, genin là acid oleanolic, các sterol ecdysteron, inokosteron. CÔNG DỤNG: Chống viêm, hạ cholesterol máu, hạ áp, gây co bóp tử cung. Chữa thấp khớp, đau lưng, bế kinh, kinh đau, đái buốt ra máu, đẻ khó hoặc nhau thai không ra, sau đẻ ứ huyết, chấn thương tụ máu, viêm họng. Ngày 6- 12g sắc
10 
ACONITUM FORTUNEI Hemsl. 
RANUNCULACEAE 
Ô ĐẦU, củ gấu tàu, ấu tàu, phụ tử, cố y (H’mông), co ú tàu (Thái), thảo ô, xuyên ô. 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,6-1m. Rễ củ hình nón, có củ cái, củ con. Thân đứng, hình trụ nhẵn. Lá của cây con hình tim tròn, mép có răng cưa to. Lá già xẻ 3- 5 thùy không đều, mép khía răng nhọn. Hoa to màu xanh lam, mọc thành chùm ở ngọn thân. Quả có 5 đại mỏng. Hạt có vảy. MÙA HOA QUẢ: Tháng 10-11. PHÂN BỔ: Cây nhập trồng ở vùng núi cao. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái vào mùa thu trước khi cây ra hoa. Phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ củ chứa alcaloid aconitin. CÔNG DỤNG: Chữa nhức mỏi chân tay, tê bại, đau khớp, sai khớp, bong gân, đụng giập. Rễ củ thái mỏng ngâm rượu, dùng xoa bóp. Có độc, không được uống. Phụ tử chế có thể dùng trong, với liều lượng rất ít. 
ACORUS GRAMINEUS Soland. 
ARACEAE 
THẠCH XƢƠNG BỒ, bồ bồ, bồ hoàng, khinh chơ nặm (Thái), lầy nặm (Tày), xình pầu chú (Dao). 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ phân nhánh, mọc bò ngang gồm nhiều đốt. Lá hình dải hẹp, có bẹ, mọc ốp vào nhau và xòe sang hai bên ở ngọn. Cụm hoa hình bông mo mọc ở đầu một cán dẹt, phủ bởi một lá bắc to và dài. Quả mọng khi chín màu đỏ nhạt. Thân rễ và lá có mùi thơm đặc biệt. Cây thủy xương bồ (Acorus calamus L.) và thạch xương bồ lá nhỏ (A. gramineus Soland. var. pusillus Engl.) cũng được dùng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-6. PHÂN BỔ: Cây mọc bám trên đá ở suối, dưới tán rừng ẩm. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào mùa thu, đông. Phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa tinh dầu có asaron, asaryl al- dehyd, glucosid đắng acorin và tannin. CÔNG DỤNG: Tác dụng long đờm, kích thích tiêu hóa, chữa ỉa chảy, đau dạ dày, ho, hen phế quản, sốt, kinh giật, thấp khớp, nhức xương, suy nhược thần kinh, loạn nhịp tim. Ngày 3-8g dạng sắc, bột, viên. Uống liền 1- 2 tháng. Dùng ngoài chữa bệnh ngoài da, trĩ. Diệt chấy, rận.
11 
ACRONYCHIA LAURIFOLIA Blume 
RUTACEAE 
BƢỞI BUNG, bái bài, cứt sát, bí bái cái, mác thao sang (Tày), co dọng dạnh (Thái), cô nèng (K’ho). 
MÔ TẢ: Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, phân cành nhiều, cao 1-3m hoặc hơn. Lá mọc đối , có cuống dài, thuôn, mép nguyên, vò nát có mùi thơm. Cụm hoa hình ngù, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành; hoa màu trắng, có mùi thơm. Quả hạch hình cầu, khi chín màu vàng nhạt, ăn được. Tránh nhầm với cây cơm rượu (Glycosmis pentaphylla Correa), cũng có nơi gọi là bưởi bung. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 7-9; Quả: Tháng 10-11. PHÂN BỔ: Mọc hoang ở miền núi và trung du. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ và lá, thu hái quanh năm. Rễ đào lên, bỏ rễ con, rửa sạch, chặt thành đoạn ngắn, phơi khô. Lấy lá bánh tẻ, không sâu hay vàng úa, phơi hay sấy khô. Vỏ thân để dùng ngoài. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá có tinh dầu với tỷ lệ 1,25%; alcaloid acronycin. CÔNG DỤNG: Chữa phong thấp, đau lưng, chân tay tê mỏi, ứ huyết sau đẻ, mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn: Ngày 8-20g rễ sắc, ngâm rượu. Phụ nữ đẻ kém ăn ngày dùng 6-12g rễ, lá sắc. Dùng ngoài chữa chốc lở, mụn nhọt: Lá giã đắp, hoặc vỏ thân nấu nước rửa. 
ADENOSMA INDIANUM (Lour.) Merr. 
SCROPHULARIACEAE 
BỒ BỒ, chè đồng, chè nội, chè cát, nhân trần. 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm, cao 20-60cm; cành có lông. Lá mọc đối, có cuống ngắn, hình mác, mép khía răng, có lông. Hoa nhỏ, màu tím mọc tụ tập thành hình đầu ở ngọn. Quả nang, nhiều hạt nhỏ. Toàn cây có tinh dầu thơm. MÙA HOA QUẢ: Tháng 4-7. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở vùng đồi, bờ ruộng ở miền núi. BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây, trừ rễ. Thu hái vào mùa hạ, khi cây đang có hoa, rửa sạch, phơi trong râm đến khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Saponin triterpen, acid nhân thơm, coumarin, flavonoid, tinh dầu 0,7-1%, màu vàng nhạt gồm L-fenchon 33,5%, L-limonen 22,6%, cineol 5,9%, fenchol, piperitenon oxyd và sesquiterpen oxyd. CÔNG DỤNG: Tác dụng kháng khuẩn, lợi mật, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa. Dùng chữa viêm gan do virut, các chứng vàng da, tiểu tiện ít, vàng đục, sốt, nhức mắt, chóng mặt, phụ nữ kém ăn sau khi đẻ. Ngày dùng 10-20g, dạng thuốc sắc, cao, sirô, viên.
12 
AGERATUM CONYZOIDES L. 
ASTERACEAE 
CỎ CỨT LỢN: bù xích, cỏ hôi, thắng hồng kế, nhờ hất bồ (K’ho). 
MÔ TẢ: Cây cỏ sống một năm, cao 30-50cm. Thân có lông mềm, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc đối, mép khía răng tròn, hai mặt đều có lông, 3 gân tỏa từ gốc lá. Hoa tím hay trắng, mọc thành ngù đầu ở ngọn. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc. MÙA HOA QUẢ: Gần như quanh năm. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang trên đất ẩm, ở khắp nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây, trừ rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào khi bắt đầu có nụ. Dùng tươi hay phơi khô. Thường dùng tươi. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Tinh dầu 0,7-2,0%, màu vàng nhạt, gồm ageratochromen, demethoxy ageratochromen, cadinen, caryophyllen. Ngoài ra còn có alcaloid, saponin. CÔNG DỤNG: Tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Chữa viêm mũi, viêm xoang dị ứng: Nước ép cây tươi hay dịch chiết cây khô làm thuốc nhỏ mũi. Chữa rong huyết sau đẻ: Ngày 30-50g cây tươi giã nát lấy nước uống. Cây tươi nấu nước gội đầu cho thơm, sạch gầu, trơn tóc. 
ALISMA PLANTAGO-AQUATICA L. 
ALISMATACEAE 
TRẠCH TẢ, mã đề nƣớc. 
MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 40-50 cm, mọc ở ao đầm và ruộng nước. Thân củ hình cầu, màu trắng. Lá có cuống dài, có bẹ to mọc ốp vào nhau thành hình hoa thị. Phiến lá nguyên hình thìa giống lá mã đề, gân hình cung. Hoa màu trắng mọc thành xim tán ở giữa cụm lá. Quả bế. MÙA HOA QUẢ: Tháng 7-10. PHÂN BỔ: Vốn là cây mọc hoang nay đã được trồng ở nhiều nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Thân củ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tẩm rượu hoặc nước muối, sao vàng. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Củ chứa tinh dầu có alisol A,B,C và epialisol A, nhựa, protid và tinh bột. CÔNG DỤNG: Thuốc lợi tiểu, chữa thủy thũng, viêm thận, bí tiểu tiện, đái ra máu, đái dắt, đái buốt, sỏi thận, bụng đầy trướng, nôn ọe, ỉa chảy. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc, hoặc hoàn tán. Có thể dùng làm thuốc lợi sữa cho phụ nữ thiếu sữa và trị đái đường.
13 
ARISTOLOCHIA ROXBURGHIANA Klotsch 
ARISTOLOCHIACEAE 
MÃ ĐÂU LINH, dây khổ rách, phi hùng, cuốp ma (H’mông), thiên tiên đằng. 
MÔ TẢ: Dây leo, có rãnh dọc; thân già màu xám, nứt nẻ; có rễ củ mùi thơm đặc biệt. Lá mọc so le, có cuống dài, hình tim thuôn, nhọn đầu. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, lá bắc nhỏ. Hoa hình ống, màu nâu tía, mọc cong lên. Quả nang, hình trứng, khi chín tự nứt ra theo 6 đường ở đầu cuống. Hạt nhiều, hình tam giác, mép có cánh. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4 - 5; Quả: Tháng 6 - 10. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở miền núi. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. CÔNG DỤNG: Trợ giúp tiêu hóa, chữa đau bụng, viêm dạ dày, viêm ruột, lỵ, ỉa chảy, ngộ độc thức ăn, viêm họng, mụn nhọt, thấp khớp, phù thũng, kinh nguyệt bế tắc. Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Kết hợp với một số cây thuốc khác chữa sốt rét cơn. 
ARMENIACA VULGARIS Lam. 
ROSACEAE 
MƠ, mai, hạnh, má pheng (Thái), mác mòi (Tày). 
MÔ TẢ: Cây gỗ nhỏ, cao 3 - 5m. Lá mọc so le, hình tim nhọn đầu, mép có răng cưa. Hoa màu trắng, mọc trước khi cây ra lá. Quả hạch, có lông mịn, khi chín màu vàng. Hạt màu nâu. MÙA HOA QUẢ: Tháng 1 - 2; Quả: Tháng 3 - 5. PHÂN BỔ: Cây trồng lấy quả ăn và làm thuốc. BỘ PHẬN DÙNG: Quả. Thu hái vào đầu mùa hạ. Dùng tươi hoặc ướp muối, phơi khô làm thành ô mai. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Quả chứa các acid hữu cơ citric, tartric; carotenoid: lycopen, α-caroten; các flavonoid: quercetin, isoquercetin; các vitamin A, B15. Nhân hạt: dầu béo, enzym và amygdalin, emul-sin. CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, nhuận phổi. Mơ muối chữa ho khó thở, hen suyễn, viêm họng, khản tiếng, lỵ, ỉa chảy kéo dài, giun đũa: Ngày 4 - 8g ngậm hoặc sắc, viên. Nước cất hạt mơ độc, chữa ho, khó thở, đau dạ dày: Ngày 1 - 4ml. Dầu hạt mơ dùng nhuận tràng dạng nhũ tương.
14 
ARTEMISIA VULGARIS L. 
ASTERACEAE 
NGẢI CỨU, thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (Tày), quá sú (H’mông), co linh li (Thái). 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,4 - 1m; cành non có lông. Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông. Vò nát có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành từng chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông. MÙA HOA QUẢ: Tháng 10 - 12. PHÂN BỔ: Cây được trồng ở khắp nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Cành mang lá. Thu hái vào mùa hè, thu; khi hoa chưa nở. Dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cineol, α-thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin. CÔNG DỤNG: Chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, nôn mửa, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp ghẻ lở. Ngày 6 - 12g dạng sắc, cao. Ngải nhung dùng làm mồi cứu. Để điều kinh, uống tuần lễ trước khi có kinh. 
ASARUM MAXIMUM Hemsl. 
ARISTOLOCHIACEAE 
HOA TIÊN, đầu tiên, trầu tiên, đại hoa tế tân. 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 20 - 30cm. Lá có cuống dài, 1 - 2 cái mọc từ thân rễ. Phiến lá hình tim dài, đầu nhọn, nhẵn. Hoa hình ống, màu tím nâu, có sọc trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả bao bọc trong bao hoa tồn tại, nhiều hạt nhỏ, màu nâu đen. MÙA HOA QUẢ: Tháng 4 - 8. PHÂN BỔ: Cây mọc nơi đất ẩm, bờ khe, suối ở vùng núi cao. BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây. Thu hái quanh năm. Hoa thu hái vào đầu mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hoa chứa anthocyanosid. CÔNG DỤNG: Hoa và rễ dùng bồi bổ, tăng cường thể lực, ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc. Lá sắc uống với liều hàng ngày 10 - 16g chữa ăn uống không tiêu, đau bụng. 
Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm, cần chú ý bảo vệ ở VN
15 
ASPARAGUS COCHINCHINENSIS (Lour.) Merr. 
ASPARAGACEAE 
THIÊN MÔN, tóc tiên leo, thiên môn đông, co sin sƣơng (Thái), sùa sú tùng (H’mông), mằn săm (Tày), đù mào siam (Dao). 
MÔ TẢ: Cây nhỏ, leo, sống nhiều năm. Rễ củ mập. Thân có gai ở các mấu. Lá do cành nhỏ biến đổi gọi là diệp chi, hình lưỡi liềm, mọc so le hay mọc vòng, mặt cắt có 3 góc. Hoa nhỏ màu trắng, mọc 1 - 3 cái ở kẽ lá. Quả mọng hình cầu, màu lục nhạt sau chuyển ngà vàng rồi màu trắng. Hạt màu đen. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5 - 7; Quả: Tháng 8 - 10. PHÂN BỔ: Cây mọc tự nhiên ở vùng núi đá vôi và vùng rú bụi, ven biển. Đã được trồng ở một số nơi để làm thuốc và làm cảnh.. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái vào mùa thu đông. Ngâm nước hoặc đồ chín. Phơi khô. Khi dùng, bỏ lõi, tẩm rượu, sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ củ chứa asparagin, chất nhầy, tinh bột và đường. CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, long đờm, lợi tiểu. Chữa ho lâu ngày, ho ra máu, khô cổ, sốt, bí tiểu tiện, đại tiện táo bón. Còn chữa suy nhược thần kinh. Ngày 8 - 16g dạng thuốc sắc, cao, rượu thuốc hoặc dạng Sirô. Thường phối hợp với đảng sâm, thục địa làm thuốc bổ. 
ATRACTYLODES MACROCEPHALA Koidz. 
ASTERACEAE 
BẠCH TRUẬT. 
MÔ TẢ: MÙA HOA QUẢ: Tháng 8 - 10. PHÂN BỔ: Cây nhập nội, trồng được ở cả miền núi và đồng bằng. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hoạch vào tháng 11, khi lá ở gốc đã khô vàng, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa tinh dầu 1,5%, atractylol, atractylon, glucosid, inulin, vitamin A và muối kali atractylat. CÔNG DỤNG: Chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức phận gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, ỉa chảy phân sống, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, có thai đau bụng, sốt ra mồ hôi. Cũng dùng lợi tiểu, chữa ho, trị đái tháo đường. Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc, bột hoặc cao.
16 
BAECKEA FRUTESCENS L. 
MYRTACEAE 
CHỔI XUỂ, chổi trện, thanh hao. 
MÔ TẢ: Cây mọc thành bụi thấp, cao khoảng 1m, phân cành nhiều. Lá nhỏ, mọc đối, dễ rụng, chỉ có một gân giữa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả nang nhỏ. Hạt có cạnh. Toàn cây có mùi thơm và vị nóng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 4 - 6. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở đồi trọc nhất là ở vùng ven biển. BỘ PHẬN DÙNG: Cành mang lá. Thu hái vào tháng 7 - 10, khi cây đang có hoa, phơi hoặc sấy khô. Có thể cất lấy tinh dầu. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây chứa tinh dầu với tỷ lệ 0,76% gồm cineol, pinen, linalol, limonen... CÔNG DỤNG: Chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi: Cây khô đốt xông khói hoặc nấu nước xông. Chữa chảy máu cam, lở ngứa, kém tiêu, ỉa ra máu, kinh nguyệt không đều: Ngày 8 - 16g sắc. Dùng ngoài sát trùng, chữa mụn nhọt, lở ngứa. Chữa tê thấp: Rượu chổi dùng xoa bóp. 
BELAMCANDA CHINENSIS (L.) DC. 
IRIDACEAE 
RẺ QUẠT, xạ can, lƣỡi dòng, co quat phi (Thái). 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,5 - 1m. Thân rễ mọc bò, phân nhánh nhiều. Lá hình dải, có bẹ mọc ốp vào thân và xòe ra, phẳng. Gân lá song song mọc sít nhau. Hoa màu vàng cam điểm những đốm tía. Quả hình trứng, có cạnh; nhiều hạt màu đen bóng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 7 - 10. PHÂN BỔ: Cây được trồng ở nhiều nơi, để làm thuốc và làm cảnh. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái và mùa thu. Dùng tươi hay phơi, sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa belamcandin, tectoridin, iridin, shekanin. Belamcandin thủy phân cho glucosa và belamcangenin. Thủy phân tectoridin cho tectorigenin. CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu đờm. Chữa ho, ho gà, viêm họng, khản tiếng, viêm amiđan. Còn chữa sốt, thống kinh, bí đại tiểu tiện, sưng vú tắc tia sữa, đau nhức tai, rắn cắn: Ngày 3 - 6g sắc uống. Hoặc giã nhỏ 10 - 20g thân rễ tươi với muối ngậm, bã đắp.
17 
BERBERIS WALLICHIANA DC. 
BERBERIDACEAE 
HOÀNG LIÊN GAI, hoàng mù, hoàng mộc, tiểu la tán, tiểu nghiệt. 
MÔ TẢ: Cây bụi cao 2 - 3m. Gỗ thân và rễ màu vàng. Cành có gai chẽ ba mọc dưới các cụm lá. Lá thuôn nhọn, cứng, mặt trên bóng mọc tụ tập 3 - 5 cái, mép khía răng nhọn sắc. Hoa nhỏ màu vàng mọc ở giữa các cụm lá. Quả mọng, màu đỏ sau đen. Hạt nhỏ. Ở Việt Nam còn có loài Berberis julianae Schneid. cũng được dùng. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3-4; Quả: Tháng 5-12. PHÂN BỔ: Cây mọc ở vùng núi cao lạnh. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa alcaloid: Berberin, oxyacanthin, umbellantin. CÔNG DỤNG: Chữa ỉa chảy, kiết lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu. Ngày 4 - 6g dạng thuốc sắc hoặc thuốc viên, bột. Rễ ngâm rượu ngậm chữa đau răng, uống chữa nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt. Còn là nguyên liệu để chiết suất berberin. 
Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quý hiếm, cần chú ý bảo Việt Nam. 
BIOTA ORIENTALIS (L.) Endl. 
CUPRESSACEAE 
TRẮC BÁ, trắc bách diệp, bá tử, co tồng péc (Thái). 
MÔ TẢ: Cây nhỏ, phân nhánh nhiều. Các nhánh xếp theo những mặt phẳng thẳng đứng. Lá dẹt, hình vảy, mọc đối. Hoa đực ở đầu cành, hoa cái hình nón, tròn ở gốc cành nhỏ. Quả hình trứng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 3 - 9. PHÂN BỔ: Cây được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Lá và nhân hạt. Lá thu hái quanh năm. Quả hái vào mùa thu, bỏ vỏ, lấy nhân hạt phơi khô. Khi dùng để nguyên nhân hoặc ép bỏ dầu. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá và quả chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có l-borneol, bornyl acctat, α-thuyon, camphor, sesquiterpen alcol. Lá còn chứa rhodoxanthin, amentoflavon, quercetin, myricetin caroten, xanthophyl và acid ascorbic. Hạt chứa saponosid. CÔNG DỤNG: Tác dụng cầm máu. Lá chữa thổ huyết, ỉa ra máu, đái ra máu, ho ra máu, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, sốt, ho: Ngày 8- 12g dạng thuốc sắc, cao lỏng. Nhân hạt chữa kém ngủ, hồi hộp, nhiều mồ hôi, táo bón: Ngày 4 - 12g dạng bột viên
18 
BISCHOFIA TRIFOLIATA (Roxb.) Hook.f. 
EUPHORBIACEAE 
NHỘI, quả cơm nguội, mạy phat (Tày), xích mốc, bích hợp, trọng dƣơng mộc. 
MÔ TẢ: Cây gỗ, cao 15 - 20m. Lá có cuống dài, mọc so le, gồm 3 lá chét, mép có răng cưa. Hoa đơn tính khác gốc, màu lục nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả thịt, hình cầu, màu nâu. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3 - 5; Quả : Tháng 6 - 8. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở rừng núi và được trồng để lấy bóng mát. BỘ PHẬN DÙNG: Lá và ngọn non. Thu hái vào tháng 4 - 5. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa vitamin C và tanin. CÔNG DỤNG: Chữa khí hư, viêm ngứa âm hộ do trùng roi, mụn nhọt, lở loét: Lá và ngọn non nấu cao bôi ngoài, hoặc dùng nước sắc để ngâm. Chữa ỉa chảy: Ngày 20- 40g lá khô sắc uống. Còn dùng chữa răng lợi sưng đau, đau họng. 
BLUMEA BALSAMIFERA (L.) DC. 
ASTERACEAE 
ĐẠI BI, từ bi, đại ngải, co nát (Thái), phặc phà (Tày). 
MÔ TẢ: Cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rãnh dọc, phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, gốc lá thường có tai do phiến lá xẻ quá sâu, mép khía răng. Hoa hình đầu, màu vàng, tụ tập thành ngù ở đầu cành. Quả bế, có lông. Toàn cây có lông mềm và tinh dầu thơm. MÙA HOA QUẢ: Tháng 3 - 8. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang khắp nơi, nhiều nhất ở trung du và miền núi. BỘ PHẬN DÙNG: Lá. Thu hái vào mùa hạ. Phơi trong bóng râm đến khô, có khi dùng tươi. Cất lá để lấy mai hoa băng phiến và camphor. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa tinh dầu trong có L-borneol, D- camphor, cineol. CÔNG DỤNG: Lá chữa cảm sốt, cúm, ho, đầy bụng: Ngày 6 - 12g, sắc. Lá còn dùng xông để giải cảm; giã đắp chữa trĩ, hoặc ngâm rượu xoa bóp chữa chấn thương. Băng phiến đại bi chữa đau bụng, đau ngực, đau họng, ho, đau răng: Ngày uống 0,10 - 0,20g, dạng bột. Dùng ngoài chữa chốc lở.
19 
BOEHMERIA NIVEA (L.) Gaud. 
URTICACEAE 
GAI, cây lá gai, trữ ma, gai tuyết, chiều đủ (Dao), bâƣ pán (Tày), hạc co pán (Thái). 
MÔ TẢ: Cây bụi nhỏ, cao 1m hay hơn, gốc hóa gỗ, cành non và cuống lá màu tím đỏ, có lông. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng, mặt dưới có lông trắng bạc. Hoa đực và hoa cái tụ tập thành bông kép, ở kẽ lá. Quả bế có đài tồn tại. MÙA HOA QUẢ: Tháng 11 - 2. PHÂN BỔ: Cây trồng ở khắp nơi, lấy lá làm bánh gai, vỏ lấy sợi và rễ củ làm thuốc. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông. Thái lát, phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa flavonoid rutin. Toàn cây có acid cyanhydric. Hạt có dầu béo, nhiều acid tự do. CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, lợi tiểu. Chữa động thai đau bụng ra huyết sa, viêm tử cung, trĩ, xích bạch đới, đái dắt, đái đục, đái ra máu, mụn lở. Ngày 12 - 20g dạng sắc, bột, viên. Dùng an thai chỉ uống 2 - 3 ngày. Dùng ngoài, rễ tươi giã đắp hoặc đun nước để rửa. 
BRUCEA JAVANICA (L.) Merr. 
SIMAROUBACEAE 
SẦU ĐÂU RỪNG, xoan rừng, sầu đâu cứt chuột, cứt dê, nha đảm tử, khổ sâm, ích bờ đê (Ba Na). 
MÔ TẢ: Cây bụi nhỏ, cao tới 2m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mép có răng cưa, có lông mềm ở cả hai mặt. Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành chùm xim. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu đen. Hạt cứng, dẹt, màu nâu đen, vỏ ngoài răn reo, nhân có dầu, vị rất đắng. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3 - 4; Quả: Tháng 5 - 9. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang nhiều ở vùng đồi cây bụi ven biển, đảo. BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Thu hái vào mùa thu khi quả chín. Xát để loại thịt quả, rửa sạch. Phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa dầu béo, glucosid kosamin, saponin, chất đắng brucein A.B.C.G. và brusatol. CÔNG DỤNG: Chữa lỵ amip, ngày 4 - 16g hạt đã loại dầu để tránh nôn, dạng thuốc sắc, bột, chia 3 lần, trong 3-7 ngày. Chữa sốt rét, ngày 3 - 6g hạt, chia 3 lần, sau bữa ăn, trong 4 - 5 ngày. Dùng dung dịch ngâm thụt giữ ít độc hơn. Chữa trĩ ngoại, giã hạt đắp.
20 
C 
CAPSELLA BURSA-PASTORIS (L.) Medik. 
BRASSICACEAE 
TỀ THÁI, cây tề, đình lịch, cỏ tâm giác, địa mễ thái, cải dại. 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm, cao 20-30cm. Lá ở gốc, có cuống, mọc sát mặt đất, mép xẻ thùy và khía răng không đều. Lá ở trên không cuống, mọc ôm lấy thân, mép khía răng nhỏ, thưa. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm ở ngọn thân. Quả hình tim ngược, dẹt, khi khô tự mở ở cuống. Hạt nhỏ, nhiều. MÙA HOA QUẢ: Tháng 3 - 8. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở bãi sông và ruộng bỏ hoang. BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây. Thu hái vào mùa hạ. Phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa alcaloid bursin; cholin, diosmin; các acid: thiocyanic, citric, malic, fumaric, tartric, tanic và bursinic. Ngoài ra còn có vitamin C, inositol, saponin, rhamnoglucosid hyssopin. CÔNG DỤNG: Thuốc cầm máu trong những trường hợp khái huyết, xuất huyết ruột và tử cung, kinh nguyệt quá nhiều, chữa phù thũng, sốt, đái ra dưỡng trấp. Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc cồn thuốc. Ngoài ra, rễ và hạt làm sáng mắt, hoa chữa lỵ lâu ngày. 
CASSIA ALATA L. 
CAESALPINIACEAE 
MUỒNG TRÂU, cây lác. 
MÔ TẢ: Cây bụi, cao đến 3m, phân cành. Lá kép lông chim chẵn, gồm 8 - 12 đôi lá chét, mọc so le; có lá kèm. Cành và cuống lá thường có màu nâu đỏ. Hoa màu vàng, mọc thành bông ở đầu cành và kẽ lá. Quả dài, hơi dẹt và có cánh ở 2 bên dìa. Hạt nhiều, màu đen. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5-6: Quả : Tháng 7-10. PHÂN BỔ: Cây mọc ở vùng núi và trung du. Còn được trồng làm cảnh. BỘ PHẬN DÙNG: Lá và thân. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 4 - 5, trước khi cây có hoa. Dùng tươi hoặc phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa anthraglucosid, acid chrysophanic, rhein. CÔNG DỤNG: Chữa táo bón, phù thũng, đau gan, vàng da: Lá dùng dưới dạng chè. Chữa hắc lào, bệnh tôkêlô, ecpét loang vòng, ghẻ, lở loét ở súc vật: Lá tươi giã nát xát, hoặc vắt nước bôi vào nơi bị bệnh. Dùng nhuận tràng: Ngày 4 - 8g bột thân lá; tẩy: 15 - 20g sắc uống.
21 
CASSIA TORA L. 
CAESALPINIACEAE 
THẢO QUYẾT MINH, muồng ngủ, đậu ma, lạc trời, muồng lạc, nhả lá mứn (Thái), nhả cóc bẻ (Tày), muồng hoè, diêm tập (Dao), t, răng (Ba Na). 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm, cao 30 -90 cm. Lá kép lông chim chẵn, mọc so le, gồm ba đôi lá chét hình trứng. Hoa màu vàng, 1 -3 cái ở kẽ lá. Quả đậu dài, hẹp và cong. Hạt nhiều, màu nâu, nhẵn bóng. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4 - 5; Quả: Tháng 6 - 8. PHÂN BỔ: Cây mọc tập trung thành đám ở các bãi cỏ ven đường đi, ven đồi ở trung du và miền núi. BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Quả già thu hái vào cuối thu. Phơi khô, tách vỏ quả lấy hạt. Khi dùng sao vàng. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa anthraglucosid, thuỷ phân cho emodin và glucosa. Ngoài ra có rhein, chrysophanol. Dầu hạt gồm acid oleic, linolic, palmitic, lignoceric và sitosterol. CÔNG DỤNG: Hạt dùng sống có tác dụng nhuận tràng, ngày 10-15g. Hạt rang chín chữa mất ngủ, nhức đầu, ho, huyết áp cao, mắt đỏ, mờ mắt, ra nhiều nước mắt, táo bón, đái ít. Ngày 10-15g dạng sắc, bột hoặc viên. Lá tươi giã nát ngâm rượu hoặc giấm, bôi chữa hắc lào, chàm. 
CATHARANTHUS ROSEUS(L.) G. Don 
APOCYNACEAE 
DỪA CẠN, bông dừa, hoa hải đằng, trƣờng xuân hoa, phjặc pót đông (Tày). 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 30 - 80 cm. Thân màu đỏ hồng, phân nhiều cành. Lá mọc đối, hình trứng ngược. Hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng. Hoa màu hồng hay trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả hai đại, thuôn , hơi choãi ra. Hạt nhỏ nhiều, màu nâu đen. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 -10. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở vùng ven biển. Còn được trồng làm cảnh và dược liệu xuất khẩu. BỘ PHẬN DÙNG: Lá, rễ. Lá thu hái trước khi cây có hoa, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Rễ thu hái vào cuối thu. Rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa các alcaloid : serpentin, ajmalin, ajmalicin, catharanthin, catharanthinol, vindolin, vindolicin, vincaleucoblastin, leurocin. CÔNG DỤNG: Chữa bệnh đi tiểu đỏ và ít, đái đường, kinh nguyệt không đều. Ngày 4-8g lá dạng thuốc sắc, cao lỏng. Hiện nay, nhiều alcaloid được chiết ra từ lá có tác dụng chữa bệnh bạch cầu, và từ rễ làm giãn mạch máu não, chữa huyết áp cao.
22 
CENTELLA ASIATICA (L.) Urb. 
APIACEAE 
RAU MÁ, phắc chèn (Tày), tích tuyết thảo, liên tiền thảo. 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân mảnh mọc bò, bén rễ ở các mấu. Lá mọc so le hoặc tụ tập nhiều lá ở một mấu. Phiến lá hình thận hoặc gần tròn, mép khía tai bèo. Cụm hoa hình tán đơn mang 1-5 hoa nhỏ không cuống, màu trắng hoặc phớt đỏ. Quả dẹt. MÙA HOA QUẢ: Tháng 4-6. PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, mát ở khắp nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa tinh dầu, dầu béo gồm glycerid của các acid : oleic, linolic, linolenic, lignoceric, palmitic và stearic; alcaloid hydrocotylin; chất đắng vellarin; glucosid asiaticosid thuỷ phân cho acid asiatic và glucosa, rhamnosa ; vitamin C. CÔNG DỤNG: Chữa sốt, sởi, nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ, ỉa chảy, táo bón, vàng da , đái dắt buốt, thống kinh, bạch đới, giãn tĩnh mạch, mụn nhọt. Ngày 30-40g cây tươi giã thêm nước uống hoặc sắc. Đắp ngoài chữa tổn thương do ngã, gãy xương, bong gân, ung nhọt. 
CERBERA MANGHAS L. 
APOCYNACEAE 
MƢỚP SÁT, hải qua tử 
MÔ TẢ: Cây gỗ, có khi cao tới 10m. Vỏ thân xù xì, dày; gỗ mềm. Lá hình mác thuôn, mặt trên nhẵn bóng, thường tập trung ở đầu cành. Cụm hoa hình xim ở đầu cành; hoa màu trắng, ở giữa màu hồng đỏ, có mùi thơm. Quả hạch, hình trái xoan, to. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng. MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 3-5; Quả : Tháng 6-10. PHÂN BỔ: Cây mọc ở vùng ven biển và hải đảo. BỘ PHẬN DÙNG: Hạt, thu hái khi quả chín. Phơi khô; đập vỡ hạt lấy nhân ép dầu. Hạt rất độc. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa glucosid: Cerberin, cerberosid, neriifolin, thevetin. CÔNG DỤNG: Dầu hạt bôi lên da chữa ghẻ, ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Các glucosid chiết được từ hạt dùng chữa bệnh suy tim . Có nơi dùng vỏ cây hoặc lá làm thuốc tẩy. Cần rất thận trọng vì độc
23 
CHENOPODIUM AMBROSIOIDES L. 
CHENOPODIACEAE 
DẦU GIUN, cỏ hôi, rau muối dại, thanh hao dại, kinh giới đất. 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm hoặc nhiều năm, cao 0,5 - 1m. Thân có khía dọc, màu lục hoặc tía. Lá mọc so le, khía răng không đều. Gân lá mặt dưới có lông. Hoa nhỏ, tụ tập ở kẽ lá. Quả bế, hình cầu, màu lục nhạt. Hạt nhỏ, màu đen bóng. Toàn cây có mùi hắc đặc biệt. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 -7. PHÂN BỔ: Cây mọc tập trung chủ yếu ở các bãi sông. BỘ PHẬN DÙNG: Cành mang lá. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 5-6, lúc cây có hoa; cắt về phải cất ngay lấy tinh dầu, không để lâu. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây chứa tinh dầu ( lá: 0,3-0,5%, hạt: 1,00%) gồm ascaridol, p-cymen, limonen, pinocarvon, arituson. CÔNG DỤNG: Trị giun đũa, giun móc. Người lớn uống 1ml tinh dầu giun pha trong 30 ml dầu thầu dầu, hoặc dạng viên nang. Sau đó uống thuốc tẩy magiê sulfat. Dùng cho trẻ em trên 5 tuổi, liều tính theo tuổi, từ 10-20 giọt tinh dầu giun. Thuốc độc, cẩn thận khi dùng. 
CHRYSANTHEMUM INDICUM L. 
ASTERACEAE 
CÚC HOA VÀNG, kim cúc, dã cúc, cam cúc, khổ ý, biooc kim (Tày). 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm hay nhiều năm, cao 20-50 cm. Thân có khía rãnh. Lá mọc so le, có thuỳ sâu, mép khía răng. Hoa hình đầu, màu vàng mọc thành ngù ở kẽ lá hoặc đầu cành. Còn có loài cúc hoa trắng (Chrysanthemum morifolium Ram.) cũng được dùng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 9-12. PHÂN BỔ: Cây được trồng làm cảnh, lấy hoa ướp chè, làm rượu và làm thuốc. BỘ PHẬN DÙNG: Hoa. Thu hái vào tháng 9 - 10, quây cót, xông sinh 2-3 giờ. Đem nén nặng 1 đêm để chảy hết nước đen. Phơi 3-5 nắng đến khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Trong hoa có glucosid chrysanthemin, thuỷ phân cho glucosa và cyanidin ; stachydrin, tinh dầu, vitamin A. Hạt chứa dầu bán khô 15,8%. CÔNG DỤNG: Hoa làm thuốc chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, sốt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mắt khô tròng, mắt mờ, huyết áp cao, mụn nhọt, sưng tấy.Uống nhiều trẻ lâu. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc, dạng trà; dùng riêng hay phối hợp với cây khác. Dùng ngoài để rửa, đắp mụn nhọt.
24 
CIBOTIUM BAROMETZ (L.) J. Sm. 
DICKSONIACEAE 
CẨU TÍCH, culy, kim mao, co cút pá (Thái), cút báng (Tày), cây lông khỉ, nhải cù viằng (Dao) 
MÔ TẢ: Loại dương xỉ thụ trạng; thân rễ to, ngắn, hơi nạc, phủ lông tơ dày màu vàng nâu. Lá kép 3 lần lông chim, dài tới hơn 2m; mặt dưới có nhiều túi bào tử màu nâu nhạt. MÙA HOA QUẢ: Tháng 8-10 (mùa có bào tử). PHÂN BỔ: Cây mọc nơi đất ẩm, gần bờ khe suối ở vùng núi. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông, cắt bỏ rễ con và cuống lá, cạo hết lông vàng, để riêng. Rễ đã cạo hết lông, rửa sạch, thái phiến hay cắt từng đoạn dài 4 - 10cm, phơi hay sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa tinh bột, 30%. Lông vàng ở thân rễ có tanin, sắc tố. CÔNG DỤNG: Làm thuốc chống viêm, giảm đau. Chữa thấp khớp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, đau dây thần kinh hông, khí hư, người già đi tiểu nhiều lần, bí đái, đái dắt. Ngày dùng 10-20g dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Lông vàng ở thân rễ dùng để đắp cầm máu vết thương. 
CINAMOMUM CAMPHORA (L.) Presl 
LAURACEAE 
LONG NÃO, dã hƣơng, chƣơng não, MÔ TẢ: Cây gỗ, cao tới 20 m. Vỏ thân dày, nứt nẻ. Lá mọc so le, có cuống dài, mặt trên xanh bóng, 3 gân chính xuất phát từ gốc lá và có tuyến nhỏ. Hoa nhỏ, màu vàng lụ , mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả mọng, khi chín có màu đen. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5 - 6; Quả: Tháng 7- 9. PHÂN BỔ: Cây nhập trồng ở nhiều nơi để làm thuốc và lấy bóng mát. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ, gỗ thân thu hái quanh năm. Dùng cất tinh dầu. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Gỗ thân, lá chứa tinh dầu gồm những thành phần : camphor, D và α-pinen, cineol, terpineol, caryophyllen, safrol, limonen, phellandren, carvacrol, camphoren, azulen. CÔNG DỤNG: Long não thường dùng dưới dạng thuốc tiêm có tác dụng hồi sức tim, chữa trụ tim. Uống
25 
mạy khảo chuông (Tày). 
chữa đau bụng, sốt, viêm họng, liệt dương. Dùng ngoài sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, trị mụn lở ngứa, đau dây thần kinh, thấp khớp , dạng cồn, nước, thuốc mỡ. 
CINNAMOMUM CASSIA Presl 
LAURACEAE 
QUẾ, quế đơn, quế bì, mạy quẽ (Tày) 
MÔ TẢ: Cây gỗ, cao 10 - 20m. Vỏ thân nhẵn. Lá mọc so le, có cuống ngắn, cứng và giòn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Mặt trên lá xanh sẫm bóng. Hoa trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu nâu tím, nhẵn bóng. Toàn cây có tinh dầu thơm, nhất là vỏ thân. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4 - 7; Quả: Tháng 8 - 12. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang và đã được trồng ở hiều nơi, vùng núi. BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ thân, vỏ cành. Thu hái vào mùa hạ, thu. Ủ sau để cho khô dần ở chỗ râm mát, thoáng gió. Có thể cất lấy tinh dầu. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây, nhất là vỏ thân, vỏ cành, chứa tinh dầu, aldehyd cinnami , coumarin. CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn mạnh. Chữa tiêu hoá kém, đau bụng, ỉa chảy, lỵ, bệnh dịch tả, cảm cúm, ho hen, bế kinh, tê bại, rắn cắn. Ngày 1-4g sắc, hãm, bột, viên hoặc mài với nước uống. Quế còn được dùng làm thuốc bổ . Tinh dầu quế có trong thành phần của cao xoa. Quế còn được dùng làm gia vị. 
CITRUS GRANDIS (L.) Osbeck 
RUTACEAE
26 
BƢỞI, bòng, mác pục (Tày), chu loan, plài p
ình (K'ho) 
MÔ TẢ: Cây gỗ, cao tới gần 10m. Cây nhỏ và cành non có gai. Lá mọc so le, có cuống ; phiến lá có tai ở gốc. Cụm hoa hình xim, hoa màu trắng thơm. Quả to, hình cầu, trong có nhiều múi, chứa nhiều tép, ăn được. Hạt có cạnh, hơi dẹt. Vỏ thân, vỏ quả và lá có tinh dầu thơm. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 2-3; Quả: Tháng 4 - 11. PHÂN BỔ: Cây trồng ở khắp nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Lá, vỏ quả, hoa và hạt. Hái quả già, gọt lấy vỏ, phơi trong râm cho khô. Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi. Hoa, cất lấy tinh dầu hoa bưởi. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Tinh dầu, với tỷ lệ 0,84% trong lá, gồm dipenten, linalol, citral, limonen; flavonoid; vitamin A, C, B1 ; đường rhamnosa; acid citric; pectin , dầu béo,… CÔNG DỤNG: Lá tươi nấu với lá thơm khác xông chữa cảm cúm, nhức đầu. Vỏ quả sắc uống chữa khó tiêu, đau bụng, ho: ngày 4-12g. Vỏ hạt có pectin dùng làm thuốc cầm máu. Hạt bóc vỏ đốt thành than chữa chốc đầu. Lá non hơ nóng xoa bóp chữa chấn thương ứ máu. 
CITRUS LIMONIA Osbeck 
RUTACEAE 
CHANH, má điêu (Thái), chứ hở câu (H’mông), mác vo (Tày), piều sui (Dao) 
MÔ TẢ: Cây bụi, có gai dài. Lá mọc so le, mép hơi khía răng. Hoa trắng, mọc riêng lẻ hoặc thành chùm, 2-3 hoa. Qu hình cầu, vỏ quả mỏng, khi chín màu vàng nhạt, vị chua. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3 - 4; Quả: Tháng 5 - 9. PHÂN BỔ: Cây được trồng ở khắp nơi lấy lá và quả làm gia vị và làm thuốc. BỘ PHẬN DÙNG: Lá, quả, rễ. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi, sấ khô. Quả thu hái vào mùa thu, dùng tươi hoặc phơi khô; quả tươi muối làm thành chanh muối. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa tinh dầu 0,3-0,5%, stachydrin. Vỏ quả chứa tinh dầu gồm D-limonen, α- pinen, β-phellandren, camphen, citral và pectin. Dịch quả : acid citric 5-10%, citrat acid calci-kali 1-2%, vitamin C, B1 , riboflavin. CÔNG DỤNG: Lá chanh tươi nấu nước xông chữa cảm cúm. Lá, rễ, vỏ quả chữa ho, viêm họng, khó thở, nhức đầu, đau nhức mắt, sưng vú tắc tia sữa, kém ăn, nôn, rắn cắn: ngày 6-12g ngậm hoặc sắc uống. Dịch quả dùng giải khát, chữa bệnh scobut, lợi tiểu. Tinh dầu vỏ quả làm hương liệu.
27 
CITRUS RETICULATA Blanco 
RUTACEAE 
QUÍT, mạy cam chỉa (Tày), quất thực. 
MÔ TẢ: Cây gỗ nhỏ, cao 5-8m, không có gai hoặc có gai ngắn. Lá mọc so le,phiến hình thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn. Cuống lá hơi có cánh. Hoa trắng mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả tròn, hoặc hơi dẹt, khi chín màu vàng cam sẫm. C nhiều loại: quít giấy, quít hôi, quít đường,… Vỏ đều dùng được. MÙA HOA QUẢ: Gần như quanh năm (tuỳ loại). PHÂN BỔ: Cây được trồng ở nhiều nơi . BỘ PHẬN DÙNG: Lá, vỏ quả, hạt. Lá thu hái quanh năm. Vỏ quả xanh có tên là thanh bì, vỏ quả chín phơi khô à trần bì. Trần bì để càng lâu năm càng tốt. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá và vỏ quả chứa tinh dầu gồm các thành phần là D-limonen, DL-limonen, linalol, aldehyd nonylic và decylic, methylanthranilat. Nước quả có đường, acid citric, vitamin C, aroten. CÔNG DỤNG: Chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, khó tiêu, đau bụng, ỉa chảy, ợ hơi, nôn mửa. Còn chữa thấp khớp, lợi tiểu: ngày 4-12g vỏ quít khô sắc. Chữa đau bụng , sưng vú : lá tươi hơ nóng đắp, hoặc phơi khô sắc uống, ngày 6-12g. Hạt chữa tràn dịch tinh mạc, nôn, rắn cắn: ngày 6-12g ngậm hoặc sắc uống. Dịch quả giải khát, chữa bệnh scobut, lợi tiểu. Tinh dầu vỏ quả dùng làm hương liệu. 
CLERODENDRUM philippinum var.symplex Wu et Feng 
VERBENACEAE 
MÕ MÂM XÔI, mò trắng, bấn trắng, ngọc nữ thơm, puồng pỉ (Tày) búng súi mía (Dao) 
MÔ TẢ: Cây bụi, cao 0,5-1,5m; cành non vuông, có lông. Lá mọc đối , có cuống dài và có lông ở cả hai mặt; mép lá khía răng hay uốn lượn. Hoa mầu trắng , mọc ở đầu cành , tụ tập thành đầu như mâm xôi. Quả mọng, hình cầu, có đài tồn tại. Các loài xích đồng nam (C.squamatum Vahl); bạch đồng nữ (C.viscosum Vent.), ngọc nữ đỏ (C.paniculatum L.) cũng được dùng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 - 8. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở khắp nơi BỘ PHẬN DÙNG: Rễ: lấy vào tháng 7-8. Đào lấy toàn bộ rễ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. CÔNG DỤNG: Có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm. Chữa viêm tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lở ngứa, đau n ức xương, đau lưng, vàng da, huyết áp cao : Ngày 12- 16g dạng sắc hoặc viên. Nước sắc còn dùng rửa, trị vết thương nhiễm trùng, bỏng, lở loét.
28 
CLERODENDRUM SQUAMATUM Vahl 
VERBENACEAE 
XÍCH ĐỒNG NAM, mò hoa đỏ, lẹo cái, co púng pính (Thái). 
MÔ TẢ: Cây bụi, cao khoảng 1m. Thân có cạnh, nhẵn. Lá mọc đối, hình tim, có cuống dài, mép nguyên hoặc có răng nhỏ. Hoa màu đỏ mọc thành xim hai ngả ngọn. Nhị và nhuỵ mọc thò dài. Quả mọng , hình cầu. Còn có loài bạch đồng nữ, hoa trắng (Clerodendrum viscosum Vent.) cũng được dùng với công dụng tương tự. MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 5 - 6; Quả : Tháng 6-8. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang rải rác ở vùng núi thấp trung du và đồng bằng. BỘ PHẬN DÙNG: Toàn thân.Thu hái quanh năm, tốt nhất vào lúc cây sắp có hoa. Phơi hoặc sấy khô. Có khi dùng tươi. CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, chống viêm. Chữa khí hư, viêm tử cung, kinh nguyệt không đều, vàng da, mụn lở, huyết áp cao, khớp xương đau nhức, đau lưng: ngày 15-20g toàn cây dưới dạng thuốc sắc, cao, viên. Lá tươi giã đắp hoặc ép lấy nước rửa vết thương , bỏng, mụn lở. 
CODONOPSIS JAVANICA (Blume) Hook.f. 
CAMPANULACEAE 
ĐẢNG SÂM, ngân đằng, đùi gà, mằn rày cáy (Tày), cang hô (H’mông), co nhả dòi (Thái). 
MÔ TẢ: Dây leo nhỏ, sống nhiều năm. Rễ củ nạc. lá mọc đối, hình tim, mép nguyên hay khía răng, có nhựa mủ trắng. Hoa hình chuông, màu vàng ngà, họng có vân tím, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả mọng, màu tím, nhiều hạt nhỏ. MÙA HOA QUẢ: Tháng 7-12. PHÂN BỔ: Cây mọc lẫn trong các trảng cỏ, nương rẫy cũ hoặc ven rừng ở vùng núi cao. BỘ PHẬN DÙNG: Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tẩm nước gừng, sao vàng. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa đường, chất béo, tinh dầu, glucosid scutellarin, vết alcaloid. CÔNG DỤNG: Bổ dạ dày, long đờm, lợi tiểu; chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, vàng da, kém tiêu hoá, ỉa l ng, mệt mỏi, ho, viêm thận, nước tiểu có albumin, phù trĩ, sa tử cung, rong kinh, bệnh hệ bạch huyết: ngày dùng 15- 30g dạng thuốc sắc, viên, bột, rượu thuốc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
29 
chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm, cần bảo vệ và tr
ng 
COIX LACHRYMA - JOBI L. 
POACEAE 
Ý DĨ, bo bo, hạt cƣờm, co đƣơi (Thái), mạy păt (Tày).. 
MÔ TẢ: Cây cỏ, mọc thành bụi, cao 1-2m. Thân nhẵn, ruột xốp. Lá hình dải, mọc so le, có bẹ, mép uốn lượn. Hoa đơn tính cùng gốc mọc thành bông thẳng đứng ở kẽ lá. Hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả hình bầu dục, vỏ màu xám nhạt, cứng, bóng, ở trong có nhân hạt. MÙA HOA QUẢ: T áng 5 - 12. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi . BỘ PHẬN DÙNG: Quả (thường gọi là hạt) thu hái vào mùa đông. Phơi khô. Khi dùng, giã bỏ vỏ, lấy nhân. Dùng sống hoặc sao vàng. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa hydrat carbon, protid, lipid và các acid amin như leucin, lysin, arginin, tyrosin…, coixol, coixenolid, sitosterol, dimethyl glucosid. CÔNG DỤNG: Thuốc bồi dưỡng cơ thể do có hàm lượng protid và lipid cao . Chữa viêm ruột và ỉa chảy kéo dài ở trẻ em , phù thũng, sỏi thận, tê thấp, nhức mỏi chân tay: ngày 1 -30g dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc. 
COLEUS AMBOINICUS Lour. 
LAMIACEAE 
HÖNG CHANH, rau tần lá dày, dƣơng tử tô, rau thơm lông.. 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 20-50cm. Phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn. Hai mặt lá màu xanh lục nhạt. Hoa nhỏ, màu tím đỏ, mọc thành bông ở đầu cành. Quả nhỏ, tròn, màu nâu. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi chanh. MÙA HOA QUẢ: Tháng 3 - 5. PHÂN BỔ: Cây được trồng làm gia vị và làm thuốc. BỘ PHẬN DÙNG: Lá. Thu hái quanh năm. Dùng tươi. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây có chứa tinh dầu carvacrol. CÔNG DỤNG: Chữa cảm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ ôi được, ho, hen, ho ra máu, viêm họng, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam: ngày dùng 10-16g dạng thuốc sắc, thuốc xông hoặc giã nát, thêm nước gạn uống. Dùng ngoài giã
30 
đắp trị rết , bọ cạp cắn. 
COMBRETUM QUADRANGULARE Kurz. 
COM
RETACEAE 
TRÂM BẦU, chƣng bầu, tim bầu, săng kê, song re. 
MÔ TẢ: Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 2-10m. Thân có nhiều cành ngắn rụng lá nom như gai. Cành non hình 4 cạnh, mép có dìa mỏng. Lá mọc đối, cuống ngắn. Hai mặt lá có lông, dày hơn ở mặt dưới. Hoa nhỏ màu vàng ngà, mọc thành bông ở kẽ lá và đầu cành.Quả có 4 cánh mỏng, chứa một hạt hình thoi. MÙA HOA QUẢ: Tháng 9-11. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở khắp các tỉ h phía nam , nhất là vùng đồng bằng. BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Thu hái quả vào mùa thu-đông, phơi khô, bỏ vỏ lấy hạt. Còn dùng lá và vỏ cây. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Tanin. CÔNG DỤNG: CÔNG DỤNG : Hạt làm thuốc tẩy giun đũa và giun kim: nướng hoặc rang vàng rồi ăn với huối chín, người lớn dùng ngày 10-15 hạt (14-20g), trẻ em tuỳ tuổi từ 5-10 hạt (7-14g); dùng 3 ngày liền. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt. 
COSCINIUM FENESTRATUM (Gaertn.) Colebr. 
MENISPERMACEAE 
VÀNG ĐẮNG, vang đằng, hoàng đằng lá trắng, loong t’rơn, dây mỏ MÔ TẢ: Dây leo, gỗ. Rễ và thân màu vàng. Vỏ thân nứt nẻ, màu xám trắng. Lá mọ so le, có cuống dài, hơi dính vào trong phiến lá, 3-5 gân, mặt dưới có lông trắng bạc . Hoa đơn tính khác gốc; hoa nhỏ. Quả hạch, to, hình cầu, khi chín màu vàng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-10. PHÂN BỔ: Mọc ở rừng, rải rác tại các tỉnh miền núi phía nam. BỘ PHẬN DÙNG: Thân và rễ. Khai thac vào mùa thu và đông. Phơi hoặc sấy khô. Thường dùng để chiết berberin. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân và rễ chứa alcaloid berberin với tỷ lệ 1,5- 3%. CÔNG DỤNG: Chữa ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, vàng da, sốt, sốt rét, kém tiêu hoá: ngày 10-16g dạng sắc, bột hoặc viên. Dùng berberin chlorid dạng viên nén 0,05g , ngày 0,30-0,50g chia 2 lần. Trẻ em tuỳ tuổi dùng ít hơn. Dung dịch 0,5-1%
31 
vàng, dây nại cày, kơ trơng (Ba Na) 
berberin chlorid chữa đau mắt. 
COSTUS SPECIOSUS (Koening) Smith. 

OSTUS SPECIOSUS (Koening) Smith 
MÍA DÕ, đọt đắng, cát lồi, sẹ vòng, tậu chó, co ƣớng bôn (Thái), nó ƣởng (Tày). 
MÔ TẢ: Cây thân cỏ, sống nhiều năm, mọc thẳng, có thể cao tới hơn 2m, lụi hàng năm. Thân rễ nạc, mọc ngang. Lá có bẹ, mọc so le, lúc non xếp thành hình xoắn ốc, có lông. Cụm hoa hình bông, mọc ở ngọn thân. Hoa màu trắng, lá bắc màu đỏ. Quả nang, chứa nhiều hạt, màu đen. Các loài Costus speciosus Sm. var. argyrophyllus Wall. và Costus tonkinensis Gapnep. cũng được dùng. MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 6-8; Quả : Tháng 9-11. PHÂN BỔ: Cây mọc nơi đất ẩm ven rừng, nương rẫy, rải rác khắp các tỉnh miền núi và trung du. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái uanh năm. Phơi hoặc sấy khô. Còn dùng ngọn và cành non. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa saponin steroid: diosgenin , tigogenin. CÔNG DỤNG: Tác dụng chống viêm; chữa sốt, đái buốt, đái vàng, thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh: ngày 10-20g dạng thuốc sắc, hoặ cao lỏng. Ngọn và cành non còn tươi, nướng, giã , vắt lấy nước nhỏ tai chữa viêm tai. Có thể dùng làm nguyên liệu để chiết xuất diosgenin. 
CRINUM ASIATICUM L. 
AMARYLLIDACEAE 
NÁNG HOA TRẮNG, lá nắng, chuối nƣớc, tỏi voi, tỏi lơi, văn châu lan, cap gụn (Tày), co lạc quận (Thái). 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm; thân hành to, hình cầu hoặc hình trứng thuôn. Lá hình bản, dài tới 1m; mé nguyên và uốn lượn. Cụm hoa hình tán, cuống chung mập, hơi dẹt. Hoa màu trắng, to, có mùi thơm. Quả gần hình cầu, hạt nhiều nội nhũ. MÙA HOA QUẢ: Tháng 6-10. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở nhiều nơi và còn được trồng để làm cảnh. BỘ PHẬN DÙNG: Lá, thân hành. Thu hái quanh năm. Dùng tươi.. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân hành và lá chứa alcaloid : Lycorin, crinamin. CÔNG DỤNG: Lá tươi giã, hơ nóng, đắp chữa sưng tụ máu do ngã, bó gẫy xương , bong gân, sai khớp. Thân hành giã, nướng, đắp chữa thấp khớp, nhức mỏi. L khô sắc, rửa chữa trĩ ngoại. Thân hành giã ép lấy nước uống để gây nôn. Nước ép thân hành nhỏ tai
32 
chữa viêm tai. 
CROTON TIGLIUM L. 
EUPHORBIACEAE 
NGHỆ, nghệ vàng, uất kim, khƣơng hoàng, co hem, co khản mỉn (Thái), khinh lƣơng (Tày). 
MÔ TẢ: Cây nhỡ, phân cành nhiều; cao 3- 6m. Lá mọc so le, mép khía răng; lá non màu hồng tím. Cụm hoa hình chùm mọc ở đầu cành; hoa đực ở trên, hoa c i ở dưới. Quả nang màu vàng nhạt. Hạt nhỏ, có vỏ cứng màu vàng nâu. MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 5-7; Quả: Tháng 8-10. PHÂN BỔ: Cây mọc ở đồi, rừng ẩm, bờ nương rẫy ở miền núi. BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Hái quả chín vào tháng 8-9, nhưng chưa nứt các mảnh vỏ, phơi khô, đập lấy hạt, phơi lại lần nữa. Có thể để nguyên quả, khi dùng mới đập lấy hạt. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt: dầu béo 30- 50%, gồm stearin, palmitin, glycerid crotonic và tiglic; protein 18%, glucosid crotonosid; nhựa là polyeste của crotonol, phorbol; ac d amin (arginin, lysin); alcaloid; men lypasa. CÔNG DỤNG: Chữa đầy bụng, không tiêu, táo bón, đau bụng, phù thũng, khó thở, ho nhiều. Ngày 0.01- 0.05g ba đậu sương (hạt nghiền nát, ép bỏ dầu, sao vàng), làm viên hoặc chế cao. Thuốc độc, phụ nứ có thai kh ng được dùng. Chữa ngộ độc ba đậu: uống nước hoàng liên, nước đậu đũa. 
CROTON TONKINENSIS Gagnep. 
EUPHORBIACEA 
KHỔ SÂM, cù đèn, co chạy đón (Thái). 
MÔ TẢ: Cây nhỏ, cao 1-1,5m. Lá mọc so le, có khi tụ họp 3-4 lá như kiểu mọc vòng , hai mặt có lông óng ánh như lá nhót, dày hơn ở mặt dưới, 3 gân toả từ gốc. Hoa nhỏ trắng mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, đơn tính cùng gốc. Quả c 3 mảnh vỏ. Hạt hình trứng, màu nâu. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-8. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Lá. Thu hái khi cây đang có hoa. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng sao vàng. CÔNG DỤNG: Chữa ung nhọt, lở loét, viêm mũi, ỉa ra máu, iêm loét dạ dày, tá tràng, lỵ, đau bụng, tiêu hóa kém. Ngày 16-20g lá sao vàng, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài nước sắc đặc để rửa, chữa mụn nhọt, lở
33 
ngứa 
CURCUMA DOMESTICA Valet. 
ZINGIBERACEA 
NGHỆ, nghệ vàng, uất kim, khƣơng hoàng, co hem, co khản mỉn (Thái), khinh lƣơng (Tày). 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,5-1m; thường lụi vào mùa khô. Thân rễ (thường gọi là củ) nạc, phân nhán có màu vàng và mùi hắc. Lá to, có bẹ, mọc so le. Hoa màu vàng, mọc thành bông hình trụ ở ngọn. Lá bắc màu lục hoặc pha hồng ở đầu. MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 3-5. PHÂN BỔ: Cây được trồng ở khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào tháng 11-12. Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC: Thân rễ chứa chất màu, curcumin; tinh dầu gồm các sesquiterpen : zingiberen, D-α- phellandren, turmeron, dehydrotumeron, α, γ-alantolactone; curcumen, cin ol. CÔNG DỤNG: Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm gan, vàng da, kinh nguyệt không đều, bế kinh, tích máu sau đẻ, ngã tổn thương tụ máu, thấp khớp, tay chân đau nhức, mụn nhọt, ghẻ lở: ngày 3-12g, dạng bột, sắc. Dùng ngoài, giã nát bôi vết thương mới lành để chống sẹo, ùng chữa ngộ độc bã đậu : giã nát lọc lấy nước uống. 
CURCUMA ZEDOARIA (Berg.) Rosc. 
ZINGIBERACEA 
NGA TRUẬT, nghệ đen, nghệ tím, nghệ 
anh, nghệ đăm (Tày), bồng truật, ngải tím, tam nại, m'gang MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm; thường lụi về mùa khô. Thân rễ (thường gọi là củ) hình con quay với nhiều nhánh phụ hình trứng. Lá có bẹ, to, có đốm tía ở gân giữa mặt trên. Hoa àu trắng hồng có họng vàng; lá bắc xanh, đầu đỏ ; tập trung thành bông hình trụ, mọc lên từ thân rễ, trước khi cây ra lá. MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-5. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang trên đất ẩm, gần bờ suối quanh nương rẫy và ruộng bỏ hoang. Có nhiều ở các tỉnh miền núi. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào tháng 11-12, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát, phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC: Thân rễ chứa tinh dầu gồm α-pinen, D- camphen, cineol, D-camphor, D-borneol, sesquiterpen alcol, zingiberen. CÔNG DỤNG: Thuốc giúp tiêu hoá, điều kinh; chữa đau
34 
mơ lung (Ba Na). 
bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, ho, bế kinh, kinh nguyệt không đều; còn có tác dụng bổ. Ngày 3-6g dạng thuốc, thuốc bột hoặc thuốc viên. 
CYMBOPOGON CITRATUS (DC.) Stapf 
POAECEA 
SẢ, hƣơng mao, chạ phiéc (Tày), phắc châu (Thái), mờ b'lạng (K'ho). 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống lâu năm, mọc khóm dày. Thân rễ màu trắng hoặc tím. Lá dài, hẹp, có bẹ, mép hơi áp. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm như chanh. MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-7. PHÂN BỔ: Cây được trồng tập trung (để cất tinh dầu); trồng rải rác trong nhân dân để làm gia vị và làm thuốc. BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi trong râm mát cho khô. Có thể cất lấy tinh dầu. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC: Cả cây chứa tinh dầu gồm citral, limonen, isopulegol, acid citronellic, acid của geranium và α-camphoren. CÔNG DỤNG: Chữa cảm cúm, sốt: 10-20g cả cây sắc uống hoặc nấu nước xông cùng những lá thơm khác. Giúp tiêu hoá, chữa đầy bụng, nôn mửa, trung tiện kém: 3-4 giọt tinh dầu uống với nước. Chữa chàm mặt: rễ giã, xát. Tinh dầu sả dùng chủ yếu trong công nghiệp hương liệu; ngoài ra còn tác dụng trừ muỗi, tẩy mùi hôi. 
CYPERUS ROTUNDUS L. 
CYPERACEA 
CỎ GẤU, củ gấu, cỏ cú, hƣơng phụ, MÔ TẢ: Cỏ sống dai, nhiều năm, cao 20-30cm. Thân rễ phình lên thành củ ngắn, thịt màu nâu đỏ, thơm. Lá nhỏ hẹp, dài, một gân, có bẹ. Hoa nhỏ, mọc thành hình tán màu nâu đỏ ở ngọn thân. Quả 3 cạnh, màu xám. Loài hải hương phụ ( Cyperus Stoloniferus Retz.) mọc ở ven biển, có củ to nên thường được khai thác sử dụng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-7. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở khắp nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông. Đào lấy thân rễ, vun thành đống, đốt cho cháy hết rễ con và lá, rửa sạch, p ơi khô. Để nguyên hoặc chế với giấm, nước tiểu, nước muối và rượu (hương phụ tứ chế). THÀNH PHẦN HOÁ HỌC: Thân rễ chứa tinh dầu với tỷ lệ 0,5-1,2%
35 
sa thảo, nhả khuôn mu (Thái), tùng gháy thật mía (Dao). 
gồm cyperen, cyperol, α-cyperon, vết cineol và L-α-pinen. Tinh bột. CÔNG DỤNG: Chữa kinh nguyệt kh ng đều, thống kinh, đau dạ dày, nôn mửa, khó tiêu, ỉa chảy: ngày 6-12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hoặc rượu thuốc. Dùng riêng hoặc phối hợp với ích mẫu, ngải cứu. 
DATURA METEL L. 
SOLANACEA 
CÀ ĐỘC DƢỢC, cà diên, cà lục lƣợc (Tày), sùa tùa (H'mông), mạn đà la, hìa kía piếu (Dao). 
MÔ TẢ: Cây bụi nhỏ, hóa gỗ ít, cao 1-1,5m; cành non có nhiều lông mịn và sẹo lá. Lá mọc so le, phiến lệ h, mép lượn sóng, cả hai mặt đều có lông. Hoa to, hình loa kèn, màu trắng, mọc riêng ở kẽ lá. Quả hình cầu, có gai, khi chín nứt theo 3-4 đường; nhiều hạt nhỏ, dẹt, màu nâu đen. MÙA HOA QUẢ: Tháng 4 - 10. PHÂN BỔ: Cây thường mọc trên đất ẩm ở ven đường, bãi hoang, ở nhiều địa phương. Còn được trồng làm cảnh. BỘ PHẬN DÙNG: Lá và hoa (chỉ lấy cánh hoa). Lá bánh tẻ thu hái lúc cây sắp và đang ra hoa, phơi nắng hay sấy nhẹ. Hoa thu hái vào mùa thu, phơi nắng hay sấy nhẹ. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Alcaloid toàn phần có trong lá : 0,01-0,5%, trong hoa : 0,25-0,60%, trong rễ : 0,10-0,20%, trong quả : 0,12%. Gồm một số loại: Scopolamin, hyoscyamin và atropin, norhyoscyamin, vitamin C. CÔNG DỤNG: Chữa ho, hen, thấp khớp, sưng chân, chống co thắt giảm đau trong loét d dày, ruột, chữa trĩ, say sóng, say máy bay. Đắp mụn nhọt đỡ đau nhức: lá, cành hoa khô 0,2g/lần, ngày 3 lần dưới dạng bột uống, hoặc cao; chữa hen: làm thành thuốc hút (như thuốc lá). 
DENROBIUM NOBILE Lindl. 
ORCHIDACEA
36 
THẠCH HỘC, kẹp thảo, hoàng thảo cẳng gà, kim thạch hộc, co vàng sào (Thái), cỏ vàng, xè kẹp (Tày), phi điệp kép. 
MÔ TẢ: Thuộc loại phong lan phụ sinh trên cây gỗ hay vách đá, cao 30-50cm. Thường mọc thành khóm. Thân hơi dẹt, có rãnh dọc, khi khô có màu vàng rơm. Lá mọc so le thành dãy đều ở hai bên thân. Hoa to, màu hồng, mọc thành chùm 2-4 cái ở kẽ lá. Quả nang, hơi hình thoi, khi khô tự mở theo các rãnh dọc. Hạt nhiều. Một số loài khác thuộc chi Dendrobium và Desmotricum cũng được dùng như thạch hộc. MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 2-4; Quả : Tháng 5-6. PHÂN BỔ: Có ở một số tỉnh miền núi và được trồng để làm cảnh. BỘ PHẬN DÙNG: Toàn bộ phần thân (bỏ lá và rễ). Thu há vào mùa đông. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tẩm rượu, đồ chín, thái nhỏ. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân cây chứa chất nhầy, alcaloid dendrobin. CÔNG DỤNG: Thuốc bổ dưỡng dùng cho người hư lao gầy yếu, thiếu tân dịch, đầy hơi, miệng khô khát, sốt nóng, không mu n ăn, ra mồ hôi trộm. Còn dùng để chữa liệt dương, mắt nhìn kém, đau khớp, nhược cơ, đau lưng, tay chân nhức mỏi. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc, viên, bột. 
Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm,cần chú ý bảo vệ ở 
[ 
DESMODIUM TRIANGU
ARE (Retz.) Merr. 
FABACEA 
BA CHẼ, niễng đực, ván đất, đậu bạc đầu, mạy thặp moong (Tày), bien ong (Dao). 
MÔ TẢ: Cây bụi, cao 2-3m. Lá kép mọc so le, 3 lá chét hình trứng, mép nguyên, cái ở giữa lớn hơn hai cái bên, mặt dưới lá và cành non phủ lông mềm màu trắng bạc. Hoa màu trắng, tập trung ở kẽ lá. Quả đậu, nhiều lông, thắt lại ở giữa các hạt. Hạt hình thận. Tránh nhầm với cây niễng cái (Moghania macrophy la(Willd.) 0.Kuntze). MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 5-8; Quả : Tháng 9-11. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở miền núi và trung du. BỘ PHẬN DÙNG: Lá. Thu hái vào mùa hạ, trước khi cây ra hoa, rửa sạch, dùng tươi, phơi hay sấy ở nhiệt độ 50-60º. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa tanin, flavoniod , acid hữu cơ và alcaloid. CÔNG DỤNG: Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Chữa lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ, ỉa chảy: ngày 30-50g, chia 2-3 lần, liền 3-5 ngày, dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc viên từ cao khô. Chữa rắn cắn, dùng lá ươi giã nát, uống nước, bã đắp. 
DICHROA FEBRIFUGA Lour. 
HYDRANGEACEAE
37 
THƢỜNG SƠN, thƣờng sơn tía, ô rô lửa, thục tất, áp niệu thảo, 
leng slảo mè (Tày).. 
MÔ TẢ: Cây bụi nhỏ, cao 1-2m. Thân nhẵn, màu lục hoặc tím nhạt. Lá mọc đối, mép có răng cưa. Cuống lá và gân giữa có màu tím. Cụm hoa hình xim mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá. Hoa màu xanh lam hoặc hồng tím. Quả mọng màu lam hoặc tím. Hạ nhỏ, hình quả lê. Tránh nhầm với cây thường sơn trắng ( Gendarussa ventricosa Nees) và thường sơn Nhật Bản (Phlogacanthus turgidus Nich.). MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-8. PHÂN BỔ: Cây mọc nơi đất ẩm, ven rừng, bờ suối..., khắp các tỉnh miền núi. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ và lá. Rễ thu hái vào mùa đông, phơi hoặc sấy khô, khi dùng tẩm rượu, sao vàng. Lá hái vào hè- thu, sao vàng hoặc đồ chín, phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa các alcaloid : α-dichroin, β-dichroin, γ-dichroin và 4-ketodihydroquinaz lin. CÔNG DỤNG: Chữa sốt, sốt rét, sốt cách nhật, long đờm, thông tiểu tiện. Dùng sống hay gây nôn, do vậy dùng thuốc sắc từ lá, rễ đã tẩm rượu sao vàng, ngày 6-12g, hoặc dùng alcaloid toàn phần. Dùng riêng hoặc phối hợp với một số cây khác. 
DIOSCOR
A PERSIMILIS Prain et Burkill 
DIOSCOREACEA 
CỦ MÀI, khoai mài, sơn dƣợc, mán địn (Thái), MÔ TẢ: Dây leo bằng thân quấn, nhẵn. Củ đơn độc hoặc hai, to và hơi dẹt, tròn đầu giống như quả bầu, sâu trong đất. Thân thường mang củ ngắn ở kẽ lá gọi là dái mài (thiên hoài). Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim. Hoa đơn tính khác gốc nhỏ màu vàng mọc thành chùm ở kẽ lá. uả có 3 cánh. MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 5-7; Quả : Tháng 8-10. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi và được trồng để lấy củ. BỘ PHẬN DÙNG: Củ. Thu hái vào mùa thu hoặc mùa đông khi cây tàn lụi, rửa sạch, gọt vỏ, ngâm nước phèn chua 2-4 giờ cho bớt nhớt, xông diêm sinh 48giờ, phơi khô.
38 
mằn chèn (Tày), gờ lờn (K'dong), hìa dòi (Dao). 
THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Củ chứa glucid 63,25%, protid 6,75%, lipid 0,45%, chất nhầy 2,0-2,8%; dioscin, sapotoxin, allantoin, dioscorin và acid amin. CÔNG DỤNG: Bổ, hạ nhiệt. Chữa ăn kém tiêu, gầy yếu, viêm ruột mạn, ỉa hảy và lỵ mạn tính, mồ hôi trộm, di tinh, khi hư, đái đường, đau lưng, đi tiêu luôn, hoa mắt, chóng mặt, hư lao: ngày 10-25g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Đắp ngoài mụn nhọt.Củ ăn được. 
DIOSCOREA ZINGIBERENSIS C.H. Wright 
DI
SCOREACEAE 
CỦ MÀI GỪNG, cờ lóh (Ba Na). 
MÔ TẢ: Dây leo bằng thân quấn, nhẵn cứng, dài 5- 10m. Thân rễ (củ) mọc bò ngang, vỏ ngoài thô, màu nâu, rễ con cứng. Lá mọc so le, hình tim, đầu lá nhọn hoắt. Cuống lá dài, có gai ở gốc. Hoa đơn tính khác gốc, cụm hoa hình bông dài mọc ở kẽ lá. Quả có 3 cánh. MÙA HOA QUẢ: Tháng 2-5. PHÂN BỔ: Mọc ở ven rừng, gần bờ suối; một số tỉnh Quảng Nam, Bình Định và Lâm Đồng. BỘ PHẬN DÙNG: Củ. Thu hái vào mùa thu, khi cây tàn lụi, rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Củ chứa 2,0-2,5% diosgenin. CÔNG DỤNG: Diosgenin là một trong những nguyên liệu chính để tổng hợp các thuốc steroid, như nội tiết tố sinh d c, thuốc chống viêm corticosteroid, thuốc cai đẻ và thuốc làm tăng đồng hoá. Củ tươi còn dùng để duốc cá. Củ có độc không ăn được.
39 
DIPSACUS JAPONICUS Miq. 
DIPSACACEA
40 
TỤC ĐOẠN, sơn cân thái, oa thái, rễ kế, đầu vù (H'mông). 
MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 60-90cm. Rễ củ mập, không phân nhánh. Thân có cạnh và có gai nhỏ, thưa. Lá mọc đối, không cuống, mép khía răng; lá gốc xẻ thuỳ sâu, lá phía trên nguyên. Toàn bộ phần trên mặt đất lụi vào mùa đông.Cụm hoa hình đầu tròn mọc trên một cán dài bao bọc bởi nhiều tổng bao lá bắc cứng. Hoa màu trắng. Quả bế hơi hình 4 cạnh, nhẵn. MÙA HOA QUẢ: Tháng 6-11. PHÂN BỔ: Cây mọc ở ven rừng hay đồi, nương rẫy bỏ hoang; độ cao 1000m trở lên. Có ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang. Mới đưa vào trồng thêm ở Sa Pa. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hoạch vào mùa thu. Rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, tẩm rượu hoặc nướ muối , sao vàng. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Alcaloid, tanin, đường. CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, làm dịu đau, chống viêm, chữa đau lưng, cước khí, thấp khớp, nhức xương, di tinh, bạch đới, động thai đau bụng, gan thận yếu, báng, chấn thương, bong gân, gãy xương, mụn họt và còn lợi sữa, cầm máu. Ngày 10-12g dạng thuốc sắc, ngâm rượu, bột hoặc viên. 
Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm, cần chú ý bảo vệ ở Việt Nam 
DISPOROPSIS ASPERA (Hua) Engl. ex Krause 
CONVALLARIACEAE 
NGỌC TRÖC HOÀNG TINH 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,2-0,5m; có thể lụi hàng năm vào mùa đông. Thân rễ mọc ngang, có những đốt ngắn, màu vàng nhạt. Lá mọc so le, gần như k ông cuống, dai, xanh sẫm. Hoa hình chuông, màu trắng, mọc 2 cái trên một cuống chung ở kẽ lá. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-6. PHÂN BỔ: Mọc tự nhiên ở các hốc mùn đá, ỏ một vài địa phương, thuộc vùng núi cao. Cây cũng đư c trồng. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào tháng 8,9 khi hoa đã kết quả. Phơi hoặc sấy khô. CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, sốt nóng âm ỉ, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều, di tinh, ho khan, khát nước. Ngày 6- 12g dạng thuốc sắc, ượu thuốc, thuốc viên hoặc thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác. 
DISPOROPSIS LONGIFOLIA Craib 
CONVALLARIACEAE
41 
HOÀNG TINH HOA TRẮNG, hoàng tinh lá mọc so le, cây đót, co hán han (Thái), voòng chính, néng lài (Tày). 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ mập, mọc ngang, gồm nhiều đốt, mặt trên có sẹo do vết thân tàn lụi để lại. Thân đứng, nhẵn, cao đến gần 1 . Lá không cuống, mọc so le, hình trứng hoặc trái xoan. Hoa trắng, hình chuông, mọc ở kẽ lá. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen. MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 3-5; Quả : Tháng 6-8. PHÂN BỔ: Cây mọc trên các hốc mùn đá, dưới tán rừng; ở các tỉnh miền nú phía bắc. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào mùa thu. Rửa sạch, đồ chín, phơi khô, sau đó chế thành "thục" bằng cách: ban đêm đun, ban ngày phơi, làm liên tục 9 lần. CÔNG DỤNG: Thân rễ đã chế được dùng làm thuốc bổ, tăng lực, chữa mệt mỏi, kém ăn, đau ưng, thấp khớp, khô cổ khát nước. Mỗi ngày 12-20g dạng thuốc sắc, tán bột hoặc ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với ba kích, đảng sâm,... 
Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm, cần chú ý bảo vệ ở Việt Nam. 
DOLICHOS 
ABLAB L. 
FABACEA 
ĐẬU VÁN TRẮNG, bạch biển đậu, bạch đậu, đậu biển, thúa pản khao (Tày), tập bẩy pẹ (Dao). 
MÔ TẢ: Dây leo bằng thân quấn. Cành non có lông Lá mọc so le, 3 lá chét, có lông. Hoa trắng, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả đậu, dẹt, đầu có mỏ nhọn cong. Hạt hình thận, màu trắng, có mồng ở mép. MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 4-5; Quả : Tháng 6-8. PHÂN BỔ: Cây trồng ở khắp nơi, lấy quả non, hạt ăn và làm th ốc. BỘ PHẬN DÙNG: Hạt thu từ quả già. Phơi hoặc sấy khô, bóc lấy hạt. Khi dùng sao vàng. Còn dùng lá. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa protid, lipid, glucid, acid amin: trytophan, arginin, tyrosin, man tyrosinasa, vitamin A1, B1, C acid cyanhydric, muối vô cơ Ca, P, Fe. CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, mát, giải độc, chống nôn, chữa cảm nắng, ỉa chảy, viêm ruột, đau bụng, chữa ngộ độc rượu, thạch tín, cá nóc. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc. Lá tươi nhai ngậm với muối, nuốt nước chữa họng sưng đau.
42 
DRACAENA CAMBODIANA Pierre ex Gagnep. 
DRACAENACEAE 
HUYẾT GIÁC, cây xó nhà, cau rừng, dứa dại, giáng ông, ỏi càng (Tày), co ỏi khang (Thái). 
MÔ TẢ: Cây nhỏ, thân cột dạng cau dừa, nhưng có phân nhánh. Cao 2-4m. Vỏ thân già hoá gỗ ở gốc, khi bị mục có những phần rắn lại, màu đỏ nâu. Lá mọc tụ họp ở ngọn, hình dải, mép nguyên, có bẹ. Hoa màu lục vàng, mọc thành chùm kép ở ngọn thân. Quả mọng, hình cầu, khi c ín màu đỏ, chứa một hạt. MÙA HOA QUẢ: Tháng : 5-10. PHÂN BỔ: Cây thường mọc ở vùng núi đá; đã gặp ở nhiều tỉnh. BỘ PHẬN DÙNG: Phần vỏ thân không bị mục nát hoá gỗ, màu đỏ nâu. Có thể khai thác quanh năm, phơi hoặc sấy khô. CÔNG DỤNG: Thông huyết, tiêu viêm. Chữa ứ huyết, bầm tím do chấn thương, bế kinh, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, tê mỏi: ngày 8-12g dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc để uống. Còn được dùng ngoài, phối hợp với quế chi ngâm rượu để xoa bóp. 
DRYNARIA FORTUNEI 
Kze) J.Sm. 
POLYPODIACEAE 
BỔ CỐT TOÁI, ráng bay, tắc kè đá, co tạng tó (Thái), đờ rờ (K'ho), hộc quyết, tổ phƣợng, sáng vìăng (Dao). 
MÔ TẢ: Thuộc loại dương xỉ, phụ sinh, sống nhiều năm. Thân rễ hơi dẹt, mọng nước, phủ lông dạng vảy màu nâu. Lá có 2 loại : lá hứng mùn, xẻ thùy, bất thụ, không cuống, phủ kín thân rễ và lá hữu thụ, có cuống, xẻ thùy sâu, mặt dưới mang nhiều túi bào tử. Các loài Drynaria bonii Christ; D.quercifolia (L.) J.Sm. cũng gọi là bổ cốt toái và được dùng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-8. PHÂN BỔ: Cây sống bám trên cây gỗ và đá trong rừng ẩm, một số tỉnh miền núi. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hoạch quanh năm. Cắt bỏ rễ con , phần lá còn sót lại và cạo sạch lông, rửa sạch, cắt thành từng miếng theo kích thước qui định, phơi hay sấy khô. CÔNG DỤNG: Chữa đau lưng, đau xương, sưng đau khớp, ngã chấn thương, tụ máu, bong gân, gãy xương kín, ù tai, chảy máu chân răng, thận hư: ngày 8-16g, dạng thuốc sắc, ngâm rượu. Dùng ngoài, giã đắp lên chỗ sưng đau, bong gân hoặc bó gãy xương 
ECLIPTA ALBA (L.) Hassk. 
ASTERACEAE
43 
NHỌ NỒI, cỏ mực, hạn liên thảo, nhả cha chát (Thái), phong trƣờng, mạy mỏ lắc nà (Tày). 
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một hay nhiều năm, mọc đứng hay mọc bò, cao 30-40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt. MÙA HOA QUẢ: Tháng 2-8. PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, từ miền núi đến đồng bằng. BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi, sấy khô. Khi dùng để nguyên hoặc sao đen. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Trong cây chứa alcaloid : ecliptin, nicotin và coumarin lacton là wedelolacton. CÔNG DỤNG: Chữa chảy máu bên trong và bên ngoài, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ, đại tiểu tiện ra máu, nôn và ho ra máu, chảy máu dưới da; còn chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng, nấm da, tưa lưỡi. Ngày 12-20g cây khô sắc hoặc 30-50g cây tươi ép nước uống. 
ELEUSINE INDICA (L.) Gaertn. 
POACEAE 
CỎ MẦN TRẦU, thanh tâm thảo, ngƣu cân thảo, màng trầu, co nhả hút (Thái), hang ma (Tày), hìa xú xan (Dao). 
MÔ TẢ: Cây cỏ sống hàng năm, cao 30-60cm, mọc thẳng đứng hoặc mọc bò thành cụm. Lá hình dải, xếp thành hai dãy. Phiến lá nhẵn, mềm, bẹ lá có lông. Cụm hoa mọc trên một cán ở ngọn thân, gồm 5-7 bông xếp hình phóng xạ và 1-2 bông khác mọc thấp hơn. Mỗi bông lại mang nhiều bông nhỏ. Quả thuôn dài, gần như 3 cạnh. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-7. PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, khắp các vùng. BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây chứa muối nitrat. CÔNG DỤNG: Cỏ mần trầu là một vị thuốc trong toa căn bản, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, nhuận gan, giải độc, kích thích tiêu hoá; chữa cảm sốt, huyết áp cao, tiểu tiện không thông, đái ít. Ngày 60-100g dưới dạng thuốc sắc. 
ELEUTHERINE SUBAPHYLLA Gagnep. 
IRIDACEAE
44 
SÂM ĐẠI HÀNH, hành đỏ, tỏi đỏ, sâm cau, phong nhan, hom búa lƣợt (Thái), tỏi lào. 
MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 30-40cm, sống nhiều năm, thường lụi vào mùa khô. Thân hành có màu đỏ tía. Lá hình mác dài, có bẹ, gốc và đầu thuôn nhọn, nhiều gân song song. Hoa màu trắng mọc thành chùm trên một cuống chung dài. Quả nang, nhiều hạt. MÙA HOA QUẢ: Tháng 4-6. PHÂN BỔ: Cây được trồng ở nhiều nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Thân hành. Thu hái khi cây tàn lụi; thái ngang củ thành lát. Phơi hoặc sấy nhẹ dưới 50°C tới khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân hành chứa các hợp chất quinoid: eleutherin, isoeleutherin, eleutherol. CÔNG DỤNG: Thuốc bổ máu chữa thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu; cầm máu trong chứng ho ra máu, băng huyết, bị thương; kháng khuẩn, chống viêm trong viêm họng, ho gà, mụn nhọt, chốc lở; sau khi nạo thai, đặt vòng tránh thai. Ngày 4-12g dạng sắc, hãm, bột hoặc viên: Làm thành dạng thuốc mỡ để bôi ngoài da. 
ELSHOLTZIA CILIATA(Thunb.)Hyland. 
LAMIACEAE 
KINH GIỚI, khƣơng giới, giả tô, nhả nát hom (Thái). 
MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 40-60cm. Thân vuông , có lông min. Lá mọc đối, mép khía răng, gân lá nổi rõ ở mặt dưới. Hoa nhỏ màu tím nhạt, hoặc hồng tía mọc thành bông lệch ở đầu cành. Quả bế, thuôn nhẵn. Toàn cây có mùi thơm. MÙA HOA QUẢ: Tháng 6-8. PHÂN BỔ: Cây được trồng phổ biến làm gia vị và làm thuốc. BỘ PHẬN DÙNG: Cành lá và cụm hoa. Thu hái vào lúc cây đang đang ra hoa; phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa tinh dầu trong có các ceton của elsholtzia. CÔNG DỤNG: Chữa cảm sốt, nhức đầu, sởi, cúm, đau xương, viêm họng, mụn nhọt, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu. Ngày 10-16g cây khô hoặc 30-50g cây tươi dạng thuốc sắc hoặc xông. Có thể giã nát cây tươi vắt nước uống. Sao đen khi dùng để cầm máu.
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc
Cây thuốc

More Related Content

What's hot

Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐVi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐTS DUOC
 
Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm
Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm
Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm nataliej4
 
SPSS TRẮC NGHIỆM
SPSS TRẮC NGHIỆM SPSS TRẮC NGHIỆM
SPSS TRẮC NGHIỆM nataliej4
 
In 1 mot so van de ve day hoc phat trien nl
In 1 mot so van de ve day hoc phat trien nlIn 1 mot so van de ve day hoc phat trien nl
In 1 mot so van de ve day hoc phat trien nlLHng207
 
Giáo trình thực vật dược - Bộ y tế
Giáo trình thực vật dược - Bộ y tếGiáo trình thực vật dược - Bộ y tế
Giáo trình thực vật dược - Bộ y tếGiaLcTrn2
 
Tế bào gốc (Stem cells) - Sinh học phân tử
Tế bào gốc (Stem cells) - Sinh học phân tửTế bào gốc (Stem cells) - Sinh học phân tử
Tế bào gốc (Stem cells) - Sinh học phân tửVuKirikou
 
biến đổi hóa sinh trong bánh mì
biến đổi hóa sinh trong bánh mìbiến đổi hóa sinh trong bánh mì
biến đổi hóa sinh trong bánh mìbanhmi19
 
thử nghiệm sinh hoá
thử nghiệm sinh hoáthử nghiệm sinh hoá
thử nghiệm sinh hoáPhamMytram
 
Enzyme và ứng dụng Enzyme trong chế biến
Enzyme và ứng dụng Enzyme trong chế biếnEnzyme và ứng dụng Enzyme trong chế biến
Enzyme và ứng dụng Enzyme trong chế biếnwww. mientayvn.com
 
Tìm hiểu về interferon
Tìm hiểu về interferonTìm hiểu về interferon
Tìm hiểu về interferonxuanchinh94
 

What's hot (20)

Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐVi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
 
Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm
Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm
Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm
 
Mô Thực Vật
Mô Thực VậtMô Thực Vật
Mô Thực Vật
 
SPSS TRẮC NGHIỆM
SPSS TRẮC NGHIỆM SPSS TRẮC NGHIỆM
SPSS TRẮC NGHIỆM
 
[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat
[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat
[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat
 
In 1 mot so van de ve day hoc phat trien nl
In 1 mot so van de ve day hoc phat trien nlIn 1 mot so van de ve day hoc phat trien nl
In 1 mot so van de ve day hoc phat trien nl
 
Sản xuất sữa chua
Sản xuất sữa chuaSản xuất sữa chua
Sản xuất sữa chua
 
Giáo trình thực vật dược - Bộ y tế
Giáo trình thực vật dược - Bộ y tếGiáo trình thực vật dược - Bộ y tế
Giáo trình thực vật dược - Bộ y tế
 
Gene, dien di, pcr
Gene, dien di, pcrGene, dien di, pcr
Gene, dien di, pcr
 
Saponin duoc lieu chua saponin
Saponin duoc lieu chua saponinSaponin duoc lieu chua saponin
Saponin duoc lieu chua saponin
 
Tanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua taninTanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua tanin
 
Tế bào gốc (Stem cells) - Sinh học phân tử
Tế bào gốc (Stem cells) - Sinh học phân tửTế bào gốc (Stem cells) - Sinh học phân tử
Tế bào gốc (Stem cells) - Sinh học phân tử
 
biến đổi hóa sinh trong bánh mì
biến đổi hóa sinh trong bánh mìbiến đổi hóa sinh trong bánh mì
biến đổi hóa sinh trong bánh mì
 
thử nghiệm sinh hoá
thử nghiệm sinh hoáthử nghiệm sinh hoá
thử nghiệm sinh hoá
 
Enzyme và ứng dụng Enzyme trong chế biến
Enzyme và ứng dụng Enzyme trong chế biếnEnzyme và ứng dụng Enzyme trong chế biến
Enzyme và ứng dụng Enzyme trong chế biến
 
Flavonoid va duoc lieu chua flavonoid
Flavonoid va duoc lieu chua flavonoidFlavonoid va duoc lieu chua flavonoid
Flavonoid va duoc lieu chua flavonoid
 
Tìm hiểu về interferon
Tìm hiểu về interferonTìm hiểu về interferon
Tìm hiểu về interferon
 
hoa sinh lipid
hoa sinh lipidhoa sinh lipid
hoa sinh lipid
 
Tách dòng gene
Tách dòng gene Tách dòng gene
Tách dòng gene
 
Coumarin va duoc lieu chua coumarin
Coumarin va duoc lieu chua coumarinCoumarin va duoc lieu chua coumarin
Coumarin va duoc lieu chua coumarin
 

Viewers also liked

1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vnTu Sắc
 
Sinh hoc edu-vn-giao-trinh-duoc-ly
Sinh hoc edu-vn-giao-trinh-duoc-lySinh hoc edu-vn-giao-trinh-duoc-ly
Sinh hoc edu-vn-giao-trinh-duoc-lyLâm Lê Minh
 
Tips luyện nghe english
Tips luyện nghe englishTips luyện nghe english
Tips luyện nghe englishThiều Nem
 
Tuệ tĩnh toàn tập
Tuệ tĩnh toàn tậpTuệ tĩnh toàn tập
Tuệ tĩnh toàn tậpThiều Nem
 
Aconitum napellus
Aconitum napellusAconitum napellus
Aconitum napellusLe Kuu
 
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU Tin Hà Đăng
 
Aconitum napellus
Aconitum napellusAconitum napellus
Aconitum napellusgandaraart
 
05 chamcuutap1 boyte
05 chamcuutap1 boyte05 chamcuutap1 boyte
05 chamcuutap1 boyteTS DUOC
 
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y TếTài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y TếĐiều Dưỡng
 
Qua trinh hinh thanh ly cafe
Qua trinh hinh thanh ly cafeQua trinh hinh thanh ly cafe
Qua trinh hinh thanh ly cafeBaoanh Nguyen
 
Y học cổ truyền - Đại học
Y học cổ truyền - Đại họcY học cổ truyền - Đại học
Y học cổ truyền - Đại họcĐiều Dưỡng
 
Dai cuong thuoc đông y
Dai cuong thuoc đông yDai cuong thuoc đông y
Dai cuong thuoc đông yHa Bui Dinh
 

Viewers also liked (20)

1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1182 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
1186 ydtt cay thuoc & vi thuoc vn
 
Sinh hoc edu-vn-giao-trinh-duoc-ly
Sinh hoc edu-vn-giao-trinh-duoc-lySinh hoc edu-vn-giao-trinh-duoc-ly
Sinh hoc edu-vn-giao-trinh-duoc-ly
 
Tips luyện nghe english
Tips luyện nghe englishTips luyện nghe english
Tips luyện nghe english
 
Tuệ tĩnh toàn tập
Tuệ tĩnh toàn tậpTuệ tĩnh toàn tập
Tuệ tĩnh toàn tập
 
aconitum napellus
aconitum napellusaconitum napellus
aconitum napellus
 
Aconitum napellus
Aconitum napellusAconitum napellus
Aconitum napellus
 
Aconitum
AconitumAconitum
Aconitum
 
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU
 
Aconitum napellus
Aconitum napellusAconitum napellus
Aconitum napellus
 
Aconitum napellus
Aconitum napellusAconitum napellus
Aconitum napellus
 
05 chamcuutap1 boyte
05 chamcuutap1 boyte05 chamcuutap1 boyte
05 chamcuutap1 boyte
 
Kndp
KndpKndp
Kndp
 
Kiem nghiem duoc pham
Kiem nghiem duoc phamKiem nghiem duoc pham
Kiem nghiem duoc pham
 
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y TếTài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
 
Qua trinh hinh thanh ly cafe
Qua trinh hinh thanh ly cafeQua trinh hinh thanh ly cafe
Qua trinh hinh thanh ly cafe
 
Y học cổ truyền - Đại học
Y học cổ truyền - Đại họcY học cổ truyền - Đại học
Y học cổ truyền - Đại học
 
Cay thuoc nam
Cay thuoc namCay thuoc nam
Cay thuoc nam
 
Dai cuong thuoc đông y
Dai cuong thuoc đông yDai cuong thuoc đông y
Dai cuong thuoc đông y
 

Similar to Cây thuốc

Tuyen_tap_3033_Cay_thuoc_dong_y_(Tue_Tinh).pdf
Tuyen_tap_3033_Cay_thuoc_dong_y_(Tue_Tinh).pdfTuyen_tap_3033_Cay_thuoc_dong_y_(Tue_Tinh).pdf
Tuyen_tap_3033_Cay_thuoc_dong_y_(Tue_Tinh).pdfKIMTINQUAMNGKIMTINON
 
DƯỢC LIỆU CHỮA BỆNH TIM MẠCH, CẦM MÁU.ppt
DƯỢC LIỆU CHỮA BỆNH TIM MẠCH, CẦM MÁU.pptDƯỢC LIỆU CHỮA BỆNH TIM MẠCH, CẦM MÁU.ppt
DƯỢC LIỆU CHỮA BỆNH TIM MẠCH, CẦM MÁU.pptoHoaTV
 
dược liệu timmachcammau
dược liệu  timmachcammau dược liệu  timmachcammau
dược liệu timmachcammau Linh Nguyễn
 
Cây thuốc dân gian
Cây thuốc dân gianCây thuốc dân gian
Cây thuốc dân gianKitPhan30
 
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 2
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 2[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 2
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 2Đặng Phương Nam
 
Cây ra trái từ thân
Cây ra trái từ thânCây ra trái từ thân
Cây ra trái từ thânDam Nguyen
 
NEEM CHILI DIỆT RỆP SÁP VÀ RẦY MỀM
NEEM CHILI DIỆT RỆP SÁP VÀ RẦY MỀMNEEM CHILI DIỆT RỆP SÁP VÀ RẦY MỀM
NEEM CHILI DIỆT RỆP SÁP VÀ RẦY MỀMDientrang02
 
0105000093504
01050000935040105000093504
0105000093504Phi Phi
 
Rau dại Việt Nam xuất khẩu có giá trị như thế nào?
Rau dại Việt Nam xuất khẩu có giá trị như thế nào?Rau dại Việt Nam xuất khẩu có giá trị như thế nào?
Rau dại Việt Nam xuất khẩu có giá trị như thế nào?TKT Cleaning
 
Cay chum ngay vi thuoc quy
Cay chum ngay vi thuoc quyCay chum ngay vi thuoc quy
Cay chum ngay vi thuoc quythien my
 
Cayco thuoc+nam43
Cayco thuoc+nam43Cayco thuoc+nam43
Cayco thuoc+nam43Duy Vọng
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate cây bảy lá một hoa paris po...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate cây bảy lá một hoa paris po...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate cây bảy lá một hoa paris po...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate cây bảy lá một hoa paris po...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Cây-ôn-tập.thucvatduoc.duoclieu.daihocduoc
Cây-ôn-tập.thucvatduoc.duoclieu.daihocduocCây-ôn-tập.thucvatduoc.duoclieu.daihocduoc
Cây-ôn-tập.thucvatduoc.duoclieu.daihocduocwillyhaf03
 
Bh11 nhận thức cây thực vật
Bh11 nhận thức cây thực vậtBh11 nhận thức cây thực vật
Bh11 nhận thức cây thực vậtKhanhNgoc LiLa
 

Similar to Cây thuốc (20)

Tuyen_tap_3033_Cay_thuoc_dong_y_(Tue_Tinh).pdf
Tuyen_tap_3033_Cay_thuoc_dong_y_(Tue_Tinh).pdfTuyen_tap_3033_Cay_thuoc_dong_y_(Tue_Tinh).pdf
Tuyen_tap_3033_Cay_thuoc_dong_y_(Tue_Tinh).pdf
 
DƯỢC LIỆU CHỮA BỆNH TIM MẠCH, CẦM MÁU.ppt
DƯỢC LIỆU CHỮA BỆNH TIM MẠCH, CẦM MÁU.pptDƯỢC LIỆU CHỮA BỆNH TIM MẠCH, CẦM MÁU.ppt
DƯỢC LIỆU CHỮA BỆNH TIM MẠCH, CẦM MÁU.ppt
 
dược liệu timmachcammau
dược liệu  timmachcammau dược liệu  timmachcammau
dược liệu timmachcammau
 
Cây thuốc dân gian
Cây thuốc dân gianCây thuốc dân gian
Cây thuốc dân gian
 
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 2
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 2[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 2
[Sách] Sinh tồn nơi hoang dã 2
 
Phan loai-thuc-vat
Phan loai-thuc-vatPhan loai-thuc-vat
Phan loai-thuc-vat
 
Cây ra trái từ thân
Cây ra trái từ thânCây ra trái từ thân
Cây ra trái từ thân
 
145197448
145197448145197448
145197448
 
NEEM CHILI DIỆT RỆP SÁP VÀ RẦY MỀM
NEEM CHILI DIỆT RỆP SÁP VÀ RẦY MỀMNEEM CHILI DIỆT RỆP SÁP VÀ RẦY MỀM
NEEM CHILI DIỆT RỆP SÁP VÀ RẦY MỀM
 
0105000093504
01050000935040105000093504
0105000093504
 
Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015
Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015
Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015
 
Thanh cao hoa vang nhom 3
Thanh cao hoa vang nhom 3Thanh cao hoa vang nhom 3
Thanh cao hoa vang nhom 3
 
Rau dại Việt Nam xuất khẩu có giá trị như thế nào?
Rau dại Việt Nam xuất khẩu có giá trị như thế nào?Rau dại Việt Nam xuất khẩu có giá trị như thế nào?
Rau dại Việt Nam xuất khẩu có giá trị như thế nào?
 
Những điều bạn cần biết về quả sơn tra (táo mèo)
Những điều bạn cần biết về quả sơn tra (táo mèo)Những điều bạn cần biết về quả sơn tra (táo mèo)
Những điều bạn cần biết về quả sơn tra (táo mèo)
 
Cay chum ngay vi thuoc quy
Cay chum ngay vi thuoc quyCay chum ngay vi thuoc quy
Cay chum ngay vi thuoc quy
 
Cayco thuoc+nam43
Cayco thuoc+nam43Cayco thuoc+nam43
Cayco thuoc+nam43
 
Thành phần hóa học của cao ethyl acetate Paris Polyphylla Sm
Thành phần hóa học của cao ethyl acetate Paris Polyphylla SmThành phần hóa học của cao ethyl acetate Paris Polyphylla Sm
Thành phần hóa học của cao ethyl acetate Paris Polyphylla Sm
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate cây bảy lá một hoa paris po...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate cây bảy lá một hoa paris po...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate cây bảy lá một hoa paris po...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate cây bảy lá một hoa paris po...
 
Cây-ôn-tập.thucvatduoc.duoclieu.daihocduoc
Cây-ôn-tập.thucvatduoc.duoclieu.daihocduocCây-ôn-tập.thucvatduoc.duoclieu.daihocduoc
Cây-ôn-tập.thucvatduoc.duoclieu.daihocduoc
 
Bh11 nhận thức cây thực vật
Bh11 nhận thức cây thực vậtBh11 nhận thức cây thực vật
Bh11 nhận thức cây thực vật
 

Recently uploaded

Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóHongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfMinhTTrn14
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh TrangMinhTTrn14
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 

Cây thuốc

  • 1. 1 ALLIUM FISTULOSUM L. ALLIACEAE HÀNH, hành hoa, đại thông, thông bạch, hombúa (Thái), sông (Dao). Hμnh MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 20-40cm. Thân hành vảy, màu trắng. Lá gồm 4-6 cái, hình trụ rỗng, thuôn, đầu nhọn. Hoa nhỏ, màu trắng, tụ tập thành tán giả trên một cuống chung dài. Quả nang. Hạt nhỏ, hình 3 cạnh, màu đen. Toàn cây có mùi thơm hăng, cay. MÙA HOA QUẢ: Tháng 8-10. PHÂN BỔ: Cây trồng ở khắp nơi, làm gia vị. BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây, chủ yếu thân hành. Thu hái vào mùa đông xuân. Dùng tươi hoặc phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân hành chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có allyl propyl disulfit, diallyl disulfit và hợp chất chứa sulfur. CÔNG DỤNG: Chữa cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, tiêu hóa kém, nhiễm trùng đường ruột, thấp khớp, đau răng, mụn nhọt, bí tiểu tiện. Ngày 30- 60g cây tươi dạng sẳc, nước ép hoặc ăn với cháo nóng. Thân hành giã đắp chữa mụn nhọt hoặc thêm nước sôi vào xông để giải cảm. ALLIUM ODORUM L. ALLIACEAE HẸ, phỉ tử, cửu thái, dã cửu, phiec cát ngàn (Thái). H Ẹ MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 15-35cm. Thân hành vảy nhỏ. Lá nhiều, hình dải hẹp, dày, đầu nhọn. Hoa nhỏ, màu trắng, tụ tập thành tán giả trên một cuống chung mọc từ gốc, hình gần 3 cạnh, rỗng. Quả nang, hạt nhỏ, màu đen. Toàn cây có mùi thơm hăng đặc biệt. MÙA HOA QUẢ: Tháng 7-10. PHÂN BỔ: Cây trồng ở nhiều nơi làm gia vị và làm thuốc. BỘ PHẬN DÙNG: Thân hành và lá. Thu hái quanh năm. Dùng tươi. Hạt lấy lúc quả già, có màu đen, phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá và thân hành chứa các hợp chất có sulfur, saponin, chất đắng. Hạt có alcaloid và saponin. CÔNG DỤNG: Lá và thân hành chữa thổ huyết, chảy máu cam, ho, hen, viêm họng, bế kinh, tiêu hóa kém, lỵ, giun kim: Ngày 20-30g sắc. Dùng ngoài, giã đắp để tiêu viêm. Hạt chữa di tinh, đái ra máu, đái dầm, đau lưng, đau khớp, khí hư: Ngày 6- 12g dạng sắc.
  • 2. 2 ALLIUM SATIVUM L. ALLIACEAE TỎI TA, đại toán, hom kía (Thái), sluộn (Tày). MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm. Thân hành gồm nhiều hành con gọi là nhánh tỏi mọc áp sát vào nhau. Lá hình dải, mỏng, bẹ to, gân song song, đầu nhọn hoắt. Hoa màu trắng hay hồng mọc tụ tập thành khối hình cầu bao bọc bởi một lá bắc to. MÙA HOA QUẢ: Tháng 8-11. PHÂN BỔ: Cây được trồng phổ biến ở khắp nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Thân hành. Thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân. Dùng tươi hay phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân hành chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có allicin, hợp chất diallyl disulfit, allyl propyl disulfit và một số hợp chất chứa sulfur khác. CÔNG DỤNG: Chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn: Ngày 4-6g. Thụt 100ml dung dịch 5-10% tẩy giun kim, chữa viêm đại tràng. Cồn tỏi chữa ho, ho gà, viêm phế quản. Nước tỏi nhỏ mũi, cháo tỏi ăn trị cảm cúm. Còn chữa chứng tăng cholesterol máu. Đắp ngoài chữa ung nhọt, rết cắn. ALOCASIA MACRORRHIZA (L.) Schott ARACEAE RÁY, ráy dại, dã vu, khoai sáp, vạt vẹo (Tày), co vát (Thái). MÔ TẢ: Cây cỏ cao 0,5 - 1m, sống nhiều năm. Thân rễ dài hình trụ, mập có nhiều đốt. Lá to, hình tim, có cuống dài và có bẹ. Cụm hoa bông mo mang hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả mọng hình trứng, khi chín màu đỏ. Loại ráy lá quăn dùng tốt hơn. MÙA HOA QUẢ: Tháng 1 - 5. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở rừng núi, chỗ ẩm mát. BỘ PHẬN DÙNG: Lá, thân rễ. Thu hái quanh năm. Lá dùng tươi. Thân rễ luộc kỹ cho bớt ngứa. Phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa phytosterol, alcaloid, glucose, fructosa. CÔNG DỤNG: Chữa lở ngứa, mụn nhọt, sưng tấy, rắn cắn: Thân rễ, lá tươi giã nát, thêm nước uống, bã đắp. Còn chữa đau bụng, nôn mửa, viêm phổi, sốt rét: Ngày 10 - 20g thân rễ khô sắc uống. Dùng cao dán trị mụn nhọt. Cây có vị ngứa độc, dùng thận trọng.
  • 3. 3 ALPINIA GALANGA Willd. ZINGIBERACEAE RIỀNG, riềng ấm, hậu khá (Thái), riềng nếp. MÔ TẢ: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 1 - 2m. Thân rễ mập, mọc bò ngang, hình trụ, có phủ nhiều vảy. Lá mọc so le, hình ngọn dáo, phiến cứng và bóng, có bẹ. Cụm hoa mọc thành chùm dài 20 - 30 cm ở ngọn thân, gồm nhiều hoa màu trắng, cánh môi hẹp có vân hồng. Quả hình cầu hay hình trứng. Loài Alpinia officinarum Hance cũng được dùng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 - 9. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng khắp nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu đông. Phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa tinh dầu gồm cineol, methyl cinnamat; các flavon: galangin, alpinin; kaempferid 3 - dioxy 4 - methoxy flavon. CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa, đau dạ dày, đau bụng, ỉa chảy, cảm sốt, sốt rét: Ngày 3 - 6g dạng thuốc sắc, bột hoặc rượu thuốc. Còn chữa đau răng bằng cách ngậm thân rễ, cắn nhẹ ở chỗ răng đau. ALSTONIA SCHOLARIS (L.) R.Br. APOCYNACEAE SỮA, mùa cua, mò cua, mạy mản (Tày), co tin pất (Thái). MÔ TẢ: Cây gỗ to, cao tới hơn 15m. Vỏ dày, có nhiều vết nứt nẻ. Lá mọc vòng, 3 - 8 cái, thường tập trung ở đầu cành. Phiến lá dày hình thuôn dài, đầu tròn, nhiều gân phụ song song. Cụm hoa hình xim tán, gồm nhiều hoa nhỏ màu trắng lục, có mùi thơm hắc. Quả nang gồm 2 dải hẹp và dài. Hạt màu nâu, có mào lông ở 2 đầu. Toàn cây có nhựa mủ. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 9 - 10; Quả: Tháng 10 - 11. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở nhiều nơi lấy bóng mát. BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ cây loại bỏ lớp bần. Thu hái vào mùa xuân, hạ. Phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Alcaloid: Ditain, echitenin, echitamin (ditamin), echitamidin. Ngoài ra, còn có triterpen: α-amyrin và lupeol. CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, sát trùng chữa thiếu máu, kinh nguyệt không đều, sốt rét, đau bụng, ỉa chảy, lỵ, viêm khớp cấp. Ngày 1 - 3g dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu thuốc, hoặc cao. Dùng ngoài, vỏ cây sắc lấy nước đặc rửa chữa lở ngứa, hoặc ngậm chữa sâu răng.
  • 4. 4 AMOMUM AROMATICUM Roxb. ZINGIBERACEAE THẢO QUẢ, đò ho, mác háu (Thái), thảo đậu khấu. MÔ TẢ: Cây cỏ lớn, sống nhiều năm, cao 2 - 3m. Thân rễ có nhiều đốt. Lá to, dài, mọc so le, có bẹ ôm kín thân. Hoa to, màu vàng có đốm đỏ nhạt, mọc thành bông ở gốc. Quả hình trứng, màu đỏ sẫm, mọc dày đặc. Hạt nhiều, có cạnh, có mùi thơm đặc biệt. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5 - 7; Quả: Tháng 8 - 11. PHÂN BỔ: Cây chủ yếu được trồng ở vùng núi cao lạnh, dưới tán rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn. Các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang. BỘ PHẬN DÙNG: Hạt của quả. Quả thu hái vào mùa đông. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, đập bỏ vỏ ngoài, lấy hạt. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Tinh dầu với tỉ lệ 1 - 1,5%. CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đau, nôn mửa, ỉa chảy, ho, sốt rét, lách to. Ngày 3 - 6g dạng thuốc bột, thuốc sắc hoặc thuốc viên. Còn dùng ngậm chữa đau răng, viêm lợi; làm gia vị. AMOMUM VILLOSUM Lour. ZINGIBERACEAE SA NHÂN, mé tré bà, dƣơng xuân sa, co nénh (Thái), la vê (Ba Na), pa đoóc (K’dong), mác nẻng (Tày). MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 0,5 - 1,5m. Thân rễ, mọc bò ngang. Lá nhẵn bóng, có bẹ, không cuống, mọc so le, phiến hình dải, đầu nhọn dài. Hoa trắng, cánh môi vàng đốm tía, mọc thành chùm ở gốc. Quả nang, 3 ô, có gai mềm, khi chín màu đỏ nâu. Có nhiều loài khác mang tên sa nhân, cũng được dùng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 - 6; Quả: Tháng 7 - 8. PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, ven rừng, bờ suối. BỘ PHẬN DÙNG: Quả và hạt. Quả thu hái vào mùa hè- thu. Phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa tinh dầu gồm D-camphor, D-borneol, D-bornylacetat, D-limonen, α-pinen, phellandren, paramethoxy ethyl cinnamat, nerolidol, linalol. CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ỉa chảy, nôn mửa, phù: Ngày 2 - 6g dạng bột, viên, thuốc sắc. Phối hợp với một số cây thuốc khác chữa động thai, đau bụng. Chữa nhức răng: Sa nhân ngậm, hoặc tán bột chấm vào răng đau.Còn dùng làm gia vị.
  • 5. 5 ANDROGRAPHIS PANICULATA (Burm.f.) Nees ACANTHACEAE XUYÊN TÂM LIÊN, cây công cộng, lãm hạch liên, hùng bút. MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm; cao 0,40 - 1m. Thân có cạnh, phân nhiều cành. Lá mọc đối, có cuống rất ngắn. Hoa màu trắng điểm những đốm hồng tím, mọc thành chùm thưa ở kẽ lá và đầu cành. Quả nang, thuôn hẹp, có lông rất nhỏ. Hạt màu nâu, hình cầu, thuôn. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 9 - 10; Quả: Tháng 10 - 11. PHÂN BỔ: Cây được trồng rải rác ở một số địa phương. BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây, chủ yếu là lá, thu hái vào mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa glucosid đắng: Andrographolid, neoandrographolid, panaculosid, các paniculid A, B, C; các flavonoid: Andrographin, panicalin, apigenin 7 - 4 - dimethyl ether CÔNG DỤNG: Chữa lỵ, ỉa chảy, viêm ruột, cảm sốt, ho, viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản, đau nhức xương khớp, bế kinh, ứ huyết sau đẻ, lao phổi và hạch cổ, huyết áp cao, rắn cắn: Ngày 10 - 20g cây dạng sắc, 2 - 4g lá dạng bột, viên. Giã đắp ngoài trị rắn cắn, sưng tấy. ANGELICA DAHURICA (Fisch. ex Hoffm.) Benth. et Hook. f. APIACEAE BẠCH CHỈ. MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 0,5 – 1m hoặc hơn, thân hình trụ, rỗng, không phân nhánh. Lá to, có cuống, phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2 – 3 lần lông chim, mép khía răng, có lông ở gân lá mặt trên. Cụm hoa tán kép, mọc ở ngọn; hoa nhỏ màu trắng. Quả bế, dẹt. Toàn cây có mùi thơm. MÙA HOA QUẢ: Tháng 4 – 6. PHÂN BỔ: Cây nhập nội, trồng ở cả miền núi và đồng bằng. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hoạch vào mùa thu, tránh làm sây sát vỏ và gãy rễ. Không thu hoạch ở cây đã ra hoa kết quả. Rửa sạch, cắt bỏ rễ con, xông diêm sinh 24 giờ, rồi phơi hay sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Tinh dầu, nhựa 1%, angelicotoxin 0,43%, byak angelicin, acid angelic, phellandren, dẫn chất furocoumarin. CÔNG DỤNG: Chữa cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi, đau răng, phong thấp, nhức xương, bạch đới. Thuốc cầm máu trong đại tiện ra máu, chảy máu cam. Ngày 4 - 12g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Còn được dùng làm gia vị.
  • 6. 6 ANGELICA SINENSIS (Oliv.) Diels APIACEAE ĐƢƠNG QUI, tần qui, can qui. MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 40 - 60cm. Thân rễ phát triển. Lá mọc so le, cuống lá màu tím nhạt, có bẹ. Phiến lá xẻ 3 - 4 lần lông chim, mép khía răng. Hoa nhỏ màu trắng ngà, mọc tụ tập thành tán kép ở ngọn. Quả bế, dẹt. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. MÙA HOA QUẢ: Tháng 6 - 8. PHÂN BỔ: Cây nhập trồng ở nhiều nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hoạch vào mùa thu, đông, ở cây đã trồng năm thứ 2 hoặc 3. Cắt bỏ rễ con, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ cho se, sau đó phơi tiếp đến khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa tinh dầu trong có ligustilid, n- butyliden phtalid, n-valerophenol, acid o- carboxylic, n-butylphtalid, ber-gapten, safrol, p-cymen, sesquiterpen, dodecanol, tetradecanol và vitamin B12. CÔNG DỤNG: Chữa đau đầu do thiếu máu, gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực, đau bụng, táo bón, tê bại, lở ngứa, mụn nhọt, tổn thương ứ huyết, kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh. Ngày dùng 10-20g, sắc hoặc rượu thuốc. ARECA CATECHU L. ARECACEAE CAU, tân lang, binh lang, mạy làng (Tày), pơ lạng (K’ho). MÔ TẢ: Cây thân trụ, cao tới hơn 10m. Thân có nhiều vòng sẹo. Lá tập trung ở ngọn, cuống phát triển thành bẹ to ôm lấy thân; phiến lá xẻ lông chim. Cụm hoa bông mo, mo rụng khi hoa nở. Hoa nhỏ, màu trắng ngà, thơm, tụ tập thành bông phân nhánh; hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả hạch, hình trứng. Một hạt màu nâu. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 - 12. PHÂN BỔ: Cây trồng khắp nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ quả và hạt. Hái quả già, bóc lấy riêng vỏ và hạt, phơi hay sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa tanin catechin, 70% trong hạt non, 15-20% trong hạt già; lipid 14% gồm laurin, olein, myristin; glucid 50-60%; muối vô cơ 5%; alcaloid 0,5% arecolin, arecaidin, guvacin, guvacolin. CÔNG DỤNG: Arecolin làm co đồng tử, giảm nhãn áp trong bệnh tăng nhãn áp. Vỏ quả chữa bụng đầy trướng, phù , bí tiểu tiện, ốm nghén nôn mửa: Ngày 6 - 12g dạng sắc. Hạt chữa lỵ, ỉa chảy: Ngày 0,5 - 4g. Hạt còn chữa sốt rét, tẩy sán, dùng hạt cần thận trọng vì có độc.
  • 7. 7 ABELMOSCHUS SAGITTIFOLIUS Kurz var.quinquelobus Gagnep. MALVACEAE QUINQUELOBUS Gagnep. SÂM BỐ CHÍNH, thổ hào sâm, nhân sâm Phú Yên. MÔ TẢ: Cây cỏ, cao tới 50cm. Rễ mập thành củ. Lá mọc so le, có cuống dài, mép khía răng. Lá ở gốc không xẻ, lá ở giữa thân và ngọn xẻ 5 thuỳ sâu. Hoa to, màu đỏ mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả nang, hình trứng nhọn, khi chín nứt thành 5 mảnh. Hạt nhiều , màu nâu. Toàn cây có lông. Cây bá sâm (Abelmoschus sagittifolius Kurz var. septentrionalis Gagnep.), hoa màu vàng hay đỏ, cũng được dùng với tên sâm bố chính. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-9. PHÂN BỔ: Vốn là cây mọc hoang, nay chủ yếu được trồng ở nhiều nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Củ. Thu hái hái vào mùa thu, đông. Rửa sạch, ngâm nước gạo một đêm, đồ chín, phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Củ chứa tinh bột, chất nhầy. CÔNG DỤNG: Chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ, lao phổi, kém ăn, trẻ em cam mồm, gầy còm chậm lớn, sốt và ho dai dẳng, viêm họng, viêm phế quản, kinh nguyệt không đều, đau lưng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt, khí hư. Ngày 10-20g dạng thuốc sắc, bột hoặc ngâm rượu uống. ABRUS PRECATORIUS L. FABACEAE CAM THẢO DÂY, cƣờm thảo đỏ, dây chi chi, dây cƣờm cƣờm, tƣơng tƣ đằng, cảm sảo (Tày) MÔ TẢ: Dây leo, sống nhiều năm; cành non có lông nhỏ. Lá kép lông chim chẵn, mọc so le. Hoa màu hồng, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả đậu, dẹt, có 3-7 hạt hình trứng, màu đỏ có đốm đen, rất độc. Toàn cây có vị ngọt. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 6-7; Quả: Tháng 8-10. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, nhiều nhất ở vùng ven biển. Còn được trồng. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ, dây, lá. Thu hái vào mùa thu đông, tốt nhất lúc cây mới ra hoa. Dùng tươi hoặc phơi hoặc sấy khô. Hạt độc, dùng ngoài. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Trong hạt có protein độc: L(+) abrin, glucosid abralin, hemagglutinin làm vón máu, N-methyl tryptophan, men ureasa. Rễ và dây mang lá chứa glycyrrhizin. CÔNG DỤNG: Chữa ho, cảm sốt, hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng, giải độc, vị ngọt nên dùng trong các đơn thuốc cho dễ uống. Ngày 8-16g rễ, dây, sắc. Hạt độc, giã đắp ngoài, sát khuẩn, tiêu viêm, làm mụn nhọt chóng vỡ, trị vú sưng đau, tắc tia sữa.
  • 8. 8 ABUTILON INDICUM (L.) Sweet MALVACEAE CỐI XAY, giàng xay, quýnh ma, kim hoa thảo, ma bản thảo, co tó ép (Thái), phao tôn (Tày) MÔ TẢ: Cây nhỏ, sống dai, mọc thành bụi, cao 1- 1,5 m, có lông mềm hình sao. Lá mọc so le, hình tim, có cuống dài, mép khía răng. Hoa vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống gấp khúc. Quả có hình giống cái cối xay, có lông. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 2-3; Quả; Tháng 4-6. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang và được trồng ở các vườn thuốc. BỘ PHẬN DÙNG: Cành mang lá. Thu hái vào mùa hạ, thu. Dùng tươi hoặc phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây chứa chất nhầy, asparagin. CÔNG DỤNG: Chữa cảm sốt, nhức đầu, ù tai, bí tiểu tiện, bạch đới: Ngày 4-8g rễ hoặc lá, sắc. Chữa mụn nhọt, lỵ, rắn cắn: Lá tươi và hạt (ngày 8-12g) giã, thêm nước uống, bã đắp. Chữa vàng da, hậu sản: Phối hợp cối xay với các dược liệu khác. ACANTHOPANAX TRIFOLIATUS (L.) Merr. ARALIACEAE NGŨ GIA BÌ GAI, ngũ gia bì hƣơng, mạy tảng nam, póp tƣn, póp dinh (Tày), co nam slƣ (Thái) MÔ TẢ: Cây bụi, có gai. Lá kép chân vịt, 3-5 lá chét, mọc so le, mép lá khía răng, đôi khi có gai ở gân giữa. Hoa nhỏ, màu trắng lục, mọc thành tán phân nhánh ở đầu cành. Quả hình cầu hơi dẹt, khi chín màu đen, gồm 2 hạt. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Các loài A. trifoliatus var.setosus Li và A. gracilistylus W.W. Smith cũng được dùng với tên là ngũ gia bì gai. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 9-11; Quả: Tháng 12-1. PHÂN BỔ: Cây mọc chủ yếu ở vùng rừng núi đá vôi, các tỉnh Tây Bắc và Đông Bắc. BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ rễ, vỏ thân. Thu hái vào mùa hạ, thu. Ủ cho thơm. Phơi trong bóng râm chỗ thoáng gió tới khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Vỏ rễ, vỏ thân chứa saponin triterpen, acid oleanolic. CÔNG DỤNG: Chữa phong thấp, đau lưng nhức xương, liệt dương. Còn có tác dụng kích thích, bổ dưỡng, làm tăng trí nhớ. Ngày 6-12g, dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc. Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm; cần chú ý bảo vệ ở Việt Nam và phát triển trồng them
  • 9. 9 ACHYRATHES ASPERA L. AMARANTHACEAE CỎ XƢỚC, ngƣu tất nam, nhả khoanh ngù (Tày), co nhả lìn ngu (Thái), hà ngù, thín hồng mía (Dao) MÔ TẢ: Cây cỏ, cao gần 1m, có lông mềm. Lá mọc đối, có cuống ngắn, mép uốn lượn. Hoa nhiều, mọc chúc xuống áp sát vào cành thành bông ở ngọn dài đến 20-30cm. Quả mang lá bắc còn lại, nhọn thành gai dễ mắc vào quần áo khi đụng phải. Hạt hình trứng dài. MÙA HOA QUẢ: Tháng 7-12. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang khắp nơi, ở bãi cỏ, ven đường. BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây, chủ yếu là rễ. Thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa saponin triterpen, thủy phân cho acid oleanolic, galactosa, rhamnosa, glucosa. Quả có nhiều muối kali. Hạt có dầu béo. CÔNG DỤNG: Tác dụng chống viêm, chống tích huyết, gây co bóp tử cung. Chữa thấp khớp, ngã sưng đau, đau lưng, nhức xương, đái dắt buốt, sau khi đẻ máu hôi không ra và kinh nguyệt đau. Ngày 8-16g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với dược liệu khác ACHYRANTHES BIDENTATA Blume AMARANTHACEAE NGƢU TẤT, hoài ngƣu tất. MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 60-80cm. Rễ củ hình trụ dài. Thân có cạnh, phình lên ở những đốt. Lá mọc đối, hình bầu dục, có cuống ngắn, mép lượn sóng. Cụm hoa hình bông mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành. Quả hình bầu dục, có 1 hạt. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-7. PHÂN BỔ: Cây nhập, trồng được ở miền núi xuống đến đồng bằng. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái vào mùa đông xuân, phơi tái rồi ủ đến khi nhăn da (6-7 ngày). Xông diêm sinh, sấy khô. Dùng sống hoặc tẩm rượu sao. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ củ chứa saponin triterpen, genin là acid oleanolic, các sterol ecdysteron, inokosteron. CÔNG DỤNG: Chống viêm, hạ cholesterol máu, hạ áp, gây co bóp tử cung. Chữa thấp khớp, đau lưng, bế kinh, kinh đau, đái buốt ra máu, đẻ khó hoặc nhau thai không ra, sau đẻ ứ huyết, chấn thương tụ máu, viêm họng. Ngày 6- 12g sắc
  • 10. 10 ACONITUM FORTUNEI Hemsl. RANUNCULACEAE Ô ĐẦU, củ gấu tàu, ấu tàu, phụ tử, cố y (H’mông), co ú tàu (Thái), thảo ô, xuyên ô. MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,6-1m. Rễ củ hình nón, có củ cái, củ con. Thân đứng, hình trụ nhẵn. Lá của cây con hình tim tròn, mép có răng cưa to. Lá già xẻ 3- 5 thùy không đều, mép khía răng nhọn. Hoa to màu xanh lam, mọc thành chùm ở ngọn thân. Quả có 5 đại mỏng. Hạt có vảy. MÙA HOA QUẢ: Tháng 10-11. PHÂN BỔ: Cây nhập trồng ở vùng núi cao. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái vào mùa thu trước khi cây ra hoa. Phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ củ chứa alcaloid aconitin. CÔNG DỤNG: Chữa nhức mỏi chân tay, tê bại, đau khớp, sai khớp, bong gân, đụng giập. Rễ củ thái mỏng ngâm rượu, dùng xoa bóp. Có độc, không được uống. Phụ tử chế có thể dùng trong, với liều lượng rất ít. ACORUS GRAMINEUS Soland. ARACEAE THẠCH XƢƠNG BỒ, bồ bồ, bồ hoàng, khinh chơ nặm (Thái), lầy nặm (Tày), xình pầu chú (Dao). MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ phân nhánh, mọc bò ngang gồm nhiều đốt. Lá hình dải hẹp, có bẹ, mọc ốp vào nhau và xòe sang hai bên ở ngọn. Cụm hoa hình bông mo mọc ở đầu một cán dẹt, phủ bởi một lá bắc to và dài. Quả mọng khi chín màu đỏ nhạt. Thân rễ và lá có mùi thơm đặc biệt. Cây thủy xương bồ (Acorus calamus L.) và thạch xương bồ lá nhỏ (A. gramineus Soland. var. pusillus Engl.) cũng được dùng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-6. PHÂN BỔ: Cây mọc bám trên đá ở suối, dưới tán rừng ẩm. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào mùa thu, đông. Phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa tinh dầu có asaron, asaryl al- dehyd, glucosid đắng acorin và tannin. CÔNG DỤNG: Tác dụng long đờm, kích thích tiêu hóa, chữa ỉa chảy, đau dạ dày, ho, hen phế quản, sốt, kinh giật, thấp khớp, nhức xương, suy nhược thần kinh, loạn nhịp tim. Ngày 3-8g dạng sắc, bột, viên. Uống liền 1- 2 tháng. Dùng ngoài chữa bệnh ngoài da, trĩ. Diệt chấy, rận.
  • 11. 11 ACRONYCHIA LAURIFOLIA Blume RUTACEAE BƢỞI BUNG, bái bài, cứt sát, bí bái cái, mác thao sang (Tày), co dọng dạnh (Thái), cô nèng (K’ho). MÔ TẢ: Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, phân cành nhiều, cao 1-3m hoặc hơn. Lá mọc đối , có cuống dài, thuôn, mép nguyên, vò nát có mùi thơm. Cụm hoa hình ngù, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành; hoa màu trắng, có mùi thơm. Quả hạch hình cầu, khi chín màu vàng nhạt, ăn được. Tránh nhầm với cây cơm rượu (Glycosmis pentaphylla Correa), cũng có nơi gọi là bưởi bung. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 7-9; Quả: Tháng 10-11. PHÂN BỔ: Mọc hoang ở miền núi và trung du. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ và lá, thu hái quanh năm. Rễ đào lên, bỏ rễ con, rửa sạch, chặt thành đoạn ngắn, phơi khô. Lấy lá bánh tẻ, không sâu hay vàng úa, phơi hay sấy khô. Vỏ thân để dùng ngoài. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá có tinh dầu với tỷ lệ 1,25%; alcaloid acronycin. CÔNG DỤNG: Chữa phong thấp, đau lưng, chân tay tê mỏi, ứ huyết sau đẻ, mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn: Ngày 8-20g rễ sắc, ngâm rượu. Phụ nữ đẻ kém ăn ngày dùng 6-12g rễ, lá sắc. Dùng ngoài chữa chốc lở, mụn nhọt: Lá giã đắp, hoặc vỏ thân nấu nước rửa. ADENOSMA INDIANUM (Lour.) Merr. SCROPHULARIACEAE BỒ BỒ, chè đồng, chè nội, chè cát, nhân trần. MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm, cao 20-60cm; cành có lông. Lá mọc đối, có cuống ngắn, hình mác, mép khía răng, có lông. Hoa nhỏ, màu tím mọc tụ tập thành hình đầu ở ngọn. Quả nang, nhiều hạt nhỏ. Toàn cây có tinh dầu thơm. MÙA HOA QUẢ: Tháng 4-7. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở vùng đồi, bờ ruộng ở miền núi. BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây, trừ rễ. Thu hái vào mùa hạ, khi cây đang có hoa, rửa sạch, phơi trong râm đến khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Saponin triterpen, acid nhân thơm, coumarin, flavonoid, tinh dầu 0,7-1%, màu vàng nhạt gồm L-fenchon 33,5%, L-limonen 22,6%, cineol 5,9%, fenchol, piperitenon oxyd và sesquiterpen oxyd. CÔNG DỤNG: Tác dụng kháng khuẩn, lợi mật, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa. Dùng chữa viêm gan do virut, các chứng vàng da, tiểu tiện ít, vàng đục, sốt, nhức mắt, chóng mặt, phụ nữ kém ăn sau khi đẻ. Ngày dùng 10-20g, dạng thuốc sắc, cao, sirô, viên.
  • 12. 12 AGERATUM CONYZOIDES L. ASTERACEAE CỎ CỨT LỢN: bù xích, cỏ hôi, thắng hồng kế, nhờ hất bồ (K’ho). MÔ TẢ: Cây cỏ sống một năm, cao 30-50cm. Thân có lông mềm, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc đối, mép khía răng tròn, hai mặt đều có lông, 3 gân tỏa từ gốc lá. Hoa tím hay trắng, mọc thành ngù đầu ở ngọn. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc. MÙA HOA QUẢ: Gần như quanh năm. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang trên đất ẩm, ở khắp nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây, trừ rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào khi bắt đầu có nụ. Dùng tươi hay phơi khô. Thường dùng tươi. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Tinh dầu 0,7-2,0%, màu vàng nhạt, gồm ageratochromen, demethoxy ageratochromen, cadinen, caryophyllen. Ngoài ra còn có alcaloid, saponin. CÔNG DỤNG: Tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Chữa viêm mũi, viêm xoang dị ứng: Nước ép cây tươi hay dịch chiết cây khô làm thuốc nhỏ mũi. Chữa rong huyết sau đẻ: Ngày 30-50g cây tươi giã nát lấy nước uống. Cây tươi nấu nước gội đầu cho thơm, sạch gầu, trơn tóc. ALISMA PLANTAGO-AQUATICA L. ALISMATACEAE TRẠCH TẢ, mã đề nƣớc. MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 40-50 cm, mọc ở ao đầm và ruộng nước. Thân củ hình cầu, màu trắng. Lá có cuống dài, có bẹ to mọc ốp vào nhau thành hình hoa thị. Phiến lá nguyên hình thìa giống lá mã đề, gân hình cung. Hoa màu trắng mọc thành xim tán ở giữa cụm lá. Quả bế. MÙA HOA QUẢ: Tháng 7-10. PHÂN BỔ: Vốn là cây mọc hoang nay đã được trồng ở nhiều nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Thân củ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tẩm rượu hoặc nước muối, sao vàng. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Củ chứa tinh dầu có alisol A,B,C và epialisol A, nhựa, protid và tinh bột. CÔNG DỤNG: Thuốc lợi tiểu, chữa thủy thũng, viêm thận, bí tiểu tiện, đái ra máu, đái dắt, đái buốt, sỏi thận, bụng đầy trướng, nôn ọe, ỉa chảy. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc, hoặc hoàn tán. Có thể dùng làm thuốc lợi sữa cho phụ nữ thiếu sữa và trị đái đường.
  • 13. 13 ARISTOLOCHIA ROXBURGHIANA Klotsch ARISTOLOCHIACEAE MÃ ĐÂU LINH, dây khổ rách, phi hùng, cuốp ma (H’mông), thiên tiên đằng. MÔ TẢ: Dây leo, có rãnh dọc; thân già màu xám, nứt nẻ; có rễ củ mùi thơm đặc biệt. Lá mọc so le, có cuống dài, hình tim thuôn, nhọn đầu. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, lá bắc nhỏ. Hoa hình ống, màu nâu tía, mọc cong lên. Quả nang, hình trứng, khi chín tự nứt ra theo 6 đường ở đầu cuống. Hạt nhiều, hình tam giác, mép có cánh. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4 - 5; Quả: Tháng 6 - 10. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở miền núi. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. CÔNG DỤNG: Trợ giúp tiêu hóa, chữa đau bụng, viêm dạ dày, viêm ruột, lỵ, ỉa chảy, ngộ độc thức ăn, viêm họng, mụn nhọt, thấp khớp, phù thũng, kinh nguyệt bế tắc. Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Kết hợp với một số cây thuốc khác chữa sốt rét cơn. ARMENIACA VULGARIS Lam. ROSACEAE MƠ, mai, hạnh, má pheng (Thái), mác mòi (Tày). MÔ TẢ: Cây gỗ nhỏ, cao 3 - 5m. Lá mọc so le, hình tim nhọn đầu, mép có răng cưa. Hoa màu trắng, mọc trước khi cây ra lá. Quả hạch, có lông mịn, khi chín màu vàng. Hạt màu nâu. MÙA HOA QUẢ: Tháng 1 - 2; Quả: Tháng 3 - 5. PHÂN BỔ: Cây trồng lấy quả ăn và làm thuốc. BỘ PHẬN DÙNG: Quả. Thu hái vào đầu mùa hạ. Dùng tươi hoặc ướp muối, phơi khô làm thành ô mai. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Quả chứa các acid hữu cơ citric, tartric; carotenoid: lycopen, α-caroten; các flavonoid: quercetin, isoquercetin; các vitamin A, B15. Nhân hạt: dầu béo, enzym và amygdalin, emul-sin. CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, nhuận phổi. Mơ muối chữa ho khó thở, hen suyễn, viêm họng, khản tiếng, lỵ, ỉa chảy kéo dài, giun đũa: Ngày 4 - 8g ngậm hoặc sắc, viên. Nước cất hạt mơ độc, chữa ho, khó thở, đau dạ dày: Ngày 1 - 4ml. Dầu hạt mơ dùng nhuận tràng dạng nhũ tương.
  • 14. 14 ARTEMISIA VULGARIS L. ASTERACEAE NGẢI CỨU, thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (Tày), quá sú (H’mông), co linh li (Thái). MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,4 - 1m; cành non có lông. Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông. Vò nát có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành từng chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông. MÙA HOA QUẢ: Tháng 10 - 12. PHÂN BỔ: Cây được trồng ở khắp nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Cành mang lá. Thu hái vào mùa hè, thu; khi hoa chưa nở. Dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cineol, α-thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin. CÔNG DỤNG: Chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, nôn mửa, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp ghẻ lở. Ngày 6 - 12g dạng sắc, cao. Ngải nhung dùng làm mồi cứu. Để điều kinh, uống tuần lễ trước khi có kinh. ASARUM MAXIMUM Hemsl. ARISTOLOCHIACEAE HOA TIÊN, đầu tiên, trầu tiên, đại hoa tế tân. MÔ TẢ: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 20 - 30cm. Lá có cuống dài, 1 - 2 cái mọc từ thân rễ. Phiến lá hình tim dài, đầu nhọn, nhẵn. Hoa hình ống, màu tím nâu, có sọc trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả bao bọc trong bao hoa tồn tại, nhiều hạt nhỏ, màu nâu đen. MÙA HOA QUẢ: Tháng 4 - 8. PHÂN BỔ: Cây mọc nơi đất ẩm, bờ khe, suối ở vùng núi cao. BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây. Thu hái quanh năm. Hoa thu hái vào đầu mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hoa chứa anthocyanosid. CÔNG DỤNG: Hoa và rễ dùng bồi bổ, tăng cường thể lực, ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc. Lá sắc uống với liều hàng ngày 10 - 16g chữa ăn uống không tiêu, đau bụng. Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm, cần chú ý bảo vệ ở VN
  • 15. 15 ASPARAGUS COCHINCHINENSIS (Lour.) Merr. ASPARAGACEAE THIÊN MÔN, tóc tiên leo, thiên môn đông, co sin sƣơng (Thái), sùa sú tùng (H’mông), mằn săm (Tày), đù mào siam (Dao). MÔ TẢ: Cây nhỏ, leo, sống nhiều năm. Rễ củ mập. Thân có gai ở các mấu. Lá do cành nhỏ biến đổi gọi là diệp chi, hình lưỡi liềm, mọc so le hay mọc vòng, mặt cắt có 3 góc. Hoa nhỏ màu trắng, mọc 1 - 3 cái ở kẽ lá. Quả mọng hình cầu, màu lục nhạt sau chuyển ngà vàng rồi màu trắng. Hạt màu đen. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5 - 7; Quả: Tháng 8 - 10. PHÂN BỔ: Cây mọc tự nhiên ở vùng núi đá vôi và vùng rú bụi, ven biển. Đã được trồng ở một số nơi để làm thuốc và làm cảnh.. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái vào mùa thu đông. Ngâm nước hoặc đồ chín. Phơi khô. Khi dùng, bỏ lõi, tẩm rượu, sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ củ chứa asparagin, chất nhầy, tinh bột và đường. CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, long đờm, lợi tiểu. Chữa ho lâu ngày, ho ra máu, khô cổ, sốt, bí tiểu tiện, đại tiện táo bón. Còn chữa suy nhược thần kinh. Ngày 8 - 16g dạng thuốc sắc, cao, rượu thuốc hoặc dạng Sirô. Thường phối hợp với đảng sâm, thục địa làm thuốc bổ. ATRACTYLODES MACROCEPHALA Koidz. ASTERACEAE BẠCH TRUẬT. MÔ TẢ: MÙA HOA QUẢ: Tháng 8 - 10. PHÂN BỔ: Cây nhập nội, trồng được ở cả miền núi và đồng bằng. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hoạch vào tháng 11, khi lá ở gốc đã khô vàng, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa tinh dầu 1,5%, atractylol, atractylon, glucosid, inulin, vitamin A và muối kali atractylat. CÔNG DỤNG: Chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức phận gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, ỉa chảy phân sống, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, có thai đau bụng, sốt ra mồ hôi. Cũng dùng lợi tiểu, chữa ho, trị đái tháo đường. Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc, bột hoặc cao.
  • 16. 16 BAECKEA FRUTESCENS L. MYRTACEAE CHỔI XUỂ, chổi trện, thanh hao. MÔ TẢ: Cây mọc thành bụi thấp, cao khoảng 1m, phân cành nhiều. Lá nhỏ, mọc đối, dễ rụng, chỉ có một gân giữa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả nang nhỏ. Hạt có cạnh. Toàn cây có mùi thơm và vị nóng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 4 - 6. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở đồi trọc nhất là ở vùng ven biển. BỘ PHẬN DÙNG: Cành mang lá. Thu hái vào tháng 7 - 10, khi cây đang có hoa, phơi hoặc sấy khô. Có thể cất lấy tinh dầu. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây chứa tinh dầu với tỷ lệ 0,76% gồm cineol, pinen, linalol, limonen... CÔNG DỤNG: Chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi: Cây khô đốt xông khói hoặc nấu nước xông. Chữa chảy máu cam, lở ngứa, kém tiêu, ỉa ra máu, kinh nguyệt không đều: Ngày 8 - 16g sắc. Dùng ngoài sát trùng, chữa mụn nhọt, lở ngứa. Chữa tê thấp: Rượu chổi dùng xoa bóp. BELAMCANDA CHINENSIS (L.) DC. IRIDACEAE RẺ QUẠT, xạ can, lƣỡi dòng, co quat phi (Thái). MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,5 - 1m. Thân rễ mọc bò, phân nhánh nhiều. Lá hình dải, có bẹ mọc ốp vào thân và xòe ra, phẳng. Gân lá song song mọc sít nhau. Hoa màu vàng cam điểm những đốm tía. Quả hình trứng, có cạnh; nhiều hạt màu đen bóng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 7 - 10. PHÂN BỔ: Cây được trồng ở nhiều nơi, để làm thuốc và làm cảnh. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái và mùa thu. Dùng tươi hay phơi, sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa belamcandin, tectoridin, iridin, shekanin. Belamcandin thủy phân cho glucosa và belamcangenin. Thủy phân tectoridin cho tectorigenin. CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu đờm. Chữa ho, ho gà, viêm họng, khản tiếng, viêm amiđan. Còn chữa sốt, thống kinh, bí đại tiểu tiện, sưng vú tắc tia sữa, đau nhức tai, rắn cắn: Ngày 3 - 6g sắc uống. Hoặc giã nhỏ 10 - 20g thân rễ tươi với muối ngậm, bã đắp.
  • 17. 17 BERBERIS WALLICHIANA DC. BERBERIDACEAE HOÀNG LIÊN GAI, hoàng mù, hoàng mộc, tiểu la tán, tiểu nghiệt. MÔ TẢ: Cây bụi cao 2 - 3m. Gỗ thân và rễ màu vàng. Cành có gai chẽ ba mọc dưới các cụm lá. Lá thuôn nhọn, cứng, mặt trên bóng mọc tụ tập 3 - 5 cái, mép khía răng nhọn sắc. Hoa nhỏ màu vàng mọc ở giữa các cụm lá. Quả mọng, màu đỏ sau đen. Hạt nhỏ. Ở Việt Nam còn có loài Berberis julianae Schneid. cũng được dùng. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3-4; Quả: Tháng 5-12. PHÂN BỔ: Cây mọc ở vùng núi cao lạnh. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa alcaloid: Berberin, oxyacanthin, umbellantin. CÔNG DỤNG: Chữa ỉa chảy, kiết lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu. Ngày 4 - 6g dạng thuốc sắc hoặc thuốc viên, bột. Rễ ngâm rượu ngậm chữa đau răng, uống chữa nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt. Còn là nguyên liệu để chiết suất berberin. Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quý hiếm, cần chú ý bảo Việt Nam. BIOTA ORIENTALIS (L.) Endl. CUPRESSACEAE TRẮC BÁ, trắc bách diệp, bá tử, co tồng péc (Thái). MÔ TẢ: Cây nhỏ, phân nhánh nhiều. Các nhánh xếp theo những mặt phẳng thẳng đứng. Lá dẹt, hình vảy, mọc đối. Hoa đực ở đầu cành, hoa cái hình nón, tròn ở gốc cành nhỏ. Quả hình trứng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 3 - 9. PHÂN BỔ: Cây được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Lá và nhân hạt. Lá thu hái quanh năm. Quả hái vào mùa thu, bỏ vỏ, lấy nhân hạt phơi khô. Khi dùng để nguyên nhân hoặc ép bỏ dầu. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá và quả chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có l-borneol, bornyl acctat, α-thuyon, camphor, sesquiterpen alcol. Lá còn chứa rhodoxanthin, amentoflavon, quercetin, myricetin caroten, xanthophyl và acid ascorbic. Hạt chứa saponosid. CÔNG DỤNG: Tác dụng cầm máu. Lá chữa thổ huyết, ỉa ra máu, đái ra máu, ho ra máu, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, sốt, ho: Ngày 8- 12g dạng thuốc sắc, cao lỏng. Nhân hạt chữa kém ngủ, hồi hộp, nhiều mồ hôi, táo bón: Ngày 4 - 12g dạng bột viên
  • 18. 18 BISCHOFIA TRIFOLIATA (Roxb.) Hook.f. EUPHORBIACEAE NHỘI, quả cơm nguội, mạy phat (Tày), xích mốc, bích hợp, trọng dƣơng mộc. MÔ TẢ: Cây gỗ, cao 15 - 20m. Lá có cuống dài, mọc so le, gồm 3 lá chét, mép có răng cưa. Hoa đơn tính khác gốc, màu lục nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả thịt, hình cầu, màu nâu. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3 - 5; Quả : Tháng 6 - 8. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở rừng núi và được trồng để lấy bóng mát. BỘ PHẬN DÙNG: Lá và ngọn non. Thu hái vào tháng 4 - 5. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa vitamin C và tanin. CÔNG DỤNG: Chữa khí hư, viêm ngứa âm hộ do trùng roi, mụn nhọt, lở loét: Lá và ngọn non nấu cao bôi ngoài, hoặc dùng nước sắc để ngâm. Chữa ỉa chảy: Ngày 20- 40g lá khô sắc uống. Còn dùng chữa răng lợi sưng đau, đau họng. BLUMEA BALSAMIFERA (L.) DC. ASTERACEAE ĐẠI BI, từ bi, đại ngải, co nát (Thái), phặc phà (Tày). MÔ TẢ: Cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rãnh dọc, phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, gốc lá thường có tai do phiến lá xẻ quá sâu, mép khía răng. Hoa hình đầu, màu vàng, tụ tập thành ngù ở đầu cành. Quả bế, có lông. Toàn cây có lông mềm và tinh dầu thơm. MÙA HOA QUẢ: Tháng 3 - 8. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang khắp nơi, nhiều nhất ở trung du và miền núi. BỘ PHẬN DÙNG: Lá. Thu hái vào mùa hạ. Phơi trong bóng râm đến khô, có khi dùng tươi. Cất lá để lấy mai hoa băng phiến và camphor. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa tinh dầu trong có L-borneol, D- camphor, cineol. CÔNG DỤNG: Lá chữa cảm sốt, cúm, ho, đầy bụng: Ngày 6 - 12g, sắc. Lá còn dùng xông để giải cảm; giã đắp chữa trĩ, hoặc ngâm rượu xoa bóp chữa chấn thương. Băng phiến đại bi chữa đau bụng, đau ngực, đau họng, ho, đau răng: Ngày uống 0,10 - 0,20g, dạng bột. Dùng ngoài chữa chốc lở.
  • 19. 19 BOEHMERIA NIVEA (L.) Gaud. URTICACEAE GAI, cây lá gai, trữ ma, gai tuyết, chiều đủ (Dao), bâƣ pán (Tày), hạc co pán (Thái). MÔ TẢ: Cây bụi nhỏ, cao 1m hay hơn, gốc hóa gỗ, cành non và cuống lá màu tím đỏ, có lông. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng, mặt dưới có lông trắng bạc. Hoa đực và hoa cái tụ tập thành bông kép, ở kẽ lá. Quả bế có đài tồn tại. MÙA HOA QUẢ: Tháng 11 - 2. PHÂN BỔ: Cây trồng ở khắp nơi, lấy lá làm bánh gai, vỏ lấy sợi và rễ củ làm thuốc. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông. Thái lát, phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa flavonoid rutin. Toàn cây có acid cyanhydric. Hạt có dầu béo, nhiều acid tự do. CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, lợi tiểu. Chữa động thai đau bụng ra huyết sa, viêm tử cung, trĩ, xích bạch đới, đái dắt, đái đục, đái ra máu, mụn lở. Ngày 12 - 20g dạng sắc, bột, viên. Dùng an thai chỉ uống 2 - 3 ngày. Dùng ngoài, rễ tươi giã đắp hoặc đun nước để rửa. BRUCEA JAVANICA (L.) Merr. SIMAROUBACEAE SẦU ĐÂU RỪNG, xoan rừng, sầu đâu cứt chuột, cứt dê, nha đảm tử, khổ sâm, ích bờ đê (Ba Na). MÔ TẢ: Cây bụi nhỏ, cao tới 2m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mép có răng cưa, có lông mềm ở cả hai mặt. Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành chùm xim. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu đen. Hạt cứng, dẹt, màu nâu đen, vỏ ngoài răn reo, nhân có dầu, vị rất đắng. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3 - 4; Quả: Tháng 5 - 9. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang nhiều ở vùng đồi cây bụi ven biển, đảo. BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Thu hái vào mùa thu khi quả chín. Xát để loại thịt quả, rửa sạch. Phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa dầu béo, glucosid kosamin, saponin, chất đắng brucein A.B.C.G. và brusatol. CÔNG DỤNG: Chữa lỵ amip, ngày 4 - 16g hạt đã loại dầu để tránh nôn, dạng thuốc sắc, bột, chia 3 lần, trong 3-7 ngày. Chữa sốt rét, ngày 3 - 6g hạt, chia 3 lần, sau bữa ăn, trong 4 - 5 ngày. Dùng dung dịch ngâm thụt giữ ít độc hơn. Chữa trĩ ngoại, giã hạt đắp.
  • 20. 20 C CAPSELLA BURSA-PASTORIS (L.) Medik. BRASSICACEAE TỀ THÁI, cây tề, đình lịch, cỏ tâm giác, địa mễ thái, cải dại. MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm, cao 20-30cm. Lá ở gốc, có cuống, mọc sát mặt đất, mép xẻ thùy và khía răng không đều. Lá ở trên không cuống, mọc ôm lấy thân, mép khía răng nhỏ, thưa. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm ở ngọn thân. Quả hình tim ngược, dẹt, khi khô tự mở ở cuống. Hạt nhỏ, nhiều. MÙA HOA QUẢ: Tháng 3 - 8. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở bãi sông và ruộng bỏ hoang. BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây. Thu hái vào mùa hạ. Phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa alcaloid bursin; cholin, diosmin; các acid: thiocyanic, citric, malic, fumaric, tartric, tanic và bursinic. Ngoài ra còn có vitamin C, inositol, saponin, rhamnoglucosid hyssopin. CÔNG DỤNG: Thuốc cầm máu trong những trường hợp khái huyết, xuất huyết ruột và tử cung, kinh nguyệt quá nhiều, chữa phù thũng, sốt, đái ra dưỡng trấp. Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc cồn thuốc. Ngoài ra, rễ và hạt làm sáng mắt, hoa chữa lỵ lâu ngày. CASSIA ALATA L. CAESALPINIACEAE MUỒNG TRÂU, cây lác. MÔ TẢ: Cây bụi, cao đến 3m, phân cành. Lá kép lông chim chẵn, gồm 8 - 12 đôi lá chét, mọc so le; có lá kèm. Cành và cuống lá thường có màu nâu đỏ. Hoa màu vàng, mọc thành bông ở đầu cành và kẽ lá. Quả dài, hơi dẹt và có cánh ở 2 bên dìa. Hạt nhiều, màu đen. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5-6: Quả : Tháng 7-10. PHÂN BỔ: Cây mọc ở vùng núi và trung du. Còn được trồng làm cảnh. BỘ PHẬN DÙNG: Lá và thân. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 4 - 5, trước khi cây có hoa. Dùng tươi hoặc phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa anthraglucosid, acid chrysophanic, rhein. CÔNG DỤNG: Chữa táo bón, phù thũng, đau gan, vàng da: Lá dùng dưới dạng chè. Chữa hắc lào, bệnh tôkêlô, ecpét loang vòng, ghẻ, lở loét ở súc vật: Lá tươi giã nát xát, hoặc vắt nước bôi vào nơi bị bệnh. Dùng nhuận tràng: Ngày 4 - 8g bột thân lá; tẩy: 15 - 20g sắc uống.
  • 21. 21 CASSIA TORA L. CAESALPINIACEAE THẢO QUYẾT MINH, muồng ngủ, đậu ma, lạc trời, muồng lạc, nhả lá mứn (Thái), nhả cóc bẻ (Tày), muồng hoè, diêm tập (Dao), t, răng (Ba Na). MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm, cao 30 -90 cm. Lá kép lông chim chẵn, mọc so le, gồm ba đôi lá chét hình trứng. Hoa màu vàng, 1 -3 cái ở kẽ lá. Quả đậu dài, hẹp và cong. Hạt nhiều, màu nâu, nhẵn bóng. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4 - 5; Quả: Tháng 6 - 8. PHÂN BỔ: Cây mọc tập trung thành đám ở các bãi cỏ ven đường đi, ven đồi ở trung du và miền núi. BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Quả già thu hái vào cuối thu. Phơi khô, tách vỏ quả lấy hạt. Khi dùng sao vàng. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa anthraglucosid, thuỷ phân cho emodin và glucosa. Ngoài ra có rhein, chrysophanol. Dầu hạt gồm acid oleic, linolic, palmitic, lignoceric và sitosterol. CÔNG DỤNG: Hạt dùng sống có tác dụng nhuận tràng, ngày 10-15g. Hạt rang chín chữa mất ngủ, nhức đầu, ho, huyết áp cao, mắt đỏ, mờ mắt, ra nhiều nước mắt, táo bón, đái ít. Ngày 10-15g dạng sắc, bột hoặc viên. Lá tươi giã nát ngâm rượu hoặc giấm, bôi chữa hắc lào, chàm. CATHARANTHUS ROSEUS(L.) G. Don APOCYNACEAE DỪA CẠN, bông dừa, hoa hải đằng, trƣờng xuân hoa, phjặc pót đông (Tày). MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 30 - 80 cm. Thân màu đỏ hồng, phân nhiều cành. Lá mọc đối, hình trứng ngược. Hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng. Hoa màu hồng hay trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả hai đại, thuôn , hơi choãi ra. Hạt nhỏ nhiều, màu nâu đen. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 -10. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở vùng ven biển. Còn được trồng làm cảnh và dược liệu xuất khẩu. BỘ PHẬN DÙNG: Lá, rễ. Lá thu hái trước khi cây có hoa, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Rễ thu hái vào cuối thu. Rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa các alcaloid : serpentin, ajmalin, ajmalicin, catharanthin, catharanthinol, vindolin, vindolicin, vincaleucoblastin, leurocin. CÔNG DỤNG: Chữa bệnh đi tiểu đỏ và ít, đái đường, kinh nguyệt không đều. Ngày 4-8g lá dạng thuốc sắc, cao lỏng. Hiện nay, nhiều alcaloid được chiết ra từ lá có tác dụng chữa bệnh bạch cầu, và từ rễ làm giãn mạch máu não, chữa huyết áp cao.
  • 22. 22 CENTELLA ASIATICA (L.) Urb. APIACEAE RAU MÁ, phắc chèn (Tày), tích tuyết thảo, liên tiền thảo. MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân mảnh mọc bò, bén rễ ở các mấu. Lá mọc so le hoặc tụ tập nhiều lá ở một mấu. Phiến lá hình thận hoặc gần tròn, mép khía tai bèo. Cụm hoa hình tán đơn mang 1-5 hoa nhỏ không cuống, màu trắng hoặc phớt đỏ. Quả dẹt. MÙA HOA QUẢ: Tháng 4-6. PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, mát ở khắp nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa tinh dầu, dầu béo gồm glycerid của các acid : oleic, linolic, linolenic, lignoceric, palmitic và stearic; alcaloid hydrocotylin; chất đắng vellarin; glucosid asiaticosid thuỷ phân cho acid asiatic và glucosa, rhamnosa ; vitamin C. CÔNG DỤNG: Chữa sốt, sởi, nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ, ỉa chảy, táo bón, vàng da , đái dắt buốt, thống kinh, bạch đới, giãn tĩnh mạch, mụn nhọt. Ngày 30-40g cây tươi giã thêm nước uống hoặc sắc. Đắp ngoài chữa tổn thương do ngã, gãy xương, bong gân, ung nhọt. CERBERA MANGHAS L. APOCYNACEAE MƢỚP SÁT, hải qua tử MÔ TẢ: Cây gỗ, có khi cao tới 10m. Vỏ thân xù xì, dày; gỗ mềm. Lá hình mác thuôn, mặt trên nhẵn bóng, thường tập trung ở đầu cành. Cụm hoa hình xim ở đầu cành; hoa màu trắng, ở giữa màu hồng đỏ, có mùi thơm. Quả hạch, hình trái xoan, to. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng. MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 3-5; Quả : Tháng 6-10. PHÂN BỔ: Cây mọc ở vùng ven biển và hải đảo. BỘ PHẬN DÙNG: Hạt, thu hái khi quả chín. Phơi khô; đập vỡ hạt lấy nhân ép dầu. Hạt rất độc. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa glucosid: Cerberin, cerberosid, neriifolin, thevetin. CÔNG DỤNG: Dầu hạt bôi lên da chữa ghẻ, ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Các glucosid chiết được từ hạt dùng chữa bệnh suy tim . Có nơi dùng vỏ cây hoặc lá làm thuốc tẩy. Cần rất thận trọng vì độc
  • 23. 23 CHENOPODIUM AMBROSIOIDES L. CHENOPODIACEAE DẦU GIUN, cỏ hôi, rau muối dại, thanh hao dại, kinh giới đất. MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm hoặc nhiều năm, cao 0,5 - 1m. Thân có khía dọc, màu lục hoặc tía. Lá mọc so le, khía răng không đều. Gân lá mặt dưới có lông. Hoa nhỏ, tụ tập ở kẽ lá. Quả bế, hình cầu, màu lục nhạt. Hạt nhỏ, màu đen bóng. Toàn cây có mùi hắc đặc biệt. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 -7. PHÂN BỔ: Cây mọc tập trung chủ yếu ở các bãi sông. BỘ PHẬN DÙNG: Cành mang lá. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 5-6, lúc cây có hoa; cắt về phải cất ngay lấy tinh dầu, không để lâu. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây chứa tinh dầu ( lá: 0,3-0,5%, hạt: 1,00%) gồm ascaridol, p-cymen, limonen, pinocarvon, arituson. CÔNG DỤNG: Trị giun đũa, giun móc. Người lớn uống 1ml tinh dầu giun pha trong 30 ml dầu thầu dầu, hoặc dạng viên nang. Sau đó uống thuốc tẩy magiê sulfat. Dùng cho trẻ em trên 5 tuổi, liều tính theo tuổi, từ 10-20 giọt tinh dầu giun. Thuốc độc, cẩn thận khi dùng. CHRYSANTHEMUM INDICUM L. ASTERACEAE CÚC HOA VÀNG, kim cúc, dã cúc, cam cúc, khổ ý, biooc kim (Tày). MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm hay nhiều năm, cao 20-50 cm. Thân có khía rãnh. Lá mọc so le, có thuỳ sâu, mép khía răng. Hoa hình đầu, màu vàng mọc thành ngù ở kẽ lá hoặc đầu cành. Còn có loài cúc hoa trắng (Chrysanthemum morifolium Ram.) cũng được dùng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 9-12. PHÂN BỔ: Cây được trồng làm cảnh, lấy hoa ướp chè, làm rượu và làm thuốc. BỘ PHẬN DÙNG: Hoa. Thu hái vào tháng 9 - 10, quây cót, xông sinh 2-3 giờ. Đem nén nặng 1 đêm để chảy hết nước đen. Phơi 3-5 nắng đến khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Trong hoa có glucosid chrysanthemin, thuỷ phân cho glucosa và cyanidin ; stachydrin, tinh dầu, vitamin A. Hạt chứa dầu bán khô 15,8%. CÔNG DỤNG: Hoa làm thuốc chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, sốt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mắt khô tròng, mắt mờ, huyết áp cao, mụn nhọt, sưng tấy.Uống nhiều trẻ lâu. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc, dạng trà; dùng riêng hay phối hợp với cây khác. Dùng ngoài để rửa, đắp mụn nhọt.
  • 24. 24 CIBOTIUM BAROMETZ (L.) J. Sm. DICKSONIACEAE CẨU TÍCH, culy, kim mao, co cút pá (Thái), cút báng (Tày), cây lông khỉ, nhải cù viằng (Dao) MÔ TẢ: Loại dương xỉ thụ trạng; thân rễ to, ngắn, hơi nạc, phủ lông tơ dày màu vàng nâu. Lá kép 3 lần lông chim, dài tới hơn 2m; mặt dưới có nhiều túi bào tử màu nâu nhạt. MÙA HOA QUẢ: Tháng 8-10 (mùa có bào tử). PHÂN BỔ: Cây mọc nơi đất ẩm, gần bờ khe suối ở vùng núi. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông, cắt bỏ rễ con và cuống lá, cạo hết lông vàng, để riêng. Rễ đã cạo hết lông, rửa sạch, thái phiến hay cắt từng đoạn dài 4 - 10cm, phơi hay sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa tinh bột, 30%. Lông vàng ở thân rễ có tanin, sắc tố. CÔNG DỤNG: Làm thuốc chống viêm, giảm đau. Chữa thấp khớp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, đau dây thần kinh hông, khí hư, người già đi tiểu nhiều lần, bí đái, đái dắt. Ngày dùng 10-20g dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Lông vàng ở thân rễ dùng để đắp cầm máu vết thương. CINAMOMUM CAMPHORA (L.) Presl LAURACEAE LONG NÃO, dã hƣơng, chƣơng não, MÔ TẢ: Cây gỗ, cao tới 20 m. Vỏ thân dày, nứt nẻ. Lá mọc so le, có cuống dài, mặt trên xanh bóng, 3 gân chính xuất phát từ gốc lá và có tuyến nhỏ. Hoa nhỏ, màu vàng lụ , mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả mọng, khi chín có màu đen. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 5 - 6; Quả: Tháng 7- 9. PHÂN BỔ: Cây nhập trồng ở nhiều nơi để làm thuốc và lấy bóng mát. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ, gỗ thân thu hái quanh năm. Dùng cất tinh dầu. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Gỗ thân, lá chứa tinh dầu gồm những thành phần : camphor, D và α-pinen, cineol, terpineol, caryophyllen, safrol, limonen, phellandren, carvacrol, camphoren, azulen. CÔNG DỤNG: Long não thường dùng dưới dạng thuốc tiêm có tác dụng hồi sức tim, chữa trụ tim. Uống
  • 25. 25 mạy khảo chuông (Tày). chữa đau bụng, sốt, viêm họng, liệt dương. Dùng ngoài sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, trị mụn lở ngứa, đau dây thần kinh, thấp khớp , dạng cồn, nước, thuốc mỡ. CINNAMOMUM CASSIA Presl LAURACEAE QUẾ, quế đơn, quế bì, mạy quẽ (Tày) MÔ TẢ: Cây gỗ, cao 10 - 20m. Vỏ thân nhẵn. Lá mọc so le, có cuống ngắn, cứng và giòn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Mặt trên lá xanh sẫm bóng. Hoa trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu nâu tím, nhẵn bóng. Toàn cây có tinh dầu thơm, nhất là vỏ thân. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 4 - 7; Quả: Tháng 8 - 12. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang và đã được trồng ở hiều nơi, vùng núi. BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ thân, vỏ cành. Thu hái vào mùa hạ, thu. Ủ sau để cho khô dần ở chỗ râm mát, thoáng gió. Có thể cất lấy tinh dầu. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây, nhất là vỏ thân, vỏ cành, chứa tinh dầu, aldehyd cinnami , coumarin. CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn mạnh. Chữa tiêu hoá kém, đau bụng, ỉa chảy, lỵ, bệnh dịch tả, cảm cúm, ho hen, bế kinh, tê bại, rắn cắn. Ngày 1-4g sắc, hãm, bột, viên hoặc mài với nước uống. Quế còn được dùng làm thuốc bổ . Tinh dầu quế có trong thành phần của cao xoa. Quế còn được dùng làm gia vị. CITRUS GRANDIS (L.) Osbeck RUTACEAE
  • 26. 26 BƢỞI, bòng, mác pục (Tày), chu loan, plài p ình (K'ho) MÔ TẢ: Cây gỗ, cao tới gần 10m. Cây nhỏ và cành non có gai. Lá mọc so le, có cuống ; phiến lá có tai ở gốc. Cụm hoa hình xim, hoa màu trắng thơm. Quả to, hình cầu, trong có nhiều múi, chứa nhiều tép, ăn được. Hạt có cạnh, hơi dẹt. Vỏ thân, vỏ quả và lá có tinh dầu thơm. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 2-3; Quả: Tháng 4 - 11. PHÂN BỔ: Cây trồng ở khắp nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Lá, vỏ quả, hoa và hạt. Hái quả già, gọt lấy vỏ, phơi trong râm cho khô. Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi. Hoa, cất lấy tinh dầu hoa bưởi. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Tinh dầu, với tỷ lệ 0,84% trong lá, gồm dipenten, linalol, citral, limonen; flavonoid; vitamin A, C, B1 ; đường rhamnosa; acid citric; pectin , dầu béo,… CÔNG DỤNG: Lá tươi nấu với lá thơm khác xông chữa cảm cúm, nhức đầu. Vỏ quả sắc uống chữa khó tiêu, đau bụng, ho: ngày 4-12g. Vỏ hạt có pectin dùng làm thuốc cầm máu. Hạt bóc vỏ đốt thành than chữa chốc đầu. Lá non hơ nóng xoa bóp chữa chấn thương ứ máu. CITRUS LIMONIA Osbeck RUTACEAE CHANH, má điêu (Thái), chứ hở câu (H’mông), mác vo (Tày), piều sui (Dao) MÔ TẢ: Cây bụi, có gai dài. Lá mọc so le, mép hơi khía răng. Hoa trắng, mọc riêng lẻ hoặc thành chùm, 2-3 hoa. Qu hình cầu, vỏ quả mỏng, khi chín màu vàng nhạt, vị chua. MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3 - 4; Quả: Tháng 5 - 9. PHÂN BỔ: Cây được trồng ở khắp nơi lấy lá và quả làm gia vị và làm thuốc. BỘ PHẬN DÙNG: Lá, quả, rễ. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi, sấ khô. Quả thu hái vào mùa thu, dùng tươi hoặc phơi khô; quả tươi muối làm thành chanh muối. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa tinh dầu 0,3-0,5%, stachydrin. Vỏ quả chứa tinh dầu gồm D-limonen, α- pinen, β-phellandren, camphen, citral và pectin. Dịch quả : acid citric 5-10%, citrat acid calci-kali 1-2%, vitamin C, B1 , riboflavin. CÔNG DỤNG: Lá chanh tươi nấu nước xông chữa cảm cúm. Lá, rễ, vỏ quả chữa ho, viêm họng, khó thở, nhức đầu, đau nhức mắt, sưng vú tắc tia sữa, kém ăn, nôn, rắn cắn: ngày 6-12g ngậm hoặc sắc uống. Dịch quả dùng giải khát, chữa bệnh scobut, lợi tiểu. Tinh dầu vỏ quả làm hương liệu.
  • 27. 27 CITRUS RETICULATA Blanco RUTACEAE QUÍT, mạy cam chỉa (Tày), quất thực. MÔ TẢ: Cây gỗ nhỏ, cao 5-8m, không có gai hoặc có gai ngắn. Lá mọc so le,phiến hình thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn. Cuống lá hơi có cánh. Hoa trắng mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả tròn, hoặc hơi dẹt, khi chín màu vàng cam sẫm. C nhiều loại: quít giấy, quít hôi, quít đường,… Vỏ đều dùng được. MÙA HOA QUẢ: Gần như quanh năm (tuỳ loại). PHÂN BỔ: Cây được trồng ở nhiều nơi . BỘ PHẬN DÙNG: Lá, vỏ quả, hạt. Lá thu hái quanh năm. Vỏ quả xanh có tên là thanh bì, vỏ quả chín phơi khô à trần bì. Trần bì để càng lâu năm càng tốt. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá và vỏ quả chứa tinh dầu gồm các thành phần là D-limonen, DL-limonen, linalol, aldehyd nonylic và decylic, methylanthranilat. Nước quả có đường, acid citric, vitamin C, aroten. CÔNG DỤNG: Chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, khó tiêu, đau bụng, ỉa chảy, ợ hơi, nôn mửa. Còn chữa thấp khớp, lợi tiểu: ngày 4-12g vỏ quít khô sắc. Chữa đau bụng , sưng vú : lá tươi hơ nóng đắp, hoặc phơi khô sắc uống, ngày 6-12g. Hạt chữa tràn dịch tinh mạc, nôn, rắn cắn: ngày 6-12g ngậm hoặc sắc uống. Dịch quả giải khát, chữa bệnh scobut, lợi tiểu. Tinh dầu vỏ quả dùng làm hương liệu. CLERODENDRUM philippinum var.symplex Wu et Feng VERBENACEAE MÕ MÂM XÔI, mò trắng, bấn trắng, ngọc nữ thơm, puồng pỉ (Tày) búng súi mía (Dao) MÔ TẢ: Cây bụi, cao 0,5-1,5m; cành non vuông, có lông. Lá mọc đối , có cuống dài và có lông ở cả hai mặt; mép lá khía răng hay uốn lượn. Hoa mầu trắng , mọc ở đầu cành , tụ tập thành đầu như mâm xôi. Quả mọng, hình cầu, có đài tồn tại. Các loài xích đồng nam (C.squamatum Vahl); bạch đồng nữ (C.viscosum Vent.), ngọc nữ đỏ (C.paniculatum L.) cũng được dùng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 - 8. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở khắp nơi BỘ PHẬN DÙNG: Rễ: lấy vào tháng 7-8. Đào lấy toàn bộ rễ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. CÔNG DỤNG: Có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm. Chữa viêm tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lở ngứa, đau n ức xương, đau lưng, vàng da, huyết áp cao : Ngày 12- 16g dạng sắc hoặc viên. Nước sắc còn dùng rửa, trị vết thương nhiễm trùng, bỏng, lở loét.
  • 28. 28 CLERODENDRUM SQUAMATUM Vahl VERBENACEAE XÍCH ĐỒNG NAM, mò hoa đỏ, lẹo cái, co púng pính (Thái). MÔ TẢ: Cây bụi, cao khoảng 1m. Thân có cạnh, nhẵn. Lá mọc đối, hình tim, có cuống dài, mép nguyên hoặc có răng nhỏ. Hoa màu đỏ mọc thành xim hai ngả ngọn. Nhị và nhuỵ mọc thò dài. Quả mọng , hình cầu. Còn có loài bạch đồng nữ, hoa trắng (Clerodendrum viscosum Vent.) cũng được dùng với công dụng tương tự. MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 5 - 6; Quả : Tháng 6-8. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang rải rác ở vùng núi thấp trung du và đồng bằng. BỘ PHẬN DÙNG: Toàn thân.Thu hái quanh năm, tốt nhất vào lúc cây sắp có hoa. Phơi hoặc sấy khô. Có khi dùng tươi. CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, chống viêm. Chữa khí hư, viêm tử cung, kinh nguyệt không đều, vàng da, mụn lở, huyết áp cao, khớp xương đau nhức, đau lưng: ngày 15-20g toàn cây dưới dạng thuốc sắc, cao, viên. Lá tươi giã đắp hoặc ép lấy nước rửa vết thương , bỏng, mụn lở. CODONOPSIS JAVANICA (Blume) Hook.f. CAMPANULACEAE ĐẢNG SÂM, ngân đằng, đùi gà, mằn rày cáy (Tày), cang hô (H’mông), co nhả dòi (Thái). MÔ TẢ: Dây leo nhỏ, sống nhiều năm. Rễ củ nạc. lá mọc đối, hình tim, mép nguyên hay khía răng, có nhựa mủ trắng. Hoa hình chuông, màu vàng ngà, họng có vân tím, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả mọng, màu tím, nhiều hạt nhỏ. MÙA HOA QUẢ: Tháng 7-12. PHÂN BỔ: Cây mọc lẫn trong các trảng cỏ, nương rẫy cũ hoặc ven rừng ở vùng núi cao. BỘ PHẬN DÙNG: Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tẩm nước gừng, sao vàng. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa đường, chất béo, tinh dầu, glucosid scutellarin, vết alcaloid. CÔNG DỤNG: Bổ dạ dày, long đờm, lợi tiểu; chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, vàng da, kém tiêu hoá, ỉa l ng, mệt mỏi, ho, viêm thận, nước tiểu có albumin, phù trĩ, sa tử cung, rong kinh, bệnh hệ bạch huyết: ngày dùng 15- 30g dạng thuốc sắc, viên, bột, rượu thuốc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
  • 29. 29 chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm, cần bảo vệ và tr ng COIX LACHRYMA - JOBI L. POACEAE Ý DĨ, bo bo, hạt cƣờm, co đƣơi (Thái), mạy păt (Tày).. MÔ TẢ: Cây cỏ, mọc thành bụi, cao 1-2m. Thân nhẵn, ruột xốp. Lá hình dải, mọc so le, có bẹ, mép uốn lượn. Hoa đơn tính cùng gốc mọc thành bông thẳng đứng ở kẽ lá. Hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả hình bầu dục, vỏ màu xám nhạt, cứng, bóng, ở trong có nhân hạt. MÙA HOA QUẢ: T áng 5 - 12. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi . BỘ PHẬN DÙNG: Quả (thường gọi là hạt) thu hái vào mùa đông. Phơi khô. Khi dùng, giã bỏ vỏ, lấy nhân. Dùng sống hoặc sao vàng. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa hydrat carbon, protid, lipid và các acid amin như leucin, lysin, arginin, tyrosin…, coixol, coixenolid, sitosterol, dimethyl glucosid. CÔNG DỤNG: Thuốc bồi dưỡng cơ thể do có hàm lượng protid và lipid cao . Chữa viêm ruột và ỉa chảy kéo dài ở trẻ em , phù thũng, sỏi thận, tê thấp, nhức mỏi chân tay: ngày 1 -30g dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc. COLEUS AMBOINICUS Lour. LAMIACEAE HÖNG CHANH, rau tần lá dày, dƣơng tử tô, rau thơm lông.. MÔ TẢ: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 20-50cm. Phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn. Hai mặt lá màu xanh lục nhạt. Hoa nhỏ, màu tím đỏ, mọc thành bông ở đầu cành. Quả nhỏ, tròn, màu nâu. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi chanh. MÙA HOA QUẢ: Tháng 3 - 5. PHÂN BỔ: Cây được trồng làm gia vị và làm thuốc. BỘ PHẬN DÙNG: Lá. Thu hái quanh năm. Dùng tươi. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây có chứa tinh dầu carvacrol. CÔNG DỤNG: Chữa cảm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ ôi được, ho, hen, ho ra máu, viêm họng, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam: ngày dùng 10-16g dạng thuốc sắc, thuốc xông hoặc giã nát, thêm nước gạn uống. Dùng ngoài giã
  • 30. 30 đắp trị rết , bọ cạp cắn. COMBRETUM QUADRANGULARE Kurz. COM RETACEAE TRÂM BẦU, chƣng bầu, tim bầu, săng kê, song re. MÔ TẢ: Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 2-10m. Thân có nhiều cành ngắn rụng lá nom như gai. Cành non hình 4 cạnh, mép có dìa mỏng. Lá mọc đối, cuống ngắn. Hai mặt lá có lông, dày hơn ở mặt dưới. Hoa nhỏ màu vàng ngà, mọc thành bông ở kẽ lá và đầu cành.Quả có 4 cánh mỏng, chứa một hạt hình thoi. MÙA HOA QUẢ: Tháng 9-11. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở khắp các tỉ h phía nam , nhất là vùng đồng bằng. BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Thu hái quả vào mùa thu-đông, phơi khô, bỏ vỏ lấy hạt. Còn dùng lá và vỏ cây. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Tanin. CÔNG DỤNG: CÔNG DỤNG : Hạt làm thuốc tẩy giun đũa và giun kim: nướng hoặc rang vàng rồi ăn với huối chín, người lớn dùng ngày 10-15 hạt (14-20g), trẻ em tuỳ tuổi từ 5-10 hạt (7-14g); dùng 3 ngày liền. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt. COSCINIUM FENESTRATUM (Gaertn.) Colebr. MENISPERMACEAE VÀNG ĐẮNG, vang đằng, hoàng đằng lá trắng, loong t’rơn, dây mỏ MÔ TẢ: Dây leo, gỗ. Rễ và thân màu vàng. Vỏ thân nứt nẻ, màu xám trắng. Lá mọ so le, có cuống dài, hơi dính vào trong phiến lá, 3-5 gân, mặt dưới có lông trắng bạc . Hoa đơn tính khác gốc; hoa nhỏ. Quả hạch, to, hình cầu, khi chín màu vàng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-10. PHÂN BỔ: Mọc ở rừng, rải rác tại các tỉnh miền núi phía nam. BỘ PHẬN DÙNG: Thân và rễ. Khai thac vào mùa thu và đông. Phơi hoặc sấy khô. Thường dùng để chiết berberin. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân và rễ chứa alcaloid berberin với tỷ lệ 1,5- 3%. CÔNG DỤNG: Chữa ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, vàng da, sốt, sốt rét, kém tiêu hoá: ngày 10-16g dạng sắc, bột hoặc viên. Dùng berberin chlorid dạng viên nén 0,05g , ngày 0,30-0,50g chia 2 lần. Trẻ em tuỳ tuổi dùng ít hơn. Dung dịch 0,5-1%
  • 31. 31 vàng, dây nại cày, kơ trơng (Ba Na) berberin chlorid chữa đau mắt. COSTUS SPECIOSUS (Koening) Smith. OSTUS SPECIOSUS (Koening) Smith MÍA DÕ, đọt đắng, cát lồi, sẹ vòng, tậu chó, co ƣớng bôn (Thái), nó ƣởng (Tày). MÔ TẢ: Cây thân cỏ, sống nhiều năm, mọc thẳng, có thể cao tới hơn 2m, lụi hàng năm. Thân rễ nạc, mọc ngang. Lá có bẹ, mọc so le, lúc non xếp thành hình xoắn ốc, có lông. Cụm hoa hình bông, mọc ở ngọn thân. Hoa màu trắng, lá bắc màu đỏ. Quả nang, chứa nhiều hạt, màu đen. Các loài Costus speciosus Sm. var. argyrophyllus Wall. và Costus tonkinensis Gapnep. cũng được dùng. MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 6-8; Quả : Tháng 9-11. PHÂN BỔ: Cây mọc nơi đất ẩm ven rừng, nương rẫy, rải rác khắp các tỉnh miền núi và trung du. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái uanh năm. Phơi hoặc sấy khô. Còn dùng ngọn và cành non. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân rễ chứa saponin steroid: diosgenin , tigogenin. CÔNG DỤNG: Tác dụng chống viêm; chữa sốt, đái buốt, đái vàng, thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh: ngày 10-20g dạng thuốc sắc, hoặ cao lỏng. Ngọn và cành non còn tươi, nướng, giã , vắt lấy nước nhỏ tai chữa viêm tai. Có thể dùng làm nguyên liệu để chiết xuất diosgenin. CRINUM ASIATICUM L. AMARYLLIDACEAE NÁNG HOA TRẮNG, lá nắng, chuối nƣớc, tỏi voi, tỏi lơi, văn châu lan, cap gụn (Tày), co lạc quận (Thái). MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm; thân hành to, hình cầu hoặc hình trứng thuôn. Lá hình bản, dài tới 1m; mé nguyên và uốn lượn. Cụm hoa hình tán, cuống chung mập, hơi dẹt. Hoa màu trắng, to, có mùi thơm. Quả gần hình cầu, hạt nhiều nội nhũ. MÙA HOA QUẢ: Tháng 6-10. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở nhiều nơi và còn được trồng để làm cảnh. BỘ PHẬN DÙNG: Lá, thân hành. Thu hái quanh năm. Dùng tươi.. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân hành và lá chứa alcaloid : Lycorin, crinamin. CÔNG DỤNG: Lá tươi giã, hơ nóng, đắp chữa sưng tụ máu do ngã, bó gẫy xương , bong gân, sai khớp. Thân hành giã, nướng, đắp chữa thấp khớp, nhức mỏi. L khô sắc, rửa chữa trĩ ngoại. Thân hành giã ép lấy nước uống để gây nôn. Nước ép thân hành nhỏ tai
  • 32. 32 chữa viêm tai. CROTON TIGLIUM L. EUPHORBIACEAE NGHỆ, nghệ vàng, uất kim, khƣơng hoàng, co hem, co khản mỉn (Thái), khinh lƣơng (Tày). MÔ TẢ: Cây nhỡ, phân cành nhiều; cao 3- 6m. Lá mọc so le, mép khía răng; lá non màu hồng tím. Cụm hoa hình chùm mọc ở đầu cành; hoa đực ở trên, hoa c i ở dưới. Quả nang màu vàng nhạt. Hạt nhỏ, có vỏ cứng màu vàng nâu. MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 5-7; Quả: Tháng 8-10. PHÂN BỔ: Cây mọc ở đồi, rừng ẩm, bờ nương rẫy ở miền núi. BỘ PHẬN DÙNG: Hạt. Hái quả chín vào tháng 8-9, nhưng chưa nứt các mảnh vỏ, phơi khô, đập lấy hạt, phơi lại lần nữa. Có thể để nguyên quả, khi dùng mới đập lấy hạt. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt: dầu béo 30- 50%, gồm stearin, palmitin, glycerid crotonic và tiglic; protein 18%, glucosid crotonosid; nhựa là polyeste của crotonol, phorbol; ac d amin (arginin, lysin); alcaloid; men lypasa. CÔNG DỤNG: Chữa đầy bụng, không tiêu, táo bón, đau bụng, phù thũng, khó thở, ho nhiều. Ngày 0.01- 0.05g ba đậu sương (hạt nghiền nát, ép bỏ dầu, sao vàng), làm viên hoặc chế cao. Thuốc độc, phụ nứ có thai kh ng được dùng. Chữa ngộ độc ba đậu: uống nước hoàng liên, nước đậu đũa. CROTON TONKINENSIS Gagnep. EUPHORBIACEA KHỔ SÂM, cù đèn, co chạy đón (Thái). MÔ TẢ: Cây nhỏ, cao 1-1,5m. Lá mọc so le, có khi tụ họp 3-4 lá như kiểu mọc vòng , hai mặt có lông óng ánh như lá nhót, dày hơn ở mặt dưới, 3 gân toả từ gốc. Hoa nhỏ trắng mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, đơn tính cùng gốc. Quả c 3 mảnh vỏ. Hạt hình trứng, màu nâu. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-8. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Lá. Thu hái khi cây đang có hoa. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng sao vàng. CÔNG DỤNG: Chữa ung nhọt, lở loét, viêm mũi, ỉa ra máu, iêm loét dạ dày, tá tràng, lỵ, đau bụng, tiêu hóa kém. Ngày 16-20g lá sao vàng, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài nước sắc đặc để rửa, chữa mụn nhọt, lở
  • 33. 33 ngứa CURCUMA DOMESTICA Valet. ZINGIBERACEA NGHỆ, nghệ vàng, uất kim, khƣơng hoàng, co hem, co khản mỉn (Thái), khinh lƣơng (Tày). MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,5-1m; thường lụi vào mùa khô. Thân rễ (thường gọi là củ) nạc, phân nhán có màu vàng và mùi hắc. Lá to, có bẹ, mọc so le. Hoa màu vàng, mọc thành bông hình trụ ở ngọn. Lá bắc màu lục hoặc pha hồng ở đầu. MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 3-5. PHÂN BỔ: Cây được trồng ở khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào tháng 11-12. Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC: Thân rễ chứa chất màu, curcumin; tinh dầu gồm các sesquiterpen : zingiberen, D-α- phellandren, turmeron, dehydrotumeron, α, γ-alantolactone; curcumen, cin ol. CÔNG DỤNG: Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm gan, vàng da, kinh nguyệt không đều, bế kinh, tích máu sau đẻ, ngã tổn thương tụ máu, thấp khớp, tay chân đau nhức, mụn nhọt, ghẻ lở: ngày 3-12g, dạng bột, sắc. Dùng ngoài, giã nát bôi vết thương mới lành để chống sẹo, ùng chữa ngộ độc bã đậu : giã nát lọc lấy nước uống. CURCUMA ZEDOARIA (Berg.) Rosc. ZINGIBERACEA NGA TRUẬT, nghệ đen, nghệ tím, nghệ anh, nghệ đăm (Tày), bồng truật, ngải tím, tam nại, m'gang MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm; thường lụi về mùa khô. Thân rễ (thường gọi là củ) hình con quay với nhiều nhánh phụ hình trứng. Lá có bẹ, to, có đốm tía ở gân giữa mặt trên. Hoa àu trắng hồng có họng vàng; lá bắc xanh, đầu đỏ ; tập trung thành bông hình trụ, mọc lên từ thân rễ, trước khi cây ra lá. MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-5. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang trên đất ẩm, gần bờ suối quanh nương rẫy và ruộng bỏ hoang. Có nhiều ở các tỉnh miền núi. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào tháng 11-12, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát, phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC: Thân rễ chứa tinh dầu gồm α-pinen, D- camphen, cineol, D-camphor, D-borneol, sesquiterpen alcol, zingiberen. CÔNG DỤNG: Thuốc giúp tiêu hoá, điều kinh; chữa đau
  • 34. 34 mơ lung (Ba Na). bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, ho, bế kinh, kinh nguyệt không đều; còn có tác dụng bổ. Ngày 3-6g dạng thuốc, thuốc bột hoặc thuốc viên. CYMBOPOGON CITRATUS (DC.) Stapf POAECEA SẢ, hƣơng mao, chạ phiéc (Tày), phắc châu (Thái), mờ b'lạng (K'ho). MÔ TẢ: Cây cỏ, sống lâu năm, mọc khóm dày. Thân rễ màu trắng hoặc tím. Lá dài, hẹp, có bẹ, mép hơi áp. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm như chanh. MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-7. PHÂN BỔ: Cây được trồng tập trung (để cất tinh dầu); trồng rải rác trong nhân dân để làm gia vị và làm thuốc. BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi trong râm mát cho khô. Có thể cất lấy tinh dầu. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC: Cả cây chứa tinh dầu gồm citral, limonen, isopulegol, acid citronellic, acid của geranium và α-camphoren. CÔNG DỤNG: Chữa cảm cúm, sốt: 10-20g cả cây sắc uống hoặc nấu nước xông cùng những lá thơm khác. Giúp tiêu hoá, chữa đầy bụng, nôn mửa, trung tiện kém: 3-4 giọt tinh dầu uống với nước. Chữa chàm mặt: rễ giã, xát. Tinh dầu sả dùng chủ yếu trong công nghiệp hương liệu; ngoài ra còn tác dụng trừ muỗi, tẩy mùi hôi. CYPERUS ROTUNDUS L. CYPERACEA CỎ GẤU, củ gấu, cỏ cú, hƣơng phụ, MÔ TẢ: Cỏ sống dai, nhiều năm, cao 20-30cm. Thân rễ phình lên thành củ ngắn, thịt màu nâu đỏ, thơm. Lá nhỏ hẹp, dài, một gân, có bẹ. Hoa nhỏ, mọc thành hình tán màu nâu đỏ ở ngọn thân. Quả 3 cạnh, màu xám. Loài hải hương phụ ( Cyperus Stoloniferus Retz.) mọc ở ven biển, có củ to nên thường được khai thác sử dụng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-7. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở khắp nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông. Đào lấy thân rễ, vun thành đống, đốt cho cháy hết rễ con và lá, rửa sạch, p ơi khô. Để nguyên hoặc chế với giấm, nước tiểu, nước muối và rượu (hương phụ tứ chế). THÀNH PHẦN HOÁ HỌC: Thân rễ chứa tinh dầu với tỷ lệ 0,5-1,2%
  • 35. 35 sa thảo, nhả khuôn mu (Thái), tùng gháy thật mía (Dao). gồm cyperen, cyperol, α-cyperon, vết cineol và L-α-pinen. Tinh bột. CÔNG DỤNG: Chữa kinh nguyệt kh ng đều, thống kinh, đau dạ dày, nôn mửa, khó tiêu, ỉa chảy: ngày 6-12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hoặc rượu thuốc. Dùng riêng hoặc phối hợp với ích mẫu, ngải cứu. DATURA METEL L. SOLANACEA CÀ ĐỘC DƢỢC, cà diên, cà lục lƣợc (Tày), sùa tùa (H'mông), mạn đà la, hìa kía piếu (Dao). MÔ TẢ: Cây bụi nhỏ, hóa gỗ ít, cao 1-1,5m; cành non có nhiều lông mịn và sẹo lá. Lá mọc so le, phiến lệ h, mép lượn sóng, cả hai mặt đều có lông. Hoa to, hình loa kèn, màu trắng, mọc riêng ở kẽ lá. Quả hình cầu, có gai, khi chín nứt theo 3-4 đường; nhiều hạt nhỏ, dẹt, màu nâu đen. MÙA HOA QUẢ: Tháng 4 - 10. PHÂN BỔ: Cây thường mọc trên đất ẩm ở ven đường, bãi hoang, ở nhiều địa phương. Còn được trồng làm cảnh. BỘ PHẬN DÙNG: Lá và hoa (chỉ lấy cánh hoa). Lá bánh tẻ thu hái lúc cây sắp và đang ra hoa, phơi nắng hay sấy nhẹ. Hoa thu hái vào mùa thu, phơi nắng hay sấy nhẹ. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Alcaloid toàn phần có trong lá : 0,01-0,5%, trong hoa : 0,25-0,60%, trong rễ : 0,10-0,20%, trong quả : 0,12%. Gồm một số loại: Scopolamin, hyoscyamin và atropin, norhyoscyamin, vitamin C. CÔNG DỤNG: Chữa ho, hen, thấp khớp, sưng chân, chống co thắt giảm đau trong loét d dày, ruột, chữa trĩ, say sóng, say máy bay. Đắp mụn nhọt đỡ đau nhức: lá, cành hoa khô 0,2g/lần, ngày 3 lần dưới dạng bột uống, hoặc cao; chữa hen: làm thành thuốc hút (như thuốc lá). DENROBIUM NOBILE Lindl. ORCHIDACEA
  • 36. 36 THẠCH HỘC, kẹp thảo, hoàng thảo cẳng gà, kim thạch hộc, co vàng sào (Thái), cỏ vàng, xè kẹp (Tày), phi điệp kép. MÔ TẢ: Thuộc loại phong lan phụ sinh trên cây gỗ hay vách đá, cao 30-50cm. Thường mọc thành khóm. Thân hơi dẹt, có rãnh dọc, khi khô có màu vàng rơm. Lá mọc so le thành dãy đều ở hai bên thân. Hoa to, màu hồng, mọc thành chùm 2-4 cái ở kẽ lá. Quả nang, hơi hình thoi, khi khô tự mở theo các rãnh dọc. Hạt nhiều. Một số loài khác thuộc chi Dendrobium và Desmotricum cũng được dùng như thạch hộc. MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 2-4; Quả : Tháng 5-6. PHÂN BỔ: Có ở một số tỉnh miền núi và được trồng để làm cảnh. BỘ PHẬN DÙNG: Toàn bộ phần thân (bỏ lá và rễ). Thu há vào mùa đông. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tẩm rượu, đồ chín, thái nhỏ. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân cây chứa chất nhầy, alcaloid dendrobin. CÔNG DỤNG: Thuốc bổ dưỡng dùng cho người hư lao gầy yếu, thiếu tân dịch, đầy hơi, miệng khô khát, sốt nóng, không mu n ăn, ra mồ hôi trộm. Còn dùng để chữa liệt dương, mắt nhìn kém, đau khớp, nhược cơ, đau lưng, tay chân nhức mỏi. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc, viên, bột. Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm,cần chú ý bảo vệ ở [ DESMODIUM TRIANGU ARE (Retz.) Merr. FABACEA BA CHẼ, niễng đực, ván đất, đậu bạc đầu, mạy thặp moong (Tày), bien ong (Dao). MÔ TẢ: Cây bụi, cao 2-3m. Lá kép mọc so le, 3 lá chét hình trứng, mép nguyên, cái ở giữa lớn hơn hai cái bên, mặt dưới lá và cành non phủ lông mềm màu trắng bạc. Hoa màu trắng, tập trung ở kẽ lá. Quả đậu, nhiều lông, thắt lại ở giữa các hạt. Hạt hình thận. Tránh nhầm với cây niễng cái (Moghania macrophy la(Willd.) 0.Kuntze). MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 5-8; Quả : Tháng 9-11. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở miền núi và trung du. BỘ PHẬN DÙNG: Lá. Thu hái vào mùa hạ, trước khi cây ra hoa, rửa sạch, dùng tươi, phơi hay sấy ở nhiệt độ 50-60º. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Lá chứa tanin, flavoniod , acid hữu cơ và alcaloid. CÔNG DỤNG: Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Chữa lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ, ỉa chảy: ngày 30-50g, chia 2-3 lần, liền 3-5 ngày, dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc viên từ cao khô. Chữa rắn cắn, dùng lá ươi giã nát, uống nước, bã đắp. DICHROA FEBRIFUGA Lour. HYDRANGEACEAE
  • 37. 37 THƢỜNG SƠN, thƣờng sơn tía, ô rô lửa, thục tất, áp niệu thảo, leng slảo mè (Tày).. MÔ TẢ: Cây bụi nhỏ, cao 1-2m. Thân nhẵn, màu lục hoặc tím nhạt. Lá mọc đối, mép có răng cưa. Cuống lá và gân giữa có màu tím. Cụm hoa hình xim mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá. Hoa màu xanh lam hoặc hồng tím. Quả mọng màu lam hoặc tím. Hạ nhỏ, hình quả lê. Tránh nhầm với cây thường sơn trắng ( Gendarussa ventricosa Nees) và thường sơn Nhật Bản (Phlogacanthus turgidus Nich.). MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-8. PHÂN BỔ: Cây mọc nơi đất ẩm, ven rừng, bờ suối..., khắp các tỉnh miền núi. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ và lá. Rễ thu hái vào mùa đông, phơi hoặc sấy khô, khi dùng tẩm rượu, sao vàng. Lá hái vào hè- thu, sao vàng hoặc đồ chín, phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Rễ chứa các alcaloid : α-dichroin, β-dichroin, γ-dichroin và 4-ketodihydroquinaz lin. CÔNG DỤNG: Chữa sốt, sốt rét, sốt cách nhật, long đờm, thông tiểu tiện. Dùng sống hay gây nôn, do vậy dùng thuốc sắc từ lá, rễ đã tẩm rượu sao vàng, ngày 6-12g, hoặc dùng alcaloid toàn phần. Dùng riêng hoặc phối hợp với một số cây khác. DIOSCOR A PERSIMILIS Prain et Burkill DIOSCOREACEA CỦ MÀI, khoai mài, sơn dƣợc, mán địn (Thái), MÔ TẢ: Dây leo bằng thân quấn, nhẵn. Củ đơn độc hoặc hai, to và hơi dẹt, tròn đầu giống như quả bầu, sâu trong đất. Thân thường mang củ ngắn ở kẽ lá gọi là dái mài (thiên hoài). Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim. Hoa đơn tính khác gốc nhỏ màu vàng mọc thành chùm ở kẽ lá. uả có 3 cánh. MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 5-7; Quả : Tháng 8-10. PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi và được trồng để lấy củ. BỘ PHẬN DÙNG: Củ. Thu hái vào mùa thu hoặc mùa đông khi cây tàn lụi, rửa sạch, gọt vỏ, ngâm nước phèn chua 2-4 giờ cho bớt nhớt, xông diêm sinh 48giờ, phơi khô.
  • 38. 38 mằn chèn (Tày), gờ lờn (K'dong), hìa dòi (Dao). THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Củ chứa glucid 63,25%, protid 6,75%, lipid 0,45%, chất nhầy 2,0-2,8%; dioscin, sapotoxin, allantoin, dioscorin và acid amin. CÔNG DỤNG: Bổ, hạ nhiệt. Chữa ăn kém tiêu, gầy yếu, viêm ruột mạn, ỉa hảy và lỵ mạn tính, mồ hôi trộm, di tinh, khi hư, đái đường, đau lưng, đi tiêu luôn, hoa mắt, chóng mặt, hư lao: ngày 10-25g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Đắp ngoài mụn nhọt.Củ ăn được. DIOSCOREA ZINGIBERENSIS C.H. Wright DI SCOREACEAE CỦ MÀI GỪNG, cờ lóh (Ba Na). MÔ TẢ: Dây leo bằng thân quấn, nhẵn cứng, dài 5- 10m. Thân rễ (củ) mọc bò ngang, vỏ ngoài thô, màu nâu, rễ con cứng. Lá mọc so le, hình tim, đầu lá nhọn hoắt. Cuống lá dài, có gai ở gốc. Hoa đơn tính khác gốc, cụm hoa hình bông dài mọc ở kẽ lá. Quả có 3 cánh. MÙA HOA QUẢ: Tháng 2-5. PHÂN BỔ: Mọc ở ven rừng, gần bờ suối; một số tỉnh Quảng Nam, Bình Định và Lâm Đồng. BỘ PHẬN DÙNG: Củ. Thu hái vào mùa thu, khi cây tàn lụi, rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Củ chứa 2,0-2,5% diosgenin. CÔNG DỤNG: Diosgenin là một trong những nguyên liệu chính để tổng hợp các thuốc steroid, như nội tiết tố sinh d c, thuốc chống viêm corticosteroid, thuốc cai đẻ và thuốc làm tăng đồng hoá. Củ tươi còn dùng để duốc cá. Củ có độc không ăn được.
  • 39. 39 DIPSACUS JAPONICUS Miq. DIPSACACEA
  • 40. 40 TỤC ĐOẠN, sơn cân thái, oa thái, rễ kế, đầu vù (H'mông). MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 60-90cm. Rễ củ mập, không phân nhánh. Thân có cạnh và có gai nhỏ, thưa. Lá mọc đối, không cuống, mép khía răng; lá gốc xẻ thuỳ sâu, lá phía trên nguyên. Toàn bộ phần trên mặt đất lụi vào mùa đông.Cụm hoa hình đầu tròn mọc trên một cán dài bao bọc bởi nhiều tổng bao lá bắc cứng. Hoa màu trắng. Quả bế hơi hình 4 cạnh, nhẵn. MÙA HOA QUẢ: Tháng 6-11. PHÂN BỔ: Cây mọc ở ven rừng hay đồi, nương rẫy bỏ hoang; độ cao 1000m trở lên. Có ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang. Mới đưa vào trồng thêm ở Sa Pa. BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hoạch vào mùa thu. Rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, tẩm rượu hoặc nướ muối , sao vàng. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Alcaloid, tanin, đường. CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, làm dịu đau, chống viêm, chữa đau lưng, cước khí, thấp khớp, nhức xương, di tinh, bạch đới, động thai đau bụng, gan thận yếu, báng, chấn thương, bong gân, gãy xương, mụn họt và còn lợi sữa, cầm máu. Ngày 10-12g dạng thuốc sắc, ngâm rượu, bột hoặc viên. Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm, cần chú ý bảo vệ ở Việt Nam DISPOROPSIS ASPERA (Hua) Engl. ex Krause CONVALLARIACEAE NGỌC TRÖC HOÀNG TINH MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,2-0,5m; có thể lụi hàng năm vào mùa đông. Thân rễ mọc ngang, có những đốt ngắn, màu vàng nhạt. Lá mọc so le, gần như k ông cuống, dai, xanh sẫm. Hoa hình chuông, màu trắng, mọc 2 cái trên một cuống chung ở kẽ lá. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-6. PHÂN BỔ: Mọc tự nhiên ở các hốc mùn đá, ỏ một vài địa phương, thuộc vùng núi cao. Cây cũng đư c trồng. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào tháng 8,9 khi hoa đã kết quả. Phơi hoặc sấy khô. CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, sốt nóng âm ỉ, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều, di tinh, ho khan, khát nước. Ngày 6- 12g dạng thuốc sắc, ượu thuốc, thuốc viên hoặc thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác. DISPOROPSIS LONGIFOLIA Craib CONVALLARIACEAE
  • 41. 41 HOÀNG TINH HOA TRẮNG, hoàng tinh lá mọc so le, cây đót, co hán han (Thái), voòng chính, néng lài (Tày). MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ mập, mọc ngang, gồm nhiều đốt, mặt trên có sẹo do vết thân tàn lụi để lại. Thân đứng, nhẵn, cao đến gần 1 . Lá không cuống, mọc so le, hình trứng hoặc trái xoan. Hoa trắng, hình chuông, mọc ở kẽ lá. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen. MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 3-5; Quả : Tháng 6-8. PHÂN BỔ: Cây mọc trên các hốc mùn đá, dưới tán rừng; ở các tỉnh miền nú phía bắc. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào mùa thu. Rửa sạch, đồ chín, phơi khô, sau đó chế thành "thục" bằng cách: ban đêm đun, ban ngày phơi, làm liên tục 9 lần. CÔNG DỤNG: Thân rễ đã chế được dùng làm thuốc bổ, tăng lực, chữa mệt mỏi, kém ăn, đau ưng, thấp khớp, khô cổ khát nước. Mỗi ngày 12-20g dạng thuốc sắc, tán bột hoặc ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với ba kích, đảng sâm,... Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm, cần chú ý bảo vệ ở Việt Nam. DOLICHOS ABLAB L. FABACEA ĐẬU VÁN TRẮNG, bạch biển đậu, bạch đậu, đậu biển, thúa pản khao (Tày), tập bẩy pẹ (Dao). MÔ TẢ: Dây leo bằng thân quấn. Cành non có lông Lá mọc so le, 3 lá chét, có lông. Hoa trắng, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả đậu, dẹt, đầu có mỏ nhọn cong. Hạt hình thận, màu trắng, có mồng ở mép. MÙA HOA QUẢ: Hoa : Tháng 4-5; Quả : Tháng 6-8. PHÂN BỔ: Cây trồng ở khắp nơi, lấy quả non, hạt ăn và làm th ốc. BỘ PHẬN DÙNG: Hạt thu từ quả già. Phơi hoặc sấy khô, bóc lấy hạt. Khi dùng sao vàng. Còn dùng lá. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt chứa protid, lipid, glucid, acid amin: trytophan, arginin, tyrosin, man tyrosinasa, vitamin A1, B1, C acid cyanhydric, muối vô cơ Ca, P, Fe. CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, mát, giải độc, chống nôn, chữa cảm nắng, ỉa chảy, viêm ruột, đau bụng, chữa ngộ độc rượu, thạch tín, cá nóc. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc. Lá tươi nhai ngậm với muối, nuốt nước chữa họng sưng đau.
  • 42. 42 DRACAENA CAMBODIANA Pierre ex Gagnep. DRACAENACEAE HUYẾT GIÁC, cây xó nhà, cau rừng, dứa dại, giáng ông, ỏi càng (Tày), co ỏi khang (Thái). MÔ TẢ: Cây nhỏ, thân cột dạng cau dừa, nhưng có phân nhánh. Cao 2-4m. Vỏ thân già hoá gỗ ở gốc, khi bị mục có những phần rắn lại, màu đỏ nâu. Lá mọc tụ họp ở ngọn, hình dải, mép nguyên, có bẹ. Hoa màu lục vàng, mọc thành chùm kép ở ngọn thân. Quả mọng, hình cầu, khi c ín màu đỏ, chứa một hạt. MÙA HOA QUẢ: Tháng : 5-10. PHÂN BỔ: Cây thường mọc ở vùng núi đá; đã gặp ở nhiều tỉnh. BỘ PHẬN DÙNG: Phần vỏ thân không bị mục nát hoá gỗ, màu đỏ nâu. Có thể khai thác quanh năm, phơi hoặc sấy khô. CÔNG DỤNG: Thông huyết, tiêu viêm. Chữa ứ huyết, bầm tím do chấn thương, bế kinh, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, tê mỏi: ngày 8-12g dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc để uống. Còn được dùng ngoài, phối hợp với quế chi ngâm rượu để xoa bóp. DRYNARIA FORTUNEI Kze) J.Sm. POLYPODIACEAE BỔ CỐT TOÁI, ráng bay, tắc kè đá, co tạng tó (Thái), đờ rờ (K'ho), hộc quyết, tổ phƣợng, sáng vìăng (Dao). MÔ TẢ: Thuộc loại dương xỉ, phụ sinh, sống nhiều năm. Thân rễ hơi dẹt, mọng nước, phủ lông dạng vảy màu nâu. Lá có 2 loại : lá hứng mùn, xẻ thùy, bất thụ, không cuống, phủ kín thân rễ và lá hữu thụ, có cuống, xẻ thùy sâu, mặt dưới mang nhiều túi bào tử. Các loài Drynaria bonii Christ; D.quercifolia (L.) J.Sm. cũng gọi là bổ cốt toái và được dùng. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-8. PHÂN BỔ: Cây sống bám trên cây gỗ và đá trong rừng ẩm, một số tỉnh miền núi. BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hoạch quanh năm. Cắt bỏ rễ con , phần lá còn sót lại và cạo sạch lông, rửa sạch, cắt thành từng miếng theo kích thước qui định, phơi hay sấy khô. CÔNG DỤNG: Chữa đau lưng, đau xương, sưng đau khớp, ngã chấn thương, tụ máu, bong gân, gãy xương kín, ù tai, chảy máu chân răng, thận hư: ngày 8-16g, dạng thuốc sắc, ngâm rượu. Dùng ngoài, giã đắp lên chỗ sưng đau, bong gân hoặc bó gãy xương ECLIPTA ALBA (L.) Hassk. ASTERACEAE
  • 43. 43 NHỌ NỒI, cỏ mực, hạn liên thảo, nhả cha chát (Thái), phong trƣờng, mạy mỏ lắc nà (Tày). MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một hay nhiều năm, mọc đứng hay mọc bò, cao 30-40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt. MÙA HOA QUẢ: Tháng 2-8. PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, từ miền núi đến đồng bằng. BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi, sấy khô. Khi dùng để nguyên hoặc sao đen. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Trong cây chứa alcaloid : ecliptin, nicotin và coumarin lacton là wedelolacton. CÔNG DỤNG: Chữa chảy máu bên trong và bên ngoài, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ, đại tiểu tiện ra máu, nôn và ho ra máu, chảy máu dưới da; còn chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng, nấm da, tưa lưỡi. Ngày 12-20g cây khô sắc hoặc 30-50g cây tươi ép nước uống. ELEUSINE INDICA (L.) Gaertn. POACEAE CỎ MẦN TRẦU, thanh tâm thảo, ngƣu cân thảo, màng trầu, co nhả hút (Thái), hang ma (Tày), hìa xú xan (Dao). MÔ TẢ: Cây cỏ sống hàng năm, cao 30-60cm, mọc thẳng đứng hoặc mọc bò thành cụm. Lá hình dải, xếp thành hai dãy. Phiến lá nhẵn, mềm, bẹ lá có lông. Cụm hoa mọc trên một cán ở ngọn thân, gồm 5-7 bông xếp hình phóng xạ và 1-2 bông khác mọc thấp hơn. Mỗi bông lại mang nhiều bông nhỏ. Quả thuôn dài, gần như 3 cạnh. MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-7. PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, khắp các vùng. BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Toàn cây chứa muối nitrat. CÔNG DỤNG: Cỏ mần trầu là một vị thuốc trong toa căn bản, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, nhuận gan, giải độc, kích thích tiêu hoá; chữa cảm sốt, huyết áp cao, tiểu tiện không thông, đái ít. Ngày 60-100g dưới dạng thuốc sắc. ELEUTHERINE SUBAPHYLLA Gagnep. IRIDACEAE
  • 44. 44 SÂM ĐẠI HÀNH, hành đỏ, tỏi đỏ, sâm cau, phong nhan, hom búa lƣợt (Thái), tỏi lào. MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 30-40cm, sống nhiều năm, thường lụi vào mùa khô. Thân hành có màu đỏ tía. Lá hình mác dài, có bẹ, gốc và đầu thuôn nhọn, nhiều gân song song. Hoa màu trắng mọc thành chùm trên một cuống chung dài. Quả nang, nhiều hạt. MÙA HOA QUẢ: Tháng 4-6. PHÂN BỔ: Cây được trồng ở nhiều nơi. BỘ PHẬN DÙNG: Thân hành. Thu hái khi cây tàn lụi; thái ngang củ thành lát. Phơi hoặc sấy nhẹ dưới 50°C tới khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thân hành chứa các hợp chất quinoid: eleutherin, isoeleutherin, eleutherol. CÔNG DỤNG: Thuốc bổ máu chữa thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu; cầm máu trong chứng ho ra máu, băng huyết, bị thương; kháng khuẩn, chống viêm trong viêm họng, ho gà, mụn nhọt, chốc lở; sau khi nạo thai, đặt vòng tránh thai. Ngày 4-12g dạng sắc, hãm, bột hoặc viên: Làm thành dạng thuốc mỡ để bôi ngoài da. ELSHOLTZIA CILIATA(Thunb.)Hyland. LAMIACEAE KINH GIỚI, khƣơng giới, giả tô, nhả nát hom (Thái). MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 40-60cm. Thân vuông , có lông min. Lá mọc đối, mép khía răng, gân lá nổi rõ ở mặt dưới. Hoa nhỏ màu tím nhạt, hoặc hồng tía mọc thành bông lệch ở đầu cành. Quả bế, thuôn nhẵn. Toàn cây có mùi thơm. MÙA HOA QUẢ: Tháng 6-8. PHÂN BỔ: Cây được trồng phổ biến làm gia vị và làm thuốc. BỘ PHẬN DÙNG: Cành lá và cụm hoa. Thu hái vào lúc cây đang đang ra hoa; phơi hoặc sấy khô. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Cả cây chứa tinh dầu trong có các ceton của elsholtzia. CÔNG DỤNG: Chữa cảm sốt, nhức đầu, sởi, cúm, đau xương, viêm họng, mụn nhọt, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu. Ngày 10-16g cây khô hoặc 30-50g cây tươi dạng thuốc sắc hoặc xông. Có thể giã nát cây tươi vắt nước uống. Sao đen khi dùng để cầm máu.